Saturday, August 15, 2015
THANH HẢI * VIỆT CỘNG PHÁ RỪNG CHIẾM ĐẤT
Biến đất rừng thành khu du lịch tại Đà Nẵng: Chủ tịch huyện, xã tự cấp đất cho... vợ mình
Khu du lịch Ngầm Đôi được hình thành bởi “liên danh” các bà vợ của chủ tịch xã, huyện. Ảnh: T.H
Thanh Hải (LĐO) - Rà sát quy hoạch, UBND TP.Đà Nẵng phát hiện hàng chục hecta rừng ở khu vực Ngầm Đôi, xã Hòa Phú, Hòa Vang bị cấp trái quy định để xây dựng khu du lịch. Việc quản lý đất rừng lỏng lẻo, được ví như vụ xây dựng trái phép biệt thự, biệt phủ trên núi Hải Vân tai tiếng mới xảy ra tại Đà Nẵng. Chính vì thế, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng - ông Huỳnh Đức Thơ, vừa yêu cầu huyện Hòa Vang có báo cáo, rà soát...
Tự tung tự tác
Ngoài khu sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Bà Nà Hill, hàng loạt khu du lịch sinh thái dân dã khác hoạt động sôi nổi gần 10 năm nay như Ngầm Đôi, Phú Mỹ Thành, Suối Hoa... dưới chân dãy Bà Nà - Núi Chúa. Đây là những nơi dã ngoại lý tưởng gắn với thiên nhiên hoang sơ. Mới đây, thêm một nhà “đầu tư lớn”, đang khởi công xây dựng khu du lịch sinh thái tại khu vực Ngầm Đôi. Môi trường du lịch tại xã miền núi Hòa Phú trở nên náo nhiệt. Đây cũng chính lý do mà UBND TP.Đà Nẵng “để mắt” vấn đề quản lý, quy hoạch đất rừng vốn khuất lấp này. Chỉ mới bước đầu, đã phát hiện ngay khu du lịch (KDL) Ngầm Đôi hoạt động từ năm 2010 đến nay là trái với quy định, trái luật, do UBND huyện Hòa Vang cấp phép vượt thẩm quyền.
Năm 2014, Sở Xây dựng rà soát, phát hiện chủ đầu tư là bà Lê Đinh Thủy Châu cùng các bà Nguyễn Thị Mai và bà Trương Thị Lâm được UBND huyện Hòa Vang cấp giấy phép xây KDL Ngầm Đôi diện tích 18.403,6m2 (do bà Châu đứng tên). Ngoài ra, các hộ dân này còn được cấp gần 20ha đất trồng rừng. Tất cả giấy phép kinh doanh, giấp phép quyền sử dụng đất cho cả gần 20ha đất rừng lẫn hơn 1,8ha đất xây dựng khu du lịch đều do nguyên chủ tịch UBND huyện Hòa Vang - ông Huỳnh Minh Nhơn, ký.
Ngoài việc Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang ký quyết định, tự ý cấp đất rừng, tự chuyển đổi mục đích xây dựng, cho phép kinh doanh khu du lịch không đúng thẩm quyền, trái luật định, thì đáng nói là ông Huỳnh Minh Nhơn cấp đất cho chính vợ mình: Bà Nguyễn Thị Mai - một trong nhóm 3 cổ đông nói trên. Cổ đông thứ 2 là bà Trương Thị Lâm, chính là vợ của Chủ tịch UBND xã Hòa Phú lúc bấy giờ: Ông Mạc Như Siêng (hiện là Trưởng phòng Tư pháp huyện Hòa Vang). Hay nói cách khác, KDL Ngầm Đôi, được hình thành do 2 quan huyện, xã móc ngoặc, cấp đất rừng, xây khu du lịch trái quy định cho chính các bà vợ mình, nhưng lại đứng tên bởi một cổ đông thứ 3: bà Lê Đinh Thủy Châu. Bà Châu thừa nhận, dù KDL ngầm đôi là do bà đứng tên, nhưng thực chất là chung với 2 bà Mai và Lâm.
Dung túng hay lỏng lẻo quản lý?
Tháng 1.015, UBND huyện Hòa Vang có báo cáo, quy hoạch mở rộng KDL sinh thái Ngầm Đôi lên 7,6446ha. Trong đó, hiện trạng gồm: 18.403,6m2 đất du lịch đứng tên Lê Đình Thủy Châu, phần còn lại là đất lâm nghiệp do ông Mạc Như Giác (chồng bà Châu) và các bà Nguyễn Thị Mai (vợ ông Huỳnh Minh Nhơn) và bà Trương Thị Lâm (vợ ông Mạc Như Siêng) quản lý, sử dụng.
Ông Nguyễn Điểu - GĐ Sở TNMT, khẳng định “UBND huyện Hòa Vang ban hành quyết định thu hồi, cho thuê đất để xây dựng KDL sinh thái Ngầm Đôi do bà Lê Đình Thủy Châu đứng tên khi chưa được phê duyệt quy hoạch là đã sai, quy hoạch của Đà Nẵng chưa có chỗ cho du lịch ở khu vực Ngầm Đôi. Nay chủ đầu tư mở rộng diện tích khu du lịch, huyện đề nghị cho mở rộng sang phần diện tích đất rừng là vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Ông Đặng Thương - Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, cho rằng, KDL Ngầm Đôi đã hình thành hơn 10 năm nay rồi, người cấp đất sai - Chủ tịch UBND huyện, nay đã qua đời. Mặt khác, KDL Ngầm Đôi đã xây dựng bài bản, vì vậy đề nghị thành phố nghiên cứu giải quyết các thủ tục về mặt pháp lý để chủ đầu tư tiếp tục hoạt động. Tuy vậy, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ vẫn yêu cầu rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm các cán bộ tham mưu của huyện Hòa Vang đã tham mưu để giúp lãnh đạo ra quyết định cấp đất rừng cho DN kinh doanh du lịch khi chưa có sự đồng ý của UBND thành phố.
TUẤN THẢO * CUANDO PESO EN TI
Tình khúc Cuando Penso En Ti : Em Là Tất Cả
Chỉ cần các nốt nhạc đầu trỗi lên thì ta nhận thấy giai điệu nghe rất quen thuộc. Điều này cũng dễ hiểu mà thôi, vì bản nhạc You’re My Everything từng được dịch sang tiếng Việt thành tình khúc ‘’Em Là Tất Cả’’. Trong nguyên tác, bài hát được viết bằng tiếng Anh. Nhưng phiên bản nổi tiếng và ăn khách hơn cả vẫn là bằng tiếng Tây Ban Nha, nhờ cái tài đặt lời của ca sĩ khiếm thị José Feliciano.
Tình khúc You’re My Everything được ghi âm trên album đầu tay của nhóm Santa Esmeralda, phát hành vào năm 1977. Mặc dù tên gọi của nhóm mang âm hưởng Tây Ban Nha, nhưng Santa Esmeralda thật ra là một ban nhạc có 4 thành viên gồm cả người Pháp lẫn người Mỹ, ca sĩ chính của nhóm là Leroy Gómez.
Theo chủ xướng của hai nhà sản xuất người Pháp (hai ông Nicolas Skorsky và Jean-Manuel de Scarano), ban nhạc Santa Esmeralda chủ yếu phối hợp nhịp điệu flamenco với dòng nhạc disco, thổi một chút hơi hướng La tinh vào phong trào nhạc kích động, đang rất thịnh hành tại Âu Mỹ.
Ngay từ lúc mới được phát hành, album đầu tay của nhóm Santa Esmeralda rất thành công nhờ phối lại theo điệu flamenco hai ca khúc, bài Don't Let Me Be Misunderstood của ban nhạc rock người Anh The Animals và bài Gloria của nhạc sĩ Van Morrison.
Trên album này cũng có một giai điệu rất hay là tình khúc You’re My Everything, do ca sĩ chính của nhóm là Leroy Gómez sáng tác. Ngoài tài nghệ ca hát, Leroy Gómez còn biết chơi kèn saxo khá cừ khôi. Giai điệu của bài Em Là Tất Cả do anh sáng tác theo ngẫu hứng bằng kèn sax tenor, chỉ trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ.
Khi ghi âm nhạc phẩm You’re My Everything (Em Là Tất Cả), ca sĩ kiêm tác giả của bài hát tin chắc là tình khúc này có nhiều triển vọng ăn khách trên thị trường. Chỉ có điều là khi được phát hành trên đĩa nhựa 45 vòng (đĩa đơn thời những năm 1970), theo quyết định của hãng đĩa bài hát này lại được ghi khắc trên mặt B, tức là bài hát phụ, chứ không phải là bài hát chính ghi trên mặt A.
Những bất đồng giữa các nhà sản xuất với ca sĩ chính giải thích vì sao Leroy Gómez ngay sau đó đã tách ra riêng và khởi nghiệp hát solo. Về phần mình, ban nhạc Santa Esmeralda vẫn tiếp tục hoạt động, nhưng kể từ album thứ nhì nhóm này chủ yếu ghi âm với một ca sĩ khác (Jimmy Goings). Nhóm Santa Esmeralda ghi âm tổng cộng là 7 album, cho tới khi rã đám vào năm 1982, trong khi tác giả Leroy Gómez tiếp tục đi biểu diễn cho tới tận bây giờ.
Trong cái rủi lại có cái may, dù được phát hành trên mặt B đĩa nhựa 45 vòng, nhưng tình khúc You’re My Everything (Em Là Tất Cả) lại được xem như là hay honư cả bài hát chính. Trong hai năm 1977 và 1978, nhạc phẩm này tuy không chính thức lọt vào bảng xếp hạng, lại trở thành ca khúc được thính giả yêu cầu nhiều nhất trên các đài phát thanh ở Hoa Kỳ.
Chính cũng vì nhạc phẩm You’re My Everything được phát thanh liên tục trên làn sóng radio, mà giai điệu ca khúc lọt vào tai của ca sĩ khiếm thị José Feliciano.
Nghe bài này quá hay, ông mới có ý định chuyển ngữ ca khúc tiếng Anh sang tiếng Tây Ban Nha, hầu như cùng thời với việc đặt lời cho ca khúc Samba Pa Ti của nhóm nhạc rock La Tinh Santana.
Nghe bài này quá hay, ông mới có ý định chuyển ngữ ca khúc tiếng Anh sang tiếng Tây Ban Nha, hầu như cùng thời với việc đặt lời cho ca khúc Samba Pa Ti của nhóm nhạc rock La Tinh Santana.
Đôi mắt bị mù, nhưng lỗ tai rất thính, José Feliciano còn từng được đào tạo bài bản trong các lớp dạy đàn ghi ta cổ điển, cho nên khi nghe một giai điệu, ông nắm bắt được ngay đâu là nét tinh tế hài hòa , đoạn nào cần sự chuyển đổi nhịp nhàng, lời ca bổ túc cho giai điệu thay vì đơn thuần minh họa. José Feliciano cũng nói được cả hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha, cho nên việc đặt lời đối với ông không thành vấn đề.
Lúc đầu, ông muốn dịch bài You’re My Everything một cách gần sát với tựa đề là Eres Mi Todo. Nhưng bản dịch đầu tiên lại không ưng ý, do cách sắp đặt chữ nghe chưa đủ lọt tai. Đến lần dịch thứ nhì, ông đặt lời tây Ban Nha theo một hướng hoàn toàn khác, và chỉ giữ lại so với nguyên tác cái ý tưởng của hình bóng người yêu ngự trị cả trái tim, chiếm lĩnh trọn tâm hồn. Nhạc phẩm Cuando Penso En Ti ra đời và kể từ cuối những năm 1970, trở thành một bài hát tủ trên khắp châu Mỹ La Tinh.
Từ khi ra đời cho tới nay, You’re My Everything đã có đến hơn 500 phiên bản khác nhau, nhưng nhiều hơn cả vẫn là các phiên bản tiếng Tây Ban Nha. Cũng như trường hợp của bài Yo Te Amo phiên bản phóng tác của Roberto Carlos từ tình khúc And I Love Her của nhsom Tứ Quái The Beatles, nhạc phẩm Cuando Penso En Ti không chỉ đặt thêm lời mà còn tăng thêm sắc nét La tinh trong cách phối chủ yếu là với bộ đàn ghi ta. Nhờ vậy mà ca khúc này tự nó có thể đứng vững, không bị phủ bóng mờ nhạt so với nguyên tác tiếng Anh.
Bản nhạc Cuando Penso En Ti từng được hoà âm phối khí theo rất nhiều thể điệu kể cả pop jazz, slow rock, cha cha, bossa nova, bolero và thậm chí salsa …. Dù có phối theo điệu nào đi chăng nữa, bản nhạc vẫn giữ được một nét gi đó rất gần gũi tha thiết, một bóng hình in khắc tựa như vết xăm không phải trên làn da mà là in đậm trong tim, càng thiếu vắng càng thêm ngời sáng, càng muốn lãng quên càng nhức nhối (đau nhói) tâm can. Giai điệu tưởng chừng nhạt phai theo năm tháng, xóa nhoà với thời gian, nào ngờ vẫn da diết lãng mạn, ám ảnh nỗi miên man. http://vi.rfi.fr/van-hoa/20151205-marbre-decembre-2015-tinh-khuc-em-la-tat-ca-cuando-penso-en-ti
VIẾT TỪ SAIGON * TƯỢNG ĐÀI
Từ tượng đài nghĩ về tượng đài
Thu, 08/06/2015 - 12:23 — VietTuSaiGon
Bởi nhân dân là kẻ chịu đóng những đồng thuế đầu tiên và được hưởng quyền lợi cuối cùng trên đất nước mà họ chỉ được phép đóng góp, vân phục và luôn bị đe dọa. Hay nói cách khác là đất nước không có dân chủ. Và việc đóng thuế không ngoại trừ ai, từ đứa bé chưa đầy tháng tuổi cho đến người già lụm khụm sắp từ giã cõi đời. Nói chư vậy không ngoa chút nào vì thuế giá trị gia tăng (VAT) không từ bỏ ai cả, một bịch bỉm lót, một hộp khăn ướt lau đít em bé cho đến bịch sữa đậu nành uống cho đỡ đói của người già… Tất cả, có thứ nào không khấu trừ thuế VAT?
Lại có người đật vấn đề: Xây dựng tượng đài là khoản riêng, chuyện xóa đói giảm nghèo là khoản riêng, mỗi nơi đều có quĩ riêng, chương trình và dự án riêng, không thể bảo vì sao xây dựng tượng đài to lớn thế mà không lấy tiền đó chia cho dân đói khổ, nói như vậy là ấu trĩ… Vân vân và vân vân…
Nếu nhìn như vậy thì chẳng có gì đề bàn. Thì rõ là khoản nào ra khoản đó. Nhưng Việt Nam là một đất nước của chỉ thị và sắc lệnh. Thử hỏi, nếu các ông ở trung ương ra lệnh, chỉ thị cho chính quyền tỉnh chỉ được phép trích chừng vài ba phần trăm ngân sách cho việc tung hê, xây dựng tượng đài, cổ động tuyên truyền và trích vài chục phần trăm cho việc xóa đói giảm nghèo thì lấy đâu ra vài ngàn tỉ, vài trăm tỉ để xây tượng đài? Vì nếu làm một phép toàn nhỏ, lấy 1,400 tỉ đồng, chia cho 71000 hộ thì ít nhất mỗi hộ cũng có được số tiền là 19 triệu đồng. Con số này hoàn toàn không nhỏ đối với người nghèo, thậm chí đủ để người ta làm vốn thoát nghèo.
Nhưng có bao giờ các ông nhà nước đã làm thế hay chưa? Chưa, số tiền cho người nghèo nhỏ giọt tựa như chút rượu cặn trong đáy ly trên bàn nhậu của các quan to. Trong khi đó, số tiền xây dựng tượng đài, làm băng rôn biểu ngữ và nuôi đội dư luận viên, nuôi hệ thống tuyên truyền viên bao giờ cũng nốn hết cả đống tiền thuế của nhân dân.
Gần đây, mặc cho tình hình đất nước có nhiều rối tren từ kinh tế đến chính trị (đặc biệt là nạn ngoại xâm đã chính thức phủ bóng đen lên bờ cõi khi Trung Quốc ngang nhiên xây dựng các bãi đá ngầm, đâm tàu của ngư dân Việt Nam ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam) nhưng nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn cho xây dựng nhiều tượng đài, từ vài chục tỉ lên đến vài trăm tỉ và thậm chí cả hơn ngàn tỉ đồng. Từ chuyện các tỉnh thi nhau xây dựng tượng đài, lại nghĩ đến một tượng đài khác như một phép đối lập giữa hiện thực Việt Nam, đó là tượng đài của sự đói nghèo và đau khổ.
Vì sao khi nói đến những tượng đài xây hàng ngàn tỉ mà lại có bóng dáng của sự đói nghèo, bần khổ ở đây? Vấn đề này được trả lời trên nhiều hướng, nhưng hướng căn bản vẫn là sự tuột dốc gần như thẳng đứng của giá trị đồng tiền Việt Nam đang tỉ lệ nghịch với lòng tham và sự trân tráo ngày càng tăng cao của giới quan lại. Bên cạnh đó, tượng đài bác Hồ, tượng đài các bà mẹ Việt Cộng càng hoành tráng bao nhiêu thì tượng đài số phận của hàng triệu bà mẹ Việt Nam đói khổ, đau khổ, bần cùng càng hiện rõ bấy nhiêu. Hai trạng thái này như một sự tương hỗ có tính nhân quả trên cơ thể Việt Nam.
Đầu tiên, làm một phép so sánh giữa tượng đài bà Mẹ Thứ ở Núi Thành, Quảng Nam với tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La. Tượng đài bà Mẹ Thứ khởi công xây dựng năm 2000 với kinh phí dự toán ban đầu đúng một tỉ đồng. Sau đó không lâu, con số cứ vọt dần lên để rồi cuối cùng, vì lý do đồng tiền trượt giá, số tiền để hoàn thành tượng đài lên đến trên 400 tỉ đồng. Nghĩa là con số được nhân lên 400 lần.
Có lẽ đây là con số khủng khiếp trong lịch sử xây dựng tượng đài thế giới. Ngoại trừ khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 - 1933, đồng tiền trượt giá đến mức khi bước vào quán ăn một chiếc bánh Hambeger, số tiền trong túi có thể mua được cả trăm chiếc nhưng khi ăn xong bánh thì đổ nợ. Lúc đó, nếu có xây tượng đài, chắc hẳn sẽ nhân lên bằng con số khá cao. Nhưng hình như không có tượng đài nào được xây dựng trong giai đoạn đói khổ này!
Việt Nam hiện tại vẫn là nước mà theo giới chức Cộng sản rêu rao là tăng trưởng kinh tế ổn định. Điều này chứng tỏ Việt Nam không nằm vào diện khủng hoảng kinh tế. Nhưng sao lại có mức trượt giá đồng tiền lên đến 400 lần trong vòng chưa đầy 15 năm?!
Và với mức khởi điểm một tỉ đồng thì trượt lên đến hơn 400 lần trong giai đoạn đồng tiền chưa đến nỗi mất giá như hiện tại, liệu với mức khởi điểm 1,400 tỉ đồng trên bản dự toán xây dựng, trong lúc đồng tiền trượt giá rất nhanh hiện nay, liệu khi khánh thành, số tiền sẽ nhân lên bao nhiêu lần nữa? Và giả sử nó cũng nhân lên 400 lần như tượng đài Mẹ Thứ ở Quảng Nam thì số tiền này là bao nhiêu? Thực sự là con số không thể tưởng tượng nổi! Nhưng với hệ thống cầm quyền hiện tại, chuyện gì cũng có thể xảy ra, nhân lên 400 lần hay 500 lần không phải là chuyện hy hữu. Bởi nó đã từng xãy ra!
Và khi số tiền dự toán xây tượng đài bị nhân lên vài trăm lần, ai sẽ là người gánh chịu hậu quả và ai được hưởng lợi? Đương nhiên là cái tượng đài vô tri vô giác kia chẳng thể hưởng lợi gì cho dù nó ngốn cả tổng kho ngân sách quốc gia trong bụng nó. Chỉ có những kẻ bày vẽ xây dựng nó là được hưởng lợi nhiều nhất và những người dân khốn cùng, nghèo khó, không có quyền lợi chính là người chịu thiệt nặng nề nhất!Bởi nhân dân là kẻ chịu đóng những đồng thuế đầu tiên và được hưởng quyền lợi cuối cùng trên đất nước mà họ chỉ được phép đóng góp, vân phục và luôn bị đe dọa. Hay nói cách khác là đất nước không có dân chủ. Và việc đóng thuế không ngoại trừ ai, từ đứa bé chưa đầy tháng tuổi cho đến người già lụm khụm sắp từ giã cõi đời. Nói chư vậy không ngoa chút nào vì thuế giá trị gia tăng (VAT) không từ bỏ ai cả, một bịch bỉm lót, một hộp khăn ướt lau đít em bé cho đến bịch sữa đậu nành uống cho đỡ đói của người già… Tất cả, có thứ nào không khấu trừ thuế VAT?
Lại có người đật vấn đề: Xây dựng tượng đài là khoản riêng, chuyện xóa đói giảm nghèo là khoản riêng, mỗi nơi đều có quĩ riêng, chương trình và dự án riêng, không thể bảo vì sao xây dựng tượng đài to lớn thế mà không lấy tiền đó chia cho dân đói khổ, nói như vậy là ấu trĩ… Vân vân và vân vân…
Nếu nhìn như vậy thì chẳng có gì đề bàn. Thì rõ là khoản nào ra khoản đó. Nhưng Việt Nam là một đất nước của chỉ thị và sắc lệnh. Thử hỏi, nếu các ông ở trung ương ra lệnh, chỉ thị cho chính quyền tỉnh chỉ được phép trích chừng vài ba phần trăm ngân sách cho việc tung hê, xây dựng tượng đài, cổ động tuyên truyền và trích vài chục phần trăm cho việc xóa đói giảm nghèo thì lấy đâu ra vài ngàn tỉ, vài trăm tỉ để xây tượng đài? Vì nếu làm một phép toàn nhỏ, lấy 1,400 tỉ đồng, chia cho 71000 hộ thì ít nhất mỗi hộ cũng có được số tiền là 19 triệu đồng. Con số này hoàn toàn không nhỏ đối với người nghèo, thậm chí đủ để người ta làm vốn thoát nghèo.
Nhưng có bao giờ các ông nhà nước đã làm thế hay chưa? Chưa, số tiền cho người nghèo nhỏ giọt tựa như chút rượu cặn trong đáy ly trên bàn nhậu của các quan to. Trong khi đó, số tiền xây dựng tượng đài, làm băng rôn biểu ngữ và nuôi đội dư luận viên, nuôi hệ thống tuyên truyền viên bao giờ cũng nốn hết cả đống tiền thuế của nhân dân.
Và khi nhân dân đặt dấu hỏi, các ông bao giờ cũng trả lời đó không phải là tiền ngân sách mà là tiền do các doanh nghiệp tự nguyện đóng góp! Thử hỏi, các doanh nghiệp này nếu chịu làm ăn chân chính, không toa rập với thế lực đỏ để tàn phá tài nguyên môi trường, không chiếm đất của dân, không vay ngân hàng rồi quỵt nợ, tuyên bố phá sản, không trốn thuế thì lấy đâu ra tiền để đóng góp cho các ông làm tượng đài? Và số tiền doanh nghiệp này vay ngân hàng nhà nước là tiền gì nếu không có nhân dân đóng góp bằng thuế? Vô hình trung, tượng đài của các ông xây dựng là cơ hội để bọn đục nước béo cò thẳng tay tàn phá đất nước.
Và suy cho cùng, khi tượng đài xây dựng lên khắp đất nước này, có ba thứ phải mất đi, đó là diện tích đất để xây tượng đài, tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân và phần lương tri sót lại của bọn đục nước béo cò bị mất. Bù vào đó, cái mà nhân dân nhận được là những khối bê tông, đất đá vô nghĩa cũng như những tượng đài người nghèo, sự bất công ngày càng rõ nét trong lòng dân tộc.
Khi một tượng đài phung phí được dựng lên trên mặt đất, liền có ngay một tượng đài cam chịu và đau khổ tự mọc lên trong tâm hồn dân tộc. Và tượng đài đói nghèo, đau khổ mới là tượng đài vĩnh cửu, bởi nó không bị bòn rút từng cây sắt, bao ciment cụ thể mà nó bị bòn rút từng thớ lương tri còn sót lại nơi con người! Và không đâu có nhiều tượng đài như thế hơn Việt Nam hiện tại!
TUẤN KHANH * MỘT GIẤC MƠ
Như một giấc mơ điện ảnh
Wed, 08/12/2015 - 04:02 — tuankhanh
Như một cuốn phim dài hấp dẫn chưa có hồi kết, chàng thanh niên Hoàng Chí Phong lại lên tiếng cho biết anh vẫn tiếp tục hành trình của mình, vì một Hồng Kông trong ước mơ của những người rất trẻ.
Những tuyên bố mới nhất của Hoàng Chí Phong trên tạp chí Le Monde vào tháng trước, cho thấy cuốn phim Cách Mạng Dù Vàng năm 2014 có thể là một cuộc trình diễn đầy ngẫu hứng, không định trước cái kết cho mình, nhưng những gì sắp tới đây, sẽ là một bộ phim được sản xuất hết sức chặt chẽ, với phần kịch bản và diễn viên chính cũng sẽ do Hoàng Chí Phong đảm trách.
Nhân vật 18 tuổi này, được tờ Fortune bình chọn là 1 trong 10 có ảnh hưởng quan trọng nhất trên hành tinh năm 2015, giải thích lý do cuộc Cách Mạng Dù Vàng lại kết thúc đáng tiếc như vậy, là vì họ đã không giới thiệu sâu rộng kế hoạch của phong trào đến từng người dân Hồng Kông, để có được một sự hưởng ứng mạnh mẽ và thống nhất hơn. Hoàng Chí Phong nói mọi thứ trong tương lai phải khác. Tương lai cho một cuộc Cách Mạng Dù Vàng quay trở lại sẽ nhắm đến một cuộc đấu tranh cho việc thay đổi về thể chế chính trị, mà thời hạn đạt được là năm 2030, trước khi thời hạn cho phép "một quốc gia, hai chế độ" sẽ kết thúc vào năm 2047. Đây được coi là cơ hội cuối cùng cho thế hệ mới ở Hồng Kông trong việc bứt ra khỏi gọng kềm của Bắc Kinh, chọn cho vùng đất của mình một con đường tự do, dân chủ mà họ đã quyết chọn.
Không khác gì những khán giả xem phim, những ai quan tâm đến cuộc Cách Mạng Dù Vàng ở Hồng Kông vẫn hồi hộp chờ xem kẻ ác sẽ đến từ đâu, nhân vật chính sẽ thoát hiểm và có thành công hay không.
Có lẽ vào lúc này, giới chính trị phụng sự quyền lực cho Bắc Kinh đang căng thẳng để vận dụng mọi bùa phép nhằm ngăn trở cuộc cách mạng. Đổng Kiến Hoa, nhân vật được Bắc Kinh giao trọng trách nhận lại Hồng Kông từ người Anh vào năm 1997, đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ bị mất chế độ ở vùng đất này, đã kêu gọi bổ sung luật pháp từ đại lục, phủ lên luật pháp hiện hành của Hồng Kông. Thậm chí, Stanley Ng., đại diện cho thành phần hãnh tiến thân Bắc Kinh cũng kêu gọi soạn thảo một đạo luật chống lật đổ.
"Chúng tôi cần 3-4 năm", Hoàng Chí Phong nói về một khoảng lặng dự kiến, trước khi có một trận cuồng phong mới của những người cầm dù vàng. Trong cuộc xuống đường năm 2014, người Hồng Kông nói rằng đã có đến 1,2 triệu người tham gia, bằng 1/6 tổng số của cư dân của vùng đất này.
Trước khi có một sự thay đổi nào đó xuất hiện, tâm trạng buồn chán về thể chế cộng sản-khác biệt đang lấn dần trong đời sống, đã khiến giới trẻ Hồng Kông lên tiếng về nhiều mặt văn hoá, xã hội, đạo đức... của đại lục đang tràn vào, khiến họ cảm thấy không còn là chính mình, không còn là vùng đất của mình. Sự chuyển động này âm ỉ và lớn dần, không khác gì đêm trước của một cuộc cách mạng.
Một trong những cuốn sách gần đây khiến chính quyền Bắc Kinh tức giận, là tác phẩm Lost in transition (tạm dịch: lạc lõng trong chuyển giao) của tác giả Yui-Wai Chu, xuất bản năm 2014. Tựa cuốn sách này nhại lại bộ phim Lost in translation (2003) của nữ đạo diễn Sofia Coppola. Trong sách, vị giáo sư của trường đại học Hồng Kông đã đáp đúng tâm trạng của hàng triệu người vô cùng tiếc nhớ khi nói về một vùng đất tươi đẹp, trước khi trao trả cho Trung Quốc. Ông mô tả một Hồng Kông đang mất dần sự độc đáo của mình, bởi sự xoá bỏ rất chủ tâm của Bắc Kinh. Giới trẻ Hồng Kông đọc và gối đầu giường về một quá khứ kiêu hãnh, đặc biệt không quên nhận định sắc bén của giáo sư Chu: "thống nhất địa lý hoàn toàn không thể thống nhất được văn hoá, và sự thống nhất đó giúp chúng ta nhìn rõ hơn tình trạng 'một quốc gia, hai nền văn hoá' (one country, two cultures) hiện nay".
Dĩ nhiên, người Hồng Kông không phản bội lại tổ tiên mình, nhưng họ không chịu nổi những người từ đại lục có chút tiền, ăn to nói lớn, mua vét, ăn cạn mọi thứ đang có trên đảo quốc này. Họ cũng không chịu nổi chuyện những người mẹ đi từ Bắc Kinh đến, tự nhiên cho con ăn hoặc tiêu tiểu ngay trên tàu. Sự khác biệt đó đang là hố ngăn cách sự thống nhất trong lòng người, ngày càng lớn dần.
Mốt nhại lại câu nói "một quốc gia, hai chế độ" do Bắc Kinh tuyên truyền cứ nở rộ. Giới làm điện ảnh Hồng Kông cứ hay đùa bằng khẩu ngữ "một bộ phim, hai phiên bản" (one movie, two version) để nói về chuyện làm phim cứ phải phập phồng chờ lưỡi kéo kiểm duyệt. Hồng Kông từng là kinh đô điện ảnh của Châu Á trong nhiều thập niên, nhưng giờ đây, mọi thứ đã nhạt nhẽo, và là sự tiếc nuối của người dân Hồng Kông, cũng như của cả một thế kỷ những người hâm mộ điện ảnh Hương Cảng.
Trong danh sách 100 bộ phim hay nhất một thời đại mà các trang mạng của Hồng Kông bình chọn, hầu hết những cuốn phim được nhớ mãi mãi, đều được sản xuất trước năm 1997. Edmmund Lee, nhà bình luận điện ảnh nổi tiếng của tạp chí Time Out, đã nói trong chương trình kỷ niệm 100 năm điện ảnh Hồng Kông (2012) rằng "chúng ta sẽ khó mà tìm lại được, dù nhiều tiền hơn hay nhiều diễn viên giỏi hơn".
Trong những kỳ vọng lẻ loi mà người Hồng Kông còn nghĩ đến, có lẽ đó là Hoàng Chí Phong và hành trình đến tương lai đẹp như điện ảnh của anh. Vượt lên sự nhàm chán và áp đặt của ý nghĩa thống nhất địa lý và chính trị từ chính quyền trung ương, người sinh viên trẻ này đang cùng thế hệ của mình, dần hình thành một siêu phẩm, với tuyên ngôn "hãy để chúng tôi sống với tự do mà chúng tôi đã chọn".
NGUYỄN THỊ TỪ HUY * NGHICH LÝ NHÂN SỰ IV
Nghịch lý nhân sự (IV)
Tue, 08/11/2015 - 22:46 — nguyenthituhuy
Thời điểm này, một năm trước đây, tôi bắt đầu công việc đặt câu hỏi trên blog RFA. Và một trong những câu hỏi đầu tiên của tôi liên quan đến vấn đề nhân sự của đảng cộng sản Việt Nam. Những ý tưởng của bài « Nghịch lý nhân sự IV » này đã có từ lâu, nhưng còn thiếu một vài điều kiện để cho bài viết có thể hình thành.
Tình cờ những điều kiện này được thỏa mãn khi, do công việc, tôi tìm đọc tạp chí Hérodote, số chuyên đề về Việt Nam, xuất bản tháng 6 năm 2015. Trong số các nghiên cứu về Việt Nam rất đáng đọc ở số 157 này, tôi đặc biệt lưu ý tới bài của Benoit de Tréglodé, vì các nhận định liên quan tới chính trị Việt Nam, nhất là vấn đề nhân sự. Và rất may là dịch giả Phong Uyên đã nhạy bén kịp thời dịch bài này ra tiếng Việt và tờ Dân Luận đã kịp phổ biến. Quý độc giả có thể đọc ở đây :
https://www.danluan.org/tin-tuc/20150805/benoit-de-treglode-viet-nam-dang-quan-doi-va-nhan-dan-duy-tri-su-chi-phoi-chinh-tri#sthash.4hjqZyyn.dpuf
Các trích dẫn của tôi sẽ lấy từ bản dịch này.
Bất luận các nhận định trong bài chính xác tới mức độ nào, người Việt Nam chúng ta cần biết ơn nhà nghiên cứu người Pháp đã thực hiện một nghiên cứu trực diện và đi thẳng vào bản chất của vấn đề như vậy. Chúng ta có cơ hội để biết rằng chúng ta đang được người khác nhìn như thế nào. Chúng ta có cơ hội để đối diện với thực tế nền chính trị Việt Nam qua cái nhìn từ bên ngoài. Để cuối cùng chúng ta cần học cách tự nhìn mình từ một điểm nhìn từ bên ngoài, nếu thực sự chúng ta muốn thay đổi và phát triển.
Nhiều nhận xét của Benoit de Tréglodé cần được chúng ta suy nghĩ và kiểm chứng. Ở đây tôi chỉ dừng lại trên những điểm có liên quan đến chủ đề của bài viết của tôi.
Tôi trích nguyên văn ba ý kiến sau đây :
Đa số người Việt có suy nghĩ đang sống trong một hy vọng rằng ở Việt Nam có một phái thân Mỹ, đối lập với phái thân Tàu. Và họ phó thác số phận đất nước và số phận chính họ cho cái hy vọng vào phái thân Mỹ ấy. Nhưng nếu việc bổ nhiệm nhân sự được tiến hành đúng như cách thức mà de Tréglodé miêu tả trên đây, thì liệu một phái thân Mỹ như vậy có tồn tại thực sự hay không ?
Nếu hy vọng vào một phái thân Mỹ thực ra chỉ là một ảo ảnh được tạo ra trong cơn khát cháy cổ dưới trưa nắng hè bỏng rát khi mà đến cả cái bình nước từ thiện cũng bị tịch thu đi mất, thì người Việt có chịu thoát ra khỏi cơn ảo ảnh đó để mà xắn tay lên, hợp lực lại, tự đào cho mình cái giếng để tìm nguồn nước duy trì sự sống cho mình hay không ?
Và liệu cái hy vọng rằng đảng cộng sản Việt Nam có thể tự cải cách vì lợi ích của dân tộc, cái hy vọng ấy có phải cũng chỉ là một ảo ảnh có tính chất bong bóng xà phòng hay không ?
Bài nghiên cứu của Benoit de Tréglodé khiến chúng ta phải mở to mắt nhìn thẳng cái hố thẳm mà chúng ta đang bị dẫn vào.
Và dĩ nhiên, khi một bài nghiên cứu như vậy được công bố thì các đại biểu Quốc hội, các nhân vật được nhắc đến trong đó không thể nhắm mắt làm ngơ nữa. Hàng trăm câu hỏi của người dân sẽ được đặt ra cho họ xung quanh câu chuyện này. Ở đây tôi chỉ nêu một câu hỏi :
Rút cuộc, nhân sự lãnh đạo cao cấp của Việt Nam do ai quyết định ?
Paris, 12/8/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Tình cờ những điều kiện này được thỏa mãn khi, do công việc, tôi tìm đọc tạp chí Hérodote, số chuyên đề về Việt Nam, xuất bản tháng 6 năm 2015. Trong số các nghiên cứu về Việt Nam rất đáng đọc ở số 157 này, tôi đặc biệt lưu ý tới bài của Benoit de Tréglodé, vì các nhận định liên quan tới chính trị Việt Nam, nhất là vấn đề nhân sự. Và rất may là dịch giả Phong Uyên đã nhạy bén kịp thời dịch bài này ra tiếng Việt và tờ Dân Luận đã kịp phổ biến. Quý độc giả có thể đọc ở đây :
https://www.danluan.org/tin-tuc/20150805/benoit-de-treglode-viet-nam-dang-quan-doi-va-nhan-dan-duy-tri-su-chi-phoi-chinh-tri#sthash.4hjqZyyn.dpuf
Các trích dẫn của tôi sẽ lấy từ bản dịch này.
Bất luận các nhận định trong bài chính xác tới mức độ nào, người Việt Nam chúng ta cần biết ơn nhà nghiên cứu người Pháp đã thực hiện một nghiên cứu trực diện và đi thẳng vào bản chất của vấn đề như vậy. Chúng ta có cơ hội để biết rằng chúng ta đang được người khác nhìn như thế nào. Chúng ta có cơ hội để đối diện với thực tế nền chính trị Việt Nam qua cái nhìn từ bên ngoài. Để cuối cùng chúng ta cần học cách tự nhìn mình từ một điểm nhìn từ bên ngoài, nếu thực sự chúng ta muốn thay đổi và phát triển.
Nhiều nhận xét của Benoit de Tréglodé cần được chúng ta suy nghĩ và kiểm chứng. Ở đây tôi chỉ dừng lại trên những điểm có liên quan đến chủ đề của bài viết của tôi.
Tôi trích nguyên văn ba ý kiến sau đây :
- « Ngay trước khi có ĐH XI , vào khoảng năm 2010, người ta đã trách TC II đứng đằng sau một chiến dịch đàn áp các bloggers và các nhà hoạt động chính trị dưới sự thúc đẩy của Bắc Kinh. Trong hoàn cảnh như vậy, rất nhiều người Việt bắt đầu tự hỏi, có thật hay tưởng tượng, bộ máy an ninh Trung Quốc có can thiệp vào xứ sở của mình. »
- « Những lãnh đạo Việt Nam đều biết là những chức vụ chóp bu (Bí thư ĐCSVN, Thủ tướng, Chủ tịch nước và bộ trưởng bộ Quốc phòng) đều phải có sự ưng thuận ngầm của ĐCSTQ. Cái lobbying ấy cũng tốn rất nhiều tiền cho Tàu. Theo nhiều nhà quan sát, Bắc Kinh phải bỏ ra 15 tỷ đô la dưới nhiều hình thức : đầu tư, những chương trình hợp tác, viện trợ Việt Nam tham dự những hoạt động của Asean, và nhất là tiền hỗ trợ thẳng vào túi các lãnh đạo. »
- « Theo vài nhà quan sát, giá một phiếu trong QH (498 đại biểu) phỏng chừng 100 ngàn đô. Giá còn cao rất nhiều hơn nữa nếu muốn có sự hỗ trợ của một ủy viên Trung ương (175 người) hay của một ủy viên bộ chính trị (16 người). Cái lo gíc này cứ tiếp tục tăng lên tùy theo thứ hạng trong bộ máy chính trị : để có được một ghế trong bộ Chính trị, vì phải có cuộc bỏ phiếu của Ủy ban Trung ương, phải bỏ ra chừng 1 triệu đô. Rõ ràng là Trung Quốc theo đường lối này, đã đã tìm thấy cách tăng cường ảnh hưởng của mình trong giới cầm quyền của nước CHXHCNVN và biến những kẻ nhận tiền thành những con nợ tinh thần của mình, phải chịu sự giám hộ của mình. Về phía Việt Nam, những tín hiệu, được lập đi lập lại về sự bảo vệ quyền lợi quốc gia đối với Bắc Kinh, lẽ tất nhiên chỉ hoàn toàn là giả tạo. »
Đa số người Việt có suy nghĩ đang sống trong một hy vọng rằng ở Việt Nam có một phái thân Mỹ, đối lập với phái thân Tàu. Và họ phó thác số phận đất nước và số phận chính họ cho cái hy vọng vào phái thân Mỹ ấy. Nhưng nếu việc bổ nhiệm nhân sự được tiến hành đúng như cách thức mà de Tréglodé miêu tả trên đây, thì liệu một phái thân Mỹ như vậy có tồn tại thực sự hay không ?
Nếu hy vọng vào một phái thân Mỹ thực ra chỉ là một ảo ảnh được tạo ra trong cơn khát cháy cổ dưới trưa nắng hè bỏng rát khi mà đến cả cái bình nước từ thiện cũng bị tịch thu đi mất, thì người Việt có chịu thoát ra khỏi cơn ảo ảnh đó để mà xắn tay lên, hợp lực lại, tự đào cho mình cái giếng để tìm nguồn nước duy trì sự sống cho mình hay không ?
Và liệu cái hy vọng rằng đảng cộng sản Việt Nam có thể tự cải cách vì lợi ích của dân tộc, cái hy vọng ấy có phải cũng chỉ là một ảo ảnh có tính chất bong bóng xà phòng hay không ?
Bài nghiên cứu của Benoit de Tréglodé khiến chúng ta phải mở to mắt nhìn thẳng cái hố thẳm mà chúng ta đang bị dẫn vào.
Và dĩ nhiên, khi một bài nghiên cứu như vậy được công bố thì các đại biểu Quốc hội, các nhân vật được nhắc đến trong đó không thể nhắm mắt làm ngơ nữa. Hàng trăm câu hỏi của người dân sẽ được đặt ra cho họ xung quanh câu chuyện này. Ở đây tôi chỉ nêu một câu hỏi :
Rút cuộc, nhân sự lãnh đạo cao cấp của Việt Nam do ai quyết định ?
Paris, 12/8/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
SỔ TAY TƯỞNG NĂNG TIẾN
Giữa Rùa & Chó
Wed, 08/12/2015 - 10:38 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
My religion is simple. My religion is kindness.
H. H. 14th Dalai Lama
Tôi được chị Trương Anh Thụy gửi cho cái máy ảnh Canon nhỏ xíu (trông cứ như một món đồ chơi) rồi lại được anh Nguyễn Công Bằng “kiên nhẫn” chỉ cách xử dụng. Xong, tôi đi loanh quanh để thực tập ngay và chụp được hai tấm hình hơi lạ: một con chó bông đi lạc, và một manh giấy …tìm rùa!
XIN GIÚP TÌM LẠI CON THÚ THÂN YÊU CỦA GIA ĐÌNH… CHÚNG TÔI RẤT THƯƠNG YÊU VÀ NHỚ NÓ. PELA BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CẦN PHẢI CÓ THUỐC INSULIN. NẾU TÌM ĐƯỢC XIN GỌI SỐ ...
MẤT MỘT CON RÙA LỚN... NÓ CẦN THUỐC MEN VÀ MỘT CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT. TÌM ĐƯỢC XIN HẬU TẠ.
Hai “tác phẩm nhiếp ảnh đầu tay” này, rõ ràng, không được “đặc sắc” gì cho lắm. Tuy thế, những dòng chữ ghi kèm cứ làm cho tôi băn khoăn mãi.
Cảm thấy tình trạng bất ổn của một con thú nuôi trong nhà, đưa đi khám bệnh, tìm ra là nó có bị tiểu đường, rồi xin toa mua thuốc chữa trị là chuyện tương đối bình thường. Ai nuôi chó cũng có thể làm như vậy, và ông/bà bác sĩ thú y nào cũng dễ dàng tìm được loại bệnh này bằng cách đo mức glucose trong máu.
Nhưng nuôi một con rùa (loại thú khép kín và gần như vô cảm) mà biết nó không khoẻ, cần thuốc men và một chế độ dinh dưỡng đặc biệt thì chủ nhân phải là một người vô cùng mẫn cảm và nhân ái.
Cách thiên hạ chăm nuôi thú vật khiến tôi không khỏi trạnh lòng khi nghĩ đến thân phận con người ở quê hương, xứ sở của mình – nơi đã xẩy một “Cuộc Chiến Biệt Vô Tăm Tích,” như lời của blogger Bùi Tín:
Thời gian “biệt vô tăm tích” người thân của mỗi gia đình một khác, có khi 2, 3 năm, có khi 5, 6 năm, nhiều khi trên 10 năm, tùy chiến trường Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ, hay chiến trường Lào, Miên. Không ai biết rõ con em mình ở nơi nào. Rất hiếm khi có những tin tức của bạn bè, đồng hương bị thương trở ra, được biết là người thân ở Khu 5 hay Nam Bộ, hay Tây Nguyên, còn sống, vắn tắt, sơ sài thế thôi.
Những quân nhân tử trận được báo tử rất chậm, chậm 1 năm được coi là bình thường, có khi chậm đến 2, 3 năm, do các đơn vị di chuyển sâu, sổ sách luộm thuộm mất mát, các đơn vị chia ra, nhập vào, thay phiên hiệu, cán bộ tử thương. Vì lẽ ấy mà đến nay QĐND miền Bắc có đến 300 ngàn trường hợp quân nhân mất tích, không biết bị tử trận ngày nào, ở đâu...
Có thể nói chính sách “biệt vô tăm tích” là quốc sách rất thâm và cực kỳ độc ác, phi nhân có tính toán của đảng CS trong thời chiến...
Vào thời bình “quốc sách” này, xem chừng, cũng không khác mấy – theo tường trình của RFI:
Trong bản Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2014, vừa được công bố ngày 20/06/2014, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn xếp Việt Nam vào Danh sách loại 2 ( TIER 2 ), vì chính phủ Việt Nam bị xem là « chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, tuy nhiên cũng đã có những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua bán người... »
Cũng theo báo cáo Tình hình buôn nguời 2014 của Bộ Ngoại giao Mỹ, phụ nữ và trẻ em Việt Nam tiếp tục bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng ép tình dục, đặc biệt là Trung Quốc, Cam Bốt, Malaysia, và Nga. Nhiều nạn nhân người Việt của việc buôn bán tình dục cũng đã được tìm thấy ở Ghana. Một số phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Singapore hay Hàn Quốc để thành hôn với người nước ngoài thông qua môi giới, sau đó đã bị cưỡng ép phục vụ trong gia đình, hành nghề mại dâm, hoặc cả hai.
Bảo cáo nhắc lại rằng, «làm công trừ nợ, thu giữ hộ chiếu, và dọa nạt bị trục xuất là những thủ đoạn thường được dùng để bắt các nạn nhân Việt Nam phải phục vụ ». Các mạng lưới tội phạm có tổ chức của Việt Nam và Trung Quốc đã đưa những người dân Việt Nam, chủ yếu là trẻ em, sang Vương quốc Anh và Đan Mạch, buộc họ làm việc trong các trang trại trồng cần sa.
Khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước báo cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ, về tình hình buôn bán người trên thế giới, Phó Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng “khẳng định” như sau:
Tôi xin khẳng định Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm và đã có những biện pháp, chế tài cụ thể kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn nạn buôn bán người, đã thông qua Luật Phòng chống mua bán người và Chương trình hành động quốc gia phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011-2015.
Điều bà Hằng “khẳng định” – xem ra – không được tương hợp với những sự kiện đã được ghi nhận. The Guardian, số ra ngày 23 tháng 5 vừa qua, có bài tường thuật (“3,000 children enslaved in Britain after being trafficked from Vietnam”) của hai ký giả Annie Kelly và Mei-Ling McNamara. Xin ghi lại vài đoạn ngắn, theo bản dịch (“3.000 trẻ em bị buôn bán từ ‘đất nước Hồ Chí Minh’ sang Anh làm nô lệ”) của blogger Nguyễn Công Huân:
Ảnh: theguardian
Giống như nhiều trẻ em Việt Nam khác, Hiền đã được đưa đến Anh để sống một cuộc đời nô lệ hiện đại. Em cuối cùng phải vào tù về tội trồng cần sa...
Chuyến đi của Hiền tới Anh Quốc bắt đầu khi em bị bắt cóc khỏi làng lúc 5 tuổi bởi một người nói rằng ông ta là chú của em. Như một đứa trẻ mồ côi, em không còn lựa chọn nào khác ngoài làm theo những mệnh lệnh của người khác. Em đã mất năm năm đi qua nhiều quốc gia bằng đường bộ, hoàn toàn không biết mình đã đi qua những đâu, từ Việt Nam qua biên giới giữa Pháp và Anh để tới một căn nhà ở London. Ở đây em phải làm nô lệ trong nhà trong 3 năm, nấu ăn và dọn dẹp cho nhóm những người Việt đi ra vào ngôi nhà em bị giam giữ...
Trong lời khai với cảnh sát, Hiền nói rằng em vẫn không hiểu chính xác loại cây em trồng là cây gì, mặc dù em hiểu rằng nó rất có giá trị. Em chăm sóc đám cây, sử dụng thuốc trừ sâu khiến em bị ốm, và chỉ rời căn hộ khi em giúp chuyển các cây cần sa này tới nơi khác để sấy khô. Em bị khóa trong nhà, bị đe dọa, bị đánh đập và bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
"Tôi không bao giờ được trả tiền để làm việc đó", em nói. "Tôi đã không ở lại đó vì tiền mà vì tôi sợ và tôi hy vọng toàn bộ điều này sẽ sớm kết thúc."
Khi cảnh sát đến, họ tìm thấy Hiền một mình với đám cây cần sa. Em kể câu chuyện của mình cho cảnh sát, nhưng vẫn bị gửi đến trại dành cho tội phạm trẻ tuổi ở Scotland, nơi em trải qua 10 tháng tạm giam, bị buộc tội trồng cần sa. Em chỉ được thả sau khi có sự can thiệp của một công tố viên hoàng gia dẫn đến việc em được xác định là nạn nhân của nạn buôn người...
Hiền đang cố gắng để xây dựng lại cuộc sống của mình sau khi được tị nạn ở Scotland, nhưng đang gặp khó khăn để tìm thấy bình an sau nhiều năm chấn thương. "Tôi vẫn còn lo lắng rằng những kẻ buôn người có thể tìm thấy tôi và đến nhà tôi. Nhưng bây giờ tôi biết rằng tôi sẽ phải tìm kiếm sự giúp đỡ [từ cảnh sát]," em nói. "Tôi nghĩ rằng có công lý ở đây, nhưng tôi cũng ước rằng họ không giam giữ tôi trong tù trong thời gian lâu như vậy. Bằng cách kể lại chuyện cuộc đời mình, tôi muốn mọi người hiểu những gì tôi đã trải nghiệm ở đây. "
Ở những nơi khác thì những đứa bé VN khác, đôi khi, còn phải “trải nghiệm” qua những cảnh đời tàn tệ hơn nhiều. Chắc chắn, không ai có thể quên được hình ảnh của những bé thơ Việt Nam được tìm thấy trong những nơi bán dâm ở Cambodia.
Hai em gái Việt (tám và mười tuổi) trong một động mãi dâm ở Svay Pak, cách Sứ Quán Việt Nam tại Phnom Penh chừng 10 cây số. Nguồn: Shanghai Star.
Cảnh sát Cam Bốt đưa một em bé Việt Nam 11 tuổi ra khỏi nhà thổ ở khu đèn đỏ Toul Kork thuộc Phnom Penh. Ảnh và chú thích: ECPAT
Khi được phóng viên RFA hỏi về những sự kiện và hình ảnh trên, nhà phân tích độc lập về vấn đề buôn bán trẻ em vào đường mãi dâm – ông Aaron Cohen – đã đưa ra nhận định như sau:
“Tôi tự hỏi tại sao chính phủ Việt Nam không tạo áp lực với Cambodia về vấn đề đó. Tôi nghĩ là chính ông đại sứ Việt Nam ở Phnom Penh biết rõ các em gái nhỏ tuổi ở nước mình bị bán qua Cambodia mà không cố tìm cách ngăn chặn. Quả thực điều này tôi không hiểu ra.”
Ông Triều cũng nói:
"Tôi không có trách nhiệm trả lời nhà báo,"
"Những cái gì cứ gửi tới cơ quan có thẩm quyền."
Khi được hỏi ông làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam, và nếu Đại sứ quán Việt Nam không phải là cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan thẩm quyền mà ông nói là cơ quan nào, ông Triều đã bỏ máy.
Những ông “Tham Tán Công Sứ” (như ông Nguyễn Đông Triều) này hẳn không hề thiếu trong tất cả những Toà Đại Sứ Việt Nam, ở khắp mọi nơi. Xứ sở này, lẽ ra, phải được xếp vào danh sách loại III về nạn buôn người thì hợp lý hơn.
Và tôi cũng còn nói cho hết lẽ vậy thôi chớ ở một đất nước mà những “đồng chí lãnh đạo” sẵn sàng bán rừng, bán đảo, bán (tuốt luốt) mọi thứ tài nguyên thì họ có nề hà chi cái chuyện buôn người.
My religion is simple. My religion is kindness.
H. H. 14th Dalai Lama
Tôi được chị Trương Anh Thụy gửi cho cái máy ảnh Canon nhỏ xíu (trông cứ như một món đồ chơi) rồi lại được anh Nguyễn Công Bằng “kiên nhẫn” chỉ cách xử dụng. Xong, tôi đi loanh quanh để thực tập ngay và chụp được hai tấm hình hơi lạ: một con chó bông đi lạc, và một manh giấy …tìm rùa!
XIN GIÚP TÌM LẠI CON THÚ THÂN YÊU CỦA GIA ĐÌNH… CHÚNG TÔI RẤT THƯƠNG YÊU VÀ NHỚ NÓ. PELA BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CẦN PHẢI CÓ THUỐC INSULIN. NẾU TÌM ĐƯỢC XIN GỌI SỐ ...
MẤT MỘT CON RÙA LỚN... NÓ CẦN THUỐC MEN VÀ MỘT CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐẶC BIỆT. TÌM ĐƯỢC XIN HẬU TẠ.
Hai “tác phẩm nhiếp ảnh đầu tay” này, rõ ràng, không được “đặc sắc” gì cho lắm. Tuy thế, những dòng chữ ghi kèm cứ làm cho tôi băn khoăn mãi.
Cảm thấy tình trạng bất ổn của một con thú nuôi trong nhà, đưa đi khám bệnh, tìm ra là nó có bị tiểu đường, rồi xin toa mua thuốc chữa trị là chuyện tương đối bình thường. Ai nuôi chó cũng có thể làm như vậy, và ông/bà bác sĩ thú y nào cũng dễ dàng tìm được loại bệnh này bằng cách đo mức glucose trong máu.
Nhưng nuôi một con rùa (loại thú khép kín và gần như vô cảm) mà biết nó không khoẻ, cần thuốc men và một chế độ dinh dưỡng đặc biệt thì chủ nhân phải là một người vô cùng mẫn cảm và nhân ái.
Cách thiên hạ chăm nuôi thú vật khiến tôi không khỏi trạnh lòng khi nghĩ đến thân phận con người ở quê hương, xứ sở của mình – nơi đã xẩy một “Cuộc Chiến Biệt Vô Tăm Tích,” như lời của blogger Bùi Tín:
Thời gian “biệt vô tăm tích” người thân của mỗi gia đình một khác, có khi 2, 3 năm, có khi 5, 6 năm, nhiều khi trên 10 năm, tùy chiến trường Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ, hay chiến trường Lào, Miên. Không ai biết rõ con em mình ở nơi nào. Rất hiếm khi có những tin tức của bạn bè, đồng hương bị thương trở ra, được biết là người thân ở Khu 5 hay Nam Bộ, hay Tây Nguyên, còn sống, vắn tắt, sơ sài thế thôi.
Những quân nhân tử trận được báo tử rất chậm, chậm 1 năm được coi là bình thường, có khi chậm đến 2, 3 năm, do các đơn vị di chuyển sâu, sổ sách luộm thuộm mất mát, các đơn vị chia ra, nhập vào, thay phiên hiệu, cán bộ tử thương. Vì lẽ ấy mà đến nay QĐND miền Bắc có đến 300 ngàn trường hợp quân nhân mất tích, không biết bị tử trận ngày nào, ở đâu...
Có thể nói chính sách “biệt vô tăm tích” là quốc sách rất thâm và cực kỳ độc ác, phi nhân có tính toán của đảng CS trong thời chiến...
Vào thời bình “quốc sách” này, xem chừng, cũng không khác mấy – theo tường trình của RFI:
Trong bản Báo cáo Tình hình Buôn người năm 2014, vừa được công bố ngày 20/06/2014, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn xếp Việt Nam vào Danh sách loại 2 ( TIER 2 ), vì chính phủ Việt Nam bị xem là « chưa tuân thủ đầy đủ những tiêu chuẩn tối thiểu, tuy nhiên cũng đã có những nỗ lực đáng kể nhằm xóa bỏ nạn mua bán người... »
Cũng theo báo cáo Tình hình buôn nguời 2014 của Bộ Ngoại giao Mỹ, phụ nữ và trẻ em Việt Nam tiếp tục bị bán sang các nước ở châu Á vì mục đích cưỡng ép tình dục, đặc biệt là Trung Quốc, Cam Bốt, Malaysia, và Nga. Nhiều nạn nhân người Việt của việc buôn bán tình dục cũng đã được tìm thấy ở Ghana. Một số phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Singapore hay Hàn Quốc để thành hôn với người nước ngoài thông qua môi giới, sau đó đã bị cưỡng ép phục vụ trong gia đình, hành nghề mại dâm, hoặc cả hai.
Bảo cáo nhắc lại rằng, «làm công trừ nợ, thu giữ hộ chiếu, và dọa nạt bị trục xuất là những thủ đoạn thường được dùng để bắt các nạn nhân Việt Nam phải phục vụ ». Các mạng lưới tội phạm có tổ chức của Việt Nam và Trung Quốc đã đưa những người dân Việt Nam, chủ yếu là trẻ em, sang Vương quốc Anh và Đan Mạch, buộc họ làm việc trong các trang trại trồng cần sa.
Khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước báo cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ, về tình hình buôn bán người trên thế giới, Phó Phát Ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng “khẳng định” như sau:
Tôi xin khẳng định Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm và đã có những biện pháp, chế tài cụ thể kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn nạn buôn bán người, đã thông qua Luật Phòng chống mua bán người và Chương trình hành động quốc gia phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011-2015.
Điều bà Hằng “khẳng định” – xem ra – không được tương hợp với những sự kiện đã được ghi nhận. The Guardian, số ra ngày 23 tháng 5 vừa qua, có bài tường thuật (“3,000 children enslaved in Britain after being trafficked from Vietnam”) của hai ký giả Annie Kelly và Mei-Ling McNamara. Xin ghi lại vài đoạn ngắn, theo bản dịch (“3.000 trẻ em bị buôn bán từ ‘đất nước Hồ Chí Minh’ sang Anh làm nô lệ”) của blogger Nguyễn Công Huân:
Ảnh: theguardian
Giống như nhiều trẻ em Việt Nam khác, Hiền đã được đưa đến Anh để sống một cuộc đời nô lệ hiện đại. Em cuối cùng phải vào tù về tội trồng cần sa...
Chuyến đi của Hiền tới Anh Quốc bắt đầu khi em bị bắt cóc khỏi làng lúc 5 tuổi bởi một người nói rằng ông ta là chú của em. Như một đứa trẻ mồ côi, em không còn lựa chọn nào khác ngoài làm theo những mệnh lệnh của người khác. Em đã mất năm năm đi qua nhiều quốc gia bằng đường bộ, hoàn toàn không biết mình đã đi qua những đâu, từ Việt Nam qua biên giới giữa Pháp và Anh để tới một căn nhà ở London. Ở đây em phải làm nô lệ trong nhà trong 3 năm, nấu ăn và dọn dẹp cho nhóm những người Việt đi ra vào ngôi nhà em bị giam giữ...
Trong lời khai với cảnh sát, Hiền nói rằng em vẫn không hiểu chính xác loại cây em trồng là cây gì, mặc dù em hiểu rằng nó rất có giá trị. Em chăm sóc đám cây, sử dụng thuốc trừ sâu khiến em bị ốm, và chỉ rời căn hộ khi em giúp chuyển các cây cần sa này tới nơi khác để sấy khô. Em bị khóa trong nhà, bị đe dọa, bị đánh đập và bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
"Tôi không bao giờ được trả tiền để làm việc đó", em nói. "Tôi đã không ở lại đó vì tiền mà vì tôi sợ và tôi hy vọng toàn bộ điều này sẽ sớm kết thúc."
Khi cảnh sát đến, họ tìm thấy Hiền một mình với đám cây cần sa. Em kể câu chuyện của mình cho cảnh sát, nhưng vẫn bị gửi đến trại dành cho tội phạm trẻ tuổi ở Scotland, nơi em trải qua 10 tháng tạm giam, bị buộc tội trồng cần sa. Em chỉ được thả sau khi có sự can thiệp của một công tố viên hoàng gia dẫn đến việc em được xác định là nạn nhân của nạn buôn người...
Hiền đang cố gắng để xây dựng lại cuộc sống của mình sau khi được tị nạn ở Scotland, nhưng đang gặp khó khăn để tìm thấy bình an sau nhiều năm chấn thương. "Tôi vẫn còn lo lắng rằng những kẻ buôn người có thể tìm thấy tôi và đến nhà tôi. Nhưng bây giờ tôi biết rằng tôi sẽ phải tìm kiếm sự giúp đỡ [từ cảnh sát]," em nói. "Tôi nghĩ rằng có công lý ở đây, nhưng tôi cũng ước rằng họ không giam giữ tôi trong tù trong thời gian lâu như vậy. Bằng cách kể lại chuyện cuộc đời mình, tôi muốn mọi người hiểu những gì tôi đã trải nghiệm ở đây. "
Ở những nơi khác thì những đứa bé VN khác, đôi khi, còn phải “trải nghiệm” qua những cảnh đời tàn tệ hơn nhiều. Chắc chắn, không ai có thể quên được hình ảnh của những bé thơ Việt Nam được tìm thấy trong những nơi bán dâm ở Cambodia.
Hai em gái Việt (tám và mười tuổi) trong một động mãi dâm ở Svay Pak, cách Sứ Quán Việt Nam tại Phnom Penh chừng 10 cây số. Nguồn: Shanghai Star.
Cảnh sát Cam Bốt đưa một em bé Việt Nam 11 tuổi ra khỏi nhà thổ ở khu đèn đỏ Toul Kork thuộc Phnom Penh. Ảnh và chú thích: ECPAT
Khi được phóng viên RFA hỏi về những sự kiện và hình ảnh trên, nhà phân tích độc lập về vấn đề buôn bán trẻ em vào đường mãi dâm – ông Aaron Cohen – đã đưa ra nhận định như sau:
“Tôi tự hỏi tại sao chính phủ Việt Nam không tạo áp lực với Cambodia về vấn đề đó. Tôi nghĩ là chính ông đại sứ Việt Nam ở Phnom Penh biết rõ các em gái nhỏ tuổi ở nước mình bị bán qua Cambodia mà không cố tìm cách ngăn chặn. Quả thực điều này tôi không hiểu ra.”
Tôi cũng không hiểu được thái độ (cũng như cách hành sử) của những nhân viên sứ quán Việt Nam ở Moscow, sau khi nghe lời cáo buộc của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng - Giám Đốc Điều Hành BPSOS và đồng sáng lập viên Liên Minh CAMSA:
“Trong 4 năm qua, Liên Minh CAMSA (Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, chú thích của người viết) đã can thiệp hay giải cứu và giúp đỡ cho trên 4 ngàn nạn nhân, kể cả khoảng 300 nạn nhân Việt bị buôn sang Nga làm lao nô hay làm nô lệ tình dục. Trong tất cả các trường hợp ở Nga này, thủ phạm là những người Việt được bao che bởi một số giới chức ở Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nga.”
Cũng liên quan đến sự kiện này, trong bản tin của BBC (“Nạn Buôn Người Việt Vào Nhà Chứa Ở Nga”) nghe được vào hôm 25 tháng 4 năm 2015, có đoạn:
BBC Việt Ngữ đã liên lạc qua điện thoại với ông Nguyễn Đông Triều, Tham tán công sứ của Đại sứ quán Việt Nam ở Nga, để hỏi về cáo giác này nhưng ông đã từ chối không trả lời và yêu cầu BBC "hỏi cơ quan chức năng nào khác".Ông Triều cũng nói:
"Tôi không có trách nhiệm trả lời nhà báo,"
"Những cái gì cứ gửi tới cơ quan có thẩm quyền."
Khi được hỏi ông làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam, và nếu Đại sứ quán Việt Nam không phải là cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan thẩm quyền mà ông nói là cơ quan nào, ông Triều đã bỏ máy.
Những ông “Tham Tán Công Sứ” (như ông Nguyễn Đông Triều) này hẳn không hề thiếu trong tất cả những Toà Đại Sứ Việt Nam, ở khắp mọi nơi. Xứ sở này, lẽ ra, phải được xếp vào danh sách loại III về nạn buôn người thì hợp lý hơn.
Và tôi cũng còn nói cho hết lẽ vậy thôi chớ ở một đất nước mà những “đồng chí lãnh đạo” sẵn sàng bán rừng, bán đảo, bán (tuốt luốt) mọi thứ tài nguyên thì họ có nề hà chi cái chuyện buôn người.
NGUYỄN THIÊN THỤ * VÕ PHƯỚC HIẾU
VÕ PHƯỚC HIẾU
NGUYỄN THIÊN THỤ
Võ Phước Hiếu lúc nhỏ tên là Võ Văn Thọ, còn có bút hiệu là Võ Đức Trung, sinh năm 1933 ( quý dậu) tại làng Thanh Hà, quận Châu Thành, tỉnh Chợ Lớn, sau Chợ Lớn thuộc đô thành Sàigòn- Chợ Lớn, quận này trở thành quận Bến Lức, tỉnh Long An. Võ Phuớc Hiếu thuộc gia đình giáo chức, cha và mẹ đều là giáo viên tỉnh Chợ Lớn.
Ông làm công chức thời đệ nhất cộng hòa, đến thời đệ nhị cộng hòa chuyển qua sinh sống với nghề tự do: ấn loát và xuất bản. Ông cũng đã từng làm báo, viết văn trước 1975. Ông cùng gia đình vượt biên tháng 6-1979 và đến Nam Dương. Tị nạn chánh trị tại Pháp từ tháng 11-1979 đến nay. Khi ra hải ngoại, ông chuyên về sáng tác thơ và truyện ngắn.
Tác phẩm:THƠ: Le Chemin vers La Mer. Présence Vietnamienne, 1988; Coeur de Mère. Présence Vietnamienne, 1989; Thắp Sáng Hoàng Hôn. Cửu Long, 1989. TẬP TRUYỆN: Phá Sơn Lâm Đâm Hà Bá. Làng Văn, Canada.2000; Hùm Chết Để Da . Làng Văn, Canada, 2001;Như Nước Trong Nguồn . Hương Cau, Paris. 2004; Bên Đục Bên Trong ( viết với Hiếu Đệ). Hương Cau, Paris, 2004; Niềm Đau Bạc Tóc ( viết với Hiếu Đệ), Hương Cau, Pháp, 2005; Ngàn Sao Lầp Lánh. ( chung với Hiếu Đệ). Hương Cau, Paris, 2008.
TUYỂN TẬP THƠ:
Một Phần Tư Thế Kỷ Thi Ca Việt Nam Hải Ngoại I, II, III, IV, VI, VI, VII (1975-2007). Văn Hóa Pháp Việt, 2002, 2007.
Đọc Võ Phước Hiếu, chúng ta thấy rõ sáu tập truyện phần lớn chú trọng về đồng quê miền Nam và thực trạng Việt Nam.
Ông sinh trưởng ở tỉnh Chợ Lớn ngày xưa mà nay là Bến Lức thuộc tỉnh Long An. Tâm hồn ông đã gắn liền với quê hương và dân tộc. Bây giờ, ông cũng như bao triệu người Việt sau biến cố 1975 phải rời bỏ quê hương với bao niềm khổ đau và thương nhớ. Trong các tác phẩm của ông, chúng ta nhận thấy có hai miền Nam: Một miền Nam thanh bình và một miền Nam tang thương.
Như Nước Trong Nguồn dày 190 trang, mang sắc thái chung là quê hương miền Nam. Tác giả đã phác họa vài nét đơn sơ về quê hương của ông: Tôi sinh trưởng và lớn lên nơi làng Thanh Hà hẻo lánh quê mùa, đèo heo hút gió. Một làng nhỏ nhắn nên thơ với âm hưởng đặc trưng của vùng sông nước bạt ngàn phương Nam, nguyên sơ và kỳ bí. Nhà cửa vốn lưa thưa, không được bao nhiêu tộc họ quây quần trong nếp sống gia đình truyền thống 'tứ đại đồng đường', mấy thế hệ sum hợp, chung lưng đâu cật vui vẻ và hạnh phúc dưới một mái ấm duy nhất (21-22).
Nơi chôn nhau cắt rốn của Võ Phước Hiếu là nơi thôn dã, đầy vẻ hoang vu nhưng có nhiều màu sắc tươi đẹp của một thiên nhiên phong phú cảnh sắc. Võ Phước Hiếu đã đưa ta trở về khoảng hai trăm năm trước, khi miền Nam mới được khai phá. Võ Phước Hiếu viết về xóm Rạch Rít của ông: Cái xóm Rạch Rít nơi ông bà tôi an phận tuổi già được thành lập không lâu. Các hàng bô lão thuộc hàng thổ công đoan chắc chỉ ngót nghét một hai trăm năm là cùng. . . Xóm gồm trên dưới vài chục sinh mạng quanh năm dạn dày sương nắng, gió mưa (30).
Phá Sơn Lâm Đâm Hà Bá dày 238 trang, gồm bảy bút ký: Vét ao ăn tết, Trâu già chẳng nệ dao phay, Con quỷ Gò bướm quê tôi, Nhứt phá sơn lâm, nhì đâm Hà Bá, Đồ quân ăn cướp, Văng vằng tiếng chuông, Đám cháy đầu xuân..
Tập truyện này đã trình bày nhiều sắc thái của đồng quê miền Nam. Võ Phước Hiếu đã tô vẽ hai cảnh Việt Nam khác biệt nhau. Đó là miền Nam trước 1945, là một miền Nam thanh bình với lúa xanh, mây trắng và miền Nam sau 1945, 1954 và sau 1975 là một miền Nam tràn ngập áo đen cờ đỏ. Một số truyện của Võ Phước Hiếu nói lên tình người ở nơi thôn quê miền Nam.Vét ao ăn tết viết về cuộc sống bình an ở nơi thôn quê Việt Nam trước 1945. Trong gia đình nghèo, như gia đình Bảy Sô, vợ chồng già thương yêu nhau, vui buồn có nhau, đúng theo nghĩa ''tương kính như tân''. Xóm làng dù có những mâu thuẫn , người này nói xấu người kia nhưng khi cần hợp tác để làm việc công ích lại đoàn kết với nhau, tích cực lao động như việc vét ao.
Trâu già chẳng nệ dao phay đề cao tình yêu quê hương. Chú Năm Nghê từng đi lính bên Tây, hết hạn đăng lính, chú không ở lại Pháp như một số người mà trở về Việt Nam bởi vì Chú thương cái xóm Rạch Rít. Chú nhớ quê hương, bà con lối xóm (64).
Võ Phước Hiếu đã đưa ta trở về cuộc sống êm đềm và thú vị của thời trước 1945. Đó là những cái đẹp của thiên nhiên và cái đẹp của lao động. Người Việt Nam ta đi đến đâu, việc đầu tiên là lập một cảnh chùa, dù chỉ là vách lá đơn sơ. Cái niềm tin Phật giáo đã có từ ngàn xưa, thể hiện ở cái chùa làng của Võ Phước Hiếu. Chùa là trái tim của nhân dân và cũng là cảnh trí của đất nước, quê hương: Chùa làng tôi cổ lắm. Mái ngói cũ kỹ, rong rêu đóng dày cộm, xám sậm ẩm i. Chùa được xây cất lâu đời, khoảng thế kỷ trước trên ngôi đất ven rạch, tiện lợi cho khách thập phương và bổn đạo đến viếng vào thời buổi vàng son thịnh hành của ghe xuồng, sông nước. .( Phá Sơn Lâm Đâm Hà Bá, 180- 181).
Ngoài ra, trong Như Nước Trong Nguồn, Võ Phước Hiếu cũng cho ta biết những nếp sống và phong tục của quê ông như tôn sư trọng đạo, việc giáo dục ở thôn quê, việc trồng thuốc lá và hút thuốc lá, tục uống trà, tục xem phong thủy, tục nấu rượu và tệ nạn cờ bạc ở thôn quê trước 1945, nhất là cuộc sống thiếu phương tiện y tế ( bà mụ đỡ đẻ).
Võ Phước Hiếu chưa quên quá khứ thì làm sao ông quên hiện tại, một hiện tại nay đang biến thành quá khứ đã và đang vây phủ bao người Việt xa xứ? Chính cái biến cố 1945, 1954, và gần hơn, biến cố 1975 đã làm cho miền Nam điêu tàn, tang tóc. Cứ mỗi bút ký là một vài nét chấm phá về lịch sử Việt Nam hiện đại. Như thằng Ba La trong 1945 chết oan vì Việt Minh hành quyết về tội Việt gian :Phong trào bắt Việt gian làm nhiều người chết oan ức. Tám Thôi chưa kịp hoàn hồn sau vụ bắt cụ Bùi ở chùa Giác Hải bỗng nghe lũ trẻ la ó bắt được Việt gian sắp dẫn ngang nhà. . . Thì ra thằng Ba La, bạn chí thân của anh, bị trói thúc ké. (Như Nước Trong Nguồn, 140-141). Đó là cuộc đời của Tám Thôi. Sau 1945, thấy Sài Gòn đầy cảnh máu tanh, Tám Thôi lui về quê, dùng số tiền cần kiệm khi làm việc cho nhà thuốc Ông Tiên để cưới vợ và mua ruộng đất. Tám Thôi có hai đứa con lớn, sau 1975 phải đi ngồi tù, hai đứa con dâu phải về nương náu nhà ông. Tám Thôi phải quay về nghề câu tôm câu cá để nuôi sống gia đình. Cảnh khổ của ông cũng là cảnh khổ của đa số dân chúng xóm Rạch Rít khi cộng sản xâm chiếm miền Nam. Và con sông quê ông cũng mang số phận đau thương của dân tộc: Bây giờ trong xóm ai cũng đổ bung ra sông ra rạch chăn ví, săn đuổi cá tôm, tranh nhau đắp đổi qua ngày. Tôm cá bây giờ càng hiếm hoi. Cuộc sống thêm vất vả buồn nôn (Như Nước Trong Nguồn, 148). Đó là cuộc đời của chú Năm Nghê con người vui vẻ nhưng sau 1975 bị ''ghép vào thành phần phản động chống chế độ'', họ cấm dân chúng tụ họp cho nên nhà chú không còn ai dám lai vãng, chú bệnh và chết trong cô đơn và nghèo khổ (73) .
Rồi bao biến cố xảy ra cho đất nước Việt Nam mà xóm Rạch Rít của Võ Phước Hiếu cũng không thoát khỏi cơn đại hồng thủy. Nào là học tập cải tạo, nào là sản xuất tập thể hóa nông nghiệp (146-147), .Hai ông giáo trong Như Nước Trong Nguồn là những con người bất khuất, có quá khứ chống Pháp , ông thầy Huế chết già, còn ông giáo Sử bị Việt Minh giết vì ông yêu tự do, không chịu khuất phục đảng vô sản, đảng của thiểu số người ngông cuồng không tưởng, rắp tâm muốn áp đặt bằng võ lực và hận thù (75).
Trong Hùm Chết Để Da và Như Nước Trong Nguồn, tác giả đã nói về cuộc đời của tác giả và các bạn bè vì chịu không thấu khổ ách cộng sản phải bỏ nước mà đi: Tháng 6 năm 1979, sau thời gian mấy năm bị vùi dập trong những '' chiến dịch cải tạo'' , '' đánh tư sản mại bản'', '' kiểm kê công thương nghiệp'' và ''bài trừ văn hóa đồi trụy''. . . . tôi lặng lẽ cúi đầu tủi nhục, thấm thía bước xuống chiếc tàu cây định mệnh (Như Nước Trong Nguồn, 77).
Tác phẩm của Võ Phước Hiếu là bức tranh lụa về đất nước mieền Nam thanh bình, thịnh vượngh nhưng đã biến thành địa ngục dưới ach cộng sản. Tác phẩm của Võ Phước Hiếu là một phần của lịch sử Việt Nam hiện đại.
(Trich VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ ĐẠI CƯƠNG của NGUYỄN THIÊN THỤ sắp xuất bản)
No comments:
Post a Comment