PHẠM THÀNH CHÂU * HÀM RĂNG GIẢ
Tôi xin kể bạn nghe "một chuyện tình". Đương nhiên, chuyện tình bao giờ cũng phải dang dở, chia lìa, cho đúng kiểu của tiểu thuyết, vì nếu là chuyện đời thường, yêu nhau, cưới nhau, sống với nhau đến đầu bạc răng long thì đã thành "ác mộng" rồi, tình tang gì nữa! Vì mấy mươi năm sống với nhau, dung nhan ai cũng xuống cấp thê thảm. Tình yêu cũng xuống đến số không. Bạn thử liếc nhìn người phối ngẫu của mình mà không thở dài mới là giỏi. Dù xưa kia, anh, chị (còn xinh đẹp), có mê nhau, ham nhau đến cỡ nào đi nữa thì giờ đây cũng chẳng buồn nhìn nhau. "Bi kịch của tình yêu là sự lãnh đạm" (Somerset Maugham). Tâm trạng ông nào cũng não nề nhưng vẫn làm như rất hạnh phúc để sống cho qua những ngày cuối đời. Chết là thoát. Bởi vậy mới có chuyện "thật" sau đây: Một ông hấp hối, đang thở những hơi thở cuối cùng để tị nạn qua bên kia thế giới. Bà vợ khóc lóc "Ông ơi! Ông đừng chết. Ông mà chết thì tôi chết theo ông". Ông chồng hoảng kinh vùng dậy la lên "Tôi lạy bà, để tôi đi một mình" rồi lăn ra chết thiệt.
Thời gian rất công bình. Vua chúa hay ăn mày đều phải già lão. Quý bà có đem tiền nộp cho các mỹ viện thì cũng chống cự ít lâu rồi già vẫn hoàn già! Vì chuyện tôi kể sau đây là chuyện thật của hai người lớn tuổi, có thể khiến bạn, đọc đến hết chuyện, sẽ lắc đầu chán nản "Chẳng hay ho gì! Tình yêu đâu? Dở dang, chia lìa đâu? Mà cũng chẳng thấy vận tải, chuyên chở triết lý, ẩn dụ gì để người đọc suy tư! Cha nầy (tác giả) đánh lừa mình. Mất thì giờ !" Nhưng tôi biết, mấy ông bà tìm đọc tôi để "giết thì giờ" mà! Cứ đọc đi. Cuối chuyện sẽ có một câu "trích dẫn" rất thâm thúy.
*
Chuyện như thế nầy. Sau năm 1975, mấy ông bà quân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đi tù cải tạo. Nghĩa là khổ sai biệt xứ (đày ra vùng núi rừng Tây Bắc Việt Nam) hàng chục năm, chết như rạ vì lao động quá sức, vì đói lạnh, vì bịnh tật mà không thuốc men. Nhưng quân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa, còn may mắn, vì sau hàng chục năm tù, ai sống sót, ra tù thì được chính phủ Mỹ đón qua Mỹ sinh sống. Khoảng đầu năm 1990, chương trình HO bắt đầu. Người tù trẻ nhất cũng trên bốn mươi, nhưng trông đã hom hem, ốm yếu vì ở tù Cộng Sản đâu phải đi nghỉ hè. Qua đến xứ Mỹ, ai cũng lăn lưng vào việc kiếm sống cho bản thân và vợ con. Ông bà nào tha một lũ con qua thì khổ. Làm bao nhiêu cũng không đủ bỏ vào mấy cái tàu há mồm chờ sẵn. Nhưng đáng sợ nhất là mấy cái bills. Cuối tháng ký check mệt nghỉ. Mấy ông bà HO chỉ làm được những nghề chân tay, tiền công rất thấp. Có người làm 70, 80 giờ một tuần. Sáng tinh mơ đi, khuya mới về. Vậy mà không đủ trả cho các chi phí. Riêng tiền nhà đã trên nghìn đô rồi! Có mấy ông độc thân là hạnh phúc nhất. Chỉ cần kiếm đủ bỏ mồm, trả tiền thuê phòng trọ là có quyền thảnh thơi, cà phê cà pháo với bạn bè.
Chuyện nầy kể về một ông HO độc thân như vầy.
Anh ta tên Tư được gọi là Tư Móm, vì lúc còn trong tù Cộng Sản, bị vệ binh dộng báng súng vô miệng. Cả hàm răng rụng ráo trọi. Bạn sẽ hỏi "Tại sao bị dộng báng súng?". Tù ngụy thì "cách (cái) mạng" muốn bắn bỏ lúc nào chẳng được. Dĩ nhiên phải có lý do.
Tù đi lao động ngoài rừng. Vệ binh kêu một tên tù mà mình không ưa "Ê. Anh kia đến đây bảo" Tù đến. Vệ binh bảo "Lại đằng kia bẻ cho tôi nhánh cây" Tù quay lưng đi một quãng thì được tặng nguyên một băng AK. Vệ binh bình thản giải thích "Tù trốn, bỏ chạy, kêu không chịu đứng lại".
Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đang thanh bình, người dân miền Nam lo làm ăn sinh sống, không đụng chạm, gây thù chuốc oán gì với miền Bắc, vậy mà đảng Cộng Sản kích động dân miền Bắc căm thù dân miền Nam "Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngất trời ... (bài hát Giải Phóng Miền Nam). Từ năm 1961, với súng đạn Nga, Tàu, họ kéo rốc vào miền Nam bắn giết, chôn sống đồng bào vô tội, pháo kích vào trường học, giật mìn xe đò... Đảng bảo căm thù thì căm thù? Nay thấy "kẻ thù” (tù) trước mặt mà không giết được, bộ đội, công an tức lắm! Nhân chuyện Tư Móm mất răng, tôi xin lang bang qua chuyện răng cỏ của tù cải tạo. Trong tù, chết nhiều nhất là bị kiết lỵ, một thứ bịnh lây lan rất nhanh mà không có trụ sinh. Năm ba bữa là "đi". Đau răng, sưng răng không chết nhưng khủng khiếp lắm. Mấy ông nhà binh, đạn bắn thủng bụng mà vẫn bình tĩnh điều động đồng đội chiến đấu, nhưng đau răng thì mất tinh thần, chân tay bủn rủn. Thuốc giảm đau không có, trụ sinh cũng không. Chỉ còn biết kêu lên "Ai nhổ giùm tôi cái răng đau?". Có ngay! Lúc còn ở trại tù Xuyên Mộc có ông tù cựu thiếu tá, bác sĩ Thạch, sẵn sàng giúp cho. Người đau răng hả họng ra cho ông ta dòm ngó để xác định cái nào sưng, xong đem đồ nghề ra. Đơn giản thôi. Một cái kềm nhổ đinh, một đoạn kẽm gai đập dẹp, mài bén, một chút bông gòn với chút muối. Trước hết ông ta đốt đầu kẽm gai để sát trùng rồi dùng nó "xỉa" thịt dính vào chân răng cho tách ra, sau đó dùng kềm nhổ đinh vặn trái chiếc răng đau, trong lúc đó "nạn nhân" miệng kêu á, á ! Cả thân hình vặn vẹo, tay bắt chuồn chuồn vì đau. Máu mủ đầy mồm. Chúng tôi đứng nhìn mà cũng "tê tái" cả người. Răng được lôi ra, đưa cho đương sự giữ làm kỷ niệm, lỗ trống chân răng được nhét vào chút muối, "đậy" lên bằng bông gòn. Ngậm miệng lại. Hết đau. Ông bác sĩ Thạch nầy chữa bịnh lao cũng tài. Một ông tù bị ho sao đó, người chỉ còn bộ xương. Ông bác sĩ phán "Ho lao, bảo người nhà gửi trụ sinh với ống chích vào ngay". Thời gian sau, thuốc được gửi vô. Ông ta bảo bịnh nhân "Xây lưng lại, kéo áo lên" Ông ta mằn mằn mấy cái xương sườn sau lưng rồi đẩy mũi kim vào giữa hai xương sườn, đâm lút kim, bơm thẳng thuốc vào ngay trong phổi bịnh nhân. Chích thuốc vào thịt xưa rồi. Thuốc đâu mà chích cho xuể? Tôi thấy sao nói vậy chứ chẳng biết ông ho lao có sống được không? Lịch sử đi tù của ông Thiếu tá bác sĩ nầy cũng không giống ai. Năm 1975, Dương Văn Minh lên làm tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa, chỉ làm một việc duy nhất là giơ hai tay lên trời và hát bài Biệt Kinh Kỳ "Giữa đoàn hùng binh có tôi đi ... Đầu hàng!". Cổ kim, Đông Tây, chưa có ông tổng thống nào quái đản như Dương Văn Minh! Mất nước! Quân đội tan rã. Quân, cán, chính, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, thậm chí nhà buôn, nhà thầu, nhà tu ... đều được đảng và nhà nước ta lùa vô một "nhà” duy nhất có tên là "nhà tù cải tạo". Trong nhà tù, ông bà nào chịu đựng không nổi thì thành "quá cố”, đưa qua "nhà xác"... Ông Thiếu tá bác sĩ Thạch trốn đi tù, mò xuống miền Tây, giả dạng thường dân, đổi tên họ, làm tên khờ, thất nghiệp, đi bưng tô, chùi bàn cho một tiệm hủ tiếu ở một xó chợ nhỏ nghèo nàn, heo hút. Được ít lâu, tưởng yên thân, không ngờ một buổi sáng, đang bưng hủ tiếu cho khách thì một cậu khách mừng rỡ kêu lên "Thiếu tá mạnh giỏi ? Thiếu tá không đi tù cải tạo sao còn ở đây ?" Trong quân đội, tất cả binh lính thuộc đơn vị đều là thân chủ của ông bác sĩ quân y nên gặp là nhận ra ngay. Thế là ông ta bị hốt vô trại tù Vườn Đào(miền Tây), rồi được đưa lên trại tù Xuyên Mộc.
Trở lại hàm răng giả của Tư Móm. Qua Mỹ, tiểu bang California, anh ta làm việc tà tà, buổi sáng cà phê, tán láo với bạn bè, trưa đi làm đến tối. Anh ta làm đủ nghề. Bạn ra đường, vào quán cà phê mà thấy một ông tuổi khoảng năm mươi ốm nhom, đầu tóc bờm xờm, mặc quần jeans, áo lính rằn ri (mua ở chợ trời, quân đội Mỹ thải ra) hai mắt láo liên như mắt khỉ, mồm miệng tía lia, vẻ bất cần đời. Đó là một ông HO Việt Nam độc thân tiêu biểu ở hải ngoại. Riêng ông bạn tôi có cái miệng móm nên dễ nhận ra. Bạn bè bảo "Đi làm hàm răng giả đi cha nội. Em nào thấy cái miệng ông cũng phát nản" Anh ta cười như ông lão "Vậy mà có bà khoái cái miệng móm của tôi mới kỳ. Bả không cho đi trồng răng, bảo là "cản trở lưu thông" (?) lại sợ các bà khác thấy đẹp trai, dụ dỗ mất".
Nhưng đó là nói về vật chất, còn về tinh thần, tình cảm không đơn giản như thế. Làm người mất nước làm sao quên được "cố quốc" rồi những kỷ niệm về đồng đội, về mấy cô hàng xóm, bạn học, bạn tù... Bây giờ họ ở đâu, ra sao? Anh chàng Tư của tôi cảm thấy cô đơn, nhất là khi cô bồ của anh ta bỏ đi lấy chồng vì anh ta có lần tuyên bố "Anh chỉ sống qua ngày, chờ qua đời. Anh sợ bị ràng buộc. Lấy vợ, sinh con, đẻ cái. Trách nhiệm phiền phức" Từ khi bị người tình cho "de" chàng Tư rất buồn. Chàng làm thơ. Đề tài, nội dung cũng giống như những cô, cậu thất tình khác là cảnh cũ, người xưa. Thơ chàng hay đến độ chàng thành "thi sĩ”, được các báo đăng, được ngâm trên đài phát thanh địa phương. Đang vô danh bỗng nổi danh, chàng sướng tê người lại được mấy ông bạn xúi in những bài thơ của chàng thành "Thi Phẩm". Chàng làm ngay. Vài nghìn đô. "Nhằm nhò gì, như Tề Thiên mới rụng cái lông" Phét lác là bản tính mấy cậu độc thân. Tập thơ rất đẹp, được gửi bán ở các tiệm sách (nhưng mấy tháng sau vẫn còn nguyên!). Chàng tặng mỗi người bạn mươi tập "Để ông muốn tặng ai thì tặng. Nếu cần thêm, cứ cho biết". Bạn bè còn xúi tổ chức ra mắt thơ. Chàng "Tới luôn!". Có ăn uống, ca nhạc và tặng thơ miễn phí. Khách đến khoảng vài trăm người, vì thân tình chứ không phải vì mến mộ nhà thơ. Vậy mà vẫn không "tiêu thụ” hết năm trăm tập thơ! Sau đó thì tất cả rơi vào yên lặng. Chẳng ai hỏi han đến chàng Tư Móm, thi sĩ nhà ta! Chỉ một lần duy nhất, có người gọi đến nhà thơ. Đó là một phụ nữ. Chị ta gọi đến không phải để khen thơ Tư Móm mà để tìm người quen. Chuyện nầy khiến cho nhà thơ Tư Móm và chị ta dính nhau như cục sắt và thỏi nam châm.
Tôi xin kể tiếp.
"A lô. Xin cho tôi được gặp anh Lê Văn Tư ạ !" Đó là vào một buổi tối, chàng Tư Móm đang nằm xem Video "Dạ, Tư tôi nghe đây!" "Phải anh Tư trước bảy lăm, nhà ở trước chợ Phan Thiết không?" "Dạ. Đúng rồi. Có việc gì không cô?" "Vậy là sau mấy mươi năm, anh em mình mới tìm thấy nhau. Anh bây giờ ra sao? Có mạnh khỏe không?" "Dạ. Tôi vẫn như xưa. Dung nhan phong nhã, cốt cách phi phàm, tinh thông kinh sử, xuất khẩu thành thơ..." "Em biết rồi. Nhờ tập thơ của anh mà em tìm thấy anh. Anh còn nhớ em không?" "Có trời mới biết được cô là ai!" "Em là con Tâm hàng xóm với anh. Nhà sát vách. Tâm khóc nhè đây. Ngày xưa anh xưng mi, tao với em..." Chàng Tư "A !" lên một tiếng muốn bể cái điện thoại "Tâm đó hả mi? Xin lỗi, quen miệng. Bây giờ phải gọi là cô, xưng tôi mới đúng" Bên kia đầu dây có tiếng cười thân ái "Anh em mình... Gọi sao cũng được".
Tình thân như anh em, cả hai mừng rỡ. "Tha hương ngộ cố tri" (nơi xứ người gặp bạn cũ). Chuyện trò, chàng mới biết nàng đã lập gia đình, được hai con thì chồng chết, sau khi qua Mỹ được năm năm. Chàng độc thân, nàng gái góa. Họ chẳng có gì phải e ngại khi chuyện trò thân mật. Tối nào hai người cũng ôm điện thoại nói cười đến khuya mà không muốn rời. Ai cũng vậy, đã là bạn thì phải gặp mặt. Nàng chờ chàng hẹn nhau đi điểm tâm, ăn trưa hoặc mời nàng đi xem ca nhạc. Có gợi ý mánh mánh nhưng chàng cứ phe lờ. Vì chàng kẹt cái miệng móm, rất khó coi. Nàng càng khen chàng thời học sinh đẹp trai, mong gặp để xem có thay đổi gì không? khiến chàng càng mất tinh thần, vì trước mình đẹp trai mà bây giờ thành ông già móm sọm, nên đành tìm cách hoãn binh "Anh bận tối ngày. Sáng sớm đã dậy đi làm, tối mịt mới về. Hay là, để tháng sau, có Hội Xuân hội Sĩ Quan Thủ Đức, anh mời em đến dự. Có con, cháu thì dẫn theo cho đông vui. Em cho anh địa chỉ, anh gửi vé đến" "Nhưng đến đó làm sao anh em mình nhận ra nhau, mấy mươi năm, ai cũng đổi khác" "Phải tìm nhau mới hồi hộp và vui" "Hay quá! Anh làm cho em hồi hộp ngay giờ phút nầy rồi. Bữa đó, đố anh nhận ra em!"
Một buổi sáng đi uống cà phê, chàng Tư Móm kể cho tôi nghe chuyện hai anh chị gặp nhau trên điện thoại "Bây giờ cô ta còn đòi gặp mặt tôi thì kẹt quá!" "Kẹt cái miệng móm chứ gì? Đi làm hàm răng giả thì trẻ đẹp lại ngay. Em thấy là mê tít thò lò” Anh ta sáng mắt lên "Có chừng đó mà không nghĩ ra. Mai tôi đi nha sĩ”. Bạn cũng biết, nhổ răng thì nhanh nhưng trồng răng, lại trồng cả hàm phải cần thời gian. Không hiểu Tư Móm trồng răng cách nào mà tuần sau hết móm, thành đẹp trai. Trong tiệm cà phê, anh ta vẫn không bỏ tính phét lác "Mấy ông thấy thằng nầy ngon chưa? Cần tân trang chỗ nào nữa?" Rồi anh ta đứng lên xoay một vòng như mấy em trình diễn thời trang. Người thì bảo nên hớt tóc cho gọn gàng, người thì nói "Áo quần thụng thịnh quá! Ông nên mặc quần jeans bó ống, cứ phô trương cặp đùi "cò hương" ra là các em mất ngủ ngay". Từ đó, thay vì gọi là Tư Móm, nay đổi biệt danh anh ta là người "vừa đánh răng vừa huýt sáo". Vì tối đi ngủ, tháo hàm răng giả bỏ vô ly nước ngâm cho sạch, sáng dậy vừa chà hàm răng (giả) vừa có thể huýt sáo hay hát hò. Không rõ tình cảm giữa anh ta với cô láng giềng "thăng hoa" đến cỡ nào mà anh ta có vẻ bồn chồn, mong chờ ngày Hội Xuân đến nhanh. Và nhờ hàm răng giả, làn hơi được kềm chế, không phì phèo nữa, Tư Móm hát ca-ra-ô-kê. Một lần uống cà phê, anh ta cao hứng hát mấy câu nhạc tình lại còn hỏi ý kiến, hôm Hội Xuân nên hát tặng cô bạn bài gì? Giọng hát của anh ta, nếu hát đại nhạc hội có thu tiền, thu hình thì không được nhưng trong các dịp họp mặt, cưới hỏi, hội xuân ... cũng không đến nỗi. "Giọng hát trầm buồn và ngọt ngào". Vì thương bạn và để anh ta yêu đời mà khen thế thôi.
Trước đêm Hội Xuân, Tư Móm dặn chúng tôi để ý xem trong đám khách mời thấy cô, bà nào cầm đóa hoa hồng thì báo cho anh ta biết để anh ta đến chào, vì anh ta có chân trong ban tổ chức, phải lo đặt máy phóng thanh, thử máy, theo dõi chương trình nên kẹt sau hậu trường. Tôi và mấy ông bạn trong ban tiếp tân, lo đưa khách đến đúng số bàn ghi trong vé, nhưng tối đó có khoảng mươi bà khách cầm trên tay một đóa hoa hồng có bán trước cửa nên chẳng biết cô, bà nào? Khi đến giữa chương trình thì người giới thiệu trân trọng mời nhà thơ kiêm ca sĩ Hoài Hương (tức Tư Móm) lên cống hiến một bản nhạc. Chàng bước lên sân khấu với cây đàn guitar. "Tôi xin hát bản "Bài Tình Ca Mùa Đông" để xin phép quý vị được thân tặng cô bạn hàng xóm của tôi, đã mấy mươi năm chưa gặp lại. Tôi tin rằng, cô cũng đang hiện diện tại đây. Thú thật, tôi có mời cô đến dự nhưng chỉ gửi giấy mời chứ chúng tôi chưa hề gặp nhau". Rồi anh ta cất tiếng hát. Chúng tôi cũng tò mò, theo dõi mấy cô, bà có hoa hồng để biết đó là ai. Nhờ bản nhạc hay và nhờ cao hứng, nên giọng anh ta hết sức truyền cảm. Thế rồi, có một người đứng lên, tay cầm đóa hoa hồng, yểu điệu tiến về hướng sân khấu. Đó là một chị, tuổi trên năm mươi, không đẹp lắm nhưng ăn mặc trang nhã và sang trọng. Chị ta không cao, mặt trái xoan, trang điểm cẩn thận. Chiếc áo dài nhung màu tím sẫm ôm lấy thân hình tròn trịa, gọn gàng. Tóc ngang vai, kiểu nữ sinh với chuỗi ngọc trai ở cổ và đôi hoa tai lóng lánh ánh đèn. Chúng tôi chờ chị ta tặng hoa thì sẽ vỗ tay hoan hô. Anh bạn tôi có lẽ đã thấy chị ta, nhưng vẫn làm như mãi say sưa trong tiếng nhạc, lời ca.
Nhưng, một việc bất ngờ xảy ra. Khi cô ta sắp bước lên sân khấu để tặng hoa là lúc anh chàng hát đến câu "Êm êm ... Ngoài kia nhạc đêm đông..." Chàng cao giọng, miệng há ra, gân cổ nổi lên. Đột nhiên, hàm răng giả quái ác vọt ra khỏi miệng chàng, bay vút như một UFO (dĩa bay) rồi rơi xuống, nằm tênh hênh trên sàn gỗ, khoảng trống trước sân khấu, nơi dùng để khiêu vũ. Miệng chàng móm sọm, môi trên thụt vô, môi dưới trề ra. Chàng buông tay đàn, bụm lấy miệng. Chúng tôi lặng người, bất động, quên cả thở!
Trong khi mọi người bàng hoàng thì cô bạn của chàng Tư Móm bình tĩnh quay lại, cúi xuống, lượm hàm răng giả, lấy khăn đang cầm trong tay lau hàm răng rồi bước lên sân khấu, ra dấu cho anh ta há miệng ra, nhét hàm răng giả đó vào, "chàng" trở lại đẹp trai như cũ. Tiếp theo, cô trao đóa hoa hồng và nhón gót, hôn đánh chụt một cái lên má anh ta, rồi hai người nắm tay nhau cúi chào khán giả và bước xuống sân khấu. Tiếng vỗ tay, cười nói lúc đó mới rộ lên.
Rồi sao nữa?
Cả tuần sau đó, không thấy anh bạn Tư Móm của chúng tôi ra tiệm cà phê. Tôi gọi điện thoại "Mấy bữa nay ông đi đâu?" "Bà xã pha cà phê, làm điểm tâm ở nhà…" "Ủa! Bà xã nào? Sao không mời tụi nầy đi ăn đám cưới?" "Cưới hỏi gì. Rổ rá cạp lại. Bà bữa hôm Hội Xuân đó. Mấy đứa con xúi bả rủ tôi đến ở chung. Chúng có gia đình, ở xa, sợ mẹ sống một mình buồn, sau nầy già cả, bịnh hoạn không ai săn sóc" "Có gia đình rồi, phải lo làm ăn mà trả mấy cái bills. Ăn uống đầy đủ vô…" "Khỏi lo. Cơm ngày ba bữa, tắm rửa một lần, áo quần mặc cả ngày. Tiền mua nhà trả hết rồi. Điện nước … mấy đứa con trả. Bà xã tôi biểu tôi mời mấy ông, bữa nào đến ăn bún cá. Dân Phan Thiết nấu món nầy ngon lắm" "Muốn mấy người đến dự?" "Nhiêu cũng được, miễn báo trước để tụi nầy chuẩn bị”
Bọn tôi, khoảng mươi ông hẹn nhau đến thăm nhà thơ kiêm ca sĩ Tư Móm để chúc mừng anh ta, nhờ chỉ một bài hát mà vớ được một chị đàn bà ngon lành.
Chúng tôi kéo đến. Đó là một ngôi nhà tiêu biểu của dân trung lưu. Vợ chồng bạn tôi mừng rỡ đón chào. Có lẽ nhờ hơi trai nên chị ta trông như hoa tươi. Miệng cười toe toét. Chúng tôi ăn nhậu, nức nở khen chị ta nấu quá khéo, quá ngon. Mà ngon thiệt! Ăn muốn nứt bụng. Khi sắp sửa tan hàng, chỉ còn một mình Tư Móm ở nhà trên, tôi hỏi "Cho biết cảm tưởng sau khi thành gia thất?" Bạn tôi lắc đầu "Mất tự do! Tôi quen sống một mình, cơm hàng cháo chợ, muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm, bây giờ có bả, kẹt thiệt! Khổ nỗi là tôi rất thương bả. Từ thuở bé, hai đứa tôi đã thân thiết nhau, nay gặp lại, không phải tình yêu mà là tình bạn với nhiều thông cảm. Tôi nghĩ, các ông có những điều không thể nói cho vợ nghe. Hai đứa tôi thì khác. Chuyện gì cũng kể cho nhau nghe. Từ chuyện xưa đến chuyện nay, cứ "thủ thỉ” hoài không chán. Nhưng trước đây, tôi như con ngựa rừng, bây giờ bị khớp mỏ, lại có dây cương, quay phải, quay trái không theo ý mình…" Đang tâm tình thì bà vợ anh ta dưới bếp đi lên "Mấy ông tâm sự gì đó? Cho nghe với! Chuyện bồ bịch phải không?" Bạn tôi ngồi xích ra cho vợ ngồi ké bên ghế và nói với chị ta "Anh nói, có vợ cũng hay. Nhất là khi mình ân hận, thất vọng thì đã có người vợ bên cạnh an ủi" Tôi hỏi "Thế khi ông chưa có vợ thì ai an ủi ông?" Tư Móm lớn tiếng "Chưa có vợ thì làm gì có chuyện ân hận, thất vọng" Chị vợ thò tay ngắt hông chồng "Ông nói xấu tôi!" Anh ta "Ối!" lên một tiếng rồi nói tiếp "Nhưng bà xã tôi còn có biệt tài mà bà xã các ông không làm được. Đó là lúc tôi đi ngủ và lúc tôi thức dậy, bà xã tôi đánh răng cho tôi. Đánh sạch bóc". Chúng tôi cười "Trong lúc bả đánh răng cho ông thì ông vẫn có thể hát hò bình thường. Thế mới tài". Khi sắp ra về, một ông bạn tôi đứng lên, có đôi lời long trọng "Thay mặt các bạn, chúng tôi cám ơn anh chị đã cho thưởng thức mấy món ăn truyền thống của Phan Thiết. Cũng cám ơn riêng với chị là từ nay bạn tôi sẽ không còn cô đơn, sẽ được ăn uống tử tế, được chị săn sóc với sự thương yêu. Chúng tôi chỉ xin chị, vì nhân đạo mà lưu ý một điều: là, trước đây, các cháu còn sống trong gia đình, chị thường nấu nhiều món, nồi lớn, nay chúng là lũ chim đã bay khỏi tổ, chỉ còn hai anh chị. Xin chị nấu ít lại, đủ chỉ một bữa thôi, bữa sau nấu món khác. Chúng tôi hiện đang ở trong hoàn cảnh đau khổ đó mà không dám hé môi với vợ. Bà nào cũng nấu một nồi bự (cho bầy con), như thói quen trước đây. Thế là ông chồng phải ăn ngày nầy qua ngày khác những món hâm đi, hâm lại. Đau khổ lắm. Ngậm đắng nuốt cay!..." Bạn tôi làm bộ mếu máo cho chúng tôi cười. Chị chủ nhà thì "Dạ! Dạ! Tôi nhớ" Còn Tư Móm thì ngơ ngác như con nai vàng. Có trải qua cảnh "bổn cũ soạn lại" bao giờ đâu!
Chúng tôi ra về mà ngậm ngùi cho thân phận mình và cảm thương cho người bạn đã làm một việc thiếu suy nghĩ là đã lấy vợ. Vở kịch mới diễn màn một, các màn sau mới bi thảm. Tôi nhớ đến lời dạy của đấng chí tôn của tôi "Này, tên đàn ông xấu số kia. Ngươi sẽ phải bì bõm trong bể khổ cho đến chết … kể từ khi ngươi lấy vợ".
Phạm Thành Châu
TIỂU TỬ * BIẾM VĂN
Nói Ngược Nói Xuôi - Biếm Văn Tiểu Tử
NÓI NGƯỢC NÓI XUÔI
‘‘Nói’’, không phải dễ. Thật vậy ! Những gì mình nói, gặp ông Mít nghe xuôi tai , ổng gật gù : ‘‘ Thằng !…Nói nghe được à ! ’’. Còn gặp ông Xoài , những gì mình nói đó , ổng lại nghe không…lọt lỗ tai , nên thấy ổng nhăn mặt lắc đầu : ‘‘ Mẹ !…Thằng ăn nói ngược ngạo , nghe vô duyên thấy mụ nội !’’. Rồi, theo…thói quen xưa nay, người ‘‘chịu’’ mình nói chỉ biết làm thinh , còn người không chịu thì tiếp tục chỉ trích phê bình dài dài…Đó ! Để thấy ‘‘ Nói’’, không phải dễ ! Phải tùy đối tượng mà nói , nghĩa là phải…‘‘ bắt gân mặt’’ người nghe , để nói làm sao cho nó xuôi…
Các nhà lãnh đạo chắc đã rành cái ‘‘mánh’’ nầy cho nên họ nói trước công chúng nghe xuôi rót ! Có người xấu miệng nói họ mị dân. Suy cho cùng , họ nói mà dân nghe bùi tai dân khoái cũng là điều tốt thôi !
Nhưng , cũng có những nhà lãnh đạo bước lên diễn đàn cứ tưởng mình là một…‘‘siêu sao’’ trước vô số máy quay của các đài truyền hình thế giới , nên phát ngôn bừa bãi , nói xuôi nói ngược mà không hay. Tỉ dụ như chủ tịch nước VNXHCN đã nói : ‘‘ Cu-ba thức thì VN nghĩ , Cu-ba ngủ thì VN thức. Chúng ta cùng giữ gìn hoà bình cho thế giới…’’. Nghe…nghịch nhĩ ở chỗ là không thấy lúc nào ‘‘ hai đứa ’’ cùng thức thì lấy gì ‘‘ cùng giữ hoà bình cho thế giới ’’ ? Một tỉ dụ nữa là thủ tướng VNXHCN tuyên bố một cách sung sướng : ‘‘ Toàn dân bước ra biển lớn’’. Chết cha ! Hồi năm 1975 , cả triệu người VN đã ‘‘ bước ra biển lớn’’, bộ ổng thấy chưa đủ sao mà bây giờ ồng biểu toàn dân ra đi nữa ? Rồi đất liền để lại cho ai ? Cho Tàu chắc !
Có lẽ ‘‘ thấu triệt ’’những sơ hở nầy nên các nhà lãnh đạo…‘‘ siêu cấp’’ ở các xứ cộng sản dùng một ‘‘ mánh ’’ khác : đó là nói…tràng giang đại hải để những người nghe không tài nào ‘‘ nắm bắt ’’ những gì họ muốn nói – dĩ nhiên , họ không quên lâu lâu ngừng nói để vỗ tay cho hội trường…giật mình vỗ tay theo kẻo mọi người…ngủ hết còn gì ! – Còn những người nghe cứ ngồi đừ ra đó, lâu lâu được tự do…ngáp !
Đã nói : ‘‘ NÓI ’’, không phải dễ mà !
Nói về “NÓI”
Nói về “NÓI”, ông bà mình ngày xưa dạy con cháu: ” Biết thì thưa thốt , không biết thì dựa cột mà nghe “. Hay quá ! Cái gì mình biết thì mình hãy nói – dĩ nhiên là mình nói những gì mình biết tường tận , có gốc có ngọn , loại hiểu biết có…đóng dấu kiểm chứng đàng hoàng, có… phắc-tuya o-ri-gin chớ không phải đồ dỏm . Còn cái gì mình không biết thì…thọc miệng xía vô làm chi cho nó lòi cái quê cái dốt của mình ra ! Thà là mình làm thinh , lựa…cây cột nào gần chỗ người ta đang nói để “ăn chắc” là nghe cho rõ, rồi chú tâm lắng nghe mà học hỏi thêm , hầu mở mang hiểu biết. Dĩ nhiên , mình không nên “nhắm mắt nghe”, bởi vì mấy…”nói sĩ ” hay có tật “nổ ” để chứng tỏ sự hiểu biết “minh mông thiên địa” của họ , cho nên lắm khi mấy chả cũng nói…”trật bàn đạp” mà không hay ( Mắc lo “nổ” thì làm sao… “nghe” rõ những gì họ nói ?) Nếu mình “nhắm mắt nghe”, nghĩa là mình hoàn toàn tin tưởng vào những gì “nói sĩ” nói, là mình tiếp thâu…”hàm-bà-lằng” cái đúng cái sai , cái hay cái dở , mà trong đầu cứ đinh ninh tất cả là…số dách hết ! Có lẽ tại vì ngày nay có quá nhiều người “dựa cột mà nghe ” theo kiểu đó nên thấy có “nói sĩ ” đầu hôm sớm mai “biến” thành “Thầy” ngon lành!
Ở các xứ cộng sản , “nói sĩ ” không biến thành “Thầy”, mà biến thành “Lãnh Tụ”. Họ không cần “Biết thì thưa thốt”, bởi vì “Nói” là đặc quyền của họ , cho nên “Biết”, họ nói đã đành , mà “Không biết”, họ cũng…nói tuốt ! ” Tiên sư thằng nào dám nói lãnh tụ nói sai !”. Còn về sự “Dựa cột mà nghe” để mở mang kiến thức thì…”đếch có cần”, bởi vì “Ta đã là đỉnh cao trí tuệ thì còn thứ gì mà ta phải học hỏi thêm? Rõ khỉ ! “.
Nói về “Nói”, đến đây bỗng đụng “lý luận Mác Lê” thành ra…”hết nước nói”. Thôi! Ngừng vậy!
Nói có sách
Mấy cha có tật hay nói thường gặp người khác…nói :” Coi chừng ! Cái gì nó nói , mình phải…xin keo rồi hãy tin ! “. Vì vậy mà những vị nào đã…lỡ mang nghề nói đều huênh hoang rằng mình ” nói có sách ” và trong người lúc nào cũng lận lưng quyển sách…” nghề ” của mình để khi cần thì rút xoạch ra chứng minh ! Hà…Đến đây mới thấy cái quyển sách nó…làm nên con người , chớ không phải giỡn ! Nó…bịt miệng ngay thằng cha bạo phổi đã dám hỏi : ” Thầy nói có sách không mà nói nghe ngon vậy ? “. Cũng giống như tên công an , chỉ cần rút cây súng lục ra đặt lên bàn nghe cái cốp là đối tượng của hắn đang bô bô ” cãi cối cãi chày ” bỗng tịt ngòi ngang xương , chỉ còn nghe tiếng…nuốt nước miếng cái ực thôi !
Để mình ” nói cũng có sách “, hãy nhìn xem : hễ là thầy giáo thì phải ôm sách giáo khoa vào lớp , ông cha nhà thờ giảng đạo luôn luôn cầm quyển thánh kinh , hòa thượng thuyết pháp làm gì mà không mở quyển kinh Phật , ông đạo trưởng hồi giáo nào mà không lận lưng…hai ba quyển Coran ( Kinh hồi giáo ) , ông quan toà ngồi trong phòng xử án tay luôn đặt lên cuốn luật pháp to cỡ bốn viên gạch , mấy lãnh tụ cộng sản cha nào cũng…đội trên đầu quyển ” Tư tưởng Mác Lê “…
Nhân nói đến cộng sản ” nói có sách “, để kể cho nghe chuyện ” Cán bộ VC lên lớp trong một trại tù cải tạo “. Như thông lệ , cán bộ vào trại để lên lớp lúc nào trong tay cũng cầm một quyển sách . Hắn trịnh trọng đặt sách lên bàn rồi nói , nói thao thao bất tuyệt , rằng là ” Đồng chí Sáu Lê Ninh nói thế nầy…”, rằng là ” Đồng chí Sáu Lê Ninh nói thế kia…”, rằng là “Đồng chí Sáu Lê Ninh…”…vân vân … rằng là…vân vân…Bỗng , một anh tù chắc có…học gồng nên dám đưa tay chận ngang để phát biểu :” Làm sao cán bộ biết Lê Ninh thứ sáu mà gọi ngon lành là đồng chí Sáu Lê Ninh ? “. Tên cán bộ trợn mắt ngạc nhiên nhưng rồi mỉm cười khinh khỉnh :” Các anh dốt , không đọc sách nên không biết đấy thôi ! “. Rồi hắn cầm quyển sách đưa lên , tay chỉ chỉ tên tác giả , nói :” Đây này , in rõ ràng đây này ! “. Đó là quyển “Quốc Gia và Cuộc Cách Mạng ” của Vladimir Ilitch Lénine , tên tác giả được rút ngắn lại như sau :” VI Lénine “, cán bộ đọc ra là số 6 La mã ! Đúng là ” Nói Có Sách ” !
Học ăn học nói
Ông bà mình ngày xưa dạy con dạy cháu rằng: lúc nào cũng phải học, từ “học ăn học nói” đến ” học gói học mở ” ( Xin lỗi ! Tôi hay đem ” ông bà ngày xưa ” ra … dẫn chứng mà không một lời nhắc nhở đến ” ông bà ngày nay “, bởi vì ở cái thời ” ngày xưa ” đó , con cháu còn biết ngồi nghe ông bà kể chuyện … đời xưa hay dạy dỗ điều hay lẽ phải … v v . Còn ở cái thời bây giờ, ông bà có … ráng gân cổ lên để nói – gọi là để ” giảng mo-ran ” – đã chắc gì con cháu nó nghe ! Nhiều lắm là tụi nó … ” ậm à ậm ừ ” cho lấy có vì đang bận coi télé, gõ PC, gọi điện thoại cầm tay cho bạn bè hay đấu đá nhau trong mấy trò chơi điện tử rộn rã ! Thành ra, ông bà ngày nay chẳng thấy có ” những lời vàng ngọc ” để mình … dựa vào đó mà viết … biếm văn nói ngược nói xuôi ! Xin ông bà ngày nay thông cảm ! )
” Học Ăn ” ! Chắc có người sẽ nói : ” Ăn thì có … khỉ gì mà học ? Cứ ton vô miệng rồi nhai rồi nuốt, ai mà không biết ! “. Ậy ! ” Ăn ” , không phải chỉ vỏn vẹn có nhai rồi nuốt, bởi vì còn phải biết chọn thứ gì để ăn, thứ gì ăn với thứ gì, rồi ăn làm sao, ăn sống hay ăn chín, ăn nướng hay ăn luộc, rồi ăn lúc nào, sáng trưa chiều tối, đợi đói mới ăn hay cứ … lu bù xín-xái, rồi ăn … ngồi hay ăn đứng hay … ăn nằm ( Đừng cười ! Ngày xưa, dân La-mã vẫn nằm mà ăn. Và ngày nay, ở Việt Nam đã có nhà hàng … nằm rất ăn khách ! ) rồi ăn bóc hay ăn bằng đũa bằng nĩa bằng dao ? … Mới kể sơ sơ thôi mà đã thấy …chóng mặt vì rõ ràng là ” Ăn, phải học ” !
Đúng vậy ! Mới vào bàn ăn đã phải học ” ăn coi nồi ngồi coi hướng “. Nhằm chỗ dành cho ông cả mà ” thằng nhỏ ” tót vô ngồi là bậy, là thiếu giáo dục, nghĩa là phường ” thất học ” ! Rồi, chưa ai cầm đũa hết mà mình đã ” đớp ” lia như ” quân chết đói ” … là không được ! Phải đợi người lớn gắp trước rồi mình mới … thọc đũa vô và phải từ tốn chớ không được gắp ào ào như … múa đũa ! Đó ! Ông bà dạy kỹ như vậy ! Vậy mà bây giờ không biết người ta – những người đã tự hào … được ” học ăn ” ở các xứ cộng sản vĩ đại anh em – đã học ăn làm sao mà sau năm 1975 họ vào miền nam Việt Nam áp dụng cái học …” siêu đẳng ” đến nỗi cái ” Ăn ” – gọn lõn dễ … thương ! – đã biến thể, kéo theo một lô ” phụ chú ” đầy … gút mắt : ăn quịt, ăn gian, ăn cướp, ăn trộm, ăn hối lộ, ăn …! Sau nầy, hỏi ra mới biết họ đã học ăn ở những xứ … không có gì để ăn nên cái ” Ăn ” mà họ học hoàn toàn là cái ” Ăn ” … ảo, cái ” Ăn ” không có thật ! Cho nên khi vào nam, họ thấy cái gì cũng ăn được hết – kể cả nhà cửa đất đai ruộng vườn – vậy là họ cứ … nhắm mắt đớp như điên ! Cái ăn ” không bài bản ” đó, người ta gọi theo … chữ nghĩa là ” cái ăn của bọn vô học “. Điều lạ là chẳng thấy cha nào ngã ra chết vì … bội thực hết ! Dầu sao, thiên hạ vẫn luôn đề cao cái ” Học Ăn ” mà ông bà mình ngày xưa đã dạy. Để thấy : nó vẫn chưa phải là … quá đát !
Bây giờ, nói đến ” Học Nói “. Xưa nay, người ta hay coi thường sự ” Học nói “, cứ nghĩ là ọ ẹ từ nhỏ riết rồi lớn lên tự nhiên biết nói. Vì không học nói cho nên hễ mở miệng là nói bậy nói bạ, nói trên trời dưới đất, nói … trật đường rầy, nói trây nói tục, nói như ” dùi đục chấm mắm nêm “, nói ” phang ngang bửa củi “, … nói …v v . Vậy, để tránh tình trạng nói như … chó bươi thùng rác, ta phải ” Học Nói ” !
Thông thường, người ta dạy nói cho có lễ độ, biết nói ” dạ thưa “, biết nói ” cám ơn “, biết ” khoanh tay cúi đầu ” ( đây cũng là một cách nói, tuy nó không có lời nhưng nó nói lên sự kính trọng người trưởng thượng ) Rồi còn học nói cho văn vẻ thanh tao, không dùng những từ ngữ … đầu đường xó chợ ( có bực lắm thì cũng biết … xổ nho cho đúng điệu con người có … văn hóa, ví dụ : thay vì ” Đ.Mẹ ! Đ. Bà ! ” thì chỉ nên … khạc ra vài tiếng ” Thằng khốn nạn ! Mầy không biết tao là ai à ? ” rồi đưa tay vào lưng quần làm như sắp rút cái gì ra, vậy là đối tượng … xếp ve ngay ! ) Tiếp theo là học nói làm sao để nói đúng nơi đúng lúc, đúng chủ đề … v v . Và còn nữa ! ” Học Nói “, không phải chỉ vài câu là … hết bài ! Cho nên đừng ngạc nhiên sao có những người tuổi đời đã … nặng ký mà vẫn lui cui đi học nói !
Ở những nước cộng sản, các lãnh tụ đều thấu triệt cái triết lý vĩ đại của ” Học Nói “, cho nên họ học rất kỹ, thuộc nằm lòng bài bản đến độ khi họ nói – họ gọi là ” phát biểu ” – họ nói … y chang như nhau, cung cách y chang như nhau, từ ngữ y chang như nhau ! Có điều là những gì họ học để nói hoàn toàn không … ” dây mơ rễ má ” gì với những gì ông bà mình day ! Thành ra, sau năm 1975, ở miền nam VN có hai … trường phái ” Học Nói ” : trường phái ” cổ điển ” của ông bà để lại và trường phái ” cách mạng ” du nhập từ các nước ” đồng chí anh em ” ! Dĩ nhiên, hai trường phái không … ăn rơ với nhau cho nên phe nào nói phe nấy nghe ! Mấy cha cán bộ nói – luôn luôn nói tràng giang đại hải – để họ nghe, còn mình nói là để cho mình nghe. Chỉ có … vỗ tay là vỗ tay chung, bởi vì bây giờ cái vỗ tay không còn ý nghĩa gì ráo thì khi nào thấy cán bộ đang nói bỗng ngừng ngang rồi vỗ tay, ta cứ … nhắm mắt vỗ tay ! Cho …nó rồi !
Sau 1975, dân miền nam già trẻ bé lớn gì cũng phải đi ” Học Nói ” hết, bởi vì chánh quyền không muốn thấy dân miền nam … câm !
Học hỏi và học hành
Nói đến,” Học “, người ta nghĩ đến ” Vô nhà trường “. Thật ra, cái ” Học ” không phải chỉ có ở nhà trường, bởi vì một khi mình muốn biết thêm một vấn đề gì đó, một cái nghề gì đó, một lãnh vực nào đó … để đừng bị người khác nhìn mình có ” nửa con mắt ” rồi trề môi chê mình không biết gì hết, mình có thể học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Cái ” Học ” nó … tràn đồng chớ không phải chỉ ” đóng khung ” trong nhà trường và con người lúc nào cũng dính với cái ” Học ” mà không để ý bởi vì xưa nay vẫn quen nói ” Dốt là không biết chữ ” !
Vậy, ngoài sự không biết chữ, ” Dốt ” là gì ? Một anh nhà quê lên thành phố hiện đại không biết sử dụng bàn ngồi trong cầu tiêu … người ta nói thằng chả dốt. Còn ông tiến sĩ từ thành phố xuống dưới quê chơi, đi tát nước ruộng với người chú, chỉ dụng cụ hỏi là cái gì ? Người chú cười khinh : ” Mầy dốt quá đi ! Cái đó gọi là cái gàu ! Không có gàu thì lấy khỉ gì mà tát ? “. Hai nhân vật vừa kể đều được coi là dốt bởi vì họ kém hiểu biết trong một lãnh vực nào đó. Nếu họ được chỉ dạy, họ học thêm cách sử dụng bàn ngồi trong wc và cái gàu tát nước ngoài đồng, họ sẽ không còn dốt ở hai nơi nầy nữa. Vậy, để khỏi dốt, mình phải chịu khó học, trong cái nghĩa ” học ” là đem thêm những hiểu biết mới vào … kho hiểu biết ở trong đầu mình ( Dĩ nhiên là trong kho chứa loại hiểu biết thật chớ không phải loại dỏm, loại … giả mạo trốn thuế … hay loại mà ở Việt Nam bây giờ người ta gọi là ” ma túy xì ke ” ! )
” Học ” không, chưa đủ ! Trong khi học, phải biết hỏi. ” Hỏi ” để hiểu cho rõ cái mình học. Nếu không biết hỏi hay không chịu hỏi, thì cái học của mình bị gọi là ” học như con két ” nghĩa là nghe sao nói vậy chớ không cần hiểu. Hà ! … Đến đây mới thấy các lãnh tụ công sản rất … ” đỉnh cao trí tụê ” trong đường lối dạy đàn em và quần chúng học : họ bắt học nhưng không cho hỏi, bởi vì hỏi là … ” đặt vấn đề “, mà ” đặt vấn đề ” là ” chưa hoàn toàn tin tưởng và triệt để nhất trí ” với lập trường của đảng ! Học viên phải im lặng nghe, không cần hiểu, chỉ cần biết nói lại đúng những gì cán bộ nói. Vậy là … ” ăn tiền ” ! Nếu có tay nào ” xâm mình, bạo phổi ” nhứt định hỏi thì … ” ta ” chụp cho nó cái mũ ” phản động ” là … xong ngay thôi !
Để tránh … lòi cái manh tâm dạy ” học không được hỏi “, nghĩa là muốn xóa cụm từ ” Học Hỏi ” trong tiếng nói của miền nam, các lãnh tụ còn ” siêu ” hơn nữa :họ đặt ra một cụm từ mới có tên ” Học Tập “, được dùng … xả láng nên rất phổ thông, ở đâu cũng thấy học tập, làm thứ gì cũng phải học tập, đến nỗi ở tù cũng gọi là học tập nữa ! … Người ta nghĩ đơn giản : học làm sao thì cứ tập làm y chang như vậy. Vậy là … yên thân !
Bây giờ, nói tới ” Học Hành “. Nếu học rồi … lặn luôn thì cái học đó uổng quá ! Phải đem cái học ra ” hành “, nghĩa là thực hiện cái gì mình đã học. Và nhờ ở ” hành ” mà mình biết mình làm đúng hay sai. Càng ” hành “, mình càng có nhiều kinh nghiệm để cái gì mình thực hiện càng ngày càng hay hơn, có giá trị hơn. Và như vậy, con người mới tiến bộ, xứ sở mới phát triển. Ở các xứ tự do, cái ” học ” nó … thiên hình vạn trạng nên cái ” hành ” cũng vô số kể … chớ không bị đóng khung trong ” đường lối chỉ đạo đầy sáng tạo ” của đảng X hay đảng Y gì gì …” Đóng khung ” có nghĩa là đảng dạy ” Hình vuông ” nhưng lại đưa lên ” Hình tròn ” mình vẫn … nhắm mắt hô to ” Vuông “, tiếp theo là mình chỉ biết … cắm đầu tạo hình vuông rồi hình vuông rồi hình vuông … suốt đời !
Ở Việt Nam , cái ” Học Hành ” cũng bị đóng khung như kể ở trên, nhưng là một loại khung chưa từng được kiểm nghiệm, cho nên mặc dầu đã qua mấy chục năm độc lập tự do mà dân chưa giàu nước chưa mạnh như thấy ghi đầy trên đường phố, và khi muốn thực hiện một công trình to to cỡ … mười tấm chiếu, vẩn phải nhờ công ty ngoại quốc …
Ông bà mình dạy con dạy cháu luôn luôn nhắc nhở phải ” Học Hỏi và Học Hành “. Không biết, ở Việt Nam bây giờ, có ai ” biết cất giấu ” hai cụm từ đó trong một … kẹt tủ nào không ? Cất giấu với hy vọng một ngày nào đó sẽ có quyền đem ra áp dụng để thấy quê hương mình vẫn còn có ” một ngày mai tươi sang ” … Hỏi, mà sao tôi nghe ứa nước mắt !
Nói về “Hành”
Nhân nói về ” Học Hành “, tôi nhớ cách đây mấy năm, nước Pháp gởi một phái đoàn chuyên viên qua Nhựt để nghiên cứu cách làm xe hơi, mặc dầu xe hơi Pháp đã đạt vị trí khá tốt trên thị trường quốc tế. Tôi đã … lột nón chào phục mấy nhà sản xuất xe hơi Pháp bởi vì họ đã biết … nhét cái ” tự tôn mặc cảm ” vô túi quần để sáng suốt nhận thấy xe hơi Pháp vẫn chưa đứng ngang hàng với xe Nhựt, và họ chịu khó đi Nhựt ” Học Hỏi ” thêm để về ” Hành ” với những kinh nghiệm mới.
Chuyến qua Nhựt của các kỹ sư Pháp được trực tiếp truyền hình nên tôi đã theo dõi dây chuyền lắp ráp xe hơi, từng khâu từng khâu, một cách thích thú. Nhưng, chuyện đã làm tôi thật ngạc nhiên là ở cuối dây chuyền sản xuất có một người Nhựt kiểm soát từ trong ra ngoài của chiếc xe, mở cửa đóng cửa nghiêng tai nghe tiếng cửa đóng, rồi ông ta đi tới đi lui rờ chiếc xe, không phải chỉ rờ ở một vài chỗ mà là rờ toàn thể chiếc xe ! Một kỹ sư Pháp, chắc cũng ngạc nhiên như tôi, nên nghe hỏi : ” Ông làm gì vậy ? “. Người Nhựt trả lời : ” Tôi rờ ! Ông không thấy sao ? “. Hỏi : ” Rờ chi vậy ? “. Trả lời : ” Rờ để coi còn chỗ nào chưa vừa ý, ví dụ như chỗ có hơi trầy sơn mắt không nhìn thấy nhưng rờ thì thấy, phải cho làm lại “. Trong khi nói, người Nhựt đó không ngừng rờ, mắt vẫn theo sát hai bàn tay, chứng tỏ sự chú tâm đặc biệt. Một lúc sau, ông ta vừa gật gù vừa nói : ” Tốt ! “. Rồi lấy trong túi trước ngực một cuốn sổ rút ra một miếng nhựa nhỏ bằng ba ngón tay mang chữ ” OK ” và hàng mã số, đem dán phía trong kiếng sau của chiếc xe. Ông vừa bấm nút cho dây chuyền đưa xe ra khu ” OK ” vừa nói : ” Tôi làm nghề rờ nầy đã gần mười năm. Tôi rất hãnh diện vì chưa thấy một chiếc xe nào bị trả về, chứng tỏ rằng sản phẩm của nước Nhựt chúng tôi vẫn giữ đúng tiêu chuẩn quốc tế “. Ông mỉm cười, đầu gật gật ra vẻ hài lòng. Đến đây, tôi nhận thấy rằng ngoài cái đầu óc và tay nghề người Nhựt để hết vào công trình chế tạo chiếc xe hơi, họ còn đặt vào đó lòng yêu nước vô biên của họ nữa. Đó là yếu tố chánh đã đưa nước Nhựt lên vị trí ngày hôm nay.
Xin nhắc lại, vào những năm 50, mặc dầu Nhựt đã đóng máy bay tàu chiến rất có giá trị kỹ thuật, nhưng sản phẩm thực dụng khác đều bị coi là đồ dỏm không cạnh tranh nổi trên thị trường quốc tế. Vì vậy, người Nhựt đã phải đi học hỏi mọi ngành nghề ở các xứ tiên tiến, để sau đó về nước thực hành với ý chí ” Mỗi ngày phải hay hơn, hoàn hảo hơn “, làm cho món hàng mang dấu ấn ” Made In Japan ” phải được thế giới mến chuộng. Và, như mình thấy, hôm nay họ đã thành công ! Cái ” Hành ” thực tiễn nghĩa là không tiểu xảo ngụy tạo và lòng yêu nước của người Nhựt là một bài học lớn …
Bây giờ, thử nhìn lại Việt Nam coi … ra sao ? Xin phép chỉ nhìn ở ” chóp bu ” thôi, bởi vì mọi quyền hành đều tập trung … mút chỉ ở trên đó hết, còn cái khối bần dân thiên hạ thấp lè tè dưới đất tuy mang mỹ từ ” Nhân dân làm chủ ” nhưng lại là hạng … tay trắng thân trần thì có khỉ gì để nhìn !
Nói về ” Học ” – đừng có giỡn – mấy cha lãnh đạo Việt Nam ngày nay đều là dân có học hết ! Không biết họ học ở đâu mà ai cũng có học vị và văn phòng của họ toàn sách là sách. Nhìn số sách trám đầy bốn vách tường là phải biết ngay họ ” học cao hiểu rộng “, dầu không tốt nghiệp cao học thì vẫn là … học cao, bởi vì họ đã … giựt được cái bằng mà họ cho là cao quí nhứt, bằng ” Đỉnh Cao Trí Tuệ Của Loài Người ” ! Bởi cái ” Học ” của họ … ngất ngưởng như vậy nên cái ” Hành ” của họ cũng ” phiêu hốt ở bốn từng mây “, nghĩa là … hai chân không chấm đất ! Nhìn coi : họ đem công ty ngoại quốc vô xây cất cả đống công trình vĩ đại như nhà cao tầng ( 68 tầng ! Hôm nào thang máy ăn-banh, trèo lên là … ná thở ! ) đường cao tốc ( cho xe chạy 50 km/giờ ! ) cầu vượt đồ sộ có đường dành riêng cho người đi bộ ( dân đi bộ vượt được qua cầu cũng … hộc gạch ! ) …v v , trong lúc hệ thống cống rãnh bị nghẹt ứ từ mấy chục năm nên thành phố cứ bị ngập lụt tới rún sau mỗi cơn mưa lớn ! Người dân lội trong nước để đi lại … sinh hoạt hay … chăng lưới bắt cá ngay trên lòng đường như đang ” tham gia lưu thông “, phía trên đầu là biểu ngữ ” Có nước sạch là có sức khỏe ” và ” Quyết tâm thực hiện tốt khu phố văn hóa mới ” ! Người dân chỉ biết than là bị Ông Trời hành chớ không nghe ai dám lớn tiếng : ” Tại mấy cha nội đó không biết … hành ! “
Với cái kiểu ” Hành ” nầy, với cái đà ” Tiến nhanh tiến mạnh ” nầy, và với cái lòng ái quốc … đóng khung ” Yêu nước là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa ” nầy … còn lâu ” ta ” mới chế tạo nổi chiếc … ” Xe Trâu Made In Việt Nam ” để … xuất cảng … góp mặt với thế giới, chớ đừng nói sản xuất ra xe hơi như nước Nhựt !
Tiểu Tử
CHUYỆN VUI CƯỜI
NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ OBAMA
Nguyễn phú Trọng sang Mỹ gặp Obama và hỏi
"ông làm sao mà điều hành được một chính phủ hiệu quả như thế?"
Obama trả lời
"Rất đơn giản, ngài chỉ cần được vây quanh bởi những người thông minh".
Nguyễn phú Trọng lại hỏi
"Thế làm sao ông biết được ai là người thật sự thông minh?"
Obama trả lời
"cũng dễ thôi, ông chỉ cần đố họ câu hỏi thông minh",
nói xong đoạn nhấn nút yêu cầu tiếp tân mời John McCain vô...
Hai phút sau John McCain vô và nói
"Thưa Tổng thống, ngài gọi tôi".
Obama hỏi
"Hãy cho tôi biết, John McCain, ba mẹ của ông có đứa con, nó không phải anh em của ông, không phải chị em của ông, vậy nó là ai?"
John McCain trả lời
"Thưa ngài, đó là tôi".
Obama trả lời
"Chính xác! Rất tốt".
-Nguyễn phú Trọng trở về nước và kêu Nguyễn Tấn Dũng vào hỏi
"Chú Dũng, cha mẹ chú có đứa con, nó không phải anh em của chú, cũng không phải chị em của chú, nó là ai?
Nguyễn tấn Dũng trả lời
"Em cũng chưa chắc, em sẽ trả lời sau".
Nguyễn tấn Dũng họp hết nội các lại và hỏi câu hỏi đó mà không ai trả lời được... Hỏi vòng vòng không xong, cuối cùng ở nhà vệ sinh Nguyễn tấn Dũng gặp Ngô Bảo Châu và hỏi
"Thầy Châu, có thể trả lời tôi, cha mẹ thầy có đứa con mà nó không phải anh em thầy, nó cũng không phải chị em thầy, thế nó là ai?"
Ngô Bảo Châu trả lời
"Dễ mà! đó là tôi".
Trở lại gặp Nguyễn phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng nói hớn hở
"đó là Ngô Bảo Châu",
Nguyễn phú Trọng tức giận chòm tới vố vào đầu Nguyễn tấn Dũng và thét to
"đồ ngu! là John McCain!"
OBAMA BÁI PHỤC VIỆT NAM ANH HÙNG
Obama rất hâm mộ Khổng Tử, do đó ông quyết định đến thăm 4 nước trong hệ thống Đạo Khổng. Ngay khi về nước, Obama phải gặp ngay ông anh để kể lể về chuyến thăm này.
Bush: Chú công tác thế nào? Có gì hay không kể anh nghe?
Obama: Dạ em đến Nhật Bản trước tiên ạ.
Bush: Ừ, nước này phát triển lắm đấy, chú thấy sao?
Obama: Dạ, nó bắt em đi bộ gần chết vì nó bảo con Cadillac One của em tốn xăng và có lượng khí thải vượt mức cho phép ạ.
Bush: Ờ, chuyện thường, anh bị rồi. Sau đó đi đâu?
Obama: Dạ em qua Hàn Quốc, định vừa thăm vừa mua ít sâm về biếu anh.
Bush: Ờ, chuyện thường, anh bị rồi. Sau đó đi đâu?
Obama: Dạ em qua Hàn Quốc, định vừa thăm vừa mua ít sâm về biếu anh.
Bush: Ừ, hàng họ ở đó cũng hay phết, anh có mấy con bồ bên đó. Chú thấy sao?
Obama: Dạ, em cũng đi bộ gần chết ạ.
Bush: Ơ, bọn này nó đâu có sợ chết như mấy thằng Nhật???
Obama: Vâng, nhưng dân nó thấy xe em đẹp, nó chặn mẹ nó lại, gắn hoa vào và thi nhau chụp ảnh cưới các kiểu.
Bush: Ừ, anh quên bảo chú bọn Hàn nó sến lắm. Mà sao không tranh thủ bị nó chặn xe, chú không đi nhuộm tóc và làm lại mầu da cho nó giống sao Hàn?
Obama: Dạ tại em bận qua Trung Quốc ạ.
Bush: Sang đó có gì hay không, nó đang tranh chấp hằm hè quyền kiểm soát biển Đông với mình đấy, bọn này nó đông dân nên tinh vi lắm.
Obama: Dạ, em cũng đi bộ gần chết ạ.
Bush: Ơ, bọn này nó đâu có sợ chết như mấy thằng Nhật???
Obama: Vâng, nhưng dân nó thấy xe em đẹp, nó chặn mẹ nó lại, gắn hoa vào và thi nhau chụp ảnh cưới các kiểu.
Bush: Ừ, anh quên bảo chú bọn Hàn nó sến lắm. Mà sao không tranh thủ bị nó chặn xe, chú không đi nhuộm tóc và làm lại mầu da cho nó giống sao Hàn?
Obama: Dạ tại em bận qua Trung Quốc ạ.
Bush: Sang đó có gì hay không, nó đang tranh chấp hằm hè quyền kiểm soát biển Đông với mình đấy, bọn này nó đông dân nên tinh vi lắm.
Obama: Dạ em không biết, em nghe bọn đàn em tấu là xe Cadillac One của em vừa đến đầu phố, cuối phố mấy thằng Tầu đã làm ra ra bốn cái Cadillac One giống hệt, sửa tên thành Dielac One và còn khuyến mại thêm còi 30 bản nhạc và đèn nháy ạ.
Bush: Ôi, thế chú là may đấy, anh đến chỗ này có tí mà 9 tháng sau chúng nó còn làm ra mấy thằng Bush giống hệt anh thì sao. Thế còn nước cuối cùng?
Obama: Rời Trung Quốc em sang Việt Nam luôn, xưa em có mấy ông chú đi lính nên cũng có vài chỗ quen biết ở đây, sang thăm tiện thể hỏi thăm họ hàng luôn.
Bush: Thế vui vẻ chứ? Nước này thân thiện lắm, không thù hằn mình nữa.
Obama: Vâng, em lái con Cadillac One đi một đoạn nhưng...
Bush: Nhưng sao, nó cấm vì khí thải cao à?
Obama: Dạ không, xe em còn ngon gấp vạn lần xe bus của bọn nó, đi sau xe bus của bọn nó còn chẳng nhìn thấy đường, em phải dùng định vị toàn cầu mà lái đó.
Bush: Ôi, thế chú là may đấy, anh đến chỗ này có tí mà 9 tháng sau chúng nó còn làm ra mấy thằng Bush giống hệt anh thì sao. Thế còn nước cuối cùng?
Obama: Rời Trung Quốc em sang Việt Nam luôn, xưa em có mấy ông chú đi lính nên cũng có vài chỗ quen biết ở đây, sang thăm tiện thể hỏi thăm họ hàng luôn.
Bush: Thế vui vẻ chứ? Nước này thân thiện lắm, không thù hằn mình nữa.
Obama: Vâng, em lái con Cadillac One đi một đoạn nhưng...
Bush: Nhưng sao, nó cấm vì khí thải cao à?
Obama: Dạ không, xe em còn ngon gấp vạn lần xe bus của bọn nó, đi sau xe bus của bọn nó còn chẳng nhìn thấy đường, em phải dùng định vị toàn cầu mà lái đó.
Chiếc Cadillac One chở tổng thống Mỹ rời khách sạn Sheraton. Ảnh: AP.
Bush: Thế nó lại chặn lại chụp ảnh cưới à?Obama: Không ạ, dân ở đây vội lắm, em dừng lại đèn đỏ họ còn chửi em là thằng ngu. Nói gì dừng lại chụp ảnh.
Bush: Thế nó lại làm Cadillac One giả à?
Obama: Không ạ, lúc em sang đến nơi thì bọn Trung Quốc đã mang Dielac One sang bán tràn ngập giá rẻ như xe công nông. Dân tình chạy tưng bừng đầy phố làm mấy thằng mật vụ của em chẳng biết em đi xe nào, lạc mẹ nó mất.Bush: Thế túm lại là chú bị làm sao?
Bush: Thế nó lại làm Cadillac One giả à?
Obama: Không ạ, lúc em sang đến nơi thì bọn Trung Quốc đã mang Dielac One sang bán tràn ngập giá rẻ như xe công nông. Dân tình chạy tưng bừng đầy phố làm mấy thằng mật vụ của em chẳng biết em đi xe nào, lạc mẹ nó mất.Bush: Thế túm lại là chú bị làm sao?
Mất đôi gương Cadillac One!
Obama: Dạ em vừa dừng xe vào mua bao thuốc, quay ra đã mất mẹ nó đôi gương ạ.
Bush: Ôi giời, ra chợ Giời mà kiếm lại, đúng đôi của mình luôn, giá rẻ, có số chưa ? cần anh cho số mấy thằng em không ?
Obama: Vâng, và em quyết định sẽ chọn Việt Nam để chơi lâu dài ạ.
Bush: Tại sao? Chú vẫn chưa tìm được đôi gương của con Cadillac One à?
Bush: Ôi giời, ra chợ Giời mà kiếm lại, đúng đôi của mình luôn, giá rẻ, có số chưa ? cần anh cho số mấy thằng em không ?
Obama: Vâng, và em quyết định sẽ chọn Việt Nam để chơi lâu dài ạ.
Bush: Tại sao? Chú vẫn chưa tìm được đôi gương của con Cadillac One à?
Cuối cùng ông Obama đã chọn Việt Nam làm đối tác để "chơi" lâu dài.
Obama: Dạ không, so sánh cả 4 nước em thấy người Việt rất tuyệt. Khả năng lần mò tốt, đi đường bụi thế mà vẫn đi được. Thứ hai là rất năng động, đèn đỏ còn không dám dừng vì sợ muộn. Thứ nữa là hành động rất thẳng thắn và anh hùng. Bẻ gương giữa thanh thiên bạch nhật, không sợ chết như bọn Nhật, không sến như bọn Hàn Quốc và cũng không gian dối như bọn Tầu.
Trang Trần sắp ra tòa về tội “chống người thi hành công vụ“
Theo dự kiến, trong tháng 8 tới, TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ đưa vụ án người mẫu, diễn viên Trang Trần chống người thi hành công vụ ra xét xử.Viện KSND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Trần Thị Trang (30 tuổi, quê Hải Phòng, nghệ danh Trang Trần) tội "chống người thi hành công vụ".
Trước đó, Công an quận Hoàn Kiếm đã khởi tố bị can đối với Trang Trần, đến cuối tháng 6.2015 cơ quan điều tra hoàn tất kết luận đề nghị truy tố Trần Thị Trang tội danh trên.
Người mẫu Trang Trần |
Cáo trạng truy tố Trần Thị Trang theo khoản 1, điều 257, Bộ luật Hình sự với mức án cao nhất 3 năm tù giam.
Theo nội dung vụ án, rạng sáng 27.2, xe taxi chở Trần Thị Trang và bạn đi ngược chiều trên phố Tạ Hiện và bị lực lượng chức năng phát hiện và yêu cầu kiểm tra.
Dù không liên quan đến mình, nhưng Trần Thị Trang đã có hành vi ngăn cản lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, đồng thời có những lời lẽ lăng mạ, tấn công cán bộ Công an phường Hàng Buồm.
Ngày 1.3, Trang đã có thư xin lỗi đến lực lượng công an quận Hoàn Kiếm. Mẹ của Trần Thị Trang cũng đã có thư xin lỗi gửi Ban Giám đốc Công an Hà Nội, Công an quận Hoàn Kiếm và Công an phường Hàng Buồm.
Hiện hồ sơ vụ án đang được TAND quận Hoàn Kiếm thụ lý. Dự kiến trong tháng 8 tới, TAND quận Hoàn Kiếm sẽ đưa vụ án ra xét xử. Trang Trần là người mẫu tự do và diễn viên. Cô ít khi trình diễn catwalk mà chỉ tham gia một vài show diễn của nhà thiết kế có mối quan hệ thân thiết.
Năm qua, Trang Trần khá nổi với vai nữ phụ Mỹ "chột" trong phim Hương ga. Trang Trần cũng sở hữu một vài quán ăn khá đông khách TP.HCM.
LUẬN VỀ "ĂN "
Người ta đã thống kê được rằng, cuộc đời một người đàn ông hầu hết gắn bó với chữ “ăn”.
Nghiên cứu 1
===========
1. Khi còn bé thì “ăn học”.
2. Lớn thêm chút nữa thì “ăn chơi”.
3. Lúc có bạn gái thì chăm chăm tìm cách “ăn thịt”.
4. Ăn thịt xong thì phải “ăn hỏi” rồi “ăn cưới”, cưới về phải tiến hành “ăn nằm”.
5. Khi vợ đến kỳ sinh đành phải “ăn chay” hoặc "ăn vụng",sau khi vợ sinh em bé thì phải “ăn kiêng”,về già rụng răng phải “ăn cháo”, xa thêm tí nữa thì theo các cụ mà “ăn xôi nghe kèn”.
Nghiên cứu 2
===========
1- Hồi nhỏ thì "ăn vóc học hay", không được ba mẹ chiều thì "ăn vạ".
2- Lớn lên học đòi thì bắt đầu "ăn diện" để tán gái, nhưng "ăn nói bậy bạ" thì có khi "ăn bạt tai".
3- Khi đã có vợ, sau một thời gian "ăn nằm" thì có khi "ăn năn đã muộn" và nghĩ rằng mình phải "ăn đời ở kiếp" với người này thì xem như "ăn khế trả vàng" hay đúng là số "ăn mày".
4- Khi "ăn nên làm ra" thì "ăn sung mặc sướng", rồi sanh tật "ăn gian", nói dối vợ là đi "ăn cơm khách" nhưng thực ra là đi "ăn vụng" hay gọi là "ăn bánh trả tiền" với các cô gái "ăn sương". Về nhà với vợ thì "ăn đàng sóng, nói đàng gió"; trót lọt thì không sao, rủi đổ bể thì có mà "ăn cám" hoặc "ăn đòn".
5- Ngược lại, khi "làm ăn thất bại" thì đành "ăn mắm mút dòi"; thậm chí tán gia bại sản, buộc phải "ăn bờ ở bụi".
6- Khi nắm quyền hành trong tay thì "ăn hiếp" kẻ thuộc hạ. Cậy thế "ăn trên ngồi trốc", quen thói "ăn to xài lớn" mà không có tài năng, tránh sao khỏi "ăn hối lộ" hay "ăn chặn". Bị phanh phui, không chịu "ăn ngay nói thẳng" mà cứ "ăn thừa nói thiếu" để chạy tội.
7- Khi thất nghiệp thì sẽ có lắm điều tệ hại :
a. hơi tệ: "ăn không ngồi rồi", "ăn theo", "ăn bám". "ăn hại" vợ.
b. khá tệ: "ăn quỵt", "ăn bẻo", "ăn bòn".
c. quá tệ: "ăn trộm", "ăn cắp", "ăn cướp".
8- Khi cờ bạc (đánh cờ, đánh bạc), đang thắng lớn (xem như là vét sòng) bỗng đứng dậy ra về gọi là "ăn non", không cho người ta cơ hội gỡ gạc. Thế nhưng, "ăn non" mà còn vênh váo, cười ngạo nghễ thì có khi "ăn đấm", "ăn đá".
9- Nhưng tệ nhất là loại "ăn cháo đá bát".
Saigon. Marchand de Soupe Chinoise. Xe hủ tíu của người Hoa.
CHUYỆN BỐN PHƯƠNG
MƯỜI QUỐC GIA CÓ HỌC THỨC CAO NHẤT THẾ GIỚI
Thủ đô Ottawa của Canada
(Theo 24/7 Wall Street)Tổ chức Phát Triển và Hỗ Tương Kinh Tế (OECD) vừa công bố một bản khảo cứu cho biết là trong vòng 50 năm qua, số sinh viên đại học ở các quốc gia phát triển gia tăng gần 200 phần trăm. Bản công bố này cũng liệt kê danh sách 10 quốc gia trên thế giới có cư dân học thức nhất trên thế giới.
Đứng hàng thứ 10 là Phần Lan với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 37 phần trăm. Sản lượng quốc gia (GDP) tính theo đầu người là 36,585 Mỹ kim.
Úc Đại Lợi là quốc gia có cư dân học thức đứng hàng thứ 9 trên thế giới, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học cũng 37 phần trăm. Sản lượng GDP tính theo đầu người là 40, 719 Mỹ kim.
Anh là quốc gia đứng hàng thứ 8 về số dân học thức, với tỷ lệ cư dân có bằng cấp cũng ở mức 37 phần trăm, và sản lượng GDP tính theo đầu người là 35, 504 Mỹ kim.
Na Uy là quốc gia đứng hàng thứ 7 trong bảng sắp hạng, với sản lượng GDP ở mức 56,617 Mỹ kim một đầu người.
Nam Hàn là quốc gia đứng hàng thứ 6, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 39 phần trăm, trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 29,101 Mỹ kim.
Quốc gia đứng hàng thứ 5 là Tân Tây Lan, với tỷ lệ dân số có bằng cấp đại học là 40 phần trăm. Sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 29,871 Mỹ kim.
Hoa Kỳ là quốc gia đứng hàng thứ 4, với số dân có bằng cấp đại học ở mức 41 phần trăm. Trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người là 46,588 Mỹ kim.
Quốc gia đứng hàng thứ 3 trong bảng danh sách là Nhật, với 44 phần trăm dần số có bằng cấp đại học. Sản lượng GDP mỗi đầu người ở mức 33,751 Mỹ kim.
Do Thái là quốc gia đứng hàng thứ 2 trong bảng danh sách với 45 phần trăm dân chúng có bằng cấp đại học, trong khi sản lượng GDP mỗi đầu người chỉ ở mức 28,596 Mỹ kim.
John Warner - tàu ngầm uy lực nhất hải quân Mỹ / F-35 - siêu tiêm kích đắt nhất thế giới
Tàu USS Jimmy Carter. Ảnh: AP
|
Theo Real Clear Defense, trước khi Edward Snowden tiết lộ chương trình theo dõi điện thoại và Internet của NSA nhằm vào công dân Mỹ và châu Âu, truyền thông không mấy để ý đến đến hoạt động của tàu ngầm. Tuy nhiên, từ sau công bố của Snowden, nhiều báo và hãng tin, trong đó có Huffington Post và Der Spiegel cho rằng tàu Jimmy Carter đã giúp NSA giám sát liên lạc của công dân Mỹ và châu Âu.
"Dường như chính chiếc tàu ngầm này đã được dùng vào nhiệm vụ tình báo, để theo dõi châu Âu", Huffington Post viết.
Tàu USS Jimmy Carter có trọng tải 12.150 tấn, là một trong ba tàu ngầm lớp Seawolf từng được đóng. Tàu lớp Seawolf là chứng tích của thời kỳ Chiến tranh lạnh và vẫn là những tàu ngầm tấn công uy lực nhất của hải quân Mỹ, được ví như chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của đại dương. Tàu có khả năng lặn rất sâu, di chuyển với tốc độ đến 40 hải lý/h. Đây cũng là một trong những tàu ngầm hạt nhân di chuyển yên lặng nhất trên thế giới, được trang bị nhiều vũ khí và ống phóng ngư lôi 660mm.
Theo yêu cầu của hải quân, hãng sản xuất đã thêm một phần mở rộng vào khoảng giữa thân Jimmy Carter, nâng độ dài thân tàu thêm hơn 30 m thành tổng cộng hơn 106 m. Owen Cote, chuyên gia về tàu ngầm của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), cho rằng phần mở rộng này có thể nhằm chứa một khoang chuyển điều chỉnh nước, cho phép thợ lặn, người máy hoặc máy móc di chuyển từ bên trong tàu ra ngoài lòng đại dương, thu nhặt đồ ở đáy biển hoặc mang các thiết bị giám sát khác.
Vì vậy, về lý thuyết, Jimmy Carter có thể câu móc vào cáp dưới đáy biển. "Tàu móc một thiết bị vào sợi cáp, một tháng sau quay lại gỡ nó ra và đem đi phân tích dữ liệu", Norman Polmar, chuyên gia phân tích từng cố vấn cho chính phủ về tàu ngầm cho biết.
Không chỉ có thể "nghe lén" dữ liệu truyền đi dưới lòng biển, tàu Jimmy Carter còn có thể phá hỏng các nút giao viễn thông bằng cách trực tiếp cắt cáp, hoặc thiết lập cơ chế để thực hiện nhiệm vụ trong tương lai khi có nhu cầu. Khả năng đó có thể phần nào "làm mù mắt" kẻ thù, hạn chế khả năng nhận biết tình hình, khả năng chỉ huy và kiểm soát của đối phương trong thời gian xung đột, mà không cần thực sự tấn công mục tiêu trên bộ theo kiểu truyền thống.
Mặc dù mọi tàu ngầm tấn công nhanh và tàu ngầm tên lửa dẫn đường đều có thể tiến hành những nhiệm vụ đó ở các mức độ khác nhau nhưng riêng Jimmy Carter có trung tâm tác vụ và các hệ thống có thể thích ứng nhanh chóng để cho phép lắp đặt cảm biến thử nghiệm, giao diện chỉ huy và điều hành mới, mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tàu, hoặc cần thời gian dài nằm ở cảng để điều chỉnh tính năng.
Việc Jimmy Carter có khả năng không có nghĩa là tàu thật sự đảm đương nhiệm vụ này. "Tôi không nghĩ là hải quân phải dùng đến tàu Jimmy Carter để làm việc đó. Như thế là lãng phí con tàu", Cote nhận xét và nói thêm rằng "với NSA, sẽ dễ hơn nhiều nếu theo dõi liên lạc của người dân ngay trên đất liền, khi có thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại và Internet".
Tàu Jimmy Carter. Ảnh: US Navy |
Nhiệm vụ tuyệt mật
Những chiếc tàu tiền nhiệm của Jimmy Carter đã tham gia nghe lén dưới biển để đối phó các đối thủ thời Chiến tranh lạnh. Những năm 1970, tàu Seawolf và Parche nhận nhiệm vụ thâm nhập vào căn cứ hải quân của Liên Xô ở Bắc Đại Tây dương để câu móc vào cáp liên lạc quân sự. Hai tàu này lặn dưới biển với tốc độ chỉ vài hải lý/h nhằm tránh băng trôi cùng hải cẩu và sư tử biển.
Các tàu ngầm đặc nhiệm này lắp những thiết bị giống như những chiếc kẹp vào dây cáp để ghi lại tín hiệu, nhờ đó giúp Washington có thông tin đáng giá về hoạt động hải quân của Liên Xô. Năm 1980, một nhân viên của NSA có tên là Ronald Pelton đã phản bội và bán thông tin về hoạt động tàu ngầm Mỹ cho Liên Xô để đổi lấy khoảng 35.000 USD. Năm 1986, Pelton bị bắt và kết án tù.
Tiết lộ này cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đã dẫn đến sự chuyển đổi trong chiến thuật của tàu ngầm do thám. Khi Triều Tiên bắn pháo vào căn cứ trên đảo của Hàn Quốc năm 2010, tàu Jimmy Carter được cho là đã nổi lên gần đó và phóng một máy bay do thám không người lái cỡ nhỏ để chụp ảnh thiệt hại. Từ thời điểm đó, tàu Jimmy Carter luôn bận rộn với sứ mệnh giám sát cho đến năm 2013, khi được bảo dưỡng tại xưởng đóng tàu ở bang Washington.
Tàu Jimmy Carter hiện đã quay trở lại phục vụ hải quân và chắc chắn nó sẽ đảm nhận các nhiệm vụ bí mật như hoạt động tình báo dưới biển của Mỹ. Theo Tyler Rogoway, một nhà báo chuyên về quốc phòng, với nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự, Mỹ có thể sẽ cần tàu USS Jimmy Carter hơn bất cứ lúc nào. Giống như CIA có đặc nhiệm SEAL để thực hiện những hoạt động bí mật khó khăn nhất trong lịch sử, NSA cũng sẽ nhờ đến chiếc tàu khổng lồ đa nhiệm của hải quân để làm như vậy. Và con tàu đó sẽ là USS
Jimmy Carter.
Đá "Thịt Lợn" – “Pork” Stone
***
Theo website của tờ Nhân dân nhật báo, các công nhân khai thác quặng sắt ở Zhongwei Beishan tây bắc Trung Quốc, đã phát hiện một số viên đá cổ đại, trông giống như những miếng thịt lợn đáng kinh ngạc. Những viên đá đặc biệt mà họ tìm thấy được xác định có niên đại từ kỷ Jura, cách đây hơn 100 triệu năm.
Các lớp riêng rẽ của những viên đá cứng và trơn nhẵn này được tạo ra nhờ một chu kỳ đá với các giai đoạn biến chất, lắng động trầm tích và silic. Điều kỳ lạ là, các lớp của đá trông rất giống các lớp da, mỡ và nạc ở thịt lợn. Trung Quốc là nơi có nhiều vùng xuất hiện nhiều đá thịt lợn, chủ yếu ở Nội Mông Cổ, Sơn Đông, Hà Bắc và Quảng Tây…
Đá thịt lợn quý giá ở chỗ nó có cả bì, các loại đá với màu đỏ và trắng đan xen có rất nhiều, nhưng chỉ có đá có cả bì mới được gọi là đá thịt lợn. Theo thời gian, do chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài khác nhau, viên đá dần dần có hoa văn đặc biệt, thậm chí có màu đậm nhạt sinh động như thật, có thể nói là thế gian hiếm thấy.
Một mẫu đá thịt tương tự đang được cất giữ ở Đài Loan. Tuy nhiên, trong khi các viên đá mới tìm thấy đều tự nhiên, "báu vật" của Đài Loan có cấu tạo từ ngọc thạch anh và được chạm khắc, rồi nhuộm màu cho giống thịt hầm.
Viên đá thịt lợn Dongpo nằm ở viện bảo tàng Đài Bắc, bắt nguồn từ Nội Mông Cổ, năm Khang Hy thời Thanh được dâng vào trong cung, đến thời kì cuối nhà Thanh trở thành đồ vật yêu thích của Từ Hy thái hậu, sau đó Tưởng Giới Thạch đem về Đài Loan.
Chạm khắc đá là một môn nghệ thuật có từ xa xưa của Trung Quốc và sản phẩm cũng rất được người dân nước này ưa chuộng. Các nhà sưu tập sẽ trả cho các nghệ nhân những khoản tiền lớn để tạo ra các bữa tiệc gồm toàn đá trầm tích.
Mới đây, một bữa tiệc với hơn 100 món ăn bằng đá đã được trưng bày ở Hội chợ du lịch quốc tế Bắc Kinh. Các báo cáo cho biết, những viên đá được dùng để trưng bày có giá trị lên tới gần 32.000 USD/viên. Tuy nhiên, những viên đá tự nhiên giống miếng thịt hiện vẫn chưa được định giá.
Đá thịt lợn còn được gọi là đá phú quý, với mong muốn sẽ có được cuộc sống sung túc.
Tuấn Anh (Theo Daily Mail)
Saturday, August 22, 2015
TIN MẠT
WIKILEAKS -VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC
Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời về VN
Những tài liệu tối mật do Wilikeaks tiết lộ ra đều có tầm mức nghiêm trọng không lường được.
(Chắc chúng ta đều biết là người sáng lập Wikileaks: Julian Assange, hiện đang bị truy nã vì đã tiết lộ tài liệu có thể làm nguy hại đến an ninh của Mỹ)
Tin này đã được phổ biến một cách mập mờ trên mạng từ lâu, bây giờ Wikileaks xác nhận thì có đến hơn 90% là đúng sự thật.
Đây quả là 1 tin buồn cho đất nước, dân tộc Việt Nam với 4 ngàn năm văn hiến, nay đã được đảng Cộng Sản bán sĩ cho Trung Cộng với cái giá không thể rẽ hơn: FREE ...Nếu chúng ta duyệt lại những gì đã xảy ra trong thời gian gần đây:
Giao Hoàng Sa Trường Sa cho TC Giao Tây Nguyên cho TC
Cắt thêm đất biên giới cho TC
Nhường thêm biển vùng vịnh Bắc Việt cho TC
Cho dân TC ra vào biên giới không cần giấy tờ nhập cảnh
Luật lệ VN không dám đụng đến dân TC đang sống ở VN
Cấm dân chúng không được tưởng niệm các tử sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến 1979 với TC.
In sách giáo khoa cấp tiểu học với đường lưỡi bò và hình cờ TC thay vì cờ VN.
Truyền hình nhà nước CSVN dùng cờ TC có thêm 1 ngôi sao nhỏ (tượng trưng cho xứ tự trị mới VN) .....
· ....
tất cả những điều này đều ăn khớp với tài liệu mật này.
Xin quý vị đọc và phổ biến cho mọi thân hữu.
DL
ĐÂY LÀ BẰNG CHỨNG BÁN NƯỚC CỦA ĐẢNG CSVN DO WIKILEAKS TIẾT LỘ.TIN NẦY ĐÃ ĐƯỢC ĐỌC NHIỀU LẦN, LẠY TRỜI VIỆC NẦY SẼ KHÔNG LÀ CHUYỆN THẬTNẾU CÓ MỘT NGÀY...THẾ-GIỚI NẦY KHÔNG CÒN VIỆT-NAM ???
Năm 2020 Việt Nam sẽ là một tỉnh của Trung Cộng?
Tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.
Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt Nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.
Thôi rồi ! .... Thế là xong ...
Chúng ta có quyền phỏng đoán và chuẩn bị tinh thần cho mọi người và cá nhân mình trước sự thật không mấy tốt đẹp, mà nó liên quan tới sự tồn tại của đảng CSVN trong vai trò lãnh đạo xã hội và nhà nước. Vì nếu khi ta đối chiếu với các tin tức liên quan đến việc phía Việt nam đã cho Trung quốc thuê nhiều chục ngàn hecta rừng đầu nguồn biên giới, lá cờ Trung quốc có 6 ngôi sao (thay vì cờ Trung quốc chỉ có 5 ngôi sao) xuất hiện tại một nhà hàng Trung quốc tại Vũng tàu, hay Dự án boxit Tây nguyên và gần đây nhất là tin Trung quốc tiến hành thu hồi hàng loạt cột mốc biên giới với Việt nam có từ thời Hiệp định Pháp - Thanh (1887) … Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận thì giả thiết trên là hoàn toàn có cơ sở xảy ra.
GIANG TRẠCH DÂN BỊ BẮT VÌ ÂM MƯU ÁM SÁT TẬP CẬN BÌNH.
Theo nguồn tin dân mạng TQ thì vụ nổ ở Thiên Tân là nổ kho đạn chứ không phải kho hóa chất như báo chí TQ đã đưa tin.
Phe phái của Giang Trạch Dân dự trù sẽ nỗi loạn và bắt giam Tập Cận Bình tại Thượng Hải, tuy nhiên mưu kế không thành, do đó Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho nổ kho thuốc súng tại Thiên Tân để xóa bỏ dấu vết.
Ngay sau khi vụ nổ ở Thiên Tân thì Công An TQ đã bao vây Khách Sạn Xijiao Guesthouse ở Thượng Hải để bắt sống Giang Trạch Dân.
Theo nguồn tin từ dân địa phương thì Giang Trạch Dân đã đái và ỉa ra quần.
Hiện nay Tập Cận Bình đã bắt giam Giang Trạch Dân cùng 2 con trai tại một nơi bí mật.
Tấm hình Giang Trạch Dân bị bắt đã bị TQ ra lệnh lấy xuống khỏi trang Xã Hội Weibo, tuy nhiên vẫn còn lưu ở nhiều diễn đàn tiếng Hoa dưới đây:
TRUNG QUỐC , HOA KỲ VÀ BIỂN ĐÔNG
Tin cho hay, 9 người đã bị thương trong vụ nổ nằm cách khu dân cư khoảng 1 km.
23.08.2015
Lửa bùng lên dữ dội sau khi xảy ra nổ lớn ở nhà máy hóa chất ở thành phố Truy Bác tại tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc hôm nay, 22/8.
Tin cho hay, 9 người đã bị thương trong vụ nổ nằm cách khu dân cư khoảng 1 km.
Vụ việc xảy ra hơn một tuần sau khi bùng ra các vụ nổ tại thành phố Thiên Tân ở miền bắc làm ít nhất 121 người chết, hàng trăm người bị thương và hơn 50 người mất tích.
Báo chí địa phương dẫn lời một dân làng cho biết đã trông thấy một quả cầu lửa lớn rồi nghe thấy hai tiếng nổ.
Ngọn lửa đã được hàng chục lính cứu hỏa khống chế vào cuối ngày thứ Bảy.
Chưa rõ là các ngôi nhà trong khu vực có bị hư hại hay không, nhưng chấn động từ vụ nổ có thể cảm nhận được ở nơi nằm cách xa hiện trường 2km.
Truyền thông địa phương đưa tin, nhà máy gặp nạn ở Sơn Đông có chứa một hóa chất dùng để sản xuất nylon và có thể gây hại cho da.
Các nhà quan sát nói rằng hai vụ nổ xảy ra cách nhau vài ngày ở Sơn Đông và Thiên Tân còn gây tác động về mặt chính trị, và có thể làm lu mờ buổi lễ kỷ niệm rầm rộ 70 năm chiến thắng của Trung Quốc trước Nhật Bản trong Thế Chiến II.
Trong khi đó, những người quản lý nơi xảy ra vụ nổ ở Thiên Tân đang bị điều tra vì để hóa chất ngay sát nhà dân.
Theo People’s Daily, SCMP, Xinhua
Tin cho hay, 9 người đã bị thương trong vụ nổ nằm cách khu dân cư khoảng 1 km.
Vụ việc xảy ra hơn một tuần sau khi bùng ra các vụ nổ tại thành phố Thiên Tân ở miền bắc làm ít nhất 121 người chết, hàng trăm người bị thương và hơn 50 người mất tích.
Báo chí địa phương dẫn lời một dân làng cho biết đã trông thấy một quả cầu lửa lớn rồi nghe thấy hai tiếng nổ.
Ngọn lửa đã được hàng chục lính cứu hỏa khống chế vào cuối ngày thứ Bảy.
Chưa rõ là các ngôi nhà trong khu vực có bị hư hại hay không, nhưng chấn động từ vụ nổ có thể cảm nhận được ở nơi nằm cách xa hiện trường 2km.
Truyền thông địa phương đưa tin, nhà máy gặp nạn ở Sơn Đông có chứa một hóa chất dùng để sản xuất nylon và có thể gây hại cho da.
Các nhà quan sát nói rằng hai vụ nổ xảy ra cách nhau vài ngày ở Sơn Đông và Thiên Tân còn gây tác động về mặt chính trị, và có thể làm lu mờ buổi lễ kỷ niệm rầm rộ 70 năm chiến thắng của Trung Quốc trước Nhật Bản trong Thế Chiến II.
Trong khi đó, những người quản lý nơi xảy ra vụ nổ ở Thiên Tân đang bị điều tra vì để hóa chất ngay sát nhà dân.
Theo People’s Daily, SCMP, Xinhua
Trung Quốc: Cá chết hàng loạt sau vụ nổ lớn ở Thiên Tân
22.08.2015
Một số lượng lớn cá chết được phát hiện gần khu vực xảy ra vụ nổ Thiên Tân. Tuy nhiên, chính quyền thành phố Thiên Tân cho biết đã xét nghiệm và không có hợp chất xyanua trong cá.
Mặc dù vậy, mức độ xyanua trong vùng tâm vụ nổ cao gấp 356 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc gia.
Các khu vực bên ngoài được giám sát chất lượng không khí và nước nhưng cũng không tìm thấy dấu hiệu ô nhiễm tăng bất thường.
Chính quyền cũng đã gia tăng giám sát ô nhiễm đất.
Hình ảnh cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà lan truyền trên mạng trực tuyến và có suy đoán rằng chất độc từ vụ nổ đã gây ô nhiễm nguồn nước.
Ngày 21/08/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố tài liệu mang tựa đề Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương, phác họa những đường nét quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh tại vùng biển Châu Á. Dù cũng đề cập đến Biển Hoa Đông, nhưng rõ ràng là chiến lược biển mới của Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Mặc dù vậy, mức độ xyanua trong vùng tâm vụ nổ cao gấp 356 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc gia.
Các khu vực bên ngoài được giám sát chất lượng không khí và nước nhưng cũng không tìm thấy dấu hiệu ô nhiễm tăng bất thường.
Chính quyền cũng đã gia tăng giám sát ô nhiễm đất.
Hình ảnh cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà lan truyền trên mạng trực tuyến và có suy đoán rằng chất độc từ vụ nổ đã gây ô nhiễm nguồn nước.
"Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì giống như vậy", ông Vương Lôi, 47 tuổi, một người quản lý công ty vận chuyển hàng hóa đeo một chiếc mặt nạ khảo sát cá chết làm tắc nghẽn vùng nước nông của con sông nói. "Phải có một mối liên hệ giữa việc cá chết và vụ nổ. Có lý do nào khác để giải thích cho việc cá chết hàng loạt này? "
Ông Nhan Siêu, một người dân sống ở Thiên Tân 15 năm, nói trước khi kết quả xét nghiệm nước được công bố, rằng ông thấy cá chết hàng năm nhưng không nhiều như năm nay. “Cũng dễ hiểu khi chúng tôi lo lắng về sự ô nhiễm sau vụ nổ. Tôi tin sẽ sớm có kết quả chính thức”, ông nói.
Ông Đặng Tiểu Văn, người đứng đầu bộ phận giám sát môi trường của Cục Bảo vệ Môi trường Thiên Tân, cho biết trong buổi họp báo hôm 20/8 rằng các chuyên gia đã đến khu vực trên thu thập mẫu nước để xét nghiệm.
8 giờ tối cùng ngày, chính quyền thành phố cho biết không có chất độc xyanua trong mẫu nước.
Ông Đặng nói các chuyên gia giám sát môi trường đã phát hiện một số hợp chất xyanua trong nước biển từ năm trạm quan trắc ở gần khu vực vụ nổ, nhưng vẫn trong giới hạn bình thường so với mức trung bình những năm qua.
Nhà chức trách đã thừa nhận rằng ít nhất 700 tấn natri xyanua được lưu trữ ở các kho trong vụ nổ ngày 12/8 ở Thiên Tân, giết chết hơn 100 người và làm bị thương hàng trăm người khác.
Ít nhất 65 người vẫn mất tích và được cho là đã chết. Hầu hết trong số họ là nhân viên cứu hỏa.
Theo China Daily, NYTimes
http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-ca-chet-hang-loat-sau-vu-no-lon-o-thien-
tan/2928234.html
tan/2928234.html
Trọng tâm Biển Đông nổi bật trong chiến lược biển mới của Mỹ
Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)
Ngày 21/08/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố tài liệu mang tựa đề Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương, phác họa những đường nét quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh tại vùng biển Châu Á. Dù cũng đề cập đến Biển Hoa Đông, nhưng rõ ràng là chiến lược biển mới của Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong một cuộc họp báo tại Washington, ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương đã xác định ba trục chính trong chiến lược mới đó : (1) kiên trì dấn thân và tiếp tục sử dụng ngoại giao và các định chế đa phương để bảo vệ quyền tự do lưu thông và tiếp cận các vùng biển Châu Á ; (2) tập trung bảo vệ quyền tự do sử dụng các vùng biển, ngăn chặn xung đột và các hành vi cưỡng bức ; (3) phát huy việc tuân thủ pháp luật và chuẩn mực quốc tế.
Sau khi nhắc lại quan điểm từng được tuyên bố của Washington, theo đó Mỹ không thiên vị ai trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa khẳng định là Hoa Kỳ « có lợi ích trong việc đảm bảo sao cho tranh chấp chủ quyền được giải quyết một cách hòa bình, không thông qua xung đột hay cưỡng chế ». Mối lo ngại của Hoa Kỳ tuy nhiên đang tập trung ở Biển Đông, khi ông David Shear nêu bật mối quan ngại của Mỹ về sự kiện Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa và quân sự hóa các nơi này.
Trong bối cảnh đó, theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Washington sẽ duy trì một sự hiện diện quân sự cần thiết, đủ khả năng bảo vệ lợi ích của Mỹ cũng như của đồng minh và đối tác trong khu vực, chống lại các mối đe dọa tiềm tàng. Trên tinh thần đó, Hoa Kỳ đang tăng cường lực lượng quân sự trong vùng để trở thành một lực lượng răn đe, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Theo ông David Shear, Bộ Quốc phòng Mỹ không chỉ chuyển qua Châu Á các phương tiện tối tân nhất, mà lại còn trải đều các phương tiện đó trên toàn khu vực.
Con chủ bài trong các phương tiện tối tân đó là hạm đội tàu chiến tuần duyên LCS (Littoral Combat Ship), loại chiến hạm nhỏ nhưng linh hoạt, với hỏa lực hùng hậu, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven bờ, đặc thù của Biển Đông : 4 chiếc sẽ được triển khai ngay tại Singapore, phụ trách trực tiếp Biển Đông, 4 chiếc khác sẽ được dùng làm lực lượng dự bị, sẵn sàng tung ra khi cần thiết.
Một hàng không mẫu hạm mới, chiếc USS Ronald Reagan sẽ qua thay thế chiếc George Washington, và trong vòng năm năm sắp tới, Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ có thêm một chiếc tàu đổ bộ tấn công mới, USS America, trong lúc thêm hai tàu khu trục Aegis được gửi đến túc trực tại Nhật Bản. Không quân cũng sẽ được tăng viện bằng loại chiến đấu cơ F-22 và F-35 tối tân hơn, không kể đến loại oanh tạc cơ chiến lược B-2 và B-52, và 47 chiếc phi cơ tuần thám đời mới P8 A Poseidon, có gắn thủy lôi. Lực lượng Thủy quân lục chiến túc trực trong vùng cũng sẽ được trang bị loại máy bay lên thẳng V-22.
Sau cùng, khu vực cũng sẽ có thêm các loại tên lửa hiện đại phóng đi từ chiến hạm hoặc phi cơ, cùng với các hỏa tiễn tầm xa có độ chính xác cao, trong đó có loại JASSM-ER và một loại tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới. Với các phương tiện răn đe đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vai trò người bảo vệ ổn định và quyền tự do hàng không và hàng hải, đặc biệt là ở Biển Đông.
Hôm thứ Năm, 20/08/2015, như để nhắc nhở Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã khẳng định trở lại là Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự bên trong và chung quanh Biển Đông : « Phi cơ và chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như vẫn làm ở mọi nơi khác trên thế giới ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150822-bd-hk-tq-tbd
Sau khi nhắc lại quan điểm từng được tuyên bố của Washington, theo đó Mỹ không thiên vị ai trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa khẳng định là Hoa Kỳ « có lợi ích trong việc đảm bảo sao cho tranh chấp chủ quyền được giải quyết một cách hòa bình, không thông qua xung đột hay cưỡng chế ». Mối lo ngại của Hoa Kỳ tuy nhiên đang tập trung ở Biển Đông, khi ông David Shear nêu bật mối quan ngại của Mỹ về sự kiện Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa và quân sự hóa các nơi này.
Trong bối cảnh đó, theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Washington sẽ duy trì một sự hiện diện quân sự cần thiết, đủ khả năng bảo vệ lợi ích của Mỹ cũng như của đồng minh và đối tác trong khu vực, chống lại các mối đe dọa tiềm tàng. Trên tinh thần đó, Hoa Kỳ đang tăng cường lực lượng quân sự trong vùng để trở thành một lực lượng răn đe, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Theo ông David Shear, Bộ Quốc phòng Mỹ không chỉ chuyển qua Châu Á các phương tiện tối tân nhất, mà lại còn trải đều các phương tiện đó trên toàn khu vực.
Con chủ bài trong các phương tiện tối tân đó là hạm đội tàu chiến tuần duyên LCS (Littoral Combat Ship), loại chiến hạm nhỏ nhưng linh hoạt, với hỏa lực hùng hậu, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven bờ, đặc thù của Biển Đông : 4 chiếc sẽ được triển khai ngay tại Singapore, phụ trách trực tiếp Biển Đông, 4 chiếc khác sẽ được dùng làm lực lượng dự bị, sẵn sàng tung ra khi cần thiết.
Một hàng không mẫu hạm mới, chiếc USS Ronald Reagan sẽ qua thay thế chiếc George Washington, và trong vòng năm năm sắp tới, Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ có thêm một chiếc tàu đổ bộ tấn công mới, USS America, trong lúc thêm hai tàu khu trục Aegis được gửi đến túc trực tại Nhật Bản. Không quân cũng sẽ được tăng viện bằng loại chiến đấu cơ F-22 và F-35 tối tân hơn, không kể đến loại oanh tạc cơ chiến lược B-2 và B-52, và 47 chiếc phi cơ tuần thám đời mới P8 A Poseidon, có gắn thủy lôi. Lực lượng Thủy quân lục chiến túc trực trong vùng cũng sẽ được trang bị loại máy bay lên thẳng V-22.
Sau cùng, khu vực cũng sẽ có thêm các loại tên lửa hiện đại phóng đi từ chiến hạm hoặc phi cơ, cùng với các hỏa tiễn tầm xa có độ chính xác cao, trong đó có loại JASSM-ER và một loại tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới. Với các phương tiện răn đe đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vai trò người bảo vệ ổn định và quyền tự do hàng không và hàng hải, đặc biệt là ở Biển Đông.
Hôm thứ Năm, 20/08/2015, như để nhắc nhở Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã khẳng định trở lại là Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự bên trong và chung quanh Biển Đông : « Phi cơ và chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như vẫn làm ở mọi nơi khác trên thế giới ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150822-bd-hk-tq-tbd
Lo ngại về Trung Quốc nhấn chìm thị trường chứng khoán Wall Street
Chỉ số sản xuất Trung Quốc xuống thấp làm chao đảo thị trường chứng khoán thế giới.REUTERS/Brendan McDermid
Thị trường chứng khoán Wall Street ngày 21/08/2015 đã xuống dốc rất mạnh, do chỉ số tệ hại về sản xuất của Trung Quốc gây lo ngại rằng nền kinh tế thế giới sẽ khựng lại.
Cả ba chỉ số quan trọng đã bị sụt giảm trên 3%. Chỉ số Dow Jones còn 16.459, 75 điểm, bị sụt đến 10,1% so với mức đỉnh ngày 19/05, mất đến 530,94 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 lần đầu tiên kể từ ngày 02/02 xuống dưới mức 2.000 điểm, còn 1.970, 89 điểm, sụt 3,19%. Chỉ số Nasdaq phức hợp giảm 3,52%, dừng ở mức 4.726,04 điểm. Nếu tính cả tuần, Standard & Poor đã mất 5,8%, tỉ lệ sụt giảm cao nhất kể từ tháng 9/2011 đến nay. Chỉ số Dow Jones bị sụt 5,8% và Nasdaq « bốc hơi » 6,8%.
Cổ phiếu tất cả các lãnh vực đều xuống giá. Các công ty trong lãnh vực năng lượng mất 3,48% với việc dầu nhẹ Mỹ sụt giá, lần đầu tiên ở dưới mức 40 đô la một thùng kể từ năm 2009. Sự kiện mới nhất trong một loạt các dấu hiệu tiêu cực về kinh tế vĩ mô, là chỉ số PMI về sản xuất công nghiệp vừa công bố hôm qua của Trung Quốc cho thấy trong tháng Tám hoạt động sản xuất đã sụt giảm mạnh nhất, càng tăng thêm lo sợ về một sự hạ cánh thô bạo của kinh tế Trung Quốc.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu đều bị xuống dốc, sau khi đã bị ảnh hưởng từ sự sụp đổ chứng khoán Trung Quốc vào đầu mùa hè, tiếp đó là việc Bắc Kinh bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ hôm 11/08. Tổng giám đốc của Vere Group nhận định, xu hướng này có thể tiếp tục cho đến cuối năm.inShare0
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150822-tq-wall-street-ck Cổ phiếu tất cả các lãnh vực đều xuống giá. Các công ty trong lãnh vực năng lượng mất 3,48% với việc dầu nhẹ Mỹ sụt giá, lần đầu tiên ở dưới mức 40 đô la một thùng kể từ năm 2009. Sự kiện mới nhất trong một loạt các dấu hiệu tiêu cực về kinh tế vĩ mô, là chỉ số PMI về sản xuất công nghiệp vừa công bố hôm qua của Trung Quốc cho thấy trong tháng Tám hoạt động sản xuất đã sụt giảm mạnh nhất, càng tăng thêm lo sợ về một sự hạ cánh thô bạo của kinh tế Trung Quốc.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu đều bị xuống dốc, sau khi đã bị ảnh hưởng từ sự sụp đổ chứng khoán Trung Quốc vào đầu mùa hè, tiếp đó là việc Bắc Kinh bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ hôm 11/08. Tổng giám đốc của Vere Group nhận định, xu hướng này có thể tiếp tục cho đến cuối năm.inShare0
Bắc Kinh lên án Mỹ phá hoại chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc
Một cán bộ cấp cao đào tẩu, tại sân bay thủ đô Bắc Kinh, ngày 22/12/2014, sau khi tự nộp mình cho cảnh sát.. [Photo/Website of Central Committee for Discipline Inspection]
Một hôm sau khi báo chí Mỹ phanh phui việc Chính quyền Obama đã cảnh cáo Bắc Kinh là không được phái nhân viên an ninh Trung Quốc qua Mỹ lén lút gây sức ép để buộc các « tội phạm kinh tế » trở về nước, Bắc Kinh đã có phản ứng tức tối và cho báo chí của mình tố ngược lại Washington là đã nuốt lời cam kết và phá hoại chiến dịch bài trừ tham nhũng mà Trung Quốc đang tiến hành.
Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ « thực tâm » hơn trong việc đối phó với chiến dịch truy bắt các quan chức tham nhũng Trung Quốc đã trốn qua Mỹ, cho rằng Hoa Kỳ không nên biến mình thành đất lành dung dưỡng các tội phạm hình sự.
Trong bài xã luận, Tân Hoa Xã không ngần ngại cáo buộc Washington là đang phá hoại chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh, khi đơn phương vi phạm các thỏa thuận giữa đôi bên về thực thi pháp luật.
Theo hãng tin Trung Quốc, hoạt động của Trung Quốc trong khuôn khổ chiến dịch có tên gọi « săn cáo », tức là truy bắt quan chức trốn ra ngoại quốc, hoàn toàn hợp pháp và đã được phê duyệt trong các hiệp định song phương đạt vào đầu năm nay với Hoa Kỳ.
Cáo buộc của Bắc Kinh dĩ nhiên đã bị phía Mỹ bác bỏ. Theo đài truyền hình Mỹ CNN, nhiều quan chức ngoại giao Mỹ đã thừa nhận rằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc quả là đã có thỏa thuận về hợp tác pháp lý, nhưng nội dung hiệp định này đòi hỏi Trung Quốc phải chia sẻ bằng chứng với Mỹ, và làm việc thông qua các hệ thống pháp luật của Mỹ.
Khi Trung Quốc cử nhân viên thực thi pháp luật qua hoạt động ở Mỹ dưới danh nghĩa du lịch hay kinh doanh mà không thông báo cho chính quyền Mỹ, thì điều đó là những hành vi sai trái.
Giải thích của các quan chức Mỹ với đài CNN cũng trùng hợp với thông tin được nhật báo New York Times tiết lộ, theo đó Washington đã tỏ thái độ bất bình trước việc Bắc Kinh cho đặc vụ qua Mỹ gây sức ép để buộc những người bị tình nghi là tội phạm kinh tế phải trở về nước.
Bản thân việc gây sức ép là một hành vi khó chấp nhận về mặt đạo đức, cũng như pháp luật, nhất là khi các đặc vụ Trung Quốc còn có những hành vi cưỡng chế đối với bản thân các đối tượng bị truy nã, thậm chí còn dọa các đối tượng này là sẽ « đánh » vào thân nhân, gia đình họ còn ở lại Trung Quốc.
Không những thế, riêng việc phái đặc vụ đội lốt du khách hay thương nhân vào Mỹ hoạt động là một điều vi phạm luật lệ hiện hành tại Mỹ, theo đó cần phải được Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho phép trước.
Cho đến lúc này, chưa thấy Bắc Kinh đưa ra phản ứng chính thức nào về vụ này, mà chỉ để cho truyền thông lên tiếng.
Theo giới phân tích, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc chỉ vài tuần trước lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du nước Mỹ, mà ông Tập Cận Bình lại chính là người đã đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, trong đó có chiến dịch « săn cáo ».
Lời cảnh cáo của Mỹ do đó có thể là được coi là một biện pháp gia tăng sức ép lên phía Trung Quốc, trong bối cảnh giữa hai bên còn rất nhiều bất đồng cần giải quyết, từ vụ phá giá đồng Yuan, tin tặc Trung Quốc, cho đến vấn đề Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150818-bac-kinh-len-an-my-pha-hoai-chien-dich-chong-tham-nhung-tai-trung-quoc
Trong bài xã luận, Tân Hoa Xã không ngần ngại cáo buộc Washington là đang phá hoại chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh, khi đơn phương vi phạm các thỏa thuận giữa đôi bên về thực thi pháp luật.
Theo hãng tin Trung Quốc, hoạt động của Trung Quốc trong khuôn khổ chiến dịch có tên gọi « săn cáo », tức là truy bắt quan chức trốn ra ngoại quốc, hoàn toàn hợp pháp và đã được phê duyệt trong các hiệp định song phương đạt vào đầu năm nay với Hoa Kỳ.
Cáo buộc của Bắc Kinh dĩ nhiên đã bị phía Mỹ bác bỏ. Theo đài truyền hình Mỹ CNN, nhiều quan chức ngoại giao Mỹ đã thừa nhận rằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc quả là đã có thỏa thuận về hợp tác pháp lý, nhưng nội dung hiệp định này đòi hỏi Trung Quốc phải chia sẻ bằng chứng với Mỹ, và làm việc thông qua các hệ thống pháp luật của Mỹ.
Khi Trung Quốc cử nhân viên thực thi pháp luật qua hoạt động ở Mỹ dưới danh nghĩa du lịch hay kinh doanh mà không thông báo cho chính quyền Mỹ, thì điều đó là những hành vi sai trái.
Giải thích của các quan chức Mỹ với đài CNN cũng trùng hợp với thông tin được nhật báo New York Times tiết lộ, theo đó Washington đã tỏ thái độ bất bình trước việc Bắc Kinh cho đặc vụ qua Mỹ gây sức ép để buộc những người bị tình nghi là tội phạm kinh tế phải trở về nước.
Bản thân việc gây sức ép là một hành vi khó chấp nhận về mặt đạo đức, cũng như pháp luật, nhất là khi các đặc vụ Trung Quốc còn có những hành vi cưỡng chế đối với bản thân các đối tượng bị truy nã, thậm chí còn dọa các đối tượng này là sẽ « đánh » vào thân nhân, gia đình họ còn ở lại Trung Quốc.
Không những thế, riêng việc phái đặc vụ đội lốt du khách hay thương nhân vào Mỹ hoạt động là một điều vi phạm luật lệ hiện hành tại Mỹ, theo đó cần phải được Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho phép trước.
Cho đến lúc này, chưa thấy Bắc Kinh đưa ra phản ứng chính thức nào về vụ này, mà chỉ để cho truyền thông lên tiếng.
Theo giới phân tích, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Quốc chỉ vài tuần trước lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du nước Mỹ, mà ông Tập Cận Bình lại chính là người đã đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, trong đó có chiến dịch « săn cáo ».
Lời cảnh cáo của Mỹ do đó có thể là được coi là một biện pháp gia tăng sức ép lên phía Trung Quốc, trong bối cảnh giữa hai bên còn rất nhiều bất đồng cần giải quyết, từ vụ phá giá đồng Yuan, tin tặc Trung Quốc, cho đến vấn đề Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150818-bac-kinh-len-an-my-pha-hoai-chien-dich-chong-tham-nhung-tai-trung-quoc
Trung Quốc lại vỡ mộng trong âm mưu thao túng Sri Lanka
Cựu Tổng thống Rajapaksa đã thất bại trong cuộc bầu cử.REUTERS/Dinuka Liyanawatte
Trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 17/08/2015 vừa qua, cử tri Sri Lanka, một quốc gia vùng Nam Á láng giềng của Ấn Độ đã lại từ chối không cho cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa trở lại nắm quyền trong cương vị Thủ tướng. Đây là lần thứ hai trong không đầy một năm mà nhân vật này bị người dân Sri Lanka chối bỏ, lần trước đây là nhân cuộc bầu cử Tổng thống vào Tháng Giêng.
Theo giới phân tích, nước bị đau nhất trong vụ này chính là Trung Quốc, vốn đã đầu tư mạnh mẽ vào ông Rajapaksa, với hy vọng là nhân vật độc đoán thân Bắc Kinh này sẽ nắm quyền lâu dài tại Sri Lanka, cho phép Trung Quốc biến quốc gia này thành tiền đồn tấn công vào vùng ảnh hướng của Ấn Độ, giúp Trung Quốc thao túng cả vùng Nam Á và Ấn Độ Đương.
Vào thời ông Mahinda làm Tổng thống Sri Lanka, Trung Quốc hầu như đã có thể tự do tung hoành tại quốc gia Nam Á này, dùng đó làm địa bàn mở rộng thanh thế, kể cả về quân sự.
Giới quan sát đã ghi nhận con số 5 tỉ đô la mà Bắc Kinh đã bơm vào Sri Lanka nhằm biến nước này thành một trục quan trọng trong chiến lược xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển, mà các chuyên gia Ấn Độ cho là biến thể mới của chiến lược « Chuỗi ngọc trai », một hệ thống cảng mở cửa cho Hải quân Trung Quốc quanh vùng Ấn Độ Dương.
Nhờ hậu thuẫn của cựu Tổng thống Rajapaksa, Bắc Kinh chẳng hạn, đã xây dựng xong cảng Hambantota tại Sri Lanka. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn được trao cho nhiều hợp đồng béo bở nhằm thực hiện những công trình phục vụ cho Con đường Tơ lụa trên biển đó.
Dưới thời ông Rajapaksa chẳng hạn, Trung Quốc hầu như đã được toàn quyền sử dụng các cơ sở dân sự mà họ xây dựng tại Sri Lanka vào mục tiêu quân sự. Một ví dụ điển hình là hải cảng thương mại mới thuộc quyền sở hữu của Bắc Kinh tại thủ đô Colombo của Sri Lanka, vào năm ngoái, đã ngang nhiên mở cửa cho hai chiếc tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc vào neo đậu.
Thời kỳ tự do tung hoành của Trung Quốc tại Sri Lanka như đã cáo chung từ tháng Giêng vừa qua, sau khi ông Rajapaksa bị cử tri phủ nhận. Ngay sau đó, Tân Tổng thống Sirisena đã ra lệnh tạm hoãn nhiều đề án quan trọng Trung Quốc để chờ kết quả điều tra về các nghi vấn tham nhũng trong việc cấp phát hợp đồng, và về các tác hại môi trường bị cho là đã không được quan tâm đứng mực.
Dĩ nhiên là đặc quyền sử dụng « kép » các cơ sở dân sự vào mục tiêu quân sự cũng đã bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có nguy cơ bị vạch mặt chỉ tên trong một cuộc điều tra tham nhũng trực tiếp nhắm vào cựu Tổng thống Rajapaksa. Các thanh tra đang tìm hiểu thực hư trong lời cáo buộc theo đó một tập đoàn Nhà nước Trung Quốc đã hối lộ 1,1 triệu đô la cho chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống của ông Rajapaksa hồi tháng Giêng vừa qua.
Với thất bại lần thứ nhì trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa rồi, giới quan sát cho rằng rất có nhiều khả năng cựu Tổng thống Sri Lanka thân Trung Quốc bị truy tố, cũng như người vợ và hai người anh em của ông, bị tình nghi biển thủ công quỹ.
Theo giới phân tích, triển vọng làm ăn của Trung Quốc tại Sri Lanka không phải là đã hoàn toàn tiêu tan. Hai lãnh đạo hiện thời của quốc gia này là Tổng thống Sirisena và Thủ tướng Wickremesinghe đã từng cam kết duy trì các đầu tư của Trung Quốc vào Sri Lanka, nhưng theo các điều kiện của Chính quyền Colombo.
Trung Quốc đã từng hy vọng là tình hình Sri Lanka sẽ đảo ngược lại nhân cuộc bầu cử đầu tuần này. Thế nhưng phán quyết lần hai của cử tri quốc gia Nam Á này đã làm cho Bắc Kinh vỡ mộng thêm một lần nữa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150820-trung-quoc-lai-vo-mong-trong-am-muu-thao-tung-sri-lanka
Vào thời ông Mahinda làm Tổng thống Sri Lanka, Trung Quốc hầu như đã có thể tự do tung hoành tại quốc gia Nam Á này, dùng đó làm địa bàn mở rộng thanh thế, kể cả về quân sự.
Giới quan sát đã ghi nhận con số 5 tỉ đô la mà Bắc Kinh đã bơm vào Sri Lanka nhằm biến nước này thành một trục quan trọng trong chiến lược xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển, mà các chuyên gia Ấn Độ cho là biến thể mới của chiến lược « Chuỗi ngọc trai », một hệ thống cảng mở cửa cho Hải quân Trung Quốc quanh vùng Ấn Độ Dương.
Nhờ hậu thuẫn của cựu Tổng thống Rajapaksa, Bắc Kinh chẳng hạn, đã xây dựng xong cảng Hambantota tại Sri Lanka. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn được trao cho nhiều hợp đồng béo bở nhằm thực hiện những công trình phục vụ cho Con đường Tơ lụa trên biển đó.
Dưới thời ông Rajapaksa chẳng hạn, Trung Quốc hầu như đã được toàn quyền sử dụng các cơ sở dân sự mà họ xây dựng tại Sri Lanka vào mục tiêu quân sự. Một ví dụ điển hình là hải cảng thương mại mới thuộc quyền sở hữu của Bắc Kinh tại thủ đô Colombo của Sri Lanka, vào năm ngoái, đã ngang nhiên mở cửa cho hai chiếc tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc vào neo đậu.
Thời kỳ tự do tung hoành của Trung Quốc tại Sri Lanka như đã cáo chung từ tháng Giêng vừa qua, sau khi ông Rajapaksa bị cử tri phủ nhận. Ngay sau đó, Tân Tổng thống Sirisena đã ra lệnh tạm hoãn nhiều đề án quan trọng Trung Quốc để chờ kết quả điều tra về các nghi vấn tham nhũng trong việc cấp phát hợp đồng, và về các tác hại môi trường bị cho là đã không được quan tâm đứng mực.
Dĩ nhiên là đặc quyền sử dụng « kép » các cơ sở dân sự vào mục tiêu quân sự cũng đã bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có nguy cơ bị vạch mặt chỉ tên trong một cuộc điều tra tham nhũng trực tiếp nhắm vào cựu Tổng thống Rajapaksa. Các thanh tra đang tìm hiểu thực hư trong lời cáo buộc theo đó một tập đoàn Nhà nước Trung Quốc đã hối lộ 1,1 triệu đô la cho chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống của ông Rajapaksa hồi tháng Giêng vừa qua.
Với thất bại lần thứ nhì trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa rồi, giới quan sát cho rằng rất có nhiều khả năng cựu Tổng thống Sri Lanka thân Trung Quốc bị truy tố, cũng như người vợ và hai người anh em của ông, bị tình nghi biển thủ công quỹ.
Theo giới phân tích, triển vọng làm ăn của Trung Quốc tại Sri Lanka không phải là đã hoàn toàn tiêu tan. Hai lãnh đạo hiện thời của quốc gia này là Tổng thống Sirisena và Thủ tướng Wickremesinghe đã từng cam kết duy trì các đầu tư của Trung Quốc vào Sri Lanka, nhưng theo các điều kiện của Chính quyền Colombo.
Trung Quốc đã từng hy vọng là tình hình Sri Lanka sẽ đảo ngược lại nhân cuộc bầu cử đầu tuần này. Thế nhưng phán quyết lần hai của cử tri quốc gia Nam Á này đã làm cho Bắc Kinh vỡ mộng thêm một lần nữa.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150820-trung-quoc-lai-vo-mong-trong-am-muu-thao-tung-sri-lanka
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 378
LÊ HỮU MỤC
GIÁO SƯ LÊ HỮU MỤC
Lê Hữu Mục sinh ngày 24 tháng 11 năm 1925 tại làng Lưu Phương, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Thân sinh là nhà nho, ông là người thứ bẩy trong tất cả 11 anh em với tám trai và ba gái.
Học Vấn
Tiến Sĩ, Văn Chương Việt Nam, Đại Học Sài Gòn, 1970.
Cao Học, Văn Chương Việt Nam, Đại Học Đà Lạt, 1960.
Cử Nhân, Văn Chương Pháp, Đại Học Hà Nội, 1950.
Âm Nhạc
Chèo Đi, Bơi Đi (nhạc và lời, 1938)
Hẹn Một Ngày Về (nhạc và lời, 1953)
...
Giáo Sư, Quốc Học, Huế, 1952-1957
Giảng Viên, Đại Học Huế, Văn Chương Việt Nam, phân khoa Sư Phạm, 1957-1963
Giảng Viên, Đại Học Huế, Viện Nghiên Cứu Nôm Học, 1958-1963
Giảng Viên, Đại Học Huế, Văn Khoa
Giáo Sư, Đại Học Sàigòn (Sài Gòn), Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm, chủ bút tập san Hán-Nôm.
Giảng Viên, Đại Học Đà Lạt (Đà Lạt),
Giảng Viên, Đại Học Hòa Hảo (Long Xuyên),
Giảng Viên, Đại Học Cao Đài (Tây Ninh),
Giảng Viên, Đại Học Phương Nam (Sàigòn),
Giảng Viên, Đại Học Vạn Hạnh (Sàigòn),
Giảng Viên, Đại Học Cộng Đồng Nha Trang (Nha Trang),
Giảng Viên, Đại Học Cộng Đồng Mỹ Tho (Mỹ Tho), Văn Chương Việt Nam, phân khoa Sư Phạm, 1964-1975
Nghiên cứu Nôm, 1981-1984
Pascale Baylon (Montréal) và nhiều trưòng trung học khác. Liên lạc viên giữa phụ huynh học sinh và PELO (Programme de l'Enseignement des Langues d'Origine), 1985-1990
Dạy Hè tại các trường Đại Học Âu Châu như Fribourg (Thụy Sĩ), Strasbourg, Nancy (Pháp), Frankfurt (Đức), Oslo (Na Uy), và Mỹ Châu như St Thomas (Houston), 1990-2005.
Nghiên Cứu Tiêu Biểu
"SONG VIẾT LÀ SÀNG VẠT", Lê Hữu Mục, Vietnamologica, số 2, 1996, Trung Tâm Việt Nam Học Canada.
Khóa Hè Tiêu Biểu
"VĂN HOÁ VIỆT NAM VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ CỦA NÓ ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC MỸ", Lê Hữu Mục, University of St Thomas, Houston, 1999.
Tác Phẩm
Thân Thế và Sự Nghiệp Nhất Linh (giáo khoa, 1955)
Nhận Định về Đoạn Tuyệt (biên khảo, 1955)
Luận Đề về Khái Hưng (giáo khoa,1956)
Luận Đề về Hoàng Đạo (giáo khoa,1956)
Chủ Nghĩa Duy Linh (biên khảo, 1957)
Văn Hóa và Nhân Vị (biên khảo, 1958, cùng Bùi Xuân Bào, Võ Long Tê)
Thảm Trạng của Một Nền Dân Chủ Vô Thần (1958)
Lĩnh Nam Chích Quái (1959)
Việt Điện U Linh Tập (1960)
Quân Trung Từ Mệnh Tập (1960)
Ức Trai Thi Tập (1961)
Nhị Khê Thi Tập (1962)
Băng Hồ Ngọc Báo Tập (1963)
Chúa Thao Cổ Truyện ( 1965)
Lịch Sử Văn Học Việt Nam, Tập 1 (biên khảo, 1968)
Khóa Hư Lục (1973)
Hồ Chí Minh Không Phải Là Tác Giả “Ngục Trung Nhật Ký” (1988)
Truyện Kiều và Tuổi Trẻ (1998, nxb Làng Văn, 1990)
Dịch Thuật
Huấn-Dịch Thập-Điều, Thánh Dụ của vua Dục Tông, Minh Mệnh, vua Việt Nam, 1791-1840, (Sàigòn : Ủy-ban dịch-thuật, Phủ Quốc-vụ-khanh đặc-trách Văn-hóa, 1971)
Bài Viết Tiêu Biểu
1/ Văn Hóa Việt Nam - Nước, đặc trưng hình thái của tư tưởng Việt Nam
2/ Văn Hóa Việt Nam - Thuyết Bất Vô
3/ Văn Hóa Việt Nam - Đối diện với Văn Hóa Mỹ
4/ Cụ Sáu đối diện với phong-trào Văn-thân
5/ Cụ Sáu đối phó với phong-trào Văn-thân
6/ Cụ Sáu đối lập với phong-trào Văn-thân
Tập San
1990-2005 : Vietnamlogica, sáng lập viên, chủ bút, cộng tác viên
(Biography do Lê Hữu Mạnh cung cấp)
Sự khác nhau giữa hai bài nhạc này là “Hẹn Một Ngày Về” của giáo sư Lê Hữu Mục, khi về Bắc nghỉ hè, hẹn sẽ trở lại Huế để dạy học tiếp. Còn “Hẹn Một Ngày Về” ** của Lê Văn Khoa là tâm tình của người vì biến cố Tháng Tư 1975 phải xa xứ, hẹn trở về quang phục quê hương. Thật ra giáo sư Mục có một bài Hẹn Một Ngày Về thứ hai, tên là Hẹn Một Ngày Về Vinh Quang với câu:
“Quê Hương ơi, em hãy chờ ta trở về . . .
Hẹn một ngày về Việt Nam, cùng sông núi, chúng ta về vinh quang.
Hẹn một ngày về Việt Nam cùng tổ quốc,chúng ta về hiên ngang . . .
Đất là đất của ta, Nước là nước của ta . . .”
Nhạc sĩ Lê Hữu Mục chơi giỏi kèn clarinette và saxophone nên được cử làm nhạc trưởng ban nhạc trong những sinh hoạt âm nhạc cuối thập niên 40. Sau ông được mời làm nhạc trưởng ban nhạc Bảo An Việt Nam. Chưa nhậm chức thì ông lại bị đề nghị xuống làm phó nhạc trưởng, để nhạc sĩ Vũ Thành làm nhạc trưởng. Ông từ chối lời mời và tự ý chấm dứt sinh hoạt âm nhạc năm 1951 để vào Huế dạy học.
Vào giai đoạn căng thẳng của chiến cuộc Việt Pháp, ngày 14-7-1953 nhạc sĩ Lê Hữu Mục tổ chức nhạc hội tại Hà Nội với ban nhạc Hoàng Trọng.
LHM : Bài « Chèo đi bơi đi » được sáng tác vào năm 1938 lúc mình chỉ mới có 13 tuổi với lời đầu tiên không phải là lời của bài « Chèo đi bơi đi » . Lúc đó mấy ông thày dòng bắt mình đóng kịch, đầu đội chóp mũ màu đỏ trên đó có một ruban thắt một quả bóng, chân đi giày giống như « luther ». Mình viết một ca khúc để chào mừng quan khách theo nhịp ¾, điệu valse ấy mà .
Mừng thay, vui thay
Tối nay được gặp đây
Vui thay
Hát mừng chào quý chức……
LHM : Tôi có nhiều bài ngũ cung lắm chứ . Này nhé, chẳng hạn như bài này :
Này cô xinh tươi
Tôi muốn lấy cô
Cùng cô trăm năm
Nên duyên cầm sắc .
Này cô xinh tươi
Tôi muốn lấy cô
Cùng cô trăm năm
Nên duyên sắc cầm .
TQH: Bài này hoàn toàn ngũ cung , lại có tiết điệu nhạc trẻ em , rất dễ nhớ .
LHM : Tôi có khoảng 30 bài tương tự như thế.
TQH : Sao anh không nghĩ xuất bản những ca khúc này ?
LHM: Có chứ . Anh Đặng Quốc Cơ ở Pháp có đề nghị với tôi nhưng vì tôi lười quá không ghi lại.
TQH : Anh không nên lười , anh Mục . Anh phải ráng ngồi chép lại đi . Đó là những đóng góp quan trọng cho âm nhạc Việt Nam . Nếu một ngày nào đó , anh ra đi vĩnh viễn thì có ai biết anh đã có những sáng tác đầy màu sắc nhạc dân tộc, rất hạp với nhạc trẻ em, giai điệu dễ nhớ . Như thế có uổng không chớ !
LHM : Nếu Hải thật lòng giúp tôi , thì tôi sẽ tìm thì giờ chép lại những bản này . Đồng ý chứ?
TQH : Không những đồng ý mà hoan nghinh cả hai tay lẫn hai chân, anh Mục ạ .
LHM (cười): Hôm nay mình muốn khoe với Hải. Từ lâu rồi , mình có viết một ORATORIO.
TQH : Anh viết ORATORIO à ? Loại nhạc này rất hiếm thấy ở Việt Nam . Ở Việt Nam ít có ai sáng tác loại nhạc này . Có thể anh là người đầu tiên đó !
LHM : Mình viết về 14 stations .
TQH : Tức là 14 đàng thánh giá đạo Thiên chúa phải không ?
LHM : Đúng rồi . Mình dựa trên lời Pháp của Paul Claudel .
TQH : Ông Paul Claudel là nhà văn Pháp rất nổi tiếng.
LHM : Trong số 14 bài nhạc diễn tả 14 chặng đàng thánh giá, bài số 4 là nổi tiếng nhất . (anh Mục hát một đoạn). Người hát đã khóc khi hát . Cô hát bài này cách đây hơn 30 năm tại Saigon. Cô ta khóc tại vì sao ? Vì qua lời thơ ý nhạc cô cảm thấy như thấy Chúa trần truồng đang bị đày đọa, tra tấn, trong khi Đức Mẹ đau đớn khóc lóc thấy con mình bị khinh khi, hành hạ. (Anh Lê Hữu Mục hát có khi quên lời chỉ nhớ nhạc thôi). Có nhiều variations hay lắm.
TQH : Anh có chép lại tác phẩm này hay không ?
LHM : Có một người bạn đã chép tay bài Oratorio rất đẹp .
TQH : Vậy thì anh còn chần chờ gì mà không xuất bản ?
LHM : Tôi có ý định muốn giao tất cả nhạc phẩm của tôi cho Hải mà tôi xem là người thừa kế tôi. Ở trong tay tôi, các nhạc phẩm này nằm trong hộc tủ.
TQH : Tại sao anh lại dấu các bản nhạc của anh trong tủ ?
LHM (cười) : Tôi ẩu và coi thường quá. Chúa cho tôi tài năng về âm nhạc, và cái khiếu là tùy hứng dễ dàng . Tôi chủ trương là trong tương lai phải tạo một phong trào « improvisation instantanée » (tức hứng), chứ không thể ngồi nghĩ ra lời và âm nhạc . Đề tài làm tại chỗ, hát tại chỗ, sáng tác tại chỗ. Mozart, Beethoven, Chopin sáng tác nhạc tại chỗ, người ta chép lại lưu lại đời sau . Nhạc tùy hứng tạo một trường phái sáng tác mới , làm giàu cho nhạc Việt trong tương lai .
TQH : Đề nghị của anh rất chí lý và rất đáng hoan nghinh. Em có nhớ ở đảo Sardaigne xứ Ý có truyền thống hát đối đáp tùy hứng giữa các thi sĩ. Loại hát này gọi là « Chjame – Responde » (Hỏi – đáp) được nghe tại những quán cà phê ở đảo Sardaigne khi có những nhà thơ tới uống rượu và gặp nhau thách thức tài năng tức hứng qua những đề tài chính trị, biến cố trong làng hay tranh luận . Giai điệu chỉ có một giai điệu nhưng thơ thì được sáng tác tại chỗ . Chính loại hát đối đáp tức hứng được tìm thấy ở tục lệ hát Quan Họ của Việt Nam . Nhờ cách đối đáp tức hứng mà tục lệ Quan Họ ngày càng có nhiều bài bản . Hiện nay có thể đếm được nhiều trăm bài hát đã được sưu tầm và in ra thành sách ở Việt Nam .
LHM : Tôi nhớ có một lần tại Viện đại học Dalat, có Phạm Duy tới trinh bày âm nhạc . Trong buổi tiệc, tôi đứng dậy hát tức hứng :
Phạm Duy ?
Anh muốn gì tôi ?
Phạm Duy ?
Anh nói đi !
Tuy là tức hứng nhưng tôi dựa trên thang âm ngũ cung . (anh Mục hát : Do Fa, Sol La Re Fa – Do Fa – Sol La Fa). Phạm Duy không đáp lại, chứng tỏ anh ta không biết phản ứng trong loại nhạc này . Hải để ý . Loại nhạc « musique aléatoire », « musique improvisée » đã bắt đầu xuất hiện ở nhạc cổ điển Tây phương đương đại , nhưng không phát triển mạnh .
TQH : Xứ Việt Nam không có truyền thống tức hứng trong tân nhạc . Điều này muốn thực hiện cần phải có thời gian và nhứt là phải tạo một môi trường thích ứng với chương trình giáo dục âm nhạc trong xứ .
TQH : Đúng rồi . Em nhớ lúc mình đi trên đường từ Bar sur Aube về Paris, anh có hứa với Bạch Yến việc này . Tính ra cũng gần 10 năm rồi anh nhỉ ! Bài « Hẹn một ngày về » anh viết theo âm hưởng rất Tây phương và đã được phổ biến ở Việt Nam trước 75.
LHM : Thật sự tôi quên mất. Trên báo Người Việt, tôi có viết một bài trong đó tôi có nhắc là Bạch Yến không bao giờ nài nỉ ai xin bài để hát . Thế mà Bạch Yến lại nài nỉ tôi gởi bài « Hẹn một ngày về » để có dịp trình diễn trên sân khấu hay thu vào dĩa . Thế mà tôi lại quên mất đi . Đúng là vì tôi già đi, tôi bị những « trous de mémoire » mà tuổi già tạo nên .
TQH : Anh có bị bịnh Elzheimer không ?
LHM : Không , tôi có đi khám bịnh về sự mất trí nhớ . Bác sĩ bảo là tôi bị mệt vì làm việc nhiều quá. Chỉ cần nghỉ ngơi , tịnh dưỡng thì trí nhớ sẽ được phục hồi, chứ không có gì phải lo ngại cả. Tôi nhờ Hải xin lỗi Bạch Yến dùm tôi . Tôi hứa sẽ viết một bài nhạc đặc biệt hoàn toàn bằng tiếng Pháp, riêng tặng Bạch Yến. Điệu nhạc sẽ mang âm hưởng nhạc « espagnole ». Hy vọng bài đó sẽ đáp ứng sự chờ đợi của Bạch Yến .
TQH : Như vậy thì tuyệt vời . Được như vậy Bạch Yến sẽ có một nhạc phẩm đúng « ni tấc » để hát .
Ôi Giê Su giúp cho con
Giữ tâm hồn trong trắng
Trong đêm khuya hãi hùng
Trong đêm khuya bão bùng ...
Sau này tôi sang Canada, tôi thấy là bịnh thụ dâm không có gì là tội lỗi cả, chỉ nguy hiểm cho đầu óc chứ không có hại cho cơ thể .
Đánh xong có suớng gì đâu
Còn nguyên cơ thể, cái đầu đã hư .
TQH : Tất cả trẻ con đều trải qua giai đoạn này , rất là bình thường . Cái hay là anh đã sáng tác một bản nhạc về vấn đề này vào tuổi còn thơ , vào năm 1937.
TQH : Việc này không có gì khó cho em đâu . Trước hết , anh nên gởi cho em tất cả các bản nhạc của anh để em xem lại và sắp xếp theo thứ tự năm tháng , rồi làm thành một tuyển tập nhạc của anh , ghi lại tiểu sử của anh thật đầy đủ . À ! Anh có tiểu sử cập nhựt hay không ?
LHM : Tiểu sử tôi chưa soạn xong . Tôi có 3 cuốn sách bị mất tích . Ngoài ra còn phải gom góp những bài viết về văn học nữa .
TQH : Em thấy tiểu sử của anh nên chia thành ba giai đoạn : giai đoạn âm nhạc, giai đoạn dạy học và giai đoạn nghiên cứu . Anh chủ trương Vietnamotologie từ lâu , viết nhiều bài về phonologie, về cách đọc bài viết của Nguyễn Trãi, vv…Phần dạy học và nghiên cứu đã có những người khác lo . Về phần âm nhạc , em rất muốn được anh cho biết tất cả về cuộc đời sáng tác nhạc của anh , cũng như anh đã học nhạc lúc nào , biết đàn những cây đàn nào và học hòa âm viết nhạc với ai để cho bài viết về giai đoạn âm nhạc của anh được dầy đủ.
1-Buổi trình tấu âm nhạc đầu tiên của Thúy-Kiều (c.c. 463-498).
Trong bài bình giảng này, phần diễn đề ( c.471-496), GS Lê Hữu Mục đã phân tích rất tường tận, rành rẽ từng tiếng đàn của Thúy-Kiều và đưa ra nhiều nhận xét thật tinh tế, xác đáng .
A - Trước hết, nói về bản đàn (c.471-480).
Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương
Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe như tiếng sắt, tiếng vàng chen nhau.
Nghe ra như oán như sầu phải chăng ?
Kim Trọng nghe ra như khúc Phượng cầu Hoàng của Tư mã Tương Như, đang tỉ tê rủ rỉ tỏ tình quyến rũ Trác văn Quân. Người góa phụ trẻ đẹp , giầu có này đã bị tiếng đàn của Tương Như mê hoặc đến bỏ nhà trốn theo chàng .
Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng lưu thủy, hai rằng hàng vân.
Quá quan này khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến chúa , nửa phần tư gia.
B- Tiếp theo , Gs Mục phân tích giá trị của tiếng đàn ( c. 481-488)
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thỏang ngoài
Tiếng mau sầm sập như trờI đổ mưa.
Ngược với trong là đục. Nói về âm thanh đục là nói đến tiếng trầm, sâu lắng hay nặng nề, tối tăm.
Câu « Nước suối sa nửa vời », ta được nghe thấy tiếng rì rầm âm u ở phần thấp của tiếng đàn, đồng thời trông thấy mầu đục của âm thanh, giống như mầu đục của nước suối khi nó rời khỏi nguồn và sắp từ trên cao dội xuống.
Ngọn đèn khi tỏ, khi mờ
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.
Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.
Những là:
Ma đưa lối, quỷ dẫn đường
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.
Và:
Làm cho sống đọa, thác đầy
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi.
Nguyễn Văn Sâm
Port Arthur, TX, Aug. 01, 2007
Đặc biệt là chính GS Mục đã đứng lên hát một bản nhạc mới nhất do ông sáng tác, cũng như một bài hát khác viết sau năm 1975. Buổi họp mặt bắt đầu từ 6 giờ rưỡi chiều kéo dài đến đúng nửa đêm mới tan. Nhạc sĩ Lê Hữu Mục có đôi bàn tay nghệ sĩ, khác với khổ người bệ vệ của ông. Cánh tay ông to, ông cho biết thi kéo tay ông ít thua ai, nhưng bàn tay lại nhỏ kiểu nhà giáo và nhà nhạc sĩ. Người ta cho biết đã có vài phụ nữ ở Úc, Gia nã đại quý trọng tài nghệ bấm phím dương cầm đã xin hôn bàn tay nhạc sĩ tài hoa.
Sáng Chủ Nhật, GS đã có một cuộc talk show trên chương trình phát thanh của GS Trần Công Thiện thuộc Hội Văn Hóa Việt. Tôi nghĩ tuy GS không lập một chương trình tiếp xúc chính thức, rộng rãi, nhưng qua cuộc phỏng vấn với GS Trần Công Thiện và luật sư Đỗ Dõan Quế, và trong bữa cơm thân mật có và đại diện báo chí cũng là dịp đồng hương nghe và đọc những lời phát biểu của một nhà giáo, nhà văn nổi tiếng kể chuyện sau 75 đã tiếp xúc với những người tự nhận là tinh hoa của chế độ.
Buổi trưa VBVN/HN chúng tôi có một bữa cơm thường chào mừng GS cố vấn, mời chừng hơn hai chục văn thi sĩ trong vùng. Trong bữa cơm này, chúng tôi đã mời vài nhà báo như: Nguyên Trung mà thày Mục chỉ nhớ tên thật là Ngô Văn Bằng, bà vợ là Cao Ánh Nguyệt; luật sư Nguyễn Tâm. Anh chị em San Jose có, nhà biên khảo Đào Đức Chương, nhà báo Vũ Quang Trân, nhà văn Phạm Quang Trình, nhà thơ Thúy Sơn, nhà văn Phương Duy, nhà thơ Trúc Giang, Vũ Gia Sắc, Hà Quốc Lân, nhà văn, nhà thơ Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích. Khách tham dự có cụ Trùng Quang, lão thi sĩ Hà Thượng Nhân, nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, bà Đào Hoàng Oanh "cô gái Bắc Ninh", nhà văn Khathy Trần và ông Bùi Công Thắng, Luật sư Đỗ Dõan Quế, GS Trần Công Thiện (bạn đồng nghiệp với GS Mục) và vài nhà báo khác.
Hà Chưởng môn cũng chỉ cần chừng đó phút là phóng bút xong bảy bài thơ bốn câu mô tả bốn phụ nữ và ba nam văn thi hữu hiện diện. Tài làm thơ của cụ Hà khiến người ta nhớ lại chuyện bảy bước thành thơ của Tào Thực, đời Tam Quốc. Hai là 4 nhạc sĩ lần đầu tiên (có thể sẽ không còn lần nào tập họp được đủ bốn người) đứng lên "tứ ca" đó là Lê Hữu Mục, Vũ Đức Nghiêm, Lê Mộng Bảo và Phương Duy Trương Duy Cường.
Giáo sư, nhà văn Lê Hữu Mục viết thật nhiều và viết rất khỏe. Có thể nói ông chuyên về biên khảo và phê bình văn học. Về phê bình, ông viết "Thân thế và sự nghiệp Nhất Linh" năm 1955; "Nhận định về Đọan Tuyệt" năm 1955; "Luận đề về Khái Hưng" năm 1956; "Luận đề về Hoàng Đạo" năm 1956. Về triết học và tôn giáo ông viết: "Chủ nghĩa Duy Linh" năm 1957; "Văn hóa và Nhân vị" năm 1958 viết chung với GS Bùi Xuân Bào và Võ Long Tê; "Thảm trạng của một nền Dân chủ Vô thần" năm 1958. Về biên khảo, ông phiên dịch và giới thiệu "Lĩnh Nam Chích Quái", năm 1960; "Việt Điện U Linh tập" năm 1960; "Quân Trung Từ Mệnh tập" năm 1960; "Ức Trai Thi tập" năm 1961; "Nhị Khê Thi tập" năm 1962; "Băng Hồ Ngọc Báo" tập năm 1963; "Chùa Thao Cổ truyện" năm 1965; "Lịch sử Văn học Việt Nam" (tập I) năm 1968 "Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông", năm 1973; "Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký" năm 1988; "Truyện Kiều và Tuổi Trẻ" năm 1998.
Ông đã đọat giải thưởng văn học Mai Thọ Truyền năm 1966. Hiện ông đã viết xong mấy cuốn biên khảo mới và sẽ cho ấn hành như: "Quốc Âm Thi Tập" của Nguyễn Trãi; "Từ Cổ tiếng Việt"; "Hồ Chí Minh không phải là nhà văn"; "Những tội ác của Hồ Chí Minh đối với Văn học Việt Nam".
Họ cho in một cuốn sách với tên "Suy nghĩ lại về Ngục Trung Nhật ký" đồ sộ, dày gấp bốn lần cuốn của GS Mục. Nhưng họ chỉ chạy vòng quanh, chỉ gián tiếp chứng minh rằng "bác" của họ cũng biết làm thơ chữ Hán, không phải chỉ biết làm thơ "con cóc". Họ gián tiếp tìm mọi lý lẽ mơ hồ, thiếu căn cứ để tỏ ra là họ Hồ không ăn cắp văn. Họ công nhận là đã viết cường điệu để tuyên truyền và mánh lới nói rằng sách của họ in trước sách của GS Mục và đấu dịu với tác giả.
Thăng Thiên Vấn Bần...
Thùy tri chỉ thị thôi vân lộ,
Ngã tương bình bộ thượng thăng thiên,
Sực nhớ xưa trí hội khai thiên,
Hẳn được biết nhất nguyên nơi trời ở.
Hỏi quê quán nhà trời đâu hử,
Nếu tiện đường ta thử lên chơi,
Nẻo đông tây cửa ngõ nhà trời,
Chấn môn xuất nhi đoài môn nhập.
Nhớ ngày trước thăng long mặc cập,
Đường thăng thiên cung bực ngại ngùng thay
Buổi văn minh gặp được hội này,
Lên trời sẵn tầu bay không mấy chốc.
Giương thẳng cánh liền quay máy trục
Lùa gió mây thông thốc bay lên
Đã có kim nam bắc chỉ miền,
Cứ nhắm thẳng đông thiên nẻo ấy.
5 giờ sáng tầu vừa tới đấy
Liền chắp tay vái lậy trời già
Vầng đông trời mới hiện ra
Trời mới hỏi: đi đâu mà sớm thế.
Thưa rằng có nhân gian sự thể
Nên mới hỏi trời dạy để được hay
Trời ở đông, rồi sao lại ở tây
Cho bận bã lòng này chi lắm tá.
Đồng thời tiên quang đồng thời dạ
Kỷ nhân phú quý kỷ nhân bần
Trời đã sinh ai chả là thân
Người giầu có kẻ nợ nần khôn kể xiết.
Nơi thì kẻ ăn không hết,
Chỗ thì lần đến mệt không ra,
Thế mà trời bảo trời ở công à
Trời lại bảo trời sinh trời dưỡng!
Trời đỏ mặt mắng thằng nói bướng
Của đứt giấy rơi xuống giống con nhà
Ta coi mi cũng dạng nho gia
Có học thức sao mà không nhớ sách.
Sách Minh Tâm, phải xem cho rành mạch
Tự tri bần còn oán trách chi ông
Ta đây cân nhắc rất là công
Người đọc sách đâu ông có phụ.
Sĩ tùng, ấm ớ đa hào phú
Trí tuệ thông minh khước tự bần
Tị nạnh chi những đứa ngu nhân
Câu quân tử đa truân ai là chẳng.
Hắn vụng dại trời cho hắn khá
Tài hắn hèn làm chẳng đủ ăn
Mi khôn ngoan tuy có khó khăn
Tay thu xếp tảo tần rồi cũng đủ.
May gặp hội giao long đắc vũ
Cũng thủy chung và cũng cân đai
Ta đã cho, ta có bảo ai
Rồi mới biết không sai tay tạo hóa.
Giầu như Vương Khải, Thạch Sùng đó nhá
Ta quay đi tiền phú hóa hậu bần,
Nghèo như Mông Chính, Mãi Thần,
Ta ngoảnh lại, tiền bần rồi hậu phú.
Việc hạ giới, lắng nghe ta nhủ
Hãy trở về bảo lũ nhân gian
Chớ thấy nghèo mà vội phàn nàn,
Đừng thấy có mà toan vắt vẻo.
Thôi con túng con đành hãy chịu
Cứ một niềm giữ đạo tin ngay
Kẻ kia nó có, nó nghiệt cay
Lòng thị phú sẽ có ngày giương mắt ếch.
Nghèo như con dễ ai ăn đứt
Tiền bạc nghèo mà tai mắt có nghèo đâu
Hãy trở về nghĩ lại cho sâu
Đừng nông nỗi lo giầu sợ khó.
Nó khinh bỉ, mặc thây chúng nó
Đã có tài, rồi có vinh hoa
Đừng trách trời lẫn chớ trách người ta
Thế mới gọi là con người học thức.
Nghe trời nói bỗng nguôi lòng buồn bực
Lậy trời già, vái tạ đấng cao minh
Quay tầu ra rong rưổi vân trình
Giương thẳng cánh dập dình về hạ giới
Việc túng bấn bỏ ngoài tai không nghĩ ngợi,
Ta có trời, trời lại có ta
Có đâu mà mãi thế này à ?
Lê Huy Diễm
Chèo đi, bơi đi, nước trong đang chờ ta
Bơi đi vững cầm tay lái mà hát vang lên cho lòng hăng hái
Chèo đi bơi đi nước trong đang chờ ta,
bơi đi vững cầm tay lái mà hát vang lên cho lòng mừng vui...
Phận nữ sao đà nảy nét ngang.
10/17/10
Công ở ông nghè làng Bùng thành công cốc. Ngay ở Hà-nội từ trước năm 1945 người ta đã gọi ngô là bắp, như xôi bắp. Người ta đã dùng thành ngữ "nói như bắp rang", thay cho ngô rang. Một lần nữa, văn hoá Mỹ đã tràn ngập vào văn hoá Việt Nam mà không ai hay biết. Mà hình như người Mỹ cũng chẳng hãnh diện lắm về điều đó, cũng như ngày nay họ không ngạc nhiên đi đâu cũng nghe thấy người ta nói OK, riết rồi không biết đó là tiếng nước nào nữa, mà có lẽ là của Việt Nam vì bây giờ đã có người nói: OK, lê đến. Lại còn chữ KE (care) nữa, tôi đã nghe một bà nói: tôi đâu có ke, mà khoe mí khoang! Ấy là chưa kể đến những từ ngữ gốc Mỹ quá quen thuộc: good morning, building số mấy, good bye mai gặp. Tiếng Mỹ cũng quá dễ mà tiếng Việt Nam còn dễ hơn.
Tôi sợ rằng người Việt Nam ở Mỹ một ngày nào đó sẽ hiểu tiếng Mỹ như kiểu chữ enjoy là ăn chơi, foist là phối hợp, curb là cái khớp xe ngựa ngựa ô, bother là bơ-thờ, bark là bóc, stench là hôi tanh, slur là lờ, slash là rạch, slat là lát, shimmer là mờ, scour là cọ, ấy là chưa kể những từ nghĩ thanh như: squawk là quang-quác, squeak là cót két, slam: đóng sầm lại, cùng những từ về thể thao, về thực phẩm, về kĩ thuật, nhiều chữ cho ta thấy ranh giới ngôn ngữ giữa hai dân tộc có nhiều cơ hội sít lại gần nhau. Những từ như sờ-nách-ba (snack bar), đai-ét (diet), bích-mác (big Mac) là tiếng Việt hay tiếng Mỹ? Có lẽ không cần ai trả lời nữa vì luật sử dụng đã thay thế vai trò của ngôn từ.
Như vậy có cần đặt vấn đề văn hoá Việt Nam với văn hoá Mỹ nữa không? Có cái gì làm cho các bà mẹ Việt Nam lo sợ quá như vậy khi các bà thấy con nó không chắp tay lại vái các bà theo kiểu: Con lạy bà ạ, con xin phép chào bà ạ, mà nó chỉ giơ tay nói hay, hay hay hen-lô, hen-lô (hello). Có bà bực mình lắm, bảo tôi: Tại sao nó không chào tôi mà nó cứ hỗn láo nói hay hay là cái gì vậy? Tôi có làm cái gì hay đâu mà nó bảo hay, rồi lại toét miệng ra cười nữa. Tôi bảo: Chỉ không làm cái gì hay mà nó khen hay thì đã sao? Nó có hỗn với chị đâu. Nó khen chị hay mà! Có ông mặc áo bì-ra-ma (pyjamas) ra xa lông ngồi uống trà, con nó xin bố vào thay áo thì giận dữ, bảo sao nó ngu vậy! Rồi bố con cãi nhau. Ông bố tuyên-bố sẽ rời khỏi đất Mỹ không thèm sống ở cái đất mọi rợ này nữa. Có ông nói sang Houston yêu cầu đứa con đưa tay lái cho ông. Đứa con can bố vì bố mới sang chưa có bằng lái, lại không thuộc luật đi đường, lại chưa biết phố xá ra làm sao! Ông bố quát: “Tao dạy mày lái xe ở Việt Nam tao lái xe không bằng mày sao?” Thế là ông yêu cầu ông con dừng xe lại, ông xuống xe rồi không gặp lại ông con nữa!
Những chuyện này xẩy ra rất nhiều ở hải ngoại, ở Ca-na-đa, Pháp, Đức, Hoà-lan, đâu cũng chỉ có chừng ấy chuyện. Rồi thời gian sẽ làm công việc của nó. Mỗi lần phải giải quyết những vấn đề xung đột này, tôi chỉ nhắc mấy cụ lớn tuổi là nên áp dụng những câu ca dao tục ngữ mà chúng ta đã biết:
Chuyện khó khăn không phải là chuyện các ông già bà già mà là chuyện các cô các cậu còn quá trẻ. Quá trẻ mà học lại quá giỏi, đồng lương quá cao, ở nhà quá rộng, đó mới có vấn đề. Bây giờ tôi thử tạt qua vào văn hoá Mỹ đôi chút theo cái nhìn của tôi để xem tôi có thể góp những ý kiến gì cho các bạn trẻ hiện đang sống tại Mỹ.
Về tư tưởng, họ ưa phân tích, căn cứ trên những yếu tố hợp lí, họ thích suy nghĩ một cách có hệ thống, không tuỳ tiện, không a-dua, và một khi đã quyết định là không thay đổi nữa, điều này rất hay, nhưng cũng có khi biến họ thành máy móc, và tệ hơn, thành ích-kỉ. Họ sống theo luật pháp, chỉ giữ tình nghĩa một cách không vi phạm kỉ luật, họ đánh giá con người theo tiêu chuẩn sản xuất, theo số-lượng tài sản, theo tiền lương bổng hàng năm, và vì muốn đảm bảo cho túi tiền của họ, họ phải cạnh tranh tuy gay gắt, nhiều khi dữ dội, nhưng vẫn theo luật pháp và các qui định kinh tế. Ở Mỹ, chỉ xem khu nhà ở là người ta đã biết khả năng tài chính và giá trị, ngôi vị trong xã hội của người ở trong khu nhà đó. Giá trị ấy rất xứng đáng đối với cá nhân ấy bởi nó đã được đắc thụ trong phẩm giá và danh dự, bằng khả năng và công tâm, không bởi vì gian lận, không do những nguyên nhân bất chính.
Thanh niên Việt Nam ở Mỹ cũng như vậy. Đa-số đã được học ở những trường đàng hoàng, có học vấn cao, có nghề nghiệp chắc chắn, được các giáo sư chuyên môn huấn luyện kĩ càng theo những phương pháp giáo dục hiện đại và những kiến thức mới mẻ nhất. Ở trường Mỹ ra, họ ăn nói như Mỹ, sinh sống như Mỹ, suy nghĩ và hoạt động như Mỹ. Đồng lương của họ xứng với việc làm. Việc làm của họ bền vững và được nghiệp đoàn bảo đảm.
Tôi đã đi thăm nhiều gia đình có con em tốt nghiệp từ các đại học Mỹ. Các em đều có bằng cấp chuyên môn, đa số là bác sĩ y khoa, nha khoa, nhãn khoa, đa số là kĩ sư điện, kĩ sư điện tử v.v. và v.v. Lương bổng của các cháu rất cao, nhà cửa của các cháu sang-trọng, xe cộ của các cháu tối tân. Tôi rất hãnh diện về lớp thiếu niên trí thức này. Tôi thấy họ đã vượt xa bố mẹ, tiến bộ hơn các thầy cũ, và chắc chắn tương lai của họ càng ngày càng đẹp hơn.
Như vậy, vấn đề mà chúng ta đặt ra hôm nay cho thế hệ trẻ là vấn đề gì? Tôi xin đề nghị bàn luận 3 vấn đề và cũng là 3 thách đố đặt ra cho các anh chị em thanh niên.
- Anh có để ý xem thực-sự xã hội cần đến chuyên-môn của anh không, hay là họ có quá nhiều người chuyên môn như anh rồi? Anh bảo có nhiều cũng mặc chứ, vì đời là cạnh tranh mà, mạnh được yếu thua, đứa nào dám ganh đua với mình thì mình phải bóp cổ cho nó chết chứ? Anh có nghĩ vậy không?
- Anh có bao giờ ngó đến tổ quốc không, đến tương lai của nước Việt Nam chúng ta cần có một người chuyên môn như anh, và anh học xong sẽ phục vụ đồng bào hải ngoại hay khi nào thuận lợi, sẽ về Việt Nam xây dựng lại quê hương?
Hay ngược lại anh chỉ nghĩ đến tiền, đến cái nghề nào dễ kiếm tiền nhất là anh học, mặc dầu anh cảm thấy có khả năng khác phù hợp với nhu cầu của đất nước hơn?
Hiện nay ta có thặng dư về y-học (y-khoa, nhãn-khoa, nha-khoa, huyết-học) về kĩ-sư, nhưng còn thiếu nhiều về khoa-học xã-hội (triết, văn, ngôn-ngữ, nhân-chủng, sinh-thái, sử, địa, v.v…) nghệ thuật (nhạc-học, nhạc hoà-tấu, nhạc-trưởng, kĩ-sư âm-học, màn ảnh, truyền thông, báo-chí, múa ba-lê, kĩ-sư cơ-khí, chuyên-viên quay phim, đóng phim, phim hoạt-hoạ v.v…) kĩ-thuật, chuyên viên kinh tế, chính trị, canh nông v.v…
Nếu anh nào có năng khiếu về những môn ấy thì có nên hi sinh, nên mạo hiểm phiêu lưu đến những môn học ấy, hay nhất định chỉ đi học nghề nào dễ kiếm tiền, mặc dầu mình không có khả năng. Một nhà văn hoá Mỹ nói với tôi: Việt Nam có nhiều bác sĩ hơn bệnh nhân, và trong số bác sĩ ấy, nhà chuyên môn có thực tài rất ít, nếu phải nói thật là không có. Cho đến bây giờ mà Việt Nam chưa có được một nhạc trưởng, trừ nhạc trưởng Lê Văn Khoa. Đến bây giờ mà Việt Nam chưa có được một ca-đoàn-trưởng, trừ bác-sĩ Lại Thế Hưng. Đến bây giờ mà Việt Nam chưa có được kí giả có bằng cấp, trừ ông con của bác sĩ Từ Uyên. Đến bao giờ? Đến bao giờ là tuỳ ý chí của anh chị em thanh niên. Xin hãy khôn và ngoan, đừng chỉ có khôn mà thôi!
- Anh có thấy cần phải chú trọng đến văn hoá hơn không, đến đời sống tư tưởng, đến sự suy nghĩ, đến chỗ nào phải biết dừng lại. Trong truyện Kiều, khi cô Kiều thấy anh chàng Kim Trọng đã hơi say và sắp làm ẩu là cô ta lên tiếng ngăn chặn ngay. Ngăn chặn như vậy là văn hoá. Kim Trọng cũng biết lùi về giới hạn của mình, biết dừng lại không làm bậy nữa, đó là văn hoá. Con người văn-minh không như thế đâu. Họ không biết, không muốn dừng lại.
- Anh em bây giờ giầu có hơn bố mẹ, nhưng liệu có hạnh phúc hơn bố mẹ không? Gia đình khi gặp cảnh cơm không lành canh không ngọt thì liệu chỉ nghĩ đến li dị mà thôi sao? Hạnh phúc mới là cứu cánh của đời mình. Tiền tài không thể mua được. Hạnh phúc dễ đến đối với người có văn hoá hơn là với người văn minh. Sự thực, chỉ có con người văn hoá mới chú trọng tới giá trị của hạnh phúc.
- Phải có đời sống tâm linh người ta mới hiểu tại sao Chúa Ki-tô chỉ đòi hỏi con người phải yêu nhau, đức Phật chủ trương từ bi, đức Khổng đề cao lòng nhân như là mẹ của các đức tính khác. Vì thiếu tình thương nên người ta cạnh tranh nhau sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hoá một cách quá đáng. Bạo lực từ đó mà ra. Phim ảnh đồi truỵ từ đó mà xuất hiện. Rồi những cảnh các học sinh nhỏ tuổi tàn sát nhau như ở Littleton, ở Québec đua nhau diễn ra hàng năm, hàng tuần, hàng ngày. Hiệu ứng nhà kính xuất hiện cùng với nạn nino nina kinh khủng. Loài người sẽ bị tiêu diệt nếu thiếu tình thương.
- Hãy trở về với văn hoá Việt Nam. Người Việt Nam bảo nhau: Yêu nhau chữ vị là vì, chữ dục là muốn, chữ tuỳ là theo. Đừng thấy người lớn chống nhau mà lầm tưởng rằng người Việt Nam không đoàn kết. Muốn biết người Việt hải ngoại có đoàn kết không, hãy xem vụ Trần Văn Tường. Vụ này đánh dấu một chiến thắng lớn của đồng bào quốc gia. Ta có chính nghĩa, và chính nghĩa bao giờ cũng thắng ở chỗ nào có tự do thực sự.
- Có khi anh không tin vào gì nữa cả. Bố mẹ ư? Họ cổ hủ, lúc nào cũng nói đạo đức, hết Khổng tử thế này thì đức Phật thế kia, Chúa thế nọ. Người lớn ở đây gần như không có. Họ chỉ nghĩ mọi cách để chống đối nhau, để chứng minh là mình có lí, còn người khác là cộng sản hết, là ma quỉ hết. Liệu có tin vào họ được không? Mấy ông cha, mấy ông sư, mấy bà xơ, mấy bà vãi, chẳng có ai đáng làm mẫu mực cả. Cuối cùng rồi anh cảm thấy cô đơn, bất lực, buồn. Lúc ấy mà xì-ke ma-tuý tới cám dỗ anh thì dễ lắm. Anh có lí để hút xách, để chơi bời, để bài bạc, rồi để tự tử nữa. Anh tự do mà, nhà trường dạy thế. Anh có nhân quyền mà, xã hội bảo thế. Tôi xin nói với anh, văn hoá Việt Nam không nói thế. Nước dậy cho anh biết rằng anh không là gì cả, và chính vì thế mà anh có sức mạnh. Anh không có hình thể nhất định, nhưng hình thể nào anh cũng có.
Vậy anh phải tin tưởng. Vào anh, vào bố mẹ anh. Vào bạn bè anh. Vào xã hội. Vào tương lai con cái anh. Của đất nước. Thuyết bất vô dạy anh: khi có tất cả là khi không có gì cả, nhưng lúc không có gì cả là lúc có hết. Đừng sinh tâm ở những nơi làm mất tâm. Thuyết bất vô, như giàu có mà không khổ vì tiền mới là giàu có thật, có bằng cấp mà không khoe khoang, không kiêu ngạo, không cho đó là hơn người mới đúng là người có học. Trong bài giảng trên núi, Chúa đã nhấn mạnh về tinh thần nghèo khó, nhớ rằng đó là nghèo khó về tinh thần nhé, Chúa không đòi hỏi ta phải nghèo rớt mống tơi mới là có hạnh phúc, Chúa chỉ yêu cầu ta có tinh thần nghèo khó, nghĩa là giàu mà biết khiêm tốn, biết giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình, những người bệnh hoạn tàn tật.
Tôi đã chính mắt thấy những người có tinh thần nghèo khó này mà điển hình theo tôi nghĩ là tiến-sĩ toán-học Nguyễn Văn Thạch, giáo sư Đại học Pháp, đã đi theo tinh thần phúc âm thực hiện triệt để các chương trình phục vụ xã hội. Tôi đã thấy nhiều bác sĩ, kĩ sư, giáo sư, doanh gia, mỗi chủ nhật họp nhau để sống thiền. Có người đã bỏ tiền túi để mua đất xây chùa, tập họp anh em bạn bè đến nghe thuyết pháp, thay phiên nhau dạy tiếng Việt cho thiếu nhi. Ngày xưa tổ tiên dạy: Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang. Bây giờ ta bảo nhau: Ai ơi đừng bỏ đời hoang. Đó là văn hoá. Ai sống như vậy sẽ không có thì giờ mà phê bình nhau, mà chơi bời, mà đòi tự tử nữa.
- Lê Hữu Mục
Tôi không rõ nhạc đạo Pháp được du nhập vào Phát Diệm từ hồi nào. Có lẽ khi Phát Diệm được lập làm giáo-phận (1901), các cố Tây thuộc dòng Les Missions Étrangères de Paris theo Đức Cha Marcou Thành về phục vụ giáo-phận đã dạy người Phát Diệm hát nhạc đạo Pháp.
Do đó, như tôi đã trình bày ở trên, ngoài một số rất ít những bản theo điệu nhạc cổ dân tộc hoặc chant grégorien, các bài vãn đều là những bài hát lời Việt theo điệu một số các bài hát đạo Pháp (gọi là cantiques) và nếu như tôi không lầm, trong bao nhiêu năm, chỉ có một cuốn sách hát Pháp được dùng mà thôi, đó là cuốn “Cantiques de la Jeunesse.”
Hồi đó quân Nhật mới sang chiếm đóng Việt Nam, nên ngoài nhạc Pháp và nhạc Mỹ, nhạc mới của Nhật và Trung Hoa bắt đầu được lưu hành tại Việt Nam. Nổi tiếng nhất là những bài như Xuân nhật bất tái lai, Sakura! Sakura!, Shina no yoru, Khimiga yume noni v.v... Có lẽ bài “Shina no yoru” (Nuit de Chine) tức “Tô-châu dạ khúc” do cô đào Hồng-kông mới nổi tiếng lúc đó là Lý Lệ Hoa hát (trong một cuốn phim tuyên-truyền cho quân-đội Nhật cùng tựa đề) là bài hát Nhật bà con ta ưa chuộng nhất. Không hiểu vì lý do gì (có lẽ cũng chỉ vì muốn có một cái gì mới lạ) mùa dâng hoa năm đó bố tôi cho đoàn hát vãn họ Rosa hát một bài vãn điệu rất lạ. Có người gặng hỏi thì bố tôi cho biết là của một người bạn ở Hà Nội mới đặt ra. Thực ra thì bài hát vãn đó theo điệu bài “Tô châu Dạ khúc.”
Cho tới nay tôi vẫn không hiểu tại sao năm đó bố tôi không tự sáng tác một bài vãn mới như ông cụ đã từng làm trước đó mấy năm mà lại đi mượn điệu Nhật trên đây. Có lẽ cũng như nhiều người Việt chúng ta lúc đó bố tôi đã rất mê bài hát có nhiều mầu sắc Á-đông mới lạ này. Năm sau, có lẽ để đền bù lại chuyện “bậy bạ” năm trước, bố tôi đã dạy cho ban hát vãn họ Rosa một bài hát thiệt trứ danh: bản “Ave Maria” của Schubert, lời Việt do ông cụ tôi soạn. Có lẽ đó là bài Ave Maria tiếng Việt đầu tiên và có lẽ đó cũng là một bản nhạc cổ-điển Tây phương đầu tiên được đặt lời Việt. Thực ra thì bảy, tám năm trước đó, một ông cậu ruột của tôi đã phỏng theo lời Pháp đặt lời Việt cho bài hát nổi tiếng “Serénata” mà tôi còn nhớ mấy câu đầu như sau:
Hỡi em hãy lại đây
Chiều tà giây phút êm đềm
Hỡi chiếc bóng thướt tha
Lại đây trông kìa
Bóng tối đương lan khắp trời...
Theo ý tôi, bài hát Tây lời Việt đầu tiên được phổ biến tại Phát Diệm có lẽ là bài “Vân, Kiều thuở xưa, đôi xuân nữ thắm tươi như hoa” theo điệu bài hát lính tẩy “La Madelon” (rất thịnh hành bên Pháp và Âu-châu trong thời kỳ Đại-chiến thứ nhất). Tuy nhiên, ai đặt lời, và bài hát từ đâu tới, thực sự tới nay tôi vẫn chưa rõ nhưng chắc chắn là bài này ra đời trước tới gần hai chục năm những bài hát Tây lời Việt của Năm Châu và bà Ái Liên thường hát xen lẫn với vọng cổ trong các vở kịch cải lương có đề tài xã hội mới. Đã có một thời tôi rất mê nghe bà Ái Liên hát các vở cải lương loại này tại rạp ngõ hàng Bạc, Hà Nội. Có lẽ không phải mê tuồng mà là bà Ái Liên và những bài Tây lời Việt bà Ái Liên hát và diễn xuất mà theo ý riêng của tôi lúc đó rất là có duyên.
Phát Diệm xưa còn có một bài hát khá hay mà ngày nay tôi chỉ còn nhớ phần nào điệu hát mà thôi. Về lời ca, tôi chỉ còn nhớ lõm bõm mấy câu:
Hồi nhớ công ơn Người hằng chăm sóc
Bày con em chúng ta, chúng ta bao ngày gắng công đèn sách
Nhớ ơn người sớm hôm giúp bày trẻ thơ
. . . . . . . . . . .
Không biết điệu nhạc xuất xứ từ đâu, chỉ biết là bài hát đã xuất hiện vào một dịp học trò trường Thày dòng (tức sư-huynh dòng Lasan) Phát Diệm tưởng-niệm thày Marcel, sư-huynh hiệu-trưởng đầu tiên người Pháp qua đời vào kỳ nghỉ hè của niên học đầu tiên của nhà trường (1933). Có người nói rằng điệu nhạc bài này phỏng theo điệu bài “Chiêu hồn nước” là bài ca chính thức của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nếu đúng là như vậy, bản Chiêu hồn nước này cùng với bài Tựa văn phòng theo điệu hành vân có lẽ là hai bài ca ái-quốc VN đầu tiên. Sự thực không biết có đúng như thế không, nhưng cung điệu bản nhạc này quả có chứa đựng một cái gì thiệt trầm hùng và cảm khái. Căn cứ vào sự cấu tạo rất đặc-biệt của nét nhạc, tôi nghĩ rằng có thể đây là một điệu nhạc dân tộc thuần túy Việt Nam mà tôi không biết rõ tên và xuất xứ, mong các vị chuyên về nhạc cổ-truyền Việt Nam chỉ giáo. Hiện tôi đã có ghi điệu nhạc này dựa theo trí nhớ của tôi (quý vị nào thích thú xin vui lòng liên lạc).
Người Phát Diệm được sống trong một bối cảnh thực thuận lợi, nên thường có khiếu về âm nhạc nhưng rất tiếc, vì hoàn cảnh, không có thày tốt, một số tự học mò nên không được trau dồi luyện tập đúng phương pháp, do đó, ngoài một số rất ít nhà soạn nhạc và nhạc sĩ được đi học tới nơi tới chốn như Nguyễn Khắc Cung, Phương Linh, Chung Quân v.v. Phát Diệm không có nhiều nhân tài về âm nhạc, cùng lắm là đủ khả năng gia-nhập các đội quân nhạc hoặc các ban nhạc nhẹ vũ-trường mà thôi. Hơn nữa, ngoài các đội kèn, các đội bát âm cổ truyền, người biết chơi các loại đàn giây cũng rất hiếm, và cũng chỉ loanh quanh mấy thứ đàn như mandoline và banjo mà thôi. Tôi còn nhớ là mãi tới năm lên 10 tôi mới có dịp được nhìn thấy cây đàn violon đầu tiên.
Đúng ra là hai cây đàn, bởi vì hè năm đó, có một hôm hai người Phát Diệm đầu tiên chơi đàn violon là các anh N.Đ. Th. và Đ.X. Ph. đem đàn tới chơi tại nhà cụ giáo Huệ, hội-trưởng hội hát xứ Phát Diệm. Anh Ph. (mới qua đời tại quận Cam cách đây mấy năm) chắc không có khiếu nên bỏ tập đàn ngay sau đó. Anh Th. kiên gan hơn, cố tự học và chơi đàn cho tới khi anh qua đời khoảng năm 1950. Tuy chơi không có mấy khá vì học “ô-tô-đi-đất,” nhưng những bản như Sérénade, Sérénata, Ave Maria, Méditation de Thais v.v của anh nghe cũng có đượm đôi chút tình cảm. Sau đó Phát Diệm có thêm một số người chơi vĩ cầm nhưng vì không có thày nên cũng chẳng nên cơm cháo gì, trừ trường hợp Nguyễn Khắc Cung. Tôi không biết anh Cung nhiều nên không rõ anh học vĩ-cầm với ai. Lần đầu tiên tôi được nghe anh đờn cho nghe vào một dịp anh về nghỉ hè tại ngôi biệt thự kiểu Việt Nam của cụ thân sinh (cụ bố-chánh Nguyễn Lập Lễ) ở phía đông bờ hồ nhà Thờ Lớn Phát Diệm.
Năm đó thân mẫu anh mới qua đời, bản đầu tiên anh đàn cho mấy anh em nghe là bản Souvenir, bản nhạc mẹ anh lúc sinh thời rất thích nghe anh đàn, nên mỗi lần nhớ mẹ anh thường chơi bản nhạc này. Vào mấy năm 44, 45 tôi thấy anh Cung thường chơi vào buổi tối tại mấy phòng trà Hà Nội, nên nhờ đó tôi có dịp được nghe anh Cung thêm mấy lần nữa và répertoire của anh lúc đó cũng chỉ luẩn quẩn mấy bài như Souvenir, Sur le marché persan, Rêverie, Meditation de Thais, Le beau Danube bleu v.v. Vả lại trình độ thưởng thức nhạc cổ-điển của chúng tôi thời bấy giờ cũng chỉ tới mức đó mà thôi. Sau khi anh đi du học trở về, rất tiếc là tôi không có dịp nào được nghe lại tiếng đàn chắc chắn đã điêu luyện hơn xưa của anh. Nguyễn Khắc Cung là một trong số mấy vĩ cầm gia, đồng thời cũng là nhạc trưởng, nổi tiếng của miền Nam Tự-do trước 1975.
Vào thời xa xưa đó, ngoài một số rất ít người nổi tiếng như Nguyễn Khắc Cung, Duy Linh, Chung Quân v.v. Phát diệm còn có một số thuộc loại tài tử như ba anh em Lê Văn Giáp (accordéon), Lê Như Khôi (clarinette), Lê Hữu Mục (Saxo), Nguyễn Gia Huân (violon), Quang (Saxo), v.v. Về phương diện chơi nhạc, Phát Diệm có một nhân vật khá đặc biệt tôi tưởng cũng nên nói tới ở đây cho vui. Đó là anh Trần Văn Mẫn, bào huynh của linh-mục học giả chữ nôm Trần Văn Kiệm. Anh Mẫn thực ra chẳng chuyên một thứ đàn gì, nhưng về các loại đàn giây hầu như cái gì anh cũng thử “cò ke, kéo co” chút ít cho vui. Năm đó (1949), tôi, Đoàn Văn Cầu (tức cựu NS Cừu) và Đỗ Thế Phiệt nổi hứng cùng nhau tổ chức một cuộc trình diễn nhạc cổ-điển tại Phát Diệm, có thể nói là độc nhất vô nhị trong suốt mấy năm kháng chiến tại miền Bắc. Hưởng ứng tới tham dự với chúng tôi có Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Anh Thường (dương cầm), Lương Ngọc Châu, Nguyễn Văn Hướng (vĩ cầm), Nguyễn Quý Lãm (trung vĩ-cầm), Đỗ Anh Tuấn, Đỗ Đình Toại (flute), Đỗ Đình Thiều (clarinet), Nguyễn Văn Quỳ, Đỗ Thiếu Liệt (guitare) v.v.
Chương-trình gồm có các bản hoà tấu như Marche militaire (Schubert), Marche Turque (tức Le Calife de Bagdad của Boeldieu), Le beau Danube bleu (J. Strauss), Les flots du Danube (Ivanovici) v.v. độc tấu hay đơn ca như Romance en Fa của Beethoven (Đỗ Anh Tuấn, độc tấu flute), Romance et boléro (Đỗ Thế Phiệt, độc-tấu vĩ cầm), Invitation à la danse (Nguyễn Văn Hiếu, độc tấu dương cầm), Sérénade, Come back to Sorento (lời Việt do Đoàn Minh đơn ca) v.v. Chúng tôi cũng không quên nhạc Việt Nam nên chương-trình có thêm một vài bản nhạc Việt rất thời trang lúc đó như Anh tới thăm em một chiều mưa của Tô Vũ, mới ra lò, do Đoàn Minh đơn ca (anh Minh là em của Đoàn Tòng, một giọng ca tài tử khá nổi tiếng tại Hà Nội trước 1945), Nhớ người thương binh (Phạm Duy, hợp ca, do một số anh chị em ca sĩ tài tử từ Thái Bình sang tham dự) v.v.
Nếu chỉ có thế thì không có gì rắc rối cả nhưng tới khi tập tới cái đinh của chương-trình là Hoà tấu khúc số 8 tức Symphonie inachevée en Si mineur của Schubert, anh em mới nhận thấy là ban nhạc thiếu một tay trung hồ-cầm (cello) để chơi câu mở đầu của bản nhạc. Đàn thì lúc đó tại Phát Diệm có hai cây, có thể mượn dễ dàng, nhưng người có thể chơi được với ban nhạc thì hầu như vô phương. Lúc đó tôi quýnh quá bèn tìm anh Trần Văn Mẫn cầu cứu. Như tôi đã nói ở trên, anh Mẫn trước đó thực ra có tập chơi violon nhưng không mấy khá nên đã bỏ từ lâu. Anh đề nghị với anh em là cho anh tập thử ở nhà một vài ngày, sau đó có thế nào sẽ trả lời. Hôm sau nữa anh tới xin chơi thử cùng với anh em. Anh chơi tuy không hay nhưng tạm đủ để trám vào chỗ không thể thiếu được của bản nhạc, và ai nấy đều hết sức mừng rỡ vì nhờ anh mà chúng tôi có thể duy trì được bản Symphonie số 8 trong chương-trình.
Mặc dầu anh Mẫn không phải là một kỳ tài, nhưng thành tích đáng nể trên đây của anh đã trở thành một giai-thoại của Phát Diệm cách đây trên nửa thế-kỷ. Năm 1954, anh và gia-đình gồm bà vợ trẻ và một bầy con không vào Nam mà ở lại Hà Nội chỉ vì tiếc một cây đàn dương cầm Moultrie rất tốt của một người bạn đi di cư để lại với một giá rẻ mạt. Câu chuyện này kết cục thế nào, vui hay buồn, anh Mẫn và gia-đình nay ra sao, tới nay tôi vẫn chưa rõ. Dẫu sao đó cũng là một câu chuyện liên quan phần nào đến âm nhạc và người Phát Diệm, và cũng là giai-thoại thứ 2 về anh Mẫn và cái nghiệp-dĩ của anh. Đó cũng là cái mốc cuối cùng của một dĩ vãng mà ngày nay chẳng có mấy người còn nhớ, một dĩ vãng tuy không phải là vàng son nhưng cũng không phải là không có những ngày vui và hạnh-phúc, đã kết thúc bằng những ngày máu lửa đầy kinh hoàng cách đây nửa thế kỷ.
Trước 1945, tại Hà Nội, khi nói tới nhân tài về âm nhạc (cổ-điển Tây phương) người ta thường chỉ nói tới hai người : Nguyễn Văn Hiếu đàn dương cầm và Nguyễn Văn Giệp, vĩ cầm. Anh Hiếu người thấp nhỏ, hiếu động, hay nói, gần như láu táu. Vì bàn tay nhỏ nên anh đã vâng lời ông thầy cắt các kẽ ngón tay để dễ bề chơi đàn hơn. Anh Giệp tương đối cao lớn, khá mập mạp, dáng điệu đường bệ và chững chạc, nhưng khi anh trình diễn, chiếc vĩ cầm được xử dụng một cách thực lẹ làng khéo léo như một món đồ chơi nhỏ ở trong đôi bàn tay thô mập và chắc nịch của anh. Chị Giệp là người buôn bán nhưng cũng có chơi vĩ cầm. Anh chị Giệp là chủ nhân một lò bánh mì khá lớn ở giốc hàng Giò (Bánh mì Gia-long) và nghề đàn đối với anh Giệp chỉ là một thứ đam mê văn-nghệ mà thôi khác hẳn với tính cách chuyên-nghiệp của anh Hiếu.
Đã khác nhau về thể chất lại thường trình diễn cặp đôi với nhau nên người ta thường ví hai anh với cặp hề hài hước Laurel và Hardy. Sau cách-mạng Việt Minh, tôi thường được nghe các anh trình diễn tại hội Khuyến Nhạc Hà Nội (số 3 phố nhà Chung), nhà Hát lớn và nhất là về sau này, vào mỗi buổi tối tại phòng trà Quán Nghệ Sĩ ở một góc phố phía bắc bờ hồ Hoàn Kiếm (gần rạp chiếu bóng Philarmonic ở phía bên kia đường Bờ hồ, con đường xưa có cái tên Tây là Avenue Francis Garnier).
Tuy được nghe các anh trình diễn nhiều lần nhưng phần nhiều là những bản nhạc Việt rất được bà con yêu chuộng lúc bấy giờ, chẳng hạn như Thiên Thai, Con thuyền không bến, Đêm thu v.v. kể cả các bài ca ái quốc của Thẩm Oánh, Văn Cao, Đỗ Nhuận v.v. rất thịnh hành lúc đó, thỉnh thoảng lắm mới được nghe các anh chơi những bản nhạc nhẹ như Rêverie, Méditation de Thais, Clair de lune, Sérénade, Fur Elise v.v Vì lúc đó là thời “cách mạng,” nên không biết đối với hai anh có phải là một chuyện miễn cưỡng hay không, nhưng đối với những người yêu nhạc mong muốn được nghe các anh trình bày những bản nhạc giá-trị thực sự cổ điển thì đó là một sự mất mát rất lớn. Nhưng dẫu sao, buổi tối khi trời trở lạnh, ngồi nhâm nhi tách cà-phê hoặc chocolat nóng (mới xuất hiện trở lại sau năm năm chiến tranh dài đằng đẵng) tại Quán Nghệ sĩ nghe cặp Hiếu, Giệp chơi đàn quả là một hạnh-phúc.
Cho tới nay tôi chỉ nhớ lờ mờ là về phương diện nghệ-thuật hai anh chơi thiệt xuất sắc, nhưng mỗi khi trình diễn nhạc cổ điển, nếu không được yêu cầu chơi những bản đặc biệt, các anh thường chọn những sonatas, variations, suites, nocturnes v.v nói tóm lại, thường là những khúc nhạc không tựa đề, nặng về kỹ-thuật, nghe rất khó đối với những người trình độ nghe nhạc cổ-điển còn thấp kém là chúng tôi lúc đó. Có lẽ chính vì thế mà có nhiều người nói tiếng đàn quá điêu luyện của hai anh, nghe hay thì thực hay, nhưng thiếu tình cảm, thiếu cái chất “ướt át.” Riêng tôi, tôi rất thích bản Invitation à la danse và một số tác-phẩm của Chopin anh Nguyễn Văn Hiếu thường độc tấu theo lời yêu cầu của các thính giả ái mộ anh như Etude en Mi (Tristesse), Military Polonaise, Rondo all Turco v.v
. Ngoài hai nhân vật “thượng thặng” kể trên, vào những năm này, rất nhiều người trong giới trẻ biết tiếng những William Chang, Nguyễn Văn Quỳ, Đoàn Chuẩn v.v. (đều chơi guitare, loại đàn rất thịnh hành thời đó), nhưng ngoài giới âm nhạc với nhau, hầu như không mấy ai biết tới Lương Ngọc Châu, Nguyễn Anh Thường hay Nguyễn Khắc Cung. Tiếc rằng tới khi các nhân tài mới này bắt đầu được thiên hạ chú ý thì cũng là lúc họ lần lượt theo nhau xuất ngoại. Trở về nước sau này tôi thấy hình như chỉ có Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Khắc Cung và Nghiêm Phú Phi. Vì được giao giữ những chức vụ quan-trọng như nhạc-trưởng hay giám-đốc trường Quốc gia âm-mhạc nên các anh ít có dịp trình diễn độc tấu, do đó tôi đã không có cơ hội được thưởng thức tài nghệ của các anh sau khi đi du học về. Thiệt đáng tiếc.
Năm 1969, tôi và Đoàn Văn Cầu có dịp gặp lại Lương Ngọc Châu tại Paris. Tôi còn nhớ nhà anh chị Châu ở banlieue, một căn nhà cổ, đơn sơ, có vườn rộng cạnh một con sông nhỏ, phía bên kia là khu rừng phong, về mùa thu cảnh thiệt là thơ mộng (lúc đó tôi mới được biết chị Châu, tức Phạm Thị Hoàn, là ái nữ cụ Phạm Quỳnh). Vì không có nhiều thì giờ, tôi chỉ được nghe Lương Ngọc Châu chơi một vài bài lặt vặt, nên tôi có cảm tưởng tài nghệ của anh thua sút những năm xưa rất nhiều.
Người mà trước kia tôi có dịp được nghe nhiều nhất là Đỗ Thế Phiệt. Phiệt tiến bộ rất mau là nhờ ông thày người Nga (vì lâu ngày nên tôi quên tên) lúc đó là nhạc trưởng đồng thời cũng là người chơi vĩ cầm của ban tứ cầm (Quatuor) chơi hằng đêm tại quán rượu Taverne Royal trong hành lang cao ốc Crédit foncier (góc đường Bờ Hồ và Tràng Tiền).
Tôi tình cờ gặp lại họ Đỗ tại hội chợ Núi Voi (Phượng-trì, Yên Mô) rồi từ đó cứ mỗi lần từ Thanh Hoá ra khu III Đỗ Thế Phiệt thường tới thăm tôi, có khi ở lại chơi cả tuần, thường khi rảnh rỗi chơi đàn cho cả gia đình tôi nghe. Theo như sự hiểu biết rất giới hạn của tôi, mặc dầu Đỗ Thế Phiệt rất trẻ, nhưng tiếng đàn của anh lúc đó đã khá điêu luyện, kỹ thuật cao, rất mực ngọt ngào, ấm áp, đầy tình cảm và nhất là như chứa đựng một cái gì thiệt là lãng mạn và trẻ trung. Đối với thời đó ở Việt Nam, (tức trước đây trên 50 năm), répertoire của Đỗ Thế Phiệt có thể nói là phong phú, vì gồm có cả những tác phẩm hiện đại, đặc biệt là những tác phẩm của vĩ cầm gia Kroestler, mà tôi nghĩ rằng anh đờn rất xuất sắc. Trong số những bản nhạc này, thiên hạ thích nhất bản Romance et Boléro, vì với bản nhạc này, anh vừa có thể thi thố được kỹ thuật điêu luyện, vừa có thể diễn tả được những tình cảm nồng ấm tràn trề trong bản nhạc.Từ ngày sang ở Hoa Kỳ, tôi cố tìm mua đĩa nhạc của bản độc tấu vĩ cầm Romance et Boléro của Kreisler nhưng tìm không đâu ra.
Hai bản La chanson triste và Chanson de Solvejg tuy đơn sơ, không cần phải sử dụng nhiều kỹ-thuật mà anh chơi cũng thiệt là hay, người nghe ai nấy đều xúc động, nhất là đối với những người mới biết nghe âm nhạc cổ điển. Chẳng hạn như Mẹ tôi, một bà cụ già Việt Nam, chẳng biết gì về nhạc cổ điển, thế mà cụ rất thích nghe Đỗ Thế Phiệt chơi bản Chanson de Solvejg (Edvard Grieg). Những người thích loại nhạc tả cảnh rất phục những bản độc tấu của họ Đỗ như Sur le marché persan, Danse macabre, Chanson de Solvejg và nhất là khúc Mùa Đông, một trong bốn phần của Les quatre Saisons (Vivaldi). Có thể nói tiếng đàn cũa Đỗ Thế Phiệt gắn liền với đoạn đời trai trẻ vô tư, lãng mạn, rất mực văn-nghệ của tôi cách đây trên nửa thế-kỷ. Năm 1970, anh đã vội vàng vĩnh viễn ra đi trong khi tôi vắng mặt Sài Gòn. Tôi rất ân hận là đã không được gặp lại anh trước đó. Về phương diện âm-nhạc cổ điển, đối với giới trẻ ở vùng kháng chiến (vào những năm cuối thập niên 40)) những Lương Ngọc Châu, Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Anh Thường v.v. quả là những thần tượng.
Nhưng rồi một ngày kia những thần tượng này bỗng chợt khám phá ra là mình chẳng qua cũng chỉ là những con ếch ngồi đáy giếng mà thôi. Số là hồi đó nghe tin chúng tôi tổ chức trình diễn nhạc cổ-điển anh em nghệ sĩ tới thăm cổ võ rất đông, kể cả những bậc trưởng thượng như cụ Bảng Kỷ, cụ Hà Lương Tín, cụ Vi Huyền Đắc, cụ Lê Trọng Quỹ v.v. Trong số các bậc lão thành này có một vị dược-sĩ thuộc họ Nguyễn Khoa (tôi lâu ngày quên tên, hình như là Nguyễn Khoa Phước, sau có mở tiệm thuốc Tây bên hông chợ Tân Định, Saigon) vừa ở Pháp về, trước có chơi violoncelle. Vị dược-sĩ phê bình là chương-trình buổi trình tấu của chúng tôi quá nặng về loại nhạc nhẹ (musique légère). Ông hỏi tại sao ngoài hòa tấu khúc Symphonie số 8 chúng tôi không cố chơi thêm một bản concerto hoặc symphonie, chẳng hạn như Symphonie No 5 en Ut mineur hiện rất phổ biến bên Pháp và Âu châu. Đỗ Thế Phiệt muốn biết rõ hơn, hỏi bậc đàn anh: “Bản No 5 gì đó là bản nào, chúng tôi thiệt không biết?”
Ông dược sĩ họ Nguyễn Khoa có vẻ ngạc nhiên phá lên cười hỏi ngược lại: “Các cậu thiệt tình không biết sao? Bản nhạc này là một trong mấy Symphonies của Beethoven được hậu thế yêu thích và phổ biến nhất và có lẽ cũng là bản symphony nổi tiếng nhất trong lịch sử âm-nhạc cổ-điển.” Sau đó cụ cho biết thêm là trong thời kỳ Đại-thế chiến II vừa qua, đối với dân chúng Anh và các lực lượng kháng chiến trên khắp lục địa Âu-châu bản Symphony số 5 được coi như là biểu hiệu niềm hy-vọng và lẽ tất thắng sắp tới của quân đội Đồng-minh.
Ngoài ra còn có một sự trùng hợp khá lạ lùng là theo số La-mã thì số 5 là chữ V, chữ đầu của Victory (thủ tướng Churchill mỗi khi xuất hiện thường dùng hai ngón tay xòe thành hình chữ V để chào dân chúng). Hơn nữa theo lối đánh điện báo Morse thì chữ V được biểu hiệu bằng ba tiếng ngắn và một tiếng dài tiếp theo, đúng hệt nhịp điệu của các nét nhạc chính trong đoạn mở đầu Allegro con brio của Đại-hoà tấu khúc số V . Chính những người đồng thời cũng thường thắc mắc về ý-nghĩa của bản nhạc nên hình như Beethoven đã có lần trả lời rằng: “Quý vị không thấy sao? Đó là tiếng gõ cửa của Định mạng.”
Ngay sau khi trận chiến Normandie kết thúc khúc hòa tấu này lại càng được được phổ biến và yêu thích đến độ mấy thằng nhãi vagabond hay phu quét rác ở Paris cũng biết huýt sáo miệng mấy câu mở đầu của bản nhạc để khiêu khích mỗi khi chạm trán với lính hoặc bọn SS của Đức quốc xã lúc đó đương sửa soạn rút lui khỏi thủ đô Paris.
Câu chuyện ông dược sĩ mới ở Tây về kể nghe thật lý thú nhưng lúc đó hình như mấy nhà “đại nhạc sĩ” của chúng ta có vẻ ngượng và rất sượng sùng. Tối hôm đó anh em đều buồn bã không ai buồn ăn, bàn tán mãi tới khuya về cái kiến thức âm nhạc quá nông cạn của mình. Quý vị thử nghĩ coi, các nhạc sĩ tài danh của Việt Nam chúng ta lúc đó chẳng những chưa bao giờ được nghe hoặc chơi Tấu khúc số 5 (vì Việt Nam chúng ta thời đó chưa bao giờ có ban nhạc đại hòa tấu, trong khi ngành truyền thông và kỹ thuật phát thanh của chúng ta lúc đó còn rất lạc hậu và ấu trĩ) và hình như cũng chẳng được biết là trong kho tàng âm-nhạc cổ điển Tây-phương có một khúc hòa tấu gọi là Symphonie No 5 en Do mineur do Beethoven sáng tác.
Cho nên bà con ta hồi đó phước đức lắm thì cũng chỉ được nghe loanh quanh hết Sur le marché Persan lại đến Méditation de Thais, hết Le beau Danube bleu lại đến Sur les flots du Danube, hoặc cùng lắm là Invitation à la danse, Romance et boléro, Romance en Fa v.v mà thôi. Thực ra thì kể từ sau cách mạng mùa thu 1945, ngoài ban nhạc “tạp nhạp hầm bà làng” của Hội Khuyến Học Hànội, đất ngàn năm văn vật của chúng ta chưa bao giờ có một ban nhạc hòa tấu cổ điển Tây phương tạm đủ để chơi những bản nhạc lớn thuộc loại symphonie hoặc concerto.
Và có lẽ, theo như tôi nghĩ, cuộc trình diễn nhạc cổ điển năm đó tại Phát Diệm là một cuộc trình diễn chưa từng có trong vùng kháng chiến cũng như ở Việt Nam trước đó, mặc dầu ban nhạc của chúng tôi chỉ là một ban nhạc thuộc loại bỏ túi, chỉ đủ khả năng chơi loại nhạc nhẹ (musique légère) hoặc loại thính phòng (musique de chambre) mà thôi, đâu có thể so sánh với các ban nhạc thực sự là đại hòa tấu (orchestre symphonique)...
Một vài kỷ niệm với vị thầy dạy học của tôi: Học giả, Giáo sư, Nhạc sĩ Lê Hữu Mục
- Phương Duy TDC -
Những năm đầu của thập niên 1940, tôi sinh hoạt Hướng-Đạo Việt-Nam trong bầy Sói con và tôi đã hát ca khúc Chèo Thuyền:
“Chèo đi, bơi đi nước non đang chờ ta. Bơi đi vững tay cầm lái và hát vang lên cho lòng hăng hái. Chèo đi, bơi đi nước non đang chờ ta. Bơi đi vững tay cầm lái vượt sóng xông lên, ta kh ông rời tay. Tay chèo hòa theo nhịp muôn sóng đưa con thuyền nhanh chóng lướt phóng theo câu hò, khó nguy ta đừng lo. Chèo... Dô hò cùng theo nhịp câu hát như mây trời bát ngát vững lái tay luôn chèo. Sóng to ta hò reo.”
Lời ca của Mai-Liệu và nhạc của Lê-Hữu-Mục.
Bài ca đã nằm trong trí nhớ của tôi trên sáu thập niên, nên có thể không còn chính xác.
Khi hát bài ca sinh hoạt hướng đạo đó làm tôi rất vui, nhất là khi vào học ban văn chương trường Quốc-Học Huế 1954 tôi đã gặp tác giả Lê-Hữu-Mục, lúc đó là thầy dạy văn chương cho tôi. Thời kỳ đó tôi cũng bắt đầu sáng tác những ca khúc ngắn, và tôi không quên chép lại để xin Thầy cho ý kiến. Thầy rất vui, trong tinh thần hướng đạo, gặp thêm một “ đệ tử” nữa!
Nhạc phẩm HẸN MỘT NGÀY VỀ của Thầy ra đời trong thời kỳ này làm cho những người thích nhạc Việt-Nam rất ưa chuộng. Nhạc phẩm viết theo nhịp 3/4 chậm rãi như một nhạc phẩm bán cổ điển semi-classic do các ca sĩ thời danh như Hà-Thanh (Đài phát thanh Huế), Quỳnh-Giao, Ánh Tuyết (Đài phát thanh Saigon) hát, làm nhiều thính giả say mê.
Giáo sư Dương-Thiệu-Tống, thầy dạy tôi Anh văn, có họ với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, viết lời ca bằng tiếng Anh, sau đó giáo sư Võ-Long-Tê (khi ở Pháp) viết lời ca bằng tiếng Pháp.
Hơn năm mươi năm trôi qua, nhưng mỗi lần nghe nhạc phẩm này tôi vẫn xúc động như lúc nghe lần đầu khi còn ở Huế.
Lời ca Hẹn Một Ngày Về bằng tiếng Anh thì tôi đã nghe một nữ ca sĩ ở Huế và một vài nữ ca sĩ ở Saigon hát, còn lời ca bằng tiếng Pháp, tôi chưa được nghe ai hát. Không biết có ai định cư tại Pháp đã được nghe chưa.
Lời ca của GS Võ Long Tê viết rất hay. Tôi ghi ra đây để các bạn cùng thưởng thức:
HẸN MỘT NGÀY VỀ Nhạc LÊ-HỮU-MỤC
C’EST PROMIS, JE REVIENDRAI UN JOUR - Lời tiếng Pháp của VÕ LONG TÊ
Nhạc phẩm HẸN MỘT NGÀY VỀ ấn phẩm năm 1955 của Nhà Xuất bản TINH-HOA (HUẾ)
Lời tiếng Pháp của GS Võ Long-Tê (Paris, France) soạn năm 1984 trao tặng tác giả Lê-Hữu-Mục xuất ngoại ngày 10 tháng 10 năm 1984 đi định cư tại Canada.
“Viens parmi ces fleurs, cher oiseau migrateur!
Về đây trong hoa lá, hỡi cánh chim giang hồ!
Viens ici fêter couleurs et senteurs.
Về đây trong hương sắc thắm tươi say mơ.
Hué et son cours d’eau nommé Parfum vivent d’attendre.
Huế lơ lửng dòng Hương năm tháng còn vương lời ai mong chờ.
Hué vibre toujours de póesie et d’amour tendre.
Huế trong tiếng dịu êm cô lái bên sông còn vang lời thơ.
L’ amour scellant nos ans . Déjoue l’oeuvre du temps.
Tình xưa không vỡ bao giờ. Mùa xưa còn thơm ngàn gió!
L’été et ses soirées atones. Prendront fin au prochain automne.
Chiều hè mờ trong sương khói mong manh.
Chờ người về trong hương thu trong xanh.
Viens parmi ses fleurs, cher d’ oiseau migrateur.
Viens ici fêter couleurs et senteurs .
Về đây trong hương sắc thắm tươi say mơ.
Hué et son cours d’eau nommé Parfum vivent d’attendre
Huế lơ lửng dòng Hương năm tháng còn vương lời ai mong chờ.
Hué vibre toujours de poésie et d’amour tendre
Huế trong tiếng dịu êm cô lái bên sông còn vang lời thơ.
Je t’ai promis le jour. De mon prochain retour.
Mùa hương hẹn đến khi về. Lòng xanh còn in trời Huế.
Hélas! Langueur et nostalgie . Rongent ma vie en dolorie.
Trầm trầm thuyền đem thương nhớ qua sông. Trập trùng trời mây bay trong mênh mông.
Il m’ est douloureux d’avoir du (chữ u có dấu mũ -^- trên đầu) quitter Hué.
Từ đây sông xa bến , thuyền lướt theo trăng ngà.
Trist(e) est le destin d’un pauvr(e) exilé.
Trời đầy sương lạnh lẽo có ai bơ vơ.
Hué présent(e) en toi sera en moi comme mon âme.
Gỡ tay vướng mà đi, sông nước biệt ly, người xa kinh kỳ.
Ceux qui aiment Hué seront toujours tout feu tout flammes.”
Giữa sương gió ngàn khơi , đăm đắm trông ai, cầu mong ngày vui.
Tháng 12- 1956, trong dịp tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm trường Quốc-Học, thầy LHM là một trong những những giáo sư đóng góp nhiều nhất cho chương trình trình diễn văn nghệ của học sinh chúng tôi và thầy đã tập dượt cho chúng tôi đồng ca một bản nhạc “cây đinh” của buổi lễ do thầy sáng tác, đó là bài “Nhớ ơn Ngô Chưởng Giáo” là vị Thầy Hiệu trưởng khai sáng trường Quốc Học ngày xa xưa.
Năm 1991, tôi đến định cư tại Hoa Kỳ, tôi mới biết thầy LHM đang sống ở Canada, dạy học, viết sách, viết báo và là một hội viên Văn-Bút Việt-Nam Hải-ngoại. Cho đến một dịp may hiếm có, thầy đến SAN JOSÉ theo lời mời của Ban chấp hành Trung tâm Văn-Bút Bắc Cali.
Ngày 6 tháng 6 năm 2003, tôi và một vài người bạn cựu học sinh Quốc-Học được gặp lại thầy tại nhà nhà văn DIỆU-TẦN.
Thầy trông “mập” hơn trước kia và không ngờ ở lứa tuổi gần bát tuần mà thầy vẫn vui như một hướng đạo sinh tuổi ngoài đôi mươi
Trong buổi tiếp tân hội ngộ, Thầy đã cùng với các nhạc sĩ Vũ- Đức-Nghiêm, Lê-Mộng-Bảo và Trương-Duy-Cường thành một “ tứ ca nhạc sĩ lão thành” hợp ca một ca khúc rất vui. Rồi tiếp theo đó thầy solo một số ca khúc mới sáng tác của thầy như lời thầy viết cho tôi “để ghi nhận ngày tái ngộ rất cảm động tại San José.”
Ngày Thứ Bảy kế, thầy có nhã ý đến tư gia của chúng tôi để hàn huyên đặc biệt với người cựu học sinh có đôi mắt “mơ huyền” không nhìn rõ cuộc đời. Học sinh, sinh viên của Thầy có rất nhiều tại Thung lũng Hoa Vàng này chứ không chỉ có một người như tôi, nên tôi muốn chia xẻ niềm vui này với bạn bè của chúng tôi trong dịp may hiếm quý này. Một vài người bạn văn nghệ, thân hữu của Thầy được chúng tôi mời, cùng chúng tôi (Phương-Duy TDC và Hoa Hoàng Lan) gặp Thầy: chúng tôi rất vui khi nghe Thầy hát những bài hát Thầy mới sáng tác gần đây. Thầy trò và bạn bè sau nhiều thập niên mới gặp lại nhau, ôn lại chuyện cũ ở đất Thần Kinh. Chuyện học đường nhảy sang chuyện văn nghệ, chính trị, rồi thời sự, câu chuyện dài như không muốn dứt. Buổi họp mặt không ngờ kéo dài từ 6 giờ chiều đến hai giờ sáng mà ai cũng chưa muốn chấm dứt.
Giáo sư LÊ-HỮU-MỤC sinh ngày 24-11-1925 tại làng Lưu-Phương, Phát-diệm, tỉnh NINH-BÌNH ( Bắc Việt-Nam).
Tốt nghiệp Đại-Học Văn-Khoa tại HÀ-NỘI một năm trước khi di cư vào Nam.
Định cư tại Huế, năm 1954 thầy làm giáo sư dạy văn chương tại trường Quốc-Học, Bình Minh.
Năm 1957 Linh Mục Cao-văn-Luận , Viện trưởng Viện Đại Học Huế mời thầy giảng dạy ở trường đại-học Văn khoa và ĐH Sư phạm .
Sau 1963 thầy thuyên chuyển vào giảng dạy đại học tại Saigon.
Thầy đỗ đầu Tiến-Sĩ Văn-Chương năm 1970.
Tiếp tục giảng dạy, nghiên cứu văn học cho đến khi thầy sang định cư tại Canada. Thầy lại dạy học, viết sách , làm báo. Hiện nay, tuổi đã cao thỉnh thoảng thầy sang Nam California giảng dạy văn chương tại Viện Việt Học.
Một trong những tác phẩm của thầy được các độc giả trong nước cũng như ở hải ngoại chú ý nhất là cuốn sách ” HỒ CHÍ MINH Không Phải Là Tác Giả NGỤC TRUNG NHẬT KÝ” do Văn-Bút Việt-Nam Hải-Ngoại ấn hành năm 1990, Làng Văn (Canada) phát hành. Cuốn sách này làm cho mọi người biết rõ HCM đã cầm nhầm sáng tác của người khác mà xưng của mình! Riêng trong nước, đảng CS cũng đã chỉ thị cho các GS đại học, học giả, những nhà nghiên cứu văn học, những cơ sở truyền thông, báo chí... phải nghiên cứu viết bài để phản bác cuốn sách của GS Lê Hữu Mục. Kết cục cũng chưa đến đâu khi chân lý vẫn là sự thật!
Những tác phẩm đã xuất bản:
Thân Thế Và Sự Nghiệp Nhất-Linh (1955)
Nhận định về Đoạn Tuyệt (1955)
Luận đề về Khái-Hưng (1956)
Luận đề về Hoàng Đạo (1956)
Chủ nghĩa Duy-Linh (1957)
Văn hóa và Nhân vị (viết chung với Bùi Xuân Bào, Võ Long Tê, 1958)
Thảm trạng của một nền dân chủ vô thần (1958)
Lĩnh Nam Chích Quái (1959)
Việt Điện U Linh Tập (1960)
Quân Trung Từ Mệnh Tập (1960)
Ức Trai Thi Tập (1961)
Nhị Khê Thi Tập (1962)
Băng Hồ Ngọc Bảo Tập (1963)
Chúa Thao Cổ Truyện (1965)
Lịch Sử Văn Học Việt Nam, tập I (1968)
Khóa Hư Lục (1973)
Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục Trung Nhật Ký (1988)
Truyện Kiều và Tuổi Trẻ (1998)
(rất tiếc tôi chưa cập nhật hóa các tác phẩm sau năm 1998)
Nhạc phầm :
Nhạc sĩ LHM đã sáng tác rất nhiều nhạc phẩm, tôi chỉ ghi lại đây một vài bài mà thôi:
Chèo đi, bơi đi (Hà-Nội, 1941),
Hồn Việt-Nam ( Hà-Nội 1942),
Hẹn Một Ngày Về (Saigon 1955)
Hẹn Một Ngày Về Vinh Quang (Canada)
Hãy nghiêng tóc xuống vai ta (phổ nhạc Thơ Nguyễn Đức Hiển)
Tiếng Hát Người Cố Hương (Thơ NĐH)
Yêu Em (thơ NĐH (2004)
Có Phải Chỗ Này ( Thơ NĐH)
Tuyết Trắng Mộ (Thơ Ánh Tuyết)
Thân Yêu Tặng Nguyệt-Hạnh (Thơ Huệ Hương)
Thơ Nguyệt Viên (Thơ NĐH)
For Your Birthday (Lyric by NĐH)
Hôn Em (Thơ NĐH)
vân...vân...
Ghi lại một vài kỷ niệm với Thầy Lê Hữu Mục để tặng các bạn đồng môn QUỐC-HỌC và Đại Học Văn Khoa.
Về phần sức khỏe của Thầy hiện nay, trong năm qua, Thầy bị đột quỵ (stroke) khá nguy hiểm nhưng nay đã khỏe trở lại có thể nói chuyện với tôi bằng điện thoai nhân ngày đầu năm dương lịch 2007, tiếng nói của thầy vẫn vui khỏe. Thật đáng mừng!
Mấy tháng sau đó, qua lá thư và điện đàm với người bạn ở Texas, chị ATN cho tôi biết là chị mới qua Canada thăm thầy.
Chị có một vài nhận định khá lý thú: (trích)
*Thầy là một thi sĩ:
Hy Vọng + Thất Vọng = hóa thành Thơ
*Thầy là một nhạc sĩ:
Rung cảm giữa thiên nhiên qua tiếng chim hót , dế kêu, ve kêu, côn trùng gọi nhau trong đêm khuya.
*Thầy là một nhà giáo dục:
Bỏ đi rung cảm vật chất thành một giáo sư rất yêu thương học sinh của mình.
Vì thế đến tuổi già Thầy đã được đền bù:
• Đàn con ( 3 nữ, 1 Nam) đều thành danh tại Canada và Hoa-Kỳ.
• Thầy được sống thoải mái dưới mái nhà cao niên, đó là một Senior Housing của các Bà Sơ, rất đầy đủ tiện nghi: có bác sĩ, y tá chăm lo sức khỏe rất tận tâm; bồi bếp lo về ẩm thực rất chu đáo. Giải trí có đàn. Thỉnh thoảng có các ban nhạc, có trò quỷ thuật đến giúp vui.
Riêng giáo sư LHM một nhạc sĩ có tài được tất cả mọi người yêu mến. Phần nhiều sau buổi cơm trưa thầy đánh đàn dương cầm những bài Plaisir d’ Amour, Élégie, La Vie en Rose, Rêverie v v... Những nhạc phẩm của Chopin, Schumann... là các bà cao niên đều thuộc các bài ấy nên họ đánh nhịp theo và có lúc hát theo. trong đó có một cụ bà đã 101 tuổi.
Họ rất vui vẻ, nhộn nhịp theo tiếng đàn của nhạc sĩ Lê Hữu Mục. Thế giới của những người cao niên ở đây rất bình thản không giống chúng ta còn phải lo trả những bills nhà, xe, linh tinh.
Theo chị, có lẻ những người cao niên này đã được đấng Tạo Hóa ưu đãi. Họ được hưởng thụ vì kiếp trước + kiếp này đã làm nhiều điều thánh thiện!”
Riêng giáo sư LHM hiện nay, tuy tuổi đã cao vẫn vùi đầu vào văn chương. Thầy sắp cho in quyển NÔM HỌC. Cái nợ văn chương vẫn chưa trả xong. Lạy Trời giúp giáo sư thành công.
Thầy cũng đã được Hospital Juif mời giảng dạy về Music Therapy ( âm nhạc trị liệu) cho người già.
Hiện nay, thầy vẫn sáng tác những bài thánh ca cho nhà thờ tại Montreal, Canada được ban nhạc rất phong phú của nhà thờ có nhiều nhạc công trẻ yêu nhạc tham gia tấu nhạc. (ngưng trích).
Chủ nhật 11 tháng Giêng năm 2009 vừa qua, Toronto mời thầy từ Montréal sang để nhận một giải thưởng trị giá 3,000 Dollars Canada mang tên “Bùng Lên Việt Nam“ về những tác
phẩm văn học và âm nhạc của thầy. Tuy nay tuổi đời đã cao, nghệ sĩ tính trong thầy vẫn còn, thầy đã lên sân khấu trình bày những nhạc phẩm của mình rất hùng hồn và say mê. Khán giả rất vui thích và nhiệt liệt tán thưởng bằng nhiều tràng pháo tay.
“May God Bless Our Dearest Teacher!” đó là lời mong ước chân thành nhất mà các học sinh của thầy Lê Hữu Mục luôn luôn tâm niệm.
(San Jose, California)
Tư-tưởng là phần cốt lõi của văn-hoá. Văn-minh là thời-kì tư-tưởng ấy được thực-hiện rồi dừng lại trong những tác-phẩm kiến-trúc, điêu-khắc, hội-hoạ, trong những công-trình khoa-học, kĩ-thuât, văn-chương v.v… Văn-hoá Việt Nam sở dĩ trường-tồn và càng ngày càng phong-phú là nhờ ở nguồn tư-tưởng vô-tận mà nó chứa đựng trong lòng, đó là nguồn nước mà ta đã phân-tích ở trên.
Vấn-đề là làm thế nào để vận-dụng nguồn nước ấy, nguồn tư-tưởng sinh-động ấy để bảo-đảm sự sinh-hoá của con người Việt Nam? Đó là nhờ thuyết bất-vô mà thiền-sư Đạo Huệ đã công-bố vào năm 1172. Khi tiết-lộ cho môn-đệ hiểu rõ yếu-chỉ của đời ông, Đạo Huệ không hẳn chỉ đơn-thuần áp-dụng một phương-pháp giáo-dục cá-nhân. Trước ông là hành bao nhiêu thế-kỉ đã suy-nghĩ như ông trước những vấn-đề mà đời sống đặt ra và phải giải-quyết.
Trước ông đã có những nhân-vật kiệt-xuất như LẠC LONG QUÂN đã uy-dũng đánh thắng con ngư-tinh để giúp cho dân-chúng ổn-định đời sống. Con ngư-tinh ấy không phải chỉ là một con vật huyền-thoại. Nó là thuồng-luồng, là những con sấu hung-dữ phá-hoại mùa-màng, vườn-tược, nói chung là hệ sinh-thái của quần-chúng. Lạc Long Quân đã có công thuần-hoá những con quái-vật đó, bắt chúng phải sống hiền-lành hơn, có ích hơn cho loài người, nhờ đó mà lịch-sử thuần-hoá thiên-nhiên để phục-vụ cho quyền sống của con người được diễn ra rộng khắp, đáp-ứng với mọi vấn-đề trong đó có tư-tưởng. Thuyết bất-vô đã được hình-thành như thế nào? Nó có những liên-hệ gì với tư-tưởng sắc sắc không không của Phật-giáo, thuyết vô-vi của Lão-giáo, thuyết vô khả vô bất khả của Khổng-giáo?
Ông Lucien Houlné dịch như vậy là đúng với chữ-nghĩa Kinh Kim Cương, đúng với chữ vô sở trụ trong câu ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm, chữ trụ này được từ-điển Phật-giáo dịch ra tiếng Anh là: to maintain, firmly hold to, nghĩa là giữ chặt, nắm chặt (X. A dictionary of Chinese Buddhist terms của W.E. Soothil, tr. 224) Tôi căn-cứ vào cách hiểu từ vô-niệm của Lucien Houlné để tán-thành quan-điểm của Hoà-thượng Thích Mãn Giác khi thiền-sư rảo khắp cả nội-dung của Pháp bảo-đàn kinh để chứng-thực Huệ Năng là một người Việt Nam, bởi vì nếu vô-niệm có ý-nghĩa là không nắm bắt được thì chính chữ niệm phải được đọc bằng âm nôm là NẮM 念 (vào thời cổ chắc phải phát-âm là NÁM, như cách đọc của đồng-bào Quảng-ngãi ngày nay)
. Nếu Huệ Năng là người Việt Nam thì học-thuyết phụ của ngài là thuyết bất-nhị phải có họ-hàng với thuyết bất-vô của Đạo Huệ. Hai thuyết bổ-sung cho nhau để nói lên một sự thật sâu-xa trong tâm-thức người Việt Nam là: “Ở trong tướng mà vẫn xa lìa tướng; tuy ở trong không mà vẫn không chấp-trước không”. (Pháp bảo-đàn kinh, bản dịch của Thích Mãn Giác, đoạn 46, tr. 86). Lục-tổ giảng rõ hơn: “Bóng tối tự nó không phải là bóng tối, vì có ánh sáng cho nên có bóng tối, bóng tối không tự nó là bóng tối bởi vì ánh sáng biến thành bóng tối, và bóng tối làm hiển-hiện ánh sáng. Ánh-sáng và bóng tối là sinh-nhân của nhau”(Nt). Ta có thể biết thêm 36 đối-pháp mà Huệ Năng liệt-kê đầy-đủ để nêu rõ những cặp mâu-thuẫn như trời / đất, mặt trời / mặt trăng, bóng tối / ánh sáng, âm / dương v.v… nhưng bằng nấy cũng tạm đủ để ta có thể đi vào học-thuyết bất-vô của Đạo Huệ
Trời Đất
Mặt trời Mặt trăng
Bóng tối Ánh sáng
Âm Dương
Lửa Nước
Hữu-vi Vô vi
Hữu-sắc Vô-sắc
Hữu-tướng Vô-tướng
Hữu lậu Vô lậu
Sắc Không
Động Tĩnh
Trong Đục
Phàm Thánh
Tăng Tục
Già Trẻ
Lớn Nhỏ
Dài Ngắn
Tà Chánh
Si Huệ
Ngu Trí
Loạn Định
Giới Sai
Thẳng Cong
Thực Hư
Dốc Bằng
Phiền-não Bồ-đề
Từ Hại
Vui Giận
Xả Tiếc
Tiến Thoái
Sinh Diệt
Thường Vô thường
Pháp-thân Sắc-thân
Hoá-thân Báo-thân
Thể Dụng
Tính Tướng
Hữu tình Vô tình
Tổ-tiên của Đạo Huệ, những người mà lịch-sử quen gọi là Lạc Việt, (mà ta hiểu là những người sống trên nước và dùng vớt để đánh cá) chắc sống với nước nên đã không lạ gì những vận-động có tính qui-luật của nước: chảy ngược chảy xuôi, chảy lên chảy xuống, chảy ngang chảy dọc v.v… Qui-luật phát-hiện ra là sự-vật nào cũng có bản-chất (nước) và hiện-tượng (sóng), cũng có những cặp đối-lập như nước rặc (xuống) nước ròng (lên), nắng / mưa, nóng / lạnh, nước / lửa. Long-quân nói với Âu-cơ:
“Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ-tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm-dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng nước lửa khắc nhau, dòng giống bất-đồng, khó ở với nhau được” (Trần Thế Pháp, Lĩnh-nam chích quái, Truyện Hồng-bàng), đó là tổ-tiên chúng ta đã phát-hiện được một cặp đối-lập mà dần-dần qua kinh-nghiệm của đời sống, ông và con cháu sẽ khái-quát hoá thành triết-lí âm-dương. Hai từ âm-dương này, gốc của nó hiển-nhiên xuất-phát từ miền Nam theo lời khẳng-định của nhóm triết-học Kim Định, nhưng ngay cả cái âm-ngữ, của từ này nhất-định cũng là gốc-gác thổ-âm miền Nam, đó là những âm IM và DANG. Im là trạng-thái không có biểu-hiện của hoạt-động, không có sự di-động, sự đổi chỗ (TĐTV, tr.301); Dang là mở rộng ra cả hai phía, như nói dang tay (TĐTV, tr.260).
Người Việt đã quan-sát thấy hiện-tượng này từ khi bắt đầu biết trồng lúa nước, vào khoảng 6.000 năm trước TCGS, sau Ấn-độ 3.000 năm, nhưng trước Trung-quốc khoảng 3.000 năm (Tôn-thất Trình, ngành trồng lúa ở Việt Nam, Vietnamologica số 4, Montréal, 1999). Lạc Long quân trong Lĩnh-nam chích quái có dùng từ âm-dương. Có thể từ nay chỉ là một từ Hán mà các nhà nho đều biết và yên trí đó là những chữ hán gốc; tác-phẩm Lĩnh-nam chích quái lại chỉ được viết vào thế-kỉ XIV, XV thì lại càng biết chắc rằng chính tác-giả đã dùng từ âm-dương đó thay cho nhân-vật của ông. Nhưng vào thời Lạc Long quân, giả-định là khoảng thế-kỉ thứ 3, TTCGS, tôi khẳng-định là từ âm-dương đã xuất-hiện, nếu không dưới dạng yin / yang kiểu Trung-hoa thì cũng là im / dang kiểu Lạc Việt mà Trần Thế Pháp không có cách nào khác hơn là mượn hai chữ Hán để biểu-âm, theo phương-pháp giả-tá.
Cũng có thể chữ yin / yang của Trung-hoa là do từ Việt-cổ ná / áng mà ra vì ná / áng hay áng / ná có nghĩa là cha mẹ, đúng như đầu-đề cuốn Cả blả ơn áng ná cực nặng giả-thiết là tác-phẩm của Nguyễn Trãi, dịch từ nguyên-bản Hán-văn Đại báo phụ-mẫu ân trọng kinh, trong đó từ phụ-mẫu được dịch nôm là áng ná (Génibrel, tr.4) Tuy nhiên, khái-niệm âm-dương được hình-thành từ sự đối-lập giữa hai thao-tác mâu-thuẫn im / dang có thể là hợp-lí nhất.
Hiện nay ta vẫn còn được nghe nhịp-điệu này trong những đám múa lân. Múa lân gốc là một trò chơi của trẻ em Việt Nam, nguyên là múa long, sau chuyển sang tay người Trung-hoa trở thành múa lân. Mỗi lần nghe các em múa lân gõ trống, ta phải để ý tới nhịp 2 dồn-dập thoát ra từ chiếc trống cái và các trống con. Cụ Sáu đã giữ được nhịp-điệu này trong ban trống của nhà xứ Phát Diệm. Đây là nhịp trống mà ai gốc Phát Diệm cũng đã được nghe từ hồi còn nhỏ, trong những ngày lễ lớn:
Nhịp-điệu cổ-sơ này dần dần được khái-hoá thành - - — hai vạch ngắn là hai vạch con tượng-trưng cho 2 tiếng nhẹ, ngắn, nhỏ, nét dài tượng-trưng cho 1 tiếng nặng, mạnh kéo dài. Khi khái-niệm âm-dương thành hình thì 2 vạch ngắn bắt-buộc là phải được dùng để chỉ âm, vạch dài chỉ dương. Tại sao hai vạch nhỏ lại đi trước vạch lớn lại đi sau? Đó là vì sự tất-yếu của nhịp-điệu, phù-điệu dài bao giờ cũng chấm dứt nhạc-phẩm, trong khi nhịp ngắn dùng để bắt đầu, điều này rất dễ hiểu nếu ta quan-sát một bản nhạc dù là nhạc phổ-thông. Phù-điệu đi trước đứng về mặt trái, phù-điệu đến sau đứng về mặt phải, do đó phía trái bao giờ cũng quan-trọng hơn phía bên phải. Chúa Kitô lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, tức là Đức Chúa Cha ngồi bên trái, quan-trọng hơn Đức Chúa Con.
Năm 1172, trước khi mãn-phần, thiền-sư Đại Huệ, giáo chủ phái thiền-học bất-vô, đọc cho môn-đệ nghe bài thơ kết thúc tư-tưởng của ngài.
鑪若不色
中人合身
花要不與
一真分妙
枝別離体
Sắc-thân dữ diệu-thể
Bất hợp bất phân-li
Nhược nhân yếu chân biệt
Lô trung hoa nhất chi.
Tạm dịch:
Sắc-thân và diệu-thể
Chẳng hợp chẳng phân-li.
Người nếu ưng phân-biệt
Trong lò nhìn hoa kia.
Đạo Huệ trả lời một cách nhẹ-nhàng: làm gì có một tri-thức nào hoàn-toàn tiền-nghiệm và hoàn-toàn hậu-nghiệm; nó là kết-quả của một cuộc giao-thoa giữa cái tiền-nghiệm và cái hậu-nghiệm. Nói cách khác, trong cái tiền-nghiệm có cái hậu-nghiệm và trong cái hậu-nghiệm có cái tiền-nghiệm. Hoạt-động tinh-thần của con người được điều-động bởi nguyên-lý bất-vô: bất hợp bất phân-li.
- Giao-thoa giữa cái cụ-thể và cái trừu-tượng: Nho-giáo chẳng hạn vẫn tin rằng tri-giác con người chỉ đạt đến những đối-tượng cụ-thể. Lão-tử cười và cỡi lừa đi vào rừng. Thực ra sự trực-giác thuần-tuý về cái cụ-thể cũng phù-du không kém gì cái biểu-tượng hoàn-toàn trừu-tượng. Làm sao mà tinh-thần có thể đứng trụ mãi trong trừu-tượng được, nó phải dựa vào một biểu-tượng giác-quan, tỉ-dụ, có màu sắc để thấy, có hương-vị để ngửi, v.v… Một từ-ngữ hoàn-toàn trừu-tượng, nghĩa là không gợi ra được một thực-tại cụ-thể nào, là hoàn-toàn vô-nghĩa. Cụ-thể và trừu-tượng không tích-hợp mãi với nhau được, nhưng cũng không phân-li.
Cụ-thể và trừu-tượng đi đi lại lại với nhau luôn luôn không khi nào rời. Chính cái quá-trình đi từ sự-vật tới khái-niệm, từ khái-niệm đến sự-vật ấy nó tạo ra thuyết bất-vô.
- Giao-thoa giữa đối-thể và chủ-thể, giữa sự-vật và tinh-thần, nói một cách khác, không có tính chủ-quan thuần-tuý, cũng không có tính khách-quan tuyệt-đối, hay nói đúng hơn, đối-thể thông-tin cho chủ-thể, ngược lại, chủ-thể thông-tin cho đối-thể, một thể mà là hai, hai thể mà là một. Tinh-thần đâu có đúc được những cái khuôn có sẵn để chứa đựng sự-vật, và chính sự-vật thì cũng không có trước như chúng ta tri-giác thấy trước khi hoạt-động đồng-hoá của tinh-thần diễn ra.
Qui-luật của thực-tại khách-quan không độc-lập đối với cơ-cấu của tinh-thần, và cơ-cấu của tinh-thần cũng không độc-lập đối với cơ-chế của thực-tại. Nói cách khác, không có sự-vật nào được gọi là đã thành-tựu sẵn-sàng. Tất cả là đang đi tới, đang diễn-biến, đúng như Lão-tử đã nhìn thấy. Như vậy, không có cái gì là tuyệt-đối. Mọi giá-trị đều tương-đối và khởi-sắc nhờ những liên-hệ của nó đối với một vật khác.
Nói chung, các nhà biện-chứng người Đức đều chủ-trương có sự đối-kháng đấu-tranh quyết-liệt và gay-gắt giữa chính-đề và phản-đề. Đối với màu-sắc chẳng hạn, từ đen đến trắng, xanh, vàng, đỏ, ta chỉ thấy có một thang độ âm-dương rõ-ràng, có đối-kháng gì đâu? Không có mâu-thuẫn, không có đấu-tranh, chỉ có bổ-túc hỗ tương, mặc dầu sự bổ-túc này không đưa tới một tổng-hợp hoà-hài, lí-do chỉ là vì vấn-đề mức-độ. Chỉ có xẩy ra những cái không thích-đáng, không thích-hợp một khi những biểu-tượng mà ta dùng trong mức-độ vĩ-mô lại được đem dùng trong mức-độ vi-mô. Điều này rất đúng đối với những cuộc thí-nghiệm vật-lí-học, nhưng nó cũng rất phù-hợp với đời sống tinh-thần của người Việt Nam.
- Tỉ dụ về vấn-đề đời sống. Một bên là sắc thân, được nói đến rất nhiều trong Pháp bảo-đàn kinh của Huệ Năng, một bên là diệu-thể, mà Huệ Năng hiểu là Pháp-thân. Lí-tưởng là ta phải hiểu sắc thân và diệu-thể trong một tổng-thể hoà-hài, nhưng trong thực-tế, khi phải dùng ngôn-từ để giải-thích hiện-tượng đó, ta bắt buộc phải nắm bắt chúng một cách riêng biệt và lần lượt. Điều đó không trái ngược với quan-điểm bất vô của Đạo Huệ, bởi vì, sau khi đã lần-lượt tìm hiểu hai sắc-thái đó một cách phân-biệt, ta sẽ rõ cơ-cấu bất-nhị của chúng: không hợp cũng không phân-li, không phân-li mà hoà-hợp, bởi vì xét về quan-hệ giữa chúng, chúng vẫn gắn bó mật-thiết với nhau, vẫn hoạt-động và chuyển-hoá lẫn cho nhau, vẫn bổ-túc cho nhau như những cặp đôi khó tách rời, như non với nước, như tiên với rồng, như cha với mẹ, như vợ với chồng, như anh với em v.v…Tính cặp đôi này được diễn ra trong mọi mặt của cuộc sống, tỉ-dụ luận về chữ hiếu thì có cặp từ công cha / nghĩa mẹ, nói về thiên-văn thì trời tròn / đất vuông.
Ngay cả những từ đã rõ nghĩa vẫn còn phải chú-thích cho đủ cặp: núi Thái-sơn, sông Hương-giang. Chữ Bố-cái đại-vương nằm trong qui-luật này vì thực ra đại-vương là chữ Hán, được Phùng An dịch ra chữ nôm là bua [бua?] cái, bua [бua?] là vương (tức vua), cái là cả, là lớn, dịch chữ đại như nói sông cái (sông Hồng chính là tên Hán-hoá của chữ Cái, Hồng nghĩa là lớn, không phải là màu đỏ), ngón tay cái, đường cái v.v…Đọc bua [бua?] cái thành bố-cái là đọc sai 1 lần, đọc Bố Cái Đại-vương là sai một lần thứ 2, nhưng tinh-thần dân-tộc như thế thì làm thế nào? Cũng trong tinh-thần ấy, các từ nước ngoài nhập vào Việt Nam đều bị khuôn theo một qui-luật: ông Tơ (Trung-hoa) thì lập tức có bà Nguyệt, Phật-ông / Phật-bà, Chúa / Mẹ v.v…
Các từ nước ngoài như affaires trở thành phe (áp-phe) chưa đủ, phải có phẩy là phe-phẩy mới có tính Việt-nam, chữ good-bye hiền-lành thế mà khi nói gút-bai là người Việt thêm ngay yếu-tố mai gặp, thành gút bai / mai gặp nhịp-nhàng và rất Việt-nam.
- Tỉ-dụ 2: về vấn-đề tự-do và định-mệnh (hay quyết-định luận). Đời sống xã-hội cho ta có kinh-nghiệm rằng không có định-mệnh không thể có tự-do. Tôi chỉ có thể theo mục-đích mà tôi đã nhắm là nhờ ở việc tôi có biết những qui-luật điều-động sinh-hoạt bên trong của tôi. Người Việt Nam sống trong nền văn-hoá nông-nghiệp trọng tĩnh hiểu rõ hơn ai hết là con người chỉ sống được với thiên-nhiên bằng cách hoà-hợp với nó (Trông cho chân cứng đá mềm, Trời yên biển lặng mới êm tấm lòng). Ngược lại, không có tự-do, chúng ta không có một ý-niệm gì về định-mệnh cả, và do đó, ta dễ sống buông xuôi, ta sẽ không có ý-thức về bất cứ một vấn-đề gì. Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều (đúng ra phải nói là Đoạn-trường tân thanh) để giải vây cho con người trước sự thống-trị của định-mệnh. Nhà thơ kiệt-xuất của chúng ta chủ-trương ta chỉ thắng định-mệnh bằng cách hoà-hợp với nó, nghĩa là bằng cách dùng tự-do của ta trong vòng phối-hợp với định-mệnh. Hình như đó cũng là quan-điểm của nhà văn Doãn Quốc Sỹ trong tác-phẩm Dòng sông định-mệnh thì phải?
Cứ xét hình-thức và nội-dung của ngôn-ngữ văn-chương, ta đủ thấy rõ tính hữu-cơ (organique) của văn-hoá do thuyết bất-vô qui-định. Ta thấy ngay ý-nghĩa không lúc nào cũng đến với từ-ngữ một cách như tiền-định: ý-nghĩa này tuỳ-thuộc vào cách sử-dụng của người viết, nó thay-đổi dễ-dàng theo văn-mạch và chỉ cần thay đổi một từ là những từ-hạng còn lại của câu văn mang một sắc-thái khác ngay. Ví-dụ lấy trong Chinh-phụ-ngâm, bản dịch của Đoàn thị Điểm: Dòng nước sâu ngựa nản chân bon (Sđd, c.70). Bon nghĩa là gì? Một từ vô-nghĩa, bởi muốn có nghĩa là chạy nhanh và nhẹ-nhàng thì phải nói là bon-bon, không thể cắt đôi một từ kép mà bắt nó phải giữ nguyên-nghĩa. Do đó, và đối-chiếu với nguyên-bản Hán-văn có động-từ súc nghĩa là co rúm lại, ta phải phiên-âm chữ bon là blun, một từ cổ thế-kỉ XVII-XVIII mà Alexandre de Rhodes còn giữ được trong từ-điển của ông, với nghĩa là co rúm.
Từ blun sau chuyển thành tlun (cuối thế-kỉ XVIII), trun (thế-kỉ XIX), chun, xun, thun (dây thun) thế-kỉ XX. Vì không biết từ blun cổ này, các nhà phiên-âm, kể cả học-giả lão-thành Hoàng Xuân Hãn, đã làm sai lạc ý-nghĩa của câu thơ số 70. Cái sắc-thái co rúm lại vì sợ khác với ý “không dám bước mau” mà giáo-sư Hãn đã giải-thích đã làm cho ý của câu thơ yếu đi nếu không nói là khác hẳn. Cái sắc-thái bị biến-đổi này không phải chỉ đơn-thuần là một hệ-quả có thể tính-toán được trong trừu-tượng: ta chỉ thấy nó một khi câu văn được viết lại, tuồng như tổng-hợp là một cái gì tương-đối độc-lập đối với những thành-tố mà nó tụ-tập. Câu thơ được viết lại là: Dòng nước sâu, ngựa nản, chân blun (Chinh-phụ-ngâm, bản nôm của Đoàn thị Điểm do Lê Hữu Mục phiên-âm, Vietnamologica, IV, 1999) So với câu chữ Hán: “Thuỷ thâm-thâm, khiếp đắc mã đề súc”, câu thơ dịch đúng từng chữ: Thuỷ thâm-thâm = dòng nước sâu, khiếp = nản (nghĩa là sợ, chứ không có nghĩa là chán nản) chân blun: (mã) đề súc.
Trong phần chú-thích bản hán-văn của Đặng Trần Côn, giáo-sư Hoàng Xuân Hãn đã chữa lại câu phiên-âm của ông. Ông viết: “chữ súc đây, nghĩa là co, có lẽ hợp ý và cách đặt câu hơn… Với thoại súc , phải đổi…ra là: vó ngựa sợ phải co chùn” (Chinh-phụ ngâm bị khảo, Paris, 1952, tr.239) Nếu đã là co chùn thì không phiên-âm là bon được; phải phiên-âm là blun, vì vào tiền bán thế-kỉ XVIII, từ này còn thông-dụng với phụ-âm đầu /bl/. Tính hữu-cơ của thuyết bất-vô như vậy là rất rõ và rất cần-thiết để kiểm-soát tính chính-xác của những bản phiên-âm nôm.
Tỉ-dụ:
sắc không / không sắc: chứa-chan / mang-máng.
không hỏi / hỏi không: thon-thả / hở-hang.
sắc hỏi / hỏi sắc: sắc-sảo / ngổ-ngáo.
huyền ngã / ngã huyền: còm-cõi / sỗ-sàng.
ngã nặng / nặng ngã: nhã-nhặn / vật-vã.
huyền nặng / nặng huyền: vừa-vặn / nặng-nề.
Ta cũng nên để ý đến tính song-tiết của tiếng Việt. Ngay từ buổi đầu lịch-sử, tiếng việt đã là một tiếng nói song-tiết, ngày nay ta vẫn còn dùng những từ như bồ-nông, bù nhìn, mồ hôi, mồ côi v.v…mà giáo sư Trần Ngọc Ninh đã dày công nghiên-cứu trong 3 tác-phẩm ngữ-pháp học của ông (X. Trần Ngọc Ninh, Cơ-cấu Việt-ngữ, I,II, III, Sài-gòn, 1972-1974). Các danh-xưng địa-lí còn mang nhiều dấu-tích song-tiết ấy, như: Cổ-lộng (thực ra là Klống → Trống, kẽm Trống), Cổ-loa (thực ra là klủ, Trủ → chủ), Từ-liêm (tức Tlèm → Trèm → Chèm). Trong Quốc-âm thi tập và Cả blả ơn áng ná cực nặng của Nguyễn Trãi, những từ song-tiết ấy còn được đọc tách rời, cho ta thấy sự gần-gũi của tiếng Việt và tiếng Mường, đặc-biệt là tiếng Rục, tỉ-dụ:
KULỐOK → TRỐC (đầu)
PATỐI → DỐI
KUHAL → KHÁI (con cọp)
KHAHÓI → KHÓI
Tính hữu-cơ của tiếng Việt đã tạo ra loại văn câu đối rất được dân-chúng yêu-chuộng vì tính nhịp-nhàng cân-xứng của nó. Từ những câu đơn-giản như lời nói (nước trong leo-lẻo cá đớp cá, Trời nắng chang-chang người trói người, Cao Bá Quát), đến những câu có ý-nghĩa sâu-xa (Thấy xe thiên-cổ xịch đưa ra, không thân-thích lẽ đâu mà khóc mướn, Tưởng sự bách niên dừng nghĩ laị, não can-tràng nên mới phải thương vay, Cao Bá Quát), văn câu đối đã phát-huy được hết tính hữu-cơ làm cho bất cứ nơi đâu, trong bất cứ cơ-hội nào, câu đối cũng được sử-dụng làm tăng thêm ý-nghĩa cho buổi lễ.
Văn xuôi kiểu hiện-đại không thịnh-hành ở Việt Nam vì nó thiếu tính hữu-cơ. Lối văn xuôi cổ cũng được sử-dụng đôi chút vì dù sao tính hữu-cơ của nó tuy ít nhưng vẫn có, nhưng một khi nó biểu-hiện được đôi chút hữu-cơ thì văn xuôi trở thành thông-dụng, tỉ-dụ đoạn văn ghi lại lời chửi của một người đàn bà trong tiểu-thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan. Đoạn văn này đã được nghệ-sĩ Hồng Vân đọc biểu-diễn trong một băng vi-đê-ô nổi tiếng như sau:
“Làng trên xóm dưới, bên sau bên trước, bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi thì buông tha thả bỏ nó ra, không tôi chửi cho đớơi!
Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua bà cho nó ăn nó hãy còn, sáng hôm nay con bà gọi nó hãy còn, mà bây giờ nó bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày thì buông tha thả bỏ nó ra cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật lật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đỏ mỏ, nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem.
Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ, mày bị quỉ sứ thần linh rút ruột ra. Ới cái thằng chết đâm cái con chết xỉa kia.”
Những từ “mày muốn sống”, “bà đào mả”, “mổ chồng mổ con” dồn-dập nối tiếp nhau bùng nổ ầm-ầm như sấm-sét. Phần 3 dần-dần thu nhỏ lại và bài chửi tạm chấm dứt. Nói tóm lại, đoạn văn này được nhiều người thích vì nó đáp-ứng tâm-lí của người Việt Nam, những người có tai âm-nhạc, thích âm-thanh biến-chuyển, thích tiết-điệu nhịp-nhàng, đi đôi với những lời ví-von đủ kiểu-thức dựng nên cả một quang-cảnh đầy âm-nhạc-tính. Cũng đoạn văn này mà đọc cho một người Pháp, Mỹ, Nhật nghe thì họ không thấy có gì là hứng-thú.
Bà huyện Thanh Quan: thấm-thoắt, cảnh đấy, người đây.
Nguyễn Công Trứ: vay trả, trả vay, vẫy-vùng, ai nhục ai vinh, thảnh-thơi v.v…
Hồ Xuân Hương: cỏ gà lún-phún, cá giếc le-te
Nguyễn Du: mày râu nhẵn-nhụi, áo quần bảnh-bao.
• luật KW, gợi hình cong (quắm, quặm, quặp, quắp, queo, quéo, quanh-quẩn)
• luật x (ap) - x (ng), gợi cặp đôi mờ / tỏ (thấp-thoáng, lấp-loáng)
• luật x (ap) - x (o), gợi cặp đôi có / không (thập-thò, lấp-ló, mập-mờ)
Hoặc có ý-nghĩa giảm thể-tích, hạ chiều cao: các vần óp, ép, ọp, ẹp (óp, tóp, lẹp xẹp, lúa lép)
Hoặc có ý-nghĩa che đậy kín mít: các vần it, et (khít, sít, bít, mù-mịt)
Hoặc chỉ ý-nghĩa cong, tròn: các vần ong, om (cong, cõng, khom, vòm)
Hoặc chỉ trạng thái lớn dần ra: các vần oe,oa (loe, xoè, xoã)
Hoặc chỉ trạng thái nhỏ dần đi: các vần eo, ui (eo, tẻo-teo, xìu).
Cuối cùng nữa, tính hữu-cơ tạo ra kĩ-thuật nói lái và thể thơ thuận-nghịch độc chỉ có tiếng Việt vì tính hữu-cơ của nó có thể tạo được.
Thái-độ phản nho của Nguyễn Trãi đã gây ra cái chết của bản thân ông, nhưng nhờ vào sự trợ-lực của môn-đệ, vua Lê Thánh-tông, nhờ vào các nhà nho có ý-thức, như Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhờ vào hành-động tích-cực của giới thiền-sư, ảnh-hưởng của Nguyễn Trãi đã phát-động được một phong-trào văn-hoá mạnh-mẽ vào đầu thế-kỉ XVII mà khẩu-hiệu là diệt lí, tôn tình. Tinh-thần bất-vô hồi sinh trong văn-học.
Đó là phong-trào văn-học nôm na trong đó thành-viên đòi hỏi mọi quyền sống, trong đó có quyền đoạn-tuyệt với quá-khứ và những uy-quyền vô-lí của nó. Cái tính bất-vô của phong-trào này nổi bật ở chỗ tuy đòi hỏi đoạn-tuyệt với quá-khứ nhưng khi khẳng-định những quyền làm người tự-do (quyền yêu và được yêu, quyền tự mình lựa chọn người yêu, quyền chống đối nhà vua khi nhà vua đã mất sứ-mệnh v.v…), các nhà văn trẻ thời ấy cũng phải dựa vào quá-khứ. Tuy vậy ảnh-hưởng của phong-trào vẫn lớn mạnh, dù phải cạnh tranh gay-gắt với ảnh-hưởng của văn-hoá tây phương, nhưng phong-trào vẫn tiếp tục nhiệm-vụ giáo-dục quảng-đại quần-chúng. Kết-quả mà chưa một quốc-gia nào trên thế-giới thực-hiện được là chính quốc-gia này lại bãi bỏ chính văn-tự của chính mình để chấp-nhận văn-tự của địch thủ:
\
Việt Nam đã xoá bỏ chữ nôm để chấp-nhận chữ quốc-ngữ. Có thể đó là một hành-động bất-đắc-dĩ mà người Việt phải thi hành trước áp-lực của thực dân pháp. Cũng có thể là tình cờ? Nói như vậy là không thấy ảnh-hưởng ghê-gớm của thuyết bất-vô. Vì tương-lai của đất nước, vì quyền-lợi của con em, dân Việt Nam sẵn-sàng đánh đổi bất cứ điều gì miễn là điều ấy được mọi người Việt Nam công-nhận và xác-định là thực-sự có ích-lợi cho công-cuộc tiến-hoá. Chính Nguyễn Trường Tộ là một trong những người có công sáng-lập và cải-thiện chữ quốc-ngữ, khi đề-nghị với triều-đình lựa chọn một văn-tự thích-hợp, ông đã đề-nghị một thứ chữ nôm mới chứ đâu dám đề-nghị chữ quốc-ngữ? Thế mà toàn-thể nhân-dân Việt Nam, vì quyền-lợi của mình trong tương-lai, đã thẳng thắn và mạnh bạo, muôn người như một, chính-thức chấp-nhận chữ quốc-ngữ, mặc dầu chữ ấy không phải của dân-tộc mình sáng-chế ra. Ta thấy phải thấm-nhuần thuyết bất-vô một cách sâu-xa mới dám có một quyết-định táo-bạo và đầy nghịch-lí như thế.
THUYẾT BẤT - VÔ VÀ THƠ LỤC - BÁT
Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài tan.
– B – T – B
– B – T – Bb – Ba
- B là bằng như: làm, trai, cho, nên, nhưng có loại bằng nổi (nhà nho gọi là phù) và bằng chìm (nhà nho gọi là trầm). Nổi tức là không có dấu huyền, như: trai, cho, nên. Chìm là có dấu huyền: làm, đoài. Qui-luật là: chữ thứ 6 chìm (dấu huyền) thì chữ thứ 8 nổi, chữ thứ 6 nổi thì chữ thứ 8 chìm. Chính mấy cái chữ chìm với nổi, rồi nổi với chìm này nó giải-thích nguồn-gốc của thơ lục-bát. Nếu chìm là b, thì nổi là a, và do đó, ta có 2 hình-thức ở câu 8:
Bb – Ba: lên đoài đoài tan.
Ba – Bb: xuống đông đông bình.
- T là trắc, như: đóng (dấu sắc), xuống (dấu sắc), tĩnh (dấu ngã)
trải (dấu hỏi), cuộc (dấu nặng)
Ta thấy, cứ T ở giữa thì 2 bên B: – trai – đáng – trai (1)
B ở giữa thì 2 bên T: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà (2)
Hình (1) là chung cho tất cả mọi loại thơ. Hình (2) thơ lục-bát không có.
- Do đó, điểm đặc-biệt của thơ lục-bát nằm ở vế 2 câu 8:
1 2 3 4 5 6 7 8
vế I vế II
- Câu 6 nhịp-điệu bình thường: B T B.
- Câu 8 nhịp-điệu chia ra làm 2: vế 1, nhịp-điệu bình thường, vế 2, bất bình thường. Nếu gọi bằng nổi là nốt sol, thì bằng chìm là nốt do, và ngược lại, tỉ-dụ:
Sự giao-thoa giữa các âm nổi âm chìm là nguyên-nhân giá-trị của câu thơ lục-bát. Nguồn gốc của tác-động giao-thoa là thuyết bất-vô. Tổ tiên ta khi suy-nghĩ về sự di-động của nước đã nghe thấy những tiếng nặng tiếng nhẹ lần-lượt nối đuôi nhau xuất-hiện, những nhịp dài nhịp ngắn, những tiếng cao tiếng thấp đối-đãi nhau tạo nên những mô-hình nhịp-điệu liên quan với nhau một cách khi thì êm-đềm, khi thì uyển-chuyển nhưng lúc nào cũng bẻ-bai, cũng rủ-rỉ nhịp-nhàng. Riêng đối với thơ lục-bát, nhịp-điệu ấy bắt nguồn từ tương-phản giữa nốt bổng và nốt chìm của từ-ngữ tạo thành. Lấy tỉ-dụ mấy câu đầu của Truyện Kiều: khéo là ghét nhau (c.2) mà đau đớn lòng (c.4) v.v… Chữ là chìm xuống thì chữ nhau nổi lên, chữ đau nổi lên thì chữ lòng chìm xuống. Đó là sóng lượn. Đó là nước trôi man-mác biết là về đâu vì dẫn người đọc vào những thế-giới thần-tiên huyền-ảo của nghệ-thuật.
• Đầu tiên,về gia đình. Theo định-chế làm chủ trong gia-đình là người cha. Vai trò của bà mẹ rất mờ-nhạt. Sự thực, chính người đàn bà mới là nhân-vật chủ chốt trong gia-đình. Khi muốn tìm vợ cho con, nhà trai không nhắm vào chức-vị của ông bố, mà nhìn vào bà mẹ = lấy con xem nạ (nạ là mẹ). Người ta quan-sát xem bà ấy có biết chiều chồng không. Họ quan-sát cái lưng ong, cái lưng chữ cụ của bà. Họ xem bà có nhiều con không,vì nhiều con là dấu-hiệu của tính hiền-lành, của sức khoẻ tốt: mua heo chọn nái, lấy gái chọn dòng – Người ta khuyên các cậu nghè, cậu cử khi lấy vợ phải chọn một cô gái có đông anh chị em: ăn mày nơi cả thể, làm rể nơi nhiều con. Các bà đông con nhiều cháu là những bà có tuổi thọ cao, tính tình phúc-hậu, vợ chồng bao giờ cũng song toàn. Các bà may-mắn thường được xã-hội yêu-quí và trọng-đãi. Như vậy, về phương-diện tổ-chức gia-đình, người chồng chiếm địa-vị số 1, bà vợ số 2, nhưng trong thực-tế, bà vợ thực sự đóng vai số 1, ông chồng thứ 2. Bà là nội-tướng, chẳng khác gì trong tổ-chức chính-trị chế-độ đại-nghị, tổng-thống chỉ đóng một vai trò tượng-trưng, thủ-tướng mới là người hoạt-động.
Về đời Lý, vua là nhân-vật tối-cao của nước, nhưng đồng thời vua cũng là triết-gia, một người có tư-tưởng lớn, biết những vấn-đề khái-quát và trừu-tượng vượt ra khỏi phạm-trù chính-trị nhiều khi hạn-hẹp.
Về đời Trần xuất-hiện chế-độ thái-thượng-hoàng. Uy-quyền được tách đôi. Nhà vua cai-trị nhưng thái-thượng-hoàng quyết-định.
Về đời Lê, uy-quyền được chia đôi cho vua và chúa. Vua chỉ có tiếng là làm vua cai-trị thiên hạ nhưng uy-quyền của phủ chúa lấn át cả triều-đình. Có lẽ chính nhờ vậy mà vận-mệnh của triều Lê được kéo dài.
Đến đời Nguyễn, khi các chúa Nguyễn chỉ là chúa đối với vua Lê thì giang-sơn của nhà Nguyễn rất vững-mạnh và càng ngày càng được củng-cố, nhưng từ khi chúa Nguyễn Ánh trở thành vua Gia-long thì nhà Nguyễn đi từ thất-bại này đến thất-bại khác. Uy-quyền càng ngày càng suy-giảm. Sự lạc-hậu về tư-tưởng, về chính-trị, về ngoại-giao do chế-độ quân chủ khuôn theo triết-lý nho-giáo đã đưa đến sự sụp-đổ của chế-độ vào tay người Pháp.
Có nhà sử-học nói nhà Nguyễn mất nước là do lòng hiếu của vua Tự Đức. Không có con, ông tự kết-án là có tội với mẹ, do đó, ông đã làm như Lão Lai để đẹp lòng mẹ. Vì chữ hiếu đối với mẹ, ông đành để mất hết, trừ mấy thước đất ở quê mẹ ông ở Gò Công.
Nói tóm lại, thuyết bất-vô đòi hỏi mọi tổ-chức dù là gia-đình, xã-hội, chính-trị, tôn-giáo tất cả phải được đặt trên một liên-hệ hai chiều, đối-đãi nhau và bổ-sung cho nhau trong những kết-hợp rõ-ràng. Không có kết-hợp hai chiều, không có một cơ-cấu, một thể-chế, một tổ-chức nào đứng vững: “Quân-tử nhất ngôn là quân-tử dại, quân-tử nói đi nói lại là quân-tử khôn”.
Tính bất-vô và tam-giáo đồng-nguyên.
Văn-hoá Việt Nam xây-dựng trên nền-tảng của thuyết bất-vô đã kết-hợp mau-chóng với những tôn-giáo có mẫu-số chung là trọng tình trong hai chiều đối-đãi bình-đẳng.
Chủ-trương từ-bi của đạo Bụt đã đến Việt Nam rất sớm bằng đường thuỷ và cả đường bộ. Từ Bụt là bằng-chứng của sự du-nhập sớm-sủa ấy, sau này đạo Phật mới lan sang Trung-quốc rồi tràn xuống nước ta dưới danh-xưng Phật với 3 tông-phái là Thiền-tông, Tịnh-độ tông và Mật-tông. Đến Việt Nam, đạo Bụt hoà tan vào các tín-ngưỡng địa-phương, do đó có thành-ngữ tiền Phật hậu Thần, có nhiều thiền-sư nổi tiếng giỏi pháp-thuật làm mây mưa sấm chớp. Đạo Phật kết-hợp chặt-chẽ với Nho-giáo, Lão-giáo và sau này Thiên Chúa-giáo và Công-giáo, từ một tôn-giáo xuất-thế trở thành nhập-thế, hoạt-động chính-trị, văn-hoá, xã-hội đắc-lực.
Đạo Phật đến Việt Nam thiên về nữ-tính, từ Quán Thế Âm Bồ-tát biến thành Phật Bà Quan Âm, Quan Âm Nam Hải. Lĩnh Nam chích quái khi kể chuyện Man-nương (nàng Man) cho biết rõ gốc tích của Phật-tổ Việt Nam và Phật mẫu. Ta còn có Phật bà Quan Âm Thị Kính, Phật-bà chùa Hương tức bà chúa Ba Diệu Thiện. Khuynh-hướng thiên về nữ-tính còn được thể-hiện trong việc đặt tên chùa theo tên các bà: chùa Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Đanh, Bà Đá. Với tư-cách ấy, đạo Phật đã công lớn kiến-tạo tinh-thần hoà-đồng các tôn-giáo, làm mềm tính hữu-vô cứng-cỏi của đạo Nho, làm cứng đạo vô-vi đôi khi quá mềm-yếu và tiêu-cực.
Đạo vô-vi của Lão-tử phù-hợp với đời sống và tư-tưởng Việt Nam đến nỗi có học-giả đã khẳng-định gốc Việt Nam của ông tổ đạo vô-vi. Lão-tử cũng như Khổng-tử rất thích nước, nước cho ông những kinh-nghiệm quí-báu về khuynh-hướng trọng tĩnh, về tính nhường-nhịn không lấn-lướt tranh giành. Ông nói như một người Việt Nam: nước là một vật khéo làm lợi cho muôn vật mà không có tính tranh giành, ở chỗ thấp mọi người đều chê.
Ông khuyên mọi người bắt chước nước. Ở thì cần chỗ đất vừa phải, lòng cần phải rộng-rãi, đối với người thì cốt lấy điều nhân, lời nói cần tín-cẩn, làm việc cần tài-năng, hành-động cần hợp-thời. Bởi không cạnh-tranh cho nên không bao giờ lầm-lỗi. Nước còn là một bằng-chứng yếu thắng mạnh. Lão-tử nói: Trong thiên-hạ không gì mềm-yếu bằng nước, nhưng để công-phá cái cứng-rắn thì không có cái gì hơn được nó, không có gì thay-thế được nó. Yếu mà thắng mạnh, mềm mà thắng cứng, thiên hạ không ai không biết nhưng không ai làm được như nước. Từ đó, Lão-tử suy ra, vạn vật trong trời đất, cái gì mềm-mại cũng thắng được cái cứng-cỏi. Cong thì được toàn, thẳng thì phải gẫy…Kẻ kiễng chân lên thì không thể đứng vững, người muốn nhảy cho nhanh thì không bước được bước nào.
Kết-luận, Lão-tử chủ trương vô-vi. Ở Trung-quốc, vô-vi của Lão-tử có tính rất tiêu-cực, điển-hình là tư-tưởng và hành-động của 7 ông già trong Trác-lâm thất-hiền. Sang Việt Nam, đạo của Lão-tử trở thành tích-cực. Vô-vi cư điện-các, Xứ-xứ tức đao-binh (Vô-vi ngồi điện-các, Xứ-xứ dứt đao-binh), đó là lời khuyên vua Lê Đại-hành năm 981 của thiền-sư Pháp Thuận (914-990). Đạo Lão hoạt-động tích-cực cho đến năm 1663, Trịnh Tạc đã ra lệnh cho tiến-sĩ Phạm Công Trứ thảo Lê-triều tứ thập thất điều (47 điều về văn-hoá của triều Lê) trong đó điều-khoản số 35 kết án tư-tưởng và tác-phẩm của giới Đạo-học là mê-tín dị-đoan và có hại cho phong-tục.
Đạo Nho đã được truyền vào Việt Nam từ thời Bắc-thuộc. Công của Sĩ Nhiếp và những nhà cai-trị tốt của Trung-hoa là đã thẳng-thắn truyền-bá đạo Nho như là một món ăn tinh-thần cần-thiết cho tuổi trẻ Việt Nam. Nhờ thái-độ cởi mở của giới Phật-giáo, của các vua thiền-sư và của chính các thiền-sư tên tuổi, đạo Nho phát-triển rực-rỡ. Đại-học dạy Nho-giáo được xây cất (Quốc-tử giám năm 1070). Thi-cử kiểu Trung-quốc được tổ-chức từ năm 1075 để tuyển-chọn nhân-tài. Năm 1304, Mạc Đĩnh Chi tuyên-bố nho-sĩ nhập-cuộc, đánh đổ văn-học thiền-tông sáng-lập ra phong-trào văn-học nho-điển. Vì cuộc chống đối của Nguyễn Trãi, tính bao-dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nho-giáo tuy được phổ-biến ở Việt Nam nhưng với chiêu-bài Tống-nho, học-thuyết của Khổng-tử không có chỗ đứng trong quần-chúng. Nó chỉ tạo được một ảnh-hưởng rất mong-manh trong giới quan-lại. Trong tất cả những tư-tưởng lớn của Nho-giáo về nhân-sinh vũ-trụ, chỉ có đạo nhân và đạo trung-dung là lặn vào được trong lòng xã-hội Việt Nam. Trong hoàn-cảnh này, nó đồng-nghĩa với những quan-niệm đạo-đức của Phật, Lão và Thiên Chúa giáo.
Đây là chủ-trương của Thiên Chúa giáo. Nó đồng-nghĩa với từ-bi, với nhân-ái; xuất-phát từ các bờ biển, bờ sông, đạo Thiên Chúa dễ đi vào hoà-nhập với những tôn-giáo đã có trước ở Việt Nam từ lâu đời. Tính cách duy-lí của phương Tây đã làm chậm sự phát-triển của đạo này ở Việt Nam, nhất là có một số đụng chạm đến phong-tục đã xẩy ra gây thành những hiểu lầm tai-hại. Cũng may nhờ có tinh thần bác-ái mà những điểm tương-đồng với lòng từ-bi nhân ái càng ngày càng hiện ra rõ-rệt, đạo Thiên Chúa dần dần tạo được một chỗ đứng khả-quan trong lòng dân-tộc. Được như vậy là nhờ công của các học-giả tiền-phong: Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, các viện-sĩ Cao Văn Luận, Nguyễn Văn Lập, các học-giả Nguyễn Văn Thích, Trần Hữu Thanh, Nguyễn Gia Tường, những tiến-sĩ triết-học Lương Kim Định, Trần Văn Toàn, Trần Văn Đoàn, Vũ Đình Trác, Nguyễn Đăng Trúc, Đức-ông Trần Văn Hoài, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Các thi-sĩ như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, các nhạc-sĩ như Hùng Lân. Đạo bác-ái dễ bắt tay với đạo tình của Việt Nam đã đành, học-thuyết Thiên Chúa giáo có nhiều điểm tương-đồng với thuyết bất-vô, không nhất nguyên cũng không nhị nguyên, tính bất-hợp bất phân-li được chứng-thực giữa con người thấp hèn và Thiên Chúa cao cả.
....................................................................
Nguồn:dunglac.org
Bài viết này ký dưới tên Việt Bằng vì gồm hai người mà GS Nhạc sĩ Lê Hữu Mục đã biết: Việt Hải và Nhạc sĩ Anh Bằng; ghi nhận và gửi về nhạc sĩ Lê Hữu Mục. Nhạc sĩ Anh Bằng sinh cùng năm 1925 tại thị trấn Điền Hộ thuộc tỉnh Thanh Hóa, giáp ranh giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về phía Nam. Cả hai ông có cùng sở thích về đàn ca, và năng khiếu sáng tác âm nhạc. Sau đây là phần nhạc sĩ Anh Bằng viết về nhạc sĩ Lê Hữu Mục.
“Tôi gặp Việt Hải ở nhà hàng Phở Bleu, Việt Hải kể cho tôi nghe về dự án sách Lê Hữu Mục, tôi rất vui và hân hạnh viết về giáo sư, nhà văn và nhạc sĩ Lê Hữu Mục. Nhạc sĩ Lê Hữu Mục quê ở làng Lưu Phương, Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình, cách nơi tôi ở độ 6 cây số, thời còn nhỏ tôi thường sang Phát Diệm chơi, bạn bè tôi ở đó, theo tuổi thật thì tôi và anh Mục cùng tuổi, sinh năm 1925, Ất Sửu. Nhưng thời gian ấy tôi không có duyên gặp anh ấy, hôm gặp nhà thơ Hồng Vũ Lan Nhi, em út của nhạc sĩ Lê Hữu Mục kể lại tôi mới biết gia đình anh đã ở Phát Diệm, vùng đất quen thuộc trong ký ức tôi. Tôi được kể là anh Mục đến Huế dạy học vào năm 1952. Năm sau đó anh rời khỏi Huế, và tình Huế lưu luyến khi chia tay bạn bè hỏi anh khi nào trở về Huế, từ đó anh cảm tác ra bài ca "Hẹn Một Ngày Về". Lời nhạc ca tụng nét đẹp thiên nhiên của Huế như mùa hương hẹn đến khi về, lòng xanh còn in trời Huế:
"Về đây trong hoa lá, hỡi cánh chim giang hồ
Về đây trong hương sắc,thắm tươi, say mơ
Huế lờ lững dòng Hương, năm tháng còn vương lời ai mong chờ
Huế trong tiếng dịu êm, cô lái bên sông, còn vang lời thơ
Tình xưa không vỡ bao giờ
Mùa xưa còn thơm ngàn gió
Chiều hè về trong sương khói mong manh
Chờ người về trong hương thu trong xanh
Về đây trong hoa lá ,hỡi cánh chim giang hồ
Về đây trong hương sắc, thắm tươi say mơ
Huế lò lững dòng Hương, năm tháng còn vương lời ai mong chờ
Huế trong tiếng dịu êm, cô lái bên sông,còn vang lời thơ
Mùa hưong hẹn đến khi về
Lòng xanh còn in trời Huế
Trầm trầm thuyền đem thuơng nhớ qua sông
Chập chùng trời mây bay trong mênh mông."
Cố đô Huế không có sự ồn ào náo nhiệt của những đô thị kỹ nghệ, nên vẻ đẹp thanh lịch và êm đềm của thành phố Huế, không chỉ thu hút những người sinh trưởng ở Huế, mà còn làm cho du khách viễn phương khi ghé qua rồi khi ra đi đem theo nỗi niềm nhớ thương khung cảnh trầm mặc của thiên nhiên, nét cổ kính của những di tích xưa, chính vì tình quyến luyến ấy với Huế, tôi hiểu dược nội dung của bài ca này của nhạc sĩ Lê Hữu Mục:
"Từ đây xa sông bến, Thuyền lướt theo trăng ngà
Trời đầy sương lạnh lẽo, có ai bơ vơ
Gỡ tay vướng mà đi, sông nước biệt ly, nguời xa kinh kỳ
Giữa sương gió ngàn khơi,
Đăm đắm trông ai, cầu mong ngày vui."
Trong bài "Câu Chuyện Âm Nhạc" của tác giả Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh kể về những nghệ sĩ xuất thân từ đất Phát Diệm, có các thành viên nghệ sĩ có ba anh em của nhạc sĩ Lê Hữu Mục được đề cập trong bài viết:
"Vào thời xa xưa đó, ngoài một số rất ít người nổi tiếng như Nguyễn Khắc Cung, Duy Linh, Chung Quân v.v. Phát diệm còn có một số thuộc loại tài tử như ba anh em Lê Văn Giáp (accordéon), Lê Như Khôi (clarinette), Lê Hữu Mục (Saxo), Nguyễn Gia Huân (violon), Quang (Saxo), v.v. Về phương diện chơi nhạc, Phát Diệm có một nhân vật khá đặc biệt tôi tưởng cũng nên nói tới ở đây cho vui. Đó là anh Trần Văn Mẫn, bào huynh của linh-mục học giả chữ nôm Trần Văn Kiệm. Anh Mẫn thực ra chẳng chuyên một thứ đàn gì, nhưng về các loại đàn giây hầu như cái gì anh cũng thử “cò ke, kéo co” chút ít cho vui.
Năm đó (1949), tôi, Đoàn Văn Cầu (tức cựu NS Cừu) và Đỗ Thế Phiệt nổi hứng cùng nhau tổ chức một cuộc trình diễn nhạc cổ-điển tại Phát Diệm, có thể nói là độc nhất vô nhị trong suốt mấy năm kháng chiến tại miền Bắc. Hưởng ứng tới tham dự với chúng tôi có Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Anh Thường (dương cầm), Lương Ngọc Châu, Nguyễn Văn Hướng (vĩ cầm), Nguyễn Quý Lãm (trung vĩ-cầm), Đỗ Anh Tuấn, Đỗ Đình Toại (flute), Đỗ Đình Thiều (clarinet), Nguyễn Văn Quỳ, Đỗ Thiếu Liệt (guitare) v.v.
Chương-trình gồm có các bản hoà tấu như Marche militaire (Schubert), Marche Turque (tức Le Calife de Bagdad của Boeldieu), Le beau Danube bleu (J. Strauss), Les flots du Danube (Ivanovici) v.v. độc tấu hay đơn ca như Romance en Fa của Beethoven (Đỗ Anh Tuấn, độc tấu flute), Romance et boléro (Đỗ Thế Phiệt, độc-tấu vĩ cầm), Invitation à la danse (Nguyễn Văn Hiếu, độc tấu dương cầm), Sérénade, Come back to Sorento (lời Việt do Đoàn Minh đơn ca)..."
Tôi cũng dược biết anh sáng tác nhạc năm lên 13 tuổi với bài ca “Chèo đi bơi đi”, nhịp điệu valse được viết ra vào năm 1938. Anh sống với âm nhạc, vui thú với âm nhạc, tôi chia sẻ tâm tình với anh, cầu chúc anh mọi sự an lành nhất. Anh Bằng.”
Nhạc sĩ Lê Hữu Mục
Như nhạc sĩ Anh Bằng đề cập, nhạc sĩ Lê Hữu Mục bắt dầu sáng tác rất sớm (Chèo Đi, Bơi Đi, nhạc và lời, 1938), và đất thần kinh Huế cho ông nhiều kỷ niệm trong đời (Hẹn Một Ngày Về, nhạc và lời, 1953).
Xét theo thời gian dạy học tại Huế, GS Mục dạy tại trung học Quốc Học, Huế (1952-1957), làm giảng viên tại Đại Học Huế, Văn Chương Việt Nam, phân khoa Sư Phạm (1957-1963), giảng viên Đại Học Huế, Viện Nghiên Cứu Nôm Học, cùng là giảng viên, Đại Học Huế, Văn Khoa (1958-1963).
Khoảng thời gian 11 năm sống tại Huế, viết về Huế, sáng tác nhạc về Huế, "Hẹn Một Ngày Về" là một kỷ niệm đẹp với ông.
Ngoài ra, nhạc sĩ Lê Hữu Mục là tác giả các bài hát cho thiếu nhi như Lý Con Chuột, Lý Con Mèo, Con Voi (có cái vòi đi trước, 2 chân trước đi trước,...), những tình ca như bài: Yêu Em, Hãy Nghiêng Toc Xuống Vai Ta, Thơ Nguyệt Viên, Có Phải Chỗ Này, Tiếng Hát Người Cố Hương, For your Birthday (lời Anh văn), L'amour ne passera pas (lời Pháp),..., nhạc quê hương như: Hẹn Một Ngày Về, Montreal, Mon Amour,... Khi sang Montreal định cư, thiên nhiên và thành phố quá đẹp khiến ông cảm tác bài hát ca tụng thành phố Montreal như người tình yêu dấu,...
Về tình bạn giữa GS Mục với các nhạc sĩ rất thân với ông từ những ngày sinh hoạt hướng đạo, phải kể là nhạc sĩ Hùng Lân, tác giả các bài Khỏe Vì Nước, Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Hè về, Đêm Thánh Vô Cùng, Cô Gái Việt, Sầu Lữ Thứ, Hận Trương Chi, Vườn Xuân, Trăng Lên, Rạng Đông, Tiếng Gọi Lên Đường, Mùa Hợp Tấu,..., ông đã từng là trưởng ban Phát thanh Nha Tổng Giám đốc Thanh niên và Thể thao Sài Gòn. Từ năm 1957, ông là giáo sư nổi tiếng của Trường Quốc gia Âm nhạc Kịch nghệ Sài Gòn. Ông đã ghi tên học và tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương Pháp tại Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1963. Năm 1965, ông được bổ nhiệm chức Chủ sự Phòng Phát thanh Học đường, Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn. Sau khi tu nghiệp tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và truyền thông, từ năm 1971 đến năm 1975 nhạc sĩ Hùng Lân trở lại việc dạy nhạc tại Âm nhạc viện Đà Lạt.
Và người bạn thân khác của GS Mục là nhạc sĩ Lê Thương, người đã cùng nhạc sĩ Lê Cao Phan phụ trách ban nhạc Măng Non cho trẻ em, phát thanh các truyện cổ tích, khúc dân ca, bài ca nhi đồng. Và cùng Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương được xem như những nhạc sĩ mở đầu của dòng nhạc dành cho thiếu nhi với những bản Tuổi Thơ, Nhớ Thầy Xưa, Cô Bán Bánh, Con Mèo Trèo Cây Cau, Thằng Bé Tí Hon, Ông Nhang Bà Nhang, Ông Ninh Ông Nang, Truyền Kỳ Việt Sử, Học Sinh Hành Khúc..., rồi Tiếng Thu, Tiếng Đàn Đêm Khuya, Lời Kỹ Nữ, Nàng Hà Tiên, Hòn Vọng Phu,,... Nổi tiếng hơn cả là bài Thằng Cuội thường được trẻ em hát trong mỗi dịp tết Trung Thu, mặc dù nhiều người không biết đó là một ca khúc của nhạc sĩ Lê Thương.
Cả ba nhạc sĩ Hùng Lân, Lê Thương và Lê Hữu Mục thân nhau trong tình nghệ thuật sáng tác âm nhạc và đều tích cực trong đoàn thể hướng đạo, nên nhạc sĩ Lê Hữu Mục cho biết nhạc sĩ Hùng Lân muốn dùng khả năng âm nhạc của mình để khuyên thanh niên sống khỏe mạnh để phục vụ quốc gia quốc gia, ông từ chối sáng tác loại nhạc lãng mạn, ẻo lã yêu đương, dù khả năng âm nhạc của ông hơn nhiều tác giả đồng thời điểm.
Tôi nhớ khi nhạc sĩ Nguyễn Hiền qua đời, tôi có xin chị Hồng Vũ Lan Nhi một đoạn văn kỷ niệm để cho vào bài viết tưởng niệm chung mà tôi viết tổng hợp cảm nghĩ của nhiều văn nghệ sĩ về vị nhạc sĩ lão thành đáng kính này khi hay tin ông ra đi. Bài viết của chị Hồng Vũ Lan Nhi có đoạn kể về mẫu đối thoại giữa hai người có liên quan đến anh em chị khi còn ở miền Bắc trước năm 1954 như sau:
"Anh Nguyễn Hiền tuy là vai trên, nhưng trong cách nói năng, giao tiếp, anh lúc nào cũng nhã nhặn và lịch sự với người đối diện. Anh hứa sẽ đến thăm tôi và nói chuyện nhiều về những ngày ở Hà Nội...
Ngày hai anh em gặp nhau, trong không khí ấm cúng, và tôi để nhạc nhẹ nhẹ cho thêm phần thơ mộng. Anh Hiền với giọng nói nhẹ nhàng, chậm rãi, anh kể cho tôi nghe lý do nào anh đã quen với gia đình tôi:
NS Nguyễn Hiền: Vào thời 1945, khi Việt Minh hô hào kháng chiến chống Pháp, tất cả những thanh niên yêu nước đều ủng hộ bằng cách tham gia phong trào. Về sau, mặt nạ rớt xuống, một số đã từ bỏ, còn một số vẫn trung thành với đường lối mà họ đã theo. Năm 1946, gia đình tôi chạy về Phát Diệm, thời đó có Đức Cha Lê Hữu Từ là người tích cực chống đường lối dã man, tàn bạo của ông Hồ Chí Minh,…
Tôi còn nhớ, ở Phát Diệm, mỗi chiều thứ Bảy, gia đình cô gồm các anh Lê Ngọc Huỳnh (violon), Lê Huy Giáp (accordéon), Lê Như Khôi (saxo-tenor), Lê Hữu Mục (saxo-alto, và guitar), Lê Ngọc Linh (trompette, và trống), dựng sân khấu ngoài trời đánh những bản nhạc vui của ngoại quốc và Việt Nam cho dân chúng Phát Diệm thưởng thức.
Do duyên văn nghệ, tôi đã quen với các anh của cô. Phát Diệm nổi tiếng với nhà thờ chính và mấy nhà thờ nhỏ xây bằng đá, vì tất cả nhà thờ hoàn toàn bằng đá, từ nền móng tới cột kèo… do cha sáu dựng nên từ thế kỷ XIX. Năm 1947, khi hồi cư về Hà Nội, ban nhạc gia đình cô còn tiếp tục đánh đàn ở dancing một thời gian, cho đến khi mọi người hồi cư về Hà Nội khá đông, thì anh Khoa đi làm, anh Mục tiếp tục học cử nhân và anh Huỳnh vừa là giáo sư trường Bưởi sau đổi thành tên trường Chu Văn An, vừa học thêm cử nhân… Thời đó, tôi cũng theo học trường Bưởi, và đánh đàn cho một dancing nổi tiếng khác, nhưng tôi hoàn toàn đi vào nền âm nhạc, còn gia đình cô, âm nhạc chỉ là nghề tay trái…
(Hồng Vũ Lan Nhi) Tôi thú thực với anh, nhờ có anh, tôi được biết về các hoạt động của các anh ruột của tôi ngày xưa. Tôi hỏi anh, anh có nghe bài Chiều Cô Đơn của anh Linh vào năm 1952, và Hẹn Một Ngày Về của anh Mục vào năm 1953 không. Anh cho biết, trời thương đã cho anh một trí nhớ tuyệt vời, chỉ cần đọc hay nghe một lần, anh có thể nhớ kỹ bài nhạc hay bài văn đó…
NS NH: Tôi còn nhớ anh Huỳnh có mấy bài nhạc anh không đem phổ biến, ký với tên Nam Huân.
HVLN: Em có nghe kể lại, nhưng gia đình em đã không giữ được những bài ấy, em chỉ nhớ vài câu của mỗi bài mà thôi.Thật tiếc!
... Không gì hạnh phúc bằng, được ngồi lắng nghe, một người không thuộc trong gia đình, kể cho nghe về gia đình của mình. Tôi đã được hưởng cái hạnh phúc đó. Cám ơn anh Hiền nhiều lắm."
Hôm anh chị em của chị Hồng Vũ Lan Nhi đón tiếp GS Mục sang Nam Cali năm 2007, một buổi họp bàn bè thật đông đảo, tôi chứng kiến tài nghệ và lòng đam mê âm nhạc của ông. GS Mục hỏi tôi muốn nghe ông đàn dương cầm bài nhạc nào, tôi bảo tôi mê nhạc cổ điển, tôi viết ra 5 bài như lời yêu cầu: Serenade (Dạ Khúc, của Franz Schubert), Le Beau Danube Bleu (Dòng Sông Xanh, Johann Strauss Jr.), Les Flots Du Danube (Sóng Nước Biếc, Joseph Ivanovici), Reverie (Mơ Mộng, Robert Schumann), và Torna A Surriento hay Back To Sorriento (Trở Về Mái Nhà Xưa, Ernesto de Curtis). GS Mục biểu diễn say mê, tôi và nhà văn Dương Viết Điền nghe mê say, thích thú lắm.
Sau khi xong 5 bài nhạc yêu cầu, GS Mục hay thầy Mục (danh xưng tôi thích dùng) bắt đầu đàn những bài khác như Plaisir d'amour (Tình Hạnh Phúc, Jean Paul Martini), Célèbre Valse (Mối Tình Xa Xưa, Johannes Brahms) và Serenata (Chiều Tà, Enrico Toselli), các bài khác như La Vie en Rose, Les Feuilles Mortes,... Thầy Mục thuộc quá nhiều bài. Thầy nói khi buồn thầy tìm vui qua tiếng đàn để giải khuây cho hồn thanh thản, thư thái. Có những lúc chúng ta cần để hồn im lặng lắng đọng lại, trong âm nhạc cũng vậy, khi tiếng đàn được người nhạc sĩ cho dừng lại trong tĩnh lặng cố ý sẽ làm cho tâm hồn người nghe chú ý hơn, bâng khuâng hơn.
Vị giáo sư với học vị tiến sĩ, với kiến thức uyên thâm về Hán Nôm, Triết học chịu dựng những cảnh trớ trêu của lịch sử. Sau năm 75, thầy Lê Hữu Mục vạn bất đắc dĩ ngồi lề đường bán sách cũ để mưu sinh. Rồi những chuyến vượt biên bất thành, tình thần chống CS triệt để khiến thầy phải liều lĩnh nuôi ý định vượt biên bằng đường biển. Những ngày mang ý định bỏ phiếu cho chế độ CS bằng chân, điểm vượt biên xuất phát từ Vũng Tầu, chẳng may bị bại lộ, thầy bị công an bắt giam trong trại "cải tạo" Bầu Lâm.
Những chặng đường buồn bã đó thầy đã chia sẻ vận xui với mọi người trong xã hội miền Nam, nhất là các học trò của thầy đã kẹt lại. Khi chiều hoàng hôn của tuổi già đến, của bệnh tật buông xuống đời thầy, thầy sống với cái thực tế của những hoàn cảnh mới. Mà yếu tố sách vở và âm nhạc giúp thầy nhiều lắm; bạn bè, học trò biếu thầy sách vở, thầy rất vui mừng đón nhận. Xung quanh cái giang sơn thu hẹp của thầy tại viện người già, thầy có những kệ sách chứa những quyển sách mà thầy yêu thích lưu trữ. Khi xưa thầy tâm sự một ngày không đọc sách, là cảm thấy mình ngu đi.
Đó là chuyện sách vở, còn chuyện âm nhạc thì sao ? Ngày nay cư trú trong viện dưỡng lão dốc đường Saint-Luc, thầy Mục vẫn là một nhạc sĩ tìch cực với hoàn cảnh giới hạn, dùng khả năng âm nhạc của mình để giúp vui cho những bạn bè trong viện, những người bạn đồng cảnh ngộ của buổi xế chiều, thầy Mục chứng tỏ một điều ở bất cứ trường hợp nào, thầy vẫn vui vẽ sống thích nghi và sống hòa đồng. Chính vì thế mọi người quý trọng và thương mến thầy.
Với những dòng viết trên, chúng tôi, Việt Hải và Anh Bằng, hay Việt Bằng xin kết thúc bài viết về GS, Nhà văn và Nhạc sĩ Lê Hữu Mục, một tài năng về văn học và âm nhạc, người đã đào tạo nhiều nhân tài cho xứ sở, bao sinh viên sư phạm, bao cử nhân cho xã hội tự do miền Nam, hay đúng hơn là trong nền giáo dục nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa. Với những tất cả lòng quý trọng, chúng tôi kính chúc ông luôn được sức khỏe dồi dào, và được an bình.
- Đường Sơn -
Sau khi đọc các bài thuyết trình của Giáo Sư Lê Hữu Mục về bốn đề tài Văn Chương, Văn Minh, Văn Hiến và Văn Vật mà tôi xin mạn phép gọi chung là Tứ Văn, tôi chỉ xin ghi cảm nghĩ của mình cùng với sự hiểu biết về khía cạnh khoa học. Khi Albert Einstein trình bày thuyết tương đối của mình trước cả trăm khoa học gia trên thế giới vào năm 1905 thì chưa tới hai mươi người "có thể" hiểu ông ta nói gì; rồi nó tưởng như bị quên lãng như một cái gì trừu tượng giống như khoa học giả tưởng; mãi cho đến năm 1920, sau khi có những nghiên cứu về lượng tử, phóng xạ liên tiếp thành công của các nhà khoa học khác như Max Planc, Neils Bohr … chẳng hạn thì người ta mới nhận ra sự ứng dụng của thuyết tương đối đặt trên căn bản vận tốc ánh sáng với một công thức lịch sử. E= (1/2) mc2 như một cách mạng khoa học và đã nhanh chóng bổ túc cho thuyết cơ khí (dựa trên động cơ học của Newton). Năm sau, 1921, thì Albert Einstein được giải Nobel về Vật Lý.
Sở dĩ tôi nhập đề với các cuộc cách mạng về khoa học vì bài nói chuyện của Giáo Sư quan tâm đến "VĂN HOÁ VIỆT NAM VÀ NHỮNG THÁCH ĐỐ CỦA NÓ ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC MỸ" cũng như một phương trình phản ứng, phải có điều kiện "ắt có" và "đủ" nào đó mới có thể vượt qua vấn đề nầy. Hai chữ "Thách Đố" gợi cho chúng ta ba điều 1. Vấn Đề, 2. Thời Gian và 3. Yếu Tố thuận lợi để có một giải pháp tương đối có thể ứng dụng chung cho các giới trẻ Việt sống ở các nước Tây Phương noi theo mà bảo tồn văn hoá của ông, cha chúng ta đã có từ lâu chăng! Văn hóa Việt Nam ở hải ngoại còn khó khăn hơn vì song song với nó còn chịu ảnh hưởng nặng nề với các văn hóa nước chủ nhà, chưa kể những tiểu bang cận kề các nước không nói tiếng Anh. Thời gian cũng là yếu tố để kiểm chứng chúng ta đã và đang làm được những gì. Hình như chúng ta vẫn chưa có chưa có giải pháp hay ít nhất phác họa một chương trình nào ngoài việc cha mẹ khuyến khích con cái học tiếng Việt.
Chúng ta cũng nên hoạch định ngay từ bây giờ vì còn có số đông những nhà văn hoá nhân bản tư do vẫn còn hoạt động. Trong phần mở đầu đề cập văn hoá Việt Nam ông ghi: "Thính giả của tôi là các bạn trẻ, tuổi từ 20 đến 45. Nguyễn Công Trứ hồi xưa thì giới-hạn tuổi trẻ vào khoảng từ 15 đến 50 tuổi. Tôi cho rằng 15 tuổi thì nhỏ quá, ít người đã biết suy-nghĩ về những vấn-đề có tính-cách trừu-tượng như vấn-đề văn-hoá. Tuổi 50 thì lại bắt đầu đi vào tuổi già, liệu có còn hào-hứng để nghe những chuyện có tính-cách triết-lý không?"
Ngày nay khoa học tiến bộ cho nên định nghĩa "tam thập chi lập, ngũ thập chi sư" hay theo truyền thống của Việt Nam ta định giới hạn chữ thọ là sáu mươi đã dần dần được thay thế. Trong quá khứ những tổ tiên của ta trừ huyền thoại Hùng Vương thì ít ai sống qua tuổi nầy; Nguyễn Công Trứ có ghi:" Thất thập cổ lai hy." Nhưng qua hậu bán thế kỷ hai mươi, với điều kiện xã hội, y tế cũng khoa học phát triển không ngừng thì tuổi thọ trung bình được gia tăng đáng kể; tại Úc, dù cho theo luật tuổi về hưu của đàn ông là 65, đàn bà 60, nhưng vì sĩ số người già ngày càng tăng nên chánh phủ có chương trình nâng tuổi hưu trí lên. Nhìn lại thì các vị cố vấn, giáo sư trong Văn Đàn Đồng Tâm vẫn còn hoạt động đóng góp cho nền văn hóa tự do nhân bản, vị nào cũng trên bảy mươi cả; do đó, ở hải ngoại tôi nghĩ không giới hạn về lứa tuổi để hiểu biết về văn hoá.
Dù ở tuổi nào cũng nên nghiên cứu, đóng góp kinh nghiệm về văn hoá là vấn đề mà chúng ta phải làm, nhất là các nước có người Việt tự do sinh sống để bổ túc cho văn hoá đã bị khiếm khuyết từ năm 1975, phát huy truyền thống ấy đến giới trẻ. Tôi xin đưa thí dụ rằng nếu chúng ta đối chiếu hai bản lịch sử Việt Nam cận đại bằng Anh ngữ từ khi chế độ phong kiến cáo chung thì rõ ràng bản lịch sử của cộng sản trong nước lập lờ, sai trái, khó có thể dùng bổ túc trong chương trình Việt Ngữ để giảng dạy cho các em học sinh ở hải ngoại, nhưng các học sinh thì sử dụng Anh ngữ thuần thục hơn cho nên đôi lúc chúng bị lẫn lộn; thí dụ như Sino-Vietnam, chúng không hiểu là Việt Nam bị chia cắt làm đôi vào ngày 20 tháng Bảy 1954.
Những bài Tứ Văn của Lê Hữu Mục đã gợi cho tôi hiểu nhiều dẫn chứng lịch sử cả Đông lẫn Tây. Mỗi chủ đề Văn, giáo sư đều đưa ra những dẫn chứng từ Đông sang Tây cho chúng ta thấy những sự tương quan rất hữu lý theo thời gian lẫn không gian (similarity) hay những quan điểm tương đồng (commonality). Điều lý thú khi đọc những bài nầy là những chữ được giải thích căn cơ, chi tiết làm chúng ta nghĩ đến những thầy cô đang giảng cho các học trò có trình độ khác nhau vẫn có thể hiểu được. Thí dụ như một đoạn trong vài Văn Hóa: "chữ culture dễ lẫn-lộn với chữ civilisation mà người Tây-phương vừa hiểu là văn-minh, vừa hiểu là văn-hoá, và cũng chính vì như vậy mà đôi khi người Đông-phương chúng ta cũng lầm theo, như ta nói văn-hoá Đông-sơn, nhưng thực ra phải nói là văn-minh Đông-sơn mới đúng.
Từ thế-kỉ XVI, từ culture lại mang thêm một nghĩa mới là nghĩa bóng, hơi tích-cực hơn chứ không thụ-động như trước. Thực ra, nghĩa bóng này cũng đã có sẵn trong từ cultum gốc la-tinh, như nói colere artis, nghĩa là vun-trồng nghệ-thuật, vun-trồng ở đây có nghĩa là học-tập, là thực-hành, rõ-ràng biểu-hiện một hành-động chứ không đề cập suông đến một cách-thế tồn-tại bất-động nữa. Từ thế-kỉ XVII, từ culture mới quyết-định thoát khỏi tình-trạng thụ-động để vươn tới một nội-dung năng-động hơn. Đoạn nầy chúng ta hiểu sự khác biệt rõ ràng về văn hoá và văn minh.
Tôi xin ghi thêm về chữ văn minh - civilisation - tiếng Anh hay Pháp viết giống nhau, mà chữ gốc là civil hay civilian được dịch là nhân văn hay công dân, đó là những sản phẩm của con người tạo ra trực tiếp hoặc gián tiếp, thí dụ về phương diện khoa học, phát minh của James Watts cho ra đời các hệ thống, dụng cụ kỹ nghệ bằng hơi nước mà nhớ lại thời tôi còn nhỏ thấy những chiếc mà dân ta gọi là "Hủ Lô" bánh bằng khối sắt lớn để cán mặt đường cho bằng phẳng dùng nước kêu kạch kạch, hơi nước thì phì phà phun khói liên tục.
Rồi định luật Newton mở ra kỷ nguyên cơ khí cho đến bây giờ nhiều ngành nghề vẫn còn ứng dụng; thuyết tương đối mà căn bản theo vận tốc ánh sáng mở ra kỷ nguyên nguyên tử; thí dụ thêm về Triết Học, Xã Hội Học là những tư tưởng dân chủ, các cuộc cách mạng ở Tây Âu như Pháp chẳng hạn đã biến chuyển theo văn minh là nền tảng cho chế độ dân chủ (Democracy) theo phương thức dân cử, bầu phiếu như hiện nay tại Mỹ, tại Châu Âu, Úc v.v…đang ứng dụng. Quá trình nghiên cứu và khám phá của con người đi kèm với nhiều ngành kỹ thuật và khoa học không ngừng cũng đã đánh đổ biến bao chế độ nhất là từ thế kỷ hai mươi.
Trong phần Văn Minh, Giáo Sư đã ghi về khai-hoá như đoạn:" Trung-quốc đã nhiều lần biểu-lộ ý-chí khai-hoá Việt Nam nhưng những nhà khai-hoá tốt như Sĩ Nhiếp rất hiếm, chỉ toàn là những Tô Định, những Trương Phụ, Vương Thông. Ngay cả trong giới thừa-sai Âu-châu, không phải tất cả đều là Alexandre de Rhodes, là Léopold Cadière, là Eugène Larouche. Hiển nhiên là người Việt Nam đã được khai-hoá. Chúng ta được hưởng-thụ một nền văn-minh tối tân, không thua gì các quốc-gia văn-minh vào bậc nhất trên thế-giới. Gíáo sư biên thêm: "Ta có đủ mọi tiện-nghi (ti-vi, tủ lạnh…), kĩ-thuật truyền-thông mới nhất (Internet, fax), phúc-lợi xã-hội cao nhất (sử-dụng y-dược miễn-phí, phương-tiện du-lịch thế-giới).
Nhưng có chắc là tất cả những con người văn-minh này là những con người có văn-hoá không?" Nghiệm lại đoạn nầy, tôi nghĩ là Giáo Sư đã tránh không nói ra một bài học lịch sử của thế giới mà nhiều quốc gia đã bị chiêu bài văn minh biến thành thuộc địa trong đó có Việt Nam. Những chương trình thực dân trong quá khứ có phải từ văn minh mà ra hay không? Bao nhiêu quốc gia, chế độ đã bị bứng cả gốc rễ giá trị văn hoá có phải vì hai chữ ấy hay không? Ông đã khéo léo để sự trả lời theo kiến thức, trình độ của mỗi độc giả bằng câu hỏi ngược: "Câu hỏi này cho thấy ngoài những tương-quan kế-thừa, bổ-túc, bao-hàm và tương-đương giữa văn-hoá và văn-minh còn tồn-tại những quan-hệ đối-kháng và đối-lập nữa." Xin ghi thêm chữ "colony" mà chúng ta dịch là "thuộc địa" cũng thấy cái hay của văn chương Việt. Bởi vì một nước bị đô hộ hay là thuộc địa thì từ chánh quyền đến dân nước đó đều được xem tôi tớ cả, đất không thuộc của mình mà thuộc về mẫu quốc là nước có nền văn minh cao hơn, trên phương diện ngoại giao thì phải có sự quyết định của Toàn Quyền thí dụ như các Toàn Quyền Pháp ở Việt Nam ta từ 1884 cho đến 1945 chẳng hạn.
Văn hoá song song với văn minh cũng có cái hay là nhân quyền con người được coi trọng, giá trị bình đẳng nam nữ cao hơn, tiện nghi, phúc lợi v.v…nhưng cũng có cái nghịch lý và để chứng minh, tôi xin trích một đoạn trong bài giảng khác của Giáo Sư Lê Hữu Mục về Thuyết Bất Vô: "Kết-quả mà chưa một quốc-gia nào trên thế-giới thực-hiện được là chính quốc-gia này lại bãi bỏ chính văn-tự của chính mình để chấp-nhận văn-tự của địch thủ: Việt Nam đã xoá bỏ chữ nôm để chấp-nhận chữ quốc-ngữ. Có thể đó là một hành-động bất-đắc-dĩ mà người Việt phải thi hành trước áp-lực của thực dân pháp. Cũng có thể là tình cờ? Nói như vậy là không thấy ảnh-hưởng ghê-gớm của thuyết bất-vô. Vì tương-lai của đất nước, vì quyền-lợi của con em, dân Việt Nam sẵn-sàng đánh đổi bất cứ điều gì miễn là điều ấy được mọi người Việt Nam công-nhận và xác-định là thực-sự có ích-lợi cho công-cuộc tiến-hoá.
Chính Nguyễn Trường Tộ là một trong những người có công sáng-lập và cải-thiện chữ quốc-ngữ, khi đề-nghị với triều-đình lựa chọn một văn-tự thích-hợp, ông đã đề-nghị một thứ chữ nôm mới chứ đâu dám đề-nghị chữ quốc-ngữ? Thế mà toàn-thể nhân-dân Việt Nam, vì quyền-lợi của mình trong tương-lai, đã thẳng thắn và mạnh bạo, muôn người như một, chính-thức chấp-nhận chữ quốc-ngữ, mặc dầu chữ ấy không phải của dân-tộc mình sáng-chế ra. Ta thấy phải thấm-nhuần thuyết bất-vô một cách sâu-xa mới dám có một quyết-định táo-bạo và đầy nghịch-lí như thế." Thường thì cuộc cách mạng nào cũng có sự bất ổn, tương tàn, nhưng cuộc chuyển biến từ chữ Nôm sang chữ Quốc Ngữ thật là êm đềm, nếu không nói là không có một sự tranh chấp nào. Đó cũng là điểm hay, lạ, đặc biệt của văn hoá Việt.
Khi chữ Quốc ngữ đã chính thức là tiếng nói, chữ viết của dân tộc từ Bắc chí Nam chẳng những không làm mất các giá trị lịch sử cổ truyền từ bốn ngàn năm qua mà còn tiếp tục cải tiến, ứng dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Có thể có cũng nhờ nền tảng của các triết lý, đạo đời hoà nhịp vững chắc được dân ta tin tưởng trong suốt mấy ngàn năm qua như Lê Hữu Mục đã trình bày trong bài Thuyết Bất Vô - Đạo Trời, Đạo Huệ, Đạo Từ Bi, Đạo Vô Vi, Đạo Nhân, Đạo Bác Ái; không như nhà Mãn Thanh bên Trung Quốc, mất chữ, mất văn hoá; và hiện tại đến thế kỷ hai mươi mốt rồi mà cũng còn có quốc gia vẫn còn tranh chấp về chữ viết, tiếng nói.
Trong bài giảng về Văn Vật, tôi biết thêm một dữ kiện lý thú là: "Chùa Lục-tổ bao lần bị đổ nát vẫn cho phép ta có quyền nghĩ đến một Huệ Năng gốc Lĩnh-nam, tức gốc Việt, đúng như hoà thượng Thích Mãn Giác đã chứng tỏ." Nói đến Lục Tổ Huệ Năng là chúng ta nghĩ đến kinh Kim Cang rồi, hiểu thêm đó là những căn bản xâu xa, vững chắc của triết lý Phật học. Bàn về văn vật thì cũng xin ghi thêm là ngoài việc ngoại cảnh như thành Cổ Loa, chúng ta còn phải nghĩ đến vấn đề tâm linh những vấn đề ngoài sự hiểu biết của con người giống như chuyện thần thoại. Ngoài việc đô hộ các dân tộc mà vua chúa Trung Hoa cho là man di, Trung Quốc là nước ở giữa, các sắc dân khác là chư hầu, nhưng cũng lo sợ các cuộc nổi dậy của dân bản xứ, phong thủy cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc cai trị nầy; mỗi khi có một triều đại Trung Hoa nào đang suy vi như nhà Đường (Tang Dynasty) chẳng hạn thì họ thường xem khí tượng: "Khí vượng phương Nam tỏ rạng, các quan phải cẩn thận khi cai trị và đồng hoá bọn chúng."
Nếu đọc "Việt Điện U Linh Tập" (Bản dịch Lê Hữu Mục) với những câu chuyện giống như thần thoại thì chúng ta sẽ rõ hơn. Đất Việt vượng khí rất thịnh cho nên các nhà phong thủy được lệnh các vua chúa phương Bắc từ các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh âm thầm sang nước ta để trấn áp, nhất là nhà Thanh. Chúng ta cũng không quên giai thoại là Cao Biền đời Đường làm Thái Thú Giao Châu cũng là một nhà ma thuật, phong thuỷ nổi tiếng, thấy vượng khí tụ lại tại Núi Ba Vì tỏ rạng nên lo sợ muốn lên trấn áp, nhưng không được; y rất kinh hãi, than thở, trở về nước không bao lâu thì mất. Kiến trúc lâu đời của châu Âu nhất là Ý cũng cho chúng ta biết sự kiện hòa hợp với âm dương, ngũ hành, phong thủy mà không phải chỉ có người Á Đông mà người Tây Phương cũng đã áp dụng. Có thể là Marco Paolo đã học rất nhiều và mang về Ý từ Trung Hoa trong thời gian hơn hai thập niên của ông ở Trung Quốc dưới thời nhà Nguyên.
Văn Vật nước nào cũng có do thiên nhiên hay do sức gây dựng của con người, những quan cảnh lịch sử được bảo tồn qua nhiều thời đại, thế kỷ (National Heritage). Trong đoạn bàn về Văn-Vật, Giáo Sư ghi: "Nói tới các di-tích lịch-sử, những đền-đài, những dinh-thự, những danh lam thắng cảnh của đất nước, những lăng cũ triều xưa làm chứng cho cả một nền văn-minh đã qua mà dấu vết còn được giữ lại. Dù cho lối xưa xe ngựa đang mờ dần trong linh-hồn của cây cỏ vào thu, dù cho nền cũ lâu-đài đang đắm chìn trong bóng tịch-dương yếu-ớt, chúng ta vẫn còn có thể tìm về một quá-khứ oai-hùng xưa mà những di-tích hùng-vĩ vẫn có tác-dụng làm cho chúng ta hãnh-diện."
Ngoài các danh lam, thắng cảnh, đền đài, cung điện lăng tẩm của Việt Nam; nếu chúng ta lên miền Trung viếng các văn vật của dân Chiêm thì mới bùi ngùi cảnh những người mất nước và hoàn toàn bị đồng hoá – Nó âm u, lồng cảnh oanh liệt mà tôi nhìn ngắm, không thể nào tưởng tưởng khi xưa nó là gì? Phồn thịnh, náo nhiệt như thế nào. Văn-vật tại Úc đối với tôi không phải là những mỏ vàng lớn thu hút các sắc dân từ bốn phương hay các công trình quy mô, vĩ đại của chánh phủ Anh mở mang vào các thế kỷ 19, 20 hay Nhà Con Sò (The Opera House) mà là những gì còn lại có từ lâu đời từ trăm ngàn năm trước như Ayes Rock, Hanging Rock, Kokadu Park hay những nghệ thuật điêu khắc trong hang đá của thổ dân (aborigin) mà chúng ta không thể tưởng tượng họ làm cách gì để tuyệt tác các công trình ấy…
Có thuyết cho rằng, hơn ba mươi ngàn năm trước các bức tranh khắc rất hoàn hảo về vũ trụ, trời, người, vạn vật… được điêu khắc trên núi; nhưng lại cuộc thiên tai: "tang điền biến vi thương hải" mà nay chúng lại nằm dưới lòng đất. Quốc gia nào cũng vậy, riêng Việt Nam ta, văn vật có bảo tồn cho đến ngày nay cũng nhờ sự hy sinh cùa các anh hung, anh thư, những nhân tài, những con người thiết-tha với đất nước như đoạn: "Hai bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, những nhà văn-hoá làm giàu cho tư tưởng Việt Nam, như Vạn-Hạnh, Đạo Huệ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương. Những di-tích lịch-sử vẫn còn đó để làm chứng rằng Việt Nam là một nước văn-vật lâu đời."
Một tư tưởng, một vấn đề như phần nhập đề về thuyết tương đối; giới trẻ sống trên đất nước Mỹ nói riêng và các nước tiên tiến như Gia Nã Đại, Anh, Đức, Pháp, Úc … nói chung đối diện với những thách đố về Tứ Văn, phải cần thời gian, nhiều thế hệ mới biết chúng ta bảo tồn được những gì! Giáo Sư Lê Hữu Mục đã trình bày cụ thể bằng các dẫn chứng lịch sử, các chi tiết, dữ kiện trong bài giảng Tứ Văn, thuyết Bất Vô … như là một tiếng chuông; mỗi người trong chúng ta hãy suy nghĩ, người Việt tự yêu thương tiếng nước mình phải làm gì, muốn phát huy văn hoá nhân bản ra sao? và quan tâm cho các thế hệ tương lai như thế nào!
Đường Sơn
Cuối tuần trước bọn tôi có dịp đến Georgetown, cách thủ phủ Austin khoảng 30 dặm về phía Bắc đúng lúc đang có một hội chợ nhỏ nằm ngay công trường của thành phố. Sau khi đã đảo một vòng công trường, bọn tôi dừng lại trước cửa một tiệm sách nơi có một băng ghế cho khách thập phương nghỉ chân.
Như một thói quen, tôi đẩy cửa bước vào tiệm sách. Những tủ sách cao hơn đầu người nằm san sát dọc theo hai bên tường tạo ra một ấn tượng như đang đi giữa hành lang sách. Sách mới có, sách cũ có. Len lỏi với hành lang sách là bài nhạc hòa tấu cổ điển của Chopin đang được phát ra từ một góc nào đó của cửa tiệm.
Những quyển sách cũ như đang lùi lại với quá khứ và hiện lên những chữ Hán, chữ Nôm, chữ Việt, chữ Pháp, chữ Anh. Tôi lại trở về với cái thư viện nhỏ mà tôi lớn lên với nó. Bên cạnh đó có cái bu rô đầy ắp sách và giấy; nơi mà cái đèn hắt ra ánh sáng vàng thâu đêm. Dưới ánh đèn đó Bố tôi cặm cụi viết lách thâu đêm suốt sáng.
Từ cái thư viện nhỏ đó tôi đã được cầm tận tay và đọc những sách của nhóm Tự Lực Văn Đoàn của những năm 1940; những tờ Nam Phong Tạp Chí của những năm 1930; quyển Tự Điển Taberd của thế kỷ 19; và nhiều loại sách khác như âm nhạc, tôn giáo, triết học, gia đình.
Trên một cái đầu tủ trong phòng ngủ có một số đàn như violon, viola, guitar thùng, guitar điện, madolin. Ngoài phòng khách, bên cạnh piano, có saxophone tenor. Buổi chiều Bố tôi hay ngồi trên ghế đàn piano và âm thanh đó vang vọng từ tầng hai xuống đến tận dưới con đường trước mặt nhà. Bao nhiêu đó nhạc cụ Bố tôi đều tự học và vẫn thường chơi hầu như mỗi ngày.
Nơi đó tôi đã gặp không ít bạn bè và học trò thân thương của Bố tôi. Những người mà nhiều năm sau đó Bố tôi vẫn nhớ tên và thường hay nhắc đến mỗi khi có dịp.
Lòng tự nhủ sẽ quay lại tiệm sách này khi có dịp. Không biết vì chai nước lạnh hay vì những quyển sách cũ và những tiếng nhạc ?
Lê Hữu Mạnh
Những bản thảo viết tay quý nhất được lưu truyền lại từ thế kỷ thứ 17 là hành trang duy nhất ông đã muốn mang theo với tấm bằng Tiến Sĩ, đành vất lại nơi ngôi nhà thủy tạ, trên một ngọn đồi cát tại Vũng Tầu, khi phải chạy trốn công an trong vụ vượt biên đầu tiên mùa hè 1977. Tháng 12 năm 1978, thăm nuôi ông tại trại cải tạo Bầu Lâm, tôi báo hai tin dữ: bà nội đã mất và... « họ » đã tịch thu hết sách của bố rồi.
Ông oà khóc như trẻ thơ khi nghe tin thứ hai. Ngay những ngày đầu tháng 5 năm 1975, một số « sinh viên » của ông đã đến đề nghị ông hiến tủ sách cho Cách Mạng. Khi được tin ông bị bắt vì vượt biên, họ đã trở lại tịch thu tất cả. Trong tình cho đi, luôn có chấp nhận lừa đảo, phản trắc. Đào tạo một khối óc có nhiều bảo đảm giữ phần chắc qua kiểm tra kiến thức, hơn là mạo hiểm tìm hun đúc một trái tim chung thủy với con đường phải chọn để mưu ích cho muôn người. Giữa hai lối đi, một chắc chắn tới vinh quang và một đầy trắc trở, ông đã chọn hướng cho phép ông hài hòa tiếng của trái tim yêu nhạc với lý tưởng đào tạo những nhà giáo dục tương lai cho Việt Nam tự do, chấp nhận sóng gió của con đường khai hoá hơn là cái êm ả của một con đường đã vạch sẵn.
Giữa vai trò thường xem là cứng ngắc của môt nhà mô phạm và khả năng sáng tạo của một nghệ sĩ, ông đã thường đi theo tiếng gọi của con tim hơn lý trí, chọn tự do sáng tạo trong vai trò mô phạm hơn là đóng khung trong kiến thức khô khan. Chính trong cách nhìn về sư phạm cấp tiến này mà ông đã bị nhiều chỉ trích, nếu tôi không lầm. Theo lời ông kể, những năm 50, thay vì ngồi yên trong lớp giảng về luật thơ và bình văn theo quy luật, ông đã đem học trò lớp Tú Tài trường Quốc Học thử nghiệm những rung động của tác giả ngay trong thiên nhiên, nơi công viên trước mặt trường, bên bờ sông Hương. Cách dậy táo bạo này khó thoát những lời chỉ trích của những người nằm trong khuôn khổ sư phạm, may ra có thể chấp nhận tại xứ Québec tân tiến này, hơn 60 năm sau.
Con đường khảo cứu, tim tòi sự thật về ngữ âm Việt cổ là lối mê ông kiếm tìm, đem ông xa những bó buộc của vai mô phạm mà con người nghệ sĩ của ông khó khép mình chịu trong một khuôn khổ cứng ngắc. Ông đã nhiều lần, nhiều cách, từ chối không dùng hiểu biết này để kiếm một tấm bằng. Khuôn khổ của ông là khung nhạc với nét tự do của năm đường kẻ cho phép vượt lên năm giòng cao hơn, hay rơi xuống năm giòng thấp hơn... Con đường giáo dục của Lê Hữu Mục là con đường tự do Thiên Chúa dành cho mỗi cá nhân, cần phải được khuyến khích, nâng đỡ để đi theo tiếng gọi sâu thẳm trong lòng mỗi người. Trong khi bao nhiêu cha mẹ khác ép con cái đi theo đường này, đường nọ, chúng tôi không bao giờ bị bố bắt phải học ngành nào.
Sống trong những sách, vở, những nét chữ Tầu, chữ Nôm, một năm nào xa xưa, tôi xin bố chỉ cho viết chữ Tầu, ông thẩy cho một cuốn sách nhỏ: tự học chữ Hán, từ một tới mười nét. Bây giờ tôi mới hiểu ông không bao giờ hài lòng về những nét chữ Hán ông viết. Tháng sáu vừa qua, gặp lại một sinh viên cũ người gốc Hoa ngày xưa ở Saigon, ông đã xin anh một món quà: viết cho ông một lá thư bằng chữ Hán và anh sinh viên 70 tuổi đã nắn nót hạ bút, gửi cho ông một tấm bưu thiếp ông sung sướng đem ra khoe mọi người những nét thảo đều và đẹp như một bức vẽ.
Đào tạo về sư phạm, đối với ông, không phải chỉ là đào tạo một giáo viên hay giáo sư trung thành với một phương pháp hay đường lối của một cơ quan giáo dục nào mà là đào tạo những nhà giáo dục chân chính, có lý tưởng tranh đấu cho điều cao quý nhất nơi mỗi người: khả năng tự lập, tự học để giúp bao người khác cũng có thể tự lập và tự học, tự phát triển theo quy luật sinh hóa trong vũ trụ, thay vì cô đọng trong một hệ thống đầy quy luật. Quy luật lớn nhất trong lòng Lê Hữu Mục là khả năng hợp tác, hợp quần. Là người con thứ bẩy trong một gia-đình 11 người, hẳn ông đã lớn lên trong những hoàn cảnh cần phải tìm một hướng để gây sức mạnh bằng cách hợp quần.
Gia tài của cả giòng họ Lê trong mắt tôi là tính hợp quần này, một đức tính mà giáo sư Lê Hữu Mục cũng đã hinh như từng bị khiển trách vì bị hiểu lầm trong những giai-đoạn thăng trầm của xã hội Việt Nam, trong và ngoài nước. Trong một hoàn cảnh khó xử, ông thường đóng vai hàn gắn, cố gắng tìm hiểu vị thế của cả hai bên. Phải chăng giáo dục trong tự do cũng là giáo dục khả năng xét đoán để gây đoàn kết, xây dựng hơn là đả phá, chia rẽ?
Sinh ra trong một gia-đình đông con, nhiều cháu, lớn lên trong môi trường một xã-hội công giáo, được rèn luyện qua bao nhiêu sinh hoạt cộng đồng như phong trào Hướng Đạo, Lê Hữu Mục là con người của đám đông. Nơi đâu có đám đông là nơi ông vui sướng, như cảm thấy an toàn cho chính mình. Ông sung sướng nói cuời và con người duyên dáng trong ông lộ rõ trong những buổi hội họp, đình đám. Tuy nhiên, dù là người của tập thể, nhưng đam mê khảo cứu vẫn giữ ông trong cái cô đơn cần thiết của người cầm bút. Trong mỗi hoàn cảnh khó khăn, từ hơn tám mươi năm nay, sức mạnh sáng tạo trong cô đơn và khả năng hội nhập với cộng đồng đã nhiều lần đem ông ra khỏi bao nhiêu đe dọa, hiểm nguy.
Công việc bừa bộn, Lê Có-Mắt đã và vẫn nhìn thấy việc phải làm để làm giầu cho văn hóa Việt, trong bất cử hoàn cảnh nào và bất cứ ở đâu có người Việt, để lại miệt mài nơi bàn viết, ngày đêm. Các anh chị sinh viên ngày xưa, vẫn gọi điện thoại, gởi thơ, gởi cả tiền cho ông thầy già cả đời vẫn bị vợ trách không biết làm tiền như nhiều người khác. Ông vẫn dự phần vào đời sống của họ, như một người thân: thư kể chuyện ly dị, thiệp báo tin và mời dự đám cưới con-cháu, hình cháu nội, cháu ngoại. Thế giới của ông vẫn không thay đổi, dù những cách xa trong không gian và thời gian.
Bước vào mùa thu của cuộc đời, thân xác mỗi ngày một yếu, ông vẫn có khả năng ngoi lên bằng sức mạnh của tinh thần học hỏi và tấm lòng sẵn sàng yêu mến những người vây quanh. Giã từ căn hộ vẫn ngập đầy sách vở, giấy, bút – và bụi bặm, đường Victoria, Montreal, ông lại một lần nhất định dựng lại một tủ sách, một bàn làm việc, dù nhỏ xíu như bàn học của chúng tôi ngày mới vào trường, vì không đủ chỗ trong căn phòng quá nhỏ nơi viện dưỡng lão dốc đường Saint-Luc. Nơi này, Lê Có-Mắt đã gây cho bao nhiêu người bạn mới không-cùng-chủng-tộc những ngày vui theo tiếng đàn dương cầm của ông, đã tổ chức những buổi mua vui cho họ mỗi khi có dịp, dù Lê Có-Tai không còn được tự do nghe nhạc thả dàn, cho đã tai, vì những lời than phiền vô lối của hàng xóm khó chịu. Những lần cấp cứu vào bệnh viện, mỗi khi thấy ông tìm lại được khả năng chọc cười y-tá, bác sĩ hoặc kết bạn thân thiết với những bệnh nhân gần bên là chúng tôi biết ông đã qua khỏi cơn ngặt nghèo, sửa soạn đón ông về. Thú tìm hiểu, học hỏi vẫn là lối dẫn ông về bến an toàn trước cơ nguy.
Hơn 80 tuổi, vào thăm ông nằm trong phòng cấp cứu tại bệnh viện Do Thái, Montreal, ông hỉ hả khoe, vừa chợt hiểu được chữ « rót » trong một câu nôm vẫn ôm nghi vấn từ lâu - khi ngắm từng giọt nước biển rơi xuống từ túi treo đầu giường bệnh. Mắt có kém đi, Lê Có-Mắt vẫn là người luôn sẵn sàng an ủi những người chung quanh. Tai có nghễnh ngãng nhiều, Lê Có-Tai vẫn tìm theo tiếng nhạc thả hồn trở về vui với những kỷ niệm trong quá khứ, để giữ sức mạnh cho thân xác ngày một mất khả năng tự tìm tới với người khác.
Trong tương quan giữa ông và các anh chị sinh viên cũ, phải nói đến tình thầy trò khó tìm trong xã hội Âu Mỹ hiện nay. Xin cám ơn các anh chị và bạn hữu vẫn liên lạc bằng thư từ, điện thoại... Xin cám ơn những dịp ghé thăm đã giúp ông lên tinh thần rất nhiều. Không thể nào có tình một chiều, người học trò Việt Nam đặc biệt quý mến thầy cô vì đây chính là giá trị cao quý của tất cả người Việt tự do. Mong chúng ta truyền giữ được tinh thần cao quý hiếm có trên thế giới này.
黎 氏 賢 明
(Gatineau, Thu 2010)