ĐẶNG HOÀI AN * TRÂU PHẢN ĐỘNG
Trâu cũng phản động
Đặng Hoài An (Danlambao) - Chuyện kể rằng, ở một bản làng nọ thuộc tỉnh Sơn La, người dân còn quá nghèo, vì vậy lớp học cho các em nhỏ ở đây chỉ là một căn nhà dựng bằng mấy cột tre, lợp mái cọ, xung quanh không có vách tường. Lớp học nằm ngay trong buôn làng.
Sáng hôm ấy, trong giờ học tập đọc.
Cô giáo: Mấy hôm trước bạn An của chúng ta đã dũng cảm bước qua thảm thủy tinh để làm gương cho cả lớp, hôm nay cô cũng mời bạn An đứng lên đọc cho cả lớp nghe bài Trâu Cũng Đánh Mỹ.
Một học sinh: Thưa cô, sao lúc nào cũng bạn An.
Bạn An dũng cảm đi qua thảm thủy tinh
Cả lớp ngồi chăm chú im lặng để lắng nghe An đọc bài, An hít một hơi thật sâu để lấy can đảm rồi đứng dậy cầm sách lên và đọc.
An: Bài 153, Trâu Cũng Đánh Mỹ. Phiên bản 2015 của đồng chí Đinh Thế Huynh
Hồi ấy, giặc Mỹ còn chiếm miền Nam nước ta.
Một buổi trưa tháng 7, trời nắng như đổ lửa. Bầy trâu dầm mình ở vũng nước cạnh đường.
Một toán lính Mỹ đi càn về, mặt đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại. Chúng ào xuống lầy trũng đẩy trâu đi, dành chỗ nằm cho đỡ nóng.
Bầy trâu vùng dậy. Mắt đỏ hoe. Những cặp sừng cong, nhọn hoắt, chém vun vút.
Một tên Mỹ mới đưa khẩu M16 lên là bị trâu phì vào mặt lăn ra bất tỉnh.
Một tên Mỹ bị trâu chém chết ngay trên vũng bùn.
Nguyên chiếc xe zeep của lính Mỹ bị đàn trâu xông đến húc lăn càn.
Tụi Mỹ sợ quá kêu máy bay lên thẳng tiếp viện. Máy bay lên thẳng vừa chưa kịp đáp đã bị chú trâu tiểu đội trưởng nhào đến, nhảy lên bám vào, làm máy bay chúi xuống và nổ tan tành (đồng bào đã xây mộ bia và phong cho chú Trầu là liệt sỹ chống Mỹ).
Nực cười trâu biết xung phong.
Một buổi trưa tháng 7, trời nắng như đổ lửa. Bầy trâu dầm mình ở vũng nước cạnh đường.
Một toán lính Mỹ đi càn về, mặt đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại. Chúng ào xuống lầy trũng đẩy trâu đi, dành chỗ nằm cho đỡ nóng.
Bầy trâu vùng dậy. Mắt đỏ hoe. Những cặp sừng cong, nhọn hoắt, chém vun vút.
Một tên Mỹ mới đưa khẩu M16 lên là bị trâu phì vào mặt lăn ra bất tỉnh.
Một tên Mỹ bị trâu chém chết ngay trên vũng bùn.
Nguyên chiếc xe zeep của lính Mỹ bị đàn trâu xông đến húc lăn càn.
Tụi Mỹ sợ quá kêu máy bay lên thẳng tiếp viện. Máy bay lên thẳng vừa chưa kịp đáp đã bị chú trâu tiểu đội trưởng nhào đến, nhảy lên bám vào, làm máy bay chúi xuống và nổ tan tành (đồng bào đã xây mộ bia và phong cho chú Trầu là liệt sỹ chống Mỹ).
Nực cười trâu biết xung phong.
Đuổi quân giặc Mỹ góp công diệt thù
An vừa dứt lời thì bỗng có tiếng vọng sang từ chuồng trâu nhà dân gần bên lớp học.
- Tổ cha thằng Cộng Sản bịp bợm, còn đưa cả tao vào chiến dịch nhồi sọ nữa!
Cô giáo và cả lớp hoang mang vì giọng nói kia chính là của chú trâu của nhà bên cạnh.
- Lũ Trâu chúng tao chỉ lo cày bừa giúp nhân dân, nay lại còn bị đem vào làm công cụ tuyên truyền nhồi sọ của đảng cướp, tức quá nên vùng dậy vạch mặt âm mưu của thằng Sản.
Từ đấy dân gian truyền nhau rằng.
Nực cười trâu biết phân bua
Đảng kia nhồi nhét, bày trò bịp dân..
29/8/2015
HOÀNG THANH TRÚC * VIỆT CỘNG
Những bệnh nhân tâm thần XHCN/CSVN!.
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ngày 28/08/2015 như để góp thêm âm thanh vào giàn “đại hợp xướng” đồng ca “CM tháng 8” - VOV.VN (Đài Phát thanh Việt Nam) tổ chức cuộc tọa đàm truyền hình trực tuyến có tiêu đề: “Cách mạng Tháng Tám và thôi thúc hiện thực hóa khát vọng Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc” với sự tham dự của nhiều khoa bảng “đảng ta”. Vui lắm, chúng ta cùng nghe họ “nhả ngọc, phun châu” bốc mùi tùm lum trong buổi tọa đàm này…(*)
Mở hàng là một ông mang hàm là “Phó” giáo sư /tiến sĩ Phạm Xanh trả lời cũng… “xanh dờn” như cái tên của ông…
PGS.TS Phạm Xanh (Khoa Lịch sử - Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội) |
Phóng Viên-VOV: Các vị suy nghĩ như thế nào về khát vọng “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh?.
PGS.TS Phạm Xanh: “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc là một hằng số, giá trị của nó là vĩnh hằng, nên chúng ta hay gọi đó là một hằng số trong lịch sử. Độc lập -Tự do-Hạnh phúc của Việt Nam cũng tựa như Tự do - Bình đẳng – Bác ái trong Cách mạng Tư sản Pháp, cũng giống như chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên, nói như vậy để khẳng định chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thể hiện khát vọng độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc chúng ta..”.
* Trời ạ! Lần đầu tiên nghe nói “hằng số” Độc lập, Tự do, Hạnh phúc của Hồ Chí Minh nó giống như chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên?
Trong khi (Dân quyền tự do) trong Tam Dân (Tôn Dật Tiên) là: Dân chủ, nhân dân có quyền bầu cử tự do chọn ra các cơ quan tam quyền phân lập và (Dân sinh hạnh phúc): Là Quyền về tư hữu đất đai sinh kế của quốc dân. Còn chủ nghĩa CS Hồ Chí Minh là độc tài toàn trị, đất đai là sở hữu toàn dân trên giấy, nhà nước mới là chủ quản lý thật. Khác nhau như ngày và đêm thì làm sao mà nói là giống nhau? Sao lảm nhảm như người mộng du thế nhỉ?
“Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thể hiện khát vọng độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc chúng ta”.(PGS.TS Phạm Xanh)…
Mà thể hiện là như thế này…? (thủ bút Hồ Chí Minh gửi Stalin)
Thư bên trái - nguyên văn: “Đồng chí Stalin thân mến: Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San. (CS/Trung Quốc) Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ thị. Gửi lời chào cộng sản. Hồ Chí Minh, 31/10/1952”.
Thư Bên phải- nguyên văn: “Đồng chí Stalin kính mến Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới. Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này. 1). Xin cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng cải cách ruộng đất tại đây. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày”. Nguồn: Cục lưu trữ quốc gia Nga.
Một lãnh tụ, đứng đầu quốc gia mà như lạy thiên hạ nước ngoài: "xin ngài cho chỉ thị" và mời ngài cử đồng chí đến chứng kiến tôi đấu tố giết đồng bào tôi? mà gọi là “Khát vọng Độc lập và hạnh phúc của nhân dân”? Cái này chắc chỉ có khát máu nhân dân thôi?.
Rỏ ràng hơn, 1 trong 3 chủ nghĩa tam dân là: (Dân quyền tự do): Thi hành chính sách dân chủ, nhân dân có quyền bầu cử tự do thông qua đó chọn ra các cơ quan “tam quyền phân lập” và nguyên thủ quốc gia. Thì chế độ CSVN bầu cử kiểu này:
“Đảng cử, dân bầu và MTTQ cánh tay nối dài của đảng quán triệt trúng cử”
Đảng CSVN chỉ “độc quyền” chứ có “tam quyền phân lập” hồi nào đâu? Vậy mà ông phó “giáo sư” dám nói: Độc lập tự do của HCM là giống như chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên!? – Sao ông “Phó” giáo sư /TS Phạm Xanh lại ôm hết “trí tuệ” của loài bò, không chừa cho chúng nó tí nào thế?
Củng “hót” y hệt như vậy, Nguyên Đại sứ Nguyễn Quang Khai:
“Trên thế giới có rất nhiều lãnh đạo, lãnh tụ nổi tiếng và tài giỏi, nhưng tôi thấy chưa ai có khát vọng độc lập-tự do như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó chính là khát vọng độc lập-tự do của dân tộc Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của nguyện vọng đó”.(!?).
“tôi chưa thấy ai có khát vọng độc lập-tự do như Chủ tịch Hồ Chí Minh”
(Cựu Đại sứ Nguyễn Quang Khai)
Mà khát vọng tha thiết của Hồ Chí Minh còn lưu lại trong các tư liệu CSVN là: “Để cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới, tôi sẵn sàng mua chiến thắng đó dẫu phải đốt sạch cả dãy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người VN cuối cùng” (lời HCM-).
Hồ chí Minh dứt khoát với khát vọng duy nhất là (chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới) chứ không phải là Độc Lập tự do cho dân tộc Việt nam, ngày nay CNXH nó như thế nào trên toàn thế giới thì ngay cả người chưa từng cấp sách đến trường còn biết được thì quí vị “khoa bảng” ấy không lẽ “mù lòa” hơn?
“Tôi chưa thấy ai có khát vọng độc lập-tự do như Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Cựu Đại sứ Nguyễn Quang Khai)!?. Có thể đúng là như vậy… còn hơn thế không chỉ có ông cựu đại sứ, mà cả thế giới chắc củng chưa ai từng thấy vì “khát vọng độc lập tự do” mà ra lệnh đè dân mình ra giết tới gần 200.000 (CCRĐ) để báo công với nước ngoài là mình đã nhiệt liệt nghiêm túc vâng lệnh (Nga –Tàu) như thế.
Nói thật, các vị đừng buồn, nhìn gương mặt và nghe các vị “hót” mà người dân cứ ngỡ quí vị là các bệnh nhân “tâm thần” nặng.
29/8/2015
TIN VIÊT NAM
Không có tù nhân chính trị trong đợt ân xá 2/9
28.08.2015
Không có tù nhân chính trị nào được phóng thích trong đợt ân xá mà truyền thông nhà nước gọi là ‘lớn nhất từ trước đến nay nhân 70 năm ngày Quốc khánh 2/9’.
Việt Nam hôm nay loan báo sẽ trả tự do cho hơn 18 ngàn tù nhân, bắt đầu từ thứ Hai tuần tới.
AFP dẫn lời Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 28/8 công bố ‘Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá 18.298 tù nhân… nhưng trong số này không có người nào phạm tội về an ninh quốc gia’.
Trong khi đó, AP dẫn phát biểu của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cho hay số tù nhân được ân xá là 18.539 người.
Ông Giang Sơn nói thêm rằng: "Đợt ân xá này phản ánh tính nhân đạo của Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam, nhằm khuyến khích các tù nhân trở thành công dân hữu ích cho xã hội".
Những người sắp được thả sớm là các tù nhân phạm tội từ hối lộ, buôn ma túy, buôn người, tới sát nhân.
Trong danh sách ân xá không có tù nhân nào thọ án vì vi phạm điều 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ hay điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ của Bộ Luật hình sự, những tội danh Việt Nam thường áp dụng đối với những nhà hoạt động hay những nhân vật bất đồng chính kiến.
Nhấp vào để nghe phần âm thanh
- Danh mục
- Tải
Việt Nam lâu nay bị các chính phủ phương Tây và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới mạnh mẽ lên án về chính sách không dung chấp bất đồng chính kiến cùng những vi phạm có hệ thống về nhân quyền trong đó có quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
Bất chấp những lời kêu gọi từ quốc tế, đặc biệt từ Hoa Kỳ, vẫn còn nhiều tù nhân chính trị đang bị cầm tù tại Việt Nam.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói việc đặc xá chỉ dành cho phạm nhân hình sự, không dành cho tù nhân lương tâm nêu bật chính sách nhân quyền của Việt Nam:
“Đây là một chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam không hề thay đổi trong chính sách nhân quyền của họ, cho thấy họ không ưu tiên cho tầm quan trọng của việc phóng thích những tù nhân lương tâm, những người lẽ ra đã không phải bị cầm tù vì các hoạt động ôn hòa thúc đẩy tiến bộ xã hội hay chỉ trích nhà nước. Cộng đồng thế giới cần tiếp tục áp lực Việt Nam tôn trọng nhân quyền cho tới khi nào Hà Nội hiểu và chấm dứt cầm tù công dân chỉ vì họ có quan điểm trái với nhà nước”.
Hà Nội khẳng định không có tù nhân lương tâm, không hề có sự phân biệt giữa tù nhân chính trị hay tù nhân thường phạm mà chỉ có những người phạm pháp mới bị xử lý.
Tuy nhiên, các tù nhân lương tâm tại Việt Nam cho biết có một sự phân biệt rất rõ ràng ngay từ trong trại giam.
Tôi thấy thật nực cười cho một xã hội mà những người đóng góp xây dựng để quê hương đất nước giàu đẹp, phát triển hơn thì lại bị ngược đãi trong khi những người phạm tội thật sự thì được ưu ái một cách đặc biệt. Tôi thấy dường như ở Việt Nam mình không thích những người đóng góp cho xã hội hay sao đấy.
Cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, nhà hoạt động Công giáo trẻ vừa mãn hạn tù hôm 26/8 sau 4 năm thọ án về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’, nói với VOA Việt ngữ:
“Có một sự phân biệt rất rõ ràng. Tù nhân chính trị bị giam cách ly ra một khu hoàn toàn cách biệt, rất nhỏ. Hoàn toàn phân biệt đối xử từ việc tắm rửa, nước nôi, cho tới giờ giấc ăn uống cũng rất khắt khe, gò bó, cùng nhiều cách đàn áp tinh vi. Một trong những khó khăn nhất đối với tù nhân chính trị là việc tiếp cận thông tin và việc tiếp nhận các tiếp tế từ gia đình cũng bị hạn chế”.
Nhà hoạt động Minh Nhật cho biết để được xét ân xá, yếu tố quan trọng nhất đối với các tù nhân chính trị là phải ký bản cam kết ‘nhận tội’ và ‘xin khoan hồng’.
“Trong quá trình bị giam, họ cũng luôn có những buổi tới nói chuyện với tôi về việc ‘giảm án’, đề nghị tôi ký các bản cam kết thế này thế kia. Tôi không phạm tội, tôi không ký, họ thấy họ sai thì họ cứ thả chứ tôi không ký bất kỳ văn bản nào nói tôi phạm cái tội mà họ quy chụp. Tôi không cần họ giảm, tôi không cần họ bớt một ngày nào trong tội danh họ quy cho tôi vô lý như thế”.
Cựu tù nhân lương tâm này nói không phóng thích một tù nhân chính trị nào trong đợt đặc xá hơn 18.000 người lần này là một điều trớ trêu, mang lại phản ứng ngược:
“Họ nghĩ không thả tù nhân chính trị làm cho chúng tôi sợ, nhưng thật ra đó là một dấu hiệu của sự hy vọng. Hy vọng ở chỗ các tù nhân chính trị không cần sự giảm án, không cần sự ân xá vì họ đã đạt được điều gì đó trong diễn biến thời sự. Tôi thấy thật nực cười cho một xã hội mà những người đóng góp xây dựng để quê hương đất nước giàu đẹp, phát triển hơn thì lại bị ngược đãi trong khi những người phạm tội thật sự thì được ưu ái một cách đặc biệt. Tôi thấy dường như ở Việt Nam mình không thích những người đóng góp cho xã hội hay sao đấy”.
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết trong số tù nhân được ân xá năm nay có 34 người nước ngoài, nhiều nhất là công dân Trung Quốc, 16 người. Ngoài ra, còn có 6 người Lào, 1 người Thái, 2 người Úc, 6 người Malaysia và 2 người quốc tịch Philippines.
Hàng loạt các tờ báo của nhà nước mô tả đây là đợt đặc xá lớn nhất trong lịch sử, nhưng AFP dẫn lời giới hữu trách cho hay đợt ân xá lớn nhất là hồi năm 2009, với 20.599 tù nhân được thả.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương trong cuộc họp báo ngày 28/8 ở Hà Nội từ chối không cho biết tổng số tù nhân đang bị giam cầm tại Việt Nam là bao nhiêu, viện dẫn lý do các số liệu này là ‘bí mật quốc gia không thể tiết lộ’.
Lời kể của những cô gái trẻ bị bán sang Trung Quốc
Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2015-08-29
2015-08-29
Việc lừa những phụ nữ sang Trung Quốc rồi bán cho những kẻ môi giới là một vấn nạn đang diễn ra tại các tỉnh miền bắc, nhất là các tỉnh vùng biên.
Thông tín viên Hoàng Dung của Đài Á Châu tự do có dịp liên lạc được với hai cô gái trẻ bị bán sang Trung Quốc, nhưng may mắn tìm cách trốn thoát lại về Việt Nam, và được họ kể lại vụ việc.
Quá trình chạy trốn
Đối với rất hầu hết các trường hợp khi bị bán sang Trung Quốc rồi thì việc thoát được là chuyện hết sức khó khăn. Lý do vì nạn nhân không biết tiếng Trung Quốc, không thông thuộc địa hình và bị trông chừng rất nghiêm ngặt.
Hai cô Lý Thị Minh, Lý thị Sua nằm trong số may mắn ít ỏi chạy thoát khỏi Trung Quốc để về Việt Nam. Trước hết cô Lý Thị Minh cho biết.
‘‘Sau khi tôi đã sinh được một thằng con Trai cho ông Phe thì tôi được tự do hơn mà không bị gò bó như trước nữa và được dùng điện thoại. Và từ đó tôi đã lấy lòng gia đình ông Pay Long Phe. Sau nhiều lần năn nỉ tôi xin về Việt Nam để gặp bố mẹ và người thân thì đến ngày 22/7/2015, ông Phe đồng ý và đưa tôi về đến biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Lúc đầu ông tính sẽ về gặp gia đình nhưng sau khi suy nghĩ lại ông quyết định ở bên kia biên giới để chờ tôi 3 ngày.
Cũng trong ngày 22/7/2015 ông Phe đã nhờ một người phụ nữ dắt tôi qua biên giới và tôi được gặp gia đình đón ở cửa khẩu Săm Pun, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang và đưa tôi về nhà. Ngày 23/7/2015, tôi đã gọi điện thoại để báo cho ông Pay Long Phe biết là tôi không quay trở lại Trung Quốc. Nhưng Ông ta và người đàn bà dẫn đường đã gọi lại để thuyết phục tôi trở lại với ông nhưng tôi từ chối.”
Cô Lý Thị Sua cũng kể về trường hợp của bản thân:
‘‘Vào trưa ngày 29/04/2011 tôi và chị Lý Thị Sinh bị ông Sùng Sái Lự và 2 người đàn ông khác đem đi cho tới khoảng 3h chiều thì họ tách chúng tôi đi 2 nơi. Khi ấy chúng tôi khóc lóc van xin, sau đó ông Sùng Sái Lự dọa sẽ gọi điện thoại cho 2 người lúc nãy đến sẽ giết. Vì thế chúng tôi phải chấp nhận nghe lời ông Sùng Sái Lự. Đến khoảng 17 giờ ngày 29/04/2011, tôi bị đưa đến nhà ông Sùng Sái Lự trong gia đình có vợ và có 2 người con, và một người phụ nữ. họ canh chừng tôi cận thận vì sợ tôi trốn thoát.
Tôi rất mong muốn phía chính quyền Việt Nam bắt những kẻ buôn bán chúng tôi ra trước pháp luật để trừng họ thích đáng để tôi không còn sợ hại nữa.
- Cô Lý Thị Sinh
Ngày 30/04/2011 tôi chứng kiến ông Sùng Sái Lự là người Hmông Trung Quốc đã bán một người cô gái Hmông tên là Sia và ông này đi đón nhiều cô gái khác về để bán. Đến ngày 05/05/2011, lợi dụng sơ hỡ của gia đình ông Sùng Sái Lự tôi trốn thoát và được 2 người dân Trung Quốc giúp đỡ, sau đó họ dẫn tôi đến gặp công an Trung Quốc đưa về đến cửa khẩu Săm Pun, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam họ dặn tôi không được nói với công an Việt Nam rằng cô được công an Trung Quốc giúp mà chỉ nói cô đã gặp được người tốt đưa về. Vào sáng ngày 06/05/2011 tôi được gia đình đón về nhà khi công an huyện Mèo Vạc đã thông báo cho công an huyện Bảo Lâm.”
Hai cô Minh và Sua cho biết thêm trong đợt bị lừa hồi năm 2011 còn có cô Lý Thị Sinh; tuy nhiên đến nay không biết tin tức gì của cô này. Lý Thị Sua chia sẻ về cô Lý Thị Sinh:
“Sau khi chúng tôi bị tách 2 người ra 2 nơi khác nhau và tôi đã khóc lóc xin được gọi điện gặp chị Sinh, vì thế ông Sùng Sái Lự đã chúng chúng tôi được nói chuyện khoảng 2 phút vì chúng tôi nói chuyện bằng tiếng phổ thông. Từ ngày chúng tôi gọi điện vào 01/05/2011 cho đến nay gia đình tôi không biết chị Sinh sống ở đâu, có còn sống nữa hay không?”
Sau khi thoát được về gia đình, vào ngày 17/07/2011 cô Lý Thị Sua nhận diện được một trong ba người đã lừa bán mình và bán chị Sinh và chị Minh sang Trung Quốc trong bữa chợ ở xóm Khuổi Vin nên cô đã làm đơn tố cáo đến công an Cao Bằng cũng như công an huyện Bảo Lâm. Đó là ông Lò Văn Hiền mà theo người dân ông này sống tại xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. Cô Sua đã liên lạc với anh trai báo với công an sau đó công an huyện bắt Lò Văn Hiền. Tuy vậy sau một thời gian ngắn ông Dương Minh Hải là phó trưởng công an huyện Bảo Lâm đến gia đình cô Sua thông báo rằng công an đã điều tra và xác minh thấy ông Hiền không phải là tội phạm nên đã thả và Ông Hải khẳng định ông Hiền không phạm tội. Từ đó gia đình không thấy ông Hiền xuất hiện.
Vào ngày 24/08/2015 sau khi trở về Việt Nam cô Lý Thị Minh cũng tiếp tục làm đơn tố cáo những người bán mình sang Trung Quốc và nhờ công an phối hợp để tìm cô Lý Thị Sinh chưa biết sống chết thế nào. Tuy vậy vẫn chưa thấy chính quyền trả lời.
Nỗi ám ảnh
Dù thoát được trở về Việt Nam và được sum họp với gia đình, nhưng hai cô Lý thị Minh và Lý Thị Sua cho biết vẫn luôn bị ám ánh bởi những ngày tháng sống bên Trung Quốc nhất là khi đang còn người chị hiện không có thông tin.
Cô Lý Thị Minh tâm sự.
“Từ ngày tôi được về nhà thì tôi rất mừng nhưng tôi cũng rất lo lắng và không dám ra ngoài sợ bị nhóm của ông Lò Văn Hiền trả thù và sợ bắt cóc sang Trung Quốc tiếp. Hiện nay gia đình tôi cũng lo lắng cho tôi nên không đi làm thêm được. Mặt khác tôi không biết tương lai tôi sẽ làm gì và ra sao”?
Khi hỏi về nguyện vọng thì cô Lý Thị Sinh cho biết:
“Ước mong sẽ giải cứu được chị Lý Thị Sinh và nhiều thiếu nữ đang bị bán ở Trung quốc được về đoàn tụ với gia đình và tôi rất mong muốn phía chính quyền Việt Nam bắt những kẻ buôn bán chúng tôi ra trước pháp luật để trừng họ thích đáng để tôi không còn sợ hại nữa.”
Cái này tôi chưa nắm được đâu, nếu anh cần anh phải nhắn tin rõ địa chỉ cụ thể tên tuổi tôi mới kiểm tra lại được.
- Công an huyện Bảo Lâm
Chúng tôi có liên lạc với văn phòng công an huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng để hỏi về vụ việc của hai cô Lý thị Minh và Lý thị Sua cũng như đơn tố cảo của họ thì một viên chức ở đó trả lời:
“Cái này tôi chưa nắm được đâu, nếu anh cần anh phải nhắn tin rõ địa chỉ cụ thể tên tuổi tôi mới kiểm tra lại được.”
Anh Hoàng Văn Tính, một người dân địa phương, khi được hỏi về trường hợp của ba cô gái vừa nêu cho biết:
“3 cô gái đã mất tích từ năm 2011, cô Sua đã về được gia đình từ ngày 06/05/2011. Còn cô Minh về được một tháng, còn Lý Thị Sinh chưa biết tin tức gì, chưa liên lạc được, không biết còn sống hay đã chết”?
Để kết thúc, chúng tôi mượn lời của cô Huỳnh Thục Vy, thành viên của tổ chức xã hội dân sự độc lập có tên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, nói về việc làm nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán phụ nữ Việt sang các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc:
“Nhằm ngăn chặn không để có trường hợp nào bị lừa bán nữa và sẽ đưa ra trước công luận biết. Hội sẽ hỗ trợ một ít về mặt kinh tế cho các nạn nhân nhưng hội muốn được gặp các nạn nhân để hiểu rõ về tình hình để đưa ra truyền thông và để viết báo cáo”.
Sinh con thứ 3 bị phạt và không được làm giấy khai sinh
Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2015-08-27
2015-08-27
Trong những ngày qua, người dân trên một số xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang phản đối việc sinh con thứ 3 trở lên bị chính quyền xã không làm giấy khai sinh cho các em để các em được đi học, còn nếu làm thì bị phạt.
Phản đối của người dân.
Chính phủ Hà Nội từng ban hành nghị định xử phạt những đối tượng sinh con thứ ba với mục đích được nói nhằm giảm tình trạng tăng dân số. Cụ thể theo Khoản 2 điều 2 Nghị định 114/2006/NĐ-CP thì: đảng viên sinh con thứ ba trở lên sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ; thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức, và người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.
Tuy nhiên, theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ 31/12/2013) thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP thì không đề cập gì đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba” nữa. Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai. Do đó những quy định xử lý việc sinh con thứ 3 cũng sẽ phải thay đổi đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
Mặc dù Chính phủ đã có Nghị định mới, không đề cập đến việc xử phạt hành chính khi sinh con thứ 3. Thế nhưng, UBND xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) vẫn dựa theo quy định cũ, bắt người dân nộp phạt, mới được làm giấy khai sinh bản sao cho con.
Chị Nguyễn Thị Bình ở xóm 6 xã Diễn Thành, huyễn Diễn Châu, Nghệ An cho biết.
“Nhà em đi làm giấy khai sinh thì họ nói là chưa nạp tiền kế hoạch hóa gia đình nên họ không làm giấy khai sinh bản sao, giấy khai sinh bản gốc thì có rồi còn giấy khai sinh bản sao để nạp cho nhà trường thì họ không làm”
Không những ở xã Diễn Thành mà ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu có đến gần 60 em bé từ 3 – 6 tuổi không được làm giấy khai sinh, không được đi học với lý do là gia đình không có tiền nộp phạt khi sinh con thứ 3 trở lên (mỗi em phải nạp 2 triệu đồng) dù điều này không được pháp luật quy định.
Không những ở xã Diễn Thành mà ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu có đến gần 60 em bé từ 3 – 6 tuổi không được làm giấy khai sinh, không được đi học với lý do là gia đình không có tiền nộp phạt khi sinh con thứ 3 trở lên (mỗi em phải nạp 2 triệu đồng) dù điều này không được pháp luật quy định.
Khi đi xin giấy khai sinh cho con thứ 3 thì xã nói phạt 2 triệu VND nhưng mà sau đó tôi hỏi chủ trương này của nhà nước sao nhà nước nói không phạt sao mà bên xã nói là phạt 2 triệu VND, nhưng xã trả lời cái này là dân tự nguyện phải đóng ra 2 triệu họ mới cho giấy khai sinh
Anh Cao ở xã Diễn Đoài
Anh Cao ở xã Diễn Đoài cho biết.
“Khi đi xin giấy khai sinh cho con thứ 3 thì xã nói phạt 2 triệu VND nhưng mà sau đó tôi hỏi chủ trương này của nhà nước sao nhà nước nói không phạt sao mà bên xã nói là phạt 2 triệu VND, nhưng xã trả lời cái này là dân tự nguyện phải đóng ra 2 triệu họ mới cho giấy khai sinh, còn khi mà anh không đóng 2 triệu hoặc là gia đình anh khó khăn hộ nghèo hoặc vô dạng đặc biệt thì làm đơn thì người ta giảm cho 500.000đ là nạp 1,5 tr VNĐ khi đó họ mới cho”.
Anh Hòa ở xã Diễn Đoài tiếp lời.
“Nó bảo là qua kế hoạch sinh con thứ 3 theo kế hoạch của nhà nước nên bị phạt hành chính”.
Chị Thanh ở xã Diễn Thịnh chia sẻ thêm.
“Hồi trước 2 triệu mà làm giấy khai sinh cho trẻ thứ 3 là họ bắn về trong giấy sản lượng. Giờ bé được 8 tháng rồi mà em lên xã hỏi là giờ muốn để lấy giấy khai sinh có can gì không thì họ nói là đưa 2 triệu lên nạp là có giấy khai sinh”
Số tiền mà đóng phạt khi sinh con thứ 3 thì xã nói đây là tiền ủng hộ nhưng lại không cho dân biết tiền ủng hộ này để làm gì.
Anh Cao cho biết thêm.
“Xã nói là cái tiền ủng hộ, nhưng tiền ủng hộ này để làm cái chi vô mục đích chi thì tôi sẵn sàng tôi ủng hộ ngay. Nhưng họ không cho biết lai lịch cái đồng tiền này để làm cái gì họ nói là đẻ con thứ 3 trái pháp luật là bị phạt 2 triệu họ chỉ nói vậy thôi”
Khi người dân hỏi tiền phạt này dùng vào mục đích gì thì chính quyền xã không trả lời được và dân nhất quyết không đóng.
“Giáo dân nói là họ không đóng nhưng chính quyền bắt họ đóng, giáo dân thấy đồng tiền này không đúng với những việc họ làm nên giáo dân nói họ không đóng”
Xã bảo là nạp 2 triệu, nhưng gia đình nạp phạt bao nhiêu thì họ cũng nhận chứ không bắt phải nạp đúng số tiền đó, nếu đây là quy định của xã thì làm gì có chuyện lấy không đúng vậy.
Anh Hòa chia sẻ.
“Cũng có nhà thì nộp 500.000đ cũng có nhà nạp 1tr VNĐ, 1,5tr VNĐ nó lấy lung tung chứ không lấy được 2tr VNĐ”
Bên cạnh những người sinh con thứ 3 bị phạt thì lại có những gia đình sinh con thứ 3 đi làm giấy khai không bị phạt vì có người thân là cán bộ xã.
Chị Bình cho biết.
Chị Bình cho biết.
Từ trước đến nay thì việc sinh con thứ 3 đã bao giờ vi phạm hành chính đâu, chỉ những người làm trong cơ quan nhà nước mới bị gọi là cảnh cáo phạt về đảng thôi
luật sư Trần Thu Nam
“Họ vẫn làm được giấy khai sinh, hình như ông của họ xuống họ vẫn làm bình thường dù vẫn có giấy nộp phạt lần thứ 3”
Ý kiến của chính quyền và luật sư.
Để tìm hiểu thông tin chúng có liên lạc với bà Nguyễn Thị Liên phó trưởng phòng tư pháp huyện Diễn Châu bà cho biết.
“Cái việc phạt là theo quy định của pháp luật chứ không phải là miễn phạt là phạt còn trường hợp cụ thể cô không nói cụ thể được cái phạt luôn luôn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đăng ký quản lý hộ tịch”.
Cô Nguyễn Thị Liên cho biết đây là không phải chủ trương của huyện mà là do pháp luật quy định, tuy nhiên theo quy định mới của pháp luật không đề cập đến việc phạt khi sinh con thứ 3 nữa.
“Không phải cái việc phạt là chủ trương của huyện mà phạt do văn bản chủ trương của nhà nước”.
Để tìm hiểu thêm về các quy định của pháp luật chúng tôi có liên lạc với luật sư Trần Thu Nam và luật sư cho biết.
“Từ trước đến nay thì việc sinh con thứ 3 đã bao giờ vi phạm hành chính đâu, chỉ những người làm trong cơ quan nhà nước mới bị gọi là cảnh cáo phạt về đảng thôi ”
Còn đối với những việc cán bộ không làm giấy khai sinh cho các em chưa nạp phạt thì luật sư cho biết thêm.
“Việc đó là vi phạm nhân quyền”
Tình trạng các địa phương tùy tiện giải thích và áp dụng luập phát tại Việt Nam diễn ra lâu nay, nhất là tại những vùng nông thôn, vùng sâu - vùng xa nơi mà người dân bị cho là thiếu hiểu biết về pháp luật.
Thực tế ở một số xã ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An như vừa nêu cho thấy cán bộ địa phương không thực hiện tốt nhiệm vụ là giúp cho dân hiểu luật và mọi người trong xã hội kể cả các cán bộ cũng phải thực hiện khẩu hiệu mà Việt Nam đưa ra lâu nay ‘sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật’http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fine-for-the-thrird-child-08272015074650.html
Việt Nam phạt hai tờ báo 63 triệu đồng
- 28 tháng 8 2015
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Việt Nam xử phạt hai cơ quan báo chí với tổng số tiền 63 triệu đồng.
Quyết định hôm 27/8 của Thanh tra Bộ nói báo điện tử Người đưa tin đăng bài “Trung Quốc đã đi quá đà trong căng thẳng ở Biển Đông”, có thông tin “sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng”.
Bài này lên mạng hôm 24/7, hiện vẫn còn truy cập được trên trang web của Người đưa tin.
Báo này, của Hội Luật gia Việt Nam, cũng đã “thực hiện không đúng quy định trong giấy phép hoạt động báo chí” và “đăng tải một số bài viết có nội dung mê tín, dị đoan”.
Vì ba hành vi trên, tờ báo bị phạt 38 triệu đồng.
Một quyết định khác cùng ngày 27/8 xử phạt 25 triệu với báo Tuổi trẻ Thủ đô vì quảng cáo các sản phẩm thực phẩm chức năng BIG MAN, viên đường huyết Astragalus, Nga Phụ Khang, Viên xương khớp.
Nội dung bị cho là “không phù hợp với nội dung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận”.
Trong một loan báo khác ngày 28/8, Bộ TT&TT nói đã thu hồi Thẻ nhà báo của ông Nguyễn Hồng Lực thuộc Tạp chí Công thương thuộc Bộ Công thương.
Nguyên do là ông Lực “chưa có trình độ đại học nhưng khai không trung thực khi xét cấp thẻ”.
Năm ngoái, Bộ TT&TT Việt Nam đã xử phạt vi phạm hành chính 108 vụ việc tại các cơ quan báo chí, xuất bản, trang thông tin điện tử, với tổng số tiền phạt hơn 2,5 tỷ đồng.
Nên tổ chức tuyển sinh Đại học, Cao đẳng như thế nào?
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-08-28
2015-08-28
Trước đây, học sinh năm cuối của bậc trung học phổ thông muốn học tiếp Đại học phải trải qua hai kỳ thi: Tốt nghiệp PTTH và tuyển sinh Đại học. Trong lúc kỳ thi tốt nghiệp PTTH bị coi là vô ích, kỳ thi tuyển sinh Đại học bị coi là quá căng thẳng và lãng phí.
Năm 2015, hai kỳ thi nói trên đã được Bộ GD&ĐT gộp lại làm một trong khuôn khổ một kỳ thi PTTH quốc gia. Theo cách tuyển sinh mới này sau khi các thí sinh có điểm rồi mới tham gia xét tuyển vào Đại học. Không chỉ thế, mọi năm thí sinh chỉ có một bộ hồ sơ, trượt là không có cơ hội thứ hai, thì năm nay các em được quyền rút hồ sơ, được thay đổi lựa chọn ban đầu.
Nhận xét về cuộc thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2015, ông Hoàng Oanh, một chuyên gia giáo dục ở Hà nội ghi nhận:
“Cách làm này cũng tiến bộ hơn, gần giống như cách làm của các nước có nền giáo dục tiên tiến. Kết quả của kỳ thi năm nay phản ảnh gần với sự thật hơn về trình độ của học sinh, là những con số đã đáng tin cậy hơn. Điều đáng ghi nhận nữa của kỳ thi là cho học sinh sau khi biết điểm thi mới đăng ký vào khoa hay trường Đại học, Cao đẳng, như vậy, giúp các em được chủ động hơn.”
Tuy vậy, việc rất nhiều thí sinh đã phải chạy như con thoi từ trường này sang trường khác, chen chúc chờ đợi nộp và rút hồ sơ; nhiều phụ huynh đã phải bỏ công việc, mất ăn mất ngủ để cùng con tính toán điểm, lựa chọn trường. Bà Huệ ở Thái nguyên, một phụ huynh có con tuyển sinh vào Đại học năm nay cho biết:
“Thi đợt vừa rồi xong là phải bàn tán nhau xem là kế hoạch đăng ký (tuyển sinh Đại học) như thế nào, phải bỏ công bỏ việc để đưa các cháu đi chứ để các cháu đi một mình thế nào được? Tưởng là giảm tải nhưng chả giảm được tý nào, mà còn mệt mỏi hơn.”
Tưởng là giảm tải nhưng không giảm tải, tưởng là tiết kiệm tiền nong nhưng hóa ra không phải. Tôi không hiểu tại sao cho đến bây giờ họ vẫn nói đấy là cách tuyển sinh ưu việt giúp cho học sinh.
- Một Giáo sư
Chính vì thế, nhiều người đánh giá nửa chặng đầu kỳ thi THPT quốc gia diễn ra suôn sẻ, nhưng chặng sau xét tuyển vào các trường Đại học lại phát sinh nhiều rắc rối, gây nên nhiều xáo trộn. Một Giáo sư thuộc Hội đồng Giáo dục Quốc gia, không muốn nêu danh tính nhận xét:
“Tưởng là giảm tải nhưng không giảm tải, tưởng là tiết kiệm tiền nong nhưng hóa ra không phải. Tôi không hiểu tại sao cho đến bây giờ họ vẫn nói đấy là cách tuyển sinh ưu việt giúp cho học sinh. Tôi nghĩ rằng cách tổ chức thi như thế này không giải quyết được bất cứ cái gì hết, mà chỉ rối rắm hơn thôi.”
Theo VnExpress cho biết, ngày 21/8, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã nhận trách nhiệm về những bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên đã gây phiền hà, tốn kém cho người dân. Nguyên do chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của những giải pháp. Tuy vậy, GS. Ngô Bảo Châu thì cho rằng cần phải ghi nhận cố gắng của Bộ GD&ĐT trong việc đảm bảo cho sự trung thực của kỳ thi năm nay. Theo ông, nếu so sánh với những năm trước, có thể coi đây là một thành tích đáng kể.
Trả lời câu hỏi “Nên tổ chức kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng thế nào vừa phù hợp với tình hình cụ thể, vừa đảm bảo chất lượng và sự công bằng?”
Nếu các trường Đại học có quyền tự chủ
Bộ GD&ĐT đã can thiệp quá nhiều, quá sâu vào quy trình xét tuyển của các trường đại học, là nguyên nhân gây ra rối rắm như vừa qua. Vị Giáo sư thuộc Hội đồng Giáo dục Quốc gia khẳng định:
“Cái căn bản nhất như của phương Tây và các nước khác là quyền tự chủ là của trường Đại học. Cái quyền tự chủ là điều hết sức quan trọng, ví dụ như cùng một môn toán nhưng mục tiêu ra trường của mỗi trường là khác nhau. Vì vậy phải giao quyền tự chủ cho trường Đại học đó họ ra đề gì để phù hợp với nghề nghiệp đó.”
Nói về phương án tuyển sinh Đại học mới, ông cho biết:
“Các trường Đại học có mục tiêu đào tạo khác nhau lắm, cho nên phải để cho họ tự chủ, kể cả trong việc tuyển sinh. Vì họ đã có khả năng đào tạo 4 hay 5 năm gì đó với giáo trình giảng dạy của họ, thì họ cũng có thừa khả năng để tuyển sinh vào. Nếu chúng ta giao quyền tự chủ cho các trường Đại học trong công tác tuyển sinh thì sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề.”
Giải pháp giao quyền tự chủ cho các trường Đại học sẽ là nguyên nhân và mầm mống dẫn đến việc chạy điểm và gian lận trong tuyển sinh. Ông Hoàng Oanh cảnh báo:
“Nguời Việt Nam ta có câu tục ngữ: “Đừng thấy đỏ ngỡ là chín”. Hai tiếng “tự chủ” nghe rất hay, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay ở VN, không thể để cho các trường hoàn toàn tự chủ vì sẽ dẫn tới cảnh “tự tung tự tác”, các trường sẽ chỉ tự lo cho quyền lợi của các “nhóm lợi ích” trong trường. Khi ấy, không cần học lực, chỉ cần quen biết là có thể đỗ. Nên nhớ, trước năm 2002 tình trạng này đã từng xảy ra. Và chỉ nhờ có chấn chỉnh bằng kỳ thi “ba chung”, việc thi cử, tuyển chọn mới nghiêm túc hơn và chuyện “chạy cửa sau” đã khó thực hiện.”
Nếu chúng ta giao quyền tự chủ cho các trường Đại học trong công tác tuyển sinh thì sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề.
- Một Giáo sư
Bộ GD&ĐT vẫn phải giữ vai trò trung tâm trong việc quản lý trên cơ sở tổ chức một kỳ thi ba chung, đó là: Chung đề, chung thời gian và sử dụng chung kết quả thi. Còn lại việc tuyển chọn thì giao thẳng cho các trường Đại học chịu trách nhiệm. Ông Hoàng Oanh nhận định:
“Nên vẫn giữ cách tổ chức “hai trong một” như vừa qua, Bộ vẫn quản lý việc thi tuyển (ra đề thi, quản lý dữ liệu thi), đến khâu tuyển chọn thì giao cho các trường trên cơ sở kết quả thi do Bộ công bố. Các trường Đại học nhận đăng ký của thí sinh, mỗi thí sinh chỉ được nộp vào một trường để tránh hiện tượng “ảo” gây lộn xộn. Trường nào nhận đủ thì công bố điểm xét tuyển. Học sinh chưa trúng hoặc đã trúng tuyển nhưng muốn thay đổi nguyện vọng có thể rút hồ sơ để chuyển sang trường khác. Sau 1 thời gian thì Bộ tuyên bố kết thúc. Quá trình này, Bộ cần tăng cường kiểm tra để đảm bảo công bằng. Thế là đủ!”
Câu hỏi này đã được chúng tôi hỏi bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT thì bà Phụng đã từ chối trả lời.
Để có được một phương án tuyển sinh thật tốt và đạt hiệu quả trong các năm tới thì trước hết Bộ GD&ĐT phải có giải pháp về cán bộ. Ông Hoàng Oanh đề nghị:
“Trước hết, Bộ cũng như các trường Đại học, Cao đẳng, các Sở phải cải cách con nguời. Cán bộ phải được lựa chọn là những nguời có năng lực, tinh thông nghiệp vụ và liêm chính. Có như thế mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp.”
Để có lực lượng cán bộ như đề nghị vừa nêu cần có thời gian đào tạo và hướng tuyển sinh mà Bộ Giáo dục- Đào tạo Việt Nam vừa áp dụng cũng cần nghiên cứu, chuẩn bị thật đầy đủ trước khi thực hiện tránh những bất cập như vừa qua.
Mùa tuyển sinh 2015, vì sao vỡ trận ngay từ đầu?
Cát Linh, phóng viên RFA
2015-08-26
2015-08-26
Mùa tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2015 vừa qua gây nên rất nhiều hoang mang không những cho cả thí sinh và người nhà của các cô cậu cử nhân tương lai, mà còn là sự bức xúc của rất nhiều những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà.
Đài Á Châu Tự do chúng tôi có loạt bài phóng sự nói về sự kiện này cũng như ghi nhận ý kiến của các chuyên gia giáo dục về hình thức cải tổ tuyển sinh trong tương lai, bắt đầu với bài tìm hiểu về nguyên nhân thất bại của kỳ thi ĐH-CĐ vừa qua.
“…thi hỏng mất rồi ta đợi ngày đi
Đau lòng ta muốn khóc
Đau lòng ta muốn khóc…”
Tuần lễ vừa qua, rất nhiều các thí sinh, là những cô cậu cử nhân tương lai, là thế hệ làm chủ đất nước sau này cũng có những giọt nước mắt ngắn dài sau kỳ thi tuyển sinh. Thế nhưng, họ khóc không phải vì họ thi rớt nên phải đi quân trường, mà họ khóc vì hoang mang trong cuộc chạy đua giành vé vào một cuộc thi được cho là “vô tiền khoáng hậu.”
Một cải cách chưa đồng bộ
“Cái này nó hỏng rồi. Một cái nghiệp lớn của quốc gia đã hỏng rồi. thất bại hoàn toàn. Nếu tiếp tục thì nền giáo dục còn thê thảm hơn.”
Đó là lời thốt lên từ một giáo sư của Đại học quốc gia HN không muốn nêu tên.
Lần đầu tiên, nhà nước Việt Nam thực hiện một cuộc cải cách tuyển sinh Đại học – Cao đẳng lớn nhất và cũng đặc biệt nhất trong lịch sử. Đó là sau 12 năm dùi mài kinh sử, các em học sinh sẽ được chọn và bước vào cổng trường Đại học chỉ bằng một kỳ thi cuối cấp III, gọi là thi tốt nghiệp PTTH.
Đã từ lâu, chương trình PTTH và kỳ thi tốt nghiệp PTTH là cơ sở để đánh giá tổng quát khối lượng kiến thức cơ bản mà các học sinh đã có được trong 12 năm học. Và năm nay là năm đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp PTTH đã được dùng là kỳ chi chung để quyết định con đường vào đại học của các thí sinh. Giáo sư Nguyễn Thế Hưng, trường Đại học XHNV Phan Chu Trinh cho biết mặt trái của cơ chế này:
Khi mà các em có tự do ghi tên vào các trường, đến 4 trường thì gây cho họ những băn khoăn, cân nhắc, họ phải chọn lựa, khi chọn lựa mà không chắc thì rút ra rút vào, gây những sự xáo trộn, những bức xúc. Nó là 1 cái cải tổ mà chỉ có 1 phần của vấn đề mà chưa được đồng bộ, rốt ráo
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng
“Hiện nay Việt Nam có những tiêu cực thế này, ở trung học, có những gia đình có thế lực, thì thầy cô sợ sệt hoặc lý do này khác thì họ cho điểm của các học sinh dưới trung học cao. Do đó, học bạ sẽ không phản ảnh cái trình độ của học sinh. Học bạ chỉ là 1 kênh đối chiếu vì ở Việt Nam có tiêu cực.”
Những thí sinh của kỳ thi tuyển sinh 2015-2016 dựa vào học bạ và điểm thi tốt nghiệp PTTH để quyết định chọn vào trường đại học mà mình mơ ước. Và theo tâm lý thường tình của con người thì “nhiều cho chắc”. Huống chi, theo quy định của cải cách mới, một thí sinh có quyền chọn đến 4 nguyện vọng.
Thế nhưng, cái gọi là “vô tiền khoáng hậu” diễn ra ở giai đoạn này. Kỳ thi đại học trước đây được thay bằng Giấy chứng nhận Đủ Trình Độ do một Trung tâm khảo thí cấp. Trung tâm này được thành lập tại khắp các tỉnh, thành trong nước, hoặc có thể đặt tại một trường đại học nào đó.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, người có trên 30 năm nghiên cứu về giáo dục Việt Nam cho biết cải cách là một điều tốt, khi các thí sinh biết trước điểm và khả năng của mình trước khi nộp đơn vào các trường đại học.
Tuy nhiên, rất đáng tiếc vẫn chưa có sự đồng bộ trong quá trình cải cách, ông cho biết:
“Theo tôi nghĩ thì sự thay đổi năm nay 2015-2016 tuyển sinh hay thi trung học phổ thông không được thiết kế 1 cách đồng bộ. Cái khó khăn xảy ra ở chỗ là không có sự tổ chức đồng bộ từ chỗ học sinh có điểm đến chỗ học sinh có thể lựa chọn các trường và được thu nhận vào trường. Lý do là Bộ GDĐT không để cho các trường có quyền tự chủ trọn vẹn để có thể tự mình xét tuyển và tự mình tuyển sinh, mà họ phải theo một số quy định quy chế tương đối gắt gao. Khi mà các em có tự do ghi tên vào các trường, đến 4 trường thì gây cho họ những băn khoăn, cân nhắc, họ phải chọn lựa, khi chọn lựa mà không chắc thì rút ra rút vào, gây những sự xáo trộn, những bức xúc. Nó là 1 cái cải tổ mà chỉ có 1 phần của vấn đề mà chưa được đồng bộ, rốt ráo.”
Quan điểm này được một sinh viên tên Lập, vừa tốt nghiệp trường Đại học Hufflit cho biết:
“Rồi đối với những sinh viên điểm cao thì họ được cái lợi khi họ có quá nhiều lựa chọn. Người ta nộp là người ta biết chắc chắn. Thứ hai là được nộp hồ sơ online. Thứ ba là không phải thi đại học.”
Vì đâu nên nỗi?
Bất cứ sự thay đổi thuộc phạm trù nào cũng luôn được kỳ vọng vào một kết quả tốt đẹp hơn, có hiệu quả hơn. Nhất là khi vấn đề đó ảnh hưởng đến một cục diện của xã hội, liên quan đến vận mệnh tương lai của một thế hệ của xã hội đó, thì nó càng phải được cân nhắc ở phương diện rộng và mang tầm vóc quốc tế. Bày tỏ quan điểm của mình trong kết quả của việc cải cách kỳ thi tuyển sinh năm 2015, Giáo sư Nguyễn Thế Hùng nói:
Nếu đã thi chung, dùng kết quả chung thì họ phải có 1 là điểm sàn quốc gia, 2 là điểm chuẩn chọn của các trường. Thế thì ở đây họ không tìm được điểm chuẩn chọn của các trường, thì họ đã tăng đến 4 nguyện vọng cho một trường. Điều này đã dẫn đến vỡ trận
Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn
“Một nền giáo dục của bất cứ nước nào khi mình thực hiện vấn đề gì, chẳng hạn vấn đề tuyển sinh cũng phải trên cơ sở nghiên cứu những nước trên thế giới có điều kiện tương tự như mình thì họ làm thế nào rồi trên cơ sở đó mình thực hiện. Rồi tự nhiên mình làm 1 cái khác với người ta thì mình phải cân nhắc thật kỹ.”
Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn, trường Đại học quốc gia Hà Nội cho biết lý do mà theo ông đã dẫn đến sự vỡ trận của năm cải cách đầu tiên:
“Nếu đã thi chung, dùng kết quả chung thì họ phải có 1 là điểm sàn quốc gia, 2 là điểm chuẩn chọn của các trường. Thế thì ở đây họ không tìm được điểm chuẩn chọn của các trường, thì họ đã tăng đến 4 nguyện vọng cho một trường. Điều này đã dẫn đến vỡ trận.”
Bên cạnh đó, thì việc nhận hồ sơ online trong kỳ thi tuyển sinh này cũng là một yếu tố gây bối rối cho các thí sinh, nhất là khi người ta vẫn quen với tâm lý “trao tận tay, nhìn tận mặt.” Chia sẽ vấn đề này khá nhẹ nhàng, cậu sinh viên mới ra trường tên Lập cho biết:
“Tuy nhiên đứng ở khía cạnh mình là người đi nộp đơn hoặc phụ huynh của con em mình đi nộp đơn thì để an toàn vẫn là cầm chắc trên tay, đưa vô trong trường ĐH nào đó, hoặc là rút ra đi nộp thì vẫn an toàn hơn, chắc chắn hơn, giấy trắng mực đen so với nộp online.”
Giáo dục Việt Nam sẽ còn là câu chuyện dài sau cuộc cải cách lịch sử này. Ban Việt ngữ chúng tôi xin gửi đến quí vị những bài phóng sự chi tiết khác trong phần sau.
VN: khủng hoảng thi đại học 'kiểu mới'
Cải cách chế độ thi cử và xét tuyển đại học vừa lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam năm nay đang đã gây nhiều bức xúc và trở thành đề tài bàn luận sôi nổi tại Việt Nam.
Nhiều người cho rằng việc tổ chức thi hai trong một, tức sử dụng điểm thi trung học phổ thông để xét tuyển đại học, đã được thực hiện với ý định tốt, nhằm phần nào giúp giảm áp lực thi cử và tốn kém cho sinh viên và xã hội, nhưng việc tổ chức và thực hiện còn quá nhiều bất cập.Tình trạng sinh viên nộp và rút hồ sơ tại các trường trước khi hết hạn tuyển sinh đợt một đã được ví như cảnh mua bán tại thị trường chứng khoán và thậm chí cư dân mạng đề nghị Bộ trưởng Phạm Vũ Luận từ chức.
Mới đây một cựu sinh viên đã bị bắt khi cầm tấm biển ghi "Học sinh, sinh viên không phải là chuột bạch" đứng trước trụ sở Bộ hôm 23/8 để phản đối Bộ Giáo dục về cách tổ chức tuyển sinh mới này.
Nhiều nguyên nhân
Việc "có gần 43.000 thí sinh cả nước đã thay đổi nguyện vọng, tập trung ở khoảng 30 trường đại học" gây "hoang mang, hỗn loạn và bất an trong xã hội trong mấy ngày qua," theo ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP Hồ Chí Minh nói với BBC Việt Ngữ hôm 22/8, có nguyên nhân chủ yếu là do Cục Khảo thí chưa có kinh nghiệm làm tuyển sinh."Việc Bộ để Cục khảo thí ôm đồm quản lý dữ liệu, cho thí sinh chọn bốn nguyện vọng trong một đợt phá vỡ hệ thống hướng nghiệp," ông Cường nói.
Tuy nhiên theo một cựu lãnh đạo cao cấp trong Bộ Giáo dục nói với BBC Việt Ngữ hôm 27/8 thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn đó.
"Sinh viên chưa lường được sức mình, nên nộp hồ sơ vào và khi không được thì lại rút ra chạy sang trường khác do vậy đã tạo ra khủng hoảng lớn, thí sinh thì được chọn trường tự do sau khi có điểm, đồng thời hệ thống phần mềm phục vụ tuyển sinh lại chưa hoàn chỉnh, nguồn thông tin không được đầy đủ, vì thê học sinh vẫn đổ về Hà Nội ăn trực nằm chờ.v.v," cựu quan chức Bộ Giáo dục nói.
Trong cuộc trò chuyện với BBC Tiếng Việt, Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, cho biết theo ông kỳ thi 2 trong 1 đã không thành công. Ông nói:
"Thử nghiệm này là không thành công và hậu quả của thử nghiệm này là khá nặng nề. Nó không những không giải quyết được những bất cập trong việc tổ chức những kỳ thi đặc biệt là tuyển sinh vào các trường đại học mà nó gây ra tâm lý hết sức nặng nề rằng nền giáo dục Việt Nam quá nhiều thử nghiệm, quá nhiều chủ trương, kế hoạch đề ra không sát với thực tế.
"Có thể những người thiết kế có ý định tốt và có những việc làm muốn cho tốt hơn, nhưng vì trình độ chuyên môn, vì ý thức trách nhiệm và vì không sát thực tế cho nên để xảy ra kết quả không được tốt của những chủ trương đổi mới hay là cải cách," ông Hảo nói.
Những bức xúc
Theo Giáo sư Chu Hảo vụ việc khiến gây ra làn sóng những bức xúc trong xã hội: "Chả nhẽ lại cứ để cho Bộ Giáo dục và những người phụ trách ngành giáo dục nước nhà làm hết những cải cách này, thí điểm này đến thử nghiệm khác không chỉ gây tốn kém mà còn gây ra những bức xúc trong xã hội."
Ông nói thêm: "Ngay trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học cùng lúc như thế này, đã có nhiều ý kiến của các nhà giáo và các nhà giáo dục trong nước phát biểu, mà tôi đồng tình với hầu hết, cho rằng nó không hợp lý."
Có đây cũng là suy nghĩ được nhiều người trong giới giáo dục chia sẻ. Ông Dương Thắng, giảng viên Khoa toán, Đại học Khoa học Tự Nhiên - thuộc ĐHQGHN với hơn 30 năm kinh nghiệm, nói với BBC Tiếng Việt rằng một trong những thất bại của kỳ thi 2 trong 1 lần này là cách ra đề thi.
"Tôi cho rằng cách ra đề và cách tuyển sinh trong kỳ thi vừa rồi là một thất bại lớn vì nó không phân biệt được học sinh trung bình, trung bình khá, khá, giỏi và xuất sắc v.v.
"Vì hai kỳ thi trong một nên cùng lúc phải đạt được hai mục đích: là làm sao trên 90% học sinh đỗ tốt nghiệp và vừa dùng đề đó để tuyển sinh vào đại học, mà phổ của các trường ĐH lại rất rộng, từ những trường có những đòi hỏi rất bình thường cho tới những trường đòi hỏi rất cao, mà chung một đề thì rất khó, hay có thể nói là không thể giải quyết được," ông Dương Thắng nói.
Do cấu trúc đề thi đa phần là câu hỏi dễ chỉ có 30% là câu hỏi khó đòi hỏi học sinh phải rất giỏi mới làm được do vậy dẫn đến tình trạng một số học sinh học trung bình, đượ 6-7 điểm nhưng thuộc diện được cộng thêm điểm và nhờ đó cũng bằng điểm với những học sinh rất giỏi, hay xuất sắc và như thế về thực chất sẽ không tuyển được người có năng lực thật.
Khi được nỏi nếu phải chọn một trong hai kỳ thi, cựu quan chức Bộ Giáo dục Việt Nam nói trên cho rằng nên lấy kỳ thi đại học thay vì kỳ thi THPT với lý do "qua nhiều năm chỉ có kỳ thi đại học tuyển sinh toàn quốc là tin cậy được."
Các kiến nghị
Việc thay đổi cách thức thi cử vừa qua lại một lần nữa dấy lên những câu hỏi tính cấp bách về cải cách giáo dục tại Việt Nam. Ông Hảo cho rằng nhà nước phải nhìn nhận một thực tế của ngành giáo dục "nếu cứ để cải cách giáo dục tiếp tục như thế này thì sẽ vô cùng có hại cho không những nền giáo dục mà cho sự phát triển của đất nước nói chung".
Ông kêu gọi ngưng mọi "cải tiến cải lùi mà cần tiến hành một nh giá toàn diện và hết sức khách quan"
"Không phải Bộ GD đánh giá mà phải là một ủy ban hay một bộ phận nào đó được nhà nước giao cho, đánh giá hết sức khách quan, xem xem nền GD Việt Nam hiện nay có những vấn nạn ở chỗ nào, từ khâu triết lý cho đến khâu dạy và học cụ thể.
"Sau đó nên có một ủy ban gồm các nhà chuyên môn, chứ không phải Thứ Bộ trưởng các bộ mà chính phủ tập hợp lại, vạch ra một lộ trình cải cách giáo dục triệt để và toàn diện, rồi cần thông qua QH,
thông qua chính phủ sau đó mới thực hiện chứ không thể cứ tiếp tục kéo dài tình trạng chắp vá như thế này," ông Hảo nói.
Ngoài ra ông cũng nhắc tới có ít nhất 4-5 lần tính từ năm 2004 các nhóm các nhà giáo dục, tri thức khác nhau đã gửi kiến nghị tới chính phủ và Bộ với những đề xuất cải cách giáo dục.
- Kiến nghị vào năm 2004 có nhóm của Giáo sư Hoàng Tụy và 23 giáo sư và các nhà hoạt động giáo dục đề nghị chính phủ phải xem lại toàn diện nền GD VN
- Kiến nghị vào cuối 2004 đầu 2005 của nhóm bà Nguyễn Thị Bình, tập hợp các chức sắc của Bộ GD cũ, Thứ Bộ trưởng và một số các chuyên viên, những người đã làm một khảo sát và đề xuất kiến về cải cách giáo dục được giáo sư Hảo cho là "hết sức có giá trị"
- Kiến nghị năm 2005 của Liên hiệp các hội KHKT VN về cải cách GD gửi lên QH.
- Kiến nghị của nhóm những người tham gia Viện nghiên cứu độc lập, được coi là Think Tank đầu tiên của Việt Nam
- Kiến nghị của một số nhà khoa học và nghiên cứu ở nước ngoài đứng đầu là ônng Vũ Quang Việt, Ngô Vĩnh Long .v.v.
- Kiến nghị của nhóm Đối thoại giáo dục do Giáo sư Ngô Bảo Châu chủ trì về cải cách giáo dục đại học
Việc cần làm
Ông Hảo cho rằng các những kiến nghị đó đều có những ý kiến xác đáng tuy nhiên mỗi một bản đều phản ánh quan điểm của những người nhìn từ góc độ của mình tập hợp lại.
"Tất cả những bản đó đáng ra phải được chính phủ xem xét, triệu tập, thảo luận, tổng hợp lại để giao cho một ủy ban cải cách gồm những nhà chuyên môn xem xét và đề xuất bước tiếp theo phải đi.
"Nhưng cho đến bây giờ kể cả kiến nghị của nhóm Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng không hề được tổ chức thảo luận hay được trả lời hay được đối thoại và điều đó là hết sức tệ hại," ông nói.
Ông tin rằng phải cần có một ủy ban, kể cả mời chuyên gia nước ngoài, đánh giá nghiêm túc thực trạng nền GD để biết thực bệnh, cũng như cần phải có điều tra xã hội học để làm việc này.
"Phải là các nhà chuyên môn điều tra, các nhà chuyên môn ngồi lại để vạch ra phương hướng cải cách, chứ không phải là các nhà chính trị và các nhà quản lý các bộ các ngành," ông quả quyết.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận được báo Vnexpress trích thuật giải thích "Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó có phần trách nhiệm lớn của Bộ Giáo dục là chưa cân nhắc hết tính phức tạp và hiệu ứng ngược của những giải pháp. Thay mặt Bộ, tôi xin nhận trách nhiệm về việc này".
Bộ trưởng Luận cũng thừa nhận 'những bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên gây phiền hà, tốn kém cho người dân, đồng thời công bố những chỉ đạo khắc phục trong đợt xét tuyển thứ hai'.
Được biết nay Bộ đã rút kinh nghiệm và sẽ áp dụng quy định mới trong kỳ xét tuyển đại học đợt 2, theo đó thí sinh chỉ được nộp hồ sơ ở ba trường và phải chốt ở ba trường đã chọn chứ không được rút hồ sơ chuyển sang trường khác như đợt một.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/08/150828_viet_education_two_in_one_exam