47 năm sau thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế.
Đây cũng là lần đầu tiên, hình ảnh và câu chuyện về cuộc tàn sát do cộng quân gây ra tại Huế Tết Mậu Thân bị công luận Mỹ lơ là được Giáo sư Olga Dror trình bầy chi tiết trong phần thuyết trình của bà.
Olga Dror là một trí thức Do Thái sinh ra và lớn lên tại Nga trong thời Sô-viết. Bà tốt nghiệp trường Leningrad State University chuyên ngành Văn Hóa Á Đông. Bà cũng từng là người phiên dịch Việt ngữ và làm công việc truyền thông tại Nga. Vào khoảng cuối thập niên 1980, trước khi Liên Xô sụp đổ, bà qua Do Thái và phục vụ trong ngành ngoại giao của quốc gia này.
Sau đó bà sang Hoa Kỳ và tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Lịch sử Đông Nam Á tại Cornell University. Hiện nay bà là Giáo sư tại Đại học Texas A&M.
Về phần Nhã Ca, xin mời đọc bài nói chuyện “Tiếng Kêu Tết Mậu Thân / Huế 1968 – Berkeley 2015.”
Và xin cám ơn UC Berkely. Cám ơnm Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á; Cám ơn Giáo sư Peter Zinoman và quí vị trong ban tổ chức.
Giáo sư Olga Dror, nhà nghiên cứu và giảng dạy về văn hoá lịch sử Việt Nam, đã trình bầy đầy đủ về biến cố Tết Mậu Thân và "Giải Khăn Sô cho Huế." Cám ơn Olga.
Thưa quí vị và các bạn,
Hình như mỗi người đều có cuốn lịch riêng của mình, trong nhà hoặc trong đầu. Tôi biết mỗi tờ lịch có câu chuyện của nó, cả chuyện hôm qua, hôm nay, lẫn ngày mai. Câu chuyện của từng tờ lịch trong cuốn lịch chung được gọi là lịch sử.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến dài nhất của lịch sử Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.
Cuộc chiến ấy có cái bóng dài hơn là chính nó.
Đó là cái bóng của trận tổng tấn công Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968, do phía cộng sản thực hiện. Với những hầm chôn người và hàng ngàn thường dân Huế bị tàn sát, cái bóng oan khiên ấy ngày càng được nối dài. Dài hơn một trận đánh. Dài hơn cả cuộc chiến. Chưa biết đến bao giờ mới ngừng.
Là người sống sót từ trận chiến Tết Mậu Thân, tôi viết "Giải Khăn Sô cho Huế". Đây không phải tiểu thuyết hư cấu. Cũng chẳng phải văn chương thơ phú. Chỉ là chuyện thật, chuyện chạy bom chạy đạn. Chuyện mình, chuyện người. Mắt thấy tai nghe. Có sao viết vậy. Chỉ là những mảnh vỡ của một thành phố tan tác trong cảnh hỗn mang giữa máu lửa, chết chóc. Giáo sư Olga Dror gọi chúng là những "hình ảnh tức thì" của cuộc sống bị hủy hoại và vỡ nát. Bà "nghe" thấy tiếng nói từ loại hình ảnh này.
Là một trí thức Do Thái được sinh ra và lớn lên tại Nga từ thời Sô Viết, bà Olga đã rời khỏi đất nước này khi Liên Bang Sô Viết còn là một siêu cường. Hơn 10 năm sau khi chế độ Sô Viết đã sụp đổ, Giáo sư Olga Dror đã có dịp trở lại nước Nga. Năm 2012, trong một cuộc hội thảo về kinh nghiệm quan hệ giữa nước Nga và Việt Nam tổ chức tại Moscow, Olga thuyết trình về đề tài "Trận chiến Tết Mậu Thân tại Việt Nam và cuốn sách Giải Khăn Sô cho Huế." Nhưng nước Nga hậu Sô Viết vẫn không hề khác 25 năm trước. Thái độ của cuộc hội thảo với đề tài này là chỉ có thể đề cập tới "tội lỗi của phía Mỹ" trong trận chiến.
Năm 2012 là lúc người dịch và người viết "Giải Khăn Sô cho Huế" bắt đầu liên lạc làm việc với nhau. Nhưng khi sự việc trên đây xẩy ra, tôi không hề biết gì. Khi đó chúng tôi chưa quen nhau.
Điều mà Giáo sư Olga tìm thấy trong cuốn sách Giải Khăn Sô cho Huế, là "tiếng nói của người dân trong chiến tranh." Bà nói cuốn sách là cái nhìn cuộc chiến không qua cặp mắt của người lính hay chính trị gia, bình luận gia, mà qua cặp mắt của người dân không phe phái. Nó mô tả kinh nghiệm của những người dân bình thường.
Sau khi liệt kê đầy đủ và đối chiếu với các loại quan điểm khác nhau về trận chiến đã được nói lên từ nhiều phía, nhiều nơi, nhiều nước, Olga nhấn mạnh "Mourning Headband for Huế" là quan điểm, là tiếng nói đích thực của người dân miền Nam Việt Nam. Với nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam, tiếng nói này hoàn toàn bị cấm kỵ.
Olga cũng nói đọc Nhã Ca trong Giải Khăn Sô cho Huế, có khi người ta nghe tiếng la thất thanh, tiếng kêu gào tới mức không còn ra tiếng nữa. Tôi biết đó là tiếng kêu từ Huế Tết Mậu Thân. Tiếng kêu của người dân miền Nam trong cuộc chiến.
Hôm nay, lần đầu tiên. tiếng kêu ấy được mang đến UC Bekerley.
Nhờ buổi họp mặt này, hai chị em chúng tôi được gặp nhau lần đầu. Cuốn sách chúng ta có hôm nay không chỉ là bản dịch. Phần chính của sách là công trình nghiên cứu nghiêm túc của Giáo sư Olga về tiếng nói của người dân trong trận tấn công 1968. Giải Khăn Sô cho Huế và Nhã Ca, với hàng trăm chú giải chi tiết kèm theo bản Anh ngữ do Olga thực hiện, chỉ còn là đề tài của công trình nghiên cứu.
Tha lỗi cho tôi, Olga.
Tôi đã đẩy sang vai bạn phần lớn gánh nặng.
Bạn đã lãnh dùm việc nhìn lại toàn bộ trận chiến Tết Mậu Thân tại Huế. Bạn cũng đã giới thiệu quá đầy đủ về cuốn sách, tác giả và tác phẩm. Phần tôi, chỉ xin góp thêm chuyện bên lề, lan man không thứ tự. Bắt đầu bằng...
Ký ức một thời về chiến tranh, khủng bố
Tôi ra đời cùng lúc với cuộc Đại Chiến Thế Giới lần thứ hai. Huế thời đó còn là kinh đô của các ông vua triều Nguyễn, nhưng cả nước đã trở thành thuộc địa của Pháp.
Năm 1937, quân Nhật tiến chiến nước Trung Hoa rồi tràn vào Việt Nam kéo theo bom đạn của thế chiến.
Từ thủa còn bé thơ, hai ba tuổi, tôi đã biết nếm mùi chiến tranh, bom đạn, nhà cửa bị đốt cháy, cả nhà phải chạy loạn, đi tản cư trên những chiếc ghe, người lớn chèo trối chết, thuận hoặc ngược dòng sông để lánh nạn.
Năm 5, 6 tuổi, có lần theo lũ trẻ chơi đùa trên sân đình làng quê, thấy một bãi máu nhuộm đỏ từ gốc cây sung, bọn trẻ chạy theo, lên thềm đình. Xác một người đàn ông bị cưa ra làm 3 khúc. Đầu treo trên cây, thân nằm giữa sân và tay chân sắp trên thềm đình. Người bị giết là một thợ rèn, hiền lành. Việt Minh giết.
Năm tôi 9 tuổi. Tại Huế, Việt Minh cướp chính quyền, vua Bảo Đại thoái vị, con đường Nam Giao của Huế, nơi có nhiều vườn chùa êm ả bỗng dấy lên nhiều cảnh kinh hoàng.
Nhưng rồi... có một lần, bạn tôi không la, không hét, không xô đẩy. Mà cũng như thấy xung quanh không hề có ai. Cũng không nhấc tay, dợm chân. Bạn đứng sững.
Tôi cũng đứng như vậy. Không nhấc nổi tay chân. Không mở miệng. Sau đó, người ta xua đuổi bọn con nít đi. Tôi lạc mất bạn.
Và rồi, Tết Mậu Thân 1968, chuyện tàn sát tập thể bằng cách chôn sống đã diễ ra tại Huế. Hàng ngàn dân Huế bị chôn ở Thành Nội, ở Gia Hội, ở Bãi Dâu, ở Phú Thứ, ở khe Đá Mài... Không chỉ trong núi trong rừng, nơi họ bị chôn còn là đất chùa, đất nhà thờ, đất trường học, và ngay tại vườn nhà.
Trong số những người bị chôn có chị Tâm Tuý, cô bạn trường Đồng Khánh của tôi. Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc dài hơn, móng tay mọc dài hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như nhiều nạn nhân khác.
Trong cuộc hưu chiến đêm giao thừa mùng một tháng Giêng Tết Mậu Thân, nhằm ngày 29 tháng Giêng 1968, các đơn vị cộng quân -gồm cả quân chính qui Bắc Việt và dân quân địa phương- lặng lẽ tiến vào Huế, kiểm soát được khu Gia Hội trong 20 ngày. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi này, có tới 473 người Huế bị chôn sống.
"Khoảng hơn một tuần sau, các hầm chôn người tập thể nằm phía sân sau của trường Tiểu Học Gia Hội được phát hiện. Xác người khi được khai quật, tuy chưa bị rữa nhưng đã sưng phồng lên và bốc mùi.
"Cái thây người được kéo lên để nằm ngửa người trên một u đất, miệng há hốc, mặt đen xám và dính đầy đất, hình ảnh mà cả cuộc đời tôi không bao giờ quên. Đó là ba của tôi. Những chứng cớ không thể chối cãi.
Võ Trang cho biết trong số người bị chôn có cả cô gái 19 tuổi ở cách nhà ông 2 căn. Người anh là một cảnh sát viên vắng mặt nhưng có tên trong danh sách được mời, cô em thay thế anh "đi họp"!
Và kể thêm: "Thảm sát tập thể như thế này cũng đã xảy ra ở Sịa, vùng quê gần Huế, vào năm 1947. trước khi rút lui vì nghe tin quân Pháp sắp trở lại, cộng sản kêu gọi dân chúng đi đào hầm chống Pháp. Những hầm này thật ra chính là những hầm chôn tập thể chỉ trong vài ngày sau đó. Theo lời chú tôi kể lại họ đi bắt người cả ban ngày và ban đêm. Ông Cố Nội của tôi, đã 70 tuổi cũng đã bị bắt đi vào ngày 17 tháng 2 nhằm ngày 20 Tết Âm Lịch.
Tại Huế vào thời điểm này, dân chúng ngày ngày đang lùng kiếm đào bới các hầm chôn người do cộng quân để lại, thành phố đổ nát đầy tang tóc. Đêm Huế 1970 cho tôi những hình ảnh nhớ đời.
Một buổi chiều, với chiếc xe Volkswagen, chúng tôi sang Thành Nội. Đây là chiếc xe của ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick để lại trong chung cư y khoa sau khi bị cộng quân bắt đi. Ông bà cùng hai vị bác sĩ người Đức khác là Raimund Discher và Bác Sĩ Altekoester là bốn bác sĩ người Đức sang giúp trường Y khoa Huế từ 1960. Cả bốn vị đều đã bị cộng quân bắt đi xử bắn.
Tại Thành Nội, chúng tôi có buổi ăn tối với các bạn ở trường Âm Nhạc Huế. Đây là nơi trú đóng của cộng quân trong cuộc giao chiến. Trong khu vườn nhà trường, có con mương dẫn nước chạy qua. Lúc đứng ở sân, người vợ của anh bạn giám đốc trường nhạc chỉ tay vào cái mương, nói là sau khi Việt Cộng đã rút chạy, anh chị trở lại đây, thấy xác binh sĩ Việt Cộng nằm chết xếp lớp dày đặc trong con mương.
Người chết không còn oán thù, có một mâm cơm, một bát nhang bày ở đó.
Trên đường lái xe về, trong đêm Huế thê long đâu đâu cũng thấy bầy bàn thờ nhang khói, chúng tôi có ngừng lại thăm một ngôi nhà có người cha người anh đã bị cộng sản chôn sống tại Gia Hội. Con em trong nhà mang áo xô gai, thay nhau cầm bó đuốc chạy quanh gốc cây trước nhà. Theo niềm tin của dân gian, những hồn chết oan không biết đường về nhà. Phải đốt đuốc hướng dẫn cho linh hồn lưu lạc biết đường mà trở về.
Có biết bao hồn oan trong trận chiến Huế Mậu Thân đang chờ ánh đuốc, cả hồn oan của những chiến binh miền Bắc bỏ xác trong mương nước thành nội.
Năm Ất Dậu, 1885, Pháp đã đưa quân vào Huế uy hiếp triều đình. Đêm 23 tháng 5 âm lịch, 30,000 quân Nam tấn công căn cứ Pháp tại Mang Cá nhưng bị đánh bại. Kinh thành thất thủ, đại thần Tôn Thất Thuyết phải mang Vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị mở phòng trào Cần Vương.
Huế Mậu Thân, số nạn nhân bị tàn sát nhiều gấp 5 lần, nhưng từ sau 1975, mọi đài tưởng niệm đều bị phá bỏ, dân chúng thì bị công an đến từng nhà truyền lệnh cấm tụ tập làm giỗ.
Hình ảnh bập bùng của những ngọn đuốc đêm Huế ấy bao năm vẫn chập chờn trong đầu tôi.
Thưa quí vị,
Năm Ất Mùi 2015, bốn mươi năm sau chiến tranh Việt Nam cũng là dịp kỷ niệm 20 năm bang giao Việt Mỹ.
Lịch sử có ghi là hai năm trước khi Nội chiến Nam Bắc Mỹ kết thúc, tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã chỉ định "một ngày tủi nhục quốc gia" cho nước Mỹ. Trong ngày này ông đã kêu gọi cả nước nhận chung "tội lỗi của chúng ta" và cùng nhau xưng tội, cầu nguyện sự tha thứ.
"Ngày tủi nhục quốc gia" được công bố tại Mỹ là ngày 30 tháng 3 năm 1863. Đã hơn 150 năm. Nội chiến Hoa Kỳ chấm dứt vào vào tháng Tư năm 1865.
Sau Tết Ất Mùi, sang năm sẽ là Tết Bính Thân. Sắp thêm một năm Thân.
Chiến tranh Việt Nam, anh em một nhà bị đầy tới chỗ giết nhau, thù hận nhau. Tháng Tư 1975 của Việt Nam- sau tháng Tư của nước Mỹ 110- thêm cả triệu người miền Nam bị thủ tiêu, tù đày, chìm dưới đáy biển. Vậy mà cho tới nay, tại Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều cái đầu, vẫn chưa thấy nghĩ lại.
Trong bài "Tựa Nhỏ: Viết Để Chịu Tội" mở đầu sách Giải Khăn Sô Cho Huế, tôi có viêt rằng chính thế hệ chúng ta, thế hệ của tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết Mậu Thân cũng như cả cuộc nội chiến. Tầm nhìn thế hệ không phải phân biệt tả hữu, nam bắc. Sau đó là lời mời gọi cùng đứng trước bàn thờ ngày giỗ.
Khi viết lời tựa nhỏ cho bản in lần đầu "Giải Khăn Sô Cho Huế" vào năm 1969, tôi viết với niềm tin vào tương lai của Huế, tương lai Việt Nam.
Vào năm 2008, khi viết thêm ít dòng cho bản Việt ngữ của cuốn sách được tái bản ở Mỹ, tôi viết "Sẽ tới lúc phải có một bàn thờ chung, ngày giỗ chung tại quê hương, nơi từng biết thế nào là sự ăn ở tử tế, như từng biết thế nào là văn hóa, lịch sử."
Và hôm nay, tại đây, vẫn với nguyên vẹn niềm tin xưa, tôi tiếp tục chờ đợi.
Những người Huế từng bị tàn sát Tết Mậu Thân xứng đáng được tưởng niệm.
Các thế hệ tương lai tại Việt Nam xứng đáng được nghe, được nghĩ, được nói điều chân thật, được hưởng một đất nước lành lặn, sạch sẽ. Ngày ấy sẽ tới.
Kính chào và cám ơn quí vị.
47 năm sau vụ thảm sát vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 tại Huế đã được khơi lại tại trường đại học UC Berkeley California.
“Mourning Headband for Huế” Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca, và Giáo sư Olgar Dror của phân khoa Lịch Sử tại Đại học Texas A&M University, đồng thời là dịch giả sách.
Tôi đã thêm vào bài viết này một số hình ảnh để minh chứng cho tội ác mà cộng sản VN đã thực hiện, không khác gì đám cuồn tín Hồi giáo ISIS hiện nay.
47 năm sau vụ tàn sát Tết Mậu Thân
Giải Khăn Sô Cho Huế tới UC Berkeley
Từ trái, Giáo sư Olgar Dror của phân khoa Lịch Sử tại Đại học Texas A&M University, đồng thời là dịch giả sách “Mourning Headband for Huế” đang thuyết trình về trận chiến Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, với hình ảnh những hầm chôn người tại Huế xuất hiện trên màn hình. Trên bàn thuyết trình là Giáo sư Peter Zinoman của Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á thuộc Đại học UCBerkeley và nhà văn Nhã Ca, tác giả “Giải Khăn Sô cho Huế tại Huế”.
Như lịch sinh hoạt được loan báo từ trước, chiều Thứ Tư 25 tháng Hai 2015, buổi họp mặt với tác giả và dịch giả sách “Mourning Headband for Huế” –- Giải Khăn Sô cho Huế” đã khai diễn tại hội trường 180 Doe Library của Đại học UC Berkeley.
Sách “Mourning Headband for Hue” do Olga Dror dịch trực tiếp từ nguyên bản Việt ngữ “Giải Khăn Sô cho Huế” của Nhã Ca, được xuất bản bởi Indiana University Press và buổi “book event” tại UC Berkeley được tổ chức bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á và do Giáo sư Peter Zinoman trực tiếp điều hợp chương trình.
Với hai diễn giả chính là Giáo sư Olga Dror, dịch giả, và nhà văn Nhã Ca, đây là lần đầu tiên, biến cô Huế Tết Mậu Thân 1968, trận chiến tranh cãi nhiều nhất trong cuộc chiến Việt Nam được nhìn lại toàn bộ bằng một cách nhìn khác, một quan điểm khác: quan điểm của người dân miền Nam.
Sách “Mourning Headband for Hue” do Olga Dror dịch trực tiếp từ nguyên bản Việt ngữ “Giải Khăn Sô cho Huế” của Nhã Ca, được xuất bản bởi Indiana University Press và buổi “book event” tại UC Berkeley được tổ chức bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á và do Giáo sư Peter Zinoman trực tiếp điều hợp chương trình.
Với hai diễn giả chính là Giáo sư Olga Dror, dịch giả, và nhà văn Nhã Ca, đây là lần đầu tiên, biến cô Huế Tết Mậu Thân 1968, trận chiến tranh cãi nhiều nhất trong cuộc chiến Việt Nam được nhìn lại toàn bộ bằng một cách nhìn khác, một quan điểm khác: quan điểm của người dân miền Nam.
Đây cũng là lần đầu tiên, hình ảnh và câu chuyện về cuộc tàn sát do cộng quân gây ra tại Huế Tết Mậu Thân bị công luận Mỹ lơ là được Giáo sư Olga Dror trình bầy chi tiết trong phần thuyết trình của bà.
Olga Dror là một trí thức Do Thái sinh ra và lớn lên tại Nga trong thời Sô-viết. Bà tốt nghiệp trường Leningrad State University chuyên ngành Văn Hóa Á Đông. Bà cũng từng là người phiên dịch Việt ngữ và làm công việc truyền thông tại Nga. Vào khoảng cuối thập niên 1980, trước khi Liên Xô sụp đổ, bà qua Do Thái và phục vụ trong ngành ngoại giao của quốc gia này.
Sau đó bà sang Hoa Kỳ và tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Lịch sử Đông Nam Á tại Cornell University. Hiện nay bà là Giáo sư tại Đại học Texas A&M.
Về phần Nhã Ca, xin mời đọc bài nói chuyện “Tiếng Kêu Tết Mậu Thân / Huế 1968 – Berkeley 2015.”
Từ trái: Giáo sư Peter Zinoman giới thiệu tác giả Nhã Ca và dịch giả Olga Dror
Kính chào quí vị,
Hôm nay, với người Việt chúng tôi, vẫn còn là ngày Tết. Mùng Bảy Tết. Xin chúc tết theo truyền thống Việt Nam: “Kính chúc tất cả quí vị một năm mới Ất Mùi an lành.”
Hôm nay, với người Việt chúng tôi, vẫn còn là ngày Tết. Mùng Bảy Tết. Xin chúc tết theo truyền thống Việt Nam: “Kính chúc tất cả quí vị một năm mới Ất Mùi an lành.”
Và xin cám ơn UC Berkely. Cám ơnm Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á; Cám ơn Giáo sư Peter Zinoman và quí vị trong ban tổ chức.
Giáo sư Olga Dror, nhà nghiên cứu và giảng dạy về văn hoá lịch sử Việt Nam, đã trình bầy đầy đủ về biến cố Tết Mậu Thân và "Giải Khăn Sô cho Huế." Cám ơn Olga.
Thưa quí vị và các bạn,
Là người viết văn thường viết khi một mình, tôi chỉ quen viết, không quen nói. Sẽ không bao giờ có thể là diễn giả. Bài nói chuyện này được viết trước. Tôi viết tiếng Việt và nói bằng "văn viết".
Đây chính là tội ác của giặc cộng VN.
Tiếng Kêu Tết Mậu Thân
Hình như mỗi người đều có cuốn lịch riêng của mình, trong nhà hoặc trong đầu. Tôi biết mỗi tờ lịch có câu chuyện của nó, cả chuyện hôm qua, hôm nay, lẫn ngày mai. Câu chuyện của từng tờ lịch trong cuốn lịch chung được gọi là lịch sử.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến dài nhất của lịch sử Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.
Cuộc chiến ấy có cái bóng dài hơn là chính nó.
Đó là cái bóng của trận tổng tấn công Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968, do phía cộng sản thực hiện. Với những hầm chôn người và hàng ngàn thường dân Huế bị tàn sát, cái bóng oan khiên ấy ngày càng được nối dài. Dài hơn một trận đánh. Dài hơn cả cuộc chiến. Chưa biết đến bao giờ mới ngừng.
Là người sống sót từ trận chiến Tết Mậu Thân, tôi viết "Giải Khăn Sô cho Huế". Đây không phải tiểu thuyết hư cấu. Cũng chẳng phải văn chương thơ phú. Chỉ là chuyện thật, chuyện chạy bom chạy đạn. Chuyện mình, chuyện người. Mắt thấy tai nghe. Có sao viết vậy. Chỉ là những mảnh vỡ của một thành phố tan tác trong cảnh hỗn mang giữa máu lửa, chết chóc. Giáo sư Olga Dror gọi chúng là những "hình ảnh tức thì" của cuộc sống bị hủy hoại và vỡ nát. Bà "nghe" thấy tiếng nói từ loại hình ảnh này.
Là một trí thức Do Thái được sinh ra và lớn lên tại Nga từ thời Sô Viết, bà Olga đã rời khỏi đất nước này khi Liên Bang Sô Viết còn là một siêu cường. Hơn 10 năm sau khi chế độ Sô Viết đã sụp đổ, Giáo sư Olga Dror đã có dịp trở lại nước Nga. Năm 2012, trong một cuộc hội thảo về kinh nghiệm quan hệ giữa nước Nga và Việt Nam tổ chức tại Moscow, Olga thuyết trình về đề tài "Trận chiến Tết Mậu Thân tại Việt Nam và cuốn sách Giải Khăn Sô cho Huế." Nhưng nước Nga hậu Sô Viết vẫn không hề khác 25 năm trước. Thái độ của cuộc hội thảo với đề tài này là chỉ có thể đề cập tới "tội lỗi của phía Mỹ" trong trận chiến.
Mọi lý lẽ khác bị dập tắt. Olga kể là sau đó, ngay chính trên đất Nga chứ không phải đâu khác, bà thấy mình quyết tâm hơn bao giờ hết, trong việc phải bảo vệ thứ tiếng nói từng bị vùi dập trong chiến tranh. Olga còn cho biết nguồn sức mạnh khích lệ bà trong quyết tâm này là những chuyện mà ông bà nội của bà đã phải chịu đựng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến tại Saint Peterbourg.
Năm 2012 là lúc người dịch và người viết "Giải Khăn Sô cho Huế" bắt đầu liên lạc làm việc với nhau. Nhưng khi sự việc trên đây xẩy ra, tôi không hề biết gì. Khi đó chúng tôi chưa quen nhau.
Tôi không biết cuốn sách "Giải Khăn Sô cho Huế" đã cùng đi với Olga tới nước Nga ra sao. Chỉ biết Olga Dror là vị học giả uyên bác, người viết về Bà Chúa Liễu Hạnh của Việt Nam, một công trình nghiên cứu mà chúng tôi khâm phục. Ba năm liên lạc thư từ cùng làm việc, đã coi nhau là bạn, nhưng chỉ khi công việc đã xong, cầm cuốn sách anh ngữ trên tay, đọc bài của Olga, tôi mới biết chuyện này.
Điều mà Giáo sư Olga tìm thấy trong cuốn sách Giải Khăn Sô cho Huế, là "tiếng nói của người dân trong chiến tranh." Bà nói cuốn sách là cái nhìn cuộc chiến không qua cặp mắt của người lính hay chính trị gia, bình luận gia, mà qua cặp mắt của người dân không phe phái. Nó mô tả kinh nghiệm của những người dân bình thường.
Sau khi liệt kê đầy đủ và đối chiếu với các loại quan điểm khác nhau về trận chiến đã được nói lên từ nhiều phía, nhiều nơi, nhiều nước, Olga nhấn mạnh "Mourning Headband for Huế" là quan điểm, là tiếng nói đích thực của người dân miền Nam Việt Nam. Với nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam, tiếng nói này hoàn toàn bị cấm kỵ.
Tác giả từng bị bắt bỏ tù, cuốn sách từng bị đóng đinh và cho tới nay vẫn tiếp tục cấm đoán. Ngay tại Hoa Kỳ, tiếng nói của người dân miền Nam cũng chưa từng được lắng nghe. Sách viết về chiến tranh Việt Nam hầu hết đều phát xuất từ miền Bắc Cộng Sản.
Olga cũng nói đọc Nhã Ca trong Giải Khăn Sô cho Huế, có khi người ta nghe tiếng la thất thanh, tiếng kêu gào tới mức không còn ra tiếng nữa. Tôi biết đó là tiếng kêu từ Huế Tết Mậu Thân. Tiếng kêu của người dân miền Nam trong cuộc chiến.
Hôm nay, lần đầu tiên. tiếng kêu ấy được mang đến UC Bekerley.
Nhờ buổi họp mặt này, hai chị em chúng tôi được gặp nhau lần đầu. Cuốn sách chúng ta có hôm nay không chỉ là bản dịch. Phần chính của sách là công trình nghiên cứu nghiêm túc của Giáo sư Olga về tiếng nói của người dân trong trận tấn công 1968. Giải Khăn Sô cho Huế và Nhã Ca, với hàng trăm chú giải chi tiết kèm theo bản Anh ngữ do Olga thực hiện, chỉ còn là đề tài của công trình nghiên cứu.
Tha lỗi cho tôi, Olga.
Tôi đã đẩy sang vai bạn phần lớn gánh nặng.
Bạn đã lãnh dùm việc nhìn lại toàn bộ trận chiến Tết Mậu Thân tại Huế. Bạn cũng đã giới thiệu quá đầy đủ về cuốn sách, tác giả và tác phẩm. Phần tôi, chỉ xin góp thêm chuyện bên lề, lan man không thứ tự. Bắt đầu bằng...
Ký ức một thời về chiến tranh, khủng bố
Tôi ra đời cùng lúc với cuộc Đại Chiến Thế Giới lần thứ hai. Huế thời đó còn là kinh đô của các ông vua triều Nguyễn, nhưng cả nước đã trở thành thuộc địa của Pháp.
Năm 1937, quân Nhật tiến chiến nước Trung Hoa rồi tràn vào Việt Nam kéo theo bom đạn của thế chiến.
Từ thủa còn bé thơ, hai ba tuổi, tôi đã biết nếm mùi chiến tranh, bom đạn, nhà cửa bị đốt cháy, cả nhà phải chạy loạn, đi tản cư trên những chiếc ghe, người lớn chèo trối chết, thuận hoặc ngược dòng sông để lánh nạn.
Năm 5, 6 tuổi, có lần theo lũ trẻ chơi đùa trên sân đình làng quê, thấy một bãi máu nhuộm đỏ từ gốc cây sung, bọn trẻ chạy theo, lên thềm đình. Xác một người đàn ông bị cưa ra làm 3 khúc. Đầu treo trên cây, thân nằm giữa sân và tay chân sắp trên thềm đình. Người bị giết là một thợ rèn, hiền lành. Việt Minh giết.
Năm tôi 9 tuổi. Tại Huế, Việt Minh cướp chính quyền, vua Bảo Đại thoái vị, con đường Nam Giao của Huế, nơi có nhiều vườn chùa êm ả bỗng dấy lên nhiều cảnh kinh hoàng.
Lúc đó, tôi học ở một trường tiểu học tên là trường Nam Giao. Sáng sớm, mấy bạn trong xóm rủ nhau đi học, bọn con nít chúng tôi thường kinh hoàng la hét, khi thấy một cái đầu bị cắt đứt lìa từ cổ để trong một cái rổ tre với một miểng giấy ghi của Việt Minh lên án Việt gian.
Có khi đầu lâu hay thân người, hay cánh tay, đùi chân đặt trên cái rá, cái thúng. Có người tứ chi bị cắt rời, thân bỏ vào bao bố, đầu để ra ngoài, hai con mắt mở trừng trừng, miệng còn dính máu đông, rất hãi hùng.
Nhưng rồi... có một lần, bạn tôi không la, không hét, không xô đẩy. Mà cũng như thấy xung quanh không hề có ai. Cũng không nhấc tay, dợm chân. Bạn đứng sững.
Tuy còn là một đứa nhỏ, nhưng tôi biết "đứng như trời trồng" là lúc bạn đứng đó. Hai cái đầu được bày trên hai cái nón lá chính là ba và mẹ của bạn. Bạn ra sao lúc đó?
Bạn cứ đứng vậy. Hai mắt bạn cũng trắng dã, trợn trừng như bốn con mắt không thể nhắm của ba mẹ bạn.
Tôi cũng đứng như vậy. Không nhấc nổi tay chân. Không mở miệng. Sau đó, người ta xua đuổi bọn con nít đi. Tôi lạc mất bạn.
Và rồi, Tết Mậu Thân 1968, chuyện tàn sát tập thể bằng cách chôn sống đã diễ ra tại Huế. Hàng ngàn dân Huế bị chôn ở Thành Nội, ở Gia Hội, ở Bãi Dâu, ở Phú Thứ, ở khe Đá Mài... Không chỉ trong núi trong rừng, nơi họ bị chôn còn là đất chùa, đất nhà thờ, đất trường học, và ngay tại vườn nhà.
Trong số những người bị chôn có chị Tâm Tuý, cô bạn trường Đồng Khánh của tôi. Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc dài hơn, móng tay mọc dài hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như nhiều nạn nhân khác.
Trong cuộc hưu chiến đêm giao thừa mùng một tháng Giêng Tết Mậu Thân, nhằm ngày 29 tháng Giêng 1968, các đơn vị cộng quân -gồm cả quân chính qui Bắc Việt và dân quân địa phương- lặng lẽ tiến vào Huế, kiểm soát được khu Gia Hội trong 20 ngày. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi này, có tới 473 người Huế bị chôn sống.
Tiếng kêu Tết Mậu Thân từ "Giải Khăn Sô cho Huế" mới chỉ là những ghi nhận đầu tiên. Còn hàng ngàn tiếng kêu khác bao năm qua vẫn liên tục cất lên, ngay trên đất Hoa Kỳ.
Xin kể một trường hợp mà chính tôi biết rõ: Ông Võ Trang, 56 tuổi, cư dân San Diego, một kỹ sư điện đang làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại đây, hồi tưởng việc bố của ông được mời đi "họp" chỉ 2 ngày trước khi quân đội quốc gia tái chiếm thành phố Huế.
Ngày ấy, ông còn là một thiếu niên 15 tuổi. Sau đây là đoạn trích do ông Võ Trang viết:
"Trong khi tôi đang ngồi cạo chiếc ghế xích đu cũ để sơn lại thì bỗng có người vỗ vai tôi và hỏi nhẹ "Em ơi! Có ba ở nhà không?" Tôi bàng hoàng quay lại. Hai người, một dân quân áo bà ba quần cụt, một chính quy với dép râu và quân phục, nón cối màu vàng. Tôi hỏi lại họ muốn kiếm ai thì họ nói tên ba tôi rõ ràng.
"Trong khi tôi đang ngồi cạo chiếc ghế xích đu cũ để sơn lại thì bỗng có người vỗ vai tôi và hỏi nhẹ "Em ơi! Có ba ở nhà không?" Tôi bàng hoàng quay lại. Hai người, một dân quân áo bà ba quần cụt, một chính quy với dép râu và quân phục, nón cối màu vàng. Tôi hỏi lại họ muốn kiếm ai thì họ nói tên ba tôi rõ ràng.
Chị giúp việc mà gia đình tôi vừa thuê vài tháng trước đã mở cửa sau cho họ. Tôi vào kêu ba tôi trong hầm giã chiến. Hết đường chạy rồi! Phòng chỉ có một cửa ra vào thì họ đã đứng chận. Ba tôi mặt tái xanh và không nói gì nữa.
Trong hầm còn có một người em trai của me tôi, là một cảnh sát viên, đã khuyên ba tôi nên đi ra để họ khỏi xông vào bắt thêm những người họ không dự định. Me tôi đưa thêm chiếc áo len cho cho ba tôi mặc vào. Người anh thứ hai của tôi chạy theo xin đi thế nhưng họ không cho. Hôm đó là ngày 19 âm lịch tháng Giêng năm Mậu-Thân...
"Khoảng hơn một tuần sau, các hầm chôn người tập thể nằm phía sân sau của trường Tiểu Học Gia Hội được phát hiện. Xác người khi được khai quật, tuy chưa bị rữa nhưng đã sưng phồng lên và bốc mùi.
"Cái thây người được kéo lên để nằm ngửa người trên một u đất, miệng há hốc, mặt đen xám và dính đầy đất, hình ảnh mà cả cuộc đời tôi không bao giờ quên. Đó là ba của tôi. Những chứng cớ không thể chối cãi.
Chiếc áo có vẽ 4 cái đầu của ban nhạc "The Beatles" bên ngực trái, là chiếc áo độc nhất vô nhị của anh tôi mà ba tôi rất thích. Hai chiếc tất (vớ) thêu lủng lỗ mà anh em chúng tôi đều biết được chia đều vào 2 túi quần. Rõ ràng là dấu hiệu ba tôi để lại cho gia đình nhận diện. Tôi không biết ba tôi đã vật vã như thế nào vào giờ phút đó nhưng me tôi và các anh em tôi thì vẫn đau đớn cho đến bây giờ...".
Võ Trang cho biết trong số người bị chôn có cả cô gái 19 tuổi ở cách nhà ông 2 căn. Người anh là một cảnh sát viên vắng mặt nhưng có tên trong danh sách được mời, cô em thay thế anh "đi họp"!
Và kể thêm: "Thảm sát tập thể như thế này cũng đã xảy ra ở Sịa, vùng quê gần Huế, vào năm 1947. trước khi rút lui vì nghe tin quân Pháp sắp trở lại, cộng sản kêu gọi dân chúng đi đào hầm chống Pháp. Những hầm này thật ra chính là những hầm chôn tập thể chỉ trong vài ngày sau đó. Theo lời chú tôi kể lại họ đi bắt người cả ban ngày và ban đêm. Ông Cố Nội của tôi, đã 70 tuổi cũng đã bị bắt đi vào ngày 17 tháng 2 nhằm ngày 20 Tết Âm Lịch.
Lúc đầu người ta phát giác xác anh TH., một nhân vật có võ được biết trong làng, chết bên vệ đường với nhiều vết chém, đứt cả bàn tay. Rồi lần theo vết máu người ta tìm đến những hầm chôn người tập thể trong đó có cả Ông Cố Nội của tôi và em của Ông. Những vết cắt cho thấy họ bị chặt đầu bằng mã tấu!(1).
Nhà văn Nhã Ca và nhà giáo Trần Hạnh của UC Berkeley.
Và Đêm Huế 1970
Hai năm sau trận chiến Mậu Thân, họp mặt ra mắt sách "Giải Khăn Sô cho Huế" lần đầu tại Sàigòn, vớiù sự hiện diện của Hoà thượng Thích Trí Thủ, vị đại sư huynh của các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam. Sau đó toàn bộ số thu từ cuốn sách được mang về trao tặng trường trung học Đồng Khánh và Đại học Y Khoa Huế. Chuyến đi Huế lần này có sự tham dự của Linh mục Cao văn Luận, viện trưởng sáng lập Đại học Huế, nhà văn Doãn Quốc Sỹ, các nhạc sĩ Phạm Duy, Cung Tiến. . .
Tại Huế vào thời điểm này, dân chúng ngày ngày đang lùng kiếm đào bới các hầm chôn người do cộng quân để lại, thành phố đổ nát đầy tang tóc. Đêm Huế 1970 cho tôi những hình ảnh nhớ đời.
Một buổi chiều, với chiếc xe Volkswagen, chúng tôi sang Thành Nội. Đây là chiếc xe của ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick để lại trong chung cư y khoa sau khi bị cộng quân bắt đi. Ông bà cùng hai vị bác sĩ người Đức khác là Raimund Discher và Bác Sĩ Altekoester là bốn bác sĩ người Đức sang giúp trường Y khoa Huế từ 1960. Cả bốn vị đều đã bị cộng quân bắt đi xử bắn.
Tại Thành Nội, chúng tôi có buổi ăn tối với các bạn ở trường Âm Nhạc Huế. Đây là nơi trú đóng của cộng quân trong cuộc giao chiến. Trong khu vườn nhà trường, có con mương dẫn nước chạy qua. Lúc đứng ở sân, người vợ của anh bạn giám đốc trường nhạc chỉ tay vào cái mương, nói là sau khi Việt Cộng đã rút chạy, anh chị trở lại đây, thấy xác binh sĩ Việt Cộng nằm chết xếp lớp dày đặc trong con mương.
Người chết không còn oán thù, có một mâm cơm, một bát nhang bày ở đó.
Trên đường lái xe về, trong đêm Huế thê long đâu đâu cũng thấy bầy bàn thờ nhang khói, chúng tôi có ngừng lại thăm một ngôi nhà có người cha người anh đã bị cộng sản chôn sống tại Gia Hội. Con em trong nhà mang áo xô gai, thay nhau cầm bó đuốc chạy quanh gốc cây trước nhà. Theo niềm tin của dân gian, những hồn chết oan không biết đường về nhà. Phải đốt đuốc hướng dẫn cho linh hồn lưu lạc biết đường mà trở về.
Có biết bao hồn oan trong trận chiến Huế Mậu Thân đang chờ ánh đuốc, cả hồn oan của những chiến binh miền Bắc bỏ xác trong mương nước thành nội.
Năm Ất Dậu, 1885, Pháp đã đưa quân vào Huế uy hiếp triều đình. Đêm 23 tháng 5 âm lịch, 30,000 quân Nam tấn công căn cứ Pháp tại Mang Cá nhưng bị đánh bại. Kinh thành thất thủ, đại thần Tôn Thất Thuyết phải mang Vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị mở phòng trào Cần Vương.
Trong trận chiến này, hơn 1500 quân dân Huế bị tàn sát. Ngay từ năm Mậu Tuất tiếp theo, Huế lập Đàn Tưởng Niệm, xây thêm miếu Âm Hồn trong Thành Nội, hàng năm, đúng ngày giỗ, cả thành phố đều đốt nhang, làm lễ. Thực dân Pháp không cấm việc dân Huế tưởng niệm người chết. Cộng sản thì khác.
Huế Mậu Thân, số nạn nhân bị tàn sát nhiều gấp 5 lần, nhưng từ sau 1975, mọi đài tưởng niệm đều bị phá bỏ, dân chúng thì bị công an đến từng nhà truyền lệnh cấm tụ tập làm giỗ.
Hình ảnh bập bùng của những ngọn đuốc đêm Huế ấy bao năm vẫn chập chờn trong đầu tôi.
Thưa quí vị,
Năm Ất Mùi 2015, bốn mươi năm sau chiến tranh Việt Nam cũng là dịp kỷ niệm 20 năm bang giao Việt Mỹ.
Lịch sử có ghi là hai năm trước khi Nội chiến Nam Bắc Mỹ kết thúc, tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đã chỉ định "một ngày tủi nhục quốc gia" cho nước Mỹ. Trong ngày này ông đã kêu gọi cả nước nhận chung "tội lỗi của chúng ta" và cùng nhau xưng tội, cầu nguyện sự tha thứ.
"Ngày tủi nhục quốc gia" được công bố tại Mỹ là ngày 30 tháng 3 năm 1863. Đã hơn 150 năm. Nội chiến Hoa Kỳ chấm dứt vào vào tháng Tư năm 1865.
Liên Bang nước Mỹ, với sự tôn trọng dành cho phía miền Nam- lá cờ miền Nam vẫn được treo, binh sĩ miền Nam vẫn giữ súng cá nhân, liệt sĩ Nam Bắc chung nghĩa trang, cả nước không có một cuộc diễn binh hay lễ hội mừng chiến thắng. Từ đó mà có được nước Mỹ ngày nay.
Sau Tết Ất Mùi, sang năm sẽ là Tết Bính Thân. Sắp thêm một năm Thân.
Chiến tranh Việt Nam, anh em một nhà bị đầy tới chỗ giết nhau, thù hận nhau. Tháng Tư 1975 của Việt Nam- sau tháng Tư của nước Mỹ 110- thêm cả triệu người miền Nam bị thủ tiêu, tù đày, chìm dưới đáy biển. Vậy mà cho tới nay, tại Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều cái đầu, vẫn chưa thấy nghĩ lại.
Trong bài "Tựa Nhỏ: Viết Để Chịu Tội" mở đầu sách Giải Khăn Sô Cho Huế, tôi có viêt rằng chính thế hệ chúng ta, thế hệ của tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết Mậu Thân cũng như cả cuộc nội chiến. Tầm nhìn thế hệ không phải phân biệt tả hữu, nam bắc. Sau đó là lời mời gọi cùng đứng trước bàn thờ ngày giỗ.
Khi viết lời tựa nhỏ cho bản in lần đầu "Giải Khăn Sô Cho Huế" vào năm 1969, tôi viết với niềm tin vào tương lai của Huế, tương lai Việt Nam.
Vào năm 2008, khi viết thêm ít dòng cho bản Việt ngữ của cuốn sách được tái bản ở Mỹ, tôi viết "Sẽ tới lúc phải có một bàn thờ chung, ngày giỗ chung tại quê hương, nơi từng biết thế nào là sự ăn ở tử tế, như từng biết thế nào là văn hóa, lịch sử."
Và hôm nay, tại đây, vẫn với nguyên vẹn niềm tin xưa, tôi tiếp tục chờ đợi.
Những người Huế từng bị tàn sát Tết Mậu Thân xứng đáng được tưởng niệm.
Các thế hệ tương lai tại Việt Nam xứng đáng được nghe, được nghĩ, được nói điều chân thật, được hưởng một đất nước lành lặn, sạch sẽ. Ngày ấy sẽ tới.
Kính chào và cám ơn quí vị.
Nhã Ca
(1) Bài “Xuân Này Nhớ Xuân Xưa” của tác giả Võ Trang, sách “Viết Về Nước Mỹ” 2009.
__._,_.___
VÕ VĂN TÙNG * GIỜ CẬN TỬ
Chuyện thật mới xảy ra: BS Tùng chết đi sống lại !
Tôi cho là ông ấy tới cõi trung giới và ở trên ấy có một vùng thuộc cảnh giới thứ 6 mà
các đồng hương người Việt tị nạn đã qua đời thích tụ tập lại với nhau thành một
khu phố dài cả chục miles như ông ấy mô tả
Do Thi Thuan
Bác Sĩ Tùng là người rất thân quen với Cộng Đồng VN ở Quận Cam.
Xin các huynh tỷ cho ý kiến và giải thích về Những giờ Cận Tử của Ông
Thân mến
Nhựt
Tự Truyện Về Những Giờ Cận Tử
07/03/2015
Tác giả: Thân Phổ Võ Văn Tùng
VB- Tác giả Vĩnh Chánh, một y sĩ thuộc hội Ái Hữu Y Khoa Huế, nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013, do Bác sĩ Võ Văn Tùng, Hội trưởng Hội Ái Hữu Thừa Thiên Huế trao tặng. Là "đầu tầu" tổ chức những “Ngày Nhớ Huế” và chủ biên Tuyển tập Nhớ Huế hàng năm, Bác sĩ Tùng là vị huynh trưởng được bà con yêu mến. Ông cũng là một trong những vị bảo trợ Việt Báo Viết Về Nước Mỹ suốt 15 năm qua.
Trước thềm Tết Ất Mùi 2015, sau khi mừng tuổi 80', Bs. Tùng thình lình bị cơn bệnh ngặt. - Được cấp cứu tại Hoag Hospital Newport*, ông hoàn toàn rơi vào hôn mê suốt 5 ngày đêm. Bệnh viện đã phải thông báo tình trạng nhiều phần tuyệt vọng cho gia đình để tổ chức buổi viếng thăm vĩnh biệt.
Sau nhiều sự cầu nguyện, như một phép la, Bác sĩ Tùng bỗng tỉnh lại và từng bước phục hồi. Sau 17 ngày kề cận với cái chết trong khu ICU -Intensive Care Unit, nơi chữa trị đặc biệt cho trường hợp nguy kịch- ông bình an về nhà và dành ngày mùng Ba Tết Ất Mùi viết lại "Tự truyện về những giờ cận tử - My Dear Death Experiences.
Dù bài viết còn ở dạng bản thảo nóng hổi chờ sửa chữa, Bác sĩ Tùng đã cho phép Việt Báo phổ biến sớm, chỉ như một chia sẻ đặc biệt với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ. Việt Báo trân trọng cám ơn tác giả và giới thiệu bài viết.
>
Tặng Tâm Thường và các con yêu quí.
Chúng tôi vừa hưởng xong một ngày cuối năm thật là vui nhộn. Tối hôm đó 31 tháng 12, 2014 một số anh em với ba người đầu đàn là Phạm Quang Tố, Trần Anh Dũng và Phạm gia Nghị đã tổ chức đêm New Year Eve đầu tiên dành cho gần 200 bạn bè thân hữu tại Grand Garden Restaurant.
Ăn uống thịnh soạn, gần đến giờ giao thừa của năm mới dương lịch, tất cả ra sàn nhảy liên tục. Bốn cặp vợ chồng gồm Tố-Mai Khanh, Dũng-Tuyết Trang, Quang-Thúy An, Tâm Thường và Tùng có màn biểu diễn nhạc điệu Tango Argentina.
Cặp tôi và Tâm Thường đứng giữa, chung quanh có Dũng-Trang, Tố -Mai Khanh, Quang -Thúy An đi những bước Tango nhịp nhàng và sau đó tất cả bạn bè dự tiệc đều mang mặt nạ, đưa ly champagne lên chúc mừng nhau năm mới 2015. 12 giờ 30 ra về, trong lòng hân hoan mừng năm mới đầu tiên của tuổi 80.
Trưa January 1st., vợ chồng tôi đến nhà cô em để ăn Anniversary, vẫn thấy trong người bình thường, mạnh khỏe. Trưa mồng hai lên Anaheim Hill ăn cơm với Thầy Hằng Trường cùng với vợ chồng Phúc, Tố, Sâm và Lộc để tiễn đưa Thầy đi Nhập Thất 3 tháng tại Đài Loan.
Thầy mời nhóm Khai Tâm tối này đến đài SBTN thu âm cho buổi phát hình sẽ chiếu trên TV vào dịp Tết Nguyên Đán với một số các anh chị em trong Hội Từ Bi Phụng Sự và trong nhóm TiVi Khai Tâm, đặc biệt có sự tham dự của ông Tân Thị Trưởng thành phố Garden Grove, người Việt trẻ tuổi đầu tiên Nguyễn Quốc Bảo vừa mơi được bầu > lên. Trong buổi thu hình, Thầy hết sức tế nhị, không ngồi trên ghế cao với Ông Thị Trưởng đã dành sẵn mà rủ nhau cùng ngồi bệt xuống sàn của sân khấu với anh em.
Sau phần nhập đề như thường lệ, Thầy có lời khen nhóm Radio Khai Tâm đã cùng Thầy làm và cho phát thanh được gần 400 bài pháp cho thính giả ở khắp nước Mỹ và trên thế giới nhờ qua một website mang tên Radiokhaitam.comhttp://tam.com/ và qua I Phone. Thầy trao lại microphone cho tôi nói lên sự góp công cuả toàn nhóm gồm 10 người đã liên tục làm việc với Thầy một cách đoàn kết và hữu hiệu trong 8 năm qua.
Tôi ra về vào lúc gần 11 giờ đêm. Trời lạnh và khó chịu. Tối hôm ấy về nhà tôi thấy hơi ê người, cố ráng ngủ cho đến sáng hôm sau.
Trưa January 4, nhà tôi có mở một tiệc nhỏ mời một số chị em thuộc nhóm Couvent des Oiseaux đến họp gây quỹ cho trường cũ. Tôi vẫn còn ngái ngủ và không xuống tham dự như mọi khi. Đến chiều tối con tôi đến thăm và ăn cơm cùng gia đình. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn và lên lầu ngủ tiếp.
Vào khoảng 2 giờ sáng bỗng nhiên tôi cảm thấy ngộp thở và mệt vô cùng, tự nhiên mất hết sức lực nhưng không bị nóng sốt. Tôi muốn thức nhà tôi dậy nhưng hai người nằm hai phòng riêng biệt nên không thể làm sao liên lạc được. Chừng 5 phút sau, lấy hết sức lực tôi tuột xuống giường, bò qua được phòng của nhà tôi và nhờ đưa tôi đi bệnh viện cấp cứu.
Nhà tôi liền kêu 911, xe cứu thương đến ngay. Nhà tôi yêu cầu chở tôi vào bệnh viện Hoag ở New Port Beach, là nơi mà có con tôi là Andre làm việc ở ICU. Người Y tá trưởng xe cấp cứu đồng ý, ba nhân viên làm ngay những thủ tục cần thiết đưa mask oxygen cho tôi thở và chở tôi lên xe trực chỉ Bệnh Viên. Kể từ đó tôi không còn biết gì nữa và mê sảng trong nhiều ngày sau.
Theo lời kể lại, bác sĩ ở bệnh viện cho nhà tôi biết là tôi bị Pneumonia (viêm, xưng) cả hai lá phổi, vì vậy khó thở nên họ phải cho tôi thở máy, và chuyền không biết bao nhiêu thứ thuốc vào tĩnh mạch, lẽ tựnhiên trong đó có nhiều thuốc trụ sinh. Nhà tôi liền kêu phone cho Thầy Hằng Trường đang ở Đài Loan, Thầy cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát và kêu gọi đồng đạo khắp nơi cầu nguyện theo.
Năm ngày sau thì tôi tỉnh dậy, thấy mình đang ở trong phòng ICU và đang thở bằng máy. Các bác sĩ điều trị cho biết tim đập không đều với nhiều Atrial fibrillations và thận bị suy nặng, cấp 4, nên họ bảo cho gia đình biết rằng tỷ số bình phục trở lại chỉ có từ 20 đến 30%.
ICU cho phép các con, các em và bạn bè thân đến thăm tôi gọi là "lần chót".
Tôi tiếp tục mê man, sau nghe thuật lại thì bà con chỉ đứng nhìn cảnh thương tâm và khóc, ai cũng chắp tay lâm râm cầu nguyện cho tôi được tai qua nạn khỏi.
Các con tôi, 4 cháu làm nghề y lâu năm, 3 cháu chuyên về Critical medicine and pulmonary, mặt mày buồn xo vì nghĩ rằng chuyến nầy Cha của chúng khó vượt qua khỏi tay của tử thần vì tuổi già mà ba cơ quan chính của cơ thể là Tim, Phổi, Thận đều> failed.
Trong 5 ngày mê man trên giường bệnh tôi đã làm gì và trong tâm tôi đã thấy gì, nghĩ> gì?
Chuyện tôi viết ra đây là chuyện thật, tin hay không thì do ý của mỗi người nhưng có điều là tôi không bịa đặt, chỉ muốn chia xẻ những giây phút thập tử nhất sanh hay nói một cách khác là tôi đang đứng trước ngưỡng cửa của tử thần. Tuy nhiên lúc mê lúc tỉnh, nhiều chuyện xảy ra lộn xộn trong đầu, khó hiểu mà cũng rất khó kể lại cho rành mạch, thứ tự. Dù sao, xin kể rất trung trực.
Đầu tiên tôi nghe có tiếng nói bên tai: "Anh theo đạo gì?"
Tôi trả lời: "Đạo Phật".
"Anh muốn theo đạo Chúa không vì trong gia đình anh có người muốn anh theo..." Tôi xua tay nói không phải vậy.
Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục theo và hỏi tiếp... "Anh nói anh theo đạo Phật thì nói chữ A cho tôi nghe được không?"
"Sao không!"
Sau đó không biết bao lâu tôi thấy mình đang đứng trên cao, không rõ nơi nào, nhìn xuống, ngạc nhiên thấy đám ma của tôi đang diễn ra tại Peek Family, phòng số 1. Một cái hình bán thân rất lớn của tôi để ở giữa, một quan tài được rất đông người mặc đồ tang đang đẩy ra khỏi phòng. Nhìn sang hai bên rất nhiều vòng hoa phúng điếu và bên phải có nhiều tờ báo Phân Ưu trong đó có nửa trang rõ nét nhất đăng lời chia buồn của người chị ruột tôi tên Võ Thị Hồng T. với nhà tôi Tâm Thường và các con cháu.
"Ủa, mình chết rồi sao?" Tôi giựt mình thấy dễ sợ, tự hỏi. Nhưng không, sờ hai tay và hai chân thấy mình còn nhúc nhích được.
Tâm hồn tôi lúc ấy bỗng rất thanh thản thấy không còn bệnh tật gì nữa, xem như đang ở một nơi thật thanh bình không nghe tiếng súng, không có đồng loại giết nhau thì hạnh phúc quá rồi.
Vợ tôi kể lại, thấy chuyện bệnh nặng của tôi xảy ra quá nhanh, chỉ đau có 2 ngày mà đã chết sao, oan ức thật. Vợ chồng đã sống với nhau trên 50 năm nay đành ly biệt sao?
Con tôi đâu? Đông lắm, 4 trai, 3 gái với 6 dâu rể và một bầy cháu 12 nội ngoại rất dễ thương nhưng tuổi còn nhỏ quá. Tôi đang phân vân không biết nên đi tới hay đi lui tìm kiếm người lạ thì bỗng nhiên tôi tỉnh dậy, thấy khó chịu trong cuống họng vì ống thở đang còn nằm trong ấy.
Qua đến ngày hôm sau con tôi Andre vừa đi Vacance từ Bali trở về, cháu hội chẩn ngay với các đồng nghiệp, quyết định rút ống thở ra ngay và thay thế bằng một dây chuyền Oxygene thẳng vào mũi. Tôi cảm thấy dễ chịu, có thể tự thở được một mình.
Vợ con tôi khuyến khích tôi thở càng mạnh càng tốt.
"Bác Sĩ nói anh ráng thở sâu hơn mới đạt được tỷ lệ Oxy trong máu. Anh nghe em. Ráng lên".
>
Cứ như vậy tôi cố gắng thở vào, thở ra miệng lẩm bẩm, "mỗi nhịp thở là nối lại với cuộc đời". Thật vậy, tim thì bóp tự động nên mình không cảm thấy gì cả, thở trong lúc hai lá phổi lành mạnh cũng vậy nhưng khi mình bị ngộp thở thì mình cảm thấy ngay.
Tôi tiếp tục cố gắng thở sâu trong một thời gian khá lâu nữa để đi tìm sự sống và rất phấn khởi khi đã đạt được tiêu chuẩn, sau đó lăn ra ngủ ngon lành. Bỗng trong cơn nửa tỉnh nửa mê, bên phải đằng xa hiện ra một cảnh tượng toàn màu tím nhạt, phía dưới là cây cảnh phía trên là một bầu trời trong vắt, đẹp không thể tưởng tượng nỗi, không có bóng dáng của một ai khác, chỉ có mình tôi thôi. Tôi cố nói to trong miệng với mục đích để cho vợ tôi nghe
"Đẹp quá em ơi. Tuyệt vời!"
Nhưng câu nói đó chỉ có trong tiềm thức làm sao nhà tôi nghe và chia xẻ với tôi được. Rồi từ phía xa xa một đám ánh sáng màu vàng rực rỡ hiện ra trên ngọn cây và cuối cùng tất cả rộ lên như một đám mây sáng ngời bay từ phải sang trái ngang qua trước mắt làm tôi giựt mình thức dậy. Mở mắt ra thì đã 10 giờ sáng.
Nhưng không lâu sau đó tôi bị nghẹt thở trở lại, tôi được bác sĩ cho thở phụ bằng dụng cụ CPAP. Khi đeo cái máy nầy vào đầu thì tôi thấy tuần tự hiện ra hàng chục cái CD âm nhạc Việt Nam đủ loại bắt buộc tôi phải xem. Chán quá, tôi nhắm mắt lại nhưng những hình ảnh ấy vẫn hiện ra trước mắt mới lạ. Muốn bỏ cái CPAP cũng không phải dễ nên tôi nằm yên chịu trận.
Ngày hôm sau thêm một loại CD phim Tàu lại hiện ra, tiếp đến là một dự án xây dựng cả một tỉnh lỵ riêng của Việt Nam ngay trên đất Mỹ. Tôi tự hỏi, làm sao có chuyện vô lý như vậy được. Hình ảnh của tỉnh nầy xem lớn lắm với đường sá hàng chục miles, hai bên có trường học, nhà thương, chợ búa, hàng quán và hàng chục cao ốc, cư dân sinh hoạt tập nập, xem ra rất an bình, thịnh vượng. Lạ một điều là giữa những hình ảnh tươi đẹp của tỉnh lị này, tôi vẫn tự nhắc phải cố mà hiểu là mình đang trong cơn mộng du, mọi thứ trước mắt chỉ là ảo ảnh, giống như cảnh suối nước ngọt ngào thường hiện trong đầu óc những kẻ sắp chết khát trên sa mạc.
Giữa lúc ấy, trong tai tôi bỗng nghe tiếng nói:
"Con> ơi, Bác đây. Bác là bạn thân của Cha con ngày trước, bác muốn vào thăm con được không?"
Tôi nghe tiếng của tôi vang trong đầu: " Dạ thưa bác, cha con chết đã lâu rồi, tính ra bây giờ đã trăm tuổi, làm gì có bạn còn sống!".
"Con không tin thì hãy nhớ lại đi, mới ba tháng trước bác còn gặp con mà".
Đầu óc tôi lúc ấy rất hoang mang và quá mệt nên không muốn để ý chuyện nầy nữa
Sau nầy khi về nhà tìm hiểu mới biết đúng như vậy. Ba tôi có một người bạn rất thân, năm nay đã 97 tuổi, tôi có gặp mặt bác tại Pharmacy của nhà tôi và bác vừa mới qua đời cách đây ba tháng. Có thể bác là "người âm" cư dân mới của cái đô thị trong mơ kia, thấy tôi đi ngang muốn đến thăm tôi chăng?
Dễ sợ!!!
Trong lúc tôi nằm bệnh viên, nhà thương đã tử tế cho nhà tôi mượn một cái ghế nhỏ có thể kéo dài ra để nằm gần giường bệnh để săn sóc tôi phụ với y tá.
Tôi đánh thức nhà tôi dậy...
"Em ơi, anh mệt quá, chuyện gì đâu đâu "họ "cứ bắt anh xem hoài, anh hết chịu nổi rồi. Xem ra có thể đây là một hình thức tra tấn thử xem anh có chịu nổi không. Chắc là ma quỷ muốn hại anh".
Tôi điên người lên và tâm thần bị rối loạn, đâm ra nghi ngờ tất cả mọi chuyện. Tôi không còn kiểm soát được thân và tâm tôi nữa.
Bác sĩ đến cho tôi uống Seraqual.
"Bây giờ là mấy giờ rồi hở em?"
"Mới 2 giờ sáng".
"Em đưa áo quần cho anh và chúng mình lên xe ra về kẻo có người đến ám hại mình".
Nhà tôi và các con tôi nghĩ rằng tôi đang bị khủng hoảng tinh thần nặng phải bịa đặt để trấn an tôi:
"Bây giờ thang máy hư rồi mà mình đang ở lầu thứ 10".
"Anh đi bộ xuống được, không sao, anh muốn về nhà ngay. Liệu anh có thể chịu trận với tình thế nầy đến 8 giờ sáng không? Bây giờ anh đang thở mệt hút hơi. Tim đập rầm rầm Em xem cái đường chỉ nhịp tim có đều không?"
Hỏi thì cứ hỏi nhưng tôi nghĩ nhà tôi không dám nói sự thật vì khi ấy tôi đoán chắc nhiều nhịp tim hỗn lọan thay phiên hiện ra trên màn ảnh vì thỉnh thoảng chuông lại reo lên.
Lúc ấy tôi thấy tình trạng nguy hiểm quá, cái chết gần đến nơi rồi. Tôi quyết định đầu hàng, không tranh đấu nữa, tôi liều mình, mọi chuyện đến đâu hay đó.
"Em ơi, chắc đã đến lúc anh phải từ giã em. Em kêu Bác Sĩ trực cho anh. Kêu các con cho anh".
Bà bác sĩ trực đến ngay, tôi dơ hai tay lên chéo lại trước ngực và chỉ nói với bà bác sĩ ba chữ.
"Doctor, I surrender".
Nói xong tôi tự tay đẩy cái CPAP ra khỏi miệng và mũi, nằm co theo thế như thai nhi trong bụng mẹ. Trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, tôi mơ thấy tất cả người thân yêu của gia đình và những người thường dễ thương với tôi.
Nghe vợ tôi kể lại lúc ấy y tá đến chích cho tôi một mũi thuốc (sau này biết là morphine) theo lệnh của bác sĩ để tôi nằm yên, không vùng vẫy nữa.
Sớm mai tôi chợt thấy mình đang ngồi trên một cái ghế xem nhiều CD về những Ngày Nhớ Huế quá đẹp, những chuyện tôi đã làm mấy chục năm trước với rất đầy đủ chi tiết mới lấy làm lạ và ngạc nhiên vì đó là chuyện riêng tư của tôi ai biết mà đem ra chiếu lại? Bỗng nhiên tôi nghe lao xao tiếng y tá gọi nhau. Mở mắt ra tôi lại thấy mình đang nằm yên trên giường như cũ chứ không phải đang ngồi trên ghế.
Thật là hoang mang, tôi lại sờ chân, tay, co lên co xuống thấy vẫn bình thường. Thế là trong giờ phút nầy mình vẫn còn sống, chắc một phép lạ nào đó đã xảy ra!
Từ đó tôi không còn ngộp thở nữa, tim đập điều hòa trở lại, mỗi ngày sức khỏe một tiến bộ rõ rệt. Tôi đã nằm trong ICU và Sub IUC tổng cộng 17 ngày, bao giờ cũng có nhà tôi bên cạnh. Các con tôi và các em ruột cũng chia phiên đút thức ăn chà nhuyễn cho tôi.
Vài ngày sau bệnh viện cho tôi ăn bình thường, uống thì hạn chế, vì khi nuốt sợ nước có thể chạy sai vào phổi. Hằng ngày có chuyên viên phục hồi đến tập cho tôi đi đứng như đứa con nít.
Tối ngày thứ 17 tôi được xuất viện. Về nhà nằm lại trên giường cũ thấy thoải mái vô cùng. Vậy mà vẫn chưa hết lo âu.
Khoảng 8 giờ tối nhà tôi lái xe ra chợ mua đồ ăn sáng. Tôi nằm nhà một mình chờ đơi mãi đến 11 chưa thấy nàng về.
Bỗng điện thoại reo.
"Anh ơi em bị đụng xe.Em đang chạy đến gần ngã ba thấy cái xe Van đằng trước có đèn sau chớp chớp. Thiếu bình tĩnh trong trí em tưởng nó đang chạy, ai dè nó đang đậu nên em đã húc vào đít xe của người ta, mũi xe của mình nát bét. Em bị kẹt trong xe vì cửa không mở được, phải đợi cảnh sát và xe Hồng thập Tự đến giúp và làm report vừa mới xong".
"Em có sao không? Có kêu ai đến giúp không?"
"Em không bị thương tích nhưng bị tức ngực."
Tôi thở ra, nhẹ phần lo. Thật phước mới trùng lai thì vẫn họa vô đơn chí!
Tâm, con trưởng của chúng tôi đã đến khám bệnh cho mẹ tại hiện trường còn Andre, con thứ đang đến nhà chăm sóc cho tôi.
Nửa giờ sau thì nhà tôi về đến nhà.
Thế là nhà tôi cũng được trời Phật phù hộ thóat khỏi một tai nạn có thể chết người. Phần tôi đã được sống lại sau cơn bệnh hiểm nghèo thập tử nhất sinh, có thể nhờ nhiều lý do:
Thứ nhất là tôi được nhà tôi chở kịp đến một bệnh viện lớn, đầy đủ phương tiện và có đầy đủ bác sĩ chuyên môn và y tá tận tình chăm sóc. Bệnh Viện Hoag đặc biệt có một nhóm 11 bác sĩ chuyên về ngành Critical Medicine điều trị những bệnh nặng, luôn luôn túc trực 24/24 để cứu bệnh nhân.
Thứ đến về mặt tâm linh tôi được gia đình luôn luôn ở bên cạnh để hỗ trợ và khuyến khích, được Thầy cùng các anh chị em trong Hội Từ Bi Phụng sự, bà con, bạn bè ngày đêm cầu nguyện cho tôi.
Gần đây tôi có hỏi một vị Cao Tăng về hiện tượng Sống Chết của tôi vừa xảy ra.
Thầy giảng rằng: Người ta có hai phần là Tâm và Thân. Cái Tâm mới là cái thật của con người. Tâm thì vô hình vô tướng, nhỏ thì không có vật gì nhỏ hơn mà lớn thì cũng không có gì lớn hơn. Thân và Tâm cùng ở với nhau. Niệm còn thì Thân còn. Niệm dừng thì Thân và Tâm lìa nhau để Tâm có cái thân mới. Tâm của tôi luôn luôn ở trong Thân của tôi, chưa bỏ tôi, nên tôi chưa chết.
Mùng Ba Tết Ất Mùi.Feb 21/2015
Chú thích: (*) Hoag Hospital Newport, tên đầy đủ là Hoag Memorial Hospital Presbyterian, là một bệnh viện bất vụ lợi hàng đầu của nước Mỹ tại thành phố Newport Beach, Orange County. Từ 1944, ý tưởng quyên góp xây dựng bệnh viện được khởi xướng bởi Rev. Raymond Brahams thuộc giáo hội Trưởng Lão Prebyterian và được tài trợ bởi the Hoag Family Foundation. Chính thức khai trương ngày 15 tháng Chín 1952, liên tục suốt 19 năm qua, Hoag Hospital Newpord được tặng danh hiệu là bệnh viện hạng nhất của Orange County do nhật báo OC Register bình chọn hàng năm.
Henry Hoang
Tôi cho là ông ấy tới cõi trung giới và ở trên ấy có một vùng thuộc cảnh giới thứ 6 mà
các đồng hương người Việt tị nạn đã qua đời thích tụ tập lại với nhau thành một
khu phố dài cả chục miles như ông ấy mô tả
Do Thi Thuan
Bác Sĩ Tùng là người rất thân quen với Cộng Đồng VN ở Quận Cam.
Xin các huynh tỷ cho ý kiến và giải thích về Những giờ Cận Tử của Ông
Thân mến
Nhựt
Tự Truyện Về Những Giờ Cận Tử
07/03/2015
Tác giả: Thân Phổ Võ Văn Tùng
VB- Tác giả Vĩnh Chánh, một y sĩ thuộc hội Ái Hữu Y Khoa Huế, nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013, do Bác sĩ Võ Văn Tùng, Hội trưởng Hội Ái Hữu Thừa Thiên Huế trao tặng. Là "đầu tầu" tổ chức những “Ngày Nhớ Huế” và chủ biên Tuyển tập Nhớ Huế hàng năm, Bác sĩ Tùng là vị huynh trưởng được bà con yêu mến. Ông cũng là một trong những vị bảo trợ Việt Báo Viết Về Nước Mỹ suốt 15 năm qua.
Trước thềm Tết Ất Mùi 2015, sau khi mừng tuổi 80', Bs. Tùng thình lình bị cơn bệnh ngặt. - Được cấp cứu tại Hoag Hospital Newport*, ông hoàn toàn rơi vào hôn mê suốt 5 ngày đêm. Bệnh viện đã phải thông báo tình trạng nhiều phần tuyệt vọng cho gia đình để tổ chức buổi viếng thăm vĩnh biệt.
Sau nhiều sự cầu nguyện, như một phép la, Bác sĩ Tùng bỗng tỉnh lại và từng bước phục hồi. Sau 17 ngày kề cận với cái chết trong khu ICU -Intensive Care Unit, nơi chữa trị đặc biệt cho trường hợp nguy kịch- ông bình an về nhà và dành ngày mùng Ba Tết Ất Mùi viết lại "Tự truyện về những giờ cận tử - My Dear Death Experiences.
Dù bài viết còn ở dạng bản thảo nóng hổi chờ sửa chữa, Bác sĩ Tùng đã cho phép Việt Báo phổ biến sớm, chỉ như một chia sẻ đặc biệt với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ. Việt Báo trân trọng cám ơn tác giả và giới thiệu bài viết.
>
Tặng Tâm Thường và các con yêu quí.
Chúng tôi vừa hưởng xong một ngày cuối năm thật là vui nhộn. Tối hôm đó 31 tháng 12, 2014 một số anh em với ba người đầu đàn là Phạm Quang Tố, Trần Anh Dũng và Phạm gia Nghị đã tổ chức đêm New Year Eve đầu tiên dành cho gần 200 bạn bè thân hữu tại Grand Garden Restaurant.
Ăn uống thịnh soạn, gần đến giờ giao thừa của năm mới dương lịch, tất cả ra sàn nhảy liên tục. Bốn cặp vợ chồng gồm Tố-Mai Khanh, Dũng-Tuyết Trang, Quang-Thúy An, Tâm Thường và Tùng có màn biểu diễn nhạc điệu Tango Argentina.
Cặp tôi và Tâm Thường đứng giữa, chung quanh có Dũng-Trang, Tố -Mai Khanh, Quang -Thúy An đi những bước Tango nhịp nhàng và sau đó tất cả bạn bè dự tiệc đều mang mặt nạ, đưa ly champagne lên chúc mừng nhau năm mới 2015. 12 giờ 30 ra về, trong lòng hân hoan mừng năm mới đầu tiên của tuổi 80.
Trưa January 1st., vợ chồng tôi đến nhà cô em để ăn Anniversary, vẫn thấy trong người bình thường, mạnh khỏe. Trưa mồng hai lên Anaheim Hill ăn cơm với Thầy Hằng Trường cùng với vợ chồng Phúc, Tố, Sâm và Lộc để tiễn đưa Thầy đi Nhập Thất 3 tháng tại Đài Loan.
Thầy mời nhóm Khai Tâm tối này đến đài SBTN thu âm cho buổi phát hình sẽ chiếu trên TV vào dịp Tết Nguyên Đán với một số các anh chị em trong Hội Từ Bi Phụng Sự và trong nhóm TiVi Khai Tâm, đặc biệt có sự tham dự của ông Tân Thị Trưởng thành phố Garden Grove, người Việt trẻ tuổi đầu tiên Nguyễn Quốc Bảo vừa mơi được bầu > lên. Trong buổi thu hình, Thầy hết sức tế nhị, không ngồi trên ghế cao với Ông Thị Trưởng đã dành sẵn mà rủ nhau cùng ngồi bệt xuống sàn của sân khấu với anh em.
Sau phần nhập đề như thường lệ, Thầy có lời khen nhóm Radio Khai Tâm đã cùng Thầy làm và cho phát thanh được gần 400 bài pháp cho thính giả ở khắp nước Mỹ và trên thế giới nhờ qua một website mang tên Radiokhaitam.comhttp://tam.com/ và qua I Phone. Thầy trao lại microphone cho tôi nói lên sự góp công cuả toàn nhóm gồm 10 người đã liên tục làm việc với Thầy một cách đoàn kết và hữu hiệu trong 8 năm qua.
Tôi ra về vào lúc gần 11 giờ đêm. Trời lạnh và khó chịu. Tối hôm ấy về nhà tôi thấy hơi ê người, cố ráng ngủ cho đến sáng hôm sau.
Trưa January 4, nhà tôi có mở một tiệc nhỏ mời một số chị em thuộc nhóm Couvent des Oiseaux đến họp gây quỹ cho trường cũ. Tôi vẫn còn ngái ngủ và không xuống tham dự như mọi khi. Đến chiều tối con tôi đến thăm và ăn cơm cùng gia đình. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn và lên lầu ngủ tiếp.
Vào khoảng 2 giờ sáng bỗng nhiên tôi cảm thấy ngộp thở và mệt vô cùng, tự nhiên mất hết sức lực nhưng không bị nóng sốt. Tôi muốn thức nhà tôi dậy nhưng hai người nằm hai phòng riêng biệt nên không thể làm sao liên lạc được. Chừng 5 phút sau, lấy hết sức lực tôi tuột xuống giường, bò qua được phòng của nhà tôi và nhờ đưa tôi đi bệnh viện cấp cứu.
Nhà tôi liền kêu 911, xe cứu thương đến ngay. Nhà tôi yêu cầu chở tôi vào bệnh viện Hoag ở New Port Beach, là nơi mà có con tôi là Andre làm việc ở ICU. Người Y tá trưởng xe cấp cứu đồng ý, ba nhân viên làm ngay những thủ tục cần thiết đưa mask oxygen cho tôi thở và chở tôi lên xe trực chỉ Bệnh Viên. Kể từ đó tôi không còn biết gì nữa và mê sảng trong nhiều ngày sau.
Theo lời kể lại, bác sĩ ở bệnh viện cho nhà tôi biết là tôi bị Pneumonia (viêm, xưng) cả hai lá phổi, vì vậy khó thở nên họ phải cho tôi thở máy, và chuyền không biết bao nhiêu thứ thuốc vào tĩnh mạch, lẽ tựnhiên trong đó có nhiều thuốc trụ sinh. Nhà tôi liền kêu phone cho Thầy Hằng Trường đang ở Đài Loan, Thầy cầu nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát và kêu gọi đồng đạo khắp nơi cầu nguyện theo.
Năm ngày sau thì tôi tỉnh dậy, thấy mình đang ở trong phòng ICU và đang thở bằng máy. Các bác sĩ điều trị cho biết tim đập không đều với nhiều Atrial fibrillations và thận bị suy nặng, cấp 4, nên họ bảo cho gia đình biết rằng tỷ số bình phục trở lại chỉ có từ 20 đến 30%.
ICU cho phép các con, các em và bạn bè thân đến thăm tôi gọi là "lần chót".
Tôi tiếp tục mê man, sau nghe thuật lại thì bà con chỉ đứng nhìn cảnh thương tâm và khóc, ai cũng chắp tay lâm râm cầu nguyện cho tôi được tai qua nạn khỏi.
Các con tôi, 4 cháu làm nghề y lâu năm, 3 cháu chuyên về Critical medicine and pulmonary, mặt mày buồn xo vì nghĩ rằng chuyến nầy Cha của chúng khó vượt qua khỏi tay của tử thần vì tuổi già mà ba cơ quan chính của cơ thể là Tim, Phổi, Thận đều> failed.
Trong 5 ngày mê man trên giường bệnh tôi đã làm gì và trong tâm tôi đã thấy gì, nghĩ> gì?
Chuyện tôi viết ra đây là chuyện thật, tin hay không thì do ý của mỗi người nhưng có điều là tôi không bịa đặt, chỉ muốn chia xẻ những giây phút thập tử nhất sanh hay nói một cách khác là tôi đang đứng trước ngưỡng cửa của tử thần. Tuy nhiên lúc mê lúc tỉnh, nhiều chuyện xảy ra lộn xộn trong đầu, khó hiểu mà cũng rất khó kể lại cho rành mạch, thứ tự. Dù sao, xin kể rất trung trực.
Đầu tiên tôi nghe có tiếng nói bên tai: "Anh theo đạo gì?"
Tôi trả lời: "Đạo Phật".
"Anh muốn theo đạo Chúa không vì trong gia đình anh có người muốn anh theo..." Tôi xua tay nói không phải vậy.
Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục theo và hỏi tiếp... "Anh nói anh theo đạo Phật thì nói chữ A cho tôi nghe được không?"
"Sao không!"
Sau đó không biết bao lâu tôi thấy mình đang đứng trên cao, không rõ nơi nào, nhìn xuống, ngạc nhiên thấy đám ma của tôi đang diễn ra tại Peek Family, phòng số 1. Một cái hình bán thân rất lớn của tôi để ở giữa, một quan tài được rất đông người mặc đồ tang đang đẩy ra khỏi phòng. Nhìn sang hai bên rất nhiều vòng hoa phúng điếu và bên phải có nhiều tờ báo Phân Ưu trong đó có nửa trang rõ nét nhất đăng lời chia buồn của người chị ruột tôi tên Võ Thị Hồng T. với nhà tôi Tâm Thường và các con cháu.
"Ủa, mình chết rồi sao?" Tôi giựt mình thấy dễ sợ, tự hỏi. Nhưng không, sờ hai tay và hai chân thấy mình còn nhúc nhích được.
Tâm hồn tôi lúc ấy bỗng rất thanh thản thấy không còn bệnh tật gì nữa, xem như đang ở một nơi thật thanh bình không nghe tiếng súng, không có đồng loại giết nhau thì hạnh phúc quá rồi.
Vợ tôi kể lại, thấy chuyện bệnh nặng của tôi xảy ra quá nhanh, chỉ đau có 2 ngày mà đã chết sao, oan ức thật. Vợ chồng đã sống với nhau trên 50 năm nay đành ly biệt sao?
Con tôi đâu? Đông lắm, 4 trai, 3 gái với 6 dâu rể và một bầy cháu 12 nội ngoại rất dễ thương nhưng tuổi còn nhỏ quá. Tôi đang phân vân không biết nên đi tới hay đi lui tìm kiếm người lạ thì bỗng nhiên tôi tỉnh dậy, thấy khó chịu trong cuống họng vì ống thở đang còn nằm trong ấy.
Qua đến ngày hôm sau con tôi Andre vừa đi Vacance từ Bali trở về, cháu hội chẩn ngay với các đồng nghiệp, quyết định rút ống thở ra ngay và thay thế bằng một dây chuyền Oxygene thẳng vào mũi. Tôi cảm thấy dễ chịu, có thể tự thở được một mình.
Vợ con tôi khuyến khích tôi thở càng mạnh càng tốt.
"Bác Sĩ nói anh ráng thở sâu hơn mới đạt được tỷ lệ Oxy trong máu. Anh nghe em. Ráng lên".
>
Cứ như vậy tôi cố gắng thở vào, thở ra miệng lẩm bẩm, "mỗi nhịp thở là nối lại với cuộc đời". Thật vậy, tim thì bóp tự động nên mình không cảm thấy gì cả, thở trong lúc hai lá phổi lành mạnh cũng vậy nhưng khi mình bị ngộp thở thì mình cảm thấy ngay.
Tôi tiếp tục cố gắng thở sâu trong một thời gian khá lâu nữa để đi tìm sự sống và rất phấn khởi khi đã đạt được tiêu chuẩn, sau đó lăn ra ngủ ngon lành. Bỗng trong cơn nửa tỉnh nửa mê, bên phải đằng xa hiện ra một cảnh tượng toàn màu tím nhạt, phía dưới là cây cảnh phía trên là một bầu trời trong vắt, đẹp không thể tưởng tượng nỗi, không có bóng dáng của một ai khác, chỉ có mình tôi thôi. Tôi cố nói to trong miệng với mục đích để cho vợ tôi nghe
"Đẹp quá em ơi. Tuyệt vời!"
Nhưng câu nói đó chỉ có trong tiềm thức làm sao nhà tôi nghe và chia xẻ với tôi được. Rồi từ phía xa xa một đám ánh sáng màu vàng rực rỡ hiện ra trên ngọn cây và cuối cùng tất cả rộ lên như một đám mây sáng ngời bay từ phải sang trái ngang qua trước mắt làm tôi giựt mình thức dậy. Mở mắt ra thì đã 10 giờ sáng.
Nhưng không lâu sau đó tôi bị nghẹt thở trở lại, tôi được bác sĩ cho thở phụ bằng dụng cụ CPAP. Khi đeo cái máy nầy vào đầu thì tôi thấy tuần tự hiện ra hàng chục cái CD âm nhạc Việt Nam đủ loại bắt buộc tôi phải xem. Chán quá, tôi nhắm mắt lại nhưng những hình ảnh ấy vẫn hiện ra trước mắt mới lạ. Muốn bỏ cái CPAP cũng không phải dễ nên tôi nằm yên chịu trận.
Ngày hôm sau thêm một loại CD phim Tàu lại hiện ra, tiếp đến là một dự án xây dựng cả một tỉnh lỵ riêng của Việt Nam ngay trên đất Mỹ. Tôi tự hỏi, làm sao có chuyện vô lý như vậy được. Hình ảnh của tỉnh nầy xem lớn lắm với đường sá hàng chục miles, hai bên có trường học, nhà thương, chợ búa, hàng quán và hàng chục cao ốc, cư dân sinh hoạt tập nập, xem ra rất an bình, thịnh vượng. Lạ một điều là giữa những hình ảnh tươi đẹp của tỉnh lị này, tôi vẫn tự nhắc phải cố mà hiểu là mình đang trong cơn mộng du, mọi thứ trước mắt chỉ là ảo ảnh, giống như cảnh suối nước ngọt ngào thường hiện trong đầu óc những kẻ sắp chết khát trên sa mạc.
Giữa lúc ấy, trong tai tôi bỗng nghe tiếng nói:
"Con> ơi, Bác đây. Bác là bạn thân của Cha con ngày trước, bác muốn vào thăm con được không?"
Tôi nghe tiếng của tôi vang trong đầu: " Dạ thưa bác, cha con chết đã lâu rồi, tính ra bây giờ đã trăm tuổi, làm gì có bạn còn sống!".
"Con không tin thì hãy nhớ lại đi, mới ba tháng trước bác còn gặp con mà".
Đầu óc tôi lúc ấy rất hoang mang và quá mệt nên không muốn để ý chuyện nầy nữa
Sau nầy khi về nhà tìm hiểu mới biết đúng như vậy. Ba tôi có một người bạn rất thân, năm nay đã 97 tuổi, tôi có gặp mặt bác tại Pharmacy của nhà tôi và bác vừa mới qua đời cách đây ba tháng. Có thể bác là "người âm" cư dân mới của cái đô thị trong mơ kia, thấy tôi đi ngang muốn đến thăm tôi chăng?
Dễ sợ!!!
Trong lúc tôi nằm bệnh viên, nhà thương đã tử tế cho nhà tôi mượn một cái ghế nhỏ có thể kéo dài ra để nằm gần giường bệnh để săn sóc tôi phụ với y tá.
Tôi đánh thức nhà tôi dậy...
"Em ơi, anh mệt quá, chuyện gì đâu đâu "họ "cứ bắt anh xem hoài, anh hết chịu nổi rồi. Xem ra có thể đây là một hình thức tra tấn thử xem anh có chịu nổi không. Chắc là ma quỷ muốn hại anh".
Tôi điên người lên và tâm thần bị rối loạn, đâm ra nghi ngờ tất cả mọi chuyện. Tôi không còn kiểm soát được thân và tâm tôi nữa.
Bác sĩ đến cho tôi uống Seraqual.
"Bây giờ là mấy giờ rồi hở em?"
"Mới 2 giờ sáng".
"Em đưa áo quần cho anh và chúng mình lên xe ra về kẻo có người đến ám hại mình".
Nhà tôi và các con tôi nghĩ rằng tôi đang bị khủng hoảng tinh thần nặng phải bịa đặt để trấn an tôi:
"Bây giờ thang máy hư rồi mà mình đang ở lầu thứ 10".
"Anh đi bộ xuống được, không sao, anh muốn về nhà ngay. Liệu anh có thể chịu trận với tình thế nầy đến 8 giờ sáng không? Bây giờ anh đang thở mệt hút hơi. Tim đập rầm rầm Em xem cái đường chỉ nhịp tim có đều không?"
Hỏi thì cứ hỏi nhưng tôi nghĩ nhà tôi không dám nói sự thật vì khi ấy tôi đoán chắc nhiều nhịp tim hỗn lọan thay phiên hiện ra trên màn ảnh vì thỉnh thoảng chuông lại reo lên.
Lúc ấy tôi thấy tình trạng nguy hiểm quá, cái chết gần đến nơi rồi. Tôi quyết định đầu hàng, không tranh đấu nữa, tôi liều mình, mọi chuyện đến đâu hay đó.
"Em ơi, chắc đã đến lúc anh phải từ giã em. Em kêu Bác Sĩ trực cho anh. Kêu các con cho anh".
Bà bác sĩ trực đến ngay, tôi dơ hai tay lên chéo lại trước ngực và chỉ nói với bà bác sĩ ba chữ.
"Doctor, I surrender".
Nói xong tôi tự tay đẩy cái CPAP ra khỏi miệng và mũi, nằm co theo thế như thai nhi trong bụng mẹ. Trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, tôi mơ thấy tất cả người thân yêu của gia đình và những người thường dễ thương với tôi.
Nghe vợ tôi kể lại lúc ấy y tá đến chích cho tôi một mũi thuốc (sau này biết là morphine) theo lệnh của bác sĩ để tôi nằm yên, không vùng vẫy nữa.
Sớm mai tôi chợt thấy mình đang ngồi trên một cái ghế xem nhiều CD về những Ngày Nhớ Huế quá đẹp, những chuyện tôi đã làm mấy chục năm trước với rất đầy đủ chi tiết mới lấy làm lạ và ngạc nhiên vì đó là chuyện riêng tư của tôi ai biết mà đem ra chiếu lại? Bỗng nhiên tôi nghe lao xao tiếng y tá gọi nhau. Mở mắt ra tôi lại thấy mình đang nằm yên trên giường như cũ chứ không phải đang ngồi trên ghế.
Thật là hoang mang, tôi lại sờ chân, tay, co lên co xuống thấy vẫn bình thường. Thế là trong giờ phút nầy mình vẫn còn sống, chắc một phép lạ nào đó đã xảy ra!
Từ đó tôi không còn ngộp thở nữa, tim đập điều hòa trở lại, mỗi ngày sức khỏe một tiến bộ rõ rệt. Tôi đã nằm trong ICU và Sub IUC tổng cộng 17 ngày, bao giờ cũng có nhà tôi bên cạnh. Các con tôi và các em ruột cũng chia phiên đút thức ăn chà nhuyễn cho tôi.
Vài ngày sau bệnh viện cho tôi ăn bình thường, uống thì hạn chế, vì khi nuốt sợ nước có thể chạy sai vào phổi. Hằng ngày có chuyên viên phục hồi đến tập cho tôi đi đứng như đứa con nít.
Tối ngày thứ 17 tôi được xuất viện. Về nhà nằm lại trên giường cũ thấy thoải mái vô cùng. Vậy mà vẫn chưa hết lo âu.
Khoảng 8 giờ tối nhà tôi lái xe ra chợ mua đồ ăn sáng. Tôi nằm nhà một mình chờ đơi mãi đến 11 chưa thấy nàng về.
Bỗng điện thoại reo.
"Anh ơi em bị đụng xe.Em đang chạy đến gần ngã ba thấy cái xe Van đằng trước có đèn sau chớp chớp. Thiếu bình tĩnh trong trí em tưởng nó đang chạy, ai dè nó đang đậu nên em đã húc vào đít xe của người ta, mũi xe của mình nát bét. Em bị kẹt trong xe vì cửa không mở được, phải đợi cảnh sát và xe Hồng thập Tự đến giúp và làm report vừa mới xong".
"Em có sao không? Có kêu ai đến giúp không?"
"Em không bị thương tích nhưng bị tức ngực."
Tôi thở ra, nhẹ phần lo. Thật phước mới trùng lai thì vẫn họa vô đơn chí!
Tâm, con trưởng của chúng tôi đã đến khám bệnh cho mẹ tại hiện trường còn Andre, con thứ đang đến nhà chăm sóc cho tôi.
Nửa giờ sau thì nhà tôi về đến nhà.
Thế là nhà tôi cũng được trời Phật phù hộ thóat khỏi một tai nạn có thể chết người. Phần tôi đã được sống lại sau cơn bệnh hiểm nghèo thập tử nhất sinh, có thể nhờ nhiều lý do:
Thứ nhất là tôi được nhà tôi chở kịp đến một bệnh viện lớn, đầy đủ phương tiện và có đầy đủ bác sĩ chuyên môn và y tá tận tình chăm sóc. Bệnh Viện Hoag đặc biệt có một nhóm 11 bác sĩ chuyên về ngành Critical Medicine điều trị những bệnh nặng, luôn luôn túc trực 24/24 để cứu bệnh nhân.
Thứ đến về mặt tâm linh tôi được gia đình luôn luôn ở bên cạnh để hỗ trợ và khuyến khích, được Thầy cùng các anh chị em trong Hội Từ Bi Phụng sự, bà con, bạn bè ngày đêm cầu nguyện cho tôi.
Gần đây tôi có hỏi một vị Cao Tăng về hiện tượng Sống Chết của tôi vừa xảy ra.
Thầy giảng rằng: Người ta có hai phần là Tâm và Thân. Cái Tâm mới là cái thật của con người. Tâm thì vô hình vô tướng, nhỏ thì không có vật gì nhỏ hơn mà lớn thì cũng không có gì lớn hơn. Thân và Tâm cùng ở với nhau. Niệm còn thì Thân còn. Niệm dừng thì Thân và Tâm lìa nhau để Tâm có cái thân mới. Tâm của tôi luôn luôn ở trong Thân của tôi, chưa bỏ tôi, nên tôi chưa chết.
Mùng Ba Tết Ất Mùi.Feb 21/2015
Chú thích: (*) Hoag Hospital Newport, tên đầy đủ là Hoag Memorial Hospital Presbyterian, là một bệnh viện bất vụ lợi hàng đầu của nước Mỹ tại thành phố Newport Beach, Orange County. Từ 1944, ý tưởng quyên góp xây dựng bệnh viện được khởi xướng bởi Rev. Raymond Brahams thuộc giáo hội Trưởng Lão Prebyterian và được tài trợ bởi the Hoag Family Foundation. Chính thức khai trương ngày 15 tháng Chín 1952, liên tục suốt 19 năm qua, Hoag Hospital Newpord được tặng danh hiệu là bệnh viện hạng nhất của Orange County do nhật báo OC Register bình chọn hàng năm.
Henry Hoang
Saturday, March 21, 2015
NGUYỄN ĐỒNG DANH * BÙI DUY TÂM VÀ TÔI
Nguyễn Ðồng Danh – Bùi Duy Tâm và Tôi
Bùi Duy Tâm và Tôi
Người viết: Nguyễn Ðồng Danh,
trên Blog “bahaidao.”
Posted by mau than
*
Năm 1964 ông Bùi Duy Tâm từ Mỹ trở về Sài gòn, sau khi hoàn tất học vị Tiến sĩ Y khoa và Tiến sĩ Sinh hoá (Biochemistry). Ðầu tiên ông Tâm dạy tại Ðại học Y khoa Sài gòn, sau đó ông ra Huế làm Khoa trưởng Ðại học Y khoa Huế cho đến cuối năm 1972.
Ông rời Huế về Sài gòn để làm Khoa trưởng Ðại học Y khoa Minh Ðức.
Dạo đó tôi làm Hiệu trưởng một trường trung học tại Sài gòn, nên nói về nghề nghiệp, thì tôi với ông là … đồng nghiệp.
.
Vào năm 1972 ông Tâm mở một Trung tâm huấn luyện Bóng bàn dành cho thiếu nhi trong tòa nhà khánh tiết tại Vận Ðộng Trường Cộng Hòa Sàigòn. Tòa Ðại Sứ Tây Ðức viện trợ 10 bàn đúng tiêu chuẩn quốc tế. Các em thiếu nhi đến tập dượt không phải trả tiền muớn bàn, mà còn được cấp banh, và nước uống. Ông Tâm xin Bộ Thanh Niên biệt phái danh thủ Mai Văn Hòa và Vũ Ðình Nhạc đến chỉ bảo, huấn luyện cho các em.
Nhà tôi ở đường Triệu Ðà. Từ nhà tôi đi bộ đến sân vận động Cộng Hoà chỉ có năm, mười phút, cho nên vào những buổi chiều, tôi thường xách vợt đến đó chơi bóng bàn ké với các em thiếu nhi.
.
Từ đó tôi có dịp quen biết Giáo sư Tâm, vì thỉnh thoảng sau giờ dạy tại Ðại học Y khoa Sai gòn, ông Tâm cũng thường ghé qua để theo dõi sinh hoạt Trung tâm Bóng bàn.
.
Xảy ra biến cố 30 Tháng 04, Giáo sư Tâm và tôi không hẹn mà gặp nhau trong trại tù cải tạo Trảng Lớn, Tây Ninh. Chúng tôi ở trong L3/T2 tức là Trung đoàn 3 Tiểu đoàn 2. Bên kia hàng rào là Tiểu đoàn 1, có luật sư kiêm ca sĩ Khuất Duy Trác, mỗi chiều thường chỉ huy đội hợp ca Tiểu đoàn hát bè các bài nhạc cách mạng.
.
Bên này hàng rào, chúng tôi cũng không thiếu nhân tài. Có Võ sư Ðặng Thông Phong (Chưởng môn Hapkido ở Việt nam), Gs Vũ Ðình Lục (dạy Toán Võ bị Ðà lạt), Gs Bùi Duy Tâm (Khoa trưởng Y khoa Minh Ðức), Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt nam Lê Quang Uyển, hoạ sĩ Trịnh Cung Nguyễn văn Tiến, Phan Hải cháu ruột của Phan Mạch (Chủ nhiệm văn phòng Thủ tướng Phạm văn Ðồng) và người bạn thân của tôi là giáo sư Phan Ðình Hoài (Hoài là cháu ruột của ba ông lớn: Lê Ðức Thọ: Phan Ðình Khải, Mai Chí Thọ : Phan Ðình Ðống và Ðinh Ðức Thiện : Phan Ðình Dinh).
.
Mấy tháng đầu trong tù, chúng tôi chỉ lo đào giếng, cắt tranh lợp nhà, xây cất hội trường và lao động trồng rau xanh. Dự tính đi học 10 ngày rồi về, mà chẳng thấy học hành gì cả.
Một buổi chiều, sau khi cơm nước xong, giáo sư Bùi Duy Tâm rủ tôi đi dạo như thường lệ. Chúng tôi đi giữa các vườn rau xanh. Khi chỉ có hai đứa, Giáo sư Tâm khẽ nói:
– Moa sẽ về trong một hay hai tuần nữa, moa có vài lời khuyên toa: Thứ nhất, hãy tập nhịn ăn. Trưóc kia ăn ba bát cơm thì nay tập ăn hai bát hoặc ít hơn, bên ngoài người dân cả nước còn đói, huống chi bọn tù như mình.
Thứ hai, hãy tập nhịn nói, vì trong tù đầy rẫy bọn ăn-ten. Càng nói nhiều càng mang hoạ vào thân.
Thứ ba, toa hãy ráng giữ gìn sức khoẻ, giữ vững tinh thần, chờ ngày về với gia đình. Có thể toa sẽ phải học tập trong hai, ba năm hay lâu hơn nữa. Hãy giữ vệ sinh để tránh bệnh tật. Ở đây mắc bệnh thì chỉ có chết.
Tôi ngạc nhiên về những thông báo của anh, làm sao anh biết anh sẽ về, làm sao anh biết tôi sẽ học tập trong vài ba năm?
Giáo sư Tâm cho tôi biết trước ngày mất miền Nam, anh có làm một dự án xin nước Pháp tài trợ và trang bị một phòng thí nghiệm y khoa, một thư viện cho Ðại học Minh Ðức và Pháp đã chấp thuận. Bây giờ “Cách mạng” cần anh về để làm thủ tục nhận lãnh các quà tặng này. Giáo sư Tâm cũng cho biết trong gia đình anh có một người thân làm lớn trong chính quyền mới, người này nói cho anh biết chính sách và thời gian cải tạo “ngụy quân ngụy quyền” và cũng chính người thân này đã “đứng tên” giùm nhà cửa, xe ô tô của anh trước khi anh đi trình diện học tập.
.
Quả thật, đúng hai tuần sau, Giáo sư Tâm xách hành trang cá nhân lên trình diện Tiểu đoàn. Anh chỉ kịp dúi cho tôi một bao thuốc Tây gồm thuốc cảm, thuốc ho và kiết lỵ là những thứ thuốc tối cần cho người tù cải tạo.
.
Ba năm sau, tôi được tạm tha trở về thành phố mang tên Bác. Tôi gặp lại Giáo sư Tâm đi dạy Ðại học Nha Y Dược. Anh mặc áo sơ mi trắng, bỏ bên ngoài chiếc quần tây màu cứt ngựa. Anh cỡi xe đạp đến trường, vai mang xắc-cốt, trông không khác gì một anh Cán Ngố miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
.
Mấy năm sau, khi đã định cư ở Úc, tôi nghe nhiều tin giật gân về Giáo sư Tâm. Anh đã định cư ở Hoa kỳ. Anh leo lên núi Mont Blanc cao hơn 4800 mét, anh là người Việt nam đầu tiên lên Bắc cực (có giấy chứng nhận của Cơ quan Quản lý Bắc cực). Anh ra vào Việt nam nhiều lần để môi giới bán giúp Việt nam kho đạn Long Bình. Rồi Giáo sư Tâm đi biển Ðồ Sơn chơi với nữ văn sĩ Dương Thu Hương và bà Hương đã thu băng những lời “hàn huyên” của ông Tâm. Chính nhờ những cuồn băng này mà bà Dương Thu Hương không bị Việt nam “thủ tiêu”.
Ðến đây tôi xin mời độc giả xem trích đoạn bài văn do chính bà Dương Thu Hương viết:
“Trời đã giúp tôi thành công. Trong chuyến đi chơi Sông Ðà với các ông Bùi Duy Tâm và Bùi Duy Tuấn, tôi đã mất 3 cuốn băng ghi toàn những chuyện ba hoa, hươu vượn. Nhưng vào đoạn chót của cuốn băng thứ 4 ông Tâm đã thú nhận: “Anh đã cho Dương Thông rất nhiều tiền.” (Dương Thông là Trung tướng Công an)..Sau chuyến đi đó chừng vài ngày, họ bắt tôi. Trong thời gian ấy tôi đã kịp sao băng ghi âm ra vài bản, gửi ra 3 nước: Pháp, Tiệp và Mỹ..Do sự can thiệp của chính phủ Pháp, đặc biệt là bà Daniel Mitterand và phong trào nhân quyền thế giới, ngày 20/11 họ buộc phải thả tôi ra, sau gần 8 tháng giam giữ không xét xử.Lúc đó ông Bùi Thiện Ngộ là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Ông Ngộ cử Thiếu tá Sơn tới gặp tôi :– Theo đúng pháp luật thì chị có quyền kiện Nhà nước. Nhưng Bộ trưởng muốn tìm một khả năng mềm dẻo hơn có lợi cho cả 2 bên.Tôi cười. Tôi hiểu cái sự kiện tụng ở xứ sở này ra sao. Tôi yêu cầu cuộc thanh toán với Dương Thông. Bộ Nội vụ chấp thuận..Vào mùa Xuân năm 1992, đại diện của Bộ Nội vụ là ông Bùi Quốc Huy (tức Năm Huy) – Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh, tiếp tôi có sự tham gia của Ðại tá Nguyễn Công Nhuận, người ký lệnh bắt và phụ trách nhóm người tra hỏi tôi trong nhà giam.Trong cuộc gặp này, tôi nói :– Tôi biết tôi đang chơi trò trứng chọi đá. Bởi thế, lúc nào tôi cũng chuẩn bị cho cái chết của tôi. Tuy nhiên, tôi lại không ưa chết một mình. Nên tôi cũng trù liệu để sau cái chết của tôi, ít nhất cũng phải có dăm bảy đứa khác phải chết theo để tiếp tục chiến đấu dưới âm phủ, nếu không dưới đó rất buồn. Tôi có vũ khí của tôi. Trong tay tôi có 2 cuộn băng ghi âm. Cuộn thứ nhất liên quan tới một trong những kẻ tạo dựng ra Nhà nước này, sư tổ của những người như ông. Nó tố cáo nhân cách một trong các bậc lương đống của triều đình chỉ là loài đểu giả, tâm tính hiểm ác, vô luân. Cuộn thứ 2, chắc ông cũng đoán được, ghi lại cuộc nói chuyện của ông Bùi Duy Tâm với tôi, trong đó ông Tâm khẳng định là đã cho ông Dương Thông rất nhiều tiền. Ðấy hẳn là món thù lao cho việc ông Dương Thông đã 2 lần cứu ông Tâm ra khỏi trại giam, thêm nữa, đón rước ông Tâm đi tới tất cả những lầu cao thềm rộng từ dinh cơ bà Nguyễn Thị Ðịnh tới Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng, từ nhà riêng các vị chóp bu Nhà nước xuống tới đám quan chức kề cận, để bàn định những đại sự như bán kho vũ khí Long Bình, bán dầu thô và những nguyên liệu khác… Như vậy tôi có trong tay bằng chứng về người tiền nhiệm của ông, gương mặt tiêu biểu cho quyền lực của chế độ này..Hai băng ghi âm đó đã được chuyển tới 3 nước: Pháp, Tiệp, Mỹ. Nếu các ông đủ lực xin cứ việc truy tìm. Nhưng tôi không tin điều ấy. Các ông không có tiền. Nhân viên sứ quán Việt Nam ở nước ngoài đơn thuần là bọn buôn lậu, quay cuồng trong cơn lốc cóp nhặt đô la. Ở nước ngoài, các ông bất lực. Còn ở đây, các ông có thể tổ chức tai nạn xe máy để kẹp chết tôi, có thể đầu độc tôi, có thể làm bất cứ một điều gì khác nữa nhưng vào thời điểm tôi chết, chắc chắn phải có kẻ đồng hành. Không tức thời, nhưng sớm hay muộn cũng sẽ có. Và thêm nữa, những người thân của tôi ngoài biên giới sẽ lần lượt công bố các cuốn băng kia.Cả 2 người đàn ông lặng thinh rồi một người mở chai nước, một người mời tôi ăn nho . Họ hỏi tôi về sức khoẻ, con cái, nhà cửa … làm như là một cuộc tán gẫu giữa mấy người hàng xóm. Tuy nhiên, tôi chẳng phải là một đứa bé nên tôi hiểu cái thái độ người thường gọi là “đánh trống lảng” ấy . Bất cứ kẻ đạo đức giả nào cũng sợ sự thật. Tất thảy mọi quốc gia, mọi thể chế đều có bọn đạo đức giả. Nhưng chắc chắn, không ở đâu con người buộc phải trở thành đạo đức giả như ở đây, một xứ sở mang xiềng xích của 2 thể chế: Phong kiến và CS.Trước khi về, tôi nói thêm :– Xin nhắc lại rằng, tôi đứng trước guồng máy của các ông chỉ là trứng chọi đá. Nhưng vì đã dấn thân vào cuộc chơi này, tôi bắt buộc phải học lấy vài món nghề của các ông. Vậy, các ông theo rõi tôi, tôi cũng theo rõi lại các ông. Tôi biết ông (Năm Huy) thường uống rượu ở đâu, chơi gái ở đâu. Trong hội Quý Mùi (những người sinh năm 1943) ông vẫn tụ họp với những ai và đem theo loại rượu nào. Thành thực mà nói, trên phương diện này, đôi khi trứng còn mạnh hơn đá. Các ông rất nhiều tiền, các ông thèm khát sống, thèm uống rượu Tây, thèm chơi gái, thèm xây nhà lầu … Tôi là kẻ phá sản, tôi không uống rượu, không chơi điếm, tôi có thứ sức mạnh mà sư tổ của các ông thường vẫn gọi “sức mạnh của giai cấp vô sản”. Riêng về luận điểm này, tôi thấy Mác đúng. Bởi vì, nói một cách sòng phẳng, với tất cả những thèm muốn ấy các ông sợ chết hơn tôi.”.Ngưng trích.
Ðọc đoạn văn trên của bà Dương thu Hương, tôi quả thật rất nể Giáo sư Tâm. Từ một người tù cải tạo, anh giao du với Bộ Trưởng Công an VC. Anh dùng đô-la Mỹ để mua chuộc và lèo lái cái đám lãnh tụ Bắc Bộ phủ vào quỹ đạo của anh.
Cũng may nhờ cơ duyên gặp gỡ anh, mà bà Dương thu Hương đã có được những cuộn băng ghi âm quý giá. Những cuộn băng này đã giúp bà Hương tránh được cái chết (vì tai nạn giao thông như bà Nông thị Xuân, vợ bác Hồ) và được định cư tại Pháp quốc.
.
Ngày xưa trong tù, Giáo sư Tâm khuyên tôi ba điều: “Nhịn ăn, nhịn nói và giữ gìn sức khoẻ.” Ngày nay, tôi chỉ dám nhắc nhở ông Tâm một điều:
“Tên anh là Duy Tâm, xin anh hãy cẩn trọng khi giao du với những con người Duy Vật”.
.
Nguyễn Ðồng Danh
Subscribe to: Posts (Atom)
No comments:
Post a Comment