Tuesday, November 22, 2016

VIỆC HỌC VÀ ĐỌC SÁCH * BIỆT KÍCH MỸ * PHẠM TÍN AN NINH * TIỂU TỬ

Saturday, August 22, 2015



SƠN TRUNG * VIỆC HỌC VÀ ĐỌC SÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

 

VIỆC HỌC VÀ ĐỌC SÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TA
 SƠN TRUNG


Nhân dân ta vốn hiếu học. Dù là nông dân, công nhân cũng kính trọng kẻ sĩ vì người đi học là đi trên con đường trau dồi tài đức để phụng sự quốc gia, xã hội. Dù là ông vua thất học hoặc it học cũng kính trọng kẻ sĩ  vì kẻ sĩ là nhân tài của quốc gia..Bởi vậy nhà vua thường xuống chiếu chiêu hiền, và mở các khoa thi chọn hiền tài. Con các công thần và trọng thần được ưu đãi nhưng cũng phải qua các kỳ thi và lớp học mới được bổ dụng. Kẻ sĩ mà thi đỗ thì sớm nhẹ bươc thanh vân. Các cô thiếu nữ hằng mơ ước:
 -Chẳng tham ruộng cả ao liền, Tham về cái bút, cái nghiên anh đồ." 
Và: " Lọng anh đi trước, võng nàng theo sau". 

 Tuy nhiên, trong nhân dân cũng có kẻ không ưa trí thức:
-Nhất sĩ nhì nông, 
Hết gạo chạy rông 
Nhất nông nhì sĩ.
-Khuyên ai chớ lấy học trỏ 
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm".

Không phải thi đỗ là giỏi, và có học là có hạnh. Một số là "đậu lạy quan xin":
“Con nên chức phận cha mòn trán, em được khoa danh chị nát đồ”.
Một số đi học bên Pháp bằng cấp cao sang nhưng trong bọn họ chỉ là bằng mua, bằng giả. Bên Pháp cũng như bên  Mỹ nghề viết thuê   luận án  Thạc sĩ, Tiến sĩ không hiếm. Có kẻ bên Tây, bên Mỹ về làm giáo sư đại học hay ông nọ bà kia thực ra chẳng có bằng cấp gì cả bởi vì trường tư bên Pháp, bên Bỉ...cứ nhân đại sinh viên cho xôm tụ, không cần có bằng tú tài, họ cho khất.  Vô ra trường đại học nhưng thật sự họ chưa có bằng tú tài. Bằng Tú Tài ngày trước khó lắm. Nhiều ông bà làm bằng gỉả để vào đại học rồi cũng như mánh lới, cũng thi đỗ nọ kia.


Như đã trình bày, một số đi học chỉ vì bằng cấp để kiếm danh lợi. Sau khi thi đỗ, có việc làm thì sống  tà tà, chẳng hơi sức đâu mà nghiên cứu, tìm tòi. Viết được một vài quyển sách là quý. Không thấy ai có những sáng kiến về khoa học, kỹ thuật,  nghệ thuật..


Vì đi học lấy lệ cho nên rất it người học hành thật sự. Họ học bài của thầy, cours của thầy là đủ, không cần phải mua sách, muợn sách đọc thêm. Đi thư viện là vì thư viện có chỗ ngồi, có quạt máy và máy lạnh, còn ở nhà ồn ào, chật chội, nóng nực. Ra thư viện cũng có cái thú là gặp bạn bè, tán gẫu với nhau rất vui vẻ.

Nếu đi thư viện đọc sách, thì họ không chịu khó biên chép, họ xé sách mang về nhà.  Giáo sư Thanh Lãng sai sinh viên biên chép tài liệu trong thư viện để hoàn thành bộ "Ba Mươi Năm Tranh Luận Văn Học". Ý kiến của Ngài rất hay nhưng có chỗ sai lầm vì các sinh viên lừời biếng, ghi chép cẩu thả , làm dối trá cho xong chuyện, mà Ngài thì không có thì giờ  đã đành mà cũng chẳng sai cô thư ký đi thư viện kiểm tra lại cho nên quyển sách của Ngài là tập họp những lười biếng và sai lầm của đám sinh viên thiếu tinh thần trách nhiệm.

 Một cái tệ của việc cho mượn sách là  sách bị mất hoặc bị xé rách. Không phải riêng tại Việt Nam mà bên Âu Mỹ cũng thế.  Charles Nodier , một nhà văn Pháp đã kêu thân:
Tel est le sort du livre emprunté,..
Souvent perdu et toujours maltraité.

Gia đình tôi xưa có một số sách báo. Bà con mượn đọc, đến khi họ trả thì đã bị mất nhiều trang. Bản thân tôi có một quyển truyện do ba tôi ở Saigon gửi về tặng. Tôi đem ra lớp, một câu bạn mượn xem, không trả. Tôi đòi lại thì được bạn trả lời: Mất rồi!

Sau 1975, bạn tôi có tủ sách, được Phan Lạc Tuyên hỏi mượn. Thế là mất tiêu. Ở chế đô cộng sản, sách rất hiếm, phải có giấy phép mới được vào thư viện.  Thành thử sống trong chế độ cộng sản, con người càng quý tư hữu. Muốn có tư hữu phải cướp giật thội. Không riêng kinh tế, chính trị, mà văn hóa, giáo dục cũng thế. Nhà trường cho mượn sách giáo khoa nhưng hết niên khóa phải trả lại cho trường. Khi ra trường, sinh viên chỉ có hai bàn tay trắng. Trước khi sống với cộng sản, nghe tin ngoài Bắc sinh viện được nhà nước nuôi, không tốn học phí và tiền sách vở, ai cũng cho là thiên đàng. Sau này mới biết thế là khổ! Nhà nước nuôi thì luôn ăn đói vì sinh viên bị nhiều tầng bóc lột.. Sách giáo khoa trải bao đời, cũ mèm, rách nát, sai lầm thảm hại mà giáo viên không dám sửa chữa vì sợ phạm pháp quy của chế độ!

Người Việt Nam ta trước 1975, một số theo ngành thương nghiệp, công nghiệp. Cha mẹ gầy dựng cơ nghiệp, con cháu thừa hưởng. Cuộc sống nhân dân ta tại miền quốc gia tương đối hạnh phúc. Người nông dân bốn mùa thoc lúa ê hề, sáng chiều chạy ra ruộng cũng bắt được vài con tôm, con cá lóc đủ ăn suốt ngày. Người  xich lô buổi trưa ngủ dưới hàng cây xanh, vợ ở nhà bồng con sang hàng xóm đánh tứ sắc. Con nhà giàu, bỏ ra năm sáu cây vàng, sang lại một cửa hàng, thế là cứ hàn hạ lao động và thu lợi. Cuộc sống an nhàn như thế, họ không cần phải lo học, lo thi đỗ để kiếm việc làm. Mấy người cháu, người em họ tôi thắc mắc: "Tại sao dòng họ nhà anh, nhà chú, nhà cậu ai cũng phải lo học?"
Bởi vì một số người Việt Nam ngày xưa coi việc học là con đường tiến thân cũng như bên Âu Mỹ phải đi học, tôi thiểu phải tốt nghiệp trung học mới được nhận vào làm việc. Lẽ dĩ nhiên bưng phở thì không cần bắng cấp. 

 Nhưng câu hỏi trên  cũng là một chân lý. Trước 1975, nếu một tháng không lương, chắc cả nhà tôi chết đói. Nhưng sau 1975, tôi thất nghiệp, mở cửa hàng nhỏ bán gạo, thoc , cám chăn nuôi mà đủ sống ngày ba bữa cháo rau. Thế thì cần gì làm công chức, làm cán bộ, cần gì tranh nhau chức vụ nhỏ nhoi, tầm thường! Trước 1075, đừng coi thường những cô, những bà bán thuốc lá trước rạp xi nê hay đầu ngõ. Thu thập của họ cao gấp mấy những ông thầu khoán ở nhà thuê, đi xe hơi mượn nhưng trong túi không có lấy vài xu.



Chỉ nước ta  ngày xưa là không học vẫn sống giàu sang, an nhàn và hạnh phúc. Mất chức về vườn vẫn ung dung vì còn có nhà cửa, ruộng vườn ở thôn quê, đâu cần đến sổ hưu! Sau này ra ngoại quốc, dân ta mới biết ai cũng cần phải học.  Ai cũng phải học hết mức phổ thông trung học. Có học mới có việc làm.  Phải học tiếng Anh, tiếng Pháp và học nghề.  Một số dân Việt ở Paris và California là không cần học ngoại ngữ vì ra khỏi nhà  toàn là người Việt. Chánh án, Cảnh sát cũng là người Việt. Tuy nhiên ai cũng phải học ngề, phải thi cử và phải có giấy chứng nhận hành nghề. Làm thợ móng tay ư? Làm thợ cắt tóc ư? Làm thợ may ư? Làm tài xế taxi ư?  Phải có văn hóa và bằng cấp chuyện môn cho dù làm nghề đấm bóp! Và xin nói thêm, chỉ ở nước ta là  sướng nhất, chỉ văn hóa lớp ba trường làng hay chẳng học hành gì cà mà vẫn làm lãnh tụ, làm lý thuyết gia cộng sản như  Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh...


Trước 1975,  giáo dục tại miền Nam phát triển. Dù chiến tranh, các vị lãnh đạo quốc gia vẫn nghĩ đến gtiáo dục và y tế miễn phí cho nhân dân, còn cộng sản ngày nay, dân không có tiền là chịu dốt và chịu chết.Các lãnh đạo quốc gia hiền từ, không có cái mộng " Đốt cháy Trường Sơn", " đánh cho đến người Việt cuối cùng " cho nên học sinh, sinh viên vẫn được học hành, không phải chịu cảnh 15 tuổi phải ra trận địa. Vì vậy, thanh thiếu niên được học hành, ngoài trừ những người đến tuổi quân dịch.

Nền giáo dục Âu Mỵ tạo cho học sinh, sinh viên nhu cầu đọc. Còn giáo dục Việt Cộng chỉ làm cho hoc sinh, sinh viên chán cái trò dối trá, tuyên truyền lường gạt. Ngày nay, sinh viên, học sinh chán môn Văn, môn Sử vì các thầy cô đã theo Cộng sản phá hoại cái Chân, Thiện, Mỹ của Văn và Sử. Lại nữa, người ta học để làm gì vì con cán bộ dốt nát vẫn thi đỗ, mà lại đỗ cao, và dốt vẫn có địa vị cao sang! Thầy giáo , cô giáo, bác sĩ và y tá cũng chán làm việc vì bọn đảng trong nhà trường và bệnh viện ăn hết rồi, chỉ còn vài hột cơm thừa quăng ra cho giáo viên, bác sĩ và y tá,
Xã hội và giáo dục Việt Nam nay suy đồi vì chủ nghĩa cộng sản. Sai lầm lớn lao của cộng sản là khởi xướng giai cấp đấu tranh, lấy công nhân làm giai cấp cách mạng tiên phong. Sự thực công nhân hay vô sản chỉ là khẩu hiệu che đậy sự tàn bạo của cộng sản. Công nhân hay vô sản chỉ là bình phong, chỉ có bọn cộng sản là nắm quyền. Họ giả cách bênh vực lao động mà đàn áp mọi giai cấp. Họ căm thù tư sản,  khinh miệt kẻ sĩ và coi trí thức như kẻ thù Khởi đầu là Marx đã liệt kê trí thức, nông dân, thương gia, nói chung là các giai cấp trung lưu là lưng chừng là phản động, chỉ có vô sản và cộng sản là " cách mạng" nghĩa là sẵn sàng chém giết  người và cướp tài sản nhân dân! Tiếp theo, Lenin, Stalin sau  cuộc nổi loạn 1917 đã đuổi trí thức ra khỏi nước. Và Mao đã nói "Trí thức là cục phân". Ông cũng như Lenin, Stalin đuổi trí thức, đưa nông dân lên nắm quyền từ địa phương đến trung ương. Ông ra những kế hoạch 5 năm, muời năm, thực hiện bưiớc nhảy vọt vĩ đại nhưng không nhập cảng máy móc Âu Mỹ! Tại Việt Nam, Sô Viết Nghệ Tĩnh đã đề khẩu hiệu " trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ". Mai Chí Thọ, Đinh Dức Thiện chuông lưu manh Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Chí Thanh mà khinh miệt trí thức (Vũ Thư Hiên-Đêm Giữa Ban Ngày). Vô học đi đôi vô hạnh, vô đức.  Tuy nhiên,  một số it trí thức cũng lưu manh, gian ác như PolPot, Võ Nguyên Giáp, Trần Vân Giàu, Nguyễn Văn Trấn...  Cổ nhân đã nói:
Thứ nhất thì sợ anh hùng
Thứ nhì sợ cố cùng liều thân.
Cố cùng lúc gay go thì làm liều, còn lúc nắm quyền hành thì cực kỳ hung ác. Đằng nào bọn lưu manh cũng đáng sợ!
 
Vì thấy sai lầm của chủ nghĩa Mac-Mao, Đặng Tiểu Bình đã dẹp bỏ phần lớn lý thuyết và chính sách cộng sản, ông chủ trương bốn hiện đại hóa mà trong đó khoa học kỹ thuật là then chốt. Đã hiện đại hóa thì phải nhập cảng khoa học kỹ thật Âu Mỹ, chứ không như Tố Hữu và Mao chủ trương lấy sức người " Bàn tay ta làm nên tất cả  / Với sức người sỏi đá cũng thành cơm."
Người Việt Nam ta một số theo ngành thương nghiệp, công nghiệp. Cha mẹ gầy dựng cơ nghiệp, con cháu thừa hưởng. Cuộc sống nhân dân ta tại miền quốc gia tương đối hạnh phúc. Người nông dân bốn mùa thoc lúa ê hề, sáng chiều chạy ra ruộng một lát cũng bắt được vài con tôm, con cá lóc đủ ăn suốt ngày. Người  xich lô buổi trưa ngủ dưới hàng cây xanh, vợ ở nhà bồng con sang hàng xóm đánh tứ sắc. Con nhà giàu, bỏ ra năm sáu cây vàng, sang lại một cửa hàng, thế là cứ  nhàn hạ lao động và thu lợi. Cuộc sống an nhàn như thế, họ không cần phải lo học, lo thi đỗ để kiếm việc làm.  Chỉ có nhà nghèo hoặc trung lưu phải lo học để sinh sống và đóng góp với đời. Mấy người cháu, người em họ tôi thắc mắc: "Tại sao dòng họ nhà anh, nhà chú, nhà cậu ai cũng phải lo học?"

Chỉ nước ta  ngày xưa là không học vẫn sống giàu sang, an nhàn và hạnh phúc.  Chồng là hàn sĩ, quanh năm thơ rượu và thi cử, vợ buôn thúng bán bưng vẫn đủ sống như nhà Tú Xương
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi nấng năm con với một chồng.
Mất chức về vườn vẫn ung dung vì còn có nhà cửa, ruộng vườn ở thôn quê, đâu cần đến sổ hưu! Được như thế là vì không có đảng lãnh đạo và  đè đầu bóp cổ. Sau này ra ngoại quốc, dân ta mới biết ai cũng cần phải học.  Ai cũng phải học hết mức phổ thông trung học. Có học mới việc làm. Làm thợ móng tay ư? Làm thợ cắt tóc ư? Làm thợ may ư? Làm tài xế taxi ư?  Phải có văn hóa và bằng cấp chuyện môn cho dù làm nghề đấm bóp! Và xin nói thêm, chỉ ở nước ta là  sướng nhất, chỉ văn hóa lớp ba trường làng hay chẳng học hành gì cà mà vẫn làm lãnh tụ, làm lý thuyết gia cộng sản như  Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn,  Đỗ Mười, Võ Chí Công, Nguyễn Chí Thanh...


Nền giáo dục Âu Mỵ tạo cho học sinh, sinh viên nhu cầu đọc. Còn giáo dục Việt Cộng chỉ làm cho hoc sinh, sinh viên chán cái trò dối trá, tuyên truyền lường gạt. Ngày nay, sinh viên, học sinh chán môn Văn, môn sử vì các thầy cô đã theo Cộng sản phá hoại cái Chân, cái Mỹ của Văn và Sử. Lại nữa, người ta học để làm gì vì con cán bộ dốt nát vẫn thi đỗ, mà lại đỗ cao, và dốt vẫn có địa vị cao sang!
Một hậu quà khác của chủ nghĩa cộng sản là bùng nổ tư hữu, phát triển lòng tham danh lợi. Cộng sản nay lộ bộ mặt gian trá, tàn ác:
-Cộng sản chủ trương hủy bỏ tư hữu thì sau khi cướp chính quyền, cộng sản ngang nhiên chiếm đoại của công làm tư hữu.
-Cộng sản tuyên bố bình đẳng, dân chủ nhưng thực tế cộng sản phản quốc gia, phản dân chủ, cướp đoạt mọi quyền tự do, dân chủ của nhân sản.
-Cộng sản xưa tự hào là vô sản nhưng sau Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh, họ thấy họ thua xa các lãnh đạo  quốc tế, ai cũng xuất thân đại học nọ, đại học kia, nhưng Nguyễn Tất Thành, Đỗ Mười,Lê Đức Anh... chỉ có cái vốn vô học, cao lắm chỉ là lớp ba trường làng. Vì sự xấu hổ này, họ quyết phải cải trang thành trí thức. Họ ra nghị quyết trong vài tháng sẽ đẻ ra vài chục ngàn thạc sĩ ,tiến sĩ. Vì vậy mà Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang đều có bằng cử nhân oai ra phết. Nhưng cái thạc sĩ, tiến sĩ này chỉ là đồ mã, đồ chơi cho trẻ con, không ich lợi gì cho quốc gia.

Một nền giáo dục như vậy phải hủy bỏ cùng một lúc với chủ nghĩa cộng sản để xây dựng một quốc gia dân chủ, tự do và phát triển.


VIỆT CỘNG CHẠY SANG MỸ

Saturday, August 22, 2015



NĂNG KHIẾU * VƯỢT BIỂN

 

 VƯỢT BIỂN  BẰNG MÁY BAY


Tác giả: Năng Khiếu
Tác giả hiện là cư dân Westminster, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Trần Năng Khiếu, đến Mỹ năm 1994, theo diện H.O. Đã đi làm cho đến năm 2012, và hiện giờ đang nghỉ hưu. Mong bà tiếp tục viết.
* * *
Người người, nhà nhà tại Việt Nam vẫn đang tìm mọi cách cho con em thoát khỏi đất nước mình. Không bằng thuyền, bằng đường bộ như xưa, nay là lúc vượt biên bằng bằng máy bay. Đó là những gì mà tôi được nghe khi còn ở trong nước.
Những con số bi thảm dễ thấy nhất là hàng trăm ngàn bạn gái từ các miền sông nước đã phải gạt nước mắt để trở thành “món hàng cô dâu Việt Nam” cho những tổ chức mai mối ăn chia với bọn cầm quyền bán sang các nước lân bang. Lịch sử từ cổ tới kim chưa có thời đại nào mà tệ hại như vậy.
Đám bạn tôi đứa thì đi theo diện kết hôn với Việt kiều do người thân, quen ở nước ngoài mai mối, đứa thì vô Facebook kết bạn rồi làm quen, hẹn gặp rồi nên duyên cầm sắt. Riêng tôi đến Mỹ theo diện đi du học.
Hồi trước nói đến đi du học là chuyện hiếm hoi. Phải cỡ con cán lớn, hoặc giám đốc công ty lớn, mới đủ sức đóng tiền ăn, tiền học cho con tại Mỹ. Nhưng bây giờ tình hình đã có khác.

Theo tin báo chí thì cuối năm 1990, mới có hơn 1.500 sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ, nhưng tăng trưởng đều đặn kể từ đó. Vào niên khóa 2012 – 2013 số sinh viên Việt Nam theo học ở Mỹ là 16.098 người.
Có lẽ tới bây giờ con số đó đã cao hơn nhiều.
Thống kê năm 2013 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo trong nước thì có khoảng 125.000 học sinh, sinh viên đang theo học ở nước ngoài như: Australia, France, Germany, Japan, Singapore, Taiwan, Russia v.v… Con số này tăng khoảng 15% cho mỗi năm.
Sở dĩ có sự tăng đều đều này là vì thời kinh tế thị trường, món hồ sơ du học đã thành thứ dịch vụ làm ra tiền. Cứ có đủ hai - ba ngàn đô cống nạp cho dịch vụ là công ty môi giới sẽ lo đủ các loại giấy tờ đúng theo điều kiện cần thiết, mà các trường Đại Học bên Mỹ yêu cầu.
Giấy tờ nhà bank ư? Chỉ cần mươi triệu Việt Nam sẽ có ngay giấy xác nhận tài khoản trong ngân hàng của cha mẹ, thành năm, sáu trăm triệu. Rồi giấy chứng nhận tài chánh, từ một cửa hàng nho nhỏ biến thành cơ sở kinh doanh lớn thu nhập cả chục triệu một tháng. Họ bảo đảm khi nào đến Mỹ nhập học xong, sẽ rút ra êm xuôi, không sợ ai điều tra gì ráo trọi. Thế là bà con rỉ tai nhau dịch vụ chỗ này tốt hơn chỗ kia, đua nhau như thời vượt biển thập niên 1980 kéo nhau đi mua bến mua bãi. Xưa đi bằng tàu thuyền cũng đã tính bằng “cây”. Nay vượt biên bằng máy bay an toàn hơn, tính bằng đô la bạc ngàn là phải rồi. Thế là các bậc cha mẹ lại cầm nhà, mượn nợ, hốt hụi non, lấy tiền cho con đi du học, vì hy vọng qua đến Mỹ vừa đi học vừa đi làm, cũng dư sức đóng tiền học, (lầm to). Nhờ vậy mà con nhà phó thường dân như tôi cũng bon chen đi du học tại Mỹ được.
Thế là cuối hè năm 2008, vừa tròn 20 tuổi tôi đặt chân đến Mỹ với niềm háo hức, nhất là khi xuống đến phi trường LAX để làm thủ tục nhập cảnh, tôi được các nhân viên Hải Quan tiếp đón với thái độ lịch thiệp, người nào cũng sẵn sàng nở nụ cười rạng rỡ trên môi, mà các cán bộ nhà nước tại phi trường Việt Nam ít khi bắt gặp. Tôi “hồ hởi” về sự văn minh và giầu có hiện ra trước mắt với muôn vàn ánh đèn màu về đêm, với hệ thống Freeway “cực kỳ” tối tân, với những đoàn xe hơi nối đuôi nhau trùng điệp.
Trước khi đi bố tôi đã liên lạc với cô chú tôi ở thành phố Anaheim, ông là Pilot đến Mỹ từ năm 1975, nên tôi may mắn được cô chú đón về tận nhà. Tôi học ở trường Golden west College nghành y tá, số tiền mẹ cho đem theo, sau khi đóng tiền học một mùa là ba tháng hết 3.500 Đô chưa kể tiền insurance sức khỏe, tôi chỉ còn cầm trong tay một ngàn Đô, không đủ mua một chiếc xe cũ. Tôi phải đi học bằng xe bus, từ nhà cô đến trạm xe bus phải đi bộ 15 phút, nên ngày nào tôi cũng lật đật chạy cho kịp chuyến xe, ngồi thêm gần một tiếng nữa mới đến trường. Cali nắng ấm, nhưng cái lạnh mùa đông cũng buốt giá lắm, các bạn ạ.
Cô chú tôi có ba người con, hai trai đã có gia đình và ở riêng, còn cô chú đang sống với gia đình người con gái út, rể và hai cháu ngoại, nhưng ai cũng bận rộn, người thì đi làm kẻ thì đi học, không ai có thì giờ chở giùm, tôi cứ lầm lũi đi sớm về trễ chẳng ai quan tâm. Thỉnh thoảng chỉ có chú hỏi thăm, và kể cho tôi nghe về những ngày gia đình mới định cư tại Mỹ, vừa đi làm, vừa đi học, mọi người đều tất bật từ sáng sớm cho đến tối với công việc của mình, vì thế tuy sống chung một nhà, nhưng ít gặp mặt để nói chuyện với nhau, ngoài giờ ăn ngồi chung một bàn, đứng lên là ai vào phòng nấy. Chú còn thật thà cho biết nhờ có chương trình An Sinh Xã Hội của Chính Phủ, nên các em mới học hành thành đạt như ngày nay.
Nhìn vẻ mặt lạnh lùng của cô, bưng bát cơm ăn mà tôi thấy nghẹn ngào, tủi thân. Nhng cũng không trách được, vì từ nhỏ đến lớn cô cháu bây giờ mới gặp nhau nên tình thân thiết không có mấy. Nhà cô có thói quen cơm nấu bữa nào ăn bữa nấy, ngày nào tôi muốn mang cơm theo, nửa đêm phải len lén dậy, lấy hộp nhựa bới cơm để dành sáng mai đi học ăn, nhưng không dám mang hộp về. Sau này tôi mua sẵn hộp mút, sau khi ăn xong thủ tiêu luôn.
Số tôi cũng xui, vì gặp lúc cô đang căng thẳng với việc kinh doanh địa ốc, nhà cửa, bất động sản, đang thời xuống dốc. Bố mẹ tôi, khi đẩy tôi qua đây để nhờ cô chú lo cho ăn học, đó là bắt cô chú phải chịu một gánh nặng, vì ở Mỹ này không ai nuôi ai, ngay cả con cái cũng tự lập từ lúc 18 tuổi, và tôi phải hiểu rằng, ở Mỹ cuộc sống vật chất thì tiện nghi, thực phẩm thì dư thừa, nhưng tình cảm luôn thiếu thốn (mà vật chất thì không biết nói).
Hiểu được như vậy tôi không còn cảm thấy cô độc và lạc lõng nơi xứ người, mà tự nhủ, mình phải mạnh mẽ lên để vượt qua “Con phụ rẫy là con nên thân” mà. Từ ngày ấy tôi quen dần với nếp sống tự lo, tự sắp xếp cho cuộc đời của mình. Nhớ những ngày được nuông chiều trong vòng tay bố mẹ, nhớ những con tôm ram cõng muối, bát canh cua đồng nóng hổi, mỗi lúc đông về, mẹ thường nhắc nhở mình mặc thêm áo lạnh, tự dưng chạnh lòng cảm thấy nhớ nhà kinh khủng. Tôi viết lên sự thật này không phải để trách, mà để cám ơn cô, vì cô đã tập cho tôi làm quen với những khó khăn, để khỏi ngỡ ngàng chênh vênh khi bước chân ra đời.
Mấy tháng sau đó, tôi quen được các bạn du học có hòan cảnh như tôi, và theo các bạn đi xin việc làm, nhưng hỡi ôi diện du học như chúng tôi, không được phép đi làm, nên chỉ có các nhà hàng, tiệm ăn, tiệm phở, tiệm bánh, mới mướn chúng tôi làm “chui” rồi ếm giá tối đa, phải làm cật lực, làm luôn tay, bị giám sát khắt khe, hở ra là họ đuổi không thương tiếc. Cuối cùng tôi cũng tìm được việc làm ba ngày cuối tuần trong một tiệm hủ tíu vùng Bolsa, với việc phụ bếp, như nhặt hành, rửa rau, rửa chén, lau chùi bếp và đổ rác. Làm từ sáng tới chiều hơn mười tiếng, được 50 Đô, qúa vất vả, nhưng tại đây tôi quen với một bác đầu bếp, bác nhận tôi làm con nuôi, và tôi theo con gái bác đi học nghề nail.
Sau khi lấy được bằng nail tôi kiếm tiền dễ hơn, bắt đầu nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm. Thời gian trôi qua thật nhanh, cuối tuần tôi ngụp lặn trong nghề nail để có tiền trang trải cuộc sống, tôi mua một chiếc xe cũ, làm phương tiện đi lại. Rồi hai, ba năm lại trôi qua, đầu tuần đến trường đi học, và cuối tuần đi làm nail, để gồng mình nhẫn nhịn khi phải tranh giành khách với những người kém mình, và chịu đựng những lời chê bai của chủ.
Ở trường học, tôi phải mất vài tháng mới quen với nhịp độ học, trên giảng đường tôi phải cố gắng giỏng tai, căng mắt để hiểu thầy giáo đang nói gì, thời gian học ở lớp không nhiều, nhưng khi về nhà phải tự học và tìm tài liệu cho những bài mình đang học. Để lấy được tấm bằng tốt nghiệp thật không đơn giản chút nào, vì tôi không thể theo học liên tục, nên sức học của tôi yếu hẳn và tôi mất tự tin nơi trường học. Nhưng càng ngày tôi càng vững tay nghề hơn ở tiệm nail, tôi mạnh dạn để nói chuyện và làm vừa lòng khách hàng hơn, nên tạm thời tôi phải chọn nghề nail.
Rồi tôi cũng đến lúc phải lập gia đình, để có một mái ấm. Tôi không còn chọn lựa nào khác, nhờ bạn bè mai mối tôi đã kết hôn với anh. Chồng tôi làm nghề lái xe truck xuyên bang. Tôi có cảm giác như anh không phải là nửa kia của tôi, vì anh khác tôi như hai thái cực, có lẽ là luật bù trừ mà ông Trời đã định. Nhưng nhờ anh tốt bụng, tánh tình lại ngay thẳng thành thật, nên chúng tôi cũng tìm được hạnh phúc.
Nhìn những người bạn du học sinh may mắn hơn tôi, khi những người thân thương yêu, cha mẹ có đủ tài chánh, được giúp đỡ tận tình, nên họ thành công về học vấn và đường hôn nhân, tìm được người xứng đôi vừa lứa. Cũng có bạn khi tốt nghiệp với số điểm cao, được các hãng xưởng tại Mỹ nhận vào làm trả lương năm (Annual salary), tôi mừng cho họ.
Nhớ lại, lúc phái đoàn Mỹ phỏng vấn hay tại quê nhà, nếu có ai hỏi chúng tôi, sau khi tốt nghiệp anh / chị chọn quay về Việt Nam hay làm việc ở nước ngoài?... thì chúng tôi đều trả lời, sẽ quay về Việt Nam (Ngu sao mà nói ở lại). Nhưng thực tế bạn bè tôi trai hay gái đã đến được Mỹ, nếu có điều kiện phần đông đều muốn ở lại, chỉ trừ con các cán bộ cao cấp, có sẵn những chỗ ngồi ngon lành đang chờ họ về để nối ngôi cha nơi quê nhà, thì đương nhiên họ sẽ chọn về Việt Nam. Cũng có một số con các đại gia, gốc đảng viên, phải “đứng mũi chịu sào” cho cha mẹ chuyển tiền qua Mỹ, mua cơ ngơi sẵn, để dưỡng già mai sau. Thế là chúng tôi tìm đủ cách để ở lại, có đứa làm hôn thú thật, có đứa giả.
Thế hệ chúng tôi được sinh ra sau 1975 sống dưới chế độ XHCN Cộng Sản cái gì cũng “chui” quen rồi, nên mấy vụ luồn lách này nhằm nhò gì, phải không các bạn (thông cảm nghe).
Viết tới đây tôi chợt nhận ra, mình đi du học không phải chỉ để mở mang kiến thức, hay lấy được mảnh bằng, mà chính là nó giúp mình hiểu hơn thế nào là nhân quyền, và biết so sánh cuộc sống tự do ở Mỹ, với thể chế độc quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Nhìn về quê hương mình không khỏi thất vọng cho xã hội Việt Nam ngày nay, sự thờ ơ về giáo dục và nạn tham nhũng tràn lan. Tôi nhớ nhất là mỗi mùa thi chúng tôi bất mãn vì nạn học tài thi lý lịch, gian lận thi cử, hối lộ ngay tại sân trường. Trong khi đó thì bằng cấp giả tạo, nhiều không đếm xuể, có thống kê với con số hơn 23 ngàn giáo sư, thạc sĩ, tíến sĩ, cao học chỉ để các quan làm cảnh, còn trí thức thật thì bị bạc đãi. Những sai lầm đầy ngập trong sách giáo khoa do Bộ Giáo Dục và Đào tạo của Cộng Sản Việt Nam, độc quyền in ấn phát hành, đã làm đạo lý suy đồi.
Vì thế hệ chúng tôi sinh sau đẻ muộn, tại trường học không có các bài công dân giáo dục, như thời cha mẹ trước 1975. Muốn tồn tại, chúng tôi phải kết nạp vào Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, để đứng tuyên thệ trước ảnh Bác, phải học các bài chính trị nhàm chán, các bài đạo đức cách mạng chết tiệt, nên mất cả phép tắc lễ nghĩa khi giao tiếp, không biết đến người khác, chỉ biết phần mình. Để không bị đạp xuống, chúng tôi phải chen lấn cãi vã, ăn nói thô tục, chửi thề độc địa không để kém ai. Đó là thứ phản xạ tự nhiên vì ảnh hưởng cái “di họa” văn hóa Cộng Sản kéo dài gần nửa thế kỷ trên quê hương. Ấy thế mà nó còn theo chúng tôi du học qua tới Mỹ.
Hồi mới qua tôi phải đi học bằng xe bus, và xấu hổ khi gặp một nhóm bạn du học như tôi cùng chen lên trước, không nhường ghế cho người già, không biết get line là gì, và ý ới gọi nhau trước sự khó chịu của các hành khách. Tội nghiệp chúng tôi những kẻ sinh ra và lớn lên trong thời Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản, phải gánh lấy cái gia tài thổ tả ấy. Tất cả các bạn du sinh chắc cũng như tôi, phải khó khăn vất vả lắm khi cố gắng xóa bỏ những vết tích kỳ cục của nó.
Dù sao, tôi nhận ra rằng, những khó khăn gian khổ, những thử thách ban đầu, chỉ là tạm thời trên bước đường thành công “có chí thì nên” là vậy.
Không biết trong tương lai rồi mình sẽ làm được gì, cuộc sống sung túc ra sao, nhưng ngay trong khoảnh khắc này, tôi cảm thấy lạc quan về cuộc sống bình yên, và đầy hy vọng trên một đất nước tự do -Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Năng Khiếu
   


CHUYỆN LẠ BỐN PHƯƠNG




KHO BÁU 30 TỶ USD Ở BALAN


Thứ 7, 10:22, 22/08/2015


Giới săn lùng kho báu và những người hiếu kỳ đang “phát cuồng” trước tin đã tìm thấy đoàn tàu chở vàng bạc châu báu trị giá 30 tỷ USD ở Ba Lan.

Suốt mấy ngày nay, thị trấn yên bình Wałbrzych, tây nam Ba Lan, trở nên náo động khi hàng trăm người từ khắp châu Âu đổ về với hy vọng kiếm phần, hoặc ít nhất là chứng kiến tận mắt một kho báu được truyền miệng suốt 70 năm qua.


nao dong vi "kho bau 30 ty usd" tren doan tau duc quoc xa o ba lan hinh 0
Tướng Dwight Eisenhower, Tư lệnh quân Đồng minh, kiểm tra những thùng vàng tịch thu của Đức Quốc xã năm 1945 - Ảnh: AFP




Tướng Dwight Eisenhower, Tư lệnh quân Đồng minh, kiểm tra những thùng vàng tịch thu của Đức Quốc xã năm 1945 - Ảnh: AFP

Theo Reuters, tất cả xuất phát từ một thông tin nghe như kịch bản phim phiêu lưu của Hollywood: 2 công dân Đức và Ba Lan giấu tên tuyên bố đã tìm được đoàn xe lửa chất đầy vàng thỏi, châu ngọc và các tác phẩm nghệ thuật vô giá do Đức Quốc xã cất giấu từ năm 1945.


Đoàn tàu 30 tỷ USD

Trên các diễn đàn của giới săn kho báu tràn ngập thông tin về đoàn tàu với những mô tả rất chi tiết. Theo đó, xe lửa dài khoảng 150 m, chở theo 300 tấn vàng, châu báu, tranh tượng do quân Đức cướp bóc từ Wroclaw, thành phố lớn thứ tư của Ba Lan. Khi Hồng quân Liên Xô áp sát Wroclaw vào giai đoạn cuối Thế chiến 2, giới tướng lĩnh quân đội Đức Quốc xã vội vã ra lệnh chất số của cải lên tàu đi tẩu tán.


Đoàn tàu này được bọc thép và thuộc về lực lượng Wehrmacht. Vì thế, nó còn chở theo một lượng lớn vũ khí và “nhiều thiết bị công nghệ kỳ lạ”. Đài phát thanh Wroclaw dẫn một câu chuyện được truyền miệng từ sau Thế chiến 2 nói đoàn tàu hỏa tiến vào một đường hầm nằm sâu trong vùng núi non hiểm trở ở Wałbrzyc và biến mất từ đó. Đường hầm sau đó bị niêm phong và vị trí của nó đã bị lãng quên từ lâu.


Theo tờ Gazeta Wyborzca, nhiều người khẳng định số của cải trên đoàn tàu bí ẩn có giá trị “lên đến khoảng 30 tỷ USD”. Giới chức Walbrzych hôm qua xác nhận đã nhận được thư từ công ty luật, tự xưng là đại diện của 2 người đàn ông nói trên và khẳng định thân chủ của mình đã tìm được kho báu trong truyền thuyết và muốn nhận 10% tổng giá trị theo luật Ba Lan. Chính quyền không nói rõ là họ có được cung cấp vị trí của đoàn tàu hay không, nhưng một nguồn nặc danh khẳng định nó nằm ở độ sâu 70 m bên dưới một trạm xe lửa đã bỏ hoang tại Walim, cách nội ô Wałbrzych khoảng 15 km về hướng đông nam.


“Các luật sư, quân đội, cảnh sát và sở cứu hỏa đang xử lý vấn đề này. Chúng tôi vẫn chưa rõ có thể tìm được cái gì hay không”, một quan chức địa phương tên Marika Tokarska cho Reuters hay.


Nguy hiểm chực chờ


Trong lúc chính quyền địa phương đang xử lý thông tin trên một cách thận trọng thì Wałbrzych liên tục đón những “vị khách không mời” từ khắp nơi kéo về. Giới hữu trách đã tức tốc thành lập một ủy ban xử lý tình huống khẩn cấp và kêu gọi không nên tự ý đào bới các đường hầm trong vùng vì nguy cơ cháy nổ, rò rỉ khí độc cũng như khả năng trúng mìn còn sót lại từ chiến tranh. Tờ Gazeta Wyborcza dẫn lời Chủ tịch Hội đồng thành phố Jacek Cichura cảnh báo: “Nếu đoàn tàu trên thực sự tồn tại, xác suất nó bị gài mìn là rất cao”.


Bên cạnh đó, hầu hết các chuyên gia đều tỏ ra nghi ngờ về sự tồn tại của kho báu. Một trong những nghi vấn được đặt ra là làm sao một đoàn tàu lớn như vậy lại có thể “bốc hơi” trong 70 năm mà chẳng để lại bất cứ dấu vết gì. Tuy nhiên, cũng có nhiều người rất tin tưởng. Tờ Daily Mail dẫn lời một cư dân địa phương tên Krzysztof Szpakowski nói: “Biết đâu được! Nhiều khi 2 người vừa tìm được kho báu là con cháu những người lính tham gia nhiệm vụ che giấu năm xưa thì sao?”.


Sở dĩ huyền thoại về “đoàn tàu vàng” vẫn tiếp tục tồn tại vì trên thực tế, Đức Quốc xã từng dùng xe lửa chuyên chở tài sản cướp đoạt về Berlin, trong thời điểm đứng trước thất bại. Trong thời điểm cuối năm 1944 và năm 1945, quân Đồng minh từng chặn được một số đoàn tàu của Wehrmacht chở đầy vàng bạc và những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cướp bóc từ Ba Lan hay Hungary, theo AP.


Những kho báu mất tích khác


Kho báu mất tích nổi tiếng nhất trong Thế chiến 2 là Phòng hổ phách. Đây là một căn phòng rộng 55 m2 với toàn bộ tường và trần được dát hổ phách và trang hoàng bằng những vật dụng, tác phẩm nghệ thuật giá trị nhất. Phòng hổ phách được vua Phổ Friedrich Wilhelm I tặng Nga hoàng Pyotr I năm 1716 và sau đó bị quân Đức tháo dỡ mang về Königsberg (nay là TP.Kaliningrad của Nga) vào năm 1941. Toàn bộ Phòng hổ phách biến mất vào cuối Thế chiến 2 và đến nay tung tích của nó vẫn là một trong những bí mật lớn nhất lịch sử. Theo các chuyên gia, giá trị của Phòng hổ phách hiện được đánh giá vào khoảng 390 triệu USD.


Một huyền thoại khác là kho báu Yamashita, nơi một lượng lớn của cải do tướng Nhật Bản Tomoyuki Yamashita (bị xử tử năm 1946 vì tội ác chiến tranh) chôn giấu tại Philippines. Theo truyền thuyết, trong lúc vận chuyển vàng bạc châu báu do quân Nhật cướp bóc tại Đông Nam Á về nước cuối năm 1944, lực lượng của tướng Yamashita chạm trán tàu của quân Đồng minh và ông ta quyết định giấu kho báu trên lãnh thổ Philippines. Tuy nhiên, nếu sự tồn tại của Phòng hổ phách đã được xác nhận thì hầu hết các chuyên gia đều bác bỏ kho báu Yamashita và hàng trăm cuộc tìm kiếm suốt 70 năm qua không mang lại bất cứ kết quả nào./.





Thiếu úy Biệt kích Shaye Haver (giữa) và Đại úy Kristen Griest (phải) chụp hình trong lễ tốt nghiệp khóa huấn luyện biệt kích.

Thiếu úy Biệt kích Shaye Haver (giữa) và Đại úy Kristen Griest (phải) chụp hình trong lễ tốt nghiệp khóa huấn luyện biệt kích.
Thiếu úy Biệt kích Shaye Haver (giữa) và Đại úy Kristen Griest (phải) chụp hình trong lễ tốt nghiệp khóa huấn luyện biệt kích.

Hai phụ nữ đạt thành tích lịch sử là những nữ quân nhân đầu tiên tốt nghiệp trường Biệt kích tinh nhuệ của quân đội Hoa Kỳ.


Các biệt kích quân chỉ chiếm khoảng 3% lực lượng hiện dịch của quân đội. Như khẩu hiệu ở Fort Benning trong tiểu bang Georgia đã cảnh báo, chương trình này “không dành cho những người người yếu sức hay yếu tim”.


60% binh sĩ được chọn theo học khóa huấn luyện sẽ không theo được trọn khóa học. Lớp tốt nghiệp biệt kích ngày thứ Sáu này khởi sự với 364 học viên, nhưng chỉ có 94 thanh niên và 2 phụ nữ tốt nghiệp.


Khóa sinh vừa tốt nghiệp, nữ Đại úy Kristen Griest nói: “Quả thực bạn không có được một ngày nghỉ. Bạn gần như không được mệt mỏi. Bạn phải luôn cố gắng thêm”.


Các trở ngại tuần này qua tuần khác trắc nghiệm sức mạnh thể chất và tâm thần ngày cũng như đêm. Sau khi vượt qua cuộc trắc nghiệm gay go về thể lực, các quân nhân phải vượt qua được nhiều tuần lễ tập luyện trong rừng, trong núi và đầm lầy trước khi được mang lon biệt kích. Nhưng nữ Thiếu úy Biệt kích Shaye Haver, người phụ nữ thứ nhì làm nên lịch sử tại lễ tốt nghiệp ngày thứ Sáu này, nói cô “vào học với chí quyết thắng”.


Cùng tiêu chuẩn


Hai nữ khóa sinh tốt nghiệp phải vượt qua cùng những tiêu chuẩn như các nam khóa sinh để được đeo lon Biệt kích. Trong các tiêu chuẩn ấy, có việc phải đeo những gánh nặng ngang nhau, hoàn tất các công tác với cùng một thời lượng và đòi hỏi sự tán đồng của các bạn đồng khóa trong các bài tập lãnh đạo.


Đại úy Kristen Griest trong khóa huấn luyện để trở thành biệt kích.

Trung úy Erickson Krogh nói: “Tôi không cần biết là nam hay nữ, nếu mang lon Biệt kích, tôi muốn họ đứng cạnh tôi, và hai nữ khóa sinh này đã tự chứng tỏ họ có thể phục vụ bên cạnh tôi vào bất cứ khi nào bởi vì tôi biết tôi có thể tin tưởng vào họ, và tôi hy vọng họ có thể tin vào tôi”.

Đại úy Kristen Griest trong khóa huấn luyện để trở thành biệt kích.

Thành công của họ đang gây ra một biến chuyển trong xã hội, theo bà Katherine Kidder thuộc Trung Tâm An ninh Mới của Mỹ. Bà nói: “Sự kiện này thực sự là một thách thức đối với giả thuyết cho rằng phụ nữ không thể cạnh tranh, và tôi nghĩ nó cũng chứng tỏ có khả năng thực sự cho sự thay đổi về văn hóa”.


Sẽ có thêm phụ nữ theo khóa học này để tìm cách trở thành Biệt kích vào tháng 11.


Phụ nữ tác chiến


Sự đột phá diễn ra vào lúc quân đội đang nghiên cứu liệu có hòa nhập phụ nữ vào các vai trò trước đây thường chỉ dành cho nam giới hay không. Theo các luật hiện hành, hai nữ khóa sinh tốt nghiệp có thể được mang lon Biệt kích nhưng không được thực sự phục vụ trong tư cách Biệt kích ngoài chiến trường.


Đến ngày 1 tháng 10, những người đứng đầu các dịch vụ quân đội sẽ phải quyết định các nhiệm vụ tác chiến nào vẫn sẽ không được dành cho các nữ quân nhân. Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter cho các phóng viên tại Ngũ Giác Đài biết như thế hôm thứ Năm. Ông yêu cầu phải có giấy tờ biện minh cho mọi việc miễn trừ.


Ông Carter nói: “Chính sách của Bộ (Quốc phòng) là tất cả các vị trí tác chiến trên bộ sẽ được mở cho phụ nữ trừ phi việc phân tích rành rẽ các dữ liệu thực tế cho thấy các vị trí đó phải được hạn chế”.


Quyết định đó sẽ rất quan trọng đối với cô Griest, vì cô nói với các phóng viên tại Fort Benning hôm qua rằng cô muốn tham gia lực lượng đặc biệt của Lục quân.


Đại tá David Fivecoat, Tư lệnh Lữ đoàn Huấn luyện Biệt động và Không quân, nói: “Mỗi một quân nhân đều phải được có cơ hội đến và theo học trường Biệt kích. Hai phụ nữ này là những người đầu tiên đến và đã hội đủ tất cả các tiêu chuẩn, và trong tương lai, nếu Quân đội quyết định, chúng tôi sẽ rất vui mừng nhìn thấy có thêm phụ nữ”.
 http://www.voatiengviet.com/content/cac-phu-nu-dau-tien-tot-nghiep-truong-biet-kich-tinh-nhue/2927178.html

Gặp gỡ hai nữ biệt kích đầu tiên của quân đội Mỹ










Sau khi kết thúc khóa huấn luyện thể chất khắc nghiệt, Đại úy Kristen Griest và Trung úy Shaye Haver là hai nữ quân nhân tại Mỹ nhận bằng tốt nghiệp của trường đào tạo biệt kích (Ranger School) vào ngày hôm nay (21/8).
 >> Đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ sẽ tuyển "bóng hồng"
 >> Nhóm "bóng hồng" quyết tâm ngăn chặn "giấc mơ lên thiên đường" của IS

Đại úy Kristen Griest sẵn sàng tham gia các bài tập huấn luyện chiến đấu khắc nghiệt không kém cánh mày râu.
Hình ảnh mạnh mẽ của các nữ quân nhân trên thao trường.
Đại úy Kristen Griest và Trung úy Shaye Haver là 2 trong 19 nữ quân nhân vượt qua đợt tuyển chọn sơ loại kéo dài 17 ngày tại căn cứ Benning (bang Georgia) và được tham gia chương trình huấn luyện kéo dài 62 ngày để trở thành lính biệt kích. Trước đó, Đại úy Griest là sĩ quan quân đội thuộc lực lượng không quân trong khi Trung úy Haver ở băng Texas là một phi công lái trực thăng Apache.
Bài tập rèn luyện thể chất không thể thiếu trong các khóa huấn luyện quân sự.
Nữ quân nhân uống máu rắn hổ mang trong một buổi huấn luyện sống sót thuộc cuộc tập trận “Hổ mang vàng 2013”.
Khóa huấn luyện lính biệt kích bao gồm đào tạo kỹ năng nhảy dù và tấn công từ trên không.
Cả hai cô gái đều mong muốn cống hiến sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Griest bày tỏ “Tôi cảm thấy mình có thể đóng góp như những người đàn ông” trong khi đó Haver chia sẻ “cảm thấy hạnh phúc tuyệt vời khi là một phần của lịch sử”.
Nhiều học viên cùng lớp cho biết hai người phụ nữ này đều sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ khó khăn tưởng như chỉ dành cho đàn ông trong suốt thời gian huấn luyện. Đại tướng Austin S. Miller – người đứng đầu Trung tâm Huấn luyện Diễn tập quân đội Mỹ cho hay “không hề có bất kì sự thiên vị hay thay đổi nào trong chương trình huấn luyện dành cho nữ quân nhân. Cả hai học viên nữ này đều đảm bảo được đủ khả năng về mặt thể chất cũng như tinh thần hoàn thành nhiệm vụ khóa học”.
Nữ đặc nhiệm kiểm tra hệ thống máy của trực thăng.
Hình ảnh đẹp của nữ binh sĩ cầm súng tại mặt trận tiền tuyến.
Theo tờ Washington Post, Trung úy Haver trước đây là vận động viên trong nhóm chạy việt dã của trường trung học. Tính cách của Haver được bạn bè, đồng nghiệp và cấp trên miêu tả là người tự tin, dám nói lên chính kiến của mình. Bên cạnh đó cô cũng có tố chất lãnh đạo.
Trái ngược với Haver, Griest là một người bình tĩnh, trầm lặng và khiêm tốn. Tuy nhiên cô cũng rất mạnh mẽ. Ưu điểm của Griest là khả năng lập kế hoạch, mọi chi tiết đều được vạch ra rõ ràng, gắn kết chặt chẽ, xuyên suốt.
Đại úy Jill A. Leyden cúi đầu trước ngôi mộ đồng đội tại Nghĩa trang quốc gia Arlington (bang Virginia).
Tổng thống Barack Obama năm 2013 đã đề nghị các đơn vị của lực lượng vũ trang phải tạo điều kiện cho phụ nữ trực tiếp tham gia chiến đấu từ năm 2016. Kể từ đó, các cơ sở quân sự đều mở lớp tiếp nhận các nữ học viên.
Lầu Năm góc miêu tả Trường đào tạo Biệt kích là nơi đào tạo khả năng chiến đấu và lãnh đạo hàng đầu quân đội Hoa Kỳ, trong đó học viên phải học cách vượt qua nỗi mệt mỏi, căng thẳng, đói khát để dẫn đầu đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu quy mô nhỏ.
Loại hình giải trí quen thuộc cho các nữ quân nhân trong doanh trại là tạp chí và âm nhạc.
Bắt đầu với 381 quân nhân nam và 19 quân nhân nữ, nhưng trong buổi lễ tốt nghiệp tới, chỉ có 91 nam và 2 nữ được nhận bằng. Các học viên trong khóa học buộc phải huấn luyện trong điều kiện thiếu thức ăn cũng như ngủ không đủ giấc.
Một khóa huấn luyện kéo dài 62 ngày bao gồm bài tập kiểm tra thể chất 49 lần chống đẩy, 59 lần đứng lên ngồi xuống, chạy tốc độ 8 km trong vòng 40 phút, 6 lần kéo xà đơn, thi bơi, kiểm tra kỹ năng định vị trên mặt đất, đi hành quân 19 km trong 3 giờ đồng hồ, 4 ngày huấn luyện trên núi, 3 lần nhảy dù, 4 cuộc diễn tập tấn công từ trên không và 27 ngày tuần tra chiến đấu.
Tuy nhiên, hiện hai lính nữ biệt kích này vẫn không thể gia nhập trung đoàn biệt kích nổi tiếng “Ranger 75” như các học viên nam khác. Lầu Năm góc cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quyết định cuối cùng về vai trò chiến đấu của các nữ quân nhân. Giới chức quân sự Mỹ cho rằng họ không mong đợi số lượng lớn nữ binh sỹ đảm nhiệm một số nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm.


TÌNH YÊU KHÔNG BIẾN DẠNG

Trong khi những người khác chỉ nhìn thấy những vết sẹo chằng chịt khắp nơi, đôi mắt anh lại chỉ nhìn thấy duy nhất người con gái mình yêu. “Cô ấy vẫn là Turia. Cô ấy vẫn là con người. Làn da của cô ấy bị biến dạng những cô ấy vẫn là người con gái mà tôi yêu”.
Turia Pitt bị bỏng nghiêm trọng trong một vụ cháy rừng, những vết bỏng tưởng chừng như có thể giết chết cô. Dù phải tập đi, tập nói, tập cầm nắm mọi thứ trong đau đớn như một em bé sau hàng trăm ca phẫu thuật, cô đã hồi phục một cách đáng kinh ngạc nhờ vào quyết tâm sắt đá của chính mình cũng như tình yêu dịu dàng và sự hỗ trợ không mệt mỏi của người bạn trai, người yêu - anh Michael Hoskin.
tình yêu, tình yêu đẹp, Australia, Turia Pitt, Michael Hoskin
Turia Pitt trước khi bị tai nạn
Biến cố khủng khiếp
Turia và 5 vận động viên khác tham gia một giải chạy việt dã bị mắc kẹt trong một đám cháy quét qua vùng Kimberly thuộc miền Tây nước Úc vào ngày 2 tháng 9 năm 2011.
“Tôi nhớ khi mình đang chạy lên một ngọn đồi và nghe tiếng la hét hỏa hoạn. Tôi trèo xuống một đám đất trũng và kéo áo khoác kín người, nhưng nó mau chóng nóng rẫy và tôi bắt đầu nhảy lên cho đỡ bỏng thì khi đó lửa bắt vào người. Tôi nhìn xuống đôi tay đang bốc cháy và chỉ biết sợ hãi kêu cứu”.
Sau khi chờ đợi 4 giờ đồng hồ để được giải cứu, trực thăng đưa Turia đến khoa Bỏng, bệnh viện Hoàng gia của Darwin. Michael Hoskin - bạn trai của Turia - lúc đó đang làm việc ở Sydney đã đón chuyến bay sớm nhất để đến bên cạnh bạn gái.
Khi anh tới nơi, Turia trong suy nghĩ của nhiều người đang nằm chờ chết. Trong tình trạng hôn mê, 64% cơ thể bị bỏng sâu, Turia như bị sưng phồng và gần như không thể nhận ra cô ấy sau nhiều lớp băng bó.
“Ý nghĩ Turia đang nằm chờ chết quá sức chịu đựng của tôi. Tôi cứ tự nói với bản thân mình rằng, cô ấy còn sống, đó là tất cả. Nếu có ai đó, người có thể vượt qua nghịch cảnh như thế này, người đó chính là Turia. Tôi cũng biết rằng cô ấy cần tôi tin tưởng vào điều đó. Tôi phải lạc quan vì cô ấy nhiều nhất có thể và cho cả chính tôi nữa.
tình yêu, tình yêu đẹp, Australia, Turia Pitt, Michael Hoskin
Michael và Turia
Niềm tin của Michael đã được đền đáp. Sau ca phẫu thuật thập tử nhất sinh, tình hình của Turia dần dần ổn định. Các bác sĩ nói với anh rằng, cô ấy chắc chắn sẽ sống nhưng sẽ là một hành trình dài đầy đau đớn để có được bất kỳ hồi phục nào.
Turia đã trải qua 18 ca đại phẫu thuật, hàng chục ca cấy ghép da. Cô cũng có hơn 100 tiểu phẫu khác nhau và trải qua hơn 6 tháng liên tục trong bệnh viện và vẫn đang trong giai đoạn phục hồi chức năng.
Cô mất hầu hết các ngón tay, mất mũi và vùng da cấy ghép cô sử dụng trong những lần phẫu thuật thường xuyên đau đớn.
Tình yêu dịu dàng
tình yêu, tình yêu đẹp, Australia, Turia Pitt, Michael Hoskin
Turia sau khi bị bỏng
Trước tai nạn, Turia có một cuộc sống dường như là hoàn hảo. Sau khi tốt nghiệp trung học, Turia bắt đầu học đại học, với sự chăm chỉ của mình cô trở thành học giả Rio Tinto và tốt nghiệp loại giỏi. Cô từng làm người mẫu và vào thời điểm tai nạn xảy ra, Turia đang là kỹ sư làm việc cho mỏ kim cương Argyle.
“Tôi xinh đẹp, thông minh, có một người yêu tuyệt vời, những người bạn tuyệt vời, tôi có một công việc tốt với mức lương không tồi”. Cũng phải mất khá lâu tôi mới biết điều gì thực sự xảy ra với mình. Tôi phải học lại từ đầu để quay về cuộc sống - tập đi, tập nói - tất cả những điều tôi coi là đương nhiên mình biết thì giờ dường như trở thành những nhiệm vụ bất khả thi. Phải hai năm sau vụ tai nạn, tôi mới đủ tự tin để lộ khuôn mặt và cánh tay trước mọi người”. Tôi nhận ra rằng: người ta có thể thất vọng trong chốc lát, nhưng không thể mang đau đớn theo mình mỗi ngày. Cuộc đời có thể chia cho bạn những quân bài xấu, nhưng chơi với chúng như thế nào mới là quan trọng”.
Đó là tinh thần ko gì dập tắt được vẫn song hành cùng Turia và động lực cho sự hồi phục kỳ diệu của Turia chính là mối tình với Michael.
Tình yêu của Michael dành cho người bạn gái của mình rõ mồn một trong từng khoảnh khắc. Từ cách Michael dịu dàng nâng khuôn mặt dày sẹo của Turia trên đôi tay mình, vén những lọn tóc tối màu để nhìn sâu vào đôi mắt mở to, màu xanh lá cây - nơi duy nhất trên khuôn mặt của Turia ngọn lửa đã không thể chạm tới. Khi anh nói về bạn gái của mình: “Đôi mắt của Turia thật đẹp. Mỗi khi tôi nhìn sâu vào đôi mắt ấy, tôi nhìn thấy cô gái mà mình yêu thương, cô gái mà sức mạnh, sự kiên cường đã khiến tôi kinh ngạc. Với tôi, cô ấy có nghị lực hiếm thấy của con người”.
Cả khi anh chăm sóc Turia. Michael đã ở bên cạnh Turia trong suốt cuộc chiến sinh tử để giành lại sự sống cho cô sau biến cố khủng khiếp. Anh đọc thơ, đọc tiểu thuyết kinh điển cho cô nghe khi cô hôn mê sâu. Không một phút nào anh nghĩ sẽ từ bỏ tình yêu, sự hỗ trợ và hy sinh dành cho cô gái trẻ đang đối mặt với thách thức khủng khiếp, một bi kịch hằn lên cơ thể cô ấy những vết sẹo nhiều đến mức người quen không còn nhận ra cô ấy là ai.
Không khi nào anh dao động niềm tin rằng họ sẽ ở bên nhau như bao cặp đôi khác. “Cô ấy vẫn là Turia. Cô ấy vẫn là con người. Làn da của cô ấy bị biến dạng những cô ấy vẫn là người con gái mà tôi yêu”.
“Tôi vẫn có những tháng ngày cảm thấy mình xấu xí và cảm giác ấy quật ngã tôi nhưng may mắn thay tôi có Michael. Những lời yêu thương dịu dàng của Michael luôn được tôi chờ đợi và chúng như lời thần chú dành cho tôi vậy. Anh ấy ở bên cạnh tôi, từng phút một, từng ngày một, giúp đỡ tôi, khuyến khích tôi, khen ngợi tôi. Ngay cả khi tôi trải qua những tháng ngày đen tối nhất trong bệnh viện, tự hỏi chính mình “Tại sao lại cứu sống tôi để làm gì chứ?” thì tôi biết rằng, anh ấy ở đó là vì tôi.
Tương lai là đám cưới và những đứa con
tình yêu, tình yêu đẹp, Australia, Turia Pitt, Michael Hoskin

Turia chia sẻ: “Tôi yêu cái cách “chúng tôi không bao giờ cãi vã nhau". Điều đó không phải để nói rằng, nó thật dễ dàng hoặc chúng tôi không bất đồng lúc này lúc khác nhưng chúng tôi luôn cố gắng để giải quyết mọi việc.
Mọi người nói, chúng tôi có một tình yêu tuyệt vời và tôi nghĩ là họ đúng nhưng đầu tiên và quan trọng nhất nó phải dựa trên một sự thật rằng chúng tôi là những người bạn. Tất nhiên, chúng tôi yêu nhau, nhưng tình bạn đã cùng chúng tôi đi qua những ngày gian khó. Michael là người bạn tốt nhất. Tai ương có thể giúp con người đến thật gần nhau hoặc đẩy họ ra xa nhau. Đối với chúng tôi, chúng tôi cảm thấy gần nhau hơn bao giờ hết”.
Michael và Turia đã bàn đến đám cưới và nó được đặt trong danh sách những ưu tiên hàng đầu, hiện tại, họ tập trung vào phục hồi chức năng và giành lại một vài điều bình thường của cuộc sống trước đây.
Gia đình và những đứa trẻ, cả hai đều nằm trong kế hoạch tương lai của họ.
“Tôi có thể tức giận, nhưng tôi biết rằng, nó chẳng dẫn tôi đến bất cứ đâu. Tôi biết nó cũng chẳng thể thay đổi những điều đã xảy ra hoặc trả lại cho tôi cơ thể ban đầu. Nhưng tôi mạnh mẽ hơn mỗi ngày và với sức mạnh mỗi ngày tôi có được ấy, tôi càng cảm thấy giống Turia của ngày xưa, tôi càng cảm thấy đó là tôi thực sự. Tôi có cả một cuộc đời phía trước. Tôi đang sống cuộc đời đó - ngay thời điểm hiện tại này đây - với Michael người đàn ông tôi yêu".



Xúc động người mẫu được yêu hơn dù biến dạng mặt vì bỏng - 3
  • facebook
  • Google+
  • twitter
Turia từng khiến dân mạng nước Úc nghiêng ngả với vẻ đẹp của khuôn mặt, làn da nâu bóng mịn, ba vòng gợi cảm và thân hình quyến rũ.

Xúc động người mẫu được yêu hơn dù biến dạng mặt vì bỏng - 4
  • facebook
  • Google+
  • twitter
Sau khi gặp tai nạn và làn da bị hủy hoại, Turia từng suy sụp tinh thần. Cô có thể đã không vượt qua được nếu không có người bạn trai ở bên.

Xúc động người mẫu được yêu hơn dù biến dạng mặt vì bỏng - 5

Xúc động người mẫu được yêu hơn dù biến dạng mặt vì bỏng - 6

Xúc động người mẫu được yêu hơn dù biến dạng mặt vì bỏng - 7
Anh luôn yêu thương cô như thể cô chưa từng có sự biến đổi nào về nhan sắc.

Xúc động người mẫu được yêu hơn dù biến dạng mặt vì bỏng - 8
Nhờ đó, Turia đã tự tin hơn. Cô vẫn thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện, vẫn chụp ảnh thời trang

Xúc động người mẫu được yêu hơn dù biến dạng mặt vì bỏng - 9
Cô vẫn tập luyện đều đặn để giữ gìn vóc dáng. Thật may, phần bụng của cô không bị ảnh hưởng và cô vẫn có thể sinh con.

Xúc động người mẫu được yêu hơn dù biến dạng mặt vì bỏng - 10
Turia từng gây sốc khi tự tin xuất hiện trên trang bìa tạp chí nổi tiếng.
  • Thuong Sobey (dịch và tổng hợp)
(Câu chuyện tình yêu của Turia và Michael được tạp chí phụ nữ Australia ra hàng tuần bình chọn là câu chuyện tình yêu của năm 2013)


PHẠM TÍN AN NINH * CUNG VĨNH VIỄN



Cung Vĩnh Viễn


Tôi quen Long từ lúc còn trong quân trường. Hai thằng có nhiều thứ khác nhau. Cái tên Nguyễn Vĩnh Long của nó cũng đủ làm cho tôi cảm thấy cách xa nó đến cả… vài trăm cây số. Nó cao lêu ngêu, tôi thuộc loại chỉ đủ thước tấc đi lính. Mỗi lần xếp hàng diễn hành hát bài Đường Trường Xa, nó cầm cờ đi hàng đầu, còn tôi ách ê hàng áp chót. Tôi ăn nói vụng về nên thường thầm lặng còn nó thì giỏi lý sự nên nói hơi nhiều. Cái giọng nam bộ của nó thường mở đầu bằng mấy tiếng chửi thề, nên tôi ngại nói chuyện với nó. Dường như hai thằng chỉ có một điều giống nhau duy nhất : Con nhà nghèo, gia đình lại ở quá xa, cho nên những ngày cuối tuần, hai thằng đều mồ côi tại chỗ. Không ngờ chính cái điều giống nhau duy nhất ấy mà sau này hai thằng trở thành bạn chí thân



Quả thật là nó có nhiều thứ khác tôi, nói cho đúng là có nhiều cái hơn tôi. Ra trường nó đỗ cao, được chọn về quân trường Đồng Đế, ngay tại quê tôi, làm huấn luyện viên, còn tôi thuộc loại “lè phè” nên phải ra làm trung đội trưởng ở một sư đoàn tận trên cao nguyên xa tít mịt mùng.
Sống xa nhau, nhưng cứ mỗi lần về phép, hoặc có dịp dẫn quân qua thành phố Nha Trang là tôi ghé lại thăm nó. Có khi ở chơi với nó cả tuần.



Hoạn lộ của Long coi bộ thênh thang hơn tôi nhiều lắm. Phải nói thật là nó có tài, chứ không hề chạy chọt, hay nhờ vã một ai. Làm huấn luyện viên, cán bộ, chỉ một thời gian ngắn, nó được rút về làm Trưởng Phòng, rồi lên Trưởng Khối. Chức vụ cao, cứ theo bản cấp số, nó lên lon lên lá vù vù. Còn tôi quanh năm đánh đấm, nằm núi lội rừng, thương tích mấy lần cũng chỉ được mấy cái huy chương, mà chẳng có dịp nào đeo trên nắp túi áo làm oai với mấy cô em gái hậu phương.
Chỉ sau mấy năm, nó đã lên đến quan ba. Tôi về phép đúng lúc ăn khao. Nó dặn dò tôi hai tháng nữa, cố gắng dọt về đây làm phụ rể cho nó. Nó lấy vợ. Nghe nói vợ nó là trưởng nữ của một nhà giàu nên đám cưới sẽ linh đình ghê lắm. Hai tháng sau tôi đang đóng quân ở Lâm Đồng, năn nỉ ông Tiểu đòan trưởng xin ba ngày phép, theo trực thăng của Phi Đoàn Thần Tượng 215 biệt phái, bay về NhaTrang mừng đám cưới thằng bạn chí thân. Vào nhà nó trong cư xá khi trời sắp tối. Cửa đóng im ỉm.


Tôi vào cổng quân trường hỏi sĩ quan trực. Ông cho biết Long đang còn ở trong văn phòng.
- Cái thằng này, lúc nào cũng gương mẫu. Ngày mai cưới vợ mà bây giờ còn cặm cụi làm việc. Hèn gì nó cứ lên lon lên chức là phải. Tôi nghĩ thầm trong bụng.


Đẩy cửa vào văn phòng, thấy nó đang nằm dài trên bàn, mặt mày thiểu nảo. Tôi có linh tính là ngày mai tôi không có cái vinh dự được làm phụ rể. Nó không nói năng gì và cũng chẳng đưa tôi về cư xá mà lái xe chở tôi chạy một vòng xuống quán số 5 dưới bờ biển Nha Trang, uống mấy lon bia trút mọi điều ẩn ức:
- Đ.M. bà già dịch của con bồ tao không chịu gả con gái cho tao.


Lâu rồi, tôi mới nghe lại cái giọng chửi thề ngày xưa của nó. Tôi trố mắt nhìn nó chờ lời giải thích.



- Mày biết không, ông già tao với mấy bà dì từ Vĩnh Long khăn gói ra đây. Sợ không môn đăng hộ đối, tao phải nhờ ông đại tá chỉ huy phó dẫn nhà trai đến nói chuyện với ông bà. Ông chồng thì vui vẻ tay bắt mặt mừng, tao thấy đời cũng còn lên hương. Tới lúc mọi người đứng vào vị trí “thao diễn nghỉ”, bà vợ mới nghiêm mặt phán cho một câu làm tao muốn xỉu luôn tại chỗ.
- Câu gì mà ghê gớm như lời chúc tết của “bác ” trước tết Mậu Thân vậy ? Tôi đùa.
- Bà hỏi ông già tao: Ông hỏi con trai của ông, là lương tháng của cậu có đủ cho con gái tôi mua xà phòng giặt quần lót nó hay không mà đòi cưới với hỏi.



Có vài lần đi chơi chung với Long và cô vợ.. hụt này. Nàng trông cũng dễ thương, gốc Bắc Kỳ 54, nên giọng Hà Thành còn “ngàn năm văn vật” lắm. Cha mẹ cô là chủ một hảng thầu có máu mặt ở Nha Trang, nàng thì học xong tú tài thì theo nghiệp mẹ cha, kinh doanh, làm chủ mấy tiệm may, mấy cái sạp vải trong chợ Đầm, và còn làm thêm cái nghề tay trái là thầu cung cấp lễ phục cho khóa sinh trường Đồng Đế. Chính cái nghề phụ này mà cô nàng gặp và mết Long, một trưởng phòng trẻ tuổi cao ráo đẹp trai. Qua mấy năm tình yêu còn mặn nồng hơn nước biển Nha Trang, nhưng biết bà mẹ chê lính nghèo, nên nàng không dám mở lời. Cuối cùng thì nàng năn nỉ ông già. Cái đám hỏi là do chính ông đưa đường chỉ lối. Ông hiền lành tốt bụng, nhưng kẹt là mọi việc bà vợ đều nắm quyền. Mà đã là vợ nắm quyền thì cái nhà sẽ trở thành vô phúc. Tôi đã từng nghĩ, miền Nam sụp đổ cũng có sự góp phần không nhỏ của những bà vợ mấy ông lớn ưa nắm quyền chồng.
Sau đám hỏi bất thành, ông già nó trở về Vĩnh Long, buồn và tủi thân nên bệnh cả mấy tháng trời. Nó bảo là vẫn nặng tình với cô con gái, nhưng rất hận bà già Bắc kỳ giết giặc.



Tôi lên mặt dạy “chiến thuật” cho nó :
- Mày là lính văn phòng mà còn bị chê, cở tao là lính tác chiến thì chắc chỉ phải đứng xa ngoài cửa. Tao như mày thì một là áp dụng chiến thuật “tiền pháo hậu xung”, còn nếu mày thấy con tim chưa đến nỗi lao đao, thì cứ tìm mục tiêu khác ngon lành hơn mà “đột kích”. Mày là lính, đừng để mất mặt KBC.


Nó đập vai tôi cười méo mó.
Không biết có phải nhờ nó áp dụng “triệt để” bài học chiến thuật tôi dạy lần trước, nên vừa “đột kích”được mục tiêu nào mới, mà chỉ gần ba tháng sau nó lại nhờ một anh bạn phi công Sao Mai L 19 từ Nhatrang lên bao vùng liên lạc nhắn tôi trên tần số không lục : Ninh Kiều hạ san gấp ăn đám cưới củaVictor Lima ở tango hai lần Delta ( ám danh đàm thoại có nghĩa là Vĩnh Long ở trường Đồng Đế). Báo hại lần này tôi phải nói dối với ông Chiến đoàn trưởng một lần nữa, để bỏ rừng theo trực thăng vù về thành phố biển.


Nó đón tôi ở phi trường. Vừa gặp nó tôi đã “biểu dương thành tích” :
- Tao phục mày. Tao là dân đánh đấm mà cũng chưa chiếm được mục tiêu mới trong vòng ba tháng, nhất là sau một lần chiến bại còn thương tích đầy mình. Mày mà ra cầm quân chắc cũng đã là “đại bàng”của tao từ lâu rồi.


Nó đấm vào bụng tôi một cái :
- Mục tiêu mục tiết cái con khỉ. Tao áp dụng chiến thuật “tiền pháo hậu xung” của mày đó.


Tôi tròn mắt :
- Tao còn phục tài mày hơn nữa. Cái gì mày cũng đáng là “sư phụ “của tao.


Đám cưới vội vã, nhưng cũng linh đình. Có lẽ vì thế giá của ông bà thầu khoán. Chỉ có điều đại diện bên nhà trai chỉ toàn là lính. Cha của Long thương thằng con, nhưng còn hận đời đen bạc nên đành “vắng mặt có lý do”.
Sáu tháng sau tôi về phép ghé thăm. Vợ chồng nó vẫn ở trong khu cư xá, nhưng được cấp ưu tiên một căn rộng và khang trang hơn. Trong nhà bày biện sang trọng. Gặp tôi bất ngờ nó mừng ra mặt, vì đúng lúc nó tổ chức ăn khao lên lon và lên chức, nhưng lần này là chức… Cha, vì vợ nó vừa sinh đứa con trai đầu lòng. Niềm vui của nó còn lớn hơn khi cha nó lặn lội từ Vĩnh Long ra thăm để được bồng thằng cháu đích tôn. Nó nâng thằng con lên khoe với mọi người :


- Như vậy là tao cũng báo hiếu được cho ông già, vì sau này cũng có người bưng hình cho ổng.
Có người không hiểu hỏi bưng hình làm gì. Nó giải thích : ” là khi nào ông già tao qui tiên, nó bưng hình ổng đi trước quan tài đó “. Tôi thúc tay vào hông nó, bảo đừng nói điều gỡ.


Chia tay, tôi nắm chặt tay hai vợ chồng nó :
- Mừng cho ông bà, tài lộc gì có đủ rồi đó nghe. Trong đám bạn nghèo, mày là thằng số một đó nghe Long.


Hai vợ chồng ôm lấy tôi cười rạng rỡ.
Sau cái ngày ăn mừng “chiến thắng” của nó, thì trên chiến trường thực sự của tôi lại bắt đầu sôi động. Từ Sông Mao, đơn vị tôi di chuyển khẩn cấp lên An Khê vào đúng chiều ba mươi tết. Đánh một trận thần tốc, giải tỏa mấy cái chốt ở đèo An Khê xong là trực chỉ lên phi trường Pleiku để không vận lên Kontum, giữa “mùa hè đỏ lửa”.
Đầu tháng 3/75,sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, tôi được theo BTL Tiền Phương về Nha Trang trong kế hoạch tái chiếm thành phố đất đỏ “bụi mù trời” này. Tôi ghé thăm vợ chồng Long một lần vội vã, nhưng chỉ gặp nó, còn vợ con thì phải “di tản” về ở với ông bà già ở đường Độc Lâp Nha Trang.



Một tuần sau, những người đầu tiên sống sót từ dòng người di tản theo tỉnh lộ 7B về đến Nha Trang mang không khí hốt hoảng bao trùm lên thành phố biển. Long liên lạc tôi qua tần số vô tuyến, hẹn gặp gấp trước cổng Grand Hotel, đang được xử dụng làm BTL tiền phương QĐII.Trên xe vừa bước xuống, nó bảo tôi đi với nó tới Nam Việt Ngân Hàng ở góc đường Độc Lâp – Nhà Thờ, dẫn theo một tiểu đội lính.


Tôi vừa được trung tâm hành quân cho hay: một số tù trong quân lao vừa phá cổng thoát ra ngoài, nên nghĩ ngay đến chuyện có cướp ở ngân hàng. Tôi bảo nó :



- Lính tráng trong tình trạng ứng chiến, muốn đi đâu phải xin lệnh. Để tao vào nói với ông Tham Mưu Phó Hành Quân.
Nó ngăn tôi lại, ghé miệng vào tai tôi nói nhỏ :
- Tao nhờ mày việc riêng. Mày có lính tráng dễ nói hơn tao. Tao mang cái phù hiệu quân trường, nói không mạnh lắm. Bao nhiêu tiền vợ chồng tao đều gởi trong ngân hàng. Bây giờ đến rút nó không cho, bảo phải vào ngân hàng chính trong Sài Gòn.


Tay giám đốc chi nhánh bảo là cả tiền bạc và sổ sách đã gởi đi Sài gòn rồi. Nhưng tao không tin. Bọn này thừa nước đục thả câu. Hơn nữa tao là lính tráng, đâu có muốn bỏ đi Sài gòn lúc nào cũng được.
Tôi ngần ngừ, nhưng nghĩ nó là thằng bạn thân, sống chết có nhau, hơn nữa nó nói có lý: của mình mình lấy, có gì là phi pháp. Tôi vào nói nhỏ thằng bạn SQ trực trong TTHQ, rồi lái xe chở nó đi, gọi hai chú lính trinh sát đi theo hộ tống.
Hai thằng nói nhỏ với mấy anh cảnh sát gác cửa xin vào gặp ông giám đốc. Bắt tay chào hỏi xong tôi “dùng tình cảm xuống nước nhỏ” :
Nhờ ông giám đốc đặc biệt giúp cho anh bạn thân của tôi. Chắc ông cũng biết, đây là tiền buôn bán làm ăn của vợ ảnh chứ có thụt két tham nhũng gì đâu. Hơn nữa tụi tôi là lính, phải đi theo đơn vị, đâu có biết lúc nào mới vào được Sài Gòn mà rút tiền. Tôi biết là khó khăn cho ông, nhưng mong ông giúp đỡ đám nhà binh tụi tôi trong cái cảnh dầu sôi lửa bỏng này.


Ông giám đốc nghiêm mặt chau mày suy nghĩ, rồi hạ giọng.
- Thực là khó cho tôi quá, vì tôi phải làm theo lệnh của trung ương. Nhưng thôi được, nễ tình mấy anh, tôi phải lấy quỹ dự trử an toàn ra mà phát cho anh. Nhưng xin các anh đừng nói cho ai biết nghe.


Chúng tôi nói cám ơn đến mấy tiếng. Và như để đáp lễ tôi cũng báo cho ông biết ( mà có lẽ người Nha Trang nào cũng biết rồi) là tình hình nguy hiểm lắm, tù trong quân lao đã thoát được ra ngoài. Ông phải đề phòng.
Trước đây tôi đã nghe nó khoe mấy lần là con vợ bắc kỳ của nó làm ăn rất giỏi, nhưng tôi cũng không ngờ thằng bạn nghèo của tôi ngày xưa bây giờ lại có nhiều tiền đến như vậy. Tôi không rõ bao nhiêu, nhưng thấy nó phải dùng đến năm, sáu thùng đạn đại liên để chứa tiền. Xong còn nhờ đám tụi tôi hộ tống về trường Đồng Đế. Tôi bảo sao không cất ở nhà ông bà già vợ mà đem vô chổ lính tráng làm gì. Nó lắc đầu :



- Tao chẳng bao giờ muốn dính dáng tới cái bà già Bắc kỳ giết giặc đó. Hơn nữa ở cư xá tao còn có lính tráng canh gác.
Hôm sau, Trung Tâm Hành Quân được báo cáo là địch quân đã chọc thủng phòng tuyến cuối cùng của Lữ Đoàn Dù ở Khánh Dương. Các Trung Tâm Huấn Luyện ở Dục Mỹ đã di tản về Cam Ranh. Toà Lãnh Sự Mỹ cũng đã rời khỏi Nha Trang, và ông tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Khánh Hòa cũng đã biến mất từ lúc nào, không có mặt trong buổi họp khẩn cấp sáng nay của Tiểu Khu. Tôi liên lạc với người bạn thân trong TTHL Hải Quân, được biết chiến hạm 401 HQ sẽ ủi bãi tối nay để di tản toàn bộ SVSQ /HQ vào Vũng Tàu hoặc Cát Lở. Anh ta cũng có trách nhiệm phải đi theo. Tôi xin anh can thiệp dành cho mười chỗ để gởi vợ con tôi và gia đình Long, còn tôi thì đi theo đơn vị vào Phan Rang. Anh trả lời OK ngay.
Đồng hồ trên tay tôi chỉ 3 giờ 15 phút chiều. Tôi gọi vô tuyến cho Long, bảo nó cùng vợ con chuẩn bị sẳn sàng tại cư xá. Tôi về Ninh Hòa đón vợ con vào rồi ghé đón gia đình nó luôn. Chúng tôi hẹn gặp nhau lúc 6 giờ chiều.
Khi xe vừa xuống đèo Rù Rì, tôi giật mình khi thấy xe cộ, dân, lính đủ loại nối đuôi hối hả chạy ngược chiều về hướng Cam Ranh. Chỉ cái xe của tôi là đơn độc hướng về phía Ninh Hoà. Tôi dành tay lái và bảo anh tài xế ôm súng ngồi bên cạnh. Anh cũng là dân Ninh Hòa nên xin về với gia đình luôn, không muốn đi theo tôi. Có một chi tiết nhỏ nhưng đã làm tôi cảm động và không bao giờ quên : Khi tới ngả ba cải lộ tuyến Ninh Hòa, tôi thấy một chiếc xe đám cưới, mà cô dâu là người láng giềng của bà xã tôi, và chú rể là một sĩ quan pháo binh trẻ. Đôi tân hôn nhớn nhác hối hả chạy theo dòng xe định mệnh. Trong những ngày trong tù, đôi khi tôi nghĩ tới cô dâu chú rể giờ thứ 25 này và không biết tình duyên của họ giờ đã ra sao.
Khi chở vợ con trở lại Nha Trang, từ quốc lộ rẽ vào trường Đồng Đế để đón gia đình Long như lời hẹn, tôi chứng kiến một cảnh tượng thật thê lương : quân phục, súng ống vất dọc đường, mấy ngôi nhà đang cháy, có vài ba xác chết. Khó khăn lắm tôi mới lái xe tới được khu cư xá của Long. Nhà mở toang cửa, trong nhà vật dụng ngổn ngang, không một bóng người. Tôi gọi Long trên máy vô tuyến, nhưng không nghe lên tiếng. Tôi lo lắng cho nó khi nghĩ tới số tiền lớn của nó mang về từ Ngân Hàng .


Vào Sài Gòn, sau khi sắp xếp nơi ăn chốn ở cho vợ con xong, tôi ra Vũng Tàu trình diện lại đơn vị cũ. Tôi tìm Long khắp nơi, nhưng không ai biết.



Rồi cái biến cố đau thương cũng đến hồi kết cuộc : miền nam thất thủ. Ngày 28 tháng 4, cả gia đình tôi có mặt tại bến Bạch Đằng với mấy thằng bạn Hải Quân. Nhưng cuối cùng, tôi không bước xuống tàu mà quyết định ở lại. Tôi không đành lòng bỏ quê hương, và nhất là cha tôi, đang còn kẹt lại một mình ở quê nhà. Hơn nữa dù sao đất nước cũng sẽ thống nhất hòa bình. Rồi nam bắc một nhà sẽ cùng nhau xây dựng lại quê hương. Và cái ngây thơ đó của tôi đã được “người anh em một nhà” đãi ngộ bằng tám năm đọa đày trong các trại tù cải tạo tận vùng Việt bắc. Vợ con ở nhà thì nheo nhóc, không được phép làm một thứ công dân, dù chỉ là hạng bét.



Ra tù, không còn đất sống, tôi phải liều thân dẫn vợ con vượt biển ra đi. Sau bốn năm định cư ở Na Uy, cuộc sống gia đình tạm ổn định. Hai cô con gái lớn may mắn được một trường đại học bên Mỹ nhận, vợ chồng tôi đưa hai cháu sang Cali tìm nơi ăn chốn ở, nhân tiện thăm đám bạn bè cùng đơn vị ngày xưa. Gặp thằng bạn này thì nghe thêm tin tức của vài thằng bạn khác, đứa còn đứa mất, mỗi thằng một cảnh long đong, và bất ngờ tôi biết được tin Long. Một thằng bạn cùng đơn vị, khi mới chân ươt chân ráo từ trại tị nạn Bidong sang Mỹ, được ông chủ gốc nhà binh ưu ái nhận vào làm trong một siêu thị trên Michigan. Người chủ ấy chính là Long. Thằng bạn cho biết Long sang đây từ năm 75, và có tài kinh doanh nên bây giờ đã là triệu phú. Anh ta rất tốt với đám nhà binh lưu lạc sang đây. Biết ai là lính ngày xưa, Long cũng đến thăm, giúp đỡ tận tình, nếu chưa có việc làm, anh sắp xếp vào làm tại các siêu thị, nhà hàng của anh, đảm trách những công việc nhẹ nhàng, lương bỗng cũng khá. Anh bạn lục lọi trong cuốn sổ tay tìm đuợc số phôn gọi lên tìm, nhưng siêu thị đã bán cho chủ mới. Lần mò đến ba hôm sau, chúng tôi gọi được Long. Vợ chồng nó làm chủ đến mấy cái siêu thị, cây xăng ở tiểu bang Washington và một xưởng gổ ở vùng Portland, tiểu bang Oregon. Nó đúng là thằng bạn chí tình. Giàu nhưng không đổi bạn. Nhận ra giọng nói của tôi trong điện thoại, nó hét lên mừng rỡ :



- Bây giờ mày đang ở đâu ? Mày đi một mình hay có vợ con không ? Nghe tin mày vượt biên, tao tìm mày khắp nước Mỹ mà không ra.
- Tao đang ở nhà người quen ở Sacramento với bà xã và hai đứa con gái. Tao ở bên Âu châu qua, chứ có ở Mỹ đâu mà mày tìm. Tôi trả lời
- Tao “búc” vé máy bay ngay bây giờ, tụi mày lên tao ngay chiều nay nghe.
- Không được, chiều nay tao đã có hẹn ở San Jose, hơn nữa đâu có biết là gặp mày, nên tao đã mua vé đi một vòng qua nhiều tiểu bang lắm. Chiều mai tụi tao bay lên Houston rồi sang Florida, North Carolina và một vài nơi nữa, làm sao gặp mày bây giờ.


Nó bảo tôi cho số phôn và nó sẽ gọi lại sau năm phút. Nó hẹn gặp tôi tại phi trường San Jose. Nó bảo vợ chồng nó có nhà nghỉ mát ở gần đó, rồi dặn tôi cứ ở nhà người quen đợi, nó sẽ thuê xe đến đón. Vợ chồng nó sẽ đến San Jose bằng chuyến bay 5 giờ chiều nay.


Tôi đón nó ở phòng đợi phi trường cùng với vợ chồng thằng bạn khác ở San Jose mà tôi đã hẹn. Long nhận ra tôi trước, còn nó thì khác xưa nhiều lắm, mập ra nhiều và trông bệ vệ như một chính khách hơn là một thương gia. Nó ôm chặt lấy tôi quay mấy vòng.
Sau khi ăn tối xong nó đưa bọn tôi về nhà nghỉ mát của nó. Ngôi nhà nằm trên một ngọn đồi nhìn xuống cây cầu nổi tiếng Golden Gate ở San Francisco. Ngôi nhà nhỏ, nhưng khá xinh và được trang bị toàn là những thứ sang trọng, có đứa cháu và hai người Mễ trông coi.



Hôm ấy, chúng tôi thức suốt đêm, nhắc nhở bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, điểm danh lại đám bạn bè, tính xem đứa mất đứa còn, đang trôi dạt nơi đâu. Hai đứa sụt sùi, Tôi kể cho nó nghe hơn tám năm tù đày khốn khổ, vợ con nheo nhóc, và nhớ lại trước ngày mất Nha Trang, như lời hẹn, khó khăn và nguy hiểm lắm tôi mới đến được cư xá của trường Đồng Đế, nhưng không tìm thấy vơ chồng nó.


Nó rơm rớm nước mắt :
- Tao thường nhắc với vợ con tao về mày, bảo tất cả phải nhớ ơn mày. Vì nhờ mày tao mới rút được tiền ở ngân hàng Nam Việt hồi ấy. Và chính nhờ số tiền đó, khi đưa cả gia đình tao và gia đình bà xã tao đến Cam Ranh, xe cộ chật cứng, cả đêm không nhúc nhích được, tao trả giá cao mới mua được một chiếc tàu máy rồi cả nhà chạy ra đệ thất hạm đội. Nếu không có tiền, chẳng hiểu bây giờ tụi tao ra sao nữa.


Nghe nó nhắc gia đình vợ, tôi hỏi bố mẹ vợ nó bây giờ ở đâu và sức khỏe ra sao. Nó bảo ông cụ thì mất hơn năm năm rồi, bà già “bắc kỳ giết giặc” thì vẫn còn sống và ở San Jose cũng gần đây thôi. Có lẽ nó vừa nhớ tới cái chuyện ngày xưa nên câu chuyện trở nên sôi nổi :
- Lúc chạy bà cũng gần trắng tay. Của chìm của nổi bỏ lại hết. Tao hận cái nghèo, hận chuyện ngày xưa, nên qua đây tao đi làm đầu tắt mặt tối, kiếm một số vốn rồi ra kinh doanh. Tao nghĩ ở cái xứ này chỉ có làm business thì mới sớm đổi đời. Không ngờ tao có lộc trời, chỉ mấy năm sau tao có mấy cái nhà hàng, và một siêu thị. Tao mua cho ông bà cái nhà cả triệu đô, nuôi đám con của bả, em của bà xã tao, thằng nào cũng xong đại học, hai thằng ra bác sĩ, còn con út học luật. Tao làm cho bà ấy thấy tiền bạc có nghĩa gì đâu, mà ngày xưa bà khinh rẽ gia đình tao, làm cho ba tao buồn mà phát bệnh luôn. Cả đời này tao cũng còn hận bà. Lo đầy đủ cho gia đình bà xong, vợ chồng tao move lên Texas, rồi Washington DC, Michigan, Oregon và cuối cùng thì tới đóng đô ở Washington State. Từ đó tao không muốn gặp bà ấy nữa, vì mỗi lần gặp bà tao lại nghĩ đến nỗi hận của Ba tao. Chỉ có vợ tao lâu lâu về thăm bà mà thôi.



Còn mấy đứa con của mầy ra sao, không nghe mầy nhắc tụi nó.



- Lúc tụi tao ra đi, chỉ có thằng Đăng ba tuổi và con Tâm mới năm tháng. Sang đây đổi tên thành Danny và Tammy, Qua Mỹ, tuị tao chỉ có thêm thằng Kevin. Thằng Danny thì tốt nghiệp luật ở Yale, đang làm cố vấn pháp luật cho hảng Boeing, con Tâm thì ra trường Stanford ngay San Franciso này. Bây giờ làm SFO cho Bank of America, còn thằng út Kevin thì tiến sĩ IT Harvard, đang làm directeur cho ông Bill Gate ở Seatle, gần nhà tao.


Mắt tôi sáng lên, mừng cho sự thành công của vợ chồng nó :
- Tao phục mày. Con cái mày giỏi quá. Tụi mày vừa được vinh dự lại vừa tha hồ hưởng phước.


Nó trợn mắt :
- Dự với phước cái con khỉ. Tụi nó lấy vợ Mỹ, chồng Mỹ hết. Bây giờ tụi nó thành Mỹ hết rồi, mà lại là thứ Mỹ thượng lưu trí thức. Vợ chồng tao cũng có chút hãnh diện, và các cháu cũng rất lễ phép và biết nghe lời, nhưng vợ chồng tao cũng buồn khi nghĩ là càng lúc tụi nó càng xa cái nguồn cội của mình.


Tôi đùa để an ủi nó :
- Que sera sera ! mày cứ khéo lo. Ở ngoài này đa số là vậy. Rồi đến khi lá rụng cũng sẽ về cội thôi.


Nó thở dài :
- Có còn cội đâu mà về. Chính tao cũng không còn có cội, chứ nói chi tới con cháu. Cội của tao là ở cái xứ nghèo Chợ Lách, Vĩnh Long bên Việt Nam kìa. Tao cũng đã tính mai mốt về già, vợ chồng tao mang tiền về Việt nam sống. Nhưng khốn nỗi chẳng còn chổ để mà về nữa. Bà già tao, như mày biết, qua đời hồi tao còn trung học. Ông già tao thì mất từ năm 78. Ở cái làng nghèo mà có một thằng làm đến quan tư như tao là được xếp loại ác ôn ghê lắm. Tao đi rồi, ở nhà ông già tao lãnh nợ cho tao. Bị bắt lên bắt xuống, hành hạ đủ kiểu, nên phải chết sớm. Tao còn thằng em trai, lúc nó theo ông già tao vào thăm tao trong Thủ Đức chắc mày còn nhớ. Hồi xưa nó chịu khó học hành, hiền lành hiếu để lắm. Tao có mỗi nó là em, nên thương nó hết mình, tiền bạc tao gởi về như nước. Không ngờ có nhiều tiền nó trở chứng, bỏ vợ bỏ con xuống Sài gòn rượu chè bài bạc, sống hết với con này tới con khác. Cuối cùng thì nó hút xì ke. Vợ nó bán cả nhà từ đường, thu tóm tiền bạc dẫn đứa con trai đi biệt tích. Tao chưa về Việt nam, nhưng ở đây có nhiều người đã về thăm, họ bảo là dường như bây giờ cái xã hội ” kinh tế thị trường” ở bên nhà đã làm cho con người ta đổi thay nhiều lắm. Đồng tiền nó đã xói mòn tất cả mọi thứ đạo đức ở quê nhà. Cái xứ Chợ Lách khỉ ho cò gáy của tao bây giờ cũng đầy dẫy quán bia ôm. Cha mẹ còn đem con gái bán cho đám Đài Loan, hay mấy mụ tú bà. Bọn cán bộ thì đua nhau tham nhũng, sống phè phở trên đầu trên cổ dân đen. Có thằng tiền bạc thừa mứa không biết làm gì, mang đi mua tiết trinh cả những đứa con nít. Khốn nạn thật .Chính quyền trong nước cứ bảo những người ở ngoài này là “khúc ruột ngàn dặm”, là ” một bộ phận không thể tách rời” nhưng trong lòng thì vẫn còn mang nặng ghen tị thù hằn. Mày có đọc luật nhà đất mơí nhất của chính quyền trong nước rồi chứ. Người Việt ở nước ngoài không được hưởng quyền thừa kế bất động sản, mà chỉ được hưởng “giá trị” trên phần thừa kế đó mà thôi. Tao rất sợ cái loại chữ nghĩa này. Người chết nằm trong nghĩa trang Biên Hòa còn bị đập bia, phá mộ, san bằng, huống hồ những thằng còn sống như tao với mày. Chỉ có những thằng khùng mới tin được.



Ngưng vài phút, nốc cạn cốc Hennesy, nó ngẩng đầu lên nhìn tôi :
- Mày thấy không. Ngày xưa nghèo thì bị người ta khinh rẻ. Bây giờ giàu có, tiền bạc không biết để làm gì. Cuộc đời này khốn nạn thật. Sắc sắc không không ! Có lẽ tụi tao sẽ đi tu.


Tôi ôm chặt vai nó :
- Thì mày còn bạn bè, mày còn tụi tao đây. Có khi bạn già sống với nhau lại hay, vì mình dễ cảm thông, dễ chia sẻ mọi nỗi niềm


Không ngờ lời nói chỉ cốt an ủi của tôi đã làm cho đôi mắt nó sáng lên :
- Hay là mày cho hai đứa con mày ở lại đây với vợ chồng tao. Tụi tao hứa là sẽ coi nó như con tao. Mấy cháu còn nói tiếng Việt giỏi quá, mà cũng lễ phép dễ thương. Nói chuyện với tụi nó tao thấy sao mà gần gũi quá, nhất là bà xã tao cứ ôm tụi nó mà nói đủ thứ chuyện dưới đất trên trời. Tao sẽ lo cho tụi nó vô trường Stanford hay ít nhất là Berkely, chứ học mấy cái trường State đó làm gì. Còn vợ chồng mày cứ sang đây, tao nhường lại cây xăng, hay một cái nhà hàng. Mọi thứ đều free. Khi nào tụi mày giàu rồi thì từ từ trả vốn cho tao cũng được. Để tụi mày còn sớm được cấp thẻ xanh nữa.


Tôi cảm động vỗ vai nó,
- Cám ơn mày. Mày là thằng bạn lính chí tình. Nhưng các con tao sang đây đã lớn, bên Việt nam thì cũng chẳng được nhà nước bọn Cộng sản cho phép học hành gì. Tụi nó học không giỏi lắm, vào được State là tao mừng rồi. Tao chỉ mong ra trường tụi nó kiếm việc gì đó làm, đủ để tự lo cho mình. Còn tụi tao có biết buôn bán kinh doanh gì đâu. Tao ở lại sau tháng 4/75 nên thấy mọi thứ sao mà phù du quá. Nhiều kẻ vong ơn, phản trắc quá. Con người đối xử với nhau sao mà ác độc quá. May mà đám nhà binh tụi mình còn giữ được cái tình. Cái này quý lắm, nên tụi mình cố mà giử lấy, dừng để giàu nghèo nó làm mai một. Thôi, để tụi tao về Na Uy làm tà tà cũng đủ sống. Hơn nữa tao cũng thích ở cái xứ Bắc Âu hiền hòa yên tĩnh, hợp với những thằng chậm chạp như tao. Và tao cũng còn tịnh dưỡng để chữa những vết thương khó mà lành được trong lòng tao nữa.


Sáng hôm sau, khi mặt trời lên cao trên đỉnh đồi, hai thằng mới chui vào phòng ngủ. Trước khi chợp mắt, hồi tưởng lại ngày xưa, tôi thấy lòng lâng lâng tiếc nuối. Dù sống trong nghèo khó, hiểm nguy, nhưng lòng lúc nào cũng vui, cũng thấy yêu đời. Hình như lúc ấy cả đất trời và ai nấy cũng dễ thương, ở đâu con người cũng nặng tình nặng nghĩa với nhau. Còn bây giờ quê hương tôi chỉ còn là một “dòng sông tật nguyền” hay ” cánh đồng bất tận ” như hai nhà văn nào đó trong nước đã viết về quê hương nguồn cội của mình .


Cali, ngày thanksgiving

Phạm Tin An Ninh


TIỂU TỬ * NƯƠC MĂT

Tiểu Tử, những giọt nước mắt, những tiếng thở dài

Từ Thức (Paris) (VNTB) - André Gide nói ‘’ C’est avec des beaux sentiments qu’on fait de mauvaise littérature ‘’  ( Với những tình ...

Từ Thức (Paris)

(VNTB) - André Gide nói ‘’ C’est avec des beaux sentiments qu’on fait de mauvaise littérature ‘’  ( Với những tình cảm tốt, người ta làm văn chương dở ).
Tiểu Tử là một nhà văn đã chứng minh ngược lại, có thể viết hay với những tình cảm tốt. Trong tác phẩm của ông, hầu như chỉ có những tình cảm tốt , chỉ có tình người. Một nhân vật nói về một nhân vật khác trong truyện ngắn ‘’Made in Vietnam’’ : người chi mà tình nghĩa quá héng ? ‘’ . Độc giả nghĩ tới câu đó mỗi lần lại gần những nhân vật của Tiểu Tử. Người chi mà tình nghĩa quá héng. Độc giả chai đá tới đâu , đọc Tiểu Tử cũng không cầm được nước mắt. Người ta khóc, nhưng sau đó thấy ấm lòng, vì thấy trong một xã hội đảo lộn, vẫn còn đầy tình người, vẫn còn đầy thương yêu, vẫn còn nghĩa đồng bào vẫn còn những người tử tế . Và thấy đời còn đáng sống. Một nhà văn Pháp nói văn chương, trước hết là xúc động. Trong truyện ngắn của Tiểu Tử, sự xúc động hầu như thường trực.
                                                            Miệt Vườn
Tiểu Tử là một nhà văn miền Nam điển hình, con đường nối dài của những Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam. Văn của ông là lối kể chuyện của người miền Nam, bình dị nhưng duyên dáng, duyên dáng bởi vì bình dị, tự nhiên. Tiểu Tử không ‘’ làm văn ‘’ . Ông kể chuyện ; không có chữ thật kêu, không có những câu chải chuốt. Với cách viết, với ngôn ngữ chỉ có những tác giả miền Nam mới viết được. Không hề có cường điệu, không hề có làm dáng. Người đọc đôi khi có cảm tưởng tác giả không mấy ưu tư về kỹ thuật viết lách, ông viết với tấm lòng.
Ngay cả tên những nhân vật cũng đặc miền Nam, không có Lan, Cúc, Hồ Điệp , Giáng Hương như trong tiểu thuyết miền Bắc, không có Nga My, Diễm My , Công Tằng Tôn Nữ như Huế, chỉ có những con Huê, con Nhàn, con Lúa, thằng Rớt, thầy Năm Chén, thằng Lượm , bà Năm Chiên, bà Năm Cháo lòng. Các địa danh cũng đặc Nam kỳ, không có Cổ Ngư, Vỹ Dạ, Thăng Long, chỉ có những Nhơn Hoà, Cồn Cỏ, Bò Keo, Bình Quới, những tên, những địa chỉ rất ‘’miệt vườn ‘’, chỉ đọc cũng đã thấy dễ thương , lạ tai , ngồ ngộ. Âm thanh như một câu vọng cổ.
Tiểu Tử , 88 tuổi, kỹ sư dầu khí, tác giả nhiều tập truyện ngắn ( Những Mảnh Vụn, Bài ca Vọng Cổ, Chuyện Thuở Giao Thời ) học ở Marseilles, hiện sống ở ngoại ô Paris,  nhưng văn của ông không lai Tây một chút nào. Rất Việt nam, đúng ra rất Nam Việt, với lối viết như người ta kể chuyện bên ly la de, bên tô hủ tíu, với những chữ nghen, chữ héng, chữ nghe..’’ Cần gì cứ nói nghe cô Hai, đừng ngại. Mình với nhau mà ..’’. Dưới ngòi bút của một tác giả người Bắc, người Trung, gọi người đàn bà là con Huê, con Nhàn có vẻ hỗn, ở Tiểu Tử, nó chỉ có sự thân ái.
Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Tiểu Tử đã chứng tỏ ngôn ngữ địa phương, cách diễn tả địa phương làm giầu cho văn hoá dân tộc. Cố gắng bắt chước lối diễn tả Hà Nội là một lầm lỗi, nó chỉ làm cái vốn văn hoá của ta nghèo đi . ( Sự thực Hà Nội ngày nay không còn gì là nơi văn vật, cái gì cũng ‘’ đéo ‘’. Còn báo Nhân Dân không ? Đéo còn, chỉ còn Người Hà Lội ) 
                                            Những giọt nước mắt
Văn chương là hư cấu, nhưng đọc Tiểu tử, người ta thấy cái chân thực, có cảm tưởng không có chi tiết nào là kết quả của tưởng tượng. Tất cả đều la những chuyện tác giả đã sống, hay đã nghe kể lại . Vả lại, ở Việt Nam, thực tế vượt xa tưởng tượng. Cái đau đớn, cái thảm kịch mỗi người Việt Nam đã, đang sống, không có người viết văn nào, giầu óc tưởng tượng tới đâu, có thể bịa ra. Trong ‘’ Thầy Năm Chén ‘’, ông thầy thuốc, suốt đời làm việc nghiã, bị cách mạnh hành hạ, chuẩn bị cho con vượt biên. Khi giã từ con, ông đưa cho con , thằng Kiệt, ‘’ một cái gói mầu đỏ đã phai màu, cột làm nhiều gút, nói : cho con cái ni (ông là người gốc Huế ). Con giữ trong người để hộ thân.’’ Kiệt đến Cannada an toàn, một ngày dở cái gói của cha cho ngày vượt biển. Trong đó có ba cái răng vàng. Thầy Năm Chén , nghèo đói quá, đã cạy ba cái răng vàng cho con làm của hộ thân  đi tìm đường sống ở xứ người. Độc giả hiểu tại sao từ ngày con đi, ông Năm Chén chỉ ăn cháo.
‘’ Chiếc khăn mùi xoa ‘’ có thể coi là  điển hình cho truyện ngắn Tiểu Tử , trong đó có sự xúc động cao độ, đẫm nước mắt, với những nhân vật nhân hậu, giầu tình nghĩa, những chi tiết éo le như một cuốn phim tình lãng mạn, nhưng đơn giản, chân thực.
Một người Việt tị nạn ở Pháp về thăm nhà, gặp những người bạn học cũ , trong đó có nhân vật chính, ‘’ con Huê ‘’, sự thực là một người đàn bà đã đứng tuổi. Ông ta kể lại : ‘’ Con Huê tiễn tao ra cổng, đứng ngập ngừng một lát rồi bỗng nói một mạch, là lạ, như tụi mình trả bài thuộc lòng thuở nhỏ : Anh qua bên Tây , gặp anh Cương nói em gởi lời thăm ảnh . Nó nói rồi bỏ chạy vội vào trong, tao thấy nó đưa tay quệt nước mắt mấy lần. Tao đứng chết trân, nhớ lại lời con Nhàn, em con Huê nói với tao : Anh biết không, chị Huê thương anh Cương từ hồi còn nhỏ lận .  Người con gái ở quê mình nó thật thà, trung hậu đến mức độ mà khi trót thương ai thì thương cho đến chết. Họ coi đó là tự nhiên , phải có nước lớn nước ròng‘’.
Tiểu Tử viết chuyện tình âm thầm của người đàn bà từ ngày còn đi học, tới ngày nay đã bạc đầu, với người bạn trai ngày xưa tên là Cương, nhưng sóng gíó 75 đã khiến người đàn ông bỏ nước đi lánh nạn. Người con gái của ông Cương, đang sống ở Bruxelles, đọc truyện, cho tác giả hay bố mẹ đều đã qua đời. Trước khi chết, Cương dặn con gái : ‘’ Con ráng tìm cách về Nhơn Hoà, Cầu Cỏ, trao cái này cho cô Hai Huê, nói ba không quên ai hết ‘’. ‘’Cái này ‘’ là một bao thư, trong đó có chiếc khăn mùi xoa cô Huê đã tặng Cương thời trẻ. Người con gái thấy thương bố , thương cô Hai Huê không cùng. Cô gái đi Việt Nam, một xứ xa lạ, tìm về Nhơn Hoà , Cầu cỏ , tìm người bà tên Huê để trao lại kỷ vật của người đã qua đời. Cô Hai Huê xỉu đi khi nghe tin người bạn xưa đã chết. Hai người đàn bà, một già, một trẻ ôm nhau khóc.Nếu bạn là người tưởng mình có tâm hồn sỏi đá vì đã sống, đã chứng kiến đủ mọi thảm kịch của đời sống, nhất là đời sống của một người Việt Nam, bạn sẽ ngạc nhiên thấy mình đang lau nước mắt.
                                      Không Điên Cũng Khùng
Thế giới truyện ngắn của Tiểu Tử xoay quanh hai đề tài chính : những kỷ niệm về một Miền Nam hiền hoà, chất phác, nhân hậu ngày xưa, với những trò vui đưà nghịch ngợm của đám bạn bè trẻ , những mói tình mộc mạc của những người dân quê và, sau đó,  những đảo lộn sau 75, khi tai họa trên trời giáng xuống. ‘’ Tất cả đều bị xáo trộn, bị nghịch lý đến nỗi tao sống trong đó mà lắm khi phải tự hỏi : làm sao có thể như vậy được ‘’. Một xã hội vô tư , kể cả vùng quê, trở thành địa ngục. Chỉ còn hận thù, phản trắc , gian sảo, cướp đoạt, dối trá.
Những nhân vật của Tiểu Tử không còn cười đùa, vui chơi, dễ dãi nữa. Đó là những nhân vật đầy ưu phiền như ông Tư , như bà Hai , như thầy Năm Chén, như anh Bẩy, như bà Năm cháo lòng. Một xã hội đổ nát, rách bươm. ‘’Những người ‘’cách mạng’’ xông vào nhà, ngang nhiên hùng hổ, như một bọn cướp. Họ ‘’bươi ‘’ từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ sau ra trước…giống như gà bươi đống rác. Gặp gì kiểm tra nấy. Vậy rồi…hốt hết. ‘’
Sau 75 , người ta truyền nhau một câu ca dao mới : Thằng khôn thì đã vượt biên. Những thằng ở lại không điên cũng khùng. Các nhân vật của Tiểu Tử, vốn là những người miền Nam hiền lành, dễ tin, yêu đời, nhiều người đã hết lòng với ‘’kháng chiến ‘’, sau ‘’ cách mạng’’, đều bị đàn áp, gia sản bị cướp đoạt trắng trợn trong những chiến dịch ‘’ đáng tư sản mại bản ‘’ trở thành không điên cũng khùng
***
Ông Tư ( trong IM LẶNG ) là người có gia sản ở Sàigòn, đã bí mật đóng góp tài chánh cho ‘’Giải Phóng’’. Khi Cộng Sản vào miền Nam, không những không được trả ơn, mà bị hành hạ, gia sản bị cướp sạch. ‘’ Bỗng nhiên ông Tư nhận thức rằng tất cả những gì thuộc về ông bây giờ chỉ còn lại người vợ cuả ông đang chờ đợi ông ở nhà ‘’. Nhưng bà vợ tiếc cuả, uất hận vì bị cách mạng lừa gạt, suốt ngày đay nghiến trách móc chồng. Rốt cuộc hai vợ chồng tìm được cách chạy sang Pháp, nơi con trai ông đã được bố mẹ gởi đi du học, đã thành đạt, có nhà cưả sang trọng. Ông con hỏi bố ở chơi bao nhiêu ngày. Ông Tư nói ở lại luôn. Ông con nói, giọng đặc ‘’Việt kiều yêu nước’’ : ‘’ Ủa, sao lại ở luôn. Bây giờ nước nhà độc lập rồi, không còn thằng nào ngồi trên cổ mình hết ; vậy mà ba má bỏ qua đây luôn. Thiệt là vô lý ‘’. Ông Tư trở thành một người câm , không nói gì với ai nưã. Cho đến một hôm lầm lũi lội chết dưới  biển.
Bà Hai ( trong Thằng Đi Mất Biệt ), con cái chết, gia tình tan nát, suốt ngày ngồi chờ đứa con trai còn lại bị đưa đi cải tạo. ‘’ Khi trời nắng ráo, bà đi tuốt ra ngoài vàm rạch, lên ngồi trên môi đất có thể nhìn thẳng qua bên kia sông. Như vậy, ‘ khi nào thằng nhỏ nó về, mình thấy nó từ đằng xa, nó có đi đò, trong đám đông, mình cũng nhìn ra đươc nó liền hà ‘’.
Thầy Năm Chén ( trong truyện cùng tên ) phòng mạch bị chiếm, con trai phải bỏ đi kiếm ăn . ‘’Chia tay nhau mà hai cha con không dám ôm nhau. Sợ người ta để ý. Thầy không đưa con ra cổng nghĩa trang. Sợ người ta để ý, Thầy không dám để rơi một giọt nước mắt. Sợ người ta để ý, Thầy chỉ thở dài. Thời buổi bây giờ chỉ thở dài là không ai để ý. Bởi vì ai cũng thở dài hết ‘’.
Ông già bới rác ( truyện cùng tên ) là một ông già có công với ‘’cách mạng’’, bi cách mạng cướp hết không còn manh giáp, trở thành khùng, suốt ngày lang thang ngoài đường bới rác, ‘’ tao bới rác để kiếm mấy thằng Việt Cộng tao đã nuôi trong nhà ‘’
 Trong Những Mảnh Vụn , người yêu ‘’ đi chui  bán chánh thức ‘’, nghĩa là đi vượt biển do cán bộ tổ chức, biệt tăm, chắc mất xác vì tầu quá cũ bị chìm , anh Bẩy suốt ngày, như một người mất hồn, đi qua lại tất cả những nơi ngày xưa hai người vẫn hẹn hò. ‘’ Bẩy không biết mình đang đi lượm những những mảnh vụn của cuộc tình. Nếu không có cái ‘’ngày cách mạng thành công ‘’ đã thật sự thành công trong nhiệm vụ đập nát tất cả những gì của miền Nam, kể cả những gì nhỏ bé nhứt, tầm thường nhứt như tình yêu của chàng trai và cô gái đó ‘’.
Đọc Tiểu Tử, người ta không thể không xúc động. Nhưng văn Tiểu Tử cũng đầy nét khôi hài, những nhận xét ngộ nghĩnh . Phòng mạch của Thầy Năm Chén ‘’bịnh nhơn cũng vắng. Làm như người ta sợ quá rồi… quên bịnh. Trái lại, bên phía chùa thì lại đông người lui tới và ngày nào cũng có người. Làm như người ta chỉ còn biết …dựa vào Phật. ‘’. Qua vài nét chấm phá, ông ghi lại những cảnh trái tai gai mắt, những cảnh lố bịch của những người thắng trận. Những cảnh không biết nên cười hay nên khóc diễn ra trước mắt, mỗi ngày, chỉ cần ghi lại, không thêm thắt, bình luận. André Gide : Plus un humouriste est intelligent, moins il a besoin de déformer la réalité pour le rendre significative ( Một nhà khôi hài càng thông minh, càng không cần bóp méo sự thực để làm cho nó có ý nghĩa ). Tiểu Tử không cần bóp méo sự thực, chỉ việc cúi xuống lượm, ghi lại những cái lố lăng, đảo lộn luân thường diễn ra mỗi ngày, trước mắt.

Truyện ngắn Tiểu Tử, với lối hành văn dễ dãi, linh động là một cuốn tự điển sống của ngôn ngữ miền Nam thời chưa loạn. Đó là kho tàng quý, trong khi ở hải ngoại, chữ Việt càng ngày càng lai Tây, lai Mỹ ; trong nước càng ngày càng lai Tầu, với những chữ, những lối nói ngớ ngẩn, đôi khi kỳ quái , khiến tiếng Việt không còn là tiếng Việt, báo hiệu một ngày người Việt không còn là người Việt . Truyện ngắn Tiểu Tử là những giọt nước mắt, những tiếng thở dài, nụ cười trong những ngày bình an và ngay cả trong cơn đớn đau cùng cực. Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm , một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.

No comments: