Wednesday, November 2, 2016

THƠ SƠN TRUNG =ĐỜI TỴ NẠN=THANH THANH=TƯỞNG NĂNG TIẾN

Thursday, January 16, 2014

SƠN TRUNG * THẾ GIỚI AN BÌNH


THẾ GIỚI AN BÌNH
SƠN TRUNG  


Khi tôi sinh ra đời
Mẹ tôi nâng niu, bồng bế
Và dắt tôi những bước vào đời
Khi tôi lên bảy, tám, chín , mười,
Tôi cần những bạn trẻ
Cùng tôi chạy nhảy , vui chơi.
Khi tôi mười tám, đôi muơi,
Tôi cần tình yêu
Chắp cánh tôi bay lên những cõi trời.
Khi tôi ba, bốn mươi,
Tôi cần những con tuấn mã,
Để xông pha trên những dặm đường dài
Khi tôi bảy, tám, chín muơi,
Sống đời ẩn dật
Tôi cần chiếc gậy
Giúp tôi vào ra, đi lại, đứng ngồi.

Trong ngôi nhà bé nhỏ của tôi




Trong cuộc đời,
Tôi cần thóc sắn, ngô, khoai,
Cho lòng khỏi đói
Tôi cần ánh sáng mặt trời
Để  cả  thế gian này  ấm áp
Tôi cần những đóa hoa thắm tươi
Và những hương thơm ngào ngạt 

Để thấy đời này có nhiều niềm vui.
Tôi cần những tiếng hát

Tôi cần những nụ cười
Nâng đỡ tâm hồn tôi
Trong những ngày tăm tối
Tôi cần những ngôi sao Bắc Đẩu

Trên  cao vòi vọi
Sáng soi

 

Tôi là người đi biển
Tôi cầu trời yên bể lặng.
Tôi là người thỉnh kinh
Tôi cầu  thế giới an bình

Sơn Trung



NGUYỄN TUẤN HOÀNG * ĐỜI TỴ NẠN

Buồn vui đời tỵ nạn: Những cái tết cô đơn nơi xứ người!
 Jan 12, 2014 at 4:58 pm

 
phuonglinh 01
Hình: chiếc áo dài đầu tiên
Xứ người, “miền đất tạm dung” của chúng ta trong nhiều thập kỷ qua, có lẽ sẽ dần dần trở thành nơi định cư vĩnh viễn của nhiều người, khi quê hương vẫn còn trong tay của nhóm tư bản đỏ, của bè lũ cộng sản, và khi Saigon, EM đã bị đổi tên!.
Hoài niệm về những ngày đã từng sống ở quê nhà còn chăng chỉ là những kỷ niệm, những kỷ niệm đã giữ mãi trong lòng , theo ta trong những thăng trầm của đời sống.
Nhìn lại quê cũ, là nỗi buồn sâu kín như lời thơ của nhà thơ Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu, và thi bá Vũ Hoàng Chương đã dịch như sau:
“Gần xa chiều xuống đâu quê quán?”
“Đừng dục cơn sầu nữa sóng ơi”
Xin mời quý độc giả của Thời Báo và quý thính giả của Thời Báo Radio, tham dự những cuộc hội thoại với chủ đề “buồn vui đời tỵ nạn”, nơi mà quý vị có thể kể cho mọi người nghe về những vui buồn trong cuộc sống xứ người, những kỷ niệm khi còn ở quê nhà, về một cuộc tình thời trẻ.v.v.
Chúng tôi cũng sẽ phát thanh một bài hát của quý vị hay giọng ngâm nếu nhận được bài hát qua CD hay qua internet. Cuộc hội thoại sẽ được phát thanh trên Thời Báo Radio, đăng với hình ảnh trên Thời Báo thứ bảy và đăng trên Thời Báo Website.
Qúy vị không cần đến văn phòng Thời Báo. Chúng tôi sẽ phỏng vấn quý vị qua điện thoại.
Khi đã nhận lời tham dự, chúng tôi sẽ giúp quý vị chọn chủ đề và sẽ gửi các câu hỏi đến trước, để quý vị chuẩn bị. Một người có thể tham dự nhiều cuộc hội thoại với các chủ đề khác nhau,và ở các thời điểm khác nhau, không cùng một lúc.
Xin quý vị liên lạc với chúng tôi qua email nguyen.suzy@gmail.com hay qua điện thoại 416-925-5746


Những cái Tết cô đơn nơi xứ người

phuonglinh02

TH (Tuấn Hoàng): Thưa quý thính giả và quý độc giả của Thời Báo, trong cuộc hội thoại “Buồn Vui Đời Tỵ Nạn” kỳ này, chúng tôi lại có dịp với cô Phương Linh của nhóm Hùng Sử Việt Michigan. Thay mặt cho quý thính giả và quý độc giả, xin chào cô Phương Linh.
PL (Phương Linh):xin kính chào anh Tuấn Hoàng và quý khán thính giả của Thời Báo.
TH: Theo lời cô cho biết thì cô đã đến Canada trước khi định cư ở Hoa Kỳ.. xin cô cho biết là cô đến Canada năm nào và đi một mình hay đi chung với gia đình
PL: Thưa anh Tuấn Hoàng, Phương Linh qua Canada vào năm 1987, và đi có một mình, không cha mẹ thân nhân, mà người ta thường nói Phương Linh đi theo diện hốt rác.
TH: Sau đó tại sao cô lại qua Mỹ định cư, vì lý do gia đình hay một lý do nào khác?
PL:Thưa anh người ta thường nói lấy chồng là phải gánh giang sơn nhà chồng. Phương Linh lập gia đình với một người Việt ở California vào năm 1990, nên đã theo chồng qua Mỹ

 Hình: Phương Linh và chồng (bác sĩ Nguyễn Công Bình)


TH: Những năm đầu đến Canada, cô định cư ở tỉnh bang nào?

phuong linh 03
Hình: với bạn bè ở Kitchener, tỉnh bang Ontario

PL:Phương Linh ở thành phố Kitchener-Waterloo, cách Toronto chừng 45 phút lái xe.
TH: Cô đến Canada vào những ngày cận Tết, cô có thể kể lại cho quý thính giả cùng nghe những chuyện vui buồn của cô trong cái Tết đầu tiên ở Canada?
PL: Còn có nỗi buồn nào hơn nỗi buồn của một cô gái còn rất trẻ, phải sống xa gia đình trong những ngày Tết, những ngày xum họp gia đình. Trong thời gian mới qua, Phương Linh đã đi làm đủ thứ nghề, từ bắt trùng cho đến làm trong nhà hàng hăn. Ngày Tết đầu tiên, Phương Linh mua vải tự may cho mình một cái áo dài màu hồng. Nhưng đến ngày Tết, mặc áo dài vào còn thấy mình buồn hơn nữa.
Những Tết của những năm sau, Phương Linh bắt đầu có quen thêm bạn bè, và họ đã hùn nhau mua một con heo quay ăn tết, nhưng không cho Phương Linh hùn tiền, và đã làm Phương Linh rất cảm động.
TH: Những cái Tết sau đó, cuộc sống của cô có ổn định hơn không? Có những kỷ niệm gì trong những cái tết sau mà cô muốn chia sẽ cùng quý thính giả?
PL:Năm 1990, Phương Linh theo chồng về tiểu bang California, Hoa Kỳ, thì năm sau đó, anh Bình , chồng của Phương Linh lại phải đi thực tập xa nhà, cho nên ngày tết của những năm sau đó, chỉ có Phương Linh và con gái hủ hỉ với nhau.
Mãi cho đến năm 1997, khi anh Bình kiếm được việc làm ở tiểu bang Michigan, thì gia đình Phương Linh mới xum họp trở lại. Rồi sau đó thì Phương Linh mới có thì giờ tham dự vào các chương trình văn nghệ, mà đặc biệt là chương trình Hùng Sử Việt.
phuonglinh04


TH: Cô hiện nay là một thành viên chủ lực của Hùng Sử Việt Michigan, xin cô cho biết sơ qua một chút về mục đích của tổ chức Hùng Sử Việt?
PL:Mục đích của Hùng Sử Việt là muốn bảo tồn văn hóa Việt Nam, dạy lại cho những thiếu niên, thiếu nữ sinh ra ở nước ngoài, những thành tích oai hùng của tiền nhân. Đồng thời Hùng Sử Việt cũng muốn duy trì những hương vị quê hương cho những người Việt xa xứ.
TH: Tổ chức Hùng Sử Việt chỉ hoạt động trong tiểu bang Michigan, hay có những hoạt động bên ngoài đến các tiểu bang khác?
 Hình : Hùng Sử Việt Michigan


PL Ngoài tiểu bang Michigan, Hùng Sử Việt Michigan còn có những hoạt động văn nghệ ở các tiểu bang lân cận như Minnesota và ngay cả California. Ở Canada, Hùng Sử Việt Michigan đã từng trình diễn ở tỉnh bang British Columbia và nhất là tỉnh bang Ontario, nơi Phương Linh xem là quê nhà của Phương Linh. Hầu như năm nào Hùng Sử Việt Michigan cũng có những màn trình diễn ở tỉnh bang Ontario.
TH: Năm nay chắc cũng không ngoại lệ, Hùng Sử Việt Michigan sẽ sang Toronto trình diễn?
PL: Tết năm nay là cái tết vui nhất của Phương Linh, vì Hùng Sử Việt với sự trợ giúp của Thời Báo Radio, của một số anh chị trong hội Người Việt Toronto, sẽ trình diễn trên sân khấu hội chợ Tết Toronto, sẽ tổ chức tại Better Linving Center trong khu CNE vào ngày 18 tháng giêng sắp đến. Trong năm nay, Hùng Sử Việt Michigan sẽ có một màn kịch lấy tền là “Thăng Long Thành”
TH: Như thế vào dịp tết con Ngựa năm nay, tại hội chợ tết của cộng đồng Người Việt ở Toronto, Hùng sử Việt sẽ có màn trình diễn Thăng Long Thành, cô có thể cho quý thính giả biết sơ qua một chút về nội dung của vở kịch?
PL:Màn kịch “Thăng Long Thành” kỷ niệm 225 trước trận chiến thắngg Đống Đa của vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Vua Quang Trung đã từng nêu cao ý “lấy đại nghĩa thắng hung tàn”. Trong màn kịch năm nay, Hùng Sử Việt Michigan đã kiếm được đến ba vua: Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ. Đồng thời trong ban văn nghệ năm nay có hai chị, một ca vọng cổ và một hát tân nhạc rất hay.
TH: Cô có tâm tình gì muốn gửi đến quý thính giả và độc giả Thời Báo, trước khi mình chia tay?
PL: Phương Linh xin cảm ơn các hội đoàn cũng như Thời Báo Radio đã ủng hộ Hùng Sử Việt Michigan, và xin quý khán thính giả mua vé tham dự hội chợ Tết năm nay, để có thể thưởng thức màn kịch Thăng Long Thành của nhóm Hùng Sử Việt Michigan.
TH: Trước khi tạm biệt, xin mời quý thính giả cùng lắng nghe, lời giới thiệu vở kịch Thăng Long Thành, sẽ được trình diễn tại hội chợ tết của cộng đồng người Viêt Toronto, sẽ diễn ra vào ngày 18 tháng giêng năm 2014 tại Better Living Center (CNE) , ở số 195 Princess Boulevard, Toronto. Xin hẹn gặp cô Phương Linh và nhóm Hùng Sử Việt vào ngày hội chợ tết.
Nguyễn Tuấn Hoàng

 http://thoibao.com/2014/01/12/buon-vui-doi-ty-nan-nhung-cai-tet-co-don-noi-xu-nguoi/#sthash.sbEz5S49.dpuf

THANH THANH * TO TAKE vs. TO BRING‏

TO TAKE vs. TO BRING
 
 
        Sau khi tập thơ Vietnamese Choice Poems của tôi được nhà xuất-bản Xlibrix của Mỹ ấn+hành, tôi được một số độc-giả gọi đến, nói chung là khen, nhưng có vài bạn thắc-mắc tại sao một số bài thơ nguyên-tác tiếng Việt đã được người khác dịch rồi, xem cũng khá chỉnh, thế mà khi tôi dịch lại thì khác hẳn đi.
        Một trong các thí-dụ liên-quan là bài thơ Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển của Du Tử Lê.
 
        Có người đã dịch, hết sức “giản-dị”, “dễ hiểu”, là:
               When I die, bring me to the sea
        Thế mà Thanh-Thanh lại dịch “rườm-rà”:
               When I have passed away, take me to the sea
        (sđd, trang 61) hoặc:
               When I am dead, ...
        (sđd, trang 62)
*
        Thế nên tôi xin trả lời.
        Trong câu tiếng Anh trích trên, When I die, bring me to the sea, tôi thấy có hai vấn-đề:
        1/ Động-từ “die
        2/ Động-từ “bring
 
I
 
        Câu When I die, bring me to the sea là một câu phức-hợp (complex sentence), gồm có mệnh-đề chính (principal clause) bring me to the sea và mệnh-đề phụ (subordinate clause) When I die. Cả hai mệnh-đề ấy đều ở thì hiện-tại. Về mặt văn-phạm/ngữ-pháp thì câu ấy được đặt đúng cách.
        Nhưng, về mặt ngữ-nghĩa (nghĩa của chữ), chữ “die” trong từ-đoạn “When I die” (Khi tôi chết) cần được xét lại:
 
        a) Người rành tiếng Anh, nhất là người-nói-tiếng-Anh, thấy ngay chữ “die” là động-từ “to die” (chết), thuộc loại động-từ thường (ordinary verb), động-từ quy-tắc (regular verb), nội-động-từ/tự-động-từ (intransitive verb), được chia ở thì hiện-tại (present tense), hình-thức đơn (simple), ngôi thứ nhất (first person), số ít (singular number), thể chủ-động không liên-tiến (active voice, non-continuous).
        b) Theo văn-phạm/ngữ-pháp tiếng Anh thì động-từ được chia ở “thì hiện-tại” là để diễn-tả các hành-động hoặc trạng-thái đang xảy ra trong khi chúng đang được diễn-tả (The present tense describes actions or conditions that are taking place while they are being described - English Grammar by David Daniels & Barbara Daniels, v.v...). Hãy lấy ví-dụ: “When I speak, listen to me!” (Khi tôi nói, hãy lắng nghe tôi!), hoặc “When I sleep, do not talk!” (Khi tôi ngủ, đừng nói chuyện!). Như thế, thì “I speak” có nghĩa là tôi đang nói (vì chưa nói xong) thì hãy lắng nghe tôi (chứ đã nói xong rồi thì còn lắng nghe gì nơi tôi nữa?); và “I sleep” có nghĩa là tôi đang ngủ (vì chưa thức dậy) thì đừng nói chuyện (chứ đã thức dậy rồi thì ai lại cấm người khác nói chuyện?).
        c) Bởi thế, “I die” có nghĩa là “tôi chết”, nhưng cũng có nghĩa là “tôi đang chết” (vì đang ở trong tiến-trình chết, chứ chưa ra khỏi tiến-trình chết, tức là chưa chết hẳn). Mà lúc ấy, khi thi-sĩ Du Tử Lê đang chết, tức là chưa chết hẳn, thì ai lại dám (vi-phạm luật-pháp, làm trái tục-lệ và lương-tâm, mà) đem ông ta ra biển?
  
        Vì việc “bring me to the sea” (hãy đem tôi ra biển) sẽ xảy ra sau khi “I” đã “die” rồi (tôi đã chết thật rồi), mà tác-giả câu trên lại chia động-từ “bring” ở thì hiện-tại (bring hiểu ngầm là You bring) trong cách mệnh-lệnh (imperative mood), cho nên động-từ “die” (chết) phải được chia ở thì hiện-tại hoàn-thành (present perfect tense), là “When I have died”, vì chết là việc đã xảy ra trước khibring me to the sea”.
        Động-từ được chia ở thì hiện-tại hoàn-thành là để diễn-tả các hành-động hoặc trạng-thái đã xảy ra xong rồi, nhưng sau đó được nhắc lại trong khi đang diễn-tả một việc khác (ở thì hiện-tại) mà có liên-quan trực-tiếp đến việc đã xảy ra trước đó.
        Do đó, Thanh-Thanh đã dùng một số động-từ (đều có nghĩa là “qua đời” tức “chết”), trong đó có “pass away” (là một động-từ được các bác-sĩ, y-tá thường dùng) và chia chúng ra ở “thì hiện-tại hoàn-thành” (present perfect tense: have passed away) để chỉ rõ một sự-việc hoặc tình-trạng đã xảy ra rồi, nhưng hiện-tại đang còn được nói đến trong một trường-hợp mới: việc “chết” ấy tuy đã hoàn-thành (đã chết thật rồi) nhưng việc liên-quan đến, và đến sau cái chết ấy (là đem ra biển) thì vì động-từ “bring” (xảy ra sau đó) được chia ở thì hiện-tại, cho nên động-từ “die” (xảy ra trước đó) phải được chia ở thì hiện-tại hoàn-thành (When I have died hoặc When I have deceased, v.v...).
 
        Đó là cái lắt-léo ở nghĩa của chữ “die” (cũng như expire, decease, depart, fade away, go forever, v.v...) mà thôi, chứ không phải động-từ nào trong trường-hợp tương-tự (mệnh-đề phụ trong câu phức-hợp) cũng đều phải được chia ở thì hiện-tại hoàn-thành.
        Khi nghĩa của chữ (động-từ) mà không rắc-rối như trên, thì (trong lúc mệnh-đề chính của câu phức-hợp được chia ở thì hiện-tại) động-từ liên-hệ trong mệnh-đề phụ của câu ấy vẫn được chia ở thì hiện-tại như thường-lệ, như các thí-dụ đã nêu trên kia:
                    When I speak, listen to me!” hoặc
                    When I sleep, do not talk! v.v...
 
II
 
        Trong mệnh-đề “bring me to the sea” (hãy đem tôi ra biển), động-từ “bring” phải được xét lại.
 
        a- “To bring” nghĩa là đem (người nào, vật gì) đến nơita đang ở đó, hoặc ta đang nói đến.
        b- Trên lý-thuyết, trong bài thơ của Du Tử Lê, thi-sĩ không (chưa hề) nói gì về biển, trước khi bảo “hãy đem tôi ra biển”. Vậy thì biển không phải là nơi mà ta đang ở đó, hoặc ta đang nói đến. Cho nên không thể dùng động-từ bring trong câu này (bring me to the sea).
        c- Trên thực-tế, họ Lê không ở biển, và các thân-nhân & bằng-hữu của ông cũng không ở biển, tức là không có người nào ở biển, thì không thể dùng động-từ bring để đem tôi ra một nơi mà không có ai ở đó, cũng chưa được nghe nói đến trước đó.
        d- Về mặt ngữ-nghĩa, ta chỉ có thể dùng động-từ bring trong trường-hợp đã có đề-cập đến người nào hoặc địa-chỉ nào rồi, trước khi dùng nó. Thí-dụ:
        1. A nói với B: “Remember to come to my place for the annual meeting this Sunday. But, do not bring anything!” (Bạn nhớ đến dự buổi họp hàng năm tại nhà tôi vào chủ-nhật này nhá. Nhưng đừng mang theo [quà cáp] gì!). Vì A đã đề-cập đến my place (nhà của tôi) rồi, cho nên động-từ bring được dùng để dặn B đừng bring [anything] to my place (nhà của A).
        2. X nói với Y: “Z does not like children; so, do not bring your kids to her party this weekend!” (Bà Z không thích trẻ con; vậy bạn đừng đem theo các cháu nhỏ đến dự buổi tiệc tại nhà bà ấy vào cuối tuần này nhé!). Vì Z đã được X đề-cập đến với Y rồi, tức là địa-chỉ của Z đã được nói đến trước rồi, cho nên động-từ bring được dùng để dặn Y đừng bring [đem] con nít đến đó (nhà của Z).
 
        Ngược lại, đem người nào hoặc vật gì từ nơi ta đang ở đó hoặc ta đang nói đến, đến một nơi nào khác, mà trong mạch văn (văn-cảnh: context) liên-hệ chưa được nói đến trước đó, thì dùng động-từ “to take”.
        “To take”, theo từ-điển (thí-dụ Random House Webster's Unabridged Dictionary, v.v...), là “carry with one” (đem theo với mình): từ một nơi đã biết rõ, tức là nơi ta đang ở đó (nơi mà nhà thơ họ Lê đang nằm chết), mà take me to the sea là nơi bây giờ tác-giả mới đề-cập đến, chứ trước đó chưa hề được nói đến.
        Vì vậy, trong bài thơ tiếng Anh dịch nguyên-tác của Du Tử Lê trong Vietnamese Choice Poems, Thanh-Thanh đã dịch:
                   “When I have passed away, take me to the sea!
 

TƯỞNG NĂNG TIẾN * HÀNG QUỐC CẤM

sổ tay thường dân

Tưởng Năng Tiến

Hàng Quốc Cấm


Người dân tiếp xúc với truyền thống định hướng một chiều lâu ngày sẽ vô tình tự triệt tiêu tư duy nhìn nhận vấn đề bằng con mắt đa chiều, đó là một vấn đề không thể phủ nhận được trong ý thức hệ của rất đông bộ phận người Việt hiện nay.

Hương Vũ


Mấy năm trước – khi ông Bùi Ngọc Tấn ghé qua Hoa Kỳ – chúng tôi có đi thăm thú vài nơi, hay nói theo ngôn ngữ “đương đại” là “tham quan” vài chỗ. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, tôi nghe nhà văn của chúng ta nhắc đi lại (đến) đôi ba lần, với ít nhiều hãnh diện: “Tôi là bạn của ông Dương Tường.”
Tuy chúng tôi biết nhau khá lâu nhưng đây là lần đầu mới diện kiến nên tôi không tiện hỏi:
-         Dương Tường là cha nội nào vậy cà?

Sau đó, tôi mới được biết thêm Dương Tường là một nhà thơ, và là một dịch giả (thế giá) ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông được mến mộ không thuần vì chuyện sáng tạo thơ văn mà vì đã tìm ra phương cách giúp cho bạn bè thoát cơn bỉ cực:
 “ Đi bán máu … Lấy xong máu, cầm biên nhận đến tài vụ lĩnh tiền, nhận phiếu bồi dưỡng. Tiền tính theo xê xê còn tem phiếu thì đồng loạt. Mỗi người được lĩnh tem 2 cân đường, 4 cân đậu phụ, 2 kí thịt, 2 hộp sữa. Thế là mất đi một ít máu nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu.
Cho nên những ngày đi bán máu rất vui. Con người mình bỗng nhiên tăng thêm giá trị trước gia đình và trước bao cặp mắt của cánh phe vé, bỗng nhiên mình được bao bọc quấn quít giữa những cái nhìn trìu mến…” (Bùi Ngọc Tấn. “Thời Gian Gấp Ruổi“. Viết VBè Bạn. Fallchurch, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2006).
Nghe đâu Dương Tường còn được thiên hạ (suýt xoa) nể phục vì quen biết lớn. Ông ấy có thể bán máu mà không cần qua cò, và cũng không bị xét nghiệm lôi thôi như bao kẻ khác. Tuy “thần thế” tới cỡ đó nhưng Dương Tường vẫn nhất định “ … đứng về phe nước mắt!”
Ôi, tưởng gì chứ “nước mắt” thì tôi không hảo (lắm) và cũng hoàn toàn chả thấy hào hứng (tí nào) khi đi bán máu để nuôi thân, và … nuôi cả gia đình. Tôi thực vô cùng kinh ngạc khi nghe Bùi Ngọc Tấn thốt lên là “những ngày đi bán máu rất vui,và ông ấy rất hãnh diện vì là bạn của ông Dương Tường.
 Sống với cộng sản mà lại làm bạn với một thằng cha chuyên môn “đứng về phe nước mắt” thì đời nếu không te tua (e) cũng bầm dập lắm. Quí báu (mẹ) gì mà cứ khoe nhặng cả lên như thế, lạ thật!
Tuần rồi, tôi lại bị ngạc nhiên thêm “cú” nữa khi đọc mục hỏi đáp trên trang Thư Viện Pháp Luật của đất nước mình – xin ghi lại nguyên văn:
Hỏi:
tôi có người thân tới chơi.nhưng chưa kiệp làm tạm trú tạm vắng thì bị công an tới lập biên bản phạt.nhưng thời gian người thân tôi lên là chiều ngày thứ sáu.qua thứ bảy và chủ nhật thì họ không làm.tôi nghĩ qua thứ hai rùi lên báo cáo.nhưng đã bị lập biên bản tối ngày chủ nhật.công an tạm giữ giấy chứng minh nhân dân của hai người thân tôi.họ cứ hẹn lên hẹn xuống rồi lại điều tra sơ yếu lý lịch nhân thân gia đình rùi từ nhỏ cho đến lớn….mời lên lấy lời khai liên tục.hơn một tháng nay vẫn chưa giải quyết  xong.họ cứ mơi lên lấy lời khai hoài. không đi đâu làm được.vậy hỏi các cán bộ ấy đã làm iệc vậy đúng với pháp luật chưa.
chân thành cảm on !
  •  
Trả lời:
Theo quy định tại điều 31 luật cư trú 2006, người nhà bạn phải thực hiện thông báo lưu trú theo quy định. Vì người nhà bạn đến vào buổi chiều nên phải thông báo trước 23h cùng ngày. Việc thoogn báo này có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua điện thoại đối với công an khu vực. Do đó, bạn chưa thực hiện đăng ký thường trú là vi phạm pháp luật và theo quy định thì sẽ phải chịu mức phạt 1.000.000 – 2.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 11 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của chính phủ.
Ý quỷ thần, thiên địa ơi, có nơi nào trên hành tinh này mà đi thăm bạn lại bị công an “mời lên lấy lời khai liên tục cả tháng trời mà vẫn chưa giải quyết xong.” Còn người được thăm “bị công an tới lập biên bản phạt.” Đã thế, khi thắc mắc thì được trả lời rằng: “… bạn chưa thực hiện đăng ký thường trú là vi phạm pháp luật và theo quy định thì sẽ phải chịu mức phạt 1.000.000 – 2.000.000 đồng... Số tiền này bằng lương trung bình hàng tháng của một công nhân!
Ở đâu ra cái thứ “chính phủ” và “nhà nước” khốn nạn như thế, hả Trời? Vậy mà nó đã tồn tại gần hai phần ba thế kỷ trên đất nước này, và được người dân chấp nhận một cách thản nhiên – cũng thản nhiên y như chuyện họ coi bán máu như  một phương cách  để mưu sinh vậy.

Thảo nào mà người lạc quan (đến) như  Phùng Quán cũng phải thốt lên đôi lời cay đắng:

Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Tuy thế, vẫn theo lời Phùng Quán: Có nơi nào trên trái đất này/ Mật độ thương yêu như ở đây/ Mỗi tấc đất có một người qùi gối/ Dâng trái tim và nước mắt cho đồng bào của mình – như tường thuật của Trọng Thành, nghe được qua RFI, vào hôm 07 tháng 12 năm 2013:
Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 năm 2013 là một dịp đặc biệt đối với Việt Nam, sau khi Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Nhân dịp này, Mạng lưới blogger Việt Nam – một nhóm do hơn 100 blogger chủ trương, được thành lập hồi tháng 7/2013 – kêu gọi tổ chức một số hoạt động quảng bá các giá trị nhân quyền, độc lập với các hoạt động dưới sự điều hành của Nhà nước.
Hai hoạt động chủ yếu dự kiến sẽ diễn ra vào ngày mai 08/12 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Riêng sáng nay, tại Nha Trang, một nhóm thành viên của Mạng lưới blogger Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền bằng cách phân phát các tài liệu về nhân quyền trực tiếp đến người dân.

 Về hoạt động ngày mai 08/12 tại Sài Gòn, blogger Phạm Lê Vương Các cho biết :
Ngày mai tại Sài Gòn sẽ có một buổi tổ chức sinh hoạt để quảng bá và vinh danh các giá trị Nhân quyền, bằng các hình thức như thả bóng bay và các anh chị em sẽ ngồi lại với nhau, để trao đổi, tìm hiểu bản Tuyên ngôn phổ quát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Tất cả những hoạt động đó đều nhằm hướng đến việc xây dựng cho mỗi cá nhân, công dân có được ý thức về quyền con người. Thông qua việc tìm hiểu về Nhân quyền, họ sẽ có được các kiến thức bổ ích, để có thể ngăn chặn được các hành vi vi phạm Nhân quyền đối với mỗi người dân.
 
nhan quyen
Một người tham gia phát tặng TNQTNQ đang giải thích cho một người dân ở bến xe Mỹ Đình hiểu về quyền con người được ghi trong bản tuyên ngôn.
Ảnh và chú thích: Dân Làm Báo.
Công việc xem chừng có vẻ giản dị nhưng “không hề đơn giản.” Họ bị đánh đập dã man một cách vô cớ, theo ghi nhậnt của biên tập viên Gia Minh (RFA) nghe được vào hôm 10 tháng 12 năm 2013:
Nhóm các bloggers Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), An Đỗ Nguyễn (Nguyễn Hoàng Vi) và Con đường Việt Nam (Hoàng Văn Dũng) chiều nay tại Sài Gòn bị hành hung một cách vô cớBlogger Hoàng Vi bị đánh rất tàn bạo và Hoàng Dũng cũng bị đánh chảy máu.
Cùng với bạo lực, những kẻ “qùi gối, dâng trái tim và nước mắt” còn phải đối diện với sự xa lánh do sợ hãi của đồng bào – theo như kinh nghiệm (“Tôi Đi Tiếp Thị Sản Phẩm Quyền Con Người”) của blogger Phạm Văn Hải:
Có 3 mẩu chuyện nhỏ tôi muốn chia sẻ trong buổi phát tài liệu này. Nguyên tắc của chúng tôi là không ép buộc, không để tài liệu bị vứt bỏ thành rác thải như các loại tờ rơi ở ngã tư, cột điện… Thăm dò và nói vắn tắt nội dung tài liệu, nếu người nhận không cần thì sẽ không phát.
* Câu chuyện thứ nhất: Có một nhà sư lên xe. Ban đầu tôi nghĩ đã xuất gia thì chắc không cần đến tài liệu này. Nhưng nghĩ lại, Nhân quyền là phổ quát cho tất cả mọi người, mọi dân tộc, tôn giáo… mà. Và cũng nảy ra một ý, dạo này nghe nói sư dỏm nhiều quá, trong tài liệu có phần nói về việc chống tra tấn hành hạ ngược đãi… rất gần với tâm thiện của nhà Phật. Mình chịu khó quan sát thái độ của vị này khi xem tài liệu có thể đoán được thật, giả chăng? Sau khi hỏi thăm xã giao thầy hiện đang tu ở chùa nào, đi công việc ở đâu… mình nói thưa thầy đây là tài liệu viết về Quyền Con Người, trang sau còn có Công ước chống tra tấn… nếu thầy muốn tham khảo thì giữ để xem, nếu không cần thì đọc xong cứ gửi trả lại ạ (phòng khi ông ta không muốn cầm mà ngại nên thấy khó xử). Rất vui là nhà sư đã xem và không gửi lại. A-Di-Đà-Phật!
* Câu chuyện thứ hai: Tôi và Võ Trường Thiện đến một quán nước. Vừa chào hỏi, tự giới thiệu và mới nói đây là tài liệu… thì hai người ngồi bàn ngoài cùng xua tay:

- Thôi, thôi có biết chữ đâu mà đọc…
Họ “không dám” chứ không phải là “không biết.”  Hơn hai phần ba thế kỷ qua, người dân Việt đã “nhập tâm” rằng quyền làm người là một thứ taboo, hay một mặt hàng quốc cấm, ở đất nước này. Tuy thế, khi trả lời phỏng vấn báo Lao Động, phát hành hôm ngày 24 tháng 12, đại sứ Việt Nam tại Bắc Triều Tiên – ông Lê Quảng Ba – vẫn cứ băn khoăn: “Bao giờ ta có thể làm được như được họ?”

Với khuynh hướng xử dụng bạo lực và khủng bố, cùng với chính sách ngu dân  hiện nay của chế độ hiện hành – có lẽ – cái ngày mà Việt Nam “đuổi kịp” Bắc Hàn (chắc) cũng không còn xa nữa.

Tưởng Năng Tiến

TRẺ RANH * TÒA ÁN HÀ NỘI



 
TÒA ÁN TPHÀNỘI CHƠI VIệN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Sau khi có đơn tố cáo  Viện trưởng Viện Kiểm sát nhận dân tối cáo Nguyễn Hòa Bình qua Viện phó Viện kiểm sát nhân dân tối caoNguyện Hải Phong và vụ trưởng vụ A 1 Lê Tuyết Hoa nhận nhiều triệu Usd chạy án đình chỉ điều tra cho bị cáo Phạm Trung Cang nguyên phó chủ tịch Hội Đồng Quản Tri Ngân hàng ACB.tóa án TPHànội đã quyêt định không đăng đường xử vụ bầu Kiên với lý do cáo trạng  ngày 12 tháng 12 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ truy tố ra tòa có Nguyễn dức Kiên và Lê Vũ Kỳ bỏ lọt các bị cáo Pham Trung Cang Trần Xuân Gía,Lý Xuân Hải ,Trịnh Kim Quang là người có tội cố ý   làm trái các qui định của nhà nước  Viện kiếm sát nhân dân tòa Hà nội phải điều tra lại   làm lại cáo trạng
Điều ly kỳ là khi Tòa án TPHà nội quyêt định không đăng đường xử vụ bầu Kiên một vụ trọng án mà Bộ chánh trị cũng như ban phóng chống tham nhũng và ban Nội Chính Đảng Cộng Sản VN coi là một trong 10 vụ án ""điểm"" cần phải xử gấp và xử đúng ngươi đúng  tội thì bị cáo Pham Trung Cang sau khi đươc đình chỉ điều tra đã tức tốc xuất cảnh ra nước ngoài liền vì biết chuyện đình chỉ điều tra sẽ có vấn đề
Nghe nói sau khi tòa án TPHànội quyết định không đăng đường xử vụ bầu Kiên vì cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bỏ lọt ngươi lọt tội ông Viện Trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao  và ""bộ sậu"" đã chạy thuốc nhưng coi bộ ông Nguyễn bá Thanh trưởng ban Nội   Chính trung ương kiêm phó trưởng ban phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng Sản VNcương quyết thẳng tay trong vụ này.Tuy nhiên xử lý Viện trưởng viện kiểm sát nhan dân tối cao lại là chuyện của Bộ Chánh Trị mà ông Thanh lại không vào đươc bộ chánh trị nên ông Thanh khó làm gì nổi ông Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình dù ông này đã bị Tòa án TPHà nội chỉ ra sai sót
TRẺ RANH

No comments: