Wednesday, September 16, 2015
BẠCH DIỆN THƯ SINH * GS NGHIÊM THẨM
CS Giết Người Man Rợ: Giáo Sư Nghiêm Thẩm Bị VC Sát Hại Như Thế Nào?
Sau ngày 30-4-1975, nhiều giáo sư các Đại học miền Nam bị loại ra khỏi Đại học. Một số giáo sư tìm cách vượt biên, một số bất hợp tác thẳng thừng, một số chấp nhận hợp tác, hợp tác miễn cưỡng hay hợp tác tự nguyện. Có một sự thật phũ phàng là, hợp tác tự nguyện hay hợp tác miễn cưỡng, các vị giáo sư ấy đều bị kì thị và không được tin dùng. Thêm một sự thật khác nữa, đó là các vị ấy thường xuyên nhận được lệnh phải viết lách hoặc thực hiện những công trình “khoa học” nhằm phục vụ nhu cầu chính trị. Trong cuốn Bên Thắng Cuộc của Huy Đức vừa mới được phổ biến, có đoạn trích lời phát biểu của Huỳnh Kim Báu, Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận sự thật ấy: “Những năm ấy, các trí thức Sài Gòn vẫn nhận được điện thoại từ Văn phòng Thành ủy hỏi xem: ‘Có công trình khoa học chào mừng 3-2 hay 19-5 không?’. Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả’. Nhưng một số người khác thì có, người thì làm ra chất tẩy rửa ‘pentonic’, người chứng minh ‘ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò’, người thì ‘ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo’. Nhưng ngay cả những ‘nỗ lực’ đó cũng không giúp kiến tạo được lòng tin”. (Huy Đức. Bên Thắng Cuộc. Cuốn I, Phần I: Miền Nam, Chương VI: Vượt Biên. Bodoilambao.wordpress.com).
Trong số những giáo sư Đại học ở lại và hợp tác miễn cưỡng, đã nổi bật lên một vị giáo sư anh hùng, dám đem mạng sống của mình để bảo vệ danh dự của một nhà giáo, một nhà khoa học chân chính. Vị giáo sư đó chính là Giáo sư Nghiêm Thẩm, Giám đốc Viện Bảo tàng Sài Gòn, giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn và cũng là giáo sư của hầu hết các Đại học công tư ở miền Nam hồi đó.
Thân thế
Gs. Nghiêm Thẩm sinh năm 1920, tại huyện Đông Anh, tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc Hà Nội); là con thứ 5 của cụ Nghiêm Hoàn Luyến, người làng Hòa Xá, phủ Ứng Hòa, Hà Nội.
Dòng tộc Gs. Nghiêm Thẩm, lớp trước, có nhiều người xuất thân khoa bảng, quan lại. Thế hệ sau, ở miền Bắc, có người là thứ trưởng, đại sứ, doanh gia; ở miền Nam, người anh thứ ba của Gs. Nghiêm Thẩm là Gs. Nghiêm Đằng, nguyên Phó Viện trưởng Học viện Quốc gia Hành chánh và anh thứ 4 là Nghiêm Mỹ, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa ở Malaysia, Jordan và New Zealand. (Xin xem Bài Phát Biểu của Ông Nghiêm Kiến Nam trong buổi lễ kỉ niệm ngày húy 90 năm của Cụ Bảng Mai Lâm Nghiêm Châu Tuệ tổ chức ngày 18.9.2011. Nghiemchungtam.wordpress.com)
Sau khi tốt nghiệp Trung học ở Hà Nội, ông được gửi sang Pháp, học trường École du Louvre, Paris, ngành bảo tàng (de Muséologie).
Năm 1956, ông về nước. Từ đó, ông lần lượt đảm trách nhiều công tác văn hóa giáo dục:
- Phục vụ tại Viện Khảo cổ Sài Gòn, đặc trách khai quật di tích lịch sử Óc Eo (Ba Thê, An Giang); hướng dẫn các đoàn đi nhiều nơi ở miền Nam để khai quật những di chỉ khảo cổ.
- 1961, được bầu làm thành viên Hội đồng điều hành khóa 10 Hội Tiền sử Viễn Đông (Far Eastern Prehistory Association - FEPA). Cũng trong năm này, ông được mời làm giáo sư ngành nhân chủng học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn và Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định.
- Năm 1964, ông được mời làm Giám đốc Viện Khảo cổ Sài Gòn và giáo sư tại Đại học Vạn Hạnh vừa mới thành lập; đồng thời, được mời làm cố vấn xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm.
- Năm 1966, được mời giảng dậy tại trường Đại học Chiến Tranh Chánh Trị Đà lạt.
- Năm 1968, Quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn.
- Năm 1969, Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhân văn của Hội đồng Quốc gia Khảo cứu khoa học Việt Nam Cộng hòa.
- Phục vụ tại Viện Khảo cổ Sài Gòn, đặc trách khai quật di tích lịch sử Óc Eo (Ba Thê, An Giang); hướng dẫn các đoàn đi nhiều nơi ở miền Nam để khai quật những di chỉ khảo cổ.
- 1961, được bầu làm thành viên Hội đồng điều hành khóa 10 Hội Tiền sử Viễn Đông (Far Eastern Prehistory Association - FEPA). Cũng trong năm này, ông được mời làm giáo sư ngành nhân chủng học tại Đại học Văn khoa Sài Gòn và Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định.
- Năm 1964, ông được mời làm Giám đốc Viện Khảo cổ Sài Gòn và giáo sư tại Đại học Vạn Hạnh vừa mới thành lập; đồng thời, được mời làm cố vấn xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm.
- Năm 1966, được mời giảng dậy tại trường Đại học Chiến Tranh Chánh Trị Đà lạt.
- Năm 1968, Quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn.
- Năm 1969, Ủy viên Ủy ban Khoa học Nhân văn của Hội đồng Quốc gia Khảo cứu khoa học Việt Nam Cộng hòa.
Sau 30 tháng 4 năm 1975, Gs. Nghiêm Thẩm ở lại và tiếp tục được coi là nhân viên giảng huấn như trước. (Chúng tôi chưa biết Gs. Nghiêm Thẩm “được phép” dậy môn gì).
Cuối tháng 11 năm 1979, Gs. Nghiêm Thẩm bị giết chết một cách tàn ác tại nhà riêng số 29/27 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tên cũ: đường Công Lý), phường 8, quận 3,Tp. HCM.
Những công trình khảo cứu
Gs. Nghiêm Thẩm để lại nhiều công trình nghiên cứu nhân chủng và khảo cổ quý báu cho đời sau (theo Wikipedia).
1. "Tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam", Quê-hương bộ 2 tập I, tháng 4/1962, tr. 108-123. (tài liệu tham-khảo đã được Pierre Bernard Lafont nhắc lại trong "Contributions à l'ètude des structures sociales des Chams du Viêt-nam", Bulletins de l'Ecole francaise d'Extreme-Orient, No 1/volume 52,p157 - p171, 1964).
2. "Sơ lược về các kho tàng chứa bảo vật của các vua Chăm", "Việt-nam khảo-cổ tập san', số 1, 1960, Saigon Tham khảo bổ-túc cùng tác-giả Văn-hóa Nguyệt-san, số 56, trang 1359-1366, 1960 và Văn-hóa Nguyệt -san, số 57, trang 1567-1575, 1960 "Đi thăm kho tàng các vua Chăm".
3. "Esquisse d'une étude sur les interdits chez les Vietnamiens" (tiếng Pháp), Ministère de la culture et de l'éducation la République du Vietnam, 1965, 240 trang. Tủ sách Viện Khảo Cổ ( trích đoạn: "le nom d'une personne fait partie integrante de son individu. On doit ménager ces noms individuels comme si l'on a affaire avec la substance precieuse et sacrée qu'est l'âme.(tr.74)" [tham khảo bổ túc "Interdits concernant les noms imperiaux sous le règne des Nguyễn" Tạ quang Phát, tập san khảo cổ 4, Saigon, 1966, pp 52–84].
4. "Tương quan giữa Sử địa và Nhân chủng học", Tập san Sử địa cuốn 1, th.1,2,3, 1966.
5. "Công trình sư Trần Văn Học", Tạp chí Văn hóa, số 61, 1962.
6. "Tìm hiểu đồng bào Thượng" Tạp chí Quê-hương, số 31, giêng/1962, tr 130-150 Bản dịch tiếng Anh của Voth Donald E. "Seeking to understand the highlanders: the two tribal kingdoms of the vietnamese Court in the past, king of Fire (Po Tau Pui) and King of Water(Po Tau Ea)". South-East Asia. An international quarterly, vol 1, pp335–363, 1971.Tham-khảo bổ-túc tư-liệu của ông Adhemar Leclere "Compte-rendus des seances de l'Academie des Inscriptions et Belles Lettres 3903, vol 47, issue 4, pp 369-378. Bị vong lục của Công-sứ Pháp tại Cao-miên, Adhemar Leclere, phúc-trình Hiến-chương về việc sáng-lập một Đại thọ lâm Phật giáo "veah" (Vihara), ở Sâmbok (tỉnh Kratie), mà quốc vương Cao-miên Sauriyopor, gọi là "ngọ môn"(threa nokor) trong đó có nhắc đến các "Vua Lửa" (Hỏa xá) & "Vua nước" (Thủy xá) mà hai vương quốc Cao-miên và Ai-lao phải triều cống cứ ba năm một lần (kèm theo danh sách dài các loại cống-vật), ngoài ra cón cam kết sẽ bảo-lãnh chu toàn việc hậu sự cho các tiểu vương Hỏa xá và Thủy xá nếu một trong hai vị này băng hà. Vihara (đại tòng lảm) Sâmbok, khoảng 10 kms bắc Kratíe (Kracheh), hay, Wat Phnom Sâmbok, dựa theo hiến chương này được sáng lập vào năm 1601. Bản phúc-trình của Công sứ Leclere được in bởi nhà Alphonse Picard & fils, libraires des archives nationales et de la Sociéte de l'École des Chartes, 82 rue Bonaparte, Paris 6.
7. "Kĩ thuật Bảo tàng học và giáo dục căn-bản", 96 trang, UNESCO, Saigon, 1959 (dịch).
8. "Persistence culturelle du substrat indonesien chez les Vietnamiens" (Sự tồn tại của bản chất Indonesien trong nền văn hóa Việt Nam) ngày 11 tháng 9 năm 1961.
9. Tờ trình về việc đi xem công tác xây cất hai ngôi đền tại Kalong và tại Sopmadronhay, để chứa bảo vật của các vua Chăm, và ghé thăm các Tháp Po Dam, tháp Phố Hài (Pajai), còn gọi Tháp Po Sah Inư trên Đồi Bà Nài và đền thờ vua Po Nrop (đồng tác giả với Lưu Quý Tân).
10. Phúc trình việc đi tiếp nhận những tảng đá chạm tại trường tiểu học Tam Hiệp, quận Bến Tranh, tỉnh Định Tường.(chú giải: v/v những tảng đá chạm, yêu cầu bạn đọc nên tham khảo bổ túc ở Louis Malleret, "II. Pierres gravées et Cachets de divers pays du Sud-Est de l'Asie, trường Viễn Đông Bác Cổ, B.E.F.E.O, vol 51, issue 51-1, pp 99–116, 1963).
11. R.Y. Lefebvre D'Argencé, Les céramiques à base chocolatée au musée Lous Finot de l'Ecole francaise d'Extrême-Orient à Hanoi.
Đời tư
Có 3 vị phụ nữ đã chính thức đi qua cuộc đời Gs. Nghiêm Thẩm: Hồi còn học bên Pháp, ông sống chung với bà Gerda Meta Nielsen, một nghệ sĩ phong cầm người Đan Mạch. Ông bà có với nhau 1 con gái tên là Đan Tuyết Thẩm Nghiêm, sanh năm 1956, tên đầy đủ là Ester Bondo Đan Tuyết Thẩm Nghiêm.
Đi du học về, ông thành hôn với Bà Ds. Đỗ Thị Thuần Bích. Bà là giáo sư dậy tại trường đại học Dược khoa Sài Gòn. Gs.Thuần Bích sinh 2 con trai, Nghiêm Thẩm Đan Nghị và Nghiêm Thẩm Đan Đại. Năm 1977, Bà Thuần Bích đưa 2 con đi vượt biên và định cư tại Hoa Kì. Bà đã qua đời tại Sacramento, CA., vào năm 2010.
Sau khi Bà Ds. Thuần Bích đi vượt biên được một thời gian, Gs. Nghiêm Thẩm sống chung với Bà Ngô Thị Dung. Bà Ngô Thị Dung giảng dậy tiếng Nhật tại Đại học Tổng hợp Thành phố HCM (Đh. Văn khoa cũ) sau ngày 30.4.1975.
Phong cách
Gs. Nghiêm Thẩm là một trí thức thứ thiệt, có cuộc sống giản dị, thanh bạch. Phong thái ông an nhiên, tự tại; nét mặt thường tươi vui, hiền lành. Ông cười bằng miệng và cả bằng mắt. Chiếc tẩu hút thuốc “pipe” coi như là vật tùy thân của ông. Gs. Đỗ Khánh Hoan, Trưởng Ban Anh văn Đại học Văn khoa Sài Gòn trước 30.4.1975, đồng nghiệp lâu năm của Gs. Nghiêm Thẩm, nhận xét về Gs. Nghiêm thẩm như sau: “Theo chỗ tôi biết Gs. Thẩm hiền lành, không gây thù chuốc oán với ai, không ganh đua kèn cựa với ai, coi mọi thứ như 'nơ pa.'” (Email của Gs. Đỗ Khánh Hoan ngày 02.02.2013).
Mức lương một giáo sư Đại học ở miền Nam thời ấy đâu đến nỗi nào, song suốt bao năm, ông rong ruổi khắp mọi con đường Sài Gòn chỉ với một cái xe đạp, đàng sau ràng chiếc cặp samsonite đựng tài liệu giảng dậy. Bọn đạo chích đã từng chiếu cố chiếc samsonnite này của ông nhiều lần! Những thứ đó làm nên dáng dấp và phong cách độc đáo rất dễ mến của Gs. Nghiêm Thẩm.
Có lẽ của cải vật chất qúy giá nhất của ông là căn nhà do chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cấp cho. Gia đình ông đã sống tại đây trên 20 năm và cũng chính tại nơi đây, ông đã bị thảm sát.
Cuộc sống Gs. Nghiêm Thẩm tuy thanh bạch về của cải vật chất, song trong căn nhà ông, chất chứa cả một kho tàng văn hóa vô giá. Thật vậy, chỉ cần phát mại một pho tượng đồng đen hay một chiếc búa khảo cổ không thôi, ông đã có thể kiếm được một món tiền khá lớn, đấy là chưa kể đến tủ sách hiếm qúy của ông. Còn nhớ, khi được Gs. Nghiêm Thẩm nhận đỡ đầu tiểu luận, ông đã đưa tôi lên lầu thăm kệ sách của ông kê chung quanh phòng ngủ. Ông hãnh diện bảo tủ sách của ông có những cuốn hiện ở cả miền Nam không đâu có. Liên tục trong nhiều năm, giáo sư đã chi tiêu một khoản tiền khá lớn để thuê người đóng bìa cứng cho những cuốn sách hiếm qúy mà ông sưu tầm được. Đương nhiên những cuốn sách này là vô giá trong thị trường văn hóa, chữ nghĩa.
Cái chết anh hùng của một nhà giáo, một nhà khoa học chân chính
Gs. Đỗ Khánh Hoan cho biết: Gs. Nghiêm Thẩm chỉ miệt mài nghiên cứu và giảng dậy, không bao giờ dính dáng chuyện chính trị (qua cuộc tiếp xúc điện thoại với Gs. Đỗ Khánh Hoan ngày 08 và 09, 01. 2013) .
Ai cũng nghĩ, sau 30.4.1975, một người luôn luôn xa tránh chính trị như Gs. Nghiêm Thẩm, sẽ được sống an thân dưới chế độ mới. Đáng tiếc, điều đó đã sai. Bởi vì, dưới chế độ Cộng Sản, tất cả đều phải phục vụ chính trị, đều phải phục vụ tuyên truyền. Chống chế độ, đương nhiên sẽ bị chế độ bóp nát. Không chống chế độ, nhưng không chịu làm tay sai cho chế độ, cũng bị chế độ nghiền nát.
Đó là trường hợp Gs. Nghiêm Thẩm.
Hồi tưởng, khoảng gần cuối tháng 4 năm 1975, vì có việc phải vào gặp Ông Chấn tại Văn phòng Đại học Văn khoa Sài Gòn; khi đi ra ngang cửa Câu lạc bộ Văn khoa, tôi gặp Gs. Nghiêm Thẩm. Ông vẫn xách chiếc samsonite như mọi khi, nhưng khuôn mặt ra chiều rất đăm chiêu. Tôi chào ông và hỏi ông tình hình rồi sẽ ra sao. Giáo sư bảo: “Hết rồi. Sài Gòn sẽ như Nam Vang” (Nam Vang thất thủ ngày 17. 4. 1975). Ông còn nói như tiên tri: “Đại sứ Mĩ Martin (Graham Martin) sẽ cuốn cờ, leo lên máy bay trực thăng mà đào thoát y như Đại sứ Mĩ Dean (John Gunther Dean) ở Nam Vang”. Tôi hỏi tiếp: “Thầy có đi không”. Ông buồn buồn bảo: “Tôi không đi. Tôi già rồi, đi làm gì”. Đó là lần cuối cùng tôi gặp Gs. Nghiêm Thẩm.
Năm 1988, đi tù cải tạo về, nghe tin Gs. Nghiêm Thẩm đã bị sát hại, tôi rủ anh Nguyễn Văn V. tới thăm Gs. Toan Ánh và cũng để hỏi về cái chết của Gs. Nghiêm Thẩm. (Anh NVV. là giáo sư Trung học, cũng đi tù cải tạo về vì tội chống đối nhà trường XHCN).
Theo lời Gs. Toan Ánh kể cho hai chúng tôi thì Gs. Nghiêm Thẩm vẫn thường hay lên nhà ông chơi. Rồi, một sáng, Gs. Nghiêm Thẩm từ nhà Gs. Toan Ánh đạp xe về nhà, khi bước lên lưng chừng cầu thang, Gs. Nghiêm Thẩm đã bị một tên hung thủ dùng cái búa khảo cổ của ông đập vào đầu ông tới chết. Một điều đáng ngạc nhiên là, không biết căn cứ vào đâu, Gs. Toan Ánh nghi ngờ nguyên do vụ án mạng là vì tình.
Khi sang tới Hoa Kì, tình cờ tôi được đọc cuốn “Rồng Xanh Ngục Đỏ” (Hội Hữu xuất bản tại Hoa Kì năm 1986) của Lm. Vũ Đình Trác, trong đó có nói về cái chết của Gs. Nghiêm Thẩm.
Lm. Vũ Đình Trác và Gs. Nghiêm Thẩm quen nhau và trở thành đôi bạn thân từ năm 1978 khi hai vị, như hầu hết các giáo sư Đại học còn ở lại, đã gia nhập vào các nhóm nghiên cứu văn hóa thành lập sau 30.4.1975. Vì say mê khảo cổ, cho nên khi nghe Lm. Vũ Đình Trác nói ông có Cuốn Bách Việt Tiên Hiền Chí, trích ra từ Đại Bộ Dã Sử Trung Hoa Lĩnh Nam Di Thư, ngay lập tức, Gs. Nghiêm Thẩm tìm tới làm quen với Lm. Vũ Đình Trác. Rồi từ chỗ trao đổi sách cổ và tài liệu cổ, hai vị trở thành đôi bạn tri kỉ, tâm giao.
Lần đầu tới thăm Gs. Nghiêm Thẩm, Lm. Vũ Đình Trác ngạc nhiên được biết thêm Gs. Nghiêm Thẩm đang sống chung với bà Ngô Thị Dung. Sau 30.4.1975, bà Ngô Thị Dung dậy Nhật ngữ tại Đại học (Văn khoa cũ). Lm. Vũ Đình Trác quen biết Bà Ngô Thị Dung hồi cả hai còn học bên Nhật. Gs. Nghiêm Thẩm nói ông và bà Ngô Thị Dung đã làm hôn thú để làm đơn xin đi đoàn tụ với ba má bà đang sống ở Canada.
Trong thời đại “đồ đểu cáng” sau 30.4.1975, dưới những con mắt tham lam và tàn ác của những ông kẹ văn hóa, việc sở hữu những đồ cổ và sách cổ qúy giá cũng trở thành một mối lo hại thân cho các khổ chủ .
Cho nên Gs. Nghiêm Thẩm phải dặn dò Lm. Vũ Đình Trác: “Linh mục phải giữ bí mật những tài liệu cổ này, kẻo tụi nó đánh hơi được thì phiền to; chiếc búa khảo cổ của tôi, tụi nó cũng đã biết rồi, mà cứ nay đứa này, mai đứa khác đến hỏi thăm và đòi xem” (Sđd. Trang 253).
Còn Bà Ngô Thị Dung thì thổ lộ: “Anh Thẩm là một nhà khoa học thuần túy, nên anh thiếu sự đưa đẩy uyển chuyển, khi giao tiếp với công an cán bộ”. Bà cũng nói thật “ Anh Thẩm qúy cha lắm, mới tiết lộ những bí mật của anh như thế” (Sđd. Trang 253).
Thêm vào đó, sau khi chiếm trọn miền Nam, với khí thế thắng lợi ngút trời, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ bộc lộ tham vọng muốn làm bá chủ toàn vùng Đông Nam Á. Trên thực tế, vào thời điểm đó, CSVN đã chiếm đóng Lào, rồi Kampuchea, và đang chuẩn bị “giải phóng” Thái Lan. Để thực hiện âm mưu, họ tích cực chuẩn bị mọi mặt. Trong kế hoạch chuẩn bị, họ toan tính lợi dụng chất xám của trí thức để đánh mặt trận tâm lí, khơi dậy ý chí quật cường và lòng kiêu hãnh dân tộc. Đây là điểm khởi đầu cho tai họa sắp đổ ập xuống cuộc đời của một trí thức thứ thiệt như Gs. Nghiêm Thẩm.
Đúng như vậy. Gs. Nghiêm Thẩm đã tâm sự với Lm. Vũ Đình Trác chuyện Tổng Bí thư đảng CSVN Lê Duẩn, với sự tháp tùng của Nguyễn Tuân, đã vào Nam và cho mời Gs. Nghiêm Thẩm tới khách sạn Majestic mà đãi đằng, khen ngợi, rồi “đưa đơn đặt hàng” cho ông.
Cuối bữa tiệc thịnh soạn, Lê Duẩn nói với Gs. Nghiêm Thẩm: “Anh Nghiêm Thẩm, chắc anh biết: cả thế giới đang coi Việt Nam mình như “đỉnh cao trí tuệ loài người” mà anh cũng được vinh dự ấy. Việt Nam chúng ta phải làm chủ miền Đông-Nam-Á này. Mọi yếu tố làm chủ hầu như đã đầy đủ, chỉ còn thiếu một điều…
Từ trước tới nay, mấy thằng chép sử “nhãi ranh’ vẫn cho rằng: nguồn gốc các sắc tộc miền Đông-Nam Á-Châu này là Mã Lai hay Indonesien. Đại Nga-xô mới tìm được ít dấu vết chứng tỏ rằng Việt Nam chúng mình mới là thủy tổ. Chúng ta đang làm lại lịch sử Đông-Nam Á-Châu. Khoa nhân chủng học và khảo cổ của ta lúc này đang phát đạt vô biên, nên anh phải nắm lấy cơ hội này, với uy tín sẵn có của anh, anh phải viết một bài lớn, thẩm định lại: Dân Việt Nam là thủy tổ các dân tộc Đông-Nam Á-Châu. Như thế mới đúng ý nghĩa của “Đỉnh cao trí tuệ loài người” và mới xứng đáng tài năng hiếm có của anh”.
Tôi im lặng một phút…trả lời hắn: “Uy tín của tôi lúc này là nói đúng và nói thật. Theo các tài liệu khoa học hiển nhiên, nhất là khoa khảo cổ học và nhân chủng học quá rõ ràng, tôi không thể viết thế khác được. Viết như đồng chí nói là phản khoa học”.
Hắn mỉm cười, bảo tôi: “Anh nói thế tức là còn đang ở trong vòng gò bó của sách vở, của óc đế quốc, của hủ lậu, chứ không theo sử quan một tí nào cả”.
Tôi cảm thấy tức đầy ruột…nên tôi hơi bạo lời: “Nếu tôi viết như thế, thì các nhà khảo cổ và nhân chủng học trên thế giới sẽ cho tôi và cả chế độ tôi phục vụ là con chó chết. Tôi không bao giờ làm chuyện sa đọa ấy”.
Lê Duẩn vẫn không lộ vẻ tức giận. Hắn hỏi tôi vắn tắt: “Anh nhất định không làm chuyện đó?”.
Tôi bỗng tìm được một danh từ xưng hô, trả lời hắn: “Tôi không thể đáp ứng yêu cầu của đàn anh trong việc này”.
Lê Duẩn ném cho tôi một cái nhìn có vẻ dữ tợn với câu nói cộc lốc: “Anh nhất định thế…Mong anh đổi ý”.
Tôi cũng nhìn thẳng vào mặt hắn, trả lời cương quyết: “Tôi không bao giờ đổi ý”.
Hắn đi ra, không nói thêm nửa lời.
Tôi coi đó như một biến cố đổ vỡ trong đời tôi, dưới chế độ khốn nạn này. Nhưng tôi thà tan vỡ cả tấm thân với cả chế độ này, còn hơn đổ vỡ cho đất nước tôi, cho chí hướng và danh dự học thức của tôi” (Sđd. Trang 254, 255,256).
Sau lần gặp Lê Duẩn, Gs. Nghỉêm Thẩm sống thấp thỏm, lo âu, chờ đợi một điều gì đó không hay xẩy ra cho ông. Nhưng rất bất ngờ, giáo sư lại được mời đi họp một lần nữa. Người mời lần này là Bộ trưởng Thông tin Văn hóa CSVN Nguyễn Văn Hiếu. Tháp tùng Bộ trưởng Thông tin Văn hóa còn có Gs. Phạm Huy Thông, Viện trưởng Viện Khảo cổ Hà Nội và mấy viên bộ trưởng khác. Nơi hội họp là khách sạn Hữu Nghị. Thời gian họp kéo dài ba bốn ngày. Đưa rước bằng xe Mercedes. Ăn uống sang trọng. Mục đích được cho biết là chuẩn bị tham dự Đại hội khảo cổ sắp diễn ra ở Moscow. Họ yêu cầu Gs. Nghiêm Thẩm đóng góp tài liệu và kiến thức; họ nói úp mở có thể sẽ mời giáo sư tham gia phái đoàn.Đáp lại, Gs. Nghiêm Thẩm dứt khoát không chấp nhận đưa ra quan điểm nào khác, ngoài sự tôn trọng tính khách quan của những tài liệu khảo cổ và giáo sư cũng ngỏ ý xin được miễn tháp tùng phái đoàn đi Moscow, viện cớ “tôi có nhiều ý kiến đối nghịch, sẽ bất lợi cho Đại hội” (Sđd. Trang 256).
Trước thái độ cương quyết của Gs. Nghiêm Thẩm, viên bộ trưởng nói: “Cái đó tùy anh” và “Anh chưa đủ thành thực”.
Gs. Nghiêm Thẩm nói với Lm. Vũ Đình Trác: “Tôi nghe câu đó như một bản án kết tội; từ đó, tôi bắt đầu chán sống. Bà NTD (Ngô Thị Dung) bảo tôi: thái độ như vậy không hay. Coi chừng tụi nó cho mình là phản chế độ, là bất hợp tác. Anh nên mềm dẻo với tụi nó thì hơn” (Sđd. Trang 257).
Chuyện Gs. Nghiêm Thẩm bị bọn Cộng sản làm phiền cũng được Gs. Đỗ Khánh Hoan xác nhận qua email ông gửi cho tôi ngày 02.02.2013 như sau: “…Nhiều lần gặp nhau anh (tức Gs. Nghiêm Thẩm) chỉ nói: Bọn nó muốn 'toucher' moa nhưng moa không thích, dính vào tụi nó bẩn người và khó chịu lắm. Họa chứ không phải phúc đâu, Hoan! Moa chỉ mong nó bảo nhau đến nhận chìa khóa cơ sở là moa bai bai!”.
Vào thời điểm đầu Tháng 11.1979, Gs. Nghiêm Thẩm rất bi quan, chán nản; thậm chí có lần ông còn thổ lộ với Lm. Vũ Đình Trác là ông muốn vào đạo Chúa, mong nấp bóng từ bi của Ngài và được Ngài an ủi, phù trì.
Nỗi chết chóc càng ngày càng ám ảnh tâm trạng Gs. Nghiêm Thẩm.
Tuy rất thông cảm tâm trạng u uẩn của bạn, nhưng Lm. Vũ Đình Trác không biết làm gì để giúp bạn. Rồi vì phải đi Cần Thơ giảng dậy lớp Đông y, linh mục buồn bã chia tay Gs. Nghiêm Thẩm, ông nói với giáo sư: “Số phận chúng mình dưới chế độ Cộng sản chỉ có thế”.
Sau mấy tuần đi dậy ở miền Tây, Lm. Vũ Đình Trác trở lại Sài Gòn và tới thăm Gs. Lê Tôn Nghiêm (cựu linh mục, giáo sư Triết học). Gs. Lê Tôn Nghiêm cho linh mục biết Gs. Nghiêm Thẩm đã bị sát hại cách đó 2 tuần, tức là vào cuối Tháng 11.1979.
Theo sự tường thuật của Lm. Vũ Đình Trác thì vụ sát hại Gs. Nghiêm Thẩm xẩy ra vào lúc 11 sáng. Thủ phạm là 2 tên lạ mặt. Chúng tông cửa vào nhà và móc súng ra, uy hiếp Gs. Nghiêm Thẩm phải giao ra chiếc búa khảo cổ của ông. Khi lấy được chiếc búa khảo cổ, một tên dùng chính chiếc búa khảo cổ đập 3 búa lên đầu giáo sư, rồi chúng tẩu thoát cùng với chiếc búa cướp được. Gs. Nghiêm Thẩm nằm chết trên vũng máu. Lúc xẩy ra án mạng, bà Ngô Thị Dung không có ở nhà chỉ có cô cháu lén nhìn trộm thấy mọi diễn biến.
Cô cháu vội đi tìm bà Ngô Thị Dung. Công an tới lập biên bản và niêm phong tủ sách của giáo sư.
Bà Ngô Thị Dung lo việc mai táng cho Gs. Nghiêm Thẩm. Có một ít đồng nghiệp tiễn đưa giáo sư ra nghĩa trang.
Sau lễ an táng, một số giáo sư thân hữu đã ngồi lại với nhau để hồi tưởng về Gs. Nghiêm Thẩm. Qua trao đổi tâm tình, các vị biết được Gs. Nghiêm Thẩm đã thổ lộ tâm sự bi quan, yếm thế với 6 thân hữu khoảng 10 ngày trước khi ông bị thảm sát.
Gs. Lê Tôn Nghiêm và Gs. NTN (chưa đoán ra là vị nào) mời thân hữu nâng li, đang khi đó Gs. TNT ngâm lên bài thơ chiêu hồn thống thiết:
Nghiêm Thẩm! Nghiêm Thẩm!
Anh là đỉnh cao của hoa gấm Giang sơn,
Anh ra đi mang nặng những oán hờn.
Có khôn thiêng, xin hãy về chứng giám
Vạn lòng thành, vạn niềm tin tưởng niệm
Của anh em trí thức dưới trời Nam.
Nguyện làm gió quét sạch lũ sài lang,
Nguyện làm mưa cho quê hương mát mẻ,
Nguyện làm nắng cho rực màu đất mẹ,
Nguyện làm trăng gieo rắc ánh thanh bình.
Thursday, July 9, 2015
VÕ THỊ HẢO * VIỆT CỘNG & TRUNG CỘNG
Người Việt Nam sẽ làm "đệm thịt“ bảo vệ Trung Quốc?
*Trung Quốc đã sẵn sàng đưa Việt Nam ra trận?
Đến nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia có uy tín, chiến tranh Trung – Mỹ có nhiều khả năng xẩy ra trên biển Đông.
Cuộc xung đột trong khu vực này xuất phát từ việc TQ chiếm cứ và xây dựng các đảo trên quần đảo Trường Sa của VN để mở rộng thêm căn cứ không quân, hải quân về phía Nam, tiến tới giành quyền kiểm soát tất cả các vùng nước của biển Đông, nhằm hạn chế tự do hàng hải và hàng không của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.
Đương nhiên là Mỹ và khối đồng minh sẽ không chấp nhận sự ngang ngược đó. Nếu TQ không lùi bước, chiến tranh sẽ xẩy ra.
Phạm vi tàn hại của cuộc chiến sẽ rộng lớn, nhưng là điểm chốt của chiến địa, tổn thất trước hết là VN. Không chỉ trên biển, ngay trên đất liền VN, TQ cũng đã khéo léo chiếm dụng những vùng hiểm yếu có thể sử dụng làm căn cứ địa cho chiến tranh biển Đông. Những đường cao tốc nối từ TQ tới VN ngoài nhiệm vụ cho một cuộc chiến tranh kinh tế triệt hạ VN, cướp công ăn việc làm của người VN, còn một chức năng vô cùng quan trọng là để chuyển quân, lương thực vũ khí để chỉ trong vài giờ đã có thể san phẳng VN và tiến ra biển Đông đọ sức với phe Mỹ.
* Địa ngục trần gian
Chiến tranh của thế kỷ 21 khác xưa. Đã kết thúc từ lâu cái thời VN có thể tự hào dùng hầm chông, lối đánh du kích, súng bắn tỉa và hầm bí mật để đánh giặc.
Chiến tranh Trung - Mỹ sẽ là cuộc đối đầu giữa hai cường quốc quân sự với những vũ khí siêu tối tân với khả năng hủy diệt rộng lớn. Và cũng không loại trừ chiến tranh hạt nhân.
Phó Viện trưởng về nghiên cứu toàn cầu của Viện Công nghệ Hoàng gia Melbuorne(Úc) khẳng định: Mỹ và TQ đang chực chờ xông vào một cuộc chiến, bất kể giữa hai nước đang tồn tại một sợ dây quan hệ kinh tế không thể tách rời. Biển Đông trở thành ngòi nổ chiến sự.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, hiện nhiều nước đang gấp rút nâng cấp kho vũ khí hạt nhân.
“Nói trắng ra, một cuộc chiến Mỹ - Trung sẽ là địa ngục trần gian. Nhiều khả năng thế chiến thứ 3 sẽ bắt đầu trong thời gian tới đây. Sẽ có hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người chết bởi vũ khí hạt nhân. Những người may mắn sống sót sẽ phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế toàn cầu sụp đổ. Đó là tất cả những gì mà thế giới sẽ phải chứng kiến khi giữa hai cường quốc của thế giới xẩy ra xung đột vũ trang“(theo nguoivietaz.com.us).
Mọi người đều biết rằng, nếu VN đứng về phía TQ, giống một nước chư hầu cong tấm lưng còng bọc lấy đất TQ trước biển Đông như hiện nay, thì sẽ không tránh khỏi số phận phải làm „chiếc đệm thịt“ đầu tiên trên chiến trường và tan nát trước khi Mỹ tiến đánh Trung quốc lục địa.
Do vị trí địa chính trị, sự lựa chọn của VN hiện nay có thể gớp phần cùng thế giới ngăn chặn thảm họa đó hoặc nhập khẩu thảm họa đó vào VN nếu cuộc chiến tranh Trung - Mỹ xẩy ra.
- VN với truyền thống nhập khẩu chiến tranh
Với sự tham lam và thiển cận của nhà cầm quyền VN, họ đã tạo điều kiện tốt chưa từng có để TQ dễ dàng chiếm cứ VN trên mọi mặt và sử dụng người VN đi đánh nhau với Mỹ để bảo vệ TQ khi cần.
VN lựa chọn lệ thuộc TQ và thực hiện mọi mệnh lệnh của TQ là tự sát nếu chiến tranh Trung - Mỹ xẩy ra.
Nhập khẩu chiến tranh vào nước của mình và hớn hở đi chết cho kẻ khác trong khi giết dân mình, đó là năng khiếu của nhiều thế hệ cầm quyền VN.
Trong cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn miền Nam miền Bắc, bên Nam đánh nhau với sự viện trợ và vũ khí của Mỹ, bên Bắc đánh nhau để thực hiện nhiêm vụ „tiền đồn cho phe xã hội chủ nghĩa“ với vũ khí và lương thực của Nga và TQ. Nga và TQ không hề hấn gì, VN chỉ còn lại hoang tàn và hàng triệu người chết.
Nếu nhà cầm quyền VN tiếp tục tăm tối như vậy, lịch sử đớn đau sẽ lặp lại. Khi chiến tranh Trung- Mỹ xẩy ra, dân VN sẽ có được một hân hạnh cũ: làm cái „đệm thịt người“ đi chết cho quyền lợi của TQ, để TQ được yên ổn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người TQ sẽ giẫm lên những xác chết của người VN mà tiến ra biển Đông. Người VN sẽ lại bị ép buộc mà chết hoặc ngu muội mà chết hoặc bị lừa đảo mà chết nhưng vẫn tự hào rằng chúng ta sẵn sàng hy sinh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ thành trì của đất nước và chủ nghĩa xã hội.
Nghe thế tưởng như chuyện đùa, nhưng không đùa một chút nào, nếu chúng ta nghe phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp VN và xem hành xử của họ.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến năm 2009 còn tuyên bố: „Việt Nam Cu ba như là trời đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây. Chúng ta thay nhau canh giữ hòa bình cho thế giới. Cu ba thức thì VN ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ“( phát biểu trong chuyến thăm Cuba năm 2009).
Nay thì Cuba đã ngủ theo Mỹ, bỏ nhiệm vụ cùng VN thức canh hòa bình thế giới. Vậy còn VN lẻ loi thì thức canh hòa bình cho TQ vậy! Việc đó đã có Đảng CS VN trước sau kiên định lập trường lo liệu chu toàn.
Một dải đất sạch bóng người VN sau chiến tranh Trung - Mỹ là điều người TQ thấy vô cùng quyến rũ. Đặc biệt là cái chết ấy lại do chiến tranh và do Mỹ chịu trách nhiệm..
Xuất khẩu chiến tranh ra ngoài lục địa Trung hoa để thực hiện những mưu đồ khác là điều mà nhà cầm quyền TQ khôn ngoan chí ít cũng đã làm cho dân của họ. Còn VN thì lại chỉ có khả năng nhập khẩu chiến tranh về tàn hại đồng bào của mình.
- Thời cơ cứu nước và chặn chiến tranh
Để bảo vệ mạng sống, người dân VN cần tỉnh táo chống lại khuynh hướng „nhập khẩu chiến tranh“. Đấu tranh bảo vệ đất nước bằng cách chống lại việc bán nước cho TQ của một số kẻ cầm quyền tham lam và đớn hèn chính là cách để ngăn chặn hữu hiệu.
Vì sao Hồng kông - một thành phố nhỏ, dù đã bị trao trả cho TQ nhưng chính quyền nơi này đã không chấp nhận sự áp đặt chính trị của TQ, TQ dù hận tận xương tủy vẫn không dám giở trò đàn áp?
Vì sao Đài loan cũng là lãnh thổ đã bị trao trả cho TQ nhưng Đài loan vẫn ngang nhiên thách thức TQ mỗi khi TQ định làm điều gì đó ảnh hưởng đến sự độc lập và quyền lợi đảo này?
Vì sao Hàn quốc sống ngay bên cạnh Triều tiên hung hãn luôn muốn triệt phá Hàn quốc bằng chiến tranh hạt nhân nhưng Hàn quốc vẫn phát triển lớn mạnh?
Vì sao nước Nhật yên ổn có một nền chính trị tiên tiến, ổn định và văn minh, mức sống cao gấp khoảng 30 lần so với người VN?
Là vì họ đã không nhập khẩu chiến tranh, đã kiên quyết nói không với cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Họ không cần đầu tư nhiều tiền vào quân sự vì được bảo vệ bởi những lực lượng quân sự đứng đầu thế giới như Mỹ và khối NATO. Khối này chưa bao giờ phản bội họ.
Người VN hoàn toàn có thể làm được một việc lớn là ngăn chiến tranh Trung - Mỹ xẩy ra.
Thời cơ cứu nước càng đến gần với VN khi vào ngày 24/6/2015, Thượng viện Mỹ đã chính thức thông qua Dự luật HR1314 trong đó có Dự luật trao quyền đàm phán thương mại cho Tổng thống Mỹ và Dự luật hỗ trợ tổn thất cho những người Mỹ bị ảnh hưởng bởi các hiệp định tự do thương mại quốc tế.
Không nghi ngờ gì nữa, nước Mỹ đã rất linh hoạt trong việc giao cho Tổng thống Obama một đặc cách để quyết định đẩy nhanh đàm phán Thỏa thuận quan hệ đối tác thương mại T-Tip và đầu tư Xuyên Đại Tây Dương cũng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)và đặc biệt phục vụ cho quyền lợi của Mỹ ở biển Đông trong đó có liên quan đến việc liên kết chặt chẽ với VN.
VN cần phải nắm lấy bàn tay mà tổng thống Mỹ đưa ra để trở thành đồng minh thực sự của Mỹ và khối NATO. Đây là khoảnh khắc mà Mỹ mở rộng vòng tay hơn bao giờ hết, bởi chính quyền lợi của Mỹ ở biển Đông. Lúc đó Mỹ và khối NATO sẽ tự động bảo vệ VN theo hiệp định tương hỗ quân sự.
Trong tình thế đó, TQ bị buộc phải thay đổi cách hành xử, từ bỏ ảo vọng chiếm VN và và độc chiếm biển Đông. Chỉ có như thế, chiến tranh mới không xẩy ra.
Như thế, người VN mới thoát được ách nô lệ ngàn năm của TQ và ách nô lệ cộng sản.Và trước hết, gần nhất, là thoát được cuộc chiến tranh mà người VN không nhũng chịu mất nước về tay TQ mà còn phải chết cho TQ. Cuộc chiến đó không đưa VN trở về thời kỳ đồ đá vì ngay cả đá cũng nát và chỉ còn tro xương của người VN cọ vào nhau trong gió của những cánh đồng chết.
VTH*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
ĐẶNG QUANG CHÍNH * PHONG TRẦN
Phong trần ...
ĐẶNG QUANG CHÍNH
ĐẶNG QUANG CHÍNH
Thơ Kiều có câu: "Phong trần mài một lưỡi gươm. Các phường giá áo túi cơm xá gì!...". Hai câu thơ này trước năm 75, trong Nam, đã gợi cho những thanh niên mới lớn một lý tưởng hào hùng, khí phách.
Ngồi trong bàn cà phê, các người bạn quen và mới biết, cứ tưởng tôi đang buồn ngủ hay sao đó. Họ có biết đâu trong đầu tôi, một chuỗi suy nghĩ miên man cứ kéo đến, hết việc này đến việc khác.
(Viết đến đây, xin được có lời phân bua rằng, dù nhân vật trong bài được tôi viết tên theo lối chỉ lấy mẫu tự đầu, nhưng nếu có sự trùng hợp nào đó, xin người đọc miễn chấp).
- "Ê ...Đ.., kỳ này về lại VN, có làm ăn gì, nhớ nói cho tao hay với nhé!".
Người nói câu này, trước đây, hồi người Việt đến xứ này không bao nhiêu người, đã là người rất hăng say với việc của cộng đồng. Hăng say và làm được việc đến nỗi bị gắn cho cái nón cối khá nặng. Mới hồi nãy, khi anh ta và tôi đang trên đường đến quán này, anh ta sôi nổi với biết bao chuyện thời sự anh đã nghe hoặc đã thấy trên mạng.
- "Muốn làm thì làm ...nhưng tuổi bọn mình giờ này hưởng thụ là sướng nhất!".
Người trả lời đã đi vào con đường buôn bán sau người đặt câu hỏi nói trên. Nhưng, tuy không thành công lắm tại đất này, nghe đâu, cũng tạo được một khách sạn 5 tầng tại Thủ Đức, bên Việt Nam.
Xem ra hào hứng với thành công của mình tại quê nhà, anh ấy kể một hơi các chuyện linh tinh. Nào là muốn mở nhà hát Karaoke, giá phải chi cho CA khu vực là bao nhiêu, "cà phê ôm" cũng có giá định sẵn ...rồi "cà phê võng" ...tiệm Massage ...tất cả phải chi đẹp.
Tôi chợt nghĩ đến một bài viết trước đây, nội dung cho rằng, tụi cầm quyền gài bọn cấp dưới phải trung thành với chúng, theo cách, cứ làm ngơ, cho tụi đàn em kiếm tiền xả giàn. Bọn cấp dưới có chèn ép, "cứa cổ" người dân theo lối đóng hụi chết như vầy, cũng chẳng sao, miễn chúng trung thành với chế độ là được.
- "Còn vụ visa ở VN ra sao ...?. Có thay đổi gì không". Anh bạn tôi hỏi tiếp.
- Đừng làm ở Tòa Lãnh Sự bên này ..làm bên VN ít tốn tiền hơn.
Rồi anh chàng tên Đ.. này hình như còn vương cái sướng đã được nói ra lúc nãy, mà chưa nói hết được, bắt đầu kể ra một danh sách "ăn chơi" nổi tiếng ở VN. Ra ngoài Bắc, đừng loanh quanh ở Hà Nội, hãy đến Hưng Thịnh, Phú Lâm ở Nam Định (?). Ở trong Nam, có vùng Bình Thuận cũng được. Vùng Bình Phước, dân "chơi" đi xe toàn bảng số xanh (cán bộ nhà nước)...v.v..
Anh bạn "già" của tôi, trước đây có thời đã tổ chức thanh niên đi dự hội bóng đá Âu Châu. Anh cũng đã từng tổ chức thi hoa hậu nơi địa phương anh ở. Thời đó, tinh thần cộng đồng của người Việt còn hăng lắm!. Hơn nữa, nhờ có chiếc xe đi giao hàng khắp nơi, anh ấy liên lạc với đủ mọi hạng người. Ngoài ra, nhờ đồng tiền làm ăn có được, mọi việc tự gia đình anh tài trợ (những năm trước và sau 1980, các hoạt động cộng đồng tại đây chưa được cơ quan chính phủ hỗ trợ). Bây giờ, ngồi đây, anh nghe nói chăm chú. Tôi tưởng chừng anh chăm chú nghe như những buổi họp cộng đồng trước đây của anh.
- Nhớ nhé! ...về lại bên đó, có gì cùng hùn hạp làm ăn với nhau nhé. Anh bạn tôi nói thêm trước khi chia tay.
Tôi không rõ anh bạn muốn làm ăn để có thêm tiền để làm gì?. Có tiền để tài trợ các hoạt động của cộng đồng như trước đây anh đã làm? ...hay đã ảnh hưởng câu nói của anh chàng tên Đ...kia (?) "... tuổi bọn mình giờ này hưởng thụ là sướng nhất...".
Chợt nhớ thời ông N.C. Kỳ còn sanh tiền, ông đã từng mong mõi về lại VN làm chuyện hòa hợp hòa giải. Ông có thật tâm đó ... hay chỉ là cớ để "...tuổi bọn mình giờ này hưởng thụ là sướng nhất...". Chỉ một người cùng dân phi công, hình như tên là Đặng Văn Âu (?), có thể có câu trả lời tương đối rõ, vì anh ta là "đàn em" (?) thân cận của ông Kỳ.
(Viết đến đây, xin được có lời phân bua rằng, dù nhân vật trong bài được tôi viết tên theo lối chỉ lấy mẫu tự đầu, nhưng nếu có sự trùng hợp nào đó, xin người đọc miễn chấp).
- "Ê ...Đ.., kỳ này về lại VN, có làm ăn gì, nhớ nói cho tao hay với nhé!".
Người nói câu này, trước đây, hồi người Việt đến xứ này không bao nhiêu người, đã là người rất hăng say với việc của cộng đồng. Hăng say và làm được việc đến nỗi bị gắn cho cái nón cối khá nặng. Mới hồi nãy, khi anh ta và tôi đang trên đường đến quán này, anh ta sôi nổi với biết bao chuyện thời sự anh đã nghe hoặc đã thấy trên mạng.
- "Muốn làm thì làm ...nhưng tuổi bọn mình giờ này hưởng thụ là sướng nhất!".
Người trả lời đã đi vào con đường buôn bán sau người đặt câu hỏi nói trên. Nhưng, tuy không thành công lắm tại đất này, nghe đâu, cũng tạo được một khách sạn 5 tầng tại Thủ Đức, bên Việt Nam.
Xem ra hào hứng với thành công của mình tại quê nhà, anh ấy kể một hơi các chuyện linh tinh. Nào là muốn mở nhà hát Karaoke, giá phải chi cho CA khu vực là bao nhiêu, "cà phê ôm" cũng có giá định sẵn ...rồi "cà phê võng" ...tiệm Massage ...tất cả phải chi đẹp.
Tôi chợt nghĩ đến một bài viết trước đây, nội dung cho rằng, tụi cầm quyền gài bọn cấp dưới phải trung thành với chúng, theo cách, cứ làm ngơ, cho tụi đàn em kiếm tiền xả giàn. Bọn cấp dưới có chèn ép, "cứa cổ" người dân theo lối đóng hụi chết như vầy, cũng chẳng sao, miễn chúng trung thành với chế độ là được.
- "Còn vụ visa ở VN ra sao ...?. Có thay đổi gì không". Anh bạn tôi hỏi tiếp.
- Đừng làm ở Tòa Lãnh Sự bên này ..làm bên VN ít tốn tiền hơn.
Rồi anh chàng tên Đ.. này hình như còn vương cái sướng đã được nói ra lúc nãy, mà chưa nói hết được, bắt đầu kể ra một danh sách "ăn chơi" nổi tiếng ở VN. Ra ngoài Bắc, đừng loanh quanh ở Hà Nội, hãy đến Hưng Thịnh, Phú Lâm ở Nam Định (?). Ở trong Nam, có vùng Bình Thuận cũng được. Vùng Bình Phước, dân "chơi" đi xe toàn bảng số xanh (cán bộ nhà nước)...v.v..
Anh bạn "già" của tôi, trước đây có thời đã tổ chức thanh niên đi dự hội bóng đá Âu Châu. Anh cũng đã từng tổ chức thi hoa hậu nơi địa phương anh ở. Thời đó, tinh thần cộng đồng của người Việt còn hăng lắm!. Hơn nữa, nhờ có chiếc xe đi giao hàng khắp nơi, anh ấy liên lạc với đủ mọi hạng người. Ngoài ra, nhờ đồng tiền làm ăn có được, mọi việc tự gia đình anh tài trợ (những năm trước và sau 1980, các hoạt động cộng đồng tại đây chưa được cơ quan chính phủ hỗ trợ). Bây giờ, ngồi đây, anh nghe nói chăm chú. Tôi tưởng chừng anh chăm chú nghe như những buổi họp cộng đồng trước đây của anh.
- Nhớ nhé! ...về lại bên đó, có gì cùng hùn hạp làm ăn với nhau nhé. Anh bạn tôi nói thêm trước khi chia tay.
Tôi không rõ anh bạn muốn làm ăn để có thêm tiền để làm gì?. Có tiền để tài trợ các hoạt động của cộng đồng như trước đây anh đã làm? ...hay đã ảnh hưởng câu nói của anh chàng tên Đ...kia (?) "... tuổi bọn mình giờ này hưởng thụ là sướng nhất...".
Chợt nhớ thời ông N.C. Kỳ còn sanh tiền, ông đã từng mong mõi về lại VN làm chuyện hòa hợp hòa giải. Ông có thật tâm đó ... hay chỉ là cớ để "...tuổi bọn mình giờ này hưởng thụ là sướng nhất...". Chỉ một người cùng dân phi công, hình như tên là Đặng Văn Âu (?), có thể có câu trả lời tương đối rõ, vì anh ta là "đàn em" (?) thân cận của ông Kỳ.
Tôi lại cười, tuy thầm cười trong bụng, nhưng cảm thấy chua chát làm sao. Đâu đợi anh Đ ..nào đó chài mồi, giống như lối kêu gọi người Việt trở lại quê hương của Nguyễn Minh Triết, khi đến Mỹ kêu gọi ngoại quốc đầu tư bằng cách khoe “con gái Việt Nam sexy lắm”.
Người Việt trong nước hiện nay có khuynh hướng chạy đuổi theo đồng tiền. Người Việt ở nước ngoài cũng không khác lắm. Ai trong chúng ta có phương cách gì để mọi người thoát khỏi cơn mê đắm này..?!.
Chắc phải đổi câu thơ của truyện Kiều thành ra như sau:
"Giang hồ mài một lưỡi gươm
Cái phường chơi đĩ làm gương nỗi gì..!"
Chắc phải đổi câu thơ của truyện Kiều thành ra như sau:
"Giang hồ mài một lưỡi gươm
Cái phường chơi đĩ làm gương nỗi gì..!"
Đặng Quang Chính
CHUYỆN QUY MÃ
Sorry, Hết Giờ rồi!
Sáng Thứ Ba 07-7-2015, TT Barack Obama tiếp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục sau khi được Hà Nội gởi văn bản khẳng định rằng Tbt Nguyễn Phú Trọng là Chủ tịch đảng csVN nhưng còn kiêm Nhà Lãnh Đạo nước VNcs.
Do đó thay vì tiếp tại Phòng Rosewelt thì TT Obama tiếp tại Phòng Bầu Dục với sự hiện diện của Phó TT Joe Biden và cuộc gặp nầy không là "Hội nghị Thượng đĩnh song phương" (Bilateral Summit) theo nghi lễ quốc khách, mà chỉ là tiếp tân đàm đạo hai bên (Bilateral meeting).
Giờ gặp là 30 phút tính từ 11:10AM như nghi lễ Tòa Bạch Ốc thông báo. Trên đây là 2 tấm hình nói lên tất cả ý nghĩa của chuyến Mỹ du lần đầu của Tbt Nguyễn Phú Trọng được cư dân mạng xã hội phổ biến xem rất vui...
Mục tiếu lâm lần nầy mời bà con xem hình để thương cho công khó của Tbt Nguyễn Phú Trọng mang theo bầu đoàn thê tử chở nguyên chuyến máy bay lướt hơn nửa vòng trái đất suốt gần 20 tiếng đồng hồ từ Hà Nội đến Mỹ... để rồi nhìn đồng hồ như thế nầy đây!!!
Báo chí "lề phải" bỏ qua chi tiết bất lợi cho chính quyền Việt Nam trong bản tuyên bố của TNS John McCain
Sáng nay, 9/7/2015, báo Tuổi Trẻ đã đưa tin Thượng Nghị Sỹ John McCain ra tuyên bố về chuyến thăm Mỹ cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Thế nhưng, bài viết của tờ bào này đã lượt bỏ một số chi tiết quan trọng bất lợi cho chính quyền Việt Nam trong tuyên bố của TNS.
"Tuyên bố về chuyến thăm Mỹ cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng" đăng trên báo Tuổi Trẻ |
Báo Tuổi Trẻ đưa tin về tuyên bố của thượng nghị sĩ John McCain về chuyến thăm của Tổng Bí Thư, trong đó có đoạn: "Ông McCain cũng ca ngợi Việt Nam gần đây đã tiến hành các bước đi đáng khích lệ nhằm cải thiện hồ sơ nhân quyền."
Trên thực tế, ông John McCain nói đầy đủ thế này: "Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ xã hội dân sự ở Việt Nam, bao gồm việc ủng hộ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền của người lao động, như một phần của mối quan hệ giữa hai nước. Chính quyền Việt Nam gần đây đã tiến một bước khiêm tốn nhưng đáng cổ vũ trong việc cải thiện tình hình nhân quyền, và Hoa Kỳ phải tiếp tục hỗ trợ tất cả các công dân Việt Nam - những người tìm cách xây dựng bằng những phương thức hòa bình một quốc gia giàu và mạnh, tôn trọng quyền con người và pháp trị..."
"Thêm vào đó, tôi tin rằng Hoa Kỳ cần phải tiếp tục nới lỏng lệnh cấm vũ khí quân sự sát thương cho Việt Nam vào thời điểm này, bao gồm tất cả các hệ thống mà có thể giúp quân đội Việt Nam hoạt động hiệu quả trên, dưới và trong vùng lãnh hải của mình. Những bước để nới lỏng, và cuối cùng là gỡ bỏ, lệnh cấm vận này sẽ cần đến việc chính phủ Việt Nam thực thi những bước đi đáng kể và bền vững để bảo vệ quyền con người, bao gồm thả các tù nhân lương tâm và cải cách luật pháp. Đây sẽ là mục tiêu của cả hai bên, và hai bên sẽ làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu này càng sớm càng tốt vì lợi ích chung của hai quốc gia".
Bản tin trên báo Tuổi Trẻ:
Bản tiếng Anh của tuyên bố:
CAM RANH TRONG CHIẾN LƯỢC MỸ VÀ VIỆT NAM.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký thỏa ước Hợp Tác Quốc Phòng và An Ninh tại Biển Đông và khu vực nhưng cả hai bên đều đồng ý không công bố về những điều đã được thỏa thuận. Nguồn tin đáng tin cậy cho biết:
a- Việt Nam đồng ý để Hoa Kỳ xử dụng Cam Ranh làm căn cứ sửa chữa tàu bè của Lực Lượng Hải Quân Mỹ tại Đông Nam Á.
b- Hoa Kỳ và Việt Nam cùng nhau lấy Cam Ranh làm nơi xuất phát tuần tra và tập trận chung để bảo vệ đường hàng hải tại Biển Đông và chống hải tặc.
c- Hoa Kỳ sẽ giúp quân đội CSVN có những vũ khí và trang thiết cụ cần thiết để Việt Nam có khả năng tự phòng thủ một cách hữu hiệu.
d- Hoa Kỳ điều động một số tướng lãnh Mỹ gốc Á Châu và đặc biệt là sĩ quan gốc Việt nhận những trọng trách trong Lực Lượng Hải Quân Mỹ ở Á Châu hầu đáp ứng những nhu cầu hỗ tương, hợp tác về an-ninh và quốc-phòng với các quốc gia tại Đông Nam Á và đặc biệt với Lực Lượng Hải Quân VN.
SỰ THẬT VỀ CHUYẾN VIẾNG THĂM HOA KỲ
CỦA TBT. NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Tiếp sau chuyến thăm Tàu Cộng trong tháng trước của TBT. ĐCSVN đã được Tập Cận Bình đón tiếp trọng thể nhưng đã được mô tả là chuyến đi đầu hàng đầy nhục nhã. Những bí ẩn bên trong chuyến viếng thăm Washington, Hoa Kỳ sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng dự trù sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ ngày 3/7 đến ngày 10/7/15.
Tin tức từ nội bộ ĐCSVN cho biết sẽ được TT Obama đón tiếp trọng thể tại tòa Bạch Ốc.
a- Để chuẩn bị cho Nguyễn Tấn Dũng thay thế Nguyễn Phú Trọng trong vai trò Tổng Bí Thư ĐCSVN sau Đại Hội XII sắp tới, đồng thời bất ngờ đánh lạc hướng Tàu Cộng trong việc tiếp cận Hoa Kỳ bảo trợ cho VN được gia nhập TPP và giải tỏa cấm vận vũ khí sát thương hàng loạt.
b- Dưới áp lực của Nguyễn Tấn Dũng và để bảo vệ “ĐẢNG”, Nguyễn Phú Trọng phải chấp nhận đến Hoa Kỳ để thực hiện những kế hoạch “MẬT” của nhóm lợi ích đã cam kết với tình báo Mỹ trong vấn đề Cam Ranh, thay đổi cơ chế chính trị và nhất là hủy bỏ điều 4 hiến pháp, chấp nhận đa nguyên, tôn trọng nhân quyền …
c- Nguyễn Phú Trọng phải ký những cam kết tôn trọng những điều khoản của thỏa ước TPP, nhất là công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của người công nhân, đồng thời phải cam kết không để TQ lợi dụng TPP để khuynh loát thị trường tự do nầy.
d- Tin cũng cho biết, khi tiếp TBT CS NP Trọng, TT Obama sẽ làm qùa cho ông là tuyên bố: “Việt Nam được vào TPP”!
Xin chia sẻ cùng bà con hải ngoại và quốc nội vì tính khả tín của tin tức nầy rất cao.
PHAN THANH TÂM * THANH TÂM TUYỀN
Phan Thanh Tâm
Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền:
Một Phía Khác
Một Phía Khác
Là người đi tiên phong cổ xúy cho thơ tự do, siêu hình, lãng mạn, muốn đập vỡ hình hài, và phá bỏ những giấc mơ quen thuộc nhưng Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền lại là người rất bảo thủ, nghiêm túc, có cung cách của một nhà mô phạm, từ tốn, chừng mực, tiết tháo, không thích đám đông hay ồn ào, ít giao du, muốn có một đời sống bình thường.
Dù ông đã nói xin đừng ai gọi tôi là thi sĩ, Thanh Tâm Tuyền vẫn được giới yêu thơ Xin trao thi sĩ vòng hoa tặng. Theo nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc hai tập thơ Tôi Không Còn Cô Độc (1955) và Liên-đêm-mặt trời tìm thấy (1964) đã trình bày con người và thơ của ông: "Kiêu căng, ngạo mạn, lạnh lùng, cô độc, cô đơn, cô lữ, lãng mạn, tha thiết, dằn vặt, yêu thương, khô khan, bùng cháy, mệt mỏi, hoài nghi, thất vọng, siêu hình, trong sáng, rắc rối, phức tạp, xót xa, phẫn nộ”.
Tin ông từ giã cuộc đời đến với bằng hữu một cách đột ngột. Ngay cả em ông Dzư văn Chất cũng chỉ hay tin ông mắc bạo bệnh ung thư phổi khi ông trong cơn hấp hối. Trước đó , mọi lời đồn đoán về sức khỏe của ông đều bị phủ nhận. Đây là một Cuộc hành trình hoàn toàn cô độc. Ông đã ngủ cô đơn trên giường bệnh. Theo lời người trong gia đình, nhà thơ cho rằng nếu không có niềm vui thông báo thì thôi, không nên đưa ra tin dữ và sống hay chết vẫn chẳng có gì khác lạ.
Khoảng 50 người thân thuộc trong gia đình và bạn bè quen biết trưa thứ bảy 24/3/06 đã tiễn đưa ông ra nằm mãi mãi ngoài nghĩa địa, ngủ giấc dài rất thơ ngây ở Roseville; ông hết còn Chiều chiều lững thững lên bãi tha ma, như những năm đầu mới qua Mỹ. Người Thi Sĩ bay vào miền đất lạ vừa lúc thời tiết bắt đầu vang vang trời vào Xuân, sau một mùa đông “tuyết đổ tơi bời trời đất sầu thảm” (1).
Ba người bạn cố tri thuở thiếu thời ở Hà nội, cùng dạy học các trường quanh Saigon trước 1975, hiện cùng định cư ở Minnesota đều nói rằng, tinh thần giáo chức ảnh hưởng rất mạnh nơi ông Dzư văn Tâm, tên thật của cố Thi Sĩ . Ông rất đàng hoàng. Y phục, tóc tai bao giờ cũng chững chạc, không hề thất hứa. Ông dạy việt văn và toán, nghiêm khắc và tận tâm. Học trò rất khâm phục; mê nghe ông giảng về Chinh Phụ Ngâm. Ông là cha đỡ đầu cho một người con của Giáo sư thuộc nhóm Sáng Tạo Nguyễn Sỹ Tế.
Thi sĩ có gốc tu
Nghề gõ đầu trẻ đã vận vào ông từ khi còn dưới đôi mươi. Thi tú tài toán ông phải làm đơn xin miễn tuổi. Khi dạy ở truờng Minh Tân ở Hà Đông một vị Linh Mục thấy thầy giáo toán trẻ có “gốc tu”. Em ông, ông Dzư văn Chất cho biết nhờ nhận xét này, anh ông, Thanh Tâm Tuyền như lạc vào rừng hoa, cho dạy lớp nữ sinh Nguyễn bá Tòng ở Saigon, trái với nội qui là chỉ các thầy có gia đình mới được phụ trách. Động viên thành Sĩ Quan, Thanh Tâm Tuyền về dạy ở trường Đại Học Võ Bị Đà Lạt.
Sang Mỹ ông theo học điện toán tại trường St Paul Technical College. Sau đó Thanh Tâm Tuyền được trường thu nhận phụ trách giúp sinh viên tìm lỗi các phương trình viết bằng Cobol; ông có biệt hiệu là “Tâm Cobol”.
Ít ai biết ông có một người con trai bị mất tích trên đường đi tìm tự do sau 1975. Ông rất mực thước, kín đáo và đôn hậu. Trong buổi tưởng nhớ cố thi sĩ (1936-2006) tại nhà quàn ở Roseville chiều ngày 24/3/06, Ông Vũ Quang, cho hay trong gần 10 năm cùng phục vụ chung với ông tại Cục Tâm Lý Chiến và trường Cao Đẳng Quốc Phòng ông nhận thấy cố thi sĩ Thanh Tâm Tuyền âm thầm chu toàn mọi trách vụ, đã đóng góp to lớn cho nhật báo Tiền Tuyến và Nguyệt San Quốc Phòng. Ông là một quân nhân gương mẫu. Ông có bốn người con trai và một người con gái.
Một người bạn của cố thi sĩ có quen cô Tuyền nói rằng cô Tuyền không phải là người yêu của Thanh Tâm Tuyền. Cô ta “nhỏ hơn anh Tâm bốn tuổi, ở Hà Nội nhà gần với nhau; có vào Nam rồi dọn đi đâu không ai biết”. Biệt hiệu là Thanh Tâm Tuyền là để cho khỏi trùng với biệt hiệu Thanh Tâm của một người khác. Còn tên Liên cũng là tên một cô gái láng giềng hồi nhỏ. Ông Dzư văn Chất cho biêt cô bé này ở trong Nam.
Nhà nghèo, thân sinh mất sớm khi ông bốn tuổi. Về cái lưng hơi cong, ông cho biết "sự thật là hồi nhỏ, ở Hà Nội, phải đi gánh từng gánh nước ở phông-ten về nhà dùng, nên làm sao cái lưng nó chả gù gù” (2). Tôi chỉ quen ông trong một buổi trình diễn dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Minnesota lúc ông về đậy định cư. Tôi nhớ, ông thường nói với tôi “Tôi cũng tên Tâm có một người em cùng cỡ cậu”. Có lẽ vì khi nói chuyện với ông là cứ gọi “anh Thanh Tâm Tuyền” chăng?. Bà cụ thân sinh đã hơn 90 hiện sống ở Việt Nam với cháu nội con của người em duy nhất Dzư văn Chất người mà tôi mới biết hôm dự đám tang “anh Dzư văn Tâm”.
Từ ngày sang Mỹ, Thanh Tâm Tuyền theo diện HO, không có liên hệ với các sinh hoạt cộng đồng, Ông chỉ lặng lẽ theo dõi, quan sát. Có một lần một người quen với người viết bài này làm ở đài BBC muốn liên lạc với ông nhưng ông tránh né. Tuy nhiên, theo tôi, điều này không có nghĩa là ông muốn ẩn dật, giã từ viết lách. Luật sư Trần Thanh Hiệp, hoạt động với ông thời sinh viên 1954-1955 và báo Sáng Tạo 1956-1960, nhận xét đúng khi cho rằng ông đã đứng sang bên lề cuộc sống trong môi trường hải ngoại để đổi mới ảnh tượng. Trong ông suối nguồn ảnh tượng đang đợi dịp tuôn trào.
Thơ tù
Trong một dịp đi uống cá phê vời thi sĩ hồi ông còn đi học lại về điện toán, trong câu chuyện ông có đề cập đền việc muốn ra một tạp chí bất định kỳ; phát hành giới hạn, chỉ gưỉ đến cho những độc giả chọn lọc mua trước. Phải chăng lúc nào ông cũng ấp ủ “có một tờ báo của mình để viết cho sướng tay”? Tập Thơ “ Ở Đâu Xa” in năm 1992 ở Cali, gồm những bài thơ đã xuất hiện trước đó ở hải ngoại với bút hiệu Trần Kha. Nhạc sĩ Cung Tiến có phổ nhạc một số. Không nghe nói có buổi ra mắt tập thơ. Hỏi ông, ông nói “tôi không làm chuyện đó”. Những vần thơ này đã phải trải qua hai lần vượt: vượt tù và vượt biên.
"Trăng lạnh soi mái ngoài
Lênh đênh đêm chẳng thấy
Gió hú rợn núi đồi
Ðêm sâu kín khắc khoải"
(Trăng Tù)
Vác bó cuốc nặng bước loạng choạng
Về trong xây xẩm buổi tàn đông
Lạnh lẽo nhà ai không đèn lửa
Ảm đạm lòng ta chiều cuối năm
(chiều cuối năm qua xóm nghèo)
Đêm rét nằm co quắp
Thân xương xẩu trơ khấc
Bụng đói ruột ục sôi
Đếm nhịp thở lay lắt
(đêm đông ở k2 tân lập)
Nhà văn Ninh Hạ Nguyễn Đức Tâm trong Văn Học số 193 kể lại rằng, “Một ngày trước khi tha, tôi và Thanh Tâm Tuyền cùng một người bạn trẻ rất khí khái, vốn là học trò của chúng tôi, có bữa ăn đạm bạc chia tay. Thanh Tâm Tuyền lại giao thêm cho tôi một trách vụ hiểm nghèo khác là đem ra những bài thơ của anh sáng tác trong thời gian ở tù, viết trên những dung giấy nhỏ. Đem lén cả hàng chục lá thư gửi về gia đình lại thêm thơ lậu của Thanh Tâm Tuyền, qua mặt cán bộ ra khỏi trại là một điệp vụ căng thẳng. Có kẻ lén báo cáo cán bộ nhân lực, tức an ninh trại, chận xét tại cổng nhưng tôi đã chuyển giao cho anh bạn trẻ Phan cảnh Phùng trước đó không lâu. Thoát hiểm trong đường tơ kẽ tóc”..
Hiếm người nói về văn thơ mình như ông; qua "Nỗi buồn trong thơ hôm nay" ông viết, "mỗi tiếng, mỗi lời viết ra tôi đều thấy nó chứa đựng những hận thù, khinh bỉ, dày vò, đớn đau, tuyệt vọng, nhơ nhuốc, dối trá, hằn học, trơ trẽn, bệnh hoạn, xấc láo, thô bạo, cục cằn, tủi hổ, yếu đuối, bất lực, chết chóc”. Vì sao vậy? Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc cho rằng vì thơ của cố Thi Sĩ : "gắn liền với ý thức, chứa đầy dằn vặt, như những tiếng thét, kéo người ta ra khỏi giấc mơ để đối diện với những đổ vỡ, những hỏa hoạn, những thiên tai ngay chính trong tâm hồn của mình”.
những vần thơ tình
Theo nhà văn Thụy Khuê, Thanh Tâm Tuyền "là một trong những nhà thơ giàu hình ảnh nhất Việt Nam; văn thơ ông là sự đãi lọc, khai phá chữ nghĩa; không gieo lối đồng âm, đồng thanh mà là nhịp điệu của ý thức; dùng những từ lạ và mới hơn .Ông là một tác giả phức tạp, tương phản. Một đặc trưng hiếm hoi trong văn học Việt Nam từ trước đến giờ. Báo điện tử Tiền Vệ nhận định rằng cố Thi Sĩ là một trong vài nhà thơ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không những ở miền Nam từ 1954 đến 1975 mà còn của cả nước thời kỳ hậu Geneva nói chung"
Hồi ở Saigon năm 1972, Baó Văn số 199 trong bài “Thơ Mừng Năm Tuổi”, ông đã tự họa về một người sinh ở Nghệ An (Vinh) năm con chuột:
"Được chê bai, được khen ngợi,
được công kích, được tán dương,
được choàng hoa, được lăng mạ. Ồn ào.
Được gọi nhà văn, nhà thơ miền Nam. Tuỳ tiện.
Tiền phong, độc lập với người này. Phản động, tay sai với kẻ nọ. múa gậy vườn hoang với đám kia (Cũng vui.)
Không thẻ hội viên văn nghệ. Không chân đoàn thể hay đảng phái. Không thế lực Nhà Thờ (La Mã hoặc Tin Lành) hay Chùa Chiền (Ấn Quang hoặc Quốc Tự).
Không thiết Tả, Hữu, Trung, Siêu. Mòng mòng. Hoan hỉ mòng mòng. Nghiêm túc mòng mòng.
Chưa một ngày rời chân khỏi nước. Mê nhớ Paris, mọi thủ phủ, mọi thành phố, chốn đám đông tụ tập chen chúc và hiu quạnh — chưa quen như đã thông tỏ.
Phiêu lưu xó nhà xó bếp, tửu quán trà đình, phường phố ngao du.
Ngớ ngẩn dăm ba mối tình còm. Tuyệt vọng."
Nhà phê bình Đặng Tiến sau khi ông qua đời đã viết: "Trong truyện Bếp lửa, sáng tác năm hai mươi tuổi, Thanh Tâm Tuyền đã hạ một câu kết, để đời, – khi hiu hắt, khi ngời sáng, trong tâm thức thế hệ chúng tôi: Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng. Đời người, vô cùng rồi cũng đến vậy thôi”.
Và mấy ai trong chúng ta không mềm lòng khi đọc thơ tình yêu của Thanh Tâm Tuyền :
"ngoài đời chỉ có trời sao là đáng kể
mà bên những vì sao lấp lánh đôi mắt em"
hay:
"Em là lá biếc là mây cao là tiếng hát
sớm mai khuya thức nhiều nhớ thương"
hoặc:
"Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới..."
Thi Sĩ Thanh Tâm Tuyền quả thật là một người độc đáo vì chẳng những thơ ông đã
“vượt khỏi hoàn cảnh và là vòng tay bát ngát ôm được những nỗi đau của nhân thế, ở
mọi nơi, mọi thời" (3) mà còn là vì ông có một nhân cách rất đáng kính nể.
Phan Thanh Tâm
Saint Paul, Minesota
04/01/06
*những chữ xiên trích trong văn thơ Thanh Tâm Tuyền; (1) Võ Phiến; (2) Nguyễn Đạt;
(3) Quỳnh Giao.
Wednesday, July 8, 2015
GIỚI-THIỆU SÁCH MỚI POETRY OVER THE RAINBOW
Sách Mới: POETRY OVER THE RAINBOW
GIỚI-THIỆU SÁCH MỚI
POETRY
OVER THE RAINBOW
Tuyển-tập thơ tiếng Anh
gồm có 75 bài thơ chọn-lọc
của 48 nam+nữ tác-giả
thuộc nhiều gốc dân
(trong đó có Thanh-Thanh)
do nhà thơ
BETTY CUMMINS STARR-JOYAL
biên-tập và ấn-hành.
Muốn mua (mỗi cuốn $10.00)
hoặc tham-gia các tuyển-tập sắp in
xin liên-lạc với
POETRYFEST
PO BOX 3561 • ASLAND, OR 97520
LÊ DIỄN ĐỨC * QUAN HỆ VIỆT MỸ
Quan hệ Việt- Mỹ, cuộc chơi không dễ dàng
Tue, 07/07/2015 - 19:20 — ledienduc
Lê Diễn Đức
Tại phòng Bầu Dục của Toà Bạch Ốc, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng trong tư cách là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị Mỹ, ông Trọng không có người “tương nhiệm”.
Giáo sư Carl Thayer trong một bài phân tích trên tờ Diplomat nói rằng, "cuộc gặp giữa Tổng Thống Barack Obama và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng như là một hành động công nhận vai trò của Đảng Cộng Sản trong hệ thống chính trị Việt Nam, và sẽ dọn đường cho những chuyến công du tương tự trong tương lai".
Nhận định này của ông Thayer đúng, nhưng đây không phải lần đầu tiên Chính phủ Mỹ thừa nhận vai trò của Đảng Cộng Sản trong một hệ thống chính trị khác hẳn về ý thức hệ với Mỹ.
Trước năm 1989, Mỹ đã từng có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước cựu Cộng Sản Đông Âu, Liên Xô và thừa nhận các Đảng Cộng Sản có vai trò lãnh đạo trong hệ thống đó.
Tuy nhiên, giao thương là để có cơ hội tiếp xúc gần gũi và đối thoại, nhưng song song, học thuyết làm tan rã khối Cộng Sản châu Âu là do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan chủ xướng và thực hiện.
Thực chất khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam và thiết lập trao đổi cấp đại sứ, Mỹ đã thừa nhận chế độ Cộng Sản Việt Nam. Chính Phủ Mỹ cũng đã tiếp các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam khác tại Toà Bạch Ốc như Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang.
Lần này tiếp Nguyễn Phú Trọng không nắm một cương vị nào trong nhà nước, nhưng là lãnh đạo cao nhất của đảng cầm quyền, và là đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội theo Hiến pháp Việt Nam. Điều này cho thấy việc tiếp ông Trọng hợp lý và chẳng có gì quá quan trọng. Nhưng việc tiếp cũng xuất phát cả từ quan điểm và cách cư xử riêng của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Barack Obama là Tổng thống của nước Mỹ, nhưng trong năm 2012 ông chỉ đạt 51% số phiếu cử tri, 48% đã bầu cho ông Mitt Romney, vì cử tri xem Obama như là người có tính thiên tả. Tờ Washington Post gần đây có bài viết nói rằng, người đứng đầu Bastrop County thuộc bang Texas Albert Ellison đã viết rằng, nhiều người Texas mất niềm tin vào Tổng thống Obama, trong đó có một thực tế là "trong tâm trí của một số người, ông được nâng đỡ bởi người cộng sản và cố vấn bởi những kẻ khủng bố" (in the minds of some, he was raised by communists and mentored by terrorists). Một dòng suy nghĩ khá cực đoan về một vị tổng thống, nhưng cũng là điều chúng ta cần quan tâm để có sự nhìn nhận tổng quát.
Nói vậy thôi, chính sách đối ngoại của Mỹ thường được hoạch định dài hạn, thông qua các cơ quan nghiên cứu, các think-tank, ít nhất cũng cho 25 năm. Các vị tổng thống lên nắm quyền dù thuộc đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ, chỉ xử lý cụ thể các diễn biến nhưng tuân thủ chính sách chung.
Chiến luợc quay trục lại châu Á, đến thời Barack Obama mới thực sự rõ ràng, nhưng thực tế đã được thực hiện từ thời Tổng thống W. Bush.
Tiếp theo Tổng thống Bill Clinton đến thăm Việt Nam năm 2000, sau 5 năm bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ, năm 2006 Tổng thống W. Bush cũng đã đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị lãnh đạo kinh tế APEC-14. Chính phủ của Tổng thống W. Bush cũng đã ủng hộ và hỗ trợ Việt Nanm tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO trong năm 2007. Mỹ quan hệ với Việt Nam dựa trên chính sách "xâm nhập để ảnh hưởng"mà Tổng thống W, Bush là người đưa ra.
Trong chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam có một vị thế địa chính trị quan trọng trong toàn khối Asean. Trong cuộc chơi này Mỹ tỉnh táo và thận trọng. Việt Nam vẫn là một quốc gia cộng sản, toàn trị và có xu hướng nghiêng về Trung Quốc, vừa kinh tế, vừa chính trị, là một nước có cùng ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, để bảo vệ sự tồn tại. Tuy nhiên, xu hướng này đi ngược với tâm tư và ý chí dân tộc của người Việt Nam. Không người Việt Nam nào không biết dã tâm thôn tính Việt Nam của mọi triều đại Trung Quốc từ hơn hai ngàn năm nay.
Cuộc khảo sát của Pew Global Attitudes & Trends hôm 23/06/2015 cho thấy, 78 phần trăm người Việt Nam được hỏi cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, chỉ có 13 phần trăm nói ngược lại. Trong khi đó, tới 74 phần trăm có cái nhìn không thân thiện về Trung Quốc.
Chơi với Việt Nam, Mỹ nắm bắt được điều này.
Mặt khác, như giáo sư Thayer nhận định, "sự khác biệt quan diểm trong các phe phái trong nội bộ Bộ Chính Trị phức tạp hơn, không chia rõ rệt thành phe thân Trung Quốc hay phe thân Mỹ, mà sự khác biệt chủ yếu là trên sự đánh giá về cách xử lý các quan hệ với các cường quốc như thế nào để đừng phương hại tới các lợi ích của quốc gia".
Gần gũi hơn với Việt Nam trong chính sách để kìm toả ảnh hưởng và tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực này, Washington hợp tác với Hà Nội, nhưng vẫn không quên sử dụng áp lực ngoại giao để thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền. Tuy nhiên Washington không làm quá mạnh để có thể đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc, khiến Việt Nam có thể thành một pháo đài Cộng Sản như Bắc Triều Tiên.
Hà Nội cũng biết điều rất rõ lợi thế của mình nên không ngần ngại tiếp cận và lợi dụng Mỹ. Thị trường Mỹ đã trở nên quan trọng hàng đầu của Việt Nam với mức xuất khẩu gần 40 tỷ USD, gần bằng 20% tổng thu nhập GDP (2014). Quyền lực cứng và mềm của Mỹ là sức mạnh duy nhất cho phép ngăn chặn mọi sự hiếp đáp của Trung Quốc.
Trong cuộc chơi này, không ai đặt lòng tin hoàn toàn vào nhau, và luôn có một khoảng cách giữa hai phía.
Khi còn chế độ cộng sản, Hà Nội chắc chắn không thể trở thành đồng minh quân sự của Mỹ, nhưng ngược lại, Mỹ cũng là thế lực luôn phải cảnh giác trong con mắt của Hà Nội.
Thời Ân Hoằng, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh nói:
Tại phòng Bầu Dục của Toà Bạch Ốc, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng trong tư cách là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị Mỹ, ông Trọng không có người “tương nhiệm”.
Giáo sư Carl Thayer trong một bài phân tích trên tờ Diplomat nói rằng, "cuộc gặp giữa Tổng Thống Barack Obama và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng như là một hành động công nhận vai trò của Đảng Cộng Sản trong hệ thống chính trị Việt Nam, và sẽ dọn đường cho những chuyến công du tương tự trong tương lai".
Nhận định này của ông Thayer đúng, nhưng đây không phải lần đầu tiên Chính phủ Mỹ thừa nhận vai trò của Đảng Cộng Sản trong một hệ thống chính trị khác hẳn về ý thức hệ với Mỹ.
Trước năm 1989, Mỹ đã từng có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước cựu Cộng Sản Đông Âu, Liên Xô và thừa nhận các Đảng Cộng Sản có vai trò lãnh đạo trong hệ thống đó.
Tuy nhiên, giao thương là để có cơ hội tiếp xúc gần gũi và đối thoại, nhưng song song, học thuyết làm tan rã khối Cộng Sản châu Âu là do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan chủ xướng và thực hiện.
Thực chất khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam và thiết lập trao đổi cấp đại sứ, Mỹ đã thừa nhận chế độ Cộng Sản Việt Nam. Chính Phủ Mỹ cũng đã tiếp các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam khác tại Toà Bạch Ốc như Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang.
Lần này tiếp Nguyễn Phú Trọng không nắm một cương vị nào trong nhà nước, nhưng là lãnh đạo cao nhất của đảng cầm quyền, và là đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội theo Hiến pháp Việt Nam. Điều này cho thấy việc tiếp ông Trọng hợp lý và chẳng có gì quá quan trọng. Nhưng việc tiếp cũng xuất phát cả từ quan điểm và cách cư xử riêng của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Barack Obama là Tổng thống của nước Mỹ, nhưng trong năm 2012 ông chỉ đạt 51% số phiếu cử tri, 48% đã bầu cho ông Mitt Romney, vì cử tri xem Obama như là người có tính thiên tả. Tờ Washington Post gần đây có bài viết nói rằng, người đứng đầu Bastrop County thuộc bang Texas Albert Ellison đã viết rằng, nhiều người Texas mất niềm tin vào Tổng thống Obama, trong đó có một thực tế là "trong tâm trí của một số người, ông được nâng đỡ bởi người cộng sản và cố vấn bởi những kẻ khủng bố" (in the minds of some, he was raised by communists and mentored by terrorists). Một dòng suy nghĩ khá cực đoan về một vị tổng thống, nhưng cũng là điều chúng ta cần quan tâm để có sự nhìn nhận tổng quát.
Nói vậy thôi, chính sách đối ngoại của Mỹ thường được hoạch định dài hạn, thông qua các cơ quan nghiên cứu, các think-tank, ít nhất cũng cho 25 năm. Các vị tổng thống lên nắm quyền dù thuộc đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ, chỉ xử lý cụ thể các diễn biến nhưng tuân thủ chính sách chung.
Chiến luợc quay trục lại châu Á, đến thời Barack Obama mới thực sự rõ ràng, nhưng thực tế đã được thực hiện từ thời Tổng thống W. Bush.
Tiếp theo Tổng thống Bill Clinton đến thăm Việt Nam năm 2000, sau 5 năm bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ, năm 2006 Tổng thống W. Bush cũng đã đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị lãnh đạo kinh tế APEC-14. Chính phủ của Tổng thống W. Bush cũng đã ủng hộ và hỗ trợ Việt Nanm tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO trong năm 2007. Mỹ quan hệ với Việt Nam dựa trên chính sách "xâm nhập để ảnh hưởng"mà Tổng thống W, Bush là người đưa ra.
Trong chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam có một vị thế địa chính trị quan trọng trong toàn khối Asean. Trong cuộc chơi này Mỹ tỉnh táo và thận trọng. Việt Nam vẫn là một quốc gia cộng sản, toàn trị và có xu hướng nghiêng về Trung Quốc, vừa kinh tế, vừa chính trị, là một nước có cùng ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, để bảo vệ sự tồn tại. Tuy nhiên, xu hướng này đi ngược với tâm tư và ý chí dân tộc của người Việt Nam. Không người Việt Nam nào không biết dã tâm thôn tính Việt Nam của mọi triều đại Trung Quốc từ hơn hai ngàn năm nay.
Cuộc khảo sát của Pew Global Attitudes & Trends hôm 23/06/2015 cho thấy, 78 phần trăm người Việt Nam được hỏi cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, chỉ có 13 phần trăm nói ngược lại. Trong khi đó, tới 74 phần trăm có cái nhìn không thân thiện về Trung Quốc.
Chơi với Việt Nam, Mỹ nắm bắt được điều này.
Mặt khác, như giáo sư Thayer nhận định, "sự khác biệt quan diểm trong các phe phái trong nội bộ Bộ Chính Trị phức tạp hơn, không chia rõ rệt thành phe thân Trung Quốc hay phe thân Mỹ, mà sự khác biệt chủ yếu là trên sự đánh giá về cách xử lý các quan hệ với các cường quốc như thế nào để đừng phương hại tới các lợi ích của quốc gia".
Gần gũi hơn với Việt Nam trong chính sách để kìm toả ảnh hưởng và tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực này, Washington hợp tác với Hà Nội, nhưng vẫn không quên sử dụng áp lực ngoại giao để thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền. Tuy nhiên Washington không làm quá mạnh để có thể đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc, khiến Việt Nam có thể thành một pháo đài Cộng Sản như Bắc Triều Tiên.
Hà Nội cũng biết điều rất rõ lợi thế của mình nên không ngần ngại tiếp cận và lợi dụng Mỹ. Thị trường Mỹ đã trở nên quan trọng hàng đầu của Việt Nam với mức xuất khẩu gần 40 tỷ USD, gần bằng 20% tổng thu nhập GDP (2014). Quyền lực cứng và mềm của Mỹ là sức mạnh duy nhất cho phép ngăn chặn mọi sự hiếp đáp của Trung Quốc.
Trong cuộc chơi này, không ai đặt lòng tin hoàn toàn vào nhau, và luôn có một khoảng cách giữa hai phía.
Khi còn chế độ cộng sản, Hà Nội chắc chắn không thể trở thành đồng minh quân sự của Mỹ, nhưng ngược lại, Mỹ cũng là thế lực luôn phải cảnh giác trong con mắt của Hà Nội.
Thời Ân Hoằng, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh nói:
"Lo ngại về “sự lật đổ” của phương Tây về ý thức hệ, ít nhất là trong lòng giới đảng viên lớn tuổi và đồ đệ của họ, và nhu cầu có quan hệ kinh tế không thể thiếu với Trung Quốc, điều mà hầu như tất cả trong đảng và chính phủ Việt Nam đều thừa nhận, sẽ hạn chế mức độ hợp tác với Mỹ trong cân bằng quan hệ với Trung Quốc. Hà Nội phải chơi một trò chơi, và nói chung trong mấy năm qua, Hà Nội đã chơi tốt trò chơi này".
Rõ ràng, Việt Nam đang du giây khá thành công, chơi với Mỹ nhưng nhất định không làm hỏng mối quan hệ "hữu nghị" với Trung Quốc.
Cuộc gặp gỡ Obama của Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật được cho là thân Trung Quốc, vì vậy, không mang lại một điều gì đột phá ngoài những thoả thuận giữa Mỹ với Việt Nam qua chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013, nâng mối quan hệ lên "hợp tác toàn diện" và tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Mỹ- Việt mà Bộ trưởng quốc phòng Ashton Cater ký hồi tháng 6/2015. Chuyến công du chỉ có ý nghĩa tìm kiếm lòng tin và thiết lập sự tôn trọng lẫn nhau và mong muốn Mỹ cam kết không "chơi xỏ" trong ván bài này.
Về Hiệp ước Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, Barack Obama có trao đổi với Trọng, nhưng việc hoàn tất đàm phán với Việt Nam được xem như đã gần xong. Các tiêu chuẩn lao động của TPP và công nhân tự do lập hội ít nhất là ở cấp độ nhà máy, có thể được phía Mỹ châm chước, trì hoãn trong một hạn định 3-5 năm, vì "lý do kỹ thuật".
Tóm lại trong chiến lược an ninh của trục Châu Á-Thái Bình Dương, vì lợi ích của mình, Mỹ không thể không quan hệ tốt với Việt Nam, nhưng cẩn trọng. Ngược lại Việt Nam cũng tận dụng tối đa các quan hệ với Mỹ, nhưng dè chừng.
Trong bối cảnh này, dân chủ và nhân quyền không còn là vấn đề quan trọng nhất, nhưng đối với Mỹ là trách nhiệm của một cường quốc dân chủ và của các giá trị tự do mà người Mỹ tin tưởng.
Mỹ sẽ chỉ là yếu tố quan trọng thúc đẩy dân chủ và nhân quyền trong cuộc chơi khó khăn này chứ chẳng phải là yếu tố chính để thay đổi hệ thống chính trị. Sự thay đổi đó thuộc về sự mong muốn thật sự và tinh thần tranh đấu của người Việt.
© Lê Diễn Đức - RFA
NGUYỄN VŨ BÌNH * TIN ĐỒN
Tin đồn
Tue, 07/07/2015 - 11:23 — nguyenvubinh
Trong hơn một tuần qua, ở Việt Nam đã rộ lên một số tin đồn rất đáng chú ý. Đầu tiên là tin về một vị bộ trưởng Quốc phòng đi công tác và bị ám sát, sau đó là tin đồn về việc phe thân Mỹ đã khống chế được cục diện ở Việt nam, và đang hướng tới Mỹ như một đối tác chiến lược toàn diện và duy nhất.
Chúng ta cần phải hiểu, tin đồn là những thông tin được nhiều người nói tới, nhưng chưa được kiểm chứng. Đối với các xã hội cộng sản, độc tài toàn trị, đây là môi trường tuyệt vời cho vô số tin đồn bởi vì bản chất của chế độ cộng sản là dối trá, bịp bợm. Đi sâu vào phân tích những tin đồn đã nêu ở trên, chúng ta có thể hiểu thêm về môi trường xã hội Việt Nam cũng như xu hướng chính trị đất nước khi thời điểm đại hội XII đảng cộng sản cận kề.
Trước hết, tin đồn xuất hiện bởi vì người ta không có (thông tin) và không tin vào những thông tin chính thống và chính thức. Việc người dân không có thông tin xuất phát từ sự chủ động im lặng và giữ bí mật của nhà cầm quyền Việt Nam. Những màn đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực, những âm mưu triệt hạ lẫn nhau, những tiêu cực ảnh hưởng tới hình ảnh chế độ…đều là những bí mật và cần được bưng bít. Chính trong môi trường bưng bít thông tin và bối cảnh đấu đá quyết liệt trước mỗi kỳ đại hội, tin đồn ông Phùng Quang Thanh bị ám sát khi đi công tác ở Pháp đã xuất hiện. Đi xa hơn nữa, còn có những tin đồn về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không chế được cục diện ở Việt Nam, tức là đã vô hiệu hóa được phe thân Trung Quốc, mà nhiều người cho rằng, tổng bí thư và bộ trưởng quốc phòng là những người đại diện. Nếu trong môi trường thông tin tự do, có tự do ngôn luận và tự do báo chí, thì những tin đồn như thế này chỉ tồn tại được một thời gian cực ngắn, trước khi bị những thông tin chính xác cập nhật trên mặt báo. Hoặc, nếu như tin đồn này là bịa đặt, thì với ảnh hưởng to lớn của nó, nhà cầm quyền Việt Nam có thể giải tỏa nhanh chóng và đáp trả tức thời những thông tin bịa đặt một cách vô cùng đơn giản. Đó là cho phép báo chí gặp gỡ và đưa tin sống động về bộ trưởng quốc phòng. Như vậy, vừa có thể khẳng định tin đồn đó là bịa đặt, vừa khiến cho nhân dân “nhận rõ” bộ mặt thế lực thù địch, bịa đặt thông tin. Tuy nhiên, phản ứng của nhà cầm quyền Việt nam lại như giúp cho sự khẳng định của tin đồn, hoặc chí ít là kéo dài sự nghi ngờ của tin đồn.
Một khía cạnh của tin đồn, đó là tính lo-gic của tin đồn. Nếu như những tin đồn không hề có tính lo-gic (ví dụ nói ông Phùng Quang Thanh biết bay) thì nó không thể tồn tại. Tính lo-gic càng cao, khả năng xác thực của tin đồn càng lớn. Sự kiện ông Phùng Quang Thanh không có mặt trong Đại hội thi đua toàn quân, rất quan trọng năm năm tổ chức một lần, và những thông tin hết sức mơ hồ và mâu thuẫn của báo chí chính thống đưa ra càng củng cố thêm khả năng tin đồn là sự thật. Xu hướng thân Mỹ trong điều kiện Trung Quốc ngày càng ngang ngược và o ép cùng lúc với sự cạn kiệt nguồn lực của chế độ không phải là điều quá phi thực tế. Thậm chí, đó là lối thoát duy nhất nếu những người lãnh đạo cộng sản Việt nam còn tỉnh táo.
Tin đồn còn phản ánh một phần mong muốn của người dân. Thật khắc nghiệt khi chứng kiến sự hả hê của người dân khi nghe tin đồn về vụ ám sát ảnh hưởng tới tính mạng của ông bộ trưởng quốc phòng. Sự thể hiện quan điểm của bộ trưởng quốc phòng về thái độ đối với Trung quốc chính là nguyên nhân quan trọng dẫn tới phản ứng của người dân. Xu hướng thân Mỹ cũng là mong muốn của người dân cùng với hy vọng về một sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa và êm đẹp. Chính những mong muốn này, và việc im lặng hoặc cố tình làm nhiễu thông tin từ phía nhà cầm quyền Việt nam đã nuôi dưỡng và tạo ra sức sống dai dẳng của tin đồn.
Tuy nhiên, tin đồn phần lớn được xác thực là đúng hoặc bịa đặt chỉ sau một khoảng thời gian nhất định. Tính kết cục, hay ngã ngũ của tin đồn trong môi trường ở Việt nam không hoàn toàn được rõ ràng, minh bạch. Ví dụ, vụ ông Nguyễn Bá Thanh, có kết cục hoàn toàn đúng như tin đồn là cái chết của ông ta, nhưng kết luận về sự ám sát bằng phóng xạ vẫn còn bỏ ngỏ. Chính vì vậy, khả năng về một cái chết của ông bộ trưởng quốc phòng trong thời gian tới có thể xảy ra, nhưng kết luận về vụ ám sát có thể là không có. Tuy vậy, cứ nhìn ông Nguyễn Bá Thanh chỉ trước khi chết một thời gian ngắn (về sức khỏe, phong độ) là nhiều người đã tự có kết luận cho tính xác thực của tin đồn.
Xu hướng thân Mỹ và sự khống chế cục diện của người đứng đầu chính phủ Việt nam phức tạp hơn tin đồn về vụ ám sát. Nhưng chuyến công du của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có các văn bản được ký kết và các cam kết với chính phủ Mỹ, và những thông tin này sẽ hé lộ phần nào tính xác thực của tin đồn này. Tình thế hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam và chế độ rất khó để nhà cầm quyền thể hiện sự nửa vời, đu dây và ỡm ờ như những lần trước đây được nữa./.
Hà Nội, ngày 07/7/2015
N.V.B
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 371
Wednesday, July 8, 2015
VŨ ĐÔNG HÀ * NGUYỄN BÁ THANH & PHÙNG QUANG THANH
Từ "vở tuồng" Nguyễn Bá Thanh đến "sự cố" Phùng Quang Thanh và "bóng dáng" của Nguyễn Tấn Dũng
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "cướp" diễn đàn Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân của Bộ Quốc phòng tại Hà Nội vào sáng 1/7/2015 thì trước đó vài tiếng đồng hồ, giờ Paris, tại Pháp, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bị các đồng chí đảng ta cho lên bàn mỗ.
Để hiểu rõ nội tình cuốn phim "Phùng Quang Thanh thấy mà không thấy" đang ở vào Hồi 1, xin mời các bạn xem khúc "trailer" sau đây:
Theo diễn viên Phạm Gia Khải của Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, cách đây 2 tháng, tức là vào khoảng đầu tháng 5, 2015 - tài tử Phùng Quang Thanh "xuất hiện tình trạng ho, chỉ một chút" vì từ thời "đánh Mỹ cho Nga-Tàu" bộ đội Thanh "bị chấn thương ở ngực trong một lần xe bị đổ, ngực bị va đập mạnh làm chấn thương ở phổi." (1)
Vì chỉ ho một chút nên tài tử Bộ trưởng vẫn khoẻ mạnh, béo tốt và đã lên đường sang Ấn Độ vào ngày 25.05.2015 để bắt tay với Thủ tướng Ấn Narendra Modi (2)
Sau khi đi Ấn Độ xong, Phùng Quang Thanh dù có ho hen nhưng "tao có chi mô" nên đã bay sang Pháp để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp - Jean-Yves Le Drian (3). Cuộc họp này diễn ra vào ngày 19.06.2015 tại trụ sở Bộ Quốc phòng Pháp ở Paris.
Tuy nhiên, cũng theo kịch bản "chính thống" được thuyết minh lại bởi NSUT Phạm Gia Khải (1) vì tình trạng ho kéo dài, kiểm tra không thấy tế bào ung thư, nhưng vẫn lo cho số mạng của ngài bộ trưởng, nên ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã hội chẩn tại Hà Nội với sự có mặt của Đại sứ quán Pháp, tùy viên văn hóa Pháp và sau đó quyết định đưa ông Thanh sang Pháp để chữa trị từ ngày 24.06.2015 (4)
Điều đó có nghĩa là tài tử ho hen Phùng Quang Thanh đang ở Pháp vào ngày 19.06.2015 (để gặp ông Jean-Yves Le Drian), đã phải bay ngược về lại Việt Nam để hội chẩn bệnh tình với chuyên gia y tế Pháp (1) tại Hà Nội để rồi lại đáp máy bay trở lại Paris vào ngày 24.06.2015 để được chuyên gia y tế Pháp tại Paris điều trị! Tất cả chỉ xảy ra (tại phim trường) trong vòng 4 ngày.
Sau gần 1 tuần sau "trở lại" kinh đô ánh sáng, vào tối 30.06.2015 khi các bác sĩ Pháp... đè Phùng Quang Thanh ra theo đúng kịch bản của Ba Đình để cắt đi cái khối u ám trong phổi của anh bộ đội họ Phùng, thì tại Hà Nội, Nguyễn Tấn Dũng thức dậy sớm, lẫm nhẫm đọc lại bài diễn văn để múa gậy vườn hoang tại Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ 5.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó bí thư Quân ủy Trung ương ho lên ho xuống và bị cho "đi mây về gió" Paris-Hanoi-Paris thì Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng ngồi một đống tại cung vua và chỉ gửi... một lẵng hoa chúc mừng đại hội của một bộ phận mà Nguyễn Phú Trọng là lãnh tụ tối cao.
*
"Trailer" ở trên là tóm tắt cho Hồi 1 của bộ phim "Phùng Quang Thanh thấy mà không thấy" vừa mới ra lò do đạo diễn Nguyễn Tấn Dũng đạo diễn, sau sự thành công "không ngờ" của bộ phim dài nhiều tập "Nguyễn Bá Thanh không không thấy".
Tên gọi bán chính thức, được giới buôn phim chợ trời đặt cho Hồi 1 của bộ phim này là: Cuộc đảo chánh ngoạn mục của con ếch xà mâu đá văng con lợn phò tàu tại đại hội quyết giết lẫn nhau.
Hé lộ trailer cho Hồi 2: ngày trở về...
Chiều 03.07.2015, ba ngày sau khi cục u được hô biến khỏi buồng phổi của tài tử Phùng Quang Thanh, diễn viên Khải Phạm và Triệu Nguyễn đã đóng xong khúc đầu của Hồi 2 phim bộ. Trong khúc phim này, Khải kể dùm cho Triệu là Thanh gọi trực tiếp Triệu và báo rằng ca phẫu thuật thành công, thành công, đại thành công. (5)
Trước đó các chuyên gia viết kịch bản của phim trường chính thống Ba Đình cũng bàn thảo thâu đêm suốt sáng về việc nên "cho" ai gọi ai. Quyết định sau cùng là "cho" nhân vật Thanh của BQP gọi nhân vật Triệu để làm nỗi bật hình ảnh chủ động, sống mạnh, sống khoẻ của Thanh. Và chỉ "cho" Thanh phôn các diễn viên đã từng có nhiều kinh nghiệm diễn xuất trong bộ phim "Nguyễn Bá Thanh không không thấy" chứ không gọi cho các tài tử bên cánh Bộ Quốc phòng, vốn là nơi phải phát đi tiếng nói chính thức liên quan đến "sự cố" của xếp sòng bộ trưởng.
Về nội dung trao đổi thì các kịch giả cũng phải tạo sự bí mật, đen đen, xám xám, mờ mờ, tối tối theo đúng phong cách... Nguyễn Bá Thanh, nên mới đối thoại rằng:
"Ông Thanh được mổ cực kỳ tốt nhưng mổ như thế nào, ai mổ thì chúng tôi không nắm được vì bệnh viện bên Pháp có truyền thống giữ bí mật, ngay sứ quán Pháp cũng không biết..."
"Cho nên, ông Thanh sẽ về nhưng có thể không phải là ngày 9/7 như tôi tưởng mà có lẽ muộn hơn. Cụ thể khi nào thì tôi không rõ".
Không thấy, không biết, không rõ. Đó là sắc thái của bộ phim "chính thống" về "sự cố Phùng Quang Thang" đã và đang được phim trường đảng hồ ly hút dàn dựng.
________________________________
TƯỞNG NĂNG TIẾN * XUÂN VŨ
TƯỞNG NĂNG TIẾN * XUÂN VŨ, CỦ CHI VÀ WIKIPEDIA
“People in the developing world don't always understand how Wikipedia is created. It's such a credible website, it comes so high up the search rankings - people think it's just another encyclopedia.” (Nhiều người ở các quốc gia đang phát triển không phải lúc nào cũng hiểu cách thức wikipedia được tạo ra. Đó là một website được tin cậy, đến độ thứ hạng tra cứu thông tin qua nó đứng ở mức rất cao - người ta nghĩ rằng nó là một dạng tự điển bách khoa.) - Andreas Kolbe, Wikipedia editor.
“People in the developing world don't always understand how Wikipedia is created. It's such a credible website, it comes so high up the search rankings - people think it's just another encyclopedia.” (Nhiều người ở các quốc gia đang phát triển không phải lúc nào cũng hiểu cách thức wikipedia được tạo ra. Đó là một website được tin cậy, đến độ thứ hạng tra cứu thông tin qua nó đứng ở mức rất cao - người ta nghĩ rằng nó là một dạng tự điển bách khoa.) - Andreas Kolbe, Wikipedia editor.
Cuối đời, tôi hơi hốt hoảng khi chợt nhớ ra rằng mình chưa được đi du lịch lần nào ráo trọi. Trước khi chuyển qua từ trần, có lẽ, cũng nên thử nghỉ hè một chuyến cho nó giống với (phần đông) thiên hạ!
Gọi điện thoại hỏi qua mấy hãng du lịch, và được khuyên rằng nếu không rành tiếng Anh tiếng Pháp thì đừng có bầy đặt qua Tây qua Úc làm chi (cho má nó khi) cứ qui cố hương cho nó chắc ăn. Thủ tục xin chiếu khán vào Việt Nam, bây giờ, thoáng lắm.
Những địa điểm họ đề nghị nên đến “tham quan” cũng đều vô cùng hấp dẫn:
- Lăng Bác
- Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng
- Địa Đạo Củ Chi.
Giữa tôi và ông Hồ Chí Minh không có mâu thuẫn gì lớn. Xích mích, đụng chạm, cãi cọ (nho nhỏ) cũng không luôn. Vào thăm lăng Bác âm u cho biết (nó âm u tới cỡ nào) cũng tốt thôi nhưng kẹt cái là phải ra tuốt luốt tận Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại thì xa xôi và lôi thôi quá. Đã thế, cứ theo dư luận thì nạn rạch hành lý của du khách ở phi trường Nội Bài “nổi cộm” hơn ở Tân Sơn Nhất rất nhiều lần (nên) tôi đành... thôi vậy!
Tượng Đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng lớn nhất Đông Nam Á thì chắc chắn là một “kỳ quan” của thế giới rồi. Không được xem (qua) quả là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, theo báo chí thì dù mới khánh thành nó đã bị bong gạch hết trơn rồi.
Lý do, theo ông Nguyễn Như Công, giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam: “vì lượng người đổ về tham quan quá đông” nên cái nền chịu đời không thấu.
Ông Công khiến tôi trộm nghĩ (“không mợ chợ cũng đã đông rồi”) mình bon chen vào xem làm gạch của tượng đài vỡ nặng hơn nữa thì dám bị nghi rằng đây là “âm mưu phá hoại của bọn thù địch nước ngoài,” chứ chả phải đùa đâu.
Lôi thôi có thể bị mời vô phường hay vô đồn để “làm rõ” là bỏ mẹ, hay (dám) bỏ mạng luôn. Ngày nào mà không có người đã “tự tử” ở trụ sở phường, hay trong đồn công an Việt Nam, đúng không?
Thôi thì đi chỗ khác chơi cho nó lành. Tôi quyết định sẽ đi thăm Địa Đạo Củ Chi. Trước khi đến nơi tưởng cũng nên google thử chơi một cú. Wikipedia ghi rõ:
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.
Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây... tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.
Trời, đất, quỷ thần ơi - hồi đó - sao cán bộ cách mạng giỏi dữ vậy cà? Ở dưới tuốt địa đạo cả chục thước mà không ai bị ngộp nước ráo trọi; đã vậy, họ còn làm kho chứa vũ khí, bệnh viện giải phẫu, và rạp để chiếu phim hay trình diễn văn nghệ nữa kìa.
Vậy mà bây giờ hễ cứ mưa là thủ đô Hà Nội trở thành Hà Lội, và thành phố Hồ Chí Minh (rực rỡ tên vàng) cũng bớt rực rỡ rất nhiều vì lụt lội - theo tin loan của báo Pháp Luật, số ra ngày 09 tháng 5 năm 2015: “Mưa nửa tiếng đường ngập như sông, xe cộ bì bõm trong nước cống... Trên đường đường Nguyễn Văn Quá (đoạn qua phường Đông Hưng Thuận, quận 12), sau cơn mưa lớn, tuyến đường này ngập ngụa nước đen ngòm, bốc mùi nồng nặc hơn 500m.”
Mưa Hà Nội. Ảnh: infonet.vn
Blogger Cao Huy Huân (VOA) còn cho biết thêm chi tiết: “Theo thông tin từ Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước, từ đầu năm 2015 đến nay, khu vực trung tâm TP được xác định còn 68 điểm ngập, so với năm 2011 số điểm ngập trên nhiều hơn 10 điểm. Công tác chống ngập thời gian qua cứ loay hoay với câu chuyện xóa, giảm điểm ngập này lại phát sinh điểm ngập khác, thời gian qua tại TP đã phát sinh tới 29 điểm ngập.”
Mưa Sài Gòn. Ảnh: wikivn.org
Khoảng cách rất gần giữa Sài Gòn và Củ Chi, và rất xa giữa “khả năng của chính quyền cách mạng” hồi thời chiến với thời bình khiến tôi hơi nghi ngại - nghi ngại về mức độ khả tín và khả xác của Wikipedia! Lò dò thêm một chập tôi tìm ra được một nguồn tài liệu khác viết về Củ Chi, qua ghi nhận của một nhà văn: Xuân Vũ.
Ông không có tên trong Wikipedia, tất nhiên, dù đã để lại cho đời “một gia tài văn chương đồ sộ gần 50 tác phẩm” - theo ghi nhận của nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh:
“Xuân Vũ (1930-2004) là một nhà văn mà các tác phẩm cả về lượng lẫn phẩm đều nổi trội. Ông viết nhiều thể loại, từ những hồi ký đến truyện dài, từ những truyện phong tục đồng quê của Nam Bộ thời xa xưa đến những truyện theo sát thời sự từ thuở kháng chiến chống Pháp đến lúc vượt Trường Sơn vào Nam...
Một bộ hồi ký gồm 5 cuốn mà Xuân Vũ viết qua ký ức của Dương Đình Lôi ‘2000 Ngày Đêm trấn Thủ Củ Chi’ cũng là một chứng tích của một cuộc chiến mà những chiến công tưởng tượng và những anh hùng là người có tên có tuổi thực nhưng được thổi phồng với những việc làm mà óc tưởng tượng cũng phải khó khăn lắm để sáng tạo ra.”
Tôi vào hệ thống thư viện ở thành phố San Jose, California, và tìm được ngay bộ sách này:
Title: 2000 ngày đêm trấn thủ củ chi / Xuân Vũ & Dương Đình.
Author: Xuân Vũ.
Publication Information: Glendale, CA : Đại Nam, 1991-
Description: v. <1-7>; 21 cm. 1-7>
Note: Volumes 1-4 published by Trời Nam; Volumes 5-7 published by Đại Nam.
Subject: Vietnamese War, 1961-1975 - Tunnel warfare, Vietnamese War, 1961-1975 -- Vietnam -- Củ Chi (Quận), Củ Chi (Vietnam: Quận) - History.
Té ra trọn bộ tới bẩy cuốn lận, chớ không phải năm. Mẹ ơi, mấy ngàn trang sách thì đọc chắc tới tết hay dám tới chết luôn - không chừng. Mới coi qua đôi dòng “LÁ THƯ GỞI CHO MỘT NỮ ‘DŨNG SĨ’ ĐẤT CỦA CHI” mà tác giả viết thay cho lời tựa thấy cũng đủ thấy “chóng mặt” rồi:
Hoa Kỳ, ngày 24 tháng 8 năm 1991
Em Bảy Mô thân mến,
Bất ngờ anh bắt gặp một quyển sách tiếng Anh viết về địa đạo Củ Chi trong đó có đề cập tới em và hình em nữa. Xem xong quyển sách này anh cười phì vì nó hài hước và bịp bợm quá lẽ, anh không muốn nêu tên sách và tác giả ra đây vì họ không đáng cho anh gọi là nhà văn, mà họ chỉ đáng được gọi là những thằng bịp...
Anh tự hỏi tại sao tác giả quá ngây ngô để bị lừa một cách dễ dàng rồi trở lại lừa độc giả của họ một cách vô lương như thế. Nhưng cho dù họ bịp được toàn nhân loại đi nữa, họ cũng không lừa được anh và em, những kẻ đã từng đổ mồ hôi và máu trên mảnh đất này. Riêng anh thì đã tử thủ mặt trận: Hai ngàn ngày đêm, không vắng mặt phút nào. Để nói cho độc giả biết rằng bọn Cộng Sản đã bày trò bịp thế gian một lần nữa, sau vụ đường mòn xương trắng và khuyên những người nhẹ dạ chớ có mắc lừa, anh quyết định viết quyển sách này.
Họ bảo rằng bề dài địa đạo là hai trăm dậm. Em có tin không ? Sự thực Củ Chi có mấy khúc địa đạo còn tạm xài được trước khi Mỹ vô (1964)? Quận Củ Chi là một quận nhỏ gồm mươi lăm xã cách Sài gòn hai chục cây số đường chim bay, nhưng nó là cửa ngỏ đi vào Sài gòn cho nên có hai bên Quốc Gia lẫn Cộng Sản đều tử chiến ở đây, một chiến trường khốc liệt nhất Miền Nam trong cuộc chiến tranh lần thứ hai của nước ta. Nếu tính bề châu vi thì quận Củ Chi đo được chừng năm mươi cây số. Như vậy bề dài của địa đạo ít nhất bốn lần chu vi Củ Chi. Họ còn viết rằng địa đạo đã lập thành một vòng đai thép bao quanh căn cứ Đồng Dù và người cán bộ mặt trận có thể ở dưới địa đạo nghe nhạc đang đánh ở trên căn cứ này. Cụ thể là ông Năm Phạm Sang ngồi đàn dưới địa đạo mà nghe Bon Hope diễn kịch ở trên đầu hắn.
Quyển sách ma này nói láo, nói bậy hoặc nói nhầm hầu hết về những gì đã xảy ra ở Củ Chi trong vòng năm năm (1965-1970) anh và em có mặt ở đó. Nhưng ở đây anh chỉ nhặt ra vài ba điểm quá ư ngu xuẩn của tác giả mà một người đã dám cầm bút viết nên sách dù kém tài đến đâu cũng không thể có được.
Ví dụ họ viết rằng anh Tám Lê và vợ là Thị Thắm mổ xẻ thương binh dưới địa đạo. Xin hỏi: “Làm cách nào để đem thương binh xuống đó ? ” Nên biết rằng miệng địa đạo chỉ hẹp bằng cái khay trầu thôi. Người thường tuột xuống đó còn phải lách chứ không dễ dàng. Thương binh, nếu nặng thì nằm trên cáng, còn nhẹ thì băng bó đầy mình làm sao tụt xuống được? Và nếu có tụt xuống được thì nằm ở đâu, dụng cụ gì, đèn đóm nào dùng cho cuộc giải phẫu.
Đó là chưa nói đến cái không khí ác độc ở dưới địa đạo. Người khỏe mạnh bất đắc dĩ phải xuống địa đạo thì chỉ trong vài tiếng đồng hồ là đã mệt ngất ngư rồi: vì không đủ dưỡng khí! Nếu bị kẹt vài giờ dưới đó thì con người đã trở thành miếng giẻ rách, còn khi bò lên được thì đã quên hết tên họ mình. Vậy sau khi được giải phẫu, thương binh phải sống dưới đó làm sao?
Du khách được ăn uống thử dưới địa đạo
những món ăn của cư dân địa đạo trước đây.
Ảnh và chú thích: wikipedia
Đó là chưa kể những việc lặt vặt khác như thương binh phóng uế hoặc thủ tiêu những băng đầy máu me. Những người chưa từng ở địa đạo nghe mấy vị này mô tả chắc sẽ nghĩ rằng cuộc sống dưới địa đạo khỏe khoắn như ở trong nhà lầu có máy điều hòa không khí.
Xin thưa câu chuyện không đẹp tai cho lắm: Một lần nọ khi chui xuống địa đạo chúng tôi bị quân Việt Nam Cộng hòa chốt trên đầu không lên được. Rủi thay một nữ cán bộ có đường kinh. Nếu ở trên mặt đất thì dù không kịp dùng băng vệ sinh người đàn bà vẫn không toát ra mùi gì (xin lỗi) nhưng ở dưới địa đạo gặp trường hợp này mọi người đều ngặt mình như sắp chết vì cái mùi uế tạp kia. Người chưa từng ở địa đạo không thể biết rằng đánh một cái rắm dưới đó chẳng khác nào bỏ một trái bom nguyên tử…
Em Mô thân mến,
Chúng ta hãy cùng nhau cúi hôn mảnh đất Củ Chi đau khổ của chúng ta hiện nay đang nhục nhã vì bị bọn Cộng Sản đem ra làm trò bịp thế gian...
Cái gì chớ “bịp” thì là nghề của “bọn Cộng Sản” mà, và Wikipedia (tiếng Việt) thì đúng là mảnh đất lý tưởng để cho mấy ổng múa gậy vườn hoang.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC
Giải Phẫu Bong Bóng Trung Quốc
Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Sau khi cắt lãi suất và hạ mức dự trữ pháp định của ngân hàng hồi cuối Tháng Sáu để bơm tiền vào thị trường chứng khoán, giới chức tài chính Bắc Kinh vẫn không hãm được đà giảm giá cổ phiếu nên tuần qua họ tung ra nhiều biện pháp khác. Kỳ trước ông có phân tích điều ông gọi là “Thị trường chứng khoán với màu sắc Trung Quốc” và tiên báo rằng nạn bán tháo sẽ xảy ra. Quả nhiên là vài hôm sau, các thị trường đều sụt giá và gây hốt hoảng cho giới đầu tư. Giữa những dao động bất thường đó, xin đề nghị ông giải thích tiếp là vì sao kinh tế Trung Quốc hay gặp hiện tượng bong bóng như vậy, và hậu quả sẽ là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ta đang chứng kiến sự lúng túng của lãnh đạo Bắc Kinh khi họ muốn nâng giá hoặc ít ra là hãm đà tuột giá của thị trường chứng khoán bằng các biện pháp vừa kín vừa hở. Kín là chiến dịch đả kích nước ngoài có ý đồ xấu với Trung Quốc khi loan tin bất lợi về thị trường Trung Quốc, hở là khi cho mở cuộc điều tra về âm mưu bán tháo. Kín thì có việc hơn 650 doanh nghiệp ngưng giao dịch cổ phiếu vào Thứ Ba tuần trước. Hở thì có lệnh cấm mấy chục công ty phát hành cổ phiếu lần đầu, gọi là IPO, để không gọi thêm vốn và còn cho nhìều doanh nghiệp tài chính của nhà nước bơm tiền vào thị trường để nâng giá., v.v… Chỉ theo dõi hàng chục động thái ấy ta cũng thấy ra sự bần thần của giới hữu trách trước nạn bể bóng. Bây giờ ta mới tìm hiểu vì sao mà sau trái bóng địa ốc đến lượt trái bóng cổ phiếu đã bể.
Nguyên Lam: Thưa ông, thế giới đã từng chứng kiến nhiều vụ bể bóng xảy ra ở xứ khác, kể cả tại Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Thế cái gì là sắc thái riêng của kinh tế Trung Quốc mà các xứ khác ít gặp?
Chiến lược cưỡng bách kinh tế ầy quả nhiên đã cho Trung Quốc một đà tăng trưởng ngoạn mục trong ba chục năm. Tuy nhiên mặt trái của sự ngoạn mục đó là tăng trưởng thiếu phẩm chất, gây bất công, động loạn, lãng phí, hủy hoại môi sinh và không bền
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là sắc thái riêng của kinh tế Trung Quốc có ba đặc điểm. Thứ nhất là hiện tượng “bóc lột tài chính” khi tiền lời ký thác của dân chúng vào ngân hàng và lương bổng của công nhân lại bị ép ở mức thấp. Mục tiêu là để ngân hàng của nhà nước thu tiền rẻ và doanh nghiệp của nhà nước có lợi thế cạnh tranh. Thứ hai là chính sách kinh tế dựa vào đầu tư để nâng sản xuất hầu xuất khẩu ra ngoài bất kể lời lỗ. Mục tiêu là để Trung Quốc trở thành công xưởng toàn cầu có đà tăng trưởng cao. Đặc tính thứ ba là nhà nước điều tiết thị trường chứ không theo quy luật thị trường. Mục đích là để bảo vệ quyền lực của một đảng có 88 triệu đảng viên. Chiến lược cưỡng bách kinh tế ầy quả nhiên đã cho Trung Quốc một đà tăng trưởng ngoạn mục trong ba chục năm. Tuy nhiên mặt trái của sự ngoạn mục đó là tăng trưởng thiếu phẩm chất, gây bất công, động loạn, lãng phí, hủy hoại môi sinh và không bền.
- Từ nhiều năm rồi, lãnh đạo Trung Quốc hiểu ra điều ấy và muốn sửa. Một hướng cải tổ là tìm lực đẩy ở sức tiêu thụ của thị trường nội địa thay vì đầu tư. Muốn vậy, họ khuyến khích người dân tiêu thụ thay vì cứ tiết kiệm để phòng ngừa sự bất trắc của một cuộc sống chưa có những điều kiện an sinh xã hội thỏa đáng. Nhưng họ vẫn muốn nâng đỡ hệ thống doanh nghiệp nhà nước và duy trì khả năng xuất khẩu cao. Vì hai yêu cầu song hành mà trái ngược, họ mới điều hướng tiêu thụ của người dân vào lãnh vực gia cư địa ốc ở trong nước.
Nguyên Lam: Theo như ông vừa trình bày, lãnh đạo Bắc Kinh mở ra cơ hội cho người dân được đi vào thị trường bất động sản là nhằm giải quyết hai nhu cầu trái ngược, hai nhu cầu ấy là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ra khỏi tiêu chí thời Đặng Tiểu Bình là xây dựng “xã hội tiểu khang” - là vừa đủ ăn - các thế hệ lãnh đạo về sau có tham vọng cao hơn, đó là sự hình thành của tầng lớp trung lưu biết tin vào chế độ trong đà đô thị hóa của cả xã hội. Muốn người dân tiêu thụ nhiều hơn để làm lực đẩy cho sản xuất thì phải nâng lợi tức của họ mà nhà nước vẫn làm chủ thị trường.Rốt cuộc thì giá nhà quá cao vẫn vuột khỏi tầm tay của nhiều người trong khi thị trường địa ốc trở thành bong bóng. Từ đầu năm 2014 thì trái bóng ấy bể, giá nhà sa sút, nhiều nhà đầu tư mất vốn, kinh tế suy trầm. Đấy là lúc lãnh đạo Bắc Kinh nghĩ đến một thị trường thay thế, là thị trường chứng khoán/p>Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Giải pháp lưỡng tiện là điều hướng đầu tư của người dân vào thị trường địa ốc để làm giàu vì thị trường này kéo theo nhiều ngành nghề như xây dựng nhà cửa, thương xá và đem lại thu hoạch cho các địa phương nhờ đất đai. Trong khi đó, các doanh nghiệp và ngân hàng của nhà nước vẫn giữ vị trí chủ đạo và còn tham gia vào việc điều hướng đầu tư ấy cho nhu cầu gia cư của dân chúng. Khi nhà bán chạy và giá tăng vọt thì giới đầu tư có lời và càng hút thêm đầu tư. Hiện tượng ấy có lợi cho lãnh đạo khi thế giới bị Tổng suy trầm vào các năm 2008-2009 làm xuất khẩu giảm sút.
- Thế nhưng vì những lệch lạc cũng thuộc bản sắc xã hội chủ nghĩa, thành phần có chức có quyền đã nhân đó nhảy vào thị trường để đầu cơ, từ đất đai đến nhà cửa hay cao ốc thương mại. Hậu quả là giá nhà đất tăng vọt tại nhiều thành phố thuộc lớp thứ nhất như Bắc Kinh, Thẩm Quyến, Quảng Châu và Thượng Hải. Rốt cuộc thì giá nhà quá cao vẫn vuột khỏi tầm tay của nhiều người trong khi thị trường địa ốc trở thành bong bóng. Từ đầu năm 2014 thì trái bóng ấy bể, giá nhà sa sút, nhiều nhà đầu tư mất vốn, kinh tế suy trầm. Đấy là lúc lãnh đạo Bắc Kinh nghĩ đến một thị trường thay thế, là thị trường chứng khoán.
Nguyên Lam: Thưa ông, thính giả của chúng ta có thể hiểu rằng sau khi điều hướng đầu tư vào thị trường địa ốc nhằm nâng cao lợi tức và tài sản của người dân, lãnh đạo Bắc Kinh mặc nhiên thổi lên một trái bóng đầu cơ. Bấy giờ họ nghĩ đến một thị trường khác là cổ phiếu, có phải không? Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng đúng như thế và ta thấy ra một đặc tính khác của lãnh đạo Trung Quốc là “duy ý chí”.
- Trong nhiều năm liền, thị trường chứng khoán Trung Quốc chẳng có gì là hấp dẫn vì nghiệp vụ thì rắc rối mà luật lệ lại mơ hồ. Người dân không mấy tin tưởng vào việc đầu tư có quá nhiều rủi ro trong thị trường này. Nhưng chính là muốn vì điều hướng đầu tư của người dân mà lãnh đạo Bắc Kinh mới giải tỏa luật lệ và còn khuyến khích việc vay tiền của các công ty môi giới để mua cổ phiếu. Mục tiêu của họ gồm có hai mặt, thứ nhất là cho người dân có cơ hội làm giàu để còn nâng mức tiêu thụ và thứ hai là giúp các doanh nghiệp huy động được vốn để còn trả nợ. Nhưng chính điều kiện dễ dãi ấy mới khiến nhiều người lao vào thị trường chứng khoán trong khi các doanh nghiệp thi đua phát hành cổ phiếu để lấy tiền trả nợ. Trong hoàn cảnh thực tế là sản xuất suy trầm, doanh lợi giảm mà giá cổ phiếu vẫn tăng vọt thì chúng ta lại có một bong bóng nữa.
- Đặc điểm ở thị trường này là số nhà đầu tư tham dự thật đông đảo, còn hơn số đảng viên cộng sản, mà đa số là loại cò con, chưa tốt nghiệp trung học, chẳng hiểu gì về thị trường, cứ thấy lên giá là mua vào rồi vài tuần sau lại bán ra khi xuống giá. Phản ứng bày đàn khiến giá cổ phiếu có thể tăng gấp ba trong thời gian rất ngắn nhưng vì chẳng có giá trị thực tế, cái giá ảo đó bắt đầu sụp.
Nguyên Lam: Bây giờ thì lãnh đạo Trung Quốc tính sao thưa ông? Liệu họ có tiếp tục bơm thêm tiền để cứu lấy thị trường này hay là đành bó tay như với thị trường gia cư đã bể từ năm ngoái?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thật sự không biết rằng họ tính sao và nếu có một người biết được thì đấy là Chủ tịch Tập Cận Bình! Ông ta là người duy nhất có thể quyết định chứ cũng không là Tổng lý Quốc vụ viện Lý Khắc Cường. Chính là vì Thủ tướng Lý Khắc Cường chẳng nói gì mà hôm Thứ Ba vừa rồi, thị trường cổ phiếu lại mất giá nữa vì thiên hạ đoán là nhà nước bó tay.
- Mình có thể mường tượng ra bài toán của lãnh đạo Bắc Kinh như thế này: một đàng thị thị trường gia cư đã đình đọng sau khi bóng bể, đằng kia là thị trường cổ phiếu cũng sa sút. Nếu đà này tiếp tục thì tiêu thụ của tư nhân cùng giảm với lợi nhuận và đầu tư của doanh nghiệp với hậu quả sau cùng là tăng trưởng giảm, thất nghiệp cao. Họ chỉ có thể nâng lợi tức và tiêu thụ của người dân nếu cho phép đầu tư ra nước ngoài hay nếu nâng lãi suất ký thác cho dân được thêm lời. Nếu cho đầu tư ra ngoài thì họ phải giải tỏa thị trường ngoại hối và nếu tăng lãi suất ký thác thì ngân hàng và doanh nghiệp của nhà nước phải chịu phí tổn cao hơn. Vì vậy, lãnh đạo Trung Quốc gặp thế kẹt nên đành nay bơm mai hãm làm thị trường càng dao động dữ dội cho tới khi cũng tan.
...Nhưng chính điều kiện dễ dãi ấy mới khiến nhiều người lao vào thị trường chứng khoán trong khi các doanh nghiệp thi đua phát hành cổ phiếu để lấy tiền trả nợ. Trong hoàn cảnh thực tế là sản xuất suy trầm, doanh lợi giảm mà giá cổ phiếu vẫn tăng vọt thì chúng ta lại có một bong bóng nữaNguyên Lam: Câu hỏi kế tiếp, thưa ông, có thính giả nêu thắc mắc về kinh tế Trung Quốc rằng ai là chủ nợ của núi nợ khổng lồ của xứ này, được ước lượng là gần 30 ngàn tỷ đô la?Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Theo tổ hợp tư vấn McKinsey thì tính đến cuối năm ngoái tổng số nợ của Trung Quốc đã vượt 280% Tổng sản lượng với tốc độ nhanh chưa từng thấy và nay tương đương với khoảng 28 ngàn tỷ đô la. Kể về thành phần khách nợ thì 55% là nợ của khu vực công quyền từ trung ương đến địa phương, 65% là của các tổ chức tài chính, 125% là nợ của doanh nghiệp phi tài chính và 38% là nợ của các hộ gia đình. Chủ nợ chính yếu là trong nội địa, là giới đầu tư và các ngân hàng của Trung Quốc.
- Về chuyện nợ nần đó, chi tiết đáng ngại thứ nhất là từ 40 đến 45%, là gần phân nửa khối nợ trị giá hơn 21 ngàn tỷ đô la của ba thành phần khách nợ là 1) các hộ gia đình, 2) doanh nghiệp và 3) nhà nước đều liên hệ đến thị trường gia cư vừa bể bóng và nhà cửa ế ẩm mất giá nên khó thu hồi. Đấy là hậu quả tai hại của việc nhà nước điều hướng tài nguyên và thổi lên bong bóng địa ốc. Thứ hai là nợ của công quyền địa phương, chủ yếu là các cơ sở tài trợ do chính quyền địa phương lập ra và vay tiền của các ngân hàng của nhà nước ở địa phương. Phân nửa số nợ của nhà nước là từ các công ty tài trợ này để đưa vào khu vực xây cất, tức là cũng liên hệ đến thị trường địa ốc. Số thu của nhiều tỉnh thật ra còn thấp hơn khoản nợ đó. Rủi ro thứ ba là tới 30% số nợ tồn đọng, tương đương với sáu ngàn 500 tỷ đô la, là thuộc loại “ngân hàng chui”, của các công ty tài chính nằm ngoài lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng thì nhận ký thác và cho vay ra với sổ sách tương đối rõ ràng, ngân hàng chui là các công ty tài chính đi vay ngoài sổ sách ngân hàng và thường dồn tiền vào các nghiệp vụ đầu cơ có rất nhiều rủi ro vỡ nợ.
Nguyên Lam: Thưa ông, trong bối cảnh bất trắc như vậy thì lãnh đạo Bắc Kinh có cách nào giải quyết núi nợ này không? Thí dụ như sử dụng khối dự trữ ngoại tệ trị giá gần bốn ngàn tỷ đô la thì có được không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra, bán dự trữ ngoại tệ để mua đồng bạc nội địa trả nợ thì làm đồng Nguyên lên giá và càng khó xuất khẩu nên chưa chắc đã là giải pháp tốt đẹp. Vả lại, khoản nợ của chính quyền trung ương chỉ lên tới 27% của GDP, tức là còn thấp, nên họ có thể đi vay thêm bằng cách phát hành trái phiếu để có tiền bù lỗ. Nhưng tất nhiên là hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp vẫn bị rủi ro lớn và trong bối cảnh đầy bất trắc hiện nay, khi thị trường gia cư rồi cổ phiếu đều theo nhau tuột dốc thì một vụ khủng hoảng tài chính vẫn có thể xảy ra. Kết luận ở đây là nhà nước chẳng điều tiết được thị trường mà còn bị thị trường quật ngược!
Nguyên Lam: Nguyên Lam xin cảm tạ ông Nghĩa về bài phân tích này.
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục rớt, dân nghi bị lừa
Thượng Hải, ngày thứ sáu, 03/07/2015, chứng khoán đồng loạt sụt giá.REUTERS/Aly Song
Hôm nay 08/07/2015, theo AFP, chứng khoán Thượng Hải tiếp tục rớt giá thêm gần 6%, cho dù chính quyền Trung Quốc và các công ty môi giới chứng khoán có nhiều biện pháp khẩn cấp. Chỉ trong vòng ba tuần, các sàn chứng khoán Trung Quốc đã bị mất giá tổng cộng hơn 3.200 tỷ đô la, tương đương với hơn 10 lần GDP của Hy Lạp năm ngoái.
Ngay từ giữa ngày, chỉ số chứng khoán Thượng Hải sụt 3,89%. Chỉ số này tiếp tục rới dài cho đến cuối ngày với gần 6% (3.507,19 điểm), có lúc lên đến hơn 8,20%. Chứng khoán Thẩm Quyến cũng sụt giá 2,50% (1.884,45 điểm).
Người phát ngôn của Cơ quan quốc gia quản lý các thị trường tài chính, Deng Ge, thừa nhận : « Nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư và việc bán ồ ạt chứng khoán một cách phi lý đã gây ra một áp lực mạnh lên nguồn tiền mặt của các sàn chứng khoán ». Các chỉ số chứng khoán tiếp tục sụt mạnh hôm nay cho thấy nỗi lo sợ chưa ngừng lại, cho dù chính quyền đã có một loạt biện pháp.
Nhà môi giới tài chính Zheng Ge, của công ty Wanda Futures, dự đoán : « sự khủng hoảng của thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các thị trường tài chính khác, gây tâm trạng hoảng loạn ». Và lượng tín dụng sẽ tiếp tục giảm do không khí hoài nghi bao trùm.
Bắc Kinh hứa sẽ bơm đủ tiền
Bắc Kinh hứa sẽ cấp « đầy đủ tiền mặt » cho các cơ sở môi giới tài chính để bảo đảm hoạt động cấp tín dụng cho các nhà đầu tư diễn ra bình thường. Tuy nhiên, các biện pháp được đưa ra hồi cuối tuần và trước đó dường như không mang lại kết quả. Hiện tại, hơn 1.300 doanh nghiệp niêm yết đã ngưng giao dịch, để ngăn chặn chứng khoán sụt giá hơn nữa, như vậy, khoảng 40% số chứng khoán niêm yết bị tê liệt. Việc một số lượng lớn doanh nghiệp đình chỉ hoạt động càng khiến số lượng tiền mặt dự trữ giảm xuống.
Đại đa số các nhà đầu tư vào chứng khoán là các cá nhân, họ thường a dua theo phong trào và vay tiền qua các dịch vụ cấp tín dụng của các cơ sở môi giới, gọi là « giao dịch ký quỹ » (margin trading). Chính phong trào này đã thúc đẩy chứng khoán tăng vọt trong năm vừa qua.
Họ cướp tiền của chúng tôi!
Phóng viên AFP tại Thượng Hải đã trực tiếp chứng kiến cảnh hàng chục người ở lứa tuổi 70, đang căng thẳng và bất mãn theo dõi diễn biến của giá cổ phiếu trên màn hình tại một phòng giao dịch chứng khoán. Một người trong số họ tâm sự đã mất số tiền tương đương một triệu đô la, cùng rất nhiều ảo tưởng. Ông Gu Yongbiao nói : « Các doanh nghiệp và các định chế đã cướp hết tiền của chúng tôi. Chính chúng tôi, những người đầu tư cá nhân, đã lấy hết tiền của mình để trả cho họ ! ». Người nói chuyện với AFP cho biết ông chơi chứng khoán từ 20 năm nay, sau khi rời khỏi một doanh nghiệp Nhà nước. Người đàn ông này cho biết thêm, ở Thượng Hải, hầu như gia đình nào cũng có một người đầu tư vào chứng khoán.
Báo mạng Pháp Capital ngày hôm qua (bài « Le grand n’importe quoi de la Bourse chinose »), đưa ra con số hàng chục triệu người Trung Quốc đầu tư vào chứng khoán. Kể từ 2014, hơn 170 triệu tài khoản mới đã được mở, trong đó chỉ riêng trong tháng 5/2015, tức là trước khi chứng khoán rớt giá, có gần 20 triệu tài khoản mới.
Theo quan điểm của rất nhiều người, chính quyền Trung Quốc buộc phải can thiệp mạnh hơn để chấm dứt làn sóng rút vốn, và để tránh bất bình tăng vọt trong dân chúng.
Một số giải đáp của phóng viên kinh tế AFP
Để hiểu thêm vì sao chứng khoán Trung Quốc rớt giá mạnh, sau đây là một số giải thích của phóng viên kinh tế của AFP Albee Zhang.
Vì sao chứng khoán Trung Quốc lại tăng vọt ?
Chứng khoán Trung Quốc bắt đầu tăng từ cuối năm 2014, đúng vào lúc tỷ lệ tăng trưởng toàn năm của Trung Quốc thấp nhất kể từ 24 năm nay. Sự phục hồi chứng khoán của Trung Quốc được tiếp sức bởi quyết định của Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 21/11/2014 hạ thấp lãi suất chỉ đạo, lần đầu tiên kể từ ba năm nay. Song song vào đó, là việc khai trương một sàn giao dịch kết nối, cho phép các nhà đầu tư quốc tế - thông qua Hồng Kông – có thể mua được các chứng khoán tại Thượng Hải, và ngược lại, người Trung Quốc có thể mua được các cổ phiếu được niêm yết tại Hồng Kông.
Sang năm 2015, tình hình tiếp tục tươi sáng, chỉ số Thượng Hải vượt quá ngưỡng 5.000 vào đầu tháng 6/2015, nhờ ở « thành công » của hệ thống huy động vốn qua các công ty môi giới chứng khoán, gọi là « giao dịch ký quỹ », một hệ thống cho phép tạo ra nhiều lợi nhuận, nhưng cũng dễ gây thất thoát. Chỉ số chứng khoán đạt đỉnh ngày 12/06, cao hơn 150% so với cách đó một năm.
Tại sao chứng khoán bị rớt ?
Vào thời điểm chứng khoán đạt đỉnh, định chế quản lý chứng khoán Trung Quốc CSRC tuyên bố muốn giới hạn các hoạt động cho các cá nhân vay tiền nói trên để đầu tư vào chứng khoán. Ngày hôm sau, cơ quan này đồng thời cấm cả việc giao dịch với các quỹ cho vay, hoạt động bên ngoài hệ thống nói trên.
Vào lúc các thị trường mở cửa trở lại, các nhà đầu tư, lo ngại vì những giới hạn này, bắt đầu thoái vốn, và kể từ đó làn sóng rút vốn trở nên không kiểm soát được, với kết quả là chứng khoán Thượng Hải mất giá hơn 30% trong ba tuần. Vốn bị rút mạnh, vì các nhà đầu tư cần tiền để trả các khoản vay « giao dịch ký quỹ ».
Chính quyền đã có những biện pháp nào để hỗ trợ thị trường ?
Chỉ số Thượng Hải sụt 7,4% ngày 26/06. Ngày tiếp theo, Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ hạ thấp lãi suất chỉ đạo và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Cơ quan quản lý chứng khoán quốc gia Trung Quốc CSRC đồng thời quyết định giảm nhẹ các quy định giới hạn các hoạt động « giao dịch ký quỹ », cũng như cho phép giảm các chi phí giao dịch chứng khoán.
Không lâu sau đó, chính phủ Trung Quốc tuyên bố một kế hoạch đưa lên sàn chứng khoán một loạt các quỹ hưu trí, và việc nhiều định chế đầu tư quan trọng của Nhà nước mua các chứng khoán trên thị trường.
Cuối cùng, để tránh xu thế mất giá, CSRC cũng quyết định giảm số lượng và quy mô của các niêm yết mới, thậm chí còn tạm thời dừng hẳn hoạt động này.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ cấp tiền mặt cho China Securities Finance Corp, một tổ chức của nhà nước hoạt động trong lĩnh vực « giao dịch ký quỹ », trong khi đó 21 tổ chức môi giới tài chính (lớn nhất) thì cho biết sẽ đầu tư ít nhất 120 tỷ yuan (19,3 tỷ đô la) vào chứng khoán.
Sắp tới điều gì sẽ xảy ra ?
Không ai thực sự biết được, còn thị trường thì rất biến động. Các nhà đầu tư, do áp lực buộc phải bán, sẽ phải hạ giá xuống nữa, cũng có thể những người nhân cơ hội này để mua vào. Trả lời AFP, nhà phân tích Zhang Qi, thuộc Tập đoàn chứng khoán Hải Thông (Haitong Securities), nhận xét : « Niềm tin của các nhà đầu tư vào các thị trường bị tan vỡ, khó mà nói rằng thị trường sẽ bình ổn trở lại, và sẽ hồi phục từ đợt rớt giá này ». Tuy nhiên, người này hy vọng chỉ số Thượng Hải có thể vọt trở lại ở mức 4.000 điểm trong tháng tới.
Đâu là những hệ quả có thể của hiện tượng này ?
Một số nhà phân tích cho rằng sự rớt giá mạnh của thị trường chứng khoán có thể gây hại cho kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, có thể dẫn đến các rối loạn xã hội, cho dù Nhà nước độc đảng này đang kiểm soát được đối lập. Theo một số đánh giá khác, cơn sốt chứng khoán có thể thêm vào một nửa điểm cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý một, tuy nhiên sự thay đổi vừa rồi có thể có một tác động ngược trở lại với mức độ tiêu cực lớn hơn thế nhiều. Theo đánh giá của ANZ Bangking Group (tức tập đoàn ngân hàng Úc – New Zearland Australia and New Zealand Banking Group Limited), « sự suy yếu của thị trường chứng khoán cho thấy những lo ngại về các nguy cơ mang tính hệ thống ».
***
AFP ngày 05/07/2015 cho biết, cách đây ít hôm, Ngân hàng Thế giới vừa thông báo xóa bỏ một đoạn trong báo cáo về kinh tế Trung Quốc. Có người cho rằng đây là một hình thức tự kiểm duyệt. Đoạn văn có nội dung bị xóa bỏ nói trên lên án mạnh mẽ sự mờ ám trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc.
Theo một số nhà quan sát, nguồn tín dụng chủ yếu thúc đẩy bong bóng chứng khoán nói trên là các khoản cho vay hết sức dễ dãi và không được kiểm soát tại « thị trường tín dụng không chính thức », với lãi suất có lúc lên đến 17%./năm. Reuters (ngày 03/07) ghi nhận, việc không có quy chế kiểm soát khiến việc ước tính quy mô của thị trường này là rất khó. Theo một số người am hiểu, thị trường hết sức lớn này cho phép mang lại nhiều khoản lợi nhuận khổng lồ, khi cho vay chứng khoán với lãi suất cao. Thị trường tín dụng phi chính thức này đặc biệt có sự tham gia của các ngân hàng thương mại lớn nhất nước, tất cả đều là của Nhà nước, nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ hơn, cho đến vô số các công ty chứng khoán « tư nhân ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150708-chung-khoan-trung-quoc-tiep-tuc-rot-dan-nghi-bi-lua/
Người phát ngôn của Cơ quan quốc gia quản lý các thị trường tài chính, Deng Ge, thừa nhận : « Nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư và việc bán ồ ạt chứng khoán một cách phi lý đã gây ra một áp lực mạnh lên nguồn tiền mặt của các sàn chứng khoán ». Các chỉ số chứng khoán tiếp tục sụt mạnh hôm nay cho thấy nỗi lo sợ chưa ngừng lại, cho dù chính quyền đã có một loạt biện pháp.
Nhà môi giới tài chính Zheng Ge, của công ty Wanda Futures, dự đoán : « sự khủng hoảng của thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các thị trường tài chính khác, gây tâm trạng hoảng loạn ». Và lượng tín dụng sẽ tiếp tục giảm do không khí hoài nghi bao trùm.
Bắc Kinh hứa sẽ bơm đủ tiền
Bắc Kinh hứa sẽ cấp « đầy đủ tiền mặt » cho các cơ sở môi giới tài chính để bảo đảm hoạt động cấp tín dụng cho các nhà đầu tư diễn ra bình thường. Tuy nhiên, các biện pháp được đưa ra hồi cuối tuần và trước đó dường như không mang lại kết quả. Hiện tại, hơn 1.300 doanh nghiệp niêm yết đã ngưng giao dịch, để ngăn chặn chứng khoán sụt giá hơn nữa, như vậy, khoảng 40% số chứng khoán niêm yết bị tê liệt. Việc một số lượng lớn doanh nghiệp đình chỉ hoạt động càng khiến số lượng tiền mặt dự trữ giảm xuống.
Đại đa số các nhà đầu tư vào chứng khoán là các cá nhân, họ thường a dua theo phong trào và vay tiền qua các dịch vụ cấp tín dụng của các cơ sở môi giới, gọi là « giao dịch ký quỹ » (margin trading). Chính phong trào này đã thúc đẩy chứng khoán tăng vọt trong năm vừa qua.
Họ cướp tiền của chúng tôi!
Phóng viên AFP tại Thượng Hải đã trực tiếp chứng kiến cảnh hàng chục người ở lứa tuổi 70, đang căng thẳng và bất mãn theo dõi diễn biến của giá cổ phiếu trên màn hình tại một phòng giao dịch chứng khoán. Một người trong số họ tâm sự đã mất số tiền tương đương một triệu đô la, cùng rất nhiều ảo tưởng. Ông Gu Yongbiao nói : « Các doanh nghiệp và các định chế đã cướp hết tiền của chúng tôi. Chính chúng tôi, những người đầu tư cá nhân, đã lấy hết tiền của mình để trả cho họ ! ». Người nói chuyện với AFP cho biết ông chơi chứng khoán từ 20 năm nay, sau khi rời khỏi một doanh nghiệp Nhà nước. Người đàn ông này cho biết thêm, ở Thượng Hải, hầu như gia đình nào cũng có một người đầu tư vào chứng khoán.
Báo mạng Pháp Capital ngày hôm qua (bài « Le grand n’importe quoi de la Bourse chinose »), đưa ra con số hàng chục triệu người Trung Quốc đầu tư vào chứng khoán. Kể từ 2014, hơn 170 triệu tài khoản mới đã được mở, trong đó chỉ riêng trong tháng 5/2015, tức là trước khi chứng khoán rớt giá, có gần 20 triệu tài khoản mới.
Theo quan điểm của rất nhiều người, chính quyền Trung Quốc buộc phải can thiệp mạnh hơn để chấm dứt làn sóng rút vốn, và để tránh bất bình tăng vọt trong dân chúng.
Một số giải đáp của phóng viên kinh tế AFP
Để hiểu thêm vì sao chứng khoán Trung Quốc rớt giá mạnh, sau đây là một số giải thích của phóng viên kinh tế của AFP Albee Zhang.
Vì sao chứng khoán Trung Quốc lại tăng vọt ?
Chứng khoán Trung Quốc bắt đầu tăng từ cuối năm 2014, đúng vào lúc tỷ lệ tăng trưởng toàn năm của Trung Quốc thấp nhất kể từ 24 năm nay. Sự phục hồi chứng khoán của Trung Quốc được tiếp sức bởi quyết định của Ngân hàng trung ương Trung Quốc ngày 21/11/2014 hạ thấp lãi suất chỉ đạo, lần đầu tiên kể từ ba năm nay. Song song vào đó, là việc khai trương một sàn giao dịch kết nối, cho phép các nhà đầu tư quốc tế - thông qua Hồng Kông – có thể mua được các chứng khoán tại Thượng Hải, và ngược lại, người Trung Quốc có thể mua được các cổ phiếu được niêm yết tại Hồng Kông.
Sang năm 2015, tình hình tiếp tục tươi sáng, chỉ số Thượng Hải vượt quá ngưỡng 5.000 vào đầu tháng 6/2015, nhờ ở « thành công » của hệ thống huy động vốn qua các công ty môi giới chứng khoán, gọi là « giao dịch ký quỹ », một hệ thống cho phép tạo ra nhiều lợi nhuận, nhưng cũng dễ gây thất thoát. Chỉ số chứng khoán đạt đỉnh ngày 12/06, cao hơn 150% so với cách đó một năm.
Tại sao chứng khoán bị rớt ?
Vào thời điểm chứng khoán đạt đỉnh, định chế quản lý chứng khoán Trung Quốc CSRC tuyên bố muốn giới hạn các hoạt động cho các cá nhân vay tiền nói trên để đầu tư vào chứng khoán. Ngày hôm sau, cơ quan này đồng thời cấm cả việc giao dịch với các quỹ cho vay, hoạt động bên ngoài hệ thống nói trên.
Vào lúc các thị trường mở cửa trở lại, các nhà đầu tư, lo ngại vì những giới hạn này, bắt đầu thoái vốn, và kể từ đó làn sóng rút vốn trở nên không kiểm soát được, với kết quả là chứng khoán Thượng Hải mất giá hơn 30% trong ba tuần. Vốn bị rút mạnh, vì các nhà đầu tư cần tiền để trả các khoản vay « giao dịch ký quỹ ».
Chính quyền đã có những biện pháp nào để hỗ trợ thị trường ?
Chỉ số Thượng Hải sụt 7,4% ngày 26/06. Ngày tiếp theo, Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ hạ thấp lãi suất chỉ đạo và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng. Cơ quan quản lý chứng khoán quốc gia Trung Quốc CSRC đồng thời quyết định giảm nhẹ các quy định giới hạn các hoạt động « giao dịch ký quỹ », cũng như cho phép giảm các chi phí giao dịch chứng khoán.
Không lâu sau đó, chính phủ Trung Quốc tuyên bố một kế hoạch đưa lên sàn chứng khoán một loạt các quỹ hưu trí, và việc nhiều định chế đầu tư quan trọng của Nhà nước mua các chứng khoán trên thị trường.
Cuối cùng, để tránh xu thế mất giá, CSRC cũng quyết định giảm số lượng và quy mô của các niêm yết mới, thậm chí còn tạm thời dừng hẳn hoạt động này.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ cấp tiền mặt cho China Securities Finance Corp, một tổ chức của nhà nước hoạt động trong lĩnh vực « giao dịch ký quỹ », trong khi đó 21 tổ chức môi giới tài chính (lớn nhất) thì cho biết sẽ đầu tư ít nhất 120 tỷ yuan (19,3 tỷ đô la) vào chứng khoán.
Sắp tới điều gì sẽ xảy ra ?
Không ai thực sự biết được, còn thị trường thì rất biến động. Các nhà đầu tư, do áp lực buộc phải bán, sẽ phải hạ giá xuống nữa, cũng có thể những người nhân cơ hội này để mua vào. Trả lời AFP, nhà phân tích Zhang Qi, thuộc Tập đoàn chứng khoán Hải Thông (Haitong Securities), nhận xét : « Niềm tin của các nhà đầu tư vào các thị trường bị tan vỡ, khó mà nói rằng thị trường sẽ bình ổn trở lại, và sẽ hồi phục từ đợt rớt giá này ». Tuy nhiên, người này hy vọng chỉ số Thượng Hải có thể vọt trở lại ở mức 4.000 điểm trong tháng tới.
Đâu là những hệ quả có thể của hiện tượng này ?
Một số nhà phân tích cho rằng sự rớt giá mạnh của thị trường chứng khoán có thể gây hại cho kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, có thể dẫn đến các rối loạn xã hội, cho dù Nhà nước độc đảng này đang kiểm soát được đối lập. Theo một số đánh giá khác, cơn sốt chứng khoán có thể thêm vào một nửa điểm cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý một, tuy nhiên sự thay đổi vừa rồi có thể có một tác động ngược trở lại với mức độ tiêu cực lớn hơn thế nhiều. Theo đánh giá của ANZ Bangking Group (tức tập đoàn ngân hàng Úc – New Zearland Australia and New Zealand Banking Group Limited), « sự suy yếu của thị trường chứng khoán cho thấy những lo ngại về các nguy cơ mang tính hệ thống ».
***
AFP ngày 05/07/2015 cho biết, cách đây ít hôm, Ngân hàng Thế giới vừa thông báo xóa bỏ một đoạn trong báo cáo về kinh tế Trung Quốc. Có người cho rằng đây là một hình thức tự kiểm duyệt. Đoạn văn có nội dung bị xóa bỏ nói trên lên án mạnh mẽ sự mờ ám trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc.
Theo một số nhà quan sát, nguồn tín dụng chủ yếu thúc đẩy bong bóng chứng khoán nói trên là các khoản cho vay hết sức dễ dãi và không được kiểm soát tại « thị trường tín dụng không chính thức », với lãi suất có lúc lên đến 17%./năm. Reuters (ngày 03/07) ghi nhận, việc không có quy chế kiểm soát khiến việc ước tính quy mô của thị trường này là rất khó. Theo một số người am hiểu, thị trường hết sức lớn này cho phép mang lại nhiều khoản lợi nhuận khổng lồ, khi cho vay chứng khoán với lãi suất cao. Thị trường tín dụng phi chính thức này đặc biệt có sự tham gia của các ngân hàng thương mại lớn nhất nước, tất cả đều là của Nhà nước, nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ hơn, cho đến vô số các công ty chứng khoán « tư nhân ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150708-chung-khoan-trung-quoc-tiep-tuc-rot-dan-nghi-bi-lua/
Chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ
Nguyễn Đình Phùng
Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay! Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với Trung Hoa và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!
Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử, nhưng khởi sự bằng kinh tế và đặc biệt bằng cyberwarfare, chiến tranh vi tính! Và những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?
Ngày thứ sáu 3 tháng 7 vừa qua, chỉ số về stock của Trung Hoa là Shangai Composite Index mất đi 5.8% đứng ở mức 3687. So với ngày 12 tháng 6, chỉ số này đứng ở mức 5166, có nghĩa chỉ trong vòng 3 tuần lễ, stock của Trung Hoa đã mất đi 29% giá trị. Sự sụp đổ nhanh chóng này đã làm mất đi 2.7 trillion tức 2700 tỷ Mỹ Kim giá trị của chứng khoán Trung Hoa. Và sự mất mát này đã đổ trên đầu của hàng trăm triệu gia đình dân Tàu, mấy năm nay đã đổ xô như điên cuồng vào việc chơi stock để làm giàu nhanh chóng, nay mất hết cơ nghiệp và tài sản vì sự sụp đổ này!
Thị trường chứng khoán Shangai có 112 triệu trương mục, thị trường chứng khoán tại Shenzhen có 142 triệu trương mục. Chỉ trong mùa xuân năm 2015 mỗi thị trường đã có thêm 20 triệu accounts do dân Tàu nhảy vào chơi stock! Khác với Hoa Kỳ, hiện nay cá nhân ít chơi stock, tại Trung Hoa 4/5 các trương mục trên thị trường chứng khoán hai nơi là của tư nhân, do dân Tàu giới trung lưu có ít tiền vốn để dành nhảy vào chơi stock kiểu đánh bạc, ăn thua đủ! Nay với stock sụp, cả trăm triệu người mất tiền hay sạt nghiệp. Trường hợp này còn lớn lao hơn thời sụp đổ của Wall Street thập niên 30’s dẫn dắt đến tai họa Great Depression cho Hoa Kỳ và toàn cầu.
Lý do thiệt hại nặng là dân Tàu chơi stock kiểu margin rất nhiều, có nghĩa đi vay để chơi stock, chỉ cần bỏ ra 10 – 20% vốn, phần còn lại đi vay của ngân hàng hay công ty đầu tư. Khi stock lên, chơi kiểu margin này lời lớn. Nhưng khi stock xuống, sẽ bị trường hợp gọi là margin call, khi giá trị stock xuống nhiều và nhanh, công ty đầu tư sẽ bắt châm thêm tiền vào, nếu không có, sẽ đương nhiên bị bán số stock đang có và tiền vốn bỏ ra lúc đầu sẽ mất sạch! Như thế, chơi stock kiểu đi vay margin rất nguy hiểm và như tuần lễ vừa qua tại Thượng Hải, khi stock đã mất đi gần 1/3 giá trị, hàng trăm triệu dân Tàu chơi stock kiểu margin này mất hết, tán gia bại sản!
Trong ba tuần lễ qua, Ngân Hàng Trung Ương tại Bắc Kinh đã tìm cách cứu thị trường chứng khoán Tàu bằng cách hạ lãi xuất, giảm bớt luật lệ hạn chế.v.v., nhưng không đi đến đâu. Các công ty lớn của Trung Hoa cũng tung tiền vào để mua stock nhằm giữ giá trị và Hiệp Hội Chứng Khoán của Trung Hoa, do chính quyền kiểm soát, cũng dự định sẽ tung tiền vào đến mức 120 tỷ nhân dân tệ hay renminbi, tương đương với 19.4 tỷ Mỹ Kim. Nhưng con số này được coi là quá ít ỏi, khó lòng làm thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và tại Shenzhen đứng vững được. Có thể sẽ lên được vài ngày nhưng nhiều phần sẽ tiếp tục đi xuống.
Một trong những lý do stock của Tàu xuống nhiều và nhanh như vậy vì các công ty đầu tư đổ xô vào để bán short – selling, tức vay tiền để bán stock đi. Khi giá xuống nhiều sẽ mua lại để trả cho chủ nhân và kiếm lời bằng tiền sai biệt. Với kiểu bán stock short này, các công đầu tư kiếm lợi nhiều và làm giá xuống còn nhanh hơn!
Chính quyền Tàu hiện đang la hoảng vì short selling này của các công ty đầu tư ngoại quốc, đặc biệt là của Hoa Kỳ. Công ty đầu tư của Wall Street bị vạch mặt chỉ tên là Morgan Stanley, đã dùng phương cách short selling để kiếm lời tối đa. Nhưng câu hỏi sau hậu trường là các công ty đầu tư của Hoa Kỳ đã có sự khuyến khích hay giúp đỡ nào không của chính quyền Obama để lũng đoạn thị trường chứng khoán Trung Hoa, cũng như làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, gây ra sụp đổ toàn diện cho stock market của Trung Hoa?
Dĩ nhiên tình trạng thị trường chứng khoán của Trung Hoa sụp đổ là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Lý do là kinh tế Trung Hoa đã chậm đi nhiều, mức tăng trưởng trước kia từ 15 – 20%, nay chỉ còn 7% và năm nay 2015 sẽ còn xuống nhiều hơn. Với quả bóng địa ốc vỡ tan, khi các thành phố xây cất thành thành phố ma, các mall vĩ đại không một bóng người, các building xây cất bỏ không vì không có ai thuê, kinh tế Trung Hoa đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc vỡ nổ chưa lan rộng lắm. Nhưng kế tiếp cho sự tan vỡ kinh tế của Trung Hoa chính là thị trường chứng khoán như việc sụp đổ trong ba tuần lễ vừa qua, chính quyền Trung Hoa không che
dấu nổi!
Có thể nói thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung Hoa tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp cho quả bóng địa ốc vỡ tan. Và các công ty đầu tư Wall Street đã đánh hơi và tính toán đúng để nhảy vào lũng đoạn và giúp cho thị trường chứng khoán Tàu sụp nhanh hơn bằng kiểu short selling! Nhưng bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ có thể đứng đằng sau giật dây là chuyện nhiều phần đã xảy ra! Lý do là gần đây chính quyền Obama đã hứa hẹn là sẽ trả đũa Trung Hoa về tội dùng hacking để lấy tài liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên làm việc trong chính quyền. Và tuy không nói ra, chính quyền Obama có thể đã dùng việc hacking vào chính các cơ sở của Trung Hoa và tại thị trường chứng khoán Thượng Hải để giúp cho thị trường stock này
của Tàu sụp nhanh hơn?!!
Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80’s đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung Hoa đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.
Trong chiến lược kinh tế tầm xa hơn, chính quyền Obama đã thành công khi cả 2 viện tại Quốc Hội đã thông qua luật để Obama thương thảo nhanh chóng cho thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương TPP, Trans Pacific Partnership. Đây là đòn để triệt hạ kinh tế Trung Hoa về lâu về dài, với Hoa Kỳ và các nước Thái Bình Dương khác, trong đó có Việt Nam, trao đổi mua bán với nhau và gạt hẳn Trung Hoa ra ngoài!
Điểm quan trọng của thỏa ước mậu dịch TPP này là Hoa Kỳ đã nhắm vào Việt Nam. Lý do là trong 12 quốc gia hợp thành tổ chức mậu dịch này, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về mậu dịch và đầu tư là Việt Nam. Và Hoa Kỳ đã dùng việc thông qua thoả ước mậu dịch TPP, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm đến để tách rời Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và thành đồng minh của Hoa Kỳ.
Lý do để Hoa Kỳ mong muốn và tìm đủ cách để kéo Việt Nam từ bỏ chuyện đi hàng đôi và trở thành đồng minh với Hoa Kỳ nằm trong hai chữ: Cam Ranh! Trong chiến lược kiềm tỏa Trung Hoa về mặt quân sự, vị thế đặc biệt của Cam Ranh nắm giữ tầm quan trọng bậc nhất với Ngũ Giác Đài. Phi Luật Tân đã mong muốn Hoa Kỳ trở lại Subic Bay tái lập căn cứ quân sự tại đây, nhưng Subic Bay không thể sánh với Cam Ranh về vị thế chiến lược hàng đầu được.
Một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Cam Ranh sẽ trấn áp được hạm đội tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa hiện đang đặt tại đảo Hải Nam. Hải quân Hoa Kỳ ở Cam Ranh sẽ giữ cho biển Đông Hải tự do giao thông, không e dè gì về việc Trung Hoa đang cho xây cất các hòn đảo nhân tạo làm phi đạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, kiểm soát toàn thể vùng biển Đông. Hơn nữa căn cứ Cam Ranh sẽ giúp cho Hoa Kỳ tạo thành vòng đai nguyên tử bao vây Trung Hoa với các phi đạn gắn đầu đạn nguyên tử tầm gần loại Pershing như đã đặt tại Âu Châu thời chiến tranh lạnh, không cần đến hoả tiễn liên lục địa bắn đến Trung Hoa lâu hơn!
Tập Cận Bình đã đi sai một nước cờ khi cho kéo giàn khoan vào hải phận của Việt Nam và tạo nên làn sóng chống Tàu năm ngoái. Việc Hoa Kỳ cho chiếu các video với đài CNN thu hình chuyện Trung Hoa cho lập đảo nhân tạo và xây phi đạo cho phản lực cơ quân sự gần Hoàng Sa là sự cố ý của chính quyền Obama, trước hết để đánh thức dư luận dân chúng Hoa Kỳ về hiểm họa Trung Hoa, nhưng cũng là để lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo Tàu và đi hẳn với Hoa Kỳ.
Những diễn biến gần đây tại Việt Nam cho thấy chiến lược này của Hoa Kỳ đang thành hình. Trước hết một loạt các yếu nhân của Hoa Kỳ đã sang Việt Nam trong vài tháng nay như bộ trưởng quốc phòng Aston Carter, chủ tịch ủy ban quân lực tại Thượng Viện John McCain và gần đây nhất vào lễ quốc khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 là cựu tổng thống Bill Clinton. Clinton có thể là người đại diện cho Obama để thương thảo và đi đến thỏa thuận sau cùng về việc Việt Nam thành đồng minh của Hoa Kỳ và cho thiết lập căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh.
Đồng thời trong tuần này, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng sẽ đi với phái đoàn chính phủ hàng 150 người sang Hoa Kỳ và sẽ gặp Obama. Nguyễn Phú Trọng không phải là chủ tịch nước nhưng được tòa Bạch Cung phá lệ để tiếp đón như thủ lĩnh quốc gia. Điều này cho thấy tay này đã đi theo phe thân Hoa Kỳ và gạt bỏ được Chủ tịch Trương Tấn Sang được coi như phe thân Tàu.
Một nhân vật theo phe thân Tàu là đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng không có tên trong phái đoàn sang Hoa Kỳ vào giờ chót. Tin chính thức của chính phủ cộng sản là Phùng Quang Thanh chữa bệnh tại Pháp, tuy có tin đồn không kiểm chứng được là tay này bị ám sát khi sang đến Pháp?
Tất cả những diễn biến này cho thấy Hoa Kỳ đã thành công trong việc lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và nhiều phần sẽ được thoả thuận để lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, có thể sau chuyến Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 11 năm nay.
Tuy nhiên điều quan trọng đối với Việt Nam là việc phải thương thảo để Hoa Kỳ ký kết một hiệp ước hỗ tương phòng thủ như Hoa Kỳ đã ký kết các hiệp ước này với Nhật Bản và Phi Luật Tân trước đây. Thực sự gọi là hỗ tương phòng thủ, nhưng điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào bảo vệ Việt Nam một khi bị Trung Hoa tấn công. Vì phản ứng của Trung Hoa trước thế kiềm tỏa và chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ sẽ làm cho Việt Nam ở vào thế nguy hiểm dễ dàng bị Trung Hoa tấn công và xâm lăng. Chỉ một khi có được hiệp ước hỗ tương phòng thủ với Hoa Kỳ và căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh thiết lập xong xuôi, lúc đó Việt Nam mới ở vào thế an toàn trước đe dọa của Trung Hoa được.
Tóm lại, chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ đã thành hình và đã bắt đầu được thi hành, về phương diện kinh tế cũng như quân sự. Điều tốt nhất cho toàn cầu vẫn là Trung Hoa suy yếu và tan rã một khi dân chúng Tàu bị khó khăn kinh tế và thất nghiệp nổi loạn và thay đổi được chính quyền cộng sản Trung Hoa hiện tại.
Cũng như Việt Nam một khi đi với Hoa Kỳ, sẽ phải chịu điều kiện để đi đến dân chủ hóa, nếu muốn hưởng lợi do thỏa ước mậu dịch TPP và được chiếc dù quân sự của Hoa Kỳ bảo vệ với căn cứ Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Các chuyện này tuy còn xa vời nhưng điều gì cũng có thể xảy ra được. Và thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất!
5 tháng 7 , 2015
Nguyễn Đình Phùng
www,nguyendinhphung.com
Tư bản Tài chính Mỹ đang thu tiền nước Tàu bằng chiến thuật NSS
By on July 8, 2015
NSS có nghĩa là Naked Short Sell, theo tiếng Việt là “bán (mua xuống) một cổ phiếu bằng sồ tiền mượn từ công ty giữ tài khoản “. Trong thị trường chứng khoán người ta dùng chữ naked là chữ có nghĩa trần truồng để nói đến số tiền hay số cổ phiếu của người có tài khoản mượn của công ty giữ tài khoản để bán hay mua xuống một cổ phiếu để cho giá trị cổ phiếu đi xuống tới mức mình muốn đúng với giá mua theo loại option mà kiếm lời.
Để cho dễ hiểu vấn đề này, khi chúng ta mở 1 tài khoản với số tiền 10.000 đô loại margin thỉ công ty giữ tài khoản cho chúng ta mượn thêm 1 số tiền tương đương là 10.000 đô nửa. Như thế chúng ta có quyền đầu tư 20.000 đồng nhưng số tiền 10.000 đô mượn đó phải trả tiền lời khi đem ra sử dụng và bị công ty gìữ tài khoản kiểm soát hay thanh toán số cổ phiếu chúng ta đang có để bảo vệ số tiền mượn nếu cần.
Naked Short Sell được liệt vào loại bất hợp pháp ở nhiều nước Phương Tây bởi lẽ người giữ tài khoản và công ty giữ tài khoản lại là một hay cùng bắt tay nhau để thực hiện NSS do đó số tiền mượn hay cổ phiếu mượn có thể tăng ở mức không thể kiểm soát được nên việc làm giá cho một một cổ phiếu đi xuống trở nên dễ dàng.
Sau cuộc đại suy thoái năm 1929 chính phủ Hoa kỳ điều tra và biết được công ty Jesse Livermore đã dùng 100 triệu đô để NSS nhiều cổ phiếu làm cho thị trường chứng khóa thời bấy giờ trở nên khủng hoảng nên đã làm luật ngăn chặn NSS vào năm 1934.
Vài tháng sau khi thị trường sụp đổ vào tháng 10 năm 1987. Quốc hội Hoa Kỳ lại sửa đổi thêm nhiều luật lệ để bảo vệ những công ty nhỏ bị các Hedge Funds toa rập nhau dùng chiến thuật NSS đánh sụp, đến năm 2005 lại tăng thêm nhiều điều luật khác chống chiến thuật NSS giúp cho thị trường chứng khoán được công bình hơn.
Cuộc khủng hoảng tài chánh vào năm 2008 từ Hoa kỳ đang lan rộng ra toàn cầu làm cho các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp Đức, Switzerland, Ireland, Canada và nhiều quốc gia khác áp dụng các điều luật ngăn chặn NSS để giữ vững thị trường chứng khóan trong nước được công bình hơn.
Thị trường chứng khoán Thượng Hải mở cửa từ năm 2005 ( còn non trẻ) Trung Quốc là một quốc gia cọng sản rất chậm chạp trong việc áp dụng luật pháp của Phương Tây. Có thể Trung Quốc chưa áp dụng được các điều luật chống chiến thuật NSS nên đã tạo một lỗ hổng để cho các nhà tư bản tài chánh Hoa Kỳ vào kiếm chút tiền tiêu.
Nhờ chiến thuật NSS các nhà tư bản tài chính Hoa Kỳ kiếm được số tiền trong 3 tuần qua tại thị trường chứng khóan Trung Quốc nghe đâu khoản chừng 2.700 tỷ đô. Công ty bị điểm mặt chỉ tên đã dùng chiến thuật NSS làm cho thị trường trung Quốc quẹo chấu là nhà băng Morgan Stanley.
Đằng sau vụ này có sự đồng ý của chính phủ Hoa Kỳ hay không ? không biết, nhưng điều chúng ta dám chắc là có sự tính toán của tập đoàn tài chánh tại Hoa Kỳ. Trước đây họ cón kế hoạch chia Trung Quốc ra làm 5 nước nhỏ để trừ hậu hoạn. Phải chăng đây là cú đánh đầu tiên vào Trung Quốc trên lãnh vực kinh tế.
__._,_.___
.
_
HỒ NAM * NGUYỄN VỸ NHÀ THƠ BÂT HỦ
Hồ Nam : NGUYỄN VỸ NHÀ THƠ BÂT HỦ NHÀ VĂN HÓA LẪY LỪNG
Chuyên mục: Tác GiảCập nhật 6 năm trướcThích nội dung nàyPhản hồiIn nội dung
Nguyễn Vỹ là nhà báo có tài nhà thơ có tầm cỡ nhưng nhà văn thì chỉ thành công trong đia hat hồi ký còn tiểu thuyêt thì ông chỉ làng nhàng thua cả Hồ Biểu ChánhĐể rộng đương dư luận chúng tôi xin trích bài thơ Bạch Nga hai chân của Nguyễn Vỹ đó là bài Sương rơi
NGUYỄN VỸ NHÀ THƠ BÂT HỦ NHÀ VĂN HÓA LẪY LỪNG
Nguyễn Vỹ sinh năm 1910 tại làng Tân Hội huyện Đưc Phổ con một vị quan Nam Triều vào loai tầm cỡ nhưng vì ông chống Pháp đã từ quan.Nguyễn Vỹ học xong tú tài ra đời viêt báo làm văn làm thơ.Hai mươi bốn tuổi xuât bản tập thơ đầu tiên bằng hai thư chư quốc ngữ và Pháp rồi làm chính trị chống Pháp bi Tây bỏ tù sau qua chống Nhật bị Nhật bắt nhốtVề văn chương Nguyễn Vỹ là bạn đồng hành với Trương Tửu và sáng lập ra trương thơ Bach Nga một trương thơ ảnh hương thơ Pháp do ông làm chủ soái
Với kiến thưc rộng và bách khoa Nguyễn Vỹ đã nổi đình đám khi chủ trương bán nguyệt san Phổ Thông và và nổi danh với những mục Mình ơi và Tuấn chàng trai nươc Việt
Nguyễn Vỹ viêt tiểu thuyêt không thành công lắm nhưng viêt hồi ký nhât la tập hồi ký về những nhà văn nhà thơ tiền chiến thì lai rât thành công vì trung thực và dám viết những điều thiên hạ né tránh
Nguyễn Vỹ là ngươi đa tình có nhiêu vơ và một chuyến từ Saigon đi thăm vợ nhỏ ở Mỹ Tho ông đã tử nạn trong môt tai nạn xe hơi ở Cầu Voi Long An vào năm1971
Tổng kêt cuộc đời thơ văn của Nguyễn Vỹ chúng ta thấy rõ ràng qua tác phẩm Tuấn chàng trai nươc Viêt Nguyễn Vỹ là một nhà văn hóa dân tộc có trình độ và về thơ Nguyễn Vỹ là nhà thơ tiền chiến có hạng dù ông thất bại trong khi làm chủ soái trường thơ Bach Nga một trương thơ nhập tư thơ của văn chương Pháp
Nguyễn Vỹ là nhà báo có tài nhà thơ có tầm cỡ nhưng nhà văn thì chỉ thành công trong đia hat hồi ký còn tiểu thuyêt thì ông chỉ làng nhàng thua cả Hồ Biểu Chánh
Để rộng đương dư luận chúng tôi xin trích bài thơ Bạch Nga hai chân của Nguyễn Vỹ đó là bài Sương rơi
Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu
Những hơi
Gió bấc
Lạnh lung
Hắt hiu
Thấm vào
Em ơi
Trong long
Hat sương
Thành một
Vêt thương
Rồi hat
Sương trong
Tan tác
Trong long
Tả tơi
Em ơi
Trong giọt
Thánh thót
Từng giọt
Điêu tàn
Trìu mến
Mồ hoang
Rơi sang
Cành dương
Liễu ngã
Gió mưa
Tơi tả
T ừng giọt
Từng giọt
Tơi bời
Mưa rơi
Gió rơi
Lá rơi
Em ơi
Thơ Bạch nga của Nguyễn Vỹ là như thế đó nhưng thơ tám chữ thì lai rât đươc như bài thơ Gửi Trương Tửu thì lai tuyêt vời
Hồ Nam
TRÍCH THƠ NGUYỄN VỸ
GỬI TRƯƠNG TỬU
Nay ta thèm rươu nhớ mong ai
Một mình nhấp nhem chẳng buồn say
T rươc kia hai ta hết một nậm
Trò chuyện dông dài mặt đỏ sẫm
Nay một mình ta một be con
Cạn rượu rồi thơ mới véo von
Dạo ấy chúng mình nghèo sơ sác
Mà vẫn coi tiền như cỏ rác
Kiếm đươc đồng nào đem tiêu hoang
Rủ nhau chè chén nói huyênh hoang
Xáo lộn văn chương với chả cá
Chửi Đông chửi Tây chửi tât cả
Rồi ngủ một đêm mộng với mê
Sang dậy nhìn nhau cười hê hê
Bây giờ thời thế vẫn thây khó
Nhà văn Annam khổ như chò
Mỗi lần cầm bút viêt văn chương
Nhìn đàn chó đói gậm trơ xương
Rồi nhìn chúng mình hì hục viêt
Xuốt mấy năm trời viết vẫn kiêt
Mà thương cho tôi thương cho anh
Đã rụng bao nhiêu mái tóc xanh
Bao giờ chúng mình thật ngất ngưởng?
Tôi làm trạng nguyên anh tể tướng
Rồi anh bên võ tôi bên văn
Múa bút tung gươm hả một phen?
Cho bõ căm hờn cái xã hội
Mà anh thường kêu mục nát thối
Cho người làm ruộng kẻ làm công
Đều được an vui hớn hở long?
bây giơ chúng mình gạch một chữ
bây giơ chúng mình gạch một chữ
Làm cho đảo điên pho lịch sử
Làm cho bốn mươi thế kỷ xưa
Hât mồ chồm dậy cươi say sưa
Để xem hai chàng trai quắc thước
Quét sạch quân thù trên đât nươc
Để cho toàn thể dân Việt Nam
Đều được Tư Do muôn muôn năm?
Để cho muôn muôn đời dân tộc
Hêt đói hêt lầm than tang toi1c?
Chứ như bây giờ là trò chơi
Làm báo làm bung chán mớ đời
Aqnh đi che tàn một lũ ngốc
Triêt lý con cừu văn chương cóc
Còn tôi bưng thúng theo đàn bà
Ra chợ bán văn ngày tháng qua
Cho nên tôi buồn không biêt mấy
Đời còn nhố nhăng ta chịu vậy
Ngồi buồn lấy rượu uống say sưa
Bực chí thành say mấy cũng vừa
Mẹ cha cái kiếp làm thi sĩ
Chơi nước cờ cao gặp vận bĩ
Rồi đâm ra điên đâm vẩn vơ
Rút cục chỉ còn mộng và mơ
NGUYỄN VỸ
GỬI NGUYỄN VỸ
Văn chương thời nào cũng thế thôi
Làm văn làm thơ tù khổ sai
Càng viêt càng thêm nhiêu lệ rơi
Càng viêt càng thêm nhửng ách tai
Trời sinh cầm bút biêt làm sao
Thiên hạ bao nhiêu chuyện khổ đau
Trăm năm trươc rồi trăm năm sau
Cái nghiệp cầm bút đi buôn sâu
Ta khóc cho anh ta khóc ta
Hỡi ơi trơi đất thật bao la
Cái thân cầm bút là như thế
Cái nghiệp làm thơ ta với ta
Hãy chửi một câu cho nhẹ lòng
Rượu còn đâu nữa thế là xong
Mai ta ngủ dậy ta mở mắt
Sẽ thây đất trời không trống không
Ta đã làm thơ ta viết văn
Đem chuyện người ra để dấn thân
Nỗi đau nhân thế bao giờ dứt
Để chúng ta được nhẹ cõi lòng
Thiên hạ quẩn quanh chuyện áo cơm
Còn ta khóc mươn cứ âm thầm
Rươu một ly thôi nhưng vẫn thiêu
Đêm nằm trằn trọc mãi mưa rầm
Anh đã chêt môt đời trăn trở
Tôi còn sống mãi tháng ngày im
Hãy ngâm cho lơn câu thơ cổ
Để cuối đương kia có nắng xuân
VƯƠNG TÂN
Các tác phẩm khác của Hồ Nam
- Dòng Thơ Thi sĩ Vương Tân : GIANG HỒ CA5(11:53:pm - 06/08/2009)
- TOAN ÁNH NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN CUỐI CÙNG ĐÃ RA ...(11:21:pm - 09/08/2009)
- THANH CHƯƠNG NHÀ THƠ TÌNH CỦA THỜI ĐAI(11:23:pm - 09/08/2009)
- PHẠM THÁI NGUYỄN NGỌC TÂN GIỮA NHÀ VĂN NHÀ ...(01:20:am - 10/08/2009)
- VŨ BẰNG NHÀ VĂN CỦA NHỮNG MÓN ĂN HÀNỘI(11:05:pm - 11/08/2009)
- HÒANG LY TRƯƠNG LINH TỪ MỘT NHÀ VĂN NHÀ THƠ ...(11:38:pm - 12/08/2009)
- PHAN LẠC TUYÊN NHÀ THƠ MÔT BÀI TIẾN SĨ LÊN ...(01:16:am - 16/08/2009)
- SƠN NAM NHÀ VĂN KHÔNG VƯỢT ĐƯỢC CÁI BÓNG CỦA ...(01:37:am - 16/08/2009)
- ĐÀO MỘNG NAM NHÀ NHO CUỐI MÙA CHẾT BẤT ĐẮC ...(01:46:am - 17/08/2009)
- NHÀ THƠ NHẠC SĨ AKHUÊ KHÔNG CÒN NỮA(01:00:am - 17/08/2009)
- NHÀ THƠ TUYẾT KHANH,DIỆU LỘC,TỊNH NGUYỆT ANH ...(01:32:am - 18/08/2009)
- NHÀ VĂN NHÀ THƠ CỦA THỜI ĐẠI VÀ LỊCH SỬ ĐINH ...(01:17:am - 20/08/2009)
- TẠ QUANG KHÔI NHÀ VĂN CHUYÊN NGHIỆP NHÀ THƠ ...(01:59:am - 20/08/2009)
- NHÀ VĂN NGUYỄN THỤY LONG KHÔNG CÒN NỮA(01:21:am - 03/09/2009)
- SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIÊT KHÁNH CHÍNH LÀ NHÀ VĂN ...(01:59:am - 05/09/2009)
- TRẦN VĂN ÂN NHÀ BÁO KIÊT XUẤT SỐNG MỘT TRĂM ...(01:33:am - 07/09/2009)
- Hồ Nam : PHAN ĐIỆN NHÀ THƠ NGÔNG XỨ NGHỆ(01:00:am - 13/10/2009)
- Hồ Nam : NGUYỄN BẮC SƠN NHÀ THƠ ĐỘC ĐÁO(01:18:am - 13/10/2009)
- Hồ Nam : NGÂN GIANG NHÀ THƠ VẬT VÃ VỚI SỐ ...(01:47:am - 17/10/2009)
- Hồ Nam : CHINH NGUYÊN NHÀ THƠ TÀI HOA NHÀ VĂN ...(01:57:am - 24/10/2009)
- HỒ HỮU TƯỜNG NHÀ VĂN HÓA LỚN NHÀ VĂN TRÀO ...(01:15:am - 26/10/2009)
- LÊ THỊ Ý VÀ BÀI THƠ THƯƠNG CA 1(01:00:am - 31/10/2009)
- Hồ Nam : NGUYỄN ĐÌNH THI THIÊN TÀI VÀ QUỈ DỮ(01:31:am - 08/11/2009)
- Hồ Nam : TRẦN PHONG GIAO NHÀ VĂN BẤT TÚC NHÀ ...(01:02:am - 15/11/2009)
- Phạm Trần Anh : KHÁNG THƯ GỬI BẠO QUYỀN CỘNG ...(01:49:am - 28/11/2009)
- Hồ Nam : ĐOÀN PHÚ TỨ DICH GIẢ KỊCH TÁC GIA ...(01:06:am - 28/11/2009)
- Hồ Nam : TRẦN LÊ NGUYỄN KICH TÁC GIA HAY NHÀ ...(01:21:am - 28/11/2009)
- Hồ Nam : CHẾ LAN VIÊN NHÀ THƠ PHẢN TỈNH TRƯƠC ...(01:28:am - 04/12/2009)
- Hồ Nam : SONG LINH VÀ NHỮNG VẦN THƠ TÌNH(01:41:am - 12/12/2009)
- Hồ Nam : ĐÔNG ANH NGƯỜI LÀM THƠ TÌNH TẦM CỠ(01:00:am - 12/12/2009)
- Hồ Nam : NHÀ THƠ NGUYỄN XUÂN SANH VÀ NHÓM ...(01:14:am - 12/12/2009)
- Hồn Nam : MA XUÂN ĐẠO NHÀ THƠ LÀM THƠ CHỮ HÁN ...(01:26:am - 20/12/2009)
- Hồ Nam : LÊ ĐẠT NHÀ THƠ CẢ ĐỜI VẬT LỘN VỚI ...(01:37:am - 30/12/2009)
- Hồ Nam : HOÀNG NGỌC BIÊN TỪ DICH GIẢ HỌA SĨ ...(01:52:am - 30/12/2009)
- Hồ Nam : TRẦN VÀNG SAO NHÀ THƠ PHẢN KHÁNG ...(01:10:am - 30/12/2009)
- Cao Thái ... bài hát Mexico / Saigon 60s năm ...(01:16:am - 04/01/2010)
- Trọng Đạt : Thạch Lam, cơn say chưa tỉnh(07:26:pm - 01/07/2010)
Tin mới
- Viết giờ Giao Thừa 2015(05:23:pm - 19/02/2015)
- Ngựa Vực hồn thơ (Xướng Hoạ 2). Tác Giả : ...(12:16:pm - 03/02/2014)
- Xuân Giáp Ngọ. Kính chúc Quí Vị Vạn Sự Bình ...(04:50:pm - 18/01/2014)
- Summer Dreams(06:11:pm - 19/09/2013)
- Chiều Tưởng Niệm(04:03:pm - 01/07/2013)
- CHUYỆN QUÊ NHÀ(11:48:pm - 11/03/2013)
- Tìm đường gai góc mà đi(03:03:pm - 11/03/2013)
- Lê Ngọc Huyền : Giáng Sinh Trên Miền Đất Trọ. ...(07:00:pm - 29/07/2012)
- Tâm Ngọc : Sống chết cho Tình Yêu (Giải nhất ...(07:31:pm - 29/07/2012)
- Đông Anh : Những Vần thơ tháng Tư(08:57:pm - 17/04/2012)
Các tin khác
- Hồ Nam : NGÂN GIANG NHÀ THƠ VẬT VÃ VỚI SỐ ...(01:47:am - 17/10/2009)
- Hồ Nam : NGUYỄN BẮC SƠN NHÀ THƠ ĐỘC ĐÁO(01:18:am - 13/10/2009)
- Hồ Nam : PHAN ĐIỆN NHÀ THƠ NGÔNG XỨ NGHỆ(01:00:am - 13/10/2009)
- Tố Nguyên : Chùm Thơ Mùa Thu(02:21:am - 12/10/2009)
- Thơ Chưởng Môn Hà Thượng Nhân : Hóa Là Ta (01:30:am - 06/10/2009)
- Thơ Phổ nhạc : CD Nỗi Lòng(12:58:am - 01/10/2009)
- Tố Nguyên : Những bài thơ Đường(02:52:am - 10/09/2009)
- Thơ Đường xướng họa : Mùng sinh nhật tôi của ...(01:48:am - 09/09/2009)
- TRẦN VĂN ÂN NHÀ BÁO KIÊT XUẤT SỐNG MỘT TRĂM ...(01:33:am - 07/09/2009)
- SƠN ĐIỀN NGUYỄN VIÊT KHÁNH CHÍNH LÀ NHÀ VĂN ...(01:59:am - 05/09/2009)
- 10.863.166
- 2
Copyright © 2008 - 2015 - All rights reserved.
www.vantholacviet.org www.banmeonline.org
Email: support@banmeonline.org
www.vantholacviet.org www.banmeonline.org
Email: support@banmeonline.org
Thư của Cha Trần Thái Đỉnh gởi Nguyễn Văn Trung
Thay cho việc bàn luận loanh quanh, tôi mạn phép công bố lá thư ngỏ mà GS Trần Thái Đỉnh gửi Giáo Sư Nguyễn Văn Trung. Thư đó nó liên quan đến những lập trường Hiện Sinh của ông, đồng thời minh xác quan điểm hiện sinh của ông khác với quan điểm hiện sinh của GS Trung. Cuộc tranh luậntriết học này cho ngưới đọc thấy thái độ triết học thẳng thắn của Giáo Sư Trần Thái Đỉnh đối với việc truyền bá chủ nghĩa hiện sinh cho nhiều thế hệ sinh viên và giới trí thức miền Nam trước 30/4/1975.
Toàn bộ lá thư này được viết tay trên giấy giấy pelure trắng cứng, khổ 21X 29,5cm, gấp đôi thành 8 trang viết trên hai mặt, khổ 14, 74.5X21cm và đã trực tiếp trao cho người viết vào năm 1996 tại nhà giáo sư ở Bình Thạnh. Nguyên Văn lá thư đó như sau:
[1] Thư ngỏ gửi GS. Nguyễn Văn Trung
Anh Trung,
Cách đây chừng hai tháng, tôi được một người bạn gửi cho bài “Người truyền bá chủ nghĩa hiện sinh nói về chủ nghĩa hiện sinh”, do anh ấy cất ở tập tài liệu “Hãy Tỉnh Táo”. Tôi bận quá, nay mới viết trả lời anh được, vì tôi coi đây là một món nợ tinh thần đối với sự thật, cũng như đối với bạn bè, trong đó có người đã chết như anh Lê Tôn Nghiêm, có người nay sống xa thành phố chúng ta như LM Thân Văn Tường.
Anh nói anh Lê Tôn Nghiêm, LM Tường và tôi nắm trong âm mưu của đế quốc Mỹ muốn dùng chủ nghĩa hiện sinh để lũng đoạn xã hội miền Nam trước 75. Theo bài kể lại, thì anh đã nói: “Để truyền bá chủ nghĩa hiện sinh có chất lượng, Mỹ đã sử dụng những giáo sư có khả năng, uy tín vào mục đích này…Đợt đầu hầu hết là những giáo sư du học oở nước ngoài tham gia truyền bá chủ nghĩa hiện sinh như Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Lê Thành Trị, Thân Văn Tường…” (tr. 72). Tôi rất lấy làm lạ sao [2] anh lại lôi chúng tôi vào câu chuyện của anh! Mà nói Mỹ dùng chủ nghĩa hiện sinh làm vũ khí phá hoại cũng là điều không đúng sự thật, vì:
a) Mỹ làm gì có chủ nghĩa hiện sinh mà mang vào VN? (Chủ nghĩa hiện sinh là riêng của Pháp mà Mỹ không bao giờ ưa Pháp, cũng như Pháp không bao giờ chịu Mỹ). Tôi đố ai có thể kể tên một triết gia hiện sinh người Mỹ. Ngay bên Anh quốc, triết hiện sinh cũng hoàn toàn vắng bóng: năm 1956, tôi nghỉ hè 4 tháng bên Anh, ở chung một trại hè với một giáo sư triết người Anh trong vòng 1 tuần. Ông này rất thông thạo về các trào lưu tư tưởng triết học cổ kim, nhưng về triết hiện sinh, ông chỉ đoc Heidegger và Jaspers, và ít đọc Sartre. Ông bảo Sartre chỉ là văn chương, và “văn chương bẩn thỉu” (ông nhắc tới cuốn “La Nausée” và cuốn ‘l’Ấge de Raison” của Sartre). Ông cho tôi coi tuyển tập triết Tây Phương bằng tiếng Anh, trong đó người ta dành cho Sartre một bài duy nhất hai trang, dịch sang Anh ngữ: The Hole (le trou, cái lỗ) Phải chăng anh Trung đã cảm hứng trang sách này của Sartre để viết rằng … người đàn bà là “cái lỗ thịt”?
Vậy như mọi người đều biết chủ nghĩa [3] hiện sinh là một phong trào chỉ có tại Pháp, do ảnh hưởng lớn lao của Sartre về văn chương và văn nghệ (tiểu thuyết, kịch nghệ, điện ảnh, “các động hiện sinh” của giới trẻ), nhưng giới hiểu biết, nhất là giới đại học và giới cầm bút, đều biết 4 cái triết cùng được gom lại trong phong trào hiện sinh chẳng có gì giống nhau hết. Cho nên những vị giáo sư triết được mọi người khâm phục như J. Walls, P. Ricoeur…. đều đồng ý gọi triết của K. Jaspers là philosophie de l’existence (triết hiện sinh), triết của Heidegger là philosophie de l’être (triết hiện hữu), triết của Marcel la Néo-Socratisme (Tân Socrate, hoăc triết học hiện hữu: “Être et Avoir” là một trong những tác phẩm nòng cốt của ông). Vậy chỉ còn Sartre la được dành cho danh xưng existentialisme (chủ nghĩa hiện sinh). Triết của Heidegger rất sâu xa và khó hiểu, vì ông muốn cái làm cho mỗi sự vật là nó. Triết của Jaspers là một sự vươn lên không ngừng, vươn tới chân tướng của con người và vươn lên tới siêu việt. Triết của Gabriel Marcel là một sự tra vấn về bản chất con người, bản chất xã hội. Chỉ có triết của Sartre là một thứ buông thả và ông dùng quá nhiều chất liệu dục tính trong các phân tách về con người. Chính Sartre cũng là triết gia duy nhất trong nhóm hiện sinh đã sống hết sức buông thả, có thể nói là vô luân. Suốt 30 năm trời, [4] ông đã sống như đôi vợ chồng với Simone de Beauvoir, mà không phải là vợ chồng. Rồi về cuối đời, cả khi ông đã ngoài cái tuổi thất thập cổ lai hy, lại có thêm hai người phụ nữ nữa, cùng với Simone, phục vụ sinh lý cho ông: đó là Arlette, “người con nuôi” của Sartre trên danh nghĩa pháp lý, và một người đàn bà nữa mà tôi không nhớ tên, và không cò tài liệu trong tay. (Xin xem Document Paris-Match, bài của Bernard-Henry Lévy, quãng năm 1991)
Tôi thấy cần nhắc lại những điều này có vẻ thừa quá, nhưng vẫn phải nhắc lại, vì bài thuyết trình của anh có những chỗ nhập nhằng. Chẳng hạn anh nói anh Lê Tôn Nghiêm, LM Tường và tôi giảng dậy chủ nghĩa hiện sinh ở Đại Học, có thể bản thân anh đã làm việc này, chớ chúng tôi thì tuyệt đối không: hãy soát lại các giáo trình của anh Nghiêm và của tôi ở Đại Học Văn Khoa Sài gòn và Đại Học Văn Khoa Huế, có bao giờ chúng tôi dạy chủ nghĩa hiện sinh đâu? LM Thân Văn Tường có dậy Đại Học bao giờ đâu? Ông chỉ dậy Đại Chủng Viện Sài Gòn. Không lẽ ông giảng dạy chủ nghĩa hiện sinh cho các chủng sinh? Thực ra ông chỉ viết mấy bài về triết Gabriel Marcel trong tạp chí Bách Khoa thôi, mà triết của Marcel đâu có phải là thứ triết [5] buông thả và sa đọa?
b) Bài thuyết trình của anh làm cho người ta có cảm tưởng như đế quốc Mỹ đã chi phối và khuynh đảo việc giảng dậy Đại Học ở Sài Gòn trước 75 đã có phần nào tự trị Đại Học, không có Mỹ nào, đảng chính trị nào, dù là Đảng Cần Lao của Nhu-Diệm, ở trên hoặc cạnh Hội Đồng Khoa. Trừ một trường hợp dưới chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm: Giám Mục Ngô Đình Thục đã ép chính quyền, cụ thể là Viện Đại Học Huế, không cho anh dạy ở Huế nữa, và chuyển anh về Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Cũng Giám Mục Thục lấy giáo quyền cấm tôi không được day triết Ấn Độ và tư tưởng Phật giáo ở Đại Học Văn Khoa Huế nữa. Thật ra đây là vấn đề cá nhân. GM Thục cấm tôi dạy về Phật Giáo, nhưng ông không có quyền cấm dạy môn tư tưởng Ấn Độ và Phật Giáo, vì giữa lúc đó Thượng Tọa Thích Thiện Ân vửa đậu Ph.D. ở Nhật về tới Huế, và Thương Tọa tiếp tục giảng dạy môn mà tôi đã phụ trách từ ba năm trước đó. [6]
Trở lại nền tự trị đại học, anh còn biết rõ hơn tôi rằng các giáo sư phụ trách các bộ môn đều toàn quyền và chịu trách nhiệm soạn thảo giáo trình, giảng dạy, ra đề thi, chấm thi, cho đậu hoặc đánh trượt về môn mình phụ trách.
Đàng khác, cho tới tháng 4/1975, nền đại học miền Nam và cụ thể là Đại Học Văn Khoa Sài gòn vẫn nằm gọn trong tay các giáo sư du học ở Pháp hay ở Bỉ về. Mấy anh em du học ở Mỹ về đều chịu cảnh “ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài”, khó được trọng dụng, và nếu được thu dụng thì bị xếp lương thấp. Vấn đề văn bằng M.A. chỉ được xếp lương ngang với Cử Nhân, và việc các đương sự đã tranh đấu để được xếp ngang hang với Cao Học, là một cuộc kèn cựa dai dằng ai cũng biết.
Tóm lại, nếu chỉ có triết của Sartre là chủ nghĩa hiện sinh, thì rõ ràng chỉ có anh Trung và mấy đệ tử của anh, cộng thêm vài nhà thơ, là những người đã truyền bá chủ nghĩa hiện sinh buông thả trước năm 75. Anh Lê Tôn Nghiêm có viết về triết hiện sinh của K. Jaspers, nhân việc xuất bản bản dịch cuốn ‘Triết Học Nhập Môn” [7] của Jaspers, mà anh dã thực hiện. LM Thân Văn Tường viết mấy bài sâu sắc về triết Gabriel Marcel. Còn tôi, chiều theo ước muốn chánh đáng của một số anh em trí thức và sinh viên muốn hiểu nguồn ngọn của triết hiện sinh, tôi đã bỏ công nghiên cứu các tác phẩm của Kierkegard, của Nietzche, của Husserl và của 4 triết gia hiện sinh, từ 4 triết gia trong cái phong trào mệnh danh là hiện sinh. Tôi đã nghiêm khắc phê phán triết học của Sartre, đồng thời đề cao những nét hướng thượng và cao đẹp của triết Jaspers và triết Marcel. Đó là điều người ta không thấy nơi anh Trung. Anh say sưa phổ biến tư tưởng của Sartre. Sartre viết 5 hay 6 cuốn “Situations”, thì anh Trung cũng viết theo 4 hay 5 cuốn “Nhận Định”, và cuốn “Ca Tụng Thân Xác” của anh Trung hao hao như cuốn “La Nausée” và cuốn “L’ Âge de Raison”. Anh Trung nói một số anh em Giáo Sư Đại Học nằm trong “âm mưu của đế quốc Mỹ” sử dụng anh em để tha hóa và làm sa đọa xã hội miền Nam trước 75. Nếu chỉ có triết của Sartre và chủ nghĩa hiện sinh của Sartre là dơ nhớp và tha hóa con người, nhưng đúng là chỉ có anh Trung và mấy đệ tử của anh là những người đã gây ảnh hưởng xấu trong giới trẻ miền Nam trước 75, trong cái gọi là phong trào chủ nghĩa hiện sinh. [8]
Bạn bè đều thấy anh Lê Tôn Nghiêm và tôi là những người không có tham vọng chánh trị, không tham gia nhóm nào hết. Không phải chúng tôi nhát dảm, nhưng bản chất con người chúng tôi là những nhà giáo thuần thành, chỉ lo nghiên cứu và giảng dạy. Còn anh Trung, ngoài việc viết văn, anh còn đi vào hoạt động chánh trị với tờ “Hành Trình” và tờ “Đất Nước” mà anh là người sang lập và chù biên. Anh lại còn giao dịch với các chánh khách, ta có, Mỹ có, trong số này có thượng nghị sĩ Mc Govern đã có lần vận động để được ra tranh cử chức Tổng Thống Mỹ sau đó, nếu tôi không nhớ lầm. Có lẽ vì tất cả những chuyện phức tạp này mà sau năm 1975, anh Trung đã được chánh quyền cách mạng mời đi tĩnh tâm dưỡng trí mấy tháng tại Chí Hòa
Res clamat domino, của chủ nào thì thuộc về chủ đó, không nên gắp bỏ cho người. Ngay thằng là cái đức của con người trí thức!
Bình Thạnh 6/2/1996
Đã ký Trần Thái Đỉnh]
Oakland, CA Đỗ Hữu Nghiêm đánh máy và phổ biến theo ý của GS Trần Thái Đỉnh trong giai đoạn cuối đời ở Sàigòn.
_----
(1).nLM Trần Thái Đĩnh, Lê Tôn Nghiêm trường DHVK đã có gia đình trước 1975.
Thay cho việc bàn luận loanh quanh, tôi mạn phép công bố lá thư ngỏ mà GS Trần Thái Đỉnh gửi Giáo Sư Nguyễn Văn Trung. Thư đó nó liên quan đến những lập trường Hiện Sinh của ông, đồng thời minh xác quan điểm hiện sinh của ông khác với quan điểm hiện sinh của GS Trung. Cuộc tranh luậntriết học này cho ngưới đọc thấy thái độ triết học thẳng thắn của Giáo Sư Trần Thái Đỉnh đối với việc truyền bá chủ nghĩa hiện sinh cho nhiều thế hệ sinh viên và giới trí thức miền Nam trước 30/4/1975.
Toàn bộ lá thư này được viết tay trên giấy giấy pelure trắng cứng, khổ 21X 29,5cm, gấp đôi thành 8 trang viết trên hai mặt, khổ 14, 74.5X21cm và đã trực tiếp trao cho người viết vào năm 1996 tại nhà giáo sư ở Bình Thạnh. Nguyên Văn lá thư đó như sau:
[1] Thư ngỏ gửi GS. Nguyễn Văn Trung
Anh Trung,
Cách đây chừng hai tháng, tôi được một người bạn gửi cho bài “Người truyền bá chủ nghĩa hiện sinh nói về chủ nghĩa hiện sinh”, do anh ấy cất ở tập tài liệu “Hãy Tỉnh Táo”. Tôi bận quá, nay mới viết trả lời anh được, vì tôi coi đây là một món nợ tinh thần đối với sự thật, cũng như đối với bạn bè, trong đó có người đã chết như anh Lê Tôn Nghiêm, có người nay sống xa thành phố chúng ta như LM Thân Văn Tường.
Anh nói anh Lê Tôn Nghiêm, LM Tường và tôi nắm trong âm mưu của đế quốc Mỹ muốn dùng chủ nghĩa hiện sinh để lũng đoạn xã hội miền Nam trước 75. Theo bài kể lại, thì anh đã nói: “Để truyền bá chủ nghĩa hiện sinh có chất lượng, Mỹ đã sử dụng những giáo sư có khả năng, uy tín vào mục đích này…Đợt đầu hầu hết là những giáo sư du học oở nước ngoài tham gia truyền bá chủ nghĩa hiện sinh như Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Văn Trung, Lê Thành Trị, Thân Văn Tường…” (tr. 72). Tôi rất lấy làm lạ sao [2] anh lại lôi chúng tôi vào câu chuyện của anh! Mà nói Mỹ dùng chủ nghĩa hiện sinh làm vũ khí phá hoại cũng là điều không đúng sự thật, vì:
a) Mỹ làm gì có chủ nghĩa hiện sinh mà mang vào VN? (Chủ nghĩa hiện sinh là riêng của Pháp mà Mỹ không bao giờ ưa Pháp, cũng như Pháp không bao giờ chịu Mỹ). Tôi đố ai có thể kể tên một triết gia hiện sinh người Mỹ. Ngay bên Anh quốc, triết hiện sinh cũng hoàn toàn vắng bóng: năm 1956, tôi nghỉ hè 4 tháng bên Anh, ở chung một trại hè với một giáo sư triết người Anh trong vòng 1 tuần. Ông này rất thông thạo về các trào lưu tư tưởng triết học cổ kim, nhưng về triết hiện sinh, ông chỉ đoc Heidegger và Jaspers, và ít đọc Sartre. Ông bảo Sartre chỉ là văn chương, và “văn chương bẩn thỉu” (ông nhắc tới cuốn “La Nausée” và cuốn ‘l’Ấge de Raison” của Sartre). Ông cho tôi coi tuyển tập triết Tây Phương bằng tiếng Anh, trong đó người ta dành cho Sartre một bài duy nhất hai trang, dịch sang Anh ngữ: The Hole (le trou, cái lỗ) Phải chăng anh Trung đã cảm hứng trang sách này của Sartre để viết rằng … người đàn bà là “cái lỗ thịt”?
Vậy như mọi người đều biết chủ nghĩa [3] hiện sinh là một phong trào chỉ có tại Pháp, do ảnh hưởng lớn lao của Sartre về văn chương và văn nghệ (tiểu thuyết, kịch nghệ, điện ảnh, “các động hiện sinh” của giới trẻ), nhưng giới hiểu biết, nhất là giới đại học và giới cầm bút, đều biết 4 cái triết cùng được gom lại trong phong trào hiện sinh chẳng có gì giống nhau hết. Cho nên những vị giáo sư triết được mọi người khâm phục như J. Walls, P. Ricoeur…. đều đồng ý gọi triết của K. Jaspers là philosophie de l’existence (triết hiện sinh), triết của Heidegger là philosophie de l’être (triết hiện hữu), triết của Marcel la Néo-Socratisme (Tân Socrate, hoăc triết học hiện hữu: “Être et Avoir” là một trong những tác phẩm nòng cốt của ông). Vậy chỉ còn Sartre la được dành cho danh xưng existentialisme (chủ nghĩa hiện sinh). Triết của Heidegger rất sâu xa và khó hiểu, vì ông muốn cái làm cho mỗi sự vật là nó. Triết của Jaspers là một sự vươn lên không ngừng, vươn tới chân tướng của con người và vươn lên tới siêu việt. Triết của Gabriel Marcel là một sự tra vấn về bản chất con người, bản chất xã hội. Chỉ có triết của Sartre là một thứ buông thả và ông dùng quá nhiều chất liệu dục tính trong các phân tách về con người. Chính Sartre cũng là triết gia duy nhất trong nhóm hiện sinh đã sống hết sức buông thả, có thể nói là vô luân. Suốt 30 năm trời, [4] ông đã sống như đôi vợ chồng với Simone de Beauvoir, mà không phải là vợ chồng. Rồi về cuối đời, cả khi ông đã ngoài cái tuổi thất thập cổ lai hy, lại có thêm hai người phụ nữ nữa, cùng với Simone, phục vụ sinh lý cho ông: đó là Arlette, “người con nuôi” của Sartre trên danh nghĩa pháp lý, và một người đàn bà nữa mà tôi không nhớ tên, và không cò tài liệu trong tay. (Xin xem Document Paris-Match, bài của Bernard-Henry Lévy, quãng năm 1991)
Tôi thấy cần nhắc lại những điều này có vẻ thừa quá, nhưng vẫn phải nhắc lại, vì bài thuyết trình của anh có những chỗ nhập nhằng. Chẳng hạn anh nói anh Lê Tôn Nghiêm, LM Tường và tôi giảng dậy chủ nghĩa hiện sinh ở Đại Học, có thể bản thân anh đã làm việc này, chớ chúng tôi thì tuyệt đối không: hãy soát lại các giáo trình của anh Nghiêm và của tôi ở Đại Học Văn Khoa Sài gòn và Đại Học Văn Khoa Huế, có bao giờ chúng tôi dạy chủ nghĩa hiện sinh đâu? LM Thân Văn Tường có dậy Đại Học bao giờ đâu? Ông chỉ dậy Đại Chủng Viện Sài Gòn. Không lẽ ông giảng dạy chủ nghĩa hiện sinh cho các chủng sinh? Thực ra ông chỉ viết mấy bài về triết Gabriel Marcel trong tạp chí Bách Khoa thôi, mà triết của Marcel đâu có phải là thứ triết [5] buông thả và sa đọa?
b) Bài thuyết trình của anh làm cho người ta có cảm tưởng như đế quốc Mỹ đã chi phối và khuynh đảo việc giảng dậy Đại Học ở Sài Gòn trước 75 đã có phần nào tự trị Đại Học, không có Mỹ nào, đảng chính trị nào, dù là Đảng Cần Lao của Nhu-Diệm, ở trên hoặc cạnh Hội Đồng Khoa. Trừ một trường hợp dưới chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm: Giám Mục Ngô Đình Thục đã ép chính quyền, cụ thể là Viện Đại Học Huế, không cho anh dạy ở Huế nữa, và chuyển anh về Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Cũng Giám Mục Thục lấy giáo quyền cấm tôi không được day triết Ấn Độ và tư tưởng Phật giáo ở Đại Học Văn Khoa Huế nữa. Thật ra đây là vấn đề cá nhân. GM Thục cấm tôi dạy về Phật Giáo, nhưng ông không có quyền cấm dạy môn tư tưởng Ấn Độ và Phật Giáo, vì giữa lúc đó Thượng Tọa Thích Thiện Ân vửa đậu Ph.D. ở Nhật về tới Huế, và Thương Tọa tiếp tục giảng dạy môn mà tôi đã phụ trách từ ba năm trước đó. [6]
Trở lại nền tự trị đại học, anh còn biết rõ hơn tôi rằng các giáo sư phụ trách các bộ môn đều toàn quyền và chịu trách nhiệm soạn thảo giáo trình, giảng dạy, ra đề thi, chấm thi, cho đậu hoặc đánh trượt về môn mình phụ trách.
Đàng khác, cho tới tháng 4/1975, nền đại học miền Nam và cụ thể là Đại Học Văn Khoa Sài gòn vẫn nằm gọn trong tay các giáo sư du học ở Pháp hay ở Bỉ về. Mấy anh em du học ở Mỹ về đều chịu cảnh “ăn cơm nguội, nằm nhà ngoài”, khó được trọng dụng, và nếu được thu dụng thì bị xếp lương thấp. Vấn đề văn bằng M.A. chỉ được xếp lương ngang với Cử Nhân, và việc các đương sự đã tranh đấu để được xếp ngang hang với Cao Học, là một cuộc kèn cựa dai dằng ai cũng biết.
Tóm lại, nếu chỉ có triết của Sartre là chủ nghĩa hiện sinh, thì rõ ràng chỉ có anh Trung và mấy đệ tử của anh, cộng thêm vài nhà thơ, là những người đã truyền bá chủ nghĩa hiện sinh buông thả trước năm 75. Anh Lê Tôn Nghiêm có viết về triết hiện sinh của K. Jaspers, nhân việc xuất bản bản dịch cuốn ‘Triết Học Nhập Môn” [7] của Jaspers, mà anh dã thực hiện. LM Thân Văn Tường viết mấy bài sâu sắc về triết Gabriel Marcel. Còn tôi, chiều theo ước muốn chánh đáng của một số anh em trí thức và sinh viên muốn hiểu nguồn ngọn của triết hiện sinh, tôi đã bỏ công nghiên cứu các tác phẩm của Kierkegard, của Nietzche, của Husserl và của 4 triết gia hiện sinh, từ 4 triết gia trong cái phong trào mệnh danh là hiện sinh. Tôi đã nghiêm khắc phê phán triết học của Sartre, đồng thời đề cao những nét hướng thượng và cao đẹp của triết Jaspers và triết Marcel. Đó là điều người ta không thấy nơi anh Trung. Anh say sưa phổ biến tư tưởng của Sartre. Sartre viết 5 hay 6 cuốn “Situations”, thì anh Trung cũng viết theo 4 hay 5 cuốn “Nhận Định”, và cuốn “Ca Tụng Thân Xác” của anh Trung hao hao như cuốn “La Nausée” và cuốn “L’ Âge de Raison”. Anh Trung nói một số anh em Giáo Sư Đại Học nằm trong “âm mưu của đế quốc Mỹ” sử dụng anh em để tha hóa và làm sa đọa xã hội miền Nam trước 75. Nếu chỉ có triết của Sartre và chủ nghĩa hiện sinh của Sartre là dơ nhớp và tha hóa con người, nhưng đúng là chỉ có anh Trung và mấy đệ tử của anh là những người đã gây ảnh hưởng xấu trong giới trẻ miền Nam trước 75, trong cái gọi là phong trào chủ nghĩa hiện sinh. [8]
Bạn bè đều thấy anh Lê Tôn Nghiêm và tôi là những người không có tham vọng chánh trị, không tham gia nhóm nào hết. Không phải chúng tôi nhát dảm, nhưng bản chất con người chúng tôi là những nhà giáo thuần thành, chỉ lo nghiên cứu và giảng dạy. Còn anh Trung, ngoài việc viết văn, anh còn đi vào hoạt động chánh trị với tờ “Hành Trình” và tờ “Đất Nước” mà anh là người sang lập và chù biên. Anh lại còn giao dịch với các chánh khách, ta có, Mỹ có, trong số này có thượng nghị sĩ Mc Govern đã có lần vận động để được ra tranh cử chức Tổng Thống Mỹ sau đó, nếu tôi không nhớ lầm. Có lẽ vì tất cả những chuyện phức tạp này mà sau năm 1975, anh Trung đã được chánh quyền cách mạng mời đi tĩnh tâm dưỡng trí mấy tháng tại Chí Hòa
Res clamat domino, của chủ nào thì thuộc về chủ đó, không nên gắp bỏ cho người. Ngay thằng là cái đức của con người trí thức!
Bình Thạnh 6/2/1996
Đã ký Trần Thái Đỉnh]
Oakland, CA Đỗ Hữu Nghiêm đánh máy và phổ biến theo ý của GS Trần Thái Đỉnh trong giai đoạn cuối đời ở Sàigòn.
_----
(1).nLM Trần Thái Đĩnh, Lê Tôn Nghiêm trường DHVK đã có gia đình trước 1975.
Những tháng ngày đẹp nhất và có ý nghĩa nhất với tôi, không phải thời thơ ấu chỉ nghe và thấy cảnh chết chóc lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang cao trào khi theo ba là bác sĩ chuyển nhiệm sở từ Huế ra Đồng Hới, Quảng Bình.
Tác giả Nguyễn Tuyết Lộc
Cũng không hẳn một thời tuổi dại chỉ biết nô đùa vui chơi ở 23 Âm Hồn cạnh Tòa Thượng Thẩm - Thành Nội Huế. Cũng không phải thời gian sống trong ngôi biệt thự xinh xắn 6 & 8 Lê Đình Dương sát bờ hữu ngạn sông Hương cùng Ba Mẹ kính yêu cưng chiều con gái như công chúa út. Chính ở đây, trong căn hộ hơn một trăm mét vuông, rất ấm cúng, đầy tình thương yêu của gia đình anh chị tôi - tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Thạch - tiến sĩ hóa Đào Ngọc Bích - thuộc cư xá Giáo sư Đại học, số 2 Lê Lợi sát cầu Ga mà tôi nhận được phúc lợi lớn nhất của đời mình là việc được tiếp xúc học hỏi một thế hệ trí thức tài năng, nhiệt huyết, vào một độ tuổi còn rất trẻ.
Khi vợ chồng anh chị Nguyễn Văn Thạch từ Pháp về được mời giảng dạy Đại học Khoa học Huế cũng là lúc Cư Xá Giáo Sư vừa hoàn tất. Mỗi building gồm 3 tầng. Đến ở đầu tiên là gia đình anh Thạch, tầng ba. Lần lượt anh Đỗ Long Vân giáo sư văn chương Pháp cùng vợ và hai con, một trai, một gái, tầng trệt. Người trẻ tuổi nhất ở tầng giữa là anh Trần Văn Toàn, giáo sư khoa Triết. Building gắn kết đối diện cửa nhà anh Thạch là căn hộ dành cho một vị giáo sư thỉnh giảng từ Pháp, ông Pierre Đỗ Đình. Ông lớn tuổi nhất trong các vị ở đây, là người lịch duyệt, quý phái từ cách ăn mặc rất “chic” đến cách cư xử đằm thắm từ tốn với mọi người chung quanh. Du học nước ngoài từ nhỏ nên ông nói tiếng Việt không thông thạo lắm. Ông không vợ con, chỉ nhận một cháu trai về nuôi, khoảng bằng tuổi Tịnh, em trai út của tôi, độ mười hay mười hai tuổi. Ông nói bố mất sớm, mẹ nuôi ăn học, gần nửa đời người ở nước ngoài không được gần mẹ, ông muốn thời gian còn lại dành cho mẹ. Bà cụ già yếu nằm một chỗ tuy có người giúp việc nhưng chính tay ông Đỗ Đình đút cơm cháo cho cụ. Ai cũng biết lòng hiếu thảo của ông đối với mẹ nên họ quý ông lắm. Ông về Việt Nam vừa giảng dạy bộ môn Pháp văn vừa để chăm sóc mẹ già nhưng thật không may sau nầy ông lại là người phải ra đi trước.
Tầng giữa đối diện nha anh Toàn dành cho anh Phan Văn Thiết dạy luật, có vợ người Pháp trẻ, xinh đẹp và hai con. Lúc mới bước chân vào cư xá trông cô rạng rỡ, yêu kiều ai cũng thích nhìn. Chiều nào dạy xong anh Thiết cũng dành thời gian dẫn vợ con đi dạo dọc theo đường Lê Lợi. Hai vợ chồng nắm tay nhau, hai đứa trẻ tung tăng trông rất hạnh phúc. Nhưng về sau anh Thiết bỗng dở chứng bạo hành với vợ. Cô vợ người Pháp chịu đựng những cơn nóng giận của chồng không bao giờ to tiếng cãi lại, trông cô ngày càng gầy xơ xác. Cho đến khi anh Thiết đột ngột nhập viện, mọi người mới biết anh bị ung thư phổi. Người ta đoán rằng những cơn đau đớn hành hạ thân xác biến anh Thiết từ một giáo sư lịch sự, thương yêu vợ con thành một người vũ phu. Cô chăm sóc chồng cho đến khi anh Thiết mất mới đưa hai con về lại Pháp. Hình ảnh đẹp đẽ rỡ ràng của vợ chồng anh Thiết với đoạn kết bi thảm đã ám ảnh tôi nhiều năm.
Đối diện nhà anh Đỗ Long Vân ở tầng trệt là gia đình ông Lê Hữu Mục. Gia đình nầy cũng lắm chuyện thú vị. Ông Lê Hữu Mục dạy văn, sáng tác nhạc, bản: “Chèo đi bơi đi” được ông sáng tác năm 1938, lúc tôi chưa có mặt trên cõi đời nầy:
Chèo đi bơi đi
Nước non đang chờ ta
Bơi đi vững lòng tay lái
Và hát vang lên cho lòng hăng hái…
Hay “Con sáo đá” dịch từ bài “Alouette”, rồi bài “Con voi”… lúc học lớp năm ở Đồng Hới, cô giáo Hà Thúc Lãng vẫn thường dạy chúng tôi hát, giờ mới biết những bài ca đó là của ông Lê Hữu Mục. Tôi thích nhất bài “Hẹn một ngày về” mà chị Hà Thanh thường hát trên đài phát thanh Huế:
Về đây trong hoa lá hỡi cánh chim giang hồ
Về đây trong hương sắc thắm tươi say mơ
Huế lờ lững dòng Hương
Năm tháng còn vương lời ai mong chờ
Huế trong tiếng dịu êm
Cô lái bên sông còn vang lời thơ…
Nhân vật thứ ba, nguyên nhân của sự cố đối với gia đình này chính là giáo sư dạy triết Nguyễn Văn Trung. Vụ vợ cũ của giáo sư Lê Hữu Mục không phải là xì căng đan duy nhất của giáo sư Nguyễn Văn Trung. Loại chuyện nầy rất nhiều người ở Huế biết rõ, nghe nói đấy cũng là nguyên nhân việc phải chuyển vào Sài Gòn đột ngột của ông.
Nhưng chỉ gắn tên giáo sư Nguyễn Văn Trung với các vụ tình ái là không công bằng. Không thiếu những giới thiệu công phu - dưới dạng sách hay bài báo - về triết học Tây phương và riêng các tư trào triết học hiện đại như chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng học vào thời đó của các nhà nghiên cứu Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Thành Trị… Ở dạng sách giáo khoa cho học sinh đệ nhất hay triết học nhập môn cho sinh viên ban triết thì có linh mục Cao Văn Luận, Trần Văn Hiếu Minh. Nhưng phải thừa nhận giáo sư Nguyễn Văn Trung có tiếng nói và tạo được tên tuổi riêng của mình. Có lẽ trái tim còn “nặng nợ trần gian” của vị giáo sư trẻ tiếp nhận chủ nghĩa hiện sinh kiểu Jean Paul Sartre - người mà ông chịu ảnh hưởng sâu sắc cả về ngôn ngữ văn chương lẫn nội dung triết học, nếu không nói là mô phỏng thần tượng của mình một cách khá lộ liễu - thuận lợi cho ông hơn các vị giáo sư triết đồng nghiệp chủ yếu là những linh mục nghiêm túc, khả kính - và gần gũi với trình độ amateur thích giọng bay bướm khoa đại của tuổi trẻ. Tên tuổi của ông qua các công trình biên khảo như “Nhận định”, “Lược khảo văn học”, “Ca tụng thân xác”… được biết rộng rãi từ Sài Gòn ra Huế. Theo thiển ý của tôi, trong bất cứ lĩnh vực nào như y tế, triết học, tôn giáo bao giờ cũng có dạng hoạt động cộng đồng - Y tế cộng đồng, Tôn giáo cộng đồng - và có nên gọi thêm “Triết học cộng đồng” kiểu giáo sư Nguyễn Văn Trung: dễ lan tỏa, tiếp cận trình độ quần chúng, bởi nói một cách nghiêm túc - trừ những bạn đọc có năng khiếu và công phu hơn người - thì hiểu biết triết học của đại bộ phận học sinh, sinh viên ngày đó ở mức độ quần chúng và hơn tí ti. Một điểm son của vị giáo sư đa tình nầy là chủ biên (thời đó gọi là chủ trương biên tập) Tạp chí Đại Học đem lại uy tín cho Viện Đại học Huế, nếu không nói là giới Đại học Miền Nam nói chung.
Nhân tiện tôi muốn nhắc sơ qua vài sự kiện và hoạt động trong giới giáo sư thuộc Viện Đại học Huế hồi đó vốn đã tạo được ít nhiều ảnh hưởng, trước hết đối với địa phương. Có lẽ cao trào của các hoạt động nầy, nếu không kể đến các sự kiện trước 63, là vào những năm 64, 65 rộn ràng với tờ Lập Trường, tòa soạn nằm gần trường Providence (trường Thiên Hựu), gần cầu Kho Rèn với những tên tuổi như bác sĩ Lê Khắc Quyến, giáo sư Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên, Cao Huy Thuần… Tờ báo Lập Trường công khai chỉ trích chính quyền Sài Gòn một cách nặng nề và rất được lòng quần chúng, bán đắt như tôm tươi. Tôi nhớ mục được bà con khoái nhất là mục “Chén thuốc đắng” (không rõ có phải từ ý nghĩa của câu tục ngữ “Thuốc đắng đã tật” hay lấy hình ảnh ly thuốc đắng mà triết gia Hy Lạp Socrate đã can đảm uống cạn).
Quay lại địa chỉ 2 Lê Lợi, ở một building khác, có căn hộ được phân cho Tổng trưởng Bộ Giáo dục - giáo sư Bùi Tường Huân cùng vợ là chị Phương Thảo, em ca sĩ Hà Thanh. Ông Tổng trưởng ở Sài Gòn thỉnh thoảng về Huế thăm vợ, cho đến khi chị Phương Thảo sinh đứa con đầu lòng mới chuyển vào Sài Gòn với ông.
Hai vợ chồng giáo sư bác sĩ người Đức Hort Gunther Kranick ở cùng building với ông Bùi Tường Huân, tiếp đến là bác sĩ Erich Wulff. Một khu cư xá mới cũng nằm trong khuôn viên 2 Lê Lợi vừa cất xong thì gia đình thư ký Viện Đại Học Huế, giáo sư Lê Khắc Phò dạy môn sử địa về ở. Năm tôi học đệ nhất thầy dạy vài tiết rồi nghỉ luôn, có lẽ do sức khỏe kém. Khu cư xá như rạng rỡ xinh tươi hẳn lên khi thêm một đóa hồng mảnh khảnh, tha thướt, yêu kiều xuất hiện: chị Lê Liên vợ của thầy. Chị dạy sử địa ở trường Quốc Học. Tôi chưa bao giờ là học trò của chị, nhưng tôi “mê” chị, mê nụ cười thật tươi của chị. Mỗi khi chị cười khuôn mặt chị trở thành đóa hồng ngời sáng. Và tôi mang theo mình nụ cười “không phải ai cũng sở hữu được” đó cho đến bây giờ.
Chiều nào anh Thạch, anh Toàn đi dạy về cũng tụ tập ở hiên nhà anh Đỗ Long Vân trò chuyện, những hôm mưa gió thì chuyển vào trong. Bộ ba nầy rất hợp ý nhau, không khí cởi mở thân mật. Đại học Huế như được thổi một làn gió mới với các vị giáo sư trẻ, trí thức, năng động. Người ăn mặc đàng hoàng lịch sự nhất là anh Trần Văn Toàn, áo quần sạch sẽ, tươm tất, nút cài kín cổ. Lúc mới về cư xá, tôi cứ nghĩ anh là linh mục. Hai người ăn mặc lôi thôi nhất là anh Thạch và anh Vân. Hình như họ chẳng để ý đến bề ngoài.
Anh Thạch, anh Nguyễn Văn Hai có vài điểm giống nhau, nhưng hai tính cách khác nhau nhiều. Điểm tương đồng rõ nhất là cả hai anh đều có ý chí, quyết tâm ham học, học đến nơi đến chốn.
Những người biết anh Nguyễn Văn Hai là Giám đốc Nha học chánh Cao nguyên Trung nguyên Trung phần, khoa trưởng khoa học, sau nầy là Viện Phó viện Đại học Huế với tính cách nhiệt huyết mà nghiêm khắc, nóng nảy, dễ mất lòng người, nhưng ít ai biết anh Hai (cùng với anh Hòa em kế anh Hai về sau tập kết ra Bắc) đã tham gia Vệ Quốc Quân đi kháng chiến chống thực dân Pháp trước khi về thành. Sau nầy tôi mới được biết nhiều ý kiến ngược nhau ở Huế về anh Hai tôi khá phức tạp. Là quan hệ anh em nhưng tuổi tác lại rất xa, vả lại tôi là người có thiên hướng mơ mộng văn chương, triết học, tôi không để tâm đến chính trị. Tôi có một nhận xét riêng có thể là chủ quan, mối quan tâm bậc nhất của anh Hai tôi là tình yêu với khoa học, tri thức, và hoài bảo đem khoa học tri thức đóng góp cho đất nước, đặc biệt thông qua giáo dục bồi dưỡng cho các thế hệ tri thức trẻ. Tôi còn nhớ, dù là một viên chức cao cấp của thời đó, khi ông Ngô Đình Cẩn cho người gọi lên Phủ Cam để góp ý về giáo dục, răn đe xa gần các giáo sư sinh viên tiến bộ, vừa về đến nhà, anh Hai tỏ ra bực dọc, nói:
- Lão Cẩn dốt nát, không biết chi về giáo dục mà bày đặt góp ý về khoa học giáo dục!
Anh làm mẹ tôi phải hoảng hốt, dặn:
- Tai vách mạch rừng, con phải giữ mồm giữ miệng…
Và rất có thể tâm nguyện nầy giải thích vì sao khi ra nước ngoài, nhiều nhóm tổ chức Việt kiều mời anh Hai chủ trì đứng tên nhiều hoạt động phong trào, nhưng anh chối phắt, một phần vì anh bận dạy tại Đại học Kentucky, phần khác anh muốn toàn tâm toàn ý nghiên cứu Phật pháp. Anh chính là Hồng Dương, tác giả các tác phẩm “Luận giải Trung luận: Tánh khởi và duyên khởi” (Nxb. Tôn giáo - 2003) “Nhân quả đồng thời” (Nguyệt san Phật học 2007), “Tìm hiểu Trung luận: Nhận thức và Không tánh” và anh được thừa nhận là một nhà nghiên cứu Phật học có uy tín. Viết đến đây tôi bỗng nhớ có lần đang nghe tôi tâm sự về gia đình, anh Nguyễn Thanh Văn bạn tôi bỗng nhận xét khá bất ngờ: “Những thế hệ trong họ tộc Tuyết Lộc đều có “gien” tôn giáo”. Và tôi có dịp ngẫm nghĩ lại, lờ mờ nhận ra ý kiến khá hữu lý nầy. Ngoài hoạt động hoằng pháp, xây dựng chùa chiền của mẹ, việc chuyển đạo làm Thầy Sáu của anh Thạch trong lúc đang hoạt động khoa học, việc anh Hai cuối đời toàn tâm toàn ý nghiên cứu Phật pháp như tôi đã nói ở trên là việc tôi còn một người chị đầu xuất gia lúc 7 tuổi tại chùa Sư Nữ Huế, pháp danh Thích Nữ Vi Diệu và trong khi tôi thấy mình có huynh hướng ma giáo, thì con gái tôi dù lập gia đình với người nước ngoài, sống nước ngoài nhưng dùng hầu hết thời gian để làm việc thiện, xây dựng các cơ sở tôn giáo, chuyên tâm học tập Phật pháp.
Từ khi có anh chị Thạch về, ba mẹ tôi thường du lịch đó đây, đôi khi cả tháng. Anh Hai tôi lại tiếp tục đi học nước ngoài, giao hai chị em tôi cho anh chị Thạch. Vào năm cuối cùng của trung học đệ nhị cấp tôi đang mùa ôn thi tú tài toàn phần.
Bàn ăn chỉ có bốn người anh chị Thạch, tôi và Tịnh. Cứ đúng 7 giờ tối là giờ cơm của gia đình, mọi việc trong ngày đều được đem ra kể lể tại đây, từ chuyện học hành của hai chị em tôi, đến việc dạy dỗ của anh chị ở đại học. Tôi là người hay bỏ bữa ăn tối vì học thêm ở Hội Việt Mỹ, hoặc tập kịch. Tôi phụ trách vai công chúa Tây Hạ cùng với Trần Quang Miễn học đệ tam, một học sinh rất cá tính đóng thật xuất sắc vai Thành Cát Tư Hãn trong vở kịch “Thành Cát Tư Hãn” của Vũ Khắc Khoan. Không những lo cho vai diễn của mình mà còn lo trang phục, đạo cụ, phông màn cho vở kịch. Tôi phải liên hệ với bà o họ của tôi là chủ đoàn hát bội Đồng Xuân Lâu ở gần cuối đường Phan Bội Châu. Thầy giám học Văn Đình Hy nói đây là vở kịch chính dành cho quan khách quan trọng trong thành phố xem nhân dịp lễ phát thưởng học sinh giỏi cuối năm. Mỗi lớp từ đệ tam trở lên chỉ có 3 hoặc 4 học sinh được phần thưởng mới có vé vào. Lớp tôi đệ nhất C1 (Pháp văn là sinh ngữ chính, Anh văn sinh ngữ phụ) chỉ có Thân Trọng Sơn, Trần Công Tín đều là bạn thân của tôi. Tôi còn nhớ khi lãnh phần thưởng do Viện trưởng Viện Đại học Huế - Linh mục Cao Văn Luận trao, tôi vẫn còn mặc trang phục công Chúa Tây Hạ. Cha Luận nói:
- Con gắng thi đậu, Viện đã lo giấy tờ cho con đi học ở Pháp rồi đó.
Điều may mắn và thú vị nhất với tôi vào thời gian ở với gia đình anh chị Thạch ba năm, từ đệ tam đến đệ nhất là nhiều giáo sư nổi tiếng về đây, hội tụ tại khu Cư xá Đại học nầy mang theo nhiều quan điểm và phong cách phóng khoáng đã giúp tôi một cái nhìn khác, một cách sống khác. Dù biết lắng nghe điều phải trái, nhưng tôi không xem trọng dư luận “tủn mủn” hà khắc kiểu “cố đô”. Tư tưởng phóng khoáng đó đến với tôi từ khi tôi học môn triết. Và tủ sách của anh Trần Văn Toàn hằng ngày bồi dưỡng nuôi nấng ý chí tâm hồn tôi. Tôi thích cái “điên” của Phạm Công Thiện, bởi anh ta có những điểm abnormal giống tôi, vào thời điểm đó Phạm Công Thiện đã nổi tiếng như cồn. Tôi đặc biệt phục họ Phạm về khả năng ngoại ngữ. Ngoại ngữ là chìa khóa mở mọi cánh cửa tri thức. Một số thầy cô giáo dạy triết bấy giờ chỉ mở sách giáo khoa của Linh mục Cao Văn Luận hay của GS. Nguyễn Văn Trung ra đọc cho chúng tôi chép, không cung cấp kiến thức mở rộng cho học sinh, ngay chính họ cũng không nhiều vốn ngoại ngữ để làm bàn đạp mở ra tri thức thế giới cho mình và học trò.
Được gần gũi và trò chuyện với mấy anh tôi rất thích. Họ xuất thân từ các trường nổi tiếng ở châu Âu. Phải nói là tôi rất may mắn được các anh là bậc thầy chỉ dẫn chu đáo. Sau nầy lớn lên, học và dạy, dạy và học tôi ảnh hưởng phong cách cũng như phương pháp học hành giảng dạy của mấy anh rất nhiều. Anh Đỗ Long Vân dạy văn chương, nhưng khi đề cập đến triết, là anh tranh cãi quyết liệt, gây một bầu không khí rất trí thức. Thích nhất là tủ sách triết của anh Toàn. Chiều tối đợi anh dạy về, tôi xin phép vào lục tìm, ghi chép. Thích thì ghi chép chứ không dám mượn. Sách của anh Toàn đọc không hết, cần đến đâu hỏi đáp đến đó. Phần lớn tủ sách của anh bằng tiếng Pháp, rất hiếm tiếng Anh. Vốn ngoại ngữ Pháp văn của tôi không thể nào đọc hiểu các sách về triết học nên anh Toàn cũng mất rất nhiều thời gian giảng giải cho tôi. Anh Toàn tìm từ rất cẩn thận, thật chính xác để dịch cho tôi hiểu từng ý. Đã vào khu rừng sách thì sự hiểu biết của mình như hạt cát giữa biển khơi, nó mê hoặc lạ kỳ, muốn cái đầu của mình trong chốc lát chứa hết tất cả hiểu biết của thế giới, có khi tẩu hỏa nhập ma!
Ngoài Đại học Huế anh Toàn còn dạy triết ở Sài Gòn, Đà Lạt trong thập niên 60, ở nước ngoài như Kinshasa (Congo). Anh là nhà nghiên cứu triết học và là tác giả “Tìm hiểu triết học của Karl Marx” (Nxb. Nam Sơn, Sài Gòn 1965) chính vào thời điểm mà việc đề cập chủ nghĩa Marx bị chính quyền miền Nam cấm đoán và kiểm duyệt gắt gao. “Xã hội và con người” hay “Hành trình vào triết học” dành cho lớp triết học nhập môn, trong cuốn này anh dùng từ dễ hiểu, khác hẳn với cuốn “Tìm hiểu triết học của Karl Marx” từ anh dùng sang trọng và hàn lâm. Ngoài ra còn có “Tìm hiểu về ý nghĩa của lao động và kỹ thuật”, hay “Tìm hiểu đời sống xã hội” (in tại Sài Gòn).
Năm 1967 chị Ngọc Bích đổi vào làm ở Bộ Giáo dục Sài Gòn, anh Thạch cũng vào theo, rồi cả hai vợ chồng xin chuyển về Đại học Cần Thơ, anh Thạch làm khoa trưởng khoa học ở đó. Vì thiếu giáo sư giảng dạy môn toán nên anh Thạch mời giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Ngọc về dạy. Ông Ngọc thương yêu và xem anh Thạch như em trai vậy, nên khi anh Thạch mời, ông nhận lời ngay. Từ đó ông ở lại miền Nam Việt Nam dạy Đại học Sài Gòn cho đến năm 1975. Anh Thạch nói ông Ngọc là người rất dũng cảm không sợ một áp lực nào, cả chính quyền Miền Nam Việt Nam lẫn CIA của Mỹ. Anh Thạch kể, một hôm nhân lúc Viện Đại học Sài Gòn đang họp bàn kế hoạch, ông Ngọc bỗng đứng dậy, yêu cầu các giáo sư đứng dậy dành một phút im lặng để tưởng niệm. Ông Viện trưởng bấy giờ là bác sĩ Trần Quang Đệ cũng phải đứng lên theo. Không khí thật trang nghiêm. Sau phút im lặng đó, ông Ngọc tuyên bố: “Chúng ta vừa dành một phút tưởng niệm công ơn người đã hy sinh đời mình để giành độc lập tự do cho đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Cả hội đồng viện nhìn nhau sửng sốt, tái mặt, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và CIA biết nhưng không làm gì được ông nên lờ luôn chuyện nầy, một phần do các trường đại học ở miền Nam bấy giờ như trường Đại học Huế, Cần Thơ, Sài Gòn được hưởng quyền tự trị trở thành “bất khả xâm phạm”.
Theo anh Thạch, trong thời gian giảng dạy ông Ngọc ở tại cư xá dành cho giáo sư Đại học Sài Gòn, một ngày ăn một lần vào buổi tối và không tiếp khách. Có người nghĩ ông hoạt động bí mật cho chính quyền miền Bắc.
Cuộc sống có những sự việc và mối quan hệ ngoài tầm hiểu biết của mình. Sau năm 75 tôi mới biết giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Ngọc đúng là một cán bộ hoạt động bí mật, và ông có hàm trung tướng, giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Với nhiều dè dặt, tôi mạo muội nhận xét rằng có thể những ấn tượng của một thời trai trẻ với không khí Vệ Quốc Đoàn ngày nào còn dư âm trong lòng anh Hai. Và cũng có thể giữa những người con của Mẹ Việt Nam dù bão táp lịch sử xô dạt về nhiều phía, thậm chí có sự khác biệt về chỗ đứng, chính kiến giữa họ - những trí thức khoa học có đẳng cấp - cùng một tấm lòng tha thiết muốn đóng góp cho khoa học, cho tri thức, cho sự hưng thịnh Tổ quốc của mình, đã tạo ra mối quan hệ bằng hữu tương kính mà tình thân giữa tiến sĩ Nguyễn Văn Ngọc và tiến sĩ Nguyễn Văn Hai, anh tôi là một ví dụ. Ông Ngọc từng muốn bảo trợ, mời anh Hai về tiếp tục giảng dạy ở Việt Nam, nhưng anh tôi đã từ chối.
Khi anh Thạch rời Huế, anh Trần Văn Toàn, Anh Đỗ Long Vân và các giáo sư khác cũng lần lượt mỗi người đi một phương trời. Anh Thạch sang Pháp tu nghiệp năm 1972 đến 75 không về Việt Nam được, phải làm giấy tờ bảo lãnh vợ con tám năm sau mới sum họp. Bây giờ hằng ngày anh chị lo việc đạo, mỗi năm về Sài Gòn vừa thăm tôi, vừa thăm mộ phần ba mẹ kết hợp nghỉ dưỡng ở dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn ở Bãi Dâu, Vũng Tàu. Tại đây anh chị dành riêng một tháng đóng cửa phòng không tiếp ai để “vào sa mạc”, đó là những ngày đơn độc một mình cầu nguyện.
Anh Đỗ Long Vân những ngày cuối đời thật bi thảm. Khi tôi gặp anh Vân ở Sài Gòn năm 1990 - 1991, anh ở một góc nhỏ trong nhà kho lợp tôn, nóng hừng hực. Chỗ anh nằm là một ghế bố cũ kỹ đã sờn đặt sát cửa ra vào của hiên nhà. Dưới ghế bố nồi niêu soong chảo, thức ăn lâu ngày, áo quần không giặt bốc mùi khi mưa ào xuống áo quần ướt đẫm, anh cứ để nguyên thế mặc cho đến khi khô. Tóc rối bù như tổ chim, kiếng cận xộc xệch sà xuống mũi anh cũng chẳng thèm chỉnh lại, hai chân lê từng bước ; tôi có cảm giác hai chân anh không còn đỡ nỗi thân hình đã gầy giờ không còn chỗ gầy hơn được nữa. Anh có vẻ chán đời nếu không muốn nói là có dấu hiệu không được bình thường lắm. Một Đỗ Long Vân hoạt bát, đôi mắt tươi vui “tếu tếu” dưới chiếc kiếng cận dày mấy đi-ốp, một trí thức mà trước đây rất nhiệt tình, rất sôi nổi khi về Huế giảng dạy năm nao không còn nữa. Anh nói anh ly dị vợ từ sau 75. Hai đứa nhỏ một trai một gái ở với mẹ giờ đã lớn, đi làm hằng tháng gửi tiền chu cấp cho anh. Anh nhận dịch sách của Nhà xuất bản Trẻ nhưng tiền nhuận bút ít ỏi lại lâu lâu mới có một đầu sách để dịch nên không đủ đâu vào đâu.
Ít lâu sau tôi nghe tin anh mất trong chính căn nhà kho đó.
Riêng anh Toàn, tháng 9 năm 2014 tôi đang ở Singapore thì anh Nguyễn Thanh Văn ở Sài Gòn gọi điện thoại báo tin cho biết anh Toàn vừa mất ở Lille, Pháp.
Anh Đỗ Long Vân, anh Trần Văn Toàn và anh Nguyễn Văn Thạch là bộ ba gắn bó với nhau một thời, nay chỉ còn anh Thạch ở Pháp. Tuy biết rằng anh Toàn đã trên 80, sinh tử là lẽ đương nhiên, nhưng sự ra đi của một trí thức đôn hậu, khiêm cung mà tôi có may mắn tiếp cận làm tôi không khỏi bùi ngùi, xúc động. Và cùng với hình ảnh thân thương của anh Toàn là hình ảnh của một thế hệ từ bỏ đời sống đầy đủ tiện nghi ở xứ người, quay về phục vụ quê hương với tài năng và bao nhiêu tâm huyết mà không phải ai cũng có đoạn kết như ý, nay không còn mấy người, gợi lên trong lòng tôi bao nhiêu thương cảm, tiếc nuối.
Ngẫm lại tôi đã học được rất nhiều, từ việc học chữ đến việc học làm người trong những tháng ngày ở với anh chị Thạch - Bích và nắm cơ duyên có một không hai sớm tiếp xúc với những người thầy xuất sắc, “cổ điển” ở một địa chỉ và của một thời khó quên 2 Lê Lợi.
N.T.L(SH311/01-15)
No comments:
Post a Comment