Wednesday, November 16, 2016

TRẦN VÀNG SAO * SAÌ GÒN * VĂN THI SĨ CHỐNG CỘNG * TRẦN ĐỨC THẢO


Friday, March 6, 2015


THƠ TRẦN VÀNG SAO

Trâ`n Vàng Sao:
 “tau chưởi” — Một Bài Thơ Kinh Dị Và Khốc Liệt
Nam Đan
February 17, 20150 Bình Luận

2015 FEB 17 TSAOVÀNG 260 Theo tiểu sử tôi tìm được trên mạng, nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm Tân Tỵ 1941, quê quán làng Đông Xuyên, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, sinh sống từ thuở ấu thời đến nay tại phườngVỹ Dạ, thành phố Huế. Năm 1962, ông đậu tú tài ở Huế và dạy học ở Truồi.


Thời gian này ông bắt đầu tham gia phong trào chống Mỹ ở Huế. Năm 1965 ông thoát ly lên rừng theo VC. Năm 1970 ông bị thương, được đưa ra miền Bắc chữa bệnh an dưỡng.

Tháng 5 năm 1975, ông trở về Huế được phân công làm liên lạc (đưa thư) rồi công tác ở ban Văn Hóa Thông Tin xã và nghỉ hưu năm 1984. Vào thời điểm này, bài thơ “Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình” của ông được đăng trên Sông Hương, số kỷ niệm 5 năm ngày tạp chí ra đời. Bài thơ lập tức gặp phản ứng dữ dội của một số chức sắc địa phương.

Ở hải ngoại, nhà xuất bản Tân Thư (California, Hoa Kỳ) cũng cho in tập “Bài thơ của một người yêu nước mình” của ông.

Sáng nay tình cờ tôi đọc bài thơ “Tau chưởi” dưới đây, và nghĩ rằng có lẽ trong văn học VN (và thế giới?!) khó tìm ra một bài thơ nào kinh dị, khốc liệt như bài thơ này. Điều gì làm cho tâm hồn con người – thi sĩ – phải đau đớn, quằn quại, căm hận, phẫn nộ đến vậy?



Tôi rất thú vị với lời bình của nhà báo Mặc Lâm (RFA) về bài thơ này:

“Trong văn học dân gian, không hiếm những bài vè, lục bát dùng để chửi bới người mình ghét. Nhưng đối với các nhà thơ vốn quen thuộc và trân trọng những con chữ thì việc chửi bới là một điều phạm húy. Trần Vàng Sao chẳng những không sợ chữ nghĩa đau đớn mà ông còn bóc trần, nạo hết nét vàng óng bên ngoài của chúng để phục vụ cho một bài thơ mà ông cảm thấy hả hê. Ông dùng thơ để chửi cả một chế độ. Chửi từng sự việc, từng con người. Cách chửi của bà nhà quê mất gà được ông “biên đạo” lại thành của riêng, gây sốc lẫn gây cười cho người đọc bài thơ.

Có điều là cười xong thì người ta lại chảy nước mắt…”


Tôi chỉ xin góp thêm vài ý.

Bài thơ “Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình” làm cho Trần Vàng Sao nổi tiếng, nhưng theo tôi, bài “Tau chưởi” mới là bài đáng kể nhất trong thơ của ông.

Về ngôn từ, ông lật đổ quan niệm “duy mỹ trong ngôn ngữ” lâu nay trong thơ Việt, nhưng điều khác biệt là ông không sử dụng đến những từ tục tỉu như nhiều nhà thơ đương thời đang dùng. Ông ác miệng, cực kỳ ác miệng, nhưng không tục tĩu.



Chửi là 1 trong 2 hành vi của kẻ yếu, của người thấp cổ bé miệng mà có chữ (nhà văn, nhà thơ chẳng hạn), nhưng không có cách gì để tự vệ, để phản ứng trước kẻ mạnh.

Họ không thể phản ứng bằng hành động, bằng bạo lực, nên họ chọn cách phát ngôn bằng lời nói hay chữ viết.

Hành vi còn lại sau chửi là đặt, viết những chuyện tiếu lâm đen mà chúng ta thường đọc, hay nghe kể. Tôi chưa từng gặp Trần Vàng Sao, nhưng tôi mơ hồ nghĩ rằng với cái tâm tính bộc trực và tâm hồn mẫn cảm của mình, ông chỉ có thể bày tỏ cảm xúc bằng cách chửi thẳng chứ không thể dùng ẩn dụ né tránh, nói kiểu móc họng, sâu xa, thâm thúy như nhiều người khác.
 

Điển hình là bài thơ “Tau chưởi” này.

Bài thơ nói thẳng, nói thật cảm xúc và suy nghĩ của một con người bị vùi dập, bị thể chế CS đàn áp thô bạo đến chỗ tàn tệ nhất.

Ban đầu, tôi suýt hiểu nhầm rằng bài thơ như phát ngôn của một con người vì quá đau đớn, quá phẫn nộ mà đứng ở chỗ mấp mé sự điên loạn, nhưng khi tôi đọc kỹ lại thì thấy không phải vậy. Bài thơ có một cấu trúc chặt chẽ, diễn đạt một tiến trình tâm lý rất lớp lang.



Từ dòng đầu của bài thơ, ông chưa chửi, mà ông nói. Ông bình tĩnh nói thiệt hơn về nỗi ấm ức vì phải câm nín trước sự tàn độc, bất công và dối trá cho tới khi chịu không nổi nữa:


“tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không” 


Từ đó, sự phẫn nộ kết tụ rồi bùng vỡ dữ dội thành tiếng gào thét. Ông quyết định phải chửi, nhưng không chửi vòng vo, vông khống, ông chửi thẳng, không chỉ chửi thẳng, ông còn kêu đối tượng, thậm chí cả dòng họ thân tộc của chúng ra để nghe ông chửi. Ông không chỉ chửi, ông vừa chửi vừa kể tội chúng, và sau cùng, ông nguyền rủa, những lời nguyền rủa vô cùng độc địa.

Tôi tự hỏi, với một cảm xúc khốc liệt như thế, trong thơ, thì cái thiện ở đâu, cái đẹp ở đâu? Tính nhân văn ở đâu? Lương tri con người ở đâu?


Hay, khi đặt những tiêu chí có vẻ cao đẹp đó ra cho thơ – cho thi ca – của một tâm hồn bị tổn thương đến tận cùng như Trần Vàng Sao thì chúng ta đang bắt đầu cho một sự dối trá khác?

Nam Đan


tau chưởi 


tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan

tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
 không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
….
tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
hết nối dõi tông đường
tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây

bây là rắn
 rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật lúc bây giả
khi bây ẩn khi bây hiện
lúc người lúc ma
 ……
hỡi cô hồn các đảng
hỡi âm binh bộ hạ
hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
đầu sông cuối bãi
móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
bây giết người như thế
bây phải chết như thế
ác lai thì ác báo
tau chưởi ngày chưởi đêm
mới bét con mắt ra tau chưởi
chập choạng chạng vạng tau chưởi
nửa đêm gà gáy tau
chưởi
giữa trưa đứng bóng tau chưởi
bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
mười hai nhánh họ bây
cao tằng cố tổ bây
tiên sư cha bây
tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm
tau chưởi  cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ
bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra
cũng phải tránh xa
 tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
chết không được mà sống cũng không được
tau chưởi cho dứt nọc dòng  giống của bây cho bây chết sạch hết
không bà không con
không phúng không điếu
không tưởng không niệm
không mồ không mả
tuyệt tự vô dư
tau chưởi cho bây chết hết
chết sạch hết
không còn một con
không còn một thằng
không còn một mống
chết tiệt hết
hết đời bây



Trần Vàng Sao
 

PHẨM VẬT TIẾN CỐNG



PHẨM VẬT TIẾN CỐNG

Không chỉ quý và hiếm, những món sơn hào hải vị tiến vua xưa còn là món ăn rất bổ dưỡng được nhiều thực khách sành ăn săn tìm.
Sá sùng, chim sâm cầm, tổ yến... là những món ăn "sơn hào hải vị" được người dân cung tiến vua chúa xưa kia.
1. Sá sùng, thần dược của đàn ông

Sá sùng, trùng biển hay sâu cát là đặc sản độc đáo của vùng biển, đặc biệt ở Nha Trang, Quảng Ninh... Do có rất nhiều công dụng như bổ thận, tráng dương, tăng cường bản lĩnh đàn ông nên sá sùng được nhiều người săn lùng. Những đồn thổi về loài sinh vật biển có bề ngoài giống giun đất được gắn mác "thần dược" khiến giá của sá sùng đắt như vàng.

 
Tuy nhiên ít ai biết đây cũng là món ăn được cung tiến cho vua chúa xưa kia. Loài sinh vật thân mềm này sống tại những bãi cát ven biển và được khai tháng từ tháng 3 đến 7. Giá một kg sá sùng từ 3,5 đến 4 triệu đồng, có thể mua ở các nhà hàng ở Quảng Ninh
.
2. Gà Đông Tảo
gadongtao-3930-1425010448.jpg
Những con gà đẹp thường có giá từ 5-10 triệu đồng. Ảnh: Thi Hà
 

Tương truyền xưa kia người dân ở Khoái Châu (Hưng Yên) thường dùng gà Đông Tảo để cúng tế, hội hè, hay tiến vua bởi mùi vị thơm ngon đặc biệt. Gà Đông Tảo có có thân hình to lớn, chân to nặng, xù xì, bao quanh chân là một lớp vảy da sần sùi... chỉ được nuôi ở Việt Nam mà không tìm thấy ở đâu trên thế giới.

 
Phần thịt gà ngọt với khối lượng thịt ức nhiều, đỏ hồng, bắp đùi có nhiều bó cơ cuồn cuộn, không có gân, không dai, ăn rất ngon. Giá mỗi kg khá cao, khoảng từ 600.000 đến 1 triệu đồng. Các thực khách sành ăn dễ dàng tìm thấy ở các quán ăn tại Hà Nội hay Hưng Yên.
3. Cá Anh Vũ

Thịt Anh Vũ trắng, thơm ngon hơn bất kỳ loại cá nào. Theo sử sách, một ngư dân vào thời Hùng Vương thứ 3 đã bắt được một con cá lạ, mình vảy xanh óng ánh, bụng vẩy trắng, vây đỏ, môi giống môi lợn ở khu vực ngã ba sông Việt Trì, nên đã đem tiến vua. Khi ăn, nhà vua thấy thịt ngọn đậm, thơm hơn hẳn các loại cá khác... Cho rằng đây là một loại cá hiếm nên chỉ dụ người dân khi bắt được cá phải đem tiến vua.

 
Trong con cá Anh Vũ, phần ăn ngon nhất là khối sụn môi, ăn rất giòn. Loài cá này sống ở vùng nước trong, ăn rong rêu và tảo. Để săn được loài cá này mất rất nhiều công sức, nên số thực khách được thưởng thức món cá chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Có thể tìm món cá Anh Vũ trong một số nhà hàng ở thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Một số nhà hàng ở Hà Nội cũng săn loài cá quý hiếm này, giá 2-3 triệu đồng.
4. Sâm cầm

Là một loài chim di cư từ phương Bắc, sống thành đàn ở những nơi có nước như ao, hồ, nơi có nhiều thủy sinh, chim sâm cầm được biết đến như một loại thực phẩm quý hiếm chỉ dành cho các bậc vua chúa thời xưa.
samcam-8719-1425010448.jpg

Loài chim sâm cầm ngày nay đang bị săn bắn nhiều. Ảnh: wikipedia


Nhiều tài liệu ghi chép lại sâm cầm là sản vật ở vùng Hồ Tây, Hà Nội từ năm Tự Đức. Chim thường sống ở ao hồ, nơi có nhiều thủy sinh nên được biết đến là một loại thực phẩm quý, thịt chim mềm, màu đỏ tươi và chế biến thành rất nhiều món ăn rất ngon, bổ nên được nhiều thực khách ngày nay săn tìm.
Do khai thác nhiều nên số lượng chim sâm cầm ngày nay rất hiếm, giá khoảng gần 2 triệu đồng một kg.
5. Cá chìa vôi 

 Cá chìa vôi biển là một loại cá nước lợ, sống ở vùng nước xoáy, nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, nơi có cả dòng nước mặn, nước lợ và nước ngọt.

 
Thịt cá chìa vôi rất thơm ngon và là nguồn cung cấp nhiều chất đạm, ít chất béo... nên được rất nhiều người sành ăn ưa thích.
Loài cá này sống ở vùng nước xoáy, nước lợ có hình dáng giống như cá điêu hồng. Tuy nhiên cá có vảy màu vàng óng và thân dày mình hơn. Cá chìa vôi được giới sành ăn săn tìm với mức giá từ 1,3 triệu đồng một kg.
6. Yến sào
to-yen2-2340-1425010449.jpg

Tổ yến được bán với giá khoảng 4,5 triệu đồng/ 100g. Ảnh: Hiếu Nguyệt
Yến sào là tổ của chim yến, được làm hoàn toàn từ nước dãi của chim yến. Do giá cả đắt đỏ nên ngày nay chỉ những người có điệu kiện mới có khả năng mua được.
Yến sào có thể được chế biến thành nhiều món ngon trứ danh như nước yến, huyết yến, chè yến, súp yến. Có thể mua nhiều nhất ở Khánh Hòa, nơi chim yến làm tổ nhiều nhất ở Việt Nam với giá khoảng 4,5 triệu đồng 100g.

HỒ CHÍ MINH

Báo Anh: Hồ Chí Minh là một trong những trùm diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20

Bạn đọc Danlambao - Lãnh tụ đảng CSVN, ông Hồ Chí Minh vừa có tên trong danh sách những kẻ diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20, theo bình chọn của Daily Mail – tờ báo có lượng phát hành hàng đầu nước Anh.

Trong bài 'Từ Stalin đến Hitler, những chế độ diệt chủng tàn ác nhất thế giới' đăng hồi tháng 10/2014, nhiều tên trùm diệt chủng khét tiếng cũng đã được liệt kê như: Mao Trạch Đông, Stalin, Hitler, Pol Pot, Kim Nhật Thành...
Theo Daily Mail, Hồ Chí Minh và chế độ CSVN là thủ phạm gây ra cái chết của ít nhất 200 ngàn người dân miền Nam Việt Nam. 
Về điều này, facebook Ngọc Nhi Nguyễn cho biết: “Nếu tính thêm 120 000 người dân miền Bắc chết trong cải cách ruộng đất và các phong trào Nhân văn giai phẩm, Xét lại và số dân và bộ đội chết trong chiế tranh Nam - Bắc nữa thì phải cả triệu”.
Hồ Chí Minh nằm trong danh sách những tên trùm diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20. Nguồn:
Sách vở của cộng sản luôn gọi Hồ Chí Minh bằng những ngôn từ như 'vị cha già dân tộc', 'lãnh tụ kính yêu' hay 'anh hùng kiệt xuất'... Thậm chí, đã có thời hệ thống truyền thông CS còn bịa đặt thông tin nói rằng Hồ Chí Minh được UNESCO công nhân là danh nhân văn hóa thế giới.
Trong những năm gần đây, CSVN vẫn đang tiếp tục kêu gào và bắt buộc người dân phải ra sức học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trên thực tế, những chiến dịch phong thánh cho Hồ Chí Minh đã nhanh chóng bị phá sản từ đầu.
Qua việc tờ báo Daily Mail của Anh xem Hồ Chí Minh là một trong những tên trùm diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20, đây quả là một cú tát trời giáng đối với hệ thống tuyên truyền CSVN. 




PHAN CHÂU THÀNH * ĐẠI HỌA XII

Cung Vua, phủ Chúa giành nhau cái gì quanh Đại họa 12?

Chuẩn bị cho Đại chiến - Đại họa 12
Sau những cuộc đấu đá phe phái nội bộ khốc liệt ở cấp cao nhất (giữa cung Vua và phủ Chúa) sau Đại họa 11, từ 2012 đến nay, mà phần thắng luôn nghiêng về phủ Chúa của Thủ tướng 3X (chỉ nhờ có lắm đạn, nhiều tiền), đợt này cung Vua của Tổng Lú đang chuẩn bị phản công quyết liệt và toàn diện cú chót với tinh thần không còn gì để mất với phủ Chúa, qua chiến thuật ba giai đoạn mà chúng ta có thể nhìn ra như sau:
Giai đoạn I, trong 2015, chuẩn bị lực lượng và tư thế tham chiến (gồm năm hướng chính: nhân sự - vốn rất giáo điều và ít tiền nhưng đông đảo; cơ sở lý luận kinh tế chính trị “dựa trên” lý thuyết Mác-Lê-Hồ; quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng ghi trong Điều lệ đảng cũng như cái bóng tàn đã nát trong lòng dân của đảng CSVN và lãnh tụ Hồ Tàu để phản công trông Đại họa 12 của dân tộc; “cải tổ” các bộ máy tố chức đảng hiện nay; và thứ năm là khai thác tối đa sự ủng hộ của đảng mẹ Tàu cộng - bằng cả bán nước).
Giai đoạn II, đầu 2016, tại Đại họa 12: phản công toàn diện để thâu tóm quyền lực (thực ra là để thâu tóm quyền ăn cướp tiền bạc của quốc gia và dân chúng, vào lại tay cung Vua - vì quyền lãnh đạo chung thì cung Vua luôn vốn có nhưng hóa ra thế là chưa đủ - không có lực như phú Chúa do ít tiền bạc hơn nhiều, nên thực tế cung vua đã và đang không có quyền lực như phủ Chúa, điều đã làm cung Vua thua đậm liên tiếp vừa qua...)
Giai đoạn III (Vua), từ sau Đại họa 12: Sau khi phe cung Vua thắng thế sẽ triển khai tranh giành và thâu tóm tiền bạc với phủ Chúa do lợi thế mới mà cuộc phản công trong Đại họa 12 dự kiến sẽ mang lại cho cung Vua, đó là: tính “chính danh lãnh đạo” của các lực lượng kinh tế mới của vua trong mọi hoạt động kinh tế của nhà nước xưa nay vốn chỉ do phủ Chúa một mình tung tác, và sự lồng ghép các lực lượng chức năng của cung vua vào các lực lượng tương tự của phủ Chúa (tất nhiên bên vua lãnh đạo) sẽ giúp cung Vua kiểm soát hoàn toàn mọi hành tung (và nguồn cung) của phủ Chúa mọi lúc mọi nơi, để khống chế, chiếm đoạt lại hay tiêu diệt thay thế phủ Chúa. Cài này vua gọi là “lấy võ địch đánh địch” - hay “nắm gáy” thằng ăn cướp để cùng ăn cướp của dân.
Tất nhiên, Giai đoạn III còn có phương án khác là Giai đoạn III (Chúa) khi phe phủ Chúa thắng ở Đại họa 12. Lúc đó thì chúng ta phải tham chiếu sang Moscow (ngoài Bắc kinh ra) về những gì sẽ diễn ra ở VN trong chế độ độc tài hậu cộng sản của Pu-X.
Cung Vua đang chuẩn bị cho đại chiến Đại họa 12 thế nào?
Có ít nhất 5 lĩnh vực mà cung Vua đang chuẩn bị ráo riết cho Đại họa 12, như tôi đã liệt kê sơ bộ nội dung Giai đoạn I trên, và ở phần này xin phân tích sâu hơn.
Về nhân sự cho Đại họa 12, làm sao cung Vua thắng nổi phủ Chúa đây? Nhân lực của cung Vua vốn đông nhung nhúc trong các ban ngành ngồi uống trà đọc báo của đảng, luôn đúp-lờ phủ Chúa từ các địa phương nhỏ nhất là phường xóm đến trung ương, trong quân đội và công an, nhưng toàn lũ ăn tục nói phét, không phải và không biết làm gì, lại ít tiền hơn quân phủ chúa (chỉ đủ cho con cái du học) dù hệ số lương cao hơn phủ Chúa do có “phụ cấp đảng” hay “hệ số lãnh đạo”, nhưng ít cơ hội tham nhũng hơn. Quân phủ Chúa chúng đâu có sống bằng lương hay “bổng”, “lộc”, mà chỉ bằng “quả”, “đạn” hay “cục gạch” từ tham nhũng mà thôi. Vấn đề nhân sự vì thế, cũng chỉ là vấn đề tiền bạc. Ai có nhiều tiền, bên đó mua được nhiều chức, cài cắm được nhiều quân vào các vị trí trọng yếu của chế độ hơn, và thắng. Hơn hai chục năm qua đã thế ở mức độ tăng dần và vài năm tới quanh Đại họa 12 sẽ là tăng vọt - vì ai cũng lo đó sẽ là những năm cuối cùng của cả cung Vua và phủ Chúa.
Thế cho nên, phe Lú phải dùng bài “khuấy đục lên” của Tàu cộng (do Du Chính Thanh chỉ đạo trước Hại nghị 10 là tăng số dự trù vào TƯ khóa tới lên 50%, từ 200 lên khoảng 300 mống, vì cái danh sách 300 ấy còn đang do phe đảng vẽ ra. Tương tự với dang sách ứng viên cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư tương lai của Đại họa 12, gần ba chục mống. Và cung vua quyết giữ bí mật hai danh sách đó để hy vọng dành thế chủ động trong Đại họa 12.
Liệu điều đó có giúp gì cho cung vua thì chưa biết, nhưng chúng làm phe cung Vua bớt run hơn, nhất là sau cái chết thảm hại của một ứng viên sáng giá của Lú cho cái ghế đầu rồng “sẽ cướp lại” từ phủ Chúa là Nguyễn Bá Thanh. 
Về cơ sở lý luận kinh tế chính trị “dựa trên” lý thuyết Mác-Lê-Hồ cho Đại họa 12, phe Cung Vua đưa ra “định nghĩa mới” cho cái gọi là nền kinh tế thị trường (tự do) định hướng XHCN VN”. Như tôi đã phân tích sơ sơ trong một bài viết trước (bài “Thấy gì qua “nhận thức mới” của đảng CSVN về khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN” trên DLB và một số báo khác), đây lại chỉ là một trò lừa bịp và đánh tráo khái niệm thô thiển nữa của CSVN, hay trò “tự định hướng bằng con c... của đảng”. Thực chất đó là bình cũ, rượu cũ đã chua và thiu thối, nhưng được dán thêm mẩu nhãn mới và được thả thêm vài con chuột sắp chết mới có tên các “thành phần kinh tế lãnh đạo và quản lý” của đảng, của quốc hội, mặt trận, quân đội, công an, đoàn thể… bên cạnh “thành phần kinh tế nhà nước chủ đạo” cũ vốn do phe phủ Chúa điều hành bấy nay. Độ trơ và vô liêm sỉ của cung vua ở đây đã hết cỡ, vì cung vua chả có cơ hội nào đi ăn cướp như phủ chúa nữa ngoài “lý luận kinh tế định hướng mới” cho Đại họa 12 này.
Thế là cuộc loạn chiến và loạn luân kinh tế của 12 sứ quân CSVN sẽ có cơ sở lý thuyết mác-lê sắc bén để cung vua xông ra đâm chém hay hôn phối với phủ chúa để giành giật nhau miếng ăn, tài sản của quốc gia, của nhân dân một cách “chính danh”. Và tất nhiên, sau Đại họa 12 là kinh tế VN, nhất là kinh tế dân doanh sẽ chết cháy cả cánh đồng như cỏ khô, chứ không chỉ chết như ngả rạ như hiện nay.
Về quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng ghi trong Điều lệ đảng cũng như về khai thác cái bóng tàn đã nát trong lòng dân của đảng CSVN và lãnh tụ Hồ Tàu (bằng các phong trào học tập, thi đua, lễ hội này nọ...) chỉ để lừa bịp dân đen dù khó lừa được ai lắm rồi - cũng sẽ được phe đảng Lú đẩy mạnh dùng để phản công trong Đại họa 12 của dân tộc này.
Phải nói là chiêu bẩn của đảng CSVN này dù sao vẫn có chút hiệu nghiệm (dù tốn rất nhiều tiền của vào đó) vì hiếm thấy có dân tộc nào ngu lâu với cộng sản như người Việt. Hiện nay, đã 70 năm bị chúng cai trị bịp bợm ngu dốt và tàn ác rồi mà đa số vẫn im ro. Câu hỏi ở đây là, sự im lặng đó đã sắp trở thành sự im lặng đáng sợ với CSVN chưa?
Về “cải tổ” các bộ máy tố chức đảng hiện nay, phe vua Lú đưa ra chính sách “thống nhất bộ máy” đảng và nhà nước ở các cấp, lý do để giảm chi phí chung và tăng hiệu quả (đúng thế thật, lẽ ra phải làm từ 50 năm nay rồi), nhưng lý do thật là để phe Vua áp sát vào mọi hoạt động của phe Chúa, để được cùng ăn chia, cùng cướp tài sản của quốc gia, dân lành. Riêng cái mảng học tập “đạo đức tư tưởng” của kẻ không đạo đức và tư tưởng gì cho hàng triệu người hàng năm như trên đã cần biết bao tiền bạc mà đảng không ăn cướp đủ và kịp như phủ Chúa nên Vua luôn phải chỉ đạo Chúa chi mà nó cứ chi một ăn hai.
Và thứ năm là cung Vua khai thác tối đa sự ủng hộ của đảng mẹ Tàu cộng - kể cả bằng cách bán nước, cắt biển đảo, cắt đất... cho công cuộc Đại chiến với phủ chúa tại Đại họa 12 sắp tới.
Cuộc đấu đá nội bộ của vua Tàu cộng Tập Cận Bình bên mẫu quốc của CSVN rất tàn khốc, nhưng dù sao cũng là đấu đá với các thế lực “chống đảng” ở cấp thấp hơn trong bộ máy đảng, quân đội và an ninh của Tàu cộng, vì 7 vị trí đứng đầu trong Thường vụ Bộ Chính trị của Tàu cộng hiện nay đều trong tay phe đảng của vua Tập và chúa Cường cả. Các đối thủ thực sự của Tập là Giang và Hồ là hai kẻ tiền nhiệm đã về hưu - không thể sánh với đối thủ của phe đảng Lú là kẻ số 2 trong đảng CSVN, rất lươn lẹo nhưng lại có quyền lực mạnh bạo hơn số 1 là chính Tổng Lú - mạnh vì gạo, bạo vì tiền.
Chúng ta thấy, vì thế, việc quan trọng hàng đầu mà Lú phải làm trong 2015 là triều kiến Bắc Kinh. Obama không tiếp Lú ở phòng bầu dục ư? Có hề chi. Trước và sau lễ quì ở Bắc Kinh đó của CSVN với CS Tàu phải là hàng loạt triều cống cho Tàu qua các hiệp định “song phương”: bán đất bán biền, mở cửa quốc gia cho quân Tàu ô tràn vào mọi ngả. Tất cả chỉ để được Tàu cộng hỗ trợ phe Tổng Lú thắng keo Đại họa 12 sắp tới.
Điều oái oăm cho cung Vua là phủ Chúa cũng đang làm ý như thế: cũng quì lạy và cung phụng bán nước, nhượng quyền lợi và an ninh quốc gia cho Tàu cộng. Mà Chúa 3X còn làm việc đó giỏi hơn vì là những người đang có thực quyền quản lý Quốc gia, nắm cả kinh tế, quân đội, công an...
Và Tàu cộng thì khuyến khích “Hảo! hảo!...” với cả hai lũ việt gian bán nước đó - vì như thế chúng càng nhanh đớp gọn nước Việt, dân tộc Việt hơn. Chỉ có dân Việt sớm thành dân vong quốc (mất nước) sau Đại họa 12 mà đa số vẫn không thèm biết!
Tất cả chỉ vì tiền, tiền quyết định tất cả
Cung vua đã hiểu ra câu đó bằng giá đắt, nên cái chung của cả 5 hướng chuẩn bị trên của Lú cho Đại họa 12, đó chính là tiền, không phải là lợi ích của đảng hay đất nước. 
Tiền (rất nhiều tiền) là thứ phe Lú cần để huy động lực lượng và đem ra hứa hẹn cho cái lực lượng ấy. Tiền là mục đích khiến phe Lú phải xông vào làm kinh tế để ăn cướp như phe Chúa, và để làm thế Lú cần “nhận thức mới” về kinh tế thị trường định hướng. Tiền là thứ phe đảng thiếu để tổ chức lừa dân học tập đạo đức bịp của Hồ tiếp để đảng có “chính danh” ăn cướp tiền của dân tiếp. Tiền là mục tiêu cuối cùng của việc “thống nhất tổ chức” cùng chức năng giữa đảng và chính phủ - để ăn chia tiền bạc ăn cướp của dân của nước cho “đều hơn” giữa cung vua và phủ chúa. Và tiền là thứ cả hai phe đều cần để quì lạy với Tàu cộng, kể cả tiền bán nước, và hy vọng được quan thầy Tàu cộng cho chúng được sống phè phỡn và cướp bóc tiền dân Việt thêm 100 năm nữa.
Ôi Dân Việt! Trong dạ dày con thú dữ Tàu cộng đã và đang có đến chín bộ tộc Việt mất nước và đã bị Hán hóa gần hết (là Điền Việt, Âu Việt, Hồ Việt, Đông Việt, U Việt, Nam Việt, Mãn Việt, Diêm Việt và cả Văn Lang) rồi, nay chỉ còn giòng giống bộ tộc Lạc Việt chúng ta là còn giữ được lãnh thổ Việt Nam của mình mong manh cho đến nay và như hiện nay, mà chúng ta chịu để lũ cộng sản bán nước cắt hết đất dâng nộp Tàu cộng hết, xóa sổ cả Lịch sử, đất nước và dân tộc Việt Nam của chúng ta ư?!
Để cho cộng sản VN làm thế - phá nát nước Việt này rồi dâng cho Tàu cộng, dân Việt chúng ta có chết hết liệu có cam lòng?! 

BANG GIAO VIỆT MỸ

 

 Đại sứ Mỹ nêu thông điệp ngoại giao mạnh mẽ với Việt Nam
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam khẳng định mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt được những bước tiến vượt bậc và nói rằng Mỹ “sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam bay cao và bay xa hơn nữa,” một phát biểu mà ông nói bằng tiếng Việt.
Trong một bài diễn văn quan trọng đọc tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội hôm thứ Sáu, Đại sứ Ted Osius đã nói về ba khía cạnh của cột mốc 20 năm kể từ khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, bao gồm mối quan hệ Đối tác Toàn diện, hiện trạng bang giao của hai nước, và viễn kiến cho mối quan hệ này.
Đại sứ nói việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2013 đưa mối quan hệ giữa hai nước lên Đối tác Toàn diện đã vạch ra một lộ trình mới để hai nước hợp tác trong một loạt những lĩnh vực chiến lược. Ông nói vào những năm 1990 phía Mỹ đã không kỳ vọng mối quan hệ này sẽ tiến nhanh và xa như vậy.
Về hiện trạng bang giao giữa hai nước, ông Osius dành phần lớn bài diễn văn trình bày về những hoạt động hợp tác và hỗ trợ mà Mỹ đã thực hiện với Việt Nam trong những năm qua trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và thương mại, an ninh, khoa học kỹ thuật, giáo dục, môi trường, y tế và trao đổi giữa người dân với người dân.
Về vấn đề Biển Đông, Đại sứ Osius khẳng định lập trường của Mỹ không chấp nhận việc bất kỳ bên tranh chấp nào đe dọa, cưỡng ép, sử dụng vũ lực khi theo đuổi tuyên bố chủ quyền của mình.
"Chúng tôi tin rằng những tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết một cách hòa bình, thông qua biện pháp ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi kêu gọi các bên tuyên bố chủ quyền thể hiện sự tự chế - đặc biệt là trong những hoạt động cải tạo quy mô lớn để biến những bãi đá và bãi ngầm trở thành tiền đồn rằng có thể dễ dàng được quân sự hóa,” ông Osius nói.
Hoa Kỳ muốn một nước Việt Nam cường thịnh, độc lập, tôn trọng nền pháp trị và nhân quyền
Một lĩnh vực khác mà hai nước đã đạt được tiến bộ nhưng vẫn còn gặp nhiều thách thức là việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền. “Hoa Kỳ muốn một nước Việt Nam cường thịnh, độc lập, tôn trọng nền pháp trị và nhân quyền,” Đại sứ Osius nói.
“Hoa Kỳ và những nước khác đã thẳng thắn và minh bạch với Việt Nam về những khác biệt của chúng ta ở vấn đề nhân quyền. Chúng tôi tin rằng mối quan hệ của chúng ta chỉ có thể đạt đến tiềm năng cao nhất nếu có tiến bộ rõ ràng về nhân quyền. Chúng tôi tin rằng cải cách bộ luật hình sự và dân sự, mở rộng những quyền tự do cá nhân – gồm cả quyền tự do trên Internet, và khuyến khích tư pháp độc lập – đóng vai trò trọng yếu cho sự thành công của Việt Nam,” Đại sứ Mỹ tiếp lời.
Đại sứ Osius chia sẻ với cử tọa rằng, một trong những người truyền đạt kinh nghiệm cho ông, đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam sau khi bình thường hóa Pete Peterson, đã nói rằng “Nothing is impossible” (Không có gì là không thể.)
Và khi ông Osius đặt ra những câu hỏi phác họa viễn kiến về mối bang giao trong tương lai giữa hai nước, câu trả lời “Nothing is impossible” được nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc, không chỉ bởi Đại sứ Mỹ mà còn bởi những khán giả ngồi bên dưới.
“Với truyền thống ‘con Rồng cháu Tiên,’ Việt Nam đã tạo được cho mình một đôi cánh vững chắc để bay lên. Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam bay cao và bay xa hơn nữa,” Đại sứ Osius phát biểu tự tin bằng tiếng Việt.
Nguồn: vietnam.usembassy.gov
http://www.voatiengviet.com/content/dai-su-my-neu-thong-diep-ngoai-giao-manh-me-voi-vietnam/2670794.html


  'Hy vọng Việt - Mỹ vun đắp thiện chí' 

 Bài phát biểu của Đại sứ Mỹ Ted Osius tại Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 06/3/2015 được nhà quan sát đánh giá là 'xây dựng, thiện chí'



Trao đổi với BBC hôm thứ Sáu, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban tư vấn Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói:"Tôi nghĩ rằng những bày tỏ thiện chí và hợp tác đó là một điều hết sức dễ hiểu trong bối cảnh hiện nay, và tôi hy vọng thiện chí đó sẽ được hai bên xây dựng, vun đắp và sẽ dẫn đến những hành động thiết thực để có lợi cho cả hai bên để đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực và bảo vệ được chủ quyền của Việt Nam."
Đại sứ Mỹ trong bài phát biểu hôm thứ Sáu nói:
"Tập trung vào việc hiện đại hoá năng lực phòng thủ, Việt Nam có thể sẽ tìm đến các đối tác truyền thống của mình. Điều này có thể hiểu được.
"Việt Nam cần có nhiều bạn bè – nhất là ở trong một khu vực phức tạp và năng động như thế này. Tuy nhiên, Hoa Kỳ có nhiều để đề xuất nhằm tăng cường an ninh của Việt Nam trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Bình luận về điểm này, Tiến sỹ Doanh bình luận:


"Hiện nay Việt Nam đã có đề nghị là Việt Nam sẵn sàng mua những vũ khí sát thương của Hoa Kỳ, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ về một loạt lĩnh vực về phòng thủ, về trang thiết bị quân sự.


"Và tôi nghĩ rằng là trong tương lai không xa hai bên có thể trao đổi để có thể thêm những sự trợ giúp của Hoa Kỳ về việc huấn luyện, đào tạo, nâng cao trình độ của các sỹ quan trong những lĩnh vực nhất định mà hiện nay Việt Nam rất cần để phát triển.


"Thí dụ như chiến tranh điện tử, thí dụ như tác chiến trên biển, hay là thí dụ rất cần những thông tin về tình báo để có thể không bị bất ngờ đối với bất kỳ một cuộc tấn công nào."


Đánh giá tổng thể nội dung bài phát biểu của vị Đại sứ Mỹ, Tiến sỹ Doanh nói:


"Tôi đánh giá cao nội dung phát biểu ý kiến của ông Đại sứ Ted Osius ở Đại học Quốc gia Hà Nội, và tôi nghĩ rằng đây là một bài phát biểu quan trọng, thiện chí và xây dựng trong năm 2015 mà cả hai nước sẽ kỷ niệm các mối quan hệ về ngoại giao và đấy cũng là cơ hội để hai bên sẽ nâng cao hơn nữa sự hợp tác toàn diện vì lợi ích của cả hai bên."


'Táo bạo, lạc quan?'

Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.
null
Trong bài phát biểu hôm thứ Sáu, Đại sứ Ted Osius cũng nói:
"Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực.
"Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình.
"Tuy chúng ta chia sẻ một lịch sử phức tạp, tôi tin rằng chúng ta cũng chia sẻ một tương lai tươi sáng."
Bình luận về điều này, Giáo sư Vũ Minh Giang, đương kim Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội nói với BBC:
"Cái ý táo bạo của ông Đại sứ theo tôi hiểu tức là có thể có những quyết định mà trong ý nghĩ thông thường người ta không nghĩ tới.
"Hoặc là nó có những ngăn trở mà từ trước tới nay không vượt qua, thế thì nếu nó đụng tới những việc như thế thì có thể gọi là táo bạo.

"Thí dụ như Việt Nam và Hoa Kỳ có thể thiết lập quan hệ thân thiết hơn là quan hệ như hiện nay, chẳng hạn như thế."

Khi được hỏi liệu vị tân Đại sứ Mỹ có 'quá lạc quan' hay là không, Giáo sư Giang, người cũng từng là thành viên của Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản, nói:
"Tính cách của Đại sứ mới thể hiện một người rất cởi mở trong cách nhìn nhận các vấn đề và thứ hai thể hiện rất rõ một cái năng động và rất quyết tâm trong việc thực hiện một cái gì đó mà ông mong muốn.
"Tôi nhìn ở góc độ tích cực là với một cách phát biểu như thế thì tôi là một trong những người trông chờ.
"Mong rằng tất cả những điều mà ông phát biểu như thế sẽ dần dần diễn ra trong thực tế, bởi vì hướng tới tương lai và mong cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.

'Chi tiết bất ngờ?'


Đại sứ Ted Osius nói có thể hai nước có thể có những 'quyết định táo bạo' hướng tới tương lai mới.
Hôm thứ Sáu, một nhà quan sát chính trị - xã hội Việt Nam từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, cho rằng bài phát biểu của Đại sứ Mỹ là 'tự tin'.
Ông nói: "Trong cuộc tiếp xúc với giới sinh viên của Việt Nam thì quả là ông Ted Osius đã tự tin tới mức mà đưa ra thông tin là ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ sớm thăm Mỹ.
"Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào."

Khi được hỏi có thể dự đoán những kết quả như vậy là gì, Tiến sỹ Dũng nói thêm:
"Kết quả đó nó sẽ nương theo xu thế quan hệ Việt Mỹ thôi, tại vì đây là một xu thế khó có thể đảo ngược, đặc biệt khi Việt Nam đã cảm nhận được một cách rõ ràng trên lòng bàn tay về mối nguy cơ.
"Và qua vụ Giàn khoan HD-981, mặc dù là một sự gây hấn hung hãn của Trung Quốc, nhưng cũng phải thừa nhận rằng Bắc Kinh đã quá chủ quan trong việc áp đặt thế lực của mình.

"Thành thử điều đó làm cho một số chính khách Việt Nam còn mơ màng với Bắc Kinh trước đây, họ dường như là tỉnh ngộ, tỉnh giấc và bắt buộc phải nghĩ tới những thế lực quốc tế có thể hỗ trợ Việt Nam chẳng hạn như Mỹ.

"Và đặc biệt một nguyên nhân nói về góc độ riêng tư là rất nhiều quan chức Việt Nam có tài sản, có nhà cửa, có người thân và con cái du học ở Mỹ chứ không phải là ở Trung Quốc."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/03/150306_ted_osius_vnu_speech_comments 
 
                                                 

Mỹ sẵn sàng tiếp sức cho VN’

  • 6 tháng 3 2015

Ông Ted Osius phát biểu trước sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 6/3
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam có bài phát biểu quan trọng, tuyên bố “không có điều gì là không thể” trong quan hệ giữa hai nước.
Ông Ted Osius phát biểu trước sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 6/3 nhân kỉ niệm 20 năm quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Từng làm việc ở Việt Nam hồi thập niên 1990, Đại sứ Mỹ nói khi đó “tôi không nghĩ rằng có ai lại dự đoán được rằng chúng ta có thể tiến xa như hiện nay”.
Ông nhắc lại lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi thăm Việt Nam năm 2013, rằng không có hai nước nào khác “nỗ lực hơn, làm được nhiều hơn, và làm được tốt hơn để cố gắng đến với nhau, thay đổi lịch sử và thay đổi tương lai”.

Quan hệ Đối tác Toàn diện

Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện trong chuyến thăm Nhà Trắng năm 2013 của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang.
Nhiều chuyến thăm cấp cao giữa hai bên đã diễn ra.
Đại sứ Mỹ nhắc lại Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Mỹ trong năm nay, mặc dù ông không nói về thời gian.
Ông nói: “Những chuyến thăm như vậy cũng là một phương thức để duy trì đối thoại cởi mở và thẳng thắn về những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt.”
Ông cũng tiết lộ Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang sẽ “sớm thăm” Mỹ để bàn nhiều vấn đề, trong đó có nhân quyền.
Diễn văn của ông Ted Osius điểm lại những lĩnh vực quan tâm chung và hợp tác chính giữa hai nước.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, ông tiết lộ cuối tháng Ba, quân đội hai nước sẽ cùng tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trong khuôn khổ chương trình Thiên thần Thái Bình Dương.
Đại sứ Ted Osius nói 'không có điều gì là không thể'
Đến tháng Tám, hải quân hai nước sẽ cộng tác trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương.

‘Không có điều gì là không thể’

Nhìn về tương lai, Đại sứ Ted Osius, trong diễn văn, nhiều lần dùng câu ‘Không có điều gì là không thể’, có vẻ gợi nhắc khẩu hiệu “Yes, we can” của Barack Obama khi ông ra tranh cử nhiệm kỳ đầu chức vụ tổng thống Mỹ năm 2008.
Ông đặt ra một số câu hỏi: “Liệu Việt Nam và Hoa Kỳ có thể tiến hành các bước đi để cho phép tiến hành các chuyến bay thẳng giữa hai nước chúng ta?
Liệu Hoa Kỳ có thể trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam như vị trí xếp hạng đầu tư Hoa Kỳ hiện nay tại các nước ASEAN nói chung?
Liệu Việt Nam có thể cải cách các quy định pháp luật về thị thực để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam?”
Và ông khẳng định: “Có, chúng ta có thể, bởi vì không có điều gì là không thể.”
Ông kết thúc với cam kết: “Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam bay cao và bay xa hơn nữa.”
Trong chuyến thăm Đại học, ông Ted Osius cũng trồng cây lưu niệm tại khuôn viên trường.

Tổng thống Obama từ chối tiếp TBT Trọng tại phòng Bầu Dục

Bảng Đỏ (Danlambao) - Nhà cầm quyền CSVN tỏ ra không hài lòng vì tổng thống Obama từ chối tiếp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục trong Nhà Trắng. Đó là một thông tin đáng chú ý do giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc viết trên trang web Chennai Centre for China Studies (C3S)

Trước đó, nguồn tin từ bộ ngoại giao CSVN cho biết ngoại trưởng John Kerry đã lặp lại lời nhắc về việc mời TBT Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ trong năm 2015. 
Cũng trong buổi trình quốc thư diễn ra ít lâu sau đó, tân đại sứ CSVN tại Hoa Kỳ là ông Phạm Quang Vinh tiếp tục hối thúc tổng thống Obama 'tích cực chuẩn bị' cho chuyến viếng thăm của ông Trọng.
2015 cũng là thời điểm đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ giữa chế độ CSVN và nước cựu thù Hoa Kỳ. Nếu chuyến đi diễn ra như dự kiến, ông Nguyễn Phú Trọng có lẽ sẽ là tổng bí thư CSVN đầu tiên sang thăm Hoa Kỳ.
Dù chuyến đi đã được chuẩn bị trước đóđó một năm, nhưng nghi thức ngoại giao để đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ là một vấn đề cực kỳ nan giải. Đối với người Mỹ, ông Trọng cũng chỉ là người đứng đầu một đảng phái tại Việt Nam, tương tự như vị trí chủ tịch đảng Dân chủ của Hoa Kỳ.
Theo giáo sư Carl Thayer, sẽ là một sự nhượng bộ quá mức của Hoa Kỳ đối với CSVN nếu diễn ra một buổi gặp giữa ông Trọng và tổng thống Obama tại phòng Bầu Dục.
Phòng Bầu Dục (Oval Office) là nơi làm việc của các tổng thống Mỹ
Mặc dù đã cố tình 'đánh lận con đen' đối với người dân Việt Nam, trên thực tế, chức vụ tổng bí thư đảng CSVN của ông Trọng chưa từng được xem là một nguyên thủ quốc gia.
Do đó, các đời TBT của đảng CSVN thường chủ yếu sang thăm một vài quốc gia độc tài còn xót lại, như Bắc Hàn, Trung Cộng, Cuba... để được đón tiếp theo nghi thức một nguyên thủ quốc gia.
Xem ra, chuyến công du sang Mỹ của TBT Trọng sẽ còn lắm gian truân, đó là chưa nói đến sự dò xét, đe nẹt của người 'đàn anh' Trung Cộng.
Theo cá nhân Bảng Đỏ tui, TBT Nguyễn Phú Trọng muốn đua đòi bằng được phải vào Nhà Trắng như vậy, người Mỹ cũng nên linh động và chiều chuộng lão một chút cho đỡ mất thời gian. 
Thay vì cho vào phòng Bầu Dục, cứ để Trọng Lú và phái đoàn cộng sản của lão vào trong toilet công du, dù sao vẫn được mang tiếng là vào Nhà Trắng. Nếu có thêm một chút lá cây để sẵn thì càng tiện lợi hơn.  

NHỮNG VẤN ĐỀ VIỆT NAM

47 năm im lặng và chết khi nỗi oan còn đó

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-03-06

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
le-trong-nghia-622.jpg
Ông Lê Trọng Nghĩa nguyên Cục trưởng Cục quân báo.
Courtesy TTO
Cái chết của ông Lê Trọng Nghĩa vài ngày trước mang theo vụ án oan sai của ông kéo dài 47 năm vẫn không ai trong chính phủ lên tiến minh oan hay trả lại công bằng cho ông và gia đình. Ông Lê Trọng Nghĩa là đại biểu quốc hội khóa đầu tiên, Đại tá chánh văn phòng Quân ủy Trung ương thuộc Bộ quốc phòng và Cục trưởng Cục quân báo. Ông cũng là thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và từ chức vụ này khiến ông bị bắt trong vụ án chống đảng vào năm 1968.
Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua nhà văn Trần Đĩnh, người nổi tiếng với tác phẩm Đèn Cù và rất thân thiết với Đại tá Lê Trọng Nghĩa, để biết thêm câu chuyện của vị đại tá hàm oan này.

Vụ án chống đảng

Mặc Lâm: Thưa ông theo chúng tôi được biết ông là người đã có thời gian sống và gần gũi với nhiều nhân vật cao cấp trong Đảng trong đó có đại tá Lê Trọng Nghĩa vừa qua đời vài ngày trước đây. Đại tá Lê Trọng Nghĩa được biết là người  bị trù dập rất nhiều năm qua vụ án “xét lại chống đảng” Là người biết vụ án này từ đầu ông có thể cho biết sơ lược về nó hay không?
Tôi muốn nói ông nhắc tới cái khổ của các con ông ấy. Ổng nói như vậy theo tôi chính là vì các con ông ấy. Tiền nong không phải, nhưng ở cái đất nước má vẫn còn nhìn vào lý lịch thì các con ông sẽ khổ nếu ông vẫn còn mang tiếng phản đảng, chống đảng.
-Trần Đĩnh
Trần Đĩnh: Về vụ án chống đảng, khi đó đứng trước hai ngả đường, một là đi theo cái mà 57 nước cộng sản đã ký kết với nhau là hòa bình, xây dựng kinh tế và chống sùng bái cá nhân. Sau đó Đảng Cộng sản Việt Nam ký vào đấy. Đến năm 1960 thì Trung Quốc phát động xét lại. Cái cớ chống xét lại do sợ Mỹ, đầu hàng Mỹ. Đến năm 63 thì ông Lê Duẩn ngã theo phía Trung Quốc gọi tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lê Nin của thời đại ba giòng thác cách mạng, cách mạng châu Á, cách mạng châu Phi và cách mạng châu Mỹ La tinh. Đấy là ngọn đuốc mới, đấy là ngôi sao chỉ đường mới.
Theo tôi biết thì Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không tán thành. Một ông không bỏ phiếu biểu quyết một ông thì bỏ phiếu trắng. Như thế tức là phản đối. Ông Trường Chinh thì cuối cùng lại đồng tình, mới đầu thì nói với tôi là ổng không đồng tình tư tưởng Mao nhưng cuối cùng thì đồng tình. Quốc hội cũng chỉ thế thôi chứ không còn thực quyền. Vụ án xét lại nó có lý do sâu xa là như thế.
Mặc Lâm: Thưa, ông nói là Trung Quốc lúc ấy do sợ Mỹ nên dấy lên phong trào xét lại, ông có thể cho biết rõ hơn tại sao Trung Quốc lại muốn như thế hay không?
Trần Đĩnh: Tại sao Trung Quốc lại muốn thế? Một là Trung Quốc trong năm 60 nêu lên chống xét lại là bắn tín hiệu mà tôi gọi là củ cà rốt cho Mỹ là ta đánh kẻ thù số 1 của mi đây! Lúc ấy kẻ thù đáng sợ nhất của Mỹ là Liên xô. Đồng thời khều Mỹ, đánh tiếng với Mỹ sau đó đại sứ Trung Quốc và đại sứ Mỹ thường xuyên gặp nhau hàng tháng ở Warszawa (Vác sa va) thủ đô Ba Lan để bàn gì không ai biết nhưng báo chí đều đang các cuộc gặp này. Một mặt nói với Mỹ: đây, ta đánh kẻ thù của các ông đây, mặt khác đưa ra cây gậy xúi đánh Mỹ để Mỹ đứng trước thử thách anh nhận đàng nào?

le-trong-nghia-400.jpg

Ông Lê Trọng Nghĩa trong một lần trả lời phỏng vấn các nhà báo. Courtesy photo.
Làm như thề Trung Quốc được gì? Nhân đà đẩy Mỹ đi thì Biển Đông là nơi Trung Cộng đã nhận của mình từ trước khi Hồ Chí Minh sang gặp. Nguyên ủy đầu tiên nó là như thế nên khi đã đánh nhau thì phải theo phía bên kia. Dương Thiếu kỳ, Đặng Tiểu Bình 11 nguyên soái lừng danh thì 10 ông bị tước rồi, tất cả Bộ chính trị đều biết thì cái này những người chống lại có nghĩa lý gì đâu?
Ông Võ Nguyên Giáp thì ai còn lạ gì nữa. Phụ trách sinh đẻ có kế hoạch, rồi Phó thử tướng phụ trách khoa học kỹ thuật. Mà đứng vể phía cộng sản mà nói khi đang làm chính trị quân sự mà bỏ đi làm khoa học kỹ thuật thì đã là rớt đài rồi.
Mặc Lâm: Thưa ông có phải rớt đài mà đại tướng Giáp đã không muốn dính líu tới vụ án của đại tá Lê Trọng Nghĩa. Sau khi ông Nghĩa bị bắt thì ông Giáp chưa bao giờ lên tiếng. Ông thấy điều này có ý nghĩa gì?
Trần Đĩnh: Ở đây tôi phải nói thế này, trong Đèn Cù tôi cũng đã nói qua. Ông Lê Liêm nói với tôi ông Giáp bị bôi nhọ ghê lắm. Thứ nhất kỷ luật của cái đảng này không cho phép ai được nói về vụ xét lại. Anh nói là anh bới chuyện thôi mà người ta không muốn bới nữa. Không một người nào dù là đảng viên cao cấp được nói với nhau, ông Võ Nguyên Giáp càng không bao giờ dám đụng tới vì ông ấy là nạn nhân. Thứ đến người nhu nhược như Võ Nguyên Giáp không bao giờ trả lời ai rằng tôi không nói vì tôi sợ sẽ bị này khác, như thế là một thằng hèn không dám nói ra chuyện ấy.
Chỉ có một lần Lê Trọng Nghĩa nói với tôi mình vừa gặp ông Giáp vì sinh nhật ông ấy mình đi thì mình có nói với ông ấy, anh phải làm cái gì đi chứ sao cứ im thế? Thì ông Giáp cáu! Quắc mắt nhìn ông Nghĩa và nói tôi làm thì việc gì phải báo ai?
Ở Việt Nam cấp bậc trên dưới rất to không thể nào hỏi một ông bí thư tại sao ông làm thế này, tại sao ông làm thế kia…

Một người đáng kính

Mặc Lâm: Ông đã có dịp sống chung và tiếp xúc với đại tá Lê Trọng Nghĩa, xin ông cho biết tính cách và mẫu người của ông ấy như thế nào?
Ông Lê Trọng Nghĩa là một người đáng mến và đáng kính. Đáng mến là vì chúng tôi quan hệ với nhau như những người bạn lâu ngày, hầu như tuần nào ông ấy cũng đến nhà tôi một, hai lần. Đó là một con người rất nhũn nhặn rất biết im lặng.
-Trần Đĩnh
Trần Đĩnh: Ông Lê Trọng Nghĩa là một người đáng mến và đáng kính. Đáng mến là vì chúng tôi quan hệ với nhau như những người bạn lâu ngày, hầu như tuần nào ông ấy cũng đến nhà tôi một, hai lần. Đó là một con người rất nhũn nhặn rất biết im lặng, ông ấy tránh tất cả những cuộc tranh luận. Khi mọi người tranh luận ông ấy chỉ cười thôi. Là người kín đáo nhưng lại nhũn nhặn không phật ý ai bao giờ, còn trong quan hệ với mọi người thì ông ấy rất đáng mến. Ông Lê Liêm, ông Lê Trọng Nghĩa, ông Minh Việt là những người hiền hòa nhân hậu.
Mặc Lâm: Ông lê Trọng Nghĩa đã bị án tù từ năm 1968 cho tới khi mất vào năm 2015 tức là 47 năm nhưng ông ấy vẫn giữ im lặng như ông vừa nói. Tuy nhiên ông đã để lại một di chúc yêu cầu minh oan cho ông. Trong di chúc ấy có phải là muốn giải oan cho cá nhân ông hay vì gia đình còn lại mà ông ấy phải làm như vậy?
Trần Đĩnh: Theo tôi chúng ta đọc di chúc mặc dù gửi cho Tổng bí thư thì thường có câu: “tôi xin viết di chúc này xin minh oan cho riêng cá nhân tôi”… thế này thế nọ nhưng trong ấy ông trình bày rõ về các con của ông ấy như thế nào, tức là chủ yếu ông nhằm nói tới các con ông ấy mà ông rất thương. Ông đã từng nói là ông làm khổ con mình vì vụ án này. Khi bệnh sắp chết cũng muốn làm một cái gì đó cho các con nhất là cái đất nước mà người ta chỉ nhìn lý lịch.
Không phải ông đòi xin lại vào đảng hay xin vì ông. Ông là người rất cương trực không giải cho ông thì ông không chết đâu. Nếu không như thế thì ông không nói với tôi những chuyện, mà ông thừa biết nói để tôi viết chứ không phải để chơi. Ông nói với tôi về cách mạng tháng Tám, ông bảo với tôi là phải cảm ơn Nhật nếu không có Nhật thì làm sao có cơ sở thuận lợi để nổi lên như thế được… đấy đã cho thấy ông là người có tư tưởng nhưng ông rất kín đáo không nói ra vì ông biết khi nói ra thì rất lôi thôi. Ông là Cục trưởng tình báo khi ông phát ngôn thì người ta rất là phiền nên ông ấy giữ gìn thì cũng phải.
Trong di chúc ổng chỉ nói cái nhà thế này thế kia là vì các con ông. Tôi muốn nói ông nhắc tới cái khổ của các con ông ấy. Ổng nói như vậy theo tôi chính là vì các con ông ấy. Tiền nong không phải, nhưng ở cái đất nước má vẫn còn nhìn vào lý lịch thì các con ông sẽ khổ nếu ông vẫn còn mang tiếng phản đảng, chống đảng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà văn Trần Đĩnh.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/47-years-in-silent-then-died-with-a-grievance-ml-03062015072949.html

Đảng viên nghĩ gì về chuyện liên minh?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-03-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9637658.jpg
Hình ảnh minh họa
AFP

Họa mất nước nhãn tiền

Chấp nhận liên minh người cộng sản phải chấp nhận một tình thế mới, họ có thể mất quyền lợi cá nhân lẫn vị trí trong chiếc ghế quyền lực nhưng bù lại đất nước sẽ thoát ra khỏi vòng kềm tỏa nặng nề của Trung Quốc với họa mất nước nhãn tiền.
Trước việc Trung Quốc xây dựng một loạt các căn cứ quân sự trên các dãy đão tại Trường Sa mặc dù nhà nước chưa có một tuyên bố gì khác hơn so với trước đây nhưng trên báo chí chính thống nhiều ý kiến của các đảng viên cao cấp cho thấy sự uất ức lẫn lo ngại cho tình hình an ninh đất nước đang là mối lo hàng đầu hiện nay.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, đại biểu Quốc hội liên tiếp nhiều nhiệm kỳ đã tuyên bố rằng hành động xây dựng của Trung Quốc còn nguy hiểm hơn dàn khoan HD-981 trước đây. Nó cho thấy quyết tâm dùng sức mạnh quân sự để khống chế Việt Nam, khẳng định đường lưỡi bò phi pháp của họ. Trước nguy cơ này, trí thức, đảng viên không thể im lặng theo nhà nước mà không ít người trong đảng cho rằng liên minh với các nước, đặc biệt là Mỹ, sẽ kéo Việt Nam ra khỏi tầm tay Trung Quốc và đây là cơ hội khó kiếm lần thứ hai.
Trong giai đoạn này tôi thấy Hoa Kỳ họ sẵn sàng chìa tay ra để nắm lấy bàn tay Việt Nam để cùng với Việt Nam giữ lấy Biển Đông. Việc giữ Biển Đông không chỉ vì quyền lợi của Việt Nam mà còn vì quyền lợi Hoa Kỳ.
-TS Nguyễn Thanh Giang
TS Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến kiên trì trong hàng chục năm qua cho biết nhận xét của ông:
“Trong giai đoạn này tôi thấy Hoa Kỳ họ sẵn sàng chìa tay ra để nắm lấy bàn tay Việt Nam để cùng với Việt Nam giữ lấy Biển Đông. Việc giữ Biển Đông không chỉ vì quyền lợi của Việt Nam mà còn vì quyền lợi Hoa kỳ. Việc ngăn chặn âm mưu bành trướng Đại Hán cũng là quyền lợi không chỉ là của toàn nhân loại mà là quyền lợi cũng sát sườn của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ phải ngăn chặn cho được sức vươn lên cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc.
Với một điều kiện thuận lợi như vậy Đảng Cộng sản Việt Nam cần và phải xúc tiến nhanh việc liên minh liên kết với Hoa Kỳ. Liên minh với Hoa Kỳ hay bất cứ nước nào trên thế giới không phải để chống Trung Quốc mà để giữ gìn lãnh hải lãnh thổ của mình. Đấy là liên minh chính đáng cần phải tuyên bố và thực hiện. Tiếc rằng cho đến bây giờ cái chủ trương đúng đó không được thực thi và Việt Nam vẫn giữ một khoảng cách khá xa đối với Hoa Kỳ đồng thời lại vẫn hô những khẩu hiệu hoàn toàn vô nghĩa lý là 16 chữ vàng 4 tốt. Điều này lệ thuộc vào ý thức hệ đã trở nên lạc hậu phi thực tế.”

Vai trò của Đảng sẽ ra sao?

Trở ngại quan trọng nhất là yếu tố ý thức hệ mà đảng cộng sản hai nước liên quan quá chặt chẽ với nhau đã khiến cho Ban chấp hành Đảng cộng sản Việt Nam không đủ quyết tâm tách rời ra khỏi quỹ đạo của nó mặc dù cả hai bên đều biết rằng chủ nghĩa xã hội nay chỉ còn là cái vỏ bọc đã lỗi thời, lạc hậu. Trung Quốc chạy theo mục tiêu bá quyền nước lớn và Việt Nam nằm trên con đường xâm lấn của Bắc Kinh. Chỉ có hai cách tránh họa xâm lăng của Trung Quốc, một là thỏa hiệp nhắm mắt chờ đợi một biến cố nào đó xảy ra, cam chịu mọi sự ép bức trong đó mất dần chủ quyền Biển đảo, một phần xương thịt quan trọng của đất nước.
000_Hkg8239642-305.jpg
Pano tuyên truyền cho ngày thành lập ĐCSVN tại Hà Nội được chụp hôm 27/2/2013
Thứ hai, từ bỏ chủ nghĩa xã hội, dứt khoát chặt đứt 16 chữ 4 tốt quay hẳn về phía khác và chấp nhận liên minh với các nước để tạo ra vòng đai bảo vệ lấy mình bằng sức mạnh liên minh. Để từ đó yên tâm xây dựng thể chế chính trị nào phù hợp với ý nguyện toàn dân vì một đất nước thật sự phú cường thịnh vượng.
Rào cản lớn nhất cho vấn đề liên minh vẫn từ cấp cao nhất trong Bộ chính trị. Quyết sách liên minh mặc dù là lợi ích to lớn cho đất nước nhưng khi quyết định chọn lựa phương cách này thì Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ngay lập tức đối diện với thử thách là liệu vai trò của Đảng sẽ ra sao khi liên minh hình thành với hàng tá điều mà Đảng phải từ bỏ.
Ông Lê Công Giàu, một đảng viên kỳ cựu, nguyên Phó Bí thư thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhận định của ông trong tình hình hiện nay:
“Hiện nay tình hình Việt Nam đang đòi hỏi sự đổi mới, một sự đổi mới cơ bản chứ không phải từng chút hay từng phần, tất nhiên là phải có thời gian. Bây giớ số trí thức trong đảng suy nghĩ của họ là không phải bám vào những học thuyết, những lý thuyết không còn phù hợp. Người ta căn cứ trên thực tế những việc gì làm có lợi cho đất nước thì người ta sẵn sàng chấp nhận. Không như cách đây vài chục năm tình hình nó khác, suy nghĩ nó khác còn bây giờ người ta sẵn sàng từ bỏ những cái cũ để đi theo cái mới. Tất nhiên hợp tác phải thật sự đem lại lợi ích cho đất nước vì chúng ta biết rằng bất cứ nước nào thì họ cũng sẽ tính tới quyền lợi của họ trước do đó những cái hợp tác, quan hệ nào mà thật sự đem lại lợi ích cho đất nước thì tôi nghĩ họ sẵn sàng, ngay bản thân tôi cũng sẵn sàng.”
Ông Lê Công Giàu xác định một số lớn nhân sĩ trí thức, ngay cả đảng viên cũng đều muốn thay đổi theo hướng liên minh, vì vậy họ chấp nhận không cần quyền lợi vì sự an nguy của dân tộc là trên hết, ông Giàu cho biết:
“Đối với người dân, đối với những anh em trí thức qua nói chuyện thì tôi hiểu anh em rằng tình hình bây giờ nó đã thay đổi nhiều lắm rồi, thế giới bây giờ nó khác với cách đây vài chục năm cho nên bây giờ mọi suy nghĩ, mọi hành động người ta căn cứ vào trong những tình hình mới. Đối với anh em trí thức ở Việt Nam họ nghĩ rằng là trong tình hình hiện nay cái gì có lợi cho đất nước thì đều nên làm.
Trong xu thế hiện nay Trung Quốc đang gây khó khăn như thế không thể nào hợp tác hay nghiêng về phía Trung Quốc được mà phải đi với những nước cùng có hướng không để cho Trung Quốc chi phối, có những hành động có hại cho tình hình chung của từng nước cũng như cả thế giới. Hiện nay những suy nghĩ như vậy đang rất phổ biến, người ta căn cứ vào những hành động có lợi cho đất nước thì người ta sẵn sàng ủng hộ.”
Theo tôi nghĩ thì chắc là thế nào cũng có sự biến động phải thay đổi chứ không thể cứ y như cũ được là vì tôi nói thật người cộng sản cũng hết sức cơ hội chứ không phải là cái anh trung thành.
-Ông Trần Đĩnh
TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng quyết định tham gia vào một liên minh để giữ gìn bờ cõi là tất yếu và không thể từ khước dù bất cứ lý do gì:
“Tiếng gọi thiên liêng của tổ quốc, tiếng gọi thiêng liêng của dân tộc là phải nhanh chóng thiết lập mối liên minh liên kết với những lực lượng tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là đối với Hoa Kỳ để giữ lấy chủ quyền, giữ lấy lãnh hải lãnh thổ của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam phải làm cho được nếu không thì Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ phải có tội lớn đối với đất nước và dân tộc này. Cho nên nếu mà vì liên minh liên kết với Hoa Kỳ mà đảng có thiệt thòi quyền lợi này quyền lợi khác thì tôi khuyên đảng và dặc biệt là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải biết hy sinh một phần quyền lợi của mình để giữ lấy giang sơn tổ quốc. Giữ lấy quyền lợi của đất nước của dân tộc.”
Ông Trần Đĩnh, một đảng viên lâu đời và là người chấp bút cho việc viết tiểu sử chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả của quyển Đèn Cù mô tả những câu chuyện thâm cung bí sử của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng người cộng sản không phải lúc nào cũng trung thành với ý tưởng hay chủ thuyết mà họ đưa ra. Sau bao nhiêu năm sống chung nhà văn Trần Đĩnh cho rằng người cộng sản sẽ chấp nhận một trào lưu khác mà theo ông đó là chủ nghĩa cơ hội:
“Theo tôi nghĩ thì chắc là thế nào cũng có sự biến động phải thay đổi chứ không thể cứ y như cũ được là vì tôi nói thật người cộng sản cũng hết sức cơ hội chứ không phải là cái anh trung thành. Ta cứ xem lịch sử đảng thì thấy nay theo người này mai theo người kia là bình thường. Theo tôi đến chỗ bế tắc thì người ta rất dễ đi đến chỗ phải tính lại chứ không phải cứ tập trung bảo thủ đến cùng.
Lịch sử đã chứng tỏ rằng cộng sản lúc cần đến thì rất dễ thay đổi. Đang là đầu tàu cách mạng người ta có thể đánh đầu tàu cách mạng được th2i bây giờ đi với Mỹ với phương Tây theo tôi không có gì ghê gớm cả. tại vì thế này đảng không còn nguyên vẹn một khối nữa, nó có những biến hóa làm cho họ phải suy nghĩ lại, họ không còn là một khối thống nhất, chưa bao giờ có chuyện nội bộ mâu thuẫn đánh nhau như vậy.”
Biến cố chính trị lớn nhất trong năm có lẽ là chuyến đi Hoa Kỳ sắp tới của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Mặc dù chuyến đi này chỉ là hình thức ngoại giao nhưng qua nó giới quan sát dễ dàng suy luận rằng ông Trọng dù sao cũng đang chấp nhận một vai trò khác trong cuộc chiến âm thầm với Trung Quốc mà ông luôn được xem là tiên phong trong việc giữ gìn mối hữu nghị.
Khi được hỏi liệu ông TBT có nhân cơ hội này mà xoay trục về hướng khác hay không, ông Trần Đĩnh người nhiều năm sống và nghiên cứu về Trung Quốc cho biết cảm nghĩ của ông:
“Theo tôi nghĩ rất có khả năng là vì Trung Quốc đang rất căng với Hoa kỳ mà lại đồng ý đi thì theo tôi đấy là tín hiệu ông ấy muốn tỏ rằng ông ấy không phải như ngưới ta nói chỉ kiên trì muôn đi với Trung Quốc còn ông ấy thật tình như thế nào thì không biết.
Trung Quốc nó có cái chữ “hình thế bức nhân” trong chính trị. Hình thế là cái situation, cái tình hình. Bức nhân là nó bắt buộc con người không thể không làm.”
Nhân sĩ trí thức cho rằng cái “không thể không làm” đó sẽ là khởi điểm cho một quyết định có tính cách xoay đổi cả một chính sách. Đây là cơ hội vô cùng to lớn nếu TBT Nguyễn Phú Trọng nắm lấy và khai thác. Nó cũng sẽ thay đổi tất cả mọi ác cảm dành cho ông qua thành kiến cho rằng ông quá thân với Trung Quốc đến nỗi vuột cả cơ hội lớn của dân tộc.

Định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN có gì khác biệt?

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-03-05

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Hkg9227927-305.jpg
Ảnh minh họa chụp ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013.
AFP PHOTO
Dự thảo Báo cáo chính trị đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam nêu ra định nghĩa mới về khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kể từ sau khi Đảng cộng sản Việt nam lần đầu tiên đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thập niên 1990 đến nay, nhiều kinh tế gia và các nhà phân tích cho rằng đảng vẫn chưa ra được một định nghĩa rõ ràng về khái niệm mới này. Tại sao Đảng cộng Sản Việt Nam đưa ra định nghĩa mới vào lúc này và định nghĩa mới có gì khác biệt với nguyên lý chung mà Đảng đã đề ra trước đó về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN và vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế? Việt Hà phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyên viện trưởng viện nghiên cứu phát triển IDS.

Cốt lõi không thay đổi?

Trước hết nói về định nghĩa mới trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội 12, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định:
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ là không có gì thay đổi ở đây cả, về hành văn, về câu chữ, những lời hoa mỹ thì có thể thay đổi nhưng về cốt lõi như những gì chị vừa nói là kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế thị trường nhưng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam… những điểm như thế vẫn hệt như cũ. Nó chứa đựng những thứ mà nói khiếm nhã là ngớ ngẩn, nó mâu thuẫn nhau trong nội bộ những ý. Tất nhiên, người ta nói nhấn mạnh vào chuyện có sự quản lý của nhà nước nhưng tôi nghĩ chả có nước nào mà không có sự quản lý của nhà nước cả nhưng quản lý như thế nào mới là vấn đề. Ở đây được nêu là dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam thì hỏng bét hết. Và nếu mà người ta tiếp tục đường lối như thế thì tôi nghĩ rằng sẽ không có bước đột  phá trong kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên bản thân nền kinh tế cũng không phụ thuộc lắm vào những câu văn của nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam.
Tôi nghĩ là không có gì thay đổi ở đây cả, về hành văn, về câu chữ, những lời hoa mỹ thì có thể thay đổi nhưng về cốt lõi như những gì chị vừa nói là kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế thị trường nhưng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam.
-TS Nguyễn Quang A
Tôi thường nói với mọi người là mức độ họ có thể làm hại đối với nền kinh tế cũng chỉ ở mức giới hạn nhất định bởi vì có những lực lượng không quan tâm gì đến hành văn của văn kiện đảng cộng sản là gi cả. Tất nhiên nó có thể ảnh hưởng đến họ, nhưng về cơ bản nền kinh tế vẫn phát triển theo đường của nó bất chấp người ta muốn kiểu gì. Nói cách khác, lẽ ra trong một đường lối kiến tạo cho sự phát triển thì nền kinh tế có thể phát triển một cách lành mạnh, khu vực kinh tế tư nhân trong nước có thể mạnh mẽ hơn lên. Với đường lối thế này thì nó có thể làm hại mà hại nhiều chứ không phải là không. Nhưng mà mức đấy cũng có hạn thôi chứ không phải tất cả.
Việt Hà: Đảng cộng sản Việt Nam từ 20 năm nay chưa đưa ra một định nghĩa rõ ràng mà chỉ nói chung chung về lý luận như vậy. Nhưng đến bây giờ thì đưa ra định nghĩa mới. Theo ông tại sao bây giờ họ mới đưa ra?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng họ không phải là họ không đưa ra đâu. Trước đó họ cũng nêu rõ ở nơi này nơi kia. Họ nêu rõ là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một, hai, ba bốn, năm sáu, bảy… cách nói như thế thì họ nói rồi chứ không phải bây giờ họ mới nói. Còn bây giờ nó có chuyện theo tôi nghe ở bên ngoài thì thấy là có một số lực lượng, nhất là bên hành pháp muốn ghi rất rõ ràng không có chủ đạo gì cả và thị trường nói chung không thôi và không có các tính từ bổ ngữ đằng sau nữa. Nhưng mà cái giới bên thủ cựu bên đảng vẫn giữ nguyên như cũ. Những hội thảo vừa rồi nêu các định nghĩa, tôi không biết những ai đã dự cuộc đấy nhưng tôi nhìn sơ sơ thì không có thay đổi gì đâu.
Việt Hà: Tại sao cho đến lần này đưa ra định nghĩa mới trong dự thảo này Đảng cộng sản vẫn không thay đổi chút nào kể cả trong vấn đề doanh nghiệp nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ là nói chỉ chứng tỏ một điều là họ sợ những cái thực sự không đáng sợ bởi vì bỏ cái điểm như tôi vừa nói là dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hay doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì nền kinh tế chỉ tốt lên, mà nền kinh tế tốt lên thì uy tín của bộ phận lãnh đạo cũng tốt lên. Nhưng họ không đủ tự tin đến như vậy. Chứng tỏ là họ sợ. Đấy là theo tôi tôi nghĩ như vậy. Cũng có một điểm mà họ có lý là họ muốn vẫn muốn ôm các doanh nghiệp nhà nước để họ có thể đạo diễn những con số làm sao để cho nó phù hợp với kế hoạch và thành tích của  họ. Tôi nói ví dụ nền kinh tế đặt ra 5,8% nhưng chỉ đạt 5,7 thôi thì họ có thể lệnh cho Petro Việt nam thêm triệu tấn, Vinacomin khai thác thêm nửa triệu tấn than xuất đi, như thế thì nó tăng lên mức đẹp cả kế hoạch nữa. Như thế thì người ta ghi vào thành tích của người ta. Về khía cạnh thực dụng thì họ có lý thực dụng của họ như vậy. Với một nền kinh tế nói chung thì đó là một cách làm tai hại.
Việt Hà: Trong định hướng phát triển XHCN trong 5 đến 10 năm tới thì người ta nói đến năm 2020 thì sẽ phấn đấu hoàn thiện cơ bản hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN theo tiêu chuẩn của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Theo ông mục tiêu mà họ đề ra như vậy có khả thi hay không?
TS Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ rằng họ đặt ra khả thi hay không khả thi đối với họ cũng không quan trọng bởi vì có bao giờ họ nhìn lại một cách nghiêm túc rằng những vấn đề mà họ đặt ra nó có đạt hay không đạt, nó dở hay nó hay ở chỗ nào. Ở đây một số người vẫn cố bám lấy cái định kiến của mình và muốn áp đặt cái định kiến ấy lên cả một đảng, tôi nghĩ đơn thuần nó chỉ là như vậy thôi.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/new-definition-of-market-oriented-economy-vh-03052015125710.html

 Khởi tố báo Người Cao tuổi: Nhằm triệt hạ báo chí chống tham nhũng?
Nhà văn Võ Thị Hảo
2015-03-03

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

fa3c432f-d5c7-4392-8733-b7760dbf735c.jpeg
Tên miền nguoicaotuoi.org.vn cũng đã bị gỡ xuống
RFA files
"Dư luận âm ỉ chuyện “Tướng chạy” là có thật. Bạn tôi tâm sự rằng: “Lúc ấy mình cũng ráng hết sức để đầu tư lên tướng… nhưng rồi hụt hơi, thua “thầu” nên chấp nhận lỗ nặng, còn tay ấy đủ lực và lên tướng nên chỉ sau 1, 2 năm thu hồi đủ vốn rồi lãi… được cả danh, cả kinh tế! Vốn là bao nhiêu cũng tuỳ vị trí!  (Bài Bàn về "thị trường sao và vạch". Báo NCT- 1/4/2014).
Nạn nhân mới của "búa liềm quyền lực đen"
Tết âm lịch với các chương trình ăn uống, vui chơi ở VN rất dễ làm cho chúng ta lơ đãng với số phận những nạn nhân của một chính thể được nhiều tổ chức có uy tín trên thế giới cho là thù địch với tự do ngôn luận và nhân quyền như VN. Khi công dân để mặc cho đồng bào của mình bị oan khuất, triệt hạ hoặc giết chết mà không lên tiếng, các lực lượng đang nắm "búa liềm quyền lực đen" càng tha hồ ra đòn thù và tung tác để củng cố quyền lực nhằm hưởng lợi bất chính, đi ngược lại quyền lợi của người dân và đất nước VN.
Nạn nhân gần đây nhất của việc chống tham nhũng  rồi rơi vào phận dân oan là Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa và Báo Người Cao tuổi (NCT).
Có người cho rằng đây là cuộc sát phạt giữa hai nhóm lợi ích trong "triều đình cộng sản phong kiến và tư bản man rợ", lại có người "lớn" chống lưng nên báo NCT mới có thể làm như thế.
Nhưng cần công bằng trong cách nhìn nhận. Cho dù động cơ thế nào, có phe nhóm nào đứng sau „chống lưng“ hay không, cũng rất khó phủ nhận kỳ tích chống tham nhũng của tờ báo NCT. Theo Văn bản số 37/BTV-HNCT của Chủ tịch Hội Người Cao tuổi, thì chỉ trong 8 năm (2007 – 2014), báo đã phanh phui hơn 2.500 vụ tham nhũng, tiêu cực từ cấp xã trở lên, cơ bản đảm bảo chính xác, nhiều vụ điển hình được xử lý, thu về cho ngân sách hàng trăm tỉ đồng…".
Để làm được những điều đó, không bao giờ chỉ được "chống lưng" là đủ, mà còn cần rất nhiều kiên trì, đam mê và dũng cảm.  Nhiều năm nay, NCT là một tờ báo nhỏ, nghèo, phải đối diện với sự  đe dọa hàng ngày và trả thù của một số quan chức lớn cùng lực lượng bảo kê phe nhóm lợi ích với những "quả đấm thép". Bản thân Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa đã không nao núng dù nhiều lần bị dọa giết (theo Tiền phong – 19-6-2012).  Ông và tờ báo được coi là "người hùng chống tham nhũng" khi dám đăng những bài  viết chấn động và rất được người đọc hâm mộ như "Chống tham nhũng khi trao "vũ khí" cho bọn biến chất "đăng ngày 03/5/2013; "Bàn về "Thị trường sao và vạch" đăng ngày 01/4/2013; "Sự thật về "Công tử" Hà Thành ra Trường Sa" đăng ngày 09/7/2014". Báo này cũng đã dám đưa những sai phạm của Tổng và Phó tổng thanh tra Nhà nước ra ánh sáng. Những bài viết của họ dẫu chưa hoàn thiện nhưng đã giúp cho người đọc trong và ngoài nước nhìn rõ thêm bộ mặt thật của đám quan chức không từ một thủ đoạn nào để rút ruột đất nước.
Lẽ ra NCT phải được tôn vinh, khen thưởng vì họ đã làm đúng theo lời kêu gọi của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Vậy mà ngược lại, tờ báo nghèo này không những bị nhà cầm quyền phạt tới khoảng 700 triệu đồng (có lẽ đó là tất cả số tiền mà họ đang có) mà Tổng Biên tập còn  bị Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đột ngột thu thẻ nhà báo, yêu cầu cách chức, thu hồi tên miền báo điện tử. Đồng thời, Bộ Công an cũng mau mắn khởi tố NCT vì chính những bài báo trên với quy kết "đăng một số bài viết có dấu hiệu lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân".
Tất cả những động thái khác thường đó từ phía cơ quan quản lý báo chí và ngành công an khiến người ta ngờ rằng NCT bị trả thù vì đã dám động đến những sai phạm của một số quan chức lớn. Ý chí của những ai đó trong bộ máy cầm quyền là phải nhanh chóng triệt hạ họ để dằn mặt báo chí  và những người còn „ngây thơ“ tưởng rằng có thể chống và dám chống tham nhũng dưới chính thể này?!
Hẳn rằng NCT đã có một số lỗi nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp. Nhưng điều này là thông thường đối với báo chí. Chưa báo nào không từng có sai sót vì con người không phải là cỗ máy hoàn hảo nhất. Theo nhiều bộ luật VN hiện hành, trong đó có Luật báo chí,  khi có sơ suất, sai sót, báo chỉ cần xin lỗi, cải chính và bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị nạn nhân khởi kiện trước tòa và có quyết định của toà án…
Nhưng công luận đã rất sốc, khi chứng kiến sự hối hả đến mức đáng ngờ của Thanh tra Bộ TTTT trong việc bỏ qua nhiều quy định của Luật Thanh tra, Luật Báo chí và nhiều văn bản pháp quy khác để kết tội báo NCT.
Chủ tịch TƯ Hội NCT đã ra văn bản phản đối cung cách thanh tra này: "Trong quá trình hoạt động Đoàn Thanh tra đã vi phạm nghiêm trọng Điều 7 Luật Thanh tra như trong Báo cáo giải trình số 33/CV-BNCT của Tổng Biên tập Báo NCT (Phần VII Về hoạt động của Đoàn Thanh tra), đặc biệt là vi phạm Điều 21 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011; Điều 24, Điều 27 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ, Điều 24 Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ về việc trong quá trình thanh tra và ra văn bản Kết luận phải tuân thủ các quy định, đối tượng thanh tra phải được giải trình, phản biện để có thể xác minh, làm rõ nhằm “đánh giá bảo đảm tính khách quan, chính xác”, tránh quy chụp, áp đặt chủ quan, mất dân chủ dẫn đến oan sai.…Cách làm của Đoàn Thanh tra phải chăng nhằm ngăn chặn, làm thui chột năng lực chống tham nhũng của báo chí mà Báo NCT là một điển hình?... Ban Thường vụ Trung ương Hội NCT Việt Nam trân trọng đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tạm dừng công bố Kết luận thanh tra để tiến hành lại cuộc thanh tra theo trình tự, thủ tục đúng với quy định của pháp luật”.(Theo Báo Người Cao tuổi, 10 - 02 – 2015).
Nhưng thay vì kiểm tra lại tính hợp pháp, khách quan của quy trình và kết luận thanh tra, thì Bộ TTTT lại  ra đòn đe dọa NCT. Theo (VTC News) 12/2/2015, "Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nhà nước cứng rắn hơn nếu báo Người cao tuổi tiếp tục có những hành động phản ứng tiêu cực, gây phức tạp tình hình".
Xem ra, không còn hy vọng nào để NCT có thể được hưởng công lý mà pháp luật VN đã quy định. Phải chăng "Đạn đã lên nòng, phải nã vào đầu kẻ dựa cột,  bất kể bản án tử  là vô căn cứ"?!
Trở thành dân oan vì chống tham nhũng
Dư luận trong và ngoài nước  nghiêng về việc NCT và ông Kim Quốc Hoa đã bị trở thành dân oan, bị trả thù do chống tham nhũng.
Vụ bất công đối với báo NCT lại nối dài những bất công, trù dập, đòn thù mà người chống tham nhũng VN lâu nay phải gánh chịu. Chống tham nhũng là rước họa vào thân. Huống gì, tờ báo này và ông Kim Quốc Hoa đã dám bạo gan chạm vào một số tử huyệt của nền độc tài như  đội ngũ cấp tướng  bên quân đội và công an với "thị trường sao vạch". Ông còn cả gan đụng đến Thanh tra chính phủ, đến việc vén tấm màn đầy vi rút bao che sự đồi bại của một bí thư tỉnh ủy thực ra là "yêu râu xanh"…
Dù là ai, trên thực tế, người dám đấu tranh chống tham nhũng cuối cùng cũng sẽ tự đứng về phía "lề Dân". Mải mê chống tham nhũng, từ một tờ báo "lề Đảng" với chức năng nhiệm vụ là ban Tuyên giáo bảo sao nói vậy,  NCT đặt chân sang phía "lề Dân" lúc nào không hay.  Về quyền lợi, hai lề này đối chọi nhau như bóng tối và ánh sáng.
Luật sư Trần Vũ Hải nhận định trên Facebook cá nhân: "Mặc dù từng đối đầu và không đồng ý nhiều việc với ông TBT báo Người cao tuổi, nhưng tôi vẫn cho rằng sau thanh tra nhanh chóng đề nghị cách chức ông và chuyển sang cơ quan an ninh điều tra là có vấn đề và không công bằng."
"Những vụ ông khui ra đều làm rất chậm chạm và xử lý nhẹ nhàng, dù dưới con mắt của dân chúng khá nghiêm trọng“.
Hiện trạng trả thù người chống tiêu cực tham nhũng ở VN đã trầm trọng đến mức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền ngày 27.10.2014 khi trả lời danviet.vn đã nêu quan điểm sau phiên thảo luận của Quốc hội:
"Không ít trường hợp tố cáo tham nhũng đã bị trả thù bằng hình thức này hay hình thức khác. Đây chính là rào cản khiến người dân không muốn tham gia vào việc tố cáo tham nhũng".
Báo Văn hóa điện tử ngày 12.10.10.2013 cho biết,  thời gian qua tình trạng người dân tố cáo tham nhũng, tiêu cực rất nhiều nhưng đổi lại việc tố cáo tham nhũng được khen thưởng thì ít mà rước họa thì nhiều. Rất nhiều trường hợp người tố cáo tham nhũng bị trù dập như chuyển công tác, bị nhắn tin đe dọa, bị gây thương tích và khủng bố tinh thần cá nhân và những người thân trong gia đình…Người tố cáo tham nhũng ít khi được sự đồng thuận, chia sẽ giữa người thân và cộng đồng, họ thường đơn độc, lẻ loi trong cuộc chiến mà ở đó họa thường nhiều hơn phúc…
Báo chí VN phải chối bỏ sự lương thiện?
Theo sự tố cáo của Báo Người Cao tuổi và nhận định của nhiều chuyên gia luật, cũng như đối chiếu so sánh quy định của pháp luật VN liên quan đến vấn đề này, thì rõ ràng là Tổng biên tập Kim Quốc Hoa và báo NCT đang phải chịu những bất công hết sức nặng nề.
Họ cũng như nhiều công dân VN khác, đang hành nghề vì cộng đồng nhưng phải gánh chịu tai họa riêng trong một chính thể đứng thứ 5 trên thế giới về việc bỏ tù nhà báo, theo xếp hạng của Tổ chức bảo vệ ký giả Thế giới (CPJ) (theo BBC, 17/12/2014) và đứng gần chót bảng về mức độ tự do báo chí. Trong tình hình đó, họ chỉ có thể được bảo vệ và an ủi bởi sự lương thiện của đồng nghiệp và cộng đồng cùng lên tiếng, cùng hành động.
Một người lương thiện, theo định nghĩa của từ điển Việt - Việt là cư xử ngay thẳng, không gian dối, làm ăn lương thiện. Nhà báo nhà văn và các chính trị gia, đương nhiên càng phải có trách nhiệm lương thiện. Điều trước tiên là phải ngay thẳng trước xã hội, trên mặt báo, thấy sai nói sai, thấy đúng nói đúng.
Trước sự bất công nói trên, làng báo VN, với 838 cơ quan báo chí in (số liệu từ bài "Tình hình phát triển lĩnh vực báo chí năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông" – 24/12/2014, nhưng theo Vn Economy đăng ngày 31/12/2014 thì  Bộ này lại khẳng định là  có tới 845 cơ quan báo chí?!) với 1.111 loại ấn phẩm, 3 đài truyền hình cỡ quốc gia, 67 đài phát thanh truyền hình TƯ và địa phương, 90 báo và tạp chí điện tử, 215 trang tin điện tử tổng hợp, 180 kênh phát thanh truyền hình quảng bá, với gần 18 nghìn nhà báo có thẻ và khoảng 5 ngàn phóng viên hoạt động báo chí chưa được cấp thẻ, lực lượng khổng lồ ấy đã cư xử thế nào với đồng nghiệp và người đọc của họ?
Thật là một cơn ác mộng. Họ nói cùng một giọng!
Làng báo lao vào đưa tin, đúng như nội dung họp báo của Bộ TT-TT – hoàn toàn thiên lệch về phía nhà cầm quyền mà không có một lời bình luận, tìm hiểu thỏa đáng hay phỏng vấn ông Kim Quốc Hoa và báo NCT hoặc những người liên quan để làm rõ vụ việc.  Không một ai, tờ báo chính thống nào lên tiếng chỉ ra những cái sai đã hết sức rõ ràng  của quy trình thanh tra, việc rút thẻ nhà báo, yêu cầu cách chức  và khởi tố bên cạnh việc chỉ ra những sai sót của NCT… Suy nghĩ của họ là: "ai bảo ruồi muỗi tham gia vào quá trình đánh nhau của trâu bò. Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết, "tránh cho nó lành".
Đây là một suy nghĩ và cách hành xử đáng sợ, hậu quả là bất công với đồng nghiệp và thiếu ngay thẳng. Đương nhiên họ biết sự vô cảm với đồng nghiệp, sự im lặng với các ác khi cái ác đang xẩy ra, đó cũng là tội ác. Cũng hệt như khi người khác đang chống tham nhũng, đang bị dọa giết, bị đe dọa tính mạng thì các báo mặc kệ, chỉ lo đi đăng tin cướp giết hiếp và hở ngực hở mông câu khách.
Sở dĩ có tình trạng đó bởi nhiều Tổng biên tập cũng đã được „quy hoạch“ bởi lý tưởng của họ không ra ngoài cái ghế và nồi cơm của mình. Chính họ, bằng cách cắt xén bài của phóng viên, gắt gao định hướng, trừng phạt lập tức những phóng viên dám có ý kiến khác để giữ an toàn theo lệnh cấp trên. Khi đó, chính họ cũng trở nên thù địch với tự do báo chí.
Vì sao, trong lồng ngực mỗi nhà báo VN cũng đều có trái tim con người mà họ nỡ cư xử như vậy?
Phải chăng họ  đã phải chối bỏ sự lương thiện bằng cách vờ câm điếc, bởi vì họ sẽ bị trừng phạt nặng nề nếu trái ý nhà cầm quyền, sợ bị triệt hạ như báo NCT và Tổng BT Kim Quốc Hoa cùng những nạn nhân trước đó? Trên thực tế, nhiều nhà báo yêu nghề, cố gắng để viết được tin bài chân thực nhưng họ đã bị trừng phạt nặng nề hoặc không tờ báo nào dám đăng bài của họ. Dần dần, trái tim lương thiện của nhà báo bị đóng vào cũi sắt. Đó là ngày chiến thắng của nhà cầm quyền.
Khi trái tim lương thiện của nhà báo bị đóng cũi sắt thì sẽ kéo theo vô số  thảm họa khác. Hôm nay là NCT chịu oan ức, nhưng  hôm sau sẽ là nhà báo khác và những công dân khác. Trong cái cũi sắt độc tài, nhiều nhà báo và nhà văn  cũng phải  cam tâm làm những con vẹt sặc sỡ phát lại những lời dối trá từ cái loa tuyên truyền của lề Đảng.
Dẫu sao, vẫn đáng chúc mừng NCT và ông Kim Quốc Hoa, vì dù đang chịu bất công, thậm chí nay mai có người trong số họ bị tù tội nhưng họ đã giữ được nhân phẩm vì đã dám tách khỏi đám vẹt sặc sỡ ấy để kịp làm một số việc hữu ích cho cộng đồng.
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
http://www.rfa.org/vietnamese/blog/blog-0302015-vothihao-03032015151327.html

 

No comments: