Saturday, November 12, 2016

THÀNH ĐÔ * TỐ HỮU * TRUNG CỘNG

Wednesday, August 20, 2014

TÀI LIỆU MẬT THÀNH ĐÔ


Một số tài liệu về sự bán nước VN ác hại của Đảng CSVN...

* Thỏa Thuận Thành Đô ghê gớm thế nào cho sự tồn tại của đất nước VN?
* Một thiếu tướng VC yêu cầu Đảng CSVN tổng kết cuộc chiến 1979-1984 và công khai thỏa thuận Thành Đô
.



Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc


Hà Nội ngày 20 tháng 07 năm 2014

Kính gửi:
Đ/C Tổng Bí Thư BCHTƯ Đảng
Các đ/c Uỷ viên Bộ Chính Trị
Các đ/c Uỷ viên Ban Bí thư TƯ Đảng
Các đ/c ủy viên Trung ương Đảng khóa XI.

Tôi là: Lê Duy Mật – Thiếu tướng – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên, xin được nêu thắc mắc và kiến nghị như sau:

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 – 1984 cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu vô cùng đau thương trong lịch sử nước ta. Đây là cuộc chiến tương tự các cuộc chiến Bạch Đằng,Chi Lăng, Đống Đa, nhưng tại sao đã qua 30 năm mà cuộc chiến này vẫn không được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc cấp thiết trước mắt, Việc tổng kết này vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà đối tượng chiến đấu vẫn là một, khi mà quân xâm lựợc đang cận kề chứ không xa xôi như trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979 – 1984 ,chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn không được giải quyết ,mà chỉ có những lời hứa hẹn xuông.

Phải chăng có một nguyên nhân mà chúng tôi săp nêu lên sau đây.

Chúng ta đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay từ Trung Quốc gây ra, khiến cho nước ta sản xuất lẹt đẹt, lạc hậu, đã thế, họ lại còn có những lời sỉ nhục đôi với cả dân tộc ta :“Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”. Vậy mà, lãnh đạo ta không hề có một phản ứng nào!

Rồi khi bọn xấu trà trộn trong đám biểu tình được xúi giục phá phách gần 1000 nhà máy của Hàn Quốc, Đài Loan,Singapore,Trung Quốc, thì công an lúc đó làm ngơ , sau đó mới xuất hiện, chỉ xử lý qua loa và xin lỗi xin đền bù thiệt hại cho họ. Trong khi đó Tung Quốc đâm phá gần 30 tàu ,thuyền của chúng ta thì không quyết liệt đòi bồi thường, mà chỉ “nhẹ nhàng” lên án.

Khi có hiện tượng bất thường nho nhỏ về dân sự thì lập tức nửa đêm đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh bị gọi đến để nhận thư phản kháng, còn khi Trung Quốc gây hại cho ta thì chỉ có cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam đến gặp cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội để giao công hàm phản kháng.

Lạ lùng nhất là tỉnh ủy Quảng Đông mà lại ngang nhiên gửi công văn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phải thực hiện 16 việc phải làm. Một thái đọ trịch thượng ,coi thường nước ta rất vô lễ mà ta vẫn chịu đựng.

Trung Quốc tự tiện cho giàn khoan vào xâm nhập lãnh hải Việt Nam bất chấp mọi ý kiến phản đối của nhân dân ta và dư luận các nước lên án. Khi rút đi, họ tuyên bố là do họ đã xong việc. Trung Quốc làm như vậy mà ta vẫn khen Trung Quốc là bạn tốt, 16 chữ vàng và 4 tốt. Đến nỗi dư luận thế giới cũng phải ngạc nhiên về thái độ quá ư nhu nhược của chúng ta.

Ngạc nhiên hơn là Nhà nước đàn áp những người biểu tình chống xâm lược ở trong nước mà chỉ khuyến khích biểu tình ở nước ngoài.

Chẳng lẽ một dân tộc Việt Nam anh hùng đã ba lần chiến thắng Nguyên Mông, đã có Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, mà nay lại hèn kém như vậy sao! Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản Thỏa hiệp đó . 


Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh , như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông,Tây Tạng,Quảng Tây….

Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.” .(Hết trích) (1) .

Vì vậy, chúng tôi yêu cầu trong hội nghị TW này Bộ chính trị , Ban Bí thư cần công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô ,để chứng minh thực hư thế nào.Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như vậy thì rõ ràng là một bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước như là phản bội Tổ Quốc. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội nghị TƯ xem xét và ra tuyên bố phản bác bản thỏa hiệp đó ,chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và những người thực hiện sau này. Có như vậy Đảng ta mới thực sự là một Đảng chân chính, dám nhận khuyết điểm, dám công khai khuyết điểm như Bác Hồ đã nói: “Một Đảng mà không dám nhận khuyết điểm, công khai khuyết điểm là một Đảng hỏng”.

Theo điều lệ Đảng (điều 3 khoản 3), Đảng là của nhân dân lao động ,Đảng của toàn thể đảng viên vì vậy chúng tôi có quyền yêu cầu phải công khai các hoạt động của những người lãnh đạo để dân biết ,dân bàn,dân làm,dân kiểm tra như trong các Nghị quyết TƯ đã đề ra .

Trên đây là những kiến nghị tâm huyết và bức xúc của đảng viên.Tôi mong rằng :Bộ chính trị ,Ban bí thư nên tôn trọng ý kiến của các đảng viên cơ sở và thực hiện các việc nói trên .Tóm lại là:

1- Tổng kết cuộc chiến tranh chống quân xâm lược năm 1979 ,thực hiện chính sách qui tập mồ mả ghi công các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược cũng như bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trước đây của dân tộc ta, tổ chức kỷ niệm trọng thể hàng năm.

2- Công khai bản Thỏa hiệp Thành Đô tháng 9/1990 để toàn dân ,toàn Đảng biết được thực hư và ra tuyên bố để giải thích các hiện tượng tiêu cực . Thỏa hiệp Thành Đô là thứ ung nhọt đang di căn khắp cơ thể đất nước ta.

Nguy cơ mất nước đang là sự thật, mong các đồng chí có lương tâm ,vì sự nghiệp của tổ quốc mà thực hiện cho được. Nếu ở Hội nghị Trung ương X này không ra được bản tuyên bố thì yêu cầu đưa vào chương trình Đại hội Đảng bất thường hoặc Đại hội 12.
Chúng tôi chờ mong hồi đáp của các đồng chí.

Kính
Thiếu tướng Lê Duy Mật


 Thỏa thuận Thành Đô – bước lùi lịch sử thảm họa.

* Vương Trí Dũng.


Phát triển quan hệ không thù địch, hơn thế nữa còn phải thân thiện với các nước láng giềng, là một chính sách đúng đắn của mọi nhà nước yêu chuộng hòa bình công lý. Chính sách láng giềng thân thiện lại cần được ưu tiên hơn, khi láng giềng là một cường quốc. Bởi vậy, năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sau hơn một thập kỷ chiến tranh và xung đột biên giới là việc cần làm.

Thế nhưng cái cách mà Việt Nam tiến hành chính sách bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc thì thật không bình thường. Không chỉ như vậy, nội dung bình thường hóa quan hệ mà Việt nam cố gắng để đạt được, cụ thể hóa bằng Thỏa thuận Thành Đô (4/9/1990), là một nội dung bất lợi cho Việt Nam. Không chỉ bất lợi, mà ngày càng thêm thảm họa. Mức độ thảm họa tăng theo cấp số nhân cùng với thời gian mà chính những người tham gia đàm phán Thỏa thuận Thành Đô đã không lường trước được.

Hai mươi tư năm trôi qua kể từ ngày ký Thỏa thuận Thành Đô, hậu quả khôn lường của nó đối với Việt Nam nguy hiểm đến nỗi mà ai trong số họ còn sống, bề ngoài không dám thể hiện, hoặc cố viện dẫn hoàn cảnh để thanh minh bào chữa, nhưng trong sâu xa tâm khảm, đều cảm thấy hối tiếc.

BA SAI LẦM

1. Sự hoảng hốt lịch sử

Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho một số lãnh đạo Việt Nam hoảng hốt. Lo sợ sự sụp đổ thể chế, lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ đã đột ngột biến kẻ thù truyền kiếp – từng xâm lược Việt Nam năm 1979, liên tục đánh chiếm biên giới Việt Nam suốt trong thập kỷ 1980, và đã bị ghi vào Hiến pháp 1980 là kẻ thù – thành người “anh em” cùng phe xã hội chủ nghĩa. Đó là kết quả của Thỏa thuận Thành Đô ký ngày 4/9/1990 giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đại diện Việt Nam là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, có sự chứng kiến của Cố vấn Phạm Văn Đồng. Còn đại diện phía Trung Quốc là Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.

Việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là việc cần làm. Nhưng quá hốt hoảng trước sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã vội vã ký một thỏa thuận bất lợi cho Việt Nam nhằm bảo vệ chế độ, bất lợi đến nỗi mà chính cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần biểu lộ sự băn khoăn.

2. Ảo tưởng về chế độ


Sai lầm thứ hai là ảo tưởng về chế độ xã hội chủ nghĩa. Đáng lý ra sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và ở các nước Đông Âu phải là vấn đề lý luận nghiêm túc để các nhà lãnh đạo Việt Nam phân tích suy ngẫm. Rõ ràng chủ nghĩa xã hội đồng loạt sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu không phải do kẻ thù bên ngoài, mà do chính các nguyên nhân phát triển nội tại của mô hình chủ nghĩa xã hội. Qua thực tiễn tồn tại, không khó khăn để nhận ra rằng, mô hình chủ nghĩa xã hội chứa đựng những lỗi hệ thống mang tính nguyên tắc, quyết định sự sống còn của mô hình. Muốn sửa đổi các lỗi hệ thống đó thì phải thay đổi mô hình. Điều đó chứng tỏ các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ, tuy dày dạn kinh nghiệm kháng chiến chống ngoại xâm – mà thắng lợi giành được là do lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân quyết định – lại chưa để tâm cần thiết đến mặt nghiên cứu lý luận.

3. Nhầm lẫn về Trung Quốc

Nhưng sai lầm đáng buồn hơn cả là nhận thức không nhất quán về Trung Quốc. Trung Quốc công khai tham vọng xâm chiếm Việt Nam. Trung Quốc gây ra cho Việt Nam những tổn thất to lớn trong Hiệp định Genève. Trung Quốc phá hoại cản trở Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Bất chấp bao nhiêu năm “cùng phe xã hội chủ nghĩa”, từng “anh em bè bạn”, nhưng năm 1979 Trung Quốc đã ngang ngược mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam. Trong suốt 10 năm tiếp theo Trung Quốc liên tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Vô vàn cay đắng thâm thù từ Trung Quốc, làm sao mà các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ, trong thời khắc sụp đổ phe xã hội chủ nghĩa, lại có thể cả tin rằng ý thức hệ xã hội chủ nghĩa là phép màu hoàn lương được dòng máu bá quyền Tần Thủy Hoàng – Mao Trạch Đông, để Việt Nam và Trung Quốc lại là “anh em”, cùng chống kẻ thù ý thức hệ?

BỐN HẬU QUẢ THẢM HỌA

I. Lệ thuộc về chính trị


Thỏa thuận Thành Đô gây ra những hậu quả thảm họa to lớn mà chính những người ký Thỏa thuận đã không ngờ tới. Từ Thỏa thuận Thành Đô, Việt Nam mỗi ngày càng lệ thuộc chính trị hơn vào Trung Quốc. Trung Quốc tiến hành một chính sách bắt Việt Nam dần phụ thuộc chính trị rất thâm hiểm, tập trung trên mấy phương diện sau.

1. Gây ảnh hưởng về nhân sự lãnh đạo

Gây ảnh hưởng lên nhân sự lãnh đạo là nhân tố nguy hiểm số một trong chiến lược bắt Việt Nam lệ thuộc của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tìm mọi cách loại bỏ, vô hiệu hóa hay giảm ảnh hưởng của tất cả những ai không theo hoặc không ủng hộ Trung Quốc. Sự can thiệp vào công việc nhân sự lãnh đạo Việt Nam của Trung Quốc rất trực diện, thô bạo. Việc yêu cầu loại bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị trong Hội nghị Thành Đô là một ví dụ kinh điển. Đến thời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã không dám đưa ông Phạm Bình Minh (con trai của cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch) vào chức vụ Ngoại trưởng vì Trung Quốc không chấp nhận. Gần đây Lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng bị cuộc viếng thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường phủ bóng tối.

2. Gây ảnh hưởng về chính sách song phương và đối ngoại

 
Có được ảnh hưởng nhân sự, tổng hợp với các thế mạnh về kinh tế quốc phòng địa lý, và các mánh khóe thâm độc gian xảo, Trung Quốc gây áp lực lên các cuộc đàm phán song phương và chi phối lên quan hệ bang giao quốc tế của Việt Nam.

Việt Nam đã phải nhượng bộ cho Trung Quốc trong Hiệp định biên giới đất liền năm 1999, cũng như trong thỏa thuận phân chia đường biên giới trên biển năm 2000. Việt Nam không dám công khai ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mặc dù Việt Nam được lợi từ vụ kiện này. Việt Nam không thân mật đến mức liên minh với các nước lớn bởi e dè Trung Quốc. Việt Nam tuyên bố không liên minh với ai để chống nước thứ ba thực chất là để thanh minh với Trung Quốc.

3. Gây ảnh hưởng về kinh tế

Dùng ảnh hưởng về chính trị, dùng sức mạnh kinh tế, Trung Quốc quyết tâm giành thắng lợi trong đấu thầu các dự án kinh tế chủ chốt của Việt Nam và biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc.

Khi đã có được ảnh hưởng kinh tế, tiến đến lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam và gây áp lực lại về chính trị, bắt lệ thuộc về chính trị. Vòng xoay đó luân hồi kiềm tỏa Việt Nam, bắt Việt Nam không thể rời quỹ đạo xoay quanh Trung Quốc.


II. Lệ thuộc về kinh tế

Bị lệ thuộc chính trị, nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc toàn diện. Sự phụ thuộc toàn diện của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc thể hiện qua mấy điểm chủ chốt sau đây.

1. Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc

Từ các thiết bị máy móc cho đến hàng tiêu dùng, khắp nơi đâu đâu cũng tràn ngập hàng Trung Quốc. Cay đắng hơn đến các mặt hàng nông sản đời sống thường ngày nhỏ nhặt như quả trứng, trái cam, củ tỏi… mà Việt Nam tự sản xuất được thì nay cũng bị hàng Trung Quốc lấn át.

Để biến Việt Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa mạnh hơn nữa, Trung Quốc thúc đẩy mở cửa biên giới để hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam, đồng thời khuyến khích cho phép buôn lậu qua biên giới những mặt hàng có lợi cho Trung Quốc. Đi xa hơn, Trung Quốc thiết lập mạng lưới đại lý phân phối hàng hóa và đưa cả người Trung Quốc sang sinh sống bán hàng tại Việt Nam.

Việt Nam thực sự đã trở thành một thị trường thuộc địa hàng hóa của Trung Quốc. Trong quan hệ buôn bán hai chiều, Việt Nam còn kém vị thế một tỉnh của Trung Quốc. Bởi lẽ một tỉnh của Trung Quốc còn bán được thiết bị máy móc cho tỉnh khác của Trung Quốc, còn Việt Nam thì chỉ thuàn túy mua, mà không bán lại được cho Trung Quốc máy móc thiết bị công nghệ.

2. Trung Quốc thắng thầu hầu hết các dự án xương sống trụ cột của Việt Nam


Trong đấu thầu xây dựng các công trình kinh tế chủ chốt của Việt Nam, Trung Quốc là nước thắng thầu nhiều nhất. Trung Quốc tiến hành một chiến lược giản đơn với chủ trương chào thầu thấp để thắng thầu. Sau đó bằng mọi cách đội giá thầu lên, khiến cho chi phí xây dựng công trình đắt lên rất nhiều, đắt hơn cả giá chào thầu ban đầu của các đối tác khác.

Điều nguy hại hơn là, tuy giá thành rất đắt, nhưng Việt Nam lại bị phải sử dụng các thiết bị công nghệ lạc hậu, năng thuất thấp, chất lượng kém, độc hại cho con người và môi trường. Sản phẩm làm ra kém chất lượng, nhanh hư hỏng.

Tất cả các công trình mà nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng, không có công trình nào có chất lượng đảm bảo như của các nước hàng đầu G7, và tai họa hơn là hiệu quả kinh tế rất thấp.

3. Trung Quốc khai thác thu mua nhiều tài nguyên khoáng sản của Việt Nam 


Với chính sách “Dùng của người, để dành của nhà” Trung Quốc đã tiến hành chính sách thu mua khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản của các nước khi giá còn thấp, để dành tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc cho tương lai. Trung Quốc đã tập trung vào các nước chậm phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh.


Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc nên càng bị Trung Quốc tận thu hết công suất. Việt Nam không phải là nước có nhiều khoáng sản, nhưng tất cả những khoáng sản tiềm năng chủ chốt của Việt Nam đều bị Trung Quốc thâu tóm. Trung Quốc là khách hàng lớn của Việt Nam về than. Hai dự án lớn về bôxít ở Tây Nguyên cũng nhường thầu xây dựng trọn gói cho Trung Quốc, và sẽ bán nguyên liệu thô cho Trung Quốc. Dự án thép ở Vũng Áng cũng bị Trung Quốc mua lại. Riêng dầu khí ở Biển Đông, không hợp tác khai thác được,Trung Quốc trắng trợn mang giàn khoan dầu vào vùng biển Việt Nam để tự khai thác. Thâm hiểm ngang ngược đến thế là cùng.

4. Trung Quốc đầu tư kinh doanh hầu khắp các huyện tỉnh thành Việt Nam

 
Công nghệ lạc hậu, ô nhiễm độc hại, chất lượng tồi, giá thành rẻ, Trung Quốc ồ ạt đầu tư khắp các huyện tỉnh thành của Việt Nam. Đi xa hơn Trung Quốc lập các công ty, cửa hàng đại lý thương mại khắp nơi nơi, tạo nên các làng phố người Hoa khắp cả nước Việt Nam. Bằng cách này Trung Quốc đã hình thành một mạng lưới kinh tế riêng của Trung Quốc trên lãnh thổ của Việt Nam, cả hàng hóa lẫn con người.

III. An ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng

Chưa bao giờ an ninh của Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa như bậy giờ. Có thể lược nêu một số hiểm họa an ninh quốc gia sau đây.


1. Đội quân người Hoa trên lãnh thổ Việt Nam
 
Trung Quốc đã rất thành công trong việc đưa người lao động đến khắp sơn cùng thủy tận của Việt Nam, lấy vợ đẻ con, lập nên nhan nhản các làng phố người Hoa. Đây là mối hiểm họa bậc nhất cho an ninh quốc gia.

2. Mạng lưới gián điệp dày đặc

Với làng phố người Hoa khắp mọi nơi, với sự thâu tóm các công trình yết hầu kinh tế, mạng lưới gián điệp là ưu thế đặc biệt của Trung Quốc không chỉ trong chiến tranh mà trong mọi đối phó ứng xử với Việt Nam.

3. Nguy cơ bị đánh sập nền kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc vào Trung Quốc. Các công trình do Trung Quốc đầu tư cũng như do Trung Quốc thắng thầu xây dựng đều tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Nền kinh tế Việt Nam có nguy cơ bị tê liệt toàn bộ khi xung đột với Trung Quốc xẩy ra.

4. Các cơ sở quốc phòng của Trung Quốc trên đất Việt Nam

Dưới danh nghĩa đầu tư, kinh doanh và nhà thầu, Trung Quốc có thể bí mật xây dựng những công trình quân sự, cài đặt những thiết bị phá hủy khắp mọi nơi trên đất Việt Nam. Các vật tư thiết bị Trung Quốc bán cho các công ty Mỹ đã từng bị Mỹ phát hiện về những chip gián điệp, thì tất cả những điều đã nêu là hoàn toàn thực tế.

Chẳng hạn, tử huyệt xung yếu như Đèo Ngang với chiều dài Đông Tây khoảng 50Km đã bị Trung Quốc án ngự bằng dự án cảng Vũng Áng trong 70 năm. Trước đây cố Tổng bí thư Lê Duẩn từng nhận định vùngThanh Nghệ Tĩnh là căn cứ địa khi Trung Quốc huy động 2 triệu quân tấn công Việt Nam từ phía Bắc. Nhưng bây giờ với cảng Vũng Áng và rừng phía Lào đã được Trung Quốc thuê lâu dài, thì việc chia cắt Việt Nam tại Đèo Ngang, nếu không đề phòng trước, đối với Trung Quốc có thể là dễ như “trở bàn tay”. Điều tương tự cũng có thể xẩy ra ở Tây Nguyên khi Trung Quốc tham gia khai thác bôxít và rừng Campuchia giáp biên giới Việt Nam đã được Trung Quốc thuê đến 99 năm.

Phải một lần nữa nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ an ninh của Việt Nam lại mong manh đến vậy từ mối đe dọa Trung Quốc.

VI. Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm 

 
Bị lệ thuộc về chính trị và kinh tế thì độc lập Dân tộc bị đe dọa là điều đương nhiên. Không chỉ thế, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã bị xâm phạm. Thực tế cho thấy Việt Nam đã phải nhân nhượng cho Trung Quốc một phần lãnh thổ trên đất liền trong Hiệp ước biên giới Việt –Trung năm 1999. Trong Hiệp ước phân định ranh giới Vịnh Bắc Bộ năm 2000, Việt Nam cũng phải nhường lại cho Trung Quốc một phần lãnh hải so với Công ước Pháp –Thanh năm 1887.

Việc Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 và tàu chiến vào sâu lãnh hải Việt Nam và đang xây sân bay ở đảo Gạc Ma cũng là hệ quả của Thỏa thuận Thành Đô. Dã tâm xâm lược Biển Đông của Trung Quốc là công khai ngang ngược trắng trợn. Phải khởi kiện Trung Quốc ngay ra Tòa án quốc tế, dựa vào sự ủng hộ quốc tế để vạch mặt và làm chùn bước chân xâm lược của Trung Quốc. Nếu không hành động cương quyết, lãnh hải sẽ bị Trung Quốc lấn chiếm thêm nữa.

Thỏa thuận Thành Đô, đúng như cố Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã nhận xét: Một thời kỳ Bắc Thuộc mới rất nguy hiểm.



NĂM BIỆN PHÁP GIẢI THOÁT

 

I. Từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô


 
Lịch sử nhắc đến Nỏ thần và sơ đồ Loa thành mà Trọng Thủy có được. Lịch sử nhắc đến Hiệp ước cắt ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp. Lịch sử sẽ nhắc đến Thỏa thuận Thành Đô. Đó là điều chắc chắn.


Bởi vậy, muốn giảm bớt hậu quả tai hại của Thỏa thuận Thành Đô trước lịch sử, thì điều cần làm là từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô. Thực ra vấn đề cứu vớt sai lầm cho những người đã ký Thỏa thuận Thành Đô chỉ là vấn đề thứ yếu. Điều quan trọng nhất chính là từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô để cởi trói cho Dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Thoát Trung là cơ hội lịch sử và là vấn đề hệ trọng nhất hiện nay, bởi nó liên quan đến độc lập của Dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

II. Xóa bỏ tư duy tương đồng thể chế


 
Hiện nay một số người Việt Nam, và ngay cả một số tướng lĩnh, vẫn cho rằng Việt Nam và Trung Quốc là cùng thể chế xã hội chủ nghĩa, cùng tương đồng ý thức hệ. Và bởi vậy Trung Quốc sẽ thân tình ưu ái với Việt Nam, Việt Nam với Trung Quốc là cùng một phe. Đây là một điều lầm tưởng vô cùng nguy hiểm.

Bản thân Trung Quốc đã tự xưng là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Cái gọi là chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc hoàn toàn khác biệt với các nước khác. Chủ nghĩa Marx hay bất cứ học thuyết bất kỳ nào khác được lãnh đạo Trung Quốc vận dụng đều bị “Hán hóa” hoàn toàn. Chủ nghĩa Đại Hán là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của lãnh đạo Trung Quốc, dù có được trá hình dưới bất cứ vỏ bọc nào.

Việc Việt Nam và Trung Quốc đều do độc đảng lãnh đạo không có nghĩa là Việt Nam và Trung Quốc là anh em, là cùng chung mục đích lý tưởng. Mục đích của Trung Quốc là bá chủ thế giới, bành trướng quyền lực và lãnh thổ, là chiếm được càng nhiều lãnh thổ của Việt Nam càng tốt, và bắt Việt Nam phải hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc. Mục đích này đã được Mao Trạch Đông trắng trợn công khai tuyên bố với cố Tổng bí thư Lê Duẩn, và được giới lãnh đạo Trung Quốc tiến hành không khoan nhượng ngày càng hung tợn hơn trong suốt mấy chục năm qua.

Không có tương đồng thể chế, không có tương đồng ý thức hệ, không phải cùng một phe. Việt Nam là miếng mồi của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Lời phát biểu tại Philippines ngày 21/5/2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông lệ thuộc nào đó” phải biến thành hành động. Một trong những hành động thực tế là xóa bỏ tư duy đồng thể chế cùng phe với Trung Quốc để thoát khỏi sự kiềm tỏa của Trung Quốc.


III. Đặt quyền lợi Dân tộc trên quyền lợi của thể chế


 
Ngay cả cố Tổng bí thư Lê Duẩn, người hiểu âm mưu xâm lược thâm độc của lãnh đạo Trung Quốc, buộc phải cương quyết chống lãnh đạo Trung Quốc, vẫn đã có lúc nghĩ rằng, khi chủ nghĩa xã hội thành công trên toàn thế giới, thì mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ mất đi.

Chủ nghĩa xã hội sẽ không bao giờ thành công trên toàn thế giới. Chủ nghĩa xã hội, mặc dù trên lý thuyết chứa đựng những ý tưởng cao đẹp, nhưng trên thực tiễn tồn tại, là một mô hình què quặt không khoa học. Bởi vậy, vừa mới ra đời chưa lâu, chủ nghĩa xã hội đã bị tiến trình phát triển của xã hội loài người đào thải. Chủ nghĩa xã hội bị đào thải ngay ở nước Nga, nơi đã sinh ra mô hình chủ nghĩa xã hội, sau 74 năm. Chủ nghĩa xã hội bị đào thải ở Đông Âu sau 40 năm.

Đối với một nước, mô hình chủ nghĩa xã hội có tồn tại trong một thời gian nào đó, thì đấy chỉ là vấn đề tồn tại của một thể chế, một mô hình nhà nước. Một thể chế chỉ là một khoảng thời gian ngắn so với lịch sử phát triển của một Dân tộc. Thay đổi thể chế chỉ liên quan đến thay đổi chính sách, đường lối và quyền lợi của một bộ phận thuộc Dân tộc. Không nhóm người này lên cầm quyền thì sẽ có nhóm người khác lên nắm quyền. Nhưng tất cả họ đều thuộc một đất nước. Khi đề cập đến thể chế là nói đến vấn đề nội bộ. Còn khi nói đến độc lập Dân tộc, chủ quyền lãnh thổ là đề cập đến mối quan hệ với các nước khác. Bởi vậy không thể đặt quyền lợi của thể chế trên quyền lợi Dân tộc.

Từ đó suy ra: Bất cứ điều gì có lợi cho thể chế mà không có lợi cho Dân tộc thì dứt khoát không làm. Điều gì có lợi cho Dân tộc nhưng không có lợi cho thể chế thì cũng cứ làm.

Dân tộc trường tồn hơn thể chế. Nhắc đến Dân tộc trên bình diện quốc tế là đề cập đến vấn đề quan hệ Quốc gia. Bởi vậy, bất luận có chủ nghĩa xã hội hay không, mối đe dọa từ Trung Quốc không bao giờ triệt tiêu, chí ít là cho đến khi triệt tiêu phạm trù Dân tộc.

VI. Cách mạng thể chế


Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói đến phải Đổi mới thể chế trong thông điệp 2014. Đổi mới hoàn toàn thể chế tức là đã Cách mạng thể chế. Một thể chế mới văn minh dân chủ tiến bộ sẽ có nội dung hoàn toàn khác biệt với thể chế Trung Quốc hiện hành, và tự nó là một phép thoát Trung màu nhiệm hiệu quả nhất.


Việt Nam cần Đổi mới thể chế nhanh, vì bản thân nhân dân Trung Quốc cũng muốn Thay đổi thể chế, và dứt khoát nhân dân Trung Quốc sẽ làm được điều đó. Vấn đề chỉ ở thời gian. Việt Nam cần thoát Trung trước khi Trung “thoát Việt”.

V. Hòa nhập thế giới dân chủ văn minh


 
Xây dựng một nhà nước dân chủ văn minh, hòa nhập với thế giới dân chủ văn minh hiện đại là biện pháp tốt nhất để bảo đảm nền độc lập của Dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

Một mình một đường không giống ai, không phải là sáng tạo độc đáo, mà là tự tụt hậu yếu nghèo, tự cô lập chính mình. Mà đã nghèo khó thì sẽ bị ức hiếp phụ thuộc, sẽ mất đi độc lập Dân tộc và không có khả năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.

Khăng khăng duy trì một thể chế lạc lõng để bảo toàn quyền lực, làm đất nước bị tụt hậu yếu nghèo, sẽ có tội trước Dân tộc, có lỗi với cháu con, và sẽ không tránh được sự phán xét khắc nghiệt của hậu thế.

Một nhà nước Việt Nam dân chủ văn minh sẽ cho phép xây dựng được một nước Việt Nam thực sự giàu có hùng cường – nhân tố quyết định sự thắng lợi trong nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc. Một nhà nước Việt Nam dân chủ văn minh sẽ huy động tổng hợp được sự đồng lòng nhất trí của toàn dân, tạo nên sức mạnh vô địch trước mọi kẻ thù.



Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có, lời của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo còn sang sảng núi sông. Chắc chắn những Hào kiệt mới sẽ xuất hiện để từ bỏ Thỏa thuận Thành Đô, Cách mạnh thể chế, và đưa Đất nước hòa nhập với thế giới văn minh dân chủ hiện đại
V. T. D.

Tuesday, August 19, 2014

TỐ HỮU VÀ STALIN

 

Một ngày trong trại lao cải thời Xô Viết
Cập nhật: 16:34 GMT - thứ ba, 20 tháng 11, 2012
Cuốn Một ngày trong đời Ivan Denisovich
Một ngày trong Đời Ivan Denisovicht của Solzhenitsyn là một trong những tác phẩm nổi bật nhất thế kỷ 20

Một ngày trong Đời Ivan Denisovich, tiểu thuyết kinh điển của Solzhenitsyn, được xuất bản vào tháng này 50 năm trước. Câu chuyện ngắn gọn đơn giản kể về người tù cố gắng sống sót trong Gulag – hệ thống trại cải tạo của Liên Xô – nay được coi là một trong những cuốn sách nổi bật nhất thế kỷ 20.
Trời vẫn tối, dù một luồng sáng màu xanh lá đã bừng lên ở phía đông. Làn gió mảnh, gian trá lén lút tiến về cùng hướng. Chẳng có khoảnh khắc nào tồi tệ hơn lúc anh phải có mặt để xếp hàng trong đoàn người đi lao động buổi sáng. Trong bóng tối, trong cái lạnh cứng người, mang theo bụng rỗng và cả ngày đang chờ phía trước. Anh mất đi sức mạnh phát ngôn...
Tháng 11/1962, cuốn truyện đã làm rung chuyển cả đất nước Xô Viết.
Alexander Solzhenitsyn miêu tả một ngày trong đời của tù nhân Ivan Denisovich Shukhov.
Nhân vật là hư cấu. Nhưng có cả triệu người như ông ta – những người dân vô tội, cũng như chính tác giả, từng bị đẩy tới Gulag trong làn sóng kinh hoàng thời Joseph Stalin.

Gulag

  • Tên Gulag xuất phát từ chữ viết tắt của Tổng cục Lao Cải Liên Xô
  • Khoảng 14 triệu người từng bị giam trong các trại này giai đoạn 1929 - 1953. Trong đó có 1.6 triệu người chết trong trại
  • Các trại Gulag bắt đầu đóng cửa sau cái chết của Stalin năm 1953, chính thức chấm dứt năm 1960
Kiểm duyệt và nỗi sợ hãi đã cản trở sự thật về những khu trại này tới được công chúng, riêng quyển này vẫn được in. Liên Xô không bao giờ trở lại được như xưa.
“Chúng tôi hoàn toàn bị tách biệt khỏi thông tin, và ông ta bắt đầu làm chúng tôi mở mắt,” nhà văn, nhà báo Vitaly Korotich nhớ lại.
Cuộc sống trong trại từng là những điều “chẳng dám nghĩ tới”, ông nói. “Tôi đọc đi đọc lại cuốn sách và tôi chỉ nghĩ tới một điều đơn giản là ông ấy dũng cảm làm sao. Chúng tôi có rất nhiều nhà văn nhưng chưa từng có người nào dũng cảm thế.”
Chính là lãnh đạo Xô Viết Nikita Khrushchev đã phê chuẩn cho xuất bản tiểu thuyết của Solzhenitsyn, khoảng một thập niên sau cái chết của Stalin.
Ông ta nghĩ rằng, cho phép cuốn sách về Gulag ra đời sẽ giúp hạ bệ sự tôn sùng Stalin. Nhưng chuyện không chỉ dừng ở đó.
“Sau khi xuất bản, không gì có thể kìm hãm được nó,” Korotich kể lại. “Chúng tôi ngay lập tức nhận được bao nhiêu tài liệu bị cấm xuất bản. Nhiều người từng trong tù bắt đầu nhớ lại thời kỳ đó.
“Lúc đó không phải là thời của máy tính và máy in. Sách được in trên giấy cuốn thuốc lá, là cách duy nhất để in được số lượng lớn. Xô Viết bị phá hủy bởi thông tin, và chỉ một thông tin. Và làn sóng này bắt đầu từ cuốn Một ngày của Solzhenitsyn.”

Tom Courtenay played Ivan Denisovich in a 1970 film adaptation
Tom Courtenay đóng vai chính Ivan Denisovich trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết năm
Theo tài liệu của ông ta thì Shukhov phải vào đây vì âm mưu phản quốc. Ông ta đã thú nhận trong một cuộc điều tra – phải, ông ta đã đầu hàng để phản bội lại đất nước và quay về từ trại tù chiến tranh để thực hiện nhiệm vụ tình báo cho Đức. Nhiệm vụ này là gì, cả Shukhov lẫn người thẩm tra ông ta cũng chẳng tưởng tượng được. Họ để ngỏ nó ở đấy – chỉ là “một nhiệm vụ”. Các cậu trai của công tác phản gián đánh ông rã người. Lựa chọn cũng đơn giản: đừng ký và mặc áo khoác gỗ, hay là ký và sống lâu hơn được chút đỉnh...
Các nhà theo học thuyết cộng sản chủ nghĩa cố ẻm đi vụ này. Nikita Khrushchev bị phế truất, các hoạt động phô bày tội ác của Stalin bị ngừng, và đến năm 1974 Solzhenitsyn bị bắt và trục xuất.
Nhưng điều đó cũng không cứu được Liên Xô. Một khi Liên Xô tan rã, toàn bộ tội ác của Stalin trở nên rõ ràng.
Bên rìa Moscow, Anatoly Mordashev chỉ cho tôi thấy 13 nấm mộ tập thể trải dài khoảng một cây số trên cánh đồng.
Từng phục vụ xuất sắc ở Hồng binh trong Thế
chiến II

 Bị kết án tám năm lao động năm 1945 do viết chỉ trích về Stalin
Một số tác phẩm khác gồm có Cancer Ward and The Gulag Archipelago, ba tập truyện không hư cấu
Giải Nobel văn chương năm 1970
Tước quyền công dân Xô Viết và bị trục xuất năm 1974
Sống ở Hoa Kỳ tới năm 1994 rồi trở lại Nga từ đó

Alexander Solzhenitsyn 1918 - 2008

Điều xảy ra ở đây, trường bắn Butovo, được giữ bí mật trong suốt hơn nửa thế kỷ.
Giữa tháng 8/1937 và tháng 10/1938, 20.760 phạm nhân bị chuyển tới đây và bị cảnh sát mật của Stalin tử hình. Người dân sống xung quanh được trả lời về tiếng súng nổ là do người ta tập bắn.
Những người bỏ mạng ở đây là công nhân và nông dân Xô Viết, là nhà khoa học và dân chơi thể thao, là kỹ sư và nhân viên văn phòng. Họ bị tuyên là kẻ thù của nhân dân.
Mà đây chỉ là một trong số rất nhiều cánh đồng chết của kỷ nguyên Stalin trải trên khắp Liên Xô.
Mordashev nói với tôi, bây giờ thì nước Nga đã biết sự thật, họ sẽ không bao giờ làm ngơ với những gì đã xảy ra.Nhưng nước Nga bắt đầu quên rồi.
"Ở cấp quốc gia, không ai từng tuyên bố cộng sản chủ nghĩa là tội ác, hay Stalin là kẻ bạo ngược khơi dậy chiến tranh trong chính nhân dân của mình."
Natalya Dmitrievna, vợ tác giả Solzhenitsyn
Tôi tới thăm trường học ở Moscow và nói chuyện với vài học sinh tầm 16 tuổi. Chúng vẫn chưa được học về Stalin trên lớp.
Cuốn Một ngày trong Đời Ivan Denisovich nằm trong chương trình giảng dạy của trường, nhưng chỉ có ba trong số 21 học sinh từng đọc. Vậy chúng biết gì về Stalin?
“Tôi cũng không thể nói là mình có thích ông ta hay không vì tôi không biết nhiều,” một học sinh thừa nhận.
“Ở thời Stalin, mọi người chắc chắn là khi học xong đại học thì sẽ tìm được việc làm và họ có thể sống được,” đứa khác nói. “Nhưng thời này thì mọi người còn chẳng chắc được việc đó, họ còn không biết là mình có được đi làm hay không.”
Học sinh thứ ba nói với tôi: “Tôi khá chắc là Stalin thực sự muốn đưa Liên Xô thành quốc gia lớn, có ảnh hưởng mạnh tới tất cả mọi người. Ông là hình tượng vĩ đại. Nhưng màu sắc cá tính của ông thì khá đen tối.”
Trong cuộc trò chuyện của tôi với mấy học sinh, cảm giác như chúng tôi đang bàn luận về một nhân vật lịch sử xa xôi nào đó, tách biệt hẳn hiện tại cả nhiều thế kỷ - một lãnh đạo như Oliver Cromwell hay Ivan Bạo chúa chẳng hạn. Nhưng Stalin chỉ qua đời chưa đầy 60 năm trước.
Theo cuộc khảo sát gần đây, 48% người Nga ngày nay tin rằng Stalin có ảnh hưởng tích cực tới đất nước. Chỉ có 22% cho là tiêu cực.
 
Thánh giá đặt ở trường bắn Butovo nơi tù nhân bị tử hình


Người vợ góa của Solzhenitsyn, Natalya Dmitrievna, trách các lãnh đạo thời hiện đại của Nga, trong đó có Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin, thất bại trong việc đưa đất nước đối diện với quá khứ.
“Họ chẳng có hoạt động phô bày tội ác thời Stalin,” bà nói với tôi. “Ở cấp quốc gia, không ai từng tuyên bố cộng sản chủ nghĩa là tội ác, hay Stalin là kẻ bạo ngược khơi dậy chiến tranh trong chính nhân dân của mình. Giờ đã quá muộn cho tất cả các ngôn từ,” bà nói.
“Toàn bộ Đông Âu thời hậu Liên Xô cố gắng kết thúc bằng cách sống cộng sản, ở Ba Lan, ở Đức, ở khắp nơi,” Korotich nhớ lại.
“Ở đây thì không. Chúng tôi cần có Nuremberg như từng xảy ra ở Đức. Nhưng chúng tôi chưa từng có nó. Và cho tới khi chúng tôi bàn về các vấn đề chủ nghĩa cộng sản ở cấp độ mà Solzhenitsyn khởi đầu từ 50 năm trước, chúng tôi sẽ vẫn sống ở đất nước bán-Xô Viết này, cố gắng hòa nhập với nhân loại, nhưng lại sợ lộ thông tin về lịch sử của chính mình.

Chia rẽ trên quê hương Stalin và Hitler

Cập nhật: 13:18 GMT - thứ hai, 11 tháng 3, 2013
Adolf Hitler và Joseph Stalin
Hai thành phố quê hương của Joseph Stalin và Adolf Hitler đang bị chia rẽ do bàn cãi về cách xử lý di sản của hai nhà độc tài đã khiến hàng triệu người phải chết.
Khó có thể tưởng tượng có nơi nào khác nhau như thị trấn Gori ở Georgia và Braunau am Inn ở Áo.
Gori với các khối nhà theo kiểu kiến trúc đặc thời Xô Viết, nằm dưới chân dãy núi Caucasus.
Vẫn có thể thấy những vết sẹo của cuộc chiến từ năm 2008 giữa Gieorgia và Nga, khi quân đội Nga tiến vào thị trấn.
Nơi đây còn nghèo. Thậm chí vào mùa đông, những người đã về hưu vẫn phải cố kiếm chút tiền bằng cách giúp mọi người đậu xe.
Braunau thì khác hẳn, là một thị trấn Áo bé nhỏ sung túc, với khu vực trung tâm vẫn giữ được kiến trúc thời trung cổ.
Qua cầu bắc ngang sông Inn, gần với quảng trường chính, là bạn sẽ thấy mình đang ở vùng Bavaria, Đức – một trong những vùng giàu có nhất châu Âu.
Nhưng cả hai thị trấn trên có một điểm chung – cùng được biết đến do những cậu trai tai tiếng của mình.
Adolf Hitler sinh ra ở Braunau năm 1889. Joseph Stalin được sinh ở Gori thập niên trước đó.
"Nhiều người dân ở đây sẽ rất giận nếu anh so sánh Stalin với Hitler,” một người Georgia nói với tôi.
“Với họ, ông ta là anh hùng địa phương, một cậu bé người Georgia chiến thắng Thế chiến II và làm thay đổi thế giới. Nhưng với người khác – đặc biệt là người phương Tây – họ ghét ông ấy như một tên độc tài khát máu, kiềm giữ độc lập của người Georgia.”
“Tôi không định đánh đồng hai người này,” tôi trả lời. “Tôi chỉ tò mò muốn biết mỗi thị trấn xử lý thế nào với di sản của hai ông này.”
Ở Gori, cơn giận với Stalin đã làm thay đổi bộ mặt của thị trấn.
Từ nhiều năm, đại lộ chính tên Stalin, vẫn bị chiếm cứ bởi bức tượng Stalin khổng lồ.
Nhưng từ năm 2010, chính phủ thân phương Tây của Mikhail Saakashvili cho gỡ bỏ bức tượng, làm nhiều người ở Gori không đồng tình.
Tượng Stalin ở quảng trường chính của Gori bị gỡ xuống hồi năm 2010
“Tôi vẫn thường đạp xe quanh bức tượng đó hồi còn nhỏ,” Lella, 39 tuổi, vừa rót trà vừa nói với tôi.
Cô chỉ cho tôi tấm ảnh chụp bức tượng từ những năm 50, mà bây giờ cô giữ trong điện thoại. “Chúng tôi cần có lại nó,” cô nói. Và mong ước của cô có lẽ sắp thành hiện thực – một phần do chính trị thay đổi ở Georgia.
Năm ngoái, đảng của Saakashvili thất bại trong cuộc bầu cử nghị viện trước đảng liên minh Georgian Dream, mong muốn cải thiện mối quan hệ với Nga.
Vài tuần trước, ở hội đồng thị trấn Gori, giờ do đảng Georgian Dream lãnh đạo, đã dành ra hẳn một quỹ riêng để dựng lại tượng Stalin.
Tượng sẽ không được về trên đường Stalin, nhưng sẽ được dựng ở địa điểm thu hút khách du lịch của thị trấn, bảo tàng Stalin, nơi tôn thờ nhà độc tài và vẫn được giữ nguyên kể từ khi được xây năm 1957.
Ở Braunau, có một phố mang tên Hitler là không thể tưởng tượng nổi.
Tòa nhà cũ xây từ thế kỷ 17 nơi ông sinh ra, không hề được ghi dấu.
Tất cả những gì liên quan tới Hitler là một hòn đá trên vỉa hè, khắc chữ “Chủ nghĩa Phát xít, không bao giờ nữa. Tưởng nhớ hàng triệu người đã chết.”
Tên Hitler thậm chí còn không xuất hiện.
Ngôi nhà ở Braunau nơi Hitler sinh ra và sống ba năm đầu đời
“Chúng tôi tính sẽ treo cái biển nhỏ ở tòa nhà – chỉ để đánh dấu một sự kiện lịch sử,” một quan chức thị trấn nói với tôi. “Nhưng chủ nhà không cho phép.”
Ông hạ giọng, “bà ấy khó tính lắm”, “và cũng vì chủ đề là Hitler nữa.”
Thị trấn Braunau bị chia rẽ bởi nhóm người cho rằng Hitler cần được bàn đến một cách cởi mở, và nhóm người muốn vấn đề này chìm vào quên lãng.
“Chúng tôi không có tội chỉ vì Hitler sinh ra ở đây,” một người đàn ông nói với tôi. “Chúng tôi không cần phải cảm thấy đáng tiếc cho thị trấn.”
Nhưng Florian, nhà sử học địa phương, không đồng ý. “Kể cả Hitler chỉ sống đúng ba năm ở đây, Braunau cũng đã bị nhiễm độc,” ông nói. “Chúng ta phải lên tiếng để chống lại chủ nghĩa Phát xít.”
Trong thời Đức Quốc xã, quân phát xít mua lại ngôi nhà từ gia đình họ Pommer.

"Ở Braunau, di sản của Hitler bị giấu kín, trong khi đó ở Gori, Stalin lại được phô trương. Phản ứng thật khác nhau đối với loại di sản khó định này."
Sau chiến tranh, gia đình Pommer mua lại nó.
Từ thập niên 70, Bộ Nội vụ Áo thuê nhà từ người chủ hiện nay, bà Gerlinde Pommer, để tránh cho các nhóm tân Phát xít dùng làm nơi thờ tụng.
Đến năm 2011, ngôi nhà được dùng làm trung tâm chăm sóc ban ngày cho người khuyết tật.
Nhưng sau đó họ phải dọn ra ngoài vì bà Pommer không đồng ý cho sửa mới.
Cuộc tranh luận sôi nổi về việc làm sao xử lý di sản của Hitler nổ thành tranh cãi giận dữ.
Một số người muốn biến ngôi nhà thành trung tâm thông tin để đối diện với quá khứ phát xít.
Những người khác nói nên dùng thành khu căn hộ, hoặc trung tâm giáo dục cho người trưởng thành.
Một chính trị gia cánh cực hữu nói nơi này nên trở thành phòng khám, thành phòng sản khoa.
Một dân biểu người Nga thậm chí còn gợi ý cho nổ phá tòa nhà.
Khi tôi gọi điện cho luật sư của bà Pommer để xin ý kiến, thư ký dập máy ngay trước mũi tôi.
Ở Braunau, di sản của Hitler bị giấu kín, trong khi đó ở Gori, Stalin lại được phô trương. Phản ứng thật khác nhau đối với loại di sản khó định này.
Khi tôi hỏi một người đàn ông ở Braunau, cách nào tốt hơn, ông nhún vai. “Dù cách nào đi nữa thì vẫn sẽ nhận phải chỉ trích,” ông nói, “nhưng thường vẫn tốt hơn khi nói về nó.”
 
 Để hiểu thêm Tố Hữu
Cập nhật: 11:28 GMT - thứ ba, 19 tháng 8, 2014

Không chỉ có Tố Hữu mà nhiều nhà văn
 miền Bắc cũng từng khóc Stalin
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.
Về thơ: Chế Lan Viên có Stalin không chết, mở đầu bằng mấy câu
Stalin mất rồi
Đồng chí Stalin đã mất!
Thế giới không cha nặng tiếng thở dài
Ở đoạn dưới:

Mẹ hiền ta ơi
Em bé ta ơi
Đồng chí Stalin không bao giờ chết
…Triệu triệu mẹ già em dại
Đều là súng Stalin để lại
Giữ lấy hòa bình thế giới
Tiếng nổ ca vang dội thấu mặt trời

Trước bài Đời đời nhớ Ông của Tố Hữu là bài Nhớ đồng chí Stalin của Huy Cận. Tiếp đó các bài của Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Chấn.
Xuân Diệu có bài Thương tiếc Đại nguyên soái Stalin:
Nghe tin mất mới thấy lòng quyến luyến
Từ bao lâu yêu Người tận tủy xương
Tiếng khóc đây là tất cả can trường
Thấy Người thật là bát cơm miếng bánh
Người gắn với chúng con trong vận mệnh

Về phần văn xuôi: Phan Khôi có bài Một vị học giả mác-xít thiên tài. Trước khi viết kỹ về cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề ngôn ngữ, Phan Khôi có đoạn dạo đầu ngắn:
Đối với cái chết của Đại nguyên soái Stalin, vấn đề đề ra trước mắt những người đang sống là: Chúng ta phải học tập Stalin, học tập đạo đức cách mạng và trí tuệ của ông, được cả càng hay, không thì được phần nào cũng hay phần ấy, đó là một đảm bảo vững chắc cho cuộc thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, của Chủ nghĩa tân dân chủ.
Lê Đạt thì xuất hiện như một phóng viên, ghi lại không khí một nhà máy trong rừng khi nghe tin Stalin mất. Bài viết khoảng 3.000 chữ này kể chuyện cái chết của Stalin đã gợi lên niềm xúc động to lớn, từ đó đánh thức tinh thần lao động sáng tạo của cả một tập thể công nhân gang thép.
Xin phép mở một dấu ngoặc. Ngoài các bài Liễu, Bài thơ tình ở Hàng Châu, Tế Hanh còn có bài thơ ngắn sau đây, viết trong đợt thăm Trung Quốc 1962. Tôi vẫn thường nhẩm lại mỗi khi nhớ tới đời sống tinh thần của chúng tôi những năm 1965 về trước.
Hồ Nam xe chạy không dừng bước
Dãy núi cao liền dãy núi cao
Quê hương lãnh tụ mây thêu nắng
Thấy mặt trời lên nhớ bác Mao
Tôi muốn thầm nói với Tế Hanh: Anh không việc gì phải xấu hổ cả. Hồi ấy, bao nhiêu người nghĩ thế, chứ đâu phải riêng anh!

Nhà thơ bơ vơ

Trở lại chuyện Tố Hữu. Nếu có ai hỏi tôi thích bài nào của Tố Hữu nhất, tôi sẽ nói rằng đó là cụm mấy bài ông làm hồi đi tù, in trong phần Xiềng xích của tập Từ ấy.
Bài Nhớ đồng
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
Bài Tiếng hát đi đầy
Hỡi những anh đầu đi trước đó
Biết chăng còn lắm bạn đi đầy


Từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Tố 
Hữu là nhà thơ có nhiều sách
viết về ông nhất ở Việt Nam
Những bài thơ này có cái giọng mà sau này không bao giờ Tố Hữu có nữa. Nhà thơ bơ vơ trong cảnh đơn độc ở núi rừng. Phải làm thơ, phải lấy thơ để tự khẳng định, thơ cất lên không để cho ai mà trước tiên để cho mình.
Sinh thời, Tố Hữu hay nói, đại ý hãy coi ông là nhà cách mạng, sau đó mới là nhà thơ. Như thế tức là ông cũng đã biết chỗ đứng của mình trong lịch sử.
Có điều không phải luôn luôn người ta làm được đúng như những điều người ta tự xác định. Là một người hết sức nhạy cảm và sẵn có cả chất mệ của quê hương, ông thừa biết nhiều khi dân văn nghệ ca ngợi thơ ông vì ông là quan chức phụ trách người ta, nắm sinh mệnh của người ta. Song nếu đủ sáng suốt để từ chối những lời nịnh bợ thường trực thì ông đã không còn là ông nữa. Lẽ đời là vậy, lúc được được quá cái đáng được, thì lúc mất cũng mất quá cái đáng mất. Nhưng về phần chúng ta, mỗi lần đả động đến ông, tôi nghĩ nên phân biệt đang nói về ông như một quan chức cao cấp hay nói về ông như một nhà thơ.

Ngược điều mình nghĩ

Khoảng năm 1973, Hà Nội có một triển lãm điêu khắc với ngôn ngữ khá hiện đại của Nguyễn Hải và Lê Công Thành. Chính Tố Hữu cũng rất thích - sang Hội nhà văn nghe ngóng về. Nguyễn Khải báo cho tôi biết tin vui đó. Nhưng rồi hóa ra chúng tôi mừng hụt. Mấy vị to hơn tới xem cho là không được. Và người ta lại thấy Tố Hữu cho truyền đi nhận định không thể tìm tòi kiểu ấy, mà hãy trở lại với thứ điêu khắc mô phỏng đời thường, kiểu Trần Văn Lắm! Tức là cũng như chúng ta, Tố Hữu cũng có lúc phải làm ngược điều mình nghĩ.
Trước đó năm 1965, Nguyễn Thành Long bị nạn với bút ký Cái gốc. Bài ký cũng chẳng có chuyện gì đen tối lắm, chỉ tả phụ nữ trong chiến tranh quá nhếch nhác, nên bị Đảng đoàn Hội phụ nữ kêu.Theo chỗ tôi nhớ, lúc đầu Nguyễn Thành Long rất tự tin, vì Tố Hữu đã nhắn xuống tỏ ý bênh, “họ có Đảng đoàn thì mình cũng có Đảng đoàn chứ “( ý nói Đảng đoàn phụ nữ và Đảng đoàn văn nghệ-- hai cấp tương đương nhau ). Thế nhưng bên phụ nữ kiện lên trên và cuối cùng văn nghệ thua.
"Có một câu ông nói khiến tôi nhớ nhất và phải nói thực sợ nhất, đó là cái ý ông bảo sang nước ngoài thấy đời sống họ lạnh lùng lắm, về nước thấy đồng bào mình sống với nhau, ấm cúng hơn hẳn."
Những năm chiến tranh, thỉnh thoảng một số anh em viết trẻ chúng tôi cũng được gọi đi nghe Tố Hữu nói chuyện. Có một câu ông nói khiến tôi nhớ nhất và phải nói thực sợ nhất, đó là cái ý ông bảo sang nước ngoài thấy đời sống họ lạnh lùng lắm, về nước thấy đồng bào mình sống với nhau, ấm cúng hơn hẳn.
Ông cũng thường nói là nổi tiếng ở nước ngoài thì dễ, nổi tiếng ở trong nước mới khó. Lại có lần khuyến khích lớp trẻ, ông bảo phải biết đấu tranh cho chân lý, khi cần phải cắn xé(!). May mà bọn tôi đã nghe nhiều về tính đồng bóng của ông, nên chẳng mấy cảm động, nhớ đâu hình như chính Xuân Quỳnh bảo rằng có mà ông cho ghè gẫy răng.
Tố Hữu quản cán bộ cấp dưới thế nào? Nguyễn Khải nhận xét có vẻ như càng những người bất tài và có khuyết điểm ông lại càng thích dùng. Những ông A ông B từng bị Tố Hữu mắng như tát nước vào mặt lại rất vững vàng trong vị trí của mình. Vì ông thừa biết loại đó bảo thế nào họ cũng phải nghe.
Một lần, khoảng những năm trước 1980, tôi ngồi với Nguyễn Khải, Xuân Sách, cùng giở một số báo Tết. Khi ấy Tố Hữu đã đi phụ trách kinh tế, nhưng các số báo tết vẫn có bài của ông.
Nguyễn Khải sát hạch tôi:

-Thằng Nhàn hãy thử bình một câu xem nào.
Tôi lúc đầu cũng chỉ biết nói như mọi người:
-Thế là được một nhà kinh tế mà mất một nhà thơ.
Nguyễn Khải gạt phắt đi:
-Không được.
Trong cơn bí, tôi phụt ra một ý mà trước đó tôi không hề nghĩ:
-Người làm ra những bài thơ như thế này thì chắc làm kinh tế cũng không ra gì!
Bấy giờ Nguyễn Khải mới cười, bảo ra tôi cũng bắt đầu biết rồi đấy.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bản dài hơn đã đăng trên Bấm blog của ông.

THẾ GIỚI VÀ BIỂN ĐÔNG


Biển Đông : "Mỹ không nói suông nữa"

Tướng Mỹ Martin E.Dempsey bên cạnh Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ trong chuyến thăm Việt Nam từ 14 đến 17/08/2014.

Tướng Mỹ Martin E.Dempsey bên cạnh Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ trong chuyến thăm Việt Nam từ 14 đến 17/08/2014.
http://www.defense.gov

Mai Vân / Trọng Nghĩa
Lần đầu tiên kể từ năm 1971 đến nay, ngày 14/08/2014 vừa qua, nhân vật đứng đầu quân đội Mỹ công du Việt Nam. Trong khuôn khổ một chuyến thăm Việt Nam trong 4 ngày, Tướng Martin E. Dempsey, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đã thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam về việc tăng cường quan hệ quân sự giữa hai nước vốn trước đây là cựu thù.

Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/08/2014, Tướng Martin Dempsey xác nhận khả năng Mỹ giảm nhẹ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, và trong trường hợp đó, ông chủ trương cung cấp các loại thiết bị và vũ khí để Việt Nam tăng cường năng lực binh chủng Hải quân.
Theo tướng Dempsey, Washington có thể bán cho Hà Nội từ tàu tuần tra, các thiết bị tình báo, giám sát và trinh sát, cho đến các phương tiện tìm kiếm và cứu hộ, và thậm chí các loại vũ khí mà hạm đội Việt Nam chưa từng có.
Về vấn đề Biển Đông, Tướng Dempsey dĩ nhiên đã xác định trở lại lập trường từ trước đến nay của Hoa Kỳ là "không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ". Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Mỹ hết sức quan tâm đến cách thức giải quyết các bất đồng mà theo ông không được phép sử dụng vũ lực.
Giải pháp cho Biển Đông phải là đa phương
Cốt lõi của một giải pháp cho vấn đề Biển Đông, theo Tướng Dempsey, là một phương thức giải quyết đa phương, thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN, chứ không phải là vấn đề "Mỹ có ý định làm gì".
Đối với tướng Dempsey, Mỹ và Việt Nam có lợi ích chung, và Hoa Kỳ đang khuyến khích các đối tác ASEAN và đồng minh trong khu vực phát huy một cách tiếp cận đa phương đối với vấn đề an ninh trên biển.
Về quan hệ quân sự Mỹ-Việt, sau khi nhắc lại rằng Washington có các thỏa thuận quốc phòng lâu dài với các nước trong khu vực, trong đó Philippines và Thái Lan là hai đồng minh có ký hiệp ước với Mỹ, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ xác định : "Chúng tôi rất quan tâm đến việc trở thành đối tác với một nước Việt Nam hùng mạnh, độc lập và thịnh vượng".
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của Tướng Martin Dempsey, RFI đã có bài phỏng vấn nhanh với Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc trường Đại Học Maine (Hoa Kỳ). Trước hết Giáo sư Long đã xác định tầm mức quan trọng của chuyến thăm Việt Nam của Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, trong bối cảnh Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép dữ dội trên Biển Đông.
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ cuộc viếng thăm này rất là quan trọng… Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất ở Biển Đông. Việt Nam bị tổn hại nhất vì sự bành trướng của Trung Quốc, nhưng lại yếu về vấn đề quân sự cũng như vấn đề chính trị và liên hệ với các nước khác. Thành ra vai trò của Mỹ củng cố quan hệ với Việt Nam rất quan trọng, không những cho Việt Nam mà cho cả khu vực.
Và chính Đại tướng Dempsey, khi ở Việt Nam, cũng đã nói rằng ông hoàn toàn chia sẻ đánh giá là hòa bình và ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông, đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những đòi hỏi phi lý, có nghĩa là (đòi hỏi) của Trung Quốc.
Và ông nói rằng việc này không những đe dọa Việt Nam và các nước ASEAN mà còn đe dọa đến lợi ích của Mỹ và của các nước khác.
Mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và các nước khác trong khu vực là quan tâm chung, và những quan ngại đã được nêu ra đều có cơ sở, thành ra Mỹ và và giới quân sự Mỹ cần chú ý thêm đến khu vực này (Biển Đông). Tôi thấy đây là một hướng tích cực đối với an ninh chung của khu vực.
RFI: Riêng về phía Mỹ, chuyến thăm Việt Nam của ông Dempsey thể hiện điều gì ?
Ngô Vĩnh Long: Về phía Mỹ, chuyến thăm của ông Dempsey thể hiện việc chính phủ Mỹ - và quân đội Mỹ - thấy rằng việc Trung Quốc bành trướng và sử dụng sức mạnh để đe dọa làm tổn hại đến an ninh khu vực và cũng như là quyền lợi của Mỹ.
(Chuyến thăm) thể hiện vấn đề Mỹ không nói suông nữa. Từ trước đến giờ Mỹ muốn trấn an Trung Quốc, nói ‘suông suông’, rồi nói với Trung Quốc là không nên gây hấn… Nhưng giờ đây là việc Mỹ tăng cường sự hiện diện để cho Trung Quốc biết là không nên làm quá, vì nếu Trung Quốc tiếp tục làm quá, thì Mỹ sẽ có những biện pháp đối với Trung Quốc...
Mỹ sẽ giám sát hiện trạng Biển Đông
Về lâu về dài, Mỹ có thể sẽ cấm vận Trung Quốc, nhưng hiện nay, Mỹ chẳng hạn đã tuyên bố là đang đưa máy bay đi giám sát các hòn đảo ở Trường Sa xem thử coi Trung Quốc có tăng cường hoạt động trong vùng đó hay không.
Rõ ràng là Mỹ nghĩ rằng vì các hành động của Trung Quốc, cho nên Mỹ phải ra tay mạnh hơn, để cho Trung Quốc thấy được dấu hiệu rõ ràng là quyền lợi của Mỹ cũng như quyền lợi của thế giới đang bị xâm phạm.
Đây là việc Hoa Kỳ chưa dám làm trước đây, nhưng bây giờ, sau khi các nước ASEAN nói rằng các hành động khiêu khích gần đây có hại cho hòa bình, ổn định và an ninh, cũng như tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thì việc này giúp cho Mỹ nói rằng : « À ! Vậy thì chúng tôi sẽ giúp các anh giám sát các hành động này, để cho chúng ta có thể bảo vệ an ninh chung ! »
Do đó tôi thấy rằng bản thông cáo chung ASEAN vừa qua rất tốt cho việc giúp Mỹ tăng cường quan hệ và hoạt động trong khu vực.
RFI: Thông cáo chung ASEAN là « cơ sở pháp lý » để Hoa Kỳ phát triển hoạt động ?
Ngô Vĩnh Long: Vâng. Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Hoa kỳ hiện nay cũng lập một quan hệ với Úc, với Nhật, và với Ấn Độ trong việc giám sát an ninh khu vực. Tôi nghĩ đây là cơ sở để tăng cường hoạt động chung. 

Giáo sư Ngô Vĩnh Long - Hoa Kỳ
19/08/2014
by Trọng Nghĩa


Quân đội Trung Quốc bị tố cáo xâm nhập lãnh thổ Ấn Độ

Dãy núi Himalaya, nhìn từ Trạm Không gian Quốc tế ISS (ảnh NASA)
Dãy núi Himalaya, nhìn từ Trạm Không gian Quốc tế ISS (ảnh NASA)

Anh Vũ
AFP trích dẫn một nguồn tin chính thức tại Ấn Độ hôm nay 19/08/2014 cho biết, trong những ngày qua nhiều đơn vị quân đội Trung Quốc đã xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa hai nước. Những vụ việc tương tự cách đây không lâu đã làm quan hệ Trung - Ấn trở nên căng thẳng.

Một quan chức Ấn Độ giấu tên cho AFP biết, các đơn vị quân Trung Quốc đã hai lần vượt qua biên giới ở phía tây dãy Himalaya và mang theo biểu ngữ ghi : « Đây là lãnh thổ Trung Quốc, hãy quay lại đây ».
Trong khi đi tuần tra biên giới hôm Chủ nhật (17/8) lính biên phòng Ấn Độ đã phát hiện ra nhóm lính Trung Quốc nói trên tại Ladakh, một vùng hẻo lánh không có dân nằm sát biên giới hai nước.
Quan chức Ấn Độ cho biết là cuộc đối mặt với quân đội Trung Quốc này diễn ra bên trong lãnh thổ Ấn Độ trong chốc lát không có sự cố. Nhưng hôm sau, toán quân này lại trở lại và mang theo khẩu hiệu có nội dung khẳng định nơi đó thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Theo AFP, phát ngôn viên quân đội Ấn Độ, Đại tá Goswami không khẳng định hay phủ nhận thông tin trên. Tuy nhiên nhiều nguồn tin chính thức tại Ấn Độ vẫn khẳng định có các cuộc hành quân của quân đội Trung Quốc vào vùng lãnh thổ đang tranh chấp giữa hai nước.
Tháng Tư năm nay, một toán quân của Trung Quốc cũng đã vượt biên giới vào khu vực nói trên và cắm trại, gây ra nhiều vụ đụng độ nhỏ với binh sĩ Ấn Độ trong suốt ba tuần. Sự vụ chỉ được giải quyết sau khi chỉ huy quân của hai bên đạt thỏa thuận cùng rút ra khỏi vùng tranh chấp.
Giữa Ấn Độ và Trung Quốc thức trong khu vực Himalaya vẫn tồn tại Giới tuyến kiểm soát thực tế ( LAC), một kiểu đường biên giới không chính thức chưa được phân định. Chính tại nơi đây vẫn thường xảy ra các sự cố đụng độ giữa lính tuần tra của hai bên.

Irak hình thành mặt trận chống Nhà nước Hồi giáo

Các chiến binh Kurdistan trên đường ra trận nhằm giành lại đập thủy điện Mossoul, ngày 17/08/2014.
Các chiến binh Kurdistan trên đường ra trận nhằm giành lại đập thủy điện Mossoul, ngày 17/08/2014.
AFP PHOTO/AHMAD AL-RUBAYE

Mai Vân
Đập thủy điện Mossoul không còn nằm trong tay lực lượng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo : Quân đội Irak cùng lực lượng Kurdistan thông báo vào hôm qua 18/08/2014 là đã kiểm soát lại được đập thủy điện lớn nhất Irak. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua cũng loan báo chiến thắng đó, giành được nhờ chiến dịch oanh kích của Mỹ.

Tổng thống Mỹ xem Nhà nước Hồi giáo là mối đe dọa không chỉ đối với Irak mà đối với cả khu vực, và ông hứa đề ra một chiến lược lâu dài nhằm đối phó với mối đe dọa đó.
Đặc phái viên RFI Aabla Jounaidi phân tích :
Hoa Kỳ cũng như chính quyền Irak và lực lượng Kurdistan muốn trên đà chiến thắng hiện nay lấy lại những vùng mà Nhà nước Hồi giáo đã chiếm từ tháng 6/2014.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố là chiến dịch quân sự giới hạn của Mỹ sẽ tiếp tục để bảo vệ quyền lợi của Mỹ tại Irak.
Ông Obama cũng đánh giá rằng thắng lợi trong chiến dịch ở đập thủy điện Mossoul đã chứng minh khả năng các lực lượng Kurdistan và Irak có thể hoạt động chung với nhau, hợp sức chống lại một nhóm đang đe dọa cả vùng.
Riêng các lãnh đạo Irak thì đã nhìn thấy là sắp lấy lại được thành phố Mossoul, thành phố lớn thứ hai của Irak và đã trở thành cứ địa của Nhà nước Hồi giáo từ tháng 6/2014.
Tuy nhiên đây chỉ là hy vọng. Cuộc tấn công lấy lại Mossoul khó được thực hiện sớm. Nhìn qua thì lực lượng Kurdistan không có lợi lộc gì khi mở một cuộc tấn công có nguy cơ kéo theo tổn thất nặng nề, để lấy lại một thành phố không nằm trong lãnh thổ mà họ đòi lại.
Lực lượng Kurdistan hiện chú tâm giành lại những khu vực phía bắc Mossoul, những nơi mà họ kiểm soát trước cuộc tấn công của lực lượng Nhà nước Hồi giáo, như Tel Keyf, nơi các trận đánh đang diễn ra với phe thánh chiến.
Tuy thế điều rõ nét hiện nay, chiến dịch chiếm lại đập thủy điện Mossoul đã lực lượng Kurdistan và quân đội Irak xích lại gần nhau hơn, hai bên vốn nghi kỵ, đối nghịch nhau trước đây.
Cuối tuần qua người ta được biết là một phái đoàn chính trị Kurdistan sắp đến Bagdad để đàm phán về việc người Kurdistan tham gia chính quyền đoàn kết dân tộc trong tương lai.
tags: Quốc tế - Irak - Hồi giáo - Quân sự
 http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140819-irak-hinh-thanh-mat-tran-chong-nha-nuoc-hoi-giao

Irak : Thánh chiến Hồi giáo cực đoan lâm vào bước đường cùng

Quân thánh chiến Nhà nước Hồi giáo trong một video phổ biến hôm 04/01/2014.
Quân thánh chiến Nhà nước Hồi giáo trong một video phổ biến hôm 04/01/2014.
AFP PHOTO / AL-FURQAN MEDIA "

Tú Anh
Chủ trương sắt máu tiêu diệt mọi sắc tộc, tôn giáo và hệ phái khác biệt đang làm Nhà nước Hồi giáo từ thế mạnh rơi vào thế cô lập. Vào lúc quân đội Irak và Kurdistan phản công trên các mặt trận với sự yểm trợ của Tây phương đứng đầu là Hoa Kỳ, thì ngay lãnh địa của phe thánh chiến, toàn thế các bộ tộc Suni cũng liên kết chống lại lực lượng thánh chiến.

Nhiều dấu hiệu cho thấy gió đã đổi chiều tại Irak. Quân đội quốc gia sau những thảm bại từ ba tháng nay đã bắt đầu lấy lại thế chủ động. Cuối tuần qua, quân đội Irak phối hợp với lực lượng Kurdistan ở phía bắc tái chiếm đập thủy điện chiến lược Mossoul, và mở cuộc tấn công nhằm chiếm lại Tikrit, nơi có các mỏ dầu hỏa đang bị Nhà nước Hồi giáo kiểm soát từ tháng Sáu.
Vào lúc chiến sự gia tăng cường độ thì ngay trong lãnh địa của Suni, 25 bộ tộc Suni tung ra chiến dịch « cách mạng nhân dân » chống lại Nhà nước Hồi giáo cũng thuộc hệ phái Suni. Theo đặc phái viên RFI Aabla Jounaidi và Boris Vichith, sự kiện này có thể làm thay đổi hẳn tương quan lực lượng trên chiến trường song song với hai biến chuyển quan trọng khác. Một là Thủ tướng Maliki, một nhân vật có tiếng là tham nhũng và thiên vị phe Shi-a đã phải nhường chỗ cho một vị Thủ tướng mới để thành lập một nội các đoàn kết dân tộc.
Thứ hai là một ngày trước khi các bộ tộc công bố chiến dịch « cách mạng nhân dân » thì tại New York, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết về Irak, dựa theo điều 7 của Hiến chương, cho phép dùng mọi biện pháp trừng phạt Nhà nước Hồi giáo đang gây nhiều tội ác.
Tại tỉnh Al Anbar, một vùng rộng lớn ở phái tây Irak, phe thánh chiến đã bị các bộ tộc Suni, phối hợp với các đơn vị chính phủ đánh đuổi. Nhiều trận đánh cũng xảy ra ở thành phố chiến lược Haditha.
Theo chuyên gia Pháp Mathieu Guidère, những biến chuyển này có liên hệ nhân quả mật thiết. Trước đây, hệ phái Suni liên kết với Thánh chiến Hồi giáo để nhờ họ che chở, bảo vệ chống Thủ tướng Maliki của hệ phái Shi-a. Giờ đây, Irak chuyển đổi, Maliki từ chức nhường chỗ cho chính phủ đoàn kết dân tộc, thì hệ phái Suni không có lý do gì để tiếp tục ủng hộ kẻ tự xưng là lãnh tụ Nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al Baghdadi.
Không những tìm cách tiêu diệt tín đồ Thiên chúa giáo, tín đồ hệ phái Shi-a, sắc tộc Yazidi, nhân vật tự xưng « Calif » này đã thi hành nhiều biện pháp cực đoan gây lo ngại cho cả tín đồ Hồi giáo Suni. Trong vùng họ kiểm soát tại Syria, Thánh chiến Hồi giáo đã lật lọng sát hại hơn 700 thành viên một bộ tộc Suni hồi tuần trước, phản lại công ơn dân làng bao che lúc lúc ban đầu còn non yếu.
Nhưng nghiêm trọng hơn hết là ý thức hệ « dhimma » của Nhà nước Hồi giáo : không tuân lệnh cải đạo thì sẽ bị giết.
Theo chuyên gia Pháp , thì các bộ tộc Suni tại Irak đang lập lại chiến lược mà họ đã theo đuổi cách nay 10 năm khi Hoa Kỳ còn hiện diện tại Irak. Các « lữ đoàn Sahwa » được Mỹ yểm trợ, đã hợp tác với Hoa Kỳ đánh bại Al Qaida.
Mục tiêu lần này là Nhà nước Hồi giáo. Phe thánh chiến lâm vào cảnh tứ bề thọ địch vì gây thù oán với tất cả mọi tôn giáo và hệ phái.

 

Monday, August 18, 2014

NGUYỄN AN DÂN * QUÂN ĐỘI VIỆT CỘNG

Bước chuyển mới của quân đội Việt Nam ?

Nguyễn An Dân

Tiếp theo sau chuyến thăm của Thượng Nghị Sĩ John McCain , người dân Việt Nam một lần nữa lại vui mừng khi lần đầu tiên kể từ sau năm 1975 đến nay, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Mỹ, Đại Tướng Martin Dempsey sang thăm Việt Nam theo lời mời của Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội VN, Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ, theo công bố chính thức của Bộ Ngoại Giao VN.
Nếu hai chuyến thăm viếng Việt Nam của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ trước đây mang tính biểu trưng cho sự xích lại gần nhau về tổng thể giữa hai bên Việt-Mỹ thì chuyến thăm này của ông Dempsey sẽ cụ thể hóa sự xích gần nhau lại của quân đội hai nước. Về Mỹ thì không bàn, đối với quân đội Việt Nam, việc này có thể được coi như khởi đầu cho giai đoạn phá sản của lý luận “xem Mỹ là thù địch”. Và do đó, từ nay hệ thống tuyên huấn của Tổng Cục Chính Trị-Bộ Quốc Phòng VN nên bỏ bài giảng “chống diễn biến hòa bình của đế quốc Mỹ” trong công tác tuyên huấn cho quân nhân binh sĩ.
Sự chuyển dịch này của quân đội hai nước xích lại gần nhau dĩ nhiên cũng không thể “khởi nguồn từ chuyến đi Mỹ của ông Phạm Quang Nghị” mà là kết quả lâu dài và là chỉ dấu cho thấy xu hướng cải cách trong Đảng CSVN đã chiếm ưu thế. Xin trình bày qua một số nét chính để độc giả nhận diện cụ thể hơn
Chuyện về các ông tướng
Sau 1975, quan hệ Việt-Trung xấu đi, và căng thẳng biên giới kéo dài. Một trong những người lính lăn lộn hơn 15 năm ở vùng biên giới khi đó là nhân vật chính trong cuộc đón tiếp ông Dempsey ngày hôm nay, Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng- Tổng Tham Mưu Trưởng QĐ Việt Nam. Có thể nói rằng sự thăng tiến đến vị trí hôm nay của Tướng Tỵ là nằm trong kế hoạch “tách bớt ảnh hưởng từ Trung Quốc vào quân đội” của người đứng đầu nhóm cải cách, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Dường như sau “vụ nổ sập tường nhà riêng ở Hà Nội” năm 2007 mà dư luận cho rằng “do tình báo Trung Quốc thực hiện”, ông Nguyễn Tấn Dũng lo ngại rằng một vụ đảo chính có thể xảy ra nên đã chủ động bãi chức hết 5 ông tướng ở quân khu Thủ Đô, và thay vào đó bằng các tướng lĩnh thân tín nhằm siết chặt an ninh cho chính phủ VN???
Song song đó, một loạt sự cải cách trong quân đội để giảm vị thế của “nhóm tướng lĩnh thân Trung Quốc” cũng được thực hiện, từ năm 2007 trở đi, các “công thần” trong cuộc chiến năm 1979 bắt đầu được trọng dụng. Như tướng Đỗ Bá Tỵ thăng lên Tư Lệnh Quân Khu 2 rồi Tổng Tham Mưu Trưởng, hay tướng Lê Hữu Đức sang nắm tư lệnh không quân, là những ví dụ dễ thấy
Sự cải cách này cũng đi thẳng vào một đơn vị mà từ lâu dư luận xì xào “hình như Trung Quốc nắm quyền chi phối”, đó là Tổng Cục 2- Tổng Cục Tình Báo Quân Đội. Chuyện nội bộ nhà binh thì khó ai rõ trừ người trong cuộc, nhưng bức thư góp ý của Tướng Võ Nguyên Giáp cùng liên danh gần 40 tướng tá cao cấp cho thấy thông tin là tướng Nguyễn Chí Vịnh, nắm chức Tổng Cục Trưởng Tổng Cục 2 năm đó đã có nhiều “sai lầm về an ninh quốc gia, mất cảnh giác để Trung Quốc chi phối” là có cơ sở ???.
Đến năm 2009, nhóm cải cách gây dựng vây cánh trong quân đội đã tạm ổn, bắt đầu xử lý vấn đề tổng cục 2 bằng cách “thăng chức cho tướng Nguyễn Chí Vịnh lên thứ trưởng phụ trách đối ngoại”. Quyết định này đã gây nhiều chỉ trích , nhưng tinh ý sẽ thấy ra sự thăng chức này thực ra là làm tước bớt quyền lực của tướng Vịnh mà không gây ra “cơn địa chấn trong quân đội”. Từ tư lệnh tình báo đầy quyền sinh sát, tướng Vịnh trở thành thứ trưởng “không quân” và sau đó chỉ còn tham gia vào việc đi lại với quân đội các nước Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan…Thậm chí chương trình “đối thoại cấp thứ trưởng quốc phòng hàng năm” do tướng Vịnh và đồng nhiệm TQ đưa ra từ năm 2009 (sau khi tướng Vịnh hết nắm tổng cục 2) cũng đã bị ông Trương Tấn Sang chấm dứt năm 2013.
Năm 2012 nhóm cải cách đi tiếp một quân cờ nữa , đưa tướng Đỗ Bá Tỵ từ Quân Khu 2 về nắm bộ tổng tham mưu, để bắt đầu chiến dịch “thoát Trung cho quân đội”. Đến lúc này thì chỉ còn các chức danh Bộ Trưởng Quốc Phòng và Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị là không do nhóm cải cách sắp xếp, còn lại thì đa số các chức vụ chỉ huy trung cấp trong quân đội đều do Tướng Tỵ sắp xếp. Một ví dụ dễ thấy là gần đây, Trung Tướng Phan Văn Dỹ, chính ủy quân khu 7, đã đi nhiều nơi phát biểu về “chống Trung Quốc”. Tướng Dỹ còn nói “mua thêm tàu chiến là để bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa”
“Nín thở qua sông”
Sự “rục rịch” của nhóm cải cách trong quân đội Việt Nam làm Trung Quốc “không hài lòng”. Từ năm 2007 trở đi ta thấy Trung Quốc gây áp lực để Việt Nam quy phục lại bằng cách gia tăng bắt giữ tàu cá, cắt cáp thăm dò dầu khí….cũng là có một phần mục đích nhằm để giảm bớt đà cải cách quân đội Việt Nam của nhóm thủ tướng.
Cao trào nhất là vào năm 2012, Tập Cận Bình trong tư thế “người kế vị” cùng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội TQ- Tướng Triệu Bỉnh Đức, đã “mời” thượng tướng Đỗ Bá Tỵ qua thăm với mục đích “phủ dụ và huấn thị”. Ý thức được cần “lùi một để tiến hai”, tướng Tỵ khi ở Trung Quốc đã không tiếc lời ca ngợi quan hệ giữa hai đảng, hai quân đội và hứa sẽ “ tiếp tục thúc đẩy và nâng tầm quan hệ quân đội hai bên”. Bài “nín thở qua sông” của tướng Tỵ đã thành công, ru ngủ được cả Trung Quốc và phe thân Tàu trong Đảng CSVN, nhưng sau đó tướng Tỵ âm thầm chuẩn bị cho chương trình đi Mỹ hội kiến tướng Martin Dempsey năm 2013. Bên cạnh đó nhóm của tướng Tỵ còn thúc đẩy giao lưu, tập huấn, đào tạo của quân đội Mỹ dành cho quân đội VN, cũng như quan hệ với quân đội các nước Asean khác cũng tiến mạnh.
Các nhà quan sát ít chú ý những chuyện nhỏ nhưng là những chỉ dấu của các “quan hệ ủng hộ nhau của nhóm cải cách”. Một ví dụ tiêu biểu là khi dư luận ồn ào về việc con gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ( Nguyễn Thanh Phượng) đứng sau vụ Văn Giang – Ecopark để “cướp đất của dân”, thì chính nhóm tướng Tỵ đã trưng ra một số tài liệu cho thấy con gái của Ba Dũng không liên quan đến vụ này.
Năm 2013, có những luồng dư luận ồn ào về việc sửa hiến pháp theo hướng “phi chính trị hóa quân đội” làm nhóm bảo thủ lo ngại. Cao trào nhất là việc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải lên tiếng “phi chính trị hóa quân đội là suy thoái lý tưởng XHCN”. Liệu tướng Tỵ có liên quan gì vào không, khi mà trên website “tự công bố là chính thức”- www.dobaty.net đều không hề có dấu hiệu nào về cờ đỏ búa liềm hay các tuyên huấn của đảng như website của các ủy viên TW đảng khác. Thay vào đó là các tin về hoạt động của chính phủ và các bài viết mang tư tưởng tiến bộ xã hội.
Tướng Tỵ còn một cú “ghi bàn” trong sự kiện giàn khoan HY-981. Khi đó Campuchia, sau chuyến thăm của Tổng Tham Mưu Trưởng QĐ Trung Quốc Phòng Phong Huy tháng 5/2014, đã “im lặng” về vấn đề giàn khoan. Tháng 06/2014, sau chuyến đi Campuchia của tướng Tỵ, Campuchia ngay sau đó cũng lên tiếng ủng hộ VN. Cũng trong thời kỳ giàn khoan, các hoạt động nhộn nhịp về ngoại giao quốc phòng của VN với các nước Asean khác như Philippin, Indonesia cũng do tướng Tỵ xúc tiến và chủ trì.
Tương lai Quân Đội Việt Nam
Như vậy có thể thấy rõ, chiến lược “thoát Trung” trong quân đội và quan hệ quân đội Việt-Mỹ có những bước khởi đầu “sang trang” như hôm nay là thành quả của một kế hoạch lâu dài của hai bên. Việc ngày hôm nay đón Đại Tướng Martin Dempsey sang Việt Nam là thành quả của một xu thế “thoát Trung” ở quân đội của nhiều tướng lĩnh Việt Nam trong nhóm cải cách. Họ đã tận dụng sự “phân công” của Bộ Chính Trị để âm thầm phát triển thế lực nội bộ, định hướng thế cuộc theo hướng có lợi cho nhóm mình, chứ không phải “do ông Nghị sang Mỹ” như nhóm bảo thủ đang cố gắng tuyên truyền để “tranh công” và lấy uy tín với nhân dân.
Hi vọng rằng với đà đi lên của tư duy dân chủ pháp trị theo xu thế chung của quốc tế , hình ảnh tương lai của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam sẽ mang dáng dấp theo kiểu “website tự công bố là chính thức của Tướng Đỗ Bá Tỵ”.Không “mang theo” các tuyên huấn của đảng hay chút dấu ấn nào của cờ đỏ búa liềm. Quân Đội là phải thế, chỉ chiến đấu và hi sinh vì quốc gia, vì bảo vệ dân tộc, không nên và không thể là công cụ của bất kỳ đảng phái chính trị nào.
Nguyễn An Dân
(ngày 15/08/2014)
____________________________
Tư liệu dùng trong bài viết:
http://www.navytimes.com/article/20140814/NEWS05/308140057/Dempsey-first-Joint-Chiefs-chairman-visit-Vietnam-since-1971
https://nr-029.appspot.com/www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/07/080730_military_reshuffle.shtml
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Chí_Vịnh
http://vi.wikipedia.org/wiki/Đỗ_Bá_Tỵ
http://nguyentandung.org/tong-tham-muu-truong-do-ba-ty-hoi-kien-pho-chu-tich-trung-quoc-tap-can-binh.html
http://www.diendan.org/viet-nam/38-tuong-linh-va-lao-thanh-len-an-nguyen-chi-vinh
http://dobatyvn.blogspot.com/
http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/tuong-do-ba-ty-sang-tham-campuchia-3042415/
*************************
Nguồn:
https://www.facebook.com/tin.le.duong

BÙI TÍN * THỜI GIAN KHÔNG ĐỢI

Blog / Bùi Tín

Thời gian không đợi

Bộ Chính trị đảng CS Việt Nam đang bị chiếu tướng từ nhiều phía. Từ tổ chức Liên Hiệp Quốc, từ Hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam là một thành viên, từ chính quyền Hoa Kỳ, từ Quốc hội Hoa Kỳ đang xem xét việc có chấp nhận để Việt Nam vào khối kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP và có hủy quyết định không bán vũ khí sát thương choViệt Nam hay không?

Từ trong nội bộ đảng CS, khi một loạt 61 đảng viên trí thức có uy tín lên tiếng đòi đảng từ bỏ nền cai trị độc đoán chuyên quyền, từ bỏ học thuyết Mác - Lênin lỗi thời, thẳng tay diệt trừ tham nhũng, từ bỏ độc quyền kinh tế quốc doanh tệ hại, công khai hóa cuộc họp Thành Đô. Từ nhân dân, đòi hỏi chống bành trướng mạnh mẽ, chấm dứt bỏ tù công dân yêu nước chống bành trướng, trả tự do cho các chiến sỹ dân chủ một cách sòng phẳng, chấm dứt chơi trò «thả rồi lại bất, bắt rồi lại thả» làm vốn mặc cả theo kiểu đèn cù. Những lời hứa với cử tri về «Luật biểu tình», «Luật lập hội, trong đó có lập công đoàn tự do», về chống tham nhũng quyết liệt không thể trì hoãn.
Bộ Chính trị 16 người ở Hà Nội đang nằm trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, thật sự là khốn khổ bối rối. Nước đến chân rồi. Trước hết vì họ tham quá. Họ vừa muốn giữ ghế quyền lực lại muốn mỵ dân, vừa muốn tiếp tục hưởng đặc lợi, lại vừa muốn tỏ ra biết điều, khôn ngoan, vừa muốn tỏ ra thân thiết giữ cam kết keo sơn với ông đồng chí khổng lồ lại muốn tỏ ra xiêu lòng với những lời hứa ngon lành ngay thật từ phương Tây. Giang 2 tay rộng ra 2 phía để bắt cá, có khi không được con nào. Cái trò đi trên dây luôn mạo hiểm. Chỉ mất thăng bằng tý chút là lăn kềnh, đổ vỡ, có khi nguy khốn.

Bộ Chính trị đang bị dồn vào thế phải lật hết tẩy ra. Nghĩa là phải dứt khoát lựa chọn. Muốn gắn bó thật sự với phía này thì phải buông bỏ phía bên kia. Không thể nói và làm trái ngược, đánh đố nhau, đánh lừa nhau mãi được. Ôm đồm, quá tham, sẽ rơi hết sạch.
Vừa qua 2 thượng nghị sỹ Mỹ vào loại có thế lực nhất đã sang tận Hà Nội để nói rõ rằng phía Hoa Kỳ nhận thấy tình hình đã chín để có thể nhận Việt Nam gia nhập khối TPP và bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, từ đó nâng mối quan hệ Mỹ-Việt lên một tầm cao mới. Cánh bảo thủ trong lãnh đạo đừng tưởng bở, cho là họ cần ta hơn ta cần họ.

 Quà mang sang không cho không. Hãy hiểu cho rõ điều này. Tuyên bố của TNS John McCain (ngày 8/8) nói rõ: «Làm được bao nhiêu trong lĩnh vực này (tức nhận VN vào TPP và bán vũ khí sát thương ) cũng như các mục tiêu thương mại và an ninh, còn tùy thuộc nhiều vào hành động của VN về cải thiện nhân quyền». 
Ông còn nhắc lại lời hứa của thủ tướng VN hồi đầu năm: «Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại» và «đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ»; Ông nói thêm: «Chúng tôi hy vọng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng trân trọng như thế thành những hành động mạnh mẽ, như thả các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng là làm cho rõ ràng trong luật pháp và chính sách là quyền lực Nhà nước phải được giới hạn và các quyền làm người phổ cập như tự do phát biểu, lập hội, tín ngưỡng, xuất bản, truy cập thông tin phải được bảo vệ cho tất cả mọi công dân”.
Rõ ràng ông McCain đã nói thẳng ra những điều kiện trên đây, để có đi mới có lại. Ngay sau đó (10/8) khi gặp Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ở Miến Điện, Ngoại trưởng John Kerry lại nhấn mạnh: «Thành tích nhân quyền của Việt Nam là vấn đề tranh cãi còn tồn đọng giữa 2 nước để tạo điều kiện cho mối quan hệ được nở rộ». Quả bóng đang ở phía Việt Nam. Việt Nam phải chứng minh bằng hành động.
Có một nhận định hơi vội là phía Hoa Kỳ có vẻ nghiêng về phía cánh bảo thủ giáo điều trong Bộ Chính trị, trong cơ quan lãnh đạo của đảng CS. Hoa Kỳ đang chờ, chưa nhóm nào trả lời thật rõ.
Thông điệp của phía Hoa Kỳ là gửi cho phía Việt Nam, cho toàn bộ 16 người trong Bộ Chính trị, cho cả 200 người trong Ban Chấp hành Trung ương đảng, cho cả 500 đại biểu Quốc hội, cũng là gửi cho toàn thể nhân dân Việt Nam.

Bộ Chính trị, cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ đại hội Đảng, luôn quyết định theo đa số. Hiện có vẻ chưa nhóm nào đạt đa số, chưa dứt tình với đồng chí bành trướng vì «nặng nợ». Nhưng chỉ còn dăm tuần lễ nữa thôi, không thể ấm ớ mãi, vì việc quyết định về gia nhập TPP sẽ sớm ngả ngũ, Quốc hội Mỹ sẽ bàn chuyện Việt Nam vào kỳ cuối năm, sau đó sẽ dồn nổ lực cho việc bầu cử. Thời gian thật cấp bách, không chờ ai.
Để xem ngày lễ Quốc khánh 2/9/2014 tới, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang sẽ ký lệnh trả tự do dưới dạng ân xá giảm án cho bao nhiêu tù chính trị, tù lương tâm? Danh sách phía các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đưa ra là 25 người cấp bách nhất, danh sách phía Hoa Kỳ, Liên Âu Bắc Âu, Úc…đưa ra cũng ngang như vậy. Không thể chỉ vài ba, hay dăm sáu người, kiểu nhỏ giọt. Bộ Chính trị có dám mạnh tay thả luôn 200 người, như Miến Điện từng làm khá là sòng phẳng năm 2013 không?

Xin nhớ chưa bao giờ ở Thượng viện cũng như ở Hạ viện Mỹ các ông bà nghị lại đòi phía Việt Nam phải tỏ ra thực tâm tôn trọng quyền làm người của người dân nước mình đến vậy. Thêm nữa, dư luận trong và ngoài nước sẽ xem xét kỹ trong kỳ họp Quốc hội cuối năm nay, luật về biểu tình, về lập hội, đặc biệt là lập công đoàn tự do ở các xí nghiệp có còn bị đẩy lùi nữa hay không? Những điều luật mơ hồ, hết sức phi lý về an ninh, rất bất công gây oan ức, lạm dụng có được hủy bỏ, sửa chữa hay không ?
Và một chỉ dấu nữa không kém phần hệ trọng là công luận trong và ngoài nước sẽ quan sát kỹ xem việc chống tham nhũng có «quyết liệt» như đã hứa hay vẫn giơ cao đánh khẽ, đánh kẻ thù nội xâm như phủi bụi, trong khi ở bên Tàu họ đánh từ «siêu hổ đến ruồi nhặng», bắt giam 2 cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị - Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng - cùng 400 cán bộ và nhân viên phe cánh, điều tra tài sản của hàng vạn quan chức cấp cao, trừng trị hàng loạt cán bộ ngành công an, một ngành bị tố cáo là lạm quyền, tham nhũng, tàn bạo với dân có hệ thống, từ cao nhất đến cơ sở.
Vậy thì trong thời gian sắp đến bất cứ ai hay nhóm nào trong Bộ Chính trị, trong Ban Chấp hành Trung ương đảng, dù là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng hay chủ tịch quốc hội, nếu có những việc làm theo hướng thực thi dân chủ, nhân quyền, thực hiện nền pháp trị nghiêm minh, ngay thật làm đúng theo lời hứa, lời cam kết với Liên Hiệp Quốc, với Hội đồng Nhân quyền, với cử tri nước mình, với nhân dân thì sẽ được ca ngợi, đề cao và tin cậy.
Sau khi phía Trung Quốc đã tỏ ra tham lam ngạo mạn ngang nhiên đưa giàn khoan lớn vào vùng biển nước ta, tàn sát ngư dân ta, hành động phi pháp, bất nhân, lãnh đạo nước ta phải biểu thị lòng yêu nước thương dân chống bành trướng, từ đó cảnh giác với thái độ lấn lướt gặm nhắm của họ, không thể để họ cắm chốt sâu trên các địa bàn trọng yếu, hạn chế việc họ đấu thầu, đầu tư, kinh doanh, buôn bán, lập nghiệp, mua chuộc các quan chức tham nhũng địa phương trên đất nước ta, tất cả phải thành chính sách đồng bộ từ trên xuống dưới của chính phủ bao gồm các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, đầu tư, thương mại, lao động.

Cùng với chính sách nội trị chống bành trướng như thế, chính sách ngoại giao cũng phải mang xu thế chống bành trướng rõ rệt, quan trọng nhất là kết nhiều bạn mới cùng chung ý chí chống bành trướng như Philippines, Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ, Miến Điện, và đặc biệt là để ngỏ khả năng liên minh chiến lược với Hoa Kỳ, cường quốc mũi nhọn đương đầu với sự trỗi dậy hung hãn nguy hiểm của Trung Quốc.
Tất cả sự mong đợi ở thời điểm thử thách này là xem đa số Bộ Chính trị có dám nắm chắc tay lái, bẻ ngoặt chuyển sang hướng mới, phóng mạnh vào đại lộ dân chủ nhân quyền, cải cách toàn diện và đồng bộ cả hệ thống cai trị đối nội và đối ngoại, chấm dứt thời kỳ đổi mới nửa vời, đổi mới kinh tế chập chờn, đóng băng về chính trị, tự trói về ngoại giao, chống tham nhũng hời hợt, tiêu phí biết bao của cải và thời gian của xã hội. Xem nhóm nào thật sự vượt lên trong nước rút này.
Chỉ còn vài tháng ngắn ngủi cuối năm, bao nhiêu việc cần làm để được công luận thế giới cùng dư luận trong nước đánh giá là «được», là «tốt», là «đạt yêu cầu», chưa nói là «rất tốt”, là «vượt yêu cầu”, «là nêu gương về tôn trọng nhân quyền cho người láng giềng phương Bắc» như TNS McCain đã khuyến cáo. Hay lại bị dư luận quốc tế cũng như dư luận trong nước chê là «nhỏ giọt», «miễn cưỡng», «chưa thật dứt tình với ông đồng chí xấu bụng nham hiểm», «chỉ là thủ đoạn chiến thuật để mua thêm thời gian», «về cơ bản vẫn thế»…Để phải xóa bài làm lại, chờ thêm một thời gian nữa.
Xét cho cùng là lãnh đạo đảng CS lần này chọn ai, chọn quê hương mình, Tổ quốc mình, nhân dân mình, đồng bào mình, hay là đặc quyền đặc lợi cá nhân, chủ nghĩa cá nhân, quyền lợi phe nhóm gắn chặt với « ông láng giềng tốt, ông bạn vàng tốt, ông đồng chí tốt, ông đối tác tốt» để cam chịu làm tay sai ô nhục.
Sức mạnh quyết định không phải ở «nhóm bảo thủ» hay «nhóm cấp tiến» trong Bộ Chính trị, vì họ rất giống nhau ở lòng tham quyền lực và tham đặc lợi phe nhóm, rất giống nhau dính quá chặt với thế lực bành trướng, cả 2 nhóm chỉ đua nhau nói dân chủ, nói pháp trị, nói nhân quyền nhưng không làm.

Sức mạnh vô tận lâu bền của xu thể dân chủ và nhân quyền đích thật nằm trong đại khối nhân dân, trong đại khối đảng viên CS và đoàn viên CS ở cơ sở - không thuộc phe nhóm ăn chia nào - do hơn 20 tổ chức xã hội dân sự như Văn đoàn Độc lập VN, Hội nhà báo độc lập VN, Hiệp hội dân oan VN, Hội Phụ nữ nhân quyền, Phong trào Lao dộng Việt … cùng hàng loạt blogger, Facebook lề trái làm vai trò tiên phong mở đường.
Đó mới thật là thế lực của hiện tại VN và tương lai VN, bạn bè chí cốt với xu thế dân chủ và nhân quyền quốc tế đang nắm chắc tương lai của thế giới này.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/thoi-gian-khong-doi/2417484.html

DHL * BIỂN ĐÔNG : MỒ CHÔN GIẤC MƠ HÁN ĐẾ !



BIỂN ĐÔNG : MỒ CHÔN GIẤC MƠ HÁN ĐẾ !
[IMG]


Độc giả thân mến,

BIỂN ĐÔNG hay giấc mơ thâu tóm của Bắc Kinh qua diện tích biển mấy triệu cây số vuông từ Đường Chín Khúc, quả tình là giấc mơ "màu hồng" của Bắc Kinh đã và đang gây sóng gió cho tất cả các nước ASEAN. Lòng tham của Bắc kinh đang gây rắc rối cho thế giới ,với hệ quả phải giải quyết những hiểm họa tiềm ẩn về chiến tranh trong vùng. Sự ngang ngược công bố độc quyền chiếm hữu vùng biển quốc tề này trước tiên nó sẽ cắt đứt hải lộ quan trọng nhất , nếu không nói là cái yết hầu quan trọng cho các nền kinh tế to lớn trên thế giới như Nhật , Đài Loan , Nam Hàn , và huyết lộ quan trọng thông thuơng hàng hóa cho cả Mỹ và các cường quốc khác

Chuyện ai cũng hiểu vì vùng biển này có trữ lượng dầu khí rất lớn so với nền kinh tế đang khát đói dầu thô cùng khí đốt như Tàu Cộng.





"huyết lộ" dầu thô đi qua Biển Đông trung bình hàng ngày tính theo đơn vị triệu thùng barrel / 1 ngày

[Mỗi năm giá trị hàng hóa đi qua vùng Biển Đông lên đến 5300 tỷ Mỹ Kim; trong đó giá trị thuơng mãi của Hoa Kỳ chiếm đến 1200 tỷ. Nếu có khủng hoảng xảy nó kéo theo khủng hoảng kinh tế do hàng trăm ngàn container và tìm đường biển khác xa hơn , khó khăn cùng chi phí cao hơn nhiều lần kéo theo thời gian tăng lâu dài vận chuyển. Chiến tranh xảy ra dù mức độ nào cũng là lực cản trở tất cả các nước đối đầu trong sự kiện Biển Đông làm mất đi quá nhièu lợi nhuận cho các bên liên quan mà khả năng phong phú từ vùng biển này mang lại cho họ. .. ...(Bonnie S. Glaser trong bai viet "Armed Clash in the South China Sea" )]

Nói như thế, thì liệu thế giới có thể làm ngơ cho Tàu Cộng chính thức sở hữu chủ Biển Đông hay không? Câu trả lời chác chắn là không bao giờ ! Tàu CỘng nuôi giấc mơ chiếm hữu Hoàng Sa và Trường Sa làm "tâm điểm" hay một "lãnh thổ ảo", từ đó tự vạch ra quyền kiểm soát một vùng hàng triệu cây số vuông diện tích biển một cách hàm hồ phi qua vùng chủ quyền 'HÌNH LƯỠI BÒ' .

Đây là trò chơi kiểu cường hào ác bá nhưng lại quá ngây thơ ! Thế giới Tự Do chưa can thiệp vào chuyện tranh chấp đảo Hoàng Sa và Trường Sa đậm nét vì đối với quyền lợi thế giới nói chung , đường thông thuơng hàng hải là chuyện đáng bàn với thế giới , lý do nó ảnh hưởng sự phát triển kinh tế của thế giới. Chuyện cát cứ này càng kích thích Mỹ và đồng minh càng nhanh thêm sự cũng cố vai trò chủ đạo trên toàn bộ Thái bình Dương nói chung và vùng biển Tây thái Bình Dương nói riêng.

Hiện nay các phi đội Tàng Hình B2 đang có mặt tại Okinawa cùng lúc sự tăng cường các loại phi cơ mới F22, F35 hiện diện tại các hàng không mẫu hạm thuộc Hạm đội Bảy là một phần minh chứng.




F22 va` B2 tai Okinawa Japan

Thuợng tuần tháng 8 năm 2014 , không phải ngẫu nhiên mà các thuợng nghị sĩ Mỹ như John McCain, Sheldon Whitehouse có mặt tại VN(8/8/14). Tất cả đều có chủ định để trả lời "lá bài thăm dò" giàn khoan 981 của Trung Cộng vừa qua. Là một động thái cụ thể nhất của Thuợng Viện Hoa Kỳ sau khi nhất trí tuyệt đối ra nghị quyết-mã số S.RES.412- ngày 10 tháng 7/2014, chống lại vụ xâm lấn lãnh hải VN qua giàn khoan 981 và bắt Trung cộng phải trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014

Lời sơ bàn kể trên là lý do thứ nhất để chúng ta thấy giấc mơ sở hữu chủ hoàn toàn biển Đông là viễn mơ cho Bắc kinh mà thôi. Biển Đông vẫn là vùng biển quốc tế không ai có quyền lập thành vùng ranh giới quốc gia kể cả tuyên bố về không phận như một vùng tại đông bắc Á mà Tàu vừa tuyên bố vào năm 2013.

Chuyện đến chúng ta bàn thực lực kinh tế của Tàu đã và đang đưa dần Bắc kinh vào cơn bạc khát nước vì sẽ 'cháy túi" nuôi một đội hải quân to lớn vừa bảo vệ gần 15 ngàn cây số bờ biển của Tàu vừa "hao của tốn tàu" bao che vùng biển rộng lớn của Biển Đông. Chỉ một giàn khoan 981 chưa có lợi ích gì mà hàng trăm chiếc tàu ăn chực nằm chờ hơn cả tháng trời , nếu cả vùng Biển Đông thì ngân sách quốc phòng phải tăng lên vùn vụt, làm sao Tàu kham nỗi? chúng ta thử đọc một trích đoạn pv của đài RFI ,

"Một chuyên gia Singapore đã tính toán, Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc mỗi ngày đã phải chi ra khoảng 328.000 đô la chỉ để duy trì sự tồn tại của giàn khoan Hải Dương 981, chưa nói tới việc hoạt động. Còn nếu tính luôn cả gần 100 tàu chiến, tàu kiểm ngư, tàu hỗ trợ quân sự của Trung Quốc thường xuyên lởn vởn xung quanh giàn khoan này, thì con số chi phí mỗi ngày có thể lên tới hàng triệu đô la ! Như vậy mỗi tháng Trung Quốc phải chi tới khoảng 30 triệu đô la cho cụm giàn khoan Hải Dương 981." [RFI]

Sự Giàu Có Giả Tạo Với một nền kinh tế què cụt hao phí từ hàng vạn tổ chức Kinh Tế quốc Doanh đang gặm nhắm thực lực của Tàu : Đây cũng là chuyện phải phanh phui. Trung Cộng giàu nhưng không thực sự giàu có khi hàng vạn tổ chức kinh tế quốc doanh , thua lỗ và nợ nần với trung ương. Hàng ngàn tỷ đô la nợ xấu không thanh toán được. Hàng vạn tham quan đang thi nhau bốc hốt cũng là nguyên nhân suy sụp bên trong của Tàu Cộng. Theo Bưu Điện THế gIới,(GlobalPost.com) có lẽ chúng ta sẽ 'sốc' khi biết rằng nền kinh tế địa phương (local debts) với những số nợ xấu hiện nay lên đến 3.3 trillions vào cuối năm 2012. Những số bạc khổng lồ từ tay các ngân hàng trung ương do đảng CS Tàu lãnh đạo tha hồ cho các giới chức địa phương vay mượn và sự chấm dứt của những đồng bạc như vào những "cái thùng không đáy" bị mất hút từ những công trình "to lớn" và những thua lỗ do làm ăn quốc doanh gây nên.

Sự ra tay trấn áp của Tập cận Bình thanh trừng các "bố già" về tham nhũng hối lộ chỉ là mặt nổi của tình hình kinh tế chính trị của Bắc kinh.

Sự Chạy Đua Vũ trang , cái phanh không kìm được để nuôi dưỡng một đội quân quá lớn khó có sức cải tiến trang bi tinh vi theo đà thế giới.

Trung Cộng tham lam vô độ, dùng đồng tiền lời bề ngoài , dư dả khi buôn bán với thế giới để tăng cường kinh phí quân sự ,đứng hàng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Đây là "tử huyệt" của Tàu mà chúng ta nên nhìn ra. Cái xương sống kinh tế nhà nước mục nát , các ngân hàng nhà nước tại Bắc kinh đang oằn vai gánh mối nợ xấu không có khả năng hoàn lại hàng ngàn tỷ mỹ kim , trong lúc vừa chạy đua vũ trang , rõ ràng đây là điểm CHẾT.

Hơn ai hết, Hoa Kỳ đang ngồi "cười mĩm" nhìn Tập cận Bình đang dần dà đi theo vết xe đổ của Liên xô trước đây cũng từ chạy đua vũ trang mà sụp đổ.


ĐẾ CHẾ ĐỘC TÀI ,THỰC DÂN MỚI BẮC KINH ĐANG TRỊ VÌ TRÊN NỒI LỬA ÂM Ỉ CHÁY BÊN TRONG



Theo bản đồ này, nếu Tây tạng, Tân Cương , Nội MÔng lấy lại độc lập thì Trung Cộng chẳng còn bao nhiêu diện tích. Nếu duy trì sự cai trị thì phải duy trì bạo lực và nuôi sống đạo quân đông đúc , vừa phải duy trì hải quân to lớn ngốn nhiều tiền của để "bảo vệ Biển Đông " , cùng lúc đối phó với bạo loạn trong nước , chỉ cần kinh tế sa sút lúc cạnh tranh mậu dịch ló dạng với quốc tế đây là thời điểm những cái vòi bạch tuộc của Bắc Kinh phải co lại nếu không muốn bị chặt đứt.


 



Trung Cộng càng lúc càng áp dụng Bàn Tay Sắt lên các vùng Tân Cương , Tây tạng để mưu tìm sự vĩnh viễn nuốt trọn các vùng đất bao la này

Trung Cộng đang cai trị một đất nước rộng bao la với một dãi đất phía tây Tân Cương Tây Tạng do xâm lăng lấn chiếm mà có. Những dân tộc khác tiếng nói , tôn giáo , truyền thống đang bị thống trị ngày đêm chống lại sự hà lạm , bức ép từ chính quyền CS Bắc Kinh. SỰ tranh đấu bất khuất này không bao giờ chấm dứt , như những đợt sóng biển liên tục mãi không thôi.

 Sự áp bức các dân tộc đạo Duy Ngô Nhĩ - Uyghur đưa đến các hành đông liều mình mà Bắc kinh gọi là "khủng bố" để dễ bề tiêu diệt. Chúng ta còn nhớ, vào năm 2009 sự kiện đàn áp người Hồi giáo Tân Cương - tháng 7 năm 2009- đưa con số tử vong lên hàng trăm người Hán và gần 2000 người bị thương không phải là ngọn lửa nhỏ, nó sẽ bùng phát mạnh không biết lúc nào . Ngày 26 tháng 1 năm đó toà án Tân cương tuyên bố thêm một số án tử hình cho người Tân cương đạo Hồi (Uighur) tổng cộng là 26 người . Đây là 1 thử thách lớn với phiá Hồi giáo



Năm nay Trung Quốc đã tử hình 13 người tại tỉnh Tân Cương hồi tháng 6/2014 vì tội khủng bố

Nhưng từ năm 2009 có bao giờ yên tại các vùng phía tây Trung cộng bao giờ đâu ? thời điểm bộc phát mạnh mẽ gây hàng trăm cái chết của người Hán đến nay thì phong trào nổi loạn của người Tân cương càng lúc càng tăng ? Thế là quân đội Bắc kinh phải duy trì trên các vùng rộng lớn phía Tây này. Phong trào đàn áp người Tân Cương theo đạo Hồi này , một dân tộc hoàn toàn không phải Hán Tộc rõ ràng Bắc kinh phải chuốc lầy hậu quả sự bạo loạn không bao giờ dứt điểm ngoài trừ trả độc lập lại cho dân tộc này mới yên. Mỗi khi phong trào bạo loạn này cộng thêm sự tiếp sức của Hồi giáo cực đoan , thì cái hậu quả bi quan như thế nào cho Bắc kinh chúng ta cũng có khả năng tưởng tượng ra trước được. Đó là chưa kể phong trào đòi tự trị của dân tộc Tây Tạng một đất nước bị Mao trạch Đông xâm lăng vào năm 1959 đến nay. Phong trào tự thiêu tranh đấu của sư , dân Tây Tạng càng lúc càng đông khiến thế giới tự do phải cau mày phẩn nộ?



Bắt đầu từ ngày 6/8 đến hết ngày 20/8, tất cả những hành khách đội khăn trùm đầu, đeo khăn che mặt, để râu dài, áo choàng rộng, mặc quần áo có in hình ngôi sao hoặc trăng lưỡi liềm sẽ bị cấm lên các tuyến xe buýt trong nội thành


CHO ĐẾN KHI HOA KỲ KÍCH ĐỘNG LẠI NỀN KINH TẾ YÊU NƯỚC :

Đây là "hồi chuông báo tử" cuối cùng cho chính sách xâm lăng kinh tế hàng "rẽ nhỗm" ma mãnh về hối đoái do độc quyền, thủ lợi của Bắc Kinh. Hiện nay, Mỹ dần dà kêu gọi nền kinh tế yêu nước , đã và đang mở màn trận chiến mậu dịch lấy lại công bằng trong xuất nhập cảng nhất là đánh vào chính sách cố tình giữ giá trị thấp của đồng Yuan hay Nhân Dân Tệ (1) . Từ đó quân bình lại ngân sách vì Hoa kỳ đã triền miên bị Tàu lấn sân kinh tế lâu dài. Không những các nước Đông nam Á đang "về nguồn" tẩy chay hàng hóa Tàu Cộng mà ngay tại Hoa kỳ người dân Mỹ không còn bàng quan nữa , phong trào chống hàng Made in China đang dần rộ lên để từ đó có hàng hóa từ tay người Mỹ làm ra , tạo ra thêm công ăn việc làm cho nguòi dân Mỹ.

Theo Art LeVine cua TruthOut.com Hiện nay (2010) chính phủ Trung hoa cứ khư khư giũ lấy tỷ giá cứ gần 7 Yuan ăn một đô la trong khi đó thực ra 1 đô la chỉ giá trị khoảng 4 Yuan mà thôi ! Nếu tỷ giá đó thi hành cho đúng đắn.

Trung hoa hiện có 2 trillion dô la thặng dư, bao gồm 453 tỷ mua công phố Hoa kỳ và các bảo chứng khác. Như thế, Trung hoa không phải đang đầu tư vào Hoa kỳ vì lý do vị tha bình thường mà còn đem theo một loai khí giới khác trong cuôc chiến kinh tế với Hoa kỵ Theo 1 bản tin thông tấn từ EPI thì :

Các cốt lõi từ chính sách tiền tệ của Trung hoa, hoàn toàn không giống các khối kinh tế lớn hiên nay vì nó không chịu thả nổi theo trị giá đô lạ Trong khi đó thực ra giá trị đồng bạc của họ phải gia tăng vì hàng xuất cảng của họ gia tăng càng lúc càng cao , thế mà họ vẫn giữ nó thấp một cách cố ý, như thế thành ta Trung hoa đã có nhiều đô la cùng tăng thêm sức ép vào tiền tệ của chúng ta.

Tt Obama từng kêu gọi chính sách kinh tế yêu nước , vạch trần trò trốn thuế của các đại công ty Mỹ khi họ cố tình chạy ra nước ngoài làm ăn để tránh thuế. Khi Bắc Kinh còn cố tình giảm giá đồng bạc nước họ để xuất cảng bao sân toàn bộ thế giới thì chính Hoa kỳ là nước tiên phong vạch trần ra thủ đoạn lưu manh này của Bắc Kinh. Cái lơi thế của Hoa kỳ là nước "cầm cân nẩy mực " đồng đô la , Bắc Kinh không bao giờ thực hiện nỗi giấc mơ thay thế dồng Đô la bằng Nhân Dân Tệ được. Vì rằng, thực chất của Nhân DÂn Tệ không thay thế nỗi đồng Đô la được.

(xin xem bai` "PETRODOLLAR ?" @ http://quangtrifellowship.blogspot.com/2014/06/petrodollar.html )

Khi hàng trăm tỷ phú Trung Cộng đang lưu giữ của cải của họ trên khắp các ngân hàng thế giới bằng đô la thì chính Hoa kỳ là người "chủ thực sự" của đống của cải bất lương kia của Tàu Cộng.

BIỂN ĐÔNG GIỜ SẼ LÀ KHÚC XƯƠNG KHÓ NUỐT CHO TÀU CỘNG

Biển Đông (hay Nam Trung Hoa), từ những phân tích trên sẽ là khúc xương mắc nghẹn cho Tàu CỘng , nuốt cũng không xong mà nhả cũng không muốn. Nó sẽ làm cho Tàu lao vào cuộc chạy đua vũ trang tốn kém , theo Economist năm 2014 này ngân sách quốc phòng của Tàu cộng đã leo lên 132 tỷ đô la , bao nhiêu tiền bạc kiếm được vừa nuôi nền quân sự chủ trương bá quyền này, vùa bù vào lỗ hỏng tham quan bạo chúa do chế độ độc tài CS mang lại. Sự cạnh tranh mậu dịch hay nói khác đi là "về nguồn" của các nền kinh tế thế giới sẽ không cho phép Tàu Cộng "xuôi chèo mát mái" hốt tiền vô một chiều như trước đươc nữa. Khi sự bàng quang của Tàu trước các khổ nạn thế giới đang lộ rõ bản chất nham hiểm như chim "kên kên" của Tàu Cộng đang làm thế giới TỰ DO khinh bỉ, khi các nồi lửa nội loạn từ ngay nội địa Trung Hoa bùng lên như triều dâng thác lũ và nhất là thế giới cùng hợp tác để lấy lại quyền lợi chung cho mọi dân tộc về quyền hải hành tại Biển Đông ,đến lúc này cái vòi bạch tuộc Bắc Kinh sẽ phải co lại để tự bảo vệ cho chúng.

Thời Gian tới sẽ trả lời cho chính sách bá quyền Tàu Đỏ.

DHL 9/8/2014

TÔ HẢI * VIỆT CỘNG BỊT MIỆNG

 Nhật ký mở lần thứ 108
Ngày 12/8/2014

TẠI SAO NGƯỜI TA TỰ CHO PHÉP ĐƯỢC BỊT MIỆNG BẤT CỨ AI ?


Kể từ cái cú “đá ngoại giao” của ông chuẩn tổng bí P.Q.N tặng cho TNS John McCain cho đến ngày “kẻ bị đá” cứ tươi cười phớt ăng-lê-Hoa-kỳ sang thăm lại VN, để gặp từ ông trùm cộng sản Việt tới các trùm Hành Pháp, Lập Pháp…, rồi đi thăm Văn Miếu, họp báo….v v mình cứ căng mắt ra mà tìm xem có mặt cái ông “candidat” Tổng Nghị đâu không? Tuyệt nhiên không! Thì ra cả Bộ Chính Trị của họ đã thống nhất giấu kín ông này đâu mất!

Nhưng quan trọng nhất là ông McCain đã nói gì với mấy “đại vương” Việt thì…..hết sức hạn chế. Đặc biệt mỗi lần ông này xuất hiên trên Tivi thì chỉ thấy ông mấp máy môi (!) còn nói thì đã có mấy cái máy nói của anh Bình Minh dưới sự kiểm duyệt chặt chẽ của Viện Ný Nuận anh Huynh “át giọng” sạch! Nghĩa là: tất cả đều vui vẻ, hữu nghị và đầy hứa hẹn :
Nào là giỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, …
Nào là sẽ được công nhận VN có nền kinh tế thị trường (không chú ý đến có định hướng XHCN hay không?)
Nào là triển vọng vào TPP ngay cuối năm nay…
Tất cả những tin tức lạc quan này được các phương tiện truyền thông mọi lề bình luận cứ như là sắp được bắt tay Mỹ đến nơi rồi, sắp được vào TPP béo bở cho các “nhóm lợi ích”, “nhóm gia đình tư bản đỏ” đến nơi rồi ….và đặc biệt quan trọng là sắp “Thoát Trung” sắp hết “đu giây” đến nơi rồi!
Một vài người còn khuyên đảng-nhà nước phải…“Nhanh tay lên kẻo muộn”!

Chỉ đến khi có một bài phân tích những “thiếu sót” khi bỏ qua những điểm quan trọng cơ bản nhất mà ông John McCain đã đánh bài ngửa với lãnh đạo VN, mới khiến mình tò mò tìm trên mạng nguyên văn những “thiếu sót” mà ông tiến sỹ Việt Kiều nêu ra là cái chi chi.

Thì ra ông t/s Nguyến đình Thắng viết thế này ngay khi vào đầu bài :

Các bản tin quốc tế về buổi họp báo của TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse “ngày 8 tháng 8 ở Hà Nội đã không nêu lên hai điểm quan trọng: cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và tiến trình phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính cách tiệm tiến, tuỳ thuộc mức cải thiện nhân quyền. Một số bản tin Việt ngữ cũng phạm thiếu sót vì lấy tin từ các bản tin quốc tế….”

Có thể t/s Thắng đang còn “giữ lịch sự”, đang còn “tế nhị” ……Cũng có thể do hành văn tiếng Việt hơi thiếu chất Việt nên…hơi bị khó hiểu, hơi… vô tình hay cố ý giảm nhẹ cái sự “kiểm duyệt” lời ăn tiếng nói của bất cứ ai xưa nay của cái “xã hội VN dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản khác” này!
Thế là mình, đi tìm hai cái “khuyết điểm” đó ….Và mình đã thấy được những cái gọi là “thiếu sót” đó hơi…khác và hơi nặng hơn ông Thắng tí chút!

1-Ông John McCain đã thẳng thừng “bóc mẽ” những lời nói không đi đôi với việc làm của ông Thủ Tướng… bằng cách nhắc lại những gì ông Thủ tướng đã nói trong bài thông điệp đầu năm.
2-Đã đưa ra những điều kiện tiên quyết để có thể có được sự ủng hộ của ông và lập pháp Hoa Kỳ bằng mọi thứ yêu cầu rất cụ thể : cải thiện nhân quyền, thả tù nhân chinh trị, bỏ hạn chế quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, báo chí….của công dân….Đây nè :

“…, các nhà lãnh đạo của Việt Nam thừa nhận còn nhiều việc phải làm, vì một lý do trên hết: Nó là điều tốt cho Việt Nam - cho sự ổn định, thịnh vượng và thành công của Việt Nam. Như Thủ Tướng Chính Phủ cho biết trong lời phát biểu đầu năm của mình, "Dân chủ là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại". Chế độ ở Việt Nam, ông nói, "phải làm tốt hơn về dân chủ, và đảng phải giương cao ngọn cờ dân chủ"….”
"Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ chuyển những lời đáng ghi nhận này thành những hành động mạnh dạn, chẳng hạn như trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tạo không gian cho xã hội dân sự, và cuối cùng làm rõ trong pháp luật và chính sách rằng quyền lực nhà nước là hạn chế và các nhân quyền phổ quát -- các tự do phát biểu, lập hội, thờ phượng, xuất bản, và truy cập thông tin -- được bảo vệ cho tất cả công dân."
Đây, trích bản tiếng Anh cho ai cần tham khảo :
“At the same time, Vietnam's leaders acknowledge there is more to be done, for one reason above all: It is good for Vietnam – for its stability, prosperity, and success. As the Prime Minister said in his New Year's address, ‘Democracy is the inevitable trend in the development process of humankind.’ The Vietnamese regime, he said, ‘must be much better in terms of democracy, and the party must hold high the banner of democracy.’
“It is our hope that Vietnam will translate these remarkable words into bold actions, such as releasing prisoners of conscience, creating space for civil society, and ultimately by making it clear in law and policy that state power is limited and universal human rights – the freedom to speak, associate, worship, publish, and access information – are protected for all citizens."

“…. tôi tin rằng đã đến lúc Hoa Kỳ bắt đầu nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Điều này sẽ không, và không nên, xảy ra toàn bộ cùng một lúc. Thay vào đó, nó nên được giới hạn trước hết trong phạm vi khả năng phòng thủ, chẳng hạn như bảo vệ bờ biển và các hệ thống hàng hải, hoàn toàn thuộc về an ninh đối ngoại.
“Chúng ta có thể làm đến bao nhiêu trong lĩnh vực này, cũng giống như trong các mục tiêu thương mại và an ninh tham vọng nhất khác của chúng ta, tuỳ thuộc nhiều vào hành động thêm nữa của Việt Nam về nhân quyền…”
“I believe the time has come for the United States to begin easing our lethal arms embargo on Vietnam. This will not, and should not, happen all at once. Rather, it should be limited at first to those defensive capabilities, such as coast guard and maritime systems, that are purely for external security.
“How much we can do in this regard, as with our other most ambitious trade and security objectives, depends greatly on additional action by Vietnam on human rights.”
Qua “truyền thống” cắt cúp, kiểm duyệt thẳng tay những lời nói, bài viết của ngay những nhân vật quan trọng nhất nước như Tổng bí, Thủ Tướng, kể cả những nhân vật quan trọng nước ngoài, suốt hơn nửa thế kỷ qua, toàn thể ngu dân Việt chỉ được nghe cái gì đảng cho nghe, đọc cái gì đảng cho đọc… Khỏi cần thắc mắc!
Thời thế đổi thay!....Từ chỗ “nghe chui”, “đọc chui” những đài, báo chí nước ngoài đến khốn khổ….Cho tới thời kỳ bùng nổ Internet hôm nay mà.. xin lỗi! có lần mình đã dám viết một phát “bụp” nổ ra giữa Ba Đình cũng có thể truyền đi khắp thế giới trong vài giây”…Ấy vậy mà người ta vẫn liều lĩnh cho phép mình làm cái việc “phản nhân quyền” bịt tai, bịt miệng mọi người như thế!
Đọc toàn văn bài nói của TNS John McCain xong, mình nghĩ :
-Chẳng cần đến một em học sinh lớp 7, cũng thấy được nguyên nhân vì sao, nhà cầm quyền vẫn cứ đi theo con đường xưa cũ : CÁI GÌ CÓ LỢI CHO TA THÌ NÓI, CÁI GÌ ĐỄ LÀM DÂN CHÚNG HOANG MANG” THÌ….CÂM!
-Có thật họ không biết ở thời đại cách mạng tin học này mọi sự giấu diếm xuyên tạc, đổi trắng, thay đen, bịt mắt thiên hạ sẽ chỉ làm cho thiên hạ thấy họ là:
1-Một lũ ĐẠI NGU!
2-Một lũ ĐẠI LIỀU, ngồi xổm lên đâu thiên hạ đầy “tự tin hỗn xược” : CHÚNG TAO LÀ CHÂN LÝ, LÀ MUÔN NĂM ĐÚNG, LÀ CHA ĐẺ RA CÁI XÃ HỘI BẦY ĐÀN NÀY. NGHE TAO THÌ SỐNG CHỐNG TAO THÌ CHẾT!
Gõ đến đây thấy uất ức nghẹn ngào vì bị coi khinh như một con lừa già trong trại súc vật mà….muốn tăng xông lên vùn vụt…..
Chẳng biết người “đồng chí hướng” John McCain có biết chuyện bị “bịt miệng” này không? Nếu biết sức mấy mà ông ta chịu nhịn lần nữa để mà ủng hộ mấy chú “cộng sản đỏ” Việt Nam?
Biết đâu đấy, đây cũng chính là “chủ trương lớn” của những ai thà chết không bỏ cộng sản Tầu để đi với Mỹ trong cái hành động bịt miệng, cắt cúp lời nói của mấy tay thượng nghị sỹ muốn ve vãn Việt Nam lần này?
http://to-hai.blogspot.ca/2014/08/nhat-ky-mo-lan-thu-108-tai-sao-nguoi-ta.html

VĂN HÓA, XÃ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY

Người nhà bệnh nhân đâm, chém bác sĩ, y tá, vì đâu?

An Nhiên, thông tín viên RFA
2014-08-16 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh


Thời gian gần đây ngày càng xảy ra nhiều vụ gia đình bệnh nhân tấn công hành hung các y bác sĩ ngay tại bệnh viện. Thực tế ra sao và nguyên nhân vì đâu?

Hành động côn đồ

 

benh-vien-4-305.jpgTruyền thông trong nước loan tin một số vụ người nhà bệnh nhân phản ứng quá khích khi thân nhân của họ không được điều trị kịp thời, đúng cách và có trường hợp tử vong.
Chị Hương đang cư ngụ tại quận Gò Vấp cho rằng những người nhà của bệnh nhân này hành xử như côn đồ, không am hiểu luật pháp, nên mới dẫn đến hành động như vậy, y bác sĩ cũng đang phải chịu nhiều áp lực:
“Những người quậy bác sĩ đó thật ra phải dùng từ côn đồ thì đúng hơn, côn đồ mới làm như vậy, một người 

Quầy thuốc tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội hôm 10/8/2012
RFA photo


có học cho dù bác sĩ thiếu lương tâm thì người ta làm đơn thưa, hoặc mời vô phòng nói chuyện phải quấy, không ai có hành động như vậy. Nếu mà quậy phá như vậy, thành phần này là thứ nhất tệ nạn xã hội, thứ hai thiếu hiểu biết về mặt pháp luật. Bác sĩ ngày đêm luôn, lúc nào cũng tiếp xúc với người bệnh hết, thì đối với họ bệnh là bình thường. Bác sĩ bây giờ ở đây đó, làm việc và thời gian và trách nhiệm bị áp lực dữ lắm, mà thu nhập của bác sĩ không có tương xứng với thành quả lao động của bác sĩ bỏ ra, và không đủ để tái tạo sức lao động của các bác sĩ nữa.”

Những người quậy bác sĩ đó thật ra phải dùng từ côn đồ thì đúng hơn, côn đồ mới làm như vậy, một người có học cho dù bác sĩ thiếu lương tâm thì người ta làm đơn thưa.
-Chị Hương Anh Vy đang cư ngụ tại Hà Nội có người nhà là bác sĩ tâm sự cho biết rằng, trong ngành nào cũng vậy đều có người tốt lẫn người xấu, và ngành y không ngoại lệ, đã có một số y bác sĩ thiếu đạo đức nên mới có những sự cố xảy ra giữa người thân bệnh nhân với y bác sĩ:
“Trong các ngành, ngành y khoa là tốt nhất rồi đó, bác sĩ nào cũng tốt hết, nhà em có người làm bác sĩ nói chung bác sĩ là tốt vì trị bệnh cho người mà, nhưng đâu phải ai cũng tốt hết đâu, cũng có một số nhỏ làm ảnh hưởng xấu đến ngành y khoa của Việt Nam. Theo em nghĩ con người thì có người này người kia.”
Anh Ngọc cũng ở tại Hà Nội cho rằng những người hành hung bác sĩ là có lý do:

HospitalPatient-250.jpg
Cảnh bệnh nhân xếp hàng chờ đến lượt khám bệnh tại một bệnh viện ở Việt Nam. AFP PHOTO
.
“Tôi nghĩ có nhiều lý do có thể bệnh nhân có khả năng bị tâm thần hành hung bác sĩ, có khi là bác sĩ quá đáng bệnh nhân họ tức giận.”
Anh Ngọc tiếp lời kể lại những gì mình chứng kiến và được biết khi bệnh nhân ở bệnh viện, nếu bệnh nhân chờ mổ mà không có tiền thì có khi phải chờ đợi cả ngày mới đến lượt mình:
“Có chỗ bệnh nhân đến lâu mà không được vào khám, người nhà của bệnh nhân sốt ruột cứ phải đưa tiền này nọ kia, lo cho bác sĩ thì mới được vào khám. Cũng tùy theo có chỗ, không phải bệnh viện nào cũng thế, với lại bác sĩ nào cũng thế. Nhưng bây giờ thì cứ là vào bệnh viện là tóm lại phải có tiền, nghe ai kể cũng vậy, ít khi mới gặp được bác sĩ tốt. Như em thấy không có tiền thì mình cứ ngồi ở đấy, chờ cho đến lượt mình, nếu mà bệnh nhân chờ mổ này kia, có khi chờ mất cả ngày.”

Cần phân biệt công – tư

Tiến sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, đang công tác tại Hà Nội đã có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống làm việc tại các bệnh viện ở Việt Nam, cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng người nhà bênh nhân bức xúc và đã có những hành động quá khích đối với y bác sĩ:

“Thật ra, chuyện giữa bệnh nhân và bác sĩ nó rất phức tạp, hậu quả của nhiều nguyên nhân. Nó xảy ra có một tiến trình đến bây giờ nó thể hiện ra mà thôi. Thế thì trong nhiều nguyên nhân đó thì tạm chia mấy nhóm này: thứ nhất là cái cấu trúc hệ thống y tế. Cái cấu trúc hệ thống y tế hiện nay nó chưa ổn trong cái nền kinh tế mà mình đi theo hướng thị trường. Cho nên rằng là nó xảy ra cái tình trạng bệnh viện công nhưng lại vận hành lẫn lộn công tư; Thế nên rằng người bệnh nhân đến bệnh viện công có nguy cơ bị trả tiền, và vì người ta trả tiền cho nên người ta lại đòi hỏi phải phục vụ theo ý muốn của họ. Thế nhưng mà bệnh viện công mà công không ra công, tư không ra tư thế nên nó gây ra cái trạng thái tâm lý rất phức tạp.”
Về mặt chiến lược là đất nước phải tạo ra, phải thay đổi chiến lược công ra công – tư ra tư ­– phi lợi nhuận thì mới được; tức là rõ ràng về mô hình cấu trúc và chức năng.
-TS Trần Tuấn
Ông Trần Tuấn tiếp lời:
“Đối tượng ở đây là đối tượng người bệnh họ đến họ cần sự giúp đỡ thế cho nên rằng là nếu cái sự giúp đỡ người ta trông chờ vào các nhân viên y tế là sự giúp đỡ kịp thời, mà nếu người bệnh cảm thấy không được kịp thời – tiền vẫn phải mất, thì lập tức người ta có những cái phản ứng trong cái tình trạng luật của chúng ta có nhiều điều… Nó xảy ra những cái chuyện hầu như là cá nhân để can thiệp thì nó phải xảy ra thôi.”
Tiến sĩ Trần Tuấn cho rằng hiện nay môi trường làm việc của các cán bộ y bác sĩ ở các bệnh viện công chịu nhiều áp lực mà đồng lương thì quá thấp, song song đó lại có tình trạng phong bì tràn lan nơi có nơi không, nên dẫn đến sự bức xúc, căng thẳng giữa bệnh nhân và bác sĩ. Ông Tuấn đưa ra quan điểm như sau:
“Tôi nghĩ rằng về mặt chiến lược là đất nước phải tạo ra, phải thay đổi chiến lược công ra công – tư ra tư ­– phi lợi nhuận thì mới được; tức là rõ ràng về mô hình cấu trúc và chức năng, đấy là hai cái cơ bản. Thế còn thêm một cái nữa đó là vấn đề thực thi pháp luật, thực thi pháp luật thế thì cái đấy thì dễ rồi, chúng ta có một cái phiên đấy mà vẫn cứ tiếp tục xảy ra tình trạng vi phạm thì khi đấy chúng ta phải nghiêm trị. Hai việc kia làm tốt đã, đặc biệt là làm rõ chức năng công ra công tư ra tư và cơ cấu lại tòan bộ, vấn đề trang thiết bị, lương bổng và đối tượng phục vụ  thì lúc đó mới thay một cách cơ bản được.”
Chị Hương cũng đồng ý hệ thống y tế cũng cần phải được cải tổ:
“Cái đó là hiện tượng xã hội rồi, không còn là của cá nhân nữa trách nhiệm này là của những người lãnh đạo nhà nước chứ không phải của cá nhân của các ông bác sĩ. Cá nhân của các ông bác sĩ chỉ chịu đựng là một con ốc trong một guồng máy thôi. ”
Thực tế đã phơi bày cho thấy chất lượng ngành y tế có nhiều yếu kém với đa số người làm trong ngành y thiếu căn bản đạo đức khi thực hành công tác cứu chữa con người. Mạng sống con người không được họ coi là trên hết từ đó mới xảy ra bao chuyện đáng tiếc như lâu nay.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/y-relative-s-patients-fought-doctors-at-hospital-an-08162014101126.html


 
Người Việt tử tế
Bùi Bảo Trúc , nhận định ...


Trong những năm gần đây, có lúc tôi đã đi tới một sự suy nghĩ rằng ở Việt Nam không còn có được bất cứ một cái gì tử tế, tốt đẹp sót lại trong cái đất nước này nữa.

Bản tính, đạo đức, lối sống, con người, tình cảm, luân lý... tất cả đều đã phá sản hoàn toàn từ sau năm 1954 ở miền Bắc và sau năm 1975 ở khắp cả hai miền Bắc và miền Nam. Người cộng sản, như Vaclav Havel, tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc không cộng sản đã nói, có một cái tài đặc biệt là có thể làm xấu đi tất cả những gì tốt đẹp của con người. Ông đã nói như thế khi dẫn một người bạn đi thăm một vài nơi ở thủ đô Praha. Những cái xấu xa đó không phải chỉ ở mặt ngoài của đất nước, mà còn luôn cả những cái ở bên trong con người Tiệp Khắc. Ông Havel cho là phải mất rất nhiều năm mới gột bỏ được những cái xấu xa đó mà cộng sản tạo ra cho đất nước của ông. Tôi thấy ông nói rất đúng khi nhìn về đất nước của mình.

Nhưng có thể tôi đã lầm. Vẫn còn một Việt Nam rất đẹp, rất tử tế, rất nhiều tình của người đối với người. Những thứ mà ngay cả ở nước Mỹ, ở một vài nước tôi đã có dịp đi học, đi làm, sinh sống, và luôn cả ở miền Nam thời trước năm 1975 cũng không được tốt đẹp như Việt Nam bây giờ.

Người Việt, tôi thấy, chưa bao giờ đối xử với nhau được như cách người ta đối xử với nhau như ở Việt Nam ngày nay.

Trước năm 1975, anh em ruột thịt trong nhà, bạn bè thân cũng như sơ, họ hàng thân thuộc gần xa chưa bao giờ tôi thấy ai đối xử với nhau đẹp như một vài trường hợp như ở Việt Nam ngày nay.

Báo chí trong nước mới đây có viết mấy bài về một người đàn ông ở Bến Tre, ông Trần Văn Truyền, nguyên ủy viên trung ương đảng, nguyên thanh tra chính phủ nay đã về hưu. Ông lui về nghỉ tại một căn biệt thự xây trên một khu đất rộng trên một ngàn mét vuông làm toàn bằng vật liệu như gỗ quí, đồ đạc trong nhà toàn những thứ đắt tiền trong một kiến trúc rất đẹp chung quanh có tường cao, trang trí bằng những mặt trống đồng lịch sử và cổ điển.

Ngoài ra, ông Truyền và gia đình cũng còn làm chủ một số bất động sản, biệt thự rất lớn và đắt tiền ở Sài Gòn, khu đô thị Phú Mỹ Hưng và phường Thảo Ðiền thuộc quận 2.

Khi thấy một giới chức chính phủ về hưu mà nhà cửa kinh khủng như vậy thì nhiều người cũng đâm ra thắc mắc. Làm sao lương lậu chính phủ phát mà có được nhiều tiền để (nhiều) nhà cao cửa rộng như thế thì ông Truyền cho biết đất đai là ông thừa hưởng của mẹ để lại, con trai mua thêm khu đất hoang nằm sát cạnh biếu ông để ông làm nhà. Ðó là một chuyện tốt đẹp thứ nhất. Gia tài mẹ để lại thì anh em cho ông hết, không thèm tranh chấp đánh nhau vỡ đầu, kiện lên kiện xuống. Con trai chí hiếu thì mua miếng đất bên cạnh biếu bố cho bố xây nhà, không hề có chuyện cướp đất hương hỏa của bố, đuổi hai con khỉ già ra chợ Bến Tre bán vé số độ nhật.

Có đất rồi nhưng làm thế nào có nhà ở cho bỏ những ngày cơ cực? Dễ thôi. Ông có một cô em gái nuôi thấy vậy bèn tặng ông một số tiền để xây lên mấy tầng, có mái vòm, ao cá, vườn cây, lối xe ra vào thoải mái không phải tránh nhau, gắn camera khắp nơi cho an toàn.

Ðó là chuyện tốt đẹp và tử tế thứ hai. Em gái nuôi ở cái lỗ nào chui ra mà sao tốt như thế? Ông chỉ cho tôi chỗ để kiếm một hai đứa đem về cung phụng vài năm coi chúng nó có tặng cái nhà nào không , hay giúp xây cho cái hộ (?) nào chăng.

Tuần qua, báo trong nước đăng tin giám đốc sở tài nguyên Ðào Anh Kiệt khai với công an là bị mất trộm ngay tại sở làm (ở Sài Gòn) một món tiền lên tới 1 tỉ đồng và 30 ngàn đô la Mỹ. Ông cho biết định mang số tiền đó đi mua nhà cho con trai. Ôi đúng là một người cha tử tế. Ông khai với cảnh sát và cũng nói với báo chí rằng số tiền đó là tiền mồ hôi nước mắt ông dành dụm từ nhiều năm nay mới có được chứ không hề là tiền tham nhũng mà có.

Ðất nước chúng ta vậy ra càng ngày càng khá ra. Mồ hôi và nước mắt bây giờ rất có giá là như thế. Cứ đem hai thứ ấy ra đổi là khối tiền, mà tiền tỉ chứ bộ cứt sao!

Tội nghiệp Robin Williams sao ra đi sớm vậy? Chứ nếu ở tới hôm nay, nghe hai chuyện này cũng được một trận cười thỏa thích, cam đoan hết trầm cảm ngay, khỏi phải đi tìm cái chết quá sớm như thế. Hay cũng có khi nghe xong, cười quá cũng lại chết thì sao!

Rõ khổ.
Bùi Bảo Trúc
Du khách nước ngoài sợ đến Việt Nam vì điều gì?


Bởi Cộng Đồng Phụ Nữ Công Sở | Phụ nữ ngày nay – 09:13 ICT Thứ sáu, ngày 01 tháng tám năm 2014
 
Việt Nam vẫn đang là điểm đến rất có sức hút với khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên chính người Việt Nam đôi khi lại có những hành động không mấy tốt đẹp khiến hình ảnh đất nước trở nên xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế.
1. Nạn chặt chém
Đây là tình trạng xảy ra tại nhiều khu du lịch bất kể lớn nhỏ ở Việt Nam. Việc các cửa hàng đẩy giá cả hàng hóa lên cao hơn so với giá bán lẻ trên thị trường được cho là điều nghiễm nhiên. Khách du lịch Việt bị hét giá 1 thì khách Tây bị chặt chém 10. “Cứ gặp khách Tây là phải "chém đẹp" có lễ đã trở thành luật bất thành văn ở Việt Nam.


Rất nhiều khách tây đã phải lên tiếng ca thán họ bị lừa khi phải thanh toán tiền taxi cho một đoạn đường ngắn với giá trị hóa đơn lên đến tiền triệu. Ngoài ra tình trạng phòng ốc quảng bá một đằng, thực tế một nẻo để ăn tiền khách nước ngoài đã xảy ra không ít.


Tâm lý coi tây là người giàu và hét giá cao hơn tại nhiều điểm du lịch khiến hình ảnh của Việt Nam bị xấu xi đi rất nhiều và để lại những ấn tượng không mấy tốt đẹp trong mắt du khách.

2. Nạn móc túi, cướp giật

Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội được khách du lịch quốc tế liệt vào danh sách những điểm đến mà du khách dễ trở thành miếng mồi ngon béo bở của nạm ăn trộm, móc túi. Không ít khách du lịch đã phải méo mặt khi phát hiện máy ảnh, ví tiền của mình không cánh mà bay từ lúc nào không biết.

 


Vụ việc hai khách du lịch Hong Kong khốn khổ vì bị ăn cắp mất hết tiền bạc, hộ chiếu đã từng rất được cộng đồng mạng quan tâm. Hay việc "chân dài" móc túi khách Tây ở thành phố Hồ Chí Minh đã không ít lần lên mặt báo.
Nạn trộm cướp hoành hành chắc chắn sẽ là một trở ngại lớn cho những khách du lịch lần đầu đến Việt Nam và thay vì thưởng ngoạn phong cảnh đường phố, văn hóa, họ sẽ phải chăm chăm nhìn trước ngó sau để cảnh giác với những tên trộm bất ngờ.
3. Nạn chèo kéo, chèn ép 
Việc chèo kéo mua hàng, mua đồ một cách dai dẳng, vô duyên của những người bán hàng rong đã khiến rất nhiều khách du lịch nước ngoài khó chịu. Một du khách người Pháp từng phàn nàn: “Họ rất dai, không chịu buông tha chúng tôi, và bán rất đắt”.
 


Xấu xí hơn, một số người thậm chí còn văng tục, chửi bậy, xỉ vả khi có khách dám phản ứng không đồng ý hoặc khó chịu. Đó chắc chắn sẽ là hình ảnh khiến Việt Nam mất điểm trầm trọng trong mắt du khách.
4. Ẩm thực
Ẩm thực Việt Nam tuy rất hút khách và nhận được sự đánh giá cao của bạn bè quốc tế về sự đơn giản nhưng lại vô cùng tinh tế. Tuy nhiên đồ ăn ở nước ta cũng là một trong những nguyên nhân khiến khách tây khóc thét.
 
 

Thịt chó, thịt chuột, thịt rắn, mắm tôm, trứng vịt lộn, tiết canh… là những món ăn được người Việt ưa chuộng nhưng chắc chắn là nỗi kinh hoàng, e dè của nhiều du khách. Bên cạnh đó những quán ăn vỉa hè, ngối thưởng thức ẩm thực giữa một bầu trời khói bụi và phương pháp chế biến không hợp vệ sinh cũng có thể khiến nhiều khách nước ngoài không quen và khó chấp nhận.

5. Giao thông

Giao thông rối rắm, yếu kém của Việt Nam luôn khiến khách du lịch phải sợ hãi, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội và Sài Gòn. Một du khách đã nhận xét về các con phố ở Hà Nội như sau: “Đường phố quá lộn xộn và tên thì lại rất khó nhớ. Mỗi khi đi bộ trong phố, tôi cảm thấy như phải cố gắng bơi trong một dòng sông chảy xiết”.


 


Việc sang đường ở Việt Nam cũng là nỗi kinh hoàng đôi với nhiều khách du lịch. Họ thậm chí coi việc len lỏi khép léo để sang đường giữa dòng người tấp nập là một nghệ thuật không phải ai cũng dám làm.

6. Thái độ ứng xử với động vật
 


Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người e dè với du lịch Việt Nam có lẽ là việc đối xử dã man với động vật. Điều này thể hiện qua việc dân ta có thể ăn được thịt chó, thịt mèo, những con vật mà ở nước ngoài người ta chỉ nuôi làm thú cưng để âu yếm vuốt ve chứ không phải để giết thịt.



Hay những hành động như chọi gà, chọi chó cũng khiến hình ảnh Việt Nam trở nên xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế. Cách đây không lâu, một du khách nước ngoài thậm chí còn ẩu đả với người Việt khi chứng kiến cuộc chọi chó Pitbull đầy tàn nhẫn ở vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội.



Đồ ăn thừa thành món mới thơm ngon đãi khách

Ngày 4 tháng 8, 2014 | 17:49

Hết xà xẻo đồ ăn của khách, các nhà hàng quán ăn còn gom cả thức ăn thừa để bán cho khách đến sau.
10 sự thật ít biết về đồ ăn nhanh

Không sử dụng thùng sơn để đựng đồ ăn

Thậm chí, một số nhà hàng còn tận dụng triệt để đồ ăn thừa của khách, từ món ăn đắt tiền đến món ăn dân dã như dưa cà.

Dồn đổ thừa bán cho người đến sau
Mới đây, thành viên Little Ng... có chia sẻ trên facebook cá nhân khi tận mắt chứng kiến một quán cơm nổi tiếng ở Hà Nội dồn đồ ăn thừa của khách trước bán cho khách sau.
Thành viên này cho biết: "Tại tiệm cơm V. trên đường Lý Thường Kiệt, đi tít vào trong có một phòng nhỏ ngay sát nhà vệ sinh (ai vào để ý sẽ thấy) có một bác ngồi chút hết đồ ăn thừa vào các âu sạch rồi lại chuyển ra ngoài bán cho khách mới đến. Cái nhà vệ sinh thì bẩn không thể tưởng tượng được. Rất may lúc lộn ra ngoài bạn mình chưa gọi đồ ăn".
Thành viên này cho hay sau khi biết sự việc trên sẽ không bao giờ quay lại quán này ăn nữa.

Với nhiều người đi ăn hàng quán, việc quán cơm, nhà hàng gom, dồn đồ ăn thừa cho khách được cho là rất lạ. Song, với những người làm tại quán cơm, nhà hàng thì chuyện này là phổ biến; ngay cả ở những nhà hàng sang trọng, tình trạng dồn đồ ăn thừa của khách trước bán cho khách sau cũng diễn ra thường xuyên.


Tất cả các loại đồ ăn khách ăn thừa đều được dồn lại để bán cho khách mới

Anh Tòng, nhân viên phục vụ bàn tại một nhà hàng trên đường Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho biết, dồn đồ ăn thừa rồi bán lại cho khách được rất nhiều nhà hàng áp dụng để tiết kiệm.
Tháng vừa rồi, nhà hàng anh đang làm được một cơ quan đặt bao trọn gói toàn bộ tầng 3 để đãi khách. Họ gọi toàn những món ngon, đắt tiền. Thậm chí, còn đặt cả món đùi cừu gói giấy bạc nướng (được cho là món hiếm, món đặc biệt của nhà hàng). Song, do gọi quá nhiều món nên đồ ăn thừa ê hề, có món khách mới chỉ đụng đến 1-2 miếng.
Đến lúc dọn bàn, chủ nhà hàng đích thân dặn dò nhân viên làm sạch sẽ, gom tất cả đồ ăn thừa bỏ vào hộp nhựa để cất đi chứ không được bỏ đi một món nào, kể cả những món ăn đơn giản như thịt ba chỉ rang cháy cạnh, hay món cá chiên, thậm chí là cả cà muối, mỗi bàn bát cà chỉ thừa 1-2 quả cũng được gom hết lại.
Hôm sau, toàn bộ số thức ăn thừa của đoàn khách trước được đem ra chế biến lại, bán cho khách mới. "Món đùi cừu hôm trước thừa quá nhiều nên nhà hàng bán cả nửa tuần mà không phải dùng đến đùi cừu mới", anh Tòng cho hay.
Thừa kiểu gì cũng tái chế được
Chị Lê Thị Khuyên - phụ bếp một quán nhậu tại đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy) kể rằng giờ hầu như nhà hàng nào cũng gom đồ ăn thừa để tái chế, bán lại cho khách. Chị khẳng định tất cả các loại đồ ăn thừa được gom lại đều có thể xử lý và bán hết. Ngay ở chỗ chị làm, việc này cũng diễn ra thường xuyên, không một miếng đồ ăn nào bị đổ bỏ.
Theo chị Khuyên, đồ ăn thừa được chia thành hai loại.
Loại một là những món ăn nướng, chiên, rán... , chỉ cần khách ăn thừa có thể dồn lại, nếu ngay sau đó khách gọi sẽ mang ra bán luôn, còn không thì cất vào tủ lạnh, khi nào có khách mới cho vào lò vi sóng hâm lại, đảm bảo đồ ăn bê ra chẳng khác nào đồ ăn mới chế biến, nóng hổi, thơm phức.


Chỉ cần cho vào lò vi sóng hâm nóng trong vài phút, đồ ăn thừa được gom dồn lại nhanh chóng trở thành món ăn hấp dẫn, nóng hổi
Loại thứ hai, các món ăn như thịt lợn luộc, cá rán, gà luộc... khách ăn thừa rất khó dồn lại, bán luôn cho khách. Nhà hàng thường dồn lại, tận dụng để chế biến thành những món ăn mới.
Chẳng hạn, thịt lợn luộc rất dễ bị thâm và khô, nếu bê ra cho khách sẽ phát hiện ra ngay nên chủ quán thường băm nhỏ ra để làm món nem hoặc món trứng đúc thịt. Với cá rán cũng vậy, chúng sẽ được dồn lại để tái chế thành món cá kho. Làm như vậy, tất cả đồ ăn thừa được tái chế khách hàng sẽ không bao giờ phát hiện ra.
Chị Khuyên kể, khoảng 3 năm trước thỉnh thoảng nhân viên còn được đem đồ ăn thừa của khách về nhà, nhưng giờ thì tuyệt đối không. Chủ nhà hàng bắt dồn hết thức ăn thừa lại để tái chế thành món mới.
"Hôm nào mà nhà hàng có khách đặt tiệc, nhất là tiệc liên hoan, kỷ niệm sinh nhật công ty thì cả ngày hôm sau, hầu như nhà hàng không phải nhập thêm nguyên liệu để chế biến món mới nhờ lượng đồ thừa được dồn lại ê hề, chất đầy trong tủ", chị Khuyên cho hay.
Không chỉ gom đồ ăn thừa, Thanh Loan - nhân viên phục vụ bàn tại một nhà hàng trên đường Lê Đức Thọ kéo dài (Mai Dịch, Cầu Giấy) còn tiết lộ, nhà hàng này còn dồn cả hoa quả tráng miệng thừa của khách, kể cả một vài miếng.
Loan kể, hoa quả tráng miệng cũng được chia làm hai loại, một số loại như dưa hấu, dưa lưới vàng hay hoa quả để nguyên quả như quýt, chuối có thể dồn lại bán cho khách luôn. Còn một số loại phải bổ ra như táo, lê, dứa, ổi, bưởi... nếu khách ăn thừa thì dồn lại để làm sinh tố, nước ép cho khách mới.
"Các chủ nhà hàng giờ tính toán rất kỹ, số lượng khách đến nhà hàng ăn giảm đi thì các chủ nhà hàng dùng đủ các chiêu để doanh thu không bị giảm", Loan chia sẻ.
Theo Dân Trí/VEF




Thảm họa đe dọa hàng không Việt Nam

Friday, August 15, 2014 3:19:26 PM

HÀ NỘI (NV) - Hai phi cơ của Việt Nam lại vừa suýt đâm vào nhau khi đang bay trên Sài Gòn. Ðó là sự kiện mới nhất khiến người ta e ngại về an toàn hàng không tại Việt Nam.




Cả phi công lẫn kiểm soát viên không lưu tại Việt Nam liên tục phạm những sai lầm khó tưởng tượng. (Hình: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)

Cục Hàng Không Việt Nam vừa loan báo đã thu hồi bằng lái vô thời hạn đối với hai phi công điều khiển chuyến bay HVN 1203 của hãng quốc doanh Vietnam Airlines hôm 7 tháng 8, 2014. Lý do là vì cả hai đã không tuân lệnh của kiểm soát không lưu khiến phi cơ do họ lái suýt đâm vào một phi cơ của hãng hàng không VietJet.

Ngày 7 tháng 8, 2014, chuyến bay HVN 1203 của Vietnam Airlines bay từ Hà Nội vào Cần Thơ. Khi bay ngang khu vực thông báo bay Sài Gòn, kiểm soát không lưu ra lệnh cho phi công điều khiển chuyến bay này giảm độ cao xuống 32,000 feet để tránh một phi cơ đang bay ngược chiều.

Thay vì phải thực hiện ngay lệnh vừa kể thì phi công điều khiển chuyến bay của HVN 1203 của Vietnam Airlines cho phi cơ chuyển sang chế độ “giảm độ cao không xác định.” Do đó, độ cao của chiếc phi cơ thực hiện chuyến bay HVN 1203 của Vietnam Airlines hạ xuống độ cao 30,000 feet, cắt ngang đường bay của một phi cơ thuộc hãng VietJet.

May mắn là hệ thống cảnh báo va chạm của cả hai phi cơ cùng tự động kích hoạt và đưa ra các khuyến cáo để cả hai phi cơ tránh va vào nhau nên thảm họa không xảy ra.

Sau khi điều tra, Cục Hàng Không Việt Nam xác định, hai phi công điều khiển chuyến bay HVN 1203 của Vietnam Airlines đã “nhầm lẫn” khi sử dụng đồng hồ giảm độ cao. Sự “nhầm lẫn” này vi phạm tiêu chuẩn phân cách tối thiểu giữa các máy bay, uy hiếp cao về an toàn bay.

Cả hai bị thu hồi bằng lái vô thời hạn song được hứa hẹn là nếu được huấn luyện lại, hội đủ điều kiện thì sẽ được cấp lại bằng lái. Ðáng chú ý là Cục Hàng Không Việt Nam không cung cấp tên hai phi công, đồng thời yêu cầu thanh tra hàng không xử phạt hành chính hai phi công này (?).

Trước sự kiện vừa kể chỉ hai ngày, vào hôm 5 tháng 8, 2014 từng xảy ra chuyện phi công điều khiển một phi cơ cũng của Vietnam Airlines vi phạm độ cao an toàn tối thiểu khi tiếp cận để hạ cánh tại phi trường Ðà Nẵng.

Tháng trước, vào ngày 27 tháng 7, 2014, một phi công điều khiển một phi cơ của hãng Jetstar Pacific đã không lấy độ cao đúng huấn lệnh của kiểm soát không lưu. Trước nữa một tuần, hôm 20 tháng 7, 2014, một phi công điều khiển một phi cơ của Vietnam Airlines cho phi cơ vào nhầm phi đạo.

Theo một thống kê của Cục Hàng Không Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm nay, trong lĩnh vực hàng không tại Việt Nam đã xảy ra 173 sự kiện bất thường đe dọa an toàn hàng không, tăng 32 vụ so với cùng kỳ năm 2013.

Chẳng riêng phi công mà ngay cả lực lượng kiểm soát không lưu của Việt Nam cũng phạm vô số sai lầm, đe dọa an toàn hàng không. Chỉ trong vòng một tháng, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7, 2014, hệ thống kiểm soát không lưu của Việt Nam phạm ba lỗi không thể tưởng tượng.

Hôm 23 tháng 7, một phi cơ của hãng Jetstar Pacific đã phải lượn hai vòng trên phi trường Vinh vì phi công bị mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu của phi trường này. Sau đó, Cục Hàng Không Việt Nam cho biết, sở dĩ liên lạc giữa phi công với đài kiểm soát không lưu của phi trường Vinh bị gián đoạn là do Kiểm soát viên không lưu... bấm nhầm nút tắt liên lạc với phi cơ.

Vào ngày 27 tháng 6, trong khi một phi cơ của Vietnam Airlines vừa hạ cánh xuống phi trường Ðà Nẵng và đang chạy từ phi đạo vào bãi đậu thì một kiểm soát viên không lưu của phi trường này ra lệnh cho một phi cơ khác của Jetstar Pacific cất cánh ngay trên phi đạo đó. Trong vòng 4 giây, các phi công của cả hai phi cơ phát giác kiểm soát viên không lưu nhầm lẫn và báo lại cho đài kiểm soát không lưu Ðà Nẵng, yêu cầu hủy lệnh cất cánh. Nhờ vậy tai nạn thảm khốc do hai phi cơ đâm vào nhau ngay trên phi đạo đã không xảy ra.

Trước nữa vào ngày 19 tháng 6, khoảng 200 hành khách của hãng hàng không có tên VietJet Air, lên phi cơ ở Hà Nội để đi Ðà Lạt đã được chở đến Nha Trang. Còn 200 hành khách lẽ ra phải lên phi cơ để đến Nha Trang thì vẫn phải ngồi chờ ở Hà Nội.

Theo một vài tờ báo tại Việt Nam, những trục trặc đe dọa an toàn hàng không xảy ra thường xuyên nhưng thường xuyên bị ém nhẹm. Gần đây, Cục Hàng Không Việt Nam mới bạch hóa. Tuy nhiên nỗ lực minh bạch trong thông tin về những trục trặc liên quan tới an toàn hàng không được nhận định, không phải vì thiện chí mà để né tránh trách nhiệm do bưng bít thông tin, bởi tính chất, mức độ của các trục trặc càng ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng, thảm họa hàng không có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Tại Việt Nam, hàng không là một lĩnh vực mà công việc ổn định, lương cao, nhiều cơ hội để kiếm thêm thu nhập. Cách nay một vài thập niên, người ta chỉ chi tiền để được nhận vào các khóa đào tạo tiếp viên của trường hàng không. Gần đây, chạy chọt đã trở thành chuyện phổ biến để được nhận vào các khóa đào tạo những loại việc khác trong trường này, kể cả đào tạo phi công và kiểm soát viên không lưu - những công việc đòi hỏi phải có thể lực và tư chất phù hợp.

Có vẻ như hậu quả của việc nhận hối lộ để tuyển chọn, đào tạo những nghề vốn rất đặc biệt, bởi liên quan đến sinh mạng hàng trăm người đang bộc lộ càng ngày càng rõ. (G.Ð)

XÔI NGŨ SẮC  ĐẶC SẢN QUÊ HƯƠNG YÊN BÁI



VIDEO

- S - Việt nam - tập 619: Xôi ngũ sắc
- Cuộc thi đồ xôi ngũ sắc của dân tộc Tày

Mường Lò – Yên Bái được mệnh danh là lòng chảo của các tỉnh Tây Bắc. Về đây, khách du lịch không chỉ được ngắm phong cảnh đẹp còn được thưởng thức rất nhiều món ăn ngon đặc sản như: Cơm lam, thắng cô, xôi ngũ sắc, lạp sườn... Trong đó, hương vị ngào ngạt của xôi ngũ sắc luôn làm đắm lòng du khách mỗi khi tới nơi đây.

Xôi ngũ sắc là món ăn truyền thống của rất nhiều dân tộc các tỉnh Tây Bắc. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc khá đặc biệt. Theo người dân Yên Bái, phải có được gạo ngon thì xôi mới dẻo và thơm, mà chỉ riêng Yên Bái mới có được loại gạo ngon đó, gạo Tú Lệ. Đây là loại gạo hạt to, trong - một loại nếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng. Lá dùng để tạo màu là lá cơm xanh – tím – đỏ và màu vàng từ củ nghệ. Các loại lá cơm phải phù hợp đất mới trồng được. Ngoài ra, cần có thêm lá chuối tiêu tươi và khô, thêm lá giềng.


Nguyên liệu để làm xôi ngũ sắc: các loại lá cơm, nghệ, lá chuối, giềng.

Đầu tiên, để có được màu vàng và màu xanh, phải giã mịn nghệ như giã cua để chắt lấy nước. Màu đỏ thì dùng lá cơm đỏ. Lấy nước lá cơm ngâm với gạo thì sẽ ra được màu đỏ. Còn màu tím và màu đen thì làm mất công và khó hơn một chút. Màu tím dùng lá cơm đỏ và lá chuối tươi đun lên và lấy nước. Cuối cùng là màu đen, đầu tiên phải đốt lá chuối khô, đem giã cùng lá cơm tím rồi chắt nước ngâm gạo (giã càng mịn, càng nhiều thì sẽ càng ra màu đen). Với màu trắng cứ để nguyên gạo rồi ngâm với nước.


Màu của gạo khi đã được ngâm với nguyên liệu tạo màu.

Theo như người xưa kể lại, để làm được xôi ngũ sắc cực ngon thì người làm xôi phải đi lấy được nước ở Tú Lệ (người ta gọi đây là suối nguồn) chỉ có nước suối ở đây mới có thể làm ra được loại xôi ngũ sắc ngon nhất. Khi có đầy đủ nguyên liệu và hoàn thành xong việc nhuộm màu cho gạo, nhưng để gạo có màu đẹp thì phải ngâm gạo khoảng 10 tiếng sau đó mới đem nấu. Công đoạn nấu cũng khá phức tạp. Để lần lượt các màu gạo lên nhau trong trõ xôi. Khi nấu cần phải có người trông liên tục, giữ lửa đều không được để lúc to lúc nhỏ như thế xôi mới dẻo, thơm đậm, cầm nắm mà không bị dính tay. Nếu như muốn xôi ngậy thì cho một lớp mỡ gà lên xôi, mỡ gà sẽ tan chảy đều vào các lớp xôi khiến xôi không những ngon mà còn ngậy thơm mùi thịt gà. Sau khi đã xong thì đem bày như một cánh hoa, mỗi cánh là một màu khác nhau.


Sản phẩm khi được bày ra mâm.

Người Yên Bái làm ra xôi ngũ sắc với ý nghĩa khá đặc biệt, dựa theo thuyết âm dương ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cơm xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng cuộc sống, cho những ước mơ. Cơm xôi màu tím tượng trưng cho đất đai trù phú, quý giá. Cơm xôi màu vàng tượng trương cho sự ấm no, phồn thịnh. Cơm xôi màu xanh tượng trương cho núi rừng đại ngàn Tây Bắc, màu của bầu trời xanh bao la. Cơm xôi trắng tượng trương cho tình yêu trong trắng thủy chung... đồng thời thể hiện khát vọng yêu thương, tình yêu son sắc thủy chung, lòng yêu mẹ, kính cha của đồng bào Tây Bắc đặc biệt là dân tộc Thái.... Sau khi xôi ngũ sắc được thắp hương lên ông bà tổ tiên, đem ăn cùng một số món khác như chả thịt nướng, ruốc, thậm chí là ăn không vì xôi đã rất là tuyệt rồi.





Năm 2008, xôi ngũ sắc đã được đưa vào kỷ lục Guinness Việt Nam với mâm xôi lớn nhất Việt Nam có trọng lượng 1,3 tấn, đường kính 2,8m, dày 30cm. Ngày nay, xôi ngũ sắc thường được làm vào các dịp lễ hội như: Lễ hội Lồng Tồng (cầu mùa), Tết Nguyên Đán, Tết Xíp Xí (14/7)...

Quốc Tú - Lớp CBC8B

Top 10 trái cây của Việt Nam

Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công bố 10 loại trái cây có giá trị kinh tế cao nhất nước, với các tiêu chí không chỉ thơm ngon, gần gũi mà còn đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Trong cuộc "Tìm kiếm đặc sản Việt Nam" lần thứ nhất - 2012, Vietkings vừa công bố danh sách 10 loại trái cây thơm ngon, đặc trưng của đất nước. Các loại trái này đều được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học công nghệ) cấp giấy “Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa”. Chúng cũng trở thành thương hiệu có uy tín đối với thị trường trong nước cũng như trên thế giới.



Nhãn xuồng cơm vàng là đặc sản trái cây nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Khi chín, nhãn có màu vàng da bò, thịt dày, ráo nước, giòn và rất ngọt. Nhãn xuồng cơm vàng rất thích hợp với đất pha cát.

Hiện tại thành phố Vũng Tàu có trên 200 hộ trồng nhãn xuồng cơm vàng. Một số huyện khác như Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Thành, Long Điền... cũng đang trồng loại nhãn này. Nhãn xuồng cơm vàng Vũng Tàu được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngày 15/9/2006.



Vải thiều Thanh Hà là đặc sản trái cây của tỉnh Hải Dương. Giống vải ở đây, theo một số người cao tuổi cho biết là đã có trên 150 năm. Tất cả giống vải ở Thanh Hà được nhân giống từ cây vải tổ ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà.

Vải thiều Thanh Hà thơm ngon, nhiều chất dinh duỡng, quả nhỏ nhưng tỷ lệ phần thịt cao vì hạt nhỏ. Đặc điểm của vải thiều Thanh Hà là vỏ có màu hồng, khi chín vỏ mỏng, lớp da giấy dai, cùi dày, trong suốt và giòn, khi ăn vị ngọt đượm không hề chát miệng. Vải thiều Thanh Hà đã được Cục Sở hữu Trí tuệ trao bằng Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý tại UBND huyện Thanh Hà, Hải Dương vào ngày 8/6/2007.



Sa pô chê hay Sapô là đặc sản trái cây của Tiền Giang, đặc biệt giốngSa pô Mặc Bắc là một thương hiệu nổi tiếng ở Tiền Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Sa pô Mặc Bắc được trồng nhiều ở các xã ven sông Tiền như: Tam Bình, Mỹ Long (huyện Cai Lậy); Kim Sơn, Bàn Long, Phú Long, Song Thuận (huyện Châu Thành). Những xã này có tổng diện tích cây trồng Sa pô Mặc Bắc khoảng 2.000ha.



Vú sữa Lò Rèn ở Vĩnh Kim thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Giống vú sữa này do một người thợ rèn nhân giống trồng trong vườn nhà mình, sau đó thấy ngon nên phát triển cho dân làng Vĩnh Kim trồng.

Vú sữa Lò Rèn quả tròn, màu trắng, mỏng vỏ, nhỏ hạt, dày ruột, lúc chín vỏ chuyển sang màu phơn phớt vàng hồng. Muốn ăn vú sữa Lò Rèn, người ăn dùng tay vo tròn và bóp đều cho mềm quả, sau đó rút cùi sẽ có một dòng nước trắng như sữa trào ra ngọt lịm. Vú sữa Lò Rèn đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang ban hành tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng. Vú sữa Lò Rèn được trồng nhiều ở các xã: Kim Sơn, Phú Phong, Vĩnh Kim, Bàn Long, Đông Hòa, Long Hưng... huyện chợ Gạo (Tiền Giang).



Xoài cát Hòa Lộc là một thương hiệu trái cây nổi tiếng ở Nam Bộ từ rất lâu. Hòa Lộc là tên cũ của xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang bây giờ. Đây là vùng đất phù sa ven sông nên rất nhiều chất dinh dưỡng cho thân cây xoài cát.

Trái xoài cát Hòa Lộc có hình dáng gần giống xoài Cát Chu. Xoài cát Hòa Lộc khi chín có mùi thơm đậm đà và bay xa hơn xoài Cát Chu, đứng cách nơi đặt xoài chín chừng vài mét cũng ngửi thấy mùi thơm. Khi ăn xoài cát Hòa Lộc, người ta cảm nhận như có những hạt đường cát ngọt ngào, thơm tho trong miệng.

Nếu nhìn kỹ sẽ thấy bụng dưới của trái xoài cát Hòa Lộc có một rãnh nhỏ, thẳng tắp từ cuống đến chóp trái. Đây cũng là một trong những đặc điểm nhằm giúp tránh tình trạng mua nhầm các loại xoài khác. Cũng giống Hòa Lộc nhưng nếu được đem đến trồng ở vùng đất khác thì xoài không thơm ngon bằng.



Thanh long là đặc sản trái cây nổi tiếng của Bình Thuận nói riêng, cả nước nói chung.

Thanh long Bình Thuận là mặt hàng xuất khẩu mạnh tại các nước châu Á, nhất là Hong Kong, Đài Loan. Các nước như Malaysia, Singapore, Trung Quốc... cũng nhập khẩu trái Thanh long.



Bưởi da xanh là đặc sản trái cây nổi tiếng của tỉnh Bến Tre.

Bưởi da xanh được trồng nhiều ở Mỹ Thạnh An (thành phố Bến Tre) và huyện Mỏ Cày. Khác với bưởi Năm Roi, Tân Triều, bưởi da xanh khi chín vẫn giữ nguyên màu lúc còn xanh. Cắt trái bưởi da xanh ra ta thấy tép bưởi màu hồng, ráo nước, rất dễ bóc tép, không có hạt và hương vị ngọt thanh đậm đà.

Bưởi da xanh Bến Tre đã đạt giải nhất cuộc thi Trái ngon do Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam tổ chức.



Nhãn lồng Phố Hiến là giống nhãn Hương Chi đặc sản nổi tiếng ở Hưng Yên từ xa xưa.

Tại Phố Hiến có nhiều giống nhãn khác nhau, và dựa vào màu sắc, hương vị của quả nhãn mà nhân dân đặt tên các loại nhãn: nhãn nước, nhãn cùi, nhãn gỗ, nhãn hoa nhài, nhãn đường, nhãn trắng, nhãn cùi dừa, nhãn hành, nhãn đường phèn... Nhưng tất cả chỉ có loại nhãn đường phèn (nhãn lồng) nay lai tạo thành nhãn Hương Chi là ngon nhất.



Thương hiệu Sầu riêng Ri6 ở tỉnh Vĩnh Long đã đánh bạt nhiều thương hiệu sầu riêng ở những nơi khác nhờ cơm có màu vàng óng, khô ráo, cầm không dính tay, hạt lép, ngọt đậm và mùi thơm bay xa. Sở dĩ có tên gọi Sầu riêng Ri6 vì đây là công lao tạo giống của ông Sáu Ri ở ấp Phước Định, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, vào năm 1990.



Quýt đường là một đặc sản trái cây nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh. Quýt đường được trồng nhiều ở làng Long Trị và vài nơi khác.
Quýt đường Trà Vinh trái to, màu vàng ươm, vỏ láng bóng và có vị ngọt thanh ít có loại quýt nào sánh bằng.
 

Du lịch nhà vườn miền Tây, một kiểu lừa bịp mới

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-08-12
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
du-lich-vuon-305.jpg
Khách du lịch đi xuồng ở ĐBSCL không có áo phao (ảnh minh họa).
RFA


Về miền Tây sông nước mênh mang, nghe đàn ca tài tử và dạo trên xuồng ba lá vào thăm những miệt vườn xanh mướt, nghe giọng hát các cô gái miệt vườn ngọt lịm, ăn trái nhãn vườn, uống ly trà sữa ong chúa mát lòng mát dạ… Đó luôn là lời mời chào, là chiêu quảng cáo của các tour du lịch miệt vườn Tây Nam Bộ của các công ty lữ hành. Tuy nhiên, hiện nay, ngoại trừ một số công ty lữ hành có uy tín, đa phần các công ty cò con mọc lên ở khắp ba miền đất nước đều mang dáng dấp của không thật thà, hay nặng nề hơn là lừa bịp khách hàng.

Hệ thống công ty lộn xộn

Một hướng dẫn viên du lịch ở Sài Gòn, yêu cầu giấu tên, chia sẻ:“Nói chung là một số công ty du lịch mới mở muốn giá cả cạnh tranh trên thị trường với những công ty lâu đời đó, người ta sẽ giảm giá thành xuống nhưng thật sự khi mình mua tour như thế đó, thì chất lượng không đảm bảo. Khi đã chấp nhận mua tour như thế thì nhiều khi chất lượng không đảm bảo, mình comment lại điều hành nhưng điều hành cũng cùng một giuột vậy thôi, khi mà công ty nó đã chấp nhận bán anh giá thấp. Như khi chào tour thì nó bảo ăn nhà hàng 2 sao, ngủ khách sạn 2 sao chẳng hạn, nhưng khi thực tế thì nó cho anh ăn, ngủ khách sạn 1 sao, nửa sao cộng… Khi anh comment về cho bộ phận điều hành thì họ sẽ bảo, tụi em bán giá tour đó anh, trong chương trình tour tụi em đã viết sẵn rồi, như thế mình không comment được. Người ta muốn bán được tour người ta làm vậy, nhiều khi người sell và người hướng dẫn bắt tay với nhau.”

Theo người này, vấn đề bán tour du lịch miệt vườn vô tội vạ hiện nay có nguyên nhân chính xuất phát từ những trận khủng hoảng kinh tế trên cả nước. Thay vì trước đây, người ta chuyên tâm vào lĩnh vực mà họ có chuyên môn để đầu tư, kinh doanh. Đa phần các công ty bị phá sản đều chuyển dịch sang lĩnh vực du lịch mặc dù họ thừa sức biết rằng trong tình hình kinh tế eo hẹp, lĩnh vực du lịch cũng chẳng mấy khấm khá so với trước đây.
Một số công ty du lịch mới mở muốn giá cả cạnh tranh với những công ty lâu đời, sẽ giảm giá thành xuống nhưng thật sự khi mình mua tour như thế đó, thì chất lượng không đảm bảo.
-Một HDV du lịch
Thế nhưng tại sao đa phần các ông chủ đều chuyển hướng sang dịch vụ du lịch? Bởi vì họ có hai thứ mà ngành du lịch có thể vớt vát được đời sống cho họ, đó là lượng lớn những chiếc xe dùng cho công ty và những mối quan hệ làm ăn trước đây, kể cả yếu tố nước ngoài. Nếu như trước đây họ quảng cáo cho sản phẩm ngành sở trường thì bây giờ họ lại chuyển sản quảng cáo cho sản phẩm của lĩnh vực du lịch và kết nối, mời chào các sản phẩm, các gói du lịch với những mối quan hệ trước đây.


Rất tiếc là họ có tiềm năng về khách hàng nhưng chuyên môn và khả năng quản lý du lịch của họ thì lại rất yếu kém, làm ăn theo kiểu rị mọ đi đêm, được chăng hay chớ mặc dù họ hiểu rất rõ ý nghĩa của tên tuổi cũng như uy tín trong ngành du lịch. Và xuất phát bởi nguyên nhân không có chuyên môn, đa phần những công ty lữ hành mới mọc lên chỉ để giải quyết một vấn đề duy nhất là làm cò cho các công ty lâu năm và bán tour hoặc mua tour của các công ty này nếu thấy có ăn.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng cũng như đường dây kết nối du lịch hay nói khác là điểm đến có trách nhiệm là họ hoàn toàn không có. Nghĩa là nếu bắt được khách, kết đủ tour, họ sẽ tổ chức cho khách đi tham quan, thuê một hướng dẫn viên đưa khách đến những điểm du lịch miệt vườn trong tình trạng đi chui, không có bất kỳ dịch vụ bảo hiểm nào cho khách. Điều này hết sức nguy hiểm nếu xảy ra sự cố, đặc biệt là trong những chuyến đi trên sống bằng xuồng ba lá, không có áo phao cũng không có lực lượng cứu hộ đi kèm trong lúc khách toàn phụ nữ và trẻ em.

du-lich-vuon-250.jpg
Khách du lịch ở ĐBSCL (ảnh minh họa). RFA PHOTO.
Một khi khách du lịch gặp phải những công ty lữ hành kiểu này, chỉ còn nước nín thở qua sông. Riêng về mảng dịch vụ ăn uống và chỗ ở, các tour kiểu này sẽ chọn những loại phòng rẻ bèo và những điểm đến có thể chặt chém khách với giá cao ngất. Và điều này na ná với những chuyến xe giang hồ đường dài, bắt khách gặp chăng hay chớ, đến khi gặp quán ăn, nhà xe lại thỏa thuận với chủ quán chém khách để trích phần trăm cho họ. Trong hai trường hợp du lịch bịp và xe giang hồ đường dài, người thiệt hại nặng nhất vẫn là khách và kẻ đắc lợi là những chủ quán và nhà xe.


Đương nhiên, có những thứ thiệt hại rất cụ thể mà các công ty lữ hành ăn xổi ở thì có nhắm mắt cũng nhận ra nhưng lại cố tình làm ngơ, tiếp tục bịp khách. Đó là sự khủng hoảng về uy tín cũng như niềm tin của đại bộ phận khách hàng, điều này làm ảnh hưởng trầm trọng đến ngành du lịch nói chung.

Bùng phát dịch vụ phượt

Một tay phượt chuyên nghiệp, đồng thời cũng là hướng dẫn viên du lịch phượt ở Long Xuyên, An Giang, tên Khánh, chia sẻ: “Có chiếc xe Honda, hai thằng ngồi lên, đi đường mòn Hồ Chí Minh hoặc đi phượt từ Nam ra Bắc. Phượt là một từ chỉ đi du lịch tự do, gọi là hành trình khám phá đó. Khi mà em chở người muốn đi phượt thì họ đi phượt, còn nếu họ đi chung thì họ chung tiền vô. Còn khi họ thuê mình thì họ thuê mình – người đi kiếm ăn, làm việc. Còn họ thì đi phượt, thuê người, thuê một chiếc xe để đi phượt…”
Có chiếc xe Honda, hai thằng ngồi lên, đi đường mòn Hồ Chí Minh hoặc đi phượt từ Nam ra Bắc. Phượt là một từ chỉ đi du lịch tự do, gọi là hành trình khám phá đó.
-Một HDV du lịch phượt
Song song với sự bùng phát hàng loạt công ty lữ hành “có tên không tuổi, có tuổi không tên” là hàng loạt các nhóm dịch vụ phượt ra đời ở ba miền đất nước. Trong đó, các sinh viên ngành du lịch đã tốt nghiệp lâu ngày nhưng chưa có việc làm cũng tìm cách tổ chức những chuyến đi phượt cho khách. Trong thú vui du lịch, có vẻ như phượt là một loại hình ít tốn kém nhất và gần với thiên nhiên nhất, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sức khỏe của người tham gia nhiều nhất.

Và trong vài năm trở lại đây, các dịch vụ liên quan đến phượt như cung cấp hành lý cho dân phượt, dịch vụ cho thuê xe phượt đường gần, phượt leo núi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho dân phượt và ngoài ra, có cả dịch vụ cung cấp các cô chân dài giá rẻ cùng phượt với các ông mất vợ, bị vợ bỏ tuy có nhiều tiền. Và mọi lộn xộn trong dịch vụ phượt cũng nhen nhóm từ chỗ này. Dân phượt chuyên nghiệp cảm thấy khó chịu bởi một số nhóm mà họ cho rằng đó chỉ là học đòi.

Tuy dân phượt chuyên nghiệp khó chịu nhưng trên thực chất, các hướng dẫn viên phượt chẳng ưa gì những tay phượt chuyên nghiệp bởi ông/bà ta tiết kiệm và không vung tiền thoải mái giống như các nhóm phượt bị cho là học đòi. Những nhóm này có tiền rủng rỉnh trong túi, sẵn sàng chi cho hướng dẫn viên và cũng không yêu cầu hướng dẫn viên phải có kiến thức vùng miền cho mấy, miễn sao dắt họ vào các quán có nhiều thức ăn ngon, dắt đi chơi các điểm thật thoải mái và có giải trí mát mẻ. Đa phần khách phượt không chuyên nghiệp mà theo Khánh nhận định thì dù nam hay nữ đều có khuynh hướng thích hưởng lạc và không cần biết nhiều lắm về văn hóa vùng miền.

Hay nói cách khác là các nhóm này đi hưởng lạc nhiều hơn là đi khám phá văn hóa vùng miền. Và cũng nhờ vào các nhóm phượt này mà ngành du lịch có thêm một số cò con, hướng dẫn chui có thể sống được. Nhưng điều này không có nghĩa là các nhóm công ty lữ hành phát sinh cũng như các nhóm hướng dẫn viên du lịch phát sinh đều tử tế. Vì đã có rất nhiểu khách du lịch méo mặt vì hai loại hình này!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
 http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/garden-house-tour-cheating-08122014153702.html





Khởi sự mùa trồng hoa Tết

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-08-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_SAPA970203188380.jpg
Nông dân vùng ĐBSCL với vườn hoa tết
AFP photo
Mùa vừa sang thu, những người trồng hoa đón tết bắt đầu vụ mùa mới với không biết bao nhiêu thao thức và hy vọng, thao thức vì gió mưa, vì chớp bể mưa nguồn, hy vọng vì dù sao người trồng hoa cũng có quyền tin rằng sau bao tháng dài cặm cụi với gió mưa, cặm cụi với bột đất, phân chuồng và chong mắt nhìn những cành hoa bé li ti phát triển từng giây từng phút thành cây rồi đơm nụ, trổ bông… Một cái Tết ấm áp sẽ đến, bão gió sẽ qua. Nhưng đó chỉ là hy vọng, người trồng hoa vẫn khổ trăm bề.
Công nghệ trồng hoa
Một người trồng hoa tên Tú ở quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, chia sẻ: “Thành phố Đà Nẵng có những làng hoa từ rất sớm, từ những năm 1940, thời Pháp. Bẵng đi một thời gian dài, từ năm 1975-1984, thời gian này người ta tập trung sản xuất chứ không có trồng hoa. Trước năm 1975 người ta trồng hoa không đồng loạt như sau 1975, họ trồng rất ít, những gia đình nhỏ họ trồng để bán Tết.”

Vốn là người trồng hoa lâu năm, từ thời Đà Nẵng còn nghèo khổ, Cẩm Lệ còn là một huyện ngoại ô Đà Nẵng chứ chưa phải là một quận nội thành như bây giờ, chứng kiến nhiều thay đổi, thăng trầm của thành phố này gần bốn mươi năm, ông Tú cho rằng việc trồng hoa Tết ở Đà Nẵng chỉ thật sự phát triển và bùng phát vô tội vạ chừng mười năm trở lại đây. Chứ những năm trước thì hiếm ai trồng hoa Tết.
Và sự phát triển đến độ bùng phát nghề trồng hoa Tết vô hình trung đã đẩy người nông dân từ chỗ trồng hoa kiếm thêm thu nhập ngày Tết với nhịp điệu, tiết tấu nhà nông rất ư thanh thản, nhẹ nhàng và thấm đượm tình người tình đất sang chỗ loay hoay với cơm áo gạo tiền sau khi đã đầu tư quá nhiều vào vườn hoa Tết và càng về sau, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hoa Tết đã khiến không ít nông dân trở nên vô cảm, lạnh lùng.
Sở dĩ nói người nông dân trồng hoa ngày càng trở nên vô cảm, lạnh lùng bởi vì thay vì trước đây, phương pháp chăm bón hoàn toàn thủ công luôn làm cho người trồng hoa sống với cây hoa, chiêm nghiệm đời sống của cây hoa, còn hiện tại, phương pháp kích thích cây sinh trưởng và trổ hoa bằng chất hóa học đã khiến cho người nông dân làm theo quán tính và công thức, chính vì thế, tâm hồn của người trồng hoa cũng như nét đẹp của cây hoa bị mất dần mà thay vào đó là một kiểu đẹp cộng đồng, na ná nhau và có giá tiền ngang nhau khi bày bán.
Phần nữa, bởi mặt bằng để trồng hoa cũng như tiêu thụ hoa ngày càng đắt đỏ, những làng hoa trước đây bị xóa mất dấu để xây dựng công trình và người trồng hoa lại phải thuê đất của công trình để trồng hoa nên vấn đề duy trì nghề trồng hoa cũng hết sức nan giải bởi vì hiện tại bất động sản rớt giá nên người trồng hoa còn có những công trình đắp mền để thuê khoảng trống mà trồng, nếu những công trình này tiếp tục thi công thì những nông dân buộc phải chuyển địa điểm thuê hoặc chuyển nghề.
Việc đấu giá để thuê từng lô bán hoa trong dịp tết ở những điểm đông người cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến người nông dân trở nên loay hoay và cuống cuồng trong vòng xoáy thị trường, mất hẳn vẻ ung dung, tự tại và nét thật thà cố hữu của người nông dân bấy lâu nay. Đơn cử một ví dụ, ông Tú nói rằng mặc dù chỉ mới bắt đầu khai canh, vỡ đất để đợi đất ải mới trồng nhưng thay vì chăm chú vào mảnh đất, ông lại tập trung theo dõi, nghiên cứu thử năm nay các nông dân khác trồng hoa gì và thị trường năm nay sẽ ra sao, ông không còn vô tư và yêu thiên nhiên, cây cỏ khi trồng hoa như trước đây nữa.

Thời tiết ngày càng xấu đi
Một người trồng hoa Tết khác tên Khánh, chia sẻ: “Hoa vạn thọ và cây hoa thược dược là hai loại hoa vẫn còn tồn tại tới giờ. Thì mình thấy là hai loại hoa này không được chăm sóc kỹ, nó không ra được những cái hoa đẹp như hoa của những năm trước 1975. Vì khi người ta trồng, giống như có như một sự tương tác giữa sinh vật và con người, cái hoa nó sẽ nở đẹp khi nó cảm nhận tâm hồn con người đẹp và nó sẽ nở không đẹp khi tâm hồn người trồng không đẹp. Cho dẫu bây giờ về mặt hỗ trợ kỹ thuật, phân bón thì hơn hẳn ngày xưa nhưng khi nhìn cái hoa nó nở thì mình thấy cánh hoa nó vô hồn, nó không có sự khiêm tốn, cũng chẳng có vẻ đẹp nào chân chính cả mà vẻ đẹp bây giờ nó có khi quá rực rỡ mà có khi quá hạn hẹp, nó không đẹp như hoa trước năm 1975.”

Theo ông Khánh vấn đề thời tiết ngày càng xấu đi sẽ khiến cho nông dân nói chung và người trồng hoa nói riêng ngày càng khó khăn hơn. Và vấn đề thời tiết ở đây nên hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen chỉ thời tiết của thiên nhiên và nghĩa bóng ám chỉ thời tiết chính trị, tình hình đất nước, con người.
Nếu như trước đây, người trồng hoa canh ngày tháng để cơi đọt, tức là cắt ngọn cho các loại hoa như cúc, thược dược, hoa hồng, để cắt tỉa của và rễ như thủy tiên, hoa li hoặc những cây hoa cần lặt lá như hoa mai, đào theo đúng lịch trình sinh trưởng của cây thì hiện tại, việc này hết sức phức tạp bởi thời tiết mưa nắng thất thường, bão đến sớm hơn so với mọi năm và trời có thể rét đậm vào lúc hoa cần nắng ấm nhiều nhất.
Thời tiết chính trị cũng làm ảnh hưởng đến người nông dân và người trồng hoa không kém, một sinh quyển chính trị trong sạch sẽ rất có lợi cho người làm nông nghiệp, mọi chính sách nông nghiệp không bị cắt xén, mức thuế dịch vụ nông nghiệp sẽ được giảm, và đặc biệt là tiền bỏ ra để mua phân bón, thuê đất, thuê mặt bằng sẽ giảm thiểu đáng kể.
Trong khi đó, sự sách nhiễu của những quan chức có thanh thế trong bộ máy nhà nước luôn là nguyên nhân dẫn đến mọi khoản thu của nhà nước gay gắt và tàn nhẫn hơn.
Chính sự gay gắt, tàn nhẫn này dẫn đến chỗ đồng tiền của người nông dân trở nên teo tóp vì rớt giá và làm khó kiếm hơn. Ông Khánh nói rằng sau hơn mười năm trồng hoa, tuy trước đây làm ăn khó khăn, đời sống vật chất thiếu thốn nhưng ông lại thấy yên tâm hơn bây giờ. Bởi trước đây tuy nghèo khổ nhưng lại ít lo trộm cắp và lòng người cũng cởi mở, thân thiện hơn, còn bây giờ, tuy là đang sống giữa thành phố thuộc hạng nhất nhì Việt Nam nhưng ông lại luôn thấy thấp thỏm lo sợ, không biết ngày nào trộm sẽ ghé nhà.
Nếu như ngày trước trộm chỉ khoắng vài ba chậu thì bây giờ chúng có thể đánh thuốc mê và dùng xe tải chở cả vườn hoa, qua mặt cả công an dân phòng, ngang nhiên giống như đang di chuyển hoa giùm cho chủ vậy. Và một khi phải sống quá lâu trong nỗi lo, tâm hồn con người cũng trở nên trống rỗng như chính nhưng chậu hoa ngày Tết của họ trồng ra vậy, có vẻ đẹp rất cộng đồng và na ná với nhau, tạm gọi đó là đẹp xã hội chủ nghĩa.
Tết vẫn còn xa lắm, nhưng nỗi lo về Tết thì đang tràn ngập tâm hồn người nhà nông.


No comments: