Wednesday, November 16, 2016

TÁI SINH * HỒ &NHẠC TÀU TRUNG CỘNG * THƠ * SÀI GÒN * CẬN-TÂM-LÝ-HỌC

TIN TỨC VÀ BÌNH LUẬN VỀ VIỆT NAM

 
Thứ Tư, 01/04/2015
 Hàng nghìn công nhân Việt xuống đường đòi quyền lợi
Hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn xuống đường tuần hành phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới. (Ảnh: Thanh Niên Công Giáo)
Hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn xuống đường tuần hành phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới. (Ảnh: Thanh Niên Công Giáo) 31.03.2015
Hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn đã tuần hành để phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới suốt nhiều ngày qua.
Vụ đình công bắt đầu từ sáng 26/3 với cuộc diễu hành của hàng nghìn công nhân trong khu công nghiệp Tân Tạo nhằm bày tỏ sự không đồng tình đối với Luật Bảo hiểm Xã hội 2015.
Theo các quy định trong luật này, người tham gia Bảo hiểm xã hội không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, và vì thế, công nhân không được nhận hỗ trợ một lần ngay sau nghỉ việc như trước đây mà phải đợi đến tuổi nghỉ hưu.
Sáng 31/3 cuộc đình công và biểu tình vẫn tiếp diễn, làm tắc nghẽn quốc lộ 1A trên đoạn Bình Chánh ngay Công ty Pou Yuen. Tình trạng rất phức tạp, có thể diễn tiến kéo dài và lan rộng trên cả nước. Những công ty khác, công nhân của những nơi khác cũng đang đòi hỏi quyền lợi và yêu cầu nhà nước Việt Nam phải trả lời cho họ.
Nhà báo tự do Minh Đức, chuyên theo dõi mảng lao động, cho VOA biết những diễn biến mới nhất:
“Sáng nay 31/3 cuộc đình công và biểu tình vẫn tiếp diễn, làm tắc nghẽn quốc lộ 1A trên đoạn Bình Chánh ngay chỗ Công ty Pou Yuen. Họ bố trí công an rất là nhiều để ngăn chặn cuộc biểu tình. Công nhân thì vẫn diễu hành ôn hòa trên đường phố. Tình trạng rất là phức tạp, có thể diễn tiến kéo dài và lan rộng trên cả nước. Những công ty khác, công nhân khác của những nơi khác cũng đang đòi hỏi quyền lợi và yêu cầu nhà nước Việt Nam phải trả lời cho họ”.
Tin tức từ trong nước cho biết các quan chức địa phương đã tới gặp và thương thảo với công nhân nhưng không được chấp nhận.
Cuộc tuần hành rầm rộ này đang khiến dư luận chú ý tới vấn đề chính sách đối với công nhân lao động ở Việt Nam.
Trong khi vấp phải phản đối, quan chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nói rằng các công dân xuống đường vì “chưa hiểu rõ” luật mới đồng thời kêu gọi họ trở lại làm việc.
Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, một nhà hoạt động cho quyền của người lao động từng bị cầm tù nhiều năm, nhận định với VOA Việt Ngữ:
“Việc bùng nổ vụ đình công đã xảy ra cách đây mấy ngày, từ ngày 26/3. Từ cuộc đình công hai ngày đầu thì bây giờ chuyển thành một cuộc biểu tình đòi chính sách về bảo hiểm xã hội. Nó cho thấy sự bất mãn của công nhân trong vấn đề luật pháp tại Việt Nam. Đây là một sai lầm của quốc hội Việt Nam vì họ ban hành luật pháp họ không trưng cầu ý dân và hỏi ý kiến của người lao động. Họ đã tự đặt luật và người công nhân nói riêng và người lao động nói chung đã bị động trong vấn đề luật pháp và phải chấp nhận một hệ thống luật pháp mà họ không biết đến. Hiện nay giai cấp công nhân là một đối tượng đang bị bỏ rơi trong xã hội Việt Nam.”
Bà Hạnh nhận định rằng “luật pháp đã ép người công nhân đến bước đường cùng, buộc họ phải đứng lên để đấu tranh giành quyền lợi của họ”.
Từ cuộc đình công 2 ngày đầu thì bây giờ chuyển thành một cuộc biểu tình đòi chính sách về bảo hiểm xã hội. Nó cho thấy sự bất mãn của công nhân trong vấn đề luật pháp tại Việt Nam. Đây là một sai lầm của quốc hội Việt Nam vì họ ban hành luật pháp họ không trưng cầu ý dân và hỏi ý kiến của người lao động...Hiện nay giai cấp công nhân là một đối tượng đang bị bỏ rơi trong xã hội Việt Nam.
Theo bà Hạnh, Việt Nam nói là có công đoàn độc lập, nhưng không phải vậy. Bà nói các công đoàn ở trong các công ty, xí nghiệp ở Việt Nam “vẫn chịu sự ảnh hưởng, chi phối của đảng, và nhà nước”.
VOA Việt Ngữ đã liên lạc với Sở Lao động Thương binh Xã hội TP HCM nhưng một quan chức phụ trách từ chối trả lời.
Cuộc đình công xảy ra trong bối cảnh một phái đoàn dân biểu Mỹ do lãnh đạo phe thiểu số của đảng Dân chủ trong Hạ viện, bà Nancy Pelosi, dẫn đầu đang thăm Việt Nam.
Hà Nội và Washington đang tăng cường đàm phán để sớm ký kết Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng phía Mỹ từng bày tỏ quan ngại về sự thiếu vắng công đoàn độc lập tại Việt Nam.
Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam có 100% vốn của Đài Loan, chuyên sản xuất giày thể thao, may mặc xuất khẩu, với trên 90.000 công nhân.
Năm ngoái, công nhân công ty này cũng đã xuống đường phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan dầu tại vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình.

'Bãi công là hồi chuông cảnh tỉnh'

  • 31 tháng 3 2015



Các công nhân đã 'biểu tình ôn hòa' bên trong và bên ngoài nhà máy, theo lời kể của các nhân chứng

Cuộc đình công với sự tham gia của hàng nghìn công nhân ở TP.HCM là 'hồi chuông cảnh tỉnh' đối với các nhà làm luật, theo một luật sư trong nước.
Hôm 31/3, hàng nghìn công nhân tại nhà máy sản xuất giày của công ty Pou Yuen Vietnam, có 100% vốn nước ngoài của Đài Loan, đã tiếp tục đình công sang ngày thứ năm để phản đối các quy định tại điều 60, Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi, hãng thông tấn Reuters cho biết.
Theo luật này, công nhân sẽ phải đợi đến tuổi nghỉ hưu, tức nam giới là khi 60 tuổi và phụ nữ là 55 tuổi, mới được nhận trợ cấp.



Reuters dẫn lời các nhân chứng cho biết các công nhân đã 'biểu tình ôn hòa' bên trong và bên ngoài nhà máy - nằm trong khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo, quận Bình Tân.
Trước đó, trong cuộc họp báo khẩn chiều 30/3, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Doãn Mậu Diệp, được tờ VnExpress trích dẫn nói mục đích việc thay đổi Luật Bảo hiểm xã hội là nhằm khuyến khích người lao động tích lũy, bảo vệ quyền lợi cho người lao động trước mắt và lâu dài.
Các công nhân đã chặn nhiều con đường lân cận hôm 30/3, VnExpress cho biết.
Nhiều nhà máy trong gần đó cũng đã đóng cửa vì lý do an toàn.
Trả lời BBC ngày 31/3, Luật sư Hoàng Văn Hướng, trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hưng, cho rằng cuộc đình công là "hồi chuông cảnh tỉnh", nhắc nhở các nhà làm luật cần đạt được "sự đồng thuận, sâu sắc, thấu đáo" khi điều chỉnh luật.




"Trước đây thì họ thanh toán luôn, ngay sau khi chấm dứt hợp đồng, nhưng giờ sửa lại là phải đợi sau một thời gian nữa", ông cho biết.
"Mục đích nhà làm luật là muốn cộng dồn lại thời gian đóng bảo hiểm để mục đích cuối cùng là đảm bảo an sinh xã hội, tức là vấn đề hưu trí."
"Họ cho rằng nếu như đã thanh toán một lần ở doanh nghiệp này, thì sau này đến tuổi nghỉ hưu lại không có lương hưu thì đó là thiệt hại cho người lao động."
"Tôi nghĩ rằng nên chăng giữa các nhà quản lý về lao động, kể cả Liên đoàn Lao động ở TP.HCM cầncó đối thoại để giải thích cặn kẽ".
"Nếu đối thoại tận cùng vấn đề mà thấy cần sửa luật thì cũng nên chỉnh sửa luật chứ cũng không cần phải cứng nhắc".
"Các cuộc đình công làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những người làm luật là khi ban hành chính sách thì phải đảm bảo tính đồng thuận, sâu sắc, thấu đáo".

'Phải tôn trọng người dân hơn'

Một ý kiến khác của Luật sư Hà Huy Sơn thì cho rằng cuộc đình công là một "biểu hiện tốt".
"Người lao động đã có ý thức về quyền lợi của mình nên chuyện đình công đó rất tốt cho xã hội", ông nói.





Một số nhà máy lân cận đã đóng cửa vì lý do an toàn
"Phía nhà nước cần thay đổi tư duy, nhất là đối với luật bảo hiểm xã hội để người ta có quyền lựa chọn chứ không thể áp đặt như vậy".
So sánh cuộc đình công hiện nay tại TP.HCM với cuộc biểu tình phản đối chặt cây xanh tại Hà Nội, ông Sơn cho rằng cả hai cuộc biểu tình có những tính chất khác nhau.
"Việc phản đối chặt cây xanh là cuộc xuống đường biểu thị mối quan tâm đối với vấn đề xã hội"
"Trong khi vấn đề bảo hiểm xã hội là vấn đề mang tính thiết thực hơn".
"Nhưng cả hai có điểm giống là đều là tiếng nói của người dân".
"Trong tương lai, nhà nước cần có cơ chế quản lý tính tới nhu cầu của người dân và phải tôn trọng người dân hơn trước đây, nếu không muốn xảy ra các xung đột xã hội như vụ đình công lần này".
Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tăng 15,8%, đạt 20,8 tỷ đôla trong năm ngoái, theo số liệu của Reuters. Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu đối với sản phẩm giày dép là 21,6%, đạt 10,2 tỷ đôla.

Việt Nam ‘sập bẫy’ Trung Quốc trong vụ bauxite Tây Nguyên?

Giới trí thức ở Việt Nam từng lập một trang web mang tên bauxite Việt Nam để nêu lên những mối nguy hại của dự án này.
Giới trí thức ở Việt Nam từng lập một trang web mang tên bauxite Việt Nam để nêu lên những mối nguy hại của dự án này.
Một loạt các tờ báo ở trong nước dẫn lời các chuyên gia cho rằng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ của phía Trung Quốc trong dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, nói tại một cuộc hội thảo rằng TKV bị “sập bẫy” vì đã “bỏ qua việc thuê tư vấn làm hồ sơ mời thầu, thiết kế kỹ thuật, đánh giá hồ sơ.”
Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về nhận định đăng tải trên báo chí Việt Nam.
Từ Bộ Công thương cho tới TKV (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam) tìm mọi cách từ năm 2009 cho tới nay nói cho được rằng cái việc đó chỉ lỗ trong mấy năm thôi và đến những năm 2020 chẳng hạn thì sẽ lãi, còn sau đó thì bắt đầu sẽ lãi và càng ngày càng lãi to. Thì đấy chỉ là những thứ ảo tưởng. Bây giờ người ta biết được sự thật đấy thì người ta phải nói.
Giới trí thức ở Việt Nam từng lập một trang web mang tên Bauxite Việt Nam để nêu lên những mối nguy hại của dự án này.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì trang mạng đó, nói với VOA tiếng Việt về những thông tin trên báo chí Việt Nam:
"Có thể có những nhóm này và nhóm khác được bật đèn xanh để nói thì có những tờ báo người ta lên tiếng. Đây cũng là một cơ hội để cho toàn dân nhìn thấy rõ hơn cái thực chất ngành khai thác bauxite làm ăn dấm dúi, và không có thực chất, nhưng mà vẫn khoe mẽ ra bề ngoài rằng đó là việc tốt. Việc này, chúng tôi biết từ lâu nhưng mà chúng tôi vẫn lặng lẽ. Cho tới bây giờ, được nói rõ lên thì tôi nghĩ đó là điều rất là hay. Các nhà khoa học từ trước tới giờ tôi vẫn thấy người ta nói theo một chỗ đứng mà chỗ đứng ấy là chỗ mà trang bauxite chủ trương và nhìn thấy sự thật. Cho nên chúng tôi không bao giờ lùi bước trước việc này”.
Khác với những tiếng nói chỉ trích lẻ tẻ thời điểm dự án bắt đầu được tiến hành những năm đầu 2000, nay truyền thông trong nước đã nhiều lần lên tiếng về sự thua lỗ của dự án liên doanh với Trung Quốc.

Theo nhận định của các chuyên gia, nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận định thêm với VOA Việt Ngữ về những chuyển biến trong dư luận xã hội về dự án bauxite trong những năm gần đây:
Đây cũng là cơ hội để cho toàn dân nhìn thấy rõ hơn cái thực chất ngành khai thác bauxite làm ăn dấm dúi, và không có thực chất, nhưng mà vẫn khoe mẽ ra bề ngoài rằng đó là việc tốt. Việc này, chúng tôi biết từ lâu nhưng chúng tôi vẫn lặng lẽ. Cho tới bây giờ, được nói rõ lên thì tôi nghĩ đó là điều rất hay.
“Từ năm 2009 cho tới bây giờ, không khí xã hội Việt Nam có khác đi rồi. Sự khơi động một phong trào dân sự đã khiến cho người ta mạnh dạn hơn trong việc nhìn vào thực tế. Không phải ở trên nói gì thì người ta cũng tin cả. Mà đặc biệt những vấn đề liên quan tới kinh tế và cái chuyện kinh tế này lại liên quan tới mối quan hệ giữa mình và Trung Quốc thì người ta rất nhạy bén. Cho nên chuyện bauxite ở Tân Rai ở Tây Nguyên là một vấn đề vẫn nằm trong trái tim của người ta, người ta thấp thỏm. Đến bây giờ thì chuyện lỗ không thể giấu đi đâu được nữa. Từ Bộ Công thương cho tới TKV (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam) tìm mọi cách từ năm 2009 cho tới nay nói cho được rằng cái việc đó chỉ lỗ trong mấy năm thôi và đến những năm 2020 chẳng hạn thì sẽ lãi, còn sau đó thì bắt đầu sẽ lãi và càng ngày càng lãi to. Thì đấy chỉ là những thứ ảo tưởng. Bây giờ người ta biết được sự thật đấy thì người ta phải nói”.
Truyền thông trong nước đưa tin, ước tính tổng số lỗ của dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) Nhân Cơ (Đăk Nông) trong năm 2015 sẽ vào khoảng 37,4 triệu USD.
Các học giả thuộc trang bauxite Việt Nam từng nhiều lần gửi thư lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước "khẩn thiết yêu cầu" dừng ngay các dự án bauxite.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam khẳng định cam kết làm các dự án được gọi là "chủ trương lớn".
 http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-sap-bay-trung-quoc-trong-vu-bauxite-tay-nguyen/2701068.html

Ban Kinh tế Trung ương có nhân sự mới

  • 30 tháng 3 2015




Trưởng ban Kinh tế Trung ương hiện là ông Vương Đình Huệ


Ban Kinh tế Trung ương của Đảng Cộng sản có ba phó ban giữa lúc những tranh cãi về đường hướng kinh tế tiếp diễn.
Theo Thời báo Kinh tế Việt nam, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đã trao quyết định của Bộ Chính trị Việt Nam về việc bổ nhiệm các ông Trương Quang Nghĩa, Trần Văn Hiếu và Trần Tuấn Anh hồi cuối tháng Ba.
Ông Nghĩa là Ủy viên Trung ương Đảng từng là Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, Phó bí thư Đà Nẵng và Tổng giám đốc Vinaconex.
Ông Hiếu hiện là Thứ trưởng Bộ Tài Chính và ông Anh là Thứ trưởng Bộ Công thương.
Cả hai ông sẽ kiêm nhiệm thêm chức vụ phó ban Kinh tế Trung ương thay cho hai người đã nghỉ hưu là các ông Nguyễn Công Nghiệp và Lê Dương Quang.
Thời báo Kinh tế Việt Nam nói ông Trần Văn Hiếu có học vị tiến sỹ và phụ trách về về tài chính doanh nghiệp, quản lý giá và cũng là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước SCIC.
Còn ông Trần Tuấn Anh đang là Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công Thương phụ trách xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại, phát triển thị trường và các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước châu Mỹ.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương hiện là ông Vương Đình Huệ, cựu bộ trưởng tài chính. Ông từng được đề cử vào Bộ Chính trị nhưng không được Ban chấp hành trung ương đồng ý.
Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.
Bình luận với BBC hôm 30/3 về các thách thức kinh tế hiện nay của Việt Nam, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, một Việt kiều từng có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh ở Việt Nam nói:
"Nhân sự [cốt cán của] Việt Nam ... chưa được huấn luyện thực sự về quản lý kinh tế thị trường mà chỉ mới định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành trong cơ chế kinh tế thị trường thì còn nhiều bất cập lắm.
"Cái định hướng xã hội chủ nghĩa là cái gì thì cũng không thấy rõ ràng. Còn vận hành trong cơ chế thị trường chưa hẳn đã là kinh tế thị trường.
Hiện nay các nhà lãnh đạo Việt Nam ... đi khắp thế giới qua Mỹ, châu Âu đều yêu cầu lãnh đạo nước ngoài công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã như thế rồi thì những gì không phù hợp nhà nước phải từ từ xóa bỏ nó đi.

"Nếu mà định hướng xã hội chủ nghĩa là theo kinh tế quốc doanh với doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì như thế không phải là kinh tế thị trường nữa."
"Hai cái đấy nó có sự chống chọi nhau và đến một lúc nào đấy lãnh đạo Việt Nam cần phải có quyết tâm, quyết liệt nói rõ ra định hướng của mình như thế nào.
"Hiện nay các nhà lãnh đạo Việt Nam ... đi khắp thế giới qua Mỹ, châu Âu đều yêu cầu lãnh đạo nước ngoài công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã như thế rồi thì những gì không phù hợp nhà nước phải từ từ xóa bỏ nó đi."

'Hệ thống không chịu trách nhiệm'

Khi được hỏi về các quyết sách kinh tế cần có trong thời gian trước mắt, ông Thành bình luận:
"Vấn đề của Việt Nam là làm sao mỗi doanh nghiệp có phương tiện để phát triển ổn định, bền vững.
"Năm nay theo quyết định và thông báo của Chính phủ là năm của doanh nghiệp.

Việt Nam "là nền kinh tế định hướng "công nghiệp - phi công nghệ", không khuyến khích sản xuất nội địa, không có công nghiệp hỗ trợ.




Tiến sỹ Trần Đình Thiên
"Doanh nghiệp Việt Nam rất cần chính sách tiền tệ và tín dụng như thế nào để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hợp lý với sự giám định tốt về sử dụng nguồn vốn."
Ông cũng nói thêm Việt Nam cần thực hiện những chính sách để thúc đẩy sáu lĩnh vực ưu tiên trong đó có nông nghiệp, công nghệ cao và xuất khẩu.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên từng nói rằng kinh tế Việt Nam "là nền kinh tế định hướng "công nghiệp - phi công nghệ", không khuyến khích sản xuất nội địa, không có công nghiệp hỗ trợ."
Ông Thiên nói có tới 76% máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ ở Việt Nam thuộc thế hệ 1950-1960 và Việt Nam "quá thiên lệch về khuyến khích nhập khẩu để gia công lắp ráp và mang tính đầu cơ."
Ông Thiên cho rằng kinh tế Việt Nam phát triển và tái cơ cấu chậm là do "đang tồn tại một hệ thống không chịu trách nhiệm và không thể chịu trách nhiệm".
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/03/150330_ban_kinh_te_trung_uong

Ý kiến về tuần hành 'vì Hà Nội xanh'

  • 31 tháng 3 2015





Tình cờ có mặt ở Hà Nội trong tháng 3, tôi có dịp chứng kiến toàn bộ diễn biến sự kiện tàn sát cây xanh có một không hai ở Hà Nội và diễn biến cảm xúc của dân chúng, dẫn đến việc người Hà Nội đồng lòng liên tiếp xuống đường, việc hiếm khi xảy ra ngay cả trong thời kỳ Trung Quốc gây hấn.
Người Hà Nội nổi giận không chỉ vì sự triệt phá cây xanh quá nhanh chóng mà như một cụ bà được phỏng vấn đã gọi đó là sự kiện “lâm tặc về thành phố”, mà còn vì những phát ngôn gây sốc, tiền hậu bất nhất của những người có trách nhiệm trong chính quyền.

'Lâm tặc' và cấm đoán

Mặc dù Chủ tịch Uỷ ban ND Thành phố Hà nội đã có công văn dừng chặt cây nhưng lại chỉ là tạm dừng và những động thái tiếp theo như Công ty Công viên Cây Xanh HN khăng khăng nói cây trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm, trong khi tất cả các nhà khoa học có ý kiến đều đưa ra những bằng chứng đó là cây mỡ đã làm công luận không tin vào sự thay đổi quyết định của chính quyền.
Đặc biệt công văn của Trường Đại học Lâm Nghiệp cấm những cán bộ, giảng viên, sinh viên phát ngôn với báo chí khi chưa được sự cho phép của nhà trường đã không hề giảm nhiệt tình hình mà còn làm nó tăng lên.
Đó là lý do vì sao trong hai tuần liên tiếp, người Hà Nội bất chấp sự cấm cản của chính quyền, liên tục xuống đường tuần hành.
Dù xa Hà Nội đã lâu nhưng thành phố quê hương vẫn luôn trong trái tim tôi nên tôi không thể đứng ngoài cuộc. Cuộc tuần hành đầu tiên là của page “6700 người vì 6700 cây xanh”, do bạn Ngọc Trà, một bà nội trợ bức xúc với thảm sát cây xanh lập ra và nhanh chóng được cộng đồng hưởng ứng.



Chỉ từ bức xúc mà mọi người chưa từng quen biết nhau liên kết lại viết thư ngỏ gửi lãnh đạo thành phố.
Chỉ trong 2 ngày, thư ngỏ này đã thu được hơn 15.000 chữ ký và đã gây sức ép đáng kể để chính quyền phải tạm dừng chặt cây. Nhưng thái độ loanh quanh của chính quyền đã làm các thành viên phải quyết định xuống đường.
Buổi tuần hành ngày 22/3/2015 diễn ra trong không khí khá căng thẳng, khi ngày hôm trước nhóm người trẻ đi thắt nơ cho cây xanh bị dân phòng đuổi.




Một nữ phóng viên của VTV4 tình cờ chứng kiến cảnh này đã quay phim lại thì bị một dân phòng mặt mũi rất bặm trợn doạ đưa vào đồn, gần như muốn hành hung cô ấy.
Chính vì vậy các thành viên đã rất cẩn thận lựa chọn những hình thức không vi phạm lệnh cấm nào như chọn hồ Thuyền Quang, nơi có không gian rộng rãi và không quá nhạy cảm, đi bộ chứ không tụ tập để tránh vi phạm lệnh cấm biểu tình, kết hợp với nhiều hoạt động khác như vẽ tranh, ca hát, phát tờ rơi… và tự căn dặn nhau hết sức kiềm chế để tránh gây xung đột.
Nhờ vậy cuộc tuần hành đã diễn ra khá hoà bình, sôi nổi và thu hút đông đảo sự chú ý của người qua đường cũng như người dân xung quanh.
Thời tiết không thuận lợi, mưa nhỏ và hơi lạnh nên số người tham gia ban đầu ít hơn dự kiến, chỉ khoảng hơn 100 người so với vài trăm đăng ký ban đầu nhưng nhiệt tình của nhóm đã thu hút đông đảo người qua đường nên đến cuối sự kiện đã có chừng 500 người tham gia tuần hành, vừa đi vừa hô khẩu hiệu bảo vệ cây xanh như “Tôi yêu cây, cây yêu tôi”, “Không chặt cây”, "Tree save us", "We save tree"…
Những khẩu hiệu ôn hoà đó đã khiến những cảnh sát, dân phòng bao quanh cũng không có hành động nào quá khích, chỉ phát loa kêu gọi người tham gia nên giải tán, đã có nhà nước lo…





Tôi tin là nhiều người trong số họ phải làm theo lệnh chứ cũng ủng hộ người tuần hành. Đặc biệt, tấm ảnh một nữ sinh viên tặng hoa cho một công an mà anh này phải ngoảnh mặt đi đã khiến công luận chú ý nhiều vì thể hiện khoảng cách giữa dân chúng với người thừa hành công vụ.
Chúng tôi vui vẻ ra về, hy vọng khi đã chứng kiến sự đồng lòng của người dân, chính quyền sẽ có động thái tích cực để chúng tôi được quay về sống đời sống bình thường.
Một tuần nữa qua đi nhưng ngoài những tin tức như báo chí lề phải bị cấm đăng tin về phong trào bảo vệ cây xanh, Công ty Cây xanh lén lút thay cây vào ban đêm và một số người tham gia tuần hành bị cảnh sát “hỏi thăm”, không có bất kỳ một động thái tích cực nào.

Thời điểm quan trọng

Trang “6700 cây xanh” quyết định tổ chức một cuộc tuần hành nữa vào ngày chủ nhật, 29/3/2015. Lần này địa điểm được lựa chọn là Hồ Hoàn Kiếm.
Đây là một quyết định dũng cảm vì Hồ Hoàn Kiếm là nơi có nhiều các cơ quan đầu não của Thành phố, hơn nữa lại đang thời điểm diễn ra Hội nghị IPU nên rất đông cảnh sát được huy động. Ngay từ thứ sáu, một số trường Đại học và Trung học đã có thông báo cấm sinh viên tham gia tuần hành;
Tổ dân phố một số khu phố cũng có động thái tương tự, thậm chí một số thành viên quen mặt trong các cuộc biểu tình bị công an trực tiếp “hỏi thăm”, khuyên không nên tham gia để đảo bảo an ninh trật tự trong thời gian diễn ra Hội nghị.
Nực cười! Cứ làm như dân chúng mới là người đứng ra chặt phá cây xanh, làm mất an ninh trật tự của thành phố.
Sáng chủ nhật tôi tà tà mượn xe máy đi lên Bờ Hồ, dù người nhà can ngăn. Đến nơi mới thấy tình hình còn căng hơn tuần trước. Đầu tiên là không thể gửi được xe máy quanh Bờ Hồ vì mọi bãi xe đều được lệnh đóng cửa. Ngay cả khác vào ăn kem Thuỷ Tạ cũng không gửi được xe, phải ra về.





Tôi phải vòng vèo rất xa mới tìm được chỗ gửi xe rồi đi bộ quay lại điểm tập kết nên muộn một chút. Đoàn diễu hành khỏi đầu từ khu vực đài phun nước bên cạnh Hồ Gươm, đối diện phố Cầu Gỗ. Có vẻ do bị ngăn cản nên đoàn đi không đông như tuần trước, lúc đầu chỉ khoảng vài chục với rất nhiều gương mặt từ tuần trước.
Trang phục cũng đơn giản, có gì mặc nấy, không lựa chọn màu xanh như lần trước. Một số người, chắc là thành viên chủ chốt chuẩn bị khá cẩn thận, có biểu ngữ, khẩu hiệu chủ yếu với nội dung cũ, chỉ một số bác lớn tuổi cầm biểu ngữ yêu cầu truy cứu trách nhiệm những người ra lệnh chặt phá cây. Vài bạn trẻ mặc trang phục giả cây xanh khá vui mắt.
Hoạt động cũng đơn giản hơn, chỉ có đi tuần hành quanh hồ, vừa đi vừa giương cao biểu ngữ và hô các khẩu hiệu bảo vệ cây xanh.
Một số người nước ngoài cũng tham gia, vừa đi vừa hô khẩu hiệu bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Đoàn càng đi càng đông, rất nhiều người đang đi dạo trên Bờ Hồ cũng nhập cùng đoàn. Thành phần đoàn rất đa dạng, từ các em bé còn ngồi xe nôi hay lẫm chẫm bước đi, đến các cụ già chống gậy; từ những phụ nữ váy áo điệu đà, phấn son thơm phức đến những thanh niên trang phục bụi bặm, tất cả đều rất hồ hởi, quyết tâm bảo vệ cây xanh.
Tôi hỏi một bác đã khá lớn tuổi, chống gậy là sao bác không ngồi nghỉ đã? Bác bảo:
“Không, tôi còn đi được. Không thể để họ phá hết cây xanh ở Hà Nội”!
Bên cạnh những nhân vật “cộm cán” trong giới biểu tình như bác Nghiêm Việt Anh, chị Đặng Bích Phượng…. tôi còn thấy khá nhiều các văn nghệ sĩ như nhà thơ Nguyễn Bảo Chân, nhà văn Thuỳ Linh… và một số người hoạt động trong xã hội dân sự như anh Đặng Hoàng Giang, TS Nguyễn Quang A…
Cũng như lần trước, người tuần hành rất kiềm chế, chỉ đi trên vỉa hè, tránh giẫm lên cỏ, không xả rác dưới sự kiểm soát chặt chẽ của xe cảnh sát và tiếng loa ra rả yêu cầu mọi người giải tán với lý do để bảo đảm an ninh trật tự cho IPU. Loa cứ loa, mọi người vẫn phớt lờ, vừa hô khẩu hiệu vừa bảo nhau: “Thành viên IPU thấy dân Việt diễu hành ôn hoà thế này, Hà nội càng có uy tín chứ sao”.
Cũng như trong cuộc tuần hành vì cây xanh Hà Nội ngày 22/3, cảnh sát cư xử rất kiềm chế, chỉ gây sức ép từ xa, kiểm soát giao thông, gọi loa chứ không có bất kỳ hành vi thô bạo nào.
Có thể dưới áp lực cần giữ hình ảnh trong thời gian diễn ra IPU nên họ được lệnh phải cư xử ôn hoà.
Đi hết một vòng hồ nhưng đoàn không dừng lại mà dừng trước Đền Ngọc Sơn và Uỷ ban Nhân dân Thành phố để một lần nữa giương cao biểu ngữ và hô khẩu hiệu thể hiện quyết tâm bảo vệ cây xanh của mình.




Trời cũng chiều người nên có một ngày nắng đẹp, dịu mát, trời trong xanh. Hình ảnh đoàn người trật tự diễu hành quanh Bờ Hồ, hô khẩu hiệu sôi nổi bên hàng cảnh sát áo vàng và những luống hoa đủ màu là một hình ảnh đẹp mắt mà tôi tin những người tham gia sẽ nhớ mãi.
Tuy nhiên, do không có hoạt động gì mới so với tuần trước, đến cuối buổi diễu hành nhiệt tình của nhiều người đã giảm.
Có thể thấy rõ nếu chính quyền không xuống thang, những cuộc tuần hành lần sau cần nghiên cứu bổ sung những hoạt động mới như “Phản đối lấp sống Đồng Nai” hay ủng hộ chống chặt cây xanh ở các thành phố khác như Hải Dương, Huế…
Xã hội dân sự ở Việt Nam còn quá non trẻ, cần những người lãnh đạo không chỉ nhiệt huyết mà phải bài bản và luôn đổi mới.
Mong lắm, một ngày mai tươi sáng cho thành phố quê hương.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Sveta Nguyen, từ Hà Nội.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2015/03/150330_dan_su_vi_hanoi_xanh

PHONG LAN * CHUYỆN BẢO LÃNH

Chuyện Dài Bảo Lãnh Và Cho Tiền


 Ông bà ta thường nói 

“Trên đời có 4 cái ngu

Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”



Ở Mỹ, tôi xin phép được sửa lại 4 cái ngu theo ý của riêng tôi:

“Trên đời có 4 cái ngu
Làm mai, bảo lãnh, co-sign, cho tiền ”
Làm mai, co-sign thì chắc nhiều người biết tại sao ngu rồi, tôi không bàn thêm nữa. Hôm nay tôi xin được phép góp vài ý kiến cá nhân về chuyện dài bảo lãnh và cho tiền làm từ thiện ở Việt Nam.

Người Việt Nam ta thường có tình cảm gia đình rất sâu nặng, người đi trước giúp người đi sau. Sau khi được sang định cư ở nước thứ ba là bắt đầu lo giấy tờ bảo lãnh người thân. Các văn phòng lo dịch vụ di trú, đoàn tụ mọc ra như nấm và không bao giờ thiếu khách hàng . Hết lo bảo lãnh người thân ruột thịt như cha mẹ, vợ chồng, con cái xong, thì đến bảo lãnh anh chị em, con cháu, họ hàng, bạn bè xa gần. Nhiều người bảo lãnh thân nhân sang Mỹ xong, chỉ một thời gian ngắn sau đó là gây gỗ, cha mẹ anh em không thèm nhìn mặt nhau, có khi chính gia đình vợ chồng người bảo lãnh cũng gãy đổ vì những người thân từ Việt Nam sang đâm thọc. Người ở Việt Nam bây giờ nếu biết làm ăn buôn bán, tham nhũng, hối lộ, chạy chọt thì cũng có tiền bạc rủng rỉnh, nên khi có giấy tờ bảo lãnh của thân nhân về, họ đi Mỹ định cư mà cứ như là đi du lịch dài hạn, ở được thì ở, không được thì về. Khi qua Mỹ, họ tưởng đâu ở Mỹ là thiên đàng, việc làm dễ kiếm, đủ loại trợ cấp nhà nước nên khi đụng vào thực tế phủ phàng sau mấy tháng qua Mỹ ăn ở không chẳng có đồng nào trợ cấp, người bảo lãnh cũng không khá giả gì hơn, họ bất mãn và tháo lui về lại Việt Nam, nhưng vẫn không quên để lại con cái ở Mỹ nhờ anh em, bà con chăm sóc giùm cho mấy đứa nhỏ có tương lai !

Có người Việt Nam mới qua Mỹ có mấy ngày, đi ăn nhà hàng Việt Nam ở khu Little Saigon, khẩu vị khác với ở Việt Nam, đã không ngần ngại chê bai “đồ ăn Việt Nam ở Mỹ dở ẹt, thịt cá đều là đông lạnh, ăn không vô !”. Ban ngày ở nhà khu yên tịnh, chủ nhà đi làm hết, không có xe cộ ở nhà để xuống phố Bolsa, thì rên rỉ “nhà gì đâu mà ở khu vắng vẻ như chùa Bà Đanh, ở nhà suốt ngày giống như ở tù bị giam lỏng !”. Có nhiều anh Việt kiều về Việt Nam lấy vợ, rước nàng về Mỹ, được một, hai tháng, thấy nàng suốt ngày gọi điện thoại về Việt nam vì nhớ cha nhớ mẹ, bill điện thoại mỗi tháng không dưới 200 đô. Ban đêm hay cuối tuần thì bắt anh chồng chở đi shopping, tiêu xài thoải mái, cà thẻ tín dụng không cần biết bao nhiêu. Anh chồng kêu đi học Anh văn, học nghề thì viện đủ lý do để khỏi đi, ở nhà để chồng nuôi cho sướng. Không biết một hai năm sau, anh chồng có còn chịu nổi nữa không ?

Có một cặp vợ chồng đang êm ấm, rước bà mẹ chồng và cô em chồng qua thì trong nhà bắt đầu lục đục. Bà mẹ chồng thấy con trai mình đi làm về vào bếp phụ vợ nấu cơm thì khó chịu, chì chiết con dâu là không làm bổn phận làm vợ, làm dâu đúng tiêu chuẩn Việt Nam của bà. Cô em chồng thì luôn nói xấu chị dâu với anh mình những khi chị dâu đi làm. Như vậy thì ai mà chịu đời cho thấu.

Có một gia đình người bạn mà tôi được biết, bảo lãnh cả gia đình người chị chồng từ Việt Nam qua. Qua Mỹ được vài tháng, bà chị chồng xúi dại người chồng mượn tiền ngân hàng cho bà ta để mua nhà vườn ở Riverside để làm rẫy, trồng rau bán cho các chợ Việt Nam. Gia đình người em tan nát khi chủ nợ ngân hàng, credit card gửi thư đòi nợ ráo riết vì công việc làm rẫy không được thuận lợi như ý muốn.
Ông bà ta thường nói: 
“Cứu vật, vật trả ơn
Cứu nhân, nhân trả oán”
Câu này tôi thấy rất là đúng. Người Việt Nam được thân nhân bảo lãnh sang Mỹ bao nhiêu năm nay,  có mấy ai còn biết nói tiếng cảm ơn người đã đùm bọc cưu mang gia đình mình từ những ngày đầu mới đến Mỹ. Có mấy ai còn liên lạc, còn gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe, chúc Tết “khổ chủ” ngày xưa. Hay đã giận hờn nhau, không thèm nhìn mặt nhau từ lâu lắm rồi ?

Bây giờ, xin được nói qua chuyện cho tiền làm từ thiện ở Việt Nam. Thấy có nhiều hội đoàn sốt sắng làm các công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo khó ở Việt Nam, tôi rất là cảm phục. Tôi chỉ xin lưu ý các cá nhân đã và đang đóng góp cho các công tác từ thiện ở Việt Nam, có nhiều người còn dấn thân về Việt Nam, đem tiền tận tay giao cho các tổ chức cứu trợ ở Việt Nam. Với kinh nghiệm cá nhân, tôi không còn tin tưởng nhiều các tổ chức cứu trợ từ thiện ở Việt Nam dưới sự quản lý của nhà nước. Nếu có cho tiền xin đừng để lại tên tuổi, chỉ gây phiền phức cho mình sau này. Người đại diện ở Việt Nam, có khi tay mặt nhận tiền, nhưng tay trái bắt đầu ghi tên Việt kiều vào sổ phong thần, để điều tra lý lịch, công ăn việc làm của mình ở hải ngoại, để sau này dễ dàng chụp mũ khi cần. Họ làm báo cáo chi tiết nhưng không bao giờ báo cáo huê hồng ít nhất 10 % cho người kêu gọi đưọc tiền đóng góp từ hải ngoại, gọi là tiền “bồi dưỡng”. Nhiều khi các hội đoàn ở hải ngoại biết rất rõ việc này, nhưng vẫn phải nhắm mắt làm ngơ để quà cứu trợ được đến tận tay đồng bào nghèo khó.
Muốn qua sông phải lụy đò
Muốn thương dân Việt phải “dò” mới  tin

Xin hãy “dò” kỹ nguồn tin trước khi trao tiền, và đừng tin tưởng quá đáng vào tổ chức từ thiện của nhà nước như Hội Phụ Nữ Từ Thiện chủ trương giúp phụ nữ nghèo tạo dựng lại cuộc sống. Xin hãy tìm hiểu kỹ càng hoạt động của họ trước khi bỏ tiền ra giúp họ.
Vài hàng góp nhặt, hy vọng mọi người đọc xong sẽ suy nghĩ và thông cảm với tác giả.

Phong Lan
2007
-- 
Viết thêm 2015

Đến năm 2015, tôi lại muốn viết thêm về cái ngu CHO TIỀN ở hải ngoại. Mỗi năm, ở Mỹ,  tôi đều cố gắng trích một phần ngân quỹ gia đình để giúp các tổ chức từ thiện  làm công tác xã hội. Nhiều tổ chức gây quỹ mỗi năm ở nhiều tiểu bang để giúp cho người tị nạn, nạn nhân buôn người, công nhân lao động xuất khẩu, người tàn tật ở Việt Nam, cô nhi, người nghèo, nạn nhân bão lụt, xây giếng, cất chùa, v.v… Mỗi người một tay, của ít lòng nhiều, $50, $100, người Việt Nam ta rất giàu lòng nhân ái. Nhiều tổ chức đã gây quỹ được mấy trăm ngàn đô la từ đồng hương Việt Nam với khẩu hiệu : 
“Dù xây chín bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người”

Có điều sau khi thâu tiền mọi người xong, thì ít khi thấy tổ chức đó ra một báo cáo chi tiết tài chánh chi thu rõ ràng cho mọi người được biết là số tiền thu được đã được chi như thế nào. Bao nhiêu phần trăm được trả cho nhân viên hành chánh làm nhiệm vụ sổ sách ? 10 % hay 90 % ?  Bao nhiêu phần trăm được trả cho chi phí di chuyển, đi máy bay, ở khách sạn, ăn uống cho nhân viên ? Và cuối cùng bao nhiêu phần trăm thật sự đến với người khốn khổ để giúp đỡ họ ? Có hay không danh sách người nhận được giúp đỡ ? Làm sao kiểm chứng được ? . Chẳng có ai dám hỏi và ban tổ chức gây quỹ cũng ít khi công khai tài chánh chi thu.  Tiến thu thì  nói gây quỹ thành công lắm, nhưng tiền chi ra thì dấu rất kỹ.
Tiền vô như nước sông Đà
Tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin

Ai mà hỏi thì họ cho là người phá đám và tỏ thái độ khó chịu ra mặt. Có khi họ còn hăm dọa kiện thưa người cho tiền vì thắc mắc việc điều hành của họ hơi nhiều. Tôi mong rằng các hội đoàn có tổ chức gây quỹ thì cũng nên báo cáo chi tiết rõ ràng chi thu không cần phải đợi người ta hỏi mới trả lời. Các báo cáo thành tích thì cũng phải rõ ràng có hình ảnh chứng minh là nhân viên của tổ chức mình làm, chứ không phải lấy hình sinh hoạt của tổ chức khác làm rồi nhận vơ là tổ chức mình làm, không ai kiểm chứng được. Tôi rất hoang mang khi đọc những báo cáo thành tích chung chung, rất ấn tượng nhưng chỉ có ông chủ tịch hay bà chủ tịch biết rõ, ngoài ra không ai biết hết. Ban ngân sách, ban giám sát, ban điều hành chỉ là bù nhìn , không ai biết gì hết.

Nói tóm lại các tổ chức người Việt nên hoạt động dân chủ và rõ ràng minh bạch về chuyện tiền bạc ngân sách thì mới mong lấy lại được lòng tin của người Việt Nam cho các công cuộc gây quỹ làm việc xã hội hay chính trị, giúp đỡ đồng bào mình. Nếu không thì sẽ chẳng ai còn dám tin ai, và các cuộc gây quỹ sẽ không có kết quả tốt đẹp trong tương lai.
Mong lắm thay!

VƯỜN THƠ

;

KINH TÌNH YÊU 

Mỗi ngày tôi tự nhủ
Càng sống càng thèm yêu
mỗi ngày tôi tự nhủ
Tình yêu như cánh diều
Tháng ngày những bay bổng
Tháng ngày những mông lung
Trời càng thêm lộng gió
Diều càng thích bay cao
Tôi càng thêm đuối sức
Tôi đi làm lich sử
trở thành kẻ lỡ thời
Để yêu em tình cuối
với ly đời hớp chót
đêm đêm tôi nằm mơ
em chập chờn đâu đó
giấc mơ nào cũng vậy
tỉnh dậy thấy bâng khuâng
em là như thế đó
luôn chập chờn hư ảo
tình ơi tình chót vót
như đỉnh núi chơi vơi
trong mộng mị tít tắp
tôi tới ngọn đỉnh trời

ta sẽ làmgì đây
emtrong vòng tay ấm
giấc mộng bừng tỉnh thức
ta bâng khuâng cả đời
giấc mộng thành sự thật
có khi ta lại buồn
đời chỉ vậy thôi sao
còn gì để tiếc nuối
ôi con diều đứt dây
bay mịt mùng tít tắp
vương tân


HOA XUÂN

         DTDB
Giữa tháng Chạp, em lẩy lá mai
Đàn én lưng trời tíu tít bay
Lá rơi tua tủa như đàn bướm
Vườn động nên ngàn bươm bướm bay
Nhánh trụi lá
Cây trơ cành
Đầu mùa xuân
Hoa mai nở
Cả khu vườn thanh thoát màu vàng anh
Gió mang mác
Sương long lanh
Bầu trời xanh
Xuân phơi phới
Nắng lấp lánh suối nước uốn quanh
Thương chàng lính chiến chốn xa xăm
Tết nầy chắc hẳn chẳng về thăm
 

Vọng gác đêm xuân ngoài biên trấn

Đồn vắng, Ba Mươi thiếu chị hằng
 Hương xuân đào, cúc… thọảng bâng khuâng
Ánh hỏa châu rơi, vọng gác gần
Tiếng súng đì đùng thay tiếng pháo
“Kẻng” thay phiên gác, lính chờ xuân…
Chợ hoa em bán ngày cuối năm
Dập dìu người đến thưởng hoa xuân
Em giữa ngàn hoa khoe sắc thắm…
Không thắm bằng em thoáng thẹn thùng!

DƯ THỊ DIỄM BUỒN





       
ĐÊM CA DAO


Này em mắc-cỡ-bàn-ngày

Bao nhiêu đưa đón loay hoay. Tôi dìa

Em nhìn cặp cá lia thia
Cứ như hai đứa khó lìa xa nhau
Tôi trong khung cửa vẫy chào
Nghe hồng chung vọng gió chao tim đèn
Này em tối-ở-quên-dìa
Em đi tôi nhớ nọ kia tôi buồn
Phải chi đừng có cái thương
Hai đứa đâu chết vì mường tượng nhau
Không em ai nhịp ví dầu
Ai ru trăng ngủ hàng cau chim về
NGHIÊU MINH

 

MÙA MƯA SEN


Em trong tám cánh liên đài

Tôi trong sắc giới niệm hoài thời gian
Có em quỳ xuống bồ đoàn
Ngoài hiên sen nở trăng vàng hai mươi
Bơ vơ bắt một nụ cười
Mấy mươi cũng mặc miễn đời còn nhau
Hồn tôi man mác bổng chao
Vì em rủ mộng ba đào tôi đi
Châu thân tam muội thọ trì
Nhánh sông quành khúc hiền từ công phu
Thấy em tôi bỏ ý tu
Ngày mai huyên tạp sa mù cũng cam
NGHIÊU MINH

NƯỚC LỤT
    
Bông súng vươn dài theo con nước

Sào cũng dài chống chiếc xuồng đi

Điên điển nở vàng chao mặt sóng

Em bâng khuâng trên những lối về.


Em về mùa lũ làm sao biết

Anh tìm đâu ra bờ con sông

Nước dâng cao mặt, tràn thống khổ

Và người ngụp lội giữa long đong.


Nhà em cửa trổ ra cánh én

Chiều xuống chờ người giữa mênh mông

Cánh cò về muộn tìm chỗ đậu

Chỉ thấy nước, mây và hoàng hôn.


Chim bỏ đồng bằng bay về núi

Kiến gom đàn làm tổ trên cao

Em kê lại chiếc giường tre cũ

Đêm nằm nghe sóng vỗ lao xao.


Xuồng anh ngược sóng trên bến vắng

Gió chướng vội về rét căm căm

Đêm nay có kẻ ngoài sương gió

Thèm chút bình yên trong chiếu chăn.

                      

                      PHẠM HỒNG ĐẬM
            THE FLOOD
       
The water-lily stalks stretch along the stream;

The poles are also long to punt the boat.

The yellow cork flowers rock with the waves;

You are anxious on your way home to float.


Your return there during the flood, who knows?

How could I then find that river shore?

The tide rises up to overspread distress,

Making humans wading across it bear bore.


Your house faces the swallows' cave,

Waiting in the evening for people out of sight.

A tardy egret, looking for a perching space,

Discovers only water, clouds, and twilight.


Birds have to quit the plains for the forest;

Ants gather in swarms to build nests at height.

You shall reposition your old bamboo bed,

Lying on it to hear the waves rustle all night.


My upstream boat leaves the deserted bank;

The northeastern wind hurries a piercing cold.

There is tonight this guy out here in the frost,

Yearning for a safe place back in a household.

       
                       Translation by THANH-THANH

NGƯỜI VIỆT CỘNG


NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VẬN ĐỘNG HÀNH LANG CHỐNG DỰ LUẬT S-219
Tin Canada: bằng chứng cho thấy nước CHXHCN Việt Nam đã dùng tiền thuế của dân để thuê công ty BRUCE HARTLEY vận động hành lang chống lại dự luật S-219, dự luật "Ngày Hành trình đến tự do" - dự luật nhằm công nhận ngày 30 tháng 4 là ngày quốc lễ Canada, ghi nhớ sự hiện diện của người Việt tại Canada cũng như ghi ơn đất nước Canada đã cưu mang họ.
Tài liệu phổ biến trên website của Văn Phòng Ủy Ban Vận Động Hành Lang (Office of the Commissioner of Lobbying of Canada) cho biết mục tiêu của các vận động hành lang nhằm thu xếp những cuộc họp để thay mặt cho khách hàng tiếp xúc với các giới chức hay bất kỳ người nào trong quá trình chống lại dự luật S-219.
Gần đây, vài đoàn thể thân cộng đã ra điều trần trước tiểu ban quốc hội Canada với lập luận dự luật S-219 đã xuyên tạc sự thật lịch sử Việt Nam và gây chia rẽ cộng đồng người Việt.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi


Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. .

 Một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.Rồi viên kỹ sư minh họa: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.
Còn người lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết.
Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật . Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh.
Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000đ thì chúng tôi chỉ tăng 200.000đ. Còn 300.000đ chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.

 Có một đường hầm dưới giàn giáo bi sập ở Formosa (Hà Tĩnh)
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/sap-gian-giao-o-formosa-ha-tinh-it-nhat-15-nguoi-chet-544980.html
[23 giờ 16] Thượng úy Tăng cho biết tai nạn xảy ra khi các công nhân đang thi công giàn giáo bằng sắt thép cao khoảng 30-40m. Giàn giáo bị sập đổ vùi lấp các công nhân trong đống đổ nát.
Sập giàn giáo ở Formosa (Hà Tĩnh), ít nhất 15 người chết - ảnh 23Bên ngoài khu vực sập giàn giáo - Ảnh: Nguyên Dũng
"Phía dưới giàn giáo còn có một đường hầm nên công tác cứu nạn gặp nhiều khó khăn. Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang huy động tối đa cần cẩu, máy khoan, máy cắt để cưa cắt sắt thép, tìm kiếm và đưa các công nhân mắc kẹt ra ngoài", thượng úy Tăng nói.
PV Thanh Niên Online đang có mặt tại khu vực hiện trường cho biết trời đang mưa nên công tác cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn. Hiện các lực lượng đã phong tỏa hiện trường, ưu tiên các phương tiện cứu hộ cứu nạn, xe cứu thương. Các phóng viên chưa thể tiếp cận sát khu vực giàn giáo bị sập.
_____________________________________
Tai nạn giàn giáo sập tại khu kinh tế Vũng Áng hôm nay làm tử vong 14 và bị thương 30 Công Nhân Việt Nam.
Chuyện bất ngờ là nhờ sập giàn giáo, làm lộ một đường hầm bí mật ! Công Nhân cho biết ĐƯỜNG HẦM BÍ MẬT rộng gần 2 mét chiều ngang, sâu 2 mét và dài 50 mét chạy ra cửa biển. (báo DT đã xóa phần tin nầy)
Có thể  đây  là đường hầm bí mật để Trung Quốc đổ bộ lính và đưa vũ khí qua ngã Vũng Áng để cắt đứt Hã Tĩnh và Hà Nội khi có chiến tranh xảy ra ? Hiện nay nhân công Trung Quốc (có thể là binh lính) ở Vũng Áng là 13.426 người !!!
Bạn nghĩ gì? Âm Mưu Hội Nghị Thành Đô? - Chính quyền CSVN sẽ nói gì về điều nầy?
 CHỨNG MINH NHÂN DÂN RẤT TRÍ TUỆ




Tuesday, March 31, 2015


NHỮNG CUỘC TRỞ VÊ

Những cuộc trở về kỳ bí sau khi bị mất tích cả... trăm năm 
  Tàu Titanic.
 

Sự trở về của thành viên tàu Titanic
Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước.
Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập.
Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói nhảm. Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.
Vậy là nảy sinh một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai xảy ra.
Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km, đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu thuốc. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic.
Thuyền trưởng Smit ngày ấy và bây giờ.
Khó tin hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.
\
Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định, người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay cũng đã cho thấy điều đó.
Trở về nguyên vẹn sau 45 năm mất tích
Theo hồ sơ của Hải quân Mỹ, trong chiến dịch Thái Bình Dương thời kỳ Thế chiến II, chiến hạm Indiana Bolis của Mỹ bị tàu ngầm của Nhật đánh chìm. Khi đó Hải quân Mỹ đã nhận được tín hiệu cấp cứu của 25 binh lính và sĩ quan rời khỏi chiến hạm bằng thuyền cứu hộ. Nhưng sau nhiều lần tìm kiếm, vẫn không thể tìm thấy 25 quân nhân kia. Cuối cùng, quân đội Mỹ đành phải tuyên bố họ đã mất tích.\
\
\
Qua 45 năm mà tất cả binh lính trên con tàu này đều ngỡ như chỉ mới 1 ngày.
\
Tuy nhiên, tháng 7/1991, một đội thuyền đánh cá của Philippines trên hải phận Sibis, phía nam quần đảo Philippines, đột nhiên phát hiện một chiếc thuyền cứu hộ, trên thuyền có 25 binh lính đang trong tâm trạng hoảng loạn, mặc dù cơ thể vẫn còn cường tráng. Phát hiện này làm quân đội Mỹ vô cùng kinh ngạc. Điều khó hiểu hơn cả là chiến hạm Indiana Bolis bị đánh chìm từ năm 1945 và mãi tới 1991 người ta mới thấy họ, nhưng họ không hề thay đổi so với trước kia, thậm chí cả râu và tóc... cũng không dài thêm chút nào. 25 người một mực khẳng định họ chỉ lênh đênh trên biển một ngày đêm.
Máy bay mất tích 35 năm trở về
Năm 9/9/1990, trạm kiểm soát sân bay Venezuela phát hiện một chiếc Douglas (nhãn hiệu thông dụng thập niên 1930-1940) đột nhiên bay qua. Khi nhân viên sân bay kết nối với họ “Đây là Venezuela, các bạn từ đâu tới?”, phi công trên máy bay hét lên: “Ôi chúa ơi, chúng tôi là máy bay 914 Pan American Airways từ Newyork đến Florida. Chúng tôi phải bay thế nào?”.
Khi xác minh nhật ký chuyến bay từ Mỹ, mọi người đều hoảng hốt vì tất cả phi hành đoàn cùng 50 hành khách được cho là đã chết trong chuyến bay số hiệu 914 ngày 2/6/1955. Điều kỳ lạ là họ trông vẫn y hệt như khi mất tích, trong khi gia đình và những đứa con đều đã luống tuổi. Khi cảnh sát và các nhà khoa học Mỹ điều tra thẻ căn cước và cơ thể hành khách chuyến bay thì vô cungkinh ngạc.
Trở về sau 36 năm mà cứ ngỡ 1 ngày\
Năm 1954, trong một cuộc thi biểu diễn khinh khí cầu tại Bodorigo Saint Juan, chiếc khí cầu của Hary Rogen và Derick Noidon đột nhiên mất tích. Sau nhiều năm tìm kiếm họ vẫn không thấy xác chiếc khinh khí cầu bị rơi.
Năm 1990, trong một cuộc thi khinh khí cầu khác tại Cuba, chiếc khinh khí cầu mất tích 36 năm về trước đột nhiên xuất hiện tại nơi mà nó đã mất tích năm 1954 trước hàng nghìn con mắt kinh ngạc của khán giả.
Theo 2 người trên khinh khí cầu thì sau khi đau buốt toàn thân, tất cả mọi thứ xung quanh đều biến thành màu đỏ.\
Khi đó người Cuba cho rằng đây là vũ khí bí mật của Mỹ nên đã cho máy bay bắn hạ khí cầu, còn Rogen và Derick thì bị đưa đến một căn cứ quân sự.
Tại đây, họ khai rằng trong cuộc thi khinh khí cầu năm 1954 tại Bodorigo Saint Juan, họ đột nhiên bị kích thích vào vùng não, toàn thân đau buốt như có một luồng điện chạy qua người. Tất cả mọi thứ xung quanh từ bầu trời cho đến mặt biển đều biến thành một màu đỏ. Việc tiếp theo mà họ cảm nhận được là bị một chiếc máy bay chiến đấu tấn công. Họ không hề biết chỉ trong khoảng khắc màu đỏ ấy mà thời gian đã trôi qua 36 năm.

BÌNH NGUYÊN LỘC * PHỐ CỦA THÀNH PHỐ

Phố của thành phố


Bài viết này của nhà văn Bình Nguyên Lộc đăng lần đầu trên báo Nhân Loại năm 1957, sau đó được in trong tập truyện Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, xuất bản năm 1966. Đây là một tản văn thú vị về tên đường phố Sài Gòn thời điểm đó, xin mạn phép đăng lại để mọi người cùng nhớ và góp chuyện cho vui. 
(Ảnh minh họa trong bài được sưu tập trên mạng)


Đại lộ Hai Bà Trưng


Đi trên đại lộ Hai Bà Trưng tôi bỗng sực nhớ lại một điều rồi tủi thân cho bọn đàn ông của ta. Là hễ đờn ông được danh vọng thì đàn bà cũng thơm lây, nhưng khi đàn bà nổi danh thì tên tuổi đàn ông chìm sâu thêm.

Đành rằng ông Thi Sách chỉ có mỗi một cái công nhỏ đối với nước nhà là bị viên thái thú Tàu giết thôi, nhưng quên mất ông ấy cũng tội.

Vậy nên tôi đã đi khắp Sàigòn để tìm xem có con phố nào là phố Thi Sách không ? Có. Hoan hô quí vị đặt tên đường đã nhớ dai hơn nhân dân.



Nhưng mà tội quá, ông Thi Sách ở mãi bên kia nhà thương Đồn Đất, ở xóm ngoại nhân, không bao giờ có người Việt bước chân đến. Ông nầy đã chết vì tay ngoại nhân mà hương hồn ngày nay vẫn lẩn quẩn với ngoại nhân.

Ông Thi Sách và Hai Bà Trưng chạy song song với nhau cho tới mé nước, và không bao giờ gặp nhau cả, đó cũng là một điểm đáng buồn cho cặp vợ chồng ấy.

Ông Nguyễn Thái Học mà còn ngậm cười được vì đã gặp Cô Giang, Cô Bắc ở hai ngã ba chợ Cầu Muối, đằng nầy ông chồng Bà Trưng chỉ nghe văng vẳng tiếng bà đâu đó thôi.

 Bà Sương Nguyệt Ánh cũng không bao giờ đi thăm cha được, vì bà ở xóm Bùi Chu còn cụ đồ lại qui điền mãi tận trên Tân Định.

Vị nữ anh hùng thứ nhì của ta, Bà Triệu cũng bị ta quên mất vì bà cũng ở xóm ngoại nhân, trong Chợ Lớn.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng đô thành đặt tên rất khéo, Công chúa Huyền Trân ở một căn phố buồn hiu, sau dinh Độc Lập, buồn như con đường thiên lý ngàn dặm băng rừng đưa công chúa từ Việt sang Chiêm.

Còn cái phố có nhiều tiệm mì, tiệm ăn và tửu lâu trong Chợ Lớn mà đặt tên là phố Tản Đà thì tuyệt diệu bởi vì Tản Đà không phải là thi sĩ mà thôi, lại còn là thực sĩ nữa.

 


Chợ Bình Tây
  Nếu đô thành có bất công chút ít, chẳng qua là vì quên đó thôi. Chẳng hạn như ông Phan Huy Chú được nêu danh trong Chợ Lớn mà ông Phan Huy Vịnh lại không.

Đô thành lại trọng văn nghệ lắm. Không có nhà văn, nhà thơ nào ngày xưa mà không được lấy tên đặt tên phố cả, khiến lũ văn nhân thi sĩ hậu sanh là ta đây cũng nức lòng muốn cố gắng để có thể được biệt đãi như thế về sau.

Chỉ phiền văn nhân thi sĩ của thế hệ ta đông quá, mà đường phố chỉ có hạn thôi, dễ gì tìm được một chỗ “mần”.

Có một điều đáng chú ý là họ Nguyễn chiếm đa số trong các phố Sàigòn. Dân tộc ta họ Nguyễn cũng như dân tộc Pháp họ Dupont vậy mà !




Đại lộ Nguyễn Huệ


Một người Pháp quen biết kể chuyện rằng thuở Đức chiếm đóng nước Pháp, một khi kia quân đội Đức bố ráp ở một ngoại ô nhỏ tại Ba Lê để bắt ông Dupont nào đó. Cuộc bố ráp thi hành xong thì chúng bắt được tất cả tám trăm mười bảy ông Dupont, vừa già, vừa trẻ, đó là chúng đã loại trừ những cậu Dupont oắt con ra rồi đó.

Một cựu thông ngôn nhà binh Pháp ở đây cũng kể rằng một khi kia Pháp ruồng bố ở làng nọ để bắt Nguyễn Thị Hai nào đó. Chỉ một làng ấy thôi, mà họ đã bắt đến bốn mươi tám Nguyễn Thị Hai chẳn chòi.

Vậy thì họ Nguyễn chiếm đến 55 con phố ở Sàigòn – Chợ Lớn không phải là chuyện lạ. Đó là chưa kể những bà Sương Ngyệt Ánh v.v… cũng là họ Nguyễn mà không nêu họ ra. Bà Đoàn Thị Điểm cũng có người bảo thật ra là Nguyễn Thị Điểm, và biết đâu cô Giang, cô Bắc lại không là họ Nguyễn.

Họ Nguyễn được ưu đãi như thế, còn họ Tô không biết vì sao lại ra rìa. Năm kia trên Hòa – Hưng có một con phố tên là Tô Hiến Thành. Năm nay không thấy tên phố đó nữa.

Ngoại nhân có công với dân tộc cũng được nêu danh, cho công bằng. Nhưng không hiểu ông J.J Rousseau có công trực tiếp gì với dân tộc ta. Còn ba ngoại nhân khác rất có công là Tích Quang, Nhâm Diên, và Sĩ Nhiếp lại vắng bóng.




Đường Lê Thánh Tôn




Đường Phạm Ngũ Lão


Sàigòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh cũng cong cong quèo quẹo như con phố kỳ dị ấy.

Tiếc rằng Cống Quỳnh có lẽ chỉ là một nhân vật tưởng tượng thôi.

Sàigòn đặc biệt vì có phố không vỉa hè, thí dụ đoạn phố Đề Thám trước dãy nhà cũ đối diện với hông nhà thờ Tin Lành.

Thật ra thì có một vỉa hè rộng độ tám tấc, nhưng đã lì xuống bằng với mặt đường, ô tô tha hồ leo lên và người đi bộ rất lắm khi phải nhảy vào nhà người ta để thoát chết.

Lại có vỉa hè mà người đi bộ không được xử dụng, thí dụ vỉa hè Cô Giang tại chợ Cầu Muối. Người đi bộ ở đoạn nầy hễ xuống đường thì bị xe cán, còn lên lề thì bị mấy chị bạn hàng đuổi, vì mấy chị mướn vỉa hè ấy có đóng tiền chỗ đàng hoàng.

Thành ra qua đoạn đường đó y như là qua cầu đoạn trường, lên lề thì đoạn tâm, còn xuống thì đoạn cẳng.

Có lắm vỉa hè công khai dùng làm ga-ra, nói công khai vì xe để trên ấy nằm đó năm nầy qua năm khác mà không sao cả. Thế nên chỉ mướn một căn phố bé nhỏ thôi mà người ta có thể mở ga-ra to là nhờ vậy.

Nói đến vỉa hè không thể không chú ý đến những vỉa hè mức độ khác nhau, khách đang đi bỗng sụp chơn suýt ngã. Ấy, nhà bên nầy xây cao một tấc năm, nhà bên kia chỉ xây một tấc thôi mà. Vì mạnh ai nấy xây vỉa hè nên vỉa hè lại mang đủ màu sắc, có quãng xanh, quãng vàng, quãng xám, và lại kiến thiết bằng đủ cả vật liệu : gạch xi-măng, xi-măng trắng, gạch thẻ, gạch Tàu, nhựa, đá ong. Sợ nhứt là vỉa hè đá ong trên đường Thủ Khoa Huân. Đá ong lổm chổm khiến bộ hành không lọi chân cũng trặc cẳng.

Nếu đô thành tự làm lấy vỉa hè rồi bắt người ta trả tiền thì tình trạng nầy đã không có.



Bình Nguyên Lộc

Nhân Loại - 1957

*

 Bình Nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh...






ĐÀM TRUNG PHÁN * TÂM LINH


 QUAN NIỆM TÂY PHƯƠNG VỀ TÂM LINH TRONG KHOA CẬN-TÂM-LÝ-HỌC (PARAPSYCHOLOGY)

(phần I)



Kiều rằng:“Những đấng tài hoa,

                                                                      Thác là thể phách, còn là tinh anh.“
                                                                     (Kiều, Nguyễn Du)

GS Đàm Trung Phán

Lời nói đầu: Sau khi viết xong loạt bài “Cây Đa Lối Cũ, Gọi Hồn Người Xưa”, người viết đã có dịp đọc thêm nhiều bài viết về Tâm Linh của các tác giả Tây Phương và Ðông Phương. Tôi đọc say mê vì có nhiều khoa học gia và nhà ngoại cảm Tây Phương đã mô tả một số hiện tượng khá giống với những gì tôi đã cảm nhận được khi đang thức cũng như khi đang ngủ.
Đây là một đề tài vừa rộng lớn, vừa mơ hồ vì còn nhiều vấn đề chưa có thể chứng minh một cách cụ thể được dựa theo nền tảng khoa học hiện tại của loài người. Tôi có cảm tưởng là mình giống như là một ông thầy bói mù đang sờ chân một con voi khổng lồ để mà “đoán quẻ” về hình dáng, kích thước và cuộc đời, số mạng của con voi đó. Vì vậy mà cứ chần chờ trước khi viết loạt bài này về Tâm Linh
Dựa theo một số những kinh nghiệm tâm linh của chính bản thân và những gì mà tôi đã đọc được trong những tài liệu của phương Ðông và phương Tây về linh hồn, vong linh, cõi vô hình, tái sinh, luân hồi, gọi hồn… tôi mạo muội viết ra loạt bài này. Bài viết còn có nhiều thiếu sót, nhiều chỗ chưa hiểu rõ hay hiểu lầm… xin qúy vị rộng lòng thứ lỗi cho. Người viết sẽ rất hoan hỉ khi nhận được những ý kiến xây dựng của quý vị độc giả những mong học hỏi thêm được và để cải tiến bài này trong tương lai. Xin Quý Vị viết email về phandam99@... cho người viết.
Xin cứ coi như đây là bài viết mở đầu để chúng ta cùng học hỏi thêm trong tương lai. Trong tinh thần “vạn sự khởi đầu nan”, xin mời quý vị vào đọc…
PHẦN 1:
TRÍ ÓC VÀ LINH HỒN
 Phần lớn chúng ta thường thắc mắc với câu hỏi: “Linh hồn là gì? Làm sao ta ‘thấy’, ‘sờ mó’ được nó? Sau khi ta chết, ta sẽ ra sao?”
Quan niệm về “linh hồn”, cái chết rất là trừu tượng, mơ hồ. Vì chúng ta không “thấy” và “sờ mó” được chúng, không làm thí nghiệm về “linh hồn” và “cái chết” một cách cụ thể cho nên chúng ta khó có thể tin được những điều mà sách vở, báo chí viết về chúng vì con người đã được nuôi nấng, giáo dục… dựa trên nền tảng của khoa học hiện tại. Hay cũng vì khoa học hiện tại hãy còn thiếu sót nhiều trong sự hiểu biết về những hiện tượng siêu hình, tâm linh?
Xin mạn phép bắt đầu bằng một vài định nghĩa căn bản dựa theo tự điển của vài từ ngữ thông dụng trước khi chúng ta đi vào chi tiết của khoa Cận-Tâm-Lý-Học (Parapsychology, Para có nghĩa là “gần giống/gần như”).
Tâm-Lý-Học (Psychology, viết tắt là TLH): Khoa học về trí óc (mind) và phẩm hạnh / tác phong con người (behaviour). Mục đích là để tìm hiểu về phẩm giá con người và những diễn biến của trí óc bằng những công cuộc khảo cứu nghiêm túc để đưa đến những nguyên lý và những trường hợp ngoại lệ.
Các nhà tâm lý học nghiên cứu về phần nhận thức tri giác (perception), khiếu nhận thức (cognition), lòng chuyên tâm (sự chuyên chú, tiếng Anh là attention), tình cảm hay cảm xúc (emotion), hiện tượng học (phenomenology), sự hứng khởi (motivation), chức năng của óc (brain functioning), nhân cách (personality), tác phong (behaviour), cách giao tiếp (interpersonal relationships) của con người.
Người viết xin đóng góp ý kiến thô thiển dưới đây:
Nhờ sự nghiên cứu sâu rộng và chứng minh dựa theo phương diện thuần lý (rational) mà các nhà Toán Học đã khám phá ra được nhiều quy luật (principle, theory), nhiều phương trình thuần lý (rational formulas) thí dụ như phương trình Toán Học. Tuy nhiên trong lĩnh vực Khoa Học Ứng Dụng, Khoa Học Kỹ Thuật…. nhiều nhà nghiên cứu đã phải tốn công sức dùng cả phần lý trí lẫn phần trực giác (cảm nhận) nhậy bén để làm nhiều thí nghiệm và họ đã thành công kiếm ra được nhiều phương trình phức tạp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau mà thoạt đầu không có thể chứng minh trên phương diện thuần lý được. Những phương trình này được mệnh danh là những phương trình thực nghiệm (empirical formulas) - thay vì phương trình thuần lý (rational formulas) - dựa theo phần hiểu biết qua cảm xúc. Các phương trình thực nghiệm này đã được xác nhận là “hữu lý, hữu tình” trên phương diện phần thuần lý (rational, logical) cuả trí tuệ con người phân tích những hiện tượng thiên nhiên.
Nhiều hiện tượng tâm linh (như Gọi Hồn,Tìm Mồ Mả …), trên phương diện “thuần lý”, nghe ra có vẻ “phản khoa học” và khó mà giải thích được. Người viết cho rằng nền khoa học hiện đại còn thiếu sót nhiều hiểu biết, nhiều “quy luật” liên quan tới phần trí óc, linh hồn, thế giới tâm linh cho nên chúng ta đang “sờ chân con voi” để mà “đoán quẻ”, có khi còn phản bác nữa. Hy vọng rằng chẳng bao lâu nữa, nhân loại sẽ tiến xa trong lĩnh vực siêu hình này để chúng ta có thể giải thích hay chứng minh được những hiện tượng tâm linh cho “hợp lý, hợp tình” dựa theo nền tảng khoa học mới mẻ này.
Khoa Tâm- Lý- Học đã cải tiến quan niệm về danh từ “Thông Minh” của con ngưòi. Thoạt đầu, Thông Minh chỉ được “nhìn” hay “hiểu” qua phương diện “đầu óc / trí khôn” (mind) rồi sau đó “Thông Minh” được bổ túc thêm trên phương diện “cảm xúc” (emotion) và gần đây, “Thông Minh” con người còn được nhìn nhận qua phần “Tâm Linh/ Luật Trời” (spirituality) nữa. Tôi muốn nói đến phần: Thông Minh về Trí Óc thiên về lý luận (Intelligence Quotient – IQ), Thông Minh về Cảm Xúc (Emotional Intelligence – EQ) và Thông Minh về Tâm Linh (Spiritual Intelligence – SP) mà tôi đã đề cập đến trong bài viết “Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài”:
Nhân loại đã chứng kiến nhiều hiện tượng bí hiểm (mystic), thần kỳ (miraculous)…nghe ra rất là “phản khoa học”. Nhiều người không tin vào những hiện tượng này và cho rằng đó là phần “mê tín dị đoan” trong khi đó những hiện tượng lạ lùng, khó hiểu này vẫn tiếp tục xẩy ra cho nhiều người khác nhau khiến cho một số nhà khảo cứu (researchers) trong bộ môn Tâm Lý Học bắt đầu để ý tới và họ đã học hỏi và nghiên cứu thêm. Vì những hiện tượng lạ lùng này “chẳng giống ai” trong lĩnh vực “Tâm-Lý-Học” nên bộ môn Cận-Tâm-Lý-Học (CTLH, Parapsychology) được ra đời vào thập niên 30. Thuở ban đầu, CTLH bị nhiều người không tin tưởng (nhất là các khoa học gia trong ngành Vật Lý thiên về thuần lý/pure logics) cho lắm, một phần cũng là vì nó liên quan tới phần bói toán, ngồi đồng, phù thủy… có tính cách dị đoan và làm tiền thiên hạ.
Tuy nhiên bộ môn CTLH, song song với TLH cùng với một số tôn giáo khác nhau, đã làm sáng tỏ một số vấn đề về linh hồn, chết đi về đâu, giác quan thứ sáu, tái sinh, luân hồi, thần thức …Theo GS Robert Schoch (1), trong thập niên 60, cơ quan tình báo CIA đã thúc dục chính phủ Hoa Kỳ chạy đua với Liên Sô về những nghiên cứu và áp dụng khoa Cận Tâm-Lý- Học  và từ đó, nhiều khoa học gia đã bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về tâm linh và  ngoại cảm (soul, spirit/spirits, psyche, psi, extra sensory perception hay ESP…).
Theo quan niệm đương thời của khoa học, phần Tâm Trí/ Đầu Óc (consciousness) của con người xuất phát từ những chức năng (functioning) của phần vật thể hữu hình (material) của con người: óc (brain), thân thể (“thân tứ đại” theo quan niệm Phật Gíáo, body) và hệ thống thần kinh (nervous systems) mệnh danh là phần Óc-Thân-Hệ Thống Thần Kinh (tiếng Anh viết tắt là BBNS).
Tâm Trí (Mind) của con người, mặc dù không ở thể rắn/cứng (solid) như những phần khác của cơ thể, nhưng nó được tạo ra bởi chức năng điện-hoá (electrochemical functioning) của BBNS và phần Tâm Trí/ Đầu Óc/ Thức vô hình (Consciousness) này.
Khi phần “thân xác” (body) “chết” (không tồn tại nữa), phần BBNS cũng bị hủy diệt và phần Tâm Trí/ Đầu Óc/ Thức (Consciousness) cũng không còn tồn tại nữa. Tuy nhiên, dựa theo những khảo cứu về những hiện tượng CTLH trong nhiều quốc gia với các nền văn hóa khác nhau (Tây Phương cũng như Đông Phương), phần Tâm Trí Vô Hình (Mind) của con người còn có thêm phần siêu hình không thật sự hoàn toàn giống như phần BBNS của thân xác. Có nghĩa là trong phần Tâm Trí Vô Hình này còn có sự hiện hữu của phần “Linh Trí /Vong Hồn” (spirit) nữa.
Phần “Linh Trí/ Vong Hồn” này không phụ thuộc vào chiều Không Gian (3 chiều: dài, rộng, ngang; theo Toán Học được mệnh danh là các chiều x, y, z) và chiều Thời Gian (t), vì vậy mà phần “LinhTrí Vô Hình/ Vong Hồn” sẽ vẫn còn tồn tại, sau khi cái “thân tứ đại” đã biến mất trong không gian và thời gian (4 chiều/ dimensions: x,y,z,t ).
Theo nhà văn Rich Anders (2), trong mỗi con người, có hai loại Năng Lượng (Energy):
1.      Năng lượng của vật thể (NLVT, Energy of matter)
2.      Năng lượng đằng sau vật thể (NLĐSVT, Energy behind matter) mà tôn giáo mệnh danh là Năng Lượng Cõi Không (NLCK, Quantum Vacuum) hay Năng Lượng Tâm Linh (NLTL, Spiritual Energy).
NLVT xoay vòng từng giai đoạn khác nhau giữa trạng thái năng lượng và vật thể.
NLĐSVT/ NLTL rất khác với NLVT; nó hoàn toàn hiện hữu trong trạng thái năng lượng, và nó không phải lệ thuộc vào chiều (dimensions) không gian và thời gian.
Trong phạm vi năng lượng thuần túy này, NLTL có thể điều khiển được phần NLVT và hai phần Năng Lượng này có thể quyết định những gì sẽ xẩy ra trong trạng thái vật thể (matter phases) giống như phần phần mềm (nhu liệu, softwares) điều khiển phần cứng (hard ware) của máy điện toán vậy. (2A) 
Ðể làm sáng tỏ khái niệm về danh từ “Năng Lượng”, xin lấy một thí dụ cụ thể: ta đang đói và mệt mỏi ngồi trong phòng khách. Một ý tưởng lóe ra trong đầu: ra tủ lạnh lấy đồ ăn, thức uống mà ăn uống cho đỡ đói. Phần “Ý nghĩ” (NLÐSVT) này ra lệnh cho phần “thân thể” (NLVT) để mà cái thân xác ta đi tới mở tủ lạnh lấy thức ăn, đồ uống rồi ta ngồi xuống ăn uống. Ăn xong, ngồi nghỉ một lát, ta thấy khỏe khoắn: không còn đói nữa và thân thể thấy bớt mệt. Tại sao vậy? Xin thưa: là vì cơ thể đã được bồi dưỡng thêm sinh lực (năng lượng, energy) từ đồ ăn, thức uống (physical matter). Ðồ ăn, thức uống đã được đổi dạng từ thể rắn/cứng (solid matter) sang thể năng lượng vô hình trong 4 chiều (x,y,z,t) của Cõi Trần.
Phần năng lượng tâm linh (NLTL, Spiritual Energy/Quantum Vacuum) trong con người lúc sinh thời luôn luôn ở trong trạng thái “sẵn sàng làm việc” và nếu không có sự chỉ huy của phần năng lượng tâm linh này, thân thể con người tự nó chẳng biết quyết định hay làm được gì hết. Từ đó, chúng ta có thể hợp lý, hợp tình mà cho rằng phần năng lượng tâm linh là cái “cốt lõi siêu hình/ vong linh”(spirit) của con người.
Giáo sư Triết Học Stephen Schiffer (3) cho rằng sự khác biệt giữa phần óc bên trái (phần “Thức”, Conscious) và phần óc bên phải (phần “Vô Thức”, Unconscious) được tạo ra giống như một cái máy điện toán sinh vật học vậy (biological computer).
Chúng ta có thể so sánh phần “Thức” của khối óc tương đương với phần “máy” (processor) và phần “trí nhớ” (memory) của máy điện toán; trong khi đó phần “Vô Thức” của khối óc tương đương với phần “cứng” (hard drive) / phần “chứa” (storage) của máy điện toán. (3A)
Như vậy, mỗi con người có 2 phần khác nhau trong trí óc (mind): Thức Vô Thức. Hai phần này sẽ tạo ra phần nhân cách (personality) của con người. Khi đứa trẻ mới sinh ra, đầu óc đứa bé hoàn toàn trong trắng (blank); dần dà khi nó khôn lớn, phần “Thức” và “Vô Thức” sẽ phát triển và tạo dựng ra năng khiếu con người (skills).
Phần “Vô Thức (unsconscious) của Trí Óc (mind) là phần “Vong Hồn /Vong Linh” (spirit) của con người và phần này chứa đựng tất cả những “di sản” (xấu và tốt, data) tích tụ từ các tiền kiếp (previous lifetime). Những“tài sản/ di sản” này gồm có những năng lượng tâm linh (spiritual energies) còn được mệnh danh là năng lượng cõi không (quantum vacuum) như tôi đã đề cập đến.
Mỗi lần phần não bộ “Thức” (não bộ bên trái) suy nghĩ  hay dự tính một điều gì, phần não bộ “Vô Thức” (não bộ bên phải) đi kiếm dữ kiện (information) được chứa trong kho tàng Năng Lượng Tâm Linh và gửi ngay sang phần não bộ “Thức” bằng những cảm giác (feelings) và những hình ảnh (images). Câu trả lời được gửi đi ngay tức thì vì không có yếu tố thời gian (no time dimension) trong cảnh giới tâm linh (spiritual realm time dimension). Não bộ bên trái (phần “Thức”) có thể ví như là “Bộ Chỉ Huy” vậy.
Dựa theo quan niệm trên, trong khoa Cận Tâm-Lý-Học, chúng ta có thể định nghĩa “linh hồn”, “vong linh” và “ma” một cách giản dị như sau:
-         Linh hồn (soul) là phần “hồn” của người đang còn sống, gồm có phần “Thức” và phần “Vô Thức”.
-         Vong linh/Vong hồn (spirit): Khi con người qua đời, phần “Thức” của thân xác  bị hủy diệt nhưng phần “Vô Thức” vẫn còn tồn tại trong Thế Giới Bên Kia / Cõi Vô Hình/ Thế Giới Cõi Âm/ Âm Phần.
Phần “Vô Thức” này là “Vong Linh/Vong hồn” (spirit) của người quá cố.
-         Gọi Hồn/ Cầu Hồn/ Áp Vong/ Lên Ðồng (Mediumship, Channeling, Trance): Các nhà ngoại cảm (mediums, channelers) có khả năng ngoại cảm (Extra Sensory Perception, ESP) để “đón mời và đón nhận” vong linh của người quá cố về đối thoại (communicate) với người trần gian (sitter) đang muốn giao tiếp với “người” Cõi Âm (spirit).
-         Ma (Ghost): Thường thì các vong linh tồn tại trong thể khí (ether) nhưng khi vong linh có thể hiện hình (apparition) từ thể khí, người trần có thể nhìn thấy được mờ mờ, ảo ảo. Nhiều nhà ngoại cảm có khả năng đặc biệt nhìn thấy vong linh (clairvoyance), nghe được tiếng nói (clairaudience), cảm nhận được những xúc cảm (clairsentience) của vong linh trong Cõi Vô Hình.
Tài liệu tham khảo:
(1) TS Robert Schoch, Giáo sư về Ðịa Chất Học tại Boston University, Hoa Kỳ. Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều cuốn sách và các bài nghiên cứu về kim tự tháp, các nền văn minh cổ. Cuốn sách “The Parapsychology Revolution” của ông đã được nhiều người biết tới.
(2) Nhà văn Rich Anders sinh quán tại Áo Quốc. Ông theo học tại Rollins College, Florida, Hoa Kỳ và University of Viennạ, Áo quốc. Ông chuyên môn viết các đề tài thiên về thế giới hữu hình (physical world) và thế giới tâm linh (spiritual world). Ông là tác giả của những cuốn sách sau đây: The end of the world – Then what? ; God’s Ultimate Task; Kennedy Saga; Terror from Heaven.
(3) Tiến Sĩ Stephen Schiffer, Giáo Sư Triết Học tại New York University. Ông thường hay viết về Triết học của Ngôn ngữ, Triết học của Trí óc, Vật Lý Siêu Hình (Metaphysics)
Đàm Trung Phán
Giáo Sư Công Chánh hồi hưu
May 12, 2011
Mississauga, Canada
Xin đón đọc
Phần 2: Khả năng mầu nhiệm của Tâm Trí (Psi capacities)

 QUAN NIỆM TÂY PHƯƠNG VỀ TÂM LINH TRONG KHOA CẬN-TÂM-LÝ-HỌC (PARAPSYCHOLOGY)
(phần II )
                                                                                    Kiều rằng:“Những đấng tài hoa,
                                                                     Thác là thể phách, còn là tinh anh.“

GS.Đàm Trung Phán




PHẦN 2:
KHẢ NĂNG ĐẶC BIỆT CỦA TÂM TRÍ (PSI CAPACITIES)
Tuy rằng tôi đã đọc được nhiều câu chuyện Phật Giáo liên quan tới linh hồn, vong linh, ma, quỷ, tái sinh, luân hồi…nhưng tôi chưa thực sự tin vào những hiện tượng này được. Có lẽ một phần vì trong cuộc đời tôi đã gặp nhiều cảnh “trông vậy mà không phải vậy”. Có lẽ một phần cũng vì tôi được đào tạo trong môi trường khoa học kỹ thuật: tôi chỉ tin được những gì tôi có thể tự kiểm chứng được mà thôi. Thú thực là trước khi gọi hồn tại Hà Nội vào cuối tháng 12 năm 2005, tôi vẫn “bán tín, bán nghi”. Vợ chồng tôi đi gọi hồn và tôi tham dự cũng là do phần hiếu kỳ: tôi muốn được mắt thấy tai nghe cách cúng vái, cuộc đối thoại giữa Cô Đồng (medium) được vong linh (spirit) của cõi Âm (âm phần) “nhập vào” rồi nói chuyện trực tiếp với chúng tôi (sitters).
Tôi tự quay video tất cả những đoạn “hồn về” với vẻ mặt và dáng điệu của Cô Đồng, nhất là những lúc “người Âm” nói chuyện với “người Dương” qua Cô Đồng. Rất may mắn là tôi đã thu âm khá rõ ràng những đoạn Cô Đồng nói chuyện với 6 người trong nhóm chúng tôi đang có mặt lúc đó. Trong số 22 người cõi Âm “về”, vẻ mặt và phần di động hai tay của Cô Đồng đều thay đổi theo từng vong linh một. Tôi đoán rằng, khi vong linh/ vong hồn (spirit) của người cõi Âm nhập vào Cô Đồng, phần “personality” (nhân cách) của vong linh đó đã ít nhiều thể hiện qua nét mặt Cô Đồng và qua những động tác hai tay của Cô Đồng.
Khi mẹ tôi và bà tổ cô của tôi “về”, vẻ mặt Cô Đồng rất bình thản, Cô Đồng ngồi an nhiên tự tại; có lẽ là vì hai vị này đã lìa trần lâu rồi (mẹ tôi mất năm 1955, lúc sinh thời mẹ tôi thường an nhiên và sẽ sàng. Bà tổ cô của tôi mất đã khoảng 100 năm) và đã tu lên được nhiều cấp cao? Khi anh tôi “về” (anh mất năm 1945 khi mới 6 tuổi), vẻ mặt Cô Đồng rất láu lỉnh nhất là khi Cô Đồng cười và những câu hỏi có tính cách trẻ con. Khi thân phụ tôi “về”, vẻ mặt Cô Đồng rất ưu tư, giống như khi cụ đang sống với tôi tại Canada trong thời kỳ 1975-1978. Thời buổi này, cụ đau buồn nhiều, nhất là mỗi khi nhớ tới gia đình của chị gái tôi và gia đình của anh trai tôi còn mắc kẹt tại Việt Nam. Khi vong hồn cụ nhắc tới hai con đứa trai tôi qua lời Cô Đồng, tôi cảm nhận được sự trìu mến của ông nội đối với hai đứa cháu trai của cụ.
Bốn vị trong cõi Âm này đã hỏi tôi nhiều điều rất riêng tư, ăn khớp với sắc mặt của Cô Đồng. Cô Đồng không thể nào đóng kịch được vì cô ta không thể biết những câu chuyện riêng tư của chúng tôi. Mà cho dù Cô Đồng có thể  “phịa” được một vài câu chuyện hay đọc được những điều trong tâm thức của tôi, Cô Đồng cũng “không đủ bản lĩnh” để mà “đóng kịch” qua nét mặt và những cái vung tay, xoa mặt, gãi đầu được.
Từ đó, tôi suy đoán ra rằng vong linh/vong hồn của người quá vãng đã nhập vào đầu óc của Cô Đồng để “ăn khớp” (synchronize) với vẻ mặt và điệu bộ tay chân (Cô Đồng ngồi xếp vòng tròn). Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi nghĩ ra giả thuyết này: Vong linh (hay Âm linh, vong hồn, spirit) của người cõi Âm có thể ví như là phần Mềm (software) của máy điện toán đã nhập vào thân xác của Cô Đồng (được ví như “phần cứng” của PC, vì cô ta có khả năng “mời mọc” vong linh đó). Có lẽ nhờ những khả năng thiên phú (thân xác và linh hồn; body, soul) của Cô Đồng hoạt động trong một khoảng tần số (frequency range) gần giống với khoảng tần số của phía Âm cho nên phần Mềm đã làm cho phần Cứng của máy điện toán chạy được. Nhờ vậy mà vong hồn (spirit) người Cõi Âm mới “về Cõi Trần” nói chuyện với người trần (sitter) qua thân xác Cô Đồng/ nhà ngoại cảm (medium) được.
Tôi cảm thấy vui thú khi đọc quan niệm của giáo sư Stephen Schiffer khi ông ví von về phần óc bên trái (phần “thức”) và phần óc bên phải (phần “vô thức”) giống như hai bộ phận phần Mềm (nhu liệu, software) và phần Cứng (hardware) làm máy điện toán chạy và làm việc như ý muốn của người viết “software” vậy. Ðiều này tôi đã trình bầy trong Phần 1.
Gần đây hai danh từ “ngoại cảm” (extra sensory perception, ESP) và “nhà ngoại cảm” (medium) thường hay được nhắc đến trong khoa Cận-Tâm-Lý-Học. Như vậy khoa Cận-Tâm-Lý-Học là gì và nó bao quát ra sao?
Cận-Tâm-Lý-Học là một bộ môn khảo sát về những sự việc bất bình thường (unusual/paranormal events) xẩy ra trong đời sống người cõi Dương (human experience).
Những diễn biến này liên quan tới khả năng tâm linh (psychic abilities), kinh nghiệm cận tử (do người chết đi, sống lại kể lại những kinh nghiệm khi đi vào “thế giới bên kia”, near-death experiences), xuất hồn (out-of-body experience), ma hiện hình (crisis apparition), tái sinh (reincarnation), trở về tiền kiếp qua thôi miên (regression memories), hồn ma (ghosts), đời sống sau khi chết (life afterdeath, hereafter).
Vì bộ môn Cận-Tâm-Lý-Học rất bao quát - liên quan tới Triết học, Toán học, Vật Lý học, Tâm Lý học, Sinh Vật học,… cho nên người viết xin mạn phép trình bầy nội dung của CTLH qua 3 khía cạnh chính dưới đây liên quan tới:
1.0              Khả năng tâm linh của con người (PSI capacities)
2.0              Vong hồn và kiếp sau (spirits, survival)
3.0              Những tiết mục khác (miscellaneous)
Mỗi đề mục trên lại có những chi tiết khác nhau. Trong phần viết sau đây, xin mạn phép để người viết trình bầy các danh từ tiếng Anh trước và phần tiếng Việt ở đằng sau để quý vị dễ phần tham khảo. Người viết đã gặp nhiều khó khăn trong phần tìm kiếm các danh từ chuyên môn trong Việt Ngữ tương đương với các danh từ Anh Ngữ trong ngành Cận-Tâm-Lý-Học.
1.0              KHẢ NĂNG TÂM TRÍ/TÂM LINH CON NGƯỜI (PSI capacities)
Khả năng Tâm Trí/Tâm Linh con người liên qua mật thiết tới phần Ngoại Cảm (extra sensory perception, ESP) và Thần Lực (Psychokinesis) mà tôi sẽ mô tả dưới đây:
1.1              Extra sensory perception (ESP, Ngoại Cảm, Giác Quan Thứ Sáu)
Con người ngoài 5 giác quan chính (nhìn, nghe, ngửi, sờ mó, nếm) còn có thêm giác quan thứ sáu được mệnh danh là giác quan ngoại cảm (extra sensory perception, ESP). Giác quan này được cảm nhận qua phần Trí Óc (mind). Ai cũng có phần ESP này, chỉ khác nhau là nó mạnh hay yếu mà thôi.
Nhờ khả năng ngoại cảm (ESP) này mà con người có thể có:
- Khả năng thần giao cách cảm (telepathy),
- Khả năng nhìn thấy trong đầu óc những sự việc ở xa và bị cách trở (tiếng Anh là clairvoyance),
- Khả năng mơ ngủ thấy trước những diễn biến trong tương lai (precognition).
1.1.1         Telepathy (Thần Giao Cách Cảm)
Đây là cách thông tin trực tiếp từ trí óc người gửi thông điệp tới trí óc người nhận thông điệp đó mà chẳng cần đến thư từ, điện thoại, internet….
Chính bản thân người viết cũng đã có kinh nghiệm về Thần Giao Cách Cảm (TGCC, Telepathy) như sau.
Năm 1977, trong một đêm khuya khi đang ngủ, tôi “nhìn” thấy chị dâu của tôi (vợ của anh cả chúng tôi) ăn mặc áo đại tang. Trong giấc mơ, tôi có cảm giác như đó là một bóng ma đang đi tới chỗ tôi đang nằm ngủ. “Bóng ma” nói với tôi:
- Chú há miệng ra để tôi cho chú ngậm thứ này!
Tôi sợ toát mồ hôi và bỗng đâu, tôi thấy mẹ tôi hiện ra, đứng ngay bên cạnh tôi và nói với “bóng ma”:
-Tôi xin chị ngưng ngay việc này. Em nó sợ quá rồi!
Tôi giật mình thức giấc và cả đêm hôm đó, tôi không tài nào ngủ tiếp được nữa. Vài hôm sau, tôi nhận được thư của anh chị tôi gửi từ bên trại Songkhla, Thái Lan báo tin cho tôi biết là đứa con trai thứ hai của anh chị (cháu trai của tôi) đã bị chết đuối trong một chuyến vượt biên. Gia đình anh chị tôi đang mong ngóng được đi định cư tại Bắc Mỹ và muốn nhờ vợ chồng chúng tôi bảo lãnh. Hóa ra gia đình anh chị cả của chúng tôi đang để tang cháu trai của tôi!
Năm 2004, khoảng sau 7 giờ tối một hôm Thứ Sáu, vợ chồng chúng tôi lái xe vào một cái “shopping plaza”. Vợ tôi (BN) vào một hiệu giầy để thăm hỏi cặp vợ chồng bạn đang bán giầy và tôi đi vào hiệu bán “computer” ngay bên cạnh. Tôi sẽ sang hiệu giầy để đón BN sau khi đã lấy “computer” mà tôi đã đặt mua từ buổi sáng hôm đó. Chẳng may khi vào bên trong hiệu bán PC, tôi “gặp nạn”: kẻ cướp đang ăn cướp tiền bạc và các máy “laptop”. Chúng trói tay, trói chân tôi và bịt miệng tôi bằng băng keo dán ống nước. Tôi là nhân vật thứ 6 bị chúng trói và bịt miệng. Khi sự việc mới xẩy ra, tôi cứ ngỡ rằng mình đang coi TV thấy anh chàng Ninja đang trói người (mà người đó lại là chính tôi!) Sau khi chúng đã bắt tôi nằm trên sàn của nhà vệ sinh, tôi mới “tỉnh ngủ” và cảm thấy rất lo âu, sợ hãi: nếu BN đợi lâu mà không thấy tôi đến đón, BN sẽ “lò dò” vào hiệu PC kiếm tôi. Dĩ nhiên là kẻ cướp sẽ trói tay vợ tôi cũng như chúng đã trói chúng tôi vậy. Khi trói tay BN, kẻ cướp sẽ thấy ngay cái nhẫn kim cương của nàng và chúng sẽ ăn cướp ngay cái nhẫn đắt tiền đó. BN sẽ to tiếng, phản kháng và đây là điều mà tôi lo sợ nhất. Kẻ cướp sẽ bạo hành với BN vì chúng đang ở trong thế “panick” (vội vã, lo sợ cảnh sát đến bất ngờ, tôi đã nghe chúng thúc dục nhau vơ vét cho nhanh trước khi cảnh sát ập tới). Nếu có điều gì xẩy ra cho BN, tôi sẽ “nhẩy vào vòng chiến” tuy rằng cả hai tay lẫn hai chân đều bị trói. Hai vợ chồng chúng tôi sẽ là nạn nhân trước tiên và có thể cả bọn chúng tôi còn lâm nạn nữa. Nghĩ vậy, tôi bèn thở ra hít vào vài phút (một lối “thiền” nhanh chóng) rồi nhắm mắt và nói trong đầu: “BN, anh đang bị bọn cướp trói chân tay trong hiệu bán “computer”. Em không nên sang kiếm anh làm gì, nguy hiểm lắm, cứ ở lại hiệu bên đó đi”. Tôi tiếp tục gửi tín hiệu này rất nhiều lần.
Rất may mắn là BN không hề xuất hiện trong hiệu bán PC. Sau này, vợ tôi cho biết là đã 3 lần nàng định sang kiếm tôi nhưng cả 3 lần đó, đứa con gái 4 tuổi (con của bạn chúng tôi) đều không cho bác đi vì “bác phải ở lại chơi với con”. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn thắc mắc về điều này. Lý do: Có phải là “telepathy” đã giúp chúng tôi không? Phải chăng là mẹ tôi đã “nghe” thấy lời cầu cứu (SOS) của tôi rồi bầy ra cái kế cho bé gái níu kéo BN ở lại chơi với nó? Tôi chỉ biết cám ơn Trời Phật, Thượng Đế  đã giúp vợ chồng chúng tôi và 5 người bạn “đồng sàn (nhà)” thoát nạn, không ai bị thương tích gì. Và tôi bắt đầu thực sự để ý tới Thế Giới Tâm Linh từ sau vụ này.
1.1.2        Clairvoyance (nhìn thấy từ xa qua trí óc)
Nhờ năng khiếu này (từ giác quan thứ 6) mà con người có thể “nhìn thấy trong trí óc” những sự việc ở nơi xa, bị dấu kín và quá tầm nhìn của con mắt người đời.
Trong thập niên 60, khi tôi còn đang đi học tại Sydney, Úc Ðại Lợi, tôi đã đọc báo thấy một trường hợp đặc biệt. Cảnh sát Úc không tìm ra thi thể của nạn nhân trong một vụ án mạng. May nhờ có một “clairvoyant” sau khi nhìn và sờ mó vài vật dụng của nạn nhân đã cho cảnh sát biết xác của nạn nhân đã bị buộc vào tảng đá dưới nước tại một địa danh. Nhờ vậy mà cảnh sát đã tìm thấy xác của nạn nhân.
Ông Rich Anders (1) kể rằng bà Rosalinde Haller (một “clairvoyant” nổi tiếng của nước Đức) trong một cuộc phỏng vấn trên TV đã cho biết diễn biến và hậu qủa của trận bão tuyết ở miền Tây của nước Áo. Bà đã thấy thảm họa của các “avalanches” (tuyết lăn từ núi xuống thung lũng). Bà còn cho biết rằng thung lũng Paznaun sẽ bị nguy ngập và dân chúng vùng đó cần phải được di tản (evacuated) ngay lập tức. Dân chúng đã không di tản và trận “avalanche” đó đã giết hại 43 người.
Khoa Cận-Tâm-Lý-Học đã nghiên cứu nhiều về năng khiếu “clairvoyance” và danh từ “Clairvoyance” bây giờ đã được mệnh danh là “Remote Viewing” (Nhìn/Ngó thấy từ xa) trong khoa Cận-Tâm-Lý-Học.
1.1.3         Precognition (Mơ thấy trước)
Ai cũng có thể mơ thấy gì sẽ xẩy ra trong tương lai được, chẳng cần có năng khiếu gì hết. Chúng ta có thể mơ thấy một sự việc gì đó sắp sửa xẩy ra cho bạn bè, thân nhân hay cho chính bản thân mình. Bà vợ của tác giả Rich Anders (3) có một bà bạn tên là Heidi. Bà Heidi thường hay gọi điện thoại cho vợ chồng ông bà Rich Anders. Bà cho biết trong một giấc mơ, bà ta rất sợ hãi vì bà đã thấy một chiếc xe điện nghiến nát chân trái của một người đàn bà. Rồi bà tự nhiên nhận biết người đàn bà đó chính là mình (bà Heidi). Vài tuần sau, bà Heidi gọi điện thoại cho ông bà Anders từ nhà thương và bà Heidi cho hay bà đã bị xe cán và bị cưa chân trái đến tận đầu gối. Hóa ra, trong giấc mơ, bà Heidi đã thực sự nhìn thấy tai nạn của chính bà từ mấy hôm trước!
Một số thầy bói có thể “đoán quẻ” cho khách hàng qua lá trà (tea leaf), qua quả cầu thủy tinh (crystal ball)… vì họ có thể nhìn thấy các diễn biến trong tương lai của khách hàng. Tiếc rằng nhiều “thầy bói” thường hay “bói bịp” để moi tiền của thiên hạ, gây ảnh hưởng xấu cho bộ môn Cận-Tâm-Lý-Học.
1.2              Psychokinesis (Thần lực, sức mạnh phi thường của trí óc)
Có người có thể chú tâm nhìn vào một cái muỗng bằng kim loại và dùng thần lực của họ (psychokinesis hay telekinesis) để bẻ cong cái muỗng đó. Họ cũng có thể dùng Thần lực trong trí óc của họ để mà xê dịch cái muỗng đó từ chỗ này qua chỗ kia (2)
Thần lực cũng có thể làm tăng hay giảm nhiệt độ và Thần lực cũng có thể làm thay đổi các phản ứng hóa học nữa.
Có người cho rằng, thuở xưa khi người Ai Cập xây các kim tự tháp, một số các vị thần (gods) của người Ai Cập đã cùng chung sức dùng thần lực (spiritual energy trong dạng psychokinesis) để hoán chuyển những tảng đá nặng hàng ngàn ký lô thành những tảng đá nhẹ như bông gòn (weightless). Nhờ vậy mà các tảng đá nhẹ như bông gòn có thể trở nên lơ lửng (levitated) trong không gian rồi được di chuyển dễ dàng vào các vị trí của chúng trong các kim tự tháp. Sau đó các vị thần này đã chuyển đổi từ “thể bông gòn” sang thể nặng bình thường hàng ngàn cân của những tảng đá này.
Dĩ nhiên, đây chỉ là một giả thuyết mà thôi. Làm sao người Cõi Trần có thể tìm lại được những vị thần (gods) này để làm thí nghiệm và để mà chứng minh giả thuyết này? Tuy nhiên, đây cũng là một lối giải thích nghe ra cũng “vui tai” dựa theo khái niệm về “psychokinesis”!
1.2.1        Psychic Healing (Chữa bệnh bằng thần lực)
Chúa Jesus đã là một vị lang y tâm linh lỗi lạc (psychic healer). Tục truyền rằng Ngài chỉ cần sờ tay vào người đang bị bệnh cũng đủ để trị lành bệnh cho bệnh nhân. Ngài truyền năng lượng (sức lực siêu phàm) của Ngài đến người bệnh để trị những chứng bệnh nan y. Vì thần lực của người (realm of energies) không phụ thuộc vào yếu tố thời gian nên bệnh nhân có thể khỏi bệnh ngay tức thì.
Cầu nguyện cũng có sức mạnh để trị bệnh. Năng lượng thiêng liêng (spirit energies) của người cầu nguyện được truyền vào người đang bị bệnh và làm cho bệnh nhân được thêm năng lượng, thêm sức lực. Nhưng bệnh nhân cần phải nhận được đủ năng lượng, sức lực để mà lành bệnh. Vì vậy nếu một người bệnh mà được rất nhiều người cùng cầu nguyện, chúng ta chẳng ngạc nhiên khi thấy bệnh nhân được chữa lành bệnh. Những người ở thật xa nhưng cùng cầu nguyện cho bệnh nhân cũng hữu hiệu như những người ở gần bệnh nhân. Đây là một lối giải thích dựa theo ý niệm của “Psychokinesis hay Tele-Psycho-Kinesis”.
Tôi đã từng ngạc nhiên khi nhìn thấy rất nhiều chiếc nạng gỗ (wooden crutches) đã được bỏ lại tại nhà thờ St Joseph, vùng Montreal, Canada vì chủ nhân của chúng đã được lành bệnh và đi đứng mà không cần chống nạng nữa sau khi họ đã thành tâm đến nhà thờ đó cầu nguyện. Xin Quý Vị vào website dưới đây để biết thêm về phép lạ mầu nhiệm này, được giải thích theo phần Thần lực (Psychokinesis):
(The Miracle on Mount Royal: 100 Years of St. Joseph's Oratory)
1.2.2         Black magic/ Sorcery (Bùa Chú, Phù Thủy)
Psychokinesis cũng có phần không tốt của nó. Các phù thủy cũng có thể dùng thần lực để “ếm”, “bỏ bùa” nạn nhân. Mục đích là để hãm hại nạn nhân. Nạn nhân có thể bị đau đớn, bị giết, bị mất của, bị xui xẻo…
Nói tóm lại, tâm trí con người (PSI) ngoài phần thông minh và 5 giác quan còn có những khả năng đặc biệt mà tôi vừa nêu ra trong bài viết này.
Tài liệu tham khảo:
(1)   Rich Anders.
(2)   Robert Schoch.The parapsychology revolution, p8 
     3. Michael Thalbourne. Glossary of terms used in Parapsychology
     4. V. George Mathew Parapsychology - Holigrative Psychology Institute                       
        - Thirvananthapuran
Xin đón đọc
Phần 3: Vong Hồn và Thế Giới Bên Kia.
Đàm Trung Phán
Giáo Sư Công Chánh hồi hưu
May 17, 2011
Mississauga
                                




ĐÀM TRUNG PHÁN * TÁI SINH

 

Đàm Trung Phán MINH CHỨNG VỀ TÁI SINH, NỖI ĐAU TIỀN KIẾP QUA LỐI THÔI MIÊN CHỮA TRỊ CỦA CÁC BÁC SĨ TÂM THẦN, Bài 1: TRỞ VỀ DĨ VÃNG VÀ TIỀN KIẾP ĐỂ CHỮA BỆNH

Lời Dịch Giả
taisinh-1Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu quý vị phần phóng tác bằng tiếng Việt dựa theo bài viết bằng Anh Ngữ “Only Love is Real”. Tác giả bài viết này là Bác Sĩ Tâm Thần Brian Weiss. Ông tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa tại Đại Học Columbia và Bác Sĩ Tâm Thần tại Đại Học Yale, Hoa Kỳ. Ông trở thành Bác Sĩ Trưởng Khoa Tâm Thần của trung tâm Y Tế Mount Sinai, Miami, Florida, Hoa Kỳ.
Năm 1980 ông đã chữa trị những nỗi sợ hãi, đau đớn trong tâm thức (traumas) cho bệnh nhân Catherine bằng cách Thôi Miên Chữa Trị (pastlife regression and future regression). Trước đó ông không hề tin vào Thuyết Tái Sinh nhưng sau khi chẩn bệnh và trị bệnh cho Catherine, ông đã kiểm chứng được những gì mà Catherine đã mô tả trong lúc bị thôi miên bằng cách so sánh chúng với những tài liệu còn được lưu trữ bởi giới hữu trách (public records), ông bắt đầu tin. Ông cho rằng sau khi thân thể con người đã chết, phần vong linh/ vong hồn/ linh hồn của con người vẫn còn tồn tại. Ông đã chữa trị cho hơn 4000 bệnh nhân. Nhân vật “tôi” trong câu chuyện dưới đây là Bác Sĩ Brian Weiss.
Xin mời đọc:
Bài 1: TRỞ VỀ DĨ VÃNG VÀ TIỀN KIẾP ĐỂ CHỮA BỆNH
Từ lâu lắm rồi, tôi vẫn luôn luôn là Margaret. Trên thế gian này, chỉ có cơ thể con người mới trở nên già nua. Đời sống trong nhiều thế kỷ của chúng ta được coi như là một giây lát mà thôi. Sau hàng ngàn kiếp người đã sống và đã chết trên trần thế, bấy giờ chúng ta mới bắt đầu mở mắt nhìn đời.
                                                        Eugene O’Neill.
Trước khi tôi (Bác Sĩ Brian Weiss) chẩn và trị bệnh cho Catherine, tôi chưa biết rõ về phương pháp thôi miên đưa bệnh nhân trở về tiền kiếp để chữa bệnh cho họ. Khi tôi còn đang là một sinh viên Y Khoa tại Đại Học Yale, các đại học khác chưa hề chỉ dậy cho chúng tôi phương pháp này. Tôi phải tự học lấy.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên khi chỉ dẫn cho Catherine cách trở về trong tiền kiếp với hy vọng là tôi sẽ tìm ra những vết thương vẫn còn tiềm ẩn, nhức nhối trong tâm thức (trauma) cuả bệnh nhân tuy rằng chúng đã bị chôn vùi từ kiếp này qua kiếp khác. Tôi cho rằng đây là đầu mối của các triệu chứng của những mối lo âu, sợ hãi và đau đớn.
Catherine đã hoàn toàn đi vào trạng thái bị thôi miên bởi lối nói ru ngủ của tôi. Bà ta chỉ còn biết làm theo cách chỉ dẫn của tôi mà thôi.
Tuần trước, lần đầu tiên khi tôi thôi miên Catherine, bà nhớ được nhiều chi tiết về đời sống và những nỗi khổ đau thầm kín của bà ta.
Trong khi trị bệnh, nếu bệnh nhân nhớ lại được những chấn-thương-tinh-thần-trong-tâm-thức (traumas) thường hay quấy rầy họ, bệnh nhân bắt đầu thấy có kết quả khi được chữa trị. Tuy nhiên còn có nhiều triệu chứng khác của Catherine còn đau đớn hơn, vì vậy tôi phải truy kiếm những nguyên nhân trong thời thơ ấu của bà ta và nhất là trong những kiếp xa xưa khác. Hy vọng là bà ta cảm thấy khá hơn sau khi được chữa trị.
Tôi đưa Cathrine trở về tuổi thơ ấu khi cô nàng mới hai tuổi, nhưng cô bé Catherine chẳng nhớ được gì. Tôi nhấn mạnh và nói rành mạch với Catherine: “Hãy trở về thời kỳ mà triệu chứng bắt đầu”. Tôi hết sức ngạc nhiên khi Catherine nói: “Tôi thấy lối đi dẫn tới một tòa nhà lớn với nhiều cây cột, với cửa ngỏ ở phía đằng trước. Tôi đang mặc váy đầm trắng, đeo ví làm bằng vải thô. Tóc mầu bạch kim được búi lên.
Tên nàng là Aronda, nàng là một thiếu nữ đã sống bốn ngàn năm trước đây. Nàng đã chết bất thần trong một cơn lụt rất lớn. Cơn lụt này đã tàn phá hết cả cái làng của nàng. “Có những ngọn sóng rất to làm bật cả rễ cây. Chẳng còn chỗ nào để mà trốn chạy được nữa. Nước lạnh cóng, tôi phải cứu đứa con nhỏ của tôi, nhưng không thể nào cứu được nó. Tôi ôm nó thật chặt. Tôi bị nước cuốn chìm, tôi bị ngộp thở, tôi không còn thở được nữa, tôi không thể nuốt được nước mặn. Con tôi bị nước cuốn đi mất rồi.”
Catherine giật mình và bị khó thở trong lúc hãi hùng này của tiền kiếp. Thế rồi, cơ thể bà ta bình thường trở lại, hơi thở khá dài và đều đặn hơn.
“Tôi thấy mây trắng… Con tôi đã trở lại với tôi. Thấy mọi người trong làng và anh trai tôi.”
Catherine nằm yên. Phần đời đó đã chấm dứt. Tuy rằng cả Catherine và chính tôi chẳng có tin vào những kiếp người trong tiền kiếp, nhưng cả hai chúng tôi đã được chứng kiến cảnh vật của một thời xa xưa trong nhiều kiếp người khác nhau.
Sự sợ hãi bị bịt miệng, bị ngạt thở của Catherine hầu như đã bắt đầu biến đi rất thần tình sau lần chữa trị này. Tôi cho rằng con người không thể nào có thể tưởng tượng để tự chữa trị những triệu chứng đã nằm sâu trong tâm thức cuả mình được. Chỉ có phương pháp “Gột rửa tâm thức” (Cathartia memory) mới có thể chữa trị căn bệnh này mà thôi.
Tuần này qua tuần khác, Catherine còn nhớ thêm được nhiều điều khác về tiền kiếp của bà ta. Nhiều căn bệnh khác đã biến mất và bà đã khỏi bệnh mà chẳng cần uống thuốc. Cả hai chúng tôi đã khám phá ra cách chữa lành bệnh bằng phương pháp thôi miên bệnh nhân để trở về tiền kiếp của họ (regression therapy).
Thoạt đầu, tôi không hề tin vào thuyết Tiền Kiếp, vì bản chất của tôi là hoài nghi, vả lại tôi được đào tạo để trở thành một khoa học gia. Thế rồi phần hoài nghi của tôi đã bị phá hủy bởi hai lối khác nhau. Lối thứ nhất rất là nhanh chóng và đầy tình cảm, có thể tạm coi như là “mít ướt” vậy. Lối thứ hai rất từ từ và có phần suy nghĩ chín chắn.
Trong một lần chữa trị khác, Catherine nhớ lại lúc vừa mới qua đời trong một tiền kiếp xa xưa. Lúc đó đang có một bệnh dịch trong xứ sở của cô. Catherine vẫn còn ở trong trạng thái bị thôi miên, hồn đang đắm chìm trong ánh sáng tươi đẹp. Cô bắt đầu nói: “Người ta cho tôi biết có nhiều vị Thần lắm, và Thượng Đế đang có mặt ở trong ta”.
Catherine cho tôi biết những điều rất riêng tư về đời sống và cái chết của cha tôi (thân phụ của BS Brian Weiss) và đứa con sơ sinh của chúng tôi. Cha tôi và con trai của tôi đã qua đời từ lâu lắm rồi, ở rất xa miền Miami này. Catherine hiện đang làm việc trong một phòng thí nghiệm của Trung Tâm Mount Sinai, không hề biết gì về cha và con trai của tôi hết. Chẳng có ai kể cho Catherine biết gì về họ. Cũng chẳng có nơi nào để Catherine tìm hiểu về gia đình chúng tôi hết. Những chi tiết về cha tôi và con trai của tôi mà Catherine nói cho tôi biết, đúng không thể tưởng tượng được. Tôi cảm thấy bàng hoàng đến lạnh cả người khi nghe Cathrine kể cho tôi biết những chuyện rất riêng tư và bí mật trong gia đình chúng tôi.
Tôi hỏi Catherine: “Ai đang ở đây với bà? Ai cho bà biết những nguồn tin này?”
Catherine nhỏ nhẹ: “Các Bậc Thầy (Masters)”. Vong hồn (souls) của các Thầy nói cho tôi biết. Các vị này còn cho biết rằng tôi đã trải qua 86 kiếp sống trần gian, bằng da bằng thịt!
Sau đó Catherine nói cho tôi biết các Thầy là những vong hồn/vong linh tiến hóa không ngừng, họ không có hình thể bằng da bằng thịt (non-physical) và chính các Thầy đã nói chuyện với tôi qua lời nói của Catherine.
Nhờ những bậc Thầy này mà tôi đã có cái may mắn (cái “duyên” trong Phật giáo) để biết thêm rất nhiều về cha tôi và con tôi đang “sống” ở trong Cõi Vô Hình .
Catherine hiểu biết mù mờ về môn Vật Lý (Physics) và môn “Siêu Hình” (Metaphysics). Catherine không tài nào hiểu được những điều mà các Thầy muốn nói với tôi. Catherine không hề biết gì về các cõi Tâm Linh Đa Chiều (dimensional planes), cõi Tâm Linh Dao Động (vibrational levels). Ấy vậy mà trong lúc bị thôi miên, Catherine đã diễn tả rất rành mạch về những hiện tượng này. Lời nói, ý nghĩ và những tư tưởng triết học trong lúc này của Catherine hoàn toàn khác xa so với lúc bình thường của bà. Chưa bao giờ Catherine ăn nói rành mạch mà lại còn trữ tình như trong lúc đó.
Khi tôi nghe Catherine diễn tả những tư tưởng đầy triết lý của các Thầy, tôi cảm-nhận được sự khó khăn trong đầu óc và cổ họng của Catherine đang cố gắng giúp cho bà ta diễn tả được những ý nghĩ qua lời bà nói, mục đích chính là làm sao cho tôi có thể hiểu được những điều đó.
Trong hầu hết những lần chữa trị sau đó, Catherine lúc nào cũng nói cho biết những gì mà các Thầy muốn nói với tôi: những lời chỉ dậy về lúc sống và lúc chết, về Cõi Tâm Linh (spiritual dimensions) và nhất là ý nghĩa của cuộc sống trần gian. Dần dần tôi thấy mình sáng suốt hơn và thấu hiểu được nhiều hơn. Những hoài nghi ban đầu trong tôi không còn nữa.
Một lần tôi đã có ý nghĩ: “Catherine đã cho mình biết rất đúng về cha và con trai của mình, chắc là Catherine còn có thể biết rõ thế nào là tiền kiếp, tái sinh và sự trường tồn của linh hồn nữa?”
Tôi bèn hỏi Catherine .
Các bậc Thầy nói thêm về các tiền kiếp: “Chúng ta tự chọn lấy đến khi nào chúng ta trở về với thế giới hữu hình (bằng da bằng thịt trong Cõi Trần Gian) và khi nào chúng ta sẽ lìa trần. Chúng ta còn biết khi nào chúng ta đã hoàn tất những gì đã được giao phó cho sau khi chúng ta được gửi xuống cõi trần. Chúng ta biết khi nào chúng ta sẽ lìa trần và chính ông (Bác Sĩ Brian Weiss) sẽ chấp nhận cái chết. Lúc sắp chết, ông cũng cần phải biết rằng sẽ chẳng còn có ích lợi gì cho ông kéo dài cuộc sống ở thế gian này nữa. Ở Cõi Vô Hình (non-physical world), ông sẽ có thì giờ để phục hồi và bổ sung cho phần hồn, sau đó ông sẽ được phép để trở lại với thế giới hữu hình. Những linh hồn mà còn chần chừ, những ai (linh hồn) mà còn lưỡng lự chưa muốn trở lại Cõi Trần, họ sẽ mất cơ hội tốt để được tái sinh, cơ hội để họ có thể làm toại nguyện những điều mà họ mong muốn sau khi họ đã được tái sinh.
Sau khi tôi đã chữa trị xong cho Catherine, tôi đã thôi miên hơn 1000 bệnh nhân, đưa họ trở về các kiếp người khác nhau trong tiền kiếp của họ. Rất ít linh hồn có thể đạt tới cấp bậc như các bậc Thầy này được. Tuy nhiên tôi đã được chứng kiến những kết quả khả quan không lường được của những bệnh nhân này. Có nhiều bệnh nhân đã nhớ rõ tên của họ trong kiếp người vừa mới đây của họ và rồi họ còn tìm được những hồ sơ của người quá cố, minh định được tất cả các chi tiết như đã mô tả qua lối thôi miên. Còn có một vài bệnh nhân đã tìm được cả mồ mả của chính họ trong kiếp trước nữa.
Tôi còn được chứng kiến trong lúc đang thôi miên, vài bệnh nhân đã nói những ngoại ngữ mà họ chưa bao giờ biết đến, chưa bao giờ được dậy bảo trong kiếp này. Tôi cũng còn thấy vài đứa bé có khả năng bẩm sinh ăn nói những ngôn ngữ rất xa lạ nữa.
Tôi đã đọc nhiều bài khảo cứu về khoa học của những khoa học gia chuyên trị về thôi miên đưa bệnh nhân về tiền kiếp. Những điều họ mô tả cũng giống như những gì mà tôi đã được chứng kiến.
Khoa Thôi Miên trở về tiền kiếp rất hữu dụng để nhận biết và ngăn chặn những diễn biến có tính cách hủy hoại gây ra bởi ma túy, uống rượu quá độ và những xung đột trong lúc giao tiếp.
Nhiều bệnh nhân nhớ lại những thói xấu, những vết thương tinh thần trong tâm thức (traumas), nỗi đau bị ức hiếp không những đã xẩy ra trong các tiền kiếp mà còn đang xẩy ra trong kiếp hiện tại của họ nữa. Một bệnh nhân đã nhận diện được người chồng vũ phu trong kiếp trước của bà ta mà nay còn đang là người chồng vũ phu ngay trong kiếp này của bà!
Một cặp vợ chồng hay xung đột với nhau nay mới biết được chính họ đã từng sát phạt nhau trong 4 kiếp trước của họ. Đời sống của họ vẫn cứ như vậy chẳng hề thay đổi .
Khi những diễn biến cứ tiếp tục như vậy từ kiếp này sang kiếp khác và sau khi những nguyên nhân đã được nhận định rõ ràng, chúng tôi có thể trị bệnh dễ dàng cho bệnh nhân được. Bệnh nhân sẽ không còn phải sống khổ sở như xưa nữa.
Người chẩn-trị-bệnh và bệnh nhân không cần phải tin là có tiền kiếp hay không trước khi chẩn và trị bệnh. Nhưng nếu cả hai bên cùng tin vào việc chữa trị, họ sẽ chóng đạt được kết quả khả quan hơn.
Tôi đã chữa trị cho một nam bệnh nhân gốc Nam Mỹ. Ông đã nhớ lại được kiếp trước: ông hối hận đã làm việc với một nhóm làm bom nguyên tử thả xuống Hiroshima để kết liễu Đệ Nhị Thế Chiến. Kiếp này ông ta là một Bác sĩ quang tuyến đang dùng quang tuyến và các kỹ thuật tân kỳ trong nhà thương để trị bệnh thay vì để giết người. Ông ta là một người hiền hậu, giầu lòng bác ái. Đây là một thí dụ về linh hồn được thăng hoa, biến chuyển khả quan từ kiếp này sang kiếp khác. Quan trọng nhất là linh hồn cần phải biết học hỏi thay vì hành xử một cách độc đoán. Ông này đã học được từ bài học trong Đệ Nhị Thế Chiến, ông ta đang áp dụng kiến thức và phương cách chữa trị để giúp cho người đời trong kiếp hiện tại này. Lòng hối hận trong kiếp trước không là quá quan trọng. Điều quan trọng là mình cần phải học hỏi từ kiếp trước thay vì cứ trầm mình trong suy tư buồn bực và cả đời chỉ cảm thấy hối hận mà chẳng làm được gì.
Tài liệu của USA Today/CNN/Gallup Poll ngày 18/tháng 8/năm 1994 cho biết người Mỹ càng ngày càng tin hơn vào thuyết Tái Sinh (Reincarnation). Hoa Kỳ là một quốc gia coi như là “lạc hậu” nhất trong Thuyết Tái Sinh. Năm 1994, 27% người Mỹ ở tuổi trưởng thành (adults) tin vào thuyết Tái Sinh, so với 21% vào năm 1990.
Số người tin rằng tự họ có thể liên lạc được với Thế Giới Bên Kia (Cõi Vô Hình, thế giới của những người đã qua đời) tăng từ 18% năm 1990 đến 28% tháng 12 năm 1994; 90% tin là có Thiên Đàng và 79% tin là có sự Mầu Nhiệm.
Dường như văng vẳng đâu đây, tôi nghe thấy tiếng vỗ tay tán thưởng của nhiều vong linh trong Cõi Vô Hình.
Đàm Trung Phán
Viết theo “Only Love is Real” của Bác Sĩ Brian 

TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN * BIỂN ĐÔNG *

KIỀU DUY VĨNH * TUYỆT THỰC CỔNG TRỜI

 TUYỆT THỰC CỔNG TRỜI

In PDF.

Lời phi lộ
Hoàng Hải Thủy

Tháng Bẩy năm 1954, đất nước chia đôi, cả triệu người Việt Nam bỏ miền Bắc đi vào Nam. Năm ấy có một số người Việt ở miền Nam đi ra Bắc, số người này rất ít.

Về văn nghệ sĩ, năm 1954, tôi được biết Trung Sĩ Hoàng Giác, tác giả bản nhạc Ngày Về — Tung cánh chim tìm về tổ ấm.. Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm — Trung sĩ Nguyễn Minh Lang, tiểu thuyết gia, đang làm việc trong Phòng Năm Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn, hai ông bỏ Sài Gòn trở ra Hà Nội. Ở Hà Nội, tôi được biết có ba ông sĩ quan Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ở lại. Đó là các ông Đại Úy Hoàng Phụng Tỵ, nhà thơ, Đại Úy Hoàng Công Khanh, tác giả Kịch Thơ Bến Nước Ngũ Bồ, và Đại Úy Kiều Duy Vĩnh.

Ba ông Sĩ Quan tự nguyện ở lại Hà Nội ông nào cũng bị bọn Bắc Cộng bắt đi tù. Tù ba, bốn năm, không phải tù ba, bốn tháng. Bị tù nặng nhất là ông Đại Úy Kiều Duy Vĩnh, ông bị đưa lên Trại Tù Cổng Trời, ông tù ở đó đến 9 năm. Trại Tù Cổng Trời ở tỉnh Hà Giang, trên vùng biên giới phía Bắc. Cái tên Cổng Trời là tên do người tù đặt ra. 1000 người tù bị đưa lên Cổng Trời, 999 người bỏ xác ở đó.

Đại Úy Kiều Duy Vĩnh sống sót từ Trại Cổng Trời trở về. Hai mươi năm sau, ở Hà Nội, ông viết mấy trang Hồi ký về những ngày sống thê thảm của ông trong Trại Tù Cổng Trời . Tôi tìm được bài viết của ông trên WEB, xin trích mời quí vị cùng đọc:


    TUYỆT THỰC CỔNG TRỜI
    Người viết: KIỀU DUY VĨNH

    Tôi không theo đạo Thiên Chúa, và điều ấy có thể đã làm cho tôi sống được đến hôm nay, năm 1994. Vì những người Cộng Sản căm thù những người theo đạo Thiên Chúa nên tất cả mũi nhọn của nền chuyên chính đều chĩa vào những người con Chúa. Thứ nhất là các vị Giáo sĩ trong Giáo Hội, rồi đến các tu sĩ cả nam lẫn nữ. Trong ngục tù Cộng sản, tôi đã gặp hai bà Sơ bị bắt vào xà-lim, rồi đến các ông chánh trương, trùm trưởng, cả đến những người trong Hội Trống, Hội Kèn Nhà Thờ cũng bị bắt đi tù hàng loạt. Tôi thấy đa số họ hiền lành, ngơ ngơ nói năng chẳng ra sao. Không biết họ mắc tội gì mà bị hành hạ đến như vậy: Họ có mỗi một tội là tin vào Chúa Jê-Su. Thế thôi.

    Còn tôi, tôi thiếu đức tin đó, và điều đó đã cứu tôi sống. Nói thế không có nghĩa là tất cả mọi người Công giáo đi tù đều chết hết. Có nhiều người còn sống sau cuộc tù đày, những anh Thi, anh Thọ, chị Diệp, là những người trong vụ nổi loạn ở Ba Làng, Thanh Hóa năm 1954, còn Nguyên Công “Cửa” tức Nguyễn Công Môn, ngư dân vượt biển, còn Nguyễn Hữu Bổn, người thôn Vạn Lộc, Nam Lộc Nam Đàn…

    Tôi nghe kể khi đọc lệnh tha anh Thi, anh không chịu ra khỏi tù, họ phải lôi anh ra. Ngay cả giáo dân cũng kiên cường như vậy, thảo nào mà những người Cộng Sản xếp họ lên hàng đầu để tàn sát họ, tiêu diệt họ.

    Cho đến hôm nay, một ngày năm 1994, tôi vẫn mong mỏi gặp lại vài người còn sót lại trong số 72 người đầu tiên lên Nhà Tù Cổng Trời mà vẫn chưa gặp lại ai, ngoài 1 người Cộng Sản là anh Nguyễn Hữu Đang.

    Khi ở Khu A Trại Tù Cổng Trời chỉ còn thưa thớt người thì tù ở các trại dưới được dồn lên để lấp vào các chỗ trống, nên có sự sắp xếp lại. Tôi được chuyển sang Khu B dưới quyền quản giáo mới tên là Duật, người Nam Hà. Kỷ luật Khu B nhẹ hơn khu A, chế độ ăn uống có hơn đôi chút, tù Khu B được làm lao động nhẹ ở sân trại. Ba tháng được viết thư về cho gia đình một lần, được phép nhận thư . Tôi vừa chuyển sang khu B, chưa được viết thư về nhà thì đã nhận được thư của mẹ tôi gửi đến địa chỉ:

    Công trường 75A Hà Nội C65 HE.
Tuyệt Thực Trại Tù "Cổng Trời"
   Thư đến, mọi người đều ngạc nhiên, tôi là người ngạc nhiên nhất. Lúc đó nhà tôi ở Số 7 Phố Thi Sách đằng sau Chợ Hôm-Hà Nội. Tính từ ngày tôi bị đưa lên Trại Tù Cổng Trời đến lúc này đã được hơn 3 năm, tôi chưa được viết thư về nhà lần nào. Tại sao mẹ tôi lại biết được địa chỉ này mà viết thư cho tôi, tại sao mẹ tôi lại biết tôi đang ở Nhà Tù Cổng Trời, Hà Giang?

    Mãi đến khi được tha tù lần thứ nhất,1970, tôi về nhà gặp lại mẹ tôi, tôi mới biết. Thì ra sau khi tôi bị đưa lên Cổng Trời –1960 — gia đình tôi mất hết tin tức về tôi. Mẹ tôi lên trại tù cũ ở Bất Bạt, Sơn Tây để hỏi về tôi. Chánh giám thị trại là Thiếu tá Thanh trả lời mẹ tôi là tôi bị đưa đi đâu ông ta không biết!

    Về Hà Nội, mẹ tôi đến Bộ Công An ở Phố Trần Bình Trọng hỏi về anh con bị tù. Gác cửa không cho vào. Nhưng từ nhà tôi ở chợ Hôm ra Hồ Thiền Quang chưa đến 1 Km nên hầu như liên tục khi nào mẹ tôi đi đâu là mẹ tôi lại tạt vào Bộ Công An quấy rầy họ. Đến nỗi người thường trực cứ trông thấy mẹ tôi là tránh mặt không tiếp.

    Mẹ tôi cứ đến hỏi. Hỏi mãi. Riết rồi họ phải trả lời. Nhưng cũng mất hơn 3 năm họ mới cho mẹ tôi cái địa chỉ Trại Tù Cổng Trời: Công Trường 75A Hà Nội. Mẹ tôi lại hỏi tiếp: Thế cái Công trường này nó ở chỗ nào ở cái đất Hà Nội này? Họ bảo họ không biết. Mẹ tôi đời nào chịu. Và cuối cùng họ phải trả lời là tôi đang ở Nhà Tù Cổng Trời ở Hà Giang.

    Thế là mẹ tôi đi Hà Giang tìm Nhà Tù đang nhốt tôi. Đi với 2 bàn tay trắng: không có mảnh giấy phép đi tiếp tế cho tù. Quy định đi thăm tù phải có giấy giới thiệu của địa phương cấp, mà địa phương được lệnh không cấp giấy cho mẹ tôi vì thành phần gia đình tôi là địa chủ cường hào đại gian đại ác. Bố tôi bị bắn chết trong cải cách ruộng đất, còn tôi thì đi tù tội phản động nên gia đình tôi là đối tượng của cách mạng cần phải chuyên chính. Mặc, không có giấy giới thiệu, mẹ tôi vẫn cứ đi tìm thăm con. Nhưng lên đến Hà Giang, chưa qua được đèo Quyết Tiến thì mẹ tôi bị Công An đuổi theo, bắt quay về Hà Nội. Mẹ tôi đành viết thơ chọ tôi theo địa chỉ trên. Thế là tôi nhận được thư của mẹ tôi.

    Cũng có 1 phần do mẹ tôi không chịu mất dấu vết của tôi, làm phiền họ, quấy rầy họ, mà trên Bộ Công An chưa bật đèn xanh cho Ban Giám thị trại xóa tên tôi trong danh sách tù nhân ở Cổng Trời. Đã có lần họ cho người giả làm tù ở cùng trại với tôi về nhà tôi báo tin tôi đã chết. Nhưng mẹ tôi không tin. Mẹ tôi cứ làm tới, sấn tới, và điều đó phần nào đã cứu sống tôi.

    Vả lại ở trên Cổng Trời này, đối với các bậc như Cha Vinh, cha Quế, Tu sĩ Đỗ Bá Lang, Tu sĩ Nguyễn Trung Chính tức Nhẫn, tôi là hạng bét so với các đấng Tù ấy nên mũi nhọn của cuộc tàn sát không chĩa vào tôi. Ban giám thị trại đem so tôi với các bậc Thánh đó thấy tôi là một phần tử tốt. Này nhé: Tôi không có đạo, tôi không cầu kinh, không làm dấu thánh, không ăn chay Lễ Phục Sinh, không theo nghi Lễ Giáng Sinh. Như thế là tôi chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của Ban Giám thị quá rồi còn gì nữa.

    Còn với các đấng Tù kia. Nội qui trại tù cấm tù cầu kinh, các vị cứ cầu kinh, cấm làm dấu thánh trước  khi ăn, các vị cứ làm dấu thánh. Ngày Lễ Giáng Sinh các vị tự ý nghỉ, không chịu đi làm.

    Và, đáng kể nhất là việc tôi ở cùng buồng giam, tôi ăn cùng với các vị nhưng tôi không tuyệt thực cùng các vị khi có lệnh cấm làm dấu thánh trước khi ăn.

    Câu chuyện tuyệt thực của một số vị tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Trại Tù Cổng Trời xảy ra như sau:

    Một hôm, giám thị tập hợp các Tu sĩ Thiên Chúa Giáo, nói:

    - Đây là nhà tù, không phải là nhà thờ của các anh, nên cấm mọi hành vi tôn giáo và tịch thu mọi thứ: thánh giá, kinh bổn, tràng hạt. Cấm các anh đọc kinh, làm dấu trước khi ăn.

    Tịch thu thì được, còn cấm thì hơi khó, nếu không nói là không cấm được. Cấm cầu kinh các vị ấy cứ cầu, vì làm thế nào mà biết các vị đang cầu kinh? Ăn xong, ngồi, không nói chuyện, không đi lại, thế là các vị đang cầu kinh đấy. Chỉ có đêm đến, lệnh cấm ngồi là có hiệu lực, chứ ban ngày chả nhẽ lại cấm tù ngồi, cứ bắt tù nằm mãi sao!

    Không cấm được, Ban Giam Thị uất lắm! Sau vụ Tu sĩ Đỗ Bá Lang công khai chống lệnh, Chánh giám thị Nguyễn Quang Sáng tỏ ra quyết liệt hơn, cứng rắn hơn, dấn tới một bước nữa. Y tuyên bố:

    - Cấm triệt để làm dấu thánh trước khi ăn cơm. Anh nào làm dấu thánh sẽ bị tịch thu phần cơm.

    Y lý luận:

    - Ai cho các anh ăn? Ai cho các anh bát cơm? Chúng tôi cho các anh ăn chứ không có Chúa nào cho các anh ăn cả. Cấm cầu kinh, các anh vẫn lén lút cầu kinh.

    Y quyết định:

    - Vậy bây giờ trước khi ăn, tôi cấm các anh làm dấu. Các anh phải cảm ơn người cho các anh ăn. Đúng lắm, nhưng người cho các anh ăn là chúng tôi đây, muốn cám ơn các anh phải cám ơn chúng tôi. Không có con mẹ Maria, thằng Jê-su nào cho các anh ăn cả. Nghe rõ chưa?

    Nguyên văn như vậy, tôi xin lỗi các vị, tôi phải viết đúng, không dám xuyên tạc, bịa đặt, báng bổ gì.

    Và đến bữa ăn, cơm mang vào, Quản giáo vào buồng, đứng đó. Mọi lần thì cửa phòng giam mở, chúng tôi bê thùng cơm vào trong phòng, quản giáo đóng cửa, khóa lại, tù chia cơm ăn, không có cai tù canh trong bữa ăn. Nhưng hôm ấy, bê cơm vào, cửa vẫn mở, Quản Giáo đứng đó kiểm soát và nhắc lại lệnh cấm của Ban Giám Thị.

    - Không được làm dấu trước khi ăn!

    Tất cả, kể cả tôi, không ai bảo ai, không chia cơm ra ăn. Đứng mãi chán, Quản Giáo đóng cửa phòng giam lại, đi về.
    Đến chiều, tù nhà bếp đến lấy thùng cơm. Cơm canh vẫn nguyên. Buổi chiều, đích thân Chánh Giám Thị xuống xem bữa ăn chiều, mọi việc lại diễn ra đúng như buổi sáng. Không ai lấy cơm. Mặt Chánh Giám thị tái đi vì giận dữ. Nhưng người tù không ăn, làm thế nào bắt họ ăn?

    Không có khí thế hừng hực đấu tranh, không có hô khẩu hiệu, những người tù không chịu ăn chỉ lặng lẽ, ngồi im.
    Không thể dùng lưỡi lê và sức mạnh để nhét cơm vào mồm họ được. Họ không ăn, thế thôi. Không hò reo, không gõ bát, gõ đĩa, không ai diễn thuyết, kích động, yêu sách điều gì. Im lặng, ai ngồi chỗ ấy. Giám thị Sáng đứng đó, không một ai thèm nhìn ông. Giám thị Sáng đành phải đi ra..

    Đêm đến. Tôi đói không thể nào ngủ được. Đã một ngày trôi qua, và hai bữa không ăn. Suốt mười năm tù đầu tiên, tôi không bỏ một bữa cơm nào, ngoài hai bữa hôm ấy. Chỉ khi nào đến ngày giỗ người sinh ra tôi bị bắn chết, là tôi khai ốm và báo nhà bếp cho tôi ăn cháo, vì tôi nghĩ: “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết.”
Thiên nhiên miền đá nhìn từ Cổng Trời. Sáng sớm, trời lạnh buốt.
   Dạ dầy tôi là dạ dày thép, nó ngốn, nó nghiền tất cả mọi thứ mà những người cùng tù với tôi, dù cũng đói như tôi, không sao ăn nổi. Tôi ăn sắn sống, khoai sống, ngô sống, om on sống, cả cây ngô non tôi cũng ăn sống được, khoai hà chỉ có ngỗng đói mới ăn, tôi cũng ăn được, khoai sọ, rong, riềng tôi ăn cả vỏ, có lần đi làm tôi lẩn vào ruộng trồng đỗ Mèo, ních một bụng quả đỗ sống, chiều về say gần chết. Ra suối tắm, thấy quả vả mọc hoang tôi bứt ăn, cũng say gần chết. Chỉ gần chết thôi chứ chưa chết hẳn. Ngất ngư lảo đảo thôi. Sắn sống ăn vào là say, ngày nào tôi chả say sắn, mà theo cái đầu óc ngu dốt của tôi thì có lẽ vì tôi ăn sắn sống triền miên mà tôi còn sống đến hôm nay. Chả là rét, lạnh quá, tôi bị sưng phổi. Tôi ho khặc khặc, sốt, tôi không dám nói láo, cứ cúi xuống ngẩng lên là nghe trong phổi có tiếng óc ách. Ở Cổng Trời tù không phải khai ốm, vì có khai với ai được. Ốm mặc, không có thuốc men gì hết.

    Quản Giáo trực thấy tôi nằm mọp, hỏi làm sao? Hỏi để mà hỏi. Rồi thôi. Để đấy. Tôi cứ ăn sắn, say sắn. Và rồi tôi hết sưng phổi, tôi sống. Mãi đến khi tôi về Hà Nội, năm 1970 tôi đi khám ở Bệnh viện A để kiểm tra phổi. Sau khi chụp X quang, kết luận: dầy, dính màng phổi. Bác sĩ Kim hỏi tôi bị sưng phổi bao giờ và y viện nào chữa cho? Tôi trả lời là quên mất tôi bị sưng phổi năm nào nhưng nhớ là không có chữa ở bệnh viện nào cả. Bác sĩ Kim rất ngạc nhiên.

    Ở Cổng Trời, khu nọ cách biệt với khu kia bằng một hàng rào bao quanh khu. Cấm tù khu này liên lạc với tù khu kia nhưng khi trả thùng cơm canh, thì tù các khu đem đến một cái sân chung để tù nhà bếp đến lấy. Có lần Khu C tù được mua sắn cải thiện để ăn thêm. Tù Khu C ăn sắn, bị say sắn, chết mất 5 người. Sáng ra, quản giáo trực vào khu thấy tù chết vì say sắn nằm một đống, bèn ra lệnh tịch thu số sắn còn lại, cấm không cho ăn, sai tù đem ra tập trung ở chỗ trả thùng cơm. Hôm ấy đến lượt tôi bưng thùng cơm ra trả. Thấy sắn bỏ đó, tôi lấy ngay mấy cây sắn luộc rồi, dấu vào bụng, đem về buồng ăn.

    Các vị tu sĩ bảo tôi: Anh em bên ấy ăn sắn này chết mấy người, anh không sợ chết hay sao mà ăn? Tôi nói: Họ có nhiều họ ăn nhiều quá nên họ mới chết! Chứ tôi cứ củ một, củ một, ăn rồi uống nước, chờ cho tiêu bớt, lại ăn, chết thế nào được. Và tôi ăn. Ăn chầm chậm tùng củ một, thấy đắng quá, cứng lưỡi thì tạm ngừng. Có hơi say một chút nhưng chẳng sao cả. Và những chất độc làm người ăn bị say ở sắn đã làm tôi khỏi bệnh phổi, làm tôi no, và, có lẽ vì nhai dữ quá, hai bên quai hàm tôi to bạnh ra. Say sắn có khổ nhưng không khổ bằng đói: tôi chọn cái ít khổ hơn. Chuyện này là sự thật 100%, cứ ăn sắn nhiều là hai bên quai hàm to bạnh ra. Xin các nhà khoa học giải thích hộ cho. Kể lại với quý vị như thế, để quý vị biết tôi đói đến thế nào. Tôi đói lắm ấy! Được ăn 12kg cả gạo cả sắn một tháng, với sức tôi cao 1m76, nặng 78kg, 30 tuổi thì các vị chắc cũng hiểu tôi đói đến như thế nào.

    Nay trở về với chuyện tuyệt thực. Thế là qua một ngày và hai bữa không ăn. Tôi xin phép được nhắc lại, mười năm tù đầu tôi không nhịn ăn bữa nào ngoài hai bữa cơm tuyệt thực đó, và tất nhiên là tôi đói lắm. Ở trong Mein Kamp – Cuộc Chiến Đấu Của Tôi – Hitler viết: “Cái đói nó theo tôi như một cái bóng…” tôi xin thêm: “Nó hành hạ tôi khổ sở nữa.”
    Tối hôm đó, đã hơn chín giờ, tôi không thể nào ngủ được, cứ trở mình trằn trọc. Tu sĩ Chính tức Nhẫn ở xứ Trung Đồng, Thái Bình, nằm cạnh tôi, hỏi nhỏ:

    - Đói không ngủ được à?

    - Vâng, đói lắm không ngủ được.

    Cha nói:

    - Vậy thì ngày mai Vĩnh cứ ăn đi. Tôi sẽ chia cơm để Vĩnh ăn.

    Tôi, xin thưa rằng, phần xác tôi nặng, nặng lắm nhưng cơ thể tôi lúc đó thì rất nhẹ. Lúc đó tôi chỉ cân nặng 49kg. Tôi gầy đến “lõ đít” ra. Tôi xin phép được dùng tiếng “lõ đít”, vì đúng là tôi gầy đến như vậy. Những lúc ngồi xếp bằng, ngồi luyện yoga tôi nhìn xuống đùi, đầu gối ống chân đều trơ xương, khẳng khiu, khô khắc. Trước đó ít hôm ra khênh cơm vào buồng, anh bạn ở nhà bếp khiêng cơm đến nhìn thấy tôi, ra hiệu bằng cách lấy hai bàn tay vuốt vào hai má anh, chúm cái miệng lại ra cái điều là anh thấy tôi gầy quá, má hóp, mồm vêu. Tôi cũng biết vậy, tôi yếu lắm rồi, tay nắm không chặt, cầm vật gì nặng là hay rơi, hai bàn tay xoa vào nhau phát ra những tiếng rẹt rẹt như hai thanh củi khô, không còn cái mềm mại của da thịt. Ở Nhà Tù Cổng Trời này không có gương để soi, xem mặt mũi của mình nó ra sao. Mỗi lần cắt tóc, quản giáo đưa cho một cái tông-đơ, xén tóc, xén râu, thế thôi, không có gương lược, dao kéo gì. Có lần muốn nhìn cái bản mặt mình, tôi bắt chước Nguyễn Tuân đái một bãi xuống đất rồi soi mặt mình lên đó. Nào có thấy chó gì đâu, cái nhà ông Nguyễn chỉ nói ngoa ngôn, phóng đại, xui dại anh em thôi. Vì gầy thế, nên hai cái mông tôi teo lại, cái xương cùng nó thò dài ra, khi đi ngoài, chùi nó chạm, nó đâm vào tay mình. Lúc ấy tôi mới cảm nhận thấy thế nào là “gầy lõ đít.”
    Mười năm tù, lúc nào tôi cũng ước có một bữa ăn no, thèm được ngồi trước nồi cơm nóng bốc hơi nghi ngút, muốn ăn bao nhiêu thì đơm bấy nhiêu, và có đầy một bát muối để ăn cơm cho mặn. Cả muối tôi cũng thèm. Tất cả các nhà tù của Cộng Sản miền Bắc mà tôi đã đi qua và sống ở đó tôi đều đói, tôi có thể chết đói ở đấy. Nói cách khác, nếu tôi chết trong những nhà tù đó là tôi chết đói.

    Khi ở Trại Tù Bất Bạt Sơn Tây, tôi ở toán kiên giam, biệt lập: phải tự xay lúa, giã gạo trong khu biệt lập kiên giam này. Khi xay lúa, tôi nhớ tới phim “Samson và Dalila,” tôi xem ở Hà Nội năm 1950. Anh chàng Samson mù bị bắt quay cối xay. Chúng tôi cũng vậy. Rào kín và hẹp chả nhìn thấy gì ở ngoài cả. Chế độ ở Khu kiên giam Nhà Tù Bất Bạt cũng học đòi cách quản lý và đối xử với tù của Nhà Tù Cổng Trời, nhưng mà là học trò hạng bét.

    Ở Trại Tù Bất Bạt, cũng tù hình sự đem cơm đến để ở cổng khu rồi chạy đi ngay, tù kiên giam cũng không được ra khỏi khu, nhưng tù được viết thư về nhà, còn được gặp và nhận đồ tiếp tế của người nhà đến thăm nuôi. Chứ ở Trại Tù Cổng Trời thì không một người tù nào được thăm nuôi, không một ai được gia đình nuôi trong suốt thời gian 7 năm tôi ở đó.

    Khi đói quá, tôi kêu, tôi rên. Tôi kêu đến nỗi Quản Giáo phụ trách Giáo dục tên là Kích, người Liên khu 5 Bình Định đi “tua” nghe tiếng, gọi tôi ra ngoài, hạch hỏi, lên lớp và đe dọa tôi:
    - Anh Vĩnh, anh định kích động mọi người, phải không? Cẩn thận. Anh không chịu im là đi suốt đấy.
    Tôi nói:
    - Thưa ông, tôi đói thật. Tôi kêu vì tôi đói. Phàm cái gì uất ức, đau khổ quá nó phát ra thành tiếng. Có thế thôi.
    Tôi vừa lấy hơi vừa cố nói cho rõ tiếng:
    - Thứ tôi mà kích động được ai hở ông? Ông xét xem, tôi kích động được ai trong số những người ở cùng với tôi trong buồng này? Tôi nói rất thật, để chứng minh tôi đói thật, ông làm ơn súc cho tôi một bát cám lợn kia tôi sẽ ăn hết ngay trước mặt ông cho ông thấy.
    Chả là chỗ nói chuyện gần chỗ nuôi lợn của nhà bếp mà. Chừng quản giáo Kích cũng hiểu ra, nên không trấn áp tôi thêm nữa, cho tôi trở về buồng. Trên đường về, đi qua dàn su-su, quả mới bé bằng ngón tay cái, tôi với tay vặt ngay lấy dăm bẩy quả đút túi về buồng ăn sống.
    Người tù Trần Liệu nói:
    - Tù được ra khỏi buồng thấy bất cứ cái gì động đậy đều vồ lấy ăn hết, chỉ trừ khi vồ nó mà nó kêu “Ối giời ôi” thì chịu không ăn mà thôi. Hắn ăn giun, ăn dế, ăn gián, ăn cả trứng con bọ hung nữa.
    Chúng tôi cùng cười. Trần Liệu cũng đói dữ lắm. Hắn to con gần bằng tôi, vốn là đồ tể Quỳnh Lưu, Cầu Giát, rất thích ăn tiết canh “me”, huyết bê non. Chính vì thế mà tôi thán phục Liệu; hắn cũng chịu được hai ngày không ăn theo các đấng tu sĩ cùng buồng. Trần Liệu là con chiên cực kỳ ngoan đạo.
    Ông Chính bảo tôi:
    - Mai tôi sẽ chia cơm để Vĩnh ăn. Vĩnh cứ ăn đi. Không sao cả. Tôi sẽ nói với anh em trong phòng để họ cảm thông trường hợp của Vĩnh.
    Tu sĩ Chính là người có uy tín nhất trong số tu sĩ bị giam trong buồng. Tôi im lặng. Đối với ông Chính, tôi có món nợ lớn lắm! Lớn mà không bao giờ tôi có thể trả được.
    Tôi vốn có duyên nợ với đất Thái Bình, ông Chính là người sinh ra và tu ở Thái Bình. Tôi và ông có rất nhiều điểm tương đồng. Ông hay nói chuyện với tôi. Tôi ở với ông từ ngày đầu đi tù, từ Trại Bất Bạt Sơn Tây lên ở Khu A Cổng Trời, ở cùng nhau cho đến lúc ông bị gọi đi và chết.
    Những năm 1950, ở Thái Bình tôi có may mắn gặp Đức Giám mục nguời Tây Ban Nha coi sóc địa phận, tôi gặp cha Chính, cha Trụ ở thị xã, rồi các cha ở Sa Cát, Phương Xá, Bái Bồ Trung, Phù Lưu (ngã ba Đọ) Cao Mái. Những năm ấy tôi hành quân giải vây cho các nhà thờ bị vây hãm. Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp về các xứ đạo ở Thái Bình. Tôi nói chuyện với Tu sĩ Chính về những ngày xưa đó, ông và tôi rất tâm đầu ý hợp.
    Thấy tôi kêu rên vì đói. Một hôm, tu sĩ Chính nói ông ốm, ốm ở đây ít ai bỏ ăn. Ở Cổng Trời, ốm phải không? Tốt. Tốt lắm! Nếu ốm chết thì rất tốt: Khỏi phải giết! Đỡ mệt. Hôm ấy Tu sĩ Chính bỏ ăn. Ông rất ít khi ốm, từ Bất Bạt tôi thấy ông không ốm bao giờ tuy rằng ông rất gầy và xanh. Nhưng sự chịu đựng gian khổ của ông thì tôi phải ngã mũ kính cẩn vái chào. Lúc nào ông cũng ôn tồn, nhỏ nhẹ, điềm tĩnh cười nói như không cho dù có điều gì xảy ra.
    Thấy ông ốm, tôi còn mấy viên thuốc cảm, đưa ông dùng, ông nói không sao đâu, chỉ có miệng ông đắng và bụng ông nó không ổn, thế thôi. Buổi chiều qua đi ông cũng bỏ cơm. Chúng tôi thường ăn vào độ ba, bốn giờ chiều. Cấm nấu nước, đun lại canh, hâm cơm. Với chúng tôi chín giờ đêm là khuya rồi. Tu sĩ Chính lay tôi dậy, nói:
    - Vĩnh ăn hộ tôi đi, chứ để mai cơm thiu, bỏ đi. Phí của lắm.
    Tại sao tôi lại có thể ăn xuất cơm của tu sĩ Chính như thế được chứ? Tôi từ chối, ông nói như năn nỉ:
    - Tôi đắng miệng quá, trong bụng tôi nóng như lửa, quặn đau, không thể ăn được. Vĩnh ăn hộ tôi đi. Nếu Vĩnh không ăn, sáng mai nhà bếp họ lấy cho lợn ăn thì uổng lắm. “
    Tôi thấy đúng như ông nói. Ở các trại duới, cơm dư tù có thể phơi khô để dành. Chứ ở đây, thì chỉ có đưa xuống nhà bếp cho lợn ăn. Tại sao lại để cơm cho lợn ăn? Trong khi tôi đói quá lắm, tôi thèm ăn quá lắm.
    Lúc đó là 10 giờ đêm. Tôi ngồi ăn hai xuất cơm đó. Đọc tới đây, tất có vị sẽ chửi rủa tôi. Xin các vị cố hiểu mà đánh chữ đại xá cho tôi. Tôi ăn cả hai xuất cơm canh trong nháy mắt rồi nằm xuống ngủ ngon lành. Tôi ngủ yên cho đến sáng. Lâu lắm tôi mới được ngủ đêm mà bụng không đói lắm.
    Cám ơn Tu sĩ Chính tức Nhẫn. Cám ơn Ngài nhiều.
    Sáng hôm sau, như thường lệ, mọi người, cả Tu sĩ Chính, dậy sớm cầu kinh. Ông Chính bảo tôi ông thấy đỡ nhiều. Chỉ đến chiều hôm ấy, tôi mới biết là hôm qua Tu sĩ đã nhịn hai bữa cơm cho tôi ăn.
    Xin cám ơn ông. Cho đến tận hôm nay ba mươi năm trôi qua, tôi vẫn còn món nợ ông mà không thể nào trả được. Tôi chỉ biết cầu Chúa, xin Chúa biết đến sự hy sinh cao cả của ông, đến sự vất vả nhọc nhằn của ông khi ông vác cây thánh giá của Chúa theo Chúa đến chết.
    Cầu cho linh hồn ông được tới Thiên Đàng.
    Sáng hôm sau, tù lại khênh cơm đến. Quản giáo lại vào phòng, đứng xem. Không ai nhúc nhích. Không ai lấy cơm ăn, kể cả tôi. Tu sĩ Chính đứng dậy, cầm bát, lấy cơm canh đem đến để trước mặt tôi.
    Ông nói:
    - Đây, phần của anh, anh ăn đi.
    Một lần nữa tôi lại xin các vị cố hiểu cho tôi và bỏ qua cho tôi. Tôi không theo đạo Thiên Chúa, tôi không làm dấu thánh bao giờ. Tôi ăn. Hà tất gì tôi lại nhịn không ăn? Không có điều gì bắt tôi không ăn cả.
    Thấy tôi ăn, Quản Giáo bèn lên tiếng:
    - Đấy, các anh thấy không? Anh Vĩnh, ăn cơm không cần làm dấu, làm diếc gì cả. Có sao đâu nào. Anh ấy vẫn ăn ngon lành, thế thì tại sao các anh lại không ăn? Các anh là đồ ngu dốt, cuồng trí, dại dột dám chống lại Đảng và Chính phủ. Các anh chỉ có nước chết thôi.
    Không một người tù nào nói nửa tiếng.
    Có tôi nói:
    - Xin lỗi ông, ông đọc lý lịch của tôi chắc ông đã rõ, tôi không theo đạo nào cả. Phật không, Chúa cũng không, mà lệnh của các ông thì chỉ có cấm làm dấu thánh trước khi ăn. Tôi, tôi từ thuở cha sinh mẹ đẻ chưa làm dấu thánh bao giờ. Vì vậy tôi ăn, có thế thôi.
    Đứng cho đến lúc tôi ăn xong. Quản giáo thấy trơ trẽn quá, quay gót, khóa cửa ra về. Đến buổi chiều, cơm đem đến, không thấy mặt ai cả. Cả Giám thị, cả Quản giáo cả lính coi tù.
    Tu sĩ Chính chia cơm canh cho một mình tôi. Tôi ăn.
    Các đấng Tu sĩ Tù, kể cả Trần Liệu cũng vẫn không ăn.
    Hai ngày trôi qua.
    Ngày thứ ba, tù khênh các thùng cơm canh nguội lạnh còn nguyên xuống nhà bếp, rồi khênh đến hai thùng cơm canh mới.
    Không có giám thị vào phòng. Cửa đóng, khóa lại.
    Cơm canh được chia đều. Các Tu sĩ Tù làm dấu thánh trước khi ăn. Chẳng ai cười, nói, hát hò, reo vui gì khi cuộc đấu tranh dành được thắng lợi.
    Và cuộc sống tù đày của chúng tôi lại lặng lẽ trôi như thế cho đến ngày tôi được ra khỏi tù.
    Và các vị tù ở lại chết hết trong tù!.
    Viết tại Hà Nội, Ngày 1 Tháng 8, Âm lịch, năm 1994

    Kiều Duy Vĩnh


*****
Thi sĩ Hoàng Song Liêm, cư dân Virginia, nguyên là sĩ quan Không Lực Việt Nam CH. Ông quen biết ông Cựu Đại Úy Kiều Duy Vĩnh. Năm 2002 ông Liêm mời ông Vĩnh sang chơi Hoa Kỳ. Tấm ảnh ông Kiều Duy Vĩnh đăng trong trang báo này là do ông Hoàng Song Liêm cho tôi. Từ Trại Tù Cổng Trời, Hà Giang, ông Kiều Duy Vĩnh về Hà Nội, ông sang du ngoạn Kỳ Hoa, ông đến trước Nhà Trắng, đến trước Bức Tường Đen, ông sang Cali thăm khu Bolsa, rồi ông sang chơi Pháp quốc. Ông đến xem Paris có gì lạ không Em? Ông đến sông Seine đi bateau-mouche, ông đến Vườn Luxembourg tìm con đường xưa ông bạn ông — ông Anatole France- tung tăng đi đến trường học, ông đến Nhà Thờ Đức Bà Paris tìm hình bóng nàng Esmeralda. Rồi ông trở về Hà Nội.

Tôi đọc hồi ký của ông với sự kính phục và lòng căm giận chen lẫn ngậm ngùi. Năm 1972 khi dịch The First Circle của Alexander Sozhenytsin ra tiếng Việt — Tầng Đầu Địa Ngục — tôi thấy Solzenytsin viết:

- Trong ngục tù cộng sản, cái làm người tù khổ nhất là cái Đói.

Bọn Cộng sản giết người chúng bắt tù bằng cái Đói. Bao nhiêu người tù chết vì Đói. Những thằng không từng bị bọn Cộng bỏ tù một ngày, những thằng không biết thế nào là cái Đói trong Ngục Tù Cộng Sản, dzài mồm kêu gọi các Bố Tù của chúng nó quên Tội Ác Cộng Sản. Chúng mày là cái gì mà chúng mày kêu gọi Các Bố Chúng Mày Quên? Các Bố Chúng Mày Không Quên. Còn lâu!

VY VY TRẦN * ĐỨA CON CỦA BIỂN

Đứa con của biển
Vy Vy Trần
 
Đứa con của biển, hay là câu chuyện của một hài nhi được sanh ra dưới nước, trong một đêm mưa gió bão bùng, giữa đại dương mênh mông nổi sóng điên cuồng.
Đứa con của biển cũng là câu chuyện của nàng, một thiếu phụ Việt Nam, đã sanh con trong hoàn cảnh đắm tầu, hai tay bám chặt vào một cái phao đang bị cuồng phong và sóng bạc đầu đánh tả tơi ngoài khơi Đông Hải.
Đứa con của biển còn là một câu chuyện thật của một thiếu niên 17 tuổi, em học sinh NgôĐình Đa đã hộ sanh sản phụ trong những giờ phút kinh hoàng, trên đỉnh sóng cao vút đang gào thét cùng với gió mưa, giữa đại dương đêm tối hãi hùng...
Câu chuyện bi hùng trên đây bắt đầu vào cuối tháng 7 năm 1979 tại biển Đông Việt Nam.
Vào lúc 12 giờ khuya đêm đó, trời mờ mờ tối, gần 350 người được
dồn xuống hầm một chiếc tầu đánh cá dài 17 mét rộng 3 mét, máy 6 bloc. Trong số đó có chàng ngồi co ro ôm hai con nhỏ, một trai 3 tuổi và một gái 6 tuổi. Còn nàng thì đã sắp đến giờ sanh, có thể lâm bồn bất cứ lúc nào.
Tầu quá nặng, thủy thủ vất bỏ lưới và nước đá ươm cá. Tài công dùng vải bố bịt ống bô máy cho đỡ ồn. Sáng sớm hôm sau, tầu đã ra xa bờ. Nhiều người hướng vế phía Tây, cố ghi lại lần chót hình ảnh quê hương yêu dấu, lòng bỗng chùng xuống, buồn tha thiết. Núi khuất dần theo những đợt sóng nhấp nhô... Phải chăng lần này ra đi là vĩnh biệt!
Tầu càng xa, sóng càng lớn, sóng lớn như mái nhà, tài công lái tầu theo lườn sóng cho tầu khỏi lật. Ai nấy say sóng, ói mửa, mùi hôi nồng nặc, nhưng nhờ có gió biển nên dễ thở 
đôi chút.
Tầu quá đông và chật, không ai có thể nằm xuống nghỉ ngơi được, chỉ ngồi bó gối. Thỉnh thoảng nàng lại lấy cái kéo trong cạp quần ra lau chùi sạch sẽ, rồi lại cẩn thận lận kỹ trở lại cùng với cuộn chỉ đen nhỏ. Năm nay nàng trạc 30 tuổi, trông nàng còn có vẻ khoẻ hơn chồng, người gầy nhom và nét mặt hốc hác.
Đến trưa thì từ xa một tầu lớn đi tới. Tài công ra hiệu S.O.S, tầu lớn làm ngơ không ngừng. Khi trời chập tối, may quá lại thấy một tầu lớn khác, tài công bắn trái sáng lên làm hiệu, tầu lớn sợ, bỏ chạy luôn. Con tầu nhỏ lại tiếp tục phấn đấu với sóng to gió lớn. Sóng bạc đầu lúc nào cũng như muốn nhận chìm chiếc tầu bé nhỏ, mong manh như chiếc lá tre.
Bỗng bầu trời u ám, mây mưa vần vũ, sấm sét, chớp nổ vang rền. Gió ào ào từ nhiều hướng đổ lại, xoáy vào nhau tạo thành cơn bão dữ dội, kinh hoàng. Đại dương mênh mông nổi sóng, điên cuồng, thịnh nộ. Mưa như thác đổ, con tầu mong manh bị bão tố đánh tả tơi, thê thảm... Có những lúc cả một khối nước bỗng đội tầu lên đỉnh sóng, rồi ném ngayxuống hố sâu thẳm. Mỗi lần như thế, mọi người lại như chết đi sống lại.
Lo lắng, kinh hoàng... Mọi người bắt đầu cầu nguyện. Trong đêm tối, trong tiếng gào thét của sóng, trong tiếng rít của gió và trong tiếng mưa đổ rào rào trên mui tầu, tiếng cầu kinh xen lẫn với tiếng khóc con nít vì đói khát, nghe thật não nùng.
Qua ngày thứ hai, sóng vẫn lớn và gió vẫn dữ dội. Lại không có tầu lớn nào. Nước bắt đầu vô tầu. Mọingười đầu tóc, quần áo vốn đã ướt nhẹp, lại càng ướt sũng hơn. Lúc đầu, nước vô còn ít, về sau mỗi lúc mỗi nhiều, tình trạng thật nguy kịch! Thanh niên phải thay nhau tát nước ra. Mặt nước gần, có thể thò tay xuống. Tài công ra lệnh vất bớt hành lý cho nhẹ tầu.
Một số người đói quá, khát quá cứ từ từ ngất xỉu. Còn nàng, lâu lâu nàng lại lau cây kéo và kiểm soát lại cuộn chỉ nhét trong cạp quần. Lần này nàng lấy một sợi giây lớn buộc chắc cây kéo vào ngang lưng, chỉ sợ tầu lắc lư rơi mất.
Đến xế chiều ngày thứ hai, máy tầu bắt đầu trục trặc. Khói bốc ra ngộp thở. Máy tầu nóng quá, phải ngưng chạy nhiều lần. Mọi người như ngất xỉu phần vì đói khát, phần vì say sóng, vì thế khi chủ tầu và tài công quyết định cho tầu quay mũi trở lại hải phận Việt Nam tránh bão, không có ai phản ứng gì cả.
Đến 10 giờ đêm, tầu đụng phải vật gì cứng, tầu khựng lại. Tài công
và thủy thủ la lớn, sang số de. Máy nóng cháy, khói mịt mù. Đang de thì sóng lớn tràn vô tầu. Bỗng như có linh tính cho biết cái chết đã gần kề, mọi người im lặng, con nít ngưng khóc.
Một thiếu niên chừng 17 tuổi, tên Ngô Đình Đa, vội lấy hai thùng nylon làm phao, đưa một thùng cho bố. Em sợ bố không biết bơi nên dặn bố ôm thùng cho thật chặt.
Sóng và nước tạt vào tầu, tầu tróc mái, tả tơi. Tầu lật nghiêng 90 độ, hất người xuống biển như sung. Tiếng la khóc, tiếng chồng gọi vợ, tiếng cha gọi con vang động cả biển trời.
Thiếu niên và bố chui ra, gặp gia đình quen, vợ chồng con cái đứng ôm nhau khóc ở lối ra. Thiếu niên và bố nhảy liều xuồng biển. Chung quanh và trên tầu, tiếng người kêu khóc, cầu cứu vang rền trong đêm giông tố hãi hùng.
Hai bố con bị sóng nhận chìm nhiều lần rồi lại nổi lên. Có lúc bố bị sóng đánh văng ra xa, em phải vận dụng hết sức bơi tới, túm áo kéo bố lên. Một số người còn đứng trên tầu la khóc cầu cứu. Một làn sóng lớn đánh ập tới, em quay lại, không thấy tầu đâu nữa. Những người đứng trên đó cũng mất tiêu luôn. Em ngó quanh không thấy ai, đồ đạc trôi lềnh bềnh.
Bỗng dưới chân như có vật gì đang nổi lên, em đưa tay sờ thì đoán là nắp cabin tầu. Nắp cabin cùng với giây diện chằng chịt, từ từ nổi lên mặt nước. Em bứt giây điện cột chặt người bố vào nắp cabin.
Thỉnh thoảng em lại thấy vài cái đầu đen nổi lên. Em bơi ra túm được một bé trai chừng 13 tuổi ôm phao bằng bánh xe nhỏ. Em lôi đứa bé cột vào nắp cabin cùng vối bố. Phía bên kia mấy ngọn sóng, em lại thấy hai cái đầu đen khi ẩn khi hiện, em bơi tới và túm được mái tóc dài của hai cô gái chừng 15, 16 tuổi. Vận dụng hết sức lực và sau chừng 15 phút chiến đấu với sóng to gió lớn, em đã đưa được hai cô gái tới nắp cabin. Cả 5 người cùng ôm vào nắp cabin dài chừng 4 mét, rộng chừng một mét, nhưng nắp cabin mỗi lúc mỗi thấm nước cứ chìm dần...chìm dần...
Vừa khi đó, 5 người thấy từ đằng xa một đám đen nổi lên. Thiếu niên la to hai lần. Trong tiếng gào thét của sóng, hình như có tiếng người đáp lại, phấn khởi, em la to thêm nữa, lần này quả thật có tiếng người đằng kia đáp lại.
Cả năm người cùng đạp chân, khoảng cách chỉ chừng 50 mét, nhưng phải mất hơn nửa giờ mới tới. Đám đen là một cái bè kết bằng phao dài 1m, rộng chừng 8 tấc, nhưng đã có chín người bám 
vào đó. Tới gần, thiếuniên rất ngạc nhiên khi thấy người thiếu phụ có bầu và cùng chồng và đứa con trai 3 tuổi đang bám vào bè phao. Không thấy đứa bé gái6 tuổi đâu cả. Ngoàira còn có hai vợ chồng ông bà chủ tầu và hai con gái nhỏ trên mười tuổi có buộc phao an toàn. Cuối cùng có hai thanh niên chừng 20 tuổi. Tấtcả những người nàykhông một ai biết bơi.
Khi nắp cabin thấm nước chìm hẳn thì cả năm người bám qua bè phao, số người tăng lên 14. Bè phao nổi lưng chừng, nước ngập trên gang tay.
Cuồng phong càng lúc càng gầm thét dữ dội, sóng bạc đầu trùng trùng lớp lớp, ầm ầm vây bủa tứ bề, vùi dập chiếc bè cùng với 14 người ốm yếu, đói khát. Nước lạnh căm, toàn thân thiếu niên đều nổi da gà. Có tiếng hàm răng đánh vào nhau kêu lắc cắc.
Người chồng quay qua thiếu niên, giọng nói thất thanh qua tiếng sóng : " Vợ tôi sắp sanh...nhờ cậu săn sóc giùm..." Thiếu phụ hai tay bám vào thành bè, cố ngước mặt lên khỏi mặt nước thở, thỉnh thoảng nàng rên nho nhỏ...Có lẽ nàng chuyển bụng sắp sanh. Hình như nàng không còn có thể khóc được nữa....
Thiếu niên hốt hoảng, yêu cầu hai cô con gái ông bà chủ tầu nhường chỗ trên bè vì lúc đó hai bé gái nhoài người nửa trên bè nửa dưới nước. Ông bà chủ từ chối, viện lý do hai con sẽ bị sóng đánh văng ra. Cực chẳng đã, thiếu niên phải dọa : " không xuống thì tôi phải kéo xuống." Lúc đó vợ chồng chủ tầu mới chịu bỏ hai con tụt xuống, trên người hai em đều có buộc phao.
Thiếu niên và một thanh niên nữa giúp đẩy thiếu phụ sắp sanh lên bè. Nàng nằm đó nhưng nửa người nằm dưới nước lạnh căm. Đại dương, đêm tối, mưa bão mịt mù, trong tiếng sóng đổ ầm ầm, trong tiếng gió gào thét ào ào có tiếng rên la, mong manh, yếu ớt của thiếu phụ Việt Nam sắp lâm bồn.
Bỗng thiếu phụ nhỏm dậy và la to : "Chắc sắp đến giờ sanh rồi..." Nàng tiếp tục rên khe khẽ. Thiếu niên kêu bà chủ hộ sanh. Bà từ chối, viện lý do chưa bao giờ hộ sanh, và cũng không biết hộ sanh.
Sau một vài phút rên, thiếu phụ lại nằm xuống, ngâm bụng bầu dưới nước lạnh buốt, rồi la lớn : " Nó ra rồi ! Nó ra rồi !"
Quýnh quá, thiếu niên kêu hai cô gái lớn ra phụ. Một cô khóc òa lên. Một cô vừa mếu máo vừa đưa tay xuống nước, sờ phải đầu hài nhi, òa lên khóc, còn khóc lớn hơn cô kia.
Người chồng, một tay bám vào bè, một tay ôm chặt đứa con trai 3 tuổi, nói với thiếu niên : "Chắc số cháu không sống được đâu, thôi để nó chết !!!...."
Lúc đó là nửa đêm, trận bão đang ở thời điểm tàn phá dữ dội nhất. Tất cả đều kiệt sức, mạng sống như sợi chỉ treo mành. Ban ngày, khi sắp sanh thì các tầu buôn lớn làm ngơ không cứu. Hoàn cảnh này có khác nào hoàn cảnh của Thánh Maria hai ngàn năm về trước. Trong đêm đông giá lạnh, thánh Maria sắp đến giờ sanh, cùng thánh Giu-Se tới gõ cửa nhiều nhà trong thành phố, nhưng không có nhà nào chấp nhận. Chúa Giê-Su hài đồng đã được sinh ra trong máng cỏ của chiên, lừa trong hang đá lạnh lẽo.
Không biết nhờ ai hộ sanh nữa, thiếu niên đánh liều, mặc dù có cảm giác rờn rợn. Em dùng hai chân bơi để giữ thăng bằng, hai tay thò xuống nước đụng phải đầu hài nhi. Một làn sóng đánh ập tới, em bị hất văng ra xa. Tiếng thở hổn hển của thiếu phụ mỗi lúc một khó khăn, dồn dập. Thiếu niên sải tay, đạp sóng bơi trở lại, nhờ hai thanh niên giữ giùm người mình cho chắc. Em đưa tay xuống nước tìm đầu hài nhi. Cái đầu nhỏ thó đã ra ngoài, nhưng còn vướng cái vai, em không biết có nên kéo mạnh ra không, hay là cứ chờ sản phụ vận sức đẩy hài nhi ra. Đang phân vân thì bỗng sản phụ rên lớn lên một tiếng và em cảm thấy toàn bộ hài nhi đã lọt ra gần hết, chỉ còn hai bàn chân. Em đánh bạo từ từ kéo hài nhi ra luôn. Hài nhi ra ngoài cùng với nhau bầy nhầy. Em lúng túng, không biết làm gì hơn là ôm cả hài nhi lẫn đống nhau bầy nhầy lên khỏi mặt nước.
Người mẹ nhoài người lấy cây kéo cũ lúc nào cũng buộc ngang thắt lưng. Bà nhờ em cắt cuống rốn hài nhi. Vì sóng lớn quá, lúng túng mãi ngủ. Hài nhi vẫn an nhiên tiếp tục giấc ngủ thiên thần từ trong lòng mẹ.
Đã gần nửa giờ qua đi mà chưa nghe hài nhi khóc oe một tiếng. Bà mẹ nhổm dậy, nhìn qua hài nhi như mừng rỡ. Dưới ánh trăng lờ mờ có những giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt người mẹ. Thiếu niên mừng thầm, hy vọng hài nhi sẽ sống sót. Bỗng từ xa một đợt sóng lớn và dài như dãy núi đên ngòm đang ầm ầm đổ tới. Thiếu niên thầm nguyện: "Lạy Chúa, xin cứu chúng con." Em vội la lớn cho mọi người bám chặt vào bè. Cả khối nước lớn ầm ầm phủ chụp xuống. Thiếu niên vội cúi đầu che chở cho hài nhi. Hài nhi đang khóc bỗng im bặt. Chắc bị ngộp nước mặn. E khó sống. Bà mẹ còn đau, nằm ngửa ngâm dưới nước, nửa trên bè, hai tay bám chặt hai bên thành, bà không biết bà còn đủ sức bám chặt được bao lâu nữa trước khi bị sóng đánh văng ra.
Thiếu niên ôm hài nhi đã lâu, quá mỏi tay, nhờ ông chủ tầu ôm giùm. Ông ta từ chối, viện lý do không biết bơi. Một lần nữa em phải dọa :"Ông không ẵm giùm, tôi lôi ông xuống ". Ông chủ tầu đành phảiôm hài nhi, nhoài một nửa người lên bè phao cho hài nhi bớt ướt. Hai thanh niên bên cạnh không biết bơi, không dám giúp gì, chỉ biết nhường hai áo nylon đắp cho em bé khỏi mưa gió lạnh.
Người mẹ muốn cho con bú, nàng lấy tay day day cặp vú một hồi, nhưng xẹp lép, không có lấy một giọt sữa. Có lẽ vì nhịn đói cả hai ngày nay nên không còn chút sữa cho con. Nhìn con mà quá xót xa. Thiếu niên cố bơi ra xa, kéo hành lý trôi lềnh bềnh để tìm thực phẩm, thiếu niên chỉ toàn thấy xác người chết bắt đầu em mới cắt được cuống rốn và để dài chừng một gang tay như lời người thiếu phụ căn dặn: "Cậu nhớ giữ chặt cuống rốn, kẻo gió cháu chết mất !" Thiếu niên một tay ôm hài nhi và bám vào thành bè, một tay bóp cuống rốn thật chặt. Sau một hồi lâu sản phụ mới tìm thấy cuộn chỉ đen lẫn trong cạp quần nhét giữa hai cái phao. Bà nhờ em cột rốn hài nhi, nhưng em không biết cột ra sao, trời thì nhá nhem tối, sóng đánh liên tục và quá mạnh muốn văng cả em lẫn hài nhi ra xa, sợi chỉ lại quá nhỏ. Lúc đó người chồng một tay ôm con trai 3 tuổi và bám vào bè, một tay cột rốn phụ với thiếu niên.
Bây giờ hài nhi bé nhỏ nằm gọn trong khuỷu tay thiếu niên, trơ trơ giữa trời nước, có mưa buốt lạnh đan áo, có sóng bạc đầu đưa nôi, có gió gào thét đưa ngủ. Hài nhi vẫn an nhiên tiếp tục giấc ngủ thiên thần từ trong lòng mẹ.
Đã gần nửa giờ qua đi mà chưa nghe hài nhi khóc oe một tiếng. Bà mẹ nhổm dậy, nhìn qua hài nhi như mừng rỡ. Dưới ánh trăng lờ mờ có những giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt người mẹ. Thiếu niên mừng thầm, hy vọng hài nhi sẽ sống sót. Bỗng từ xa một đợt sóng lớn và dài như dãy núi đên ngòm đang ầm ầm đổ tới. Thiếu niên thầm nguyện: "Lạy Chúa, xin cứu chúng con." Em vội la lớn cho mọi người bám chặt vào bè. Cả khối nước lớn ầm ầm phủ chụp xuống. Thiếu niên vội cúi đầu che chở cho hài nhi. Hài nhi đang khóc bỗng im bặt. Chắc bị ngộp nước mặn. E khó sống. Bà mẹ còn đau, nằm ngửa ngâm dưới nước, nửa trên bè, hai tay bám chặt hai bên thành, bà không biết bà còn đủ sức bám
nổi lên.
Sau ba tiếng đồng hồ bị gió dập vùi, nhóm người đắm tầu bỗng thấy có ánh đèn phía xa. Ánh đènnhư tia hy vọng sống còn loé lên trong tâm tư mọi người. Tất cả cùng ráng sức đạpchân đẩy bè tiến tới. Khi đến gần chỉ thấy nhiều hàng cột đáy, trên có chòi. Mặc dù cố gắng cách mấy cũng không tới gần được.
Lúc trời vừa sáng, khi tới gần thì bị sứa điện quấnrát quá, lại phải bơi ra xa. Khoảng chín giờ sáng, vẫn không thấy núi, vì thế không biết bè trôi ở vị trí nào.
Bây giờ mọi người mới biết hài nhi là bé trai. Mắt nhắm nghiền, thoi thóp thở, nhỏ thó như con mèo,nước da còn tím thẫm. Nơi đây và giờ này, sản phụ Việt Nam không nằm giường, không bác sĩ, không y tá, không bạn bè, không hoa, không quà. Hài nhi không nôi, không mền, không cả một mảnh vải bao bọc. Từ trong bụng mẹ ấm cúng, ra chào đời là bị quăng ngay vào vòng cuồng phong thịnh nộ, bị vất ngay vào vòng đại dương nổi sóng kinh hoàng. Hài nhi Việt Nam, trần truồng, đầu dội trời chân đạp sóng, an nhiên giấc ngủ thiên thần, mặc cho sóng gió gào thét , mặc cho các tầu lớn làm ngơ tiếp tục hải trình với luật quốc tế về hàng hải bên cạnh thuyền trưởng, mặc cho các nhà cách mạng trên thế giới đang nỗ lực giải phóng conngười, mặc cho các lãnh tụ thế giới đang hăng say thảo luận và hô hào bảo vệ nhân quyền.
Mạng sống của sản phụ và hài nhi mong manh như ngọn đèn trước gió, thời gian là phút giây. Bà mẹ vẫn còn mệt lả, máu đỏ vẫn gỉ ra hòa lẫn với sóng biển. Em thiếu niên ái ngại, nếu máu cứ tiếp tục chảy ra, sản phụ e khó sống. Cá Mập, hung thần đại dương, chúng chặt được bao lâu nữa trước khi bị sóng đánh văng ra.
Thiếu niên ôm hài nhi đã lâu, quá mỏi tay, nhờ ông chủ tầu ôm giùm. Ông ta từ chối, viện lý do không biết bơi. Một lần nữa em phải dọa :"Ông không ẵm giùm, tôi lôi ông xuống ". Ông chủ tầu đành phảiôm hài nhi, nhoài một nửa người lên bè phao cho hài nhi bớt ướt. Hai thanh niên bên cạnh không biết bơi, không dám giúp gì, chỉ biết nhường hai áo nylon đắp cho em bé khỏi mưa gió lạnh.
Người mẹ muốn cho con bú, nàng lấy tay day day cặp vú một hồi, nhưng xẹp lép, không có lấy một giọt sữa. Có lẽ vì nhịn đói cả hai ngày nay nên không còn chút sữa cho con. Nhìn con mà quá xót xa. Thiếu niên cố bơi ra xa, kéo hành lý trôi lềnh bềnh để tìm thực phẩm, thiếu niên chỉ toàn thấy xác người chết bắt đầu 
nổi lên.
Sau ba tiếng đồng hồ bị gió dập vùi, nhóm người đắm tầu bỗng thấy có ánh đèn phía xa. Ánh đènnhư tia hy vọng sống còn loé lên trong tâm tư mọi người. Tất cả cùng ráng sức đạpchân đẩy bè tiến tới. Khi đến gần chỉ thấy nhiều hàng cột đáy, trên có chòi. Mặc dù cố gắng cách mấy cũng không tới gần được.
Lúc trời vừa sáng, khi tới gần thì bị sứa điện quấnrát quá, lại phải bơi ra xa. Khoảng chín giờ sáng, vẫn không thấy núi, vì thế không biết bè trôi ở vị trí nào.
Bây giờ mọi người mới biết hài nhi là bé trai. Mắt nhắm nghiền, thoi thóp thở, nhỏ thó như con mèo,nước da còn tím thẫm. Nơi đây và giờ này, sản phụ Việt Nam không nằm giường, không bác sĩ, không y tá, không bạn bè, không hoa, không quà. Hài nhi không nôi, không mền, không cả một mảnh vải bao bọc. Từ nổi lên.
Sau ba tiếng đồng hồ bị gió dập vùi, nhóm người đắm tầu bỗng thấy có ánh đèn phía xa. Ánh đènnhư tia hy vọng sống còn loé lên trong tâm tư mọi người. Tất cả cùng ráng sức đạpchân đẩy bè tiến tới. Khi đến gần chỉ thấy nhiều hàng cột đáy, trên có chòi. Mặc dù cố gắng cách mấy cũng không tới gần được.
Lúc trời vừa sáng, khi tới gần thì bị sứa điện quấnrát quá, lại phải bơi ra xa. Khoảng chín giờ sáng, vẫn không thấy núi, vì thế không biết bè trôi ở vị trí nào.
Bây giờ mọi người mới biết hài nhi là bé trai. Mắt nhắm nghiền, thoi thóp thở, nhỏ thó như con mèo,nước da còn tím thẫm. Nơi đây và giờ này, sản phụ Việt Nam không nằm giường, không bác sĩ, không y tá, không bạn bè, không hoa, không quà. Hài nhi không nôi, không mền, không cả một mảnh vải bao bọc. Từ trong bụng mẹ ấm cúng, ra chào đời là bị quăng ngay vào vòng cuồng phong thịnh nộ, bị vất ngay vào vòng đại dương nổi sóng kinh hoàng. Hài nhi Việt Nam, trần truồng, đầu dội trời chân đạp sóng, an nhiên giấc ngủ thiên thần, mặc cho sóng gió gào thét , mặc cho các tầu lớn làm ngơ tiếp tục hải trình với luật quốc tế về hàng hải bên cạnh thuyền trưởng, mặc cho các nhà cách mạng trên thế giới đang nỗ lực giải phóng conngười, mặc cho các lãnh tụ thế giới đang hăng say thảo luận và hô hào bảo vệ nhân quyền.
Mạng sống của sản phụ và hài nhi mong manh như ngọn đèn trước gió, thời gian là phút giây. Bà mẹ vẫn còn mệt lả, máu đỏ vẫn gỉ ra hòa lẫn với sóng biển. Em thiếu niên ái ngại, nếu máu cứ tiếp tục chảy ra, sản phụ e khó sống. Cá Mập, hung thần đại dương, chúng trong bụng mẹ ấm cúng, ra chào đời là bị quăng ngay vào vòng cuồng phong thịnh nộ, bị vất ngay vào vòng đại dương nổi sóng kinh hoàng. Hài nhi Việt Nam, trần truồng, đầu dội trời chân đạp sóng, an nhiên giấc ngủ thiên thần, mặc cho sóng gió gào thét , mặc cho các tầu lớn làm ngơ tiếp tục hải trình với luật quốc tế về hàng hải bên cạnh thuyền trưởng, mặc cho các nhà cách mạng trên thế giới đang nỗ lực giải phóng conngười, mặc cho các lãnh tụ thế giới đang hăng say thảo luận và hô hào bảo vệ nhân quyền.
Mạng sống của sản phụ và hài nhi mong manh như ngọn đèn trước gió, thời gian là phút giây. Bà mẹ vẫn còn mệt lả, máu đỏ vẫn gỉ ra hòa lẫn với sóng biển. Em thiếu niên ái ngại, nếu máu cứ tiếp tục chảy ra, sản phụ e khó sống. Cá Mập, hung thần đại dương, chúng 
tầu đánh cá nữa tới. Cả hai tầu cùngđi về phía các đáy, kéo lưới lên, hàng trăm xác chết vướng trong đó : Xác đàn ông, xác đàn bà, xác con nít, xác người già, xác chết thanh niên nam nữ !
Trong số gần 350 người ra đi, chỉ còn 14 người sống sót, thêm đứa con của biển mới sanh giữa những mảnh vụn của con tầu bị bão tố đánh vỡ tan tành trong đêm tối. Những người sống sót này lại trở về điểm khởi hành. Còn hơn 300 người kia, lúc ra đi họ không ngờ rằng đây là cuộc hành trình chót của đời họ. Cuộc hành trình của họ trên biển Đông đã trở thành cuộc hành trình vượt thoát ra khỏi thế giới loài người, cái thế giới có quá nhiều hận thù nhưng có quá ít tình thương, cái thế giới chìm đắm trong bóng tối tội lỗi, sống trong u mê với quá nhiều khổ đau.
Cuộc hành trìnhtrên biển Đông đã đưa hơn 300 anh linh về cõi bất diệt, nơi không còn hận thù, không còn ước muốn, không còn bóng tối u mê, nơi chỉ có hạnh phúc toàn vẹn, vĩnh cửu. ::: Vy Vy Trần

TRUNG CỘNG SẼ CHIẾM VIỆT NAM

Dưới con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?”

IMG_7707
Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo tỉnh thành trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Tâm sự của anh như sau:
Tôi đã sinh sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn, dĩ nhiên trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt. Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn khi liên tục phải cảnh giác và đối phó với những âm mưu thôn tính Quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau:

Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt, điển hình là sự kiện An Dương Vương mất nước đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 năm trong lịch sử Việt Nam, đến khi Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Rồi thì hàng loạt cuộc chiến tranh biên giới khác kéo dài từ xưa cho đến nay, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người Trung Quốc nhắm đến, tuy nhiên các bạn không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược.

IMG_7706

Âm mưu của người Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”, nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn.
Từ thời xưa, người Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều này vẫn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người Trung Quốc được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ. Chiến thuật này không chỉ áp dụng tại Biển Đông – từng bước độc chiếm các bãi cạn và đảo nhỏ, củng cố yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn được áp dụng trong âm mưu xâm lược trên đất liền Việt Nam.
Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của Trung Quốc gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Quốc, tăng cường sự hiện diện của người Trung Quốc tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế – nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40km).

IMG_7708


Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam
Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước các bạn. Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Trung Quốc nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông. Bởi vì từ căn cứ quân sự Du Lâm của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320 – 350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng thực hiện âm mưu chia cắt hai miền Nam Bắc trên cả về đường bộ lẫn đường biển.
“Mất đất là mất nước”, người Trung Quốc đã lợi dụng điểm này để thực hiện âm mưu xâm lược của họ. Cách đây không lâu, họ không tiếc tay chi mạnh tiền thuê đất đầu nguồn trồng rừng của Việt Nam nằm ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam với thời gian thuê dài hạn là 50 năm. Những vùng đất đầu nguồn đều có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, việc dễ dàng cho Trung Quốc thuê đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện mưu đồ “xâm chiếm”.

IMG_7710

Tập đoàn Innov Green (Hồng Kông, Trung Quốc) được cấp phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum
Mới đây nhất là việc lên kế hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine (Huế) nằm ở khu vực đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho một công ty Trung Quốc để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD.
Theo thông tin mà tôi biết, nơi này có liên quan đến quân khu V và quân khu IV của Việt Nam, nếu chiếm được đèo Hải Vân tức là chiếm được Đà Nẵng. Từ Đèo Hải Vân nếu “lấn chiếm” sang Đèo Ngang thì Vịnh Bắc Bộ chắc chắn sẽ bị chia cắt, Trung Quốc khi đó hoàn toàn đủ sức đe dọa an ninh quốc gia của Vịệt Nam. Đây là binh pháp có từ tời xa xưa, từ lợi dụng kinh tế nhắm đến mục tiêu quốc phòng, tung hỏa mù khiến cho địch mất phương hướng, đây là điều người Trung Quốc đang hướng tới.
Nhưng lạ thay, các vị chủ tịch huyện tỉnh của Việt Nam có lẽ chưa được học binh pháp này. Trung Quốc chỉ cần vung tiền mua đất để đầu tư thì các bạn đã nhanh chóng cắt đất cho thuê mà không mảy may nghi ngờ. Dĩ nhiên mưu đồ này không thể qua mắt được các vị tướng lĩnh quân đội. Âm mưu bị vạch trần và kế hoạch của người Trung Quốc thất bại ngoài ý muốn.

IMG_7713

Việt Nam không đồng ý với đề xuất đưa 1000 xe cùng 1500 người Trung Quốc vào Việt Nam “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc.

Nhưng các bạn nên nhớ, Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng vẫn còn nhiều vị Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những vị lãnh đạo này, họ có vẻ khá dễ dãi và nhìn nhận sự việc quá đơn giản, trong khi người Trung Quốc thì quá thâm độc!

Mới đây, chính quyền thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) đã đề nghị phía Việt Nam cấp phép cho 1.000 xe với khoảng 1.500 người Trung Quốc du lịch tại Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN, viện cớ là “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014.

Yêu cầu của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc khi cố tình đề nghị được phép đi lại tự do từ 5 cửa ngõ của Việt Nam. Thông qua việc đưa một số lượng lớn người Trung Quốc đi khắp đất nước này, họ dễ dàng do thám tình hình, cài người Trung Quốc vào người Việt Nam, gây nguy hiểm cho chính người Trung Quốc để có cớ bắt bớ Việt Nam,… Những điều như vậy chẳng phải rất dễ dàng xảy ra nếu đề nghị trên được chấp thuận hay sao?

IMG_7709

Một điểm khiến tôi cảm thấy lạ nhất đó là khi âm mưu của Trung Quốc bị vạch trần, lãnh đạo của các tỉnh thành Việt Nam lại dễ dàng phủi bỏ trách nhiệm quanh co biện minh cho quyết định sai lầm. Dường như các vị ấy chưa từng được học về “nhận sai và sửa sai”, nếu như ở đất nước chúng tôi, thì ngay lập tức các lãnh đạo của chúng tôi sẽ tạ lỗi trước người dân và xin từ chức.

Thiết nghĩ nếu Việt Nam vẫn còn nhiều vị quan chức dùng lý do “lo lắng cho lợi ích chung của cộng đồng” (thực chất là của riêng họ) và cố tình lờ đi “sự an nguy của đất nước” thì âm mưu xâm lược Việt Nam của người Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
(Bạn đọc viết).
Posted by Việt Anh


MỸ TRỞ LẠI VIỆT NAM


Không quân Mỹ - Thái Bình Dương hỗ trợ dân nghèo Quảng Ngãi

Ngày 24/3, hàng chục quân nhân Mỹ, Hoàng gia Campuchia, Thái Lan, Singapore đã giúp tỉnh Quảng Ngãi sửa trường học, trạm y tế và khám bệnh cho người nghèo.
65 quân nhân Mỹ cùng các chuyên gia y tế, bác sĩ, kỹ sư không lực từ Singapore, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam bắt đầu tham gia chuỗi hoạt động hỗ trợ nhân đạo tại Quảng Ngãi theo chương trình Thiên thần Thái Bình Dương (PACANGEL) từ nay đến cuối tháng. Đây là hoạt động hỗ trợ nhân đạo chung và kết hợp do Không quân Mỹ - Thái Bình Dương chủ trì. 
Họ sẽ sửa chữa, xây hai trường học ở xã Bình Thanh Đông (huyện Bình Sơn), Nam Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh), hai Trạm y tế tại huyện Mộ Đức và khám sức khỏe cho người dân.

Các quân nhân sửa chữa trường Tiểu học Bình Thanh Đông. "Tham gia chiến dịch Thiên thần Thái Bình Dương lần này tôi cảm thấy thật vinh dự được giao lưu với các bạn Việt Nam. Hy vọng sau khi hoàn thành, những công trình nơi đây sẽ trở thành kỷ niệm đẹp khó quên của đời tôi", thượng sỹ Lizarraga cho biết.
Dãy phòng của Trường tiểu học Bình Thanh Đông vừa được các quân nhân Mỹ, Thái Lan, Campuchia, Singapore sơn mới. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động hợp tác về lĩnh vực an ninh - quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ, hướng tới kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hai nước (1995-2015).
Dịp này, các quân nhân cũng khám sức khỏe tổng quát, nhi khoa và tư vấn sức khỏe cho người dân Quảng Ngãi. Chương trình năm nay hỗ trợ nhân đạo tại Quảng Ngãi 1,4 triệu USD. Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ - Thái Bình Dương cũng hỗ trợ 690.000 USD xây Trung tâm phòng chống thiên tai ở Quảng Ngãi.
Tiến sĩ Eric Stephan hướng dẫn cho ông Mai Tấn Mùi (49 tuổi, ngụ xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn) luyện tập vật lý trị liệu chữa bệnh thần kinh liên sườn. Trung tá Darcy Yoshimoto - Chỉ huy trưởng Chương trình Thiên Thần Thái Bình Dương - cho hay, chuỗi hoạt động này nhằm cải thiện và phát triển mối quan hệ các nước cho sự nỗ lực hỗ trợ nhân đạo và cứu nạn thiên tai trong tương lai gần. Từ năm 2007 đến nay, quân đội Mỹ cùng các quốc gia trong khu vực đã góp phần cải thiện cuộc sống hàng nghìn người dân. 
Họ vui đùa cùng học sinh Trường Tiểu học Bình Thanh Đông, huyện Bình Sơn. Theo Trung tá Darcy Yoshimoto, trong khuôn khổ chiến dịch lần này, Không quân Mỹ sẽ đưa đến Đà Nẵng máy bay vận tải quân sự C130 cùng 13 nhân viên để giao lưu cùng Sư đoàn 372. Hai bên sẽ giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng vận hành máy bay quân sự và hội thảo chuyên đề hỗ trợ nhân đạo.
Trí Tín
 

Quân đội Mỹ trở lại miền Trung Việt Nam

My2 

Thật bất ngờ gần 40 năm, quân đội Mỹ lại có mặt tại Việt Nam.
Sáng 24.3, tại trường Tiểu học Bình Thanh Đông, xã Bình Thanh Đông, huyện Bình Sơn, gần 20 quân nhân thuộc các lực lượng Không quân, Hải quân… của Mỹ đã giúp thầy trò nơi đây xây dựng một số hạng mục và sửa chữa trường học.
Thượng sỹ Lizarraga, phụ trách nhóm này bày tỏ: Dù hơi vất vả nhưng chúng tôi cảm thấy rất vui khi được cùng đồng đội giúp đỡ thầy cô và các em học sinh của trường.

My1 

Cùng ngày, tại Trung tâm Văn hóa-Thể thao Dung Quất, KKT Dung Quất, cùng huyện; các quân nhân Mỹ và một số quân nhân các nước Thái Lan; Campuchia, Singapore… cũng đã tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho người dân vùng ven biển của địa phương. Theo đó từ hôm qua, ngày 23.4 đến nay, đã khám và cấp thuốc miễn phí cho trên 1000 lượt người dân.
My4


Bà Andrea Dykes, đại diện nhóm quân nhân tham gia chương trình này, cho biết: “Tổng số tham gia có gần 100 quân nhân, trong đó thuộc quân đội Mỹ là 65 người. Đây là lần đầu tiên các quân nhân Mỹ thực hiện hỗ trợ nhân đạo chung tại Quảng Ngãi và là lần thứ 5 tại Việt Nam. Lần này, ngoài 2 nơi đã nêu trên, chúng tôi còn tổ chức khám bệnh và cấp thuốc cho người dân ven biển ở huyện Đức Phổ; sửa chữa trường trường Tiểu học Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh; Phòng khám Đức Chánh và Đức Lợi, huyện Mộ Đức. Hoạt động hỗ trợ sẽ kéo dài đến ngày 30.3, với tổng kinh phí khoảng 1,4 triệu USD”.


Thursday, April 2, 2015


ÁO DÀI VIỆT NAM

LỤA THÁI TUẤN 3 D 
Giá khoảng 360.000đồng VN/áo (gần 18 USD)
 

CÔNG NHÂN ĐÌNH CÔNG

Bất chấp lời hứa của thủ tướng, phong trào đình công lan rộng sang ngày thứ 8 liên tiếp 

 Cảnh sát cơ động giàn trận trong lúc công nhân

 Danlambao - Các cuộc đình công phản đối điều luật quái đản cho phép nhà nước tự ý ‘giữ hộ’ tiền công nhân đến năm 60 tuổi đã bước sang ngày thứ 8 liên tiếp. Bất chấp thông báo sẽ sửa luật bảo hiểm xã hội của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, làn sóng đình công từ Sài Gòn tiếp tục lan tỏa đến các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, Tây Ninh… 


Theo facebook Nguyễn Thiện Nhân, ngày 2/4/2015, toàn bộ khu công nghiệp Tân Hưng (Tiền Giang) – nơi có gần 50 ngàn công nhân đã đồng loạt bỏ ra về và không làm việc.
“Công nhân bỏ về hết, vắng tanh, chỉ còn loe hoe vài nhân viên văn phòng bị ép ở lại. Các công ty lớn như Dụ Đức, Simone, On accessories, Freeview, Hansae, Quảng Việt... công nhân đều bỏ về”, facebook Nguyễn Thiện Nhân cho biết.
Cuộc đấu tranh phản đối luật bảo hiểm xã hội cũng đã bắt đầu diễn ra tại Long An, Tây Ninh…, điều này cho thấy những lời hứa hão của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nhà cầm quyền CSVN đã không còn được ai tin tưởng.
Tại công ty Pou Yuen (Sài Gòn) – nơi đã khởi phát phong trào đình công từ hôm 26/3, truyền thông nhà nước nói rằng vào sáng ngày 2/4, hầu hết các công nhân đã quay trở lại làm việc sau khi nghe loa thông báo về lời hứa của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Dù vậy, lúc trưa cùng ngày, facebook Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Hơn phân nửa số công nhân Công ty Pou Yuen chưa chịu làm việc. Hàng trăm công an với nhiều xe đặc chủng vẫn vây quanh công ty, sẵn sàng bắt người”.


Tiền Giang) bỏ ra về. Ảnh: Facebook Nguyễn Thiện Nhân
Công nhân Công ty On accessories đồng loạt đình công, bỏ ra về để phản đối luật bảo hiểm xã hội mới. Ảnh: Facebook Nguyễn Thiện Nhân
Trước đó, hàng ngàn côn an đã được huy động đến công ty Pou Yuen để đàn áp, bắt bớ những công nhân biểu tình ôn hòa hôm 1/4. Phóng viên Lao Động Việt có mặt tại hiện trường cho biết một số công nhân đã bị bắt và đánh đập, khiến nhiều người phẫn nộ xông đến giải vây.
Để đối phó với các cuộc đình công, bộ LĐTBXH còn ban hành công điện khẩn ra lệnh “xử lý cá nhân lợi dụng tình hình kích động, lôi kéo người lao động ngừng việc, đình công”.
Trong khi đó, ông Đặng Ngọc Tùng – chủ tịch tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam không hề đứng về phía công nhận, mà thậm chí còn ngang ngược yêu cầu công nhân “không để kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi dục làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và tình hình an ninh trật tự tại địa phương’'.
Bộ máy CA với quân số khổng lồ cũng đã được lệnh trực chiến tại những nơi có đông công nhân tập trung.
Hiện không rõ tình trạng của những công nhân bị CA bắt bớ trong những ngày đình công vừa qua.
Cảnh sát cơ động giàn trận trong lúc công nhân khu công nghiệp Tân Hưng


Video: Công nhân Pou Yuen rượt đuổi dân phòng để giải vây đồng đội



Bạn đọc Danlambao - Ngày 1/4/2015, hàng vạn công nhân Pou Yuen tiếp tục đình công phản đối luật bảo hiểu xã hội vừa được quốc hội CS thông qua. Cuộc biểu tình ôn hòa đã bước sang ngày thứ 7 liên tiếp và lan sang nhiều công ty khác tại Bình Dương, Long An…
Đáp lại, nhà cầm quyền CSVN đã huy
Đáp lại, nhà cầm quyền CSVN đã huy động lực lượng lên đến hàng ngàn người, gồm cảnh sát cơ động, côn an, dân phòng, quân đội… kéo đến vây hãm. Lợi dụng buổi trưa vắng người, CA bất ngờ kéo đến đàn áp và bắt bớ nhiều công nhân. Dù vậy, sức mạnh của số đông công nhân đã khiến những kẻ đàn áp phải bỏ chạy tán loạn.
Phá rào, giải vây đồng đội
Theo nhóm phóng viên Lao Động Việt có mặt tại hiện trường, đông đảo công nhân khi hay chuyện đã lập tức phá hàng rào sắt, đồng loạt xông vào giải cứu đồng đội.
Video do Lao Động Việt cho thấy hình ảnh lực lượng dân phòng đã phải bỏ chạy tán loạn vì bị bị công nhân rượt đuổi. 
Trước khi thế mạnh mẽ và đoàn kết của công nhân, lực lượng đàn áp dù đã phải chạy tán loạn nhưng vẫn bắc loa đe dọa: “Đề nghị bà con giải tán, bằng không chúng tôi sẽ dùng biện pháp mạnh”.

Ảnh từ clip Lao Động Việt
Trong video xuất hiện nhiều tiếng la uất ức:
“Tui đóng bao nhiêu phải trả lại bấy nhiêu, chứ đợi đến 55 chắc gì tôi còn sống?”

“Công an phải bảo vệ công nhân chớ, sao trấn áp tụi tui?”
Được biết, nhiều máy rút tiền ATM đã bị khóa trong thời gian đình công. Đây là thủ đoạn của nhà cầm quyền CSVN nhằm đánh vào đồng lương còm cõi của công nhân.
Khi nào đến lượt Nguyễn Tấn Dũng?
Trước làn sóng biểu tình, đình công ngày càng lan rộng, chiều ngày 1/4, văn phòng thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã buộc phải phát đi thông báo chấp nhận yêu cầu của công nhân. Theo đó, ông Dũng và các quan chức cam kết sẽ kiến nghị quốc hội CSVN sửa đổi điều 60 bộ luật bảo hiểm xã hội, cho phép công nhân được nhận tiền một lần.
Tuyên bố trên nhằm mục đích ‘xoa dịu’ công nhân, nhưng đã khiến chế độ CSVN rơi vào tình thế bế tắc vì quỹ bảo hiểm xã hội và lương hưu đã sắp cạn kiệt. 
Nếu Nguyễn Tấn Dũng sửa điều luật 60 thì sẽ dẫn đến hậu quả là vỡ quỹ bảo hiểm xã hội, hàng triệu cán bộ cộng sản bị mất lương hưu. Điều này đồng nghĩa với thời điểm cáo chung của chế độ CSVN. 
Ngược lại, nếu Nguyễn Tấn Dũng cố tình ‘quỵt nợ’ bằng trò hứa lèo như trước đây, thì chắc chắn ông thủ tướng sẽ bị hàng triệu công nhân cả nước ‘tính sổ’. 
Được biết, sáng ngày 2/4/2015, các cuộc đình công đã lan sang các tỉnh như Tiền Giang, Tây Ninh. Còn tại Sài Gòn, một số công nhân Pou Yuen vẫn bỏ việc, trong khi nhiều người khác đã quay trở lại công ty.

Có thể thấy, thủ đoạn câu giờ đã khiến chế độ CSVN lung lay đến tận gốc. Nguyễn Tấn Dũng và các quan chức CS còn thời hạn 8 tháng trước khi luật bảo hiểm xã hội chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2016.
Trong trường hợp Nguyễn Tấn Dũng không thuyết phục được quốc hội CSVN sửa luật, chắc chắn người dân cả nước sẽ chứng kiến hình ảnh Nguyễn Tấn Dũng và đảng CSVN tháo chạy tán loạn như những viên dân phòng trong đoạn clip trên.

Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com


PULAU BIDONG


ĐẢO PULAU BIDONG 
NGÀY XƯA TA RA ĐI.....

     


 






























CÓ CHẾT TA CŨNG ĐI...


BẾN BỜ MỞ RỘNG VÒNG TAY......

 
CẦU JETTY CHÚNG TA VỪA TỚI ĐẢO...


 
CẦU JETTY CŨNG LÀ CẦU BIỆT LY, CHÚNG TA ĐẾN RỒI ĐI...

 
BIDONG ƠI HÔM NAY TA RỜI ĐẢO RỒI, TA CHÀO BIDONG NHÉ....

 


 
TƯ LỆNH PHÓ LỰC LƯỢNG ĐẶC NHIỆM SAU CÙNG TRÊN ĐẢO PULAU BIDONG.....





 _
CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐẢO



ĐƯỜNG LÊN ĐỒI TÔN GIÁO



ĐỒI TÔN GIÁO NHÌN TỪ BIỂN


CHÙA TỪ BI

NƠI MONG TIN THƯ VÀ MONG TIẾP TẾ CỦA NHỮNG NGƯỜI CÓ THÂN NHÂN,



LÃNH THƯ XONG........



........TỚI GIAN HÀNG MÃ


........HOẶC ĐI CHỢ


........HAY ĐI DẠO PHỐ TRÊN ĐẢO



NƠI BUỔI TỐI XEM TV Ở KHU F


NẾU CÓ TIẾP TẾ THÌ CAFE
THUỐC LÁ THẬT NGON LÀNH



KHU BỆNH VIỆN SICKBAY....THÁNG 7-1989.



ĐỒNG BÀO ĐI LẢNH NƯỚC


TIÊU CHUẨN MỔI NGƯỜI 1 NGÀY 1 SÔ.


TẮM GIẶT BẰNG NƯỚC GIẾNG




NHÌN TỪ KHU F QUA BÊN KIA LÀ ĐẢO "CÁ MẬP"


HÌNH ĐẢO "CÁ MẬP" NÀY NHÌN TỪ THỀM CHÙA TỪ BI QUA

KHỐI TIẾP LIỆU ĐANG PHÁT THỊT GÀ HẰNG TUẦN VÀO NGÀY THỨ 5
& MỖI TUẦN 2 LẦN TÀU BLUE DARTCỦA UNHCR CHỞ QUA ĐẢO TẤT CẢ
NHỮNG THỰC PHẪM KHÔ & THỰC PHẪM TƯƠI CÓ ĐÔI KHI TRÁI CÂY NỮA..






KHU A...








KHU D


No comments: