Tuesday, November 22, 2016

PHẬT GIÁO * HỀ RÂU THANH VIỆT * SƠN TRUNG * TRẺ RANH * THƠ

Wednesday, August 5, 2015


TƯỢNG HỒ NGÀN TỶ

Tượng đài nghìn tỉ: Con số mà biết nói năng

Ảnh minh họa: Tượng đài Hồ Chí Minh tại thành phố Vinh.
Ảnh minh họa: Tượng đài Hồ Chí Minh tại thành phố Vinh.

Tỉnh Sơn La vừa ra nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh tại thành phố Sơn La. Điều đáng nói, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỉ đồng.
Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 20ha, trong đó tượng Hồ Chí Minh cao từ 5 - 8m, quảng trường có sức chứa 20.000 người, đền thờ Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bảo tàng tổng hợp… dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019.
Truyền thông trong nước thời gian qua đưa tin về những con số “khủng” cho các dự án như: 11.000 tỉ đồng xây bảo tàng lớn nhất Việt Nam; 1.475 tỉ làm đường khu tưởng niệm Chu Văn An; tượng đài mẹ Việt Nam 411 tỉ đồn;, Văn Miếu 271 tỉ đồng ở Vĩnh Phúc; tượng phật 500 tỉ và mới đây nhất là dự án tượng đài Hồ Chí Minh lên tới 1.400 tỉ.
“Khi thông tin Sơn La sẽ xây dựng công trình tượng đài 1.400 tỷ, người dân tất cả mọi nơi rất bức xúc. Nhiều người trong số họ và ngay cả bản thân tôi đã từng dè xẻn chi tiêu, từng lăn lộn ở khắp vùng Tây Bắc để đi làm từ thiện, chúng tôi không thể không phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của chính quyền Sơn La.
Đối lập với những con số đầu tư trên là những khoản nợ không kém phần “khủng”: Nợ quá hạn nước ngoài hơn 310 triệu USD, nợ công Việt Nam có thể lên đến 60% GDP, trung bình một người Việt Nam gánh 950 USD nợ công.
Trong tình hình Việt Nam còn nghèo, thường xuyên phải gánh chịu thiên tai, thì những nhu cầu cơ bản sẽ thiết thực hơn những bức bức tượng chỉ để ngắm mà không thể ăn. Vì vậy, đã có không ít ý kiến phản đối dự án này và họ đã bắt đầu chiến dịch chụp ảnh cùng thông điệp phản đối dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Lân Thắng, một trong những người đứng ra kêu gọi đăng ảnh phản đối dự án trên, đã chia sẻ với VOA Việt ngữ: “Sơn La là một trong các vùng kinh tế nghèo đói bậc nhất Việt Nam. Hàng năm nhà nước phải cứu trợ rất nhiều cho Sơn La. Chính vì vậy tôi cực lực phản đối việc đầu tư xây dựng quần thể tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La và kể cả ở nơi khác trong tương lai vì đây là dạng công trình không thiết thực đến đời sống nhân dân”.
Chia sẻ thêm về những bức xúc của mình, anh Thắng cho biết, “trong khi tại các vùng ngoại vi vẫn đang rất thiếu trường học, bệnh viện, trạm y tế, thiếu đường giao thông nông thôn cùng các công trình phụ trợ khác phục vụ đời sống người dân thì trụ sở các cơ quan đảng, chính quyền cùng các đoàn thể đã rất nguy nga trong khi Sơn La không phải vùng kinh tế phát triển hay công nghiệp lớn”.
“Với những bất cập trên, việc xây tượng đài nghìn tỉ vô hình chung sẽ tiếp tục đặt gánh nặng lên nền kinh tế vốn đã yếu ớt của Việt Nam. Tất cả những việc đầu tư này cuối cùng sẽ lại đánh lên đầu người dân thông qua các loại thuế, phí”, anh Thắng nói với VOA Việt Ngữ. “Khi thông tin Sơn La sẽ xây dựng công trình tượng đài 1.400 tỷ, người dân tất cả mọi nơi rất bức xúc. Nhiều người trong số họ và ngay cả bản thân tôi đã từng dè xẻn chi tiêu, từng lăn lộn ở khắp vùng Tây Bắc để đi làm từ thiện, chúng tôi không thể không phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của chính quyền Sơn La”.
Rất nhiều người phản đối, rất nhiều người lên tiếng. Và tôi tin là mọi việc chi tiêu công lãng phí vô tội vạ như hiện nay sẽ buộc phải chấm dứt nếu phản ứng của quần chúng đủ mạnh. Đấy là tiền thuế của chúng tôi, chúng tôi phải kiểm soát
Dù vấp phải ‘bão’ dư luận cho rằng, Sơn La là tỉnh nghèo, xây dựng tượng đài với tổng vốn đầu tư lớn như vậy là lãng phí, quan chức Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch tỉnh này được báo chí trích lời nói rằng “đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc không thể cân đong đo đếm được”.
Cũng trong thời điểm này, truyền thông trong nước đưa tin về việc Việt Nam sẽ còn xây dựng tiếp khoảng 58 quần thể tượng đài Hồ Chí Minh trên khắp cả nước từ nay đến năm 2030.
Anh Thắng không ngần ngại chia sẻ: “Qua phản ứng của dư luận trong vài ngày gần đây thì dân đã khác. Rất nhiều người phản đối, rất nhiều người lên tiếng. Và tôi tin là mọi việc chi tiêu công lãng phí vô tội vạ như hiện nay sẽ buộc phải chấm dứt nếu phản ứng của quần chúng đủ mạnh. Đấy là tiền thuế của chúng tôi, chúng tôi phải kiểm soát”.
Một trong những người bức xúc với việc xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, Giáo sư Ngô Bảo Châu, người đã từng có nhiều chia sẻ rất thẳng thắn về những bất cập tại Việt Nam, viết trên trang Facebook cá nhân:

“Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỉ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.
Khi gõ cụm từ khóa “chương trình từ thiện” trên công cụ tìm kiếm Google đã có khoảng 1.040.000 kết quả trong vòng 0,40 giây, điều đó cho thấy rất nhiều đơn vị, cá nhân đang từng ngày từng giờ kêu gọi đóng góp làm từ thiện, chia sẻ với đồng bào miền núi nói riêng và người dân nghèo cả nước nói chung.  
Đó là những tấm lòng ngày đêm trăn trở với khó khăn mà người dân nghèo đang phải đối mặt.
Có thể nói, việc vung tiền cho những dự án không thiết thực khi thông tin thiên tai hoành hành tràn ngập mặt báo mấy ngày nay đã như một cú đánh trực diện vào những tấm lòng trăn trở với Việt Nam.
 http://www.voatiengviet.com/content/tuong-dai-nghin-ti-con-so-ma-biet-noi-nang/2902510.html

Sơn La: Đổ 1,400 tỷ để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh

Bạn đọc Danlambao - Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La - một trong 3 tỉnh nghèo nhất Việt Nam vừa ban hành nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh với kinh phí lên đến 1,400 tỷ đồng, tương đương với 64 triệu đô-la Mỹ.

Với diện tích 20ha, công trình có tên gọi ‘Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc’ có sức chưa 20 ngàn người sẽ được đặt tại trung tâm thành phố Sơn La.
Kinh phí đầu tư, xây dựng được nói sẽ lấy từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác.
Thời gian thực hiện dự án sẽ kéo dài từ năm 2015 cho đến năm 2019.
Sơn La là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam, hàng năm vẫn phải xin gạo cứu đói từ trung ương.
Việc đổ nghìn tỷ để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh là một kế hoạch cực kỳ lãng phí và vô bổ, trong khi trên 70 ngàn hộ dân nghèo ở Sơn La vẫn còn phải chạy ăn từng bữa.

Tuesday, August 4, 2015


NGUYỄN PHƯƠNG * HỀ RÂU THANH VIỆT


Nhớ hề râu Thanh Việt
Đem mạng sống đổi lấy chén cơm manh áo!


NGUYỄN PHƯƠNG 
Nguyễn Phương


Những lúc trà dư tửu hậu, các bạn tôi ở nhà dưỡng lão Rosemont thường hỏi tôi về đời sống và tài nghệ của các nghệ sĩ cải lương trong các thập niên 40, 50, 60, 70. Nhiều bạn cho là nghệ sĩ ham vui, tiêu xài hoang phí, không biết nghĩ tới ngày mai nên về già thường bị lâm vào cảnh khốn cùng.


Anh Bích, người cao niên nhứt trong bọn chúng tôi, nói: “Nghệ sĩ thì cũng giống như dân bình thường ở các ngành nghề trong xã hội. Có người giàu người nghèo, người dư ăn dư để, người thiếu trước hụt sau. Nhưng có lẻ nghệ sĩ giống nhau ở chỗ là cuộc sống của họ chắc tràn đầy niềm vui, nụ cười. Cuộc sống đó chắc là phải khác với người dân bình thường. Có phải vậy không?”


Đúng như lời anh Bích, đời nghệ sĩ có nhiều niềm vui nhứt là khi hát ở địa phương nào có nhiều khán giả thân quen, nghệ sĩ như được trở về với gia đình mình. Nhân nhắc đến chuyện tình cảm của khán giả dành cho nghệ sĩ, tôi nhớ tới hề Râu Thanh Việt, một nghệ sĩ mà khi đoàn hát hát ở bất cứ địa phương nào, Thanh Việt cũng như đang được trở về nhà của mình, khán giả thân quen giống như người trong một gia đình với Thanh Việt.



 Thanh Việt theo cha dượng là nghệ sĩ Tám Huê đi hát cho các gánh hát nhỏ ở tỉnh. Lúc đó Thanh Việt mới 14 tuổi, đóng vai quân hầu, lính chạy hiệu, vai đầy tớ theo hầu, nịnh bợ các ông chủ. Vì hát cương nên khi ông thầy tuồng nhắc đến đâu, Thanh Việt hát tới đó. Vì không thuộc tuồng, Thanh Việt hát như người cà lăm, khán giả cười và thích anh hề bất đắc dĩ Thanh Việt.


Ông bầu thấy Thanh Việt diễu có duyên nên cho anh đóng thế vai hề của Hai Néo vì anh này thua bài, mắc nợ, bỏ gánh hát trốn đi. Thanh Việt hát thành công nhiều tuồng nhưng rồi gánh hát bị Ban Công tác Thành của Việt Minh liệng lựu đạn khi đang hát ở Miễu Quốc Công tỉnh Vĩnh Long. Gánh hát rã, đào kép đi tứ tán, Thanh Việt lên Saigon gia nhập nhóm nghệ sĩ tân nhạc và thoại kịch diễn ở Bar Hoàng Yến trong Giải Trí Trường Thị Nghè.
Thanh Việt để bộ râu dê dưới cằm, anh nổi danh là Hề Râu, ngoài cái duyên diễu trời cho và tài bắt chước giọng nói hoặc nhái điệu bộ của người khác, Thanh Việt không có tài ca nhạc nổi bật như Tùng Lâm, Xuân Phát, không ca vọng cổ hay bằng Văn Hường, Văn Chung nhưng khi xuất hiện trên sân khấu tân nhạc hay cải lương, Thanh Việt luôn tạo được những trận cười liên tục cho khán giả.


Năm 1960, trên sân khấu Đại nhạc hội Cù léc, Tùng Lâm, Xuân Phát, Phi Thoàn, Khả Năng, Thanh Việt, Thanh Hoài nổi danh Lục Hài Tướng.


Một sáng chúa nhựt, Thanh Việt hát Đại Nhạc Hội Cù Léc ở rạp Hào Huê (nơi đoàn Thanh Minh hát xuất tối), anh được bà Bầu Thơ nhờ hát thế vai thầy pháp trong tuồng Đoạn Tuyệt vì hề Kim Quang bị té xe Honda, đang điều trị tại nhà thương Chợ Rẫy. Sau đó hề Râu Thanh Việt ký contrat hát cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga, chánh thức gia nhập làng cải lương. Thanh Việt là một trong những danh hề có thu nhập cao nhứt thời đó. Thanh Việt mua nhà ở Phú Nhuận, mua xe hơi, sống cuộc sống vô ưu và sung túc.


Sáng chúa nhựt nào Thanh Việt cũng có show hát Đại Nhạc Hội, tối hát cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga. Những ngày không có tập tuồng, Thanh Việt đóng phim cho các hãng phim Mỹ Vân, Mỹ Ảnh, Tân Kiệt Y Voan, hãng phim của các ông Thái Thúc Nha, Trương Dĩ Nhiên, Bùi Sơn Duân…Từ năm 1967, Thanh Việt thường được mời đóng kịch hay diễn tuồng cải lương trên đài truyền hình, Thanh Việt nhận được từ 3.000 đến 5.000 đồng cho mỗi show diễn.
Những khi đóng các pha nguy hiểm trong phim, hề Râu Thanh Việt được tiền thưởng riêng của chủ hãng phim từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng cho một lần thu hình. Ngoài ra chủ hãng phim còn đóng tiền bảo hiểm cho diễn viên khi phim có thu hình những pha nguy hiểm
.
Nhắc đến hề râu Thanh Việt đóng phim, tôi nhớ kỷ niệm khi giúp anh thực hiện một chuyến bay trong phim Triệu Phú Bất Đắc Dĩ do tôi sáng tác, đạo diễn Lê Hoàng Hoa, hãng phim Mỹ Vân.


Phim Triệu Phú Bất Bất Đắc Dĩ là phim hài, hãng Mỹ Vân sản xuất để hát Tết nên có nhiều séquences chọc cười, kể chuyện Thanh Việt, một anh nhà quê, có nét mặt và vóc dáng giống như anh em song sanh với một tay buôn lậu nha phiến, bị tên này bắt về, tập cho cách ăn nói, đi đứng, giả dạng thế thân hắn để lừa gạt bọn lưu manh đối nghịch và cảnh sát.


Triệu phú giả Thanh Việt phải diễn cảnh bị bắn tung bay lên trời, anh ta bay một lúc rồi móc túi lấy bong bóng ra, thổi nhiều cái làm thành một chùm rồi nắm chùm bong bóng đó tà tà bay xuống đất an toàn, đó không phải là một cảnh dễ thực hiện.


Ở trong rạp hát, có điểm tựa, có chỗ để cột rõ rẽ và dây bay, không gian nhỏ hẹp đủ để thực hiện một chuyến bay cái rẹt, từ bìa sân khấu này qua bên kia, khoảng cách xa chỉ độ 8 thước.
Cảnh bay ngoài trời, Thanh Việt phải bay khỏi nóc nhà thật cao, rồi bay qua khỏi ngọn cây, bay một quãng thật xa mới từ từ đáp xuống đồng ruộng. Không có chỗ để làm điểm tựa để giữ cho Thanh Việt bay thật cao và thật xa. Quay phim ở ngoài trời, dưới ánh nắng chói chang, không dễ gì giấu được sợi dây bay móc trên lưng của Thanh Việt. Thanh Việt nghe đọc phân cảnh thu hình anh sẽ bay trên không, anh lắc đầu từ chối không chịu thực hiện.
Tôi giải thích cho anh biết, anh sẽ mặc áo bay như anh đã mặc và được kéo bay qua sân khấu khi anh đóng tuồng Cô Gái Đồ Long (kiếm hiệp của Kim Dung), an toàn và không mệt nhọc, khó khăn. Thêm nữa, anh sẽ được móc vô dây cable thép trên thang máy của Sở Cứu Hỏa, xe chạy chậm chậm, anh cũng bay chậm chậm theo tốc độ của chiếc xe cứu hỏa, an toàn là điểm chính yếu mà tôi nói nhấn đi nhấn lại cho Thanh Việt yên tâm. Nhưng Thanh Việt nói anh biết là an toàn nhưng anh sợ, anh nói bay khơi khơi ngoài trời, rủi rớt là nát xương.
Ông chũ hãng phim Mỹ Vân hứa đóng tiền bảo hiểm nhân thọ cho Thanh Việt và thưởng cho Thanh Việt 5.000 đồng khi quay xong séquence này. Ông cũng hứa thưởng cho đạo diễn Lê Hoàng Hoa và équipe caméraman thu hình chung là 10.000 đồng và cho cá nhân tôi 5.000 đồng về sáng kiến tổ chức thực hiện cảnh hề Thanh Việt bay trên không, đúng theo phân cảnh của tôi viết. Ông Mỹ Vân nói: “Lịch sử điện ảnh Việt Nam sẽ ghi nhận lần đầu tiên hãng phim Mỹ Vân thực hiện được cảnh người bay ngoài trời một đoạn xa”.
Thanh Việt đồng ý thực hiện đoạn phim đó. Tôi và đạo diễn Lê Hoàng Hoa đến Sở Cứu Hỏa Đô Thành xin ông Trung Tá Chánh Sở chấp thuận cho một xe Cứu Hỏa có thang máy giúp hãng phim thực hiện cảnh trên. Ông Trung Tá chấp thuận vì ông quen thân với ông chủ hãng phim Mỹ Vân. Tôi mượn áo bay và dây cable bằng thép nhỏ thường dùng trên sân khấu Dạ Lý Hương, Sau đó tôi và đạo diễn Lê Hoàng Hoa đi Thủ Đức chọn cảnh trí, một nơi có hai villa, nhà này cách nhà kia một vuông vườn cây trái, phía sau là đồng ruộng.


Ngày quay phim, đạo diễn Lê Hoàng Hoa, équipe cameraman, Thanh Việt và tôi đến địa điểm sớm để đạo diễn giải thích nhiệm vụ của ba người mang ba máy quay phim sẽ thu hình ra sao, Thanh Việt sẽ diễn xuất thế nào và chiếc xe cứu hỏa dùng thang máy có cần câu đưa Thanh Việt bay trên không từ đâu đến đâu. Lê Hoàng Hoa giải thích vừa xong, có nhiều xe honda chở thanh niên nam nữ chạy ào vô phạm vi ngăn riêng cho phim trường. Anh Tỷ quản lý của hãng phim và hai nhân viên cảnh sát được quận Thủ Đức phái đến giữ trật tự nhưng các thanh niên cho biết họ là bạn của Thanh Việt đến hoan nghinh và ủng hộ tinh thần Thanh Việt khi anh ấy thực hiện một cảnh thu hình nguy hiểm. Thanh Việt cũng xác nhận các bạn trẻ là fan ủng hộ anh. Đúng lúc đó ông Mỹ Vân và các ký giả kịch trường đến, ông Mỹ Vân đồng ý cho các bạn trẻ đứng sát vòng rào trật tự. Cuộc quay phim bắt đầu.


Thanh Việt được thang máy của xe cứu hỏa đưa lên núp trên mái nhà. Trước mặt Thanh Việt để một đống giấy carton, cắt hình ngói, sơn màu đỏ, bên dưới để một cây pháo lớn và nhiều bột phấn, vôi bột. Khi pháo nổ, giấy, vôi và phấn bị tung cao lên giống như mái nhà bị nổ tung văng lên gạch, ngói. Máy kéo của xe cứu hỏa kéo Thanh Việt bay vọt thẳng lên không trung, xe cứu hỏa chạy từ từ theo đường nhựa trước hai cái villa,Thanh Việt cũng được kéo bay từ từ theo hướng chạy của xe cứu hỏa. Vì thang máy của xe cứu hỏa rất cao, khi thang máy nghiêng 45 độ, Thanh Việt giống như đang ở khơi khơi ngoài trời. Hình ảnh của xe cứu hỏa, sợi dây bay đều không lọt vô ống kính máy thu hình. Thanh Việt lấy bong bóng ra thổi, nắm chùm bong bóng như để bay xuống, thang máy nghiêng nghiêng, Thanh Việt khuất khỏi tàn cây sau villa, đạo diễn Lê Hoàng Hoa hô tắt máy thu hình.


Ông Mỹ Vân và các chuyên viên đoàn quay phim quá mừng vì thành công mỹ mản. Mấy anh ký giả kịch trường, các fan của Thanh Việt và bà con lối xóm coi quay phim vỗ tay rân lên. Tôi bỗng nghe Thanh Việt la lên sau chòm cây: “Cứu… Trời ơi! Cứu tôi! Kẹt…Kẹt rồi…” Tôi và Lê Hoàng Hoa chạy đến thì thấy các anh lính xe cứu hỏa đang rồ máy cho cái trục dây cable thép của xe cứu hỏa tháo ra, quấn vô, nới lõng dây thép móc áo bay của Thanh Việt để cho anh ta bước xuống đất. Nhưng dây thép bay của đoàn Dạ Lý Hương nhỏ sợi, dây cable của xe cứu hỏa lớn hơn nên dây thép bay của đoàn Dạ Lý Hương bị kẹt lại, không tháo ra được, thành ra Thanh Việt ngồi đu đưa trên trời, anh sợ quá và mắc tiểu nên tè đại trong quần.


Các anh lính cứu hỏa tiếp tục rồ máy cuốn vô, tháo ra để gỡ dây cable đang kẹt, tôi vội ngăn lại: «Đề nghị các anh ngừng quây cái trục đó nếu còn quây tới quây lui, nó nghiến đứt dây thép nhỏ thì Thanh Việt sẽ rớt xuống như trái mít rụng. Xin các anh nghiêng cho thang máy xuống nằm ngang tầm với chiếc xe, chân Thanh Việt đụng đất, tôi tháo cái móc bay nơi áo giáp của Thanh Việt để giải thoát anh ta khỏi sợi giây cable, sau đó các anh tìm cách gở giây cable nhỏ sau”.


Thanh Việt nói với tôi và Lê Hoàng Hoa: “Nói thiệt với hai ông thầy, bị con vợ tôi nó bịnh sản hậu, tôi lo tiền thuốc thang cho nó không đủ nên phải liều mạng nhận thâu hình cái séquence bay này, chớ nói thiệt, bay khơi khơi trên trời, sợ là té đái… Tôi đái trong quần khi dây bay rút tôi vọt mạnh lên trời, tới chừng kẹt dây bay, treo tòng teng quá lâu, lại sợ… tè tè trong quần nữa đó”.


Tôi cười: “Có bảo đảm an toàn nên mời quay đoạn phim này, Thanh Việt đã từng nhảy từ nóc lầu nhà máy giấy Cogido cao hơn năm thước xuống một đống thùng giấy carton khi quay phim Con Ma Nhà Họ Hứa. Lần này có mặc áo bay, móc dây bay, có gì mà sợ?”


– Thì lần đó cũng cần tiền… một mình tui làm, nuôi năm bảy người… bán mạng đổi miếng cơm!
– Ông có đánh bài, binh xập xám hông? Chớ bà con khán giả người ta đãi ông ăn nhậu hoài, có tốn kém gì đâu mà nói bán mạng kiếm cơm”.


Thấy Lê Hoàng Hoa nói vậy, Thanh Việt chấp tay xá xá rồi bỏ đi nhanh.
Thanh Việt hát cho đoàn Thanh Minh Thanh Nga, sau đó hát cho đoàn Dạ Lý Hương, đoàn Việt Nam của bầu Thu và là Thượng sĩ trong Tiểu đoàn 42 Chiến Tranh Chính Trị do Thiếu tá Sinh làm Tiểu đoàn trưởng.
Sau Tết Mậu thân 1968, nhiều nghệ sĩ gia nhập quân đội như Thành Được, Hùng Cường, Thanh Tú, Diệp Lang, Thanh Việt, Khả Năng, Phi Thoàn… không hiểu bằng cách nào các anh vẫn có mặt hát hằng đêm ở các đại ban cải lương ở Saigon và vẫn thường thu hình đài truyền hình hay đóng phim của các hãng Mỹ Vân, Mỹ Ảnh, Alpha Thái Thúc Nha, hãng phim Dạ Lý Hương.
Sau năm 1975, Khả Năng bị bắt đi tù cải tạo 6 năm. Các anh Phi Thoàn, Thanh Việt, Tùng Lâm, Thanh Hoài về miền Tây núp bóng trong các đoàn Văn công của tỉnh Cần Thơ, sau đó Thanh Việt hát cho đoàn hát ở Huyện Cầu Ngang. Dù hát cho Văn Công hay đoàn cải lương tỉnh, số lương quy định cho diễn viên hạng A là 10 đồng một suất hát, Thanh Việt không đủ sống, làm sao nuôi vợ con? Vợ anh dẫn các con đi vượt biên, bị chết ngoài biển khơi. Thanh Việt hát chọc cho người khác cười nhưng đêm về nhớ vợ nhớ con, nhớ hoàn cảnh bi đát của mình, anh khóc thầm thâu đêm.
Tuy được khán giả nông thôn thương mến, thường tổ chức những bữa ăn ngon, có rượu giúp anh giải sầu nhưng uống rượu cho đến say té bờ té bụi chớ làm sao mà anh quên được cảnh tan nhà nát cửa, vợ con chết mất xác, bản thân anh lâm vào hoàn cảnh bế tắc. Thêm nữa anh biết anh bị đau gan, không tiền thuốc thang chữa trị. Công ty điện ảnh trực thuộc Sở Văn Hóa Thông Tin thành phố HCM ở đường Thi Sách Saigon đang thu hình một vidéo hài. Tình cờ đoàn quay phim biết có Thanh Việt ở Hậu Giang nên họ mời Thanh Việt thủ một vai nông dân cởi bò ra ruộng. Vì cần tiền để thuốc thang trị bịnh đau gan, Thanh Việt nhận đóng tiểu phẩm hài đó.
Đạo diễn bảo Thanh Việt cởi bò ra ruộng, gặp một đứa trẻ chăn trâu, nó lấy roi quất vô mông con bò. Con bò giựt mình nên nhảy lồng lên. Thanh Việt bất ngờ, bị quăng té nhào xuống đất, bụng bị cấn vào một cục đá trên bờ đê, ngất xỉu. Thanh Việt được đưa vào Bệnh viện Cần Thơ, anh qua đời trước sự tiếc thương của bao khán giả và đồng nghiệp.


Thanh Việt chết vì tai nạn nghề nghiệp, không được bồi thường. Ngay khi quay phim một pha nguy hiểm, đạo diễn của cái chế độ ngoại lai đó không hề nghĩ đến biện pháp bảo vệ an toàn cho diễn viên. Khi tai nạn chết người xảy ra, đạo diễn hay những người có trách nhiệm thực hiện đoạn phim giết người đó vẫn không hề bị truy tố hay tỏ ra có trách nhiệm gì đối với người đã tử nạn hay đối với gia đình của nạn nhân.
Nghệ sĩ Thanh Việt chuyên mang nụ cười đến cho khán giả. Riêng phần anh, dưới thời VNCH, Thanh Việt đúng là có một cuộc sống huy hoàng, đi đóng phim dù gặp những cảnh nguy hiểm, anh được chủ hãng phim, đạo diễn, những chuyên viên kỹ thuật bảo vệ an toàn tối đa.


Nếu không có cuộc đổi đời bi thảm 30 tháng 4 năm 1975, chắc chắn cuộc đời của danh hài Thanh Việt không có một cái kết thúc tang thương và đáng hận như chúng tôi được biết.


Nguyễn Phương
2015

KY VĂN QUANG


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
00- Thời đại huy hoàng hay thời đại ăn cắp?
Dư luận ở VN mấy tuần này rất sôi nổi về chuyện nhiều phụ nữ Việt Nam bị Singapore từ chối nhập cảnh. Thêm vào đó vụ hai du khách người Việt Nam vừa bị cảnh sát Thụy Sỹ bắt vì trộm cắp 3 cặp kính mắt càng làm dậy sóng trên khắp các phương tiện truyền thông từ trong nước đến nước ngoài. Là người VN dù ở đâu cũng thấy quá xấu hổ. Hầu như tất cả những vụ bê bối tương tự như thế cũng được dịp “kiểm điểm” lại, vụ nọ nối vụ kia như những người Việt từng ăn cắp ở Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản…
Dư luận cũng phản ứng bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người giận dữ vì cảm thấy quốc thể bị sỉ nhục, muốn có hành động trả đũa, thậm chí kêu gọi tẩy chay du lịch Singapore. Nhưng bình tâm suy nghĩ lại và đặt câu hỏi tại sao những phụ nữ nước khác còn nghèo khó hơn VN vẫn được đón tiếp nồng hậu mà phụ nữ VN bị săm xoi, bị nhòm ngó, bị đuổi thẳng về nước như thế? Nhiều bạn đọc đã trả lời câu hỏi này.
- Bạn Nguyễn Văn Mỹ trên thanhnien.com.vn kể lại:
“Tôi đã giận tím mặt khi cả đoàn doanh nghiệp Việt Nam, từng du lịch khắp thế giới nhưng vẫn bị hải quan cửa khẩu Aranyaprathet (Thái Lan, giáp với Poipet, Campuchia) buộc từng người phải cầm 700 USD lên để chụp hình trước bàn dân thiên hạ. “Bảng phong thần” danh sách các nước bị hạn chế nhập cảnh vào Thái Lan có tên Việt Nam to tướng được dựng ngay cửa khẩu. Vậy mà lâu nay lãnh đạo không nghe, không biết. Về nước, anh em phản ứng dữ dội, báo chí nhập cuộc, Tổng cục Du lịch và Bộ Ngoại giao Việt Nam có công hàm. Người Thái thừa nhận sai sót, bỏ thủ tục chụp ảnh, dẹp bảng phong thần nhưng không chịu xin lỗi và Việt Nam vẫn nằm trong “Black list” (tạm dịch là Danh sách đen) của họ. Chỉ khác là để trong bàn làm việc của cửa khẩu chứ không trương ra ngoài. Tìm hiểu mới hay là họ làm vậy để đối phó việc hàng ngàn người Việt qua Thái lao động bất hợp pháp, mang theo nhiều tệ nạn xã hội.
Cách hành xử của Singapore là vơ đũa cả nắm nhưng đừng vội trách họ. Dù không cho phép mại dâm công khai như Thái Lan nhưng Singapore có khu Geylang biệt lập và sầm uất không thua phố đèn đỏ ở Amsterdam (Hà Lan). Rất nhiều “Bướm đen” (vì toàn mặc đầm đen) người Việt lượn lờ ngã giá, bằng tiếng Việt và cả tiếng Anh ba rọi”.
So sánh giữa du lịch ở trong nước và nước ngoài.
Qua Singapore, chỉ một số phụ nữ bị làm khó dễ ở cửa khẩu, còn vào rồi thì được đón tiếp niềm nở trân trọng. Còn du lịch trong nước, bị chặt chém tơi tả, bị đối xử ghẻ lạnh, dù không phải tất cả. Hơn thế, chất lượng dịch vụ, an ninh xã hội, giao thông, vệ sinh thực phẩm và môi trường đều kém xa nên rất nhiều người Việt, dù yêu nước nồng nàn cũng “bỏ của chạy lấy người”.
Nói thẳng ra chỉ những người bị nghi ngờ là sang Singapore làm điếm hoặc ở lì không chịu về mới bị đối xử như vậy. Trước hết là cách ăn mặc nhiều khi quá “thiếu vải” đầu tóc nhuộm xanh nhuộm đỏ, lối giao tiếp thiếu lịch sự… đã buộc nhân viên hải quan của họ phải nghi ngờ và cấm nhập cảnh là quyền của họ bảo vệ thuần phong mỹ tục của quốc gia mình. Mặt khác, nếu bạn nói tiếng Anh trôi chảy, ăn mặc đứng đắn…chẳng ai thừa hơi đuổi bạn về nước làm gì. Họ sẽ trân trọng mới bạn bước vào nước họ.
Ngày 25/7, báo chí dẫn lời Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore Nguyễn Minh Hằng sau buổi làm việc giữa phía Việt Nam và ICA cho biết Cơ quan Quản lý Cửa khẩu và Nhập cư Singapore (ICA) khẳng định hoàn toàn không áp dụng bất kỳ hình thức hay biện pháp phân biệt đối xử nào với công dân Việt Nam". ICA cũng cho biết nhiều trường hợp công dân nữ Việt Nam sử dụng các hộ chiếu khác nhau để nhập cảnh Singapore, có trường hợp dùng ba hộ chiếu với nhân thân khác nhau. Đối với những trường hợp vi phạm nêu trên, ICA sẽ không cho phép nhập cảnh.
ICA cũng giải thích việc họ mời một số công dân nữ Việt Nam vào phòng để hỏi về giấy tờ liên quan, lấy dấu vân tay… là thực hiện giống như với công dân nhiều nước. Việc này để phục vụ việc quản lý xuất nhập cảnh trong dài hạn. Chúng ta thừa biết đó chỉ là những lời lẽ ngoại giao cho “vui vẻ cả làng”, thật ra nguyên nhân chính nằm ở phía sau. Hãy nhìn hình ảnh những cô gái VN đứng đường trên hè phố Singapore thì chẳng còn gì để bàn luận thêm.
Đến chuyện thời đại ăn cắp
Tôi dẫn chứng những sự thật đau lòng này qua lời kể của 2 hướng dẫn viên (HDV) du lịch VN qua nước ngoài. HDV kể lại trên VietnamNet, xin tóm tắt những điểm chính:
“Đoàn du lịch của tôi gồm 30 người, khởi hành từ ngày 9/7 đi du lịch Pháp và Thụy Sỹ. Đến ngày 15/7, ngày cuối cùng trước khi lên đường trở về nước thì xảy ra vụ việc đáng xấu hổ là hai du khách bị cảnh sát Thụy Sỹ bắt vì trộm cắp.
Vụ việc xảy ra ở khu mua sắm ở Zurich, Thụy Sỹ. Qua máy quay giám sát, nhân viên đã phát hiện hai du khách bóc nhãn, thẻ giá của 3 chiếc kính có trị giá 300 euro/chiếc và đem ra khỏi cửa hàng. Cảnh sát nhận được thông báo từ cửa hàng đã nhanh chóng bắt 2 vị khách này.
Cả hai đã phải nộp phạt 2.000 franc (khoảng 46 triệu đồng) để được thả và đoàn có thể lên chuyến bay về Việt Nam vào sáng hôm sau. Không ai không phải che mặt vì quá xấu hổ với người nước bạn.
- Còn phạm tội gian lận khai thuế
Hướng dẫn viên của đoàn cho biết ngay từ khi nhận đoàn, anh đã thấy một sự “không tử tế” ở hai du khách này. Trước khi xảy ra vụ việc đáng xấu hổ này thì nam du khách này cũng vừa khiến anh mất mặt với nhân viên an ninh sân bay ở Zurich. Du khách này đã khai gian để được hoàn thuế, khi nhân viên sân bay đưa tiền, anh này “sáng mắt” đã cầm vội và chạy đi. Nhân viên sân bay thấy lạ, họ kiểm tra lại giấy tờ, và đề nghị người dẫn đoàn phải gọi anh này trả lại tiền nếu không sẽ giữ cả đoàn ở lại.
Hướng dẫn viên kỳ cựu này cũng chia sẻ rằng, bao nhiêu năm dẫn đoàn, anh đã gặp không biết bao nhiêu kiểu người, nhưng có nhiều người Việt hay nói dối, lươn lẹo.
Chuyện nhỏ đáng xấu hổ hơn nữa
Một hướng dẫn viên khác kể lại những câu chuyện nhỏ còn đáng xấu hổ hơn. Anh nói:
“Tôi làm trong ngành du lịch lại chuyên về thị trường Outbound nên “được” nghe không biết bao nhiêu là những điều về du khách Việt. Có những khách phải thốt lên “nhục nhã quá”. Chuyện ăn, chuyện uống là “chuyện thường ở phố huyện”. Chẳng ở đâu lại buồn cười như khách Việt. Mỗi lần đoàn khách Việt bước vào là nhà hàng cứ rôm rả hẳn lên. Nào là nói to, nào là chọn người ngồi cùng bàn, lấy thức ăn từ mứa đến nỗi nhà hàng phải để hẳn dòng chữ bằng tiếng Việt “Lấy đủ ăn, nếu thừa sẽ bị phạt!”.
Nhiều khách ra nước ngoài cũng “tranh thủ” thưởng thức mọi “đặc sản” địa phương. Họ đề nghị hướng dẫn viên cho địa chỉ đến "nhà thổ" mua dâm. Họ đi một mình thì chẳng sao, có người đòi hướng dẫn viên đưa đến tận nơi. Hướng dẫn viên ngồi ôm đồ cho khách chờ ngoài sảnh đến nửa đêm chưa được về nghỉ, ngày mai vẫn phải lên đường như bình thường. Có khách khiếm nhã, còn "đề nghị" với nữ hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn đi chơi gái liền bị mắng té tát, làm chúng tôi bị một phen khốn đốn xin xỏ, còn khách đó bị bẽ mặt trước cả đoàn. Trốn ở lại lao động trái phép lại còn là vấn nạn đối với rất nhiều nước, làm hướng dẫn viên và công ty tổ chức bị một phen “tá hỏa”. Đừng hỏi vì sao các nước lại làm chặt visa đối với công dân một số nước trong đó có Việt Nam”.
Lao động VN cũng làm xấu mặt dân Việt
Trên báo Dân Trí ngày 28-7-2015 vừa đưa ra một thông tin mới nhất về những người được đưa đi xuất khẩu lao động bị trả về vì ý thức chấp hành pháp luật của người lao động kém; thường trộm cắp, đánh nhau, bỏ trốn...
Cụ thể gần 4.000 lao động Việt Nam làm việc ở lĩnh vực bảo vệ, vệ sĩ tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hoang mang trước việc đột ngột bị chấm dứt hợp đồng trước hạn. Trong khi cơ quan chức năng đang tìm cách bảo vệ quyền lợi của họ thì một số lao động kích động quậy phá. Bản ghi nhớ có thời hạn 3 năm, được ký gia hạn vào tháng 8-2012. Đến nay, có trên 5.000 lao động được đưa sang làm vệ sĩ tại UAE, trong đó gần 4.000 người đang làm việc theo hợp đồng, thu nhập trung bình 600 USD/người/tháng.
Tập đoàn IGG ủy thác thực hiện chương trình) chấm dứt hợp đồng trước hạn đối với hàng ngàn lao động Việt Nam là thỏa thuận nói trên hết hạn vào tháng 8-2015 và chưa có kế hoạch gia hạn. EGSS đang làm thủ tục về nước cho toàn bộ vệ sĩ của Việt Nam. Trong số gần 4.000 lao động bị trả về, có 1.286 lao động chưa kết thúc hợp đồng 3 năm tính đến tháng 8-2015 và một số có thời hạn kéo dài đến năm 2016.
Giám đốc một doanh nghiệp tham gia chương trình cho rằng nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành pháp luật của lao động Việt Nam quá kém. Vị giám đốc này nói: “Họ hay tụ tập nhậu nhẹt rồi đánh nhau, gây mất trật tự công cộng. Làm công tác bảo vệ cho các cơ sở của hoàng gia mà “quậy” như vậy thì ai dám sử dụng”. Cũng xin nói thêm, đây không phải lần đầu Việt Nam bị UAE dừng chương trình vệ sĩ. Trong phạm vi bản ghi nhớ đầu tiên thực hiện từ năm 2009, khoảng 600 vệ sĩ Việt Nam vừa mới sang được vài tháng cũng bị trả về nước. Lý do là một số lao động sau khi nhậu nhẹt rồi phát sinh mâu thuẫn, đánh nhau, gây mất trật tự an ninh.
Còn ở Qatar có khoảng 50 Doanh nghiệp xuất khẩu lao động (DN XKLĐ) của Việt Nam bắt đầu khai thác Qatar từ năm 2005 và đến năm 2007 cung ứng được khoảng 10.000 lao động. Tuy nhiên, từ năm 2008, xuất phát từ tình hình lao động trộm cắp (chủ yếu trộm cắp dây đồng của công trình xây dựng), nấu rượu lậu, nhậu nhẹt, gây rối trật tự…, chính phủ Qatar quyết định dừng tiếp nhận vô thời hạn lao động Việt Nam.
Hai thị trường XKLĐ lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Đài Loan và Hàn Quốc cũng kẹt cứng ở đoạn tuyển dụng mà nguyên nhân chính vẫn xuất phát từ người lao động.
Hiện có khoảng 24.000 lao động Việt Nam bỏ trốn ở Đài Loan, dẫn đầu các nước XKLĐ vào thị trường này. Hơn 26.000 lao động đang cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc không chịu về nước dù chính phủ nước này đang mở chiến dịch truy bắt trên toàn quốc.
Ăn cắp từ trong nước đến ngoài nước
Trong nhà còn nhiễu nhương, hỗn loạn, ăn cắp chia làm nhiều loại, có cả loại ăn cắp đúng pháp luật và vô pháp luật, ăn cắp riêng lẻ và ăn cắp theo nhóm gọi là “nhóm lợi ích” thì khó tránh khỏi thiên hạ khinh khi. Lãnh đạo thiếu gương mẫu, pháp luật chưa nghiêm minh nên người dân mất niềm tin, là điều kiện cho tệ nạn sinh sôi. Quản lý lỏng lẻo, không có bất kỳ hành động nào chặn đứng việc xuất khẩu tệ nạn thì hậu quả khôn lường. Nếu không có cách khắc phục hiệu quả, e rằng sắp tới, người Việt ra nước ngoài không chỉ bị Thái lan, Singapore làm khó dễ khi nhập cảnh mà sẽ lây lan sang những nước khác.
Những sự việc trên hẳn là làm cho người nói câu “thời đại ngày nay là thời đại huy hoàng nhất trong lịch sử” phải cảm thấy xấu hổ. Có thật là “thời đại huy hoàng nhất lịch sử” hay “thời đại của những kẻ lừa lọc, ăn cắp nhiều nhất trong lịch sử”?
Văn Quang – 01- tháng 8-2015
Hình:
01-  Nhâm Tiến Dũng - Nhâm Thị Hồng Phương (hay Phượng), ăn cắp tại Thụy Sĩ .
image009.jpg@01D0CE16.1846F450
02-  Giấy phạt tiền của cảnh sát Thụy Sĩ ghi rõ họ tên hai du khách Việt ăn cắp.
image010.jpg@01D0CE16.1846F450
03-  Nhiều cô gái Việt Nam sang Singapore để bán dâm chui là nguyên nhân khiến hải quan Singapore làm khó dễ phụ nữ Việt khi nhập cảnh nước này (sorry! Accidently deleted)

04- Bảng cấm lấy đồ ăn thừa trong các bữa buffet ở Thái Lan
image011.jpg@01D0CE16.1846F450
04-  Trung tâm mua sắm nhộn nhịp ở Zurich.
image012.jpg@01D0CE16.1846F450
Minhhà

KINH TE CHINH TRI

Người giàu nắm quyền như thế nào?

Dani Rodrik
Nguyễn Thị Yến Nhi biên dịch
Chuyện người giàu có nhiều quyền lực chính trị hơn kẻ nghèo vốn dĩ không phải mới mẻ, ngay cả tại những nước dân chủ nơi mỗi người chỉ có một lá phiếu trong các kỳ bầu cử. Tuy nhiên, mới đây, hai nhà khoa học chính trị là Martin Gilens của Đại học Princeton và Benjamin Page của Đại học Northwestern đã công bố những phát hiện đầy thuyết phục về nước Mỹ. Những phát hiện này có ý nghĩa sâu sắc đối với sự vận hành của các nền dân chủ ở Mỹ và những nơi khác.

Nghiên cứu của hai tác giả trên được dựa theo công trình trước đây của Gilens, người đã cẩn thận tổng hợp các cuộc thăm dò ý kiến cử tri về gần 2.000 vấn đề chính sách từ năm 1981 đến năm 2002. Bộ đôi này sau đó đã kiểm nghiệm xem liệu chính phủ liên bang Mỹ có lựa chọn các chính sách đó trong vòng 4 năm sau cuộc khảo sát hay không, và tìm hiểu mức độ gần gũi giữa kết quả lựa chọn chính sách với nguyện vọng của các cử tri có những mức thu nhập khác nhau.
Khi xem xét riêng lẻ, nguyện vọng của nhóm cử tri có mức thu nhập trung bình dường như có một sức ảnh hưởng cực kỳ tích cực đối với phản ứng cuối cùng của chính phủ. Một chính sách được ủng hộ bởi các cử tri của nhóm này có khả năng được ban hành rất cao.
Thế nhưng, Gilens và Page cũng đã lưu ý rằng điều này có thể dẫn đến suy nghĩ lạc quan một cách sai lệch về tính đại diện trong các quyết định của chính phủ. Đối với hầu hết các chính sách, nguyện vọng của tầng lớp trung lưu không khác biệt nhiều so với giới tinh hoa kinh tế. Ví dụ như cả hai nhóm cử tri đều muốn một bộ máy quốc phòng vững mạnh và một nền kinh tế thịnh vượng. Một cuộc khảo sát chính xác hơn cần kiểm tra xem liệu chính phủ sẽ làm gì khi hai nhóm này đưa ra những quan điểm khác nhau.
Để thực hiện cuộc khảo sát này, Gilens và Page đã kiểm nghiệm trường hợp lợi ích tương phản giữa tầng lớp trung lưu và giới tinh hoa – là những người đứng trong top 10% có mức thu nhập cao nhất – để xác định tầng lớp nào gây được ảnh hưởng mạnh hơn. Họ đã phát hiện ra rằng sức ảnh hưởng của tầng lớp trung lưu giảm xuống còn không đáng kể trong khi nhóm thượng lưu vẫn duy trì ảnh hưởng rất lớn.
Hàm ý là rõ ràng: khi các lợi ích của tầng lớp thượng lưu khác biệt những thành phần khác của xã hội thì chỉ quan điểm của họ mới được ưu tiên cân nhắc. (Như Gilens và Page giải thích, chúng ta nên nhìn nhận nguyện vọng của top 10% này như là đại diện cho quan điểm của những người thực sự giàu có, tức là top 1% giới tinh hoa đúng nghĩa.)
Gilens và Page cũng đưa ra những kết quả khảo sát tương tự đối với các nhóm lợi ích có tổ chức, nắm giữ tầm ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định chính sách. Họ chỉ ra rằng một khi mong muốn của liên minh các nhóm lợi ích và những người Mỹ giàu có được xem xét thì “việc quần chúng nghĩ gì không còn quan trọng nữa”.
Những kết quả đáng buồn này nêu bật lên một câu hỏi lớn, rằng làm sao mà các chính trị gia, những người không đáp ứng mong mỏi của đại đa số các cử tri lại đắc cử, và quan trọng hơn là tái đắc cử, trong khi họ chỉ biết chạy theo những thành phần giàu có?
Một phần câu trả lời cho điều đó có thể là việc hầu hết các cử tri thiếu hiểu biết về cách vận hành của bộ máy chính trị và cách nó phục vụ cho lợi ích của giới tinh hoa. Gilens và Page đã nhấn mạnh những bằng chứng họ đưa ra không có ý nói các chính sách của chính phủ làm cho tầng lớp trung lưu trở nên tồi tệ hơn. Tầng lớp này vẫn thường đạt được những gì họ muốn nhờ vào thực tế rằng nguyện vọng của họ thường tương đồng với nguyện vọng của giới tinh hoa. Sự tương đồng trong mong muốn của hai nhóm này có thể gây trở ngại cho các cử tri trong việc nhận ra sự thiên vị của các chính trị gia.
Tuy nhiên, một phần câu trả lời nguy hiểm hơn nằm ở các chiến lược mà các lãnh đạo chính trị sử dụng để được đắc cử. Một chính trị gia đại diện chủ yếu cho quyền lợi của tầng lớp tinh hoa giàu có thì buộc phải tìm các con đường khác để tỏ ra hấp dẫn đối với đại chúng. Sự thay thế đó có thể là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phe nhóm, và bản sắc – những thủ đoạn chính trị dựa vào các giá trị và hình tượng văn hóa hơn là các lợi ích kinh tế thiết yếu. Trong nền chính trị dựa trên những nền tảng này thì người thắng cử là người thành công nhất trong việc “khơi dậy” các đặc tính tâm lý và văn hóa tiềm ẩn chứ không phải những người đại diện tốt nhất cho lợi ích của chúng ta.
Karl Marx đã nói một câu rất nổi tiếng rằng “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Ý ông muốn nói rằng niềm tin tôn giáo có thể che khuất những sự tước đoạt vật chất mà người lao động và những người dân bị bóc lột phải trải qua trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Cũng tương tự như vậy, sự nổi lên của các quyền tôn giáo và kéo theo đó là các cuộc chiến tranh văn hóa về các “giá trị gia đình” và các vấn đề gây phân cực khác (như nhập cư chẳng hạn) là nhằm đánh lạc hướng nền chính trị Mỹ ra khỏi vấn đề bất bình đẳng kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ từ cuối những năm 1970. Kết quả là, những người bảo thủ vẫn có thể duy trì quyền lực của họ bất chấp việc họ theo đuổi các chính sách kinh tế và xã hội đi ngược lại lợi ích của tầng lớp từ trung lưu trở xuống.
Nền chính trị bản sắc rất nguy hiểm vì nó có xu hướng tạo ra biên giới xung quanh một nhóm đặc quyền bên trong và loại trừ các nhóm bên ngoài – các nhóm từ các quốc gia, các giá trị, tôn giáo, hay sắc tộc khác. Điều này có thể thấy rõ nhất trong các nền dân chủ phi tự do như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary. Để củng cố vị thế tranh cử, các nhà lãnh đạo tại các nước này đánh vào các hình tượng quốc gia, văn hóa và tôn giáo.
Khi làm như vậy, họ thường thổi bùng sự giận dữ đối với các tôn giáo và sắc tộc thiểu số. Đối với các chế độ đại diện cho giới tinh hoa kinh tế (và thường suy đồi, tham nhũng tới tận gốc rễ), đó là một chiêu trò giúp mang lại thành công trong các cuộc bầu cử.
Sự bất bình đẳng lan rộng ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới vì thế gây ra hai tác hại cho nền chính trị dân chủ. Nó vừa làm mất dần đi vai trò bầu cử của tầng lớp trung lưu và thấp hơn, đồng thời tạo mầm mống cho một nền chính trị độc hại mang màu sắc chủ nghĩa phe nhóm trong giới tinh hoa.
_______
Dani Rodrik hiện là Giáo sư Khoa học Xã hội của Viện nghiên cứu cao cấp tại Princeton, New Jersey. Ông là tác giả của cuốn sách One Economics, Many Recipes: Globalization, Institutions, and Economic Growth (Một ngành kinh tế học, nhiều công thức: Toàn cầu hóa, Các thể chế và Tăng trưởng kinh tế) và mới đây nhất là cuốn The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy (Nghịch lý Toàn cầu hóa: Dân chủ và tương lai của nền kinh tế thế giới).

HOẠT ĐỘNG CỦA QUÊ MẸ

PARIS, ngày 3.8.2015 (Quê Mẹ & UBBVQLNVN) — Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam vừa được Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 8 thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ mời tham gia tại thủ đô San Salvador ở Trung Mỹ từ ngày 21 đến ngày 24-7-2015. Hội nghị bao gồm các Phái đoàn Chính phủ thuộc 75 quốc gia dân chủ trong thế giới, và các tổ chức Phi chính phủ, hay Xã hội dân sự thuộc 60 quốc gia.
Ông Võ Văn Ái tại Hội cấp Bộ trưởng lần thứ 8 tại San Salvador, Trung Mỹ
Ông Võ Văn Ái tại Hội cấp Bộ trưởng lần thứ 8 tại San Salvador, Trung Mỹ
Ông Võ Văn Ái và bà Ỷ Lan đại diện cho Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam. Từ nhiều năm qua, ông Ái được bầu làm Uỷ viên Ban Thường vụ các Tổ chức Phi chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ.
Đài Á châu Tự do đã có bài tường thuật phát về Việt Nam về Hội nghị này. Chúng tôi xin đăng lại bài tường thuật ấy sau đây :

Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ VIII
Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ

Ỷ Lan, thông tín viên RFA
2015-07-29
Audio Player

00:00

00:00

06:33


Bộ trưởng Ngoại giao San Salvador trao lá cờ của Cộng Đồng các Quốc gia Dân chủ cho Ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ tại Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ VIII của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ họp tại thủ đô San Salvador từ ngày 21 tới ngày 24 tháng 7. — Photo RFA/Ỷ Lan
Bộ trưởng Ngoại giao San Salvador trao lá cờ của Cộng Đồng các Quốc gia Dân chủ cho Ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ tại Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ VIII của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ họp tại thủ đô San Salvador từ ngày 21 tới ngày 24 tháng 7. — Photo RFA/Ỷ Lan
Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ VIII của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ họp tại thủ đô San Salvador từ ngày 21 tới ngày 24 tháng 7 vừa qua. Chủ đề của Hội nghị là “Dân chủ và Phát triển”.
Tám trăm người về phó hội, bao gồm 75 Phái đoàn các chính phủ cấp Bộ trưởng và đại diện các Xã hội dân sự của 60 quốc gia.
Chiến tranh làm ngăn cản tiến trình dân chủ
Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ ra đời năm 2000 do sáng kiến của hai vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Ba Lan bà Madeleine Albright và ông Bronislav Geremek. Từ đó trở về sau, mỗi hai năm Hội nghị họp một lần để đánh giá tiến trình dân chủ cũng như vạch kế hoạch thăng tiến dân chủ trong toàn thế giới. Các hội nghị trước đây đã được tổ chức tại những quốc gia vừa bước sang con đường dân chủ, như Nam Hàn, Mông Cổ ở Á châu, Chili ở Nam Mỹ, Mali ở Phi châu, Lithuania, Ba Lan ở Châu Âu, và kỳ này tại San Salvador, Trung Mỹ.
Bản tuyên bố chung của các xã hội dân sự tại lễ bế mạc đã được Cộng đồng các quốc gia dân chủ triệt để hậu thuẫn, cho thấy các phái đoàn chính phủ đặc biệt quan tâm xem xã hội dân sự như lực lượng chủ yếu trong tiến trình dân chủ hóa toàn cầu.
Tình hình thế giới hiện nay xấu đi vì những tranh chấp, chiến tranh, nạn khủng bố, làm ngăn cản tiến trình dân chủ. Nên đặc biệt ở Hội nghị kỳ này đã có sự lên tiếng của các nhân vật trọng yếu như ông Tổng Thư Ký LHQ Ban Ki Moon hay Tổng thống Hoa Kỳ Obama.
Trong băng video gửi tới Hội nghị Ông Ban Ki Moon nhận xét rằng :
“Nói chung, dân chủ đang bừng lên. Nhưng trong một số các quốc gia trong thế giới, quá trình dân chủ đang bị thụt lùi. Các thiết chế dân chủ bị xói mòn. Quyền độc lập tư pháp và tự do báo chí bị tấn công. Không gian dành cho xã hội dân sự bị thu hẹp, có nguy cơ bị biến mất. Cộng đồng các quốc gia dân chủ và LHQ đang cùng đứng chung và đối diện với những thách thức như thế.”
Tổng thống Barack Obama kêu gọi qua băng video :
“Chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi và chống lại những ai siết bóp tiếng nói ôn hòa của người công dân và xã hội dân sự. Chúng ta kiện toàn các thiết chế dân chủ. Chúng ta mở rộng vòng tay liên minh cho bất cứ ai hoạt động cho hòa bình, phát triển, nhân quyền và dân chủ. Đây là điều mà Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đang nỗ lực trong sự đối tác với tất cả các bạn hội họp hôm nay. Đây cũng là điều mà Hoa Kỳ hân hạnh đảm đương làm Chủ tịch cho nhiệm kỳ Cộng đồng các quốc gia dân chủ hai năm tới đây.”
Bà Maria Lessner Tổng Thư ký Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ chụp hình chung với các Uỷ viên Ban Thường vụ các tổ chức Phi Chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ
Bà Maria Lessner Tổng Thư ký Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ chụp hình chung với các Uỷ viên Ban Thường vụ các tổ chức Phi Chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ
Maria Lessner, cựu Đại sứ Thụy Điển về Dân chủ, đương kim Tổng thư ký Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ cho biết cảm tưởng của bà :
“Tôi rất vui mừng, đặc biệt là sự tham gia sống động của xã hội dân sự. Điều này chứng minh cho sự cam kết của tất cả các quốc gia mở cánh cửa cho những người đại diện các xã hội dân sự trong toàn thế giới, bất kể họ đến từ đâu. Bởi vì căn nhà dân chủ mà chúng ta gầy dựng, với mọi cánh cửa được mở toang, đón tiếp đón mọi người hoạt động cho dân chủ, và cũng bởi vì tất cả chúng ta đều cùng chia sẻ chung các giá trị dân chủ.”
Trong cuộc tiếp xúc riêng với Đài Á châu Tự do, ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, cho biết tầm quan trọng của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ đối với Hoa Kỳ :
“Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ cho chúng ta thấy là tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do chọn lựa người lãnh đạo những giá trị mà nhân dân, các quốc gia và các chính phủ trong thế giới ôm ấp. Tại hội nghị này có sự hiện diện các chính phủ đến từ Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ. Tất cả họ cam kết làm việc chung tại LHQ cũng như mọi chính sách đối ngoại thể hiện những giá trị dân chủ.”
Phóng viên Ỷ Lan phỏng vấn ông Tom Malinowski
Phóng viên Ỷ Lan phỏng vấn ông Tom Malinowski
Ỷ Lan : Kể từ lễ bế mạc tối nay, Hoa Kỳ sẽ đảm trách chức Chủ tịch Cộng đồng các quốc gia Dân chủ cho nhiệm kỳ hai năm tới. Hoa Kỳ sẽ tập trung vào mục tiêu nào, và sẽ củng cố hay hoàn tất điều gì trong nhiệm kỳ này ?
Tom Malinowski : “Điều thứ nhất, chúng tôi khuyến thỉnh các quốc gia dân chủ cùng có tiếng nói chung để bảo vệ các giá trị mà chúng tôi cùng chia sẻ. Chúng tôi mong muốn cùng với Cộng đồng các quốc gia dân chủ tiến tới việc bảo vệ các nhà hoạt động cho dân chủ, các xã hội dân sự trong các quốc gia đang muốn vươn tới viễn tượng dân chủ. Và chúng tôi khuyến khích thêm các quốc gia khác gia nhập Cộng đồng các quốc gia dân chủ. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó Việt Nam sẽ trở nên thành viên của Cộng đồng này, khi mà quần chúng ở Việt Nam được toàn quyền đóng vai trò quyết định cho tương lai của xứ sở họ.”
Tham gia Hội nghị với tư cách Ủy viên Ban Thường vụ Quốc tế các Xã hội dân sự thuộc Cộng đồng Ủy viên Ban Thường vụ Quốc tế các xã hội dân sự thuộc Cộng đồng Quốc tế các quốc gia dân chủ, các quốc gia dân chủ, đồng thời cũng là đại biểu Cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, ông Võ Văn Ái cho biết cảm tưởng :
“Tôi rất phấn khởi với hội nghị này, nhất là điều thấy rõ sự quan tâm đặc biệt của các phái đoàn chính phủ đối với xã hội dân sự. Sự hậu thuẫn này là tin vui cho các xã hội dân sự đang phải đương đầu với những khó khăn, áp bức và khủng bố tại các quốc gia còn độc tài toàn trị như Việt Nam. Tôi tin trong thời gian không xa, LHQ sẽ có quyết nghị hậu thuẫn bản Tuyên bố chung của các Xã hội dân sự đưa ra tại lễ bế mạc Hội nghị.”
Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á châu Tự do, tường trình từ San Salvador.



Hội thảo về “Quyền Hiểu biết” tại Thượng Viện Quốc hội Ý Đại Lợi
Sau Hội nghị nói trên, ông Võ Văn Ái được mời tham dự cuộc Hội thảo với chủ đề “Quyền Hiểu biết”, tại Thượng viện Quốc hội Ý Đại Lợi ở thủ đô Rome hôm 27 tháng 7 vừa qua. Các tham luận viên gồm có Bộ trưởng Ngoại giao Ý cùng nhiều Ngoại trưởng hoặc cựu Thủ tướng, các vị Đại sứ có nhiệm sở tại Rome, Thượng nghị sĩ các nước, với các học giả, giáo sư đại học, nhà nghiên cứu trong thế giới. Sau đây là bài phát biểu của ông Võ Văn Ái qua bản dịch của Quê Mẹ :

Bài phát biểu về “Quyền Hiểu biết”
của ông Võ Văn Ái
tại Thượng viện Quốc hội Ý Đại Lợi
ngày 27.7.2015

Thưa quý liệt vị,
Chúng ta hội họp hôm nay để thảo luận đề tài “Quyền Hiểu biết” do Thượng viện Quốc hội Ý Đại Lợi cùng với Đảng Cấp tiến Bất Bạo động, tổ chức Thiếu Công lý không có Hoà bình, và tổ chức Bàn tay Ngăn Cain đứng ra tổ chức. Tôi hoan nghênh sáng kiến bắt chúng ta cùng suy nghĩ để đóng góp cho thế giới viễn cảnh mới cho nhân quyền.
Thoạt đầu chúng ta thấy “Quyền Hiểu biết” xuất hiện như điều kiện tiên quyết cho tất cả mọi thứ quyền trong Nhân quyền : Đầu tháng này, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam của chúng tôi làm việc với Uỷ ban LHQ Xoá bỏ mọi phân biệt đối xử với phụ nữ.
Điều lạ lùng, là những phụ nữ thuộc dân tộc ít người là giới nghèo yếu nhất đang chịu những phân biệt đối xử, chỉ vì họ không hề biết các quyền họ được hưởng. Do Việt Nam không dịch các pháp luật ra thổ ngữ họ, nói gì tới các công ước quốc tế bảo vệ nhân quyền.
Đây là một ví dụ của sự thiếu vắng “Quyền Hiểu biết” tại Việt Nam.
Một sự thiếu vắng làm suy sụp nhân quyền.
Ông Paolo Gentillon, Ngoại trưởng Ý ngồi ngoài cùng đang tham luận, bên tay trái của Ngoại trưởng là ông Võ Văn Ái
Ông Paolo Gentillon, Ngoại trưởng Ý ngồi ngoài cùng đang tham luận, bên tay trái của Ngoại trưởng là ông Võ Văn Ái
“Quyền Hiểu biết” tại Việt Nam còn rất xa với thực tế. Tôi dám khẳng định rằng chế độ của nhà cầm quyền Việt Nam kê dựa hẳn trên sự cấm đoán hiểu biết, trên chính sách ngu dân. Chính quyền chẳng có chi phải chia sẻ với quần chúng.
Năm 2013, Hiến Pháp được tu chỉnh. Đây là cơ hội cho cuộc góp ý tiên quyết của nhân dân. Sự bộc lộ rộng rãi là người dân Việt không muốn thấy điều 4 tiếp tục hiện hữu trên Hiến pháp, là điều quy định sự độc quyền cho đảng Cộng sản. Thế nhưng yêu sách này không được tiếp nhận, mà chính quyền chẳng giải thích hay viện dẫn lý do nào.
Vì sao ? Vì Nhà nước độc đảng muốn nắm giữ quyền lực, chẳng muốn nhượng bộ điều gì gây nguy cơ cho họ. Lối tư duy này tồn tại và thấm nhuần trong mọi chính sách.
Vì vậy, chính quyền Việt Nam ngày nay chống lại mọi hậu quả của “Quyền Hiểu biết” trong mọi cơ cấu thành phần.
Trước hết, chính quyền tìm mọi cách để người công dân không còn lý thú hiểu biết hay mang lại sự hiểu biết. Để đạt mục tiêu, chính quyền tạo ra bầu khí sợ hãi khiến cho ai muốn hiểu biết hay thông đạt sự hiểu biết đều vấp phải đủ thứ vấn nạn : Như thế mà các bloggeurs ở Việt Nam thường trực bị đàn áp, bắt giam, tấn công.
Nói chung, những tàn tích của Nhà nước độc tài vẫn còn đó. Ví dụ, một công an khu vực với nhiệm vụ dòm ngó cư dân khu vực mình. Chính y mới có quyền quyết định mọi sự một cách tuỳ tiện để cho phép cư dân được sống yên. Trong khu vực, ai ai cũng sợ tên công an chính trị này. Dù có biết rõ quyền của mình cũng vô ích thôi. Điều cần biết hơn cả, là làm sao cho anh ta không bực mình (nguyên nhân cho sự nẩy sinh thứ văn hoá tự kiểm duyệt), hoặc làm vui lòng anh ta (nguyên nhân cho sự nẩy sinh thứ văn hoá tham nhũng).
Sau nữa, là chế độ của nhà cầm quyền Việt Nam hạn chế sự thâm nhập thông tin. Nhờ thế nhà cầm quyền muốn chi làm nấy. Đây là một chế độ bí hiểm luôn giương cao ngọn cờ “bí mật quốc gia” để ngăn cấm người công dân phát biểu những điều khó nghe.
Những điều như :
– Mọi thông tin về án tử hình là “bí mật quốc gia”.
– Một bức thư của Thủ tướng được loan tải trong báo chí nhà nước, lại bị gán như “bí mật quốc gia” để kết án một nhà ly khai trích dẫn thư ấy.
– Gần đây, tháng 10 năm 2013, nhà hoạt động Trần Anh Hùng cùng với viên chức Nguyễn Mạnh Hà bị kết án 6 và 5 năm tù vì cố ý phổ biến “bí mật quốc gia”, mà thực tế là bản báo cáo điều tra khó xử về nạn tham nhũng liên quan đến dự án điều chỉnh thành phố không được quần chúng tán thành.
Tuy nhiên tại Việt Nam, chẳng hề có định nghĩa rõ ràng “bí mật quốc gia” là gì. Sự lờ mờ thể hiện qua các điều luật, đặc biệt là luật hình sự, đến nỗi người ta không biết phải làm cách gì để tránh phạm pháp.
Đã nhiều năm chúng tôi tố cáo sự mơ hồ của luật pháp hình sự Việt Nam, và LHQ thường yêu cầu Việt Nam xem xét lại thứ luật pháp ấy. Ví dụ như điều 79 trong bộ luật hình sự về “âm mưu lật đổ chính quyền” (có thể bị tử hình) mơ hồ đến độ không thể phân biệt giữa những hành xử ôn hoà và chính đáng theo các quyền cơ bản, với các hành động bạo lực… Theo nguyên tắc, ai ứng cử chống lại đảng Cộng sản sẽ bị gán vào điều luật này !
Cuối cùng chẳng ai biết luật pháp là gì, nhưng điều mọi người phải biết là tùng phục Nhà nước, các cán bộ đảng, và công an… Đây không còn là một Nhà nước Pháp quyền (rule of law), mà là một Nhà nước Pháp trị (rule by law).
Nhưng, nói cho thực, dù nhân dân Việt Nam có được thâm nhập thông tin, các điều luật hay các công ước quốc tế nhân quyền, thì họ cũng khó sử dụng, chẳng dám phê phán hay nương tựa vào đó. Bởi vì chế độ độc tài Việt Nam chận đứng tinh thần phê phán và tước đoạt mọi hy vọng, bằng đường hướng tuyên truyền, với nền giáo dục độc đảng và quanh co. Đã hai thế hệ trôi qua, chế độ chỉ dạy một thứ mác-xít cuồng tín và vô nghĩa… và trong đời sống thường nhật, nhà nước đẩy mọi người theo chủ nghĩa cá nhân phóng túng và vị kỷ, như thứ chủ nghĩa tư bản man rợ.
Các thế hệ đã qua hiểu rõ thế kẹt của thứ chủ nghĩa mác-xít này, chẳng mang lại tương lai, nhưng họ không biết bám víu vào đâu : Người dân Việt ngày nay là khối dân tha hoá, bị cắt hết mọi gốc rễ truyền thống.
Chính quyền mang lỗi lầm trọng đại, là cấm đoán các xã hội dân sự không được tham gia phát triển tinh thần và xã hội của xứ sở.
Ví dụ như chế độ chỉ cho phép chút tự do cúng kiến, với những lễ hội ngoại lai, nhưng lại cấm đoán tự do tôn giáo.
Các tôn giáo luôn đóng vai trò xã hội trọng yếu tại Việt Nam. Phật giáo, với quá khứ lịch sử 2000 năm, chủ trương sự giác ngộ, tức giải phóng quần sinh ra khỏi vô minh, ngu dốt. Chính Phật giáo đi trước thời đại, khi chủ trương “Quyền Hiểu biết”.
Thế nhưng ngày nay tại Việt Nam, Phật giáo cũng như các tôn giáo khác không được quyền truyền bá giáo lý, các vị lãnh đạo bị bắt giam, như trường hợp Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ trải qua 30 năm mất tự do trong tù ngục, lưu đày hay quản chế…
Trong trường hợp của Việt Nam, cuộc đấu tranh cho “Quyền Hiểu biết” là cuộc đấu tranh toàn bộ. Chẳng riêng gì việc đòi hỏi nhà cầm quyền phải minh bạch, mà người công dân cần có “Quyền Hiểu biết”, với niềm tin rằng, hiểu biết sẽ thăng tiến số phận họ và mang khả năng khai thác các nguồn lượng thông tin.
Chúng tôi đã hiểu ngay từ đầu trong cuộc dấn thân của chúng tôi : Sau khi chế độ độc tài thiết lập trên toàn cõi Việt Nam năm 1975, chúng tôi bắt đầu cuộc đấu tranh không chỉ nơi hành lang LHQ, mà trong tinh não của người Việt. Chúng tôi phát hành tạp chí văn hoá và đa nguyên Quê Mẹ, thu tập rộng rãi các nghệ sĩ, nhà văn, nhà trí thức. Làm sao cho người tị nạn Việt Nam ở hải ngoại cũng như người Việt trong nước có thể gìn giữ mối liên hệ với nền văn hoá nước mình. Làm sao cho ánh sáng của kiến thức và mở toang cánh cửa ra thế giới, để người Việt giữ vững tinh thần trong sáng, thức tỉnh.
Tạp chí Quê Mẹ đề cập mọi lĩnh vực văn chương, thi ca, nghệ thuật, cũng như chính trị và nhân quyền. Tôi tin rằng tạp chí Quê Mẹ đã thành công giữ vững trong lòng người Việt ngưỡng vọng mà ngày nay chúng ta gọi là “Quyền Hiểu biết”, và tạp chí đã đóng góp cho sự trổi dậy một xã hội dân sự khát khao nhân quyền và dân chủ.
Xã hội dân sự này là :
– Những dân oan bị tước đoạt tài sản đang biểu tình ôn hoà, nói lên những lời họ ta thán,
– Những bloggeurs hội bàn trên Internet vấn đề đất nước.
– Những nhà hoạt động nhân quyền bênh vực cho các nạn nhân,
– Những Tăng, Ni, Cư sĩ dấn thân cứu vớt quần sinh…
Biết bao nhiêu năm qua, chúng tôi từng tranh đấu cho những nạn nhân nói trên tại LHQ, trong công luận thế giới, tại các chính quyền dân chủ. Chúng tôi bảo vệ các quyền cơ bản của họ : quyền tự do ngôn luận và tư tưởng, quyền tự do biểu tình, quyền tự do tôn giáo, quyền xét xử công minh, vân vân.
Chúng tôi bảo vệ tất cả các Quyền Con Người, bởi vì tất cả các quyền này tại Việt Nam đều liên đới, tương duyên nhau.
Từ đầu bài nói, tôi bảo rằng “Quyền Hiểu biết” là điều kiện tiên quyết cho các Quyền Con Người, nay tôi muốn thêm rằng, tại Việt Nam, tất cả nhân quyền là điều kiện tiên quyết cho Quyền Hiểu biết.
Xin cám ơn quý liệt vị đã lắng nghe.

NGUYỄN NGỌC SẴNG * ĐẠI HỘI 12 CÁI GIỐNG

Kịch bản nào cho Việt Nam trong Đại hội Đảng Cộng Sản lần 12

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Trên con đường đến Đại Hội 12 của đảng cộng sản Việt Nam chúng ta thấy xuất hiện nhiều sự kiện rất đáng chú ý. Muốn đoán Việt Nam sẽ ở trong kịch bản nào, thiết nghĩ chúng ta cần xem nhân vật nào là thiết kế viên và ai là diễn viên, cùng những thế lực tác động vào kịch bản. Sau đây chúng tôi xin lược trình một số diễn biến nổi bật trong sân khấu chánh trị VN hiện tại để từ đó nhìn ra kịch bản trong tương lai.
Tôi chỉ xin nêu lên những sự kiện nổi bật trong thời gian gần đây. Mốc thời gian xin lấy từ sự kiện bỏ phiếu tín nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng đến thời gian nầy.
Chỉ còn vỏn vẹn sáu tháng nữa là đại hội đảng cộng sản bắt đầu. Trong khoảng thời gian chạy nước rút đó, có thể sẽ xảy ra những cảnh tượng bi phẫn để đưa đến kịch bản mới cho Việt Nam và quyết định vận mạng chính trị, kinh tế cả nước trong năm năm sắp tới.
A- Thiết kế viên của kịch bản 
Thiết kế viên thứ nhất, không ai khác hơn là Trung Cộng, họ muốn Việt Nam mãi mãi chịu dưới áp lực kinh tế, chánh trị, cả mặt quân sự để phục vụ Giấc Mơ Trung Hoa và có thể trở thành nước chư hầu phương Nam của họ. Họ không coi Việt Nam là đồng minh, họ chỉ muốn VN là chư hầu; họ không cần cam kết quan hệ bền vững, mà họ chỉ muốn có sự qui phục lâu dài (Mạnh Kim). (Kịch bản Bắc Kinh).
Thiết kế viên thứ hai là Mỹ, họ muốn Việt Nam trở thành đối tác toàn diện với họ và có thể sẽ ký kết hiệp ước quân sự giữa hai bên với mục đích sử dụng Việt Nam là một quân bài trong chuổi bao vây sự bành trướng của Trung Cộng. Họ dùng lợi ích kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ làm động lực và họ sẽ làm nhiều cách để Việt Nam thấy rõ được hưởng lợi khi là đồng minh trong chiến lược Xoay Trục sang Thái Bình Dương của họ. (Kịch bản Tây phương)
Trong chính trường Việt Nam hiện có hai nhóm được coi là đại diện cho hai kịch bản đó. Nhóm ông Nguyễn Phú Trọng tiêu biểu cho kịch bản Bắc Kinh và nhóm ông Nguyễn Tấn Dũng được coi như “thụ ủy” cho kịch bản Tây phương mà Mỹ là đại biểu. Ở đây cũng cần lưu ý là người Mỹ rất thực tế, ông Trọng hay ông Dũng đều như nhau, ai chấp nhận và thực hiện chiến lược Chuyển Trục sang Thái Bình Dương là được. 
B- Nhân vật chính của các kịch bản.
Nguyễn Phú Trọng: đại diện cho kịch bản Bắc Kinh, nhưng tôi xin được nói đến nhân vật Nguyễn Bá Thanh trước.
Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành phố Đà Nẵng, được chuyển về Hà Nội nắm chức vụ trưởng ban Nội Chính Trung Ương và được ông Trọng đề cử vào Bộ Chánh Trị (nhưng thất bại). Nhưng thình lình có tin ông nhiễm phóng xạ và tin tức loan ra nhanh chóng nhưng bị phe báo lề phải phủ nhận. Cuối cùng thông tin từ Ban Bảo Vệ Sức Khỏe Trung Ương: Ông Nguyễn Bá Thanh đã bị đầu độc!
Ngày 16/8/2014, ông Nguyễn Bá Thanh đã được đưa sang Mỹ, ngay sau khi nhập viện, ông đã được chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ - ARS” và lập tức được chuyển đến bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, Mỹ), đây là cơ quan chuyên nghiên cứu và điều trị nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra.
Tháng sau ông được chuyển về Việt Nam điều trị và qua đời ít lâu sau đó. Người tín cẩn bị đầu độc chết, đó là sự thất bại, sự suy thoái quyền lực đau đớn của ông Trọng.
Phạm Quang Nghị
Người cùng phe với ông Trọng, được cử đi Mỹ thay ông Phạm Bình Minh, được ngoại trưởng Mỹ John Kerry chính thức mời. Ông là Ủy Viên Bộ Chính Trị kiêm Bí Thư Thành Ủy Hà Nội. Ông được xem là người có nhiều khả năng được kế vị chức tổng bí thư sau khi ông Trọng nghỉ vào đầu năm 2016. Ông Nghị không có tên trong thành phần phái đoàn đi Mỹ với ông Trọng. Ộng cũng là nhân vật "diện kiến" giới chính khách Mỹ vào tháng Bảy năm ngoái. Nhưng từ sau chuyến đi, dường như vai trò của ông bị lu mờ. Có phải chăng phe thân Bắc Kinh đã yếu thế?
Phùng Quang Thanh
Sự vắng mặt của ông trong hai hội nghị quan trọng của đảng cộng sản Việt Nam gây ra rất nhiều đồn đoán, nhất là tin ông Thanh đang chữa bệnh tại Pháp. Ngày 2 tháng 7/ 2015 trả lời cho BBC, Giáo sư Phạm Gia Khải, thành viên Ban Bảo Vệ Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương, đưa ra trong cuộc phỏng vấn tuyên bố: “Các kết quả xét nghiệm tại Việt Nam cho thấy Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh chưa có dấu hiệu bị ung thư”. Giáo sư Khải cho biết ông Thanh được chuyển sang Pháp từ ngày 24/6.
Xét nghiệm không thấy có triệu chứng bệnh ung thư, tại sao lại đưa sang Pháp điều trị? Lý giải thế nào để phản biện lại những đồn đoán về việc loại trừ phe thân Trung Cộng trong đại hội 12. Với điều kiện sức khoẻ như vậy, ông Phùng Quang Thanh sẽ không hội đủ điều kiện để đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Nước, như dư luận đồn đoán sau khi bỏ phiếu tín nhiệm kỳ rồi. Ông đã không tham dự Đại Hội Thi Đua Quyết Thắng Toàn Quân Lần Thứ IX năm 2015 khai mạc sáng thứ Tư 1 tháng 7 tại Hà Nội, sự kiện do Quân Ủy Trung Ương và Bộ Quốc Phòng tổ chức. Ông Thanh cũng vắng mặt trong cuộc họp Chính Phủ Thường Kỳ tháng 6 hôm 29 tháng 6 vừa qua.
Ông Thanh là Bộ Trưởng Quốc Phòng, nhiệm vụ là bảo vệ đảng, nhưng sa vào hoàn cảnh bi đát nầy, phe Bắc Kinh yếu thế rõ rệt.
Nguyễn Phú Trọng: đại diện cho kịch bản Bắc Kinh
Ông Trọng phải diện kiến Tập Cận Bình từ 7 đến 10 tháng 4 năm 2015 trước khi đi Mỹ hội kiến với Tổng Thống Obama Hoa Kỳ ngày 7 tháng7 năm 2015. Chuyến viếng thăm TC của ông Trọng có thể để củng cố quyền lực cho phe đảng, cũng có thể có những hứa hẹn những điều làm Trung cộng yên lòng và họ sẽ không làm cản trở chuyến đi Mỹ của ông. 
Chuyến đi cũng hàm ý được Mỹ thừa nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản, tạo tư thế cho đảng cộng sản VN tiếp tục lãnh đạo đất nước trong ít nhất 5 năm nữa, cũng là liều thuốc an thần cho giới lãnh đạo Bắc Kinh về mối bang giao VN-Mỹ không đi quá xa như Bắc Kinh lo sợ. Gần đây có những động thái chứng tỏ ông Trọng đưa ra những cố gắng sau cùng để lấy thanh thế cho đảng trước khi ông hết nhiệm vụ năm 2016. Vài vụ sau đây:
1- Ngăn chận thành công chuyến đi Mỹ của Phạm Bình Minh theo lời mời của ngoại trưởng Mỹ Kerry.
2- Cử Phạm Quang Nghị, người cùng phe, đi Mỹ thay ông Phạm Bình Minh.
3- Ông Trọng đề cử 2 người vào Bộ Chánh Trị là Nguyễn Bá Thanh và Vương Ðình Huệ nhưng Ban Chấp Hành Trung Ương đã lại bác bỏ.
4- Sau khi đi Trung Cộng về, ông đi Mỹ và được Tổng Thống Obama hứa tiếp theo nghi thức quốc trưởng. Theo thông cáo của Tòa Bạch Ốc cuộc thảo luận giữa ông Obama và ông Trọng ngày 7/7 sắp tới sẽ bao gồm ba trọng điểm: (1) Tăng cường hợp tác kinh tế sâu rộng, đặc biệt với việc sớm kết thúc đàm phán TPP; (2) mở rộng khuôn khổ sự tiếp cận cảng Cam Ranh của Hải Quân Mỹ; và (3) năng cấp hợp tác quốc phòng thông qua việc tiến tới hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
5- Phái đoàn đi Mỹ của ông Trọng không có Phạm Quang Nghị cũng không có bộ trưởng công an Trần Đại Quang và Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đinh Thế Huynh - hai nhân vật còn tuổi để ứng cử vào Bộ chính trị khóa tới.(theo Việt Nam Thời Báo).
Sự đuối thế của ông Trọng quá rõ cho dù ông đã hết sức gắng gượng. Đó chứng tỏ xu hướng thân Bắc Kinh có thể sẽ bị loại trừ nhanh chóng, hoặc bằng chánh trị, có thể bằng con đường không êm thấm. Trang mạng Boxum của Trung Cộng nói phái thân Hoa thất thế.
Nguyễn Tấn Dũng: được coi là “thụ ủy” của kịch bản Tây phương
Ông Dũng bị tố cáo tội tham nhũng, thất bại trong việc điều hành kinh tế ở Việt Nam. Dưới trướng ông là nhóm lợi ích. Họ ra sức vơ vét của cải từ tài nguyên quốc gia đến đất đai, ruộng vườn của người dân đem bán rồi chia nhau. Đến nổi bà Đoan phải thốt lên: “ăn hết không chừa thứ gì”. Nhưng họ là nhóm có thế lực tài chánh thực sự ở Việt Nam hiện nay, điều nầy tạo thêm sức mạnh cho ông Dũng.
Sau đây là một vài sinh hoạt tạo đà cho ông trong cuộc chạy đua vào đại hội 12 năm 2016:
1- Ông thất bại trong việc điều hành kinh tế, nên vào tháng 10 năm 2012, khi Bộ Chính Trị định kỷ luật, nhưng Ban Chấp Hành Trung Ương đã bác bỏ. Ông thắng một bàn ngoạn mục làm ngơ ngác phe Bắc Kinh và khiến ông Trọng bật khóc.
2- Ông thành công trong việc cử ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào Bộ Chánh Trị, nối thêm vây cánh cho phe ông.
3- Nguyễn Bá Thanh, người được coi thân cận ông Trọng chết với đầy nghi vấn, là một lợi thế cho ông Dũng.
4- Quốc hội chấp nhận đề nghị nới rộng quyền chánh phủ, trước đó ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch quốc hội, phản bác, và gần đây chính ông chấp nhận đề nghị nầy. Đó là hành động đầu hàng ông Dũng.
5- Việc ông Phùng Quang Thanh đi chữa bệnh ở Pháp, gián tiếp loại trừ quyền lực ông, người thuộc phe ông Trọng. Lý do sức khoẻ của ông Thanh không đáp ứng yêu cầu cho chức vụ Chủ Tịch Nước. Thêm một thắng lợi cho phe Tây phương.
6- Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ, phe ông Dũng, được đề cử thay thế nhiệm vụ Phùng Quang Thanh và liền sau đó Tư Lệnh và Chánh Ủy Bộ Tư Lệnh bảo vệ thủ đô Hà Nội bị thay thế. Một lợi thế rất lớn cho ông Dũng, vì vậy ông mới dám mạnh dạn kêu gọi quân đội trung thành với tổ quốc mà không đề cập phải trung thành với đảng như từ khi thành lập đảng đến bây giờ.
Những dấu hiệu trên đây chứng minh gần như rõ ràng là phe Tây phương đang thắng thế.
C- Những thế lực gây áp lực chánh trị
Trong chiến lược Xoay Trục của Mỹ sang Châu Á, Việt Nam chắc chắn được Mỹ lưu tâm vì vị trí địa chánh trị. Vì vậy Mỹ áp dụng nhiều biện pháp để giúp VN phát triển kinh tế cũng như vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á, và trên hết là vấn đề bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN. Do đó họ đã liên tục gởi những nhân vật cao cấp trong chánh phủ sang để hội đàm với cấp lãnh đạo VN. Sau đây là những chuyến đi gần đây nhất.
Trợ lý Ngoại Trưởng Phụ Trách Kiểm Soát và Thanh Sát Vũ Khí của Hoa Kỳ, ông Frank A. Rose, có chuyến công du đến Việt Nam và các nước châu Á từ 5 đến 16 tháng 7. Ngày 13 đến 14 tháng 7 ông sẽ có mặt tại Hà Nội, Việt Nam để làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại Giao và Trung Tâm Vệ Tinh Quốc Gia về các vấn đề liên quan an ninh không gian và kiểm soát vũ khí đa phương. Tháng Ba năm ngoái, ông Rose đã có chuyến thăm và làm việc với Trung Tâm Vệ Tinh Quốc Gia (VNSC) thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.
Hồi tháng Hai năm nay, Thứ Trưởng Ngoại Giao Phụ Trách Vấn Đề Kiểm Soát Vũ Khí và An Ninh Quốc Tế của Hoa Kỳ, bà Rose Gottemoeller, cũng đã có chuyến thăm Việt Nam để thảo luận về an ninh khu vực, hợp tác an ninh và an ninh hàng hải.
Sau khi Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam ngày 1 tháng 6 năm 2015, trong đó ông Carter và người đồng nhiệm Phùng Quang Thanh ký một văn bản về thúc đẩy hợp tác quốc phòng. Thời Báo Hoàn Cầu lại có bài xã luận kêu gọi Việt Nam giữ cái đầu lạnh trước 'lời đường mật' của Hoa Kỳ. “Người Việt Nam thừa biết Washington đang dùng Hà Nội để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông”.
Trước đó, trợ lý Ngoại Trưởng đặc trách các vấn đề về chính trị và quân sự Hoa Kỳ Puneet Talwar cũng đã có chuyến thăm Việt Nam hồi cuối tháng Giêng. Trong một phát biểu tại Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, ông Talwar nói việc "mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam" là "yếu tố mang tính quyết định" cho nỗ lực xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ.
Bà Bộ Trưởng bộ Nội Vụ Hoa Kỳ cũng có mặt tại Hà Nội vào cuối tháng 6 năm 2015.
Bao nhiêu chuyến đi, tiếp xúc của những giới chức cao cấp hai bên để làm gì nếu không phải để thuyết phục Việt Nam theo quỹ đạo của phe Tây phương.
Áp lực chính trị từ những tổ chức xã hội dân sự, những nhà tranh đấu cùng những đảng viên cộng sản phản tỉnh.
Theo thiển ý, những áp lực chính trị từ những thành phần nầy chưa đủ mạnh để tạo sự thay đổi chính trị trong nước, nhưng họ đang từng bước vững mạnh và tiếng nói của họ có được sự chú ý nghiêm chỉnh từ nhà cầm quyền. Vụ ngừng chặt cây xanh ở Hà Nội là một bằng chứng.
Phần nữa, đại đa số dân chúng ít khi biểu lộ thái độ chính trị, nhưng không có nghĩa là họ phó mặc, không quan tâm. Họ có thái độ chính trị rõ rệt.
Theo sự thăm dò của cơ quan PEW, cơ quan được đa số những nhà nghiên cứu tín nhiệm kết quả thăm dò. Pew đưa ra bản kết quả thăm dò như sau:
- “78 phần trăm người Việt Nam được khảo sát cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ”.
- Họ “nói ‘không’ với Trung Quốc”.
- “Trung Quốc nhìn chung nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng quốc tế, tuy nhiên Nhật Bản và Việt Nam là hai nước nổi bật trong cuộc khảo sát vì có quan điểm rất tiêu cực về Trung Quốc với tỉ lệ lần lượt là 89 và 74 phần trăm. 19 phần trăm người Việt Nam có quan điểm tích cực về Trung Quốc, cao hơn năm ngoái 3 điểm phần trăm”.
- Về quân sự, đồ biểu dưới đây cho biết sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Châu Á được 71% người Việt Nam cho là tốt và 13% cho là xấu.
Những con số đã chứng tỏ quan điểm chánh trị của người Việt Nam. Tự nó là một áp lực mà nhà cầm quyền Hà Nội đã, đang thấy và đặc biệt quan tâm.
Cùng với áp lực chánh trị từ những tổ chức xã hội dân sự, những nhà tranh đấu, những đảng viên cộng sản phản tỉnh, tất cả những tiếng nói nầy sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi trong tương lai.
lai.
Tóm lại, những vận động ngoại giao của Mỹ và những đòi hỏi của đồng bào trong nước có một số điểm gần giống với chánh sách của ông Nguyễn Tấn Dũng hơn là chánh sách của phe đảng quyền, trừ phi họ xoay chiều nhanh chóng để phù hợp và tồn tại.
Kịch bản có thể thấy trong và sau đại hội đảng cộng sản lần thứ 12
Tôi xin đưa ra dự đoán, chỉ là dự đoán mà thôi, dựa trên những phân tích trên.
1- Ông Trọng sẽ hưu trí và phe Đảng chỉ chiếm những vị trí kém quan trọng, đảng cộng sản VN tiếp tục suy yếu kể từ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Phú Trọng cho đến khi bị đào thải.
2- Ông Dũng có thể sẽ là Tổng Bí thư kiêm Chủ Tịch nước như trường hợp Tập Cận Bình với quyền hạn tuyệt đối và vẫn giữ đảng cộng sản như là bình phong để áp dụng chánh sách độc đảng, độc đoán. 
3- Có thể có một số thay đổi để biến Việt Nam thành nước “tự do, dân chủ” chỉ trên danh nghĩa, nhưng trên thực tế là chế độ độc tài, sắt máu kiểu Putin cai trị Nga Sô.
4- Vì nhu cầu khẩn cấp để cải thiện kinh tế, ông Dũng sẽ xích gần với Mỹ nhanh hơn, tham dự chặt chẽ hơn trong hệ thống kinh tế tư bản.
5- Vì nhu cầu kiềm chế Trung Cộng ở biển Đông, Mỹ có thể nhượng bộ một số yêu cầu để Việt Nam trở thành quân bài trong thế Xoay Trục của Mỹ, tạo cơ hội cho kinh tế VN được tăng trưởng. Mỹ có thể bải bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí mà Thượng Nghị Sĩ John McCain vừa kêu gọi hôm 5 tháng 7 năm 2015 và ông đề nghị chánh phủ Hoa Kỳ bán cho Việt Nam những vũ khí cần thiết để tự bảo vệ. 
Việt Nam không có nhiều thì giờ để chần chờ, Mỹ không còn đủ kiên nhẫn để đợi. Chúng ta hãy chờ xem những diễn biến có tánh cách “định hình” trong quan hệ Mỹ- Việt-Trung trong thời gian gần đây khi Tổng Thống Obama, và Tổng Bí Thư Tập Cận Bình sẽ cùng đến Việt Nam trong cuối năm nay.
04.08.2015

THẾ GIỚI VÀ BIỂN ĐÔNG

 

Hội nghị ASEAN khai mạc : Biển Đông được nêu lên bất chấp Trung Quốc

media 

Áp phích Hội nghị ARF- Kuala Lumpur 2015.Reuters
Ngày 04/08/2015, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 chính thức khai mạc tại thủ đô Malaysia. Trọng tâm của hội nghị là mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Hồ sơ tranh chấp Biển Đông cũng được đề cập đến, bất chấp phản đối của Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Malaysia kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hòa thuận, trong lúc đồng nhiệm Philippines xác định sẽ nêu bật hồ sơ này trong các cuộc họp.
Giới quan sát đặc biệt ghi nhận sự kiện là trong phát biểu khai mạc hội nghị, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman không quên giành một đoạn cho vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Hiệp hội ASEAN : « ASEAN có thể và cần phải đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra một giải pháp hòa thuận » cho vấn đề Biển Đông.
Đối với Ngoại trưởng Anifah Aman : « ASEAN đã có những bước khởi đầu tích cực, tuy nhiên cần nỗ lực nhiều hơn nữa, và trước tiên hết phải cho thấy là mình giải quyết vấn đề một cách hòa bình, trong tinh thần hợp tác ».
Tuyên bố của Ngoại trưởng Malaysia, nước hiện làm chủ tịch ASEAN đã mặc nhiên bác bỏ các tuyên bố liên tiếp của Trung Quốc trong hai ngày nay, theo đó các Hội nghị ASEAN không phải là diễn đàn để đề cập đến hồ sơ Biển Đông.
Sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhengmin) lên tiếng, đến lượt chính Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhập cuộc. Phát biểu ngày 03/08/2015 tại Singapore, ông Vương Nghị đã nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh là không muốn ASEAN đề cập đến hồ sơ Biển Đông.
Theo nhân vật này « Trung Quốc không hề tin rằng một diễn đàn đa phương là địa điểm thích hợp để giải quyết những tranh chấp song phương ». Ngoại trưởng Trung Quốc không ngần ngại cảnh cáo là nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN sẽ « phản tác dụng » và làm tình trạng đối đầu thêm
nghiêm trọng.
 http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150804-hoi-nghi-asean-khai-mac-bien-dong-duoc-neu-len-bat-chap-trung-quoc
 

Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi TQ ngưng các hành động 'có vấn đề' ở Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp song phương ở Trung tâm Thương mại Thế giới Putra, Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 5/8/2015.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp song phương ở Trung tâm Thương mại Thế giới Putra, Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 5/8/2015.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry bày tỏ quan tâm về những hoạt động lấp biển xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông trong cuộc thảo luận với vị đồng nhiệm Trung Quốc hôm nay, theo một giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ.
Hãng tin Reuters hôm nay tường thuật rằng Ngoại trưởng John Kerry đã nêu lên quan tâm của ông với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bên lề các buổi họp của 10 nước thành viên ASEAN đang diễn ra ở Kuala Lumpur, Malaysia, nơi mà các căng thẳng ở Biển Đông đã trở thành trọng tâm của các cuộc họp quy tụ các ngoại trưởng ASEAN mà Ngoại Trưởng Kerry và Ngoại Trưởng Trung Quốc được mời tham dự.
Vẫn theo giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Kerry nói với ông Vương rằng mặc dầu Washington không ngả về bên nào trong vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Hoa Kỳ mong muốn các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Kerry cũng lặp lại mối quan ngại của Mỹ về việc ‘quân sự hoá’ các cơ sở đã xây trên các đảo mà Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, và khuyến khích Trung Quốc cùng với các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển có tính chiến lược này ngưng mọi hoạt động mà ông miêu tả là ‘có vấn đề’, để tạo điều kiện cho các hoạt động ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề.
Trong diễn văn đọc tại hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN và Hoa Kỳ tải lên trang mạng của Bộ Ngoại giao Mỹ sáng nay, Ngoại Trưởng Kerry nói rằng Hoa Kỳ chia sẻ mong muốn của nhiều nước hội viên ASEAN là duy trì hoà bình và ổn định ở Biển Đông. Ông nói:
“Chúng tôi muốn bảo đảm sự an ninh của các tuyến hàng hải thiết yếu và các ngư trường tại đó. Chúng tôi muốn thấy các vụ tranh chấp trong khu vực được giải quyết một cách hoà bình dựa trên luật pháp quốc tế.”
Về cuộc gặp với Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ông Kerry nói:
“Có thể nói chúng tôi mới có một buổi họp tốt đẹp. Tôi hy vọng là tại các cuộc họp này trong ngày hôm nay và ngày mai, chúng tôi sẽ tìm được một phương cách để tất cả chúng ta cùng nhau tiến tới phía trước.”
Trong những lời phát biểu ngắn với báo chí sau các cuộc thảo luận với ông Kerry, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Trung Quốc sẽ theo đuổi ‘các cuộc thảo luận hoà bình’ để giải quyết cuộc tranh chấp Biển Đông, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết nào khác.
Cách đây 2 ngày, ông Vương đã bác bỏ trước những lời kêu gọi các bên hãy ‘đóng băng’ các hoạt động ở Biển Đông, nói rằng đó là điều ‘không thực tiễn’.
Hãng tin AP tường thuật rằng ông Vương không tỏ dấu hiệu nào cho thấy lập trường của ông đã lung lay phần nào sau khi nói chuyện với ông Kerry. Ông nói với các nhà báo rằng các nước bên ngoài nên ủng hộ kế hoạch của Bắc Kinh và ASEAN đẩy nhanh các cuộc thương thuyết để đạt một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển. Ông Vương nói:
“Chúng tôi muốn đánh đi một thông điệp rõ ràng tới cộng đồng quốc tế là Trung Quốc và ASEAN có thừa khả năng và sự khôn ngoan để giải quyết vấn đề đặc biệt này trong nội bộ chúng tôi. Trung Quốc không thể để cho vùng Biển Nam Trung Hoa trở nên bất ổn.”
Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc đã gần hoàn tất dự án xây một phi đạo dài 3.000m trên một trong 7 đảo mà họ mới tạo ra ở quần đảo Trường Sa.
Trong bài diễn văn của ông, Ngoại Trưởng Kerry tái khẳng định ASEAN nằm ở tâm điểm của cấu trúc đa phương vùng Á Châu-Thái Bình Dương, và đó chính là khu vực mà Hoa Kỳ muốn duy trì sự hiện diện của mình.
Ông nêu bật sự thiết yếu của ASEAN trong việc duy trì một hệ thống dựa trên pháp luật ở Châu Á, bảo đảm tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, phải có tiếng nói trong việc giải quyết những thách thức chung, kể cả trong lĩnh vực phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu, nạn buôn người và bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Theo Reuters, State Department, NYT, AP.

Philippines kêu gọi Mỹ thảo luận về Biển Đông tại ARF

media

Thủ tướng Malaysia Najib Razak phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48, Kualar Lumpur, 04/08/2015
REUTERS
Ngày 04/08/2015 tại Kuala Lumpur, Ngoại trưởng Philippines tuyên bố sẽ cùng Mỹ nêu vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ra bàn tại Hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Diễn đàn An ninh Khu vực ARF đang diễn ra tại Malaysia. Điều này trái ngược với mong muốn của Trung Quốc. 
Ngoại trưởng Albert Del Rosario tuyên bố, Philippines sẵn sàng góp phần làm giảm căng thẳng trong các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nếu Trung Quốc và các nước khác cùng có thiện chí. Đồng thời ông Del Rosario cho biết sẽ nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48, khai mạc hôm nay tại Kuala Lumpur.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Philippines đưa ra ngay sau khi Bắc Kinh, vào hôm qua, nhấn mạnh không muốn bàn về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông với các nước ASEAN tại hội nghị khu vực lần này.
Lãnh đạo ngoại giao của Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận chính tại diễn đàn ARF trong hai ngày mồng 5 và 06/08/2015.
Thông cáo của Ngoại trưởng Del Rosario nêu rõ : « Philippines hoàn toàn ủng hộ đề nghị '3 ngừng' của Hoa Kỳ : Ngừng đòi hỏi, ngừng xây dựng và ngừng các hoạt động gây hấn làm gia tăng căng thẳng ».
Thông cáo cũng nói thêm là Phillippines sẽ chỉ chấp nhận đề nghị trên nếu như Trung Quốc và các nước có tranh chấp khác cũng làm tương tự.
Mặc dù không được ghi trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc thảo luận, nhưng tranh chấp Biển Đông vẫn có thể được nêu ra tại các hội nghị lần này. Nhất là trong bối cảnh không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc ngừng các hoạt động xây đảo nhân tạo tại vùng biển đang có tranh chấp.
Malaysia, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN, ngỏ ý chủ đề thảo luận này có thể được đưa ra bàn luận tại hội nghị.
Cũng trong ngày hôm nay, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhắc lại bãi cạn Scarborough tại Biển Đông, nơi đang tranh chấp với Philippines, thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi đó báo chí chính thức của Bắc Kinh tiếp tục lên tiếng chỉ trích Mỹ phối hợp với Nhật Bản làm khuấy động Biển Đông, đe dọa Trung Quốc.
 http://vi.rfi.fr/chau-a/20150804-philippines-keu-goi-my-thao-luan-van-de-bien-dong-tai-dien-dan-asean

ASEAN-Biển Đông : Malaysia không phải là Cam Bốt

mediaNgoại trưởng Malaysia, Anifah Aman. Ảnh ngày 04/08/2015AFP
Mỗi lần ASEAN họp hội nghị, Trung Quốc đều lên tiếng đòi các đối tác không được đề cập đến tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh đã một lần thành công vào năm 2012, khi Cam Bốt làm chủ tịch Hiệp hội Đông Nam Á. Năm nay cũng thế. Trung Quốc lần này sẽ hoài công, vì Malaysia không phải là Cam Bốt.
Phát biểu ngay trong phiên khai mạc ngày 04/08/2015, dù với lời lẽ rất ngoại giao, nhưng Ngoại trưởng Malaysia, nước hiện là chủ tịch đương nhiệm của ASEAN đã bác bỏ đề nghị của Trung Quốc, và khẳng định rằng ASEAN cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, để cho mọi người thấy rõ các cố gắng của mình trong việc tìm ra một giải pháp vấn đề Biển Đông.
Tuyên bố trên đây được cho là một lời đả kích nhắm vào Trung Quốc.
Theo hãng tin Anh Reuters, một bản dự thảo Tuyên bố chung sẽ được công bố sau khi Hội nghị kết thúc mà hãng tin này đọc được đã nêu bật thái độ quan ngại của ASEAN trước các diễn biến mới đây tại Biển Đông, được cho là có tiềm năng « phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông ». Bản tuyên bố chung còn cho rằng cần phải cấp tốc giải quyết vấn đề lòng tin đang suy giảm giữa các bên tranh chấp.
Nước chủ tịch ASEAN được cho là có một vai trò quan trọng trong việc soạn thảo ra một tuyên bố chung như vậy.
Bên cạnh nước chủ nhà Malaysia, người ta cũng chờ đợi một số quốc gia khác như Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, hay là Singapore, Indonesia…, gợi lên vấn đề Biển Đông trong các cuộc họp. Hiện đã có ít nhất là ba nước công khai cho biết là sẽ đề cập đến hồ sơ này. Đó là Philippines, Mỹ và Úc.
Cớ sao lại không bàn về Biển Đông, một vấn đề đe dọa an ninh tại diễn đàn an ninh ARF ?
Đối với Mark Toner, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chắc chắn sẽ nêu lên vấn đề Biển Đông tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) vì đó là « một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề an ninh tối quan trọng ».
Theo các nhà quan sát, quan điểm của Mỹ rất hợp lý, vì lẽ tranh chấp Biển Đông là một vấn đề liên quan đến an ninh khu vực. Nếu không đưa ra trước Diễn đàn an ninh của ASEAN, một Diễn đàn an ninh hiếm hoi ở Châu Á, thì thảo luận ở đâu.
Vấn đề đối với Trung Quốc là do việc các yêu sách chủ quyền và hành động thái quá của nước này tại Biển Đông bị phản đối rộng khắp, Bắc Kinh không muốn bị vạch mặt chỉ tên trên các diễn đàn đa phương. Bên cạnh đó, Trung Quốc chỉ muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông song phương với từng nước, một chủ trương bị cáo buộc là để dễ dàng bắt nạt các nước yếu hơn mình.
Tóm lại, căn cứ vào các phản ứng bất đồng tình được đưa ra ngay sau khi giới lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc cho rằng không nên đề cập đến vấn đề Biển Đông tại các Hội nghị ASEAN, có thể nói rằng mưu toan nhận chìm hồ sơ này của Bắc Kinh sẽ thất bại hoàn toàn.
Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, một nhà ngoại giao tham gia trực tiếp các cuộc họp tại Kuala Lumpur đã có một nhận định thẳng thừng rằng Malaysia « không phải là Lào hay Cam Bốt », nhắc lại sự cố xẩy ra nhân Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN vào năm 2012 tại Phnom Penh. Vào khi ấy, Cam Bốt, vốn đã trở thành đồng minh thân cận của Trung Quốc, đã dùng tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN để từ chối đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận hay đưa vào tuyên bố chung của Hội nghị Ngoại trưởng năm đó.
Câu hỏi đang được giới quan sát đặt ra, là từ năm 2012 đến nay, Cam Bốt ngày càng có thái độ ủng hộ lập trường của Trung Quốc một cách lộ liễu hơn, vì thế chưa biết là nhân Hội nghị lần này, liệu Cam Bốt có lại tìm cách bảo vệ quyền lợi của đàn anh hay không.
 http://vi.rfi.fr/phan-tich/20150804-asean-bien-dong-malaysia-khong-phai-la-cam-bot
Hoa Kỳ:  Việt Nam xem xét dừng xây đảo ở Biển Đông

 Hương Ly chuyển ngữ
Gordon Lubold & Vu Trong Khanh Mỹ đang nỗ lực buộc Trung Quốc phải dừng xây cất các đảo nhân tạo ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter (phải) và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh (trái) duyệt binh trong nghi lễ chào mừng tại Bộ Quốc phòng ở Hà Nội. Ảnh:Hoàng Đình Nam/Press Pool Việt Nam đang cân nhắc yêu cầu của Hoa Kỳ về việc ngừng xây dựng các đảo nhân tạo vì vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter nói trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng Sáu rằng Washington đang nỗ lực để buộc Trung Quốc phải dừng thi công cuộc chiếm lấn các vùng đảo ở khu vực này. Ông Carter trong chuyến thăm các nước Đông Nam Á hồi tháng Sáu đã cố gắng thuyết phục sự sáu quốc gia khác dừng sự bành trướng trên hang loạt các đảo tại đây. Hoa Kỳ rất lo lắng rằng bất kì những hành động nào của những đối thủ cạnh tranh các vùng đảo hoặc xây dựng cơ sở quân sự trên đảo có thể làm mất ổn định ở Biển Đông. Ông Carter đã gặp đối tác Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, tại Hà Nội trong chuyến thăm hai ngày ở Việt Nam. Buổi gặp mặt diễn ra trong thời điểm giữa lúc sự tranh chấp đang trở nên căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong vùng biển mang tính chiến lược quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong chuyến đi 11 ngày qua vùng này hồi đầu mùa 2015, ông Carter đã dồn dập đề cập đến việc lấn chiếm đảo Trường Sa gần đây của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc dừng việc xây dựng trên các đảo vĩnh viễn. Bên cạnh đó, ông cũng lên tiếng yêu cầu các nước như Việt Nam Brunei, Malaysia, Philippines, và Đài Loan làm tương tự. Các đảo này nằm cách đường bờ biển Trung Quốc tầm 700 dặm(~1120km).Trong cuộc họp báo chung ngày, ông Carter nói rằng Việt Nam đang “cân nhắc” yêu cầu của Hoa Kỳ; tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã tránh trả lời về vấn đề này. Ông Thanh nói rằng khi Việt Nam có một số quân đội trú đóng trên 9 hòn đảo tự nhiên và 12 đảo nhân tạo trong chuỗi đảo ở Biển Đông và hầu hết các đảo này được dùng với mục đích dân sự. Việt Nam hiện đang kiểm soát khoảng 50 hòn đảo nhân tạo và tự nhiên trong chuỗi các đảo tại đây. Việt Nam đang tăng cường công tác xây dựng và tăng cường biện pháp cải thiện một số công trình kiến trúc kém chất lượng trên đảo, ông Thanh nói, nhưng cho đến nay thì Việt Nam vẫn chưa mở rộng chúng. “Chúng tôi chỉ xây dựng những ngôi nhà và các tòa nhà nhỏ, dành cho ít người, và chúng tôi không mở rộng diện tích đảo…mục tiêu và đặc thù của chúng đều dành cho dân sự”, ông Thanh phát biểu. Biết việc ông Carter đến Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh đã nhận ra “sự tương tác thường xuyên” giữa các quốc gia quan tâm đến vấn đề Biển Đông và đảo Trường Sa. “Chúng tôi hy vọng rằng những nước liên quan sẽ nghĩ đến những quyền lợi của sự ổn định và hòa bình tại khu vực này và thúc đẩy niềm tin giữa các nước trong vùng cũng như sự ổn định và hòa bình tại đây.” Chính quyền Hoa Kỳ đã xác nhận tuần trước rằng Bắc Kinh đã đặt hai pháo đài được cơ giới hóa trên một trong số các đảo. Những pháo đài đó được đặt trên đảo nhân tạo Johnson Reef vốn có tầm ngắm đối với một số đảo lân cận mà Việt Nam đang kiểm soát. Theo chính quyền Hoa Kỳ, cuối tháng Sáu vừa qua Bắc Kinh đã di dời pháo đài. Việt Nam rất lo lắng về tham vọng của quân đội Bắc Kinh, đặc biệt từ năm ngoái khi Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu nước sâu vào vùng đặc quyền kinh gần quần đảo Hoàng Sa của VIệt Nam, vốn gây ra mối bất hòa lớn trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hành động của Trung Quốc dẫn tới sự chạm trán giữa các tàu trên biển và gây ra làn sóng phản đối Trung Quốc dữ dội ở Việt Nam.
Kết quả là Hoa Kỳ và Việt Nam đặt vấn đề an ninh hàng hải lên hàng đầu trong mối quan hệ quân sự giữa hai nước. Ông Thanh và ông Carter đã kí kết bản Tuyên bố Tầm nhìn Chung về Quan hệ Quân sự với mục đích mở đường cho sự hợp tác quân sự giữa hai nước trong tương lai.
Việc làm này thắt chặt hơn quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, khi mà mối quan hệ này chỉ bình thường hóa cách đây 20 năm trước. Thêm vào việc tìm kiếm sự thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong vấn đề biển đảo, Lầu Năm Góc cũng đang tìm kiếm mối quan hệ quân sự sâu hơn và lớn hơn để có thể giúp đỡ các tàu hải quân Hoa Kỳ tham quan và phục vụ tại các cảng, cũng như có thêm nhiều đợt tập huấn quân sự và giao chiến.
Ông Carter nói rằng quan hệ quân sự Mỹ-Việt đang ngày càng được thắt chặt hơn nữa.
“Các lĩnh vực an ninh hàng hải, không chỉ trang bị mà tiến hành chia sẻ thông tin, những vấn đề này đều được đề cập đến trong bản Tuyên bố Tầm nhìn chung mà chúng tôi đã kí kết, ” ông Carter nói.
Hà Nội mong muốn Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận buôn bán vũ khí sát thương cũng như nỗ lực giúp đỡ tăng cường khả năng quân sự cho Việt Nam. Hồi tháng Mười năm ngoái, Hoa Kỳ đã phần nào bãi bỏ lệnh cấm vận buôn bán vũ khí đối với Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một thỏa thuân chính thức nào được công bố kể từ lúc đó cho đến nay.
Ông Carter đã thông báo một thỏa thuận rằng Hoa Kỳ trợ giúp $18 triệu USD nhằm việc hỗ trợ Việt Nam mua tàu tuần tra trong thành phố Hải Phòng.
Việt Nam đã dự tính mua hai tàu tuần duyên của Hoa Kỳ từ năm ngoái nhưng thỏa thuận đã bị hủy khi Hà Nội nói với chính quyền Hoa Kỳ rằng họ muốn mua những tàu to hơn.
Một giới chức Hoa Kỳ miêu tả rằng mối quan hệ vẫn còn “một vài chông gai” và thừa nhận mặc dù đang trên đà phát triển tích cực, mối quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn là những bước đi cần cân nhắc. Mark Magnier từ Bắc Kinh đã đóng góp cho bài viết này.
 

Trung Quốc sẽ phải theo luật chơi nếu muốn tham gia TPP  

Paul Koring (The Globe and Mail)
Khối đối tác thương mại lớn nhất thế giới – Trò chơi Lớn vào buổi bình minh của thế kỷ 21.

Vấn đề là liệu Hoa Kỳ hay Trung Quốc sẽ trỗi dậy là sức mạnh chính ở Thái Bình Dương và hai nước đó là đối thủ xây dựng hay kẻ thù.
Bộ trưởng Ngoại giao Kasiviswanathan Shanmugam của Singapore nói thẳng thừng. “Thương mại là chiến lược và bạn hoặc ở trong hoặc đứng bên ngoài.” Ông nói với Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington vào tháng trước rằng sự lựa chọn cho Hoa Kỳ quá rõ ràng.
“Nếu bạn không kết thúc được thỏa thuận này … đòn bẩy duy nhất của bạn để tạo hình cho kiến ​​trúc, gây ảnh hưởng đến các sự kiện, là Hạm đội Bẩy và đó không phải là đòn bẩy bạn muốn sử dụng.”
TPP sẽ tạo ra một khối 12 quốc gia gồm cả năm quốc gia ở châu Mỹ (Canada, Mỹ, Chile, Mexico, Peru); năm nước ở châu Á (Brunei, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Việt Nam); Australia và New Zealand.
Nhật Bản, là quốc gia lớn nhất ở phía châu Á, cũng nhìn hiệp định thương mại này ở góc địa chính trị. Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật nói,“TPP vượt xa lợi ích chỉ là kinh tế. Nó cũng liên quan đến an ninh của chúng tôi.” Đối phó với một Trung Quốc đang phát triển vẫn là thách thức an ninh lớn nhất của Nhật Bản. Để Trung Quốc đứng ngoài nhìn vào cũng có mục đích chiến lược. Trước đó, vào mùa xuân 2015, ông Abe đã tuyên bố tại Washington,
Biếm họa TiSA. Nguồn: WikiLeaks.
“TPP phải là một mô hình cho Trung Quốc ở chỗ nó là một nỗ lực đầy tham vọng nhằm tạo ra một khu vực kinh tế mới, trong đó người, hàng hoá và tiền sẽ chảy tự do trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ðây là một vùng kinh tế mới của tự do, dân chủ, những quyền cơ bản của con người và chế độ pháp trị.”
Thông điệp rất đơn giản. Nếu cộng sản Trung Quốc, hiện đang có nền kinh tế lớn nhất thế giới, muốn chơi trong liên minh thương mại tự do lớn nhất thế giới mà các quy tắc chơi đang được viết ra mà họ không có mặt. Nhập cuộc sau này sẽ có nghĩa là chấp nhận luật chơi như nó đã được chơi.
Tổng thống Barack Obama, bất kể sự mất tinh thần của nhiều đảng viên đảng Dân chủ, những người lo ngại sẽ nghe thấy “tiếng hút vĩ đại” vì việc làm của Mỹ bị các địa điểm có mức lương thấp hút đi như nhiều người đã đoán là sẽ xẩy ra khi Mỹ ký kết Hiệp ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), cũng tô màu địa chiến lược cho TPP. Tổng thốn Mỹ Onama nói thêm,
“Nếu chúng ta không viết các quy tắc thương mại tự do trên toàn thế giới, đoán coi, Trung Quốc sẽ viết. Và họ sẽ viết những quy tắc để giữ cho công nhân và các doanh nghiệp Trung Quốc được thế thượng phong.”
Không ai trong chính quyền Obama nói một cách rõ ràng, “kiềm chế Trung Quốc”, ít nhất là không thành tiếng.
Nhưng TPP là một phần của một sự thay đổi chiến lược ba mũi nhọn về chính trị, kinh tế và quân sự. Nó gồm có chính sách “xoay trục” của ông Obama tới Thái Bình Dương, trong đó có việc chuyển quân Mỹ và tàu chiến tới khu vực; hiệp định an ninh chặt chẽ hơn với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Philippines; và sự khẳng định “tự do hàng hải” ở vùng biển miền Nam và miền Đông Trung Quốc đang có tranh chấp mà Bắc Kinh đang chủ trương lấy thịt đè người đối với các nước láng giềng nhỏ hơn.
Hôm thứ Tư, Jeffrey Bader, một cựu cố vấn cao cấp cho Tổng thống Obama, và David Dollar, một chuyên gia hàng đầu về quan hệ Mỹ-Trung, đã viết: “Chính sách ‘tái cân bằng’ hướng tới châu Á của chính quyền Obama đã được thiết kế nhằm đạt được hai mục tiêu: để Mỹ vào sâu hơn trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, và để tránh việc Trung Quốc vào lấp đầy khoảng chân không trong khu vực khi nước này tiếp tục phát triển.”. Cả hai, Jeffrey Bader và David Dollar, hiện nay làm việc với Viện Brookings, một thinktank tại Washington. Họ nói thêm, “Để gây ấn tượng với một khu vực coi trọng việc tăng trưởng kinh tế và sự cởi mở, quyền lợi của Mỹ trong TPP rất cao đối với chính quyền Hoa Kỳ.”
Nó dường như đang có kết quả. Ngay cả trước khi hiệp ước TPP được ký kết, Hàn Quốc, Philippines và Đài Loan đã lên tiếng muốn tham gia. Hầu hết các quốc gia châu Á trong khối TPP hy vọng Trung Quốc cuối cùng rồi sẽ tìm cách nhập cuộc. Nếu vậy, Bắc Kinh sẽ phải đối diện với thực tế gia nhập một cuộc chơi mà quy luật đã có sẵn. Trong khi đó, chính quyền Obama, hiểu rất rõ sự chấp nhận TPP của các nước chính ở châu Á là điều cần thiết. Và những quốc gia đó – là những nước sẽ mất nhiều nhất nếu Trung Quốc thống trị khu vực bằng luật lệ mà Bắc Kinh có thể áp đặt – đã dọn đường không còn chướng ngại vật. Hồi đầu tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ nâng thứ hạng về nạn buôn người của Malaysia lên một cấp khiến các nhóm nhân quyền đã lên tiếng phản đối. Tổ chức Human Rights Watch cảnh báo, “Việc nâng cấp này là vì TPP và nền chính trị thương mại của Mỹ hơn bất cứ điều gì Malaysia đã làm để chống lại nạn buôn người.”
Nhưng Malaysia, cùng với Việt Nam và Brunei, là những quốc gia quan trọng có quyền lợi tại Biển Đông và lại sợ hãi Bắc Kinh. Cả ba đều nằm trong số 12 quốc gia trong Đối tác thương mại TPP.
Đối thủ của Hiệp định Thương mại tại Mỹ lên án động thái chính trị của Bộ Ngoại giao là hành vi thô thiển. Chủ tịch Liên hiệp Nghiệp đoàn Lao động Mỹ, AFL-CIO, Richard Trumka cho biết chính quyền của Tổng thống Obama
“nâng cấp nghịch lý một quốc gia nơi mà lao động cưỡng bức, buôn người và bóc lột vẫn còn đầy rẫy, làm hại uy tín của những hứa hẹn về quyền lao động, quyền con người và chống tham nhũng trong giao dịch thương mại.”

Nguồn: China will have to play by TPP rules to join world’s biggest free-trade league. PAUL KORING — The Globe and Mail, Wednesday, Jul. 29, 2015. 
 

Áp lực đòi ngưng xây đảo ở Biển Đông gia tăng

Người Philippines biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Makati mang theo một chiếc thuyền sơn khẩu hiệu phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 3/7/2015.
Người Philippines biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Makati mang theo một chiếc thuyền sơn khẩu hiệu phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, ngày 3/7/2015. Simone Orendain

04.08.2015
MANILA—

Philippines cho biết tại hội nghị an ninh khu vực tổ chức ở Kuala Lumpur vào ngày mai họ sẽ ủng hộ cho những biện pháp mà Hoa Kỳ kêu gọi thực hiện để giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông. Từ Manila, thông tín viên đài VOA Simone Orendain gởi về bài tường thuật sau đây.

Theo dự liệu, Philippines sẽ nêu lên vấn đề liên quan tới các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông trong những cuộc họp của ASEAN trong tuần này.

Ngoại trưởng Albert del Rosario hôm nay phổ biến một thông cáo, trong đó ông cho biết Philippines sẽ chính thức bày tỏ sự tán thành đối với lời kêu gọi của Mỹ đòi ngưng ngay tất cả những công trình xây dựng và bất kỳ hành động quân sự nào tại những hòn đảo và bãi cạn có tranh chấp.

Ông del Rosario nói “Như một cách để giảm thiểu căng thẳng trong khu vực, Philippines hoàn toàn ủng hộ và sẽ chủ động thúc đẩy cho lời kêu gọi “ba ngưng” của Mỹ -- đó là ngưng lấp biển lấy đất, ngưng xây dựng và ngưng những hành động hung hăng có thể làm cho căng thẳng gia tăng thêm nữa.

Mặc dầu vậy, ông cũng nói rằng Philippines chỉ tán đồng những biện pháp này nếu các nước có yêu sách chủ quyền, kể cả Trung Quốc, cũng làm như vậy. Ông nói thêm rằng điều này không có nghĩa là hoạt động xây cất của Trung Quốc trên ít nhất 7 bãi đá, bãi cạn là hợp pháp.

Ông Carl Baker, giám đốc chương trình của Diễn đàn Thái Bình Dương thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nhận định như sau.

"Đây là lập trường của Mỹ trong gần hai năm nay. Họ nói rằng mọi người nên ngưng phát triển những khu vực mà họ đang chiếm cứ. Nhưng mọi người ai nấy đều biết là tuyên bố đó thật ra là nhắm vào Trung Quốc."

Trung Quốc nhất mực cho rằng các diễn đàn của ASEAN không phài là nơi để nêu lên những vụ tranh chấp lãnh thổ này.

Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông, trong khi Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những yêu sách chồng lấn nhau. Philippines đã nộp đơn cho Toà án Trọng tài Thường trực để xin phân xử về điều mà họ gọi là “những yêu sách quá đáng” của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ vụ kiện và không tham gia.
Ông Baker cho rằng lập trường của Hoa Kỳ sẽ không có gì thay đổi trong thời gian tới đây và ông dự kiến Trung Quốc cũng sẽ không thay đổi lập trường, nhất là vì họ đã xây những hòn đảo nhân tạo. Ông cũng nói rằng vụ giằng co này sẽ gây phương hại cho sự hợp tác an ninh ở Đông Nam Á.
Khi phát biểu tại Singapore hôm thứ hai, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tìm cách giảm bớt những mối lo ngại về hoạt động xây đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã ráo riết thực hiện. Ông nói “Tình hình tổng thể ở Nam Hải (Việt Nam gọi là Biển Đông) vào lúc này là ổn định và Trung Quốc có quyết tâm hợp tác với các bên liên hệ để duy trì cuộc diện hiện nay, một cuộc diện mà khó khăn lắm mới có được. Và chúng tôi sẽ không bao giờ để cho bất kỳ nước nào gây bất ổn ở Nam Hải.”
Ông cũng trình bày điều mà ông gọi là “5 cái kiên trì”của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông: duy trì hoà bình ổn định, thông qua hiệp thương đàm phán để giải quyết tranh chấp, thông qua cơ chế qui tắc để kiểm soát xích mích, duy trì tự do hàng hải và tự do bay ngang, và hợp tác cùng có lợi.



HỐ ĐỊA NGỤC Ở ĐÔNG ÂU

HỐ ĐỊA NGỤC

Nghiên cứu mới nhất về những hố địa ngục ở Đông Âu có thể giúp tìm ra nguyên nhân về huyền thoại tam giác quỷ Bermuda. Một nghiên cứu mới đây của các chuyên gia thuộc Viện Dầu khí – Địa chất và Địa Vật lý Trofimuk, Novosibirsk đã góp phần giải mã những vụ mất tích bí ẩn trên khu vực biển tam giác quỷ Bermuda.





Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát để tìm ra nguyên nhân hình thành những lỗ lớn khổng lồ trên mặt đất ở vùng Siberia, Nga đầu năm 2014. Trong quá trình ấy, họ vô tình phát hiện ra nguyên nhân địa chất tạo nên các hố địa ngục có liên quan mật thiết với vùng biển quỷ nổi tiếng trong truyền thuyết.
Theo họ, chính những hố địa ngục dưới lòng đại dương đã khiến các con tàu đi qua vùng biển tam giác quỷ biến mất một cách kì lạ.



Những hố địa ngục như thế này có liên quan chặt chẽ tới những vụ mất tích khó hiểu ở vùng biển tam giác quỷ


Cụ thể, các hố địa ngục này hình thành trên những vùng đất không bền, vốn là nơi tiếp giáp của các mảng kiến tạo. Bằng việc nghiên cứu thăm dò và lấy mẫu tới độ sâu 300 m dưới các miệng hố ở Siberia, các chuyên gia đã loại bớt các giả thuyết nguyên nhân liên quan tới phóng xạ hay từ trường trong việc hình thành chúng.



Ba hố địa ngục mới xuất hiện đầu năm 2014 tại Nga


Họ đưa ra kết luận: Các hố địa ngục sinh ra từ một vụ nổ “bom khí tự nhiên” rất lớn. Theo đó, vùng lòng đất dưới các hố địa ngục vốn có chứa những quả “bom” khổng lồ với thành phần chính là khí metan. Quả “bom” này tồn tại ở dạng bị nén và chỉ chờ điều kiện thích hợp là phát nổ mà thôi.





Khi thời tiết trên mặt đất nóng dần lên, cộng thêm sự vận động của các mảng địa chất đứt gãy, quả “bom” này sẽ phát nổ và giải phóng lượng khí metan rất lớn ra ngoài môi trường. Hệ quả khó tránh là những hố địa ngục xuất hiện, kéo mọi thứ nằm phía trên nó xuống dưới lòng Trái đất.



Cơ chế lý giải những vụ mất tích ở tam giác quỷ Bermuda


Cũng theo các nhà khoa học, hố địa ngục không chỉ tồn tại trên đất liền mà còn ở rất nhiều vùng biển trên thế giới. Họ nghi ngờ chính những vụ nổ “bom khí tự nhiên” tương tự dưới lòng đại dương là nguyên nhân các tàu thuyền đi vào tam giác Bermuda lần lượt “không cánh mà bay”. Ngoài ra, lượng khí metan khổng lồ giải phóng ra ngoài cũng là nguyên nhân gây nên sự thay đổi trong không khí, khiến một số máy bay cũng mất tích khi bay ngang qua vùng biển quỷ đáng sợ trên.



Hình ảnh bên trong một hố địa ngục


Trước kết quả nghiên cứu này , tạp chí Science in Siberia thậm chí đã ví von “hố địa ngục là một người họ hàng xa của tam giác quỷ Bermuda”.

Theo MASK online

Monday, August 3, 2015



Xe lôi đạp: Tương lai sẽ về đâu?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-02-21

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Xe lôi đạp chở hoa là hình ảnh quen thuộc ở một số tỉnh miền Tây
Xe lôi đạp chở hoa là hình ảnh quen thuộc ở một số tỉnh miền Tây vào những ngày cuối năm.
Photo Duy Black
Xe lôi đạp là phương tiện đi lại cũng như là phương tiện chuyên chở phổ biến ở miền Tây Nam bộ. Tuy nhiên nét văn hóa lâu đời này đang dần bị mai một. Tương lai của những chiếc xe lôi đạp sẽ đi về đâu?

Hình ảnh quen thuộc ở ĐBSCL

Chiếc xe lôi đạp là hình ảnh quen thuộc gắn bó với đời sống của người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong nhiều thập niên qua, người miền Tây gọi xe này là “xe dân biểu” với lý giải “biểu đâu thì đi đó”. Một chiếc xe đạp gắn theo sau một thùng xe đơn giản có 2 bánh xe nhưng lại rất hữu dụng, có thể chở được cùng một lúc cả người và đồ đạc cồng kềnh. Người ta có thể bắt gặp hình ảnh chiếc xe lôi đạp từ tờ mờ sớm của một ngày mới cho đến chiều tối mịt trên khắp ngã đường ở các thị trấn, làng xã, thôn xóm. Từ những người buôn gánh bán bưng cho đến các em nhỏ học sinh hay thậm chí một người phương xa lỡ đường cũng có thể là khách hàng của những người chạy xe lôi đạp.
Lúc nhỏ kỷ niệm đáng nhớ nhất là tụi em gồm 6 đứa nhét trên chiếc xe lôi. Ngồi trên xe vui lắm, ngồi chật cứng, vịn cho thiệt chắc rồi hát hò. Khi xe chạy đến dốc cầu, xuống dốc nhanh thì một đứa trên xe bị văng xuống. Nó không bị sao. Tụi em trên xe cười quá là cười. Vui thiệt là vui.
-Cô Ba
Cô Ba, hiện ở Sài Gòn, kể lại kỷ niệm đáng nhớ nhất của cô khi đi học bằng xe lôi đạp lúc còn nhỏ ở miền Tây:
“Lúc nhỏ kỷ niệm đáng nhớ nhất là tụi em gồm 6 đứa nhét trên chiếc xe lôi. Ngồi trên xe vui lắm, ngồi chật cứng, vịn  cho thiệt chắc rồi hát hò. Khi xe chạy đến dốc cầu, xuống dốc nhanh thì một đứa trên xe bị văng xuống. Nó không bị sao. Tụi em trên xe cười quá là cười. Vui thiệt là vui.”
Sinh sống ở thành phố nhiều năm và cứ mỗi dịp về quê, Cô Ba lại chọn phương tiện đi lại là xe lôi đạp. Cô Ba cho biết, kỷ niệm đáng nhớ nhất thời học trò không khiến cô lo sợ cho sự an toàn mà trái lại cô không nghịch ngợm như hồi còn nhỏ, ngồi chắc chắn trên xe để tận hưởng giây phút chậm rãi ngắm đường xá, xe cộ, nhà cửa, dò tìm những gương mặt thân quen cũng như hồi tưởng lại tuổi thơ ở từng góc phố, hàng cây. Đặc biệt vào các dịp Tết Âm lịch hàng năm, cô cùng với các con nhỏ của mình đi dạo chợ Tết và dạo quanh qua chợ bông ở quê bằng phương tiện xe 3 bánh này. Cô Ba tiếp lời:
“Về quê nội ở Cần Thơ thì còn chiếc xe lôi đó, cho mấy đứa nhỏ đi thử. Thích lắm! Ngồi trên xe lôi, cảm giác dân dã, bình dị. Ngồi chung với những người đi chợ về, đúng chất quê. vui lắm. Mặt mày đứa nào cũng ngơ ngác nhìn cảnh rất là thú vị, chứ không có cảm giác như ngồi trên taxi ở Sài Gòn.”

Không thể kiếm sống?

xe-loi-400b.jpg
Một người kéo xe lôi ở miền Tây. RFA PHOTO.
Trong khi đó, những người hành nghề chạy xe lôi đạp chia sẻ họ không thể kiếm sống qua việc chở khách bộ hành. Họ cho biết đây là nghề đổi sức lấy miếng ăn. Một cuốc xe lôi đạp có thể chở tối đa 5, 6 khách và giá cước khoảng 1 đến 2 ngàn đồng cho 1 km đường đi. Một ngày đạp xe lôi từ 6-7 giờ sáng đến 9-10 giờ đêm, họ kiếm được trung bình số tiền vài chục ngàn đồng.
Ông Phước ở Long Xuyên, An Giang, gần 70 tuổi, chạy xe lôi đạp 35 năm, tâm sự với Hòa Ái:
“Chú chạy xe lôi đạp chở khách đến giờ hết nổi rồi. Chở đồ đạc, tủ lạnh…thì nhẹ hơn chút. Khách giờ ế lắm vì chủ yếu bây giờ người ta đi xe gắn  máy (Honda) nhanh hơn.”
Ông Phước cho biết thêm hằng ngày chờ các mối quen kêu chở hàng, đồ đạc để kiếm cơm qua ngày. Đồng thời cũng chạy loanh quanh mong được có thêm cuốc xe nào hay cuốc đó. Ông Phước nói lúc còn trẻ có thể chở nặng được nhưng bây giờ không còn sức để chở khách dù thời buổi ngày nay cũng không còn nhiều hành khách để chở. Ông Phước nói thêm:
“Nói chung thì chở khách cực hơn. Chở đồ đạc, tủ lạnh khoảng vài chục kí lô, khiêng lên khiêng xuống. Chở người thì gặp người mập, 2-3 người thì hết cả trăm, trăm mấy, hai trăm kí lô, chạy nặng hơn. Lên dốc cầu, kéo lên thì mệt hơn.”
Chú chạy xe lôi đạp chở khách đến giờ hết nổi rồi. Chở đồ đạc, tủ lạnh…thì nhẹ hơn chút. Khách giờ ế lắm vì chủ yếu bây giờ người ta đi xe gắn  máy (Honda) nhanh hơn.
-Ông Phước
Đa phần những người hành nghề chạy xe lôi đạp ở miền Tây Nam bộ như ông Phước là những người lỡ vận, nghèo khó. Có người làm chủ cả chiếc xe đạp và cái thùng xe 2 bánh nhưng cũng có người chỉ có khả năng thuê chiếc xe lôi để mưu sinh hàng ngày. Tuy công việc đạp xe lôi nặng nhọc nhưng một số người hành nghề đạp xe lôi mà đài ACTD tiếp xúc hầu như không có lời than vãn nào. Dường như họ chấp nhận cho số phần của mình, đánh đổi từng cuốc xe đầy mồ hôi nhễ nhại với từng bữa cơm, bữa cháo cho gia đình.
Trả lời câu hỏi của Hòa Ái có nên duy trì xe lôi đạp trong thời buổi phương tiện công cộng như xe buýt, taxi hay xe tải nhẹ thuận tiện cho việc đi lại và chuyên chở như hiện nay hay không, nhiều người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cho rằng chiếc xe lội đạp vẫn còn là phương tiện chuyên chở hàng hóa, đồ đạc thuận tiện nhất. Mặc dù vậy, hình ảnh những người đạp xe gò lưng dưới trời nắng gắt hay dưới cơn mưa tầm tã khiến nhiều người thương cảm.
Trong số những người từng là hành khách quen thuộc một thời của xe lôi đạp như cô Ba thì cho rằng chỉ nên duy trì về phương diện du lịch, lưu giữ ở một vài địa điểm hay vùng quê hiền hòa nào đó ở miền Tây Nam bộ mà thôi.
Có lẽ không bao lâu nữa, hình ảnh chiếc xe lôi đạp ở miền Tây cũng chỉ còn đọng lại trong ký ức như những chiếc xích-lô ở Sài Gòn do các chính sách quy định làm đẹp thành phố và trật tự đô thị. Những chiếc xe lôi đạp sẽ sớm bị xóa sổ trong danh sách các phương tiện lưu thông đường bộ và số phận những người hành nghề đạp xe lôi cũng sẽ dần rơi vào sự lãng quên.
 http://phimvipvn.net/danh-sach/phim-thuyet-minh/
 

Khởi công xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam


Nhìn thấy những bức ảnh mới nhất chụp Nhà Hát Lớn Hà Nội đã được trùng tu, sơn mới mà tôi xót xa, buồn thảm tận đáy lòng
Hai công ty thiết kế kiến trúc Atkins và Arup của Anh đã bắt đầu thi công một tòa nhà chọc trời tại Thành phố Hồ Chí Minh mà khi hoàn tất sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam.
Tạp chí kiến trúc trực tuyến Dezeen cho biết tòa nhà tọa lạc bên bờ sông Sài Gòn trên diện tích 241.000 mét vuông, cao 81 tầng, và được gọi là Vincom Landmark 81. Với chiều cao 460 mét, Landmark 81 khi hoàn tất sẽ cao hơn Tòa Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia.
Thiết kế tòa nhà của Atkins bao gồm một khách sạn, những căn hộ dân cư đầy đủ tiện nghi với không gian cho các cửa hàng bán lẻ. Một trung tâm mua sắm cao cấp sẽ được đặt tại tầng trệt của tòa nhà.
Dự kiến công trình này sẽ hoàn tất vào năm 2017.
Trang New Civil Engineer dẫn lời Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng với dự án này, “Atkins và Arup đang dẫn đường khai mở tiềm năng cho các doanh nghiệp của Anh ở Việt Nam.”
“Đó là minh chứng cho đẳng cấp chuyên môn của họ, rằng nền trời của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được định hình bằng thiết kế của Anh, khi họ thi công tòa nhà chọc trời cao nhất Việt Nam,” ông Cameron nói.
Ông Cameron mới đây đã có chuyến công du hai ngày ở Việt Nam, nơi ông tham dự những hoạt động thúc đẩy đầu tư của Anh ở Việt Nam.
Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Atkins, Bertil de Kleynen, nói rằng thách thức của công ty là sáng tạo nên “một thiết kế tòa tháp biểu tượng độc đáo và năng động.”
“Dự án này đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cho Atkins ở Việt Nam và củng cố thành tích của chúng tôi xây dựng những dự án mang tính biểu tượng trên quy mô toàn cầu,” ông de Kleynen nói.
Khi hoàn tất, Landmark 81 sẽ góp mặt vào những tòa nhà chọc trời bên cạnh tòa nhà Bitexco Financial, Vietcombank và Saigon One Tower - tất cả đều cao hơn 40 tầng và đã được hoàn tất trong năm năm qua.
(Dezeen, New Civil Engineer)
 http://www.voatiengviet.com/content/khoi-cong-xay-dung-toa-nha-cao-nhat-viet-nam/2897513.html

    

No comments: