Tuesday, July 7, 2015
NGUYỄN TUYẾT LỘC. * KỶ NIỆM ĐẠI HỌC HUẾ
NGUYỄN TUYẾT LỘC - 2 Lê Lợi (Huế) – địa chỉ khó quên!
(05/07/2015 03:16 PM) (Xem: 614)
Tác giả : Nguyễn Tuyết Lộc
Những tháng ngày đẹp nhất và có ý nghĩa nhất với tôi, không phải thời thơ ấu chỉ nghe và thấy cảnh chết chóc lúc cuộc chiến Việt – Pháp đang cao trào khi theo ba là bác sĩ chuyển nhiệm sở từ Huế ra Đồng Hới – Quảng Bình. Cũng không hẳn một thời tuổi dại chỉ biết nô đùa vui chơi ở 23 Âm Hồn cạnh Tòa Thượng Thẩm – Thành Nội Huế. Cũng không phải thời gian sống trong ngôi biệt thự xinh xắn 6 & 8 Lê Đình Dương sát bờ hữu ngạn sông Hương cùng ba mẹ kính yêu cưng chiều con gái như công chúa út. Chính ở đây, trong căn hộ hơn một trăm mét vuông, rất ấm cúng, đầy tình thương yêu của gia đình anh chị tôi – tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Thạch và tiến sĩ hóa Đào Ngọc Bích – thuộc cư xá Giáo sư Đại học, số 2 Lê Lợi sát cầu Ga, tôi nhận được phúc lợi lớn nhất của đời mình là việc được tiếp xúc, học hỏi một thế hệ trí thức tài năng, nhiệt huyết, vào một độ tuổi còn rất trẻ.
Khi vợ chồng anh chị Thạch từ Pháp về được mời giảng dạy Đại học Khoa học Huế cũng là lúc Cư xá Giáo sư vừa hoàn tất. Mỗi building gồm ba tầng. Đến ở đầu tiên là gia đình anh Thạch, tầng ba. Lần lượt anh Đỗ Long Vân giáo sư văn chương Pháp cùng vợ và hai con, một trai, một gái, tầng trệt. Người trẻ tuổi nhất ở tầng giữa là anh Trần Văn Toàn, giáo sư khoa triết. Building gắn kết đối diện cửa nhà anh Thạch là căn hộ dành cho một vị giáo sư thỉnh giảng từ Pháp, ông Pierre Đỗ Đình. Ông lớn tuổi nhất trong các vị ở đây, là người lịch duyệt, quý phái từ cách ăn mặc rất “chic”đến cách cư xử đằm thắm từ tốn với mọi người chung quanh. Du học nước ngoài từ nhỏ nên ông nói tiếng Việt không thông thạo lắm. Ông không vợ con, chỉ nhận một cháu trai về nuôi, khoảng bằng tuổi Tịnh, em trai út của tôi, độ mười hay mười hai tuổi. Tịnh rất vui vì có bạn trò chuyện vui chơi mỗi khi đi học về, lại cùng học tiếng Pháp khi ông Đỗ Đình dạy cho cháu. Tôi cũng qua nhà ông để tập nói tiếng Pháp. Ông đưa mẹ từ quê lên ở chung. Ông nói bố mất sớm, mẹ nuôi ăn học, gần nửa đời người ở nước ngoài không được gần mẹ, ông muốn thời gian còn lại dành cho mẹ. Bà cụ già yếu nằm một chỗ tuy có người giúp việc nhưng chính tay ông Đỗ Đình đút cơm cháo cho cụ. Ai cũng biết lòng hiếu thảo của ông đối với mẹ nên họ quý ông lắm. Ông về Việt Nam vừa giảng dạy bộ môn Pháp văn vừa để chăm sóc mẹ già. Nhưng thật không may, sau này ông lại là người phải ra đi trước.
Tầng giữa đối diện nhà anh Toàn dành cho anh Phan Văn Thiết dạy luật, có vợ người Pháp trẻ, xinh đẹp và hai con. Lúc mới bước chân vào cư xá trông cô rạng rỡ, yêu kiều ai cũng thích nhìn. Chiều nào dạy xong anh Thiết cũng dành thời gian dẫn vợ con đi dạo dọc theo Lê Lợi. Hai vợ chồng nắm tay nhau, hai đứa trẻ tung tăng trông rất hạnh phúc. Nhưng về sau anh Thiết bỗng dở chứng hay đánh vợ. Có lần anh nắm áo cô, tống đầu cô vào tường, đau quá cô chạy ra hành lang ngồi bệt xuống đất ôm mặt khóc, anh kéo cô vào nhà đánh đập như đang lên cơn điên. Anh Thạch và anh Toàn phải tông cửa vào kéo anh Thiết ra. Cô vợ người Pháp chịu đựng những cơn nóng giận của chồng không bao giờ to tiếng cãi lại, trông cô ngày càng gầy xơ xác, mọi người nói với nhau: “Sao cô ấy không ly dị đem con về nước, chồng Việt Nam hay vũ phu vậy lắm”. Cho đến khi anh Thiết đột ngột nhập viện, mọi người mới biết anh bị ung thư phổi. Người ta đoán rằng những cơn đau đớn hành hạ thân xác biến anh Thiết từ một giáo sư lịch sự, thương yêu vợ con thành một người vũ phu. Cô chăm sóc chồng cho đến khi anh Thiết mất mới đưa hai con về lại Pháp. Hình ảnh đẹp đẽ rỡ ràng của vợ chồng anh Thiết với đoạn kết bi thảm đã ám ảnh tôi nhiều năm.
Đối diện nhà anh Đỗ Long Vân ở tầng trệt là gia đình ông Lê Hữu Mục Gia đình này cũng lắm chuyện thú vị. Ông Lê Hữu Mục dạy văn, sáng tác nhạc, bản: “Chèo đi bơi đi” sáng tác năm 1938, lúc tôi chưa có mặt trên cõi đời này:
“Chèo đi bơi đi
Nước non đang chờ ta
Bơi đi vững lòng tay lái
Và hát vang lên cho lòng hăng hái…”
Hay “Con sáo đá” dịch từ bài “Alouette”, rồi bài “Con voi”… lúc học lớp năm ở Đồng Hới,cô giáo Hà Thúc Lãng vẫn thường dạy chúng tôi hát, giờ mới biết những bài ca đó là của ông Lê Hữu Mục. Tôi thích nhất bài “Hẹn một ngày về” mà chị Hà Thanh thường hát trên đài phát thanh Huế:
“Về đây trong hoa lá hỡi cánh chim giang hồ
Về đây trong hương sắc thắm tươi say mơ
Huế lờ lững dòng Hương
Năm tháng còn vương lời ai mong chờ
Huế trong tiếng dịu êm
Cô lái bên sông còn vang lời thơ…”
Giọng chị Hà trong trẻo, cao vút, mặn mà và “rất Huế”.
Ca từ này có thể quá cổ điển, thậm chí đối với người yêu âm nhạc hiện đại nó có vẻ quá trau chuốt, nhưng thật sự đây đúng là ngôn ngữ của một thời mộng mơ lãng đãng, rất nhiều người – đặc biệt những thế hệ lớn tuổi – vẫn còn yêu mến dư âm trong sáng đầy lãng mạn của nó và đây cũng là một bằng chứng về tài hoa đa dạng của ông (chưa kể đến lĩnh vực xã hội lịch sử… mà nghe nói những năm sau này ông rất quan tâm, tuy phải thú thật là tôi không có hứng thú theo dõi). Song khi tình cờ đọc thấy một lời đánh giá đóng góp âm nhạc của ông trên mạng, xếp ông ngang hàng với cố nhạc sĩ Phạm Duy thì tôi không khỏi chạnh lòng. Người giới thiệu có đại ngôn lắm không? Chưa nói đến đẳng cấp chất lượng và tính đa dạng nghệ thuật, chỉ nói một bên là một số nhạc phẩm – dù có giá trị – và một bên là một tên tuổi lẫy lừng với hơn một ngàn nhạc phẩm cùng các công trình nghiên cứu âm nhạc đặc sắc, có tính chuyên nghiệp cao, thì không thể nói chuyện đồng đẳng được. Đó là sự khác biệt giữa một sự nghiệp amateur tài hoa và một bên là sự nghiệp professional của một thiên tài âm nhạc. (Ở đây tôi chỉ đề cập vị trí trong làng âm nhạc Việt Nam, không bàn những lĩnh vực khác). Khen nhau như thế bằng mười hại nhau. Chưa nói một nhạc sĩ khác, ông Hoàng Thi Thơ – một nhạc sĩ có những ca khúc quê hương được quần chúng yêu mến – cũng được nêu như một tên tuổi đồng đẳng khác một cách có thể nói là cảm tính và gượng gạo về mặt học thuật.
Ông Lê Hữu Mục cũng từng chủ biên báo Rạng Đông mà năm học đệ ngũ tôi thường cộng tác. Nhiều tối từ nhà ông vẳng tiếng kèn clarinette hay tiếng saxophone do ông chơi, gợi nhớ những bài hát của người da đen trầm ấm đầy cảm xúc. Vậy mà chẳng hiểu sao những cuộc đấu khẩu giữa hai vợ chồng vang cả “xóm trí thức”. Giáo sư dạy bộ môn văn chương và đặt ca từ đẹp, nhưng mỗi lần như thế ông lại sử dụng một loại ca từ khác hẳn. Nhân vật thứ ba nguyên nhân của sự cố này chính là giáo sư dạy triết Nguyễn Văn Trung. Mỗi lần ông Trung từ Sài Gòn ra Huế dạy theo lời thỉnh giảng của trường đại học, giáo sư đồng nghiệp ở đây nhìn nhau tủm tỉm cười.
Vụ vợ cũ của giáo sư Lê Hữu Mục không phải là xì căng đan duy nhất của giáo sư Nguyễn Văn Trung. Loại chuyện này rất nhiều người ở Huế biết rõ, nghe nói đấy cũng là nguyên nhân việc phải chuyển vào Sài Gòn đột ngột của ông.
Nhưng chỉ gắn tên giáo sư Nguyễn Văn Trung với các vụ tình ái là không công bằng. Không thiếu những giới thiệu công phu – dưới dạng sách hay bài báo– về triết học Tây phương và riêng các tư trào triết học hiện đại như chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng học vào thời đó của các nhà nghiên cứu Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Thành Trị… Ở dạng sách giáo khoa cho học sinh đệ nhất hay triết học nhập môn cho sinh viên ban triết thì có linh mục Cao Văn Luận, Trần Văn Hiến Minh. Nhưng phải thừa nhận giáo sư Nguyễn Văn Trung có tiếng nói và tạo được tên tuổi riêng của mình. Có lẽ trái tim còn “nặng nợ trần gian” của vị giáo sư trẻ tiếp nhận chủ nghĩa hiện sinh kiểu Jean Paul Sartre – người mà ông chịu ảnh hưởng sâu sắc cả về ngôn ngữ văn chương lẫn nội dung triết học, nếu không nói là mô phỏng thần tượng của mình một cách khá lộ liễu – thuận lợi cho ông hơn các vị giáo sư triết đồng nghiệp chủ yếu là những linh mục nghiêm túc, khả kính – và gần gũi với trình độ amateur thích giọng bay bướm khoa đại của tuổi trẻ. Tên tuổi của ông qua các công trình biên khảo như “Nhận định”, “Lược khảo văn học”, “Ca tụng thân xác”… được biết rộng rãi từ Sài Gòn ra Huế. Theo thiển ý, trong bất cứ lĩnh vực nào như y tế, triết học, tôn giáo bao giờ cũng có dạng hoạt động cộng đồng – Y tế cộng đồng, Tôn giáo cộng đồng – và có nên gọi thêm “Triết học cộng đồng” kiểu giáo sư Nguyễn Văn Trung dễ lan tỏa, tiếp cận trình độ quần chúng, bởi nói một cách nghiêm túc – trừ những bạn đọc có năng khiếu và công phu hơn người – thì hiểu biết triết học của đại bộ phận học sinh, sinh viên ngày đó ở mức độ quần chúng và hơn tí ti. Một điểm son của vị giáo sư đa tình này là chủ biên (thời đó gọi là chủ trương biên tập) Tạp chí Đại học đem lại uy tín cho Viện Đại học Huế, nếu không nói là giới Đại học miền Nam nói chung.
Điều đáng tiếc liên quan đến tên tuổi một thời này không phải ở chỗ mấy mươi năm sau đọc lại tôi không còn cảm giác thú vị háo hức như xưa, nhất là với những ai đã đọc kỹ Jean Paul Satre – ví dụ những tập “Situations” của triết gia này – để rõ tài xào nấu của soạn giả An Nam từ nguyên liệu Parisien. Việc đọc các tên tuổi phương Tây đương đại và tài xào nấu kịp thời vẫn là một công lao không nhỏ, nhất là với đa số độc giả trình độ Mauget I, II và nói riêng quý độc giả không có trình độ Pháp văn “oong” hay “đơ” gì cả. Cảm giác thất vọng của tôi là khi nghe chuyện – thực hay hư? – sau năm 1975 giáo sư Nguyễn Văn Trung phát biểu tố cáo hai giáo sư Lê Tôn Nghiêm và Trần Thái Đỉnh là những người truyền bá triết học hiện sinh để rao giảng lối sống buông thả, thiếu trách nhiệm trong tuổi trẻ miền Nam. Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã nhận được câu trả lời lịch sự và đúng tư cách trí thức của linh mục Trần Thái Đỉnh, đại khái chúng tôi là những nhà chuyên môn làm nhiệm vụ giới thiệu triết học Tây phương một cách khách quan theo kiến thức của mình và tự thấy không có gì trái với lương tâm.
Nhân tiện tôi muốn nhắc sơ qua vài sự kiện và hoạt động trong giới giáo sư thuộc Viện Đại Học Huế hồi đó vốn đã tạo được ít nhiều ảnh hưởng, trước hết đối với địa phương. Có lẽ cao trào của các hoạt động này, nếu không kể đến các sự kiện trước 63, là vào những năm 64, 65 rộn ràng với tờ Lập Trường, tòa soạn nằm gần trường Providence (trường Thiên Hựu), gần cầu Kho Rèn với những tên tuổi như bác sĩ Lê Khắc Quyến, các giáo sư Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên… Chắc chắn tiếng tăm của tờ Lập Trường đã góp một phần lót đường cho ông Tôn Thất Hanh lọt vô vị trí thành viên của “Thượng Hội đồng Quốc gia” ở tận Sài Gòn. Ông được tiếng thẳng thắn, nhiệt tình. Sinh viên Huế hay nhắc giọng nói ồm ồm nghe như đại bác của ông và ông còn bị sinh viên bí mật đặt biệt danh là “Con yêu râu xanh”. Đúng là “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, oan cho phẩm hạnh của vị giáo sư này. Nguyên nhân là vì bộ râu quai nón xanh rậm rì, mượt mà y như Tây của ông. Tờ báo Lập Trường công khai chỉ trích chính quyền Sài Gòn một cách nặng nề và rất được lòng quần chúng đang bất mãn, đặc biệt bán đắt như tôm tươi. Tôi nhớ mục được bà con khoái nhất là mục “Chén thuốc đắng” (không rõ có phải từ ý nghĩa của câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật” hay lấy hình ảnh ly thuốc đắng mà triết gia Hy Lạp Socrate đã can đảm uống cạn). Nghe nói cây viết chính cho mục này là giáo sư Lê Tuyên cũng du học ở Pháp về. Cũng nhắc thêm một “đại danh” khác là tiến sĩ Lê Văn Hảo vì một vài chi tiết bên lề tiểu sử chính trị của ông mà tôi không rõ mô tê chi lắm. Ông giảng bài không có chi hấp dẫn, chỉ có thói quen gọi thẳng bộ phận sinh dục nam nữ “Cặt” và “Lồn” làm chị em sinh viên con nhà lành ở Huế phải đỏ mặt. Có lẽ ông tiến sĩ nghĩ rằng các từ này có âm hưởng “dân tộc học” đúng bộ môn ông nghiên cứu. Tôi không dám khẳng định, nhân ngay vào thời đó tôi đã được nghe một số người quen và bạn bè – có người tham gia hoạt động khuynh tả, chống chính quyền, nghĩa là có lập trường giống ông Lê Văn Hảo – nói nhỏ rằng một số tư liệu giáo sư Lê Văn Hảo dùng để giảng dạy là tài liệu được chuyển từ miền Bắc.
Khi vợ chồng anh chị Thạch từ Pháp về được mời giảng dạy Đại học Khoa học Huế cũng là lúc Cư xá Giáo sư vừa hoàn tất. Mỗi building gồm ba tầng. Đến ở đầu tiên là gia đình anh Thạch, tầng ba. Lần lượt anh Đỗ Long Vân giáo sư văn chương Pháp cùng vợ và hai con, một trai, một gái, tầng trệt. Người trẻ tuổi nhất ở tầng giữa là anh Trần Văn Toàn, giáo sư khoa triết. Building gắn kết đối diện cửa nhà anh Thạch là căn hộ dành cho một vị giáo sư thỉnh giảng từ Pháp, ông Pierre Đỗ Đình. Ông lớn tuổi nhất trong các vị ở đây, là người lịch duyệt, quý phái từ cách ăn mặc rất “chic”đến cách cư xử đằm thắm từ tốn với mọi người chung quanh. Du học nước ngoài từ nhỏ nên ông nói tiếng Việt không thông thạo lắm. Ông không vợ con, chỉ nhận một cháu trai về nuôi, khoảng bằng tuổi Tịnh, em trai út của tôi, độ mười hay mười hai tuổi. Tịnh rất vui vì có bạn trò chuyện vui chơi mỗi khi đi học về, lại cùng học tiếng Pháp khi ông Đỗ Đình dạy cho cháu. Tôi cũng qua nhà ông để tập nói tiếng Pháp. Ông đưa mẹ từ quê lên ở chung. Ông nói bố mất sớm, mẹ nuôi ăn học, gần nửa đời người ở nước ngoài không được gần mẹ, ông muốn thời gian còn lại dành cho mẹ. Bà cụ già yếu nằm một chỗ tuy có người giúp việc nhưng chính tay ông Đỗ Đình đút cơm cháo cho cụ. Ai cũng biết lòng hiếu thảo của ông đối với mẹ nên họ quý ông lắm. Ông về Việt Nam vừa giảng dạy bộ môn Pháp văn vừa để chăm sóc mẹ già. Nhưng thật không may, sau này ông lại là người phải ra đi trước.
Tầng giữa đối diện nhà anh Toàn dành cho anh Phan Văn Thiết dạy luật, có vợ người Pháp trẻ, xinh đẹp và hai con. Lúc mới bước chân vào cư xá trông cô rạng rỡ, yêu kiều ai cũng thích nhìn. Chiều nào dạy xong anh Thiết cũng dành thời gian dẫn vợ con đi dạo dọc theo Lê Lợi. Hai vợ chồng nắm tay nhau, hai đứa trẻ tung tăng trông rất hạnh phúc. Nhưng về sau anh Thiết bỗng dở chứng hay đánh vợ. Có lần anh nắm áo cô, tống đầu cô vào tường, đau quá cô chạy ra hành lang ngồi bệt xuống đất ôm mặt khóc, anh kéo cô vào nhà đánh đập như đang lên cơn điên. Anh Thạch và anh Toàn phải tông cửa vào kéo anh Thiết ra. Cô vợ người Pháp chịu đựng những cơn nóng giận của chồng không bao giờ to tiếng cãi lại, trông cô ngày càng gầy xơ xác, mọi người nói với nhau: “Sao cô ấy không ly dị đem con về nước, chồng Việt Nam hay vũ phu vậy lắm”. Cho đến khi anh Thiết đột ngột nhập viện, mọi người mới biết anh bị ung thư phổi. Người ta đoán rằng những cơn đau đớn hành hạ thân xác biến anh Thiết từ một giáo sư lịch sự, thương yêu vợ con thành một người vũ phu. Cô chăm sóc chồng cho đến khi anh Thiết mất mới đưa hai con về lại Pháp. Hình ảnh đẹp đẽ rỡ ràng của vợ chồng anh Thiết với đoạn kết bi thảm đã ám ảnh tôi nhiều năm.
Đối diện nhà anh Đỗ Long Vân ở tầng trệt là gia đình ông Lê Hữu Mục Gia đình này cũng lắm chuyện thú vị. Ông Lê Hữu Mục dạy văn, sáng tác nhạc, bản: “Chèo đi bơi đi” sáng tác năm 1938, lúc tôi chưa có mặt trên cõi đời này:
“Chèo đi bơi đi
Nước non đang chờ ta
Bơi đi vững lòng tay lái
Và hát vang lên cho lòng hăng hái…”
Hay “Con sáo đá” dịch từ bài “Alouette”, rồi bài “Con voi”… lúc học lớp năm ở Đồng Hới,cô giáo Hà Thúc Lãng vẫn thường dạy chúng tôi hát, giờ mới biết những bài ca đó là của ông Lê Hữu Mục. Tôi thích nhất bài “Hẹn một ngày về” mà chị Hà Thanh thường hát trên đài phát thanh Huế:
“Về đây trong hoa lá hỡi cánh chim giang hồ
Về đây trong hương sắc thắm tươi say mơ
Huế lờ lững dòng Hương
Năm tháng còn vương lời ai mong chờ
Huế trong tiếng dịu êm
Cô lái bên sông còn vang lời thơ…”
Giọng chị Hà trong trẻo, cao vút, mặn mà và “rất Huế”.
Ca từ này có thể quá cổ điển, thậm chí đối với người yêu âm nhạc hiện đại nó có vẻ quá trau chuốt, nhưng thật sự đây đúng là ngôn ngữ của một thời mộng mơ lãng đãng, rất nhiều người – đặc biệt những thế hệ lớn tuổi – vẫn còn yêu mến dư âm trong sáng đầy lãng mạn của nó và đây cũng là một bằng chứng về tài hoa đa dạng của ông (chưa kể đến lĩnh vực xã hội lịch sử… mà nghe nói những năm sau này ông rất quan tâm, tuy phải thú thật là tôi không có hứng thú theo dõi). Song khi tình cờ đọc thấy một lời đánh giá đóng góp âm nhạc của ông trên mạng, xếp ông ngang hàng với cố nhạc sĩ Phạm Duy thì tôi không khỏi chạnh lòng. Người giới thiệu có đại ngôn lắm không? Chưa nói đến đẳng cấp chất lượng và tính đa dạng nghệ thuật, chỉ nói một bên là một số nhạc phẩm – dù có giá trị – và một bên là một tên tuổi lẫy lừng với hơn một ngàn nhạc phẩm cùng các công trình nghiên cứu âm nhạc đặc sắc, có tính chuyên nghiệp cao, thì không thể nói chuyện đồng đẳng được. Đó là sự khác biệt giữa một sự nghiệp amateur tài hoa và một bên là sự nghiệp professional của một thiên tài âm nhạc. (Ở đây tôi chỉ đề cập vị trí trong làng âm nhạc Việt Nam, không bàn những lĩnh vực khác). Khen nhau như thế bằng mười hại nhau. Chưa nói một nhạc sĩ khác, ông Hoàng Thi Thơ – một nhạc sĩ có những ca khúc quê hương được quần chúng yêu mến – cũng được nêu như một tên tuổi đồng đẳng khác một cách có thể nói là cảm tính và gượng gạo về mặt học thuật.
Ông Lê Hữu Mục cũng từng chủ biên báo Rạng Đông mà năm học đệ ngũ tôi thường cộng tác. Nhiều tối từ nhà ông vẳng tiếng kèn clarinette hay tiếng saxophone do ông chơi, gợi nhớ những bài hát của người da đen trầm ấm đầy cảm xúc. Vậy mà chẳng hiểu sao những cuộc đấu khẩu giữa hai vợ chồng vang cả “xóm trí thức”. Giáo sư dạy bộ môn văn chương và đặt ca từ đẹp, nhưng mỗi lần như thế ông lại sử dụng một loại ca từ khác hẳn. Nhân vật thứ ba nguyên nhân của sự cố này chính là giáo sư dạy triết Nguyễn Văn Trung. Mỗi lần ông Trung từ Sài Gòn ra Huế dạy theo lời thỉnh giảng của trường đại học, giáo sư đồng nghiệp ở đây nhìn nhau tủm tỉm cười.
Vụ vợ cũ của giáo sư Lê Hữu Mục không phải là xì căng đan duy nhất của giáo sư Nguyễn Văn Trung. Loại chuyện này rất nhiều người ở Huế biết rõ, nghe nói đấy cũng là nguyên nhân việc phải chuyển vào Sài Gòn đột ngột của ông.
Nhưng chỉ gắn tên giáo sư Nguyễn Văn Trung với các vụ tình ái là không công bằng. Không thiếu những giới thiệu công phu – dưới dạng sách hay bài báo– về triết học Tây phương và riêng các tư trào triết học hiện đại như chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng học vào thời đó của các nhà nghiên cứu Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Thành Trị… Ở dạng sách giáo khoa cho học sinh đệ nhất hay triết học nhập môn cho sinh viên ban triết thì có linh mục Cao Văn Luận, Trần Văn Hiến Minh. Nhưng phải thừa nhận giáo sư Nguyễn Văn Trung có tiếng nói và tạo được tên tuổi riêng của mình. Có lẽ trái tim còn “nặng nợ trần gian” của vị giáo sư trẻ tiếp nhận chủ nghĩa hiện sinh kiểu Jean Paul Sartre – người mà ông chịu ảnh hưởng sâu sắc cả về ngôn ngữ văn chương lẫn nội dung triết học, nếu không nói là mô phỏng thần tượng của mình một cách khá lộ liễu – thuận lợi cho ông hơn các vị giáo sư triết đồng nghiệp chủ yếu là những linh mục nghiêm túc, khả kính – và gần gũi với trình độ amateur thích giọng bay bướm khoa đại của tuổi trẻ. Tên tuổi của ông qua các công trình biên khảo như “Nhận định”, “Lược khảo văn học”, “Ca tụng thân xác”… được biết rộng rãi từ Sài Gòn ra Huế. Theo thiển ý, trong bất cứ lĩnh vực nào như y tế, triết học, tôn giáo bao giờ cũng có dạng hoạt động cộng đồng – Y tế cộng đồng, Tôn giáo cộng đồng – và có nên gọi thêm “Triết học cộng đồng” kiểu giáo sư Nguyễn Văn Trung dễ lan tỏa, tiếp cận trình độ quần chúng, bởi nói một cách nghiêm túc – trừ những bạn đọc có năng khiếu và công phu hơn người – thì hiểu biết triết học của đại bộ phận học sinh, sinh viên ngày đó ở mức độ quần chúng và hơn tí ti. Một điểm son của vị giáo sư đa tình này là chủ biên (thời đó gọi là chủ trương biên tập) Tạp chí Đại học đem lại uy tín cho Viện Đại học Huế, nếu không nói là giới Đại học miền Nam nói chung.
Điều đáng tiếc liên quan đến tên tuổi một thời này không phải ở chỗ mấy mươi năm sau đọc lại tôi không còn cảm giác thú vị háo hức như xưa, nhất là với những ai đã đọc kỹ Jean Paul Satre – ví dụ những tập “Situations” của triết gia này – để rõ tài xào nấu của soạn giả An Nam từ nguyên liệu Parisien. Việc đọc các tên tuổi phương Tây đương đại và tài xào nấu kịp thời vẫn là một công lao không nhỏ, nhất là với đa số độc giả trình độ Mauget I, II và nói riêng quý độc giả không có trình độ Pháp văn “oong” hay “đơ” gì cả. Cảm giác thất vọng của tôi là khi nghe chuyện – thực hay hư? – sau năm 1975 giáo sư Nguyễn Văn Trung phát biểu tố cáo hai giáo sư Lê Tôn Nghiêm và Trần Thái Đỉnh là những người truyền bá triết học hiện sinh để rao giảng lối sống buông thả, thiếu trách nhiệm trong tuổi trẻ miền Nam. Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã nhận được câu trả lời lịch sự và đúng tư cách trí thức của linh mục Trần Thái Đỉnh, đại khái chúng tôi là những nhà chuyên môn làm nhiệm vụ giới thiệu triết học Tây phương một cách khách quan theo kiến thức của mình và tự thấy không có gì trái với lương tâm.
Nhân tiện tôi muốn nhắc sơ qua vài sự kiện và hoạt động trong giới giáo sư thuộc Viện Đại Học Huế hồi đó vốn đã tạo được ít nhiều ảnh hưởng, trước hết đối với địa phương. Có lẽ cao trào của các hoạt động này, nếu không kể đến các sự kiện trước 63, là vào những năm 64, 65 rộn ràng với tờ Lập Trường, tòa soạn nằm gần trường Providence (trường Thiên Hựu), gần cầu Kho Rèn với những tên tuổi như bác sĩ Lê Khắc Quyến, các giáo sư Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên… Chắc chắn tiếng tăm của tờ Lập Trường đã góp một phần lót đường cho ông Tôn Thất Hanh lọt vô vị trí thành viên của “Thượng Hội đồng Quốc gia” ở tận Sài Gòn. Ông được tiếng thẳng thắn, nhiệt tình. Sinh viên Huế hay nhắc giọng nói ồm ồm nghe như đại bác của ông và ông còn bị sinh viên bí mật đặt biệt danh là “Con yêu râu xanh”. Đúng là “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, oan cho phẩm hạnh của vị giáo sư này. Nguyên nhân là vì bộ râu quai nón xanh rậm rì, mượt mà y như Tây của ông. Tờ báo Lập Trường công khai chỉ trích chính quyền Sài Gòn một cách nặng nề và rất được lòng quần chúng đang bất mãn, đặc biệt bán đắt như tôm tươi. Tôi nhớ mục được bà con khoái nhất là mục “Chén thuốc đắng” (không rõ có phải từ ý nghĩa của câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật” hay lấy hình ảnh ly thuốc đắng mà triết gia Hy Lạp Socrate đã can đảm uống cạn). Nghe nói cây viết chính cho mục này là giáo sư Lê Tuyên cũng du học ở Pháp về. Cũng nhắc thêm một “đại danh” khác là tiến sĩ Lê Văn Hảo vì một vài chi tiết bên lề tiểu sử chính trị của ông mà tôi không rõ mô tê chi lắm. Ông giảng bài không có chi hấp dẫn, chỉ có thói quen gọi thẳng bộ phận sinh dục nam nữ “Cặt” và “Lồn” làm chị em sinh viên con nhà lành ở Huế phải đỏ mặt. Có lẽ ông tiến sĩ nghĩ rằng các từ này có âm hưởng “dân tộc học” đúng bộ môn ông nghiên cứu. Tôi không dám khẳng định, nhân ngay vào thời đó tôi đã được nghe một số người quen và bạn bè – có người tham gia hoạt động khuynh tả, chống chính quyền, nghĩa là có lập trường giống ông Lê Văn Hảo – nói nhỏ rằng một số tư liệu giáo sư Lê Văn Hảo dùng để giảng dạy là tài liệu được chuyển từ miền Bắc.
Quay lại địa chỉ 2 Lê Lợi, ở một building khác, có căn hộ được phân cho Tổng trưởng Bộ Giáo dục giáo sư Bùi Tường Huân cùng vợ là chị Phương Thảo, em chị Hà Thanh ca sĩ Đài phát thanh Huế. Ông Tổng trưởng ở Sài Gòn thỉnh thoảng về Huế thăm vợ, cho đến khi chị PhươngThảo sinh đứa con đầu lòng mới chuyển vào Sài Gòn với ông.
Hai vợ chồng giáo sư bác sĩ người Đức Hort Gunther Kranick ở cùng building với ông Bùi Tường Huân, tiếp đến là bác sĩ Erich Wulff. Sau Tết Mậu thân 68, tôi nghe bạn bè cho biết hai vợ chồng bác sĩ Kranick bị giết chết, xác chôn ở gốc cây gần chùa Diệu Đế Gia Hội. Thực hư thế nào tôi không rõ.
Một khu cư xá mới cũng nằm trong khuôn viên 2 Lê Lợi vừa cất xong thì gia đình thư ký Viện Đại học Huế, giáo sư Lê Khắc Phò dạy môn sử địa về ở. Năm tôi học đệ nhất thầy dạy vài tiết rồi nghỉ luôn, có lẽ do sức khỏe kém, nghe nói thầy bệnh suyễn kinh niên khá nặng. Khu cư xá như rạng rỡ xinh tươi hẳn lên khi thêm một đóa hồng mảnh khảnh, tha thướt, yêu kiều xuất hiện: chị Lê Liên, vợ của thầy. Chị dạy sử địa ở trường Quốc Học. Tôi chưa bao giờ là học trò của chị, nhưng tôi “mê” chị, mê nụ cười thật tươi của chị. Mỗi khi chị cười, khuôn mặt chị trở thành đóa hồng ngời sáng. Và tôi mang theo mình nụ cười “không phải ai cũng sở hữu được” đó cho đến bây giờ.
Chiều nào anh Thạch, anh Toàn đi dạy về cũng tụ tập ở hiên nhà anh Đỗ Long Vân trò chuyện, những hôm mưa gió thì chuyển vào trong. Bộ ba này rất hợp ý nhau, không khí cởi mở thân mật. Đại học Huế như được thổi một làn gió mới với các vị giáo sư trẻ, trí thức, năng động. Người ăn mặc đàng hoàng lịch sự nhất là anh Trần Văn Toàn, áo quần sạch sẽ, tươm tất, nút cài kín cổ. Lúc mới về cư xá, tôi cứ nghĩ anh là linh mục. Hai người ăn mặc lôi thôi nhất là anh Thạch và anh Vân. Hình như họ chẳng để ý đến bề ngoài. Riêng anh Thạch, ba tôi phải mua áo quần, cà vạt, giày dép đến cả quần lót cho anh và thường nhắc nhở anh nhớ mặc áo quần cho tề chỉnh kẻo sinh viên cười. Anh dạ dạ cho ba mẹ vui lòng rồi đâu cũng vào đó. Giày thì hả miệng kêu lẹp kẹp, tóc bồng bềnh, dáng nghệ sĩ, vừa đi vừa chăm chú đọc báo vậy mà sinh viên rất yêu mến anh. Bạn nào rủ đi ăn cơm hến ngồi chò hỏ vỉa hè hay quán cóc, anh cũng vui vẻ tham gia. Anh gần gũi với sinh viên. Từ trường về nhà, chỉ trên một đoạn đường thẳng Lê Lợi, từ cầu Tràng Tiền đến cầu Ga các anh đợi nhau cùng đi bộ.
Anh Thạch, anh Hai có vài điểm giống nhau, nhưng hai tính cách khác nhau nhiều. Điểm tương đồng rõ nhất là cả hai anh đều có ý chí, quyết tâm ham học, học đến nơi đến chốn.
Những người biết anh Hai là giám đốc Nha Học chánh Cao Nguyên Trung Nguyên Trung Phần, khoa trưởng Khoa học, sau này là Viện phó Viện Đại học Huế, với tính cách nhiệt huyết mà nghiêm khắc, nóng nảy, dễ mất lòng người, nhưng ít ai biết anh Hai (cùng với anh Hòa em kế anh Hai về sau tập kết ra Bắc) đã tham gia Vệ Quốc Quân đi kháng chiến chống thực dân Pháp trước khi về thành. Sau này tôi mới được biết nhiều ý kiến ngược nhau ở Huế về anh Hai tôi khá phức tạp. Là quan hệ anh em nhưng tuổi tác lại rất xa, vả lại tôi là người có thiên hướng mơ mộng văn chương, triết học, tôi không để tâm đến chính trị. Tôi có một nhận xét riêng có thể là chủ quan, mối quan tâm bậc nhất của anh Hai tôi là tình yêu với khoa học, tri thức, và hoài bão đem khoa học, tri thức đóng góp cho đất nước, đặc biệt thông qua giáo dục bồi dưỡng cho các thế hệ tri thức trẻ. Tôi còn nhớ, dù là một viên chức cao cấp của thời đó, khi ông Ngô Đình Cẩn cho người gọi lên Phủ Cam để góp ý về giáo dục, răn đe xa gần các giáo sư sinh viên tiến bộ, vừa về đến nhà, anh Hai tỏ ra bực dọc, nói:
-Lão Cẩn dốt nát, không biết chi về giáo dục mà bày đặt góp ý về khoa học giáo dục!
Anh làm Mẹ phải hoảng hốt, dặn:
-Tai vách mạch rừng, con phải giữ mồm giữ miệng. Anh em nhà họ Ngô giết người không gớm tay đó con.
Và rất có thể tâm nguyện này giải thích vì sao khi ra nước ngoài, nhiều nhóm tổ chức Việt kiều mời anh Hai chủ trì đứng tên nhiều hoạt động phong trào, nhưng anh chối phắt, một phần vì anh bận dạy tại Đại học Kentucky, phần khác anh muốn toàn tâm toàn ý nghiên cứu Phật pháp. Anh chính là Hồng Dương, tác giả các tác phẩm“Luận giải trung luận: Tánh khởi và duyên khởi” (Nhà xuất bản Tôn giáo- 2003), “Nhân quả đồng thời” (Nguyệt san Phật học 2007), “Tìm hiểu trung luận: Nhận thức và Không tánh” và anh được thừa nhận là một nhà nghiên cứu Phật học có uy tín. Viết đến đây tôi bỗng nhớ có lần đang nghe tôi tâm sự về đại gia đình tôi, anh Nguyễn Thanh Văn bạn tôi bỗng nhận xét khá bất ngờ: “Những thế hệ trong họ tộc Tuyết Lộc đều có “gien” tôn giáo”. Và tôi có dịp ngẫm nghĩ lại, lờ mờ nhận ra ý kiến này khá hữu lý. Ngoài hoạt động hoằng pháp, xây dựng chùa chiền của mẹ, việc chuyển đạo làm Thầy Sáu của anh Thạch trong lúc đang hoạt động khoa học, việc anh Hai cuối đời toàn tâm toàn ý nghiên cứu Phật pháp như tôi đã nói ở trên là việc tôi còn một người chị đầu xuất gia lúc 7 tuổi tại chùa Sư Nữ Huế, pháp danh Thích Nữ Vi Diệu và trong khi tôi thấy mình có huynh hướng ma giáo, thì con gái tôi dù lập gia đình với người nước ngoài, sống nước ngoài nhưng lại dùng hầu hết thời gian để làm việc thiện, xây dựng các cơ sở tôn giáo, chuyên tâm học tập Phật pháp.
Anh Hai thương yêu gia đình, lo cho em út, muốn đứa nào cũng học giỏi nên người, nhưng cũng là mẫu anh Cả truyền thống rất nghiêm khắc, gần như độc đoán. Điều lạ là khi gặp chuyện khó xử, anh có thói quen đóng cửa phòng khóc một mình. Tôi nhớ chuyện anh Thạch lúc còn học ở Pháp gửi về cho ba mẹ tấm hình anh chụp trên bãi biển Nice, hai tay ôm hai cô gái nước ngoài. Mẹ bảo anh Hai gọi ngay anh Thạch về nước không học hành gì nữa. Anh Hai nói với tôi:
-Em văn hay chữ tốt, viết cho chú Thạch một lá thư giống như hồi chuông cảnh báo chú, chú phải lo học hành và viết ngay thư về cho Mẹ yên tâm.
Nói xong anh vào phòng riêng đóng cửa, khóc. Hoặc có lần anh Thạch xin phép anh Hai và ba mẹ tôi được rửa tội theo công giáo, anh đã nghiên cứu suy nghĩ kỹ càng từ khi cùng sinh viên đi hành hương viếng Đức Mẹ xứ Lourde trong thời gian học tại Pháp, chứ không phải vì xu thời hay vì áp lực nào cả. Gia đình tôi có truyền thống Phật giáo nhiều đời nên tin này làm chấn động mọi người trong nhà, nhất là mẹ. Điều đáng ngạc nhiên là mẹ tu tại gia và thường đi hoằng pháp ở các chùa, vậy mà chính mẹ là người đầu tiên đồng ý. Mẹ nghĩ tôn giáo nào cũng dạy con người hướng thiện, cũng có cái hay riêng. Nhưng anh Hai khi nghe anh Thạch rửa tội thì không nhìn mặt, không nói chuyện với anh Thạch nữa, đóng cửa phòng… khóc. Anh bị “sốc” vì em mình “bỏ đạo truyền thống của gia đình” theo đạo khác, và nghĩ là anh Thạch không vâng lời anh như trước. Anh Thạch sợ anh Hai giận nên nhờ mẹ giải thích cho anh Hai hiểu:
- Con theo đạo nhưng con vẫn giữ lòng hiếu thảo với Ba Mẹ và kính trọng thương yêu anh em con mà.
Sau một thời gian anh Hai nghe mẹ phân tích nói đi nói lại mãi có hơi xiêu lòng, anh Thạch mới dám gặp anh Hai.
Có hôm anh Thạch đang giảng cho Việt Châu con anh Hai về phương pháp giải một bài toán thật nhanh và với nhiều cách giải khác nhau. Xong buổi học, anh Thạch kể cho Việt Châu:
- Khi chú hành hương với sinh viên đến xứ Lourde về, chú đã có ý định rửa tội rồi. Lourde là một ngôi làng nhỏ ở miền Nam nước Pháp, nơi Đức Mẹ hiện ra với một thôn nữ tên Bernadette. Đây là điểm hành hương nổi tiếng…
Anh Hai đang đi vòng vòng trong vườn, tới ngay cửa đúng lúc anh Thạch nói về Đức Mẹ. Anh Hai tức giận, phản ứng ngay:
- Chú dạy gì cho cháu thì chú dạy, chứ không được truyền giáo lý Chúa Trời hay Đức Mẹ gì ở đây…
Anh Thạch quỳ xuống thưa:
- Dạ. Em chỉ kể cho cháu nghe điểm hành hương em đến lúc còn học ở Pháp. Xin anh đừng nói đến Đức mẹ của em…
Thế là những cái tát tới tấp giáng vào mặt mũi anh Thạch. Anh Thạch vẫn yên lặng quỳ để anh Hai đánh như hồi anh Hai dạy toán cho anh Thạch năm ở trung học vậy. Đánh em xong, anh Hai về đóng cửa phòng… khóc. Sáng hôm sau, anh Hai bảo vợ đem thức ăn lên cho anh Thạch ở trường Đại học Khoa học, Morin cũ. Chị về nói lại:
- Hai má chú sưng vù, nằm sốt không ăn chi hết.
Vậy là anh Hai vội vã vừa đi vừa chạy lên thăm em.
Đôi khi công việc quá căng thẳng làm cho anh trở nên nóng tính, nghiêm khắc, phải che giấu tình cảm của mình. Em út trong nhà hiểu và rất thương yêu anh, quý trọng anh. Mẹ thường nhắc nhở:
- Anh nói, em phải nghe. Anh nói sai cũng phải nghe. Không được cãi lại. Đợi khi anh hết nóng muốn giải bày chi thì giãi bày.
20, 70 hay 80 tuổi, anh em trong nhà ai cũng vâng lời anh Hai dù anh có mặt hay ở mãi tận phương trời xa nào đó.
Anh Thạch cũng không thua gì anh Hai về chuyện… khóc. Trong khi anh Hai khóc vì anh Thạch thì anh Thạch khóc vì tôi, con em gái duy nhất trong gia đình.
Từ khi có anh chị Thạch về, ba mẹ tôi thường du lịch đó đây, đôi khi cả tháng. Anh Hai tôi lại tiếp tục đi học nước ngoài, giao hai chị em tôi cho anh chị Thạch. Vào năm cuối cùng của trung học đệ nhị cấp tôi đang mùa ôn thi tú tài toàn phần.
Bàn ăn chỉ có bốn người anh chị Thạch, tôi và Tịnh. Cứ đúng 7 giờ tối là giờ cơm của gia đình, mọi việc trong ngày đều được đem ra kể lể tại đây, từ chuyện học hành của hai chị em tôi, đến việc dạy dỗ của anh chị ở đại học. Tôi là người hay bỏ bữa ăn tối vì học thêm ở Hội Việt Mỹ, hoặc tập kịch. Tôi phụ trách vai công chúa Tây Hạ cùng với Trần Quang Miễn học đệ tam, một học sinh rất cá tính đóng thật xuất sắc vai Thành Cát Tư Hãn trong vở kịch “Thành Cát Tư Hãn” của Vũ Khắc Khoan. Không những lo cho vai diễn của mình mà còn lo trang phục, đạo cụ, phông màn cho vở kịch,tôi phải liên hệ với bà o họ của tôi là chủ đoàn hát bội Đồng Xuân Lâu ở gần cuối đường Phan Bội Châu. Thầy giám học Văn Đình Hy nói đây là vở kịch chính dành cho quan khách quan trọng trong thành phố xem nhân dịp lễ phát thưởng học sinh giỏi cuối năm. Mỗi lớp từ đệ tam trở lên chỉ có 3 hoặc 4 học sinh được phần thưởng mới có vé vào. Lớp tôi đệ nhất C1(Pháp văn là sinh ngữ chính, Anh văn sinh ngữ phụ) chỉ có Thân Trọng Sơn, Trần Công Tín đều là bạn thân của tôi. Tôi còn nhớ khi lãnh phần thưởng do Viện trưởng Viện Đại học Huế – Linh mục Cao Văn Luận – trao, tôi vẫn còn mặc trang phục công chúa Tây Hạ. Cha Luận nói:
- Con gắng thi đậu, Viện đã lo giấy tờ cho con đi học ở Pháp rồi đó.
Vì lo nhiều thứ dồn vào cuối năm nên tôi thường vắng mặt trong bữa ăn tối. Nhiều hôm về, thấy trên bàn tờ giấy ghi: “Anh mong em về đúng giờ cơm”. Hôm thì ghi: “Gần đến ngày thi cử rồi, em phải tập trung học”. Không phải là tôi không biết lo. Không những tôi lo mà còn sợ nữa. Sợ mình thi hỏng tú tài thì tương lai sẽ đen tối như thế nào. Trong phòng riêng, trên tường tôi dán bao nhiêu là giấy: “Ta phải đậu, phải đậu”, “Tương lai sẽ ra sao khi ta thi hỏng?”, “Cuộc đời ta sẽ chấm dứt hay tiếp tục sau kỳ thi?”… Nhiều nữa. Nhưng ghi thì ghi, đi thì đi. Hôm đó, vừa bước chân vào phòng, tôi thấy ngay một tờ giấy với hàng chữ: “Lần cuối anh nhắc nhở em về đúng giờ, và ôn tập bài thi”. Chết rồi! Như vậy căng lắm rồi. Vì anh Thạch không bao giờ la rầy em như anh Hai, mà nhắc hoài nhắc mãi thế này là có vấn đề rồi đó. Tôi định khép cửa lại thì nghe tiếng khóc vọng ra từ phòng anh chị tôi. Tôi nhón nhén đến lén nhìn qua cửa phòng khép hờ của anh chị, anh Thạch đang ngồi ôm đầu khóc, chị Bích ngồi bên thoa đầu anh Thạch y như thoa đầu trẻ em, khóc. Tôi hốt hoảng chạy vào ôm anh khóc theo.
- Anh ơi, em nghe lời anh mà, em không đi chơi nữa mô.
Anh Thạch ôm tôi, vuốt tóc tôi:
- Ba Mẹ và anh Hai khi đi dặn dò anh phải chăm sóc em. Anh chỉ có mình em là em gái, anh thương em, nói em không nghe, anh buồn lắm. Em có bề chi, anh biết nói sao với Ba Mẹ và anh Hai.
Tôi thề sẽ học. Học ngày học đêm. Vì chỉ còn hai tháng nữa là ngày thi tú tài toàn phần, là lúc chấm dứt 12 năm tuổi học trò trung học, là lúc quyết định cuộc đời tôi. Đêm “tụng” bài oang oang đến 2, 3 giờ sáng. Ngày tới lớp thì ngủ gà ngủ gật đến nỗi thầy Trần Như Uyên dạy môn siêu hình học phải cảnh báo, vì đến giờ thầy dạy, giọng thầy đều đều: “Có Thượng Đế hay không?”, cái giọng “đuổi ruồi, ruồi chẳng thèm bay” đó làm cái đầu tôi trở thành u muội, và tôi lấy vở che mặt… ngủ đến nổi rơi vở cũng không hay. Bạn anh Thạch thì hỏi:
- Nhà “toi” ai học bài khuya thế, “moi” ngủ chẳng được.
Anh Thạch cười:
- Em gái “moi”, con Lộc đó. Cả năm ham chơi, giờ gần ngày thi nên học “nước rút”.
Tôi nghĩ thì ra hai anh tôi thương em út đến phải… khóc! Đó là những điểm hai anh giống nhau. Còn khác nhau cũng không ít.
Anh Hai luôn bận rộn căng thẳng với công việc lại còn quyết tâm học thêm nữa. Một bằng tiến sĩ Toán chưa đủ, anh Hai muốn có thêm những bằng tiến sĩ khác để hỗ trợ cho công việc giảng dạy và tổ chức của anh tốt hơn. Trong lúc ấy, anh Thạch chỉ thích đọc sách, ngoài việc dạy học anh dùng thời gian lo gia đình, em út, và lôi cuốn chị Bích vào việc dạy dỗ chăm sóc tôi với Tịnh.
Chị Ngọc Bích hiền như ma sœur. Chị tốt nghiệp tiến sĩ ngành Hóa, dạy SPCN (Sciences Physique, Chimie et Naturelles) ở đại học. Một tiếng đồng hồ mỗi ngày, tôi phải đọc truyện Pháp cho chị nghe. Hai chị em trao đổi bằng tiếng Pháp. Chị bảo tôi tóm tắt cốt truyện, cho lời bình theo quan điểm của mình. Chị ăn nói từ tốn. Giọng phát âm tiếng Việt của chị không được chuẩn lắm do chị du học từ nhỏ.
Từ khi có chị, tôi thấy lòng ấm áp. Tôi xem chị như chị ruột của mình, người có tri thức, và có khối kinh nghiệm sống.
Chiều chiều, chị rời trường từ trường Đại học, Morin cũ gần cầu Tràng Tiền đến nhà tôi chỉ một khoảng đường Lê Lợi ngắn, cách một công viên và khu Công Chánh, ghé thăm sức khỏe ba mẹ tôi. Chị mặc váy đầm dài rất xinh. Chị không đẹp, không trang điểm, tóc cắt ngắn, mắt một mí (anh Thạch nói khi mới làm quen, anh tưởng chị là người Nhật), khuôn mặt đầy đặn, dáng cao thon trông chị thật thanh thoát.
Một hôm không biết đi thăm về, mẹ tôi nói những gì mà sau đó chị may một loạt áo dài rộng, thẳng, thùng thình như ma sœur, mặc đi dạy. Anh Thạch hỏi, chị cười:
- Mẹ nói ở Tây Bích mặc gì cũng được, về Huế Bích đừng mặc đưa tay đưa chân ra, nhất là mình làm nghề dạy học, đứng trên bục giảng trước hàng chục con mắt sinh viên kỳ lắm. Vậy là
Bích may mấy bộ áo dài, mua một cái nón lá nữa. Mẹ thấy vậy khen Bích mặc kín đáo, dịu dàng. Thạch trông Bích mặc áo dài được không?
- Bích mặc chi cũng đẹp!
Anh Thạch hóm hỉnh. Chị cười híp mắt, trông bộ thích lắm:
-Vậy từ nay Bích sẽ mặc áo dài đi dạy.
Tôi thích chị mặc đầm hơn, gọn gàng rất “Tây”, hợp phong cách của chị. Nhìn chị trong chiếc áo dài sát đất, không chít eo, luộm thuộm lại đội cái nón trùm trụp nữa trông như bà cụ. Nhưng chị vẫn hấp dẫn với tôi vì phong cách sống nội tâm phong phú của chị. Chỉ việc chị là người chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa phương Tây, mà biết lắng nghe, vâng lời một cách vui vẻ bà mẹ chồng khó tính, cũng đủ cho tôi ngày càng thương yêu và quý mến chị hơn.
Anh Hai có thói quen sau giờ làm việc, bước xuống xe hơi xách cặp vào nhà, tắm rửa xong ra phòng khách hoặc hành lang ngồi vừa nghe nhạc cổ điển hoặc Dalida, Doris Day… vừa đọc sách, tay luôn cầm cây viết chì trên tay. Hai chị em tôi, các cháu Minh Hà, Minh Phương, Việt Sơn, Việt Châu thấy vậy, đang chơi cũng phải bỏ hết chạy tới bàn lấy sách đọc, không học cũng phải ngồi vào bàn làm gì thì làm, không được ồn ào, im lặng cho đến giờ ăn. Đúng 7g tối, những chiếc ghế quanh bàn ăn không được trống chỗ. Cuối tháng học bạ đem về chúng tôi đưa anh Hai kiểm tra. Anh luôn nhắc nhở: “Đừng bao giờ để ai ngồi trên đầu mình mà…ị”. Như vậy, có nghĩa là phải đứng nhất lớp. Sống với anh Hai là “diệt” mọi cảm xúc riêng tư, không sáng tạo được. Làm thơ đăng báo cũng bị la rầy: “Không học lo làm văn thơ sau này đi… ăn mày”. Ăn rồi học, học rồi ăn, tôi có cảm tưởng mình như cái máy. Vì vậy, khi tôi và Tịnh được ở với anh chị Thạch, cảm tưởng mình giống như chim được “phóng thích” vậy.
Anh chị sống với nhau rất hòa thuận. Anh Thạch nói gì chị cũng nghe theo. Khi anh theo đạo rồi, anh cũng muốn chị rửa tội luôn, anh “truyền giáo” cho chị hằng ngày. Ba má chị ăn trường trai; gia đình chị truyền thống mấy đời theo Phật giống gia đình ba mẹ tôi. Nhưng chị nghe lời anh Thạch rửa tội và cải đạo luôn. Ngoài bằng tiến sĩ Vật lý, anh Thạch có thêm tiến sĩ Thần học. Hiện nay, anh chị hằng ngày làm việc đạo.
Dạo đó những vụ cải đạo khá “ngoạn mục’’ ngay trong đại gia đình tôi, của chính những người mà tôi yêu mến – bản thân tôi dù thuộc týp phi tôn giáo (ma giáo chăng?) nhưng vẫn có thiên hướng thích Phật pháp như Mẹ – làm tôi liên tưởng tới sự xung khắc giữa tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo ở Huế thời đó cũng như thái độ còn “giữ kẽ” giữa họ với nhau. Phải nói đó là một sự thật không vui tí nào. Càng nghĩ tôi càng tâm phục mẹ với tư cách xử lý bằng trái tim người mẹ, vừa với tư cách một trí thức có tư tưởng bao dung tôn giáo rất sớm, đi trước thành kiến khá phổ biến ở địa phương.
Điều may mắn và thú vị nhất với tôi vào thời gian ở với gia đình anh chị Thạch ba năm, từ đệ tam đến đệ nhất là các giáo sư trên thế giới về đây, hội tụ tại khu Cư xá Đại học này mang theo nhiều quan điểm và phong cách phóng khoáng đã giúp tôi một cái nhìn khác, một cách sống khác. Dù biết lắng nghe điều phải trái, nhưng tôi không xem trọng dư luận “tủn mủn” hà khắc kiểu “cố đô”. Tư tưởng phóng khoáng đó đến với tôi từ khi tôi học môn triết. Và tủ sách của anh Trần Văn Toàn hằng ngày bồi dưỡng nuôi nấng ý chí tâm hồn tôi. Tôi thích cái điên của Phạm Công Thiện, bởi anh ta có những điểm abnormal giống tôi.Vào thời điểm đó Phạm Công Thiện đã nổi tiếng như cồn. Tôi đặc biệt phục họ Phạm về khả năng ngoại ngữ. Ngoại ngữ là chìa khóa mở mọi cánh cửa tri thức. Một số thầy cô giáo dạy triết bấy giờ chỉ mở sách giáo khoa của linh mục Cao văn Luận hay của giáo sư Nguyễn Văn Trung ra đọc cho chúng tôi chép, không cung cấp kiến thức mở rộng cho học sinh, ngay chính họ cũng không có vốn ngoại ngữ để làm bàn đạp mở ra tri thức thế giới cho mình và học trò.
Tôi mê triết, nhất là triết hiện sinh. Jean Paul Satre mê hoặc tôi. Tôi mê đến độ đi đâu cũng mang theo một cuốn truyện của ông trên tay, đứa nào có chút “máu nghệ sĩ” trong người cũng muốn dùng sách của Sartre như món đồ trang sức làm sang thêm cho mình, chứng tỏ ta đây đọc được sách tiếng nước ngoài, mà là sách về triết học nữa, có gì “oai” bằng! Thật ra đọc vài đoạn thôi, làm gì mà đọc được hết cuốn. Chỉ cần liếc qua La Nausée hay L’Étranger là thấy mình hiện sinh lắm rồi. Tôi may mắn không hiểu thì anh chị Thạch, nhất là anh Trần Văn Toàn hướng dẫn, giải thích cặn kẽ, căn bản, để từ đó đọc được những cuốn khác. Từ một tác giả anh Toàn giới thiệu thêm các tác giả cùng thời, cùng quan điểm hoặc chống đối, hoặc các tác giả bậc thầy của tác giả đó. Anh Toàn cũng giải thích cho tôi về chủ nghĩa hiện sinh của Sartre, và lối suy nghĩ sai lầm về Sartre của giới trẻ dẫn đến lối sống, hành động suy đồi. Nhiều người bắt chước style sống, ăn mặc theo phong trào hippie ở phương Tây, mà chẳng hiểu gì về phong trào đó. Phong trào hippie thực chất là sự phản kháng của giới trẻ về xã hội Mỹ lúc bấy giờ và cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Dân hippie muốn tìm ra con đường riêng của mình và ý nghĩa của cuộc sống. Họ tập trung vào sự tự do và ý muốn quay trở lại thiên nhiên.
Được gần gũi và trò chuyện với mấy anh tôi rất thích. Họ xuất thân từ các trường nổi tiếng ở Châu Âu. Phải nói là tôi rất may mắn được các anh là bậc thầy chỉ dẫn chu đáo. Sau này lớn lên, học và dạy, dạy và học, tôi chịu ảnh hưởng phong cách cũng như phương pháp học hành giảng dạy của các anh rất nhiều. Anh Đỗ Long Vân dạy văn chương, nhưng khi đề cập đến triết, là anh tranh cãi quyết liệt, gây một bầu không khí rất trí thức. Thích nhất là tủ sách triết của anh Toàn. Chiều tối đợi anh dạy về, tôi xin phép vào lục tìm, ghi chép. Thích thì ghi chép chứ không dám mượn. Anh Hai đã từng dặn không bao giờ được mượn sách của ai, lỡ mất của người ta không tìm mua được, mà cũng không cho ai mượn sách của mình. Đã muốn học thì tìm mua mà đọc, đừng tiếc tiền với sách, với tri thức. Vì vậy, thấy nhiều cuốn mình cần mà đâu dám mượn. Sách của anh Toàn đọc không hết, cần đến đâu hỏi đáp đến đó. Phần lớn tủ sách của anh bằng tiếng Pháp, rất hiếm tiếng Anh. Vốn ngoại ngữ Pháp văn của tôi không thể nào đọc hiểu các sách về triết học nên anh Toàn cũng mất rất nhiều thời gian giảng giải cho tôi. Anh Toàn tìm từ rất cẩn thận, thật chính xác để dịch cho tôi hiểu từng ý. Đã vào khu rừng sách thì sự hiểu biết của mình như hạt cát giữa biển khơi, nó mê hoặc lạ kỳ, muốn cái đầu của mình trong chốc lát chứa hết tất cả hiểu biết của thế giới, có khi tẩu hỏa nhập ma!
Ngoài Đại học Huế ra, anh Toàn còn dạy triết ở Sài Gòn, Đà Lạt trong thập niên 60, ở nước ngoài như Kinshasa (Congo), anh là nhà nghiên cứu triết học và là tác giả “Tìm hiểu triết học của Karl Marx” (nhà xuất bản Nam Sơn, Sài Gòn 1965) chính vào thời điểm mà việc đề cập chủ nghĩa Marx bị chính quyền miền Nam cấm đoán và kiểm duyệt gắt gao. “Xã hội và con người” hay “Hành trình vào triết học” dành cho lớp triết học nhập môn – trong cuốn này anh dùng từ dễ hiểu, khác hẳn với cuốn “Tìm hiểu triết học của Karl Marx” anh dùng từ sang trọng và hàn lâm. Ngoài ra còn có “Tìm hiểu về ý nghĩa của lao động và kỹ thuật”, hay “Tìm hiểu đời sống xã hội” (in tại Sài Gòn).
Khi thấy chính trường miền Nam không yên, anh Hai lấy bourse du học tại Đại học Grenoble (Pháp), là Đại học mà anh Thạch đã học và tốt nghiệp. Ban Giám đốc nhận thấy luận án của anh Hai rất xuất sắc nên giới thiệu anh Hai trình luận án ở Đại học Sorbonne và anh tốt nghiệp với hạng danh dự. Tại đây anh gặp giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đình Ngọc. Anh Hai nói ông Ngọc là một sinh viên rất giỏi, tốt nghiệp tiến sĩ toán trước anh Hai một năm tại Nante. Hai người cảm mến nhau về việc học hành và đạo đức nên trở thành bạn thân của nhau. Cả hai lại cùng chung một thầy hướng dẫn luận án tốt nghiệp đó là viện sĩ Lichnérovi thuộc Viện Hàn Lâm thế giới. Theo nguyên tắc, anh Hai chỉ được phép gặp viện sĩ một lần trong năm để trình bày ý kiến của mình, sau đó học trò của viện sĩ sẽ trực tiếp chỉ dẫn anh Hai.
Năm 1967 chị Ngọc Bích đổi vào làm ở Bộ Giáo dục Sài Gòn, anh Thạch cũng vào theo, rồi cả hai vợ chồng xin chuyển về Đại học Cần Thơ. Anh Thạch làm khoa trưởng Khoa học ở đó. Vì thiếu giáo sư giảng dạy môn toán nên anh Thạch mời giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đình Ngọc về dạy. Ông Ngọc thương yêu và xem anh Thạch như em trai vậy, nên khi anh Thạch mời, ông nhận lời ngay. Từ đó ông ở lại miền Nam Việt Nam dạy Đại học Sài Gòn cho đến năm 1975. Anh Thạch nói ông Ngọc là người rất dũng cảm không sợ một áp lực nào, cả chính quyền miền Nam Việt Nam lẫn CIA của Mỹ. Anh Thạch kể, một hôm nhân lúc Viện Đại học Sài Gòn đang họp bàn kế hoạch Viện, ông Ngọc bỗng đứng dậy, yêu cầu các giáo sư đứng dậy dành một phút im lặng để tưởng niệm. Ông Viện trưởng bấy giờ là bác sĩ Trần Quang Đệ cũng phải đứng lên theo. Không khí thật trang nghiêm. Sau phút im lặng đó, ông Ngọc tuyên bố: “Chúng ta vừa dành một phút tưởng niệm công ơn người đã hy sinh đời mình để dành độc lập tự do cho đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Cả hội đồng viện nhìn nhau sửng sốt, tái mặt, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và CIA biết nhưng không làm gì được ông nên lờ luôn chuyện này, một phần do các trường Đại học ở miền Nam bấy giờ như trường Đại học Huế, Cần Thơ, Sài Gòn được hưởng quyền tự trị, trở thành “bất khả xâm phạm”.
Theo anh Thạch, trong thời gian giảng dạy ông Ngọc ở tại cư xá dành cho giáo sư Đại học Sài Gòn, một ngày ăn một lần vào buổi tối và không tiếp khách. Có người nghĩ ông hoạt động bí mật cho chính quyền Miền Bắc.
Cuộc sống có những sự việc và mối quan hệ ngoài tầm hiểu biết của mình. Sau năm 75, năm 1997, tôi qua Mỹ thăm anh Hai tôi, anh Hai biết rất rành rẽ về ông Ngọc và nói tình thân giữa hai người, tôi mới biết giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đình Ngọc đúng là một cán bộ hoạt động bí mật, và ông có hàm thiếu tướng, giữ chức Cục trưởng của Bộ Nội vụ. Với nhiều dè dặt, tôi mạo muội nhận xét rằng có thể những ấn tượng của một thời trai trẻ với không khí Vệ Quốc Đoàn ngày nào còn dư âm trong lòng anh Hai, và cũng có thể giữa những người con của Mẹ Việt Nam dù bão táp lịch sử xô dạt về nhiều phía, thậm chí có sự khác biệt về chỗ đứng, chính kiến giữa họ – những trí thức khoa học có đẳng cấp – cùng một tấm lòng tha thiết muốn đóng góp cho khoa học, cho tri thức, cho sự hưng thịnh tổ quốc của mình đã tạo ra mối quan hệ bằng hữu tương kính mà tình thân giữa tiến sĩ Nguyễn Đình Ngọc và tiến sĩ Nguyễn Văn Hai, anh tôi là một ví dụ. Ông Ngọc từng muốn bảo trợ, mời anh Hai về tiếp tục giảng dạy ở Việt Nam, nhưng anh tôi đã từ chối.
Khi anh Thạch rời Huế, anh Trần Văn Toàn, anh Đỗ Long Vân và các giáo sư khác cũng lần lượt mỗi người một phương trời. Anh Thạch sang Pháp tu nghiệp năm 1972 đến 75 không về Việt Nam được, phải làm giấy tờ bảo lãnh vợ con tám năm sau mới sum họp. Bây giờ hằng ngày anh chị lo việc đạo, mỗi năm về Sài Gòn vừa thăm tôi, vừa thăm mộ phần ba mẹ kết hợp nghỉ dưỡng ở dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn ở Bãi Dâu, Vũng Tàu. Tại đây anh chị dành riêng một tháng đóng cửa phòng không tiếp ai để “Vào sa mạc” – đó là những ngày đơn độc một mình cầu nguyện.
Anh Đỗ Long Vân những ngày cuối đời thật bi thảm. Khi tôi gặp anh Vân ở Sài Gòn năm 1990-1991, anh ở một góc nhỏ trong nhà kho lợp tôn, nóng hừng hực. Chỗ anh nằm là một ghế bố cũ kỹ đã sờn đặt sát cửa ra vào của hiên nhà. Dưới ghế bố nồi niêu soong chảo, thức ăn lâu ngày nổi mốc meo, áo quần không giặt bốc mùi khó chịu, và con người của anh cũng dơ không kém, thậm chí khi mưa ào xuống làm áo quần anh ướt đẫm, anh cứ để nguyên thế mặc cho đến khi khô, tóc rối bù như tổ chim, kiếng cận xộc xệch sà xuống mũi anh cũng chẳng thèm chỉnh lại ngay ngắn, hai chân lê từng bước, tôi có cảm giác hai chân anh không còn đỡ nổi thân hình đã gầy giờ không còn chỗ gầy hơn được nữa.Anh có vẻ chán đời nếu không muốn nói là có dấu hiệu không được bình thường lắm. Một Đỗ Long Vân hoạt bát, đôi mắt tươi vui “tếu tếu” dưới chiếc kiếng cận dày mấy đi-ốp, một trí thức mà trước đây rất nhiệt tình, rất sôi nổi khi ở nước ngoài về Huế giảng dạy năm nao, không còn nữa. Anh nói anh ly dị vợ từ sau 75. Hai đứa nhỏ một trai một gái ở với mẹ giờ đã lớn, đi làm hàng tháng gửi tiền chu cấp cho anh. Anh nhận dịch sách của nhà xuất bản Trẻ nhưng tiền nhuận bút ít ỏi lại lâu lâu mới có một đầu sách để dịch nênkhông đủ đâu vào đâu.
Ít lâu sau tôi nghe tin anh mất trong chính căn nhà kho đó.
Riêng anh Toàn, tháng 9 năm 2014 tôi đang ở Singapore thì nghe anh Nguyễn Thanh Văn ở Sài Gòn gọi điện thoại báo tin cho biết anh Toàn vừa mất ở Lille, Pháp.
Anh Đỗ Long Vân, anh Trần Văn Toàn và anh Nguyễn Văn Thạch là bộ ba gắn bó với nhau một thời, nay chỉ còn anh Thạch tôi ở Pháp. Tuy biết rằng anh Toàn đã trên 80, sinh tử là lẽ đương nhiên, nhưng sự ra đi của một trí thức đôn hậu, khiêm cung mà tôi có may mắn tiếp cận làm tôi không khỏi bùi ngùi, xúc động. Và cùng với hình ảnh thân thương của anh Toàn là hình ảnh của một thế hệ từ bỏ đời sống đầy đủ tiện nghi ở xứ người, quay về phục vụ quê hương với tài năng và bao nhiêu tâm huyết mà không phải ai cũng có đoạn kết như ý, nay không còn mấy người, gợi lên trong lòng tôi bao nhiêu thương cảm, tiếc nuối.
Gẫm lại tôi đã học được rất nhiều, từ việc học chữ đến việc học làm người trong những tháng ngày ở với anh chị Thạch – Bích và nắm cơ duyên có một không hai, sớm tiếp xúc với những người thầy xuất sắc, “cổ điển” ở một địa chỉ và của một thời khó quên 2 Lê Lợi.
NGUYỄN TUYẾT LỘC.
http://www.dutule.com/D_1-2_2-139_4-6944/nguyen-tuyet-loc-2-le-loi-hue-dia-chi-kho-quen.html
Posted by sontrung at 3:34 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 371
KINH TẾ TRUNG QUỐC
TQ mất 2.800 tỷ đô la do cổ phiếu tuột giá không phanh
RFA 04.07.2015
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
In trang này
Chia sẻ
Ý kiến của Bạn
Một ngưới Trung Quốc lo ngại nhìn vào giá của cổ phiếu (màu đỏ cho giá cả tăng cao và màu xanh lá cây cho giá xuống) tại một trung tâm môi giới chứng khoán ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang phía đông của Trung Quốc, 19 Tháng sáu 2015.
Một ngưới Trung Quốc lo ngại nhìn vào giá của cổ phiếu (màu đỏ cho giá cả tăng cao và màu xanh lá cây cho giá xuống) tại một trung tâm môi giới chứng khoán ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang phía đông của Trung Quốc, 19 Tháng sáu 2015.
AFP
Trung Quốc mất trắng 2 ngàn tám trăm tỷ đô la do cổ phiếu của nước này đồng loạt tuột giá không phanh.
Theo hãng tin Reuters cho biết tính đến sáng ngày hôm nay Ủy ban Thị trường Chứng khoán Trung Quốc xác nhận giới đầu tư của nước này đã thua lỗ khoảng 50% khi liên tiếp bị tuột dốc tới lần thứ ba trong vòng ba tuần lễ vừa qua.
Trong phiên giao dịch vào hôm nay các bảng điện tử niêm yết đều nổi lên màu đỏ và chỉ số Shanghai Composit giảm gần 6% tổng cộng tuột hơn 30% .
Giới đầu tư chứng khoán tại Trung Quốc cho rằng việc tuột dốc này sẽ còn tiếp tục trong những ngày tới vì thị trường đang chao đảo mạnh và các tay buôn cổ phiếu nhỏ và vừa đã dần hết vốn. Hầu hết đều cố bán tháo cổ phiếu để vớt vát được chút gì hay chút đó.
Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc đang tiến hành mở các cuộc điều tra tìm xem có nguyên nhân lũng đoạn do các tay thao túng thị trường hay không. Tuy nhiên giới đầu tư nghi ngờ biện pháp này khó thành công.
Báo chí Trung Quốc cho biết chính phủ Trung Quốc đang mua 4 ngân hàng lớn cũng như hai tập đoàn dầu là PetroChina và Sinopec vào thứ Năm vừa qua cũng có phần tác động tiêu cực vào thị trường.
https://ca-mg6.mail.yahoo.com/neo/launch?.rand=8280co582pf46#3559225143
Chứng khoán tuột dốc, Trung Quốc mất 2.800 tỉ USD
05/07/2015 09:31 GMT+7
TT - Tính đến ngày 4-7, giá trị chứng khoán của Trung Quốc mất khoảng 2.800 tỉ USD do cổ phiếu tuột giá thê thảm.
Nghe đọc bài: Chứng khoán tuột dốc, Trung Quốc mất 2.800 tỉ USD
Nhà đầu tư âu lo trên sàn chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 3-7 khi các chỉ số tụt dốc - Ảnh: Reuters
Nhà đầu tư âu lo trên sàn chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 3-7 khi các chỉ số tụt dốc - Ảnh: Reuters
Theo Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), giới đầu tư chứng khoán nước này đã bị lỗ khoảng 50% khi các thị trường chứng khoán tuột dốc lần thứ ba kể từ giữa tháng 6 đến nay. Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm khôi phục niềm tin từ giới đầu tư, tình hình vẫn chưa mấy khả quan.
Hầu hết người chịu lỗ là các nhà đầu tư nhỏ. Hiện nay có khoảng 90 triệu dân Trung Quốc là các nhà đầu tư chứng khoán.
Sẽ còn sụt giảm
Trong phiên giao dịch ngày cuối tuần, hầu hết bảng điện tử niêm yết ở các thị trường chứng khoán của nước này đều có màu đỏ rực. Chỉ số chứng khoán quan trọng nhất Trung Quốc Shanghai Composite đã giảm đến 5,8% trong phiên giao dịch kết ngày 3-7.
Từ giữa tháng 6-2015 đến nay, chỉ số này giảm tổng cộng 30%. Giới đầu tư ồ ạt bán cổ phiếu khiến giá trị cổ phiếu của các công ty niêm yết mất khoảng 2.800 tỉ USD.
Chris Weston, người đứng đầu Công ty nghiên cứu IG Markets, dự đoán thị trường cổ phiếu của Trung Quốc có thể tiếp tục sụt giảm trong thời gian tới.
Chuyên gia này phân tích: hiện tượng cổ phiếu ở Trung Quốc tăng giá mạnh trong năm 2014 là do giới đầu tư rút tiền gửi ngân hàng mua cổ phiếu ồ ạt.
Giờ đây, các nhà đầu tư trên thu hồi các khoản tiền này vì quan ngại cổ phiếu đang bị thổi phồng giá quá cao. Họ bán tống bán tháo cổ phiếu để thu hồi vốn khiến thị trường lao dốc.
Theo báo Chứng Khoán Trung Quốc, dù giới chức quản lý Trung Quốc đã cam kết giải quyết các mối quan ngại về việc thao túng thị trường nhưng vẫn không ngăn được giá chứng khoán tiếp tục sụt giảm.
Giới chức trách ngành quản lý chứng khoán Trung Quốc đã cắt giảm phí và nới lỏng các quy định cho vay nhằm tạo điều kiện cho giới đầu tư mua cổ phiếu với giá rẻ hơn.
Họ hi vọng các biện pháp này sẽ khuyến khích giới đầu tư dừng việc bán đổ bán tháo cổ phiếu và lấy lại lòng tin của giới đầu tư, diễn ra từ ngày 12-6 đến nay.
Nghi vấn thao túng thị trường
Cùng lúc, CSRC cho biết sẽ mở cuộc điều tra liên quan đến những nghi ngờ có “bàn tay đen” thao túng thị trường và hiện tượng bán khống cổ phiếu.
Tuy nhiên, CSRC không cho biết cụ thể cuộc điều tra này sẽ kéo dài bao lâu và những tổ chức nào đang nằm trong vòng nghi vấn.
Truyền thông Trung Quốc cho biết CSRC cũng đang cắt 2/3 số doanh nghiệp mới xin niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm tạo động lực cho giá cổ phiếu tăng lại.
Một số nhà phân tích cho biết hiện tượng cổ phiếu Trung Quốc giảm giá mạnh từ tháng 6 đến nay là do ảnh hưởng từ sự chững lại của nền kinh tế nước này.
Sản lượng đầu ra của khối ngành sản xuất và xuất khẩu đã chậm lại từ đầu năm 2014, trong khi đó Bộ Tài chính Trung Quốc lại kiểm soát chặt chẽ hơn việc cho các doanh nghiệp nhà nước vay tiền cũng như sự đầu cơ tích trữ bất động sản trong chính quyền các địa phương.
Theo Reuters, một số chuyên gia Trung Quốc còn cáo buộc khả năng các nhà đầu tư nước ngoài đã điều khiển thị trường khiến giá cổ phiếu giảm bằng những loại chứng khoán bán khống trên các thị trường của Trung Quốc. Các nhà đầu tư này bán khống cổ phiếu ồ ạt với hi vọng mua lại chúng để hưởng lợi khi giá đã giảm.
Tuy nhiên, tờ Thời Báo Hoàn Cầu đã bác bỏ khả năng này khi cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài chỉ là một phần nhỏ trong thị trường chứng khoán Trung Quốc. “Các nhà đầu tư nước ngoài vốn đang bị hạn chế tiếp cận thị trường chứng khoán Trung Quốc nên việc bán khống một số lượng lớn cổ phiếu là kịch bản không thể xảy ra” - tờ báo viết.
Thế nhưng nhà kinh tế trưởng tại Tập đoàn AMP Capital, ông Shane Oliver lạc quan và mô tả hiện tượng chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh cho thấy thị trường này đang đi đúng hướng chứ không phải là một “cuộc lao dốc tài chính”.
Theo ông Oliver, chứng khoán Trung Quốc đã tăng quá nhanh, đi quá xa trong 12 tháng qua, tăng xấp xỉ 140-150% so với thực tế vốn có của nó.
Trong phản ứng trước mắt, theo Reuters, hôm qua 21 công ty chứng khoán hàng đầu của Trung Quốc đã tuyên bố sẽ đầu tư 19,3 tỉ USD vào thị trường nhằm ổn định tình hình.
* Chuyên gia chứng khoán Hoàng Thạch Lân (TP.HCM):
Xuống mạnh vì... lên quá đà
Trong thị trường chứng khoán (TTCK), lên quá đà ắt cũng khiến xuống rất mạnh. Thị trường của Trung Quốc đã đi lên quá nóng trong hơn sáu tháng qua.
Mức tăng có thể nói là kinh khủng: từ tháng 11-2004 tới đầu tháng 6-2015, TTCK tính ra đã tăng gấp đôi. Một thị trường tăng nóng cỡ này luôn trong trạng thái sẵn sàng điều chỉnh xuống.
Và quá trình điều chỉnh xuống đã bắt đầu khi có một lý do đủ lớn: đó là khi sự hậu thuẫn của nhà nước với chứng khoán có phần giảm đi. Trước đây nhà nước hỗ trợ thị trường khá nhiều, từ bơm vốn tín dụng cho tới những hậu thuẫn cho các doanh nghiệp trong nước.
Tâm lý chung của giới đầu tư là chừng nào nhà nước còn hỗ trợ thì người ta còn mua. Giờ sự hỗ trợ giảm dần theo quy luật thị trường, nhà nước có hỗ trợ cũng chỉ tập trung một số doanh nghiệp nhà nước.
Ở chiều ngược lại, đã có những dấu hiệu siết chặt kỷ cương thị trường, đặc biệt là việc cơ quan nhà nước quyết định điều tra các hành vi thao túng giá. Sau đợt điều chỉnh kéo dài gần một tháng qua, chứng khoán Trung Quốc đã giảm 30% và chưa có dấu hiệu bình phục.
Lần khủng hoảng này trên TTCK Trung Quốc có lẽ không ảnh hưởng đáng kể gì tới thị trường Việt Nam do TTCK chúng ta, về mặt kỹ thuật, không có liên hệ gì mấy với bên đó.
Dòng tiền đầu tư qua lại giữa giới đầu tư hay đầu cơ hai nước cũng không đáng kể. Hơn nữa, thời điểm này TTCK Việt Nam chưa tới mức nóng như họ để phải điều chỉnh sâu.
Trong khi đó, trên thị trường tài chính thế giới, TTCK Trung Quốc chưa phải là nhân tố ảnh hưởng mạnh như Mỹ hay châu Âu. Nếu Mỹ hắt hơi, cả thế giới có thể sổ mũi, song Trung Quốc hắt hơi có thể chỉ là... chuyện riêng của họ.
* Ông Lê Quang Trí (giám đốc khối kinh doanh Công ty chứng khoán Trí Việt tại TP.HCM):
Ký ức buồn 2008
Những gì xảy ra ở TTCK Trung Quốc lần này khiến giới đầu tư từng trải ở TTCK Việt Nam nhớ lại những ký ức đau buồn hồi năm 2008.
TTCK Trung Quốc bắt đầu nổi cơn sốt cao từ cuối năm ngoái khi hàng loạt chuyên gia và các định chế tài chính trong và ngoài nước đánh giá rằng TTCK Trung Quốc đang ở mức rất rẻ so với tiềm năng, giống các chuyên gia đánh giá Việt Nam hồi năm 2007, để rồi sốt và lao dốc thảm hại vào giữa năm 2008.
Thời điểm ấy, các doanh nghiệp vẫn làm ăn với tốc độ bình thường chứ không thể đạt lợi nhuận vũ bão như đà tăng của cổ phiếu mang tên họ.
Ở Việt Nam lúc đó và Trung Quốc thời gian vừa qua, tín dụng đổ vào chứng khoán rất dễ dàng, ồ ạt. Người ta thi nhau vay tiền mua chứng khoán, nâng ngưỡng margin (vay mua chứng khoán) lên mức quá cao.
Đến khi khi margin lên cao quá, các công ty chứng khoán cũng như ngân hàng buộc phải thực hiện nghiệp vụ call margin (thu hồi vốn vay) khiến giới đầu tư buộc phải bán cổ phiếu đồng loạt để trả nợ. Làn sóng bán tháo như vậy sẽ bắt đầu nhanh chóng.
Lợi dụng xu thế bán tháo đó, ở Việt Nam năm 2008 và Trung Quốc hiện nay, nhiều nhà đầu cơ đã ra tay bán khống, góp phần đẩy thị trường xuống thêm và càng xuống thì các nhà bán khống càng lợi do sau này sẽ mua lại chứng khoán bù vào với mức giá thấp hơn.
Call margin bắt tay cùng bán khống hiện nay ở Trung Quốc không khác gì chuyện đã xảy ra ở Việt Nam năm 2008, có điều mức độ tàn khốc hơn nhiều, quy mô lớn hơn bội phần.
TTCK Trung Quốc hiện nay và Việt Nam hồi năm 2008 đều giống nhau ở chỗ nhà đầu tư non trẻ tham gia rất nhiều và đều nghĩ TTCK là nơi ghé vào hốt chút tiền rồi đi chỗ khác, như ghé qua sòng bài làm vài canh bạc. Kiểu đầu cơ đánh bạc như vậy luôn khiến TTCK lên bạo và xuống càng bạo.
Hơn nữa, từ khi Công ty Alibaba lên sàn quá hoành tráng ở Mỹ, biến nhiều người thành tỉ phú, đã kích hoạt một làn sóng dotcom kiểu mới ở Trung Quốc: người người đổ tiền vào doanh nghiệp ngành công nghệ, nhà nhà nghĩ về triển vọng toàn màu hồng của các hãng công nghệ.
Điều này đã thổi bong bóng chứng khoán lên rất nhanh và do vậy buộc phải xì hơi.
HỒNG QUÝ
Posted by sontrung at 10:36 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 371
LÊ QUANG VINH * BÀI THƠ "SẸO BIỂN”CỦA NGÔ MINH
ĐỌC BÀI THƠ "SẸO BIỂN”CỦA NGÔ MINH
LÊ QUANG VINH
Thân phận người ngư dân lắt lay trước biển và xã hội "ưu việt" qua bài thơ “Sẹo biển” của Ngô Minh
Ngô Minh - Tên đầy đủ: Ngô Minh Khôi; là nhà thơ của miền Trung, quê ở làng Thượng Luật, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và là nhà báo - Nguyên Trưởng đại diện của Báo Thương Mại (nay là Công Thương) tại Khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Nhà thơ Ngô Minh vừa được Đại hội Hội Nhà văn khu vực miền Trung - Tây Nguyên bầu là đại biểu chính thức đi dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX (từ ngày 9 đến 11/7/2015) tại Hà Nội.
Thời gian qua, Ngô Minh luôn có tên trong danh sách các kiến nghị phản biện của giới trí thức và đảng viên Cộn sản lão thành gửi các cấp lãnh đạo và chính quyền; trên Blog "Quà tặng xứ mưa" và một số trang mạng trong nước, có đăng các bài viết rất đáng chú ý của ông về tình hình văn hóa - văn nghệ đất nước cũng như Hội Nhà văn VN hiện nay, phơi bày bao nghịch lý và sự thối nát của thể chế, của Hội Nhà văn VN; nhưng không hiểu sao vẫn "lọt được" để đi dự đại hội này. Bài thơ "Sẹo biển" mà nhà báo Lê Quang Vinh giới thiệu dưới đây được đánh giá là xuất sắc của thi sĩ Ngô Minh.
Nhà thơ - nhà báo Ngô Minh
Tại Reading - Vương quốc Anh, tôi đọc được bài thơ "Sẹo biển” trong chùm thơ “ĐÊM TAM TÒA” - Chùm thơ Ngô Minh, trên “Quà tặng xứ mưa” (ngominh.vnweblogs.com), và đã viết một comment. Nhưng rồi cảm thấy như “chưa đã”, nên lại mở máy viết thêm đôi điều để chia sẻ cùng thi sĩ Ngô Minh nơi quê nhà đang phải chịu nắng nóng lên trên 40 độ C.
SẸO BIỂN
Tặng anh trai Ngô Tấn Ninh
Trên bờ cát trắng mịn da trinh nữ
Anh tôi là vết chém của sóng
Anh ngả nghiêng đi như người từ hành tinh khác đến
Áo manh phấp phới ngọn cờ
Anh chẳng có bài ca để hát
Đời là vỏ ốc u u
Trên bờ cát trắng mịn màu thiên đường
Anh tôi là vết chém của sóng
Sự lựa chọn nào đã sinh ra anh với chiếc thuyền nan
Chiếc vỏ trấu nghìn đời không thể lớn
Anh và thuyền nan - biển chơi trò tung hứng
Phận cá là anh mắc lưới trời!
Tháng tám khoai non cháy ruột
Biển động chân trời rách tả tơi
Anh bên đàn con nhìn lửa
Lửa cười…
Trên bờ cát trắng mịn màu hạnh phúc
Anh tôi là vết chém của sóng
Từ muôn xưa lằn sẹo tới mai này…
Tôi đọc đi đọc lại bài thơ này mươi lần rồi và vẫn muốn đọc thêm nữa. Với tôi, bài thơ hay xuất sắc!
Ngô Minh đã “tạc” người anh trai bé nhỏ, nghèo khó của mình vào thế giới vô cùng vô tận (vô thủy vô chung) của biển, trời, cát trắng; của sóng, của gió... Cũng là thế giới mưu sinh lam lũ của bao thân phận và kiếp người. Chúng ta dễ dàng bắt gặp bóng dáng những người thân yêu trong gia đình ta trong bài thơ này - dù họ ở bất cứ phương trời nào.
Câu thơ mở đầu, Ngô Minh dành tả khung cảnh biển trời quê mình thật là êm đẹp đến...ngỡ ngàng: “Trên bờ cát trắng mịn da trinh nữ”. Vẻ nguyên sơ ấy có gì “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” (chung) với cảnh tả bờ biển Quảng Bình trong Nguyễn Du (Truyện Kiều) “Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”? Rõ ràng “Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” là cảnh thực hiện hữu trước mắt ta, không phải cảnh thoát tục đến độ “trinh nguyên” như trên cõi tiên “trắng mịn da trinh nữ” (được ví von khác thường, có phần siêu thực; còn lặp lại ở đoạn sau với câu thơ “Trên bờ cát trắng mịn màu thiên đường” - đúng là "cõi tiên"!). Thế nhưng sau vẻ đẹp khác thường ấy thì lại là nghịch cảnh (đời thực) của một thân phận bẽ bàng: “Anh tôi là vết chém của sóng”. Tôi không hề (và) dám đặt sự so sánh giữa văn tài Nguyễn Du với Thi sĩ Ngô Minh; nhưng vẫn “liên tưởng” tới một sự giống nhau (trùng hợp – liệu do ngẫu nhiên không?) về "bút pháp": Thúy Kiều bị giam trong lầu Ngưng Bích, khi nàng nhìn ra ngoài, khung cảnh cũng nên thơ lắm: “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân/ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung/ Bốn bề bát ngát xa trông/ Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”. Nhưng tâm trạng của nàng thì: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya/ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” - nghịch cảnh trớ trêu đến khôn cùng. Và Ngô Minh: “Anh tôi là vết chém của sóng/ Anh ngã nghiêng đi như người từ hành tinh khác đến/ Áo manh phấp phới ngọn cờ/ Anh chẳng có bài ca để hát/ Đời là vỏ ốc u u”. Có điều, cảnh đẹp “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”, dường như ít nhiều chia sẻ cùng Thúy Kiều (đồng cảm) “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”, còn “Trên bờ cát trắng mịn da trinh nữ” thì 100% là vô tình, cách biệt "như người từ hành tinh khác"; người anh đang đối mặt với một sự thật nghiệt ngã cũng “trớ trêu đến khôn cùng” như Thúy Kiều: “Anh ngã nghiêng đi như người từ hành tinh khác đến/ Áo manh phấp phới ngọn cờ/ Anh chẳng có bài ca để hát/ Đời là vỏ ốc u u”. Kịch tính được đẩy lên cao chót vót cùng nhịp điệu bất thường (phá cách) của câu thơ “Anh ngã nghiêng đi như người từ hành tinh khác đến” (một “Ronaldo” trong thi ca VN)! Tôi đã lạnh gáy khi đột ngột đón nhận câu thơ như chiếc đinh ba (loại đinh mình vuông to bằng ngón tay, đầu nanh, mũ quặp, dài gần hai tấc để đóng ghe biển) đóng vào số phận người anh lạnh lùng đến phũ phàng này: “Đời là vỏ ốc u u”! “Vỏ ốc” là thứ phải bỏ đi. Bỏ đi từ lâu rồi… “u u” trong gió rít. Hình tượng và ngôn từ được huy động đối lập nhau triệt để: “…bờ cát trắng mịn da trinh nữ”/ “Đời là vỏ ốc u u”.
Bài thơ thật lạ này, có những câu ngợp hồn người đọc, như: “Áo manh phấp phới ngọn cờ /Anh chẳng có bài ca để hát”.
Có lẽ đây là nét khắc (chạm) đơn giản, cụ thể nhưng khá biểu trưng về hình ảnh một người, một nghề lao động mệt nhọc đến cật lực như người anh trai Thi sĩ với nghề biển ở Quảng Bình. “Áo manh”, “ngọn cờ” vừa đăng đối (nghịch nghĩa) vừa thuận ý (do từ “phấp phới” dùng khá đắt trong thi cảnh tạo ra), gợi nên vẻ đẹp khoáng đạt, ngang tàng đến độ "lãng mạn" của bức chân dung trong lao động. Câu thơ trên là “lãng mạn” thực sự, thì câu dưới lại trả hình tượng (“khoáng đạt” này) về hiện thực "số không" đến cay lòng: “Anh chẳng có bài ca để hát”. Hiện thực "số không" ấy hay là kiếp người do ông Trời sắp đặt dưới chế độ XHCN ưu việt của chúng ta: “Anh tôi là vết chém của sóng /Sự lựa chọn nào đã sinh ra anh với chiếc thuyền nan /Chiếc vỏ trấu nghìn đời không thể lớn /Anh và thuyền nan – biển chơi trò tung hứng /Phận cá là anh mắc lưới trời!”. Phải chăng ông Trời định rồi ("phận cá"), nên thật khó thoát (“mắc lưới trời”). Đau và bất công quá! Câu thơ ngỡ như chỉ là sự giải bày an phận (than thân trách phận) nhưng cường độ và năng lượng là gào lên, dồn sức co chân để đạp tung cởi bỏ cái nghịc lý muôn đời đang hiện hữu ("chiếc vỏ trấu nghìn đời") chứ không riêng số kiếp người anh nhỏ hẹp ("vết chém của sóng"). Ý thơ có giá trị nhân văn và tố cáo cao, lại được gói ghém cực kỳ "hà tiện" bằng "hình tượng thơ" thật khôn (rất truyền thống: "thuyền nan", "vỏ trấu") và khéo đến tinh xảo (sắc, táo bạo: "vết chém của sóng"). Bài thơ đã lay động tâm can người đọc là vậy! "Hà tiện" là rất dè xẻn, kiệm lời (ngôn ngữ thơ), dứt khoát không thể để thừa mà lại phải đủ "gam" màu, đường nét trong bức chạm trổ này. Tôi đã cố "biên tập", thử bỏ đi một - hai từ trong vài câu thơ, nhưng chỉ làm xấu đi mà thôi...
Một loạt các cụm từ ở các câu sau (là nguyên cớ, là “tứ” - làm nên ý câu thơ, đoạn thơ tiếp theo) khiến tôi bồi hồi mãi: “Tháng tám khoai non cháy ruột /Biển động chân trời rách tả tơi /Anh bên đàn con nhìn lửa /lửa cười…”. Khoai tháng tám mới lớn bằng ngón tay, luộc lên chỉ có nước là nước, bụng đói mà ăn vô nóng lên tận cổ họng…“cháy ruột”!. Tháng tám miền Trung là mùa mưa bão, biển động ầm ào, chớp giật liên hồi kỳ trận ngày này sang ngày khác khiến “chân trời rách tả tơi”…là hoàn cảnh khách quan do thiên nhiên khắc nghiệt của mùa vụ nơi đây, càng đẩy cuộc sống bà con nghề biển tới cùng cực mọi bề: “Anh bên đàn con nhìn lửa /lửa cười…”. Sao "lửa"lại vô tình đến thế?
Hình ảnh “lửa cười”… Thôi chết rồi anh Ngô Minh ơi, nó vừa đau vừa trớ trêu mọi nhẽ. Nhớ lại hồi nhỏ, khi đun phải thanh củi chưa khô (còn tươi hoặc lấm nước), đến đoạn "mắt củi" khiến “lửa cười” là kiêng kỵ lắm, phải lấy nắm muối sống hạt to ném vô bếp lửa, muối nổ rang kêu lép tép, dòn tang để tránh mọi sự xui xẻo. Thế nhưng, (có lẽ vì thế), số phận người anh…mãi mãi vẫn là: “Trên bờ cát trắng mịn màu hạnh phúc /Anh tôi là vết chém của sóng /Từ muôn xưa lằn sẹo tới mai này…". “Lằn sẹo” hữu hạn ấy ở (một số phận) người anh, thành "SẸO BIỂN” của bông lung đất - trời - biển và kiếp người…
Ngô Minh là nhà thơ phải rất “RÀNH” những ngõ ngách tỉ mẫn (trong) cuộc sống thường nhật ở mọi nơi mọi chốn, mọi vùng miền…Anh luôn thâu tóm được hồn vía từng cảnh đời, từng số phận rất riêng (cùng bao thứ vụn vặt xung quanh họ) để chọn lọc rồi khéo đưa vào các sáng tác của mình, tạo nên những tứ thơ rất "thiệt" (tự nhiên) mà kỳ ảo như cổ tích “Trên bờ cát trắng mịn màu hạnh phúc /anh tôi là vết chém của sóng /Từ muôn xưa lằn sẹo tới mai này…", nên khác lạ đến độ "đáo để" - thật đáng yêu! Đó là khả năng tổng hợp, khai thác tài tình “cây đời mãi mãi xanh tươi”(*); rồi “trừu tượng hóa” (tư duy hình tượng) thành những thứ sâu kín, tinh tế cần chuyển tải (gửi gắm) qua sự thăng hoa sáng trạo và cảm xúc trong trái tim thi sĩ để đến với người đọc.
Lê Quang Vinh
Reading – 20 giờ 09’, ngày 1/7/2015
(*) Ý từ câu “Lý thuyết thì xám xịt, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi” - Goethe.
Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=482923
Posted by sontrung at 10:09 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 371