Nói thật, phen này gay go đấy các bác ạ! Một đạo luật bất công và bất hợp lý bao giờ cũng phải đối diện với phong trào bất tuân dân sự của toàn xã hội. Những ngày êm ả nay còn đâu?
Lên là phải. Phường xã ở Việt Nam – cả nước này đều biết – đâu phải chỉ là nơi chứng nhận giấy tờ hộ tịch (vớ vẩn) như bên xứ Lào, xứ Thái, xứ Miên hay xứ Miến ... mà là chốn quan quyền. Dữ dằn thấy rõ!
Ngay cả đến ông Hồ Chí Minh mà nhận được lệnh triệu tập chưa chắc đã dám không đi, nói chi đến “cỡ” ông Bùi Minh Quốc. Không trình diện phường thì lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và (không chừng) dám lôi thôi lớn.
Đôi khi, khỏi cần phải lên tới phường cũng vẫn bị rắc rối như thường – theo tin báo Người Lao Động:
“Tối 26-3, trong lúc ông Dũng cùng nhân viên đang bán hàng, một số cán bộ phường 1 đến tịch thu tấm biển quảng cáo của quán nhưng không hề có văn bản, không có ý kiến từ cơ quan chức năng có thẩm quyền. Lý do là do tấm biển có nội dung phản cảm và nhảm nhí...
‘Tôi cố giải thích rằng đó là bảng quảng cáo với nội quy mang tính hài hước để thu hút thực khách. Không chỉ để giải trí, thư giãn mà còn nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh chung. Tôi thấy hết sức vô lý khi họ không đưa ra lý do chính đáng nhưng vẫn lao vào gỡ bỏ rồi tịch thu tấm biển. Họ còn nói sẽ mời tôi lên phường làm việc nhưng đến chiều nay (27-3) vẫn chưa thấy phản hồi hay đưa ra lý do cụ thể’ – ông Dũng nói.”
Sáu ngày sau, ngày 1 tháng 4 năm 2015, sau khi có phản ứng của dư luận, tấm biển quảng cáo đã được hoàn lại cho khổ chủ – báo Người Lao Động cho biết tiếp:
“Tiếp xúc với báo báo chí, đại diện phường 1 cho biết việc tịch thu bảng hiệu ở quán Bún Bò Gân không phải là ý kiến của UBND hay công an phường mà do lực lượng kiểm tra trật tự lòng lề đường đã vội vàng xử lý khi chưa có chỉ đạo từ trên. Phường 1 cũng sẽ họp kiểm điểm những cá nhân đã trực tiếp tịch thu bảng hiệu ở quán Bún Bò Gân.”
Ồ thì ra đây “không phải là ý kiến của UBND hay công an phường mà do lực lượng kiểm tra trật tự lòng lề đường đã vội vàng xử lý khi chưa có chỉ đạo từ trên.” Cũng “ vội vàng” và “chưa có chỉ đạo” y như vụ chặt (đại) đám cây xanh ở Hà Nội vậy, theo tường thuật của báo Pháp Luật:
“Việc thực hiện thay thế đồng loạt hàng trăm cây xanh, trong đó rất nhiều cây cổ thụ đang tươi tốt, đã vấp phải phản ứng của người dân, cũng như các nhà khoa học, chuyên gia bảo tồn trên cả nước.
Ngày 20-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu dừng việc chặt hạ cây xanh tại Hà Nội. Ngày 22-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội tiếp tục yêu cầu thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh, đồng thời tạm đình chỉ công tác một số cán bộ liên quan trực tiếp đến vụ việc kể trên...
Ngày 31-3, Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị nhìn nhận việc triển khai chặt cây xanh, thay thế cây xanh đã làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Thủ đô. ‘Chúng ta phải tự phê bình, tự kiểm điểm, khẩn trương khắc phục sai sót, sự nóng vội giản đơn trong việc cải tạo thay thế cây xanh.’ – ông Nghị nói.”
Cũng trong này 31 tháng 3 năm 1975, công nhân Công ty TNHH Pou Yuen nhận được thư của ông Đặng Ngọc Tùng (Ủy Viên Trung Ương Đảng, Chủ Tịch TLĐLĐVN) với lời lẽ hết sức mềm mỏng, tử tế và ... phục thiện:
Anh chị em đoàn viên và công nhân lao động thân mến,
Trong những ngày vừa qua, một số công nhân lao động tại Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP HCM) đã ngừng việc tập thể để thể hiện quan điểm không đồng tình với điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần…
Trên cơ sở những nguyện vọng chính đáng của công nhân lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có báo cáo và kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người lao động: Từ nay đến hết ngày 31-12, các chế độ bảo hiểm xã hội vẫn giữ nguyên theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Sau năm 2015, kiến nghị Quốc hội sửa việc chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo hướng để người lao động tự chọn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần như cũ hoặc thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Vì vậy, tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên và công nhân lao động:
- Hãy yên tâm trở lại làm việc để bảo đảm thu nhập và thể hiện ý thức trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp và xã hội.
- Không để cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi giục làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
“Ngày 1-4, Chính phủ đã thống nhất kiến nghị sửa Điều 60 Luật BHXH; nhất trí kiến nghị QH sửa theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH 1 lần.”
Ô hay, sao mới cách đó hai hôm, hôm 30 tháng 3, Thứ Trưởng Doãn Mậu Diệp còn “nhấn mạnh” rằng: “xét một cách toàn cuộc thì quy định tại Điều 60, Luật BHXH 2014 có tới 6 điểm có lợi hơn cho NLĐ.”
Cùng ngày, ông Đặng Quang Điều, trưởng ban chính sách pháp luật Tổng liên đoàn Lao động VN, cũng nói cùng một giọng: “Tổng liên đoàn đã có kế hoạch và sắp tới các cấp công đoàn sẽ triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng với công nhân ở các địa phương về những lợi ích, tính ưu việt của Luật BHXH 2014. Khi hiểu thấu đáo, người lao động sẽ đồng thuận.”
Khu Công Nghiệp Tân Hương-Tỉnh Tiền Giang, hôm 2 tháng 4. Ảnh: FB Hành Nhân
Nhưng khi thấy người lao động nhất định không chịu “đồng thuận,” và nguy cơ đình công có thể lan rộng khắp nơi thì Chính Phủ quên ngay “6 điểm có lợi hơn” và tính “ưu việt” của Luật BHXH 2014 để sẵn sàng “kiến nghị QH sửa theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH 1 lần.”
Thì ra “mềm nắn, rắn buông”!
Vì có sự can thiệp của công luận nên ông chủ quán bún bò ở Sài Gòn thoát khỏi một phen “lên phường làm việc,” và hàng ngàn cây xanh ở Hà Nội cũng (tạm thời) thoát nạn. Tương tự, nhờ thái độ sáng suốt và cương quyết của nhân viên công ty TNHH Pou Yuen nên giới công nhân VN cũng vừa thoát khỏi một vụ cướp ngày từ tay Nhà Nước. Thấy nuốt không trôi nên đành phải ói ra thôi.
Nói chuyện ói, mửa, nôn, oẹ ... nghe (e) hơi phản cảm. Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự có cách diễn tả khác, tuy dài dòng chút đỉnh nhưng thanh lịch hơn nhiều:
Diễn tiến trong thái độ của chính quyền đối với vụ tưởng niệm Gạc Ma 14/3 và việc thực hiện kế hoạch chặt 6700 cây xanh ở thủ đô Hà Nội cho thấy hành động của nhân dân đã tác động đến chính quyền.
Sau khi đám “dư luận viên” phá rối vụ tưởng niệm Gạc Ma, khác với sự im lặng hay công khai hỗ trợ hành động phá rối, lần này chính quyền đã lên tiếng phủ nhận việc tổ chức và ủng hộ đám “dư luận viên” thô thiễn, ngu ngốc gây phẫn nộ trong nhân dân; thay vì gọi những người đến tưởng niệm là “bọn phản quốc” như các lần khác, đã tôn vinh họ là “những người yêu nước”. Tương tự, sau việc chặt phá một số cây xanh, chính quyền đã lùi bước trước phản ứng mạnh mẽ và tức thời của nhiều tầng lớp dân chúng trên đường phố và trên mạng xã hội.”
Những điều trên làm ta liên tưởng đến câu tổng kết của một nhà tư tưởng: “Nhân dân nào chính quyền ấy”.
Dân trí và ý thức của người dân Việt Nam mỗi lúc một cao mà quan trí ở xớ sở này thì vẫn vậy. Vẫn cứ tiếp tục với chủ trương xuyên suốt dối trá, lươn lẹo, lấp liếm, quanh co và hù doạ – khi cần. Với “nhân dân này” thì cái “chính quyền ấy” chả còn tí cơ may để mà tồn tại nữa.
Tin cho hay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sắp thăm Trung Quốc từ ngày 7/4-10/4.
Chuyến đi này được thực hiện trước chuyến đi của ông Trọng tới Hoa Kỳ, dự kiến diễn ra vào tháng Năm.
Ban Đối ngoại Trung ương Đảng CSVN vừa thông báo ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc từ 7/4-10/4 theo lời mời của TBT Đảng CSTQ, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.
Theo chương trình, ông Trọng sẽ hội đàm với ông Tập, hội kiến với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường; Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang và Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh.
Ông Du từng thăm Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái, được cho là để tiền trạm cho chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng.
Các nguồn tin nói nhân chuyến thăm, ông Trọng cùng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có mặt và phát biểu tại cuộc gặp hữu nghị thanh niên Việt-Trung lần thứ 15.
Chuyến thăm của ông tổng bí thư trùng hợp đợt kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc, do vậy ông Trọng được trông đợi sẽ có các tiếp xúc với "những người bạn Trung Quốc của Việt Nam", đại diện Hội Hữu nghị Trung-Việt...
Sau Bắc Kinh, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Vân Nam.
Thỏa thuận Biển Đông
Tuy chưa có xác nhận chính thức, các nhà quan sát cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ vào tháng Năm này.
Việc ông đi Trung Quốc trước là hành động mang tính biểu tượng cao, nhưng cũng có thể khiến ông gặp nhiều chỉ trích.
Lần trước ông Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc hồi tháng 10/2011, hai bên đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Theo đó, có sáu nguyên tắc cơ bản để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trên biển, trong đó nhấn mạnh "lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng" và "kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển".
Sự thiếu vắng thông tin về thỏa thuận nói trên lúc đó cũng đã làm dấy lên nhiều chỉ trích.
Hai chuyến đi thăm Trung Quốc và Hoa Kỳ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng có thể là 'cơ hội' để chính khách này cải thiện 'uy tín' và 'hình ảnh' chính trị trong lòng công chúng Việt Nam, nếu như nhà lãnh đạo này 'dám' và 'biết' bảo vệ 'quyền lợi', 'lợi ích' chính đáng của quốc gia, tổ quốc, theo ý kiến nhà quan sát trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 04/5/2015, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản, nói: "Phải có chữ nếu. Chỉ cải thiện được uy tín chính trị, mặc dù tới đây có thể ông Trọng không còn ở trong ban lãnh đạo của Đảng nữa, bởi vì ông cũng đã già, già cỗi rồi.
"Thế nhưng mà nếu anh đàng hoàng, anh nói rõ, anh không ú ớ, như thời kỳ ở Cuba và ở Brazil, thì có thể... người ta sẽ tiếp tục tôn trọng anh như là một chính khách biết điều, biết lắng nghe, biết lẽ phải, có thể là biết sám hối. "Nhưng mà với thái độ, với tinh thần trách nhiệm của anh, anh thể hiện ở Mỹ và ở Trung Quốc, thì cái cải thiện uy tín mới có. "Còn nếu anh tiếp tục ú ớ, lú lẫn, thì uy tín không thể nào vì một chuyến đi xuyên đại dương ra khỏi nước ngoài rồi tạo dựng cho mình uy tín được. "Uy tín là phải ở vấn đề năng lực, trình độ, thái độ và cái tinh thần quyết tâm phục vụ đất nước của mình cho đàng hoàng, thì anh sẽ có uy tín."
Phải nói gì?
Theo Giáo sư Mai, có thể khi tới Trung Quốc trong tuần sau, ông Nguyễn Phú Trọng có thể sẽ bị phía lãnh đạo Trung Quốc 'dụ dỗ', 'thuyết phục' và 'gây sức ép' để tránh cho việc quyền lợi của Trung Quốc bị mối quan hệ Việt - Mỹ 'xích lại gần nhau' đe dọa.
Nhà nghiên cứu nhấn mạnh lãnh đạo Đảng Việt Nam phải có 'lập trường kiên định' trong các chuyến thăm tới đây tới Trung Quốc và Hoa Kỳ và phải tỏ ra 'xứng đáng' với cương vị của người lãnh đạo một quốc gia. Giải thích về việc tại sao lãnh đạo Đảng Việt Nam nhận lời thăm Trung Quốc trước khi thăm Hoa Kỳ, như dự kiến được thông báo gần đây, Giáo sư Mai nói:
"Tôi nghĩ rằng đấy là một thói quen của Đảng Cộng sản đi thăm những anh nào mà họ cho là quan trọng trước. Giống như trước đây phải đi Liên Xô, sau rồi mới đi Trung Quốc, thì cũng là lập lại cái kiểu như vậy để tỏ ra rằng mình có lập trường kiên định.
"Nhưng tôi không quan tâm việc đi anh nào trước, anh nào sau, vấn đề là lập trường chính trị của anh có đàng hoàng không. Anh đến đâu anh cũng nói rõ dân tộc tôi là thế này, anh đã vi phạm những này, và chúng ta phải sòng phẳng trong chuyện này, và ông ta (TBT Trọng) phải nói rõ ràng những vấn đề như vậy.
"Thế còn có thể sang Mỹ sau cũng được, nhưng mà ông phải nói 'chúng tôi cần sự liên minh' với Mỹ để đối trọng lại với thái độ lấn lướt, ăn hiếp. Mà từ 'ăn hiếp' là quốc tế nói, chứ không phải ta (Việt Nam) nói.
"Tàu (Trung Quốc) đang ăn hiếp các nước nhỏ, thế thì để tránh sự ăn hiếp, tôi sẵn sàng tìm lấy những lực lượng để ủng hộ chúng tôi, chống lại sự ăn hiếp. Liệu anh có dám nói như thế với nhân dân Mỹ, với chính phủ Mỹ không?
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, đã nhận được lời mời khá 'vội vàng, gấp rút' của lãnh đạo Đảng và nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình để thăm Trung Quốc vào đầu tháng 4/2015, ngay trước chuyến thăm dự kiến vào tháng Năm của ông Trọng tới Mỹ, theo nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, ông Dương Danh Dy, từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC hôm 04/4/2015, ông Dy nói: "Cách đây khoảng độ nửa tháng, tức trước khi người ta tuyên bố chuyến đi của ông Trọng quảng mươi, mười lăm ngày, báo chí, các đài chính thống của Trung Quốc, không viết những bài xấu về Việt Nam nữa. "Và tôi bắt đầu thắc mắc không biết có chuyện gì đây? Hóa ra cuối cùng là chuyện ông Trọng đi, chuyện đó chứng minh điều gì? "Chuyện đó chứng minh rằng ông Trọng đi Trung Quốc không phải là chuyện bàn bạc kế hoạch từ trước, như là chuyến ông đi Mỹ, mà chuyện đó là bất lợi.
"Hai bên gặp gỡ với nhau thế nào không biết, nhưng mà mới quyết định gần đây thôi, thì đấy là điểm mà chúng ta phải thấy.
"Từ cái đó đặt ra vấn đề là gì? Thế thì tại sao Trung Quốc lại cần mời ông Trọng đi bằng được, mà ông Trọng cũng phải đi?
"Theo tôi, phía Trung Quốc thấy rằng rất ngại chuyến đi của ông Trọng sang Mỹ và họ muốn rằng trước khi ông Trọng đi Mỹ thì phải sang Trung Quốc đã."
Về mục đích, động cơ của việc mời được cho là 'gấp gáp' này, vị cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nêu quan điểm:
"Cái thứ nhất, nó làm cho chuyến đi của ông Trọng không quan trọng, không ý nghĩa với thế giới nữa, theo tôi nghĩ như vậy.
"Cái thứ hai là qua chuyến thăm này, chưa biết hai bên sẽ bàn bạc ép nhau những gì, thế và những cái gì nên, những cái gì không được làm với Mỹ chẳng hạn.
"Trung Quốc họ luôn sẵn sàng, họ không từ một thủ đoạn nào để mà ép mình (Việt Nam) đâu, cho nên tôi nghĩ rằng chuyến đi của ông Trọng, từ cái đó tôi thấy rằng, nó không phải là một chuyến đi dự định từ trước, mà là chuyến đi bất ngờ."
Lãnh đạo Trung Quốc 'vội vã' mời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc ngay trước chuyến đi được dự kiến của ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ vì 'lo sợ' chuyến đi này gây bất lợi cho quan hệ Trung - Việt và lợi ích của Trung Quốc, theo nhà quan sát từ Hà Nội.
Cũng ý kiến quan sát này hôm 04/4/2015 nói với BBC giới phân tích đã nhận thấy ngay sau khi dự kiến đi thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Đảng Việt Nam được công bố, mà theo đó, ông Trọng sẽ ghé thăm Hoa Kỳ và tiếp kiến với lãnh đạo Mỹ vào tháng 5/2015, đồng loạt các đài báo, truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã 'hạ giọng' và 'thôi chỉ trích', 'nói xấu' Việt Nam. Trao đổi với BBC hôm thứ Bảy từ Hà Nội, nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nói: "Cách đây khoảng độ nửa tháng, tức trước khi người ta tuyên bố chuyến đi của ông Trọng quảng mươi, mười lăm ngày, báo chí, các đài chính thống của Trung Quốc, không viết những bài xấu về Việt Nam nữa.
"Và tôi bắt đầu thắc mắc không biết có chuyện gì đây? Hóa ra cuối cùng là chuyện ông Trọng đi, chuyện đó chứng minh điều gì? Chuyện đó chứng minh rằng ông Trọng đi Trung Quốc không phải là chuyện bàn bạc kế hoạch từ trước, như là chuyến ông đi Mỹ, mà chuyện đó là bất lợi. "Hai bên gặp gỡ với nhau thế nào không biết, nhưng mà mới quyết định gần đây thôi, thì đấy là điểm mà chúng ta phải thấy."
null"Từ cái đó đặt ra vấn đề là gì? Thế thì tại sao Trung Quốc lại cần mời ông Trọng đi bằng được, mà ông Trọng cũng phải đi? "Theo tôi, phía Trung Quốc thấy rằng rất ngại chuyến đi của ông Trọng sang Mỹ và họ muốn rằng trước khi ông Trọng đi Mỹ thì phải sang Trung Quốc đã." Và cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc phân tích tiếp về 'mục đích', 'động cơ' của việc mời 'gấp' này, ông Dy nói thêm: "Cái thứ nhất, nó làm cho chuyến đi của ông Trọng không quan trọng, không ý nghĩa với thế giới nữa, theo tôi nghĩ như vậy. "Cái thứ hai là qua chuyến thăm này, chưa biết hai bên sẽ bàn bạc ép nhau những gì, thế và những cái gì nên, những cái gì không được làm với Mỹ chẳng hạn... "Trung Quốc họ luôn sẵn sàng, họ không từ một thủ đoạn nào để mà ép mình (Việt Nam) đâu, cho nên tôi nghĩ rằng chuyến đi của ông Trọng, từ cái đó tôi thấy rằng, nó không phải là một chuyến đi dự định từ trước, mà là chuyến đi bất ngờ."
'Một thói quen?'
Cũng hôm thứ Bảy, một nhà quan sát khác về tình hình chính trị, xã hội Việt Nam nêu quan điểm về lý do tại sao ông Trọng theo dự kiến đã nhận lời tới thăm Trung Quốc gặp ông Tập Cận Bình trước khi được cho là tới Mỹ gặp lãnh đạo Mỹ như tin tức cho hay gần đây. Từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh Triết Việt Nam, nói với BBC:
"Tôi nghĩ rằng đấy là một thói quen của Đảng Cộng sản đi thăm những anh nào mà họ cho là quan trọng trước. Giống như trước đây phải đi Liên Xô, sau rồi mới đi Trung Quốc, thì cũng là lập lại cái kiểu như vậy để tỏ ra rằng mình có lập trường kiên định.
"Nhưng tôi không quan tâm việc đi anh nào trước, anh nào sau, vấn đề là lập trường chính trị của anh có đàng hoàng không. Anh đến đâu anh cũng nói rõ dân tộc tôi là thế này, anh đã vi phạm những này, và chúng ta phải sòng phẳng trong chuyện này, và ông ta (Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng) phải nói rõ ràng những vấn đề như vậy.
"Thế còn có thể sang Mỹ sau cũng được, nhưng mà ông phải nói 'chúng tôi cần sự liên minh' với Mỹ để đối trọng lại với thái độ lấn lướt, ăn hiếp. Mà từ 'ăn hiếp' là quốc tế nói, chứ không phải ta (Việt Nam) nói. "Tàu (TQ) đang ăn hiếp các nước nhỏ, thế thì để tránh sự ăn hiếp, tôi sẵn sàng tìm lấy những lực lượng để ủng hộ chúng tôi, chống lại sự ăn hiếp. Liệu anh có dám nói như thế với nhân dân Mỹ, với chính phủ Mỹ không?
"Và nếu anh nói được như vậy, chúng tôi cho rằng như thế mới xứng đáng là người lãnh đạo quốc gia," nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nói với BBC.
'Xu thế khó đảo ngược'
Hôm 04/4, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cho rằng 'chắc chắn' Trung Quốc sẽ gây sức ép với Việt Nam, tuy nhiên theo ông áp lực này vẫn khó thay đổi được 'xu hướng' Việt Nam có thể xích lại gần hơn trong quan hệ với Hoa Kỳ.
Ông Dy nói: "Sang Trung Quốc, thì dù Trung Quốc có ép, có dụ dỗ, ép thế này thế kia.
"Nhưng tôi chắc rằng là lập trường của Việt Nam trong việc muốn chơi, muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ,
"Và muốn tiến sâu trong quan hệ trên một số mặt trong quan hệ với Mỹ, thì tôi chắc là không thể nào Trung Quốc ép được," cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nói với BBC.
Tin cho hay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo dự kiến sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 7/4-10/4/2015 theo lời mời của ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư đảng cộng sản, Chủ tịch Trung Quốc.
Chuyến đi này được thực hiện trước chuyến đi của ông Trọng tới Hoa Kỳ, dự kiến diễn ra vào tháng Năm.
Cuối tháng 7/2013, trong một diễn biến liên quan quan hệ Mỹ - Việt, Tổng thống Obama đã từng mời Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang có chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Mỹ.
· Dr. Shambaugh hiện là Giáo sư về Quan hệ Quốc tế đồng thời giữ chức vụ Giám đốc chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington, ông cũng là cộng tác viên cao cấp của Viện Brookings. Những cuốn sách của ông về Trung Quốc gồm “ ĐCS Trung Quốc : sự hao mòn và sự thích ứng” và gần đây nhất là cuốn “ Trung Quốc toàn cầu hóa : một thế lực cục bộ”.
Hôm thứ năm tuần này Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thường niên vừa nhóm họp theo nghi thức đã trở nên quen thuộc. Ước chừng 3 000 đại biểu “ được bầu chọn” trên khắp mọi miền đất nước – từ những nhóm thiểu số trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú lịch lãm sẽ gặp mặt trong thời gian một tuần để thảo luận về tình hình đất nước và dường như điều này tạo ra ấn tượng rằng họ đang tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia.
Ván bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.
Một số người nhìn nhận cuộc tụ họp đầy ấn tượng này là một chỉ dấu cho sức mạnh của hệ thống chính trị Trung Quốc, tuy nhiên thực chất nó lại che dấu những điểm yếu nghiêm trọng. Các chiêu trò chính trị ở Trung Quốc xưa nay thường được ngụy trang dưới lớp vỏ đầy kịch tính với những sự kiện dàn dựng trên sân khấu cho thấy dường như Quốc hội trao quyền lực bền vững cho ĐCS Trung Quốc. Cán bộ nhà nước cũng như dân thường đều biết rằng họ phải tuân thủ những nghi thức đó, tức là phải vui vẻ tham gia và nhắc lại như vẹt các khẩu hiệu chính thức. Lối hành xử như vậy ở Trung Quốc có cái tên là "biểu thái" (biaotai – biểu lộ thái độ), thực ra nó có ý nghĩa chỉ hơn một chút hành động phục tùng mang tính tượng trưng.
Nếu không để ý tới vẻ bên ngoài thì về thực chất ĐCS Trung Quốc đang rất suy yếu và không ai biết điều này hơn chính Đảng. Con người đầy quyền lực của Trung Hoa - Tập Cận Bình đang hy vọng rằng các biện pháp trừng trị thẳng tay bất đồng chính kiến và tham nhũng sẽ giúp chống đỡ một sự sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tập Cận Bình xác định rằng phải tránh trở thành một Gorbachov của Trung Hoa bởi lẽ Gorbachov đã điều hành sự tan rã của Đảng CS LX. Thế nhưng thay vì trở thành nhân vật tương phản với Gorbachov, Tập Cận Bình kết cục có thể lại tạo ra cùng một hậu quả. Sự chuyên quyền của họ Tập gây sang chấn nghiêm trọng toàn bộ hệ thống xã hội Trung Quốc và đang đưa đất nước tới gần tình huống nguy kịch.
Dự đoán sự ra đi của các chế độ chuyên chế luôn là việc đầy rủi ro, phi phỏng. Một số chuyên gia Phương Tây nhìn trước sự sụp đổ của Liên Xô trước khi nó xảy ra vào năm 1991; tuy nhiên CIA lại hoàn toàn bỏ qua việc này. Sự tan rã của các quốc gia cộng sản Đông Âu hai năm trước đó cũng đã từng bị chế nhạo như một suy nghĩ mơ mộng của những kẻ chống cộng cho tới khi việc này trở thành hiện thực. Các cuộc “cách mạng màu” trong thời kỳ hậu Liên Xô ở Gruzia, Ucrain và Kyrgyzstan từ năm 2003 tới 2005 cũng như cuộc nổi dậy mùa Xuân Ả Rập năm 2011 đều bùng nổ ngoài mọi dự đoán.
Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đang rất để ý tới những dấu hiệu có tính chất làm lộ chân tướng mục ruỗng và suy đồi của chế độ đang diễn ra kể từ khi xảy ra sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khi mà chế độ đã trên bờ suy vong. Từ thời điểm đó đến nay một số nhà Trung Hoa học đã đánh cược uy tín nghề nghiệp của mình khi khẳng định rằng sự sụp đổ của ĐCS Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo là không thể tránh khỏi. Những người khác thì tỏ ra thận trọng hơn, trong đó có tôi. Thế nhưng thời thế ở Trung Quốc đã thay đổi và những phân tích của chúng ta cũng cần bám sát thời cuộc.
Ván bài cuối cùng với sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu, tôi tin là như vậy và điều này đã tiến triển xa hơn cái mức mà nhiều người suy nghĩ. Tất nhiên chúng ta không biết con đường đi từ nay cho tới khi nó kết thúc sẽ có hình dạng ra sao. Có thể nó sẽ rất không ổn định và lộn xộn nhưng cho tới khi hệ thống bắt đầu tháo gỡ các nút thắt một cách rõ ràng,rành mạch thì các yếu tố nội tại vẫn tiếp tục đóng vai trò và vì vậy chúng sẽ ảnh hưởng tới bộ mặt của sự ổn định.
Sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc khó có thể kết thúc một cách êm ả. Một sự kiện đơn lẻ khó có thể gây nên sự khép lại hòa bình của một chế độ. Điều dễ xảy ra hơn đó là sự ra đi của nó sẽ kéo dài, hỗn độn và bạo lực. Tôi không loại trừ khả năng Tập Cận Bình bị hạ bệ trong cuộc tranh giành quyền lực hoặc bởi một cú đảo chính cung đình (un coup d’état). Chiến dịch chống tham nhũng hăng hái của họ Tập đã trở thành tiêu điểm tuần này của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cho thấy ông đang dùng quá đà sở đoản của mình và chọc tức một cách sâu sắc các cử tri là những nhân vật chủ chốt trong Đảng, Nhà nước, quân đội và giới kinh doanh.
Người Trung Hoa có câu ngạn ngữ, waiying, neiruan- ngoài cứng, trong mềm. Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo quả thực là mạnh mẽ, tràn đầy sức thuyết phục và tự tin. Thế nhưng nhân cách cứng rắn đó lại đi ngược với hệ thống Đảng và chính trị vốn hết sức mong manh trong nội bộ. Chúng ta hãy cùng xem xét 5 dấu hiệu có tính thuyết phục thể hiện tính dễ tổn thương của chế độ và yếu kém của hệ thống Đảng CS Trung Quốc.
Thứ nhất, giới tinh hoa của nền kinh tế Trung Quốc đang đặt một chân bên ngoài cửa nhà và họ luôn sẵn sàng rời bỏ hàng loạt nếu như hệ thống thực sự bắt đầu sụp đổ. Năm 2014 Viện nghiên cứu Hurun ở Thượng hải chuyên theo dõi vấn đề người giàu Trung Quốc đã kết luận rằng 64% người có của Trung Quốc đã di cư hoặc đang lên kế hoạch di cư khỏi Trung Quốc. Người giàu Trung Quốc gửi con cái đi học ở nước ngoài với con số kỷ lục (bản thân sự việc này đã là một cáo trạng về chất lượng của hệ thống Đại học Trung Quốc).
Ngay trong tuần này báo chí đăng tin các đặc vụ Liên bang đã lục soát một số địa điểm ở Nam California nơi mà chính quyền Mỹ khẳng định rằng chúng có liên quan tới loại hình kinh doanh du lịch đạt giá trị nhiều triệu USD nhằm đưa hàng ngàn sản phụ Trung Quốc sang sinh con tại Mỹ để rồi sau đó quay trở lại Trung Quốc với đứa con là công dân Hoa Kỳ.
Người giàu Trung Quốc còn mua bất động sản ở nước ngoài ở quy mô và mức giá kỷ lục, họ chuyển tài sản ra nước ngoài, thường là những nơi được coi là dễ trốn thuế và mượn các công ty làm bình phong.
Trong khi đó, Bắc kinh đang nỗ lực đưa về nước số lượng lớn những kẻ chạy trốn mang tiền ra sống ở nước ngoài. Một khi mà giới tinh hoa của đất nước – trong đó có nhiều đảng viên CS rời bỏ tổ quốc với số lượng lớn thì chính nó đã cho thấy dấu hiệu xác đáng về sự mất lòng tin vào chế độ và tương lai của đất nước.
Thứ hai, khi lên cầm quyền năm 2012 Tập Cận Bình đã mạnh mẽ tăng cường làn sóng trấn áp chính trị vốn đã được khởi động từ năm 2009 trên khắp Trung Quốc. Mục tiêu hay đối tượng được ngắm tới là báo chí, truyền thông xã hội, phim ảnh, văn hóa - nghệ thuật, các nhóm tôn giáo, Internet, các nhà trí thức, người Tây Tạng và Uighur, những nhân vật bất đồng chính kiến, luật sư, các tổ chức phi chính phủ, sinh viên Đại học và lĩnh vực sách giáo khoa. Ban chấp hành Trung ương ĐCS đã ra một chỉ thị hà khắc được biết tới dưới cái tên Văn kiện số 9 phổ biến trong toàn hệ thống ĐCS từ trên xuống dưới năm 2013, yêu cầu mọi đơn vị phải truy tìm cho ra những biểu hiện tán đồng “ các giá trị phổ quát của phương Tây “ dù còn manh nha, đó là nền dân chủ pháp trị, xã hội dân sự, tự do báo chí và trào lưu Tự do mới trong kinh tế (Neoliberal Economics).
Một nhà nước yên ổn và tự tin sẽ không phải tiến hành trấn áp, cấm đoán như vậy. Đó chính là triệu chứng của sự bất an và lo sợ của lãnh đạo ĐCS.
Thứ ba, cho dù nhiều người trung thành với chế độ vẫn hành động xu thời nhưng khó bỏ qua những biểu hiện giả tạo mang tính diễn kịch đang lan khắp bộ máy chính trị trong mấy năm gần đây.
Mùa hè vừa qua, tôi là một trong số ít khách ngoại quốc (và cũng là người Mỹ duy nhất) tham dự cuộc hội thảo về “ Giấc mơ Trung Hoa” theo luận thuyết của Tập Cận Bình tại một cơ quan nghiên cứu của ĐCS Trung Quốc ở Bắc kinh. Chúng tôi ngồi suốt hai ngày, đầu óc bị tê liệt vì phải nghe liên tục hơn hai chục học giả của Đảng đọc tham luận, tuy nhiên bộ mặt của những người thuyết trình đều lạnh lùng vô cảm, ngôn ngữ cơ thể cho thấy một sự cứng nhắc và nỗi ngán ngẩm của họ rất dễ cảm nhận được từ bên ngoài. Họ làm ra vẻ phục tùng Đảng và những câu thần chú cuối cùng của lãnh đạo nhưng rõ ràng là công tác tuyên truyền đã mất hiệu lực cho nên Hoàng đế bây giờ chẳng còn y phục trên người.
Tháng 12, tôi trở lại Bắc kinh để dự cuộc hội thảo của trường Đảng trung ương, một định chế cao nhất của ĐCS trong việc đưa ra những chỉ đạo mang tính học thuyết. Và một lần nữa các quan chức cao cấp nhất của đất nước cùng các chuyên gia về chính sách đối ngoại lại đọc thuộc lòng kho khẩu hiệu, chính xác tới từng từ. Có lần trong bữa trưa, tôi ghé thăm gian hàng sách của trường, một địa chỉ dừng chân quan trọng để biết các cán bộ lãnh đạo Trung Quốc ngày nay được đào tạo điều gì. Những cuốn tuyển tập trên giá sách từ “các tác phẩm chọn lọc của Lê Nin” tới hồi ký của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice và trên bàn ngay cửa ra vào, những cuốn sách nhỏ của Tập Cận Bình quảng bá cho chiến dịch của ông ta về “ Công tác quần chúng” - hay mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân được xếp cao chất ngất. Tôi hỏi, “ sách này bán thế nào ?” Cô bán hàng trả lời “ Ô, không bán được nhiều, chúng tôi lại mang chúng đi ấy mà”“. Độ cao của chồng sách đã cho thấy khó có thể tin được cuốn sách đó thu hút độc giả.
Thứ tư, nạn tham nhũng làm thối nát bộ máy ĐCS, chính quyền và quân đội cũng đã thâm nhập vào toàn bộ xã hội Trung Quốc ngày nay. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình kéo dài được lâu và cũng khốc liệt hơn những đợt trước đây nhưng không một chiến dịch nào có khả năng loại trừ vấn nạn này vì nó đã bắt rễ một cách ngoan cố vào hệ thống độc Đảng, vào mạng lưới người bảo trợ - khách hàng (mang tính Mafia – ND) và một nền kinh tế hoàn toàn thiếu vắng sự minh bạch cùng một bộ máy truyền thông do Nhà nước quản lý không mang tính thượng tôn Pháp luật.
Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng, hối lộ của Tập Cận Bình được đưa ra nhằm thanh lọc có lựa chọn, chủ yếu nhắm vào các đồng sự và chiến hữu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Năm nay đã 88 tuổi họ Giang vẫn được đánh giá như Thái thượng Hoàng trong nền chính trị Trung Quốc. Truy quét mạng lưới đặt dưới sự bảo trợ của họ Giang trong khi ông ta còn sống là một sự mạo hiểm lớn đối với Tập Cận Bình, đặc biệt là khi ông có vẻ chưa tập hợp được phe phái gồm những chiến hữu trung thành tới mức đủ mạnh để củng cố quyền lực. Một vấn đề khác nữa là Tập Cận Bình là con trai của thế hệ đầu tiên các nhà cách mạng Trung Quốc, là một trong những “ Thái tử “ cho nên các mối liên hệ chính trị của ông ta chủ yếu được mở rộng đối với các “ Thái tử” khác. Thế hệ thứ 2 này đang bị xỉ vả công khai hiện nay ở Trung Quốc.
Cuối cùng, nền kinh tế Trung Quốc dưới con mắt của phương Tây là một cỗ xe Gia Ga nát không thể dừng lại (thần thoại Ấn độ có chuyện chiếc xe chở vị Thánh tên Giaganat diễu trên phố và những người cuồng tín thường đổ xô vào xe để xe cán chết – ý bóng chỉ lực lượng khủng khiếp đi đến đâu gây chết chóc đến đó – ND). Nền kinh tế đó đang bị sa lầy trong một chuỗi những cái bẫy mang tính hệ thống mà không dễ thoát ra. Tháng 11/2013 Tập Cận Bình chủ tọa Hội nghị Trung ương 3 ĐCS Trung Quốc, Hội nghị đã công bố những chương trình cải cách kinh tế đồ sộ nhưng cho tới nay chúng vẫn còn nằm yên trên bệ phóng. Vâng, các khoản chi cho tiêu dùng có tăng, nạn thảm đỏ có giảm cùng với một số cải cách thuế được thực hiện nhưng nhìn chung các mục tiêu đầy tham vọng của Tập Cận Bình đã chết yểu. Chương trình cải cách đã thách thức các nhóm lợi ích hùng mạnh, cố thủ ở nơi thâm căn cố đế - đó là những doanh nghiệp nhà nước và đội ngũ quan chức Đảng ở địa phương và họ đã không úp mở ngăn cản việc thực thi cải cách.
Năm vết rạn nứt hiển hiện và ngày một gia tăng trong hệ thống quản lý Trung Quốc chỉ có thể khắc phục thông qua cải cách chính trị. Cho tới khi và chỉ khi Trung Quốc nới lỏng việc quản lý hà khắc hệ thống chính trị, quốc gia này mới có thể trở nên một xã hội sáng tạo và một nền “kinh tế tri thức” như mục tiêu cải cách mà Hội nghị trung ương 3 đã đặt ra. Chính hệ thống chính trị hiện nay mới là trở ngại chủ yếu đối với các cải cách chính trị và xã hội Trung Quốc. Nếu như Tập Cận Bình và các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc không nới lỏng sự kìm kẹp thì họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với số phận mà họ không mong muốn.
Trong mấy thập niên sau khi Liên Xô tan rã, giới lãnh đạo của Trung Quốc luôn bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của người đồng chí cộng sản khổng lồ này. Hàng trăm bài phân tích của giới nghiên cứu Trung Quốc đã mổ xẻ các nguyên nhân dẫn tới sự tan rã đó.
“Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình trên thực tế đang cố gắng tránh cơn ác mộng Liên Xô. Vài tháng trước nhiệm kỳ lãnh đạo của mình, họ Tập đã có một bài phát biểu nội bộ về sự sụp đổ của Liên Xô, lên án sự phản bội của Gorbachov và cho rằng Moscow thiếu “ một người đàn ông đích thực” có khả năng chống lại người lãnh đạo cuối cùng mang tư tưởng cải tổ đó. Làn sóng đàn áp do Tập Cận Bình khởi xướng và chỉ đạo hiện nay cho thấy ông ta chống lại đường lối cải tổ và minh bạch kiểu Gorbachov. Thay vì cởi mở, Tập Cận Bình lại tăng cường kiểm soát tư tưởng, nền kinh tế và cả những đối thủ cạnh tranh trong nội bộ Đảng.Tuy vậy phản công và đàn áp chưa phải là lựa chọn duy nhất của họ Tập.
Những người tiền nhiệm của ông ta như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lại rút ra những bài học rất khác từ sự sụp đổ của Liên Xô. Từ năm 2000 tới 2008 họ đã thể chế hóa một số chủ trương nhằm nới lỏng và cởi mở hệ thống cùng với việc thực hiện cải cách chính trị một cách thận trọng và có giới hạn. Họ đã củng cố các cấp ủy ở địa phương và đưa vào thử nghiệm việc bầu vị trí bí thư Đảng với nhiều ứng viên. Hai ông cũng đã thâu nạp nhiều doanh nhân và trí thức vào Đảng, mở rộng hiệp thương giữa Đảng và các nhóm ngoài Đảng đồng thời làm cho các biên bản họp Bộ chính trị thêm minh bạch. Họ đã cải thiện cơ chế phản hồi trong Đảng, thực thi nhiều hơn các tiêu chí tuyển chọn nhân tài để đánh giá và đề bạt, thiết lập hệ thống đào tạo ủy nhiệm cán bộ trung cấp cho toàn bộ 45 triệu người được quy hoạch nguồn. Các ông cũng đã làm cho có hiệu lực những quy chế về hưu trí, luân chuyển công chức và sĩ quan quân đội 2 năm một lần.
Trên thực tế họ Giang và họ Hồ đã suy nghĩ để quản lý sự thay đổi thay vì chống lại nó. Tuy nhiên Tập Cận Bình không chấp nhận một điểm nào cả. Kể từ năm 2009 (khi mà nhà lãnh đạo có đầu óc cởi mở trước đây là Hồ Cẩm Đào đã thay đổi đường lối và bắt đầu chính sách khẩn cấp), chính quyền Trung Quốc ngày càng trở nên bất an nên đã cho ngừng thực thi các cải cách chính trị (trừ việc cải cách đào tạo cán bộ). Những cải cách này đã được một thủ túc chính trị của Giang Trạch Dân đạo diễn, đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc Tằng Khánh Hồng (Zeng Qinghong). Ông này đã nghỉ hưu từ 2008 nhưng hiện đang bị nghi vấn tham nhũng trong chiến dịch “ đả hổ diệt ruồi “ của họ Tập. Điều này cho thấy Tập Cận Bình thù địch với các biện pháp cải cách nhằm giảm nhẹ con bệnh của một hệ thống đang đổ nát.
Một vài chuyên gia cho rằng chiến thuật tàn nhẫn của họ Tập sẽ báo trước một xu hướng cải cách cởi mở hơn trong những năm sau này trong nhiệm kỳ của ông. Riêng tôi thì không đồng tình bởi lẽ nhà lãnh đạo này và chế độ của ông ta luôn quan niệm chính trị là một cuộc chơi có tổng bằng 0 (tức là hoặc thắng hoặc thua chứ không có tình thế cả hai cùng thắng Win- Win – ND). Do vậy nới lỏng sự quản lý theo họ, chắc chắn sẽ là một bước tiến tới sự sụp đổ của cả hệ thống trong đó có họ.
Họ còn có quan điểm theo thuyết âm mưu cho rằng Hoa Kỳ đang nỗ lực hành động nhằm lật đổ sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Do vậy không có chỉ dấu nào cho thấy những cải cách sẽ quay trở lại ở Trung Quốc.
Chúng ta không thể đoán trước khi nào thì chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc sẽ sụp đổ nhưng cũng không khó để kết luận rằng chúng ta đang làm chứng cho giai đoạn cuối cùng của nó. ĐCS Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới về thời gian cầm quyền (chỉ sau có Bắc Triều Tiên) và không có đảng chính trị nào có thể cầm quyền mãi.
Nhìn về phía trước, những nhà quan sát Trung Quốc cần phải tập trung sự chú ý vào các công cụ của chế độ phục vụ việc cai trị và những người được giao phó sử dụng các công cụ đó. Một số lớn công dân và đảng viên CS Trung Quốc đã lựa chọn bằng đôi chân để rời bỏ tổ quốc hoặc thể hiện hành động giả dối của mình bằng cách làm ra vẻ tuân thủ các chỉ thị của Đảng.
Chúng ta cần quan sát cái ngày mà những nhân viên tuyên truyền của chế độ và bộ máy an ninh nội bộ sẽ trở nên không nghiêm chỉnh hoặc lỏng lẻo trong việc thực thi các lệnh của Đảng - thảng hoặc khi mà họ bắt đầu trở nên đồng cảm với những kẻ bất đồng chính kiến như nhân viên an ninh Đông Đức trong cuốn phim “ Những cuộc đời của người khác” khi anh này thông cảm với chính đối tượng bị theo dõi của mình.
Một khi sự thấu cảm của con người đã manh nha chiến thắng bộ máy cầm quyền cứng nhắc, giáo điều thì ván bài cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc mới thực sự bắt đầu.
Phạm Gia Minh dịch từ Wall Street Journal số ra ngày 6/3/2015
Truyện dài đấu đá trong hàng ngũ lãnh đao Đảng CSVN
Ủy viên bộ chánh trị đai tướng công an TrầnĐai Quang bộ trưởng bộ Công An đã được Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng chọn làm '""gà' "" của ông trong cuộc đua vào chức Tỗng bí thư Đảng CSVN tại đai hội 12 đã vừa đươc ông Tổng Trọng cử sang Mỹ đi tiền trạm cho ông qua Mỹ đánh canh bài chót.Gà Quang sang Mỹ coibộ rùm beng hơn gà Nghị nhưng cũng chẳng làmnên cơm cháogìcho Tổng Trọng vì Mỹ đã chọn con gà Ba Dũng rồi dù con gà này nói nhiều hơn làm nhưng ít nhất thì cũng dám nói dân chủ dám đòi thay đổi thể chế.thưc hiện tư nhân hóa các Tập đòan kinh tế nhà nước và dứt khoát kinh tế thị trường trước hết phải là kinh tế thị trường cái đã,ông còn kêu gọi toàn dân làm kinh tế và kinh tế tư nhân là động lưc phát triển của kinh tế VN
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đươc giải thưởng Tự Do Ngôn Luận
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa hội viên Hội Nhà văn TP Hải Phòng người từng bị tòa án Cộng Sản ở VN bỏ tù 6 nămvề tội viết báo chui đòi tự do dân chủ mới ra tù hồi cuối năm 2014,hiện còn bị quản chế 3
năm.Ra tù Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn không ngừng viết báo chui đòi tự do dân chủ, do đó ông được Hội Nhà văn Na Uy nhân dịpkỷ niệm 100 năm ngày thành lập trao giải thưởng Tư Do Dân Chủ trị giá 200.000đồng tiền Na Uy một món tiền khá lớn,ông Nghĩa vì bị quản chế không đi lãnh giải đươc đã ủy quyền cho vợ đi lãnh giải thay,tối 21 tháng 3 bà Nga đã tới Na uy nhận giải Tự Do Dân Chủ thay chồng ông chủ tịch Hội Nhà Văn Na Uy đã hỏi thămbà Nga về tình trạng quản chế của ông Nghĩa bà Nga cho biết ông Nghĩa bị cấmra khỏi nhà trong phạm vi đưòng kính 2km.khiến ông chủ tich Hội Nhà văn Na uy tỏ ra vô cùng phẫn nộ việc nhà văn Nghĩa bị quản chế không khác gì tù giam lỏng
Chính danh
Nhà văn Chu Tấn một trong những ngươi khởixướng việc triệu tập Hội Nghi Diên Hồng Thời Đai để tìm ra đường lối chính sách xuất sắc cho dân tộc VN giữa nga ba thời đai lại vừa phải lên tiếng về cái danh xưng do Hội nghị này tạo ra đó là Nghị Hội Diên Hồng hay Hội Nghi Diên Hồng,bởi vì sau đai hội này sử gia PhạmTrần Anh người đươc Đai hội bầu ra nắm một trong ba cơ quan thường trưc của Đai Hội là chủ tịch Hội ĐồngĐiều Hợp đã tự động biến Hội Nghị thành Nghị Hội một danh xưng trùng với tổchức của gíao sư Nguyễn Ngọc Bich mà không tham khảo ý kiến giáo sư Nguyễn Thanh Liêm chủ tịch Hội ĐồngĐại Biểu,nhân sĩ Phạm Kỳ Nhơn chủ tịch Hội Đồng GíamSát.Theo nhà văn Chu Tấn thì cái gì cũng phải chính danh nghị hội sau bằng đai hội và 6 tháng qua ông đã im lặng chờ sử gia Phạm Trần Anh sửa lại sai lầmbây giờ thì ông phải nhờ tập thể chỉnh dùm sai lầm của sử gia Phạm Trần Anh.Theo Trẻ Ranh chỉ chuyện nhỏ chính danh mà quí vị làmviệc nước còn""lấn cấn"" thì sao làmđươc việc lớn,Phạm Trần Anh nghiên cứu sử mà quên rằng đã tam đầu chế tức là tậpthể ba hội đồng lãnh đao thì phải có sự đồng thuận của lãnh đao ba hội đồng,thế mà môt mình thay đổi tên tổ chức từ hội nghị ra nghị hội chẳng hỏi ý kiến ai cả coi bộ rất quê quê thế nàođó
IPUtát vào mặt Đảng CSVN
Tổ chức Liên minh các nghị viện thế giới vừa họp đai hộitại Hà nội ra tuyên bố tại Hà nội với khẩu hiệu biến lời nói thành hành động.Cái khẩu hiệu biến lời nói thành hành động như một cái tát vào mặt các nhà lãnh đạo Đảng CSVN vì các vị này chuyên nói một đàng làm một nẻo.Bây giờ ngươi ta mới thấy ông tổng thố``ng VNCH Nguyễn văn Thiệu có nhiều sai
lầm nhưng câu""đừng nghe những gì cộng sản nói hãy nhìn cộng sản làm""thật vô cùng chính sác\
Dương Văn Ba công bố hồi ký
Dương Văn Ba là nhà báo đồng hành với nhà báo Ngô Công Đưc làmbáo Tin Sáng .rồi Dương Văn Ba làmquân sư quạt mo cho Võ Văn Kiệt bị phe chống Võ Văn Kiệt do Nguyễn Văn Linh cầm đầu bỏ tù.Ra tù Dương Văn Ba vẫn tiếptục làmquân sư quạt mo choVõ Văn Kiệt, cho tới khi Võ Văn Kiệt bị sát hại Dương Văn Ba bệnh nặng,nhưng càng bệnh Dương Văn Ba càng viết hồi ký hăng.Kết quả hồi ký của Dương Văn Ba đươc chuyển ra nước ngoài và công bố trên internet,vô khối chuyện ky kỳ đươc tiết lộ như Dương văn Ba liên lạc với MTGPMN qua một nhà sư,và chỉ thế thôi ,trong khiHồ Ngọc Nhuận ,Lý Chánh Trung lại là cán bộCộng Sản nằm vùng chính hiệu,hay nhà văn Cung Tich Biền đeo băng đó lăng xăng ngày 30 tháng tư chỉ là kẻ thời cơ.Cũng theo hồi kỳ Dương Văn Ba thì đich thân Dương Văn Minh ký công lệnh cho tầu Việt Nam Thương Tín chở con gái con rể Dương Văn Minh di tản cùng với bộ trưởng phủ tổng thống của ông ta là dân biểu Nguyển Hữu Chung,con gái con rể Dương văn Minh xin tỵ nạn ở Mỹ còn dân biểu Chung tỵ nạn ở Canada
Chuyện tướng Gíap
Bây giờ thì bàn dân thiên hạ ai cũng biết tướng Võ Nguyên Gíap là con nuôi chánh mật thámMarty là có thật tướng Gíap học trường Albert Sarraut bằng tiền của Marty trợ cấpqua tay Đặng Thai Mai.Theo Bùi Tín thì tướng Gíap rất hèn khi các tướng Lê Liêm , Đăng Kim Giang ,Chu Văn Tấn và đai tá Lê Trọng Nghĩa bị bọn Lê Duẩn bắt giam tướng Gíap không dámnói một câu.Mấy tướng Tầu đỏ Vi Quốc Thanh, Trần Canh vừa cho xuất bản hồi ký nói chiến thắng biên giới năm 1951 là công của họ chính họđề nghị đánh Đông Khê ,Thất Khê trước thay vì đánh thẳng vào Cao Bằng Lạng Sơn ,hai anh tướng Tầu đỏ này cũng tiết lộ cái kế hoach kéo pháo ra đánh chậmthắng chậm là của họ đề xuất và tướng Gíap chỉ là kẻ nhân vơ
Lòi chành
Sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng ông không chỉ đao bộ Thông Tin và Truyền thông làm vụ án Ngươi Cao Tuổi thiên hạ mới vỡ lẽ thủ phạm vụ"" đánh ""báo NgườiCao Tuổi và Tổng biên tậpKimQuốc Hoa là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và trưởng ban Tuyên Gíao Đinh Thế Huynh .Điều ly kỳ là ông Tổng biên tập KimQuôc Hoa bị truy tố về điều 253 bộ luật hình sư nhưng đến nay vẫn chưa bịcông an và viện kiểmsát làm gì cả và ông KimQuốc Hoa còn viếtthư ngỏ cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói huych toẹt mọi chuyện ra cho bàn dân thiên hạ tỏ tường
Lòi mặt chuột
Bây giờ thiên hạ mới tiết lộ chính Đai tướng Việt Cộng Lê Đức Anh là ngươi đã ra lệnh cho những chiến sĩ Hải Quân Việt Cộng không đươc chống cự quân xâm lược Trung Quốc và dâng đảo Gạc Ma trong quần đảo Trương Sa cho Hải quân Tầu cộng năm 1988.Tướng Việt Cộng Nguyễn Trọng Vĩnh nói rằng tướng Lê Đưc Anh chỉ là anh thầy ""sú""đồn điền cao su kiêm chỉ điểm chomật thám Pháp đươc ""đồ tể "" Lê Đức Thọ nâng đõ nênmới làmtới đai tướng chủ tich nước,ôi những khuôn mặt Việt gian ở VN thật thảm hại quá đi thôi
Đai hội Tù nhân lương tâm
Thế là đai hội toàn quốc Hội cựu tù nhân lương tâmVN đã tiến hành tại Nhà thờ Dòng Cúa Cưu Thế đường Kỳ Đông Saigon ngày 17 tháng 3 năm 2015 và đã bầu ra ban chấphành nhiệm ký hai năm 2015 -2017 với hai chủ tich là bác sĩ Nguyễn Đan Quế và linh mục Phan Văn Lợi.Sau đai hội Hội cựu tù nhân lương tâm đã tổ chưc Hội thảo về quôc hội đưa ra 10 nhận định như sau
1- Hiến phápVN hiện hành chỉ là thể chế hóa cương lĩnh của ĐCSVN nó là công cụ và pháp chếXHCN của riêng ba triệu Đảng viên ĐCSVN nó không phải khế ước xã hội của 93 triệu dân VN
2- Pháp luật VN vừa phi pháp vừa vi hiến
3- 90 phần trăm đai biểu quốc hội là đảng viên ĐCSVN
4- Ở VN không có tranh cử công bằng
5- Nhà cầm quyền luôn tìm cách bắt bớ sách nhiễu người bât đồng chánh kiến
6- ỞVN không có nền tư phápđộc lập
7- Hiến pháp VN không được người dân phúc quyết
8- Ở VN không tôn trọng Tự Do Tôn Gíao
9- Pháp luật ở VN như rừng lại thưc hiện theo luật rừng
10- Còn chế độ Cộng Sản ở VN thì người dân VN không có tự do
Điều đáng chú ý là sau hội thảo Hội cựu tù nhân lương tâm đã cùng các hội đoàn xã hội dân sự lập Ủy ban hành động quốc gia
Nữ sĩ Quế Hươngca ngợi nhà vệ sinh công cộng ở Mỹ\
Nữ sĩ Quế Hương sang Mỹ thăm con trai ,kèm đi du lịch về nước bà viết một thiên ký sự bốc thơm nước Mỹ dành nhiều dòng ca tụng nhà vệ sinh công cộng ở Mỹ và chê nhà vệ sinh công cộng ở VN đủ điều.Thật ra cứ ra khỏi Việt Nam là đất nước nào nhà vệ sinh công cộng cũng hơnVN kể cả Lào, Căm bốt,thế mới nhục chứ
Hồi ký Nguyễn Mạnh Cường về trung tâm huấn luyện Biệt Chính
Nhà thơ Thanh Chương vừa chuyển cho Trẻ Ranh bãn hồi ký của Nguyễn Mạnh Cương về trung tâm huán luyện Biệt Chính Cát Lở.Nguyễn Mạnh Cường ngươi sinh viên tranh đấu đã biểu tình rượt đánh Văn Tiến Dũng ngày 20 tháng 7 năm 1955 rồi cầmđâu biểu tình phản đối tổng thống Ngô Đình Diệm bố rápchùa chiền năm 1963, năm 1964 ra Cát Lở làm huấn luyện viên cán bộ Biệt chính do lãnh tụ Duy Dân hệ phái Thiên Chúa Gíao Lê Xuân Mai là trung tâm trưởng Nguyễn Xuân Phác con trai bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ làm trung tâm phó.Theo Nguyễn Manh Cường cán bộ Biêt Chính là gọi tắt bốn chữ cán bộ chánh trị đăc biệt sau thành cán bộ Xây Dựng Nông Thôn.Trung tâm Biệt Chính Cát Lở có ba trung tâm trưởng đáng quan tâm là các ông Lê Xuân Mai,Trần Ngọc Châu,Nguyễn Bé ,hai ông Mai và Bérát ngon lành,còn ông Châu sau này lòi ra là cán bộ Việt Cộng nằm vùng cỡ bự.
Gỉang viên ở Biệt Chính nổi là Triệu bá Thiệp,Việt Huy[Nguyễn Đình Huy]Nguyễn Ngọc Huy ,Dương Cự ,Dương Hồng Duyệt,Phạm Như Cương
Một bài báo hay của nữ sĩ Nguyễn Thị KhánhMinh
Nữ sĩ Nguyễn Thị Khánh Minh vừa cho công bố trên mạng Gió O một bài tản văn thật hay viết về thơ của Lý ĐôngA.Theo Nguyễn Thị Khánh Minh dù Lý Đông rời cõi thế lúc mới 26 tuổi nhưng ông đã để lại nhiều bài thơ bất hủ
Trẻ Ranh là ngươi mê thơ Lý ĐôngA và được biết sinh thời nhà văn Nhất Linh hay ngâm hai câu thơ của tác giả Lý Đông A
Lòng đã quyết đi trên đường gió bụi
S an bằng nguồn nhục tủi Thái bình dương
Lý Đông A không chỉ là một nhà văn hóa một lãnh tụ chánh trị lỗi tạc mà còn là một thi sĩ bất hủ có một không hai của văn học sử VN tuền bán thế kỷ hai mươi
Bài học Bauxít
Bây giờ thì Tậpđoàn than khoáng sản VN chới với vì bị công ty Trung Quôc lừa khai thác bauxit mỗi năm lỗ 37 triêu usd.Cai vụ khai thác bauxit ở TâyNguyên bao nhiêu tổ chưc và nhà trí thưc đã ngăn cản nhưng Tậpđoàn Than và khoáng sản vẫn cứ khai thác kết quả là măc lừa các tậpđoàn Trung Quốc và bây giờ chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người thôi,thật đang kiếp những kẻ ngoan cố