Wednesday, November 2, 2016

NGUYỄN THIÊN THU * CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

NGUYỄN THIÊN THU * CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

                                  

CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
I. LÝ LUẬN MARX-LENIN


 Các triết thuyết thường trình bày về vũ trụ quan, nhân sinh quan. Đa số tôn giáo đều nói đến từ bi, bác ái, hòa bình. Trái lại, cộng sản do Marx đưa ra thuyết "đấu tranh giai cấp " để gây nên một trường máu đổ, thịt rơi trên thế giới. Vì vậy, chúng ta có thể nói Cộng sản là một trường phái gây chiến.

Marx đã nhấn mạnh cuộc đấu tranh của cộng sản là bạo động, dùng vũ lực để cướp chính quyền.Những ai nói Hồ Chí Minh theo chủ trương bất bạo động của Gandhi là chẳng hiểu gì Hồ Chí Minh và Cộng sản. Marx cũng nói đến việc các đảng cộng sản liên hiêp với các đảng dân chủ tại các quốc gia như ở Pháp, những người cộng sản liên hợp với Đảng dân chủ - xã hội chủ nghĩa, ơ Thuỵ sĩ, họ ủng hộ phái cấp tiến, ở Ba Lan, những người cộng sản ủng hộ chính đảng đã coi cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc, ở Đức, Đảng cộng sản đấu tranh chung với giai cấp tư sản mỗi khi giai cấp này hành động cách mạng chống chế độ quân chủ chuyên chế (TNCS III).

Đó là chiến thuật của cộng sản khi yếu thì họ liên thủ với các đảng phái quốc gia, sau khi mạnh thì họ lấn lướt, xâm nhập, xâm chiếm như họ đã xâm chiếm Việt Nam Độc lập Đồng minh hội của Hồ Học Lãm, phá hoại các tổ chức của Phan Bội Châu, và xâm nhập Tân Việt Cách mạng đảng của Đào Duy Anh. Cộng sản cũng đã thi hành gian kế như tại nhà Khám Lớn, tù nhân cộng sản it nên cộng sản chủ trương đoàn kết với các tù nhân quốc gia, nhưng tại Côn đảo, tù nhân cộng sản đông thì chúng thi hành các thủ đoạn tàn độc để giết hại và hành hạ các chiến sĩ quốc gia. Sau 1945, vì áp lực quốc tế, cộng sản phải liên hiệp với phe quốc gia nhưng chỉ một năm sau, Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp tàn sát phe quốc gia.

Khi nói đến liên hiệp, đoàn kết dân tộc thì các phe phải tôn trọng nhau, nhất là tôn trọng lập trường chính trị, nhưng Marx tỏ ra kiêu căng, khinh miệt, căm thù các triết gia, các đảng xã hội và cộng sản. Lenin cũng không châp nhận quan điểm hòa bình dân chủ của phe cộng sản Martov, của Karensky và đi đến một trường đấu tranh đẫm máu thì làm sao mà có liên hiệp? Stalin không chấp nhận quan điểm của Trotsky, và ông sát hại các tướng lãnh và đại biểu quốc hội là những nhân vật quan trọng của đảng Cộng sản Liên Xô thì làm sao ông chấp nhận các phe phái khác cộng tác?

 Quốc tế III, Stalin ra lệnh các nước nhỏ phải tuân lệnh Nga, phải loại trừ các phần tử tư sản, cải lương trong đảng và trong nước, thì làm sao có đất đứng cho các phe phái khác? Hơn nữa, vô sản chuyên chính của Marx đã nói rõ rằng cộng sản dùng vô sản cướp quyền, rồi độc chiếm quyền bính, không san sẻ quyền lợi cho phe phái nào. Thành thử những ai nói Hồ Chí Minh yêu nước là chẳng hiểu cộng sản là gì. Và ở Việt Nam hiện nay, một số trí thức và người yêu nước  đòi cộng sản thực thi đa nguyên là chuyện không thể được. Nếu Việt Cộng thực thi đa nguyên thì chỉ là dối trá như Hồ Chí Minh sai Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận lập đảng Dân chủ và Phan Tư Nguyễn, Nguyễn Xiển lập đảng Xã hội. Muốn có dân chủ, đa đảng phải tiêu diệt cộng sản.

Vì vậy, việc liên hiệp cộng sản và quốc gia chỉ là giả dối. Sau 1973, Mỹ chủ trưởng chính phủ ba thành phần tại miền Nam, chính phủ liên hiệp tại Cambodia chẳng qua là mưu kế tạm thời mặc cho các phe quốc gia chết trong bàn tay cộng sản.
Trước hết cộng sản mượn danh nghĩa giải phóng dân tộc để lợi dụng tinh thần yêu nước cuả các nước bị thực dân, đế quốc xâm lược. Sau khi đã tạo dựng được lực lượng khá mạnh, cộng sản công khai chường bộ mặt cộng sản ra. Đó là trường hợp Trung Quốc, Việt Nam. Marx cũng vạch ra một kế sách khác. Trước tiên họ cướp chính quyền tại một quốc gia, sau đó mở rộng chiến tranh ra các quốc gia khác và có thể thành thế chiến [1].

Như vậy là đường lối của Marx qua Lenin, Stalin là một chủ trương chiến tranh toàn cầu. Cộng sản chỉ ngừng chiến tranh khi họ toàn thắng. Còn các nước tư bản, còn các phe dân chủ, tự do trên hoàn cầu là cộng sản vẫn tiếp tục gây chiến.[2].

Tố Hữu quả là truyền nhân của Marx và Lenin khi ông viết:"
"Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghĩ
Cho ruộng đồng mau tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin…bất diệt"

Cuộc đấu tranh là quyết liệt vì mục đích của cộng sản là cướp chính quyền bằng bạo lực, nghĩa là dùng biện pháp quân sự thẳng tay giết dân chúng và sẵn sàng gây chiến tranh [2b]. Và ông cũng đưa ra một hứa hẹn về thiên đường cộng sản là sau khi cướp chính quyền, diệt hết giai cấp tư sản, đảng cộng sản nắm quyền sẽ  đưa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản, là một  thiên  đường hoà bình ,thịnh vượng :
 "Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ. ..Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo. (TNCS I)

"Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị chính trị của mình để từng bước một đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị, và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất.  (TNCS II)
 
Marx dùng đường hòa bình bọc viên thuốc độc đấu tranh giai cấp và gây chiến, còn Lenin thì nói thẳng nhiều lần rằng cộng sản cần  chiến tranh vì đó là phương cách đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản[5].Trong bài Socialism and War (1915), Lenin đặc biệt nói về nhu cầu chiến tranh. Chiến tranh sẽ diễn ra mãi mãi cho đến khi cộng sản diệt hết tư sản và kẻ thù để xây dung một xã hội vô giai cấp [6]. Có lẽ căn cứ vào điểm này, một số nhà biên khảo  cho rằng sau 1945, Stalin có kế hoạch đánh chiếm Mỹ vả Tây Âu. May mắn thay, ông chết năm 1953, chứ không thì thế giới đã trải qua một cuộc thế chiến thứ ba.
Lenin tuyên bố dùng chiến tranh giải phóng thế giới, nhưng ông cũng như Marx, sau khi bắn súng ầm ầm, ông bèn thả một đàn bồ câu trắng lên trời, và hát bài ca hòa bình:
" Chúng tôi nói : mục đích của chúng tôi là đạt đến một hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa bằng cách xóa bỏ giai cấp trong loài người, xóa bỏ bóc lột giữa người và người, giữa quốc gia này với quốc gia khác, và chắc chắn sẽ loại trừ khả năng rất chiến  tranh" [7]

II. NỘI CHIẾN

Nội chiến là nói về chiến tranh trong một nước, nhưng ở đây cũng nói đến một cuộc khủng bố, đàn áp, và tàn sát của cộng sản đối với nhân dân , đồng thời cũng đề cập đến cuộc chiến âm thầm trong nhân dân chống cộng sản độc tài, tàn ác.

1. CÁCH MẠNG NGA

Các sách cộng sản nịnh hót Lenin, Stalin nên nói không đúng sự thực. Họ nói cách mạng tháng Mười Nga tháng Mười Nga lật đổ chế độ Nga hoàng nhưng sự thực thì khác hẳn. Nước Nga là một đế quốc lớn. Trong nước thường có những cuộc bạo loạn. Các vị Nữ hoàng Anna, Elizaveta Petrovna và Ekaterina II đều lên ngôi với những cuộc đảo chính do Ngự Lâm quân hỗ trợ. Vì Nga là một đế quốc cho nên các nước lân cận như Vương quốc Thụy Điển và Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottomancũng tìm cách làm suy yếu nước Nga.

 Các triều đại nối tiếp nhau trong thế kỷ 19 đã đối phó với những áp lực đó bằng sự kết hợp giữa các cuộc cải cách miễn cưỡng và trấn áp. Năm 1861, Nicholas II bãi bỏ chế độ nô lệ. Năm 1894 Nicholas II thoái vị nhường lại cho phe cải cách lên cầm quyền, lập nên quốc hội Duma. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914, các cuộc cải cách Stolypin, hiến pháp 1906 và Duma quốc gia đã mang lại những thay đổi đáng kể cho nền kinh tế và chính trị Nga nhưng chiến tranh với nước Phổ đã làm Nga kiệt quệ.

Ban đầu, dân Nga theo đường lối vô chính phủ của Mikhail Aleksandrovich Bakunin xuất hiện như người cha của chủ nghĩa vô chính phủ. Ông đã rời Nga năm 1842 tới Tây Âu, nơi ông hoạt động tích cực trong phong trào xã hội. Sau khi tham gia vào cuộc Khởi nghĩa tháng Năm tại Dresden năm 1849, ông bị bỏ tù và bị đưa tới Siberi, nhưng cuối cùng ông đã trốn thoát và quay trở lại châu Âu. Tại đây ông đã hợp tác cùng Karl Marx, dù có những sự khác biệt ý thức hệ và chiến thuật lớn. Sau đó dân Nga chán chủ nghĩa vô chính phủ vì chủ trương này vô ich.Các học thuyết xã hội khác cũng được những người Nga cấp tiến đưa ra như Aleksandr Ivanovich Herzen và Pyotr Alekxeyevich Kropotkin.

Các tầng lớp trí thức, tiểu tư sản, nông dân, công nhân đều chịu ảnh hưởng tư tưởng của Voltaire, Montesquieu và Marx mà tập hợp thành tổ chức cách mạng chống Nga hoàng. Đại hội đầu tiên bí mật họp tại Minks năm 1898, thành lập đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga (The Russian Social Democratic Labor party), gồm đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga (Russian Social-Democratic Workers' Party ), và đảng Dân chủ Xã hội Nga ( the Russian Social-Democratic Party) , lấy chủ nghĩa Marx làm cơ sở.

Năm 1898, chín thành viên của tổ chức Lao động Xã hội Dân chủ Nga bị An ninh Hoàng gia Nga bắt giam.Thực ra trước đó, Tổ hợp Giải phóng Lao Động (Group for the Emancipation of Labour ) ra đời năm 1883 cũng theo chủ nghĩa Marx.Đại hội Lao động Xã hội Dân chủ Nga họp lần đầu năm 1901 tại Minks, đại hội hai tại họp tại Bỉ nhưng bị nhà cầm quyền Bỉ đuổi nên chuyển qua Luân Đôn năm 1903. Sau đó, năm 1903, Lenin và Martov mâu thuẫn, lực lượng cách mạng chia rẽ.

Các nhóm tự do bên trong các nhà tư bản công nghiệp và quý tộc, những người tin vào sự cải cách xã hội một cách hoà bình và một chế độ quân chủ lập hiến, đã thành lập Đảng Dân chủ Hiến pháp hay Kadets năm 1905. Những người theo phong trào "Dân ý" thành lập Đảng Xã hội Cách mạng Nga hay Esers năm 1901, ủng hộ việc phân chia đất đai cho  nông dân. Một nhóm thứ ba và có tính chất cấp tiến hơn lập ra Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga hay RDSLP năm 1898; đảng này là thành phần chủ yếu của Chủ nghĩa Mác tại Nga. Có được sự ủng hộ từ các trí thức cấp tiến và tầng lớp lao động đô thị, họ ủng hộ việc tiến hành cách mạng xã hội, kinh tế và chính trị.

Vào ngày 23 tháng 2 (8 tháng 3 theo lịch Gregory) năm 1917, Ngày Quốc tế Phụ nữ, hàng nghìn thợ dệt nữ ở Petrograd tuần hành bên ngoài nhà máy phản đối sự thiếu hụt lương thực và kêu gọi những người thợ khác cùng gia nhập. Nhà vua ra lính quân đội đàn áp nhưng quân đội ủng hộ phe biểu tình.


Ngày 2 tháng 3 (15 tháng 3), Nikolai II thoái vị. Để lấp khoảng trống quyền lực, Duma tuyên bố thành lập một Chính phủ Lâm thời, do công tước Lvov lãnh đạo. Tháng 7, sau một loạt vụ khủng hoảng khiến Chính phủ Lâm thời mất uy tín với nhân dân, lãnh đạo chính phủ từ chức và được kế tục bởi Aleksandr Kerensky, thuôc đảng Xã hội cách mạng Nga,người có tư tưởng tiến bộ hơn người tiền nhiệm   và phe Mensheviks . Nhưng tình trạng kinh tế suy đồi và cuộc chiến tranh tiếp diễn làm cho chính phủ Kerensky cũng bế tắc, lại bị phe Bolsheviks tấn công.

Hai nhóm này đều thuộc phe cách mạng xã hội chủ nghĩa, phe Bosheviks thuộc cánh tả là phe cực đoan, phe Mensheviks thuộc cánh hữu tức phe ôn hòa. Chính quyền Aleksandr Kerensky ra lệnh đàn áp nhóm Bolsheviks, nhóm Bolsheviks tấn công chính phủ, nhóm Melsheviks chống lại nhóm Bolcheviks và rút lui khỏi chính phủ. Tháng Mười 1917, Aleksandr Kerensky  bị nhóm Bolsheviks lật đổ trong cuộc đảo chánh tháng Mười Nga năm 1917. V. I. Lenin từ Thụy Sĩ, quay trở về nước Nga do  sự  giúp đỡ về tài chính từ đế chế Đức. Họ cho rằng Lenin đã nhận được tiền bạc từ tay một nhà tư sản Đức tên là Parvus.

2.  ĐỒNG CHÍ  VÀ NHÂN DÂN ĐỀU LÀ PHẢN ĐỘNG

Lenin không phải là người cộng sản đầu tiên của Nga. Trước Lenin đã có nhiều người theo Marx nhưng cộng sản Nga không hề nhắc nhở đến những người này, mà đảng Cộng sản Trung Quốc cũng không nói đến Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, và đảng Cộng sản Việt Nam cũng bỏ quên tên Ngô Gia Tự, Châu Văn Liêm, Đào Duy Anh. Nếu có nói đến họ thì coi như những người này là đàn em của Hồ Chí Minh chứ không phải là những người tiên phong lập đảng cộng sản.

Người đi tiên phong trong phong trào Marxism ở Nga là Georgi Valentinovich Plekhanov
(1857- 1918), lãnh tụ phong trào Dân chủ Xã hội Nga, là một người Marxist đầu tiên ở Nga, đã viết nhiều sách về chủ nghĩa Marx.Năm 1883 ở Switzerland, ông cùng Lev Deutsch và Vera Zasulich lập tổ chức Giải Phóng Lao Động (Emancipation of Labor) tuyên truyền chủ nghĩa Marx cho nhân dân Nga. Sau ông gia nhập đảng Dân chủ Xã hội Lao động Nga ( the Russian Social Democratic Labour Party) (RSDLP) và cộng tác với Lenin.

Tuy ông và Lenin cùng theo Marx, hai ông có tư tưởng khác nhau nên trở thành cừu địch. Trong đại hội đảng Dân chủ Xã hội Lao động Nga 1903, ông và Lenin tranh luận đi đến chia rẽ. Ông cho rằng nước Nga chưa có thể đưa vô sản lên nắm quyền mà phải trải qua giai đoạn xây dựng dân chủ. Ông có lòng yêu nước, kêu gọi dân chúng chống Đức xâm lược . Lenin viết Tiểu Luận Tháng Tư ( April Theses) gọi ông là bọn "xã hội Sô vanh" ( social chauvinism). Sau Cách mạng tháng 10, ông phải bỏ nước ra đi vì không chịu đựng nổi bọn Lenin.Ông chết tại Phần Lan vì bệnh lao.

Sau đó phong trào cách mạng Nga do Julius Martov hay L. Martov (1873-1923) lãnh đạo. Ông sinh tại Istanbul , lãnh tụ phái Mensheviks trong thế kỷ XX tại Nga. Ông bị Nga hoàng bắt lưu vong, ông gia nhập đảng Lao Động Dân Chủ Xã hội Nga (Russian Social Democratic Labour Party (RSDLP). Tại đại hội 1903, ông tranh luận với Lenin. Lenin muốn tổ chức đảng phải chặt chẽ, Martov chủ trương rộng rãi.Trong khi đại hội bỏ phiếu thì ý kiến của Martov được đa số phiếu. Lenin tức giận tổ chức một nhóm riêng và tự xưng là nhóm đa số (Bolsheviks), và gọi nhóm Martov là nhóm thiểu số
(Mensheviks).

Sự thực thì nhóm của Martov luôn chiếm đa số. Ông cùng các ông George Plekhanov, Fedor Dan, Irakli Tsereteli, Leon Trotsky trở thành lãnh tụ nhóm đối lập với Lenin. Trotsky sau lại theo Lenin. Năm 1911 ông viết quyển Cứu giúp hay Phá hoại? Ai Phá hoại đảng Lao Động Dân chủ Xã Hội Nga? Họ làm như thế nào? (Saviours or destroyers? Who destroyed the RSDLP and how) tố cáo nhóm Lenin phá hoại đảng Lao Động Dân Chủ Xã hội Nga. Tác phẩm này làm cho Lenin và Kautsky tức giận .

Sau khi cướp chính quyền trong tháng 10-1917, Lenin tự hào là cách mạng đã  thành công. Ông cho rằng cuộc bạo loan tháng 10-1917 của ông cũng thành công như cách mạng châu Âu. và ông cũng tự hào  đã giải quyết nhiều vấn đề quan trọng [8]. Nhưng liền sau đó những người ủng hộ đế chế Nga  đã chống Bolsheviks , tạo thành cuộc nội chiến từ ngày 7 tháng 11 (25 tháng 10) năm 1917 đến tháng 10 năm 1922 .Trong cộng đảng của Lenin cũng phân hóa thành nhiều hạng, một số chống đối Lenin.

Sau khi cướp chính quyền, Lenin ra sắc lệnh về hòa bình [16] để tỏ ra cộng sản yêu hòa bình. Cũng trong năm 1917, Lenin tuyên bố rằng chủ nghĩa cộng sản chủ trương gỉải trừ binh bị. Không có chiến tranh trong chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi chống đối dùng vũ khí. Chúng tôi chống đối  dùng bạo lực [9]

Thời trước, ông chỉ trích Nga hoàng dùng nhiều quân đội và lực lượng an ninh cho nên phải hủy bỏ" [10], nhưng khi ông vừa lên cầm quyền thì hô hào tổ chức quân đội [10b]. Ông tuyên bố Chủ nghĩa cộng sản không thể áp đặt bằng vũ lực"[11] nhưng sự thực ông đã áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên nước Nga và thế giới. Ông áp đặt bằng   lý luận khi ông cho rằng  loài người có thể tiến lên cộng sản chủ nghĩa mà bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Ông áp đặt bằng vũ lực khi ông chống đối phe Martov và tự vỗ ngực  xưng phe ông  là   phe đa số ( Bolshéviks). 

Ông ra lệnh bọn Cheka và Hồng quân tàn sát những ai chống đối ông trong đó có phe Martov, tôn giáo và nông dân. Lenin căm thù nhiều giai tầng xã hội, mà đứng đầu là phe Martov chủ trương dân chủ. Ông tàn sát họ nhưng năm 1917, ông vẫn tỏ ra nhân đạo, đoàn kết. Ông tuyên bố ông muốn họ hợp tác với ông, nhưng cũng trong bài đó, ông muốn họ phục tòng phe ông, đầu hàng ông [12].

Sau phe hữu của Martov, Lenin căm thù Kulaks, ra lệnh giết hại và đày ải  họ. Kulaks là  những  nông dân vùng Ukraine, Họ trở nên khá giả chút đỉnh nhờ cuộc cải cách  Stolypin năm  1906 . Sau khi Stalin ra lệnh tập thể hóa nông nghiệp và thu mua nông phẩm, những nông dân có từ hai con trâu, vài sào ruộng bị ghép là Kulaks tức là trung nông. Lenin cho rằng Nga có ba triệu trung nông, còn hai triệu Kulak là  nhà giàu và ra lệnh tàn sát, đày ải Kulaks. Họ bị coi là kẻ thù của bần nông, họ bị Lenin sỉ nhục bằng các tội danh danh từ như bọn hút máu, bọn ma cà rồng, bọn ăn bám, bọn lợi dụng nhân dân,  bọn gây ra nạn đói [13] .

 Tuy ra lệnh tàn sát, đày ải dân Kulaks, Lenin giả bộ nhân đạo, nói rằng  Kukaks là thiểu số nông dân nghèo, là tầng lớp trung đẳng, chính phủ cộng sản không kết tội họ, ai làm trái lệnh này sẽ bị trừng phạt [14] . Đúng là miệng lưỡi gian giảo, và điên cuồng, lúc thì gọi Kulaks là bọn nhà giàu, bóc lột, lúc thì gọi là bần nông, nhưng chính đó là trò giả dối.

Mở đầu cuộc tàn sát là việc cộng sản giết vua Nicholas II  và hoàng gia Nga vào năm 1918. Ấy thế mà cháu gái Lenin là  Olga Ulianova nói: “Bác Volodya làm cách mạng Bolshevic không phải để giết vua Nga. Lenin chỉ muốn thay thế hệ thống tư bản chủ nghĩa ở nước Nga bằng chế độ xã hội chủ nghĩa  [15].

Nhưng trước sự nổi dậy của các tầng lớp nhân dân Nga, Lenin hiện rõ là một hung thần. Ông nói và hành động rất hung bạo và hiếu chiến, không còn che đậy bằng giọng điệu nhân nghĩa, yêu hòa bình. Ông theo chính sách bá đạo, chính sách của Nicolas Machiavel. Ông tuyên bố làm chính trị thì không cần nhân nghĩa [16]
  
 Lenin đã tập hợp những kẻ ác ôn thành một tổ chức gọi là "tinh hoa gồm những nhà cách mạng chuyên nghiệp" [17] Nhóm này trở thành hệ thống Nomenklafura tức là nhóm đặc quyền đặc lợi trong đảng cộng sản Liên Xô  thuộc quyền sai sử của Lenin, Stalin. Nomenklafura  cũng có mặt kháp các đảng cộng sản quốc tế.

Lenin cũng bắt toàn dân, toàn đảng phải  theo cái  gọi là " dân chủ tập trung", nghiã là quyền dân chủ của dân được tập trung vào tay đảng còn dân thì không có quyền này. Trong năm 1917, Lenin lập đoàn công an Cheka, sau này thành KGB. Nhóm công an đặc biệt có nhiệm vụ tàn sát các lực lượng chống đối Lenin. Họ thẳng  thắn tuyên bố về chính sách khủng bố và tàn sát của họ:
“Chúng tôi hiện thân là sự khiếp sợ được tổ chức - điều này cần phải được nói rất rõ ràng - sự khiếp sợ như vậy là rất cần thiết trong điều kiện cuộc sống của chúng ta hiện nay trong thời gian cách mạng.”(Nội chiến Nga-Wikipedia).

Lenin cũng tuyên bố sẽ cấp tốc và bí mật gây khủng bố[18],và phải dùng khủng bố bắn tại chỗ bọn đầu cơ, bọn trộm cướp.. [18b]. Ông nói bắn bọn đầu cơ, bọn trộm cướp nhưng sự thực là ông bắn dân chúng,bắn các nhóm chống cộng sản như hành động của Võ Nguyên Giáp tại Ôn Như hầu, Hà nội. Tại Việt Nam, đội Vũ trang tuyên truyền của Võ Nguyên Giáp chính là hình thức của Cheka. Võ Nguyên Giáp đắc lực trong việc giết hại các thành phần quốc gia như vụ Ôn Như hầu nên được Hồ Chí Minh ban cho chức Đại tướng, trong khi Phùng Chí Kiên, Nguyễn Sơn là binh gia chuyên nghiệp, có tài năng hơn Võ Nguyên Giáp.

Từ 1917, dân Nga đã ý thức về hiểm họa cộng sản nên họ đứng về phiá Nga hoàng, lập thành lực lượng Bạch Vệ. Lực lượng này khá đông đảo, gồm nhiều thành phần dân chúng.

(1).Những nhà quý tộc và sĩ quan Nga hoàng.
(2)..Giáo hội. Lenin cướp tài sản nhà thờ, lấy danh nghĩa bài tôn giáo, trừ mê tín, dị đoan.
(3). Phái Mensheviks .Phe Martov (Mensheviks) chống phe Lenin (Bolsheviks) mặc dù họ đều là cộng sản nhưng phe Marov chủ trương ôn hòa.
(4). Nông dân Nga.Nhiều nông dân Nga  như người Cossack mặc dù họ là dân nghèo
Đối tượng thứ tư đó là một bộ phận nông dân Nga, họ bị Hồng quân và Bolsheviks quay nhiễu.
(5). Các dân tộc bị áp bức .Sau khi Nga hoàng sụp đổ, họ muốn tư  trị nhưng bị Lenin chống đối.
(6). Ngoại quốc. Anh Pháp, Nhật, Mỹ,Đức muốn cộng sản suy yếu.
Những lực lượng chống đối Bolshevik, đa số tập trung dưới một ngọn cờ của quân "Bạch Vệ" (Nôi chiến Nga. Wikipedia).

Vì cộng sản phe Lenin đã dụ dỗ công nhân trong vai trò lãnh đạo, lừa đảo nông dân trong việc chia ruộng đất cho nên đông đảo công nông theo Lenin. Phe Lenin dùng mọi thủ đoạn tàn nhẫn khủng bố và tàn sát mọi người. Marx đã trao cho Lenin, Stalin một khẩu súng giết người, đó là đường lối vô sản chuyên chính. Lenin cho rằng đảng cộng sản có quyền chuyên chính nhân dân,kìm kẹp nhân, dân. Đảng cộng sản cầm quyền của quốc gia cho nên Lenin là quốc gia, đảng cộng sản là quốc gia. Chuyên chính vô sản có quyền vô hạn định không bị luật pháp nào ngăn cản [19]. 

Phe bạch vệ và phe Martov bị tiêu diệt vì phe Lenin huy động lực lượng đông đảo vượt trội và thi hành mọi thủ đoạn tàn độc. Có lẽ số phận của nhân loại phải trải qua một giai đoạn bi thảm dưới ách cộng sản ngoại trừ các nước tư bản Âu Mỹ, giai cấp vô sản sáng suốt, không bị cộng sản dụ dỗ và lợi dung.

III. ĐẠI KHỦNG BỐ

Đại khủng bố còn gọi là Đại thanh trừng là một loạt các biện pháp đàn áp tại Liên xô hồi cuối những năm 1930. Sự kiện này liên quan tới một cuộc thanh trừng trên diện rộng với Đảng Cộng sản Liên xô và các quan chức chính phủ, đàn áp các nông dân, các chỉ huy Hồng quân, và những người yêu nước và chính trực. Tính theo tỷ lệ, đa số nạn nhân cuộc Đại thanh trừng là những người Bolsheviks cũ.

Cuộc  đại khai sát giới này vang dội cả thế giới.Ở phương Tây, cuốn sách của Robert Conquest năm 1968 The Great Terror (Nỗi khiếp sợ lớn) đã khiến thuật ngữ này trở nên quen thuộc. Cái tên này lại có nguồn gốc từ giai đoạn khủng bố (tiếng Pháp: la Terreur) trong thời gian Cách mạng Pháp.

Nội chiến Nga là một màn mở đầu cho cuộc đại tàn sát do Lenin khởi xướng trong những năm đầu cuộc bạo loan cướp quyền 1917. Sau  đó khoảng mười năm, Stalin lại mở màn một cuộc tắm máu vĩ đại trong lịch sử nước Nga. Các sử gia quốc tế cũng gọi cuộc đại khủng bố này bằng danh từ "đàn áp"
để làm nhẹ tội ác của Stalin. Điều này cũng cho ta biết các bậc trí thức Âu Mỹ rất kính trọng tên đồ tể Stalin. Họ mà còn thế huống hồ  Hồ Chí Minh, Tố Hữu.  Stalin và đồng bọn thì kết tội các nạn nhân là những kẻ phản cách mạng và kẻ thù của nhân dân.

Cuộc tắm máu này xảy ra do nhiều nguyên nhân.
(1). Tính đa sát, tính ác của người cộng sản kể từ Marx đến Lenin, Stalin, sau truyền đến Mao, Hồ, Pol Pot.
(2).Tâm lý xấu hổ của Stalin.
Stalin được Lenin tin dùng nên cất nhắc làm Tổng bí thư, nhưng sau này Lenin tỉnh ngộ nhận thức được con người thâm hiểm, tàn độc của Stalin nhưng đã quá trễ. Lenin thì bệnh nằm một chỗ, còn Stalin thì  được một số đông trong đảng ủng hộ mặc dầu bọn thủ hạ này cũng bị Stalin thanh toán.
Di chúc của Lenin được vợ ông đọc trước đảng cũng chẳng có tác dung gì, nó chỉ làm cho Stalin xấu hổ trước đảng và nhân dân cho nên ông phải  tỏ ra oai phong, phải trấn áp sự sợ hãi, cơn xấu hổ, nhục nhã tràn ngập lòng ông. Ông nghĩ ông phải  giết người cho đỡ tức, nhất là những kẻ theo Lenin muốn hạ bệ ông.

(3). Thất bại  kinh tế.
Cũng như Mao thất bại kinh tế bị nhân dân oán than, đảng viên cao cấp phê bình, Stalin lấy làm nhục nhã cho nên ông phải ra oai để trừ diệt những kẻ chống đối, để củng cố quyền lực, chống lại phong trào ly khai và chống đối. Đối tượng là các đảng viên cao cấp là những người có thể cướp quyền của ông và các nhóm sắc tộc.

Hầu hết sự chú ý của công chúng tập trung vào cuộc thanh trừng giới lãnh đạo Đảng Cộng sản, cũng như các quan chức chính phủ và các chỉ huy các lực lượng vũ trang, hầu hết đều là các đảng viên cao cấp. Các chiến dịch cũng ảnh hưởng tới nhóm khác của xã hội: giới trí thức, nông dân, và đặc biệt là những người bị coi là "quá giàu với một nông dân" (kulak), và thợ chuyên nghiệp.. Một loạt các chiến dịch của NKVD (cảnh sát mật Liên xô) đã ảnh hưởng tới một số sắc tộc thiểu số, bị buộc tội là các cộng đồng "fifth column". Một số cuộc thanh trừng đã được giải thích chính thức là để loại bỏ những khả năng phá hoại và gián điệp, hầu hết bởi một "Tổ chức Quân đội Ba Lan" tưởng tượng và, sau đó, nhiều nạn nhân của cuộc thanh trừng là những công dân Liên xô gốc Ba Lan bình thường.
Theo bài phát biểu năm 1956 của Nikita Khrushchev, "Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó," và những phát hiện gần đây, một số lượng lớn những lời buộc tội, đáng chú ý nhất là những lời buộc tội tại Các phiên tòa trình diễn ở Moskva, đều dựa trên những lời khai cưỡng ép, thường có được nhờ tra tấn, và việc diễn giải không chính xác Điều 58 (Luật hình sự Liên xô), về những hình phạt dành cho các tội phản cách mạng. Quy trình pháp luật đúng đắn, theo như luật pháp Liên xô có hiệu lực ở thời điểm đó, thường bị thay thế phần lớn bằng những biên bản vắn tắt của các NKVD troika.
Hàng trăm nghìn nạn nhân đã bị buộc nhiều loại tội chính trị khác nhau (tình báo, phá hoại, có tình cảm chống Xô viết, âm mưu chuẩn bị nổi dậy và đảo chính); họ thường bị nhanh chóng hành quyết bằng xử bắn, hay bị gửi tới các trại lao động Gulag. Nhiều người chết trong các trại lao động khổ sai vì đói, bệnh tật, làm việc quá sức. Các biện pháp giết hại nạn nhân cũng được thử nghiệm như phun hơi độc.
Cuộc Đại thanh trừng đã bắt đầu dưới thời lãnh đạo NKVD là Genrikh Yagoda, nhưng đỉnh điểm của những chiến dịch đó diễn ra thời NKVD nằm dưới sự lãnh đạo của Nikolai Yezhov, từ tháng 9 năm 1936 tới tháng 8 năm 1938, vì thế nó có tên Yezhovshchina. Các chiến dịch được tiến hành theo chỉ thị, và thường là những mệnh lệnh trực tiếp, của Bộ chính trị dưới sự lãnh đạo của Stalin.
 Trong thời kỳ đó, việc thực hiện các cuộc bắt giữ hàng loạt, tra tấn và phạt tù hay hành quyết không cần tòa án, đối với bất kỳ kẻ tình nghi nào là chống đối chính quyền Stalin của cảnh sát mật trở thành chuyện thường tình. Chỉ riêng ước tính của NKVD, 681.692 người đã bị bắn chỉ riêng trong khoảng 1937-1938 (mặc dù nhiều nhà sử học nghĩ rằng con số này vẫn còn dưới mức sự thực), và hàng triệu người đã bị chuyển tới các trại lao động Gulag.
Theo các tài liệu Liên Xô được giải mật, trong khoảng thời gian từ năm 1937 tới năm 1938, tổ chức NKVD bắt giữ 1.548.367 nạn nhân, trong đó 681.692 bị xử bắn, trung bình 1.000 vụ hành quyết một ngày. Sử gia Michael Ellman cho rằng ước đoán chính xác nhất về số người chết do cuộc thanh trừng dưới chế độ Xô Viết trong khoảng hai năm đó là chừng 950.000 tới 1,2 triệu người, bao gồm cả những người chết trong trại giam và những người chết ít lâu sau khi được thả từ các trại giam Gulag. Ông cũng cho rằng đó là ước tính mà các sử gia và giáo viên sử học Nga nên sử dụng. Theo "Tổ chức Tưởng niệm"
Trong các cuộc điều tra do Bộ An Ninh NKVD (GUGB NKVD) có: Ít nhất 1.710.000 người bị bắt Ít nhất 1.440.000 người bị kết án Ít nhất 724.000 bị hành quyết, trong số đó: Ít nhất 436.000 người bị kết án tử hình bởi lực lượng troika thuộc NKVD, như một phần chiến dịch Kulak Ít nhất 247.000 người bị kết án tử hình bởi lực lượng Dvoikas thuộc NKVD và Lực lượng đặc nhiệm Troykas như một phần của chiến dịch sắc tộc Ít nhất 41.000 người bị kết án tử hình bởi Tòa án binh Trong số các vụ xử tháng 10 năm 1936 tới tháng 11 năm 1938: Ít nhất 400.000 người bị kết án khổ sai bởi lực lượng cảnh sát Troikas như những Thành phần tệ nạn xã hội (социально-вредный элемент, СВЭ).
Ít nhất 200.000 người bị đi đày hoặc bị trục xuất theo Thủ tục hành chính. Ít nhất 2 triệu người bị kết án bởi các tòa án do phạm các tội dân sự, trong số đó khoảng 800 ngàn người bị kết án vào các trại Gulag. (Đại thanh trừng. Wikipedia)
Đại khai sát giới tại Nga đã thành  đường cao tốc trong thế giới công sản. Mao đã giết may chuụ triệu nhân dân và đồng chí thân cân của Mao trong bước nhảy vọt và trong cuộc cách mạng vô văn hóa . Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ  đã mà sát hại các đồng chí và nhân dân. Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn , Lê Trọng Tấn..là đảng viên cao cấp  đã bị giết hại trong tranh giành ảnh hưởng Nga Hoa và đặc biệt là  chính sách xét lại của Liên Xô.
Qua lịch sử của đảng cộng sản Liên Xô và các nước Trung Quốc, Việt Nam ta thấy:
 +Mensheviks và Bolsheviks đều là Marxist, là cộng sản, nhưng Mensheviks chủ trương ôn hòa, muốn thực thi dân chủ, còn Bolcheviks thuộc phái cực đoan.
+ Lenin ban đầu cũng hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП trong tiếng Nga). Đây là đảng chung của hai phe Mensheviks và Bolsheviks nhưng từ 1903, Boshevik lập đảng mới tức là Đảng Cộng sản Liên Xô.
+Phe Bolsheviks cướp chính quyền từ chính phủ dân chủ Aleksandr Kerensky  chứ không phải đã lật đổ đế chế Nga. Hồ Chí Minh cũng cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim , một chính phủ mới thành lâp chứ không phải cướp chính quyền từ tay Pháp, Nhật như họ tự quảng cáo.
+ Cùng theo Marx, cùng là cộng sản mà ý kiến khác nhau đi đến tiêu diệt nhau, như vậy chủ nghĩa Marx , cách mạng, lịch sử do ý thức con người chứ không phải do vật chật, kinh tế quyết định, như vậy cách mạng, lịch sử  không phải khách quan, khoa học, và duy vậy lịch sử không thể áp dụng cho khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như  người cộng sản khoa trương.
+Chủ nghĩa Marx khởi đầu là chiến tranh nội bộ vì bản chất hung hăng, hiếu chiến của Marx, Lenin, Stalin...Đồng chí còn giết nhau huống hồ không phải là đồng chí.
Những vụ đấu tranh như thế khiến cho các triết gia sau Marx ắt phải thêm vào một cuộc đấu tranh khác là cuộc đấu tranh cùng giai cấp, cùng  đồng chí anh em!
 IV. CHIẾN TRANH
 Nhưng trong những năm cầm quyền, Lenin đã tuôn ra bao lời đe dọa chiến tranh. Ta có thể nói rang với cộng sản đấu tranh có nghĩa là chiến tranh, đi từ đấu tranh giai cấp, cướp chính quyền, gây nội chiến và xuất cảng chiến tranh khắp hoàn cầu.
 Ông quả quyết rằng cách mạng là phải tiêu diệt bọn phản động [20], phải giết hết không chút xót thương những kẻ thù của nhân dân, của xã hội chủ nghĩa, của giới lao động . Phải giết bọn nhà giàu, bọn trí thức trưởng giả, bọn lười biếng... [21].
 Ông nói: "Chúng ta không thể loại trừ khả năng chiến tranh cách mạng, tức là, chiến tranh phát sinh từ việc đấu tranh giai cấp, chiến tranh tiến hành bởi các lớp cách mạng, chiến tranh có ý nghĩa cách mạng trực tiếp và ngay lập tức." [22], cần nội chiến để lật đổ chính quyền [23], chuyển đổi chiến tranh đế quốc thành nội chiến [24].

Với những ý tưởng hiếu chiến, gây chiến tranh để cướp chính quyền, để thủ lợi, Lenin mạnh dạn phát động việc dùng chiến tranh để đàn áp nhân dân trong nước và xuất cảng chiến tranh ra khắp các nơi trên thế giới.

 Trước tiên, lực lượng Nga đã xâm lược các nước lân cận. Khởi đầu là thảm sát Katyn do Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), cảnh sát mật Liên xô, thực hiện vào tháng 4 và tháng 5 năm 1940. Vụ thảm sát khởi đầu từ đề xuất của L. P. Beriya hành quyết tất cả các sỹ quan Ba Lan, ngày 5 tháng 3 năm 1940. Tài liệu chính thức này đã được Bộ Chính trị, gồm cả lãnh đạo I. V. Stalin, ký và đóng dấu. Số lượng nạn nhân được ước tính khoảng 22.000 người, với con số thấp là 21.768 người.[1]

Các nạn nhân bị giết hại tại Rừng Katyn Nga, các trại tù Kalinin và Kharkiv và những nơi khác. Trong tổng số người bị giết hại, khoảng 8.000 là các sỹ quan Ba Lan bị bắt làm tù binh trong cuộc xâm chiếm Ba Lan của Liên Xô năm 1939, 6.000 người khác là các sỹ quan cảnh sát, số còn lại là những người thuộc giới trí thức Ba Lan bị bắt giữ vì bị coi là các "nhân viên tình báo, sen đầm, địa chủ, những kẻ phá hoại, chủ nhà máy, luật sư, viên chức và thầy tu.
Stalin theo Marx bắt tay với Đức chống tư bản Mỹ trong khi Lenin cũng phục vụ Đức nhưng rồi ông lại tuyên bố  phát xít cũng là một hình thức tư bản. Trong đệ nhị thế chiến,  Stalin kết đồng minh với Đức nhưng bất ngờ bị Đức tấn công vào tháng 6-1941.

Hồng quân thường đã hỗ trợ cho  cảnh sát NKVD, trong việc đàn áp  chính trị quy mô lớn với "kẻ thù giai cấp". Hồng quân cùng NKVD đã canh gác nhà tù Gulag, và tham gia chiến tranh trong thế chiến II. Đối với các nước lân bang, Hồng quân và NKVD đã chiếm đóng và tàn sát nhân dân Đông Âu  chủ yếu là Ba Lan, các nước Baltic, Romania, Ukraine và các bộ phận khác của Liên Xô, Hồng quân sau đó rút lui trước cuộc xâm lược của Đức năm 1941 (Chiến dịch Barbarossa).
Có nhiều báo cáo về việc trả thù của các lực lượng vũ trang của Liên Xô, chống lại tù binh Đức và các binh sĩ không quân Đức từ đầu của chiến tranh, các tài liệu trong hàng ngàn tập tin của Cục tội phạm chiến tranh Wehrmacht, 1939-1945, một văn phòng được thành lập vào tháng Chín năm 1939 đến điều tra các hành vi vi phạm các Công ước Hague và Geneva bởi kẻ thù của Đức.  Các mục tiêu bao gồm các cộng tác viên với Đức và các thành viên của phong trào chống Cộng sản như nghĩa quân Ucraina (UPA) ở Ukraine, Forest Brothers ở Estonia, Latvia và Litva, Ba Lan Armia Krajowa.
Liên Xô triển khai bom khí mù tạt trong cuộc chiến chống Nhật tại vùng Nội Mông. Một số dân thường bị thiệt mạng do bom thông thường trong cuộc chiến tranh.

Sau 1945, Liên Xô xâm chiếm các nước Đông Âu, như đã đem xe tăng xâm chiếm  Hungary (1956)
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc của Uỷ ban đặc biệt về các vấn đề của Hungary (1957):Xe tăng Liên Xô đã bắn bừa bãi vào mọi ngôi nhà trong tầm bắn.

Liên Xô xâm chiếm Afghanistan (1978–1992).Từ ngày 25 tháng 12 năm 1979 tới 15 tháng 2 năm 1989 tổng cộng 620.000 binh sĩ đã phục vụ trong các lực lượng tại Afghanistan (dù trong từng thời điểm chỉ có từ 80.000-104.000 người tại Afghanistan). Có 525.000 lính trong quân đội, 90.000 lính biên phòng và các đơn vị nhỏ của KGB, 5.000 người thuộc các đội MVD (Bộ nội vụ) và cảnh sát và 21.000 nhân viên khác hoạt động cùng quân đội Liên Xô trong thời gian đó với tư cách nhân viên cổ cồn trắng và phục vụ các công việc chân tay khác.

Tổng cộng số thiệt hại nhân mạng trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, quân biên phòng và các lực lượng bộ nội vụ là 14.453 người. Quân đội Liên Xô, các đơn vị thuộc tổng hành dinh mất 13.833 người, các đơn vị nhỏ của KGB 572 người, các đơn vị MVD mất 28 người và các bộ, sở khác mất 20 người. Trong giai đoạn này 417 quân nhân đã mất tích trong khi làm nhiệm vụ hoặc bị bắt làm tù binh; 119 người sau này đã được trả tự do, trong số đó 97 người quay trở về nước, 22 người đi ra nước ngoài. Có 469.685 người ốm và bị thương, trong số đó 53.753 người hay 11,44%, bị thương tật hay chấn động tâm lý và 415.932 người (88,56%) bị ốm.

Lenin và người cộng sản luôn nói đến hòa bình và chống đế quốc xâm lược.Trong bài "
Socialism and War - The Attitude of the Russian Social-Democratic Labour Party Towards the War"[25]. In Reply To Questions Put By Karl Wiegan [26], Lenin công kích Pháp xâm lược Ba Lan, Lỗ Ma Ni và bọn đế quốc, ông tự hào về chính nghĩa của phe cộng sản.

Lenin đã hăng hái tuyên bố rằng người cộng sản luôn luôn kết án các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia, những cuộc chiến tranh man rợ và tàn bạo ,nhưng thực tế Liên Xô, Trung Quốc đã trở thành những đế quốc cộng sản, xâm lược các nước anh em trong hệ thống quốc tế cộng sản. Đệ tam quốc tế chính là tổ chức đầu não của đế quốc Liên Xô. Tổ chức này bắt các đảng cộng sản phải thủ tiêu tinh than quốc gia để trở thành một phần tử của quốc tế cộng sản. Các nhân viên quốc tế III đã nằm tại các quốc gia để chỉ đạo, kiểm soát các đảng như là những quan thái thú hay toàn quyền. Những bộ mặt chống thực dân đế quốc chỉ là mặt nạ bên ngoài nhưng trong đầu óc vẫn là tâm thực dân đế quốc.

Lập trường của ông cũng thay đổi. Tuy thích phát xít Đức, chống Mỹ, ông cũng nói rằng người cộng sản có thể liên minh với các phe khác [27].Sau này Stalin, Mao đều dựa vào Mỹ trong đệ nhị thế chiến.

Trong thế giới, cộng sản là phe hiếu chiến và gian dối. Hòa bình chỉ là tạm thời. Chính cộng sản lợi dung hòa bình để chiếm đất giành dân. Người Mỹ cũng hiểu thế nhưng họ cần một hiệp nghị hòa bình để rút binh, ngoài ra họ không cần quan tâm. Lẽ dĩ nhiên, trên bàn cờ , hy sinh xe mã là chuyện thường, và trên trận địa , hy sinh vài tiểu đoàn, trung đoàn cũng lả chuyện hàng ngày. Còn việc ký kết cũng chỉ là thủ đoạn, ký chưa ráo mực, cộng sản đã vi phạm hiệp định là chuyện đương nhiên trong chế ođ65 cộng sản vì nguyên tác và bản chất cộng sản là tráo trở, dối trá.[

Nói tóm lại, chủ nghĩa cộng sản đưa ra một chương trình vĩ đại về hòa bình, bình đẳng và thịnh vượng nhưng sư thực chủ nghĩa Marx là chủ nghĩa gây chiến tranh, một chủ nghĩa diệt chủng.
Người cộng sản nhân danh chống tư bản nhưng sự thực họ đã trở thành giai cấp mới, giai cấp tư sản đỏ, tham nhũng, gian trá và bóc lột trăm ngàn lần tư bản. Họ nhân danh xây dựng cộng sản chủ nghĩa, nhưng thực tế họ tàn sát nhân dân vô tội và những chiến sĩ dân chủ. Lenin tuyên bố rằng còn tư bản là còn chiến tranh  [28] mà tư bản cho đến nay và mai sau vẫn tồn tại và như vậy nghĩa là cộng sản không bao giờ dứt chiến tranh, dứt tội ác đối với loài người trừ khi nhân dân các nước đào mồ chôn sống cộng sản.

_____

CHÚ THÍCH

[1].  Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã. ..
Trong khi phác ra những nét lớn của các giai đoạn phát triển của giai cấp vô sản, chúng tôi đã nghiên cứu cuộc nội chiến ít nhiều mạng tính chất ngấm ngầm trong xã hội hiện nay cho đến khi cuộc nội chiến ấy nổ bung ra thành cách mạng công khai, mà giai cấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản. (TNCS    I).
[2]. War cannot be abolished unless classes are abolished and Socialism is created.
Lenin, Socialism and War (1915)
 [2b].Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền. (TNCS II )
[5]...we cannot rule out the possibility of revolutionary wars, i.e., wars arising from the class struggle, wars waged by revolutionary classes, wars which are of direct and immediate revolutionary significance.V. I.   LeninWar and Revolution. A LECTURE DELIVERED MAY 14 (27), 1917
[6].Convert the imperialist war into civil war.......War cannot be abolished unless classes are abolished and Socialism is created....We fully regard civil wars, i.e., wars waged by the oppressed class against the oppressing class, slaves against slave-owners, serfs against land-owners, and wage-workers against the bourgeoisie, as legitimate, progressive and necessary. Lenin, Socialism and War (1915) .http://marxists.anu.edu.au/archive/lenin/works/1915/s+w/index.htm.
[7]. We say: our aim is to achieve a socialist system of society, which, by eliminating the division of mankind into classes, by eliminating all exploitation of man by man and nation by nation, will inevitably eliminate the very possibility of war. Lenin, War and Revolution (1917)
http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1917/may/14.htm
[8].Lenin. Soviet power has been won in Russia. From the Central Committee of the Russian Social-Democratic Labour Party (Bolsheviks). To All Party Members And To All The Working Classes Of Russia .     https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1917/nov/06a.htm
The development, perfection, and strengthening of the bureaucratic and military apparatus proceeded during all the numerous bourgeois revolutions which Europe has witnessed since the fall of feudalism...... Consider what happened in Russia during the six months following February 27, 1917.... The six months between February 27 and August 27, 1917, can be summed up, objectively summed up beyond all dispute, as follows: reforms shelved, distribution of official jobs accomplished and “mistakes” in the distribution corrected by a few redistributions. Lenin. The State and revolution. The Eve of revolution.  http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1917/staterev/ch02.htm#s2
[9].Disarmament is the ideal of socialism. There will be no wars in socialist society; consequently, disarmament will be achieved. But whoever expects that socialism will be achieved without a social revolution and the dictatorship of the proletariat is not a socialist. Dictatorship is state power based directly on violence. And in the twentieth century — as in the age of civilisation generally — violence means neither a fist nor a club, but troops. To put “disarmament” in the programme is tantamount to making the general declaration: We are opposed to the use of arms. There is as little Marxism in this as there would be if we were to say: We are opposed to violence! "The “Disarmament” Slogan" (October 1916); Collected Works, Vol. 23, p.94-104.
https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1916/sep/00b.htm
[10].Abolition of the police, the army and the bureaucracy.  Vladimir Ilyich Lenin.The Tasks of the Proletariat in the Present Revolution. http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1917/apr/04.htm
[10b].A standing army and police are the chief instruments of state power. Lenin, State and Revolution (1917).
[11]. Communism cannot be imposed by force. Lenin. Collected Works, Vol. 29, pp. 141–225.Eighth Congress of the R.C.P.(B.) March 18-23, 1919. Report On The Party Programme.March 19.
http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1919/rcp8th/03.htm
[12].We have invited and continue to invite the Left Socialist-Revolutionaries to share power with us. It is not our fault that they have refused. ... We agreed, and still agree, to share power with the minority in the Soviets, provided that minority loyally and honestly undertake to submit to the majority and carry out the programme, approved by the whole Second All-Russia Congress of Soviets, for gradual, but firm and undeviating steps towards socialism.From the Central Committee of the Russian Social-Democratic Labour Party (Bolsheviks). To All Party Members And To All The Working Classes Of Russia .     https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1917/nov/06a.htm
[13]. Three million must be regarded as middle peasants, while barely two million consist of kulaks, rich peasants, grain profiteers... Ruthless war on the kulaks! Death to them! ... [Class struggle entails] ruthless suppression of the kulaks, those bloodsuckers, vampires, plunderers of the people and profiteers, who batten on famine. As quoted in Comrade Workers, Forward To The Last, Decisive Fight! Collected Works, Vol. 28, pages 53-7. http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/aug/x01.htm
[14].But between the kulaks, who are a small minority, and the poor or semi-proletarians there is the section of the middle peasants. The Soviet government has never declared or conducted any struggle against them. Any steps or measures to the contrary must be condemned most vigorously and stopped. The socialist government must pursue a policy of agreement with the middle peasants. "Draft of a Telegram to all Soviets of Deputies Concerning the Worker-Peasant Alliance" (16 August 1918); Collected Works, Vol. 28. http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/aug/16.htm
[15]. Marvin Perry, Myrna Chase, Margaret Jacob, James R. Jacob, Theodore H. Von Laue. Western Civilization: Ideas, Politics, and Society: From the 1600s. tr. 738-739. / Vladimir Ilyich Lenin. Wikipedia)
[16]. There are no morals in politics; the is only experience. A scoundrel may be of use because he is a scoundrel” ― Lenin .http://www.brainyquote.com/quotes/authors/v/vladimir_lenin.html
[17]. This struggle must be organised, according to “all the rules of the art”, by people who are professionally engaged in revolutionary activity....The struggle against the political police requires special qualities; it requires professional revolutionaries. And we must see to it, not only that the masses “advance” concrete demands, but that the masses of the workers “advance” an increasing number of such professional revolutionaries. Thus, we have reached the question of the relation between an organisation of professional revolutionaries and the labour movement pure and simple. ...This struggle must be organised, according to “all the rules of the art”, by people who are professionally engaged in revolutionary activity. ....and we will succeed in doing this, because the spontaneously awakening masses will also produce increasing, numbers of “professional revolutionaries” from their own ranks (that is, if we do not take it into our heads to advise the workers to keep on marking time).....a “secret” organisation of this kind, with its central group in each factory, makes it very easy for the gendarmes to carry out raids on a vast scale. . The more secret such an organisation is, the stronger and more widespread will be the confidence in the Party. As we know, in time of war, it is not only of the utmost importance to imbue one’s own army with confidence in its strength, but it is important also to convince the enemy and all neutral elements of this strength; friendly neutrality may sometimes decide the issue.What Is To Be Done?
 http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1901/witbd/iv.htm
[18]. Lenin: It is necessary — secretly and urgently to prepare the terror. And on Tuesday we will decide whether it will be through SNK or otherwise. Memorandum to Nikolay Nikolayevich Krestinsky (3 or 4 September 1918) while recovering from an assassination attempt by Socialist-Revolutionary Fanni Kaplan on 30 August 1918; published in The Mitrokhin Archive: The KGB in Europe and the West (1999) Christopher Andrew and Vasili Mitrokhin, p. 34.
[18b].We can't expect to get anywhere unless we resort to terrorism: speculators must be shot on the spot. Moreover, bandits must be dealt with just as resolutely: they must be shot on the spot. Meeting of the Presidium of the Petrograd Soviet With Delegates From the Food Supply Organisations" (27 January 1918) Collected Works, Vol. 26, p. 501 . http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/jan/14.htm
[19].Dictatorship is rule based directly upon force and unrestricted by any laws. The revolutionary dictatorship of the proletariat is rule won and maintained by the use of violence by the proletariat against the bourgeoisie, rule that is unrestricted by any laws.
The Proletarian Revolution and the Renegade Kautsky (1972),p. 11.
https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1918/prrk/common_liberal.htm
Nếu Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đã đọc qua những lời tuyên bố của Lenin, Stalin về bắt người, giết người không bị pháp luật hạn chế, không cần bằng chứng, không cần xét xử, giết lầm hơn bỏ sót...thì sao họ lại theo cộng sản bất nhân, bạc ác? Nhất là luật sư Nguyễn Mạnh Tường một luật sư tài ba lại đi theo một bọn coi khinh luật pháp? Không lẽ cho đến CCRD 1954 ông mới biết cộng sản xài luật rừng ư?Ôi hai ông đại trí thức của ta thật là chậm hiểu. Nửa đời theo cộng sản, đọc làu thông vạn quyển thư đến 1956 mới mở mắt sao?
[20].A revolutionary class cannot but wish for the defeat of its government in a reactionary war.
Lenin, What Is To Be Done?, “The Primitiveness of the Economists and the Organization of the Revolutionaries” (1901)
[21].Lenin, Socialism and War (1915).No mercy for these enemies of the people, the enemies of socialism, the enemies of the working people! War to the death against the rich and their hangers-on, the bourgeois intellectuals; war on the rogues, the idlers and the rowdies! "How to Organise Competition?" (27 December 1917); Collected Works, Vol. 26, pp. 411, 414
[22]. We cannot rule out the possibility of revolutionary wars, i.e., wars arising from the class struggle, wars waged by revolutionary classes, wars which are of direct and immediate revolutionary significance.War and Revolution.A LECTURE DELIVERED MAY 14 (27), 1917. http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1917/may/14.htm
[23].In depicting the most general phases of the development of the proletariat, we traced the more or less veiled civil war, raging within existing society, up to the point where that war breaks out into open revolution, and where the violent overthrow of the bourgeoisie lays the foundation for the sway of the proletariat. The State and revolution.
[24].Convert the imperialist war into civil war. Lenin, Chapter I .The Principles of Socialism and the War of 1914–1915The Marxists’ Slogan is the Slogan of Revolutionary Social-Democracy. Socialism and War.http://marxists.anu.edu.au/archive/lenin/works/1915/s+w/ch01.htm#v21fl70h-299
[25].Socialists have always condemned war between nations as barbarous and brutal.... Socialists must explain to the masses that they have no other road of salvation except the revolutionary overthrow of “their” governments, and that advantage must be taken of these governments’ embarrassments in the present war precisely for this purpose. ... Socialists cannot achieve their great aim without fighting against all oppression of nations... The Socialists of oppressed nations must, in their turn, unfailingly fight for the complete (including organisational) unity of the workers of the oppressed and oppressing nationalities. Lenin, Socialism and War (1915)
https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1915/s+w/ch01.htm
we cannot rule out the possibility of revolutionary wars, i.e., wars arising from the class struggle, wars waged by revolutionary classes, wars which are of direct and immediate revolutionary significance.V. I. Lenin. War and Revolution. A LECTURE DELIVERED MAY 14 (27), 1917
 http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1917/staterev/ch02.htm.
[26].  It is very much to be regretted that the French capitalist government is instigating Poland (and presumably Rumania, too) to attack us. In Reply To Questions Put By Karl Wiegan. http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1920/feb/18a.htm
[27].We stand for an alliance with all countries without exception.
Interviewwith Karl Wiegand (18 February 1920); Collected Works, 4th English Edition, Vol. 3
http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1920/feb/18a.htm
[27b]. We shall not bind ourselves by treaties. We shall not allow ourselves to be entangled by treaties. We reject all clauses on plunder and violence, but we shall welcome all clauses containing provisions for good-neighbourly relations and all economic agreements; we cannot reject these. Concluding Speech Following the Discussion On the Report of Peace (8 November 1917); Collected Works, Vol. 26
[28].Socialists cannot achieve their great aim without fighting against all oppression of nations.
War cannot be abolished unless classes are abolished and Socialism is created.
Lenin, Socialism and War 1915). http://marxists.anu.edu.au/archive/lenin/works/1915/s+w/index.htm.

No comments: