Tuesday, November 22, 2016

THƯƠNG PHẾ BINH VNCH = TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN

Thursday, 3 November 2016


HOÀNG NHẬT THƠ * THƯƠNG PHẾ BINH VNCH

THƯƠNG PHẾ BINH VNCH - Những mảnh đời bất hạnh !

Anh chào đời và lớn lên bình thường như bao người thanh niên khác, được cưu mang trên dãy giang san hoa gấm thân yêu hình chữ "S" mang tên Việt Nam. Cha của anh là một chiến sĩ thuộc QLVNCH, gót giày saut gắn liền với chiến địa, cô em gái ngoài giờ học thì phụ giúp mẹ trông coi một tiệm sách báo nhỏ. Tiếng "ê, a" hồn nhiên của quãng đời tuổi thơ dưới mái học đường đã bị át đi bởi tiếng súng sa trường, khuôn mặt ngây thơ với ánh mắt ngơ ngác giữa đêm khuya giật mình kinh hoàng tỉnh giấc bởi đạn pháo của cộng sản rót về thành phố. Thời gian lững lờ trôi, từng trang sách vở được lật qua thoáng đó đã mười hai (12) năm.
Con đường khoa bảng rộng mở thênh thang cũng là lúc khói lửa chiến tranh lan rộng trên quê hương. Hình ảnh ánh hỏa châu sáng rực một góc trời, tiếng súng đì đùng phá vỡ sự tĩnh lặng của không gian trong những đêm dài thức trắng bên ánh đèn khuya, nhai nuốt từng chữ nghĩa chờ ngày thi cử ; Hình ảnh từng đoàn quân xa, từng đoàn trực thăng đưa những người con yêu của Tổ Quốc ra chiến trường ngăn bước quân thù, bảo vệ quê hương ; Hình ảnh những chiếc xe cứu thương hú còi inh ỏi lao nhanh trên đường phố tiến về bệnh xá hoặc Quân Y Viện, để giành giựt lại mạng sống của những người thương binh từ bàn tay của tử thần ; Hình ảnh những vành khăn tang phủ trắng mái đầu trẻ thơ vô tội đang bập bẹ, ngơ ngác bên quan tài của người cha đã đáp đền nợ nước, được trang trọng phủ lá cờ Tổ Quốc ; Hình ảnh thê lương, tang tóc của người dân bởi thảm họa chiến tranh do lũ cộng sản gây nên ; Hình ảnh hằng hằng lớp lớp thanh niên lên đường tòng quân đáp lời Sông Núi ...
Tất cả những hình ảnh đó đã làm cho cuộc đời anh từ bước thênh thang nơi chốn văn chương rẽ lối sang bước quân hành, quyển vở công danh của tương lai đã được khép lại, mang theo tuổi thư sinh đi vào dĩ vãng ; Những hàng cây Phượng Vỹ đỏ thắm nơi sân trường đã được thay thế bằng những hàng cây Bả Đậu gai nhọn tua tủa, xấu xí vô duyên ; Con đường tình thơ mộng ngập lá me bay trong ánh nắng vàng hiu hắt sau buổi tan trường, đã được thay thế bằng con đường ra xạ trường nắng cháy, khói bụi tung lên từ dưới những đôi chân cứng đá mềm 1, 2, 3, 4 ... ; Mái học đường thân yêu nơi đào tạo những người hữu ích cho mai sau, đã được thay thế bằng "thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu". Cho đến một ngày đẹp trời nơi Vũ Đình Trường trong ngày lễ mãn khóa, trước bàn thờ Tổ Quốc sau lời tuyên thệ "Vị Quốc Vong Thân", những chiếc nón tung bay ngập trời kèm theo những tiếng reo hò mừng rỡ ... Anh hãnh diện trở thành Người Lính VNCH.
Người Lính trẻ với niềm tin sắt đá hiên ngang bước vào chiến cuộc.
Từ Đông Hà, Quảng Trị ... miền địa đầu giới tuyến cho đến vùng Cao Nguyên khô cằn sỏi đá, xuống tận mũi Cà Mau, phần đất cuối cùng của quê hương có rừng U Minh sình lầy nước đọng, nơi được mệnh danh là "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh". Gót quân hành vương bùn lầy cho lúa thêm xanh ; Máu của anh tuôn đổ để lấp vá lại những phần đất mẹ bị loang lỗ vì chiến cuộc, máu của anh tuôn đổ cho quê hương được thanh bình, cho người dân được sống an lành, ấm no, hạnh phúc nơi hậu phương ; Mồ hôi của anh tuôn đổ đêm ngày cho đất mẹ được phì nhiêu và tiếp tục tuôn chảy xuyên qua những địa danh trong chiến sử rồi rơi vào dòng nhạc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, một người nhạc sĩ của lính, viết cho lính hát và hát cho lính nghe, để trở thành một nhạc phẩm bất hủ "Trong bao lần quân hành, tôi qua vùng khô cằn, mồ hôi thành Biển Mặn trên môi".
Trên bước đường "Bảo Quốc_An Dân", anh đã trưởng thành trong khói lửa chiến chinh, những chiếc huy chương trên ngực áo là những chiến công hào hùng ; Thân thể đầy những vết đạn thù, pháo giặc là những chiến tích của bao lần vào sinh ra tử, những lần đem máu xương và sinh mạng để bảo vệ từng tấc đất của quê hương ... Anh đã bao lần "quỵ" trên chiến trường nhưng ý chí cương quyết không "ngã" khi bóng dáng quân thù còn thấp thoáng trên quê hương ; Những người bạn đồng đội đã dìu ... cõng ... khiêng tấm thân đẫm máu đào của anh bao nhiêu lần trên chiếc brancard đưa lên trực thăng chưa sơn màu tang trắng, có lẽ ông người lính "Thương Tiếc" chưa chấp nhận cho anh về trình diện.
Tình hình chiến sự trở nên khốc liệt vào tháng 3 và những ngày của tháng 4 năm 1975, trong một trận tử chiến ngăn bước quân thù tiến về thủ đô, anh đã ngã quỵ bởi một tràng đạn của giặc quét nát đôi chân ... Anh trở thành người tàn phế khi tuổi đời vừa đúng 25 .......................... ...............................................................................................................!!!
Anh giựt mình tỉnh dậy bởi những tiếng quát tháo hận thù, những báng súng đập vào người, những khuôn mặt đằng đằng sát khí dưới chiếc nón cối tanh mùi máu, những họng súng AK đen ngòm sẵn sàng khạc đạn ... Anh cùng những anh em thương binh bị lôi từ trên giường bệnh xuống, bị kéo lê trên đường trong khi những mũi súng, báng súng AK đánh phủ tấp nập lên những thân thể không còn nguyên vẹn ...! Những kẻ mang danh "giải phóng" không tánh người quăng những tấm thân thương tật, tàn phế nơi trước cổng bệnh viện ... Anh nhìn xuống tấm thân bầm dập, đau nhức đang loang máu bởi trận đòn thù "Giải phóng Miền Nam", anh chợt nhìn thấy những dòng máu thắm rỉ ra từ hai miếng băng trắng quấn đôi khúc chân gần sát háng ... đôi chân một thời ngang dọc đã gởi lại chiến trường ... Vài ngày sau khi anh gãy chân là ngày những Người Lính VNCH gãy súng ...! Đất nước đã đổi chủ thay tên ... Lịch sử đã sang trang máu ... Uất nghẹn ... đau đớn ... nát tan ...! Kẻ cụt tay, người cụt chân, kẻ bụm chùm ruột lòng thòng bên ngoài, người thì cặp mắt bị băng kín bằng miếng vải trắng đang rỉ ra những dòng máu đỏ ... đang cố kéo lê nhau lết ra đường sau khi nhận được sự "khoan hồng" bằng trận đòn thù tàn nhẫn, dã man của lũ người khát máu mang danh "giải phóng". Còn hình ảnh nào đau thương, xót xa hơn nữa không ...!
Anh đói khát lê tấm thân rách nát, nặng nề khó nhọc kéo lết hai khúc chân rỉ máu, đau nhức, lở loét ... từng vệt máu loang dài sau tấm thân phế tàn lết lê trên những con đường quen thuộc nơi thành phố thân yêu mới vừa bị đổi tên ... Những tấm lòng nhân ái, những bàn tay ấm áp tình người đã giúp đỡ và dìu anh lên xe đò trở về làng cũ, mái nhà xưa ...
Mái nhà xưa còn đó nhưng những khẩu súng AK47, K54 chĩa thẳng vào người, kèm theo những lời quát tháo, chửi bới không cho anh lết vào, ngôi nhà thân yêu đã bị "giải phóng". Uất nghẹn ... có miệng mà chẳng thốt nên lời, anh bị hai con thú cộng sản đội lốt người kéo lê xềnh xệch quăng ra đường trong tiếng cười man rợ, đắc chí của một lũ quỷ đỏ gian ác mang danh "giải phóng".
Tứ cố vô thân ... Bạn bè, đồng đội, chiến hữu được đảng và nhà nước "khoan hồng" đưa vào những trại tù khổ sai, khắc nghiệt trên hai miền Nam, Bắc không hẹn ngày về. Anh vất vưỡng khắp hang cùng, ngõ hẻm, di chuyển bằng đôi mông gầy khô trên mảnh mo cau, với đôi tay khẳng khiu kéo lê tấm thân phế tàn chỉ có da bọc xương trong thiên đàng cộng sản. Những người lành lặn, đầy đủ chân tay còn bữa đói, bữa trợn trừng nuốt từng hạt bo bo, thì nói chi những kẻ tàn phế như anh ... cái đói hầu như ngự trị trong anh ngày này sang ngày khác, mọi ngày như mọi ngày.
Những đêm mưa tầm tã, anh cuộn mình trên mảnh ván nhỏ dưới gầm cầu, co ro trong chiếc áo trận thân thương, những cơn gió thổi mạnh lùa những hạt mưa vào người anh, cõi lòng buốt giá càng thêm giá buốt, đôi chân cụt nhức đau càng thêm đau nhức ... Anh gượng đau ngồi dậy nép mình vào một góc tránh những hạt mưa, quơ tay xua đuổi bầy muỗi đói đang bu trên những giọt máu rỉ ra từ vết thương của hai khúc chân, anh ngồi chờ sáng nhìn những giọt lệ trời tuôn đổ xuống quê hương mến yêu bị phủ bởi lá cờ máu, một địa ngục trần gian mà bọn thú của "đỉnh cao ngu dốt" láo phét gọi là "thiên đàng cộng sản".
"Quê em hai mùa mưa nắng ...", mùa mưa dầm dề đã qua đi, nhường lại cho những ngày nắng nóng nung người, thân thể không nguyên vẹn của anh nhễ nhại đẫm ướt bởi những dòng "Biển Mặn", cơ hồ bốc cháy trên những con đường lê lết gượng níu những chuỗi ngày tàn, anh không tham sống sợ chết ... anh đã đối diện với cái chết từng giây từng phút trong những ngày khoác chiến y, anh đã đi trong những cơn mưa pháo kinh hoàng của quân thù, thân thể anh đã nhận bao nhiêu viên đạn, mảnh pháo ... một tràng đạn lìa đứt đôi chân, nhưng anh vẫn sống ... Anh cố giữ hơi thở trong một cái xác chết còn cử động để chờ ngày nhìn bọn cộng sản đền tội ; Chiếc áo trận thân thương của một thời để nhớ, được anh trân quý nâng niu xếp lại để trong bọc mang theo bên mình, anh không muốn "nó" bị phai màu dưới cái nắng như muốn thiêu hủy cả vạn vật, anh cố giữ gìn "nó" không bị rách nát như tấm thân anh, để một ngày nào đó anh trân trọng khoác lên mình chào đón những "KBC" của ngày xưa trở lại quang phục Giang San.
Một buổi trưa Hè với sức nóng gần 40 độ C, anh ngồi dưới một tàng cây lớn bên ven đường, hơi nóng bốc lên từ con đường nhựa trước mặt đã đưa anh lội ngược dòng tiềm thức về Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 9/1972, quê hương ngập chìm trong biển lửa hận thù bởi lũ người mang đôi dép râu đi giải phóng, máu người dân Miền Nam tuôn chảy vương trên vành khăn tang trắng khắp nơi nơi, máu của những Người Lính VNCH tuôn chảy từ dòng sông Bến Hải đến tận mũi Cà Mau, để bảo vệ từng tấc đất của quê hương, từng căn nhà góc phố của người dân. Một mùa Hè ... máu và lửa đỏ cả quê hương, lũ cộng sản đem lửa hận thù từ phương Bắc định thiêu hủy Miền Nam Việt Nam, nhưng ngọn lửa hận thù và giấc mộng điên cuồng của bọn chúng đã bị QLVNCH dập tắt và đập tan. QLVNCH đã bắt bọn chúng đền mạng cho những người dân lành, trẻ thơ vô tội đã chết dưới đôi dép râu giải phóng, đền mạng cho sự điêu tàn đổ nát của Miền Nam Việt Nam và phải trả cái giá cho từng viên gạch Cổ Thành rơi đổ. Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ngạo nghễ tung bay phất phới trên Cổ Thành Quảng Trị sáng ngày 16/09/1972, đã chấm dứt trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa và cũng chứng minh cho sự chiến đấu oai hùng, anh dũng của Người Lính VNCH trong sứ mệnh bảo vệ Quê Hương, Dân Tộc ... "Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu ...". Anh đã bước đi trong sức nóng kinh khiếp ngàn ngàn độ C của Mùa Hè Đỏ Lửa thì sức nóng 40 độ C của ngày hôm nay có nghĩa lý gì ... và cũng trong Mùa Hè Đỏ Lửa này, anh đã mất đi ba người thân yêu nhất trong đời ... Cha của anh đã vĩnh viễn nằm xuống trong "mô đất lạ vùi chôn thân bách chiến" nơi thị trấn An Lộc ; Mẹ và cô em gái thì thân xác nát tan thành muôn mảnh vụn bởi đạn pháo của quân thù ...! Hai dòng nước mắt từ dòng dĩ vãng tang thương chợt lăn dài ...!
Một bàn tay vỗ nhẹ trên vai đã đưa anh trở về thực tại ... Chiếc áo hoa rừng quen thuộc trước mắt đã làm cho anh lộ rõ nét vui mừng hiện trên khuôn mặt, anh chợt bàng hoàng xót xa nhìn người lạ trước mặt đang chống cây nạng gỗ với một cánh tay áo và một ống quần dư thừa ...! Sau đôi lời đổi trao, anh được biết người vừa mới quen là một chiến sĩ QLVNCH đã gởi lại một tay và một chân trong đống gạch vụn đổ nát của Cổ Thành Quảng Trị vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 ...!
Hai người lính "Ngụy" mới quen nhau ... Hai người hùng của một thời ngang dọc ... Hai mảnh đời bất hạnh hôm nay nương tựa, chia sớt cho nhau từng củ khoai, từng chén cơm từ những tấm lòng nhân ái ... nâng đỡ dìu dắt nhau lê lết rao bán từng tấm vé số và còn bao nhiêu mảnh đời bất hạnh Thương Phế Binh VNCH đang lê tấm thân tàn phế trong bàn tay của lũ giặc thù cộng sản ngay chính trên quê hương của Mẹ Việt Nam đã bị cưỡng bức đổi chủ thay tên ...!!!
Một chiều cuối năm 2008 ..., hai anh tình cờ gặp một bà cụ từ nước ngoài về thăm quê hương ... Một thời gian không lâu, sau khi bà cụ trở lại Mỹ ... Hai anh xúc động đến nghẹn lời khi nhận được tình "Huynh Đệ Chi Binh", "Tình Quân Dân Cá Nước" từ "Đêm Tình Thương", từ Đại Nhạc Hội "Cám ơn Anh ... Người Thương Phế Binh VNCH".
35 năm ... Lết lê trên đường ngậm đắng nuốt cay, ôm mối thù nhà, nợ nước chờ ngày rửa hận ; Hơn nửa đời người hít thở khói xe, bụi đường bên lề cõi sống ... Vết thương thân thể đã lành nhưng vết thương lòng "Tháng Tư Đen" chưa hề khép lại một giây .............!!!

Mùa Hè 2010
"Mũ Đen" Hoàng Nhật Thơ
 


BÙI ĐỨC TÍNH * VÌ HAI CHỮ TỰ DO


VÌ HAI CHỮ TỰ DO
CSVSQ Bùi Đức Tính

Đêm thật dài, nhưng rồi cũng qua đi. Chỉ có quê hương tôi từ khi tràn ngập loài quỉ đỏ cộng sản, đêm vẫn đen, và đêm đen giữa ban ngày.

Hướng Đông đã có ánh mặt trời. Ngày trở lại với tươi sáng và hy vọng. Hy vọng nơi phía Nam sẽ là vùng đất hứa, là bến bờ của tái sinh và tự do. Mây trắng mỏng, thanh thản nhẹ nhẹ bay. Trời vẫn xanh tươi hiền hoà và Thái Bình Dương hôm nay có vẻ vẫn yên bình. Ngày thứ ba lênh đênh trên biển cả, quanh chúng tôi cũng chỉ có trời và biển. Đại dương mênh mông và mênh mông. Nhìn thấy nước cuộn đạp phía sau thì cho là tàu đang chạy tới, nhưng tôi chẳng thấy nó chạy tới đâu cả. Bốn phương vẫn không thấy dạng bến bờ. Đứng trên mui tàu nhìn xuống, chiếc tàu 3392 sơn dầu hắc đen mốc này trông như cái mảnh ván vụn đang trôi nằm lững lờ trên biển cả. Vài đợt sóng mới có một lần sóng to. Vỏ tàu đóng với cái mũi bẩu để chở nhiều hàng và chỉ để chạy trên sông, không thích hợp với sóng to ở ngoài khơi, phải canh chừng để hướng tàu cởi lên sóng. Quanh quẹo qua lại theo sóng, rất dễ bị lạc hướng. Nhiên liệu và lương thực cho hơn bảy mươi người dù có dự trù nhưng vẫn có mức giới hạn. Sóng đùa đập lắc lư con tàu, tôi giữ địa bàn nằm thăng bằng để kiểm hướng chạy. Không có hải bàn, cái địa bàn của bộ binh nhỏ nhắn thân yêu này là niềm tin và hy vọng của chuyến vượt đại dương.

- Tính! Cà phê đây mày!

Vũ gọi và chuyền ly cà phê lên mui cho tôi.

Từ đêm thoát tụi cộng sản chạy ra đây, Vũ gọi lại bằng tên thật của tôi. Sau gần hai năm dài trốn quản chế, lấy tên của em trai, làm thằng Vinh ẩn náo, ngố ngáo phụ việc trên tàu. Mấy hôm nay được nghe gọi bằng tên thật, thật cảm động và có lúc vẫn còn nghe ngỡ ngàng tưởng như đang ngủ mơ.

Không, tôi không mơ!

Tôi đã được sống lại với tên Tính, được làm người tự do!

Tôi cúi xuống đở ly cà phê và cám ơn Vũ. Nhìn mắt thằng bạn lèm nhèm, hảy còn ngáy ngủ:

- Mới dậy hả mậy?

Vũ cười hề hề:

- Ừ, mệt quá. Tao kêu thằng Tài dậy sớm, ngồi coi máy dùm, tao phê được một lát.

Nhìn nó bơ phờ, tôi biết cái mặt của mình cũng y như thế. Không có anh Ba, mấy ngày nay tôi phải ròng rã ôm cái cần lái trên mui. Hương vị cà phê thơm đắng, đánh thức trí óc tôi. Đêm trước ngày ra đi thì nằm trăn trở không ngủ được, ba đêm nay thèm được ngả lưng làm một giấc thì phải chống mắt thức trắng đêm. Cà phê và cái khăn ướt thay phiên nhau giúp tôi mở mắt nhìn phương hướng. Ban ngày, thỉnh thoảng Vũ leo lên mui, thay thế tôi trong chốc lát, để tôi đi tiểu cho có vẻ lịch sự một chút, rồi phải trở xuống trông chừng bên dưới tàu. Vũ có khối trách nhiệm của nó, từ thức ăn nước uống cho bà con trên tàu, đến lo chạy bơm phụ khi nước đã vào tàu nhiều, theo dỏi nhiên liệu và nhiệt độ máy. Cái rắc rối nhất là nước giãi nhiệt cho máy, phải được làm nguội bằng luồng nước biển chạy qua liên tục do cái hệ thống bơm ráp thêm bên ngoài. Lơ đểnh không hay biết nước biển không bơm lên được, để lâu là cháy máy tàu.

Mặt trời chưa lên cao, nắng đã nóng gay gắt, không khí oi nồng ngột ngạt. Lớp da thịt ướp dầy muối biển bức rức, nắng nung đốt thành màu sạm mốc. Tính theo tốc độ và nếu không bị sai lạc phương hướng, chúng tôi nghỉ, tàu đang gần Mã Lai. Tôi có mệt mỏi lắm, buồn ngủ vô cùng, nhưng lo âu nhiều hơn tất cả. Nhìn quanh quẩn và mong sao thấy được cái gì đó có dấu hiệu là bến bờ, nhưng qua lớp ánh sáng chói chang lung linh hơi nước, lúc nào cũng chỉ thấy trời và thấy biển xanh trùng trùng.

Trưa một chút, không khí càng lúc càng trở nên ngột ngạt, khó chịu. Có cái gì đó bất thường!

Tôi gọi Vũ dưới hầm máy lên, chỉ vùng mây xám xa phía trước:

- Tao nghi sẽ có mưa bảo quá, mày.

- Chắc là gặp bảo rồi! Để tao xuống chăm cho đầy dầu.

Vũ tụt lẹ xuống khoan, tôi nhắn vói theo:

- Chuẩn bị thêm một máy bơm phụ và người biết chạy máy, để sẵn sáng tát nước.

Bên trên mui, tôi lo lắng đứng ngó quanh, trông chừng mặt biển, trông chừng các đợt sóng. Đám mây đàng trước kéo đến càng lúc càng nhanh hơn, không mấy chốc đã che kín mặt trời. Chưa qua buổi trưa mà trông như đã sắp tối. Cái tối xám âm u thật kỳ dị, làm rờn rợn da người, lạnh dọc xương sống.

Trời tối sầm và chùng thấp xuống thật gần mặt biển. Trời và biển đã nối nhau một màu xám đen.

Mặt biển trở nên đen ngòm.

Gió bắt đầu thổi mưa, hạt mưa bắn vào lớp da cháy nắng nghe ran rát.

Vũ trở lại, đứng trên hầm máy, nhìn tôi lo âu:

- Bảo tới thiệt mày à!... Tao mới thấp nhang.

- Ừ…không biết lớn nhỏ!

Tôi trả lời Vũ mắt không rời mặt biển đen ngòm cuộn đầy sóng:

- Cho tắt hết bếp lửa. Đồ đạt chèn chặc lại hết. Mày dặn mấy đứa em nào khoẻ, tiếp coi trật tự và sẵn sàng phụ giúp bà con dưới khoang, ngồi chia đều hai bên, đừng để hốt hoảng xô dồn một một phía khi tàu bị nghiêng. Mày ráng phụ tao điều khiển cần tốc độ.

Tôi mở địa bàn kiểm hướng thêm lần nửa rồi cất vào túi quần sau và gài nút lại. Tàu đóng để chạy trên sông, không che kín khoang như tàu đì biển, nếu sóng ụp lên thì lòng tàu sẽ hứng trọn vẹn khối lượng nước biển này và chắc chắc chìm ngay. Bảo đến, chỉ cần lo tránh sao cho sóng đừng làm chìm tàu, phương hướng bây giờ không còn là điều cẩn thiết.

Không bao lâu sau, gió cuộn sóng dậy, sóng lao đến dồn dập. Cuộn sóng to vừa đập vào tàu thì những đợt sóng kế càng lúc càng to hơn. Sóng bổ vây trùng trùng và hầu như không thể đoán định chiều hướng. Có nằm ngay trong cơn cuồng nộ, chứng kiến gió gào sóng đập khi trùng dương dậy sóng, thì mới cái thấy uy lực của tạo hoá thật vô cùng mảnh liệt. Hai tay tôi ôm chặt lấy cần lái cố đưa tàu chạy nương theo sóng. Lúc cởi xéo lên sóng, mũi tàu cất phóng lên như đụng tới bầu trời mịt mù vần vũ, tàu chao nghiêng tưởng chừng sẽ lật úp hay lộn ngược ra sau. Nhưng kinh hoàng nhất là khi chạy đổ xuống, tàu như đang bị hút vào giữa lòng biển, vào cửa địa ngục đen ngòm xoáy sâu hun hút. Thân người tôi bị kéo chúi tới trước, nghiêng ngã, lúc bị giật ngược ra sau. Mái che hứng cơn gió mạnh, nó gục gặt hai cây cột chống, ráp cặp với băng ghế để ngồi lái trên mui, kêu răng rắc và không biết nó chịu đựng được bao lâu sẽ bức đinh ốc bay xuống biển. Tôi rùn trụ người xuống, mười ngón chân cố đạp bấu lên lớp nhựa sần sùi tráng trên mui, áp ghì cả hai cánh tay vô cần lái và kè chặt vào hong mà vẫn cảm thấy nó sắp tuột khỏi tay tôi.

Vũ thật hay, như đang dùng chung với tôi một bộ óc, tôi không cần phải gọi nói chi cả, Vũ điều khiển tốc độ chính xác và đồng bộ với lúc tôi đổi hướng cần lái. Chiếc tàu quay sang trái rồi quặt sang phải, bườn theo sóng. Càng lúc, tôi thấy khi sóng nhồi hất lên hay giựt hút xuống, trời và biển đều biến thành địa ngục như nhau cả !

Tận thế chắc cũng như thế này là cùng!

Sau hơn hai tiếng đồng hồ trời vần vũ, lúc tôi thấy mình đã kiệt lực, tay chân rã rời thì cảm thấy sóng gió có thưa giãm dần.

Tôi mừng rỡ gọi Vũ:

- Bên phải chân trời có ánh sáng!

Vũ la vọng xuống dưới tàu, báo tin mừng:

- Ráng chút nửa đi bà con ơi. Sắp hết bão rồi!

Vừa chạy tránh sóng, vừa lái tàu hướng về phía có ánh sáng. Vũ và tôi hy vọng hướng này trời và biển chắc là yên bình hơn.

May mắn cho chúng tôi, cơn bão không quá to và cũng không kéo dài. Sau cơn giông bão, trời biển thật đẹp, nhưng cơ thể mỏi nhừ nhắc tôi nhớ cơn bão mới vừa qua. Lấy lại hướng chạy cho tàu, nhìn biển xanh hiền hoà dễ thương, tôi tìm lại được an bình và chợt mĩm cười khi nhớ đến việc những cơn bão đều được cho mang tên phụ nữ. Người ta còn so sánh trước khi bão tới và trước khi phụ nữ nỗi giận thì trời rất đẹp!

Vào khoảng bốn giờ, chiều về, ánh sáng dịu bớt nhiều, nhưng vẫn còn nóng gắt. Tôi giữ hướng đến Mã Lai và mắt vẫn ngó tìm quanh quẩn, hy vọng thấy dấu hiệu đất liền. Bất chợt, tôi thấy có ánh đèn chớp nhấp nháy gần chân trời. Không ống dòm và sóng che, nên ánh chớp màu đỏ khi thấy được khi không và thấy còn xa lắm. Tôi mừng vô cùng, nhưng lại không dám tin vào mắt mình. Ngại là mắt bị chói nắng biển nhiều ngày nên sinh quáng mắt, hay tôi bị buồn ngủ, ánh đèn này chỉ là ảo tưởng, tôi gọi vọng xuống hầm máy:

- Vũ! Mày lên đây coi cái này… tao thấy đèn!

Nghe gọi, Vũ phóng ngay lên mui, mặt nó hớn hở nhưng cũng không dám tin hẳn:

- Ê, đùa dai với bè bạn hay ngủ gục, mớ la hoảng đây bác tài?

Tôi quay mũi tàu chếch sang phải, chạy thẳng vào ánh đèn và lấy tay chỉ Vũ xem:

- Hướng 12 giờ. Nhìn kỹ giùm tao, khoảng bốn giây đèn chớp một lần.

Tôi nhìn thằng bạn cứ đưa mắt tìm kiếm, nôn nóng:

- Mày đừng có nhìn cao quá, trên mặt biển một chút, ngang tầm với tàu mình và nhìn lúc sóng đưa lên cao.

Thấy Vũ nhìn qua lại chẳng nói chi, tôi bắt đầu thất vọng, bỗng Vũ hét lên mừng rỡ:

- Có đèn! Tao thấy đèn…tới rồi bà con ơi!

- Khoan! Khoan la um sùm. Mày thấy cái đèn màu gì?

Nó choàng tay ôm vai tôi lắc và cười ha hả:

- Màu đỏ! Màu đỏ!... tới rồi, mày ơi!

Nghe nó trả lời, tôi mừng quá. Nhìn thằng bạn tíu tít vui mừng, tôi thấy nước mắt mình chợt ứa ra:

- Ừ, vậy là đúng như tao thấy rồi! Tao chắc đó là Mã Lai!

Vũ khom xuống khoang, la lớn qua cái cửa thông lên mui:

- Thấy Mã Lai rồi bà con ơi!

Như sợ dưới tàu không nghe hết, nó tuột ngay xuống báo tin vui. Tôi nghe tiếng nó và người ta gọi nhau báo tin vang dậy bên dưới. Tiếng cuời đùa vang vang dưới tàu. Gần ngoài mũi, một nhóm thanh niên tò mò, e dè nhóng lên chỉ nhau xem ánh đèn. Tin vui mang lại sức sống cho những thân người nằm rã rượi, lo âu, mệt mỏi, say sóng. Cả tàu được hồi sinh, rộn rã tiếng nói, tiếng cười.

Vũ trở lên mui ngồi hút thuốc chuyện trò với tôi. Niềm vui, ước vọng, câu chuyện, tiếng cười nối chen nhau vui nhộn cả tàu.

Có người đứng chồm qua cửa trên mui, chị cười tươi đưa hai cái ca nhôm cho Vũ, đang ngồi gần đó:

- Gia đình tui gởi cho cậu và chú lái tàu miếng nước chanh.

Vũ đở hai cái ca và chuyền cho tôi một cái:

- Cám ơn "chế" Hai nghen. Số dzách!... nước chanh đường của hai người đẹp gởi cho .

Người phụ nữ mà Vũ gọi là chế, tức chị trong tiếng Tiều, nguýt thằng bạn tôi một cái dài:

- Hứ, cái cậu này vợ con đùm đề mà còn lộn xộn

Vũ cười, nó chỉ tôi:

- Tui nói là để giới thiệu cho cái "chú lái tàu" này đây biết mà chế Hai, tội nghiệp thằng bạn nó còn độc thân chế à...

- Độc thân cái kiểu như cậu hồi đó còn quá cha ngươì ta có vợ con. Biết cô nào là đào chính, cô nào đào phụ phải hong cậu Vũ?

Vũ la lên:

- Trời thần ơi! bả ở dưới mà chế khai um sùm, cái này là chế hại "ngộ" dzồi… Bạn tui mà, ra tù thì trốn xuống tàu, tui bảo đảm mà.

- Mấy ông sĩ quan ai mà tin nỗi cái chuyện vợ con.

- Ậy, nó hiền lắm mà, chế hỏng thấy nảy giờ nó có nói gì đâu

- Cậu có để cho ai nói đâu!

Vũ ngó tôi cười ha hả:

- Ngon nhe, có chế Hai bênh thằng em tương lai rồi đó.

Tôi đưa ca nhôm nước chanh lên xen vào:

- Cám ơn chế Hai và gia đình nhiều lắm.

- Có chút ít mà... Thôi, tui để mấy cậu ngồi nói chuyện nghen.

Ngó xem chế Hai đã xuống dưới khoang rồi, Vũ nói nhỏ với tôi:

- Mày thấy bả hai con mà như vậy, thì biết em gái bả ra sao!

Tôi uống nước trong ca và vui vẻ đùa theo với Vũ:
- Số dzách!... "Uống ...(ca) chanh đường, uống môi em ngọt"
Biển êm, trời trong xanh, chiều hôm nay thật đẹp.

Sáng mai, trong ánh bình minh, thuyền nhân 3392 sẽ được chào đón một ngày mới, được sống lại và được làm người tự do. Tôi ngắm ánh đèn đỏ xa phía trước, nhìn biển xanh hiền hoà, lòng thanh thản, yên vui và tràn đầy hy vọng tàu sẽ đến bến bờ trong đêm nay.

Đã về chiều, chân trời có màu hồng ửng sắc vàng thật đẹp, có điều mỗi khi sóng đưa lên cao xéo bên trái có cái chấm đen. Cái chấm đen này, cáng lúc càng rõ dần và nó lớn lên khá nhanh. Tôi buột miệng:

- Tàu...!

Không biết sao, tôi thấy bất an trong lòng khi nghỉ là tàu. Tôi cố gạt bỏ ý nghỉ đến tàu cướp biển Thái Lan, nhưng nó cứ chập chờn trước mắt, cứ làm tôi bồn chồn lo lắng. Tôi gọi Vũ đang đứng ló người qua mui, chỉ cái chấm đen cho Vũ xem:

- Hướng 11 giờ. Mày nghỉ sao về cái chấm đen này?

Vũ thấy ngay, chưởi thề lầu bầu:

- Tao sợ nó là tàu Thái Lan quá mày à... Má nó, tới đây rồi mà bị cướp thì đau quá!

- Ừ, không biết sao, tao cũng thấy lo lắm. Bây giờ, thử cho là cướp biển và mình phải làm gì đây?... Không vũ khí, giao tàu hay chống lại?

Thấy Vũ yên lặng, tôi tiếp:

- Hay là... mày xuống bàn với gia đình và bà con bên dưới...Tao một thân một mình, tao bất chấp, tuỳ bà con.

Vũ đứng nhìn cái chấm đen đang lớn dần mặt lo âu. Tôi an ủi Vũ:

- Mày cứ xuống hỏi ý bà con trong tàu đi, rồi cho tao hay sớm. Dù sao tàu mình cũng... đông người hơn!

Vũ trở lên với Tài, Dân, Duy, Luốc, nó nhìn chấm đen đã thành hình dạng chiếc tàu di chuyển đến và cho tôi biết:

- Bà con không chịu giao tàu, mày nghỉ xem ...

Tôi nhìn Vũ chờ đợi.

- không lẻ mình xuôi tay giao thân mạng thân quyến cho tụi nó ... Tới đâu tới, thà chết chớ không giao tàu cho nó cướp !

Tôi hiểu lòng thằng bạn:

- Yên tâm! Nếu là tàu cướp và nó chưa hạ được tao, tao tiếp bà con đánh đến cùn!... Không súng, mình tính cách tự vệ theo không súng đạn.

Nhắc đến súng đạn, chợt nhớ đến buổi chiều chuẫn bị vượt thoát cửa biển, ghé xưởng của ông Năm để thay bộ giãm thanh mới cho tiếng máy nhỏ hơn, Vũ có lấy cái ống giãm âm thanh cũ đem xuống tàu cất. Cái ống hãm thanh cũ bị khói nung thành màu đen, có lỗ dọc theo thân, mới nhìn qua trông giống nòng súng lắm. Chúng tôi xách lên mui gác lên thùng đạn đựng đồ nghề, giã làm súng đại liên.

Vũ trở xuống hầm máy, đứng sẵn sàng để điều khiển máy. Hai đưa em của Vũ và hai đứa con của chú Chín, đứng trên mui với tôi.

- Anh Tính cứ giữ tay lái, tụi em lo hết cho anh.

Tài nói với tôi. Tôi biết ý các em, khi tấn công, bọn cướp tìm hạ người lái tàu trước. Vũ cho bốn tay "chiến" lên trên mui với tôi. Nhìn bốn thanh niên sắc mặt đanh lại. Tôi biết mấy đứa này từ khi còn trẻ nhỏ, bây giờ đã là thanh niên lực lưởng hết. Ngoài giờ học, mấy đứa em của gia đình Vũ vào làm thêm trong công ty cung cấp thịt tươi của của người chú. Nửa con bò xẻ ra, dài hơn thân người, nó xỉa ngón tay đưa thẳng lên máng vào móc sắt với một tay mà thôi. Thấy mặt mấy đứa làm trong "công xi" này, bọn du đảng trong thành phố né hết. Tôi biết mấy đưa em này không chỉ nói bằng miệng, lắm lúc không nghe nó nói, mọi chuyện nó đã xong. Tôi gật đầu, vắn tắc:

- Cám ơn các em.
Chiếc tàu lạ chạy nhanh quá! Mới gát ống sắt giả làm nòng súng lên cái thùng, chưa kịp cột đâu đó cho chắc chắn, thì chiếc tàu đã lồ lộ tới. Sợ chúng thấy và biết đang làm súng giả, đành phải ngưng, lấy miếng vải đen trùm lên trên. Nòng súng giả ló ra, nằm kế thùng đạn dùng để chứa đồ nghề, trông cũng khí thế lắm. Duy đúng kế bên, lấy chân chèn giữ cho cái nòng súng cho nằm tựa vào chân băng ghế, đở lắc lư theo sóng. Hy vọng tàu lạ thấy cây đại liên thì né tránh bỏ đi.

Từ hướng bên trái, chiếc tàu đánh cá đã tới rất gần. Thân màu gổ nâu vàng với những trang trí sặc sở và chữ Thái Lan. Mũi tàu cao sừng sững, như con kình ngư không lồ. Cho tàu giữ tốc độ trung bình, sáu anh em chúng tôi chờ đợi hành động của tụi Thái. Chiếc tàu lạ phóng đến gần tàu chúng tôi thì chạy chậm lại, vòng ngang trước mũi, rồi qua bên phải. Không rõ chúng có bao nhiêu người tất cả. Thấy được hai tên trong phòng lái, một tên đứng ở mũi, hai tên sàn tàu và một tên cạo đầu trọc đứng trên mui.

Tàu đánh cá Thái tiếp tục chạy chậm chậm vòng quanh chúng tôi để dọ xét, như con thú dử đang vờn mồi. Chúng nó nhìn thấy khẩu súng đại liên, có vẻ ngán, cho bung tàu tránh ra khá xa, nhưng bám theo và dùng ống dòm theo dỏi.

Chiếc 3392 tiếp tục chạy tới ánh đèn. Chúng tôi lo lắng nhìn chiếc tàu Thái Lan như con thú đói còn thèm tiếc con mồi lắm, cứ bám theo mãi.

Cái điều chúng tôi lo ngại vẫn xảy ra, đợt sóng to tới, vổ mạnh vào tàu làm nòng súng lăn rớt xuống. Tiếng kim loại gỏ lên mui tàu ngắn và khô khan. Sáu anh em chúng tôi như nghẹn thở. Duy nhìn nòng súng lăn lóc, bối rối. Tôi nói cho em an tâm:

- Nó phải rớt, làm sao giữ nó nằm yên với sóng được. Chuyền cây sắt đó xuống dưới cho anh em làm vũ khí. Tụi Thái chắc đã nhìn thấy rồi, anh em mình chuẩn bị tinh thần nó sẽ tấn công tụi mình đấy.

Thật vậy, chiếc tàu Thái đang phóng ào ào trở lại chận đầu tàu chúng tôi. Thoáng một cái, nó đã vòng sát bên hong trái. Như để thị uy, cướp tinh thần, chúng cho tàu chạy thật gần, sóng cuộn lên, tạt vào mấp mé be tàu 3392 thấp nhỏ. Mấy tên Thái đánh cá đã hiện rõ thành những con thú man rợ mặt người. Chúng chạy vòng qua bên phải, ngó tìm cây súng trên mui. Vòng qua sau đuôi, chúng đem tàu trở lại bên phải, chạy song song và hơi lùi phía sau chúng tôi.

Thấy cái đèn đỏ đàng trước như vậy, mà chạy hoài chẳng thấy gần hơn. Cho dù có gần bờ biển Mã Lai, chiều tối xuống, tàu đánh cá quay về đất liền. Giữa đại dương, cô thế đối đầu với loài hải tặc, sự sống thật qua mong manh. Đúng giữ cần lái, tôi nhìn chừng động tịnh của tụi cướp. Tôi nói với mấy anh em trên mui, lưu ý hai thằng Thái đeo dao dài bên hong, đứng chống cây móc cá bằng sắt trên sàn tàu. So với chiếc 3392, tàu cướp quá sức cao lớn, cái sàn tàu đã cao hơn nóc mui tàu chúng tôi. Cái mui của tàu Thái có cửa ra vào đi thẳng người như cửa nhà, còn cái mui tàu 3392 thì chỉ cao hơn đầu người đang ngồi chừng hơn hai gang tay. Tụi nó đứng trên sàn tàu, có được lợi thế là phóng từ trên cao xuống mui tàu chúng tôi. Với cái lực phóng xuống, nó sẽ đạp rất mạnh. Tôi lo lắng bảo Vũ:

- Mày thụt xuống lo dưới tàu. Đậy và khoá nấp mui kín lại.

Bổng, một tên gọi thằng đầu trọc đứng trên mui. Tên này lấy cuộn dây thừng thảy xuống. Nhìn nó chụp cuộn dây máng chéo qua người, linh cảm nó ra tay, tôi hét lên báo động:

- Nó cướp tàu!

Tiếng tôi vừa dứt thì chiếc tàu của tụi Thái gầm lên, chớp nhoáng đã nhập sát vào. Tôi chỉ kịp thấy loáng thoáng hai bóng người cầm chỉa sắt nhảy xuống mui, thì có bàn tay ai đó xô đè tôi xuống. Tay giữ cần lái cho tàu chạy thẳng, tôi ngước lên chỉ thấy bốn anh em đã xoay tròn che kín người tôi. Tiếng la hết, tiếng chưởi thề, tiếng chân tay huỳnh huỵch, đũ thứ âm thanh hỗn loạn quanh tôi.

Tất cả những diển tiến xảy ra thật đột ngột và ngưng cũng rất nhanh. Không quá 15 giây, mọi người xung quanh tản ra, tôi nhìn trên mui thì hai thằng Thái Lan đã biến đâu mất.

Tôi kiểm thấy đũ nhân số, mấy anh em đang đứng dồn sang mé phải của mui tàu, tay cầm chặt vũ khí, khí thế đằng đằng. Duy đứng kế Luốc, hươi cây mả tấu của quân đội vòng trên đầu, chỉ cái lưởi thép đen dài sang tàu cướp thàch thức:

- Muốn chết, qua đây!

- Tổ cha mầy dám cướp tàu tao

Luốc đưa cuộn dây thừng đoạt được của thằng Thái Lan lên vẩy vẩy và hét tiếp :

- Tao trói đầu tụi mầy!

- Ê... YOU! Come here… DIE!

Không cần phải nghe và hiểu, bọn cướp Thái Lan thừa biết mấy anh em chưởi rủa thách thức chúng nó. Tôi nhìn theo hướng Luốc và Tài, đoán rằng hai thằng cướp đang ở dưới biển:

- Tụi nó rớt rồi hả?

Tài cầm cái cây móc sắt của thằng hải tặc, quay lại nhìn tôi cười khoái trá:

- Tụi nó xuống biển hết rồi!

Nhìn khí thế mấy anh em bất khuất, gan lì, tôi rất thán phục. Ngó vết máu tươi trên tàu, tôi hỏi:

- Mấy anh em rất giỏi. Ai bị thương nặng vậy?

- Mình không sao hết. Máu thằng Thái Lan đó anh, nó bị tụi em chém trúng cánh tay, té văng xuống biển.

Lợi dụng tàu cướp còn đang lo vớt hai tên lọt dưới biển lên, tôi kéo cần tốc độ, quanh tàu lấy lại hướng có đèn đỏ, chạy lẹ tới.

Nghe yên tỉnh, Vũ mở nấp mui trở lên xem tình hình.

Có chiến lợi phẩm. Có máu!

Tụi nó đã bị đổ máu trên tàu chúng tôi, chắc chắn sẽ tìm cách trả thù. Chúng tôi phải gấp rút lo cách tự vệ. Một nhóm thu nhặt, tận dụng các chay bằng thuỷ tinh, đổ xăng vô làm bom xăng. Để tránh bị phóng hoả đốt tàu, chúng tôi gấp rút chặt tháo cái mui lá che khoang tàu, xô xuống biển, cho trống thoáng. Đàn ông thanh niên tìm búa, dao, cây, xà beng,... cái gì làm vũ khí được thì cầm sẵn trên tay. Đàn bà phụ nữ còn trẻ bôi dầu cho dơ bẩn, trốn kín trong hầm mũi và hầm máy phía sau, ráng giữ im lặng.

Hơn sáu giờ chiều, mặt trời chìm vào lòng đại dương, nhưng ánh sáng vẫn còn sót lại trên nền trời.

Ngày sắp hết!

Niềm hy vọng đến bến bờ tự do của chúng tôi cũng sắp tàn lụi.

Tôi xót đau khi nhìn đôi mắt thất thần tuyệt vọng trên những gương mặt tái nhợt bê bết dầu máy của những người mẹ, người vợ, những chị em gái trẻ. Trẻ con như linh cảm được nỗi kinh hoàng của mẹ cha, ngồi co rúm sợ sệt.

Tôi nghe tiếng cầu nguyện!

Tôi thấy nước mắt và nước mắt!

Niềm hân hoan chiều nay sao quá ngắn ngũi!

Thượng đế hởi, sao định mệnh quá khắc nghiệt với chúng tôi!
Đàn ông thanh niên đông người và đầy nhiệt tình, mọi việc hoàn tất thật nhanh chóng. Có lẻ, nhờ tin chém và đánh hai thằng cướp Thái Lan văng xuống biển, mọi người tuy còn nét lo lắng nhưng có vẻ tự tin hơn. Anh em thanh niên trông bình tỉnh, tụm từng nhóm nói chuyện và ngó chừng xem tàu cướp có đuổi theo tấn công tiếp hay không.

Nghe Tài trả lời tôi về hai thằng cướp biển, Vũ hả dạ lắm, hỏi thăm mấy đứa em:

- Đứa nào "chơi" tụi Thái tới đổ máu vậy?

- Nó đâm anh Dân trước. Ảnh hốt được cây chỉa của nó và "dớt" cây dao bấm vô cánh tay nó. Nó lì đòn lắm, bị không biết mấy lát, máu chảy ròng ròng mới quíu đít buông cây chỉa, ăn thêm một đá dập dái mới chịu nhào xuống biển... Em với thằng Duy phải đứng che cho anh Tính, chưa kịp vô ăn có được cái gì hết thì tụi nó đi "đái"... dưới biển rồi!... Mạng hai thằng này còn lớn, thằng nào mà xáp lại gần tụi em thì cây mã tấu của thằng Duy nó xả làm hai là hết về Thái luôn. Cây chỉa sắt của tụi nó nè anh Vũ.

Tài khoái chí đưa cho Vũ xem chiến lợi phẩm của mấy anh em. Nghe nhắc đến tên, Duy bước lại tiếp chuyện:

- Anh Dân mà có cây mã của em, một nhát thôi là cánh của nó rụng luôn. Má nó! Cho tàn đời cướp biển..... Anh Luốc chưa thèm chơi dao. Tay không thôi! Ảnh "đục" thằng Thái đẹp lắm anh Vũ ơi ! ....Cái thằng "cốt đột" mang dây thừng đó, nó phóng qua đạp hụt anh Luốc. Ảnh né ngang, sàng người qua chặt cạnh tay đánh bay cây chỉa của nó liền. Nó chưa kịp hoàn hồn vía thì bị ảnh tóm được cuộn dây trên cổ nó. Má nó! Ảnh ghị cuộn dây, lôi cái đầu nó xuống cho ăn gối với chỏ tới tấp, coi đã luôn!... Em bảo đảm ba ngày nửa nó chưa hả miệng húp cháo nỗi. Nó quậy vuột khỏi cuộn dây thì bị anh Luốc tống cho một đạp văng xuống biển.

Tôi hỏi Duy:

- Cây "mã" đâu rồi?

Duy cười, quay lưng lại vỗ bộp bộp lên cái bao đeo khuất bên trong cái áo:

- Nó đây, anh! Mấy ảnh lo cho em nhỏ con, cho cái "thằng" này theo em đây.

Nhìn cái cán dao lấp ló bên mớ tóc để dài của Duy, tôi khen:

- Hay! Mấy đứa hay thiệt, dấu vũ khí tài tình.

Thì ra, mẹo xưa mà vẫn hiệu quả. Mấy thằng Thái thấy bốn thanh niên tay không đứng trên mui với tôi sinh ra khinh địch, phóng xuống tàu chúng tôi định uy hiếp để bị ăn đòn lảnh thẹo.

- Mày nhớ cây "mã" này mà!

Vũ nháy mắt bảo tôi.

Gọi là mã tấu, chứ thực ra nó là cây dao "phát quang" của quân đội mình, lưởi dài khoảng ba gang tay. Vũ nài nĩ xin ông anh bà con bên hải quân cây dao này để "hộ thân". Lúc còn đi học, nó đã một thời gắn bó với chúng tôi. Hồi đó, chúng tôi dấu nó dưới yên xe Honda của thằng Phát (U.N. Phát, 324), ba đứa một xe đèo nhau đi tiếp ứng bè bạn. Tới nơi, thằng Phát thắng xe sàng ngang, phóng xuống dỡ cái yên xe lên cho thằng Vũ rút cây "mã" ra. Cả đám đang vây đánh thằng bạn thấy ba đứa chúng tôi phóng tới và thằng Vũ hầm hầm quơ cây mã tấu thì khiếp đãm ùa nhau lên xe chạy mất hết.

- Ừ, nhớ chớ! Nó đúc trong lò "cấm sát sanh"

Tôi nhắc cái câu hồi đó chúng tôi hay nói với nhau, ý rằng chỉ dùng nó để "hù", cố tránh gây thương tích.

Chạy được một đoạn chừng nửa giờ thì Vũ khều tôi chỉ ra phía sau:

- Nó tới!

Tiêng báo động chuyền nhanh ra tới mũi tàu. Những thuyền nhân trọng tuổi nhường chỗ ẩn trốn trong hầm kín cho phụ nử trẻ, gom lại trong góc gần phóng lái cùng với trẻ con, ngồi co ro sợ sệt trên sàn tàu. Đàn ông, trai trẻ lấy vũ khí cầm lên tay, gọi nhau sắp xếp chỗ đứng và phân định trách nhiệm.

Sau khi tháo bỏ cái mui lá che lụp xụp trên khoang tàu, chiếc 3392 bây giờ trông gọn gàng, sẵn sàng tham chiến. Hàng người đứng dàn dọc theo hai bên thành tàu thật oai dũng. Nhóm đánh bằng bom xăng thì đứng khuất phía sau, chờ tàu cướp sáp lại gần tầm để chọi sang. Thật xúc động khi nhìn tinh thần chiến đấu của những anh em dáng vóc thư sinh, bình thường chắc là rất sợ chuyện đánh nhau. Tôi nhìn con tàu với hàng người đang dàn đội hình, hình ảnh oai hùng thật tuyệt vời và cũng thật xót xa. Dù đông người, dù đồng lòng sẵn sàng liều thân, nhưng thân dạng hai chiếc tàu quá bất cân xứng, như trứng chọi đá, tàu có mấy trăm người cũng xuống biển hết. Trong nhân số bảy mươi ba người, có khoảng ba mươi phụ nữ và mười lăm trẻ nhỏ. Không phép lạ và không tàu nào đến can thiệp kịp thời, không biết bao nhiêu thuyền nhân sẽ sống sót.

Vói tay nắm cần ga kéo xuống, tôi đã biết nhưng vẫn thấy bực tức vì không còn gì để làm tàu chạy nhanh hơn chúng nó được!

Chiếc 3392 đã chạy hết tốc lực từ hồi chiều đến giờ!

Nhìn ngang qua tàu Thái, thấy thằng lái tàu đang lườm lườm ngó tôi, tôi phát đổ quạu. Ngay từ giây phút đầu, tự biết thân phận yếu thế, chúng tôi đã giữ thái độ rất ôn hoà, không hề khiêu chiến, mấy đứa em đứng trên mui chỉ thủ dấu vũ khí khuất bên trong để tự vệ khi cần. Luốc biết đuợc câu tiếng Thái, còn thân thiện vẫy tay chào: "Sa-vặc-đi-kráp!". Tôi lo ngại cho chiếc 3392 sau cùng rồi sẽ phải chấp nhận thãm bại. Những thyền nhân sống sót sẽ phải hứng chịu trận đòn thù của bọn hải tặc và tôi sẽ là người đầu tiên nó tìm giết. Tôi biết, sức mình bây giờ không đũ để gạt tránh cái đấm thẳng của chúng nó, nói gì đến đánh với đấm. Vì hai chữ Tự Do chúng tôi cố tìm đường để thoát khỏi móng vuốt của loài quỉ đỏ cộng sản. Chấp nhận ra đi, tất cả thuyền nhân 3392 đã chấp nhận tất cả mất mát, kể cả tính mạng.

Máu nóng bừng bừng, sôi sục.

Tôi oán hận loài súc sinh cộng sản!

Tôi căm hờn bọn cướp biển!

Tôi ghê tởm dân tộc Thái Lan ! Một giống dân vốn nỗi tiếng trên thế giới về tôn sùng đạo Phật, nhưng đối với thuyền nhân cô thế trên biển đông chúng là loài thú man rợ, loài quỉ dữ khát máu.

Tôi ngó thằng lái tàu lòng sôi hận, bực dọc lột phăng cái áo, quăng mạnh xuống chân, xoay gót đạp chấn xuống và xoáy nghiến lên cái áo. Tôi chỉ mặt nó rồi chỉ xuống cái áo đang nằm dưới gót chân tôi, thách thức.

Hận nhớ tội ác của hải tặc Thái Lan đối với thuyền nhân Việt Nam, tôi uất ức thề với lòng mình:

Chết cũng không bao giờ tha thứ bọn cộng sản và Thái Lan chúng mày!

Tàu Thái chạy cặp theo, giữ khoảng cách quan sát chúng tôi. Trong tiếng máy tàu gầm hú, hàng người nghênh chiến đứng trên khoang căm hờn chờ đợi.

Tàu 3392 lái bằng cần dài, đứng trên mui điều khiển nên nguy hiểm khi sóng to bảo lớn, nặng tay...nhưng có ưu điểm xoay trực tiếp với bánh lái dưới biển nên đổi hướng rất nhanh. Tàu chúng nó điều khiển bằng tay lái tròn, nhẹ nhàng và an toàn trong phòng lái, vòng quay truyền qua bánh răng rồi mới kéo dây xích chạy qua các ròng rọc để xoay bánh lái, nên cần quay nhiều vòng hơn để đổi hướng tay lái.

Tôi ngó chừng cử động của thằng lái tàu. Bất thần, hai tay nó quay vòng tay lái liên tục, tôi báo động:

- Bên phải! Nó tấn công!

Tàu cướp đổi hướng và hụ máy chạy đâm thẳng vào hong tàu chúng tôi. Bị một trận đòn bầm dập và đổ máu, bọn cướp đã sợ nên thay đổi chiến thuật, không dám cặp tàu để nhảy sang nửa. Chúng dùng tàu húc chúng tôi! Cây đà mũi vuông và cao như cột đình, chẻ sóng phóng ào ào tới. Thấy cái chết ngay trước mắt. Khoảng cách quá gần, chớp mắt là nó cắt tàu làm hai. Tránh không kịp cái húc này thì chiếc 3392 thành những mảnh ván vụn.

Không thể nào chạy nhanh hơn để tránh bị húc trúng!

Tôi gấp rúc ngồi thấp xuống, xoải một chân quỳ gối lên sàn mui để chồm người dài ra và cùng lúc hai tay xô cần lái thật nhanh sang phải. Bánh lái tàu hứng trọn luồng nước đẩy của cánh quạt làm sóng nổi dựng dậy, nước phía sau đuôi ùn ục đẩy ngang qua bên hong. Mũi tàu tức tốc quay gặt ngang qua trái. Tàu quẹo gắp chao nghiêng, tôi thoáng thấy như có người bên mé trái bị mất thăng bằng rớt xuống biển. Tôi không chắc lắm, nhưng không thời gian để nhìn ngược lại và cũng không thể làm gì khác hơn là phải tiếp tục cho tàu xoay nhanh để né cái mũi tàu đang vùn vụt phóng tới sát kế bên.

- Thấy mẹ rồi! chết thằng Hiến... nó té xuống biển !

Vũ hốt hoảng la và tuột nhanh xuống khoang tìm phao.

Hiến đứng cạnh bên trái, té xuống ngay trong lúc tàu quanh sang cùng hướng, rất ít hy vọng sống sót, chắc chắn bị lườn tàu đập trúng và tàu Thái bám sát theo chúng tôi nhận chìm xuống biển . Sóng tàu cùng sóng biển xoáy cuốn Hiến mất tăm dạng ngay tức khắc.

Chúng tôi đã mất Hiến!

Anh là chiến sĩ dũng cảm của tàu 3392 hy sinh đầu tiên.

Vũ thảy hai cái phao xuống biển, cầu may. Chúng tôi ghi nhớ công ơn của Hiến. Vì hai chữ Tự Do, anh đã liều thân vượt trốn và đứng lên chiến đấu bảo vệ con tàu.

Trong lúc đó, bên hong phải, cái mũi tàu của tụi Thái vẫn ào ào bám theo. Không thể làm gì khác hơn để cứu chiếc tàu khỏi bị vở nát, tôi phải tiếp tục giữ tay lái cho tàu quay vòng hẳn ra sau. Cái máy dầu cặn già nua phải chạy tốc độ cao kêu rú nghe thật nóng ruột. Cánh quạt đạp nước đẩy thân tàu quay thật nhanh ra sau. Trong gang tấc, tàu 3392 né thoát cái húc và tàu cướp lướt sát ngang hong tàu. Canh hai tàu vừa nhập gần sát vào nhau, nhóm đánh bom lập tức khai hoả và chọi chai xăng sang. Tàu cướp không ngờ chúng tôi dùng bom xăng, hốt hoảng khi thấy lửa bùng cháy trên sàn tàu, chúng túa ra lăng xăng tìm vòi nước kéo đến cứu chửa. Tiếc là bom xăng không gây thiệt hại đáng kể nào khác trên sàn tàu vì lửa bị dập tắt khá nhanh bằng các vòi nước phun rất mạnh.

Chưa kinh nghiệm chiến đấu, phản công như thế là quá thành công, anh em tuy lo nhưng tinh thần phấn khởi.

Nương theo vòng quay ra sau để né tránh, tàu tiếp tục quay tròn để lấy mũi trở lại và chạy thẳng vào hướng đèn đỏ. Tàu cướp sau khi chửa cháy, quay tàu lại, đuổi theo và tiếp tục tấn công.

Cứ khoảng hai mươi phút thì có một trận xáp chiến. Con tàu 3392 khi bị húc thì quay vòng ra sau né để tránh bị húc bể tàu, đồng thời quăng bom xăng sang để phá rối và trì hoản bọn cướp. Suốt hai giờ chúng liên tục tấn công nhưng vẫn chưa hạ được chúng tôi. Chiếc 3392 tuy bé nhỏ và máy yếu, may mắn né thoát và tiếp tục chạy tới.

Bây giờ đã hơn tám giờ tối, ánh sáng ban ngày chỉ còn nhợt nhạt một vòng nhỏ ở hướng tây, trên tàu Thái có ánh đèn pha chớp ngắn dài, chúng tôi nghỉ là nó đánh tín hiệu cho đồng bọn, nhưng không biết chuyện gì sẽ xảy đến. Đối đầu một tàu cướp như thế này đã khốn đốn cho chúng tôi lắm rồi. Cả buổi chiều, tàu quay vòng vòng nên chẳng chạy tới được bao xa. Hơn hai tiếng đồng hồ, cái máy chạy hết tốc độ nhưng ánh đèn đỏ vẫn còn chớp xa ngoài xa.
Khoảng nửa giờ sau khi tụi cướp đánh tín hiệu đèn, chiếc tàu Thái Lan thứ hai đến. Nó cũng đồng trọng tải, hình dạng to dềnh dàng nhưng tàu không sơn nhiều màu sặc sỡ như hầu hết các tàu Thái Lan, chỉ sơn một màu xám tro như tàu hải quân. Trong ánh chiều tàn lem nhem ánh sáng trên biển cả, chiếc tàu màu xám trông có vẻ lầm lì, kỳ dị. Trời càng lúc càng đen tối như hy vọng đến được bến bờ tự do của tất cả thuyền nhân tàu 3392. Từ khi bị tấn công, chúng tôi trông mong có chiếc tàu nào đó can thiệp làm tụi Thái sợ bỏ đi. Tàu bạn đến tiếp cứu trông mõi mòn không thấy, bây giờ lại xuất hiện thêm một chiếc tàu cướp nửa, Một chiếc tàu cướp đã làm chúng tôi khốn đốn, bây giờ hai chiếc cùng tấn công làm sao bảo toàn được thân xác. Mặc cho hai chiếc tàu cướp chạy cặp hai bên, đèn pha rọi xuống chiếc 3392 đơn độc, tôi cứ giữ theo ánh đèn đỏ trên bờ chạy tới. Căn cứ vào hình dạng và độ sáng của ánh đèn đỏ phía trước, chúng tôi tin rằng mình đang chạy trong lảnh hải của Mã Lai. Cũng vì tàu đang tiến vào gần đất liền, bọn cướp gọi thêm đồng bọn đến và nhất quyết hạ chiếc 3392 trước khi chúng tôi đến gần bờ hơn hoặc được tiếp cứu bởi tàu Mã Lai. Tiếng máy gầm rú vì phải chạy hết tốc độ nghe rất đau lòng, lo lắng cho cái John Deer già nua này lắm, nhưng không thể chạy chậm lại. Mỗi phút giây còn thoát chạy trên mặt biển lúc bây giờ quý lắm, giá trị của thời gian đếm liền với sinh mạng của chiếc tàu và thuyền nhân.

Một lúc sau, tụi cướp mở đợt tấn công kế tiếp. Lần này,chiếc tàu màu vàng chạy cặp gần hơn, rồi bất chợt nó quay ngang húc chúng tôi. Mũi chiếc tàu dựng cất cao lên, tàu chẻ sóng phóng vụt vụt tới đâm vào hong phải.

Đèn pha rọi chúng tôi chói chang.

Liếc nhanh sang trái, thấy chiếc tàu cướp thứ hai cón cách khá xa, chừng như nó muốn theo dỏi cách tránh né và phản công của chúng tôi, chưa có vẻ nhập trận ngay, tôi quyết định cho táu né sang trái.

Tôi gắp rút kéo cần ga, hạ ngay tốc độ, gọi Vũ:

- Số "de" Vũ!

Nhịp nhàng Vũ đổi số thật nhanh. Tôi kéo ga cho con tàu thắng gắp lại và chạy lùi nhanh xéo sang phải, rồi tức tốc hạ thấp tốc độ lần nửa. Vũ hiểu ý, không chờ gọi, đạp embrayage chuyển trở lại số tới. Số gài xong, máy vứa chớm tới, tôi kéo cho máy chạy hết tốc độ, gặt nhanh cần lái cho tàu né quặt ngang qua phía trái để tránh. Nhờ thắng lùi lại, tàu chúng tôi né thoát cái húc của tàu cướp, hai thân tàu nhập gần nhau thật gần, bom xăng khai hoả và nối nhau bay sang tàu Thái. Trời nhá nhem tối, những vòng lửa trông thật đẹp, thật hào hùng.

- Chết mẹ mày chưa!

Có người kêu lên hả dạ cùng với tiếng reo hò vang dậy của đội nghênh chiến trên khoang. Vũ vui mừng la lên cho tôi biết tình hình:

- Chay xăng lọt vô phòng lái...Không biết tay nào chọi nghề quá!

Khi tàu quay vòng lại, tôi thấy bọn cướp còn đang nhốn nháo chửa lửa và cứu thằng lái tàu. Tôi khoan khoái trong lòng, anh em trên tàu vừa ghi thêm một chiến tích. Lấy lại hướng, theo ánh đèn đỏ, tôi cho tàu tiếp tục chạy lẹ vào Mã Lai. Không thấy chiếc màu xám đưổi theo, chắc nó ở lại tiếp cứu đồng bọn. Anh em trên tàu vừa vui mừng hy vọng chúng bỏ cuộc vừa lo lắng một trận trả thù tàn bạo sắp tới. Nhìn ánh đèn đỏ bây giờ có vẻ sáng rõ lắm, chúng tôi đã đến gần nó lắm rồi. Tôi mừng và nôn nao lo lắng, mong sao thoát khỏi bọn cướp. Xót cho cái máy già nua, nhưng phải tận dụng thời gian, chúng tôi đành phải giữ tốc lực nhanh tối đa, cố gắng rút ngắn khoảng cách đến Mã Lai.

- Chết rồi, thùng nước bị sôi!

Vũ hốt hoảng kêu lên.

Chưa kịp hỏi han chi thêm thì thằng bạn đã tuột nhanh xuống hầm máy.

Tôi ngó ra sau thăm chừng đám tàu cướp. Một góc biển còn ánh đèn pha sáng, tụi nó vẫn còn đó, nhưng trong tình trạng máy đã bị nóng, tôi đành phải giãm tốc độ để máy nguội nhanh hơn.

Giữa lúc khốn cùn như thế này mà máy bị nóng.

Nước biển dùng làm nguội khối nước giãi nhiệt bên trong máy được chứa trong cái thùng biến chế từ "can" xăng phụ của xe Jeep. Suốt bốn tiếng đồng hồ máy phải liên tục chạy hết tốc độ, số lượng nước biển lưu thông qua dung tích giới hạn của cái thùng xăng, không đũ để kịp thời làm nguội máy và chính nó cũng bị nóng, sôi bốc hơi.

Bên dưới, bổng có tiếng nhiều người kêu khóc rối rấm lên. Tôi ngó xuống, thấy hơi nước mù mịt, bốc xuyên qua nấp thông trên mui. Phòng máy đầy ấp người, nhưng không thấy thấy bóng dáng Vũ, tôi lo lắng hỏi thăm:

- Vũ đâu rồi?

- Anh Vũ bị phỏng nặng lắm.

Có tiếng hối hả trả lời.

- Làm ơn tránh qua một chút cho tui nói chuyện với thằng Tính.

Vũ lên tiếng. Khi người ta tản bớt ra, tôi thấy Vũ nằm nhìn tôi qua khung cửa trổ lên mui, gượng đau nó ráng nói lớn tiếng cho tôi nghe :

- Cái nắp bị tuôn răng ...Tao bị phỏng rồi, hết phụ mày chạy máy được!

Nhìn nụ cười gượng gạo của thằng bạn thân và vùng da thịt từ ngực xuống hết phần bụng của nó bị phỏng đỏ, nhầy nhụa dưới lớp thuốc thoa, dạ nào cũng thấy đau rát, tôi chỉ còn biết an ủi Vũ:

- Mày phải nằm nghỉ cho thuốc thấm... Nước máy ra sao?

- Chăm nước mới xong... không biết có bị nứt máy không!

Vũ tuy biết nguy hiểm, thấy thùng nước sôi quá, nó định vặn nấp nới chút ít cho thoát hơi bớt, để rồi mở ra chăm nước lạnh cho máy mau nguội, đừng bị "đứng" máy. Nhưng, cái nắp của thùng nước giãi nhiệt, vốn là cái "can" xăng phụ của xe Jeep, không chịu được áp xuất cao lại thêm cũ kỹ, răng đã bị mòn lỏng lẻo. Khi Vũ vặn xả lỏng đi, các vòng răng bên trong không còn bám chặt được, nắp bị sức ép của nước sôi tống văng đi, hơi và nước nóng làm nó bị phỏng nặng.

Có ánh đèn pha từ phía sau, Vũ cũng thấy, nó lo lắng:

- Đ.M. tụi nó còn theo mình hả mậy?!

- Ừ , còn xa...Mày cứ nằm nghỉ đi

Tôi nói cho Vũ yên tâm. Cái máy bây giờ không thể chạy nhanh như trước được, phải ráng dưỡng thêm chốc lát cho máy giãm nhiệt độ. Khi tàu cướp Thái Lan muốn đuổi theo thì dù có chạy hết tốc độ cũng không thoát chúng nó được.

Đã gần mười giờ đêm rồi!

Gần nửa ngày theo đuổi và tấn công, bọn hải tặc Thái vẫn chưa hạ được chiếc tàu mong manh của chúng tôi. Thuyền nhân 3392 không những đã bất khuất chiến đấu bảo vệ con tàu, còn gây cho bọn hải tặc Thái kinh hoảng và nhiều lần bị tổn thương. Nhưng sức người và con tàu đã vượt quá khả năng. Với tốc độ như hiện tại chúng tôi không thể nào đến bờ trước khi tàu cướp đuổi tới và không biết máy còn chạy thêm được bao lâu. Vũ bị phỏng nặng, không tìm đưọc ai có thể đứng máy để thay đổi số, tàu chỉ có thể chạy nhanh hay chậm với một số tới mà thôi. Bom xăng chỉ còn sót lại vài chai, để phản công cầm chừng. Khi bọn hải tặc gọi thêm chiếc thứ hai, bọn cướp đã quyết tâm tấn công hạ tàu. Cứu chửa đồng bọn và phòng lái bị bom xăng xong, chắc chắn chúng nó không bỏ cuộc sẽ đuổi theo trả thù. Trận tấn công sắp đến chắc sẽ là trận quyết tử sau cùng của thuyền nhân 3392.

Biển về đêm, ánh đèn đỏ trên bờ biển Mã Lai càng sáng tỏ. Chỉ còn chừng tám hải lý, khoảng mười lăm cây số, chúng tôi sẽ đến bến bờ Mã Lai.

Đây, Mã Lai!

Bến bờ tự do hằng mơ ước của hằng triệu người Việt Nam và cũng là ước mơ của bảy mươi ba người chúng tôi. Miền đất hứa là đây, ngay trước mắt đấy, nhưng từ phút giây này đã biến thành ước mơ viễn vong. Chúng tôi nhìn ánh đèn trên đất Mã Lai với muôn vàn xót đau nuối tiếc.

Đêm nay, bao nhiêu thuyền nhân sẽ phải uất hận chôn vùi thân xác và ước mơ tự do trong biển lạnh.

Trời sao quá khắc khe!

Định mệnh sao quá oan nghiệt!
Hôm nay, ngày thật dài !

Niềm vui thấy được bến bờ tự do lại quá ngắn ngủi.

Tiếng máy dầu cặn chậm buồn, mệt mỏi như lòng người trên tàu. Tội nghiệp cái máy già nua yêu quý đã dâng hiến hết năng lực cho chúng tôi vượt thoát tìm tự do. Trời như đứng gió, không gian chừng như trùn hẹp lại, hơi thở nghẹn trong lòng ngực. Hình như ai cũng linh cảm được, một cuộc chiến đấu sống còn sau cùng sẽ rất khốc liệt và không ai muốn khuyên nhau những điều mà mọi người đều biết. Tôi nhìn Vũ nằm nhắm mắt, mặt đanh lại ráng chịu đau, nghe xót rát trong lòng và đầu óc rối rấm. Tôi biết sang số, nhưng không ai đãm nhận phần lái tàu trên mui. Đổi số vụng về làm tắt máy, có khi còn nguy hơn là để yên như cho nó chạy tới như hiện tại. Cần ba anh em thay nhau điều khiển tàu, anh Ba đã phải ở lại, bây giờ Vũ đã phải nằm dưỡng thương. Đội chiến đấu ngoài mũi tàu yên lặng đứng dựa lưng vào thành tàu nghỉ ngơi và chờ đợi. Đa số tuy âu lo và mệt mõi nhưng vẫn giữ được tinh thần cương quyết, bất khuất. Luốc, Duy, Dân và anh em trong nhóm bom xăng chia nhau thăm hỏi bà con tìm trong hành lý, lục lọi khắp hóc kẹt trong khoang, xem may ra có còn tìm thêm được lon chai để làm làm bom xăng.

Biển yên bình. Hồi chiều, bực thằng lái Thái Lan, cởi áo quăng đi, bây giờ gió đêm làm cái cơ thể thiếu ăn uống nghe se sẻ lạnh. Tôi nhìn đồng hồ, vài phút ngắn nửa qua mười giờ đêm rồi.

Từ sáu giờ chiều, bốn giờ qua, tưởng như cả một ngày dài.

- Làm bậy ít hơi cho ấm đi anh Tính.

Duy chồm lên mui, vói tay đưa cho tôi điếu thuốc đốt sẵn.

Tôi thăm hỏi Duy :

- Tài ở dưới với Vũ ? Em thấy anh Vũ ra sao ?

- Ảnh lỳ lắm, em chẳng ảnh nghe kêu nói gì, nhưng nhìn chỗ phỏng thì chằc là ảnh đau lắm.

Tôi nhìn thăm chừng ra phía sau, đại dương mênh mông, chỉ còn thấy đêm đen. Cái vắng lặng ngột ngạt rờn rợn. Tôi không thấy mừng, không tin chúng nó bỏ cuộc. Tôi bàn với Duy:

- Anh nghi tụi nó không bỏ tàu mình đâu! Nó tắt đèn bám theo mình để bất ngờ tấn công. Mất ánh đèn nảy giờ có hơn năm phút rồi. Năm đến mười phút nửa là tụi nó tới mình. Anh em ráng đôn đốc bảo nhau giữ vững tinh thần, lắng nghe động tịnh. Còn bao nhiêu bom xăng mình gom lại chơi hết.

Tôi nuối tiếc nhìn ánh đèn đỏ sáng lấp lánh cùng hàng triệu vì sao trên bầu trời. Có phải triệu anh linh của đồng bào tôi, tử nạn khi vượt trốn loài cộng sản dã man, đang nhìn xuống âu lo và thấp cho chúng tôi những ngọn nến nguyện cầu?

Như tôi đã linh cảm, bất chợt từ bên phải có ánh đèn pha sáng cắt đêm đen và bên trái chiếc màu xám cũng bật đèn rọi xuống tàu chúng tôi.

Biết mình có chạy nhanh cũng bằng thừa, làm sao qua nỗi sức máy của tàu cướp, nhưng bản năng vùng dậy, sự sống còn cho hơn bảy mươi sinh mạng, tôi tăng hết tốc độ máy chạy thẳng tới. Sóng ùn ục đạp cuộn ra sau, tiếng máy rú lên đau đớn như những nhịp co thắt trong tim và thân tàu bươn bả trốn chạy trong vô vọng. Như loài thú đói đã thấy được con mồi, hai con quái vật khổng lồ đồng quay mũi chẻ sóng phóng đến. Đèn pha từ tàu cướp châu vào nơi tôi đứng lái, ánh sáng chói nóng như mang theo cả lửa thù, tôi ráng tránh ánh sáng để khỏi bị loá mắt. Lạ lùng, cái thằng lái tàu này thuận quay sang trái hay sao! chiếc màu vàng vẫn từ bên phải húc thẳng vào giữa tàu. Tôi nhìn sang trái thấy lạnh dọc trên sóng lưng:

- Chết rồi!

Đám hải tặc trên tàu màu xám đã theo dỏi trận xáp chiến vừa qua, rút kinh nghiệm, đã quay mũi tàu đang phóng tới chận gần phần đuôi. Chiếc 3392 giờ đã hết phương hướng để thoát. Vũ không bị phỏng, còn đứng máy được để giúp tôi cho máy chạy ngược lại, tàu cũng chưa chắc đã thoát hẳn hai cái húc từ hai phía, chận đần và chận cả đuôi.

-Tàu chìm!

Tôi la lên báo động.

Không còn phương cách nào khác để cứu chiếc tàu, tôi gắp rút kéo hạ tốc độ cho tắt máy, bẻ nghiêng tàu sang trái cầu may cho tàu bớt sức va chạm.

Đùng!

Tai nghe như có tiếng nổ quả lựu đạn sát bên, tôi cãm thấy thân người bị tống bay lên cao.
Một lực nào nào đó thật khủng khiếp tung tôi lên. Tôi không biết mình còn sống, sắp chết hay đây là linh hồn mình đang bay bổng lên cao.

Bỗng tôi thấy thân người bị va đập mạnh, rồi chìm hụp trong khối nước. Nước lạnh làm đầu óc tôi bừng tỉnh. Mắt cay rát, thấy xung quanh tối đen, tôi nhận ra mình đang chìm trong biển. Nước mặn đắng, đầy ngập trong mũi, trong miệng.

Nghẹt thở!

Tôi đạp nước cố trồi người nhanh lên mặt biển.

Thật kinh hoàng!

Một vùng biển sáng trắng ánh đèn.

Tôi không nhìn ra được đâu là thân dạng con người!

Có con người nào sống sót hay không?

Trong vùng ánh sáng, mặt biển như một mảng sông gần chợ nhóm, bị rác rưởi trôi dạt tấp đầy mặt nước. Hành lý, vật dụng, mảnh ván tàu bể vụn lẫn lộn nhau và hai chiếc tàu cướp đang chạy quét rọi đèn pha gần ngay phía trước. Tôi nhìn quanh quẩn không tìm thấy bóng dáng của chiếc tàu thân yêu. Có mảnh ván tàu theo sóng trôi ngang, tôi bơi tới ôm giữ lại làm phao và điểm tựa để nhóng người lên cố tìm con tàu, kiếm Vũ, kiếm tất cả những ai trên tàu mình.

Đâu là Hiền và Hiếu, hai đứa con của anh Ba?

Đâu là những khuôn mặt trẻ thơ?

Trời hởi! Làm sao trẻ con sống sót được trong biển cả và đêm đen?!

Những người trọng tuổi, phụ nữ yếu đuối làm sao bơi để sống còn?!

Những anh em thanh niên anh dũng trên tàu mình, ai còn ai mất, đâu hết rồi?!

Nghe tiếng người gọi nhau, kêu khóc lẫn lộn với tiếng sóng đập rào rạt, nhưng không nhìn thấy đưọc ai cả. Sóng và bóng đêm che khuất hay người kêu la xong bị chìm mất chăng?!

Tôi thấy mình không còn cầm được nước mắt. Tôi lại hối hả nương tấm ván bơi và tìm kiếm. Chợt nghe có tiếng gọi tên mình, quay lại thấy Duy đang bơi tới, mặt Duy bê bết vết máu.

- Anh Tính!

Tôi mừng rỡ khi thấy Duy còn sống, phóng người nhanh lại đẩy tấm ván cho Duy vịn:

- Gia đình, anh em đâu?

- Em hết biết rồi! …Bị nó chặt trúng, em bơi thoát ra đây mới gặp anh thôi!

Tạt nước rửa bớt vết máu trên mặt Duy, máu còn đang chảy xuống nhưng vết thương trên trán cạn. Bơi đẩy Duy, hai anh em chúng tôi cùng tránh nhanh ra chỗ không có ánh sáng.

Tôi vỗ vai Duy căn dặn:

- Em ôm tấm ván này bơi tránh xa ánh đèn và tàu tụi Thái. Mệt cũng ráng bơi cầm chừng, ngưng là chết lạnh.

Tôi quay trở lại vùng có đèn, ráng tìm xem có còn thấy đưọc ai nửa, nhưng chẳng còn ai quanh tôi. Một đợt sóng đưa tôi lên cao, may sao thấy mũi tàu đang trồi lên gần đấy, tôi bơi nhanh lại. Cái neo, tôi cuộn cất trong hầm mũi trước khi ra khơi, lúc tàu bị húc gảy làm hai chìm, theo lòng tàu vở trống rơi xuống biển, nhờ vậy neo giữ mũi tàu nằm lại ngay đây. Biết con tàu đã chìm, nhưng khi ôm vịn cái mũi tàu, tôi nghe nước mắt sôi nóng căm hờn. Tôi uất hận nguyện xin với đất trời:

- Tôi phải sống, để thế hệ kế tiếp biết tội ác của loài cộng nô và bọn hải tặc Thái. Tôi xin thề rằng, cho đến hơi thở sau cùng, tôi không bao giờ quên và không bao giờ tha thứ cho bè lũ cộng sản và bọn hải tặc Thái Lan.
Rất đông người, hầu hết là phụ nữ, đã chen chúc núp trốn trong hầm mũi, giờ không thấy ai quanh đây!

Những ai đã bị kéo lên tàu Thái như Duy để bị trả thù vùi dập, bao nhiêu đã vĩnh viễn vùi thân xác trong lòng biển lạnh đêm nay và có còn ai đang bơi thoát lũ dã thú mặt người Thái Lan?

Tôi bơi vòng quanh mũi tàu, gỏ vào vỏ tàu làm hiệu gọi thử, rồi áp hai lòng bàn tay và tai vào lắng nghe động tịnh, nhưng hoài công, chỉ còn tiếng sóng biển vỗ đì đùng đáp trả.

Biết chẳng mong gì còn thấy được Duy, nhưng tôi cũng ngoái nhìn thăm chừng trở lại hướng chia tay với Duy. Duy đã bơi mất khuất đâu đó trong bóng đêm và sóng biển. Tôi có lo lắng nhưng tin ở Duy với sức trai trẻ rất nhiều hy vọng thoát hiểm và sống sót. Tấm ván chỉ đũ để giữ cho một người không bị chìm khi không còn sức bơi, nên tôi không thể bám theo Duy. Thà tách ra biết đâu sống sót được một.

Ván tàu bể vụn bây giờ trôi tản mạn đâu hết. Không thấy bóng dáng người nào sống sót và cũng không tìm được vật gì làm phao. Không thể nào cứ bơi người không quanh quẫn trên biển cả như thế này được, tôi dựa vào mũi tàu để tránh bớt sóng và dưỡng sức. Chợt nhớ tới cái nấp hầm mũi, ngó lên thấy nó vẫn còn đậy trên miệng hầm, chờ có đợt sóng đưa lên cao, tôi vói tay ráng phóng người leo lên mũi tàu. Trật vuột vài cái, rồi may mắn cũng bám được vành nấp, mừng vô cùng. Cái nấp hầm chừng một mét vuông, bình thường đứng dỡ lên đậy xuống, để lấy neo, cất neo và vật dụng dễ dàng, bây giờ sóng biển lắc lư lại dốc ngiêng nghiêng, chân đứng bám trơn trợt, lại thêm đuối sức hay chấn động mạnh làm miệng hầm bung vẹo làm nấp bị kẹt dính, tôi đeo lên kéo nó không nhúc nhích. Có ánh đèn pha quét tới, tôi buông tay cho người tuột chuồi xuống biển nằm yên chờ đèn qua và tính cách khác.

Mũi tàu chỉ xuống qua cạnh nấp hầm chừng một mét là hết, bên dưới là khoảng trống của khoang tàu. Mực sóng đang nằm khoảng giữa. Cái neo bị chùi lọt xuống biển như vậy bên trong hầm mũi không còn sót chướng ngại vật, tôi nghỉ là an toàn để chui vào. Thòng một tay xuống dò tìm, tôi nắm giữ mép ván của mũi tàu lấy thế, chờ sóng rút xuống cho khoảng ngắn lại, tôi rút người xuống chui lẹ vào bên trong. Tay vẫn giữ hờ mép ván mũi để có thế rút người chui ngược trở ra, tôi dùng tay còn lại và chân quơ dò cho chắc là trống và an toàn mới buông tay ra. Bên trong tối đen, hơi ngột mùi dầu cặn, nhưng thở được. Chỉ thấy chạm vài vật nhỏ lỉnh kỉnh, không còn sót người nào, thi thể ai hay vật gì lớn bên trong. Quen thuộc lườn tàu, tôi bám theo đà của khoang để leo lên. Khi ngang với nắp hầm, tôi xoay lại lấy chân đạp nhóng các cạnh, cho nấp bung lỏng ra đôi chút. Cãm thấy cái nấp di động có vẻ nhẹ, tôi ngưng, sợ lở chân, nấp văng hẳn xuống biển, sóng đưa đi mất, khi chui ra được không biết đâu để tìm, lại hoài công và tiếc lắm. Biết đâu, đây là tấm ván lớn sau cùng còn sót lại!
Trở ra bên ngoài, tôi chờ sóng để phóng lên bám vào nấp. Lần này, chỉ cần chịu chân lên mũi tàu, hai tay tôi kéo thử, nấp bung nhốm ra ngay. Giữ nấp, tôi ghịt mạnh một lần nửa, cái nấp và tôi cùng nhau rớt chùi xuống biển. Không còn tìm được ai, bám theo tấm ván lớn dễ bị lộ dạng, tôi bơi đi ngay.
Không biết bơi đến đâu, trước mắt phải tránh càng xa hai chiếc tàu của tụi cướp biển.
Có lẻ đang bơi cùng chiều với sóng biển, không mấy chốc, tôi thấy mình đã cách xa vùng ánh sáng của đèn pha. Bây giờ, quanh tôi là sóng biển và bóng đêm. Nằm thấp trên mặt nước, hết thấy được ánh chớp của ngọn đèn đỏ trên đất Mã Lai, nhưng tôi biết chắc nó đang nằm ngay phía sau ánh đèn của hai chiếc tàu Thái Lan đang chạy quần quanh chỗ tàu chìm. Như vậy, càng lúc sóng càng đưa tôi xa về hướng đông nam. Cái địa bàn đeo trên ngực đã bị văng mất khi thân thể bị tung lên cao hay lúc chìm xuống biển, tôi không biết. Tiếc vật kỹ niệm gần gũi bấy lâu nay, chớ phướng hướng và sinh mạng bây giờ do đất trời cùng biển cả định đoạt. Nhớ lại cái đồng hồ, mớí hay nó bị vuột khỏi tay tự hồi nào. Giờ này khoảng mười hai giờ đêm, tôi đã bơi trong biển chắc cũng được hai giờ rồi. Bám vào cái nấp hầm như thế này, tôi không biết mình còn bơi thêm đuợc bao lâu nửa.

Đêm tối, biển cả mênh mông, sóng nước trùng trùng.

Nước biển trở nên khá lạnh, tôi không rõ mình đang bị sóng đưa xa ra vùng biển ngoài khơi hay vì cơ thể đã sắp kiệt sức. Bản năng sinh tồn thúc dục tôi bơi, cứ bơi, dù biết rằng sức mình không sao cưởng lại được sóng gió của đại dương. Tôi tự an ủi mình đã gặp may mắn, sóng không đẩy tôi ngược về hướng bọn cướp biển. Thà bị vùi thây trong lòng đại dương, còn hơn phải chết trên tàu bọn dã thú Thái Lan.

Khi vượt trốn loài cộng phỉ, thuyền nhân 3392 đã chấp nhận hy sinh tính mạng của mình. Chúng tôi đã thoát ra hải phận quốc tế, đã thấy được ánh sáng từ đất liền và chúng tôi sắp được đặt chân lên lảnh thổ quốc gia Mã Lai, như hàng triệu người tìm đường vượt thoát ngục tù cộng sản vẫn mơ ước. Mọi người đã làm hết sức mình cho con tàu, đã chọn con đường liều thân, bất khuất trước bạo tàn, đấu tranh cho đến hơi thở sau cùng.

Tôi chậm rãi bơi, lòng thanh thản mãn nguyện, sẵn sàng chờ lúc thoát khỏi xác thân. Ngước nhìn triệu vì sao trên bầu trời, đâu đó là anh linh của những thuyền nhân 3392 đang sáng lấp lánh, tôi thấy mình tìm lại được an bình trong tâm hồn. Trên cao ấy là nơi tôi sẽ được gặp lại các chiến hữu và thuyền nhân thân yêu của tôi. Rồi đây, tôi sẽ được cùng hồn thiêng đồng bào tôi, bay trở về trừng trị loài cộng sản phi nhân, cho quê hương tôi sạch loài quỉ đỏ.

- Cứu tôi với!

Nghe phía sau lưng có tiếng người la thất thanh, tôi dừng bơi, lên tiếng hỏi nhưng không nghe ai đáp lại và nhìn quanh cũng chẳng thấy ai.

Từ khi ôm tấm nấp hầm mũi bơi đi, chốc chốc nghe tiếng kêu gào rồi yên lặng. Tôi gọi lại, lần nào cũng chỉ nghe tiếng sóng tiếng gió đáp lời. Vì thiếu ngủ, mỏi mệt, nên tâm thần đang lơ mơ trong mộng, hay bị ám ảnh bởi tiếng kêu gào của đồng bào tôi, hay ai đang bơi đâu đó kêu la rồi kệt lực tàn hơi, nhưng nhìn quanh tôi chỉ thấy bóng đen của đêm tối.

Thấy lạnh trên lưng, vịn mép ván, tôi trầm thấp người xuống biển một lúc cho ấm. Uống ca chanh đường của "chế" Hai xong thì thấy tàu cuớp biển, không ai trên tàu còn bụng dạ nào nghỉ đến buổi ăn chiều nửa, bây giờ cũng không thấy đói lắm, nhưng lạnh và lạnh ít hơn khát. Ban đêm, không thấy được lúc nào có sóng to đập tới, không may hít vào nhầm lúc sóng ụp lên, nước biển chảy luồn từ mũi xuống cổ họng mặn đắng. Cứ phải ực nước biển vào mũi vào miệng, khát thêm khát.

Chợt tôi thấy ở xa xa bên phải, trên mặt nước chừng như có ánh sáng xanh vì nước biển mặn bị dấy động mạnh. Tôi liên tưởng đến cá mập đang sục sạo tìm mồi, tìm tôi. Tính rút người nằm gọn lên tấm ván, nhưng nghỉ lại, ván thuyền cũng chẳng che giúp được gì với sức mạnh của hàm răng cá mập, thà để người trống thoáng cho nó nuốt gọn, chết dễ hơn. Cầu mong sẽ là một con cá nào to, nó thanh toán tôi trong vài cái để chết cho nhanh lẹ. Hụp xuống ngâm đầu xuống biển một lúc, trồi lên, lấy tay khoác nước vuốt rửa mặt cho tỉnh táo rồi quay nhìn trở lại nơi có gợn sóng xanh lần nửa. Tôi không mơ ngủ, vệt sáng ẫn hiện vẫn còn đó, chốc chốc lại có ánh nước tung lên chớp sao xanh lấp lánh. Thử đập chân bơi theo nhịp nước tung lên, tôi thấy giống như nhịp chân người ta bơi hơn. Chắc là một người nào đó đang bơi đàng trước, nghỉ là Duy đang bơi, tôi gọi lớn:

- Duy!

Không nghe trả lời, tôi thử gọi tiếp với tên Vũ, Tài, Luốc, Dân…nhớ đến tên ai trên tàu, tôi gọi hết. Trong đêm đen, tiếng tôi cứ chìm mất trong sóng gió, không nghe ai đáp trả. Đẩy tấm ván, tôi cố gắng bơi thật nhanh lên cho gần hơn và hy vọng nhằm lúc gió xuôi chiều sẽ tiếp mang tiếng tôi đến người bơi phía trước, tôi gọi tiếp:

- Ai bơi đó?

Một cơn sóng to ụp tới, tôi bị sặc nước, lại uống thêm những ngụm nước pha muối. Vuốt mặt, vuốt mắt mũi cho bớt nước, ngó ra trước thấy mất ánh sáng xanh. Ai đó đã bị đợt sóng to hồi nảy cuốn đi hay sóng đánh xoay tấm ván làm tôi lạc hướng?

- Tính đây, ai bơi đó?

Tôi gọi thêm lần nửa, không ai trả lờì, nhìn kiếm xung quanh cũng không còn thấy gì nửa. Cầu may, tôi gọi tiếp qua các hướng khác nhau, nhưng mất dần hy vọng.
Mất dấu người bơi đàng trước, cũng chẳng nghe ai đáp lời, tôi sinh nãn lòng, thử gọi thử thêm một lần cuối xem sao. Không rõ mình bị mất tiếng hay giữa đại dương với sóng và gió tôi nghe tiếng gọi của chính mình thật lạc lỏng.

- Anh Tính hả?

Chợt nghe như có tiếng gọi tên tôi, nhưng quanh mình không thấy ánh nước sáng xanh hay ai bơi gần cả. Tôi nghỉ, rất có thể nhằm lúc người ấy ngưng bơi nên nghe được tiếng tôi gọi và trả lời. Tôi mừng quá, lên tiếng đáp lời ngay:

- Tính đây!

Nhìn qua hướng người gọi thấy có ánh nước đập tung lên, tôi gọi lớn:

- Ở yên đó! Chờ tôi tới!

Tôi tin là mình không mơ hay bị ám ảnh, cũng không phải chuyện hoang đường, tiếng một thanh niên gọi tên tôi nghe khá rõ, tôi bơi nhanh đến. Thật vậy, chừng chục cái bơi tôi thấy bóng một người đang ôm ván đạp nước cầm chừng chờ và hỏi tôi:

- Anh Tính hả? Thành đây!

- Thành đấy à!

Tôi đáp lời và ráng nhớ xem ai là Thành. Hơn bảy chục người trên tàu, hầu hết là bà con hay thân quen với Vũ, tôi chỉ biết vài người trong gia đình Vũ. Suốt ngày đêm tôi giữ cần lái trên mui, không mấy dịp thăm chuyện với ai lạ; kể cả thầy Sơn, tôi chỉ chào thầy khi thầy lên tàu. Thầy Sơn dạy môn Toán cho Vũ và tôi. Thầy chào lại, chắc chắn thầy không thể nhìn ra thằng học trò năm lớp sáu và lớp bảy. Mấy hôm nay, tôi chưa có thời gian để xuống thăm hỏi thầy thêm. Thầy trốn đi với hai đứa con, một trai và một gái tuổi mười ba hay mười lăm chi đó. Không biết thầy và hai đứa con giờ ra sao?!

- La Giang Thành đây anh.

- May quá mình còn gặp nhau.

Tôi cũng không nhớ biết La Giang Thành là ai, đành phải trả lời chung chung. Chúng tôi bơi đâu mặt thăm hỏi nhau, nói như hét vẫn nghe tiếng được tiếng không. Thấy tấm ván của Thành nhỏ, chỉ vừa cho một người, tôi đeo sang bên phải, đưa cái nấp hầm mũi gần lại, gọi lớn cho Thành nghe:

- Sang đây, bơi với tôi.

Thành nghe tôi, bám sang tấm nấp hầm mũi với tôi. Cùng đeo chung tấm ván, sóng lớn không tách đùa lạc nhau. Thương tiếc tấm ván, chúng tôi kéo miếng ván nhỏ của Thành chất nằm chồng lên tấm nấp hầm rồi cùng đạp nước bơi đi. Bơi giữa đại dương, gặp người đồng cảnh ngộ, không sao diễn đạt được xúc động bằng ngôn từ. Trong nỗi cô đơn và tuyệt vọng giữa đại dương bây giờ có người kề cận, niềm hy vọng le lói trong đêm đen.

Ánh đèn pha và đám tàu cướp Thái Lan man rợ đã mất biệt từ lâu lắm rồi. Ngoài tiếng sóng đập vào chúng tôi, không còn nghe ai kêu la hay gọi nhau như hồi nửa đêm. Chúng tôi khuyến khích, nhắc nhau bám chặc vào phao ráng nhớ bơi để cơ thể được ấm và không bị ngủ gục vuột tay khỏi tấm ván, sóng đánh văng đi mất. Có vài lần tôi có cảm giác như có thân mình của loài sinh vật khá lớn, da trơn láng chạm vào người, nhắc nhở tôi đến cái đe doạ của loài cá mập, nghe rởn lạnh cả người.

Thành và tôi nằm nghiêng mặt trên tấn ván để tránh sóng đùa thẳng vào mũi miệng, chậm rải bơi để dưỡng sức. Người bơi cứ bơi, sóng gió mặc tình đưa đẩy. Xác thân và số mạng không biết trôi dạt đi nơi đâu, chuyện gì sắp xảy đến, bao giờ sẽ tận cùng.

Luyến nhớ, xót thương cùng uất hận chồng chất, miên man nối nhau xoay quần trong đầu. Tôi thấy nước mắt trên những khuôn mặt ngây thơ, trên lớp da sạm nắng đã hằn xếp dấu thời gian của những thuyền nhân trên tàu. Đây, vết dầu máy bôi nhoè nhoẹt bên ánh mắt kinh hoảng tuyệt vọng. Đây, trẻ con ngơ ngác ôm chặt lấy người thân khóc râm rứt. Lời cầu kinh trên bờ môi run rẩy, tiếng người kêu thét gọi tìm nhau trong tiếng sóng của đại dương… vẫn còn đâu đây, âm vang bên tai. Tôi thấy Mẹ tôi lau dấu nước mắt lúc nghe tin tôi trốn xuống tàu chờ dịp vượt thoát, bàn tay cằn cổi của Ba tôi đang nằm trong lòng tay tôi khi ân cần bắt tay căn dặn lúc tạ từ. Thương Ba Mẹ lắm! Cha mẹ già chịu đựng quá nhiều mất mát. Không chấp nhận giãng dạy cho tuổi trẻ những giáo điều xảo trá của loài cộng sản, Ba đã phải bỏ trường lớp, chấp nhận khốn khổ thà dầm mình trong bùn đất ruộng nương để tạo hạt gạo trắng sạch, sống qua ngày.

Mất mát cuốn đi thêm mất mát!
Dù biết rằng khi tiển con ra đi là đã nghe mất mát, Ba Mẹ tôi sẽ ra sao khi hay tin con đã đi không đến bến bờ Tự Do. Tôi nghe mình nghẹn lời cầu xin Ba Mẹ tha lổi cho đứa con đã không còn dịp chăm sóc, mang an bình cùng niềm vui đến với mẹ cha khi trọng tuổi.
Càng về khuya sức người càng mệt mỏi. Tiếc tấm ván của Thành, ráng mang nó theo xem có gặp ai cần ván làm phao sẽ giúp. Giữ tấm ván cho nó nằm bên trên cái nấp hầm, càng lúc cảm thấy vướng víu quá, mỗi lần sóng đánh tới cả hai phải mất thêm sức kềm cho nó đừng bị văng xuống biển hay chạy vào đập trúng mặt mũi. Chúng tôi bàn với nhau, đến lúc này chắc không còn hy vọng gì gặp thêm được ai nữa, đành phải bỏ bớt miếng ván dư này. Thành nới tay cho tôi kéo nó sang một bên, đẩy tấm ván xuống biển và chỉ vài đợt sóng nó bị cuốn đi mất biệt. Nhớ thương chiếc tàu, tiếc tấm ván như một phần thân thể, nhưng sức cả hai đã mỏi mệt.
Còn lại cái nấp hầm hai người bám giữ dễ dàng hơn, đở mỏi tay và mất sức hơn nhiều. Sóng đưa Thành và tôi lao chao trên biển, chốc chốc ụp nước trên mặt mũi, mỗi lần nói phải lấy hơi la lớn tiếng, lại thêm mỏi mệt nên cả hai dần dà lười nói chuyện với nhau. Nảy giờ, cũng lâu rồi chúng tôi yên lặng với những suy tư riêng, lắng nghe người bên cạnh còn bơi là yên tâm rồi. Coi như đêm nay là đêm thứ tư tôi không được ngủ, cộng thêm một đêm nằm trằn trọc chờ sáng trước ngày đi. Chắc vì phải uống nước biển, không thấy đói cho lắm. Cái lạnh, khát và buồn ngủ xô đẩy nhau, xoay quanh trong đầu. Sóng đánh tới tỉnh ngủ lại nhớ tới khát, rồi lạnh. Càng về khuya sóng và gió càng lạnh. Người ta nói khi phải đối đầu với cái chết con người trở nên dũng mảnh hơn khi chiến đấu để sống còn. Tôi không tin tôi có được cái sức mạnh vùng dậy đó, chính Ơn Trên đã ban cho tôi may mắn cùng nghị lực để còn sống đến giây phút này.

Yên lặng một lúc, đầu óc lơ mơ mắt cứ muốn sụp xuống, không có sóng chắc tôi gục ngủ dễ dàng. Thành cũng yên lặng uể oải bơi. Tôi ráng đạp nước bơi mạnh lên và kiếm chuyện nói với Thành cho cả hai cùng tỉnh ngủ, quên chuyện lo buồn riêng tư. Tôi lớn tiếng gọi Thành, giọng lạc quan vui vẻ để đánh lừa tâm thần của mình:

- Gần sáng rồi Thành!

Thành quay sang tiếp chuyện:

- Không biết mấy giờ rồi?

Trăng đầu mùa, hồi tối đầy thêm được gần một phần tư. Nhìn bầu trời tối đen, trăng đã lặn mất, tôi ước lượng với đêm hôm qua cộng thêm một giờ:

- Chắc gần ba giờ sáng rồi.

- Chừng nào có mặt trời?

- Cở hôm qua, sáu giờ…Ráng bơi, Thành!

Miệng bảo nhau ráng bơi, đầu óc nghỉ tới ba tiếng đồng hồ nửa mới sáng lòng se thắt lại, hai anh em yên lặng trở về với lo âu. Phải bơi thêm ít nhất ba tiếng đồng hồ mới có mặt trời, coi như cả nửa ngày trời trong biển nước, có ngắn đâu!

Bơi được một lúc, chợt nhớ ra chu kỳ này mỗi ngày mặt trời sẽ mọc sớm hơn một phút, tôi mừng rỡ xoay qua nói với Thành:

- Hôm nay mặt trời sẽ mọc sớm hơn…!

- Đở quá hả… May cho tụi mình!

Thành có vẻ vui hơn, nói thêm:

- Với lại …tàu đánh cá đi sớm lắm mà?

- Đúng vậy! họ không đợi mặt trời.

- Hy vọng gặp tàu sớm hơn!

Vài mươi phút nằm ngủ nướng, có khi chẳng thấy thấm vào đâu, nhưng một phút cho người kiệt sức trên biển nó lâu thật lâu, lâu vô cùng. Sớm được một phút mừng vô cùng!

Đêm lênh đênh bơi trong sóng nước với mong ước và lo âu làm đêm càng dài ra chừng như bất tận. Cả đêm, ngước nhìn thăm chừng bầu trời cứ thấy đen thâm thẩm. Bây giờ, những vì sao có vẻ giãm bớt ánh lấp lánh, nhìn kỹ tôi thấy bầu trời không còn màu đen đậm đặc của ban đêm, đang ửng chút ánh xanh lam.

- Trời sắp sáng!

Tôi nói với Thành.

Nghỉ đến lúc trời sáng, có tàu đánh cá chúng tôi nghe niềm vui reo trong lòng, bên nỗi hồi hộp lo âu. Tôi vọt miệng nói thêm, như nói với chính mình:

- Hy vọng không gặp tàu Thái Lan.

Không lẻ sui tận mạng! Chiều tối hôm qua gặp tàu cướp, sáng mai này lại gặp tàu cướp nửa sao ?! Nghỉ vớ vẫn rồi thôi, đành phó thác mạng cho trời, cho biển. Mỗi lúc sóng đưa lên cao, chúng tôi ngóng cổ kiếm xem có ánh đèn của chiếc tàu chưa.

Từ khi thấy bầu trời bớt tối, bóng đêm tan biến mỗi lúc một nhanh hơn. Năm mười phút ngó lên trời thăm chừng là thấy ngay sự khác biệt. Không bao lâu sau, dưới chân trời có ánh sáng của ban ngày.

Qua một đêm dài bơi trên biển, thấy được ánh bình minh, thấy hy vọng. Dù đã sáng, chưa thấy bóng dáng chiếc tàu nào và chưa biết sống còn ra sao, nhưng ánh mặt trời đã mang lại hơi ấm cho cơ thể, xua tan nỗi âu lo rất nhiều.

Chúng tôi còn sống!

Thành và tôi vui mừng khi được thấy ánh mặt trời.

Chúng tôi đã được sống hơn bốn ngày trong ánh sáng của Tự Do.

Đây, một ngày mớí!

Có phải đây là ngày thứ năm được sống và được làm người Tự Do ?!

Tuy rằng còn phải bơi trong sóng nước, chưa đến bến bờ, nhưng ước mơ thoát khỏi kềm kẹp của bọn cộng phỉ đã là sự thật. Triệu vì sao lấp lánh theo hộ độ chúng tôi suốt đêm hôm qua đã yên nghỉ trong ánh sáng ban mai. Triệu anh linh của đống bào tôi vẫn còn đó! Tôi không thể quên triệu người đã vì hai chữ Tự Do, hiến dâng thân xác mình..

Một ngày làm người Tự Do đã quá đũ, như ước mơ!

Mặt trời lên nhanh, quay đi, ngoảnh lại đã thấy ló dạng lên bên trên mặt sóng. Ánh vàng cam rực rỡ nhưng hảy còn dịu mát để nhìn.

Bình minh trên biển đông thật đẹp, đẹp tuyệt vời!

Tôi thấy cay ấm trong đôi mắt.

Bao giờ đêm đen của loài quỉ đỏ đang phủ trùm trên quê hương tôi sẽ tàn lụi, để đồng bào tôi có được niềm vui thấy lại ánh sáng của hy vọng và tự do như tôi được thấy hôm nay ?!

Xin cám ơn Ơn Trên, tôi đã được ban cho quá nhiều ơn phước. Nếu hôm nay tôi phải bay theo anh linh của đồng bào tôi, tôi đã rất mãn nguyện.

- Anh Tính, sao mình không thấy tàu?!

Thành lo âu, tôi cũng không biết tại sao:

- Lạ thật, không một chiếc tàu, không ai đi đánh cá vùng này !

Trời sáng cũng khá lâu rồi, bây giớ chắc cũng phải tám chín giờ sáng. Tia nắng chói chang, gió mang đầy ngập hơi nóng của mặt trời. Từ lúc thấy ánh sáng ban ngày, có hơn bốn tiếng đồng hồ rồi, ngóng trông nhưng chưa thấy được bóng dáng một chiếc tàu. Không thấy tàu buôn, cũng chẳng thấy tàu đánh cá lớn nhỏ nào cả. Mình không thấy tàu, mong gì người trên tàu thấy hai sinh vật nhỏ nhoi đeo bên tấm ván đen mốc trong sóng đại dương; cái nấp hầm mũi chỉ một mét vuông này như miếng rác nhỏ trên mặt sông. Tôi phân vân, không rõ mình đang ở xa ngoài khơi, hay trong vùng biển đảo hoang vắng?

Nằm trong nước không nhận định được rõ lắm, nhưng chừng nửa giờ rồi, có lúc tôi thấy luồng nước biển hình như hơi xám đục. Đợt sóng mới đùa vào có vài mãng rong biển. Tôi chụp giữ được một cọng rong biển nhỏ, đưa cho Thành xem:

- Nước đục, có rong biển như vậy mình đang ở vùng biển cạn, hay đang được sóng đưa vào gần bờ.

- Gần bờ mà hơn nửa buổi sáng rồi sao mình không thấy tàu.

- Không lẻ đây là vùng hoang đảo?!

Tôi ngẩm nghỉ:

- Hoang đảo cũng có cách sống, cầu sao vô tới bờ biển.

- Sáng trắng rồi mà không thấy tàu đánh cá, làm sao bơi thêm một đêm nửa cho nổi!

Thành lo âu rất đúng. Chúng tôi bơi cầm chừng, chủ đích ngóng nhìn chung quanh, nhưng tàu thuyền vắng lặng một cách khó hiểu. Mặt trời lên cao, nắng và gió nóng hực, trong lòng thêm bồn chồn thắc mắc. Từ sáng đến giờ không thấy tàu qua lại, càng về trưa chiều càng ít hy vọng gặp người cứu vớt hơn. Tôi nhìn cọng rong biển cầm giữ trong tay, nó gợi nhắc màu cây cỏ trên đất liền, lòng bồi hổi trông mong.

Đợt sóng cuộn tới mang theo thêm một mảng rong khác. Xa xa ngoài trước có vật gì màu cam nhấp nhô trên sóng. Chúng tôi tò mò bảo nhau bơi nhanh đến xem. Không phải một, mà có chừng chục cái như thế phía trước, cái nào cũng cũ kỹ, nhiều màu trắng, vàng xanh lẫn lộn, rải rác trên mặt biển. Thì ra đây là những cái phao cột theo hàng lưới để làm dấu. Có lưới, hy vọng có tàu đánh cá hoạt động quanh đây. Chúng tôi ráng bám giữ vào các phao này, không cho sóng cuốn đi nơi khác. Nằm tại đây, có nhiều hy vọng gặp tàu đánh cá chạy trong khu vực này hơn.

Đoán theo cở lưới cá, tôi bàn với Thành:

- Mình không phải lo gặp cướp biển Thái Lan. Tàu đánh cá vùng này là tàu nhỏ, họ đi gần, chắc chắc là dân địa phương của Mã Lai. Tàu nhỏ thì mình khó thấy nó và người ta không nhìn thấy rõ giữa các đợt sóng, khó thầy tụi mình lắm. Ráng nhìn kiếm tàu và làm cho họ thấy mình.

Đúng như chúng tôi suy đoán, chừng nửa giờ sau có một chiếc tàu đánh cá chạy ngang. Nhưng nó chạy cách xa quá, chúng tôi ráng vẩy tay kêu gọi cầu may. Nhìn chiếc tàu từ từ mất dạng trên biển, chúng tôi tiếc lắm, vừa hy vọng gặp thêm chiếc khác, vừa phân vân biết đâu chỉ có một chiếc duy nhất.

May thay, chừng mười phút sau, có hai vệt khói gần nhau ngang bên phải của tôi. Chúng tôi quay tấm ván lại hồi hộp trông ngóng. Vài đợt sóng đưa lên cao, đã thấy được hình dạng chiếc tàu đánh cá. Qua một đêm dài bơi trên biển, tưởng đã chết, bây giờ gặp tàu làm sao không vui và không lo tàu không thấy mình. Tuy tàu còn từ đàng xa, chúng tôi đã liên tục vẩy tay làm hiệu. Biết rằng tiếng người trên biển chẳng vang đi đưọc bao xa, cả hai vẫn ráng hết sức lực la gọi thật lớn. Tàu chạy gần hơn chiếc vừa rồi, thật gần. Hai chiếc nối nhau chạy ngang ngay trước mặt chúng tôi. Mặc tình chúng tôi ra hiệu và kêu gọi, không ai thấy chúng tôi, hai chiếc tàu cứ thản nhiên lướt qua. Hai chiếc tàu xa dần, Thành và tôi mệt quá, buông xuôi không gọi kêu nửa. Nhìn theo hai vệt khói trên mặt sóng đang tang loảng trong gió, chúng tôi thẩn thờ thất vọng. Hai chiếc tàu thật gần, thấy đó rồi phút chốc biến mất, tường chừng như trong giấc mơ.
Biển chỉ còn tiếng sóng và sóng mênh mông không bóng dáng tàu thuyền.
Tiếc hai chiếc tàu mãi.
Tôi ngẫm nghỉ, tàu tuy nhỏ, nhưng mỗi tàu phải có ít nhất hai người và cả hai tàu chạy thật gần như thế mà không một ai thấy chúng tôi, tiếc lắm! Biết còn dịp gặp được tàu chạy gần như thế không?! Tôi nhìn mấy cái phao trên lưới đã quá cũ kỹ, đâm ra nghi ngại rằng đám lưới này đã bị bỏ hoang cho nên ba chiếc tàu chạy qua luôn, không thèm lưu tâm ghé vào. Phân vân, muốn rời nơi này bơi đi, nhưng chẳng biết sẽ trôi đến đâu, may rủi ra sao, đành nán lại và cầu may mắn. Quay mặt nhìn về hướng đã thấy tàu chạy tới, Thành và tôi nằm trên nấp hầm nghỉ mệt mắt trông ngóng tàu. Hai đợt tàu đều xuất phát từ hướng này, chắc là bến nhà của họ cũng từ đâu đấy. Mong sao có thêm tàu đến và họ sẽ thấy chúng tôi.

Nằm trông đón tàu được một lúc, bổng nghe như có tiếng máy tàu văng vẳng trong tiếng sóng, chúng tôi ngóng lên chờ hình dạng chiếc tàu xuất hiện. Ít phút sau tiếng tàu chạy nghe thật rõ, nhưng lại nghe từ hướng sau lưng, Thành và tôi ngạc nhiên cùng quay lại. Chúng tôi không dám tin mắt mình, tưởng như mình đang chứng kiến phép lạ. Như thuở nhỏ đi xem phim Mười Điều Răn, đám nhóc con chúng tôi trố đôi mắt, ngẩn người nhìn Chúa làm nước biển tách vẹt ra hai bên cho Moses hướng dẫn đoàn người di tản Do Thái đi trên đáy biển, vượt qua đại dương.

Vâng, Thành và tôi cũng là hai người nằm trong đoàn Exodus đầy thương tâm, của người Việt Nam tỵ nạn cộng sản. Hai trong triệu người Việt Nam liều mình vượt thoát móng vuốt của loài quỉ đỏ để tìm miền đất hứa, tìm đến bến bờ của đất nước Tự Do. Giờ đây, chúng tôi cũng đang ngẫn người chứng kiến phép lạ của Thượng Đế, ngay trên đại đương!

Chúng tôi ngạc nhiên và vui mừng đến sững sờ, nghẹn cả lời; quên mất phải ra hiệu hay kêu gọi tàu như những lần trước. Chừng tỉnh nhớ lại, thấy rằng vẫy gọi không còn là điều cần thiết nửa. Ngay trước mắt chúng tôi, hai chiếc tàu đánh cá hồi nảy đã quay trở lại hồi nào không hay.

Không biết tại sao họ quay lại! Tàu vô tình chạy vể ngang thấy; hay đã thấy chúng tôi từ lúc nảy nhưng không muốn vướng bận, định bỏ qua cho xong, rồi không nở lòng, nên quay trở lại cứu chúng tôi ?

Cho dù lý do nào, những người đánh cá Mã Lai đã thấy và đang đến vớt chúng tôi. Động cơ thật thấp, họ để tàu theo trớn chạy thật chậm đến sát bên chúng tôi, cũng vì thế chúng tôi đã không nghe tiếng động cơ rõ lắm. Mấy người đánh cá lam lũ, đang đứng bên thành tàu nhìn chúng tôi với ánh mắt xót thương lo lắng.

Đây là những thiên sứ mà chúng tôi đã cầu mong.

Cám ơn Ơn Trên đã ban phép lạ!

Chúng tôi bắt tay từ giả nhau, sẵn tàu gần kế bên nên Thành lên tàu trước. Chiếc thứ nhất vớt Thành lên xong, tách ra cho chiếc sau chạy tới gần tôi.

Tiếng máy dầu cặn gợi nhắc nhiều xót đau, tôi nhìn xuống tấm nấp hầm mũi, không ngăn được nước mắt. Tôi ôm tấm ván, vỗ về lưu luyến trước khi buông rời nó, để bơi sang chiếc tàu đang chờ vớt tôi. Tàu đánh cá nhỏ, chiều dài chừng phân nửa chiếc 3392, kiểu tương tự như các tàu đánh cá ven biển ở Việt Nam. Nơi tôi vịn tay là chỗ thấp nhất của sàn tàu, nó chỉ cách mặt biển hơn gang tay một chút. Trước đây, phấn đuôi của chiếc 3392 cao gắp ba lần, anh em trên tàu phóng xuống leo lên dễ dàng; bây giờ chỉ có chừng này tôi đã ráng hết sức vẫn không nhóng người lên được bao xa. Thấy vậy, hai người đánh cá khom xuống kéo tôi leo lên sàn tàu.

Chiếc tàu cứu tôi xong, cũng nối theo chiếc chở Thành chạy đi.

Tôi ngoái nhìn tấm nấp hầm mũi của chiếc 3392. Nó nhỏ nhoi đơn độc trên mặt biển quá và phút chốc nó đã bị khuất mất phía sau.

Vĩnh biệt 3392!

Tôi không bao giờ quên chiếc tàu yêu quý đã hy sinh thân mạng đưa chúng tôi vượt đại dương tìm Tự Do.

Tàu chạy, gió lùa trên da để trần nghe ớn lạnh, tôi ngồi co ro trên phần đuôi tàu. Tàu chỉ có hai người, chắc là hai cha con. Người cha đang lái tàu bên trong phòng lái. Anh chàng thanh niên Mã Lai bằng hoặc lớn tuổi hơn tôi, đứng dựa vào mui tàu, gần tôi.

Tôi lên tiếng:

- Thanh you again!

- Ok! Ok!

Anh ta cười, khoát tay, ý như không có gì đáng quan tâm.

Cả hai chúng tôi đều không nói được tiếng Anh nhiều. Biết tôi đói và khát, anh chì ra biển, xoay xoay bàn tay ra hiệu và nói với tôi:

- Go fishing, go home… same day…. No food !

Tôi cười cho anh an tâm:

- That's OK!

Có tiếng người cha gọi, họ nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ địa phương. Người con trai trả lời và nhanh lẹ khom người chui vào trong mui. Vài phút sau, anh trở ra với cái hộp nhôm nhỏ trên tay. Lật ngữa bàn tay, anh ta vui vẻ ra dấu cho tôi:

- Hand!

Tôi hiểu ý, làm theo.

Ngó xem hướng gió, anh xoay người ngồi xuống để lưng và tay che gió, tay kia cẫn thận múc đổ vào lòng tay tôi hai muổng đường trắng. Chắc người cha nghe chuyện, bảo anh ta vào lấy đường cho tôi.

- Thank you very much.

Tôi cám ơn anh và cho hết nhúm đường trong lòng bàn tay vào miệng. Đường tan, nghe ngọt thấm trong vị giác. Thật may mắn, hôm nay tôi được gặp lại người đối với người bằng nghĩa tình con người, thật ngọt ngào, dù khác ngôn ngữ, chủng tộc. Không như loài cộng sản, chúng đã mất hết nhân tính; chúng nó dã man với những người mà chúng vẫn ngon ngọt ca tụng là "đồng bào"; ngay cả nước mắt của cha mẹ, khóc thương khi nhận xác con trong ngục tù của chúng, cũng bị loài cộng sản cấm đoán.

Cất hộp đướng, anh trở ra trao cho tôi ly nước. Nước lờ lợ, chắc là nước giếng, không thể sánh bắng nước mưa trên quê hương, nhưng bây giờ giòng nước ngọt mát ngon thật ngon. Cái ly nhỏ, không bao nhiêu nước, tôi uống chậm chậm cho nó chậm hết nước. Còn khát lắm, tôi nghỉ chừng chục ly như thế tôi uống cũng hết, nhưng ráng nhịn chịu. Thiếu nước lâu, uống nhiều quá một lúc cũng không nên, và tôi tránh mở miệng hỏi xin. Tôi nghỉ, mình còn sống và được cứu vớt như thế này là quá ơn phước rồi.

Cãm thấy có ai đang vỗ lắc kéo vai. Trí óc chưa hồi tỉnh, ánh sáng bất chợt bừng chói lên mặt. Tôi mở mắt ra thấy bầu trời nắng chói chang. Tâm thần mê mệt, tôi tưởng mình còn nằm ngủ trên băng ghế trên mui tàu, ngó lên không thấy cái mái che bên trên băng ghế, tôi hốt hoảng la lên:

- Vũ! cái mái che bay mất rồi!
Băng ghế lái tàu cũng là chỗ ngủ của tôi; nó rất hẹp, chỉ vừa bề ngang cái lưng của tôi. Theo thói quen, tôi lấy tay mò tìm cạnh băng ghế, xem nó ở đâu, trước khi ngồi dậy để không bị lọt xuống sàn mui. Không tìm thấy cái cạnh băng ghế đâu cả, càng thêm kinh hoàng, ….

- Hello!

Nghe có ai đó gọi la lớn tiếng, tôi quay mặt sang ngó, thấy bóng dáng một người to lớn đứng gần bên tôi. Tỉnh hẳn ra ngay, tôi nhìn lại, thấy mình đang nằm trên sàn tàu đánh cá và trên người đang đấp tấm bạt màu đen.

Ráng ôn lại trong trí, nhưng tôi không thể nào nhớ biết chuyện gì xảy ra sau khi uống xong ly nước. Không biết mình đã kiệt lực, gục xuống hồi nào? Ai đó trên tàu đã đấp che cho tôi?

Người đàn ông mặc áo sơ-mi trắng, tay còn đang kéo dở tấm bạt đấp trên người tôi ra. Thấy tôi quay sang nhìn, ông ta buông tay thả tấm bạt xuống, chỉ vào người mình giới thiệu:

- I'm… police. Go with me!

Tôi ngồi bật dậy, kéo tấm bạt đen qua một bên, chợt nghe rát đau trên đầu gối. Một mãng da mới kéo mặt bị dính theo tấm bạt, lột phăng đi, bầy ra lớp thịt bên trong đang rướm máu. Thì ra lúc tránh né tàu Thai Lan, tôi quỳ gối chịu lên sàn để đẩy kéo cần lái cho mạnh và nhanh; sàn tàu tráng nhựa đường nhám sần sùi đã chà lột lớp da trên hai đầu gối. Đêm hôm qua bơi, cữ động liên tục và lắm chuyện trong tâm trí, nên chẳng hay biết. Vết thương bị ngâm trong nước biển từ tối hôm qua bị lở loét bầy nhầy. Nằm ngủ yên một lúc lâu, vết thương lành bớt, khi co chân ngồi dậy lớp da mới ở đầu gối căng rách ra, thấy đau rát.
Tôi nhìn trong mui, có ý tìm hai cha con người đánh cá Mã Lai để cám ơn và từ giả, nhưng không thấy. Hai vị ân nhân chắc đâu đó trong nhóm dân làng, bên dưới bóng mát của chòm cây trên bờ biển

- Go with me!

Người cành sát lên tiếng nhắc và quay lưng đi lên bờ.

Không biết nói sao, tôi tuột xuống tàu, đi theo.

Một khung cảnh xa lạ mở ra trước mắt. Bãi biển vắng, nhà dân thưa thớt. Một làng đánh cá có vẻ nghèo, nhưng an bình và tình người thật cao cả.

Đây, Mã Lai!.

Bến bờ Tự Do của triệu giấc mơ!

Bước lên bờ, tôi thấy Thành đang đứng nói chuyện với người cảnh sát. Thành cũng mừng khi được gặp lại nhau, bước nhanh lại thăm hỏi. Thành nói cho tôi biết:

- Ông ấy là cảnh sát, nói là mình đi về cơ quan để phỏng vấn.

Rất may, Thành và cảnh sát viên người Mã Lai này nói cùng loại tiếng Hoa. Bây giờ Thành làm người thông dịch cho tôi và cảnh sát viên Mã Lai. Thấy ông ta nhìn chờ, tôi nói với Thành:

- Đi Thành, tụi mình vừa đi vừa nói chuyện thêm, ông ta đang chờ mình.

Lúc được vớt lên khoảng mười một giờ.

Giờ này, mặt trời đã xuống khá thấp, chắc khoảng ba giờ chiều. như vậy tôi được ngủ một giấc gần bốn tiếng đồng hồ.

Cát trên bờ biển còn nóng bỏng dưới lòng bàn chân. Ánh nắng phía sau, rọi rát trên da lưng, nhưng tôi cũng nghe nóng bỏng trên ngực. Ngó xuống, tôi mới hay nguyên mảng ngực và bụng của tôi đầy những vết thâm đỏ. Nhớ lại cái cãm giác trơn láng chạm vào người lúc bơi hồi tối hôm qua, tôi biết mình bị chất độc của con sứa lửa làm phỏng da. Thấy ngực mình bị phỏng, tôi lại nhớ đến Vũ cùng thân quyến của thằng bạn, những thuyền nhân trên tàu, nhớ hai đứa con của anh Ba. Tôi lầm lũi dươc đi, đầu óc suy đoán đũ điều càng thêm lo âu và buồn, rồi cũng rối rấm mù mịt tin tức.

- Anh Tính! quẹo vô đây!

Thành gọi tôi.

Ngó lại thấy cành sát viên đang tẻ vào hướng một căn nhà, trông giống cái quán ăn nhỏ nằm gần bên lối đi. Chắc chắn không phải sở cảnh sát, không lẻ họ hẹn nhau ở quán để phỏng vấn. Tôi thắc mắc, nhưng chẳng buồn hỏi han thêm, cứ đi theo.

Đây là cái quán ăn. Quán nhỏ, chỉ có sáu cái bàn gỗ cũ kỹ, bán cho dân lao động, nằm gần bên lối đi lên khu phố.

Còn mỏi mệt lắm, thấy cho ngồi, chúng tôi ngồi ngay cái bàn sát cửa. Quán vắng, chỉ có hai người ngồi uống nước bên trong, gần quày tính tiền. Họ có vẻ quen biết người cảnh sát, vui vẻ chào hỏi khi ông ta đi ngang qua. Cảnh sát viên Mã nói chuyện với người bán hàng, lấy tiền trả, trở lại bàn chúng tôi, ông ấy đưa cho Thành và tôi mỗi người một hộp thuốc lá nhỏ, loại mười điếu, với bao diêm quẹt, rồi đi đến ngồi chung bàn với hai người địa phương.

Thành mở hộp thuốc lá:

- Ông ấy bảo, mình chờ thức ăn một chút.

Ít phút sau, người trong quán mang đến bàn hai tách trà sửa. Khói quyện hương thơm của trà thật quyến rũ. Đói, khát, thèm nhớ món ăn thức uống lắm. Hơi thuốc đầu tiên trong ngày hoà cùng hương vị của tách trà sửa béo ngọt lúc này, thật đê mê.

Hút chưa hết điếu thuốc, thức ăn đã mang đến. Bốn con cá dẹp nhỏ, khiêm tốn bên trên dĩa cơm. Đang đói, thấy thức ăn bụng dạ cồn cào ngay. Cá biển ướp mặn mặn hấp nóng, với cơm trắng. Bửa cơm thanh đạm, ngon không thể ghi lại bằng ngôn từ.

Đây là bửa ăn đầu tiên trên đất nước Tự Do.

Tôi biết chắc chắn rằng, sau này, cho dù tôi có may mắn được ăn được uống bất kỳ món ngon vật lạ nào, cao lương mỹ vị danh tiếng đến đâu đi nửa, cũng không bao giờ sánh bằng, ngon bằng tách trà sửa này, ngon như từng hạt cơm, từng miếng cá của ngày hôm nay. Tôi thấy mình quá may mắn, chợt chạnh lòng khi nhớ đến những người đi chung tàu, không biết sống chết trôi dạt nơi đâu.

Sau bữa cơm, chúng tôi đi tiếp đến trụ sở cảnh sát.

Ngoài nhân viên cảnh sát, còn có vài người thuộc đài BBC đến lấy tin. Cành sát cho chúng tôi biết, chiếc 3392 bị tấn công và chìm khi còn cách Terengganu khoảng hai mươi cây số. Chúng tôi được vớt ở một nơi gần đảo Telipok, cách chỗ tàu chìm khoảng mười lăm cây số.

Sau thủ tục ngắn ở trụ sở cảnh sát, xe cứu thương đến, Thành và tôi được đưa đến bệnh viện để khám và săn sóc các vết thương trên người.

Bệnh viện thật sang đẹp và yên tỉnh.

Thành và tôi là hai người sau cùng được vớt lên và đưa vào đây.

Khi ra đi, bảy mươi ba thuyền nhân ngồi san sát nhau trong lòng tàu. Ở đây, chúng tôi gặp nhau, đếm lại chỉ còn mười sáu người. Chúng tôi gom lại gần nhau. Người nằm, kẻ ngồi, thỉnh thoảng mới có một vài câu thăm hỏi khe khẻ. Nén hương lòng đang hồi tưởng về thân quyến đã nằm sâu trong lòng đại dương. Xót thương còn đọng đầy trong khoé mắt. Thấy còn gặp nhau mừng còn được gặp nhau, không ai muốn hỏi hay nhắc gì đến những người đã khuất mặt.

Không gian lặng buồn, nặng nề trôi qua.

Vũ cùng gia đình hầu như đều thoát nạn. Duy bị vết dao trên trán, với cái đầu băng vải trắng, trông như vành khăn tang. Anh Hai của Vũ mất hai đứa con trai. Hai đứa con của anh Ba, Hiền và Hiếu, đã chìm trong đại dương.

Tôi đến chào thầy Sơn. Thấy tôi nhìn cái sa rong thầy đang mặt, thầy kể cho tôi nghe:

- Tụi nó lôi thầy lên tàu. Ghê tởm lắm em. Chúng nó đánh đập bà con mình, hảm hiếp phụ nử ngay trên sàn tàu. Người mẹ ôm con vướng víu nó, nó kéo giật đứa nhỏ ra quăng ngay xuống biển. Thằng Thái Lan nó lột đồng hồ xong, bắt thầy hả miệng rọi đèn nhìn kiếm, chắc xem có còn dấu vàng hay có răng vàng không. Rồi nó ráng vuột chiếc nhẫn cưới của thầy ra, làm không được. Thầy thấy nó quay ngang lấy cây dao, Thầy nghỉ chắc nó định chặc ngón tay để lấy chiếc nhẫn, hoảng quá thầy nhào đại xuống biển. Thà chết dười biển cho xong, khiếp lắm em ạ! Thằng Thái Lan nó phóng theo thầy. Nó nắm kéo được cái quần của thầy. May sao, vùng vẫy một lúc thì cái quần bị tuột ra, cũng nhờ vậy thầy bơi thoát. Tới chừng mấy người đánh cá Mã Lai vớt thầy lên, thấy vậy, họ đưa cho thầy cái sa rong này đây.

Thầy ngồi đơn độc bên góc giường với chúng tôi, giọng chậm buồn kể lại chuyện. Không thấy hai đưa con của thầy, tôi lặng người không dám thăm hỏi thầy thêm.

Đồng bào tôi đã dùng máu và nước mắt của chính mình để ghi lại chuyện vượt thoát tìm Tự Do. Biết bao nhiêu thương tâm đã chưa bao giờ còn dịp kể lại, đã chôn vùi trong đáy biển hay rừng sâu.

"Tự do ôi tự do - tôi trả bằng nước mắt
Tự do hỡi tự do - anh trao bằng máu xương
Tự do ơi tự do - em đổi bằng thân xác
Vì hai chữ tự do - ta mang đời lưu vong
Tôi nép thân trên mảnh thuyền mong manh sương gió
Như một người tìm đường về nơi đáy mồ
Tôi bước đi vì không muốn làm kẻ tội đồ
Vì tôi muốn lại kiếp con người
Muốn cuộc đời còn có những nụ cười"


Chiều tối, mười sáu người chúng tôi đến Pulau Bidong.

Vâng!

"Vì hai chữ Tự Do"
Tôi vẫn còn nước mắt khi ghi lại những giòng chữ này.
CSVSQ Bùi Đức Tính

                                                    Vũ và Tính
VÌ HAI CHỮ TỰ DO - Phần Phụ Chú
* VÌ HAI CHỮ TỰ DO là tựa đề chung cho bộ truyện ngắn và cũng là tựa đề cho bài viết sau cùng. Các bài liên hệ nhau đã được viết và gởi đến Diễn Đàn tuần tự như sau:

1/ CHUYẾN ĐI CUỐI NĂM

2/ MỘT LẦN ĐI

( mượn tựa đề của Nhạc Phẩm "Một Lần Đi", sáng tác của NGUYỆT ÁNH)

3/ NGHÌN TRÙNG CÁCH BIỆT

( lời nhạc trong Nhạc Phẩm "Một Lần Đi", sáng tác của NGUYỆT ÁNH)

4/ VƯỢT THOÁT

5/ VÌ HAI CHỮ TỰ DO

( lời nhạc trong Nhạc Phẩm "Xin Đời Mõt Nụ Cười" sáng tác của NAM LỘC)

6/ ĐỂ NHỚ ĐỂ QUÊN

* Sau khi chúng tôi được đưa đến Bidong một ngày, người thứ mười bảy đến Bidong hội ngộ với mười sáu thuyền nhân 3392 hôm trước.

Chị làm nghề vác gạo, không biết bơi nhưng là người duy nhất còn sống sót trong năm người đeo cùng một phao cấp cứu. Chị và phao trôi tấp vào bờ biển ngay phía trước một bệnh viện thuộc Terengganu, Mã Lai. Dân địa phương chỉ cần khiêng bộ chị vào bệnh viện. Mặt của chị bị phỏng vì nắng mặt trời, chỉ uống được sửa với ống hút.

* Tôi xin cám ơn Ơn Trên đã cho tôi được phép sống tiếp tục để lưu lại cho các thế hệ kế tiếp biết và không bao giờ quên cái giá của Tự Do mà Đồng Bào Việt Nam đã phải trả khi trốn thoát loài cộng sản.

* Đầu tháng 6 năm 2008, khi BK Thành 344 khởi đầu làm Trang Nhà cho Khoá BẤT KHUẤT (www.batkhuat.net), tôi có góp bài Để Nhớ Để Quên, gọi là cho có bài trong mục Văn Chương. Đây là bài được viết đầu tiên, nhưng xin được xem là bài thay lời kết.

Dạo ấy, mặc dù còn rất bận rộn lo cho Trang Nhà của Bất Khuất đang còn trong lúc mới tạo dựng, BK Thành đã rất tận tình giúp đăng thêm hình chụp chung của La Giang Thành (người bơi chung tấm ván) và tôi ở phần cuối bài.

Từ khi được đinh cư, tôi đã hỏi thăm tìm tin tức của L/G. Thành nhưng chưa thành công. Nhớ rằng, L. G. Thành có nói với tôi phải ở lại Bidong để chờ bảo lảnh đi định cư ở Úc, tôi nhờ BK Sang 333 thử giúp tôi tìm ở Úc. May thay, L.G.Thành đọc được mẫu nhắn tin ngày 03-09-2008 trên báo Việt Luận do BK Sang nhờ đăng.

Nhân đây, tôi xin mượn phần Phụ Chú này để cám ơn BK Thành và BK Sang đã giúp tôi tìm người bạn đồng thuyền thất lạc từ 1980. Đồng thời cám ơn tất cả các Huynh Trưởng Bất Khuất đã đọc bài, ủng hộ tinh thần, tạo niềm tin cho tôi viết về con tàu 3392.
Đính kèm là "Print Screen" Nhắn Tin của Việt Luận tôi chụp lại để lưu niệm, cùng e-mail và hình ảnh sau khi định cư của bạn La Giang Thành (đã có thông qua với L.G. Thành v/v sữ dụng thư & hình)

Điện thư:

Tinh men,

Co nguoi ban than cua Tinh dang tim ban day.

Than

Thanh 344


----- Forwarded Message ----

From: ………@yahoo.com>

To: ..........@yahoo.com

Sent: Monday, September 29, 2008 8:09:20 AM

Subject: nho nhan tin cho anh Bui Duc Tinh

Kinh thua Ban Bien Tap web Batkhuat,

Toi ten la La Giang Thanh, o Uc, co doc bai "De nho De quen" cua anh Bui Duc Tinh,Toi vo cung cam dong ma mat rung rung le,vi nguoi chup chung anh voi Anh Tinh chinh la toi,.Toi muon LL voi anh ay ,nho Ban Bien Tap goi loi tham Anh ay va gia dinh duoc hanh phuc, email cua toi la ..............yahoo.com

Tran trong cam on Ban Bien Tap

from La Giang Thanh

30/09/2008

...........................................................................................................

---------- Forwarded message ----------

From: ……………….@yahoo.com>

Date: 2008/9/29

Subject: La Giang Thanh day

To: ……………..@gmail.com

Hi Tinh,

Nho Anh Sang ben Uc dang nhan tin tren to bao Viet Luan, Toi moi LL duoc Anh Sang va biet email cua Tinh va dong thoi co doc bai viet :"De nho de quen" cua Tinh tren trang web ma long khong cam duoc nuoc mat nho den nhung nguoi ban va nguoi than cung tau 3392,

Cho toi goi loi hoi tham den Tinh va gia dinh, chuc moi nguoi duoc binh an va hanh phuc,Toi o Uc tu luc roi dao BIdong, tot nghiep ky su o UC nhung thich sua chua dien tu, bay gio thi ranh nhieu roi, lam it lai de chuan bi ve huu, Na m 2005 co qua My tham vai thang ban, nhung khong LL duoc Tinh nhung hy vong gap Tinh lam, neu co qua Uc Tinh co the LLvoi Minh de minh ra don o phi truong , nha o (……………………)

(……………) cell phone (………………) email …………@yahoo.com

Rat mong email cua Tinh va cam on Anh Sang da dang quang cao

Takecare

from La Giang Thanh

No comments: