Saturday, November 12, 2016

HUY PHƯƠNG * SƠN TRUNG * ĐÀ LẠT

THẾ GIỚI CHUNG QUANH TA

THẾ GIỚI CHUNG QUANH TA
TÀI LIỆU TỔNG HỢP
 
CHÍN THỊ TRẤN KỲ LẠ NHẤT THẾ GIỚI



1-Thị trấn đông dân nhất

Thị trấn Kowloon Walled, Hong Kong, trước đây là một pháo đài quân sự của quân đội Trung Quốc. Chính quyền nơi đây đã phá bỏ khu vực này cách đây 20 năm. Tuy nhiên, theo khảo sát của chính phủ nước này, nơi đây vẫn là nơi có mật độ dân số cao nhất với khoảng 30.000 tới 50.000 người sống bên trong một lãnh thổ rộng khoảng 26.305 m2. Nhiều hộ dân sống trong các tòa nhà xiêu vẹo bên trong các bức tường của pháo đài. Trong nhiều năm qua, Kowloon Walled chịu sự chi phối của các thành viên mafia Trung Quốc. Các loại tệ nạn nơi đây chủ yếu là mại dâm, cờ bạc, ma túy, giết người, buôn bán thuốc phiện. Đầu những năm 1990, chính phủ chấp nhận chi 2,7 tỷ USD để bồi thường và quyết định phá hủy khu ổ chuột hỗn loạn này. Đến nay, Kowloon Walled là khu vườn xanh tươi và chỉ còn là di tích.


Thị trấn Kowloon Walled là nơi chật chội nhất thế giới.

2. Thị trấn tập trung người già 

The Villages, Mỹ, là nơi có tới hơn 100.000 người trên 55 tuổi. Năm 2012 tạp chí Forbesxếp hạng nơi đây là thị trấn phát triển nhanh số 1 thế giới với mức tăng lương 11,8% năm. Lương trung bình hàng tuần là 870 USD. Đây là khu vực tập trung tới 34 sân golf, 9 câu lạc bộ quốc gia, hai quảng trường tại trung tâm thành phố và một loạt các nhà hàng quán bar.


Thị trấn The Villages, Mỹ, là nơi có tới hơn 100.000 người trên 55 tuổi.

3. Thành phố rác


Mặc dù thủ đô Cairo, Ai Cập, là một thành phố lớn với hơn 60.000 triệu dân, nhưng vẫn không có một hệ thống thu gom chất thải thống nhất. Du khách tới đây sẽ thấy rác thải xuất hiện tràn lan trên đường phố, mái nhà, ban công. Thậm chí, rác còn len lỏi đến tận các tòa nhà lớn và trong các cửa hàng. Mùi hôi thối bốc ra trong những ngày hè nóng thực sự rất khó chịu nhưng đối với bao thế hệ người dân nơi đây thì điều này được xem là bình thường vì họ đã quen với cuộc sống ăn, ngủ và ở với rác. Zabbaleen trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "người rác" và cái tên này được đặt chính thức cho những người dân nghèo làm công việc thu gom rác thải ở thủ đô Cairo hơn 80 năm qua. Người Zabblaleen tận dụng tối đa những rác thải có giá trị để bán. Đối với những chất thải hữu cơ, họ sử dụng làm nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc.


Thành phố Cairo đầy rác.

4. Người dân nói chuyện với người chết

Lily Dale, ở ngoại ô New York là nơi cộng đồng theo thuyết tâm linh đông nhất trên thế giới. Số dân nơi đây chỉ là 275 người nhưng mỗi năm có khoảng 22. 000 – 25.000 du khách tới đây để tham gia các lớp học, hội thảo nhằm học cách chữa bệnh và cách giao tiếp giữa người trần thế và những người đã mất.
Chính sự huyền bí này càng thu hút nhiều người tới Lily Dale để khám phá và tìm kiếm câu trả lời, hoặc chỉ tới để thưởng thức vẻ đẹp và sự thanh bình nơi đây.
Người dân ở Lily Dale có khả năng nói chuyện với người chết.



5. Tất cả người dân trong thị trấn đeo mặt nạ khí

Sau lần núi lửa phun trào năm 2002 xuống thị trấn Oyama, cách thủ đô Tokyo, Nhật Bản, khoảng 180 km về phía nam, chính quyền trên đảo Miyake-jima yêu cầu tất cả 2.800 cư dân phải luôn mang theo một mặt nạ khí mỗi khi ra ngoài. Họ sẽ cảnh báo cho người dân về sự gia tăng khí độc hại bằng còi báo động.

Dòng dung nham của ngọn núi lửa phun trào vào năm 1940 đã giết chết 11 người. Những lần núi lửa hoạt động khác xảy ra vào năm 1962 và 1983 khiến sức khỏe nhiều người dân nơi đây xuống thấp. Chính vì sự bất thường này, nhiều cửa hàng hoặc các trạm phà nơi đây còn bán những loại mặt nạ phòng độc dùng một lần.




6. Thị trấn không có luật lệ

Thi trấn Slab, California, khá gần với các thành phố hoa lệ, nhưng nơi đây không có một luật lệ nào. Thị trấn có 150 cư dân sống nhờ trợ cấp của chính phủ. Đường không có biển báo và du khách chỉ biết là đã đến nơi khi nhìn thấy ngọn đồi nhân tạo Salvation. Thị trấn không có nước sinh hoạt, không có điện, không có hệ thống cống rãnh, nhà vệ sinh, thùng rác... Họ chỉ có thể mua nước ở các câu lạc bộ đêm bán nước cho khách du lịch.



Thị trấn Slab, California, không tồn tại bất kỳ loại luật lệ nào.

7- Thị trấn dưới lòng đất

Coober Pedy là một thị trấn nằm ở vùng hẻo lánh của Úc, cách 846 km về phía bắc Adelaide. Thị trấn hình thành vào năm 1915. Khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây đã khiến cho người dân phải sống dưới đất hoặc các hang động bên sườn núi. Tuy nhiên, Coober Pedy cũng có một số nhà ở lớn như biệt thự, với 450 mét vuông. Nó bao gồm cả nhà thờ dưới lòng đất, cửa hàng, phòng trưng bày giải thưởng Desert Cave Hotel và khách sạn 4 sao...

Thị trấn trở thành địa điểm yêu thích của các nhà làm phim. Nhiều bộ phim lấy bối cảnh tại đây như Until the End of the World và The Adventures of Priscilla Queen of the Desert.



Mọi sinh hoạt của con người đều ở dưới lòng đất.


8. Thị trấn đẹp như tranh vẽ

Chefchaouen là một trong những thị trấn đẹp nhất ở phía đông bắc Ma-rốc. Khách du lịch tới đây khá đông bởi lịch sử phong phú, môi trường thiên nhiên xinh đẹp cùng với kiến trúc đẹp tuyệt vời. Điều đặc biệt nhất chính là những bức tường màu xanh của các tòa nhà trong thị trấn cổ này với tên gọi Medina – những khu vực kiên cố được xây dựng bởi người Ả Rập.




Những bức tường sơn xanh và kiến trúc độc đáo là nơi thu hút khách du lịch đến với Chefchaouen.

9. Thị trấn có nhiều người chết hơn người sống

Thị trấn Colma, California, trở thành một nghĩa địa sau khi chính quyền San Francisco thông qua một pháp lệnh năm 1990 cấm người dân xây dựng nghĩa trang mới trong thành phố và không chôn cất người chết. Các nghĩa trang nhanh chóng rơi vào quên lãng và trở thành mối đe dọa với sức khỏe người dân. Năm 1912, chính quyền ban sắc lệnh thứ hai yêu cầu di dời tất cả các nghĩa trang ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, nhiều người dân phản đối luật lệ vô lý này và buộc chính quyền San Francisco phải gỡ bỏ yêu cầu vào năm 1937.



Thị trấn Colma có tới 17 nghĩa trang. 

Sau đó, người dân thành lập Hiệp hội Nghĩa trang và xây dựng thị trấn Lawndale nhằm tránh những quy định tương tự xảy ra. Lawndale đổi tên thành Colma năm 1941.
Colma có 17 nghĩa trang. Tính đến năm 2010, Colma là quê hương của khoảng 1.800 cư dân còn sống và 1,5 triệu người chết. Tỷ lệ tử vong ở đây cao tới nỗi người ta đặt tên cho nó là "thành phố của những linh hồn" hoặc "thành phố của sự im lặng".

Những bài học làm người rất đáng noi theo.
5 tỷ phú khác người

Không mua những biệt thự đắt tiền hay những phi cơ hạng sang, không chi hàng triệu USD cho một bữa tiệc sinh nhật… mặc dù có trong tay hàng chục tỷ USD. Đó là những gì cả thế giới ngưỡng mộ ở họ.


Dưới đây là 5 tỷ phú “khác người” nhất thế giới:

1. Warren Buffet

Theo ước tính năm 2011, tổng tài sản của “ông vua” chứng khoán – nhà lãnh đạo tài ba của tập đoàn Berkshire Hathaway hiện nay khoảng 50 tỷ USD. Luôn nằm trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới suốt 20 năm qua, nhưng nhà đầu tư cổ phiếu vĩ đại nhất vẫn sống trong ngôi nhà 3 phòng ngủ ở giữa thị trấn Omaha trị giá 31.500 USD mà ông đã mua sau khi lập gia đình 50 năm trước. Ông nói rằng, mọi thứ ông cần là ở trong ngôi nhà đó, và cơ ngơi này thậm chí còn không có tường hay hàng rào. “Đừng mua quá những gì bạn thực sự cần và khuyến khích con cái bạn hành động và suy nghĩ tương tự”- Buffet chia sẻ. Warren tự lái xe và không thuê vệ sĩ. Ông chưa bao giờ đi bằng máy bay riêng, mặc dù ông sở hữu một hãng máy bay tư nhân lớn nhất thế giới. Buffet không mang theo điện thoại di động, cũng không có máy vi tính trên bàn. Ông luôn nhấn mạnh:
“Những người hạnh phúc nhất không cần thiết phải có những thứ tốt nhất.
Họ chỉ đơn giản thưởng thức những thứ họ có”

2. Carlos Slim


Trong suốt 10 năm qua, Carlos Slim đã nhiều lần vượt qua “ông vua phần mềm” Bill Gates để dẫn đầu danh sách Những tỷ phú giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, điều mà người ta đánh giá cao ở tỷ phú người Mexico gốc Châu Á này không chỉ bởi số tài sản khổng lồ ông đang sở hữu mà còn bởi lối sống hết sức giản dị, khiêm tốn. C.Slim không bao giờ hãnh tiến hay khoe khoang sự giàu có của mình. Ông không có những chiếc ô tô đắt tiền hay đồ trang sức quý hiếm, ăn vận rất khiêm nhường và không bao giờ tốn tiền với những đồ hàng hiệu. Trong khi làm việc, C. Slim mang những chiếc đồng hồ rẻ tiền có gắn thêm máy tính. C. Slim sống giản dị quá mức bình thường. Phòng làm việc của ông được bố trí giống như bất cứ một nhân viên bình thường nào. Một ngày ông làm việc tới 14 tiếng, nhiều khi quên cả ăn. C. Slim vẫn giữ những cuốn sổ mà trong đó cha ông đã bắt ông ghi lại cách chi tiêu số tiền 5 peso mỗi tuần khi xưa. Ông vẫn thích dùng bút và giấy chứ không dùng máy tính. Ngôi nhà của ông ở Mexico City chỉ có 6 phòng ngủ và một bể bơi nhỏ, treo các tác phẩm nghệ thuật của một số họa sĩ, nhà điêu khắc trứ danh mà ông ưa thích như: Renoir, Van Gogh, Rivera và Rodin. Nhà tỷ phú vĩ đại luôn tôn thờ nguyên tắc:

“Hãy loại bỏ những sự dư thừa ngay cả trong những lúc dễ dàng nhất của cuộc đời mình, vì điều này sẽ giúp ta ổn định trong những giai đoạn gặp nhiều khó khăn lớn nhất”.

3. Ingvar Kamprad


Có lẽ ít người biết rằng, cha đẻ của thương hiệu nổi tiếng Thụy Điển IKEA – tỷ phú đồ gỗ Ingvar Kamprad còn được mệnh danh là “tỷ phú tiết kiệm”. Tuy liên tục được ghi tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới, nhưng tỷ phú người Thụy Điển vẫn chọn cho mình lối sống giản dị, bình dân.


Khi sắm ôtô, Ingvar Kamprad không chọn mua loại Ferarri, Porscher hay ít nhất cũng là chiếc Mercedes như các thương gia thành đạt khác. Ngược lại, người ta thấy ông vô cùng hài lòng với chiếc xe Volvo vào loại xoàng xĩnh. Ngoài ra, ông vẫn đi máy bay với loại vé phổ thông và thường mua hàng giảm giá. Thậm chí, Người dân làng Elmtary Agunnaryd, quê của Ingvar Kamprad vẫn luôn ấn tượng về việc mỗi lần ông về quê lại vào tiệm cắt tóc làng với giá 5 Euro như những người nông dân nghèo. Ông cho rằng như thế một mặt là tiết kiệm, mặt khác cũng tạo điều kiện để mình có dịp hòa chung với những người dân bình thường mà ông coi đó là thượng đế của mình.

4.Chuck Feeney

Với phương châm “Sống để làm việc, chứ không phải để làm giàu”, “tỷ phú không tiền” của Mỹ – Chuck Feeney luôn là một trong những tấm gương sáng về lối sống giản dị và tiết kiệm. Sinh ra ở New Jersey trong một gia đình viên chức Ireland – Mỹ, Feeney là người đồng sáng lập ra chuỗi Cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS)- chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới.


Ông thích kiếm tiền nhưng lại không muốn sở hữu chúng, nên nhiều năm liền đã bí mật làm từ thiện phần lớn khối tài sản khổng lồ trị giá hàng tỷ USD. Trong khi đó, Chuck Feeney vẫn đeo đồng hồ giá 15 USD, đi máy bay vé hạng bét, cũng chẳng có nhà hay xe hơi riêng. Để nói về những điều tâm huyết của mình, Feeney luôn tâm đắc câu tục ngữ của người Xentơ “Không có túi đựng tiền trong tấm vải liệm”.

5. Frederik Meijer



Người sáng lập chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất vùng Trung Tây- Frederik Meijer mặc dù không sở hữu những khối tài sản khổng lồ như những vị tỷ phú ở trên nhưng ông vẫn được coi là tỷ phú bình dân và giản dị nhất thế giới. Với tổng tài sản ước tính khoảng 5 tỷ USD, Meijer vẫn đi 1 chiếc xe hơi bình thường cho đến khi nó không còn chạy được nữa. Khi đi du lịch hay đi công tác, ông luôn thuê những nhà nghỉ giá rẻ với dịch vụ đơn giản…


Du khách rời bỏ Pháp vì ' hội chứng Paris '

Nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc và Nhật Bản, khẳng định sẽ không bao giờ trở lại thủ đô của Pháp sau khi đặt chân đến đây bởi họ sốc với “hội chứng Paris”.




Trong vài tháng qua, du khách than phiền về tình trạng chuột nhởn nhơ vui chơi như chốn không người ở bãi cỏ công viên tuyệt đẹp quanh các danh thắng ở Paris. Ảnh: AFP
Tưởng Hà, một du khách 20 tuổi người Trung Quốc, cho biết anh rất thất vọng ngay sau khi đặt chân đến thủ đô hoa lệ của nước Pháp. Vừa xuống sân bay Roissy, đoàn của anh đã sốc khi hành lý của một người trong đoàn bị đánh cắp.


Anh càng bất ngờ hơn khi đặt chân vào Paris. Thành phố không như những điều anh tưởng tượng qua sách vở, phim ảnh. Người ta vứt đầu thuốc lá bừa bãi trên đường phố.
“Tôi luôn nghĩ châu Âu rất sạch sẽ nhưng tôi nhận thấy Paris là một nơi rất bẩn và người Pháp thật sự không quan tâm đến chuyện sạch sẽ”, hãng Bloomberg dẫn lời Tưởng.

Móc túi, cướp giật hoành hành

Tưởng là một trong 900.000 du khách Trung Quốc đến Paris, chiếm hơn 50% tổng số 1,7 triệu du khách nước ngoài đến thăm Pháp. Dù khoảng 60% du khách Trung Quốc chỉ đến Pháp để mua sắm những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Louis Vuitton, Chanel và Hermes nhưng họ chắc chắn cũng dành thời gian để thăm thú và cảm thấy thất vọng.

Bloomberg dẫn lời chủ tịch Hiệp hội Các công ty lữ hành Trung Quốc ở Pháp, ông Jean-Francois Zhou, khẳng định lượng du khách Trung Quốc đến Pháp không tăng nhanh như mọi năm một phần là do tâm lý quan ngại “hội chứng Paris”.

“Người Trung Quốc biết nước Pháp qua văn chương và những tiểu thuyết tình cảm lãng mạn. Tuy nhiên, họ thường phải kết thúc chuyến đi trong nước mắt và thề không bao giờ quay lại Paris”, ông Zhou nhấn mạnh.

Nạn móc túi ở Paris nhiều đến nỗi nhân viên Bảo tàng Louvre hồi năm 2013 phải đình công yêu cầu chính quyền Paris điều thêm cảnh sát để bảo vệ du khách. Ông Zhou cho biết vì thói quen mang theo nhiều tiền mặt trong người nên du khách Trung Quốc thường trở thành mục tiêu của những kẻ móc túi.

“Thỉnh thoảng du khách Trung Quốc trả tiền một cây kem bằng tờ 500 euro. Họ thường đổi một lượng lớn nhân dân tệ để giảm bớt phí đổi tiền và ít có thói quen dùng thẻ tín dụng như người châu Âu”, ông Zhou giải thích.


Trong tháng 5/2014, truyền thông Trung Quốc cho biết 48 du khách nước này bị cướp khi đang trên đường về khách sạn ở khu vực ngoại ô Paris. Cảnh sát trưởng quận 8 của Paris, bà Muriel Sobry, cho biết đỉnh điểm là vụ một nhóm du khách mất cắp ở Le Bourget, gần Paris. “Paris là một thành phố lãng mạn nhưng thật ngây thơ khi nghĩ rằng thành phố này không có tội phạm”, bà Sobry cho biết.


Theo Nhật Báo Thượng Hải, nữ du khách Trung Quốc tên Nhan Phi vừa bị cướp khi bước xuống xe buýt trước cửa khách sạn Kyriad Prestige hôm 16/8. Kẻ cướp đã lao đến giật túi xách, trong đó có hơn 1.600 USD, điện thoại di động và giấy tờ tùy thân.

Nữ cảnh sát trưởng Sobry khẳng định để đảm bảo an toàn cho du khách, chính quyền Paris đã điều cảnh sát lập trạm lưu động tại trạm xe buýt gần các khu đông khách du lịch ở thành phố này.


Du khách châu Á bị tổn thương

Không chỉ du khách Trung Quốc mà cách đây vài năm cũng đã có làn sóng du khách Nhật Bản sốc với “hội chứng Paris”. Nhiều du khách Nhật cho biết không muốn quay lại Paris vì giấc mơ về một “Paris hoa lệ” của họ đã biến thành “cơn ác mộng” khi thường gặp tài xế taxi thô lỗ, một phục vụ “gốc Paris” nói như hét vào mặt du khách bởi họ không nói rành tiếng Pháp.

Thậm chí, Đại sứ quán Nhật Bản ở Paris phải giải quyết cho một bác sĩ và y tá lên cùng chuyến để theo dõi sức khỏe cho 4 du khách bay từ Paris trở về Nhật vì họ sốc do “hội chứng Paris” hồi năm 2006.

“Hội chứng Paris” là do bác sĩ ngành tâm thần người Nhật đang làm việc ở Pháp, ông Hiroaki Ota, phát hiện lần đầu tiên vào khoảng 20 năm trước. Trung bình mỗi năm, khoảng 12 du khách người Nhật trở thành nạn nhân của hội chứng này. Chủ yếu họ là phụ nữ trên 30 tuổi. Họ thất vọng và sốc tâm lý vì đã kỳ vọng quá nhiều khi lần đầu tiên du lịch đến Paris.

Michel Lejoyeux, giám đốc khoa tâm thần bệnh viện Bichat ở Paris, nhận định đây không chỉ là vấn đề an toàn mà còn liên quan đến việc du khách có thể không còn sức chịu đựng khi đối diện với những thay đổi đột ngột lúc đến Paris như cảm xúc quá mức, bất đồng ngôn ngữ.

Mỹ Loan

Nhà Sách Đẹp Nhất Thế Giới!

This Must Be the Most Beautiful Book Shop in the World!

Nếu chỉ nhìn những bức ảnh này hẳn không quá lời nếu gọi đây là hiệu sách đến từ thiên đường và không hổ danh là hiệu sách đẹp nhất thế giới.

Hiệu sách có cái tên khó phát âm rất đặc trưng của tiếng Hà Lan: Selexyz Dominicanen. Hoàn thành vào năm 2007, hiệu sách này vốn là một nhà thờ rất đẹp và nổi tiếng, đã được thánh hiến vào năm 1294 thuộc dòng Dominic, nhưng nay đã không còn hoạt động nữa và được chuyển đổi.
Trước khi không gian này có được vẻ đẹp như hiện nay, nó đã từng là nhà kho chứa xe đạp, cửa hàng bán đồ giáng sinh, … và là địa điểm tổ chức các sự kiện. Thế nhưng nhờ vào óc nhạy bén của Hội kiến trúc sư Merkx và Girod (do Evelyne Merkx và Patrice Girod làm chủ tịch) mà giờ đây những khách du lịch trên toàn thế giới mới có được một địa điểm viếng thăm thuộc hàng xinh đẹp nhất.
Ngoài 20.000 cuốn sách các loại (trong đó phần lớn là sách khoa học, pháp lý), có rất nhiều không gian để các “con mọt sách” và những người mê kiến trúc tha hồ khám phá, nghiên cứu ... Rất đông người bước vào đây không phải để mua sách mà chủ đích là để ngắm nghía và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt đẹp.
Đây là một ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng những ngôi nhà cổ - không phá hủy, không bỏ hoang và đem lại hiệu ứng sử dụng đến không ngờ cho cộng đồng. Chắc chắn những hình ảnh về hiệu sách này sẽ khiến bạn mãn nhãn:


VIDEO

Selexyz-Dominicanen-bookshop
Selexyz-Dominicanen-bookshop-2
Selexyz-Dominicanen-bookshop-3
Selexyz-Dominicanen-bookshop-4
Selexyz-Dominicanen-bookshop-7
Selexyz-Dominicanen-bookshop-6
Selexyz-Dominicanen-bookshop-8


5 MÓN ĂN KINH DỊ NHẤT SINGAPORE

1. Ống dẫn trứng heo xào
Singapore, món ăn, kinh dị, đặc sản
Nghe tên cũng thấy kinh dị rồi, ống dẫn trứng của heo được cắt nhỏ và xào cùng gia vị cà ri Singapore và rau củ. Tuy nghe thì khá ghê nhưng khi ăn thực khách sẽ bị ấn tượng vì độ giòn, dai của món ăn độc đáo này. 
2. Tàu hũ thối
Singapore, món ăn, kinh dị, đặc sản

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng tàu hũ thúi cũng là một món rất phổ biến ở Singapore. Theo như lời kể của những người đã từng ăn thì tàu hũ thúi cực kì béo và ngon vượt mặt tàu huc thường. Tuy nhiên, để thưởng thức bạn phải chịu một mùi hôi kinh khủng gần giống mùi cống.

3. Súp óc heo nguyên bộ
Singapore, món ăn, kinh dị, đặc sản
Nếu súp óc heo của Việt Nam được nấu chung cùng nhiều trứng, gà xé, rau, nấm.... nhìn không đến nỗi đáng sợ thì ở Singapore, súp óc heo súp óc heo chỉ đơn giả là một bộ óc ngâm trong nước lèo lỏng bõng. Đảm bảo dù bạn có là fan của súp óc heo ở Việt Nam thì cũng sẽ phải bị "đơ" vài giây khi thấy món này.

4. Súp rùa
Singapore, món ăn, kinh dị, đặc sản


Bạn nghĩ thế nào nếu phải thử món súp mà trong đó có hẳn một con rùa trôi lềnh bềnh cùng rau củ quả? Nếu có thể vượt qua nỗi sợ thì bạn có thể thưởng thức một trong những món độc đáo của ẩm thực Singapore.

5. Ống dẫn trứng ếch (Hashima)
Singapore, món ăn, kinh dị, đặc sản


Dân Singapore cực kì thích món tráng miệng mang tên Hashima được làm từ ống dẫn trứng ếch phơi khô nấu lên. Tuy nghe tên món ăn rất kinh dị nhưng sự thật thì đây là một món rất bổ dưỡng cho thận và phổi. 

Saturday, August 23, 2014

NGUYỄN ĐỨC TOÀN * TRẦN TRỌNG KIM

20-08-2014


Lệ Thần Trần Trọng Kim:Thư gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947

Nguyễn Đức Toàn/Viện Nghiên cứu Hán Nôm/ Blog Hán Nôm
Ảnh lấy từ Wikipedia
Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Nho giáo, Việt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. 

Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư viện. Đối chiếu với tập hồi ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ thần - Trần Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên.

Chúng tôi xin được giới thiệu nội dung bức thư như một phần di cảo bút tích của một nhà giáo, một học giả uyên bác và đức hạnh, một nhà nghiên cứu Nho giáo tân học cuối cùng, sau hơn nửa thế kỷ nằm im lìm trong một tập sách cũ. Thấy rõ thêm mối quan hệ giữa hai gương mặt trí thức lớn của nước ta trong lịch sử cận đại. Bên cạnh đó, đặt ra vấn đề thận trọng và nghiêm túc trong công tác bảo quản các tư liệu Hán Nôm của chúng ta hiện nay. 
Bức thư gồm 2 tờ viết 2 mặt. 
Nội dung như sau :
 Sài Gòn, ngày 8 tháng 5, năm 19471
Ông Hãn2
Hôm ông Phan văn Giáo3 đưa cái thư của ông vào cho tôi, tôi không gặp ông ấy. Tôi xem thư của ông, nhất là đoạn viết bằng chữ nôm, tôi biết rõ sự tình và tôi đã phiên dịch ra quốc-ngữ, gửi sang để Ngài4 xem.
            Gần đây tôi lại được thư khác của ông, do ông Giáo gửi lại cho tôi, đại khái cũng như thư trước. Cái tình thế nước ta bây giờ, tôi cũng hiểu đại khái như ông, cho nên trước khi tôi về, tôi đã dặn Ngài : Trừ khi có bằng-chứng chắc-chắn, thì ngài chớ nghe ai mà về. Sau khi tôi đã về đây rồi tôi lại viết thư ra nhắc lại lời dặn của tôi. Vậy sự ngài về chắc là không có.
Tôi sở dĩ về đây là vì Ngài và tôi ở bên ấy5, hoang-mang chẳng biết rõ gì cả, nhân có ông Cousseau6 do ông D’argenlieu7 sai sang gặp Ngài và tôi, nói Pháp sẵn lòng đổi thái-độ để cầu hoà-bình. Ngài thấy thế bảo tôi về tận nơi xem thái độ người Pháp có thật không, và nhân tiện xem ý tứ người Việt ta thế nào. Nếu làm được việc gì ích lợi cho nước và để cho dân đỡ khổ, thì ta cố làm cho trọn nghĩa-vụ của mình, nếu không thì lương-tâm ta cũng yên, vì đã cố hết sức mà không làm được8.
Tôi về đây hôm 6 tháng hai tây9, không gặp ông D’argenlieu, vì ông ấy sắp về Pháp. Ông ấy cho người bảo tôi chờ ông ấy sang sẽ nói chuyện. Tôi có gặp mấy người có chủ nhiệm về việc chính trị, nói chuyện thì tử-tế lắm và đồng ý hết cả. Nhưng xét ra họ nói một đường, làm một nẻo, toàn là những việc mưu-mô lừa dối cả. Lúc đầu tôi có xin cho tôi dược gặp ông, ông Hiền10 và Khiêm11, họ hứa sẽ cho vào ngay, nhưng mãi chẳng thấy ai vào. Tôi biết ý [tr1] cũng không hỏi nữa.

Tôi xem việc người Pháp làm, không thấy gì là chân thực. Họ thấy tôi giữ cái thái-độ khảng khái không chịu để họ lợi dụng, họ phao ra rằng tôi nhu-nhược và đa nghi không làm được việc. Họ cho những người Nam thân tín của họ đến nói muốn gặp tôi, tôi từ chối không gặp ai cả. Cũng vì thế tôi không muốn gặp ông Giáo. Tôi có nói với người Pháp rằng : Tôi về đây, là tin ở lời hứa hẹn của ông Cousseau là đại biểu của Thượng xứ Pháp, nay công việc không xong, thì cho tôi trả ra để bảo cho Ngài biết. Họ nói : Việc ấy cố nhiên rồi, nhưng ông hãy thong-thả chờ ít lâu. Họ nói thế, nhưng tôi biết là họ không cho tôi ra với Ngài, và họ lại cho người khác nói chuyện với Ngài12.

Dù sao, tôi cũng không ân-hận vì việc tôi về đây. Có về đây mới biêt rõ sự thực. Biết rõ sự thực thì cái bụng tôi yên không áy náy như khi ở ngoài kia. Bây giờ tôi nhất định không làm gì cả. Nếu thời cục yên-ổn thì tôi về ngoài Bắc, néu không tì xoay xở ở tạm trong này, chờ khi khác sẽ liệu.
Còn về phương diện người mình, thì tôi thấy không có gì đáng vui. Phe nọ đảng kia lăng-nhăng chẳng đâu vào đâu cả. Ai cũng nói vì lòng ái-quốc, nhưng cái lòng ái-quốc của họ chỉ ở cửa miệng mà thôi, nhưng kỳ thực là vì địa-vị và quyền-lợi, thành ra tranh dành nhau, nghi-kỵ nhau rồi lăng-mã lẫn nhau. Tôi về đây chỉ gặp Thảo13, Hoè14 và Sâm15. Tôi bảo Sâm nên tìm cách đoàn kết nhau thành khối, thì mới có thể đối phó với người ta được. Sâm cũng cho ý kiến ấy là phải. Song một độ thấy bẵng đi, không đến gặp tôi, rồi bất thình-lình xuất hiện ra Mặt trận quốc gia16, mà không cho tôi biết. Mãi mấy hôm nay mới đến nói rằng vì sự đi lại khó khăn, nên không kịp nói cho tôi biết việc ấy. Tôi bảo hắn rằng : Việc ông làm đó, là việc nên làm, nhưng trước hết phải xếp đặt cho chu-đáo, phải có đủ các cơ-quan tuyên truyền và bênh-vực việc làm của mình. Nhất là phải giao-thông với Mặt trận kháng chiến17, họ [tr2] có đồng ý, thì việc ông làm hoạ may mới có hiệu-quả. Nay việc chưa xếp đặt ra gì cả mà ông đã vội-vàng xướng xuất ra như thế, tôi e khó thành được. Hắn nói : Việc đã trót rồi, đã ném lao thì phải theo lao.
Tôi thấy tình thế có nhiều nỗi khó khăn quá, mà minh thì thân cô thế cô, không làm gì được, cho nên chỉ giữ cái dịa vị bàng-quan mà thôi, thật là: 
      
           
(Thân tại Nam phiên vô sở dự,
Tâm hoài bách ưu phục thiên lự.
= Thân ở cõi Nam không tham dự việc chính trị,
Lòng đã ôm trăm mối lo lắng lại thêm nghìn điều ưu lự)
Tôi vẫn biết việc chống với Pháp chỉ có V.M. mới làm nổi, nhưng vì chỉ tiếc họ quá thiên về chủ-nghĩa cọng-sản quá. Họ chỉ có một mục-đích là thi hành chủ nghĩa của họ, họ dùng đủ phương diện để đưa người ta vào cái chòng của họ. Sự hành-động của họ ở bên ta cũng như bọn cọng sản đã dùng ở bên Tàu và ở các nước khác, đều theo một lối đúng nhau như hệt. Họ không cần quốc-gia, không cần đạo-đức, nhưng có nhiều người tin ở nghĩa quốc-gia, thì họ lợi dụng cái nghĩa quốc-gia để đạt cái chủ-nghĩa của họ. Lừa dối xảo-quyệt đủ đường, cho nên người ta dễ mắc lừa lắm.

Nay V.M. đứng vào cái địa-vị chống Pháp, tất là có cái thanh-thế rất mạnh. Nếu họ biết đổi cái thái-độ hung tàn bạo ngược đi, và tìm cách thu dụng các đảng phái khác, để lập thành một khối, không khuynh hướng hẳn về Cọng sản, thì có cơ thành công được, nhưng bảo con chó sói trở nên con cừu, thì có thể được không? Dù sao, đối với viêc nước mình, V.M phải chịu cái tiếng (Công chi thủ tội chi khôi = Công đứng đầu mà tội cũng đứng đầu). Đó là ý kiến riêng của tôi, còn các ông nghĩ thế nào tôi không biết.
Khi tôi ở Hương- cảng, ông Cousseau có cho tôi biết tin ông Oánh18 bị Tây giết, tôi thương ông Oánh quá, có làm bài tuyệt- cú gửi về, nhờ ông đem điếu ông ấy:
            Khóc bạn Nguyễn Băng Hồ
            Đất khách mơ - màng những thở - than,
            Mảng tin bác bị lũ hung tàn.
            Ngắn dài giọt lệ lòng thương bạn,
            Căm giận quân thù đã tím gan.

Ông Oánh sinh thời là một người trung hậu ngay chính, ở đời này thật là ít có. Chẳng may vì duyên nghiệp mà phải cái nạn tai bay vạ gió. Thôi [tr3] thì cũng là một cách ông ấy trả nợ nước.
Tôi muôn nhờ ông một tí việc, khi tôi đi, tôi còn một bản đánh máy tập Vũ trụ đại quân19 gửi ông Oánh, nhờ ông thử hỏi nhà ông Oánh xem tập ấy có còn nữa không. Nếu còn, thì ông làm ơn giữ lấy cho tôi, kẻo công trình mất mấy năm trời mà mất đi, thì tiếc quá.
Nhờ ông nói với Khiêm, nhờ hắn đến qua chỗ nhà tôi ở Nhà Rượu20, xem có ai coi giữ cái nhà đã bị đốt21 đó không. Nếu có người coi, thì nhờ Khiêm thử vào trong nhà xem những sách vở có còn gì nữa, thì nhờ hắn nhặt đem về giữ lấy cho tôi. Còn cái nhà bên cạnh mà không hư hỏng lắm thì nhờ hắn xem có thể chữa sửa được không. Giá có thể chữa lại it nhiều rồi cho người ta tạm thuê để lấy tiền và cốt nhất là khi nào tôi có về được, mong còn có chỗ che sương che nắng.(Việc này không cần nữa, vì tôi đã gặp Khiêm ở đây rồi.)22

Ông có biết tin ông Bùi Kỷ23 bây giờ ở đâu không. Tôi về đây không có tin tức gì về đường nhà ông Bảng cả.
Nhà tôi và Chương24 đều có lời chúc ông bà được mạnh khoẻ. Tôi có lời thăm ông Hiền, Khiêm và Hoè và tất cả các bạn. Ông Hoè hôm ra Hà-nội có đến gặp tôi, nhưng vội quá, không viết được thư. Bây giờ ông Hoè ở đâu và làm gì?
Sau này ông có gửi thư cho tôi, nên để chờ khi nào có người chắc chắn vào đây, đưa đến cho tôi thì hơn. Không nên gửi người không được chắc chắn.
                                                            Nay kính thư
                                                                        Trần Trọng Kim [tr4]
Chú thích :
1. 8/5/1947 : ngày viết thư. Một cơn gió bụi có ghi việc Cao uỷ Pháp là Bollaert ra Bắc : “ngày 8/5 mấy hôm trước khi ông Bollaert ra Bắc, ông Didier Michel hẹn đến gặp tôi”. Bức thư có lẽ được cụ Trần nhờ Didier Michel gửi hộ.
2. Ông Hãn: Chỉ Hoàng Xuân Hãn, nguyên Bộ trưởng bộ giáo dục và Mỹ thuật của chính quyền Trần Trọng Kim trước Cách mạng tháng 8. Năm 1947 Hoàng Xuân Hãn còn đang ở Hà Nội.
3. Phan văn Giáo: Dược sĩ, chủ hiệu thuốc lớn ở Thanh Hoá, là nhà Tư sản nổi tiếng có tư tưởng thân Pháp. Bị bắt trong Cách mạng tháng 8, sau được thả ra. Sau năm 1945 tiến hành nhiều cuộc vận động để khôi phục chính thể quân chủ ở miền Nam. 
4. Ngài : Chỉ vua Bảo Đại - Vĩnh Thuỵ, lúc này đã thoái vị. Sau được chính quyền cách mạng cử đi công cán Trung Quốc, thì ở lại không về và sang ở Hương Cảng. (Trần Trọng Kim; Phạm Khắc Hoè, sđd)
5. Bên ấy : Khi Cách mạng tháng 8 nổ ra thì Trần Trọng Kim đang ở Huế. Bảo Đại thoái vị, ông về ở làng Tại Thế gần thôn Vĩ Dạ, đóng cửa đọc sách không ra ngoài. Đầu năm 1946 thì về Hà Nội, không tham gia việc gì nữa. Sau khi Bảo Đại đi sang Trung Quốc, rồi ở lại không về. Cuối tháng 5/1946, quân Tầu Tưởng rút dần về nước. Tháng 6/1946, Trần Trọng Kim theo một số người của Quốc Dân đảng sang Trung Quốc tìm bắt liên lạc với Bảo Đại, và gặp nhau ở Hương Cảng. 
6. Cousseau : Quan cai trị, từng làm Công sứ ở nhiều tỉnh tại Bắc Kỳ, là người móc nối dàn xếp đưa Bảo Đại từ Hương Cảng về nước để thành lập chính phủ theo ý người Pháp. (Phạm Khắc Hoè. sđd)
7. D’argenlieu : Cao uỷ Pháp tại Đông Dương lúc bấy giờ. Năm 1947 thì về nước cho Bollaert sang thay. (sđd)
8. Trần Trọng Kim, sđd, tr166, 167... 
9. hôm 6 tháng 2 tây : ngày Trần Trọng Kim về đến Sài Gòn. Một cơn gió bụi có ghi : “ngày 5 đến Sài Gòn, nhưng đến sáng mùng 6 mới lên bờ.” 
10. ông Hiền : Luật sư Vũ Văn Hiền, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Tài chính. Bị quân Pháp bắt giữ sau ngày toàn quốc kháng chiến năm 1946 ở Hà Nội cùng với Phạm Khắc Hoè, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Xuân Chữ, ... sau được thả ra. (Phạm Khắc Hoè, sđd)
11. Khiêm : Có thể là Phạm Duy Khiêm, người cùng tham gia với Trần Trọng Kim soạn sách “Việt Nam văn phạm”. 
12. Trần Trọng Kim lúc này đã không còn giá trị. Người Pháp muốn tách ông ra khỏi Bảo Đại để không thể gây ảnh hưởng, cản trở ý đồ thành lập một chính phủ theo ý muốn của người Pháp.
13. Thảo : Luật sư Trịnh Đình Thảo (1901-1986), luật sư toà Thượng thẩm Sài Gòn, là một luật sư rất có uy tín, thường đứng ra bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động cấp dưới, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Tư pháp, Phó chủ tịch hội đồng cố vấn chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam. Sau ra chiến khu tham gia thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hoà bình Việt Nam, đi nhiều nước vận động chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, Uỷ viên trung ương mặt trận tổ quốc, Đại biểu quốc hội. 
14. Hoè : Phạm Khắc Hoè, giữ chức Đổng chưởng lý văn phòng Ngự tiền của vua Bảo Đại. Sau này đi theo kháng chiến, bị Thực dân Pháp bắt đưa về miền Nam dụ dỗ quay trở lại phục vụ Bảo Đại không thành, phải thả ông ra ở Hà Nội, ông tìm cách trốn khỏi thành phố lên chiến khu, có viết tập hồi ký “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc”. Tập hồi ký này có nhắc đến việc ngày 16/4/1947, Phạm Khắc Hoè có đến chào từ biệt Trần Trọng Kim trước khi ra Hà Nội. Thư này viết sau khi Phạm Khắc Hoè đi Hà Nội gần một tháng (8/5/1947). (Phạm Khắc Hoè, sđd)
15. Sâm : Nguyễn Văn Sâm, Chủ tịch hội ký giả Nam Kỳ. Bị Thực dân Pháp an trí ở Sóc Trăng vì những hành động chống Pháp. Năm 1945, tham gia chính quyền Trần Trọng Kim, Hội viên hội đồng dự thảo Hiến pháp. Sau được phái đi làm Khâm sứ Nam Kỳ để tiếp thu Nam Kỳ được Nhật trao trả, chưa kịp thực hiện thì cách mạng tháng 8 bùng nổ. Là người tham gia thành lập Mặt trận quốc gia Việt Nam ở miền Nam, là thủ lĩnh đảng Việt Nam quốc dân độc lập, ông bị ám sát chết cuối năm 1947. (Nguyễn Quang Thắng, sđd)
16. Mặt trận quốc gia : Ngày 17-2-1947, Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Tường Tam cùng một số nhân sĩ đã tiếp xúc với Bảo Đại và đã thành lập một Mặt Trận mệnh danh là Mặt Trận Quốc Gia nhóm tại Hương Cảng gồm: Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Dân Chủ Xã Hội Đảng, Việt Nam Quốc Gia Thanh Niên Đoàn có mục đích lợi dụng Bảo Đại để tranh thủ độc lập nhưng Bảo Đại cũng như các nhà thực dân khác không chịu được sự "khó tính" của Mặt trận này nên đã gạt khéo Mặt trận ra ngoài và sau này, Bảo Đại về lập chính phủ chỉ có nhân viên của các nhóm tư bản và của đế quốc cộng tác mà thôi. Với những thành phần "Nam kỳ quốc" và bọn tay chân của đế quốc, Pháp tạo ra các chiêu bài độc lập, tính đánh lừa dân chúng Việt Nam nhưng đã thất bại. Nguyễn Văn Sâm chắc cũng tham gia trong mặt trận này.
17. Mặt trận kháng chiến : Chỉ Mặt trận kháng chiến của nhân dân miền Nam (?)
18. ông Oánh : Tức Nguyễn Quang Oánh (1888-1946), anh ruột Nguyễn Văn Ngọc (hiệu Ôn Như). Làm Thanh tra các trường Sơ học, Hội viên hội đồng cải cách giáo dục của chính quyền Trần Trọng Kim, từng cùng Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ biên soạn sách Tiểu học Việt Nam văn phạm giáo khoa thư. Toàn quốc kháng chiến, ông bị giặc Pháp ập vào nhà bắn chết ngày 22/12/1946. (Trần Văn Giáp, sđd); Nguyễn Băng Hồ : Chỉ tên hiệu của ông Nguyễn Quang Oánh là Băng Hồ.
19. Vũ trụ đại quan : Một trong các công trình nghiên cứu của Trần Trọng Kim. (Trần Văn Giáp, sđd)
20. Nhà Rượu : Trần Trọng Kim có nhà ở khu vực gần Nhà máy Rượu Hà Nội (phố Nguyễn Công Trứ). Tức là căn nhà 41 phố Hàng Chuối (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nxb.Vĩnh Sơn, S., 1969)
21. “Cái nhà của tôi ở phố nhà Rượu cũng bị quân tự vệ đốt cháy. Thành ra bao nhiêu sách vở của tôi, có lắm quyển rất cổ rất quý, tích trữ trong mấy chục năm, đều hoá ra tro tất cả. Tôi vẫn chưa hiểu vì lẽ gì mà họ đốt nhà tôi, hoặc là vì đốt nhà bên cạnh mà cháy lây sang, hoặc vì Việt Minh thấy tôi bỏ đi, họ giữ không được, họ cho lệnh đốt nhà cho bõ tức”. Trần Trọng Kim, sđd.
22. Tác giả tự đánh dấu, và ghi chú sang bên cạnh thư, nhắc việc này thôi vì đã nhờ được rồi. 
23. Bùi Kỷ : Tức cụ Phó bảng Bùi Kỷ (1887-1960), Hội viên hội đồng cải cách giáo dục của chính quyền Trần Trọng Kim, cùng Trần Trọng Kim biên soạn nhiều tác phẩm : Truyện Thuý Kiều, Việt Nam văn phạm, Nho giáo. Chủ tịch Hội văn hoá kháng chiến liên khu 3, uỷ viên Hội Liên Việt liên khu, Chủ tịch hội hữu nghị Việt- Trung. (Trần Văn Giáp, sđd)
24. Chương: Tên người, lúc đầu tôi chỉ tra cứu được 1 người tên Chương là Luật sư Trần Văn Chương, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Ngoại giao. Đến hôm 9.2.2014, bài viết nhận được phản hồi từ bà Phạm Thị Lệ Hương, 1 Việt kiều Mỹ cung cấp thông tin sửa sai cho, tên Chương là tên con gái cụ Trần Trọng Kim, tức bà "Trần Thị Diệu Chương, vì trong thư Cụ Kim thường kêu các Cụ ngang tuổi là Ông… mà không nói tên trống không như thế này, vả lại Cụ viết “nhà tôi [tức là vợ của Cụ] và Chương đều có lời chúc ông bà…” thì chắc chắn phải là người trong gia đình Cụ. Con gái độc nhất của cụ tên là Trần Thị Diệu Chương, vẫn còn sống ở Pháp, năm nay cỡ 90 hay trên 90 tuổi 1 chút (ngang tuổi ông Bùi Diễm là con trai Cụ Bảng Bùi Kỷ là first cousin của bà Trần Diệu Chương, vì Cụ Bùi Kỷ là anh của Cụ bà Trần Trọng Kim).] Sở dĩ tôi dám quả quyết như thế này là vì tôi là người trong họ của Cụ bà Trần Trọng Kim, nên tôi đọc thư của Cụ Kim viết cho Cụ Hoàng Xuân Hãn tôi hiểu như thế. Tôi có hỏi thêm những người trong họ thì mấy nguời đó cũng nghĩ như tôi viết cho anh ở trên." (trích thư phản hồi của bà Phạm). Tôi xin sửa lại chú thích này theo ý kiến phản hồi của bà Phạm và xin trân trọng cám ơn bà.

Thư mục tham khảo

1.Lệ thần - Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nxb Vĩnh Sơn, S,. 1969
2. Phạm Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, H,.1986
3. Nguyễn Quang Thắng, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. S,.1982
4. Trần Văn Giáp, Lược truyện các tác gia Hán Nôm II. H.,1987
5. La Sơn Yên Hồ - Hoàng Xuân Hãn. Nxb GD, H,. 1998 (2t)

Phụ lục ảnh nguyên bản:

THẾ GIỚI CHUNG QUANH TA

THẾ GIỚI CHUNG QUANH TA
TÀI LIỆU TỔNG HỢP
 
CHÍN THỊ TRẤN KỲ LẠ NHẤT THẾ GIỚI



1-Thị trấn đông dân nhất

Thị trấn Kowloon Walled, Hong Kong, trước đây là một pháo đài quân sự của quân đội Trung Quốc. Chính quyền nơi đây đã phá bỏ khu vực này cách đây 20 năm. Tuy nhiên, theo khảo sát của chính phủ nước này, nơi đây vẫn là nơi có mật độ dân số cao nhất với khoảng 30.000 tới 50.000 người sống bên trong một lãnh thổ rộng khoảng 26.305 m2. Nhiều hộ dân sống trong các tòa nhà xiêu vẹo bên trong các bức tường của pháo đài. Trong nhiều năm qua, Kowloon Walled chịu sự chi phối của các thành viên mafia Trung Quốc. Các loại tệ nạn nơi đây chủ yếu là mại dâm, cờ bạc, ma túy, giết người, buôn bán thuốc phiện. Đầu những năm 1990, chính phủ chấp nhận chi 2,7 tỷ USD để bồi thường và quyết định phá hủy khu ổ chuột hỗn loạn này. Đến nay, Kowloon Walled là khu vườn xanh tươi và chỉ còn là di tích.


Thị trấn Kowloon Walled là nơi chật chội nhất thế giới.

2. Thị trấn tập trung người già 

The Villages, Mỹ, là nơi có tới hơn 100.000 người trên 55 tuổi. Năm 2012 tạp chí Forbesxếp hạng nơi đây là thị trấn phát triển nhanh số 1 thế giới với mức tăng lương 11,8% năm. Lương trung bình hàng tuần là 870 USD. Đây là khu vực tập trung tới 34 sân golf, 9 câu lạc bộ quốc gia, hai quảng trường tại trung tâm thành phố và một loạt các nhà hàng quán bar.


Thị trấn The Villages, Mỹ, là nơi có tới hơn 100.000 người trên 55 tuổi.

3. Thành phố rác


Mặc dù thủ đô Cairo, Ai Cập, là một thành phố lớn với hơn 60.000 triệu dân, nhưng vẫn không có một hệ thống thu gom chất thải thống nhất. Du khách tới đây sẽ thấy rác thải xuất hiện tràn lan trên đường phố, mái nhà, ban công. Thậm chí, rác còn len lỏi đến tận các tòa nhà lớn và trong các cửa hàng. Mùi hôi thối bốc ra trong những ngày hè nóng thực sự rất khó chịu nhưng đối với bao thế hệ người dân nơi đây thì điều này được xem là bình thường vì họ đã quen với cuộc sống ăn, ngủ và ở với rác. Zabbaleen trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "người rác" và cái tên này được đặt chính thức cho những người dân nghèo làm công việc thu gom rác thải ở thủ đô Cairo hơn 80 năm qua. Người Zabblaleen tận dụng tối đa những rác thải có giá trị để bán. Đối với những chất thải hữu cơ, họ sử dụng làm nguồn cung cấp thức ăn cho gia súc.


Thành phố Cairo đầy rác.

4. Người dân nói chuyện với người chết

Lily Dale, ở ngoại ô New York là nơi cộng đồng theo thuyết tâm linh đông nhất trên thế giới. Số dân nơi đây chỉ là 275 người nhưng mỗi năm có khoảng 22. 000 – 25.000 du khách tới đây để tham gia các lớp học, hội thảo nhằm học cách chữa bệnh và cách giao tiếp giữa người trần thế và những người đã mất.
Chính sự huyền bí này càng thu hút nhiều người tới Lily Dale để khám phá và tìm kiếm câu trả lời, hoặc chỉ tới để thưởng thức vẻ đẹp và sự thanh bình nơi đây.
Người dân ở Lily Dale có khả năng nói chuyện với người chết.



5. Tất cả người dân trong thị trấn đeo mặt nạ khí

Sau lần núi lửa phun trào năm 2002 xuống thị trấn Oyama, cách thủ đô Tokyo, Nhật Bản, khoảng 180 km về phía nam, chính quyền trên đảo Miyake-jima yêu cầu tất cả 2.800 cư dân phải luôn mang theo một mặt nạ khí mỗi khi ra ngoài. Họ sẽ cảnh báo cho người dân về sự gia tăng khí độc hại bằng còi báo động.

Dòng dung nham của ngọn núi lửa phun trào vào năm 1940 đã giết chết 11 người. Những lần núi lửa hoạt động khác xảy ra vào năm 1962 và 1983 khiến sức khỏe nhiều người dân nơi đây xuống thấp. Chính vì sự bất thường này, nhiều cửa hàng hoặc các trạm phà nơi đây còn bán những loại mặt nạ phòng độc dùng một lần.




6. Thị trấn không có luật lệ

Thi trấn Slab, California, khá gần với các thành phố hoa lệ, nhưng nơi đây không có một luật lệ nào. Thị trấn có 150 cư dân sống nhờ trợ cấp của chính phủ. Đường không có biển báo và du khách chỉ biết là đã đến nơi khi nhìn thấy ngọn đồi nhân tạo Salvation. Thị trấn không có nước sinh hoạt, không có điện, không có hệ thống cống rãnh, nhà vệ sinh, thùng rác... Họ chỉ có thể mua nước ở các câu lạc bộ đêm bán nước cho khách du lịch.



Thị trấn Slab, California, không tồn tại bất kỳ loại luật lệ nào.

7- Thị trấn dưới lòng đất

Coober Pedy là một thị trấn nằm ở vùng hẻo lánh của Úc, cách 846 km về phía bắc Adelaide. Thị trấn hình thành vào năm 1915. Khí hậu khắc nghiệt ở nơi đây đã khiến cho người dân phải sống dưới đất hoặc các hang động bên sườn núi. Tuy nhiên, Coober Pedy cũng có một số nhà ở lớn như biệt thự, với 450 mét vuông. Nó bao gồm cả nhà thờ dưới lòng đất, cửa hàng, phòng trưng bày giải thưởng Desert Cave Hotel và khách sạn 4 sao...

Thị trấn trở thành địa điểm yêu thích của các nhà làm phim. Nhiều bộ phim lấy bối cảnh tại đây như Until the End of the World và The Adventures of Priscilla Queen of the Desert.



Mọi sinh hoạt của con người đều ở dưới lòng đất.


8. Thị trấn đẹp như tranh vẽ

Chefchaouen là một trong những thị trấn đẹp nhất ở phía đông bắc Ma-rốc. Khách du lịch tới đây khá đông bởi lịch sử phong phú, môi trường thiên nhiên xinh đẹp cùng với kiến trúc đẹp tuyệt vời. Điều đặc biệt nhất chính là những bức tường màu xanh của các tòa nhà trong thị trấn cổ này với tên gọi Medina – những khu vực kiên cố được xây dựng bởi người Ả Rập.




Những bức tường sơn xanh và kiến trúc độc đáo là nơi thu hút khách du lịch đến với Chefchaouen.

9. Thị trấn có nhiều người chết hơn người sống

Thị trấn Colma, California, trở thành một nghĩa địa sau khi chính quyền San Francisco thông qua một pháp lệnh năm 1990 cấm người dân xây dựng nghĩa trang mới trong thành phố và không chôn cất người chết. Các nghĩa trang nhanh chóng rơi vào quên lãng và trở thành mối đe dọa với sức khỏe người dân. Năm 1912, chính quyền ban sắc lệnh thứ hai yêu cầu di dời tất cả các nghĩa trang ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, nhiều người dân phản đối luật lệ vô lý này và buộc chính quyền San Francisco phải gỡ bỏ yêu cầu vào năm 1937.



Thị trấn Colma có tới 17 nghĩa trang. 

Sau đó, người dân thành lập Hiệp hội Nghĩa trang và xây dựng thị trấn Lawndale nhằm tránh những quy định tương tự xảy ra. Lawndale đổi tên thành Colma năm 1941.
Colma có 17 nghĩa trang. Tính đến năm 2010, Colma là quê hương của khoảng 1.800 cư dân còn sống và 1,5 triệu người chết. Tỷ lệ tử vong ở đây cao tới nỗi người ta đặt tên cho nó là "thành phố của những linh hồn" hoặc "thành phố của sự im lặng".

Những bài học làm người rất đáng noi theo.
5 tỷ phú khác người

Không mua những biệt thự đắt tiền hay những phi cơ hạng sang, không chi hàng triệu USD cho một bữa tiệc sinh nhật… mặc dù có trong tay hàng chục tỷ USD. Đó là những gì cả thế giới ngưỡng mộ ở họ.


Dưới đây là 5 tỷ phú “khác người” nhất thế giới:

1. Warren Buffet

Theo ước tính năm 2011, tổng tài sản của “ông vua” chứng khoán – nhà lãnh đạo tài ba của tập đoàn Berkshire Hathaway hiện nay khoảng 50 tỷ USD. Luôn nằm trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới suốt 20 năm qua, nhưng nhà đầu tư cổ phiếu vĩ đại nhất vẫn sống trong ngôi nhà 3 phòng ngủ ở giữa thị trấn Omaha trị giá 31.500 USD mà ông đã mua sau khi lập gia đình 50 năm trước. Ông nói rằng, mọi thứ ông cần là ở trong ngôi nhà đó, và cơ ngơi này thậm chí còn không có tường hay hàng rào. “Đừng mua quá những gì bạn thực sự cần và khuyến khích con cái bạn hành động và suy nghĩ tương tự”- Buffet chia sẻ. Warren tự lái xe và không thuê vệ sĩ. Ông chưa bao giờ đi bằng máy bay riêng, mặc dù ông sở hữu một hãng máy bay tư nhân lớn nhất thế giới. Buffet không mang theo điện thoại di động, cũng không có máy vi tính trên bàn. Ông luôn nhấn mạnh:
“Những người hạnh phúc nhất không cần thiết phải có những thứ tốt nhất.
Họ chỉ đơn giản thưởng thức những thứ họ có”

2. Carlos Slim


Trong suốt 10 năm qua, Carlos Slim đã nhiều lần vượt qua “ông vua phần mềm” Bill Gates để dẫn đầu danh sách Những tỷ phú giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, điều mà người ta đánh giá cao ở tỷ phú người Mexico gốc Châu Á này không chỉ bởi số tài sản khổng lồ ông đang sở hữu mà còn bởi lối sống hết sức giản dị, khiêm tốn. C.Slim không bao giờ hãnh tiến hay khoe khoang sự giàu có của mình. Ông không có những chiếc ô tô đắt tiền hay đồ trang sức quý hiếm, ăn vận rất khiêm nhường và không bao giờ tốn tiền với những đồ hàng hiệu. Trong khi làm việc, C. Slim mang những chiếc đồng hồ rẻ tiền có gắn thêm máy tính. C. Slim sống giản dị quá mức bình thường. Phòng làm việc của ông được bố trí giống như bất cứ một nhân viên bình thường nào. Một ngày ông làm việc tới 14 tiếng, nhiều khi quên cả ăn. C. Slim vẫn giữ những cuốn sổ mà trong đó cha ông đã bắt ông ghi lại cách chi tiêu số tiền 5 peso mỗi tuần khi xưa. Ông vẫn thích dùng bút và giấy chứ không dùng máy tính. Ngôi nhà của ông ở Mexico City chỉ có 6 phòng ngủ và một bể bơi nhỏ, treo các tác phẩm nghệ thuật của một số họa sĩ, nhà điêu khắc trứ danh mà ông ưa thích như: Renoir, Van Gogh, Rivera và Rodin. Nhà tỷ phú vĩ đại luôn tôn thờ nguyên tắc:

“Hãy loại bỏ những sự dư thừa ngay cả trong những lúc dễ dàng nhất của cuộc đời mình, vì điều này sẽ giúp ta ổn định trong những giai đoạn gặp nhiều khó khăn lớn nhất”.

3. Ingvar Kamprad


Có lẽ ít người biết rằng, cha đẻ của thương hiệu nổi tiếng Thụy Điển IKEA – tỷ phú đồ gỗ Ingvar Kamprad còn được mệnh danh là “tỷ phú tiết kiệm”. Tuy liên tục được ghi tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới, nhưng tỷ phú người Thụy Điển vẫn chọn cho mình lối sống giản dị, bình dân.


Khi sắm ôtô, Ingvar Kamprad không chọn mua loại Ferarri, Porscher hay ít nhất cũng là chiếc Mercedes như các thương gia thành đạt khác. Ngược lại, người ta thấy ông vô cùng hài lòng với chiếc xe Volvo vào loại xoàng xĩnh. Ngoài ra, ông vẫn đi máy bay với loại vé phổ thông và thường mua hàng giảm giá. Thậm chí, Người dân làng Elmtary Agunnaryd, quê của Ingvar Kamprad vẫn luôn ấn tượng về việc mỗi lần ông về quê lại vào tiệm cắt tóc làng với giá 5 Euro như những người nông dân nghèo. Ông cho rằng như thế một mặt là tiết kiệm, mặt khác cũng tạo điều kiện để mình có dịp hòa chung với những người dân bình thường mà ông coi đó là thượng đế của mình.

4.Chuck Feeney

Với phương châm “Sống để làm việc, chứ không phải để làm giàu”, “tỷ phú không tiền” của Mỹ – Chuck Feeney luôn là một trong những tấm gương sáng về lối sống giản dị và tiết kiệm. Sinh ra ở New Jersey trong một gia đình viên chức Ireland – Mỹ, Feeney là người đồng sáng lập ra chuỗi Cửa hàng mua sắm miễn thuế (DFS)- chuỗi cửa hàng bán lẻ miễn thuế lớn nhất thế giới.


Ông thích kiếm tiền nhưng lại không muốn sở hữu chúng, nên nhiều năm liền đã bí mật làm từ thiện phần lớn khối tài sản khổng lồ trị giá hàng tỷ USD. Trong khi đó, Chuck Feeney vẫn đeo đồng hồ giá 15 USD, đi máy bay vé hạng bét, cũng chẳng có nhà hay xe hơi riêng. Để nói về những điều tâm huyết của mình, Feeney luôn tâm đắc câu tục ngữ của người Xentơ “Không có túi đựng tiền trong tấm vải liệm”.

5. Frederik Meijer



Người sáng lập chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất vùng Trung Tây- Frederik Meijer mặc dù không sở hữu những khối tài sản khổng lồ như những vị tỷ phú ở trên nhưng ông vẫn được coi là tỷ phú bình dân và giản dị nhất thế giới. Với tổng tài sản ước tính khoảng 5 tỷ USD, Meijer vẫn đi 1 chiếc xe hơi bình thường cho đến khi nó không còn chạy được nữa. Khi đi du lịch hay đi công tác, ông luôn thuê những nhà nghỉ giá rẻ với dịch vụ đơn giản…


Du khách rời bỏ Pháp vì ' hội chứng Paris '

Nhiều du khách nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc và Nhật Bản, khẳng định sẽ không bao giờ trở lại thủ đô của Pháp sau khi đặt chân đến đây bởi họ sốc với “hội chứng Paris”.




Trong vài tháng qua, du khách than phiền về tình trạng chuột nhởn nhơ vui chơi như chốn không người ở bãi cỏ công viên tuyệt đẹp quanh các danh thắng ở Paris. Ảnh: AFP
Tưởng Hà, một du khách 20 tuổi người Trung Quốc, cho biết anh rất thất vọng ngay sau khi đặt chân đến thủ đô hoa lệ của nước Pháp. Vừa xuống sân bay Roissy, đoàn của anh đã sốc khi hành lý của một người trong đoàn bị đánh cắp.


Anh càng bất ngờ hơn khi đặt chân vào Paris. Thành phố không như những điều anh tưởng tượng qua sách vở, phim ảnh. Người ta vứt đầu thuốc lá bừa bãi trên đường phố.
“Tôi luôn nghĩ châu Âu rất sạch sẽ nhưng tôi nhận thấy Paris là một nơi rất bẩn và người Pháp thật sự không quan tâm đến chuyện sạch sẽ”, hãng Bloomberg dẫn lời Tưởng.

Móc túi, cướp giật hoành hành

Tưởng là một trong 900.000 du khách Trung Quốc đến Paris, chiếm hơn 50% tổng số 1,7 triệu du khách nước ngoài đến thăm Pháp. Dù khoảng 60% du khách Trung Quốc chỉ đến Pháp để mua sắm những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng như Louis Vuitton, Chanel và Hermes nhưng họ chắc chắn cũng dành thời gian để thăm thú và cảm thấy thất vọng.

Bloomberg dẫn lời chủ tịch Hiệp hội Các công ty lữ hành Trung Quốc ở Pháp, ông Jean-Francois Zhou, khẳng định lượng du khách Trung Quốc đến Pháp không tăng nhanh như mọi năm một phần là do tâm lý quan ngại “hội chứng Paris”.

“Người Trung Quốc biết nước Pháp qua văn chương và những tiểu thuyết tình cảm lãng mạn. Tuy nhiên, họ thường phải kết thúc chuyến đi trong nước mắt và thề không bao giờ quay lại Paris”, ông Zhou nhấn mạnh.

Nạn móc túi ở Paris nhiều đến nỗi nhân viên Bảo tàng Louvre hồi năm 2013 phải đình công yêu cầu chính quyền Paris điều thêm cảnh sát để bảo vệ du khách. Ông Zhou cho biết vì thói quen mang theo nhiều tiền mặt trong người nên du khách Trung Quốc thường trở thành mục tiêu của những kẻ móc túi.

“Thỉnh thoảng du khách Trung Quốc trả tiền một cây kem bằng tờ 500 euro. Họ thường đổi một lượng lớn nhân dân tệ để giảm bớt phí đổi tiền và ít có thói quen dùng thẻ tín dụng như người châu Âu”, ông Zhou giải thích.


Trong tháng 5/2014, truyền thông Trung Quốc cho biết 48 du khách nước này bị cướp khi đang trên đường về khách sạn ở khu vực ngoại ô Paris. Cảnh sát trưởng quận 8 của Paris, bà Muriel Sobry, cho biết đỉnh điểm là vụ một nhóm du khách mất cắp ở Le Bourget, gần Paris. “Paris là một thành phố lãng mạn nhưng thật ngây thơ khi nghĩ rằng thành phố này không có tội phạm”, bà Sobry cho biết.


Theo Nhật Báo Thượng Hải, nữ du khách Trung Quốc tên Nhan Phi vừa bị cướp khi bước xuống xe buýt trước cửa khách sạn Kyriad Prestige hôm 16/8. Kẻ cướp đã lao đến giật túi xách, trong đó có hơn 1.600 USD, điện thoại di động và giấy tờ tùy thân.

Nữ cảnh sát trưởng Sobry khẳng định để đảm bảo an toàn cho du khách, chính quyền Paris đã điều cảnh sát lập trạm lưu động tại trạm xe buýt gần các khu đông khách du lịch ở thành phố này.


Du khách châu Á bị tổn thương

Không chỉ du khách Trung Quốc mà cách đây vài năm cũng đã có làn sóng du khách Nhật Bản sốc với “hội chứng Paris”. Nhiều du khách Nhật cho biết không muốn quay lại Paris vì giấc mơ về một “Paris hoa lệ” của họ đã biến thành “cơn ác mộng” khi thường gặp tài xế taxi thô lỗ, một phục vụ “gốc Paris” nói như hét vào mặt du khách bởi họ không nói rành tiếng Pháp.

Thậm chí, Đại sứ quán Nhật Bản ở Paris phải giải quyết cho một bác sĩ và y tá lên cùng chuyến để theo dõi sức khỏe cho 4 du khách bay từ Paris trở về Nhật vì họ sốc do “hội chứng Paris” hồi năm 2006.

“Hội chứng Paris” là do bác sĩ ngành tâm thần người Nhật đang làm việc ở Pháp, ông Hiroaki Ota, phát hiện lần đầu tiên vào khoảng 20 năm trước. Trung bình mỗi năm, khoảng 12 du khách người Nhật trở thành nạn nhân của hội chứng này. Chủ yếu họ là phụ nữ trên 30 tuổi. Họ thất vọng và sốc tâm lý vì đã kỳ vọng quá nhiều khi lần đầu tiên du lịch đến Paris.

Michel Lejoyeux, giám đốc khoa tâm thần bệnh viện Bichat ở Paris, nhận định đây không chỉ là vấn đề an toàn mà còn liên quan đến việc du khách có thể không còn sức chịu đựng khi đối diện với những thay đổi đột ngột lúc đến Paris như cảm xúc quá mức, bất đồng ngôn ngữ.

Mỹ Loan

Nhà Sách Đẹp Nhất Thế Giới!

This Must Be the Most Beautiful Book Shop in the World!

Nếu chỉ nhìn những bức ảnh này hẳn không quá lời nếu gọi đây là hiệu sách đến từ thiên đường và không hổ danh là hiệu sách đẹp nhất thế giới.

Hiệu sách có cái tên khó phát âm rất đặc trưng của tiếng Hà Lan: Selexyz Dominicanen. Hoàn thành vào năm 2007, hiệu sách này vốn là một nhà thờ rất đẹp và nổi tiếng, đã được thánh hiến vào năm 1294 thuộc dòng Dominic, nhưng nay đã không còn hoạt động nữa và được chuyển đổi.
Trước khi không gian này có được vẻ đẹp như hiện nay, nó đã từng là nhà kho chứa xe đạp, cửa hàng bán đồ giáng sinh, … và là địa điểm tổ chức các sự kiện. Thế nhưng nhờ vào óc nhạy bén của Hội kiến trúc sư Merkx và Girod (do Evelyne Merkx và Patrice Girod làm chủ tịch) mà giờ đây những khách du lịch trên toàn thế giới mới có được một địa điểm viếng thăm thuộc hàng xinh đẹp nhất.
Ngoài 20.000 cuốn sách các loại (trong đó phần lớn là sách khoa học, pháp lý), có rất nhiều không gian để các “con mọt sách” và những người mê kiến trúc tha hồ khám phá, nghiên cứu ... Rất đông người bước vào đây không phải để mua sách mà chủ đích là để ngắm nghía và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt đẹp.
Đây là một ví dụ tiêu biểu cho việc sử dụng những ngôi nhà cổ - không phá hủy, không bỏ hoang và đem lại hiệu ứng sử dụng đến không ngờ cho cộng đồng. Chắc chắn những hình ảnh về hiệu sách này sẽ khiến bạn mãn nhãn:


VIDEO

Selexyz-Dominicanen-bookshop
Selexyz-Dominicanen-bookshop-2
Selexyz-Dominicanen-bookshop-3
Selexyz-Dominicanen-bookshop-4
Selexyz-Dominicanen-bookshop-7
Selexyz-Dominicanen-bookshop-6
Selexyz-Dominicanen-bookshop-8


5 MÓN ĂN KINH DỊ NHẤT SINGAPORE

1. Ống dẫn trứng heo xào
Singapore, món ăn, kinh dị, đặc sản
Nghe tên cũng thấy kinh dị rồi, ống dẫn trứng của heo được cắt nhỏ và xào cùng gia vị cà ri Singapore và rau củ. Tuy nghe thì khá ghê nhưng khi ăn thực khách sẽ bị ấn tượng vì độ giòn, dai của món ăn độc đáo này. 
2. Tàu hũ thối
Singapore, món ăn, kinh dị, đặc sản

Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng tàu hũ thúi cũng là một món rất phổ biến ở Singapore. Theo như lời kể của những người đã từng ăn thì tàu hũ thúi cực kì béo và ngon vượt mặt tàu huc thường. Tuy nhiên, để thưởng thức bạn phải chịu một mùi hôi kinh khủng gần giống mùi cống.

3. Súp óc heo nguyên bộ
Singapore, món ăn, kinh dị, đặc sản
Nếu súp óc heo của Việt Nam được nấu chung cùng nhiều trứng, gà xé, rau, nấm.... nhìn không đến nỗi đáng sợ thì ở Singapore, súp óc heo súp óc heo chỉ đơn giả là một bộ óc ngâm trong nước lèo lỏng bõng. Đảm bảo dù bạn có là fan của súp óc heo ở Việt Nam thì cũng sẽ phải bị "đơ" vài giây khi thấy món này.

4. Súp rùa
Singapore, món ăn, kinh dị, đặc sản


Bạn nghĩ thế nào nếu phải thử món súp mà trong đó có hẳn một con rùa trôi lềnh bềnh cùng rau củ quả? Nếu có thể vượt qua nỗi sợ thì bạn có thể thưởng thức một trong những món độc đáo của ẩm thực Singapore.

5. Ống dẫn trứng ếch (Hashima)
Singapore, món ăn, kinh dị, đặc sản


Dân Singapore cực kì thích món tráng miệng mang tên Hashima được làm từ ống dẫn trứng ếch phơi khô nấu lên. Tuy nghe tên món ăn rất kinh dị nhưng sự thật thì đây là một món rất bổ dưỡng cho thận và phổi. 

Saturday, August 23, 2014

NGUYỄN ĐỨC TOÀN * TRẦN TRỌNG KIM

20-08-2014


Lệ Thần Trần Trọng Kim:Thư gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947

Nguyễn Đức Toàn/Viện Nghiên cứu Hán Nôm/ Blog Hán Nôm
Ảnh lấy từ Wikipedia
Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Nho giáo, Việt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. 

Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư viện. Đối chiếu với tập hồi ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ thần - Trần Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên.

Chúng tôi xin được giới thiệu nội dung bức thư như một phần di cảo bút tích của một nhà giáo, một học giả uyên bác và đức hạnh, một nhà nghiên cứu Nho giáo tân học cuối cùng, sau hơn nửa thế kỷ nằm im lìm trong một tập sách cũ. Thấy rõ thêm mối quan hệ giữa hai gương mặt trí thức lớn của nước ta trong lịch sử cận đại. Bên cạnh đó, đặt ra vấn đề thận trọng và nghiêm túc trong công tác bảo quản các tư liệu Hán Nôm của chúng ta hiện nay. 
Bức thư gồm 2 tờ viết 2 mặt. 
Nội dung như sau :
 Sài Gòn, ngày 8 tháng 5, năm 19471
Ông Hãn2
Hôm ông Phan văn Giáo3 đưa cái thư của ông vào cho tôi, tôi không gặp ông ấy. Tôi xem thư của ông, nhất là đoạn viết bằng chữ nôm, tôi biết rõ sự tình và tôi đã phiên dịch ra quốc-ngữ, gửi sang để Ngài4 xem.
            Gần đây tôi lại được thư khác của ông, do ông Giáo gửi lại cho tôi, đại khái cũng như thư trước. Cái tình thế nước ta bây giờ, tôi cũng hiểu đại khái như ông, cho nên trước khi tôi về, tôi đã dặn Ngài : Trừ khi có bằng-chứng chắc-chắn, thì ngài chớ nghe ai mà về. Sau khi tôi đã về đây rồi tôi lại viết thư ra nhắc lại lời dặn của tôi. Vậy sự ngài về chắc là không có.
Tôi sở dĩ về đây là vì Ngài và tôi ở bên ấy5, hoang-mang chẳng biết rõ gì cả, nhân có ông Cousseau6 do ông D’argenlieu7 sai sang gặp Ngài và tôi, nói Pháp sẵn lòng đổi thái-độ để cầu hoà-bình. Ngài thấy thế bảo tôi về tận nơi xem thái độ người Pháp có thật không, và nhân tiện xem ý tứ người Việt ta thế nào. Nếu làm được việc gì ích lợi cho nước và để cho dân đỡ khổ, thì ta cố làm cho trọn nghĩa-vụ của mình, nếu không thì lương-tâm ta cũng yên, vì đã cố hết sức mà không làm được8.
Tôi về đây hôm 6 tháng hai tây9, không gặp ông D’argenlieu, vì ông ấy sắp về Pháp. Ông ấy cho người bảo tôi chờ ông ấy sang sẽ nói chuyện. Tôi có gặp mấy người có chủ nhiệm về việc chính trị, nói chuyện thì tử-tế lắm và đồng ý hết cả. Nhưng xét ra họ nói một đường, làm một nẻo, toàn là những việc mưu-mô lừa dối cả. Lúc đầu tôi có xin cho tôi dược gặp ông, ông Hiền10 và Khiêm11, họ hứa sẽ cho vào ngay, nhưng mãi chẳng thấy ai vào. Tôi biết ý [tr1] cũng không hỏi nữa.

Tôi xem việc người Pháp làm, không thấy gì là chân thực. Họ thấy tôi giữ cái thái-độ khảng khái không chịu để họ lợi dụng, họ phao ra rằng tôi nhu-nhược và đa nghi không làm được việc. Họ cho những người Nam thân tín của họ đến nói muốn gặp tôi, tôi từ chối không gặp ai cả. Cũng vì thế tôi không muốn gặp ông Giáo. Tôi có nói với người Pháp rằng : Tôi về đây, là tin ở lời hứa hẹn của ông Cousseau là đại biểu của Thượng xứ Pháp, nay công việc không xong, thì cho tôi trả ra để bảo cho Ngài biết. Họ nói : Việc ấy cố nhiên rồi, nhưng ông hãy thong-thả chờ ít lâu. Họ nói thế, nhưng tôi biết là họ không cho tôi ra với Ngài, và họ lại cho người khác nói chuyện với Ngài12.

Dù sao, tôi cũng không ân-hận vì việc tôi về đây. Có về đây mới biêt rõ sự thực. Biết rõ sự thực thì cái bụng tôi yên không áy náy như khi ở ngoài kia. Bây giờ tôi nhất định không làm gì cả. Nếu thời cục yên-ổn thì tôi về ngoài Bắc, néu không tì xoay xở ở tạm trong này, chờ khi khác sẽ liệu.
Còn về phương diện người mình, thì tôi thấy không có gì đáng vui. Phe nọ đảng kia lăng-nhăng chẳng đâu vào đâu cả. Ai cũng nói vì lòng ái-quốc, nhưng cái lòng ái-quốc của họ chỉ ở cửa miệng mà thôi, nhưng kỳ thực là vì địa-vị và quyền-lợi, thành ra tranh dành nhau, nghi-kỵ nhau rồi lăng-mã lẫn nhau. Tôi về đây chỉ gặp Thảo13, Hoè14 và Sâm15. Tôi bảo Sâm nên tìm cách đoàn kết nhau thành khối, thì mới có thể đối phó với người ta được. Sâm cũng cho ý kiến ấy là phải. Song một độ thấy bẵng đi, không đến gặp tôi, rồi bất thình-lình xuất hiện ra Mặt trận quốc gia16, mà không cho tôi biết. Mãi mấy hôm nay mới đến nói rằng vì sự đi lại khó khăn, nên không kịp nói cho tôi biết việc ấy. Tôi bảo hắn rằng : Việc ông làm đó, là việc nên làm, nhưng trước hết phải xếp đặt cho chu-đáo, phải có đủ các cơ-quan tuyên truyền và bênh-vực việc làm của mình. Nhất là phải giao-thông với Mặt trận kháng chiến17, họ [tr2] có đồng ý, thì việc ông làm hoạ may mới có hiệu-quả. Nay việc chưa xếp đặt ra gì cả mà ông đã vội-vàng xướng xuất ra như thế, tôi e khó thành được. Hắn nói : Việc đã trót rồi, đã ném lao thì phải theo lao.
Tôi thấy tình thế có nhiều nỗi khó khăn quá, mà minh thì thân cô thế cô, không làm gì được, cho nên chỉ giữ cái dịa vị bàng-quan mà thôi, thật là: 
      
           
(Thân tại Nam phiên vô sở dự,
Tâm hoài bách ưu phục thiên lự.
= Thân ở cõi Nam không tham dự việc chính trị,
Lòng đã ôm trăm mối lo lắng lại thêm nghìn điều ưu lự)
Tôi vẫn biết việc chống với Pháp chỉ có V.M. mới làm nổi, nhưng vì chỉ tiếc họ quá thiên về chủ-nghĩa cọng-sản quá. Họ chỉ có một mục-đích là thi hành chủ nghĩa của họ, họ dùng đủ phương diện để đưa người ta vào cái chòng của họ. Sự hành-động của họ ở bên ta cũng như bọn cọng sản đã dùng ở bên Tàu và ở các nước khác, đều theo một lối đúng nhau như hệt. Họ không cần quốc-gia, không cần đạo-đức, nhưng có nhiều người tin ở nghĩa quốc-gia, thì họ lợi dụng cái nghĩa quốc-gia để đạt cái chủ-nghĩa của họ. Lừa dối xảo-quyệt đủ đường, cho nên người ta dễ mắc lừa lắm.

Nay V.M. đứng vào cái địa-vị chống Pháp, tất là có cái thanh-thế rất mạnh. Nếu họ biết đổi cái thái-độ hung tàn bạo ngược đi, và tìm cách thu dụng các đảng phái khác, để lập thành một khối, không khuynh hướng hẳn về Cọng sản, thì có cơ thành công được, nhưng bảo con chó sói trở nên con cừu, thì có thể được không? Dù sao, đối với viêc nước mình, V.M phải chịu cái tiếng (Công chi thủ tội chi khôi = Công đứng đầu mà tội cũng đứng đầu). Đó là ý kiến riêng của tôi, còn các ông nghĩ thế nào tôi không biết.
Khi tôi ở Hương- cảng, ông Cousseau có cho tôi biết tin ông Oánh18 bị Tây giết, tôi thương ông Oánh quá, có làm bài tuyệt- cú gửi về, nhờ ông đem điếu ông ấy:
            Khóc bạn Nguyễn Băng Hồ
            Đất khách mơ - màng những thở - than,
            Mảng tin bác bị lũ hung tàn.
            Ngắn dài giọt lệ lòng thương bạn,
            Căm giận quân thù đã tím gan.

Ông Oánh sinh thời là một người trung hậu ngay chính, ở đời này thật là ít có. Chẳng may vì duyên nghiệp mà phải cái nạn tai bay vạ gió. Thôi [tr3] thì cũng là một cách ông ấy trả nợ nước.
Tôi muôn nhờ ông một tí việc, khi tôi đi, tôi còn một bản đánh máy tập Vũ trụ đại quân19 gửi ông Oánh, nhờ ông thử hỏi nhà ông Oánh xem tập ấy có còn nữa không. Nếu còn, thì ông làm ơn giữ lấy cho tôi, kẻo công trình mất mấy năm trời mà mất đi, thì tiếc quá.
Nhờ ông nói với Khiêm, nhờ hắn đến qua chỗ nhà tôi ở Nhà Rượu20, xem có ai coi giữ cái nhà đã bị đốt21 đó không. Nếu có người coi, thì nhờ Khiêm thử vào trong nhà xem những sách vở có còn gì nữa, thì nhờ hắn nhặt đem về giữ lấy cho tôi. Còn cái nhà bên cạnh mà không hư hỏng lắm thì nhờ hắn xem có thể chữa sửa được không. Giá có thể chữa lại it nhiều rồi cho người ta tạm thuê để lấy tiền và cốt nhất là khi nào tôi có về được, mong còn có chỗ che sương che nắng.(Việc này không cần nữa, vì tôi đã gặp Khiêm ở đây rồi.)22

Ông có biết tin ông Bùi Kỷ23 bây giờ ở đâu không. Tôi về đây không có tin tức gì về đường nhà ông Bảng cả.
Nhà tôi và Chương24 đều có lời chúc ông bà được mạnh khoẻ. Tôi có lời thăm ông Hiền, Khiêm và Hoè và tất cả các bạn. Ông Hoè hôm ra Hà-nội có đến gặp tôi, nhưng vội quá, không viết được thư. Bây giờ ông Hoè ở đâu và làm gì?
Sau này ông có gửi thư cho tôi, nên để chờ khi nào có người chắc chắn vào đây, đưa đến cho tôi thì hơn. Không nên gửi người không được chắc chắn.
                                                            Nay kính thư
                                                                        Trần Trọng Kim [tr4]
Chú thích :
1. 8/5/1947 : ngày viết thư. Một cơn gió bụi có ghi việc Cao uỷ Pháp là Bollaert ra Bắc : “ngày 8/5 mấy hôm trước khi ông Bollaert ra Bắc, ông Didier Michel hẹn đến gặp tôi”. Bức thư có lẽ được cụ Trần nhờ Didier Michel gửi hộ.
2. Ông Hãn: Chỉ Hoàng Xuân Hãn, nguyên Bộ trưởng bộ giáo dục và Mỹ thuật của chính quyền Trần Trọng Kim trước Cách mạng tháng 8. Năm 1947 Hoàng Xuân Hãn còn đang ở Hà Nội.
3. Phan văn Giáo: Dược sĩ, chủ hiệu thuốc lớn ở Thanh Hoá, là nhà Tư sản nổi tiếng có tư tưởng thân Pháp. Bị bắt trong Cách mạng tháng 8, sau được thả ra. Sau năm 1945 tiến hành nhiều cuộc vận động để khôi phục chính thể quân chủ ở miền Nam. 
4. Ngài : Chỉ vua Bảo Đại - Vĩnh Thuỵ, lúc này đã thoái vị. Sau được chính quyền cách mạng cử đi công cán Trung Quốc, thì ở lại không về và sang ở Hương Cảng. (Trần Trọng Kim; Phạm Khắc Hoè, sđd)
5. Bên ấy : Khi Cách mạng tháng 8 nổ ra thì Trần Trọng Kim đang ở Huế. Bảo Đại thoái vị, ông về ở làng Tại Thế gần thôn Vĩ Dạ, đóng cửa đọc sách không ra ngoài. Đầu năm 1946 thì về Hà Nội, không tham gia việc gì nữa. Sau khi Bảo Đại đi sang Trung Quốc, rồi ở lại không về. Cuối tháng 5/1946, quân Tầu Tưởng rút dần về nước. Tháng 6/1946, Trần Trọng Kim theo một số người của Quốc Dân đảng sang Trung Quốc tìm bắt liên lạc với Bảo Đại, và gặp nhau ở Hương Cảng. 
6. Cousseau : Quan cai trị, từng làm Công sứ ở nhiều tỉnh tại Bắc Kỳ, là người móc nối dàn xếp đưa Bảo Đại từ Hương Cảng về nước để thành lập chính phủ theo ý người Pháp. (Phạm Khắc Hoè. sđd)
7. D’argenlieu : Cao uỷ Pháp tại Đông Dương lúc bấy giờ. Năm 1947 thì về nước cho Bollaert sang thay. (sđd)
8. Trần Trọng Kim, sđd, tr166, 167... 
9. hôm 6 tháng 2 tây : ngày Trần Trọng Kim về đến Sài Gòn. Một cơn gió bụi có ghi : “ngày 5 đến Sài Gòn, nhưng đến sáng mùng 6 mới lên bờ.” 
10. ông Hiền : Luật sư Vũ Văn Hiền, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Tài chính. Bị quân Pháp bắt giữ sau ngày toàn quốc kháng chiến năm 1946 ở Hà Nội cùng với Phạm Khắc Hoè, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Xuân Chữ, ... sau được thả ra. (Phạm Khắc Hoè, sđd)
11. Khiêm : Có thể là Phạm Duy Khiêm, người cùng tham gia với Trần Trọng Kim soạn sách “Việt Nam văn phạm”. 
12. Trần Trọng Kim lúc này đã không còn giá trị. Người Pháp muốn tách ông ra khỏi Bảo Đại để không thể gây ảnh hưởng, cản trở ý đồ thành lập một chính phủ theo ý muốn của người Pháp.
13. Thảo : Luật sư Trịnh Đình Thảo (1901-1986), luật sư toà Thượng thẩm Sài Gòn, là một luật sư rất có uy tín, thường đứng ra bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động cấp dưới, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Tư pháp, Phó chủ tịch hội đồng cố vấn chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam. Sau ra chiến khu tham gia thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hoà bình Việt Nam, đi nhiều nước vận động chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, Uỷ viên trung ương mặt trận tổ quốc, Đại biểu quốc hội. 
14. Hoè : Phạm Khắc Hoè, giữ chức Đổng chưởng lý văn phòng Ngự tiền của vua Bảo Đại. Sau này đi theo kháng chiến, bị Thực dân Pháp bắt đưa về miền Nam dụ dỗ quay trở lại phục vụ Bảo Đại không thành, phải thả ông ra ở Hà Nội, ông tìm cách trốn khỏi thành phố lên chiến khu, có viết tập hồi ký “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc”. Tập hồi ký này có nhắc đến việc ngày 16/4/1947, Phạm Khắc Hoè có đến chào từ biệt Trần Trọng Kim trước khi ra Hà Nội. Thư này viết sau khi Phạm Khắc Hoè đi Hà Nội gần một tháng (8/5/1947). (Phạm Khắc Hoè, sđd)
15. Sâm : Nguyễn Văn Sâm, Chủ tịch hội ký giả Nam Kỳ. Bị Thực dân Pháp an trí ở Sóc Trăng vì những hành động chống Pháp. Năm 1945, tham gia chính quyền Trần Trọng Kim, Hội viên hội đồng dự thảo Hiến pháp. Sau được phái đi làm Khâm sứ Nam Kỳ để tiếp thu Nam Kỳ được Nhật trao trả, chưa kịp thực hiện thì cách mạng tháng 8 bùng nổ. Là người tham gia thành lập Mặt trận quốc gia Việt Nam ở miền Nam, là thủ lĩnh đảng Việt Nam quốc dân độc lập, ông bị ám sát chết cuối năm 1947. (Nguyễn Quang Thắng, sđd)
16. Mặt trận quốc gia : Ngày 17-2-1947, Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Tường Tam cùng một số nhân sĩ đã tiếp xúc với Bảo Đại và đã thành lập một Mặt Trận mệnh danh là Mặt Trận Quốc Gia nhóm tại Hương Cảng gồm: Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Dân Chủ Xã Hội Đảng, Việt Nam Quốc Gia Thanh Niên Đoàn có mục đích lợi dụng Bảo Đại để tranh thủ độc lập nhưng Bảo Đại cũng như các nhà thực dân khác không chịu được sự "khó tính" của Mặt trận này nên đã gạt khéo Mặt trận ra ngoài và sau này, Bảo Đại về lập chính phủ chỉ có nhân viên của các nhóm tư bản và của đế quốc cộng tác mà thôi. Với những thành phần "Nam kỳ quốc" và bọn tay chân của đế quốc, Pháp tạo ra các chiêu bài độc lập, tính đánh lừa dân chúng Việt Nam nhưng đã thất bại. Nguyễn Văn Sâm chắc cũng tham gia trong mặt trận này.
17. Mặt trận kháng chiến : Chỉ Mặt trận kháng chiến của nhân dân miền Nam (?)
18. ông Oánh : Tức Nguyễn Quang Oánh (1888-1946), anh ruột Nguyễn Văn Ngọc (hiệu Ôn Như). Làm Thanh tra các trường Sơ học, Hội viên hội đồng cải cách giáo dục của chính quyền Trần Trọng Kim, từng cùng Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ biên soạn sách Tiểu học Việt Nam văn phạm giáo khoa thư. Toàn quốc kháng chiến, ông bị giặc Pháp ập vào nhà bắn chết ngày 22/12/1946. (Trần Văn Giáp, sđd); Nguyễn Băng Hồ : Chỉ tên hiệu của ông Nguyễn Quang Oánh là Băng Hồ.
19. Vũ trụ đại quan : Một trong các công trình nghiên cứu của Trần Trọng Kim. (Trần Văn Giáp, sđd)
20. Nhà Rượu : Trần Trọng Kim có nhà ở khu vực gần Nhà máy Rượu Hà Nội (phố Nguyễn Công Trứ). Tức là căn nhà 41 phố Hàng Chuối (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nxb.Vĩnh Sơn, S., 1969)
21. “Cái nhà của tôi ở phố nhà Rượu cũng bị quân tự vệ đốt cháy. Thành ra bao nhiêu sách vở của tôi, có lắm quyển rất cổ rất quý, tích trữ trong mấy chục năm, đều hoá ra tro tất cả. Tôi vẫn chưa hiểu vì lẽ gì mà họ đốt nhà tôi, hoặc là vì đốt nhà bên cạnh mà cháy lây sang, hoặc vì Việt Minh thấy tôi bỏ đi, họ giữ không được, họ cho lệnh đốt nhà cho bõ tức”. Trần Trọng Kim, sđd.
22. Tác giả tự đánh dấu, và ghi chú sang bên cạnh thư, nhắc việc này thôi vì đã nhờ được rồi. 
23. Bùi Kỷ : Tức cụ Phó bảng Bùi Kỷ (1887-1960), Hội viên hội đồng cải cách giáo dục của chính quyền Trần Trọng Kim, cùng Trần Trọng Kim biên soạn nhiều tác phẩm : Truyện Thuý Kiều, Việt Nam văn phạm, Nho giáo. Chủ tịch Hội văn hoá kháng chiến liên khu 3, uỷ viên Hội Liên Việt liên khu, Chủ tịch hội hữu nghị Việt- Trung. (Trần Văn Giáp, sđd)
24. Chương: Tên người, lúc đầu tôi chỉ tra cứu được 1 người tên Chương là Luật sư Trần Văn Chương, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Ngoại giao. Đến hôm 9.2.2014, bài viết nhận được phản hồi từ bà Phạm Thị Lệ Hương, 1 Việt kiều Mỹ cung cấp thông tin sửa sai cho, tên Chương là tên con gái cụ Trần Trọng Kim, tức bà "Trần Thị Diệu Chương, vì trong thư Cụ Kim thường kêu các Cụ ngang tuổi là Ông… mà không nói tên trống không như thế này, vả lại Cụ viết “nhà tôi [tức là vợ của Cụ] và Chương đều có lời chúc ông bà…” thì chắc chắn phải là người trong gia đình Cụ. Con gái độc nhất của cụ tên là Trần Thị Diệu Chương, vẫn còn sống ở Pháp, năm nay cỡ 90 hay trên 90 tuổi 1 chút (ngang tuổi ông Bùi Diễm là con trai Cụ Bảng Bùi Kỷ là first cousin của bà Trần Diệu Chương, vì Cụ Bùi Kỷ là anh của Cụ bà Trần Trọng Kim).] Sở dĩ tôi dám quả quyết như thế này là vì tôi là người trong họ của Cụ bà Trần Trọng Kim, nên tôi đọc thư của Cụ Kim viết cho Cụ Hoàng Xuân Hãn tôi hiểu như thế. Tôi có hỏi thêm những người trong họ thì mấy nguời đó cũng nghĩ như tôi viết cho anh ở trên." (trích thư phản hồi của bà Phạm). Tôi xin sửa lại chú thích này theo ý kiến phản hồi của bà Phạm và xin trân trọng cám ơn bà.

Thư mục tham khảo

1.Lệ thần - Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nxb Vĩnh Sơn, S,. 1969
2. Phạm Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, H,.1986
3. Nguyễn Quang Thắng, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. S,.1982
4. Trần Văn Giáp, Lược truyện các tác gia Hán Nôm II. H.,1987
5. La Sơn Yên Hồ - Hoàng Xuân Hãn. Nxb GD, H,. 1998 (2t)

Phụ lục ảnh nguyên bản:

THẾ GIỚI CHUNG QUANH TA

THẾ GIỚI CHUNG QUANH TA
TÀI LIỆU TỔNG HỢP
 
CHÍN THỊ TRẤN KỲ LẠ NHẤT THẾ GIỚI



1-Thị trấn đông dân nhất

Thị trấn Kowloon Walled, Hong Kong, trước đây là một pháo đài quân sự của quân đội Trung Quốc. Chính quyền nơi đây đã phá bỏ khu vực này cách đây 20 năm. Tuy nhiên, theo khảo sát của chính phủ nước này, nơi đây vẫn là nơi có mật độ dân số cao nhất với khoảng 30.000 tới 50.000 người sống bên trong một lãnh thổ rộng khoảng 26.305 m2. Nhiều hộ dân sống trong các tòa nhà xiêu vẹo bên trong các bức tường của pháo đài. Trong nhiều năm qua, Kowloon Walled chịu sự chi phối của các thành viên mafia Trung Quốc. Các loại tệ nạn nơi đây chủ yếu là mại dâm, cờ bạc, ma túy, giết người, buôn bán thuốc phiện. Đầu những năm 1990, chính phủ chấp nhận chi 2,7 tỷ USD để bồi thường và quyết định phá hủy khu ổ chuột hỗn loạn này. Đến nay, Kowloon Walled là khu vườn xanh tươi và chỉ còn là di tích.


Thị trấn Kowloon Walled là nơi chật chội nhất thế giới.

2. Thị trấn tập trung người già 

The Villages, Mỹ, là nơi có tới hơn 100.000 người trên 55 tuổi. Năm 2012 tạp chí Forbesxếp hạng nơi đây là thị trấn phát triển nhanh số 1 thế giới với mức tăng lương 11,8% năm. Lương trung bình hàng tuần là 870 USD. Đây là khu vực tập trung tới 34 sân golf, 9 câu lạc bộ quốc gia, hai quảng trường tại trung tâm thành phố và một loạt các nhà hàng quán bar.


Thị trấn The Villages, Mỹ, là nơi có tới hơn

HUY PHƯƠNG * VĂN HÓA CỞI GIÀY

VĂN HÓA CỞI GIÀY
 
Tạp ghi Huy Phương
 

 Từ ngày sang Mỹ tôi không bao giờ sắm những đôi giày có dây. Thật là phiền phức khi vào nhà người khác phải đứng lom khom, chân co chân duỗi để tháo chiếc giày ra, trước khi bước vào nhà, cho vừa lòng gia chủ. Với đôi giày không dây, chỉ cần tuột ra hay xỏ vào nhanh chóng rất tiện lợi. Có hôm chưa kịp cởi giày, đang bận bắt tay bắt chân thì bà chủ nhà đã thẳng thừng gọi ông chồng: “Anh nhắc mấy ông bạn cởi giày ra!”



Có nhà lại cẩn thận treo một cái bảng nhỏ ở ngay cửa bằng tiếng Anh, còn hơn là ở cửa chùa hay nhà thờ Hồi Giáo: “Take off your shoes before entering!” Làm như gia đình này suốt năm chỉ tiếp toàn khách Mỹ. Khách Việt không biết tiếng Anh chắc phải nhờ chủ nhà phiên dịch, nhắc nhở.


Liệu khách đến thăm có thấy khó chịu với loại bảng “chào mừng quan khách” này không?

Vẫn biết vợ chồng ông bạn quí cái sàn nhà gỗ bóng loáng hay chiếc thảm đầy màu sắc hơn cái tình bạn hay cái thân thằng bạn mới bước vào nhà, nhưng lâu rồi thành quen, không còn thấy khó chịu nữa. Mới bước qua cửa hay trước khi chủ nhà mở cửa cho vào, khách đã vội líu ríu khom mình, vội vã cởi đôi giày ra, nhiều khi để ngay ngoài bậc cửa kẻo thất lễ. Đôi khi vợ chồng chủ nhà nói mấy câu ngăn cản khách sáo cho có lệ, mà không hẳn là cương quyết, thì thôi cũng cứ cởi đôi giày ra cho phải phép.


Buồn cười là những đôi giày dép của khách lại được để lại trên tấm thảm chùi chân mang chữ “Welcome” đặt trước cửa nhà!

Cái gì quen làm đã thành nếp thì người ta gọi đó là văn hoá, một thứ văn hoá đặc biệt Việt Nam, mặc dầu không thấy sách vở nào ở hải ngoại của các nhà biên khảo văn hoá ghi rằng vào nhà người Việt Nam thì phải cởi giày, đi chân không. Thứ văn hoá này được miễn trừ trong những lễ cưới hỏi, không lẽ nhà trai đến, hai tay bận bưng mâm cau trầu hay đang khiêng con heo quay thì tay đâu mà cởi giày. Cứ tưởng tượng một đoàn người ăn mặc chỉnh tề, đàn ông complet cà vạt, đàn bà áo dài, vòng vàng sáng loé, mà đi chân đất như lính thời Minh Mạng, Tự Đức thì thật khó coi.

Không thể đem cái thói quen cởi giày ở Sài Gòn ra áp dụng cho hải ngoại. Nền nhà lót gạch bông của người Sài Gòn là cái giường ngủ, không thể đem đất cát, bụi bặm trên đường phố dơ bẩn vào nhà. Tôi đã sống ở Sài Gòn hơn 10 năm, nhà chật, căn gác nóng hầm hập thì cái nền nhà lót gạch bông vừa là bàn ăn, vừa là giường ngủ. Khách ở xa về, cũng không khách sáo, trời mát thì trải chiếu ra, nóng nực thì chùi sàn cho sạch, có khi ở trần nằm cho mát lưng. Ai mà nhẫn tâm mang giày đi dép vào cái nền nhà này? Nhưng ở Mỹ lại khác, ăn có nơi, ngủ có chỗ, không phòng riêng thì cũng nằm tạm trên cái xô-pha, còn nền nhà là chỗ đi lại, vì sao lại phải trân trọng nó như thế?

Ở Mỹ này đường sá, sân nhà không có một tí rác hay bụi bặm, tưởng có thể nằm lăn ra đó mà ngủ một giấc cũng sướng cái thân, đương nhiên đôi giày không dẫm bùn hay đất cát, làm sao có thể làm dơ bẩn hay trầy trụa sàn gỗ hay thảm lót nhà ai.

Một người Mỹ đã bày tỏ chuyện “cởi dày” trên một trang mạng như sau: “Đối với nhà tôi, tôi yêu cầu mọi người mang đôi giày của họ vào nhà, trừ khi thực sự giày họ bẩn thỉu vì dính bùn đất - mà tôi đã không lần nào thực sự thấy như vậy. Chuyện này có thể xẩy ra, nếu bạn sống trong một trang trại, nhưng đó lại là một câu chuyện khác. Chúng tôi có tấm thảm dừa đặt trước cửa để cho khách chùi chân rồi!”


Ở Sài Gòn, nạn vào chùa mất dày dép là chuyện thường tình. Có lần ông bạn tôi vừa đi du học ở Okinawa về cho một đôi dép Nhật bằng da tốt, vào chùa lạy Phật ra thì không tìm thấy đôi dép mới nữa. Nếu như biết đôi dép nào của thằng kẻ cắp bỏ lại thì cũng mang tạm vào cho đỡ đau chân, cuối cùng cũng phải đi cà nhắc, lội bộ ra xe.

Trong chúng ta, những người ra đến hải ngoại ngày hôm nay, trừ trường hợp những người giàu có, may mắn, sung sướng từ Việt Nam ra đi bằng máy bay, đến Mỹ đã có sẵn nhà cao, cửa rộng, chưa có một ngày cơ cực, còn thì hầu hết đã trải qua những ngày khốn khó, đau khổ trong chiến tranh, chết chóc, chạy loạn, bị tù đày, đi thăm nuôi, đi “kinh tế mới,” vượt biển, mưa nắng chạy chợ trời… Có lúc ở gần cái chết, chỉ mong được với tay nắm được cái sống, lúc đói chỉ mong có miếng cơm, lúc chia cắt chỉ mong có một giờ đoàn tụ. Những giờ tuyệt vọng lúc đó, của cải vật chất, tiền bạc, danh vọng chỉ là những thứ mờ nhạt, phù du.

Bây giờ ra hải ngoại, chúng ta có đủ tất cả: cái nhà đẹp trên đồi, cái xe đời mới, một đàn con khoa bảng, có đời sống tự do, đã đi du lịch nhiều nơi, có sức khoẻ, giàu sang… Nhưng cũng vì vậy chúng ta bắt đầu thấy quý cái thân, yêu cái nhà, không nấu nướng cho đỡ hôi, giữ cái thảm cho sạch sợ bạn bè dẫm phải.

Cũng ở hải ngoại này, khách có mời mới có cơ hội đến, khách muốn đến cũng phải xin phép trước chủ nhà, cũng không ai nhàn rỗi lê la từ nhà này sang nhà khác mà chuyện trò, đấu láo. Một gia đình trung lưu, mỗi năm may ra cũng chỉ có khoảng chục khách quen tới nhà, nên bộ salon ở phòng khách mọi nhà chỉ để cho người trong nhà chứ ít khi dùng để tiếp khách. Nếu có người hàng xóm hỏi thăm, ông giao hàng, hay người đi truyền đạo, thì cũng chỉ hé cửa thò đầu ra ngoài nói năng chốc lát, đâu có để ai giẫm lên cái thảm nhà mình. Vậy thì ai là người bước vào cửa nhà mình, nếu đó không phải là con cháu, họ hàng, bạn bè thân quý? Nếu thật sự, người ta không quí gia đình mình, chẳng ai dư thời giờ, rỗi rảnh mà bước vào ai!

New International Version (2011) có ghi: "Đừng đến gần hơn," Thiên Chúa phán. "Cởi giày của bạn ra, nơi mà bạn đang đứng là Đất Thánh." Mà ngôi nhà của bạn có là Đất Thánh hay không?

Bạn nghe tôi đi, hãy kiếm một đôi giày không dây như tôi, hoặc đừng bước vào nhà ai nữa, nếu cảm thấy họ quý cái thảm sạch của nhà họ hơn là tình ruột thịt, tình bằng hữu, tình đồng hương và cả tình người. Con chó kiểng được cưng còn được chạy nhảy trên tấm thảm là vì nó không biết mang giày, nên không phải cởi ra.

Với lại “một đời ta, ba đời nó” như ông bà ta đã nói: cái thảm, chiếc xe, ngôi nhà… đôi khi còn trơ trơ ra đó mà tên người đã nằm trên trang cáo phó rồi cũng nên.

__._,_.___

CHUYỆN CƯỜI * SỢ VỢ


CHUYỆN CƯỜI * SỢ VỢ


- Một ông hay bị bạn bè chê cười vì sợ vợ, ông ta bèn tìm đến một người bạn và hỏi làm thế nào để hết sợ. Bạn ông ta khuyên: - Ông thử uống rượu vào xem, có chút men sẽ làm ông tự tin hơn khi đứng trước bà ấy. Vài ngày sau, ông chồng gặp lại bạn và than: - Thôi, thôi! Tôi chẳng dám làm theo cách ấy nữa đâu. Hôm trước, tôi thử uống rượu và nhìn bà ấy thành hai, nỗi sợ của tôi còn tăng gấp đôi.

- Sư cụ ngồi đàm đạo với mấy người khách, có người hỏi: - Trong đám ta đây ai là người sợ vợ nhất? Chưa ai dám đáp thì sư cụ đã nhận ngay: - Kể sợ thì tôi đây sợ nhất! Mọi người lấy làm lạ mới hỏi: - Sư cụ có vợ đâu mà sợ? - Tôi sợ đến nỗi không dám lấy vợ.


- Chồng cãi nhau với vợ. Sau khi chuẩn bị hành trang để ra đi, anh ta liền nói lời từ biệt: - Tôi tự nguyện đi làm nhà du hành vũ trụ đây. Thà va đập vào các thiên thể, hy sinh ở một hành tinh bí ẩn nào còn hơn cãi cọ suốt đời thế này với cô! Nói rồi anh ta đi ra và đóng sập cửa lại. Nhưng chỉ một phút sau đã quay vào nói: - Cô thế mà may! Ngoài phố trời mưa.

- Một anh chàng ra vẻ ta đây là người không sợ vợ, hung hổ tuyên bố với bạn bè rằng: - Vợ tôi ý à, hư là tôi vả cho gãy hết cả răng ấy chứ. - Chà, thế bây giờ xin được hỏi rằng, răng vợ cậu là thật hay giả? - Thật 100% - Còn răng của cậu? - Có cái nào còn là thật đâu!

- Có anh nọ xưa nay rất là sợ vợ. Vợ nó quát tháo thế nào, anh ta cũng ngậm miệng, không dám cãi một lời. Anh ta đi đánh bạc, mãi xẩm tối mới về. Thổi cơm ăn xong, chị vợ ngồi chờ chồng mỏi mắt. Chị ta tức lắm. Khi anh chồng vừa mới ló mặt vào ngõ, chị ta đã chạy ra túm ngực lôi vào nhà, gầm rít. Anh ta vừa gỡ tay vợ túm ngực, vừa kêu xin: - Bỏ tôi ra! Tôi xin bu nó! Chị vợ được thể càng làm già, túm luôn tóc ấn đầu anh ta xuống. Anh ta liền vung tay gạt ngã chị vợ, tát cho luôn chị vợ mấy cái, rồi trợn mắt, quát: - Người ta đã sợ thì để cho người ta sợ chứ!

- Chàng trai đi chơi về muộn, tâm sự với bạn: - Ước gì lúc này tớ được là con chuột nhỉ! - Sao ông có ý muốn lạ lùng vậy? Làm người chẳng sướng hơn sao? - Đúng thế. Nhưng vì chuột là con vật duy nhất mà vợ tớ sợ.
- Dưới địa ngục, Diêm Vương tập hợp tất cả đàn ông lại và nói: - Ai sợ vợ đứng sang 1 bên!!!. Tất cả lũ lượt kéo nhau sang bên "sợ vợ" chỉ còn đúng 1 người đàn ông đứng ở bên "không sợ vợ". Diêm Vương lại gần vỗ vai anh ta và nói: - Anh đúng là 1 người đàn ông dũng cảm và gan dạ. Vì sao anh lại không sợ vợ? Anh ta trả lời: - Dạ thưa vợ tôi dặn không được tụ tập ở chỗ đông người.


 Vào một ngày đông lạnh lẽo, cô người mẫu phàn nàn với họa sĩ là quá lạnh nên không thể khỏa thân được.
- Cô nói đúng, vậy hãy mặc quần áo vào, chúng ta ngồi uống cà phê một chút - Họa sĩ nói.
Một lúc sau, đột nhiên có tiếng gõ cửa gấp gáp, ông họa sĩ tái mặt, cuống quýt giục người mẫu:
- Nhanh lên, cởi quần áo ra, vợ tôi đấy!
 
Có 1 ông quan rất sợ vợ . Có người mách ông ta được 1 kế để trị vợ
- Một hôm nào đó, ông uống nhiều rượu vào cho say, khi say rượu là không biết sợ ai cả. Nhân cơ hội đó, ông đánh cho bà ấy một trận nên thân, lần sau bà ấy mới biết sợ ông.
Vị quan nọ quả nhiên làm theo kế đó, uống rượu vào, ngà ngà say nên đánh vợ một trận khá đau. Vợ ông ta có sợ ông ta thật. Nhưng sau khi tỉnh rượu vợ ông ta hỏi :
- Hàng ngày ông hiền lành vậy, mà sao hôm nay ông độc ác thế?
Vị quan nọ nói:
- Lúc đó tôi say rượu chẳng nhớ gì cả.
Nghe chồng nói là say rượu đánh vợ, vợ ông ta chẳng nói chẳng rằng liền tát ông ta hai cái ù tai. Ông quan vội nói ngay:
- Không phải tại tôi mà là người ta bảo tôi làm thế đấy.
Vợ quan liền nói:
- Ừ, kẻ bày mưu đáng ghét thật. Còn ông, làm quan mà tai mỏng như vậy thì cũng đáng đánh lắm rồi.
 
- Hai người cùng sợ vợ, lâu ngày thành bệnh, một người khạc ra đờm đỏ, một người khạc ra đờm xanh. Họ rủ nhau đi tìm thầy chạy chữa. Thầy bảo: - Ðờm đỏ, may còn hi vọng, chứ đờm xanh thì chịu, không sao chữa được nữa. Nên về mà lo hậu sự đi thôi. Cả hai cùng hỏi thầy: - Sao đờm xanh, đờm đỏ lại khác nhau như thế? Thầy nói: - Ðờm đỏ tự phổi ra, họa còn có phương cứu chữa, chứ đờm xanh là mật vỡ mất rồi, còn chữa thế nào cho lành được. (Vỡ mật vì sợ vợ).

  
so-vo-201213-5ba06

Có anh sợ vợ, một hôm ngủ trưa, chiêm bao, bỗng cười khúc khích.
Vợ thấy thế đập dậy, hỏi:
- Chiêm bao gì mà cười?
- À! Mơ lấy được vợ lẽ.
Vợ nổi cơn ghen, túm lấy áo chồng làm ầm ĩ. Anh chồng hoảng quá, vội phân trần:
- Chuyện chiêm bao chứ có phải chuyện thực đâu mà làm thế.
- Muốn chiêm bao gì thì chiêm bao, chứ chiêm bao như thế thì không được.
- Thế thì từ nay không dám chiêm bao như thế nữa.
Vợ lại bảo:
- Ngộ sau cớ chiêm bao như thế mà không cười thì ai biết đâu.
Chồng làm ra vẻ hối hận:
- Vậy từ rày tôi không ngủ ngày nữa vậy.


  - Trời bên ngoài đang dông tố dữ dội, bà chủ tiệm bánh mì định đóng cửa đi về thì có một người đàn ông đội mưa gió chạy vào để mua một ổ bánh mì thịt. Bà chủ tiệm ái ngại hỏi: – Ông có vợ rồi phải không? – Thì đúng là có vợ rồi. Bộ bà nghĩ, mẹ tôi nỡ sai tôi đi mua một ổ bánh mì trong trời dông bão như thế này sao?
 

 Hôm nọ đi đánh chén, sau một hồi chuyện đông chuyện tây, chuyện “ơ rô”, cả bọn chuyển sang chuyện sợ vợ.
Một anh sồn sồn mở màn: “Thiệt là vô lý, mình làm ra tiền, lâu lâu đi nhậu với anh em mà về nhà gặp vợ, nó e hèm một cái là mặt mình xanh như đít nhái”. Một anh khác: “Không biết cái lũ sư tử ấy nó ăn cái thứ gì mà hung dữ dẫy không biết!”…
Một anh gầy gầy thiệt thà nói: “Vợ mình thì mình sợ, chớ có sợ vợ ai đâu, mấy ông thắc mắc làm gì cho mệt!”. Thấy có lý, cả bọn cười hi hi ha ha, nói ờ thì vợ ai nấy sợ, nhưng có đứa sợ ít, đứa sợ nhiều.

 Một anh béo chưa vợ, chưa có kinh nghiệm đau thương, liền đứng phắt lên đọc thơ cóc: “Con bò có một cái u. Đàn ông sợ vợ thì ngu hơn bò!” rồi cười hẹ hẹ, chỉ vào anh gầy: “Thằng này là sợ vợ nhứt hạng”.
Bỗng dưng bị ví là ngu hơn bò, anh gầy nổi cáu: “Nói cho mấy ông biết, cả tỉnh này đều sợ vợ tui, không riêng tui nhé!”. Nghe thế, cả bọn cười rộ, nói mày sợ vợ mày thì có, mắc gì tụi tao lại sợ. Vậy là anh gầy hùng hổ: “Mấy ông không tin hén? Vậy thì đến nhà tui ngay bây giờ cho biết thế nào là… lễ độ”.

Đã làm vài lon bia nên anh nào cũng hăng. Dù cuộc nhậu đang dở dang nhưng khi nghe anh gầy mời về nhà để kiểm chứng vợ anh ta hung dữ ra sao, cả bọn nhất trí đi ngay, không quên mang theo mấy đĩa mồi và thùng bia đang uống dở.

Đến nơi, không có cô vợ ở nhà, cả bọn liền bày biện ra sàn nhà để tiếp tục cuộc nhậu và chém gió, nhưng ngồi chưa nóng chỗ thì vợ anh gầy bất thần trở về. Không kịp cho bọn đàn ông chào hỏi vài câu lấy lòng,  thị đã dậm chân thình thịch, chống nạnh tru tréo: “Bớ người ta, mấy ông rủ rê chồng tui ăn nhậu ngoài đường chưa đã hay sao mà còn kéo về nhà? Mấy ông định biến nhà tui thành quán nhậu hả? Sao mà tui khổ dữ vầy nè trời!”.

Gặp đúng cô vợ chua ngoa, đanh đá cá cày, cả bọn sợ quá, nhất là anh béo, quáng quàng xỏ dép đi giày, không nói chẳng rằng, ba chân bốn cẳng như điện chớp lửa xẹt lên xe vọt chạy. Anh gầy cũng quăng bát đĩa, thục mạng chạy theo, đắc chí réo to: “Mấy con bò kia thấy chưa? Chúng mày còn sợ vợ tao huống chi tao?”.
Bọn chạy đằng trước chẳng biết có nghe thấy không vì chẳng thằng nào dám ngoái lại.

 

***

NT * CON TRAI NGUYỄN ĐÌNH THI NGHĨ VỀ BỐ MÌNH


 CON TRAI NGUYỄN ĐÌNH THI NGHĨ VỀ BỐ MÌNH

Một cuộc đối thoại rất lý thú giữa con trai hai nhà văn nổi tiếng một thời:
- Con trai ông Lưu Trọng Lư của thời lãng mạn, (Tôi) nhớ Rimbaud với Verlaine, hai chàng thi sĩ đượm hơi men..với vần thơ:

"Em không nghe mùa Thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực..."

 
và con trai ông Nguyễn Đình Thi. Ông Nguyễn Đình Thi cùng đậu Tú Tài Tây với nhà thơ Hữu Loan (Mầu Tím Hoa Sim). Ông Hữu Loan bỏ đảng về quê cầy ruộng. Ông Nguyễn Đình Thi ở lại để được ông Tố Hữu cho "tự kiểm diểm" và được dặn dò: Còn một điều cần thiết nữa là anh phải kiểm tra lại cái tư tưởng, cái rung cảm của mình trong quần chúng (theo lời ông Nguyễn Trọng Tạo)

Ông Nguyễn đình Thi rất đa tài. Ông là một nhạc sĩ rất nổi tiếng với bài "Diệt Phát Xít"
Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than
Dưới ách quân tham tàn đế quốc sài lang..
Diệt Phát Xít, giết bầy chó đê hèn của chúng
Tiến lên nền Dân Chủ Cộng Hòa...


Hồi đó (1946) cả toàn cõi Đông Dương, làm gì có Phát Xít mà diệt. Nhưng Nhà nước Quốc Tế Cộng Sản của ông Xít Ta Lin (Tố Hữu: Đời đời nhớ Ông) đang đánh nhau với Phát Xít Đức của ông Hít Le, cho nên Đông Dương Cộng Sản Đảng của ông Hồ Chí Minh, cũng phải Diệt Phát Xít, qua lời ca của ông Nguyễn Đình Thi, đề cao tình đồng chí quốc tế

Con ông Nguyễn Đình Thi có những nhận định, ít người biết, về bố mình.
P.

Giá như bố tôi …bớt bồi bút…”
Thứ Bảy, ngày 23 tháng 8 năm 2014



Cổ nhân có câu: “con vua thì lại làm vua”, con cái các “ông lớn” như Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh… nối gót cha làm lớn là lẽ đương nhiên, thiên hạ bố ai dám so bì. Tuy nhiên trong văn học nghệ thuật tình hình có khác. Ngoại trừ trường hợp ái nữ thi sĩ Chế Lan Viên, là Phan thị Vàng Anh nối nghiệp bố leo lên tới được cái ghế Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, còn “hổ tử” của các nhà văn, nhà thơ khác, chưa thấy ai. Chẳng hạn ông nguyên Vụ trưởng Vụ Văn Nghệ của Đảng là nhà thơ Lưu Trọng Lư có con trai cũng làm thơ, viết báo là Lưu Trọng Văn, nguyên Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam, nhà văn Nguyễn Đình Thi có con trai là Nguyễn Đình Chính cũng viết văn, viết báo nhưng cả hai đều đứng ngoài “bộ máy lãnh đạo văn nghệ” của đảng và chỉ sống bằng ngòi bút.

Mới đây, hai “quí tử” này có một cuộc đối thoại trên báo về…bố mình khá lý thú:
LƯU TRỌNG VĂN: “Nghe thiên hạ đồn thổi một đêm cuối tháng 9 -2006 vừa rồi ở viện Gớt Hà Nội, ông đã bình luận khá nhiều về bố ông là nhà văn Nguyễn Đình Thi nổi tiếng…”
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH: “Đó là một đêm giới thiệu tập thơ của Nguyễn Đình Thi vừa được dịch sang tiếng Đức. Ông Tiến sĩ người Đức - dịch giả của tập thơ có mời tôi cùng làm MC. Trong khi giao lưu với đám đông tới dự, tôi đã trả lời một số câu hỏi của độc giả về ông Thi…”


LTV: “Và ông đã phủ nhận nhà thơ Nguyễn Đình Thi là nhà thơ số một hiện nay như ông tiến sĩ người Đức đã nhận định.”
NĐC: “Mọi sự xếp hạng trong nghệ thuật đều nghêu ngao, vớ vẩn. Ông nhà thơ nào tự nhận mình là số một thì cũng là một ông nghêu ngao, vớ vẩn…”
LTV: “Ô hay ! thế thì các giải thưởng thơ ca hàng năm của hội nhà văn Việt Nam hạng nhất nhì ba …a b c … cũng là trò nghêu ngao vớ vẩn sao?”
LTV: “Với ai đó (Ban chấp hành một hội nhà văn nào đó hoặc là người được giải thưởng hoặc là đông đảo người đọc) thì đấy có thể là một tưởng thưởng quí báu, danh giá của văn chương. Nhưng với tôi thì đó là một món quà nghêu ngao, vớ vẩn.”

LTV: “Nó không có giá trị gì hay sao?”
NĐC: “Tất nhiên là có.Tiền bạc. Một vài chục triệu đồng tiền Pôlime Việt. Cho qua vấn đề này đi. Mất hứng thú quá.”
LTV: “Ông nhận định về sự nghiệp hoạt động nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Đình Thi như thế nào.”

NĐC: “Hồi còn sống ông Thi đã có một lần nói trên báo đại để là : Tôi (NĐT) giống như một con vịt. Biết bơi một tí, biết chạy một tí, biết bay một tí…”
LTV: "Ông Thi rất khiêm nhường.”
NĐC: ”Chưa chắc. Nói như vậy là khiêm nhường. Nhưng những người cực kỳ kiêu ngạo cũng có kiểu nói như vậy. Chúng ta không nên lạc đề. Là một người cũng viết văn, tôi rất khâm phục những hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật của cha tôi. Tuy nhiên tôi cũng thấy tiếc cho ông, nếu như ông không trải rộng như thế mà tập trung toàn bộ tinh lực của mình vào một lĩnh vực thôi.”
LTV: “Thí dụ.”

NĐC: “Âm nhạc hoặc thơ ca.”
LTV: “Nhà thơ Phạm Tiến Duật vẫn thường ngợi ca ông Thi là một nhà văn hoá lớn của Việt Nam trong thế kỷ 20.”

NĐC: “Om sòm quá. Tôi thấy được là một nghệ sĩ thì cũng đã quá đủ vinh dự đối với một kiếp người. Tôi nói như vậy vì, thú thật nhé, tôi cũng chẳng hiểu nhà văn hoá, nhất là nhà văn hoá lớn là thế nào. Cũng chính vì thế mà tôi đâm nghi ngờ không biết thế kỷ 20 nước Việt ta có nổi một nhà văn hoá hay không.”
LTV: “Ông Thi là một nhà triết học.”


NĐC: “Lại thêm một om sòm nữa rồi. Hình như nước Việt Nam trong mấy chục năm qua chỉ có một nhà triết học họ Trần.”
LTV: “Ngay từ hồi còn rất trẻ ông Thi đã viết nhiều sách triết học.”
NĐC: “Để tôi kể cho mà nghe cái chuyện viết sách triết học của cha tôi. Thực ra đó là những bài viết có tính tóm tắt về triết học Kant, Schopenhauer, Herbert Spencer, Nietzsche, Bacon… Viết để bán cho các sinh viên con nhà giàu học cùng lớp học dốt lại lười học. Một nhà xuất bản in thành sách và thế là cha tôi nổi tiếng thành nhà triết học.

Có lẽ vì thế mà những ngày đầu tiên khi ông Trần Đức Thảo nghe lời cụ Hồ từ Pháp về Việt Bắc theo kháng chiến, ông Xuân Thuỷ đã mời ông Thi tới đối thoại với ông Thảo về triết học khai sáng. Những năm cuối đời ông Thi mới nghiên cứu nghiêm túc triết học phương Đông và đạo Phật. Tôi nghĩ rằng Nguyễn Đình Thi là một triết gia thì đúng hơn. Bất kì ai cũng có thể là một triết gia, nếu tự dưng người đó bỗng nhiên đốc chứng ngồi lặng đi suy ngẫm về thế giới và thân phận con người…”
LTV: “Hình như ông có điều gì không êm thuận lắm với ông Thi.”

NĐC: “Ô hay! Cứ phải mẹ hát con khen thì mới là êm thuận à ?”
LTV: “Không hẳn như thế nhưng mà nghe cái cách trả lời của ông thấy nó cứ gờn gợn thế nào ấy.”
NĐC: “Trong gia đình thì tôi là người con hiếu thảo, lễ phép. Nhưng trong văn chương thì tôi là bạn vong niên gần gũi của ông Thi. Ấy là ông Thi nói như vậy. Tôi trả lời những câu hỏi của bạn với tư cách một nhà văn nói về nhà văn Nguyễn Đình Thi. Vả lại về viết tiểu thuyết tôi và ông Thi rất lủng củng với nhau. Mặc dù đã cố hết sức nhưng tôi vẫn không thể chịu nổi văn tiểu thuyết chuẩn mực, trong sáng đến quang quẻ của ông.”
LTV: “Hỏi một tí về những chuyện riêng tư có của nhà văn Nguyễn Đình Thi có phiền không. Nghe nói nhà văn NĐT có con ngoài giá thú.”

NĐC: “Ông Thi học trường luật của Tây nên rất cẩn thận. Có thể vì thế mà trong di chúc của ông ghi rất rõ là ông chỉ có 3 người con tên là Lễ, Chính, Như cũng là con bà Bùi Nữ Trâm Nguyệt Nga là người vợ đầu tiên của ông đã chết trong kháng chiến chống Pháp năm 1951 ở Việt Bắc.”
LTV: “Trong nhiều năm qua người đời nói nhiều đến mối tình quốc tế nổi tiếng của nữ nhà báo người Pháp Madeleine Riffaud và nhà văn Nguyễn Đình Thi...”

NĐC: “Đúng là một mối tình thiên thu không biên giới. Năm 1952 Nguyễn Đình Thi sang dự đại hội liên hoan thanh niên thế giới ở Béc Lanh và quen bà. Thế rồi một nhà thơ Thổ Nhĩ Kì lưu vong nổi tiếng đã chắp nối cho hai người. Năm 1956 bà có sang Việt Nam định làm dâu danh chính ngôn thuận ở Việt Nam nhưng cụ Hồ có khuyên là không nên vì nếu như vậy Đảng Cộng sản Pháp sẽ mất một cán bộ tốt và e rằng bà sinh hoạt ăn ở làm việc lâu dài ở Việt Nam sẽ rất vất vả… Tất nhiên ông Thi vâng lời lãnh tụ.”
LTV: “Hai ông bà không cưới nhau nhưng vẫn yêu nhau.”

NĐC: “Tôi chỉ biết hai người vẫn thường xuyên đi lại, thư từ cho nhau. Di cảo của ông Thi còn tới cả ngàn lá thư của hai ông bà viết cho nhau từ năm 1952 cho đến năm 2003. Sau khi ông Thi qua đời bà có viết cho tôi một lá thư dài tới 7 trang nói lên lòng đau đớn tiếc thương vô hạn của bà trước cái chết của ông Thi và bà có ý muốn xin lại cả ngàn lá thư đó.
LTV: “Và ông đã làm theo ý muốn đó của bà?”

NĐC: “Tôi chỉ làm theo di chúc của ông Thi viết riêng cho tôi.
LTV: “Ông đang cất giữ di cảo của nhà văn Nguyễn Đình Thi.”

NĐC: “Bản thảo thì ông Thi đưa cho anh trai tôi cất để chia cho các cháu nội ngoại làm kỷ niệm của ông. Còn di cảo thì ông Thi trao cho tôi.”

LTV: “Ông có thể nói đôi chút về di cảo của nhà văn Nguyễn Đình Thi.”

NĐC: “Nếu như không có gì thay đổi thì năm 2014 tôi sẽ cho in toàn bộ di cảo này nguyên văn bằng tiếng Pháp theo di chúc của ông Thi. Nhưng cũng có thể tôi sẽ cho đốt tất cả di cảo của ông Thi vì ông cũng lại dặn rõ ràng là nếu tôi thấy nên đốt đi thì cũng đừng tiếc gì một mồi lửa.”
LTV : “Hình như hiện nay có một vài nơi đang sốt sắng quan tâm đặc biệt tới di cảo của ông Thi.”

NĐC: “Tất nhiên, thí dụ như cánh đầu nậu sách chẳng hạn.”

LTV: “Tôi muốn nói là những nơi khác.”
NĐC: “Cách đây không lâu một cán bộ an ninh văn hoá cũng lưu ý tôi hiện nay đang có những quan tâm ở đâu đó tới di cảo của nhà văn Nguyễn Đình Thi. Tôi nghĩ rằng họ sẽ chưng hửng mà thôi.”
LTV: “Vì sao.”

NĐC: “Với người nghệ sĩ thì chỉ có những sáng tạo nghệ thuật đích thực để lại cho đời là có giá trị. Còn tất cả những cái khác chỉ là nghêu ngao, vớ vẩn. Tôi xin cam đoan là những gì đáng đọc nhất của Nguyễn Đình Thi thì chúng ta đã đọc rồi. Di cảo của ông Thi ư. Đó chỉ là một đống những tình yêu bí mật của ông mà thôi….”
Nghe xong hai “quí tử” trò chuyện, một “quí tử” con một ông nhà thơ khác gọi điện tới cho Nguyễn Đình Chính:

“Ông nói về ông Thi được đấy nhưng thiếu một câu căn bản…
“ Câu gì ?
“Giá như bố tôi bớt bồi bút đi thì ông sẽ viết hay hơn…”
“Viết thế bố báo nào dám đăng!”

Và ông “con trai” nhà văn Nguyễn Đình Thi đặt máy xuống cái rộp.
NT

Tuesday, August 26, 2014

NGUYỄN HÙNG * DÂN VÀ ĐẢNG CƯỚP

Ngư dân hy sinh bám biển, bộ đội kiên quyết bám bờ, Đảng (ta) quyết tâm bám Tàu (cộng)

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Tổ tiên chúng ta có truyền thuyết Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ với trăm con, 50 theo mẹ Âu Cơ lên non lập nghiệp, 50 theo cha Lạc Long Quân xuống biển Đông sinh sống. Biển Đông đã gắn bó với con dân nước Việt ngay từ khi lập quốc. Biển Đông đã đùm bọc nuôi dưỡng con dân nước Việt hằng nghìn năm nay. Qua bao nhiêu đời “dân biển”, hai chữ mà người dân đi đánh cá tại biển khơi thân thiết gọi nhau, bây giờ được gọi là ngư dân, chỉ phải đối diện với thiên nhiên, với phong ba bao táp.


Việt Nam với bờ biển dài hơn 3000 cây số bao trùm toàn bộ Biển Đông. Từ bao đời nay tổ tiên ông cha chúng ta sống và tồn tại dựa vào biển, vào nguồn tài nguyên của biển Đông. Qua tất cả những triều đại quân chủ, dân biển/ngư dân luôn được quân đội của triều đình bảo vệ và bình yên làm ăn sinh sống.

Qua sử sách từ ngàn xưa khi lập quốc cho đến ngay cả thời kỳ đất nước bị phân chia theo hai chế độ quốc gia phía nam vĩ tuyến 17 và cộng sản phía bắc vĩ tuyến 17 trong những năm 1954-1975, ngư dân hành nghề đánh bắt cá và khai thác tài nguyên biển trong khu vực biển Đông chưa bao giờ bị tàu thuyền hải quân của một quốc gia nào, ngay là tàu thuyền của Tàu lục địa hay Tàu Đài Loan hoặc bất cứ quốc gia trong vùng Đông Nam Á công khai quấy nhiễu, bắt bớ, cướp đoạt tài sản và hung hăng rồi ngang ngượng đòi tiền chuộc mạng.

Nhưng từ khi cả nước bị lọt vào tay đảng CSVN từ năm 1975, ngư dân Việt Nam những tưởng được lực lượng bộ đội luôn xưng mình là anh hùng bảo vệ, được yên ổn làm ăn không bị nước khác hà hiếp cướp bóc, giết chóc; nhưng trái lại ngư dân lại bị trấn áp rất dã man, vô nhân đạo hơn cả những nạn nhân của bọn cướp biển mà chúng ta thường nghe thấy tại các vùng biển Âu Mỹ. Bọn đang táng tận lương tâm giết hại ngư dân Việt Nam không ai xa lạ với người dân và dân biển trong khi đảng nhà nước cộng sản tại Việt Nam thì dám bảo là “tàu lạ”. Bọn hải tặc biển Đông này chính là bọn hải quân Tàu cộng, bọn động chí thân thiết ruột thịt của đảng cộng sản Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh cho đến hôm nay.

Ngư dân miền Trung Việt Nam đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa luôn bị bọn hải quân Tàu cộng đánh đập cướp đoạt tài sản và bắt giữ đòi tiền chuộc mạng. Có hằng trăm vụ tàu thuyền của ngư dân Việt Nam bị bọn hải tặc đội lớp hải quân Tàu cộng cướp phá. Hằng ngàn ngư dân đã và tiếp tục hy sinh cả mạng sống của mình trong khi họ đi làm ăn sinh sống trên vùng biển mà ông cha chúng ta từ bao đời.
Trong khi ngư dân tiếp tục bị hải quân hải tặc Tàu cộng hành hung cướp đoạt tài sản, bắt người đòi tiền chuộc mạng thì tàu chiến các loại của bộ đội hải quân Việt thay vì hiện diện xua đuổi bọn cướp đội lớp hải quân Tàu để bảo vệ an toàn và tài sản của bà con ngư dân đang làm ăn trên vùng biển của Việt Nam mà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn chỉ thỏ thẻ đôi lời cho có rồi im lìm, nhưng tuyệt nhiên không thấy một chiếc tàu chiến nào và ngay cả những chiếc tàu gọi là tàu công an (cảnh sát) biển xuất hiện xua đuổi hay bắt giữ bọn cướp Tàu cộng bảo vệ ngư dân.

Thân nhân của ngư dân bị Tàu cộng bắt giữ phải tự lo tiền bạc trả cho Tàu cộng đề cứu người thân bị bắt giữ thay vì nhà nước. Nếu quả thật là chính quyền vì dân, phải có trách nhiệm đòi hỏi phía nhà nước Tàu thả vô điều kiện công dân của nước mình bị bắt trái phép và phải bồi thường thiệt hại tài sản và cơ thể của ngư dân do bộ đội hải quân của Tàu gây ra. Cho đến hôm nay chưa có một lần nào phía nhà nước cộng sản Việt Nam làm việc này. Ngược lại họ thì chỉ lập lại vài câu tuyên bố nhỏ nhẹ cho có lệ trong khi lãnh đạo chóp bu lại giao hảo thân thiết với lãnh đạo cộng sản Tàu, xem nhau như anh chị em ruột thịt thân thiết. Có phải đây là hành động của một nhà nước của một quốc gia có trách nhiệm bảo vệ an toàn và sinh mạng của người dân hay là một đảng một nhà nước đã và đang bán đứng tổ quốc cho bọn xâm lược Tàu phương Bắc?

Sự kiện bọn xâm lược Tàu cộng ngang nhiên mang giàn khoan khổng lồ vào cắm sâu trong vùng biển Việt Nam trong thời gian hơn 2 tháng kể từ ngày 01/05/2014 là hành vi xâm lược trắng trợn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Ngoài việc đưa và ba chiếc “thuyền ba lá” cảnh sát biển ra nhảy waltz (valse) với hằng chục tàu chiến của Tàu cộng trong tình gia đình anh em, đảng ta lại hô hào ngư dân mang những chiếc thuyền nan ra vùng nguy hiểm làm bia để cho Tàu cộng thực tập xịt nước, tung, húc, nhấn chìm tàu thuyền đánh cá của ngư dân. Điều thật vô lương tâm của bộ đội hải quân Việt Nam là đã không bảo vệ ngư dân bị bọn bộ đội cướp biển hải quân Tàu cộng tấn công, không tiếp cứu những tàu thuyền ngư dân đang bị hải quân Tàu cộng tung và nhấn chìm, và chỉ xuất hiện tàu trục kéo sau khi sau khi thuyền của ngư dân sắp bị chìm mất xác, rồi kéo, rồi chụp hình tuyên truyền giả nhân giả nghĩa rất lố bịch.

Ngay cả trong chiến dịch tuyên truyền sau khi giản khoan tạm thời rời khỏi vùng lãnh hải Việt Nam tại nhà “văn hóa thanh niên TP HCM” do báo Tuổi trẻ tổ chức triển lãm gọi là “75 ngày Biển Đông dậy sóng”, cũng chỉ viết dòng chữ: “Những người Việt can trường”. Không thấy đâu những hình ảnh ghi lại bóng dáng của bộ đội hải quân “can trường”, hay đảng ta “can trường” đối đầu đuổi bọn xâm lược Tàu cộng ra khỏi lãnh hải, mà chỉ thấy vài ba chiếc tàu rỉ sắt gọi là công an biển (cảnh sát) chơi trò ú tìm với bọn hải quân Tàu cộng, trong khi đó những chiếc thuyền thô sơ của ngư dân bị đẩy ra phía trước, phải đối mặt với tàu chiến trang vũ khí bị tận răng của các đồng chí ruột thịt của đảng CSVN.

Những ngư dân được đảng ta gán cho danh từ “cột mốc sống” phải hy sinh mạng sống trong khi trong tay không có một tất sắt bám biển trước lực lượng hung hậu của bọn xâm lược Tàu cộng. Trong khi đó không chỉ bộ đội kiên quyết bám bờ và hằng vạn công an chìm nổi cũng kiên quyết bám bờ, kiên quyết đàn áp tàn độc những người yêu nước lên tiếng chống bọn xâm lược Tàu cộng. Và mới đây, ngày 25/08/2014, ủy viên bộ chính trị Lê Hồng Anh, làm đặc phái viên của Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, đi sứ chầu lãnh đạo Tàu cộng để nhận tiếp chỉ thị, trong khi đảng cộng sản Việt Nam huy động hàng ngàn công an chìm nổi trên khắp nước ngăn chặn và quản thúc anh chị em quan tâm đến tình hình đất nước bị Tàu cộng xâm lược đi tham dự buổi xét xử gọi là công khai 3 công dân yêu nước Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh tại Đồng Tháp ngày 26/08/2014.


Bộ đội hải quân (đảng cs) Việt Nam không thấy đâu xung quanh khu vực giàn khoan HD 981, trong khi thuyền đánh cá bị bọn Tàu cộng đánh chìm, chỉ xuất hiện tàu kéo sau khi thuyền của ngư dân bị đắm. Một màn dàn dựng vô lương tâm bán rẻ sinh mạng người dân của đảng CSVN.
Quả thật:
Ngư dân hy sinh bám biển, bảo vệ Tổ quốc!
Bộ đội kiên quyết bám bờ, bảo vệ hòa bình!
Đảng (ta) quyết tâm bám Tàu cộng, bảo vệ đảng! 
Ngày 27 tháng 08 năm 2014

GÁI MIỀN TÂY

  Báo điện tử Trí Thức Trẻ bị phạt nặng

Cập nhật: 07:52 GMT - thứ sáu, 15 tháng 8, 2014

Bài viết gây tai tiếng đã được rút khỏi trang báo
Báo điện tử Trí Thức Trẻ vừa nhận quyết định đình bản ba tháng và bị phạt 207 triệu đồng vì đăng bài nói về phụ nữ miền Tây "gây bức xúc cho dư luận".
Hôm 12/8, báo này đăng bài có tựa đề "Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ" của một tác giả ẩn danh.
Bài báo bình luận về các cô gái ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: "Về độ “ngon”, độ “ngoan” thì tôi dám quả quyết không gái miền nào địch được gái miền Tây. Nhưng còn về độ “ngu” thì phần lớn gái miền Tây cũng là những cô gái “ngu dốt” vô đối".
Khi đăng tải, bài này đã gây phản ứng khá gay gắt trong dư luận.
Chiều thứ Năm 14/8, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn đã họp khẩn cấp với Thanh tra Bộ, Cục báo chí, và một số cơ quan khác để xem xét vụ này.
Ông Tuấn vừa ký quyết định số 1171/QĐ-BTTTT ngày 15/8 đình bản báo điện tử Trí Thức Trẻ ba tháng.
Sau thời gian đình chỉ tạm thời nói trên, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ xem xét để quyết định việc tiếp tục hoạt động của báo này.
Cùng ngày 15/8, Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông cũng quyết định phạt báo điện tử Trí Thức Trẻ 207 triệu đồng.
Đây là mức phạt cao nhất từ trước tới nay đối với một tờ báo.

Vi phạm nghiêm trọng

Kết luận của Bộ Thông tin-Truyền thông đánh giá rằng bài viết đã đăng trên tờ Trí Thức Trẻ là "điển hình của những trò giật gân, câu khách rẻ tiền trên một số tờ báo điện tử hiện nay".
"Ngoài việc vi phạm pháp luật nghiệm trọng, thông tin trên báo điện tử Trí Thức Trẻ còn ảnh hưởng đến xã hội, gây bức xúc cho dư luận."
Tác giả bài báo, viết từ góc độ một người miền Bắc từng yêu một cô gái miền Tây, đã tỏ thái độ khinh miệt phụ nữ vùng này.
"Dù không là người miền Tây, nhưng đã từng tiếp xúc, đã từng yêu gái miền Tây, tôi tiếc và khá thất vọng về họ."
Quyết định đình bản đã được áp dụng cho một vài tờ báo ở trong nước trước đây.
Năm 2009, báo Du lịch cũng bị đình bản trong ba tháng vì 'sai phạm nghiêm trọng' trong số Tết Kỷ Sửu 2009, khi đăng bài nói về quan hệ Việt-Trung.
Báo điện tử Trí Thức Trẻ thuộc Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam và do Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corporation) vận hành, khai thác.
VC Corporation hiện có hơn 20 sản phẩm trong lĩnh vực Truyền thông, Thương mại điện tử và Mạng xã hội. Công ty nhận đầu tư nhiều triệu đôla của Quỹ Intel Capital năm 2012.
Trước đó, năm 2007, VC Corporation nhận đầu tư start-up của quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Việt Nam, công ty gắn liền với tên tuổi ông Henry Nguyễn Bảo Hoàng, con rể Thủ tướng Việt Nam.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/08/140815_newspaper_suspended.shtml

Về bài báo bị phạt trên Trí Thức Trẻ

Cập nhật: 14:42 GMT - thứ hai, 18 tháng 8, 2014
Vùng miền Tây Nam Bộ gồm hơn 10 tỉnh với hàng chục triệu dân
Cuối tuần qua, câu chuyện về trang Trí Thức Trẻ bị đình bản vì bài “Gái miền tây và 3 chữ N” vẫn tiếp tục được tranh luận trên nhiều trang mạng tiếng Việt.
Theo gợi ý của một số bạn bè trên Facebook, tôi viết bài này để chia sẻ cách nhìn từ Anh Quốc, về chuyện tự do báo chí và cũng về cách ‘xử lý’ của nhà chức trách khi có chuyện tương tự.
Đầu tiên là về chính ngôn từ trong bài viết khiến Trí Thức Trẻ bị đình bản và phạt tiền.
Theo tôi, đấy chưa đủ tiêu chuẩn là một bài báo, cùng lắm là dạng ý kiến riêng, may lắm thì được đăng ở một trang blog cá nhân hoặc chia sẻ với bạn bè.
Có lẽ cũng vì ở Việt Nam còn thiếu một định nghĩa, một tiêu chuẩn thế nào là ‘bài báo’, nên Trí Thức Trẻ đã đăng nó và gặp ‘vận hạn’ như các bạn đã biết.
Nếu là bài báo dạng tin tức (news story), người viết phải nêu ra một thông tin gì đó mới mẻ, về một sự kiện, nhân vật nhất định.
Nếu là bài phân tích (analysis), bình luận (commentary) thì cũng phải có căn cứ khoa học hoặc qua phỏng vấn, trích dẫn chuyên gia, nhà quan sát.
Cứ cho là về mặt thể loại, bài "Gái miền Tây" tạm có đủ tiêu chuẩn là ý kiến (opinion piece) thì nó cũng hoàn toàn thiên lệch vì dựa trên ‘câu chuyện’ về một hai cô gái không tên nào đó.
Về mặt đối tượng thì gộp cả triệu cô gái ở trên 10 tỉnh miền Tây Nam Bộ của Việt Nam vào một hai ví dụ để khen chê linh tinh không phải là ‘làm báo’ mà là kỳ thị vùng miền.

Văn phong và cách viết

Nhưng điều đáng lo ngại là ở Việt Nam cho đến mấy ngày hôm qua, số người phê phán bài viết về cách khinh thường trí tuệ các cô gái miền Tây thì nhiều (chữ N thứ ba), mà ít người thấy cả hai chữ N kia cũng đầy vấn đề.
Vì xét theo quan điểm văn minh, hiện đại, chuyện một thanh niên nam dùng các từ như ‘ngon’ để gọi phụ nữ là sai trái.
Đấy là ngôn ngữ của vỉa hè, mang tính phân biệt nam nữ và ‘sexist’, tức là coi phụ nữ là đối tượng của bình phẩm mang màu sắc tình dục rõ rệt.
 "Câu chuyện khiến người ta lo ngại về thái độ chung về nữ giới của rất nhiều thành viên trong xã hội."
Ở một công ty phương Tây chẳng hạn, nếu gọi đồng nghiệp nữ theo kiểu đó chắc nam giới sẽ bị kiện vì tội ‘sexual harassment’ bằng lời lẽ.
Hơn nữa, gọi trẻ em 'ngoan' thì tạm được nhưng gọi phụ nữ là ‘ngoan’ cũng có hàm ý người nói kẻ cả, bề trên, đặc đầu óc phong kiến, không coi nữ bình đẳng với nam.
Vì thế, nhiều bạn, kể cả các bạn nữ, đã hoàn toàn sai lầm khi cho rằng bài viết ‘khen’ các cô gái miền Tây Nam Bộ là ‘ngoan và ngon’.
Theo tôi, cả ba chữ N đều có tính miệt thị và còn vô ý thức ở hai chữ đầu và thiếu văn hóa ở chữ thứ ba.
Cả câu chuyện khiến người ta lo ngại về thái độ chung về nữ giới của rất nhiều thành viên trong xã hội.
Tư duy 'macho' đó này là quá lỗi thời và các bạn cần biết rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang có nữ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng (như bà Ursula von der Leyen của Đức), và không có nghề nghiệp, vị trí gì là thuộc độc quyền của phái nam.

Tự do và kiểm duyệt

Nhưng việc đình bản và phạt báo vừa qua có liên quan gì đến tự do báo chí hay không?
Theo tôi, về mặt kỹ thuật, việc phạt báo hay cấm đăng bài, xóa bài, căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay là bình thường.
Nhưng nhìn rộng ra thì cả cơ chế quản lý báo chí đó lại có vấn đề.
Cấm bài, cắt bài, phạt báo trên lý thuyết thuộc về phạm vi kiểm duyệt.
Các bạn đừng nên nghĩ kiểm duyệt là xấu.
Nước nào cũng kiểm duyệt ít nhiều văn hóa, truyền thông.
Vấn đề chỉ là kiểm cái gì và duyệt cái gì, cơ chế ra sao mà thôi.
Ở rạp chiếu phim bên Anh, sau quảng cáo, trước khi vào phim người ta luôn chiếu giấy chứng nhận - certificate của Hội đồng Điện ảnh Anh Quốc (BBFC) với dấu mang chữ PG trong khung hình tam giác màu vàng.
Chữ ký của quan chức xét duyệt phim đó cũng hiện luôn trên màn hình.


Anh Quốc chủ trương tự do thông tin nhưng cũng ngăn ngừa vi phạm
Người ta kiểm duyệt phim ảnh căn cứ vào mức độ tình dục, bạo lực trong phim và xem phim phù hợp với lứa tuổi nào.
Kể cả phim của Mỹ đã được xét duyệt bên đó, muốn chiếu tại Anh cũng phải qua cửa của Bấm BBFC.
Với báo chí, nhất là báo mạng, Anh Quốc chủ trương tự do thông tin và thúc đẩy sáng tạo công nghệ mạng (online innovation) nhưng chính phủ vẫn ngăn các dạng phát hành vi phạm bốn dạng nội dung.
Đó là nội dung vi phạm bản quyền (copyright infringement); tình dục người lớn (adult content – nhằm bảo vệ trẻ em); khủng bố (terrorism – ngăn các nhóm khủng bố dùng mạng Internet để tuyên truyền); và kích động hận thù (hate crime).
Khi các trang web hay bài viết, nội dung này xuất hiện, chính quyền có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ (ISP) khoá trang lại hoặc khóa bài viết, nội dung âm thanh, hình ảnh, video đó.
Nhưng trong các lĩnh vực khác, nhà nước không tự can thiệp mà để cho xã hội cùng hệ thống tư pháp độc lập giải quyết.
Ví dụ là một cá nhân, bạn hoàn toàn có thể khiếu nại lên báo chí hoặc yêu cầu toà án ra án lệnh ngăn báo chí đưa tin, đăng ảnh mà bạn cảm thấy đang hoặc sẽ vi phạm đời tư, quyền riêng tư hoặc thấy bị xúc phạm.
Rất nhiều siêu sao của giới ca nhạc, giải trí, thể thao đã chọn cách này để ngăn báo chí.
Ngoài ra, không gian tự do để châm chọc, trêu đùa, thậm chí cười nhạo luôn rộng mở.
Các sách in tiếu lâm bán đầy ngoài hiệu sách, về đủ mọi loại người, loại nghề.
Bạn còn có thể mua cả bộ sách Bấm 'Xenophobes' Guides' trêu chọc, nêu tính xấu một cách đầy định kiến nhưng dí dỏm về các quốc gia và dân tộc châu Âu, châu Mỹ, cả Trung Quốc, Nhật Bản (chưa thấy Việt Nam).
"Tất cả vẫn lại quay về điểm khởi đầu là bộ ngành có báo làm sai thì bộ ngành tự xử lý...chính mình."
Trở lại bài viết tai tiếng trên Trí Thức Trẻ.
Vì ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, tự nhiên đây lại là chuyện ‘quốc gia đại sự’.
Vì mọi tờ báo, ấn bản thông tin, đài phát thanh, truyền trình ở Việt Nam ở dưới có một cơ quan chủ quản nào đó thuộc chính quyền, nên quả bóng trách nhiệm cho mọi nội dung luôn rơi trở lại sân chính quyền.
Trong khi nó chỉ nên là chuyện của những người cảm thấy bị xúc phạm gửi thư khiếu nại hoặc kiện tờ báo hay cá nhân tác giả mà cho đến nay vẫn ẩn danh.
Hai bên có thể gặp nhau tại toà án nếu như toà ở Việt Nam được giao vai trò xét xử báo chí.
Đằng này tất cả vẫn lại quay về điểm khởi đầu là bộ ngành có báo làm sai thì bộ ngành tự xử lý...chính mình hoặc cùng lắm là bộ này xử lý bộ kia nhưng vẫn cùng nằm trong chính phủ.
Cũng vì thế, tranh luận về ‘tự do báo chí’ trong vụ việc này xem ra chưa phù hợp chừng nào cơ chế tam quyền phân lập và chế độ kiểm duyệt minh bạch với thông tin, báo chí chưa được định hình ở Việt Nam.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/blogs/2014/08/140818_ve_bai_tren_tri_thuc_tre.shtml

Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ

Published on August 19, 2014   ·
MIENNAM-MIENTAY


Về độ “ngon”, độ “ngoan” thì tôi dám quả quyết không gái miền nào địch được gái miền Tây. Nhưng còn về độ “ngu” thì phần lớn gái miền Tây cũng là những cô gái “ngu dốt” vô đối.
Cuối tuần vừa rồi, em trai tôi đưa về nhà ra mắt một cô gái. Em bảo rằng, đó là người yêu của em – 1 cô gái miền Tây rất xinh xắn, ngọt ngào. Ban đầu nhìn thấy em lâu rồi mới đưa 1 bạn gái về nhà, là anh trai mà tôi thật sự mừng cho em. Song tiếp xúc với bạn em đúng 1 ngày, tôi thấy bạn gái em cứ thấp thoáng hệt như những cô gái miền Tây tôi có dịp tiếp xúc ngày còn ở Sài Gòn. Có phải vì ở em cũng như nhiều gái miền Tây khác luôn gắn với 3 chữ N nổi danh thiên hạ: Ngon, Ngoan, Ngu không?

Thật sự, tôi không muốn có 1 cuộc chiến vùng miền gì hết ở đây. Vì tôi vẫn chưa tỏ ý kiến hay khuyên thằng em trai duy nhất của tôi phải chia tay với cô gái đó. Chuyện của em tôi, tôi muốn tự nó trải nghiệm và quyết định. Nhưng cá nhân tôi, sau hơn 4 năm tiếp xúc với gái miền Tây thì đúng là tôi thấy tiếc cho các em ấy khi thiếu khuyết đi một phần quan trọng nhất.
Tôi là một chàng trai Bắc, nhưng do yêu cầu công việc, tôi phải vào Nam công tác trong hơn 4 năm. Tại mảnh đất Sài Gòn này, bên cạnh các cô gái Sài thành chính gốc, tôi được tiếp xúc với khá nhiều gái miền Tây.
Xin được nói về chữ “Ngon” của gái miền Tây trước – cái làm tôi choáng ngợp đầu tiên. “Ngon” ở đây tôi muốn nhắc tới chính là vẻ đẹp cơ thể với làn da trắng, dáng chuẩn của gái miền Tây.

GAIMIENTAY2
Xin được nói về chữ “Ngon” của gái miền Tây trước – cái làm tôi choáng ngợp đầu tiên. “Ngon” ở đây tôi muốn nhắc tới chính là vẻ đẹp cơ thể với làn da trắng, dáng chuẩn của gái miền Tây (Ảnh minh họa)

Chẳng là, ngay ở công ty tôi đang làm việc ngày đó cũng có nhiều gái miền Tây. Nhìn bề ngoài, các em rất xinh đẹp, dễ thương và ngây thơ. Đặc biệt, các em có giọng nói ngọt ngào như mía lùi khiến ai nghe cũng phải mềm lòng. Nhất là giai Bắc như tôi phải nói cứ “chết mê chết mệt” từ phút ban đầu tiếp chuyện do khác biệt giọng nói này. Giọng nói ngọt ngào đó của các em gái miền Tây, tôi không tìm thấy ở con gái miền nào hết.

Đặc biệt, trong số các em ấy, tôi chết đứ đừ với 1 em. Em còn có hình dáng bên ngoài rất cao ráo, trắng trẻo. Nhiều lúc nhìn em, tôi còn nghĩ thương hiệu “con gái miền Tây” (vùng đất có nhiều người con gái đẹp) đã được bảo chứng là đây? Tôi không rõ cái đẹp ấy là do thổ nhưỡng, điều kiện sống hay gen di truyền nữa. Nhưng quả thật, so với các miền khác, em và các cô gái miền Tây khác ở công ty nhìn “ngon mắt” và cuốn hút hơn thực sự. Lại thêm cái vũ khí cực kỳ lợi hại là giọng nói ngọt ngào, kiểu nói chuyện thật thà, dễ thương nên đã khiến những đàn ông có phần kỹ tính nhất như tôi bị chinh phục, mê đắm.

Ngoài ra, theo tôi đánh giá, gái miền Tây còn nổi tiếng là những cô gái “Ngoan” đúng với nghĩa đen. Tôi khâm phục bởi em cũng như nhiều cô gái miền Tây đã gặp vì thấy em rất có hiếu với bố mẹ và gia đình của mình. Chính em đã từng kể cho tôi nghe, chỉ đi làm công sở và là huấn luyện viên Yoga tại các Trung tâm thể dục thể thao mà em đã cố gắng dành dụm giúp ba mẹ cất lại được căn nhà sập sệ đang ở. Ngoài ra, em còn phụ gia đình mua thêm xuồng máy và thậm chí cả miếng ruộng mới. Chẳng thế mà em cũng thật thà nói, bộ mặt gia đình em đã thay đổi một cách nhanh chóng kể từ ngày em và các chị gái đi làm.

Nghe em kể và nghe nhiều đồng nghiệp khác kể về em ngoan ngoãn, có hiếu như vậy, tôi lại càng “bồ kết” em thật sự. Tôi lên chiến dịch chinh phục em gái miền Tây này bằng đủ mọi cách. Và sau hơn 2 tháng, em đã đồng ý làm bạn gái của tôi. Nhưng kể từ khi chính thức là bạn trai của em, được nghe em nói chuyện hàng ngày, tôi mới vỡ lẽ về cái chữ “N” thứ 3.
Ngày mới quen em, tôi không chú ý vào những câu chuyện em nói. Bởi nói thật, tôi quá choáng ngợp với những thứ bên ngoài của em nên thấy em hấp dẫn vô cùng. Song tiếp xúc lâu với em, tôi thành ra chán nản và nhiều lúc cáu gắt vô cớ.


Nói chính xác hơn là cách em nói chuyện rất ngây ngô và ngu muội. Cách nói chuyện của em sao nó lệch 180 độ với hình thức bên ngoài của em. Đến nỗi, nhiều câu chuyện đơn giản và bình thường nhất mà em cứ ngơ ngơ không hiểu. Điều này khiến tôi nhiều lúc có cảm tưởng ánh sáng văn hóa còn chưa chiếu tới em vậy. Nói chung, em xinh đẹp và đáng yêu là vậy nhưng chỉ biết đến ngày mai chứ nói xa xôi hơn một chút là em thấy nhức đầu vì phải động não ngay.
Yêu một cô gái xinh đẹp ngọt ngào nhưng “não ngắn” như vậy khiến tôi tự thấy nhàm chán. Nhưng vì bề ngoài của em, tôi vẫn cố đấm ăn xôi, duy trì mối quan hệ. Song sau 5-7 lần đưa em đi chơi với bạn bè. Lần nào khi về nhà, tôi cũng nhận được điện thoại của những thằng bạn chê em.
Có thằng bạn tôi thì bảo: “Sao mày quen ở đâu con bé ăn nói ngu thế?”, “Mày có biết gái miền Tây nổi tiếng ăn nói ngu dốt không mà đâm đầu vào yêu?”. Có thằng thì dọa tôi: “Chạy làng nhanh đi còn kịp đấy mày ạ”… Bạn bè tôi 10 thằng gặp mặt bạn gái miền Tây của tôi thì cả 10 người đều chê như thế khiến tôi thấy ngán ngẩm và cuối cùng cũng phải nói lời chia tay.


Ngày tôi trơ mặt nói lời chia tay với em, em hỏi lý do tại sao mà tôi không dám nói thẳng. Nhưng em cứ gặng hỏi mãi nên tôi đành phải thú nhận: “Chỉ vì em là gái miền Tây, lời ăn tiếng nói quá ngờ nghệch nên anh phải dừng lại”.
Nghe tôi nói xong, em mặt đỏ bừng bừng và quát lớn: “Vâng, anh chê gái miền Tây ăn nói ngu. Tôi làm sao bằng gái miền Bắc đanh đá cá cày nhà các anh được. Anh là thằng đàn ông tồi chỉ biết bới móc người khác”. Nói thế, em ôm mặt chạy mất.
Đến nay, chúng tôi đã chia tay nhau được 6 tháng và tôi vì công việc cũng đã trở ra Bắc được hơn 6 tháng nay. Chia tay bạn gái miền Tây, tôi vẫn thấy khá tiếc nuối và day dứt. Song thật sự, công bằng mà nói, tôi vẫn phải khẳng định. Về độ “ngon”, độ “ngoan” thì tôi dám quả quyết không gái miền nào địch được gái miền Tây. Nhưng còn về độ “ngu” thì phần lớn gái miền Tây cũng là những cô gái “ngu dốt” vô đối. Và đàn ông nếu sa vào tay những gái miền Tây thường hay chán gái miền Tây là vì vậy.


Tóm lại, dù không là người miền Tây, nhưng đã từng tiếp xúc, đã từng yêu gái miền Tây, tôi tiếc và khá thất vọng về họ. Tôi thầm mong bạn gái cũ của tôi cũng như nhiều gái miền Tây khác hiện nay nên xem lại bản thân mình và khắc phục nhược điểm này để đỡ mất giá. Không biết, các anh chị và các bạn có đồng quan điểm trên với tôi không?
P/S: Tôi không có ý phân biệt vùng miền mà chỉ muốn nhân sự việc em trai đưa bạn gái miền Tây về nhà, nhớ lại chuyện cũ nên tôi mang ra bàn luận cho vui.
TRÍ THỨC TRẺ

 PHẢN ỨNG CỦA ĐỘC GIẢ


Sao không phạt cá nhân mà phạt cả báo?


Cá nhân tôi là con gái miền Tây, tôi thấy chúng tôi cũng giống như chị em phụ nữ ở mọi miền đất nước, có người xấu người đẹp, người ngoan người hư, người khôn người khó, người văn hoá thấp, người  lắm tri thức, người có chỉ số IQ cao, người IQ thấp...
Tuy nhiên, tôi không phải nhà xã hội học nên cũng không rõ tỉ lệ các thuộc tính nói trên ở các tỉnh miền Tây so với các miền khác như thế nào nhưng tôi nghĩ không ai lại căn cứ vào đó để định giá nhân phẩm của của mỗi cá nhân hay cả một vùng miền, không ai căn cứ vào đó để không dám yêu con gái miền Tây như nhân vật trong bài báo đó viết.
 
 Long Nhật nói rằng gái miền Tây hiền lành, dễ thương chứ không giống như những gì mà bài báo "Gái miền Tây và 3 chữ "N" đã viết.
 
 - Bài viết không những thể hiện cái nhìn thiển cận, một chiều của tác giả mà còn là bằng chứng chứng minh lối làm báo chụp giật, chiêu trò “câu view rẻ tiền”.
 Bài viết “Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ” xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ miền Tây. Nội dung bài viết là "trải nghiệm" của một chàng trai đất Bắc (không có tên tác giả), từng có người yêu là một cô gái miền Tây để dẫn đến kết luận rằng các cô gái miền Tây "nổi danh thiên hạ" nhờ ba chữ N tức "Ngon, Ngoan, Ngu". Nhiều cư dân mạng vô cùng bất bình vì một nhận định phiếm diện, có tính đả kích vùng miền, lại được đăng tải như một bài báo.
 Tôi không thể chấp nhận được cái loại báo chí mất dạy như thế này, mang danh là tờ báo "Trí Thức Trẻ" mà lại đi viết những loại bài ba xu, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, con người của một vùng đất.Tôi vừa gọi điện cho một anh có trách nhiệm của Bộ Thông Tin &Truyền Thông yêu cầu phải làm việc với BBT tờ báo này, nếu không tháo bài xuống, tôi sẽ kiện ra tòa...” - một phản ứng mạnh mẽ từ nickname Binh Nguyên trên Facebook cá nhân.
Ngay dưới dòng chia sẻ này là vô số bình luận đồng tình từ cư dân mạng khác: “Làm báo mà viết là: "tôi dám quả quyết...". Viết báo kiểu gì mà quả quyết 1 cách cùn lụt, hạn hẹp, thiển cận thế này” - cư dân mạng Nhất Phương viết; “Không thể chấp nhân cách viết bôi nhọ như thế...!” - cư dân mạng Khiem Vo viết; “Tư cách người viết bài này cùng với tư cách của ban biên tập duyệt đăng bài đã được thể hiện rất rõ. "Trí Thức Trẻ" có xứng đáng để tồn tại với tên gọi đó hay không?” - Tram Do viết; “Tại sao xúc phạm người khác như thế?” - Loc Ho Huu viết...
Do quá bức xúc, một số cư dân mạng viết cả bài dài để nói lên sự bất bình của mình. Một số báo khác cũng có bài viết chỉ trích cách câu view (lượt truy cập) “bẩn” này. “Tôi là trai Bắc, cảm thấy buồn cho tác giả bài báo. Thiếu tri thức, lòng tử tế đã đành, mà còn bị tư tưởng thiển cận, cục bộ vốn cố hữu của số đông người mình. Nước ta từng bị chia cắt, mỗi xứ một cách đối xử, Bắc kỳ là thuộc địa, Trung kỳ là bảo hộ, Nam kỳ là nhượng địa, mục đích là chia để trị, còn trước đó thời phong kiến cũng từng có 200 năm Đằng trong - Đằng ngoài. Vì vậy ngày nay vẫn còn rớt lại tư tưởng phân chia vùng miền.
 

TIN THẾ GIỚI

  Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-08-27
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9834130-305.jpg
Hàng ngàn công nhân Trung Quốc được rút ra khỏi cảng Vũng Áng ở Hà Tĩnh, Việt Nam đã về đến cảng Tú Anh ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc vào ngày 20 tháng 5 năm 2014.
AFP PHOTO
Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.

Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự

Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.
Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng  được nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt động.
Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:

Vungang-400.jpg
Một công trình xây dựng tại KCN Vũng Áng do nhà thầu Trung Quốc thi công. Courtesy photo.
“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.”
Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.

Rút đi 4.000 nhưng đưa qua 10.000

Nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.
-Bùi Kiến Thành
Bên cạnh câu chuyện Vũng Áng Hà Tĩnh, sự kiện Nhà thầu Trung Quốc, công nhân Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam đã và đang gây ra sự quan ngại trong dư luận. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định:
“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào.”
Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua  hơn 1 vạn thì chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.

 

  Mỹ không có kế hoạch phối hợp với Syria chống nhóm Nhà nước Hồi giáo

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest
Tòa Bạch Ốc tuyên bố không có kế hoạch phối hợp với Syria trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo, một nhóm chủ chiến đe dọa đến Hoa Kỳ và đang tìm cách lật đổ chính phủ của Tổng thống Assad.
Phát ngôn viên Josh Earnest nói Hoa Kỳ không công nhận chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad , nhà lãnh đạo Syria, và không có dự định nào thay đổi chính sách đó.

Tin cho hay Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện các chuyến bay trinh sát trong vùng trời Syria để theo dõi sự di chuyển của nhóm Nhà nước Hồi giáo trước các cuộc oanh kích nhắm vào nhóm này có thể sẽ được thực hiện.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, hôm thứ Hai, đã cho phép thực hiện các chuyến bay, nhưng giới chức Mỹ không cho biết khi nào khởi sự.

Tuy nhiên họ xác nhận rằng một người Mỹ cải sang đao Hồi Douglas McCain, chiến đấu cho nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Syria đã bị thiệt mạng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói họ đang cung cấp “mọi sự giúp đỡ thuộc về lãnh sự” cho gia đình của Douglas McCain.
Các giới chức Mỹ tin rằng hàng chục người Mỹ đang có mặt ở Syria và Iraq, tham gia chiến đấu với các phần tử chủ chiến.

Douglas McCain trước đây ở San Diego, California. Hiện chưa rõ lý do vì sao ông cải đạo từ Cơ Đốc giáo sang Hồi giáo cực đoan.

Mỹ lên án Việt Nam kết án 3 nhà hoạt động nhân quyền

Từ phải sang trái : Bùi Hằng, Văn Minh, Thúy Quỳnh (G)
Từ phải sang trái : Bùi Hằng, Văn Minh, Thúy Quỳnh (G)
DR

Trọng Thành
Hôm qua 26/08/2014, sau khi tòa án sơ thẩm Việt Nam tại Đồng Tháp kết án tù giam ba nhà tranh đấu Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, Đại sứ quán Hoa Kỳ ra tuyên bố bày tỏ « mối quan ngại sâu sắc ». Các tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International và Human Rights Watch đồng loạt lên án Việt Nam sử dụng tội danh gây rối trật tự công cộng để đàn áp những người « thể hiện ôn hòa quan điểm chính trị », « thực thi quyền tự do hội họp » và « bày tỏ tình đoàn kết với những người có nguy cơ bị bách hại ».

Hôm qua, trong một phiên xử mà luật sư cho biết đã được tiến hành chỉ nhằm để buộc tội các bị cáo, tòa án sơ thẩm tỉnh Đồng Tháp đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng ba năm tù, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm và anh Nguyễn Văn Minh 2 năm rưỡi tù giam. Hồi đầu tháng 2/2014, bà « Bùi Hằng», 50 tuổi, cùng cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 28 tuổi và anh Nguyễn Văn Minh, 34 tuổi, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, bị công an tỉnh Đồng Tháp bắt giữ khi đến thăm ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân chính trị cư trú tại tỉnh này, đang trong tình trạng bị công an đe dọa trấn áp.
Sự cố nói trên bị nhiều nhà hoạt động nhân quyền lên án như một vụ án dàn dựng nhằm bỏ tù nhà tranh đấu nổi tiếng Bùi Thị Minh Hằng, thường được gọi là « Bùi Hằng ». Bà Bùi Hằng được công chúng biết đến sau nhiều lần tham dự các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông. Theo luật sư, sức khỏe của các bị cáo, đặc biệt là bà Bùi Hằng rất kém. Bà Bùi Hằng cùng cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 28 tuổi và anh Nguyễn Văn Minh, đã trải qua nhiều cuộc tuyệt thực trong thời gian 6 tháng bị giam giữ để phản đối hành xử bất công của chính quyền.
Trong tuyên bố hôm qua, Đại diện Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định việc tư pháp Việt Nam « sử dụng các điều luật về trật tự công công để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ, vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều đáng báo động ». Mỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do « vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ ».
Phó Giám đốc Châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, Phil Robertson, tuyên bố các cáo buộc của tư pháp Việt Nam chống lại các bị cáo là « sai trái » và « vô nhân đạo ». Đại diện HRW khẳng định « Bùi Thị Minh Hằng và các đồng bạn bị kết án tù, chỉ vì đơn giản là thực hiện quyền hội họp và dám bày tỏ tiếng nói đoàn kết với những người có nguy cơ bị bách hại ».
Ông Rupert Abbott, phó Giám đốc Châu Á Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), lên án Việt Nam một lần nữa lại dùng biện pháp đàn áp nhắm vào những người tranh đấu ôn hòa. Nhân vụ án ba nhà tranh đấu vừa bị tòa án Đồng Tháp kết án, Amnesty International nhấn mạnh đến việc, mặc dù từ tháng 4 đến tháng 7, bốn nhà tranh đấu Việt Nam được chính quyền trả tự do, nhưng còn rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền hiện vẫn đang bị giam giữ, chỉ vì bày tỏ chính kiến tại một quốc gia vừa được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái.
Nhiều nhân chứng tại chỗ tố cáo các lực lượng an ninh, đặc biệt tại tỉnh Đồng Tháp, đã bắt bớ hàng chục người tới thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, để bày tỏ sự ủng hộ đối với bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh, nhiều người trong số họ bị đánh đập dã man. Trả lời AFP, từ Đồng Tháp ông Nguyễn Lân Thắng cho biết « khoảng 60 đến 70 người bị câu lưu ». Hiện tại theo một nguồn tin chúng tôi được biết, hầu như tất cả những người bị bắt hôm qua đã được trả tự do. Riêng bà Nguyễn Ngọc Lụa đang ở trong tình trạng sức khỏe rất đáng ngại, sau khi bị công an đánh phải đi cấp cứu.
Vụ xét xử ba nhà hoạt động nhân quyền hôm qua với những án tù nặng, đặc biệt là bà Bùi Hằng – một biểu tượng của tinh thần phản kháng chống hiểm họa bành trướng Phương Bắc - xảy ra đúng vào thời điểm ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đang trong chuyến công du Trung Quốc nhằm « khôi phục và thúc đẩy quan hệ » giữa Hà Nội và Bắc Kinh, sau sự cố Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây nhiều phẫn nộ trong nước và quốc tế.
tags: Việt Nam - Quốc tế - Nhân quyền
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140827-dai-su-quan-hoa-ky-len-an-ha-noi-ket-an-3-nha-hoat-dong-nhan-quyen

 'Vận mệnh Ukraine và Châu Âu sắp được quyết định tại Minsk'

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko chào đón Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (thứ hai từ bên phải) tại Minsk, Belarus, ngày 26/8/2014.
<



Hai vị tổng thống của Nga và Ukraine đang họp tại Belarus để bàn về những vụ giao tranh ở miền đông Ukraine, nơi có cuộc nổi dậy của phe đòi ly khai thân Nga.
Vào lúc cuộc họp bắt đầu, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng “Vận mệnh nước tôi và Âu Châu sẽ được quyết định tại Minsk ngày hôm nay.”
Vài giờ trước cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Ukraine phổ biến một đoạn video quay cảnh các binh sĩ Nga bị bắt trên lãnh thổ Ukraine.
Ukraine cũng lập lại tố cáo cho rằng Nga trực tiếp dính líu tới cuộc nổi dậy. Họ cho biết 10 binh sĩ thuộc một sư đoàn dù của Nga đã bị bắt ngày hôm qua trong vùng Donbass.
Một nguồn tin ở Bộ Quốc phòng Nga hôm nay nói rằng các binh sĩ đó đã vô tình vượt qua biên giới không cắm mốc khi đang thực hiện một cuộc tuần tiễu. Nguồn tin này nói thêm rằng các binh sĩ đó đã không kháng cự khi bị bắt.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói rằng cuộc đàm phán Ukraine-Nga có phần chắc sẽ không mang lại đột phá quan trọng, nhưng sẽ có ích cho việc khởi động một tiến trình hòa bình.
Cuộc họp ở Minsk diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Poroshenko giải tán quốc hội và ấn định ngày bầu cử mới là ngày 26 tháng 10. Trong diễn văn đọc trên truyền hình, ông Poroshenko nói rằng cần có cuộc đầu phiếu này để “dọn dẹp sạch sẽ” quốc hội.
Ông nói rằng cuộc bầu cử quốc hội lần trước vào năm 2012 không phải là tự do và công bằng. Ông nói thêm rằng hầu hết các nhà làm luật đã đánh mất niềm tin của nhân dân và một số thành viên quốc hội ủng hộ cho phiến quân đòi ly khai thân Nga ở miền đông.
Cũng trong ngày thứ hai, quân đội Ukraine cho biết họ đã chặn một đoàn xe tăng và xe bọc sắt Nga vượt biên vào vùng đông nam Ukraine. Kyiv nói rằng các binh sĩ Nga giả dạng phiến quân. Họ cũng nói rằng ít nhất hai chiếc xe tăng bị phá hủy.
Moscow chưa bình luận về tin này, nhưng họ nhiều lần phủ nhận tố cáo cho rằng họ đưa binh sĩ và vũ khí sang Ukraine.
 

Phòng vệ tập thể nằm hàng đầu trong nghị trình hội nghị NATO

Chiếc chở pháo tự hành được nhìn thấy tại một nhà ga ở Kamensk-Shakhtinsky, khu Rostov của Nga, gần biên giới Ukraine, 23/8/2014 Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói liên minh đã quan sát thấy các lực lượng Nga gia tăng trong vùng phụ cận Ukraine
Chiếc chở pháo tự hành được nhìn thấy tại một nhà ga ở Kamensk-Shakhtinsky, khu Rostov của Nga, gần biên giới Ukraine, 23/8/2014 Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói liên minh đã quan sát thấy các lực lượng Nga gia tăng trong vùng phụ cận Ukraine
28 thành viên khối NATO đang chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh ở Wales vào đầu tháng 9 này. Chủ đề chính của cuộc thảo luận là khái niệm phòng vệ tập thể trong bối cảnh các hành động gần đây của Nga chống lại Ukraine.
Nói một cách đơn giản, tình thế phòng vệ tập thể có nghĩa là một cuộc tấn công vào một trong 28 nước thành viên chính là cuộc tấn công vào toàn bộ khối.
Trong một bài viết gần đây đăng trên tạp chí The Wall Street Journal, tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói liên minh này “phải luôn sẵn sàng, quyết tâm và có khả năng bảo vệ gần 1 tỷ công dân của khối.”
Ông Rasmussen nói thêm rằng các nhà lãnh đạo NATO phải tiến hành các biện pháp để làm cho liên minh “sung sức hơn, nhanh hơn và linh động hơn để đối phó với các thách thức từ bất cứ nơi nào trong tương lai.”
Phòng vệ tập thể NATO
Nguyên tắc phòng vệ tập thể là tâm điểm bàn thảo trước các hoạt động gần đây của Nga chống lại Ukraine qua việc thôn tính bán đảo Creame và ủng hộ những người ly khai Nga ở miền đông của đất nước này.
Đô đốc James Stavridis, từng là tư lệnh tối cao NATO, nói hành vi hung hăng của Tổng thống Nga Putin sẽ đem lại kết quả ngược lại mong đợi.
“Chiến lược của Tổng thống Putin sẽ là một thất bại về chiến lược. Trong thực tế, nó củng cố khối NATO, nó truyền thêm quyết tâm trong liên minh và tạo thêm sự gắn kết trong khối hơn là trước khi có các sự kiện ở Ukraine.”
Hiểm họa từ Moscow
Hành vi của Nga cũng đã truyền sự e sợ và thậm chí là nỗi sợ hãi vào một số quốc gia – như các nước vùng Baltic – rằng Moscow có thể sẽ tấn công một nước thành viên NATO.
Ông Sean Kay, một chuyên gia của trường Đại học Ohio Wesleyan, đã đánh giá tương quan lực lượng của các bên:
“Về mặt phòng vệ các nước liên minh NATO đối với Nga – các nước liên minh NATO có một lợi thế quân sự hơn hẳn vể khả năng phối hợp của họ.”
Ông nói thêm, “Cơ chế năng lực chỉ có ở trong tay của phương Tây. Do đó câu hỏi đặt ra là họ muốn sử dụng một cách tốt nhất mối quan hệ với Nga như thế nào trong tương lai trước hành vi gần đây của Nga.”
Ông Stavridis đồng ý như vậy và nói, “Tôi không thức thâu đêm để lo lắng về khả năng tấn công của Nga vào một quốc gia NATO.”
Nhưng để giảm bớt sự lo lắng của các nước lo sợ về hành vi của Nga thì theo đô đốc Stavridis các nhà lãnh đạo khối NATO phải có hành động mạnh mẽ tại hội nghị thượng đỉnh lần này:
“Cần có một số lượng lớn hơn các máy bay tuần tra các đường biên giới của khối liên minh. Chúng ta cần có các triển khai hàng hải lớn ở cả phía bắc trên biển Baltic và phía nam trên biển Đen.”
Ông nói thêm, “Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần hậu thuẫn các lực lượng có vũ trang của Ukraine bằng các trang thiết bị, đào tạo, các thiết bị hỗ trợ mạng và giúp họ chuẩn bị trong trường hợp Nga tiến hành bước tiếp theo để công khai xâm chiếm Ukraine.”
Căng thẳng giữa NATO và Nga
Nhìn về phía trước, ông Stavridis thấy căng thẳng tăng cao giữa NATO và Nga – nhưng không phải là quay về một thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.
“Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, 6 triệu người đối chọi với nhau qua khu vực hành lang Fulda Gap. Các hạm đội hải quân lớn tuần tra trên khắp thế giới và chúng ta đã ở trong tình trạng báo động rất nhạy cảm. Các vũ khí hạt nhân sẵng sàng nổ, nhắm, lên đạn và bắn.” Ông nói thêm rằng: “Đã có các cuộc chiến tranh ủy nhiệm trên toàn thế giới – đó là hoạt động bị chi phối bởi chính trị và quân sự của những năm 20 và 30. Nhưng chúng ta không quay trở về đó.”
Cựu chỉ huy cao cấp NATO nói cuộc họp thượng đỉnh sắp tới cũng sẽ bàn bạc về vai trò của liên minh ở Afghanistan sau hơn 10 năm tham gia và làm thế nào để phân chia chi tiêu quốc phòng công bằng hơn giữa các nước thành viên.
 http://www.voatiengviet.com/content/phong-ve-tap-the-nam-hang-dau-trong-nghi-trinh-hoi-nghi-nato/2427800.html
 
 Giá nào cho cuộc chiến tại Ukraina ? 

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp đồng nhiệm Ukraina Porochenko - REUTERS /Sergei Bondarenko
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp đồng nhiệm Ukraina Porochenko - REUTERS /Sergei Bondarenko

Minh Anh
Về thời sự quốc tế, các tờ báo lớn của Pháp hôm nay 26/08/2014 quan tâm nhiều đến cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Ukraina Porochenko và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin. Le Figaro đề tựa nhận định « Porochenko và Putin hội ngộ mà không chút ảo vọng ».

« Trước cuộc họp Porochenko-Putin, tình hình tại Ukraina trở nên căng thẳng », bài viết trên nhật báo kinh tế Les Echos. « Quân nổi dậy thân Nga mở chiến dịch phản công tại miền đông Ukraina » tựa của Libération.
Theo các tờ báo, triển vọng của cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Ukraina sẽ không làm giảm nhẹ căng thẳng tại Ukraina. Từ vài ngày nay, quân nổi dậy có vẻ đã lấy lại được tinh thần sau nhiều tuần nản chí. Libération lấy làm ngạc nhiên khi thấy sự lạc quan trở lại này có vẻ trùng khớp với nhiều thông tin và lời đồn đãi cho rằng một số chiến xa của Nga đã được gởi đến cho quân nổi dậy qua ngả « cứu trợ nhân đạo ».
Tờ báo còn trích một nguồn tin từ quân đội Ukraina cho hay một đoàn xe tăng 10 chiếc và hai xe binh chủng chở đầy binh sĩ Nga, ngụy trang thành quân nổi dậy đã vượt qua biên giới hai nước, gần vùng Novoazovsk, ở vùng biển Azov.
Ukraina : Cơ hội cho Đức khẳng định mình trên trường quốc tế
Còn báo Le Monde nhận thấy nội chiến tại Ukraina đã tạo cơ hội cho « Đức khẳng định mình trên trường quốc tế ». Trong chuyến thăm Kiev hôm thứ bảy 23/08 vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel lời hứa trợ giúp Kiev 500 triệu euro để tái thiết cơ sở hạ tầng bị phá hủy ở đông Ukraina. Mở đầu bài viết Le Monde cho rằng người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu tương lai sẽ có một trách nhiệm không mấy dễ dàng.
Kể từ giờ Đức có ý định gánh vác trách nhiệm trên chính trường quốc tế mà không cần phải núp sau vỏ bọc Châu Âu. Đây không phải là lần đầu tiên Berlin có động thái này. Bài viết nhắc lại bà Angela Merkel đã từng đến Bắc Kinh vào tháng 08/2012 nhằm trấn an các doanh nghiệp Trung Quốc về cuộc khủng hoảng đồng euro.
Theo quan sát của Le Monde, gần đây bà Merkel và Ngoại trưởng Đức dành phần lớn thời gian cho việc làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraina. Mặc dù Thủ tướng Đức vẫn thường xuyên kết hợp với Tổng thống Pháp qua điện đàm về hồ sơ Ukraina, nhưng chính Angela Merkel mới là người « cầm trịch ».
Một dấu hiệu quan trọng khác liên quan đến những thay đổi về chính sách đối ngoại của Đức đó là trong buổi phỏng vấn trực tiếp như thường lệ trên kênh ARD, gần như hơn 15 phút đầu tiên là dành cho thời sự quốc tế : Ukraina, Irak, Israel và các vụ nghe lén.
Châu Âu sẽ trả giá đắt nếu lôi kéo được Ukraina
Thế nhưng, bài bình luận đề tựa « Ukraina : chi phí của cuộc chiến » trên mục « Thời thế » nhận định cho dù có lôi kéo được Ukraina về phía mình , Liên Hiệp Châu Âu cũng sẽ phải trả một cái giá rất đắt.
Đầu tiên, tác giả nhận định bà Angela Merkel đã có một món quà khá khôn khéo khi tuyên bố tài trợ 500 triệu euro cho để tái thiết cơ sở hạ tầng bị chiến tranh phá hủy tại vùng Donbass. Đức muốn chứng tỏ với cộng đồng người Nga tại đông Ukraina rằng họ không nên chỉ trông chờ vào Matxcơva mà Châu Âu cũng có mặt ở đó để giúp đỡ họ. Một cử chỉ mang đậm tính biểu tượng trước các hành động « cứu trợ nhân đạo » của Nga.
Thế nhưng, Le Monde cho rằng định mệnh của Ukraina vượt quá khuôn khổ của món quà 500 triệu euro. Bởi vì cuộc chiến tại phía đông đã làm sa lầy mọi nỗ lực cải cách. Những nhà ủng hộ dân chủ từ tháng 11/2013 đã nghi ngờ rằng tổng thống Nga, một khi sát nhập được Crimée, sẽ tìm cách gây bất ổn tại vùng phía đông, nhằm cản trở mọi giá các nhà cải cách lên lãnh đạo đất nước.
Bởi vì trên bình diện chính trị, mặc dù Ukraina đã thành công trong việc bầu chọn một vị tổng thống hợp pháp, nhưng Nghị viện lại do các bằng hữu thân tín của cựu tổng thống bị lật đổ ông Viktor Ianoukovitch chiếm đa số và đóng vai trò kẻ gây cản trở. Để đổi mới lại nghị viện, thì phải tổ chức bầu cử. Muốn bầu cử được công bằng, phải sử đổi lại luật bầu cử. Mà việc sửa đổi luật bầu cử phải được Nghị viện thông qua. Một việc làm mà tờ Le Monde đánh giá khó có thể đạt được.
Trong khi đó nền kinh tế của Ukraina đang trên đà suy sụp.Tăng trưởng bị co cụm trong năm 2014, đồng tiền bị mất giá. Dù cựu thủ tướng thành công trong việc tăng thuế khai thác khí gaz và dầu nhưng 80% số tiền thu được lại phải chi cho cuộc chiến. Ukraina cáo buộc Nga đã phá hủy các cơ sở hạ tầng tại Donbass. Kiev lên án hành động pháo kích của Nga vào các mỏ than nhằm mục đích phá hủy nguồn năng lượng hiếm hoi còn lại cho mùa đông, buộc đất nước phải mua khí gaz của Nga.
Trong bối cảnh đó, Le Monde nhận xét trong cuộc họp Nga-Ukraina hôm nay, Tổng thống Ukraina, Viktor Porochenko, dù được Liên Hiệp Châu Âu « chống lưng » nhưng vẫn trên thế yếu. Hy vọng chấm dứt chiến tranh rất mong manh. Đối với Putin, đây cũng có thể là một dạng « chiến thắng ». Hiện Nga đã mất Ukraina, nhưng nếu Liên Hiệp Châu Âu có thắng thì cũng phải trả giá rất đắt, Le Monde kết luận.
Ma Cao khó có triển vọng dân chủ so với Hồng Kông
Thời sự Châu Á khá hiếm hoi trên các mặt báo Pháp. Le Figaro và La Croix quan tâm đến vụ một số nhà hoạt động trẻ tại Ma Cao dám thách thức chính quyền Bắc Kinh qua việc trưng cầu dân ý trên mạng nhằm bảo vệ nền dân chủ. Đối với Le Figaro, đây là một cuộc « Trưng cầu dân ý dân chủ bất hợp pháp tại Ma Cao ».
Nhưng La Croix thì cho rằng « Ma Cao đang thách thức Bắc Kinh nhằm bảo vệ nền dân chủ ». Ngoài việc giải thích cho độc giả hiểu vì sao những nhà hoạt động trẻ này bị bắt và vị thế của Ma Cao ngày nay, tờ báo cho rằng thành công của cuộc trưng cầu dân ý tại tại Hồng Kông diễn ra hồi tháng Sáu năm nay đã mang lại cảm hứng cho các nhà hoạt động cho dân chủ tại vùng cựu thuộc địa Bồ Đào Nha này.
Tuy nhiên La Croix nhận thấy là Ma Cao khó có nhiều triển vọng so với Hồng Kông. Cựu thuộc địa Anh quốc đạt được sự đồng thuận của Bắc Kinh được phép bầu lãnh đạo đặc khu theo phương thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp vào năm 2017 nhưng các ứng viên phải do chính Bắc Kinh chỉ định.
Một điều mà Ma Cao sẽ khó mà có được. Bởi vì, « Trái với Hồng Kông, việc trao trả Ma Cao về cho Trung Quốc rất được hoan nghênh vì điều đó cho phép lập lại trật tự tại một vùng thuộc địa bị gặm nhấm bởi các tệ nạn tội phạm. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế cũng ưu đãi cho hiện trạng . Các thế hệ trẻ bây giờ tuy thức tỉnh, nhưng triển vọng dân chủ thì hạn chế », theo như đánh giá của một vị giáo sư tại đây, được Le Figaro trích dẫn.
Ebola bùng phát do thiếu vắng trách nhiệm xã hội và chính trị
Bàn về dịch bệnh Ebola, Libération có bài phỏng vấn Peter Piot, đồng tác giả phát hiện virus Ebola năm 1976. Vị chuyên gia này lo lắng cho rằng « Virus Ebola hội đủ mọi điều kiện để bùng phát ».
Peter Piot nhận định dịch bệnh đang hoành hành đã đi lan rộng đến một mức độ chưa từng thấy. Cho đến ngày hôm nay, các nhân viên y tế vẫn chưa thể nào xác định dược ổ dịch bệnh, đến mức ông gọi cơn dịch bệnh lần này là « một cơn bão hoàn hảo », do nó hội đủ mọi điều kiện để bùng phát mạnh mẽ.
Mà điều kiện đầu tiên là môi trường. « Dịch bệnh lan rộng tại những quốc gia bị chiến tranh tàn phá từ nhiều thập niên qua và thiếu vắng hoàn toàn các dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, người dân nghi ngờ nhà nước, họ không có chút niềm tin đối với hệ thống y tế. Song song với đó là sự phát triển của nhiều tín ngưỡng về căn bệnh, số phận đen đủi, ma quỷ v.v… ». Đối với ông, chính việc thiếu vắng sự tin tưởng mới gây nhiều khó khăn cho các nhân viên y tế hơn là bản thân con virus Ebola.
Trang nhất báo Pháp : Khủng hoảng nội bộ
Tình hình chính trị nội bộ nước Pháp là chủ đề thời sự nổi cộm nhất trên hầu hết các mặt báo Pháp sáng nay. Hôm qua, Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã cho giải thể chính phủ, sau khi hai bộ trưởng Tài chính và Giáo dục có những chỉ trích mạnh mẽ về đường lối kinh tế - xã hội của tổng thống Pháp François Hollande và Thủ tướng Manuel Valls. Một thành phần nội các mới sẽ được thành lập ngay trong ngày hôm nay.
Le Figaro và Libération đồng thanh trên trang nhất : « Khủng hoảng chế độ ». « Giải thể chính phủ, phải tuân thủ chấp hành », tít của nhật báo cộng sản L’Humanité. « Chính sách kinh tế : Valls áp đặt đường lối của mình », tựa của nhật báo kinh tế Les Echos. « Hollande et Valls thách thức đảng Xã hội » tít nhận định trên nhật báo công giáo La Croix. Và Le Monde cho rằng « Valls thay đổi chính phủ để thoát khủng hoảng chính trị ».
Đa số các báo đều tập trung bình luận nhiều về đường lối kinh tế của chính phủ cánh tả. Đối với Le Figaro xem việc gạt bỏ ông Arnaud Montebourg, cho đến hôm qua vẫn còn là Bộ trưởng kinh tế và tài chính là « cần thiết ». Tờ báo chỉ trích mạnh mẽ thái độ « khiêu khích, ngạo mạn, coi thường » của vị Bộ trưởng này. Đồng thời, Le Figaro cho rằng chính phủ cánh tả bị giải thể đã làm sáng tỏ tuy có chậm trễ, những lời hứa phi lý của tổng thống đương nhiệm trong suốt quá trình vận động tranh cử tổng thống.
Tờ Libération lại cho rằng những chỉ trích của ông Arnaud Montebourg về chính sách « khắc khổ » do Châu Âu đề ra là đúng. Điều mỉa mai, vào lúc ông Arnaud Montebourg bị gạt khỏi nội các, thì Châu Âu lại lên tiếng kêu gọi nới lỏng ngân sách và thúc đẩy tăng trưởng. Libération còn nhận thấy là tổng thống Pháp hiện nay « càng ngày càng bị cô lập », do việc ông gạt bỏ các tiếng nói đối lập trong chính phủ. Sự việc còn lộ rõ cho thấy có sự « chia rẽ trong hàng ngũ dân biểu thuộc đảng Xã hội » cầm quyền.
Cũng giống như Libération, nhật báo cộng sản cho rằng hai vị cựu Bộ trưởng Giáo dục và Kinh tế đã nói đúng như những gì cử tri cánh tả đang nghĩ : chính sách khắc khổ chỉ đưa đất nước vào ngõ cụt. Rằng bộ đôi điều hành đất nước Hollande-Valls chỉ là biết có tuân theo sự chỉ đạo của Châu Âu, nhất là bà Angela Merkel, của những kẻ bảo thủ và giới chủ.
Nhật báo kinh tế Les Echos thấy là dù ông Arnaud Montebourg không tham gia vào thành phần chính phủ mới, nhưng tranh luận về chính sánh kinh tế vẫn phải tiếp tục về cách thức tìm kiếm lại sức tăng trưởng. Trả lời phỏng vấn Les Echos, ông Jacques Attali, cựu cố vấn đặc biệt thời tổng thống quá cố François Mitterand, cho rằng tổng thống đương nhiệm và Thủ tướng Valls, cần phải tiếp tục duy trình đường lối chính sách đề ra và đưa ra các cải cách như dự kiến. Ông cảnh cáo Pháp không còn nhiều thời gian để chọn lựa.
Bài xã luận của La Croix đề tựa « Sáng tỏ » trên trang nhất cũng cảnh báo rằng « Tổng thống và Thủ tướng Pháp hôm qua đã quyết định chọn đường lối kinh tế xoay theo hướng doanh nghiệp và Liên Hiệp Châu Âu. Bây giờ cần phải cầu mong họ không bị giới chủ và các đối tác Châu Âu, nhất là Đức không bỏ rơi. Chúng ta cũng có quyền trông đợi bên này và bên kia cam kết một cách rõ ràng giúp đỡ nước Pháp trong công việc tái thiết đầy khó khăn. Nếu không, người dân Pháp sẽ luôn phản đối lại các nỗ lực hiện đại hóa. Và cả thế giới sẽ là kẻ thua cuộc ».

 

 Mối quan hệ Clinton-Obama ảnh hưởng ra sao đến cuộc bầu cử 2016? 

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton
Jim Marlone

Tổng thống Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton dường như đã giảng hòa trong cuộc tranh cãi mới đây về chính sách đối ngoại của ông. Đây là chương mới nhất trong mối quan hệ chính trị lâu dài và phức tạp giữa hai nhân vật quyền thế của đảng Dân chủ - một người trở thành tổng thống vào năm 2009 và người kia có thể ra tranh cử tổng thống vào năm 2016. Mối quan hệ đó có thể lại thay đổi lần nữa nếu bà Hillary Clinton quyết định tranh đua đến Tòa Bạch Ốc hai năm tới.

Đôi khi người ta dễ quên rằng trước khi trở thành đồng minh chính trị, Barack Obama và Hillary Clinton từng là hai đối thủ cạnh tranh khốc liệt để giành đề cử ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2008.

Ông Obama giành chiến thắng trong trận chiến đó và sau đó tiến lên trở thành tổng thống. Ông làm nhiều người ngạc nhiên khi lựa chọn bà Clinton làm bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của mình.

Phê phán chính sách đối ngoại
Nhưng mối quan hệ của họ dường như bất ngờ chệch hướng hồi gần đây khi bà Clinton chỉ trích đường lối chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí The Atlantic.

Bà Clinton nói với tạp chí này rằng: "Những quốc gia vĩ đại cần những nguyên tắc có tính tổ chức, và ‘Đừng làm chuyện dại dột’ không phải là một nguyên tắc có tính tổ chức."

Lời chỉ trích dường như khơi lại một số căng thẳng giữa hai phe Clinton và Obama. Nó cũng theo chân bà Clinton khi bà đến một hiệu sách ở khu Martha’s Vineyard (nơi ông Obama và gia đình đi nghỉ mát) để ký tặng cuốn hồi ký Hard Choices của bà. Tại đây bà đã hạ giảm sự khác biệt của mình với tổng thống. "Chúng tôi có những bất đồng cũng như bất kỳ đối tác và bạn bè nào có thể có. Nhưng tôi tự hào đã phục vụ với ông ấy và cho ông ấy."

Lời lẽ hòa dịu cũng đến từ phía Tòa Bạch Ốc và Phó Phát ngôn viên Eric Schultz. "Họ vẫn đồng thuận về phần lớn những vấn đề mà đất nước chúng ta phải đối mặt ngay cả khi đôi lúc họ có sự khác biệt về chính sách."

Một mối quan hệ chính trị còn tiến triển

Một số nhà quan sát chính trị như Tom DeFrank của tạp chí National Journal xem cuộc phỏng vấn này là một nỗ lực của bà Clinton nhằm tạo khoảng cách chính trị giữa bà và Tổng thống Obama. "Rất có thể người dân Mỹ đã sẵn sàng cho một nhiệm kỳ Clinton thứ ba. Nhưng họ chắc chắn không sẵn sàng cho một nhiệm kỳ Obama thứ ba." Ông DeFrank cho biết như vậy trong chương trình " Vấn đề Thời sự" của VOA.

Tuy nhiên, nhà phân tích Thomas Mann thuộc Viện Brookings lại có quan điểm khác. "Bà ấy có quan điểm mang tính ‘diều hâu’ hơn. Tôi nghĩ bà ấy phát biểu khá thẳng thắn về lập trường của mình trong chính sách đối ngoại. Tôi không cho rằng đây là chiến thuật khôn ngoan để tạo dựng thanh thế bà ấy cho cuộc bầu cử."

Phía đảng Cộng hòa cũng đang chuẩn bị cho một chiến dịch tranh cử khả dĩ của bà Clinton. Nhưng gương mặt nào có thể nổi lên từ dàn ứng viên tổng thống hãy còn chưa chắc chắn, theo chuyên gia John Fortier. "Phe đảng Cộng hòa chắc chắn biết được một số điểm mạnh và điểm yếu của bà Clinton, nhưng thực sự tôi nghĩ cái khó của đảng Cộng hòa là tìm ra một ứng viên nổi tiếng ngang bà Hillary Clinton và sau đó có thể đấu tay đôi với bà ấy."

Bà Hillary Clinton và Tổng thống Obama sắp lên đường vận động trước các cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11. Nhưng nhà phân tích Mann nói phe Cộng hòa mới là bên có lợi thế rõ ràng trong cuộc bỏ phiếu năm nay. "Tình hình đúng là như vậy khi tổng thống không được lòng nhiều người, khi người dân vẫn còn bất an về kinh tế và khi họ tin rằng đất nước đang lầm đường lạc hướng."

Có thể bà Clinton sẽ thấy mình được các ứng viên đảng Dân chủ o bế nhiều hơn Tổng thống Obama trong việc giúp đỡ cho chiến dịch tranh cử của họ. Một số ứng viên đảng Dân chủ, đặc biệt là ở những bang nghiêng về phía đảng Cộng hòa, muốn giữ khoảng cách với Tổng thống, người đang phải chịu tỉ lệ ủng hộ thấp nhất trong quãng thời gian làm tổng thống của mình.


ƠN TRUNG * CHÁY NHÀ RA MẶT CHUỘT

CHÁY NHÀ RA MẶT CHUỘT

TS. Phạm Chí Dũng được các báo đài quốc tế phỏng vấn, nên coi như là một ngôi sao sáng ở Việt nam. Hơn nữa, bao năm nay ông lên tiếng về kinh tế, chính trị cũng xuôi tai, coi như là người có kiến thức. Gần đây, ông thành lập Hội Nhà Báo Độc Lập , muốn thoát bàn tay thống trị của cộng đảng. Việc này cho thấy ông là con người có bản lĩnh.

 Nhà văn Uyên Thao cũng là cựu tù nhân lương tâm đã ca tụng Phạm Chí Dũng hết mình trong khi đó  tại Việt nam  quốc nội và hải ngoại chưa có ai nhiệt tình với Phạm Chí Dũng như vậy.
 Ông viết:
Tháng 4/2014 vừa qua, Phạm Chí Dũng đã được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF vinh danh là một trong 100 “Anh Hùng Thông Tin” trên thế giới.Công luận đã biểu dương giá trị cây bút phân tích thời cuộc Phạm Chí Dũng.

Nhưng, điều cuối cùng và quan trọng hơn hết là CHÍNH LUẬN 2013 không chỉ ghi lại các sử liệu chính xác mà còn phản ảnh tâm tư chung của người dân Việt Nam hiện nay trong từng dòng chữ.Đó là ước mong sớm đến phút giây mọi người vượt qua “giới hạn sợ hãi” để tạo một “phản ứng chính trị” phục hồi sự sống cho toàn dân. [1]
Nguyễn Tường Thụy đã nói lên cảm xúc chân thành của ông khi tham dự cuộc họp đầu tiên của Hội Nhà Báo Độc Lập:
Tôi cảm được không khí thân tình, chân thành và ấm áp của những người cùng chung nỗi trăn trở trước hiện tình đất nước. Linh mục Lê Ngọc Thanh đang điều khiển cuộc họp liền hồ hởi đứng dậy đi nhanh về phía tôi, bắt tay thật chặt, nói: “Chúc mừng người hùng”. Tôi hiểu, anh em gặp nhau vui mừng thì nói thế, chẳng chết ai, chứ tôi biết, tôi anh hùng gì đâu. Nhất là nhìn qua một lượt, thấy rất nhiều người nổi tiếng, đặc biệt là nhiều tù nhân lương tâm. Nếu ai đó hay huyễn hoặc, cho mình là tầm này tầm nọ thì hãy nhìn vào những tù nhân lương tâm để mà biết mình còn nhỏ bé. Các anh chị ấy đã cống hiến, đã tổn thất, đã được thử thách bằng những năm tháng khắc nghiệt trong nhà tù cộng sản. Thế nhưng chính họ lại là những người khiêm nhường hơn cả. Chợt có một xúc cảm rất lạ, chạy khắp cơ thể khi tôi nhìn thấy Đỗ Thị Minh Hạnh, một tù nhân lương tâm vừa mới được trả tự do trước thời hạn vô điều kiện. Lần đầu tiên, tôi gặp Minh Hạnh. Tôi nhận ra ngay bởi hình ảnh Minh Hạnh đã khắc sâu vào tâm khảm. So với tôi, Minh Hạnh kém một thế hệ nhưng lòng nể trọng Minh Hạnh còn đến trước cả tình thương yêu của một người lớn tuổi dành cho thế hệ sinh sau.

Cuộc họp đi vào thảo luận Tuyên bố và Điều lệ của Hội. Chưa bao giờ tôi được tham gia một cuộc họp nghiêm túc, đầy trách nhiệm và dân chủ như thế này. Những ý kiến khác nhau về một chi tiết nào đó đều được lấy biểu quyết. Mọi người tham gia ý kiến rất sôi nổi. Tôi thấy vui vì nhiều ý kiến của mình được cuộc họp chấp nhận. Bản Tuyên bố và điều lệ đã được sửa nhiều chỗ so với dự thảo ban đầu.
Ấn tượng nhất đối với tôi là việc bầu Ban lãnh đạo. Danh sách Ban lãnh đạo được dự kiến, Ban tổ chức đề nghị hội nghị giới thiệu thêm. Không thấy giới thiệu thêm ai và thành phần Ban lãnh đạo thông qua một cách nhanh chóng. Khi thảo luận sôi nổi bao nhiêu thì bầu Ban lãnh đạo nhanh chóng bấy nhiêu. Sự thống nhất này khác hẳn về bản chất khi so với sự miễn cưỡng thông qua hoặc thông qua cho qua chuyện trong các cuộc bầu bán trước đây mà tôi từng chứng kiến.  Hội nghị không có bè phái. Các chức vụ bầu ra không vì quyền lợi cá nhân hay phe nhóm nào mà chỉ là sự tự nguyện nhận về phần mình sự hiểm nguy.
[2]

Nhưng ôi thôi niềm vui độc lập chưa nở đã tàn phai. Những sản phẩm đầu tiên của Hội Nhà Báo Độc Lập thì chẳng độc lâp tí nào, nó cũng là trang web , tờ báo của Cộng sản nịnh hót đề cao Phạm Quang Nghị, cổ động cho phe bảo thủ không lợi ich. Phạm Chí Dũng viết: nào là phe lợi ich không bảo thủ nghĩa là phe chống Trung Cộng sắp tiêu tùng vì cuộc đả hổ diệt ruồi sắp xảy đến. Phạm Chí Dũng vui vẻ loan báo  dường như những người trong “Phe bảo thủ” đã vượt lên một nhịp so với “Phe lợi ích”, khi trước đó thế giằng co là tương quan nổi trội tưởng như còn kéo dài đến tận Đại hội Đảng 12...“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể bị gạt sang một bên”… " [3]

Mèng ơi, có thằng cộng sản nào mà không cướp của giết người, tàn ác, dối trá mà lại bảo nó " không lợi ich"? Phe theo Trung cộng là phe bán nước sao gọi là không lợi ich? Không biết Nguyễn Tấn Dũng chống Trung cộng thật hay giả vờ, chỉ có ngành tình báo mới biết rõ . Nếu phe này thật tâm chống Trung cộng  sắp bị tiêu diệt, mà  Phạm Chí Dũng và hội  Hội Nhà Báo Độc Lập vui mừng  vậy à? Vậy thì hội này là hội nô lệ hay độc lập? Man trá như thế mà những " chiến sĩ tranh đấu" , " những bề trên đạo hạnh" lại ngọt xớt khen ngợi " tính đa nguyên " [4] của Hội Nhà Báo Độc Lập! Ôi cái lưỡi không xương!  Té ra gian trá, nịnh hót không phải  là độc quyền của bọn lưu manh!

Trò gian lận đã bày rõ ra đấy,   họ lạm dụng đa nguyên, đa chiều để phục vụ cộng sản. Có lẽ ban đầu các nhà dân chủ tổ chức tranh đấu nhưng cơ sở bị cộng sản tràn ngập, thao túng trở thành tay sai của cộng sản.   Hoặc  bọn cộng sản  cho những con cò mồi đứng lên hô hào dân chủ tự do, đem những nhà dân chủ làm bình phong nhưng lãnh đạo thứ thiệt là cộng sản.   Trong tình thế đó, đám Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Đắc Xuân  e cũng dân chủ giả cầy. Nay mai đảng dân chủ, đảng tự do.. ra đời thì e cũng mang tính đa nguyên  gian dối nghĩa là lập trường của họ, tuyên ngôn của họ  có một vài  nét chỉ trích  cộng đảng hay chỉ trích phe đồng chí X nhưng  cũng có những điểm cực lực đề cao phe nô lệ Trung Quốc.

 Bọn Việt cộng nằm vùng ở hải ngoại cũng vậy.  Chúng viết dăm ba bài đề cao Cộng hòa nhưng vô số bài đề cao cộng sản.  Bọn chúng làm như thế là tung hỏa mù, khiến cho ta hoa mắt, không biết chúng là Việt gian hay Việt ngay, Cộng hòa hay Cộng sản.  Bọn giả danh chống cộng  viết trăm bài chống cộng nhưng với môt bài chống quốc gia, chống dân chủ là đủ lập công với Việt cộng. Đó là trường hợp Kami trên RFA.Kami cũng là một tay bình luận đanh thép, đã nổi lên trên RFA từ 2011, chuyên bàn về dân chủ, có lập trường yêu nước, chống Trung cộng xâm lược. Tuy nhiên trong mười món ăn ông dọn trên bàn, có một hai món đã bị ông bỏ thuốc độc. Ông  kêu gọi dân ta nên đầu hàng Trung Cộng:

 Nếu chiến tranh xảy ra thì "Ta lấy gì để chống chọi với Trung quốc?" trong lúc tiềm lực kinh tế của Trung quốc hơn Việt nam hàng chục lần và ngân sách đầu tư cho quân sự của Trung quốc trong 10 năm trở lại đây mỗi năm chiếm vào khoảng 20% tổng thu ngân sách. Hơn nữa, "Nếu đánh (hay kiện) Trung quốc mà thua thì điều gì sẽ xảy ra?" là điều ít người nghĩ tới. Nếu không phải là Việt nam sẽ mất hàng loạt các đảo và bãi ngầm trong vùng quần đảo Trường sa do bị tập kích và vĩnh viễn quần đảo Hoàng sa nếu Tòa án quốc tế phán quyết có lợi cho Trung quốc? Đó là chưa kể tới việc ai sẽ giúp đỡ và ủng hộ Việt nam khi lâm chiến? Vũ khí khí tài quân sự lấy đâu ra? Đó là những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ và chưa có câu trả lời cho đến lúc này [5]

Kami bênh vực cho thái độ câm miệng của Nguyễn Phú Trọng và cách ăn nói ấm ớ hội tề của Trương Tấn Sang, Nguyễn Sanh Hùng cùng các biện pháp cấm biểu tình, bắt giam các nhà tranh đấu:


 Chiểu theo nguyên tắc bất di bất dịch trong quan hệ Việt nam - Trung quốc từ năm 1991 đến nay thì mọi vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ một khi có tranh chấp hay bất đồng thì một điều quan trọng nhất là phải "kiên định phương châm không làm ầm ĩ". Điều đó có nghĩa là trong bất cứ tình huống nào thì lãnh đạo đảng CSVN và chính quyền sẽ không bao giờ để tình huống chiến tranh quân sự giữa Việt nam và Trung quốc có thể xảy ra. Đó là điều chắc chắn và dứt khoát. Và riêng lãnh đạo Đảng CSVN thì họ sẽ bằng mọi giá không cho phép điều đó có thể xảy ra, họ sẽ sẵn sàng kể cả chấp nhận mất một phần lãnh thổ nhưng không thể để có chiến tranh với mục đích để đảng của họ vẫn toàn vẹn. Đây chính là nguyên nhân vì sao quan hệ Việt nam - Trung quốc trong vấn đề Biển Đông luôn là vấn đề cực kỳ nhạy cảm. Và nó cũng là nguyên nhân do đâu các từ tàu lạ, nước lạ... được báo chí và truyền thông sử dụng thay cho tàu Trung quốc, nước Trung quốc. Đồng thời cũng là lý do vì sao việc biểu tình chống Trung quốc xâm phạm Biển Đông lại bị cám đoán và đàn áp dữ dội. [6]

Nói dông nói dài, kết luận của Kami là " hàng thì sống chống thì chết":

 Tóm lại, nguy cơ mất chủ quyền từng phần trên Biển Đông của Việt nam đã trở nên rõ ràng khi Trung quốc đưa dàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam chỉ các đảo Lý Sơn hơn 200 km. Với thực lực quân sự của hải quân Việt nam yếu hơn, tiềm lực kinh tế kém hơn thì việc đối đầu với Trung quốc là bất khả thi, vì nếu xảy ra chiến tranh và chiến tranh lan rộng vào lúc này thì Việt nam sẽ mất chủ quyền đối với các đảo, các bãi đá ngầm trong một thời gian ngắn.[6]

Một số độc giả đã  chỉ trích các bài bình luận phản quốc hại dân của ông:

 Đánh giá về tư cách nhà báo, tư cách của một trí thức, xét về nội dung của các bài viết thì chúng tôi cho rằng cộng tác viên Kami của quý đài là người không thích hợp quản lý trang blog của RFA. Các bài viết của anh ta có những nội dung thiếu trung thực và đầy chỉ trích các hội đoàn chính trị hải ngoại đang đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam. Những bài viết như thế không thích hợp xuất hiện trên blog của một cơ quan ngôn luận đại chúng như RFA, với sự tài trợ về tài chính từ ngân sách chính phủ Hoa Kỳ.
Chúng tôi kính mong Ban Việt Ngữ đài RFA điều tra rõ về vụ việc này.
Là những độc giả / thính giả lâu năm của quý đài, từ khi cộng đồng người Việt hải ngoại vận động để ủng hộ cho quý đài được thành lập, chúng tôi sẽ rất lấy làm tiếc và đau xót nếu như các phần tử thân cộng và cộng sản len lỏi vào được trong RFA và lợi dụng các làn sóng của RFA cũng như Webblog của RFA để tuyên truyền cho Cộng Sản Việt Nam.[7]

Đây cũng là trường hợp của giáo sư Vũ quốc Thúc  " thân kính " của chúng ta nói trời nói đất nhưng  cuối  cùng xuống giọng chuyển sang  6 sáu câu vọng cổ  "đừng liên minh với Mỹ  " là đủ ăn tiền!

 Một vài  báo chí hải ngoại cũng công khai đường lối "  thông tin   đa chiều "  nghĩa là chúng  nguồn gốc cộng sản, bản chất cộng sản, chúng thực tâm ca tụng cộng sản, đánh phá hải ngoại, nhưng cũng có vài bài  ra vẻ chống cộng để chứng tỏ tớ đây đối lập chống cộng, đừng đuổi tớ về Việt Nam , cộng sản sẽ làm thịt tớ mất , xin cho  tớ ở lại để ăn cơm thừa canh cặn của tư bản  dẫy chết mặc dầu tớ là cháu ngoan bác Hồ, là đệ tử  trung thành của thánh tổ Mao Trạch Đông. 

Một vài ông nổi danh chống cộng nhưng cuối cùng  lộ mặt khoe khoang thành tích chống Thiệu Kỳ, bênh  Trung cộng , ca tụng những kẻ đầu cộng. Cũng có kẻ   xưa nay chống cộng,  nay muốn về  phục vụ dưới trướng của tên này tên kia  nên đã viết vài bài nâng cộng, nhưng không đạt ý nguyện, trong khi chờ đợi cũng   tiếp tục viết bài chống cộng. Nay mai   bọn họ đắc thời, đừng ngạc nhiên khi thấy con cắc kè thay đổi màu da!

Một số  gián điệp Việt cộng, Trung cộng , đương nhiên phải che giấu thân phận bằng những bài chống cộng. Tuy nhiên vì nhu cầu cấp bách cứu chúa, họ phải trồi lên mặt nước như vụ Hồ Chí Minh- Hồ Tập  Chương.Một vài anh chị, muốn về Việt nam làm ăn,   cũng đã báo trước ta đây không chống cộng. Phạm Duy trước khi về Việt Nam cũng nói tôi không chống cộng, tôi chống gậy.

 Lẽ tất nhiên, có mấy ông nguồn gốc phản chiến chống Mỹ sao nay ở Hoa kỳ, Canada ?   Họ tiếp tuc nằm mùng chống Muỗi  chăng? Hay là gián điệp chăng? Nhưng các ông, các bà này phần nhiều công khai ủng hộ cộng sản vì không giấu được cái đuôi phản chiến. Thức lâu mới biết đêm dài. Coi chừng những anh, chị  đối lập, bị Việt Cộng bỏ tù, được ân xá quốc tế xin tha,  nay ra ngoại quốc kêu gọi tranh đấu ôn hòa, đừng giết chết cộng sản mà tội nghiệp.  

Bọn này đã  lập đảng , chủ trương  tranh đấu ôn hòa, chủ trương chuyển hóa chứ không làm cách mạng hay cải hóa cộng sản.  Cải hóa nghĩa là chúng ta thay đổi cộng sản, còn chuyển hóa là để cộng sản tự biến đổi. Trăm năm cộng sản không đổi thì ngàn năm. Ngàn năm không đổi thì ba ngàn năm.  Cứ để cho cộng sản tồn tại, cho chúng tự do bán nước, tự do cướp nhà đất của nhân dân. Đến  đó  thì đã  nghìn năm  bắc thuộc rồi, đâu còn Việt nam tự do?  Như Ngài Quảng Độ, Nguyễn văn Lý làm sao ra khỏi tu viện đi dạo chơi, tại sao những anh chị, những chiến sĩ anh hùng bất đồng chính kiến , đi Mỹ đi Tây xuất nhập bình an?  Ôi thôi, xung quanh ta gián điệp cộng sản, tay sai cộng sản  nhiều lắm lắm.  Mong đồng bào nhận rõ  mặt mũi chúng và các âm mưu xảo quyệt của bọn chúng.

___
CHÚ THÍCH

[1]. Chính luận 2013 và Phạm Chí Dũng.25/08/2014
http://boxitvn.blogspot.ca/2014/08/chinh-luan-2013-va-pham-chi-dung.html#more
[2]. Nguyễn Tường Thụy, viết từ Hà Nội. 2014-08-20.Họp Hội Nhà Báo Độc Lập - Ấn tượng khó phai. http://www.rfa.org/vietnamese/blog/nguyen-tuong-thuy-blog-0820-08202014104710.html
[3]. PHẠM CHI DŨNG. Sẽ có “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam?
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/08/140821_interest_groups.shtml
[4].VN: 'Nhóm lợi ích' không bảo thủ?
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/08/140825_tran_van_hai_phamchidung.shtml
[5]. Kami. Thấy gì qua phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangri-La.
 http://www.rfa.org/vietnamese/blog/gene-ph-t-quang-speech-06032014130935.html?searchterm:utf8:ustring=kami%27+blog
[6]. Kami. Lối thoát nào cho vấn đề Biển Đông?2014-05-09.
[7]. Ý kiến bạn đọc về bài viết của Blogger Kami
http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/readers-opinions-03-15-2011-03152011194447.html
 

TƯỞNG NĂNG TIẾN * THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

T.T.X.V.H vs. T.T.X.V.N


 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ (TTXVH) đã và đang làm đã góp phần từng bước đưa đất nước thoát khỏi cái vòng kim cô mang cái tên “định hướng“ trên lĩnh vực tư tưởng-truyền thông.
Với thời gian, ngó bộ, nhà báo Bùi Tín mỗi lúc một thêm khó tính. Ông nhắc đến Thông Tấn Xã Việt Nam với những lời lẽ mỉa mai và chua chát, thấy rõ:
“Ngày 14/9/2009 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị đề cao cơ quan Việt nam Thông tấn xã là cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước, ca ngợi cơ quan này là đã tỏ ra sắc bén, giao thêm cho nó nhiệm vụ và quyền hạn thay mặt chính phủ ra ‘tuyên bố,’ ‘cải chính’ và ‘bác bỏ’ khi cần thiết. Ông còn chỉ thị cho mọi cơ quan thông tin báo chí khác trong cả nước phải đưa tin ‘chính thống’ theo Việt nam Thông tấn xã, được coi là mẫu mực, khuôn phép của nền báo chí Việt nam.  Ngay sau đó, ông Dũng lên đường đi thăm một số nước châu Âu, trong đó có nước Hungari. Đi theo ông có một đoàn báo chí, trong đó quan trọng nhất là phóng viên Thông tấn xã, để đưa tin về các cuộc thăm của ông thủ tướng.

Vậy mà ...
ngày 19/9 sau khi ông Dũng gặp Chủ tịch Quốc hội Hungari là ông Bela Kotona, Thông tấn xã Việt nam lại đưa tin chính thức rằng: ‘ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp bà Chủ tich quốc hội Hungari Szili Katalin (!) và chúc mừng bà vừa được bầu vào Chức vụ cao quý này(!)’.
Thật ra bà Szili Katalin đã từ nhiệm chúc vụ này từ ngày 14/9.
Đưa tin như thế, cứ như chửi vào mặt cả ông Katona và bà Katalin!
Thật là lạ lùng ! Thật là kinh khủng ! Thật không thể tưởng tượng được!”
Ý Trời ơi, tưởng gì, chớ đưa tin bậy bạ “rồi sau đó lẳng lặng sửa lại sai sót, không một lời xin lỗi” là chuyện vẫn xẩy ra hàng ngày ở TTXVN mà. Chuyện nhỏ, như con thỏ, mà sao bác Bùi Tín nặng lời dữ vậy? Điều thực sự “kinh khủng” là sự cồng kềnh (“không thể tưởng tượng được”) của cái tổ chức này kìa.
Coi, nó “tự giới thiệu” nè:
“Là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, TTXVN thực hiện chức năng thông tấn Nhà nước trong việc phát tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí phục vụ các đối tượng có nhu cầu ở trong và ở nước ngoài...
Hệ thống các ban biên tập tin trong nước, kinh tế, thế giới, đối ngoại, với đội ngũ đông đảo phóng viên, biên tập viên, là một trong những sức mạnh to lớn tạo nên thành công của Thông tấn xã Việt Nam. Với 63 phân xã tại tất cả các tỉnh thành trong nước và 27 phân xã nước ngoài ở cả 5 châu lục, cùng nguồn thông tin trao đổi trực tuyến liên tục 24/24 giờ với 42 hãng thông tấn và tổ chức báo chí quốc tế là một ưu thế mà không một cơ quan báo chí nào của Việt Nam sánh được, TTXVN có một nền tảng thông tin lớn mạnh sánh ngang cùng các nước trên thế giới.
Các phóng viên của TTXVN luôn theo sát mọi sự kiện trong nước và quốc tế, cung cấp hàng ngàn tin bài, lưu giữ hàng ngàn hình ảnh mỗi ngày về các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, môi trường, v,v… TTXVN là cơ quan phát ngôn chính thức của Chinh phủ Việt Nam về các vấn đề trong nước và quốc tế...
Website của TTXVN tại địa chỉ http://news.vnanet.vn là một trong những trang thông tin chính thức và là trang duy nhất ở trong nước cung cấp những thông tin mới nhất, tin cậy bằng bốn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha) về tình hình Việt Nam và thế giới, là cầu nối để độc giả khắp nơi trên thế giới hiểu về Việt Nam và con người Việt Nam. Đây cũng là cổng truy cập cho các khách hàng đăng ký để mua các sản phẩm đa dạng của TTXVN (tin, ảnh, báo, tạp chí, sản phẩm nghe nhìn…).”

Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi. Ảnh: thethaovanhoa
T.T.X.V.N cũng “nổ” lớn cho nó đã miệngvậy thôi chớ không phải vậy đâu. Căn cứ vào Biz Informationbizinformation.org – ghi nhận hồi tháng 9 năm 2009, phóng viên Trần Văn (RFA)cho biết: “số người truy cập trang web của TTXVN thua xa những website chỉ của vài cá nhân, hoặc một vài nhóm nhỏ, và hoàn toàn độc lập như Việt Studies (viet-studies.info) hay Bauxite Việt Nam  (bauxitevietnam.info).”
Hiện tượng “kinh khủng” và “ngoài sức tưởng tượng này” được nhà văn Phạm Viết Đào gải thích bằng đôi câu giản dị:
“Ở đâu tồn tại thể chế độc tài, độc đoán trong đời sống thông tin, ở đó giới blogger chính trị - kinh tế - xã hội sẽ nảy sinh và phát triển; blogger trở thành một kênh thông tin bù đắp những mảng thông tin mà bạn đọc thật sự quan tâm, cần nhưng đang bị hụt hẫng do báo chí chính thống lẩn trốn, né tránh…”
Một trong những đối thủ đáng ngại nhất của TTXVN (hiện nay) là TTX Ba Sàm– theo như lời “tố giác” của báo Pháp Luật, số ra ngày 10 tháng 5 năm 2014:
“Khoảng năm 2009, trên mạng Internet lần đầu tiên xuất hiện một trang blog có tên ‘anhbasam’ mà ngay khi vừa xuất hiện, trang blog này đã thu hút sự chú ý của nhiều người thường xuyên truy cập Internet, thậm chí có ngày đã đạt lượng truy cập hàng trăm nghìn lượt...
Người đứng ra lập blog, viết bài và đăng tải trên trang mạng anhbasam chính là Nguyễn Hữu Vinh, 58 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại phố Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội; trú tại Khu đô thị Ciputra, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Giúp việc đắc lực theo chỉ đạo của Vinh là Nguyễn Thị Minh Thúy (34 tuổi) trú tại Khu tập thể Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội.” 
Nguyễn Hữu Vinh, Giám Đốc T.T.X Vỉa Hè. Ảnh:danchunglambao
Cũng theo số báo thượng dẫn:
“... ngày 5/5, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy về hành vì‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.”
Bộ Công An, như vậy, đã cứu cho T.T.X.V.N một bàn thua – thấy rõ. Cứ cho “công an vào cuộc” là bọn phản động phải “tắt đài” hết, đúng không?
Dzụ này, nói thiệt, tui (e) không đúnggì cho lắm.Ngó vậy chớ không phải vậy đâu.
Năm 2010, Bộ Công An cũng đã rầm rộ vào cuộc “phá sập 300 trang mạng và blog cá nhân xấu” nhưng đợt tổng công kích (dữ dội)này, rõ ràng, không mang lại một“chiến tích vẻ vang”nào ráo trọi!
Tui vẫn còn nhớthái độ ung dung và xem thường (đối phương) ra mặt của
trang Dân Luận
Đột nhập và phá hoại các trang web lề trái có thể giúp các anh trì hoãn được vài ba ngày, nhưng chắc chắn không thể đảo ngược được tiến trình tiến bộ của cả một dân tộc dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Chúng tôi giữ vững niềm tin rằng sự thật và chính nghĩa sẽ chiến thắng giả dối và bạo lực. Thời điểm mà các anh sẽ phải thừa nhận mình đã sai có lẽ cũng sắp tới rồi, hãy cùng chờ xem!
Và chính sự hung hãn của lực lượng công an đã khiến cho tính liên đới của cư dân mạng được phát huy– theo như nhận định của Blog Dân Làm Báo:
“ Chúng ta là một phần của Talawas, X-cafe, Dân Luận, của Đàn Chim Việt, Thông Luận, Tiền Vệ..nơi mà cả một hệ thống với những con người máy, vô cảm, nhắm mắt theo lệnh cấp trên, ngày đêm rình rập để phá rối, phá hoại, tấn công và đánh sập.
Không phải chỉ đơn giản một trang nhà bị tấn công. Chính mỗi người chúng ta, những bạn đọc, những người dân đang bị tấn công. Chính chúng ta đang bị bịt mồm, bịt mắt, bịt tai. Chính chúng ta đang bị cướp mất cơ hội tìm hiểu, trình bày, góp ý, phê bình, đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng sự quan tâm, trí tuệ và lòng nhiệt thành của chúng ta mà những trang nhà thông tin này đã tạo một diễn đàn chung cho tất cả.
Công an càng thô bạo thì cường độ của cuộc chiến tranh nhân dân (TTXVN vs. TTXVH) càng tăng:
Nguyễn Hữu Vinh bị bắt nhưng Ba Sàm thì khôngChúng tôi, Đinh Ngọc Thu, Trịnh Hữu Long và các cộng tác viên âm thầm của trang Ba Sàm, không có lý do gì để từ bỏ tinh thần Ba Sàm, từ bỏ mạch ngầm khai dân trí mà anh và nhiều người đã, đang và sẽ đi.
Chúng tôi cũng không có lý do gì để bỏ rơi các độc giả thân thiết của mình, những người tin yêu và quý trọng những gì chúng tôi đã làm trong thời gian qua. Và trên hết, chúng tôi không có bất cứ lý do gì để thỏa hiệp với những điều luật phi lý và một thể chế không có tính chính danh đã và đang kìm kẹp gần một trăm triệu người Việt Nam trong vòng nô lệ...
Đất nước ở trong tay chúng ta, đẹp đẽ và thiêng liêng. Chúng ta không thể bỏ mặc nó cho những kẻ mà ta khinh bỉ.
Hạn từ “chúng ta” trong đoạn văn dẫn thượng không chỉ là hàng ngàn(hay hàng chục ngàn) “các cộng tác viên âm thầm” cùng “những độc giả thân thiết” của TTX VH mà có thể là toàn thể cư dân mạng, trong số nàyblogger Nguyễn Hữu Vinh là một trong những người tiên phong – theo nhận xét của nhà báo Huy Đức: “Nếu VN đang bắt đầu một cuộc cách mạng thông tin, báo chí, thì ABS là một trong những nhà cách mạng hàng đầu.”
Không phải là “nếu” mà thực sự đã có một cuộc cách mạng thông tin bùng nổ ở đất nước này. Chung cuộc cũng đã được nhìn thấy trước, và thấy rõlà (thua!) dù có tạo thêm một chục cái TTXVN nữa thì chế độ toàn trị hiện hành cũng thảm bại thôi.

SONG THAO * CÕI TẠM

CÕI  TẠM
SONG THAO

***



Nghỉ hè, nghỉ phép, ta thường đi chơi xa, trú ngụ tạm tại khách sạn. Dăm ba bữa nửa tháng, lại trở về nhà. Thường khi về nhà, lọt vào khung cảnh cũ, ngả mình trên chiếc giường quen thuộc, ta luôn luôn cảm thấy thoải mái, thú vị. Khách sạn là cõi tạm, nhà là cõi thực . Cuộc đời này là một cõi tạm. Hầu như mọi người đều nghĩ như vậy. Nhưng cái cõi tạm này, chúng ta tạm trú hơi lâu, quen hơi quen tiếng, nên khó rời. Biết là tạm mà vẫn cứ thích ở... khách sạn!

Ông bạn da đen của tôi, người thuần thành đạo Cơ Đốc, rất tha thiết được chầu Chúa. Chủ Nhật nào cũng đi nhà thờ, trong túi không bao giờ quên tờ giấy hai chục đô cúng dường, cuốn Thánh Kinh luôn luôn đeo theo người, nói câu nào cũng mời Chúa về góp tiếng cho chắc ăn. Một bữa, thấy ông vất vả với công việc, tôi giỡn.
“Này, Gabriel, cuộc sống coi bộ nhiều mồ hôi quá nhỉ?”
Bạn tôi cười nhe hàm răng trắng lạnh.
Đời mà! Chúa đã phán “Con phải đổ mồ hôi trán lấy bát cơm ăn”. Mình cứ phải theo ý Chúa vậy chứ sao.” 

Tôi làm bộ tỉnh phán theo.
“Tôi thấy cậu là con cưng của Chúa, sao không xin Chúa cất về ngồi bên chân Chúa cho nhàn hạ cái thân!”
Gabriel lắc đầu quầy quậy.
“Còn sớm quá! Tôi còn mấy đứa con nhỏ phải nuôi, chắc Chúa cũng hoãn cho một thời gian nữa chứ!

Bạn tôi không nói rõ một thời gian là bao lâu, nhưng bằng vào cái lắc đầu hung hãn như vậy, tôi dè chừng chắc là phải lâu lắm!

Một ông bạn khác, ung thư thời kỳ cuối, con cái đã có chồng vợ đâu vào đấy, đời chẳng còn gì phải lo lắng, cuộc sống rất thoải mái về vật chất, nhưng cái đau đớn của tật bệnh thật khôn lường, chép miệng than thở khi tôi tới chơi.
“Mình cũng tới tuổi rồi. Nhưng nếu Trời cho ít năm nữa thì quý hóa quá!”
Sống có vất vả, đau đớn đến thế nào chăng nữa, vẫn cứ thích bám vào cõi tạm. Sao vậy? Bởi vì cái cõi mà người ta gọi là vĩnh hằng, miên viễn, vô ưu ... ta chưa hề biết tới chăng? Hay là bởi vì từ cõi tạm bước qua cõi thật đó, người ta phải xuôi tay nằm dưới ba tấc đất hoặc uốn người trong ngọn lửa thiêu? Toàn những trò khó chơi cả.


Nhà sinh học Thụy Điển Susanne Wiigh-Mäsak, phát minh công nghệ thủy phân kiềm (resomation)




Máy thủy phân kiềm

Nhà sinh học Susanne Wiigh-Maesak, người Thụy Điển, vừa phát minh ra một trò mới. Trò này coi bộ dễ chịu hơn. Thi hài người chết sẽ được làm lạnh cực nhanh đến -18 độ C và sau đó nhúng vào nitơ lỏng có nhiệt độ -196 độ. Thi hài, sau khi được lấy ra khỏi dung dịch siêu lạnh, trở nên giòn tan như kính và vỡ vụn thành một hợp chất dạng bột . Tất cả số nước còn lại được hút vào một khoang chân không, trước khi cho chạy qua một màn kim loại để lọc bỏ tất cả những vật thể còn sót lại (những thứ cấy ghép trong thân thể) chưa phân hủy. Bột thi hài, sau đó, có thể được thiêu đốt, hoặc được chôn trong một quách làm bằng tinh bột bắp, đặt trong hố nông khoảng 30 phân. Sau khoảng một năm, oxy và vi khuẩn sẽ phá hủy chúng hoàn toàn, biến thi hài trở thành cát bụi. Bà Wiigh-Maesak cho biết bà đã đăng ký bản quyền phương pháp này ở 35 quốc gia. Phương pháp này giúp tránh làm vẩn đục môi trường như hai phương pháp thông dụng hiện nay là hỏa thiêu và chôn dưới đất quá sâu làm trì trệ quá trình phân hủy.

Không phải là các nhà sinh học, mấy ông bạn tôi cũng bầy ra nhiều cách... vượt biên từ cõi sống qua cõi chết vui lắm.

Như ông Du Tử Lê chẳng hạn.
Khi tôi chết hãy đưa tôi ra biển
Đời lưu vong không cả một ngôi mồ
Vùi đất lạ thịt xương e khó rã
Hồn không đi sao trở lại quê nhà

Ông Luân Hoán còn cãi cọ với... thinh không.
Không từ đất sao phải về với đất
Thịt xương này không thể mất khơi khơi
Khi tôi chết xin đem giùm thi thể
Chia cho thù lẫn bạn nhậu chơi

Ông Lưu Nguyễn cứ thiên thai lơ lửng.
Mai này ta sẽ ra đi
Người ơi có nhớ có gì nhắn không
Trăm năm mây trắng bềnh bồng
Về nơi đã đến mà lòng thảnh thơi


Dặn dò rối rít xong các ông ấy đi... uống cà phê. Bởi vì cái chết vẫn chưa trong tầm mắt. Cõi tạm này mới đích thực trong tầm tay. Tạm lâu ngày dễ có ảo tưởng đây mới là cõi thật.
Đời người được bao lâu? Trăm năm trong cõi người ta. Trăm năm? Mấy người được trăm năm? Bà cụ 114 tuổi của kỷ lục Guinness vừa qui tiên, còn Việt Nam đang vận động cho một cụ bà Việt nam, cũng 114 tuổi, được ghi vào thay thế. Lóng rày, coi bộ Việt Nam ham giữ kỷ lục thế giới dữ. Kỷ lục là thứ xịn. Thường thường bực trung khó với tới. Ông anh tôi bảo cứ sáu chục cái xuân già là gỡ đủ sở hụi rồi. Thêm được năm nào là bonus của trời đất!

Trong cái thời gian sống chỉ là tích tắc so với đời sống của vũ trụ, con người quậy như điên. Đủ món ăn chơi. Kèn cựa, khích bác, tranh dành, lừa đảo, xô đẩy, chém giết... nhau. Mỗi người cố thu vén cho riêng mình. Nhà sang, xe xịn, lợi danh, tiền bạc... Mặc sức mà vung tay vung chân. Mặc sức mà lèn cho đầy túi tham. Nhiều người sống trong cái sân si tối tăm trong suốt cuộc sống. Trẻ, tiết vịt còn chảy rần rần trong người, hung hăng con bọ xít đã đành. Già, máu tưởng đã phải nhiễm lạnh mà vẫn cứ sân sân si si phát khiếp.

Như Bà Margaret Ann Thomas-Irving, 58 tuổi, cư dân ở Hartford, Connecticut chẳng hạn. Từ tháng 10/2002 đến tháng 7/2003, trong vòng chưa đầy một năm, đã một mình cướp nhà băng tới 12 lần. Tổng cộng số tiền cướp được là 19 ngàn đô. Vũ khí của bà chỉ là khẩu súng đồ chơi con nít, hoặc ngon hơn, chẳng súng siếc gì cả chỉ dọa nhân viên ngân hàng là trong ví có súng là họ nộp tiền ngon ơ!

Cướp có nghệ thuật hơn là hai vợ chồng James Roland Clark, 71 tuổi, và Deloris Jane Clark, 66 tuổi, dân Florida. Ông chồng xách một bao cát vào ngân hàng dọa là chất nổ, bà vợ rồ sẵn máy xe chờ ở ngoài cửa. Cướp xong ông chạy ra phóng lên xe vù mất. Nhờ một gói thuốc nhuộm cho phát nổ sau đó cảnh sát mới tóm được hai ông bà già chịu chơi này.

Bà già Connie Parker, 74 tuổi, cư ngụ ở Nassau, tiểu bang Nữu Ước vừa trúng số độc đắc 25 triệu. Khi đi lãnh thì, sau khi trừ thuế má, bà cầm tay được 7,3 triệu. Bà ôm chặt lấy tiền, nhất định không chia cho ông chồng Kenneth Parker, 77 tuổi, đang bị ung thư phổi thời kỳ cuối. Ông chồng cho biết là ông đã đưa cho bà 20 đô để bà đi mua số nhưng bà cãi lại bà đã mua số bằng tiền riêng của bà. Ông chồng tức giận đâm hai đơn một lúc. Một đơn đòi chia tiền, một đơn xin ly dị sau 16 năm rưỡi chung sống. Rút cục, cụ đi đường cụ tôi đường tôi, và bà Connie phải thỏa thuận chia cho ông chồng một số tiền không rõ là bao nhiêu nhưng, theo tiết lộ không chính thức, là một phần ba số tiền bà lãnh.

Thất thập cổ lai hy. Hiếm có thiệt! Sống đã từng ấy tuổi tưởng tay chân đã làm biếng nhấc lên nhấc xuống, ai ngờ vẫn cứ chụp giật như máy. Để làm chi? Ôm về cõi viên mãn chăng? Cõi bình an đó có cần những thứ phù phiếm của cõi tạm này không?

Một cặp vợ chồng già đã trên 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh. Họ ăn uống kiêng khem và tập thể dục hàng ngày. Không may hai cụ qua đời do một tai nạn xe buýt, họ lên thiên đàng và được thánh Phêrô đón tiếp nồng hậu. Thánh Phêrô đưa hai người đi coi nhà bếp khổng lồ, hồ bơi, phòng tắm hơi, sân chơi golf... Lóa mắt vì sự sang trọng của ngôi nhà, cụ ông hỏi thánh Phêrô.
“Chúng tôi có phải trả tiền cho những thứ này không?”
“Tất cả đều miễn phí, đây là thiên đàng mà!”

Đến giờ ăn, thánh Phêrô đưa hai cụ đến môt phòng ăn sang trọng, thức ăn ê hề. Cụ ông hỏi.
“Thưa Ngài, tất cả các món ăn này cũng miễn phí cả sao?”
“Tất nhiên!”


Cụ ông lại rụt rè hỏi tiếp.
“Chúng tôi có thể ăn tùy thích, không phải lo ngại dư mỡ, đường, cholesterol chứ ạ?”
“Không, tôi đã bảo là cụ đang ở trên thiên đường cơ mà! Cụ có thể ăn uống no say tùy thích mà không sợ bị mập phì, đái đường hay nhồi máu cơ tim gì cả.”

Bỗng nhiên mặt cụ ông trở nên đỏ gay, quay sang cụ bà quát to.
Tất cả do lỗi của bà! Nếu bà không ép tôi phải ăn uống kiêng cữ và tập thể dục hàng ngày thì tôi đã lên đây sớm hơn mười năm rồi!”

Cái cõi mông lung đó đâu phải chỉ có thiên đường. Những nơi khác có vui như vậy không?
Hai bợm nhậu ngồi bên chai rượu đã cạn quá nửa. Một ông hỏi.
“Ông bạn nghĩ là có thế giới bên kia hay không?”
Ông bạn gục gặc đầu.
“Có chứ! Mà chắc ở bển cũng vui vẻ lắm, nhậu nhẹt lu bù.”
“Sao ông biết?”
“Thì ông thấy đấy. Mấy chả đi có cha nào thèm quay về đâu!”

Dương sao âm vậy. Dân gian vẫn cứ tin như thế. Cái cõi đầy bí ẩn đó được hiểu như là một nối dài của cõi tạm này, cũng có cuộc sống và những cung cách sống cụ thể như nhau. Vậy nên mới có dịch vụ gửi UPS không thiếu thứ gì qua cõi mờ ảo đó. Nhà cửa, xe cộ, quần áo, nồi niêu soong chảo, vàng bạc, tiền đô giấy lớn 100.000, và cả... điện thoại di động nữa! Mấy bà thương chồng cũng không quên gửi những nàng hầu trắng trẻo xinh đẹp xuống cho các ông chồng bớt cô đơn. Dĩ nhiên, trước khi hóa vàng, mấy bà không quên rạch mặt, chọc mù mắt hình nhân để thỏa cơn ghen kéo dài qua hai cõi!

Tin như thế bị coi là tin nhảm. Mê tín! Nhưng mâm cơm cúng ngày giỗ ngày tết chắc có ý nghĩa khác. Không ai nghĩ là người từ cõi kia về ăn như chúng ta ăn (cơm canh còn nguyên đó chứ có hụt đi chút nào đâu!) nhưng làn khói nhang ấm áp mời người quá cố về thụ lộc được hiểu như là một cách tưởng nhớ tới người thân đã bước sang cõi khác trước chúng ta. Tấm lòng thương tưởng của chúng ta thể hiện qua cách cúng những món ăn mà người thân quá cố ưa thích khi còn sinh tiền.

Trong nghĩa trang, một ông dọn cơm canh cúng trên mộ vợ. Một ông người bản xứ thành kính đặt bó hoa trên ngôi mộ bên cạnh. Lễ bái, cầu kinh xong, ông bản xứ hỏi ông Việt nam. “Bộ ông tin rằng vợ ông có thể về ăn được những thức ăn ông cúng như vậy chăng?”

Ông Việt nam bình thản hỏi lại.
“Bộ ông cũng tin rằng vợ ông có thể về ngửi được bó hoa ông đặt trên mộ kia chăng?”
Chỉ một bước ngắn, chúng ta chuyển từ cõi này qua cõi khác. Ai cũng ngại ngần trước nhịp bước vô định này. Cõi tạm, cõi... khách sạn, chúng ta đã quen nếp sống. Cõi thực, cõi... nhà, chúng ta u u minh minh. Cái bước dùng dằng từ một chỗ đứng cân bằng trên mặt đất sang chỗ chênh vênh mây trời là cái bước mỗi con người phải trải qua. Cái điều chắc chắn sẽ xảy ra này chúng ta không muốn nghĩ tới. Càng thêm tuổi, chúng ta càng làm lơ không muốn nghĩ tới. Không nghĩ thì làm sao mà hiểu được.

Thế giới có triệu điều không hiểu
Càng hiểu không ra lúc cuối đời
Chẳng sao khi đã nằm trong đất
Đọc ở sao trời sẽ hiểu thôi.

(Mai Thảo)

NGUYỄN AN DÂN * PHẠM CHÍ DŨNG

Nhà báo độc lập Chí Dũng có còn độc lập?

Cập nhật: 09:35 GMT - thứ sáu, 22 tháng 8, 2014

Cách trích dẫn bình luận về Thủ tướng VN của ông
 Phạm Chí Dũng bị chất vấn

Hôm 21/08/2014, giới quan sát chính trị Việt Nam lại sóng gió và bàn tán xôn xao khi xuất hiện một bài viết trên BBC Việt Ngữ Bấm “Sẽ có “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam” của nhà báo độc lập, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập – anh Phạm Chí Dũng.
Tôi cảm thấy đã đến lúc cần phải phản biện lại quan điểm của anh Phạm Chí Dũng, với tư cách một ngưởi quan tâm đến chính trị Việt Nam.
Tôi phản biện vì một loạt bài gần đây, anh Phạm Chí Dũng đều lý luận rằng quan hệ bang giao Việt-Mỹ khởi sắc là do chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị và “Mỹ bắt tay phe bảo thủ”.
Bài viết mới của anh là “giọt nước làm tràn ly” để tôi phải phản biện chuỗi lý luận của anh.

“Phe lợi ích” sao lại chống “phe bảo thủ” ?

Tôi thất vọng về những nhận xét của anh Phạm Chí Dũng đối với các sự kiện chính trị nổi bật của đất nước hai tháng nay, nhất là các nội dung trả lời phỏng vấn và viết bài nhận định quan hệ Việt-Mỹ.
Các bài phỏng vấn, bài viết của anh đều mang hơi hướng nói rằng “quan hệ Việt Mỹ xuất hiện những bước tiến mới và xích lại gần nhau lúc này” là do ông Phạm Quang Nghị và phe bảo thủ, với những tin tức, sự kiện mơ hồ.
Việc các nhà quan sát bình luận ủng hộ một đảng phái hay một phe nhóm nào đó là việc cá nhân, và người dân chủ cần tôn trọng điều đó.
Tuy nhiên bài viết mới đây của anh thì tôi buộc phải góp ý, vì nó có nhiều thông tin sai lệch quá mức.
Nó xa rời tiêu chí “nhà báo độc lập” vì đưa tin sai sự thật và không khách quan khi nhìn nhận vấn đề.
Trước hết, ở cách đặt vấn đề trong bài viết.
"Trong tình hình mà chính ông Trương Tấn Sang và nhiều quan chức cao cấp của đảng phải nói “một bầy sâu ăn hết phần của dân- họ ăn không chừa một cái gì” thì e rằng đa số quan chức đảng cầm quyền đều là phe lợi ích. "
Anh dùng hai khái niệm “phe lợi ích” và phe bảo thủ” để lý luận phe này vượt lên phe kia là một sự đánh tráo chủ thể.
Trong tình hình mà chính ông Trương Tấn Sang và nhiều quan chức cao cấp của đảng phải nói “một bầy sâu ăn hết phần của dân- họ ăn không chừa một cái gì” thì e rằng đa số quan chức đảng cầm quyền đều là phe lợi ích.
Phe bảo thủ càng có lợi ích, vì lợi ích sinh ra từ bảo thủ.
Khép kín chính trị không cải cách chính là để giữ lợi ích.
So sánh phe bảo thủ với phe lợi ích và cho rằng phe bảo thủ thắng, là công khai cho rằng phe bảo thủ “tốt” do không vì lợi ích.
Điều này vừa sai vừa ủng hộ bảo thủ, cả hai điều đều phản lại tính chất “độc lập” của một nhà báo độc lập, lại là Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập.
Phải dùng khái niệm “phe cải cách” và “phe bảo thủ” khi bình luận phe này lấn lướt phe kia thì khách quan và đúng đối tượng hơn.
Khi nói về hai phe đang tranh chấp nhau thì các từ ngữ phải thể hiện được tính đối lập chính thức, không thể đánh tráo được.
Do đó tôi xin phép sửa lại từ ngữ của anh. Sự tranh chấp hiện nay trong đảng là “phe cải cách” và “phe bảo thủ”.
Không có và không bao giờ có “phe lợi ích” nào tranh chấp với “phe bảo thủ” cả. Tôi sẽ dùng từ “phe cải cách” để thay thế cho cụm từ “phe lợi ích” trong lập luận tranh luận ở bài này.
Việc Petrolimex giảm giá xăng theo anh lý luận là do “phe cải cách” sợ chiến dịch chống tham nhũng “đập ruồi đả hổ” sắp diễn ra giống như ông Tập Cận Bình nên phải từ bỏ bớt lợi ích của mình thì tôi cho rằng không phải.
Việc giá xăng giảm, theo tôi đơn giản là nền kinh tế đã quá khủng hoảng về sức mua.
Giá xăng là thành phần quan trọng trong giá cả hàng hóa, giá xăng hạ thì giá hàng hóa có thể giảm xuống, tổng cầu tăng lên, giúp doanh nghiệp bán hàng ra, tổng cầu lên thì kinh tế lên.
Nếu có động cơ chính trị, thì ở đây là phe cải cách muốn ghi điểm và tạo ưu thế trong Đại Hội Đảng 12 sắp đến.

Phe nào thúc đẩy bang giao Việt-Mỹ?

Anh Phạm Chí Dũng, trong nhiều bài bình luận đều nói rằng do “công của ông Phạm Quang Nghị và phe bảo thủ” thì đó là ý của anh và tôi tôn trọng quan điểm đó.
Tuy nhiên tôi chính thức phê phán cái sai của anh khi anh viết rằng “Đại Tướng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Mỹ Martin Dempsey gặp ông Nguyễn Phú Trọng” [chú thích của BBC - ông Phạm Chí Dũng đã đề nghị BBC sửa lại chi tiết này ít lâu sau khi bài viết được đăng].
Đây là tin không chính xác. Tất cả các báo chí Việt Nam và nước ngoài lẫn báo của quân đội Mỹ đều nói rằng “ông Dempsey qua Việt Nam theo lời mời của đồng cấp- thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, gặp xã giao Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng”.
Ông Phạm Chí Dũng (trái) là Chủ tịch Hội nhà báo độc lập VN

Bên cạnh đó gặp một thuyền trưởng đánh cá ở Đà Nẵng, Không hề có cuộc gặp với ông Nguyễn Phú Trọng.
Có nhiều dư luận nói rằng có thể ông Martin Dempsey gặp ông Nguyễn Phú Trọng “bí mật theo hình thức đi đêm” vì sự vận động của ông Phạm Quang Nghị.
Chuyện này chắc chắn là không có. Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ nhằm “mở ngoại giao qua kênh đảng”. Quân đội Mỹ là phi đảng phái, ông Martin Dempsey qua Việt Nam với tư cách đại diện quốc gia, thành viên quân đội và chính phủ Mỹ. Từng hành động, phát ngôn của ông ta sẽ được truyền thông, các nhân viên tình báo các nước chú ý sát sao. Sẽ có một scandal chính trị nếu quan chức cao cấp quân đội Mỹ “đi đêm” với tổng bí thư một đảng, nhất là đảng đó luôn có “phát ngôn phê phán nước Mỹ” lâu nay.
Chính ông Dempsey khi trả lời phỏng vấn báo chí, cũng đã nói “tôi thấy khả quan sau khi trao đổi cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và một thuyền trưởng tàu cá ở Đà Nẵng” Thành ra việc anh gán ghép phát biểu lạc quan của ông Dempsey “Việt Nam có thể trở thành người bạn tốt nhất của Hoa Kỳ” là do ông Nguyễn Phú Trọng nói “Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam” lại không đúng.
Ý này là ông Nguyễn Phú Trọng nói khi gặp ông J. McCain, và dư luận nên lưu ý rằng hiện nay, ít nhất là trên danh nghĩa, quan hệ Việt-Trung vẫn là quan hệ anh em.
Quan hệ hàng đầu và quan hệ anh-em, quan hệ nào nặng ký? Lẽ ra anh Phạm Chí Dũng nếu phân tích khách quan và độc lập, như một nhà báo độc lập, thì nên phân tích hai chiều như thế.
Ông Dempsey cũng nói “Tôi đã không mời thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam) đến Washington (năm 2013) và cũng không đến đây chỉ để xoáy vào vấn đề Trung Quốc.
"Tôi đến đây là để tập trung thảo luận về quan hệ quân sự giữa Mỹ và Việt Nam”. Thế là rõ ràng, ông Dempsey giao lưu cùng ông Đỗ Bá Tỵ, quân đội Mỹ hợp tác với quân đội Việt Nam là một nghị trình lâu dài giữa hai bên, chả thấy dính dáng gì vào việc ông Nghị đi Mỹ mới đây cả.
"Quan hệ hàng đầu và quan hệ anh-em, quan hệ nào nặng ký? Lẽ ra anh Phạm Chí Dũng nếu phân tích khách quan và độc lập, như một nhà báo độc lập, thì nên phân tích hai chiều như thế."
Về chuyến đi của phái đoàn ông McCain, trong buổi họp báo tại Hà Nội, TNS McCain chỉ nhắc đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông McCain cũng đã trả lời chính thức cho công luận “tôi đến Việt Nam hôm nay là kết quả lâu dài của gần 20 năm quan hệ Việt-Mỹ. Tôi hi vọng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn dắt đảng phất ngọn cờ dân chủ, như thông điệp đầu năm 2014, và vì Trung Quốc cắm giàn khoan, chúng ta phải nhanh lên”.
Điều này có thể kiểm chứng qua báo chí quốc tế và lề phải của Việt Nam, cũng như bài viết chính thức trên website của ông McCain..
Ông Carl Thayer có nói “thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể bị gạt ra rìa” trong nhận định hồi đầu tháng 7, khi Việt Nam chưa kiện Trung Quốc (theo thông báo chính thức của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “việc kiện Trung Quốc là do Bộ Chính Trị quyết định).
Sau đó, khi ông Thayer sang Việt Nam dự hội thảo Biển Đông (22-27/07/204), ông ấy có thay đổi và nói “Tôi không nghĩ là ai có thể đắc cử trở lại ở trong Đảng nếu họ dám thúc đẩy một chính sách thỏa hiệp với Trung Quốc.”.
Xin công luận bình xét, ai trong phe cầm quyển muốn thỏa hiệp?. Giáo Sư Carl Thayer đã có nhận xét mới như thế sau khi ông đến Việt Nam, vì sao anh Phạm Chí Dũng không nêu ra mà lại dẫn chứng một nhận xét cũ hơn ? Vô tình hay cố ý? Vì sao chỉ nêu ra tiêu cực mà bỏ đi sự tích cực???
Ông Nghị tuyên bố khi ở Mỹ “Đàm phán không được thì mời Trung Quốc cùng ra tòa”.
Sau vụ giàn khoan, chính phủ và nhân dân Việt Nam cũng như giới quan sát chính trị quốc tế đến Việt Nam tham vấn đều nói “ đây là lúc phài kiện ra tòa” thì ông Nghị lại nói như trên. Vậy phải chăng quan điểm của phe bảo thủ (qua ông Nghị) là “không nên kiện mà là đàm phán tiếp”.? (dù thiệt hại toàn ở phía VN nhiều năm nay).
Vậy ai, phe nào chủ trương “thỏa hiệp”, phe bảo thủ hay phe cải cách?
Cũng chính trong chuyến đi Mỹ, ông Nghị vẫn nói “Trung Quốc đã giúp Việt Nam nhiều. Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Chúng tôi muốn giải quyết tranh chấp trên biển Đông như đã giải quyết đường biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ (đàm phán song phương tiếp như trước). Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng cùng chúng tôi đưa vụ việc ra tòa”.
Thế nghĩa là nếu Trung Quốc chưa sẵn sàng thì Việt Nam sẽ đợi Trung Quốc và trong thời gian đó, VN-TQ tiếp tục “thỏa hiệp” song phương như biên giới và Vịnh Bắc Bộ ?

Sai lầm chiến lược

Thiết nghĩ phân tích đến đây là khá rõ để bạn đọc bình xét về các phản biện của tôi với bài viết mới nhất của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.
Tôi thẳng thắn kết luận rằng các bài viết và nhận định chính trị của anh Phạm Chí Dũng đã không còn đúng theo tiêu chí một nhà báo độc lập.
Việc anh “nhầm lẫn” thì không biết vô tình hay cố ý, nhưng hậu quả là làm dư luận ngộ nhận về các sự kiện, qua đó tác động sai lạc vào tư duy --đây là điều có thể đang xảy ra.
Cũng thế, lẽ ra ở tư thế một nhà báo tranh đấu cho sự cải cách chính trị, anh cần ủng hộ của phe cải cách thì anh quay ra phê phán và có ý bôi xóa cố gắng của họ.
Một điều nguy hiểm hơn là anh còn là chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập, điều này dễ dẫn đến ác cảm của phe cầm quyền cải cách khi họ nhận xét về Hội này.
Tôi không trông mong một kết quả bi quan là Hội Nhà Báo Độc Lập do anh dẫn dắt sẽ rơi vào giữa hai làn đạn, đó là sự ghét bỏ của tất cả các phe phái trong đảng.
Hậu quả của việc này thế nào, tôi nghĩ công luận sẽ hình dung được. Chúng ta không ai muốn như thế và cần hết sức giúp để Hội tránh được hậu quả này.
Tôi mong các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập nỗ lực gìn giữ được tính trung thực và độc lập của Hội, để không phụ lòng mong đợi của tất cả những người quan tâm và ủng hộ quyền tự do ngôn luận và báo chí tại Việt Nam.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một cây viết từ TP HCM.
Tư liệu dùng trong bài viết:

Bấm http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/190439/ong-pha-m-quang-nghi--va--cau-ho-i-kho--o--new-york.html
Bấm http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/190383/mot-tuan-cong-du-nuoc-my-cua-ong-pham-quang-nghi.html
Bấm http://www.McCain.senate.gov/public/index.cfm/press-releases?ID=f5fd4b07-3d87-4a9f-a892-03018c779888
Bấm http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140816/dai-tuong-martin-dempsey-chung-ta-buoc-phai-hinh-dung-ve-quan-he-my-viet-45-nam-toi.aspx
Bấm http://nguyentandung.org/gs-carlyle-thayer-khong-ai-co-the-dac-cu-neu-dam-thuc-day-mot-chinh-sach-thoa-hiep-voi-trung-quoc.html
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/08/140822_nguyen_an_dan.shtml
 

QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM


QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
TÀI LIỆU TỔNG HỢP

Đặc sản Vĩnh Long mê đắm hồn người

EVABởi EVA.VN | EVA – 4 giờ trước
·         n


Vĩnh Long là vùng đất của những cây trái có tiếng trong nước, các món đặc sản ở đây gần gũi và giá rẻ nhưng thật rất đáng thử.
Nếu một lần được đặt chân lên mảnh đất Vĩnh Long, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cơ man nào là những miệt vượt cây trái xanh mướt, trĩu quả. Được lênh đênh trên những dòng nước, ngắm khung cảnh thanh bình yên ả đầy thơ mộng. Không chỉ thế, ở Vĩnh Long còn sản sinh ra nhiều món ăn ngon, dẫn dụ hồn người.

Bưởi năm roi

Thả hồn dưới vòm lá xum xuê, mát rượi, tự tay chọn những trái ngon từ trên cây và tận hưởng ngay tại miệt vườn là đặc quyền của khách thăm nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long. Bưởi năm roi Vĩnh Long cũng như vậy.

Không cần quảng cáo nhiều, cái tên bưởi năm roi đã là sự đảm bảo quá tuyệt cho chất lượng dinh dưỡng của trái cây. Bưởi này đều quả, đều múi và hiếm khi bị khô.

Bưởi năm roi không ngọt hoàn toàn nhưng cũng không chua quá mà là sự kết hợp vừa phải giữa hai vị ấy làm người ăn vặt thích thú. Tách từng múi bưởi, chấm vào chén muối tôm Tây Ninh hay muối ớt cay đều ngon não nề, dễ dàng chinh phục mọi khách du lịch. Đây cũng là thứ quà tặng tiện dụng cho bạn bè, người thân.
Đặc sản Vĩnh Long mê đắm hồn người
Không cần quảng cáo nhiều, cái tên bưởi năm roi đã là sự đảm bảo quá tuyệt cho chất lượng dinh dưỡng của trái cây (Ảnh: Internet)


Thanh trà

Thanh trà là loại trái cây khác thu hút không kém bưởi năm roi. Cứ nhìn những chùm quả tròn vàng ươm lúc tháng giêng, ba, khó người nào kìm lòng mà không mua vài ký.

Có hai loại thanh trà: chua và ngọt phục vụ khẩu vị từng người. Thanh trà chín chấm muối ớt chinh phục tất cả chị em phụ nữ như rất nhiều loại trái cây chua chua được ưa chuộng xưa nay.
 
Đặc sản Vĩnh Long mê đắm hồn người
Thanh trà chín chấm muối ớt chinh phục tất cả chị em phụ nữ như rất nhiều loại trái cây chua chua được ưa chuộng xưa nay (Ảnh: Internet)

Trong khi đó, món thanh trà dầm đường đá là nước giải khát hữu hiệu. Đang nóng nảy giữa tiết trời nắng mà có ly thanh trà thì mát thơm tận sâu cõi lòng và khoan khoái ngay lập tức. Thanh trà làm mứt tuy có lích kích nhưng cũng là món ăn chơi khác được yêu thích. Vừa đọc sách, vừa tám chuyện thỉnh thoảng nhón miếng mứt ngọt lịm quyến rũ thì thú biết mấy.

Bên cạnh đó, vị chua của thanh trà khác với me hay cơm mẻ là sự đổi món khi các bà nội trợ thích tăng vị cho món canh chua (cá lóc, cá ngát, tép…) hay kho cá (cá rô, cá bông lau…).

Khoai lang mắm sống

Bình thường, người ta chỉ ăn khoai lang luộc không nhưng người dân miền Nam lại sáng tạo ra món khoai luộc chấm với mắm sống rất tuyệt vời. Các nguyên liệu làm món dễ kiếm, đơn giản và gần gũi.

Chỉ cần khoai lang hấp hoặc luộc chín để nguội, xắt miếng nhỏ, dừa khô nạo cơm, thêm muối mè, đậu phộng, rau sống, rau thơm rửa sạch. Khoai lang mắm sống khi xưa là món nhà nghèo nhưng giờ lại thành đặc sản của vùng đất này.
Đặc sản Vĩnh Long mê đắm hồn người
Bình thường, người ta chỉ ăn khoai lang luộc không nhưng người dân miền Nam lại sáng tạo ra món khoai luộc chấm với mắm sống rất tuyệt vời (Ảnh: Internet)



Khi ăn, dùng lá cách cuốn từng miếng khoai lang, dừa nạo, rau thơm và chấm cùng mắm. Món dân giã này đặc biệt và ngon khó tả. Hương vị bùi bùi, bở bở, ngọt thơm của khoai, và rau, vị béo dừa quyện với vị mắm mặn mang mùi đặc trưng khiến người ăn ăn hoài vẫn muốn thêm nữa. Ăn khoai lang mắm sống sẽ thấy đâu đó hương của nước, của đồng ruộng và của những tháng ngày lam lũ nhưng an hòa với thiên nhiên của người dân nơi đây.



Cá tai tượng

Cá tai tượng chiên xù nguyên con là món ăn người dân Vĩnh Long nào cũng biết. Cá tai tượng vừa từ chảo dầu vàng ruộm dọn ra cùng bánh tráng, bún tươi, rau sống và chén nước chấm chua ngọt khiến chỉ nhìn thôi cũng có thể chảy nước miếng.

Cá tai tượng thịt dai, thơm, rất lý tưởng cho món cuốn bánh tráng. Bóc tách lấy thịt cá, cho vào lát bánh tráng, xếp thêm rau thơm, bún, rau sống và cuộn thành từng cuộn rồi chấm vào chén nước chấm ngon giữa miệt vườn cây trái là cảm giác tuyệt vời nhất du khách có thể tưởng tượng trong chuyến du hí của mình.




Cá tai tượng thịt dai, thơm, rất lý tưởng cho món cuốn bánh tráng (Ảnh: Internet)

Cái ngon ngọt của thịt loài cá to bẹt thỉnh thoảng còn da giòn kết hợp với rau các loại, bún tươi và nước chấm chanh tỏi ớt thơm đậm thật hoàn hảo. Món ăn này vừa bùi béo, vừa thanh lại khó ngán. Không phải tự nhiên bao nhiêu chuyến du lịch đến đây, thực khách đều được giới thiệu cá tai tượng như món đầu bảng danh sách dễ ăn, ăn ngon và phù hợp với nhiều người.

Cá cháy

Cá cháy sông Hậu là đặc sản của riêng vùng đất nhỏ tại xã Tích Thiện, vùng gặp nhau giữa nước trong và nước lợ. Cá cháy thịt rất ngon và có trứng bổ, béo hiếm thấy. Do vậy, người dân rất chịu khó chế biến cá cháy thành nhiều món dù nhỏ nhín, nhiều xương. Cá cháy mỗi lần ăn đều phải kiên nhẫn chọn lọc xương nhưng người ăn sẽ không phải thất vọng khi thưởng thức.


Cháo cá cháy thơm ngọt lắm. Múc một chén nhỏ, ăn với rau tần ô (cải cúc), rau đắng đất, xà lách, chút lá gừng non xắt nhuyễn thấy lòng thênh thang hơn, bụng dạ ấm áp hơn. Nếu có thời gian thì làm gỏi cá cháy. Tuy vất vả cho người làm nhưng chất lượng thì không chê vào đâu được.



Đơn giản hơn là kho cá cháy. Cứ cho vào niêu, tẩm gia vị rồi để cho đến khi xương cá mềm nhừ là được. Cá cháy kho ăn với cơm nóng thì nồi có lớn bao nhiêu cũng hết. Hoặc cũng có thể nấu canh chua cá cháy với các loại rau như bạc hà, đậu bắp, giá, bông điên điển hay rim cá với lớp mía ở đáy nồi. Món nào cũng hấp dẫn, món nào cũng ngon, món nào cũng đưa cơm vì lạ miệng.
 Tạ Ban

Những đặc sản miền Tây níu chân khách phương xa

Ở miền Tây có rất nhiều rau cỏ hoang dại trở thành "đặc sản" xứ nước mặn đồng chua được nông dân mang đãi khách quý.




Ở miền Tây, khi khách quý đến chơi nhà, nông dân chẳng biết đãi khách thứ gì ngoài "đặc sản" cây nhà lá vườn, như khổ qua rừng mọc trong vườn tràm, mắm chưng chấm với chuối xanh và rau choại luộc.




Đĩa rau sống ăn mắm chưng rất giản dị chất Nam bộ, gồm dưa leo, cà, rau thơm, diếp cá trồng trong vườn nhà với rau nhút hái vào từ đồng.




Nhiều loại mắm cá đồng như nắm cá rô, cá lóc, cá trê vàng... mang chưng cách thủy với củ hành tím thơm nức mũi, chưa ăn khách đã thấy thèm.




Người miền Tây có "sản vật" khá đặc biệt hái từ những vườn tràm hoặc rừng U Minh là rau choại. Dây choại luôn leo theo những cây tràm. Đến mùa khô, choại héo lá khiến cây tràm trông như những ngọn đuốc, nếu gặp lửa rất dễ gây cháy rừng. Vào mùa mưa, choại mới mọc hơn gang tay, nông dân hái về xào hoặc luộc chấm cá kho, mắm chưng ăn rất ngon.




Khổ qua rừng chỉ to hơn ngón tay cái được ăn sống, chấm với mấm tôm, ăn vào không đắng mà có vị ngọt dần rất thú vị.




Nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long người dân chọn nuôi tôm theo kiểu "thả hoang" vào những cánh đồng năn mọc hoang dại. Khi có khách quý, tôm sú từ đồng được mang vào hấp nước dừa ăn rất ngọt, thơm.




Là cây cỏ hoang dại mọc ngoài đồng nước phèn chua, những năm gần đây, năn đã "lên ngôi" khi người thành thị rất thích ăn. Những phụ nữ miền Tây cứ mỗi sáng là trầm mình dưới nước nhổ lên những cọng năn non như thế này.




Năn được lột vỏ, ruột bên trong trắng ngần.




Cá nâu kho trái giác được nông dân miền Tây xếp vào danh sách các loại sản vật đồng bưng. Năn sống chấm với nồi cá kho như thế này đảm bảo hết cơm ngày nắng lẫn ngày mưa.




Trái giác mọc hoang, có vị chua thanh được gọi là "nho rừng".


Trái giác kho cá, nấu canh chua ăn rất ngon, nhưng cần lưu ý không nên bóp lấy nước thoa vào người, gây ngứa khủng khiếp.


Cá nâu kho trái giác cũng được dùng chung với món chấm có vị chát là lõi bắp chuối.


Lõi bắp chuối còn dùng để nấu canh chua. Trong nồi canh chua cá chốt nấu cơm mẻ này, nông dân miền Tây cho lõi bắp chuối vào nấu ăn rất ngon.


Một trong những loại rau dại được nhúng vào nồi canh chua không thể thiếu ở miền Tây là bông súng (góc trái). Bông súng cũng được trộn giấm đường chấm với cá kho.


Canh chua cá chốt không chỉ làm ấm lòng người nông dân mà còn là đặc sản trong các nhà hàng miền Tây và TP.HCM.


Nhờ người dân thành thị thích các món ăn từ động ruộng không sử dụng hóa chất khiến rau hoang, cây dại và các loại cá đồng ở miền Tây tăng giá, giúp nông dân có cuộc sống ổn định hơn nếu chí thú làm ăn. Với cá chốt, người nông dân này chỉ cần thả lưới xuống sông hoặc vuông tôm, 5 phút sau kéo lên cá chốt dính chùm thế này.
(Theo Zing)

NỮ SINH NHẬT SUY NGHĨ VỀ VIỆT NAM
BY LỆ RƠI · 08/21/2014
“Em là người Nhật. Em biết về nước Việt Nam được gần hai năm và em chưa quen cuộc sống ở Việt Nam nên nhiều khi em rất bất ngờ về sự khác biệt văn hóa Việt – Nhật, và có khi lại bị lừa”… là những dòng chia sẻ của nữ sinh Nhật đang được dân mạng quan tâm.

Một nữ sinh người Nhật tên Yuki Kobayashi sống ở Việt Nam được gần hai năm đã viết một bài nói về những điều cô không thích, cả bằng tiếng Việt và tiếng Nhật:

“Em là người Nhật. Em biết về nước Việt Nam được gần hai năm và em chưa quen cuộc sống ở Việt Nam nên nhiều khi em rất bất ngờ về sự khác biệt văn hóa Việt – Nhật, và có khi lại bị lừa.

Chắc là vì em chưa quen văn hóa Việt Nam chăng? Em không thích một số người Việt Nam. Nhiều lý do lắm nhưng vì khả năng tiếng Việt của em rất dở nên để em viết bằng tiếng Nhật nhé.

Em rất thích phong cảnh Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn nên có cảm giác muốn quen văn hóa Việt Nam ngay và biết nhiều về người Việt Nam. Các anh chị cho em biết những điều anh chị thích về người Việt Nam được không ạ?”



Còn đây là đoạn dịch phần viết bằng tiếng Nhật của Yuki:

“Em không thích một bộ phận người Việt Nam vì những lý do sau:

Thứ nhất, em đi giặt quần áo ở tiệm, ba ngày sau đến lấy quần áo về thì toàn bộ vết bẩn và mùi vẫn còn nguyên. Tóm lại là chưa giặt gì chỉ gấp lại, nhưng lại lấy tiền như bình thường.

Thứ hai, em rất thích cơm sườn nhưng đến tiệm mua thì em bị lấy tiền đắt hơn người khác vì lý do là người nước ngoài. Việc này không phải chỉ một lần mà là rất nhiều lần rồi. Kể cả các tiệm khác cũng vậy, menughi 25.000 đồng mà em thì bị lấy tận hơn 30.000 đồng.

Thứ ba, chỗ khách sạn em ở đường ống nước bị hỏng, nước không ra. Em đã báo với người của khách sạn thì họ toàn lờ đi không sửa chữa gì.

Thứ tư, ở Việt Nam người ta hay bán sổ xố ngoài đường, em nhìn những người ấy cảm thấy thương nên cũng muốn mua nhưng vì vẫn là học sinh nên chỉ đưa 5.000 đồng. Có lần em từ chối không mua thì bị bác lớn tuổi bán vé số cầm cầm tập vé ném về phía em, đến bây giờ em cũng không thể quên được. Sợ lắm.

Thứ năm, trẻ em thì nghịch ngợm quá mức. Em chơi game với người yêu thì có một đứa trẻ không biết ở đâu ra lấy game của tụi em mà mãi không chịu trả.

Chúng em đi đến siêu thị thì có cả đám trẻ dàn hàng ngang đi phía trước khiến em không thể đi được, đã thế va chạm với người khác còn không chịu xin lỗi gì cả. Người lớn cũng thế, những điều đáng ra cần phải xin lỗi thì không chịu xin lỗi mà còn cười..

Thứ sáu, khi thanh toán thì không chịu trả tiền. Nếu đi ăn với bạn thì cho tới bây giờ những bạn người Việt em quen toàn như vậy. Có lẽ trong đầu họ nghĩ em là người Nhật có nhiều tiền. Nhưng thực ra hoàn toàn không phải, nếu em lớn tuổi hơn thì làm vậy cũng không sao nhưng đằng này là bạn bè thì cần phải bình đẳng.

Thứ bảy, người lừa dối người thì rất nhiều. Em bắt gặp rất nhiều người phụ nữ ngồi ở đường ăn xin. Có người còn ôm một đứa trẻ trần truồng như để chứng minh là mình nghèo vậy.

Nếu là vậy thật thì em cũng muốn giúp chút nhưng một hôm khác thì lại thấy chính người phụ nữ ấy cùng với đứa trẻ ăn kia mặc đẹp và họ cùng ăn uống trong nhà hàng. Khi hiểu được rằng đó là lừa đảo thì em đã sốc nặng“.

Theo VnExpress

   Gành Đá Đĩa - kỳ quan địa chất của Việt Nam
Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng, nhưng tất cả đều chồng chất tầng tầng trông như chồng bát đĩa đã tạo nên tên gọi Gành Đá Đĩa...




Tọa lạc tại bờ biển xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, Gành Đá Đĩa là một trong những danh thắng thiên nhiên kỳ thú bậc nhất ở Việt Nam.





Đây là một gành đá rộng khoảng 50m, trải dài 200m, được hợp thành từ vô vàn trụ đá hình xếp liền nhau kề với sóng nước.





Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng, nhưng tất cả đều chồng chất tầng tầng trông như chồng bát đĩa đã tạo nên tên gọi Gành Đá Đĩa.




Nhìn từ xa, Gành Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ.




Có nhiều truyền thuyết dân gian xoay quanh danh thắng độc đáo này, nhưng theo cách lý giải khoa học, hình thù của Gành Đá Đĩa được hình thành do hoạt động phun trào của núi lửa cách nay hàng triệu năm.





Cụ thể, nham thạch phun ra từ miệng núi lửa trôi ra biển, gặp nước biển lạnh đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực...





Từ đây, những khối nham thạch rạn nứt theo mạch dọc, xiên, ngang kiến tạo địa hình độc đáo ở Gành Đá Đĩa.





Trên thế giới, hiện tượng địa chất tương tự được ghi nhận ở bờ biển Đông Bắc Ireland với núi đá Giant Causeway, ghềnh đá Órganos ở đảo La Gomera của Tây Ban Nha, hang động Fingal ở đảo Staffa, Scotland hay ở đảo JeJu của Hàn Quốc...




Từ năm 1997, Gành Đá Đĩa đã được công nhận là danh thắng cấp quốc gia của Việt Nam.




Mặc dù rất độc đáo và hiếm có, nhưng trong một thời gian dài rất ít người biết đến Gành Đá Đĩa do vị trí hẻo lánh và khó tiếp cận.



Phải đến năm 2011, con đường dẫn từ Quốc lộ 1A đến Gành Đá Đĩa mới hoàn thành, giúp việc khám phá danh thắng này trở nên thuận lợi hơn.





Hiện tại, dịch vụ du lịch ở Gành Đá Đĩa vẫn rất sơ khai. Tiềm năng phát triển du lịch của danh thắng này vẫn còn để ngỏ.

Đà Lạt ngày xưa

***



Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Nơi đây đã từng là nơi nghỉ dưỡng của các bậc vua chúa thời xưa và bây giờ phát triển thành một thành phố nổi tiếng và du lịch và nghỉ dưỡng


Người có công khám phá và khai sinh ra vùng đất này chính là bác sĩ Yersin, ông được ghi nhận đã có công thám hiểm cao nguyên Lang Bian và khai sinh ra đô thị Đà Lạt ngày nay.

Đà Lạt ngày ấy và bây giờ nhìn chung hầu như không thay đổi nhiều, vẫn e ấp, vẫn quyến rũ, vấn níu kéo người đi ở lại. Có chăng đi nữa chỉ là một Đà Lạt đẹp hơn, tráng lệ hơn, lộng lẫy hơn mà thôi.


Đà Lạt có lẽ nổi tiếng với hai điều: một là thành phố hoa lệ với dinh thự sang trọng, những khách sạn Đà Lạt đẳng cấp tồn tại cả thế kỷ vẫn giữ nét cổ kính xen lẫn hiện đại đan xen, những rừng thông bạt ngàn xanh ngắt. Hai là những cô gái Đà Lạt đẹp dịu dàng, đắm thắm nhưng kiêu sa.


Nếu nhìn lại Đà Lạt những năm 1925, 1930,...bạn sẽ thấy Đà Lạt đã trải qua một quá trình khai phá thế nào. Sau đây là trên 100 bức ảnh quý về Đà Lạt ngày xưa do những nhiếp ảnh gia Pháp và một số nhiếp ảnh gia khác ghi nhận lại và lưu giữ đến ngày hôm nay.

Du Lịch Đà Lạt 

1. Bản đồ Đà Lạt ngày xưa - được mệnh danh là thiên đường nơi hạ giới


Du Lịch Đà Lạt 


2. Ảnh chụp Đà Lạt năm 1925 - 1930



Du Lịch Đà Lạt 

3. Người bản xứ và xe hơi chụp ở Lang Bian năm 1925


Du Lịch Đà Lạt 

4. Thác Liên Khương những năm ngày xưa


Du Lịch Đà Lạt 


5. Thác Ponggour Đà Lạt


Du Lịch Đà Lạt 

. Thác Cam Ly Đà Lạt (1925 - 1930)



7. Thác Gougah đổ từ trên cao xuống




8. Người Pháp và dân bản địa trên đỉnh LangBian



9. Quang cảnh khu vực hồ Xuân Hương ngày trước và khách sạn Palace Đà Lạt




10. Một góc thành phố Đà Lạt ngày ấy còn hoang sơ





11. Một khách sạn Đà Lạt



12. Toàn cảnh thành phố Đà Lạt chụp từ trên núi.



13. Hồ Xuân Hương ngày ấy còn hoang sơ chưa khai thác triệt để như bây giờ




14. Một phần Hồ Xuân Hương, sau này sẽ mọc lên những sân Gôn, những hàng rào vây quanh.



15. Hotel Palace ngày xưa đã lộng lẫy nguy nga mang dáng dấp cung điện Pháp



Và Palace Hotel Đà Lạt hiện nay trải qua 80 năm lịch sử vẫn giữ nguyên vẹn hình hài ngày trước



16. Đường phố Đà Lạt 1925



17. Phụ nữ Đà Lạt bản địa, khác với Phụ nữ Đà Lạt danh tiếng hiện giờ.



18. Học viện Giáo Hoàng Đà Lạt lộng lẫy



19. Bản đồ đỉnh LangBian



20. Trường Lycee Yersin Đà Lạt




21. Một bảng cảnh báo thú dữ ở LangBian Đà Lạt




22. Thẻ ID của bác sĩ YERSIN



23. Ảnh chụp ngôi nhà của bác sĩ YERSIN ở Đà Lạt



24. Cảnh vật xung quanh Hotel Palace Đà Lạt năm 1925




25. Cận cảnh Hồ Xuân Hương năm 1920



26. Một tờ quảng cáo của khách sạn Palace




27. Quang cảnh khu vực trung tâm Đà Lạt 1960



28. Chợ Hòa Bình Đà Lạt ngày ấy



29. Đỉnh LangBian ngày trước




30. Khu chợ mới xây dựng tại Đà Lạt 1961



31. Nhà Địa Cư 1940 tại Đà Lạt



32. Một con đường trên phố Đà Lạt



33. Một rau quả tại khu chợ mới Đà Lạt 1961




34. Thác Ponggour Đà Lạt 1968




35. Khu trung tâm tập trung nhiều tòa nhà lớn sang trọng bậc nhất của Đà Lạt trong đó có Nice Dream, và Tulip




36. Trực thăng mang số hiệu UH-1H 92AHC đáp tại Hồ Xuân Hương 1968




37. Bùng binh Đà Lạt ngày ấy và bây giờ đã thay đổi rất nhiều



38. Trường YERSIN Đà Lạt nhìn từ trên cao



39. Những máy bay của hãng hàng không Việt Nam năm 1968



40. Trực thăng mang mã số 92 AHC bay trên núi Vôi 1968 Đà Lạt



41. Bờ hồ Xuân Hương



42. Chiếc may bay mang mã số DC-4 cất cánh tại sân bay Liên Khương 1968


43. Núi Vôi ở Đức Trọng Đà Lạt



44. Trực thăng Mỹ mang mã số 92 AHC đáp xuống nhà máy thủy điện Song Pha khi họ phát hiện ra một ống dẫn nước bị hư hại.




45. Chợ Hòa Bình nhìn từ phía đường Duy Tân 1968



46. Máy bay DC-4 tại Liên Khương Đà Lạt 1968




47. Một hành khách nữ quý tộc tại sân bay Liên Khương 1968



48. Một chuyến bay sắp cất cánh tại Liên Khương



49. Toàn cảnh trung tâm tp. Đà Lạt nhìn từ trên cao



50. Đà Lạt chụp từ trực thăng



51. Nhà hàng Thủy Tạ ngày ấy và bây giờ không khác là mấy.



52. Khu trung tâm tập trung các toàn nhà cao cấp của Đà Lạt như khách sạn Nice Dream, Red Tulip...



53. Lối kiến trúc của tp Đà Lạt mang đậm chất phong cách châu Âu sang trọng.



54. Đà Lạt ngày xưa đã được xây dựng rất khang trang và lộng lẫy để phục vụ cho các giới quý tộc đến đây nghỉ dưỡng.



55. Một góc khu trung tâm sang trọng



56.




57. Trường học viện Quân Sự quốc gia chi nhánh phía nam tại Đà Lạt



58. Trực thăng mang mã sô US 92 AHC bay trên bầu trời sân bay Liên Khương 1968



59.



60.



61. Cầu Ông Đào Đà Lạt 1957



62. Câu lạc bộ thể thao nhìn từ phía bờ hồ Xuân hương 1950



63. Một buổi sớm mai 1950



64. Đường Hàm Nghi năm 1941



65. Đường Phan Đình Phùng 1957



66. Nhà hàng Thủy Tạ 1960



67.



68.



69.




70.



71. Một buổi diễn binh tại Học viện Quân sự Quốc gia



72.



73.



74. Núi Langbian



75. Đất đỏ Đà Lạt


76.




77. Cam Ly Đà Lạt



78. Nhà Ga Đà Lạt 1948



79. Nhà Địa Dư Đà Lạt 1948



79. Nhà Thánh Vincent-de-Paul Đà Lạt 1948



80. Hồ Suối Vàng mùa cạn nước



81. Nhà thờ đạo Tin Lành 1948



82. Một câu lạc bộ thể thao gần hồ Xuân Hương



83.




84. Bệnh viện Đà Lạt



85. Nhà thờ Con Gà nổi tiếng một thời



86. Ga Đà Lạt năm 1948


87. Thác Gougha 1948



88. Du Parc hotel



89. Du Lac hotel 1948




90. Palace Hotel nhìn từ trên cao 1931


91. thác Liên Khương 1926


92. Người bản địa tại một buổi sớm 1926



93. Chợ Đà Lạt năm 1948 khá khác so với nay



94. Lycee YERSIN 1948



95.



96.Những nữ Sinh tại trường LYVEE YERSIN 1948



97. LYCEE YERSIN 1948



98. Villa của giám đốc cục cảnh sát Đà Lạt



99.



Theo Vina Booking

No comments: