Tuesday, November 22, 2016

GIÁO SƯ BÙI XUÂN BÀO *



GIÁO SƯ BÙI XUÂN BÀO

Tưởng Nhớ
Khoa trưởng Đại Học Văn Khoa
Giáo sư Bùi Xuân Bào (1916-1991)
Giáo sư Bùi Xuân Bào sinh ngày 2/2/1916, nhưng trong khai sinh ghi ngày 1/1/1916 để cho dễ nhớ. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học. Thân phụ là cụ Bùi Xuân Trữ, xuất thân Trường Quốc Tử Giám, Tú Tài Hán Học. Thân mẫu là bà Tôn Nữ Ngọc Hòe, thuộc hoàng tộc, ái nữ cụ Thượng Thư Tôn Thất Tế.
Thuở nhỏ, ông học ở Huế, Hà Nội. Trong thời gian học Ban Tú Tài tại Trường Quốc học Huế, ông trúng tuyển một kì thi concours chọn học sinh xuất sắc toàn cõi Đông Dương.
Năm 1939, ông du học ở Pháp, đậu cử nhân văn chương tại Đại học Sorbonne, Paris. Về nước, ông làm giáo sư tại trường Quốc học một thời gian, sau đó ông qua Paris học và thi đậu Tiến sĩ Quốc gia (doctorat d’État) Pháp năm 1961 tại Đại học Sorbonne, Paris với đề tài “Văn chương Pháp giữa hai thế chiến” đã được xuất bản tại Pháp trong những năm 60.
Năm 1962, ông về nước được cử làm Khoa Trưởng Đại học Sư phạm Sài Gòn, rồi Khoa Trưởng Đại học Văn khoa và giáo sư thỉnh giảng Pháp văn tại Đại học Văn khoa Huế và Đà Lạt cho đến năm 1975.
Trong khoảng thời gian năm 1975-1982, ông phụ trách dạy các lớp bồi dưỡng tiếng Pháp cho các giáo viên, chuyên viên sử dụng tiếng Pháp tại trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh là Đại học Văn khoa Sài Gòn cũ cho đến ngày được phép sang Pháp mổ tim năm 1983.
Ông mất ngày 7-4-1991 tại Paris, hưởng thọ 75 tuổi.

daihocsuphamsaigon.org


    Xin được góp ý
    Đối với THẦY BÙI XUÂN BÀO, tôi có những kỷ nệm thân kính như sau:
      1/ Tôi học với THẦY môn PHÁP VĂN tại ĐẠI HỌC VĂN KHOA SAIGON
      2/ Khi THẦY làm THỨ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC (THẦY thay GSTS ĐỖ BÁ KHÊ được bổ nhiệm VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐH BÁCH KHOA THỦ ĐỨC và được thay thế bởi GS NGUYỄN THANH LIÊM năm 1975), mỗi khi có PHÁI ĐOÀN NƯỚC NGOÀI như UNESCO, UNICEF hay các PHÁI BỘ VĂN HÓA  CÁC TÒA ĐẠI SỨ đến làm việc với BỘ GIÁO DỤC, tôi có bổn phận đưa HỌ sang trình diện theo nghi thức xã giao (protocole) với THẦY (THỨ TRƯỞNG hoặc TỔNG TRƯỞNG, thường là THỨ TRƯỞNG),THẦY tiếp HỌ độ 15 phút về nhiệm vụ của HỌ và tiển HỌ ra với câu:" Mời Quý vị sang làm việc với THANH TRA SUM, có cần BỘ giúp gì về nhân sự hay phương tiện thì nói với Mr SUM trình chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp.". Chúng tôi dùng tiếng Pháp. Xin nói thêm, THẦY là TIẾN SĨ SORBONNE, nên dĩ nhiên là rất gỉỏi về tiếng PHÁP, THẦY chuyên viét diễn văn tiếng Pháp cho Ô. Tổng trưởng khi cần .hoặc tháp tùng Phái đoàn Tổng trưởng sang Pháp.  
       3/ Sau ngày 30/4, THẦY cũng đi trình diện CẢI TẠO với chúng tôi tại Trường GIALONG và sau khi đi cải tạo về, THẦY được giảng dạy tiếng Pháp cho các Lớp Bồi dưỡng như đã nói ở trên, đặc biệt là năm 1980 LỚP BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ VÀ NGHIỆP VỤ CHO CÁC GIÁO CHỨC CẢI TẠO DẠY MÔN PHÁP VĂN, trong đó có tôi. THẦY phụ trách môn LITTÉRATURE FRANCAISE (THẦY QUANG:môn FRANCAIS PRATIQUE và THẦY DŨNG: môn LINGUISTIQUE). Sau biến cố, hai THẦY trò gặp lại nhau mừng quá, THẦY giao cho tôi điều khiển Lớp và,ćac buổi THẢO LUẬN THỰC TẬP DÉBATS và đặc biệt là giờ giải lao, mấy THẦY trò kéo nhau xuống cantine uống cà phê, nói tiếng TÂY  với nhau om tỏi, là điều kh́á cấm kỵ lúc bấy giờ, nhưng THẦY không sợ bảo là "MÌNH THỰC TẬP MÀ"
       4/ Trong chỗ thân tình, tôi có hỏi THẦY sao trước ngày 30/4 và hiện nay THẦY không đi Pháp, THẦY bảo vì cò CỤ THÂN SINH LÀ CỤ BÙI XUÂN CHỮ nên phải ở lại phụng dưỡng. Sau đó thì Cụ CHỮ mất, chúng tôi có phúng viếng, THẦY làm thủ tục xin sang Pháp chữa bệnh và mất bên Pháp như đã nói ở trên.
       Mấy dòng chữ viết vội đóng góp, kính dâng THẦY
       DƯƠNG NGỌC SUM    
2015-08-22 12:02 GMT-07:00 'NgocHa' via DaiHocSuPham-VanKhoaSG <daihocsupham-vankhoasg@googlegroup



Bùi Xuân Bào
Quê quánQuảng Nam
Giới tínhNam
Thời kìPháp đô hộ (1883-1945)
Nước Việt Nam mới
Năm sinh - Năm mấtBính Thìn 1916 - Tân Mùi 1991
Phân loạiNgôn ngữ học
Giáo sư
Giáo sư chuyên gia Pháp ngữ, sinh ngày 1-1-1916, sinh quán huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đến đời thân phụ nhập tịch làng Triều Sơn Trung, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.
Xuất thân trong một gia đình Nho học (thân phụ là giám sinh Bùi Xuân Trữ xuất thân Quốc tử giám, nội tổ là cử nhân Bùi Xuân Huyên Tổng đốc Bình Phú, Chưởng ấn đạo kinh kì... )
Thuở nhỏ học tại Huế, Hà Nội. Trong thời gian học Ban Tú Tài tại Trường Quốc học Huế, ông trúng tuyển một kì thi concours chọn học sinh xuất sắc toàn cõi Đông Dương.
Sau năm 1939 ông du học Pháp, đậu cử nhân văn chương tại Đại học Sorbonne, Paris. Về nước làm giáo sư tại trường Quốc học một thời gian, sau ông qua Paris học và thi đậu Tiến sĩ Quốc gia (doctorat d'État) Pháp năm 1961 tại Đại học Sorbonne, Paris với đề tài Văn chương Pháp giữa hai thế chiến đã được xuất bản tại Pháp trong những năm 60.
Năm 1962 ông về nước được cử làm Khoa trưởng Đại học Sư phạm Sài Gòn, rồi Khoa trưởng Đại học Văn khoa và giáo sư thỉnh giảng Pháp văn tại Đại học Văn khoa Huế và Đà Lạt cho đến năm 1975.
Từ năm 1975-1982 ông phụ trách dạy các lớp bồi dưỡng tiếng Pháp cho các giáo viên, chuyên viên sử dụng tiếng Pháp tại trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (Đại học Văn khoa Sài Gòn cũ) cho đến ngày được phép sang Pháp mổ tim năm 1983.
Từng giữ các chức vụ trong lĩnh vực văn hóa:
- Chủ tịch Ban Khoa học Nhân văn của Hội đồng Quốc gia khảo cứu khoa học Nam Việt Nam.
- Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Văn khoa của ủy ban Quốc gia soạn thảo danh từ chuyên môn.
- Cố vấn Văn hóa tại tòa đại sứ Việt Nam tại Paris.
- Thứ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục đặc trách Văn hóa.
- Đại diện chính phủ Sài Gòn tại các cơ quan hợp tác văn hóa và kĩ thuật các nước sử dụng tiếng Pháp.
- Thành viên phải đoàn Sài Gòn trong Đại hội đồng Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên hiệp quốc (UNESCO).
Ông mất ngày 4-7-1991 tại Paris, hưởng thọ 75 tuổi.
Các tác phẩm của ông đã xuất bản (phần lớn viết bằng tiếng Pháp).
- Giá trị con người dịch từ tiểu thuyết Terre des hommes của A. St Exupéry.
- Antoine de Saint Exupéry et l'aviations (1962)
- Thi ảnh khẩu cảm trong thơ Hàn Mặc Tử (1972).
- Albert Camus từ tri thức phi lí đến tình liên đới nhân loại.
- Đề tài và bố cục của Hồn Bướm mơ tiên.
- Aspects du Tết.
-Le Roman Vienamien Contemporain(1972)
- La paix et le développement culturel au Vietnam (1972).
Đã giới thiệu được một phần văn hóa, văn chương Việt Nam với các độc giả trong cộng đồng sử dụng tiếng Pháp trên tế giới.
(Nguồn : Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế)






 GIÁO SƯ BÙI XUÂN BÀO (1916-1991)


Khi còn là sinh viên Đại Học Saigon, tôi thường thấy bóng dáng giáo sư Bùi Xuân Bào xuất hiện ở hai Phân Khoa Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa và tôi rất có cảm tình, mặc dù tôi không thụ giáo với giáo sư. Anh Trần Duy Nhiên là một môn sinh của giáo sư Bào. Trong tập sách nhỏ “Từ Ánh sáng Mặt Trời Tình Yêu”, tập II, anh Nhiên đã ghi lại những kỷ niệm sâu lắng của mình đối với vị thầy mến yêu, dưới tiêu đề “Tất Cả Đều Là Ân Sủng”.
Dưới đây, tôi sắp xếp lại và lược thuật những gì anh Nhiên đã viết.
TIẾT MỘT
VÀI NÉT TIỂU SỬ
Thuở thiếu thời
Giáo sư Bùi Xuân Bào sinh ngày 2/2/1916, nhưng trong khai sinh ghi ngày 1/1/1916 để cho dễ nhớ. Thân phụ giáo sư là cụ Bùi Xuân Trữ, xuất thân Trường Quốc Tử Giám, Tú Tài Hán Học. Thân mẫu giáo sư là bà Tôn Nữ Ngọc Hòe, thuộc hoàng tộc, ái nữ cụ Thượng Thư Tôn Thất Tế.
Giáo sư Bào có hai người em trai và bốn người em gái. Điều bất hạnh là cả hai người em trai nầy – một là giáo sư và một là sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa – đều bị sát hại trong cuộc chiến tranh.
Trong bốn người em gái, chị Bùi thị Như Kha mà nhiều người biết đến dưới tên Mẹ Mai Thành là nữ tu Dòng Kinh Sĩ Thánh Âu Tinh hay Dòng Đức Bà (ở Việt Nam gọi là dòng Couvent des Oiseaux).
Từ nhỏ, cậu Bùi Xuân Bào là học sinh trung học tại trường Quốc Học Huế rồi trường Bưởi Hà Nội. Cậu đã chứng tỏ là một con người rất nhạy cảm với cái đẹp tiềm ẩn trong nghệ thuật, vì thế cậu say mê văn học và âm nhạc.
Về văn học, chẳng những cậu có thiên khiếu về văn chương Việt Nam mà còn là một học sinh xuất sắc về ngôn ngữ và văn chương Pháp. Cậu đã chiếm giải nhất môn tiếng Pháp trong Concours Général, một kỳ thi dành cho học sinh giỏi ở bậc trung học trong các nước Đông Dương thuộc Pháp.
Sau nầy, khi đọc lại bản luận án tiến sĩ văn chương Pháp của giáo sư Bùi Xuân Bào, nhiều học giả thấy rằng khó có một người Việt Nam thứ hai nào viết tiếng Pháp với một văn phong chuẩn xác lồng trong một tâm hồn vừa Việt Nam, vừa Công Giáo đầy nhạy cảm như thế.
Tuy nhiên cậu Bào cũng không phải là một học sinh xuất sắc toàn diện, cụ thể là cậu rất “ghét” môn toán và cũng vì cái môn “khô khan” nầy mà cậu suýt bị rớt kỳ thi Thành Chung (bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp). Nhưng khuyết điểm đó lại trở thành ưu điểm trong cuộc sống sau nầy của giáo sư Bùi Xuân Bào: vì lơ là môn toán, nên suốt cuộc đời, không bao giờ giáo sư biết tính toán hơn thiệt cho bản thân và cho gia đình mình, mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của học trò, của người dân và của đất nước.
Đường công danh
Giáo sư Bùi Xuân Bào đậu tú tài triết học năm 1939, rồi trở thành giáo sư tại các trường trung học Huế cho đến năm 1947. Năm 1948, giáo sư du học tại Pháp và đậu Cử Nhân Văn Chương Giáo Khoa Pháp năm 1951. Kế đó, giáo sư lần lượt giữ chức vụ Chánh Văn Phòng Thủ Tướng Chính Phủ, Đại Biểu Việt Nam trong Hội Đồng Liên Hiệp Pháp, Cố Vấn Văn Hóa Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Paris.
Năm 1957, giáo sư Bùi Xuân Bào xin giải nhiệm một phần vì vị trí của giáo sư ở tòa Đại Sứ đòi hỏi những “chiến thuật” không hợp với tính ngay thẳng của giáo sư. Mặt khác, giáo sư để dành trọn thời gian soạn thảo hai luận án Tiến Sĩ Quốc Gia Văn Chương Pháp năm 1961.
Sau khi đỗ bằng tiến sĩ, giáo sư hồi hương và lần lượt giữ các chức vụ càng ngày càng quan trọng trong lãnh vực văn hóa giáo dục: Khoa Trưởng Đại Học Sư Phạm Saigon, Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Saigon, Thứ Trưởng đặc trách văn hóa, Bộ Văn Hóa, Giáo Dục và Thanh Niên, Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa, Giáo Dục và Thanh Niên.
Những ngày đen tối
Khi biến cố 30/4/1975 xảy tới, với tư cách Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa, Giáo Dục và Thanh Niên, giáo sư Bùi Xuân Bào phải đi học tập ở miền Nam và miền Bắc. Nhờ mang theo cuốn Thánh Kinh khổ bỏ túi, trong thời gian ba năm học tập, giáo sư đã đọc lại trên 30 lần trọn bộ Thánh Kinh từ Sáng Thế Ký đến sách Khải Huyền. Chắc chắn Lời Chúa đã thấm nhập vào cốt tủy đời sống đức tin và nuôi dưỡng tinh thần giáo sư trong những ngày thử thách cùng bệnh hoạn trong trại học tập. 
May mắn thay, nhờ ban lãnh đạo Thành Phố Saigon biết đến uy tín của giáo sư trong giới trí thức miền Nam nên đã can thiệp để giáo sư được trả về gia đình vào năm 1978. Tuy sức khỏe yếu, sau ngày trở về, giáo sư vẫn góp phần để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Pháp văn ở Đại Học Tổng Hợp và chuẩn bị cho các sinh viên xuất ngoại để viết và trình luận án tiến sĩ bằng Pháp văn.
Năm 1982, bệnh tim của giáo sư đã đến giai đoạn nguy cập mà phương tiện y khoa trong nước lúc bấy giờ chưa đủ khả năng điều trị nên giáo sư được sang Pháp chữa trị. Cuộc giải phẩu tại Pháp thành công, giúp giáo sư sống thêm được gần 10 năm, để rồi giáo sư từ giã cuộc đời ngày 07/04/1991 tại bệnh viện Villejuif – Paris, hưởng thọ 75 tuổi.
Với những thành tích lừng lẫy như vậy, thật khó mà trình bày cho hết cuộc đời của giáo sư. Nhà Xuất Bản Dòng Việt ở California đã dành cả một cuốn sách để tưởng niệm giáo sư Bùi Xuân Bào. Ở đây chỉ tập trung nói về tiến trình của người Kitô hữu mang tên Bùi Xuân Bào mà thôi.
TIẾT HAI
BƯỚC NGOẶT CUỘC ĐỜI
Tiếp cận Kitô giáo
Từ 1939-1947, giáo sư Bùi Xuân Bào dạy tại các trường trung học Huế. Trong cuộc đời, giai đoạn từ 20 đến 30 tuổi là giai đoạn mà mỗi người đi tìm chân tính của chính mình. Thanh niên Bùi Xuân Bào cũng trải qua thời kỳ tìm kiếm cam go đó.
Xuất thân là người anh cả trong một gia đình nho giáo truyền thống, giáo sư Bùi Xuân Bào biết mình là người có trách nhiệm chuyển lại cả một nền đạo lý của cha ông đến dòng tộc mình và những thế hệ con em. Tuy nhiên, là một giáo sư dạy trong các trường trung học Công giáo và say mê văn chương Pháp – một nền văn chương thấm nhuần tinh thần Kitô giáo, giáo sư Bào không thể không tìm hiểu một tôn giáo rất gần gũi với cảm nghiệm của mình.
Ngoài ra, em của giáo sư – Bùi Xuân Bàng – là một người tiền phong trong gia đình đã đón nhận đức tin Kitô giáo, sau khi đậu Tú Tài II. Hai anh em Bào – Bàng, dù cách nhau ba tuổi, nhưng rất tâm đầu ý hợp, là bạn chí thiết của nhau nên thương yêu và tôn trọng nhau rất mực.
Em thì phục tài năng văn học, âm nhạc và óc hài hước rất tinh nhuệ của anh. Anh thì tôn trọng cả đức lẫn trí của em: giáo sư Bàng giỏi cả văn học lẫn toán học, cả hội họa lẫn thi ca, nên được nhiều may mắn hơn anh mình trong “ngành khoa bảng”, thường thi đậu cao ở các cấp học. Giáo sư Bào cũng mộ mến đức tin của em là người mang nguyện vọng hiến thân cho Chúa: giáo sư Bùi Xuân Bàng ước muốn trở thành đan sĩ tu viện Biển Đức Thiên An Huế, nhưng vì sức khỏe yếu phải chờ “thời điểm” Thiên Chúa ân ban.
Biến cố đau thương
Trong gần một thập niên, giáo sư Bùi Xuân Bào đã học biết đạo lý Công giáo, trân trọng Chân Lý Tin Mừng đến mức khi giáo sư diễn giảng các tác phẩm văn chương Công giáo, sinh viên học sinh cứ nghĩ giáo sư là người Kitô hữu chân chính. Vậy mà giáo sư vẫn không muốn lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Giáo sư muốn là một người trung thực với chính mình: ngày nào giáo sư cảm thấy mình “chưa tin” thì ngày ấy giáo sư chưa xin rửa tội.
Vả lại, rửa tội thì đòi hỏi giáo sư phải phản bội phần nào truyền thống gia đình và hoài bão của thân phụ đối với trưởng tử Bùi Xuân Bào, người có trách nhiệm lớn đối với dòng họ. Đấy là điều mà một người con có hiếu như giáo sư Bùi Xuân Bào không dễ gì làm được. Cần phải có một sự can thiệp của Thiên Chúa qua một biến cố cụ thể, để cho giáo sư có được “đức tin”.
Biến cố đó xảy ra năm 1947. Lúc bấy giờ giáo sư Bùi Xuân Bàng dạy học ở Quảng Bình trong khi cuộc chiến chống Pháp đang lên cao trào. Vì là người trí thức Công giáo nhiệt thành, hiệu trưởng một trường trung học Công giáo ở Quảng Bình, nên ông Bàng cùng với vài linh mục và giáo viên Công giáo khác bị đưa lên rừng biệt giam. Do tình hình chiến sự sôi động nên giữa đường, ông đã bị trảm quyết vì sợ người Công giáo sẽ bắt tay với Pháp.
Nghe tin em mình chết – chết vì lý tưởng tôn giáo – mà lại bị mang vào mình một bản án chính trị, giáo sư Bào đón nhận tin sét đánh nầy như một luồng sáng từ trời cao. Giáo sư đi ngay đến trường Thiên Hựu (Providence) Huế, gặp cha Lefas hiệu trưởng là người đã mời giáo sư dạy học tại đây. Giáo sư xin ở lại trường tĩnh tâm một tuần rồi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy.
Trước quyết định đột ngột đó, cha Lefas hỏi lý do nào đã khiến giáo sư chần chừ thật lâu để rồi quyết định nhanh chóng như vậy. Giáo sư trả lời: “Mon frère est mort: Dieu existe” (“Em con chết ắt Chúa hiện hữu”). Nếu câu nói của Descartes “Je pense donc je suis” (“Tôi suy nghĩ ắt tôi hiện hữu”) là một câu rất hợp luận lý thì tất nhiên cũng phải thừa nhận rằng câu của giáo sư Bùi Xuân Bào “Em con chết ắt Chúa hiện hữu” là một câu hoàn toàn đi ngược với luận lý bình thường. Cái phi lý đó chính là một bản chất của đức tin – một đức tin sẽ hướng dẫn trọn cuộc đời còn lại của giáo sư.
Trước khúc quanh khó hiểu đó, nhiều người thân thiết với giáo sư đã tìm cách lý giải. Người em gái của giáo sư là Mẹ Mai Thành Bùi Thị Như Kha, đã suy nghĩ như sau: “Có lẽ anh lý luận: cái chết của anh Bàng chỉ có thể cắt nghĩa được vì Thiên Chúa ở trong anh. Anh (Bào) yêu quí em mình đến nỗi muốn gần em và gặp em; mà muốn được như thế thì phải gần và phải gặp Thiên Chúa”.
Lễ Rửa Tội
Lễ Rửa Tội cho giáo sư Phêrô Bùi Xuân Bào được cử hành âm thầm tại nguyện đường Thiên Hựu. Linh mục Larouche Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế ban phép bí tích, linh mục Lefas là cha đỡ đầu.
45 năm sau, cũng chính cha Lefas cử hành Thánh Lễ an táng cho cố giáo sư Bùi Xuân Bào ngày 11/04/1991 tại Paris. Ngài nhắc lại trong bài giảng của mình lời thổ lộ của giáo sư Bào, ngày giáo sư đến xin lãnh nhận phép rửa: “Con đã hứa với Chúa là tiếp tục giương cao ngọn đuốc đức tin mà hình như em Bàng đã trao lại cho con”.
Claudel và Bùi Xuân Bào
Khi còn là giáo sư môn văn chương Pháp, mỗi lần giảng đến đoạn văn mà Claudel tường thuật giây phút trở lại của mình, giáo sư đã đặt vào đây hết cả tâm hồn. Đấy chính là điều giáo sư khiêm tốn bộc lộ về ngày “trở lại” của bản thân mình. Câu chuyện xảy ra cho Claudel vào đêm Giáng Sinh 1886 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Paris soi rọi phần nào lý do tại sao giáo sư Bùi Xuân Bào đã đón nhận đức tin một cách bất ngờ như vậy:
Thế là xảy ra biến cố bao trùm cả cuộc đời tôi. Trong một khoảnh khắc, lòng tôi cảm động và TÔI TIN. Tôi tin với một tinh thần gắn bó mạnh mẽ, với từng thớ thịt trong con người tôi, với một niềm xác tín mãnh liệt, một niềm tin chắc chắn không hề dành chỗ cho một thoáng nghi ngờ, đến độ mà từ ấy đến nay, mọi lý luận, mọi bất trắc của một cuộc đời đầy sóng gió cũng không thể lay chuyển đức tin tôi, hay đúng hơn, không thể chạm đến đức tin đó.
Thỉnh thoảng hồi tưởng lại giây phút theo sau khoảnh khắc phi thường kia, tôi nhìn ra nhiều yếu tố, những yếu tố kết thành một lằn chớp, một vũ khí duy nhất mà Chúa Quan Phòng đã sử dụng để mở cửa lòng của một đứa trẻ tuyệt vọng đáng thương: “Những người tin Chúa thật hạnh phúc biết bao! Có thật vậy không? Thật chứ! Chúa hiện hữu, Người đang hiện diện. Người là một Đấng, một hữu thể có ngôi vị giống như tôi! Người kêu gọi tôi!” Nước mắt tôi tuôn trào và tôi khóc nức nở… 
TIẾT BA
ĐỜI SỐNG CHỨNG NHÂN
Biến cố đón nhận đức tin đã ‘bao trùm cả cuộc đời” giáo sư Bùi Xuân Bào. Nhưng không phải vì thế mà giáo sư trở thành con người “tông đồ” theo quan niệm thông thường, tức trở thành một người suy niệm Lời Chúa, giảng dạy giáo lý, hoạt động trong các phong trào Công giáo và tìm cách “rửa tội” cho những ai không cùng tôn giáo với mình.
Tuy nhiên, mọi suy nghĩ và lời nói của giáo sư, với tư cách là nhà giáo, nhà văn hóa, nhà tư tưởng, nhà chính trị, đều thấm nhuần một đức tin bàng bạc. Dưới một khía cạnh nào đó, chính thái độ tôn trọng những chân lý tối thượng của giáo sư là bằng chứng hùng hồn cho niềm xác tín của mình và biến giáo sư thành một nhà loan báo Tin Mừng bằng chính cuộc sống và công việc của mình.
Chúng ta thử đọc lại vài đoạn văn trong các tác phẩm của giáo sư, để qua đó, nhìn thấy những khía cạnh khác nhau qua con người của giáo sư.
Con người văn hóa
Trong phần dẫn nhập cho luận án tiến sĩ về “một chủ nghĩa anh hùng mới”, giáo sư Bùi Xuân Bào đã nêu ngay vấn đề chủ nghĩa nhân bản anh hùng đồng hóa với tinh thần thánh thiện. Giáo sư đã nhấn mạnh quan điểm của văn hào Péguy như sau:
Khi phân biệt lãnh vực tự nhiên với lãnh vực ân sủng, Péguy phát hiện một nguồn gốc chung cho tinh thần anh hùng và tinh thần thánh thiện trong tâm hồn của mỗi một người: Muốn nên thánh, con người không chỉ khao khát trở thành linh mục hay có tinh thần cầu nguyện mà còn cần phải hiệp thông với Thiên Chúa hiệp thông với đồng loại trong Thiên Chúa, bằng cách chấp nhận bổn phận hằng ngày, chu toàn những công việc khiêm nhường nhất của đời sống gia đình và nghiệp vụ.
Từ tinh thần anh hùng nhân bản nầy, giáo sư đã làm nổi bật chiều kích thánh thiện của mỗi Kitô hữu qua tình liên đới giữa người với người, khi giáo sư hướng về nhà văn phi công Saint Exupéry mà giáo sư say mê từ thuở còn trung học, như giáo sư đã viết trong phần dẫn nhập luận án:
Người lữ hành trên không trung (Saint Exupéry), khi nhìn ngắm con người theo chiều kích vũ trụ, cảm thấy mình là anh em với mọi người đang lao động: vị linh mục quỳ gối trước thánh giá, nhà bác học quan sát vũ trụ qua viễn vọng kính, người thi sĩ chuyển hóa thiên nhiên thành một giá trị tinh thần, người làm vườn, người nông dân, người chăn cừu…
Vì tất cả những người ấy mà anh chấp nhận hy sinh mạng sống mình. Và khi chiến tranh xảy ra, anh chết để bảo vệ đất nước mình nhưng đồng thời cũng là để bảo vệ tất cả những gì tạo nên phẩm giá con người”.
Con người tư tưởng
Nhân dịp văn hào Albert Camus được trao giải thưởng Nobel văn chương, giáo sư Bùi Xuân Bào rất trân trọng tinh thần của “l’Homme Révolté” (“Con Người Phản Kháng”) mà Camus phác họa, vì sự phản kháng ấy phát xuất từ tri thức phi lý để đi đến tình liên đới nhân loại, bằng những lời ca tụng sau đây:
Với Camus, chúng ta đứng trước một lương tâm, chúng ta nghe tiếng nói của một kinh nghiệm đau đớn, nhưng toả ra một bài học linh động và đầy dũng cảm. Vì vậy Camus là một người và một nhà văn chân thật và thủy chung. Thủy chung với công bằng, với tự do, với giá trị con người. Thủy chung với nghệ thuật, với sáng tạo, với tư tưởng”.
Thế nhưng, từ lương tâm Kitô hữu của mình, giáo sư Bùi Xuân Bào không thể đồng tình với Camus. Là một người từ chối “ngước mắt lên trời, nơi mà Thiên Chúa im lặng, Camus không thể nào tìm được một lời giải thích thỏa đáng cho nỗi khổ của nhân loại: cái chết của người vô tội, giọt nước mắt của trẻ thơ.
Đó là lý do khiến Camus đề ra cho con người một giải pháp hợp lý nhưng hoàn toàn tuyệt vọng: Camus cho rằng giá trị con người và cũng là hạnh phúc của họ, chính là phấn đấu để tiến lênkhông cần kỳ vọng vào một kết quả nào.
Giáo sư Bùi Xuân Bào đã dứt khoát phê phán quan điểm nầy và qua đó, giáo sư tỏ lộ niềm xác tín của mình. Chính cái chết phi lý của người em đã làm cho giáo sư phản kháng, nhưng cách giải quyết phản kháng của giáo sư cũng phi lý như Francois d’Assise, Vincent de Paul, chớ không hợp lý theo kiểu Camus.
Thật vậy, Camus rất hợp lý như phần đông nhân loại: vì trước một điều oan ức như cái chết của một kẻ vô tội, người ta thường trách “trời không có mắt” và phủ nhận tin vào một Thượng Đế mà họ cho là bất công.
Trái lại, những vị Thánh như Francois d’Assise hay Vincent de Paul đã nhìn vào “con người vô tội tuyệt đối” bị giết chết một cách bất công để rồi đón nhận điều phi lý nầy: ấy là Thiên Chúa có thể để cho người vô tội chết thay cho kẻ có tội.
Từ đó các ngài lại càng xác tín vào Thiên Chúa là Tình yêu, để rồi tiếp tục làm chứng như Thánh Gioan đã viết: “Còn chúng ta, chúng ta đã biết Tình Yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta và đã tin vào Tình Yêu đó. Thiên Chúa là Tình Yêu: ai ở lại trong Tình Yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy”. (1 Ga 4, 16).
Cũng như Thánh Gioan, giáo sư Bùi Xuân Bào đã rút máu từ con tim mình để viết lên những câu sau đây:
“Nghiên cứu siêu hình học, nhưng mất liên lạc với chân lý siêu việt, Camus không thông cảm nổi mối huyền bí của hy sinh tuyệt vời. Những giọt nước mắt, những dòng máu của trẻ con, của những kẻ vô tội, chỉ có lòng bác ái của Chúa Cứu thế chết trên thánh giá mới có thể giải thích được.
Camus không biết rằng những người phản kháng sâu xa nhất chính là các vị Thánh như Francois d’Assise, Vincent de Paul, Têrêxa Chúa Hài Đồng, đã chiến đấu chống bất công và ích kỷ. Với tình thương, họ đã biến chất nền văn minh và góp công lớn trong lịch sử của tinh thần nhân loại”.
Con người chính trị
Giáo sư Bùi Xuân Bào không bao giờ thích làm chính trị, vì giáo sư cho rằng làm chính trị thì phải ‘thủ đoạn” mà giáo sư không bao giờ có thể nói lên một điều không trung thực với lương tâm mình. Thế nhưng, điều không ai phủ nhận được là giáo sư Bào có một tình yêu nồng nàn đối với quê hương và dân tộc mình.
Tinh thần yêu dân yêu nước đó nổi bật qua các tác phẩm của giáo sư mà đa số được viết bằng tiếng Pháp, đề cập đến “văn hoá nhân vị”, “tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ hiện đại” (luận án phụ tiến sĩ).
Cũng do tinh thần yêu thương dân tộc đó mà giáo sư gánh lấy nhiều trách nhiệm trong guồng máy quốc gia, từ Cố Vấn Văn Hóa Tòa Đại Sứ đến Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục. Là một thành viên trong chính phủ, khi giáo sư phát biểu với tư cách đại diện cho một quốc gia thì dù muốn dù không, giáo sư cũng làm chính trị rồi, theo nghĩa tốt đẹp nhất. Và “con người chính trị” nơi giáo sư Bùi Xuân Bào là “con người yêu nước”, luôn nỗ lực để cho sự “công chính được ngự trị” trên đất nước mình.
Vào ngày 25/6/1956, với tư cách là Cố Vấn Văn Hóa Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Paris, giáo sư Bùi Xuân Bào đã phát biểu tại Hội Nghị Florence, với chủ đề “Hòa Bình và Văn Minh Kitô Giáo” và giáo sư đã nói lên cái thao thức của mình cũng như của người dân trên đất nước mình, với âm hưởng của niềm tin được tỏ bày qua từng câu nói sau đây:
Chúng tôi xác nhận lòng tin tưởng vào giá trị tuyệt đối của con người, vẫn có thiên mạng bất diệt và sẵn có phẩm giá từ trước khi xã hội được tạo thành…Chúng tôi xác nhận rằng thực hiện dân chủ không phải là đi tìm hạnh phúc vật chất, cũng không phải lấy mạnh hiếp yếu.
Bản chất của dân chủ là sự cố gắng không ngừng để tìm mọi phương pháp chính trị khả dĩ bảo đảm cho tất cả các công dân quyền tự do phát triển, phát huy sáng kiến, đảm đương trách nhiệm và sinh hoạt tinh thần đến cao độ”.
Đối với giáo sư Bùi Xuân Bào, “giá trị tuyệt đối của con người” nhờ “có thiên mạng bất diệt và có phẩm giá” từ thuở đời đời là một chân lý bất di bất dịch. Với tư cách là một nhà chính trị và là một người được Chúa chiếm hữu, giáo sư đã không ngừng khẳng định lập trường nầy trên mọi diễn đàn thế giới.
Cũng vì thế, từ năm 1955, khi hợp tác với Hồ Sĩ Khuê để dịch tác phẩm “Terre des Hommes” của Saint Exupéry, giáo sư Bùi Xuân Bào đã không dịch là “Cõi Người Ta” hay “Vùng Đất Con Người”, như các dịch giả khác mà đi ngay vào cốt lõi của tư tưởng Saint Exupéry để dịch là “Giá Trị Con Người”.
TIẾT BỐN
MỘT ĐỜI CHỨNG TÁ
Chiếc Giày Bằng Vải Xa Tanh
Trước kia, khi giảng dạy về Claudel, giáo sư Bùi Xuân Bào đã dành rất nhiều thời giờ cho tác phẩm “Le Soulier de Satin” (“Chiếc Giày Bằng Vải Xa Tanh”).  Trước hết vở kịch nầy nói lên thảm kịch tình yêu mà qua đó Claudel tìm ra sự bình an và lời giải đáp cho cuộc đời đầy sóng gió của mình.
Cốt lõi của tác phẩm là chuyện tình giữa RodrigueProuhèze. Rodrigue là một vị tướng lãnh dọc ngang bốn bể, chiến thắng lẫy lừng, còn Prouhèze là một phụ nữ đạo đức, đẹp từ dáng dấp tới tâm hồn. Tình yêu giữa hai người rất thuần khiết, nhưng Prouhèze đã có chồng và chấp nhận trả mọi giá để sống một cuộc sống trong sáng mà không phản bội bí tích hôn nhân.
Khi sắp lao vào tình yêu mù quáng, cô đã dâng lên Đức Mẹ Chiếc Giày Bằng Vải Xa Tanh và cầu xin Đức Mẹ giữ gìn cô để cô chỉ chạy theo con tim yếu đuối của mình với một bàn chân què quặt mà thôi. Tinh thần hy sinh xâu xé cô đến độ cô phải chết. Cái chết hiến tế nầy đã làm cho Rodrigue bật tỉnh, để rồi ông cảm nhận được hạnh phúc đích thực khi từ bỏ mọi sự và trở thành một người làm vườn vô danh trong một đan viện cũng vô danh. Và lời kết thúc tác phẩm mà cũng là một ca khúc khải hoàn, đó là câu: “Délivrance aux âmes captives” (“giải thoát cho những tâm hồn bị giam cầm”).
Con đường tự hủy của Chúa Kitô
Diễn tiến cuộc đời của giáo sư Bùi Xuân Bào cũng tương tự như cuộc đời dọc ngang của Rodrigue. Giáo sư từng yêu mến người em Bùi Xuân Bàng. Hai anh em gắn bó với nhau như một đôi bạn chí thiết, mặc dù người em có một đức tin vững mạnh vào Chúa Kitô. Với cái chết của người em, giáo sư đã tìm thấy con đường “tự hủy” của Chúa Kitô.
Sau những năm tháng lẫy lừng, giáo sư Bùi Xuân Bào đã bị giam cầm ba năm rồi đi biệt xứ trong một tình trạng bệnh tật cô đơn, suốt mười năm cuối đời, nhưng chưa bao giờ giáo sư nói lên một lời oán hận hay một câu phê phán, dù là phê phán những bạn hữu hăng hái xưa kia mà một sớm một chiều đã trở nên bội phản ươn hèn, dù là oán hận những đối thủ nói lời ngọt ngào, nhưng lại giam cầm mình từ Nam chí Bắc.
Giáo sư Bùi Xuân Bào cũng chẳng viết lách hay để lại một tập sách nào, dù là một hồi ký để gợi lại cái vinh quang quá khứ hay một lời trần tình hầu truyền lại cho con cháu kinh nghiệm hiếm hoi của mình. Giáo sư Bào đã sống trong âm thầm để rồi cũng chết đi trong âm thầm. Âm thầm đến độ những người bạn chí thiết của giáo sư cũng chỉ được tin giáo sư đi về vĩnh cửu sau khi giáo sư đã yên nghỉ trong lòng đất tha hương.
Vào những ngày cuối cùng, nhìn lại cuộc đời lên tận chức thứ trưởng rồi rơi xuống nhà giam, tiếp theo là những ngày mòn mỏi lưu đày; nhìn lại tuổi trung niên hăng hái với gót chân chứng tá đi nhiều nơi trên thế giới rồi đến hình hài tiều tụy với trái tim thoi thóp bệnh hoạn ở tuổi già; nhìn lại cuộc đời từ đỉnh cao đến vực thẳm…giáo sư Bùi Xuân Bào trông thấy được gì? Người em gái của giáo sư là Mẹ Mai Thành đã nói về những ngày cuối đời của giáo sư như sau:
Tháng giêng năm 1991, tôi sang Pháp vì công tác của Dòng Đức Bà, được gần gũi anh nhiều cho đến ngày anh tạ thế…Trước đó vài ngày, tôi chia sẻ với anh một vài Lời Chúa. Khi tôi nhắc đến câu của Bernanos kết thúc cuốn “Le journal d’un curé de campagne” (“Nhật ký của một cha sở vùng thôn quê”), một tác phẩm mà anh yêu thích, là “Tout est grâce” (“Tất cả đều là ân sủng”), mặc dù anh đau đớn khắp mình và khó thở, anh gật đầu nhắc lại với một giọng đã yếu ớt: “Tout est grâce” (“Tất cả đều là ân sủng”).
Cuộc đời anh Phêrô Bùi Xuâm Bào không dài lắm, nhưng theo tôi thì phong phú, tươi vui vì anh hài hước và càng ngày, với ơn Chúa, anh càng dịu dàng, khiêm tốn, bình an đón nhận Thánh Ý Chúa, để có thể cùng ông cha sở vùng thôn quê của Bernanos thốt lên: “Tất cả đều là ân sủng”.
TIẾT NĂM
LỜI DI CHÚC
Tình yêu nơi Claudel
Cách đây trên bốn thập niên, giáo sư Bùi Xuân Bào đã chọn đề thi về môn văn chương Pháp cho các sinh viên năm cuối cùng Đại Học Sư Phạm là “L’amour chez Claudelcó nghĩa làTình Yêu nơi Claudel”, tức “Tình Yêu theo quan niệm của Claudel” hay “Tình Yêu dưới cái nhìn của Claudel”. Thật ra, qua “Tình Yêu nơi Claudel”, người ta cũng tìm thấy “Tình Yêu nơi Bùi Xuân Bào”, bởi vì trên một bình diện nào đó, giáo sư Bào giống Claudel rất nhiều điểm.
Cả hai người từng là đại diện cho đất nước mình ở hải ngoại, từng đạt những chức vị cao trong tổ chức chính quyền. Nhưng tự thâm sâu, họ vẫn là những con người của tình yêu, một tình yêu xuất phát từ một đức tin Công giáo mãnh liệt.
Suy niệm về kinh “Magnificat”
Hình như trong đời mình, giáo sư Bùi Xuân Bào chỉ viết lên một bài suy niệm duy nhất về kinh “Magnificat” của Đức Mẹ, có lẽ Đức Mẹ là mẫu mực của thinh lặng, của nguyện cầu, của chứng tá, của tình yêu. Bài suy niệm đó được giáo sư Bùi Xuân Bào viết gần 8 năm trước khi qua đời và giáo sư đã gởi gắm vào đấy tâm tình mình như một lời di chúc.
Qua bài suy niệm đó, người ta thấy lại trọn vẹn con người của giáo sư: một người có thể cất lên tiếng nói đầy uy quyền trước mặt thế gian, nhưng đã chấp nhận im lặng như Đức Mẹ để chỉ làm mỗi một việc là tôn vinh Tình Yêu Thiên Chúa. (Bài suy niệm viết bằng tiếng Pháp của giáo sư Bùi Xuân Bào đã được anh Trần Duy Nhiên dịch ra Việt ngữ).
Tôi chưa từng biết bài thơ nào cô đọng hơn, phong phú hơn và có tầm vóc phổ quát hơn bài ca tạ ơn mà Thánh Luca đã đặt để trên môi miệng của Đức Mẹ, sau phần Truyền Tin và Đi Viếng.
Các nhà chú giải đã cho thấy rằng, nếu tách rời ra, các câu trong ca vịnh nầy tự chúng không có gì là độc đáo. Những câu ấy thường gặp trong Thánh Kinh và được người ta dùng để ca tụng từ thời “thiếu nữ Xion”. Nhưng những câu ấy được trích lại và nối kết trong một bối cảnh mới, nhờ đó mà chúng có một nét tươi trẻ và một tác động phi thường, mở ra một thời đại mới trong lịch sử tâm linh của loài người.
Một Kitô hữu, noi gương Claudel – ông cũng từng viết lên bài Magnificat của mình –  đều phải sống lại một cách sâu xa và tẩm vào trong từng sớ chỉ dệt lên vận mệnh bản thân mình một phần niềm vui ngày truyền tin về cuộc Giáng Sinh của Đấng Thiên Sai.
Nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến sứ điệp hy vọng mà kinh Magnificat đem lại cho chúng ta.
Thiên Chúa không chỉ “đoái thương nhìn đến người nữ tì hèn mọn” mà ân sủng hoàn toàn nhưng không của Người ngày nay vẫn còn đốt nóng hàng triệu triệu người nam nữ, những người biết triệt hạ tính kiêu căng và ý chí quyền lực của mình, để lắng nghe loan tin rằng mình được làm mẹ một cách tinh tuyền, cưu mang Tình Yêu và Công Lý.
Làm sao mà không lặp lại những câu ca vịnh nầy trước mặt thế gian ngày nay, nơi mà bạc tiền, quyền lực, ý thức hệ và khoa học kỹ thuật đang đè bẹp con người!
Chúa hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.
Kẻ đói nghèo, Chúa ban cho đầy dư; người giàu có, lại đuổi về tay trắng.
Tất cả chúng ta, dù là Kitô hữu hay không phải là Kitô hữu, chúng ta đều cần phải nỗ lực để biến thành hiện thực sứ điệp tình yêu nầy, ở bất cứ nơi nào còn ngự trị bất công xã hội, bần cùng, đói khổ và miệt thị con người
(Bùi xuân Bào - Ngày 02/02/1984) 
Tác giả Nhà Văn Hương Vĩnh
http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module3&v=chapter&ib=20&ict=247


NGUYỄN ĐỨC CAN * Ý NGHĨA LỄ VU LAN





Vu Lan
 
Ý Nghĩa Đại Lễ Vu Lan
 

Cư Sĩ Nguyễn Đức Can

Mỗi năm cứ gần đến trăng tròn tháng 7 âm lịch và cũng là cuối mùa hạ, bắt đầu sang thu lá vàng rụng xuống, lá xanh trồi lên, bông hoa lá bắt đầu chớm nở, sau một mùa oi bức, nóng nực của cái nóng mùa hè. Thời tiết thay đổi thì lòng người cũng đổi thay để chuẩn bị tổ chức đại lễ Vu Lan, đó là mùa "Báo ân cha Mẹ", lễ Vu-Lan đã để lại từ ngàn xưa mà Đức Mục-Kiền-Liên là tiêu biểu, gương mầu, suốt cả nghìn đời mà Đức Phật đã để lại, cho hàng Phật tử để lấy đó làm gương noi theo.
Danh từ Vu Lan là phiên âm từ chữ Phạn Ullambana, người Trung Hoa dịch là Giải Đảo Huyền, có nghĩa là giải cứu tội khổ bị treo ngược. Người Trung Hoa còn gọi lễ này là VU LAN BỒN, chữ Bồn nghĩa là chậu đựng thức ăn dâng cúng. Còn gọi là Ô-lam-ba-noa. Dịch là đảo huyền, chỉ nỗi đău khổ cùng cực. Kinh Vu Lan Bồn do ngài Trúc Pháp (Dharmaraksa) dịch từ chữ Phạn ra chữ hán vào thế kỷ thứ ba. Vậy lễ Vu Lan hay Vu Lan Bồn có nghĩa là lễ dâng cúng thức ăn lên Tam Bảo để xin chú nguyện cho ông bà, cha mẹ những người quá cố trong bẩy đời gọi là cửu huyền thất tổ, nếu ai đã làm những điều tội lỗi ở trần gian, khi ngủ dấc ngàn thu thì bị đầy vào ngã quỉ, sẽ nhờ ân đức Tam Bảo được thoát khỏi cảnh địa ngục, được sanh về các cõi an lành khác.
Trong dân gian dựa vào đó, nên có một niềm tin vào các vong hồn bị đầy đọa vào cảnh ngục tù ở dưới âm phủ đã được cứu thoát ra khỏi địa ngục, nên các vong hồn này đang đói ăn, khát uống, bởi vậy người trên trần gian có bổn phận mua sám các lễ vật, thức ăn, cúng các vong linh đang bơ vơ đói khát. Nhưng đây chỉ là một ý nghĩa còn ý nghĩa quan trọng hơn hết đó là lòng hiếu thảo của những người con đối với các bậc sinh thành.
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con chắu của các thế hệ său này phải lấy chữ "HIẾU" làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao, vằng vặc như sông dài, rực tỡ như mặt trời, tỏ rõ như ánh trăng ràm. Lúc thiều thời tôi đã được học thuộc lòng các câu ca dao, truyền bá trong dân gian như sau :
"Ơn cha cao như núi thái sơn
Đức mẹ hiền sâu rộng biển khơi
Dù cho dâng cả một đời
Cũng không trả được ơn trời sinh ra."
Hay là : Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đức Phật đã dậy cho ta ràng : "Tâm hiếu tức là tâm Phật . Hiếu Đạo vô phi Phật Đạo". Tâm hiếu là tâm Phật, đạo hiếu là đạo Phật." vì vậy mà đạo Phật xác định : Cùng cực điều thiện không có gì hơn hiếu, cùng cực điều ác không có gì hơn bất hiếu.
Đã là con người, từ đấng thánh hiền đến người thường dân ai ai cũng phải có một cha, một mẹ sinh ra, chính cha, mẹ đã san sẻ một phần mắu, thịt để tạo nên hình hài của mỗi người con. ï Công ơn sinh thành và dưỡng dục của Mẹ, Cha không bút nào tả xiết.
Tám Pháp, Đức Phật đã nói. Trong con người ta có 12 bệnh, bệnh căn sâu nặng không được thấy Phật. A Nan hỏi Phật : Đó là bệnh gì ? Đức Phật trả lời :
"Không kính cha mẹ, đó là một bệnh;
Ngu si tạo ác, đó là hai bệnh;
Gian xảo điêu ngoa; đó là ba bệnh.
Lời nói hại người, đó là bốn bệnh.
Hay tìm lỗi người; đó là bệnh thứ năm.
Giết hại chúng sinh; đó là căn bệnh thứ sắu.
Không biết hổ thẹn: đó là bệnh thứ bẩy.
Ham mê sắc dục; đó là bệnh thứ tám.
Kiêu ngạo khinh người; đó là chín bệnh.
Phạm tội không hối; là bệnh thứ mười.
Khen mình chê người; là bệnh thứ mười một.
Không biết lợi hại; là bệnh thứ mười hai."
Trong kinh Thi Phụ cũng có một đoạn như său : Phụ hề sinh ngã, Mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thiên ân, hiệu thiên võng cực (Cha sinh ra ta, Mẹ bồng bế ta, thương thay cha mẹ, sinh ta khó nhọc, muốn báo ân sâu, khác nào như trời cao, khôn cùng) như một lời tuyên ngôn về Hiếu Đạo. Còn khi đề cập đến công ơn từ mẫu thì đã có công thức chín chữ Cù lao : "Sinh, Cúc, Phủ, Súc, Trưởng, Dục, Cố, Phục, Phúc". Sinh (đẻ ra), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (nuôi cho bú mớm), trưởng (nuôi cho khôn lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (là xem tính tình mà chỉ bảo), phúc (là bảo vệ).
Ở Trung Hoa cũng đã có quyển sách "Thập nhị tứ hiếu" (24 tấm gương hiếu thảo).
Ở Việt Nam ta cũng còn có những câu ru con của các bà mẹ xưa kia như :
"Ru hời, ru hỡ, ru hơi
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Làm con trước phải đền công sinh thành."
"Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm được những vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ hiền"
Lễ Vu Lan nay không còn là một đặc thù riêng của người Phật Tử mà là một nghĩa vụ thiêng liếng nhất của mọi người con hiếu hạnh, (không phân biệt tôn giáo, sác tộc) đối với các bậc sinh thành. Từ các bậc Thánh Hiền đến người thường dân đã là con người ai cũng có cha, mẹ sinh ra. Người Mỹ họ có ngày Father's day và ngày Mother'day, nhưng Việt Nam ta có cả một mùa Vu Lan để các con, chắu có dịp báo hiếu. Trong các hàng đệ tử của Đức Phật có Ngài Mục Kiền-Liên tiêu biểu cho sự hiếu thảo vô biên, nên còn được tôn xưng là "Đại Hiếu Mục Kiền Liên", ngài có thần thông cao nhất trong số 10 đại đệ tử đầu tiên của Đức Phật.. Ngài đã chứng đươc sắu phép thần thông :
1)-Thấy mọi vật trong vũ tru. (thiên nhãn thông).
2)-Nghe được mọi thứ tiếng ở kháp nơi, (thiên nhĩ thông).
3)-Biết chuyện đời trước, hiện tại và său này của mình cũng như của mọi người, (túc mạng thông)-
4)-Biết trong lòng người khác đang nghĩ gì, (tha tâm thông).
5)-Biết đi đến khắp nơi, biến hóa nhanh như chớp mắt, (thần túc thông).
6)-Trong sạch hoàn toàn, dứt bỏ hết các trìu mến, không còn chấp ngã. (lậu tận thông).
Một hôm Ngài nhớ đến mẹ, ngài dùng thiên nhãn thông tìm thấy mẹ sanh vào ngã quỉ, không được ăn uống, ngài đem cơm vượt qua chín tầng địa ngục để dâng cho mẹ, bà Thanh Đề lòng vẫn còn bủn xỉn, lấy tay trái che miệng bát cơm, tay phải bôc cơm ăn, nhưng cơm chưa đưa tới miệng thì cơm hóa thành lửa, ăn không được. Ngài Mục Kiền Liên trở về Bạch với Phật. Đức Phật dậy rằng, tội của bà Thanh Đề quá nặng. Mục Kiền Liên "tự lực" không thể cứu được, muốn cứu mẹ, con phải nhờ đến " tha lực" của mười phương chư tăng mới giải thoát được, muốn được vậy phải làm như sau :
Đến ngày rằm tháng bẩy là ngày mãn hạn tự tứ của chư tăng, hãy vì ông bà, cha mẹ bẩy đời nhiều kiếp hay các bậc sinh thành hiện tiền, sám sửa trai soạn, hương hoa và thức ăn tịnh soạn để vào trong BỒN, dâng cúng cho các chư tăng, và lập đại giới đàn để các chư Tăng nhất tâm đảnh lễ cùng hiệp lực cầu nguyện chư Phật mười phương, thì mới giải thoát được cho mẹ.
Đức Mục Kiền Liên vâng lời Đức Phật dậy về làm y như thế , Bà Thanh Đề liền được thoát khỏi kiếp ngã quỉ, được sanh lên cõi trời. Do đó, Đại lễ Vu Lan xuất phát từ thời gian đó cho đến ngày nay hàng năm cứ đến ngày rằm tháng bẩy là mọi người dân Việt, nếu những ai hiểu và sống trong một gia đình có truyền thống dân tộc thì đều tham gia tổ chức lễ Vu Lan để có dịp báo ân sinh thành, cha mẹ hiện tiền, cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà đã quá vãng được siêu sanh cực lạc quốc và xoá tội vong nhân.
Theo truyền thống của Phật Giáo hàng năm quí chư Tăng, Ni nhập hạ trong thời gian ba tháng kể từ ngày Đản Sanh của Đức Phật cho đến ngày rằm tháng bẩy âm lịch với mục đích vân tập về một nơi để tu tập đó là mùa kiết hạ, trong dịp ba tháng kiết hạ có dịp ôn tập lại các giới luật, tu tập đạo hạnh và tu học kiến thức phật pháp. ngày hạ nạp (mãn hạ) gọi là ngày Tự Tứ có nghĩa là Pravaranà (thuật ngữ) tiếng Phạn là Bát-thích-bà cách dịch cũ là Tự tứ, cách dịch mới là Tuỳ ý. Nghi thức vào ngày cuối cùng của thời kỳ an cư kiết hạ, ngày đó mọi người đều tự nêu ra các tội lỗi mà mình đã mác phải (tự kiểm) trước các tỳ kheo khác và tự xám hối nên gọi là Tự Tứ.
Trên đây là ý nghĩa của mùa Vu-Lan, một ngày lễ quan trọng của dân tộc Việt Nam và nhất là những người phật tử cần phải thể hiện ra chữ "HIẾU" trong dịp đại lễ Vu Lan hàng năm để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hiện tiền và cửu huyền thất tổ nhiều đời nhiều kiếp của mỗi người con hiếu hạnh../.
Cư Sĩ, Tuệ Minh Đạo NGUYỄN ĐỨC CAN


THƠ MÙA VU LAN


VU LAN NHỚ MẸ
DTDB



Con hỏi mẹ: "Sao cài hoa màu trắng?

Vào những ngày báo hiếu lễ Vu Lan?

Sao không cài hoa hồng thắm cao sang?"


Mẹ khẽ bảo: "Mẹ không còn có mẹ!"




Trong vũ trụ muôn loài đều có mẹ

Kẻ vô phần nên mẹ sớm ra đi

Thân cút côi sống lặng lẽ sầu bi

Đời đâu có tình nào hơn tình mẹ!



Thương thân mẹ, mất bà từ thuở bé

Thiếu tình thân yêu, âu yếm thiêng liêng

Thiếu vắng vòng tay trìu mến dịu hiền

Thiếu hơi ấm, ấp lòng khi giá lạnh


Thiếu hình bóng bên đèn chong đêm quạnh

Lời ngọt ngào khuyên dỗ lúc ốm đau

Chạy rong chơi vấp ngã té cầu ao

Về phụng phịu: "Mẹ ơi, con đau đớn..."



Thương yêu con, mẹ quên con đã lớn

Gió trở mùa, cây thay lá vàng thu

Đợi cổng trường khi đem nón, đem dù

Che mưa nắng, cho con phòng cảm mạo



Có những hôm trời lên cơn dông bão


Gió lạnh căm căm, thời tiết đổi thay

Đường về nhà trơn trợt tuyết mưa bay

Vì thương con đã quên đi mệt nhọc



Hết cấp ba, con vào trường Đại học

Sống xa nhà, mẹ lo sợ đắn đo...

Luôn nhắc con: "Trở gió dễ cảm ho

Nhớ mặc áo, choàng khăn cho đủ ấm"




Trước ngày đi tự tay mẹ mua sắm

Từ chiếc khăn, đôi vớ, thỏi xà phòng

Cây kim may, cuộn chỉ với mền bông


Chai dầu gió, phòng hờ khi cảm lạnh!



Nơi gác trọ những đêm dài hiu quạnh

Buồn bâng quơ hay chợt đến bất ngờ

Tình thơ ngây vụng dại tuổi học trò


Thương nhớ mẹ, vội vàng ra đi hết


Những ngày nghỉ, cuối tuần hay lễ Tết

Đến thăm con, mẹ chỉ dạy khuyên răn

Đem cho con, giỏ đầy ắp thức ăn...


Và ánh mắt, ôi dịu dàng trìu mến




“Mẹ mới có tình thương vô bờ bến...

Con hơn người, vì có mẹ bên con

Con hơn người vì có mẹ chu toàn

Con hạnh phúc, cài hoa hồng lên áo!”



DƯ THỊ DIỄM BUỒN
(530) 822 5622
Email:dtdbuon@hotmail.com
THICH TÁNH TUỆ * ĐÔI BÀN TAY YÊU THƯƠNG


ĐƯC ĐẠT LAI LẠT MA * BẢY BÀI HỌC

Bảy Bài Học & Chiếc đồng hồ bị mất
BảY BÀI HỌC
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi cùng thế giới, diễn giảng rất nhiều. Đây là 7 bài sưu tầm, đã được chọn lọc.
Những bài nào người mình chưa học được? Những bài nào bạn chưa học được? Này, bạn suy nghĩ kỹ rồi hãy trả lời nha.
http://i795.photobucket.com/albums/yy235/nva1234/VUI/DLLM_zps4a9b74b8.jpg
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
Học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được!
1. Thứ nhất, “học nhận lỗi”.
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
2. Thứ hai, “học nhu hòa”.
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.
3. Thứ ba, " học nhẫn nhục”.
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
4. Thứ tư, “học thấu hiểu”.
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm.
Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
5. Thứ năm, “học buông bỏ”.
Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
6. Thứ sáu, “học cảm động”.
Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
7. Thứ bảy, “học sinh tồn”.
Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiếc đồng hồ bị mất
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhrq7uuc7pGsPMTUdKGhrjsMlyHV35S94FxPOJlcaxUVfCtTVWEdiIOQ7aDv8N0Qp0TGiFE0Jg-enDVU3DgLaUOTp2acowjbwefsG15_zKbrWR5NzsS_pqHSdn28UwA5gM-2awAHercbHQ/s640/quiet-time.jpg
Một lần nọ, có một người nông dân bị mất một chiếc đồng hồ trong kho thóc. Đó không phải là một cái đồng hồ thông thường bởi nó còn có giá trị về mặt tình cảm đối với ông.
Sau một thời gian dài tìm kiếm vô vọng, người nông dân phải nhờ sự trợ giúp của những đứa trẻ đang chơi bên ngoài. Ông hứa, nếu ai tìm được chiếc đồng hồ bị mất sẽ được thưởng.
Nghe thấy vậy, đám trẻ con nhanh chân chạy xung quanh kho thóc tìm kiếm. Chúng đi khắp nơi, lục tìm ở mọi chỗ, từ nơi chứa thóc đến tận cả chỗ cho gia súc ăn, nhưng vẫn không thấy. Chỉ đến khi ông đề nghị bọn trẻ dừng việc tìm kiếm thì có bé trai chạy tới và yêu cầu ông cho nó một cơ hội nữa.
Người nông dân nhìn đứa bé và nghĩ: "Tại sao lại không chứ? Sau tất cả thì cậu bé này có vẻ khá chân thành". Ông dẫn cậu bé trở lại trong kho. Một lúc sau, cậu đã chạy ra và trên tay là chiếc đồng hồ của ông. Người nông dân rất hạnh phúc và ngạc nhiên, ông hỏi cậu bé: "Làm cách nào mà cháu có được nó, sau khi tất cả các bạn khác đã từ bỏ?".
Cậu bé đáp: "Cháu không làm gì cả và chỉ ngồi im một chỗ để lắng nghe. Trong im lặng, cháu thấy tiếng kim đồng hồ chạy và theo đó cháu tìm ra nó".
Sự tĩnh lặng trong tâm hồn có thể sẽ tốt hơn so với một trí não luôn hoạt động. Hãy để cho tâm trí của bạn những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn hàng ngày. Và hãy xem, sự hiệu quả mà nó đem lại khi giúp bạn xây dựng cuộc sống hằng mong đợi của mình


CÁNH CÒ =VIETTUSAIGON =TƯỞNG NĂNG TIẾN=CÁC GIÁO SƯ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BS. NGUYỄN Ý-ĐỨC * ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG










Vấn đề xử dụng điện thoại di động

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức


Điện thoại di động đã trở thành một phương tiện cần thiết cho con người trong mọi xã hội năng động, di chuyển hiện nay. Nó được sử dụng trong nhiều liên lạc, từ dịch vụ thương mại, giao tế nhân sự, tới hẹn hò yêu đương hoặc băng đảng tội lỗi. Với điện thoại di động, ta có thể nói chuyện được với khắp nơi trên trái đất, từ chốn thâm sơn cùng cốc tới vùng biển cả xa xôi, miễn nơi đó có máy.


Cho tới nay, theo ước lượng, có khoảng gần 700 triệu người dùng điện thoại di động trên thế giới, và con số có thể tăng lên đến một tỷ rưỡi vào năm 2005. Ở Mỹ, cứ 10 người, có 4 người sử dụng điện thoại di động, và vào năm 2000, đã có trên 100 triệu người sử dụng, so với 5 triệu vào năm 1990. Theo ước đoán của David Pearce, Chủ biên tạp chí The Futurist, chỉ mươi mười lăm năm nữa, 80% dân chúng Mỹ sẽ có cell phone và họ chỉ dùng điện thoại không dây này mà thôi. Có người còn hài hước nghĩ, với đà này, trong tương lai khi sanh ra, mỗi đứa bé sẽ được cho một số điện thoại, như số thẻ căn cước, thay cho Số An Ninh Xã Hội.




Cell phone phổ biến, công dụng như vậy, song vài năm gần đây giới tiêu thụ đã trở nên rất bối rối vì những tin tức khác nhau về sự có hoặc không nguy hại của máy. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng xấu cho sức khỏe do phóng xạ của điện thoại di động. Nhưng giới tiêu thụ, vì nhu cầu, vẫn dùng mặc dù cho tới nay chưa có giải đáp dứt khoát nào về vấn đề này.



Điện thoại di động


Điện thoại di động mà ta còn gọi là cell phone, điện thoại cầm tay handies hoặc cellular phone, là loại điện thoại có gắn antenne trong máy, với bộ phận phát điện và thu phát tín hiệụ Máy phát ra một lượng rất nhỏ vi ba phóng xạ. Khi nói, toàn bộ máy được áp sát vào tai.


Khái niệm về cell phone đã manh nha từ thập niên 1950. Tới năm 1977 thì công ty AT&T làm ra một cell phone mẫu. Năm 1979, máy được bán ở Nhật. Năm 1981, công ty Motorola Hoa Kỳ cho ra một loại cell phone tối tân hơn. Hiện nay cell phone được trang bị dưới dạng digital. Chỉ mới hơn ba chục năm mà cell phone đã có một thị trường vững vàng trên khắp thế giới. Nhưng bão tố cũng bắt đầu đến với cell phone.


Sóng gió trên cell phone


Câu chuyện bắt đầu với một chương trình của đài BBC Luân Đôn, cách đây mấy năm, công bố kết quả nghiên cứu của bác sĩ Lennart Hardel bên Thụy Điển: một bệnh nhân bị ung thư não, về phía đầu mà người này thường xuyên áp điện thoại di động để nói và nghe. Vị bác sĩ này cho hay rằng điện thoại di động có tác dụng không tốt tới sức khỏe con người và vấn đề cần được làm sáng tỏ bằng các nghiên cứu khoa học khách quan. Trong khi chờ đợi kết quả, ông ta đề nghị mọi người nên giới hạn sự tiếp cận với nguồn phóng xạ từ điện thoại di động. Trong chương trình này, kết quả một nghiên cứu tương tự ở Mỹ về liên hệ giữa phóng xạ từ điện thoại di động với tổn thương của nhiễm thể tế bào cũng được đài công bố.


Bác sĩ Goerge Carlo, trước đó hợp tác với American Cellular Industry, quả quyết rằng, kỹ nghệ cell phone hiện đang ở vào tình trạng báo động và không còn là lúc đưa ra những lời tuyên bố lững lờ, nước đôi về sự an toàn của cell phone.


Tháng 5 năm 1999, bác sĩ Mild công bố kết quả một nghiên cứu từ Thụy Điển cho hay sử dụng điện thoại di động đưa đến nhiều triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mất trí nhớ, nóng bỏng trên da và lắng nghe khó khăn. Theo ông ta, người dùng cell phone 30 phút mỗi ngày thì hay than phiền là mau quên nhiều gấp đôi so với người chỉ dùng dưới hai phút; người dùng ba bốn lần trong ngày thì bị nhức đầu gấp ba người chỉ dùng hai lần trong ngày. Điều cần ghi nhớ là thiếu niên bị các triệu chứng trên nhiều hơn người lớn.


Trước đó, vào tháng 5 năm 1998, các nghiên cứu tại Thụy Điển, Na Uy và công ty điện thoại Scandinavian cũng đưa ra các nhận xét tương tự.
Nhiều người nghe điện thoại tự động áp vào tai than phiền trên da nổi lên một vết đỏ, đau, cứng có bề lớn bằng chiếc điện thoại mà họ đang dùng. Công ty sản xuất Microshield kể trường hợp một người máng điện thoại vào hông và bị ung thư cột sống lưng, ngay chỗ mang điện thoại.


Những giải thích


Theo viện Ung Thư Hoa Kỳ, các đồ điện trong nhà như T.V, microwave oven, chăn và nệm điện, máy sấy tóc, quạt trần, đồng hồ điện báo thức cũng phát ra từ trường điện tương tự như cell phone.
Theo giải thích của World Health Organization (WHO), thì các phóng xạ từ cell phone rất nhỏ, khoảng 0.2-0.6 watt, thuộc loại không gây ra xáo trộn cho tế bào con người như quang tuyến X.


Phóng xạ này tan biến trong không gian, tùy theo khoảng cách giữa máy và cơ thể. Cũng theo WHO, phóng xạ này khi xâm nhập cơ thể, sẽ tạo ra một sức nóng rất nhẹ mà cơ chế điều hòa thân nhiệt có thể hóa giải dễ dàng. WHO cũng nhận rằng có nhiều nghiên cứu nói phóng xạ của cell phone làm thay đổi sinh hoạt điện năng não bộ, giảm thời gian phản ứng, gây vài xáo trộn giấc ngủ, nhưng rất ít và không tạo ra khó khăn gì cho người sử dụng cell phone. WHO kết luận là các phóng xạ đó chưa chắc đã gây ra ung thư não và sẽ tài trợ để các khoa học gia nghiên cứu thêm.


Các nhà sản xuất cell phone cho hay là điện thoại di động an toàn vì đã được làm đúng theo tiêu chuẩn do chính quyền đưa ra. Tiêu chuẩn đó gồm ảnh hưởng của nhiệt do cell phone phát ra và các vi ba từ trường được phân phối ra hết cả đầu. Chương trình truyền hình ABC 20/20 cho hay là tiêu chuẩn của chính quyền có nhiều kẽ hở mà các nhà sản xuất điện thoại di động qua mặt dễ dàng.


Trong khi đó thì Chủ tịch công ty điện thoại di động vĩ đại Ericsson khẳng định rằng sẽ có nhiều người sử dụng điện thoại di động để nối tiếp với mạng lưới, thay vì dùng điện thoại có dây trong nhà, vì tiện lợi hơn.

Cơ quan Federal Communication Commission Hoa Kỳ cho hay là cho tới nay, chưa có bằng chứng nào kết luận rằng điện từ trường có hại cho sức khỏe. Chuyên viên Ed Mantiply của cơ quan này cho hay, là cơ quan đã đặt ra một tiêu chuẩn cho phóng xạ từ điện thoại di động, giống như giới hạn tốc độ lái xe tự động. Không có gì bảo đảm là dưới giới hạn đó chúng ta sẽ an toàn và trên giới hạn đó là nguy hiểm. Cơ quan khuyên dân chúng áp dụng nguyên tắc là cầm xa máy một inch nếu máy phát ra một watt năng lượng, nếu máy phát ra 10 watts thì ở cách xa máy mười inches. Nhưng các nghiên cứu cho hay, ngoài sức nóng, cell phone còn phát ra các phóng xạ có hại, đồng thời các phóng xạ này phát ra từng lúc mạnh yếu khác nhau nên có hại hơn là phát ra liên tục.


Cơ quan Food and Drugs Hoa Kỳ có trách nhiệm về sự an toàn thực và dược phẩm, các mỹ phẩm, trang bị điện tử trong nhà thì nói: cell phone phát ra một lượng điện từ trường không đáng kể và kết quả nghiên cứu chưa xác định nó có hoặc không có hại. Và cơ quan khuyên dân chúng áp dụng các phương pháp đề phòng thường lệ.


Tập san International Journal of Oncology tháng Năm 1999, đăng kết quả nghiên cứu trên 600 người dùng điện thoại di động cho hay không có bằng chứng gì về vụ gây ung thư não vì phóng xạ từ điện thoại này.


Ảnh hưởng trên sức khỏe


Nhưng phe quan tâm tới ảnh hưởng phóng xạ từ điện thoại di động vẫn không hài lòng với giải thích của chính quyền và của các công ty sản xuất cell phone. Họ vẫn quả quyết là phóng xạ này rất hại cho cơ thể.

Phóng xạ điện từ trường thoát ra từ điện thoại di động khi mở máy và khi điện đàm. Vi ba phóng xạ xâm nhập xương sọ, vào não bộ, mắt, mũi và các tế bào trên mặt. Một bác sĩ Đan Mạch có nói: “Chắc không có ai muốn đút đầu vào lò hâm thực phẩm vi ba, nhưng nhiều người lại hân hoan áp chiếc điện thoại di động sát vào tai, vào đầu”. Microwave oven cũng phát ra những vi ba phóng xạ như điện thoại di động.


Bác sĩ Bruce Hocking đã tường trình trước Thượng Viện Úc Đại Lợi rằng, người sử dụng điện thoại cầm tay có thể bị tổn thương da chung quanh vành tai với cảm giác khác thường ở trong đầu, mấy phút sau khi họ quay số điện thoại và kéo dài có khi cả mấy tiếng đồng hồ. Ngoài ra họ còn cảm thấy buồn ói, rối loạn thị giác cũng như có vài dấu hiệu thần kinh khác. Theo ông, đây không phải là do tưởng tượng, mà là có thực vì được phát hiện ở nhiều người khác nhau, trên khắp thế giới khi họ dùng cell phone.


Cơ Quan Y Tế Thế Giới cũng đề cập tới vấn đề tia phóng xạ của điện thoại di động trên sức khỏe và khuyên dân chúng nên giới hạn sử dụng, nên dùng hands free devices, giữ điện thoại xa cơ thể. Cơ quan này đã tài trợ 4 triệu mỹ kim để nghiên cứu ảnh hưởng của tia phóng xạ từ điện thoại di động.


Các nghiên cứu gia bên Anh Quốc báo động là trẻ em dùng nhiều điện thoại di động có thể gặp khó khăn trong vấn đề tăng trưởng với đầu nhỏ. Công ty Hỏa xa Nhật yêu cầu khách giảm dùng điện thoại di động trên xe lửa để tránh ảnh hưởng tới các y cụ mang trên cơ thể một số hành khách trên tầu như pacemaker, trợ thính cụ... Theo kết quả điều tra bên Đức thì phóng xạ vi ba từ cell phone làm tăng huyết áp vì các mạch máu co thu dưới tác dụng của phóng xạ. Báo Daily Mail ngày 13 tháng 12 năm 1999 đăng tin các nghiên cứu bên Anh cho hay sử dụng cell phone có thể đưa tới thất thoát chất huyết cầu tố từ hồng huyết cầu và gây ra bệnh tim và sạn thận.

Phóng xạ từ điện thoại di động có thể làm giảm trí nhớ ngắn hạn và đột nhiên mất định hướng. Phóng xạ từ cell phone cũng ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, theo khoa học gia Roger Cogwill. Các khoa học gia của Karolinska Institute bên Thụy Điển đang nghiên cứu về hậu quả này.


Người mang kính mà dùng cell phone thì ảnh hưởng của phóng xạ vào mắt tăng 20%, vào đầu tăng 6%, lý do có thể là do khung kính đeo mắt bằng kim loại thu hút nhiều chất phóng xạ hơn. Nhiều người có răng trám bằng kim loại than phiền có cảm giác nóng nóng trong miệng và đau nhức răng khi nói chuyện trong cell phone. Theo báo Úc Sunday Telegraph ngày 2 tháng 5 1999, phóng xạ từ điện thoại di động gây ra khuyết tật cho trên 10.000 con gà con vì trứng tiếp cận với chất phóng xạ này.

Hội nghị về ảnh hưởng phóng xạ từ cell phone, họp tại Vienne vào tháng Giêng năm 1999, đi đến một nghị quyết chung là ảnh hưởng sinh học phát ra từ radio wave, microwave là có thực và cần được khoa học kiểm chứng.


Các bác sĩ Henry Lai và NP Singh, University of Washington, Seattle, cho hay khi sử dụng cell phone, có tới 50% DNA bị hư hao vì chất phóng xạ từ máy và ông ta cáo giác là các nhà sản xuất cell phone đã yêu cầu ông thay đổi kết quả của nghiên cứu tới hai lần. Nghiên cứu lại do chính các công ty điện thoại tài trợ, nhưng khi thấy kết quả bất lợi họ yêu cầu ông ta thay đổi.


Vấn đề với các trụ phát tín hiệu cho điện thoại di động ở vùng dân cư đông đúc cũng được nêu lên. Bên Anh, nhiều nghiên cứu cho hay, sống gần và dưới ảnh hưởng của đường dây điện có nhiều nguy cơ ung thư phổi vì các tia phóng xạ ô nhiễm dính với nhau và đọng trong phế nang. Theo tổ chức nghiên cứu các loài chim ở Thụy Sĩ, ngay cả chim khi bay quanh quẩn trụ phát tuyến cũng bị lạc đường vì mất định hướng dưới ảnh hưởng của điện từ trường.

Công ty bảo hiểm với cell phone


Vào tháng Bẩy năm 2000, một bác sĩ chuyên khoa thần kinh Hoa Kỳ đã kiện công ty Motorola và các công ty điện thoại di động khác, đòi bồi thường 800 triệu mỹ kim vì ông ta bị ung thư não gây ra do phóng xạ từ điện thoại di động. Kỹ sư Robert Kane làm việc cho Motorola kiện công ty vì bị ung thư óc trong thời gian thử nghiệm antenne cell phone cho công ty. Một vụ kiện Motorola khác do Dean Vincent Rittman bị ung thư não vì điện thoai di động cũng đang được thụ lý tại Texas.


Các công tư bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm về hậu quả có thể xẩy ra do cell phone, vì họ cho rằng vấn đề này cũng tương tự như vấn đề chất cách nhiệt abestos, thuốc lá và dân bảo hiểm sẽ phải bồi thường nhiều tỷ mỹ kim. Theo công ty bảo hiểm Thụy Sĩ Swiss Re, căn cứ vào các dữ kiện hiện có thì các nạn nhân của cell phone có nhiều hy vọng thắng trong các vụ kiện. Công ty bảo hiểm lớn Lloyd bên Anh đã từ chối bán bảo hiểm liên can tới điện thoại di động.


Dụng cụ giảm phóng xạ


Trước sự lo ngại của giới tiêu thụ, nhiều trang bị che chở cơ thể, nhất là não bộ với phóng xạ từ cell phone đã được tung ra thị trường. Các công ty sản xuất mobile phone Hitachi, Ericsson, Alcatel tung ra các trang bị phụ hands free devices, Microshield để làm giảm phóng xạ phát ra từ điện thoại di động, ngõ hầu bảo vệ sức khỏe người dùng máy này. Chính các công ty sản xuất máy cũng phân phát Microshield cho nhân viên khi dùng điện thoại tự động, vì theo họ, dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng mọi người đều e ngại, che chở đề phòng thì cũng nên làm. Cảnh sát Luân Đôn được lệnh giới hạn dùng điện thoại di động dưới năm phút, đồng thời cũng được cung cấp dụng cụ che chở.

Các trang bị giảm phóng xạ này chẳng biết có công dụng gì không, nhưng theo nhiều người, lại có thể làm sự truyền tín hiệu thay đổi, khó nghe, điện thoại phải tăng cường độ, đưa dến nhiều phóng xạ hơn là làm giảm. Hands free devices thường dùng gồm có một cực nghe gắn vào lỗ tai, một cực thu âm thanh, nối với điện thoại bằng sợi dây điện. Khi máng ống nghe vào tai, chất phóng xạ cũng thất thoát ra ngoài đồng thời người nghe cũng có nhiều vấn đề trong lỗ tai.


Theo thống kê, có tới trên 60% người sử dụng điện thoại di động mua dụng cụ ngăn phóng xạ vì sợ chất này phát ra từ máy. Công ty sản xuất trang bị Microshield cho hay dụng cụ này thu hút tới 90% chất phóng xạ, mà nếu không có nó, sẽ chạy tuốt vào não của con người.


Nhãn hiệu báo động


Do sự đòi hỏi của dân chúng và với con số gia tăng mỗi ngày dùng điện thoại di động, các nhà sản xuất điện thoại Mỹ Motorola, Thụy Điển Ericsson, Nokia Phần Lan sẽ dán nhãn hiệu trên điện thoại ghi rõ số lượng chất phóng xạ do điện thoại di động phát rạ Phát ngôn viên Mikael Westmark của công ty Ericsson cho hay đây là vấn đề mà khách hàng rất quan tâm và công ty sẽ cung ứng các thông tin xác thực.


Cần phải làm gì?


Vấn đề của điện thoại di động đang được tranh luận, nghiên cứu. Chưa có kết luận nào xác quyết là cell phone tạo ra ảnh hưởng không tốt thì cũng chưa có chứng minh rằng cell phone an toàn. Người sử dụng cell phone bây giờ vô tình được dùng như là để thử nghiệm coi nó có nguy hại hay không. Cũng như thuốc Thalidomides cách đây mấy chục năm, vì không được nghiên cứu tính cách an toàn trước khi dùng, nên đã gây ra đau khổ cho nhiều gia đình với con khuyết tật. Hoặc như chất cách nhiệt abestos, đã gây ra biết bao nhiêu trường hợp ung thư phổi, mà cao độ phải mấy chục năm sau mới xuất hiện. Ung thư thường cần vài chục năm để phát sinh. Hoặc như ảnh hưởng của thuốc lá với ung thư phổi.

Nếu cơ thể có sức đề kháng mạnh thì vi ba phóng xạ từ cell phone không làm gì được, nhưng nếu yếu thì, mỗi ngày một ít, phóng xạ sẽ hủy hoại tế bào và trong trường kỳ, đưa tới bệnh hoạn. Không giống như khói thuốc lá, từ trường phóng xạ là chất vô hình, không mầu sắc, không mùi vị. Chúng âm thầm xâm nhập cơ thể nơi có tiếp cận và tạo ảnh hưởng xấu.


Nên khi đã có người nêu ra vấn đề, thì lúc sử dụng cell phone, ta cũng cần có một thái độ khôn ngoan, dè dặt:
- Không dùng cell phone khi có điện thoại loại thường.
- Dùng điện thoại thường bất cứ lúc nào có thể.
- Dùng trang bị phụ để khỏi áp điện thoại vào tai.
- Nói trên điện thoại di động càng ngắn càng tốt.
- Dùng loại điện thoại di động có antenne ở ngoài máy, xa đầu và não bộ.
- Ở nhà hoặc văn phòng, khi có ai kêu trên cell phone, thì kêu lại bằng điện thoại thường.


- Sử dụng tối đa máy nhắn tin pager.
- Mang máy điện thoại trong túi xách tay, chứ đừng bỏ trong túi áo, túi quần.
- Giới hạn sự sử dụng cell phone ở thiếu niên dưới 16 tuổi vì giới này bị ảnh hưởng xấu từ điện thoại di động nhiều hơn người trưởng thành.



Nhiều người cho rằng, sống trong xã hội hiện tại, con người có nhiều nguy cơ gặp hiểm nghèo thường xuyên. Lái xe nửa giờ mỗi ngày còn nhiều cơ hội xấu tới sức khỏe hơn là 10 phút nói trên điện thoại di động; vận động đi bộ có thể bị du đãng cướp bóc, đánh đập; uống thuốc chữa bệnh có thể bị phản ứng chết người; ăn tiệm có thể trúng độc; làm tình có thể thượng mã phong... Ôi đủ thứ nguy cơ! Nhưng tránh được nguy cơ nào thì vẫn hay hơn. Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.


An toàn lái xe


Một khía cạnh khác của điện thoại di động cũng đáng lưu tâm. Đó là việc điện đàm tâm sự ba hoa khi lái xe đã gây ra nhiều tai nạn chết người cho người lái và người khác. Số tử vong này có lẽ còn cao hơn là do phóng xạ và quá rõ ràng, khỏi cần tốn tiền nghiên cứu chứng minh lôi thôi.

Bài học căn bản lái xe là cần luôn luôn cảnh giác, thận trọng và ứng xử lịch sự. Đầu hướng về phía trước, mắt vừa nhìn đường, vừa ngó kính chiếu hậu và quan sát người lái chung quanh. Tôn trọng luật đi đường, giới hạn tốc độ và mang nịt an toàn. Nếu lại dùng cell phone, thì cũng tốt thôi, vì phương tiện này có nhiều ích lợi thực tiễn: giúp ta liên lạc với nhau, làm đời sống giản dị hơn, mang lại cấp cứu cho ta khi cần cũng như giúp người khác khi hoạn nạn. Tiện đấy nhưng cũng hại đấy. Nên cần đề phòng.


1.- Điện thoại bây giờ nó nhiều nút, nhiều cách dùng phức tạp, nhưng nếu làm quen được với chúng thì lại rất có lợi. Chẳng hạn nút kêu khẩn cấp, nút kêu lại tự động, nút số điện thoại thường kêu... mà khi cần, chỉ việc nhấn nút là điện đàm được.
2.- Sắm thêm trang bị phụ để khỏi phải lấy tay cầm áp điện thoại vào tai, dành hai tay cho bánh lái.
3.- Để điện thoại gần ngay chỗ mình ngồi, dễ lấy, không phải quay mình ra sau, đảo mắt tìm kiếm.
4.- Đang điện đàm mà thấy có bất an lưu thông như tai nạn trước mặt, mưa to chợt tới, nhiều xe cộ... thì ngưng ngay.


5- Giới hạn quay số điện thoại khi đang lái xe. Quay số khi xe ngừng đèn đỏ hoặc trước bảng stop. Nếu cần lắm, thì quay một nửa, nhìn đường rồi quay tiếp.
6.- Không ghi chép, tìm số điện thoại trong khi lái xe.
7.- Tránh nói chuyện gây nhiều xúc động mạnh trong lúc vừa lái vừa nói, vì ta rất dễ bị chia trí, gây ra tai nạn.


Phải chi mà ai ai, ngay cả mình, cũng cẩn tắc như vậy, thì đỡ việc cho Ông Tobia biết mấy!

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC


CÁNH CÒ * THẦN KINH

Thần kinh khốn nạn.


Đó là hệ thống thần kinh mới, vừa được Giáo sư Ngô Bảo Châu, một nhà khoa học của Việt Nam tìm ra sau khi ông Vũ Đức Đam, trên cương vị Phó thủ tướng ký thế cho Thủ tướng chính phủ quyết định chấp thuận cho UBND thành phố Sơn La kinh phí 1.400 tỷ để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trong thành phố.
GS Ngô Bảo Châu viết trên Facebook của ông: "Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh".
Rõ ràng là GS Châu chơi chữ. Không thể nào một ông Phó Thủ tướng lại mắc bệnh thần kinh, có nghĩa là tâm thần không bình thường, ký những quyết định đi ngược lại với nhân văn, với đạo lý dân tộc. Ông chỉ có thể "khốn nạn" trong ý thức. Ông không xem trẻ em lê lết trong các mái trường không thua chuồng trại súc vật đầy dẫy tại các tỉnh biên giới mà Sơn La là một điển hình của sự nghèo túng cùng cực. Ông không hề nghĩ tới hàng chục ngàn hộ thiếu ăn quanh năm và đối với họ chỉ cần đủ ăn đã là hạnh phúc. Đối với họ Hồ Chí Minh chỉ là một cục đá được dẽo gọt chỉ để đứng nhìn sự thống khổ, kiệt quệ của họ, những người quanh năm không biết tới một mẩu thịt là gì.
Họ túng đói và lê lết như những con thú hoang trong khi chính phủ của ông Vũ Đức Đam đang phải đối phó với nợ công, phải ăn xin tứ phương từ Mỹ với miếng bánh TPP, từ Trung Quốc với những khoản vay thắt cổ, từ Nhật với ODA dễ nuốt và ngay cả từ Việt kiều hải ngoại với câu chữ không biết hổ thẹn là gì, lại bỏ ra 1.400 tỷ xây một hình tượng đang mục nát trong trái tim quần chúng.
Với những sự thật không thể chối cãi ấy câu hỏi đặt ra tại sao chính phủ lại tiếp tục ký những quyết định trái với lòng dân, trái với lương tri của con người mà bất cứ một chính phủ, một nhà độc tài nào cũng đều tránh né?

Chỉ có thể xem đó là những thái độ khốn nạn. Sự khốn nạn lâu ngày thành nếp nghĩ, thành cách hành xử quen thuộc. Việc coi thường luân thường đạo lý trong huyết quản đã tạo nên một loại gene mới trong cơ chế cộng sản. Loại gene ấy biến thành hệ thần kinh chủ đạo, từ tư duy cho tới phản ứng, nó nằm song song với các hệ thần kinh khác như buồn, vui, giận, ghét. . . hệ thần kinh khốn nạn chỉ khác ở chỗ, nó tự đứng riêng và tự đánh bóng hay tôn tạo chính mình. Nó phản ứng với hệ thần kinh bình thường một cách bất bình thường. Khi nhân dân đói nó cho là nhân dân đủ ăn và GDP của họ ngày một cao hơn. Khi trẻ em thiếu trường, thiếu lớp nó cho đấy chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong tổng thể phát triển của đất nước. Khi người dân phản ứng vì bị đẩy vào đường cùng nó cho là sự xúi giục của bọn phản động và phản ứng của nó không kém bất cứ cách hành xử côn đồ nào.
Thần kinh khốn nạn tự nghĩ ra những kịch bản chỉ có trong giấc mơ của những kẻ sở hữu nó. Nhân dân vẫn yêu thương Hồ chủ tịch và họ có như cầu nhìn tượng của ông thay cơm. Nhân dân hãnh diện khẳng định ông là ánh sáng dẫn họ trên con đường....vạn dặm! Nhân dân sáng suốt tin rằng ông là ngôi sao không hể tắt và có ông thì người dân sẽ thấy đời đáng sống biết dường nào.

Một trong những người sở hữu thần kinh khốn nạn, Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cả quyết rằng: "sau khi xây dựng tượng đài, Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Hiện, Sở cũng đang nâng cấp nhà tù Sơn La và một số địa danh văn hóa khác”.
Nếu chú ý người dân sẽ lo sợ vô cùng khi tượng đài được xây dựng song song với việc nâng cấp nhà tù. Tham quan hay vào đó nằm nếu chống đối đề án thì có gì khác nhau?
Trần Bảo Quyến cho rằng: "Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc không thể cân đong đo đếm được. Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng".

Đúng, nó không hề là một đề án lãng phí. Nó không lãng phí mà là phá hoại. Phá hoại tới tận đáy cái nền của nhân bản. Tiêu diệt những gì ít ỏi còn lại trong lòng người dân đối với hình ảnh Hồ Chí Minh. Người miền núi vốn không được học hành tử tế họ chỉ biết ông Hồ là người cha già dân tộc theo tuyên truyền của bộ máy Đảng. Sau gần một thế kỷ người cha ấy chia cho đám con ruột là quan lại triều đình xây dựng những công trình để tư túi trên các đề án khốn nạn. Chỉ cần thông minh một chút là họ biết mình bị bóc lột, bị chà đạp tới xương khi con cái họ quần không có mà mặc, gia đình họ không có gạo đủ ăn phải lê lết trên những con ruộng bậc thang, đẹp thì có đẹp nhưng leo trèo trên ấy để kiếm từng hạt lúa thì người Kinh đã bỏ chạy từ xưa.

Chỉ tiếc một điều đồng bào miền Tây Bắc không mấy người có hệ thần kinh khốn nạn như quan đầu tỉnh Trần Bảo Quyến và do đó họ không thể tự bào chữa cho mình lý do họ quá yêu bác Hồ nên nhà nước cần phải dựng tượng của ông cho họ ngắm thay cơm.
Con cá gỗ còn tạm dùng để đánh lừa mình chứ tượng ông Hồ to quá mà lại làm bằng đá thì làm sao đem vào mâm cơm của họ để mà chấm, mà mút cho chén bắp trong bữa ăn thường nhật đậm đà hơn một chút?


VIẾT TỪ SAÌGON * BẠO ĐỘNG

Vì sao chúng ta cứ thích bạo động?


Thảm sát cả gia đình, va chạm xe với nhau, chưa biết đúng sai đã xông vào đánh người, khi có người can thì chạy vào nhà người khác rút dao ra cắt cổ người đụng xe đến chết, chỉ vì dành nhau mấy tấc đất đã vác rựa chém chết cả nhà… Đó là những hành xử của kẻ cố sát. Còn với những nạn nhân của bất công, họ đã làm gì? Có người dùng bình gas chế thành bom để chống lại cưỡng quyền, cũng có người cởi áo quần để thể hiện bất bình, thậm chí, mới đây, có người đã tự thiêu để chống bất công do nhà cầm quyền địa phương gây ra. Tất cả đều có kết cục đau lòng.
Và đứng trên góc độ thần kinh học để nhìn các trường hợp trên, hầu hết đều có lựa chọn không bình thường, có khuynh hướng bạo động. Hay nói cách khác, nếu người ta không bạo động với bên ngoài thì cũng bạo động với chính bản thân của họ. Tại sao người ta lại chọn cách này?
Trước tiên, nói về bạo động, bạo lực, những trường hợp giết người man rợ đều có xuất phát điểm từ tính ham bạo động, bạo lực và khi tính bạo lực, bạo động đẩy lên đến cao trào thì mọi chuyện đều có thể xảy ra, lúc đó kẻ bạo động không còn lường được mức độ tàn ác của hành vi mình tạo ra nữa.
Trường hợp tự thiêu, tự hành hạ thân xác để bày tỏ bất bình với nhà cầm quyền, ở đây không có bạo động với xã hội nhưng lại bạo động với chính bản thân, đẩy bản thân đến chỗ chết chóc. Bằng chứng là anh Phạm Thành Sơn ở thành phố Đà Nẵng đã chết và người phụ nữ vừa tự thiêu ở Quảng Ngãi cũng đang trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Tính mạng mất đi hoặc bị tàn tật suốt đời nhưng mục đích đấu tranh vẫn không đạt được, bất công vẫn cứ bất công.
Nhưng tại sao biết bất công người ta vẫn cứ bạo động với bản thân. Và tại sao con người Việt Nam ngày càng trở nên bạo động, manh động? Cả hai câu hỏi này cần được lý giải trên ba phương diện: Giáo dục; Chế độ chính trị và; Năng lượng cho cơ thể.
Ở khía cạnh thứ nhất, với nền giáo dục một chiều, lấy vật chất làm nền tảng đã mau chóng đẩy môi trường giáo dục Việt Nam đến chỗ thực dụng, bẩn thỉu, vô nhân đạo và dã man. Một môi trường mà ở đó con người được đào tạo không phải để thành một con người tiến bộ, có đầy đủ nhân cách mà là cái lò luyện thi, cái lò để sản xuất ra những con người bất chấp, sẵn sàng đạp lên mọi thứ để đạt mục đích vật chất. Hệ quả của quá trình giáo dục này là sau bốn mươi năm được gọi là “thống nhất đất nước”, thanh niên Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung trở nên man rợ hơn, bạo lực hơn và máu lạnh hơn.
Nhưng đó cũng chưa phải là vấn đề căn cốt, chính nền chính trị độc tài với định hướng một chiều của giới chóp bu chính trị đã mau chóng đẩy Việt Nam đến chỗ lạc hậu. Con người, ngoài nguy cơ có thể bị bần cùng ra, còn có một cơ hội đạp lên đồng loại, tùng xẻo tài nguyên và bán đứng người anh em để tồn tại, phát triển, để được gia nhập vào một nhóm lợi ích nào đó. Nếu không được như thế, con người sẽ mau chóng bị đạp từ chỗ không có quyền lực đến chỗ bị lợi dụng, bị bán rẻ, bị đàn áp, bị bức hại, bị chà đạp và cướp trắng.
Và ở cả hai trạng thái, chà đạp người khác và bị chà đạp, thái độ lựa chọn của cả hai sẽ là thô bạo, bất chấp đạo đức và lấy bạo lực, bạo động làm kim chỉ nam. Ở phía chà đạp người khác để đạt mục đích, nếu không dùng bạo lực hành động thì người ta cũng dùng bạo lực tư tưởng thông qua âm mưu, thông qua thủ đoạn bạo lực để triệt tiêu đối phương. Đáp lại, khi con người bị đàn áp, chà đạp lâu ngày cũng sẽ tuyệt vọng, mất thiện chí với đời sống và chọn bạo lực, bạo động như một thứ cứu cánh để tự làm nổ tung khối uất hận của bản thân.
Việc người ta chọn hành động tự thiêu, chọn làm bom tự sát hoặc cho nổ tung tất cả không những cho thấy tính bạo lực của kẻ thua thế đã tăng cao mà hành vi bạo động của họ còn chứng minh rằng họ đã tuyệt vọng tột cùng, họ không còn tin vào hệ thống cầm quyền đang cai trị bên trên họ nữa. Bởi lẽ, đúng với trình tự xã hội, nếu còn niềm tin, họ sẽ đi kiện, sẽ đưa ra trước công lý, công luận những bất công mình đang gánh chịu. Nghiệt nỗi, tòa án làm theo chỉ đạo của đảng, công an phục vụ đảng, báo chí do đảng đào tạo và phục vụ đảng, mọi thứ đều của đảng. Một khi đảng đụng chạm đến thì kiện được ai? Trông vào ai nữa? Con người không chọn bạo lực, bạo động đáp trả thì cũng chỉ còn nước ra thân ăn mày.
Mà ở đây, không có đảng cụ thể nào đứng ra cướp của dân, chỉ có những đảng viên, những quan chức trực thuộc đảng cướp của dân, gây bất công với dân. Đảng luôn bảo rằng chủ trương đường lối của đảng là đúng, chỉ có những sai lầm nhỏ sẽ điều chỉnh, do một số đảng viên chưa thấu đáo… Cách chối tội này cùng với hệ thống thuộc cấp ngày càng liều lĩnh, manh động và bạo lực của đảng cầm quyền đã đẩy nhân dân đến chỗ phản ứng manh động, bạo động. Đây là một hệ quả tất yếu!
Bên cạnh đó, nguồn lương thực, thực phẩm đầy rẫy độc tố có xuất xứ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam cộng với công nghiệp rượu bia phát triển cũng là một phần nguyên nhân khiến cho lý trí con người trở nên căng thẳng, manh động. Chỉ có Việt Nam mới có thể có chuyện một ông thợ hồ, sau khi đóng mọi khoản thuế thông qua VAT cho mọi thứ ông ta mua mỗi ngày, chiều đến, ông ta tiếp tục lao vào quán nhậu để đóng một khoản thuế rất cao, vì thuế rượu bia và thuốc là là loại thuế ở nhóm chạm trần. Nhưng ông ta lại lựa chọn cách này.
Chỉ có Việt Nam mới có ba khoản thuế trong ngày, thuế xanh diễn ra vào buổi sáng, do các doanh nghiệp đóng, thuế đỏ diễn ra buổi trưa, trên bàn ăn sang trọng, trong những cú áp phe của giới chức, mafia đỏ và buổi chiều mới có khoản thuế vàng vọt của những người bần khổ tự lao vào quán nhậu mà đóng. Chuyện này chỉ có ở Việt Nam, tin là vậy!
Và, khi đời sống khốn khổ trùng vây, cựa đâu cũng bị áp bức, bất công, bóc lột ở đó thì bạo lực, bạo động và man rợ sẽ là môi trường mạnh nhất cho con người phát triển. Kẻ áp bức dùng bạo lực của kẻ mạnh, người bị áp bức dùng bạo lực để chống đối. Cuối cùng, đất nước cứ theo đà bạo lực mà đi tới. Đó là hệ quả của độc đảng, toàn trị và vô đạo đức. Không thể nói khác đi được!


LÊ DIỄN ĐỨC * CÁCH MẠNG VÔ NGHĨA

Một cuộc cách mạng vô nghĩa


Lê Diễn Đức

Vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, công chức Hà Nội được lệnh của Khâm Sai Phan Kế Toại tổ chức một cuộc mít tinh ở trước Nhà Hát Lớn Hà Nội.
Hàng ngàn người với lá cờ vàng ba sọc đỏ (có sọc giữa dứt quãng, cờ Quẻ Ly) xuống đường mừng ngày độc lập, sau khi Đế quốc Nhật Bản tuyên bố "trao trả độc lập cho Việt Nam".
Hoàng đế Bảo Đại trong ngày 11 ttháng 3 năm 1945 đã tuyên bố độc lập và thành lập chính quyền mới, với chính thể quân chủ lập hiến do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng. Tên nước được gọi là Đế quốc Việt Nam.
Bỗng nhiên một lá cờ đỏ sao vàng rất lớn được thả từ ban công của nhà hát xuống, một người leo lên khán đài cướp micro để hô khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh và hát bài Tiến Quân Ca. Cuộc biểu tình của công chức biến thành cuộc biểu tình của Mặt Trận Việt Minh.
Nhạc sĩ Tô Hải, một người còn sống ở Sài Gòn, nhân chứng sống cho sự kiện ấy, mô tả lại, như thế.
Hai ngày sau, tức là 19 tháng 8, Việt Minh đứng ra tổ chức một cuộc mít-tinh lớn, cũng ở trước nhà hát Lớn Hà Nội. Sau đó, đoàn người đến chiếm phủ Khâm sai đại thần. Khâm Sai Phan Kế Toại đầu hàng, cờ quẻ Ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên.
Sau khi Việt Minh cướp được chính quyền tại Hà Nội và nhiều nơi khác, Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim ở Huế nộp đơn xin từ chức.
Ngày 22 tháng 8, Việt Minh gửi công điện yêu cầu Bảo Đại thoái vị. Bảo Đại chấp nhận và tuyên bố "Đáp ứng lời kêu gọi của Ủy ban cách mạng, tôi sẵn sàng thoái vị. Trước giờ quyết định này của lịch sử quốc gia, đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả mọi quyền lợi, để cho sự đoàn kết được thành tựu, và yêu cầu đại diện của Ủy ban (Việt Minh) sớm tới Huế, để nhận bàn giao".
Hoàng đế Bảo Đại lúc bấy giờ đã nói một câu nổi tiếng: "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".
Thế là cách mạng tháng 8 thành công! Một cuộc cách mạng không có xung đột vũ trang, chẳng có tên thực dân Pháp hay phát xít Nhật nào trên đường phố Hà Nội, không một người chết. Việt Minh đã cướp chính quyền dễ như trở bàn tay, bằng lợi dụng được tình thế giao thời hỗn loạn của lịch sử khi phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh vô điều kiện và đang lúng túng chờ quân đồng minh tới giải giáp.
Và chỉ sau khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, Hồ Chí Minh cùng với các nhà lãnh đạo khác của Đảng Cộng Sản Việt Nam mới từ Tân Trào trở về Hà Nội và ngày 2 tháng 9 độc tuyên ngôn độc lập. Nhà nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời.
Mặc dù tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, mang tiếng là Chính phủ thân Nhật, bù nhìn, nội các của Thủ tướng Trần Trọng Kim đã làm được những quan trọng như :
- Thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ trước đó bao gồm đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và các đảng phái quốc gia, đồng thời cho phép các tổ chức, hội đoàn chính trị được hoạt động công khai.
- Tuyên bố nước Việt Nam đôc lập, và hủy bỏ Hiệp ước Bảo hộ 1884 (Hòa ước Patenôtre).
-  Thống nhất về mặt danh nghĩa, đưa đất Nam Kỳ trở lại với nguồn cội Việt Nam.
- Thay chương trình học bằng tiếng Pháp chuyển sang học bằng tiếng Việt. Hành chánh được cải tổ với việc dùng chữ Việt trong tất cả các giao dịch của chính phủ...
Việt Minh là tên gọi tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh, liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941 với mục đích "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập".
Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để đối phó với chủ trương tiêu diệt đảng của Pháp, Trung Hoa Dân Quốc và các đồng minh của họ, nhưng thực chất vẫn nắm vai trò lãnh đạo. Đến tháng 3 năm 1951 khi Việt Minh bị giải tán và Đảng Cộng Sản trở lại đúng với vị trí của họ.
Mục đích của Việt Minh trong sáng, rõ ràng đã đánh đúng vào lòng yêu nước, tinh thần chống Pháp, Nhật, nên tập hợp được lực lượng quần chúng đông đảo. Khi Pháp trở lại Đông Dương, Việt Minh tiếp tục cuộc vận động, lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến 9 năm và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
Theo Hiệp định Geneva 1954, Việt Nam bị chia thành hai phần, từ vĩ tuyến 17 trở ra thuộc miền Bắc Cộng Sản, từ vĩ tuyến 17 trở vào thuộc Việt Nam Cộng Hoà.
Đảng Cộng Sản Việt Nam giành độc quyền cai quản trên toàn miền Bắc, thực hiện Cải cách Ruộng đất vô nhân đạo làm chết oan hàng trăm ngàn người, bắt nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, thực thi chính sách kiểm duyệt, quản lý hộ khẩu, phân phối lương thực, chất đốt, cải tạo công thương, v.v... Một nhà nước không được dân bầu ra thông qua bầu cử tự do như Cương lĩnh của Việt Minh đã xác định.
Một chế độ bạo lực và khủng bố ngự trị trên toàn miền Bắc. Tất cả những tiếng nói bất đồng chính kiến hay phản kháng chế độ đều bị vùi dập và đàn áp dã man. Một bộ máy tuyên truyền, giáo dục khổng lồ của chế độ sử dụng hết công suất nhồi sọ con người ngay từ khi còn bé.
Giờ đây người ta mới hiểu ra rằng, tại sao ngay từ cuộc cách mạng tháng Tám, Việt Minh đã lấy cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ. Rõ ràng đây một cuộc khởi nghĩa cướp đoạt quyền lực và tiếm quyền có ý thức nhằm áp đặt hệ thống chinh trị cộng sản chuyên quyền.
Cũng với chế độ này, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đảng Cộng Sản Việt Nam nhuộm đỏ toàn quốc. Với chiêu bài đánh đuổi ngoại xâm, họ đã đưa dân tộc vào một cuộc chiến đẫm máu và dai dẳng và cưỡng chiếm miền Nam.
Cụ Lê Hiền Ðức, một người đi theo cách mạng từ lúc còn nhỏ, một công dân chống tham nhũng nổi tiếng, đã viết bài “Phản cách mạng đã rõ ràng” sau khi chứng kiến vụ cưỡng chế đất đai của nông dân Văn Giang, Hưng Yên:
“Cuộc cách mạng mà lớp người chúng tôi đã tham gia 60-70 năm trước nay đã bị phản bội một cách trắng trợn, triệt để. Công hữu, sở hữu toàn dân chỉ là chiêu bài để tư hữu hoá, tư nhân hoá, biến của chung thành của riêng”.
“Ðảng Cộng Sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam thừa nhận ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai rất tròng tréo, rắc rối, có nhiều thiếu sót và mâu thuẫn nhau. Nhưng ai là tác giả của chúng? Chính là họ. Ai được hưởng lợi từ chúng? Cũng chính là họ”.
Ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, đã phải cay đắng nói: "Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay".
Công nhân, giai cấp mà ĐCSVN gọi là đội quân tiên phong, trở thành lực lượng bần cùng của xã hội, bị các ông chủ tư bản bóc lột nặng nề, đồng lương không đủ sống, điều kiện làm việc khắc khổ.
Cuộc cách mạng tháng Tám trở nên vô nghĩa và mục đich của nó bị đảo ngược. Những kẻ cầm quyền mặc sức tham nhũng, ăn chặn. Bằng đồng tiền ăn cắp và ăn cướp, họ sống xa hoa trên sự nghèo đói của người lao động. Bất công, bất bình đẳng và suy thoái đạo đức xã hội nghiêm trọng, tệ hại còn hơn chế độ thực dân cũ.
Giống như đất nước Ba Lan sau Chiến tranh Thế giới II, thoát hiểm hoạ phát xít Đức thì bị hoạ cộng sản chụp xuống. Chế độ cộng sản dối trá, tàn nhẫn, tước đoạt quyền tự do của con người đến mức sau khi lật đổ nó vào năm 1989, Hiến pháp dân chủ cấm mọi hình thức tuyên truyền và hoạt động của chủ nghĩa Cộng sản.
Tất cả những điều tôi phân tích trên đây tương tự như nhận định của luật sư Nguyễn Văn Đài (trên trang Facebook), một nhà hoạt động dân chủ, đang sống ở Hà Nội:
"Làm cách mạng để xây dựng lên chế độ độc đảng toàn trị, không có tự do, dân chủ và nhân quyền. Đó là một cuộc cách mạng vô nghĩa và thất bại. Bởi chúng ta đã thay thế sự cai trị văn minh của giặc ngoại xâm bằng sự cai trị độc ác, tàn bạo, tham lam của giặc nội xâm".
© Lê Diễn Đức - RFA
 http://www.rfavietnam.com/node/2749


SONG CHI * CHƯA ĐỦ NHỤC

Có lẽ vì chúng ta chưa đủ đau, đủ nhục
 Song Chi.

Lại sắp đến ngày 2.9. Đúng 70 năm kể từ khi đảng cộng sản cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo tư tưởng, đường lối của chủ nghĩa Mác Lênin, và 40 năm kể từ ngày VN thống nhất thành một, nhà cầm quyền sẽ lại tổ chức kỷ niệm tưng bừng, nhằm nhắc nhở người dân về những chiến thắng, những công lao tô vẽ trong quá khứ và cố làm người dân quên đi hiện thực ngổn ngang của đất nước. Nhưng có vẻ như những lời tụng ca quá khứ, công ơn của đảng của chính phủ ấy cứ mỗi năm mỗi nhạt đi chả mấy ai buồn nghe. Người dân bình thường còn phải chạy đuổi theo cuộc mưu sinh, chạy theo vật giá leo thang mỗi ngày, chạy trường cho con, chạy kiếm thêm tiền dành thân phòng khi tai nạn ốm đau, tuổi già sức yếu…; còn đám trẻ vô tư vô lo thì chỉ coi ngày 2.9 như thêm một ngày nghỉ lễ tha hổ ăn chơi.
Còn lại những ai có lòng với đất nước, cứ mỗi dịp 2.9, 30.4 và những ngày lễ khác của chế độ là chúng ta lại đối diện với những câu hỏi: độc lập thống nhất đã bao nhiêu năm rồi, nhưng tại sao VN vẫn cứ mãi đói nghèo lạc hậu, người dân chưa được hưởng tự do dân chủ, ấm no hạnh phúc thật sự, VN đang đứng ở đâu trên thế giới và sẽ đi về đâu, bao nhiêu năm nữa thì người Việt có thể bắt đầu xây dựng lại từ đầu một nước VN theo một thể chế tự do, dân chủ, tam quyền phân lập?
Tôi không muốn nhắc đến câu hỏi ngớ ngẩn vừa sai từ cách đặt vấn đề vừa tỏ ra mỵ dân của ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “Tại sao chúng ta tốt mà vẫn nghèo, bây giờ phải làm gì?” Nhưng riêng phần tại sao VN vẫn cứ đói nghèo, có lẽ phần lớn trong chúng ta đều đã có câu trả lời từ thực tiễn đất nước, đó là đảng cộng sản VN đã đi sai đường, đã chọn sai mô hình thể chế chính trị, sau nhiều năm lại bị tha hóa biến tướng trở thành một đảng độc tài, tham nhũng nặng nề, và từ chối mọi cơ hội thay đổi theo hướng tự do dân chủ đa đảng. Khiến cho đất nước không những bị kềm hãm không thể phát triển mà còn tụt hậu hàng chục, hàng trăm năm về mọi mặt so với các nước láng giềng chỉ trong vòng vài thập niên chứ chưa nói đến thế giới, đạo đức văn hóa xã hội sa sút, con người VN cũng bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, tai hại hơn, một phần lãnh thổ lãnh hải bị mất vào tay Trung Cộng, đất nước không chỉ bị lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng mà còn phải thường xuyên đối mặt với nguy cơ mất nước…
Tất cả những điều đó chúng ta, những ai đã nhìn ra sự thật sau 70 năm cầm quyền của đảng cộng sản đều đã biết, đã nói quá đủ, quá nhiều trong suốt những năm qua. Nhưng có phải chỉ có mình đảng cộng sản phải chịu trách nhiệm về tất cả mọi chuyện?
Đúng là đảng cộng sản đã sai lầm. Lý thuyết cộng sản chủ nghĩa theo tư tưởng Mác Lênin cùng với mô hình thể chế chính trị độc đảng độc tài, bao cấp hoàn toàn về kinh tế theo kiểu Liên Xô cũ đã bị phá sản, bị vứt vào sọt rác ngay cả quốc gia sản sinh ra nó, sau đó đảng cộng sản VN học theo đảng cộng sản Trung Quốc, cố lắp ghép sửa đổi thành mô hình độc đảng độc tài kết hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một hệ thống kinh tế hoàn toàn mới, chưa hề có trong lịch sử, còn về mặt tư tưởng thì tư tưởng Mác Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, mà cũng không ai biết tư tưởng Hồ Chí Minh là gì. Sau gần hai mươi năm gọi là đổi mới, vận hành đất nước theo mô hình này thì kết quả như thế nào chúng ta cũng đã nhìn thấy.
Đúng là đảng cộng sản không vì dân vì nước, bất tài, bất lực, tham nhũng và phá hoại. Nhưng cứ thử hỏi vì sao cái đảng ấy vẫn tiếp tục ngồi trên đầu trên cổ dân ta cho đến nay, khi chỉ còn lại đôi ba nước trên thế giới là chấp nhận?
Chúng ta có thể bị lừa lúc đầu, thậm chí khi đảng hô hào đổi mới vào thập niên 90 của thế kỷ XX chúng ta vẫn có thể tiếp tục bị lừa, nhưng đến bây giờ, ai bắt chúng ta tiếp tục tự lừa mình sau chừng đó năm, chừng đó thông tin cho phép chúng ta thừa sức so sánh giữa những lời nhà cầm quyền nói với những việc họ làm, so sánh tình hình thực tế nước ta và các nước khác?
Cho dù chung quanh chúng ta không ít những tấm gương vươn lên nhanh chóng thần kỳ từ những nước bại trận sau chiến tranh thế giới thứ hai như Đức, Nhật Bản hoặc là nước nghèo, lạc hậu, thua cả miền Nam VN những năm 60-70 như Hàn Quốc, trở thành những cường quốc về nhiều mặt, được thế giới kính nể như hiện tại. Tất nhiên, do những quốc gia này không bị họa cộng sản, đã chọn lựa đúng mô hình thể chế chính trị để xây dựng và phát triển, nhưng không loại trừ một lý do: lòng kiêu hãnh dân tộc và cả tinh thần yêu nước khiến họ biết đau biết nhục từ sự thất bại, nghèo hèn, và quyết tâm xây dựng đất nước trở thành hùng cường.
Nói như vậy không có nghĩa người Việt không yêu nước, nhưng phải chăng lòng yêu nước ấy chưa đủ mạnh, cả cái đau cái nhục cũng chưa đủ?
Nhà cầm quyền chưa thấy đủ đau đủ nhục khi VN dưới sự lãnh đạo của họ luôn luôn bị xếp hạng cao trên thế giới về tham nhũng, độc tài, kẻ thù của internet, nhưng lại luôn nằm trong số những quốc gia xếp hạng chót về phát triển kinh tế, GDP tính trên đầu người, chỉ số chất lượng cuộc sống, chỉ số phát triển con người, tự do báo chí, tự do ngôn luận…, và 40 năm sau khi thống nhất VN vẫn cứ phải vác mặt đi vay nợ thế giới, VN bây giờ không chỉ thua xa từ Indonesia, Singapore, Thái Lan mà ngay cả Campuchia có những khía cạnh cũng thua, ví dụ như chúng ta chỉ làm ra được con ốc vít trong khi Campuchia làm ra được xe hơi, Campuchia dù chính phủ cầm quyền vẫn độc tài nhưng dù sao cũng đã có đa nguyên đa đảng…
Họ cũng không thấy nhục khi người dân, thông qua mạng lưới báo chí bên ngoài, các trang blog, trang mạng xã hội…thường xuyên bày tỏ sự phẫn nộ, căm ghét, phê phán cái chế độ này, cái đảng và nhà nước này.
Họ cũng không thấy nhục trong mối quan hệ bất bình đẳng và luôn luôn thiệt hại với Trung Quốc, mối quan hệ đã khiến họ, dưới mắt người dân là một nhà cầm quyền hèn nhát, nhu nhược, thậm chí bị nhân dân chửi thẳng là bán nước, ghi thêm một vết nhơ muôn đời trong lịch sử.
Nhà cầm quyền thì như thế, còn người dân, dường như chúng ta cũng chưa đủ đau đủ nhục dù 40 năm sau khi thống nhất, quê hương vẫn lầm than, người Việt vẫn phải tha hương khắp nơi kiếm sống, đi làm thuê cho thiên hạ, đi làm dâu xứ người; và vì cái nghèo, cái hèn nên nhiều người làm liều ăn cắp ở Nhật, đi buôn lậu, buôn cần sa ở Anh và các nước Đông Âu, đi làm gái ở Campuchia, Thái Lan, Singapore…Hình ảnh ngưởi Việt trên thế giới, do đó, cũng bị coi thường, rẻ khinh.
Người Việt chúng ta dường như chỉ biết lo vun quén cho bản thân, cho cái riêng mà ít khi nghĩ đến cái chung.
Vì chỉ nghĩ đến cái lợi riêng của đảng nên đảng cộng sản cương quyết không chia sẻ quyền lực cho bất cứ ai, bất chấp lợi ích của đất nước, của dân tộc.
Người dân thường thì chỉ lo cho cuộc sống của bản thân và gia đình, mũ ni che tai trước những bất công phi lý của xã hội và sự thối nát của chế độ, tự nhủ chuyện chính trị, chuyện nước đã có đảng, có nhà nước lo, mở miệng chỉ thiệt đến thân. Thói quen ít nghĩ đến cái chung bắt đầu từ những hành vi rất nhỏ trong cuộc sống, như nhà mình thì giữ thật sạch nhưng con hẻm chung có bẩn cũng mặc kệ, hoặc sẵn sàng vứt rác nơi công cộng, cái gì của mình thì tiết kiệm, dè sẻn nhưng của chung thì hoang phí. Chẳng hạn từ thời bao cấp, công nhân viên vì đồng lương không đủ sống đã tìm cách bớt xén, thủ lợi ở cơ quan từ việc xài điện chùa, nước chùa, điện thoại chùa cho tới dùng giờ công làm việc riêng…
Quan chức từ cấp thấp đến cấp cao khi đã ngồi vào chỗ chỉ biết nghĩ cách bám ghế cảng lâu càng tốt, lo vơ vét càng nhiều càng tốt, bớt xén, rút ruột các công trình, đẻ ra những dự án khổng lồ, những tượng đài hoành tráng, vung tiền cho những dịp lễ lạc, kỷ niệm hàng năm…để ăn, bất chấp chất lượng và hậu quả ra sao, bất chấp nước còn nghèo dân còn đói khổ. Rồi nào mải mê tranh giành ghế, đấu đá nhau, thi nhau xây nhà to, mả to, nhà thờ họ to, đưa con đi du học, chuyển tiền ra nước ngoài…
Trí thức còn đang mải kiếm thêm cái bằng thạc sĩ, tiến sĩ, nghệ sĩ còn đang phải chạy xin cái danh xưng nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân. Còn giới trẻ, một bộ phận còn đang than khóc cho một nhóm nhạc K-pop, cho một trận bóng đá thua của nước nhà, khóc thương theo những câu chuyện lâm li của những cuốn tiểu thuyết ngôn tình của Trung Quốc, say sưa theo dõi đời tư của ca sĩ này người mẫu kia, chạy theo mẫu điện thoại mới nhất, quần áo mốt nhất, hay xuống đường đánh nhau vì hai hot girl, thậm chí tệ hơn, ăn chơi đốt đời với ma túy thuốc lắc v.v…Chỉ một bộ phận giới trẻ chăm học, nghĩ tới tương lai nhưng cũng vẫn là tương lai của chính mình hơn là tương lai của đất nước.
Vì chưa đủ nhục đủ đau, vì làm việc gì cũng chỉ nghĩ tới mình, nghĩ tới hai chữ VN sau, nên không thèm quan tâm đến cái nhìn của thế giới, từ chuyện hành xử thiếu văn minh, ăn cắp móc túi khi đi ra bên ngoài, cho tới những công trình thể hiện bộ mặt VN với thế giới mà cũng làm như mèo mửa, một ví dụ mới nhất là về sự nhếch nhác của Nhà Việt Nam tại Expo Milano 2015 (Ý), mà dư luận mới được biết sau khi chủ một Facebook đăng tải hình ảnh và bài viết phản ánh.
Chúng ta cũng thường chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến cái hại lâu dài, ví dụ như nạn chặt chém du khách nhất là khách nước ngoài, không nghĩ đến việc khách nước ngoài vì thế mà không muốn quay lại, gây hại chung cho đất nước trong đó có chính bản thân mình.
Nhiều người đã từng nhận xét VN không phải là nước đang phát triển hay chậm phát triển mà là khó phát triển. Còn chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, trong bài nói chuyện trước các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước tại Đà Nẵng mới đây, đã nói: “Một số chuyên gia WB còn nói đùa Việt Nam có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!” – chuyên gia Phạm Chi Lan nói một cách khá chua chát.” (“Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước… không chịu phát triển!” (Info.net)
Người Việt chúng ta cũng rất giỏi chịu đựng. Đường ống Sông Đà bị vỡ tới 13 lần, giữa thế kỷ XXI mà người dân thủ đô phải xếp hàng lấy nước như thời bao cấp nhưng chúng ta vẫn chịu được, bị Bộ giáo dục hành suốt bao nhiêu năm qua bao nhiêu lần cải cách, thay đổi xoành xoạch vẫn chịu được, tiền thuế của mỗi người dân chúng ta bị cái nhà nước này tiêu xài phung phí, ăn ngập họng, làm ăn thua lỗ, thất thoát, bắt dân phải gánh nợ, chúng ta vẫn chịu được v.v và v.v…
Một chế độ tồi tệ đến thế chúng ta vẫn chịu được. Thì là lỗi của chúng ta hay lỗi của nhà cầm quyền?
Có vẻ như lâu nay lối thoát duy nhất của chúng ta là… chửi. Chúng ta chửi chế độ, chửi bọn quan tham, bọn bán nước, bọn bất tài… Chưa bao giờ trước đây người dân VN từ ông tài xế taxi, bà bán bún ngoài chợ cho tới dân trí thức, các blogger, nhà báo tự do…có thể thoải mái chửi chế độ, chửi nhà cầm quyền đến thế. Nhà cầm quyền có biết không? Thừa biết. Nhưng tại sao họ vẫn để lơ? Thứ nhất là vì người ta chửi nhiều quá, nếu bất cứ ai chửi chế độ cũng bắt bớ, giam cầm thì có mà bắt mà giam hàng chục triệu người. Thứ hai, bởi vì chửi không làm cho chế độ này sụp được, thậm chí chửi nhiều khi còn là một cách xả xú páp, chẳng thà để dân chửi cho hả rồi dân lại lùi lũi lo kiếm ăn còn hơn dân ôm lấy nổi căm giận trong lòng và một ngày xuống đường, đấu tranh lật đổ chế độ.
Chúng ta chửi không làm cho chế độ này sụp đổ được, cũng như chúng ta chửi Trung Cộng không làm cho Trung Cộng sợ mà không dám tiếp tục gây hấn, cướp phá ngư dân Việt, hay xâm lấn dần lãnh hải lãnh thổ VN.
Những người dân ở các nước XHCN Đông Âu cũ cho tới các nước Bắc Phi đã phải xuống đường thay đổi chế độ độc tài, đòi lại quyền tự quyết vận mệnh của đất nước, của dân tộc.
Còn người Việt, bao giờ thì nỗi đau, nỗi nhục, nỗi giận dữ của chúng ta đủ mạnh để biến thành hành động?


SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN

Làm Báo, Làm Dáng & Làm Đĩ


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Không phải ngẫu nhiên mà lực lượng báo chí nước ta đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác. Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những đóng góp to lớn của báo chí cả nước cũng như của Hội Nhà báo Việt Nam.
Mấy tháng trước, có đận, báo chí trong nước đồng loạt và khẳng khái lên tiếng bênh vực một người dân ở Sài Gòn vì tấm biển quảng cáo quán ăn của ông ta bị nhân viên Phường I tịch thu mà “không hề có văn bản, không có ý kiến từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.” Đầu tháng này, báo giới lại đồng tình lên tiếng chỉ trích việc “thi hành pháp luật cứng ngắc” của công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội) khi họ tịch thu bình trà đá miễn phí dành cho người nghèo do người dân khu phố đặt dưới một gốc cây.”
Thành quả: cả tấm biển quảng cáo và thùng nước đều đã được trả lại cho khổ chủ. Không những thế, ông Nguyễn Quang Hiếu, Chủ Tịch UBND quận Hoàng Mai còn “đánh giá công an phường Thịnh Liệt thu thùng trà miễn phí của người dân là hơi thái quá, cần rút kinh nghiệm.”

Chưa hết, Luật sư Nguyễn Văn Hậu ( Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia TPHCM) cũng cho rằng "hành động tịch thu bình trà đá miễn phí cho người nghèo là vô tâm và đụng chạm tới những giá trị nhân văn đang ngày càng ít trong xã hội, nên lập tức gặp phải phản ứng dữ dội.”

Ảnh: vnexpress
Những phản ứng “dữ dội” kể trên khiến tôi thốt nhớ đến một câu danh ngôn quen thuộc (“Tội lỗi lớn nhất của chúng ta là im lặng trước cái ác và cái xấu.”) và không nén được một tiếng thở dài. Báo giới ở Việt Nam – rõ ràng – chỉ ồn ào trước những cái xấu cùng cái ác nho nhỏ, ở phạm vi phường xã mà thôi. Còn những tội ác tầy trời khác thì họ nhất loạt ... làm thinh!
Xin đơn cử vài thí dụ:
“Tối 10-9-1975, ‘tin chiến thắng’ liên tục được báo về ‘Đại bản doanh’ của Trung ương Cục đóng tại Dinh Độc Lập... Các đoàn đưa ra những con số chi tiết: hàng chục triệu tiền mặt, hàng chục ký vàng, cả ‘kho’ kim cương, hàng vạn mét vải và cả một cơ sở chăn nuôi gồm ‘7.000 con gà, thu hoạch 4.000 trứng mỗi ngày’ ở Thủ Đức...
Trong buổi giao ban của Thường vụ Trung ương Cục vào lúc 7 giờ tối ngày 10-9- 1975, tại Dinh Độc Lập, với sự có mặt của ông Phạm Hùng, bí thư Trung ương Cục, ông Nguyễn Văn Trân, ủy viên thường vụ, cùng các lãnh đạo Quân quản như Nguyễn Võ Danh, Phan Văn Đáng…, ông Mai Chí Thọ cho rằng các đoàn, các đội chỉ mới bắt được đối tượng, mới nắm được tài sản nổi chứ chưa lấy hết tài sản chìm.”
(Huy Đức. Bên Thắng Cuộc, tập I. OsinBook, Westminster, CA: 2013).
Xin xem thêm vài con số nữa về tài sản (cả nổi lẫn chìm) của đám nạn nhân thuộc bên bại cuộc:
  • “Những gì mà Cách mạng lấy được của ‘nhà giàu’ trên toàn miền Nam được liệt kê: ‘Về tiền mặt ta thu được 918,4 triệu đồng tiền miền Nam; 134.578 Mỹ Kim [trong đó có 55.370 USD gửi ở ngân hàng]; 61.121 đồng tiền miền Bắc; 1.200 đồng phrăng (tiền Pháp)…; vàng: 7.691 lượng; hạt xoàn: 4.040 hột; kim cương: 40 hột; cẩm thạch: 97 hột; nữ trang: 167 thứ; đồng hồ các loại: 701 cái. Trong các kho tàng ta thu được: 60 nghìn tấn phân; 8.000 tấn hoá chất; 3 triệu mét vải; 229 tấn nhôm; 2.500 tấn sắt vụn; 1.295 cặp vỏ ruột xe; 27.460 bao xi măng; 644 ô tô; 2 cao ốc; 96.604 chai rượu; 13.500 ký trà; 1000 máy cole; 20 tấn bánh qui; 24 tấn bơ; 2.000 kiếng đeo mắt; 457 căn nhà phố; 4 trại gà khoảng 30.000 con và một trại gà giá 800 triệu; 4.150 con heo; 10 con bò, 1.475.000 USD thiết bị tiêu dùng; 19 công ty; 6 kho; 65 xí nghiệp sản xuất; 4 rạp hát; 1 đồn điền cà phê, nho, táo rộng 170 hecta ở Đà Lạt’ (Sđd, trang 80-81).
  • Tại Sài Gòn, 28.787 hộ tư sản bị cải tạo, phần lớn bị ‘đánh’ ngay trong bốn ngày đầu với 6.129 hộ ‘tư sản thương nghiệp’, 13.923 hộ ‘trung thương’. Những tháng sau đó có thêm 835 ‘con phe’, 3.300 ‘tiểu thương ba ngành hàng’, 4.600 ‘tiểu thương và trung thương chợ trời’ bị truy quét tiếp. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, người trông coi kho vàng của Ngân hàng, trong đợt đánh tư sản này, Cách mạng thu thêm khoảng hơn năm tấn vàng, chưa kể hạt xoàn và các loại đá quý. Có những gia đình tư sản giấu vàng không kỹ, lực lượng cải tạo tìm được, khui ra, vàng chất đầy trên chiếu.” (Sđd, trang 90).
Những “chiến thắng” và “chiến lợi phẩm” tương tự cũng đã được ghi nhận, ngay sau khi... “Cách Mạng cướp được chính quyền,”  ở miền Bắc Việt Nam:
“Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các   nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước... Trong thời kỳ khôi phục kinh tế, 1955-1957, nền kinh tế miền Bắc phát triển ngoạn mục, chủ yếu nhờ vào lực lượng tư nhân: Công nghiệp tư bản tư doanh tăng 230%; cá thể, tiểu chủ, tăng 220,2%. Tư bản tư doanh và tiểu chủ, cá thể tạo ra một lượng sản phẩm chiếm 73,7% tổng giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở miền Bắc.
Nhưng ‘Công cuộc cải tạo công thương nghiệp tư doanh’ bắt đầu ở miền Bắc vào tháng 9-1957 đã gần như triệt tiêu hoàn toàn kinh tế tư bản tư nhân, tiểu chủ và cá thể bằng cách tước đoạt dưới các hình thức ‘tập thể hoá’ hoặc buộc các nhà tư sản phải đưa cơ sở kinh doanh của họ cho Nhà nước với cái gọi là công tư hợp doanh.
Chỉ hai năm sau cải tạo công thương nghiệp tư doanh, ở miền Bắc, tài sản của các nhà tư sản teo dần trong khi lực lượng quốc doanh bắt đầu chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. Văn kiện Đảng ghi ngắn gọn: ‘Đến cuối năm 1960, 100% hộ tư sản công nghiệp và 97,2% hộ tư sản thương nghiệp được cải tạo.’ Con số đó đủ để nói lên chính sách đối với tư nhân của chế độ miền Bắc.” (Sđd, tập II, trang 204 - 207).
Nói tóm lại là tài sản của người dân, ở cả hai miền Nam/Bắc, đều đã bị “tước đoạt” một cách trắng trợn trong suốt “tiến trình cách mạng” qua một loạt những trận “đánh” được mệnh danh là Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Cải Tạo Xã Hội Chủ Nghĩa, Tập Thể Hoá, Đổi Tiền ...
Tuy “cách mạng” đã thành công nhưng cái “tiến trình” này chưa biết bao giờ mới chấm dứt. Đảng và Nhà Nước vẫn thản nhiên cướp đoạt, và vẫn tiếp tục khiến cho hàng trăm ngàn gia đình người dân phải lâm vào cảnh vong gia thất thổ với chủ trương “đất đai là sở hữu của toàn dân.”
VOA nghe được vào hôm 13 tháng 8 năm 2015 phát đi một bản tin (“Cô Bé 14 Tuổi Đi Tìm Công Lý Cho Ba Mẹ Và Anh Trai”) buồn bã:
Sự việc liên quan tới gia đình em Nguyễn Mai Thảo Vy (ngoài cùng bên trái) rộ lên hồi tháng Tư vừa qua trong vụ phản kháng cưỡng chế đất đai ở huyện Thạnh Hóa, Long An. Ảnh và chú thích: VOA
Một bé gái mất nhà, có cả cha mẹ và anh trai rơi vào vòng lao lý vì chống lại lực lượng thu hồi đất mà em cho là bất công, nói em chỉ mong trở lại cuộc sống bình thường và đang làm tất cả những gì có thể để gia đình được đoàn tụ.  
Sự việc liên quan tới gia đình em Nguyễn Mai Thảo Vy rộ lên hồi tháng Tư vừa qua trong vụ phản kháng cưỡng chế đất đai ở huyện Thạnh Hóa, Long An.
Hơn một chục người bị bắt, trong đó có ba mẹ của em Vy, và 4 tháng sau, mới đây, ngày 6/8, anh trai của em là Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, đã bị bắt theo “lệnh truy nã”.
Vy kể với VOA Việt Ngữ: “Con cảm thấy mình giống như là bước vào con đường cùng không có lối thoát. Con tưởng cuộc đời con chấm hết rồi. Không còn cha mẹ, không còn nhà cửa. Tinh thần của con rất là suy sụp.
Cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn. Ảnh từ Dân Luận
Chính sách thu hồi đất đai hiện nay đã  đẩy bao nhiêu triệu người “vào con đường cùng không có lối thoát” như thế ? Tuy thế, báo giới ở đất nước này chỉ “phản ứng dữ dội” khi bất công xẩy ra ở cấp phường xã, và chỉ liên quan đến những tài sản nho nhỏ (như tấm biển quảng cáo, hay thùng nước đá) của người dân mà thôi.
Vậy mà cũng có Hội Nhà Báo Việt Nam, với cả chục lần Đại Hội. Đó là hội của những người làm dáng, chứ không phải là làm báo. Dù vậy, không ít qúi ông và bà phóng viên và ký giả của TTXVN vẫn chưa bao giờ dám làm dáng cả, họ chỉ chuyên làm đĩ (whorespondent) mà thôi.


CÁC GIÁO SƯ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM SAIGON TRƯỚC 1975


Các vị Khoa trưởng - ĐHSP Sàigòn

Ông Trương Công CừuGs Triết & Pháp văn
Ông Bùi Xuân Bào Gs Pháp văn
Ông Phạm Hoàng HộGs Khoa học
..............
Ông Trần Văn Tấn (đến 30/04/1975)Giáo sư Toán

Các Giám đốc Học vụ - ĐHSP Sàigòn

Ông Lý Công Cẩn
(Phó Khoa trưởng kiêm Giám đốc, thay cụ Bùi Phượng Chì về hưu năm 1967)
Gs Vật Lý
Ông Bùi Phượng Chì
(Phó Khoa trưởng, Giám đốc ban Khoa học từ năm 1958)
Gs Toán
Ông Hồ Văn Huyên
(Giám đốc ban Văn chương)
(Tiếp sau cụ Hoàng Gia Lịnh)
Ông Hoàng Gia Lịnh
(Giám đốc ban Văn chương)
(Tiếp sau cụ Phan Thế Roanh)
Ông Phan Thế Roanh
(Giám đốc ban Văn chương từ năm 1958)
Gs Triết học & Phương pháp Sư phạm
Ông Phạm Đình Tiếu
(Sinh Viên vụ)
Giáo sư Địa lý
(... đến 1974)
Ông Lê Văn
(Phó Khoa trưởng, Giám đốc ban Văn chương)
Gs Anh văn
(Tiếp sau cụ Hồ Văn Huyên)

Các vị Tổng Thư ký - ĐHSP Sàigòn

Ông Nghiêm Văn Cươngtừ 1958 đến 1969
Ông Khổng Văn Tuyềntừ 1967 đến 1975

Giáo sư Ngành Khoa học - ĐHSP Sàigòn

********

Ban Hóa Học

Ông Nguyễn Hoàng DuyênGs Hóa học
Bà Nguyễn Thị ĐủGs Hóa học
Ông Nguyễn GiámGs Hóa học
Bà Phạm Thị HiềnNghiệm chế viên (Lab. Assistant)
Ông Nguyễn Minh HòaGs Hóa học
Ông Trần HùngGiáo sư Hóa học
Ông Nguyễn Thanh KhuyếnGs Hóa học (MPC)
(Hóa Vô cơ)
Ông Phạm Tấn KiệtGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Nguyễn Văn KimGs Hóa học
Ông Trần LươngGs Hóa học
Ông Phan Văn PhảiGs Hóa học
Bà Nguyễn Thị PhươngGs Hóa học
Ông Lôi Quốc QuếGs Hóa học
Ông Chu Phạm Ngọc SơnGs Hóa học Đại cương(Chimie Générale)
(Hóa hữu cơ)
Bà TeulièresGs Pháp văn
Bà Nguyễn Thị ThảoNghiệm chế viên (Lab. Assistant)
Ông Lê Văn ThớiGs Hóa học Đại cương(Chimie Générale)
Ông Mai Thanh TruyếtGs Hóa học ĐHKH & ĐHSP Sàigòn

Ban Toán

Ông Đặng Đình AngGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông BéchirGs Pháp văn
Ông Bùi Phượng Chì
(Giám đốc Ban Khoa học)
Gs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Lê Thanh Hoàng DânGs Giáo dục & Sư phạm
Ông Cao Xuân ChuânGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Phạm Hữu HiệpGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Gs Đặng Xuân HồngGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Huỳnh HuynhGs Toán (MPC)
Bà Nguyễn thị Phương MaiGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông và Bà Phùng Trung NgânGs Thực Vật học ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Hoàng Cơ NghịGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Nguyễn Đình NgọcGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông ProulleGs Toán (MPC)
Ông Phạm Xuân QuangGs Toán (MPC)
Ông Trần Văn Tấn
(Khoa trưởng ĐHSPSG)
Gs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Nguyễn Ngọc ThơGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Lê Quang TiếnGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Trần Ngọc TiếngGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Từ Ngọc TỉnhGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Nguyễn Văn Trường.
(Cựu Bộ trưởng bộ Giáo dục)
Gs Toán
Linh mục Hoàng Quốc TrươngGs Toán ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Vũ Trọng TuấnGs Toán

Ban Vạn Vật

Gs Tô Ngọc AnhGs Thực vật học ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Bà Ngô thị Ngọc ÁnhGs Phương pháp Giáo dục
Bà Trần Kim HạnhGs Vạn vật
Ông Trương Văn Huấn
(Trưởng ban Vạn vật)
Gs Vạn vật
Ông Lê Công KiệtGs Thực vật học ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Bà Bùi Thị LạngGs Động vật học
Gs Lê Tuệ QuangGs Thực vật học ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Lâm Hoài ThôngGs Hải Dương học
Bà Nguyễn Thị ThuGs Phương pháp Giáo dục
Ông Nguyễn Thế TiếnGs Động vật học
Ông Lê Trọng VinhGs Vạn vật
Ông Nguyễn Thanh VânGs Sinh vật học

Ban Vật Lý

Ông Lý Vĩnh BêGs Vật lý
Ông Lý Công Cẩn
(Phó Khoa Trưởng, Giám đốc ban Khoa học)
Gs Vật lý
Ông Bùi Phượng ChìGs Toán
Ông Ngô Duy ChuGs Vật lý
Ông De Laur
(Nguyên Hiệu trưởng 1 Lycée ở Algérie)
Gs Vật lý
Ông Trịnh Cao HảiGs Vật lý
Ông Phí Minh HiểnGs Vật lý
Ông Lê Minh HoaGs Vật lý
Ông MarchandGs Vật lý Đại cương
(Physique Générale & Electro Mécanique).
Ông Nguyễn Công MiềnGs Vật lý
Ông Hoàng Cơ NghịGs Toán
Ông Trần An NhànGs Vật Lý Đại cương
Ông Vũ Quốc OaiGs Vật lý
Ông PatatGs Vật lý Đại cương
(Physique Générale & Mécanique)
Ông Rheim
(Nguyên Hiệu trưởng Albert Sarraut-Hà Nội)
Gs Vật lý
Ông Nguyễn Hữu TàiGs Vật lý
Bà TeulièresGs Pháp văn
Ông Lê Ngọc ThậnGs Vật lý
Ông Nguyễn Ngọc ThọGs Pháp văn
Ông Nguyễn Trần TrácGs Vật Lý ĐHKH & ĐHSP Sàigòn
Ông Nguyễn Chung TúGs Vật lý Đại cương
(Physique Générale & Optique Physique).
Ông Nguyễn Hữu TướcGs Pháp văn

Giáo sư Ngành Văn chương - ĐHSP Sàigòn

********

Ban Anh văn

Ông ChazalGs Anh văn
Ông Trần Trung LươngGs Anh văn
Ông Nguyễn Văn Lương
(Giám đốc Nha Pháp chế thuộc Bộ Giáo dục)
Gs Anh văn
Ông Trương Bửu ĐiệnGs Anh văn
Ông Trần Kim NởGs Anh văn
Ông Phạm Văn QuảngGs Anh văn & Tâm lý Giáo dục
Ông Lê Văn
(Phó Khoa Trưởng, Giám đốc ban Văn chương)
Gs Anh văn & Giáo dục đối chiếu
Ông Lê Thành ViệtGs Anh văn
Bà Lê Bảo Xuyến
(Phu nhân Gs Lê Văn)
Gs Anh văn

Ban Pháp văn


Ông Bùi Xuân BàoGs Pháp văn
Ông CorotGs Pháp văn
Ông Nguyễn Ngọc CưGs Hướng dẫn Thực tập
Ông Nguyễn Khắc HoạchGs Pháp văn & Hướng dẫn Thực tập
Ông Nguyễn Khắc KhamGs Pháp văn
Ông Nguyễn Văn KiếtGs Pháp văn
Ông Nguyễn Văn LươngGs Anh văn
Ông Trương Phan Nam MinhGs Pháp văn
Ông Lê Trung NhiênGs Hướng dẫn Thực tập
Bà PiatGs Pháp văn
Ông RobinGs Pháp văn
Ông Dương Thiệu TốngGs Tâm lý Giáo dục
Linh mục Đỗ Minh Vọng ( Alexis Crass)Gs Littérature comparée
Bà Lê Bảo Xuyến
(Phu nhân Gs Lê Văn)
Gs Anh văn

Ban Sử Địa

Ông Tăng Xuân AnĐịa lý Việt Nam
Bà Nguyễn thị Kim Anh
(Phu nhân Cố Gs Phạm Đình Tiếu)
Gs Sử (Mỹ châu)
Ông Lê Trọng AnhGs Sử Địa
Ông Nguyễn Huy BảoGs Tâm lý Sư phạm
Mlle BourriotGs Lịch sử Phương Tây
Bà Nguyễn Thị Cúc
(Phu nhân Gs Lâm Thanh Liêm)
Gs Địa lý Nhân văn (Âu & Mỹ châu)
Ông Nguyễn Ngọc CưGs Việt Sử & Hướng dẫn thực tập
Ông Trương Công CừuGs Tâm lý Sư phạm
Ông Phạm Cao DươngGs Sử (Bình giảng Sử liệu)
Ông Trần Văn HaiGs Luân lý Giáo dục & Hướng dẫn thực tập
Ông Huỳnh Văn HaiGs Địa lý Việt Nam
Ông Nguyễn HảiGs Hải Dương học
Ông Tchen Chin HoGs Sử Đông Nam Á
Ông Hồ Văn HuyênGs Học quy
Ông Trần Văn LạcGs Hán văn
Ông Trương Bửu LâmGs Phương pháp Sử
Ông Trần Trung LươngGs Giáo dục Truyền thông
Ông Lâm Thanh LiêmGs Địa lý (Địa chất học)
Bà Phan Nguyệt MinhGs Anh văn
Ông MonlauGs Địa lý Hình thể
Ông Nguyễn Khắc NgữGs Việt Sử & Hướng dẫn thực tập
Ông Nguyễn Bá NhẫnĐịa lý Kinh tế
Ông NormandGs Địa lý hình thể
Ông  PascalGs Địa lý hình thể Âu châu
Ông Lê Trọng PhỏngGs Sử (Âu châu)
Ông Phạm Văn QuảngGs Tâm lý & Phương pháp Sư phạm
Ông Trần Hữu QuảngGs Phương pháp Khải đạo
Ông Vương Hồng SểnGs Sử Việt Nam
Bà Quách Thanh TâmGs Địa lý Khí hậu
Sư huynh Mai TâmGs Tâm lý Giáo dục
Bà TeulièresGs Pháp văn thực hành
Ông TeulièresGs Địa lý Nhân văn
Ông Hoàng Ngọc Thành
(Trưởng ban Sử ĐHSPSG)
Gs Sử (Chính trị Thế giới đại cương)
Bà Trần thị Chi ThuầnGs Khoáng chất học ĐHKH & ĐHSPSG
Ông Phạm Đình TiếuGs Địa lý Đại cương
Bà Trần thị Khánh Vân
(Phu nhân Gs Phạm Cao Dương)
Gs Sử (Văn minh các nước ĐNA)

Ban Việt Hán

Ông Nguyễn văn AnhGs Hán văn
Ông Nguyễn Văn BìnhGs Hán văn
Ông Giản ChiGs Hán văn
Ông Nguyễn Huy ChiểuGs Hán văn
Ông Trương Văn ChìnhGs Ngữ học và Khảo cổ
Ông Trương Công CừuGs Triết & Pháp văn
Ông Phạm Văn DiêuGs Việt văn
Ông Phạm Văn ĐoanGs Hướng dẫn thực tập Sư phạm
Ông Nguyễn Sỹ GiácGs Hán văn
Ông Trần Cảnh HàoGs Hướng dẫn thực tập chữ Hán
Bà Khưu Sỹ HuệGs Hoa ngữ & Triết lý giáo dục Đông phương
Ông Đỗ Tế HuyếnGs Hán văn
Ông Lê Đình KếGs Hán văn
Ông Nguyễn Khắc KhamGs Ngữ học và Khảo cổ
Ông Nguyễn văn KiếtGs Hướng dẫn thực tập Sư phạm
Ông Phan Hồng LạcGs Hán văn & Hướng dẫn thực tập
Ông Huỳnh văn LangGs Kinh tế học
Linh mục Thanh LãngGs Văn chương Việt Nam
Ông Bửu LịchGs Xã hội học
Bs Ngô Quang LýGs Khoa Vệ sinh học đường
Ông Lê Hữu MụcGs Chữ Nôm & Giáo dục Thiền Tông
Hướng dẫn thực tập
Ông Thẩm QuỳnhGs Hán văn
Ông Trần Đức RậtGs Việt văn
Ông Phan Thế RoanhGs Triết học & Khoa Phương pháp Sư phạm
Ông Trần Trọng SanGs Văn học Trung quốc
Hướng dẫn thực tập Khoa Sư phạm
Ông Nguyễn Sỹ TếGs Kinh tế học
Linh mục Nguyễn Văn Thích
(thuộc Viện Hán học Huế)
Gs Hán văn
Ông Nguyễn Đăng ThụcGs Triết học (khoa Triết Đông).
Ông Nghiêm ToảnGs Việt văn
Ông Dương Thiệu TốngGs Khoa Tân giáo dục
Ông Lê Ngọc TrụGs Việt văn












Giáo sư Bùi Xuân Bào 
Giáo sư Bùi Xuân Bào sinh ngày 2/2/1916, nhưng trong khai sinh ghi ngày 1/1/1916 để cho dễ nhớ. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học. Thân phụ là cụ Bùi Xuân Trữ, xuất thân Trường Quốc Tử Giám, Tú Tài Hán Học. Thân mẫu là bà Tôn Nữ Ngọc Hòe, thuộc hoàng tộc, ái nữ cụ Thượng Thư Tôn Thất Tế.
Thuở nhỏ, ông học ở Huế, Hà Nội. Trong thời gian học Ban Tú Tài tại Trường Quốc học Huế, ông trúng tuyển một kì thi concours chọn học sinh xuất sắc toàn cõi Đông Dương.
Năm 1939, ông du học ở Pháp, đậu cử nhân văn chương tại Đại học Sorbonne, Paris. Về nước, ông làm giáo sư tại trường Quốc học một thời gian, sau đó ông qua Paris học và thi đậu Tiến sĩ Quốc gia (doctorat d’État) Pháp năm 1961 tại Đại học Sorbonne, Paris với đề tài “Văn chương Pháp giữa hai thế chiến” đã được xuất bản tại Pháp trong những năm 60.
Năm 1962, ông về nước được cử làm Khoa Trưởng Đại học Sư phạm Sài Gòn, rồi Khoa Trưởng Đại học Văn khoa và giáo sư thỉnh giảng Pháp văn tại Đại học Văn khoa Huế và Đà Lạt cho đến năm 1975.
Trong khoảng thời gian năm 1975-1982, ông phụ trách dạy các lớp bồi dưỡng tiếng Pháp cho các giáo viên, chuyên viên sử dụng tiếng Pháp tại trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh là Đại học Văn khoa Sài Gòn cũ cho đến ngày được phép sang Pháp mổ tim năm 1983.
Ông mất ngày 7-4-1991 tại Paris, hưởng thọ 75 tuổi.

Giáo sư Lý Công Cẩn
thầy Lý Công Cẩn
Trước 30/4/1975, Giáo sư Lý Công Cẩn là Phó Khoa trưởng kiêm Trưởng ban Vật lý tại ĐHSP Sàigòn.
Năm 1973, Ông được cử làm Quyền Khoa trưởng ĐHSP Sàigòn, thay mặt Giáo sư Trần Văn Tấn để điều hành ĐHSPSG vì lúc đó Ông Trần Văn Tấn vừa là Viện trưởng Viện Đại học Sàigòn vừa là Khoa trưởng Đại học Sư phạm Sàigòn nên quá bận rộn.
Sau khi qua định cư ở Pháp, Giáo sư Lý Công Cẩn tiếp tục giảng dạy ở Đại học Montpellier. Hiện nay ông đã về hưu và cư ngụ ở Le Crès thuộc miền Nam nước Pháp.

Giáo sư Bùi Phượng Chì
thầy Bùi Phượng ChìCụ Bùi Phượng Chì là vị Giám Đốc đầu tiên của ban Khoa học thuộc Đại học Sư phạm Sàigòn. Cụ là 1 trong 3 người có công lập ra trường Đại học Sư phạm. Hai Vị kia là cụ Trương Công Cừu (Khoa Trưởng) và cụ Phan Thế Roanh (Giám Đốc ban Văn chương).
Cụ Bùi Phượng Chì sinh năm 1909 tại Bắc Ninh. Tốt nghiệp Cử nhân Lý Hóa tại Đại học Montpellier (Pháp) năm 1935.
Cụ trở về Việt Nam cuối năm 1935 và dạy học tại Trường Bưởi.
Từ năm 1940 đến năm 1945, Cụ dạy tại trường Đại học Khoa học Hà Nội (Phòng Thí nghiệm).
Sau năm 1945, vì không muốn làm việc dưới quyền người Pháp, cụ đi dạy tại trường Tư thục Dũng Lạc. Đến năm 1951 Cụ dạy tại trường Nguyễn Trãi thời chính phủ Quốc Gia.
Năm 1954, Cụ di cư vào Sàigòn và dạy học tại trường Chu Văn An.
Năm 1955 Cụ làm Thanh tra Học chánh.
Từ 1956 đến 1958, Cụ làm Tổng Giám đốc Học vụ Trung học.
Sau đó Cụ làm Giám đốc ban Khoa học tại trường Đại học Sư phạm Sàigòn từ 1958 đến 1967.
Cụ Bùi Phượng Chì về hưu trí năm 1967 và năm 2000 Cụ qua đời tại Hoa kỳ.



Giáo sư Nguyễn Thị Cúc
Cô Nguyễn Thị Cúc
Tốt nghiệp tiến sĩ Địa Lý tại Đại học Sorbonne- Paris.
Bà là Giảng sư tại trường Đại học Sư Phạm Sàigòn, trường Đại học Văn Khoa Sàigòn và Viện Đại học Đà lạt.
Trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 bà đã cùng các con di tản sang Pháp.
Bà là Chuyên gia khảo cứu (recherche) của Trung tâm Quốc gia Khảo cứu Khoa học Pháp (CNRS) (1975-1993).
Hiện hưu trú tại Pháp cùng với phu quân là giáo sư Lâm Thanh Liêm.

Giáo sư Lê Thanh Hoàng Dân
thầy Lê Thanh Hoàng Dân
Giáo sư Lê Thanh Hoàng Dân sinh tại Sàigòn. Định cư tại Hoa Kỳ (New York) từ năm 1975. Ông tốt nghiệp MS & MBA tại Pace University - New York và đã làm việc cho nhiều nhà bank và công ty ở Hoa Kỳ. Về hưu trí từ năm 2002.
Trước 1975, ông là giáo sư tại các trường: Võ Trường Toản (Sàigòn), Quốc gia Sư phạm Sàigòn, Đại học Sư phạm Sàigòn, Đại học Sư phạm Cần Thơ, Cao Đài, Hòa Hảo.
Ông đã dịch thuật và viết nhiều sách trước 1975 như: Các Vấn đề Giáo dục, Triết lý Giáo dục, Những Danh tác Chính trị, Lịch sử Chiến tranh lạnh...

Để hiểu rõ hơn về đời sống và các hoạt động của Giáo sư Lê Thanh Hoàng Dân, xin mời vào website sau đây: http://my.opera.com/Le Thanh Hoang Dan



Giáo Sư Phạm Cao Dương
thầy Phạm cao Dương
Ông đã tốt nghiệp các trường Đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa Sàigòn vào đầu thập niên 60. Năm 1973 Ông sang Pháp du học và tốt nghiệp Tiến Sĩ ngành Sử tại đại học Paris. Ông từng giảng dạy tại các trường Đại học Sư Phạm Sàigòn, Đại học Văn Khoa Sàigòn và là giáo sư thỉnh giảng tại các đại học Đà Lạt, Huế, Cần Thơ, Vạn Hạnh và Cao Đài.

Tháng Tư năm 1975, giáo sư Phạm Cao Dương may mắn rời khỏi được đất nước trong những giờ phút cuối cùng của miền Nam. Đặt chân tới nước Mỹ ông có một thời gian ngắn gián đoạn nghề dậy học, nhưng bù vào đó ông đã cắp sách đến trường lại để hoàn tất những học vị cần thiết cho việc quay lại với nghề dạy học cũ của mình.
Sau đó,ông giảng dạy các môn lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Việt nam trong gần ba chục năm qua tại các trường UCI, UCLA, Cal State Long Beach, Santa Ana College…

Hiện nay tuy đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng giáo sư Phạm Cao Dương vẫn còn dạy một số lớp tại các trường đại học có đông sinh viên Việt Nam ở Nam Cali.
Ông là một nhà giáo tận tụy với nghề suốt hơn bốn chục năm trường. Đúng là ông sinh ra để đi học và đi dạy h
ọc.

Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch
thầy Nguyễn Khắc Hoạch
Thầy Nguyễn Khắc Hoạch, sinh ngày 15-5-1921 tại huyện Đông Yên, tỉnh Hưng Yên, Việt Bắc. Trong quá trình hoạt động văn hóa nghệ thuật, thầy dùng nhiều bút hiệu như: Hữu Minh, Lân Hồ, Hoàng Tuấn, Trần Hồng Châu…

Thuở bút nghiên:
Lúc thiếu thời, thầy học tại trường Trung Học Khải Định Huế (1936-1943), rồi học tại trường Đại học Luật Khoa Hànội cho đến năm 1945.
Sau năm 1945, thầy sang Pháp theo học trường Đại học Sorbonne Paris, đỗ Cử nhân Văn Chương năm 1950, đỗ Tiến sĩ Văn Chương Quốc Gia (Doctorat d’Etat) năm 1955.Đồng thời, thầy cũng tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Quốc Tế thuộc Khoa Luật (Institut des Hautes Etudes Internationales de Droit) Paris, năm 1952; và tốt nghiệp Trung tâm Châu Âu thuộc Đại học Nancy (Centre d’Etudes Européennes Université de Nancy), 1957.
Thời hoạt động:
- Lãnh vực Giáo dục:
• Năm 1957 về nước, thầy làm giáo sư môn Văn chương Pháp và Văn chương Việt nam tại các trường Đại học Văn Khoa và Đại học Sư Phạm Sàigòn; Đại học Huế; Đại học Đàlạt và Học viện Quốc gia Hành Chánh.
• Được bầu làm Khoa Trưởng Đại học Văn khoa Sàigòn theo nguyên tắc Đại học tự trị lần đầu tiên trong lịch sử Đại Học Văn Khoa (1965-1969).
• Năm 1970, được mời sang Hoa kỳ làm Giáo sư thỉnh giảng về môn Văn chương, Văn hóa Việt Nam, và Văn chương Pháp tại Southern Illinois University (Carbondale, Illinois, USA). Thầy dạy học tại đây đến năm 1974 thì về nước.
• Khoảng năm 1990, thầy sang Hoa Kỳ định cư theo diện gia đình bảo lãnh, cư trú tại Quận Cam, California.
- Lãnh vực Văn hóa Nghệ thuật:Là nhà trí thức uyên bác được kết tinh từ nền tân học hiện đại lại uyên thâm cả nền cựu học, thầy đã đem cái sở học của mình tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người, và hết lòng chấn hưng nền học thuật nước nhà:
• Trước năm 1945, thầy đã viết cho các tạp chí Gió Mới và Tiền Phong (Hà nội).
• Sau thời gian du học và vinh qui năm 1957, thầy mang theo những tinh hoa của nền văn học Tây Phương về nước, truyền đạt đến những thế hệ trẻ Việt Nam đàn em và những thế hệ tiếp nối. Là nhà Tây học, nhưng thầy là người rất tôn trọng lễ nghĩa, và giữ lòng trung tín với tổ quốc cha ông, tích cực hoạt động trong lãnh vực văn hóa giáo dục.
• Ở quốc nội, thầy sáng lập tạp chí Thế Kỷ XX; cộng tác với Tạp chí Văn Hóa Nguyệt San của Bộ Giáo dục do GS Nguyễn Đình Hòa làm chủ bút; tạp chí Văn Hóa Á Châu của GS Nguyễn Đăng Thục.
• Khi định cư ở nước ngoài, thầy vẫn tiếp tục làm thơ, viết văn dưới bút hiệu là Trần Hồng Châu. Cộng tác với Văn, Văn Học và Thế kỷ XXI.
CÕI VỀ: Ngày 7-12-2003, thầy tạ thế, ra đi về cõi vĩnh hằng tại nơi thầy định cư (California USA), để lại lòng tiếc thương vô hạn cho tất cả thân quyến bằng hữu, các bậc thức giả và học trò, cả trong và ngoài nước.
Vinh Danh:
• Để tuyên dương những thành tích của thầy, năm 1968, Chính phủ VNCH đã ân thưởng cho thầy huy chương Văn hóa Giáo dục Bội tinh. • Phương danh GS Nguyễn Khắc Hoạch được rạng rỡ ghi trong các quyển Who’s Who in the World, Men of Achievement, International Book of Honor, và Intetnational Who’s Who in Asian Studies.
Tác phẩm:
• Le Japon et le Traité de Paix, Paris, 1952
• Le Roman Vietnamien au 18e et 19e Sìecle, Paris, 1955
• Les Ralations Américano-japonaises depuis 1951, Paris, 1957
• Xây Dựng và Phát Triển Văn hóa Giáo dục (Lửa Thiêng, Sàigòn, 1970)
• Thành Phố Trong Hồi Tưởng (Tùy bút, An Tiêm, Los Angeles, USA, 1991)
• Nửa Khuya Giấy Trắng (Thơ, Thanh Văn, Los Angeles, 1992)
• Nhớ Đất Thương Trời (Thơ, Thế Kỷ, Los Angeles, 1995)
• Hạnh Phúc Đến Từng Phút Giây (Thơ, Văn Học, Los Angeles, 1999)
• Dăm Ba Điều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuật (Tiểu luận, Văn Nghệ, 2001)
• Suối Tím (Thơ, Văn Nghệ, 2003)
• Tuyển Tập Trần Hồng Châu (Thơ, Tùy bút, Tiểu luận, Viện Việt Học, 2004)
(Viết bởi Lâm Hữu Tài, ban Việt Hán, khóa 1966-1969)

Giáo sư Khưu Sĩ Huệ
cokshue
Giáo sư Khưu Sĩ Huệ sinh ngày 6 tháng 7 năm 1934 tại Trà vinh, tỉnh Vỉnh bình. Cô đi du học ở Đài loan năm 1952, tốt nghiệp cử nhân ở Đại học sư phạm quốc gia Đài loan( National Taiwan Normal University) và dạy học ở Đài loan cho đến khi về nước. Năm 1963 cô tốt nghiệp cao học ở  đại học Chenchi (national Chenchi University) ở phía Nam thành phố Đài bắc. Cô về nước năm 1963, làm ở bộ giáo dục, sau đó dạy ở Đại Học Sư Phạm Sài gòn cho đến ngày 30-4-1975. Ngoài ra cô còn dạy ở đại học Văn khoa Sài gòn, Đại học Cần Thơ, đại học Vạn Hạnh ở Sài gòn và đại học cao đài ở Tây ninh. Cô mất ngày 18 tháng 10 năm 2012 tại tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.
cô Khưu Sĩ Huệ


Linh mục Thanh Lãng
Linh mục Thanh Lãng
Cố GS. LM Thanh Lãng tên thật là Đinh Xuân Nguyên, sinh tại làng Tam Tổng, Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Thuở bút nghiên:
- Thiếu thời, GS học tại trường làng. Năm 12 tuổi học tại Tiểu chủng viện Ba Làng. Năm 1945, thi đậu Tú tài toàn phần. Năm 1947, học triết tại Đại chủng viện Xuân Bích (Hà Nội). Năm 1949, được cử sang học tại Trường truyền giáo Rôma. Năm 1953 được thụ phong Linh mục. Sau khi được thụ phong, GS tiếp tục theo học Ban Văn chương và đậu Tiến sĩ tại Đại học Fribourg, Thụy Sĩ.
Thời hoạt động trong lãnh vực văn hóa giáo dục:
- Năm 1957 GS về nước và được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Tiểu chủng viện Tân Thanh (Bảo Lộc, Lâm Đồng). Trong thời gian này GS cũng được mời giảng dạy tại Đại học Văn khoa Huế, Đại học Văn khoa và Đại học Sư Phạm Sàigòn suốt từ năm 1957 đến 1975.
- Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, GS chuyển sang nghiên cứu lãnh vực ngôn ngữ tại Viện Khoa học xã hội TP. HCM.
- Suốt quá trình làm công tác trong ngành giáo dục, từ năm 1957 đến năm 1975, GS cống hiến rất nhiều cho nền học thuật nước nhà; chuyên tâm nghiên cứu trong lãnh vực văn chương để phục vụ việc giảng dạy trong điều kiện đất nước còn thiếu sót rất nhiều tài liệu học tập bậc đại học.
- Chủ biên các tạp chí: Việt tiến, Trách nhiệm, Nghiên cứu văn học, Tin sách... và viết nhiều bài đăng trên nhiều báo khác với các chủ đề xoay quanh nền văn học Việt Nam. Hầu hết các bài viết của GS đều chú trọng các đề tài như Lịch sử phát triển chữ Quốc ngữ, Văn chương Quốc âm, Giáo trình Văn chương Việt Nam… Ngoài ra, GS cũng viết nhiều bài phê bình văn học, một số bài viết về các tác giả: Nguyễn Du, Nhất Linh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh...
- GS lâm trọng bệnh và qua đời tại S
àigòn ngày 17/12/1978.
Các sách đã xuất bản:
• Khởi thảo văn học sử Việt Nam: Văn chương bình dân (Hà Nội, 1953; Sài Gòn, 1954, 1957)
• Biểu nhất lãm văn học cận đại Việt Nam (Sài Gòn, 1957)
• Đóng góp của Pháp trong văn học Việt Nam (Luận án Tiến sĩ, 1961)
• Thử suy nghĩ về về văn hóa dân tộc (Sài Gòn, 1967)
• Bảng lược đồ văn học Việt Nam (2 tập, Sài Gòn, 1967)[1]
• Văn học Việt Nam: Đối kháng Trung Hoa (Sài Gòn, 1969)
• Văn học Việt Nam: Thế hệ dấn thân yêu đời (Sài Gòn, 1969)
• Phê bình văn học thế hệ 1932 (2 quyển, Sài Gòn, 1972)
• Tự điển Việt-La-Bồ (dịch chung với Hoàng Xuân Việt và Linh mục Đỗ Quang Chính, 1991)
• 13 năm tranh luận văn học (3 tập, 1995)
Và nhiều tác phẩm chưa in khác.
(Viết bởi Lâm Hữu Tài, ban Việt Hán, khóa 1966-1969)

Giáo sư  Lâm Thanh Liêm
thầy Lâm Thanh Liêm
Tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Sorbonne- Paris, ông đã từng là giáo sư trường Đại học Sư Phạm Sàigòn, giáo sư kiêm trưởng ban Địa lý trường Đại học Văn Khoa Sàigòn, nguyên Tổng thư ký Viện Đại học Saigon.

Ông cũng là giáo sư về ngành khoa học xã hội tại Viện Đại học Vạn Hạnh, ngành chính trị kinh doanh tại Viện Đại học Đà Lạt, ngành thương mại tại Đại học Minh Đức,đồng thời ông cũng giảng dạy tại các Đại học khác như Viện Đại học Huế và Viện Đại học Cần Thơ.

Sau tháng 4 năm 1975,dưới chế độ cộng sản, ông bị cưỡng bách "học tập cải tạo"trong thời gian 3 năm (1975-1977). Sau đó ông làm việc trong ngành nông nghiệp cho tới năm 1979 thì sang Pháp đoàn tụ với gia đình.
Hiện hưu trú tại Pháp sau một thời gian làm Chuyên gia khảo cứu của Trung tâm Quốc gia Khảo cứu Khoa học Pháp (CNRS) và giảng sư của Đại học Sorbonne Paris IV.

Giáo sư Trần Trung Lương
thầy Trần Trung Lương
Nhà văn Trà Lũ tên thật là Trần Trung Lương, sinh tại Ninh Bình, Bắc Việt. Vào Nam năm 1954. Giáo sư Đại học Sư phạm Sài Gòn trước 1975. Hiện định cư tại thành phố Toronto (Canada) và làm việc cho Bộ Văn Hoá & Công Dân của tỉnh bang Ontario.
Ông sáng tác sau 1975, cộng tác với nhiều tạp chí tại hải ngoại.. Từng giữ chức chủ tịch Văn Bút Việt Nam trung tâm Ontario (1991-1995).
Những tác phẩm của ông, hầu hết đều lấy cái nền Đất để trưng bày những vấn đề trong cuộc sống, cùng tình cảm ông dành cho mỗi góc cạnh cuộc đời. Sau những: Miền Đất Hạnh Phúc (1989), Đất Mới (1991), Miền Đất Hứa (1993), Đất Thiên Đàng (1995), Đất Yêu Thương (1997), Đất Lạnh Tình Nồng (1999), Đất Quê Ngoại (2001), Đất Anh Em (2003).. đến nay là Đất Nhà. Sức viết của ông khá mạnh và cứ chu kỳ hai năm, ông lại "lên khuôn" một lần để gởi đến bạn đọc.

(Trích bài của Võ Kỳ Điền, ban Việt Hán, khóa 1961-1964)

Giáo sư Lê Hữu Mục
thầy Lê Hữu Mục
Giáo sư LÊ HỮU MUC sinh ngày 24/11/1925 tại làng Lưu Phương, Phát Diệm, tỉnh Ninh Bình, Bắc Việt. Hiện định cư tại Canada.Nguyên Giáo sư Đại học Sư Phạm Sàigòn, Đại học Sư Phạm & Đại học Văn khoa Huế. Nguyên Giám Đốc Nha Sư Phạm Bộ Giáo Dục VNCH.

Những tác phẩm đã xuất bản:
- Chèo Đi Bơi Đi (nhạc và lời, 1941)
- Thân Thế và Sự Nghiệp Nhất Linh (1955)
- Nhận Định về Đoạn Tuyệt (1955)
- Luận Đề về Khái Hưng (1956)
- Luận Đề về Hoàng Đạo (1956)
- Chủ Nghĩa Duy Linh (1957)
- Văn Hóa và Nhân Vị (1958, viết chung với Bùi Xuân Bào, Võ Long Tê)
- Thảm Trạng của Một Nền Dân Chủ Vô Thần (1958)
- Lĩnh Nam Chích Quái (1959)
- Việt Điện U Linh Tập (1960)
- Quân Trung Từ Mệnh Tập (1960)
- Ức Trai Thi Tập (1961)
- Nhị Khê Thi Tập (1962)
- Băng Hồ Ngọc Báo Tập (1963)
- Chúa Thao Cổ Truyện ( 1965)
- Lịch Sử Văn Học Việt Nam (tập 1, 1968)
- Khóa Hư Lục (1973)
- Truyện Kiều và Tuổi Trẻ ( viết chung với bà Phạm Thị Nhung và Ds Đặng Quốc Cơ, nxb Làng Văn, 1998)
- Tiếng nói Đoàn Thị Điểm trong Chinh phụ ngâm khúc (viết chung với bà Phạm Thị Nhung - 2001).
(Viết bởi Lâm Hữu Tài và các cựu SV ban Việt Hán, khóa 1966-1969)

Giáo sư Đàm Trung Pháp
damtrungphapGiáo sư Đàm Trung Pháp là một nhà giáo dục ngôn ngữ, chuyên về ngữ học áp dụng, ngữ học so sánh, và phương pháp giảng dạy tiếng Anh như sinh ngữ thứ hai. Được hấp thụ hai nền giáo dục đại học Hoa Kỳ và Việt Nam, ông hoàn tất các văn bằng cử nhân Anh văn tại Đại Học Miami, cao học ngữ học tại Đại Học Georgetown, và tiến sĩ giáo dục tại Đại Học Saigon.

Tại quê nhà, ông dạy ngữ học tại Đại Học Sư Phạm Saigon từ 1968 đến 1975. Từ 1969 đến 1971 ông kiêm nhiệm các chức vụ giám đốc Trường Sinh Ngữ và giám đốc Trung Tâm Thính Thị Anh Ngữ của Bộ Giáo Dục, rồi được bổ nhiệm làm giám đốc Trung Tâm Sinh Ngữ năm 1971 khi hai cơ sở trên được sáp nhập với danh xưng mới và đặt trực thuộc Đại Học Sư Phạm Saigon.

Tỵ nạn tại Mỹ, ông từng dạy ngữ học tại Đại Học Our Lady of the Lake tại San Antonio, Đại Học Texas A & M tại Commerce, Đại Học Texas tại Dallas, cũng như điều khiển chương trình ngôn ngữ thế giới cho Khu Học Chánh Dallas. Từ 2004 đến nay, ông là giáo sư thực thụ (tenured full professor) kiêm giám đốc chương trình đào tạo giáo chức song ngữ (Spanish/English bilingual education) và giáo chức ESL (English as a Second Language) ở bậc cử nhân và cao học cho Texas Woman’s University tại Denton. Từ 2005 đến nay ông cũng là chủ biên (series editor) của một chuyên san về giáo dục ngôn ngữ dưới sự bảo trợ của Liên Viện Đại Học Bắc Texas (Federation of North Texas Area Universities).

Giáo sư Đàm Trung Pháp cũng là một diễn giả quen thuộc tại các hội nghị toàn quốc tổ chức bởi các chuyên hội giáo dục ngôn ngữ như National Association for Bilingual Education (NABE) và Teachers of English to Speakers of Other Languages (TESOL).
Giáo sư Đàm Trung Pháp là tác giả (author), tác giả đóng góp (contributing author), hoặc chủ biên (editor) của các sách, chuyên san, và tài liệu giáo khoa liệt kê sau đây:
  • [Tác giả 1972] The Fundamentals of American English Phonology. Trung Tâm Sinh Ngữ, Đại Học Sư Phạm Saigon.
  • [Tác giả 1974] The Fundamentals of American English Syntax. Trung Tâm Sinh Ngữ, Đại Học Sư Phạm Saigon.
  • [Tác giả 1980] A Contrastive Approach for Teaching ESL to Indochinese Students. Intercultural Development Research Association, San Antonio.
  • [Tác giả 1981] The IDRA Structured Language Interview. Intercultural Development Research Association, San Antonio.
  • [Tác giả 1981] The IDRA Oral Language Dominance Test. Intercultural Development Research Association, San Antonio.
  • [Tác giả 1981] A Manual for Teachers of Indochinese Students. Intercultural Development Research Association, San Antonio.
  • [Tác giả đóng góp 1991] Teaching Linguistically Different Learners. Alpha Editions, Edina, Minnesota.
  • [Tác giả 1992] Immersion Spanish Programs in Elementary Schools. Dallas Independent School District, Dallas.
  • [Tác giả 1994] Instructional Guide for World Languages. Dallas Independent School District, Dallas.
  • [Tác giả đóng góp 2004] Resource Guide of Language Transfer Issues for English Language Learners. Rigby Textbook Company, Barrington, Illinois.
  • [Chủ biên 2006] Cultural and Linguistic Issues for English Language Learners. Federation of North Texas Area Universities, Denton, Texas.
  • [Chủ biên 2007] Intercultural Understanding. Federation of North Texas Area Universities, Denton, Texas.
  • [Chủ biên 2008] Current Issues and Best Practice in Bilingual and ESL Education. Federation of North Texas Area Universities, Denton, Texas.
  • [Chủ biên 2009] Understanding the English Language Learner. Federation of North Texas Area Universities, Denton, Texas.
  • [Tác giả đóng góp 2010] Music in Elementary Education. Prentice-Hall, Upper Saddle River, New Jersey.
  • [Chủ biên 2010] Teaching English Language Learners: An International Perspective. Federation of North Texas Area Universities, Denton, Texas.
  • [Chủ biên 2011, đang soạn thảo] Linguistic and Cultural Considerations for English Language Learners. Federation of North Texas Area Universities, Denton, Texas.
___________________________________________________________________________________________________________
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn
Quê quán: Tỉnh Hưng Yên
Cơ quan công tác: Trung tâm Dịch vụ phân tích Thí nghiệm. Số 2 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minhcacthaytoi
Quá trình công tác
1957-1975: Giảng dạy tại Đại học Khoa dược Sài Gòn, Đại học Khoa học Saigon, và Đại học Sư Phạm Saigon.
1975-1987: Cán bộ giảng dạy Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
1986-2002: Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm, kiêm Chủ tịch liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
2002-2003: Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Hướng nghiên cứu khoa học chủ yếu
Nghiên cứu cơ chế phản ứng hữu cơ. Tổng hợp hữu cơ tinh vi. Phương pháp phân tích vết.
Một số kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học
Hướng dẫn thành công 4 luận án tiến sĩ cấp Ba, 1 luận văn Thạc sĩ (trước 1975). Công bố 200 bài và báo cáo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành. Có 5 công trình được đưa vào sản xuất. Xuất bản giáo trình: Hóa học đại cương, Nhiệt động hóa học.
Khen thưởng
Huy chương cành cọ hàn lâm khoa học Pháp. Huân chương Lao động hạng Ba. Huy chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc. Huy chương về sự nghiệp giáo dục. Huân chương vì sự nghiệp Khoa học và Kỹ thuật. Huy chương về thế hệ Trẻ. Kỷ niệm chương về sự nghiệp Dân vận.
Ghi chú đặc biệt : Anh Hạnh tôi đã học trường Taberd Saigon, vô tình tôi lật xem quyển kỷ yếu Taberd năm đó, thì ngạc nhiên mà thấy môn nào thầy Sơn cũng đứng hạng nhất, nhất tất cả mọi môn. Sau này khi ông dạy tôi tại hai trường Đại học Sư Phạm và Đại học Khoa học Saigon, tôi đã thán phục mà nhắc lại điều này. Chưa nói đến khi tôi đưa hai bạn, một Pháp, một Mỹ tới gặp ông, ông đã nói cả hai thứ tiếng rất trôi chảy, khiến chúng tôi mê luôn (Ông có 2 bằng tiến sĩ, một Mỹ, một Pháp).
GS. TS. CHU PHẠM NGỌC SƠN đã rất nhiều lần giúp cho đất nước về phương diện khoa học HÓA HỌC, thông qua các báo cáo :
1/ KHẲNG ĐỊNH: “Thủ phạm gây nhiễm bẩn nước sinh hoạt từ nhà máy nước Tân Hiệp là vi khuẩn sắt và mangan”cacthaytoi
2/ Ngày 18/7/2006, GS.TS. Chu Phạm Ngọc Sơn - Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & kỹ thuật - Chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM cho biết: “Để xác nhận thêm nguyên nhân gây nhiễm bẩn nước sinh hoạt.
3/ GS- TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TPHCM cho rằng, viện nghiên cứu đi vào hoạt động sẽ giúp Bianfishco nâng cao chất lượng thuỷ sản từ vùng nuôi đến bàn ăn, đáp...
4/ Lần này, GS Chu Phạm Ngọc Sơn đã khẳng định chắn chắn: Vi khuẩn...Ảnh: HOÀNG ANH THƯ
5/ GS ChuPhạm Ngọc Sơn cho biết: Tình trạng nước nhiễm bẩn trên...
6/ Biết vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng... vẫn làm sản xuất nào cũng biết là vi phạm ATVSTP. Thế nhưng, bất chấp tất cả, họ vẫn làm vì...tiêu dùng? Theo GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn (Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký TPHCM) lo ngại rằng khi tái chế sử dụng lại các...
(Trích: Blog Võ Hiếu Nghĩa  http://vhnghia40.blogspot.com)
_______________________________________________________________________________________________________________________
Giáo sư Trần Văn Tấn
Giáo sư Trần Văn Tấn sinh ngày 24/6/1930 tại An Hóa, Bến Tre. Từ trần ngày 1/10/2013. Hưỏng thọ 84 tuổi.
Học Trung Học tại Collège Le Myre de Viler tỉnh Mỹ Tho (sau đổi tên là Nguyễn Đình Chiểu). Du học Pháp năm 1949. Cử Nhân Giáo Khoa Toán tại Faculté des Sciences, Toulouse. Tiến Sĩ Toán Vật Lý Lý Thuyết, Toulouse 1959. Khoa Trưởng ĐHSP/SG từ 1963 đến 1975. (Theo GS Võ Hiếu Nghĩa)
GS Trần Văn Tấn đã từng là Viện Trưởng Viện Đại Học Sàigòn trước 1975. GS Trần Văn Tấn 4 lần sang viếng Hoa Kỳ nhân họp mặt cựu SV ĐHSP/SG tại Nam California và tại Dallas, Texas.
Hơn 10 năm trước, cá nhân chúng tôi cũng đã gặp Thầy Khoa Trưởng nhân dịp Thầy ghé Houston thăm gia đình GS Nguyễn Văn Trường và gặp gỡ các môn sinh ĐHSP/SG...
               THAYTVTAN
Hàng ngồi, từ trái qua phải: Gs Trần Thế Hiển, Gs Trần Văn Tấn...
Người viết: Nguyễn Công Danh (Cựu SV ĐHSPSG, ban Anh Văn, 1967-1970)
__________________________________________________________________________________________________________________
Giáo sư Nguyễn Trần Trác
Ngyễn Trần Trác
Giáo sư Nguyễn Trần Trác cũng là cựu SV ĐHSP Sàigòn, ban Lý Hóa, khóa 1963-1967.
Sau khi ra trường năm 1967, ông về dạy tại nhiệm sở đầu tiên là trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân ở Mỹ Tho.
Năm 1972, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Vật Lý tại Đại học Khoa học Sàigòn. Sau đó, ông sang Pháp tu nghiệp.
Trở về Việt Nam, ông làm giảng sư tại Đại học Sư phạm Sàigòn, môn Vật Lý.
Sau tháng 4/75, ông tiếp tục giảng dạy ở Đại học Sư phạm Tp HCM đồng thời kiêm chức Trưởng phòng Quan hệ Quốc tế trong 10 năm trước khi rời chức vụ nầy.
Dù đã đến tuổi về hưu, hiện nay Gs Nguyễn Trần Trác vẫn còn giảng dạy tại một số trường Đại học ở Sài gòn.
__________________________________________________________________________________________________________________
Giáo sư Nguyễn Văn Trường
nguyenvantruong
Tiểu sử:
  • · Cử Nhân Giáo Khoa Toán. Cao Học Toán
  • · Nguyên Quyền Giám Đốc Học Vụ Ban Khoa Học Trường ĐH Sư Phạm Huế
  • · Nguyên Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học vàBDGD
  • · Nguyên Tổng Trưởng Giáo Dục, Nội Các Trần Văn Hương
  • · Nguyên Ủy Viên Giáo Dục, Nội Các Nguyễn Cao Kỳ
  • · Nguyên Giảng Sư Trường ĐH Sư Phạm Huế và Sài-Gòn
  • · Nguyên Giảng Viên các Trường ĐHĐà Lạt, Vạn Hạnh
Giáo sư Nguyễn Văn Trường sinh năm 1930 tại Vĩnh Long, đã từng theo học các trường trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ, và Collège Le Myre de Vilers, Mỹ Tho, trước khi sang Pháp học tiếp ở Toulouse.
Ở Pháp về giáo sư Trường dạy ở Đại Học Huế. Năm 1963, sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, giáo sư Nguyễn Văn Trường được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục thay thế ông Trần Bá Chức được lên làm Đổng Lý Văn Phòng cho Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục lúc bấy giờ là giáo sư Phạm Hoàng Hộ. Giáo sư Nguyễn Văn Trường là ông Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học và BDGD trẻ nhất từ trước đến giờ. Ông là một trong những người thuộc lớp trẻ đi vào hàng ngũ lãnh đạo giáo dục. Từ lúc này trở đi sự lãnh đạo trong lãnh vực giáo dục ở Nam Việt Nam đã được chuyền sang tay của nhiều người trong giới trẻ. Ít lâu sau khi cụ Trần Văn Hương làm Thủ Tướng lần đầu, giáo sư Trường được mời làm Tổng Trưởng bộ Giáo Dục. Năm 1966 thời của Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, giáo sư Trường lại được mời ra làm Tổng Trưởng Giáo Dục lần thứ hai. Thuộc nhóm người trẻ, có đầu óc cởi mở, tiến bộ, giáo sư Nguyễn Văn Trường rất thiết tha, rất tích cực với nền giáo dục nước nhà. Rất tiếc là ông phải nắm giử vai trò lãnh đạo giáo dục ở thời hổn loạn, lại chỉ ở địa vị Tổng Trưởng một thời gian ngắn thành ra những ý tưởng cải cách cũng như những dự án phát triển lớn lao của ông chưa có cơ hội thực hiện được. Dù vậy những biện pháp của ông đưa ra để đối phó với tình thế rối ren, chấn chỉnh học đường, đem lại trật tự kỷ cương cho ngành giáo dục trong thời hổn loạn này cũng rất đáng được nói đến. Chúng ta còn nhớ là sau khi ông Diệm bị đảo chánh các trường trung học ở Sài Gòn và một số các tỉnh lỵ lớn khác phải trải qua một thời kỳ hết sức tối tăm. Một số học sinh do sự xúi dục của những nhóm đầu cơ chính trị đã nổi lên đả đảo hiệu trưởng và ban giám đốc các trường đưa đến tình trạng hổn loạn, vô kỷ luật, vô trật tự, khiến cho việc dạy dỗ của giáo sư và việc học hành của học sinh bị trỡ ngại rất nhiều. Trước tình trạng hổn loạn đó ông Tổng Giám Đốc Nguyễn Văn Trường cương quyết dùng biện pháp mạnh đem lại kỷ luật và trật tự cho học đường với bất cứ giá nào. Theo lệnh mới của ông Tổng Giám Đốc thì khi học sinh bất tuân kỷ luật thì hiệu trưởng báo cáo thẳng về ông Tổng Giám Đốc để ông ký giấy đuổi học. Ông muốn chính ông lãnh trách nhiệm đuổi học sinh như vậy để tránh áp lực địa phương, tránh sự trả thù hay làm khó dễ ban giám đốc nhà trường. Nhờ biện pháp cứng rắn đó mà kỷ luật, trật tự ở học đường được hồi phục nhanh chóng. Nhưng ông cũng đã rất đau lòng khi phải ký giấy đuổi một học sinh con của một cô giáo cũ của ông ở Vĩnh Long. Pháp bất vị thân, ông đã làm hết bổn phận của mình đối với chính sách giáo dục do chính mình đề xướng.
Khi cụ Trần Văn Hương ra làm Thủ Tướng Chính Phủ lần thứ nhất cụ đã mời giáo sư Nguyễn Văn Trường làm Tổng Trưởng Giáo Dục. Thời này cũng là thời hổn loạn ở ngoài xã hội cũng như trong học đường. Một số đảng phái đầu cơ chính trị xúi giục học sinh biểu tình, chống dối chính phủ, tạo cảnh bất ổn trong một số các trường trung học lớn ở Đô Thành như Petrus Ký, Gia Long v v... khiến cho an ninh trật tự bị xáo trộn, chẳng còn dạy dỗ học hành gì được cả. Một lần nữa giáo sư Nguyễn Văn Trường phải dùng biện pháp cứng rắn đối phó với tình thế. Thông Cáo Số Một ra đời. Đây là lần đầu tiên Bộ Giáo Dục có thông cáo đặc biệt như vậy. Thông cáo này đặt chính trị ra ngoài học đường, nghĩa là không có chính trị ở trong hay chen vào học đường. Các đảng phái chính trị phải trả kỷ luật và trật tự lại cho trường học để cho việc học hỏi dạy dỗ được thực hiện tốt đẹp. Chính sách đặt chính trị ra ngoài học đường là một chính sách đúng về phương diện giáo dục, đúng với tinh thần nhân bản là một trong ba phương chăm giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa đã được đề xướng trước đây trong hội nghị giáo dục toàn quốc và được Quốc Hội chấp thuận ban hành. Theo đúng tinh thần này không ai có quyền, dù với bất cứ danh nghĩa tôn giáo hay đảng phái nào, xúi giục học sinh trung học chưa đủ tuổi trưởng thành, lợi dụng sự hăng say bồng bột của tuổi trẻ, đẩy họ vào những công cuộc chống đối, đấu tranh cốt để phục vụ cho quyền lợi riêng tư của phe nhóm mình. Dùng tuổi trẻ vị thành niên, dùng học đường (trường trung học) làm phương tiện phục vụ cho chính trị là một hành động trái với tinh thần nhân bản, tinh thần tôn trọng giá trị của con người, xem con người là một cứu cánh chớ không phải là một phương tiện.
Công lớn nhất của giáo sư Trường là đem lại cho dân Hậu Giang trường đại học Cần Thơ. Công lớn này thật khó quên đối với người dân Miền Tây Nam Phần. Tuy nhiên giáo sư Trường là người rất khiêm nhường, ông không muốn nhận công lao đó là của ông, ông thường nói là ông chẳng có công gì cả, kết quả tốt đẹp đó có được là nhờ sự tranh đấu mạnh mẽ của nhiều anh em trẻ như Lê Thanh Liêm, Lâm Phi Điểu, Nguyễn Trung Quân, Trần Ngọc Thái, Phan Công Minh, Đào Khánh Thọ v v... và nhất là kỷ sư Võ Long Triều. Kỷ sư Võ Long Triều là người Bình Đại, Kiến Hòa. Ông có học Le Myre de Vilers một thời gian ngắn trước khi sang Pháp lấy bằng kỷ sư canh nông. Trong chánh phủ Nguyễn Cao Kỳ ông Triều giữ chức vụ Ủy Viên Thanh Niên. Ông đã dùng uy tín và tình cảm cá nhân để áp lực ông Kỳ cho Viện Đại Học Cần Thơ ra đời.
Giáo sư Trường có những suy tư rất sâu sắc về giáo dục. Tiếc là thời gian ông làm ở Bộ Giáo Dục quá ngắn, lại nhằm lúc hổn loạn luôn, thành ra ông không có cơ hội để thực hiện những ý tưởng sâu sắc của ông. Những ý tưởng đó ông đã ghi lại trong bài viết “Trường Phan Thanh Giản Cần Thơ Tự Truyện” đăng trong giai phẩm Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm kỷ niệm 80 năm thành lập, và trong hai bài viết của giáo sư về tôn sư trọng đạo cũng như về cách dạy của giáo sư trong quyển sách này.
_________________________________________________________________________________________________________________
Giáo sư Mai Thanh Truyết
thầy Mai Thanh Truyết
Giáo sư Mai Thanh Truyết tốt nghiệp Tiến sĩ Hóa Học Đại học Besancon, Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Ông làm Assistant phụ trách Thí nghiệm Hóa Vô cơ tại Institut de Chimie, Besancon, Pháp.
Tại Việt Nam, trước năm 1975, Ông là Giảng sư (Associate-Professor), Trưởng ban Hóa học, Đại học Sư phạm Sài Gòn, đồng thời là Giám đốc Học vụ, Viện Đại học Cao Đài, Tây Ninh.

Từ lúc định cư ở Hoa Kỳ, ông đã từng giữ các chức vụ:
• Nghiên cứu cho Chương trình thuộc Viện Y tế Quốc gia (NIH) của Đại Học Y Khoa Minnesota.
• Giảng dạy Hóa học Đại cương tại King College, Fresno, California.
• Giám đốc Phòng thí nghiệm và Giám đốc Xử lý Phế thải, Chemical Waste Management, Kettleman City, California.

Giáo sư Mai Thanh Truyết  hoạt động trong các lãnh vực chuyên môn như:
* Giám đốc nhà máy xử lý nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, California.
* Giám đốc Kiểm soát An toàn và Phẩm Chất (QA/QC), Weck Laboratories Inc., Industry City, California.
* Giám đốc Kỹ thuật, Environment Consultant Services, Los Angeles.
Trong công tác Hội đoàn, Ông là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam tại Hoa kỳ (VASTS).

Để biết rõ hơn về các hoạt động của Giáo sư Mai Thanh Truyết, xin mời vào trang web: http://maithanhtruyet.blogspot.com


Giáo sư Lê Văn
giáo sư Lê Văn
họp mặt Nam Cali 19-4-2009
Giáo sư Lê Văn chụp hình chung với các cựu Giáo sư và cựu Sinh viên ĐHSP Sàigòn Nam Cali nhân ngày họp mặt 19/04/2009.

Giáo sư Trần thị Khánh Vân
Cô Tràn Thị Khánh Vân
Trước 30/04/1975, Bà là Giáo sư Sử học (chuyên về Sử Đông Nam Á) tại trường Đại học Sư Phạm Sàigòn.
Hiện đang định cư tại Mỹ với phu quân là Giáo sư Phạm Cao Dương.

Giáo sư  Nguyễn Thanh Vân
thầy Nguyễn Thanh Vân
Ông là giáo sư phụ trách môn Sinh học Thực Vật thuộc ban Khoa học tại trường Đại học Sư Phạm Sàigòn. Một trong những hoạt động mà Giáo sư Nguyễn Thanh Vân đã thực hiện cho sinh hoạt tập thể của Liên khoa Đại học Sư phạm Sàigòn là đảm nhiệm chức Trưởng đoàn chuyến du khảo "Đi trên quê hương" do Ban Đại diện ĐHSP tổ chức vào năm 1973. Dịp nầy, ông đã hướng dẫn các sinh viên cả hai ban Văn chương và Khoa học của ĐHSP Sàigòn đi thăm đất nước trên chuyến tầu Hải quân HQ 500, tuyến đường Sàigòn-Rạch Giá-Hà Tiên-Hòn Sơn Ray.

Hiện nay Giáo sư Nguyễn Thanh Vân đang hưu trú tại Pháp.



No comments: