NGUYỄN ÁI QUỐC
Báo đảng lên tiếng về thông tin Nguyễn Ái Quốc ‘bị ám sát năm 1932'
Hoàng Trần (Danlambao) - Tờ báo của trung ương đảng CSVN vừa lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng Nguyễn Ái Quốc bị ám sát năm 1932 tại Hồng Kông.
Trước đó, cũng chính trang báo điện tử ĐCSVN đã đăng lại một bản số hoá trích từ ‘Văn kiện đảng toàn tập’, trong đó có đoạn:
“…đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công”.
Nếu bị sát năm 1932 thì chắc chắn Nguyễn Ái Quốc không thể là Hồ Chí Minh như các sách vở của đảng vẫn hay tuyên truyền.
Dụng ý xấu
Thông tin này ngay lập tức đã nhiều trang báo tự do và các mạng xã hội đăng lại, khiến dư luận đặc biệt chú ý đến chi tiết này.
Thông tin này ngay lập tức đã nhiều trang báo tự do và các mạng xã hội đăng lại, khiến dư luận đặc biệt chú ý đến chi tiết này.
Ngày 17/7/2015, báo điện tử đảng CSVN lập tức cho đăng tải một bài phản bác khá dài, trong đó có nội dung cáo buộc các trang web đã đưa thông tin là nhằm ‘dụng ý xấu’.
“Nhưng gần đây, một số người trích đoạn thư này đưa lên một số mạng xã hội: “Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát vào năm 1932”. Đây là cách đưa tin "cắt xén", "mập mờ" với dụng ý xấu.”
“Thậm chí họ còn "câu khách" bằng thủ đoạn loan tin: "Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đưa tin”.”, trang báo của trung ương đảng CSVN nói.
“Thậm chí họ còn "câu khách" bằng thủ đoạn loan tin: "Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đưa tin”.”, trang báo của trung ương đảng CSVN nói.
Phản ứng này cho thấy sự rúng động của chế độ CSVN khi sự thật lịch sử đang ngày càng được phơi bày trước công chúng.
Đổ lỗi cho ‘thực dân Anh’
Trong bài Về Bức thư của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 2/1933, tác giả Trần Quỳnh lý giải bối cảnh thông tin Nguyễn Ái Quốc ‘bị ám sát’:
Trong bài Về Bức thư của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 2/1933, tác giả Trần Quỳnh lý giải bối cảnh thông tin Nguyễn Ái Quốc ‘bị ám sát’:
“Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, kể từ khi Nguyễn Ái Quốc bị bắt (ngày 6/6/1931) đã hoàn toàn mất liên lạc, trong khi Chính quyền thực dân Anh đã đánh lạc hướng dư luận thỉnh thoảng lại tung tin Tống Văn Sơ đã chết.”
“Trong khung cảnh ấy, nhiều người cộng sản Việt Nam cũng tưởng rằng Nguyễn Ái Quốc đã bị sát hại trong nhà tù thực dân.”
Cũng theo báo đảng, ngoài việc báo cáo tình hình, bức văn kiện trên còn nhằm mục đích “tố cáo Chính quyền thực dân Anh ám sát Nguyễn Ái Quốc vì Chính quyền thực dân Anh nhiều lần tung tin Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) đã chết.”
“Trong khung cảnh ấy, nhiều người cộng sản Việt Nam cũng tưởng rằng Nguyễn Ái Quốc đã bị sát hại trong nhà tù thực dân.”
Cũng theo báo đảng, ngoài việc báo cáo tình hình, bức văn kiện trên còn nhằm mục đích “tố cáo Chính quyền thực dân Anh ám sát Nguyễn Ái Quốc vì Chính quyền thực dân Anh nhiều lần tung tin Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) đã chết.”
Những lời giải thích này là không hợp lý, bởi lẽ chính quyền Anh ở Hồng Kông chẳng có lý do gì để tun tin Nguyễn Ái Quốc bị sát hại cả.
Cộng sản đang thờ ai trong lăng Ba Đình?
Theo tìm hiểu, tác giả đã viết ra văn kiện trên chính là ông Hà Huy Tập, tổng bí thư đời thứ 3 của đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 1937-1938.
Ông Hà Huy Tập là cấp trên, đồng thời cũng là đối thủ chính trị lớn của Nguyễn Ái Quốc.
Trong các báo cáo gửi đến quốc tế cộng sản, ông Hà Huy Tập nhiều lần tố cáo Nguyễn Ái Quốc ‘đã phạm một loạt sai lầm cơ hội chủ nghĩa mà không thể bỏ qua’.
Sau khi trở lại Liên Xô, vấn đề thân thế của Nguyễn Ái Quốc cũng đã khiến nhiều đồng chí của ông ta nghi ngờ.
Sự kiện Nguyễn Ái Quốc có thể thoát nạn một cách dễ dàng ở Hồng Kông, cộng với những tố cáo của Hà Huy Tập đã khiến Nguyễn Ái Quốc bị Liên Xô cho ‘ngời chơi xơi nước’ nhiều năm.
Hầu hết những người đồng chí từng hoạt động chung với Nguyễn Ái Quốc đều đã bị sát hại trước khi cái tên Hồ Chí Minh được biết đến.
Trong khi đó, tất cả những hình ảnh và vai trò của tổng bí thư Hà Huy Tập cũng đã bị loại bỏ trong thời gian Hồ Chí Minh nắm giữ quyền lực đỉnh cao ở miền Bắc.
Một lần nữa, những dữ kiện trên càng khẳng định thêm nghi án Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc, và càng không phải là Nguyễn Sinh Cung.
Như vậy, chế độ cộng sản đang ướp xác và thờ cúng ai trong lăng Ba Đình?
18/7/2015
Hoàng Trần
danlambaovn.blogspot.com
18/7/2015
Hoàng Trần
danlambaovn.blogspot.com
On Wednesday, July 15, 2015 10:03 AM, Quyet Nong wrote:
Báo đảng xác nhận Nguyễn Ái Quốc "bị ám sát vào giữa năm 1932"
"Đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công", theo tài liệu đăng trên báo điện tử đảng cộng sản. |
Bạn đọc Danlambao - Một văn kiện quan trọng của đảng cộng sản thừa nhận rằng nhận vật Nguyễn Ái Quốc ‘đã bị ám sát vào giữa năm 1932’ tại Hồng Kông.
Điều này được viết rất rõ trong tập 4, văn kiện đảng toàn tập, tại bài ‘Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương’:
“Đảng Cộng sản Đông Dương vừa được thống nhất vào đêm trước của cuộc bãi công có tính chất khởi nghĩa của các phu đồn điền Phú Riềng, bởi ba nhóm cộng sản của Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công”.
Được biết, tác giả đã viết ra văn kiện trên chính là ông Hà Huy Tập, tổng bí thư đời thứ 3 của đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 1937-1938, bị Pháp xử bắn năm 1941.
Tài liệu này hiện đang nằm tại kho lưu trữ trung ương đảng và được website báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam đăng tải vào ngày 10/6/2003.
Trang web dangcongsan.vn là cơ quan ngôn luận chính thức của trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Tổng biên tập tờ báo này là ông Đào Ngọc Dũng, sinh năm 1956, cựu uỷ viên ban biên tập báo Nhân Dân.
Nguồn: http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30063&cn_id=159730
Lâu nay, sách vở của chế độ vẫn luôn tuyên truyền rằng ông Hồ Chí Minh - lãnh tụ đảng CSVN là người được biết đến qua các tên gọi: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc...
Lâu nay, sách vở của chế độ vẫn luôn tuyên truyền rằng ông Hồ Chí Minh - lãnh tụ đảng CSVN là người được biết đến qua các tên gọi: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Ái Quốc...
Tong bài viết gần đây trên Danlambao, trang web cục văn thư và lưu trữ Việt Nam cũng đã phổ biến 1 tài liệu từ năm 1939, xác nhận Hồ Chí Minh chính là thiếu tá bát lộ quân tên Hồ Quang trong ‘quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc’.
Dựa theo các dữ kiện trên, nếu bị ám sát năm 1932 thì chắc chắn Nguyễn Ái Quốc không thể là Hồ Quang (1939), và càng không thể là Hồ Chí Minh (1942).
Như vậy, đảng cộng sản hiện đang ướp xác và cúng bái ai trong lăng Ba Đình?
Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
Tuesday, July 14, 2015
HOÀNG THẾ ĐỊNH * KHÓC BẠN
KHÓC BẠN
HOÀNG THẾ ĐỊNH *
…Huế, những ngày tháng 3 năm 1975. Căn cứ Giạ-Lê, Tổng Hành Dinh Sư-Đoàn 1 Bộ-Binh. Tại đơn vị Tiểu-Đoàn 1 Quân-Y, bác-sĩ Bùi Hữu Út, tiểu đoàn trưởng đi họp ở Bộ Tham Mưu Sư-Đoàn, tôi tạm thay thế để điều động đơn vị dù chưa chính thức bổ nhiệm tiểu-đoàn-phó.
Điện thoại reo, hạ sĩ quan quân cảnh ở cổng Bộ Tư Lệnh báo là có một bác sĩ Thủy Quân Lục Chiến muốn vào gặp tôi, chưa rõ là AI, nhưng nghe bác sĩ quân y, tôi vui mừng mời vào. Trong khi chờ đợi, tôi thầm đoán có lẽ đây là vị bác sĩ TQLC đã từng dẫn toán quân y của anh đến cùng làm việc với toán của tôi trong mấy cuộc hành quân phối hợp Việt-Mỹ vào những năm 71, 72 tại 18th Surgery Hospital của quân đội Hoa-Kỳ tại Ái-Tử Quảng-Trị. Đến khi gặp người bác sĩ trẻ và lạ, tôi hơi bỡ ngỡ, bác sĩ Giang tự giới thiệu khi bắt tay tôi. Trong khi mời uống nước, tôi tò mò hỏi Giang:
- Làm Sao Giang lại biết tôi?
-Tôi nghe một số đàn anh bên Nhảy Dù nói anh là tay đàn guitare Classique điêu luyện và chơi cả Flamenco nữa, nên tôi tìm đến xin anh cho thưởng thức.
-Thế anh Giang thích bài nào? Tuy trong tình trạng chiến tranh nầy tôi vẫn rất sẵn sàng làm vui lòng bạn mộ điệu.
-Tôi nghe bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiêu nói anh chơi bản Romance hay lắm, tôi có nghe Đỗ Đình Phương độc tấu guitare bài nầy qua radio, nhưng lại không có đoạn introduction.
-Đúng vậy, tôi may mắn có đoạn introduction do Vincent Gomez soạn, bản in từ Paris và ông at ghi đề bản nhạc là Jeux Interdits cùng với chữ “Romance d’Amour” trong dấu ngoặc đơn.
-Thế chắc anh học trường nhạc từ lâu?
-Không, thật Ra tôi chẳng học trường nhạc nào cả, từ 11 tuổi, tôi tự học guitare theo sách Caruly và Léo Laurant, gia đình tôi đều chơi nhạc.
Giang ngồi chăm chú, vừa nghe vừa theo dõi từng ngón tay của tôi, dứt bản đàn, Giang còn yêu cầu tôi chơi lại đoạn introduction.
-Có dịp, tôi sẽ chép lại cho anh đoạn nhạc nầy, Giang cũng chơi guitare?
-Không, tôi không biết đàn, nhưng biết thưởng thức nhạc.
Trong câu chuyện khi hỏi về gia đình Giang cho biết anh còn mẹ và hai em ở Sài-Gòn, Giang còn thổ lộ với tôi rằng anh rất mong được phép về thăm nhà dù mình mới bổ dụng Ra đơn vị không bao lâu. Lần đầu gặp gỡ tôi đã cảm thấy mến Giang lạ lùng, dù trong bộ quân phục rằn RI, Giang vẫn toát Ra một tính chất nho nhã, hiền lành và lãng mạn. Giang và tôi lại cùng một cảnh ngộ chỉ khác là vợ con tôi đang lánh nạn tại Đà-Nẵng xa vùng chiến tuyến đang ác liệt, người yêu của Giang thì ở mãi tận Sàigòn.
-Và bây giờ, mình chơi bản nầy tặng cậu nhé, bản Letter à Elize (Fur Eliz) của Beethoven, chắc Giang biết bài nầy?
-Vâng, vâng, xin anh! Tôi có nghe bản nầy nhưng với đàn Piano, và… tôi lại có kỹ niệm đẹp qua bài nầy.
Rõ ràng Giang đang lắng hồn trong ý nhạc của Beethoven viết khi chờ đợi Elize, cô học trò dương cầm mà ông yêu. Ngưng đàn, tôi khẽ hát: “Au dernier rayon du soleil dort…”Nhạc đã dừng nhưng Giang vẫn còn ngồi im thả hồn về đâu, mắt anh chớp chớp, tôi nghĩ là anh đang nhớ nhà, nhớ người yêu…Thật ra, lúc đó, bên ngoài xa vẫn vang vọng tiếng hỏa tiển 122 ly của Việt-Cộng đang nả vào vòng đại căn cứ Sư-Đoàn 1. Một lúc sau, Giang ngẩng lên nhìn tôi, thoáng ngượng ngùng, anh kéo chiếc ghế đang ngồi để phá tan không khí I'm lặng đó, chính tôi cũng tự trách mình đã để âm nhạc du lòng người bạn trẻ mềm yếu và buồn nhớ, dù chỉ là nhất thời. Tôi lại cầm đàn và rãi hợp âm Mi trưởng thật dòn khởi đầu cho bản nhạc Flamenco “Los Sitios Di Zarogoza” với thể điệu hành khúc hùng tráng, bản nhạc dài 8 phút, chấm dứt thật mạnh và dứt khoát. Giang đứng phắt dậy, hai tay ghì chặt bàn tay tôi:
-Anh Định! Phải thành thật mà nói là… tuyệt! Cảm ơn anh rất nhiều! Mong lần khác đến thăm anh và sẽ được nghe anh đàn nữa, bây giờ tôi phải đi, phải Ra tận Quảng-Trị.
-Vâng, khi khác vậy. Giang đi nhé! À, có dịp gặp bác sĩ Trương Thanh Trừng, cũng TQLC, nhờ cậu nói là mình gởi lời thăm, Trừng là bạn học rất thân với mình.
*Chiến cuộc ngày càng xấu đi cho QLVNCH, thật sự, có nhiều đơn vị uất ức vì chưa được đối đầu với địch mà lệnh trên buộc rút lui để rồi hai tỉnh phía bắc đèo hải-Vân gần như bị Việt-Cộng khống chế trong thời gian ngắn vào cuối tháng 3-1975. Đêm 25 tháng 3, đêm cuối cùng của Huế Tự-Do diễn ra ở bãi biển Thuận-An, một đêm hỗn loạn cả quân và dân, và không ngờ đêm đó Giang cũng ở Thuận-An mà tôi không được gặp.*…
Thời gian hơn 1 năm lao động khổ sai ở trại 1 Ái-Tử Quảng-Trị, tôi không biết có Giang ở trại 3. Tổng trại tù Ái-Tử có 5 trại, trại 1 giam các sĩ quan từ cấp đại-úy đến trung-tá, trại 2 cho cấp sĩ quan chuẩn-úy và thiếu-úy, trại 3 và trại 4 giam các sĩ quan cấp trung úy và trại 5 dành cho hạ-sĩ-quan, binh-sĩ, Địa-Phương quân, Nghĩa quân cùng anh em Chiêu-Hồi (quân VC về với VNCH), mỗi tiểu trại cách nhau chừng vài cây số đường đồi núi. Mỗi tiểu trại chứa trên 500 tù binh, ban giám thị mỗi trại giam gồm chừng 30-50 bộ đội, tất cả đều trực thuộc Đoàn 76. Họ cũng tổ chức ban y-tế cho tù binh thuộc từng tiểu trại, nhưng chỉ chọn các y tá sơ cấp hoặc nhân viên hành chánh quân y; còn tất cả bác sĩ và sĩ quan trợ y đều bị đưa đi lao động khổ sai. Đặc biệt ở trại 3 có vài dược sĩ và bác sĩ được đưa vào toán Đông-Y đi rừng hái lá, đào rễ, bới củ về làm thuốc; trong số đó có dược sĩ Lê Bá Thuận và bác sĩ Vũ Đức Giang. Ban quản lý tổng trại giam Ái-Tử với cái tên Đoàn 76 và trạm xá là 2 cơ sở cạnh tiểu trại 3, chỉ các nhau 10 phút đi bộ qua mấy ngọn đồi, vùng nầy gồm toàn những đồi tranh và lau lách. Trạm xá Đoàn 76 gồm một số nhà tranh vách đất trên sườn đồi thoai thoải, phần lớn trạm xá dành cho bệnh nhân bộ đội với khoảng 20 bộ đội đãm trách và kiêm việc kiểm soát trạm xá nhỏ dành cho tù binh. Họ có một bác sĩ, vài y tá và một nửa căn nhà làm kho thuốc. Trạm xá của tù binh chỉ gồm vỏn vẹn một nhà nhỏ với 4 giường cho bệnh nhân tù binh từ các tiểu trại đưa đến, nếu là bệnh nặng, có 3 tù binh trong đó chỉ có một người là y tá sơ cấp và hai người thuộc hành chánh quân y được chọn coi sóc thuốc men và ăn ở cho bệnh nhân tù ngoài ra còn đảm trách những việc trồng trọt, chăn nuôi và sai vặc cho bộ đội nữa.
Tháng 5 năm 1976, một hôm bị bệnh, tôi được sung vào toán “lao động nhẹ”, “nhẹ” nghĩa là vượt 7 cây số đường núi đồi từ tiểu trại 1 đến trạm xá Đoàn 76 để cuốc cỏ tranh xung quanh các nhà nơi đây. Sau giờ ăn trưa, được nghỉ ngơi nửa giờ, tôi nằm dài trên đất dưới mài hiên một nhà nào đó để mong được hưởng hơi mát từ đất, dưới ngọn nắng gay gắt, chói chang và gió Nam Lào hừng hực tôi thiếp đi trong mệt mõi. Tôi được đánh thức giậy bằng mấy cái đá nhẹ vào đùi, bừng mắt thấy một cán binh bộ đội sừng sững nhìn tôi.
-Anh là Định? Theo tôi vào làm việc!
Tôi bàng hoàng chẳng biết mình có làm điều gì sai phạm để phải bị “làm việc”, mọi tù binh đều rất sợ chữ “làm việc” vì có nghĩa là bị thẩm vấn, tra hỏi về vấn đề gì không tốt cho mình. Theo người cán binh bộ đội vào nhà, không khí bên trong mát dịu làm tôi tỉnh táo, tôi thầm nghĩ:
-Mang thân phận tù là tận cùng rồi thì còn sợ cái quái gì nữa?
Một người bộ đội đứng tuổi với phong cách như là vị chỉ huy nhìn tôi không có vẻ gì ác cảm, giọng nhẹ nhàng làm tôi khá bở ngỡ, ông ta hỏi tôi:
-Anh là bác sĩ bên đối tượng? Anh phẩu được?
Bộ đội Cộng sản dùng từ “đối tượng” để chỉ tù binh và từ “phẩu” nghĩa là giải phẩu.Tôi gật đầu:
-Thưa, tôi là bác sĩ giải phẩu.
-Có một anh bị tai nạn lao động, cần anh vào xem.
Thế là với bộ áo quần tù lem luốc, tôi được hướng dẫn đi rửa tay. Một y tá bộ đội giọng ra lệnh:
-Rửa tay thật kỹ vào! Không có bao tay (gloves) đâu.
Tôi đang rửa tay, anh y tá bộ đội quấn lên đầu tôi một mảnh vải thay thế mủ trùm đầu, rồi dùng một chiếc khăn vuông gấp chéo, quàng quanh mặt tôi, gọi là mask. Lúc đó trông tôi chắc là giống mấy tay cowboys trong phim Western. Một gian nhà tranh vách đất nhỏ được gọi là phòng mỗ với bên trong được bọc kín bằng một loại vải mùng, nền là những tấm ghi sắt sân bay ghép lại. Tôi đã giải quyết cho một anh tù binh trẻ thuộc tiểu trại 2, tên Huấn, cấp bực chuẩn úy bị tai nạn lao động do cuốc phải đầu đạn M72. Bác sĩ bộ đội và toán giải phẩu của ông ta định cắt bỏ cánh tay trái của Huấn sau hơn 3 giờ không tìm được mạch máu bị cắt cũng như mãnh đạn. Để chứng tỏ có nhân chứng xác nhận là họ đã tận tình cứu chữa nhưng không cách gì khác hơn là phải hy sinh cánh tay người tù trẻ, họ hỏi ý kiến anh Quý, một tù binh phục vụ trạm xá, anh ta bối rối không dám quả quyết một vấn đề quan trọng như vậy và anh đã đề nghị họ gọi tôi. 20 phút sau khi giải quyết xong trường hợp của Huấn, tôi còn phải mỗ thêm cho một anh tù binh khác cùng bị tai nạn do quả M72 nổ, anh nầy bị mãnh đạn xuyên má bên trái, cắt ngang hai cái răng, mọi việc tốt đẹp, từ đó họ giữ tôi ở lại trạm xá, đây là điểm y tế gọi là cao nhất và là cuối cùng cho anh em bệnh nhân tù. Càng ngày, vùng khai hoang càng nới rộng, số anh em tù bị đẩy đi lao động khổ sai càng gặp nhiều tai nạn; phần lớn là do bom, mìn, đạn dược vung vãi khắp những nơi mà trước đây là vùng giao tranh ác liệt. Với một số ít dụng cụ y khoa sản xuất tại Trung Quốc, điều kiện thuốc men hạn chế, phòng ốc thiếu vệ sinh…, tôi phải giãi quyết mọi trường hợp mỗ lớn y như là một bệnh viện. Trên nguyên tắc, trạm xá tù chỉ điều trị cho tù binh mà thôi, nhưng khi dân chúng quanh vùng gặp những trường hợp cấp cứu, phía bộ đội lại giao cho chúng tôi giải quyết, có người đã được chúng tôi mỗ nối ruột non và tạo hậu môn nhân tạo - artificial anus. Ngay cả phía bệnh nhân bộ đội, có nhiều người đã yêu cầu tù binh chúng tôi giải phẩu cho họ, để giữ an toàn, chúng tôi đã tế nhị đòi hỏi họ viết tờ cam đoan với sự xác nhận từ bác sĩ bộ đội của họ là sẽ không làm khó dễ toán y tế tù nếu xẫy ra những điều bất như ý hoặc tai nạn khó lường trong giải phẩu. Tôi còn yêu cầu họ đóng một bàn mỗ theo bản vẽ thiết kế của tôi, còn về thuốc men cho tù binh ở trạm xá cũng như các tiểu trại, tôi cũng xin được bổ túc thêm, nhất là dành cho cấp cứu tại chỗ. Vì nhu cầu y tế ngày càng tăng, tôi đã đề nghị bác sĩ bộ đội cho chúng tôi thêm nhân sự, được chấp thuận, tôi viết danh sách gồm nhiều bác sĩ và sĩ quan trợ y ở khắp các tiểu trại, và họ đã chọn những người từ tiểu trại 4 trong đó có BS Trương Ngọc Hiền, thuộc TQLC và BS Nguyễn Văn Thông, Bộ Binh, cùng với 3 sĩ quan trợ y là các anh Lê Như Thành, Nguyễn Văn Tường, Lê Văn Đàn; những sĩ quan trợ y nầy trước đây là những trung đội trưởng trong đại đội quân y do tôi làm đại đội trưởng. Bam giám thị trạm xá còn dựng một phòng bệnh khá vững chắc có sức chứa 40 bệnh nhân tù và có cả phòng ăn kế bên, số anh em tù từ các tiểu trại bị bệnh khá nặng đều được chuyển đến trạm xá chúng tôi. Một ngày trời mưa tầm tả và bắt đầu se lạnh của tháng 10 năm 1976, tôi đang viết danh sách số thuốc yêu cầu cho bệnh nhân tù thì liếp cửa bật mở, BS Giang bước vào, người anh ướt đẫm từ đầu đến chân, anh vừa cười vừa rũ nước trên chiếc nón vải nặng trĩu.
-Hay quá! Có anh ở đây!
Tôi rất mừng gặp bạn, nhưng sợ phạm phải tội liên lạc với người khác trại nên tôi vội bước ra ngoài nhìn qua lại xem có giám thị trạm xá thấy Giang vào đây không, không có ai qua lại, tôi yên chí cầm túi vải ướt đẫm nước của Giang vào nhà. Trong tất cả các trại giam thuộc Đoàn 76, trạm xá nầy là nơi độc nhất không có hàng rào kẽm gai vây quanh, nhưng chẳng tù binh nào dám trốn trại, vì khắp vùng đều nhan nhản bộ đội và dân quân tuần tra nghiêm nhặt. Đưa khăn cho Giang lau mặt, tôi ái ngại nhìn bạn:
-Cậu đi đâu về mà ướt đẫm thế nầy?
-Em đi rừng đào củ Hà Thủ Ô, còn rộng thì giờ, em vào đây nghe anh đàn.
Tôi kéo bếp than nóng để cạnh bạn và đưa trà nóng cho Giang, Tôi luôn có trà nóng nhờ bếp than dùng nấu syringues và kim chích. Sau khi hít một hơi thuốc Lào dài, tôi cầm cây đàn guitare. Tù binh chúng tôi chống lại với cái lạnh buốt tới xương của vùng rừng núi ẩm thấp của phía tây Quãng-Trị nầy bằng cách hút thuốc lào một loại thuốc rẽ tiền nhất. Sau 30 tháng 4 1975, trong giấy trình diện mà họ gọi là “đi học tập cải tạo” có phần bị chú ghi “trại viên nên mang theo dụng cụ thể thao, âm nhạc…”, điều đó làm cho mọi người nghĩ rằng thời gian “học tập” chắc sẽ chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Sự thật thì không phải học tập mà là đi tù và đơn vị thời gian không phải là ngày, tuần, tháng mà là năm hay chục năm. Biết bạn thích những bản nhạc nào, tôi đàn ngay, Giang ngồi sưởi ấm vừa nhấm nháp trà vừa nghe nhạc, sau khi chấm dứt bản nhạc Panpancuillo của Francisco Tarréga, Giang ung dung đặt chén trà xuống bàn:
-Bản nầy nghe âm hưởng như nhạc Nhật Bản, phải không anh Định?
-Đúng vậy! Giang còn nhớ bản nhạc Tranonto không?
-Tiết tấu của bản đó hay thật, nhưng nghe buồn đến héo hắt, y như cái buồn của kẻ lưu đầy, của người mất nước.
Nghe lời bình phẩm của Giang qua giọng Bắc nhẹ nhàng đầy truyền cảm của anh, lòng tôi se thắt chợt nghĩ đến thân phận tù đày hiện tại của mình cũng như các chiến hữu thuộc mọi binh chủng VNCH và kể cả toàn dân miền Nam đang sống trong một nhà tù rộng lớn. Tình cảm giữa Giang và tôi ngày thêm mật thiết, chúng tôi trở thành đôi tri kỷ; từ đó, mỗi lần soạn thêm bản nhạc nào hoặc có bài ca nào mới sáng tác, tôi lại nhờ mấy bạn tù thân thiết nhắn Giang sang thưởng thức. Có lần, sau khi đã cẩn thận xem xung quanh không có ai, tôi khẽ hát cho Giang nghe đoạn nhạc mở đầu bài ca đang sáng tác:
“Huế ơi! Huế ơi! Em đã tắt nụ cười, Dưới cờ đỏ máu tươi, Xơ xác thân hao gầy, đói cơm xót xa từng ngày..”
Giang gật gù thích chí, rồi trang nghiêm xuống giọng:
-Nầy anh Định! Anh đừng viết lời ca nầy ra trên giấy nhé!
Tôi thầm cảm ơn Giang đã lo lắng cho tôi, chúng tôi ngầm hiểu rằng nếu giám thị trại giam đọc được lời bài nhạc nầy, họ sẽ xữ tôi với nhiều tội danh, thế là tôi đã viết nhạc ra giấy còn lời thì ghi khắc trong trí. Một đôi lần Giang rủ Dược sĩ Lê Bá Thuận cùng sang thăm tôi, tôi cố tránh không đàn những bản nhạc quá buồn gợi Giang buồn nhớ người thân. Trong hoàn cảnh tù đầy buồn tủi, uất hận, vợ con tôi thường xuyên bới xách thức ăn, thuốc men, nhất là với tình yêu chồng, thương cha của vợ con tôi đã là một hỗ trợ lớn lao cho tinh thần tôi được thoa dịu, người thêm sức sống, lại thêm người bạn tri kỷ về âm nhạc, thật là một an ủi lớn cho tôi.
Thế rồi, năm 76 qua đi từ hồi nào, xuân 77 đến, anh em tù binh náo nức về cái Tết Đinh Tỵ sắp đến, mọi tù binh bàn tán xôn xao vì cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán, lại có một số người được phóng thích trước Tết. Anh em tù binh truyền miệng, thông báo cho nhau biết họ tên của những người khắp các tiểu trại giam được về với gia đình, trạm xá có BS Hiền và BS Thông cùng được nhận giấy tha, trại 1 cũng có hai bác sĩ được ra khỏi trại đó là BS Bùi Hữu Út, thiếu tá và BS Vĩnh Tráng, đại úy. Ban giám thị mỗi tiểu trại rất rõ về sự xôn xao trong số tù binh còn lại, họ sợ bất cứ những bàn tán, bình luận, truyền miệng nhau trong đám tù binh, từ đó có thể dẫn tới những bất mãn rồi đi đến chống đối, mà họ gọi là “phản động”. Cá nhân uất ức có thể tự giãi quyết cho mình bằng cách trốn tù hoặc tự sát. Những sự việc như vậy sẽ gây tiếng vang khắp các tiểu trại và lan ra đến dân chúng, bất lợi cho họ; điển hình là trường hợp anh Q., một thiếu úy trẻ đã lớn tiếng chưởi bới, đả đảo Cộng Sản. Họ đã dàn cảnh để anh Q. đi đốn củi trong rừng sâu rồi bắn chết anh rồi phao tin là Q. trốn trại và bị dân quân địa phương bắn chết. Mấy ngày sau, dân chúng đi rừng phát giác xác chết của anh Q. với áo quần tù binh, họ mang về trao cho trại, thú rừng đã xâu xé gần hết cơ thể của người tù binh xấu số. Họ muốn dằn mặt, đe dọa tù binh bằng phương cách dã man đó, mặt khác, họ lại xoa dịu tù nhân bằng cách tổ chức những buổi sinh hoạt vui chơi, ca hát, ăn uống… hoặc bày ra những lớp học chính trị, buộc tù binh phải phát biểu, phê bình kiểm điểm bản thân và chiến hữu. Về sau, dược sĩ Lê Bá Thuận kể lại chi tiết về những ngày gần cuối đời của BS Giang sau đợt phóng thích tù binh nhân dịp Tết. Giang còn ở lại trong tù anh chán chường thất vọng đến rũ rượi.
Chiều 30 Tết, trong đội của Giang, mọi người đang ngồi gom lại trong một căn để sinh hoạt gần cuối lán, BS Giang cáo bệnh không ăn, anh nằm trùm chăn im lặng. Bạn bè vẫn nghĩ rằng Giang bệnh, để yên cho anh ngủ, khoảng một giờ sau, mọi người nghe Giang vùng mạnh trong chăn rồi ự, ự lên mấy tiếng. Dược sĩ Thuận, người vẫn nằm cạnh Giang chợt nghĩ có điều gì bất ổn cho Giang, anh vụt đứng giậy, chạy lại giật tấm chăn trên người bạn, mọi người cùng xúm lại, toàn thân Giang run lên, tay chân co quắp rồi từ từ duỗi ra bất động. Thuận lay mạnh vai bạn:
-Giang! Giang! Cậu làm sao vậy?
Im lặng hoàn toàn, Thuận hốt hoảng:
- Ái! Ái ơi! Cậu xem Giang sao vậy nầy!
Nguyễn Đình Ái, Y sĩ trung úy trưng tập, cùng đơn vị với tôi. Ái giật chiếc ống nghe trên đầu nằm của Thắng, y tá trại 3, vừa nghe tim vừa tìm mạch trên cườm tay Giang. Không còn nhịp tim mạch.Thường ngày Ái rất nhỏ nhẹ, ăn nói từ tốn, lúc đó anh thét lớn:
-Adrénaline ngay!
Trong khi chờ đợi y tá sửa soạn thuốc, BS Ái bảo DS Thuận xoa bóp lồng ngực Giang còn mình thì dùng phương pháp bouche à bouche (mouth by mouth) mong cứu sống bạn. BS Ái chích Adrénaline trực tiếp vào cơ tim Giang và cùng DS Thuận tiếp tục làm cấp cứu hồi sinh, dù biết rằng nếu cứu được chỉ sẽ xẩy ra trong vài phút, nhưng BS Ái và DS Thuận vẫn cố cứu bạn suốt cả giờ. Vô vọng, hai người quỳ gối bên xác bạn, BS Ái gục đầu giữa đôi vai, tay buông xuôi, rã rời, DS Thuận thì khóc như chưa bao giờ được khóc, bạn tù trong đội sững sờ, đứng im như những pho tượng. Một cảnh tang tóc thảm sầu. Gần 6 giờ chiều, trời đã nhá nhem tối, bên phía trạm xá Đoàn 76, cách trại 3 chỉ một ngọn đồi, tôi chẳng biết chuyện gì cho tới khi BS Phan Xuân Tín, trưởng trạm xá bộ đội hấp tấp tìm tôi.;-Định, theo tao qua trại 3 có việc gấp! Mang theo túi cấp tứu!
Trên đường đi, người bác sĩ bộ đội vắn tắt với tôi về sự việc một trại viên vừa chết, dường như là tự tử, vừa thấy tôi, DS Thuận nước mắt ràn rụa, chụp lấy tay tôi, giọng lắp bắp:
-Anh Định! Giang đó…Vũ Đức Giang…chết rồi!
Như tiếng sét đánh ngang tai, tôi bổng thấy đầu óc thoạt trống rỗng, sửng sốt, rồi bao nhiêu hình ảnh Giang dồn dập chen chồng ập tới. Tôi theo chân DS Thuận đi về phía Giang, đứng yên nhìn người bạn trẻ im lìm trong chăn phủ kín. Cả lán im lặng một thứ tịch mịch đến rùng rợn, tôi cố trấn tỉnh đảo mắt xung quanh tìm BS Ái, rồi đến bên anh dọ hỏi, Ái lắc đầu thiểu não. Ông Tín dục:
-Anh Định! Cố thử xem có làm được gì hơn không!
Tôi tin tài của BS Ái, biết chẳng còn gì cứu vãn được nữa, nhưng vẫn đến ngồi bên Giang, lật chăn để nhìn bạn lần cuối. Tôi quan sát thấy đồng tử của người bạn xấu số đã hoàn toàn nở rộng. Thật hết rồi!Tôi ghé sát miệng Giang và ngửi mùi hăng hắc đặc biệt ở những người tự tử bằng Chloroquine. Chống tay đứng dậy, tôi cảm thấy mình yếu xuội hẵn đi. Tôi hỏi anh y tá của trại 3, anh nói nhỏ bên tai tôi:
- Mất đến mấy chục viên CP (Chloroquine-Primaquine).
Sau đó anh em trong lán mỗi người một tay lo phần cuối cùng cho người bạn tù, tôi đến xin BS Tín để được ở lại với Giang một lúc, ông ta gật đầu rồi bỏ ra ngoài. Nhà kế bên là nơi dành cho toán thợ rèn, vào dịp Tết nên lúc đó không ai làm việc, chúng tôi vào chung sức dọn dẹp đồ đạc để có một khoảng trống cho chiếc quan tài vừa đóng vội. Các bạn tù thân nhất của Giang và tôi mang xác anh ấy sang để cạnh quan tài, hầu hết anh em trong lán đều còn trẻ, chưa biết thủ tục liệm xác. Tôi nhờ một số anh nấu một nồi nước ấm rồi tắm rửa cho Giang, đang lau khô thân thể bạn, anh đội trưởng của lán mang lại đưa cho tôi một bộ quần áo tù mới tinh, anh nói:
-Ban giám thị vừa đem xuống cho anh Giang.
Tôi tần ngần, một ý nghĩ thoáng vụt qua, tôi đứng dậy kéo DS Thuận ra xa mọi người:
-Cậu tìm trong hành lý của Giang có bộ đồ trận nào không, mình nhớ có lần Giang qua mình chơi với bộ đồ trận.
Thuận vội vả đi và trở lại trao cho tôi một bộ áo quần bộ binh VNCH của Giang với cả đôi vớ lính, Thuận hiểu ý tôi là không muốn Giang đã chết mà còn mang bất cứ cái gì thuộc về nhà tù theo với anh. Vừa mặc cho Giang, tôi thầm nghĩ như đang nói với bạn: “Nếu có bộ đồ TQLC mặc cho cậu thì hay hơn, thôi đành vậy nhá! Còn lá cờ vàng ba sọc đỏ thì…bây giờ thật khó quá… Dù thế nào, cậu vẫn mãi mãi trong lòng các bạn và chiến hữu” Thật may mắn cho tôi, vừa đặt Giang vào quan tài thì BS Tín trở lại gọi tôi về lại trạm xá. Tôi còn dặn DS Thuận cố gắng có một bát cơm với một đôi đũa cắm lên cơm để cúng Giang, không có nhang và đèn cầy, nhưng bạn hữu trong lán mang đèn dầu tự tạo thắp xung quanh quan tài Giang sáng rực. Đứng trước quan tài chưa đậy nắp, nhìn người bạn trẻ tri kỷ vừa là đồng nghiệp lần cuối cùng, tôi chắp tay ngang ngực rồi vái Giang hai cái, nhưng trong trí tôi vẫn nghĩ mình đang chào theo quân kỷ đối với một chiến hữu vừa nằm xuống. Ra đến bên ngoài tôi ngõ ý với BS Tín nói với ban giám thị cho anh em trong đội thay phiên nhau ngồi với Giang suốt đêm. Ông Tín có vẻ xúc động và hứa sẽ nói lại với ban giám thị trại 3 và ông đã giữ lời. Về sau, trong một nhà vệ sinh, tôi tình cờ đọc được tờ viết nháp “Bản Kiểm Điểm” của BS Tín gởi chính trị viên Đoàn 76, tên Hỷ, là bạn học cũ của ông Tín. Trong bản “Tự Kiểm” ông Tín nhận khuyết điểm vì đã cho tôi ở lại trại 3 khá lâu, đủ thì giờ để sắp xếp một buổi tẩm liệm mà họ gọi là trọng thể và vô tình tạo một sự tổ chức có quy củ trong hàng ngủ “Quân Đội Sài-Gòn” ngay trong trại tù, đó là điều họ rất lo sợ. Tờ mờ sáng mồng một Tết Đinh Tỵ, giờ đưa đám BS Vũ Đức Giang. Ban quản lý trại giam chọn một số ít tù binh không cùng một đội với Giang gánh quan tài anh ra khỏi trại. Nghĩa địa là một đồi cao với lau lách và cỏ tranh vây quanh; ở đó đã có sẵn hai nấm mồ, một là của trung úy V. thuộc trại 3, anh nầy đã bị giám thị tù đánh chết và phao tin là V. thắt cổ tự tử trong hầm biệt giam; mộ thứ nhì là của đại úy Đ.R. thuộc trại 1, chết vì một tai nạn do chính anh gây nên. Trong 3 ngôi mộ, chỉ có ngôi của Giang được bạn tù trong toán thợ rèn làm một bia mộ bằng một tấm kẽm đục thủng lỗ thành hàng chữ với họ, tên cũng như ngày tạ thế của BS Giang.
Mấy tháng sau, một buổi chiều đầu Thu, ban quản lý trạm xá gọi tôi hướng dẫn thân nhân của BS Giang từ Sàigòn ra thăm mộ. Họ căn dặn tôi không được tiết lộ mọi tin tức về cái chết của Giang. Một người bộ đội quản lý cầm súng đi kèm tôi. Sau khi chỉ ngôi mộ của Giang, người bộ đội ra dấu bảo tôi đứng xa hai người phụ nữ, tôi tần ngần một lúc rồi đến chào mẹ và người yêu của Giang xong bước về hướng trạm xá, đứng ẩn trong đám cỏ tranh cao quá đầu người. Cả hai người phụ nữ đều gầy, mẹ của Giang tóc đã xám bạc cả đầu với chiếc khăn nhung đen vấn theo lối đặc biệt của đàn bà miền Bắc, đôi vai khẳng khiu trong bộ áo quần màu trắng ngà lấm tấm bụi đất đỏ; đôi mắt đờ đẫn mờ đục trong khuôn mặt khắc khổ hằn rõ nét đớn đau vô bờ bến của người mẹ mất đứa con trai tài danh và hiền lành. Cô gái hãy còn trẻ lắm, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt nhạt nhòa trên má, chảy dài xuống cằm rồi lã chã xuống chiếc áo dài trắng, đôi cánh tay nhỏ quàng qua quai chiếc nón lá Huế, hai bàn tay siết vào nhau cố ghì lại những cơn nấc rung cả người. Nắng chiều gần tắt, từng đám hoa tranh trắng nuốc hiện rõ trên nền trời pha sắc tím hồng phất phơ trong gió, khói nhang lam nhạt là đà bay vờn quanh hai người phụ nữ bên nấm mồ bác sĩ Giang uất nghẹn dâng tràn. Đôi bàn tay gầy gò của mẹ Giang lần mò trên đất sõi đỏ như đang vuốt ve thân thể của đứa con trai yêu dấu. Vị hôn thê của Giang tì cằm trên hai gối bó chặt trong vòng tay, nhìn chòng chọc nấm mồ với gió chiều vun vút qua hàng chữ đục thủng trên tấm bia bằng nhôm. Trời đã ngã sang màu xám, bó nhang trên mộ đã tắt ngấm từ lâu, hai người phụ nữ rã rời chống tay đứng dậy, họ trầm ngâm một lúc trước mộ của Giang rồi chậm rãi quay lưng, ra đến khoảng đường đất đỏ, hai người còn mấy lần quay lại nhìn lại chốn đau thương vô cùng ấy. Người bộ đội dẫn đường cho hai người ra lối cũ về trục lộ chính, tôi còn đứng lại bồi hồi nhìn quang cảnh đồi tranh với ba nấm mồ, riêng trên mộ của Giang, cô gái còn để lại chiếc nón lá nằm nghiêng với chiếc khăn tay trắng đẫm nước mắt cột chéo vào giãi nón màu xanh lơ.
-Sao trên đời nầy còn có cảnh bi thương đến như thế?!
Đó là chứng tích buồn đã gây xúc động trong lòng mọi người qua lại chốn nầy, riêng tôi, cảnh chiếc nón lá của vị hôn thê đặt trên mộ người yêu còn gây ấn tượng mạnh hơn cả cảnh bi hùng với chiếc súng gắn lưỡi lê cắm lên vùng gió cát, treo đong đưa chiếc nón sắt đã hoen rĩ từ lâu theo cát bụi và thời gian của người lính đã giã từ vũ khí.
Hoàng Thế Định
VĂN QUANG * NGƯÒI CON GAI TÀN TẬT
người con gái
27 năm với đời sống thực vật
Văn Quang
Rời Sài Gòn trên chuyến xe đò cuối cùng vào 5 giờ chiều một ngày đầu mùa mưa cuối tháng 4-2000, chúng tôi đến thị trấn An Lộc vào lúc gần 8 giờ tối. Thành phố nhỏ, heo hút ánh đèn vàng, hai bên đường trùng điệp những vườn tiêu, vườn cây ngút ngàn nhấp nhô trên những sườn đồi dưới ánh trăng mười sáu mờ đục. Chiếc xe đò thả hai chúng tôi xuống trước trụ sở của Hạt Kiểm Lâm An Lộc. Nhà chị Thụy Vũ ở bên kia con dốc, sát bên Quốc lộ 13.
(Tôi xin phép được nhắc sơ qua về nhà văn Thuỵ Vũ: - Nguyễn Thị Thụy Vũ, sinh năm1937. Tên thật Nguyễn Thị Băng Lĩnh. Tác giả nhiều tác phẩm nổi tiếng ở miền Nam VN trước những năm 1975. Tác phẩm: Mèo Đêm (tập truyện ngắn đầu tay); Nhang tàn thắp khuya; Chiều xuống êm đềm; Khung rêu (giải thưởng văn học toàn quốc); Thú hoang; Lao vào lửa và một số tác phẩm đã đăng trên các báo nhưng chưa xuất bản. Công tác với các báo Dân Chủ Mới, Bút Thép.)
Nghe tiếng xe dừng giữa đường, chắc Thụy Vũ đã đoán ra nhà mình có khách đường xa tới thăm. Chị đứng chờ sẵn ngoài hiên, khom mình dưới tấm rèm cũ, nheo mắt nhìn hai chúng tôi bước vào sân và chị nhận ngay ra chúng tôị Nét vui mừng hiện rất rõ trên khuôn mặt gầy guộc của chị:
- Trời ơi, ông định làm tôi vỡ tim chắc? Bất ngờ quá.
Rồi chị nắm áo Ngân:
-Sáng nay điện thoại sao không nói gì?
Ngân chỉ tôi:
-Tại cái nhà ông này, bốc đồng lên rủ người ta đi, chứ tui thăm bà làm cái gì khi chưa có tiền.
Tôi hiểu là hai người đàn bà này thân với nhau lắm, thân hơn chị em ruột. Khi còn ngồi ở nhà tôi, điện thoại cho Thụy Vũ xong, Ngân bỗng nói:
“Em phải đi thăm con nhỏ này, nhớ nó quá rồi, chịu hết nổi”.
Thế là hai chúng tôi ra xe. Thụy Vũ đưa chúng tôi vào căn phòng khách nhỏ đã dăng sẵn cái mùng trên tấm nệm mút mỏng dính. Có lẽ ở những nơi xa xôi như thế này người ta có thói quen đi ngủ sớm. Chị đãi chúng tôi bữa cháo. Đang cơn đói, không cần đợi chị mời, tôi ăn uống ngon lành. Bỗng tai tôi chói lên vì một tiếng hú. Tiếng hú của một con thú nào đó từ rừng hoang vọng lại nhưng rất gần, sát bên chỗ chúng tôi đang ngồi. Tôi ngơ ngác, nhưng mọi người thì vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Chị Thụy Vũ lặng lẽ đứng dậy, Ngân thấy tôi nhìn qua khung cửa sổ bèn mỉm cười nói ngay:
-Nó khóc đấy!
Tôi vẫn ngớ mặt:
-Nó là cái gì? Con khỉ hay con heo rừng hay con chó sóỉ
-Con Thụy, con gái chị Thụy Vũ đấy, anh không biết sao?
-Chỉ nghe nói chị Vũ có một người con bị bệnh bại liệt thôi.
-Không phải bại liệt mà cháu sống như cây cỏ từ 27 năm nay rồi. Cháu nằm đó mà không hề hay biết gì hết. Năm nay cháu 29 tuổi. Em đã từng chăm sóc cháu ngay từ khi cháu còn nhỏ. Lúc đó thì còn có thể bồng bế cháu dễ dàng, đưa lên xe lăn, đẩy cho cháu ra ngoài chơi. Nhưng bây giờ thì cháu lớn quá rồi, không ai trong nhà này bế nổi cháu lên xe nữa, đành chịu vậy thôi. Mỗi lần đi đâu, em nhớ và thương nó không thể xa nó lâu được.
-Con Thụy, con gái chị Thụy Vũ đấy, anh không biết sao?
-Chỉ nghe nói chị Vũ có một người con bị bệnh bại liệt thôi.
-Không phải bại liệt mà cháu sống như cây cỏ từ 27 năm nay rồi. Cháu nằm đó mà không hề hay biết gì hết. Năm nay cháu 29 tuổi. Em đã từng chăm sóc cháu ngay từ khi cháu còn nhỏ. Lúc đó thì còn có thể bồng bế cháu dễ dàng, đưa lên xe lăn, đẩy cho cháu ra ngoài chơi. Nhưng bây giờ thì cháu lớn quá rồi, không ai trong nhà này bế nổi cháu lên xe nữa, đành chịu vậy thôi. Mỗi lần đi đâu, em nhớ và thương nó không thể xa nó lâu được.
Tôi hiểu rằng câu Ngân nói khi còn ở Sài Gòn là nhớ con bé con chị Thụy Vũ chứ không phải nhớ chị. Tôi nhìn Ngân và hỏi lảng:
-Vậy ra cơ thể cháu phát triển bình thường?
-Vâng, cháu phát triển như những người con gái khác, chỉ có đôi chân không di chuyển được nên cứ teo tóp lại. Người cháu rất nặng.
-Vâng, cháu phát triển như những người con gái khác, chỉ có đôi chân không di chuyển được nên cứ teo tóp lại. Người cháu rất nặng.
Tôi hỏi đến nguyên nhân có phải là thứ bệnh bẩm sinh không. Ngân lắc đầu:
-Hồi nhỏ, cháu rất xinh đẹp. Đến năm 2 tuổi, cháu đã biết đòi nghe nhạc, rất duyên dáng. Có lẽ là do một chị người làm trông nom đã làm cháu ngã, đầu va vào góc thành giường nên từ đó cháu nằm liệt luôn và không biết gì nữa. Chị Vũ nuôi cháu trong một hoàn cảnh rất cơ cực. Sau năm 1975, còn sống ở làng Báo Chí Thủ Đức, không có cả bo bo mà ăn. Chúng em đã buôn thúng bán bưng đủ các thứ nghề để nuôi cháu. Chị Vũ làm lơ xe buýt đường Sài Gòn - Thủ Đức, suốt ngày chỉ đứng có một chân trên 10 chuyến xe như thế cho đến tối mịt mới về đến nhà. Mệt quá lăn ra ngủ, bữa đói bữa no. Con cái nhốt lại cho đứa lớn coi đứa nhỏ. Sau một thời gian chịu không nổi, chẳng biết sống bằng gì, chị Vũ đưa ba đứa con về đây sống với mẹ. Căn nhà này là của bà mẹ chị để lại, bà cụ mới mất cách đây vài năm. Anh thấy nhà cửa coi bộ khang trang nhưng chỉ có cái xác nhà chứ bản thân chị Vũ thì chẳng bao giờ có đồng xu dính túi.
Tôi nhìn căn nhà, gọi là khang trang chứ thật ra chẳng có gì đáng kể. Chỉ có phía trước mới được sửa sang lại tí đỉnh cho đám cưới đứa con gái út của chị cách đây vài tháng, còn phía sau, nơi chúng tôi ngồi ăn thì vẫn lợp tôn tuềnh toàng. 25 năm trôi qua, người khác đã có thể vượt qua cơn khốn quẫn, ít ra có bát ăn bát để, nhưng chị dường như vẫn vậy. Vẫn sống bữa nay chưa biết bữa mai. Ngân kể tiếp:
-Thằng con lớn của chị đã có vợ, nhưng chị cũng chẳng nuôi nổi. Cháu phải đưa vợ vào tuốt trong rừng làm cái lán ở, trông nom miếng đất trồng trọt cho người ta lấy công. Một nơi không có điện, không có nước, sống như người rừng. Đứa con gái út mới lấy chồng. Nhà chỉ còn lại mình chị với đứa con nhỏ bệnh tật. Chị có miếng đất bỏ hoang phía sau nhà, mấy người bạn thương hại, đầu tư cho chị chút vốn trồng vài trăm gốc tiêu, ít cây ăn trái. Nhưng mới chỉ là ban đầu. Một mình chị đóng cọc, làm cỏ, tưới cây, chăm bón và khi nghe tiếng con hú lại tất tả chạy về. Nguồn thu lợi chính của chị là dạy học thêm cho chừng hơn 10 đứa học trò nhỏ, tháng được vài trăm ngàn, không đủ tiền ăn cho hai mẹ con chứ đừng nói đến tiền thuốc thang cho cháu. Chị cũng chẳng thể làm gì hơn trong hoàn cảnh như thế này và ở một nơi chốn như thế này.
-Thằng con lớn của chị đã có vợ, nhưng chị cũng chẳng nuôi nổi. Cháu phải đưa vợ vào tuốt trong rừng làm cái lán ở, trông nom miếng đất trồng trọt cho người ta lấy công. Một nơi không có điện, không có nước, sống như người rừng. Đứa con gái út mới lấy chồng. Nhà chỉ còn lại mình chị với đứa con nhỏ bệnh tật. Chị có miếng đất bỏ hoang phía sau nhà, mấy người bạn thương hại, đầu tư cho chị chút vốn trồng vài trăm gốc tiêu, ít cây ăn trái. Nhưng mới chỉ là ban đầu. Một mình chị đóng cọc, làm cỏ, tưới cây, chăm bón và khi nghe tiếng con hú lại tất tả chạy về. Nguồn thu lợi chính của chị là dạy học thêm cho chừng hơn 10 đứa học trò nhỏ, tháng được vài trăm ngàn, không đủ tiền ăn cho hai mẹ con chứ đừng nói đến tiền thuốc thang cho cháu. Chị cũng chẳng thể làm gì hơn trong hoàn cảnh như thế này và ở một nơi chốn như thế này.
Sáng hôm sau, khi Thụy Vũ mải làm cỏ cho đám cây mới lớn ngoài vườn, tôi nhờ Ngân đưa vào thăm cháu Khôi Thụỵ Trong căn phòng nhỏ hẹp, trên chiếc giường lạt tre thưa thớt, một thân hình con gái trắng nhễ nhại với chiếc quần cụt, chiếc áo thung ngắn tay nằm ngay đơ trên chiếu chỉ trải có nửa giường. Bởi nơi đó là nơi cháu vừa ăn ở, vừa đi vệ sinh, vừa làm chỗ tắm. Cháu không thể nằm nệm vì chẳng có thứ nệm nào chịu cho nổi. Phải nằm nửa giường lạch tre thưa để tiện cho mọi công việc ăn uống, tắm rửa. Hơi thở thoi thóp, cái thân hình con gái căng đầy, cặp chân nhỏ xíu chẳng cân xứng chút nào với thân hình. Cháu không hề biết mình sống hay chết, không biết đói no, không biết gì hết ngoài hơi thở là của con người. Cho ăn thì ăn, ăn bất cứ thứ gì được mẹ hay các cô dì, bạn của mẹ đưa vào miệng. Không cho ăn, cháu cũng chẳng đòi. Thỉnh thoảng cháu hú lên không phải vì đói mà vì một lẽ gì đó không ai biết. Tiếng hú như tiếng kêu của một oan hồn hơn là một con thú hoang. Nghe tiếng hú, tay tôi cầm chiếc máy hình run lên, nước mắt tôi bỗng trào ra, nhòe nhoẹt ống ngắm. Tôi chẳng nhìn thấy gì ngoài cái tiếng kêu ấy. Biết đâu cháu chẳng có một chút tri thức nhỏ nhoi nào đó còn sót lại trong cái đời sống thực vật kia. Biết đâu chẳng phải là tiếng nói nghẹn lại trong nỗi ẩn ức vô cùng không thể diễn tả thành lời. Cứ nghĩ như thế tôi lùi dần ra ngoài cánh cửa gỗ mùi hôi nồng tanh tưởi còn đọng lại mặc dù căn phòng được lau rửa hàng ngày. Những người quanh cháu đã quen với cái thứ mùi này rồi nên không để ý, nhưng người mới tới lần đầu là thấy ngay. Ngân phải cầm máy hình, chụp giúp tôi vài tấm. Thú thật là ngay lúc đó tôi chưa biết phải làm gì với mấy tấm hình đó. Tôi chỉ cảm thấy cần phải có vài tấm hình của cháu mà thôi. Ngân chỉ chiếc xe lăn bên cạnh phòng:
-Có vài chiếc xe lăn của mấy người bạn chị Vũ ở nước ngoài gửi về cho cháu như anh Triển cùng chị Triều Giang, chị Trùng Dương. Nhưng đã bán hết, nay chỉ còn lại một chiếc còn để đó, chẳng ai trong nhà này bế cháu lên nổi xe lăn nữa.
Suốt ngày hôm đó, cái hình ảnh cháu Khôi Thụy ám ảnh tôi không rời. Buổi trưa tôi ngồi với Ngân ngay trên sàn gạch nhà ngoài. Tôi nghe phòng bên văng vẳng tiếng cười rúc rích của Thụy Vũ, tiếng chị nựng nịu, tiếng nước chảy ào ào rửa nhà và tiếng hát ru của chị vẳng lên giữa núi rừng. Tôi có cảm tưởng như chị sống rất hồn nhiên, vui vẻ bên đứa con thơ hai ba tuổi. Càng nghe chị cười, chị thủ thỉ với con, tôi càng thấy nghẹn ngào. Đôi mắt Ngân chớp mau, cô nói như để che lấp nỗi lòng mình:
-Anh thấy không, đó là nét đặc biệt nhất của Thụy Vũ.
Chị luôn coi đứa con chị như khi còn hai tuổi và chị cứ hình dung cháu không hề bị bệnh, chị vẫn nựng nịu cháu, cười đùa hồn nhiên với cháu. Có miếng gì ngon chị cũng để phần cho cháu, dù chị biết rõ hơn ai hết rằng nó không hề phân biệt được cái gì là thức ăn chứ đừng nói đến ngon dở. Nhưng đó là tấm lòng bao la của người mẹ
Chị luôn coi đứa con chị như khi còn hai tuổi và chị cứ hình dung cháu không hề bị bệnh, chị vẫn nựng nịu cháu, cười đùa hồn nhiên với cháu. Có miếng gì ngon chị cũng để phần cho cháu, dù chị biết rõ hơn ai hết rằng nó không hề phân biệt được cái gì là thức ăn chứ đừng nói đến ngon dở. Nhưng đó là tấm lòng bao la của người mẹ
-Phải nói rằng một người mẹ tuyệt vời và một tấm lòng can đảm vô bờ bến.
Ngân tiếp:
-Suốt bao nhiêu năm sống bên cạnh chị Vũ, em chưa hề nghe chị phàn nàn một tiếng nào trong việc phải cực khổ trông nom nuôi nấng đứa con bệnh tật đau khổ này.
Tôi buột miệng hỏi:
Tôi buột miệng hỏi:
-Còn cha nó? Có thăm nom gì không?
-Cha nó ở bên Mỹ, nhưng từ ngày ra đi, ông quên mẹ con chị Vũ rồi. Mặc dù bạn bè ai cũng biết, mấy mẹ con chị sống khổ cực cay đắng đến như thế nào 25 năm qua, cho đến bây giờ đời sống vẫn vậy. Không đủ tiền cho con ăn, lấy tiền đâu uống thuốc? Sống hôm nay biết hôm nay, ngày mai nói chuyện sau. Tính chị Vũ vẫn vậy. Hôm sau tôi hỏi lại chị Vũ về việc này cho rõ ràng . Chị chỉ gật đầu:
-Đúng thế. Tôi không hề biết địa chỉ của anh ấy. Thỉnh thoảng mấy đứa con anh ấy về chơi, chúng rất có cảm tình với tôi. Có lẽ vì thấy ....
Chị bỏ lửng câu nói ở đấy rồi bắt sang chuyện khác. Tôi cúi đầu, một nỗi đau tràn đầy, niềm tủi buồn dâng ngập.
Và đêm đó tôi lại nghe tiếng hú của cháu vang lên trong đêm dài giữa núi rừng An Lộc lộng gió. Cái bóng âm thầm của chị Thụy Vũ vọt dậy, lặng lẽ đến với đứa con, tiếng hát ru nhè nhẹ của chị sợ làm kinh động giấc ngủ của khách và nhà hàng xóm. Tôi làm sao mà ngủ lại được! Ngày hôm sau, chị Vũ đưa hai chúng tôi ra trước cửa trụ sở của Hạt Kiểm Lâm đứng đón xe đò trở về Sài Gòn. Chiếc xe chuyển bánh, người đàn bà gầy gò đứng chơ vơ trên sườn đồi đất đỏ. Chị cúi đầu trở lại với công việc làm cỏ khu vườn tiêu và với đứa con bệnh tật cùng với cuộc sống vô cùng thiếu thốn cô đơn của chị. Cái hình ảnh ấy khiến tôi ngồi dại đi. Ngân cũng chẳng hơn gì tôi, mặc dầu với tôi đây là lần đầu tiên tôi đến thăm Thụy Vũ, nhưng với Ngân đây là lần tạm chia tay với mẹ con Thụy Vũ không biết là lần thứ bao nhiêu rồi. Tôi biết rằng tôi phải làm một cái gì đó. Một lát sau, tôi nói với Ngân:
-Anh phải viết một bài về chị Thụy Vũ và cháu Khôi Thụy. Nhưng không biết có chạm đến lòng tự ái của chị Thụy Vũ hay không. Bởi chị là người không hề than thở với ai điều gì bao giờ, chị luôn luôn tìm tiếng cười trong cuộc đời vô cùng bất hạnh của chính mình.
Ngân suy nghĩ một chút rồi nói:
-Nếu anh hỏi ý kiến thì chị Vũ có thể sẽ từ chối đấỵ Nhưng anh hãy làm cái gì mà anh thấy cần làm. Em sẽ nói với chị ấy sau. Anh tin vào tình thân của em với chị Vũ thì cứ làm.
Tôi nói với Ngân:
Tôi nói với Ngân:
-Bạn bè anh ở nước ngoài đã có một số biết về tình cảnh của chị Thụy Vũ và đã có “yểm trợ”. Nhưng còn một số anh chị em khác vẫn chưa biết.
-Em hiểu, thỉnh thoảng chị Thụy Vũ cũng có được những ngày vui, đầy đủ với con cáị Nhưng chỉ ít ngày sau là lại túng thiếu. Vì thế vấn đề bây giờ là phải làm sao cho chị ấy có vốn để buôn bán hoặc trồng trọt, tính đến cuộc sống lâu dài, chị ấy cũng 63 tuổi rồi chứ ít sao. Chị ấy thường lo rằng nếu chị ấy chết trước thì cháu Khôi Thụy sẽ khổ hơn nữa. Anh em nó cũng chẳng ai đủ sức lo cho nó được. Chị thường nói: "Nếu hai mẹ con chết cùng một lượt thìà vui biết mấy".
Nghe câu “vui biết mấy” mà tôi muốn dựng tóc gáy. Đó cũng là tính cách đặc biệt của Thụy Vũ. Đau buốt ruột mà vẫn giỡn đấy, giỡn đấy mà là giỡn thiệt chứ không phải mỉa mai. Tôi đã đề nghị chị viết lại một tập hồi ký về đời mình. Chị lắc đầu:
-Thèm viết lắm, nhưng làm gì còn thì giờ, còn tâm trí đâu mà viết nữa. Vả lại bỏ nghề lâu rồi chẳng biết mình viết nữa thì sẽ ra sao.
Tôi hiểu rằng chính cái thiếu thốn trăm bề khiến chị không còn thì giờ đâu mà ngồi vào bàn viết. Tôi phải bàn với Ngân tìm tạm một cơ hội nào đó cho chị rảnh rang chân tay để cho có được một tác phẩm chắc chắn là sẽ rất hay. Ngân đồng ý là sẽ hết sức cố gắng làm công việc này. Thuyết phục mãi, chị Thụy Vũ hứa là sẽ tiếp tục việc viết lách. Và tôi rất hy vọng sẽ có một tác phẩm mới của Thụy Vũ vào một ngày không xa. Chính vì vậy, tôi nghĩ đến việc thông tin cho các bạn tôi ở nước ngoài. Nhưng như tôi đã nói với Ngân:
- Các bạn tôi ở nước ngoài cũng là những người chẳng dư giả gì, có ông còn đói dài. Nhưng họ vẫn gửi về giúp đỡ anh em mỗi khi cần đến. Vì sự nhún nhường thường có của các anh chị em, tôi không tiện kể tên ra đây. Tuy nhiên nếu tôi lên tiếng đề nghị thì chắc chắn sẽ lại có anh em tiếp tay ngay. Nhưng ở đây, tôi xin gửi đến tất cả độc giả thông tin này để nếu có thể tiếp tay cùng anh chị em chúng tôi lo cho đời sống của mẹ con chị Thụy Vũ một cuộc sống vững vàng hơn. Và nếu như có một cơ quan từ thiện nào sẵn lòng giúp đỡ cho cháu Khôi Thụy được đi chữa bệnh thì vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp hơn rất nhiều. Sau cùng, tôi xin lỗi chị Thụy Vũ vì đã viết bài này mà chưa hề biết ý kiến của chị. Tôi chỉ làm một công việc mà tôi thấy cần phải làm. Tôi đã hỏi ý kiến của bạn bè thân ở Sài Gòn và ở nước ngoài, hầu hết anh em thân thuộc đều cho phép tôi được viết bài này. Tôi hy vọng sẽ có rất nhiều bạn đọc có tấm lòng sẵn sàng giúp đỡ và để khỏi phải qua một trung gian nào, xin liên lạc thẳng với chị Thụy Vũ theo địa chỉ sau:
Nguyễn Thị Băng Lĩnh,
Hộp Thư 08 - Bưu điện Lộc Ninh –
Tỉnh Bình Phước.
VĂN QUANG
DIỄN VĂN CHẤN ĐỘNG TRUNG QUỐC
Một trường trung học phổ thông tại Trung Quốc, tổ chức hội diễn văn với chủ đề “Tổ quốc thân yêu”, dưới đây là bản thảo bài diễn văn của nữ sinh thể hiện những nhận thức rất lí trí và sáng suốt, vượt xa phần đông thế hệ thanh niên Trung Quốc hiện tại. Liệu cô gái này có thể thay đổi Trung Quốc?
Bài diễn văn chấn động của nữ sinh 17 tuổi: Hai ngàn năm nữa, tổ quốc tôi, ông là ai?
Tiểu Thiện chuyển ngữ
Một trường trung học phổ thông tại Trung Quốc, tổ chức hội diễn văn với chủ đề “Tổ quốc thân yêu”, dưới đây là bản thảo bài diễn văn của nữ sinh thể hiện những nhận thức rất lí trí và sáng suốt, vượt xa phần đông thế hệ thanh niên Trung Quốc hiện tại. Liệu cô gái này có thể thay đổi Trung Quốc?
Dưới đây là toàn bộ bài nội dung bài diễn văn:
“Kính thưa các thầy cô, bạn bè thân mến!
Tôi tên Vương Khả Nhi, là học sinh lớp 10A6, tiêu đề bài diễn văn của tôi hôm nay là “Nếu tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì tổ quốc của tôi, ông sẽ là ai?”. Tôi không có những ngôn ngữ hùng hồn như mọi người, cũng không có nhiệt huyết dâng trào như những người khác; đối với hai từ “tổ quốc”, cái tôi có chính là suy nghĩ độc lập của riêng cá nhân tôi, tôi cảm thấy rằng xã hội chúng ta không thiếu những người đứng đầu về tri thức, mà cái thiếu chính là những người có tư duy vậy.
Tôi đang nghĩ rằng: Nếu như tôi có thể sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi tổ quốc của tôi sẽ là ai? Vào thời nhà Hán, tổ quốc của tôi chính là nhà Hán, chính là Đại Hán đã tiêu diệt hết thảy những kẻ xâm phạm bờ cõi. Vào triều đại nhà Đường, tổ quốc của tôi chính là Đại Đường, triều đại hưng thịnh bậc nhất khiến cho hàng nghìn nước khác đến viếng thăm. Vào thời Tống, tổ quốc của tôi là triều đại nhà Tống, triều đại đứng đầu về khoa học kỹ thuật, kinh tế phồn vinh. Vào triều đại nhà Nguyên, vó ngựa Mông Cổ đã chà đạp giày xéo chúng tôi thành những người dân thấp kém, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Nguyên sao? Và tôi phải yêu thương nó sao? Vào thời nhà Thanh, người Mãn giết người ngoài biên ải, để đầu không để tóc, để tóc không để đầu, cuộc tàn sát tại Dương Châu cũng ảm đạm thê lương không khác gì cuộc tàn sát tại Nam Kinh, vậy thì tổ quốc của tôi chính là Đại Thanh sao? Tôi phải yêu thương nó sao?
Thời gian lâu dần, tôi đã dần dần nhận ra rằng, nếu như có ai cưỡng đoạt mẹ của các vị, vậy thì mọi người đều nhận kẻ đó là cha của mình sao, chúng ta không có lòng tự trọng đến như thế sao? Có những lúc tôi cũng nghĩ rằng, nếu như lúc đầu Nhật Bản chiếm lĩnh Trung Quốc chúng ta, hỡi các bạn, có phải hôm này chúng ta sẽ hô lớn lên rằng “thiên hoàng vạn tuế” hay sao?
Nếu như tôi sống thêm hai nghìn năm nữa, thì thử hỏi xem, ai sẽ là tổ quốc của tôi đây, thật khiến cho tôi rất mơ màng khó hiểu .
Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó chính là một nơi công bằng, công chính và không có sự bất công nào cả; trong lòng tôi có một tổ quốc, đó chính là nơi để cho bạn chiến thắng, chiến thắng một cách đường đường chính chính. Còn thua thì sao, chính là thua một cách tâm phục khẩu phục. Trong lòng tôi có một tổ quốc, đó là nơi mà ông lúc nào cũng có thể dang rộng đôi cánh che chở cho tôi; trong lòng tôi có một tổ quốc, bất luận cuộc sống của tôi vất vả gian khổ đến thế nào, thì tổ quốc cũng sẽ khiến cho lòng bạn tràn đầy hy vọng về một tương lai không xa.
Nước Mỹ sinh ra Washington, còn nước Anh thì sinh ra Churchill, nhưng họ đều đã ra đi vĩnh viễn; trách nhiệm hôm nay đây, không thể trông cậy vào họ nữa, mà là nằm ở thế hệ trẻ chúng ta. Trí tuệ của thế hệ trẻ chính là trí tuệ của quốc gia, thế hệ trẻ hùng mạnh chính là quốc gia hùng mạnh, thế hệ trẻ độc lập chính là quốc gia độc lập, thế hệ trẻ đứng đầu thế giới chính là quốc gia đứng đầu thế giới. Trong tay thế hệ trẻ chúng ta nhất định sẽ được cầm tờ báo nói về tổ quốc tân tiến văn minh bậc nhất của chúng ta, ông sẽ để cho mỗi người đều yêu mến ông sâu sắc từ tận đáy lòng, ông sẽ khiến cho nước Mỹ phải ngưỡng mộ về chế độ dân chủ của chúng ta, khiến cho nước Đức phải ngưỡng mộ về những thành tựu khoa học kỹ thuật của chúng ta, khiến cho Nhật Bản phải ngưỡng mộ đất nước dân giàu nước mạnh của chúng ta, khiến cho Singapore phải ngưỡng mộ về môi trường sạch đẹp của chúng ta. Nhìn xem ngày đó, tổ quốc của tôi, tất nhiên sẽ là một bầu trời rực sáng, một tổ quốc khiến cho con cháu muôn vàn đời sau cũng không thể nào quên được.
Người Trung Quốc cổ nuôi dưỡng ba giấc mộng Trung Hoa: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng minh quân, chính là hy vọng có được một hoàng đế tốt, hy vọng tất cả vấn đề đều được giải đáp và hiện thành. Tất cả mọi đều tốt đẹp đến từ sự ban ơn của kẻ thống trị. Giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng thanh quan, nếu như hoàng đế đã không thể trông cậy được nữa, thì người dân hy vọng sẽ có một vị thanh quan, thanh liêm chính trực, còn có thể trực tiếp nói lời can gián lên bề trên, mà không sợ xúc phạm đến những người có quyền có thế. Giấc mộng thứ ba gọi là giấc mộng hiệp khách, nếu như thanh quan cũng không thể trông cậy được nữa, thì hy vọng sẽ có một vị hiệp khách thay dân báo thù rửa hận.
Ba giấc mộng của người Trung Quốc thời nay: Giấc mộng thứ nhất gọi là giấc mộng tự do, chính là thoát ra khỏi sự chuyên chế của bộ máy chính trị một đảng độc tài, không còn bị đàn áp bức hại bởi những kẻ thống trị cậy quyền cậy thế cũng như bè lũ quan lại quyền quý hống hách lộng hành, giấc mộng thứ hai gọi là giấc mộng nhân quyền, chính là tất cả người dân đều có thể hưởng quyền lợi bình đẳng, không còn có bất cứ tầng lớp nào có đặc quyền cao hơn quảng đại quần chúng nhân dân để rồi khiến cho những người dân thấp cổ bé họng chỉ có thể uất ức căm hận mà chẳng làm được gì. Giấc mộng thứ ba chính là giấc mộng chính trị dân chủ, cũng chính là chế độ dân chủ toàn dân, tất cả người dân trong cả nước cùng nhau lập ra hiến pháp căn bản dựa trên cơ sở người người bình đẳng, đồng thời sẽ theo đó mà làm việc.
Ba giấc mộng thời xưa chính là “giấc mộng kê vàng” giữa ban ngày, mang tính bị động tiêu cực đối với nhân dân, là chính sách ngu dân mang lại ác mộng nghìn năm, chỉ có thể khiến cho dân chúng trở thành những con cừu ngoan ngoãn, mặc cho kẻ thống trị làm mưa làm gió, xâu xé giết hại, thống trị vĩnh viễn.
Ba giấc mộng thời nay chính là yêu cầu tất yếu của văn minh thương nghiệp, là một xã hội dân chủ khai sáng mà người người đều đã thấy rõ, là biểu hiện của toàn dân thức tỉnh, là kết quả mà tất cả kẻ sĩ và những người nhân nghĩa đều đang mong chờ, và ngày ấy nhất định sẽ đến”.
Sr: NTDTV
Share Via:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 372
VÕ TAM ANH * TRỞ VỀ CỐ HƯƠNG
TRỞ VỀ CỐ HƯƠNG
Phương-Vũ Võ Tam-Anh
Được tin chị tôi đau nặng, tôi vội vã bay về Việt Nam mà lòng áy náy tưởng chừng như đang đi vào lòng địch.
Trước ngày lên máy bay, ông sui tôi đến cho hay là có người trong toà đại sứ VC báo rằng họ đã đọc hết những bài viết của tôi, kể cả cuốn sách mới in xong chỉ phổ biến trong vòng thân mật. Người này còn thêm rằng những hình chụp các cuộc biểu tình ở Paris không thấy có mặt tôi (chỉ vì đơn giản là tôi không ở Paris) nên kết luận rằng tôi không có hành động chống đối cụ thể do đó được cấp visa về Việt Nam trong ba tháng.
Trở ngại ban đầu được trót lọt. Ngồi trên máy bay mà tôi cứ hình dung đến một Hà Nội diễm kiều trước năm 54, khi tôi vào học Y Khoa Hà Nội. Phố Hàng Ngang, Hàng Đào ngày xưa với những cô gái kiêu sa lịch thiệp đang lờ mờ hiện ra trong trí nhớ. Con đường Cổ Ngư mộng mơ với những hàng cây sà mình xuống mặt hồ Trúc Bạch như để in dấu gót chân thướt tha của trai thanh gái lịch Hà thành vào những buổi chiều cuối tuần ấm áp...
Qua cái ải kiểm soát Nội Bài dù sao tôi cũng không khỏi hồi hộp khi nhìn những cặp mắt lầm lừ của đám công an súng sính trong bộ áo màu cứt ngựa, nhất là sau khi lật qua lật lại tấm hộ chiếu rồi trao lại cho tôi như còn tiếc rẻ một cái gì.
Qua cái ải kiểm soát Nội Bài dù sao tôi cũng không khỏi hồi hộp khi nhìn những cặp mắt lầm lừ của đám công an súng sính trong bộ áo màu cứt ngựa, nhất là sau khi lật qua lật lại tấm hộ chiếu rồi trao lại cho tôi như còn tiếc rẻ một cái gì.
Có lẽ tôi cũng chỉ tưởng tượng và tự nổ một mình thôi, chứ hạng cắc ké như tôi thì phiền hà chi cho đáng, vì hình như lúc này nhà nước đang còn bận lo đấu đá nhau coi bộ hấp dẫn hơn. Tuy vậy tôi vẫn cứ lo nơm nớp vì biết đâu mấy ông cao hứng đuổi tôi trở lại Pháp như nhiều vị đi trước hù dọa thì hóa ra mất toi tiền máy bay mà vừa không được gặp bà chị gần chín chục tuổi như mục đích và ước nguyện tha thiết của tôi. Không lẽ nhà nước lại để đánh rơi mấy ngàn đô la "kiều hối" mà tôi mang về để lo cho bà chị?
Khi ra khỏi sân bay Nội Bài thì tôi mới hoàn hồn. Như vừa qua được một trở ngại (dù chỉ trong tưởng tượng), tôi vui vẻ khen với thằng em ra đón tôi:
- Sân bay này khá đấy, có tầm vóc quốc tế, ai xây vậy?
Thằng em nhanh nhẩu:
- Ta đấy.
Tôi như bị dị ứng với chữ "ta", nhưng cũng khen:
- Bốn mươi năm hoà bình có khác, nhưng ai thiết kế?
Thấy tôi có vẻ hoài nghi, thằng em xuống giọng:
- Đúng ra thiết kế và công trình là do kỷ sư Nhật, ta chỉ phụ thôi.
Tôi buộc miệng:
- Ta làm thợ vịn mà được như vậy là giỏi lắm rồi...
Để cho không khí nhẹ hơn, tôi bèn đổi sang chuyện hỏi thăm gia đình. Thằng em cho biết chị tôi vừa mới "nhập viện".
Tôi nghĩ bụng: quái, ở cái xứ Việt Nam này có biết bao là Viện, nào là Viện Dưỡng Lão, Viện Bào Chế, Viện Uốn Tóc, Viện Thẩm Mỹ, Viện Ung Bướu, Viện Mồ Côi, Viện Kiểm Sát Nhân Dân và gần đây lại có thêm Viện Khổng Tử v.v... thì không biết chị tôi đã nhập viện nào?
Khi ra khỏi sân bay Nội Bài thì tôi mới hoàn hồn. Như vừa qua được một trở ngại (dù chỉ trong tưởng tượng), tôi vui vẻ khen với thằng em ra đón tôi:
- Sân bay này khá đấy, có tầm vóc quốc tế, ai xây vậy?
Thằng em nhanh nhẩu:
- Ta đấy.
Tôi như bị dị ứng với chữ "ta", nhưng cũng khen:
- Bốn mươi năm hoà bình có khác, nhưng ai thiết kế?
Thấy tôi có vẻ hoài nghi, thằng em xuống giọng:
- Đúng ra thiết kế và công trình là do kỷ sư Nhật, ta chỉ phụ thôi.
Tôi buộc miệng:
- Ta làm thợ vịn mà được như vậy là giỏi lắm rồi...
Để cho không khí nhẹ hơn, tôi bèn đổi sang chuyện hỏi thăm gia đình. Thằng em cho biết chị tôi vừa mới "nhập viện".
Tôi nghĩ bụng: quái, ở cái xứ Việt Nam này có biết bao là Viện, nào là Viện Dưỡng Lão, Viện Bào Chế, Viện Uốn Tóc, Viện Thẩm Mỹ, Viện Ung Bướu, Viện Mồ Côi, Viện Kiểm Sát Nhân Dân và gần đây lại có thêm Viện Khổng Tử v.v... thì không biết chị tôi đã nhập viện nào?
Hoá ra chỉ có đơn giản là chị tôi mới vào nằm nhà thương. Sau đó tôi biết thêm nhiều chi tiết: lúc đầu chị tôi được đưa vào "trạm trung chuyển" (tức trạm chuyển tiếp) ở bệnh viện Hoàn Mỹ, nhưng ở đây không đúng "tuyến" nên phải "điều" qua bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng, hiện đang nằm ở "khu yêu cầu" của "khoa Nội Tổng Hợp".
Sau cái chuổi văn chương tân tiến đó thì tôi có được một khái niệm lờ mờ về con đường bệnh hoạn của chị tôi, nhưng tôi lại thấy rất rõ ràng về triệu chứng hiện tại của tôi, xây xẩm mặt mày, choáng váng, nhức đầu... Tôi nhờ thằng em đưa đến một nhà thuốc tây, nhưng nửa đường tôi lại đổi ý vì nghĩ rằng bệnh của tôi chắc không chửa bằng thuốc được, nên vào một hiệu sách lớn nhất Thủ Đô ở phố Trường Tiền để kiếm một cuốn tự điển may ra giải cứu được chứng nhức đầu của tôi.
Tôi hí hửng tìm được cuốn Tự Điển của cụ Đào Duy Anh và may mắn không phải sốt ruột xếp hàng chờ đợi để trả tiền như mỗi lần mua sách ở mấy tiệm sách Fnac hay Vỉrgin.
Sau cái chuổi văn chương tân tiến đó thì tôi có được một khái niệm lờ mờ về con đường bệnh hoạn của chị tôi, nhưng tôi lại thấy rất rõ ràng về triệu chứng hiện tại của tôi, xây xẩm mặt mày, choáng váng, nhức đầu... Tôi nhờ thằng em đưa đến một nhà thuốc tây, nhưng nửa đường tôi lại đổi ý vì nghĩ rằng bệnh của tôi chắc không chửa bằng thuốc được, nên vào một hiệu sách lớn nhất Thủ Đô ở phố Trường Tiền để kiếm một cuốn tự điển may ra giải cứu được chứng nhức đầu của tôi.
Tôi hí hửng tìm được cuốn Tự Điển của cụ Đào Duy Anh và may mắn không phải sốt ruột xếp hàng chờ đợi để trả tiền như mỗi lần mua sách ở mấy tiệm sách Fnac hay Vỉrgin.
Ở đây thì vắng như chùa Bà Đanh. Ở chốn ngàn năm văn vật này, người dân thích chen chúc ở mấy tiệm phở tiệm cà phê hơn là ở mấy tiệm sách (những biển ngữ "Hà Nội Ngàn Năm Văn Vật" được treo đầy khắp phố phường trong dịp Tết sắp đến).
Nhưng tôi lại thất vọng thêm một lần nữa vì sách của cụ Đào Duy Anh đã viết trước năm 1975 nên không có những danh từ huyền bí mà tôi cần phải tra cứu trong mấy ngày ở Việt Nam.
Trên đường tới sứ quán Pháp để thông báo sự có mặt của tôi tại Việt Nam theo đề nghị của bộ Ngoại Giao, tôi có dịp đi ngang qua Hàng Ngang Hàng Đào, những âm thanh rất gần gủi với Hà Nội, như dội lại trong tôi lòng rạo rực của sáu mươi năm về trước.
Tôi cố tìm lại cái hình ảnh bẽn lẽn của mấy cô gái Trưng Vương năm xưa dưới những mái tóc hình dấu phết dịu dàng, thì nay chỉ thấy lại những khuôn mặt cứng đơ, dấu kín trong chiếc khẩu trang bí ẩn, mái tóc mượt mà thì như đang vùng vẫy trong chiếc nón bảo hộ nặng nề láng bóng, đang chen nhau lòn lách trên những chiếc Honda như mắc cưỡi. Không hiểu vì mãi mê cái hoạt cảnh đó hay vì nhát gan mà tôi không dám qua đường.
Ảnh của Llewelling King
Đi qua đường là một khổ nạn.
Không như con dâu tôi (người Pháp) phải mướn một chiếc taxi để qua đường, còn tôi thì theo triết lý của thằng em là muốn qua đường thì phải nhắm mắt lại mà bước tới, còn hể mở mắt thì cả ngày cũng không qua được, ở đây xe tránh mình chứ không phải mình tránh xe.
Tôi đem triết lý đó ra áp dụng, tuy hơi rợn người nhưng lại hiệu nghiệm. Đến Đà Nẵng, tôi vọt ngay vào bệnh viện. Trước kia tôi cũng có làm việc ở bệnh viện, nhưng cái "khu yêu cầu" làm tôi điên đầu tôi không biết là khu gì vì chưa hề nghe tới.
Vì nôn nóng, tôi cũng đếch cần tìm hiểu . nghĩa của cái khu đó là gì mà chỉ nhờ người dẫn tới khu đó và vui mừng ôm chầm lấy chị tôi giữa đám con cháu bao quanh. Đến đây tôi mới vỡ lẽ là "khu yêu cầu" chỉ có nghĩa đơn giản là "phòng riêng", tôi như đang ở một nước lạ mà mình không biết tiếng.
Ở Việt Nam nằm bệnh viện có nghĩa gần như mướn một phòng khách sạn mà có được bác sĩ khám, còn mọi dịch vụ khác như cơm nước, vệ sinh, thuốc men... là mình phải lo lấy, vì vậy lúc nào cũng phải có người nhà bên cạnh, không những để lo săn sóc người bệnh mà còn để trả tiền trước cho mỗi dịch vụ y khoa như xét nghiệm, X quang, siêu âm v.v..., mà phần lớn không ăn nhập gì với bệnh tình lúc đó.
Chị tôi, một bà già gần chín chục tuổi đang hôn mê và bị chảy máu đường ruột ào ào thì được bs phán cho đi "siêu âm tim" và "nội soi". Bác sĩ chuyên khoa nội soi chờ phải cầm chắc biên nhận đã thanh toán ba triệu VND rồi mới bắt tay vào việc.
Bệnh viện đã chấp hành nghiêm chỉnh câu phương châm "tiền bạc đi trước, thầy thuốc đi sau", mặc dầu ở đầu trại có tấm bảng lớn sơn bốn chữ đỏ "Bệnh Viện Văn Hoá"!
Bệnh viện đã chấp hành nghiêm chỉnh câu phương châm "tiền bạc đi trước, thầy thuốc đi sau", mặc dầu ở đầu trại có tấm bảng lớn sơn bốn chữ đỏ "Bệnh Viện Văn Hoá"!
Vào lúc nửa khuya, vì máu đường ruột ra nhiều quá nên phải đưa chị vào khu cấp cứu cách ly với bên ngoài. Tôi cũng theo đám người nhà để chen lấn nằm la liệt trước cửa phòng để nghe ngóng tin tức và nhất là để chờ gọi đến tên mà thanh toán khoảng tiền cho mỗi dịch vụ y khoa như truyền máu, thở oxy, xét nghiệm v.v. .. mà trong kia chị tôi đang chờ được thi hành nếu trả tiền xong.
Được hai hôm thì bác sĩ trưởng khu cấp cứu khuyên người nhà đưa chị tôi về để lo hậu sự vì nhà thương đã "chạy", tình trạng hoàn toàn tuyệt vọng, hôn mê, sốt cao, có triệu chứng viêm màn ruột và máu vẫn tiếp tục chảy trong đường ruột...
Vào lúc nửa khuya, chúng tôi đưa chị về nhà mà ruột gan tơi bời. Trong sự tuyệt vọng tột cùng, nhưng còn nước còn tát nên chúng tôi vẫn tiếp tục điều trị như ở bệnh viện (chị có một rể bác sĩ và một dâu y tá), chỉ khác một điều là dùng được những thuốc tôi đã mang từ Pháp về mà khi còn ở bệnh viện, chúng tôi có đề nghị nhưng bị từ chối.
Vào lúc nửa khuya, chúng tôi đưa chị về nhà mà ruột gan tơi bời. Trong sự tuyệt vọng tột cùng, nhưng còn nước còn tát nên chúng tôi vẫn tiếp tục điều trị như ở bệnh viện (chị có một rể bác sĩ và một dâu y tá), chỉ khác một điều là dùng được những thuốc tôi đã mang từ Pháp về mà khi còn ở bệnh viện, chúng tôi có đề nghị nhưng bị từ chối.
Ở VN bác sĩ của bệnh viện chỉ được phép điều trị với những thứ thuốc trong một danh sách nhất định có bán ở bệnh viện mà thôi. Điều đáng nghi ngờ là bệnh viện có dùng nhiều kháng sinh mà triệu chứng nhiểm trùng càng ngày càng nặng, phải chờ đến sau khi dùng kháng sinh tôi đem về từ Pháp mới thấy hiệu nghiệm.
Rồi từ đó, bệnh tình chị tôi thuyên giảm rõ rệt như một phép lạ. Nếu có phép lạ chăng là ở sự khác biệt giữa "thuốc nội" và "thuốc ngoại", thứ mà người dân ráng tìm cho được không phải vì óc vọng ngoại mà chỉ để cứu mạng sống của người thân. Một tháng sau, tôi từ giả chị tôi với một nụ cười phấn khởi.
Nhớ lại khi mua giấy máy bay để về Việt Nam tôi vô cùng bối rối vì tôi phải làm trái với . định và sợ rằng khi trở lại Pháp sẽ vô cùng đau buồn vì e rằng chị tôi khó qua khỏi số mệnh. Thế nhưng không ngờ tôi lại được đi lang thang để có những nhận xét ngộ nghĩnh về cách sống của bà con nơi quê nhà.
Rồi từ đó, bệnh tình chị tôi thuyên giảm rõ rệt như một phép lạ. Nếu có phép lạ chăng là ở sự khác biệt giữa "thuốc nội" và "thuốc ngoại", thứ mà người dân ráng tìm cho được không phải vì óc vọng ngoại mà chỉ để cứu mạng sống của người thân. Một tháng sau, tôi từ giả chị tôi với một nụ cười phấn khởi.
Nhớ lại khi mua giấy máy bay để về Việt Nam tôi vô cùng bối rối vì tôi phải làm trái với . định và sợ rằng khi trở lại Pháp sẽ vô cùng đau buồn vì e rằng chị tôi khó qua khỏi số mệnh. Thế nhưng không ngờ tôi lại được đi lang thang để có những nhận xét ngộ nghĩnh về cách sống của bà con nơi quê nhà.
Bức hình tôi chụp được bên ngoài hàng rào bệnh viện Đà Nẵng, nơi chị tôi (và cả ông vua Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh) nằm điều trị cho thấy còn có người vô tình mang bệnh tiểu đường hay lại cố coi thường hay thách thức cái "hoành tráng" của toà nhà hành chánh chọc trời đồ sộ ngay phía trước?
Cơn bệnh này còn lây nhiễm đến cả thủ đô Hà Nội, nơi có con đường Trần Nhật Duật, hay còn gọi là đường Gốm Sứ, dài 4km dọc theo sông Hồng, gồm những bức tranh khảm ghép công phu tốn kém, coi như một kỳ quan nghệ thuật, một kiêu hảnh của chốn ngàn năm văn vật thì cũng được người dân thủ đô chiếu cố một cách "vô tư".
Một sung sướng khác của dân mình là rất nhàn rỗi. Với 3 triệu công chức phục vụ cho 90 triệu dân thì lấy đâu ra việc mà làm, vì vậy ngày Tết được nghỉ những chín ngày tha hồ mà du hí.
Một anh taxi lái ngược đường vui vẻ khoe với tôi là sẽ không bị phạt vì giờ này mấy chú công an giao thông bận đi đón con ở trường thì lấy ai mà phạt. Anh taxi thoải mái ra mặt nhưng tôi thì lại lên ruột.
Vào giờ làm việc mà mấy tiệm cà phê vẫn đông nghẹt, toàn người trẻ, họ thích la cà ở đây hơn là ngồi trong thư viện. Một bà mẹ than phiền là đã cẩn thận đưa rước con đúng giờ giấc ở trường nhưng cuối cùng cũng phát giác ra là cậu quí tử vẫn trốn học... rất đúng giờ.
Vào giờ làm việc mà mấy tiệm cà phê vẫn đông nghẹt, toàn người trẻ, họ thích la cà ở đây hơn là ngồi trong thư viện. Một bà mẹ than phiền là đã cẩn thận đưa rước con đúng giờ giấc ở trường nhưng cuối cùng cũng phát giác ra là cậu quí tử vẫn trốn học... rất đúng giờ.
Nhà chị tôi có một đứa cháu 13 tuổi mà tôi chưa bao giờ gặp mặt trong bửa cơm tối vì vào giờ đó nó phải đi học, nó học 7 tiếng mỗi ngày, 4 tiếng với cô giáo ở trường, 3 tiếng học thêm với chính cô giáo đó. Như một thông lệ, trong giờ chính thức cô giáo chỉ dạy...chiếu lệ, còn giảng dạy đúng chương trình thì phải đợi vào giờ học thêm để cô kiếm chút tiền còm, nếu không cô sẽ...đói.
Nguyên tắc đó được một nhóm bạn trẻ mặc những chiếc áo có in mấy chữ "du học sinh.net" mà tôi gặp trong một chyến du lịch ở Campuchia xác nhận như vậy. Họ còn cho tôi biết thêm là phần lớn du học sinh đều nhắm mục đích chính là để... ở lại nước ngoài.
Trong số những tự do mà dân mình được hưởng phải kể đến tự do giao thông mà gần đây ký giả Mỹ Llewelling King gọi đó là một kỳ quan giao thông. Tất cả những quy luật trên thế giới đều vô hiệu với Việt Nam đưa đến cho người lái xe cái cảm giác... tứ khoái.
Nguyên tắc đó được một nhóm bạn trẻ mặc những chiếc áo có in mấy chữ "du học sinh.net" mà tôi gặp trong một chyến du lịch ở Campuchia xác nhận như vậy. Họ còn cho tôi biết thêm là phần lớn du học sinh đều nhắm mục đích chính là để... ở lại nước ngoài.
Trong số những tự do mà dân mình được hưởng phải kể đến tự do giao thông mà gần đây ký giả Mỹ Llewelling King gọi đó là một kỳ quan giao thông. Tất cả những quy luật trên thế giới đều vô hiệu với Việt Nam đưa đến cho người lái xe cái cảm giác... tứ khoái.
Khoái thứ nhất là được "U turn" bất cứ lúc nào ở đâu, ngay cả nơi có bảng cấm hay trên đường một chiều.
Khoái thứ hai là coi đèn xanh đèn đỏ như... "ne pas".
Khoái thứ ba là đi ngược chiều, ngay cả trên xa lộ. Tôi bắt gặp được hai lần có xe chạy ngược chiều trên đoạn đường "cao tốc" từ Nội Bài về Hà Nội, được trang trí như là một tủ kính bày hàng nhằm loè du khách đến thăm Hà Nội.
Khoái thứ hai là coi đèn xanh đèn đỏ như... "ne pas".
Khoái thứ ba là đi ngược chiều, ngay cả trên xa lộ. Tôi bắt gặp được hai lần có xe chạy ngược chiều trên đoạn đường "cao tốc" từ Nội Bài về Hà Nội, được trang trí như là một tủ kính bày hàng nhằm loè du khách đến thăm Hà Nội.
Khoái thứ tư là được "vô tư" chen lấn, không có ưu tiên phải trái, mạnh ai nấy đi và được bóp còi thoải mái...Ngay cả con tàu "Thống Nhất" xuyên Việt cũng chen chúc qua các phố phường chật hẹp như chốn không người, giữa những chùm giây điện dọc ngang chằng chịt.
Trên đường đi Angkor Wat phải ghé qua Saigon, khi tôi bước xuống hôtel, mọi người la ó nhìn tôi như nhìn người từ hành tinh khác, không phải vì tôi ăn mặc kỳ dị mà chỉ vì tôi mang theo trên người cái máy chụp hình và cái điện thoại di động. Ở tuổi tôi đi trên đường phố Saigon mà mang những thứ đó là một cách tự sát.
Khi trở lại Saigon tôi muốn về ngay Đà Nẵng thì các bạn trẻ cùng đi tours khuyên tôi không nên đứng đón taxi một mình với hành lý trên tay vì đó cũng là một hình thức tự sát khác (vì tôi còn yêu đời nên không muốn tự sát trong mấy ngày liên tiếp) nên phải nhờ anh hướng dẫn theo tôi lên taxi ra tận phi trường Tân Sơn Nhất. Trên taxi tôi thường nghe chửi bới chế độ, không biết là thật tình hay cò mồi nên tôi không dại gì mà hùa theo.
Dân mình hay có óc châm biếm, như để mô tả cái xã hội được rêu rao là dân làm chủ thì người dân lại hí lộng về 3 thứ chợ ở Hà Nội đẳng cấp khác nhau bằng mấy câu:
Tôn Đản là của vua quan,
Nhà Thờ là của bầy tôi nịnh thần,
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng...
Tuy thích châm biếm nhưng con người sống dưới chế độ cộng sản lại mất đi cái tính khôi hài dí dỏm của người Việt, nếu có khôi hài thì lại rẻ tiền, kiểu Hoài Linh, mà có khi còn thô tục nữa. Ở Hà Nội, ngay bên cạnh Trung Tâm Văn Hoá Ca Múa Âu Cơ trên đường Huỳnh Thúc Khang (lớn thứ hai sau Nhà Hát Lớn) thì lại có nhà hàng ăn với bảng hiệu đồ sộ "Chim To Dần" để cho các bà đi ngang phải đỏ mặt.
Về Việt Nam mà không ăn phở là một thiếu sót, tuy nhiên tôi cũng chưa tìm được cái hương vị tuyệt vời như ở Berlin hay ở Sydney. Sau mấy ngày lục lạo, tôi may mắn được bước vào một tiệm phở lịch sử đã đứng vững từ nửa thế kỷ nay và còn in dấu vết trong lòng người Hà Nội để nhớ lại thời kỳ bao cấp kinh hoàng.
Tôn Đản là của vua quan,
Nhà Thờ là của bầy tôi nịnh thần,
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng...
Tuy thích châm biếm nhưng con người sống dưới chế độ cộng sản lại mất đi cái tính khôi hài dí dỏm của người Việt, nếu có khôi hài thì lại rẻ tiền, kiểu Hoài Linh, mà có khi còn thô tục nữa. Ở Hà Nội, ngay bên cạnh Trung Tâm Văn Hoá Ca Múa Âu Cơ trên đường Huỳnh Thúc Khang (lớn thứ hai sau Nhà Hát Lớn) thì lại có nhà hàng ăn với bảng hiệu đồ sộ "Chim To Dần" để cho các bà đi ngang phải đỏ mặt.
Về Việt Nam mà không ăn phở là một thiếu sót, tuy nhiên tôi cũng chưa tìm được cái hương vị tuyệt vời như ở Berlin hay ở Sydney. Sau mấy ngày lục lạo, tôi may mắn được bước vào một tiệm phở lịch sử đã đứng vững từ nửa thế kỷ nay và còn in dấu vết trong lòng người Hà Nội để nhớ lại thời kỳ bao cấp kinh hoàng.
Trong thời đó, tiệm phở gà số 2 đường Nam Ngư này đã làm một cuộc cách mạng và đã thách thức với chính quyền cách mạng vì đã phá rào để bán phở "có người lái" nghĩa là có thịt trong tô phở, trong khi cả nước đều phải ăn phở không người lái nghĩa là không có thịt. Ngay cả khách sạn Phú Gia lớn nhất Hà Nội cũng chỉ được bán phở không thịt, ba chữ "không người lái" trở thành những chữ cấm kỵ châm biếm chế độ.
Một cựu biên tập viên báo Nhân Dân than thở với tôi rằng anh ta đã bị công an bắt đứng nghiêm để đọc 100 lần chữ "phở không có thịt" vì anh ta đã vào tiệm mà ngang nhiên gọi một "tô phở không người lái".
Sở dĩ bà chủ tiệm phở Nam Ngư làm ăn được là vì đã lợi dụng sự sơ hở của chế độ. Lúc đó nhà nước quản lý ba loại súc vật: trâu (để đi cày), bò (nói là bị Mỹ dội bom chết), heo (thì để làm nghĩa vụ đóng thuế), chỉ có gà là thoát khỏi tầm tay nhà nước, nên bỏ một miếng thịt gà vào tô phở không thể coi là hành động chống đối.
Sở dĩ bà chủ tiệm phở Nam Ngư làm ăn được là vì đã lợi dụng sự sơ hở của chế độ. Lúc đó nhà nước quản lý ba loại súc vật: trâu (để đi cày), bò (nói là bị Mỹ dội bom chết), heo (thì để làm nghĩa vụ đóng thuế), chỉ có gà là thoát khỏi tầm tay nhà nước, nên bỏ một miếng thịt gà vào tô phở không thể coi là hành động chống đối.
Tuy làm ăn khắm khá nhưng bà chủ Nam Ngư vẫn giữ nguyên trạng tiệm phở từ hồi mới mở tới nay, với những cái bàn con và những chiếc ghế nhựa thấp lè tè, kể cả cái thau nước rửa bát bên lề đường, như để nhắc nhở người dân Hà nội rằng dấu vết của thời bao cấp đang còn đó. Trong khi bao cấp kinh tế chỉ liên quan tới thể xác, thì ngày nay bao cấp chính trị nguy hiểm hơn, lại bao gồm luôn cả tinh thần. Khốn nạn thay cho người dân Việt, không biết còn phải chịu đựng cho tới bao giờ.
Monday, July 13, 2015
NGUYẼN THỊ HỮU DUYỆN + TRUYỆN NGẮN
Chuyện Giữa Khuya - Nguyễn Thị Hữu Duyên
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
* * *
Trời đã khuya. Tôi cố dỗ giấc ngủ để sáng mai còn dậy sớm đi làm. Mấy câu thơ ấy thuộc lâu rồi bỗng dưng hôm nay trở về trong trí. Lúc chiều, tôi lỡ dại ăn một miếng Pizza, uống nửa lon Coca nên giấc ngũ bỏ đi chơi. Hết lăn qua rồi lộn lại trên giường, hai mắt cứ mở to không khép được. Đếm từ một đến một trăm mấy lượt vẫn không tác dụng gì. Ngày mai đã đầu tháng mười một, nhanh thật.
11:30PM, tiếng trò chuyện rì rầm ở phòng bên vọng sang, khi lớn khi nhỏ, khi nghe rõ khi chỉ nghe âm thanh lên xuống.
- “E…hèm…ngày mai đi lĩnh tiền, con dự định mua gì chưa?”
“Dạ rồi, bố ạ…”
Bố chồng và chú em chồng tôi vẫn chưa ngủ, họ đang bàn tính vụ gì thế nhỉ? Hai chữ “lĩnh tiền” kích thích sự tò mò, tôi vểnh tai nghe ngóng. Có tiếng xoẹt xoẹt khô khan, hình như chú em mở bóp.
“Còn vụ này mới quan trọng nè. Bố tính trước đi, nếu… (hạ giọng nghe không rõ). Bố định thế nào?
“Trước tiên mình sẽ mua căn nhà.”- Bố lên giọng.
- “Bố muốn mua nhà ở thành phố nào?”- Chú em ân cần.
“Dĩ nhiên phải mua ở Westminster hay Garden Grove cho gần khu Việt nam.” - Giọng Bố hồ hởi.
Tôi có nghe lầm không đây? Tai tôi đủ thính không nhỉ? Bố có tiền và định mua nhà ư? Tôi có nằm mơ không? Chuyện này thật bất ngờ. Chú em chồng và ông Bố chồng tôi ở chung một phòng, nhiệm vụ chú lo chăm sóc Bố, từng ly cà phê, tách trà, bửa ăn sáng. Căn phòng nhỏ chỉ đủ hai cái giường, một cái tivi ngay chính giữa, một cái bàn, vừa bày sách vở của chú em, vừa thuốc men, báo chí của ông Bố. Tiền già của Bố và tiền học chính phủ giúp cho chú em, mỗi người góp phân nửa đóng tiền nhà với vợ chồng tôi, còn bao nhiêu thì tiêu xài lặt vặt. Hai cha con hủ hỉ cũng vui, hết nghe Radio thì xem tivi. Ông Bố thường chia sẻ cho thằng con những ngày ở tuổi thanh niên, lúc được phong quan tiến chức kể cả thời gian ở tù cải tạo. Chú em chia sẻ lại những bè bạn, trường lớp hàng ngày, những quán cà phê hay những nhà hàng hoặc những món ngon ở đâu bán. Ở Mỹ như vậy là thuộc loại nghèo. Đúng, họ đâu dám đi ăn tôm hùm hay ăn “all you can eat của Nhật” vì những thứ đó thuộc loại xa xỉ. Mơ ước được đổi đời, hai bố con ngày nào cũng chung tiền mua mấy tờ vé số. Chẳng lẽ họ trúng số rồi. Tôi vểnh tai, thở nhè nhẹ, mong nghe rõ hơn:
“Bố muốn mua nhà mấy triệu? Mua sắm xong còn lại cho bà con dòng họ mỗi người chút đỉnh, và gửi nhà băng cho Bố lấy lãi hàng tháng xài.” - Giọng chú em vẫn đều đều.
“Ừ… nhưng…(hạ giọng nghe không rõ?) con nghĩ sao?”
“Chuyện đó tính sau. Kế tiếp là mua ngay cho Bố chiếc xe đời mới, số tự động, bố lớn tuổi rồi mà lái xe số tay hoài nguy hiểm lắm.”
“Cũng được, lái xe đời 2014 thử xem sao, mà phải mua xe Toyota cho Bố nhé, và …….(nghe không rõ).”- Bố cười khùng khục trong cổ.
“Đừng Bố, mình ở Mỹ, xài đô la Mỹ phải mua xe Mỹ để ủng hộ Mỹ chứ Bố.”- Chú em phản đối.
“Xe Mỹ nghe nói mau hư lắm, chiếc xe thắng tay này của Nhật anh con mua cho Bố đã mười sáu năm rồi, chạy được hai trăm ngàn mile mà vẫn còn tốt chán.”
“Bố không thấy xe của anh Hai sao? Xe Ford của Mỹ đó chạy hơn hai trăm mile rồi vẫn im ru. Mười ba năm qua, anh lái xuyên bang mấy lần mà có hề gì đâu.”
Im lặng, chắc Bố suy nghĩ đến cái xe, tôi thầm nghĩ chú em đúng quá. Phải, nếu ai cũng ùn ùn mua xe Nhật thì hãng xe Mỹ đóng cửa sớm. Kéo theo một loạt những gì liên quan đến nền kinh tế Mỹ. Vợ chồng tôi có hai chiếc xe Mỹ, một chiếc Taurus năm 2002 và một chiếc Van 2001 vẫn còn chạy bình thường, chiếc nào cũng hơn hai trăm ngàn mile mà máy vẫn im ru.
Mọi người cứ rủ nhau mua xe Nhật, có một thời gian mấy hãng xe Mỹ ở Michigan đóng cửa, thất nghiệp hàng chục ngàn công nhân viên chức, kinh tế xuống trầm trọng. Nghe nói bây giờ lên lại rồi, cũng mừng. Chồng tôi bảo: “Xe Mỹ body cứng chắc hơn xe Nhật lại mạnh vì đa số sáu máy, nhưng hơi bị hao xăng. Mà cũng hao bao nhiêu đâu? Phải cho nghành xăng dầu buôn bán được nữa chứ!”
“Bố ngủ chưa Bố?” – Chú gọi khe khẻ.
“Chưa. Con ngủ chưa?”-
“Con thức nên mới hỏi Bố nè. Nhớ lại lúc còn ở Việt nam khổ quá Bố nhỉ. Có chiếc xe đạp cà rịch cà tang hai bố con chở nhau đi tùm lum hết, hi hi.”
Chú em lại nhớ về những ngày khổ sở ở Việt Nam. Chú thường hay nhắc chuyện khó quên trong thời gian ăn bo bo, khoai độn. Tôi nhớ nhấtchuyện con heo: “ Năm ấy Bố còn học cải tạo ngoài Bắc, mẹ đi mua bán lung tung đủ thứ để nuôi đàn con bảy đứa. Ngày cháo, ngày cơm vậy mà các con cũng lớn khoẻ, tạ ơn Trời. Một hôm mẹ mang về con heo con vừa rã bầy (thôi bú ) của bạn mẹ bán trả góp. Mẹ nói: “ Ráng nuôi đến Tết bán có tiền kha khá cho các con ăn Tết và đi thăm nuôi Bố”. Mẹ phân công em lo cho heo ăn ngày hai bửa. Người còn không có ăn no, lấy gì dư ra mà cho heo ăn! Thức ăn của heo chỉ là nước lạnh, vài hạt muối và một nắm rau thái nhỏ. Nói rau cho sang chứ thực ra là khúc gốc già của cọng rau muống, già đến nỗi bức không đứt, khúc non người ăn, khúc già heo ăn, ha… ha. Nuôi được một tháng mà con heo chẳng lên ký nào! Nó ốm hơn lúc mới mang về vì bị tiêu chảy liên miên. Còn nhớ có lần Mẹ sai em mang thau thức ăn ra cho nó,em vừa bưng tới cửa chuồng chưa kịp để xuống thì nó đã chồm lên cái thau làm đổ cả ra đất. Em bật cười khi thấy nào là rau, cám, mấy hột cơm bám đầy đầu nó, mặt mũi nó tèm nhem. Cười chưa dứt mẹ đã ra tới bên cạnh thế là mẹ kéo vào đánh cho mấy roi tội không làm tròn bổn phận “cho heo ăn”. Em bị đòn vì nó mà lỗi tại nó chứ đâu phải tại em. Giận quá, em định đánh lại nó cho đỡ tức. Khi nó thấy em cầm cây chổi lông gà đến cửa chuồng, dường như hiểu chuyện nó rút vào vách, mũi “hịch, hịch, hịch” như muốn báo động với mẹ, ai nói ngu như heo, nó khôn quá đi (mọi người cười vang nhà.) Thế là em không đánh nó, vả lại em nghĩ: cái đít của em còn có chút thịt cho mẹ đánh, còn nó, nó chỉ có da với xương đánh chắc nó sẽ gảy xương nên em thôi. Nó ốm đến độ, nếu không nhìn vào hai lỗ tai thì ai cũng tưởng đó là con chó con hay con mèo! Ha… ha. Nghe chú kể mọi người cười đến chảy nước mắt, thời đó khổ thật…
Tiềng rì rầm bên phòng lớn hơn một chút:
“Mua nhà mới ở cho sướng nhé Bố. Mấy chục năm nay ở nhà cũ hoài, chán ghê.” - Hình như chú thở dài.
“Ừ, cho con kiếm nhà đấy. Con chịu là Bố chịu.”- Giọng Bố nhẩn nha.
“Phần trang trí nội thất thì để cho thằng Minh bạn con lo. Nó có mắt thẩm mỹ lắm. À, bố thích nhà sơn mầu gì?”- Chú em hào hứng.
Im lặng, (chắc Bố đang nhớ xem màu sơn nào đẹp nhất). Nếu tôi có quyền chọn lựa tôi sẽ chọn màu vàng chanh cho nó sáng, xung quanh phòng khách và phòng ăn sẽ gắn kiếng thuỷ cho có vẽ rộng hơn. Lỡ giận hờn nhìn vào thấy bản mặt khó coi thì bớt giận hi, hi. Có nhà mới, sướng thật, tôi mừng quá. Ông xã ngáy khò khò bên tai, tôi nghĩ thầm: “Chắc ổng biết mà ổng dấu mình, ngày mai nhéo mấy cái cho đau điếng mới được nha ông xã.”
“Con thích màu gì?”- Bố hỏi lại sau một lúc suy nghĩ.
“Dạ, con thích màu hồng cho ấm áp. Con thấy nhà Mỹ họ hay sơn màu hồng. Được không Bố?”
“Bố thích màu xanh mạ non cho tươi. Nhưng cũng phải hỏi ý kiến mọi người, vì Bố đâu sống đời mà chọn theo ý Bố.”- Bố lớn giọng.
“Không sao đâu Bố, cứ làm theo ý Bố vì nhờ có Bố tụi con mới được qua Mỹ. Bố đã chịu đói khổ khi ở tù rồi. Bây giờ phải ưu tiên cho Bố chọn”- Chú cười.
Lại im lặng, có lẽ hai người đang hình dung về căn nhà…? Bố ngáp dài.
“Á… à…Thật Bố cũng không bao giờ nghĩ rằng mình còn sống sót sau mười hai năm bị đày đọa ngoài Bắc. Chúng nó ác thật con ạ…”
“Dạ, Bố có kể cho gia đình nghe rồi, ghê quá Bổ nhỉ?”- Chú em ậm à.
“Ừ, lúc bấy giờ, quá đói khổ, tranh nhau từng con cào cào, con châu chấu, con sâu, con bọ để mà ăn cho có chất tươi vào người…Nếu Bố cuốc lên được con sâu đất thì Bố chia cho bạn Bố phân nửa, cả hai bỏ vội vào miệng nhai ngấu nghiến, nuốt thật lẹ, vì sợ chúng nó bắt gặp chúng nó cướp của mình đó con. Khốn thật”
“Ăn tanh không Bố? Chắc con ói quá…í…ẹ…” (có tiếng ụ..a của chú em)
“Lúc đấy ăn ngon hơn ăn tôm nướng bây giờ đấy, không có con gì mà các Bố tha, con nào nhúc nhích là ăn cả”
“Kể cả gián hả Bố?”
“Gián cũng không có cơ hội sống sót…”
“Oẹ, thôi Bố đứng nói nữa con ghê quá Bố”- Giọng chú xìu xuống.
Bố như quên hiện tại, đang chìm vào dĩ vãng, giọng đều đều:
- “Sấm Trạng Trình có một câu đã ứng nghiệm vào thời đó.”
“Con biết câu gì rồi”. Chú em hắng giọng đọc luôn câu sấm:
“Năm trăm đổi lấy một đồng. Người khôn đi học mà thằng ngu dạy đời!”
Bố khen chú nhớ giỏi rồi không cần biết chú có nghe hay không? Bố lại mơ màng về những ngày tù đày. Các câu chuyện này chúng tôi thuộc hết. Đêm nay Bố lại kể chuyện “Tiên học lễ, hậu học văn”: “ Bạn Bố bắt được con két, nuôi đến khi biết nói, nó học được câu “Biết rồi, nói mãi” (Trong phòng Bố người Bắc nhiều nên các bác hay nói với nhau câu ấy khi muốn kết thúc một vấn để gì.) Sau một ngày lao động các Bố được tập trung học chính trị vào buổi tối: Học để biết Bác và Đảng thương dân như thế nào? Chủ nghiã Các-Mác ra sao? Học để sớm giác ngộ cho được khoan hồng v…v…Con két cũng được theo vào lớp học. Khi anh Cán bộ đứng giảng thao thao trên bảng, chú két đập cách gào lên: “Biết rồi, nói mãi. Biết rồi, nói mãi…” Cả phòng không nín được cười, tiếng cười bị tắt trong cổ họng, dồn xuống bụng ai nấy đều cong người ôm bụng nhưng mặt thì cố ngẩn lên nhìn Cán bộ.
Anh ta tức tối, nhìn về hướng con két: “Bóp mõm nó mang lên đây. Đồ vô lễ.” Thế là con két bị thu nạp, mà các Bố lại bị một bài giảng lễ nghiã: “Các Bác có trình độ cao, các Bác có biết câu “Tiên học lễ, hậu học văn” không?”. Cả phòng im lặng vì đang nghĩ thương con két ngày mai sẽ bị lột da. Anh Cán bô cao giọng: “Các bác quên rồi sao Tiên ở trên trời còn phải học lễ. Hậu ở trong cung còn phải học văn nữa đấy…” Anh ta còn chưa dứt lời mọi người đã cười sặc sụa, cười mà không nén được nên phải sặc. Khổ thế mới nói, ngu mà lên làm thầy.”
- Hi…hi….hi- Chú bụm miệng cười.
Có tiếng mở cửa phòng, chắc Bố đi ra ngoài. Khi Bố trở vào, chú em giật giọng:
“Bố nè, Bố nghĩ xem nên mua nhà lầu hay nhà trệt?” – Nãy giờ chú vẫn đang đeo theo căn nhà.
“Nhà trệt tốt hơn, mọi người cùng ở chung một tầng dễ dòm ngó nhau.”- Bố khục khặt ho…
“Ngày mai Bố đi Bác sĩ nhớ khai bị ho nhé Bố”- Chú em nhắc.
“Ối giời…Không cần khai, ổng nghe húng hắng ho là ổng biết rồi. Ông Trung Chỉnh này tưởng chỉ hát giỏi thôi mà còn là Bác sĩ giỏi nữa đấy”
Im lặng, có tiếng rót nước. Hình như chú em ngồi dậy:
“Bố có cần trà nóng không?”
“Không, chỉ một vài ngụm nước lọc là thấm giọng rồi con ạ”
“Nếu mua nhà trệt thì phải kiếm nhà năm phòng ngũ và ba phòng tắm hả Bố? Mới đủ ở cả gia đình” – Chú tính toán
“Dĩ nhiên rồi, hay là mình mua đất rồi xây lên cho vừa ý. Con nghĩ sao?”- Bố gợi ý.
Có tiếng vỗ tay nhè nhẹ đủ nghe.
“Ý kiến Bố hay thật. Mua đất xây được thì tốt, mình xin phép xây năm phòng Masster Bedroom. Hí hí, sướng thật”-
Không nghe Bố nói gì, chú em tiếp:
- Xây hồ bơi, và phòng tập thể dục như các câu lạc bộ để thuận tiện tập tành giữ gìn sức khoẻ nhé Bố.
Bố ậm ừ.
Tôi mừng rơn, mua đất xây nhà là ước mơ của tôi bao lâu nay. Xây một phòng khách lớn, phòng gia đình xem Tivi. Cái Tivi phải thật to, gắn vào tường, không thể thiếu dàn âm thanh xịn để hát Karaôkê cho hay và khi xem phim thì tiếng động vang như ở rạp. Nhà bếp phải có hệ thống hút mùi mạnh để khi nấu lẫu mắm không bị hôi nhà. Phòng v ệsinh trang bị toàn bộ tối tân, vòi nước rửa tay chỉ cần đưa tay vào là tự động nước chảy như ở trong mall. Bồn cầu ngồi phải có nút bấm cho xoa bóp phần mông và nước xịt rửa đít tự động, khỏi dơ tay. Ôi, mỗi tháng họp mặt gia đình, bạn bè một lần. Xây năm phòng Masster Bedroom là số một rồi. Phòng ai nấy lo giữ gìn lau dọn vừa khoẻ lại vừa sang trọng, quý phái ai thích gì thì tự trang trí lấy khỏi ý kiến ý cò gì cho mệt. Hi Hi
“Còn vụ xe, Bố muốn màu đen cho sang nhé.”
“Dạ, Bố muốn gì cũng chìu hết, Bố là ưu tiên một đấy, nhưng…mua xe Mỹ nhé Bố, bày tỏ lòng yêu nước mà Bố, nước Mỹ tốt với mình quá Bố thấy không? Vả lại mình là công dân Mỹ phải ủng hộ Mỹ!” - Chú em vẫn kiên nhẩn thuyết phục Bố mua xe Mỹ.
“Ái dà…Thì cũng được, xe Mỹ hay Nhật gì cũng là phương tiện cho mình đi thôi. Quan trọng là nước nào giúp mình, con nói đúng. Quyết định vậy đi”
Chú em vỗ tay reo nhỏ:
“Quyết định vậy đi. Cứ thế mà làm nhé Bố. Good night Bố”-
Im lặng, Tôi nghĩ: Chắc chắn Bố và chú em đã trúng số! Ố là la…trúng số rồi, trúng số rồi. Nhưng trúng bao nhiêu? Trúng hồi nào? Đã lĩnh tiền chưa? Sao mình không biết? À, hình như Bố nói thứ hai lĩnh tiền. Tôi mừng rơn, thế nào cũng sẽ có Iphone, I Pat và cái Computer mới của Đaị hàn sắp sản xuất cuộn tròn lại được mà nhẹ nữa. Nghe ông xã nói hình như cấu tạo toàn bằng chất gel. Nếu có được cái laptop đời mới ấy mình sẽ siêng viết truyện hơn, ôi sung sướng quá.
Phòng bên im lặng, đồng hồ chỉ 3:40 AM. Tôi lăn qua, lộn lại trong căn nhà mới rồi ngũ thiếp đi với cái láptop cuộn tròn.
“Good morning” – Tôi chào chú em khi chú đang pha cà phê cho Bố.“Good morning chị. Chị chuẩn bị đi làm hả?”- Chú nhìn tôi.
Tôi nghĩ thầm chắc chú sẽ bật mí cho mình biết đây. Tôi nhìn chú cười… Trời đất, mắt chú thâm quầng, mặt hốc hác. “Sao chị biết, em thức đến gần bốn giờ sáng mới ngũ, nên hơi mệt.” – Chú ngạc nhiên hỏi lại.
“Chị nghe Bố và chú nói chuyện.”- Tôi bí mật.
“Chị nghe hết rồi hả?” – Chú giật mình.
“Hình như Bố và chú dự định mua nhà và xe mới phải không?”- Tôi hạ giọng, liếc vào phòng sợ Bố biết thì bảo tôi nhiều chuyện.
“Dạ đúng, tai chị thính quá nhỉ. Chị cũng không ngủ được đêm qua?”- Chú ngạc nhiên.
Tôi kéo chú ra phòng khách.
“Nói thật cho chị mừng với, em và Bố trúng số hả?”
“Cái gì?”- Chú hỏi lại như nghe không rõ.
“Thôi đừng dấu chị. Chị nghe hết rồi, trúng bao nhiêu vậy?”- Tôi tò mò.
“Đâu có.”- Chú tỉnh bơ.
Tôi nghĩ có lẽ Bố bảo dấu. Nghe nói ai trúng độc đắc cũng dấu kỹ lắm rồi dọn đi tiểu bang khác sống để mọi người không biết mình trúng số. Lạ nhỉ giống như “lấy thúng úp miệng voi” vậy.
“Không trúng số vậy sao tính mua nhà, mua xe tùm lum?” -Tôi chưa chịu thua.
“Chị ơi, chị nghe mà nghe thiếu ba chữ “nếu trúng số” ha…ha …ha.”- Chú em bật cười, vừa đi vừa ngoái lại nhìn.
Miệng tôi méo xệch, nguýt chú một cái dài cho đỡ quê…
Nguyễn Thị Hữu Duyên
ĐỨC HUY * KINH TẾ TRUNG CỘNG
Trèo Cao Ngã Đau, Trung Quốc Đối Diện "Đại Khủng Hoảng" 2015 - Đức Huy
Màu đỏ bao trùm các sàn giao dịch Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Trong khi mọi con mắt đang đổ về Hy Lạp và Eurozone thì một cuộc khủng hoảng kinh tế khác mang hậu quả to lớn hơn rất nhiều đang diễn ra tại Trung Quốc.
Theo thống kê của Wall Street Journal, thị trường chứng khoán (TCCK) Trung Quốc đã mất hơn 3,2 nghìn tỉ USD giá trị chỉ trong tháng vừa qua.
Sau khi tăng 130% trong khoảng thời gian từ 9/2014 tới 6/2015, chỉ số Shanghai Composite đã tụt dốc không phanh và mất đi hơn 30% giá trị trên thị trường, lượng giảm gần gấp đôi so với giá trị của cả hệ thống thị trường chứng khoán Ấn Độ.
"Bong bóng" xuất hiện
The Diplomat phân tích, dấu hiệu cho sự xuất hiện của "bong bóng" đã nhiều lần hiện hữu trong năm vừa qua.
Ngày càng nhiều người Trung Quốc bắt đầu mua và trao đổi cổ phiếu trên sàn Thượng Hải và Thâm Quyến; từ sinh viên tới các cụ ông cụ bà đều kiếm được tiền từ việc "xào nấu" cổ phần.
Phần đông các "nhà đầu tư" này đã vay tiền để mua cổ phiếu, họ tin rằng thị trường đã chạm đáy, và chỉ có thể đi lên chứ không thể giảm thêm được nữa.
Thị trường giá lên (bull market) xuất hiện trong lúc kinh tế Trung Quốc đang chững lại rộng khắp, một xu hướng dẫn tới việc TCCK bị định giá quá cao, đồng thời khiến thị trường ngày một tách biệt ra khỏi kinh tế Trung Quốc.
Trước tình hình này, bộ máy lãnh đạo Trung Quốc đã có những điều chỉnh nhằm kìm hãm đà tụt dốc của cổ phần. Cụ thể, chính phủ đã tạm dừng phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) cũng như khuyến khích các công ty tài chính mua thêm cổ phiếu.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước (SOE) đã được lệnh từ Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Trung Quốc không được phép bán cổ phiếu của các công ty đứng tên họ, đồng thời được khuyến khích mua thêm cổ phần nhằm ổn định phần nào giá trị.
Nhưng động thái đáng kể nhất là việc gần 1.500 công ty Trung Quốc, tức là hơn một nửa số công ty được niêm yết trên sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến, đã xin tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của mình để hạn chế thêm thiệt hại.
Tuy nhiên, việc những bước điều chỉnh này có đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại cho TCCK Trung Quốc hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Bộ máy lãnh đạo Trung Quốc trước đó đã áp dụng một loạt các biện pháp cải cách kinh tế như giảm lãi suất, dùng quỹ hưu trí chính phủ để hỗ trợ thị trường, và điều tra các hoạt động tài chính mờ ám, nhằm mục tiêu để thị trường tự quyết định số phận.
Trong đó, theo Reuters, Bắc Kinh đã thông qua một gói hỗ trợ từ quỹ hưu trí chính phủ trị giá 322 tỉ USD, cao nhất trong lịch sử nước này.
Mặt khác, những cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm định hướng những biện pháp cải cách này lại chính là các tác nhân "đóng góp" vào sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc.
Một ví dụ cụ thể là việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và Ủy ban Điều hành Ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã từng theo đuổi những chính sách "mở đường" cho ngân hàng ngầm (shadow banking) và nâng mức nợ.
Do vậy, không còn lựa chọn nào khác, chính phủ Tập Cận Bình đã phải dùng đến "hạ sách" can thiệp vào thị trường.
Không những vậy, chiến dịch chống tham nhũng "đả hộ diệt ruồi" của nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đang cho thấy "tác dụng phụ" của nó, tạo tâm lý cẩn trọng giữ mình trong các doanh nhân thay vì đẩy mạnh đầu tư.
Theo The Diplomat, tình hình kinh tế bất ổn hiện nay đang đặt ra một thách thức quốc nội "khó nhằn" cho chính phủ Trung Quốc, khi điều này sẽ được "đổ vấy" cho công tác điều hành kinh tế của bộ máy lãnh đạo. Độ tin cậy của họ cũng sẽ vì thế mà bị đặt dấu hỏi.
Người Trung Quốc ở mọi tầng lớp từ tỉ phú tới những người nông dân sẽ ngờ vực khả năng đảm bảo một tương lai kinh tế thịnh vượng cho người Trung Quốc của tầng lớp lãnh đạo. Các nhà đầu tư cũng sẽ điều phối tiền của mình sang các thị trường khá khẩm hơn.
"Đổ tội" cho ngoại cảnh
Trong lịch sử, khi thị trường Trung Quốc đứng trước một cuộc suy thoái, lãnh đạo nước này luôn tìm cách "đánh lạc hướng" dư luận trong nước sang một vấn đề bên ngoài.
Năm 2012, khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức thấp nhất trong hơn một thập kỉ, Bắc Kinh lập tức lái sự chú ý sang các vấn đề đối ngoại, cụ thể là tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.
Hệ quả là người dân Trung Quốc tràn ra đường biểu tình, tẩy chay dùng hàng Nhật Bản, phá hoại các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản, mà quên mất những khó khăn về kinh tế mà nước nhà đang gặp phải.
Người Trung Quốc biểu tình trước Đại sứ quán Nhật ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP
Ngoài lo ngại Bắc Kinh sẽ tái áp dụng chiến thuật này, các nhà phân tích cho rằng việc TCCK Trung Quốc tụt dốc không phanh sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế toàn cầu. Các dấu hiệu trong tuần vừa qua đã cho thấy nguy cơ một hiệu ứng domino có thể xảy ra.
Vẫn còn thời gian để chính phủ Tập Cận Bình cứu vãn tình hình. Theo đánh giá của tác giả Scott McDonald trên National Interest, bộ máy lãnh đạo đảng Trung Quốc đang đứng trước thử thách đối nội lớn nhất kể từ sự kiện Thiên An Môn 1989.
Ông McDonald quan ngại, nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục bất lực trước đà tụt dốc hiện nay của chứng khoán, một cuộc Đại Khủng hoảng Tài chính sẽ xảy ra.
Khi đó, những gì xảy ra tại Hy Lạp hiện nay sẽ chỉ là một "chấm nhỏ" nếu so với những hậu quả mà một cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc có thể gây ra cho kinh tế toàn cầu.
Đức Huy
10/07/2015
10/07/2015
VIỆT HOÀNG * CHUYỆN MÃ QUY
Việt Hoàng - Chuyến thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng báo hiệu một sự thay đổi lớn!
“…Không có Mỹ ủng hộ thì đảng CSVN sẽ sớm tiêu vong. Nếu vẫn còn dựa được vào Trung Quốc thì chắc chắn không có cuộc thăm viếng này, vì vậy với bất cứ lý do gì thì đây cũng là một sự thay đổi ngoạn mục và lớn lao trong nội bộ đảng CSVN… ”
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam (đảng CSVN) Nguyễn Phú Trọng đã có mặt tại Mỹ từ ngày 7/7/2015 đến ngày 10/7/2015 trong một cuộc thăm viếng mang tính lịch sử. Theo báo chí chính thống thì đây là một cột mốc đánh dấu 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ (1995-2015) và đồng thời nâng cao sự hợp tác giữa hai nước lên tầm “đối tác chiến lược”. Cuộc thăm viếng này được dư luận trong và người nước quan tâm theo dõi đặc biệt, nhất là hồ sơ Biển Đông đang ngày càng trở nên nóng bỏng trước các động thái quyết liệt của Trung Quốc.
Chúng tôi sẽ không nhắc lại những gì mà báo chí Việt Nam và quốc tế đã loan tải mà chỉ đưa ra những phân tích và nhận định riêng của chúng tôi, một tổ chức chính trị dân chủ đối lập với cái nhìn về tương lai của đảng CSVN và của phong trào dân chủ Việt Nam.
1. Chính quyền Việt Nam đang trong tình trạng tuyệt vọng.
Đúng là trong lịch sử 80 năm cầm quyền của mình, đảng CSVN nhiều lần gặp khó khăn và rơi vào tình trạng tuyệt vọng nhưng rồi họ đều vượt qua được. Có ít nhất hai lý do khiến họ thoát hiểm. Thứ nhất, nền văn hóa Khổng giáo đã giúp họ. Đó là sự trung thành mù quáng, sự vâng phục tuyệt đối của giới trí thức và sự nhẫn nhục đến cam chịu của người dân đối với một lực lượng chính trị đã có công “giải phóng đất nước”. Thứ hai là trong mọi trường hợp đảng CSVN luôn nhận được sự ủng hộ và bảo trợ vô cùng lớn của Liên Xô hoặc Trung Quốc hoặc cả hai. Đừng quên rằng đảng CSVN chỉ là một phân bộ của Cộng sản Quốc tế và nhiệm vụ của họ là chống đế quốc và xây dựng một “thế giới đại đồng”. Vì thế đảng CSVN luôn nhận được mọi sự đáp ứng cần thiết về mọi thứ để có thể “kháng Pháp, chống Mỹ”.
Hai thuận lợi trong quá khứ đó không còn tác dụng trong thời điểm hiện nay. Văn hóa và dân trí người Việt đã thay đổi và nâng cao. Ánh hào quang của quá khứ đã mờ nhạt và không thể đem ra ăn thay cơm. Người dân Việt Nam đã thật sự thất vọng với đảng CSVN. Một tầng lớp trí thức trẻ, không chịu ân huệ của đảng CSVN đã trưởng thành và nhập cuộc. Tiếng nói của họ ngày càng thuyết phục và được lắng nghe. Hai thế lực “chống lưng” cho Việt Nam là Nga và Trung Quốc cũng không còn nữa. Nước Nga của Putin đã sa lầy quá nặng do cuộc can thiệp quân sự thô bạo, bất chất luật pháp quốc tế vào Ukraina. Nga sẽ không còn có thể làm gì và giúp được gì cho Việt Nam. Trung Quốc, một đồng minh ý thức hệ, thay vì bảo trợ cho Việt Nam thì nay trở thành nguy cơ đe dọa Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam thật sự đã phá sản. Do tình trạng tham nhũng công khai và trắng trợn dẫn đến việc ngân sách Việt Nam ngày càng eo hẹp, thu không đủ chi. Bộ máy công chức ngày càng phình to, người làm được việc thì ít mà người ăn lương lại quá nhiều. Việt Nam có đến ba bộ máy đang cùng cai trị: chính quyền, đảng CSVN và các đoàn thể. Thâm hụt ngân sách Việt Nam vào khoảng 20 tỉ USD mỗi năm.
2.Trung Quốc đang sụp đổ và không còn là chổ dựa cho đảng CSVN nữa. Bắc Kinh muốn giữ Việt Nam cũng không giữ nổi. Hà Nội muốn tiếp tục lệ thuộc Bắc Kinh cũng không được.
Tiến trình tan rã và sụp đổ của Trung Quốc có vẻ đang tăng tốc với việc thị trường chứng khoáng Trung Quốc mất hơn 3000 tỉ USD trong chưa đầy một tháng qua. Sau đó sẽ đến thị trường bất động sản, ngân hàng và cuối cùng là toàn bộ nền kinh tế. Chúng tôi cũng đã tiên liệu trước được điều này qua bài viết “Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang” của ông Nguyễn Gia Kiểng, người lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Chúng tôi cũng xin nhắc lại một ý kiến trong bài viết đó để mọi người khỏi ngộ nhận và hy vọng là Trung Quốc sẽ vỡ nợ hay sụp đổ ngay lập tức như Hy Lạp. Trung Quốc là một đế quốc vì vậy sự sụp đổ và tan rã của nó sẽ kéo dài và từ từ chứ không đến ngay một lúc như các quốc gia khác. Với Việt Nam thì Trung Quốc sụp đổ khi nó không còn là chổ dựa. Trung Quốc rất muốn giữ Việt Nam trong vòng tay của mình, ngoài lý do quan trọng là ý thức hệ và địa chính trị thì Việt Nam còn là một mối lợi lớn về kinh tế. Trung Quốc xuất siêu vào Việt Nam mỗi năm hơn 35 tỉ USD và nhiều mặt hàng trong đó là đồ phế thải gây độc hại cho sức khỏe của người dân Việt Nam và cũng là nguyên nhân gây ra “cái chết” cho hàng vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Đổi lại mỗi năm Trung Quốc phải viện trợ hoặc cho Việt Nam vay tiền. Số tiền đó vào khoảng 20 tỉ USD mỗi năm, bằng đúng số tiền thâm thủng ngân sách của Việt Nam (Ngân sách 2014, chi: 50 tỉ USD, thu 28 tỉ USD). Khi Trung Quốc ổn định thì khoản tiền đó không phải là nhiều nhưng trong lúc thiếu thốn và sẽ rất thiếu thốn trong một tương lai gần thì Trung Quốc không thể thỏa mãn yêu cầu đó của Việt Nam. Liên Xô sụp đổ và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã cũng bắt đầu từ việc Liên Xô không còn là chỗ dựa cho các nước cộng sản chư hầu vì hết tiền. Ba Lan và toàn bộ các nước cộng sản Đông Âu bắt buộc phải dân chủ hóa và sau đó tác động ngược lại Liên Xô khiến nó cũng sụp đổ theo.
Văn hóa cầm quyền của đảng CSVN là văn hóa chư hầu. Tự thân nó từ lúc khai sinh đến bây giờ chưa bao giờ có khả năng tự lập mà luôn phụ thuộc vào một cường quốc nào đó. Trước một Trung Quốc hung hăng và tham lam, đảng CSVN cũng chỉ biết im lặng và cam chịu để tiếp tục tồn tại. Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của đất nước và dân tộc để đổi lấy sự cai trị của mình. Người dân Việt Nam có câu “Đi với Trung Quốc thì mất nước, đi với Mỹ thì mất đảng nhưng thà mất nước chứ không chịu mất đảng”.
Việc ông Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu (với 11 ủy viên trung ương đảng, ba bộ trưởng và hai ủy viên bộ chính trị) đến Mỹ là một hành động chẳng đừng được và là một sự thay đổi bắt buộc, không thể không làm. Không có Mỹ ủng hộ thì đảng CSVN sẽ sớm tiêu vong. Nếu vẫn còn dựa được vào Trung Quốc thì chắc chắn không có cuộc thăm viếng này, vì vậy với bất cứ lý do gì thì đây cũng là một sự thay đổi ngoạn mục và lớn lao trong nội bộ đảng CSVN.
3. Chế độ cộng sản Việt Nam muốn gì hay âm mưu gì cũng không quan trọng. Họ bắt buộc phải xáp lại với Mỹ và các nước dân chủ dù đó là con đường dẫn tới chỗ chết.
Trước chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng, tướng Nguyễn Chí Vịnh đã cho biết là Mỹ không có ý định thay thế chế độ hiện nay tại Việt Nam. Nhiều người lên án Mỹ hoặc cho rằng Mỹ nói dối nhưng chúng tôi cho rằng người Mỹ nói thật lòng. Mỹ sẽ không bao giờ đem quân đội can thiệp vào Việt Nam để lật đổ chế độ cộng sản. Họ không cần và không thể làm điều đó. Việc lựa chọn chế độ chính trị tại Việt Nam là việc của người dân Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức tinh hoa Việt Nam. Đây là công việc nội bộ của Việt Nam. Đừng quên rằng chính quyền Mubarak tại Ai Cập trước đây là một đồng minh quan trọng của Mỹ tại Trung Đông nhưng khi chế độ này bị người dân lật đổ thì Mỹ khoanh tay đứng nhìn và sau đó tiếp tục hợp tác với chính quyền mới.
Việc đảng CSVN đem “bầu đoàn thê tử” đến Mỹ là để khẳng định những cam kết Việt-Mỹ sẽ được tuân thủ đầy đủ miễn là Mỹ không hậu thuẫn lật đổ chế độ cộng sản hiện nay. Mỹ (có lẽ) đã cam kết không can thiệp vào nội tình của Việt Nam, đây vấn đề mà đảng CSVN lo lắng nhất, vì thế các cuộc gặp gỡ lần này xem ra cả chủ lẫn khách đều thoải mái, hài lòng và vui vẻ. Các vấn đề mà hai bên đã thảo luận bao gồm TPP, môi trường, an ninh quốc phòng, tình hình Biển Đông, nhân quyền và tự do tôn giáo…
Bằng mọi giá Việt Nam phải vào được khối TPP nếu không thì kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ. Tuy nhiên nếu vào ngay TPP lúc này cũng chết vì khối TPP kiểm soát nguồn gốc hàng hóa vì vậy Việt Nam không thể bán hàng Trung Quốc với nhãn mác “made in Vietnam”. Việt Nam rất cần thời gian và sự yểm trợ của Mỹ để thích nghi với tình hình mới. Hà Nội bắt buộc phải đi với Mỹ dù biết rằng như thế chế độ độc tài đảng trị sẽ phải chấm dứt. Chắc chắn là Mỹ không chỉ đơn phương chấp nhận mọi thứ Việt Nam yêu cầu mà không kèm theo điều kiện. Ông Phó tổng thống Mỹ Biden và cả Thượng nghị sĩ McCain đều nói rõ là họ “tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiến tới một nhà nước pháp trị”.
Chúng ta đều biết rằng chỉ còn 6 tháng nữa là đến đại hội đảng 12 nhưng đảng CSVN vẫn chưa có Dự thảo cương lĩnh chính trị. Lý do của sự chậm trễ này là vì đảng CSVN chưa chắc chắn về định hướng khi chưa biết là có thỏa thuận được gì với Mỹ hay không. Sau chuyến đi Mỹ của ông Trọng về, trong một thời gian ngắn đảng CSVN sẽ sớm công bố dự thảo cương lĩnh chính trị. Vì vậy chuyến đi này rất quan trọng và đánh dấu một thay đổi lớn trong định hướng của chế độ cộng sản Việt Nam.
4. Đảng CSVN hoàn toàn không có một hy vọng nào trong một nước Việt Nam dân chủ, nó sẽ bị xóa bỏ ngay trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên.
Nỗ lực xáp lại với Mỹ của đảng CSVN là một nỗ lực rất lớn, một cố gắng phi thường. Không bắt tay với Mỹ thì sẽ chết rất nhanh mà bắt tay với Mỹ thì phải thay đổi. Sự thay đổi cuối cùng sẽ là dân chủ hóa đất nước, thay thế chế độ đảng trị bằng một nhà nước pháp trị.
Muốn hay không thì Việt Nam cũng phải thay đổi và sự thay đổi sẽ lớn, rất lớn.
Không còn ai có thể chống lưng cho đảng CSVN ngoài Mỹ vì vậy họ phải nhân nhượng nhiều điều từ phía Mỹ. Xã hội dân sự Việt Nam nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung đang đứng trước những cơ hội và thuận lợi rất lớn. Lịch sử đang sang trang.
Vấn đề quan trọng đối với phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay đó là sự chuẩn bị. Phải có sự chuẩn bị về tinh thần, lý luận, nhân sự và nhất là một giải pháp thay thế khả thi để thuyết phục dân chúng. Những người Việt Nam yêu nước cần ủng hộ và tham gia vào các tổ chức chính trị dân chủ đứng đắn để hình thành một mặt trận dân chủ thống nhất, làm đối trọng và giải pháp thay thế cho đảng CSVN.
Những đảng viên cộng sản có tâm và có lòng yêu nước cần phải hiểu rằng mọi sự thay đổi chỉ có thể đến từ các lực lượng chính trị bên ngoài đảng. Đảng CSVN đã quá phân hóa và thối nát để có thể tự thay đổi. Hơn nữa, tất cả những gì liên quan đến hai chữ “cộng sản” đều đã mất hết uy tín vì quá lạc hậu và lạc điệu. Đó còn là hiện thân của sự dối trá, chết chóc, mông muội, bạo lực và thù hận vì vậy nó không còn chỗ đứng trong tương lai. Hiểu được điều này để các thành phần tiến bộ trong đảng mạnh dạn và dứt khoát bắt tay với các tổ chức dân chủ đối lập để cùng nhau tạo ra sự thay đổi cho Việt Nam. Chúng tôi xin nhắc lại một nhận định quan trọng rằng một tổ chức chính trị dân chủ đối lập đơn độc hay một mình các đảng viên đảng CSVN sẽ không có đủ uy tín để tập hợp quần chúng mà cần đến cả hai. Phải là một sự kết hợp giữa một tổ chức chính trị đối lập đứng đắn với các đảng viên tiến bộ trong đảng mới có thể động viên được quần chúng và tạo ra được sự thay đổi.
Chúng ta cần chuẩn bị và sẵn sàng để đúng hẹn với lịch sử.
Sunday, July 12, 2015
TRUNG CỘNG NGHĨ VỀ VIỆT MỸ
Trung Quốc lộ chất “ tiểu nhân” về chuyến thăm Mỹ của ông Trọng
- Ngày đăng 10-07-2015
- Harry Lê Trịnh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng thống Mỹ Obama
Tuy trong Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ có nhấn mạnh tới sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; đồng thời ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, thừa nhận tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ toàn bộ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các nỗ lực nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)… nhưng Trung Quốc vẫn cảm thấy hình như họ đang bị “điểm mặt chỉ tên”.
Có lẽ xuất phát từ nhận thức như vậy nên từ ngày 29-6, Tân Hoa xã đã đưa tin, năm nay tròn 40 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, cũng là dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, do đó Việt Nam và Hoa Kỳ đều tích cực chuẩn bị cho chuyến công du tới Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời cũng xúc tiến để cuối năm nay Tổng thống Barack Obama có thể thăm chính thức Việt Nam. Thậm chí Tân Hoa xã còn coi đây là một sự thay đổi "đầy kịch tính" - từ thù địch không đội trời chung, sang đối tác hợp tác toàn diện. Điều đáng nói là Tân Hoa xã đã dẫn câu nói nổi tiếng của cố Thủ tướng Anh Churchill: không có bè bạn mãi mãi, cũng không có kẻ thù vĩnh cửu, chỉ có lợi ích là vĩnh hằng!
Sau đó, tờ Nhân Dân nhật báo số ra ngày 5-7 đã dẫn thông tin từ Tân Hoa xã cho rằng: "Một số học giả và giới truyền thông phương Tây dựng chuyện Việt Nam - Trung Quốc căng thẳng trên Biển Đông nên trước chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam mới nâng Mỹ lên thành một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của mình"?
Cùng ngày 5-7, tờ Tin tức tham khảo (phụ san của Tân Hoa xã) còn cho rằng, Việt Nam đang tìm cách cân bằng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ (6-7), ngày 7-7, Tân Hoa xã và tờ Thời báo Hoàn cầu đã đăng cho rằng, Hoa Kỳ đã lôi kéo Việt Nam thực hiện âm mưu “chống lại Trung Quốc”. Thậm chí còn nhận định xỏ xiên “Một số nhà quan sát Hoa Kỳ muốn đưa Việt Nam vào phe Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc. Nhưng mục tiêu này không thể đạt được”.
Tờ Thời báo Hoàn cầu- Tên lính xung kích của Nhân Dân nhật báo- bình luận lấy được khi cho rằng, “Washington muốn Hà Nội phối hợp trong chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương và tăng áp lực đối với Bắc Kinh, trong khi việc Hà Nội xích lại với Washington có thể giúp Việt Nam giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông”. Ngoài ra, Thời báo Hoàn cầu còn xuyên tạc "Mặc dù Việt Nam coi Trung Quốc là một thách thức đối với an ninh quốc gia, nhưng Việt Nam đang tận hưởng những động lực phát triển kinh tế từ Trung Quốc, cũng như sự hỗ trợ từ hệ thống xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc”. Và đe dọa, quan hệ Việt-Mỹ một phần là nhằm vào Trung Quốc, nhưng sẽ phải đối diện với những biện pháp chống trả từ Bắc Kinh và khi đó Việt Nam sẽ là quốc gia phải hứng chịu nhiều nhất.
Trong khi giới truyền thông quốc tế (trong đó có nhiều hãng tin lớn trên thế giới) đánh giá cao cuộc hội đàm lịch sử giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama, thì giới truyền thông Trung Quốc lại có những bài viết, phát ngôn mang tính xuyên tạc, chỉ trích và đả kích. Trước đây, để bình thường hoá quan hệ Mỹ-Trung, Bắc Kinh từng bán rẻ lợi ích của Việt Nam. Và để phục vụ “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã và đang bỏ qua lợi ích chính đáng của các nước hữu quan. Bởi đối với Trung Quốc, lợi ích dân tộc hẹp hòi là trên hết và cách hành xử của Bắc Kinh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như những tranh chấp khác đang khiến dư luận vô cùng quan ngại.
Và điều này được thể hiện rõ qua bình luận mà website đài truyền hình Vân Nam (yntv.cn) vừa đăng tải hôm 8-7. Bởi đài truyền hình Vân Nam đã đặt câu hỏi đầy khiêu khích rằng "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, nhưng không phải là người đứng đầu Nhà nước, không có chức vụ trong Chính phủ, nhưng lại được mời sang Hoa Kỳ và được Tổng thống Barack Obama tiếp đón tại Phòng Bầu dục. Điều này truyền tải những thông điệp gì?". Và Thiếu tướng Doãn Trác đã cho rằng, Tổng thống Barack Obama mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm là “có mục đích chính trị”, “muốn lôi kéo Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines để chống lại Trung Quốc trong những vấn đề về biển đảo”. Thậm chí Doãn Trác còn cho rằng, Hoa Kỳ sẽ dùng việc này để "thực hiện cách mạng màu ở Việt Nam”. Chuyên gia về Việt Nam của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc Phan Kim Nga cũng có những phát ngôn láo xược, gây mất đoàn kết quan hệ Việt-Trung. Theo bà Phan Kim Nga, xét từ góc độ Washington, chuyến thăm này không hẳn là “một sự lựa chọn nào đó” của Việt Nam và cũng không có nghĩa Mỹ “hoàn toàn loại bỏ thái độ đối địch với các quốc gia xã hội chủ nghĩa”.
Một lần nữa Bắc Kinh thể hiện rõ bản chất “con buôn chính trị” khi đưa ra những bình luận, phát ngôn kể trên. Và tất nhiên, dư luận trong cũng như ngoài khu vực đều đã và đang nâng cao cảnh giác trước “lời nói và việc làm” của Trung Quốc để không bị mắc lừa theo kiểu “mật ngọt chết ruồi”.
http://www.biendong.net/goc-nhin-moi/2042-trung-quoc-lo-chat-tieu-nhan-ve-chuyen-tham-my-cua-ong-trong.html
Bắc Kinh đánh giá quan hệ Việt - Mỹ như thế nào?
- Ngày đăng 12-07-2015
- Theo giaoduc.net.vn
Trung Nam Hải với vai trò là 'chướng ngại vật mang tính tự nhiên' của quan hệ Việt - Mỹ hiểu rõ như lòng bàn tay nên vẫn "mắt lạnh bàng quan" không thèm để ý
Tờ Phương Đông xuất bản tại Hồng Kông hôm nay có bài xã luận: "Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ, Trung Nam Hải mắt lạnh bàng quan" cho rằng, quan hệ Việt - Mỹ phát triển chắc chắn sẽ động đến quan hệ Trung - Việt.
Trung Quốc là "vật chướng ngại tự nhiên của quan hệ Việt - Mỹ"
Cũng như các tờ báo của nhà nước Trung Quốc, Phương Đông xoáy vào chi tiết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không nắm chức vụ nào trong bộ máy Nhà nước, Chính phủ mà "được" ông Obama tiếp ở phòng Bầu Dục của Nhà Trắng. Điều này cho thấy truyền thông Trung Quốc không hiểu gì về lịch sử, và cũng không biết gì về người Mỹ - PV.
Tuy nhiên Phương Đông nhận định, đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Washington không có ý lật đổ chính quyền Việt Nam mà chỉ muốn phát triển quan hệ, củng cố lòng tin giữa hai nước.
Phương Đông cho rằng kể từ khi bình thường hóa quan hệ, quan chức cấp cao 2 nước Việt - Mỹ thường xuyên thăm viếng nhau cho đến việc đàm phán TPP hôm nay, thậm chí là lĩnh vực giao lưu hợp tác quốc phòng vốn "nhạy cảm" (đối với Trung Nam Hải) cho thấy quan hệ Việt - Mỹ cũng "gần như đồng minh" bởi lẽ người Mỹ muốn "câu con cá to phải có mồi lớn"?!
Vẫn thủ đoạn quen thuộc tuyên truyền chống phá quan hệ Việt - Mỹ thường thấy của truyền thông nhà nước Trung Quốc, Phương Đông cho rằng "giá trị chiến lược lớn nhất của Việt Nam là kiềm chế Trung Quốc"?!
Luận điệu của Phương Đông xem chừng cũng "na ná" Thời báo Hoàn Cầu: "Mỹ chỉ lợi dụng vấn đề Biển Đông để ly gián quan hệ Trung - Việt nên việc Hoa Kỳ mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức là một chiến lược đối với Việt Nam. Còn phía Việt Nam đang phải chịu áp lực rất lớn từ Trung Quốc ở Biển Đông, cần mượn sức mạnh của Mỹ để cân bằng với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Người Việt hy vọng mua được vũ khí trang bị 'giá rẻ' một chút từ Hoa Kỳ, thậm chí Hà Nội còn hy vọng rằng, nếu chẳng may Trung - Việt xảy ra chiến tranh ở BIển Đông thì Mỹ có thể ra tay nghĩa hiệp, thậm chí rút đao tương trợ"?!
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng. |
Phương Đông kết luận: "Trung Nam Hải với vai trò là 'chướng ngại vật mang tính tự nhiên' của quan hệ Việt - Mỹ hiểu rõ như lòng bàn tay nên vẫn "mắt lạnh bàng quan" không thèm để ý. Trục quan hệ tam giác Mỹ - Việt - Trung hình thành cũng bởi Biển Đông, nếu Biển Đông sóng yên biển lặng thì Trung - Việt lại gần chống Cách mạng màu của Mỹ, nếu Biển Đông nổi bão, Mỹ - Việt lại cùng liên thủ đối phó với Bắc Kinh. Quan hệ 3 bên chỉ là lợi dụng và chống lợi dụng, phát triển trong sự cảnh giác lẫn nhau".
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc ngày 10/9 có bài xã luận với luận điệu không khác. Đài này kết luận rằng: "Quan hệ Việt - Mỹ bề ngoài xích lại gần nhau, nhưng thực chất không bên nào yên tâm hợp tác với bên nào. Mỹ là một nước dân chủ, lẽ tự nhiên xung đột với chế độ xã hội chủ nghĩa?!"
Ô hay, nếu nói về sự khác biệt chế độ chính trị, hệ thống chính trị là lý do để đối đầu thay cho đối thoại thì năm 1959 Tổng thống Dwight Eisenhower đã không mời Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev thăm Mỹ, cũng làm gì có chuyện Richard Nixon thăm Trung Quốc năm 1972 gặp Mao Trạch Đông?
Nếu nói tương đồng về ý thức hệ, tại sao Trung Quốc muốn phát triển quan hệ với Hoa Kỳ nhưng lại lôi chiêu bài ý thức hệ ra chống phá quan hệ Việt - Mỹ? Đối thoại là một xu thế không thể đảo ngược của thời đại. Muốn đối thoại, đầu tiên phải có sự tôn trọng và thừa nhận lẫn nhau. Người Mỹ hiểu điều này, người Việt hiểu điều này, trò trẻ con của truyền thông Trung Quốc chẳng thể mảy may tác động. Càng điên cuồng chống phá, càng bộc lộ dã tâm! PV.
Trục quan hệ Mỹ - Việt - Trung và cảnh báo của cụ Nguyễn Du
Kinh dị hơn, ngày 8/7 Thời báo Hoàn Cầu, một trong những cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ra bài xã luận: "Việt Nam không thể giống trẻ con chạy vào vòng tay của Mỹ" với những luận điệu kích động, miệt thị không thể tưởng tượng nổi: "Hà Nội không thể không lo lắng, Washington đưa cho viên kẹo, thực chất là một viên thuốc độc". Những lời lẽ này của Thời báo Hoàn Cầu và truyền thông nhà nước Trung Quốc đúng là "thuốc độc", nhưng họ đang đầu độc chính người Trung Quốc, còn người Việt và người Mỹ đã biết từ lâu.
Cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của nhà nước Trung Quốc ra sức bôi đen quan hệ Việt - Mỹ thành "âm mưu kiềm chế Trung Quốc", miệt thị Việt Nam như "trẻ con", còn Hoa Kỳ là một con ngáo ộp đáng sợ, chỉ có Trung Quốc mới là chính nhân quân tử hay "chỗ dựa tin cậy", nhưng lại đang từng ngày từng giờ la liếm lãnh thổ láng giềng không từ một thủ đoạn nào - PV.
Trải qua các cuộc chiến tranh và luôn là tâm điểm cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc, người Việt quá thấm thía việc ngả theo bất kỳ cường quốc nào, phụ thuộc vào họ cũng dẫn đến suy vong.
Chỉ có độc lập tự chủ, tự lực tự cường, bắt tay hợp tác với tất cả các nước và dân tộc tiến bộ, yêu chuộng hòa bình và công lý, luôn cảnh giác với những kẻ bành trướng miệng Nam mô bụng một bồ dao găm mới là lối thoát.
Phó Tổng thống Mỹ đã lẩy hai câu Kiều trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du trong bữa tiệc chiêu đãi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy họ rất hiểu người Việt, thực sự thiện chí muốn ngồi lại hợp tác với nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước. Điều này khiến người Viết chợt nhớ đến câu chuyện của Từ Hải, một lời cảnh tỉnh của cụ Nguyễn Du đối với Việt Nam trong quan hệ bang giao với các nước lớn:
Từ rằng: Quốc sĩ xưa nay,
Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?
Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?
Sân bay quân sự, đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam luôn là lời nhắc nhở. |
Chọn bạn đã khó, chọn tri âm tri kỷ còn khó hơn nhiều. Một cá nhân đã như vậy, một quốc gia cũng không khác. Từng bị "đồng chí, anh em" dạy cho nhiều bài học trả bằng xương máu, người Việt quá rõ điều này. Suy nghĩ của Từ Hải khi Hồ Tôn Hiến tìm cách chiêu an mà thực tế là tiêu diệt đối thủ cho ta một bài học cảnh giác với các nước lớn:
Một tay gây dựng cơ đồ,
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành!
Bỏ thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?
Sao bằng riêng một biên thùy.
Sức này đã dễ làm gì được nhau?
Chọc trời quấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành!
Bỏ thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,
Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?
Sao bằng riêng một biên thùy.
Sức này đã dễ làm gì được nhau?
Chọc trời quấy nước mặc dầu,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?
Theo Thiền sư Nhất Hạnh, Vua Minh Mạng là người rất mê Truyện Kiều, dù phật ý và phạt thi sĩ Nguyễn Du 3 chén rượu vì câu: "Chọc trời khuấy nước mặc dầu, dọc ngang nào biết trên đầu có ai", nhưng phạt rồi Vua vẫn phải thừa nhận: "Nhưng mà hay! Phạt thì phạt nhưng thơ rất hay! Vì vậy trẫm thưởng cho khanh", Vua sai người mang 3 tấm lụa tặng cụ Nguyễn Du may áo, giai thoại này vẫn được truyền đến hôm nay.
Nhưng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Từ Hải đã không vượt nổi ải mỹ nhân mặc dù trước đó nhìn quá rõ bụng dạ của "triều đình". Những lời ngon ngọt cùng với lễ hậu mà Hồ Tôn Hiến sai người mang vào hậu trướng gặp Thúy Kiều đã khiến cơ đồ của Từ Hải thành mây khói:
Tin lời thành hạ yêu minh,
Ngọn cờ ngơ ngác trống canh trễ tràng
Việc binh bỏ chẳng giữ giàng,
Vương sư dòm đã tỏ tường thực hư.
Hồ công quyết thế thừa cơ,
Lễ tiên binh hậu khắc cờ lập công.
Kéo cờ chiêu phủ tiên phong,
Lễ nghi phục trước bác đồng phục sau.
Ngọn cờ ngơ ngác trống canh trễ tràng
Việc binh bỏ chẳng giữ giàng,
Vương sư dòm đã tỏ tường thực hư.
Hồ công quyết thế thừa cơ,
Lễ tiên binh hậu khắc cờ lập công.
Kéo cờ chiêu phủ tiên phong,
Lễ nghi phục trước bác đồng phục sau.
Để rồi:
Đang khi bất ý chẳng ngờ,
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn.
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn.
Người Mỹ hiểu Việt Nam, hiểu Truyện Kiều của Việt Nam thì không lý do gì chúng ta lại quên lời cảnh tỉnh của tiền nhân mà sao nhãng việc phòng thủ của đất nước, đặc biệt là với thủ đoạn nham hiểm "tiên lễ hậu binh" của đối phương. Những lời ngon ngọt hay kích bác, đều chỉ nhằm đánh gục ta mà thôi. Vì vậy hãy nên tỉnh táo, đừng để rơi vào cảnh "hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn", tệ hơn nữa là cái kết câu chuyện Mỵ Châu mà Tố Hữu kể:
"Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu."
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu."
Báo chí Việt-Trung khẩu chiến về chuyến đi Mỹ của ông Trọng
Tổng thống Barack Obama gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu dục Tòa Bạch Ốc ở thủ đô Washington, ngày 7 tháng 7, 2015.
Tin liên hệ
Quan chức cấp cao Trung Quốc thăm Việt Nam
Phó Thủ tướng Trumg Quốc Trương Cao Lệ sẽ đi thăm Việt Nam theo lời mời của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc- Đại sứ Mỹ tại Việt Nam: Tự do cho người Việt là khả thi
- TT Obama bị lưỡng đảng chỉ trích vì gặp ông Nguyễn Phú Trọng
- Ông Nguyễn Phú Trọng: Không nên để nhân quyền cản trở quan hệ Việt-Mỹ
- TBT Nguyễn Phú Trọng trao đổi với TT Obama về những vấn đề ‘vướng mắc’
- Chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Hình ảnh/Video
14.07.2015
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc chuyến công du Mỹ cuối tuần trước, nhưng dư âm của chuyến đi này vẫn còn vang vọng trên báo chí Việt Nam và Trung Quốc.
Trong một bài xã luận mới đây về chuyến công du mang tính lịch sử của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, tờ Hoàn cầu Thời báo, một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết rằng Hà Nội “đang chịu sức ép chính trị ngày càng tăng từ Mỹ mà về lâu dài sẽ là một thách thức đối với sự ổn định của Việt Nam”.
Hoàn cầu Thời báo nói thêm: “Mối quan hệ thân cận hơn giữa Việt Nam và Mỹ một phần là nhằm đối phó với Trung Quốc, và kéo theo biện pháp trả đũa từ Trung Quốc. Điều này sẽ gây áp lực lên cả ba phía, và khi đó, Việt Nam có thể trở thành kẻ chịu thiệt hại nhiều nhất”.
Tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa viết thêm: “Cho tới nay, chưa có nước nào hưởng lợi từ việc lôi kéo Mỹ can thiệp vào cuộc tranh chấp với Trung Quốc, và việc này chắc chắn sẽ thất bại”.
Đáp lại, tờ PetroTimes của Việt Nam dẫn lời ý kiến chuyên gia gọi những bình luận này là “ngang ngược, láo xược, và gây mất đoàn kết quan hệ Việt – Trung".
Về những phản ứng có phần lớn tiếng của báo chí Trung Quốc đối với chuyến công du mang tính biểu tượng của ông Trọng, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Mỹ nhận định:
“Trung Quốc dĩ nhiên quan tâm tới chuyện Việt Nam có đi với Trung Quốc không vì Việt Nam đóng một vị trí rất quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc vì ở ngay cạnh Trung Quốc. Dĩ nhiên là họ phải quan tâm. Bất cứ có một triệu chứng gì mà Việt Nam hơi nghiêng về Mỹ là họ lại chỉ trích. Đó là điều dễ hiểu”.
Đây không phải là lần đầu tiên báo chí Việt – Trung khẩu chiến. Tháng trước, truyền thông của hai quốc gia cộng sản đã dùng những ngôn từ không hề kiêng nể để đả kích nhau liên quan tới chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.
Trong chuyến công du Hoa Kỳ kết thúc hôm 11/7, ông Nguyễn Phú Trọng đã được Tổng thống Barack Obama tiếp đón tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng cũng như được Phó Tổng thống Joe Biden mở tiệc khoản đãi.
Về kết quả của chuyến đi, giáo sư Hùng nhận định:
“Tôi nghĩ rằng ít nhất nó cũng đặt một nền tảng tốt. Từ xưa, ở Việt Nam luôn luôn có một sự mâu thuẫn và chia rẽ hay khác biệt giữa một phe muốn mở cửa đi với các nước Tây phương, và một phe rất e ngại, muốn đi với Trung Quốc về phương diện ý thức hệ. Cái phe đó là phe đảng. Lần này ông Trọng đại diện cho đảng đã nói lên chuyện đó thì có nghĩa ít nhất chúng ta thấy có sự đồng thuật ở Việt Nam rõ rệt là dùng Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc. Chuyện đồng ý giữa đảng và nhà nước thì cũng đặt một nền tảng dễ dàng cho những lãnh tụ nối tiếp có sẵn căn bản đồng thuận đấy rồi họ sẽ tiến lên”.
Sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam ra Tuyên bố chung về các lĩnh vực đã đạt được thỏa thuận và tầm nhìn chung cho tương lai.
Văn kiện này ghi nhận những phát triển tích cực và có thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong 20 năm qua, như việc Hà Nội thông qua Sáng kiến An ninh chống Phổ biến vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt; Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương; việc ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng.
Hai nước khẳng định sẽ tăng cường thêm nữa Quan hệ Đối tác Toàn diện mà Tổng Thống Obama đã ký với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013.
http://www.voatiengviet.com/content/bao-viet-trung-khau-chien-ve-chuyen-di-my-cua-ong-trong/2860877.html
Trong một bài xã luận mới đây về chuyến công du mang tính lịch sử của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, tờ Hoàn cầu Thời báo, một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết rằng Hà Nội “đang chịu sức ép chính trị ngày càng tăng từ Mỹ mà về lâu dài sẽ là một thách thức đối với sự ổn định của Việt Nam”.
Hoàn cầu Thời báo nói thêm: “Mối quan hệ thân cận hơn giữa Việt Nam và Mỹ một phần là nhằm đối phó với Trung Quốc, và kéo theo biện pháp trả đũa từ Trung Quốc. Điều này sẽ gây áp lực lên cả ba phía, và khi đó, Việt Nam có thể trở thành kẻ chịu thiệt hại nhiều nhất”.
Tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa viết thêm: “Cho tới nay, chưa có nước nào hưởng lợi từ việc lôi kéo Mỹ can thiệp vào cuộc tranh chấp với Trung Quốc, và việc này chắc chắn sẽ thất bại”.
Từ xưa, ở Việt Nam luôn luôn có một sự mâu thuẫn và chia rẽ hay khác biệt giữa một phe muốn mở cửa đi với các nước Tây phương, và một phe rất e ngại, muốn đi với Trung Quốc về phương diện ý thức hệ. Cái phe đó là phe đảng. Lần này ông Trọng đại diện cho đảng đã nói lên chuyện đó thì có nghĩa ít nhất chúng ta thấy có sự đồng thuật ở Việt Nam rõ rệt là dùng Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét.
Về những phản ứng có phần lớn tiếng của báo chí Trung Quốc đối với chuyến công du mang tính biểu tượng của ông Trọng, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Mỹ nhận định:
“Trung Quốc dĩ nhiên quan tâm tới chuyện Việt Nam có đi với Trung Quốc không vì Việt Nam đóng một vị trí rất quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc vì ở ngay cạnh Trung Quốc. Dĩ nhiên là họ phải quan tâm. Bất cứ có một triệu chứng gì mà Việt Nam hơi nghiêng về Mỹ là họ lại chỉ trích. Đó là điều dễ hiểu”.
Đây không phải là lần đầu tiên báo chí Việt – Trung khẩu chiến. Tháng trước, truyền thông của hai quốc gia cộng sản đã dùng những ngôn từ không hề kiêng nể để đả kích nhau liên quan tới chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.
Trong chuyến công du Hoa Kỳ kết thúc hôm 11/7, ông Nguyễn Phú Trọng đã được Tổng thống Barack Obama tiếp đón tại phòng Bầu dục ở Nhà Trắng cũng như được Phó Tổng thống Joe Biden mở tiệc khoản đãi.
Về kết quả của chuyến đi, giáo sư Hùng nhận định:
“Tôi nghĩ rằng ít nhất nó cũng đặt một nền tảng tốt. Từ xưa, ở Việt Nam luôn luôn có một sự mâu thuẫn và chia rẽ hay khác biệt giữa một phe muốn mở cửa đi với các nước Tây phương, và một phe rất e ngại, muốn đi với Trung Quốc về phương diện ý thức hệ. Cái phe đó là phe đảng. Lần này ông Trọng đại diện cho đảng đã nói lên chuyện đó thì có nghĩa ít nhất chúng ta thấy có sự đồng thuật ở Việt Nam rõ rệt là dùng Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc. Chuyện đồng ý giữa đảng và nhà nước thì cũng đặt một nền tảng dễ dàng cho những lãnh tụ nối tiếp có sẵn căn bản đồng thuận đấy rồi họ sẽ tiến lên”.
Sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam ra Tuyên bố chung về các lĩnh vực đã đạt được thỏa thuận và tầm nhìn chung cho tương lai.
Văn kiện này ghi nhận những phát triển tích cực và có thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác trong 20 năm qua, như việc Hà Nội thông qua Sáng kiến An ninh chống Phổ biến vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt; Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương; việc ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng.
Hai nước khẳng định sẽ tăng cường thêm nữa Quan hệ Đối tác Toàn diện mà Tổng Thống Obama đã ký với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013.
http://www.voatiengviet.com/content/bao-viet-trung-khau-chien-ve-chuyen-di-my-cua-ong-trong/2860877.html
Posted by sontrung at 8:55 PM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 372
DAVID THIÊN NGỌC * BIỂN ĐÔNG VI
Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (bài 6)
“Phó tướng Phù Tang” trong mặt trận Đông Hải
“Nước xa không cứu được lửa gần” và để “cứu hỏa từ xa” Nhật Bản đã đi một nước cờ cao và hữu hiệu trong tình hình sôi động ở Châu Á-Thái Bình Dương mà tâm bão là biển Đông. Cái nhìn xa hơn của Tokyo là để yên bình cho vùng biển Hoa Đông mà tâm điểm là Senkaku/Điếu Ngư, nơi mà theo Tokyo là một phần thịt da của tổ quốc không thể tách rời. Để khẳng định ý chí này, năm 2012 chính phủ Nhật đã tiến hành mua lại của tư nhân một số đảo trong nhóm đảo Senkaku. Và rằng giải quyết tình thế (cuộc chiến) để có lợi cho quốc gia mà chiến trường càng xa tổ quốc càng là thượng sách.
Để chuẩn bị cho kế sách này, từ năm 2012 đảng Dân Chủ Tự Do Nhật Bản, Nghị viện Nhật Bản đã có dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1947. Vấn đề sửa đổi Hiến Pháp 1947 đã được chính giới Nhật quan tâm và đề xuất từ lâu nhất là đến 2005 thời Thủ tướng Koizumi với chủ trương cải cách mạnh mẽ. Song mãi đến khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền và tiếp tục với ý tưởng trên của vị Thủ tướng tiền nhiệm và dự thảo sửa đổi HP 1947 đã được chính phủ Nhật Bản thông qua. Điều 9 Hiến pháp được sửa đổi và cho phép quân đội Nhật được quyền tham chiến ở nước ngoài nhằm giữ gìn hòa bình và tham gia vào phòng vệ tập thể với Mỹ. Cũng trong dự thảo này “Bộ Quốc Phòng” được thành lập để thay thế cho “cục phòng vệ”. Lực lượng phòng vệ trở thành “Quân Đội”. Dư thảo sửa đổi Hiến Pháp Nhật được sự đồng tình ủng hộ của chính giới và mấy đời thủ tướng như cựu Thủ tướng Yasuhiro Nakasone đã 96 tuổi cũng được dìu lên phát biểu trong cuộc họp hàng năm về cải cách Hiến Pháp của Nhật Bản tại Tokyo, thứ 6 ngày 1.5.2015 vừa qua.
Với những bước đi ban đầu như vậy đã chứng minh rõ ràng Nhật Bản đã sẵn sàng cho Đông Hải trận nhằm đề phòng và cứu hỏa từ xa... với vai trò “Phó Tướng”.
Tham gia tập trận ở Biển Đông
Hoa Kỳ và Philippines trong nhiều năm qua đã có những cuộc tập trận chung quy mô. Giới chức quân sự Philippines và Hoa Kỳ cho biết cuộc tập này là tập trận thường niên mang tên Hợp Tác Sẵn Sàng và Huấn Luyện Trên Biển, gọi tắt là CARAT, nhắm vào mục đích tăng cường khả năng hoạt động chung giữa binh sĩ hải quân hai nước. Cuộc tập trân lần này được diễn ra ngoài khơi đảo Palawan của Philippines, một vị trí có tầm chiến lược ở biển Đông. Đặc biệt trong sự tham gia tập trận ngoài máy bay giám sát P-3 Orion, đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ gửi tàu tuần duyên USS Fort Worth và tầu cứu hộ USNS Safeguard tham gia, hoạt động chung với 2 khu trục hạm của Philippines.
Điều đã khiến cho chính giới quan tâm, nhất là sự phản đối của Trung cộng là sau khi kết thúc cuộc tập trận với Mỹ, hải quân Philippines tiếp tục có cuộc tập trận chung với lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Trong cuộc tập trận này Nhật Bản đưa sĩ quan cùng các máy bay thám thính và máy bay chống tàu ngầm, địa điểm cũng ngoài khơi đảo Palawan.
Qua sự kiện trên chứng minh cho chúng ta thấy Philippines được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hai cường quốc mà nhất là Mỹ với hiệp ước phòng thủ được ký kết năm 1951. Lần này có Nhật tham gia thì rõ ràng cường độ áp suất biển Đông không hề thuyên giảm mà sóng càng dữ dội hơn. Với sự kiện Nhật Bản tham gia tập trận Mỹ-Phi-Nhật đã khiến cho Trung cộng thêm phần phẫn nộ. Tân Hoa Xã chỉ trích Nhật Bản đã chen vào việc của nước khác mà nơi đó không có quyền lợi và nghĩa vụ của Nhật. Hơn thế nữa THX cũng lên án là Nhật Bản đã khuấy động biển Đông vốn đã căng thẳng lại càng trầm trọng hơn. Cũng trong thời gian này cả Mỹ và Nhật Bản đều cực lực phản đối, lên án hành động cưỡng chiếm, bồi đắp, đồng thời xây dựng các đường băng, các cơ sở quân sự trái phép trên một số đảo nhân tạo ở biển đông mà Trung cộng đang tranh chấp với Philippines, Việt Nam và các nước khác trong vùng.
Từ nước Nhật, chính giới thể hiện sự ủng hộ lập trường của chính phủ, ông Narushige Michishita, một chuyên gia về quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia ở Tokyo, nói rằng trong tương lai, “chúng ta sẽ chứng kiến Nhật Bản tham gia các phi vụ trinh sát trện Biển Đông, cùng hợp tác với Hoa Kỳ, Australia, Philippines và các nước khác”.
Từ Châu Âu, theo Corey Wallace, nhà phân tích an ninh thuộc Đại Học Freie ở Berlin, Đức cho rằng Nhật Bản đã sẵn sàng về cơ chế pháp lý và quân sự để tham gia trực tiếp vào tình hình Biển Đông trong thời gian gần nhất.
Từ giới quân sự Hoa Kỳ, Đô Đốc Harry Harris tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương trong chuyến thăm Tokyo đã hoan nghênh chính phủ Nhật Bản tích cực tiếp nhận vai trò to lớn hơn trong khối đồng minh Hoa Kỳ-Úc-Nhật-Philippines... để đối kháng lại tham vọng độc chiếm Biển Đông và tiến tới khuynh loát Thái Bình Dương của Trung cộng.
Từ Đại Lục, Ông David Tsui một chuyên gia quân sự Đại Học Trung Sơn-Quảng Châu nhận định rằng hiện các máy bay J-15 và J-11 mà Tc dùng để bảo vệ các hòn đảo mới bồi đắp trên biển Đông không thể so sánh và không là đối thủ với các máy bay F-22, F-35 của Hoa Kỳ. Và rằng Trung cộng biết rõ một khi họ dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thì Hoa Kỳ và các đồng minh không thể ngồi yên mà không nhúng tay. Nhìn chung tương quan lực lượng khoa học kỷ thuật quân sự, khí tài, vũ khí... thì ta đã có cái nhìn khái quát về chung cuộc.
Tuy nhiên “ Con đường tơ lụa trên biển” và “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình không dừng lại mà lao về phía trước một cách điên cuồng như một bầy thiêu thân lao vào ánh sáng “Cờ Hoa”.
(Còn tiếp...)
Ngày 13. 7. 2015
Bài đã đăng:
CHU CHỈ NAM * CHIẾN TRANH
Chiến tranh Mỹ - Trung sẽ xảy ra?
Chu Chi Nam, Vũ Văn Lâm (Danlambao) - Trước hiện tượng gần như toàn thế giới chạy đua vũ trang, nước chậm tiến như Việt Nam, tổng sản lượng chưa quá 200 tỷ $, sản lượng tính theo đầu người vẫn còn bị coi là một nước thiếu phát triển, cũng bỏ ra hàng tỷ $ để mua tầu ngầm, máy bay; nước nghèo đói như Ấn Độ cũng cố gắng sản xuất hàng không mẫu hạm; nước mà nền kinh tế bấp bênh, chỉ phụ thuộc vào du lịch và sự viện trợ của nước ngoài, như Ai Cập, cũng bỏ ra bạc tỷ để mua máy bay chiến đấu.
Riêng hai nước đứng thứ nhất, thứ nhì về kinh tế thế giới, Mỹ, thì mặc dầu ngân sách quốc phòng có giảm, từ gần 700 tỷ $, nay chỉ còn 577 tỷ, nhưng với chính sách chuyển trục về Châu Á Thái Bình Dương, ngân sách dành cho vùng này không giảm mà lại tăng. Trung Cộng thì ngân sách quốc phòng tăng đều trong 30 năm qua, hiện nay là đứng thứ nhì với 145 tỷ $.
Trước những dữ kiện trên có người cho rằng chiến tranh nhất định sẽ xảy ra giữa Mỹ và Trung cộng. Có người quan niệm ngược lại.
Chúng ta hãy cùng nhau xem xét vấn đề và cùng nhau tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
A) Chiến tranh Mỹ - Trung sẽ xảy ra vì Hoa Kỳ muốn dạy cho Trung cộng một bài học
Thật vậy, người ta còn nhớ vào năm 1995, khi ký sắc luật chấp nhận cho Trung cộng có đặc quyền tối huệ quốc, Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton có đọc một bài diễn văn đầy hy vọng: hy vọng rằng có thể cứu một dân tộc đông nhất thế giới khỏi nạn đói triền miên trong quá khứ, hy vọng rằng Trung cộng sẽ hội nhập vào cộng đồng thế giới, rằng nước này sẽ tôn trọng luật chơi về thương mại, như Tổ chức thương mại quốc tế đã qui định, mà Trung cộng đã gia nhập trước đó.
Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta có câu: 'Hy vọng lắm thì càng thất vọng nhiều', ít ra là trong vòng 20 năm qua, Trung cộng đã hành xử hoàn toàn ngược lại: Không tôn trọng một tý gì là những luật lệ quốc tế, bằng cách sao chép trái phép, làm đồ nhái, làm đồ giả để tung ra thị trường quốc tế với giá rẻ mạt, đấy là chưa nói đến những hàng độc hại, giết không biết bao nhiêu người, trong đó có chính dân Tàu.
Hàng Trung cộng rẻ là vì Trung cộng đi theo một kế hoạch kinh tế chỉ nhằm vào xuất cảng, với ba chính sách sau đây:
- Chính sách kềm lương thợ ở mức độ thấp nhất để giảm giá thành, mặc dầu giới lãnh đạo đảng Cộng sản Tàu tự cho mình là đảng của thợ thuyền. Người thợ Trung cộng bị bóc lột không những bởi những ông tư bản đỏ là con cháu của Bát Đại Gia từ thời Đặng Tiểu Bình, mà còn bị bóc lột bởi những ông tư bản trắng, đến từ nước ngoài để tìm giá nhân công thấp.
- Trung bình từ bao chục năm nay cán cân thương mại giữa Trung cộng và Hoa Kỳ đều bị thất thâu có hại cho Hoa Kỳ mỗi năm trên dưới 200 tỷ $.
- Ngoài việc kinh tế, Trung cộng còn đi theo chính sách phá hoại môi sinh, môi trường, không có những luật lệ bảo vệ môi sinh, nhằm lôi kéo và khuyến khích sự đầu tư của những công ty ngoại quốc. Những công ty này, nếu thành lập ở những nước tôn trọng môi
trường thì phải có chính sách tôn trọng đồ phế thải, có thể mất từ 5 đến 10 % trị giá thu nhập. Chính vì vậy mà Trung cộng hiện nay trở thành một quốc gia ô nhiễm nhất, bầu trời Bắc Kinh lúc nào cũng tối đen vì ô nhiễm, 70% sông ngòi Trung cộng bị ô nhiễm.
Chính nhờ chính sách kinh tế đó, mà Trung cộng đã tăng trưởng kinh tế vượt bực hàng bao chục năm nay, với tỷ số tăng trưởng bằng 2 con số, giúp cho nước này có một ngân sách dồi dào, một dự trữ $ to lớn, đi đến chính sách bành trướng, nhất là về quân sự.
Trung cộng đã tìm cách hiện đại hóa quân sự như Đặng Tiểu Bình chủ trương 4 hiện đại hóa: hiện đại hóa giáo dục, kinh tế, kỹ nghệ và quân đội. Song song với chính sách bành trướng về kinh tế, Trung cộng chủ trương chính sách bành trướng quân sự, như việc xâm chiếm một số quần đảo của Việt Nam, như chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, rồi sau đó chiếm 7 hòn đảo của quần đảo Trường Sa và đã đang xây dựng lên những đảo nhân tạo, vi phạm luật lệ quốc tế về biển.
Thêm vào đó, Trung cộng còn đầu tư mạnh mẽ trong lãnh vực điện toán, thành lập một đội ngũ tin tặc (hackers), khoảng 2600 người, tìm cách ăn cắp những tin tức, bí mật quốc phòng, mà cả kinh tế và dân sự, đang là một vấn đề quan trọng giữa 2 quốc gia Mỹ - Trung.
Trước tình trạng đó, nhiều chính khách Hoa Kỳ chủ trương phải cho Trung cộng một bài học, “Phải diệt trừ hiểm họa từ trong trứng nước”. Nếu không thì quá muộn.
Đó là về phía Hoa kỳ.
Về phía Trung cộng thì sao?
Có người cho rằng chiến tranh Mỹ Trung sẽ xảy ra vì cuộc tranh giành quyền lực ở Trung cộng vẫn còn diễn tiến gay gắt. Tập cận Bình muốn bung ra, gây chiến ở ngoài, nhằm củng cố quyền lực ở bên trong. Nhiều nhà bình luận cho rằng Tập cận Bình đã hoàn toàn nắm vững toàn bộ quyền lực trong tay. Nhưng thực tế không phải vậy. Ở một nước rộng lớn, đông dân, độc tài như Trung cộng, kẻ nắm thực quyền, đó là kẻ nắm được quân đội. Điều này không đúng với họ Tập hiện nay. Trong kỳ Họp Hội nghị Trung Ương vừa qua, họ Tập muốn đưa người tay em của mình là Lưu Nguyên lên làm Phó Chủ tịch Quân Ủy Hội, vì Chủ tịch lúc nào cũng ở trong tay Tổng Bí thư, theo chế độ cộng sản. Nhưng sự việc này không thành. Cuộc tranh giành quyền lực giữa Tập cận Bình và Giang trạch Dân vẫn còn diễn ra gay gắt. Mặc dầu bề ngoài họ Tập có vẻ chiến thắng, nhưng bên trong họ Giang chưa chịu lùi bước. Cuộc đấu đá có thể nổ ra bất cứ lúc nào.
Kinh nghiệm lịch sử từ xa xưa đến cận đại của Tàu cho thấy, mỗi khi có tranh giành quyền hành nội bộ, thì thường xảy ra chiến tranh ở bên ngoài như trường hợp Trung cộng chiến tranh với Việt Nam năm 1979. Cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979, có nhiều nguyên do: Muốn dạy cho Việt Nam một bài học vì là phường 'Ăn cháo, đái bát', như lời tuyên bố của Đặng tiểu Bình; muốn chứng tỏ là mình ngả hẳn về phía Hoa Kỳ; muốn chứng tỏ mình không sợ Liên Xô, mặc dầu Liên Xô và Cộng sản VN mới ký Hiệp ước quân sự 1978. Tuy nhiên, còn một lý do không kém quan trọng, đó là vào thời buổi đó, đang có cuộc tranh chấp quyền lực gay gắt giữa Hoa quốc Phong, được Mao chính thức chỉ định làm người kế vị mình, và Đặng tiểu Bình, người mới ở tù ra, mới được phục chức.
Cũng vào lúc đó, trong quân đội, có 2 khuynh hướng: khuynh hướng cho rằng không cần hiện đại hóa quân đội, vẫn giữ nó ở tình trạng đương thời là dưới hình thức quân đội dân quân, du kích. Đó là quan niệm của Mao và cũng là quan niệm của Hoa quốc Phong. Quan niệm của Đặng tiểu Bình thì hoàn toàn ngược lại, phải hiện đại hóa quân đội. Cuộc chiến với Việt Nam năm 1979, là dịp để họ Đặng chứng tỏ khuynh hướng của mình là đúng, quân đội Trung cộng mặc dầu đông, nhưng trang bị thô sơ, nên không đạt được những mục tiêu đã định. Điều này chứng tỏ quan niệm họ Đặng đã thắng, không những thắng trong quân đội, mà thắng cả bên ngoài, trên lãnh vực chính trị. Hoa quốc Phong dần dần bị lu mờ. Sau đó họ Đặng chỉ cần nắm quân đội là nắm toàn quyền nước Tàu.
Chính vì lẽ đó, mà có người cho rằng chiến tranh Mỹ - Trung, hay ít nhất với một nước trong vùng biển Đông rất có thể xảy ra, vì Tập cận Bình muốn giải quyết tranh chấp quyền lực nội bộ, muốn noi gương việc làm của họ Đặng. Đó là những quan niệm cho rằng chiến tranh Mỹ - Trung sẽ xảy ra. Nhưng cũng có người chủ trương ngược lại.
B) Nhưng những người cho rằng chiến tranh Mỹ - Trung không xảy ra cũng không ít và đưa ra rất nhiều lý do:
Theo họ, thế giới hiện nay bị hướng dẫn bởi 2 đại cường quốc, và chính quyền của 2 quốc gia này cũng hành xử như những ông trùm "Mafia", mà trên đời này, mấy ông bố già thì không bao giờ cầm súng đánh nhau, để cho đàn em làm công việc đó, nhất là Hoa Kỳ, như lịch sử đã chứng minh qua 2 cuộc thế chiến, nước này chỉ nhảy vào cuộc chiến khi gần kết thúc.
Có thể có một vài cuộc đụng độ nhỏ ở biển Đông, như cách đây ít lâu, vào năm 2008, hai chiếc máy bay Trung cộng đụng độ với chiếc máy bay Hoa Kỳ ở vùng đảo Hải Nam và cùng lắm là có thể có đụng độ giữa Trung cộng và một vài nước khác như Nhật, Phi Luật Tân, Nam Dương, Việt Nam v.v… hay Trung cộng có thể yểm trợ Căm bốt quấy phá Việt Nam như đã xảy ra vào sau năm 1975.
Hơn thế nữa họ còn cho rằng nếu có chiến tranh lớn, dù là chiến tranh qui ước giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, thì sẽ có kẻ thắng người bại, kẻ bại không chịu bại, tất nhiên họ sẽ dùng võ khí nguyên tử, mà hậu quả rất là khó lường, tai hại không biết sao mà tính toán, ngay đối với kẻ chiến thắng, trái đất sẽ đầy ô nhiễm bởi những chất phóng xạ. Vì vậy, không có nước nào, nhất là Trung cộng và Hoa Kỳ muốn có chiến tranh.
Người khác lại cho rằng chiến tranh Mỹ - Trung không xảy ra vì đã có sự chia đôi biển Đông giữa Hoa Kỳ và Trung cộng như nhiều giới lãnh đạo Trung cộng thường tuyên bố: “Biển Đông khá rộng để có thể 2 ta cùng chung sống hòa bình", ám chỉ Mỹ và Trung cộng. Luận cứ này còn được tăng cường qua quan niệm địa lý chiến lược bởi Henry Kissinger, qua quan niệm "Quân bằng lực lượng giữa các cường quốc", theo đó thì để có hòa bình, cần có sự quân bằng lực lượng, dù là trên thế giới hay từng vùng.
Những người đưa ra phản biện luận cứ trên cũng không phải là không có lý. Họ cho rằng Hoa Kỳ đang làm chủ biển Đông, ít nhất là từ Đệ Nhị Thế Chiến đến giờ, đang giữ cả một chiếc bánh lớn, hiện nay không có một lực lượng nào có thể tranh giành, vạ gì Hoa Kỳ lại tự chia chiếc bánh cho người khác. Nếu chia không những mất một phần chiếc bánh, mà mất đi cả những đồng minh của mình. Hoa Kỳ để cho Trung cộng gây rối biển Đông nhưng có giới hạn, để Hoa Kỳ dễ dàng thắt chặt mối quan hệ từ kinh tế, chính trị tới quân sự với những nước trong vùng. Ngược lại Trung cộng càng quẫy quặng bao nhiêu thì càng tự mình cô lập bấy nhiêu. Hơn thế nữa, Mỹ nhận thấy rằng dù hiện nay tổng sản lượng quốc gia chỉ là ¼ tổng sản lượng thế giới, không bằng thời sau Đệ Nhị Thế Chiến bằng ½ thế giới; nhưng dù sao ngôi vị độc tôn vẫn còn, chiến tranh nếu xảy ra, dù chỉ với một cường quốc, tương lai cũng rất bất định, dù thắng chăng nữa, nhưng cũng sẽ bị xứt mẻ, kẻ khác sẽ lên giành ngôi vị của mình.
Thêm vào đó, giữa Hoa Kỳ và Trung cộng hiện nay, có quá nhiều liên hệ về kinh tế, học vấn, mặc dầu đã có nhiều hãng xưởng Mỹ đã rút khỏi Trung cộng, tuy nhiên số sinh viên, phần lớn là con ông cháu cha, hiện đang du học ở Hoa Kỳ, đứng đầu với 300 000 người, trong số gần 1 triệu du sinh ở nước này. Phần lớn những con cháu của Tám Đại gia, được thành lập từ thời họ Đặng, nay trở thành 103 Đại gia, vì đã đến đời cháu. Những đại gia này, phần lớn đều có mặt ở Hoa Kỳ, họ lập những hãng xưởng tư, liên hệ với những hãng xưởng lớn quốc tế, hay họ làm việc trong những hãng xưởng này, hoặc con cháu họ đang du học, nhất là ở Hoa Kỳ. Bằng chứng cụ thể, mặc dầu Tập cận Bình bài tây phương, nhưng con gái của ông cũng đã học ở trường Harvard, một đại học lớn của Mỹ.
Vì vậy, cả 2 bên, Mỹ Trung, theo quan niệm trên, chiến tranh khó có thể xảy ra.
Thực ra thì, chiến tranh bằng súng đạn chưa xảy ra giữa Mỹ và Trung cộng, nhưng chiến tranh ý thức hệ và kinh tế đã xảy ra từ lâu giữa 2 nước này. Tôn tử một lý thuyết gia quân sự nổi tiếng của Tàu, có nói: “Thượng sách là công tâm, trung sách là công lương, hạ sách mới đến công thành.”
Công tâm đây là chiến tranh ý thức hệ, nói tới tự do, dân chủ, nhân quyền, truyền những thông tin trung thực đến đại đa số quần chúng. Công lương là chiến tranh kinh tế, làm thế nào để biến kinh tế thành kinh tế tư doanh, thoát khỏi tay nhà nước, rồi tùy hoàn cảnh để gây ra một cuộc khủng hoảng tài chánh, đi tới khủng hoảng kinh tế, tới chính trị; từ đó mới tính tới chuyện thay đổi chế độ. Chiến lược này Hoa Kỳ đã áp dụng với Liên Xô và các nước Đông Âu trước kia.
Công thành là chiến tranh quân sự.
Tổng thống Bill Clinton khi ký Hiệp ước bình thường hóa kinh tế và thương mại với Việt Nam và mới đây ông đã bay sang Hà Nội vào ngày 04/07/2015, để làm lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa bang giao giữa 2 nước, vào lúc bấy giờ có tuyên bố: “Những Hiệp ước bình thường hóa kinh tế thương mại giữa Hoa Kỳ và các nước Đông Âu đã giúp các nước này tìm thấy được mô hình tổ chức nhân xã tự do, dân chủ và kinh tế thị trương, Tôi hy vọng rằng Hiệp ước bình thường hóa kinh tế và thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng giúp dân tộc Việt Nam tìm thấy được mô hình tổ chức nhân xã tự do, dân chủ và kinh tế thị trường, như các dân tộc Đông Âu.” Đây cũng là chính sách ngoại giao mà Hoa Kỳ muốn theo đuổi.
Hoa Kỳ đã tấn công Trung cộng từ lâu với công tâm và công lương và có lẽ chỉ với 2 hình thức chiến tranh này, Hoa Kỳ cũng đủ để khuất phục Trung cộng. Không cần đến chiến tranh quân sự vừa mạo hiểm vừa mất mát.
Paris ngày 12/ 07 /2015
- Xin xem thêm những bài về Hoa kỳ và Trung cộng, trên http://perso.orange.fr/Chuchinam/
BÙI THANH ĐOÀN *TẢN MẠN VỀ O HUẾ.
TẢN MẠN VỀ O HUẾ.
Bùi Thanh Đoàn.
Bà xã của tôi là một cô gái Huế, nói theo kiểu Huế là một o Huế. Dù cho bây giờ o Huế của tôi đã phần nào không còn là "rặc" Huế nữa, nhưng chỉ cần là sinh ra tại làng Phú Xuân và đi học ở trường Đồng Khánh, là đủ tiêu chuẩn o Huế rồi.
O sinh ra và đi học ở Huế, nhưng lớn lên một chút thì theo gia đình dọn vào Đà Nẵng, rồi khi lên đại học thì vào Sài Gòn. Như thế là qua thời gian "chất Huế" của o cứ "loãng" dần theo mỗi chặng đường xuôi Nam. Nhưng có lai thì cũng chỉ lai một chút ở cái giọng nói nhẹ bớt đi thôi, chứ o vẫn là một o Huế chính hiệu.
Tôi gặp o khi lần đầu bước chân vào trường ĐHSP. Hình ảnh ban đầu ấy cho tới bây giờ vẫn còn in đậm trong trí tôi. Một o Huế với mái tóc đen dài buông xõa ngang lưng, với chiếc "băng đô" màu tím Huế đi kèm với cặp kính cận sẫm màu trà rất hợp với khuôn mặt của o. Chiếc áo dài trắng đơn sơ, vừa kín đáo vừa quyến rũ của o, cứ bay bay theo gió khi o ngồi trên chiếc Yamaha màu xanh đời cũ của những năm 66-67, đi đến trường vào mỗi buổi sáng sớm.
Có khi o đi một mình, có lúc o chở thêm cô bạn thân cùng lớp. Hình ảnh đó cứ lập đi lập lại mà trở thành quen thuộc, đến độ mới gần đây tôi tình cờ thấy một tấm ảnh trên "net" được chụp từ phía sau o với cô bạn gái, làm cho tôi chợt kêu lên: "Ai chụp tấm hình nầy vậy?". Cũng mái tóc đó, dáng dấp đó, chiếc áo dài đó, cũng chiếc xe cùng hiệu, cùng đời, cùng màu với xe của o.
Tấm ảnh giống đến 99,5%, khi tôi gởi tấm ảnh nầy cho cô bạn của o xem, thì cô bạn cũng kêu lên: "Tấm hình nầy chụp hồi nào vậy?". Sau đó tôi xem kỹ lại thì thấy có một chi tiết làm tôi ngờ ngợ là không có... bảng số xe và cái giỏ phía trước.
Thế đấy, tôi giật mình khi thoáng thấy lại cái hình ảnh của o hơn 40 năm trước, tôi cũng hồi hộp xôn xao giống như khi nhìn o lần đầu vậy. Lạ lắm, không biết có ai giống tôi không? !!!
Có đôi lúc, o thỏ thẻ cất giọng nhẹ nhàng như rót mật vào tai mà hỏi tôi rằng: "Sao mình không chọn một o Nam giống mình hay o Bắc, mà lại chọn o Huế vậy?". Thiệt là không biết trả lời sao, khi "thế giới đông người nhưng chỉ thấy riêng em".
Chính o cũng nhìn nhận một cách hết sức chủ quan là các o Huế.... "không đẹp" như hoa hậu, nhưng nếu làm người mẫu chụp ảnh thì.... điệu không ai bằng. Còn o Nam hay o Bắc thì tôi không dám lạm bàn, nếu lỡ nói bậy rất dễ.... cháy nhà lắm. Chỉ dám nói tới o Huế của tôi thôi, thì o "dễ thương chi lạ" !!!
Mà không phải đến khi gặp o trong sân trường đại học thì tôi mới thích cái "chất Huế" của o, với giọng nhỏ nhẹ đầy dấu nặng hay qua dáng vẻ dịu dàng khép nép rất bắt mắt của một nữ sinh Đồng Khánh ngày nào.
Tôi đã từng kể chuyện cho o nghe về việc học hành thời niên thiếu của mình.
Khi ấy vào khoảng năm học lớp đệ ngũ hay đệ tứ gì đó (lớp 8, lớp 9 bây giờ) ở trường HNC Gia Định, có một cô giáo trẻ mới ra trường về dạy lớp của tôi. Đó là cô N, dạy Anh văn. Giờ đầu tiên của cô giáo làm cho tôi rất thích thú với giọng Huế khá nặng của cô, nhưng lại rất êm tai. Các bạn trong lớp cũng hào hứng khi bỗng đâu một cô tiên thật là ngọt ngào hiền dịu lại lạc vào cái đám nam sinh quỷ quái chúng tôi.
Những giờ học sau đó của cô càng chứng tỏ cái "sức Huế" nó mãnh liệt biết chừng nào. Bọn học sinh chúng tôi cứ mong đến giờ Anh văn, cả lớp im phăng phắc ngóng cổ lên để nghe cô giáo..... nói tiếng Huế, chứ nào có thiết gì đến bài học tiếng Anh đâu. Sự trật tự của lớp tôi dành cho giờ dạy của cô giáo mới chưa bao giờ nặng lời quát mắng học trò, là một ngoại lệ hiếm có.
Nhưng rồi những ngày vui thường qua mau. Khoảng chừng ba bốn tháng sau, cô giáo N không còn dạy lớp tôi nữa vì nghe đâu cô đi... lấy chồng và đổi về trường khác.
Thế là tôi hụt hẫng, mất ăn mất ngủ nhiều tháng trời sau đó. Kỷ niệm của tuổi mới lớn nầy đã gây một ấn tượng sâu sắc trong tôi cho mãi đến bây giờ.
Từ khi tôi biết o Huế đến nay là tròn 43 năm, thời gian không dài lắm nhưng có đôi lúc tôi quên béng đi là tôi có một o Huế bên cạnh, nếu không có vài sự kiện thỉnh thoảng cứ xảy ra "nhắc nhở" tôi.
Vợ chồng tôi khi ra ngoài đi phố, đi chợ búa hay đi đâu đó chút việc, nhiều khi tình cờ gặp một dân Huế nào đó bắt chuyện, thì sau câu chào xã giao thông thường là đến câu thứ hai với giọng điệu mừng rỡ của vị khách lạ:
- "Chị là người Huế à ? Chị ở mô rựa ?"
- "Dạ, tui ở gần cầu Kho Rèn".
Rồi sau đó là những câu thăm hỏi rối rít vồn vã thân tình giữa hai người, làm như thể cả hai đã quen nhau "từ kiếp trước" rồi. Khi đó tôi bắt đầu đóng vai kẻ thứ ba nhìn hai người nói chuyện mà tôi chẳng hiểu gì cả. Chỉ nội mấy cái địa danh, mấy cái tên ông Nghè, ông Tổng gì đó đã lạ hoắc, nói chi nó được phát âm bởi giọng Huế đặc sệt thì... hết biết luôn.
Hồi lâu sau khi mãi mê với "Huế của mình", người khách lạ mới sực nhớ lại quay sang hỏi tôi:
- "Còn anh là người ở mô ?"
- "Dạ, tôi là dân Sài Gòn".
Người khách nhìn tôi như có ý tò mò, nhưng tôi đoán trong đầu anh ta đang thắc mắc là không hiểu sao tôi là dân ở tuốt trong Nam mà lại rinh được một o Huế xa lắc xa lơ "ngoài nớ".
Cái tình cảnh vừa kể trên không phải tôi chỉ đụng một lần, mà hễ gặp dân Huế đâu đó là y như rằng cái điệp khúc "Chị là người Huế à ? Chị ở mô rựa ?" lại bắt đầu và rồi..... cứ thế tới luôn !!!
Các bạn nào có bà xã là o Huế thử xem tôi nói có đúng không ? Dân Huế cứ gặp nhau là rất mừng rỡ, nhất là ở hải ngoại nầy. Họ coi như "chất Huế" là tài sản riêng của con dân đất Thần Kinh, tất cả ai có dính dáng chút xíu đến Huế là đương nhiên trở thành thân thuộc, là người trong nhà với nhau từ thời.... ông Bành Tổ !!!
Đây có lẽ là một đặc điểm trong văn hóa ứng xử của riêng dân Huế, vì tôi không thấy điều nầy ở người miền Nam hay miền Bắc. Chưa hề có một người Nam nào hỏi tôi: "Bộ anh là người Nam hả ?" !!!
Tôi chỉ hay nghe nói "người Nam", "người Bắc", chứ hình như ít ai nói "người Trung". Người Nam thường không phân biệt miệt nào, còn người Bắc đôi lúc có xác định "người Hà Nội", "dân xứ Nghệ"..... Riêng "dân Huế" nhất định không cho mình lẫn lộn vào cụm từ "người miền Trung", mà phải chỉ đích danh "Huế" mới chịu. Mà cũng phải thôi, có lẽ do ở khúc giữa nầy thường bị chia vụn ra như "người Đà Nẵng", "dân xứ Quảng", "gốc Bình Định", "người Nha Trang", "dân Phan Thiết". v.v..., nên người Huế "buộc lòng" phải dành riêng cho mình một vương quốc "quý tộc".(?) Chứ chẳng phải các o Huế kênh kiệu đâu....
Mới đây có người bạn email cho tôi một truyện ngắn dí dỏm "Vợ chồng như khách khứa" của NTTD. Tựa truyện nầy phát xuất từ câu "Phu phụ tương kính như tân". Ở đây tôi không bàn đến nội dung truyện mà chỉ muốn nói đến chữ "tân" là "khách".
Tại sao vợ chồng lại phải đối xử với nhau như là khách. Đã là khách thì khách sáo rồi. Đã là khách thì còn gì là chân thật, còn gì là tình tứ lãng mạn nữa. Đã làm khách với nhau thì miệng mồm xởi lởi, rào trước đón sau, tay bắt mặt mừng, nhưng không biết câu nào là thật, câu nào là giả. Đã là khách thì phải dè dặt xem lời nào là nói suông miệng, câu nào là gài độ, khi nói bông đùa mà nghe ra như xiên xỏ !!!
Thế mà cứ bảo vợ chồng phải xem nhau như khách khứa thì quả thật chả còn tình nghĩa đầu ấp tay gối gì nữa.
Đó là chưa nói đến cái kiểu khách khứa bây giờ. Vào một ngày đẹp trời nào đó, bỗng dưng sếp vi hành đến nhà nhân viên "làm khách" khiến chủ nhà mặt mày tái mét, ngồi căng tai nghe cả buổi cũng không hiểu nỗi sếp mình muốn vòi vĩnh cái gì để mà... liệu cơm gắp mắm. Hay là gặp lúc Tết nhất thì thuộc hạ phải đến "làm khách" nhà ông chủ để chúc Tết, mà đã chúc thì phải làm sao.... coi cho được thì làm !!!
Như thế làm khách đâu phải là dễ chịu. Mình là khách của người ta hay người ta là khách của mình thì cũng chỉ là hai cách.... chết khác nhau thôi. Trong hoàn cảnh nầy tôi liên tưởng đến nghĩa khác của chữ "tân" là "cay", là cay đắng, cay nghiệt.
Cho nên tôi muốn hiểu "tân" là "mới". Vợ chồng đối xử với nhau lúc nào cũng như lúc mới biết, mới quen, mới cưới. Dù qua thời gian, vẫn giữ gìn lời ăn tiếng nói cho cẩn trọng, đúng lễ nghĩa, biết kềm chế, biết tôn trọng đừng làm tổn thương nhau, việc gì cũng đúng mực, không bất cập, không thái quá.v.v...
Nếu hiểu như thế nầy thì o Huế của tôi đúng là "tương kính như tân" rồi.
Mỗi khi tôi hỏi o một chuyện gì hoặc làm giúp o một việc lặt vặt nào đó, thì o luôn nhỏ nhẹ: "Dạ, em làm rồi mình à ", "Dạ, cám ơn mình".... Những chi tiết như vậy xem ra cũng là vặt vãnh thôi, vã lại lâu dần tôi quen rồi nên có khi không "thấy" nữa. Nhưng hễ ra ngoài nghe vợ chồng người ta ăn nói với nhau nhát gừng, không đầu không đuôi, thì tôi lại nhớ ra o Huế khác xa cái kiểu ngang phè đó.
Hỏi như vậy thì làm sao mà tôi không mê o cho được !!!
Thập niên 60 là khoảng thời gian nhiều "sóng gió" trong đời tôi. Những năm đầu là ngẩn ngơ trước cô giáo Huế ở trung học, những năm cuối là mê mẩn với o Huế ở đại học. Còn những năm lơ lửng giữa chừng thì bận.... mơ mộng đến các người đẹp trong phim "xi nê".
Vào thời đó, các rạp chiếu phim bình dân đều chiếu thường trực suốt ngày, giá vé chỉ 5 đồng xem hai phim. Những tên tuổi lớn vẫn còn "theo" tôi đến giờ như Audrey Hepburn trong phim "Roman Holiday" (1953), hay Romy Schneider trong "Sissi" (1955), hoặc những ngôi sao hạng nhì như Giorgia Moll với "The Thief of Bagdad" (1961).
Khi lớn hơn một chút thì trong bóp của tôi đã có ảnh của Sylvie Vartan, cô nàng hát bài "La plus bell pour aller danser" trong phim "Cherchez l'idole" (1964), lúc đó đang chiếu tại rạp Casino Dakao gần cầu Bông. Còn ca khúc vượt thời gian "The house of the rising sun" được ban nhạc The Animals trình diễn trong phim "Pop Gear"(1965), đã gợi cảm hứng cho tôi nuôi mộng trở thành tay trống chuyên nghiệp, nhưng chỉ mãi đến những năm gần đây tôi mới được cầm đũa chơi trên dàn "Tama" trong một thời gian ngắn.
Nhưng từ khi ra đi dạy, tôi không còn cái thú xem phim nữa, kể cả sau nầy khi có thể xem phim online tại nhà. Cho nên những cái tên mới còn nhớ được ngày càng hiếm dần, như Julia Roberts (Pretty Woman, 1990), Sandra Bullock (Speed, 1994), hay Natalie Portman (The Professional, 1994).....
Còn o Huế của tôi thì rất mê xem phim, nhất là phim bộ nhiều tập. Có lúc tôi thấy o cắm cúi rà tìm phim trên web, tôi hỏi, thì o nói: "Mình ơi, hết phim cho em coi rồi". Thì ra mấy hãng phim đó quay.... không kịp cho o coi. Vì mê phim như vậy nên chẳng những o không lạ gì các khuôn mặt Chương Tử Di, Phạm Băng Băng, hay Choi Ji Woo, Kim Hye Soo.... mà đôi khi còn nhập tâm cả lời thoại lồng tiếng trong phim nữa. Những lúc đó, o thỏ thẻ vào tai tôi:
- "Mình à,....... Huynh có thích muội không ?"
- "Trời, không thích muội thì thích ai chứ ?"
- "Vậy hả mình,......vậy còn cô bạn gái ở Văn khoa khi xưa..... thì răng ?"
Nghe đến đây tôi bỗng bủn rủn tay chân. Nếu sơ sẩy thì "bể dĩa" như chơi. Thế nên nói chuyện với o phải thật cẩn thận, phải biết câu nào nên trả lời ra sao, chứ mà cứ vô tư thì có ngày sẽ dính chấu với hoạt cảnh "trắng đêm không ngủ". Lúc đang diễn cái cảnh thỏ thẻ vào tai nầy, tốt nhất là phải nhớ câu "tương kính như.... khách khứa" mới an toàn.
Nói thiệt thì o Huế của tôi cũng có uy lắm đấy, đừng tưởng là o hiền. Đôi lúc vui miệng tôi hỏi o: "Vậy chớ kho rèn ngoài nớ nó rèn cái giống gì vậy ?", thì o không trả lời mà trừng mắt nhìn tôi !!!
Đến đây, dám có người cho là tôi sinh ra ở gần "kho đạn" Long Bình lắm. Làm gì có chuyện đó. Không tin thì cứ.... đi hỏi o Huế coi.
BÙI THANH ĐOÀN
Anacortes / 22-Jan-2013HOÀI VĂN * TRƯỜNG TRUNG HỌC LÊ NGỌC HÂN
LƯỢC SỬ
TRƯỜNG TRUNG HỌC LÊ NGỌC HÂN
Hoài Văn
Quan niệm “Trọng nam khinh nữ” còn tồn tại khá lâu đây đó trên thế giới, cho nên ngày xưa số thiếu nữ được đi học rất hạn chế. Cách nay không đầy một thế kỷ ở Việt Nam chưa có trường dành riêng cho nữ sinh, ngay cả ở cấp tiểu học.
Giở trang lịch sử giáo dục Việt Nam, nói riêng ở Nam kỳ, sau ngày người Pháp chiếm đóng, ta thấy các ngôi trường đầu tiên họ thành lập đều dành cho nam sinh. Tính theo thời gian:
1.- Trường Trung học D’Adran (Collège D’Adran) thành lập vào năm 1874 dành cho con em người Pháp và gia đình người công giáo.
2.- Trường Collège Indigène hay Ttrường Trung học bản xứ xây cất cũng vào năm 1874 sau đổi thành Trung học Chasseloup Laubat. Năm 1954 đổi thành trường Trung học Jean Jacques Rousseau. Năm 1967 lại đổi tên Trung học Lê Quý Đôn và bây giờ vẫn là Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn.
3.- Trường Collège de Mỹ Tho hay là Trung học Mỹ Tho thành lập năm 1879 tại Mỹ Tho, sau đổi lại Collège Le Myre de Villers, phát triển thành Lycée Nguyễn Đình Chiểu, sau đó là Trung học Nguyễn Đình Chiểu, hiện nay là trường Trung Học Phổ Thông (THPT) Nguyễn Đình Chiểu.
4.- Trường Collège de Cần Thơ hay là Trung học Cần Thơ thành lập năm 1917 tại Cần Thơ, sau đổi lại là Trung học Phan Thanh Giản nay là trường THPT. Châu Văn Liêm.
5.- Trường Lycée Pétrus Ký được thành lập vào năm 1927 tại Sài Gòn và hiện nay là Trường THPT Lê Hồng Phong.
Những trường nầy chỉ thu nhận học sinh nam nếu có nữ thì chỉ là những con số không đáng kể. Vậy khi nào ở Nam kỳ mới có trường trung học dành riêng cho nữ sinh?
BỐN TRƯỜNG TRUNG HỌC NỮ ĐẦU TIÊN MIỀN NAM
1.- Tính theo thời gian, trường Trung học đầu tiên dành riêng cho nữ sinh ở Nam Kỳ là Trường Nữ Sinh Áo Tím (École des jeunes filles) tại Sài Gòn xây cất từ năm 1913 và khai giảng vào năm 1915. Vào năm 1953 trường nầy được đổi tên là trường Nữ Trung học Gia Long giờ là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.
2.- Ngôi trường thứ hai là trường Nữ Trung học Marie Curie, xây dựng năm 1915 tị Sài Gòn và khai giảng năm 1918 thu nhận nữ sinh người Pháp, hay có quốc tịch Pháp. Thoạt đầu trường mang tên Ecole Primaire Supérieure des Jeunes Filles tức là Trường Nữ Cao đẳng Tiểu học. Bây giờ là trường THPT Marie Curie..
3.- Ngôi trường trung học nữ thứ ba là trường Trung học Trưng Vương vẫn ở Sài Gòn ra đời vào năm 1955 tiếp nhận nữ sinh từ Bắc vào Nam. Bây giờ là Trường THPT Trưng Vương.
4.-Ngôi trường trung học nữ thứ tư là trường Trung học Lê Ngọc Hân xây dựng vào năm 1957 tại Mỹ Tho. Lúc đầu trường mang tên Trường Nữ Trung học Mỹ Tho sau đó đổi lại là Trường Trung Học Lê Ngọc Hân giờ là Trường Trung học Cơ sở (THCS) Lê Ngọc Hân.
TRƯỜNG TRUNG HỌC LÊ NGỌC HÂN.
1. Tầm vóc
Trường Nữ Trung học Mỹ Tho rồi sau đó đổi thành trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (xin nói về tên trường ở đoạn sau) được thành lập với một vai trò quan trọng là thu nhận học sinh nữ của các tỉnh Định Tường, Gò Công, Bến Tre, Tân An nối gót đàn anh là trường Nguyễn Đình Chiểu trước kia cũng nhận học sinh một số tỉnh miền Trung Tây Nam Bộ..
Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân còn có một giá trị khá dày trong lịch sử giáo dục, như nói ở trên, là một ngôi trường nữ trung học hàng thứ tư được thành lập, trước hơn trường Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm ở Cần Thơ, trước hơn trường Nữ Trung học Lê Văn Duyệt ở Gia Định…
Còn nếu tính theo tầm vóc hệ giáo dục thì trường Lê Ngọc Hân ngay từ ngày thành lập đã là ngôi trường Trung học có chương trình giáo dục hệ Tú Tài, một trường Trung học Đệ Nhị cấp(Enseignement secondaire) một lycée đàng hoàng tức là hệ THPT, chớ không phải là hệ THCS như bây giờ.
2. Vị trí xây cất của trường
Ngày xưa khi quy hoạch chương trình thiết kế đô thị thành phố Mỹ Tho, người Pháp đã ưu tiên dành cho giáo dục 2 thửa đất rộng lớn tại đại lộ Hùng Vương, ngay giũa trung tâm thành phố. Đó là khu tứ giác Hùng Vương-Lê Đại Hành-Nam kỳ Khỡi nghĩa -Ngô Quyền-Hùng Vương dành cho giáo dục Tiểu học. Khu tứ giác đối diện dành cho giáo dục Trung học.
Khi có nhu cầu thành lập một trường trung học dành cho nữ sinh, nơi khu đất dành cho trung học(NĐC) không còn chỗ. Do đó có một sự dàn xếp và chuyển nhượng của chính quyền giữa hai bên chủ quản Trung học và Tiểu học để cho ngôi trường trung học nữ được xây dựng bên phần đất của Tiểu hoc.
Do đó, ngôi Trường Lê Ngọc Hân được xây cất nơi phần đất hiện hữu thuộc về Tiểu học và vị trí nằm sát cạnh Ty Tiểu học xưa, sau đó là Sở Học chánh bây giờ là Sở Giáo dục và Đào tạo.
3. Công cuộc xây cất
Cơ chế hành chánh lúc đó đặt các trường học theo hệ thống ngang đối với cấp Tỉnh (Định Tường) về hành chánh, còn hệ thống dọc đối với cấp Bộ (Giáo dục) về ngân sách, về tô chức về quản lý nhân viên và nhất là về chuyên môn. Do vậy, trường Lê Ngọc Hân được xây cất là do chương trình của Bộ Giáo Dục.
Ngân sách xây cất một phần do ngân sách nhà nước, một phần do quỹ viện trợ nước ngoài. Lúc bấy giờ cơ quan thụ hưởng chịu trách nhiệm xây cất lâm thời là do Ban Giám đốc Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu đứng đầu là thầy Phạm Văn Lược, Hiệu trưởng.
Khởi công năm 1957 không có tài liệu để có ngày chính xác.
Hoàn tất công tác và nhận học sinh vào ngày đầu khai giảng năm học 1957- 1958 tức là 26.8.1957 ngày mà nhà trường lấy làm ngày kỷ niệm.
Qui mô ban đầu: Ngay đợt đầu xây cất đã có 2 dãy lầu, một trệt một lầu. Dãy tiền diện gồm 14 phòng day ra đường Ngô Quyền. Dãy thứ hai gồm 10 phòng nằm hơi chếch về phía sau của dãy trước sát bên Ty Tiểu học sau là Sở Học chánh. Dãy trước dùng làm văn phòng và phòng học cho các lớp đệ tứ đến đệ nhị. Những phòng của dãy sau dành hết cho phòng học các lớp còn lại.
4. Ngày nhận học sinh đầu tiên
Do nhu cầu có một một trường trung học nữ riêng biệt nên ngày đầu năm học 1957-1958, trường mở cửa chỉ để đón nhận học sinh nữ từ bên Trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu vốn là trường hỗn hợp (mixte) đưa sang. Hôm ấy tất cả số nữ sinh của trường Nguyễn Đình Chiểu đều được đưa qua hết bên trường Lê Ngọc Hân chỉ trừ số nữ sinh học lớp đệ nhị C, ban văn chương, vẫn phải ở lại Nguyễn Đình Chiểu, vì sĩ số ban nầy không đủ để thành lập một lớp bên trường mới.
5. Ban Giám đốc.
Thoạt đầu trường Lê Ngọc Hân được xem như là chi nhánh của trường Nguyễn Đình Chiểu nên từ công việc hành chánh, nhân viên, kế toán đến học vụ, giảng huấn, giám thị kể cả thư viện và phòng thí nghiệm đều do trường Nguyễn Đình Chiểu hoặc chi viện hoặc cho mượn để chờ Bộ Giáo dục trực tiếp điều hành. Từ bên trường Nguyễn Đinh Chiểu, chính thầy Phạm Văn Lược, Hiệu trưởng, thầy Lê Văn Chí. Tổng giám thị, thầy Võ Văn Định Giám học kể cả thầy Dương Văn Thông phụ trách kế toán cũng như thầy Đặng Văn Nữ phụ trách học vụ, thầy Trần Văn Kế phụ trách phòng thí nghiệm….ngày ngày cũng phải qua yểm trợ cho công việc được trôi chảy.
Mãi đến năm học 1960-1961, Bộ Giáo duc mới cử bà Nguyễn Như Hằng, một giáo sư đệ nhị cấp về đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng cùng với nhân viên cho các bộ phận khác của trường.
TÊN TRƯỜNG
Cô Lớn (Trái) Cô Diệu Thông (phải) |
Khi Bà Nguyễn Như Hằng về làm Hiệu trưởng, trường chưa có tên nên có một cuộc họp giữa ban Giám đốc, giáo sư và hội Phụ huynh học sinh để chọn tên. Vì là trường nữ nên có nêu ba danh nhân lịch sử nữ là: Trưng Vương, Bà Triệu, Âu Cơ. Trưng Vương thì lúc bấy giờ đã là tên của trường Nữ Tiểu học rồi. Bà Triệu thì cũng có đâu đó rồi. Âu Cơ được chọn nhưng trong một thời gian ngắn vì nghe giống trường mẫu giáo quá nên huỷ bỏ. Cuối cùng tên trường là Trường Nữ Trung Học Mỹ Tho.
Mãi đến năm 1966 việc đặt tên lại cho trường dưới thời kỳ bà Nguyễn Diệu Thông làm Hiệu trưởng được khởi xướng trở lại. Và trường chính thức mang tên Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân tồn tại đến ngày 1.5.1975
Trường bắt đầu hoạt động và nhanh chóng góp mặt cùng trường Nam Nguyễn Đình Chiểu giảng dạy chương trình tú tài (Enseignement secondaire) đúng phong cách của một Lycée nữ (Trung học Cấp III) trong tỉnh nhà.
Lúc đầu các lớp Ban C (văn chương), còn gởi bên trường Nguyễn Đình Chiểu, nay thì trường đủ điều kiện để đảm nhận lại. Trường vẫn chia ra hai cấp: đệ nhất cấp (ĐIC) và đệ nhị cấp (ĐIIC).
Sau một thời gian ngắn, trường đã có đầy đủ các lớp cho các môn Toán, Khoa học Tự nhiên, Văn chương (A, B, C) để học sinh có đủ điều kiện và trình độ ra thi tú tài ngang ngửa với tất cả nam sinh trong toàn quốc.
Trường nguyên thủy là một trường Nữ Trung học, với tên Lê Ngọc Hân, nguyên là Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung Nguyễn Huệ, một phụ nữ tài sắc vẹn toàn, thật sự đã gây một ấn tượng sâu đậm trong lòng người nhất là trong giới nữ sinh, đã từng một thời vang bóng trong hệ thống giáo dục Miền Nam và mãi đến sau nầy.
NHỮNG VỊ HIỆU TRƯỞNG trước 1975
- Bà Nguyễn Như Hằng
- Bà Dương Thị Lớn
- Bà Nguyễn Diệu Thông.
- TÀU SÚP LÊ BA… (02 April 2013)
- NHỮNG MẪU CHUYỆN CÓ THẬT. (13 August 2012)
- Con Xù của ông Ba Kim Khánh (18 July 2013)
- NGÀY XƯA CÒN ĐÓ... (17 July 2013)
- Con Vện của anh Tám ba xị đế (04 August 2012)
- NGƠ NGÁC TUỔI ĐỜI (20 October 2013)
- Tây du ...ký sự (26 May 2013)
- RẠCH MIỄU QUÊ TÔI (16 July 2013)
VỀ 36 TRÍ THỨC
Vài suy nghĩ rời về “Thư Ngỏ” của nhóm Trí Thức hải ngoại gửi Nhà Nước CSVN
Posted by adminbasam on 12/09/2011
Đôi lời: Tối qua BS có đăng bài Nhân một bài viết của Ông Trần Phong Vũ-Bàn thêm về “Thư Ngỏ” của 36 trí thức hải ngoại của GS Lê Xuân Khoa. Cuối thư có để đường dẫn tới bài viết liên quan của ông Trần Phong Vũ trên DCVO. Sáng nay, BS nhận được email (có lẽ) của ông Trần Phong Vũ với đề nghị đăng lại toàn bộ bài viết của ông. Nhận thấy đó là yêu cầu hợp lẽ, BS xin được đăng lại bài viết này.
Kính gửi Ban Biên Tập website Ba Sàm,
Tôi vừa đọc được trên Website của quý BBT bài viết của Giáo sư Lê Xuân Khoa trả lời bài viết của tôi giãi bày vài suy nghĩ rời sau khi đọc Thư Ngỏ của 34 nhân sĩ, trí thức VN hải ngoại gửi các chức vị trong đảng và nhà nước CSVN.
Dù GS LXK đã cẩn thận tóm tắt nội dung bài viết của tôi, nhưng để độc giả hiểu được trọn vẹn những gì tôi viết, xin quý vị vui lòng cho đăng lại nguyên văn bài này trên mạng của quý vị.
Xin quý vị mở att kèm đây.
Để đề phòng att bị trục trắc không mở được, tôi xin paste nguyên văn bài viết dưới đây.
(Khi đọc thấy con số 34 , thay vì 36 trong thư này -cũng như trong bài viết của tôi- có thể quý vị nghĩ rằng tôi đếm sai. Bạn bè tôi cũng nghĩ như vậy. Tôi xin nói rõ: Như trong mấy lời nói đầu bài, tôi đã công khai bày tỏ lòng kính trọng đối với hai vị ký tên trong Thư Ngỏ là GS Doãn Quốc Sỹ và GS Vũ Quốc Thúc nên từ trong vô thức tôi vẫn đinh ninh là chỉ có 34 vị thôi. Vì thề, tôi vẫn muốn giữ nguyên cho số 34.)
Đa tạ,Trần Phong Vũ
Email: tphongvu@yahoo.com
ĐT: (949) 232 – 8660 (cell)
Vài suy nghĩ rời về
Thư Ngỏ của nhóm Trí Thức hải ngoại gửi Nhà Nước CSVN
Trần Phong VũĐôi lời thưa trước:
Lá Thư Ngỏ của một nhóm trí thức hải ngoại gửi giới lãnh đạo trong nước hiện đang được phổ biến rộng rãi ở trong cũng như ngoài nước qua các mạng lưới điện toán. Mấy ngày gần đây, cá nhân chúng tôi cũng nhận được một bản trong hộp thư.
Nhiều ý kiến thuận nghịch đã được tung ra tạo nên một cuộc tranh luận khá sôi nổi giữa các công dân mạng. Người ta vừa được đọc bằng mắt trên các trang web, vừa được nghe những lời tán thưởng, hoặc bài bác trên các “Rooms” của hệ thống Paltalk, một dạng thái truyền thông hiện đại, khá phổ biến trong tập thể người Việt hải ngoại mấy năm gần đây.
Qua Email và điện thoại, khá nhiều bằng hữu tỏ ý muốn tôi bày tỏ quan điểm về Thư Ngỏ này. Nhưng tôi đã từ chối. Không phải vì tôi không có ý kiến riêng. Nhưng xét thấy đây là một vấn đề hệ trọng, không thể trả lời “Yes” hay “No” qua mấy câu trao đổi trên điện thoại hoặc ít giòng ngắn ngủi trên điện thư. Thêm nữa, nhìn vào danh tính 34 vị trí thức khoa bảng, trong số có những khuôn mặt đáng kính như Giáo sư Vũ Quốc Thúc, nhà giáo, nhà văn Doãn Quốc sĩ, tôi ngại sẽ bị coi là khiếm lễ nếu câu trả lời quá giản lược dễ gây hiểu lầm!
Đấy là lý do thúc đẩy tôi viết bài này. Nếu không nói hết thì ít nhất cũng bày tỏ được phần nào những suy nghĩ chân thật và thành khẩn của tôi trong tinh thần tương kính và xây dựng.
I.- Nội dung Thư Ngỏ:
Sau khi bày tỏ thái độ “ủng hộ bản ‘Tuyên cáo’ ngày 25 tháng 6, 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức, tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam” và “hưởng ứng bản “Kiến nghị” ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ Chính trị công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung,…”, các vị ký tên trong Thư Ngỏ tóm tắt một số những nhận định bổ túc, gồm những vấn đề sau đây: * Hiểm Họa ngoại bang. * Sức mạnh dân tộc. * Vị thế chính quyền. * Những việc cần làm
Trong “Những việc cần làm”, Thư Ngỏ nêu lên 4 điểm: 1- Đối với Trung Quốc. 2- Đối với ASEAN và các nước khác. 3. Đối với nhân dân trong nước. 4. Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
II.- Đối tượng Thư Ngỏ:
Thư Ngỏ được gừi tới “các nhà lãnh đạo Việt Nam” trong đó bao gồm”
Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Thủ tướng và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam[1]
III.- Vài suy nghĩ của người viết
Trước hết về nội dung, chúng tôi đồng thuận một số quan điểm của các thức giả được trình bày trong Thư Ngỏ. Từ sự đồng tình ủng hộ bản ‘Tuyên cáo’ ngày 25-6-2011 của 25 nhân sĩ, trí thức trong nước, tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”…“hưởng ứng bản ‘Kiến nghị’ ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ Chính trị công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung,…” …tới nhận định vể hiểm họa Trung Cộng từng được báo Sự Thật công khai xác nhận ý đồ xâm lược của Bắc kinh qua câu: “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính”. Những phân tích về sức mạnh dân tộc trong đó bao gồm tiềm năng và triển vọng của khối 3 triệu người Việt hải ngoại và những lời phê phán về sự “lúng túng, mâu thuẫn” trong chính sách đối nội, đối ngoại của giới cầm quyền trong nước dẫn tới hệ quả tai hại là “hiển nhiên làm suy yếu sức mạnh dân tộc”… cũng phản ánh được phần nào quan điểm chung của tập thể tị nạn, trong đó có cá nhân người viết những giòng này.
Đi sâu vào khía cạnh ngôn từ, cung cách đạo đạt ý kiến, quan điểm trong “Những việc cần làm” gói ghém vào bốn chủ điểm: “Đối với Trung Quốc”; “Đối với Asean và các nước khác”; “Đối với nhân dân trong nước”; “Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”, nhất là khi đọc lại địa chỉ để nhận ra đối tượng Thư Ngỏ, quả thật chúng tôi không khỏi bận tâm.Về đối tượng Thư Ngỏ:
Phía trên tiêu đề Thư Ngỏ ghi: THƯ NGỎ GỬI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM. Sau đó liệt kê chức danh của hầu hết những thành phần chóp bu của chế độ như Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Thủ tướng chính phủ đi kèm với danh xưng “nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Đáng chú ý hơn cả là đối tượng sau chót được Thư Ngỏ gửi tới: Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam[2]
Đọc qua những trao đổi của công luận, nhất là các nhân sĩ, trí thức trên các điện thư, các diễn đàn Paltalk cũng như những lời tâm sự qua điện thoại liên quan tới Thư Ngỏ, tôi thấy nhiều ý kiến tỏ ra hết sức bất bình, nếu không muốn nói là bất mãn –bất mãn đến độ phải thốt ra những lời lẽ được coi là nặng nề! Theo nhận định của riêng chúng tôi, điều bất bình lớn và quan trọng nhất của công luận đối với Thư Ngỏ là sự lựa chọn đối tượng.
Có hai căn do biểu thị cho sự bất bình này:
1.- Phần đông, nếu không là tất cả 34 nhân sĩ, trí thức minh danh ký tên trong Thư Ngỏ đều là những người “tị nạn chính trị”. Cũng như hơn 3 triệu đồng bào,kẻ trước người sau quý vị đã phải bỏ nước ra đi tìm tự do vì không thể sống dưới chế độ cộng sản. (Trường hợp có vị nào không thuộc thành phần tị nạn chính trị xin minh danh cho biết để người viết có lời xin lỗi). Như thế cậu hỏi do công luận đặt ra là quý vị đã đứng trên cơ sở, vị trí nào để gửi thư cho những tay đầu sỏ trong dảng và nhà nước CSVN? Phải chăng đây là một cách của những người sớm quên căn cước “tị nạn chính trị” của mình để công khai nhìn nhận tính chính đáng của một thứ nhà nước đang bị toàn dân coi là “bè lũ cướp ngày”?!
2.- Căn do thứ hai được gói vào những câu hỏi: * thực chất cái gọi là “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” sau hơn 36 năm thử nghiệm trên toàn đất nước là gì? * Cung cách lì lợm, ngao mạn (Hà Sĩ Phu Nguyễn Xuân Tụ gọi là thói “Kiêu ngạo cộng sản”) mà chế độ này đối xử với các nhân sĩ trí thức trong nước ra sao? * Số phận của những loại “Kiến Nghị”, “Thỉnh Nguyện Thư”, “Thư Ngỏ” kể cả những “Góp Ý Xây Dựng” trong những kỳ bầu cử Quốc hội, Đại hội Đảng như thế nào? Câu trả lời xét thấy không cần nhắc lại vì mọi người đều đã biết.
Quả thật, dù nể nang, e ngại đụng chạm, hoặc vì muốn tránh né, cá nhân chúng tôi không thể không chia sẻ những bất bình này.
Là một tín hữu Công giáo, từ lâu chúng tôi không ngần ngại lên tiếng phê phán chủ trương gọi là “hợp tác”, “đối thoại” với chế độ của một vài vị trong hàng Giáo phẩm của chúng tôi ở trong nước. Chúng tôi quen gọi chủ trương “hợp tác”, “đối thoại” ấy là kiểu “hợp tác”, “đối thoại’, một chiếu! bất cân xứng!
Tại sao gọi là “Hợp tác một chiều, bất cân xứng”? Vì chỉ có một bên, -mà vì thiện chí, vì tình bác ái-, lăn xả vào xin hợp tác với kẻ có quyền, có thế để mong xoa dịu phần nào những vết thương lở lói trong xã hội, trong khi bên kia (nói rtrắng là đảng và nhà nước CSVN) chỉ biết lợi dụng để trốn trách nhiệm, để tiếp tục làm “kẻ cướp ngày” mà hệ quả là ngày càng làm cho vết thương xã hội thối rữa thêm. Chỉ cần nhìn vào lãnh vực giáo dục, vốn là lãnh vực GHCG có thẩm quyền nhất, thế mà cho đến nay khi nhân loại đã bước qua thập niên đầu của thiên niên thứ ba, các nhà giáo dục chân chính của Giáo hội Công giáo Việt nam “thời cộng sản” mới chỉ chính thức mon men tới cấp mẫu giáo!!! Thế thì đâu là kết quả của chủ trương “hợp tác”?
Còn “đối thoại”? “Đối thoại” với ai? Người ta có muốn nghe hay không mà “đối thoại”?
Cho nên, tôi không thể không cảm thông với một thức giả nào đó trong nước đã mệnh danh những cuộc “đối thoại” giữa cá nhân hoặc nhóm này nhóm khác với các ông trong đảng và nhà nước “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” hiện nay là những cuộc “đối thoại với những người điếc”!
Cũng với tư cách một tín hữu đang trực tiếp làm công tác truyền thông, văn hóa Công giáo Việt Nam ở hải ngoại, chúng tôi xin chia sẻ thêm với quý độc giả rằng: chúng tôi đã có quá nhiều kinh nghiệm đau đớn xuyên qua những thiện chí và nỗ lực để “đối thoại” với đảng và nhà nước CSVN.
Xin nhớ lại những lời đối thoại thẳng thắn đầy tinh thần xây dựng của Đức cha Ngô Quang Kiệt, nguyên TGM Hànội cách đây vài năm và những hệ quả khốc hại xảy đến cho ngài, nói chung cho GHCGVN hiện nay ra sao, quý độc giả sẽ hiểu được điều tôi muốn gửi gấm.
Trong thư, 34 trí thức có đề cập bản ‘Tuyên cáo’ ngày 25 tháng 6, 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức và bản “Kiến nghị” ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ trí thức khác. Quý vị cũng nhắc tới danh xưng của “Viện Nghiên cứu Phát triển IDS” do TS Nguyễn Quang A đứng đầu. Hơn ai hết, hẳn các tác giả Thư Ngỏ cũng đã rõ về số phần của những thứ gọi là “tuyên cáo”, “Kiến nghị” và “Viện Nghiên cứu Phát triển IDS” ra sao rồi!
Người viết những giòng này cũng chưa quên cuộc “đi đêm” giữa thứ trưởng ngoại giáo CSVN Hồ Xuân Sơn với các đồng nhiệm Trung cộng của ông ta ngày 25-6-11. Khi về nước, trong khi HXS và bộ Ngoại giao im tiếng thì chính TTX Trung cộng công khai cho biết về những cam kết “nhục nhã” của Hànội với Bắc Kinh, không ngoài ý đồ dấn sâu vào con đường bán nước! Và trí thức trong nước đã tức thời phản ứng. Ngày 02-7-2011, 18 vị trong số có những khuôn mặt quen thuộc như TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, cựu tướng Lê Trọng Vĩnh v.v… đã viết một Kiến nghị (lại Kiến nghị!) đòi Bộ Ngoại Giao phải bạch hóa chuyến đi đêm của Hồ Xuân Sơn. Kết quả của thiện chí này đã bị Bộ Ngoại Giao cư xử “đẹp” ra sao, mời độc giả tìm đọc bài viết của GS Nguyễn Huệ Chi tựa đề “Chúng Tôi Đi Gặp Bộ Ngoại Giao” trên các trang mạng hoặc trên các báo Việt ngữ trong cộng đồng Việt tị nạn ở hải ngoại, gần đây. Riêng nguyệt san Diễn Đàn Giáo Dân, bài viết của GS Chi đã được đăng tải trên số 117 phát hành tháng 8-2011 trang 37. Hơn ai hết, chắc chắn 34 vị trí thức ký tên trong Thư Ngỏ đã rõ.
Vài mẩu chuyện thời sự
Những thực chứng rất thời sự đang diễn ra từng ngày từng giờ ngay lúc này trên đất nước cũng là những bằng cớ cụ thể cho người viết những giòng này cảm thông với tâm trạng bất bình của công luận trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại khi đọc Thư Ngỏ của một nhóm trí thức Việt Nam hải ngoại gửi các lãnh đạo CSVN.
Mẩu chuyện thứ nhất:
Sáng Thứ Năm 31-8-2011, tôi đọc được trên mạng basamnews on 31.08.2011 lá Thư Ngỏ của nhà văn Nguyễn Ngọc với nội dung nguyên văn như sau:
Thư của Nhà văn Nguyên Ngọc gửi Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị
Posted by basamnews on 31.08.2011
Đây là bức thư của tôi gửi ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, chiều 25-8-2011.
Định là thư ngỏ, nhưng tôi chưa công bố ngay, mà gửi trước cho vài người bạn qua email để tham khảo ý kiến.
Không biết qua đường nào, ông Phạm Quang Nghị đã biết được thư này và tối 25-8 đã đến nhà tôi, trong khi tôi đi vắng. Sáng 26-8 ông ấy đã gọi điện thoại cho tôi, nói rằng có thể Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội “đã non nớt” trong khi phát phóng sự (về những người biểu tình).
Từ đó đến nay, tôi chưa công bố bức thư này để chờ xem Đài PT-TH Hà Nội trả lời ra sao về việc làm sai trái của họ.
Nay đã có trả lời phủi tay và vô liêm sỉ của ông Trần Gia Thái, tôi quyết định đưa bức thư ra trước công luận.
Nguyên Ngọc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày 25-8-2011
Kính gửi ông Phạm Quang Nghị,
Bí thư Thành ủy Đảng Cộng Sản Việt Nam thành phố Hà Nội,
Tôi viết thư này cho ông vì ông là Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam của thành phố Hà Nội, là người lãnh đạo cao nhất của thành phố này, đương nhiên chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các tổ chức và cơ quan dưới quyền lãnh đạo của ông, không chỉ là tổ chức Đảng mà cả tổ chức và cơ quan chính quyền theo cơ chế ở nước ta hiện nay.
Tối ngày 22 tháng 8 năm 2011, đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, trong chương trình thời sự hằng ngày của mình từ 18 giờ 30 đến 19 giờ, đã cho phát một phóng sự về những cuộc biểu tình và những người biểu tình ở Hà Nội trong thời gian vừa qua, mà chính ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an thành phố, đã trịnh trọng tuyên bố trong một cuộc họp báo trước đó là biểu tình yêu nước chống Trung Quốc gây hấn, đe dọa nghiêm trọng nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam. Vậy mà đến tối 22 tháng 8, đài phát thanh và truyền hình Hà Nội đã quay ngược hoàn toàn, coi các cuộc biểu tình và những người biểu tình ấy là phản động, và trong khi nói như vậy đã đồng thời đưa rõ hình ảnh ba người là giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải và tôi.
Thưa ông,
Tôi năm nay đã 80 tuổi. Cho đến nay, trong suốt cuộc đời 80 năm qua của tôi, chưa có ai dám vu khống và xúc phạm tôi nặng nề như đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, một cơ quan đặt dưới dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, đứng đầu là ông. Ở nước ta, như chắc chắn ông biết, gọi một người là phản động cũng tức là kết tội người ấy là một tên phản quốc. Đối với tôi, đây là một sự lăng nhục cực kỳ nghiêm trọng, nhất quyết không thể tha thứ.
Đài này còn sử dụng một thủ đoạn ti tiện mà tôi nghĩ ở tuổi ông hẳn có thể ông cũng từng được biết, vào thời cải cách ruộng đất và Nhân văn Giai phẩm, dùng những người không được bất cứ ai cử ra nhưng lại được coi là đại biểu của “quần chúng nhân dân” lớn tiếng vu khống và chửi bới chúng tôi trên một phương tiện truyền thông chính thức của Đảng bộ và Chính quyền Hà Nội.
Tôi xin hỏi:
1 – Thành ủy Hà Nội, đứng đầu là ông, có chủ trương và chỉ đạo việc thực hiện chương trình sai pháp luật và cực kỳ vô văn hóa này của đài phát thanh và truyền hình Hà Nội không?
2 – Nếu không có chủ trương và chỉ đạo đó, mà đây chỉ là hành động “tự phát” của đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, thì ai chịu trách nhiệm về việc làm sai trái nghiêm trọng này?
Thành ủy Hà Nội sẽ xử lý những người đó như thế nào?
Bởi vì sự xúc phạm của đài Hà Nội là công khai, với toàn dân, với cả nước, cả thế giới, nên bức thư này của tôi là thư ngỏ, và tôi yêu cầu câu trả lời của ông cũng phải công khai.
Tôi và tất cả những người có lương tri yêu cầu và chờ đợi câu trả lời đó.
Trân trọng,
Nguyên Ngọc
Mẩu chuyện thứ hai:
Cũng trên mạng basamnews trước đó một ngày, nhà văn Nguyên Ngọc đã công bố bài viết ngắn sau đây:
Thôi nhé, hiểu rõ quá rồi!
Xin đọc một mẩu văn chương thánh thót của nữ nhà văn Hoàng Thu Vân trên báo Hà Nội Mới * ngày 29-8-2011 sau đây:
“Sáng chủ nhật 28-8, Hà Nội thật thanh bình, yên ả. Chớm thu, nắng và gió nhè nhẹ trải quanh hồ Hoàn Kiếm. Không còn những cuộc tuần hành, biểu tình tự phát, không còn những đám người tụ tập gây huyên náo…
Người già chậm rãi thả bước dạo quanh hồ, trẻ em tung tăng nô đùa ở sân trước tượng đài Lý Thái Tổ, còn những đôi uyên ương thì tranh thủ chụp hình ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ bên Hồ Gươm khi mùa cưới đã về. Hơn hai tháng qua, nhiều người dân ở khu vực này nói riêng và hơn 7 triệu người Hà Nội cùng gần 90 triệu người dân Việt Nam nói chung luôn mong muốn được chứng kiến những hình ảnh bình dị như vậy về một thành phố được UNESCO trao tặng danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, đại diện cho sự phát triển ổn định của một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ…”
Rồi hôm nay, 30-8-2011, đọc mẩu tin này trích từ bài viết về việc tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa sang hội đàm với tướng Trung Quốc Mã Hiểu Thiên **:
“Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng thông báo chủ trương kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn”.
À ra là vậy, ông tướng Vịnh vất vả lặn lội sang tận Bắc Kinh, trịnh trọng hứa với ông tướng Tàu “sẽ kiên quyết” (tất nhiên là với nhân dân của mình) chỉ là để cho “Hà Nội thật thanh bình, yên ả. Chớm thu, nắng và gió nhè nhẹ trải quanh hồ Hoàn Kiếm …” thôi mà!
Có vậy mà các vị nhân sĩ trí thức ta cứ phản đối, kiến nghị này nọ um sùm. Thật là chẳng hiểu biết gì cả!
Thôi nhé, nay thì đã hiểu rõ quá rồi!
Nguyên Ngoc
* Vì bình yên bền vững của Thủ đô yêu dấu (Hà Nội Mới, 29/8/2011).
Suy nghĩ chót:
Cũng sáng nay (Thứ Năm 31-8-11) tôi đọc được trong bài phỏng vấn của đài RFA những câu trả lời của giáo sư Lê Xuân Khoa, một trong những vị ký tên trong Thư Ngỏ. Tôi không có điều gì để thưa với GS Khoa. Chỉ xin GS và mọi người đọc kỹ lại lá thư gửi Phạm Quang Nghị và bài viết ngắn trên đây của nhà văn, nhà báo Nguyên Ngọc.
Xin lưu ý GS một chi tiết đáng suy nghĩ về nội dung lời “đoan hứa” của tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng CSVN sau cuộc mật đàm với tướng Mã Hiểu Thiên của Trung cộng được nhà văn Nguyên Ngọc trích trong bài viết của ông. Lời “đoan hứa” không phải công bố năm trước hay tháng trước. Nó còn nóng hổi vì mới được công bố hôm qua, 30-8-2011.
Sau khi lập lại chi tiết này, nhà văn Nguyên Ngọc đã phát hiện điều gì khác lạ đánh động ông khi cay đắng kết thúc bài viết:
“Có vậy mà các vị nhân sĩ trí thức ta cứ phản đối, kiến nghị này nọ um sùm. Thật là chẳng hiểu biết gì cả!
Thôi nhé, nay thì đã hiểu rõ quá rồi!”
Bây giờ đến lượt những người Việt “tị nạn chính trị” chúng ta ở hải ngoại, dĩ nhiên bao gồm cả 34 tác giả Thư Ngỏ gửi lãnh đạo nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Liệu chúng ta có cần xét lại xem mình đã thật sự sáng mắt, sáng lòng để nhận chân được những sự thật trên quê hương chưa?
IV.- Một gợi ý chợt đến
Sau khi bài viết được gửi đi để chia sẻ với vài người bạn, một suy tư bất chợt đến với tôi qua câu hỏi: liệu các nhân sĩ, trí thức Việt Nam ở hải ngoại có cần phải có một bản Bản Lên Tiếng chính thức về tình hình đất nước trong lúc này không? Nếu cần thì nội dung và đối tượng của văn kiện này sẽ ra sao?
Thiết nghĩ sự kiện 34 nhân sĩ, trí thức vừa công bố Thư Ngỏ là một dấu chỉ cụ thể cho thấy đây quả là một nhu cầu cấp bách khi mà hiểm họa xâm lăng của kẻ thù phương Bắc ngày càng trở nên rõ rệt, đòi buộc mọi người, mọi giới phải quan tâm. Như thế vấn đề còn lại là xác định đối tượng và nội dung cho Bản Lên Tiếng.
Đối tượng:
Theo thiển kiến, đối tượng của Bản Lên Tiếng sẽ là toàn thể đồng bào trong và ngoài đất nước, bao gồm tất cả mọi thành phần trẻ, già, trai, gái, giàu nghèo, thuộc mọi giai tầng xã hội, kề cả đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.
Nội dung
Trình bày cô đọng nhưng đầy đủ và trung thực, không thiên kiến về tình hình đất nước hiện nay trên cả hai mặt nội trị (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội) và ngoại giao. Đặc biêt nhấn mạnh tới những hình thái xâm lược tinh vi và sâu độc của Trung quốc nhắm vào Việt Nam gần đây. Đưa ra những gợi ý cụ thể về những biện pháp cấp thời phải có cùng với hướng nhìn vào tương lai… giúp mở ra một vận hội mới cho dân tộc (Hẳn sẽ có thắc mắc đặt ra khi đối tượng Bản Lên Tiếng mở rộng cho cả đảng và nhà nước CSVN. Tôi thành thực nghĩ rằng vấn nạn này sẽ được giải tỏa qua nội dung văn kiện này).
Câu hỏi chót được đặt ra:
Ai, tập thể nào sẽ đứng ra đảm nhiệm việc phác thảo nội dung Bản Lên Tiếng? Về điểm này, tôi chân thành chờ đợi những đóng góp ý kiến rộng rãi của các thức giả trong cộng đồng người Việt hải ngoại, kể cà những vị đã có thiện ý ký tên trong Thư Ngỏ vừa qua.
Nam California, Thứ Tư ngày cuối cùng tháng 8 –hoàn chỉnh ngày 01-9- 2011.
Trần Phong Vũ
Ý kiến về “Thư Ngỏ” của ông Lê Xuân Khoa với sự ủng hộ của nhà báo Trần Bình Nam
Khương Tử DânSau khi đọc bài viết của tác giả Trần Bình Nam, tôi xin mạn phép có một số ý kiến về bài viết này liên quan đến thư ngỏ của 36 nhân vật có khoa bảng, học vị đã ký tên trong thư ngỏ gửi cho các nhân vật tai to mặt lớn đang độc quyền cai trị ở Việt Nam cộng sản, từ hơn 80 năm qua. Dưới thời Việt Minh và đảng cộng sản VN, không biết bao nhiêu trí thức đã bị gông cùm, ngục tù và bị thủ tiêu, bị biến mất một cách mờ ám, đen tối.
Trước hết phải xác định rõ là thư ngỏ này do ông Lê Xuân Khoa soạn, còn có bao nhiêu người ký tên thì không ai rõ, chỉ biết là có tất cả 36 người. Điều chắc chắn là nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã lên tiếng là đã không biết gì về thư ngỏ, và cũng không hề ký tên vào thư ngỏ đã gửi đi. Như vậy là có sự trí trá trong đó, ít hay nhiều. Dù ít hay nhiều, tính chất, giá trị của nó chỉ còn là một con số không to lớn. Thư ngỏ do ông Lê Xuân Khoa soạn ra, hay phịa ra như một tô phở bột Ajinomoto đã bị ô nhiễm…. Đấy là một trò gian dối, nói một đàng làm một nẻo, mượn danh của người khác để mua danh, mua lợi cho mình.
Điều thứ hai, khi ông Lê Xuân Khoa trong một bài viết tiếp theo thư ngỏ và từ bài viết của tác giả Trần Phong Vũ, ông Lê Xuân Khoa bèn giải thích:”Chúng ta cũng cần phân biệt “Thư Ngỏ” không phải là “Kiến nghị”. Đúng như tên của nó, Thư ngỏ không gửi riêng cho đối tượng mà được mở cho toàn thể mọi người, trong và ngoài nước.” Điều này hoàn toàn khác biệt với thực tế là thư ngỏ do ông Lê Xuân Khoa soạn ra đã gửi cho các quan chức bạo quyền như sau:
Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chủ tịch và Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Thủ tướng và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Lời nói của ông Lê Xuân Khoa đã tự mâu thuẩu với nhau trong một thời gian quá ngắn.Thư ngỏ gửi đi với sự giải thích, có hai màu sắc khác biệt, có sự ô nhiễm, thiếu trong sạch, thiếu ánh sáng, thiếu quang minh chính đại, thiếu trung thực, thiếu thành tín, thiếu sự tín nhiệm, thiếu tin cậy đối với một người lãnh đạo có học thức, có khoa bảng, và nhất là đối với một nhà giáo ở cấp bậc hậu đại học. Hơn nữa, ông Lê Xuân Khoa là người có tuổi, cao niên, lời nói đúng ra phải có trọng lượng ngàn cân, như đinh đóng cột, như một người quân tử, nhất ngôn, tứ mã nan truy. Ông Lê Xuân Khoa đã được làm lễ thượng thọ, chắc chắn phải trên 80 tuổi.
Điều thứ ba, tác giả Trần Bình Nam đưa ra hai thí dụ nói về bà ngoại trưởng C. Rice thời TT. Bush và thủ tướng Tony Blair đã tiếp kiến, đón nhận nhà độc tài, bạo chúa Gaddafi của Libya, đúng theo nghi lễ để chứng minh là:”chúng ta không thể phủ nhận rằng chính quyền Hà Nội là một chính quyền được thừa nhận theo công pháp quốc tế. Xin lỗi ông Trần Bình Nam nhé, từ ngữ “chúng ta” ông sử dụng ở trong bài viết của ông, được nêu trên là muốn nói đến nhóm 36 người đã ký vào “thư ngỏ tào lao” hay để chỉ cộng đồng người Việt tỵ nạn CS VN ở hải ngoại? Dù là nhóm thư ngỏ 36 người, hay cả cộng người Việt tỵ nạn CSVN Hà nội cũng đều vô nghĩa, vì sự thừa nhận hay phủ nhận hoàn toàn do mỗi cá nhân, không thể tuyệt đối là phải thừa nhận chính quyền CSVN, vì tất cả 36 vị có tên trong thư ngỏ, chỉ là những cá thể riêng biệt, độc lập, có tự do, không đại diện cho một chính quyền nào cả. Nói cách khác họ là dân thường, mang quốc tịch My/, Pháp,/ Anh,/ Úc,/ Canada,/ Thụy sĩ….Họ không có quan hệ ngoại giao với nhà cầm quyền Hà nội. Thí dụ như chính quyền TT. Bush khi tiếp TT. Dũng/ Chủ tịch Nguỹên Minh Triết ở toà Bạch Ốc, Chính phủ Bush phải treo cờ máu một sao ở phòng hợp ở tòa Bách Ốc, nhưng cộng đồng người Việt tỵ nạn bên ngoài tòa Bạch ốc, vẫn tự do cầm cờ vàng ba sọc đỏ dàn chào TT. Dũng/ chủ tịch Triết và hô to khẩu hiệu: “đã đảo VC”, Việt cộng, VC go home”. Như chính TT. Bush đã có lần nói, đó là tự do, dân chủ ở Mỹ. Điều ông Trần Bình Nam viết là có chỗ chẳng thuyết phục được ai cả. Nói cách khác những gì ông Lê Xuân Khoa viết, qua sự cò mồi của giáo sư Vũ Quốc Thúc, tiếp theo bài viết của tác giả Trần Phong Vũ không thuyết phục được đa số, nếu có chăng là thuyết phục được tác giả Trần Bình Nam, và một thiểu số trí thức khoa bảng vịt kiều đã được đảng và nhà nước kết nạp và đón tiếp bằng xe công an có còi hụ như ls. vịt kìu Nguỹên Hữu Liêm đã tự sướng kể lại. Điều ông Lê Xuân Khoa không biết tới là rất nhiều thành phố của nhiều tiểu bang Mỹ chỉ công nhận là cờ vàng ba sọc đỏ của cộng đồng người việt tỵ nạn CSVN hà nội ở Mỹ, mà không công nhận lá cở máu của Việt cộng.
Trước đây cũng khá lâu, có thể vào năm 2004, không biết ông Trần Bình Nam có còn nhớ đến sự kiện đại sứ Việt cộng tên Nguyên Tâm Chiến, viết một bức thư phản đối nghị sĩ Pam Roach, bang Washington về vụ người Việt tỵ nạn CSVN Hà nội đã xây một tượng đài kỹ niệm thuyền nhân và những chiến sĩ vô danh. Đại sứ VC, Nguỹên Tâm Chiến đã viện dẫn là hai nước đã có ban giao quốc tế nầy nọ, thì chuyện xây dựng tượng đài chỉ có tính cách ôm giữ quá khứ, là không đúng tư cách pháp lý giao ước ngoại giao, làm hai nước mất đi tình hữu nghị, mà nên dẹp bỏ. Đại sứ Việt cộng Nguỹên Tâm Chiến đã bị phản hồi nhục nhã, bị dạy cho một bài học về nhân quyền, về tự do… và còn bị bang Washington từ chối vinh danh cờ máu, chỉ vinh danh cờ vàng. Đấy là một điều quốc nhục cho đảng, cho nhà nước CSVN. Vì bang Washington đã chính thức vinh danh cở vàng ba sọc đỏ, màu cở của VNCH và ủng hộ, hậu thuẩn cho cộng đồng người Việt tỵ nạn CSVN Hà nội thuộc bang Washington xây tượng đài theo dự án. Ông Terrell A. Minarcin chỉ nhân danh là công dân bang Washington trả lời đại sứ VC Nguyên Tâm Chiến. Đấy là văn thư đã làm cho đại sứ VC ở Washington phải xấu hổ, tủi nhục vì đã không học được bài học ngoại giao chính thống. Vấn đề này cũng tương tự như nhiều thành phố ở Mỹ, Canada đã thừa nhận là cở quốc gia của cộng đồng người Việt ty CSVN Hà nội, mà không công nhận cờ máu, một sao có mười sáu chữ vàng y organic. Những định nghĩa về từ ngữ chính danh do Gs. Vũ Quốc Thúc bỏ vào mồm ông Lê Xuân Khoa, giải thích tíếp theo bài viết của tác giả Trần Phong Vũ, chẳng thuyết phục được bao nhiêu người. Ông Lê Xuân Khoa đã lấp liếm trong vụ chữ ký, ngưgời đứng tên, về việc ngôn từ chính danh, về thư ngỏ… nào là không gửi cho đối tượng. Thứ Thư ngỏ đã viết gửi cho ai, lại có tên, chức vụ tùm lum ta la. Ông Lê xuân Khoa đã thiếu thành tín, nói ngược nói xuôi, nói hai lời, tiền hậu bất nhất….
Điều thứ tư, ông Trần Bình Nam đã viết:” Chỉ trích xây dựng thì ít, chỉ trích để có tiếng nói thì nhiều”. Tôi nghĩ câu nói này ông đã viết ra không đúng đối tượng lắm, mà nên viết cho ông Lê Xuân Khoa và 35 trí thức vịt kiều khoa bảng có tên trong “Thư ngỏ” thì đúng hơn. Vì nội dung của “Thư ngỏ” toàn là chuyện tào lao, báo chí toàn cầu, các bloggers trong nước đã phải vào tù, bị gông cùm là vì một số điểm mà người dân Việt trong và ngoài nước đã và đang đấu tranh. Ông Lê xuân Khoa và nhóm trí thức vịt kìu khoa bảng, tự họ đã muốn gây tiếng vang, vừa đánh trống thổi kèn, vừa tự kiêu, tự sướng với những điểm chẳng có gì gọi là tuyệt chiêu, chỉ toàn là các thế võ trói gà, như có người đã nói, là họ đang muốn đảng và nhà nước bíết rõ là họ hiện hữu. Nếu ông Trần Bình Nam tự nghĩ là nếu có 36K người ký tên sẽ làm thay đổi được tình thế dưới sự lãnh đạo của ”vịt kìu yêu nước” Lê Xuân Khoa? Điều này có thể sẽ là một ảo tưởng, và có thể còn là một ác mộng, vì ông Trần Bình Nam đã nói là chưa hề quen biết với ông Lê Xuân Khoa. Ông Trần Bình Nam quả thật đã có nhiều can đảm vì đã hậu thuẩn, ủng hộ, đồng thuận với một người mà ông Trần Bình Nam, chưa hề quen biết. Hay cũng có thể ông Trần Bình Nam chỉ nhìn vào người có tên sau cùng là giáo sư Vũ Quốc Thúc mà lên giọng áp đảo mọi người. Chỉ tiếc là giáo sư Vũ Quốc Thúc hiện tại hoàn toàn khác biết với Gs.Vũ Quốc Thúc nửa thế kỹ trước. Chính một người cháu của giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng đã bật mí trên mạng như vậy. Bất cứ sự vật gì sau hơn nửa thế kỹ, đều bị soi mòn, hay đã biến mất. Chắc ông Trần Bình Nam đã thừa biết điều đó. Kiến thức khoa học, sự nghiên cứu, học hỏi sau nửa thế kỹ không biết bao nhiêu là sự thay đổi, cứ thử nhìn lại bản thân, và các nước Nhật, Mỹ, Đức… so với nửa thế kỹ trước. Có nhiều sự kiện, dữ liệu liên hệ đến khoa học chỉ một vài tháng trước sau, đã có nghiệm chứng, sai lệch. Sự sai lệch, chệch hướng thường xuyên xảy ra trong nghị trường chính trị nhiều hơn tất cả.
Điều thứ năm, ông Lê Xuân Khoa, tuy học về văn chương, triết học, nhưng đã dính líu vào sự nghiệp chính trị từ lâu, nhất là về vấn đề hòa giải, hòa hợp. Ông Lê Xuân Khoa cũng đã nhiều lần từ chối chào cở trong các buổi ra mắt sách của ông ta, và làm nhiều người bất bình. Cộng đồng người Việt tỵ nạn đã quá quen mặt với ông Lê Xuân Khoa, qua nhiều bài viết, nhiều cuộc tiếp kiến không mấy thiện cảm cho lắm trong mấy lần ông Lê Xuân Khoa ra mắt sách. Cá nhân tôi nghĩ là đa số người chỉ trích, công kích ông Lê Xuân Khoa vì sự thiếu thành tín, thiếu quang minh chính đại của ông ta, ông Lê Xuân Khoa không phải là người trọng chữ tín, mà là người hai lời, thích móc nối, đi đêm. Làm chính trị thời đại ngày nay mà nhị tâm, hai ba đầu, tráo trở, lấp liếm nhập nhằng thì phải tự coi như đã tự thiêu, tự hũy hoại mình, sau khi cộng đồng đã biết rõ sự thật, vì̀ đã mất tín nhiệm, mất sự tín cẩn. Điển hình như trường hợp của anh em nhà họ Hoàng Cơ Minh, của đảng Việt Tân. Ông Trần Bình Nam có sự tín nhiệm, tin cậy vào ông Lê Xuân Khoa là quyền tự do cá nhân của ông, nhưng ông không thể áp đặt cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản Hà nội phải đặt tín nhiệm vào những người đã có sự lem nhem chưa được ánh sáng chiếu rọi, là một điều thất sách có ảnh hưởng tai hại cả cho uy tín của ông. Xin quí vị nhìn vào hình dưới đây cho thấy ông Lê Xuân Khoa, móc nối đi đêm với VC lâu rồi. Ông Lê Xuân Khoa mang chức vụ gì trong đảng cầm quyền Hà nội, mà lại được huy hiệu cờ đỏ, sao vàng cài trên cổ áo “coat” khi đi dự dạ tiệc? Nếu so với các đảng ủy trung ương BCT, sẽ thấy rõ hơn.
“Nhà “giáo” Lê Xuân Khoa đeo biểu tượng cờ đỏ sao vàng trên cổ áo “coat”, được Trần Khuê đón tiếp.
http://vietvungvinh.com/2011/images/stories/2011-07/297-6.jpg
Thư ngỏ của ông Lê Xuân Khoa đã gửi cho 5 tham quan, bốn quan chóp bu đã có hình ảnh, tên họ gi trên. Tất cả các tham quan trong BCT đều có mang phủ hiệu, biểu tượng cở máu, sao vàng, y chang như cái phù hiệu trên c̀ổ áo của ông trí thức vịt kìu yêu H2O Lê Xuân Khoa.
http://files.myopera.com/nguyenphucbaoan/blog/TU%20TRU%20SANG%20TRONG%20HUNG%20DUNG.jpg
Điều thứ sáu, ông Trần Bình Nam cho rằng:” khi đất nước đang trong hoàn cảnh “chỉ mành treo chuông” không có tính “hòa giải hòa hợp” là sự việc quá khôi hài, nếu không muốn nói là tiếu lâm. Ông Trần Bình Nam, dường như đang ngủ mê, không nghe biết gì cà̉về những gì các quan tổng bí thư, thủ tướng CSVN đã nói. Ông Trần Bình Nam chắc cũng chưa bao giờ nghe hai quan đại tướng, trung tướng tổng trưởng, phó tổng trưởng quốc phòng đã tuyên bố. Trên thực tế Việt cộng với Tầu cộng vẫn là anh em trong tình hữu nghị có cùng chung lý tưởng, quyền lợi, nghĩa vụ như sông liền sông, núi liền núi như ông Đái Bỉnh Quốc đã tuyên bố khi tham quan CSVNXHCN… Mối tình hữu nghị, thân giao nầy đã bắt đầu tử thời Mao Hồ. Những sự việc ông Trần Bình Nam viết ra, nào là “chỉ mành cheo chuông”, “cứu nước như cứu lửa” là hoàn toàn sai lầm, nếu không muốn nói là chỉ có tính hù dọa, rung cây nhát khỉ, diễn trò kịch bản cho vui thôi. Thử hỏi có bao nhiều người tin vào lời nói của ông Trần Bình Nam so với thực trạng chính trị giưã hai nước Tàu Việt cộng đang diễn ra từ nhiều thập niên qua.
Những nhận định của ông Lê Xuân Khoa và 35 trí thức khoa bảng vịt kìu yêu nước trong “Thư ngỏ” quá hèn nhát. Họ không dám nói lên thực trạng tham nhũng, về công hàm án nước của Phạm văn Đồng năm 1958, thực trạng chia năm, sẻ bẩy trong đảng CSVN, và hiện tình kinh tế, lạm phát, tiền tệ mất giá, nhất là về các tập đoàn kinh tế, quốc doanh của đảng và nhà nước đã làm đất nước ngày càng tụt hậu. Làm kẻ sĩ mà hèn nhát, thiếu thẳng thắn, thiếu quang minh chính đại, thiếu khí khái, thiếu cả trái tim và cái đầu như thủ tướng Putin đã khẳng định thì còn có giá trị gì? Với tình trạng bất ổn, suy thoái, xã hội băng hoại như vậy, thử hỏi còn được quần chúng tín nhịêm, ủng hộ, hậu thuẩn sao? Làm kẻ sĩ chân chính là phải đứng về phía dân, đấu tranh cho quyền lợi, tự do, dân chủ của nhân dân, chứ không phải đứng về phía bạo quyền để cò mồi cho bạo chúa làm chuyện này chuyện kia. Đó là những chuyện tào lao có ý đồ của kẻ nịnh hót để kiếm chút lợi danh, bổng lộc, đặc quyền, đặc lợi….
Nhiều cuộc họp mặt song phương đã diễn ra ở Hà Nội, và ở Bắc Kinh, cho cả hai bên, hai phía anh em cộng sản Tầu Việt cộng đã nhất trí đồng thuận từ trong ra ngoài qua cách trang điểm, phục sức giữa ông Đái Bỉnh Quốc và Nguỹên Tấn Dũng, giưã các tướng lãnh, và nhất là tổng bí thư Nguỹên Trọng Phú, được dân Hà nội gọi là Trọng Lú. Như vậy thế nầy là thế nào, ông Trần Bình Nam lại khẳng định là đất nước đang ở trong tình trạng “chỉ mành treo chuông”, hay “cứu nước như cứu lửa”, có phải là nghịch lý, trái chiều không? (Điều làm tôi ngạc nhiên là ông Trần Bình Nam là nhà bình luận chính trị có uy tín, không hiều sao lại bình luận về vụ “Thư ngỏ” của ông Lê Xuân Khoa thiếu thẳng thắn, thiếu trung thực, thiếu sâu sắc, thiếu sáng suốt, thiếu đại chúng… Có thể tác giả Trần Bình Nam chỉ dưạ vào học vị tiến sĩ, và cái danh xưng giáo sư đại học ở Johns Hopkins mà có tư duy lệch lạc…)
Điều sau cùng tôi muốn nói nhỏ riêng với ông Trần Bình Nam là, môi trường chính trị, diễn đàn chính trị hoàn toàn không giống với môi trường, diễn đàn học thuật, nghiên cứu chỉ thuần tính triết học, văn hóa, nghệ thuật và khoa học như ở các đại học đã có truyền thống. Môi trường chính trị, và diễn đàn chính trị ngoài xã hội tập họp đủ mọi thành phần có trình độ văn hóa, kiến thức quá khác biệt và cũng là vùng đất đấm đá, tranh giành tiền bạc, lợi nhuận, đủ màu sắc tư lợi, đen đỏ có thể đi đến hành động thủ tiêu, làm cho đối phương phải biến mất. Nếu đòi hỏi phải có lời lẽ nhã nhặng, lịch sự, khiêm nhường theo phép xã giao, nghi thức truyền thống như ở các đại giảng đường đại học, thì chỉ là một ảo tưởng. Mà ngay trong môi trường đại học ở Viêtnam XHCN hiện tại, cũng không còn có truyển thống văn hóa, học thuật triết học của thời đại hơn nửa thế kỹ trước, vì bản chất, truyền thống đại học đã bị thay đổi theo cơ chế XHCN. Nhưng đó cũng là cái nghiệp của những người làm chính trị, họ phải đối diện với các cơ quan ngôn luận, báo chí về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí đã được luật pháp hậu thuẩn. Người làm chính trị phải biết rõ thời cơ để tiến thối, quy ẩn, nếu không sẽ bị chửi thậm tệ, bị nhạo báng, bị phỉ nhổ, dù họ có minh chứng giải trình minh bạch hay không. Điển hình như các vụ Watergate, thổi sáo vườn hồng, hay vụ phục quốc của Hoàng cơ Minh qua phim ảnh chẳng hạn.
Bạo quyền CSVN trước sau gì cũng sụp đổ, không phải do cộng đồng người Việt tỵ nạn CS Hà nội ở hải ngoại, mà chính do người dân trong nước nổi dậy, một phần do tự họ suy thoái trong nội bộ đấm đá với nhau. Có một sự việc, mà cộng đồng có thể làm được mà cộng đồng đã không làm là chấm dứt nạn gửi tiền về thiên đàng mù và dứt khoát không về CSVN. Nếu thực hiện được hai điều đó, CSVN đã sụp đổ từ lâu.
Nếu “Thư ngỏ” của ông Lê Xuân Khoa được xác định trong giới hạn trí thức khoa bảng ‘vịt kiều yêu nước” ở hải ngoại, có thể đã không bị phản đối, chỉ trích thậm tệ như vậy.
DTK
https://ngoclinhvugia.wordpress.com/2011/09/16/y-ki%E1%BA%BFn-v%E1%BB%81-th%C6%B0-ng%E1%BB%8F-c%E1%BB%A7a-ong-le-xuan-khoa-v%E1%BB%9Bi-s%E1%BB%B1-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-c%E1%BB%A7a-nha-bao-tr%E1%BA%A7n-binh-nam-kh%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BB%AD-da/
Giáo sư, nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Thư Ngỏ của
36 trí thức gửi lãnh đạo Việt Nam
Lê Xuân Khoa
18-09-2011
Trên trang blog AnhBaSàm ở trong nước ngày 12 tháng Chín, đề mục số 348, phản hồi số 13, một độc giả ở San Jose là Lê Hoàng, sau khi tán thành nội dung của “Thư Ngỏ”, đã có một lời nhắn nhủ rất đặc biệt đối với những người ký tên trên thư : “Nếu những nhà trí thức hải ngoại có bị những người cầm quyền Việt Nam và những người không hiểu họ chà đạp bức Thư Ngỏ này, thì những người ký tên chỉ nên mỉm cười và nói: ‘Thế à.’ như một thiền sư Nhật Bản.” Nhưng ngay sau đó, độc giả Lê Hoàng nêu lên với tôi một sự việc cần phải làm cho rõ, đó là: “nhà văn Doãn Quốc Sỹ có ký tên vào Thư Ngỏ này hay không.”
Trong câu trả lời ông Lê Hoàng qua trang blog ABS, tôi viết: “Tôi vẫn biết rằng có nhiều áp lực của một số người với nhà văn Doãn Quốc Sỹ và gia đình để yêu cầu ông rút tên hay đính chính, trong lúc gia đình ông Sỹ đang đau đớn, bối rối về sự ra đi của bà Doãn Quốc Sỹ. Tôi thấy cần phải chia sẻ và kính trọng nỗi đau của gia đình một người bạn thân từ 60 năm nay, nên quyết định giữ im lặng cho đến sau ngày tang lễ cho người quá cố. Sự thật và lẽ phải luôn luôn còn đó. Tôi nghĩ rằng ông Lê Hoàng sẽ đồng ý với tôi là cần kính trọng nỗi đau đớn của tang gia trong lúc này, và chờ thêm một vài ngày nữa.”
Thật ra, trong một lần điện thoại với gia đình giáo sư/nhà văn Doãn Quốc Sỹ khi bà Sỹ chưa mất, tôi đã được biết là có một số người quen đã hối thúc ông Sỹ rút tên ra khỏi Thư Ngỏ, với lý do là ông đang bị lôi cuốn vào những hoạt động chính trị phe nhóm trong cộng đồng, nhất là tên của ông lại được đưa lên đầu danh sách. Để tránh cho ông khỏi bị phiền nhiễu trong lúc đang yếu và buồn, các con ông đã không để cho ông trả lời điện thoại và nói với những người gọi đến rằng “đây là chuyện giữa hai người bạn thân là bố Sỹ và bác Khoa. Bố Sỹ đang cần được yên tĩnh, vậy xin cứ hỏi bác Khoa.” Quả thật, gia đình nhà văn Doãn Quốc Sỹ có bị dao động và có sự thắc mắc chính đáng là tên tuổi ông có thể bị dùng vào mục đích chính tri hay không. Sau khi được tôi trấn an, một người con ông Sỹ vẫn hỏi tôi xem có thể đưa tên ông Sỹ xuống dưới trong danh sách hay không.
Tôi không thấy ai liên lạc với tôi để hỏi han về chuyện này mà chỉ thấy tiếp tục phổ biến những bài chỉ trích tôi bằng những lời lẽ nặng nề về những chuyện hoàn toàn vu khống. Ngay cả Giáo sư Vũ Quốc Thúc, 92 tuổi, một bậc thày đáng kính của nhiều thế hệ, cũng đang bị phỉ báng vì ông cũng được yêu cầu rút tên nhưng ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của Thư Ngỏ. Luật sư Đoàn Thanh Liêm, một cựu tù cải tạo, cũng bị một cựu học sinh Hội Cựu học sinh Chu Văn An yêu cầu ông rút tên khỏi Thư Ngỏ, nếu không thì phải rút lui khòi Hội đồng Quản trị của Hội CVA, mặc dù ông ký tên với danh nghĩa cá nhân chứ không dưới danh nghĩa Hội.
Sau ngày tang lễ cho bà Doãn Quốc Sỹ, tôi viết cho trưởng nam của ông bà là Doãn Quốc Thái để cùng ôn lại sự việc, và báo cho Thái hay là tôi cần phải nói lên sự thật vì trách nhiệm của tôi đối với những người cùng ký tên trên Thư Ngỏ và với tất cả những người vẫn tin cậy ở lề lối làm việc nghiêm chỉnh của tôi. Trong email trả lời, Thái nhắc lại sự mong muốn mọi người để cho gia đình được yên tĩnh và xác nhận với tôi một lần nữa là “cháu đã xác định với họ là bác rất thân với bố cháu nên mọi việc thắc mắc xin hỏi bác thay vì gọi phone cho bố cháu.”
Tôi đã bỏ ra thêm vài ngày tĩnh tâm để có thể trình bày sự việc một cách bình thản, không do xúc cảm. Việc nhà văn Doãn Quốc Sỹ ký tên trên Thư Ngỏ là một chuyện rất bình thường, giản dị, không khác gì trường hợp của 35 người khác cùng ký tên. Sự việc được diễn ra như sau:
1. Ngày 17 tháng Tám, tôi gửi thư mời nhà văn Doãn Quốc Sỹ ký tên trên Thư Ngỏ. Thư mời này được gửi qua địa chỉ email của Doãn Quốc Thái như thường lệ, vì ông Sỹ không có địa chỉ email riêng.
2. Cũng trong ngày 17, Thái trả lời tôi: ”Thưa bác, Cháu đã đưa bố cháu xem, bố cháu nhận lời ký tên trong danh sách.”
3. Khuya hôm đó, tôi hồi âm cám ơn ông Sỹ và Thái, nhân thể nói về việc Thư Ngỏ cần được gửi đi trong vài ngày tới. Sáng sớm hôm sau, Thái trả lời, đồng ý rằng “Chuyện này cần phải làm gấp.”
2. Cũng trong ngày 17, Thái trả lời tôi: ”Thưa bác, Cháu đã đưa bố cháu xem, bố cháu nhận lời ký tên trong danh sách.”
3. Khuya hôm đó, tôi hồi âm cám ơn ông Sỹ và Thái, nhân thể nói về việc Thư Ngỏ cần được gửi đi trong vài ngày tới. Sáng sớm hôm sau, Thái trả lời, đồng ý rằng “Chuyện này cần phải làm gấp.”
Vấn đề chỉ trở thành phức tạp khi có người ngoài, vì ngộ nhận hay vì ác ý, đã tiếp xúc với ông Sỹ và gia đình để diễn giải việc ông Sỹ ký tên trên Thư Ngỏ như sự tham gia vô tình vào một mưu đồ chính trị nhằm công nhận chính quyền cộng sản Việt Nam. Cũng theo cách diễn giải này, tôi và nhóm soạn Thư Ngỏ đã lợi dụng tên tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ ông khi đưa tên ông đứng đầu danh sách như một nhà lãnh đạo.
Trước hết, việc đưa tên ông Sỹ lên đầu danh sách hoàn toàn là tình cờ do phương pháp thông thường là xếp thứ tự tên theo vần mẫu tự của tên họ (family name). Nhà văn họ Doãn, vần D, đứng đàu danh sách vì không có người nào cùng ký tên có họ vần C, B hay A. Cũng theo thứ tự ấy, giáo sư Vũ Quốc Thúc họ Vũ, vần V, phải được xếp ở cuối danh sách. Cách xếp tên theo vần mẫu tự thể hiện tinh thần dân chủ, bình đẳng giữa những cá nhân độc lập, khác với cách xếp thứ tự tên theo chức vụ trong một tổ chức.
Việc giải thích những người soạn Thư Ngỏ có mưu đồ chính trị và ông Sỹ đã bị lợi dụng khiến cho ông có thể bị mất hết thanh danh là một giải thích hoàn toàn sai lầm và có dụng ý xấu. Thư mời là một lá thư mẫu (form letter) được viết chung cho mọi người, chỉ đổi tên cá nhân người nhận trên đầu thư. Như vậy không có một sự mời mọc đặc biệt hay vận động riêng tư với bất cứ ai. Thành phần ký Thư Ngỏ điển hình cho những lớp tuổi, giới tính, nghề nghiệp, khuynh hướng tử một số quốc gia khác nhau, chỉ có chung một mục đích, như đã được nói rõ trong Thư Ngỏ, là ủng hộ tiếng nói dũng cảm của trí thức trong nước về vấn đề bảo vệ chủ quyền đất nước trước hiểm họa Trung Quốc cũng như về nhu cầu thay đổi hệ thống chính trị và tôn trọng các quyền tự do dân chủ của nhân dân. Tất cả 36 người ký tên đều nhân danh cá nhân, không ai đại diện cho một tổ chức hay đoàn thể chính trị nào. Tất cả 36 người đều đã có sự nghiệp thành công, không có nhu cầu tìm kiếm chức vụ hay làm giàu, nhất là phần đông đều đã quá tuổi “cổ lai hy”.
Tôi xin chấm dứt bài minh xác này bằng một điều mong ước là mọi sự chống đối tôi và những người ký tên trên Thư Ngỏ sẽ chấm dứt. Tôi sẽ hiểu những lời chỉ trích đã qua đều do ngộ nhận. Quan trọng hơn hết trong lúc này là tôn trọng sự yên tĩnh của gia đình nhà văn Doãn Quốc Sỹ.
Ngày 18 tháng Chín, 2011
https://anhbasam.wordpress.com/2011/09/20/gs-doan-quoc-sy-va-thu-ngo-cua-36-tri-thuc-hai-ngoa/
Thưa quý vị,
Chúng tôi, một số trí thức sinh sống tại nước ngoài, gửi đến quý vị lá thư ngỏ này để phát biểu những suy nghĩ thẳng thắn và xây dựng trước tình hình nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay.
Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ bản “Tuyên cáo” ngày 25 tháng 6, 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức, tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi đồng thời hưởng ứng bản “Kiến nghị” ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ Chính trị công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung, nhấn mạnh vào nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.
Cả hai bản Tuyên cáo và Kiến nghị đại diện những tiếng nói can đảm, trung thực của giới trí thức yêu nước mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc, trực tiếp hay gián tiếp, trong nhiều năm qua. Dù xa quê hương đã lâu, dù còn mang quốc tịch Việt Nam hay đã trở thành công dân nước ngoài, chúng tôi vẫn luôn quan tâm đến các khó khăn và thuận lợi của đất nước. Do đó chúng tôi ủng hộ những ý kiến chính đáng của nhân sĩ, trí thức trong nước và chỉ trình bày ngắn gọn một số nhận định bổ túc sau đây.
Hiểm hoạ ngoại bang
Sau chiến tranh biên giới cực Bắc năm 1979, nguồn tư liệu do Nhà nước bạch hoá về quan hệ Việt-Trung cho thấy mối quan hệ giữa hai nước không tốt đẹp như nhiều người lầm tưởng. Do hơn 30% dân số Việt Nam hiện sử dụng internet, thông tin ngày nay không còn là độc quyền của riêng ai. Kết hợp các nguồn tư liệu khác nhau cũng cho thấy rằng đối với Trung Quốc, “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính” (“Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua”, nxb Sự thật, 1979, trang 8).
Quan điểm trên được thể hiện rõ nét qua một chiến lược nhất quán của Trung Quốc trong gần 60 năm nay tuy chiến thuật tùy lúc, tùy thời có khác nhau: phản bội Việt Nam ở Hội nghị Geneva năm 1954, ngăn cản Việt Nam thương lượng với Mỹ năm 1968, dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động chiến tranh biên giới năm 1979, dùng vũ lực đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988; và sau khi quan hệ giữa hai nước đã bình thường hoá năm 1991, từng bước lũng đoạn kinh tế, thu vét tài nguyên, thực hiện mưu đồ đồng hoá, xâm phạm chủ quyền và đối xử tàn bạo đối với ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.
Sức mạnh dân tộc
Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm, phần lớn là từ phương Bắc, trong nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với non 20 triệu héc-ta rừng, và hơn 3.200km đường biển. Trong dân số gần 90 triệu, hơn 3 triệu người có trình độ đại học trở lên. Do biến chuyển thời cuộc, hiện có hơn 3 triệu người gốc Việt sinh sống tại nước ngoài, trong đó có hơn 300.000 người có trình độ đại học trở lên và nhiều người là chuyên gia, giáo sư ở những công ty, trường đại học hàng đầu của thế giới.
Vị thế chính quyền
Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam. Nhưng trong thời gian qua những chính sách và biện pháp đối nội và đối ngoại được thực thi đã tỏ ra lúng túng và mâu thuẫn, trái với sự mong đợi của toàn dân. Tình trạng này hiển nhiên làm suy yếu sức mạnh dân tộc, đòi hỏi chính quyền cần phải có những thay đổi toàn diện về cơ chế và chính sách mới có thể bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất nước.
Những việc cần làm
Khác với các cuộc xâm lăng trong quá khứ, Trung Quốc trong thế kỷ XXI có nhiều lý do cần thiết hơn và nhiều điều kiện thuận lợi hơn để “khuất phục và thôn tính” Việt Nam mà không cần sử dụng vũ khí hay tổn thất nhân mạng. Mặc dù yếu kém hơn Trung Quốc về kinh tế và quân sự, Việt Nam có một lợi thế lớn chưa từng có trong lịch sử: không một nước tự do, dân chủ nào muốn thấy một nước độc tài chuyên chế như Trung Quốc xâm phạm quyền lợi hay quyền tự quyết của một nước khác, đe dọa tình trạng ổn định trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, cũng sẽ không có quốc gia hay liên minh nào có thể hỗ trợ Việt Nam nếu, trước hết, chính phủ Việt Nam không chứng tỏ là có ý chí và khả năng bảo vệ dân tộc và đất nước của mình.
Một lần nữa, chúng tôi khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ các ý kiến chính đáng vừa qua của nhân sĩ, trí thức trong nước. Chúng tôi hi vọng quý vị lãnh đạo tiếp thu đóng góp quan trọng ấy và sớm thiết lập một lộ trình cải cách cụ thể để được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Chúng tôi đề nghị những điểm chính dưới đây cần được chú trọng khi quyết định lộ trình:
Có hai nguyên nhân chính: (1) cơ chế chính quyền hiện hữu không những đánh mất niềm tin của người dân trong nước mà còn là cản trở lớn cho trí thức ở nước ngoài muốn đóng góp vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” do chính Nhà nước đề ra; (2) sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào thiện chí của trí thức còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ của lãnh đạo.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn có điều kiện nghiên cứu và vận động tìm kiếm những giải pháp thuận lợi cho Việt Nam, như tranh thủ sự ủng hộ của các chính phủ và dư luận quốc tế cho quan điểm của Việt Nam. Thực tế là một số chuyên gia trong và ngoài nước từng hợp tác với nhau trong các hoạt động theo chiều hướng này và công cuộc vận động đã đạt được một số kết quả tích cực về vấn đề Biển Đông và sông Mekong.
Trước chiến lược trước sau như một của Trung Quốc đối với Việt Nam và trước tham vọng bành trướng, bá quyền ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, đất nước và nhân dân đòi hỏi quý vị phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy cho Việt Nam. Chúng tôi mong quý vị dũng cảm nắm lấy thời cơ duy nhất để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện, xây dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, nhằm đưa Việt Nam lên vị thế xứng đáng với các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới.
Trân trọng kính chào,
Ngày 21 tháng 8 năm 2011
Đồng ký tên:
THƯ NGỎ GỬI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM
VỀ HIỂM HOẠ NGOẠI BANG VÀ SỨC MẠNH DÂN TỘC
Kính gửi:
Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chủ tịch và Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Thủ tướng và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Thưa quý vị,
Chúng tôi, một số trí thức sinh sống tại nước ngoài, gửi đến quý vị lá thư ngỏ này để phát biểu những suy nghĩ thẳng thắn và xây dựng trước tình hình nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay.
Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ bản “Tuyên cáo” ngày 25 tháng 6, 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức, tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi đồng thời hưởng ứng bản “Kiến nghị” ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ Chính trị công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung, nhấn mạnh vào nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.
Cả hai bản Tuyên cáo và Kiến nghị đại diện những tiếng nói can đảm, trung thực của giới trí thức yêu nước mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc, trực tiếp hay gián tiếp, trong nhiều năm qua. Dù xa quê hương đã lâu, dù còn mang quốc tịch Việt Nam hay đã trở thành công dân nước ngoài, chúng tôi vẫn luôn quan tâm đến các khó khăn và thuận lợi của đất nước. Do đó chúng tôi ủng hộ những ý kiến chính đáng của nhân sĩ, trí thức trong nước và chỉ trình bày ngắn gọn một số nhận định bổ túc sau đây.
Hiểm hoạ ngoại bang
Sau chiến tranh biên giới cực Bắc năm 1979, nguồn tư liệu do Nhà nước bạch hoá về quan hệ Việt-Trung cho thấy mối quan hệ giữa hai nước không tốt đẹp như nhiều người lầm tưởng. Do hơn 30% dân số Việt Nam hiện sử dụng internet, thông tin ngày nay không còn là độc quyền của riêng ai. Kết hợp các nguồn tư liệu khác nhau cũng cho thấy rằng đối với Trung Quốc, “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính” (“Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua”, nxb Sự thật, 1979, trang 8).
Quan điểm trên được thể hiện rõ nét qua một chiến lược nhất quán của Trung Quốc trong gần 60 năm nay tuy chiến thuật tùy lúc, tùy thời có khác nhau: phản bội Việt Nam ở Hội nghị Geneva năm 1954, ngăn cản Việt Nam thương lượng với Mỹ năm 1968, dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động chiến tranh biên giới năm 1979, dùng vũ lực đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988; và sau khi quan hệ giữa hai nước đã bình thường hoá năm 1991, từng bước lũng đoạn kinh tế, thu vét tài nguyên, thực hiện mưu đồ đồng hoá, xâm phạm chủ quyền và đối xử tàn bạo đối với ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.
Sức mạnh dân tộc
Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm, phần lớn là từ phương Bắc, trong nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với non 20 triệu héc-ta rừng, và hơn 3.200km đường biển. Trong dân số gần 90 triệu, hơn 3 triệu người có trình độ đại học trở lên. Do biến chuyển thời cuộc, hiện có hơn 3 triệu người gốc Việt sinh sống tại nước ngoài, trong đó có hơn 300.000 người có trình độ đại học trở lên và nhiều người là chuyên gia, giáo sư ở những công ty, trường đại học hàng đầu của thế giới.
Vị thế chính quyền
Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam. Nhưng trong thời gian qua những chính sách và biện pháp đối nội và đối ngoại được thực thi đã tỏ ra lúng túng và mâu thuẫn, trái với sự mong đợi của toàn dân. Tình trạng này hiển nhiên làm suy yếu sức mạnh dân tộc, đòi hỏi chính quyền cần phải có những thay đổi toàn diện về cơ chế và chính sách mới có thể bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất nước.
Những việc cần làm
Khác với các cuộc xâm lăng trong quá khứ, Trung Quốc trong thế kỷ XXI có nhiều lý do cần thiết hơn và nhiều điều kiện thuận lợi hơn để “khuất phục và thôn tính” Việt Nam mà không cần sử dụng vũ khí hay tổn thất nhân mạng. Mặc dù yếu kém hơn Trung Quốc về kinh tế và quân sự, Việt Nam có một lợi thế lớn chưa từng có trong lịch sử: không một nước tự do, dân chủ nào muốn thấy một nước độc tài chuyên chế như Trung Quốc xâm phạm quyền lợi hay quyền tự quyết của một nước khác, đe dọa tình trạng ổn định trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, cũng sẽ không có quốc gia hay liên minh nào có thể hỗ trợ Việt Nam nếu, trước hết, chính phủ Việt Nam không chứng tỏ là có ý chí và khả năng bảo vệ dân tộc và đất nước của mình.
Một lần nữa, chúng tôi khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ các ý kiến chính đáng vừa qua của nhân sĩ, trí thức trong nước. Chúng tôi hi vọng quý vị lãnh đạo tiếp thu đóng góp quan trọng ấy và sớm thiết lập một lộ trình cải cách cụ thể để được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Chúng tôi đề nghị những điểm chính dưới đây cần được chú trọng khi quyết định lộ trình:
1- Đối với Trung Quốc: Cần xác định công khai và rõ ràng lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa-Biển Đông: mọi tranh chấp phải được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần xét lại toàn bộ quan hệ Việt-Trung và chỉnh sửa những quyết định sai lầm trước đây khiến Việt Nam mất cân bằng, lệ thuộc vào mối quan hệ này trên các lãnh vực khác nhau. Cần nhấn mạnh truyền thống hiếu hòa của Việt Nam với nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là trí thức tiến bộ, để tranh thủ sự ủng hộ của họ trong việc cùng tranh đấu cho công bằng và quan hệ bình đẳng giữa hai nước.
2- Đối với ASEAN và các nước khác: Cần tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với thành viên ASEAN cũng như những nước then chốt khác. Cần đồng thuận trong việc bác bỏ đòi hỏi trên 80% chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc và trong lập trường đàm phán đa phương với Trung Quốc về Trường Sa. Cần tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN và quốc tế cho một giải pháp về Hoàng Sa trên cơ sở luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần thúc đẩy sự đồng thuận của ASEAN trong việc đổi tên Biển Đông thành Biển Đông Nam Á để góp phần vô hiệu hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc, và để tránh ngộ nhận về các tên gọi khác nhau cho một vùng biển chung.
3. Đối với nhân dân trong nước: Cần sửa đổi Hiến pháp để đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá với ba cơ chế hoàn toàn độc lập: Quốc hội và cơ chế đại diện ở cấp thấp hơn, cơ chế toà án và cơ chế chính quyền. Cần thực hiện tự do bầu cử và ứng cử. Cần tôn trọng các quyền tự do công dân quy định bởi Hiến pháp Việt Nam và những công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng, cụ thể như quyền tự do biểu tình và tự do phát biểu nhằm phản đối hành động hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông. Cần trả lại tự do cho những công dân bị giam giữ vì tranh đấu ôn hòa cho tự do, dân chủ, cho chủ quyền quốc gia, để đoàn kết toàn dân. Cần cải tổ hệ thống luật pháp, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, v.v. để đẩy lùi tham nhũng, giảm thiểu bất công, gia tăng năng lực, bảo vệ tài nguyên. Cần tham khảo với những nhóm nghiên cứu độc lập (như Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã phải tự giải thể năm 2009) trong quá trình hình thành các chính sách có tầm vóc quốc gia và quốc tế.
4. Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Cần tạo bước đột phá để cải thiện sự hợp tác của cộng đồng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Cần cho tái thiết Nghĩa trang Biên Hoà vô điều kiện, giúp đỡ chương trình tìm kiếm hài cốt những người đã bỏ mình trong trại tù cải tạo, không can thiệp vào việc xây dựng bia tưởng niệm thuyền nhân ở các nước Đông Nam Á. Đây là bước cần thiết bắt đầu một quá trình nghiêm túc thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc.
Mặc dù chính quyền kêu gọi trong nhiều năm, sự đóng góp về trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn quá nhỏ bé: số chuyên gia, trí thức hàng năm về nước “chuyển giao công nghệ” chỉ trong vòng 500 lượt người trên con số hơn 300.000 trí thức.Có hai nguyên nhân chính: (1) cơ chế chính quyền hiện hữu không những đánh mất niềm tin của người dân trong nước mà còn là cản trở lớn cho trí thức ở nước ngoài muốn đóng góp vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” do chính Nhà nước đề ra; (2) sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào thiện chí của trí thức còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ của lãnh đạo.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn có điều kiện nghiên cứu và vận động tìm kiếm những giải pháp thuận lợi cho Việt Nam, như tranh thủ sự ủng hộ của các chính phủ và dư luận quốc tế cho quan điểm của Việt Nam. Thực tế là một số chuyên gia trong và ngoài nước từng hợp tác với nhau trong các hoạt động theo chiều hướng này và công cuộc vận động đã đạt được một số kết quả tích cực về vấn đề Biển Đông và sông Mekong.
Trước chiến lược trước sau như một của Trung Quốc đối với Việt Nam và trước tham vọng bành trướng, bá quyền ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, đất nước và nhân dân đòi hỏi quý vị phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy cho Việt Nam. Chúng tôi mong quý vị dũng cảm nắm lấy thời cơ duy nhất để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện, xây dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, nhằm đưa Việt Nam lên vị thế xứng đáng với các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới.
Trân trọng kính chào,
Ngày 21 tháng 8 năm 2011
Đồng ký tên:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 372
CAO MỴ NHÂN * NƠI MỘT CHIẾC BÀN
NƠI MỘT CHIẾC BÀN
CAO MỴ NHÂN
CAO MỴ NHÂN
Đó chỉ là một chiếc bàn có mặt hình vuông, nhưng bốn góc lại được vạt tròn, bằng kính dày khoảng 5 ly trong veo, bốn chiếc ghế cũng khá đẹp trang nhã, của một cậu sinh viên người IRAN, đã tặng lại con trai tôi, trước khi cậu ta trở về nước.
FERRIS học khoa báo chí, đại học USC, ra trường cách đây 12 năm, tôi quên bẵng, con trai tôi học khóa khác, đã đi làm, hôm nay tôi bỗng nhớ lại chuyện cái bàn vuông này, tôi ngồi lặng lẽ nhìn ra vườn trước, những đóa hoa hồng đỏ thắm, đang vươn lên trời, nắng giữa mùa hạ, rực rỡ ánh vàng như kim nhũ, tôi hỏi con trai tôi đang cùng uống nước trà, buổi trưa chủ nhật đầu tháng 8:
-Tại sao FERRIS học khoa báo chí ở Mỹ, lại về IRAN làm...quái gì? Ở USC có khoa báo chí à, tưởng chỉ có các ngành khoa học nổi tiếng thôi chứ.
BEN, tên gọi chơi ở nhà của con trai tôi, cười vui vẻ:
-Khoa báo chí ở USC danh tiếng đó má, FERRIS về IRAN, nó chủ biên một tờ báo lớn ở nước nó.
-Viết bằng tiếng Hồi, hay tiếng Mỹ.
-Má rõ lẩn thẩn, nó viết bằng tiếng gì không thành vấn đề, cái tư tưởng gạn lọc được ở xã hội, văn hóa Mỹ mới là quan trọng. Có khi cũng chẳng cần đích thân viết, mà chỉ đạo, điều hành, để có một lập trường riêng mới đáng kể, chẳng lẽ học báo chí ở Mỹ, rồi về nước họ, lại viết bằng tiếng Mỹ với những luận điệu Mỹ sao? Nếu vậy chỉ cần đọc báo Mỹ, do chính người Mỹ biên soạn là đủ.
Thấy BEN có vẻ bênh vực bạn một cách nhiệt tình, tôi...bốc luôn:
-Má chẳng cần biết BA TƯ, BÁT ĐAT làm quái gì, con gái út bác THÁI TÚ HẠP, ÁI CẦM là ca sĩ DOANH DOANH kìa, cũng đang học khoa báo chí đại học USC của...con ngày xưa đó.
-Ố la la! DOANH DOANH bé xíu hồi nhà mình mới qua Mỹ, vẫn theo ba mẹ ghé chơi, giờ học USC hả, phải rồi DOANH DOANH học BÁO CHÍ thì chẳng đi sai chút nào. À, không chừng cô biết cả tiếng HOA nữa.
-Tất nhiên, DOANH DOANH nhiều khả năng, nhưng rất dịu hiền, khiêm tốn. Phong cách mới của những nữ lưu làm báo hiện đại, không giống nửa thế kỷ trước, thời nay đòi hỏi kiến thức tổng quát, bao hàm nhiều dữ kiện: học vấn, ngôn ngữ, lịch thiệp, khiêm tốn, cập nhật lịch sử và thời sự .
-Má nói những cô nhà báo thời nay là phải như một tủ sách biết đi, có lương tri và đầy đủ phẩm chất tốt hả?
-Hiện nay cũng đã thấy thấp thoáng những hình ảnh như nêu trên rồi, thêm vào vẻ tươi mát cho làng báo chí là tuổi trẻ, phải cần tuổi trẻ, để không lẫn lộn định kiến về thời gian và không gian, nói nôm na để không bảo thủ, lỗi thời. Bởi vì kinh nghiệm đôi khi khác xa với thực tiễn, khi mọi sự đang nhào lộn quanh bánh xe tiến hóa.
-Sao má biết được điều đó, con thấy má cứ ở nhà tối ngày, có gặp ai đâu.
-Tại con không để ý đấy chứ, má gặp khá nhiều người rồi, ngay ở chiếc bàn này, những người đã đến và những người đã đi chỉ còn một mình má ngồi lại nhìn trời mây. Hôm nay bác DUY LAM và bác THỊNH CHU (phu nhân nhà văn DUY LAM ) chính thức rời Cali về miền đông, sau đúng 20 năm hiện diện ở thủ đô tị nạn.
Trước đó lâu rồi, thì bác TẠ TỴ và bác gái (họa sĩ TẠ TỴ và phu nhân) cũng ghé chơi nơi tĩnh lặng này. Rồi về Việt Nam và mãn phần bên ấy.
-Nhưng điều gì má định nói về chiếc bàn và khoa báo chí USC mà FERRIS và DOANH DOANH theo học, với đội ngũ biên tập viên, phóng viên trẻ trí thức? Lại kể tên hai bác DUY LAM và TẠ TỴ vào.
-Có gì đâu chỉ tại chiếc bàn như một trường đình, ta đã cùng nhau ngồi lại, rồi tiễn nhau đi xa. Hành trình của một nhà báo, là một lộ trình vòng tròn, khởi sự từ chiếc bàn đầy dữ kiện sôi nổi, rồi phóng ra xa, xong kéo về lại chiếc bàn thâm trầm, ý nhị, uyển chuyển gởi lại cho mai sau những gì tiêu biểu nhất.
Con trai tôi gật đầu:
-Thế sao hôm nay 1 tháng 8, má không đi tiễn hai bác DUY LAM, về miền đông.
-Má vừa từ bệnh viện về, không dám đi xa, ngồi bàn này tiễn được rồi. Vả lại, ngoài quê hương Việt Nam ra, thì ở đâu, các phần đất tạm dung đều mang ý nghĩa và mầu sắc như nhau, có cần chi phải đưa với tiễn.
Vì thế, để tìm cho mình một quê hương đích thực, nếu không phải VIỆT NAM với một hệ thống làng mạc, thành phố thân quen, nhà thơ HÀ THƯỢNG NHÂN đã sắp gần trời, xa đất, cụ đã chờ giờ lên Thiên Đàng để hưởng nhan Thiên Chúa, hiện lặng lẽ nghe tiếng thời gian ở nhà thương X. San Jose.
Tôi mỉm cười:
-Có nói thêm, con cũng chưa hiểu được, vì con không học khoa báo chí, nên khó tâm tình với những người ít nhiều liên hệ tới báo chí, đôi khi còn đánh giá sai lạc nghề báo chí nữa. Trước nhất báo chí phải thông tin phổ thông trung thực, còn những tiêu đề văn hóa, xã hội, giáo dục, chính trị, kinh tế, thương mại là mục đích chủ trương riêng của tờ báo. Thế bạn IRAN của con mở tờ báo loại gì?
-Báo hàng ngày, đa dạng, có nhiều tay bỉnh bút, nghiên cứu và bàn luận thời sự hay đến nỗi phù phép như các nhà tiên tri lão hạng trên thế giới.
Bây giờ FERRIS nó say mê báo quá, nó biến tờ báo thành một sa bàn, theo dõi tình hình thế giới mọi mặt, mọi nơi chốn, khiến ngoài việc biên soạn v.v...cho tờ báo đó, nó còn được mời làm cố vấn giúp nhiều ngành, nghề ở nước nó lâu rồi.
-Thế thì mai mốt, FERRIS quá nổi tiếng, má phải rao bán cái bàn vuông góc tròn này, nhưng chết nỗi ai biết chiếc bàn của FERRIS thật hay giả, con phải xin nó một dấu ấn riêng, để quảng cáo, hoặc giả để làm...kỷ niệm cũng được.
-Tại sao FERRIS học khoa báo chí ở Mỹ, lại về IRAN làm...quái gì? Ở USC có khoa báo chí à, tưởng chỉ có các ngành khoa học nổi tiếng thôi chứ.
BEN, tên gọi chơi ở nhà của con trai tôi, cười vui vẻ:
-Khoa báo chí ở USC danh tiếng đó má, FERRIS về IRAN, nó chủ biên một tờ báo lớn ở nước nó.
-Viết bằng tiếng Hồi, hay tiếng Mỹ.
-Má rõ lẩn thẩn, nó viết bằng tiếng gì không thành vấn đề, cái tư tưởng gạn lọc được ở xã hội, văn hóa Mỹ mới là quan trọng. Có khi cũng chẳng cần đích thân viết, mà chỉ đạo, điều hành, để có một lập trường riêng mới đáng kể, chẳng lẽ học báo chí ở Mỹ, rồi về nước họ, lại viết bằng tiếng Mỹ với những luận điệu Mỹ sao? Nếu vậy chỉ cần đọc báo Mỹ, do chính người Mỹ biên soạn là đủ.
Thấy BEN có vẻ bênh vực bạn một cách nhiệt tình, tôi...bốc luôn:
-Má chẳng cần biết BA TƯ, BÁT ĐAT làm quái gì, con gái út bác THÁI TÚ HẠP, ÁI CẦM là ca sĩ DOANH DOANH kìa, cũng đang học khoa báo chí đại học USC của...con ngày xưa đó.
-Ố la la! DOANH DOANH bé xíu hồi nhà mình mới qua Mỹ, vẫn theo ba mẹ ghé chơi, giờ học USC hả, phải rồi DOANH DOANH học BÁO CHÍ thì chẳng đi sai chút nào. À, không chừng cô biết cả tiếng HOA nữa.
-Tất nhiên, DOANH DOANH nhiều khả năng, nhưng rất dịu hiền, khiêm tốn. Phong cách mới của những nữ lưu làm báo hiện đại, không giống nửa thế kỷ trước, thời nay đòi hỏi kiến thức tổng quát, bao hàm nhiều dữ kiện: học vấn, ngôn ngữ, lịch thiệp, khiêm tốn, cập nhật lịch sử và thời sự .
-Má nói những cô nhà báo thời nay là phải như một tủ sách biết đi, có lương tri và đầy đủ phẩm chất tốt hả?
-Hiện nay cũng đã thấy thấp thoáng những hình ảnh như nêu trên rồi, thêm vào vẻ tươi mát cho làng báo chí là tuổi trẻ, phải cần tuổi trẻ, để không lẫn lộn định kiến về thời gian và không gian, nói nôm na để không bảo thủ, lỗi thời. Bởi vì kinh nghiệm đôi khi khác xa với thực tiễn, khi mọi sự đang nhào lộn quanh bánh xe tiến hóa.
-Sao má biết được điều đó, con thấy má cứ ở nhà tối ngày, có gặp ai đâu.
-Tại con không để ý đấy chứ, má gặp khá nhiều người rồi, ngay ở chiếc bàn này, những người đã đến và những người đã đi chỉ còn một mình má ngồi lại nhìn trời mây. Hôm nay bác DUY LAM và bác THỊNH CHU (phu nhân nhà văn DUY LAM ) chính thức rời Cali về miền đông, sau đúng 20 năm hiện diện ở thủ đô tị nạn.
Trước đó lâu rồi, thì bác TẠ TỴ và bác gái (họa sĩ TẠ TỴ và phu nhân) cũng ghé chơi nơi tĩnh lặng này. Rồi về Việt Nam và mãn phần bên ấy.
-Nhưng điều gì má định nói về chiếc bàn và khoa báo chí USC mà FERRIS và DOANH DOANH theo học, với đội ngũ biên tập viên, phóng viên trẻ trí thức? Lại kể tên hai bác DUY LAM và TẠ TỴ vào.
-Có gì đâu chỉ tại chiếc bàn như một trường đình, ta đã cùng nhau ngồi lại, rồi tiễn nhau đi xa. Hành trình của một nhà báo, là một lộ trình vòng tròn, khởi sự từ chiếc bàn đầy dữ kiện sôi nổi, rồi phóng ra xa, xong kéo về lại chiếc bàn thâm trầm, ý nhị, uyển chuyển gởi lại cho mai sau những gì tiêu biểu nhất.
Con trai tôi gật đầu:
-Thế sao hôm nay 1 tháng 8, má không đi tiễn hai bác DUY LAM, về miền đông.
-Má vừa từ bệnh viện về, không dám đi xa, ngồi bàn này tiễn được rồi. Vả lại, ngoài quê hương Việt Nam ra, thì ở đâu, các phần đất tạm dung đều mang ý nghĩa và mầu sắc như nhau, có cần chi phải đưa với tiễn.
Vì thế, để tìm cho mình một quê hương đích thực, nếu không phải VIỆT NAM với một hệ thống làng mạc, thành phố thân quen, nhà thơ HÀ THƯỢNG NHÂN đã sắp gần trời, xa đất, cụ đã chờ giờ lên Thiên Đàng để hưởng nhan Thiên Chúa, hiện lặng lẽ nghe tiếng thời gian ở nhà thương X. San Jose.
Tôi mỉm cười:
-Có nói thêm, con cũng chưa hiểu được, vì con không học khoa báo chí, nên khó tâm tình với những người ít nhiều liên hệ tới báo chí, đôi khi còn đánh giá sai lạc nghề báo chí nữa. Trước nhất báo chí phải thông tin phổ thông trung thực, còn những tiêu đề văn hóa, xã hội, giáo dục, chính trị, kinh tế, thương mại là mục đích chủ trương riêng của tờ báo. Thế bạn IRAN của con mở tờ báo loại gì?
-Báo hàng ngày, đa dạng, có nhiều tay bỉnh bút, nghiên cứu và bàn luận thời sự hay đến nỗi phù phép như các nhà tiên tri lão hạng trên thế giới.
Bây giờ FERRIS nó say mê báo quá, nó biến tờ báo thành một sa bàn, theo dõi tình hình thế giới mọi mặt, mọi nơi chốn, khiến ngoài việc biên soạn v.v...cho tờ báo đó, nó còn được mời làm cố vấn giúp nhiều ngành, nghề ở nước nó lâu rồi.
-Thế thì mai mốt, FERRIS quá nổi tiếng, má phải rao bán cái bàn vuông góc tròn này, nhưng chết nỗi ai biết chiếc bàn của FERRIS thật hay giả, con phải xin nó một dấu ấn riêng, để quảng cáo, hoặc giả để làm...kỷ niệm cũng được.
TÚY HỒNG * THANH NAM
Thanh Nam..tản mạn - Bài viết của nhà văn Tuý Hồng
Thành phố Ramsey khốn khổ ngâm lạnh. Bầu dưỡng khí chúng tôi đang thở toàn một màu xám chì. Lề đường, cột điện đóng tuyết buốt băng, hàng cây cao cố gắng đứng thẳng. Thời gian lo âu thở dài. Gió thỗi thốc ngược từ dưới lên đập mạnh vào hông nhà. Trời màu lam tê tái, mây màu lưu huỳnh, giá băng đóng trên mặt đường màu trắng.
Không một con chó nào dám xông ra khỏi nhà đi đêm, không một con mèo nào nhẩy lên mái ngói gào kêu. Khi chúng tôi theo họ đạo đi lễ về thì tấm khăn len choàng cổ Thanh Nam đóng băng và hơi thở chàng nặng.
Truớc khi đi nhà thờ, Thanh Nam đã nướng sẵn trong lò sưởi một viên gạch để khi trở về sẽ gói vào tấm vải len cho vào mền. Mấy thằng con kêu: “nóng quá bố ơi!” rồi chúng đạp tung tấm chăn xuống thảm.
Năm 1975 tị nạn trên đảo Guam, Thanh Nam đã kêu đau cổ vì bị một vết xước bên trong cuống họng ngày nào cũng ho. Chàng giải thích: “Anh ho từ cổ trở lên, chứ khong phải từ phổi bật ra. Đau cổ không sao, đau ngực mới đáng sợ.”
Khi ra trại, Thanh Nam không uống nứơc cam được nữa, chàng nhăn mặt khi nhìn trái chanh chua. Ruợu chát ấm cỗ chàng nhâm nhi mỗi ngày , bia và thuốc lá thì không làm sao bỏ được! Đầu tháng tư 1976, chúng tôi nói "Amen" với họ đạo rồi dời về Seattle. Thời tiết Tây Bắc hiền và bao dung kẻ nhát lạnh không như thứ khí hậu miền Đông. Thanh Nam cười bảo: “Thời tiết Seattle chỉ lạnh chừng này thôi sao? Cửa sổ chỉ một lớp kính, ở New jersey, cửa sổ phải ba lớp dày, máy sửơi chạy bằng hơi nước phát ra tiếng ồn êm ái.”
Về đất mới, Thanh Nam bớt ho và dễ thở hơn, mỗi ngày nhâm nhi rựơu chát và tì tì nhậu budweiser. Và chàng nhớ bia 33. Nhưng sau chừng vài ba năm, Thanh Nam lại ho ra máu. Nhiều bữa tối, chàng không nuốt nổi miếng cơm kẹt nửa chừng trong cổ, phải uống nứơc đẩy xuống. Đi khám bệnh, bác sĩ cho uống trụ sinh thấy bớt. Khi cơn ho trở lại, cũng trụ sinh luôn. Lập đi lập lại nhiều lần, trụ sinh đâm nhờn. Bạn bè ai cũng khuyên nên đi rọi hình, thử test.
“Anh đau lâu quá rồi, phải đi bác sĩ ở nhà thương Mỹ"
“ ở Mỹ, sao không đi nhà thương Mỹ ?”
Thanh Nam cãi : “ Moa chắc là cổ moa bị nhiễm trùng, uống trụ sinh chắc sẽ khỏi.” Thanh Nam không đi nhà thương mà chỉ đi vào nhà bếp nấu phở. Trên cổ chàng dần dần hiện ra những cục tròn nhỏ, từ từ lớn dần thành khối u. Cuối cùng , chị Lai Hồng khuyên được chàng và chở chàng đi khám bệnh. Bác sĩ Faith giải phẫu cổ chàng , cắt bỏ ống nói và ống dẫn hơi rồi khoét một cái lỗ nhỏ cho chàng thở.
Dr. Faith giảng: “Loại cancer này sau khi giải phẩu thì thường khỏi bệnh, nhưng vì để lâu quá, bệnh đã lan ra những bộ phận khác. Nếu biết sớm, cắt bỏ đi thì tuy mất tiếng nói nhưng còn giữ được cái mạng.”
Tôi đặt câu hỏi: "Chồng tôi có thể sống đựơc bao lâu?"
“Several months.”
“ nghĩa là bao nhiêu năm? Thưa bác sĩ.”
“ I don’t know.”
Chín năm chung sống ở Saigon, Thanh Nam không phải là người chồng tốt. chúng tôi lấy nhau có đám cưới nhưng không có hôn thú. Khi con gái đầu lòng học hết lớp mẫu giáo , chàng mới chịu đóng tiền đút lót một ông lý trưởng ở Quảng Nam để ông ta cấp cho một tờ hôn thú lậu và làm giấy thế vì khai sinh cho con. Giấy tờ giả làm xong, Thanh Nam nói: “Anh rất quý bạn bè bằng hữu. Giữa bạn và vợ, nếu bắt buộc phải chọn một, thì em là người anh bỏ”.
Bạn hiền của Thanh Nam là tất cả đàn ông chàng đặt lòng thành và tình hiếu hữu. Khi đất nước còn chia đôi hai khối hận thù, miền Nam nằm dưới miền Bắc, chính quyền miền Nam cải tổ toàn thể cục diện, thành lập bộ chiêu hồi tượng trưng bằng một vòng tay ấm dang rộng ra để ôm lấy anh cán binh Việt cộng quay về chính nghĩa . Lòng Thanh Nam cũng bao la như cánh cửa chiêu hiền, cũng rộng mở như thùng thư trước ngõ mang tên số nhà chàng ở, cũng ấm như hộp PO. Box đặt trong sở bưu điện và nhẹ như con tem dán vào góc bì thư gửi tình theo gió mang đi.
Huy Quang Vũ Đức Vinh bảo: “Nó với Mai Thảo ... chơi đêm ngủ ngày, một đằng thì uống bia, một đằng thì đánh bài, một năm dọn nhà bốn lần, vợ moa cấm moa chơi với hai tay này.”
Nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn cũng nói: “ Có.. có khi.. hồi còn độc thân ở Sài Gòn , anh Thanh Nam tiêu nguyên một tháng lương vừa mới lãnh ra...trong ..một đêm.”
Tháng chạp năm 1966, tôi gặp Thanh Nam lần đầu và lấy chàng ngay trong ngày cuối tháng đó thì Thanh Nam đã là một lực sĩ đuối sức trên hai vòng đua tình và tiền.Khi một phụ nữ gặp gã đàn ông chưa quá vài lần mà đã ngủ với hắn ngay và lấy hắn làm chồng liền, đó là hoả hoạn của tình dục, của hoang dâm bấy lâu đè nén đã thừa cơ bật dậy. Những cuộc hôn nhân vội vã như thế này thường xuyên có thể đưa đến đổ vỡ, nhưng Thanh Nam và tôi lì lợm chung sống với nhau hoài bên bầy con bốn đứa. Hôn nhân của chúng tôi đứt đôi vì có một cái chết.
Thanh Nam xoè bàn tay ra :
“Em ngửi tay anh có thơm mùi nho khô không?”
Những điếu thuốc lá Pall Mall nhẹ thơm mùi nho khô. Những ngón tay thuôn dài của Thanh Nam nám màu khói thuốc. Thanh Nam ngồi đâu thì chỗ đó tất phải có lon bia Hams và bao thuốc lá Pall Mall màu đỏ bầm.
Dr.Faith bảo: “ Thuốc lá có thể gây ung thư cổ họng.”
Đến với Thanh Nam trong tình yêu vỡ lòng là Hồng Ngọc, cô gái yểu mệnh chết non trước đợt di cư 1954. Hồng Ngọc là tên truyện viết đầu tay của Thanh Nam, người yêu nhỏ lìa đời trong tuổi thanh xuân 18, lúc dong chơi trên ngọn đồi cát màu vàng loãng, dưới hình mặt trời tròn như cái đĩa đồng và những khối mây lớn xù lông trắng đục.
Khi ung thư giết chàng lần mòn, Thanh Nam vẫn mộng thấy nàng:
Cùng với giá băng em trở lại.
Tóc xưa Hồng Ngọc thuở xuân nồng.
Thương yêu siết nhẹ vòng tay cũ.
Em gọi tình xa tỉnh giấc gần.
Sàigòn cũng có những tháng ngày ướt mưa và sương rơi từ những đường thẳng trên cao xuống các mái tôn và ống máng trong hẽm dài, Thanh Nam khoác áo ra đi theo hướng ánh điện đỏ vàng dẫn tới rạp hát Bích Thuận lúc trên sân khấu người đẹp Bích Sơn đang diễn xuất một màn ca kịch bi thương, để đêm đó Thanh Nam về nhà rung đùi uống bia, đốt thuốc lá viết câu đối đăng lên báo Thẩm Mỹ:
“Kiều nữ Bích Sơn, nàng đứng nhìn gì trên núi biếc?”
Rồi mũi tên Cupid lại chỉ đường Thanh Nam dến một sân khấu vĩ đại hơn , một vòng quay ánh sáng chói mắt hơn, một đám đông xô bồ chen chúc người mộ điệu: Đoàn ca kịch Thanh Minh Thanh Nga. Chàng đã bứng cây si từ Kiều nữ Bích Sơn sang Kỳ Nữ Thanh Nga, huy chương vàng quý báu nhất của miền Nam trái ngọt cây lành. Cải lương ngọt như sầu riêng, mít tố nữ, ổi xá lị, mãng cầu dai.
Trưa Lái Thiêu xưa vườn tiếp vườn.
Trĩu cành trái ngọt thở hương thơm.
Hồi đó, nếu Sàigòn là hòn ngọc Viễn đông thì Thanh Nga là một của những hòn ngọc Sàigòn. Đêm đêm, nàng hát nhạc vàng, ca vọng cổ, đóng tuồng tích trên bục gỗ... nàng có một cuộc đời thật để sống và nhiều cuộc đời ảo cũng để sống...nàng có tiền , vàng, và nhà.. Nhưng quả thật Thanh Nga là người nữ tù bị nhốt trên sân khấu, là Hằng nga ngủ ngày, xa cuộc đời, xa xã hội, nàng viễn mơ và viễn thị không mấy hiểu cuộc đời. Những lúc không lên sân khấu, nàng đã đọc truyện tình do Thanh Nam viết và đọc những bài phóng sự kịch trường Thanh Nam đề cao nàng. Tình yêu quả có thật giữa họ. Thanh Nam, với công việc của một ký giả kịch trường, bao phen đã khó khăn xông vào bedroom của nàng để phóng vấn viết bài cho báo. Thanh Nga ngay ngắn ngồi tiếp chàng trong chiếc kimono đẹp như tranh vẽ. Họ nhìn nhau qua khói ấm tách trà nhỏ.
Nay đã nghìn thu vào tĩnh mịch, Những anh hùng cũ mỹ nhân xưa.
Khi còn ở quê nhà trước năm 1975, Thanh Nam đã phát hiện sở thích đi chợ mua đồ ăn. Mấy bà hàng xóm trong hẽm cụt Lý Thái Tổ thỉnh thoảng ré lên cười:
“ Coi kìa! ông nhà báo đi chợ để vợ ở nhà.”
“ Đôi giày láng lườm của ổng dính dơ bùn chợ hết rồi! Coi coi...ông ta cố dấu bó rau muống trong túi ny lông nhưng cái bó muống nó dài quá, nó cứ thòi ra không thụt vào.”
Ngày tháng êm trôi trước khi bệnh, Thanh Nam đi chợ không do dự, mỗi tuần lễ ba lần sau giờ làm việc cho báo Đất Mới. Hồi còn ở miền đông, ông bạn Trần Đình Hồng Lâm đã kêu :”Tính toa sao lạ vậy, chứ moa thì không thể nào muốn đi chợ chút nào hết!:”
Tôi lắc xắc xen vô: “ Safeway, Fred Meyer, Alberson...là những nơi chỗ vui chân mà Thanh Nam mến thích, còn tôi thì mỗi tuần lễ đi chợ một lần là quá cỡ!”
Ba thằng con trai cũng thường theo bố mẹ đi chợ hồi mới đến Seattle. Một sáng chủ nhật, Thanh Nam hối hả giục cả nhà đi Safeway mua xương bò nấu phở Bắc. Nấu phở mệt phờ người ra, nấu xúp bui-da-bét..lòng tôi cũng bét nát ra luôn vói món xúp này...ai trong cái nhà này phải đứng nhặt giá, rửa rau, cắt củ cải, xắt hành, thái thịt bò, nướng gừng, luộc bánh phở và may một cái túi nhỏ xíu đựng gia vị phở Bắc quê hương...Khi công việc của người bếp phụ xong, đầu bếp chính Thanh Nam bước vào bên bếp điện, mở tủ lạnh lấy xương bò ra tắm rửa kỳ cọ, cắt bỏ mấy cục mỡ thừa vứt đi, rồi nêm vào thùng nước dùng ba muỗng nước mắm,một dúm bột ngọt, một cục đường phèn Quảng Nam, nửa cục đường phổi Quảng Ngãi!
Chàng phân tích: “Người Huế không nấu ăn ngon được vì họ ăn cay quá, nấu phở cần phải tận tình đứng vớt bọt, nhưng đừng vớt mỡ thẳng tay quá!. Khi thưởng thức tô phở, em nên biết rằng phở cần chút nước béo, vài ba giọt sao óng ánh.”
Cầm đôi đũa cả trở lát thịt xào lăn trên chảo mỡ, Thanh Nam bảo: “Ở Việt Nam, anh đã ăn cải làn, bí đao, bầu... Sang đây, anh không thể nào ăn zucchini và brocoli được. Ăn phải đúng cách, nấu phải đúng kiểu, món nào ra món đó.”
Một chiều thứ bẩy trong Safeway thịt bò bán đại hạ giá., buy one get one free. Thừa lúc Thanh Nam mãi chọn mấy miếng thịt thăn, thịt mông, ba rọi...thằng con lớn đẩy xe đi chất hai két nước ngọt.Thanh Nam nạt: “Không được mua nhiều nước ngọt như vậy.”
Thằng bé vặn hỏi: “Tại sao không được hả bố? Coi! Bố mua bao nhịêu két bia kìa!”
“Bố lớn, mày nhỏ.”
“Mình equal mà bố”
Tôi chen vào: “Mình bình đẳng mà bố.”
Khi đồng hồ trong chợ chỉ đúng vaò số 5 , thời gian ấm nhất của ngày, thằng con lớn đòi về nhà gấp, Thanh Nam bảo tôi gọt vỏ khoai tây, cắt thành khối vuông nhỏ để chàng làm mashed potatoes. Cao thủ đầu bếp trong ngôi nhà Lỗ Tấn này sở trường nhiều món chứ không phải một vài! Khoai tây nghiền bấy xong, Thanh Nam trộn thịt jambon vào rồi dùng thìa lớn múc ra bốn đĩa cho bốn đứa con đang há miệng như bốn cái mỏ hoét.
“Non quá bố ơi!”
Thanh Nam cười giỡn thằng Cu Tý: “ Bố ngon mà con...À bố tên gì?”
“ Xanh Nam !”
Thanh Nam quay lại bếp điện xúc thêm một đĩa khoai bấy đưa cho tôi :
“Em ăn đi.”
Thứ bẩy tuần sau, trẻ con không chịu đi shopping với bố mẹ. Khi ở chợ về, tôi chạy vội vô nhà, vì mấy ngày trước, họ đạo ở miền Đông điện thoại cho biết đã gửi hai thùng áo quần và đồ chơi cho trẻ con.
Thanh Nam khệ nệ xách hai túi đồ ăn từ xe vào bếp cất giọng cà khịa:
“ Ra xe đem đồ ăn vào chứ em, em để một mình anh phải xách hai cái túi này nặng ..nặng nặng... đựng hai ga lông sữa bò ở trong.”
Ba thằng con vội chạy ra bê đồ ăn vào một phút xong ngay.
Ba năm trôi mau, vầng trăng chưa qua hết mấy chu kỳ sáng tối thì Thanh Nam vào bệnh viện, mổ, khám và tái khám. Sau cuộc giải phẩu rùng rợn, Thanh Nam vẫn gượng gạo khoẻ mạnh, bộ mặt thụng xuống dưới áp lực của ống nhựa, ống hút đặt trong mũi trong miệng. Từ ngày mất tiếng nói, chàng viết : “Ngày xưa ăn chơi, sang Mỹ bỏ chơi chỉ còn ăn... Một thằng khoái ăn ngon như anh mà trời không cho đớp.” Rồi lại viết: “Cái khổ của kiếp người là chỉ có một đời để sống mà lại có quá nhiều đời khác để mơ.”
Mỗi tuần lễ, Thanh Nam đều soạn sẵn một thực đơn:
- Chủ nhật ngày 10 tháng 6: Cơm thịt bằm xào dưa leo hoặc cà chua nhồi thịt.-Canh sườn heo rau cải xanh, hoặc bí đao.
- Thứ hai ngày 11 tháng 6: Gà nấu nấm ăn với cơm hoặc bánh mì.
- Thứ ba : Spaghetti ăn với sauce cà chua. Gà nấu nấm ( left over }
- Thứ năm ngày mười bốn tháng sáu: Phở.- Ngâm gạo nếp nấu xôi.
Thanh Nam đọc sách, ôm kinh Phật tung âm thầm, cố gắng tập thể dục thực hành những lời thiền chỉ dạy. Hàng phục vọng tâm, an trụ chân tâm. Có những đêm thức giấc, đứng sau cửa kính mờ, Thanh Nam nhìn ra ngoài trời không trăng sao, có những ngày an phận nín câm, Thanh Nam đi tới đi lui, ngồi nằm... Có khi con cái tan trường về, Thanh Nam vui cười nấu ăn, coi tivi, lòng thư thái an lành như lá bạch dương êm ái chạm vào nhau khi có gió. Còn tôi ngồi bên cạnh, tôi nghe bộ tiêu hoá của chàng réo sôi ùng ục, đồ ăn cử động trong bao tử, chuyễn từ ruột non tới ruột già xuống hậu môn. Bằng hũu đến thăm, gửi thư gửi thiệp chúc mừng . Thơ và văn, thiền và thuốc, và những cơn đau khủng khiếp vỡ đầu bễ ngực từ cái ống nhựa đặt trong cổ thay thế cho thanh quản, khí quản gì đó phải cắt bỏ vứt đi, và từ những phản động hoá học của thúôc mê, thuốc tỉnh, thuốc viên, thuốc nước,thuốc bột, trụ sinh, an thần, morphine .
Thi sĩ Huyền Không, tức là Hoà thượng Thích Mãn Giác, víêt thư thăm, gửi theo hai câu thơ.
Ta từ vô sinh tử về chơi,
Ngồi trên chóp đỉnh, mỉm cười với trăng. (Huyền Không.)
Thầy Mãn Giác khuyên tôi đừng quá sợ hãi bệnh hoạn của thân xác, nên an nhiên tự tại_chữ của nhà Phật_có nghĩa là mặc kệ, để đó, dẹp đi... chấp nhận cái bất hạnh, như cậu bé mỉm cười với trăng. Tôi hãy chuẩn bị lo cho Thanh Nam một ba lô nhẹ, một va li nhỏ để chàng dễ dàng xách theo trong chuyến đi chót. Đôi mắt sắt đá của tôi có bao giờ biết khóc?. Thầy Mãn Giác vẫn dạy tôi những bài Thiền học để tâm tính đằm lại. Người Mỹ đã bắt đầu học Thiền để mưu lợi cho sức khoẻ và cầu an cho tâm thần. Sao tôi mãi mãi mang nặng những khổ đau vô thần ? Chàng em trai của tôi vẫn mắng tôi như vậy.
Thanh Nam đem xấp giấy ra viết xuống: "Thích Mãn Giác ngày xưa có theo Cộng sản không? "
Trông Thanh Nam lúc đó giống như một chiến sĩ H.O. Tôi trả lời:
“Không. Báo Mỹ bảo Thầy là một chiến sĩ chống Cộng. Thầy là một Thiền sư vẻ mặt tương tợ như một Samurai trong các môn võ thuật Nhật bản.”
Tôi kéo ra từ trong trí nhớ mấy câu thơ của thi sĩ Huyền Không :
Chùa xưa mái ngói cũ,
Trèo lên kéo cây sào.
Đêm khuya rồi không ngủ,
Khều rụng bao nhiêu sao.
Thầy Mãn Giác mọt lần hỏi tôi : “Chị Túy Hồng còn nhớ tên người đàn bà Việt Nam đầu tiên vào chùa tu là gì không?”
Sư Huyền Không hứa sẽ gửi thêm một số tài liệu Phật pháp trong đó có chương bàn về Mạn Đà La.
Thầy Mãn Giác ngày xưa tu học ở chùa Bảo Quốc Huế, du học tại Nhật Bản. Chùa Bảo Quốc xưa, một hàng thông xanh, một một luống cải xanh. “Gió thông đưa kệ tan niềm tục, hồn bướm mơ tiên lẫn sự đời." Bươm bướm toả ra một đoàn rộng cánh bay, ve ve thì tụ lại trong các lùm cây. Gần chùa có một tiệm cho thuê xe đạp, hai ba cái lốp xe bằng cao su và những xích sắt treo vào vách. Ngày đó một mình , tôi đạp xe qua cầu Ván, rượt tới Morin, ghé Sát-Făn-rông mua bánh choux à la crème, rồi phóng tới ngã giữa. Tiệm cho thuê sách Ngô văn Mạch mở cửa bảy ngày trong tuần. Tôi ký tên vào cuốn sổ cũ mướn mấy cuốn tiểu thuyết của văn sĩ Thanh Nam về nhà đọc.
Thanh Nam đã viết quá nhiều tiểu thuyết loè loẹt màu sắc xã hội đắng cay, viết một cách dễ dàng và kiếm sống bằng ngòi bút của mình... Chàng viết cho bà nội trợ đọc, cô bán hàng đọc, nữ sinh, nữ công chức đọc.. và đã bắt đầu viết khi tuổi đời còn sớm bảnh mắt, khi trí khôn và sức học chưa đủ cho một người cầm bút. Thanh Nam dùng thì giờ để đi chơi nhiều hơn thì giờ ngồi viết bài. Đây là một lỗi lầm không phải nhỏ. Người tu sĩ bỏ đời theo đạo, người nghệ sĩ, kẻ đã nghe tiếng gọi của nghiệp dĩ từ cao xanh, phải cố gắng thí phát thì giờ của mình vào nghệ thuật. Người nghệ sĩ Việt Nam luôn luôn nên cố gắng trau dồi khả năng ,tức là phải học hỏi thêm. Trước cái đẹp, nhà văn cảm xúc mười phần, hắn viết xuống trên giấy , người đọc chỉ nhận được một phần. Kịch sĩ, ca sĩ, văn thi sĩ, trong mấy kẻ sĩ đó, kịch sĩ đóng hài kịch tức là những cây cười cần phải học thêm nhiều hơn ai hết. Hề cần phải học. Hề là kẻ phải hiễu biết nhiều, sâu rộng và lanh trí mới ứng khẩu nói ra những lời chọc cười.
Với truyện dài, Thanh Nam thất bại. Với truyện ngắn , tức là các sáng tác nhỏ đã đăng trên các báo Hiện Đại, Sáng Tạo, Thế kỹ 20, Thanh Nam không thất bại. Tập truyện “Buồn ga Nhỏ” xuất bản năm 1962, tái bản lần thứ nhất năm 1965 và tái bản lần thứ hai tại hải ngoại năm 1983 cho thấy rằng Thanh Nam là cây bút viết truyện ngắn có ích cho tiếng Việt.
Sau năm 1975, Thanh Nam làm được tập thơ “Đất Khách”.
Thi sĩ Nguyên Sa gọi điện thoại khen: “Moa không ngờ Thanh Nam làm thơ hay đến như vậy. Nếu moa bị đày đi Côn đảo hoặc bị đưa sang Reunion, moa chỉ mang theo bên mình mỗi một tập thơ “Đất Khách”mà thôi.”
Bác sĩ Nguyễn Đăng Diệm ở Seattle cũng đã nói giữa toà soạn báo Đất Mới: “ Phải chăng bệnh ung thư đã khiến Thanh Nam làm được một cái gì....”
Nhà văn trẻ Chu Vương Miện, một cây bút chủ lực của nguyệt san Văn trước 1975, cũng viết thư thăm : “Anh buồn quá! Thơ anh thật tuyệt vời, anh Thamh Nam ạ..”
Trước năm 1975 ở Việt Nam, chợt xuất hiện các nhà văn nữ viết tự truyện. Theo giáo sư Sharon O’brien giảng dạy tại đại học Dickinson college, lối viết tự truyện chỉ thành công một phần nhỏ trong văn chương mà thôi. Đưa cái tôi vào tác phẩm, vạch sống áo để lộ tấm lưng ra, giải bày đời tư trên giấy trắng ... người viết tự truyện thường bị phê bình là thiếu đề tài, nghèo tư tưởng. Ngòai ra, văn tự truyện còn bị nói là thời thượng.
Trái lại với văn tự truyện, thơ tự tình được đề cao lên. Bà Huyện Thanh Quan với mấy bài tả cảnh u hoài tình non nước, Cao Bá Nhạ vói khúc tự tình oan khiên đau khổ đã được đưa vào sách giáo khoa dạy học, và hậu thế còn lấy tên họ đặt tên đường.
Nói chung , thơ gồm hai phần: lời và ý. Mỗi chữ mỗi câu là một sự cố tình sắp đặt gồm có âm thanh , vần điệu và màu sắc. Mỗi ý tưởng là phần thân và tâm của thi sĩ. Thơ tự tình của Thanh Nam, chữ và nghĩa không chênh lệch mấy, chữ nhiều và nghĩa cũng khá nhiều, là tâm thần bất ổn của người lìa nước ra đi lòng nao naonỗi sầu viễn xứ và nỗi buồn quốc hận Ba Mươi Tháng Tư
Canh bạc trần gian dù thắng bại
Nẻo về đất lạnh giống nhau thôi.
..................................................
Ghé thân lữ thứ trăm miền
Nõi buồn nào cũng mang tên Sàigòn.
.................................................. ........
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữa sa trường nát gió sương.
.................................................. ........
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá tự do.
Thanh Nam không khéo tay làm thơ tình. Ta có thể tạm kết luận rằng Thanh Nam làm thơ vì tình bạn và lòng hiếu hữu. Rõ ràng tình bạn đã đuổi tình yêu đàn bà ra khỏi lòng chàng:
Uống say mai sớm bạn lên đường
Thân lai nương nhờ chốn viễn phuơng
Trăm hận nghìn đau nào sánh nỗi
Tấm lòng lưu lạc nhớ quê hương
Ta như giông bão tan rồi hợp
Trôi giạt còn hơn sóng đại dương.
Tình quê hương trong thơ Thanh Nam thật dịu dàng qua từng ngón tay lẵng lơ của Chàng:
Hai mươi ba tuổi gặp SàiGòn
Như gặp người yêu chưa phấn son.
Bở ngỡ làm quen thành phố lạ
Mặn nồng nhiệt đới nắng trao hôn.
Thỉnh thoảng Thanh Nam cũng làm một vài câu thơ vui.
Buổi Sáng
Ngó ra buổi sáng quê người
Tiếng xe lăn bánh, nhịp đời bon chen.
Giã từ ngôn ngữ đã lâu
Hôm nay thèm nói một câu chửi thề.
Hoặc
Bụi đời đầy đã lòi cơn sốt
Mang chuyện tương lai tháu cáy hoài.
Lâu lâu ,chàng lại viết câu đối :
“ Vừa mới Tết bính thìn, chín Tết ôm hờn xa tổ quốc.
Giờ xuân giáp tí, một xuân nào hẹn cùng quê hương.”
Thanh Nam mất sau gần mười năm ở Mỹ, xác được hoả thiêu trong một nhà táng lúc đó hoa xum xê nở banh ra. Hoa auriculas, hoa thrift và một vài hoa lạ không có tên trong tự điển Việt Nam. Giữa xấp giấy chàng viết nguệch ngoạc trong những tháng ngày mất tiếng nói, có một đoạn nhỏ: “Anh nhận thấy mấy đứa con sao dại khờ và vô tâm quá, chúng cứ tự nhiên... Nếu chúng nói được những câu buồn thương này nọ, chắc lúc anh ra đi , anh sẽ khó cất bước, khó..”
Tôi vội cãi: “Con Ti nó ăn ít quá mà anh, còn ba thằng đực thì cứ quanh quẩn ở trong nhà không nói năng... Bà y tá bảo rằng tình cảm của trẻ con đôi khi còn biểu lộ ở sự học có sút kém hay không..”
Ngày hôm sau Thanh Nam viết xuống tiếp : “Hôm nay bảo thằng Cu dẫn hai em nó đi phố chơi đi. Lấy tiền lì xì mà đi bus và tiêu cho sướng. Mười hai giờ trưa về.”
Thơ tức là người.Thanh Nam mang một lòng hiếu hữu thương bạn hiền. Tình đàn bà , người đàn bà trong thi tập “Đất khách” và trong cuộc đời ngắn hạn, bất hạnh của Thanh Nam, không được vẽ và chiếu ra rõ nét, không biết chàng đã nhung nhớ ai trong dĩ vãng khi đang nằm trên chăn gối hiện tại:
“Nửa khuya nghe động tiếng mưa buồn
Mái lạnh hiên người giọt giọt tuôn.
Chăn gối bỗng thơm mùi dĩ vãng
Dịu dàng mộng cũ ghé môi hôn”.-(Mộng cũ )
Người tức là thơ. Thanh Nam đau yếu nhưng tình bạn trong chàng vẫn dồi dào sức khoẻ:
“Xin chào bằng hữu gần xa
Dẫu chưa quen biết đã là anh em”.
.................................................. .................... Ôi hỡi quê hương bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa mù
.................................................. ................
Ôi bạn ôi ta ,chiều đã xế
Phù sinh thương mình ly rượu xuông
Sau hết, Thanh Nam có biệt tài làm báo, làm tổng thư ký toà soạn, làm chủ bút bao sân tất cả mọi công việc viết lách. Trang trong thíêu bài, trang cuối còn mấy chỗ trống, Thanh Nam tìm bài khác lắp vào, vá vào trám hết tất cả mọi lỗ khuyết ngay tức khắc. Chính chàng đã đề nghị quý vị chủ báo miền Nam ngày nào, hãy đưa phần tỉêu thuýêt vào trang hai để độc giả dễ dàng xếp đôi tờ báo lại ngồi đọc chuyện tình bất cứ chỗ nào.
Nhiều người bảo rằng khi đến giai đoạn cuối, cancer gây ra những cực hình tra trấn dã man, những cơn đau xé xác thân ra, bệnh nhân kêu rên ngày đêm không ăn ngủ... chỉ mong được chết để giải thoát... Nhưng Thanh Nam đã mất tiếng nói, mất âm thanh để kêu đau... Ba thằng con bất hiếu ngủ chung giường đâu có biết cha sắp chết, chúng nằm xoay ngược trở ngang, hất gối xuống giường, đạp mền xuống thảm. Thanh Nam chỉ biết ghi vào hồi ký “đau, đau, đau.”...
Trước khi đi vào hôn mê, Thanh Nam đã viết xuống “Người nghệ sĩ có những lúc sống cẩu thả, buông thỏng dây cương luân lý, nhưng em nên nhớ rằng từ ngày lấy em, anh không bao giờ phản bội thể xác em.” Đôi mắt Thanh Nam to nhưng cạn và mờ đục, lúc đó ánh lên,nhìn thẳng mặt tôi. Tôi thấy tôi hiện diện trong cái nhìn thật thà đó: ở chàng, tình nghĩa vợ chồng cũng quý báu như lòng hiếu hữu ái mộ bạn hiền.
Ngày 27 tháng 5 năm 2007- Túy Hồng
(Nguồn :Gio-o )
Saturday, July 11, 2015
MẶC LÂM * GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG
Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch
Duy Lam tên thật Nguyễn Kim Tuấn ông sinh năm 1932 tại Hà Nội, là con ông Nguyễn Kim Hòa (mất năm 1963, Sàigòn) và bà Nguyễn thị Thế. Mẹ ông là em gái của Nhất Linh, Hoàng Ðạo và là chị Thạch Lam; mất năm 1997 tại Hoa Kỳ. Duy Lam là thành viên trẻ tuổi nhất, gia nhập Tự Lực Văn Ðoàn năm 1958. Lúc đó ông mới 19 tuổi.
Tác phẩm của ông gồm truyện ngắn Chồng Con Tôi, Ngày Nào Còn Ðàn Bà, Nỗi Chết Không Rời, Em Phải Sống. Hồi ký Gia Ðình Tôi. Truyện dài Cái Lưới, Lột Xác.
Ngoài viết văn Duy Lam còn là một họa sĩ tài năng, ông vẽ rất sớm và mới đây có cuộc triển lãm tranh tại tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.
Chúng tôi may mắn gặp nhà văn, họa sĩ Duy Lam trong lần triển lãm này và ông cho phép được hỏi đôi điều có liên quan đến Nhất Linh, cha đẻ của Tự Lực Văn Đoàn cũng là người cậu ruột thân thiết của ông.
Binh bộ Thượng Thơ
Nói về cuốn hổi ký mà mẹ ông, bà Nguyễn Thị Thế, viết về gia đình Nguyễn Tường ông cho biết:
Trong sách học thì ghi là Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh ở Hải Dương, không nói gì đến gốc gác của họ Nguyễn Tường, là một dòng giõi quan từ đời ông Nguyễn Tường Vân là Binh bộ Thượng thư của vua Gia Long
Nhà văn, hoạ sĩ Duy Lam
" Ông Nhất Linh là bác tôi vì mẹ tôi là em ruột của ông có viết cuốn Hồi ký của gia đình Nguyễn Tường-Nhất Linh-Hoàng Đạo -Thạch Lam. Tôi đã tái bản đến ba lần. Mẹ tôi viết sau khi ông mấtvà đó là điều đáng tiếc. Chắc ông rất thú vị vì em gái của mình mà ông rất quý cũng đã viết hồi ký. Cuốn hồi ký được nhắc nhiều nhất trong văn học. Nhắc đi nhắc lại, trích trong văn chương Việt Nam.
Khi quyển hồi ký ra đời vào năm 1968 ở Sài Gòn thì nó đã làm cho tất cả các sách giáo khoa phải thay đổi vì cái gọi là gốc gác của họ Nguyễn Tường là ở Cẩm Phô, Quảng Nam. Trước đó không ai hề hay biết. Trong sách học thì ghi là Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh ở Hải Dương, không nói gì đến gốc gác của họ Nguyễn Tường, là một giòng dõi quan từ đời ông Nguyễn Tường Vân là Binh bộ Thượng thư của vua Gia Long. Chữ Tường là bởi vua Gia Long đi đến chân núi Phước Tường, Hội An thì hỏi mọi người núi này là núi gì, ông trả lời “Thưa Chúa đây là núi Phước Tường”. Vua Gia Long nói với ông Nguyễn Tường Vân đi bên cạnh là hầu cận rất thân “Phước là họ ta nhưng Tường thì ta ban cho nhà ngươi”. Từ đó trở đi thì mới là họ Nguyễn Tường, trước thì chỉ Nguyễn không thôi.
Cụ Nguyễn Tường Vân có làm Đại sứ cho vua Gia Long sang nước Trung hoa thời nhà Thanh. Ở nhà tôi có một bức hình chụp cụ Nguyễn Tường Vân do nhà Thanh vẽ tôi có triển lãm trong các ngày lễ văn hóa ở các trường trung học ở Đà Nẵng năm 1971. Bức hình đã lâu đời hết sức nhưng màu vẫn còn đẹp nguyên."
- Thưa nhà văn Duy Lam, chúng tôi rất muốn biết điều gì đã xảy ra sau khi nhà văn Nguyễn Tường Tam vào Sài Gòn và thu nhận thêm một vài thành viên nữa cho Tự Lực Văn Đoàn, mặc dù lúc ấy sức thu hút của Văn đòan này không còn mạnh mẽ như trước nữa?
- Về chuyện ông bác tôi thì tôi có giải thích một lần trong báo Người Việt tại sao ông Nhất Linh lại làm cái gọi là Tự Lực Văn Đoàn mà thêm giễu đùa là “nối dài”. Vào năm 1953 ông có làm “chúc thư văn nghệ” và đưa tôi và Nguyễn Thị Vinh và anh Tường Hùng ở Tự Lực Văn Đoàn lớp sau. Những người trong lớp văn học cũng có thể trả lời tại sao ông lại làm Tự Lực Văn Đoàn lớp hai. Lớp hai chứ không phải là thế hệ hai vì Vinh là người cùng thời với ông ấy và là đồng chí của ông nữa. Phía ở Hà Nội vào lúc hoạt động chính trị, ông Trương Bảo Sơn chồng bà là một đồng chí của ông Nhất Linh.
Điên? - Mưu kế chính trị!
- Còn câu hỏi về sự tự vẫn của Nhất Linh tuy đã được bàn rất nhiều trên báo chí nhưng đâu đó vẫn còn những câu hỏi cho rằng Nhất Linh có vấn đề tâm thần dẫn tới cái chết của ông ấy…
- Đến bây giờ mọi người vẫn không chịu tìm hiểu gốc gác các câu chuyện tại sao, động cơ nào đã khiến ông Nhất Linh tự vẫn. Tôi làm việc với ông Nhất Linh nhiều nhất, khi tôi bắt đầu viết truyện theo sự huấn luyện và kèm của ông thì tập “Chồng con tôi” ra đời và do ông chọn. Ông sửa một truyện của tôi đến 4,5 lần nhưng tôi chịu được sự kỷ luật đó. Vì thế tôi mới được coi là người có lối văn Dostoyesky đầu tiên ở trong văn chương Việt Nam, như ông Nguyễn Văn Trung có nói đến chuyện đó.
Lúc viết truyện ngắn tôi còn đương đi học ở Chu Văn An, lớp đệ tứ mới 19 tuổi. Ông Nhất Linh vô Sài Gòn trước năm 1952. Ông ấy gởi cho tôi, bà Vinh và anh Hùng mỗi người một tờ giấy viết tay cho chúng tôi vào Tự Lực Văn Đoàn làm tôi hết sức ngạc nhiên vì tôi chỉ mới là cậu bé 19 tuổi.
Tiện đây tôi cho anh biết rằng lý do tại sao ông ấy lại làm ra vẻ điên như vậy vì ông ấy nói với tôi vào thời tôi đến chơi ở Đà Lạt với ông: “ Đời bác lắm khi phải giả vờ để tránh sự chú ý của Pháp. Có một lần bác phải giả điên điên, dại dại một thời gian. Rồi sau này thì nói khỏi rồi”.
Trong cuốn sách của ông Tú Mỡ có nói đến đoạn đó. Đó chẳng qua là một mưu kế chính trị mà một người như ông phải làm thôi. Đó là lần thứ nhất. Lần thứ hai, lần này thì mẹ tôi có ghi trong cuốn hồi ký là năm 60, ông ở nhà bà ngoại tôi là mẹ ông ở 58 Lý Thái Tổ (mà sau này tôi vô ở cùng) thì cảnh sát đứng rình chung quanh nhà. Như mẹ tôi nói” anh Tam lấy giấy tờ vất ra cửa sổ”, rồi nói năng lảm nhảm để giả vờ mình bị điên. Thế nhưng cái đó không phải là lần đầu tiên. Ngày trước bác đã giả vờ điên rồi. Cái đó có ghi trong sách nhưng không ai đọc sách cả. Trong cuốn hồi ký của mẹ tôi đã in đến lần thứ ba. Mẹ tôi còn khôi hài “giá bác vất tiền ra thì mẹ đến mẹ nhặt”. Hai lần giả vờ điên thế nhưng người ta cứ bảo ông Nhất Linh tự tử chống Ngô Đình Diệm là vì ông điên. Tôi sợ họ không đọc sách cho kỹ nên họ mới là người điên.
Đứt đôi - Gây dựng lại
- Quay trở lại Tự Lực Văn Đoàn, ông có thề cho biết thêm tâm sự của Nhất Linh về đứa con tinh thần này như thế nào…ông ấy có tha thiết với nó hay chỉ là một phuơng tiện để hoạt động cách mạng? Nhất là sau khi những cây bút chính rớt lại miền Bắc?
Lúc nào cũng tiến tới, lúc nào cũng làm một cái gì mới. Đời không khuất phục được. Chính trị độc tài không khuất phục được. Cộng sản không khuất phục đươc. Thế mới là ông Nhất Linh.
Duy Lam nói về người bác của ông
- Cuộc chiến tranh ý thức hệ đã làm đứt đôi Tự Lực Văn Đoàn. Ông Nhất Linh than thở với tôi: “Bây giờ bác vào đây có mỗi mình bác. Xuân Diệu, Tú Mỡ, Thế Lữ... ở ngoài đó đi theo cộng sản”. Mới đây anh Nguyễn Hưng Quốc mới đây diễn thuyết ở Người Việt cũng còn nhắc những người đều đi theo cộng sản hết. Ông Tú Mỡ được giải thưởng của Hồ Chí Minh về thơ trào phúng chống Pháp. Ông Thế Lữ là chủ tịch hội kịch nói. Ông Xuân Diệu là công thần của chế độ. Ba người đó là cộng sản bị đảng áp lực đã nhiều lần tố ông Nhất Linh là phản động và phủ nhận Tự Lực Văn Đoàn. Họ phải làm vậy thôi nếu không thì họ không thể nào sống nỗi với công sản.
Như thế theo nguyên tắc họ không còn trong Tự Lực Văn Đoàn vì họ tự ý đả kích ông giám đốc của đoàn và tự ý rút ra. Những người Quốc gia ở Việt nam thời đó và những người Việt nam ở hải ngoại bây giờ tự hỏi mình có thể chấp nhận Tự Lực Văn Đoàn có 3 người cộng sản không? Chỉ còn có mỗi ông Nhất Linh, ông Hoàng Đạo mất ở hải ngoại, ông Thạch Lam mất sớm. Ông Khái Hưng thì bị cộng sản giết ở Cửa Gà cùng với anh của ông Nhất Linh là ông Nguyễn Tường Cẩm, chuyện đó là lịch sử rồi. Thế thì mình có chấp nhận Tự Lực Văn Đoàn có ba người cộng sản không?
Ông Nhất Linh nhiều lần nói chuyện với tôi ở nhà Hàng Bè. Vào Sài Gòn thì ông gởi cho chúng tôi “chúc thư văn nghệ” năm 1952. Ông hay than thở với tôi là “Cái công lớn nhất của đời bác là làm Tự Lực Văn Đoàn nhưng bây giờ vì chính trị, anh em tan nát ra cả. Không biết họ có vào được miền Nam không”.
Dĩ nhiên ông ấy có nhiều lần khóc, khó lòng mà không khóc được. Những ngày tết nhất nhớ lại Tự Lực Văn Đoàn ngày xưa của ông, nhớ lại những người đã chết, ông Tường Cẩm bị cộng sản bắt đi trước mặt tôi và bị giết chết. Vì những nỗi buồn đó mà ông ấy có nói với tôi “vì thế mà bác mới làm Tự Lực Văn Đoàn để đưa những tay bút mới” như một bài thơ có nói “Tự Lực Văn Đoàn rồi phải trồi lên”. Phải phục hưng tinh thần của Tự Lực Văn Đoàn nếu không chúng ta sẽ bị những người cộng sản chiếm đa số.
Vinh quang và bi kịch
- Số phận của gia đình Nguyễn Tường hầu như gắn liền với một giai đoạn lịch sử …Là thành viên trong gia đình này nhà văn có cảm tưởng ra sao khi có nguời so sánh với gia đình Kennedy của Mỹ, cũng vinh quang nhưng đầy bi kịch…
- Gia đình tôi cũng giống như gia đình Kennedy ở bên Mỹ này, những thành viên trong gia đình đều làm chuyện công ích và chính trị. Họ Nguyễn Tường ở trong nước Việt Nam nhỏ bé cũng liên hệ đến chính trị cùng với các đồng chí. Ông Tường Cẩm thì bị cộng sản giết, ông Nhất Linh sau chết cũng vì chính trị. Ông Hoàng Đạo bị lưu vong mà phải chết sớm, cũng là vì chính trị. Cho nên có thể nói cái ảnh hưởng sâu rộng đến gia đình Nguyễn Tường và ảnh hưởng luôn đến Tự Lực Văn Đoàn. Làm đứt đôi Tự Lục Văn Đoàn luôn. Ông Nhất Linh ở vị trí của ông-người sáng lập ra đoàn, phải cố gắng phục hồi tinh thần của Tự Lực Văn Đoàn bằng đủ mọi cách. Đó là tinh thần của ông Nhất Linh, lúc nào cũng tiến tới, lúc nào cũng làm một cái gì mới. Đời không khuất phục được. Chính trị độc tài không khuất phục được. Cộng sản không khuất phục đươc. Thế mới là ông Nhất Linh chứ mà lùi và xóa bỏ đi Tự Lực Văn Đoàn thì chuyện đó là chuyện tư nhiên, không ai nói gì được. Tinh thần ông ấy là như vậy, tôi biết bác tôi. Ông ấy bảo tôi “ cháu phải cố gắng”.
- Xin cám ơn nhà văn, họa sĩ Duy Lam.
RONAN O'CONELL * TRUNG QUỐC
Tàu cao tốc TQ lao vào chốn hoang vu
Ronan O'Connell
- 9 giờ trước
Sự tăng trưởng đến chóng mặt của Trung Quốc đang đe doạ đến phong tục truyền thống của các sắc dân thiểu số tại những vùng hẻo lánh miền nam nước này. Nét sinh hoạt đầy bản sắc dân tộc đang dần nhạt nhòa ở tám ngôi làng cổ của người Đồng ở Trình Dương (Chengyang).
Chúng tôi chạy xe trên con đường mấp mô đầy bụi bặm chạy xuyên qua một thung lũng xanh tươi, hẻo lánh thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Chiếc taxi chồm chồm qua những ổ gà. Hai bên đường, gà qué chạy táo tác. Trên cánh đồng, những người nông dân đang còng lưng làm lụng.
Ở cuối con đường là một hình ảnh chẳng ăn nhập gì: một nhà ga xe lửa mới tinh, hiện đại và sáng choang.
Nhà ga Nam Tam Giang (Sanjiang) không có lối đi vào như thường thấy ở các sân ga, chẳng có bãi đậu xe, đèn chiếu sáng và đương nhiên là không có những cảnh quan đẹp mắt xung quanh. Nhưng nó đã đi vào hoạt động, với những đoàn tàu cao tốc tối tân thuôn hình viên đạn lướt đi gần như không một tiếng động vào sân ga rồi vọt đi với vận tốc lên tới 350km một giờ.
Tất cả phản ánh sự tương phản của Trung Quốc thời hiện đại. Nhà ga và những đoàn tàu cao tốc đại diện cho công nghệ tân tiến, còn ngay bên cạnh là đường sá, cơ sở hạ tầng thua kém xa.
Đây là một đất nước đang ở tình trạng phát triển nóng vội: khát khao chuyển sang hiện đại hoá thật nhanh, nhưng lại không buồn cân nhắc thấu đáo xem quá trình đó cần phải thực hiện ra sao.
Ta nên biết rằng trong tiếng Quan thoại, tức ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc, thì không có thời quá khứ hay tương lai. Và ở Trung Quốc hiện nay, thời hiện tại mới là điều người ta quan tâm.
Một mặt, nhà ga Nam Tam Giang là công trình được chào đón.
Nhà ga được khánh thành chỉ một ngày trước khi tôi đến. Dịch vụ tàu cao tốc mới này lẽ ra đã giúp tôi không phải ngồi xe buýt khổ sở trong suốt năm giờ đồng hồ đi từ thành phố Quế Lâm, cách đó chỉ 150km về phía đông nam.
Mặt khác, tôi cũng biết rằng việc đi lại dễ dàng hơn sẽ đe doạ vẻ nguyên sơ Tam Giang Đồng Tộc Tự trị khu, một vùng quê yên bình ở sâu về phía nam của Trung Quốc, nơi người Đồng đã sinh sống hơn ngàn năm nay.
Người Đồng ăn mặc sặc sỡ, ở nhà sàn và làm những cây cầu gỗ tinh xảo rải rác khắp Quảng Tây. Lối sống truyền thống, đơn giản nhưng đầy quyến rũ của họ được thể hiện rõ nét nhất ở những thôn xóm cổ xưa ở Trình Dương, cụm tám ngôi làng nằm bên dòng sông Lâm Tây uốn lượn qua những cánh đồng trù phú.
Cho đến giờ, Trình Dương vẫn đang tránh được nạn du lịch hóa ồ ạt vốn thường phát sinh khi các thành phố được mở mang, vươn ra nuốt chửng những làng mạc cận kề.
Nhờ cái hành trình đằng đẵng, ê ẩm người kéo dài năm tiếng đồng hồ trên xe buýt đó mà hàng triệu du khách trong và ngoài nước đổ tới Quế Lâm hàng năm, nơi có phong cảnh kỳ thú với những ngọn núi đá vôi bị phong hóa nhọn hoắt, không buồn đưa Trình Dương vào danh sách đến thăm.
Thay vào đó, họ kéo nhau đến những ngôi làng gần hơn, nằm trên triền núi ở các vùng Dương Sóc (Yangshuo) và Long Thắng (Longsheng), vốn được các hãng du lịch quảng cáo ồn ào. Tại các làng này, cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân tộc Đồng, Choang, H'mong và Dao được sắp xếp thành những màn trình diễn.
Việc ở gần Quế Lâm vừa có lợi, lại vừa có hại cho các ngôi làng: Tiền của du khách giúp kinh tế phát triển, nhưng văn hóa bản địa thì ngày càng mai một, bị xói mòn.
Thật không may là Trình Dương nay đang theo hướng đi tương tự.
Với sự hiện diện của nhà ga mới, nay du khách chỉ mất 90 phút đi tàu từ Quế Lâm là tới nơi. Các quán ăn, nhà trọ đã bắt đầu được xây dựng lộn xộn tại Mã An (Ma’An), một trong tám ngôi làng cổ nơi này.
Chỉ trong vòng 18 tháng tới, Trình Dương có thể sẽ trở nên nổi tiếng và nhộn nhịp. Nhưng ở bảy ngôi làng còn lại, mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn, nghĩa là ngay lúc này, du khách vẫn còn cơ hội hiếm hoi để trải nghiệm văn hoá Đồng trước khi những ngôi làng này biến đổi vĩnh viễn.
Trong các xóm nhỏ xinh xắn của Mã An, Bình Trại (Pingzhai), Bình Thản Trại (Pingtanzhai), Yên Trại (Yanzhai), Đồng Trại (Dongzhai), Đại Trại (Dazhai), Cơ Trường Trại (Jichangzhai) và Bình Bộ Trại (Pingpuzhai), cuộc sống hàng ngày vẫn trôi đi nhẹ nhàng không chút hối hả.Mỗi khi mặt trời mọc, gà lại gáy vang báo sáng, những căn bếp bập bùng ánh lửa, những ấm nước cũ kỹ reo sôi, và những bộ quần áo dân tộc phơi trên các khung cửa sổ nhà sàn được thu dọn. Trẻ em tụ tập, hát múa các điệu truyền thống dưới nắng ban mai. Những người phụ nữ Đồng chăm chỉ lo việc nhà, giặt giũ ngoài sông, khâu găng tay cho lũ trẻ hoặc làm thịt gà nấu bữa ăn chiều. Những người khác thong thả ra đồng ngay gần nhà làm lụng.
Dân địa phương chủ yếu ăn lúa mì, gạo và khoai lang tự trồng. Tiền thì có từ việc đem bán đậu nành, trà, bông thu hoạch được tại thành phố Tam Giang, cách đó khoảng 25km về phía nam.
Mỗi ngôi nhà có ý nghĩa sâu sắc với gia chủ. Theo phong tục của người Đồng, khi một đứa trẻ chào đời thì cha mẹ bé sẽ trồng một vài cây linh sam. Lúc đứa con được 18 tuổi rồi lập gia đình, chúng sẽ nhận của “hồi môn” là những cây linh sam đã lớn ấy. Gỗ này dùng để dựng ngôi nhà mới cho đôi vợ chồng trẻ, và rồi sẽ có những đứa trẻ được sinh ra trong ngôi nhà mới đó.
Có những gia đình nhiều thế hệ cùng sống trong những ngôi nhà hai tầng rộng rãi, quây quần chừng 20 đến 40 nếp nhà trong một xóm nhỏ. Mỗi xóm nhỏ là một cộng đồng xã hội gần gũi, thân thiết. Ý thức cộng đồng khăng khít này được thể hiện rất rõ ở sân làng.
Trong lúc tôi đang mê mải ngắm nghía một khu đình bằng gỗ tinh xảo ở Yên Trại, có một nhóm các cụ già vẫy đến hỏi chuyện. Các cụ ra hiệu, mà tôi đoán là muốn hỏi xem tôi từ đâu đến. Khi tôi nói “nước Úc”, họ tỏ vẻ không hiểu. Tôi cố nói thêm “kangaroo”, các cụ vẫn ngơ ngác.
Ngay lập tức tôi nghĩ đến iPad, một sản phẩm của thế giới hiện đại, cái thế giới đang đe doạ di sản văn hoá truyền thống của người Đồng, với hy vọng biết đâu nó có thể rút ngắn khoảng cách giao tiếp.
Các cụ thích thú chuyền tay nhau chiếc iPad để xem những bức ảnh thành phố Perth quê tôi, những con thú hoang ở Úc, ảnh gia đình và ngôi nhà của tôi. Trông các cụ trông phấn khởi lạ thường.
Nhưng niềm vui xẹp xuống khi một cụ đứng lên uốn éo rồi khoát tay về phía Bình Trại. Tôi suýt quên mất là cứ 10 giờ sáng mỗi ngày, có một nhóm người lại tụ tập múa hát các nhịp điệu dân tộc truyền thống ở sân làng bên đó.
Khi tôi tới đó, một tốp nam nữ mặc đồ vải bông và lụa sặc sỡ đang biểu diễn cho chừng chục du khách Trung Quốc xem. Một thanh niên giật mình khi thấy tôi, một người khách phương Tây hiếm hoi. Anh lạc bước, xấu hổ cười khúc khích và phải chờ vài nhịp để bắt kịp với điệu nhảy của cả nhóm.
Tiếng trống dồn dập hòa nhịp với tiếng khèn, sáo. Những nhịp múa, giọng ca và tiết tấu âm nhạc kết hợp rất ăn ý, đem đến cho khán giả một màn trình diễn hoàn hảo.
Sau buổi diễn dài 45 phút, các “diễn viên làng” tạo dáng chụp ảnh cùng du khách. Trông họ tự tin, tỏ rõ niềm tự hào mãnh liệt cả về màn trình diễn cũng như nền văn hoá của dân tộc mình.
Người Đồng là một sắc dân có chưa đến ba triệu người trong một đất nước gần 1,4 tỷ dân. Họ chủ yếu làm nghề nông cho đến khi có các khu tự trị của người dân tộc được thành lập ở miền nam Trung Quốc từ giữa thế kỷ 20.
Từ lúc đó, người Đồng bắt đầu phát đạt. Họ là những người nông dân rất chăm chỉ và giỏi nghề mộc, đã xây nên các cây cầu gỗ nổi tiếng bắc ngang sông. Cây cầu nổi tiếng nhất của người Đồng là cầu Phong Vũ ở Trình Dương, dài gần 80m và cao 11m, được trang trí với những hình chạm khắc tinh tế.
Cầu Phong Vũ được xây dựng năm 1912 hoàn toàn bằng gỗ trừ phần trụ cầu bằng đá và mái ngói lợp phía trên. Các phần gỗ được ráp một cách khéo léo bằng mộng mà không dùng đến đinh sắt. Trên cầu có cấu trúc năm gian tháp giống như đình làng với nhiều lớp mái, hiên rộng rãi, là chỗ trú cho người dân vào những khi mưa bão.
Người dân địa phương vẫn lên cầu để trò chuyện, tụ tập, thế nhưng cây cầu nay chủ yếu là chỗ bán hàng lưu niệm. Những người bán hàng rong kiên nhẫn ngồi trên cầu, chờ bán cho du khách những món đồ thủ công hay những chiếc khăn lụa.
Chắc họ sẽ chẳng phải chờ lâu nữa. Rồi đây Trình Dương sẽ sớm trở thành điểm hút khách du lịch ở Trung Quốc và sẽ ngày càng mất đi những nét bản sắc riêng của mình.
Nhưng vào lúc này thì Trình Dương vẫn còn là nơi hiếm hoi, nơi mà du khách vẫn có cơ hội được tận mắt chứng kiến một xã hội bộ tộc cổ xưa.
Bản gốc tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Travel.
CỔ PHIẾU TRUNG QUỐC
Biến động cổ phiếu và hệ quả cho TQ
- 9 tháng 7 2015
Biến động thị trường chứng khoán tại Trung Quốc đang thu hút quan tâm của giới kinh tế châu Á và dư luận những nước có nhiều đầu tư từ Trung Quốc.
Mời các bạn xem một số bình luận quốc tế khác nhau:
John Minnich trên trang Stratfor Global Intellegence 08/07:
Hầu hết các khoản tài chính ở Trung Quốc đều không thực sự liên hệ tới thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán nằm giữa chuyện đánh bạc và chơi xổ số với chuyện là một cách để dành tiền tiết kiệm cá nhân. Người ta bỏ các khoản tiết kiệm vào thị trường. Nhưng nó không mang tính chất nhằm cấp vốn hay tài trợ vốn cho các công ty trong nền kinh tế Trung Quốc.
Hầu hết các khoản tài trợ của các công ty được thực hiện thông qua các ngân hàng quốc doanh. Đó là điều mà chính phủ Trung Quốc đã tích cực tránh từ hồi năm ngoái nhằm giảm bớt quy mô cũng như mức độ phụ thuộc của các doanh nghiệp nhà nước vào ngân hàng.
Oscar Williams-Grut viết trên Business Insider:
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc là do tình trạng hàng triệu người dân nước này, những người đã đầu tư vào thị trường bằng cách vay mượn tiền bạc để mua cổ phiều. Khi giá cổ phiếu đi xuống, các nhà môi giới đòi họ phải bỏ thêm tiền vào để bù lỗ. Các nhà đầu tư do đó phải bán bớt để có tiền bù vào, nhưng do nhiều người bán nên giá lại tiếp tục xuống thêm.
Việc hàng triệu người dân thường mất tiền do tình trạng này đã là rất tệ cho chính phủ rồi, nhưng Credit Suisse còn chỉ ra bằng chứng cho thấy một số hành động được thực hiện ở thị trường chứng khoán có thể làm xói mòn 'bình ổn xã hội'.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng bị xiết nợ nhà cửa, giống như những gì đã xảy ra tại Hoa Kỳ sau năm 2008. Nếu tình trạng đó diễn ra trên diện rộng, mà Credit Suisse thừa nhận là khó để nhận định hết tình hình vào lúc này, thì tình trạng xáo trộn hiện nay rất dễ đẩy Trung Quốc vào một cuộc khủng hoảng bước đầu.
Robert Peston, Chủ biên kinh tế của BBC:
Việc Chỉ số Shanghai Composite tăng 150% trong vòng một năm, tính đến lúc đỉnh cao là giữa tháng Sáu vừa rồi, chủ yếu là do các nhà đầu tư đi vay tiền về mua cổ phiếu, giống như những gì xảy ra tại Mỹ trong thời thập niên 1920 (Roaring Twenties).
Việc sụt giá là hậu quả của việc các nhà đầu tư Trung Quốc mắc nợ, buộc phải bán cổ phiếu để trả nợ.
Tác động kinh tế to lớn của những gì đang diễn ra là các thị trường chứng khoán rất lớn như tại Thượng Hải và Thâm Quyến không còn phục vụ mục đích chính - cung cấp vốn cho các doanh nghiệp - nữa, và điều đó sẽ có tác động tiêu cực cho sự phát triển của Trung Quốc.
Chứng khoán sụp đổ cũng làm xói mòn các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc chuyển quyền lực kinh tế từ khối kinh tế quốc doanh sang khối tư nhân và thị trường.
Lĩnh vực công một lần nữa lại chứng tỏ quyền lực và tầm quan trọng của mình.
Nếu như sự thất bại của thị trường kéo lùi đáng kể sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này, thì chúng ta sẽ đều cảm nhận được cơn dư chấn của nó.
Chứng khoán TQ lỗ 3.000 tỷ trong một tháng
10 tháng 7 2015 Cập nhật lúc 22:19 ICT
Trong khi mọi sự chú ý đang tập trung vào cuộc khủng hoảng tài chính Hy Lạp thì chứng khoán Trung Quốc đang chịu những thua lỗ gấp 10 lần tổng sản lượng quốc dân (GDP) của cả Hy Lạp. Tại sao điều đó lại xảy ra và liệu có thể ngăn chặn tình trạng tụt dốc này hay không?
http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/07
/150710_china_stockmarket_explainer
http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2015/07
/150710_china_stockmarket_explainer
HUY PHƯƠNG * CHUYỆN ĐỔI ĐỜI
40 năm và câu chuyện đổi đời
Ông sĩ quan cao cấp sang đây quá chậm trong khi những người đi trước đã ổn định cuộc sống. Trong những ngày tháng chờ đợi, một hạ sĩ quan của ông ngày trước, bây giờ là một chủ tiệm phở khá đắt khách ngỏ ý giúp ông việc làm trong tiệm của anh.
Anh không thể biếu người chỉ huy cũ của mình một số tiền, nhưng có thể giúp ông một số thu nhập hàng tháng. Nhưng ông này thẳng thắn từ chối, và nói với những người quen là, “Tao mà đi làm công cho thằng lính hồi xưa của tao hay sao?”
(Hình minh họa: David McNew/Getty Images)
Ông tổng giám đốc một cơ quan ngày trước sang định cư tại đất này, chán ngán vì cảnh đời vân cẩu, bể dâu, theo ông, những “thằng” ngày xưa không đáng làm tài xế cho ông, qua Mỹ trước ông, nay nhà cao, xe đẹp, có cuộc sống thong dong, trong khi ông không kiếm nổi được việc làm $5/giờ. Ông sinh ra bi quan, hận đời, chưa già mà tóc đã bạc phơ, sống cuộc đời khép kín, không muốn giao du với ai.
Nhiều cấp chỉ huy hành chánh và quân sự ngày trước, sang đây ngậm ngùi làm nghề cắt cỏ, thợ sơn, lau nhà, gác cổng..., nhưng cũng không thiếu những “lính trơn” qua đến đất hứa thành công vượt bực.
Có những người vui vẻ nhận một cuộc sống thay đổi. Một bác sĩ quân y, rất giỏi giải phẫu, sau khi chịu cảnh tù đày, đến Mỹ chậm trễ, không có cơ hội học lại nghề cũ, ông phải vào “shop” may. Bàn tay ông trước kia thành thạo việc mổ xẻ, cắt khâu cho thương binh từ mặt trận về, thì bây giờ hai bàn tay ấy, suốt nhiều năm cắt chỉ, đóng khuy, không hề mang một chút mặc cảm. Một vị hiệu trưởng một trường trung học, sang đây làm nghề giao “pizza” suốt 13 năm, lái xe suốt mấy chục nghìn dặm đường, nhận những đồng tiền “tip” của thiên hạ để nuôi con và có đủ phương tiện bảo lãnh hai con đã lập gia đình trước lúc ông được đến Mỹ. Một vị giáo sư thanh tra trung học, phụ tá của một phụ tá tổng trưởng Giáo Dục, quên quá khứ để làm lại cuộc đời trên đất Mỹ, từ những nghề vẫn được xem là “thấp kém” như y công trong bệnh viện (Certified Nursing Assistant-CNA) giữ trẻ em (babysitter), thợ làm bánh bông lan để sống còn và có cơ hội để lo cho các con còn ở Việt Nam sang đoàn tụ với cha mẹ.
Những người thành công ở hải ngoại thường là những người quên quá khứ của mình, sẵn sàng làm lại cuộc đời. Một quân nhân trước đây mang cấp bậc trung sĩ, di tản vào những ngày cuối cùng trong cuộc chiến, sang đây đã chịu khó cắp sách đến trường và bây giờ là một luật sư khá nổi tiếng. Để làm gương cho con cháu và tuổi trẻ Việt Nam ở Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Sẳng, một người tù sau khi ra khỏi tại tập trung, phải đi làm những nghề mà xã hội vẫn xem thường như đi bán vé số ở bến xe và quán nhậu, xách nước ngọt cho du khách tắm ở Vũng Tàu, đã phấn đấu khi đến Mỹ, lấy bằng tiến sĩ giáo dục khi ông đã 63 tuổi. Xuất thân là nghề “nhà binh,” Thiết Đoàn Trưởng Thiết Giáp Nguyễn Hữu Lý đã nhận bằng cao học văn chương tại Dallas năm 73 tuổi. Nguyên Thượng Nghị Sĩ VNCH, ông Lê Tấn Bửu, bị tù tập trung 13 năm, đến Mỹ năm ông đã 70 tuổi, đáng ra là tuổi dưỡng già, ông đã trở lại làm sinh viên và tốt nghiệp tiến sĩ năm 81 tuổi.
Nếu có một sự so sánh giữa hai cảnh đời trôi nổi, thì người bi quan than thở cho số phận, chức tước, địa vị, của cải, bổng lộc không còn, còn người lạc quan lấy hoàn cảnh của họ sau năm 1975, sau khi đi tù về hay những ngày đói khổ ở Việt Nam để nói những lời tri ân với cuộc sống mới. Ông Nguyễn Thanh Ty, một cựu tù nhân chính trị nói:’
“Nếu không có nước Mỹ thì có lẽ thằng con trai tôi, giờ này đang ôm bình cà rem đi bán ở Chợ Đầm, Nha Trang.” (Cháu đã đỗ kỹ sư sau khi cha định cư ở Mỹ).
Ông HO Nguyễn Ngọc Trạng thì tâm sự:
“Nếu không có cuộc đổi đời này, thì thằng con bị tâm thần của tôi chắc phải đi ăn xin ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ, và thân tôi còn đạp xe ôm ở bến Bắc Mỹ Thuận cho đến khi ngã xuống vì kiệt lực.”
Trong chiến tranh có rất nhiều cảnh đổi đời trái ngược. Có người giàu có bạc triệu, ngày 30 Tháng Tư, 1975, bỏ nước ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Cũng có người nghèo khó, vượt biển ra hải ngoại, ngày nay đã trở thành triệu phú ở hải ngoại. Xuất thân con nhà nghèo, thuở nhỏ phải đi chăn trâu, vào trường tiểu học không có được một cái giấy khai sinh, ngày nay, Hồ Văn Trung là chủ tịch tập đoàn Trangs Group sản xuất thực phẩm, có trụ sở và chi nhánh khắp nơi trên thế giới như Úc, Mỹ, Anh, Việt Nam, Châu Phi...
Thế gian vẫn thường quan niệm “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa,” nhưng chiến tranh và loạn lạc sinh ra chuyện đổi đời. Ngày nay con vua phải đi bán chợ trời (trường hợp Mệ Bảo Ân con Vua Bảo Đại sau năm 1975) con thầy chùa thời buổi “mạt pháp,” trong tay có hàng triệu đô la là chuyện thường tình.
Nếu có kẻ bất tài, vô học mà may mắn leo lên chức vụ cao, người đời gọi cảnh này là “chó nhảy bàn độc!” Ngày nay, trên quê hương đổi đời có bao nhiêu loại “nhảy bàn độc!” Y tá chích thuốc, du kích khiêng cáng lên ghế tể tướng, thiến heo, thợ mộc đóng hòm cũng có ngày lên ngôi hoàng đế. Đến như Nikita Khrushchev, thuở nhỏ phải đi chăn lợn, có thể lên đến chức tổng bí thư của Liên Bang Xô Viết. Có những chuyện đổi đời nhờ công lao khó nhọc, tinh thần cầu tiến nhưng cũng có những trường hợp “đổi đời” như chuyện “chó ngáp phải ruồi” mà người đời thường hay mai mỉa.
Nếu nói “xỏ xiên” chuyện đời đổi, thì không ai bằng ngòi bút Trần Tế Xương:“Công đức tu hành sư có lọng, su hào đủng đỉnh mán ngồi xe!”
Người đời thường an ủi, cho rằng những chuyện thăng trầm, “lên voi xuống chó” đều do định mệnh, số phận đã an bài cho mỗi người. Nhưng câu chuyện 40 năm từ ngày người Việt Nam bỏ nước ra đi, và ngay cả những người của chế độ Cộng Sản trong nước đã có những cuộc đổi đời khốc liệt.
Nhưng “đổi đời” không phải là một định luật. Có những ông bác sĩ sau năm 1975 sang đây vẫn là bác sĩ, kỹ sư vẫn là kỹ sư (nhất là ngành công chánh) có ông quyền thế tham nhũng chạy trước mang theo cả bọc vàng, vẫn có vài căn nhà, mấy tiệm ăn hay mở đôi ba cái 7-11 cũng là chuyện thường tình.
Nhưng phần lớn, biến cố 30 Tháng Tư, 1975 rõ ràng là, “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông!”
Dân gian có câu “không có ai giàu ba họ, mà cũng chẳng có ai khó ba đời!”
Không cứ ở đời con vua, số phận “đẻ bọc điều” thì lại làm vua, còn dân đen “sinh ra dưới một vì sao xấu” suốt đời phải chịu số phận hẩm hiu.
Chấp nhận và an vui. Không phấn đấu được thì cho là số phận an bài, số phận có thể thay đổi được sự sống chết, sự giàu nghèo, may rủi, nhưng số phận không thay đổi được nhân cách, sự suy nghĩ và cái nhìn của con người đối với cuộc sống này. May mắn đổi đời giàu có, không trả thù dĩ vãng, kiêu ngạo vênh váo thì chẳng may sa chân chịu số phận thấp hèn, có gì đâu mà mặc cảm, tủi thân.
Vậy thì anh cũng đừng buồn, ngày nay anh không còn quyền cao, chức trọng hay không có tiền của trong tay, chuyện là anh có còn là người tử tế cho người ta thương yêu kính nể anh không?
Huy Phương.
CHUYỆN VUI CƯỜI
CHUYỆN VUI CƯỜI
Người Vợ Tuyệt Vời
Hai người bạn nói chuyện với nhau:
- Có lẽ mình phải xin ly dị.
- Sao vậy?
- Vợ mình nửa năm nay không thèm nói với mình một câu nào.
- Cậu điên à! Biết tìm đâu ra một người vợ tuyệt vời như thế.
- Có lẽ mình phải xin ly dị.
- Sao vậy?
- Vợ mình nửa năm nay không thèm nói với mình một câu nào.
- Cậu điên à! Biết tìm đâu ra một người vợ tuyệt vời như thế.
Tiếng Thở Dài
Quan tòa hỏi một nhân chứng nữ:
-Có chồng hay chưa?
Bà này thở dài.
Tòa nói với thư ký:
-Ghi đi: chưa chồng.
Một lát sau quan toà hỏi một nhân chứng nam:
- Đã có vợ chưa?
Người này cũng thở dài.
Tòa nói:
-Ghi đi: đã có vợ.
-Có chồng hay chưa?
Bà này thở dài.
Tòa nói với thư ký:
-Ghi đi: chưa chồng.
Một lát sau quan toà hỏi một nhân chứng nam:
- Đã có vợ chưa?
Người này cũng thở dài.
Tòa nói:
-Ghi đi: đã có vợ.
ĐÀN BÀ GIỎI THẬT
Một bà sau khi cho tiền ông hành khất ở cuối nhà thờ liền hỏi:
"Sao ông ra nông nỗi này, vợ con ông đâu?"
"Thưa bà, vợ tôi chẳng may qua đời rồi ạ. Nếu vợ tôi còn thì tôi đâu đến nông nỗi này ạ"
Bà quay sang ông chồng:
"Thấy chưa, đàn bà là đảm đang lắm. Không có đàn bà là chỉ có nước đi ăn mày.
Nhưng khi còn sống bà ấy làm gì hả ông?"
"Thưa nó đi ăn mày thay cho tôi ạ.”
Một bà sau khi cho tiền ông hành khất ở cuối nhà thờ liền hỏi:
"Sao ông ra nông nỗi này, vợ con ông đâu?"
"Thưa bà, vợ tôi chẳng may qua đời rồi ạ. Nếu vợ tôi còn thì tôi đâu đến nông nỗi này ạ"
Bà quay sang ông chồng:
"Thấy chưa, đàn bà là đảm đang lắm. Không có đàn bà là chỉ có nước đi ăn mày.
Nhưng khi còn sống bà ấy làm gì hả ông?"
"Thưa nó đi ăn mày thay cho tôi ạ.”
BỆNH TÌNH
Chăm sóc chồng ốm nặng, cô vợ sụt sùi hỏi:
- Anh thấy trong người thế nào?
Chồng:
- Mấy hôm nay em bớt nói, thần kinh anh đã ổn định dần, đỡ co giật.
Chăm sóc chồng ốm nặng, cô vợ sụt sùi hỏi:
- Anh thấy trong người thế nào?
Chồng:
- Mấy hôm nay em bớt nói, thần kinh anh đã ổn định dần, đỡ co giật.
Bia Ôm
Hai vợ chồng già ngồi nói chuyện:
-Lúc ngồi xe ôm, ôm cái thằng lái xe, bà có thấy thích không?
- Thích thú cái gì, chẳng qua để an toàn thì phải ôm vậy thôi!
- Đó bà thấy chưa? Bà cứ nói bia ôm này nọ, nhưng nó cũng như xe ôm thôi. Vào quán uống bia nhiều phải say, say thì phải ôm một cái gì đó cho khỏi ngã! Hoàn cảnh nó buộc phải vậy chứ thích thú cái gì!
Hai vợ chồng già ngồi nói chuyện:
-Lúc ngồi xe ôm, ôm cái thằng lái xe, bà có thấy thích không?
- Thích thú cái gì, chẳng qua để an toàn thì phải ôm vậy thôi!
- Đó bà thấy chưa? Bà cứ nói bia ôm này nọ, nhưng nó cũng như xe ôm thôi. Vào quán uống bia nhiều phải say, say thì phải ôm một cái gì đó cho khỏi ngã! Hoàn cảnh nó buộc phải vậy chứ thích thú cái gì!
Trái đất lại quay
Cậu con trai từ trong phòng hô vọng ra:
Con: Bố ơi, tại sao trái đất lại quay hả bố?
Bố: Cái gì? Chắc mày lại uống vụng bia của bố rồi phải không???
Con: Bố ơi, tại sao trái đất lại quay hả bố?
Bố: Cái gì? Chắc mày lại uống vụng bia của bố rồi phải không???
Cái hộp đựng giầy
Hai ông bà cụ nọ, đã sống với nhau hơn 60 năm. Họ chia xẻ ngọt bùi ,dủ mọi thứ.
Duy chỉ có cái hộp đựng giầy mà bà cụ để ở dưới gầm tủ là ông cụ không hề biết trong đó đựng cái gì. Và cũng tôn trọng riêng tư của bà,ông chẳng bao giờ hỏi tới
cái hộp đó.
Năm này qua năm nọ, một ngày kia cụ bà bổng bệnh nặng. Biết vợ mình không qua khỏi, cụ ông chợt nhớ tới cái hộp giầy bí mật. Bèn lấy đem đến bên giường cụ bà, cụ bà cũng đồng ý cho ông mở cái hộp ra.
Khi chiếc hộp được mở ra, bên trong chỉ vỏn vẹn có hai con búp bê bằng len nhỏ và một
số tiền là 95.500 đô.
Ông cụ ngạc nhiên hỏi vợ "Thế này là sao?"
"Khi chúng ta mới lấy nhau", cụ bà nói "Bà nội của em có dặn em rằng: Bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình là đừng bao giờ cãi nhau.Nếu lỡ chồng con có làm điều gì khiến con bực mình,tức giận. Con nên im lặng và bình tỉnh, đi ra chỗ khác lấy len đan một con búp bê nha con". Và anh thấy đó...
Duy chỉ có cái hộp đựng giầy mà bà cụ để ở dưới gầm tủ là ông cụ không hề biết trong đó đựng cái gì. Và cũng tôn trọng riêng tư của bà,ông chẳng bao giờ hỏi tới
cái hộp đó.
Năm này qua năm nọ, một ngày kia cụ bà bổng bệnh nặng. Biết vợ mình không qua khỏi, cụ ông chợt nhớ tới cái hộp giầy bí mật. Bèn lấy đem đến bên giường cụ bà, cụ bà cũng đồng ý cho ông mở cái hộp ra.
Khi chiếc hộp được mở ra, bên trong chỉ vỏn vẹn có hai con búp bê bằng len nhỏ và một
số tiền là 95.500 đô.
Ông cụ ngạc nhiên hỏi vợ "Thế này là sao?"
"Khi chúng ta mới lấy nhau", cụ bà nói "Bà nội của em có dặn em rằng: Bí quyết để giữ hạnh phúc gia đình là đừng bao giờ cãi nhau.Nếu lỡ chồng con có làm điều gì khiến con bực mình,tức giận. Con nên im lặng và bình tỉnh, đi ra chỗ khác lấy len đan một con búp bê nha con". Và anh thấy đó...
Cụ ông không cầm được nước mắt. Cả suốt cuộc đời, sống chung với nhau người vợ thân yêu của mình chỉ giận mình chỉ có hai lần thôi ư? Ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
"và còn món tiền lớn nay thì sao?" Ông cụ hỏi.
Cụ bà mắt đỏ hoe trả lời: "Và đó là.. số tiền em đã bán những con búp bê mà em đã đan."
IM LẶNG LÀ VÀNG?
Bốn thời kỳ lịch sử
Giáo sư sử học đầu bạc, có hàm ria bạc thao thao với sinh viên Khoa Học Xã Hội Nhân Văn tại một trường Đại Học HÀ NỘI chuyên đào tạo bảo đảm chỉ tiêu : 100% tốt nghiệp là Tiến Sĩ
- Đất nước ta từ thủa hồng hoang, bên Động Đình Hồ, Lạc Long đã kết duyên cùng Âu Cơ, rồi phòi ra trăm con,…các vua Hùng truyền theo từ đó,…' bốn ngàn năm văn hiến, bốn ngàn năm nức tiếng nho phong…, nhưng thủa ấy khoa học còn lạc hậu, con người sợ những hiện tượng thiên nhiên mà không ai khắc chế được, nên thờ những thiên tiên thần thánh, thần sét, thần mưa, thời đại ấy ta gọi là thời đại TIÊN.
Đến đời nhà Lý, Phật giáo du nhập và nước ta, phát triển mạnh mẽ, nhiều người xuất gia đi tu, làm sư sãi theo giáo lý nhà Phật, ta gọi đó là thời kỳ SƯ.
Đến những năm cuối cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, Nguyễn Ánh đón các cố Tây Dương, cố Bồ đào nha, cùng đem theo đạo Thiên Chúa du nhập vào nước ta,Phật giáo vẫn còn hưng thịnh, nhưng bên cạnh, Thiên Chúa Giáo phát triển, những nhà tu của Thiên Chúa giáo còn gọi là linh mục hay cha xứ, thời kỳ này quân Pháp núp bóng ùa theo vào xâm lược nước ta…. ta gọi là thời kỳ này là thời kỳ CHA.
Khi đảng CS Đông Dương ra đời, cuộc kháng chiến chống Pháp ra đời, dưới sự lãnh đạo anh minh sáng suốt của Bác Hồ, đã làm nên chiến thắng Điện Biên vang dội địa cầu, sau đó tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, đi đến thắng lợi vẻ vang….thời đại này ta gọi là thời đại BÁC HỒ .
Tóm lại, trải qua bốn ngàn năm lich sử vẻ vang rất đáng tự hào, đất nước ta cũng trãi qua bốn thời kỳ lịch sử mà ngày nay ta gọi tóm tắt lại cho dễ nhớ , đó là thời đại :
Đến đời nhà Lý, Phật giáo du nhập và nước ta, phát triển mạnh mẽ, nhiều người xuất gia đi tu, làm sư sãi theo giáo lý nhà Phật, ta gọi đó là thời kỳ SƯ.
Đến những năm cuối cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, Nguyễn Ánh đón các cố Tây Dương, cố Bồ đào nha, cùng đem theo đạo Thiên Chúa du nhập vào nước ta,Phật giáo vẫn còn hưng thịnh, nhưng bên cạnh, Thiên Chúa Giáo phát triển, những nhà tu của Thiên Chúa giáo còn gọi là linh mục hay cha xứ, thời kỳ này quân Pháp núp bóng ùa theo vào xâm lược nước ta…. ta gọi là thời kỳ này là thời kỳ CHA.
Khi đảng CS Đông Dương ra đời, cuộc kháng chiến chống Pháp ra đời, dưới sự lãnh đạo anh minh sáng suốt của Bác Hồ, đã làm nên chiến thắng Điện Biên vang dội địa cầu, sau đó tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, đi đến thắng lợi vẻ vang….thời đại này ta gọi là thời đại BÁC HỒ .
Tóm lại, trải qua bốn ngàn năm lich sử vẻ vang rất đáng tự hào, đất nước ta cũng trãi qua bốn thời kỳ lịch sử mà ngày nay ta gọi tóm tắt lại cho dễ nhớ , đó là thời đại :
" TIÊN SƯ CHA BÁC HỒ "
TỔNG BÍ THƯ VÀ ĐẠI TƯỚNG
Tướng Thanh bỏ của chạy lấy người và Tổng Trọng bỏ Tàu chạy theo Mỹ?
CTV Danlambao - Trong khi tướng Phùng Quang Thanh đang ở đâu đó bên vùng trời của thực dân Pháp thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khăn gói lên đường sang thăm đế quốc Mỹ. Trước khi đi Tổng Trọng đã bày tỏ thái độ rất... trọng thị với Hoa Kỳ và đài tiếng nói Việt... cộng đã qua đó giựt tít: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Mỹ là đối tác hàng đầu của Việt Nam. (*)
Trong thời gian chưa đến 1 tuần vừa qua, tình hình chạy qua, chạy lại của các quan chức lãnh tụ Ba Đình thấy mà chóng mặt.
Nội trong vòng 4 ngày, từ ngày 20 tháng 6 đến 24 tháng 6, tướng Thanh đã phải ho hen chạy từ Paris về lại Hà Nội, từ Hà Nội sang lại Paris (theo như lời của các đồng chí lang băm trong ban bảo vệ sức khoẻ yếu nhân Ba Đình.) Cũng nói thêm ở đây là từ vụ Bá Thanh sang đến Quang Thanh người ta thấy ban này chỉ có "tài" ra thông báo tình trạng của các ngài lãnh đạo đảng cộng sau khi các ngài mất... mạng hoặc mất... tích.
Tuy nhiên, theo tin vỉa hè gần đúng sự thật hơn so với tin lề đường chính thống thì tướng Thanh không chạy đâu hết. Ông ta đã và đang ngồi lì hay nằm liệt ở Paris kể từ sau cái bắt tay với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp vào ngày 19 tháng 6 cho đến nay.
Chuyện bỏ của chạy lấy người của tướng Thanh không phải tự nhiên mà chạy. Nó có nguyên do của nó. Cứ nhìn hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữa chốn ba quân như một lãnh tụ vĩ đại vào ngày khai mạc 29 tháng 6 tại Đại hội Thi đua quyết... huề hay bại là biết rõ nguyên do.
Hiện nay, tướng Thanh đang được giang hồ phong cho biệt danh là người hùng dập mật xơ phổi trong cuộc chiến chống Mỹ. Đồng chí người Việt gốc con hoang này cũng là người lo lắng nhất cho thiên triều phương Bắc khi tâm tư rằng “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc”. Do đó, việc tên trùm chủ chốt thân Tàu chạy tuốt sang Tây, mặc kệ đại hội toàn quân quyết hoà hay quyết bại ra sao cho thấy gió đông phương bất bại đang bị gió tây phương bất tử lấn ép.
Đồng mang danh hiệu đệ nhất phò Tàu với tướng Thanh là tổng Trọng. Trọng và Thanh là Bí và Phó Bí Quân uỷ Trung ương đã bị Nguyễn Tấn Dũng đá ra khỏi hội nghị toàn quân quyết bại. Trong khi Thanh bỏ của chạy lấy người sang Pháp thì dư luận đang đồn đoán phải chăng Tổng Trọng cũng bỏ Tàu chạy theo Mỹ với chuyện Mỹ du vừa mới được khởi hành!?
Trong chuyến đi để nâng Mỹ lên hạng đối tác hàng đầu này, Tổng Trọng sẽ được gặp tổng thống Obama và sẽ tập trung trao đổi chuyện TPP nhằm kiếm đường đổi tờ Nhân Dân Tệ sang tờ Đô La để nuôi 3 triệu đầy tớ đảng viên. Bên cạnh đó là thực hành sứ mạng xin xỏ Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm buôn bán vũ khí, cũng như yêu cầu đế quốc Mỹ làm ơn xen vào chuyện tranh chấp trên Biển Đông "một cách hòa bình theo đúng luật pháp quốc tế".
Cầu chúc cả tướng Thanh bỏ của chạy lấy người và tổng Trọng bỏ Tàu theo Mỹ thành công đại thành công.
_______________________________________
PHÙNG QUANG THANH
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh "tái xuất" bằng lẵng hoa
Bạn đọc Danlambao - Tổng cục hậu cần - một cơ quan đầy ‘béo bở’ trong bộ quốc phòng CSVN vừa nhận được quyết định trao tặng huân chương quân công hạng nhất.
Tại buổi lễ đón nhận huân chương vừa diễn ra hôm 10/7/2015, truyền thông nhà nước cho hay ban tổ chức đã nhận được một lẵng hoa chúc mừng đến từ bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh.
“Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi lẵng hoa chúc mừng.”, Cổng thông tin điện tử Bộ quốc phòng viết.
Về nguồn gốc lẵng hoa ‘lạ’ này, không rõ bộ trưởng Thanh gửi về từ Pháp, hay do gia đình ông này ở Việt Nam chuyển đến?
(Có người giàu trí tưởng tượng thì lại cho rằng lẵng hoa này được bộ trưởng gửi từ... dưới âm phủ mang lên).
Gửi lẵng hoa - hay hiện diện thông qua lẵng hoa vốn là cách làm thường thấy của những cựu quan chức cộng sản ở độ tuổi gần đất xa trời, như Đỗ Mười, Lê Đức Anh...
Không thể xuất hiện, nhưng vẫn muốn người ta nhắc đến tên mình là dấu hiệu của triệu chứng ảo tưởng quyền lực.
Động thái này dường như là một nỗ lực mới nhằm cứu vãn sinh mạng chính trị vốn đang thoi thóp của tướng Thanh.
Dù vậy, nỗ lực ‘tái xuất’ ảo này cũng chỉ là vô ích theo sau những thay đổi về cán cân quyền lực trong đảng. Sự thay đổi này có thể cũng sẽ ảnh hưởng đến khối tài sản kếch xù của ông Phùng Quang Thanh và con trai mình, đại tá Phùng Quang Hải.
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 372
GIẢ THUYẾT VÀ TIN ĐỒN?
Phùng Quang Thanh và con đường lưu vong
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Trong một xã hội độc tài bị bưng bít thông tin, khi truyền thông được xem là một trong những phương tiện / vũ khí để cai trị và bảo vệ quyền lực của kẻ cầm quyền, thì cái gọi là "tin chính thống" lại thường là những tin tức "đứng xa sự thật nhất". Đặc biệt là khi đụng đến những mảng tối về nhân sự, những cuộc thanh trừng nội bộ, hành vi tiêu cực hay tài sản của cán bộ lãnh đạo. Trong trường hợp của Phùng Quang Thanh và với bài học của Nguyễn Bá Thanh còn chưa xanh cỏ, với kinh nghiệm về những cuộc thanh trừng của cộng sản Việt, Nga, Tàu trong suốt chiều dài lịch sử đầy máu của nó, chúng ta lại càng tin rằng những điều gì được phát ra từ những cái miệng loa của đảng về Phùng Quang Thanh thì người dân nên nghĩ ngược lại.
Tình trạng "biến mất" của Phùng Quang Thanh (PQT) trong những tháng ngày rất sôi động của sân khấu chính trị Việt Nam đã dấy lên nhiều chiều hướng suy luận:
PQT sang Pháp chữa bệnh. Luồng suy luận này được dẫn dắt bởi nguồn tin "chính thống", qua cửa miệng của 2 nhân vật đứng đầu trong Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ TƯ. Tuy nhiên, giống như vở kịch "tau có chi mô" và tình trạng "không không thấy" để rồi dẫn đến kết cuộc mà ai cũng biết trước về số phận Nguyễn Bá Thanh, vở kịch PQT-dập-ngực-xơ-phổi vừa mở màn đã có nhiều lỗ hổng. Một trong những lỗ hổng làm lộ bản chất láo khoét là cách sắp xếp tình tiết thời gian một cách khiên cưỡng và vô lý: PQT đang ở Pháp vào ngày 19.06.2015 để gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Jean-Yves Le Drian), lại phải bay ngược về lại Việt Nam để hội chẩn bệnh tình với chuyên gia y tế Pháp (1) tại Hà Nội, lại đáp máy bay trở lại Paris vào ngày 24.06.2015 để được điều trị. Xin đọc lại bài Từ "vở tuồng" Nguyễn Bá Thanh đến "sự cố" Phùng Quang Thanh và "bóng dáng" của Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu so sánh tình trạng sức khoẻ của Phùng Quang Thanh (bị ho, thử máu không thấy có triệu chứng gì nguy hiểm, không có dấu hiệu ung thư... trước khi đến Pháp) với nhu cầu chính trị cần có mặt của PQT tại Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ 5, lẫn chuyến Mỹ du của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì quyết định tự đặt mình ra khỏi chính trường sôi động không thể là của PQT.
Do đó, PQT đã bị "mời ra chỗ khác chơi". Nếu vậy, "mời ra khỏi chỗ khác chơi" được thực hiện dưới hình thức nào? Đây là phần của tin đồn và suy luận - phần gần với sự thật hơn so với tin chính thống vì nó sẽ được nhiều người bổ sung, khám phá. Tương tự như trường hợp của Nguyễn Bá Thanh, chúng ta chỉ có thể tiến gần đến sự thật khởi đi bằng phương pháp loại trừ trong lý luận và chỉ có thời gian mới dần dần hé lộ ra những sự thật mà nhà cầm quyền không thể che giấu mãi.
Một trong những tin đồn đầu tiên về số phận của PQT là ông ta bị ám sát. Xác suất chuyện này xảy ra tương đối thấp. PQT là một bộ trưởng vừa mới gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp. Việc một lãnh đạo quân đội, là thượng khách của quốc gia bị ám sát, tin ám sát được lan truyền trên mạng mà chính phủ Pháp vẫn dấu kín, truyền thông tự do Pháp không săn tin là điều không thể xảy ra. Chuyện PQT cùng tuỳ tùng đi chơi, lại không có những nhân viên bảo vệ yếu nhân của an ninh Pháp đi cùng cũng là điều khó tin.
Do đó chúng ta cần gỡ rối cái bùi nhùi PQT dựa vào "vị trí quan điểm chính trị" của Thanh nằm ở đâu trong tiến trình đảng CSVN bắt tay với Mỹ để dẫn đến chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng, trong đó được tháp tùng bởi một đoàn tuỳ tùng hầu hết là tay chân của Nguyễn Tấn Dũng.
*
Vào ngày 1 tháng 6, 2015, tại Hà Nội, Phùng Quang Thanh đã cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng (1). Tuyên bố này này chỉ là bước khởi đầu, có những thoả thuận tương đối nhỏ như "Hoa Kỳ sẽ cung cấp một gói 18 triệu USD cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam để mua sắm những tàu tuần tra; đồng thời đang hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam xây dựng và phát triển Trung tâm huấn luyện gìn giữ hòa bình" nhưng lại có một thông điệp chính trị rất lớn: Đây là mốc khởi hành cho con đường hợp tác trong đó 2 bộ quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ bắt tay nhau để bảo vệ chủ quyền VN và quyền lợi của Hoa Kỳ tại biển Đông. Tuyên bố quốc phòng chung này cũng là phát súng lệnh tiến bước cho con đường Việt-Mỹ chống Tàu mà bước kế đến là Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt-Mỹ tại Washington DC.
Bước khởi đầu của con đường này, dưới góc nhìn của Hoa Kỳ, khó mà có thể được suôn sẻ nếu nó được dẫn đầu từ phía VN bởi một kẻ luôn chiếm giải nhất trong cuộc đua nịnh Tàu. Mục tiêu chiến lược be bờ của Mỹ, cụ thể là ngăn chận sự bành trướng, tái tạo đảo nhân tạo, xây dựng căn cứ quân sự trên biển Đông của Bắc Kinh sẽ khó đạt được những kết quả mong muốn nếu từ phía "đối tác" Việt Nam, người bộ trưởng đứng đầu quân đội có ý chí bảo vệ biển Đông thì ít (hay không có) mà bảo vệ Bắc Kinh thì nhiều: "Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc."
Viên sỏi PQT trong đôi giày Việt-Mỹ bộc lộ rõ ngay trong buổi họp báo sau khi Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng được công bố. Khi được hỏi:
“Hoa Kỳ đang yêu cầu các quốc gia trong khu vực Biển Đông dừng ngay các hoạt động bồi đắp, tôn tạo đảo. Tại cuộc hội đàm sáng nay, VN có đưa ra cam kết nào sẽ chấm dứt các hoạt động như vậy không?” (2)
Lưu ý trong câu hỏi này, người hỏi cố tình nhắc đến điều Hoa Kỳ yêu cầu / mong muốn, với Bộ trưởng QP Hoa Kỳ Ashton Carter đứng ngay bên cạnh nhìn, thì PQT đã trả lời:
“VN vừa qua cũng có củng cố các đảo thuộc chủ quyền của VN. Như các bạn biết, VN hiện đang đóng quân trên 19 đảo nổi và 12 đảo chìm. Các đảo nổi thì chúng tôi chỉ cho kè kín lại xung quanh để tránh sóng đánh lở, đảm bảo cho người dân và các lực lượng đóng quân, quản lý trên đảo có cuộc sống an toàn”.
“Ở các đảo chìm, chúng tôi cũng chỉ xây dựng những nhà nhỏ, ở ít người và không mở rộng ra. Tính chất, quy mô của chúng tôi hoàn toàn là vấn đề dân sự”.
Khoan nói đến đúng/sai khi đứng về phía quan điểm VN, PQT đã không khéo léo trong vai trò đối tác, cách nói của PQT cũng là luận điệu của Bắc Kinh khi Hoa Kỳ đặt vấn đề với Bắc Kinh về hành vi xây dựng trái phép. Đó là chưa nói đến việc PQT biết rõ VN chẳng có xây dựng bao nhiêu trong khi Bắc Kinh đã dồn dập những hoạt động xây dựng tại Trường Sa ở tốc độ chóng mặt - như ông từng trả lời phóng viên sau chuyến đi thăm Bắc Kinh vào tháng 10/2014: "Còn hiện nay trên biển, nói thật là các bên đều có xây dựng. Đài Loan cũng xây dựng, Philippines cũng tiến hành xây dựng đường băng, Malaysia có xây dựng. Việt Nam cũng có hoạt động xây dựng, đó là tôn tạo, nâng cấp, mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho các lực lượng đóng quân trên đảo để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, đảm bảo điều kiện sinh hoạt trên đảo. Tuy nhiên nguồn lực của ta còn có hạn nên việc xây dựng quy mô chưa lớn như Trung Quốc." (3)
Từ vị trí thân Tàu, lo lắng người dân Việt Nam chống Tàu, đến quan điểm về những hành vi của Tàu tại biển Đông, PQT còn bị mất điểm nặng với Hoa Kỳ trong vấn đề nhân quyền. Ngay sau cuộc hội kiến giữa hai vị bộ trưởng quốc phòng, PQT đã họp báo và tuyên bố: "Các vấn đề về nhân quyền không nên được liên kết với quyết định của Hoa Kỳ về việc hoàn toàn tháo gỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam". (4)
Điều đó cho thấy ông Ashton Carter sẽ khó mà làm việc với PQT trong những thương thảo thuộc lãnh vực quốc phòng khi mà người đối tác PQT nhất định không xem nhân quyền là một điều kiện tiên quyết của Mỹ cho những đồng thuận lớn hơn, ngoài phạm vi quốc phòng (như TPP) giữa hai bên. Bây giờ nhìn lại Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ (5) với những điều khoản về nhân quyền chúng ta thấy rõ điều đó.
Do đó, PQT phải ra đi trong ván cờ thương lượng Việt-Mỹ.
Người ủng hộ cho chuyện ra đi này nhiều nhất là Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng, những tướng lãnh đang lo lắng về tình trạng bất mãn tràn lan và cao độ của quân đội đối với cha con Phùng Quang Thanh, Phùng Quang Hải, đồng thời cũng ngắm nghé chiếc ghế Bộ trưởng cũng đồng lòng nhất trí. Tất cả được thể hiện qua hình ảnh của ngày đại hội thi đua quyết thắng toàn quân 01/07.
Tháng 6, 2015, Bắc Kinh đem giàn khoan HD-981 vào biển Đông. Một lần nữa biển Đông dậy sóng. Bộ quốc phòng Việt Nam im lặng như nước hồ thu. Tháng 6, Phùng Quang Thanh phải ra khỏi chính trường trước ngày đại hội toàn quân 01.07.2015 và dĩ nhiên phải trước ngày Nguyễn Phú Trọng đáp xuống phi trường Andrews.
*
Sau Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng, PQT đã:
- 8/6, tiếp Thiếu tướng Pehin Tawih, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Brunei.
- 9/6, tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Slovakia Martin Glavac.
- 10/6, tiếp Herve Ladsous - Phó tổng thư ký LHQ phụ trách hoạt động gìn giữ hòa bình.
- 19/6 gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, nhân dịp đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam đang có chuyến làm việc tại châu Âu. (6)
"Lịch trình" trên cho thấy những hoạt động của PQT rất lu mờ, trong bối cảnh chính trị sôi động của tháng 6 bao gồm tình hình biển Đông và những vận động thương thảo quan hệ Việt-Mỹ. Trong thông tin về chuyến đi châu Âu, nói rằng "gặp bộ trưởng quốc phòng Pháp nhân dịp đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam đang có chuyến làm việc tại châu Âu..." như là PQT có một chuyến công tác lớn tại Âu châu và "nhân tiện" gặp ông Jean-Yves Le Drian. Thật sự, PQT không có một hoạt động nào khác ngoài cuộc gặp này.
Do đó, chúng ta có thể giả định rằng PQT đã được dàn xếp để qua Pháp với lý cớ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp. Vì chỉ là sự dàn xếp cho "mục tiêu khác" cho nên đây chỉ là một cuộc gặp xã giao, kèm theo những thông báo cũng rất ngoại giao nhưng hoàn toàn không có một ký kết chính thức nào. Mục tiêu là để dọn đường cho PQT "ra đi" êm thắm.
Trong sự sắp xếp tưởng êm thắm này, bùng lên tin đồn PQT bị ám sát. Do đó, vở kịch PQT-dập ngực-xơ phổi buộc phải ra đời. PQT "được" cho bay từ Pháp về lại VN sau ngày 19.06 để chuyên gia y tế Pháp TẠI VN hội chẩn, gặp ông Phạm Gia Khải vào ngày 22/6 tại Việt Nam và qua lại Pháp ngày 24/6 để chuyên gia y tế Pháp TẠI Pháp chữa trị (6)
Xác suất cao là PQT vẫn ở lại Pháp từ sau lần gặp bộ trưởng quốc phòng Jean-Yves Le Drian vào ngày 19/6 cho đến nay. Tương lai của PQT rơi vào 2 tình huống sau:
1. Sau khi mọi sự cho tiến trình gần Mỹ xa Tàu đã xong, PQT trở về VN và tuyên bố từ nhiệm vì lý do sức khoẻ suy yếu, sau khi bị mổ và lấy đi cục u... thân tàu trong phế phủ.
2. Sau một thời gian tịnh dưỡng, loa mồm của đảng tuyên bố rằng các bác sĩ Pháp (nhưng giữ bí mật, không nói là bác sĩ tên gì) khuyên PQT nên ở lại Pháp để được "theo dõi" và chữa trị dài hạn. Đồng chí Đỗ Bá Tỵ sẽ "tạm thời" thay thế đồng chí PQT trong vai trò Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Cho đến bây giờ, dựa vào kinh nghiệm của những tên tướng lưu vong trên thế giới, xác suất là PQT sẽ ở lại Pháp, nhiệm vụ chính của hắn sẽ không còn là biển Đông, biển Nam gì cả mà chỉ lo quản trị những trương mục đang nằm ở Thuỵ Sĩ; cùng với quý tử Phùng Quang Hải ngày đêm chuyển ngân từ trong ra ngoài và tìm cách cho bầy đàn thê tử hạ cánh an toàn.
______________________________________
Chú thích:
TIN THAY ĐỔI NHÂN SỰ Ở HÀ NỘI
Sau phi vụ thanh trừng Phùng quang Thanh và một vài đàn em tin cẩn của lão trư
Dũng điếm đã lấy công chuộc tội với nhân dân, chí ít cũng được phần nào an ủi. cho đến thời điểm ngày hôm nay, toàn bộ hệ thống chỉ huy thân Tầu của Bộ Tư Lệnh Thủ đô Hà nội đã được thay thế và an bài. điều mà chính Thiếu tướng cộng sản Lê Mã Lương đa nói" nếu có chiến Tranh với Trung quốc thì dàn lãnh đạo Bộ quốc phòng hiện nay phải thay hết thì mới đánh Trung quốc được" thì đây cũng là một tín hiệu rất đáng mừng.
-có thể tóm tắt nội dung như sau.
Một thông tin rất đáng chú ý mà ít người không quan tâm, đó là, theo Cổng thông tin của Bộ Quốc phòng đưa tin cho biết "Sáng 3/7/2015, tại Hà Nội, thực hiện các Quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh và Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội. Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy BTL Thủ đô Phạm Quang Nghị; Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) QĐND Việt Nam.
Tại hội nghị, Trung tướng Phí Quốc Tuấn đã tiến hành bàn giao chức vụ Tư lệnh BTL Thủ đô Hà Nội cho Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh, nguyên Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng BTL Thủ đô Hà Nội; Trung tướng Lê Hùng Mạnh bàn giao chức vụ Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội cho Thiếu tướng Nguyễn Thế Kết, nguyên Phó Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội."
Tin này cũng được đưa trên một số phương tiện truyền thông khác với lý do cho rằng Tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội Trung tướng Phí Quốc Tuấn và Chính ủy Trung tướng Lê Hùng Mạnh đến tuổi nghỉ hưu. Điều đó đã khiến nhiều người đã đặt câu hỏi vì sao cả Tư lệnh và Chính ủy Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội lại nghỉ cùng một thời điểm? Song nếu chú ý sẽ thấy, thông tin từ Cổng thông tin Bộ Quốc phòng đã không giải thích rõ lý do, mà chỉ vắn tắt là "thực hiện các Quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng".
Theo thông lệ của chính trường các nước, thì chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng hoặc Tư lệnh Lục quân (đối với các chế độ do dân bầu) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự ổn định của chế độ, khi mà quân đội trở thành lực lượng trung thành và bảo vệ Hiến pháp quốc gia. Đồng thời tư lệnh lực lượng quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ thủ đô - trung tâm đầu não chính trị, có ý nghĩa ví như một tấm áo giáp để bảo vệ chế độ đòi hỏi phải hết sức trung thành.
Được biết, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội được thành lập vào năm 2008 và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Cộng với việc Hà nội trong khoảng 20 năm trở lại đây vốn được coi là thành trì của phe bảo thủ, thì chắc chắn lớp chỉ huy như Tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội Trung tướng Phí Quốc Tuấn và Chính ủy Trung tướng Lê Hùng Mạnh giữ chức vụ từ đó đến nay chắc chắn phải là người tin cẩn của phe này.
Khi đã biết Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội có vai trò hết sức quan trọng, đó là chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực Thủ đô Hà Nội, trung tâm đầu não của lãnh đạo đảng và nhà nước Việt nam. Thì chắc sẽ có không ít người đã đặt một loạt câu hỏi rằng:
• Có điều gì bất thường không?
• Tại sao lại có sự trùng hợp kỳ lạ như thế?
• Nếu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đau ốm đột xuất là chuyện bình thường, thì tại sao lại phải vội vã thay thế lãnh đạo của Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội?
Không chỉ thế, mà lại còn thay một lúc và ngay lập tức cả hai vị trí lãnh đạo là Tư lệnh và Chính ủy của Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội.
Chắc chắn đây sẽ là một diễn biến hết sức bất thường.
điều này có thể hiểu mang kịch mới và hay mới chỉ bắt đầu.
( nguồn in tờ nét)
Dũng điếm đã lấy công chuộc tội với nhân dân, chí ít cũng được phần nào an ủi. cho đến thời điểm ngày hôm nay, toàn bộ hệ thống chỉ huy thân Tầu của Bộ Tư Lệnh Thủ đô Hà nội đã được thay thế và an bài. điều mà chính Thiếu tướng cộng sản Lê Mã Lương đa nói" nếu có chiến Tranh với Trung quốc thì dàn lãnh đạo Bộ quốc phòng hiện nay phải thay hết thì mới đánh Trung quốc được" thì đây cũng là một tín hiệu rất đáng mừng.
-có thể tóm tắt nội dung như sau.
Một thông tin rất đáng chú ý mà ít người không quan tâm, đó là, theo Cổng thông tin của Bộ Quốc phòng đưa tin cho biết "Sáng 3/7/2015, tại Hà Nội, thực hiện các Quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức Hội nghị Bàn giao nhiệm vụ Tư lệnh và Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội. Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Đảng ủy BTL Thủ đô Phạm Quang Nghị; Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (TCCT) QĐND Việt Nam.
Tại hội nghị, Trung tướng Phí Quốc Tuấn đã tiến hành bàn giao chức vụ Tư lệnh BTL Thủ đô Hà Nội cho Thiếu tướng Nguyễn Doãn Anh, nguyên Phó Tư lệnh Tham mưu trưởng BTL Thủ đô Hà Nội; Trung tướng Lê Hùng Mạnh bàn giao chức vụ Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội cho Thiếu tướng Nguyễn Thế Kết, nguyên Phó Chính ủy BTL Thủ đô Hà Nội."
Tin này cũng được đưa trên một số phương tiện truyền thông khác với lý do cho rằng Tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội Trung tướng Phí Quốc Tuấn và Chính ủy Trung tướng Lê Hùng Mạnh đến tuổi nghỉ hưu. Điều đó đã khiến nhiều người đã đặt câu hỏi vì sao cả Tư lệnh và Chính ủy Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội lại nghỉ cùng một thời điểm? Song nếu chú ý sẽ thấy, thông tin từ Cổng thông tin Bộ Quốc phòng đã không giải thích rõ lý do, mà chỉ vắn tắt là "thực hiện các Quyết định của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng".
Theo thông lệ của chính trường các nước, thì chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng hoặc Tư lệnh Lục quân (đối với các chế độ do dân bầu) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự ổn định của chế độ, khi mà quân đội trở thành lực lượng trung thành và bảo vệ Hiến pháp quốc gia. Đồng thời tư lệnh lực lượng quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ thủ đô - trung tâm đầu não chính trị, có ý nghĩa ví như một tấm áo giáp để bảo vệ chế độ đòi hỏi phải hết sức trung thành.
Được biết, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội được thành lập vào năm 2008 và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Cộng với việc Hà nội trong khoảng 20 năm trở lại đây vốn được coi là thành trì của phe bảo thủ, thì chắc chắn lớp chỉ huy như Tư lệnh Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội Trung tướng Phí Quốc Tuấn và Chính ủy Trung tướng Lê Hùng Mạnh giữ chức vụ từ đó đến nay chắc chắn phải là người tin cẩn của phe này.
Khi đã biết Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội có vai trò hết sức quan trọng, đó là chịu trách nhiệm bảo vệ khu vực Thủ đô Hà Nội, trung tâm đầu não của lãnh đạo đảng và nhà nước Việt nam. Thì chắc sẽ có không ít người đã đặt một loạt câu hỏi rằng:
• Có điều gì bất thường không?
• Tại sao lại có sự trùng hợp kỳ lạ như thế?
• Nếu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đau ốm đột xuất là chuyện bình thường, thì tại sao lại phải vội vã thay thế lãnh đạo của Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội?
Không chỉ thế, mà lại còn thay một lúc và ngay lập tức cả hai vị trí lãnh đạo là Tư lệnh và Chính ủy của Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội.
Chắc chắn đây sẽ là một diễn biến hết sức bất thường.
điều này có thể hiểu mang kịch mới và hay mới chỉ bắt đầu.
( nguồn in tờ nét)
LÊ DIỄN ĐỨC * QUAN HỆ VIỆT MỸ
Quan hệ Việt- Mỹ, cuộc chơi không dễ dàng
Tue, 07/07/2015 - 19:20 — ledienduc
Lê Diễn Đức
Tại phòng Bầu Dục của Toà Bạch Ốc, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng trong tư cách là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị Mỹ, ông Trọng không có người “tương nhiệm”.
Tại phòng Bầu Dục của Toà Bạch Ốc, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng trong tư cách là Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hệ thống chính trị Mỹ, ông Trọng không có người “tương nhiệm”.
Giáo sư Carl Thayer trong một bài phân tích trên tờ Diplomat nói rằng, "cuộc gặp giữa Tổng Thống Barack Obama và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng như là một hành động công nhận vai trò của Đảng Cộng Sản trong hệ thống chính trị Việt Nam, và sẽ dọn đường cho những chuyến công du tương tự trong tương lai".
Nhận định này của ông Thayer đúng, nhưng đây không phải lần đầu tiên Chính phủ Mỹ thừa nhận vai trò của Đảng Cộng Sản trong một hệ thống chính trị khác hẳn về ý thức hệ với Mỹ.
Trước năm 1989, Mỹ đã từng có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước cựu Cộng Sản Đông Âu, Liên Xô và thừa nhận các Đảng Cộng Sản có vai trò lãnh đạo trong hệ thống đó.
Tuy nhiên, giao thương là để có cơ hội tiếp xúc gần gũi và đối thoại, nhưng song song, học thuyết làm tan rã khối Cộng Sản châu Âu là do Tổng thống Mỹ Ronald Reagan chủ xướng và thực hiện.
Thực chất khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam và thiết lập trao đổi cấp đại sứ, Mỹ đã thừa nhận chế độ Cộng Sản Việt Nam. Chính Phủ Mỹ cũng đã tiếp các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam khác tại Toà Bạch Ốc như Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang.
Lần này tiếp Nguyễn Phú Trọng không nắm một cương vị nào trong nhà nước, nhưng là lãnh đạo cao nhất của đảng cầm quyền, và là đảng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội theo Hiến pháp Việt Nam. Điều này cho thấy việc tiếp ông Trọng hợp lý và chẳng có gì quá quan trọng. Nhưng việc tiếp cũng xuất phát cả từ quan điểm và cách cư xử riêng của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Barack Obama là Tổng thống của nước Mỹ, nhưng trong năm 2012 ông chỉ đạt 51% số phiếu cử tri, 48% đã bầu cho ông Mitt Romney, vì cử tri xem Obama như là người có tính thiên tả. Tờ Washington Post gần đây có bài viết nói rằng, người đứng đầu Bastrop County thuộc bang Texas Albert Ellison đã viết rằng, nhiều người Texas mất niềm tin vào Tổng thống Obama, trong đó có một thực tế là "trong tâm trí của một số người, ông được nâng đỡ bởi người cộng sản và cố vấn bởi những kẻ khủng bố" (in the minds of some, he was raised by communists and mentored by terrorists). Một dòng suy nghĩ khá cực đoan về một vị tổng thống, nhưng cũng là điều chúng ta cần quan tâm để có sự nhìn nhận tổng quát.
Nói vậy thôi, chính sách đối ngoại của Mỹ thường được hoạch định dài hạn, thông qua các cơ quan nghiên cứu, các think-tank, ít nhất cũng cho 25 năm. Các vị tổng thống lên nắm quyền dù thuộc đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ, chỉ xử lý cụ thể các diễn biến nhưng tuân thủ chính sách chung.
Chiến luợc quay trục lại châu Á, đến thời Barack Obama mới thực sự rõ ràng, nhưng thực tế đã được thực hiện từ thời Tổng thống W. Bush.
Tiếp theo Tổng thống Bill Clinton đến thăm Việt Nam năm 2000, sau 5 năm bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ, năm 2006 Tổng thống W. Bush cũng đã đến Hà Nội thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị lãnh đạo kinh tế APEC-14. Chính phủ của Tổng thống W. Bush cũng đã ủng hộ và hỗ trợ Việt Nanm tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới WTO trong năm 2007. Mỹ quan hệ với Việt Nam dựa trên chính sách "xâm nhập để ảnh hưởng"mà Tổng thống W, Bush là người đưa ra.
Trong chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam có một vị thế địa chính trị quan trọng trong toàn khối Asean. Trong cuộc chơi này Mỹ tỉnh táo và thận trọng. Việt Nam vẫn là một quốc gia cộng sản, toàn trị và có xu hướng nghiêng về Trung Quốc, vừa kinh tế, vừa chính trị, là một nước có cùng ý thức hệ xã hội chủ nghĩa, để bảo vệ sự tồn tại. Tuy nhiên, xu hướng này đi ngược với tâm tư và ý chí dân tộc của người Việt Nam. Không người Việt Nam nào không biết dã tâm thôn tính Việt Nam của mọi triều đại Trung Quốc từ hơn hai ngàn năm nay.
Cuộc khảo sát của Pew Global Attitudes & Trends hôm 23/06/2015 cho thấy, 78 phần trăm người Việt Nam được hỏi cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, chỉ có 13 phần trăm nói ngược lại. Trong khi đó, tới 74 phần trăm có cái nhìn không thân thiện về Trung Quốc.
Chơi với Việt Nam, Mỹ nắm bắt được điều này.
Mặt khác, như giáo sư Thayer nhận định, "sự khác biệt quan diểm trong các phe phái trong nội bộ Bộ Chính Trị phức tạp hơn, không chia rõ rệt thành phe thân Trung Quốc hay phe thân Mỹ, mà sự khác biệt chủ yếu là trên sự đánh giá về cách xử lý các quan hệ với các cường quốc như thế nào để đừng phương hại tới các lợi ích của quốc gia".
Gần gũi hơn với Việt Nam trong chính sách để kìm toả ảnh hưởng và tham vọng bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực này, Washington hợp tác với Hà Nội, nhưng vẫn không quên sử dụng áp lực ngoại giao để thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền. Tuy nhiên Washington không làm quá mạnh để có thể đẩy Việt Nam vào vòng tay Trung Quốc, khiến Việt Nam có thể thành một pháo đài Cộng Sản như Bắc Triều Tiên.
Hà Nội cũng biết điều rất rõ lợi thế của mình nên không ngần ngại tiếp cận và lợi dụng Mỹ. Thị trường Mỹ đã trở nên quan trọng hàng đầu của Việt Nam với mức xuất khẩu gần 40 tỷ USD, gần bằng 20% tổng thu nhập GDP (2014). Quyền lực cứng và mềm của Mỹ là sức mạnh duy nhất cho phép ngăn chặn mọi sự hiếp đáp của Trung Quốc.
Trong cuộc chơi này, không ai đặt lòng tin hoàn toàn vào nhau, và luôn có một khoảng cách giữa hai phía.
Khi còn chế độ cộng sản, Hà Nội chắc chắn không thể trở thành đồng minh quân sự của Mỹ, nhưng ngược lại, Mỹ cũng là thế lực luôn phải cảnh giác trong con mắt của Hà Nội.
Thời Ân Hoằng, Giáo sư về Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh nói:
"Lo ngại về “sự lật đổ” của phương Tây về ý thức hệ, ít nhất là trong lòng giới đảng viên lớn tuổi và đồ đệ của họ, và nhu cầu có quan hệ kinh tế không thể thiếu với Trung Quốc, điều mà hầu như tất cả trong đảng và chính phủ Việt Nam đều thừa nhận, sẽ hạn chế mức độ hợp tác với Mỹ trong cân bằng quan hệ với Trung Quốc. Hà Nội phải chơi một trò chơi, và nói chung trong mấy năm qua, Hà Nội đã chơi tốt trò chơi này".
Rõ ràng, Việt Nam đang du giây khá thành công, chơi với Mỹ nhưng nhất định không làm hỏng mối quan hệ "hữu nghị" với Trung Quốc.
Cuộc gặp gỡ Obama của Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật được cho là thân Trung Quốc, vì vậy, không mang lại một điều gì đột phá ngoài những thoả thuận giữa Mỹ với Việt Nam qua chuyến công du Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013, nâng mối quan hệ lên "hợp tác toàn diện" và tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Mỹ- Việt mà Bộ trưởng quốc phòng Ashton Cater ký hồi tháng 6/2015. Chuyến công du chỉ có ý nghĩa tìm kiếm lòng tin và thiết lập sự tôn trọng lẫn nhau và mong muốn Mỹ cam kết không "chơi xỏ" trong ván bài này.
Về Hiệp ước Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, Barack Obama có trao đổi với Trọng, nhưng việc hoàn tất đàm phán với Việt Nam được xem như đã gần xong. Các tiêu chuẩn lao động của TPP và công nhân tự do lập hội ít nhất là ở cấp độ nhà máy, có thể được phía Mỹ châm chước, trì hoãn trong một hạn định 3-5 năm, vì "lý do kỹ thuật".
Tóm lại trong chiến lược an ninh của trục Châu Á-Thái Bình Dương, vì lợi ích của mình, Mỹ không thể không quan hệ tốt với Việt Nam, nhưng cẩn trọng. Ngược lại Việt Nam cũng tận dụng tối đa các quan hệ với Mỹ, nhưng dè chừng.
Trong bối cảnh này, dân chủ và nhân quyền không còn là vấn đề quan trọng nhất, nhưng đối với Mỹ là trách nhiệm của một cường quốc dân chủ và của các giá trị tự do mà người Mỹ tin tưởng.
Mỹ sẽ chỉ là yếu tố quan trọng thúc đẩy dân chủ và nhân quyền trong cuộc chơi khó khăn này chứ chẳng phải là yếu tố chính để thay đổi hệ thống chính trị. Sự thay đổi đó thuộc về sự mong muốn thật sự và tinh thần tranh đấu của người Việt.
© Lê Diễn Đức - RFA
LẨY KIỀU
Lẩy Kiều
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-07-11
2015-07-11
Sáng tạo cho riêng mình
Trong văn hóa Việt Nam một hiện tượng độc đáo chưa từng xuất hiện ở các nước khác là bắt đầu từ một cuốn truyện đã làm từ người bình dân cho tới trí thức lại mê mẩn đến nỗi đem ra áp dụng từng chi tiết vào cuộc sống hàng ngày như một cách sáng tạo cho riêng mình.
Tác phẩm đó là Truyện Kiều của Nguyễn Du và cách mà người dân từ thành thị đến thôn quê dựa vào để sáng tạo cho riêng họ là một loạt cách: lẩy Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều hay tập Kiều, ngâm Kiều thậm chí nhại Kiều.
Nói về lẩy Kiều có lẽ cụ Tiên Điền đã có công rất lớn trong vai trò nối liền hai đất nước từng một thời bắn giết nhau không thương tiếc. Hai mươi lăm năm sau ngày thống nhất Tổng thống Bill Clinton đã được cụ báo mộng để có thể đứng giữa Hà Nội mà lẩy hai câu Kiều thật đắc địa:
“Sen tàn cúc lại nở hoa, sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”.
Có thể coi truyện Kiều là một tập đại thành của văn hóa Việt Nam. Nó do một nhà nho viết ra nhưng không những chỉ các nhà nho tán hưởng, yêu thích mà khắp chợ cùng quê, người dân quê Việt Nam không biết chữ không biết đọc, biết viết nhưng lại thuộc Kiều.
-Phạm Xuân Nguyên
Hai câu tưởng là tả cảnh bình thường ai ngờ nó thâm thúy đến ngạc nhiên. Trong bối cảnh mới, hai câu thơ lại có một tâm trạng mới. Tổng thống Bill Clinton nhìn trời nhìn đất rồi nghĩ đến sự xoay vần của tạo hóa, sen tàn thì tới phiên cúc nở hoa hết chiến tranh thì lại hòa bình, hết đánh nhau lại làm bạn với nhau….mùa xuân sẽ tới đẩy lùi mùa đông vào dĩ vãng… chỉ hai câu thơ của Kiều mà Tổng thống Bill được người dân Việt cúi đầu ngưỡng mộ hết mức!
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói về hai câu thơ này:
“Câu Kiều trong bài diễn văn của Tổng thống Bill Clinton năm 2000 đọc ngay giữa thủ đô Hà Nội: “Sen tàn cúc lại nở hoa, sầu dài ngày ngắn trông đà sang xuân” nhấn mạnh chữ Xuân, hai câu này trong đoạn Thúc Sinh sau khi vui vầy với Thúy Kiều bỗng nhớ ra mình còn có vợ là Hoạn Thư, mình phải về nhà nên: “Ngày vui ngắn chẳng tày gang” nhưng dùng ở đây để nói quan hệ Việt Mỹ nó có những cái gì? Trải qua những Thu những Đông và có sắc Xuân và chính Tổng thống Bill Clinton là người tuyên bố bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ Việt Nam.”
Truyện Kiều là sách gối đầu giường của nho sinh sĩ tử đã đành nhưng người bình dân cũng xem nó là bạn đồng hành trong đời sống. Lẩy Kiều là một phương tiện giải trí tao nhã của họ bất cứ đâu bất cứ khoảng thời gian nào. Lẩy Kiều thông thường nhất là lấy hai câu 6-8 áp dụng vào hoàn cảnh xảy ra trước mắt hay lấy một câu sáu hoặc tám rồi thêm vào câu của chính mình tạo lý thú cho sự áp dụng vào hoàn cảnh mới. Cách làm này được cả xã hội hoan nghênh và người ta theo nhau áp dụng trong đời sống thường nhật.
“Có thể coi truyện Kiều là một tập đại thành của văn hóa Việt Nam. Nó do một nhà nho viết ra nhưng không những chỉ các nhà nho tán hưởng, yêu thích mà khắp chợ cùng quê, người dân quê Việt Nam không biết chữ không biết đọc, biết viết nhưng lại thuộc Kiều. Nó trở thành như một cuốn Thánh kinh của người Việt. Người ta thuộc Kiều, người ta đọc Kiều và từ đó nó sản sinh ra văn hóa Kiều.
Từ truyện Kiều của Nguyễn Du người ta dùng để bói Kiều, người ta tập Kiều người ta vịnh Kiều người ta lẩy Kiều. Cuốn truyện này vượt ra số phận của Thúy Kiều và những nhân vật chung quanh Thúy Kiều như Từ Hải như Kim Trọng thì ma lực của con chữ người ta thấy là mọi cảnh ngộ của đời sống, mọi cảnh ngộ của thân phận con người, mọi hạnh phúc khổ đau đều có thể lấy truyện Kiều ra ứng vận vào. Cho nên gọi truyện Kiều là thánh kinh là vậy.”
TS Hán nôm Nguyễn Xuân Diện cho biết cảm nghĩ của ông về cách mà người dân sáng tạo riêng cho Kiều:
“Ở Việt Nam, như mọi người đã biết, truyện Kiều là một tác phẩm văn học nhưng đã đi sâu rộng trong đời sống nhân dân khiến những người không biết chữ nhiều người cũng thuộc lòng cả chuyện Kiều; và có vịnh Kiều, có bói Kiều, có lẩy Kiều.....Thế thì lẩy Kiều nằm trong văn mạch truyền thống của người Việt Nam xưa và kể cả ngày nay nữa. Khi gặp một cảnh ngộ nào đó, một tình huống nào đó thì người ta đọc lên một câu Kiều để mà vận vào phong cảnh, vận vào tình huống đó. Hai câu “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời.” mà được ông Biden đọc lên trong bữa tiệc quốc yến cho thấy là nước Mỹ là một nước tuy chỉ có 200 năm lịch sử nhưng người ta đã có những vị tổng thống, các nhà lãnh đạo am hiểu về các truyền thống văn học khác nhau. Đặc biệt, đứng trước một bữa tiệc để tiếp một vị quốc khách mà các nhà lãnh đạo của nước Mỹ đã thể hiện sự tôn trọng lớn đối với vị khách của mình. Có thể là ông đã đọc và cũng có thể ông ấy đã được một nhóm tư vấn nào đó khiến ông đọc câu thơ Kiều rất là hay.”
Đóng góp thêm cho một tác phẩm vĩ đại
Sau Tổng thống Bill Clinton tới Phó Tổng thống Joe Biden. Mới đây nhất cụ Tiên Điền có sống lại cũng không thể ngờ từ bên trời Tây, Phó Tổng thống của một siêu cường lại có thể lẩy Kiều hay và chuẩn xác như vậy:
“Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời.”
Đầu ngõ sương đã tan, mây cuối trời rồi sẽ được vén lên để lộ ra tương lại tươi sáng của mối tình Việt Mỹ.
Mối tình đó chắc chắn ban đầu sẽ khác hẳn mối tình với cô nàng phương Bắc còn tương lai có ra sao thì hạ hồi phân giải. Nguyễn Du cũng nào biết tương lai của Kiều ra sao khi 15 năm đoạn trường qua đi nhưng nàng vẫn cương quyết không cho Kim Trọng nắm tay mà chỉ cho đứng xa xa đánh cờ, uống trà cho đỡ tiếc.
Tôi cứ nghĩ rằng là giá như ông Lê Khả Phiêu hồi ấy và ông Nguyễn Phú Trọng hôm nay, trong những tình huống vui vẻ, đầm ấm của mối quan hệ đang được mở ra như thế mà cũng lẩy vài câu Kiều thì hay biết nhường nào.
-TS Nguyễn Xuân Diện
Chúng tôi vô cùng thú vị khi được biết trong bữa tiệc quốc yến do nước Mỹ tổ chức chiêu đãi Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ngài phó Tổng thống Mỹ khi kết thúc bài phát biểu trong bữa tiệc chiêu đãi có đọc hai câu Kiều:
“Trời còn để có hôm nay.
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời.”
Điều đấy để lại sự thích thú, thú vị lắm trong những người dân quan tâm đến chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng cũng như trong báo chí.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên chia sẻ về việc người hâm mộ tác phẩm Kiều có những đóng góp thêm cho tác phẩm vĩ đại này
“Truyện Kiều được coi là kiệt tác của văn học Việt Nam của đại thi hào Nguyễn Du mà năm nay kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông. Thúy Kiều có một địa vị mà kể từ khi được Nguyễn Du sáng tác ra cách đây 200 năm thì được coi như cuốn thánh kinh của người Việt. Mặc dù truyện Kiều dựa trên một tác phẩm văn xuôi của tác giả người Trung Quốc nhưng khi Nguyễn Du chuyển nó sang tiếng Việt bằng chữ Nôm với thể thơ dân tộc là lục bát thì có thể nói nó là tác phẩm được lưu truyền hơn cả. Nó thỏa mãn được những người học thức, nhà nho cho đến những người dân quê không biết đọc không biết viết không biết chữ, nhưng vẫn thuộc Thúy Kiều. Từ tác phẩm cụ thể hơn 3000 câu thơ nó đã sản sinh ra văn hóa Kiều.
Bằng những câu chữ đó người ta thấy như ma lực để giám định tương lai của con người. Có thể nói giùm nói hộ mọi cảnh ngộ cảnh quan tâm trạng con người: “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên lạy tiên Thúy Kiều” sau những lễ khấn ấy có thể cho con xin 4 chữ cho con xin 4 câu hay cho con xin 10 câu. Từ trên xuống, từ dưới lên. Từ bên phải hay từ bên trái về tình duyên về sức khỏe, về nhà cửa về công danh sự nghiệp.”
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện gợi lại việc Tổng thống Bill Clinton và tỏ ý tiếc cho hai vị TBT không nhanh nhạy trong việc ứng đối với một người ngoại quốc trong việc lẩy Kiều:
“Cách đây 20 năm khi mà Tổng thống Bill Clinton là tổng thống Mỹ lần đầu tiên đến Việt Nam và mở ra một chương mới cho quan hệ Việt-Mỹ, trong bữa tiệc chiêu đãi do ông Tổng bí thư Lê Khả Phiêu chiêu đãi, thì ông cũng có đọc câu thơ:“Sen tàn, cúc lại nở hoa, sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Ông đã dẫn một câu thơ của Nguyễn Du. Chúng tôi phải nói là những người nghiên cứu về văn hóa thấy những cử chỉ đó vô cùng đẹp đẽ. Tôi cứ nghĩ rằng là giá như ông Lê Khả Phiêu hồi ấy và ông Nguyễn Phú Trọng hôm nay, trong những tình huống vui vẻ, đầm ấm của mối quan hệ đang được mở ra như thế mà cũng lẩy vài câu Kiều thì hay biết nhường nào.”
Sự tiếc rẻ này của TS Nguyễn Xuân Diện cũng như nhiều người có khi hơi oan uổng cho hai ông. Không phải ai cũng xuất khẩu thành thơ được kể cả khi thuộc làu 3254 câu thơ của Truyện Kiều. Thuộc nhưng áp dụng sai một chút thì thật là đại họa. Cái điều quan trọng nhất làm cho cả hai ông TBT tuy thuộc làu Kiều nhưng khó áp dụng vì có câu nào của cụ có bốn từ Chủ nghĩa xã hội đâu?
“Khi đứng trước một tình huống thì từng người một có thể lẩy ra những câu Kiều khác nhau. Người dân và những người có quan tâm đến chuyến đi này cũng lẩy ra những câu Kiều theo cách hiểu của người ta. Cho dù là cách hiểu trong không khí chính trị lúc này có thuận lợi hay không thuận lợi thì điều đó cũng cho thấy rằng là người dân rất quan tâm đến chuyến đi này; Và người ta cũng có những đánh giá khác nhau về cuộc tiếp tân này cũng như là mối quan hệ Việt-Mỹ như thế này.
Điều đó cho thấy rằng là truyện Kiều là tác phẩm văn học của Đại thi hào Nguyễn Du rất là vĩ đại vì nó ứng với các hoàn cảnh khác nhau qua các góc nhìn khác nhau của các con người nhau và lại càng chứng tỏ văn hóa truyện Kiều đã đi sâu vào văn hóa của giao tiếp của Việt Nam. Rất là vui là ngài phó Tổng thống Mỹ hôm nay cũng như là ngài cựu Tổng thống Bill Clinton cách đây 20 năm đã đem những câu Kiều ra vận vào các cuộc gặp làm cho không khí thi vị. Qua những việc đó cho thấy nước Mỹ người ta ứng xử thật là tuyệt vời và thể hiện là người ta rất là tôn trọng vị khách trong bàn tiệc đó.”
Thật khó giải thích tại sao lẩy Kiều từ một khách ngoại quốc lại làm cho người Việt thích thú đến như thế? Phải chăng điều này chứng tỏ rằng trong tận cùng sâu thẳm của mỗi người Việt Nam đều có niềm tự hào thầm kín về tác phẩm này nhất là trong hoàn cảnh mọi giá trị văn hóa, đạo đức đang có nguy cơ đảo lộn?
“Chúng tôi nghĩ là qua câu lẩy Kiều của ông phó Tổng thống Mỹ trong cuộc tiếp đối với ông Nguyễn Phú Trọng mà được báo chí người ta rầm rộ, người ta ghi lại cũng là một cách hay. Biết đâu ông ấy lại nhắc cho văn hóa và giáo dục Việt Nam những người nào chưa biết hoặc những bạn trẻ nào chưa biết thì nay biết đến truyền thống của ta cũng nên.
Truyện Kiều nằm trong nguồn mạch của dân tộc rồi. Dù ít, dù nhiều thì mỗi người ViệtNam-Ở thôn quê cũng như ở thành phố người ta cũng có những quyển truyện Kiều. Đặc biệt, ở Việt Nam cũng mừng là cuốn Kiều được các nhà xuất bản in đi in lại rất là nhiều. Cũng đã có những cuốn sách người ta nói về cách tập Kiều, cách vịnh Kiều, các bói Kiều. Nếu mọi người có quan tâm đến văn hóa Việt Nam thì người ta sẽ tỉm đọc để cùng hiểu và cùng đem truyên Kiều vào đời sống này trong những cảnh huống khác nhau thì cũng hy vọng thôi ạ.”
Dù sao trong không khí rộn rã của niềm hy vọng bâng quơ vào sự thay đổi của Việt Nam những câu Kiều được lẩy trong một bữa đại tiệc như thế sẽ đi vào lịch sử, nếu may mắn hơn, từ hai câu Kiều này mà lịch sử sang trang thì công đầu phải nói là của cụ Tiên Điền nhà mình.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/re-create-from-kieu-ml-07112015080353.html
Vui: Lẩy Kiều
Fri, 07/10/2015 - 13:04 — nguyenhuuvinh
Sao bằng lộc trọng quyền cao,
Công danh ai dứt lối nào cho qua?
Nghe lời nàng nói mặn mà,
Thế công Từ mới trở ra thế hàng.
Chỉnh nghi tiếp sứ vội vàng,
Hẹn kỳ thúc giáp quyết đường giải binh.
E thay những dạ phi thường,
Dễ dò rốn bể khôn lường đáy sông!
Mà ta suốt một năm ròng,
Thế nào cũng chẳng giấu xong được nàọ
Cùng nhau lẻn bước xuống lầu,
Thuyền quyên ví biết anh hùng,
Nghĩ người thôi lại nghĩ mình,
Đem người giẩy xuống giếng khơi,
Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay !
Với ngữ cảnh của mối quan hệ Việt – Mỹ hiện nay, có thể ngầm hiểu thế này: “Trời còn để có hôm nay”: để có được cuộc hạnh ngộ hôm nay là nhờ ơn chúa. “Mây tan đầu ngõ”: mối nghi ngại giữa hai bên đã không còn (tan đi); “Vén mây giữa trời”: mối quan hệ (Việt -Mỹ) sẽ phát triển lên tầm cao mới.
Trong cuộc thăm viếng Việt Nam của Tổng Thống Bil Clinton trước đây, vào tháng 11/2000, ông đọc hai câu thơ Kiều khi đề cập chiều hướng phát triển của quan hệ hai nước:
"Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân".
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân".
Thế rồi, mới đây, khi đón tiếp Nguyễn Phú Trọng, Phó Tổng thống Mỹ Biden cũng đã lẩy hai câu Kiều như sau:
“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”
Lẽ ra, với tư cách là người Việt Nam, nơi xuất xứ ra Truyền Kiều, ông Nguyễn Phú Trọng và cả đoàn cao cấp Việt Nam sẽ không bỏ lỡ dịp này để truyền bá văn hóa Việt Nam cho người Mỹ và thế giới đang chăm chú theo dõi. Nhưng không, cả hai lần, phía Việt Nam đã coi như không nghe thấy và coi như không hưởng ứng.
Thiết nghĩ rằng, Truyện Kiều đã đi sâu vào nền văn học và đời sống Việt Nam từ rất lâu. Từ ngâm Kiều, lẩy Kiều, nhại Kiều rồi thậm chí còn cả Bói Kiều.
Nhân dịp này, chúng ta thử lẩy một số đoạn Kiều trong bối cảnh Việt Nam:
(Hình ảnh từ mạng Internet. Thơ được trích từ Truyền Kiều của Nguyễn Du)
Vừa tuần nguyệt sáng, gương trong,
Tú bà ghé lại thong dong dặn dò:
Nghề chơi cũng lắm công phu,
Làng chơi ta phải biết cho đủ điều .
Có ba mươi lạng trao tay,
Không dưng chi có chuyện này, trò kia !
Rồi ra trở mặt tức thì,
Bớt lời, liệu chớ sân si, thiệt đời !
Sao bằng lộc trọng quyền cao,
Công danh ai dứt lối nào cho qua?
Nghe lời nàng nói mặn mà,
Thế công Từ mới trở ra thế hàng.
Chỉnh nghi tiếp sứ vội vàng,
Hẹn kỳ thúc giáp quyết đường giải binh.
Rồi ra trở mặt tức thì,
Bớt lời, liệu chớ sân si, thiệt đời !
Nàng rằng: Thề thốt nặng lời,
Có đâu mà lại ra người hiểm sâu !
Bớt lời, liệu chớ sân si, thiệt đời !
Nàng rằng: Thề thốt nặng lời,
Có đâu mà lại ra người hiểm sâu !
E thay những dạ phi thường,
Dễ dò rốn bể khôn lường đáy sông!
Mà ta suốt một năm ròng,
Thế nào cũng chẳng giấu xong được nàọ
Cùng nhau lẻn bước xuống lầu,
Song song ngựa trước, ngựa sau một đoàn.
Đêm thâu khắc lậu canh tàn,
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương.
Lối mòn cỏ nhợt mù sương,
Lòng quê đi một bước đường, một đau .
Thuyền quyên ví biết anh hùng,
Ra tay tháo cũi, sổ lồng như chơi !
Song thu đã khép cánh ngoài,
Tai còn đồng vọng mấy lời sắt đanh.
Nghĩ người thôi lại nghĩ mình,
Cám lòng chua xót, nhạt tình chơ vơ .
Những là lần lữa nắng mưa,
Kiếp phong trần biết bao giờ mới thôi ?
Đánh liều nhắn một hai lời,
Nhờ tay tế độ vớt người trầm luân.
Đem người giẩy xuống giếng khơi,
Nói rồi, rồi lại ăn lời được ngay !
Thôi đà mắc lận thì thôi !
Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh?
Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung !
Hà Nội, 10/7/2015
Đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh?
Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh,
Một tay chôn biết mấy cành phù dung !
Hà Nội, 10/7/2015
- J.B Nguyễn Hữu Vinh
11/07/2015
Lãnh đạo Mỹ “lẩy Kiều” rất hóm hỉnh
Tô Văn Trường
Bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức chiêu đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tối 7/7/2015 tại Bộ Ngoại giao Mỹ đã hay nhưng ông còn làm người nghe ngạc nhiên hơn khi bất ngờ “bỏ bom” bằng lẩy Kiều:
“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”
(Nguyên văn lời ông Joseph Biden: Thank heaven we are here today. To see the sun through parting fog and clouds)
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam là họ không hiểu văn hóa của ta (văn hóa Việt). Có lẽ vì thế, mà các nhà lãnh đạo Mỹ sau này đã bỏ công nghiên cứu rất kỹ điểm yếu này. Thật bất ngờ, khi họ dùng thơ Việt với hàm ý sâu rộng của đại thi hào Nguyễn Du, để biểu tả mối quan hệ Việt – Mỹ, vừa đúng, vừa sâu sắc lại hóm hỉnh ra phết!
Đây không phải là lần đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ lẩy Kiều. Nhớ lại trước đây khi thăm Việt Nam năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton lẩy Kiều:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
Ngữ cảnh của hai câu thơ trên mà Bill Clinton sử dụng có thể ngầm hiểu “sen tàn”: chiến tranh đã qua đi; “ cúc lại nở hoa”: mối quan hệ (Mỹ – Việt) lại khôi phục; “sầu dài”: thời đen tối trong quan hệ, nên gác lại (gác lại quả khứ); “ngày ngắn đông đà sang xuân”: hiện tại, đã đủ điều kiện để sang trang mới (bình thường hoá quan hệ hai nước).
Bàn về lẩy Kiều của Phó Tổng thống Joseph Biden, người bạn gửi cho tôi mấy lời bình của “Mao Tôn Cương thời @” như sau:
– Bộ Ngoại giao Mỹ nói riêng và phía Mỹ nói chung đã chuẩn bị rất kỹ nội dung đón tiếp vị lãnh đạo cao nhất Việt Nam lần đầu tiên thăm chính thức Mỹ sau 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước. Chuẩn bị kỹ đến mức đã tìm chọn kho tàng văn học cổ điển Việt Nam để dẫn ra hai câu thơ của Đại thi hào Nguyễn Du viết về đoạn “tái hợp giữa nàng Kiều và chàng Kim” sau 15 năm xa cách, rất phù hợp với quan hệ Mỹ – Việt hiện nay. Đây đúng là câu “bói Kiều” tuyệt vời của ông Phó Tổng thống Joseph Biden.
– Hỏi trên thế giới có những chính khách nào như chính khách Mỹ đã am hiểu và sử dụng điển tích văn học cổ điển của một quốc gia xa xôi nửa vòng Trái Đất để nói về quan hệ quốc tế đương đại? Quả là tuyệt vời, độc đáo tới mức không tiền khoáng hậu.
– Ý nghĩa của hai câu Kiều mà ông Joseph Biden đã lẩy quá hay, quá chuẩn đối với quan hệ Việt – Mỹ hiện nay. Tuy bản dịch tiếng Anh rất sát ý nhưng vẫn chưa lột tả được nghĩa đen và nghĩa bóng của hai câu Kiều này.
“Trời còn để có hôm nay”
Đáng lẽ chàng Kim và nàng Kiều đã hết cơ hội tái ngộ rồi, nhưng “ơn Trời” đã tạo ra cơ hội “hôm nay” để họ “tái hợp” và để họ:
“Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời”
Trong câu này, động từ “tan” và “vén” được Đại thi hào Nguyễn Du đặt trước tân ngữ “sương” và “mây”. Tuy chủ ngữ bị “ẩn” nhưng không khó nhận ra chủ ngữ chính là chàng Kim và nàng Kiều. Trời đã tạo cơ hội cho họ “tái hợp” thì họ sẽ phải chủ động “làm tan sương” và “vén mây mù” để trông thấy vầng dương. Nếu như Nguyễn Du chuyển câu thơ này sang dạng “bị động”, động từ đứng sau tân ngữ thì “sương sẽ tự tan”, mây sẽ tự dãn” , nếu vậy cuộc “tái hợp” của đôi trai tài gái sắc Kim Kiều sẽ nhạt nhẽo tầm thường hẳn đi. Cái hay, cái thâm thúy của Nguyễn Du là ở câu thơ này.
– Trở lại quan hệ Việt – Mỹ, nếu ứng vào câu “bói Kiều” này, khi Ông Trời đã tạo cơ hội cho lãnh đạo cấp cao hai nước “còn có dịp gặp nhau hôm nay”, thì hai bên phải chủ động làm “tan sương mù” và “vén mây đen” lâu nay vẫn phủ bóng lên quan hệ hai nước, có như vậy cả hai bên mới nhìn thấy Mặt trời sáng tỏ, quan hệ song phương mới phát triển được. Rõ ràng, tương lai thuộc về trách nhiệm của cả hai bên. Tiếng vỗ tay chỉ phát ra khi hai bàn tay vỗ vào nhau.
– Ông Biden chắc đã biết hai câu Kiều tiếp theo hai câu mà ông đã “lẩy”:
“Hoa tàn mà lại thêm tươi
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”
Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”
Không chỉ ông Biden và các bạn Mỹ, mà chúng tôi những người Việt Nam yêu hòa bình đều mong muốn quan hệ Việt – Mỹ sẽ phát triển như vậy. Cầu mong Trời Phật phù hộ cho ý nguyện chung của chúng ta.
Ngẫm suy lời bàn của Mao Tôn Cương thời @ tôi lại nhớ đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xuất thân từ Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội chắc chắn ông am hiểu về Truyện Kiều và cũng đã từng lẩy Kiều khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khóa XII bằng câu thơ:
“Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay”
Trong ngữ cảnh đó có thể hiểu là cách biểu cảm tính “khiêm tốn”, “khiêm nhường”, nhưng có nhiều ẩn ý nếu đọc tiếp câu thứ hai: “khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay”. Ở đây “khuôn xanh” nên hiểu là vị trí Chủ tịch Quốc hội mà ông đảm nhiệm cũng rất thâm thúy!?
Báo chí trong và ngoài nước đã tường thuật chi tiết kết quả chuyến viếng thăm nước Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất đáng ghi nhận. Nhiều người nhận xét ông Trọng đã phải gắng và luyện nhiều để có thái độ tự tin trước cuộc gặp Tổng thống, Phó Tổng thống và nói chuyện tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington DC, v.v.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn câu nói của Tổng thống Theodore Roosevelt: “Có lòng tin là đã đi được nửa đường” để bày tỏ lạc quan về tương lai quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Đây cũng là cách biểu cảm khá đối xứng về văn hóa. Ông Trọng dùng luôn câu của một người Mỹ lập quốc để đối đáp với ý tứ văn chương của đại thi hào Nguyễn Du, cả hai đều vĩ đại, đều có nhân văn cao, và nói như ông Nguyễn Phú Trọng lại còn tỏ ra mình hiểu biết người Mỹ, cũng như đối tác của ông biết quí trọng Việt Nam vậy.
Tuy nhiên, vẫn tiếc ông Nguyễn Phú Trọng đã bỏ lỡ cơ hội mang sở học của mình để đối đáp khi nghe Phó Tổng thống Mỹ lẩy Kiều. Giá như ông Trọng nhạy bén thể hiện kiến thức văn hóa Việt đối lại bằng hai câu thơ:
“Cửa trời rộng mở đường mây
Hoà chào ngõ hạnh hương bay dặm phần”.
Như vậy cuộc đối thoại càng giàu ý nghĩa và đậm nét văn hóa.
Có thể khẳng định chuyến đi thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở ra triển vọng mới, khác hẳn với việc rao giảng chủ nghĩa Mác – Lênin khi ông đi thăm Cuba năm xưa. Phải chăng ông Nguyễn Phú Trọng đã biết rút ra bài học đắt giá, đứng dậy được ngay từ chỗ ông ấy từng bị vấp ngã. Bởi vì thực tế ngày nay đã chứng minh Cuba phải xem lại đường hướng phát triển và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ sau hơn nửa thế kỷ đóng băng.
Cu Ba – Việt Nam hai nước có mối quan hệ gắn bó thủy chung cùng sát cánh “canh thức cho nhau ngủ”, nay có khả năng vẫn ngồi chung một con thuyền và cùng nhìn về một hướng.
T. V. T.
Tác giả gửi BVN.
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 08:36
Nhãn: Ngoại Giao
VIẾT TỪ SAIGON * NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐI MỸ
Một cách nhìn khác về chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng
Sat, 07/11/2015 - 02:05 — VietTuSaiGon
Nhìn lại lịch sử đối ngoại của nhà nước Cộng sản Việt Nam, có một điểm rất đặc biệt và có tính xuyên suốt, đó là “chiến lược đu dây và dựa lưng” hay nói cách khác, nền ngoại giao nhà nước Cộng sản có đặc trưng của một nền ngoại giao nhược tiểu, đặc việc ăn xin, dựa dẫm lên hàng đầu. Và lần này, khi mà Trung quốc bắt đầu rục rịch nhiều thứ theo khuynh hướng xấu, gấu Nga cũng không còn đủ mạnh để có thể chia cho vài mẩu bánh mì, chính sách ngoại giao của nhà nước Cộng sản Việt Nam chuyển hướng sang phía Mỹ.
Thử nhắc lại chuyện cũ, trong những năm 1950 đến 1965, hầu như mọi thứ quân nhu, quân dụng và vũ khí chiến lược của Cộng sản Bắc Việt đều do Cộng sản Trung Quốc cung cấp, kể cả chuyên gia quân sự để cố vấn cho Cộng sản đánh trận Điện Biên Phủ cũng là của Trung Quốc. Có thể nói trong giai đoạn này, nếu không có sự chống lưng của Cộng sản Trung Quốc, Cộng sản Việt Nam hầu như không có gì đáng nói, nếu không muốn nói chẳng là gì cả đối với Pháp, Mỹ hay Việt Nam Cộng Hòa bởi họ có thừa gan dạ và lạc hậu nhưng lại thiếu những thứ rất căn bản để làm nên lịch sử của họ.
Những năm 1965 trở về sau, khi mà nợ nần với Trung Quốc đã tăng cao, trong khi đó Trung Quốc không đủ khả năng để tiếp tục cung cấp, chống lưng cho Cộng sản Việt Nam, lúc này, trục ngoại giao chuyển hướng sang Liên Xô, mọi thứ tài trợ, viện trợ từ Liên Xô một lần nữa giúp cho Cộng sản Việt Nam mạnh hơn. Và lúc này, tình anh em với Cộng sản Trung Quốc rất phai nhạt, phai nhạt đến độ Cộng sản Trung Quốc tuyên bố Cộng sản Việt Nam là thằng ăn cháo đá bát, qua cầu rút váng và Đặng Tiểu Bình đã đùng đùng lôi đình quyết “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cái mà họ Đặng muốn dạy đây không phải là dân tộc Việt Nam hay quốc gia Việt Nam mà là dạy cho thằng đàn em Cộng sản Việt Nam một bài học về sự vong ơn bội nghĩa. Trận chiến 1979 với hàng trăm ngàn sinh mạng ngã xuống oan khuất là bằng chứng của trận lôi đình giữa anh em nhà Trung Cộng – Việt Cộng này.
Bù vào, sau khi vay tiền từ khối Sev, nhận viện trợ, vay nhân đạo từ Liên Xô lên hàng tỉ đô la để rồi bán chuối non, bán dưa hấu bơm nước, bí đao bơm nước cho Liên Xô, kết quả là trong hàng trăm ngàn lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam, Liên Xô thở dài, lắc đầu vì chỉ dùng đuợc chừng vài chục lô sau khi tuyển lựa và mang đi đổ hầm rác. Cái tình anh em chiến hữu của Liên Xô và Cộng sản Việt Nam suy cho cùng là sự trả giá của họ vì cái điều gọi là “quốc tế Cộng sản” cùng với những bài thơ ca ngợi Stalin, ca ngợi Lênin của Tố Hữu, với những món hàng không xài được.
Và cái tình anh em đó cũng kết thúc khi Liên Xô sụp đổ, Cộng sản Việt Nam thẳng thừng tính phí lên cao gấp mười lần với những người Liên Xô đang lưu trú tại Việt Nam, kết cục là họ phải lo mà cuốn gói, trong vòng chưa đầy ba tháng cuối năm 1990, không còn thấy bóng dáng ông bà cô cậu Liên Xô nào trên đất Việt Nam. Và hầu như các tờ báo Liên Xô cũng nhanh chóng bị vứt vào sọt rác, thay vào đó, các phương tiện truyền thông nhà nước bắt đầu ca ngợi Mao Trạch Đông, Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Đặng Tiểu Bình. Ngay cả tờ tạp chí mệnh danh đứng đầu về tri thức những năm đó là tờ Kiến Thức Ngày Nay cũng đi hàng loạt bài về Đặng Tiểu Bình, ca ngợi ông ta là ngôi sao trên bầu trời chính trị thế giới. Và đương nhiên, Hội nghị Thành Đô như một bát nước lạnh (có cả mùi tanh) mà Cộng sản Việt Nam thẳng tay hắt vào người anh em mắt xanh mũi lỏ Cộng sản Liên Xô để quay sang õng ẹo trên lưng gã bự con bặm trợn Cộng sản Trung Quốc.
Đương nhiên là lần quay trở lại này, gã bự con Cộng sản Trung Quốc không còn hấp tấp, ham hố như trước mà anh ta bắt đầu tính toán, đề phòng mọi bề và đưa ra những thế buộc đối với kẻ phụ tình Cộng sản Việt Nam, nguyên tắt “bánh ít trao đi bánh qui trả lại” được thực hiện rốt ráo. Thậm chí, một cái bánh ít trao đi phải có năm, bảy cái bánh qui trả lại mới vừa lòng gã to vâm Cộng sản Trung Quốc. Và trong tình thế chẳng còn ai để dựa ngoài gã Trung Cộng, mà nếu không dựa thì có khi chết đói, chết khát, Cộng sản Việt Nam đã chọn Cộng sản Trung Quốc, mười sáu chữ vàng và bốn tốt cũng ra đời từ chỗ này.
Cộng sản Trung Quốc lúc này tha hồ tác oai tác quái bởi nước cờ chính trị khu vực đang rơi vào tay, có món lợi nào hời hơn món lợi lãnh thổ, lãnh hải đã bị buộc trong thế cờ chính trị, cả một đất nước Việt Nam trước sau gì cũng phải là của Trung Quốc, là tỉnh lẻ của Trung Quốc một khi ván cờ tàn. Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam chỉ còn biết vâng phục, ngậm bồ hồn chịu nhục để có miếng xôi mà ăn. Hậu quả thì miễn bàn, nó đã hiển hiện quá rõ, chẳng còn gì để bàn thêm.
Nhưng thế cờ bỗng dưng một lần nữa thay đổi đột ngột, tình hình tài chính Trung Quốc có vấn đề trầm trọng, thị trường chứng khoán tuột dốc chưa từng thấy, và điều này chắc chắn sẽ kéo theo thị trường bất động sản bị xì bong bóng, có thể trong vòng chưa đầy nửa năm, tình hình kinh tế của quốc gia được xem là ngang hàng với Mỹ sẽ vấp rất nhiều khó khăn. Lúc này, YTrung quốc buộc phải nghĩ đến một chiến lược mới, mở rộng về phía Nam, lấy kinh tế biển, khai thác biển làm mũi nhọn. Và điều này đụng trực tiếp đến chuyện cũ, đó là phải biến Việt Nam thành tiền đồn trên đất liền để bảo vệ biển Đông mà họ gọi là biển Hoa Nam. Chỉ có cách này mới cứu vãn được tình hình Trung Quốc và đảm bảo nền độc tài cùng các nhóm lợi ích của họ lâu dài.
Và trong quá trình dựa lưng Trung Quốc, Cộng sản Việt Nam dần biến dạng thành một loại mafia mà ở họ, vấn đề lợi ích nhóm quyết định sống còn, những cuộc tàn phá tài nguyên, môi trường cũng như danh dự quốc gia, lợi ích lâu dài và lương tâm quốc gia dần nhấn chìm đất nước, dân tộc vào bóng tối dốt nát, tàn nhẫn, mất niềm tin. Bây giờ cũng là lúc người Cộng sản giật mình hoảng sợ trước tình hình chính trị quốc tế. Một bên Trung Quốc trắng trợn đòi nợ, một bên thì nhân dân phản đối. Với đà này, chẳng bao lâu nữa họ sẽ như thế nào tự họ quá biết.
Dựa Mỹ! Đó là kế hoạch táo bạo cứu vãn tình thế của chóp bu Cộng sản Việt Nam. Bởi ít ra, trong qua trình hòa hoãn, dựa lưng Mỹ, họ cũng đỡ bị nhân dân chống đối và trái bóng phản kháng sẽ nhanh chóng tạm dừng. Chỉ cần chừng đó, họ đủ thời gian để tẩu tán tài sản, tẩu tán mọi tài liệu. Hơn nữa, kinh nghiệm của Gorbachov, Raul Castro cho thấy đây là cách bảo toàn mạng sống tốt nhất. Và khi đã đủ thời gian để lớp sau mọc lông mọc cánh, một cơ chế bầu cử dân chủ trá hình sẽ diễn ra, lúc này con cháu của các quan chức chóp bu Cộng sản với đầy đủ phương tiện tài chánh lại đứng ra tranh cử. Đâu lại vào đó.
Vì đây là lúc mà mọi chế độ độc tài trên thế giới đều lung lay, có nguy cơ sụp đổ bất kì giờ nào, Cộng sản Việt Nam có vẻ như nhanh tay một chút, chuyển loại hình chính trị mà lợi ích nhóm vẫn được đảm bảo. Chính vì vậy, bây giờ Nguyễn Phú Trọng có thể hứa và làm nhiều hơn những gì Mỹ đưa ra. Nhưng ông ta không làm thế, dù sao cũng phải diễn kịch một chút cho nó ra vẻ mình là đảng viên trung kiên và không đến nỗi lộ mặt ăn xin truyền kiếp của chế độ.
VĂN QUANG * CẤM NÓI TỤC
Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 07.7.2015
Tại sao Hà Nội phải ra lệnh cấm nói tục?
Trong tuần cuối tháng 6 vừa qua, tất cả các phương tiện thông tin ở VN, từ báo lớn đến báo nhỏ, từ báo mạng đến báo in, từ các trang mạng cá nhân cũng như đoàn thể đang sôi sục bàn tán đến chuyện Hà Nội cấm nói tục. Vấn đề đáng suy nghĩ ở đây là tại sao tất cả các tỉnh thành khác không có chuyện các cơ quan công quyền và cơ quan chuyên môn như các sở Thể Thao Văn Hóa phải quan tâm đến vấn đề này. Thế ra chỉ có “thủ đô yêu quý” Hà Nội nói tục thôi sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời.
Hà Nội xưa nay vốn nổi tiếng là “đất Thăng Long ngàn năm văn vật”, trai thanh gái lịch không đâu bằng. Ấy thế mà bỗng dưng nó trở thành nơi nói tục nhất nước. Theo bản “nghiên cứu” của nhiều tờ báo như VNNet 26-6-2015, Báo Đất Việt 25-6-2015… thì:
“Từ công sở, trường học đến hàng quán, bến xe, ngõ hẻm, đâu đâu cũng thấy nói tục, chửi bậy. Nhiều người còn coi đó như một thói quen, không nói là thấy... thiếu thiếu”.
Tình trạng “chửi bậy như hát hay” đang ngày càng lan rộng tại khắp các môi trường. Bởi vậy nên Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) TP Hà Nội mới có văn bản “xử lý người nói tục”
Hà Nội xử lý người nói tục nơi công cộng
Theo báo Hà Nội mới ngày 17-6-2015 đã đưa tin:
“Trước phản ánh về tình trạng một số bạn trẻ, nghệ sỹ nói thô tục nơi công cộng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn giao đơn vị liên quan có biện pháp xử lý cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội.
Việc thành phố ra văn bản nêu trên xuất phát từ nội dung phản ánh tình trạng một bộ phận các bạn trẻ là học sinh, những ca sỹ, người dẫn chương trình… có những lời nói thô tục, ứng xử không văn hóa nơi công cộng, làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của thành phố.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội.
Trước đó, giữa năm 2014, UBND TP Hà Nội ban hành Quy chế thực hiện Kỷ cương hành chính và Văn hóa công sở tại Văn phòng UBND thành phố. Mục đích của việc ban hành quy chế trên nhằm hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt nội dung quy chế yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức trong giao tiếp, ứng xử phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, trung thực, thân thiện, hợp tác với đồng nghiệp. Ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc và không nói tục, dùng tiếng lóng, quát nạt.
Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc”.
Quy chế đã ban hành cả năm rồi, nhưng mãi đến nay tình trạng này ngày càng trở nên nhức nhối như cái nhọt ung thư của xã hội đang chảy mủ, đó thật sự là sự xuống dốc thê thảm của văn hóa thủ đô, bộ mặt của cả nước.
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem cái nhọt ung thư đó hình thành từ bao giờ?
Tình trạng chửi tục nói bậy bắt đầu từ sau năm 1975
Tôi chứng minh điều này qua nhận định của một nhân vật là dân Hà Nội chính cống. Đó là ông Nguyễn Ngọc Tiến – ông này cũng là một nhà văn của Hà Nội ngày nay–. Ông nói:
“Tôi đã sống, trải qua quãng thời gian dài ở Hà Nội và có thể khẳng định chắc chắn, những thập niên 1960, 1970 thanh niên ra đường ăn nói rất lịch sự, đàng hoàng, không có tình trạng những từ tục tĩu tràn lan trong xã hội.
Tuy nhiên, bây giờ Hà Nội không chỉ là những người sinh ra, lớn lên ở Hà Nội mà tập hợp những người đến từ rất nhiều nơi. Tôi nhận thấy sự thay đổi trong cách ứng xử, giao tiếp của những người sống ở Hà Nội bắt đầu diễn ra từ thập niên 1980 và kéo dài đến bây giờ. Tình trạng văng tục cũng nhiều hơn trước kia”.
Và ông nhà văn Hà Nội này lý giải: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bắt nguồn từ xã hội, gia đình, nhà trường. Từ thập niên 1980, bắt đầu có sự thay đổi lớn trong quan niệm của mỗi cá nhân. Người ta thấy mình được tự do ăn nói hơn mà không bị ràng buộc bởi nhiều nề nếp.
Nhà trường thì quan tâm đến điểm số, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến nhiều hơn việc giáo dục cách ứng xử cho các em. Trong mỗi gia đình, việc mưu sinh chiếm ngày càng nhiều thời gian, gánh nặng, nên chuyện dạy dỗ con cái cũng bị hạn chế phần nào.
Nhưng còn một nguyên nhân nữa đó là việc giáo dục cộng đồng hiện đang bị mất dần. Ngày xưa, nếu người lớn ra đường thấy trẻ con nói tục, chửi bậy có thể nhắc nhở, thậm chí trách mắng chúng, cho dù đó là những đứa trẻ xa lạ. Và những đứa trẻ ấy chỉ còn cách nhận lỗi chứ không dám cãi lại, dù đó là người lớn chưa quen biết.
Nhưng bây giờ, sự giáo dục của người lớn với con trẻ trong cộng đồng không còn nữa. Nếu người lớn xa lạ thấy trẻ con văng tục mà nhắc nhở thì rất dễ gặp phải sự phản ứng tiêu cực của chúng.
Nên những người lớn tuổi cũng không mấy ai nhắc nhở con trẻ những chuyện đó ở nơi công cộng nữa. Vì thế, trong cách ứng xử đã mất đi một kênh giáo dục cộng đồng có hiệu quả. Hay nói cách khác, người lớn đang tạo cơ hội hơn cho con trẻ nói tục, chửi bậy.
Cũng cần nói thêm, ngày trước trong nếp sống của người Hà Nội, rất nhiều cá nhân có lòng tự trọng, biết xấu hổ, rất nhiều gia đình có gia phong, nề nếp và họ cảm thấy xấu hổ trước đám đông nếu nói ra những từ tục tĩu trước mặt người khác.
Nhưng bây giờ, lòng tự trọng của các cá nhân mất đi quá nhiều, nên họ sẵn sàng văng tục, chửi bậy mà không cảm thấy xấu hổ”.
Có một nguyên nhân chính ông Nguyễn Ngọc Tiến quên chưa nói là tại sao lòng tự trọng mất đi? Bởi một xã hội sống giả dối quá nhiều, bởi đồng tiền đã trở thành “vua” của lý tưởng sống. Các thứ đạo đức, gia phong, nền nếp đã trở thành “đồ cổ”, anh nào xài tới là lạc hậu, là đói nhăn răng. Cứ thế mài mòn hết nhân cách con người, còn trơ lại cái vỏ ngoài cố làm ra vẻ sang trọng nhưng rỗng tuếch.
Chửi tục ngay từ khi còn mới cắp sách đi học
Không khó để có thể bắt gặp hình ảnh những cô cậu học sinh cấp 2, cấp 3 còn mặc đồng phục tụm ba tụm bảy buông những từ ngữ tục tĩu chốn công cộng. Nhưng điều đáng báo động là “căn bệnh” này đã “lây” lan sang ra cả học sinh tiểu học.
Chị Vân, một chủ quán internet trên Quốc lộ 32 (Hà Nội) cho biết, cứ đến giờ tan học là nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 kéo nhau vào quán. Và vừa chơi, các “ông trời” này vừa liên mồm chửi bậy.
Thậm chí, trên một số mạng xã hội, các em còn lập hẳn hội “thích nói tục, chửi thề” để vào đó cùng phô diễn “tài nghệ” nói tục. Nhiều em còn lôi thầy cô, cha mẹ ra chửi. Kinh khủng nhất khi ông bố dạy thằng con trai không được nói tục, thằng con trả lời tỉnh queo: “ông nội còn nói tục hơn cơ bố ạ”.
Ngay cả đến một số “sao của làng giải trí” cũng chửi tục. Tiêu biểu là người mẫu Nguyễn Thùy Trang (tên nghề là Trang Trần) vừa bị truy tố vì đi xe ngược chiều bị cảnh sát đưa về trụ sở công an quận Hoàn kiếm nhưng vẫn tiếp tục chửi bới luôn cả cảnh sát.
Hai “thánh chửi” Hà Nội vẫn sống nhăn
Từ rất lâu rồi tôi đã nghe danh mấy cái quán ăn ở Hà Nội gọi là “bún mắng, cháo chửi”. Nói cho rõ là vào ăn bún thì bị bà chủ mắng xa xả; vào ăn cháo thì bị bà chủ chửi mỗi khi đòi thêm tí hành tí ớt…
“Danh tiếng” của hai thánh chửi này đã vang rền trên khắp các trang báo, cả nước đều biết, có lẽ các bạn ở nước ngoài cũng biết.
Chủ quán bún ở Ngô Sỹ Liên và quán cháo gà ở Lý Quốc Sư là hai “thánh chửi trứ danh” ở Hà Nội.
- Vào quán bún mắng!
Nằm tại số 41 Ngô Sĩ Liên (Văn Miếu – Đống Đa – Hà Nội) quán bún dọc mùng (bạc hà) giò - lưỡi heo, quán này do bà Hán Kim Thảo (60 tuổi) làm chủ được nhiều người gọi là “quán bún mắng”.
Quán “bún mắng” nổi tiếng tại phố Ngô Sĩ Liên- Hà Nội.
Theo lời kể từ chính những nhân viên trong quán, khoảng thới gian 12h trưa là lúc bà Thảo sẽ nổi cơn lôi đình với khách – và khi đó các thượng đế sẽ nghe đủ các thứ ngôn từ phát ra từ miệng bà chủ quán. Nhẹ nhàng nhất cũng là: “Ăn bún gì, tìm chỗ ngồi đi, ăn xong rồi thì biến… Nói gì nói lắm thế, không ăn thì biến, bà cô, ông hoàng, không bán…”
- Váo quán cháo chửi!
Quán cháo bà Mỹ tại phố Lý Quốc Sư (Hoàn Kiếm – Hà Nội) cũng được mang danh là "cháo chửi". Bà Vũ Kim Ngọc (61 tuổi) hiện là chủ của quán.
Biệt danh đó bắt nguồn từ nhiều năm trước khi mẹ bà là cụ Mỹ (79 tuổi) còn đứng quán. Vì quá đông khách nên bà Mỹ sinh bực tức. Cón bây giờ bà Ngọc thanh minh: "Tính tôi sớm nắng chiều mưa tối bão, nên những lúc nóng giận thì có quát tháo, mắng chửi khách hàng.
Làm nghề này không khác gì làm dâu trăm họ nên hầu như việc chế biến để hợp miệng khách tôi phải tự tay làm hết. Mỗi ngày quán tiếp cả trăm lượt khách ra vào, có lúc bực tức trong người nên nói hơi nặng lời. Đó là tính cách của tôi rồi nhưng bụng dạ không có ý gì cả”.
Khách hàng vẫn thản nhiên
Dù đã có nhiều bài viết nêu rõ về thái độ phục vụ cũng như phê phán thói quen mắng chửi khách thậm tệ của chủ quán nhưng quán vẫn nườm nượp khách. Dường như vì “quen bị chửi mắng” nên nhiều người cảm thấy bình thường, vẫn cười đùa và ăn ngon lành.
Vậy mà hai quán này vẫn nườm nượp khách. Tại sao???
Quả thật tôi không thể hiểu được thái độ này. Thực khách coi miếng ăn to hơn cả thể diện của chính mình. Nếu tất cả cùng tẩy chay cả hai quán “thành chửi” này chắc chắn sẽ có tác dụng ngay. Nhưng họ… không dám rời xa một món ăn ngon dù bị chửi vào mặt. Đó là thứ văn hóa gì?!
Nhưng làm thế nào để “xử lý” người nói tục lại là chuyện không dễ dàng, lời nói gió bay, không bằng không cớ, không luật, làm sao mà xử và xử như thế nào? Phạt tiền, phạt tù hay phạt… cảnh cáo? Quá khó. Như thế Hà Nội sẽ còn nói tục dài dài!
Đến đây tối thấy cần phải xin lỗi một số ít người Hà Nội không nói tục, còn giữ được chút nền nếp gia phong của người dân Việt.
NGUYỄN THIÊN THỤ * QUACH THOẠI, NGỌN CỜ ĐẦU CHỐNG CỘNG
QUÁCH THOẠI (1930- 1957)
NGUYỄN THIÊN THỤ
Ông tên thật là Đoàn Thoại, sinh năm 1930 tại Huế, em ruột của Đoàn Tường, bút hiệu Lý Hoàng Phong, chủ bút tạp chí Văn Nghệ. Có lúc Quách Thoại đã ở chùa. Năm 1948,18 tuổi, ông vào Sài Gòn cộng tác với các báo Đoàn Kết, Làm Dân. Trong hai năm 1949-1950, làm Tổng thư ký tuần báo Nguồn Sống. Năm 1955, ông viết cho các báo Người Việt, Sáng Tạo, Việt Chính, Thế kỷ hai mươi. Tuổi trẻ, sống buông thả, nên ông mắc bệnh lao mà chết sớm. Ông mất ngày 7 tháng 11 năm 1957 tại Sài Gòn.
Quách Thoại làm thơ nhiều , có ba tác phẩm chưa xuất bản: Giữa Lòng Cuộc Đời; Những Bài Thơ Tình Đầu Tiên; Cờ Dân Chủ. Sau khi ông mất, quyển thơ Quách Thoại do nhà xuất bản Văn Nghệ in vào ngày 06.06.1963. Hơn 50 năm sau, tập thơ đã được Tủ sách Tiếng Quê Hương in vào năm 2013 ,với tựa đề Quách Thoại- Giữa lòng cuộc đời.
Trước 1954, ảnh hưởng Cộng sản mạnh mẽ. Sau 1954, Cộng sản lộ bộ mặt tàn bạo trong CCRD, Cải tạo Công Thương Nghiệp và Chỉnh đốn đảng khiến dân chúng và văn nghệ sĩ bất mãn và chống đối. Trong giai đoạn 1954-1957, Quách Thoại là người đầu tiên phất cao ngọn cờ tự do, dân chủ chống Cộng. Thơ ông và thơ Nguyễn Chí Thiện là hai tác phẩm mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất và đầy đủ nhất trong công cuộc tố cáo tội ác Cộng sản. Thơ Nguyễn Chí Thiện là bức tranh về những tù nhân bệnh tật, khốn khổ còn thơ Quách Thoại là hình ảnh những tử tội, những xác chết trong ngục tù Cộng sản.
NHỮNG BUỔI CHIỀU VIỆT NAM
Tôi đã đi trên những buổi chiều
Những buổi chiều của quá khứ
Rất cô liêu
Và mưa gió rất nhiều
Trên những buổi chiều Việt Nam
Rất thân yêu
Của ngày nay
Tôi cũng đang đi đây
Ôi con đường dài xơ xác
Lá vàng heo may
Bóng dáng xanh xao
Những em bé ăn mày
Những buổi chiều của quá khứ
Rất cô liêu
Và mưa gió rất nhiều
Trên những buổi chiều Việt Nam
Rất thân yêu
Của ngày nay
Tôi cũng đang đi đây
Ôi con đường dài xơ xác
Lá vàng heo may
Bóng dáng xanh xao
Những em bé ăn mày
Những người anh
Máu chảy cả đôi tay
Chiều chiến tranh
Những mẹ già run sợ
Vì tiếng súng cối xay
Đêm sắp tới rồi
Người ta đang giết nhau quá mê say
Tôi rất nhớ
Đến những phút chiều
Máu chảy cả đôi tay
Chiều chiến tranh
Những mẹ già run sợ
Vì tiếng súng cối xay
Đêm sắp tới rồi
Người ta đang giết nhau quá mê say
Tôi rất nhớ
Đến những phút chiều
Trên ngọn Hồng Lĩnh
Xa xa ở phía tây
Ngoài kia vùng Bắc Việt
Nơi kẻ thù tôi
Và đồng bào tôi
Đang giết nhau
Ôi còn gì đớn đau
Loang lở rồi trốn nhau
Chiều về hấp hối
Trên Nhị Hà chảy mau
Kìa Cửu Long giang cuồn cuộn máu
Giòng Hương đã đổi màu
Chiều về
Biết đâu mà nương náu
Quê hương tôi
Cờ đủ lối thay nhau
Tôi khóc đây rồi
Chiều về lạc lối
Những giây thép gai
Loài người tôi chia làm hai
Buồn hơn cả
Một tiếng thở dài
Sầu hơn cả
Một tiếng bi ai
Chiều! chiều!
Có những người đã hát
Những khúc hát hùng ca
Những lực lượng ồ ạt
Đang xây những thành núi cửa nhà
Những buổi chiều bao la
Mà hi vọng về chói lòa
Tôi úp mặt khóc òa
Vì những buổi chiều sáng quá
Cũng như những hoàng hôn đang đi qua
Ôi những buổi chiều băng giá Việt Nam
Những buổi chiều nghèo nàn
Thằng nhỏ với củ khoai lang
Da mặt mét vàng
Những cục đất sét vàng
Xơ xác lá bàng
Những buổi chiều lầm than
Trời buồn mây xám
Lang thang nẻo đường làng u uất về u ám
Những mái tranh những miếu am
Chiều nơi đô thị
Ánh sáng sao vội vàng
Sao ngỡ ngàng
Có những nàng
Những lũ người bán thân
Những vạn món hàng khiêu dâm
Những buổi chiều lỗi lầm
Mà nước Việt tôi
Phải nói với nhau âm thầm
Rằng phải gắng thương nhau
Xa xa ở phía tây
Ngoài kia vùng Bắc Việt
Nơi kẻ thù tôi
Và đồng bào tôi
Đang giết nhau
Ôi còn gì đớn đau
Loang lở rồi trốn nhau
Chiều về hấp hối
Trên Nhị Hà chảy mau
Kìa Cửu Long giang cuồn cuộn máu
Giòng Hương đã đổi màu
Chiều về
Biết đâu mà nương náu
Quê hương tôi
Cờ đủ lối thay nhau
Tôi khóc đây rồi
Chiều về lạc lối
Những giây thép gai
Loài người tôi chia làm hai
Buồn hơn cả
Một tiếng thở dài
Sầu hơn cả
Một tiếng bi ai
Chiều! chiều!
Có những người đã hát
Những khúc hát hùng ca
Những lực lượng ồ ạt
Đang xây những thành núi cửa nhà
Những buổi chiều bao la
Mà hi vọng về chói lòa
Tôi úp mặt khóc òa
Vì những buổi chiều sáng quá
Cũng như những hoàng hôn đang đi qua
Ôi những buổi chiều băng giá Việt Nam
Những buổi chiều nghèo nàn
Thằng nhỏ với củ khoai lang
Da mặt mét vàng
Những cục đất sét vàng
Xơ xác lá bàng
Những buổi chiều lầm than
Trời buồn mây xám
Lang thang nẻo đường làng u uất về u ám
Những mái tranh những miếu am
Chiều nơi đô thị
Ánh sáng sao vội vàng
Sao ngỡ ngàng
Có những nàng
Những lũ người bán thân
Những vạn món hàng khiêu dâm
Những buổi chiều lỗi lầm
Mà nước Việt tôi
Phải nói với nhau âm thầm
Rằng phải gắng thương nhau
Ôi những buổi chiều Việt Nam đớn đau
Hàng triệu kẻ gục đầu
Quằn quại phơi thây
Kêu gào la khóc
Trong chế độ đỏ ngầu
Hỡi ôi
Đất nước chia đôi
Nam Bắc hai đầu
Nhìn nhau mà ruột đứt
Tang thương này
Còn mãi đến bao lâu
Thôi gắng quên đi
Nỗi thảm khổ sầu
Tôi nhìn thẳng ngày mai
Dựng cao cờ chiến đấu
Vĩ đại thay trời dân chủ
Xanh xanh hi vọng một màu
Thế giới tự do cười
Hát ca giữa cuộc đời Việt Nam Á Châu. (Sđd,148-153)
Hàng triệu kẻ gục đầu
Quằn quại phơi thây
Kêu gào la khóc
Trong chế độ đỏ ngầu
Hỡi ôi
Đất nước chia đôi
Nam Bắc hai đầu
Nhìn nhau mà ruột đứt
Tang thương này
Còn mãi đến bao lâu
Thôi gắng quên đi
Nỗi thảm khổ sầu
Tôi nhìn thẳng ngày mai
Dựng cao cờ chiến đấu
Vĩ đại thay trời dân chủ
Xanh xanh hi vọng một màu
Thế giới tự do cười
Hát ca giữa cuộc đời Việt Nam Á Châu. (Sđd,148-153)
Ông có nhiều bài thơ tố cáo tội ác cộng sản đã giết tín đồ các tôn giáo, giết dân lành mà gán cho họ tội địa chủ, hay Việt gian:
PHẠM VĂN THÔNG
Anh có thấy không?
Hai chân nó trồi lên mặt đất kìa
Giữa khoảng đồng không
Anh có nhớ không?
Lúc người ta bắt nó ra ngoài đồng
Thì nó vẫn còn sống
Ðến khi nhận đầu nó xuống
Thì nó vẫn còn sống
Anh có nhớ không?
Khi người ta lấp đất lên rồi
Thì nó vẫn còn sống
Anh có hiểu không?
Khi người ta chôn nó
Thì nó vẫn còn sống
Nó vùng, nó vằng
Nó nghe, nó ngửi
Nó nhai, nó nuốt
Toàn đất là đất
Kìa, nó cử động
Ngo ngoe hai chân trong không
Tôi tưởng còn nghe nó rống
Giữa khoảng ruộng đất im lìm đồng không.
–Tôi tên Phạm Văn Thông…
– Tôi không… tôi không… tôi không…
– Mặc kệ nó, cứ nhận đầu chôn sống.
– Không! Không!
– Kệ xác nó, cứ nhận đầu chôn sống
– Ðồ lũ bay Việt Gian cả giống
– Cứ nhận đầu chôn sống.
Thì “nó “vẫn còn sống: Phạm Văn Thông
Hai chân nó trồi lên mặt đất kìa
Giữa khoảng đồng không
Anh có nhớ không?
Lúc người ta bắt nó ra ngoài đồng
Thì nó vẫn còn sống
Ðến khi nhận đầu nó xuống
Thì nó vẫn còn sống
Anh có nhớ không?
Khi người ta lấp đất lên rồi
Thì nó vẫn còn sống
Anh có hiểu không?
Khi người ta chôn nó
Thì nó vẫn còn sống
Nó vùng, nó vằng
Nó nghe, nó ngửi
Nó nhai, nó nuốt
Toàn đất là đất
Kìa, nó cử động
Ngo ngoe hai chân trong không
Tôi tưởng còn nghe nó rống
Giữa khoảng ruộng đất im lìm đồng không.
–Tôi tên Phạm Văn Thông…
– Tôi không… tôi không… tôi không…
– Mặc kệ nó, cứ nhận đầu chôn sống.
– Không! Không!
– Kệ xác nó, cứ nhận đầu chôn sống
– Ðồ lũ bay Việt Gian cả giống
– Cứ nhận đầu chôn sống.
Thì “nó “vẫn còn sống: Phạm Văn Thông
( Giữa Lòng Cuộc Ðời -trang 160)
NGƯỜI EM GÁI
Ôi tôi có một người em gái
Tuổi mới mười lămMà tôi vẫn quá thương yêu
Đã chết một chiều rất cô liêu
Bên cạnh những thây ma
Trên cánh đồng hoang giặc giã
Người cháy thiêu
Mà tôi đã tìm thấy xác
Và tôi than:
“Phải chăng đây người em gái mà tôi vốn quá thương yêu?”
Cánh đồng bỗng trả lời:
“Phải rồi lúc bị chém
Máu chảy rất nhiều
Phải rồi trước khi chết
Cô ta chắp tay ngó lên mặt trời chiều
Phải rồi lúc bị chặt đầu
Trước sau cô ta không nói được một điều
Mà thưa ông người bắt cô ta thì rất nhiều
Mà thưa ông người cầm dao thì rất nhiều
Mà thưa ông người đọc bản án thì rất nhiều
Mà thưa ông người tán thưởng cũng rất nhiều
Mà thưa ông người cắt cổ cũng rất nhiều
Mà thưa ông người hỏa thiêu cũng rất nhiều
Mà thưa ông, ông có hiểu những người đó
Là ai không để mà tính liệu
Vì đến lượt ông rồi ông cũng sẽ bị chúng nó thủ tiêu
Thưa ông tôi xin nhắc lại
Trước khi chết cô ta chắp tay
Ngó lên mặt trời chiều
Và lúc bị chặt đầu
Trước sau cô ta không nói được một điều.”
( Giữa Lòng Cuộc Ðời 1962–trang 157 )
Ôi tôi có một người em gái
Tuổi mới mười lămMà tôi vẫn quá thương yêu
Đã chết một chiều rất cô liêu
Bên cạnh những thây ma
Trên cánh đồng hoang giặc giã
Người cháy thiêu
Mà tôi đã tìm thấy xác
Và tôi than:
“Phải chăng đây người em gái mà tôi vốn quá thương yêu?”
Cánh đồng bỗng trả lời:
“Phải rồi lúc bị chém
Máu chảy rất nhiều
Phải rồi trước khi chết
Cô ta chắp tay ngó lên mặt trời chiều
Phải rồi lúc bị chặt đầu
Trước sau cô ta không nói được một điều
Mà thưa ông người bắt cô ta thì rất nhiều
Mà thưa ông người cầm dao thì rất nhiều
Mà thưa ông người đọc bản án thì rất nhiều
Mà thưa ông người tán thưởng cũng rất nhiều
Mà thưa ông người cắt cổ cũng rất nhiều
Mà thưa ông người hỏa thiêu cũng rất nhiều
Mà thưa ông, ông có hiểu những người đó
Là ai không để mà tính liệu
Vì đến lượt ông rồi ông cũng sẽ bị chúng nó thủ tiêu
Thưa ông tôi xin nhắc lại
Trước khi chết cô ta chắp tay
Ngó lên mặt trời chiều
Và lúc bị chặt đầu
Trước sau cô ta không nói được một điều.”
( Giữa Lòng Cuộc Ðời 1962–trang 157 )
KHẨU CUNG
Thôi các ông đừng đánh tôi nữa
Ðể rồi tôi xin khai rõ
À tôi có nhớ cái Bà Phước đó
Cái bà thường hay mặc áo thụng trắng
Và đi đôi giầy đen
Với lại ngồi đâu một mình
Thường hay đan len
Và trong câu chuyện thường ngợi khen Ðức Chúa Trời
À tôi còn nhớ
Lúc tôi đứng trước mặt bà ta
Thì bà ta quỳ xuống chắp tay cầu nguyện
Tôi hét lớn con mẹ này mày nói gì huyên thuyên
Và tôi đâm một dao lút xuyên. ( Giữa Lòng Cuộc Ðời -trang 162)
Thôi các ông đừng đánh tôi nữa
Ðể rồi tôi xin khai rõ
À tôi có nhớ cái Bà Phước đó
Cái bà thường hay mặc áo thụng trắng
Và đi đôi giầy đen
Với lại ngồi đâu một mình
Thường hay đan len
Và trong câu chuyện thường ngợi khen Ðức Chúa Trời
À tôi còn nhớ
Lúc tôi đứng trước mặt bà ta
Thì bà ta quỳ xuống chắp tay cầu nguyện
Tôi hét lớn con mẹ này mày nói gì huyên thuyên
Và tôi đâm một dao lút xuyên. ( Giữa Lòng Cuộc Ðời -trang 162)
NƯỚC
Người ta gọi tôi là địa chủ
Đây một lũ người tự xưng là cùng đinh
Đem bắt trói tôi vào một cột đình
Đã hai ngày qua tôi vẫn làm thinh
Nhưng đến trưa nay tôi bỗng hoảng kinh
Số là tôi khát nước lắm rồi
Ôi chao, tôi ước ao tôi ao ước
Và không thể cầm lòng tự cao
Tôi kêu :“Hãy cho tôi nước, nước, nước!”
Tôi bỗng nghe một tiếng trả lời :“Được!”
Rồi một kẻ đi đến rất chậm bước
Lúc đứng gần sau lưng tôi, nó nói thỏ thẻ :
“Hãy hả họng cho tao đổ, tội nghiệp đồ chết khát!”
Tôi cảm động nhắm mắt run run hả họng khô rát
Nó hắt ngay vào một nắm cát!
(Giữa lòng cuộc đời, Tạp chí Văn nghệ xuất bản, Sài Gòn, 1962
Quách Thoại đã hô hào phe dân chủ hãy đứng dậy:
Đến lúc phải tỉnh thức
Không còn được mê ngủ
Đến lúc phải đứng dậy
Phải đứng dậy đầy đủ
Hỡi các lực lượng dân chủ
Chúng ta phải gây lại sức mạnh hùng cường
Vì độc tài thì vô lượng
Âm mưu, lý thuyết, tổ chức, thủ đoạn
Hành động thì dã man vô lường
Ôi chao đau thương không thể tưởng
Hỡi các lực lượng dân chủ
Hãy thận trọng đoàn kết và dũng mãnh lên đường.
(Hỡi Các Lực Lượng Dân Chủ)
CỜ DÂN CHỦ
Hãy hớp lấy màu xanh cùng ánh đỏ
Hãy ôm đầy sức sống cả hai tay
Hãy uống âm thanh từng mỗi phút giây
Hãy đi đến mặt trời đang đứng đó
Chúng ta mở cả trăm ngàn cửa ngõ
Gặp nhau đây hàng triệu mặt con người
Bởi quá vui nên hét lớn ta cười
Giờ cách mạng hôm nay vừa điểm
Ta nhìn lên trời tự do hiển hiện
Đường tương lai gió thổi lá cờ bay
Ôi ! lá cờ dân chủ mến thương thay
Qua thế kỷ lẩm than giờ mới thấy
Ta sùng kính, trời ơi là biết mấy
Suốt trăm năm nô lệ cúi đầu đi
Hồn tin tưởng biết đâu tìm chí hướng
Ta ngưỡng vọng hôm nay trời lý tưởng
Ngát màu xanh, xanh thắm của yêu đương
Rực bình minh rạng rỡ ánh thiên đường
Đêm gục chết theo với thời quá khứ
Ta bước tới nắng tương lai đầy ứ
Phố lớn cười đại lộ hát nghênh ngang
Xã hội đi về, vũ trụ rộn ràng
Nhà mới dựng, gỗ ngói còn thơm lắm.
Ai mới kẽ chữ Việtnam tươi thắm
Lên trên tường, trên bảng với trên tim
Trên linh hồn giữa náo động trong im lìm
Tình yêu nước chao ôi là sâu kín
Là đậm đà như trái cây muồi chín
Là thiết tha như tình ái người yêu
Ta bước lên đau khổ ngả nghiêng xiêu
Hạnh phúc dựng theo những làng xóm mới
Ôi ! Kiến thiết những tài nguyên mới tới
Bàn tay anh bàn tay chị, tay tôi
Vui gì hơn khi phá xẻ núi đồi
Lưỡi cày bén xới đất hồng tươi tốt
Ta tin tưởng ở đường ta then chốt
Vạch chông gai đi đến giữa thành công
Bởi hôm nay ta gieo mạ cấy trồng
Lúa hứa chắc một ngày mai no ấm
Ta hét lớn lay không gian chuyển sấm
Phá sạch tan sầu hận một đời qua
Ta tiến lên kìa ánh sáng chói lòa
Đường rộng mở thênh thang trời dân chủ
Ôi ! Tự do thật vô cùng quyến rũ . ( Sáng Tạo số 3, tháng 12, 1956,tr.15.)
(Trich VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ của Nguyễn Thiên Thụ- sẽ xuất bản)
Hãy hớp lấy màu xanh cùng ánh đỏ
Hãy ôm đầy sức sống cả hai tay
Hãy uống âm thanh từng mỗi phút giây
Hãy đi đến mặt trời đang đứng đó
Chúng ta mở cả trăm ngàn cửa ngõ
Gặp nhau đây hàng triệu mặt con người
Bởi quá vui nên hét lớn ta cười
Giờ cách mạng hôm nay vừa điểm
Ta nhìn lên trời tự do hiển hiện
Đường tương lai gió thổi lá cờ bay
Ôi ! lá cờ dân chủ mến thương thay
Qua thế kỷ lẩm than giờ mới thấy
Ta sùng kính, trời ơi là biết mấy
Suốt trăm năm nô lệ cúi đầu đi
Hồn tin tưởng biết đâu tìm chí hướng
Ta ngưỡng vọng hôm nay trời lý tưởng
Ngát màu xanh, xanh thắm của yêu đương
Rực bình minh rạng rỡ ánh thiên đường
Đêm gục chết theo với thời quá khứ
Ta bước tới nắng tương lai đầy ứ
Phố lớn cười đại lộ hát nghênh ngang
Xã hội đi về, vũ trụ rộn ràng
Nhà mới dựng, gỗ ngói còn thơm lắm.
Ai mới kẽ chữ Việtnam tươi thắm
Lên trên tường, trên bảng với trên tim
Trên linh hồn giữa náo động trong im lìm
Tình yêu nước chao ôi là sâu kín
Là đậm đà như trái cây muồi chín
Là thiết tha như tình ái người yêu
Ta bước lên đau khổ ngả nghiêng xiêu
Hạnh phúc dựng theo những làng xóm mới
Ôi ! Kiến thiết những tài nguyên mới tới
Bàn tay anh bàn tay chị, tay tôi
Vui gì hơn khi phá xẻ núi đồi
Lưỡi cày bén xới đất hồng tươi tốt
Ta tin tưởng ở đường ta then chốt
Vạch chông gai đi đến giữa thành công
Bởi hôm nay ta gieo mạ cấy trồng
Lúa hứa chắc một ngày mai no ấm
Ta hét lớn lay không gian chuyển sấm
Phá sạch tan sầu hận một đời qua
Ta tiến lên kìa ánh sáng chói lòa
Đường rộng mở thênh thang trời dân chủ
Ôi ! Tự do thật vô cùng quyến rũ . ( Sáng Tạo số 3, tháng 12, 1956,tr.15.)
(Trich VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ TOÀN THƯ của Nguyễn Thiên Thụ- sẽ xuất bản)