Saturday, June 20, 2015
HẢI LÊ * MỪNG NGÀY CỦA CHA
MỪNG NGÀY CỦA CHA
Lời mở đầu: Một vài ngày nữa Ngày lễ của Cha lại trở về. Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó!” Tình cha nhiều người cho rằng không đằm thắm bằng tình mẹ, có lẽ chỉ vì người cha ít chịu diễn tả mà thôi. Thật ra tình cha như nền móng của căn nhà, giá trị của nó là phần nằm sâu dưới mặt đất. Nhiều người còn ví tình cha như miếng cam thảo, phải ngậm lâu mới ra chất ngọt.
Riêng người Việt ly hương chúng ta, Ngày Của Cha (Father's Day) thường rơi đúng vào ngày kỷ niệm Quân Lực VNCH 19 tháng 6 mỗi năm. Nhớ lại hình ảnh những người trai thời chinh chiến, vừa làm người lính ôm súng gìn giữ quê hương, vừa phải lo cho gia đình chu toàn bổn phận làm cha. Nên người cha trong đất nước khói lửa, hầu như phải hy sinh tình nhà nhiều. Nhưng không vì thế mà tình cha không đậm đà. Nhân ngày Quân Lực và Ngày Của cha, Hải Lê xin đóng góp một câu chuyện nhỏ kể theo Angie Kucer, nhằm vinh danh những người cha bất hạnh, hy sinh nhiều, nhưng nhận... chẳng có bao nhiêu! Nhất là những người đã nằm xuống để vợ con, đồng bào mình được sống mãi mãi.
BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VNCH
Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.
Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.
Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.
Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì. Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv...
Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình.
Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”. Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui.
Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất.
Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.
Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng. Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố. Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục.
Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín.
Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt. Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác.
Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi.
Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu.
“Này Tammy”
Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?”
“Bố thương con nhiều.”
“Con cũng thế. I Love You!”
Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.)
Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v...
Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm. Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai.
Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê. Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn. Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.
Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được. Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến. Bạn bè tôi bình bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!”
Ngày lễ cha, Father's Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này.
Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn.
Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng. Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa.
Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua.
Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần.”
Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian. Có gì bên trong? Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong. Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72... với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh... Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục.
Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương.
Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi. Ông thật là người cha tuyệt vời
Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ! Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với giòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!”
Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa.
Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào hòm cho bố, còn những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ mãi bên cạnh cả cuộc đời tôi.
Bây giờ thì những chiếc khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thấm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.
Happy Father's Day
Mừng Ngày Của Bố
Mừng ngày Quân Lực 19/6/2010
NGUYỄN THỊ CỎ MAY* NGÀY CỦA CHA
Vui Buồn Trong Ngày Lễ Cha
BONNE FÊTE PAPA
Không biết tại sao cái nghề rửa chén rửa bát, muỗng nĩa, dọn dẹp chùi rửa nhà bếp bên Tây và bên Canada họ thường gọi là plongeur (thợ lặn)?
Có lẽ là tại vì suốt ngày phải thọc tay mò mẩm trong nước chăng?
Có lẽ là tại vì suốt ngày phải thọc tay mò mẩm trong nước chăng?
Theo văn chương Sài Gòn thời trước 75, thì “thợ lặn” là từ để ám chỉ những tay tổ siêu khôn mánh. Thí dụ như mỗi khi có người nào cần mượn hay nhờ vả họ làm việc gì đó thì họ tìm cách né liền hay phịa ra đủ mọi lý do để trốn tránh khỏi làm, hoặc nói rõ hơn là để…lặn, theo đúng câu “ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Và hình như những tay tổ nầy thấy hơi nhiều!
Bí quyết được cha áp dụng để…bảo vệ hạnh phúc gia đình
Theo tôn chỉ của Tổng Hội Thờ Bà VN Hảì Ngoại (THTBVNHN), nể vợ hay sovo là bí quyết để bảo vệ hạnh phúc gia đình! THTBVNHN là một chi nhánh của The World Sovo Organization (WSO) thuộc tổ chức LHQ.
Ngộ thiệt, ngày xưa bên nhà, cái bếp là vùng bất khả xâm phạm, một thứ no mans land đối với đàn ông con trai. Lỡ rủi có láng cháng xuống bếp thì bị mấy bà sửa lưng hay mấy bả la lên: “Ê, đi lên nhà trên đi”– “đi chỗ khác chơi” –“đây là chỗ của đàn bà con gái, xuống đây chàng ràng làm cái gì?”
Đó là nói theo hoàn cảnh của riêng từng gia đình mà thôi.
Năm 78-79, vì sa cơ thất thế, mất hết nhà cửa, mất luôn cả hộ khẩu nên cha phải về tá túc chung với gia đình bên vợ tại Sài Gòn. Nhà đông người lắm. Trong nhà, có nhiều dì quá nhờ đó mà phe cánh đàn ông con trai được miễn xuống bếp. Các cậu có bổn phận ở nhà trên, phụ dọn chén dĩa dơ đem xuống bếp, xong lau bàn, lau ghế, quét nhà cho sạch sẽ là xong trách nhiệm.
Trường hợp hai vợ chồng ở riêng thì chia sẻ nhau công việc bếp núc. Nhưng thường thì vợ biểu gì thì làm y vậy để khỏi rắc rối và nhức lỗ tai. Nguyên tắc là nình ông làm theo lệnh nình bà, biểu gì thì làm y vậy đúng theo loại yes mam. Hổng biết có bạn nào giống tui không?
Nhưng thường thì đa số các bà Việt Nam cũng biết giữ thể diện cho chồng nên ít khi nào áp dụng cái nguyên tắc như thế mỗi khi có khách khứa đến chơi.
Mà cũng độc, có nhiều cha nội lợi dụng tình hình bỏ ngõ đó nên đôi khi họ làm bộ ra lệnh, nạt nộ vợ sai biểu thế nầy thế nọ hoặc chỉnh vợ trước mặt khách để bắt le và cũng để tỏ ra là ta đây đúng là đấng tu mi, xứng đáng mặt mày râu, là chủ gia đình đây nè…
Khách về thì sẽ biết tay bà!
Lúc người gõ còn ở bên nhà, việc đàn ông con trai vô bếp, rửa chén và xách giỏ đi chợ là chuyện rất hiếm thấy. Bếp núc là chuyện của đàn bà con gái. Xã hội chưa quen mắt thấy đàn ông chui vô bếp. Mỗi lần phải bắt buộc xách giỏ đi chợ, mắc cở thấy mồ.
Rồi còn vụ đàn ông cưng vợ quá mức có thể bị mấy bà già trầu rũa tắt bếp, nào là ăn phải bùa mê thuốc lú, nào là đội…lên đầu lên cổ đó nữa, vân vân và vân vân. Những chuyện nầy thường thấy xảy ra 50 năm về trước.
Cưới vợ cho con trai, thì đố khỏi bà không dặn cậu em đừng để vợ mầy qua mặt, bắt nạt, coi thường mầy và bên nhà chồng, phải dạy vợ từ thuở ban sơ mới dzìa.
Giai cấp thầy chú càng hiếm thấy vô bếp hơn giai cấp bình dân. Đó là chưa dám nói tới giai cấp bác sĩ, thú y sĩ,luật sư, giáo sư, sĩ quan …hét ra khói. Mấy năm trước đây, báo chí có đề cập đến cựu TT Tunisie Ben Ali ngán vợ hết cở thợ mộc. Chính mệnh phụ phu nhân Leila Trabelsi đã quyết định tất cả kể cả việc kéo mũi chồng ôm vàng đào tẩu qua Arabie Saoudite.
Riêng người gõ thì nằm trong ngoại lệ. Chuyện bếp núc, rửa chén là một phần trong đời sống của mình. Mình quen quá rồi không xem việc đó là một hình phạt làm tổn thương đến cái tôi.
Mà theo Phật giáo thì cái tôi, cái ngã làm gì có được. Tây thì nói cái tôi là cái thật đáng ghét.
Làm những gì mình thấy vui và vợ mình cũng vui… là được rồi. Nói thiệt mà!
Vô ngã
http://thuvienhoasen.org/a23041/vo-nga
Bí quyết được cha áp dụng để…bảo vệ hạnh phúc gia đình
Theo tôn chỉ của Tổng Hội Thờ Bà VN Hảì Ngoại (THTBVNHN), nể vợ hay sovo là bí quyết để bảo vệ hạnh phúc gia đình! THTBVNHN là một chi nhánh của The World Sovo Organization (WSO) thuộc tổ chức LHQ.
Ngộ thiệt, ngày xưa bên nhà, cái bếp là vùng bất khả xâm phạm, một thứ no mans land đối với đàn ông con trai. Lỡ rủi có láng cháng xuống bếp thì bị mấy bà sửa lưng hay mấy bả la lên: “Ê, đi lên nhà trên đi”– “đi chỗ khác chơi” –“đây là chỗ của đàn bà con gái, xuống đây chàng ràng làm cái gì?”
Đó là nói theo hoàn cảnh của riêng từng gia đình mà thôi.
Năm 78-79, vì sa cơ thất thế, mất hết nhà cửa, mất luôn cả hộ khẩu nên cha phải về tá túc chung với gia đình bên vợ tại Sài Gòn. Nhà đông người lắm. Trong nhà, có nhiều dì quá nhờ đó mà phe cánh đàn ông con trai được miễn xuống bếp. Các cậu có bổn phận ở nhà trên, phụ dọn chén dĩa dơ đem xuống bếp, xong lau bàn, lau ghế, quét nhà cho sạch sẽ là xong trách nhiệm.
Trường hợp hai vợ chồng ở riêng thì chia sẻ nhau công việc bếp núc. Nhưng thường thì vợ biểu gì thì làm y vậy để khỏi rắc rối và nhức lỗ tai. Nguyên tắc là nình ông làm theo lệnh nình bà, biểu gì thì làm y vậy đúng theo loại yes mam. Hổng biết có bạn nào giống tui không?
Nhưng thường thì đa số các bà Việt Nam cũng biết giữ thể diện cho chồng nên ít khi nào áp dụng cái nguyên tắc như thế mỗi khi có khách khứa đến chơi.
Mà cũng độc, có nhiều cha nội lợi dụng tình hình bỏ ngõ đó nên đôi khi họ làm bộ ra lệnh, nạt nộ vợ sai biểu thế nầy thế nọ hoặc chỉnh vợ trước mặt khách để bắt le và cũng để tỏ ra là ta đây đúng là đấng tu mi, xứng đáng mặt mày râu, là chủ gia đình đây nè…
Khách về thì sẽ biết tay bà!
Lúc người gõ còn ở bên nhà, việc đàn ông con trai vô bếp, rửa chén và xách giỏ đi chợ là chuyện rất hiếm thấy. Bếp núc là chuyện của đàn bà con gái. Xã hội chưa quen mắt thấy đàn ông chui vô bếp. Mỗi lần phải bắt buộc xách giỏ đi chợ, mắc cở thấy mồ.
Rồi còn vụ đàn ông cưng vợ quá mức có thể bị mấy bà già trầu rũa tắt bếp, nào là ăn phải bùa mê thuốc lú, nào là đội…lên đầu lên cổ đó nữa, vân vân và vân vân. Những chuyện nầy thường thấy xảy ra 50 năm về trước.
Cưới vợ cho con trai, thì đố khỏi bà không dặn cậu em đừng để vợ mầy qua mặt, bắt nạt, coi thường mầy và bên nhà chồng, phải dạy vợ từ thuở ban sơ mới dzìa.
Giai cấp thầy chú càng hiếm thấy vô bếp hơn giai cấp bình dân. Đó là chưa dám nói tới giai cấp bác sĩ, thú y sĩ,luật sư, giáo sư, sĩ quan …hét ra khói. Mấy năm trước đây, báo chí có đề cập đến cựu TT Tunisie Ben Ali ngán vợ hết cở thợ mộc. Chính mệnh phụ phu nhân Leila Trabelsi đã quyết định tất cả kể cả việc kéo mũi chồng ôm vàng đào tẩu qua Arabie Saoudite.
Riêng người gõ thì nằm trong ngoại lệ. Chuyện bếp núc, rửa chén là một phần trong đời sống của mình. Mình quen quá rồi không xem việc đó là một hình phạt làm tổn thương đến cái tôi.
Mà theo Phật giáo thì cái tôi, cái ngã làm gì có được. Tây thì nói cái tôi là cái thật đáng ghét.
Làm những gì mình thấy vui và vợ mình cũng vui… là được rồi. Nói thiệt mà!
Vô ngã
http://thuvienhoasen.org/a23041/vo-nga
Theo nhà văn Nguyễn thị Cỏ May, đàn ông tại hải ngoại ngày nay cũng thăng tiến lắm chớ bộ.
“Có hơn phân nửa trong số những người làm chồng, làm cha trong gia đình thừa nhận vai trò mới này, điều đang làm nổi bật đặc tính bình đẳng trong gia đình ngày nay. Người đàn ông, vì tôn trọng tinh thần bình đẳng nam/nữ, tích cực tham gia lau nhà, nấu cơm, rửa chén, giặt ủi áo quần, …tức lảnh làm tất cả việc “nội trợ” và người phụ nữ đã phải thán phục, tự nhìn nhận người phụ nữ không thể giỏi hơn được giai cấp “Nội tướng” mới này.
(Ngưng trích Nguyễn thị Cỏ May - Sự Thăng Tiến Của Người Đàn Ông Ngày Nay)
Nhà văn Tràm Cà Mau thì khác.Trong bài Ngục Tù Êm Ái, có viết
“Sau mỗi bữa ăn, ông Ba nói cho có lệ:
Em có cho anh dịp may, hôm nay được dọn dẹp chén dĩa và rửa bát không?
Bà Ba gạt phắt đi như mọi hôm:
Không được đâu, việc nầy của em. Anh rửa chén bát rồi sắp xếp lung tung, đến khi cần, em không biết đâu mà tìm.
Ông Ba hỏi, chứ đã biết chắc câu trả lời của vợ rồi. Bởi đôi khi ông cũng áy náy, muốn giúp vợ một tay, vì việc gì bà cũng dành lấy mà làm. Khi có việc bà không làm nổi, mới kêu ông phụ giúp” (Ngưng trích Tràm Cà Mau)
Cha phải tiếp mẹ một tay
Thuộc loại yes mam, nên cha thường răm rắp làm theo thê lệnh... đúng với tôn chỉ của Hội Thờ Bà Hải Ngoại: “Đèn nhà ai nấy sáng, vợ mình mình ngán, ngán luôn vợ bạn mới là chồng ngoan”.
Khi quê hương đổi chủ thì tình hình xã hội cũng có thay đổi… Hiện tượng các cha vô bếp hoặc đi chợ có khuynh hướng tăng nhiều. Ai cũng giống nhau hết, nên bớt mắc cỡ và bớt thấy quê, riết rồi cũng quen con mắt mà thôi.
“Có hơn phân nửa trong số những người làm chồng, làm cha trong gia đình thừa nhận vai trò mới này, điều đang làm nổi bật đặc tính bình đẳng trong gia đình ngày nay. Người đàn ông, vì tôn trọng tinh thần bình đẳng nam/nữ, tích cực tham gia lau nhà, nấu cơm, rửa chén, giặt ủi áo quần, …tức lảnh làm tất cả việc “nội trợ” và người phụ nữ đã phải thán phục, tự nhìn nhận người phụ nữ không thể giỏi hơn được giai cấp “Nội tướng” mới này.
(Ngưng trích Nguyễn thị Cỏ May - Sự Thăng Tiến Của Người Đàn Ông Ngày Nay)
Nhà văn Tràm Cà Mau thì khác.Trong bài Ngục Tù Êm Ái, có viết
“Sau mỗi bữa ăn, ông Ba nói cho có lệ:
Em có cho anh dịp may, hôm nay được dọn dẹp chén dĩa và rửa bát không?
Bà Ba gạt phắt đi như mọi hôm:
Không được đâu, việc nầy của em. Anh rửa chén bát rồi sắp xếp lung tung, đến khi cần, em không biết đâu mà tìm.
Ông Ba hỏi, chứ đã biết chắc câu trả lời của vợ rồi. Bởi đôi khi ông cũng áy náy, muốn giúp vợ một tay, vì việc gì bà cũng dành lấy mà làm. Khi có việc bà không làm nổi, mới kêu ông phụ giúp” (Ngưng trích Tràm Cà Mau)
Cha phải tiếp mẹ một tay
Thuộc loại yes mam, nên cha thường răm rắp làm theo thê lệnh... đúng với tôn chỉ của Hội Thờ Bà Hải Ngoại: “Đèn nhà ai nấy sáng, vợ mình mình ngán, ngán luôn vợ bạn mới là chồng ngoan”.
Khi quê hương đổi chủ thì tình hình xã hội cũng có thay đổi… Hiện tượng các cha vô bếp hoặc đi chợ có khuynh hướng tăng nhiều. Ai cũng giống nhau hết, nên bớt mắc cỡ và bớt thấy quê, riết rồi cũng quen con mắt mà thôi.
Tại hải ngoại thì …
Tại xứ người, vì hoàn cảnh của cuộc sống, vợ chồng đều đi làm hết nên chuyện nhà cửa, bếp núc và con cái là chuyện chung của cả hai người. Bắt buộc chồng có bổn phận phải san sẻ công việc nội trợ với bà xả mình.
Nình ông Tây và nình ông Việt đều đi chợ và vô bếp rửa chén hết. Đây là chuyện quá thường tình trong xã hội Tây phương. Bất luận ông gì cũng vậy. … đều phải a lê hấp xuống bếp hết, phải tiếp vợ, chia sẻ công việc với vợ mình.
Năm 2012 nhà văn Trần Văn cho ra mắt cuốn “Trung tướng Đặng Văn Quang, Vinh quang và Đau khổ” tại San José. Trong tác phẩm có nói trong thời gian tị nạn cố Trung tướng cũng đã từng đi rửa chén như mọi người.
“…Ngay cả Sở Di Trú Canada cũng đạt giấy tống xuất ông ra khỏi đất nước Canada tự do dân chủ. Không nước nào nhận, Canda đòi trục xuất ông Tướng trở về VN và việt cộng cũng cho ông về và phải phải bị tống giam để xét xử về tội ác chiến tranh.
Vì lý do nhân đạo, chính quyền Canada làm ngơ cho ông ở lại Canada mà không được vào quốc tịch Canada và chỉ vợ con ông đều được chấp nhận là công dân, nhập quốc tịch Canada. Vì vậy, ông Tướng cư trú bất hợp pháp chỉ được làm những công việc tay chân ít lương trong xã hội như làm janitor cho một apartment, rửa chén ly tách của một quán cà phê hay làm công nhân sản xuất đồ dùng bằng thủy tinh vô cùng vất vả mới đồng lương nuôi vợ và 3 con còn nhỏ.
Nhờ sự vận động, tranh đấu tích cực của nhiều người bạn Mỹ, ông Tướng mới được sang Mỹ định cư từ tháng 9 năm 1989…” (ngưng trích Hồi ức Trung Tướng Đặng Văn Quang - Vinh Quang & Đau Khổ của Trần Văn ra mắt thành công ở San Jose ngày 12.5.12! Tuệ Ngọc ghi thuật)
Ông qua đời tại thành phố Sacramento, California ngày 15 tháng 07 năm 2011.
Phải rửa chén, phụ một tay dọn dẹp nhà cửa, lo cho con cái tiếp vợ để bả đỡ mệt và bớt đổ quạu cái mặt cho một đống bất tử thấy rất tội nghiệp..và cũng đáng ngại lắm. Ráng chịu riết rồi cũng quen các cụ ơi.
Đó cũng là thể hiện nguyên tắc nam nữ bình quyền mà thôi.
Tại xứ người, vì hoàn cảnh của cuộc sống, vợ chồng đều đi làm hết nên chuyện nhà cửa, bếp núc và con cái là chuyện chung của cả hai người. Bắt buộc chồng có bổn phận phải san sẻ công việc nội trợ với bà xả mình.
Nình ông Tây và nình ông Việt đều đi chợ và vô bếp rửa chén hết. Đây là chuyện quá thường tình trong xã hội Tây phương. Bất luận ông gì cũng vậy. … đều phải a lê hấp xuống bếp hết, phải tiếp vợ, chia sẻ công việc với vợ mình.
Năm 2012 nhà văn Trần Văn cho ra mắt cuốn “Trung tướng Đặng Văn Quang, Vinh quang và Đau khổ” tại San José. Trong tác phẩm có nói trong thời gian tị nạn cố Trung tướng cũng đã từng đi rửa chén như mọi người.
“…Ngay cả Sở Di Trú Canada cũng đạt giấy tống xuất ông ra khỏi đất nước Canada tự do dân chủ. Không nước nào nhận, Canda đòi trục xuất ông Tướng trở về VN và việt cộng cũng cho ông về và phải phải bị tống giam để xét xử về tội ác chiến tranh.
Vì lý do nhân đạo, chính quyền Canada làm ngơ cho ông ở lại Canada mà không được vào quốc tịch Canada và chỉ vợ con ông đều được chấp nhận là công dân, nhập quốc tịch Canada. Vì vậy, ông Tướng cư trú bất hợp pháp chỉ được làm những công việc tay chân ít lương trong xã hội như làm janitor cho một apartment, rửa chén ly tách của một quán cà phê hay làm công nhân sản xuất đồ dùng bằng thủy tinh vô cùng vất vả mới đồng lương nuôi vợ và 3 con còn nhỏ.
Nhờ sự vận động, tranh đấu tích cực của nhiều người bạn Mỹ, ông Tướng mới được sang Mỹ định cư từ tháng 9 năm 1989…” (ngưng trích Hồi ức Trung Tướng Đặng Văn Quang - Vinh Quang & Đau Khổ của Trần Văn ra mắt thành công ở San Jose ngày 12.5.12! Tuệ Ngọc ghi thuật)
Ông qua đời tại thành phố Sacramento, California ngày 15 tháng 07 năm 2011.
Phải rửa chén, phụ một tay dọn dẹp nhà cửa, lo cho con cái tiếp vợ để bả đỡ mệt và bớt đổ quạu cái mặt cho một đống bất tử thấy rất tội nghiệp..và cũng đáng ngại lắm. Ráng chịu riết rồi cũng quen các cụ ơi.
Đó cũng là thể hiện nguyên tắc nam nữ bình quyền mà thôi.
Người thiệt, việc thật
Mệt nhứt là khi nhà có đãi đằng hay làm đám giổ. Trước một hai tuần là mình được giao công tác. Coi quét dọn lại nhà cửa cho tươm tất. Đem chén dĩa, dao muỗng thứ xịn ra để sử dụng và để khoe của luôn một thể. Ngày thường thì không có đụng tới nó.
Đôi khi trong gia đình tổ chức tiệc theo lối pot luck, nghĩa là ai muốn đem cái gì cũng ok hết.Cái lệ của mấy bà là hể có đãi đằng,tiệc tùng thì có tật hay nấu đủ thứ và nấu quá nhiều. Thường ai muốn đem món gì thì phải báo trước để khỏi đụng hàng. Vậy mà, cũng có một lần, có hai gia đình cùng đem lại món gỏi, cộng thêm chủ nhà cũng làm gỏi sứa tôm thịt nữa. Vị chi là ba món gỏi salade. Xúm nhau cười ngất. Còn vợ chồng đứa cháu thì mười lần như một, nó khệ nệ bưng lại một nồi súp măng cua to tổ bố…Chắc đây là món ruột của tụi nó. Ai làm biếng thì mua vịt quay, heo quay, bánh cuốn hoặc bánh xèo... Ăn làm sao cho hết.. Mấy đứa nhỏ, kêu tụi nầy bằng ông, bằng bà, cô dì dượng… thì phải thủ cho tụi nó một cái pizza hay hot dog, hamburger hoặc gà rán KFC gì dó. Trời ơi, thấy đồ đạc bày biện ra đầy bếp, đầy bàn thì chóng mặt quá và cũng đủ no rồi.
Tiệc xong, thì chia ra, năn nỉ khách take out, làm ơn làm phước đem bớt về nhà ăn tiếp…Để lại, tủ lạnh của em hổng có chỗ đâu mà chứa cho hết. Vợ chồng tụi nầy ăn kiêng từ nhiều năm rồi.
À, cái món nầy của bà tổng tư lệnh “Quyền lực mềm” làm có lý quá!
Cha thuộc môn phái nhàn vi hưởng lạc thích sướng.
Mình thuộc môn phái “nhàn vi hưởng lạc thích sướng” của nhà hiền triết Épicure. Nói xin lỗi, mình là loại lè phè, tà tà và làm biếng nhớt thây, xin hai chữ bình an, nên đây là những dịp thử thách để mình tu tập và rèn luyện lại cái tính nhẫn.
Nghỉ hưu rồi nên không muốn tạo thêm công việc lm chi cho khổ tấm thân già còm ốm yếu.
Càng ít việc càng tốt và càng khỏe thân khỏe trí. Các bạn già có đồng ý với tui không?
Mình có đề nghị với má nó, sao hổng chịu xài ba cái đồ giấy cho tiện, ăn xong bỏ vào bao rác, khỏe quá mà? Câu trả lời là, làm vậy coi sao được, lâu lâu mới có một lần mà, đồ mua về hổng xài thì chừng nào mới có dịp xài? Đúng quá. Hết ý. Yes mam!
Mệt nhứt là khi tiệc tàn. Chén dĩa, nồi niêu xoong chảo, ly tách, ôi sao mà nhiều quá xá, tùm lum tùm la vậy. Thấy phát chóng mặt lắm. Cũng may là nhà có máy rửa chén tự dộng. Mấy đứa nhỏ phụ một tay chất vào máy và ấn nút thế là xong! Máy chỉ xài có năm ba lần trong năm mà thôi.
Đôi khi mấy em, cháu hay mấy chị khách tội nghiệp chủ nhà, hè nhau xông ra rửa chén bằng tay. Người rửa, người lau, vừa chem chép với nhau, rồi chất đống trên bàn để chờ bà chủ nhà ra lệnh đem cất ở đâu thì mình mau mau làm y như vậy.
Đúng theo một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Mệt nhứt là khi nhà có đãi đằng hay làm đám giổ. Trước một hai tuần là mình được giao công tác. Coi quét dọn lại nhà cửa cho tươm tất. Đem chén dĩa, dao muỗng thứ xịn ra để sử dụng và để khoe của luôn một thể. Ngày thường thì không có đụng tới nó.
Đôi khi trong gia đình tổ chức tiệc theo lối pot luck, nghĩa là ai muốn đem cái gì cũng ok hết.Cái lệ của mấy bà là hể có đãi đằng,tiệc tùng thì có tật hay nấu đủ thứ và nấu quá nhiều. Thường ai muốn đem món gì thì phải báo trước để khỏi đụng hàng. Vậy mà, cũng có một lần, có hai gia đình cùng đem lại món gỏi, cộng thêm chủ nhà cũng làm gỏi sứa tôm thịt nữa. Vị chi là ba món gỏi salade. Xúm nhau cười ngất. Còn vợ chồng đứa cháu thì mười lần như một, nó khệ nệ bưng lại một nồi súp măng cua to tổ bố…Chắc đây là món ruột của tụi nó. Ai làm biếng thì mua vịt quay, heo quay, bánh cuốn hoặc bánh xèo... Ăn làm sao cho hết.. Mấy đứa nhỏ, kêu tụi nầy bằng ông, bằng bà, cô dì dượng… thì phải thủ cho tụi nó một cái pizza hay hot dog, hamburger hoặc gà rán KFC gì dó. Trời ơi, thấy đồ đạc bày biện ra đầy bếp, đầy bàn thì chóng mặt quá và cũng đủ no rồi.
Tiệc xong, thì chia ra, năn nỉ khách take out, làm ơn làm phước đem bớt về nhà ăn tiếp…Để lại, tủ lạnh của em hổng có chỗ đâu mà chứa cho hết. Vợ chồng tụi nầy ăn kiêng từ nhiều năm rồi.
À, cái món nầy của bà tổng tư lệnh “Quyền lực mềm” làm có lý quá!
Cha thuộc môn phái nhàn vi hưởng lạc thích sướng.
Mình thuộc môn phái “nhàn vi hưởng lạc thích sướng” của nhà hiền triết Épicure. Nói xin lỗi, mình là loại lè phè, tà tà và làm biếng nhớt thây, xin hai chữ bình an, nên đây là những dịp thử thách để mình tu tập và rèn luyện lại cái tính nhẫn.
Nghỉ hưu rồi nên không muốn tạo thêm công việc lm chi cho khổ tấm thân già còm ốm yếu.
Càng ít việc càng tốt và càng khỏe thân khỏe trí. Các bạn già có đồng ý với tui không?
Mình có đề nghị với má nó, sao hổng chịu xài ba cái đồ giấy cho tiện, ăn xong bỏ vào bao rác, khỏe quá mà? Câu trả lời là, làm vậy coi sao được, lâu lâu mới có một lần mà, đồ mua về hổng xài thì chừng nào mới có dịp xài? Đúng quá. Hết ý. Yes mam!
Mệt nhứt là khi tiệc tàn. Chén dĩa, nồi niêu xoong chảo, ly tách, ôi sao mà nhiều quá xá, tùm lum tùm la vậy. Thấy phát chóng mặt lắm. Cũng may là nhà có máy rửa chén tự dộng. Mấy đứa nhỏ phụ một tay chất vào máy và ấn nút thế là xong! Máy chỉ xài có năm ba lần trong năm mà thôi.
Đôi khi mấy em, cháu hay mấy chị khách tội nghiệp chủ nhà, hè nhau xông ra rửa chén bằng tay. Người rửa, người lau, vừa chem chép với nhau, rồi chất đống trên bàn để chờ bà chủ nhà ra lệnh đem cất ở đâu thì mình mau mau làm y như vậy.
Đúng theo một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Nghề thợ lặn tại gia dễ òm.
Ngày thường thì người gõ xin vô lông te nhiệm vụ rửa chén bằng tay. Vì nó vừa lẹ, vừa gọn, vừa dễ, và rất đở tốn điện… Chỉ bỏ chén dơ vào bồn chứa, vặn nước nóng, lấy xà bông nước chà trong chà ngoài từng cái. Xong thì xả lại với nước sạch. Úp lên rổ cho ráo. Rửa chén không mất quá mười phút, vì nhà chỉ có hai vợ chồng mà thôi. Nước nôi đầy đủ, nóng và lạnh. Xong, thì xịt thuốc lên bàn, lên kệ bếp, chùi sơ (ý xin lỗi, tui nói chùi kỹ mà) là sạch trơn và thơm phức.
Đôi khi bà xả cũng muốn đổi tay, giành rửa chén để khỏi quên nghề.
Lệ thường thì đứa nào nấu và dọn ra thì đứa kia phải rửa chén và chùi nhà bếp. Còn muốn giành rửa thì cũng tốt thôi. Rất dân chủ. Ai làm cũng được mà.
Có người nói rửa chén là một lối thiền, nhưng người gõ đã rửa 40 năm rồi nhưng sao mình cũng chưa ngộ được.
Hiện tui đang nghiên cứu lối ăn của Tây, đó là ăn bằng dĩa. Mỗi người tự động múc lấy từ nồi trên bếp, để tất cả vào dĩa của mình giống như lúc ăn buffet trong nhà hàng. Như vậy, bớt được công việc phải dọn bàn, rửa “quá nhiều” chén bát, tô dĩa theo kiểu ăn thông thường của gia đình Việt Nam. Vừa tiết kiệm điện, nước và vừa đỡ tốn sức lao động, thời gian rửa chén và dọn dẹp nhà bếp.
Nếu các bạn cho rằng đây là kiểu làm biếng thì tui cũng hổng có dám cãi đâu. Nhưng cũng có thể xem đây là một lối tổ chức rất khoa học, và hợp lý hóa công việc.
Để còn thời giờ xem TV, gõ bài nữa chớ… Thời giờ là vàng bạc mà.
Có bao nhiêu cha và mẹ?
Xin nói rõ đây không phải là các Cha đáng kính trong nhà thờ. Cũng không phải là “Cha nội” trong xã hội, vì số nầy không có trong thống kê nhà nước.
Thống kê Statistique Canada năm 2012 cho biết tại quốc gia nầy có
*Cha: 8,1 triệu người (kể cả cha đẻ, cha nuôi, cha vợ)
3,7 triệu cha có con dưới 18 tuổi
*Mẹ: 9,2 triệu mẹ (kể cả mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ chồng)
3,9 triệu mẹ có con dưới 18 tuổi và sống với họ (kể cả mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ chồng, nhưng không được kể “mẹ mìn” vào danh sách)
Hèn chi, mỗi năm có hai lễ: lễ mẹ và lễ cha. Nhà hàng và con buôn tha hồ hốt bạc là lẽ tự nhiên!
*81% cha tham gia vào công việc nội trợ,bếp núc (tự nguyện hay theo lệnh trên?)
Les hommes et les travaux ménagers
81 % — Le taux de participation des hommes aux travaux ménagers et aux activités connexes en 2010.
Ngày thường thì người gõ xin vô lông te nhiệm vụ rửa chén bằng tay. Vì nó vừa lẹ, vừa gọn, vừa dễ, và rất đở tốn điện… Chỉ bỏ chén dơ vào bồn chứa, vặn nước nóng, lấy xà bông nước chà trong chà ngoài từng cái. Xong thì xả lại với nước sạch. Úp lên rổ cho ráo. Rửa chén không mất quá mười phút, vì nhà chỉ có hai vợ chồng mà thôi. Nước nôi đầy đủ, nóng và lạnh. Xong, thì xịt thuốc lên bàn, lên kệ bếp, chùi sơ (ý xin lỗi, tui nói chùi kỹ mà) là sạch trơn và thơm phức.
Đôi khi bà xả cũng muốn đổi tay, giành rửa chén để khỏi quên nghề.
Lệ thường thì đứa nào nấu và dọn ra thì đứa kia phải rửa chén và chùi nhà bếp. Còn muốn giành rửa thì cũng tốt thôi. Rất dân chủ. Ai làm cũng được mà.
Có người nói rửa chén là một lối thiền, nhưng người gõ đã rửa 40 năm rồi nhưng sao mình cũng chưa ngộ được.
Hiện tui đang nghiên cứu lối ăn của Tây, đó là ăn bằng dĩa. Mỗi người tự động múc lấy từ nồi trên bếp, để tất cả vào dĩa của mình giống như lúc ăn buffet trong nhà hàng. Như vậy, bớt được công việc phải dọn bàn, rửa “quá nhiều” chén bát, tô dĩa theo kiểu ăn thông thường của gia đình Việt Nam. Vừa tiết kiệm điện, nước và vừa đỡ tốn sức lao động, thời gian rửa chén và dọn dẹp nhà bếp.
Nếu các bạn cho rằng đây là kiểu làm biếng thì tui cũng hổng có dám cãi đâu. Nhưng cũng có thể xem đây là một lối tổ chức rất khoa học, và hợp lý hóa công việc.
Để còn thời giờ xem TV, gõ bài nữa chớ… Thời giờ là vàng bạc mà.
Có bao nhiêu cha và mẹ?
Xin nói rõ đây không phải là các Cha đáng kính trong nhà thờ. Cũng không phải là “Cha nội” trong xã hội, vì số nầy không có trong thống kê nhà nước.
Thống kê Statistique Canada năm 2012 cho biết tại quốc gia nầy có
*Cha: 8,1 triệu người (kể cả cha đẻ, cha nuôi, cha vợ)
3,7 triệu cha có con dưới 18 tuổi
*Mẹ: 9,2 triệu mẹ (kể cả mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ chồng)
3,9 triệu mẹ có con dưới 18 tuổi và sống với họ (kể cả mẹ đẻ, mẹ nuôi, mẹ chồng, nhưng không được kể “mẹ mìn” vào danh sách)
Hèn chi, mỗi năm có hai lễ: lễ mẹ và lễ cha. Nhà hàng và con buôn tha hồ hốt bạc là lẽ tự nhiên!
*81% cha tham gia vào công việc nội trợ,bếp núc (tự nguyện hay theo lệnh trên?)
Les hommes et les travaux ménagers
81 % — Le taux de participation des hommes aux travaux ménagers et aux activités connexes en 2010.
Ngày lễ cha trong cơn bão táp
Còn cái vụ hôn nhân đồng tính trở thành cái mode khắp mọi nơi mới thiệt là rắc rối. Không biết thống kê có tiên liệu chuyện nầy không. Ai sẽ là cha, ai là mẹ đây?
Có nhiều phụ nữ cấp tiến cũng hăm he giành ngày lễ cha về phía họ, vì theo họ đàn bà nắm chốt, chỉ huy và quyết định mọi việc trong gia đình. Họ cho rằng chính họ mới thật sự là người cha (?)
Vậy chồng là gì…Chắc nhiệm vụ của anh ta chỉ là để phục vụ mệnh lệnh bà và múa lân thôi hay sao?
Trong thâm tâm các bà, người cha trong gia đình phải là người cứng cõi, quyết định tất cả mọi việc, biết làm ra tiền, nhưng muốn xài thì phải xin phép vợ, biết đủ thứ những gì người vợ muốn và cần v.v… Họ muốn có một người chồng vừa cương nghị, nam nhi chí khí “machonhư Rambo mà cũng đồng thời vừa là một homme rose dịch là người đàn ông hồng, nghĩa là người đó phải hiền như cục bột dễ nắn, nhiều tình cảm, đảm đang và biết nghe lời vợ vô điều kiện nữa (xem Homme rose ou homme macho, que choisir?The Gentle Man, the Macho Man, Which One to Choose?)
http://www.jcomtesexo.ca/gentle_man_macho_man.htm
Thật khó hiểu quá. Mâu thuẩn quá. Đàn bà muốn là Trời muốn!
Đàn bà là gì?
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
(Huy Cận)
Thăm dò bỏ túi về ngày Lễ Cha 21/6/2015
Để chuẩn bị bài gõ về ngày Lễ Cha cho được thêm phần phong phú, xin các Anh vui lòng cho biết ý kiến, cảm nghĩ và cảm tưởng vui buồn của một người chồng, người cha tại hải ngoại.
- Anh mấy tuổi rồi, mấy năm thâm niên làm chồng, làm cha
- Ngày Father's day đối với Anh là gì?
Anh thường làm gì trong gia đình để giúp vợ con mình.
Ngày Father's day có ai tặng anh cái gì không? anh có tổ chức tiệc tùng gì đặc biệt không? và etc....
Anh tự do viết... không giới hạn.
Như thường lệ, danh tánh sẽ được giữ kín, tuyệt đối.
Xin Thành thật cám ơn Anh.l
Nguyễn Thượng Chánh, Canada
Người cha tại hải ngoại trả lời
1-Anh PTH, Westminster, Cali, USA
Kính thưa anh Chánh
H xin tự khai
Năm nay 63 tuổi, 23 năm làm chồng, có một con trai 21 tuổi. Ngày Father's Day thường tự thấy mình có trách nhiệm hơn. Thỉnh thoảng nấu cơm, nịnh đầm bằng cách đổ xăng cho vợ, đưa xe đi kiểm soát, đi sửa. Gia đình sống kiểu nhà quê, nên thường là không được tặng gì, chẳng có tiệc tùng gì...Chỉ có một câu "Happy Father's Day" từ vợ và con thôi. Hạnh phúc là khi cảm nhận cuộc đời này, khi đi đứng nằm ngồi tự thấy lòng mình lặng lẽ. Có khi làm thơ, có khi đọc nhiều hơn cả kinh lẫn sách.
Con đang học xa nhà, nhưng ngay khi cậu nhóc còn nhỏ cũng đã quen kiểu nhà quê rồi, không tiệc tùng gì hết.Một niềm vui ngaỳ Father's Day là khi nói với con là ráng học nghe chưa... rồi tụ nhận ra mình đang hành xử y hệt ông thầy đồ làng quê Việt Nam thuở xa xưa. Chỉ khác là, bà đồ ở VN sợ ông đồ kinh khủng, vì truyền thống, vì mơ có ngày bố nó thi đậu trạng nguyên. Còn bên này thì mình tự thấy là một thầy đồ, sợ bà đồ kinh khủng”.
Thân ái
H
2 - Anh DHV, Pháp
“Anh Chánh,
Vấn đề nầy còn tùy thuộc vào:
- hoàn cảnh gia đình, sự kiện sinh sống trong cuộc đời tỵ nạn. Thí dụ; anh qua Canada thành đạt BS, chị lấy lại được DS.thì hoàn cảnh sống cũng khác với bạn bè.
Một số bạn qua Mỹ, có môi trường trong cảnh đời thuận lợi hơn thì còn: lễ mẹ và lễ cha.
Chúng tôi qua Pháp, cuộc sống nơi đây có phần khó khăn hơn, nên cảnh đời cũng khác anh ạ. Thí dụ tôi đọc thấy có những cháu thế hệ sau: qua Mỹ bổng trở thành triệu phú, vì một sự kiện nào đó. Xứ Pháp nầy thì khg thể có những điều đó được !!!!!
Môi trường sống có phần khác biệt.
Nhóm kỷ sư NLS qua Pháp thì vất vả lắm. Chỉ trừ có 2 bạn có vợ là DS, học lại 2 năm ra mở nhà thuốc thì có đời sống sung túc hơn bằng hửu đồng môn. Khi đó mới có những sum xê nầy nọ như ông bà ta nói: phú quý sinh lễ nghĩa.
Phần lớn anh em cũng như người tị nạn sang Pháp, có đời sống khiêm tốn, nên vấn đề Lễ lộc nầy khg có thưa anh. May ra ngày sinh nhựt cua cha, chúng nó nghỉ tới cho tí quà là quá lắm rồi. Con cái còn có gia đình chúng, nên mấy cái chuyện nầy ít khi chúng nghỉ
đến anh ạ. Sống thời nào theo thời đó, hoàn cảnh nào thích nghi với cảnh đó thưa anh. Tụi tôi quen rồi !!!!!!!Chẳng có lễ lộc gì cả anh à trên đất Pháp. Tôi con đông, chúng cũng thành đạt, nhưng mấy cái vụ nầy tụi nhỏ khg có nghỉ tới đâu.
Quen rồi !!!!!!!
Chúc anh chị sức khỏe.”
D H V khóa 6 CĐ ban TL
3 - Anh TĐH, Anh Quốc
Anh Chánh thân
Nay mới rãnh, trả lời survey của anh.
- Anh mấy tuổi rồi, mấy năm thâm niên làm chồng, làm cha
75 tuổi, 45 năm làm chồng, 43 năm làm cha
- Ngày Father's day đối với Anh là gì?
Đối với tôi không có ý nghĩa gì cả. Theo tôi, đó chỉ là thương mại hóa đẻ thiên hạ mua quà, hoa, thiệp mà thôi. Tại sao chỉ express tình thương Cha (father's day), Mẹ (mother's day), tinh nhân (Valentine), v.v chỉ trong một ngày, mà không 365 ngày một năm và suốt đời?
Anh thường làm gì trong gia đình để giúp vợ con mình.
Từ ngày có vợ có con, ngay từ ngày còn ở VN, tôi làm hay giúp vợ mọi chuyện từ nấu ăn, giặt quần áo, ru con ngũ, thay tả, bồng con, cho bú sửa, v.v. khi tôi có mặt ở nhà.
Đối với con, cho bú, thay tả, ru ngũ, bồng bế..v.v., khi còn nhỏ nếu không có ai làm chuyện đó.
Dẫn đi chơi, đá banh, dạy con học khi chúng còn học ở tỉnh nhà
Khi vào đại học nơi xa, lái xe mang thức ăn nấu sẳn đến chúng đều đặng
Khi chúng ra trường vừa có nghề nghiệp, vợ chồng tôi chia gia tài cho chúng liền để chúng mua nhà cửa, bởi vì lúc này chúng thật sự cần tiền. Chứ để sau này, chúng giàu rồi chia gia tài thì có ích gì cho chúng.
Khi có cháu, chúng tôi cũng giúp cháu như con: trông chừng, cho bú sửa, thay tả, v.v. Lớn hơn chở đi học, giữ cháu khi cha mẹ chúng vắng mặt
Ngày Father's day có ai tặng anh cái gì không? anh có tổ chức tiệc tùng gì đặc biệt không?
và etc....
Khi còn nhỏ, ở bậc tiểu học, tôi bắt chúng tự vẽ card tặng chúng tôi vào các ngày đó. Khi lớn, tôi bảo chúng đừng quà cáp. Các con telephone thường xuyên, đến thăm cha mẹ thường xuyên là được rồi, cần chăm sóc cha mẹ thường xuyên hơn là chỉ quà cáp một vài lần trong năm.
Kết luận
Tại Canada, nghề thợ lặn nhà hàng, tiệm ăn rất dễ tìm việc... Tuy nhiên, lương hướng rất thấp, thường là lương lối 12-13 $/giờ. Làm từ 11 giờ sáng đến 8 giờ tối.
Nghe đồn rằng có một số ít nơi chịu trả tiền mặt cash hay sú táp (sous table). Phải có quen biết, họ mới dám mướn. Đây là tiền không tính thuế. Lương tuy ít hơn nhưng người làm vẫn có thể lãnh tiền trợ cấp xã hội. “Mánh” không hợp pháp của cả người chủ lẫn của cả người làm công, nhưng trong thực tế vẫn có người làm, miễn sao cuối năm họ có đủ tiền về Việt Nam le lói trong đôi ba tuần là đã quá rồi.
Nghề thợ lặn tại gia là một nghề thiện nguyện, làm chùa, làm vì bổn phận, vì yêu thương và chia sẻ.
Cũng có một số bạn già nói là họ không bao giờ rửa chén, đó là nhiệm vụ và bổn phận của đàn bà con gái. Nói vậy thì tui nghe vậy, còn hư thật ra sao chỉ có vợ anh ta mới biết được mà thôi.
Hổng lẽ trên đời nầy chỉ có một mình tui cu ky mần cái nghề thợ lặn tại gia nầy hay sao?
Người gõ rất tự hào là mình đã có được 40 năm thâm niên trong nghề thợ lặn tại gia rồi nhưng chưa dám nói là mình có kinh nghiệm đâu nhé./.
Tham khảo:
- Fathers day
http://www.timeanddate.com/holidays/common/father-day
- Thiện ý-Người Việt ở Mỹ với Father's Day
http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-o-my-voi-fathers-day/1937684.html
- Tràm Cà Mau-Ngục tù êm ái
http://music.vietfun.com/trview.php?ID=1707&cat=13
- Nguyễn thị Cỏ May- Sự thăng tiến của người đàn ông ngày nay
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-216229/
Montreal 2015
Còn cái vụ hôn nhân đồng tính trở thành cái mode khắp mọi nơi mới thiệt là rắc rối. Không biết thống kê có tiên liệu chuyện nầy không. Ai sẽ là cha, ai là mẹ đây?
Có nhiều phụ nữ cấp tiến cũng hăm he giành ngày lễ cha về phía họ, vì theo họ đàn bà nắm chốt, chỉ huy và quyết định mọi việc trong gia đình. Họ cho rằng chính họ mới thật sự là người cha (?)
Vậy chồng là gì…Chắc nhiệm vụ của anh ta chỉ là để phục vụ mệnh lệnh bà và múa lân thôi hay sao?
Trong thâm tâm các bà, người cha trong gia đình phải là người cứng cõi, quyết định tất cả mọi việc, biết làm ra tiền, nhưng muốn xài thì phải xin phép vợ, biết đủ thứ những gì người vợ muốn và cần v.v… Họ muốn có một người chồng vừa cương nghị, nam nhi chí khí “machonhư Rambo mà cũng đồng thời vừa là một homme rose dịch là người đàn ông hồng, nghĩa là người đó phải hiền như cục bột dễ nắn, nhiều tình cảm, đảm đang và biết nghe lời vợ vô điều kiện nữa (xem Homme rose ou homme macho, que choisir?The Gentle Man, the Macho Man, Which One to Choose?)
http://www.jcomtesexo.ca/gentle_man_macho_man.htm
Thật khó hiểu quá. Mâu thuẩn quá. Đàn bà muốn là Trời muốn!
Đàn bà là gì?
Một câu hỏi lớn không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau
(Huy Cận)
Thăm dò bỏ túi về ngày Lễ Cha 21/6/2015
Để chuẩn bị bài gõ về ngày Lễ Cha cho được thêm phần phong phú, xin các Anh vui lòng cho biết ý kiến, cảm nghĩ và cảm tưởng vui buồn của một người chồng, người cha tại hải ngoại.
- Anh mấy tuổi rồi, mấy năm thâm niên làm chồng, làm cha
- Ngày Father's day đối với Anh là gì?
Anh thường làm gì trong gia đình để giúp vợ con mình.
Ngày Father's day có ai tặng anh cái gì không? anh có tổ chức tiệc tùng gì đặc biệt không? và etc....
Anh tự do viết... không giới hạn.
Như thường lệ, danh tánh sẽ được giữ kín, tuyệt đối.
Xin Thành thật cám ơn Anh.l
Nguyễn Thượng Chánh, Canada
Người cha tại hải ngoại trả lời
1-Anh PTH, Westminster, Cali, USA
Kính thưa anh Chánh
H xin tự khai
Năm nay 63 tuổi, 23 năm làm chồng, có một con trai 21 tuổi. Ngày Father's Day thường tự thấy mình có trách nhiệm hơn. Thỉnh thoảng nấu cơm, nịnh đầm bằng cách đổ xăng cho vợ, đưa xe đi kiểm soát, đi sửa. Gia đình sống kiểu nhà quê, nên thường là không được tặng gì, chẳng có tiệc tùng gì...Chỉ có một câu "Happy Father's Day" từ vợ và con thôi. Hạnh phúc là khi cảm nhận cuộc đời này, khi đi đứng nằm ngồi tự thấy lòng mình lặng lẽ. Có khi làm thơ, có khi đọc nhiều hơn cả kinh lẫn sách.
Con đang học xa nhà, nhưng ngay khi cậu nhóc còn nhỏ cũng đã quen kiểu nhà quê rồi, không tiệc tùng gì hết.Một niềm vui ngaỳ Father's Day là khi nói với con là ráng học nghe chưa... rồi tụ nhận ra mình đang hành xử y hệt ông thầy đồ làng quê Việt Nam thuở xa xưa. Chỉ khác là, bà đồ ở VN sợ ông đồ kinh khủng, vì truyền thống, vì mơ có ngày bố nó thi đậu trạng nguyên. Còn bên này thì mình tự thấy là một thầy đồ, sợ bà đồ kinh khủng”.
Thân ái
H
2 - Anh DHV, Pháp
“Anh Chánh,
Vấn đề nầy còn tùy thuộc vào:
- hoàn cảnh gia đình, sự kiện sinh sống trong cuộc đời tỵ nạn. Thí dụ; anh qua Canada thành đạt BS, chị lấy lại được DS.thì hoàn cảnh sống cũng khác với bạn bè.
Một số bạn qua Mỹ, có môi trường trong cảnh đời thuận lợi hơn thì còn: lễ mẹ và lễ cha.
Chúng tôi qua Pháp, cuộc sống nơi đây có phần khó khăn hơn, nên cảnh đời cũng khác anh ạ. Thí dụ tôi đọc thấy có những cháu thế hệ sau: qua Mỹ bổng trở thành triệu phú, vì một sự kiện nào đó. Xứ Pháp nầy thì khg thể có những điều đó được !!!!!
Môi trường sống có phần khác biệt.
Nhóm kỷ sư NLS qua Pháp thì vất vả lắm. Chỉ trừ có 2 bạn có vợ là DS, học lại 2 năm ra mở nhà thuốc thì có đời sống sung túc hơn bằng hửu đồng môn. Khi đó mới có những sum xê nầy nọ như ông bà ta nói: phú quý sinh lễ nghĩa.
Phần lớn anh em cũng như người tị nạn sang Pháp, có đời sống khiêm tốn, nên vấn đề Lễ lộc nầy khg có thưa anh. May ra ngày sinh nhựt cua cha, chúng nó nghỉ tới cho tí quà là quá lắm rồi. Con cái còn có gia đình chúng, nên mấy cái chuyện nầy ít khi chúng nghỉ
đến anh ạ. Sống thời nào theo thời đó, hoàn cảnh nào thích nghi với cảnh đó thưa anh. Tụi tôi quen rồi !!!!!!!Chẳng có lễ lộc gì cả anh à trên đất Pháp. Tôi con đông, chúng cũng thành đạt, nhưng mấy cái vụ nầy tụi nhỏ khg có nghỉ tới đâu.
Quen rồi !!!!!!!
Chúc anh chị sức khỏe.”
D H V khóa 6 CĐ ban TL
3 - Anh TĐH, Anh Quốc
Anh Chánh thân
Nay mới rãnh, trả lời survey của anh.
- Anh mấy tuổi rồi, mấy năm thâm niên làm chồng, làm cha
75 tuổi, 45 năm làm chồng, 43 năm làm cha
- Ngày Father's day đối với Anh là gì?
Đối với tôi không có ý nghĩa gì cả. Theo tôi, đó chỉ là thương mại hóa đẻ thiên hạ mua quà, hoa, thiệp mà thôi. Tại sao chỉ express tình thương Cha (father's day), Mẹ (mother's day), tinh nhân (Valentine), v.v chỉ trong một ngày, mà không 365 ngày một năm và suốt đời?
Anh thường làm gì trong gia đình để giúp vợ con mình.
Từ ngày có vợ có con, ngay từ ngày còn ở VN, tôi làm hay giúp vợ mọi chuyện từ nấu ăn, giặt quần áo, ru con ngũ, thay tả, bồng con, cho bú sửa, v.v. khi tôi có mặt ở nhà.
Đối với con, cho bú, thay tả, ru ngũ, bồng bế..v.v., khi còn nhỏ nếu không có ai làm chuyện đó.
Dẫn đi chơi, đá banh, dạy con học khi chúng còn học ở tỉnh nhà
Khi vào đại học nơi xa, lái xe mang thức ăn nấu sẳn đến chúng đều đặng
Khi chúng ra trường vừa có nghề nghiệp, vợ chồng tôi chia gia tài cho chúng liền để chúng mua nhà cửa, bởi vì lúc này chúng thật sự cần tiền. Chứ để sau này, chúng giàu rồi chia gia tài thì có ích gì cho chúng.
Khi có cháu, chúng tôi cũng giúp cháu như con: trông chừng, cho bú sửa, thay tả, v.v. Lớn hơn chở đi học, giữ cháu khi cha mẹ chúng vắng mặt
Ngày Father's day có ai tặng anh cái gì không? anh có tổ chức tiệc tùng gì đặc biệt không?
và etc....
Khi còn nhỏ, ở bậc tiểu học, tôi bắt chúng tự vẽ card tặng chúng tôi vào các ngày đó. Khi lớn, tôi bảo chúng đừng quà cáp. Các con telephone thường xuyên, đến thăm cha mẹ thường xuyên là được rồi, cần chăm sóc cha mẹ thường xuyên hơn là chỉ quà cáp một vài lần trong năm.
Kết luận
Tại Canada, nghề thợ lặn nhà hàng, tiệm ăn rất dễ tìm việc... Tuy nhiên, lương hướng rất thấp, thường là lương lối 12-13 $/giờ. Làm từ 11 giờ sáng đến 8 giờ tối.
Nghe đồn rằng có một số ít nơi chịu trả tiền mặt cash hay sú táp (sous table). Phải có quen biết, họ mới dám mướn. Đây là tiền không tính thuế. Lương tuy ít hơn nhưng người làm vẫn có thể lãnh tiền trợ cấp xã hội. “Mánh” không hợp pháp của cả người chủ lẫn của cả người làm công, nhưng trong thực tế vẫn có người làm, miễn sao cuối năm họ có đủ tiền về Việt Nam le lói trong đôi ba tuần là đã quá rồi.
Nghề thợ lặn tại gia là một nghề thiện nguyện, làm chùa, làm vì bổn phận, vì yêu thương và chia sẻ.
Cũng có một số bạn già nói là họ không bao giờ rửa chén, đó là nhiệm vụ và bổn phận của đàn bà con gái. Nói vậy thì tui nghe vậy, còn hư thật ra sao chỉ có vợ anh ta mới biết được mà thôi.
Hổng lẽ trên đời nầy chỉ có một mình tui cu ky mần cái nghề thợ lặn tại gia nầy hay sao?
Người gõ rất tự hào là mình đã có được 40 năm thâm niên trong nghề thợ lặn tại gia rồi nhưng chưa dám nói là mình có kinh nghiệm đâu nhé./.
Tham khảo:
- Fathers day
http://www.timeanddate.com/holidays/common/father-day
- Thiện ý-Người Việt ở Mỹ với Father's Day
http://www.voatiengviet.com/content/nguoi-viet-o-my-voi-fathers-day/1937684.html
- Tràm Cà Mau-Ngục tù êm ái
http://music.vietfun.com/trview.php?ID=1707&cat=13
- Nguyễn thị Cỏ May- Sự thăng tiến của người đàn ông ngày nay
http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-216229/
Montreal 2015
Thursday, June 18, 2015
THẰNG LƯỢM * NGÀY TÀN CỘNG SẢN
Dấu hiệu ngày đại tang của đảng CSVN đến sớm?
Thằng Lượm (Danlambao) - Ngày 03/6/2015, trong phiên thảo luận về Luật an toàn thông tin, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội là Phan Xuân Dũng cho biết đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận về việc: Luật nên ban hành trước các quy định về biện pháp tự vệ sẵn sàng thực thi trong tình huống xảy ra những nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Ví dụ, quy định trong trường hợp đặc biệt cần đóng hoàn toàn hoặc hạn chế các cổng kết nối quốc tế nhằm ngăn chặn các truy cập từ phía ngoài vào bên trong
Đảng CSVN đã nhìn thấy những gì mà lo xa đến vây?
Các ông vua tập thể đã chỉ đạo sẵn sàng phòng thủ thông tin khi có trường hợp đặc biệt xảy ra?
Chuyện gì đang xảy ra bên trong nội bộ đảng CSVN trước kỳ Đại hội 12 mà đảng phải chỉ đạo QH đồng ý ngắt nguồn Internet quốc tế trong trường hợp đặc biệt? Các ông quan cộng sản chuẩn bị đóng chặt cửa khi có đại tang của đảng xảy ra hòng nhanh chân đào thoát ra nước ngoài để sống?
Đúng là đặc biệt! Trên thế giới chưa có quốc gia nào thực hiện chuyện này.
Thế nào là trường hợp đặc biệt? Phe đảng X thắng? Nội bộ tiêu diệt lẫn nhau? Trung Quốc sắp chiếm hết Trường Sa; sáp nhập nước ta thành một tỉnh của nước họ? Kinh tế kiệt quệ, hết tiền trả lương cho hệ thống tay sai (cán bộ-đảng viên) và bọn côn đồ-chó săn ăn tàn phá hại (CA/QĐ)? Vỡ quỹ BHXH, công nhân đình công cả nước? Bùa chú Mác-Lê, vũ khí búa-liềm hết hiệu quả? Nhân dân đồng lòng nổi dậy, bất tuân dân sự?…
Không lẽ nào ngày đại tang của đảng CSVN lại đến sớm trong năm nay?
Thảo nào gần đây, bọn cộng sản VN liên tiếp đúc tượng sư tổ của đảng để cầu cứu cho sự sống còn thoi thóp của chúng. Có bệnh thì vái tứ phương? Đường đường là một đảng vô thần mà nay lại phải dùng từ “cung thỉnh”tượng sư tổ, hệt như cung thỉnh tượng Thánh-Phật không bằng?
Đây là hình ảnh bọn CS đang thắp nhang vái ông tổ của đảng CSVN để cầu “tai qua nạn khỏi”
(Trích) (NLĐO) - Lễ báo cáo hoàn thành cung thỉnh tượng Bác Hồ với thiếu nhi về Nhà Thiếu nhi TP HCM do Thành ủy TP tổ chức đã diễn ra vào sáng 31-5.(đăng 31/5/2014)
Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, thực hiện nghi lễ dâng hoa (ẢNH: TẤN THẠNH) (nguồn:NLĐO)
Và đây nữa, dấu hiệu chán nản, buông xuôi, mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy tìm đường đào thoát.
(trích) Khi đại biểu không buồn thảo luận
Sáng hôm qua, một chuyện hy hữu đã xảy ra ở Quốc hội lần đầu tiên trong 9 kỳ họp của Quốc hội khóa XIII. Đó là không có đại biểu nào bấm nút cho ý kiến về dự thảo chương trình giám sát năm 2016. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, người điều hành phiên họp, đành tuyên bố cho nghỉ họp sớm, trước 2 tiếng so với dự kiến chương trình. Nguồn: TNO(10/6/2015).
Nếu sự cố “trường hợp đặc biệt” xảy ra, lịch sử VN lại ghi thêm một làn sóng đào thoát vĩ đại nữa? Sẽ có một ngày “uất hận” (không phải Quốc hận) do vài triệu tên cộng sản đào thoát đặt tên cho ngày này?
Để rồi xem, tụi bay sẽ chạy đi đâu? Tụi bay sợ quả báo nên bỏ chạy chứ Nhân dân VN không ai ép buộc. Dân là Trời. Ý dân là ý Trời. Trời đã giăng sẵn lưới rồi…
Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt. Tụi bay nhớ không?
11/6/2015
các hệ thống thuộc địa phận Việt Nam. PHẠM TRẦN * NGÀY TÀN CỘNG SẢN
Những tín hiệu lâm nguy của đảng CSVN
Nguy cơ này không mới. Đảng đã công khai thừa nhận tại Đại hội XI năm 2011. Hồi ấy đảng viết: “Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp”. (Trích Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng).
Nhưng nhắc lại khẩn trương hơn sau bốn năm rưỡi và qua 11 kỳ Hội nghị Trung ương lần nào cũng nói đến công tác xây dựng đảng là chuyện không còn bình thường nữa.
Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự - Bộ Quốc phòng đã cảnh giác: “Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay thực sự là một vấn đề cấp bách liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Đảng và chế độ.” (Trích báo Công an Nhân dân, 09/02/2015).
Nhưng tại sao lại đến độ “cấp bách” và phải làm gì để chận đứng nguy cơ này thì không thấy ông Hưởng đề ra sáng kiến mới hơn những điều ai cũng đã “nghe rồi khổ lắm nói mãi”.
Đó là chuyện đảng chỉ biết đổ hết lên đầu “các thế lực thù địch” “Không từ bỏ âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tăng cường hoạt động chống phá, chia rẽ nội bộ Đảng và phá hoại mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân, làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng”, như ghi trong Nghị quyết số 12-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần 4 năm 2012.
Nhưng “thế lực thù địch” là ai, hay đảng đã nuôi ong tay áo?
Ai đã có thể làm cho cán bộ đảng vên suy thoái tư tưởng, mất đạo đức cách mạng lan nhanh trong nội bộ sau 30 năm đổi mới là câu hỏi đang khiến lãnh đạo điên đầu nhưng dân thì không.
Người dân, nạn nhân hàng ngày của quan tham, bất công và của cường quyền, biết rất rõ tại sao đã có “một số không nhỏ cán bộ, đảng viên” không còn tin vào đảng và đang bất mãn với chế độ.
Dân đã nghe đảng lên án và kêu gọi chống “chủ nghĩa cá nhân” và “lợi ích nhóm” nhiều lần, nhưng những kẻ có chức có quyền và cầm cân nẩy mực vẫn mũ ni che tai để làm giàu trên mồ hôi nước mắt của dân và đảng viên thấp cổ bé miệng thì ai còn tin đảng?
Bằng chứng như khẩu hiệu tuyên truyền “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong đó có tiêu chí cán bộ phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, hay “dân là chủ, Đảng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân” đã vô nghĩa trước quốc nạn tham nhũng.
Nhưng ông Nguyễn Mạnh Hưởng vẫn mơ hồ coi công tác chống tham nhũng trong cán bộ, đảng viên là chiếc đũa thần có thể cứu đảng thoát cơn hồng thủy tự diệt.
Ông nói: “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Có khắc phục hiệu quả tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thoái thì mới làm cho đảng viên và cơ thể Đảng được khỏe mạnh hơn, có sức đề kháng cao hơn và điều đó đã là ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ban Chấp hành khoá XI đã thất bại với những cam kết đề ra trong Nghị quyết Trung ương 4.
Bằng chứng đảng bó tay trước tham nhũng và suy thoái tư tưởng trong hàng ngũ đảng viên đang đe dọa sống còn của đảng chỉ còn là thời gian. Vì vậy ông Hưởng đã cảnh báo: “Tình hình đã thúc bách chúng ta phải kiên quyết hơn nữa trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.”
Nhưng liệu có còn kịp không?
Bởi vì chỉ 2 tháng sau ông Nguyễn Mạnh Hưởng, Ban Nội chính Trung ương - cơ quan giúp đảng chống Tham nhũng - đã phổ biến thêm bài viết của Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bá Dương (Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng).
Ông Dương mở đầu: “Tham nhũng ở nước ta hiện nay rất phức tạp, biểu hiện của nó muôn hình, muôn vẻ với nhiều sắc thái, loại hình khác nhau; mức độ, phạm vi và hậu quả khôn lường. Biểu hiện của tham nhũng tập trung ở các quan chức, công chức trong bộ máy công quyền của Đảng, Nhà nước; thậm chí tham nhũng có cả trong lĩnh vực tư pháp, trong điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.”
Như vậy thì ở Việt Nam có chỗ nào không có tham nhũng? Khi nói đến “quan chức” thì cũng phải hiểu bao gồm cả các Đại biểu Quốc hội vì hầu hết họ là đảng viên có chức có quyền trong hệ thống cai trị từ thành phố về thôn quê. Chưa bao giờ thấy có Đại biểu Quốc hội nào phát giác ra các vụ tham nhũng, hay can đảm đi điều tra tố cáo cán bộ, đảng viên tham nhũng.
Tham nhũng sống với đảng
Vậy tham nhũng tinh vi ra sao mà Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nước không nhìn thấy?
Ông Dương vạch ra cho mọi người biết: “Mức độ tham nhũng cũng rất khác nhau, có tham nhũng nhỏ, tham nhũng vặt như sự sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân hoặc cố tình dây dưa, loanh quanh, buộc người dân muốn nhanh, được việc thì phải bỏ tiền ra “nhờ giúp đỡ”. Việc làm này thường là chuyện “bé xé ra to”, bắt bẻ người dân “chưa đủ thủ tục hành chính” kiểu hành dân. Vì vậy, người dân muốn xong việc, đỡ mất công, khỏi phải đi lại nhiều lần, tốn công sức, mệt nhọc thì “cách tốt nhất” là bôi trơn bằng cách đưa “phong bì” cho xong chuyện.”
Một người làm việc ở Bộ Quốc phòng mà còn biết rạch ròi các mánh khóe moi tiền của dân như thế mà Ban Chỉ đạo phòng, chống Tham nhũng của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trường ban không dẹp được thì kể cũng lạ!
Còn nhớ năm 2013, ông Trọng từng nói với cử tri Hà Nội rằng ông cũng: “Sốt ruột, bức xúc lắm.”
Ông bảo: “Không phải bây giờ mà mấy năm trước Đảng đã gọi đây là quốc nạn, giặc nội xâm, quyền lực lớn mà không kiểm soát dễ sinh hư hỏng, tham nhũng... lãng phí cũng ghê gớm, có khi còn hơn tham nhũng, về thời gian, công sức, tiền bạc... Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu.” (theo ViệtnamNet 27/09/2013)
Phó Chủ tịch nước, Bà Nguyễn Thị Doan đã có lần nói các quan tham đã "ăn của dân không từ cái gì". Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng thắc mắc: “Tiền ăn, chơi, chạy không phải từ tham nhũng thì từ đâu?”
Như vậy là lãnh đạo đảng cũng biết, nhưng tại sao không hành động mà để cho tham nhũng cứ tự do leo lên đầu đảng thì có Trời mà biết!
Ngay cả chuyện chạy chức, chạy quyền trong đảng và nhà nước cũng đã được nói nhiều trong các kỳ Đại hội đảng hay tại các kỳ Hội nghị của Trung ương nhưng chuyện đâu vẫn còn đó.
Vì vậy, Đại tá Dương mới nói cho cả nước biết: “Đáng chú ý, các vụ việc tham nhũng xảy ra ở lĩnh vực cất nhắc, đề bạt, bổ nhiệm chức vụ, thuyên chuyển công tác. Đây là những loại hình rất khó kiểm soát, phát hiện. Hành vi này thường diễn ra “kín đáo” với sự “thông đồng”, ngầm hiểu “tiền nào của ấy”, “được việc người, được việc ta”, trở thành luật bất thành văn, thường được coi là một quy định ngầm, phổ biến diễn ra qua khâu trung gian, có người môi giới, “bắn tin”, “làm cò mồi”, kiểu “rung chà cá nhảy” hoặc trực tiếp giao dịch, thỏa thuận theo nguyên tắc các bên cùng có lợi. Người chạy chức, chạy ghế thường làm khâu “ứng trước” để sau khi có chức vụ thì thu hồi sau.”
Các ngón đòn tham nhũng lớn của các phe phái trong đảng, hay còn được gọi là “lợi ích nhóm” đã bộc lộ cao trong mấy năm qua trong nhiều lĩnh vực nhưng khó phanh phui vì các thế lực đã bao che, bảo vệ nhau để cùng có lợi.
Ông Dương vạch ra: “Một trong những biểu hiện của tham nhũng lớn là tham nhũng nhóm, lợi ích nhóm với những hành vi trục lợi cực lớn thông qua làm ăn theo kiểu “đánh quả”, “một vốn bốn mươi lời”. Đây là hình thức tham nhũng có tổ chức, có người đứng ra làm “đầu nậu”, chủ mưu, thao túng các tổ chức, một số người có quyền cao, chức trọng và nó thường diễn ra ở các hoạt động dự án, đầu tư, đất đai, tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, xây dựng đô thị, v.v... Đây là điều giải thích tại sao nhiều vụ khiếu kiện tập thể kéo dài, vượt cấp, rất khó điều tra, chưa thể giải quyết dứt điểm.”
Biết rất rõ như thế mà ông Dương có làm được gì cho xã hội không?
Tất nhiên là không vì cuối cùng, Đại tá Dương cũng chỉ đề ra giải pháp đã thất bại trong nhiều năm.
Ông viết: “Một trong những giải pháp hữu hiệu để phòng, chống Tham nhũng là ngăn chặn, đẩy lùi bệnh cá nhân chủ nghĩa, giữ nghiêm kỷ luật Đảng, thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước, đề cao tự phê bình và phê bình. Muốn vậy, phải duy trì thường xuyên chế độ sinh hoạt Đảng và thực hiện việc nghiêm túc công tác tự phê bình và phê bình, đi đôi với nó là công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Bởi lẽ, cán bộ tốt hay xấu chủ yếu là do công tác giáo dục trong Đảng tạo nên. Giáo dục trong Đảng bao hàm cả giáo dục kiến thức, tri thức, giáo dục đạo đức, nhân cách người cách mạng mà trước hết là giáo dục đạo làm người.”
Tất cả những ý kiến của Đại tá Dương đã được đảng thi hành từ khoá đảng VIII thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Từ ông Phiêu sang ông Nông Đức Mạnh và đến ông Trọng là 20 năm mà tham nhũng vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” thì phải biết đảng chỉ biết nói mà không làm được gì cho ích quốc lợi dân.
Quân đội - công an
Chính vì vậy mà không những chí có dân mà bây giờ đến lượt nhiều Bộ đội và lực lượng Công an cũng đã chán đảng, không còn tin vào những lời hứa suông của lãnh đạo nữa.
Những bất công xã hội, tình trạng chênh lệch giầu nghèo giữa thành phố và nông thôn mỗi ngày một giãn ra. Nền kinh tế gọi là “thị trường” còn giở hơi theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” tiếp tục hãm dân trong vũng bùn chậm tiến để lạc hậu hơn các nước trong khu vực.
Nhân dân, một bộ phận lớn trong Quân đội và Công an cũng đã chán Chủ nghĩa thoái trào Cộng sản Mac-Lênin đến tận mang tai mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì cứ bắt mọi người phải “tuyệt đối trung thành” với nó thì dân chưa lôi ông ra giữa chợ mà đôi co là may.
Bên cạnh đó còn là tình trạng Đảng cứ để mất dần biển đảo vào tay Trung cộng. Quân đội và lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cũng bất lực để cho các tầu Trung cộng, ngụy trang Hải giám, tự do tấn công, cướp tài sản của thuyền cá Việt Nam đánh bắt ở vùng Hòang Sa, đôi khi cả ở Trường Sa, mà đảng thì cứ cúi đầu vâng theo lời nguyền ”vừa là đồng chí vừa là anh em” thì dân chịu đựng được bao lâu nữa?
Đó là những tín hiệu đang làm cho các cấp chỉ huy Quân đội và Công an lo âu nên từ 4 tháng qua đảng đã phát động một chiến dịch chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” ngay trong nội bộ vào thời điểm tổ chức Đại hội đảng địa phương và đơn vị để tiến tới Đại hội đảng vào tháng 01/2016.
Tất cả các đơn vị Quân đội và Công an đều được lệnh học tập trung thành, bảo vệ đảng. Các biện pháp chống “diễn biến hòa bình” và học tập ngăn chặn phản tuyên truyền trong các tổ chức đảng tại đơn vị cũng đang ráo riết hoạt động.
Quân đội còn ra lệnh theo dõi tư tưởng binh lính và phải phê bình và chỉnh đốn ngay nếu có biến chứng. Đồng thời ra lệnh ngăn chặn bộ đội đọc tin ngoài luồng, chỉ theo dõi và truy cập thông tin chính thống từ báo Quân đội Nhân dân và của nhà nước.
Cả hai lực lượng Quân đội và Công an cũng được lệch chống các quan điểm sai trái chống đảng, chống chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tường Hồ Chí Minh.
Hai cơ quan Tuyên giáo của đảng và Tổng cục Chính trị quân đội còn phổ biến các bài viết tuyên truyền chống tư nhân hoá kinh tế và chống luôn cả những đòi hỏi dân chủ, tự do, nhất là tự do báo chí và nhân quyền. Các tác giả “dư luận viên” này đã gọi những người trong nước khuyên đảng từ bỏ chế độ Cộng sản là “những kẻ cơ hội”, hùa theo “các thế lực thù địch” ở bên ngoài để thực hiện “diễn biến hòa bình”, làm suy yếu đảng.
Vì vậy Thiếu tướng Nguyễn Xuân Nghi, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã viết một bài báo phổ biến, trong đó ông yêu cầu: “Để phòng, chống "tự diễn biến”, "tự chuyển hoá” trong một bộ phận CBĐV quân đội, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo, quản lý của chỉ huy, chính ủy, chính trị viên đối với vấn đề này. Đây là giải pháp cơ bản nhất, giữ vai trò quyết định đến hiệu quả phòng, chống "tự diễn biến”, "tự chuyển hoá”. Bởi vì cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên có nhiệm vụ trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện CBĐV thuộc quyền.
Trong đơn vị quân đội, nếu cấp ủy, tổ chức đảng và các đối tượng trên phát huy tốt vị trí, vai trò, trách nhiệm trên mọi mặt hoạt động của đơn vị; nắm chắc và dự báo đúng tư tưởng của CBĐV; kịp thời phát hiện, kiên quyết lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt việc đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, trái với bản chất, truyền thống quân đội, những dấu hiệu suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống… của CBĐV thuộc quyền, thì các thế lực thù địch khó có thể lợi dụng để thúc đẩy "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ đơn vị và nội bộ quân đội.” (theo báo diện tử Tỉnh Bắc Giang)
Với những diễn biến của tình trạng suy thoái tư tưởng của đảng viên ngày thêm phức tạp, nhất là trong quân đội và công an, được công khai nêu lên trước đại hội đảng XII không chỉ là điều bất thường vì chưa có tiền lệ mà còn là một chỉ dấu xấu cho tương lai chính trị của đảng.
18.06.2015
THỰC PHẨM
Thực phẩm làm từ bột dế - nguồn protein thay thế mới xuất hiện tại Mỹ
Tin liên hệ
- Hạn hán 'nặng nhất trong một thế kỷ' ở Bắc Triều Tiên
- Hỏi đáp Y học: Chảy máu răng và tia laser trong nha khoa
- 'Nếu tôi được hỏi bộ trưởng'
- WallTop Forest sẽ là một phần của nhà thông minh trong tương lai
- Bình Nhưỡng cấm thức ăn của Nam Triều Tiên trong khu công nghiệp Kaesong
- Hơn 95% dân số thế giới có những vấn đề về sức khoẻ
Tom Banse
18.06.2015
PORTLAND, OREGON— Cho dù đó là món sâu bướm rán ở Tanzania hay châu chấu nướng ớt ở Mexico hay món bọ nước khổng lồ giòn tan ở Thái Lan, tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc ước tính côn trùng là một phần trong chế độ dinh dưỡng của ít nhất hai tỷ người trên khắp thế giới. Giờ đây có khoảng hơn một chục các công ty mới thành lập hy vọng những người châu Âu và Mỹ e dè sẽ có thể chấp nhận và thử những món ăn làm từ côn trùng như vậy.
Thực phẩm làm từ bột dế - nguồn protein thay thế mới xuất hiện tại Mỹ
- Danh mục
- Tải
Tên của công ty này là Cricket Flours – có nghĩa là bột dế. Nhà sáng lập và giám đốc điều hành công ty Charles Wilson nói rằng anh bắt đầu chú ý đến loại thực phẩm bổ sung protein làm từ dế từ khi anh phát hiện ra rằng anh nhạy cảm với các loại thực phẩm làm từ bơ sữa, chất bột gluten, và nhiều chất khác. Anh Wilson cho biết:
“Một trong những loại thực phẩm tôi bị dị ứng là một loại bột protein mà tôi trước đây thường dùng để tạo cơ bắp, và tôi dùng nó khi bơi và tập thể hình. Tôi đã luôn luôn dùng nó nhưng rồi nhận ra rằng tôi không nên dùng nó nữa. Vì thế tôi bắt đầu tìm kiếm những loại protein và nguyên liệu thực phẩm thay thế, rồi tôi tình cờ biết tới bột dế.”
“Một trong những loại thực phẩm tôi bị dị ứng là một loại bột protein mà tôi trước đây thường dùng để tạo cơ bắp, và tôi dùng nó khi bơi và tập thể hình. Tôi đã luôn luôn dùng nó nhưng rồi nhận ra rằng tôi không nên dùng nó nữa. Vì thế tôi bắt đầu tìm kiếm những loại protein và nguyên liệu thực phẩm thay thế, rồi tôi tình cờ biết tới bột dế.”
Anh Wilson nói rằng anh nhận thấy là bột dế không chỉ là một loại thực phẩm thay thế cho loại đồ uống protein trước đó của anh. Anh cảm nhận thấy có cơ hội kinh doanh từ loại thực phẩm này. Vào thời điểm đó, anh Wilson đang theo học luật tại trường Đại học Oregon. Anh đã tới gặp một người bạn cùng trường, là anh Omar Ellis, lúc đó đang học ngành kinh doanh. Anh Ellis vẫn còn nhớ như in cuộc trò chuyện hồi năm ngoái:
“Tôi lúc đó đã hỏi Wilson vậy ý tưởng của anh là gì? Anh ấy nói ‘Tôi muốn bán bột protein làm từ dế.’ Bạn gần như có thể nghe thấy tiếng dế kêu lúc ấy bởi vì tôi đã phải hỏi lại anh ấy ‘Cái gì cơ? Thật sao? Tôi không nghĩ là mình sẽ làm được đâu, Charles ạ.’ Tôi đã dành năm nhất của mình ở trường kinh doanh chỉ để nghiên cứu thị trường. Linh cảm của tôi mách bảo là dự án sẽ thất bại một cách thảm hại.”
Nhưng anh Wilson đã thuyết phục được người bạn của mình. Anh Ellis đã trở thành người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của công ty Cricket Flours. Và hiện giờ anh không ngừng nói về những lý do nên ăn đồ ăn chế biến từ côn trùng.
“Nó có nhiều sắt hơn rau chân vịt và nhiều canxi hơn sữa,” anh Ellis nói.
Gần đây, anh Ellis mang những sản phẩm mẫu đến hội trường của một hội nghị về bền vững ở thành phố Portland, bang Oregon.
“Tại sao lại là dế? Vì chúng rất bền vững. Để có được cùng khối lượng protein thu được từ thịt bò, chúng ta chỉ tốn 1/10 thức ăn và 1/6 lượng nước khi nuôi chúng mà thôi,” anh Ellis giới thiệu sản phẩm với những người đến xem.
Người đồng sáng lập công ty Cricket Flours Omar Ellis giới thiệu sản phẩm mẫu làm từ dế ở Portland. (Ảnh: Tom Banse)
Doanh nghiệp của anh Ellis và Wilson mua dế khô, xay nhuyễn khối lượng lớn từ một vài nhà bán buôn của Mỹ. Hai doanh nhân này sau đó bán lại bột dế nguyên chất trên mạng cũng như bột hương socola và một số loại bột làm bánh khác. Nếu không được dán nhãn trên bao bì thì không thể nhận ra được nguồn gốc của những loại thực phẩm này sau khi chế biến là từ côn trùng.
Tại hội nghị có hai người tham dự là cô Amy Jarvis và anh Ben Kitoko. Họ vừa thử loại bột dế được trộn lẫn với món granola có nhiều gia vị.
Cô Amy nhận xét: “Nó hơi lộn xộn một chút, rõ ràng là không hợp cho người ăn chay. Nhưng rốt cuộc thì chúng ta luôn có một vấn đề là phải tìm một loại bột protein nào đó tốt mà không bị lẫn hương vị khác vào và loại bột này lại không như thế.”
Còn anh Ben nói: “Tôi sẽ không đời nào thử món này. Nhất định là nó có thể sẽ trở thành một thứ gì đó của tương lai. Bạn không bao giờ biết được.”
Sau một thời gian tìm hiểu về bột dế, phóng viên VOA Tom Banse đã tự mình thử loại thực phẩm này. Ellis mời anh nếm một chút món granola có trộn với bột dế đặc biệt này. Phóng viên Banse nhận xét rằng phần lớn anh chỉ nhận ra mùi vị của granola chứ không có vị gì bất thường trong hỗn hợp đặc biệt đó cả. Anh Ellis cho biết:
“Khi chúng tôi nhập bột, không hề có phần râu và chân dế vì chúng đều đã được loại bỏ trước khi đem xay. Về cơ bản thì bột dế được làm từ phần ngon nhất của dế, giống như phần ức của gà vậy.”
“Khi chúng tôi nhập bột, không hề có phần râu và chân dế vì chúng đều đã được loại bỏ trước khi đem xay. Về cơ bản thì bột dế được làm từ phần ngon nhất của dế, giống như phần ức của gà vậy.”
Anh Ellis chia sẻ rằng khi ăn chúng ta không nên nghĩ là mình đang ăn dế mà nên nghĩ là mình sẽ chuẩn bị nạp rất nhiều protein vào người.
Trong khi đó, đối tác kinh doanh Charles Wilson lại mô tả dế xay nhuyễn nguyên chất có mùi vị trung tính, có thể thiên về hướng các loại hạt.
Công ty Cricket Flours là một trong hơn một chục các công ty mới khởi nghiệp (startup) hoạt động trong mảng côn trùng có thể ăn được. Những công ty khác tập trung vào lĩnh vực nuôi dế, hoặc bán các thanh năng lượng hay đồ ăn vặt làm từ bột dế. Anh Ellis nói rằng cần khoảng 5.000 con dế để cho ra nửa cân bột, và do đó bất cứ sản phẩm cuối cùng nào làm từ dế đều khá đắt.
HOA KỲ- VIỆT CỘNG
'Việt Nam cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam'
Dân biểu Chris Smith, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại và là Chủ tịch của Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu.
18.06.2015
Một vị dân biểu có nhiều ảnh hưởng ở Hạ viện Mỹ cho rằng “Việt Nam cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam”, giữa lúc Washington tiếp tục cuộc thương thuyết với Hà Nội về Hiệp định Hợp tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Dân biểu Chris Smith, một thành viên cấp cao của Uỷ ban Đối ngoại và là Chủ tịch của Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu, nhận định như vậy hôm thứ tư tại cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam. Linh Đan của Ban Việt ngữ VOA tường thuật.
Trọng tâm của buổi điều trần hôm thứ tư là tình hình nhân quyền Việt Nam và TPP – Hiệp định hợp tác thương mại xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam đang đàm phán với Mỹ. Theo nhận định của Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu của Hạ Viện Mỹ Chris Smith, cũng là người chủ tọa buổi điều trần, “chính phủ Việt Nam cần hợp tác an ninh và lợi ích kinh tế của Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam,” và Mỹ có sức ảnh hưởng để mang lại những sự thay đổi cụ thể ở Việt Nam. Ông Smith nói rằng “nếu các vấn đề nhân quyền không được nối kết một cách rõ rệt với các quyền lợi an ninh và kinh tế, chúng ta sẽ có mối rủi ro là các cuộc thảo luận về thương mại và quốc phòng tiến về phía trước, trong lúc tình trạng nhân quyền thụt lùi về phía sau”. Ông nói:
“Thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đã tăng theo cấp số nhân kể từ khi Việt Nam được bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ vào năm 2000. Nếu sự gia tăng này tiếp tục trong Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt là TPP, thì người dân Mỹ phải ít nhất là chắc chắn rằng Việt Nam, hiện là nguồn nhập khẩu lớn thứ 15 của chúng ta, đang bảo vệ những quyền tự do cơ bản.”
Thương mại Mỹ-Việt đã tăng theo cấp số nhân kể từ khi Việt Nam được bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ vào năm 2000. Nếu sự gia tăng này tiếp tục trong Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP, thì người dân Mỹ phải ít nhất chắc chắn rằng Việt Nam, hiện là nguồn nhập khẩu lớn thứ 15 của chúng ta, đang bảo vệ những quyền tự do cơ bản.”
Dân biểu Chris Smith nói.
Theo báo cáo năm 2015 của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ, “chính phủ Việt Nam tiếp tục khống chế các hoạt động tôn giáo thông qua luật lệ và sự giám sát hành chính, giới hạn nghiêm ngặt việc thực hành tôn giáo độc lập và đàn áp các cá nhân và tổ chức tôn giáo mà họ cho là ngăn cản quyền lực của họ”.
Những người ra điều trần tại Hạ Viện hôm thứ tư - gồm có người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do Việt Nam Nguyễn Văn Hải, nổi tiếng với tên gọi blogger Điếu Cày, Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của tổ chức Thuyền Nhân SOS, bà Đoàn Thị Hồng Anh, vợ của một nạn nhân bị tra tấn đến chết, và Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, đều mong những ý kiến của họ được chính phủ và người dân Mỹ xem xét để ra những quyết định đúng đắn và kêu gọi quốc hội Mỹ đưa vấn đề nhân quyền nhiều hơn vào cuộc đàm phán TPP.
Blogger Điếu Cày, một tù nhân lương tâm đã trải qua 6 năm rưỡi trong 11 nhà tù ở Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng ông đến đây với tư cách là một người làm chứng hơn là một người điều trần.
“Tôi cũng muốn đặt câu hỏi trong buổi điều trần này là ‘Các vị sẽ làm gì cho chúng tôi? Vì sau buổi điều trần này chúng tôi sẽ cố gắng làm cho họ hiểu rõ hoàn cảnh của chúng tôi ở trong nước và trong tù và họ sẽ biết cách làm thế nào để giúp cho tình hình tự do dân chủ ở Việt Nam cũng như là nhân quyền trong các nhà tù ở Việt Nam.”
Tôi muốn làm cho các vị dân biểu ở đây rõ rằng ở đây chúng ta không nhìn vào luật của Cộng sản mà chúng ta phải nhìn vào các văn bản dưới luật thực tế nó đã tước đoạt đi những quyền của người dân được ghi trong luật. Cho nên luật đưa ra chỉ là để bịp cộng đồng quốc tế thôi, chứ còn thực tế là họ làm như vậy.”
Blogger Điếu Cày phát biểu.
Kể từ khi được phóng thích năm ngoái và được đưa sang Mỹ, blogger Điếu Cày đã gặp gỡ đại diện của nhiều tổ chức quốc tế và tham gia nhiều buổi điều trần trong đó ông nhấn mạnh vào thông tư 37 của bộ Công An. Theo blogger Điếu Cày, những vấn đề về thông tư 37 của bộ CA đã được đưa vào cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ.
“Khi họ ban hành luật thi hành án hình sự, trong luật có 1 số điều khoản – ví dụ như điều 27, 28, 42 – các điều luật có liên quan đến chế độ giam giữ quyền tự do con người của tù nhân nhưng xong xong đó họ ban hành thông tư 37 của bộ Công An và chính bằng thông tư 37 này họ triển khai hàng loạt nhà tù ra các khu giam giữ của tù nhân an ninh ở trong các nhà tù hình sự và ở trong những khu này hình thức giam giữ và hình thức biệt giam tù nhân hoàn toàn không được nêu trong luật. Bởi vậy tôi muốn làm cho các vị dân biểu ở đây rõ rằng ở đây chúng ta không nhìn vào luật của Cộng sản mà chúng ta phải nhìn vào các văn bản dưới luật thực tế nó đã tước đoạt đi những quyền của người dân được ghi trong luật. Cho nên luật đưa ra chỉ là để bịp cộng đồng quốc tế thôi, chứ còn thực tế là họ làm như vậy.”
Theo ông Hải, Việt Nam có hàng chục ngàn văn bản dưới luật có nội dung trái luật.
Buổi điều trần này đã xem xét kỹ lưỡng những vụ vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn của chính phủ Việt Nam đối với các công dân, đặc biệt là những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Chủ tọa buổi điều trần - dân biểu Smith – cũng chính là tác giả Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam đã được Hạ Viện thông qua năm ngoái nhưng đang chờ sự xem xét của Thượng Viện.
Chúng tôi muốn cài vào thêm nữa, kể cả TPP, vì Việt Nam hứa là một đằng nhưng thực thi hay không là một việc khác. Chúng ta phải có những cơ chế để theo dõi để kiểm soát và chế tài nếu như Việt Nam không thi hành đúng như những lời cam kết của họ.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS.
Những sự vi phạm này đã được chứng minh thêm bằng những lời điều trần của bà Đoàn Thị Hồng Anh, vợ của ông Nguyễn Thành Nam - một giáo dân ở giáo xứ Cồn Dầu đã bị công an tra tấn đến chết vào năm 2010. Bà Anh cho biết trong buổi điều trần là chính quyền Việt Nam đã tìm mọi cách ngăn cản bà nói ra sự thật về cái chết của chồng bà. Ông Nam là một trong những giáo dân bị công an địa phương bắt vì “tội gây rối trật tự và chống người thi hành công vụ.” Ông Nam là một thành viên của đội trợ tang Giáo Xứ Cồn Dầu và đã lên tiếng phản đối việc giải tỏa của chính quyền địa phương đối với phần đất của khu nghĩa trang này.
Ông Nguyễn Đình Thắng của tổ chức Cứu giúp Thuyền nhân, cùng với Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng của Giáo hội Tin lành Mennonite, kêu gọi quốc hội Mỹ thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam và lồng ghép các điều kiện nhân quyền vào việc đàm phán TPP.
“Chúng tôi đã thành công trong việc cài một vài điều khoản về nhân quyền vào trong TPA - ví dụ trong đó đòi hỏi các cuộc đàm phán về mậu dịch với các quốc gia khác từ nay trở đi là phải đặt vấn đề tự do tôn giáo như là một mục tiêu. Nhưng chưa đủ. Chúng tôi muốn cài vào thêm nữa, kể cả TPP, vì Việt Nam hứa là một đằng nhưng thực thi hay không là một việc khác. Chúng ta phải có những cơ chế để theo dõi để kiểm soát và chế tài nếu như Việt Nam không thi hành đúng như những lời cam kết của họ.”
Blogger Điếu Cày tán thành lời kêu gọi này.
“Chúng ta biết rằng quốc hội Hoa Kỳ rất có quyền lực trong những vấn đề tham gia các công ước quốc tế và những vấn đề về tự do tôn giáo cũng được kết hợp vào các đàm phán. Mỗi một quốc gia khi đàm phán về kinh tế đều có lợi ích kinh tế của họ nhưng những đại biểu Hoa Kỳ mà tôi đã tiếp xúc rất có tâm và có lòng. Tôi nghĩ họ sẽ đòi hỏi nhân quyền. Chừng nào mà những lợi ích kinh tế mà đem lại những đau khổ cho nhân quyền Việt Nam thì đó không phải là mong muốn của những người có lương tâm. Và tôi kêu gọi họ là vì kêu gọi lương tâm của họ.”
Theo các nhà quan sát, Tổng thống Barack Obama đang mong muốn hoàn tất TPP trong chuyến công du của ông tới châu Á Thái Bình Dương vào cuối năm nay.
VIỆT NAM TỴ NẠN
Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN (1)
Từ khi VN tiến hành cải cách về kinh tế vào năm 1986, cho dù nền kinh tế đã phần nào phát triển. Tuy vậy trước việc chính quyền VN tiếp tục, bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ và tôn giáo, thì đến nay vẫn có một làn sóng ngầm không ít những người đấu tranh tìm đường trốn khỏi VN để xin tỵ nạn vì lý do chính trị và tôn giáo.
Cuộc sống hiện nay của họ ra sao và những người này còn sẽ tiếp tục đấu tranh hay không?
Trong bài thứ nhất, Anh Vũ sẽ giới thiệu về chặng dừng chân đầu tiên của những người tỵ nạn này ở Thái lan và Campuchia.
…Buộc phải rời bỏ quê hương
Sau khi chiến tranh VN kết thúc, do sự sai lầm trong các chính sách chính trị và kinh tế của nhà cầm quyền cộng sản, đã dẫn đến một làn sóng người VN lên đến gần một triệu người bỏ nước ra đi để tìm kiếm cơ hội tỵ nạn ở nước ngoài.
Từ năm 1986, đảng CSVN phải thực hiện một cuộc cải cách kinh tế để thoát ra khỏi bờ vực phá sản. Đời sống kinh tế trong nước có khá hơn, cũng như sau đó các trại tỵ nạn của người Việt ở nhiều nơi trên thế giới bị đóng cửa, các nước không còn muốn nhận thuyền nhân nữa; khi đó cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt nam tưởng như đã chấm dứt.
Tuy vậy ít người biết rằng từ đó đến nay, vẫn còn một làn sóng người Việt nam tị nạn chính trị mới. Nhiều người trong số họ buộc phải bỏ nước ra đi, mà các nước trong khu vực Đông Nam Á là chặng dừng chân đầu tiên của họ.
Theo số liệu thống kê, hiện tại ở Thái lan đang có khoảng 950 người tỵ nạn, tương tự ở Campuchia cũng có đến gần 200 người.
Nói về lý do khiến bản thân phải chạy sang Campuchia để tỵ nạn, ông Hồ Văn Chỉnh cho chúng tôi biết:
“Trước đây tôi ở tỉnh Vĩnh long, tôi đã bị chính quyền VN bắt cóc từ Campuchia đưa về VN bỏ tù. Sau khi tôi vượt ngục và trốn sang đây thì tôi bị kết án vắng mặt 17 năm, vì liên quan đến việc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và đòi đa nguyên, đa đảng.”Trước đây tôi ở tỉnh Vĩnh long, tôi đã bị chính quyền VN bắt cóc từ Campuchia đưa về VN bỏ tù. Sau khi tôi vượt ngục và trốn sang đây thì tôi bị kết án vắng mặt 17 năm, vì liên quan đến việc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và đòi đa nguyên, đa đảngông Hồ Văn Chỉnh
Anh Hoàng Đức Ái một nhà tranh đấu ở Nghệ An bị truy đuổi nên buộc phải bỏ nước ra đi đến Thái lan, anh nói:
“Lý do tôi phải đến Thái lan tỵ nạn là do tôi là 1 trong 8 người ở Nghệ An đã rải truyền đơn tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội.”
Thân phận tỵ nạn này còn dành cho những người sắc tộc H’mông, vì bị chính quyền đàn áp buộc họ phải từ bỏ tôn giáo mà họ tin theo. Một thầy truyền đạo người H’mông đang tỵ nạn ở Thái lan, yêu cầu được dấu danh tính cho chúng tôi biết. Ông nói:
“Quê quán của tôi ở VN là ở Lào cai, vì lý do ở VN tôi là một lãnh đạo tôn giáo, đã đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo cũng như tranh đấu chống việc chính quyền cướp đất của cộng đồng người H’mông chúng tôi.”
Khó khăn nơi “đất khách quê người”
Những khó khăn của những người bỏ nước ra đi tìm đường tỵ nạn ở nước ngoài khó mà kể hết, vì đối với họ tất cả đều mới lạ. Nói về những khó khăn hiện nay, anh Hoàng Đức Ái ghi nhận:
“Khó khăn thứ nhất là về công việc, mình không có việc làm. Thứ 2 là chính quyền Thái lan họ không cho mình nhập cư, nên nếu mình ra ngoài làm việc thì sợ họ bắt, vì nếu bị họ bắt thì chắc chắn sẽ nguy hiểm. Thứ 3 là vấn đề ngôn ngữ, vì không có ngôn ngữ thì rất khó khăn cho mình.”
Thầy truyền đạo người H’mông tiếp lời:
Quê quán của tôi ở VN là ở Lào cai, vì lý do ở VN tôi là một lãnh đạo tôn giáo, đã đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo cũng như tranh đấu chống việc chính quyền cướp đất của cộng đồng người H’mông chúng tôi“Ở Thái lan này thì cuộc sống nói chung cũng có nhiều cái khó khăn lắm, một là mình phải cố gắng đi kiếm việc làm, song vì mình là người sống bất hợp pháp nên người thuê mình làm họ ép giá rất là thấp. Cũng vì Thái lan họ không ký cái Công ước Quốc tế năm 1951 để bảo vệ người tỵ nạn, vì thế chúng tôi sang lánh nạn ở đây thì sự nguy hiểm luôn thường trực 24/24.”Một thầy truyền đạo người H’mông
Những khó khăn thì chồng chất như vậy, song việc có được Cao ủy tỵ nạn LHQ (UNHCR) cứu xét để cấp quy chế tỵ nạn cho những người tỵ nạn hay không thì là cả một vấn đề lớn và cũng hết sức khó khăn. Anh Hoàng Đức Ái khẳng định:
“Hiện tại, tình hình những người tỵ nạn ở Trung Đông hay những người tỵ nạn ở VN cũng rất là nhiều, mà Cao ủy (tỵ nạn) ở đây thì làm việc hết sức chậm trễ. Cho nên các hồ sơ tỵ nạn sau này càng lâu hơn vì số người tỵ nạn ngày càng đông. Như lịch phỏng vấn của tôi cũng đã dời lại 2-3 lần, bây giờ cũng đã hết 1 năm rồi.”
Kể cả những trường hợp đã được chấp nhận cho hưởng quy chế tỵ nạn ở Campuchia, song quyết định đó cũng không có hiệu lực. Từ đó dẫn đến tình cảnh những người này vẫn phải sống một cuộc đời vô tổ quốc từ nhiều năm nay. Từ Campuchia, ông Hồ Văn Chỉnh nói với chúng tôi:
“Sau khi UN rút quân thì họ giao tôi lại cho phía Capuchia và họ cấp cho tôi một cái giấy do Phó Thủ tướng ký, nhưng cái giấy này không có hiệu lực gì hết. Bây giờ thì họ khong công nhận, mà họ chỉ công nhận giấy nhập tịch thôi. Do đó hiện tại cuộc sống của chúng tôi cũng hết sức khó khăn và ở Campuchia bây giờ chúng tôi không có tương lai gì hết.”
Tuy nhiên, ở miền đất mới đa số những người tỵ nạn vẫn không từ bỏ công việc đấu tranh của mình, họ vẫn tiếp tục tham gia công việc đấu tranh trong điều kiện có thể. Anh Hoàng Đức Ái bày tỏ:
“Đối với những người tỵ nạn như tôi hay một số người bạn ở đây, hàng ngày vẫn theo dõi tình hình ở VN để tiếp tục đồng hành đấu tranh với những người đấu tranh trong nước. Đặc biệt là đối với các bạn trẻ, bằng những bài viết trên các trang blog.”
Hiện tại, tình hình những người tỵ nạn ở Trung Đông hay những người tỵ nạn ở VN cũng rất là nhiều, mà Cao ủy (tỵ nạn) ở đây thì làm việc hết sức chậm trễ. Cho nên các hồ sơ tỵ nạn sau này càng lâu hơn vì số người tỵ nạn ngày càng đôngThầy truyền đạo người H’mông cho chúng tôi biết hiện tại số người H’mông tỵ nạn về vấn đề tôn giáo ở Thái lan có khoảng 350 người và ông vẫn tiếp tục đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho bà con sắc tộc H’mông ở trong nước. Ông nói:Anh Hoàng Đức Ái
“Tôi vẫn tiếp tục hoạt động về niềm tin tôn giáo ở đây. Trước tình hình cộng sản VN đã ngăn cấm không cho đồng bào hoạt động tôn giáo tự do theo ý muốn của người dân thì tôi cũng tìm hiểu các thông tin về vấn đề này để viết các báo cáo để cho các tổ chức Nhân quyền biết, để lên tiếng bảo vệ đồng bào H’mông của chúng tôi.”
Về nguyện vọng chung của những người tỵ nạn hầu như cũng giống nhau, tất cả đều mong nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt nam ở khắp nơi trên thế giới và mong muốn nhanh chóng được đi định cư ở nước thứ 3. Ông Hồ Văn Chỉnh cho biết:
“Bây giờ cộng đồng thế giới hãy lên tiếng để giúp chúng tôi được đi định cư ở nước thứ 3, vì chỉ có thế chúng tôi mới có tương lai cho con cái sau này. Cho đến giờ tôi đã tỵ nạn ở đây 15 năm rồi, mà họ không cho chúng tôi nhập tịch gì hết. Chẳng biết tương lai của chúng tôi sẽ ra sao nữa.”
Được biết không phải chỉ có ở các nước Đông Nam Á, nhất là Thái lan mới có những người VN tỵ nạn về các lý do chính trị và tôn giáo. Tại một số quốc gia thuộc các châu lục khác hiện nay cũng có người tỵ nạn Việt Nam.
Trong bài sau, mời quý vị đón nghe phần tường trình của thông tín viên Tường An từ Paris, về cuộc sống của những người tỵ nạn đến từ VN ở Âu châu và Úc châu.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-vn-new-wav-of-refug-06182015055612.html
Wednesday, June 17, 2015
NHẬT KÝ TÔ HẢI
Nhật ký mở lần 139
Tô Hải
03-05-2015
Tô Hải
03-05-2015
Kể từ cái ngày mà “61 đảng viên trung thành” viết thư ngỏ gửi Bộ Chính Trị của các ông, đề ngày 28/7/2014… cho đến thư ngỏ của 42 nhân sỹ trí thúc, đảng viên “não thành”đề ngày 23/4/2015…
Thú thật, cũng như mọi lần, tôi thấy trong lòng nó… “tâm tư” vô cùng về những điều các ông đồng thanh tuyên bố! Vì nói gì thì nói, đọc xong ai cũng thấy được là các ông RẤT CHÂN THẬT, muốn đảng của các ông phải mau mau “thay đổi tư duy”, sửa chữa khuyết điểm để “lấy lại” uy tín với dân và để… TIẾP TỤC CÁI SỨ MỆNH LỊCH SỬ ĐÃ GIAO CHO LÀ LÃNH ĐẠO MUÔN NĂM CÁI ĐÁM DÂN NGU CU ĐEN CHÚNG TÔI…
Điều đặc biệt nhất là: CÁC ÔNG ĐÃ CHUẨN ĐOÁN CĂN BỆNH UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI CỦA ĐẢNG CÁC ÔNG RẤT THẲNG THẮN, THÂT THÀ MÀ KHÔNG HỀ SỢ… THUA THIỆT.!
Các ông đã vạch ra rất nhiều điều mà không phải ai cũng có đủ điều kiện, đủ tư liệu (do vẫn có quan hệ riêng tư với “thượng tầng thể chế” đương thời?) để lên án, vạch ra những sai lầm tai hại mà các chú lãnh đạo hiện hành đang đưa đất nước vào con đường lệ thuộc Trung Hoa Hán Đế chẳng có một tốt nào cho ta bao giờ cả! Điều này làm tôi hết sức cảm phục và luôn mong muốn lời nói của các ông sẽ có thể giúp cho bọn “ăn mày dĩ vãng” mở mắt ra phần nào, may ra… dù có nhiều điều quan trọng làm tôi, một kẻ vào… “đời” năm 1927 và vào đảng năm 1949 đã trót nhúng tay vào tội… “chuyên nói dối, nói láo” (trước kia là của “chúng ta” và nay là của… “các ông”), có khi trước các ông và nặng tội hơn các ông cả vài chục năm.
Cho nên, tôi không thể hoàn toàn thống nhất tư tưởng với các ông được, nhất là trong việc đánh giá sự thối nát toàn diện của cái cơ chế xã hội, mà không đâu còn tồn tại (kể cả bên Tầu). Có lần tôi đã muốn mạnh dạn góp ý, nhất là để các lớp trẻ hiện nay đang chưa biết dựa vào ai, vào đâu, để “đấu tranh cho một xã hội dân chủ công bằng văn minh thật sự” khỏi phải hoang mang… Nhưng cuối cùng, bởi quen cái tính tiểu tư sản do bọn Tây đế quốc xài lang 11 năm nhồi nhét trong tim, trong óc về cái phương châm “ba phải”, “faute de mieux”, làm tôi luôn tự bằng lòng với cái “không thể có cái hơn nữa trong lúc này”…
Và tôi đành chấp nhận, im lặng và đợi chờ … “thời thế sẽ tạo nên anh hùng”. Rồi đây, biết đâu đấy…
Tôi càng mong sao trong mỗi lần góp ý của các ông “đảng viên lão thành” (nhưng không còn chức vụ hiện hữu nào) chỉ là “những bước đi chiến thuật hợp lý trước mắt” chứ không phải là mong muốn thật sự rằng: đảng các ông sẽ mãi mãi duy trì cái điều 4 trên quê hương khốn khổ này… Cho nên ngay sau khi 61 vị ký tên kèm theo ngày vào đảng, (nguyên) chức vụ này nọ… hầu hết đều vào loại có… “cỡ”, có … “tầm”, có “tầm” ra trò lắm thì chắc BCT của các ông sức mấy mà lờ tình vứt vô… thùng rác!
10 tháng trôi qua, không một hồi âm… thì tiếp theo lại một lần 41 vị cũng uy tín cũ đầy mình, lại “kính gửi” một lần nữa với mong muốn chân thành Đảng ngày nay sẽ “quay lại như đảng ngày xưa”!? Nào ngờ, chẳng thèm “mời” lấy một người “bậc thầy” nào lên “trao đổi”, “nghe góp ý” hoặc cho ăn một vài… củ cà-dốt hay vài cú… roi mây, BCT các ông đã cho một thằng “tờ sờ” vô danh ký tên Bắc Hà (?) chửi xéo các ông té tát. Hắn viết trên tờ báo QĐND rằng:
… “Gần đây, một số người tỏ ra ‘cởi mở’, ‘chân thành’ tư vấn cho lãnh đạo Việt Nam, nhưng thực chất là tán phát quan điểm xuyên tạc đường lối chính trị của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, gây ra sự ngộ nhận trong xã hội về vấn đề phát huy vị trí địa chính trị để bảo vệ Tổ quốc. Dư luận cần hết sức tỉnh táo trước những lý lẽ của họ”!
Hoặc là:
“… trong không gian mạng với cái gọi là tự do tư tưởng, tự do ‘phản biện’ ồn ào, một số người ‘bất đồng chính kiến’ đã ‘cởi mở’, ‘chân thành’ tư vấn cho lãnh đạo Việt Nam, mà thực chất là tán phát quan điểm xuyên tạc đường lối chính trị của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, gây ra sự ngộ nhận trong xã hội. Họ cho rằng: Chỉ có liên minh quân sự với một cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển, đảo. Họ cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam đang có ‘cơ hội’ này. Về ‘thực trạng’ chính trị Việt Nam hiện nay họ cho rằng: ‘Chỉ có hai cách tránh họa xâm lăng: (Một) là … nhắm mắt chờ đợi một biến cố nào đó xảy ra, (hai) là cam chịu mọi sự ép bức trong đó mất dần chủ quyền biển, đảo’.” (Tiến sỹ Bắc Hà-QĐND)
Tôi chờ đợi một sự phản ứng với những điều vô lễ và sặc mùi “chống Mỹ, thuộc Tầu” này chưa thấy … thì nhân ngày 30 tháng 4, đài RFI đã tung ra bài phỏng phấn giáo sư TL, nội dung nổi bật gần như xoay quanh hai lá thư ngỏ mà các vị ký tên (lần nào cũng có tên ông giáo sư) có tin là nhà cầm quyền sẽ tiếp thu chút nào chăng?
Và tôi thật thất vọng và mất hết lòng quí trọng ông giáo sư này. Xin nghe một vài câu nói để rồi, kết luận thế nào thì… xin cứ tùy tiện!
Ông GS nói (chẳng biết có đại diên cho cả 61=42 vị không nữa?):
“… Hiện nay chưa có một thế lực chính trị nào có thể thay thế Đảng Cộng sản Việt Nam được đâu. Và lúc này đây, khả năng tốt nhất chính là những người cộng sản Việt Nam hiểu rõ sứ mệnh của họ vào lúc này. Để lấy lại niềm tin của dân, mà bộ phận lãnh đạo, do sự hư hỏng của họ, đã làm cho cái đảng của Hồ Chí Minh bị mất hết lòng tin trong dân rồi.
Thế thì bây giờ những người lãnh đạo hãy trở lại với bản lĩnh mà đảng Cộng sản đã có, trong quá trình lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công, kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ thành công…”
Và ông khẳng định như đinh đóng cột:
“Chúng tôi khẳng định rằng khả năng tốt nhất, có ý nghĩa lớn nhất là tự những người lãnh đạo trong giới cầm quyền hiện nay tự chuyển biến, để họ biết đặt lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của dân tộc lên trên hết…”
Trời đất! Nghe cứ như anh Ba Duẩn , anh Lê Đức Thọ, anh Trường Chinh thậm chí cả bác của các ông ấy tái thế vậy. Tôi vội vào mạng đọc kỹ lại 2 cái đường link này:
để rồi xin phép: lần đầu thẳng thừng phản bác ông giáo sư kém tôi 9 tuổi mà đã… lẩm cẩm, lú lẫn thậm chí nhai lại những gì mà chú Trọng vẫn nhắc đi nhắc lại đầy “tự kiêu, tự đại, tự mãn xấc xược cộng sản” (arrogance et suffisance communiste) bấy lâu nay:
“KHÔNG MỘT THẾ LỰC CHÍNH TRỊ NÀO ĐỦ KHẢ NĂNG, TRÍ TUỆ VÀ UY TÍN (sic!) ĐỂ LÃNH ĐẠO NƯỚC VIỆT NAM NÀY!
Vâng! Ông dựa vào đâu mà dám nói 86 triệu dân tôi (xin phép không kể đến 4 triệu đoảng viên cũ, mới của các ông) không ai có thể thay thế được các ông?
Trong khi:
– Chính các ông cũng phải công nhận là lũ quan quân nhà các ông hầu hết đều “nói chứ không làm” hoặc “làm thì phá” và… ăn thì… “không chừa một thứ gì”, thậm chí tuyên bố thẳng thừng: “Quy hoạch 10 tỉ mà thất thoát 1 tỷ là… được”!
– Chính các ông đã tuyên bố cấm tiệt mọi đảng phái chính trị và bức hại bằng hết những ai muốn làm chính trị không theo kiểu của các ông… (nghĩa là Mác-Lê giả cầy!). Cũng không từ đến cả những đồng chí công thần tiền bối mà có tư tưởng chính trị khác với các ông “vua cộng sản” kiểu mới!
– Chính là vì muốn có một “lực lượng chính trị” mà hiện nay cũng như nhiều năm qua đã có bao con người không cộng sản bị giam cầm trong tù về những tội “trốn thuế”, “gây mất trật tự công cộng”…
Những Trần Huỳnh Duy Thức, Anh Ba Sàm, Trương Duy Nhất, Tạ Phong Tần, Bùi Thị Minh Hằng… hiện đang còn bị đọa đầy nơi ngục tối. Một số vì sợ họ tham gia hoạt động chính trị, đảng các ông đã tống khứ họ ra nước ngoài rồi dùng kỹ thuật “gián điệp xám” vô hiệu hóa họ với Việt Kiều nơi bị tống khứ cũng như với người trong nước. Đó là Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cầy. Còn những người, tuy đã được trả tự do hoặc “tại ngoại hầu tra” như Phạm Viết Đào, Phạm Minh Hoàng, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn xuân Nghĩa, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập thì…bị “săn sóc đặc biệt” 24 /24 tiếng mỗi ngày, đi một bước cũng có người kèm cặp! Sợ họ lại hoạt động chính trị! Gần đây một số tổ chức xã hội dân sự tự do mới thành lập đã bị gây khó khăn, cản trở, dọa dẫm đủ điều…
Chỉ cần mấy cái tên kể trên thôi, tôi có thể bảo đảm rằng: HỌ THỪA SỨC TẬP HỢP QUẦN CHÚNG ĐỂ THÀNH LẬP NHỮNG LỰC LƯỢNG CHÍNH TRỊ MÀ ĐẢNG CÁC ÔNG CHỈ CÓ MÀ… CHẠY MẤT MẸC-SỜ-ĐẸC!
Với những thành phần kể trên lại được sự ủng hộ hết mình của hàng vạn giới trẻ khát khao dân chủ, nhân quyền, hàng triệu nông dân mất nhà, mất đất, hàng triệu công nhân bị bóc lột thậm tệ (vừa biểu tình cả 90.000 người được đăng công khai trên báo chí) chẳng phải nói đâu xa, chính những nhà cầm quyền hiện nay đã nhìn ra cái khả năng có thể xảy ra này, nên họ đã sợ run mà phải tăng cường thêm tướng tá, trả lương hậu hĩ, nhập thêm súng đạn, dụng cụ tra tấn, đàn áp, lập thêm nhà tù, luyện tập thường xuyên chống “bạo động” đó sao?
Vậy thì ông giáo sư đánh giá là “không có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế nổi đảng của các ông” đã thiếu hẳn đi cái vế: VÌ NẾU CÓ THÌ CÁC ÔNG SẼ… TIÊU DIỆT!
Còn như nếu các ông dám bắt chước như Myamar thôi thì…các ông sẽ thấy ngay:
Khả năng, trí tuệ và uy tín của những lực lượng “không cộng sản” sẽ hùng hậu và đủ tài, đủ sức gánh vác xây dựng lại cái đất nước Việt Nam này thoát khỏi cảnh:
– Tụt hậu so với Indonexia tới 51 năm, so với Thái Lan tới 95 năm và với Singapore tới cả 158 năm… như thế nào!
Và cũng xin nhắc để ông giáo- sư- cộng- sản- trung- thành biết:
– CHỈ CẦN MỘT HIẾN PHÁP DÂN CHỦ TIẾN BỘ
– CHỈ CẦN ĐƯỢC TỰ DO BẦU CỬ NHỮNG NGƯỜI CÓ THỰC TÂM, THỰC TÀI VÀO CÁC CƠ QUAN LẬP PHÁP, HÀNH PHÁP, TƯ PHÁP…
Toàn dân không cộng sản (kể cả những người cộng sản lâu nay là “đa số im lặng”, tuy chưa tuyên bố rời đảng nhưng tâm trí đã bỏ đảng từ lâu rồi) cộng với số người Việt bị ly hương khắp trời Âu, Mỹ đầy nhiệt tình yêu nước, đầy tài năng, được đào tạo và có bằng cấp tiến sỹ, giáo sư, nhà khoa học, nhà phát minh, sáng tạo, quản lý… nổi danh thế giới bấy lâu, sẽ lục tục hồi hương…
Cái viễn cảnh này, những người mà các ông “kính gửi”, đang sợ phát khiếp lên và đang loay hoay tìm cách diệt nó từ trong trứng nước! Vậy mà ông giáo sư đến phút này vẫn hô hoán lên là “Không ai có thể thay thế nổi đảng của các ông” (?), dù chính các ông cũng phải lên án những “khuyết điểm” của đảng các ông bằng những từ ngữ… hiếm thấy trong tinh thần phê bình “thương yêu đồng chí”! Đại khái như:
“Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều nước xung quanh.
(Trích thư kính gửi đề ngày 28/7/2014)
Còn tôi, lần này xin phép nói thẳng, nói thật một điều:
ÔNG GIÁO SƯ 56 NĂM TUỔI ĐẢNG KHÔNG BIẾT HỌC CAO HỌC Ở ĐÂU, GIÁO SƯ VỀ MÔN HỌC GÌ MÀ CHẲNG BIẾT CHÚT GÌ VỀ CÁI QUY LUẬT TỰ HỦY, SUỐT THỂ KỶ XX SANG THÉ KỶ XXI CỦA CÁI QUÁI THAI MĂC- XỊT- LÊ-NIN-NÍT CẢ !
Đặc biệt lần này, vì ông công khai coi khinh gần 90 triệu dân chúng tôi là: “không ai có thể là lực lượng chính trị thay thế đảng các ông cả”, trong đó có tôi và rất nhiều bạn bè, “đồng môn”, “đồng chí” cũ của tôi, hơn ông về mọi phương diện, (trừ sự trung thành với đảng của ông), buộc tôi phải lên tiếng.
Mong các bạn gần xa, các trang mạng đã phổ biến rộng rãi “thư ngỏ của 61 đảng viên lão thành” và lời phát biểu của g/s Tương Lai trên RFI xin cứ tự nhiên… “ném đá”… Hoặc nếu thấy tôi… có lý và… vô tư, xin cho đăng bài này như một bài phản biện chính thức.
VIỆT NAM ~! VIỆT NAM
Việt Nam, Đất Nước Nhỏ To
Việt Nam Ta Là một đất nước hơi NHỎ
Trong cái nước hơi NHỎ có một Thủ Đô thật TO
Trong Thủ Đô thật TO có những con đường rất NHỎ
Trong những con đường rất NHỎ lại có những căn nhà thật TO
Trong những căn nhà thật TO lại có những cô vợ thật NHỎ
Những cô vợ thật NHỎ lại dành cho những Ông Quan thật TO
Những Ông Quan thật TO hay đeo một cái cặp thật NHỎ
Những cái cặp thật NHỎ thường có những dự án thật TO
Những dự án thật TO nhưng hiệu quả lại thật NHỎ
Hiệu quả thì thật NHỎ nhưng thất thoát thật TO
Thất thoát thật TO lại được coi là cái lỗi thật NHỎ
Vì thế Việt Nam Ta Từ Từ Biến Thành một Đất Nước rất NHỎ
Trong cái nước hơi NHỎ có một Thủ Đô thật TO
Trong Thủ Đô thật TO có những con đường rất NHỎ
Trong những con đường rất NHỎ lại có những căn nhà thật TO
Trong những căn nhà thật TO lại có những cô vợ thật NHỎ
Những cô vợ thật NHỎ lại dành cho những Ông Quan thật TO
Những Ông Quan thật TO hay đeo một cái cặp thật NHỎ
Những cái cặp thật NHỎ thường có những dự án thật TO
Những dự án thật TO nhưng hiệu quả lại thật NHỎ
Hiệu quả thì thật NHỎ nhưng thất thoát thật TO
Thất thoát thật TO lại được coi là cái lỗi thật NHỎ
Vì thế Việt Nam Ta Từ Từ Biến Thành một Đất Nước rất NHỎ
Trong cái nước rất NHỎ lại có những Ông lãnh đạo thật TO
Trong những Ông lãnh đạo thật TO lại có những cái đầu thật NHỎ
Những cái đầu thật NHỎ lại có những túi tham thật TO
Những túi tham thật TO lại có những hiểu biết thật NHỎ
Những hiểu biết thật NHỎ lại gây hại cho đất nước THẬT TO
Tổn thất thật TO nhưng báo cáo thật là NHỎ
Báo cáo thật NHỎ nhưng thành tích thật là TO
Trong những Ông lãnh đạo thật TO lại có những cái đầu thật NHỎ
Những cái đầu thật NHỎ lại có những túi tham thật TO
Những túi tham thật TO lại có những hiểu biết thật NHỎ
Những hiểu biết thật NHỎ lại gây hại cho đất nước THẬT TO
Tổn thất thật TO nhưng báo cáo thật là NHỎ
Báo cáo thật NHỎ nhưng thành tích thật là TO
Và…
Trách nhiệm thì rất NHỎ, nhưng quát tháo thì rất TO
Quát tháo rất TO nhưng Trí tuệ lại rất NHỎ
Trí tuệ rất NHỎ nhưng lợi nhuận thì thật là TO
Lợi nhuận TO nhưng số người chia chác thật là NHỎ
Số người tuy NHỎ nhưng tổn thất thật là TO
Tổn thất TO nhưng báo cáo thật là NHỎ
Báo cáo NHỎ nhưng thành tích thật là TO
Trách nhiệm thì rất NHỎ, nhưng quát tháo thì rất TO
Quát tháo rất TO nhưng Trí tuệ lại rất NHỎ
Trí tuệ rất NHỎ nhưng lợi nhuận thì thật là TO
Lợi nhuận TO nhưng số người chia chác thật là NHỎ
Số người tuy NHỎ nhưng tổn thất thật là TO
Tổn thất TO nhưng báo cáo thật là NHỎ
Báo cáo NHỎ nhưng thành tích thật là TO
Và…
Ông quan thật TO lại đi xe rất NHỎ (xe du lịch)
Cán bộ NHỎ lại được đi xe TO (xe khách)
Quan TO thường ở với vợ NHỎ (vợ bé)
Quan NHỎ phải ở với vợ TO (vợ cả), ở nhà TO…(nhà tập thể).
Ông quan thật TO lại đi xe rất NHỎ (xe du lịch)
Cán bộ NHỎ lại được đi xe TO (xe khách)
Quan TO thường ở với vợ NHỎ (vợ bé)
Quan NHỎ phải ở với vợ TO (vợ cả), ở nhà TO…(nhà tập thể).
Nguồn bài thơ Intenert, ảnh Vuong Hoang
KC/
NEM RÁN TRÊN BÁO MỸ
NEM RÁN TRÊN BÁO MỸ
Trang CNN Travel vừa đưa ra kết quả bình chọn đất nước có ẩm thực được du khách yêu thích nhất và món nem rán của Việt Nam góp mặt trong danh sách này.
Việt Nam- Nem rán trông có vẻ không hài hòa như những món ăn tươi sống bổ dưỡng, tuy nhiên vị ngon không thể đánh giá qua bề ngoài. Điểm đặc biệt của món này chính là lớp vỏ giòn bọc nhân rau củ và thịt băm thơm ngon ở trong. Đây là một trong số những món ăn đại diện cho ẩm thực truyền thống Việt Nam làm say lòng thực khách.
Hy Lạp - Bên cạnh hình ảnh đặc trưng của bờ biển xanh và những ngôi nhà trắng, các đặc sản Hy Lạp như olive kalatama, pho mát feta hay salad màu sắc và thịt nướng chính là một trong số lý do thu hút du khách.
Ấn Độ - Để thưởng thức những món ăn ngon nhất du khách hãy ghé Kolkata, thủ phủ của vùng Tây Bengal. Thực đơn một bữa cơm gia đình truyền thống ở đây được lưu giữ qua nhiều thế hệ sẽ cho bạn trải nghiệm trọn vẹn về ẩm thực Ấn Độ.
Hồng Kông, Trung Quốc - Đến Hong Kong mà khách không thưởng thức dim sum (gồm nhiều loại bánh chủ yếu chế biến từ bột gạo, bột mì có nhân thịt, hải sản) thì quả thật là một thiếu sót lớn. Tới đây du khách có thể tìm thấy vô số nhà hàng phục vụ dim sum vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt.
Malaysia - Một khi đặt chân tới Malaysia du khách không thể bỏ qua laksa, một món bún nước cay đặc trưng cho sự hòa trộn trong văn hóa ẩm thực của người Malay và Trung Quốc.
Nhật Bản- Người Nhật coi trọng văn hóa ẩm thực như một ngành kỹ thuật, họ đặt tình yêu vào từng món ăn. Chính vì vậy du khách không bao giờ thấy ngán khi thưởng thức những đặc sản của đất nước mặt trời mọc.
Thái Lan - Du khách sẽ không bao giờ ăn gà rán KFC một khi thưởng thức gai tod (gà rán kiểu Thái) tại các nhà hàng ở đông bắc Thái Lan. Món ăn này được dùng kèm với các loại sốt cay đặc biệt chế biến theo cách của người dân địa phương.
Italy - Ẩm thực Italy nổi tiếng thế giới hàng thế kỷ qua với những món ăn như pho mát Parmigiano-Reggiano, mì pasta hay pizza. Hãy đến với thành phố Modena nếu du khách thực sự muốn thưởng thức "ông vua của pho mát" - Parmigiano-Reggiano.
Philippines -Trong thực đơn đồ ăn ở "đất nước nghìn đảo" không thể thiếu adobo (nấu thịt cùng giấm, muối, tỏi, ớt, sốt đậu nành...). Đây là món ăn có nguồn gốc từ Mexico nhưng được người dân Philippines biến tấu trở thành đặc sản địa phương.
Đài Loan, Trung Quốc - Ngoài thành phố Đài Bắc có khoảng 20 phố ăn uống, Đài Loan còn có cả thủ đô ẩm thực đồng thời là đô thị cổ Đài Nam. Tới Đài Loan, muốn trải nghiệm trọn vẹn văn hóa ăn uống chắc chắn du khách sẽ phải thưởng thức một tô phở bò thơm ngon.Hương Chi
Việt Nam- Nem rán trông có vẻ không hài hòa như những món ăn tươi sống bổ dưỡng, tuy nhiên vị ngon không thể đánh giá qua bề ngoài. Điểm đặc biệt của món này chính là lớp vỏ giòn bọc nhân rau củ và thịt băm thơm ngon ở trong. Đây là một trong số những món ăn đại diện cho ẩm thực truyền thống Việt Nam làm say lòng thực khách.
Hy Lạp - Bên cạnh hình ảnh đặc trưng của bờ biển xanh và những ngôi nhà trắng, các đặc sản Hy Lạp như olive kalatama, pho mát feta hay salad màu sắc và thịt nướng chính là một trong số lý do thu hút du khách.
Ấn Độ - Để thưởng thức những món ăn ngon nhất du khách hãy ghé Kolkata, thủ phủ của vùng Tây Bengal. Thực đơn một bữa cơm gia đình truyền thống ở đây được lưu giữ qua nhiều thế hệ sẽ cho bạn trải nghiệm trọn vẹn về ẩm thực Ấn Độ.
Hồng Kông, Trung Quốc - Đến Hong Kong mà khách không thưởng thức dim sum (gồm nhiều loại bánh chủ yếu chế biến từ bột gạo, bột mì có nhân thịt, hải sản) thì quả thật là một thiếu sót lớn. Tới đây du khách có thể tìm thấy vô số nhà hàng phục vụ dim sum vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt.
Malaysia - Một khi đặt chân tới Malaysia du khách không thể bỏ qua laksa, một món bún nước cay đặc trưng cho sự hòa trộn trong văn hóa ẩm thực của người Malay và Trung Quốc.
Nhật Bản- Người Nhật coi trọng văn hóa ẩm thực như một ngành kỹ thuật, họ đặt tình yêu vào từng món ăn. Chính vì vậy du khách không bao giờ thấy ngán khi thưởng thức những đặc sản của đất nước mặt trời mọc.
Thái Lan - Du khách sẽ không bao giờ ăn gà rán KFC một khi thưởng thức gai tod (gà rán kiểu Thái) tại các nhà hàng ở đông bắc Thái Lan. Món ăn này được dùng kèm với các loại sốt cay đặc biệt chế biến theo cách của người dân địa phương.
Italy - Ẩm thực Italy nổi tiếng thế giới hàng thế kỷ qua với những món ăn như pho mát Parmigiano-Reggiano, mì pasta hay pizza. Hãy đến với thành phố Modena nếu du khách thực sự muốn thưởng thức "ông vua của pho mát" - Parmigiano-Reggiano.
Philippines -Trong thực đơn đồ ăn ở "đất nước nghìn đảo" không thể thiếu adobo (nấu thịt cùng giấm, muối, tỏi, ớt, sốt đậu nành...). Đây là món ăn có nguồn gốc từ Mexico nhưng được người dân Philippines biến tấu trở thành đặc sản địa phương.
Đài Loan, Trung Quốc - Ngoài thành phố Đài Bắc có khoảng 20 phố ăn uống, Đài Loan còn có cả thủ đô ẩm thực đồng thời là đô thị cổ Đài Nam. Tới Đài Loan, muốn trải nghiệm trọn vẹn văn hóa ăn uống chắc chắn du khách sẽ phải thưởng thức một tô phở bò thơm ngon.Hương Chi
Tuesday, June 16, 2015
VIỆT NAM NHẬU
Cảnh các quán bia rượu, nhà hàng luôn đông đúc, đặc biệt sau giờ tan tầm ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành quá quen thuộc với người dân tại Việt Nam.
Tình trạng ăn nhậu đã trở nên rất phổ biến này ban đầu chỉ là một phần của văn hóa ẩm thực, giải trí, thậm chí trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày nhưng đang có tác động xã hội sâu rộng.
Việc các ông chồng đi nhậu sau giờ làm đã trở thành điều rất nhiều bà vợ chấp nhận và coi đấy là bình thường. Thậm chí hình ảnh cả gia đình quây quần bên bữa ăn tối mỗi ngày giờ đây trở thành ước mơ của nhiều bà vợ.
Tác động xã hội
Chi phí cho bia rượu, được VnExpress trích thuật từ khảo sát của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, lên tới 1,3 tỷ lít bia và hơn 300 triệu lít rượu mỗi năm, tức là chi tiêu hàng năm lên tới cả nghìn tỷ đồng cho bia rượu.
Đó là chưa kể tới những phí tổn cho bệnh tật từ rượu hay tai nạn giao thông do lái xe sau khi uống rượu.
Lý do cho các cuộc ăn nhậu rất đa dạng, vì công việc làm ăn, tiếp đối tác, ăn mừng sinh nhật, khao lương, đón người mới hay tiễn người cũ.
Ông Hùng, một trí thức, hiện làm giám đốc một công ty sửa chữa tàu biển tại thành phố Hồ Chí Minh, cho BBC hay mỗi lần đi ăn nhậu tiếp khách đối với ông là "cực hình" nhưng "vẫn phải đi vì nó là thủ tục nghiễm nhiên, chứ có báu gì đâu, uống vào có khi về đến nhà lại cho ra hết!".
Chị Thi, vợ một giám đốc công ty cung cấp thiết bị truyền thông, trực thuộc công ty VTC tại Hà Nội cho biết chị và hai con thậm chí rất ngạc nhiên nếu có chiều nào đó thấy chồng về nhà ăn cơm với vợ con mà không đi ăn nhậu.
Điều làm phụ nữ này lo lắng là việc chồng thường lái xe sau mỗi lần đi nhậu sau giờ làm bất kể uống ít uống nhiều.
Một nghệ sĩ ưu tú khá nổi tiếng trong ngành điện ảnh không muốn nêu tên cho biết ông sẽ không bao giờ ra sống ở nước ngoài vì "ở nước ngoài làm gì chuyện hô một tiếng là chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ đã có thể tụ tập cả đám ăn nhậu như thế này!"
Với ông, những buổi ăn nhậu là để xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng.
Thị trường mở rộng
Theo một khảo sát nhanh với 5 ngàn phiếu trả lời do tờ báo mạng VnExpress thực hiện và công bố hôm 15/8 thì "số người ra quán để 'giải quyết công việc' chỉ chiếm 16%, trong khi gần 40% số người được hỏi nhậu theo kiểu ngẫu hứng, nghĩa là thích thì ra quán, không có mục đích gì cả".
Tờ báo này cũng viết "Ngoài ra, cứ 10 người thì có gần một người thừa nhận ra quán chỉ để trốn việc nhà".Trong khi một khảo sát nhanh khác cũng của VnExpress với hơn 6 ngàn phiếu cho thấy hơn 50% nam giới đi nhậu sau khi tan sở, trong đó 13% ngày nào đi nhậu và 14% trả lời không giờ đi nhậu sau giờ làm.
Một cuộc điều tra trên diện rộng của Viện Chiến lược và Chính sách y tế về tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam hồi năm 2006 cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất là ở nam giới và nhóm cán bộ nhà nước, tiếp đến là công nhân trong các doanh nghiệp, người hưu trí và nông dân.
Điều đáng chú ý những người có trình độ học vấn cao có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao nhất, tới 63%.
Vẫn theo nghiên cứu này thì mức độ tiêu thụ rượu bia gia tăng trong cả nước là kết quả của nhiều yếu tố, mà chủ yếu là do mức sống tăng, tập quán truyền thống và thêm vào đó là thị trường rượu bia mở rộng.
Hiệp hội sản xuất rượu whisky của Scotland (SWA) cho biết xuất khẩu sang Việt Nam đạt gần một triệu bảng mỗi năm, và Việt Nam được coi là một thị trường mới nổi được ưu tiên cao đối với ngành công nghiệp rượu Whisky.
Tại Việt Nam luôn có tình trạng chuốc rượu hay khích nhau uống để chứng tỏ nam tính với những tiếng hô "trăm phần trăm" và "zô zô" ồn ào để rồi nhiều người gục bên bàn nhậu vì say xỉn.
Có một số phụ nữ cho biết buộc phải tham gia các cuộc nhậu vì làm doanh nghiệp nên không thể không có mặt khi tiếp đối tác làm ăn, hay vì muốn đi theo để "kèm chồng cho chồng đỡ say xỉn" hoặc buộc phải đi theo chồng hay người yêu những khi không thể từ chối.
'Thăng tiến trên bàn nhậu'?
Nhiều người nước ngoài khi tới Việt Nam làm việc đã không khỏi ngạc nhiên khi được mời uống bia rượu vào bữa trưa - tức vẫn trong giờ làm việc.
Ở Anh chẳng hạn, dân công sở cũng thường có thói quen chiều thứ Sáu tan làm rủ nhau ra quán uống một hai ly bia chừng 1-2 tiếng đồng hồ để thư giãn và họ tin rằng nó tạo cơ hội có quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp.
Hiệu vẫn còn những ý kiến khác nhau về "văn hóa nhậu" tại Việt Nam.
Một số cho rằng nếu chỉ uống 1,2 ly để tiếp khách hay giải stress thì có thể chấp nhận được, rồi "nam vô tửu như kỳ vô phong" - đàn ông mà không uống rượu thì không thể hiện nam tính, và chỉ khi uống theo kiểu thách đố đến say xỉn mới thôi thì như thế mới có thể coi là một tệ nạn.
Trong khi một số khác thì lập luận rằng nếu ai cũng biết kiềm chế khi uống và biết dừng khi nên dừng thì đã không có chuyện phải bàn về "văn hóa nhậu".
Phải chăng lề thói văn hóa của Việt Nam từ xưa theo kiểu "miếng trầu làm đầu câu chuyện" đã dẫn tới "chuyện làm ăn là phải nói trên bàn nhậu, thăng quan tiến chức, lương bổng ...cũng trên bàn nhậu" như hiện nay?
Và để thay đổi được "văn hóa nhậu" này có lẽ sẽ là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi có những thay đổi căn bản cách nhìn nhận trong xã hội về giá trị hạnh phúc gia đình, quan điểm về vai trò của người vợ và người chồng ở nhà và trong xã hội, và có thể cần tới cả những quy định hạn chế chi phí cho việc tiếp đãi khách của các công ty.
http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2012/08/120815_viet_men_drinking.shtml 6.000 tỉ đồng/năm để... nhậu
Tags: vệ sinh công cộng, ở thành phố, phòng vệ sinh, Những người bạn, lúc nào cũng, quán nhậu, thậm chí, bây giờ, thị trường, chủ quán, hiện nay, rượu, bia, đến, năm
“Lạm phát”... nhậu
Vừa xuống đến sân bay, việc đầu tiên của họ là ghé mua ngay một cái simcard điện thoại đi dộng để tiện liên lạc với bà con, bạn bè tình nghĩa sau mười mấy năm không gặp mặt. Nhưng sử dụng đúng ba ngày, họ đã lặng lẽ “ngâm” nó vào bồn tắm vì quá… sợ nhậu! Hầu như bất cứ cuộc hẹn hò nào dù ở nhà riêng hay dã ngoại, quán ăn, đều kết thúc bên đống vỏ chai rượu bia.
Có lẽ chưa bao giờ TP.HCM lại “lạm phát” quán nhậu như hiện nay. Những con đường bia bọt Thi Sách; cầy tơ Thị Nghè, Hồng Hà; lẩu dê Lê Văn Sĩ, Quang Trung; cháo gà Hải Triều… một thời định danh, định hình bộ mặt ăn nhậu của thành phố, nay tiếng tăm đã bốc hơi theo sự xuất hiện rầm rộ của hàng ngàn quán nhậu lớn, hơn hẳn về qui mô lẫn chất lượng.
Hầu như không một “mặt tiền” quan trọng nào của thành phố là chưa bị quán nhậu “xâm lược”. Cả những vị trí, khu vực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt hành chánh, lịch sử văn hóa như Tòa án nhân dân TP.HCM, dinh Thống Nhất, nhà thờ Đức Bà, chùa chiền, trường học, công viên, kể cả bô rác… cũng ngày ngày ngập trong bia bọt. Nhậu diễn ra tràn lan. Mươi năm trước, kinh doanh quán nhậu cũng như buôn bán các mặt hàng khác thường phải tập trung theo phố, theo đường, nay xé lẻ một mình, thậm chí lùi vào cả trong hẻm mà vẫn đông khách…
“Mốt” quán nhậu đang được ưa chuộng nhất là các quán sân vườn. Ở đâu càng có nhiều khoảng không, giếng trời, cửa sổ thông thoáng và cây xanh với trang trí tre nứa, rơm rạ, cuốc cày vừa lạ mắt vừa dân dã là nơi đó đông khách... Nhiều “làng nướng”, “vườn xanh”, “hoa viên”, “rừng xanh, biển đỏ” này nọ đã có qui mô lên đến 300-400 bàn. Một tầng chưa đủ, người ta cơi thêm lên đến 3-4 tầng, thậm chí đào hầm chui cả xuống đất. Ngày trước, quán nhậu chủ yếu chỉ tập trung ở các quận trung tâm, nơi làm việc của công chức và giới kinh doanh lắm tiền, bây giờ đã tỏa ra cả các vùng ngoại thành.
Mới 9g-10g sáng, các quán nhậu ở quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 9, Thủ Đức đã nhộn nhịp. Dân nội thành ra tìm chút “trăng thanh gió mát” đã đành. Ngay cả những nông dân mới bán đất trở thành thị dân cũng miệt mài cụng ly bên bàn nhậu. Các em “sẹc bia” tóc xanh, tóc đỏ lả lướt mời chào. Chỉ có điều nhiều em vẫn còn vết nứt nẻ do lội ruộng dưới gót chân.
Dường như người ta nhậu suốt ngày, suốt tuần. Trong một tuần bảy ngày không có ngày nào mà người ta không nhậu. Có những chầu nhậu kéo dài từ sáng đến tối, lại có những chầu nhậu kéo dài thâu đêm đến sáng. Tên tuổi các quán hình như cũng là một nét “văn hoá mới”. “Xưa rồi diễm ơi” cái thời của những bảng hiêu trau chuốt, ngôn từ văn chương, bây giờ càng bình dân, càng “quê” cỡ “Hai Lúa, Hai Mơ, Cu Tí …” người ta càng thích.
So với “mốt” sân vườn, nhậu nhẹt trong các quán bar có vẻ trầm kín hơn. Ở trung tâm thành phố, chỉ điểm sơ qua vài con đường như Hai Bà Trưng, Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn, Phạm Ngũ Lão… đã có đến hàng trăm quán nhậu “trí thức”. Bên cạnh khách Tây vốn là đối tượng chính của các quán này trước đây, thì hiện khách ta lại chiếm đông hơn. Ngoài công chức, doanh nhân ngồi khui rượu ngoại đắt tiền, còn có cả các cậu ấm, cô chiêu chưa bao giờ tự kiếm ra được đồng nào.
Nếu như các bar ngày trước chủ yếu chỉ kinh doanh rượu, nhạc và vài cô cave thì nay đã nhanh nhạy mơ thêm lắm trò. Chí ít là cũng vài bàn bida lỗ có các “em út” mặc áo hai dây, trễ ngực làm cơ thủ cò mồi để câu khách ở bên dưới, rồi dăm phòng hát hò “nhạc chết” nhưng có “đào sống ngồi hầu”…
Lan tràn ở mọi hè phố, ngóc ngách hiện nay là các quán nhậu bình dân. Đã qua rồi những ngày thành phố còn bao cấp, đêm đêm chìm trong bóng tối vì cúp điện, dân nhậu hè phố chỉ biết loanh quanh lai rai rượu trắng với trứng vịt lộn, khô cá đuối dưới ngon đèn dầu lập lòe. Bây giờ, tiếng là nhậu hè phố, nhưng các ma men vẫn có đủ mồi mèn lâm, hải, đặc sản.
Không chỉ giới bình dân mà ngay cả các dân lắm tiền cũng khoái la cà ở chốn này để tìm cảm giác. Thậm chí vừa nhậu vừa ngó chừng công an để ôm ghế chạy, nhưng người ta vẫn thích ngồi. Có những quán nhậu đông đúc tới hàng trăm người, rượu bia chảy ra như suối. Không khí ngoài trời lộng gió vẫn ngột ngạt mùi rượu bia, thuốc lá và mồ hôi. Người ta chen chúc nhau, chỉ cần ai đó say quậy chân, quậy tay là chắc có kẻ văng ngay xuống sông đen. Một buổi tối bên bờ kè kênh Nhiêu Lộc, tôi đã mục kính cảnh các cô gái mặc áo hở rốn, lòi bụng bia ngồi bá vai “cưa đôi” rượu rắn với cánh mày râu.
Trẻ hóa , sành điệu và “lầy lội!”
Đó là nhận xét của giới chủ quán và cả dân nhậu về đặc điểm chè chén hiện nay. Đã qua rồi cái thời chỉ có dân làm ăn khui rượu ký hợp đồng, giới công chức cà kê bàn chuyện “đại sự” sau giờ làm việc và các văn nghệ sĩ nhâm nhi tìm cảm hứng. Hiện nay, ở bất cứ quán nhậu nào dù bình dân hay cao cấp, người ta cũng có thể nhìn thấy những đệ tử lưu linh còn rất trẻ. Thậm chí cả những áo trắng sinh viên, học sinh cũng gật gù bên bàn rượu bia với đủ lý do “trăm năm trong trong cõi người ta” như sinh nhật, đỗ đạt, tìm được việc làm thêm và tất nhiên cả chuyện… thất tình, thi rớt!
Một buổi tối ở quán bia tươi P trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, tôi đã tận mắt thấy không dưới 5-6 bàn nhậu toàn là những gương mặt 16-17. Đặc biệt, ở một bàn còn có cả các cô nữ sinh mặc đồ thể thao trường trung học. Những vại bia gần 1 lít cứ chảy tuồn tuột qua đôi môi “chíp non”. Lát sau, có cô bé ồng ộc cho “chó ăn chè” ngay trên bàn, nhiều cô khác vẫn tỉnh rụi bĩu môi, rồi dựa đầu vào vai bạn trai, tiếp tục nâng ly “dzô, dzô”. Chuyện bên bàn rượu cứ lộn xộn, không nội dung, chỉ láng máng hình như các cô cậu không buồn, không vui nên dắt nhau vào quán tìm cảm giác “vui, buồn”!
Giá trị của một con người dường như đang được hứng tỏ bằng trình dộ sánh điệu của tửu lượng của mình trong ăn nhâu. Giới chủ thời nay hiểu rất rõ sự cầu kỳ, khó tính của khách nhậu nên phải ra sức chiều họ. Từ chuyện trang trí quán theo kiểu trồng bụi chuối ngược đầu, chụp bóng đèn bằng cái nơm cá dưới quê đến “menu” bách tửu hổ lốn cả dân gian, cung đình, lẫn ngoại nhập. Thậm chí họ còn học Tây treo bảng hầm rượu này nọ với bao kiểu chai lọ xếp kín các bức tường. Về bia, giờ đây là thời thống trị các tên tuổi “bia lên cơn” đã lụi tàn của những thương hiệu đắt tiền. Các chủ quán nhậu sân vườn cho biết vài năm gần đây nhiều khách đã chuyển sang “mê” vị bia “ken”, còn tầm trung trung thì cũng phải Tiger, Sài Gòn “đỏ”, có giá bằng cả thùng “bia lên cơn” ngày trước.
Tuy nhiên, đáng nể nhất vẫn là các món nhậu. Thời của những đầu bếp càng tự do “sáng tác” món ăn bao nhiêu thì quán càng đông khách bấy nhiêu. Ở Làng nướng PN, đường Cách Mạng Tháng Tám, menu dày cộp có đến mấy trăm món. Ở môt quán nhậu “nhà quê”, quận 2, anh đầu bếp bụng phệ liếc dao tuyên bố con gì ngọ nguậy mà bỏ vào mồm không chết thì quán có tất, từ rắn biển, thằn lằn núi đến bò cạp, kiến mối chiên bơ… “80-90% dân nhậu bây giờ lật thực đơn là tìm “món độc”. Chỉ có “lúa” với các bà các cô là dân nghèo mới gọi gà, vịt thôi…” - một chủ quán nhậu trên đường Lê Văn Sĩ nhận xét.
Nhiều chủ quán cũng khẳng định tửu lượng của đa số dân nhậu hiện đang cao đến mức… “lầy lội”!
Lượng tiêu thụ quá lớn. Các bợm uống đến say khướt đã đành, mà ngay cả nhiều dân làm ăn, giới công chức và cánh trẻ cũng khoái cụng ly “tới chỉ”. Rất hiếm khách bước vào quán uống 1-2 chai bia cho ăn ngon miệng như hồi xưa, mà như nhiều chủ quán nhận xét phổ biến là cỡ 5-6 chai, còn 7-8 chai trở lên cũng phải chiếm tỉ lệ 30-35% khách.
“Dân nhậu sỉn tại chỗ thì nhiều không nhớ nổi. Nhân viên cứ 15 phút, nửa tiếng lại phải vô nhà vệ sinh để dọn dẹp những thứ mà khách đã cho vào bụng không lâu trước đó. Nhiều quán đã phải chuẩn bị cả bãi trống dành cho khách sỉn gửi xe máy đi taxi về...”. Đặc biệt, “đôi mươi năm trước, nhìn một thanh niên uống hết chục chai bia là chuyện hiếm, nhưng bây giờ đó là chuyện thường ngày, ngay cả với bộ phận thanh niên áo bỏ vào quần, xách cặp đi làm!”.
Theo khảo sát điểm ở một số quán nhậu bậc trung ở quận 1, 3 và Tân Bình, rất ít có chầu nhậu nào có giá thanh toán 200.000 -300.000 đồng, phổ biến vẫn mức 500.000 - 600.000, còn từ 700.000 - 800.000 trở lên đang có tỉ lệ tăng dần. Các chủ quán quen mặt khách cũng phải lắc đầu: “Có rất nhiều nhiều cái biu (bill) “bèo” sau vài giờ say sưa cũng phải trả ngang với mức lương của một ông chủ tịch phường, ngạch của một giáo viên đã còng lưng dạy mười năm. Không hiểu họ lấy tiền ở đâu ra mà nhậu dữ vậy?”.
Làm giàu trên quán nhậu
Ngành kinh doanh ăn nhậu có lẽ đang đứng ở top ten ngành nghề dễ thu siêu lợi nhuận nhất hiện nay. Nhiều chủ quán bây giờ đã mở thêm chi nhánh ở nội, ngoại thành với qui mô nhân viên đông đến hàng trăm người. Thậm chí ngay cả cac quán bia hơi, thịt chó, nghêu sò bình dân cũng có chi nhánh và xin “độc quyền thương hiệu” hẳn hoi.
Qua khảo sát riêng của chúng tôi tại một quán bia tươi ở quận 1, mỗi ngày có cả 1.000 khách vào đây ăn nhậu. Nhân viên tính tiền cho biết trung bình mỗi người chỉ tiêu khoảng 150.000 đồng thì quán đã đạt doanh số 150 triệu đồng mỗi ngày.
Nếu cứ tạm tính lợi nhuận đạt tỉ lệ 30% như họ nói( nhiều người cho biết các quán nhậu có thể lời được 40-50% trên doanh số) thì mỗi ngày chủ quán này đã kiếm được xấp xỉ 45 triệu đồng. Thậm chí chỉ ba ngày khảo sát ở quán nhậu “nghêu sò vỉa hè” bên bờ kè kênh Nhiêu Lộc, chúng tôi đã ghi nhận có không dưới 150 khách vào quán mỗi đêm. Trung bình mỗi khách “uống” hết 80.000 đồng, và với lợi nhuận 30%/doanh số thì quán đã có gần 4 triệu đồng mỗi đêm.
Việc kiếm lời trên một chai bia là không đáng bao nhiêu (ăn trên số nhiều), mà chủ yếu từ rượu, thức ăn và các thứ linh tinh khác. Một chai rượu ngoại hạng bèo ở siêu thị bán 150.000 đồng, trong quán nhậu thường có giá từ 250.000 đồng trở lên (chưa kể công khui, rót). Còn “rượu ta, rượu thuốc” thì vô giá. Các mối bán buôn ở Gò Vấp, Tân Bình, Long An mang can 50 lít lên đổ với giá rẻ mạt, nhưng quán nhậu phải “hét” lên không dưới 200% giá thật. Thức ăn ít nhất là cứ một lời một, thậm chí hơn nữa. Một con cá saba mua ở siêu thị là 30.000 đồng, trong một quán nhậu ở quận 3 nó đã có giá 130.000 đồng. Những thứ linh tinh khác như khăn mặt, đĩa đậu phộng thì cứ bỏ một lời hai, thậm chí bốn lần.
Thực tế thành phố đã xuất hiện nhiều đại gia có máu mặt, mua nhà biệt thự, đi xe “mẹc” chỉ nhờ thành công từ các quán nhậu.
6.000 tỉ đồng/năm để... nhậu
Chưa khi nào thị trường rượu, bia VN lại phát triển mạnh như hiện nay. Chỉ riêng dòng rượu nhập ngoại, có đi rảo các shop, siêu thị suốt hai ngày vẫn chưa nắm hết nổi các cái tên, giá cả, xuất xứ của chúng. TP.HCM hiện đang có vài chục đầu mối nhập khẩu rượu qui mô lớn, và thêm khoảng vài trăm công ty thỉnh thoảng đánh vài công “hàng ké” để về bán lại kiếm lời.
Nhân viên kinh doanh của một công ty nhập khẩu rượu có tên tuổi ở quận 1 cho biết chỉ trong ba năm qua doanh số của công ty đã tăng lên gấp... ba lần. Lúc đầu, công ty này chỉ chuyên “đánh” hàng tàu rượu vang, gần đây đã mở rộng ra cả rượu mạnh theo “nhu cầu của thị trường”.
Tuy nhiên, các nguồn tin từ hải quan và quản lý thị trường đều thừa nhận luồng nhập khẩu chính thức chỉ đang chiếm khoảng 50-60% thị trường rượu ngoại, phần còn lại là… rượu nhập lậu qua các ngõ biên giới đường bộ và tàu hàng viễn dương. Giá bán lẻ của chúng chỉ thấp hơn giá rượu nhập khẩu chính thức khoảng 15-25%, nhưng các đầu nậu buôn lậu đã bỏ túi đến 75-85% tiền lơi trên thực vốn bỏ ra. Điều đặc biệt là dân nhậu không chỉ chịu giá cắt cổ, mà còn đang vô tình uống rượu dỏm vốn đang chiếm đến hơn nửa trên thị trường châu Á.
Theo Bộ Công nghiệp, rượu ngoại hiện đã “chảy tràn” ở VN khoảng 2 triệu lít mỗi năm, với tốc độ tăng trưởng năm sau cao vọt hơn năm trước. Nhưng con số đó vẫn chưa là gì, nếu nhìn tổng thể “chiếc bánh” thị trường rượu với phần cắt riêng của dòng rượu trong nước gồm cả sản xuất công nghiệp lẫn dân tự nấu lên đến khoảng… 102 triệu lít mỗi năm! Đặc biệt là nhóm rượu sản xuất công nghiệp đang phát triển mạnh trở lại (chiếm khoảng 20 triệu lít) sau một thời gian trầm lắng do mất thị trường.
So với rượu vốn đa dạng nguồn hàng, bia hiện nay lại là thời hầu như độc chiếm thị trường của các công ty trong nước và liên doanh. Thực tế nguồn bia nhập ngoại trực tiếp chỉ có thị phần rất nhỏ, chủ yếu là vào thẳng các nhà hàng cao cấp và một ít ở các siêu thị. Hơn 90% tương đương với gần 1 tỉ lít mỗi năm là phần của trong nước.
Mặc dù mức huy động công suất mới chỉ chiếm đạt khoảng hơn 78% năng lực sản xuất, nhưng sản lượng bia VN đã tăng nhanh đến chóng mặt, khi bình quân năm năm 1996-2000 là 10,9%, còn năm 2002 so với 2001 là 9,3%. Với tổng cộng 320 công ty, cơ sở sản xuất, hiện hầu như tỉnh thành nào cũng có cơ sở sản xuất riêng, nhưng dẫn đầu thị phần bia ở VN vẫn đang thuộc về cac tên tuổi quen thuộc như bia Sài Gòn, 333, Hà Nội, Tiger, Heineken …
Về tình hình kinh doanh rượu, bia ở VN hiện nay, một chuyên gia của công ty khảo sát, tư vấn thị trường nước ngoài đã nhận xét: “Ở VN, hiện không có ngành sản xuất, kinh doanh nào có thể dễ kiếm lợi nhuận như ngành này!”. Nếu ước tính sơ bộ thì người dân của đất nước còn nghèo khổ như VN chúng ta đã “nhậu” khoảng… 6.000 tỉ đồng, nếu giả sử đổ đồng giá cả ở mức thấp là 8.000 đồng/lít rượu sản xuất trong nước, 150.000 đồng/lít rượu ngoại và 5.000 đồng/lít bia!
QUỐC VIỆT
ĂN NHẬU Ở VIỆT NAM.
Chu Tất Tiến.
Nhiều người về Việt Nam rồi trở lại Mỹ hí hởn khoe các màn ăn uống độc đáo mà chỉ có tại quê nhà mới có thể cung cấp được. Những người này chê phở ở khu Bolsa thiếu hương vị, chê Bún Bò Huế ở Thủ Đô Tị Nạn không nồng, chê Hủ Tiếu Cali kém phẩm chất, dĩ nhiên là chê tuốt luốt các món ăn ở khắp nước Mỹ, từ Tếch Xát, Hiu tôn, đến Oắt sinh Tông, đâu đâu cũng dở. Cứ nghe mấy ông bà "Vịt" kiều này nói chuyện thì ta chỉ muốn nhào ra phi trường lấy vé máy bay về liền một khi. Nào là Tiết Canh Tôm là một giọt đen đen ở đầu con tôm hùm, chích vào cho nhỏ xuống ly ruợu. Giá cả phải chăng, sơ sơ có chục đô la một ly ruợu này thôi, nếu sơi cả con thì một trăm đồng. Chuyện nhỏ! Rồi Tôm xanh tươi rói mới bắt được ở sông, ngồi ở quán cạnh sông, nhìn chủ quán vớt lên, cho vào chảo, ôi chao, tuyệt cú mèo. Cũng chẳng tốn bao nhiêu. Chỉ hơn chục đô cho một đĩa. (Có vị "Vịt" kiều bị dụ đi ghe ra giữa sông, ngắm trời đất mênh mông, ăn đĩa tôm, bị chém một trăm tít, không trả đủ, không cho về!). Rồi thì các quán hàng ăn liên tu bất tận, cả chợ toàn là quán nhậu, muốn chi cũng có, từ thịt "rồng" là loại tắc kè khổng lồ, đến cá sấu, nhỏ hơn thì bọ cạp, rắn rết, (hình như chưa có món giun đũa chiên dòn?), bình dân thì heo con, khách có thể ngắm người chủ thọc tiết chú heo, lột da, lọc thịt, rồi nấu nướng liền tay. Vịt, gà vào thời đại "cúm gia cầm" chơi tuốt luốt, kệ mẹ nó, chết sống có số! Có lẽ chỉ có món tiết canh vịt thì bà con hơi ngán, vì chả có nấu nướng gì, cứ máu sống mà trôi tuột vào cuống họng, thì vi khuẩn cúm theo vào hàng tỷ tỷ con.
Xem mấy cuốn phim quảng cáo cho Việt Nam ăn nhậu đang được phổ biến tùm lum, mục đích dụ khị "Vịt" kiều mang đô la về nhà, mới thấy những người khá giả dân mình đang bội thực. Phim nào phim nấy đều quay cảnh bàn ghế bóng láng, rượu đổ tràn ly, "Vịt" kiều ta há mồm nuốt miếng những món sống sít một cách ngon lành.
Dân nhậu sang thì làm mật gấu tươi. Mấy ông chủ gấu cầm dụng cụ lấy mật, chọc ngay vào bụng con gấu đang rên rỉ, vật vã, mà rút ra một chút mật cho vào ly ruợu cho ông khách Thượng Đế, có thể cũng là "Vịt" kiều, hào hứng tu liền, hy vọng tối nay, đi nguyên một chuyến tầu với em bồ nhí mới lượm được trong quán cà phê ôm. (Danh từ thời đại mới: "đi tầu nhanh" có nghĩa là không huỡn mà thưởng thức, vù một cái là tầu chạy qua luôn, thì từ 150 đến 300 ngàn, tùy em trẻ hay già. "Bao nguyên chuyến" là rả rích luôn một đêm phải 1 triệu trở lên.). Thay đổi không khí thì vào mấy quán cà phê láng coóng, trang trí hấp dẫn, kiểu mới kiểu cũ, chỉ có ăn uống mà không có ôm. Đi xa hơn, xuống mấy tỉnh thành, quán nào quán nấy sang trọng hơn Tây! Tóm lại, nếu chỉ nghe mấy "Vịt" kiều kể chuyện, xem phim ăn uống, thì thấy hình như đất nước là cả một nhà hàng khổng lồ, mênh mông, đâu đâu cũng có mùi thơm, từ mùi thịt chó, đến mùi thịt "người" do các em thơm như múi mít chào mời.
Ôi chao! Sao mà ăn uống sướng thế? Nhưng, có mấy người biết được phía sau nhà bếp có cái gì không? Mới đây, nghe tin báo chí, thấy tin ở Trung Quốc có "hơn 2 triệu con chuột cống đang tiến từ vùng nước lụt vào các nhà hàng ăn", nghĩa là 2 triệu chú chuột này bị nước lụt nên ào vô đất liền, bị phe ta mần thịt, đem bán cho du khách. Những chú chuột bị lụt, nên ăn đủ thứ, dòi bọ, chân tay người chết, thú vật chết... rồi bị các tay phù thủy biến hóa thành các món ăn ngậy béo, hấp dẫn vô cùng với các tay ham nhậu của lạ. Cùng đồng thời, có tin một phóng viên đã vào tận trong bếp một vài trung tâm làm bánh bao, quay lén được những món hấp dẫn trong bánh bao chỉ là những tấm các tông cũ, đem ngâm nước cho mềm, rồi xắt nhỏ, cho vào làm nhân bánh! Mới nghe đã muốn ... chạy vào toa-lét rồi. Còn ở Việt Nam, đàn em của Trung quốc thì sao? Có chắc là sạch sẽ hơn đàn anh không? Theo tin từ báo chí trong nước, từ hồi nẫm, có nhiều vụ khám phá thấy các hộp sữa Ông Thọ là một thứ đường đùng đục, không biết là đường gì, nước uống chứa một số lượng vi trùng đủ làm một con bò lăn quay, nước đá làm bằng nước "rô bi nê" không thanh lọc, nước mắm làm từ nước lấy ngay trong hồ cá tra, mắm tôm có trộn...phân người (í ẹ!), cá nhiễm độc, tôm nhiễm chì và thủy ngân... Cá nóc, ai cũng biết là ăn vào sẽ ngộ độc, vậy mà thiên hạ ép khô rồi bán tỉnh bơ. Không biết bao người đã chầu thiên cổ vì nhậu loại cá này! Thịt cá đã vậy, còn rau thì sao? Người làm vườn đều hiểu rằng chả có phân bón nào làm tốt rau hơn phân... tươi của loài người. Gần đây, khi phương tiện kỹ thuật đã tràn vào thôn quê, thì người ta trộn phân bón vào thuốc trừ sâu cho cây lớn nhanh! Chưa hết, người ta còn có thể coi những tấm hình chụp từ báo chí trong nước rất độc đáo: mấy người bán rau sống, đứng ở mấy cái cống cái, nhúng rau xuống cống cho... mát rau trước khi mang rau vào thành phố! Mà cống cái là một kho chứa những chất kinh khủng nhất mà trí tưởng tượng loài người có thể nghĩ đến. Nhúng rau xuống cống rồi mang vào chợ.. thì đúng là giết người không dao. Còn rượu, đa số ruợu ta mà muốn ngon thì phải thêm tí tí thuốc trừ sâu. Có thuốc trừ sâu rầy vào ruợu, sẽ thấy ruợu lóng lánh, trong sáng, không có cặn. Bánh phở thì sao nhỉ? Chắc ai cũng nghe tin bánh phở, bánh hủ tiếu trộn "phóc môn" là thuốc ướp xác...
Những năm đầu thế kỷ 21, các thực phẩm xuất cảng của Việt Nam đa số bị trả lại vì có chứa những kháng sinh, trụ sinh, thủy ngân, chì và các chất độc hại khác. Thịt gà, thịt vịt từ Trung Quốc, nơi có tổ bệnh cúm gia cầm, tuồn vào Việt nam qua các cửa khẩu chính thức và không chính thức hàng ngàn tấn. Kinh hoàng nhất là bản tin ngày 18 tháng 7 năm 2007: tại một số tỉnh thành có dịch heo bệnh chết, những con heo đã bị chôn xuống cát lại đuợc lấy lên, bỏ lòng, xẻ thịt mang đi! Tại một làng kia có 15 con heo chết chôn trong một ngày đàng hoàng, sáng hôm sau, chỉ còn trơ mấy cái lỗ với các bộ lòng ngổn ngang. Người ta hỏi thịt mang đi đâu, thì mấy tên trộm cho biết bán cho lái buôn thịt mang vào thành phố làm nhân bánh bao và các thứ bánh khác! Úy Cha mẹ ơi! Heo đã chết vì bệnh dịch rồi, thì .. chó cũng không dám ăn, vậy mà có những kẻ dã man, đang tâm lấy thịt nhồi bánh, bán cho dân chúng ăn!
Ôi đất nước ta đang vui sướng vì ăn và cũng đau khổ vì ăn. Ăn bậy, ăn tạp và ăn phung phí. Ăn để lấy chết và ăn để hủy hoại đất nước. Môi trường sinh thái của đất nước ta đang tàn dần, nhiều loại thú rừng đang tuyệt chủng, vậy mà có hàng ngàn, hàng vạn quán nhậu thú rừng mở tại các cửa rừng dưới cây dù che chở của quan lại địa phương, mỗi ngày hàng chục tấn thú rừng bị giết để thỏa mãn khách chơi, gồm "Vịt" kiều và Tư Bản Đỏ. Mai mốt vào rừng không còn nghe tiếng chim kêu vì bị săn bắn hết rồi, không còn cọp gầm vì đã thành cao hổ cốt rồi, không còn rắn, rùa, baba, thỏ, sóc, kỳ đà, kỳ nhông... Chúng đã vào bụng những người không tim cả rồi. Thiên nhiên đã lập ra sự cân bằng sinh thái, có những con chim dọn rác, có những con chim bắt sâu, giết hết chúng rồi, thì sâu bọ hàng tỷ con sẽ tràn lan vào nhà. Bởi vậy, có những làng phải bỏ chạy vì nạn sâu róm, mà không biết lý do là vì cả những con chim sâu bé nhỏ nhưng sung sức như một đạo binh giết sâu đã bị biến thành thực phẩm cho những cái miệng tham lam mất rồi. Có những con rắn để bắt chuột làm hại cây cỏ, thì cũng bị lùa vào rọ cả rồi. Cú mèo, dơi, những con vật có ích, cũng đã không còn thấy đâu nữa. Những con ve ca hát cho rừng vui nay trở thành món nhậu đã đứa. Mấy con người đi lùng ve sầu không cần biết rằng "17 năm trường, một kiếp ve", những con ve sầu này phải núp dưới đất 17 năm để trồi lên có một mùa rồi chết đi, họ cứ lùa, cứ vơ vét cho đầy túi tham, mặc các chú ve nghệ sĩ kia chưa kịp làm công việc truyền giống. Tội nghiệp cho đất nước Việt Nam, mai kia một số lớn rừng già sẽ biến thành sa mạc, con cháu chúng ta không còn nghe đến tên thú rừng nữa. Chỉ vì những con người không có tim mà chỉ có cái mồm và cái bao tử.
Chu tất Tiến.2008https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=BcQjEz6IPMw
HÀ NỘI MƯA BÃO
HÀ NỘI MƯA BÃO
Chỉ trong một tuần, đã có thật nhiều nước mắt đổ xuống trên toàn cõi Việt Nam. Với nhiều lý do. Nước mắt tràn trên các trang báo, bi thương trong các lời mô tả.
Những giọt nước mắt ấy, rơi xuống vì lòng kiêu hãnh chung hoặc vì nỗi đau thầm lặng của từng số phận. Nhưng cũng có những giọt nước mắt cay đắng cho đất nước vào giai đoạn trầm kha, mà nhân dân chính là kẻ mãi mãi phải gánh chịu.
Đất nước hôm nay hoang tàn, như một cõi vàng mã sau cơn gió giật đã lộ ra rất nhiều thứ. Tất cả phiêu diêu không biết về chốn nào, giữa những lời tung hô và giả dối.
Hoang tàn như qua một cơn giông, người ta giật mình chợt biết rằng bao năm nay mình bị lừa dối, khi nhìn thấy những trụ điện bê-tông gãy đổ với chất lượng tệ hại đáng kinh ngạc. Ở ngay một nơi được xưng tụng là thủ đô, thì sự lừa dối cũng ở cấp độ thủ đô. Những con đường, cầu cống rơi mặt nạ, suy sụp và tàn tạ, cho thấy tiền thuế của nhân dân được quấy quá và vội vã tiêu pha như thế nào trong tay những quan lại luôn kêu gọi lòng yêu nước và trách nhiệm.
Trận giông ngày 13-6 được coi là kinh hoàng ở Việt Nam, với 2 người chết và 9 người bị thương, nhiều hệ thống giao thông hư hại. Nhưng bất ngờ là sau trận giông đó, ông Lê Thanh Hải, phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn cho biết chuyện này đã được biết trước và “cho cảnh báo nhưng thông tin không đến với người dân”. Một lần nữa, nhân dân vẫn là người có lỗi trong kiếp nạn của mình. Còn điều gì an nguy nữa cho cuộc sống con người và đất nước này mà “thông tin không đến với” người Việt Nam?
Ngày 14/6 tàu cá ở Quảng Nam, số 92642 bị một tàu hàng “lạ” cố tình đâm vào, khiến 1 người chết và 3 người bị thương. Tàu “lạ” đã sấn vào rất gần bờ Việt Nam, chỉ cách Đà Nẳng 40 hải lý. Đã rất gần rồi, kẻ “lạ”. Đây là lần thứ hai trong tuần, kẻ “lạ” tấn công người đi biển. Một lần nữa, ngư dân Việt lại lặng lẽ góp thêm những linh hồn khốn khổ vào mộ gió. Đã bao lâu rồi, những con người chết oan ức đó, kể cả những người lính bộ đội chết ở Gạc Ma bị từ chối đưa xác về quê nhà, đã tìm thấy lời giải về số phận của mình, của tổ quốc mình lúc này? Biển của người Việt không còn bình yên nữa. Cái chết rình rập hàng ngày khiến ngư dân phải đi rất xa để kiếm sống, trôi dạt đến tận đảo quốc Palau để rồi 77 người bị bắt, 4 thuyền bị đốt, người đi biển Việt Nam bị kết tội là “kẻ cắp”. Bài học rừng vàng biển bạc trong sách giáo khoa là kẻ nói láo, vì hôm nay người Việt không còn gì nữa.
Palau chỉ có 20.000 dân, không có chỉ số về tiềm lực quân sự, nhưng với kẻ bước đến bờ biển của mình, bất kể là ai, họ đều gọi đó là kẻ cướp. Ở Việt Nam, quốc gia có 90 triệu dân, tiềm lực quân sự đứng hàng 25 trên thế giới, với những kẻ bước qua ranh giới biển của mình, chúng được gọi là bạn hoặc kẻ lạ.
Nước mắt lại rơi âm thầm, bên cạnh thềm nhà Quốc hội Việt Nam sang trọng, nơi các ông bà đại biểu sôi nổi bàn chuyện con dâu và tài sản nhà chồng để nâng cấp Bộ luật Dân sự. Quốc hội biết lo lắng về quyền phụ nữ trong cuộc sống, nhưng nhanh quay lưng về phía nỗi đau của chính đồng loại mình, thua cả bầy trâu bò ở Châu Phi biết cùng nhau chống lại thú dữ trên đường đi.
Tuần lễ nước mắt ngập những nỗi đau của ông chú, bà dì, bạn trẻ, anh chị… gào khóc vì đội tuyển của mình thất bại – như bao lần thất bại hiển nhiên khác từ nhiều thập niên nay. Nước mắt ngập khán đài như một sân khấu, nhiều cổ động viên đã khóc và bày tỏ nỗi đau rất cụ thể cho ống kính ghi hình. Những giọt nước mắt đó cuốn trôi và làm chìm lấp cả những điều hệ trọng khác mà người Việt cần rơi nước mắt lúc này.
Một người bạn trẻ trên facebook đã ghi rằng “vì sao họ có thể đau khổ đến vậy vì lý tưởng bóng đá, nhưng khi tổ quốc tụt hậu trăm năm so với các quốc gia khác, nợ công tràn ngập đến thế hệ mai sau, nạn tham nhũng đang siết cổ người dân từng ngày – thì thật khó mà tìm được ai lên tiếng hoặc nhíu mày”.
Thật ra, quyền đau thương trong một trò chơi là quyền tự do của cá nhân. Nhưng khi một tập thể cá nhân đó cùng tập hợp đau thương cho một trò chơi và lãng quên những điều nhức nhối khác, thì tổ quốc chỉ còn là quảng trường của lễ hội trụy lạc không màng trách nhiệm. Những giọt nước mắt thụ hưởng rất hiện đại đó dường như không còn thiết dành cho số phận dân tộc mình, mà chỉ nhân danh, để phô diễn sự ích kỷ và nông cạn trong một thực tế thắng bại sòng phẳng, đã rõ.
Ước gì một phần nước mắt đó dành cho biển, cho tổ quốc, cho đồng bào mình.
Ước gì một phần những bạn trẻ thích bày tỏ tình yêu tổ quốc, mặc áo đỏ sao vàng xếp hàng chụp ảnh nghiêm và buồn trước biển, trịnh trọng “tổ quốc gọi chúng tôi sẳn sàng” biết rõ và gọi tên kẻ thù trước biển là ai, lúc này.
Ước gì các đại biểu Quốc hội không ngủ gật hay chơi game trong Ipad, dành thì giờ tìm hiểu tên người ngư dân bị giết chết mới nhất là gì, cũng có thể họ tìm ra đó là một đồng hương.
Ước gì có một tuần lễ nước mắt mà người Việt tìm nhau chia sẻ, xiết chặt tay, hơn chỉ là những giọt nước mắt âm thầm của những cá nhân thương xót cho tổ quốc mình trong giông bão vô tình.
Ai đã gây ra thảm cảnh này cho dân tộc tôi?
nhacsituankhanhCảnh tượng không thể tin nổi ở Hà Nội sau một cơn dông
- Thời sự qua ảnh
- Đăng ngày Thứ bảy, 13 Tháng 6 2015 22:16
Chiều 13/6, cơn dông lớn đổ ập xuống thủ đô khiến nhiều cây xanh bị đổ, đường phố xác xơ. Điện lưới cũng bị cắt trên diện rộng.
Cơn dông chiều 13/6 tạo nên cảnh tượng tan hoang cho hầu khắp thủ đô. Sau nhiều giờ, điện lưới chưa được cấp lại.
Khoảng 17h ngày 13/6, cơn dông lớn bất ngờ xuất hiện ở Hà Nội. Gió mạnh kèm theo mưa rào kéo dài trong vòng 30 phút khiến nhiều biển quảng cáo, barie ngã đổ, bay khắp nơi. Theo ghi nhận của Zing.vn, cây đổ, gãy, bật gốc xuất hiện hầu khắp nội thành.
Cây đè hàng loạt ôtô đỗ dưới lòng đường Phan Chu Trinh.
Những cành cây lớn đổ ập xuống khiến nhiều người dân bất ngờ, hoảng hốt.
Chiếc xe máy vỡ phần yếm và phía sau do chịu lực tác động của cây đổ.
Rễ cây bật gốc trên nhiều tuyến phố.
Chiếc xe bị cành cây đè trên phố Lý Thường Kiệt.
Người dân khắc phục hậu quả do cây đổ gây ra.
Do không kịp di chuyển, nên nhiều xe máy trên phố Phan Chu Trinh bị gốc cây sấu khá lớn đè lên.
Đường phố, vỉa hè Hà Nội ngổn ngang.
Cây đổ trên Phố Huế.
Nhà dân bị hư hại và xác xơ.
Cây đổ làm sập nhà trên phố Hai Bà Trưng.
Nhiều tấm biển quảng cáo bị thổi tung.
Cổng bảo vệ Hội đồng dược điển (Bộ Y Tế) trên phố Hai Bà Trưng bị nhấc bổng do phía dưới là rễ cây xà cừ bung gốc.
50m tường trường THPT Nhân Chính, Thanh Xuân, đổ sập.
Cổng vào công trường nặng hàng tấn đổ sập. Rất may không có người đi qua lúc xảy ra sự cố. Ảnh: Duy Hiếu.
17h ngày 13/6, chiếc xe tải (loại 3,5 tấn) đi trên cầu Vĩnh Tuy bị gió thổi khiến chiếc xe lật nghiêng. Hàng loạt ôtô khác trên cầu phải dừng xe, bật đèn báo nguy hiểm chờ mưa gió ngớt mới có thể tiếp tục di chuyển. Ảnh: Phương Chi.
Cùng thời điểm, chị Phạm Thị Luyện (28 tuổi, giáo viên trường tiểu học Đoàn Thị Điểm) lái chiếc Lead màu xanh đi trên đường Phạm Hùng. Tới khu đô thị Mễ Trì, bất ngờ biển quảng cáo cỡ lớn rơi trúng khiến chị và xe ngã xuống đường. Thượng sĩ Nguyễn Anh Quốc (Tổ công tác Y5/141) kịp thời đưa chị Luyện vào cấp cứu tại Bệnh viện 198 và hỗ trợ tiền viện phí cho chị. Hiện chị Luyện đã qua cơn nguy kịch.
.
Một người phụ nữ lái chiếc xe tay ga cùng một thanh niên đi cùng chiều bị cây cổ thụ đè trúng. Hai người này bị thương nặng được người dân đưa vào cấp cứu.
Một người tử vong trên phố Quang Trung đoạn ngã tư Quang Trung - Nguyễn Du (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ảnh: Vietnamnet.
Mảng tường trong bãi đỗ xe trên đường Phạm Hùng đổ trúng chiếc Kia Moring khiến capo bẹp rúm, kính sau vỡ vụn.
Một chiếc xe máy bị cây bàng đè trúng.
Cành cây bị gãy trên phố Khuất Duy Tiến đã rơi xuống đâm thủng kính trước, đúng vị trí tài xế.
Hàng loạt cây xanh bật bung gốc, gãy cành bao vây xế hộp trên phố Phan Chu Trinh.
Gió lớn trong cơn dông quật đổ hai cột điện.
Chiếc Mercedes và một chiếc taxi trên đường Thái Hà bị cây đổ đè. Rất may tài xế và người tham gia giao thông không bị ảnh hưởng.
Giao thông nhiều tuyến phố Phan Chu Trinh, Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng, Láng, Thanh Nhàn, Minh Khai... bị ùn ứ kéo dài do hàng loạt cây xanh đổ.
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 368
NGUYỄN DƯ * TUYỂN OSIN
Cần tuyển Osin
Nguyễn Dư (Danlambao) - Ngày 28/5, bộ chính trị đã triệu tập hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai công tác, giới thiệu nhân sự để chuẩn bị cho kỳ đại hội sắp tới. Bác Củ Lá và ông Vẫn Như Rứa đăng đàn, đưa ra tiêu chuẩn tìm người giúp việc nhà... nước, nghe mà tội nghiệp cho các bác quá!
Cái tiêu chuẩn các bác đề ra tuyển người đầy tớ nhân dân rất bài bản, ngôn từ vẫn như rứa, không có gì thay đổi cả; nhưng sao mà nghe nó quá ngây thơ, dễ tin người giống y như đi chợ mua mớ rau hay con cá! Hoặc giả là như người ta đi tìm heo giống, vào chuồng trại vài ba trăm con tha hồ mà lựa vài ba con đem về làm giống: Con nào tai đứng, bụng thon, lông mượt, da bóng, đôi mắt lanh lẹ thì chấm. Khổ một điều là chọn thì có chọn, quyết tâm thì có quyết tâm, kỹ thì có kỹ, nhưng qua thời gian kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng mấy ông... đi chợ thì lấy nhầm rau sâu, cá thì dở dở ương ương, còn cái giống heo tuyển chọn đem về chỉ để lo cho ăn, vỗ béo cho chúng, không giúp ích được gì cả.
Bao nhiêu kỳ đại hội là bao nhiêu lần chọn lựa! Thử điểm qua một vài tên đứng đầu trong ban chấp hành tiêu biểu: chẳng hạn như bác Hoạn Lợn, bác Mênh Mông Tình Dân, bác ĐM họ Nông, rồi bác Cả Lú..., và cho đến ngày hôm nay thì cả bộ chính trị đều nát bét, chả ai có tư cách. Không lẽ các ông không nhận ra! Danh sách ban chấp hành thứ tự xếp hàng dài dài từ đời tổng bí thư Lê Duẩn cho đến nay còn nhiều lắm, khỏi cần phải kê thêm, mệt lắm! Mới thấy bốn mươi năm trôi qua, hình như chỉ có Nguyễn Văn Linh là người ít phá đảng và ít tai tiếng nhất (ít thôi, chứ không phải không có)
Nếu cách nay vài thế kỷ, thì cái tiêu chuẩn mấy ông đề ra trông có vẻ khả thi bởi vì thời đó con người sống cục bộ từng vùng, từng lãnh thổ hoặc trong một quốc gia, không có sự nối kết chớp nhoáng bằng phương tiện viễn thông như hiện nay. Một ví dụ, là nếu không có phương tiện truyền thông thì ngày hôm nay người Việt vẫn coi Hồ Chí Minh là một minh chủ, một "doanh nhân" thế giới (chuyên kinh doanh về việc buôn dân và bán nước).
Tôi nhớ cái khoảng thời gian gần cuối thế kỷ trước, người ta đề nghị, định đem Hồ Chí Minh ra cho thế giới vinh danh, bị người Việt liên kết với nhau qua phương tiện truyền thông, biểu tình chống đối, kể tội ác của ông nhiều quá nên coi như lần đó bị Unesco hủy bỏ. Thế mà một vài năm sau, đọc báo đảng vẫn còn có nhiều người u mê tù mù, tưởng rằng Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa thế giới, được Unesco công nhận. Hiểu biết loáng thoáng hay cố tình đánh lận, qua mặt mọi người cỡ đó trong thời đại hiện nay thật là hết biết luôn! Nếu cần kiểm chứng thì cứ trích lục hồ sơ lưu trữ của Unesco thì biết liền. Miễn tranh cãi về cái chuyện "ông nói gà còn bà thì nói vịt". Nếu thật sự Hồ Chí Minh được Unesco vinh danh thì chắc chắn "đảng ta" "cương cứng" về ông, phổ biến trên mọi phương tiện truyền thông khắp đất nước; rồi còn trưng bằng chứng, bằng khen "phi vật thể" cho mọi người cùng chiêm ngưỡng nữa chứ; đàng này "đảng ta", cho đến ngày hôm nay cứ xìu xùi ểnh ểnh y như người hết xí quách.
Như thời của các triều đại vua chúa ở nước ta, cũng có nhiều vị được tôn vinh kèm theo những huyền thoại thêu dệt lên tận chín tầng mây. Đến đời của chúng ta chỉ biết tin vào lịch sử, chấp nhận theo người đi trước một cách nghi ngờ bởi vì không có gì để kiểm chứng.
Nói thật cho các bác biết, dân số thế giới hiện thời là hơn bảy tỉ (hơn ngày xưa xa lắc xa lơ), nhưng mà thử các bác đốt đuốc đi tìm từ Bắc cho tới Nam bán cầu coi xem có nhân vật nào được tiêu chuẩn như các bác tìm không! Nhìn hết nhà lãnh đạo, đảng phái của các cường quốc trên thế giới để cho chúng ta thấy rằng ông bà nào trong mình cũng có đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố, tham, sân, si tùm lum tùm la hết; nó tiềm ẩn, bị kềm nén trong mỗi con người, chỉ chưa đến lúc và nếu có cơ hội thì sẻ bộc phát mà thôi. Thế cho nên với cái cơ cấu hệ thống quốc gia bao gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời kèm theo quyền tự do báo chí mới kềm chế được những bản năng đôi khi "trật đường rầy" của họ (nếu có) mà thôi. Thời nay không có gì giấu giếm được dưới ánh sáng mặt trời. Tức là không có người nào và đảng phái nào có tiêu chuẩn đích thực như các ông đang đi tìm.
Nhân tài hay một chính đảng cần có nhưng chưa phải đủ, chỉ là thứ yếu; mà cái cơ cấu quốc gia theo hệ thống dân chủ, tam quyền phân lập rạch ròi để lãnh đạo, nó mới là tiêu điểm quan trọng để xây dựng con người và phát triển đất nước.
Đảng của ông Ô Ba Ma hay đảng của bà thủ tướng Đức là hai cường quốc trên thế giới mà đem qua Việt Nam lãnh đạo độc tài ban phát theo cái kiểu cơ cấu dân chủ tập trung, một guồng máy ăn bám như hiện nay của "đảng ta" thì chỉ có nước Xuống Hố Cả Nhóm mà thôi. Họ cũng đành bó tay chứ không tài giỏi gì ráo.
15/06/2015
LÊ NGUYÊN * ÂM MƯU NGA
Có âm mưu khác đáng sợ hơn điểm nóng biển Đông
Le Nguyen (Danlambao) - Việt Nam qua 8 vòng đàm phán Hiệp định thương mãi tự do (FTA) với Liên Minh Kinh tế Á-Âu (EEU) vừa công khai, vừa bí mật được xem như là một cuộc đàm phán thương mãi với nhiều dễ dãi, ưu tiên nhanh “kỷ lục” dành cho Việt Nam, một quốc gia không phải là thành viên của Liên Minh Kinh Tế Á-Âu (EEU) đã được ký kết ngày 29/05/2015 ở thủ đô Astana của cộng hòa Kazakhstan thuộc Liên Xô cũ dưới sự chứng kiến của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các thủ tướng đồng nhiệm trong khối Liên Minh.
Trước khi đi sâu vào nội dung bài viết, thiết tưởng chúng ta cũng cần biết sơ qua về Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU) được tạo lập, hình thành như thế nào?
Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU) ra đời hơi vội vã nhằm thay thế Cộng đồng kinh tế Á-Âu (Eurasian Economic Community - EAEC), là một tổ chức kinh tế được hình thành từ các quốc gia độc lập (CIS) tách ra từ Liên Bang Xô Viết cũ gồm có Russia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan nhưng hoạt động kém hiệu quả, có dấu hiệu rạn nứt, đổ vỡ bởi sự nghèo ý tưởng, kém năng động, thiếu động lực phát kiến cho thị trường kinh tế phát triển cùng với sự ngừng tham dự khối kinh tế chung của cộng hòa Uzberkistan, một thành viên của khối Cộng Đồng Kinh Tế Á- Âu (EAEC).
Để củng cố nội khối kinh tế không hiệu quả và để thực hiện kế hoạch “tái cơ cấu” làm mới chính sách nhằm đối đầu với chiến lược bao vây kinh tế của Hoa kỳ, Liên Âu sau khi Nga vi phạm công pháp quốc tế xua quân xâm chiếm bán đảo Crimea và tiếp tay cho phiến quân trong các khu vực nói tiếng Nga chống lại chính quyền hợp pháp Ukraina, đòi quyền tự trị lẫn đòi sáp nhập vào lãnh thổ Nga.
Việc Nga hối hả, vội vã lôi kéo Việt Nam vào Liên Minh Kinh Tế Á-Âu (EEU) bề ngoài xem ra có vẻ như là chuyện bình thường, có ít người chú ý để nhận thấy rằng đằng sau Liên Minh Kinh Tế Á-Âu còn ẩn chứa một mưu toan thâm độc của một đại chiến lược do tàn dư cộng sản, những tên dân tộc chủ nghĩa cực đoan với đầu óc thực dân mới, muốn phục hồi uy quyền, quyền lực của một nhà nước Đại Nga qua ý tưởng Chủ Nghĩa Á-Âu Hiện Đại (Neo-Eurasianism) của lý thuyết gia hàng đầu Nga là Alexandr Dugin.
Thiết nghĩ cũng cần nên biết, Chủ Nghĩa Á-Âu Hiện Đại (Neo-Eurasianism) được kiến thiết từ ý tưởng, khái niệm của Alexandr Dugin - người sáng lập, là lãnh đạo tinh thần của phong trào Á-Âu (Eurasian Movement) và Dugin nổi tiếng với nhiều cuốn sách viết về chính trị như các quyển Lý Thuyết Chính Trị Thứ 4 (The 4 Political Theory), Nền Tảng Của Địa Chính Trị (Foundations Of Geopolitics) gây sự chú ý, tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi trong giới “tinh hoa” trên “chính trường” Hoa Kỳ với các nước dân chủ tây phương qua ý hướng xây dựng nền tảng Tân đế chế Á-Âu (New Eurasian Empire) nhằm vẽ lại đường biên giới địa chính trị chống lại sự thống trị thế giới tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Alexandr Dugin nguyên là nhà báo trước khi tham gia hoạt động ở nhiều lãnh vực chuyên môn khác nhau như địa chính trị, xã hội học, triết học... trong đó có hoạt động chính trị, là chính trị gia mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa cực đoan. Dugin là một trong những cố vấn kề cận tổng thống Nga Vladimir Putin - một người được gọi là “bộ óc Putin”, là tác giả của ý tưởng ly khai Nam Ossetia của Gruzia và cưỡng chiếm, sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào Liên Bang Nga (Russian Federation).
Từ nền tảng khái niệm Chủ Nghĩa Á-Âu Hiện Đại (Neo-Eurasianism) của Alexandr Dugin kết nối với một số sự kiện trên bề nổi có liên quan đến nhà nước Nga-Tàu trong những năm gần đây, không khó để chúng ta nhận ra một số sự kiện tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, vô hại của Nga-Tàu nhưng nằm đằng sau nó là một âm mưu đáng ghê sợ!
Thứ nhất là việc Nga-Tàu sử dụng quyền phủ quyết của ủy viên thường trực đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để phủ quyết hành động can thiệp quân sự của Hoa Kỳ, Liên Âu vào Syria, cùng với việc phủ quyết là Nga ngang nhiên cung cấp, bán vũ khí hạng nặng cho tổng thống độc tài Bashar al-Assad đàn áp phong trào dân chủ, chống lại ý chí nguyện vọng của nhân dân syria nhằm ngăn chận làn sóng cách mạng dân chủ tràn sang vùng trũng độc tài Bắc Phi, Trung Đông.
Thứ hai là Nga-Tàu xích lại gần nhau qua các cuộc đàm phán bí mật, các hiệp ước kinh tế công khai. Cụ thể là việc ký kết hợp đồng cung cấp khí đốt 30 năm, có trị giá 400 tỷ đô la giữa công ty CNPC (China National Petroleum Corporation) của Tàu với công ty khí đốt Gazprom của Nga dưới sự chứng kiến của tổng thống Nga Vladimir Putin với tổng bí thư, kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình.
Thứ ba là bên cạnh các hợp đồng kinh tế rình rang cả thế giới đều biết nhưng không ai biết những mật ước, cam kết giữa hai nước “nguyên” cầm đầu quốc tế cộng sản đệ tam này bàn về chuyện gì? Gần đây lúc quân đội Nga vi phạm luật pháp quốc tế vượt biên giới đánh chiếm bán đảo Crimea, viện trợ vũ khí lẫn nhân sự cho phiến quân ly khai chống lại chính quyền hợp pháp Ukraine, cả thế giới lên tiếng phản đối nhưng không ai thấy Trung Cộng lên tiếng đề cập đến sự vi phạm trắng trợn này của Nga
Thứ tư là sự im lặng của Trung Cộng như ngầm ủng hộ việc làm sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế của Nga. Đổi lại là Nga lên tiếng phản đối “ồn ào” bênh vực Tàu cho là Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế khi cho phi cơ thám thính P8-A Poseiden vào khu Trung Quốc múc cát tôn tạo, làm thành đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1988.
Việc Nga ra mặt lên tiếng ủng hộ việc làm sai nguyên tắc, chưa có tiền lệ của Trung Cộng trên Biển Đông cùng với việc Nga vội vã lôi kéo, tạo mọi điều kiện dễ dãi trong đàm phán, gần như không đàm phán chi cả để Việt Nam “hồ hởi” ký kết hiệp định thương mãi tự do với Liên Minh Kinh Tế Á-Âu (EEU)là một câu hỏi lớn cần đặt ra?
Trước phản ứng của Hoa Kỳ về việc Nga-Tàu thể hiện bản chất du côn, ngang ngược vi phạm luật pháp quốc tế, ăn ngược nói ngạo về Ukraine, về Biển Đông với các tuyên bố trẻ con “...cuộc chiến tự vệ... thu hồi chủ quyền lãnh thổ... hòa bình ở biển Đông có được là nhờ sự kiềm chế rất lớn của Trung Quốc?...” và trong lúc dư luận thế giới đồng tình ủng hộ việc Hoa Kỳ đưa máy bay thám thính vào khu vực “tranh chấp” mà Trung Cộng áp đặt chủ quyền hình lưỡi bò 9 đoạn phi lý trên Biển Đông thì đại diện cộng sản Việt Nam là thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Lê Hải Bình, là nước bị Trung Cộng lấn lướt, hiếp đáp bị ảnh hưởng, thiệt hại nhiều nhất lại có những phát ngôn không giống ai:
“...Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để bị kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác. Đó là nguyên tắc không chỉ bây giờ mà còn từ xưa trong việc bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam là bạn, là đối tác nhưng không tham gia liên minh quân sự...” (Thứ trưởng bộ quốc phòng thượng tướng nguyễn chí Vịnh).
“...Chúng tôi kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông… không làm phức tạp thêm tình hình...” (Phát ngôn viên bộ ngoại giao Lê Hải Bình).
Bên cạnh các động thái đối ngoại của Nga-Tàu, là hàng loạt các sự kiện trái chiều đáng chú ý của Việt Nam như: vụ Việt Nam cho Nga sử dụng căn cứ Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga; việc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quay ngoắt 180 độ chữi Mỹ cám ơn Nga-Tàu trong diễn văn ngày 30/04; việc đúc tượng, dựng tượng vinh danh khủng bố trong thời đảng đánh Mỹ cho Nga - Tàu; việc hàng loạt các cá nhân tích cực đấu tranh bảo vệ nhân quyền bị hành hung dã man trong lúc các phái đoàn quốc tế đến điều tra nhân quyền, đối thoại nhân quyền, là điều kiện trọng tâm cho đàm phán hiệp định thương mãi xuyên Thái Bình Dương (TPP); Việc tổng bí thư Nguyễn Phú trọng sang thăm Trung Quốc trước, rồi sẽ có chuyến Mỹ du được dự định diễn ra trong những ngày cuối tháng 05 bị hoãn vô thời hạn;... và tất cả được “hạ màn” với sự rầm rộ của sự kiện ký kết hiệp định thương mãi tự do giữa Việt Nam với Liên Minh Kinh Tế Á-Âu (EEU).
Việc cộng sản Việt Nam lựa chọn tham gia Liên Minh Kinh Tế Á-Âu (EEU) là bước đệm, để một số ít lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đương quyền che giấu mục tiêu thật, là từng bước dẫn dắt dân tộc Việt nam vào con đường làm đội quân đánh thuê cho Nga-Tàu trong đại chiến lược Chủ Nghĩa Á-Âu Hiện Đại (Neo-Eurasianism) như ngày xưa Hồ Chí Minh dẫn dắt Việt Nam làm tên lính xung kích nhuộm đỏ Việt Nam cho cộng sản quốc tế đệ tam.
Cũng nên biết thêm Chủ Nghĩa Á-Âu Hiện Đại (Neoeurasianism) được dựa trên ý tưởng của Alexandr Dugin chống lại chủ nghĩa tự do, chống lại sự thống trị của siêu cường Mỹ (?) được thai nghén hình thành một thời gian dài sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, lý tưởng cộng sản cáo chung, kết thúc chiến tranh lạnh giữa khối tư bản với cộng sản.
Theo ý tưởng Chủ nghĩa Á-Âu Hiện Đại của Alexandr Dugin thì liên minh này sẽ được định hình dựa trên nền tảng các quốc gia có mối quan hệ truyền thống cùng quá khứ văn hoá, lịch sử và mối tương quan địa chính trị, cùng chia sẻ mục tiêu chống chủ nghĩa tự do (Liberalsim)bảo vệ lý tưởng xã hội chủ nghĩa (Socialism) và Việt Nam một trong những nước đáp ứng được nhu cầu cho đại chiến lược Tân Đế Chế Á-Âu (New Eurasian Empire).
Thế cho nên Liên Minh kinh tế Á-Âu do Nga đạo diễn tạo ảo tưởng như là phao cứu sinh giúp Việt Nam thoát ra khủng hoảng, bảo vệ sự tồn tại của đảng, chế độ với các cuộc đàm phán hiệp định thương mãi tự do với mọi dễ dãi gần như vô điều kiện cho Việt Nam tham gia liên minh được cả hệ thống chính trị vào cuộc rầm rộ tụng ca nào là đàm phán nhanh kỷ lục, là thành viên đầu tiên ký kết...nhưng đa phần đảng viên cộng sản không biết là Việt Nam đang bị thiểu số lãnh đạo đảng dẫn dắt chui đầu vào rọ của bá quyền Nga-Tàu.
Sự thật việc ký kết này chỉ có một số nhỏ lãnh đạo đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam biết họ làm gì còn lại đa phần không nhận ra nguy cơ tiềm ẩn do Liên Minh Kinh Tế Á-Âu tạo ra, là đánh mất cơ hội thực thi cam kết quốc tế, cải thiện nhân quyền, gia nhập hiệp định thương mãi xuyên Thái Bình Dương, là con đường duy nhất để thoát Trung, để cải cách thay đổi thể chế, thoát thân phận tên lính xung kích, tay sai cho Nga – Tàu trong đại chiến lược của Chủ Nghĩa Á-Âu Hiện Đại (Neo-Eurasianism) do các tên đầu sỏ tàn dư cộng sản đạo diễn.
Tham vọng bá quyền của Tàu Cộng đã lộ diện, đã gặp sự chống đối mạnh mẽ, không thể lừa gạt nhân dân Việt Nam được nữa và không khéo nó sẽ là ngòi nổ chôn đảng, chế độ cộng sản Việt Nam. Do đó, Liên Minh Kinh Tế Á-Âu (EEu) ra đời vội vã là yếu tố đột phá bất ngờ của nhóm “kiến trúc sư”, tác giả của Chủ Nghĩa Á-Âu Hiện Đại (Neo-Eurasianism) nhằm cầm chân, ngăn chận Việt Nam đang chìm sâu toàn diện dưới đáy khủng hoảng không nơi nương tựa, tiến thoái lưỡng nan, có xu thế chuyển hướng về phía loài người văn minh tiến bộ và sau chuyến “nhập Trung” của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, không có gì bảo đảm là số lãnh đạo có “ xu thế ghét Tàu” không bứt phá, ngả theo Hoa Kỳ, Liên Âu tránh xa bá quyền Trung Cộng(?)
Đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu sẽ không khó để nhận ra Chủ Nghĩa Á-Âu Hiện Đại (Neo- Eurasianism) không phải chỉ có cá nhân Alexandr Dugin là tác giả mà đồng tác giả của nó là một nhóm tàn dư cộng sản mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa cực đoan với đầu óc thực dân mới muốn khôi phục, muốn tái lập, muốn làm sống lại đế chế cộng sản qua vỏ bọc Chủ Nghĩa Á-Âu Hiện Đại (Neo-Eurasianism) vì cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa không còn lừa bịp nhân loại được nữa và Liên Minh Kinh Tế Á-Âu (EEU) chỉ là công cụ, là mẻ lưới để Nga-Tàu tung hứng, vây bắt những tên lãnh đạo cộng sản Việt Nam tham lam và ngu dốt.
Thực chất Liên Minh Kinh Tế Á-Âu (EEU) chỉ là miếng mồi của tàn dư cộng sản ẩn trong chiếc áo mới Chủ Nghĩa Á-Âu Hiện Đại (Neo-Eurasianism) nhử thiểu số lãnh đạo cộng sản Việt Nam để chúng câu kéo những tên cộng sản không não, mù xã hội chủ nghĩa ảo tưởng về nhà nước Đại Nga và thiểu số lãnh đạo này cũng thừa lưu manh lẫn gian manh, dư dả tố chất “hèn với giặc ác với dân” sẵn sàng làm tay sai để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ trên nền tảng tư duy “thà mất nước hơn mất đảng” như lãnh đạo đảng đã từng thực hiện trong lịch sử tồn tại, phát triển của đảng cộng sản Việt Nam.
Liên Minh Kinh Tế Á-Âu (EEU) chính là bước đệm để cho thiểu số lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam từng bước tiến hành thực hiện kế hoạch tham gia liên minh ma quỷ của tàn dư cộng sản trá hình dưới vỏ bọc Chủ Nghĩa Á-Âu Hiện Đại (Neo-Eurasianism) nhằm dẫn dắt dân tộc Việt Nam làm đội quân đánh thuê cho Nga-Tàu lần nữa như “thánh tổ” cộng sản Việt Nam là Hồ Chí Minh đã làm cho cộng sản đệ tam ở thế kỷ trước.
Chúng ta phải làm gì trước viễn ảnh đen tối sắp tiếp diễn cho tổ quốc, dân tộc Việt Nam trong vòng xoay thâm độc của đế quốc Nga - Tàu?
____________________________________
Tham khảo:
BẢO TRÂN *QUÁN CƠM CHỈ
Chiều Chủ nhật, tôi bỗng dưng nổi cơn lười không muốn vào bếp nấu cơm nữa. Tôi nói Thảo ghé ngang quán hàng bán bánh mì, cơm chỉ gần góc đường Bolsa và Brookhurst (Quận Cam, California, nơi rất đông người Việt - BT) để mua hai phần bánh xèo về ăn, tiện thể, tôi cũng muốn mua vài cái bánh tiêu ăn thử, xem món bánh tiêu của quán hàng này ngon như thế nào mà cô em của Thảo nói là “phải” ghé mua mỗi lần đi xuống Little Sài Gòn.
Tôi đặt mua hai phần bánh xèo trước, rồi quay sang quầy hàng thức ăn ngọt để mua bánh tiêu. Đã có một người khách đứng ở quầy hàng trước tôi, và bà đang bảo bà bán hàng gói cho bà “tất cả” những cái bánh tiêu nằm trong khay bánh. Tôi hấp tấp hỏi bà bán hàng còn bánh tiêu không thì bà bảo là hết rồi. Tôi buồn tình buông hai tiếng - “Thế à!”, rồi đứng qua một bên, không xếp hàng nữa. Thấy vậy, người khách hàng đang “gồm thâu” hết mười mấy cái bánh tiêu trong khay quay lại hỏi tôi:
- Chị muốn mua mấy cái?
Tôi trả lời:
- Tôi chỉ muốn hai cái thôi.
Bà khách, mà tôi quên hỏi tên, nên tôi tạm gọi là “bà khách bánh tiêu”, nói với bà bán hàng:
- Dì để lại cho chị này hai cái đi.
Tôi quay sang cười với bà khách hàng, nói:
- Cám ơn chị. Tôi nghe cô em chồng quảng cáo bánh tiêu ở đây ngon nên muốn thử cho biết.
Bà khách bánh tiêu cũng cười:
- Chị không thấy tôi mua hết nguyên khay sao?
Bà khách bánh tiêu nhìn qua quầy hàng thức ăn mặn nói:
- Cho con hai hộp lớn sườn ram, một hộp canh khổ qua, và đổ cho con thêm hai phần bánh xèo.
Bà bán hàng ngoái cổ vào phía nhà bếp gọi lớn trước khi bước sang quầy hàng cơm chỉ:
- Hai phần bánh xèo nữa Tám ơi.
Sau khi mua xong thức ăn rồi, bà khách bánh tiêu cũng đứng vào một góc quán hàng, gần tôi, chờ bánh xèo. Bà nói:
- Bánh tiêu ở quán này ngon nhất vùng Little Saigon đó. Để qua đêm nướng lại ăn cũng còn ngon.
Tôi trả lời:
- Tôi chỉ muốn hai cái thôi.
Bà khách, mà tôi quên hỏi tên, nên tôi tạm gọi là “bà khách bánh tiêu”, nói với bà bán hàng:
- Dì để lại cho chị này hai cái đi.
Tôi quay sang cười với bà khách hàng, nói:
- Cám ơn chị. Tôi nghe cô em chồng quảng cáo bánh tiêu ở đây ngon nên muốn thử cho biết.
Bà khách bánh tiêu cũng cười:
- Chị không thấy tôi mua hết nguyên khay sao?
Bà khách bánh tiêu nhìn qua quầy hàng thức ăn mặn nói:
- Cho con hai hộp lớn sườn ram, một hộp canh khổ qua, và đổ cho con thêm hai phần bánh xèo.
Bà bán hàng ngoái cổ vào phía nhà bếp gọi lớn trước khi bước sang quầy hàng cơm chỉ:
- Hai phần bánh xèo nữa Tám ơi.
Sau khi mua xong thức ăn rồi, bà khách bánh tiêu cũng đứng vào một góc quán hàng, gần tôi, chờ bánh xèo. Bà nói:
- Bánh tiêu ở quán này ngon nhất vùng Little Saigon đó. Để qua đêm nướng lại ăn cũng còn ngon.
Vừa lúc đó có một người Mễ và một người Việt Nam bước vào. Ông Mễ chậm chạp với cái gậy chống trên tay, nhường bước cho người Việt Nam đứng xếp hàng trước. Anh chàng Việt Nam này còn rất trẻ, chắc khoảng chừng trên dưới ba mươi tuổi, nhưng ăn mặc bê bối luộm thuộm và dơ dáy làm sao. Anh gọi mua một hộp cơm phần ba món, có cả canh, một hộp cơm rang, thêm mấy món mặn nữa để riêng. Bà bán hàng vừa múc thức ăn vào hộp vừa nói với anh:
- Nhiều quá ăn sao hết.
- Nhiều quá ăn sao hết.
Nhưng người khách hàng không đếm xỉa gì đến lời nói của bà bán hàng, anh chạy sang tủ nước lấy mấy lon coke lạnh đưa cho bà. Anh có vẻ vội vã như sắp phải đi ngay. Bà bán hàng vừa gói thức ăn vừa nói như phân bua với tôi và bà khách bánh tiêu:
- Mấy người này là vậy đó, có ai cho thì mua lung tung, mua nhiều quá hổng biết làm sao ăn hết.
Tôi ngạc nhiên nhìn bà bán hàng, rồi nhìn bà khách bánh tiêu như thầm hỏi: “Ai lại bán hàng mà phàn nàn là khách mua nhiều bao giờ”. Bà khách bánh tiêu có vẻ hiểu ý tôi nên thì thào giải thích:
- Anh chàng này là một trong những người homeless (vô gia cư, không nhà cửa. BT) đó, họ cứ đứng xớ rớ trước cửa mấy tiệm bán đồ ăn chờ xem có ai cho gì không.
Bà bán hàng cầm mấy cái túi thức ăn và nước để trên mặt quầy nhưng chưa giao cho người khách homeless, bà nói: - “Hết thảy $17.5” -, rồi chờ thâu tiền. Tôi cũng đứng nhìn xem anh homeless này có chừng bao nhiêu tiền mà dám tiêu nhiều như vậy cho một bữa cơm chiều. Nhưng không có dấu hiệu gì chứng tỏ là anh sẽ lấy tiền ra trả. Bà bán hàng nói lớn, trống không:
- Ai trả tiền cho “nó” đây?
Tôi nhìn quanh quất không biết bà hỏi ai, vì ở trong quán hàng này, ngoài bà bán hàng, có tôi, bà khách bánh tiêu, và ông Mễ, thì đâu còn ai nữa. Bà bán hàng nhìn người khách homeless đang giơ tay chờ đợi giao hàng, rồi nhìn sang bà khách bánh tiêu:
- Cô trả cho “nó” hả?
Bà khách bánh tiêu lắc đầu nói không, rồi quay sang tôi nói nhỏ:
- Tôi mới cho anh ta tiền hồi nãy.
- Mấy người này là vậy đó, có ai cho thì mua lung tung, mua nhiều quá hổng biết làm sao ăn hết.
Tôi ngạc nhiên nhìn bà bán hàng, rồi nhìn bà khách bánh tiêu như thầm hỏi: “Ai lại bán hàng mà phàn nàn là khách mua nhiều bao giờ”. Bà khách bánh tiêu có vẻ hiểu ý tôi nên thì thào giải thích:
- Anh chàng này là một trong những người homeless (vô gia cư, không nhà cửa. BT) đó, họ cứ đứng xớ rớ trước cửa mấy tiệm bán đồ ăn chờ xem có ai cho gì không.
Bà bán hàng cầm mấy cái túi thức ăn và nước để trên mặt quầy nhưng chưa giao cho người khách homeless, bà nói: - “Hết thảy $17.5” -, rồi chờ thâu tiền. Tôi cũng đứng nhìn xem anh homeless này có chừng bao nhiêu tiền mà dám tiêu nhiều như vậy cho một bữa cơm chiều. Nhưng không có dấu hiệu gì chứng tỏ là anh sẽ lấy tiền ra trả. Bà bán hàng nói lớn, trống không:
- Ai trả tiền cho “nó” đây?
Tôi nhìn quanh quất không biết bà hỏi ai, vì ở trong quán hàng này, ngoài bà bán hàng, có tôi, bà khách bánh tiêu, và ông Mễ, thì đâu còn ai nữa. Bà bán hàng nhìn người khách homeless đang giơ tay chờ đợi giao hàng, rồi nhìn sang bà khách bánh tiêu:
- Cô trả cho “nó” hả?
Bà khách bánh tiêu lắc đầu nói không, rồi quay sang tôi nói nhỏ:
- Tôi mới cho anh ta tiền hồi nãy.
Ông Mễ, tay cầm một tờ $20, nãy giờ đứng yên lặng trước quầy hàng, thấy ồn ào nên lên tiếng hỏi:
- What are you guys saying? I don’t understand. (Các vị đang nói chuyện gì vậy? Tôi không hiểu. BT)
Bà bán hàng lặng im, bà không biết phải trả lời ông Mễ ra sao, bà đưa mắt nhìn bà khách bánh tiêu như nhờ bà nói giúp. Bà khách bánh tiêu quay sang ông Mễ giải thích:
- We are talking about this man. He bought too much food, but he has no money to pay. What can we help you, sir? Do you need to buy anything? (Chúng tôi đang nói về anh chàng này. Anh ta lấy quá nhiều đồ ăn nhưng không có tiền trả. Chúng tôi có thể giúp gì, thưa ông. Ông có cần mua gì không ạ?. BT)
Ông Mễ lắc đầu:
- No, I don’t need anything. I promised to buy this man dinner. Just give him the food he wants. I will pay. (Không, tôi không cần mua gì. Tôi đã hứa sẽ mua bữa tối cho anh này. Bà hãy đưa đồ ăn cho anh ấy. Tôi sẽ trả tiền. BT)
Bà khách bánh tiêu quay lại nói với bà bán hàng:
- Ông Mễ nói ổng trả tiền cho người này.
Bà bán hàng há hốc miệng nhìn người khách Mễ, nhưng vẫn chưa chịu đưa mấy gói thức ăn cho người khách homeless. Bà khách bánh tiêu nhắc lại:
- Ông Mễ nói dì đưa đồ ăn cho người ta, ổng trả tiền.
Bà bán hàng luống cuống thả hai gói thức ăn và bịch nước trên quầy. Người khách homeless nhanh tay chộp lấy rồi phóng nhanh ra cửa.
- What are you guys saying? I don’t understand. (Các vị đang nói chuyện gì vậy? Tôi không hiểu. BT)
Bà bán hàng lặng im, bà không biết phải trả lời ông Mễ ra sao, bà đưa mắt nhìn bà khách bánh tiêu như nhờ bà nói giúp. Bà khách bánh tiêu quay sang ông Mễ giải thích:
- We are talking about this man. He bought too much food, but he has no money to pay. What can we help you, sir? Do you need to buy anything? (Chúng tôi đang nói về anh chàng này. Anh ta lấy quá nhiều đồ ăn nhưng không có tiền trả. Chúng tôi có thể giúp gì, thưa ông. Ông có cần mua gì không ạ?. BT)
Ông Mễ lắc đầu:
- No, I don’t need anything. I promised to buy this man dinner. Just give him the food he wants. I will pay. (Không, tôi không cần mua gì. Tôi đã hứa sẽ mua bữa tối cho anh này. Bà hãy đưa đồ ăn cho anh ấy. Tôi sẽ trả tiền. BT)
Bà khách bánh tiêu quay lại nói với bà bán hàng:
- Ông Mễ nói ổng trả tiền cho người này.
Bà bán hàng há hốc miệng nhìn người khách Mễ, nhưng vẫn chưa chịu đưa mấy gói thức ăn cho người khách homeless. Bà khách bánh tiêu nhắc lại:
- Ông Mễ nói dì đưa đồ ăn cho người ta, ổng trả tiền.
Bà bán hàng luống cuống thả hai gói thức ăn và bịch nước trên quầy. Người khách homeless nhanh tay chộp lấy rồi phóng nhanh ra cửa.
Tôi ngạc nhiên nhìn ông Mễ, người đã rộng lòng chia chén cơm chiều nay cho người homeless. Ông chừng khoảng trên dưới bốn mươi tuổi thôi, khuôn mặt trắng trẻo, thân hình thon gọn, mạnh khỏe, nhưng hình như là hơi bị tật ở chân, vì ông phải nhờ vào chiếc gậy chống trên tay trong mỗi bước đi khập khễnh. Ông vừa cầm tiền thối lại vừa cau mày hỏi:
- What is going on? Why was there so much commotion in here? Why didn’t she give the food to the customer? (Có chuyện gì đang xảy ra vậy. Sao ồn ào thế? Sao bà ta không đưa thức ăn cho khách?. BT)
Một lần nữa bà khách bánh tiêu phải trả lời giúp bà bán hàng:
- Because the saleswoman did not know who would pay for the food. That man is homeless, you know. (Bởi vì bà ấy không biết ai sẽ trả tiền đồ ăn. Anh chàng này là dân lang thang mà, ông thấy đấy!. BT)
Tôi thêm vào:
- That man ordered too much food for one person to eat. The saleswoman was just afraid that the homeless man was taking advantage of the people who were trying to help him. (Anh ta yêu cầu quá nhiều đồ ăn mà một người có thể ăn được. Bà bán hàng e ngại ông ta lợi dụng những người có lòng tốt. BT).
Ông Mễ lắc đầu nói:
- It’s ok. We still have jobs, we still have money. It is good that we can share with the less fortunate. We do whatever our heart says. How people act is their business. Don’t judge them if we don’t know their circumstances. Maybe he got more food because he wanted to save some for tomorrow, or perhaps to share with those who are in the same boat. (Không sao mà. Chúng ta vẫn còn có việc làm. Chúng ta vẫn còn có tiền. Chia sẻ cho những người có số phận không may là điều tốt. Chúng ta làm những điều mà trái tim mách bảo. Còn họ cư xử thế nào đó là việc riêng của họ. Đừng kết tội họ nếu ta không biết rõ tình trạng người ta thế nào. Có thể anh ấy lấy nhiều đồ ăn vì muốn để dành cho ngày mai hoặc có thể để chia cho những người cùng cảnh ngộ. BT)
Nói xong, ông Mễ chống gậy chậm chạp bước khỏi quán hàng. Tôi, bà khách bánh tiêu, và bà bán hàng, đứng yên không nói được lời nào. Sự im lặng bao trùm lấy chúng tôi mãi đến mấy phút sau, khi bà bếp đem mấy phần bánh xèo ra để lên quầy hàng trước mặt, chúng tôi mới hết nỗi bàng hoàng.
Tôi với tay lấy túi thức ăn của mình, trả tiền rồi chào bà khách bánh tiêu đi ra xe. Tôi kể cho Thảo nghe chuyện người Mễ trả tiền cơm cho người homeless Việt Nam. Thảo gật gù khen:
- Ông Mễ đó thiệt hay nghen.
Suốt một quãng đường về tôi im lặng nghĩ lại chuyện vừa xảy ra trong quán hàng cơm chỉ. Tôi cảm thấy có chút hổ thẹn vì mình đã không có được một tấm lòng quảng đại như ông Mễ đó, một người khác chủng tộc đã giúp đỡ người đồng hương của tôi. Tôi đã không nghĩ đến cái việc nhỏ nhoi tôi có thể làm là mua cho người đồng hương khốn khổ đó một phần cơm. Không những thế, tôi còn có những ý nghĩ coi thường người khách homeless vì... trẻ mà không chịu tìm việc đi làm, chỉ biết sống nương nhờ vào người khác, vì... người gì đâu mà....
Tôi ngượng ngùng khi nhớ lại thái độ của mình khi đã cố tình bước lùi xa thêm một chút nữa, để “rộng chỗ” cho người đồng hương homeless khỏi “đụng chạm” vào tôi trong lúc anh lăng xăng chạy từ quầy hàng sang tủ nước. Ừ nhỉ, tại sao tôi lại nông nổi đến thế? Tôi không nghĩ được như ông Mễ: “Đừng xét đoán người khi không biết rõ hoàn cảnh của họ”.
Tôi với tay lấy túi thức ăn của mình, trả tiền rồi chào bà khách bánh tiêu đi ra xe. Tôi kể cho Thảo nghe chuyện người Mễ trả tiền cơm cho người homeless Việt Nam. Thảo gật gù khen:
- Ông Mễ đó thiệt hay nghen.
Suốt một quãng đường về tôi im lặng nghĩ lại chuyện vừa xảy ra trong quán hàng cơm chỉ. Tôi cảm thấy có chút hổ thẹn vì mình đã không có được một tấm lòng quảng đại như ông Mễ đó, một người khác chủng tộc đã giúp đỡ người đồng hương của tôi. Tôi đã không nghĩ đến cái việc nhỏ nhoi tôi có thể làm là mua cho người đồng hương khốn khổ đó một phần cơm. Không những thế, tôi còn có những ý nghĩ coi thường người khách homeless vì... trẻ mà không chịu tìm việc đi làm, chỉ biết sống nương nhờ vào người khác, vì... người gì đâu mà....
Tôi ngượng ngùng khi nhớ lại thái độ của mình khi đã cố tình bước lùi xa thêm một chút nữa, để “rộng chỗ” cho người đồng hương homeless khỏi “đụng chạm” vào tôi trong lúc anh lăng xăng chạy từ quầy hàng sang tủ nước. Ừ nhỉ, tại sao tôi lại nông nổi đến thế? Tôi không nghĩ được như ông Mễ: “Đừng xét đoán người khi không biết rõ hoàn cảnh của họ”.
Tại sao tôi không băn khoăn tự hỏi, biết đâu những người homeless này có những cái khó khăn mà họ đang phải phấn đấu để vượt qua?
Tại sao tôi không nghĩ là có thể vì một lý do nào đó nên họ không có cơ hội để tìm kiếm, giữ vững được công việc làm? Cũng có thể vì tuổi trẻ lầm lỡ, nên họ đã vướng mắc vào vòng lao lý, rồi vì cái quá khứ đen tối đó đã đưa họ vào tình cảnh hôm nay? Cũng có thể vì thất cơ lỡ vận nên họ mới trở thành homeless, không có một chốn nương thân, không biết ngày mai có gì ăn để sống?!
Ông Mễ tôi gặp chiều nay cao thượng quá, có một trái tim to lớn quá. Ông giúp người mà không cần biết là có bị lợi dụng hay không. Ông cũng chẳng quản ngại là cái người được ông giúp không cùng chung một quê hương, xứ sở với ông. Tôi cũng cầu mong cho người homeless Việt Nam trẻ đó có thể thoát qua cơn đói nghèo hôm nay và sau này anh cũng sẽ bắt chước ông Mễ ngày nào, đem bát cơm Phiếu Mẫu chia cho những người bất hạnh hơn anh.
Tại sao tôi không nghĩ là có thể vì một lý do nào đó nên họ không có cơ hội để tìm kiếm, giữ vững được công việc làm? Cũng có thể vì tuổi trẻ lầm lỡ, nên họ đã vướng mắc vào vòng lao lý, rồi vì cái quá khứ đen tối đó đã đưa họ vào tình cảnh hôm nay? Cũng có thể vì thất cơ lỡ vận nên họ mới trở thành homeless, không có một chốn nương thân, không biết ngày mai có gì ăn để sống?!
Ông Mễ tôi gặp chiều nay cao thượng quá, có một trái tim to lớn quá. Ông giúp người mà không cần biết là có bị lợi dụng hay không. Ông cũng chẳng quản ngại là cái người được ông giúp không cùng chung một quê hương, xứ sở với ông. Tôi cũng cầu mong cho người homeless Việt Nam trẻ đó có thể thoát qua cơn đói nghèo hôm nay và sau này anh cũng sẽ bắt chước ông Mễ ngày nào, đem bát cơm Phiếu Mẫu chia cho những người bất hạnh hơn anh.
Bảo Trân
GIÁO SƯ BỬU CẦM
GS. Bửu Cầm
Kỷ niệm về giáo sư Bửu Cầm
Tôi không khỏi ngần ngại khi thuật lại những hồi ức, kỷ niệm về GS. Bửu Cầm, bởi lẽ những hồi ức, kỷ niệm ấy có liên quan mật thiết với tôi, nên không thể thuật lại mà không ít nhiều nói đến tôi, nhưng cái tôi thì lại rất đáng ghét. Hơn nữa, cũng có thể có người nghĩ rằng tôi muốn nhân viết về GS. Bửu Cầm mà gián tiếp nói về mình. Tuy nhiên, GS. Bửu Cầm là thầy của tôi từ năm l963, khi tôi học cử nhân giáo khoa Việt Hán [1], sau đó lại là giáo sư bảo trợ [2] tiểu luận cao học và luận án tiến sĩ của tôi; trong khoảng 1970-1975, khi GS. Bửu Cầm làm Trưởng ban Hán văn, thì tôi là Phụ tá Trưởng ban; từ ngày Thầy về hưu đến nay, tôi vẫn thường tới lui thăm viếng. Một phần của cuộc hội thảo khoa học này là để kỷ niệm 90 năm ngày sinh của GS. Bửu Cầm (đây là lần đầu có cuộc hội thảo khoa học về Thầy), tôi là người gần gũi Thầy trong một thời gian dài như thế, mà không ghi lại một vài hồi ức, kỷ niệm về Thầy, nghĩ cũng có lỗi không ít với thẩy của mình.
Vì những lý do nêu trên, tôi sẽ chọn thuật lại những hồi ức, kỷ niệm về GS. Bửu Cầm không có cái tôi trong đó, hoặc giả nếu có thì cũng rất mờ nhạt và bất đắc dĩ.
1. Một học giả, giáo sư uyên bác và mẫu mực khả kính
GS. Bửu Cầm sinh năm 1920 tại thôn Vĩ Dạ, Thừa Thiên Huế, là con trưởng của thi sĩ Ưng Oanh và nữ sĩ Trịnh Thị Tố [3], tằng tôn (cháu gọi bằng cố) của thi hào Tuy Lý Vương Miên Trinh (con thứ 11 của vua Minh Mạng) nổi tiếng “thất Thịnh Đường” [4].
Thầy được học trò và giới nghiên cứu kính trọng về hai phương diện: sự uyên bác và tác phong mô phạm. Thầy không phải là một trí thức khoa bảng, mà là một học giả. Kiến thức uyên bác của Thầy là kết quả của sự tự học. Năm ngoài 20 tuổi, Thầy đã là chủ biên của Tinh hoa văn tập và tập san Gió lên xuất bản tại Huế. Ở tuổi 25, Thầy đã biên soạn cuốn Tống Nho – Triết học khảo luận (Trần Trọng Kim đề tựa năm 1945) [5]. Đây là một công trình biên khảo rất có giá trị về mặt tư tưởng học thuật, với tư liệu tham khảo phong phú gồm 2 sách quốc văn, 63 sách Hán văn và 13 sách Pháp văn, đòi hỏi soạn giả phải có học vấn uyên thâm về Nho học nói chung và Tống Nho nói riêng; một công việc không phải dễ dàng, nếu không nói là khó, với bất cứ nhà Hán học nào. Mặt khác, con số vỏn vẹn 2 sách quốc văn tham khảo còn cho thấy thời ấy (và cả bây giờ) Tống Nho là cuốn sách hiếm hoi trong tủ sách tiếng Việt cùng loại.
Cũng nên nói thêm Trần Trọng Kim là một học giả tên tuổi, có nhiều tác phẩm biên khảo rất có giá trị, trong số đó có cuốn Nho giáo [6]. Theo sự đọc sách hạn hẹp của tôi, tôi không thấy học giả họ Trần đề tựa cho một cuốn sách nào khác. Ông đã viết lời tựa cho cuốn Tống Nho của một thanh niên 25 tuổi, có nghĩa là ông nhận thấy cuốn sách ấy có giá trị. Sau Tống Nho, Thầy tiếp tục biên soạn thêm gần 20 công trình gồm nhiều thể loại như biên khảo (Việt ngữ chính tả tự vựng, Tìm hiểu Kinh Dịch, Quốc hiệu nước ta từ An Nam đến Đại Nam, Thư mục về Nguyễn Du…), dịch thuật (Hoàng Việt Giáp Tý niên biểu, Hồng Đức bản đồ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam hội điển), phiên âm và chú giải các tác phẩm chữ Nôm (Nam cầm khúc của Tuy Lý Vương, Hoài cổ ngâm của Tương An Quận vương, Trăm thương của Tương An Quận vương). Ngoài ra, Thầy còn có nhiều bài viết đăng trên Văn hóa nguyệt san, Khảo cổ tập san, Đồng Nai văn tập.
Cũng nên nói thêm Trần Trọng Kim là một học giả tên tuổi, có nhiều tác phẩm biên khảo rất có giá trị, trong số đó có cuốn Nho giáo [6]. Theo sự đọc sách hạn hẹp của tôi, tôi không thấy học giả họ Trần đề tựa cho một cuốn sách nào khác. Ông đã viết lời tựa cho cuốn Tống Nho của một thanh niên 25 tuổi, có nghĩa là ông nhận thấy cuốn sách ấy có giá trị. Sau Tống Nho, Thầy tiếp tục biên soạn thêm gần 20 công trình gồm nhiều thể loại như biên khảo (Việt ngữ chính tả tự vựng, Tìm hiểu Kinh Dịch, Quốc hiệu nước ta từ An Nam đến Đại Nam, Thư mục về Nguyễn Du…), dịch thuật (Hoàng Việt Giáp Tý niên biểu, Hồng Đức bản đồ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam hội điển), phiên âm và chú giải các tác phẩm chữ Nôm (Nam cầm khúc của Tuy Lý Vương, Hoài cổ ngâm của Tương An Quận vương, Trăm thương của Tương An Quận vương). Ngoài ra, Thầy còn có nhiều bài viết đăng trên Văn hóa nguyệt san, Khảo cổ tập san, Đồng Nai văn tập.
Về giảng dạy, trong khoảng 1950-1953, Thầy dạy trường Quốc học Huế. Từ 1958, Thầy được mời giảng các môn Lịch sử Việt Nam, Ngữ học Việt Nam, Văn chương Việt Hán, Văn chương Trung Hoa, Triết học Đông phương tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Năm 1970, Thầy được cử giữ chức Trưởng ban Hán văn thay cho GS. Nghiêm Toản xin nghỉ. Do những cống hiến lớn lao của Thầy về nghiên cứu cũng như giảng dạy, năm 1969 Thầy được phong Giáo sư diễn giảng, năm 1972 Thầy được thăng Giáo sư đại học thực thụ [7]. Thầy đã bảo trợ cho nhiều đề tài cao học và tiến sĩ, làm chủ khảo hoặc giám khảo trong nhiều hội đồng chấm các tiểu luận cao học về văn chương quốc âm, văn chương Việt Hán, văn chương Trung Hoa, Sử học, Triết học Đông phương. Năm 1972, trường Đại học Văn khoa Sài Gòn bắt đầu mở tiến sĩ [8],
Thầy lại giảng dạy và làm chủ khảo kỳ thi tốt nghiệp năm thứ nhất tiến sĩ chuyên khoa Hán văn. Thầy cũng được mời dự hội nghị quốc tế về Trung Quốc học ở Đài Loan, được cử tham gia Phái đoàn Giao dịch với Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Đông Nam Á tại Nhật Bản và là thành viên của Ủy ban Hỗ tương Thẩm định Giá trị Văn hóa Đông Tây của UNESCO.
Thầy lại giảng dạy và làm chủ khảo kỳ thi tốt nghiệp năm thứ nhất tiến sĩ chuyên khoa Hán văn. Thầy cũng được mời dự hội nghị quốc tế về Trung Quốc học ở Đài Loan, được cử tham gia Phái đoàn Giao dịch với Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Đông Nam Á tại Nhật Bản và là thành viên của Ủy ban Hỗ tương Thẩm định Giá trị Văn hóa Đông Tây của UNESCO.
Thời tôi học cử nhân giáo khoa Việt Hán, ban Hán văn chỉ có hai giáo sư cơ hữu là GS. Nghiêm Toản (Trưởng ban) và Thầy, các vị khác như Thẩm Quỳnh [9], Bùi Lương [10]… đều là giảng viên thỉnh giảng. Các thầy hoặc xuất thân Hán học, hoặc xuất thân Tây học kiêm Hán học, nên vị nào cũng có tác phong mô phạm. Nói riêng về Thầy, ngoài sự giảng dạy đúng giờ giấc và tận tâm, Thầy rất thương học trò. Nhiều sinh viên không hiểu Thầy, cho là Thầy khó. Thật ra, Thầy chỉ giảng dạy nghiêm túc và đòi hỏi sinh viên cũng phải học tập nghiêm túc. Trong lớp, Thầy ít khi nói vấn đề gì khác ngoài bài giảng.
Thời bấy giờ, ghi danh học cao học và tiến sĩ không phải qua kỳ thi, chỉ cần hội đủ điều kiện qui định cho mỗi bậc học và phải được một giáo sư nhận bảo trợ. Vì thế, cũng như GS. Nghiêm Toản, Thầy rất chặt chẽ trong việc nhận bảo trợ đề tài cao học và tiến sĩ. Trong thời gian học cử nhân, tôi chưa một lần đến nhà Thầy (đối với các thầy khác cũng thế). Nhưng từ khi làm cao học, rồi tiến sĩ với sự bảo trợ của Thầy, thì tôi thường đến gặp Thầy để hỏi ý kiến, để xin Thầy đọc những chương, những phần trong luận án mà tôi đã viết xong. Lần nào Thầy cũng vui vẻ tiếp, ân cần hướng dẫn, góp thêm ý kiến, sửa chữa những chỗ sai lầm trong bản thảo (Thầy đọc kỹ và trả lại đúng hẹn), chỉ cho những sách liên quan đến đề tài cần phải đọc thêm, thậm chí còn cho mượn những tài liệu tham khảo mà tôi không tìm được ở các thư viện. Bởi học thức uyên bác, sự tận tâm giảng dạy và lòng thương yêu sinh viên mà Thầy được nhiều thế hệ học trò kính mến.
2. Một nhà giáo thanh bạch
Từ khi tôi bắt đầu học với Thầy cho đến năm 1973, nếu tôi nhớ không lầm, Thầy và gia đình sống trong một căn nhà thuê nhỏ hẹp trong một con hẻm cụt cũng nhỏ hẹp trên đường Đặng Dung ở vùng Tân Định quận l.
Những ngày có giờ dạy, mưa cũng như nắng, Thầy đi bộ từ nhà đến trường, rồi lại đi bộ từ trường về nhà. Lúc nào tôi cũng thấy Thầy mặc áo sơ-mi trắng, thắt cà-vạt, chỉ khi tham gia hội đồng chấm bảo vệ cao học thì Thầy mới mặc com-lê. (Thầy Nghiêm Toản thì quanh năm mặc một bộ com-lê cũ kỹ, chúng tôi gọi đùa là bộ com-lê tứ thời. Thỉnh thoảng, Thầy cũng đi bộ đến trường, nhưng thường thì Thầy đi chiếc xe hơi cũ kỹ “deux chevaux”, tức hai mã lực, do con Thầy là anh Nghiêm Hồng lái. Loại xe hơi này do Pháp sản xuất, thời bấy giờ người ta gọi đùa là “xe con cóc” hoặc “xe song mã”). Nếu chúng ta biết rằng có một giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn khác, cũng ở đường Đặng Dung, cách nhà Thầy không xa, đi đến trường trong một chiếc xe hơi sang trọng, thì mới thấy được sự thanh bạch của Thầy.
Thầy có hiệu là Tam bất cư sĩ 三不居士.“Tam bất” là nói rút gọn câu “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất.” (Sự giàu sang không thể làm cho trở nên dâm dật, sự nghèo hèn không thể làm thay đổi tiết tháo, uy quyền vũ lực không thể khuất phục.) Qua đó, có thể thấy cách lập đức của Thầy.
Thầy gọi nơi đọc sách và trứ tác của Thầy ở Tân Định là “hiên Tam bất” và thường ghi bên dưới các bài tựa là “Viết tại Hiên Tam bất…” Như khi đề tựa cuốn Tâm trạng Tương An Quận vương qua thi ca của ông [11], Thầy ghi (tôi giữ đúng cách viết hoa và gạch nối của Thầy):
Viết tại Hiên Tam-bất ở Tân-định,Sài-thành, tiết Trung-thu năm Canh-tuất (1970)
Năm 1973, Thầy mua được một căn nhà ở đường Mai Ngọc Khuê (nay là đường Nguyễn Thanh Tuyền) quận Tân Bình, rộng rãi hơn căn nhà ở Tân Định, nhưng lại quá xa trường. Mỗi khi có giờ dạy, Thầy không thể đi bộ đến trường như trước kia, mà phải nhờ các anh con Thầy đưa đón bằng xe gắn máy hoặc đi xe ôm. Tuy nhiên, Thầy thích căn nhà này vì có một khoảnh sân nhỏ vừa đủ cho Thầy trồng một khóm trúc, để một chậu mai và treo vài chậu phong lan.
3. Bế môn tạ khách
Năm 60 tuổi (1980), Thầy tự ý xin về hưu, mặc dù nhà trường yêu cầu Thầy tiếp tục giảng dạy. Từ đó Thầy nghỉ dạy hẳn, gần như sống ẩn dật, ngoài chỗ thân tình cố cựu ra thì Thầy rất ít tiếp khách. Một số người chỉ biết Thầy qua những công trình nghiên cứu, nhưng chưa gặp, muốn đến thăm Thầy mà không được. Vì thế, có người đã nhờ tôi đưa họ đến gặp Thầy.
Anh Huỳnh Như Phương khi còn làm Trưởng khoa Ngữ văn và Báo chí, có bàn với tôi về việc Khoa đứng ra ấn hành Bửu Cầm tuyển tập. Dự kiến đó của anh Phương không những cho thấy anh ấy quan tâm và có cái nhìn xa về học thuật, mà còn biểu lộ sự quí trọng của anh ấy đối với Thầy. Tất nhiên tôi rất mừng và tán thành. Năm Thầy 70 tuổi, anh Huỳnh Như Phương, anh Nguyễn Ngọc Quận và tôi đến mừng thọ Thầy. Nhân dịp này, anh Phương đặt vấn đề in lại những công trình nghiên cứu quan trọng và có giá trị của Thầy, và Thầy rất hoan hỉ. Đáng tiếc sau đó vì một số trở ngại, việc ấn hành bộ sách nói trên không thể thực hiện. Nếu Bửu Cầm tuyển tập mà in được như dự kiến, thì Khoa Ngữ văn và Báo chí đã làm được một việc vừa có ích cho học thuật, vừa có ý nghĩa đối với Thầy.
Năm 2000, Thầy lại dời chỗ ở đến cuối một con hẻm cụt cạnh chùa Hải Quang, gần chợ Phạm Văn Hai quận Tân Bình, cách căn nhà cũ ở đường Mai Ngọc Khuê không xa. Thầy đặt tên căn nhà mới này là Dã Phương Trai. Cuộc sống vãn niên của Thầy được thi vị hóa qua bài thơ Thầy gửi tặng tôi:
DÃ PHƯƠNG TRAINhà tôi chỉ có sách và hoa,
Một chiếc đàn tranh, một ấm trà.
Khóm trúc, cành mai đùa gió sớm;
Hiên trăng, gác mộng đón hương xa.
Ong vờn giậu cúc tình chan chứa,
Bướm lượn thềm lan ý đậm đà.
Trước cửa chim trời cao giọng hót,
Ngoài song tiếng dế cũng ngâm nga.
Nếu ai từng đến thăm Thầy ở Dã Phương Trai, vừa bước vào cái sân nhỏ (còn nhỏ hơn cái sân ở căn nhà đường Mai Ngọc Khuê) thì thấy có đủ mai, lan, cúc, trúc. Trong nhà treo một bức hoành phi chạm ba chữ Hán 野芳齋 (Dã Phương Trai) thếp nhũ kim, một câu đối khảm xa-cừ, vài bức tranh Tàu, một cây đàn tranh; gần chỗ tiếp khách trưng bày mấy món đồ cổ, bên trong là vài tủ sách lớn. Với phong thái nhàn nhã tự tại, dường như Thầy không còn bận lòng về việc đời. Nhưng đó chỉ là bề ngoài thôi. Qua những lần đàm đạo với Thầy cũng như qua bài thơ làm ở tuổi 80, mà theo Thầy nói thì sau bài này Thầy gác bút, người ta thấy Thầy vẫn còn nhiều trăn trở:
MỪNG THỌ TÁM MƯƠI TUỔICon cháu đông vui họp một nhà,
Tám mươi tuổi thọ hãy mừng ta.
Thương người bốn biển, trời không phụ;
Mê sách ngàn pho, thánh chẳng xa.
Mong thấy thiên đường thay địa ngục,
Muốn nghe nhân nghĩa định sơn hà.
Hoàn thành ước nguyện, lòng thanh thản,
Thượng uyển phương quỳnh chớm nở hoa.
Có thể nói con người của Thầy là sự kết hợp hài hòa giữa khí tiết “tam bất” của một nhà nho quân tử và cốt cách phong lưu của một người thuộc dòng dõi hoàng tộc.
Một lần tôi đến thăm Thầy, trong khi chuyện trò, Thầy nở nụ cười hiền hòa, thân mật bảo tôi: “Anh Khuê cũng lớn tuổi rồi. Thôi, ta coi nhau như anh em, không nên quá giữ lễ nữa.” Tôi thưa: “Thầy thương nên nói như thế, chứ đạo thầy trò thì dù ở tuổi nào cũng vẫn là thầy trò.”
Một lần khác, năm 2006, khi hồi phục sau một cơn bệnh nặng (trong thời gian tôi nằm bệnh viện, con của Thầy có thay mặt Thầy gọi dây nói hỏi thăm bệnh tình của tôi), tôi đến thăm Thầy. Trông thấy tôi, Thầy tỏ vẻ vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, nói: “Từ nay trở đi, chúng ta hỏi thăm sức khỏe của nhau qua điện thoại là được rồi.”
Cuối năm Đinh Hợi (2007), vào dịp cận tết, hai anh Đoàn Lê Giang, Nguyễn Ngọc Quận và tôi đến thăm Thầy. Thầy xin lỗi tiếp chúng tôi bên cạnh giường trong phòng ngủ, vì không đủ sức đi ra chỗ tiếp khách ở phòng ngoài, và cũng không nói chuyện được lâu.
Tôi còn nhiều kỷ niệm nữa về Thầy, nhưng vì lý do như tôi đã trình bày ở phần mở đầu của bài viết này, tôi không tiện thuật lại.
Lần tôi đến thăm Thầy gần đây nhất là vào cuối năm Mậu Tý, cũng vào dịp cận tết. Tôi cùng đến với anh Lê Quang Trường. Thầy cũng tiếp chúng tôi ngay bên cạnh giường. Chỉ sau vài câu hỏi thăm, Thầy xin lỗi nằm xuống vì mệt, rồi thiếp đi. Nhìn vẻ tiều tụy của Thầy, tôi không khỏi nhớ lại hình dáng nho nhã với đôi mắt tinh anh và vầng trán rộng của Thầy ngày nào, và cảm thấy thương Thầy vô hạn. Tôi chợt nhớ hồi Thầy còn làm Trưởng ban Hán văn, năm 1970, trong một lần đến thăm Thầy, sau vài câu chuyện, Thầy mở tủ sách lấy ra hai cuốn có bìa và khuôn khổ giống nhau, trao cho tôi và nói: “Tôi tặng anh bộ Tùy Dượng Đế diễm sử này, gồm hai tập. Anh xem đi, thú vị lắm, và nếu rảnh thì nên dịch ra Việt văn. Tôi cũng muốn dịch mà không có thì giờ.” Nhận bộ sách Thầy tặng, tôi có xem qua một lần, quả thật rất thú vị, nhưng công việc bề bộn, chưa dịch được. Từ đó đến nay gần 40 năm trôi qua, tôi hết bận việc này lại bận việc khác, và bộ diễm sử ấy vẫn lặng lẽ nằm trong tủ sách. Thầy đã già yếu lắm rồi. Và tôi tự nhủ phải cố gắng dịch càng nhanh càng tốt để có thể trình Thầy xem bản dịch trước khi quá muộn.
Viết về GS. Bửu Cầm, tôi không thể không nhớ đến GS. Nghiêm Toản. Tôi hãnh diện được làm học trò của những bậc thầy khả kính như hai Thầy. Thầy Bửu Cầm, cũng như thầy Nghiêm Toản, không chỉ giảng dạy chữ nghĩa, mà còn nêu tấm gương sáng cho tôi về sự tự học, về tác phong nghiêm túc trong giảng dạy và nghiên cứu, và cả về khí tiết thanh cao. Tôi thiết nghĩ Bộ môn Hán Nôm và Khoa Văn học và Ngôn ngữ cũng nên tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về GS. Nghiêm Toản [12].
[1] Trước năm 1975, trường Đại học Văn khoa Sài Gòn cấp hai loại văn bằng cử nhân: cử nhân văn khoa (tự do) (licence libre) và cử nhân giáo khoa (licence d’enseignement). Cử nhân tự do không có giá trị bằng cử nhân giáo khoa, vì kiến thức không chuyên sâu về một ngành nào. Có cử nhân giáo khoa mới được học lên cao học. Bởi vậy, nhiều người học lấy cử nhân tự do trước, sau đó học tiếp, bổ sung các chứng chỉ bắt buộc phải có để được cấp bằng cử nhân giáo khoa.
[2] Bảo trợ: dịch tiếng Pháp patronner, bây giờ gọi là hướng dẫn.
[3] Theo bài đế hệ thi gồm 20 đời (Miên, Hồng, Ưng, Bửu, Vĩnh…) do vua Minh Mạng soạn, thì GS. Bửu Cầm (họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Bửu Cầm) ở đời thứ tư: Miên Trinh (1) → Hồng Cát (2) → Ưng Oanh (3) → Bửu Cầm (4). Hồng Cát là nội tổ của GS. Bửu Cầm, con thứ 29 của Tuy Lý Vương.
[4] Đương thời vua Tự Đức (có thuyết cho là người Thanh-Trung Quốc) có hai câu tán dương văn tài của Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát và thi tài của Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương:
Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán;
Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường.
[5] BỬU CẦM, Tống Nho – Triết học khảo luận, Đại học tùng thư, Nhân văn thư xã xuất bản, Huế, 1954.
[6] TRẦN TRỌNG KIM, Nho giáo (quyển thượng và hạ), in lần thứ tư, Nxb. Tân Việt, Sài Gòn (không ghi năm xuất bản).
[7] Trước năm 1975, ở miền Nam có bốn vị không tốt nghiệp đại học, nhưng do học vấn uyên thâm và có nhiều công trình nghiên cứu nên được phong chức danh giáo sư đại học là Nghiêm Toản (tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông Dương), Lê Ngọc Trụ, Nguyễn Duy Cần và Thầy. Cả bốn vị đều giảng dạy tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn.
[8] Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn mở khóa tiến sĩ đầu tiên năm 1972. Riêng ban Hán văn, từ 1972 đến 1975, mở được 3 khóa tiến sĩ chuyên khoa Hán văn (tôi học khóa 1, cùng khóa có các anh Huỳnh Minh Đức, Nguyễn Hữu Lương, Nguyễn Văn Dương và Trần Như Uyên). Cho đến 1975, toàn trường chỉ có 2 luận án được bảo vệ, cả 2 đều thuộc ngành địa lý học.
[9] Đậu cử nhân khoa Kỷ Dậu 1909.
[10] Đậu cử nhân khoa Ất Mão 1915.
[11] Tâm trạng Tương An Quận vương qua thi ca của ông là tiểu luận cao học của tôi, bảo vệ năm 1969, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa xuất bản năm 1970.
[12] GS. Nghiêm Toản sinh năm 1907, giá như năm 2007 chúng ta tổ chức một cuộc hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thầy thì quá đẹp. Nhưng đã bỏ lỡ mất thời điểm thích hợp ấy. Bộ môn Hán Nôm và Khoa Văn học và Ngôn ngữ có thể tùy nghi chọn một dịp khác để tổ chức.
Source : http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=293:k-nim-v-giao-s-bu-cm&catid=72:hi-ngh-khoa-hc-han-nom&Itemid=146 Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=7694Tưởng nhớ về vị thầy đáng kính: Giáo Sư Bửu Cầm
GS. LÊ ĐÌNH CAI
Lời người viết: Giáo sư Bửu Cầm qua đời ngày 19.06.2010, cho đến hôm nay làđược năm năm rồi. Giáo sư Bửu Cầm là giáo sư bảo trợ luận án Cao Học SửHọc của người viết tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn niên khóa (1966-1968). Trướcđó thầy Bửu Cầm đã phụ trách môn Việt Văn tại trường Quốc Học Huế (1950-1956). Bài viết này đã hoàn tất vào cuối đông năm 2001 khi Thầy hưởng thượngthọ 81 tuổi. Những ngày Thầy nằm bệnh ở Sài Gòn, những người học trò cũ củaThầy hết sức lo lắng và thường xuyên gọi điện về thăm hỏi. Ngày 19.06.2010Thầy đã ra đi trong niềm thương yêu và tiếc nuối của gia đình, của người thân vàcủa các môn đệ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Chúng tôi xin gởi lênquý diễn đàn bài viết về vị Thầy đáng kính này (viết cách đây hơn 15 năm trước)để tưởng nhớ đến ngày qua đời của một vị Thầy suốt đời hy sinh tận tụy, lo lắngcho các môn sinh…
Giáo sư Bửu Cầm sinh năm sinh năm 1920 tại thôn Vỹ Dạ - Huế mà nhà thơ Hàn Mạc Tửđã có lần ca ngợi: Sao em không về chơi thôn Vỹ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Tuổi đời của thầy nay đã ngoại bát tuần. Thầy là con đầu lòng của thi sĩ ƯngOanh và nữ sĩ Trịnh Thị Tố, thuộc dòng dõi của Tuy Lý Vương Miên Trinh. Khicòn là một thanh niên mới 20 tuổi đầu, thầy đã là chủ biên của tờ tạp chí "TinhHoa Văn Tập" và tờ "Gió Lên" xuất bản tại Huế. Năm 1958, thầy được mời giảng dạy môn Lịch Sử Việt Nam, Ngữ Học ViệtNam, Triết Học Đông Phương tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Năm 1969được phong Giáo sư Diễn giảng và được thăng lên Giáo Sư thực thụ Viện ĐạiHọc Sài Gòn 3 năm sau đó. Thầy Bửu Cầm đã bảo trợ cho nhiều nghiên cứusinh, soạn luận án Cao Học và Tiến Sĩ. Giáo sư cũng đã được mời dự nhiều hộinghị quốc tế về Trung Quốc Học và được cử tham gia Ủy Ban Hỗ Tương ThẩmĐịnh Giá Trị Văn Hóa Đông-Tây của UNNESCO và là thành viên của Phái ĐoànGiao Dịch với Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Đông Nam Á tại Nhật Bản. Những tác phẩm của thầy được xuất bản đủ các thể loại lên đến gần 20 đầusách, chẳng hạn phần biên khảo có: Tống Nho, Tìm Hiểu Kinh Dịch, Quốc Hiệunước ta từ An Nam đến Đại Nam, Thư Mục về Nguyễn Du, Dẫn nhập Nghiêncứu chữ Nôm, Lam bản tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du...;phần dịch thuật thì có: Hoàng Việt Giáp Tý Niên Biểu, Hồng Đức Bản Đồ, KhâmĐịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại Nam Hội Điển...; phần chú giải thì có:Nam Cầm Khúc của Tuy Lý Vương, Hoài Cổ Ngâm của Tương An Quận Vương,Trăm Thương của Tương An Quận Vương... Giáo sư Bửu Cầm hiện đang sống tại Sài Gòn thuộc quận Tân Bình với mộttrong những người con trai của thầy. Anh Vĩnh Cường và Vĩnh Tuấn con trai củathầy hiện ở bang Texas cho biết là sức khỏe của thầy nay yếu hơn thời giantrước rất nhiều (thầy nay đã 81 tuổi rồi).
Mùa Thu năm 1966, tôi rời Huế vào Sài Gòn để theo học ngành Cao Học SửHọc tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Chương tạiĐại Học Văn Khoa Huế.Với bức thư giới thiệu của một vị giáo sư Đại Học Huế, tôi đến nhà riêng củagiáo sư Bửu Cầm để xin thầy nhận lời bảo trợ luận án Cao Học của tôi với đề tài"34 năm cầm quyền của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)" Giáo sư Bửu Cầm là hậu duệ của dòng dõi Nguyễn Phúc nên tôi hy vọng thầysẽ chỉ dạy cho tôi được nhiều điều ngoài kiến thức uyên thâm của Thầy. Tôiđược nghe nhiều vị đàn anh cho biết là giáo sư Bửu Cầm rất nghiêm khắc và rấtkén chọn môn đệ khi quyết định bảo trợ cho bất cứ sinh viên nào. Qủa thực lòngtôi rất ái ngại và lo âu vì nếu không được giáo sư giỏi bảo trợ thì công trìnhnghiên cứu của mình chắc chắn sẽ gặp khó khăn mặc dù tôi có đủ tự tin vào sứcmình với văn bằng tốt nghiệp cử nhân hạng cao nhất ngành Sử học vào năm đó(1966). Trước mặt tôi là một vị thầy với đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng với nụ cườihiền hòa khiến tôi quên đi hết mọi nỗi ngại ngần trong lòng: "Thưa thầy, con vừatốt nghiệp ở Huế, nay vào Sài Gòn để tiếp tục ghi danh theo ngành Cao Học Sửtại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Con xin được thầy vui lòng bảo trợ chg bảo trợ cho con. Concó mang theo đây thư giới thiệu của một vị giáo sư ở Huế". Sau khi đọc xong thư giới thiệu, giáo sư Bửu Cầm mỉm cười thân mật hỏithăm gia thế của tôi cùng những vị đồng nghiệp của thầy ở ngoài Huế, đoạn thầyđi ngay vào vấn đề: "Anh chọn đề tài về chúa Nguyễn Phúc Chu là rất thích hợpvà cũng là điều mà tôi rất quan tâm vì đây là một trong những vị chúa có côngkhai sáng triều đình nhà Nguyễn. Tôi nhận bảo trợ cho anh, một phần cũng vìanh từ Huế vào mà nơi đó đã ôm ấp gần hết một phần đời của tôi, một phần vìtôi tin vào sức học và nỗ lực tìm tòi của anh."Tôi cảm thấy niềm sung sướng tràn ngập trong lòng khi thầy tự tay rót trà chotôi.... Ngoài trời cơn mưa đầu mùa vừa trút xuống với tiếng tí tách từ hàng hiêndội vào khiến tôi cảm thấy hưng phấn lạ thường.... Thế là tôi đã trở thành sinh viên Cao Học Sử Đại Học Văn Khoa Sài Gòn vớisự bảo trợ luận án của giáo sư Bửu Cầm từ ngày đó. Hơn hai năm trời từ đầu mùa Thu 1966 cho đến mùa Hè 1968, tôi đã gần gũibên vị thầy bảo trợ của mình. Ngày ngày làm việc ở các thư viện Quốc Gia, thưviện của Viện Khảo Cổ, thư viện của trường Đại Học Văn Khoa... hoặc theo họccác giảng khóa bổ túc về phương pháp nghiên cứu. Đêm về tôi viết đề cương rồixin được gặp giáo sư bảo trợ để thỉnh thị ý kiến. Rồi chương I, chương II... hìnhthành. Viết xong, ban đêm đến xin thầy đọc lại sửa chữa hoặc góp thêm ý kiến.Lần nào tôi cũng được thầy hết lòng chỉ dạy với thái độ rất cởi mở và gầg bảo trợ cho con. Concó mang theo đây thư giới thiệu của một vị giáo sư ở Huế". Sau khi đọc xong thư giới thiệu, giáo sư Bửu Cầm mỉm cười thân mật hỏithăm gia thế của tôi cùng những vị đồng nghiệp của thầy ở ngoài Huế, đoạn thầyđi ngay vào vấn đề: "Anh chọn đề tài về chúa Nguyễn Phúc Chu là rất thích hợpvà cũng là điều mà tôi rất quan tâm vì đây là một trong những vị chúa có côngkhai sáng triều đình nhà Nguyễn. Tôi nhận bảo trợ cho anh, một phần cũng vìanh từ Huế vào mà nơi đó đã ôm ấp gần hết một phần đời của tôi, một phần vìtôi tin vào sức học và nỗ lực tìm tòi của anh."Tôi cảm thấy niềm sung sướng tràn ngập trong lòng khi thầy tự tay rót trà chotôi.... Ngoài trời cơn mưa đầu mùa vừa trút xuống với tiếng tí tách từ hàng hiêndội vào khiến tôi cảm thấy hưng phấn lạ thường.... Thế là tôi đã trở thành sinh viên Cao Học Sử Đại Học Văn Khoa Sài Gòn vớisự bảo trợ luận án của giáo sư Bửu Cầm từ ngày đó. Hơn hai năm trời từ đầu mùa Thu 1966 cho đến mùa Hè 1968, tôi đã gần gũibên vị thầy bảo trợ của mình. Ngày ngày làm việc ở các thư viện Quốc Gia, thưviện của Viện Khảo Cổ, thư viện của trường Đại Học Văn Khoa... hoặc theo họccác giảng khóa bổ túc về phương pháp nghiên cứu. Đêm về tôi viết đề cương rồixin được gặp giáo sư bảo trợ để thỉnh thị ý kiến.
Rồi chương I, chương II... hìnhthành. Viết xong, ban đêm đến xin thầy đọc lại sửa chữa hoặc góp thêm ý kiến.Lần nào tôi cũng được thầy hết lòng chỉ dạy với thái độ rất cởi mở và gầ
Mùa Thu năm 1966, tôi rời Huế vào Sài Gòn để theo học ngành Cao Học SửHọc tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn sau khi tốt nghiệp cử nhân Văn Chương tạiĐại Học Văn Khoa Huế.Với bức thư giới thiệu của một vị giáo sư Đại Học Huế, tôi đến nhà riêng củagiáo sư Bửu Cầm để xin thầy nhận lời bảo trợ luận án Cao Học của tôi với đề tài"34 năm cầm quyền của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)" Giáo sư Bửu Cầm là hậu duệ của dòng dõi Nguyễn Phúc nên tôi hy vọng thầysẽ chỉ dạy cho tôi được nhiều điều ngoài kiến thức uyên thâm của Thầy. Tôiđược nghe nhiều vị đàn anh cho biết là giáo sư Bửu Cầm rất nghiêm khắc và rấtkén chọn môn đệ khi quyết định bảo trợ cho bất cứ sinh viên nào. Qủa thực lòngtôi rất ái ngại và lo âu vì nếu không được giáo sư giỏi bảo trợ thì công trìnhnghiên cứu của mình chắc chắn sẽ gặp khó khăn mặc dù tôi có đủ tự tin vào sứcmình với văn bằng tốt nghiệp cử nhân hạng cao nhất ngành Sử học vào năm đó(1966). Trước mặt tôi là một vị thầy với đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng với nụ cườihiền hòa khiến tôi quên đi hết mọi nỗi ngại ngần trong lòng: "Thưa thầy, con vừatốt nghiệp ở Huế, nay vào Sài Gòn để tiếp tục ghi danh theo ngành Cao Học Sửtại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Con xin được thầy vui lòng bảo trợ chg bảo trợ cho con. Concó mang theo đây thư giới thiệu của một vị giáo sư ở Huế". Sau khi đọc xong thư giới thiệu, giáo sư Bửu Cầm mỉm cười thân mật hỏithăm gia thế của tôi cùng những vị đồng nghiệp của thầy ở ngoài Huế, đoạn thầyđi ngay vào vấn đề: "Anh chọn đề tài về chúa Nguyễn Phúc Chu là rất thích hợpvà cũng là điều mà tôi rất quan tâm vì đây là một trong những vị chúa có côngkhai sáng triều đình nhà Nguyễn. Tôi nhận bảo trợ cho anh, một phần cũng vìanh từ Huế vào mà nơi đó đã ôm ấp gần hết một phần đời của tôi, một phần vìtôi tin vào sức học và nỗ lực tìm tòi của anh."Tôi cảm thấy niềm sung sướng tràn ngập trong lòng khi thầy tự tay rót trà chotôi.... Ngoài trời cơn mưa đầu mùa vừa trút xuống với tiếng tí tách từ hàng hiêndội vào khiến tôi cảm thấy hưng phấn lạ thường.... Thế là tôi đã trở thành sinh viên Cao Học Sử Đại Học Văn Khoa Sài Gòn vớisự bảo trợ luận án của giáo sư Bửu Cầm từ ngày đó. Hơn hai năm trời từ đầu mùa Thu 1966 cho đến mùa Hè 1968, tôi đã gần gũibên vị thầy bảo trợ của mình. Ngày ngày làm việc ở các thư viện Quốc Gia, thưviện của Viện Khảo Cổ, thư viện của trường Đại Học Văn Khoa... hoặc theo họccác giảng khóa bổ túc về phương pháp nghiên cứu. Đêm về tôi viết đề cương rồixin được gặp giáo sư bảo trợ để thỉnh thị ý kiến. Rồi chương I, chương II... hìnhthành. Viết xong, ban đêm đến xin thầy đọc lại sửa chữa hoặc góp thêm ý kiến.Lần nào tôi cũng được thầy hết lòng chỉ dạy với thái độ rất cởi mở và gầg bảo trợ cho con. Concó mang theo đây thư giới thiệu của một vị giáo sư ở Huế". Sau khi đọc xong thư giới thiệu, giáo sư Bửu Cầm mỉm cười thân mật hỏithăm gia thế của tôi cùng những vị đồng nghiệp của thầy ở ngoài Huế, đoạn thầyđi ngay vào vấn đề: "Anh chọn đề tài về chúa Nguyễn Phúc Chu là rất thích hợpvà cũng là điều mà tôi rất quan tâm vì đây là một trong những vị chúa có côngkhai sáng triều đình nhà Nguyễn. Tôi nhận bảo trợ cho anh, một phần cũng vìanh từ Huế vào mà nơi đó đã ôm ấp gần hết một phần đời của tôi, một phần vìtôi tin vào sức học và nỗ lực tìm tòi của anh."Tôi cảm thấy niềm sung sướng tràn ngập trong lòng khi thầy tự tay rót trà chotôi.... Ngoài trời cơn mưa đầu mùa vừa trút xuống với tiếng tí tách từ hàng hiêndội vào khiến tôi cảm thấy hưng phấn lạ thường.... Thế là tôi đã trở thành sinh viên Cao Học Sử Đại Học Văn Khoa Sài Gòn vớisự bảo trợ luận án của giáo sư Bửu Cầm từ ngày đó. Hơn hai năm trời từ đầu mùa Thu 1966 cho đến mùa Hè 1968, tôi đã gần gũibên vị thầy bảo trợ của mình. Ngày ngày làm việc ở các thư viện Quốc Gia, thưviện của Viện Khảo Cổ, thư viện của trường Đại Học Văn Khoa... hoặc theo họccác giảng khóa bổ túc về phương pháp nghiên cứu. Đêm về tôi viết đề cương rồixin được gặp giáo sư bảo trợ để thỉnh thị ý kiến.
Rồi chương I, chương II... hìnhthành. Viết xong, ban đêm đến xin thầy đọc lại sửa chữa hoặc góp thêm ý kiến.Lần nào tôi cũng được thầy hết lòng chỉ dạy với thái độ rất cởi mở và gầ
Những chương, những đoạn tôi viết xong thầy xem lại thật kỹ, ghi chú những đềnghị bổ sung sửa đổi ở bên lề trong bản nháp bằng mực đỏ rất rõ ràng; đôi khithầy tự tìm cho những tài liệu mà không có ở bất cứ thư viện nào vì nó thuộcphần gia phả hay tài liệu đầu tay mà con cháu thuộc dòng chúa Nguyễn PhúcChu đang lưu giữ... Dù thầy rất bận rộn với công việc giảng dạy tại trường và phải biên soạn cácgiảng khóa mới, nhưng thầy chưa bao giờ từ chối những giờ xin hội ý cùng thầyliên quan đến các chương, đoạn của công trình biên khảo mà tôi đang thực hiện.Điều này khiến tôi cảm khích vô cùng và luôn nhớ mãi trong đời.Những năm tháng miệt mài đi qua trong thầm lặng và kiên trì, cuối cùng luận án"34 năm cầm quyền của của chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725)" đã hoànthành và đã đệ trình trước Hội Đồng Giám Khảo gồm giáo sư Nguyễn KhắcHoạch, khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Sài Gòn ngồi ghế chủ tịch với ba vị giámkhảo là: giáo sư Bửu Cầm, giáo sư Ngiêm Thẩm và giáo sư Phan Khoang vàocuối niên học 1967-68, được chấm đỗ với hạng Bình với lời khen ngợi của HộiĐồng Giám Khảo.Ấn tượng mà tôi lưu lại mãi trong lòng về vị thầy đáng kính này là sự khoan dungđộ lượng và lòng tận tụy cho môn sinh mà nếu không có nó chắc chắn tôi khólòng hoàn thành con đường học vấn đã chọn. Những lần tôi đem các chương Những lần tôi đem các chươngviết xong để xin ý kiến của thầy, thường khi phải mất một hai tháng các vị thầybảo trợ mới trao lại cho sinh viên một hay hai chương đọc xong, thế mà tôi lạiđược hưởng cái may mắn là thầy đã giành ưu tiên để đọc, góp ý và chỉ thêm tàiliệu tham khảo cho tôi để hiệu đính lại các chỗ sai lầm trong bản nháp. Sửa rồi,tôi đem lại thầy đọc lần nữa và thời gian chờ đợi của tôi lại được thầy rút ngắndần... Thời gian chờ đợi với vị giáo sư bảo trợ xem bản nháp, sửa chữa, góp ýhay đề nghị thay đổi điểm này hay điểm khác... càng ngắn bao nhiêu thì luận áncàng chóng hoàn thành bấy nhiêu. Không có sự nâng đỡ, thương mến và độngviên thường xuyên đó của vị thầy bảo trợ đáng kính, con đường học vấn của tôichưa chắc đã gặp may mắn như ngày hôm nay. Thưa Thầy, Sau hơn bảy năm tù tội trở về, khi mãn hạn quản chế, từ vùng kinh tế mớiPhú Cường, Đồng Nai con đã tìm cách lên Sài Gòn thăm lại thầy, vị thầy mà conkhông bao giờ quên được trên bước đường học hỏi, nghiên cứu của mình. Thời gian trôi qua, thầy đã già hơn trước, chân thầy bước đã hơi run, , vócdáng thầy không còn mang đường nét thông thái ngày xưa nữa... Sự khó khăntrong cuộc sống khi đổi đời đã làm lưng thầy còng xuống với thời gian. Ngày con ra đi, rời bỏ Tổ Quốc vào đầu mùa Đông 1994, con đã cố gắng đếnthăm thầy lần chót. Bấy giờ thầy đã 74 tuổi rồi, mắt thầy đã không nhìn được rõ,chân thầy bước run hơn và tóc thầy thì trắng xóa. Con đã nắm tay thầy năn nỉthầy cho con được đưa thầy đi đến một quán cà phê nhạc ấm cúng để thầy tròngồi nhắc lại chuyện ngày xưa và để thấy tâm hồn thầy được trẻ lại, nhưng thầyđã mỉm cười từ chối: "Thầy đã già rồi anh Cai ạ. Thầy cảm ơn anh Cai đã đếnthăm để từ giã. Qua bên đó, gặp lại anh chị sinh viên cũ cho thầy gửi lời thăm..." Bây giờ đã bảy năm, con lưu lạc trên xứ người và thầy nay đã 81 tuổi rồi. Cứmỗi độ Xuân về chúng con lại nhớ đến hình ảnh của thầy và nhất là những dòng run, vócdáng thầy không còn mang đường nét thông thái ngày xưa nữa... Sự khó khăntrong cuộc sống khi đổi đời đã làm lưng thầy còng xuống với thời gian. Ngày con ra đi, rời bỏ Tổ Quốc vào đầu mùa Đông 1994, con đã cố gắng đếnthăm thầy lần chót. Bấy giờ thầy đã 74 tuổi rồi, mắt thầy đã không nhìn được rõ,chân thầy bước run hơn và tóc thầy thì trắng xóa. Con đã nắm tay thầy năn nỉthầy cho con được đưa thầy đi đến một quán cà phê nhạc ấm cúng để thầy tròngồi nhắc lại chuyện ngày xưa và để thấy tâm hồn thầy được trẻ lại, nhưng thầyđã mỉm cười từ chối: "Thầy đã già rồi anh Cai ạ. Thầy cảm ơn anh Cai đã đếnthăm để từ giã. Qua bên đó, gặp lại anh chị sinh viên cũ cho thầy gửi lời thăm..." Bây giờ đã bảy năm, con lưu lạc trên xứ người và thầy nay đã 81 tuổi rồi. Cứmỗi độ Xuân về chúng con lại nhớ đến hình ảnh của thầy và nhất là những dòng
Bây giờ đã bảy năm, con lưu lạc trên xứ người và thầy nay đã 81 tuổi rồi. Cứmỗi độ Xuân về chúng con lại nhớ đến hình ảnh của thầy và nhất là những dòngchữ mà thầy đã cố gắng ghi trên giấy dù bàn tay không còn cầm vững cây viết:
;Anh Kỹ, anh Diên Nghị, anh Cai thân mến,Tôi đã nhận được thư thăm hỏi của qúy anh. Tôi vô cùng xúc động, nhất là khituổi già bóng xế, vẫn còn được những người học trò cũ viết thư thăm hỏi. Đó làniềm an ủi lớn lao của tôi vào lúc này..."Thưa Thầy,Trong lòng con, mỗi khi hồi tưởng lại đoạn đường đã đi qua của tuổi học trò, củađời sinh viên, con nhớ lại rất rõ dáng nét của các vị thầy đã dìu dắt mình, đãnâng đỡ mình lên và đẩy mình đi từng bước vững chắc trên con đường vạndặm. Và, thầy là một trong những khuôn mặt rực sáng trong tâm tưởng của conmỗi lần hồi ức trở về, thầy là tấm gương trên con đường nghiên cứu Sử học màcon vẫn tiếp tục cuộc hành trình trên xứ người cho đến tận cuối đời..." Học trò cũ của thầyLê Đình Cai, Ph.D.San Jose, những ngày lạnh giá 2001 Ghi chú: - Nguyễn Văn Kỹ được giáo sư Bửo sư Bửu Cầm bảo trợ luận án Cao Học tại Đại HọcVăn Khoa Sài Gòn (anh ruột của giáo sư Nguyễn Văn Canh). - Dương Diên Nghị, nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học, học trò của giáosư Bửu Cầm ở Quốc Học Huế
LÊ THANH BÌNH * CẦN “PHỤC SINH” DÒNG SÔNG HÒA NINH BỊ TÀN PHÁ THỜI CCRĐ
CẦN “PHỤC SINH” DÒNG SÔNG HÒA NINH BỊ TÀN PHÁ THỜI CCRĐ
Nên nhớ rằng, những vần thơ trên, bác Lê Phương - Một cán bộ cao cấp quân đội, đảng viên Đảng CS; viết bên mâm pháo vào những ngày đầu tiếp quản Thủ đô Hà Nội (tháng 10/1954), mô tả theo ký ức quê mình trước cuộc kháng chiến chống Pháp. Một làng khá sầm uất, giàu truyền thống yêu nước có nhiều con em sớm tham gia Cách mạng; dân cư hiền lành chất phác, lam lũ siêng năng "bách nghệ tinh tường", trai tài gái đẹp...
Thế nhưng từ thời cơn bão Cải cách ruộng đất vừa tàn phá xong làng quê tôi, thì một chủ trương chẳng khác "họa vô đơn chí" từ trên huyện trên tỉnh ập về (cuối năm 1956 - đầu năm 1957) sức mấy nghìn dân công chặn đứng 2 cửa thông thương của dòng sông Hòa Giang (Sông Hòa Ninh - nhiều người vẫn gọi là “Hói Hòa Ninh”): một đầu ở phía Cửa Hác và một đầu phía làng Hạ Thôn. Một việc rất thiếu nghiên cứu, thiếu cân nhắc làm thay đổi cực kỳ lớn đến cảnh quan môi trường và dân sinh mấy xã Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Thủy...Hậu quả xấu ngay tức khắc là phản lại tự nhiên; phản lại công lao và thành quả biết bao đời ông cha khơi tạo ra dòng sông hiền hòa thân thương quanh năm bốn mùa trong xanh. Cũng từ đó, việc buôn bán giao lưu hàng hóa và nghề sông nước của vùng Hòa Ninh ra mạng giao thông truyền thống lên nguồn xuống biển của sông Gianh chấm dứt. Những khu sinh thái ngập mặn: rừng sú vẹt cuối mom đất làng Phú Trịch, rừng sác bần Hói Nại xanh um mấy thuở bị xóa sổ. Thủy hải sản nước mặn, nước lợ của cả dòng Hòa Giang tận diệt…
Lê Thanh Bình
Đọc bài thơ của bác Lê Phương (vừa in trên QUÀ TẶNG XỨ MƯA), chúng cháu mới ngớ người ra là làng Hòa Ninh (xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) khi xưa là một làng thật lạ lẫm đối với bây giờ và như trong chuyện cổ tích: “Cảnh phồn thịnh trên bến, dưới thuyền tấp nập”; dòng sông Hòa Giang thật đẹp, thơ mộng: “Tôi yêu quê tôi có dòng sông xanh êm mát”, “Ánh trăng xanh rọi xuống mặt sông - Hoà Giang một dải con con - Chiếc thuyền nho nhỏ theo dòng nước trôi”. Dòng sông thời ấy, bây giờ…còn đâu?
Tìm hiểu thêm lịch sử dòng Hòa Giang - Mạch nguồn tụy tụ khí thiêng của làng, thì ra khi xưa là một con hói nhỏ tự nhiên. Các cụ "đời sơ" buổi mới định cư đến vùng Nam Quảng Trạch, tiếp nữa từ thế hệ này này sang thế hệ khác, đã khôn khéo và dành bao công sức vật lực cải tạo, dần dà khơi thông mở rộng để thành ra dòng sông rất tiện ích hòa chung mạng giao thông sông nước từ nguồn sơn cước Lệ Sơn (Tây Quảng Trạch) – Còi (Tuyên Hóa) đến hạ lưu sông Gianh. Biến vùng đất mới khai khẩn này thành ra các làng xã xóm thôn trù phú với nhưng tên đất (địa danh) mang ý nghĩa (và cả ước mơ) phồn thịnh, yên lành: Hòa Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước, Phú Trịch (dân dã hay gọi là “Phù Trịch”)...
"Tôi nhớ quê tôi hai miền Lương - Giáo
Đọc bài thơ của bác Lê Phương (vừa in trên QUÀ TẶNG XỨ MƯA), chúng cháu mới ngớ người ra là làng Hòa Ninh (xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) khi xưa là một làng thật lạ lẫm đối với bây giờ và như trong chuyện cổ tích: “Cảnh phồn thịnh trên bến, dưới thuyền tấp nập”; dòng sông Hòa Giang thật đẹp, thơ mộng: “Tôi yêu quê tôi có dòng sông xanh êm mát”, “Ánh trăng xanh rọi xuống mặt sông - Hoà Giang một dải con con - Chiếc thuyền nho nhỏ theo dòng nước trôi”. Dòng sông thời ấy, bây giờ…còn đâu?
Tìm hiểu thêm lịch sử dòng Hòa Giang - Mạch nguồn tụy tụ khí thiêng của làng, thì ra khi xưa là một con hói nhỏ tự nhiên. Các cụ "đời sơ" buổi mới định cư đến vùng Nam Quảng Trạch, tiếp nữa từ thế hệ này này sang thế hệ khác, đã khôn khéo và dành bao công sức vật lực cải tạo, dần dà khơi thông mở rộng để thành ra dòng sông rất tiện ích hòa chung mạng giao thông sông nước từ nguồn sơn cước Lệ Sơn (Tây Quảng Trạch) – Còi (Tuyên Hóa) đến hạ lưu sông Gianh. Biến vùng đất mới khai khẩn này thành ra các làng xã xóm thôn trù phú với nhưng tên đất (địa danh) mang ý nghĩa (và cả ước mơ) phồn thịnh, yên lành: Hòa Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Phước, Phú Trịch (dân dã hay gọi là “Phù Trịch”)...
"Tôi nhớ quê tôi hai miền Lương - Giáo
Tình ruộng đồng gắn bó keo sơn
Giếng nước uống chung, ăn một chợ Trường
Dân hai giáp siêng năng tần tảo
Nón đẹp dưới Lương, tơi bền trên Giáo
Xưa nay nổi tiếng khắp vùng;
Khoai củ to bột trắng như bông,
Cơm gạo ré (gié) vừa thơm vừa dẻo.
Dân làng tôi cày cuốc giỏi, mà thợ thuyền cũng khéo
Hai bàn tay “bách nghệ” tinh tường
Nhớ ngày hè rộn tiếng bắn bông
Ban đêm nhạc xa vang khắp xóm.
Dân làng tôi ngày ba tháng tám,
Lúa ngô còn bát bán bát ăn
Nhà ngói mới đua mọc như măng
Cảnh phồn thịnh trên bến, dưới thuyền tấp nập.
Tôi yêu quê tôi có dòng sông xanh êm mát
Những đêm hè rộn rịp gái trai tơ
Đường cái quan nho nhỏ chạy ven bờ
Đây tình tự, đó chuyện trò, ca hát…
Cảnh làng tôi nên thơ, mến khách
Gái Hoà Giang đẹp nết, đẹp người
Trai Hoà Ninh học giỏi, lắm tài
Trai gái ấy thật vừa đôi phải lứa!
Tôi nhớ quê tôi những ngày được mùa tôm cá
Dân Ba Cồn tụ họp chợ vui đông
Thu, thiều, trích, nục, bè, sòng…
Vừa ngon, vừa rẻ, vui lòng bà nội trợ.
Chợ Trường làng tôi có những o hàng xén nhỏ
Đôi mắt huyền nụ cười nở trên môi
Đã xiêu lòng biết mấy chàng trai
Phải dừng chân giả vờ mua bán!
Tôi yêu quê tôi những đêm tháng tám
Ánh trăng xanh rọi xuống mặt sông
Hoà Giang một dải con con
Chiếc thuyền nho nhỏ theo dòng nước trôi"
Nên nhớ rằng, những vần thơ trên, bác Lê Phương - Một cán bộ cao cấp quân đội, đảng viên Đảng CS; viết bên mâm pháo vào những ngày đầu tiếp quản Thủ đô Hà Nội (tháng 10/1954), mô tả theo ký ức quê mình trước cuộc kháng chiến chống Pháp. Một làng khá sầm uất, giàu truyền thống yêu nước có nhiều con em sớm tham gia Cách mạng; dân cư hiền lành chất phác, lam lũ siêng năng "bách nghệ tinh tường", trai tài gái đẹp...
Thế nhưng từ thời cơn bão Cải cách ruộng đất vừa tàn phá xong làng quê tôi, thì một chủ trương chẳng khác "họa vô đơn chí" từ trên huyện trên tỉnh ập về (cuối năm 1956 - đầu năm 1957) sức mấy nghìn dân công chặn đứng 2 cửa thông thương của dòng sông Hòa Giang (Sông Hòa Ninh - nhiều người vẫn gọi là “Hói Hòa Ninh”): một đầu ở phía Cửa Hác và một đầu phía làng Hạ Thôn. Một việc rất thiếu nghiên cứu, thiếu cân nhắc làm thay đổi cực kỳ lớn đến cảnh quan môi trường và dân sinh mấy xã Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Thủy...Hậu quả xấu ngay tức khắc là phản lại tự nhiên; phản lại công lao và thành quả biết bao đời ông cha khơi tạo ra dòng sông hiền hòa thân thương quanh năm bốn mùa trong xanh. Cũng từ đó, việc buôn bán giao lưu hàng hóa và nghề sông nước của vùng Hòa Ninh ra mạng giao thông truyền thống lên nguồn xuống biển của sông Gianh chấm dứt. Những khu sinh thái ngập mặn: rừng sú vẹt cuối mom đất làng Phú Trịch, rừng sác bần Hói Nại xanh um mấy thuở bị xóa sổ. Thủy hải sản nước mặn, nước lợ của cả dòng Hòa Giang tận diệt…
Hiện nay, sông Hòa Ninh là một lạch nước đen ngòm, hôi thối lềnh bềnh bèo tây và rác thải. Là nguy cơ của biết bao nhiêu nguồn bệnh bởi tất cả nước bẩn và rác sinh hoạt đang từng giờ từng phút đổ dồn ra cái "ao tù" không lối thoát này.
Công bằng mà nói thì mấy chục năm khi mới chặn nguồn, đoạn sông bị bịt kín hai đầu này, ít nhiều có tác dụng như là "hồ nước ngọt" cho 2 xã Quảng Hòa, Quảng Lộc tưới tiêu - dù cho hiệu năng là vô cùng ít ỏi mà “lợi bất cập hại” ngay từ những năm 1960 đã rõ mồn một rồi. Hệ lụy và di hại nhãn tiền kéo dài sang thế kỷ XXI bất cứ ai cũng đã thấy. Hơn nữa, hiện chức năng giữ nước ngọt không còn nữa, vì đã có thủy lợi Rào Nan đảm bảo công suất cho mọi nhu cầu về nước ngọt trong dân sinh lẫn sản xuất nông - tiểu thủ công nghiệp.
Chính quyền các xã Quảng Hòa và Quảng Lộc, rồi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; không còn lý do nào nữa, cần dứt khoát ra tay phá bỏ 2 đập chắn để trả về tự nhiên môi trường vốn có cũng như lịch sử văn hóa của cư dân nơi đây.
Suốt mấy chục năm qua, đã không ít văn bản của người dân, của cán bộ đảng viên và con em đang học tập, công tác trên mọi miền đất nước người Hòa Ninh, Vĩnh Lộc kiến nghị lên xã, lên huyện, lên tỉnh đề nghị bỏ 2 con đập để mở lối khai thông con sông tù ô nhiễm; nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Báo chí rồi Đài Truyền hình Trung ương có hẳn phóng sự nói lên hiện trạng của dòng sông và tâm tư nguyện vọng của bà con nơi đây đã in phổ biến, chiếu râm ran cả nước mấy năm trước. Mới nhất, cách có vài ngày nay; bạn Nguyễn Công Minh trên Comment (ý kiến phản hồi) nhân tình cờ đọc được bài thơ “Quê hương” của bác Lê Phương, cũng rốt ráo mà vẽ nên “viễn cảnh trong tầm tay” của xã Quảng Hòa trong việc ứng xử với dòng sông quê hương đang thực sự chết đau đớn vô cùng oan uổng: “Tôi cũng cùng tâm trạng: “Dòng sông thời ấy…bây giờ còn đâu?". Quê hương ơi xin hãy giữ lấy dòng sông. Tôi ước một ngày hai bờ sông Hòa Giang được kè lên và trồng nhiều hoa, cây xanh; có con đường to đẹp chạy dọc hai bên bờ; những ngôi nhà lụp xụp được di chuyển nhường chỗ cho thảm xanh sinh cảnh. Ôi đẹp làm sao Hòa Ninh quê hương yêu dấu, nơi ấy có Bọ Mạ và ngôi nhà rường ngói vẩy rêu phong thân yêu...” (Mạ anh Minh là cụ Hoàng Thị Nga - "Cựu dân quân chống Pháp" qua đời rồi, nhưng trong anh, Bà luôn như còn sống!). Đọc lời góp ý thấm đẫm tình yêu quê này, khiến ta thấy rằng, việc làm sống lại dòng sông Hòa Ninh đã luôn thường trực và nóng bỏng trong mọi suy nghĩ của mỗi một người dân và con em họ trên vùng đất này. Không biết có phải do "hạn trời" còn quá nặng hay sao mà sau gần 60 năm, dòng sông Hòa Ninh vẫn chưa được cứu sống?
Chính quyền các xã Quảng Hòa và Quảng Lộc, rồi huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; không còn lý do nào nữa, cần dứt khoát ra tay phá bỏ 2 đập chắn để trả về tự nhiên môi trường vốn có cũng như lịch sử văn hóa của cư dân nơi đây.
Suốt mấy chục năm qua, đã không ít văn bản của người dân, của cán bộ đảng viên và con em đang học tập, công tác trên mọi miền đất nước người Hòa Ninh, Vĩnh Lộc kiến nghị lên xã, lên huyện, lên tỉnh đề nghị bỏ 2 con đập để mở lối khai thông con sông tù ô nhiễm; nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Báo chí rồi Đài Truyền hình Trung ương có hẳn phóng sự nói lên hiện trạng của dòng sông và tâm tư nguyện vọng của bà con nơi đây đã in phổ biến, chiếu râm ran cả nước mấy năm trước. Mới nhất, cách có vài ngày nay; bạn Nguyễn Công Minh trên Comment (ý kiến phản hồi) nhân tình cờ đọc được bài thơ “Quê hương” của bác Lê Phương, cũng rốt ráo mà vẽ nên “viễn cảnh trong tầm tay” của xã Quảng Hòa trong việc ứng xử với dòng sông quê hương đang thực sự chết đau đớn vô cùng oan uổng: “Tôi cũng cùng tâm trạng: “Dòng sông thời ấy…bây giờ còn đâu?". Quê hương ơi xin hãy giữ lấy dòng sông. Tôi ước một ngày hai bờ sông Hòa Giang được kè lên và trồng nhiều hoa, cây xanh; có con đường to đẹp chạy dọc hai bên bờ; những ngôi nhà lụp xụp được di chuyển nhường chỗ cho thảm xanh sinh cảnh. Ôi đẹp làm sao Hòa Ninh quê hương yêu dấu, nơi ấy có Bọ Mạ và ngôi nhà rường ngói vẩy rêu phong thân yêu...” (Mạ anh Minh là cụ Hoàng Thị Nga - "Cựu dân quân chống Pháp" qua đời rồi, nhưng trong anh, Bà luôn như còn sống!). Đọc lời góp ý thấm đẫm tình yêu quê này, khiến ta thấy rằng, việc làm sống lại dòng sông Hòa Ninh đã luôn thường trực và nóng bỏng trong mọi suy nghĩ của mỗi một người dân và con em họ trên vùng đất này. Không biết có phải do "hạn trời" còn quá nặng hay sao mà sau gần 60 năm, dòng sông Hòa Ninh vẫn chưa được cứu sống?
Rõ ràng thời ngu dân "hậu Cải cách ruộng đất", đã đầu têu tàn phá môi trường, lịch sử văn hóa cư dân trên quê tôi; để họa nhãn tiền vẫn còn nguyên đó đang đòi hỏi các cấp chính quyền hiện nay phải có cách khắc phục; không là có tội với cha ông, có tội với chính con em mình và hậu thế.
LTB
LTB
(Tác giả gửi cho QTXM)
Trackback URL: http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=463204
[1]
Nguyen-quan cua toi cung la Quang-Binh, do thoi-cuoc ma Ma toi va cac con khong biet gi nhieu ve vung dat gioi-tuyen; bay gio doc Bai Viet nay, da biet them duoc nhieu dieu, ca thuong-yeu nhung cung lan voi ca noi buon...khi tac-gia noi ve con song Hoa-Ninh cua mot thoi qua-vang trong long nguoi. Nhung chung-ta bay-gio khong phai nhu ngay xua nua...chung-ta doi-hoi nhung phai chu-dong buoc "ho" phai tra-loi, chung-ta cho-doi gi o ho va cho-doi cho den bao-gio khi "chinh-quyen" chi la mot loai da ngu-dot ma lai doc-tai !
[góp ý]| Viết bởi Van Ha. |05 Oct 2014, 10:52
[2]
"Nón đẹp dưới Lương, tơi bền trên Giáo - Xưa nay nổi tiếng khắp vùng; - Khoai củ to bột trắng như bông, - Cơm gạo ré (gié) vừa thơm vừa dẻo". Một quê hương thật đặc biệt: đa tôn giáo, đa ngành nghề, đa sản vật...Hồi nhỏ, vào mùa đông tôi hay "đeo tơi" rèo bò. Ấm lắm. Cả vùng nam Hà Tịnh, chỉ xóm Thành (Hòa Ninh) là có nghề "chằm tơi" và đóng cối xay. Thi thoảng những làng xã khác vẫn có người làm, nhưng không tài nghệ bằng "ngài" (người) Hòa Ninh về chằm tơi và đóng cối xay. Đồng chăm, nương cộ và các cánh đồng khác của làng Hòa Ninh; chất đất đặc biệt thế nào mà lôông (trồng) được giống khoai tây to như "đọi chin yêu" (bát canh). Thịt khoai vàng như mỡ gà, bùi và ngọt lịm. Rất tiếc, từ khi "vào hợp tác" (HTXNN những năm 60 thế kỷ trước) thì bị mất giống. Thật tiếc một đặc sản của quê hương Hòa Ninh. Gạo ré ngày xưa hạt to tròn, màu đỏ, thổi cơm nhựa dẻo và rất thơm. Giống thóc này cùng "nếp lài", "nếp lụa"...đều tuyệt chủng. Thương cho can em làng ta nay không biết gì về những thứ này. Vô cùng cảm ơn Bác Lê Phương và tác giả Lê Thanh Bình, đã gợi nhớ bao kỷ niệm của một thời Hòa Ninh trên bến dưới thuyền tấp nập...
Posted by 58.187.149.104 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
Posted by 58.187.149.104 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misusing the service
[góp ý]| Viết bởi Nguyen Linh Khang |05 Oct 2014, 12:06
[3]
Trả lại môi trường của Tổ tiên , ông bà và cha mẹ
Làm sao không thức nó dậy, đến giờ rồi
Bạn Lê thanh Bình ơi! Quê bạn ở xóm "mô" nào? Con ai? (cho tôi biết tên cha mẹ để xưng hô nếu bạn ít tuổi có thể là cháu là em của tôi và nếu quan hệ họ hàng theo các cụ thì bậc trên tôi cũng nên. Chắc là chúng ta (hoặc bố mẹ bạn cùng tôi "đã cùng chung nước ngọt quanh năm, chung giếng nước đầu làng..."
Tôi nhớ nhất là ngôi trường uy nghi đồ sộ với tuổi thơ đến trường (nay không còn hình bóng). Tôi học cùng lớp với: Nguyễn Trọng Phụ (con mệ Giám Sâm), Nguyễn Trọng Hành, Đoàn Quốc Tuấn, Hoàng Thái Huy, Đinh Xuân Thụ, Trần Văn Sửu, Cao Vĩnh Tưởng; Chị Sâm (em anh Tiệp) và chị Nghĩa (con ông Lý Dẫn). Nhiều người trong họ chưa hề gặp lại.
Tôi lại nhớ chợ Trường "trên bến dưới thuyền tấp nập"; chiều chiều từng đoàn thuyền buồm theo gió nồm ngược dòng Gianh với cá đầy khoang: cá thu, cá bẹ, cá thiều chất đống trắng cả chợ. Chợ Trường lại là nơi kỷ niệm đặc biệt nuôi sống 4 anh em tối sau CCRĐ. Nơi đó hàng ngày anh em tôi gánh củi trên rú về bán để kiếm sống (1956)
Tôi nhớ nhất là ngôi trường uy nghi đồ sộ với tuổi thơ đến trường (nay không còn hình bóng). Tôi học cùng lớp với: Nguyễn Trọng Phụ (con mệ Giám Sâm), Nguyễn Trọng Hành, Đoàn Quốc Tuấn, Hoàng Thái Huy, Đinh Xuân Thụ, Trần Văn Sửu, Cao Vĩnh Tưởng; Chị Sâm (em anh Tiệp) và chị Nghĩa (con ông Lý Dẫn). Nhiều người trong họ chưa hề gặp lại.
Tôi lại nhớ chợ Trường "trên bến dưới thuyền tấp nập"; chiều chiều từng đoàn thuyền buồm theo gió nồm ngược dòng Gianh với cá đầy khoang: cá thu, cá bẹ, cá thiều chất đống trắng cả chợ. Chợ Trường lại là nơi kỷ niệm đặc biệt nuôi sống 4 anh em tối sau CCRĐ. Nơi đó hàng ngày anh em tôi gánh củi trên rú về bán để kiếm sống (1956)
Bây giờ còn đâu… ?
Cái thời ấu trĩ thiếu tri thức khoa học, người ta hô hào lấp sông ở Cửa Hác và Hạ Thôn. (Tôi là con địa chủ đã bị bắt đi làm phu: gánh đất, đóng cọc tre hàn khẩu cửa Hác).
Lý do người ta đưa ra là (tóm tắt):
1- Chống mặn (cho Vùng Quảng Lộc).
2- Chống lụt cho Quảng Hòa và Quảng lộc (kết hợp với đê bao (từ Minh Lệ vòng xuống rồi băng qua Phù Trịch, lên Hạ Thôn)
Bây giờ :
Cả 2 lý do đều không có tác dụng, vì:
1- Nên khai thác hợp lý nước mặn để nuôi thủy sản (tôm, cua, cá, hàu) sẻ lợi hơn rất nhiều. Ông Đinh Phú Tư đã có dự án nhưng... (nay ông đã mất).
2- Thực tế không chống được ngập lụt.
3- Hiện nay ô nhiểm nghiêm trọng.
Nghiên cứu kỹ và lập luận chứng có khoa học thì có nên khai lại dòng sông Hòa Ninh - Cửa Hác hay không? Theo tôi phải phục hồi dòng sông của Tổ tiên, ông bà và cha mẹ.
4- Nhân đây tôi được biết quê ta đang Xây dựng nông thôn mới: có cái dự án cấp nước Nam Quảng trạch (đã khởi công) do Hung-ga-ry tài trợ vốn ODA nó đắp chiếu ngủ say lắm.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Bá Sinh |05 Oct 2014, 13:13
[4]
Trước hết, xin có lời cảm ơn đặc biệt đến chủ Blog "Quà tặng xứ mưa", đã tạo nên một diễn đàn rất quý cho con em quê hương Hòa Ninh từ bốn phương trời trên đất nước ta và nhiều nước trên thế giới có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và trao đổi những điều rất thiết thực, quý giá cho mỗi người cũng như cho quê hương đất nước. Sau nữa, cháu cảm ơn chú Nguyễn Bá Sinh. Cha cháu khi xưa ở xóm "Chợ" (Nhân Hòa), sinh năm Ất Hợi (1935). Cháu hiểu Hòa Ninh chủ yếu qua cha cháu và vài lần về quê. Cha và cháu đã đọc bài "Cuộc hành hình Cụ Nghè Cơ và bài thơ Đồng chí của tôi". Cha con cháu vô cùng xúc động về sự ra đi vô cùng bi thương của Cụ. Xin cầu mong đại gia đình con cháu Cụ dần dà bớt đau đớn để có cuộc sống an lành. Gia đình cháu ở SG, nhất định sẽ có dịp xin được gặp chú ạ. Đọc ý kiến comment của chú, cháu vô cùng khâm phục khi trong đó chú đã chỉ ra đạo lý của con em quê hương bây giờ phải làm là trả lại cho quê hương, cha ông và muôn đời sau cuộc sống khi xưa của dòng Hòa Giang.
[góp ý]| Viết bởi Lê Thanh Bình |05 Oct 2014, 14:16
[5] Xóm làng Hòa Ninh
Bạn Lê Thanh Bình Ơi ! Nếu bạn là họ Lê thì Ba của bạn là Lê Khương phải không ? Có câu nói:
"Chí lớn trong thiên hạ thường gặp nhau"
Tình cảm chúng ta gặp nhau ở xóm làng Hòa Ninh. Mong đợi dòng Hòa Giang cuộn chảy. Nhà tôi (mới làm 1985 bên bờ sông khá nên thơ).
Năm nào tôi cũng về quê. Bạn có thể gửi thư cho tôi: basinh1938@yahoo.com
"Chí lớn trong thiên hạ thường gặp nhau"
Tình cảm chúng ta gặp nhau ở xóm làng Hòa Ninh. Mong đợi dòng Hòa Giang cuộn chảy. Nhà tôi (mới làm 1985 bên bờ sông khá nên thơ).
Năm nào tôi cũng về quê. Bạn có thể gửi thư cho tôi: basinh1938@yahoo.com
[góp ý]| Viết bởi basinh |05 Oct 2014, 15:08
[6]
Bài thơ của bác Lê Phương gợi nhớ cho mỗi chúng ta biết bao nghề truyền thống của quê hương Hòa Ninh nay không còn. Đành rằng có nghề mất đi do không phù hợp cuộc sống mới, nhưng nhiều nghề bị bức tử (chết) theo dòng Hòa Giang. Đúng như tác giả Lê Thanh Bình viết: “Cũng từ đó, việc buôn bán giao lưu hàng hóa và nghề sông nước của vùng Hòa Ninh ra mạng giao thông truyền thống lên nguồn xuống biển của sông Gianh chấm dứt”.
Tôi nhớ sông Hòa Ninh khi xưa rộng và sâu lắm. Phải rất sâu thì ghe đi biển của người Cảnh Dang (Cảnh Dương) cập được bến chợ Trường. Mỗi buổi chợ, có đến dăm ba ghe lớn buồm dong cao ngợp trời vào ra đưa theo bao hàng hóa từ thực phẩm đến hàng vật dụng như: nước mắm, ruốc, cá; nồi bù, ang vại, chiếu, vọng (võng gai), vải vóc…Bè trên “nguồn” (mạn ngược) đổ về bán mây tre nứa, lá tro lợp nhà, gỗ, củi…Nôốc mọi nơi, to đùng đoàng cả nhà ở trên đó, về bến chợ trường đậu kín buôn bán bao sản vật…
Phải khơi lại dòng sông, phải trả lại “Cảnh phồn thịnh trên bến, dưới thuyền tấp nập” cho Hòa Ninh!
[góp ý]| Viết bởi Hoang Ha |06 Oct 2014, 07:48
Tôi nhớ sông Hòa Ninh khi xưa rộng và sâu lắm. Phải rất sâu thì ghe đi biển của người Cảnh Dang (Cảnh Dương) cập được bến chợ Trường. Mỗi buổi chợ, có đến dăm ba ghe lớn buồm dong cao ngợp trời vào ra đưa theo bao hàng hóa từ thực phẩm đến hàng vật dụng như: nước mắm, ruốc, cá; nồi bù, ang vại, chiếu, vọng (võng gai), vải vóc…Bè trên “nguồn” (mạn ngược) đổ về bán mây tre nứa, lá tro lợp nhà, gỗ, củi…Nôốc mọi nơi, to đùng đoàng cả nhà ở trên đó, về bến chợ trường đậu kín buôn bán bao sản vật…
Phải khơi lại dòng sông, phải trả lại “Cảnh phồn thịnh trên bến, dưới thuyền tấp nập” cho Hòa Ninh!
[góp ý]| Viết bởi Hoang Ha |06 Oct 2014, 07:48
[7] Gửi Anh Lê Thanh Bình
Trước hết xin gửi Anh lời chào trân trọng nhất.
Có lẽ vì do cuộc sống bận rộn, tha phương cầu thực, vất vả mưu sinh nên tôi chưa nhớ được ra Anh nhưng tôi đoán Anh biết tôi, Anh bỏ qua nhé.Trong bài comment của Anh có nhắc đến Mẹ tôi, đã làm cho tôi rất cảm động. Mẹ tôi cũng cùng tuổi với Ba Anh, chắc chắn Ba Anh biết Mẹ tôi và cả hai người đã cùng tham gia hoạt động ở quê hương. Anh cho tôi gửi lời chúc sức khỏe Ba Anh và với ý nghĩa là bạn của Mẹ tôi, nhờ Anh chuyển tới Ba Anh tôi muốn gửi bài văn tế tôi viết cho Mẹ tôi để cùng chia sẻ (nếu Ba Anh đồng ý). Nếu có gì không phải mong Anh và Ba Anh bỏ qua.
Có lẽ vì do cuộc sống bận rộn, tha phương cầu thực, vất vả mưu sinh nên tôi chưa nhớ được ra Anh nhưng tôi đoán Anh biết tôi, Anh bỏ qua nhé.Trong bài comment của Anh có nhắc đến Mẹ tôi, đã làm cho tôi rất cảm động. Mẹ tôi cũng cùng tuổi với Ba Anh, chắc chắn Ba Anh biết Mẹ tôi và cả hai người đã cùng tham gia hoạt động ở quê hương. Anh cho tôi gửi lời chúc sức khỏe Ba Anh và với ý nghĩa là bạn của Mẹ tôi, nhờ Anh chuyển tới Ba Anh tôi muốn gửi bài văn tế tôi viết cho Mẹ tôi để cùng chia sẻ (nếu Ba Anh đồng ý). Nếu có gì không phải mong Anh và Ba Anh bỏ qua.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Công Minh |06 Oct 2014, 15:25
[8] Lại chuyện dòng sông Hòa Giang
Nhân nhiều người bàn về chuyện khôi phục lại theo tự nhiên dòng sông chảy qua giữa hai xã Quảng Hòa và Quảng Lộc tôi xin bình luận đôi ý như sau:
Chuyện khôi phục dòng sông thuận theo tự nhiên tôi đã được nghe Ông Trần Thái Thùy (Trước là giám đốc dự án Yaly bây giờ đã nghỉ hưu) rất tâm đắc và nghe nói đã lập dự án. Về cảm tính cá nhân thì tôi thấy đề tài này cũng hay nên tôi có đem hỏi người bạn làm ở UBND huyện Quảng Trạch(khi chưa tách thị xã Ba Đồn) thì cậu ấy bảo bên Quảng Lộc không đồng ý đâu vì để người ta lấy nước ngọt cho lúa(không biết xã đã có kiến nghị với huyện chưa hay mới chỉ loanh quoanh bên ngoài).
Tại sao tôi lại nói là”cảm tính cá nhân” là vì mình là người ngoài cuộc, không có trách nhiệm liên quan hoặc không làm trong lĩnh vực ấy nên không thể nói ngay việc ngăn sông trước đây và việc bỏ đê ngày nay là đúng hay sai được mà phải tôn trọng chuyên môn.
Trước đây khi tổ chức ngăn sông cũng đã có cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất chủ trương và được nhân dân thời ấy ủng hộ như vậy là đúng rồi.Tôi còn nhớ trước đó đê Cửa Hác còn nằn tận sâu hơn phía trong và bé hơn sau đó két hợp với đe quai gì đó thì làm cái đê và cống kiên cố hơn ra tận cửa sông,hai cái cách nhau khoảng 1 km.Bên phía Quảng Hòa từ Cao Cựu đến Hợp Hòa có ít nhất 5 trạm bơm nước băng qua đường quan ra cánh đồng,bên phía Quảng Lộc cũng có mấy trạm bơm, như vậy là nó cũng có vai trò quan trọng một thời.Nhưng khi có cái đê làm cản trở giao thông thủy trong khi chưa có tiền làm cầu và phát triển giao thông bộ nên Quảng Hòa lại như ốc đảo không phát triển được và “buồn dần”.
Ngày nay nhiều ý kiến đề nghị khôi phục dòng sông tôi thấy cũng rất chính đáng,tôi nghĩ UBND thị xã Ba Đồn cần quan tâm, cho lập một đề án và xem xét nghiêm túc vấn đề này,coi đây là chủ trương ghi dấu ấn với một chính quyền đô thị mới thành lập với tầm nhìn mới hơn,tư duy mới hơn đó là tư duy phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ và sản xuất hàng hóa.
Mỗi một vấn đề về kinh tế-xã hội qua mỗi thời kỳ khác nhau nó có tác dụng và hiệu quả khác nhau.Một vấn đề trước đúng,qua thời gian nó sẽ không phù hợp nữa và để lâu quá nó trở nên lỗi thời và thậm chí trở thành vật cản,đó là nguyên lý biện chứng ai cũng biết.Trước đây ta thiếu ăn,năng suất lúa thấp,cần trồng lúa nhiều mà chưa có thủy lợi Rào Nan,cần giữ nước ngọt.Bây giờ cả nước trồng lúa thừa ăn,ta làm việc khác mà thậm chí trồng lúa đã có thủy lợi Rào Nan rồi,một thực tế là các trạm bơm cũ đã được phá hết.Trong khi chúng ta cần tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ tăng lên cao hơn tỷ trọng nông nghiệp thì cần thông thương để phát triển là đúng với chiến lược rồi sao không làm.Vấn đề là ở chỗ trách nhiệm của người có trách nhiệm.
Tôi cho rằng trước hết UBND xã Quảng Hòa cần có chứng kiến,có quyết tâm, có văn bản với UBND thị xã Ba Đồn từ đấy thị xã mới có cơ sở để thành lập đề án hoặc báo cáo lên tỉnh, việc này rất cần một thái độ trách nhiệm của thị xã Ba Đồn và của tỉnh Quảng Bình.
Chuyện khôi phục dòng sông thuận theo tự nhiên tôi đã được nghe Ông Trần Thái Thùy (Trước là giám đốc dự án Yaly bây giờ đã nghỉ hưu) rất tâm đắc và nghe nói đã lập dự án. Về cảm tính cá nhân thì tôi thấy đề tài này cũng hay nên tôi có đem hỏi người bạn làm ở UBND huyện Quảng Trạch(khi chưa tách thị xã Ba Đồn) thì cậu ấy bảo bên Quảng Lộc không đồng ý đâu vì để người ta lấy nước ngọt cho lúa(không biết xã đã có kiến nghị với huyện chưa hay mới chỉ loanh quoanh bên ngoài).
Tại sao tôi lại nói là”cảm tính cá nhân” là vì mình là người ngoài cuộc, không có trách nhiệm liên quan hoặc không làm trong lĩnh vực ấy nên không thể nói ngay việc ngăn sông trước đây và việc bỏ đê ngày nay là đúng hay sai được mà phải tôn trọng chuyên môn.
Trước đây khi tổ chức ngăn sông cũng đã có cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đề xuất chủ trương và được nhân dân thời ấy ủng hộ như vậy là đúng rồi.Tôi còn nhớ trước đó đê Cửa Hác còn nằn tận sâu hơn phía trong và bé hơn sau đó két hợp với đe quai gì đó thì làm cái đê và cống kiên cố hơn ra tận cửa sông,hai cái cách nhau khoảng 1 km.Bên phía Quảng Hòa từ Cao Cựu đến Hợp Hòa có ít nhất 5 trạm bơm nước băng qua đường quan ra cánh đồng,bên phía Quảng Lộc cũng có mấy trạm bơm, như vậy là nó cũng có vai trò quan trọng một thời.Nhưng khi có cái đê làm cản trở giao thông thủy trong khi chưa có tiền làm cầu và phát triển giao thông bộ nên Quảng Hòa lại như ốc đảo không phát triển được và “buồn dần”.
Ngày nay nhiều ý kiến đề nghị khôi phục dòng sông tôi thấy cũng rất chính đáng,tôi nghĩ UBND thị xã Ba Đồn cần quan tâm, cho lập một đề án và xem xét nghiêm túc vấn đề này,coi đây là chủ trương ghi dấu ấn với một chính quyền đô thị mới thành lập với tầm nhìn mới hơn,tư duy mới hơn đó là tư duy phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ và sản xuất hàng hóa.
Mỗi một vấn đề về kinh tế-xã hội qua mỗi thời kỳ khác nhau nó có tác dụng và hiệu quả khác nhau.Một vấn đề trước đúng,qua thời gian nó sẽ không phù hợp nữa và để lâu quá nó trở nên lỗi thời và thậm chí trở thành vật cản,đó là nguyên lý biện chứng ai cũng biết.Trước đây ta thiếu ăn,năng suất lúa thấp,cần trồng lúa nhiều mà chưa có thủy lợi Rào Nan,cần giữ nước ngọt.Bây giờ cả nước trồng lúa thừa ăn,ta làm việc khác mà thậm chí trồng lúa đã có thủy lợi Rào Nan rồi,một thực tế là các trạm bơm cũ đã được phá hết.Trong khi chúng ta cần tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ tăng lên cao hơn tỷ trọng nông nghiệp thì cần thông thương để phát triển là đúng với chiến lược rồi sao không làm.Vấn đề là ở chỗ trách nhiệm của người có trách nhiệm.
Tôi cho rằng trước hết UBND xã Quảng Hòa cần có chứng kiến,có quyết tâm, có văn bản với UBND thị xã Ba Đồn từ đấy thị xã mới có cơ sở để thành lập đề án hoặc báo cáo lên tỉnh, việc này rất cần một thái độ trách nhiệm của thị xã Ba Đồn và của tỉnh Quảng Bình.
[góp ý]| Viết bởi Nguyễn Công Minh |06 Oct 2014, 18:53
[9]
Hôm nay vào lúc 11:34 AM
Gửi em Lê Thanh Bình!
Chi kông tin đượcc dòng HÒA GIANG có thể “FỤC SINH” được. Những người có tiếng nói trọng lượng, họ không có thời gian để mà lưu tâm đến đâu. Mặc dù từ lâu, chị đã nghe và thấy trên báo chí - truyền thông có đề cập đến, nhưng rồi lại bị “LÃ NGQUÊN” đó thôi. Nhân hôm nay lại được nhắc lại trên bài viết này, chị và mọi người thật vô cùng xót xa và luyến tiếc; bởi dòng sông không còn “CHẢY MÃI, CHẢY ĐI SÔNG ƠI” trong lòng của những người con thân yêu và tha thiết với giòng HOA GIANG nữa rồi.
Chao em – Chị HST
Gửi em Lê Thanh Bình!
Chi kông tin đượcc dòng HÒA GIANG có thể “FỤC SINH” được. Những người có tiếng nói trọng lượng, họ không có thời gian để mà lưu tâm đến đâu. Mặc dù từ lâu, chị đã nghe và thấy trên báo chí - truyền thông có đề cập đến, nhưng rồi lại bị “LÃ NGQUÊN” đó thôi. Nhân hôm nay lại được nhắc lại trên bài viết này, chị và mọi người thật vô cùng xót xa và luyến tiếc; bởi dòng sông không còn “CHẢY MÃI, CHẢY ĐI SÔNG ƠI” trong lòng của những người con thân yêu và tha thiết với giòng HOA GIANG nữa rồi.
Chao em – Chị HST
[góp ý]| Viết bởi Hoàng Sơn Thu |07 Oct 2014, 12:31
[10]
Bạn Nguyễn Linh Khang viết rất chuẩn: "Đồng chăm, nương cộ và các cánh đồng khác của làng Hòa Ninh; chất đất đặc biệt thế nào mà lôông (trồng) được giống khoai tây to như "đọi chin yêu" (bát canh). Thịt khoai vàng như mỡ gà, bùi và ngọt lịm. Rất tiếc, từ khi "vào hợp tác" (HTXNN những năm 60 thế kỷ trước) thì bị mất giống".
Gọi là "khoai tây", nhưng giống này Việt 100%. (các cụ gọi "khoai tây" có lẽ do màu vỏ khoai trằng và vàng vàng như giống khoai tây do người Tây mang sang thời Pháp thuộc). Giữa ngày hè mà ăn được một mẩu khoai tây sống thì ngọt mát trong ruột lắm. Nhà tôi xưa hay luộc khoai lên rồi thái mỏng phơi giữa ngày nắng to để khô cứng thành "khoai deo". Để có khoai deo thì khoai nào cũng được hết; nhưng quý nhất vẫn là từ khoai tây. Giống khoai đặc biệt bởi ăn sống cũng ngọt mát như củ đậu (ngọt hơn củ đậu nhiều); luộc ăn chín càng ngọt bùi. Vị ngọt bùi của khoai tây làng Hòa Ninh có đẳng cấp hơn hẳn giống khoai lang Nhật bản hiên nay. Vào mùa hè, có khách xa đến thì đãi nồi canh khoai tây thái hình tăm nấu với tôm khô thì tuyệt ngon và độc đáo vô cùng. Các loại khoai khác không nấu được kiểu canh này. Quảng Bình nên loan báo khắp vùng để xem còn có ai còn gìn giữ được gống khoai tây này để phục hồi. Biết đâu có thể tìm được. Bài thơ của Bác Lê Phương gọi nhớ nhiều ký ức quý vô cùng về quê hương Quảng Hòa...
Gọi là "khoai tây", nhưng giống này Việt 100%. (các cụ gọi "khoai tây" có lẽ do màu vỏ khoai trằng và vàng vàng như giống khoai tây do người Tây mang sang thời Pháp thuộc). Giữa ngày hè mà ăn được một mẩu khoai tây sống thì ngọt mát trong ruột lắm. Nhà tôi xưa hay luộc khoai lên rồi thái mỏng phơi giữa ngày nắng to để khô cứng thành "khoai deo". Để có khoai deo thì khoai nào cũng được hết; nhưng quý nhất vẫn là từ khoai tây. Giống khoai đặc biệt bởi ăn sống cũng ngọt mát như củ đậu (ngọt hơn củ đậu nhiều); luộc ăn chín càng ngọt bùi. Vị ngọt bùi của khoai tây làng Hòa Ninh có đẳng cấp hơn hẳn giống khoai lang Nhật bản hiên nay. Vào mùa hè, có khách xa đến thì đãi nồi canh khoai tây thái hình tăm nấu với tôm khô thì tuyệt ngon và độc đáo vô cùng. Các loại khoai khác không nấu được kiểu canh này. Quảng Bình nên loan báo khắp vùng để xem còn có ai còn gìn giữ được gống khoai tây này để phục hồi. Biết đâu có thể tìm được. Bài thơ của Bác Lê Phương gọi nhớ nhiều ký ức quý vô cùng về quê hương Quảng Hòa...
[góp ý]| Viết bởi nguyen van tho |08 Oct 2014, 14:18