XUÂN MAI * VIÊT DZŨNG
KHÔNG CÒN ĐÔI NẠNG GỖ
* Thương tiếc Việt Dzũng
Đường anh đi nhẹ tênh, không cần đôi nạng gỗ
Bao nhiêu niềm thương nhớ, bao ước vọng hoài mơ
Anh để lại nguồn thơ cho cuộc đời hiện thực
Trái tim hồng đỏ rực như ánh sáng mặt trời
Anh đi về biển khơi, không cần đôi nạng gỗ
Anh chèo mưa bão tố đi cứu vớt hình hài
Đại dương nào chờ ai? Anh là con sóng biển
Thuyền đi vào miên viễn, anh gọi tiếng bi ai
Cuộc đời bao chông gai, anh vượt qua khốn khó
Con tim buồn trăn trở, đôi nạng gỗ cưu mang
Anh hát lời ca vang, Khúc Da Vàng nhỏ lệ
Lời Kinh Đêm* của Mẹ xoa dịu vết đau thương
Tiếng hát vượt trùng dương trên bước đường hoạn lộ
Dòng đời trăm nhánh trổ nên nước mắt cạn nguồn
"Chút Quà Cho Quê Hương"* bao tình thương nỗi nhớ
Triệu người qua thống khổ, triệu người tim nát tan
Anh ôm đàn tình tang hát ru đêm bất tận
Con tim không thù hận đi gieo rắt tình người
Cuộc đời vẫn nổi trôi, quê hương còn đen tối
Bao năm dài mong mỏi cho đất nước yên vui
Anh không còn đơn côi trên dòng đời bão nổi
Trái tim không mệt mỏi cho khát vọng quê hương
Anh là nguồn yêu thương, tin yêu và hy vọng
Vòng tay anh mở rộng cho đất nước tình người
Anh như làn mây trôi giữa khung trời tĩnh lặng
Không gian buồn sâu lắng trong tiếng gọi tên anh
Bầu trời xanh vẫn xanh, anh yên lành giấc ngủ
Cuộc đời như quá đủ cho giấc mơ một người.
Xuân Mai
* Ca khúc sáng tác của Việt Dzũng
THICH QUẢNG ĐỘ * THANH THANH
NHẮN NHỦ KHỔ ĐAU
Khổ đau ơi !
thôi đừng hù ta nữa
ta biết mi lắm rồi
ta đã gặp mi trên khắp nẻo đường đời
và mỗi lần gặp mi
ta đều mỉm miệng cười
và nhìn thẳng mặt mi không hề sợ sệt
mi thực sự đáng sợ hơn sự chết
nhưng với ta cũng chẳng là chi hết
đừng mơ tưởng vì sợ mi
ta sẽ đổi dời khí tiết
để cúi đầu trước bạo lực phi nhân
cứ đày đoạ ta đi cho thoả tính hung
thần
ta đã nguyện chẳng tiếc gì chiếc
thân mộng huyễn.
Khổ đau ơi !
mi có nghe giữa dòng đời lưu chuyển
sóng vô thường đang cuồn cuộn thét
vang
đừng tự hào đã đắc thắng vinh quang
trên xác chết của loài người bất
hạnh
vì ngu si
mi chẳng biết gì ngoài sức mạnh
rồi cười vui trên đổ nát điêu tàn
nhạc mi nghe là những tiếng khóc
than
trà mi nhắp là những giọt lệ tràn
và rượu mi say là máu đào tươi thắm
màn trướng mi buông là những vành
khăn trắng
của muôn dân đang quằn quại dưới
chân mi
nghèo đói
theo sau mỗi bước mi đi
gông cùm xiết chặt nơi nào mi tới
ánh bình minh trở thành bóng tối
phủ mịt mù mọi lối tương lai
những
hài nhi vô tội trong thai
mi
bóp chết dưới chiêu bài nhân mãn.
Khổ
đau ơi !
mi có
nghe những tiếng hờn than oán
đang
vang lên từ phố thị làng quê
từ
hải đảo đến sơn khê
và tự
đáy mồ những oan hồn vưởng vất
mi
biết không ?
chẳng
có nơi nào trên mặt đất
trong
hư không hay dưới biển sâu
sẽ
tìm ra chỗ trú ẩn dài lâu
để mi
trốn khi trái sầu đã chín
mà
ngày ấy quyết định rồi sẽ đến
khi
loài người bừng tỉnh khỏi cơn mê.
Vũ Đoài đêm
Phật Đản Nhâm Tuất
(1982)
THÍCH
QUẢNG ĐỘ
MESSAGE
TO MISERY
from the
Venerable Thích Quảng Độ
Hey! Pain!
Do not menace me again!
I have known you too well! enough!
I have met you on all my life's
roads rough;
and each time I meet you anywhere,
I always smile a smile so fair
and look you straight in the face
without dread.
Although you really are more awesome
than Death,
with me, you are nothing at all.
Do not fancy it, that I fear you, to
befall
so that I should damp my righteous
zest
to lower my head before you, inhuman
pest!
Do continue to persecute me to carry
out your plan:
I have pledged not to regret my
illusionary life span.
Oh, Distress!
Do you hear among the world's moving
stream
the swift waves of impermanence's
scream?
Do not pride yourself being unduly
victorious
on the corpses of humans unfortunate
but meritorious!
For, grossly stupid and coarse,
you know nothing besides your force,
and then you laugh at devastation
and ruin.
The music you listen to is lament,
bewail, chagrin!
the tea you taste teardrops of the
wretch,
the wine you sip fresh blood of your
victims' fetch,
each curtain you hang like many a
mourning headband
of writhing people you trample down
and brand!
Poverty and starvation follow each
of your steps,
chains and shackles where you come
it schleps;
sunshine becomes obscurity
to cover with darkness all paths to
futurity;
the naive fetuses, unborn babies,
cherubs,
get aborted by you using
overpopulation as cover-ups.
Oh, Agony!
Do you hear the complaints against
your savagery
that are resounding from cities to
the countryside,
from islands to mountainous areas
nationwide,
and from graves by souls of victims
of gross injustice?
Are you aware? that on the earth's
surface
there will be nowhere
in the deep sea as well as in the
thin air
for you to find a long-term shelter
thither to scoot
to escape, when is duly ripe every
fruit!
And that day will definitely come as
in a daze
when humanity awakes from this
current maze.
Vũ
Đoài Village, on the Buddha's Birthday
in
1982
Translation by THANH-THANH
Monday, December 23, 2013
TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN *DÂN TỘC KẾT ÁN CHÔN VÙI CƠ CHẾ CSVN
PHÁT HIỆN VÀ VIỄN TƯỢNG BẠO ĐỘNG
CỦA QUẦN CHÚNG NỔI DẬY
Bài 09:
DÂN
TỘC KẾT ÁN CHÔN VÙI
CƠ
CHẾ CSVN
Giáo sư Tiến sĩ
NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,
19.12.2013
Web: http://VietTUDAN.net
Các Tòa án của chế độ Cộng sản xử
đến mức tử hình không phải là vì CÔNG LÝ:
* Đối với những cá nhân trong đảng:
Đó là vì tranh chấp quyền hành hay quyền lợi giữa những cá nhân hay những nhóm
lợi ích. Tỉ dụ: Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình; vụ Bô Chi Lai mới đây; vụ án
tử hình chú dượng của Kim Jong Un...
* Đối với những người ngoài đảng:
Việc kết án chỉ là muốn khoá miệng những ai nói lên sự thật về những sai trái,
tội ác của đảng. Tòa án Cộng sản bịa đặt ra tất cả những lý do thường phạm như
tình dục, trốn thuế... để khóa miệng về chính trị.
Gần đây nhất, ngày 16.12.2013, Tòa án CSVN vừa kêu hai án
tử hình về tham nhũng. Dân chúng không có gì xúc động với việc đảng CSVN giết
nhau. Riêng chúng tôi cũng vậy, nhưng điều quan tâm của chúng tôi hơn cả mỗi
lần có những bản án mà Tòa án CSVN xử những người thuộc về đảng, nhất là về tội
tham nhũng, đó là:
- Dân không cần biết chúng chôn sống
nhau như thế nào, mà Dân chỉ cần chúng moi móc ra xem những món ăn bẩn đang cất
giấu ở đâu để trả lại cho Dân. Nhưng đây là điều mà chúng giấu lẹm đi cho nhau
vì chúng chia chác ăn bẩn với nhau chằng chịt.
- Dân muốn xử tội chính cái Cơ chế CSVN
đã làm phát sinh và tràn lan tham nhũng đến phá sản Kinh tế quốc dân. Phải xử
trảm chính cái Cơ chế này để Dân Tộc mới có thể thăng tiến và Đất Nước mới có
thể phát triển.
Chúng tôi sẽ đề cập đến những điểm
sau đây nhân hai vụ án tử hình:
=> Kêu án tử hình hai cá nhân trong vụ
Vinalines
=> Tham nhũng là bẩm sinh mà chính hoàn cảnh
tạo môi trường phát triển
=> Dân Tộc NỔI DẬY lập “Tòa án Nhân dân đích
thực“ để kêu án tử hình CSVN
Kêu án tử hình hai cá nhân trong vụ Vinalines
Xin đọc Bản Tin sau đây:
CS Việt Nam : Tuyên án tử hình 2 cựu quan chức tham nhũng tại Vinalines (RFI)
Sau hơn hai giờ luận án, chiều ngày 16/12/2013, Tòa án
thành phố Hà Nội đã tuyên án tử hình hai bị cáo chính của vụ án tham nhũng tại
Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines là Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng
Cục hàng hải và Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines . Ngoài ra, 8 bị
cáo khác của vụ án bị tuyên phạt án tù từ 4 năm đến 22 năm.
Sau hơn một
ngày nghị án, hôm nay Hội đồng xét xử đã dành cả buổi chiều để tiến hành tuyên
án 10 bị cáo trong vụ " Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô
xảy ra tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam Vinalines".
Bản án được hội đồng xét xử trình bày trong hơn hai tiếng
đồng hồ. Cho đến 17h30 tòa tuyên án : Bị cáo Dương Chí Dũng phạm tội « Tham ô
tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả
nghiêm trọng ». Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Tương tự với hai tội danh
như trên ông Mai Văn Phúc bị cùng mức án tử hình.
Tòa cũng tuyên phạt các bị cáo còn lại của vụ án với mức
án từ 4 đến 22 năm tù. Các bị cáo phải bồi thường hơn 300 tỷ đồng, trong đó
Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người phải bồi thường 110 tỷ đồng.
Trước đó Viện kiểm sát đã đề nghị mức án tử hình đối với
hai bị cáo Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc với vai trò chủ mưu. Theo mô tả của
truyền thông trong nước, trước giờ bị tuyên án, bị cáo Dương Chí Dũng vẫn « bình
thản », trong khi bị cáo Phúc tỏ ra « khá căng thẳng ».
Phiên tòa sơ thẩm bắt đầu từ ngày 12/12/2013, chỉ tập
trung vào những hành vi tham nhũng liên quan đến vụ mua bán vòng vèo chiếc ụ
nổi 83M cũ nát của công ty AP của Singapore, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366
tỷ đồng. Các bị cáo chủ chốt bị buộc tội tham ô vì đã ăn chia 1,66 triệu đô la
Mỹ tiền gọi là « lại quả » của công ty AP.
Trong ba ngày xét xử, Dương Chí Dũng Mai Văn Phúc và
những bị cáo chính khác của vụ án đều không nhận tội tham ô, phủ nhận khỏan
tiền đã chia nhau 1,66 triệu đô la mà bị cáo Trần Hải Sơn, nguyên tổng giám đốc
Công ty sửa chữa tàu biển Vinalines đã khai nhận.
Theo hội đồng xét xử bị cáo Dũng và Phúc có vai trò ngang
nhau trong việc tham ô, nhưng không thừa nhận hành vi vì thế cần phải áp dụng
mức hình phạt cao nhất trong khung hình phạt.”
Tham nhũng là bẩm sinh mà chính hoàn cảnh
tạo môi trường phát triển
Cách đây một năm rưỡi, ngày
07.06.2012, chúng tôi đã có dịp viết bài với đầu đề THAM NHŨNG LÀ BẨM SINH để
phân tích chính cái Cơ chế CSVN mới là tội phạm chính yếu của Tham nhũng, Lãng
phí.
Trong Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản khóa XI được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 5 vừa qua, Nguyễn
Phú Trọng nói chính yếu về vấn đề tham nhũng. Đó cũng chính là một trong những
vấn đề quan trọng nhất được Ban chấp hành Trung ương đảng thảo luận trong suốt
cuộc hội nghị kéo dài đến chín ngày. Trước đây, nhiệm vụ Phòng chống Tham nhũng
được giao cho Nguyễn Tấn Dũng (Nhà Nước), nay việc đó được chuyển về chính Bộ
Chính trị (Đảng). Khi nói đến việc chống Tham nhũng thì cả người trách nhiệm
Đảng cũng như Nhà Nước đều lấy “Tinh thần Cách Mạng “ làm phương tiện để diệt
Tham nhũng. Nhìn như vậy thì việc chống Tham nhũng không đi vào thực tế của vấn
đề. Thực vậy, “Tinh thần Cách Mạng“ đã chết nghoẻo từ lâu rồi. Đảng (Bộ Chính
trị) và Nhà nước (Nguyễn Tấn Dũng), từ thằng trên xuống thằng dưới đều THAM
NHŨNG, thì làm thế nào đứng giữ trách nhiệm Phòng Chống Tham nhũng được. Đừng
nói đùa để bịp bợm. Hãy vào sự thực căn gnuyên của THAM NHŨNG.
Nhân chi sơ, Tính tham lam
Năm 1964, cách đây gần nửa Thế kỷ, tôi bắt đầu hội nhập
đời sống Chính trị Sinh viên tại Sài gòn, chống lại HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỨU QUỐC
của Bác sĩ Lê Khắc Quyến khởi xướng từ Huế tràn vào Miền Nam. Một Vị lão luyện
trong Chính trường đã khuyên tôi: “Khi cậu hoạt động Chính trị, thì phải tránh
hai điều: (i) đừng động chạm đến những vấn đề lăng nhăng đàn bà con gái; (ii)
đừng liên hệ đến những điều không sáng tỏ về tiền bạc. Khi tránh được hai vấn
đề ấy thì quần chúng sẽ tha thứ, cho dù cậu có dốt về Chính trị “.
Ngày nay, suy nghĩ về hai vấn đề này, tôi thấy đây là hai
vấn đề thuộc về thể xác từ khi chào đời, nghĩa là thuộc bẩm sinh. Có thể nói là
“Nhân chi sơ, tính Dâm dục và Tham lam !”. Cuộc sống thân xác của một con người
mang hai tính đó. Freud đã khẳng định rằng mọi hành động của một con người có
thể cắt nghĩa từ tính Dâm dục. Tính Dâm dục là sự thỏa mãn thân xác cho xung
động ham thích. Còn tính Tham lam của cải vật chất là để trước hết bảo toàn sự
sống còn thân xác. Hai tính đó có ngay từ lúc con người mới sinh ra va mang cái
xác con người. Khi lớn lên với Giáo dục, từ Văn Hóa đến Tôn Giáo, người ta dậy
cho những GIÁ TRỊ thuộc phạm vi Tinh thần nhằm kềm chế hai cái Tính bẩm sinh
thuộc Thân xác là Dâm dục và Tham lam vật chất. Vì vậy khi một đảng viên Cộng
sản không còn Tinh thần Tôn Giáo, Văn hóa hay Cách Mạng, thì không còn phương
tiện kềm chế hai tính bẩm sinh Dâm dục và Tham lam vật chất. Phòng chống Tham
nhũng được trách nhiệm bởi Nhà Nước (Nguyễn Tấn Dũng) hay bởi Đảng (Nguyễn Phú
Trọng), rồi cả hai lấy “Tinh thần Cách Mạng “ ra để chống, thì đều là chuyện
mây gió bịp bợm.
Phải diệt cái Hoàn Cảnh làm
phát sinh và Lan tràn Tính Dân dục và tính Tham lam
Hai cái Tính Dâm dục và Tham lam vật chất thuộc bẩm sinh
con người, thì ở Xã hội nào cũng có giống nhau. Điều hệ trọng là Tổ chức Xã hội
khả dĩ ngăn chặn sự phát sinh và triển nở hai cái Tính bẩm sinh ấy. Chúng tôi
xin kể ra đây một vài tỉ dụ cho thấy rằng phải diệt cái HOÀN CẢNH làm nẩy sinh
và phát triển tính Dân dục và tính Tham lam, chứ không phải diệt hai Tính bẩm
sinh ấy.
Tỉ dụ thứ nhất về Tính dâm dục. Chúng tôi còn nhớ lại
rằng khi sống tu trì trong Chủng viện, mỗi lần gặp khách đến thăm, nhất là phái
nữ, thì phải gặp ở Phòng Khách mở cửa sổ quang đãng, mọi người có thể nhìn
thấy. Thực vậy, cho dù một Thánh nhân, đã trải qua nhiều năm “diệt dục“, nhưng
khi Thánh nhân bị nhốt trong phòng tối cùng với một mỹ nhân, không ai nhìn thấy,
thì có ngày lòng Dục bẩm sinh nổi lên và Thánh nhân có thể hú hí với mỹ nhân.
Tỉ dụ thứ hai về Tính Tham lam vật chất. Một người được
giáo dục và thực hành Công lý nhiều năm. Nếu lúc này cho người đó Quyền hành
độc đoán sinh sát người khác và đặt bên cạnh người ấy một đống vàng, thì có lúc
người đó cũng lượm mấy thỏi vàng vào túi làm của riêng bảo đảm cho cuộc sống
thân xác của mình. Nếu ai nghi ngờ, thì người có quyền và đã biển thủ vàng sẽ
dùng quyền độc tài mà bịt miệng kẻ khác. Điều quan trọng là đã tạo cho con
người biển thủ trên đây cái HOÀN CẢNH vừa có quyền độc tài, vừa ngồi bên cạnh
đống vàng. Xin nhắc lại rằng ở thời Mao Trạch Đông, quyền độc tài còn mạnh hơn
thời nay, nhưng THAM NHŨNG ít hơn vì thời Mao Trạch Đông, không có đống vàng ở
bên cạnh mà biển thủ, chứ không phải thời Mao Trạnh Đông được giáo dục về Công
lý kỹ càng hơn.
Dứt bỏ Cơ chế CSVN là diệt HOÀN CẢNH làm
nẩy sinh và phát triển THAM NHŨNG
Cơ chế CSVN chủ trương độc tài Chính trị nắm độc quyền
Kinh tế. Đó là HOÀN CẢNH làm nẩy sinh tham nhũng, lãng phí. Không cần phải đưa
Phòng chống tham nhũng từ Nguyễn Tấn Dũng về cho Nguyễn Phú Trọng. Cả hai đều
không chống nổi tính Tham lam bẩm sinh tự con người, mà PHẢI TÁCH RỜI ĐỘC TÀI
CHÍNH TRỊ RA KHỎI ĐỘC QUYỀN KINH TẾ thì mới có thể kềm chế được THAM NHŨNG,
LÃNG PHÍ. Nó giống như việc đừng nhốt chung trong Phòng tối một Thánh nhân và
một Mỹ nhân, cũng như đừng cho một nhà Độc tài quyền hành Chính trị có toàn
quyền về đống Vàng ở bên cạnh.
Chống THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ không phải là diệt tính bẩm sinh
THAM LAM VẬT CHẤT của cá nhân, mà là diệt cái HOÀN CẢNH làm phát sinh và tràn
lan tinh THAM LAM. Bãi phân là HOÀN CẢNH để nẩy sinh và lan tràn giòi bọ. Giao
bãi phân cho Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng săn sóc, thì bãi phân vẫn là
bãi phân, nghĩa là vẫn một HOÀN CẢNH, mà giòi bọ vẫn nhung nhúc. Phải HỐT ĐI
BÃI PHÂN, thì giòi bọ mới hết chỗ (HOÀN CẢNH) nẩy sinh và lan tràn vậy.
Dân Tộc NỔI DẬY lập
“Tòa án Nhân dân đích thực“
để kêu án tử hình CSVN
Chúng tôi đã viết về Phiên Tòa mà
Liệt sĩ ĐẶNG NGỌC VIẾT can đảm mở ra để kết án và hành quyết tại chỗ kẻ tham
nhũng, cướp bóc tài sản của dân.
Ngày 11.09.2013, Ong ĐẶNG NGỌC VIẾT đã dùng chính Trụ sở
UBND Thái Bình như một Tòa án để xử tội cướp đất của CSVN. Ong đích thực là
người dân và lần đầu tiên chúng tôi thấy đây là “TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐÍCH THỰC“.
Ong ĐẶNG NGỌC VIẾT là anh hùng, là liệt sĩ ? Chúng tôi mở VIỆT NAM TỰ ĐIỂN của
LÊ VĂN ĐỨC và do nhóm LÊ NGỌC TRỤ hiệu đính, xuất bản bởi Nhà sách Khai Trí năm
1970. Tiếng ANH HÙNG được định nghĩa là Bậc tài giỏi xuất chúng. Tiếng LIỆT SĨ
được định nghĩa là Người đàn ông biết trọng đại nghĩa, xem thường mạng mình. Để
cụ thể hai tiếng LIỆT SĨ, các Soạn giả TỰ ĐIỂN đã lấy ra những Tỉ dụ: Liệt sĩ
PHẠM HỒNG THÁI và 72 Liệt sĩ
Hoàng-hoa-cương. Tiện đây, chúng tôi cũng trích câu định nghĩa từ TỰ
ĐIỂN cho tiếng LIỆT NỮ: Người đàn bà con gái có tinh thần cao, trọng nghĩa
chung, nhẹ tình riêng. Ong ĐẶNG NGỌC VIẾT đã bị bức tử và đã trở thành LIỆT SĨ
cho cuộc NỔI DẬY của nhân nhân đích thực ngày nay. Việc làm của Liệt sĩ ĐẶNG
NGỌC VIẾT không phải là “Khủng bố“ lén lút, mà là mở ra một loạt “TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐÍCH THỰC “ đường đường
chính chính vì những lý do sau đây:
a. Địa chỉ Tòa án: chính là Trụ sở UBND
Thái Bình
b. Chánh án: Chánh án chính là Liệt sĩ
Đặng Ngọc Viết
c. Cáo trạng: Dân Oan toàn quốc đã làm cho
Liệt sĩ trong bao năm nay một Bản Cáo Trạng
minh bạch không ai chối cãi được. Mọi người đều biết tội trạng cướp đất
của đảng
d. Kết án và Hành quyết : Liệt sĩ ĐẶNG
NGỌC VIẾT kêu từng tên tội phạm ra theo Cáo trạng của toàn thể Dân Oan toàn
quốc và Kết án và Hành quyết tại chỗ ĐÍCH DANH tội nhân. Hành động này khác hẳn
với “Khủng bố“ vì Khủng bố giết bừa bãi đàn bà trẻ con không cần biết tên tuổi.
Nếu phải gọi là Khủng bố, thì phải gọi những hành động của Việt Công gài mìn ở
trường học, ở rạp chiếu bóng, ở chợ búa giết bừa bãi dân chúng, đàn bà, trẻ em
ở Miền Nam Việt Nam trước đây.
Trong năm 2013, Dân Tộc Việt Nam đã
cho đảng CSVN một dịp may để hủy bỏ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP và giải quyết vấn đề TƯ
HỮU, nhất là đất đai. Nhưng đảng CSVN đã cố tình tái phạm, cho Quốc Hội gật
99.6% ngày 27.11.2013 chấp nhận tiên thiên quyền độc tài toàn trị cho đảng CSVN
với quyền “Chủ đạo Kinh tế “, nghĩa là
tái phạm như cũ cái Môi trường Chính trị-Luật pháp (Environnement Politico-Juridique)
để đảng CSVN tiếp tục tham nhũng, lãng phí phá sản Kinh tế và gây tha hóa Xã
hội.
Dân Tộc phải NỔI DẬY, như Liệt sĩ
ĐẶNG NGỌC VIẾT đã làm, lập TÒA ÁN NHÂN DÂN ĐÍCH THỰC để kết án tử hình chính
cái CƠ CHẾ TỘI ÁC CSVN HIỆN HÀNH. Việc kết án này là vì tương lai thăng tiến
Dân Tộc và phát triển Kinh tế quốc dân.
Giáo sư Tiến sĩ
NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,
19.12.2013
Web: http://VietTUDAN.net
NGUYỄN QUANG LẬP * NHÚM LÔNG
Nhúm lông
Nguyễn Quang Lập
Mình về quê hội trường, vừa chui từ quán cà phê ra thì thấy một người đàn bà ngồi trên trên ô tô, tay vẫy miệng gọi, nói Lập ơi! Phải Lập đó không? Thì ra chị L., bạn học lớp 5 thời mình theo ba mình sơ tán lên ở thung lũng Chớp Ri. Chị L. bây giờ xinh xắn trắng trẻo còn hơn cả thời chị 19 tuổi, thật không ngờ. Chị rất ra dáng đại gia, tay đeo vòng ngọc, cổ quàng dây chuyền mỏ neo chừng hai cây vàng ròng, đi con Mẹc mới cứng, oách kinh.
Chị vẫn ngồi trong xe bên tay lái, nói Lập lên xe đi. Thấy mình chần chừ
không hiểu chị định đưa mình đi đâu, chị lườm cái cười cái, nói lên xe
đi, chị không ăn thịt mày đâu mà lo. Chị nói giọng Bắc ngon xớt, cười có
lúm đồng tiền tròn vo làm mình cứ chờn chợn không biết có đúng chị L.
thật không hay mình đã lầm. Mình nhớ như in xưa chị không có lúm đồng
tiền, nói giọng Cao Lao tiếng nào tiếng nấy méo xệch. Bản tính tò mò,
mình leo đại lên xe xem chị đưa mình đi đâu, nói chuyện gì với mình.
Chị đưa mình ra bãi biển Quảng Tùng, tới một nhà hàng khá sang, sát rặng phi lao ven bãi biển. Bà chủ nhà hàng chạy ra, ngực rung bần bật, kéo miệng cười rộng tới mang tai, nói ôi chị, lâu lắm rồi chị mới tới. Xem cung cách biết bà chủ quí hóa chị L. lắm. Nhìn vào nhà hàng thấy nhân viên táo tác hẳn lên, chạy đi chạy lại mặt mày nghiêm trọng cứ y như quan to đến nhà, tự nhiên mình thấy vui vui.
Chị L. học lớp 5 với mình khi chị 19 tuổi, không phải chị đi học muộn, tại chị đúp nhiều quá. Bạn học cùng vào lớp 5 với chị đã tốt nghiệp cấp ba, vào đại học mà chị vẫn đang học lớp 5. Chị đọc thông viết thạo, cộng trừ nhân chia cũng tốt nhưng không sao giải được toán đố và toán nhà lầu, loại toán giản ước của lớp 5. Ngoài ra bất kì môn nào chị cũng không thuộc bài, kiểm tra toàn dưới điểm trung bình. Hồi đó không có chuyện xin điểm mua điểm, bù lại được đúp thoải mái, Chị L. đúp lớp 5 đến sáu năm vẫn được học như thường.
Cô giáo chủ nhiệm phân mình và thằng Quí cùng tổ học tập với chị L. để hai thằng kèm cặp chị cho qua được lớp 5. Chị L. nói chị phải cố học cho xong lớp 5 mới được đi bán cửa hàng hợp tác xã. Ở thung lũng Chớp Ri không có mậu dịch quốc doanh, chỉ có cửa hàng hợp tác xã. Khắp thũng lũng có sáu cửa hàng hợp tác xã, chủ yếu bán vải vóc đường sữa, nước mắm ruốc. Nhân viên bán cửa hàng phải học hết lớp 5, cậu chị làm chủ nhiệm hợp tác xã đã hứa với chị rồi, chừng nào chị học xong lớp 5 sẽ chị cho chị bán cửa hàng. Làm nhân viên cửa hàng khác nào chuột sa chĩnh gạo, chị L. mê lắm, khốn thay chị học mãi không xong lớp 5.
;Học với chị L. sướng nhất trần đời, luôn luôn chị cho ăn uống no nê. Hồi đó chẳng có gì, chỉ hai món khoai xéo, sắn lùi thôi, được ăn no là sướng rồi chẳng mong gì hơn. Thực ra chẳng phải kèm cặp chị. Buổi tối mình và thằng Quí xách cặp đến nhà, chị giao cho hai đứa cái cặp sách của chị và một rá khoai xéo hoặc sắn lùi, nói học giúp chị nha, chị đi đây. Nói rồi chị tót ra khỏi nhà. Tụi mình vừa ăn vừa giải toán, làm bài tập sinh sử địa, soạn văn cho chị xong rồi về, thế thôi, tối nào cũng giống tối nào.
Mình hỏi thằng Quí, nói chị L. đi mô mà tối mô cũng đi rứa hè. Thằng Quí cười khì, nói thằng ni ngu, đi yêu chứ đi mô. Mình hỏi yêu ai, thằng Quí trợn mắt lên, nói oa chà nhiều lắm. Thằng Quí cùng 11 tuổi như mình nhưng khôn hơn rận. Trong khi mình vẫn đinh ninh mẹ đẻ em ở rốn thì nó đã biết người ta đúc em ở đâu, làm thế nào để không có thai. Nó lẻn vào buồng chị L., lấy ra một cái lá to hơn cái quạt mo, nói chị L. đi yêu khi mô cũng mang theo lá ni. Chị lót dưới lưng, rứa là mần chắc thoải mái, không đời mô có nghén. Thằng Quí có nói tên lá nhưng lâu ngày mình quên mất. Sau này vào lính lên Sơn La gặp một ông người Thái, mình có hỏi ông cái lá ấy, ông xác nhận là có. Mình hỏi tên lá, ông giả bộ lắc đầu không biết, nói lá ấy chỉ đàn bà biết thôi, đàn ông không được biết.
Mình rủ thằng Quí đi rình chị L. xem chị yêu ra sao, thằng Quí nhảy lên, nói đúng đúng, có rứa mà quên mất. Tối đó chị ra khỏi nhà là tụi mình bám theo liền. Chị L. đi vòng vèo men rìa thung lũng, lội quá suối Roóc, chui vào hang đá vôi. Hang này rất rộng, nhiều ngõ ngách, tụi mình mò mãi mới tìm được chỗ chị yêu. Hang tối mò chẳng thấy gì, chị nghe chị hức hức và kêu to, ôi sướng quá bọ ơi. Lát sau người đàn ông đi ra, tụi mình ba chân bốn cẳng chạy về nhà làm bài cho chị. Làm xong rồi vẫn không thấy chị về, thằng Quí rủ mình chạy vào hang đá xem sao. Tới nơi, lại nghe tiếng chị hức hức, lại ôi sướng quá bọ ơi. Nhưng kì lạ, không phải hai cái bóng mà ba cái bóng. Rõ ràng có hai người đàn ông đang yêu chị.
Mình ghé tai thằng Quí, nói răng chị L. yêu một lúc hai người. Thằng Quí chặc lưỡi, nói biết được. Bỗng có tiếng cãi nhau. Chị L. kêu to, nói hai người sáu chục ( đồng), răng lại bốn chục. Người đàn ông nói tụi anh chỉ có chừng đó, em thông cảm. Chị L. rú lên, nói đưa ngay thêm hai chục, đưa ngay. Hai người đàn ông bỏ chạy. Chi L. tru tréo chửi, nói vơ cha tổ tụi bay nời, ăn không l. tao nha. Mình với thằng Quí nhảy ra, nói ê ê tụi em biết chị làm chi rồi nha. Chị L. sững lại, từ từ khụy xuống trước mặt hai đứa mình, nói chị phải làm rứa để nuôi cả nhà, chị lạy hai em đừng nói với ai hết. Chị chắp tay vái tụi mình như tế sao, vừa vái vừa khóc.
Bây giờ chị L. đang ngồi trước mặt mình mặt mày tươi rói, nói nửa thế kỉ rồi Lập hè, mau thiệt. Chị bỏ giọng Bắc nói nguyên xi tiếng bọ. Mình cười, nói em sợ nhận nhầm chị vì hai cái lúm đồng tiền. Mắt chị sáng lên, nói hai tỉ bạc đó, phải sang tận Ing Liềng mới làm được. Mình cười, nói chị bây giờ còn nói được tiếng Anh, ghê quá. Chị cười to, nói thằng ni khinh chị rứa bay. Tau bây chừ tuyền quan hệ với ông to bà nậy, phải đổi giọng bọ ra giọng Bắc cho nó sang, thỉnh thoảng nhả ra mấy tiếng Ing Liềng cho người ta nể.
Mình nói học hết lớp 5 em về quê, không biết chị làm những gì mà giàu thế. Chị nói chị bán cửa hàng hợp tác xã được 13 năm kiếm được một ít, sau người ta bỏ cửa hàng chị đi buôn trầm, rồi buôn vàng, rồi buôn bán bất động sản. Vốn liếng chừng năm bảy chục tỉ, so với người ta là con tép nhưng chị mãn nguyện lắm rồi. Khởi nghiệp bằng một nhúm lông bây giờ được gọi là bà tỉ phú còn đòi chi nữa.
Chị bóc tôm hùm cho mình ăn, nói nhớ lại chuyện xưa chị cảm ơn em với thằng Quí quá. Hồi đó tụi bay nói ra thì đời chị tàn, không ngóc đầu lên được mô, thiệt đo. Thốt nhiên chị dừng ăn, nhìn mình chằm chằm, nói mi có quen ông Hiệu Minh không. Mình nói có, cũng có gặp anh ấy đôi ba lần. Chị nói hay là mi kể chuyện đó cho ông nớ. Vừa dứt lời chị à một tiếng, nói mà mi biết răng được. Chuyện đó xảy ra mấy năm gần đây. Mình hỏi chuyện gì. Chị cười to, nói chuyện chị tắm với con cháu 10 tuổi.
Nó thấy chị có nhúm lông, nói răng dì có mà con không có. Chị nói lớn lên rồi con cũng có. Nhờ nhúm lông ni mà dì nuôi sống cả nhà đó con. Con cháu liền reo lên, nói a rứa thì con muốn lông mọc đầy cả người con luôn. Kể xong chị lại cười, nói cha tổ cái ông Hiệu Minh, cứ như là ổng núp rình sau nhà tắm chị vậy đó. Xong chị lại cười, đôi gò má đỏ ửng, cặp tuyết lê khép khép mở mở, hai lúm đồng tiền tròn vo rung rung giật giật. Tuổi sáu mươi vẫn còn duyên, tiếng cười vẫn có thể làm đàn ông điêu đứng, thật phục chị quá.
Tối qua Trần Tién gọi mình đến quán Ziều đỏ nhậu chơi. Mình tới nơi bỗng gặp thằng Quí, té ra nó cũng quen Trần Tiến. Mình kể với nó chuyện mình gặp chị L., nói tỉ phú đó nghe đừng có mà đùa, hai đứa mình bây giờ xách dép cho bả không đáng. Thằng Quí nói mày nghe bả nói làm gì mà giàu? Mình nói bả buôn trầm, buôn vàng mà giàu, sau này buôn bán bất động sản càng giàu to. Thằng Quí cười cái hậc, nói đom! Mày lại nghe mồm bả. Mình trợn mắt lên, nói thằng này không tin à bay, bây giờ trong tay bả có mấy dự án, bả quan hệ toàn ông to bà nậy, kinh lắm. Thằng Quí xua tay nhọn mồm, nói đom đom đom! Rồi nó kéo banh tai mình ra, nói nhúm lông nhúm lông đấy… ngu ơi!
BA NGƯỜI VIỆT TẠI THÁI LAN
Trương Quốc Huy trả lời RFA từ trại giam ở Bangkok
Thanh Trúc (RFA) - Ba
người Việt tị nạn chính trị tại Thái Lan, Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang
và đặc biệt là Đặng Chí Hùng, mà cảnh sát Thái Lan bắt giữ hôm 12 theo
yêu cầu của anh ninh Việt Nam, hiện vẫn bị giam tại IDC Trung Tâm Giam
Giữ Quốc Tế ở Bangkok.
Qua vài phút có thể nói chuyện với Thanh Trúc từ Trung Tâm Giam Giữ Quốc
Tế ở Bangkok, Trương Quốc Huy cho biết anh và Lê Văn Quang không bị
nhốt chung với Đặng Chí Hùng. Nội vụ dẫn đến chuyện bị bắt và quá trình
hỏi cung được anh thuật lại như sau:
Trương Quốc Huy: Tình trạng của anh Hùng và anh Quang là đang
trong thời gian chờ đợi qui chế chính thức của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp
Quốc, còn như Huy thì Huy đã có được quí chế tị nạn chính thức của Cao
Ủy Liên Hiệp Quốc rồi. Đại đa số người tị nạn giống như Huy, anh Lê Văn
Quang rồi những người khác thường là hộ chiếu hoặc những giấy tờ tùy
thân thường là hết hạn ở Thái, chỉ có mỗi giấy của UNHCR họ cấp cho mình
thôi.
Cảnh sát Thái đầu tiên thì họ nói vì lý do mình không trình được giấy tờ
hợp lệ thành ra buộc họ phải còng tay mình họ đưa về trung tâm của IDC ở
Bangkok. Đến trung tâm rồi thì mới biết được là có sự xuất hiện của đại
diện Lãnh Sự Quán Việt Nam và cảnh sát Việt Nam. Họ đem theo cái lệnh
để bắt người này tên là Đặng Chí Hùng và còn nhiều tên khác nữa. An ninh
Việt Nam và nhân viên của Đại Sứ Quán vào đây là cần hợp tác để đi tìm
người này, họ đưa cái hình và hỏi tôi biết người này hay không. Tôi nói
là trước đây tôi không biết anh này làm gì bên Thái cả, chỉ biết anh ta ở
gần nhà tôi thôi.
Thì cảnh sát Việt Nam, trong đó có một người từng bắt em cách đây 6 năm,
anh ta gọi em là “Trương Quốc Huy khỏe không, yêu cầu hợp tác trình
báo” . Em nói ở đây là đất nước Thái và tôi không có vi phạm pháp luật
gì ở nước này cả, tôi chỉ có đăng ký với UN để tôi được định cư nước thứ
ba thôi. Họ hỏi có biết anh Hùng ở đâu không, họ yêu cầu được kiểm tra
các số phone trên điện thoại. Cảnh sát Thái kiểm tra số điện thoại, kiểm
tra hình ảnh coi có hình của anh Hùng trong đó hay không, nhưng mà có
sự chứng kiến của hai người bị bắt là em và anh Lê Văn Quang.
Sau đó thì cơ quan an ninh Việt Nam cũng nói là có khả năng dẫn mấy
người này về Việt Nam. Họ nói chuyện với nhau cho mình nghe thấy như
vậy.
Thanh Trúc: Khi nghe như thế thì cảm giác của Trương Quốc Huy lúc đó thế nào?
Trương Quốc Huy: Bên phía Thái Lan thì họ chỉ nói cái này là làm
theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. Còn bên phía an ninh Việt Nam thì
họ nói theo kiểu hăm dọa, nói dù ở bên này họ vẫn có thể dẫn mình về
Việt Nam được. Em cũng có cãi lại, em nói tôi có làm gì đâu mà các anh
phải dẫn tôi về Việt Nam, tôi không phải là tội phạm. Lúc đó thật ra thì
cái cảm giác cũng lo sợ mặc dù không nói ra, không biết là nó như thế
nào.
Thanh Trúc: Rồi sau đó bằng cách nào mà Trương Quốc Huy biết Đặng Chí Hùng đã bị bắt?
Trương Quốc Huy: Đến buổi chiều cảnh sát Thái đưa em và anh Lê
Văn Quang vào phòng tạm giữ. Đến sáng hôm sau, 3 nhân viên an ninh của
Việt Nam đi vào trong trại giam. Khi mở cửa ra thì đầu tiên nhất là thấy
anh Hùng xuất hiện ngoài sân tại trước đây có gặp mặt anh rồi. Họ đưa
anh qua một cái bàn làm việc riêng tức một cái chỗ thăm gặp bình thường
trong Trung Tâm Tạm Giữ Người Nước Ngoài. Sau đó, họ đưa Huy với anh Lê
Văn Quang ra, cảnh sát Thái nói là có nhân viên của Việt Nam muốn nói
chuyện với các anh về các vấn đề liên quan. Ra ngoài bàn thì mới nhìn
thấy và mới biết anh Hùng cũng bị bắt vào buổi chiều ngày hôm đó.
Khi làm việc, nhân viên an ninh của Việt Nam để một tờ gi61y và một cây
viết lên bàn, nói là chính phủ Việt Nam dư sức đưa các anh về Việt Nam,
thì chiều này các anh ra tòa để xử cái tội cư trú bất hợp pháp tại Thái
Lan mà nếu các anh có nguyện vọng muốn về Việt Nam hoặc muốn ở đây để
chờ đi nước thứ ba thì các anh phải viết tờ giấy này cho tụi tôi và nếu
có gì tụi tôi giúp đỡ cho các anh đóng tiền phạt.
Họ yêu cầu viết ở trên là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc Lập,
Tự Do, Hạnh Phúc, Đơn Thỉnh Nguyện. Họ bắt Huy với anh Quang hai người
ra hai góc khác nhau, kêu là viết đi. Huy từ chối không viết, bởi việc
đưa tôi về hay giữ tôi ở đây là chuyện của UN Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp
Quốc, tôi không cần phải viết cái này. Nếu tôi viết thì tôi yêu cầu gặp
luật sư, và các anh làm việc theo theo trình tự nào phải báo cho tôi
biết.Buổi làm việc hôm any là buổi các anh thăm chúng tôi hay các anh
thẩm cung, mà nếu thẩm cung thì không phải chỗ này tại vì chỗ này là chỗ
thăm gặp.
Sau khi tôi từ chối không viết thì anh ta nói cái này tùy các anh thôi,
tụi tôi muốn giúp đỡ các anh. Thế là họ cất tờ giấy và cây viết đi.
Thanh Trúc: Đó là phần Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang, còn anh Đặng Chí Hùng thì như thế nào?
Trương Quốc Huy: Anh Đặng Chí Hùng thì họ đưa giấy ra, nói đây là
cái lệnh truy nã đỏ, nói có thể dẫn độ Đặng Chí Hùng về Việt Nam. Đó là
lời anh Hùng kể lại cho tụi tôi, tức là khi anh làm việc với nhân viên
an ninh từ Việt Nam sang đó.
Thanh Trúc: Sau khi mà Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang từ chối
không viết đơn thỉnh nguyện thì phía an ninh Việt Nam giải quyết như
thế nào?
Trương Quốc Huy: Đến buổi chiều ngày hôm đó thì phía Thái Lan
thông báo với em là Trương Quốc Huy, anh Lê Văn Quang và anh Đặng Chí
Hùng, tức là 3 người phải chịu ra tòa, phải chịu phạt hành chính về cài
lỗi đã định cư bất hợp pháp tại Thái Lan. Họ cho 3 người đi chung ra
ngoài tòa, họ xử phạt và yêu cầu mỗi người đóng 6.000 baht, tương đương
200 đô la, thế cho việc phải ở tù 48 ngày.
Thanh Trúc: Ngay lúc đang nói chuyện với Thanh Trúc đây thì tình trạng của Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang, Đặng Chí Hùng như thế nào?
Trương Quốc Huy: Hiện tại thì anh Lê Văn Quang với tôi ở chung
phòng dành cho những người nước ngoài mà chờ đợi bị trục xuất về nước
hoặc đi nước thứ ba hay là cái gì đó thì họ tạm giữ ở trung tâm này. Anh
Hùng thì ở một phòng khác nhưng tất cả 3 vẫn còn trong Trung Tâm Giam
Giữ Người Nước Ngoài của Thái Lan tức IDC.
Thanh Trúc: Theo Trương Quốc Huy thì Đặng Chí Hùng bị truy nã về tội gì?
Trương Quốc Huy: Theo người cảnh sát Thái thuật lại thì với công
hàm của bên Đại Sứ Quán Việt Nam và nhân viên an ninh Việt Nam thì anh
Đặng Chí Hùng bị truy nã vì có liên quan đến các gian lận tài chính.
Nhưng mà không biết bên phía Việt Nam họ gọi là gì bởi vì tôi không được
đọc tờ giấy đó, tôi chỉ có được nhìn cái hình thôi.
Thanh Trúc: Thực Tế, theo Trương Quốc Huy, vấn đề Đặng Chí Hùng gian lận tài chính có xác thực không?
Trương Quốc Huy: Theo quan điểm của tôi, đây là họ muốn hạn chế
những người bất đồng chính kiến của Việt Nam ở bên này, họ cho là những
người này chống phá thành ra họ muốn có một việc gì đó để họ giam giữ
tất cả mọi người lại.
Thanh Trúc: Trương Quốc Huy có biết ở bên ngoài những tổ chức
nào hoặc cá nhân nào mà tìm cách giúp đỡ can thiệp cho trường hợp của
Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang và Đặng Chí Hùng hay không?
Trương Quốc Huy: Ở trong IDC có đầy đủ các văn phòng của các tổ
chức, chẳng hạn văn phòng JRS, một đối tác của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp
Quốc tại Thái. Họ cũng tiến hành giúp đỡ về vấn đề pháp lý, về vấn đề
định cư nước thứ ba hoặc tình trạng giam giữ trong IDC này như thế nào.
Rồi có cả văn phòng của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ở trong này thì họ
cũng phỏng vấn và những việc tiến hành về hồ sơ cũng đi theo đúng trình
tự.
Thanh Trúc: Riêng cá nhân anh Đặng Chí Hùng thì có giống trường hợp Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang không?
Trương Quốc Huy: Vì chưa có gặp được anh Hùng trực tiếp để nói chuyện thành ra cũng chưa biết được.
Thanh Trúc: Xin cám on thời giờ của anh, cầu chúc Trương Quốc Huy, Lê Văn Quang, Đặng Chí Hùng mọi điều tốt lành.
BIÊN BẢN PHIÊN TÒA XỬ NICOLAE & CEAUSESCU
Toàn văn biên bản “phiên tòa” xử kín Nicolae và Elena Ceausescu vào ngày 24 tháng 12, 1989 * Transcript of the closed "trial" of Nicolae and Elena Ceausescu, December, 1989
Chnm.gmu.edu/Trần Quốc Việt dịch (Danlambao) - Sau
đây là biên bản phiên tòa xử kín nhà độc tài Romania Nicolae Ceausescu
và vợ, Elena được ghi lại từ buổi phát hình của đài truyền hình Romania
và đài truyền hình Áo. Bản dịch tiếng Anh của Sở Thông tin Phát thanh
Ngoại quốc của chính phủ Hoa Kỳ. Những phần in nghiêng là bình luận của
đài truyền hình Áo.
NICOLAE CEAUSESCU: Tôi chỉ công nhận Quốc Hội Tối Cao. Tôi sẽ chỉ nói trước Quốc Hội.
KIỂM SÁT VIÊN: Như trước đây bị cáo không chịu đối thoại với nhân dân,
bây giờ bị cáo cũng không chịu nói chuyện với chúng ta. Bị cáo đã luôn
luôn tuyên bố hành động và phát biểu nhân danh nhân dân, và là người con
yêu quý của nhân dân, nhưng suốt thời gian qua bị cáo chỉ cai trị nhân
dân một cách độc đoán và tàn ác. Bị cáo bị truy tố về tội đã tổ chức
những buổi liên hoan rất xa xỉ tại nhà bị cáo vào tất cả những ngày lễ.
Thông tin cụ thể về những cuộc liên hoan này giờ mới được biết. Hai bị
cáo này đã kiếm được những thực phẩm và áo quần xa xỉ nhất từ nước
ngoài. Họ còn tàn tệ hơn vua, cựu hoàng của Romania. Nhân dân mỗi ngày
chỉ nhận được 200 gam cho mỗi chứng minh nhân dân. Hai bị cáo này đã
cướp bóc nhân dân, thế mà hôm nay họ cũng chẳng muốn nói. Họ là những kẻ
hèn nhát. Chúng tôi có các hồ sơ về cả hai bị cáo.
KIỂM SÁT VIÊN TRƯỞNG: Kính thưa chủ tọa phiên tòa, hôm nay chúng ta phải
thông qua bản án dành cho các bị cáo. Nicolae Ceausescu và Elena
Ceausescu đã phạm những tội sau: những tội ác đối với nhân dân. Họ thực
hiện những hành động mà trái với nhân phẩm và đạo lý xã hội; họ hành
động một cách tàn bạo và côn đồ; họ tiêu diệt những người mà họ tuyên bố
là dưới sự lãnh đạo của họ. Vì những tội ác chống lại nhân dân, thay
mặt những nạn nhân của hai bạo chúa này, tôi xin tòa kết án tử hình hai
bị cáo. Bản cáo trạng gồm có những điểm sau: Diệt chủng, theo Điều 356
của bộ luật hình sự. Hai: tấn công có vũ trang vào nhân dân và quyền lực
nhà nước, theo Điều 163 của bộ luật hình sự. Phá hủy các tòa nhà và các
cơ quan nhà nước, phá hoại nền kinh tế quốc gia, theo các Điều 165 và
145 của bộ luật hình sự. Họ cản trở quá trình kinh tế bình thường.
KIỂM SÁT VIÊN: Bị cáo nghe rõ tội chưa? Bị cáo có hiểu những tội này không?
CEAUSESCU: Tôi không trả lời, tôi chỉ sẽ trả lời những câu hỏi trước
Quốc Hội Tối Cao. Tôi không công nhận tòa án này. Những tội này không
đúng, và tôi sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi nào ở đây.
KIỂM SÁT VIÊN: Xin tòa lưu ý: Bị cáo không thừa nhận những điểm được đề cập đến trong bản cáo trạng.
CEAUSESCU: Tôi sẽ không ký bất kỳ cái gì.
KIỂM SÁT VIÊN: Hoàn cảnh hiện nay mọi người đều rõ. Cả thế giới đều biết
đến hoàn cảnh thảm họa của đất nước. Tất cả các công dân lương thiện
lao động cần cù ở đây cho tới ngày 22 tháng Mười Hai đều biết chúng ta
không có thuốc men, hai bị cáo đã giết trẻ em và những người khác bằng
cách này, không có gì ăn, không sưởi ấm, không điện.
Elena và Nicolae bác bỏ điều này. Câu hỏi khác cho Ceausescu: Ai ra lệnh tàn sát dân ở Timisoara. Ceausescu từ chối trả lời.
KIỂM SÁT VIÊN: Ai ra lệnh bắn ở Bucharest chẳng hạn?
CEAUSESCU: Tôi không trả lời.
KIỂM SÁT VIÊN: Ai ra lệnh bắn vào đám đông? Hãy nói cho chúng tôi biết!
Vào lúc ấy Elena nói với Nicolae: Quên bọn họ đi. Ông thấy đấy, nói với những người này chả ích gì.
KIỂM SÁT VIÊN: Bị cáo biết gì về lệnh bắn không?
Nicolae biểu lộ vẻ kinh ngạc.
Bắn giết hiện vẫn đang diễn ra, kiểm sát viên nói. Những kẻ cuồng tín
mà bị cáo đang trả tiền. Họ đang bắn vào trẻ em; họ đang bắn bừa bãi
vào nhà dân. Những kẻ cuồng tín này là những ai? Họ có phải là dân
chúng, hay ai đang trả tiền cho họ?
CEAUSESCU: Tôi sẽ không trả lời. Tôi sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi
nào. Không có phát súng nào bắn ở Quảng trường Hoàng cung. Không có phát
súng nào. Không có ai bị bắn.
KIỂM SÁT VIÊN: Đến bây giờ đã có 34 người thương vong.
Elena nói: Xem kìa, như thế mà họ gọi là diệt chủng.
KIỂM SÁT VIÊN: Tại tất cả thủ phủ quận, mà ông gọi một cách trang trọng
là các đô thị, bắn giết vẫn đang diễn ra. Nhân dân đã là những nô lệ.
Toàn bộ giới trí thức của đất nước đã bỏ trốn. Không ai còn nuốn làm gì
cho bị cáo.
MỘT NGƯỜI KHÔNG RÕ DANH TÍNH NÓI: Thưa chủ tọa phiên tòa, tôi muốn biết
một điều: bị cáo nên cho chúng ta biết những tên lính đánh thuê ấy là
ai. Ai trả tiền cho họ? Và ai đã đưa họ vào nước ta?
KIỂM SÁT VIÊN: Vâng, Bị cáo, hãy trả lời.
CEAUSESCU: Tôi sẽ không nói gì thêm. Tôi chỉ sẽ nói ở Quốc Hội Tối Cao.
Elena nói thầm hoài với chồng. Vì vậy, kiểm sát viên nói: Elena hay
nói nhiều, nhưng bà chẳng biết gì nhiều. Tôi nhận thấy bà thậm chí cũng
chẳng biết đọc cho đúng nữa, nhưng bà xưng là tốt nghiệp đại học. Elena
đáp trả: Những trí thức nước này nên nghe ông nói, ông và các đồng
nghiệp của ông. Kiểm sát viên nêu ra tất cả các chức danh học vị mà bà
tuyên bố có.
ELENA CEAUSESCU: Trí thức nước này sẽ nghe thì nghe vậy chứ chẳng tin những gì ông tố cáo chúng tôi.
KIỂM SÁT VIÊN: Nicolae Ceausescu nên nói cho chúng tôi biết tại sao bị
cáo không trả lời các câu hỏi của chúng tôi. Điều gì khiến ông không trả
lời.
CEAUSESCU: Tôi sẽ trả lời bất kỳ câu hỏi nào, nhưng chỉ trả lời ở Quốc
Hội Tối Cao, trước các đại biểu của giai cấp công nhân. Hãy nói cho nhân
dân biết rằng tôi sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của họ. Toàn thế giới
nên biết chuyện gì đang xảy ra ở đây. Tôi chỉ công nhận giai cấp công
nhân và Quốc Hội Tối Cao--ngoài ra tôi không công nhận bất kỳ ai.
Kiểm sát viên nói: Thế giới đã biết chuyện gì đã xảy ra ở đây.
Tôi sẽ không trả lời các ông những kẻ đảo chính, Ceausescu nói.
KIỂM SÁT VIÊN: Quốc Hội Tối Cao đã bị giải tán.
CEAUSESCU: không thể nào có chuyện này được. Không có ai có thể giải tán Quốc Hội.
KIỂM SÁT VIÊN: Chúng tôi hiện nay có cơ quan lãnh đạo khác. Mặt trận Cứu nguy Dân tộc hiện nay là tổ chức tối cao.
CEAUSESCU: Chẳng ai công nhận tổ chức ấy. Vì thế nhân dân đang chiến đấu
trên khắp cả nước. Bè lũ này sẽ bị tiêu diệt. Bọn họ đã tổ chức cuộc
đảo chánh.
KIỂM SÁT VIÊN: Nhân dân đang chiến đấu chống lại bị cáo, chứ không chống lại diễn đàn mới.
CEAUSESCU: Không, nhân dân đang chiến đấu cho tự do và chiến đấu chống lại diễn đàn mới ấy. Tôi không công nhận tòa án này.
KIỂM SÁT VIÊN: Bị cáo nghĩ tại sao ngày nay nhân dân đang chiến đấu? Bị cáo nghĩ gì?
Ceausescu trả lời: Như tôi mới nói trước đây, nhân dân đang chiến đấu
cho tự do của họ và chiến đấu chống lại cuộc đảo chánh này, chống lại
sự tiếm đoạt quyền lực này. Ceausescu tuyên bố nước ngoài đã tổ chức
cuộc đảo chánh.
CEAUSESCU: Tôi không công nhận tòa án này. Tôi sẽ không trả lời nữa. Tôi
bây giờ nói với ông với tư cách một công dân bình thường, và tôi hy
vọng ông sẽ nói sự thật. Tôi hy vọng ông cũng không hoạt động cho những
kẻ ở nước ngoài để phá hoại Romania.
Kiểm sát viên yêu cầu luật sư biện hộ hỏi Ceausescu có biết ông ta
không còn là chủ tịch nước, và Elena Ceausescu cũng đã mất tất cả các
chức vụ nhà nước chính thức và chính phủ đã bị giải tán.
Kiểm sát viên muốn biết phiên tòa có thể tiếp tục diễn ra trên cơ sở
nào. Tòa phải giải thích rõ ràng là Ceausescu muốn trả lời, nên trả lời,
phải trả lời hay có thể trả lời. Hiện nay tình trạng này rất không rõ
ràng
Bây giờ luật sư biện hộ, do tòa án chỉ định, hỏi Nicolae Ceausescu và
Elena Ceausescu rằng họ có biết những điều đã được đề cập đến trước
đây--như ông không còn là chủ tịch nước, và bà đã mất tất cả các chức vụ
chính thức. Ceausescu đáp: Tôi là chủ tịch nước Romania, và tôi là tổng
tư lệnh tối cao của quân đội Romania. Không ai có thể tước các chức vụ
này của tôi.
KIỂM SÁT VIÊN: Nhưng không phải quân đội của chúng tôi, ông không phải là tổng tư lệnh tối cao của quân đội chúng tôi.
CEAUSESCU: Tôi không công nhận ông. Tôi đang nói với ông ít ra với tư
cách công dân bình thường, với tư cách công dân bình thường tôi cho ông
biết: tôi là chủ tịch nước Romania.
KIỂM SÁT VIÊN: Vậy hiện nay ông thật sư có tư cách gì?
CEAUSESCU: Tôi lặp lại: tôi là chủ tịch nước Romania và là tổng tư lệnh
tối cao quân đội Romania. Tôi là chủ tịch của nhân dân. Tôi sẽ không nói
với các ông những kẻ khiêu khích nữa, và tôi sẽ không nói với những kẻ
tổ chức cuộc đảo chánh và với những tên lính đánh thuê. Tôi không có
liên hệ gì đến họ.
KIỂM SÁT VIÊN: Có, nhưng ông đang trả lương cho những tên lính đánh thuê ấy.
Không, không Ceausescu nói. Và Elena nói: Thật chẳng thể nào tin được là họ đang bịa đặt, chẳng thể nào tin được.
KIỂM SÁT VIÊN: Xin tòa lưu ý: Ceausescu không công nhận cấu trúc chính
quyền hợp pháp mới của quốc gia. Bị cáo vẫn còn coi mình là chủ tịch
nước và là tổng tư lệnh tối cao của quân đội.
Tại sao bị cáo đã tàn phá đất nước nặng nề: tại sao bị cáo xuất khẩu tất
cả mọi thứ? Tại sao bị cáo lại khiến cho nông dân lâm vào cảnh đói kém.
Nông sản nông dân trồng bị xuất khẩu, và nông dân từ các tỉnh xa xăm
nhất phải lặn lội đến Bucharest và đến các thành phố khác để mua bánh
mỳ. Họ trồng trọt theo đúng những mệnh lệnh của bị cáo nhưng chẳng có gì
ăn. Tại sao bị cáo bỏ đói nhân dân?
CEAUSESCU: Tôi sẽ không trả lời câu hỏi này. Là công dân bình thường,
tôi cho biết như sau: lần đầu tiên tôi đã bảo đảm rằng tất cả nông dân
đều nhận 200 kí lô lúa mì cho mỗi người, không phải cho mỗi gia đình, và
họ có quyền nhận hơn thế. Thật là láo khoét khi nói tôi đã bỏ đói nhân
dân.Nói láo, dám nói láo ngay trước mặt tôi.Láo như thế này thì chả có
yêu nước gì đâu, mà chỉ phạm thêm những tội phản quốc.
KIỂM SÁT VIÊN: Bị cáo tuyên bố đã thực hiện những biện pháp để cho tất
cả nông dân có 200 kí lô lúa mì. Vậy tại sao nông dân mua bánh mỳ ở
Bucharest?
Kiểm sát viên trích dẫn những lời của Ceausescu, những chương trình của Ceausescu.
KIỂM SÁT VIÊN: Chúng ta có những chương trình tuyệt diệu. Chỉ có giấy tờ
mới đủ kiên nhẫn thôi. Tại sao những chương trình của bị cáo không được
thực hiện? Bị cáo đã tàn phá làng quê Romania và đất đai Romania. Bị
cáo nói gì với tư cách một công dân?
CEAUSESCU: Với tư cách một công dân, tư cách một công dân bình thường,
tôi cho ông biết như sau: chưa lúc nào mà có sự cải thiện nhiều như thế,
công trình xây dựng rất nhiều, sức mạnh được củng cố rất nhiều ở các
tỉnh Romania. Tôi đảm bảo rằng tất cả các làng đều có trường học, bệnh
viện, và bác sĩ. Tôi đã làm tất cả mọi thứ nhằm tạo ra cuộc sống đàng
hoàng và khá giả cho nhân dân ở nông thôn, không có nước nào trên thế
giới sánh bằng.
KIỂM SÁT VIÊN: Chúng ta luôn luôn nói về sự bình đẳng. Tất cả chúng ta
đều bình đẳng. Mọi người nên được trả theo công sức lao động. Nhưng bây
giờ cuối cùng chúng tôi thấy biệt thự của bị cáo trên truyền hình, thấy
những dĩa ăn bị cáo dùng đều bằng vàng, thức ăn thì nhập từ nước ngoài,
những cuộc liên hoan xa xỉ, thấy những bức ảnh về những cuộc liên hoan
xa xỉ của bị cáo.
ELENA CEAUSESCU: Chẳng thể nào tin được. Chúng tôi sống trong căn hộ
bình thường, giống như tất cả các công dân khác. Chúng tôi đã cam đoan
theo luật lệ quy định mỗi công dân đều có một căn hộ.
KIỂM SÁT VIÊN: Bị cáo có nhiều cung điện.
CEAUSESCU: Chúng tôi không có cung điện. Các cung điện đều thuộc về nhân dân.
Kiểm sát viên đồng ý, nhưng nhấn mạnh rằng các bị cáo sống trong cung điện trong lúc nhân dân đau khổ.
KIỂM SÁT VIÊN: Trẻ em thậm chí không thể nào mua kẹo bình thường, còn bị cáo sống trong những cung điện của nhân dân.
CEAUSESCU: Chẳng lẽ chúng tôi bị buộc các tội như thế?
KIỂM SÁT VIÊN: Chúng ta bây giờ nói về các tài khoản ở Thụy Sĩ, ông Ceausescu. Cài tài khoản này thế nào?
ELENA CEAUSESCU: Các tài khoản ở Thụy Sĩ. Hãy cung cấp bằng chứng!
CEAUSESCU: Chúng tôi không có tài khoản ở Thụy Sĩ. Chẳng có ai mở tài
khoản. Điều này lần nữa chứng tỏ rằng các tội trạng đều không đúng. Thật
là quá phỉ báng, quá khiêu khích! Đây là cuộc đảo chánh.
KIỂM SÁT VIÊN: Ông Bị cáo, được rồi, nếu bị cáo không có những tài khoản
ở Thụy Sĩ, bị cáo hãy ký vào bản tuyên bố khẳng định rằng tiền bạc mà
có thể có ở Thụy Sĩ nên được chuyển giao cho nhà nước Romania, Ngân hàng
Nhà nước.
CEAUSESCU: Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này trước Quốc Hội Tối Cao. Tôi
sẽ không nói bất kỳ điều gì ở đây. Đây là sự khiêu khích thô bỉ.
KIỂM SÁT VIÊN: Bây giờ bị cáo có ký vào bản tuyên bố hay không?
CEAUSESCU: Không, không. Tôi không ra tuyên bố gì, và tôi không ký một tuyên bố nào cả.
KIỂM SÁT VIÊN: Xin tòa lưu ý như sau: Bị cáo từ chối ký vào bản tuyên bố
này. Bị cáo không công nhận chúng tôi. Bị Cáo cũng từ chối công nhận
diễn đàn mới.
CEAUSESCU: Tôi không công nhận diễn đàn mới này.
KIỂM SÁT VIÊN: Như vậy bị cáo biết về diễn đàn mới. Bị cáo có thông tin về diễn đàn.
Elena và Nicolae Ceausescu tuyên bố: Ông đã nói cho chúng tôi biết về nó. Ông đã nói cho chúng tôi biết về nó ngay ở đây.
CEAUSESCU: Không ai có thể thay đổi các cấu trúc nhà nước. Điều này
không thể nào được. Suốt trong những thế kỷ qua trong lịch sử Romania
những kẻ soán đoạt đã bị trừng phạt nặng nề. Không ai có quyền xóa bỏ
Quốc Hội Tối Cao.
Kiểm sát viên quay sang Elena: Là nhà khoa học, bị cáo thông thái hơn
và sẵn sàng nói hơn. Bị cáo đã là trợ lý quan trọng nhất, người số hai
trong nội các, trong chính phủ.
KIỂM SÁT VIÊN: Bị cáo có biết về vụ diệt chủng ở Timisoara?
ELENA CEAUSESCU: Diệt chủng nào? Mà thôi, tôi sẽ không trả lời các câu hỏi nữa.
KIỂM SÁT VIÊN: Bị cáo biết về vụ diệt chủng hay, là nhà hóa học, bị cáo
chỉ biết về polymers? Bị cáo, với tư cách nhà khoa học, biết gì về vụ
này?
Đến đây Nicolae Ceausescu liền can thiệp để bảo vệ vợ.
CEAUSESCU: Các bài viết về khoa học của bà ta đã được đăng ở nước ngoài!
KIỂM SÁT VIÊN: Elena, ai viết các bài ấy cho bị cáo?
ELENA CEAUSESCU: Thật quá láo xược! Tôi là hội viên và là chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học. Ông không thể ăn nói với tôi như thế!
KIỂM SÁT VIÊN: Đúng ra với tư cách phó thủ tướng bị cáo có biết về vụ diệt chủng?
CEAUSESCU: Bà ta không phải là phó thủ tướng, mà là phó thủ tướng thứ nhất.
KIỂM SÁT VIÊN: Bị cáo đã làm việc với nhân dân và thực thi chức vụ của
mình như thế này sao! Nhưng ai đã ra lệnh bắn? Hãy trả lời câu hỏi này!
ELENA CEAUSESCU: Tôi sẽ không trả lời. Tôi đã bảo với ông ngay từ đầu là tôi sẽ không trả lời bất kỳ một câu hỏi nào.
CEAUSESCU: Là viên chức các người nên biết rằng chính quyền không thể
nào ra lệnh bắn. Nhưng những kẻ bắn vào những người trẻ là các nhân viên
an ninh, những kẻ khủng bố.
ELENA CEAUSESCU: Những kẻ khủng bố này đều từ Bộ An ninh Nhà nước.
KIỂM SÁT VIÊN: Những kẻ khủng bố này đều từ Bộ An ninh Nhà nước?
ELENA CEAUSESCU: Đúng.
KIỂM SÁT VIÊN: Vậy ai đứng đầu Bộ An ninh Nhà nước? Một câu hỏi khác...
KIỂM SÁT VIÊN: Xin tòa hỏi Nicolae và Elena Ceausescu xem họ có từng bị bệnh tâm thần.
CEAUSESCU: Cái gì? Ông ấy hỏi chúng ta cái gì?
KIỂM SÁT VIÊN: Bị cáo có từng bị bệnh tâm thần hay không.
CEAUSESCU: Thật là một sự khiêu khích rất thô bỉ.
KIỂM SÁT VIÊN: Điều này sẽ giúp bảo vệ bị cáo. Nếu bị cáo có bệnh tâm
thần và thừa nhận có bệnh này, bị cáo sẽ không chịu trách nhiệm về các
hành vi của bị cáo.
ELENA CEAUSESCU: Làm sao người ta có thể nói với chúng tôi điều như thế này? Làm sao người ta có thể nói ra điều như thế này?
CEAUSESCU: Tôi không công nhận tòa án này.
KIỂM SÁT VIÊN: Bị cáo đã không bao giờ có thể đối thoại với nhân dân. Bị
cáo không quen nói chuyện với nhân dân. Bị cáo luôn luôn đọc thoại và
nhân dân luôn luôn phải vỗ tay, giống như những lễ nghi của những người
bộ lạc. Và hôm nay bị cáo cũng hành xử một cách vĩ cuồng như vậy. Bây
giờ chúng tôi hỏi lần cuối cùng. Bị cáo muốn ký vào bản tuyên bố này hay
không?
CEAUSESCU: Không, chúng tôi sẽ không ký. Và tôi cũng không công nhận luật sư biện hộ.
KIỂM SÁT VIÊN: Xin tòa lưu ý: Nicolae Ceausescu từ chối hợp tác với luật sư biện hộ do tòa chỉ định.
ELENA CEAUSESCU: Chúng tôi sẽ không ký vào bất kỳ bản tuyên bố nào.
Chúng tôi sẽ chỉ nói trước Quốc Hội, vì suốt cuộc đời mình chúng tôi đã
tận tâm phục vụ nhân dân. Chúng tôi đã hy sinh cả đời mình cho nhân dân.
Và chúng tôi sẽ không phản bội nhân dân mình ở đây.
Tòa án thông báo phần thủ tục xét hỏi đã kết thúc. Tiếp theo sau đó là phần đọc tội trạng.
KIỂM SÁT VIÊN: Thưa chủ tọa phiên tòa, chúng tôi xét thấy hai bị cáo có
tội vì đã có những hành vi tội phạm theo những điều sau của bộ luật hình
sự: các Điều 162, 163, 165 và 357. Vì các tội trạng này, chúng tôi đề
nghị tử hình và tịch thu vào công quỹ toàn bộ tài sản của hai bị cáo.
Luật sư biện hộ bây giờ phát biểu và thông báo cho vợ chồng Ceausescu
một lần nữa rằng họ có quyền biện hộ và họ nên chấp nhận quyền này.
LUẬT SƯ BIỆN HỘ: Mặc dù ông bà bị cáo đã phạm những hành vi điên cuồng,
nhưng chúng tôi muốn bảo vệ họ. Chúng tôi muốn một phiên tòa hợp pháp.
Chỉ chủ tịch nước hiện tại vẫn đang được giữ chức vụ mới có thể yêu cầu
phát biểu ở Quốc Hội Tối Cao, còn nếu không còn giữ chức vụ nữa thì
không thể nào được yêu cầu bất kỳ điều gì. Lúc ấy cựu chủ tịch nước được
đối xử như một công dân bình thường. Vì chính quyền cũ đã bị giải tán
và Ceausescu đã mất hết các chức vụ, bị cáo không có quyền được đối xử
như một chủ tịch nước. Xin tòa lưu ý rằng phiên tòa diễn ra theo đúng
những quy định pháp lý và đây là phiên tòa hợp pháp. Cho nên, hai bị cáo
sai lầm khi từ chối hợp tác với chúng tôi. Đây là phiên tòa hợp pháp,
và tôi lấy làm danh dự khi được bảo vệ họ.
Ban đầu, Ceausescu tuyên bố rằng thật là một sự khiêu khích khi bị cáo
được hỏi có bị bệnh hay không. Bị cáo đã từ chối khám tâm thần. Tuy
nhiên, có sự khác biệt giữa bệnh thật sự mà cần phải điều trị và chứng
điên cuồng tâm trí mà dẫn đến những hành động tương tự, mà bị cáo trong
phiên tòa này đã phủ nhận. Các bị cáo đã hành động một cách rất vô trách
nhiệm; các bị cáo đã đưa đất nước đến bờ vực phá sản và các bị cáo sẽ
bị buộc tội trên cơ sở các điểm trong bản cáo trạng. Các bị cáo phạm
những tội này dù các bị cáo không thừa nhận có tội. Cho dù như thế, tôi
yêu cầu tòa án ra quyết định mà về sau chúng ta sẽ có thể biện minh.
Chúng ta không được tạo ra bất kỳ ấn tượng nào về sự bất hợp pháp của
phiên tòa. Elena và Nicolae Ceausescu nên bị trừng phạt trong một phiên
tòa thật sự hợp pháp.
Hai bị cáo cũng nên biết rằng họ có quyền có luật sư biện hộ, cho dù họ
bác bỏ quyền này. Chúng ta nên khẳng định hoàn toàn và cuối cùng rằng
tòa án quân sự này là hoàn toàn hợp pháp và các chức vụ cũ của vợ chồng
hai bị cáo Ceausescu không còn giá trị. Tuy nhiên, họ sẽ bị kết án, và
bản án sẽ được thông qua trên cơ sơ của hệ thống pháp lý mới. Họ không
chỉ bị tố cáo đã phạm những tội trong vài ngày vừa qua, mà còn phạm
những tội khác trong suốt 25 năm qua. Chúng tôi có đủ hồ sơ về thời kỳ
này. Tôi yêu cầu tòa, với tư cách nguyên cáo, lưu ý rằng chứng cứ đã
được cung cấp cho tất cả những điểm này, và hai bị cáo đã phạm những tội
đã được đề cập đến. Cuối cùng, tôi muốn lần nữa nói đến vụ diệt chủng,
tức thực hiện việc sát hại rất nhiều người trong vài ngày vừa qua. Elena
và Nicolae Ceausescu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tội ác này. Bây
giờ tôi yêu cầu tòa thông qua bản án trên cơ sở pháp luật, vì mọi người
phải nhận hình phạt thích đáng cho những tội họ đã phạm.
Lời phát biểu sau cùng của kiểm sát viên như sau:
KIỂM SÁT VIÊN: Chúng tôi thấy rất khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của
chúng tôi, thông qua bản án dành cho những bị cáo mà thậm chí không muốn
thú nhận những trọng tội họ đã phạm trong suốt 25 năm và không muốn thú
nhận tội diệt chủng, không chỉ ở Timisoara và Bucharest, mà cũng chủ
yếu thú nhận những trọng tội các bị cáo đã phạm trong 25 năm qua. Điều
này chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của họ. Họ không chỉ tước đoạt nhân dân
sưởi ấm, điện, và thực phẩm, họ cũng cai trị tàn bạo tâm hồn của nhân
dân Romania. Họ không chỉ giết trẻ em, người trẻ và người lớn ở
Timisoara và Bucharest; họ cho phép các nhân viên thuộc Bộ An ninh Nhà Nước
mặc đồng phục quân đội để khiến cho dân chúng tưởng rằng quân đội chống
lại nhân dân. Họ muốn chia rẽ nhân dân và quân đội. Họ tìm người ở các
trại mồ côi hay ở nước ngoài để huấn luyện họ trong những cơ sở đặc biệt
để biến những người này thành những kẻ sát hại nhân dân mình. Họ xấc
láo đến mức cắt đứt những dây dưỡng khí trong bệnh viện và bắn những
người nằm trên giường bệnh. Bộ An ninh Nhà nước đã cất giấu lượng thực phẩm mà Bucharest, cả Bucharest, có thể sống trong mấy tháng trời.
Họ đang nói về ai vậy, Elena hỏi.
KIỂM SÁT VIÊN: Cho đến bây giờ, họ vẫn luôn tuyên bố họ đã xây dựng nên
quốc gia này, chúng ta đã trả nợ, với điều này họ đã làm cho quốc gia
chảy máu đến chết còn họ tích cóp đủ tiền bạc để đảm bảo cho cuộc trốn
thoát. Bị cáo không cần thú nhận những sai lầm. Vào năm 1947, chúng ta
nắm chính quyền, nhưng trong hoàn cảnh hoàn toàn khác. Năm 1947 Vua
Michael đã chứng tỏ nhiều phẩm giá hơn bị cáo. Và bị cáo may ra nhận
được sự cảm thông của nhân dân Romania nếu bây giờ bị cáo nhận tội. Đáng
lẽ bị cáo nên ở lại Iran nơi bị cáo đã đáp may bay đến.
Đáp lại, cả hai đều cười, và Elena nói: Chúng tôi không ở lại nước ngoài. Đây là quê hương của chúng tôi.
KIỂM SÁT VIÊN: Thưa chủ tọa phiên tòa, là luật sư, tôi là một trong
những người muốn phản đối án tử hình, vì nó vô nhân đạo. Nhưng chúng ta
không nói về nhân dân. Tôi không yêu cầu án tử hình, nhưng đối với nhân
dân Romania vốn đã phải chịu quá nhiều đau khổ họ sẽ không thể nào hiểu
được khi thấy phiên tòa này kết thúc mà không kết án tử hình hai bị cáo
Ceausescu. Tội ác chống lại nhân dân mỗi năm càng tăng thêm. Các bị cáo
chỉ bận rộn lo tròng ách nô lệ lên đầu nhân dân và xây dựng bộ máy quyền
lực. Họ thật ra chẳng quan tâm gì đến nhân dân.
(Hình ảnh phiên tòa không còn)
Sau khi đài Romania ngưng truyền hình về phiên tòa, xướng ngôn viên
tuyên bố tòa tuyên án tử hình Elena và Nicolae Ceausescu. Tất cả tài sản
của họ sẽ bị sung vào công quỹ.
danlambaovn.blogspot.com
_________________________________________
Transcript of the closed "trial" of Nicolae and Elena Ceausescu, December, 1989
Chnm.gmu.edu - The
following is a transcript of the closed trial of Romanian Dictator
Nicolae Ceausescu and his wife, Elena, as shown on Romanian and Austrian
television. The English translation is by the U.S. government's Foreign
Broadcast Information Service. Sections in italic type are from the
Austrian television commentary.
NICOLAE CEAUSESCU: I only recognize the Grand National Assembly. I will only speak in front of it.
PROSECUTOR: In the same way he refused to hold a dialogue with the
people, now he also refuses to speak with us. He always claimed to act
and speak on behalf of the people, to be a beloved son of the people,
but he only tyrannized the people all the time. You are faced with
charges that you held really sumptuous celebrations on all holidays at
your house. The details are known. These two defendants procured the
most luxurious foodstuffs and clothes from abroad. They were even worse
than the king, the former king of Romania. The people only received 200
grams per day, against an identity card. These two defendants have
robbed the people, and not even today do they want to talk. They are
cowards. We have data concerning both of them. I ask the chairman of the
prosecutor's office to read the bill of indictment.
CHIEF PROSECUTOR: Esteemed chairman of the court, today we have to pass a
verdict on the defendants Nicolae Ceausescu and Elena Ceausescu who
have committed the following offenses: Crimes against the people. They
carried out acts that are incompatible with human dignity and social
thinking; they acted in a despotic and criminal way; they destroyed the
people whose leaders they claimed to be. Because of the crimes they
committed against the people, I plead, on behalf of the victims of these
two tyrants, for the death sentence for the two defendants. The bill of
indictment contains the following points: Genocide, in accordance with
Article 356 of the penal code. Two: Armed attack on the people and the
state power, in accordance with Article 163 of the penal code. The
destruction of buildings and state institutions, undermining of the
national economy, in accordance with Articles 165 and 145 of the penal
code. They obstructed the normal process of the economy.
PROSECUTOR: Did you hear the charges? Have you understood them?
CEAUSESCU: I do not answer, I will only answer questions before the
Grand National Assembly. I do not recognize this court. The charges are
incorrect, and I will not answer a single question here.
PROSECUTOR: Note: He does not recognize the points mentioned in the bill of indictment.
CEAUSESCU: I will not sign anything.
PROSECUTOR: This situation is known. The catastrophic situation of the
country is known all over the world. Every honest citizen who worked
hard here until 22 December knows that we do not have medicines, that
you two have killed children and other people in this way, that there is
nothing to eat, no heating, no electricity.
Elena and Nicolae reject this. Another question to Ceausescu: Who
ordered the bloodbath in Timisoara. Ceausescu refused to answer.
PROSECUTOR: Who gave the order to shoot in Bucharest, for instance?
CEAUSESCU: I do not answer.
PROSECUTOR: Who ordered shooting into the crowd? Tell us!
At that moment Elena says to Nicolae: Forget about them. You see, there is no use in talking to these people.
PROSECUTOR: Do you not know anything about the order to shoot?
Nicolae reacts with astonishment.
There is still shooting going on, the prosecutor says. Fanatics, whom
you are paying. They are shooting at children; they are shooting
arbitrarily into the apartments. Who are these fanatics? Are they the
people, or are you paying them?
CEAUSESCU: I will not answer. I will not answer any question. Not a
single shot was fired in Palace Square. Not a single shot. No one was
shot.
PROSECUTOR: By now, there have been 34 casualties.
Elena says: Look, and that they are calling genocide.
PROSECUTOR: In all district capitals, which you grandly called
municipalities, there is shooting going on. The people were slaves. The
entire intelligentsia of the country ran away. No one wanted to do
anything for you anymore.
UNIDENTIFIED SPEAKER: Mr. President, I would like to know something: The
accused should tell us who the mercenaries are. Who pays them? And who
brought them into the country?
PROSECUTOR: Yes. Accused, answer.
CEAUSESCU: I will not say anything more. I will only speak at the Grand National Assembly.
Elena keeps whispering to him. As a result, the prosecutor says:
Elena has always been talkative, but otherwise she does not know much. I
have observed that she is not even able to read correctly, but she
calls herself an university graduate. Elena answers: The intellectuals
of this country should hear you, you and your colleagues.
The prosecutor cites all academic titles she had always claimed to have.
ELENA CEAUSESCU: The intelligentsia of the country will hear what you are accusing us of.
PROSECUTOR: Nicolae Ceausescu should tell us why he does not answer our questions. What prevents him from doing so?
CEAUSESCU: I will answer any question, but only at the Grand National
Assembly, before the representatives of the working class. Tell the
people that I will answer all their questions. All the world should know
what is going on here. I only recognize the working class and the Grand
National Assembly -- no one else.
The prosecutor says: The world already knows what has happened here.
I will not answer you putschists, Ceausescu says.
PROSECUTOR: The Grand National Assembly has been dissolved.
CEAUSESCU: This is not possible at all. No one can dissolve the National Assembly.
PROSECUTOR: We now have another leading organ. The National Salvation Front is now our supreme body.
CEAUSESCU: No one recognizes that. That is why the people are fighting
all over the country. This gang will be destroyed. They organized the
putsch.
PROSECUTOR: The people are fighting against you, not against the new forum.
CEAUSESCU: No, the people are fighting for freedom and against the new forum. I do not recognize the court.
PROSECUTOR: Why do you think that people are fighting today? What do you think?
Ceausescu answers: As I said before, the people are fighting for
their freedom and against this putsch, against this usurpation.
Ceausescu claims that the putsch was organized from abroad.
CEAUSESCU: I do not recognize this court. I will not answer any more. I
am now talking to you as simple citizens, and I hope that you will tell
the truth. I hope that you do not also work for the foreigners and for
the destruction of Romania.
The prosecutor asks the counsel for the defense to ask Ceausescu
whether he knows that he is no longer president of the country, that
Elena Ceausescu has also lost all her official state functions and that
the government has been dissolved.
The prosecutor wants to find out on which basis the trial can be
continued. It must be cleared up whether Ceausescu wants to, should,
must or can answer at all. At the moment the situation is rather
uncertain.
Now the counsel for the defense, who was appointed by the court, asks
whether Nicolae and Elena Ceausescu know the aforementioned facts --
that he is no longer president, that she has lost all official
functions. He answers: I am the president of Romania, and I am the
commander in chief of the Romanian army. No one can deprive me of these
functions.
PROSECUTOR: But not of our army, you are not the commander in chief of our army.
CEAUSESCU: I do not recognize you. I am talking to you as simple
citizens at the least, as simple citizens, and I tell you: I am the
president of Romania.
PROSECUTOR: What are you really?
CEAUSESCU: I repeat: I am the president of Romania and the commander in
chief of the Romanian army. I am the president of the people. I will not
speak with you provocateurs anymore, and I will not speak with the
organizers of the putsch and with the mercenaries. I have nothing to do
with them.
PROSECUTOR: Yes, but you are paying the mercenaries.
No, no, he says. And Elena says: It is incredible what they are inventing, incredible.
PROSECUTOR: Please, make a note: Ceausescu does not recognize the new
legal structures of power of the country. He still considers himself to
be the country's president and the commander in chief of the army.
Why did you ruin the country so much: Why did you export everything? Why
did you make the peasants starve? The produce which the peasants grew
was exported, and the peasants came from the most remote provinces to
Bucharest and to the other cities in order to buy bread. They cultivated
the soil in line with your orders and had nothing to eat. Why did you
starve the people?
CEAUSESCU: I will not answer this question. As a simple citizen, I tell
you the following: For the first time I guaranteed that every peasant
received 200 kilograms of wheat per person, not per family, and that he
is entitled to more. It is a lie that I made the people starve. A lie, a
lie in my face. This shows how little patriotism there is, how many
treasonable offenses were committed.
PROSECUTOR: You claim to have taken measures so that every peasant is
entitled to 200 kilograms of wheat. Why do the peasants then buy their
bread in Bucharest?
The prosecutor quotes Ceausescu, Ceausescu's program.
PROSECUTOR: We have wonderful programs. Paper is patient. However, why
are your programs not implemented? You have destroyed the Romanian
villages and the Romanian soil. What do you say as a citizen?
CEAUSESCU: As a citizen, as a simple citizen, I tell you the following:
At no point was there such an upswing, so much construction, so much
consolidation in the Romanian provinces. I guaranteed that every village
has its schools, hospitals and doctors. I have done everything to
create a decent and rich life for the people in the country, like in no
other country in the world.
PROSECUTOR: We have always spoken of equality. We are all equal.
Everybody should be paid according to his performance. Now we finally
saw your villa on television, the golden plates from which you ate, the
foodstuffs that you had imported, the luxurious celebrations, pictures
from your luxurious celebrations.
ELENA CEAUSESCU: Incredible. We live in a normal apartment, just like
every other citizen. We have ensured an apartment for every citizen
through corresponding laws.
PROSECUTOR: You had palaces.
CEAUSESCU: No, we had no palaces. The palaces belong to the people.
The prosecutor agrees, but stresses that they lived in them while the people suffered.
PROSECUTOR: Children cannot even buy plain candy, and you are living in the palaces of the people.
CEAUSESCU: Is it possible that we are facing such charges?
PROSECUTOR: Let us now talk about the accounts in Switzerland, Mr. Ceausescu. What about the accounts?
ELENA CEAUSESCU: Accounts in Switzerland? Furnish proof!
CEAUSESCU: We had no account in Switzerland. Nobody has opened an
account. This shows again how false the charges are. What defamation,
what provocations! This was a coup d'etat.
PROSECUTOR: Well, Mr. Defendant, if you had no accounts in Switzerland,
will you sign a statement confirming that the money that may be in
Switzerland should be transferred to the Romanian state, the State Bank.
CEAUSESCU: We will discuss this before the Grand National Assembly. I will not say anything here. This is a vulgar provocation.
PROSECUTOR: Will you sign the statement now or not?
CEAUSESCU: No, no. I have no statement to make, and I will not sign one.
PROSECUTOR: Note the following: The defendant refuses to sign this
statement. The defendant has not recognized us. He also refuses to
recognize the new forum.
CEAUSESCU: I do not recognize this new forum.
PROSECUTOR: So you know the new forum. You have information about it.
Elena and Nicolae Ceasescu state: Well, you told us about it. You told us about it here.
CEAUSESCU: Nobody can change the state structures. This is not possible.
Usurpers have been punished severely during the past centuries in
Romania's history. Nobody has the right to abolish the Grand National
Assembly.
The prosecutor turns to Elena: You have always been wiser and more
ready to talk, a scientist. You were the most important aide, the number
two in the cabinet, in the government.
PROSECUTOR: Did you know about the genocide in Timisoara?
ELENA CEAUSESCU: What genocide? By the way, I will not answer any more questions.
PROSECUTOR: Did you know about the genocide or did you, as a chemist,
only deal with polymers? You, as a scientist, did you know about it?
Here Nicolae Ceausescu steps in and defends her.
CEAUSESCU: Her scientific papers were published abroad!
PROSECUTOR: And who wrote the papers for you, Elena?
ELENA CEAUSESCU: Such impudence! I am a member and the chairwoman of the
Academy of Sciences. You cannot talk to me in such a way!
PROSECUTOR: That is to say, as a deputy prime minister you did not know about the genocide?
CEAUSESCU: She was not a deputy prime minister, but the first deputy prime minister.
PROSECUTOR: This is how you worked with the people and exercised your
functions! But who gave the order to shoot? Answer this question!
ELENA CEAUSESCU: I will not answer. I told you right at the beginning that I will not answer a single question.
CEAUSESCU: You as officers should know that the government cannot give
the order to shoot. But those who shot at the young people were the
security men, the terrorists.
ELENA CEAUSESCU: The terrorists are from Securitate.
PROSECUTOR: The terrorists are from Securitate?
ELENA CEAUSESCU: Yes.
PROSECUTOR: And who heads Securitate? Another question . . . .
PROSECUTOR: Please, ask Nicolae and Elena Ceausescu whether they have ever had a mental illness.
CEAUSESCU: What? What should he ask us?
PROSECUTOR: Whether you have ever had a mental illness.
CEAUSESCU: What an obscene provocation.
PROSECUTOR: This would serve your defense. If you had had a mental
illness and admitted this, you would not be responsible for your acts.
ELENA CEAUSESCU: How can one tell us something like this? How can one say something like this?
CEAUSESCU: I do not recognize this court.
PROSECUTOR: You have never been able to hold a dialogue with the people.
You were not used to talking to the people. You held monologues and the
people had to applaud, like in the rituals of tribal people. And today
you are acting in the same megalomaniac way. Now we are making a last
attempt. Do you want to sign this statement?
CEAUSESCU: No, we will not sign. And I also do not recognize the counsel for the defense.
PROSECUTOR: Please, make a note: Nicolae Ceausescu refuses to cooperate with the court-appointed counsel for the defense.
ELENA CEAUSESCU: We will not sign any statement. We will speak only at
the National Assembly, because we have worked hard for the people all
our lives. We have sacrificed all our lives to the people. And we will
not betray our people here.
The court notes that the investigations have been concluded. Then follows the reading of the indictment.
PROSECUTOR: Mr. Chairman, we find the two accused guilty of having
committed criminal actions according to the following articles of the
penal code: Articles 162, 163, 165 and 357. Because of this indictment, I
call for the death sentence and the impounding of the entire property
of the two accused.
The counsel for the defense now takes the floor and instructs the
Ceausescus once again that they have the right to defense and that they
should accept this right.
COUNSEL FOR THE DEFENSE: Even though he -- like her -- committed insane
acts, we want to defend them. We want a legal trial. Only a president
who is still confirmed in his position can demand to speak at the Grand
National Assembly. If he no longer has a certain function, he cannot
demand anything at all. Then he is treated like a normal citizen. Since
the old government has been dissolved and Ceausescu has lost his
functions, he no longer has the right to be treated as the president.
Please make a note that here it has been stated that all legal
regulations have been observed, that this is a legal trial. Therefore,
it is a mistake for the two accused to refuse to cooperate with us. This
is a legal trial, and I honor them by defending them.
At the beginning, Ceausescu claimed that it is a provocation to be asked
whether he was sick. He refused to undergo a psychiatric examination.
However, there is a difference between real sickness that must be
treated and mental insanity which leads to corresponding actions, but
which is denied by the person in question. You have acted in a very
irresponsible manner; you led the country to the verge of ruin and you
will be convicted on the basis of the points contained in the bill of
indictment. You are guilty of these offenses even if you do not want to
admit it. Despite this, I ask the court to make a decision which we will
be able to justify later as well. We must not allow the slightest
impression of illegality to emerge. Elena and Nicolae Ceausescu should
be punished in a really legal trial.
The two defendants should also know that they are entitled to a counsel
for defense, even if they reject this. It should be stated once and for
all that this military court is absolutely legal and that the former
positions of the two Ceausescus are no longer valid. However, they will
be indicted, and a sentence will be passed on the basis of the new legal
system. They are not only accused of offenses committed during the past
few days, but of offenses committed during the past 25 years. We have
sufficient data on this period. I ask the court, as the plaintiff, to
take note that proof has been furnished for all these points, that the
two have committed the offenses mentioned. Finally, I would like to
refer once more to the genocide, the numerous killings carried out
during the past few days. Elena and Nicolae Ceausescu must be held fully
responsible for this. I now ask the court to pass a verdict on the
basis of the law, because everybody must receive due punishment for the
offenses he has committed.
The final speech of the prosecutor follows:
PROSECUTOR: It is very difficult for us to act, to pass a verdict on
people who even now do not want to admit to the criminal offenses that
they have committed during 25 years and admit to the genocide, not only
in Timisoara and Bucharest, but primarily also to the criminal offenses
committed during the past 25 years. This demonstrates their lack of
understanding. They not only deprived the people of heating,
electricity, and foodstuffs, they also tyrannized the soul of the
Romanian people. They not only killed children, young people and adults
in Timisoara and Bucharest; they allowed Securitate members to
wear military uniforms to create the impression among the people that
the army is against them. They wanted to separate the people from the
army. They used to fetch people from orphans' homes or from abroad whom
they trained in special institutions to become murderers of their own
people. You were so impertinent as to cut off oxygen lines in hospitals
and to shoot people in their hospital beds. The Securitate had hidden food reserves on which Bucharest could have survived for months, the whole of Bucharest.
Whom are they talking about, Elena asks.
PROSECUTOR: So far, they have always claimed that we have built this
country, we have paid our debts, but with this they bled the country to
death and have hoarded enough money to ensure their escape. You need not
admit your mistakes, mister. In 1947, we assumed power, but under
completely different circumstances. In 1947, King Michael showed more
dignity than you. And you might perhaps have achieved the understanding
of the Romanian people if you had now admitted your guilt. You should
have stayed in Iran where you had flown to.
In response, the two laugh, and she says: We do not stay abroad. This is our home.
PROSECUTOR: Esteemed Mr. Chairman, I have been one of those who, as a
lawyer, would have liked to oppose the death sentence, because it is
inhuman. But we are not talking about people. I would not call for the
death sentence, but it would be incomprehensible for the Romanian people
to have to go on suffering this great misery and not to have it ended
by sentencing the two Ceausescus to death. The crimes against the people
grew year by year. They were only busy enslaving the people and
building up an apparatus of power. They were not really interested in
the people.
[Picture is cut off]
After an outage of transmission of Romanian television, the speaker
announces the verdict in the trial of Elena and Nicolae Ceausescu is
death sentence. All their property will be impounded.
No comments:
Post a Comment