Một cuộc khảo sát toàn cầu mới cho thấy người Việt Nam tiếp tục có quan điểm rất tích cực về hình ảnh và vai trò của Mỹ trên thế giới, trong khi thái độ tiêu cực về Trung Quốc ít thay đổi và thậm chí xấu đi.
Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm thứ Ba công bố báo cáo về cuộc khảo sát quan điểm toàn cầu về Mỹ, Trung Quốc, sự cân bằng quyền lực quốc tế, và một số vấn đề chính yếu ở châu Á. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua 45.435 cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại ở 40 quốc gia từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5 năm nay. 1000 người Việt Nam được Pew phỏng vấn trực tiếp.
Thiện cảm với Mỹ
78 phần trăm người Việt Nam được khảo sát cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, trong khi chỉ có 13 phần trăm nói điều ngược lại. Quan điểm này tương đồng với đa số những nước mà Pew khảo sát, cho thấy Mỹ được quốc tế nhìn nhận với thái độ phần lớn là tích cực, 69 phần trăm.
Đại bộ phận giới trẻ Việt Nam có thiện cảm với Mỹ với 88 phần trăm những người trong độ tuổi từ 18-29 cho biết như vậy. Với nhóm tuổi 30-49 thì tỉ lệ này là 77 phần trăm và 64 phần trăm cho thế hệ từ 50 tuổi trở lên. Việt Nam là nước có cách biệt thế hệ lớn thứ hai trong tất cả những nước được khảo sát về quan điểm tích cực đối với Mỹ. Nước đứng đầu là Trung Quốc.
Ngoài ra, phần đông người Việt Nam cho rằng Mỹ là nước tôn trọng những quyền tự do cá nhân (79 phần trăm), bày tỏ sự tin tưởng cao đối với Tổng thống Barack Obama về những vấn đề quốc tế (71 phần trăm), và ủng hộ cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo do Mỹ lãnh đạo (55 phần trăm).
Dư luận thế giới không đồng tình với những phương pháp thẩm vấn mà Mỹ sử dụng đối với những nghi phạm khủng bố sau những vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 bị nhiều người coi là tra tấn. Dù vậy 43 phần trăm người Việt Nam cho rằng những phương pháp này là hợp lý so với 36 phần trăm có quan điểm ngược lại.
Nói ‘không’ với Trung Quốc
Trung Quốc nhìn chung nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng quốc tế, tuy nhiên Nhật Bản và Việt Nam là hai nước nổi bật trong cuộc khảo sát vì có quan điểm rất tiêu cực về Trung Quốc với tỉ lệ lần lượt là 89 và 74 phần trăm. 19 phần trăm người Việt Nam có quan điểm tích cực về Trung Quốc, cao hơn năm ngoái 3 điểm phần trăm. http://www.voatiengviet.com/content/khao-sat-nguoi-viet-nam-nga-manh-ve-my-quay-lung-voi-trung-quoc/2834972.html
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ họp với các vị tương nhiệm khối NATO
Từ trái: Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Jeanine Hennis-Plasschaert, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, và Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Ine Eriksen Soreide xem bản đồ ở Brussels, ngày 24/6/2015.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter hôm nay sẽ họp tại Brussels với các vị tương nhiệm trong liên minh NATO để bàn về những kế hoạch ứng phó với những hành động của Nga ở Ukraine.
Ông Carter đang thực hiện chuyến công du Châu Âu 1 tuần lễ để bàn về sự hợp tác Hoa Kỳ-Châu Âu trong lúc đối mặt với tình hình có nhiều thay đổi liên quan tới Nga, là nước bị tố cáo cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho phe đòi ly khai ở miền đông Ukraine.
Moscow phủ nhận tố cáo cho rằng họ cung cấp binh sĩ và vũ khí cho phiến quân.
Hôm nay là ngày đầu tiên của hai ngày thảo luận giữa ông Carter với các vị bộ trưởng trong khối NATO.
Trong phát biểu hôm qua tại thủ đô Tallinn của Estonia, người đứng đầu Ngũ giác đài nói rằng Tây phương không muốn trở thành kẻ thù của Nga, nhưng sẽ tự vệ nếu cần.
Hôm qua, ông Carter nói rằng Hoa Kỳ sẽ bố trí trước khoảng 250 xe tăng, cùng với các loại vũ khí hạng nặng và các trang thiết bị, tại 6 nước Châu Âu, kể cả các quốc gia vùng Baltique, để trấn an các đồng minh NATO trước mối đe dọa của Nga và những nhóm khủng bố.
Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm ngoái, các nhà lãnh đạo NATO đồng ý gia tăng các cuộc diễn tập và luân chuyển các lực lượng tại các nước đồng minh ở Đông Âu, và bố trí khí tài quân sự ở đó để có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng của hải quân Việt Nam tại căn cứ Cam Ranh.
22.06.2015
‘Quân đội Việt Nam đang chuẩn bị các lực lượng đặc biệt để có thể tấn công các cơ sở Trung Quốc trong khu vực’ là hàng tít đăng trên báo Want China Times của Đài Loan hôm nay, trích nguồn tin từ báo Kommersant có trụ sở ở Moscow.
Bài báo viết rằng cũng như các cuộc diễn tập quân sự đã được quân đội Việt Nam tiến hành từ năm 2004 đã cho thấy, máy bay chiến đấu SU-22 của Không quân Việt Nam sẽ được dùng để phát động cuộc tấn công đầu tiên chống các mục tiêu trên biển bằng tên lửa không đối địa AS-10. Các chiến đấu cơ này có thể tấn công các tàu hải quân Trung Quốc từ độ cao 2.500 tới 3.000 mét.
Cùng lúc, các chiến đấu cơ SU-30 có khả năng được dùng để yểm trợ đội máy bay dội bom SU-22. Tờ Want China Times đưa ra kịch bản là kế đó, Hải quân Việt Nam có thể đổ bộ lên các hòn đảo và bãi đá ngầm hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi máy bay, các tàu ngư lôi và hộ tống. Bài báo dẫn tin của Hệ thống Quân sự Sina ở Bắc Kinh nói rằng các tàu hộ tống lớp Tarantul được trang bị tên lửa Kh-35 do Nga chế tạo đặc biệt nguy hiểm đối với các tàu bè của Trung Quốc.
Việt Nam là nước thứ nhì trên thế giới sở hữu loại tên lửa Kh-35 do Nga chế tạo. Tầm bắn của vũ khí nguy hiểm này là 130km.
Vẫn theo kịch bản này, thì sau đó các lực lượng đặc biệt Việt Nam sẽ tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào nhiều mục tiêu, kể cả các thương thuyền, tàu tiếp tế, các trạm radar, và các cơ sở và phương tiện khác của Trung Quốc trên các đảo nhỏ hay bãi đá, nơi mà một số ít binh sĩ Trung Quốc trú đóng.
Theo tờ Kommersant, mỗi đơn vị lực lượng đặc biệt của Việt Nam chỉ gồm từ 3 tới 5 người.
Một bài báo trên tờ Vancouver Sun của Canada viết rằng hiện nay, Việt Nam và Philippines nay đã công khai tranh chấp với Trung Quốc để giành chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Cuộc tranh chấp đã âm ỉ từ lâu lại bùng phát mới đây vì các hoạt động qui mô lớn của Bắc Kinh để lấp biển xây đảo nhân tạo tại vùng biển đang trong vòng tranh chấp này.
Theo tờ báo, chính các hoạt động xây đảo của Trung Quốc cũng đã khiến Washington phải lên tiếng cảnh báo Trung Quốc, và tăng cường các chuyến bay tuần tra trên không phận Biển Đông.
Tờ Vancouver Sun trích lời Tổng lãnh sự Philippines Neil Ferrer nói rằng “Chúng tôi yêu cầu tất cả các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, không chỉ ở Biển Đông, mà trong tất cả các quan hệ quốc tế. Trong nội bộ ASEAN, chúng tôi đã đi đến đồng thuận là chúng tôi mong muốn các nước khác phải tôn trọng. Chúng tôi đang tích cực kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong cuộc tranh chấp, kể cả Trung Quốc”.
Tờ báo trích lời Tổng lãnh sự Việt Nam tại Vancouver Trần Quang Dũng, đồng tình với phát biểu của tổng lãnh sự Philippines. Ông Dũng nói: “Về vấn đề Biển Đông, lập trường của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi muốn vấn đề này được giải quyết dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển. Chúng tôi muốn tất cả các bên liên quan tôn trọng luật này, và giúp tạo điều kiện để đạt một bộ Quy tắc Ứng xử với Trung Quốc”.
Tờ báo nhận định rằng có rất ít triển vọng là Trung Quốc sẽ lùi bước trong cuộc tranh chấp để giành chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, làm tăng nguy cơ xung đột quân sự trong khu vực.
Trong khi đó, Philippines và Việt Nam nối lại đàm phán về việc thực thi luật pháp trên biển. Tờ Philippines Star hôm nay loan tin hai nước đang làm việc để thiết lập một cơ chế hầu có thể giải quyết hòa bình các vụ đối đầu trên biển, đặc biệt liên quan tới các vụ đối đầu vì các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp trong các vùng biển thuộc chủ quyền của mỗi nước.
Từ tháng Ba năm nay, Philippines và Việt Nam đã thiết lập đường dây nóng để có thể phối hợp phản ứng trong trường hợp xảy ra các hoạt động bất hợp pháp, cũng như để hợp tác trong các hoạt động cứu nạn trên biển.
Nguồn: Want China Times, Asean Correspondent, The Philippines Star.
Cuối tuần qua, ngày thứ năm 6/18/15 Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật cho phép Tổng Thống Obama quyền hạn để thương thảo mau chóng Thỏa Ước Mậu Dịch Thái Bình Dương. Dự luật này chỉ tuần lễ trước đó đã bị thất bại khi bỏ phiếu lần đầu tại Hạ Viện vì chính các dân biểu thuộc phe Dân Chủ đã chống đối, đi ngược lại sự thúc đẩy của Tổng Thống Obama! Lý do phe Dân Chủ phản thùng Obama vì cho rằng Thỏa Ước Mậu Dịch này sẽ làm thiệt hại đến công việc của công nhân Hoa Kỳ. Và các công đoàn unions đã chống rất mạnh, đe dọa các dân biểu Dân Chủ là nếu bỏ phiếu thuận, sẽ bị các công đoàn công nhân vốn là lực lượng nòng cốt của Dân Chủ, tẩy chay trong các kỳ tranh cử đến. Điều này đã đi đến sự trái khoáy ngược đời trong chính trị Hoa Kỳ là một tổng thống Dân Chủ đưa ra Thỏa Ước Mậu Dịch Thái Bình Dương quan trọng bậc nhất về kinh tế cho Hoa Kỳ, đã bị chính phe Dân Chủ trong đảng chống đối mạnh nhất. Và Obama đã phải nhờ vào lá phiếu của các dân biểu Cộng Hòa để thông qua được dự luật nói trên với tỷ số 218 trên 208. Đây chỉ là dự luật cho Obama quyền hạn rộng rãi để thương thuyết với các quốc gia Á Châu khác nhanh chóng hơn. Và Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ không thể thay đổi hay tìm cách phá đám filibuster khi đưa ra biểu quyết lần cuối cùng trước khi thành luật thật sự. Chỉ một việc bỏ phiếu cho Obama quyền hạn này đã gặp đủ khó khăn do chính phe Dân Chủ tại cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện đưa ra nhằm giết Thoả Ước Mậu Dịch này. Phe Cộng Hòa vốn chủ trương tự do mậu dịch nên cũng đã nhắm mắt bịt mũi để ủng hộ Obama, dù trước đó Cộng Hòa đã thề sẽ phá hết mọi chuyện Obama đưa ra. Nhưng vì hiện nay Cộng Hòa chiếm đa số tại cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện nên nhiều phần sau cùng Obama cũng sẽ được trao quyền hạn để tiến tới trong việc thương thảo và hoàn tất Thỏa Ước Mậu Dịch Thái Bình Dương. Thoả ước TPP viết tắt của Trans -Pacific Partnership là thoả ước giữa 12 quốc gia hai bên bờ Thái Bình Dương nhằm tiến đến tự do mậu dịch giữa các quốc gia hội viên và tạo môi trường để phát triển kinh tế cũng như bảo đảm về môi sinh, quyền hạn của công nhân, quyền lập công đoàn, bảo vệ quyền sáng tạo intellectual property, cấm làm giả, ăn cắp bản quyền…v….v. Với thoả ước này, việc mậu dịch mua bán hàng hóa giữa các quốc gia hội viên sẽ gia tăng rất mạnh, chiếm đến 40% tổng số mậu dịch của toàn cầu. Ngoài Hoa Kỳ, phía bên này Thái Bình Dương gồm các quốc gia như Canada, Chile, Mexico, Peru. Bên kia bờ Thái Bình Dương là Nhật Bản, Mã Lai, Singapore, Việt Nam, Brunei, Úc, Tân Tây Lan. Điểm đặc biệt ai cũng nhận thấy ngay là trong danh sách 12 quốc gia tiến tới Thỏa Ước Mậu Dịch Thái Bình Dương TPP, không có Trung Hoa! Chính quyền Obama khi đưa ra dự án này đã cố tình loại bỏ Trung Hoa trong số các quốc gia mời tham dự. Lý do là Hoa Kỳ muốn dùng Thoả Ước Mậu Dịch này để tạo ra một khối kinh tế vùng Thái Bình Dương để chống lại tham vọng bá chủ Á Châu của Trung Hoa. Trung Hoa hiện rất e ngại về chương trình triệt hạ kinh tế Trung Hoa bằng thoả ước mậu dịch TPP của Hoa Kỳ. Gọi thoả ước mậu dịch TPP này là một cột trụ trong chiến lược quay trục về Á Châu của Hoa Kỳ, nhằm kiềm tỏa Trung Hoa, xứ này đã phản pháo bằng cách lập ra những thoả ước mậu dịch riêng giữa Trung Hoa và các quốc gia Đông Nam Á khác, cũng như thương thuyết với Nhật và Đại Hàn. Ngoài ra Trung Hoa cũng đã tiến tới trong việc tạo ra Ngân Hàng Phát Triển Á Châu để cạnh tranh với World Bank, nơi Hoa Kỳ và Nhật đã chiếm thượng phong từ trước tới nay. Các quốc gia trong số 12 xứ có tên trong Thỏa Ước Mậu Dịch Trans -Pacific Partnership hiện tại lo lắng về số phận của thoả ước này khi thấy phe Dân Chủ trong Quốc Hội Hoa Kỳ tìm cách phá đám Obama. Ngoại trưởng Shanmugam của Singapore tuần qua đặt câu hỏi Hoa Kỳ còn muốn ở lại Á Châu hay muốn ra khỏi Á Châu nhường chỗ cho Trung Hoa?! Shanmugam tuyên bố: “Mậu dịch là chiến lược! Nếu không còn sức mạnh về kinh tế làm đòn bẩy, Hoa Kỳ chỉ còn mỗi giải pháp là dùng quân sự để giải quyết tranh chấp. Và đó không phải là mức đòn bẩy Hoa Kỳ muốn dùng hiện tại!” Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng đặt nặng về việc dùng Thoả Ước Mậu Dịch TPP như một chiến lược bảo đảm an ninh cho chính Nhật Bản. Nếu thoả ước mậu dịch này tiến tới, Shinzo Abe sẽ gặp sức chống đối rất mạnh của ngành canh nông của Nhật, trước giờ vẫn cấm nhập cảng lúa gạo vào Nhật. Nếu theo thoả ước mậu dịch TPP, Nhật sẽ phải cho nhập cảng lúa tự do cũng như các sản phẩm canh nông khác. Và sức mạnh chính trị của ngành canh nông tại Nhật rất lớn lao, rất nhiều chính trị gia đã mất chức chỉ vì hô hào cho tự do nhập cảng lúa gạo! Nên Abe đã phải dùng chính sự an nguy về an ninh và đe dọa của Trung Hoa để thuyết phục phe ủng hộ canh nông của Nhật phải đặt quyền lợi quốc gia lên trên và cho nhập cảng tự do lúa gạo nếu thoả ước mậu dịch TPP thành hình. Tại Hoa Kỳ, chính quyền Obama đã dùng mối đe dọa của Trung Hoa cả về kinh tế lẫn quân sự để thuyết phục các Thượng Nghị Sĩ và dân biểu Dân Chủ để bỏ phiếu cho dự luật cho phép Obama thương thảo nhanh chóng không bị phá đám để hoàn thành Thoả Ước Mậu Dịch TPP sớm chừng nào tốt chừng đó. Nhưng phe Dân Chủ vẫn tìm cách phá, không kể đến mối nguy về Trung Hoa và quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ! Nhiều người đã ví việc Dân Chủ nhắm mắt phá Obama này như thời sau Đệ Nhất Thế Chiến, đã phá hủy hiệp ước thành lập League of Nations, nên đã không ngăn chặn được Hitler và đưa đến Đệ Nhị Thế Chiến! Có nghĩa nếu các dân biểu Dân Chủ thành công trong việc ngăn chặn Obama hoàn tất Thỏa Ước Mậu Dịch Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ chỉ còn cách để mặc cho Trung Hoa làm bá chủ cả Á Châu và dẫn dắt đến Đệ Tam Thế Chiến sau này! Lý do chính để phe Dân Chủ muốn giết Thỏa Ước Mậu Dịch Thái Bình Dương vì cho rằng sẽ làm nhân công tại Hoa Kỳ mất công việc! Nhưng đây là một cái nhìn thiển cận! Vì tự do mậu dịch sẽ làm phát triển kinh tế cho các quốc gia tham dự, kể cả Hoa Kỳ. Theo Brookings Institution, việc bỏ thuế quan và tự do mậu dịch từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đã làm gia tăng 7.3% lợi tức cho nhân công mỗi năm. Lý do là Hoa Kỳ xuất cảng nhiều sản phẩm chế tạo. Và với thỏa ước mậu dịch này, công nhân Hoa Kỳ làm trong các kỹ nghệ này sẽ có nhiều việc hơn với lương cao hơn 18% so với các ngành khác. Nói chung, tự do mậu dịch sẽ đem lại lợi nhiều cho chính các nhân công Hoa Kỳ. 83% các kinh tế gia nổi tiếng nhất đều xác nhận là với thoả ước mậu dịch, người công nhân Hoa Kỳ sẽ hưởng lợi nhiều hơn! Nhưng dù với các dữ kiện trên, các công đoàn lao công unions mạnh thế của Hoa Kỳ vẫn khăng khăng chống đối và áp lực các dân biểu Dân Chủ bỏ phiếu để phá cho bằng được chương trình Thỏa Ước Mậu Dịch Thái Bình Dương của Obama. Ngay cả Hillary Clinton, trước kia lúc còn là bộ trưởng ngoại giao đã ủng hộ hết mình nay cũng đã xoay chiều lấp lửng hùa theo phe công đoàn để phá Obama và lấy phiếu của công nhân nghiệp đoàn! Hiện nay, hai phe Dân Chủ và Cộng Hoà tiếp tục chống nhau dữ dội tại Quốc Hội về thoả ước mậu dịch TPP này. Phe Dân Chủ dù cuối tuần qua thua khi Hạ Viện thông qua dự luật cho Obama quyền hạn để thương thảo mau chóng. Nhưng Dân Chủ hứa hẹn sẽ đưa ra những điều khoản khác bảo vệ công nhân và tìm cách phá tiếp! Và 12 quốc gia cần phải hoàn thành Thỏa Ước Mậu Dịch Thái Bình Dương trong vòng một năm rưỡi khi phe Cộng Hòa vẫn nắm đa số tại cả hai viện mới có hy vọng biểu quyết sau cùng và thông qua thành luật cho Thỏa Ước Mậu Dịch Thái Bình Dương trước cuối năm 2016.
Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nếu quả thật Thỏa Uớc này xong xuôi trót lọt. Vì như Obama đã nhận xét, Việt Nam sẽ phải cho thành lập liên đoàn lao công với tính cách hoàn toàn độc lập, điều trước giờ chính phủ cộng sản cấm đoán. Ngoài ra, công nhân Việt Nam sẽ có luật lệ bảo đảm an toàn trong chỗ làm việc và nhiều quyền lợi khác bây giờ không có, nhưng chính phủ Việt Nam sẽ phải thi hành một khi ký kết vào Thỏa Ước Mậu Dịch Thái Bình Dương.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là việc triệt hạ kinh tế Trung Hoa và tạo thành một khối mạnh về kinh tế để kiềm tỏa Trung Hoa, cả về quân sự lẫn kinh tế. Để đạt được điều này, ngoài việc tham gia và cầu mong để Quốc Hội Hoa Kỳ sau cùng sẽ chấp nhận và thông qua Thỏa Ước Mậu Dịch Thái Bình Dương, Việt Nam cần phải gạt bỏ hẳn các thành phần thân Tàu, từ bỏ chế độ cộng sản chuyên chế hiện nay để dân chủ hóa đất nước và tiến tới trong liên minh quân sự với các quốc gia Đông Nam Á khác cũng như Nhật Bản để chống lại Trung Hoa. Ngoài ra sẽ phải thương thảo để Hoa Kỳ thiết lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, trao đổi với một hiệp ước liên minh hỗ tương quân sự như Phi Luật Tân và Nhật hiện có với Hoa Kỳ. Chỉ khi đó quê hương Việt Nam mới có thể bền vững hơn trước đe dọa xâm lăng của kẻ thù truyền kiếp của chúng ta là Trung Hoa vậy.
Xoay quanh câu hỏi liệu sẽ xảy ra chiến tranh vì Biển Đông hay không, BBC tiếp tục giới thiệu bình luận của hai chuyên gia từ Singapore và Hoa Kỳ.
Ở phần một, BBC đã lắng nghe ý kiến ba chuyên gia quan tâm tranh chấp Biển Đông hoặc quan hệ Việt - Trung về câu hỏi liệu một cuộc chiến tranh ngắn vì Biển Đông có sớm xảy ra.
Tiến sĩ Ang Cheng Guan, Viện Giáo dục Quốc gia, Singapore. Ông là tác giả bộ ba tác phẩm về chiến tranh Việt Nam, Vietnamese Communist Relations with China and the Second Indo-China Conflict, 1956-1962 (1997), The Vietnam War from the Other Side: The Vietnamese Communists' Perspective (2002) và Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists’ Perspective (2004).
Tôi không dự đoán hai phía sẽ làm tăng căng thẳng trên Biển Đông đến mức xảy ra một cuộc chiến tranh. Hai phía sẽ tiếp tục ầm ĩ khẳng định chủ quyền ở các đảo. Đồng thời, họ cũng lại tiếp tục thảo luận song phương và qua kênh Asean.
Trung Quốc có những ưu tiên khác như Đài Loan, Tây Tạng, Hoa Kỳ. Hiện nay, vấn đề Biển Đông không đủ lớn để đánh nhau. Trừ phi ngày mai họ tìm thấy nhiều dầu khí để cảm thấy xứng đáng phải có chiến tranh.
Mà ngay cả nếu các nước tìm thấy tài nguyên, thì chiến tranh chưa chắc là giải pháp nhanh chóng hay tốt nhất. Dĩ nhiên, Việt Nam không đủ sức để thắng thuyết phục trong một cuộc hải chiến với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng gặp những hậu quả ví dụ như quan hệ ngoại giao với Asean.
Ta nên nhớ Trường Sa - khác với Hoàng Sa - liên quan cả những nước khác trong Asean. Trung Quốc cũng phải tính đến Hoa Kỳ đang quan tâm vùng này. Nếu Trung Quốc có bước tiến quân sự, nó sẽ chỉ đẩy các nước Asean lại gần với Hoa Kỳ. Thế nên rốt cuộc, đó sẽ là một cuộc chiến dai dẳng, hỗn độn.
Có thể thỉnh thoảng lại xảy ra va chạm, vốn không thể tránh khỏi và tất cả các bên liên quan đều cố giảm nhẹ ảnh hưởng. Tăng trưởng kinh tế, việc làm, giao thương vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Trung Quốc có thể tìm cách lợi dụng các khác biệt trong Asean. Tôi tin rằng vấn đề Biển Đông sẽ là câu chuyện dài, giống như một cuộc cờ.
Không ai đi các nước cờ lớn liều lĩnh trừ phi đã có đầy đủ lợi thế. Vì vậy, nó sẽ phụ thuộc vào hành động của Hoa Kỳ, vào khả năng đoàn kết của Asean. Trong tương lai gần khi Trung Quốc có hàng không mẫu hạm, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến các nước cờ.
Tôi không thấy có lý khi so sánh với Georgia. Georgia không thể nào lại so với Asean được.
Tiến sĩ Alexander Vuving, Phó Giáo sư, Asia-Pacific Center for Security Studies (Trung Tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương)
Tôi không cho rằng Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh, dù là một cuộc chiến nhỏ, ở các vùng biển xung quanh. Đó là một trong các lý do vì sao Thủ tướng Ôn Gia Bảo phải thúc giục quân đội chuẩn bị tốt hơn cho "cuộc chiến cục bộ".
Tuy nhiên, viễn cảnh chiến tranh, có thể theo hình thức chiến tranh chớp nhoáng, ở Biển Đông sẽ gia tăng tùy theo ưu thế của Trung Quốc về cả sức mạnh và lợi ích trong khu vực. Bốn thập niên vừa qua cho ta thấy Trung Quốc hung hăng hơn khi khả năng và lợi ích của các đại cường khác trong vùng tụt giảm đi.
Trung Quốc đã tính toán nhầm về cân bằng sức mạnh và lợi ích trong vùng giai đoạn 2008-2011. Khi ấy Bắc Kinh tưởng rằng sự suy thoái của Hoa Kỳ giúp mở rộng hoạt động hải quân của Trung Quốc. Nhưng, sự "áp đặt hung hăng" (cụm từ aggressive assertiveness do Ian Storey đặt ra) không tạo nên làn sóng quy phục như Bắc Kinh tưởng, mà lại khiến Washington thêm quan tâm Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, cũng khiến nhiều nước gần hơn với Hoa Kỳ. Tôi tin Trung Quốc đã rút ra bài học từ thất bại này.
Khi xét khả năng và lợi ích của các đại cường trong vùng (như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ), tôi cho rằng viễn cảnh chiến tranh ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương là thấp trong tương lai gần.
Tuy nhiên, trong hai đến ba thập niên tới, một cuộc chiến cục bộ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông không thể bị loại trừ. Nghiên cứu của tôi về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc (sẽ in trong số tháng Bảy của Asian Politics and Policy) dự báo Trung Quốc sẽ thay Hoa Kỳ để thành nền kinh tế lớn nhất trong giai đoạn 2020-2025.
Dĩ nhiên nó không có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ về sức mạnh, vì GDP không thể chứng tỏ "sức mạnh cứng". Trong nửa đầu thế kỷ 19, GDP của Anh kém xa Trung Quốc, nhưng Anh đánh thắng Trung Quốc trong hai cuộc chiến Nha Phiến, mở đường cho "thế kỷ ô nhục" của Trung Quốc. Một chỉ số tốt hơn về sức mạnh cứng là "GDP công nghệ cao", tức các dịch vụ tri thức và công nghiệp sản xuất công nghệ cao đem lại giá trị gia tăng. Tôi tính rằng GDP công nghệ cao của Trung Quốc sẽ chỉ bằng 50% của Hoa Kỳ trong khoảng 2017-2025.
Là một cường quốc ở Bắc Mỹ, Hoa Kỳ chỉ có thể tập trung tối đa 70% sức mạnh ở châu Á trong dài hạn. Trung Quốc, ở ngay trung tâm châu Á, có thể dồn hết lực lượng và chú ý cho khu vực. Vì vậy, tôi nghĩ khả năng chiến tranh sẽ cao bắt đầu từ thập niên 2020.
Dẫu vậy, người ta có thể và thường là tính toán sai về sức mạnh và lợi ích. Nếu Washington chứng tỏ dấu hiệu yếu đuối hay thờ ơ, Bắc Kinh có thể tóm lấy cơ hội để dạy cho các láng giềng bài học về ai là ông chủ trong vùng. Nó có thể là một cuộc chiến chớp nhoáng chỉ kéo dài vài ngày. Có điều sẽ sai lầm khi so với chiến dịch Nam Ossetia của Nga năm 2008. Nói sai lầm là vì vùng Caucasus cách xa mọi tuyến giao thông lớn của thế giới còn Biển Đông là trung tâm của các luồng vận chuyển hàng hóa bận rộn. Một cuộc chiến kéo dài quá vài ngày ở vùng biển này sẽ gây ra hỗn loạn cho thế giới, và hậu quả cho Trung Quốc là không thể tính hết.
Đa số bình luận về một cuộc chiến Biển Đông cho rằng chiến tranh nhằm "giành lại" đảo ở Trường Sa. Nhưng theo tôi, thay vì tấn công các đảo, Trung Quốc sẽ tấn công các con tàu, giàn khoan dầu khí và những cấu trúc không nằm trên đảo như nhà giàn của Việt Nam. Nhắm đến đất liền có thể bị quy là xâm lược, nhưng tấn công các cấu trúc không nằm trên đảo thì có thể không bị nói như vậy.
Tôi nghĩ Trung Quốc có mục tiêu cao hơn là "giành lại các đảo đã mất". Mục tiêu của họ là xác lập việc làm chủ vùng biển. Trung Quốc có thể không cần phải thu tóm hết các đảo, đá, bãi ở Trường Sa để đạt mục tiêu đó. Triển khai hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, dùng lực lượng phi quân sự và bán quân sự tuần tiễu trên biển, có thể đủ để có sự khống chế trên thực tế ở Biển Đông. Khi đó, các đảo, đá, bãi mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan chiếm ở Trường Sa sẽ chỉ là những bãi đá mà thôi.
Một câu nói của Putin đủ khiến TQ "lo sốt vó" ở Biển Đông
22/06/2015
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố "không liên minh với Trung Quốc" của Tổng thống Nga Putin được học giả Trung Quốc cho là thái độ "nhượng bộ" của Moscow với Mỹ-đồng minh liên quan tới vấn đề Biển Đông.
Chinanews hôm 19/6 đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg đã có những phát ngôn "bên lề lĩnh vực kinh tế" và thể hiện nhiều hơn lập trường ngoại giao.
Theo đó, ông Putin không đi sâu vào các vấn đề kinh tế, mà bất ngờ tỏ thái độ mềm mỏng hơn hẳn đối với phương Tây.
"Nga không theo đuổi địa vị bá chủ hay siêu cường thế giới, mà chỉ mong xây dựng quan hệ bình đẳng với Mỹ cùng các quốc gia Âu-Á..." - ông Putin khẳng định - "Nga từng nhiều lần đề nghị hợp tác, song vẫn bị dồn ép tới giới hạn không thể nhượng bộ."
Ngoài ra, Tổng thống Nga đặc biệt nhấn mạnh: "Trong bối cảnh NATO liên tục bành trướng, Nga và Trung Quốc sẽ không trở thành bất kỳ quan hệ đồng minh quân sự nào."
Nhà bình luận thời sự Trung Quốc Tăng Kim Nhuận cho rằng, cả bài phát biểu "rào trước đón sau" của ông Putin chỉ nhằm "làm đệm" cho tuyên bố "không liên minh với Trung Quốc" này.
Theo ông Tăng, xuất phát từ mâu thuẫn sâu sắc với Mỹ và châu Âu xoay quanh vấn đề khủng hoảng Ukraine, Moscow đã có nhiều động thái "hướng Đông" và nâng tầm quan hệ với Bắc Kinh lên mức "chưa từng có".
Kể từ khi Nga-Trung nhiều lần tỏ thái độ "tay bắt mặt mừng", truyền thông phương Tây đã liên tục cáo buộc 2 quốc gia này đang có ý đồ xây dựng một liên minh quân sự.
Tuy nhiên, Moscow và Bắc Kinh luôn lên tiếng bác bỏ thông tin này bằng những tuyên bố ngoại giao thông thường. Chính vì vậy, một lời tái khẳng định có phần nhấn mạnh và cứng rắn của "người quyền lực nhất thế giới" không khỏi khiến truyền thông chú ý.
Nhà bình luận thời sự Trung Quốc
Tăng Kim Nhuận
Một trong 10 Blogger trẻ nổi bật trên Phượng Hoàng năm 2014. Chuyên gia bình luận trên Thời báo Hoàn Cầu, có chuyên mục riêng trên trang Phượng Hoàng, China.com và nhiều tờ báo lớn khác tại Trung Quốc.
Tổng thống Putin phát biểu cho ai nghe?
Tăng Kim Nhuận bình luận trên trang quân sự của Sohu (Trung Quốc) nhận xét, về biểu hiện, "đối tượng" mà phát biểu của ông Putin nhằm vào nhiều khả năng là Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hiện tại, xung đột giữa Nga và các thành viên NATO về vấn đề Ukraine vẫn kéo dài không dứt, khiến căng thẳng Nga-NATO không ngừng leo thang.
Đối với vấn đề này, Moscow vốn luôn tỏ thái độ vô cùng cứng rắn và dường như hoàn toàn phớt lờ sự tồn tại của NATO.
Tuy nhiên, theo ông Tăng, Nga cũng đã nhận ra rằng ở một mức độ nào đó, sự cứng rắn của Điện Kremlin vô hình trung đã tạo điều kiện để NATO đoàn kết hơn và thậm chí lôi keo thêm một số quốc gia "tiềm năng", ví dụ như Thụy Điển.
Tình hình này có thể sẽ tạo thêm khó khăn cho nước Nga trong việc giải quyết vấn đề Ukraine.
"Vì vậy, tuyên bố 'Đồng minh Nga-Trung không tồn tại' của ông Putin nhiều khả năng nhằm loại trừ mối nguy cơ NATO sẽ trở nên đoàn kết và lớn mạnh hơn nữa" - Tăng Kim Nhuận đánh giá.
Học giả Trung Quốc nhận xét phát ngôn của Tổng thống Nga tại St. Petersburg là "ôn hòa và mềm mỏng", thậm chí có thái độ "nhượng bộ".
Một tuyên bố như vậy giúp Nga không bị mất đi bất kỳ lợi ích chiến lược nào, đồng thời có thể đạt được sự nới lỏng cấm vận từ Mỹ và đồng minh.
"Không chỉ vậy, sự điều chỉnh thái độ lần này của Tổng thống Putin không khiến Mỹ mất thể diện, mà ngược lại có thể giúp Washington hoàn thành chuyển biến chiến thuật 'chiến lược bao vây Trung Quốc' (ở châu Á-Thái Bình Dương)." - học giả Tăng cho biết.
"Đặc biệt, sự tái khẳng định 'không liên minh với Trung Quốc' tưởng như đơn giản, nhưng trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông leo thang, điều này có thể khiến Mỹ và đồng minh càng 'yên tâm' gia tăng quyết tâm cũng như áp lực để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông".
Dù Nga đang có quan hệ "thăng hoa" với Trung Quốc, phương Tây và Moscow vẫn hy vọng giải quyết mâu thuẫn để "kéo" Nga về gần hơn.
Mới đây, sau nhiều lần Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ thái độ thiện chí muốn cùng Nga giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thậm chí nỗ lực tìm cách mời ông Putin tới Hội nghị thượng đỉnh G7 2016 tại Nhật, Tổng thống Nga cũng đã đáp lời.
Tại St. Petersburg, Putin tuyên bố ông "cần phải tiến hành một cuộc gặp với ông Shinzo Abe" để thảo luận về tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập niên qua.
Dù báo chí Trung Quốc liên tục chế giễu những lời kêu gọi cũng như thái độ của Tokyo là "thừa thãi", "vô tác dụng" thì thái độ của chính ông Putin đã trở thành đòn đau đối với Bắc Kinh.
Tăng Kim Nhuận nhận định, khẳng định thẳng thừng vừa qua của Tổng thống Nga cho thấy dù xung đột Trung Quốc - Mỹ/đồng minh có trở nên căng thẳng hơn thì Moscow chắc chắn cũng sẽ giữ lập trường khách quan và đứng ngoài cuộc.
"Chỉ một câu nói của Putin là quá đủ để đánh đổi sự mềm dẻo từ phương Tây.
Mỹ và đồng minh chắc chắn sẽ không ngại nhượng bộ cho Nga những 'lợi ích quốc gia' quan trọng liên quan tới vấn đề Ukraine - vốn không thực sự giá trị với Mỹ."
Trong quá trình trỗi dậy thành cường quốc, quan hệ Nga-Trung có thể không đối địch, song phương cũng có thể xích lại gần nhau, song Bắc Kinh không nên "mơ hão" rằng một "vận mệnh đồng nhất" giữa 2 quốc gia này sẽ xuất hiện.
Trên thực tế, khi Nga khốn đốn giữa "vòng vây cấm vận" của phương Tây thì Bắc Kinh, bên cạnh những lời động viên "có cánh", đã không thể hiện một lập trường rõ ràng nào về vấn đề Ukraine, mà chỉ "kiên quyết ủng hộ các bên giải quyết vấn đề theo đường lối hòa bình".
"Trung Quốc không nên quá dựa dẫm vào Moscow. Mối quan hệ Nga-Trung nhiều nhất chỉ có thể xem như chiến lược lợi dụng-hỗ trợ lẫn nhau về địa chính trị nhằm đối phó với 'hệ thống bá quyền của Mỹ' mà thôi." - Tăng Kim Nhuận kết luận.
Trung Quốc bị Nga phản ứng quyết liệt vì mưu đồ đầy nguy hiểm
Nhiều nghị sĩ Nga đã lên tiếng cảnh báo nếu Moscow mạo hiểm cho Trung Quốc thuê đất, rất có thể "1 tỉnh trưởng người Trung Quốc" sẽ xuất hiện ở quốc gia này.
Các nghị sĩ Đảng Dân chủ tự do Nga đã có thư yêu cầu Thủ tướng can thiệp không cho Trung Quốc thuê 300.000 hecta đất nông nghiệp vùng Zabiakalye thuộc Siberia trong thời hạn 49 năm.
Theo báo Kommersant, tại Diễn đàn kinh tế tổ chức tại Saint Petersburg mới đây, Chính quyền vùng Zabaikalye đã ký biên bản về việc cho Trung Quốc thuê đất nông nghiệp. Bước đầu, Trung Quốc dự định thuê 115.000 hecta, sau đó sẽ thuê tiếp khoảng 200.000 hecta nữa.
Cho Trung Quốc thuê đất "rồi sẽ có tỉnh trưởng người Trung Quốc"
Thông tin của hãng tin TASS cho hay, công ty đứng ra thuê đất Zabaikalye là Hua Xingbang, một công ty trước đây không hề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Công ty này hứa hẹn đầu tư 24 tỷ rúp vào các vùng đất được thuê ở Zabaikalye.
Trước sự việc này, các đại biểu Đảng Dân chủ tự do Nga (LDPR) trong Duma Quốc gia cảnh báo, đây là một cuộc mạo hiểm địa chính trị vì chỉ sau 20 năm nữa, "rất có thể tỉnh trưởng Zabikalye sẽ là người Trung Quốc".
Phó trưởng đoàn nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do Yaroslav Nilov tại Duma Quốc gia Nga cho hay, đề nghị gửi Thủ tướng Medvedev không cho Trung Quốc thuê đất sẽ được đưa ra Duma quốc gia xem xét vào thứ Hai hoặc thứ Ba tuần này.
"Chúng tôi sẽ yêu cầu Thủ tướng chỉ đạo, dừng ngay lại việc giao đất Nga cho phía Trung Quốc và các bên sẽ tiếp tục ngồi đàm phán về việc này, vì vẫn chưa tính toán thấu đáo đến các nguy cơ cho an ninh quốc gia, cũng như các hậu quả địa chính trị" - Ông Nilov nói.
Theo Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, đại diện Đảng Dân chủ tự do Igor Lebedev, sự lo lắng này là có cơ sở.
Lý do ông đưa ra là bởi các vùng Zabaikalye, Khabarovsk, tỉnh tự trị Do Thái của Nga có chung đường biên giới với Trung Quốc và dân nước này sẽ thoải mái xây dựng trên lãnh thổ Nga nếu thỏa thuận được ký kết.
Ông Lebedev cho biết thêm, một trong những điều kiện của thỏa thuận này là các Công ty Trung Quốc chỉ thuê các công dân Trung Quốc làm việc và yêu cầu phía Nga nới lỏng các thủ tục visa, xuất nhập cảnh.
Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga
Igor Lebedev
Cho thuê đất, đó là một sai lầm địa chính trị to lớn, có thể dẫn đến viễn cảnh là tới đây, dân Trung Quốc sẽ nhiều hơn dân Nga ở vùng Zabaikalye, còn ngày hôm sau dân Trung Quốc sẽ "thâm nhập" chính quyền và chỉ khoảng 20-30 năm nữa, họ sẽ tuyên bố Zabaikalye là một phần của lãnh thổ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Hệ quả nguy hiểm về địa chính trị
Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế Saint Peterburg mới đây, quyền Tỉnh trưởng tỉnh tự trị Do Thái của Nga, ông Aleksandr Levintal cũng đã đưa ra một con số đáng lo ngại.
"Có đến 80% đất đai trong tỉnh là do người Trung Quốc kiểm soát, hoặc hợp pháp, hoặc bất hợp pháp. Có đến 80% diện tích được họ gieo trồng đỗ tương, rất có hại cho đất đai".
Hãng tin RIA Novosti dẫn tiếp lời của ông Lebedev: "Quan điểm cứng rắn của chúng ta là dù việc phát triển nông nghiệp rất cần thiết, nhưng giải quyết vấn đề địa chính trị như thế là hết sức nguy hiểm".
Theo quan điểm của các nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do, các cơ quan như Uỷ ban an ninh Nga, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ phụ trách phát triển Viễn Đông của Nga cần phải vào cuộc để nêu rõ quan điểm của mình trước vụ việc này.
Tuần trước, các đại biểu Duma Quốc gia thuộc Đảng Cộng sản Nga đã có thư yêu cầu xem xét tính chất nguy hiểm của việc cho Trung Quốc thuê đất ở vùng Zabailalye, nhưng không hiểu sao không được chấp thuận.
Trong một diễn biến khác, hôm nay 23/6, Mặt trận dân tộc toàn Nga (ONF) cũng đã ra thông cáo báo chí, tuyên bố việc cho Trung Quốc thuê đất dài hạn ở Zabaikalye cần phải được đối thoại công khai để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và người dân._._,
Báo Nhật: Với quân TQ không cần đánh mà tự sẽ lâm vào đại bại
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)
Tạp chí "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 13 tháng 5 đăng bài viết của phó giáo sư nghiên cứu chiến lược James Holmes của Học viện chiến tranh hải quân Mỹ cho rằng, nếu Quân đội Trung Quốc chiếm một hoặc nhiều hòn đảo ở nhóm đảo Senkaku, đồng minh Mỹ-Nhật không cần thiết lập tức triển khai hành động đoạt lại.
Bởi vì, chiếm một hòn đảo hoàn toàn không có nghĩa sở hữu một hòn đảo. Nếu kẻ thù kiểm soát vùng biển và vùng trời xung quanh đảo, một lực lượng đổ bộ thành công sẽ phát hiện mình bị bao vây và cô lập. Sau đó, lực lượng đồn trú trên đảo sẽ bị vây đánh.
Khi thiếu các đồ thiết yếu như đồ ăn, nước uống thì lực lượng trên đảo rất khó đối phó với sự tấn công từ trên biển. Cuối cùng, mặc dù chưa có xung đột đẫm máu, lực lượng này cũng có thể bị chết đói.
Vào tuần trước, các quan chức ngoại giao hải quân của các nước như Nhật Bản, Australia và Mỹ hội tụ ở một căn phòng, đã thảo luận về những vấn đề có liên quan đến an ninh châu Á, trong đó vấn đề nếu Quân đội Trung Quốc chiếm một hoặc nhiều hòn đảo của nhóm đảo Senkaku, hai nước Mỹ-Nhật sẽ phản ứng như thế nào là vấn đề được các quan chức ngoại giao hải quân rất quan tâm.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)
Đối với vấn đề này, nhà nghiên cứu James Holmes cho rằng, trong tình hình này, hai nước Mỹ-Nhật không nên cấp bách tấn công đảo bị chiếm, mà cần đọc kỹ tác phẩm lớn lưu lại đời sau của nhà sử học Hy Lạp Thucydides.
Trong quan niệm về bản chất chiến tranh và ngoại giao, Thucydides đã đi sâu tìm tòi nghiên cứu những khó khăn và nguy hiểm của chiến tranh trên đảo.
Phó giáo sư James Holmes cho rằng, một bài học kinh nghiệm mà Thucydides để lại cho mọi người là: chiếm một hòn đảo hoàn toàn không có nghĩa là sở hữu một hòn đảo. Nếu kẻ thù kiểm soát vùng biển và vùng trời xung quanh đảo, một lực lược đổ bộ thành công sẽ phát hiện mình bị bao vây và cô lập.
Mối liên hệ giữa quân chiếm đóng và phần lớn đội quân sẽ bị cắt đứt. Trong tình hình đó, kẻ thù sẽ triển khai tác chiến đổ bộ hiện đại tương tự với chiến tranh bao vây tấn công thời Trung cổ đối với quân chiếm đóng.
Bất cứ nhà sử học nào đều hiểu rất rõ, đối với bất cứ cứ điểm quan trọng pháo đài nào có thể qua được cuộc chiến bao vây tấn công một cách bình yên, thì thức ăn, nước uống đều là rất quan trọng. Bụng đói không thể tác chiến, không có thức ăn, đạn dược và các đồ dự trữ khác, dũng sĩ dũng cảm và thiện chiến nhất cũng sẽ trở nên yếu ớt.
Tàu chiến Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ đoạt đảo ở Mỹ (ảnh tư liệu)
Vì vậy, một lực lượng yếu ớt rất khó đối đầu với sự tấn công từ trên biển. Cuối cùng, mặc dù không có xung đột đẫm máu, lực lượng này cũng có khả năng bị chết đói.
Phó giáo sư James Holmes cho biết, lực lượng bộ binh trang bị hạng nặng Sparta nổi tiếng trong lịch sử đã từng phải nếm quả đắng này. Một lực lượng viễn chinh Athens từng đổ bộ lên Paros - nơi gần Sparta (một đô thị quan trọng quân sự của Hy Lạp cổ), đồng thời đã xây dựng một pháo đài ở đó, gây phiền phức ở sân sau của người Sparta.
Một trong những biện pháp đáp trả của Sparta chính là điều động một lực lượng đến đảo Sphacteria lân cận Paros, phong tỏa lực lượng Athens đóng ở Paros, làm cho họ không thể có được sự hỗ trợ trên biển. Nhưng, hải quân Sparta lại không thể kiểm soát vùng biển xung quanh đảo Sphacteria.
Trong những ngày tháng đó, lực lượng Sparta đóng ở đảo Sphacteria chỉ có thể giết thời gian một cách nhàm chán. Do không thể kiểm soát vùng biển xung quanh, cho nên mỗi lần phát động tấn công từ đảo Sphacteria, lực lượng Sparta đều sẽ rất nhanh phát hiện mình bị lực lượng đổ bộ Athens tấn công. Cuối cùng, lực lượng Sparta buộc phải đầu hàng trước học giả Athens Thucydides.
Tên lửa đất đối hạm của Lục quân Nhật Bản triển khai ở căn cứ Naha, Okinawa trong một cuộc diễn tập
Phó giáo sư James Holmes cho rằng, đối với đồng minh Mỹ-Nhật, bài học này có ý nghĩa tham khảo. Thông thường mọi người cho rằng, đồng minh Mỹ-Nhật sẽ điều lực lượng đoạt lại đảo Senkaku. Quả thật, đồng minh Mỹ-Nhật cần làm như vậy.
Nhưng, loại hành động đoạt lại này hoàn toàn không phải là lập tức triển khai. Kiểm soát một hòn đảo cần phải chi phí cao, hơn nữa rất vô vị. Tại sao không tránh mũi nhọn của không quân và hải quân Trung Quốc, làm cho họ tự suy yếu?
Phó giáo sư Holmes chỉ ra, Mỹ chiếm vị thế chủ đạo trên biển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng minh Mỹ-Nhật cần giỏi sử dụng thêm loại ưu thế này.
Có vẻ như căng thẳng hơn những gì chúng ta đang nhìn thấy ở mặt ngoài... Hình như cuộc chiến có thể nổ ra bất kỳ lúc nào. Do vậy, các phe đều như dường chuẩn bị cho chiến tranh, trong cách riêng của họ. Bản tin VOA hôm 22-6-2015 cho biết: “...Quân đội Việt Nam đang chuẩn bị các lực lượng đặc biệt để có thể tấn công các cơ sở Trung Quốc trong khu vực là hàng tít đăng trên báo Want China Times của Đài Loan hôm nay, trích nguồn tin từ báo Kommersant có trụ sở ở Moscow. Bài báo viết rằng cũng như các cuộc diễn tập quân sự đã được quân đội Việt Nam tiến hành từ năm 2004 đã cho thấy, máy bay chiến đấu SU-22 của Không quân Việt Nam sẽ được dùng để phát động cuộc tấn công đầu tiên chống các mục tiêu trên biển bằng tên lửa không đối địa AS-10. Các chiến đấu cơ này có thể tấn công các tàu hải quân Trung Quốc từ độ cao 2.500 tới 3.000 mét. Cùng lúc, các chiến đấu cơ SU-30 có khả năng được dùng để yểm trợ đội máy bay dội bom SU-22. Tờ Want China Times đưa ra kịch bản là kế đó, Hải quân Việt Nam có thể đổ bộ lên các hòn đảo và bãi đá ngầm hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi máy bay, các tàu ngư lôi và hộ tống. Bài báo dẫn tin của Hệ thống Quân sự Sina ở Bắc Kinh nói rằng các tàu hộ tống lớp Tarantul được trang bị tên lửa Kh-35 do Nga chế tạo đặc biệt nguy hiểm đối với các tàu bè của Trung Quốc. Việt Nam là nước thứ nhì trên thế giới sở hữu loại tên lửa Kh-35 do Nga chế tạo. Tầm bắn của vũ khí nguy hiểm này là 130km. Vẫn theo kịch bản này, thì sau đó các lực lượng đặc biệt Việt Nam sẽ tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào nhiều mục tiêu, kể cả các thương thuyền, tàu tiếp tế, các trạm radar, và các cơ sở và phương tiện khác của Trung Quốc trên các đảo nhỏ hay bãi đá, nơi mà một số ít binh sĩ Trung Quốc trú đóng. Theo tờ Kommersant, mỗi đơn vị lực lượng đặc biệt của Việt Nam chỉ gồm từ 3 tới 5 người. Một bài báo trên tờ Vancouver Sun của Canada viết rằng hiện nay, Việt Nam và Philippines nay đã công khai tranh chấp với Trung Quốc để giành chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Cuộc tranh chấp đã âm ỉ từ lâu lại bùng phát mới đây vì các hoạt động qui mô lớn của Bắc Kinh để lấp biển xây đảo nhân tạo tại vùng biển đang trong vòng tranh chấp này. Theo tờ báo, chính các hoạt động xây đảo của Trung Quốc cũng đã khiến Washington phải lên tiếng cảnh báo Trung Quốc, và tăng cường các chuyến bay tuần tra trên không phận Biển Đông. Tờ Vancouver Sun trích lời Tổng lãnh sự Philippines Neil Ferrer nói rằng “Chúng tôi yêu cầu tất cả các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, không chỉ ở Biển Đông, mà trong tất cả các quan hệ quốc tế. Trong nội bộ ASEAN, chúng tôi đã đi đến đồng thuận là chúng tôi mong muốn các nước khác phải tôn trọng. Chúng tôi đang tích cực kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong cuộc tranh chấp, kể cả Trung Quốc”. Tờ báo trích lời Tổng lãnh sự Việt Nam tại Vancouver Trần Quang Dũng, đồng tình với phát biểu của tổng lãnh sự Philippines...”(hết trích) Có thực là như thế chăng? Hay chỉ là những dự phòng cho khi hữu sự? Điê2u rõ ràng nhất là: Việt Nam và Philippines đã cùng liên thủ. Nhưng ở mức độ chặt chẽ thế nào vẫn chưa rõ, vì trong khi Philippines kiện TQ ra tòa quốc tế, VN vẫn đứng nhìn từ xa. Trong khi đó, bản tin RFI cho biết: “Trong tham luận về Chiến lược hải quân và quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông (National, Military, Maritime Strategy and the South China Sea) trình bày ngày 17/06/2015 tại Diễn đàn Chiến lược Current Strategy Forum 2015 do Học viện Hải chiến Hoa Kỳ - U.S. Naval War College (Newport, Rhode Island) tổ chức, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã đề xuất một số kế sách cụ thể mà Hoa Kỳ có thể áp dụng để chống lại chiến lược áp đặt chủ quyền mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông. Ngoài các hoạt động cụ thể mà Hải quân Mỹ nên thực hiện trên hiện trường, tức là ngay tại Biển Đông, Giáo sư Thayer còn đề nghị chính quyền Hoa Kỳ đẩy mạnh chiến dịch phản công trên bình diện thông tin và vận động công luận thế giới phản đối các hành vi của Trung Quốc. Tại sao lại phải chú ý đến mảng thông tin? Đó là vì, theo Giáo sư Thayer, tuyên truyền là một thành tố quan trọng trong chiến lược Biển Đông của Trung Quốc, bên cạnh nhân tố quân sự truyền thống....”(ngưng trích) Có thực, sức mạnh thông tin sẽ cản bước Tàu cộng ở Biển Đông? Đó là điều khả vấn... vì hình như VN vẫn ưa im lặng, trong khi TQ luôn luôn lớn tiếng loa kèn. Thậm chí, TQ dư tiền mua các học giả, nhà báo Mỹ... Trong khi chính phủ Mỹ bị luật pháp ràng buộc, không chọ bơm tiền mua chuôc giới phóng viên, học giả đại học. Một bản tin khác của RFI cũng cho biết: “...cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ và đồng minh Philippines trong khuôn khổ chương trình CARAT mở ra từ ngày 22 đến 26/06/2015. Song song với đợt tập trận với Hải quân Hoa Kỳ, Philippines và Nhật Bản cũng tiến hành một đợt thao diễn trên biển ở gần đảo Palawan trong ba ngày kể. Palawan là hòn đảo gần sát với các bãi đá có tranh chấp chủ quyền nhất giữa Philippines và Trung Quốc.” Mặt khác, Infonet có bản tin tựa đề “Chuyên gia Nhật: Nếu có chiến tranh, Trung Quốc sẽ tấn công trước.” Bản tin viết: “Nếu không may xảy ra chiến tranh Trung - Nhật, Bắc Kinh sẽ cho triển khai chiến dịch tấn công mạng, hàng rào phòng thủ tên lửa và sử dụng "sát thủ diệt tàu sân bay" tên lửa DF-21D. Theo tạp chí National Interst của Mỹ, chuyên gia an ninh và quốc phòng châu Á, ông Kyle Mizokami nhận định cuộc chiến Trung - Nhật có thể sắp xảy ra liên quan tới những căng thẳng từ cuộc chiến tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Cũng theo ông Mizokami, việc xảy ra những va chạm nhỏ giữa hai bên có thể vượt ngoài tầm kiểm soát và bùng nổ thành một cuộc chiến toàn diện với sự can thiệp của Mỹ. Trong hoàn cảnh này, Bắc Kinh sẽ là bên tấn công trước. Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành phân tích các điểm mạnh và yếu của Nhật Bản để lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng. Ông Mizokami cho rằng Trung Quốc sẽ cho Quân đoàn Pháo binh số 2 triển khai một cuộc tấn công bất ngờ bằng cách sử dụng một “hàng rào tên lửa đạn đạo và hành trình nhằm triệt tiêu khả năng phòng thủ của Nhật Bản”...”(ngưng trích) Có vẻ như nhìn đâu cũng thấy khói lửa vậy. Biển Đông hòa hay chiến? Đang chuẩn bị chiến tranh tới đâu? Tình hình rất khó đo lường vậy
Trung Cộng mới đây, ngày 16/06/2015 tuyên bố ngưng bồi đắp các đảo và bãi đá nhân tạo tại vùng Trường Sa, Biển Đông của VN, nhưng vẫn tiếp tục xây cất những cơ sở trên đó. TC còn nói thêm những cơ sở đã đang xây tại vùng Trường Sa, là hải đăng, trạm thông tin liên lạc và các cơ sở dân sự và cứu nạn khẩn cấp khác. Nhưng không ai nghe lời của TC mà nhìn hành động của TC, ngày càng chiếm cứ, càng quân sự hoá vùng biển, vùng trời Biển Đông. Các nhà bình luận quốc tế nghĩ rằng TC “hoãn xung” dùng chiến trường êm lại để chuẩn bị phuc vụ cho bàn hội nghị Chủ Tịch Tập cận Bình công du Mỹ, gặp TT Obama.
Do đó chẳng những tình hình Biển Đông ở Nam Thái binh dương căng thẳng mà cá bắc Thai Bình dương nữa. Toàn Á châu Thái Bình Dương [ACTBD] càng ngày càng thêm căng thẳng. Căng thẳng thêm do hành động của TC tăng cường phương tiện máy bay không người lái để giám sát Bắc TBD và lắp biển bồi đảo xây thành đắp luỹ biến Trường sa và Biển Đông thành khu quân sự và lập vùng nhận dạng phòng không, gây bất ổn, xáo trộn nguyên trạng đia lý chánh trị trong vùng và vi phạm tự do, hàng hải quốc tế.
Căng thẳng thêm do sự chống đối không những của các nước láng giềng của TC mà lan ra tới tổ chức G7, bảy đại siêu cường thế giới, lần đầu tiên lên tiếng chống hành động bá quyền của TC, biến Biển Đông có thể thành điểm nóng của thế giới do TC gây ra, nóng không thua gì TT Putin của Nga hậu CS chiếm cứ và thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine vì liên quan và đụng chạm đến nhiều nước.
Căng thẳng làm cho hội nghị Đối Thoại An Ninh Shangri La lần thứ 14 họp tại Singapore, diễn đàn rung chuyển, khẩu chiến đao to búa lớn giữa Mỹ và TC. Mỹ đã cho Tàu Forth Worth cận duyên và máy bay trinh sát có thể săn bắt tàu lặn tuần tra. TC lên tiếng xô đuổi, Mỹ cứ đi và tuyên bố sẽ còn cho tàu và máy bay Mỹ đi đến bất cừ nơi nào mà luật quốc tế cho phép. Mỹ khẩu chiến với TC ở Hội Nghị Shangri La, bảo vệ tối đa quyển tự do hàng hải quốc tế, như quyền lợi quốc gia của mình.
Căng thẳng thêm, theo tin AFP của Pháp khai thác nguồn tin của Nhựt Kyodo ngày 13/06/2015, vì Quân đội TC có kế hoạch thường xuyên dùng máy bay không người lái (tiếng Anh là drone) để giám sát vùng biển và quần đảo Senkaku của Nhựt ở Biển Hoa Đông mà TC gọi là Điếu Ngư và TC đã đang giành lấy của Nhựt. TC thấy phải dùng đến phi cơ không người lái, vì lẽ công việc tuần tra khu vực bằng tàu không đủ để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc. Dùng máy bay không người lái giám sát vùng biển vùng trời này để chống lại các phi vụ do thám thường xuyên bằng loại drone Global Hawk mà Mỹ tiến hành tại Biển Hoa Đông, và đối phó với các tranh chấp lãnh thổ liên quan đến Nhật Bản.
Được biết TC trước đây cũng đã dùng drone để giám sát Senkaku/Điếu Ngư. Khiến như ngày 09/09/2013, lực lượng Không quân Nhật Bản đã phải cho chiến đấu cơ cấp tốc bay lên để sẵn sàng nghinh chiến, khi phát giác một phi cơ không người lái của TC gần quần đảo tranh chấp.
Dĩ nhiên các nước láng giềng của TC phải phòng chống TC xâm chiếm biển đảo của mình. Mã Lai thì trong tuần lễ thứ hai của tháng 6, tuyên bố phản đối TC qua đường lối ngoại giao, về việc một tàu tuần duyên của Trung Quốc xâm nhập khu vực đảo Borneo. Hãng tin AFP của Pháp loan tải lời tuyên bố của tư lệnh hải quân Malaysia Abdul Aziz Jaafar nói ngày 09/06/2015, từ cuối năm 2014 đến nay, tàu của Trung Quốc ngày nào cũng xâm nhập hải phận Malaysia và lần nào chính quyền Kuala Lumpur cũng phản đối.
Nhưng mà lớn chuyện nhứt là tuyên bố của tổ chức G7 họp ở Đức, chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở vùng Biển Đông, biến vấn đề Biển Đông thành vấn dề quốc tế. Tuyên bố về biến cố này nằm trong bản tuyên bố chung được công bố sau cuộc họp thượng đỉnh tại Đức, của các lãnh đạo nhóm G 7 (Anh, Đức, Pháp, Ý, Mỹ, Canada, Nhật) kết thúc ngày 08/06/2015. Tuyên bố mạnh mẽ chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở vùng Biển Đông, như việc «bồi đắp đảo với quy mô lớn». Tuyên bố không nêu tên nước nào, nhưng rõ ràng là tuyên bố của nhóm G7 muốn nói đến những hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền ở Biển Đông, những hành động khiến Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai thành viên của G7, ngày càng lo ngại Trung Quốc bồi đắp các đảo và đưa thêm vũ khí đến đây là nhằm thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên vùng Biển Đông, cản trở quyền tự do lưu thông ở khu vực này.
Các nguyên thủ quốc gia của 7 đại siêu cường G7 cũng bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở vùng biển Hoa Đông, nơi mà tàu của Trung Quốc thường xuyên xâm nhập khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không bên trên quần đảo này vào năm 2013. Tokyo đã cực lực phản đối hành động này.
Và mới đây ngày 17/06/2015 sau khi TC tuyên bố ngưng bồi đắp và tiếp xây cất cơ sở có tính dân sự, cứu nạn ở Biển Đông để biện hộ cho âm mưu quân sự hóa Trường Sa, thì các nước phản ứng quyết liệt. Tin Anh Reuters, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng: «Kế hoạch do Trung Quốc loan báo không góp phần vào việc giảm căng thẳng, không giúp tìm ra các giải pháp hòa bình và ngoại giao hay củng cố các đòi hỏi chủ quyền trên biển của Trung Quốc». Một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ cứng rắn hơn, nói mạnh: «Chắc chắn là chúng tôi không muốn thấy các cơ sở đó của Trung Quốc bị quân sự hóa». «Trong vấn đề này, Trung Quốc đang đơn độc. Không có ai khác trong khu vực ủng hộ các hành động đó».
Còn Nhựt ngày 17/06/2015, chính quyền Tokyo đã lên tiếng đả kích mạnh mẽ TC. Phát ngôn viên của chính phủ Nhật Bản, ông Yoshihide Suga khẳng định: «Chúng tôi không thể chấp nhận cách hành động theo kiểu sự đã rồi”. «Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc không được có những hành động đơn phương thay đổi hiện trạng và gây căng thẳng».
Và Philippines quả quyết Bắc Kinh đang xây dựng các «căn cứ quân sự». Những cơ sở như vậy có thể gây cản trở lưu thông hàng hải cũng như hàng không trong vùng Biển Đông, nơi có tuyến đường hàng hải huyết mạch của thương mại thế giới.
Còn VNCS nước bị TC chiếm cứ biển đảo nhiếu nhứt, thì tin Reuters tiết lộ cho biết CSVN âm thầm chạy đua võ trang, kín đáo thương lượng mua của các công ty Liên Âu và Mỹ nào máy bay, tàu lặn, hỏa tiễn để tăng cường và hiện đại hoá hải quân và không quân, bớt lệ thuộc Nga là nguồn cung ứng vũ khi cho CSVN tư thời Chiến tranh Lạnh.
Mua nhiều lắm. Không biết để phòng chống TC hay để chuẩn bị chiến tranh là bảo vệ hoà binh mà chưa thấy một hành động bảo quốc an dân náo coi cho được của Hải Quân, Không Quân hay Cảnh sát Biển của VNCS trước hành động xâm lấn biển đảo, bắn giết ngư dân VN, của TC.
Thành phố HCM của Đảng Nhà Nước CSVN đã họp và quyết định tổ chức chuyến du lịch đầu tiên vào ngày 22/6 ra đảo Trường Sa, nơi TC đang bồi lắp làm khu quân sự trên Biển Đông.
Còn TC thì mời Ngoại Trưởng VNCS sang Bắc Kinh. Tổng Bí Thư Đảng CSVN cũng mới sang Bắc Kinh trước đây sau khi có tin Mỹ mời TBT Nguyễn phú Trọng công du Mỹ. Có tin trước đây tháng 5 hay 6 Tổng Trọng sẽ đi Mỹ nhưng bây giờ giữa tháng 6 chưa thấy động tịnh gì./.(Vi Anh)
Mỹ và Trung sắp đánh ở Biển Đông
23-05-2015 19:14:12
Ảnh: không quân Mỹ RQ4, máy bay không người lái “Global Hawk” hiện đang được cử đến đảo Guam và Nhật Bản
(Tóm tắt) Các quan chức Mỹ đã tiết lộ, máy bay không người lái Global Hawl đã bị rada vô tuyến dưới mặt đất của Trung Quốc bắt được khi đang thực hiện trinh sát trên quần đảoTrường Sa.Báo cáo dẫn lời các chuyên gia Mỹ cho biết, mục đích can thiệp này có thể là do máy bay không người lái bị rơi xuống biển sau khi bị phát hiện.Cách đây vài ngày, máy bay trinh sát chống tàu ngầm của Mỹ đã thực hiện nhưng trò khiêu khích Trung Quốc tại đảo Trường Sa.
Theo trang báo Mỹ “The Washington free beacon” cho biết, máy bay không người lái Global Hawl đã bị rada vô tuyến dưới mặt đất của Trung Quốc bắt được khi đang thực hiện trinh sát trên quần đảoTrường Sa.Báo cáo dẫn lời các chuyên gia Mỹ cho biết, mục đích can thiệp này có thể là do máy bay không người lái bị rơi xuống biển sau khi bị phát hiện. Cách đây vài ngày, máy bay trinh sát chống tàu ngầm của Mỹ đã thực hiện nhưng trò khiêu khích Trung Quốc tại đảo Trường Sa.Tuy nhiên chi tiết về vụ việc này vẫn chưa được báo cáo rõ hơn.
Bài viết này là trang web "Washington free beacon" và phóng viên Bill Gertz "Washington Post" phát biểu,người này thường nhận được “thông tin nội bộ” của Trung Quốc từ Lầu Năm Góc, người đầu tiên báo cáo chuyến bay thử nghiệm của Trung Quốc, vụ thử tên lửa siêu thanh JL-2 và các tin tức khác. Tuy nhiên, "chiều sâu" trong bài viết của ông giải thích các sự kiện mà thường đi kèm bằng chứng tin đồn, phần sau là bản dịch của mạng lưới quan sát trong trang web " free beacon ":
Các quan chức Mỹ cho biết,Trung Quốc đã tiến hành can thiệp vào việc trinh sát của Mỹ trên biển Đông.
Theo đó, máy bay không người lái của Mỹ đã trở thành mục tiêu can thiệp, trong đó có ít nhất một sự kiện phát sinh xung quanh quần đảo Hoàng Sa.
Hải quân Trung Quốc đã 8 lần cảnh báo, xua đuổi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ khi bay tuần tra gần ba đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây trái phép tại quần đảo Trường Sa.
Hình ảnh vệ tinh không quân Andersen cơ sở Guam, các vòng tròn màu đỏ là "Global Hawk" máy bay không người lái
Người phát ngôn lầu Năm Góc Đại tá Steve Warren khẳng định rằng, Mỹ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo nhân tạo này. Các chuyến bay và tàu chiến của hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra bình thường, nhưng sẽ giữ khoảng cách ít nhất 12 hải lý từ các hòn đảo mà Trung Quốc đang xây dựng, tôn tạo trái phép. Đồng thời ông còn nói “Chúng tôi sẽ không đưa ra tuyên bố thêm nào,bước tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục chuyến bay thường xuyên của chúng tôi”.
Về chi tiết về các can thiệp bí mật hiện nay của UAV,phát ngôn viên của Không quân Thái Bình Dương ở Hawaii từ chối bình luận sự kiện can thiệp.
Người phát ngôn bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ Capt. Chris • Simms cho biết rằng hiện nay đối với tranh chấp trên biển,Trung Quốc chưa từng tiến hành ngăn chặn trên không đối với Hoa Kỳ.Simms cho biết ông không thể xác nhận các báo cáo can thiệp UAV của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Không quân Thái Bình Dương Rebecca Clark từ chối bình luận về hoạt động của máy bay không người lái Global Hawk trong quần đảo quần đảo Trường Sa, lý do bà đưa ra là "để bảo vệ sự an toàn của hành động quân sự."
“Từ Guam, Global Hawk hỗ trợ hoạt động do thám, thu thập thông tin tình báo ở Thái Bình Dương”, bà Clark cho hay.
Chiếc Global Hawk có thể bay suốt 28 giờ liền, được điều khiển từ xa hoặc bay theo đường bay được lập trình sẵn, có khả năng quan sát 40.000 dặm vuông (gần 104.000 km vuông) trong vòng một ngày.
Tuần trướcThứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về các vấn đề an ninh châu Á- Thái Bình Dương David • Sher nói, "Global Hawk" triển khai đến châu Á là một trong những ciến lược tăng cường lực lượng của Mỹ tại Biển Đông.
Hình:máy bay trinh sát không người lái của Mỹ
"Chúng tôi đã phát triển một kế hoạch dài hạn là để tăng cường khả năng của chúng tôi trong khu vực," Sher nói với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, "lấy một vài ví dụ, các biện pháp của chúng tôi bao gồm việc triển khai Global Hawk và F-35 máy bay chiến đấu, chúng tôi cũngcần phải tăng thêm số lượng của máy bay vận tải Osprey V-22 khi triển khai ở Nhật Bản. "
Vào đầu tháng này, tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth (LCS 3) của Mỹ đã tuần tra gần quần đảo Trường Sa để đảm bảo tự do hàng hải trên biển Đông. Hải quân Mỹ đưa ra một thông cáo báo chí, khẳng định trong quá trình tuần tra, USS Fort Worth đã cho một trực thăng không người lái Fire Scout và một trực thăng có người lái cất cánh từ tàu này.
Tuy nhiên, ông Sims sau đó đính chính, thông cáo của Mỹ có chi tiết không đúng và khẳng định không triển khai máy bay Fire Scout và không lý giải vì sao có sai sót này.
Tác phẩm quân sự của Trung Quốc đã được thảo luận một cách nghiêm túc về khả năng sử dụng các phương tiện điện tử để ngăn chặn các máy bay trinh sát.
Trang 1 năm 2013, báo điện tử vũ trụ của Trung Quốc đã đưa tin, đề cập đến các kế hoạch quân sự của Trung Quốc làm thế nào để tìm và chiến đấu chống lại" Global Hawk ",chi tiết chuyến bay do thám và hoạt động của máy bay không người lái RQ-170. Cá hai loại máy bay có radar trinh sát và có khả năng tàng hình.
Bài báo cho biết, "quân đội Hoa Kỳ có một mạng lưới kiểm soát chiến trường mạnh mẽ, nhưng nó cũng có những điểm yếu của nó."
"Chúng tôi có thể sử dụng các phương tiện chiến tranh mạng và thậm chí có thể kiểm soát mạng của Hoa Kỳ," bài báo cho biết, "phương tiện bay không người lái và các trạm mặt đất thường rất xa, và thường phải dựa vào thông tin liên lạc vệ tinh. Miễn là chúng ta có thể can thiệp vào thông tin liên lạc vệ tinh, phương tiện bay không người lái sẽ không thể thực hiện các nhiệm vụ và sau đó buộc phải quay trở lại. "
Bài viết nói Globar Hawk có bảy điểm yếu, trong đó có điểm “dễ bị can thiệp bằng điện tử”, việc can thiệp này có thể làm giảm đi đáng kể hiệu suất làm việc của Global Hawk.
Ông Rick Fisher, một nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh có thể tăng cường sức ép đối với Washington để quân đội Mỹ chấm dứt các chuyến bay trinh sát tại châu Á bằng việc lần đầu tiên tấn công một trong những chuyến bay trinh sát không người lái của Mỹ.
“Mặc dù các máy bay không người lái như Global Hawk tương đối đắt đỏ, nhưng chúng cũng có thể được coi là vật có thể hy sinh bởi vì chúng không có người lái”, ông Fisher, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm đánh giá và chiến lược quốc tế, nói với tờ Washington Free Beacon.
Theo ông Fisher, ngoài khả năng Trung Quốc có thể sẽ bắn hạ các máy bay trinh sát không người lái của Mỹ, thì họ còn có thể nỗ lực thu giữ một chiếc Global Hawk bằng cách sử dụng hệ thống tác chiến điện tử làm cho nó rơi xuống vùng biển nông, hoặc bằng việc sử dụng một chiếc máy bay có người lái nỗ lực “tóm sống” một chiếc Global Hawk đang bay.
Fisher cho rằng Hoa Kỳ cần phải xem xét sự cân bằng của việc sử dụng các độ cao lớn có người lái và máy bay trinh sát không người lái, máy bay có người lái có khả năng chạy trốn và có thể bao gồm một khả năng tự vệ. vnppp.com/the-gioi/201505/2137.html
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Trong lịch sử dân tộc, đã không thiếu những lần đất nước Việt Nam gặp sự xâm lăng của giặc Tầu từ phương Bắc. Và cũng chính từ những lần xâm lăng ấy, dân tộc Việt Nam đã xuất hiện những Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Quang Trung… để đánh bại ngoại xâm, đem lại tự do cho đất nước. Để có được những chiến thắng lẫy lừng như Hàm Tử, Chương Dương, Chi Lăng... những vị anh hùng dân tộc đã biết cách đoàn kết tất cả sức mạnh của dân tộc dưới ngọn cờ chính nghĩa, ngọn cờ của đấu tranh, ngọn cờ của dân tộc. Sức mạnh đấu tranh của cả dân tộc khi hội tụ dưới một ngọn cờ đã đem lại sức mạnh vô biên để chiến thắng kẻ thù hung bạo.
Cho đến lịch sử cận đai, dân tộc Việt Nam vì sự đô hộ của thực dân Pháp, tham vọng mở rộng vòng quyền lực của cộng sản mà đứng đầu là Liên Xô, Trung cộng đã dẫn đến tình cảnh non nước chia ly, lòng người đau xót. Cả dân tộc vướng vào một trong những giai đoạn mất mát đau thương nhiều nhất trong lịch sử cũng bởi sự thèm muốn quyền lực của cộng sản và sự đấu tranh chống lại sự độc tài đó của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Dân tộc bị chia ly bởi hai bờ sông Bến Hải và cũng từ đó có hai ngọn cờ cho Việt Nam. Cờ đỏ sao vàng cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) phía Bắc và cờ vàng 3 sọc đỏ của VNCH phía Nam. Nói đúng ra thời kỳ này có 3 lá cờ tồn tại, ngoài cờ vàng, cờ đỏ còn có cờ xanh đỏ của Mặt trận Dân Tộc GPMN Việt Nam, nhưng trên thực tế như đã biết đây là cánh tay nối dài, hay nói cách khác là đứa con của đảng cộng sản (cờ đỏ) và tồn tại trong thời gian ngắn, thực chất chỉ là bù nhìn cho VNDCCH nên không cần xét tới. Trong bài viết này, tôi xin gửi tới bạn đọc sự thật về lá cờ lịch sử của dân tộc đã bị đảng cộng sản bôi nhọ là “Cờ ba que xỏ lá”, trong khi đó, lá cờ vay mượn từ Trung cộng lại được đảng cộng sản tô vẽ là cờ dân tộc. Chính sự mập mờ, không cho người dân biết rõ lịch sử lá cờ dân tộc của đảng cộng sản đã khiến bao thế hệ phải hi sinh oan uổng cho những âm mưu bẩn thỉu của cộng sản.
I. Lịch sử của lá cờ Vàng ba sọc đỏ của dân tộc:
Cho đến hôm nay, rất nhiều hệ người Việt Nam vẫn bị nhầm về lịch sử của lá cờ Việt Nam Tự Do nền vàng ba sọc đỏ, họ cứ tưởng rằng lá cờ này mới có từ thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Và rất nhiều người lầm tưởng như cộng sản tuyên truyền rằng đó là lá cờ “Ngụy”. Nhưng thực chất lá cờ vàng 3 sọc đỏ chính là lá cờ xuất phát lâu đời hơn rất nhiều cờ đỏ sao vàng của cộng sản và còn là lịch sử của dân tộc.
Nguồn gốc sự hình thành lá cờ vàng:
Theo học giả Nguyễn Hữu Quang trong tác phẩm "Hồn Nước Trong Kinh Dịch và Luận Giải Về Lẽ Biến Dịch của Lá Cờ Việt Nam Quốc Gia" đăng trên báo Cộng Đồng, số 3 tháng 12, 1992, tại Ottawa, Canada, thì vào năm 40 Dương Lịch, Hai Bà Trưng đã "đầu voi phất ngọn cờ Vàng" đem quân đánh Tô Định lấy được 65 thành trì để lập quốc xưng vương. Sau này vào thời nhà Nguyễn, triều vua cuối cùng của nước ta, hai sọc đỏ được thêm vào lá cờ vàng.
Trong thời Bắc thuộc, khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Tô Định năm 40, Hai Bà Trưng đã mặc áo giáp vàng cưỡi voi ra trận dưới bóng cờ vàng. Suốt gần một ngàn năm Bắc thuộc, lá cờ dân tộc dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn xuất hiện trong những cuộc khởi nghĩa chống lại quân Hán như của Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, nhưng phải đợi đến thời Ngô Vương Quyền đánh tan quân Hán trên sông Bạch Đằng gây dựng nền độc lập năm 938, lá cờ dân tộc mới lại phất phới tung bay. Trải qua các triều đại tự chủ tiếp theo như Đinh, Lê, Lý, Trần, nước ta luôn có quốc kỳ hình vuông hoặc chữ nhật gồm có nhiều màu viền quanh theo màu của ngũ hành, ngoài cùng là tua răng cưa và có hình con rồng hoặc một chữ Hán chỉ tên triều đại ngay chính giữa. Để chứng minh cho điều này, xin điểm qua các dẫn chứng sau đây.
Thứ nhất, rrên báo Hà Nội mới của chính quyền cộng sản có bài nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống xâm lược đã có post tấm ảnh mô tả cờ vàng của Hai Bà Trưng.
Điều này cho thấy không có nghi ngờ gì về mặt lịch sử của lá cờ vàng thời Hai Bà đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc.
Thứ hai, mặc dù là website được lập bởi đội ngũ dư luận viên thân cận của chủ tịch nhà nước cộng sản Trương Tấn Sang, nhưng website này đã có bài viết công nhận cờ vàng là lịch sử của dân tộc. Lá cờ đó có từ thời Hai Bà Trưng, có lịch sử lâu đời hơn cờ đỏ của cộng sản: “Cờ vàng” theo đúng ý nghĩa lịch sử dân tộc Việt Nam là một hình ảnh đẹp, thấp thoáng từ thời hai vị nữ anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng: “phất ngọn cờ vàng”, đứng lên đánh đuổi quân Tàu vào năm 40 sau Công nguyên.”
Qua đây cho thấy chính cộng sản cũng phải công nhận sự việc cờ vàng có trước cờ đỏ và cờ vàng là biểu trưng xuất phát từ lịch sử của anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng chống quân xâm lược.
Thứ ba, cũng cần phải nhắc đến cuốn sách “Đại Nam quốc sử diễn ca” - Phạm Đình Toái và Lê Ngô Cát đã được nhà in Thực nghiệp- Hà Nội, 1934 có viết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có đoạn như sau: “...Theo kế của nàng, Triệu Quốc Đạt dựng cờ khởi nghĩa, dưới trướng có đến hàng chục hổ tướng, quân đông đến năm mươi vạn người. Ẩu nữ lại dùng sắc vàng chế ra quần áo, màu cờ riêng để quân mình khỏi lẫn với quân Ngô. Một thời gian sau, thanh thế của hai anh em trở nên lừng lẫy, quân đội của họ đã nhổ sạch các đồn lũy của quân Tàu phía Bắc Na Sơn. Ẩu nữ được mọi người gọi tôn là Bà Vương, tiếng tăm vang khắp cõi Giao Chỉ. Thái thú quận Cửu Chân nghe tin hốt hoảng phải cho người phi báo về Tàu xin viện binh sang đánh dẹp. Bà Vương liền thẳng đường rong ruổi tiến ra Cửu Chân, đi đến đâu yết bảng an dân đến đó, dân chúng dọc đường kéo đến đón rước đông như kiến cỏ.”
Như vậy qua đây có thể thấy, cờ vàng chính là lá cờ có nguồn gốc xuất phát lịch sử xa xưa, gắn liền với ý chí không chịu khuất phục giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam mà minh chứng bằng bốn câu thơ trong “Đại Nam quốc sử diễn ca”:
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha
Chông gai một cuộc quan hà,
Dù khi chiến tử còn là hiển linh.
Lịch sử cờ vàng có từ Hai Bà Trưng và cho đến khi triều Nguyễn, lá quốc kỳ mới được chính thức thiết kế lại một cách cẩn thận hơn, nhưng vẫn lấy nền vàng làm chủ đạo. Vua Gia Long (1802-1820) dùng màu vàng tiêu biểu cho vương quyền và lá cờ vàng tiêu biểu cho quốc gia Việt Nam. Từ năm 1863 cho đến năm 1885, triều đình Huế dụng cờ Long Tinh Kỳ (nền vàng, viền xanh, chấm đỏ lớn ở giữa) làm cờ hiệu. Sau đó là Vua Thành Thái (1/2/1889). Lá cờ vàng ba sọc đỏ lấy làm cờ hiệu thay thế cho cũ là Đại Nam Kỳ (nền vàng viền lam, chấm đỏ lớn ở giữa đã được dụng từ năm 1885 đến năm 1890). Lá cờ vàng ba sọc đỏ này còn được tiếp tục sử dụng cho đến khi vua Duy Tân kháng Pháp bất thành vào năm 1916 và được thay thế bằng lá cờ Long Tinh (có nền vàng và một vạch đỏ lớn nằm vắt ngang, phần đỏ nhiều hơn phần vàng).
Vua Khải Định (1916-1925) thêm hai vạch đỏ tượng trưng cho hình rồng vào giữa lá cờ vàng thành Cờ Long Tinh. Năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim thêm một vạch đỏ đứt khúc vào giữa hai vạch đỏ của cờ Long Tinh thành cờ Quẻ Ly (Quẻ thứ tư trong Bát Quái Đồ theo Kinh Dịch, tượng trưng cho mặt trời, văn minh). Năm 1948, Hoàng Đế Bảo Đại một lần nữa ra lệnh nối liền vạch đứt khúc ở giữa để cờ Quẻ Ly trở thành cờ Quẻ Càn (Quẻ thứ nhất trong Bát Quái Đồ, tượng trưng cho trời, quyền lực) và vào ngày 2 tháng 6, 1948, chính phủ lâm thời Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Từ đó, lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ đã tung bay khắp mọi miền đất nước từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau.
Để chứng minh hành trình lịch sử của lá cờ vàng chúng ta có những dẫn chứng như sau:
Thứ nhất, lịch sử của các lá cờ này đã được blog Zings được sự đồng ý của nhà cầm quyền cộng sản công nhận trong một bài viết “Cờ Việt Nam qua các thời kỳ”:
Thứ hai, trên một website độc lập nói đến cờ của các quốc gia trên thế giới đã có phần thống kê lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ và cho biết lịch sử chính xác của lá cờ vàng thông qua phần lịch sử “Cờ và Tiền tệ” tại Việt Nam. Bạn đọc có thể tham khảo tại đường link trích dẫn:
Qua đây chúng ta có thể thấy hai điều: Điều thứ nhất đó là lá cờ có nền Vàng có nguồn gốc lịch sử lâu đời của dân tộc; thứ hai đó là lá cờ nền Vàng 3 sọc đỏ xuất hiện chính thức lần đầu từ thời Vua Thành Thái cho đến Khải Định. Và lần thứ hai thì lá cờ vàng xuất hiện là thời kỳ Vua Bảo Đại cho đến đệ I, Đệ II Cộng Hòa. Nhưng xen lẫn giữa hai thời kỳ đó cũng có một lá cờ vàng 3 sọc hình quẻ ly của chính phủ ông Trần Trọng Kim bị cộng sản cướp đoạt trái phép.
Như chúng ta đã biết, sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống đất Nhật, san bằng 2 thành phố Hiroshima ngày 6 tháng 8 năm 1945, và Nagasaki ngày 9 tháng 8 năm 1945, Hoàng Đế Nhật Bản phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Nhờ vậy, đại chiến thế giới lần II, do phe Phát Xít Đức, Ý, Nhật chủ xướng từ năm 1939 được coi là chấm dứt hoàn toàn trên cả 5 Châu: Âu, Phi, Á, Úc, và Mỹ.
Khi kết thúc đại chiến thế giới lần II, chính phủ Mỹ hỗ trợ Cao trào các Tiểu nhược quốc Thuộc địa trên toàn Thế giới, đang bị các nước Thực dân Đế quốc da trắng đô hộ cai trị áp bức, vùng lên giành lại Độc lập Tự do cho Dân tộc mình, để xây dựng Thể chế Chính trị theo mô thức Dân chủ Tự do Tư bản.
Trong cùng lúc đó, Khối Quốc tế Cộng sản do Liên Xô lãnh đạo cũng nhân cơ hội này, dùng các tay sai người bản xứ lôi cuốn các nhóm công nông vô sản dùng bạo lực hăm dọa song hành với phương thức tuyên truyền xảo quyệt, buộc quảng đại quần chúng dân lành phải đi theo dưới mỹ từ làm Cách mạng giải phóng quê hương, để bành trướng thế lực nhằm thực hiện sách lược nhuộm đỏ Toàn cấu và tiến lên “Thế giới đại đồng”.
Trên thực tế Việt Nam đã được độc lập mà không cần cộng sản:
Tại Việt Nam, vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 (hai ngày sau khi quân Nhật lật đổ Pháp nắm toàn quyền cai trị Đông Dương), Vua Bảo Đại được Vua Nhật giúp tái lập Quốc Gia Việt Nam Độc Lập (thống nhất cả 3 miền Bắc Trung Nam) trong Khối Đại Đông Á do Nhật chủ xướng. Ông Trần Trọng Kim đã được Vua Bảo Đại cử làm Thủ Tướng thành lập chính phủ điều hành Quốc gia, và ban bố chương trình hưng quốc vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, trong đó quy định Quốc Kỳ là cờ Quẻ Ly, Quốc Ca là bài “Việt Nam minh châu trời Đông” của nhạc sĩ Hùng Lân.
Để chứng minh cho luận điểm này tôi xin đưa ra các bằng chứng sau đây để khẳng định rằng nước Việt chúng ta không cần Hồ Chí Minh và đảng cộng sản vẫn được độc lập như các nước khác.
Thứ nhất, một đoạn văn trên website của tỉnh Thừa Thiên Huế đã công nhận sự kiện Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam là có thật. Trong bài giới thiệu về điện Kiến Trung có đoạn: “Ngày 9 tháng 3, Nhật đảo chính Pháp và thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam. Hai ngày sau, 11 Tháng Ba vua Bảo Đại triệu cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki vào điện Kiến Trung để tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Cùng đi với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo.” Đây là link của bài viết:http://dulichhue.com.vn/new/vi/a4841/dien-kien-trung.html
Một website của đảng cộng sản cũng phải công nhận một sự thật lịch sử hiển nhiên là Nhật đã chấp nhận trao trả độc lập cho Việt Nam thông qua chính quyền của vua Bảo Đại.
Thứ hai, chính quyền Liên Xô sau khi nhận được tin Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam đã phải thốt lên qua lời của Stalin ghi trong cuốn sách có tên tạm dịch“Đường dài xã hội chủ nghĩa”. Cuốn sách này là tổng kết những phát biểu về xã hội chủ nghĩa Liên Xô và thế giới của Lê Nin, Stalin, Breznep... được viết bởi N. Badasov - một nhà nghiên cứu lịch sử tại Liên Xô - đảng viên đảng cộng sản Liên Xô. Cuốn sách tại trang 233 có viết về Stalin đã thốt lên: “Thật sự khó khăn cho hệ thống xã hội chủ nghĩa khi Việt Nam được người Nhật ưu ái”. Điều này càng minh chứng thêm cho sự kiện chính quyền Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam là có thật.
Chính phủ của ông Trần Trọng Kim không phải chính phủ bù nhìn:
Chính phủ của ông Trần Trọng Kim được Hoàng Đế Bảo Đại thành lập sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, ngày Nhật đảo chính Pháp và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, rất ngắn, từ ngày 17 tháng 4 năm 1945 đến ngày 25 tháng 8 năm 1945 kể cả thời gian xử lý thường vụ. Tổng cộng hơn bốn tháng. Chính phủ này thường bị những người Cộng Sản và luôn cả các tác giả các sách giáo khoa hay những nhà nghiên cứu chuyên môn ở miền Bắc thời trước và sau năm 1975 trực tiếp hay gián tiếp gọi là bù nhìn, là Việt gian, là tay sai của Nhật. Nhưng sự thật có phải như vậy hay không?
Thứ nhất, sự việc minh chứng rõ rệt nhất cho một chính phủ hợp hiến và không phải bù nhìn đó là việc chính quyền của ông Trần Trọng Kim tồn tại được bốn tháng, rất ngắn ngủi nhưng đã làm được nhiều việc lớn như điều đình thành công với người Nhật để họ trả lại toàn bộ ba xứ bắc-trung-nam, thống nhất đất nước, chính phủ "có quyền tự trị khác hẳn với lời đồn rằng chính phủ ông là bù nhìn". Điều này được thể hiện rất rõ trong cuốn “Một cơn gió bụi” của chính ông Trần Trọng Kim - chương 4 - Ra Huế lập chính phủ (xuất bản năm 1949 tái bản năm 1969). Một chính phủ đi từ số không, trong vòng 4 tháng tồn tại, không quân đội hùng mạnh mà chỉ thông qua đàm phán với Phát Xít Nhật đang hùng mạnh để lấy độc lập, tự trị cho nhân dân có đáng được gọi là “bù nhìn” không? Thực chất chỉ là luận điểm bôi nhọ và chụp mũ của cộng sản mà đó chính là ngón nghề quen thuộc của cộng sản.
Thứ hai, cho đến nay chính những người cộng sản cũng đã phải công nhận một sự thật không thể chối bỏ đó là Chính phủ của ông Trần Trọng Kim không phải là một chính quyền bù nhìn mặc dù họ chưa dám thừa nhận sự vu khống của đảng cộng sản cho chính phủ của ông Kim. Trong một bài viết đăng trên website của sở văn hóa tỉnh Nghệ An có link như sau:
Tác giả Lê Xuân Khoa trong bài viết của mình có tên “Huế năm 1945 và chính phủ Trần Trọng Kim” đã viết: “Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong một hoàn cảnh rất tình cờ của lịch sử, không do kết quả tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng phái hay một phong trào chính trị nào. Sau gần một thế kỉ bị Pháp đô hộ, lần đầu tiên nước Việt Nam được độc lập (dù mới chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu.”
Rõ ràng việc tác giả này đánh giá nước Việt Nam chúng ta được độc lập (dù chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu cũng cho thấy chính phủ của ông Trần Trọng Kim là một sự công nhận đầu tiên chính phủ đó rất hợp hiến.
Tiếp sau đó tác giả Lê Xuân Khoa viết: “Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong những điều kiện khó khăn về chính trị, an ninh và kinh tế như vậy. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:
1. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam.
2. Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.
3. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.
4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.
5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.
6. Thiết lập các Ủy ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục.
Chỉ trong thời gian bốn tháng (từ 17 - 4 đến 16 - 8), chính phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này. Kết quả có thể được tóm tắt như sau:
Cứu đói: Bộ Tiếp tế do bác sĩ Nguyễn Hữu Thi cầm đầu nỗ lực điều động việc vận tải thóc từ Nam ra Bắc. Lúc này, Pháp đã mất khả năng ngăn cấm việc tiếp tế gạo và, nhờ sự can thiệp của chính phủ Kim, giới quân phiệt Nhật cũng không còn thi hành chính sách độc đoán về sản xuất nông phẩm...”
Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn chính quyền của ông Trần Trọng Kim đã thực thi được những điều lớn lao mà một chính phủ đúng nghĩa không phải bù nhìn đã thực hiện được. Ngay như công việc hết sức khó khăn là phần cứu đói cũng đã thực hiện rất tốt thông qua đàm phán với Nhật. Vậy thì đây không thể là chính phủ bù nhìn được. Tại sao chính phủ bù nhìn lại toàn làm được những điều lợi cho dân cho nước? Đây là minh chứng cho sự bịp bợm của đảng cộng sản nhằm bôi nhọ chính phủ của ông Trần Trọng Kim.
Có nhiều người sẽ thắc mắc một người có quốc tịch Mỹ, gốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, tiến sĩ triết học như ông Lê Xuân Khoa viết sẽ có phần “bênh vực” cho ông Trần Trọng Kim. Nhưng sự việc nó được đăng tải trên một website của tình Nghệ An, của đảng cộng sản Việt Nam cho thấy tình chính xác của bài viết.
Thứ ba, cũng cần nhắc lại cuốn sách “Đường dài xã hội chủ nghĩa” của tác giả N. Badasov đã giới thiệu ở trên. Chính tác giả cuốn sách này khi đánh giá về lịch sử Việt Nam cũng có đoạn viết:
“Một chính phủ ngắn ngủi của một người theo trường phái dân tộc như ông Trần Trọng Kim đã nỗ lực làm được nhiều điều cho đất nước. Tiếc rằng nó không được hợp lắm trong xu hướng phát triển của phong trào cộng sản...”
Đây là một mình chứng cho thấy người cộng sản Liên Xô không hề đánh giá thấp công lao của chính quyền ông Trần Trọng Kim. Và người Liên Xô không hề coi đây là một chính quyền bù nhìn như sự chụp mũ của cộng sản Việt Nam.
Thứ tư, trong cuốn sách Décolonisation du Vietnam: Un Avocat Tðmoigne (Công cuộc giải thực dân của Việt Nam - Một luật sư, hồi ký) (Paris: L’Harmattan, 1994), 62; Tác giả cuốn hồi ký bằng Pháp văn này là luật sư Trịnh Đình Thảo, viết sau năm 1975 và trước khi ông mất năm 1986 nhưng tới năm 1994 mới được xuất bản ở Pháp, do trưởng nam của ông là luật sư Trịnh Đình Khải đứng tên tác giả, trang 62,63 có viết:
“Khoảng tháng 6 - 1945, khi Thủ tướng Kim gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi để yêu cầu Nhật dứt khoát trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và toàn bộ đất Nam Kỳ cho Việt Nam, ông đã nói: "Quân đội Nhật đã đánh quân đội Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật... Nếu các ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của tôi, tôi sẵn lòng xin lui". Chỉ tiếc rằng vài tháng sau, lúc gần đạt được mục tiêu thì Chính phủ Kim phải ra đi.”
Chính tuyên bố của ông Trần Trọng Kim đã cho thấy một sự thật là ông không chịu làm việc cho Nhật mà chỉ làm một việc duy nhất là cho sự độc lập cho dân tộc Việt Nam. Vậy càng có thể khẳng định sự thật chính quyền của ông Kim không phải là chính phủ bù nhìn.
Bằng việc chứng minh tính hợp hiến của chính quyền của ông Trần Trọng Kim chúng ta có thể thấy rằng cờ Vàng quẻ ly của chính phủ ông Kim chính là bước tiếp nối cho lịch sử hào hùng của cờ vàng dân tộc.
Cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện lần thứ hai:
Từ năm 1920, Hồ Chí Minh đã là đảng viên của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản và từ đó được cộng sản Liên xô, Trung cộng huấn luyện, ủng hộ để trở thành đảng viên nòng cốt thi hành kế hoạch bành trướng Chủ nghĩa Cộng Sản tại Đông Nam Á bằng xương máu dân Việt. Lẽ ra Đảng cộng sản phải hợp lực với các đảng phái khác chống lại nước Pháp thực dân, ủng hộ triều đình Huế thì Hồ Chí Minh lại tuân lệnh quan thầy Liên xô, Trung cộng đấu tranh cho quyền lợi khối cộng sản quốc tế. Thay vì hợp lực với triều đình Huế cùng các đảng phái quốc gia yêu nước khác đánh đuổi quân Pháp thực dân thì Hồ Chí Minh đã ly khai với triều đình Huế, lợi dụng cảnh "giậu đổ bìm leo" để "đục nước béo cò" cho tham vọng cá nhân, âm mưu cướp chính quyền ông Trần Trọng Kim vào tháng 9 năm 1945 biến Đảng cộng sản Việt Nam thành một lực lượng phản bội lại dân tộc.
Sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước, Hồ Chí Minh cùng Đảng cộng sản chiếm đoạt miền Bắc, tiếp thu Hà Nội mới tổ chức lễ thượng kỳ đầu tiên ngày 10 tháng 10 năm 1954 và đảng kỳ nền đỏ sao vàng chính thức trở thành quốc kỳ của nước VNDCCH. Trong khi đó, Hoàng Đế Bảo Đại trị vì miền Nam dưới sự bảo hộ của Pháp và dần dần được Pháp dân chủ sau thế chiến thế giới lần II (Lúc này nước Pháp không còn thực dân nữa, xin bạn đọc xem thêm luận điểm này đã được chứng minh tại “Những sự thật không thể chối bỏ” phần 12 và phần 13) (*) trả lại quyền hành cùng nền độc lập qua Hiệp Ước Vịnh Hạ Long (1948). Ngày 2/6/1948, chính phủ lâm thời Việt Nam ra đời do tướng Nguyễn Văn Xuân chủ tọa, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ do họa sĩ Lê Văn Đệ đề nghị được chấp nhận làm quốc kỳ và lấy bài Tiếng gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước được đổi tên là Tiếng Gọi Công Dân đã được chấp nhận làm quốc ca của quốc gia Việt Nam. Năm 1954, Bảo Đại thoái vị, ông Ngô Đình Diệm được nhân dân miền Nam bầu thành tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa qua cuộc tổng tuyển cử dân chủ vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 tiếp nối giòng chính sử nước ta bằng cách thay thế triều Nguyễn và giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ truyền thống làm quốc kỳ của Miền Nam. Ngày 7/7/1954, Ông Ngô Đình Diệm về nước thành lập chính phủ và lập nên nền đệ Nhất Cộng Hòa VN. Quốc Hội Lập Hiến VNCH năm 1956 đã quyết định giữ lại bài Tiếng Gọi Công Dân làm quốc ca, nhưng lời được đổi lại như sau:
Sự kiện tiếp nối của lá cờ vàng dân tộc đã được quy chỉnh đó chính là lá cờ vàng 3 sọc đỏ của chính phủ VNCH. Qua hai thời kỳ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa, nhân dân miền nam được no ấm và hạnh phúc. Lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng chính là sự tiếp nối truyền thống dân tộc Việt Nam đã tung bay trên khắp các con đường, góc phố, làng mạc ở miền Nam Việt Nam. Đó là biểu hiện cho tinh thần dân chủ và đoàn kết của dân tộc. Để biết rõ hơn mà chính thể VNCH đệ nhất và đệ nhị đã làm được cho nhân dân Miền Nam, xin bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết“Những sự thật cần phải biết”- phần 2 (**) đã được đăng tải.
Nếu bạn đọc có điều kiện, xin đọc câu chuyện “Mẹ tôi và lá cờ vàng ba sọc đỏ”của tác giả Nguyễn Kiến để thấy tình cảm của người dân Miền Nam giành cho lá cờ dân tộc như thế nào. Trong bài viết có đoạn:“Trong lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà Mẹ tôi vẫn thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tùy thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ căn cước... Trong một ngăn ví là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc thẻ tín dụng mà có lẽ Mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc động, thì ra Mẹ tôi vẫn giữ mãi lá Cờ Quốc Gia bên mình, có lẽ lá cờ vàng hiền lành này đối với Mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã khuất.”
Và một câu chuyện ngắn khác của tác giả Nguyễn Duy An đã nói lên sự trân trọng của người dân đối với lá cờ vàng ba sọc, câu chuyện về người thầy giáo đã phải thốt lên khi nhìn thấy lá cờ vàng: “Tôi vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đã nghẹn ngào thốt lên: - Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm hình dưới cột cờ nhé.”
Cho đến hôm nay, sau 38 năm cộng sản bành trướng khắp đất nước Việt Nam, nhưng đồng bào Việt Nam vẫn luôn tin tưởng và lá cờ chính nghĩa của dân tộc. Khắp nơi trên thế giới, người dân Việt vẫn luôn tự hào về lá cờ vàng truyền thống.
Và ngay tại Việt Nam, hai sinh viên yêu nước là Phương Uyên và Nguyên Kha đã cho thấy sự lựa chọn của mình cho cờ vàng dân tộc là chính xác. Đồng hành cùng hai bạn trẻ là lá cờ vàng vẫn ngạo nghề tại Việt Nam, nơi cộng sản đang ngày cảng hung bạo và độc ác.
Ý nghĩa triết lý và biểu trưng trên lá cờ vàng
Cờ vàng đã được người dân VNCH nâng niu và trân trọng cho đến hôm nay sau 38 năm lưu lạc vì cộng sản tàn ác. Không những vậy, những tầng lớp thanh niên như chúng tôi lớn lên sau năm 1975, khi tìm hiểu sự thật lịch sử đã thấy cờ vàng là lá cờ có nhiều ý nghĩa đối với dân tộc, nó không phải là “ba que xỏ lá” của “Ngụy” như cộng sản vẫn tuyên truyền. Vậy thực sự ý nghĩa của lá cờ vàng 3 sọc đỏ thế nào. Xin phép được gửi tới bạn đọc.
Lá cờ Việt Nam Tự Do có nền vàng và ba sọc đỏ. Màu vàng là màu quốc thổ và cũng là màu da của giống nòi Việt Nam.Theo vũ trụ quan của người Việt, màu vàng còn thuộc về hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia. Chính vì thế mà vua chúa thời xưa thường xưng làHoàng Đế và mặc áo có tên hoàng bào.
Màu đỏ thuộc hành hỏa và là màu của phương Nam. Đây là biểu tượng của một dân tộc bất khuất, anh hùng, và độc lập trong cõi trời Nam, tách biệt hẳn với nước Tàu ở phương Bắc. Ba sọc đỏ còn tượng trưng cho ba miền: Bắc, Trung, và Nam. Tuy gọi là ba miền (ba sọc đỏ) nhưng chúng có cùng chung một nhà (nền vàng). Đó là nhà Việt Nam, con dân muôn đời thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Khi chính phủ Trần Trọng Kim cầm quyền vào năm 1945, một vạch đỏ đứt giữa được thêm vào giữa hai vạch đỏ đã có sẵn trên lá cờ vàng tạo thành lá cờ có hìnhQuẻ Ly Đơn. Tiếp đến, khi về nước làm Quốc Trưởng vào năm 1948, Cựu Hoàng Bảo Đại đã cho đổi vạch đứt chính giữa thành vạch liền tạo thành lá cờ có nền vàng và ba sọc đỏ giống nhau. Ba vạch đỏ kỳ này có hình Quẻ Kiền. Quẻ Kiền, còn gọi là Quẻ Càn, tượng trưng cho trời Nam, tức là nước Việt Nam ta.
Trong bài "Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam", giáo sư Nguyễn Ngọc Huy giải thích về ý nghĩa của hình Quẻ Ly trên lá Cờ Vàng của thời chính phủ Trần Trọng Kim với đại ý là Quẻ Ly, một quẻ trong Bát Quái, tượng trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng, và cho văn minh. Ngoài ra, ông Huy còn giải thích thêm là bên trong quẻ Ly hiện lên một nền vàng gồm hai vạch liền và một vạch đứng nối liền hai vạch ấy. Đó là chữ công trong nghĩa của các từ công nhân và công nghệ, tức là người thợ và nghề biến chế các tài nguyên để phục vụ đời sống con người. Vì thế, Quẻ Ly còn hàm ý ca ngợi siêng năng cần mẫn và sự khéo léo của dân tộc Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (1924 -1990) là một cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông là một trong những người sáng lập đảng Tân Đại Việt và là Tổng thư ký đầu tiên của đảng này. Ông cũng là Tổng thư ký của Phong trào Quốc gia Cấp tiến và là một thành viên trong phái đoàn Việt Nam Cộng hòa tham dự Hòa đàm Paris.
Ông Nguyễn Ngọc Huy cũng giải thích về ý nghĩa của lá cờ vàng có hình Quẻ Càn dưới thời Vua Bảo Đại. Theo ông, Quẻ Càn tượng trưng cho trời, cho vua, cho cha, và quyền lực. Ngày nay, chúng ta sống trong chế độ dân chủ thì Quẻ Càntrên quốc kỳ có thể dùng để tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam cùng sức mạnh của toàn dân ta. Tuy bắt nguồn từ đời Hai Bà, năm 40 Dương Lịch, tức là cách đây 1961 năm, lá cờ Việt Nam Tự Do chỉ mới được qui định rõ ràng bằng sắc lệnh từ năm 1948, tức là cách đây (2003) 55 năm. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, với tư cách đứng đầu chính phủ lâm thời Quốc Gia Việt Nam thời đó đã ký Sắc Lệnh số 3 ngày 2 tháng 6 năm 1948 để qui định những tiêu chuẩn về lá quốc kỳ của nước Việt Nam như sau: "Biểu hiệu Quốc Gia là một lá cờ nền vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, giữa có ba sọc đỏ đi suốt lá cờ, rộng bằng 1/15 chiều dọc và cũng cách bằng nhau chừng ấy."
Giáo sư Nguyễn Chính Kết, tên gọi khác là Đoàn Chính Kết, sinh tháng 5-1952, tại huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Năm 1954, Kết theo gia đình di cư vào Nam, ở tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP HCM. Từ năm 1963 đến năm 1975, ông theo học tại Tiểu chủng viện Sài Gòn và Giáo hoàng Học viện Đà Lạt. Ông là một trong những nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Ngày 13-3-2007, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an TPHCM của nhà cầm quyền cộng sản đã ra lệnh truy nã đối với ông tại thời điểm ông đang thường trú tại 6/8A đường Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp, TPHCM, vì đã có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 và 91 - Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Giáo sư Kết cho biết: "cờ vàng ba sọc đỏ – đã có từ 118 năm trước (tính đến năm nay, 2008) - không phải chỉ là cờ của một chế độ hay một thể chế chính trị nào, mà là quốc kỳ truyền thống của dân tộc Việt Nam".
Cờ Việt Nam Tự Do được hun đúc bằng khí thiêng trời đất và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt suốt gần hai ngàn năm lịch sử. Nó tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho vận hội thái hoà, và cho sự thành công vĩnh cửu của giống nòi Việt Nam. Kể từ năm 40 Tây lịch, thời Hai Bà Trưng, lá cờ Việt Nam Tự Do đã được cải tiến để có hình dạng màu sắc như hiện nay. Thật quả là một ý nghĩa cao cả và đáng được hãnh diện. Lá cờ Việt Nam Tự Do đã thăng trầm với lịch sử oai hùng của dân tộc, nhuốm khí thiêng sông núi, tượng trưng cho dân chủ tự do nhân quyền, cho ý chí kiêu hùng của nòi giống Việt, cho thái hòa thịnh trị của muôn dân, và cho đoàn kết trong việc giữ nước và dựng nước của tổ tiên ta.
Như vậy có thể thấy Lá cờ Vàng 3 sọc đỏ chính là lá cờ của Việt Nam Tự Do không phải là của riêng một chế độ hay của riêng một chính phủ nào mà là của chung cho cả dân tộc Việt. Lá Cờ Việt Nam Tự Do là linh hồn của cả dân tộc Việt. Lá cờ còn, chính nghĩa còn. Lá cờ còn, tinh thần chiến đấu còn, vì nó là tín bài để chúng ta nhận diện những người Việt Tự Do. Chỗ nào có lá cờ Việt Nam Tự Do thì chỗ đó có tình thương, có dân chủ, có tự do, và có nhân quyền. Giờ này, đa số nhân dân yêu tự do dân chủ, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, mỗi khi nhìn thấy Lá Cờ Việt Nam Tự Do tức là như nhìn thấy vị cứu tinh dân tộc.
Hơn thế nữa, lá Cờ Vàng - yếu tố Liên bang - Tam quyền phân lập. Dưới hai trào chánh phủ Trần Trọng Kim và Nguyễn Văn Xuân/Trần Văn Hữu, vua Bảo Đại dùng cờ vàng làm quốc kỳ. Theo thể chế Quân chủ Lập hiến, giống như Anh quốc, Nhật, Thái Lan. Chia Việt Nam ra làm 3 Miền: Nam, Trung, Bắc (giống như 3 Tiểu bang). Mỗi Miền có Khâm sai đứng đầu. Đây là hình thức Liên bang mà Hoa kỳ, Úc,... áp dụng rất thành công.
Màu vàng là da vàng, sọc đỏ là máu đỏ. Màu vàng biểu tượng của vương quyền phương Nam, hành thổ là đất nuôi sống toàn dân. Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba Tiểu bang (ba kỳ/ba miền) là ba anh em Nam Trung Bắc cùng chung sống hài hòa, an lành trên dãi đất Việt Nam. Ba sọc đỏ song song là biểu tượng của ba anh em đồng hành, đồng quyền, tương kính; không được quyền lấn lướt, hà hiếp, hãm hại nhau, cùng chung nhau xây dựng, phát triển, bảo vệ mảnh đất màu vàng Việt Nam để cùng cộng sinh và cộng hưởng. Ba sọc đỏ còn là biểu tượng của tam quyền phân lập (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) và là ba biểu tượng của Tự do, Dân chủ, Nhân quyền mà Hoa kỳ và các quốc gia tự do đang áp dụng, kể cả VNCH.
Lá cờ Vàng có một ý nghĩa cao cả, và đã thăng trầm với lịch sử oai hùng của dân tộc Việt. Nó nhuốm khí thiêng sông núi, tượng trưng cho Dân chủ, Tự do, Nhân quyền, cho ý chí kiêu hùng của nòi giống Việt, cho thanh bình thịnh trị của muôn dân, và cho đoàn kết dân tộc trong việc giữ nước và dựng nước của tổ tiên ta. Lá Cờ Vàng Quốc Gia Việt Nam là linh hồn của cả dân tộc Việt. Lá cờ còn, chính nghĩa còn. Lá cờ còn, tinh thần chiến đấu còn. Lá cờ còn, sự đoàn kết còn, đó là sự khác biệt giữa người Việt Quốc Gia và Cộng Sản.
II. Lịch sử của lá cờ Đỏ của cộng sản:
Cờ đỏ sao vàng là cờ đảng cộng sản, là đảng kỳ, không phải Quốc kỳ. Hồ Chí Minh theo cộng sản, đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam nhằm phục vụ Liên Xô và Trung cộng. Đảng cộng sản và Hồ Chí Minh lấy cờ đỏ một sao là mẫu cờ tỉnh Phúc Kiến làm cờ đảng, chấp nhận làm chư hầu Trung cộng. Vì thế, Phạm văn Đồng theo lệnh Hồ Chí Minh dùng công hàm trao Hoàng Sa Trường Sa cho Tàu năm 1958. Đổi lại, Hồ Chí Minh và cộng sản Hà nội được Trung cộng giúp vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng thực hiện mục tiêu xâm lăng Miền Nam. Dẫn đến cảnh anh em hai miền Nam Bắc cùng chết và nghèo đói. (Xin xem thêm: Những sự thật không thể chối bỏ phần 2,3)(***)
Thực hiện đúng mục tiêu của Hồ Chí Minh là dâng Việt Nam cho Trung cộng. Từ đó, các cấp lãnh đạo của đảng cộng sản theo gương bán nước của HCM tiếp tục nhượng đất, thác Bản giốc, Ải Nam quan, biển, Boxit Tây Nguyên... cho Tàu mà cả nước đã biết. Ngay cả Bộ giáo dục cộng sản trong nước đang muốn áp dụng môn học tiếng Tàu hầu biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung quốc. Để chứng minh cờ đỏ xuất phát từ cờ của tỉnh Phúc Kiến và làm chư hầu cho Trung cộng chúng ta có những chứng cứ sau đây:
Thứ nhất, CỜ ĐỎ SAO VÀNG là cờ của tỉnh Phúc Kiến Trung quốc (1933). Trong tài liệu của (http://www.worldstatesmen.org/China.html) bạn đọc có thể thấy lá cờ của cộng sản vào 29/09/1945 là lá cờ đỏ ngôi sao vàng, với cánh sao cong bầu ra chớ không phải là đường thẳng, được ghi vào khoảng giữa trang như sau:
Chú ý: lá cờ đỏ sao vàng này đã bị lấy ra sau khi Worldstatemen.org bị chính quyền cộng sản khiếu nại, bây giờ chỉ còn để lại hàng chữ: “Chairman of the People's Government (at Fuzhou) 21 Nov 1933 - 21 Jan 1934 Li Jishen (b. 1884 - d. 1959)”. Lá cờ của tỉnh Phúc Kiến (Trung Cộng), bị gỡ ra trong trang web:http://www.worldstatesmen.org/China.html từ 2005.
Vào thời gian chỉ có 2 tháng, từ 21/11/1933 đến 21/01/1934, ông Li Jishen làm chủ tịch của thủ phủ Phúc Châu (Fuzhou) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian). Đây là tài liệu lịch sử có ghi chú (b. 1884 – d. 1959) và ông Li Jishen là một nhân chứng lịch sử.
Sự giống nhau đến “lạ kỳ: của hai lá cờ Phúc Kiến-cộng sản Việt Nam
Thứ hai, bạn đọc có thể tham khảo bộ phim “Trường Chinh” 24 tập của TC do đạo diễn Kim Thao, với Đường Quốc Cường thủ vai Mao Trạch Đông đánh với quân đội của Tưởng Giới Thạch, nếu bạn để ý một chút sẽ thấy cảnh Hồng Quân TC phất cờ đỏ sao vàng mập trong các trận đánh. Phim này được chiếu trên đài truyền hình VTV3 tại Việt Nam. Như vậy có hai ý nghĩa ở đây đó là: Mao Trạch Đông đã có dã tâm xem Việt Nam như là một chư hầu, nên gạt lãnh đạo thời đó lấy lá cờ của tỉnh Phúc Kiến làm cờ nước, hoặc lãnh đạo thời đó đã tình nguyện làm quân khuyển mã cho Trung Cộng. Có nghĩa là sau khi VC trương lá cờ đỏ sao vàng vào năm 1945, thì 5 năm sau, 1949, Trung Cộng đổi lại lá cờ nước của họ thành lá cờ có 4 ngôi sao vàng và 1 ngôi sao lớn tượng trưng cho Đại Hán. Thế là lá cờ đỏ sao vàng trở thành lá cờ của 1 trong 4 chư hầu. Thêm một bằng chứng nữa là sau này, có lẽ vì nhiều người biết được sự thật là lá cờ của tỉnh Phúc Kiến, nên vào ngày 30/11/1955, cộng sản Việt Nam cho đổi lá cờ nước thành lá cờ hơi khác là những đường cong bầu, trở thành những đường thẳng:(http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html)
29 Sep 1945 - 20 Jul 1954 North Vietnam
Áp dụng 30 Nov 1955 (North only to 2 Jul 1976).
Lưu ý: Xin xem thêm dã tâm của Trung cộng và âm mưu bán nước của cộng sản Việt Nam tại “Những sự thật không thể chối bỏ “ phần 9,10, và bài viết của tác giả Truyền Tấn để biết tại sao cờ đỏ là cờ Phúc Kiến.
Thứ ba, Trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc) có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi” bởi nhà xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn ở trang 130 nói về quan hệ với Việt Nam. Đoạn đó tạm dịch như sau: “Giữa Trung Hoa và Việt Nam còn có tình thân đó chính là biểu hiện của lá cờ. Lá cờ sao vàng thể hiện tình đồng chí mà Mao chủ tịch hằng gửi gắm...”
Đọc đến đây chúng ta có thể thấy rõ bản chất bán nước và làm chư hầu của đảng cộng sản Việt Nam thể hiện ngay từ tư tưởng dùng lá cờ của tỉnh Phúc Kiến theo chỉ đạo “gửi gắm” của Mao Trạch Đông. Như vậy cờ đỏ sao vàng càng chứng tỏ không thể là cờ của dân tộc Việt Nam.
Thứ tư, cũng vẫn cuốn sách “Đường dài xã hội chủ nghĩa” là tổng kết những phát biểu về xã hội chủ nghĩa Liên Xô và thế giới của Lê Nin, Stalin, Breznep... được viết bởi N. Badasov - một nhà nghiên cứu lịch sử tại Liên Xô - đảng viên đảng cộng sản Liên Xô ở trang 237 có viết: “Sau khi giành chính quyền, dường như Việt Minh thể hiện sự thân thiện với người Trung Quốc hơn. Điều này minh chứng ngay ở việc lấy lá cờ đỏ sao vàng làm quốc kỳ...”. Chỉ cần tác giả Liên Xô bật mí như vậy, chúng ta có thể thấy đảng cộng sản đã dùng cờ của giặc làm cờ Việt Nam. Đây là một sự thật cần phải được người dân Việt Nam lên án.
III. Kết Luận
Tôi là một người trẻ tuổi, sống tại Việt Nam, được học tập dưới mái trường CNXH, tôi không được biết về VNCH, về cờ vàng 3 sọc đỏ... bài viết này tôi xin kính tặng những người Việt Quốc Gia (VNCH) như một lời khẳng định về lá cờ họ đã chọn cho mình là hoàn toàn chính nghĩa và phù hợp với lịch sử của dân tộc. Bài viết này tôi cũng xin dâng tặng cho những người cộng sản và những bạn trẻ như thế hệ tôi và sau tôi biết rằng: Chúng ta đã bị đảng cộng sản bán rẻ và lừa bịp mấy chục năm qua cho dã tâm bán nước và làm nô lệ cho Tầu. Tất cả sự việc đau khổ của dân tộc đều xuất phát từ lá cờ đỏ mang thân phận của chư hầu. Chính vì vậy cũng cần phải nhắc lại cho bạn trẻ lời của thi sĩ Trần Dần:
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ.
Đó là những câu nói đầy ý nghĩa diễn tả cho sự điêu tàn của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của cờ đảng CSVN - cờ đỏ sao vàng. Nếu chúng ta, những người dân Việt Nam còn tôn thờ và hiểu sai về ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng mà vẫn coi nó là lá cờ của dân tộc thì đó là một sai lầm lớn. Thật buồn là rất nhiều người được coi là có tư tưởng tiến bộ, đấu tranh với đảng vẫn không dám nhìn thẳng vào sự thật là cờ đỏ sao vàng chính là cờ bán nước.
Cờ sáu sao bán nước của cộng sản Việt Nam.
Muốn có dân chủ tự do không còn cách nào khác là vứt bỏ đi lá cờ ô nhục, làm tay sai cho Trung Cộng. Nếu cần thiết có một lá cờ làm lá cờ đấu tranh thì đó chính là lá cờ vàng, vì cờ vàng chính là biểu trưng của dân tộc chứ không phải của đảng phái, chính quyền nào. Và với ý nghĩa đầy đủ về dân tộc Việt, con người Việt thì lá cờ vàng sẽ là lựa chọn cho tương lai như lịch sử đã từng lựa chọn.
Tôi rất trọng-thị các phát-hiện mới, nhằm tìm Sự Thật, nên đọc bài-viếtKHÁM PHÁ ĐỘNG TRỜIVỀ LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ (rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ đã là cờ của Tonkin [Bắc-Kỳ tức Bắc-Việt dưới thời Pháp-thuộc] trong giai-đoạn 1890-1920), tôi rất thán-phục í-hướng cầu-toàn và công-trình nghiên-cứu của vi-hữu Duyên Sinh.
Tuy nhiên, vì là một khám-phá quá mới/lạ, nên tôi cũng có dò theo các đường kết-nối liên-hệ mà tìm-tòi thêm, kết-quả sơ-khởi cho thấy:
Annam, French Indochina: The Province of Annam, part of the Union of French Indochina from 1886 until 1954, used a flag with a plain yellow background, in two shapes one with the ratio 2:3 and the other 1:1 (square).”
b/ Có cờ Laos (Ai Lao, Lào) - Flag of Laos, French Indochina (1893-1953).
c/ Có cờ Cochinchina (Nam Kỳ) qua 2 thời-kì - Flag of Cochinchina (1868–1945) và (1946–1949).
d/ Có cờ Tonkin (Bắc Kỳ) là nền vàng với 3 sọc đỏ:
“Flag of the Tonkin, French Indochina (1890-1920).”
Ý-KiẾn:
Tại sao không có cờ của Annam (Trung Kỳ) trước năm 1923?
Tại sao không có cờ củaTonkin(Bắc Kỳ) sau năm 1920?(Năm 1920 đâu có biến-cố gì quan-trọng khiến lá cờ ấy phải biến mất?)
Tại sao không có cờcủaCambodge(Cambodia: Mên, Cao Miên)? (Cambodge là một Xứ, trong 5 Xứ của Đông-Dương, không thể bỏ quên.)
Vậy là tài-liệu này chưa đầy-đủ [tức còn thiếu-sót], không chính-xác.
II
Về lá cờ được gọi là của Annam (Trung Kỳ) trên kia (Mục I-a):
Lá cờ gọi-là của Annam (Trung Kỳ) trên kia (Mục I-a), ở Mục II đã được gán cho là cờ của Liên Hiệp/Liên Bang Đông Dương, mà ở đây tại sao cũng lại được đẩy qua làm cờ của Tonkin (Bắc Kỳ)?
Cũng theohttp://drapeaufree.free.fr/index2.htm (Les Colonies/Anciennes Colonies/Colonies Francaises/Extreme Orient et Indes/Union Indochinoise) (Tonkin) thì:
Ngoài lá cờ Tonkin (Bắc Kỳ) là nền vàng với 3 sọc đỏ (xem Mục I-d trên kia), tại sao ở đây lại có thêm 2 lá cờ khác nữa, mà người ta ghi-chú rằng cả 3 lá cờ này đều là của Annam (Trung Kỳ)?
Date d'adoption: 1885 Date d'adoption : 1890 Date d'adoption : 1920
Le drapeau est Le drapeau est Le drapeau est
celui de l'Annam. celui de l'Annam. celui de l'Annam.
Ý-KiẾn:
Ba lá cờ này đều có ngày/tháng/năm liên-tục nhau (suốt thời-kì Pháp-thuộc).
Lá cờ #1 (hẳn không phải là của Cochinchine [Nam Kỳ] vì Nam Kỳ là nhượng-địa trực-thuộc Pháp, đa-số trí-thức sĩ-phu đều nhập Pháp-tịch, không dùng chữ Hán. Cochinchine (Nam Kỳ) đã có riêng 2 lá cờ khác rồi. Cochinchine nằm ngoài ảnh-hưởng của vua Nhà Nguyễn ở Annam.
Các nét kí-hiệu màu đỏ chính là 2 chữ Đại Nam (chữ Hán) vốn còn thông-dụng ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Về lá cờ #2 (cờ vàng 3 sọc đỏ), nếu bảo là củaAnnam(Trung Kỳ) thì cũng có thể tin được chứ, vì nó (1890-1920) có cùng sự tiếp-nối thích-hợp về thời-gian: trước nó là cờ Đại Nam (1885-1890) và sau nó là cờ long-tinh (1920-1945).
Do đó, nếu nó là cờ của Annam (Trung Kỳ) thì phải chăng có sự mâu-thuẫn trong tài-liệu ở Mục I-d (nói rằng nó là của Tonkin [Bắc Kỳ]).
Nhưng điều này lại lí-giải được câu hỏi tại sao lá cờ gọi-là của Tonkin (Bắc Kỳ) ở Mục I-d lại chỉ có mặt trong giai-đoạn 1890-1920? Trả lời: Vì sau năm 1920 thì nó được thay-thế bởi lá cờ long-tinh. Và vì...
Tôi đã tẩn-mẩn phân-tích các tài-liệu ấy thì thấy:
b) Về mặt không-gian, theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, thì:
Phan Đình Phùng cầm đầu Văn Thân ở Hà Tĩnh; Kỳ Đồng với Thiên Binh ở Hải Dương, Bắc Ninh; Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh với Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội; dân chống sưu thuế ở Trung-Việt, vùng Nghệ-Tĩnh và Nam-Nghĩa; biến-cố đầu-độc lính Pháp ở Hà Nội; biến-cố Hoàng Hoa Thám ở Thái Nguyên; vua Hàm Nghi bị đày sang Xứ Algérie, các vua Thành Thái và Duy Tân bị đày sang Đảo Réunion; v.v... Mà Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên thì thuộc Tonkin (Bắc Kỳ).
Vậy Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ được dùng trong thời-gian kháng-Pháp 1890-1920 nói trên cũng đã được sử-dụng tại các tỉnh thuộcTonkin (Bắc Kỳ).
Giữa Annam (Trung Kỳ) với Tonkin (Bắc Kỳ) có sự liên-hệ mật-thiết hơn là với Cochinchine (Nam Kỳ), và ảnh-hưởng của vua Nhà Nguyễn đã vượt khỏi Trung Kỳ mà lan ra Bắc Kỳ, đồng-thời với việc kháng-Pháp, cùng việc thượng cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ, cũng bao gồm cả Annam lẫn Tonkin. Do đó mới có sự hiểu lầm rằng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là cờ của Tonkin (Bắc Kỳ).
Theo http://nguyenaigiao.vnweblogs.com/post/17120/311175 thì nó [Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ] là cờ An Nam của vua Nhà Nguyễn thời-gian 1890 đến 1920, và được trình lại cho Cựu-Hoàng Bảo Đại ở Hồng Kông vào năm 1948, rồi được Thủ-Tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam vào ngày 2-6-1948 [cứ thế cho đến năm 1955 thì là quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa cho đến 1975].
Nếu tin-tức này mà là Sự Thật, thì việc cãi nhau giành công vẽ ra lá cờ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ [sau năm 1945] sẽ trở thành chuyện khôi-hài!
Vậy lá cờ #2, tức cờ vàng ba sọc đỏ, mà tác-giả Duyên Sinh nêu lên, không phải là cờ của riêngTonkin (Bắc Kỳ), mà là cờ của Annam (Trung Kỳ) cùng được thượng lên ở Tonkin (Bắc Kỳ) trong giai-đoạn kháng-Pháp 1890-1920.
SƠ-KẾT
Rõ-ràng là các tài-liệu liên-hệ còn thiếu-sót, và mâu-thuẫn nhau.
Như thế, ta thấy lá cờ vàng với 3 sọc đỏ #2 của Annam (Trung Kỳ) mà theo Mục I-d trên kia, dù cũng cùng được ghi thời-điểm lưu-hành là 1890-1920, nhưng tại Tonkin (Bắc Kỳ) thì không có lá cờ tiếp theo sau năm 1920 [từ 1920 đến 1945]; nên độ chính-xác rằng nó là cờ riêng củaTonkin(Bắc Kỳ) chưa có đủ sức thuyết-phục.
Dù sao, đây cũng chỉ mới là “khám phá” của riêng tôi, cần chờ thêm nhiều tài-liệu, chứng-cứ khả-tín 100%.
Ước-mong các vị tiện đường vào dò ở các thư-viện, nhất là văn-khố ở Pháp, tham-khảo, đối-chiếu, lượng-giá chính-xác hơn, để minh-chứng lá cờ vàng ba sọc đỏ có thật-sự là lá cờ riêng của Tonkin (Bắc Kỳ: Bắc-Việt dưới thời Pháp-thuộc), nhất là trong giai-đoạn 1890-1920 hay không.
From: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com To: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com Date: Mon, 15 Jun 2015 22:56:29 -0500
KHÁM PHÁ ĐỘNG TRỜI
VỀ LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ
•Cũng giống như các chính phủ Nguyễn Văn Thinh, Lê Văn Hoạch, và Nguyễn Văn Xuân, Quốc Trưởng Bảo Đại thời “Quốc Gia Việt Nam” đã lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ của “Tiểu Bang Tonkin (Bắc Kỳ)” nước“Đông Dương Thuộc Pháp” (Liên Bang Đông Dương) để làm Quốc Kỳ. Pháp đã sử dụng lá cờ này từ năm 1890 đến 1920.
•lá cờ này thuộc nhóm “Cờ Ba Que” của thực dân Pháp chế ra, được cả ba triều đại: “Quốc Gia Việt Nam”, “Việt Nam Cộng Hòa I”, và “Việt Nam Cộng Hòa II” liên tục sử dụng và trân quý như là một bảo vật trong suốt “26” năm dài (1949-1975).
•Sau năm 1975, lá cờ này được tiếp tục sử dụng tại ngoại quốc. Đến nay là “40” năm (1975-2015).
•Bảo Đại đã tiếp tục che dấu lịch sử lá cờ Ba Que Đỏ của thực dân Pháp từ năm 1949 cho tới ngày ông chết năm 1997, tức là “48” năm (1949-1997).
•Dân Bắc Kỳ một thời đã gọi lá cờ này là cờ “Ba Que Đỏ” hoặc cờ “Ba Que Sốt Huyết”.
•Bài “Tiếng Gọi Sinh Viên” của Việt Cộng Lưu Hữu Phước được Thủ Tướng Nguyễn Văn Thinh chọn làm bài “Quốc Ca” từ năm 1946, lời của bài hát được sửa đổi, nhưng nhạc thì vẫn giữ y nguyên, để làm bài quốc ca.
•Bài Quốc Ca “Tiếng Gọi Sinh Viên” cũng được các chính phủ kế nhiệm chọn và nhiều người Việt Nam sống tại nước ngoài tiếp tục sử dụng tới nay là 69 năm (1946-2015).
Thi sĩ Xuân Sách viết thơ chân dung Trần Mạnh Hảo như sau:
Ôi thằng Trần Mạnh Hảo Đi phỏng vấn Chí Phèo Lão chết từ tám hoánh Đời mày vẫn gieo neo!
Còn cái lão Bá Kiến Đục bản in thơ mày Bao giờ mày say rượu Bao giờ thì ra tay?...
Bức chân dung thật sống động, sắc nét, gai góc khiến người đọc biết chút ít về Trần Mạnh Hảo – cảm thấy thú vị.Trưởng thành trong chiến tranh chống Mỹ, Trần Mạnh Hảo (TMH) trở thành người viết phóng sự, làm thơ, với những bài thơ, bài báo loại thông thường. Hoà bình lập lại, ông vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi Địa Linh Nhân Kiệt – thuộc loại hạng nhất của Việt Nam – rồi tiếp tục công việc của nhà văn mà trong chiến tranh chưa làm được... Lợi dụng thời kỳ “Nhà nước cởi trói”, TMH cho ra đời cuốn tiểu thuyết tựa đề Ly Thân. Cuốn sách, tái hiện lịch sử về giai đoạn nông dân miền Bắc rơi vào hoàn cảnh bi thảm cuả cuộc “Cải Cách Ruộng Đất Vĩ Đại” (CCRĐVĐ).Ly Thân đã dựng lại bức tranh toàn cảnh cuộc “CCRĐVĐ” rất chân thực, sống động.Tác phẩm được dư luận bạn đọc chú ý, đánh giá cao. Chính vì vậy Ly Thân bị thu hồi ngay. Trong bài trả lời phỏng vấn nhà báo Lê Thị Huệ trên Mạng, TMH bộc bạch cõi lòng... , người đọc mới biết cái giá phải trả cho việc “nói thật” thông qua tiểu thuyết Ly Thân. Cha ông, cụ kị ta đã dạy: Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng. Nhưng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) do đảng cộng sản thống trị, nói thật – nghĩa là phơi bầy cái xấu của “đảng ta” – sẽ là một trọng tội. Xã hội Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trị vì hơn 50 năm qua (từ 1954) – không dung nạp những người hay nói thật, dám nói thật. Kết quả TMH cũng không ngoại lệ: do có tí chút nghiệp vụ viết lách, có tí công cán trong chiến tranh, thời thế đã đổi thay…, ông chỉ bị khai trừ khỏi Đảng, ra khỏi biên chế nhà nước. Mà thời gian cuối những năm 80 của thế kỉ trước, ra khỏi biên chế là “mất sổ gạo”, là... “đói to”! Sau cú ly thân ngoạn mục, không thấy Trần Mạnh Hảo xuất hiện trên Thơ – Văn đàn nữa.
Bẵng đi it lâu, đột nhiên người đọc được biết đến những bài viết của TMH có nội dung khác hẳn. Trần thi sĩ quay sang viết phê bình, tiểu luận. Hơi văn, giọng văn, tinh thần của các bài viết mạnh bạo, gay gắt – cứ như tên lính gác trung thành với chủ, cố chết bảo vệ dinh lũy của chế độ, của “Vua”. Có người còn ví TMH như con cú đang “nhòm” nhà bệnh, chỉ chờ con bệnh “có vấn đề” là... “ăn hồn ma”! Bạn bè văn chương lúc ấy cho rằng TMH đã nhận ra thiếu sót khi viết Ly Thân, giờ “tạ tội” với Đảng bằng cách tự nguyện làm vai trò “tên lính gác trung thành”, tên “biệt kích văn nghệ” trong địa hạt văn chương, giáo dục – cho “đảng ta”!
Dư luận trong giới cầm bút phản đối Trần Mạnh Hảo rất mạnh. Tôi chỉ nói đến những vụ điển hình “ầm ĩ” nhất:
– Đỗ Minh Tuấn, đạo diễn điện ảnh bất bình, đến độ văng tục, gọi Trần Mạnh Hảo là “Cái Ca–pốt rách của Đảng” (nghĩ đến hình tượng này, người nghe càng tởm, lợm cả cho người nói), rồi lên mạng talawas chửi rủa TMH...
– Các giáo sư, tiến sĩ biên soạn sách giáo khoa trong ngành giáo dục “sôi me” vì gần 300 bài viết của TMH theo kiểu “moi móc”, “vạch lá tìm sâu” – bới ra những khiếm khuyết trong các công trình của các vị dùng để dạy học sinh trong hệ thống giáo dục – rồi đưa lên mặt báo để bàn dân thiên hạ biết bản chất của các “tiến sĩ”... giấy của Đảng ra sao khiến cả xã hội Việt Nam lo lắng cho con em mình trước hiện trạng ngành giáo dục xưống cấp thảm hại.
– Nguyễn Huy Thiệp (trong vụ Hoa thủy tiên) – rất căm TMH, viết Kịch Mổ. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (NHT) cho nhân vật bác sĩ Trần Mạnh Khảo (nhưng người đọc nhận ra ngay đó là chân dung Trần Mạnh Hảo) – tay “thợ giết – mổ” không nghề nghiệp – mà lại được trọng dụng hành nghề giải phẫu “các con bệnh văn chương”. Trước khi hạ màn NHT cho thợ giết mổ – bác sĩ Khảo – nghệ sĩ nhẩy, múa may... giỏi với ngầm ý: Trần Mạnh Hảo chỉ là tay “thợ”... “viết”, chứ không thể là nhà văn, nhà phê bình – nghệ thuật! Vì vậy “các sáng tác của anh ta chỉ là thứ... vứt đi”!
– Trên diễn đàn đại hội Hội nhà văn Việt Nam hồi tháng 4/2005, TMH đọc bài tham luận nảy lửa...
Trước đây người ta đặt vấn đề xung quanh hiện tượng TMH, không phải là không có lí.Song, người ta có lí của người ta.Trần Mạnh Hảo có lí của TMH. Nếu chỉ thuần túy vì Nghệ thuật – Học thuật mà anh lớn tiếng phê phán một quan niệm thẩm mỹ, một quan điểm văn chương khác với nhận định chủ quan của anh thì cũng là lẽ thường tình, cần thiết cho quá trình phát triển của nền Văn học – Nghệ thuật nước nhà. Nhưng trong một số bài phê bình, TMH lại thể hiện bút pháp hoàn toàn mang tính áp đặt, cưỡng bức, y như giọng điệu đã lỗi thời của một số cây bút phê bình cách đây vài ba chục năm. Người đọc không thể hiểu nổi TMH đang trong vai trò nhà phê bình hay cương vị của người “gác cổng”? Kỳ hơn nữa, có lúc lại thấy anh viết ở trạng thái không bình thường...
Trong cuốn Chân Dung và Đối Thoại, Trần Đăng Khoa – Chú Khoa “cuội” – tường thuật lời của Trần Mạnh Hảo trả lời một phóng viên, thấy anh “huỳnh huỵch bê từng chảo lửa hắt quyết liệt vào”... mặt bạn mình. TMH chẳng né tránh, xoa xoa, phẩy nhẹ như những nhà phê bình vẫn thường làm. Anh thẳng thừng: “Chẳng ý đồ gì cả, tôi ngứa tiết là tôi phang đấy. Những anh... nhắng nhít là tôi cứ cho một... hèo!”(Sách đã dẫn, trang 250).
Khi đang “ngứa tiết”, ai đó xuất hiện trước mặt anh, họ lập tức trở nên “nhắng nhít”... và lãnh nhận những nhát “phang”! Trong số những nhát phang đó, “nhát” Văn chương hay là một cách ứng xử Văn Hóa – có thể xem là tàn ác, hiểm độc nhất! Trần thi sĩ phê bình tập truyện ngắn Man Nương của Phạm Thị Hoài rất gay gắt như nhằm kích động những người quản lý Văn hóa – Tư tưởng của chế độ “ra tay” với tác giả mà không e ngại dư luận!
Cũng có vẻ hành động của anh như đang quyết tâm lấy lòng bề trên để tiến thân. Thậm chí giống người “say rượu” – nghĩa là, trong máu đang có “trùng” ngọ nguậy... làm “sôi me”, “ngứa tiết”, chỉ còn biết nhắm mắt làm giảm “cơn ngứa” bằng: phang... phang... và phang!
Anh “phang” nhà thơ, nhà văn đã đành!
Nhưng vì “tiết đang ngứa” nên phang luôn cả người biên tập, người sửa bản thảo – Đỗ Minh và Huỳnh Ngọc Hà – thực ra những người này hoàn toàn vô tội. Thậm chí cả giám đốc nhà xuất bản Hà Nội – người có tấm lòng muốn đổi mới văn chương Việt Nam – nhưng đang đà... “ngứa” ông Hảo Phê sĩ cũng “tiện tay” chém luôn!
Chúng ta hãy phân tích một vài đoạn “'lên cơn” của “anh chàng phong tình, có tiếng là đi mây về gió này”.(Sách đã dẫn – trang 249).
Ở “Nền cộng hoà của nhà thơ” trong tập Man nương của Phạm Thị Hoài – TMH trích: “Khi cái đẹp được hiểu một cách biện chứng nhất, nó sẽ đương nhiên thống trị thế giới hiện thời, một thế giới mà trong đó thú thực, nhìn vào đâu ta cũng thấy xấu ghê gớm”.
Sau câu trích dẫn – “phủ định sạch trơn” – này, TMH bắt đầu “ngứa hộ...”, rồi “hắt lửa”! Thật ra, cái thế giới “xấu ghê gớm” mà Phạm Thị Hoài nói đến là có thật. Liên hệ với thực tế, suy nghĩ kỹ, nhận ra tác giả không cường điệu, không “bỡn cợt, khinh khi...” và hoàn toàn không “nhạo báng một cách khá ác ý nền văn học của chúng ta” – như lời “thợ” phê bình TMH gán ghép, viết trong bài phê bình kia!
Nghĩa là bà Hoài nói... gà, ông Hảo lại cố tình hiểu sang... vịt!
Nhưng nếu vẫn chưa tin, Trần Mạnh Hảo hãy tìm Nguyễn Duy mà hỏi, anh ấy sẽ chỉ cho “Bộ sưu tập những điều ngang trái ấy”, hoặc “Chuyện trò cùng cái bóng máu me ta” – được trình bầy ở hai thi phẩm nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam trong thập niên tám mươi: Đánh Thức Tiềm Lực (1982) và Nhìn Từ Xa... Tổ Quốc (1988).
Xin trích vài đoạn của “Bộ sưu tập” những cái “Xấu ghê gớm”: ... Điếm biệt thư, điếm chợ, điếm vườn Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn... ... Chích một giọt máu đem xét nghiệm Tí trí thức, tí thợ cầy, tí điếm Tí con buôn, tí cán bộ, tí thằng hề Phật và Ma mỗi thứ tí ti... ... Đạo chích thành tôn giáo phổ thông... ... Một người đi chật cả con đường... ... Lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa... ... Sự thật hôn mê, ngộ độc tự hào...
vân vân và v.v...
Còn nhiều điều ngang trái, nhiều cái xấu ghê gớm không thể chép ra hết. Đây là thi phẩm Nguyễn Duy công bố vào các năm 1982 và 1988 – trước cả khi “Nhà Thơ Của Nền Cộng Hoà” (Man Nương) tư duy về sự “sỹ diện”' của mình. Và hình như cùng thời kì này TMH công bố Ly Thân.
Hoặc là tìm sỹ phu của đất Bắc Hà – Nguyễn Xuân Tụ, anh ấy kể cho nghe những nghịch lý trong hệ thống phương pháp tư tưởng – những kết quả do phương pháp cai trị “Văn hóa tầm thấp, vô Văn hóa” tạo ra, được trình bầy trong tác phẩm Chia Tay Ý Thức Hệ. Rồi, hãy nhìn thẳng vào thực trạng đất nước với con mắt nghiêm khắc, khách quan: Từ dưới đáy lên trên cao, từ trong ra ngoài, từ lời nói đến việc làm, từ tư tưởng đến hành động, từ những xó xỉnh tăm tối đến nơi phồn hoa đô hội... từ... từ... rồi anh sẽ thấy chỗ nào quả thực cũng (có) “xấu ghê gớm“.
Chân dung Trần Mạnh Hảo được Xuân Sách vẽ mộc mạc thân tình. Đặc biệt ở hai câu kết:
Bao giờ mày say rượu? Bao giờ thì ra tay?
Người đọc chợt giật mình, sửng sốt, tự hỏi:
– Hảo hay say rượu? – Hảo “ra tay” (...) trong khi say?
Phải chăng do bị ức chế... hay... nên... mới ra nông nỗi này?
Ta nhớ lại một đoạn văn của Phạm Thị Hoài viết trong cuốn Marie Sến, chương 3, tựa đề – Con Cái. Hai thí dụ về nổi loạn. Đây là đoạn chị miêu tả về thằng Đủ, đứa con do cuộc hôn nhân của bố nó, một trí thức “mất gốc một nửa” đang “tìm về cội nguồn”, lấy mẹ nó là một nông dân thất học nên đẻ ra Đủ (...).
Khi Đủ hai mươi tuổi, nó nhìn đời bằng cái nhìn khinh bỉ, ngạo mạn. Nó đặc biệt căm thù “quân thành thị, thằng Hà nội...” và đây là những lời nói, ý nghĩ của Đủ, câng câng, thô bạo “văng” vào mặt thiên hạ:
“ ...Thằng Đủ không chối cãi cái tên quê mùa của nó. Nó tự hào: Cóc cần thằng nào vì nó là Đủ. Đủ lắm! Nó phóng cái tên ấy lên một gam, hai gam, ba gam và cực đại: Tao Đú đây! Tao Đù đây! Tao Đụ đây! Tao Địt đây! Một mình tao là Đủ. Tao cưỡi lên đầu chúng mày, quân thành thị ton hót, quân thành thị lưu manh, quân thành thị hèn ươn thây, lười thối thịt...Đứa nào đào ngũ? – Thằng Hà Nội! Đứa nào trốn việc? – Thằng Hà Nội! Đứa nào vào làng ăn trộm gà? – Thằng Hà nội! Đứa nào làm hại đời con gái người ta rồi gút–bai? – Thằng Hà Nội! Đứa nào mua thủ trưởng? – Thằng Hà Nội! Đứa nào bán lựu đạn? – Thằng Hà Nội! Đứa nào say rượu triết lý thối cả đêm? – Thằng Hà Nội! Đứa nào gọi tao bằng Bố để tao vác thêm cho vài khúc củi? – Thằng Hà Nội!...
Ba năm quân dịch là rõ trắng đen. Ba năm chúng mày lạy tao, chúng mày luồn háng tao, chúng mày gọi tao bằng Bố. Chúng mày thấp như kiến dạng chân, chúng mày ẻo lả, đồi trụy, lưu manh, đéo mẹ, bây giờ bố chúng mày cho chúng mày biết thế nào là phải trái...”
Đủ gọi “thằng Hà Nội” thấp bé như kiến, thậm chí là lũ kiến dạng chân (càng thấp hơn) mới kỳ chứ! Chưa hết, nó còn đe: “Bố chúng mày cho chúng mày biết thế nào là phải trái!”.
Ghê chưa!
Người ta đã biết thế nào là phải trái... rồi nghĩ ngay tới chuyện Chí Phèo uống rượu, tay cầm chai rượu vung vẩy, chân nam đá chân chiêu, vừa đi vừa chửi “Cả làng Vũ Đại”'. Dân Vũ Đại nghe thấy hết, nhưng người nào cũng bịt tai, giả bộ không nghe, tự bảo: “Chí Phèo chửi cả làng kia mà... mình có làm gì động đến gã đâu... chắc là nó chừa mình ra... “.
Bây giờ Đủ còn hơn Chí Phèo nhiều lần!
Nó chửi Thằng Hà Nội thậm tệ! Chửi nơi chứa chấp dung nạp những Thằng Hà Nội lưu manh, trộm cướp, đĩ điếm, tham nhũng... Chửi nơi chúng ta luôn tự hào là chốn ngàn năm văn hiến, nơi tồn tại, bảo vệ, lưu giữ các giá trị đạo đức tinh thần của dân tộc Việt. Thế mà thằng Đủ lại bảo có các Thằng Hà Nội cụ thể... với những thói xấu cụ thể... dường như tất cả mọi thói xấu của cả nước đều gom lại, tập trung trong Thằng Hà Nộị!
Thằng Đủ đã làm hình ảnh “Trái tim của tổ quốc, lương tri của thời đại” bị méo mó lu mờ dần trong tâm khảm của người dân Việt. “Thằng Chọi con” – chưa ráo máu đầu, mới nứt mắt – đã ngông ngênh, ngang tàng vạch ra đầy dẫy thói xấu rồi thóa mạ Thằng Hà Nội... Đến nỗi, những người Hà Nội bình thường, không còn bịt tai được nữa, không còn tự an ủi rằng, “nó chừa mình ra”...
Không! Chẳng trừ một ai!
Tất cả đều nổi nóng, tức giận... muốn tẩn cho thằng quái một trận nên thân... Nhưng rồi trấn tĩnh, tỉnh táo lại, dân Hà Nội thấy cái đầu đang phừng phừng bốc lửa, dần nguôi đi... chợt nhận ra: Những Thằng Hà Nộikia – những đứa được Đủ liệt kê, chỉ mặt chửi – cũng thật đáng đời lắm! Nếu được đọc đoạn văn này nghiêm túc cẩn thận hơn khi đọc Man Nương, liệu Trần Phê Sĩ có nổi nóng vì bị chạm nọc, hoặc “sửng cồ” giùm những Thằng Hà Nội – “những quái thai của dân tộc” – kia, không?
Còn chúng ta, đọc xong hai khổ thơ của Xuân Sách rồi liên tưởng... chúng ta phải tự hỏi:
– Hảo! Có phải thực anh là “Hảo” không? – Anh viết trong lúc say rượu? – Hay khi say rượu “Triết lý thối cả đêm”?... – Thực ra anh đã “Mua thủ trưởng”?!...
*
Hàng chục năm sau vụ Ly Thân, TMH cứ núp trong màn sương mù. Những bài viết cứ vẫn hô hào và ra tay “bảo vệ Đảng”. Có lẽ vì vậy mà giới văn nghệ sĩ cả nước “quan tâm” nhiều hơn đến “hiện tượng” TMH. Sự quan tâm đó đã tới giới hạn: Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn đi tiên phong trong việc xé bức màn sương mù bao quanh TMH bằng câu nói hình tượng: TMH là “chiếc Ca–pốt rách của đảng”. Ca–pốt chụp vào dương vật của tay chơi gái phóng túng nhưng không muốn để lại dấu vết cho thiên hạ biết. Khốn thay Ca–pốt rách, không chống được... nên kết quả là vật bảo vệ kia trở thành vô ích!...
Câu ví của Đỗ Minh Tuấn quá ác độc đối với cả hai – Đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) và TMH.Một đằng thì cố bảo vệ nhưng không có tác dụng. Còn đằng kia thì quá “phóng túng” lại muốn dấu mặt... Câu nói này đã tích tụ mâu thuẫn nhiều năm và đến giữa năm 2005 – “Nồi súp–de” mới bật van bảo hiểm: Trên mạng Talawas của nữ nhà văn Phạm Thi Hoài – được Đỗ Minh Tuấn mượn làm diễn đàn – chửi chiếc “Ca–pốt rách” (TMH) với nhiều dẫn chứng ở nhiều bài viết dài hàng chục trang...
Trần Mạnh Hảo phản kích, chửi lại Đỗ Minh Tuấn là chiếc “Ca–pốt lành” khi Đỗ Minh Tuấn kể lể về vai trò của mình được núp dưới bóng ông Lê Đức Thọ nhiều năm... Bạn đọc cả trong lẫn ngoài nước được một phen cười sái quai hàm... và theo gương nhà thơ trào phúng của dân tộc: “Thuốc Tím cần mua để rửa tai”...
Thế mà chỉ sau cuộc khẩu chiến này không lâu, TMH đã công bố những bài viết nặng như búa tạ, giáng vào hệ thống lí luận và phủ định vai trò của Đảng CSVN đối với dân tộc Việt Nam... Hành động cûa TMH rất giống hành động của thi sĩ lừng danh Chế Lan Viên. Lúc sắp đi vào cõi vĩnh hằng, ông Chế mới viết: “Bước đường cùng thì cũng phải Đà Đao”! Miếng Đà Đao của Chế Lan Viên là 3 bài thơ: Ai Tôi; Bánh vẽ; Trừ đi! Còn miếng Đà Đao của Trần Mạnh Hảo là (mới có) 10 bài viết góp ý với bản dự thảo nghị quyết Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 10! (đăng liên tục trên www.dcvonline.net và gần chục trang Web khác ở Hải ngoại).
*
Tôi đã kết thúc bài viết ở đây. Nhưng khi đọc được các bài viết của TMH đi trên mạng – lại không thể không viết thêm. Bởi vì trong các bài viết đó có những điểm đặc biệt:
– Trần Mạnh Hảo viết, phơi bầy cái cốt lõi sai lầm nghiêm trọng học thuyết của Karl Marx, sai lầm của hệ thống khoa học mà K. Marx dựa vào để xây dựng triết học – học thuyết (sai lầm) của mình.
– Trần Mạnh Hảo chỉ ra cái sai cơ bản của hai tác phẩm kinh điển của Marx: Tư Bản Luận và Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản. Hai tác phẩm này được các đồ đệ trung thành (cả mù quáng, lẫn cả cơ hội, lợi dụng) – đứng đầu ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây (và bây giờ còn lại ở vài ba nước) – khư khư bám lấy, giữ lại làm chỗ dựa. Riêng Đảng CSVN ghép thêm tư tưởng Hồ Chí Minh làm “kim chỉ nam cho mọi hành động”.Tuy thực chất họ chỉ lấy những thứ đó làm bình phong nhằm bảo vệ Quyền, Lực độc tôn, dẫn đến độc tài rồi mang lại Quyền, Lợi – cho họ.
– Phủ định bản dự thảo nghị quyết Đại Hội Đảng CSVN 10 do hệ thống lí luận và hơn 70 “tiến sĩ... giấy” cùng 2 đầu nậu lí luận – Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Phú Trọng – “rặn ra”!
– Cách viết, ngôn từ, tinh thần của bài viết thẳng thắn, quyết liệt, chỉ trích dữ dội các lí luận gia – những người phát ngôn, đứng đầu – cùng cả hệ thống lí luận của đảng CSVN.
– Các bài viết đưa ra tại thời điểm trước khi đại hội Đảng CSVN 10 – ít tháng.
Dư luận trước đây coi TMH như một “hiện tượng thú vị” trong làng văn chương Việt Nam.Bắt đầu từ hối lộ... gà để được đi bộ đội dù thời gian đó đi B (vào Nam) là đồng nghĩa với “đi đứt”. Từ Ly Thân, đến phê bình thơ, văn... phê bình sách giáo khoa, tranh luận công khai, thoải mái vớì các đối thủ kể cả khi bị họ mạt sát (bằng hình tượng bẩn thỉu) là “cái bao cao su chơi gái” – (nhưng bị rách) – của “Đảng ta”. TMH vẫn tranh luận (...) với Nguyễn Huy Thiệp khi ông này gọi nhà thơ là... "hâm hấp, chập cheng, lưu manh...”, rồi dám phủ định nền Thơ ca Cách mạng Việt Nam – bằng “bài thơ thô tục”:
“Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ Hôm qua nó bảo dí Thơ vào L... Vợ tôi nửa dại nửa khôn Hôm nay lại bảo dí L... vào Thơ” (trong khi Trần Mạnh Hảo chính gốc là nhà thơ)!
Và bây giờ Trần Mạnh Hảo trực diện “chống” Đảng Cộng Sản Việt Nam trên bình diện lí luận. Bằng trí tuệ cao thâm, ông phủ định học thuyết Mác–Angel–Lê nin. Tấn công dồn dập vào hệ thống lí luận, triết học học thuyết Mác–Lê nin. Việc làm của TMH là việc làm của một nhà văn, nhà nghiên cứu triết học – lần đầu tiên khuấy đảo Văn trường và hệ thống lí luận do Đảng CSVN bao năm o bế. Có thể nói còn ồn ào – nhưng sâu rộng, hiệu quả hơn cả việc làm của vị đại thần tiền bối của triều đại Cộng Sản Việt Nam, Trưởng ban Văn hóa– Văn nghệ Trung ương– Trần Độ, ở thời điểm vài mươi năm trước.
Từ thực tiễn tới lí luận, từ tư duy rồi rút ra kết luận – là một quá trình đi từ quan sát, cảm nhận và trăn trở... trăn trở ... sau rốt khi quá trình đó kết thúc – con người đã tìm ra chân lí. Không biết Trần Mạnh Hảo có đi qua chặng đường gian khổ này không? Bằng quan sát và đối chiếu... tôi cho rằng: quả thực Trần Mạnh Hảo đã, đang lột xác!
Người xưa có câu: Anh hùng không hỏi xuất xứ.
Tôi theo gương người xưa không suy nghĩ, tìm hiểu quá khứ của Trần Mạnh Hảo, mà trân trọng tinh thần hiện tại của ông. Tinh thần dám công khai xông vào hang hùm, tổ quỷ, không run sợ, không nể nang, đi tới tận cùng của cuộc đãu tranh lí luận rồi nói lên những điều nhiều người biết mà chưa dám nói, chưa biết vì chưa đào sâu tìm kĩ – cho mọi người cùng hiểu, cùng nghe. Đó là tinh thần, là hành động của người chiến sĩ– nghệ sĩ thực thụ: dám đối đầu trực diện với đối thủ cực kì bảo thủ, cực đoan, có tất cả phương tiện đàn áp, trấn áp (...), trong khi Trần Mạnh Hảo chỉ có cái đầu và cây bút (hay là chiếc máy vi tính). Ông đã hiểu rõ đối thủ nhưng bất chấp, vẫn dấn thân!
Liệu TMH có ai chống lưng, có nơi nào dung thân trước hiểm hoạ “Chuyên chính vô sản” đang rình rập không? Tôi thực sự thông cảm, đồng tình với suy nghĩ và hành động của ông, như đã từng ngưỡng mộ những Chiến sĩ, những Trí thức – đã chiến đấu kiên cường, không tiếc sức, tiếc thân mình cho nền Độc lập, Tự do, Dân chủ – của Nhân Dân, của Tổ Quốc!
Tuy nhiên, trong đầu vẫn gợn lên nỗi lo lắng: Trần Mạnh Hảo? Ông là ai mà dám tay không, xông vào hang Hùm, tổ Quỷ – thế?
1. Trần Nghĩa Hưng là bút danh của một nhà văn quen thuộc với nhiều bài viết trên Đàn Chim Việt từ những năm 2002. Bài viết này là sự nhận diện một trong 70 khuôn mặt của giới văn sĩ miền Bắc mà tác giả đang bổ sung và hoàn thiện để xuất bản thành sách. Vì lý do tế nhị, tác giả dùng bút danh. Tên thật và địa chỉ liên lạc do BBT DCVOnline giữ.
2. Về tác giả Trần Mạnh Hảo (TMH):
TMH sinh ngày thứ hai, 21 tháng 7/1947 — ngày Tân Sửu (4) tháng Đinh Mùi (6) năm Đinh Hợi, tại xã Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định trong gia đình theo Ki tô giáo. TMH theo Cha xứ học chữ và Kinh sách ở nhà thờ từ năm 8 tuổi, đi giúp lễ nhiều nhà thờ ven biển khi 12 tuổi, và hát lễ trong ban ca vịnh giáo xứ Bình Hải. Học xong trung học phổ thông, TMH đi bộ đội, vượt Trường Sơn vào chiến trường khu 6 (vùng cực Nam Trung Bộ — Nam Tây Nguyên gồm các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần tỉnh Đồng Nai hiện nay), qua Đông Nam Bộ chiến đấu, giao liên, rồi làm báo viết văn cho đến nay. Năm 1975, TMH vào Sài Gòn định cư tại Quận Phú Nhuận.
Sinh hoạt văn học
• Ủy viên Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN, khóa 1996 – 1999). • Được 5 giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam (thêm tập thơ lục bát – giải thưởng HNVVN – 2003) • Xuất bản 15 tập thơ, 4 cuốn tiểu thuyết, 5 tập tiểu luận phê bình văn học (thêm tập “Văn học – Phê bình – Tranh luận” – phát hành 10/2004). Hiện nay ông là một người viết văn tự do (ngoài biên chế), không tham gia tổ chức chính trị nào trừ là Hội Viên Hội Nhà Văn Việt Nam.
Tác phẩm chính
• Thơ và trường ca: Trường Sơn của bé (1974); Tiếng chim gõ cửa (1976); Hoa vừa đi vừa nở (1981, 1996); Mặt trời trong lòng đất (1981); Ba cặp núi và một hòn núi lẻ (1986); Ðất nước hình tia chớp (1994); Từ chiếc ô trời của mẹ (1989); Mình anh trong một thế giới (1991); Chuồn chuồn cắn rốn (1995); Tứ tuyệt (1995); Cuộc chiến tranh khôn nguôi (1998) • Các tiểu thuyết: Chìa khóa của mỗi người (1998); Sinh ra để yêu nhau (1988), Trăng mật (1989); Ly thân (1989). • Tiểu luận phê bình văn học: Thơ phản thơ (Văn học, 1995, tái bản 1997); Phê bình phản phê bình (1996).
nguồn:
dcvonline.net
tìm đọc thêm Trần Mạnh Hảo trả lời phỏng vấn Lê Thị Huệ
Một trong những điểm đặc sắc của Cát Bụi Chân Ai là Tô Hoài đã cho ta biết tâm trạng và nỗi nhục nhằn của các văn nghệ sĩ dưới chế độ cộng sản tàn bạo. Nỗi đau khổ lớn lao của họ là bị cộng sản kìm kẹp trong sáng tác. Cuộc sát phạt Nhân Văn, Giai Phẩm và các cuộc chỉnh huấn, phê bình, kiểm thảo là những trận đòn mà các văn nghệ sĩ phải gánh chịu. Có lẽ trong các văn nghệ sĩ, Nguyên Hồng là người bị đao búa nặng nhất về tội để cho Phan Khôi, Lê Đạt viết chống đảng trên báo Văn, và chính ông viết truyện ngắn về con hổ Truyện Cái Xóm Tha Hương ở Cửa Rừng Suối Cát Và Con Hùm Bồ Côi mà bị kiểm thảo:
Một vòng người họp tổ, như các cụ trong làng ngày trước ngồi xếp bằng quanh chiếu tổ tôm. Những lời dao búa truy dồn. Thế là Nguyên Hồng khùng lên, khóc òa lên (88).
Sau vụ kiểm thảo, Nguyên Hồng tức bực đã lui về Nhã Nam:
Nguyên Hồng nói: Ông đ. chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam (134).
Sau đó ông xin về hưu non. Nguyên Hồng cười mà nói: Ông đố đứa nào bắt chước được ông đãy! (136)
Tô Hoài kể lại nỗi đau khổ của Ngô Tất Tố: Kim Lân kể dạo ở trên Chợ Chu, trong một cuc kiểm điểm, Ngô Tất Tố bị một anh xưa nay bác Ngô vẫn coi không ra gì, bây giờ phải nghe anh ấy sát phạt lên lớp. Ngô Tất Tố quệt nước mũi vào gốc cây, sụt sùì nói với Kim Lân: Làm người khó lắm bác ạ(112). Tô Hoài đã nói đến những vụ hành hạ trong chỉnh huấn khiến cho người ta uất hận nuốt lưỡi dao cạo hay thắt cổ mà chết (113- 114).
Dẫu sao, trong đám văn nghệ sĩ cũng có người kiên cường bất khuất. Cứng cỏi nhất là Phan Khôi:
Chúng tôi ở Lao Cai về, cái lớp 21 ngày vừa hết, còn buổi sau cùng. Tiếng vỗ tay bế mạc rầm rầm ngập cái sân thượng. Cái ông lão Phan Khôi ngang như cua ưa chơi tri, chống ba toong bước ra về trước, còn quay lại nói mt câu thế nào đãy, dường như là người đi chợ Hôm sung sướng mua được quả chanh cốm, hỏi ra mới biết chanh xuất khẩu bị ế. ở người trồng chanh phải đưc ăn chanh ngon nhất chớ! Chẳng biết nói bóng gió hay nói vỗ mặt. Nhưng mà cách nghênh ngáo táo tợn của ông thì không lạ! (79)
Tú Mỡ là người có nhân có nghĩa. Ông chỉ trích đường lối chính trị của Nguyễn Tường Tam nhưng ông lại nói ông không quên ân nghĩa của Nhất Linh đã khuyến khích Tú Mỡ trên đường văn nghệ (114).
Tuy cẩn thận ngôn ngữ, một đôi khi Tô Hoài cũng tỏ thái đ chống đối đảng soi mói, bẻ hành bẻ tỏi và hành hạ văn nghệ sĩ. Ông đem những câu chuyện về Nguyễn Tuân để minh chứng những hành đng khắc nghiệt của các công an văn hóa, mà chính những tay lý luận Mác Lê này cũng đã tự hào xưng mình là gác cổng, giữ nhà cho đảng: Những người có trách nhiệm đã bỏ công soi mói, bẻ hành bẻ tỏi chỉ là gò ý và trịch thượng. Thời chống Mỹ, Nguyễn Tuân viết một loạt ký về Hà Nội, Ta Đánh Mỹ Giỏi thế mà vẫn có những bút chì đỏ gạch từng quãng lưu ý cấp trên. Tôi gặp khó khăn bởi những chuyện ấy vì hội Văn Nghệ Hà nội đã in lần thứ nhất tập bút ký này. Công việc gọi là theo dõi ấy thật sự là đố kị, bề trên . . . (74)
Dạo ấy những cán bộ tuyên huấn và an ninh văn hóa lên ngôi, chúng đè đầu cưỡi cổ văn nghệ sĩ! Chúng được phân công theo dõi các sách xuất bản và báo chí nhằm phát hiện những “lệch lạc”, “sai lầm”, tìm ra những “tên thủ phạm” chống đảng, mơ hồ đấy tranh giai cấp, dùng biểu tượng hai mặt để nói xấu lãnh đạo (vì lãnh đạo có thể có gì là xấu được!) đả kích vào cơ quan lãnh đạo nhằm trừng trị thẳng tay. Họ được đặt cho cái tên vinh dự(?), “những người gác cổng canh giữ an toàn cho đảng”. Từ đó đẻ ra những sự tô vẽ: đó là người lính canh cẩn mật, tỉnh táo, đó là “tiêu binh” sáng suốt sớm phát hiện âm mưu của chúng từ trong trứng? Họ là lính gác luôn thức để đảng và nhân dân ngủ ngon! Và khi đảng dạy rằng kẻ thù luôn ở quanh ta, luôn luồn lách vào hàng ngũ của ta, có khi ranh ma chui sâu, luồn cao… thì đáu cũng có thể có, cũng có thể là kẻ thù cả. Mà đã là địch thì không còn là dân, phải đánh “không thương tiếc. Căm thù địch đã được dạy từ bé, trong các lớp mẫu giáo, phải bắn chúng, giết chúng không chút do dự. Căm thù phải nằm trong các nội dung học. Dạy căm thù đã được nâng lên thành khoa học, thành nghệ thuật!
Nhà thơ Việt Phương suýt chết chỉ vì dám nói mỉa mai rằng “trăng của ta” luôn tròn hơn “trăng của địch!”. Rằng đồng hồ Trung Quốc tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ. Nói mỉa chế độ đó chứ không phải mỉa mai vài người lẩm cẩm! Nói sỏ “đảng ta” đó chứ đâu phải đả một vài hiện tượng giáo điều cái kiểu suy luận của những ông “lính gác” xem ai cũng có thể là địch thật là dễ sợ! ở quân khu 4, tôi đã dự một buổi lên lớp chính trị của một chính trị viên cấp tiểu đoàn, xuất thân từ bần cố nông ở đất Nghi Lộc, vùng rất nghèo ven biển Nghệ An, giọng nói anh nặng trịch, nghe quen lắm mới hiểu. Anh nói con cá với quả cà không khác gì nhau. Anh lên lớp cho một đại đội lính mới. Thế rơi có hai chú ngủ gật. Thế là anh dừng lại phân tích! Chính trị viên nguyên là cố nông, mới thoát mù chữ, lính thì số đông là lớp 8, lớp 9 phổ thông! Anh càng phân tích, linh càng bấm nhau cười, cười mà không thành tiếng. Anh càng bực, càng làm ra vẻ nghiêm trang và có trình độ cao! Anh phân tích rằng ngủ gật là thiếu tinh thần kỷ luật, là thiếu ý chí. Làm cách mạng thì phải có ý chí. Địch muốn ru ngủ ta, ta ngủ gật là mắc mưu địch, là làm hại sự nghiệp cách mạng, là làm giảm sút ý chí của quân đội, làm giảm sức chiến đấu của quân đội, rồi còn là thiếu tinh thần thi đua tập thể…
Ở báo Quân Đội Nhssn Dân, có một vị phó tổng nguyên là thừa phái ở một huyện miền Trung hồi 1944. Anh ta giấu kỹ thành phần xuất thần này, cố leo lên đến chức bí thư đảng uỷ kiêm phó tổng biên tập đặc trách nội bộ. Anh ta luôn lên gân về lập trường giai cấp. Cứ cách một tuần anh ta lại duyệt các bài báo, duyệt trình bày báo một tuần. Năm 1969, một hôm trình bày báo ở trang nhất, trên cùng ở góc trái là ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khách. ở góc dưới cùng bên phải là ảnh một đơn vị pháo cao xạ 37 ly vừa tham gia trận chống máy bay Mỹ. ở giữa hai bức ảnh ấy là 6, 7 bài báo khác, là 5 cột báo và một bức ảnh về một nhà máy! Vị phó tổng nhà ta trong khi duyệt khám phá ra một “sai lầm lớn” của anh đại uý ở Ban Thư Ký tòa soạn và của anh họa sĩ trình bày báo. Kéo dài bảng bút chì đỏ nòng súng cao xạ từ góc dưới chéo lên góc trên thì vết chì ấy đụng đến… chân chủ tịch Hồ Chí Minh! Anh đại uý tái mặt nhận ra “tội” của mình Anh họa sĩ sợ quá vội tẩy gấp chỗ trình bày hai bức ảnh, rút tờ giấy khác ra để thay hẳn cách trình bày! Chuyện cứ như đùa, mà là có thật! Có thật hoàn toàn, được vị bí thư đảng uỷ kiêm phó tổng nêu lên thành bài học hẳn hoi! Thế là từ đó mọi bức ảnh có súng đều được kéo dài bằng nòng súng trong tưởng tượng ra xem có ai bị trúng đạn không?
Ở một vài nơi, Tô Hoài đã vạch ra những thủ đoạn gian trá của cộng sản. Dưới chế độ cộng sản, bất cứ món lợi nào, đảng đều thâu tóm. Đảng lấy tiền quốc tế cứu lụt, tiền UNESCO về tu bổ đền dài cung diện, tiền quốc tế viện trợ bỏ túi. Tô Hoài đã nói rõ việc đảng lấy 200 chiếc xe đạp mà nước Đức trao tặng các nhà văn Việt Nam:
Hội Nhà Văn Đức tặng hội Nhà Văn Việt Nam 200 trăm cái xe đạp Diamant mới cứng. Nguyên Hồng được điện khẩn mời xuống công tác. Ấy là việc dắt chiếc xe đạp đứng vườn hoa cửa Nam trò chuyện với người qua đường. Vô tuyến truyền hình Việt và của Đức quay giới thiệu nhà văn với tặng phẩm hữu nghị quốc tế.
Nguyên Hồng hồi ấy mới để râu, rõ ra phong thái học giả phương đông. Tuyên truyền thế thôi, cả hội chảng được sờ vào vành bánh chiếc xe nào. Hai trăm cái xe vào cái kho bộ Thương Nghiệp. Nguyễn Tuân hỏi mắng Nguyên Hồng: Đóng trò xong dắt mẹ nó cái xe đạp ấy đi, đứa nào làm gì được! Nguyên Hồng cười vuốt râu, đánh trống lãng: Tớ lên phim còn nhiều phút hơn cái thằng phiếc me vô danh trong phim Cánh Đồng Ma đãy (136).
Ông cũng tố cáo đảng trấn lột một nghìn bảng Anh của ông do bà thủ tướng J. Gandhi tặng ông khi ông qua thăm Ấn Độ: Túi rỗng, tôi đi qua các nhà hàng không chào lại, như còn đương mãi nghĩ. Chả là tôi vừa nhận giải thưởng hội Nhà Văn Á Phi 1969, bà thủ tướng J. Gandhi trao tặng kèm mt ngàn bảng Anh. Nhưng trong va li tôi chỉ có tờ chứng nhận và chiếc huy hiệu bằng đồng. Mấy chai votca các bạn nhà văn cho, ai đến mừng thì nâng cốc vui sướng.là hôm sứ quán nhận tiền tôi đưa, có làm một tiệc nem rán mời khách (312).
Tô Hoài cũng nêu lên vụ tham nhũng ở một huyện. Một bí thư huyện làm sổ giả để lấy tiền nhà nước tiêu xài. Lần lượt các chủ tịch, bí thư xã mua xe, xây nhà.Các ngành các giới lên huyện họp được được cấp tiền ăn như ăn cỗ gấp mười tiêu chuẩn. Chánh văn phòng giữ sổ sách, chì tiêu văng mạng, chủ tịch, bí thư huyện, cả ban thường vụ nữa, không hề biết mặt đồng lương. Kho bạc nhà nước như chĩnh gạo nhà mình. Ai cũng ngập miệng nên cán bộ cả huyện và tất cả các xã ngậm tăm. Đến khi phải bắt đi tù vãn cả huyện ủy, ủy ban, hàng huyện mới ngã ngửa ra. Trong ban chấp hành chỉ có một đảng viên nữ không dính bởi sợ(289).
Tô Hoài có khi tỏ ra ngây thơ trong thực tế và trong chính trị. Ông không hiểu mánh khóe tuyên truyền bịp bợm của cộng sản. Cho đến năm 2000, Việt Nam vẫn chưa chế tạo được ô tô, chỉ sửa được ô tô, hay tân trang ô tô cũ, thế mà năm 1955, báo đăng quân giới cộng sản lắp ráp được xe ô tô, và họ cho vài chiếc xe mới chạy ngoài đường, ông tưởng thật hoan hô ầm ĩ : Sau đít xe, cái biển kẻ ba số không rồi đến con số một đỏ chóe. Nhà máy quân đội ta đã sản xuất được cả xe ô tô! Những đồ đồng nát đem chữa chạy lại mà có thể vỗ tay lên được chủ nghĩa xã hội thì đến ngơ ngẩn cả người thực!(72)
Ông ca tụng hay ông mai mỉa?
Văn của Tô Hoài trong Cát Bụi Chân Ai rất điêu luyện và bóng bảy. Ông cũng có cái giọng ngang tàng của Nguyễn Tuân. Tuy nhiên đôi chỗ ông quá hạ mình, ông thường dùng chữ Trên một cách kính cẩn khi nói về một ai đó :
Trên có sáng kiến lấy giấy và tiền. . . (64)
Trên có nghị quyết không khai trừ . . . (80)
Trên cho là cơ quan Hội Nhà văn.. . .(87)
Nói chung, tác phẩm của Tô Hoài trước 1945 rất có giá trị. Sau 1945, các tác phẩm ông viết đều là văn tuyên truyền, chuyên đề cao những việc không thật và người không thật. Chỉ trừ một số hồi ký, bút ký là mang ít nhiều sự thật, trong đó có Cát Bụi Chân Ai là khá nhất.
SƠN TRUNG
Máy bay trinh sát P3C của Nhật Bản cất cánh từ một căn cứ không quân.
Tin liên hệ
24.06.2015
Một cuộc diễn tập hải quân quy mô nhỏ tại Philippines trong tuần này có thể báo hiệu một sự kiện quan trọng, đó là sự tham gia của Nhật Bản vào cuộc tranh chấp giành quyền kiểm soát Biển Đông.
Hãng tin AP hôm 23/6 tường thuật rằng tham gia cuộc diễn tập với Philippines, có một máy bay trinh sát P-3C và khoảng 20 binh sĩ Nhật.
Cuộc diễn tập diễn ra ở ngoài khơi đảo Palawan, một địa điểm có tầm quan trọng chiến lược, không xa các hòn đảo đang trong vòng tranh chấp giữa nhiều nước, trong đó có Philippines và Trung Quốc.
Trong khi máy bay P-3C được dùng cho cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn, máy bay này cũng là một công cụ hùng hậu của lực lượng tàu ngầm Nhật Bản, được sử dụng trong các phi vụ theo dõi. Theo AP, máy bay trinh sát của Nhật có thể giúp Hoa Kỳ theo dõi các hoạt động của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông.
Hãng tin AP trích lời ông Narushige Michishita, một chuyên gia về quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia ở Tokyo, nói rằng trong tương lai, “chúng ta sẽ chứng kiến Nhật Bản tham gia các phi vụ trinh sát trện Biển Đông, cùng hợp tác với Hoa Kỳ, Australia, Philippines và các nước khác”.
Một nhà phân tích an ninh thuộc đại học Freie ở Berlin, Corey Wallace, nhận định rằng chính phủ đương nhiệm ở Nhật Bản đang thiết lập sẵn những cơ chế về pháp lý và quân sự cần thiết để chuẩn bị cho tình huống Nhật Bản có thể can dự trực tiếp vào tình hình Biển Đông.
Nhà phân tích này cho rằng với hành động mới nhất, Nhật Bản dường như muốn ra hiệu cho thấy sự nghiêm túc của chính phủ nước này trong việc cân nhắc một quyết định chung cuộc về vai trò của họ trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông trong những tháng ngày sắp tới.
Nếu xảy ra, động thái này sẽ tăng căng thẳng với Trung Quốc, vốn đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền của các hòn đảo trong biển Hoa Đông, xa hơn về hướng Bắc.
Bản tin cho rằng trong nội bộ Nhật Bản, động thái đó cũng sẽ bị chống đối bởi những người tin rằng quân đội Nhật Bản nên tránh can dự vào các cuộc tranh chấp ở nước ngoài.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng đã bày tỏ quan ngại về cuộc diễn tập Mỹ-Phi. Ông nói Trung Quốc hy vọng “các bên không cố tình gây thêm căng thẳng, mà nên đóng góp cho hoà bình ổn định khu vực, thay vì làm ngược lại’.
Phát biểu tại Tokyo trong một chuyến đi thăm Nhật Bản mới đây, tân Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris, hoan nghênh việc Nhật Bản sẵn sàng đóng một vai trò lớn hơn để bảo vệ an ninh khu vực, trong bối cảnh Washington trông đợi sự tiếp tay của Nhật Bản, Australia và các đồng minh khác để đối đầu với thách thức của Bắc Kinh, muốn giành thế thượng phong của hải quân Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương.
Trong khi đó chưa có dấu hiệu gì là những căng thẳng trong cuộc tranh chấp Biển Đông đang được xoa dịu, giữa lúc Trung Quốc đã gần hoàn tất việc xây các phi đạo trên những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã ráo riết xây cất trong vùng biển tranh chấp. Trang mạng Focustaiwan của Đài Loan dẫn nguồn tin từ một nhật báo ở Hong Kong nói Bắc Kinh có thể triển khai các chiến đấu cơ J-11 tới các đảo tân tạo ở quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Một phúc trình ngày 21 tháng 6 đăng trên tờ South China Morning Post tường thuật rằng động thái này nếu được tiến hành, sẽ nới rộng đáng kể phạm vi hoạt động của quân đội Trung Quốc tới những khu vực cách xa căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.
Phúc trình này nói thêm rằng các phi cơ J-11, do Trung Quốc chế tạo dựa trên thiết kế của chiếc Su-27 của Nga, không phải là đối thủ của máy bay hiện đại của không quân Hoa Kỳ.
Ông David Tsui, một chuyên gia quân sự tại Đại học Trung Sơn ở Quảng Châu, nói rằng không như máy bay J-15 hiện đại hơn, máy bay J-11 chỉ có thể được sử dụng để bảo vệ 7 hòn đảo mới trong Biển Đông, nhưng không đủ khả năng để chống chọi với các chiến đấu cơ F-22 và F-35 mà Hoa Kỳ đang sử dụng. Ông Tsui nói Bắc Kinh biết rằng nếu họ dùng vũ lực để tìm cách giải quyết các cuộc tranh chấp trong Biển Đông, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ ra tay can thiệp.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy là cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã được quốc tế hoá, tờ The Diplomat hôm nay đăng một bài báo mang tựa đề ‘Biển Đông cần tới Nam Triều Tiên’, bài báo phân tích vì sao Seoul không thể khoanh tay đứng yên trước tình hình Biển Đông được nữa.
Tác giả bài viết nói rằng các giới chức Mỹ mới đây kêu gọi Nam Triều Tiên hãy đóng một vai trò trong Biển Đông, dựa trên lập luận là Nam Triều Tiên có quyền lợi gắn liền với khu vực này, và đây là một cơ hội, cũng như một nghĩa vụ của Seoul, phải đóng góp để duy trì ổn định trong khu vực, chống đối những hành động dùng sức mạnh quân sự để giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự trỗi dậy của Nhật Bản ở Đông Á đã gây ra những xáo trộn mạnh về chủ quyền trên Biển Đông.
Thực trạng lúc đó là Trung Quốc chỉ kiểm soát 2 trong số 4 cụm đảo: Đông Sa (Pratas) và Trung Sa. Nhà Nguyễn Việt Nam thực thi chủ quyền ở Trường Sa (Spartly) và Hoàng Sa (Paracel) suốt một thời gian dài nhưng bị gián đoạn bởi sự xâm lược quân sự của Pháp.
Nhà Thanh thất bại nặng trong chiến tranh với Nhật Bản vào năm 1894, buộc phải ký Hòa ước Mã Quan (còn gọi là Hòa ước Shimonoseki). Hòa ước giao chủ quyền của đảo Đài Loan và Bành Hồ cho phía Nhật Bản, chưa kể nhiều nhượng bộ khác. Lãnh hải bị thu hẹp nghiêm trọng, người Trung Hoa bắt đầu lo sợ trước sự bành trướng của hải quân Nhật Bản.
Đầu thế kỷ XX, hoạt động của người Nhật ở vùng biển phía nam Trung Hoa ngày càng nhiều, cả dân sự lẫn quân sự, có lúc dẫn đến tranh chấp ở Đông Sa của Trung Hoa. Các tàu cá của Nhật đánh bắt ở Trường Sa và Hoàng Sa ngày càng nhiều.
Các chuỗi sự kiện này đã đánh động chính quyền Trung Hoa tìm cách ngăn chặn những xâm lấn tiếp theo của Nhật Bản, dẫn tới việc tuyên bố chủ quyền một cách vội vã và thiếu cơ sở pháp lý trên quần đảo Hoàng Sa của Đại Nam vào năm 1909.
Tranh chấp tay ba
Các hoạt động kinh tế của Nhật trên một số đảo ở Trường Sa- Hoàng Sa sau đó đã khiến cho vấn đề chủ quyền trên Biển Đông trở thành cuộc tranh chấp tay ba giữa Pháp (đại diện cho quyền lợi của Đại Nam) – Trung Hoa Dân Quốc – Nhật Bản.
Từ năm 1938 cho đến năm 1945, Nhật Bản từng bước tiến hành chiếm đóng và kiểm soát toàn bộ các cụm đảo nổi trên Biển Đông: Đông Sa, Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa, Trường Sa được sát nhập vào Đài Loan thuộc Nhật. Việc kiểm soát các cụm đảo này chấm dứt sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vào năm 1945.
Việc giải quyết các vấn đề hậu chiến của Nhật Bản lại châm ngòi cho những tranh chấp trên Biển Đông giai đoạn tiếp theo. Tại hội nghị San Francisco năm 1951, Nhật Bản chính thức tuyên bố “khước từ mọi chủ quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” nhưng lại không chỉ đích danh ai là người kế thừa chủ quyền - một sự cố tình lảng tránh nếu so sánh với sự cẩn thận của Nhật Bản khi giải quyết vấn đề chủ quyền đối với Formosa (Đài Loan), quần đảo Kurils và Sakhalin.
Sự nghi ngờ này là có cơ sở khi chỉ 7 tháng sau hội nghị San Francisco, Nhật Bản và Đài Loan ký với nhau một hiệp ước hòa bình riêng rẽ, trong đó khoản 2 mặc nhiên công nhận hai quần đảo trên thuộc chủ quyền của Đài Loan, đồng nghĩa với việc chối bỏ chủ quyền được đại diện của Quốc gia Việt Nam tuyên bố công khai tại hội nghị San Francisco. Vì lý do này nên về sau, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc cùng nhiều nước khác đã lợi dụng sự vắng mặt của mình trong hội nghị San Francisco và sự thiếu minh bạch trong tuyên bố của Nhật Bản để diễn giải theo hướng có lợi cho các hoạt động xâm lấn và tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Từ đó tới nay Nhật Bản không có tuyên bố nào giải thích lại quan điểm về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Tất nhiên Nhật Bản không hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những xung đột quân sự và ngoại giao diễn ra về sau ở khu vực này. Nói một cách công bằng, đó là sản phẩm lịch sử của các mối quan hệ giữa các nước lớn với nhau cũng như giữa các nước lớn với các đồng minh.
Nhật - Mỹ cùng trở lại
Tranh chấp về chủ quyền các đảo nhỏ ở Biển Đông hiện nay giữa 6 nước, mà nổi bật là tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines đang dẫn tới một tình huống rủi ro chưa từng có tiền lệ cho an ninh thương mại toàn cầu. Chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông hiện nay là việc thách thức một cách khéo léo luật pháp quốc tế thông qua việc xâm lấn có định hướng, chậm rãi nhưng kiên quyết, lãnh thổ của các nước láng giềng, tương tự như cách Nga đang can thiệp vào Ukraine hiện nay. Các cuộc xâm lấn “mini” không tuyên chiến này đang là lựa chọn hiệu quả để đối phó với áp lực từ quốc tế. Rõ ràng, các nước lớn có trách nhiệm không thể liều lĩnh đặt quyền lợi quốc gia của mình vào chỗ nguy hiểm chỉ vì một bãi đá ngầm của một nước khác hay vì việc đơn phương cải tạo đảo của Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington không thể chỉ bất động nhìn Bắc Kinh xói mòn dần trật tự thế giới hiện nay.
Rút lui dần sự can dự tại Trung Đông và châu Âu để dồn sức mạnh sang Đông Á, trọng tâm của chính sách xoay trục rõ ràng nhắm vào việc củng cố vị trí số một của Mỹ tại Thái Bình Dương, vốn đang bị lung lay với sự trỗi dậy mọi mặt của Trung Quốc. Bắc Kinh có xu hướng đánh giá sự tăng cường hoạt động của Mỹ tại Đông Á là hành động nhằm kìm hãm họ và rõ ràng là Trung Quốc có thể tiến hành trã đũa. Vì vậy, có thể nhận thấy Mỹ đang rất mạo hiểm để can thiệp vào tình hình ở biến Đông hiện nay nếu thiếu những phương án hiệu quả.
Nhìn tổng thể, Mỹ đang thực hiện những tham vọng lớn lao. Hai hiệp định tự do thương mại xuyên lục địa như TTIP (Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Đại tây dương) và TTP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) được dự đoán gây suy giảm tương đối ưu thế kinh tế của Trung Quốc. Mỹ đang quay trở lại với các đồng minh cũ và tìm kiếm thêm các đồng minh mới trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, với trọng tâm là quan hệ Mỹ - Nhật. Sau khi thông qua nghị quyết lịch sử giải thích lại Điều 9 trong Hiến pháp hồi đầu tháng 7-2014, Nhật Bản cũng đang tăng tốc quá trình thay đổi luật định để mở rộng hơn nữa khung pháp lý cho hoạt động Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF). Mục đích chính của quá trình cởi bỏ khỏi những ràng buộc pháp lý từ thời kỳ chiếm đóng của Mỹ sau thế chiến thứ hai không nằm ngoài việc tăng cường hợp tác an ninh một cách hiệu quả hơn với Mỹ trong môi trường chính trị mới ở Đông Á.
Cơ sở mới về mặt pháp lý cho phép Nhật Bản hỗ trợ Mỹ trong bất cứ xung đột quân sự nào theo nghĩa vụ phòng vệ tập thể, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Nhật Bản triển khai quân đội ở nước ngoài nếu nhận thức thấy quyền lợi quốc gia bị đe dọa. Theo đó, việc quân đội Nhật thường xuyên xuất hiện trong khu vực Biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian. Bộ trưởng quốc phòng Nhật cũng đã có những phát biểu tuyên bố về lợi ích và an ninh quốc gia của Nhật tại Biển Đông, đồng thời hưởng ứng đề xuất của Mỹ về các cuộc tuần tra hỗn hợp trên không và trên biển tại khu vực này. Nhật Bản sẽ góp phần dàn xếp những di sản lịch sử do chính mình để lại.
Vị thế mới sắp tới của Nhật Bản sẽ tác động lớn đến chính sách ngoại giao của nhiều nước ở châu Á - Thái Bình Dương, báo hiệu sự chấm dứt của thời kỳ “người khổng lồ về kinh tế nhưng là anh lùn về chính trị” của Nhật Bản.
VN trước sóng lớn
Sở hữu vị trí địa- chiến lược quan trọng, năng lực quốc phòng được đánh giá cao và tiềm năng kinh tế lớn, Việt Nam tạm thời có nhiều lựa chọn khi quan hệ với các cường quốc.
Việt Nam đang duy trì phương châm nhất quán trong chính sách quốc phòng là không tham gia vào các liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác. Điều đó không đồng nghĩa rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam là hoàn toàn trung lập. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định Việt Nam chỉ đang cố gắng giữ cân bằng tam giác quyền lực Mỹ- Trung- Nga để bảo vệ chủ quyền, gìn giữ hòa bình và tìm một lối ra cho cách phát triển riêng của mình.
Sự xuất hiện trở lại của lực lượng quân sự Nhật Bản ở khu vực Đông Á sẽ khiến cho tam giác trên bị mất cân đối bởi xét về sức mạnh tổng hợp, Nhật Bản không hề thua kém Trung Quốc. Liên kết với Mỹ dự đoán sẽ sớm quay lại là chủ lưu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ít nhất là trong 1,2 thập niên tới đây. Đáp lại, Trung Quốc khả năng cao sẽ kiên trì phương án đưa chiến tranh ra càng xa đại lục càng tốt bằng cách đổ nhân lực, thiết bị và khí tài xuống Biển Đông. Về kinh tế, những chồng lấn giữa dự định “Một vành đai- một con đường” của Trung Quốc và chính sách xoay trục của Mỹ cũng sẽ tạo ra nhiều bất ổn chưa thể dự đoán hết ở tầm khu vực.
Ngay khi Trung Quốc bắt đầu cảm nhận rõ những tổn thương về chính trị và kinh tế gây ra bởi chính sách xoay trục của Mỹ, nước này có khả năng sẽ tìm cách trói buộc chặt hơn Việt Nam trong sự kiềm tỏa của mình, hoặc sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam có một mối quan hệ bình đẳng hơn với Trung Quốc. Tình hình Biển Đông sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, đặt ra cả thách thức lẫn cơ hội cho Việt Nam.
Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý rằng Mỹ không phải không có phương án khác ngoài việc tăng cường quan hệ với Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc một khi đã có Nhật yểm trợ ở Đông Nam Á. Việt Nam chỉ là một lựa chọn khả dĩ trong mục tiêu toàn cầu của Mỹ. Vì vậy vấn đề thời cơ rất quan trọng. Bài học vào năm 1978 vẫn còn rất nhiều giá trị tham khảo cho quan hệ giữa hai bên hiện nay.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Huế, đang là nghiên cứu sinh chuyên ngành sử quốc tế tại Bỉ.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã dịu giọng trên vấn đề Biển Đông, tuy rằng trên thực tế Bắc Kinh không hề thay đổi lập trường trên hồ sơ này.
Khi Philippines ngày 15/05/2014 công bố các hình ảnh cho thấy Bắc Kinh bắt đầu tiến hành bồi đắp, mở rộng các đảo đang tranh chấp của quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã trả lời thẳng thừng : « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các vùng biển xung quanh, bao gồm cả Xích Qua Tiêu ( Đá Gạc Ma ). Bất cứ công trình xây dựng nào của Trung Quốc trên đảo này là hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc ».
Mười tháng sau đó, tháng 03/2015, bà Hoa Xuân Oánh cũng đã ra tuyên bố tương tự : « Những hoạt động xây dựng bình thường của Trung Quốc trên các đảo của chúng tôi và trên vùng biển của chúng tôi là hợp pháp, hợp lý và chính đáng ».
Tuy nhiên, trong bốn tháng gần đây, đã có thay đổi lớn trong cách mà Bắc Kinh nói về những hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Trước hết là ngày 09/04, cũng chính phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã nêu rõ chi tiết các công trình xây dựng đảo nhân tạo để chứng minh mục đích « dân sự » của các công trình này. Tiếp đến, ngày 16/06, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lục Khảng thông báo việc bồi đắp đảo sắp kết thúc.
Theo trang mạng The Diplomat, các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ghi nhận rằng, trước khi thông báo sắp ngừng xây dựng đảo nhân tạo, Trung Quốc đã hoàn tất việc bồi đắp hai đảo Đá Gạc Ma và Đá Chữ Thập, và gần như đã hoàn tất các đảo khác.
Cho dù trên thực tế Trung Quốc vẫn sẽ thực hiện đến cùng những hoạt động xây dựng của họ trên Biển Đông, nhưng sự thay đổi giọng điệu nói trên cho thấy Bắc Kinh thấy rõ là nếu cứ khăng khăng « chủ quyền không thể tranh cãi », hay « hợp pháp, hợp lý », thì hình ảnh của nước này trên trường quốc tế và đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị tổn hại.
Cũng trên trang The Diplomat gần đây, một học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định rằng tranh chấp Biển Đông có thể ảnh hưởng đến thành công của các dự án ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, như dự án Con đường tơ lụa hàng hải. Dự án này rất cần sự hợp tác của các nước láng giềng trong khối ASEAN. Vị học giả này đề nghị Trung Quốc nên điều chỉnh các chính sách và chiến lược về Biển Đông.
Những thay đổi giọng điệu nói trên có thể là bước đầu của việc điều chỉnh chính sách về Biển Đông của Trung Quốc. Chiến lược của Bắc Kinh là vừa xác quyết chủ quyền trên Biển Đông, nhưng vừa duy trì quan hệ tốt với các nước tranh chấp, mà chủ yếu là dựa trên hợp tác kinh tế.
Nhưng như đã nói ở trên, Trung Quốc chỉ thay đổi giọng điệu chứ không hề thay đổi hành vi. Bắc Kinh vẫn dứt khoát không để mất một tấc lãnh thổ nào trên Biển Đông. Ấy là chưa kể, tuy xác nhận rằng các công trình xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa cũng nhằm mục đích quốc phòng, nhưng cho tới nay Trung Quốc không tiết lộ bất cứ điều gì về các kế hoạch quân sự hóa các đảo nhân tạo này, trong khi đây mới thật sự là điều gây lo ngại cho các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc đang thách thức ưu thế quân sự của Mỹ trong hai lãnh vực không quân không gian. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work nhận xét như trên và xác định Lầu Năm Góc đang tìm cách phát triển các loại công nghệ học và hệ thống mới để luôn luôn đi trước đối thủ.
Phát biểu với giới chuyên gia hàng không vũ trụ quân sự và dân sự ngày 22/06/2015, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ công nhận trong thời gian qua, Trung Quốc đã « nhanh chóng xóa bỏ khoảng cách về công nghệ » với Hoa Kỳ, và đã phát triển các loại phi cơ tàng hình, máy bay trinh sát tiên tiến, tên lửa tinh vi và thiết bị chiến tranh điện tử hiện đại. Cho dù vẫn hy vọng thiết lập được với Trung Quốc một quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng Lầu Năm Góc « không thể lơ là khía cạnh cạnh tranh …, đặc biệt trong lĩnh vực năng lực quân sự, mà Trung Quốc tiếp tục cải thiện với tốc độ rất ấn tượng ». Hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 22/06/2015 đã trích dẫn ông Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), một phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đầy thế lực tại Trung Quốc, theo đó Trung Quốc phải tăng cường năng lực quân sự hơn nữa trong bối cảnh ngành chế tạo thiết bị quân sự đang chuyển « từ nghiên cứu để đuổi kịp qua tự thân sáng tạo ». Theo Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong vòng 25 năm qua, Hoa Kỳ đã dựa vào công nghệ vượt bậc của mình, thế nhưng hiện nay, chênh lệch về đẳng cấp mà Mỹ thừa hưởng đang dần dần bị xói mòn. Để đối phó, Lầu Năm Góc đang cố gắng phát triển các công nghệ mới để duy trì lợi thế của mình và giảm thiểu chi phí phải trả trong việc ứng phó với các cuộc tấn công. Ông Work đã nêu lên một ví dụ : Các loại vũ khí năng lượng định hướng có thể bắn hạ tên lửa trị giá gấp trăm lần một cú bắn năng lượng. http://vi.rfi.fr/chau-a/20150623-my-xac-dinh-khong-de-trung-quoc-qua-mat-ve-khong-quan/
Máy bay Nhật Bản lượn trên đảo tranh chấp với Trung Quốc
Máy bay P3-C Orion của Nhật cất cánh từ đảo Palawan-Philippines. Ảnh ngày 23/06/2015.Reuters
Trong khuôn khổ cuộc tập trận chung với quân đội Philippines đang diễn ra trên Biển Đông, hãng tin Reuters ngày 23/06/2015 cho hay một máy bay tuần tra của Nhật Bản đã bay lượng trên vùng đảo có tranh chấp với Trung Quốc là Bãi Cỏ Rong.
Theo các quan chức Nhật Bản và Philippines, chiếc máy bay trinh sát loại P3-C Orion cùng ba thành viên phi hành đoàn của quân đội Philippines đã bay lượn trên đảo Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở độ cao 1524 mét. Bay sau máy bay của Nhật là một chiếc phi cơ tuần tra loại nhỏ của Philippines. Bãi Cỏ Rong là địa điểm được cho là có nhiều tiềm năng dầu khí đang có tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc. Từ sở chỉ huy cuộc tập trận chung Phi- Nhật tại đảo Palawan, đại tá Hải quân Philippines Jonas Lumawag cho Reuters biết quân đội hai nước tiến hành các bài tập thực hành kìm kiếm cứu hộ trên biển trong trường hợp xảy ra thiên tai. Chỉ huy lực lượng Hải quân Nhật tham gia tập trận Hiromi Hamao cho biết thêm : « Đây là làn đầu tiến chúng tôi tiến hành những hoạt động như vậy với quân đội Philippines ». Mặc dù sự hiện diện của quân đội Nhật ở trong vùng biển quốc tế nhưng Bắc Kinh vẫn nhìn nhận đó là sự hậu thuẫn của Tokyo cho các đòi hỏi chủ quyền của Manila ở Biển Đông. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) trong một cuộc họp báo hôm nay cho biết Bắc Kinh hy vọng các bên liên quan không gây thêm căng thẳng để có thể cùng đóng góp vào hòa bình ổn định trong vùng. Trong khi đó tân Hoa Xã lên tiếng tố cáo cuộc tập trận lần này là sự « can thiệp » của Nhật vào Biển Đông. http://vi.rfi.fr/chau-a/20150623-may-bay-nhat-ban-luon-tren-dao-tranh-chap-voi-trung-quoc/
Báo Nga : Việt Nam chuẩn bị lực lượng đặc nhiệm để tác chiến ở Biển Đông
Tàu hộ tống lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam (ảnh internet)
Theo báo mạng WantChinaTimes, ngày 22/06/2015, cho biết tờ Kommersant của Nga, có trụ sở tại Matxcơva, đưa tin: Để ngăn chặn các hoạt động bồi đắp đảo của Bắc Kinh tại những nơi có tranh chấp ở Biển Đông, quân đội Việt Nam chuẩn bị dùng lực lượng đặc nhiệm để tấn công các cơ sở của Trung Quốc trong khu vực.
Các cuộc tập trận mà quân đội Việt Nam tiến hành từ năm 2004 cho thấy, máy bay ném bom chiến thuật Su-22 của Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ được huy động để tiến hành các cuộc tấn công đầu tiên, với tên lửa không đối hải AS-10, nhắm vào các mục tiêu trên biển. Đồng thời, các máy bay tiêm kích Su-30 có thể sẽ yểm trợ bảo vệ các máy bay ném bom Su-22 trong cuộc không kích. Máy bay ném bom có thể tấn công các tàu chiến của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ độ cao 2.500 đến 3.000 mét. Sau đó, Hải quân Việt Nam sẽ đổ bộ lên các hòn đảo và rạn san hô hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Các tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi không quân, tàu phóng ngư lôi và tàu hộ tống. Theo trang mạng Quân sự Sina đặt tại Bắc Kinh, bốn tàu hộ tống lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam được trang bị tên lửa Kh-35 chống hạm do Nga sản xuất, là những vũ khí cực kỳ nguy hiểm cho các tàu chiến của quân đội Trung Quốc. Việt Nam hiện là nước thứ hai trên thế giới có tên lửa chống hạm Kh-35. Phạm vi tấn công của loại tên lửa này là 130 km. Bước tiếp theo, lực lượng đặc nhiệm của Việt Nam sẽ bắt đầu cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu bao gồm cả tàu buôn, tàu tiếp tế hậu cần, trạm radar, bến cảng và các nhà kho trên các đảo nhỏ hơn hoặc bãi đá, nơi có ít quân Trung Quốc chiếm đóng. Theo báo Kommersant, mỗi nhóm tác chiến của lực lượng đặc nhiệm Việt Nam có từ ba đến năm binh sĩ. http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150623-bao-nga-viet-nam-chuan-bi-luc-luong-dac-nhiem-de-tac-chien-o-bien-dong/
Đối tác chiến lược thể hiện mức độ tin cậy cao hơn về chính trị, hợp tác sâu rộng hơn về kinh tế thương mại, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
Đối tác chiến lược bao hàm cả quan hệ về an ninh, quốc phòng sâu sắc, vẫn theo ông Phạm Bình Minh. Quan hệ đối tác chiến lược nhắm đưa quan hệ với những quốc gia có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới đi vào thực chất, sâu, bao trùm hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng. Còn theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia bang giao quốc tế và Việt Nam học từ Học viện Quốc phòng Australia, cụm từ 'đối tác chiến lược' được dùng để chỉ các nước mà Việt Nam cho là ‘tối quan trọng’ cho quyền lợi quốc gia của mình. Ông cũng cho biết Mỹ đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác an ninh và quốc phòng trong ý nghĩa của một đối tác chiến lược. Theo đó, Việt Nam lần đầu tiên được nhìn nhận như một đối tác chiến lược tiềm năng của Mỹ trong bản Tổng kết Quốc phòng Quý IV năm 2010. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Pháp, Ý , Đức, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.
Thành tựu đã đạt
Thành tựu lớn nhất phải kể đến trong quan hệ hai nước kể từ sau chiến tranh là việc bình thường hóa quan hệ vào ngày 12/07/1995. Sự kiện này đã mở ra một bước phát triển mới trong quan hệ hai nước. Tháng 7/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội, gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và mời ông đến thăm Mỹ. Chuyến viếng thăm này cho thấy Mỹ đã gạt bỏ sự khác biệt về ý thức hệ và coi Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam là một đối tác. Việt Nam đã thể hiện sự chấp thuận mối quan hệ đối tác này bằng chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 7/2013. Kết quả của chuyến thăm này là tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Trong khuôn khổ hợp tác này, Washington và Hà Nội cam kết tôn trọng ‘hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.’ Ngày 2/10/2014, tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington, được đánh giá là nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện an ninh hàng hải. Một trở ngại khác từ phía Việt Nam đã được dỡ bỏ, theo Alexander L. Vuving, trong bài viết ‘A Breakthrough in US-Vietnam Relations’ trên The Diplomat ngày 10/04/2015 (tạm dịch: ‘Một đột phá trong bang giao Mỹ - Việt’, chính là thách thức về ý thức hệ của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Điều này được thể hiện qua hai điểm trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang vào tháng 03/2015: Đây là chuyến thăm Mỹ chính thức đầu tiên của một Bộ trưởng Công an Việt Nam, một trong hai Bộ quan trọng nhất của Việt Nam (Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), và ông Quang cũng là chỉ huy của lực lượng an ninh có trách nhiệm bảo vệ chế độ. Trong cuộc gặp với các đối tác Mỹ, ông Quang khẳng định rằng Hà Nội sẵn sàng cho phép Đội Hòa bình của Mỹ (US Peace Corps) – trước đó vẫn bị coi là một ‘thế lực thù địch’ và là một tổ chức tuyên truyền và có các hoạt động chống phá chế độ cộng sản- được hoạt động ở Việt Nam. Ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Mỹ đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Việt – Mỹ nhằm đưa quan hệ hai nước lên một cấp độ cao hơn và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Chặng đường phía trước
Về lợi ích tương đồng, một số nhà nghiên cứu nhận định chung rằng sự bành trướng quyền lực trên Biển Đông của Trung Quốc những năm gần đây chính là chất xúc tác trong tiến trình xích lại gần nhau ổn định hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ năm 2010, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lần đầu tiên tuyên bố tự do hàng hải, cũng như sự ổn định và an ninh trong khu vực là lợi ích quốc gia của Mỹ. Điều đó cho thấy Biển Đông đã trở thành một mối quan tâm của Washington. Đây cũng là điều Hà Nội mong muốn đạt được trong việc ‘quốc tế hóa’ tranh chấp trên Biển Đông. Dù Mỹ không tuyên bố ủng hộ hoặc đứng về bất kỳ bên nào trong tranh chấp Biển Đông, việc Hoa Kỳ ủng hộ biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều Việt Nam luôn kêu gọi, và những chỉ trích gần đây của Washington đối với việc bồi đắp đảo và xây dựng các công trình nhân tạo trên các đảo và đưa thiết bị quân sự đến các khu vực bồi đắp đã nhắm trực tiếp vào Trung Quốc. Mỹ coi Việt Nam là một ‘quân cờ’ quan trọng trong chiến lược Xoay trục ở Châu Á-Thái Bình Dương; trong khi Việt Nam cũng mong muốn sự hiện diện và đóng góp của Mỹ ở khu vực như một đối trọng với một Trung Quốc đang ngày một bành trướng và thể hiện tham vọng bá quyền khu vực. Việc nâng tầm mức quan hệ lên đối tác chiến lược với Mỹ sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội trong quan hệ kinh tế với nền kinh tế lớn nhất thế giới này, trong đó việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang là một trong những mục tiêu cơ bản của Việt Nam. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – ông Ted Osius trong cuộc gặp với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 06/03/ 2015 cho hay Mỹ muốn trở thành nhà đầu tư số một ở Việt Nam; cho thấy Mỹ cũng đang hướng đến Việt Nam như một thị trường tiềm năng.
Trở ngại chính
Về trở ngại chính nếu có trong quan hệ hai nước, thì việc dỡ bỏ một phần lệnh bán vũ khí cho thấy vẫn còn những trở ngại từ phía Mỹ trong việc thắt chặt quan hệ Mỹ - Việt. Về phía Việt Nam, việc mong muốn bảo vệ chế độ cùng với tư tưởng chống phương Tây và coi họ như những thế lực thù địch vẫn còn tồn tại trong một số lãnh đạo Việt Nam đã biến nó thành trở ngại trong quan hệ Việt – Mỹ. Ngoài ra, nhân quyền ở Việt Nam luôn là một thách thức chính và bị ràng buộc trong các quan hệ với Mỹ, đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải có những chính sách cái thiện hơn nữa vấn đề này. Tuy vậy, dù vẫn tồn tại những thách thức trong quan hệ hai nước, sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông đã khiến Mỹ và Việt Nam bớt coi trọng những bất đồng để đạt được những lợi ích chiến lược chung. Như cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Pete Peterson, đánh giá ‘thời điểm này Việt Nam và Mỹ đang ở rất gần mức quan hệ chiến lược, khi hai bên đang thúc đẩy hợp tác nhiểu lĩnh vực trong tầm nhìn hướng tới mối quan hệ này”. Tại đối thoại Shangri-La 2013, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng Việt Nam sẽ xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Như vậy, liệu Hoa Kỳ sẽ là ưu tiên của Việt Nam? Và rất có thể chuyến thăm Mỹ dự kiến sắp tới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn nữa với Hoa Kỳ để hai nước có thể trở thành đối tác chiến lược của nhau trong tương lai gần. Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của tác giả, giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, đang tu nghiệp tại Đại học City University London http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/06/150620_lethanhlam_vn_us_ties
Nhà văn Dương Thu Hương hiện ở Pháp vẫn tiếp tục dùng ngòi bút của mình để đấu tranh
File photo
Sau khi chiến tranh VN kết thúc, đã có một làn sóng đông đảo người VN lên đến gần một triệu người bỏ nước ra đi để tìm kiếm cơ hội tỵ nạn ở nước ngoài vì các lý do chính trị và kinh tế. Và từ khi VN tiến hành cải cách về kinh tế vào năm 1986, cho dù nền kinh tế đã phần nào phát triển, tuy vậy sau gần 30 năm, trước việc chính quyền VN độc đoán và bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ, thì hiện tại vẫn có một làn sóng ngầm của không ít những người VN tìm đường trốn khỏi VN để xin tỵ nạn vì lý do chính trị hoặc vì những lý do khác.
Vậy, họ ra đi vì lý do gì, cuộc sống hiện nay của họ ra sao và họ sẽ tiếp tục đấu tranh hay không?
Trong bài thứ nhất, Anh Vũ đã giới thiệu về chặng dừng chân đầu tiên của những người tỵ nạn này ở Thái lan và Campuchia. Trong bài này, Tường An sẽ gửi đến quý thính giả tâm tình của những người đã chọn Âu Châu và Úc làm nơi chốn định cư.
Cuộc đào thoát bằng thuyền để trốn khỏi chế độ độc tài Cộng sản 40 năm trước, nay vẫn tiếp diễn, với một hình thức khác, bằng những con đường khác. Nếu như những người tị nạn ở Thái Lan đa số vượt thoát bằng đường bộ qua ngã Campuchia thì Ở Âu Châu, người tị nạn chỉ có một con đường duy nhất bằng ngã hàng không.
Âu Châu
Cách đây 2 năm dư luận trong và ngoài nước xôn xao khi ông Đặng Xương Hùng, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Thuỵ sĩ đã tuyến bố xin tị nạn chính trị ngày 18/10/2013 tại phi trường Charles de Gaulle của Pháp. Lý do mà ông Đăng Xương Hùng quyết định từ bỏ Việt Nam là do bất mãn với chế độ Cộng sản, khi thấy nhà cầm quyền vẫn cương quyết bỏ ngoài tai những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu dân ý cho phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ của xã hội và của thế giới của nhiều đảng viên cũng như những người quan tâm đến đất nước. Trước những góp ý đó, đảng cộng sản Việt nam vẫn kiến quyết giữ điều 4 Hiến Pháp, kiên trì chủ nghĩ Mac-Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, ông Đặng Xương Hùng quyết định dứt khoát với 26 năm tuổi đảng để phản đối lại chính sách của một nhà cầm quyền, mà theo ông, đang đưa đất nước đến 1 tương lai vô định, ông nói :
« Tôi là người trong cuộc, thuộc chính quyền và được hưởng những lợi ích của chính quyền ban cho, do đó trong tôi luôn luôn nuôi một hy vọng một ngày nào đó, đảng Cộng sản Việt Nam cũng sẽ thay đổi thôi. Thế mà những năm tháng kéo dài, tôi hết thất vọng này đến thất vọng khác thì tôi mới thấy rằng đảng Cộng sản không hề muốn thay đổi, đảng Cộng sản Việt Nam vẫn quyết tâm giữ điều 4, họ vẫn muốn nắm quyền lực, nắm độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam để chi phối toàn bộ đất nước cũng như dân tộc Việt Nam, do đó tôi đã quyết định ly khai và quyết định xin tị nạn »
Những năm tháng kéo dài, tôi hết thất vọng này đến thất vọng khác thì tôi mới thấy rằng đảng Cộng sản không hề muốn thay đổi, đảng Cộng sản VN vẫn quyết tâm giữ điều 4, họ vẫn muốn nắm quyền lực, nắm độc quyền của đảng CSVN để chi phối toàn bộ đất nước cũng như dân tộc Việt Nam
ông Đặng Xương Hùng (Thuỵ Sĩ)
Một người đối kháng khác cũng rất nổi tiếng với những bài viết vạch trần chế độ Cộng sản là nhà văn Dương Thu Hương. Năm 1994 bà đã từ chối cơ hội để xin tị nạn chính trị. Đến Pháp lần thứ nhì, năm 2006 bà bắt buộc phải ở lại Pháp trong một hoàn cảnh ngẫu nhiên. Nhà văn đối kháng Dương Thu Hương cho biết đã phải ở lại Pháp trong hoàn cảnh nào :
« Tôi không phải là người tị nạn như những người tị nạn bình thường khác. Năm 1994, khi chính phủ Mitterrand tồn tại, bà Danielle Mitterrand có đề nghị tôi ở lại tị nạn chính trị dưới sự bảo trợ và giúp đỡ của nước Pháp, lúc đó tôi có cảm ơn bà, nhưng mà tôi phải quay về. Cái nhóm của tôi toàn những người già thôi, tôi 50 tuổi vẫn được coi là trẻ nhất. Nhưng năm 2006 thì đã có một nhóm người khác trẻ hơn tôi nhiều lãnh đạo cuộc đấu tranh.Và vì vậy, tôi chủ ý đi ra nước ngoài để lao động cái phần của riêng tôi : văn học và một cuốn sách viết về lịch sử chiến tranh. Tôi không có dự định ở lại Pháp, nhưng năm 2007, trong một cuộc đi chơi ở Marseille tôi đã bị cướp giật hết giấy tờ. Sứ quán Việt Nam tìm thấy một cơ hội tuyệt vời để trả thù tôi nên dứt khoát không cấp lại visa và 3 năm trời tôi sống ở Paris như một con gián ngày, không dám đi đâu vì ở trong tình trạng không giấy tờ, sans papier. Mãi đến 2010, tôi mới lấy được một cái giấy của người lao động. Vì lý do đó, hoàn toàn do những sự ngẫu nhiên mà tôi ở lại nước Pháp »
Ông Đặng Xương Hùng nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Thuỵ Sĩ nhiệm kỳ 2008-2012
Úc Châu
Xa hơn nữa, tại miền Nam Bán Cầu, một lớp sóng thuyền nhân mới cũng đã vượt thoát khỏi Việt Nam để tìm tự do. Từ Sydney, Úc châu. Anh Nguyễn Mười cho biết lý do anh phải rời khỏi Việt Nam :
« Từ năm 1999-2000 em là phụ tá cho Cha Lý, khi Cha bị bắt em cũng có nhiều rắc rối với chính quyền, họ thường xuyên canh trước nhà của em, họ cản trở mọi công việc của em, nên em không thể sống được, nên em phải tìm cách rời Việt Nam để em đi vượt biên »
Do tinh hình kinh tế khó khăn chung của thế giới, các quốc gia không còn mở rộng vòng tay đón nhận người tị nạn như 40 năm về trước. Đối diện với những thủ tục hành chánh nhiêu khê là trở ngại lớn nhất trên con đường hội nhập của những người tị nạn sau này.
Năm 2006 thì đã có một nhóm người khác trẻ hơn tôi nhiều lãnh đạo cuộc đấu tranh.Và vì vậy, tôi chủ ý đi ra nước ngoài để lao động cái phần của riêng tôi : văn học và một cuốn sách viết về lịch sử chiến tranh
nhà văn Dương Thu Hương (Paris)
Nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Thuỵ Sĩ nhiệm kỳ 2008-2012, Sau khi chấm dút nhiệm kỳ ông Đặng Xương Hùng về nước, 1 năm sau, ông trở lại Âu châu, chính thức xin tị nạn tại Thuỵ Sĩ ngày 28/10/2013. Gia đình ông đã có giấy cư trú. Cũng như bao hoàn cảnh tị nạn khác, gia đình ông cũng quen dần với cuộc sống nhập cư. Mặc dù với ít nhiều khó khăn trong buổi giao thời, ông vẫn từ chối nhận trợ cấp xã hội để không trở thành một gánh nặng cho chính quyền Thuỵ Sĩ, ông kể tiếp :
« Hiện nay thì vợ tôi đang đi làm. Còn tôi thì với cái kiến thức cũng như trình độ của mình, trong một chừng mực nào đó, thì tôi cũng chưa có một công viêc tương đối phù hợ với vị trí của mình. Dẫu sao thì tôi cũng ở ngay tại nơi mà tôi từng làm lãnh sự do đó tôi cũng vẫn còn lưỡng lự trong việc chọn công việc. Tôi cũng đang nghĩ trong vấn đề phải đào tạo lại để tìm được một công việc của tôi »
Với nhà văn Dương Thu Hương thì sự thay đổi không quá lớn lao, công việc hàng ngày của bà vẫn là sử dụng ngòi bút cho văn chương và góp phần vào sự thay đổi chế độ, bà nói :
« Công việc viết lách tôi cho đó là một phần ích kỷ của tôi, bởi vì nó không liên quan gì vào cuộc tranh đấu của tôi cả, cho nên tôi cũng viết với đầy háo hức nhưng cũng đầy mặc cảm trong khi đó thì các đồng chí của tôi phải đấu tranh. Tuy nhiên, văn chương nó là cái hướng thoát cho tâm hồn đau khổ của tôi và cũng là niềm sung sướng nữa, bỡi vì nếu thành công thì nó cũng là một phần thưởng mà tôi cảm thấy xứng đáng. Tôi không viết hàng ngày, bỡi vì hàng ngày tôi cũng còn phải viết báo và làm những chuyện khác. Từ khi tôi ở đây thì trung bình cứ 3 năm tôi ra một quyển sách. Thế thôi ! đơn giản… »
Từ Việt Nam đi đường bộ đến Lào, vượt biên giới qua Thái Lan, từ Thái Lan dùng thuyền đến Christmas island ngày 28/10/2012 sau đó vào trại định cư ở Darwin và giờ đây tạm cư ở Sydney. Sau gần 3 năm trên nước Úc, tương lai anh Nguyễn Mười cũng như phần lớn những người tị nạn khác vẫn còn bấp bênh do chính sách cứng rắn của chính quyền đương nhiệm. Anh cho biết :
Từ năm 1999-2000 em là phụ tá cho Cha Lý, khi Cha bị bắt em cũng có nhiều rắc rối với chính quyền, họ thường xuyên canh trước nhà của em, họ cản trở mọi công việc của em, nên em không thể sống được, nên em phải tìm cách rời Việt Nam để em đi vượt biên
Anh Nguyễn Mười (Úc)
« Tình trạng của tụi em giờ cũng nằm trong sự chờ đợi thôi chứ tụi em cũng chưa biết như thế nào. Hồ sơ của em thì hiện tại cũng chưa được phép nộp giấy tờ để xin tị nạn và họ cũng chẳng có cho tụi em đi làm, chỉ cấp visa tạm thời 1 năm rồi họ xét tiếp »
Hầu hết những người tị nạn này đã ra đi vì không chấp nhận chế độ Cộng sản, ra đi để có thể tiếp tục cuộc đấu tranh ở một không gian khác. Nhưng, có những người hoàn toàn im lặng sau khi đã ổn định cuộc sống, có những người vẫn tiếp tục đấu tranh.
Ông Đặng Xương Hùng tuyên bố trước các cơ quan tị nạn, vai trò mới của ông sẽ là cầu nối giữa người dân Việt Nam và Quốc tế để xé tan bức màn bưng bít thông tin của Cộng sản Việt Nam, ông nói :
« Sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam có những hình thái hết sức đặc biệt mà quốc tế cũng cần phải lưu ý, đó là sự bưng bít giữa trong và ngoài. Người nước ngoài không biết tình hình đang diễn ra trong nước ra sao ? nhân dân Việt Nam đang sống như thế nào ? Cũng như là người dân Việt Nam không biết được những gì đang xảy ra ở thế giới văn minh bên ngoài. Tuy có những cải thiện nhưng nó cũng vẫn còn rất là hạn chế. Do đó tôi cũng nói với họ là tôi sẽ làm cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, cho nên tôi đã tham gia những tổ chức mà có những tiêu chí đưa tình hình Việt Nam cho thế giới bên ngoài biết và đấu tranh để phấn đấu cho một nước Việt Nam có bầu cử tự do, có dân chủ , có nhân quyền, có văn minh để hoà nhập với cộng đồng quốc tế »
Từ Pháp, nhà văn Dương Thu Hương vẫn tiếp tục dùng ngòi bút của mình để đấu tranh, và dù ở cách Việt Nam gần nửa vòng trái đất, bà vẫn còn nguyện vẹn một trái tim cho quê hương cũng như vẫn còn gắn kết chặt chẽ với những đồng đội trong nước , bà nói :
« Tôi luôn luôn là người trung thành với nhóm của tôi. Là nhóm chủ trương chiến đấu đến cùng với chế độ Cộng sản, nhưng vì tôi già hơn các cậu ấy nên tôi được quyền ra nước ngoài để làm một phần việc của tôi là văn chương. Thế nhưng mà khi tôi chưa chết và chưa lẫn lộn quá thì tôi vẫn tiếp tục giúp đỡ cho những đàn em và đồng chí của tôi. Có một thời gian tôi đã gác bút, bỡi vì có một sự nhầm lẫn trong một bài báo năm 2010. Nhưng sau đó, những người đàn em của tôi đã yêu cầu tôi phải quay lại chiến đấu cùng với họ, thì tôi lại lấy lại ngòi bút của tôi dưới cái tên Sơn Diệu Mai. Và bây giờ tôi nhận thấy rằng không thể từ bỏ cuộc tranh đấu để (mặc) cho các đồng đội của mình được Các cậu có việc của các cậu ấy, tôi có việc của tôi »
Dù vẫn còn rất hoang mang về số phận của mình trên miền đất mới, anh Nguyễn Mười cũng tiếp tục cuộc đấu tranh cho những tù nhân lương tâm khác bằng hình thức biểu tình hay ký kiến nghị mà giờ đây anh không còn phải sợ bất cứ một đe doạ nào. Anh cho biết :
« Từ lúc em đặt chân đến Úc đây, em được tự do ra ngoài thì những lúc biểu tình trên Canberra, vận động chữ ký , không chỉ riêng gì Cha Lý mà những người tù nhân lương tâm khác như Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, anh Dũng ở Nghệ An…em vẫn tham gia trong những chương trình vận động để áp lực nhà nước Việt Nam để họ thả những người đấu tranh cho Tự do Dân chủ cho Việt Nam »
Cuộc đổi đời nào không có những khó khăn ban đầu ? Việc chọn một đất nước không phải là quê hương của mình để có cơ hội tiếp tục cuộc đấu tranh, với nhiều người không phải là một chọn lựa dễ dàng.
Qua hai bài vừa qua, Anh Vũ và Tường An đã tường trình câu chuyện của những người tị nạn ở Á Châu, Âu châu và Úc châu. Trong phần cuối của loạt bài này, phóng viên Kính Hoà sẽ tường trình về con người và cuộc sống của những người tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ và Canada.
Bóng Chữ tập thơ Lê Đạt từ ngày xuất bản, 1994, đến nay, đã gây nhiều dư vang và dư luận, một hiện tượng hiếm hoi trong lĩnh vực thơ, và đáng mừng vì chứng tỏ ngày nay còn có nhiều người lưu ý đến thi ca. Cuộc thảo luận, kéo dài non một năm nay, tuy chưa mở ra được những nẻo đường mới, chưa giải phóng những tiềm năng sáng tạo dồn nén trong thơ từ nhiều thập niên qua, trước một nền thi ca thế giới thường xuyên đổi mới, vẫn là một tiến bộ. Những giáo điều đang thay đổi, vẫn là giáo điều nhưng cũng có đổi thay.Bóng Chữ là một tác phẩm quan trọng tâm huyết của một tác gia đã làm thơ non nửa thế kỷ.
Thế Giới Này Là Của Chúng Ta tập thơ đầu tay của Lê Đạt đã xuất bản từ 1955, sau đó là Bài Thơ Trên Ghế Đá, 1957. Nhưng cùng với nhiều bạn thơ khác như Hoàng Cầm, Trần Dần, Văn Cao cùng in chung một tập thơ Cửa Biển, nhà thơ Lê Đạt dính vào phong trào Nhân Văn Giai Phẩm nên bị trù yểm suốt non ba mươi năm. Dư luận ít nhắc đến Lê Đạt, tư liệu về anh cũng không nhiều.
Theo kỷ yếu của Hội nhà văn, Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, sinh ngày 10.9.1929 tại làng Á Lữ, tỉnh Bắc Giang, bên bờ sông Thương, gần Yên Thế. " Đất quê cha tôi / đất quê Đề Thám " (Bóng Chữ, tr. 7), anh lớn lên tại " một tỉnh thượng du bụi đỏ / Bến Âu Lâu sông Hồng " (tr.14) và hiện sống tại Hà Nội, " 9 gác Lãn Ông / Lòng xanh xuân chờ " (tr. 84).
Bóng Chữ còn mang đậm nhiều chi tiết khác trong đời sống thực sự của tác giả. Tập thơ không phải trò chơi chữ chập chờn như đã có người nói mà là ám ảnh của một đời dài gian lao, lận đận.
*
Tập thơ gồm 108 bài, phần nhiều thơ ngắn, hai câu, năm mười câu ; dăm bài dài nhất chỉ độ trăm câu. Hai mươi bài thơ (ngắn) làm từ 1965 đã in chung với thơ Dương Tường trong tập 36 Bài Tình (1989). Bài Cha Tôi làm từ 1956. Đoạn văn xuôi Nhân Con Ngựa Gỗ là tuyên ngôn của trường phái thơ Lê Đạt, trích đoạn một bài báo đã đăng trên tạp chí Tác Phẩm Mới số 3-1992 trong đó tác giả xác định quan điểm sáng tác : " thơ phải cô đúc, đa nghĩa. Đa nghĩa vì câu thơ mang nặng lịch sử chữ, hoạt động ở nhiều tầng văn hoá, cả trong ý thức lẫn vô thức người viết (...) Nói như Valéry chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về giá trị (...) Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở nghĩa " tiêu dùng " nghĩa tự vị của nó mà còn ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu thơ và bài thơ " (tr. 50). Điều này hiển nhiên và không mới, các nhà văn nhà thơ phương Tây đã nói cách đây hàng trăm năm, nhóm Xuân Thu Nhã Tập tại Việt Nam đã vang vọng từ 1942 (in lại tại Hà Nội 1992). Từ thời Kháng chiến chống Pháp gian nan (1949) Nguyễn Đình Thi đã viết : " Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng tên của sự vật, bỗng tự phá tung ra, mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, toả ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy ". Nguyễn Đình Thi đã dùng một hình ảnh cụ thể, đúng và đẹp : " Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng ánh sáng chung. Ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không những trong những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói : thi tại ngôn ngoại. " (1)Về địa hạt này, bản thân tôi cũng đã có đóng góp nhiều bài. Thơ là gì ? Thơ hay và văn hay. (2)
I. Lăm răm nắng cúc
Bóng Chữ của Lê Đạt ghi lại lịch sử một đời người, qua buồn vui một cá nhân, giữa thăng trầm của dân tộc, và trăn trở của một nghệ sĩ thường xuyên tra vấn ngôn ngữ. Ba yếu tố ấy quyện vào nhau làm nền cho tập thơ, nhưng thành phần thứ ba, những thí nghiệm ngôn ngữ có phần khúc mắc, che lấp tình, ý của tác giả, dễ làm người đọc lạc hướng và lạc lõng. Sự thật Lê Đạt chỉ tạo rung cảm mới bằng một vài thủ pháp : đảo ngữ, ẩn ngữ, nhấn mạnh vào ngữ âm, khai thác tính đa nghĩa trong từ vựng, sử dụng điển cố văn học một cách rộng rãi, từ tục ngữ, ca dao đến thi pháp nước ngoài. Khai thác kinh nghiệm những người đi trước, từ Baudelaire, Maiakovski đến thơ siêu thực và hiện đại Pháp, tiếp cận những lý thuyết văn học, ngữ học và nhân học mới, Lê Đạt thực tâm muốn làm mới thơ mình. Nói theo ngôn ngữ phê bình hiện đại, thì Lê Đạt khai thác triệt để khả năng văn học của ngôn ngữ về hai mặt từ hệ (paradigme) và từ tổ (syntagme), lịch đại (diachronie) và đồng đại (synchronie). Thơ Lê Đạt, dù cầu kỳ, cũng không thoát khỏi bốn cạnh của ô vuông đó.
Thử đọc một câu thơ Lê Đạt :
Liễu đầu cành độc thoại đoạn trường xanhChữ nghĩa, mặc nhiên, nhắc tới cuộc chia ly trong Chinh Phụ Ngâm :
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng (Dương liễu na tri thiếp đoạn trường)
Chữ độc thoại sâu sắc : con người hỏi cây liễu về nỗi lòng mình, còn cây liễu thì... hỏi ai ? Lê Đạt đã nói lên được niềm cô đơn câm nín của những cuộc đời không có tiếng nói, hay có tiếng nói mà không ai nghe, không ai hiểu.Chữ xanh trong " đoạn trường xanh " rất hay vì nhắc lại ý " đoạn trường tân thanh ", và tạo cho hai chữ " tân thanh " một ý nghĩa khác với Nguyễn Du.
Vẫn một chữ liễu :
Cầu nước chảy bóng chiều xuân tha thướt Xanh Thanh minh em thổi liễu vô hình
(bài Nguyễn Du, tr.112)
Câu thơ nhắc đến Kiều, đoạn tả Thanh minh :
Dưới dòng nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
và có lẽ cần nhớ thêm cầu thệ thuỷ với quán thu phong của Ôn Như Hầu. Trong Kiều, khi chàng Kim ngoái lại nhìn, còn thấy Thuý Kiều, dần dần hình ảnh cô gái nhoà đi trong dáng liễu, nhưng vẫn còn dáng liễu và ánh nắng. Trong Lê Đạt, hạnh phúc qua đi là mất hết.Một chữ liễu khác :
Cười tít ông già gốc liễu Ở ẩn còn trồng bích đào
(bài Đào Uyên Minh, tr.102)
Đào Tiềm, tự là Uyên Minh có bài ký kể Chuyện Ông Già Năm Cây Liễu, lánh đời, ẩn dật bên cạnh năm cây liễu. Câu thơ Lê Đạt tinh quái ở một chữ " còn " đối lập " ở ẩn " với " bích đào ", ý nói tránh tục luỵ mà vẫn còn mê nhan sắc. Chữ cười tít thân mật, hài hước, ngụ ý : trồng liễu, trồng cúc hay bích đào, mê say cái này hay cái khác ở đời, cũng vậy thôi.Người xưa có chuộng cánh chim chiều trên núi Nam San như Đào Tiềm hay yêu cô gái hái sen như Bạch Cư Dị :
Cô gái trộm hái sen về ủ tuổi Lỏng khuy cài gió cởi một dòng hương
(bài Bạch Cư Dị, tr.104)
Ngày nay thích cái quần jin xổ dài cũng vậy thôi.Bài thơ về Hồ Xuân Hương vỏn vẹn hai câu :
Xuân chẳng buông hương, Sao bướm vượt đường Kìa hoa leo tường là hoa dâm bụt
(bài Hồ Xuân Hương, tr.112)
Câu sau cấu trúc theo đồng dao lại dựa trên hình ảnh leo tường theo cổ văn (Mạnh Tử, Tống Ngọc...) gợi cảnh trai gái vụng trộm, nhưng người đọc không cần hiểu đến ngành đến ngọn như thế, cũng đoán ra được ý. Và hay nhất là chữ " dâm bụt ", một loài hoa dại " không trồng mà mọc " tươi thắm, lộ liễu, nở trên những hàng rào bờ giậu : đã bụt rồi mà vẫn còn... dâm. Ranh mãnh không kém Xuân Hương. Một lối đối lập như vậy nhưng đau thương hơn :
Ai xui em đẹp em xinh Ba lần con thiến gáy
(Mới Tuổi, tr.25)
Đau đớn vì một chữ " thiến " : con gà, bộ phận sinh dục bị phế thải, mà vẫn còn tình yêu, vẫn còn thê thiết " gáy ". Tiếng gọi tình tuyệt vọng, " não nùng " hơn tiếng gà trong thơ Lưu Trọng Lư. Ba lần là tiếng gọi hồn :
Hương thắp ba lần không đáp lửa Hồn có nhà hay bát mộ đi xanh
(Thanh Minh, tr.134)
Thơ Lê Đạt thường đòi hỏi người đọc phải suy nghĩ về từ ngữ, ngay cả trong những đề tài thời sự :
Tuổi Việt Minh thu băm sáu bến cờ hồng Áo bướm phố truyền đơn Nắng rám má bòng thơm mười chín
(Tuổi Việt Minh, tr.100)
Hai câu đầu dễ đoán : Hà Nội ba mươi sáu phố phường, vào những ngày cách mạng mùa thu tràn ngập cờ hồng. Và truyền đơn bươm bướm bay như những tà áo, Hàng Đào, Hồ Gươm đã một thời nổi tiếng. Nhưng còn " má bòng " ? Ở đây phải biết câu tục ngữ : tháng tám nắng rám trái...bưởi, chị em với...bòng ! Từ đó, ló ra ý " tháng tám " và " mười chín " là ngày Hà Nội cướp chính quyền 19-8-1945. Dĩ nhiên ai hiểu tuổi mười chín thơm đôi má hay má chín như trái bòng, cũng không sao.Thu Nhà Em là một bài thơ hay và trong sáng :
Anh đến mùa thu nhà em Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ Mà cho đấy rửa lông mày Nông nỗi heo may từ đóMưa đêm tuổi nổi ao đầy Đồi cốm đường thon ngõ cỏ Bướm lượn bay hoa ngày Tin phấn vàng hay thuở gió Tóc hong mùi ca dao Thu rất em và xanh rất cao
(Thu Nhà Em, tr.26)
Âm điệu bay nhẹ trên những cánh thơ sáu chữ nhiều âm bằng, nhiều chữ em và vần m. Một câu thơ cô đúc :
Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ
Chữ " lăm răm " không có trong từ điển, có lẽ do Tản Đà sáng tạo trong bài Gửi Chị Hàng Cau (1916) :
Ai đang độ ấy lăm răm mắt
Tản Đà tạo ra từ " lăm răm " trên nhiều cơ sở : tiếng Việt đã có những chữ na ná : " lăm tăm " và " lâm râm " : mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ trong ca dao. Lại có :
- Cô nào con mắt lá răm Đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền- Cổ tay em trắng như ngà Đôi mắt em liếc như là dao cau
Bài thơ Tản Đà gửi cô hàng cau, và gợi hình ảnh đôi mắt tình tứ. Trong câu thơ Lê Đạt, chữ lăm răm tả ánh nắng lăm tăm, lăn tăn trên vũng nước, mà đồng thời gợi tác dụng của đôi mắt : hình ảnh toàn bài thơ phản ánh ca dao :
Trên trời có đám mây xanh (...) Đừng rửa lông mày chết cá ao anh
Trong thơ Lê Đạt " vũng nhỏ " nhắc lại đôi mắt, vào một ngày thu biêng biếc : nước phải thật trong và trời phải thật xanh, như trong thơ Nguyễn Khuyến, lại có thêm nắng cúc vàng hanh ấm áp.Bình thường không ai nói " nắng cúc " mà chỉ nói trà cúc, rượu cúc : do đó màu nắng dậy lên chất men ngây ngất. Cảm giác ấy, ta có gặp trong văn xuôi : " Buổi sáng mùa đông ngây ngất vào lối 10 giờ " (Thanh Tâm Tuyền, Bếp Lửa, tr.11) hay thơ Huy Cận : Chỉ biết trời xanh là ta say. Người xưa nói : thu ẩm hoàng hoa tửu là ám chỉ rượu cúc. Lê Đạt không nói gì về rượu, người đọc vẫn ngất ngây, cho đến câu cuối :
Tóc hong mùi ca dao Thu rất em và xanh rất cao
Câu thơ trước chỉ vỏn vẹn năm chữ mà nói lên được năm cảm giác của ngũ quan. Câu dưới biến từ loại (nature grammaticale) thành từ tính (qualificatif). Chữ " rất " biến " em " thành tính từ, trong khi chữ " xanh " trở thành thể từ. Không gian từ hữu thể như tan biến, như thăng hoa thành vô thể, trong " quãng trời hình như không có màu nữa, cao lên và rộng mông mênh " (Nhất Linh, trong Đôi Bạn, tr. 211).Thu Nhà Em là một bài thơ hay và hàm súc. Bình luận sẽ không cùng khi đã biết rằng :
Nông nỗi heo may từ đó...
Đặng Tiến
(còn tiếp)
(1) In lại trong Tác Phẩm Mới, Hà Nội, số 3-1992(2) Giai Phẩm Văn, Sài Gòn, tháng 10 và 12 năm 1973
Thơ Lê Đạt tân kỳ, vẫn giàu màu sắc dân tộc. Mới đây, trong tham luận tại Đại Hội Nhà Văn (3-1995), anh đã nói : “ Truyền thống và hiện đại không phải là hai khái niệm riêng lẻ (...) Một nền văn hoá đích thực, sống động bao giờ cũng bao gồm cả hai mặt truyền thống và hiện đại ” (Báo Văn Nghệ, 1-4-1995).
Ngày nay nông thôn Việt Nam không còn cảnh “ múc ánh trăng vàng đổ đi ” nữa, mà sống nhờ kỹ thuật thuỷ lợi. Nhưng hồn thơ Lê Đạt vẫn phất phơ truyền thống:
Một đàn ngày trắng phau phau
Bì bạch bờ xoan nước mát
Mộng hoa dâu lum lúm má sông đào
(Thuỷ Lợi, tr. 21)
“ Một đàn ngày trắng ” là một hình ảnh táo bạo nhắc đến đàn “ cò trắng bay tung ” trong dân ca. Hai chữ phau phau nhắc lại bài Dệt Cửi của Hồ Xuân Hương : “ Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau ”, từ đó mới nảy chữ bì bạch tả những bàn chân lội nước, nhưng lại gợi ý “ da trắng vỗ bì bạch ” trong giai thoại về văn chương nữ giới. Câu cuối, nhất là chữ “ dâu ” bất ngờ và bất thường nhắc đến thơ Hàn Mạc Tử : “ Mát tê đi như da thịt nàng dâu ”, và cả một đoạn thơ dài “ vô tình để gió hôn lên má ”, có lẽ Hàn Mạc Tử đã dựa vào câu thơ của Tản Đà, mà nhiều người xem như là ca dao :
Đêm khuya gió lọt song đào
Chồng ta đi vắng gió vào làm chi
Ngày xưa, làm bài Đêm Thu Nghe Quạ Kêu, Quách Tấn đã bị Vũ Ngọc Phan trách là dùng điển cố cầu kỳ. Ngày nay, Lê Đạt có khi còn khó hiểu hơn, vì hệ thống điển cố của ông phức tạp hơn. Thỉnh thoảng mới thoáng một âm hao quen thuộc, nhưng lại tan biến ngay giữa những hình ảnh mới lạ :
Rừng buồn bứt lá chim chim
Hỏi sim sim tím
hỏi bìm bìm leo
Chiều gió cả
tiếng ngàn xưa khản lá
Thảm vàng khô
ai hoá những thư già
(Cỏ Lú, tr. 125)
Thơ Lê Đạt phức tạp vì chính con người anh sống thường xuyên trong sự giằng co giữa cũ và mới, nửa tỉnh nửa quê, một tâm hồn luôn luôn phập phồng một vị riềng quê (Ông Cụ Nguồn, tr.67) hay thoáng cà cuống chưa đóng lọ (Quá Trình Công Tác, tr. 5), hay mùi hương mộc mạc, lời tình tứ, tha thiết :
Em vắng nhà
bồ kết chửa đi xa
(Nguyễn Du, tr.112)
Gió bồ kết
nắng lung liêng mày cúc
(...) Ngò trắng ổ hoa vườn trứng cuốc
Tù và ai ọ nghé đồng tranh
Chiều xểnh đàn
em chẳng gọi tên anh
(Tù Và, tr. 133)
Thơ Lê Đạt dạt dào hình ảnh quê hương trong tiếng tù và, tu hú giữa những bờ xoan, gốc khế, mép lúa, nương dâu. Nhiều bài thơ đẹp :
Tóc trắng tầm xanh qua cầu với gió
Đùi bãi ngô non
ngo ngó sông đầy
Cây gạo già
lơi tình
lên hiệu đỏ
La lả cành
cởi thắm
để hoa bay
Em về nói làm sao với mẹ
(Quan Họ, 1970, tr. 91)
Tình tứ và lẳng lơ nhất là hai chữ “ cởi thắm ”, nghĩa cụ thể là : hoa gạo đỏ thắm lìa cành, bay theo gió. Nhưng người đọc còn hiểu theo nghĩa khác : cởi thắm là cởi yếm thắm, vì ngoài hình ảnh dải yếm, hai chữ “ cởi ” và “ thắm ” khó kết hợp với chữ khác. Vì vậy câu thơ “ lơi (tình) lả (cành) ” lẳng lơ hơn câu hát qua cầu gió bay, chỉ mới cởi áo chứ chưa cởi đến yếm. Và chữ cây gạo còn nhắc đến một chữ gạo khác :
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Thơ Lê Đạt tinh nghịch, tinh quái, có khi còn quỷ quái. Nét u mặc (humour) là đặc sắc trong từ vựng Lê Đạt, phản ánh nếp suy nghĩ và phong cách sống của tác giả. Nhiều người thích thơ Lê Đạt vì nét phúng thế, nhưng cũng vì đặc điểm này mà nhiều người không thích, thậm chí căm ghét, nhất là về phía trường phái chậm hiểu.
Tình yêu là chủ đề quan trọng trong thơ Lê Đạt, không lấy gì làm mới. Nhưng thơ tình Lê Đạt cảm động nhờ tươi mát, ngây thơ : điều lý thú ở một nhà thơ đã ngoài tuổi sáu mươi, và đã sống tầm tã qua bao nhiêu điêu linh, chìm nổi và tội vạ. Thơ tình Lê Đạt róc rách những suối nguồn vô cùng trong sáng :
Anh dắt em đến cửa tình yêu
Mùa nhỏ xưa
Mẹ dắt đến trường
Bài học vỡ lòng tuổi chớm
Trang vắng mưa đêm về sớm
Heo may rải đồng giấy non
Anh vực tay em
Be bé nét đòng
Ai có biết lòng mẫu tử ?
Khuôn trắng
chờ xem mặt chữ
Gió se se hoa trinh nữ thẹn thùng
Thuở đầu dòng
đầu nhớ
đầu trông
(Thuở Đầu Dòng, tr.42)
Bài thơ đơn giản mà hàm súc, trí tuệ mà cảm động. Điệu thơ còn đê mê run rẩy trên đầu ngọn gió chớm tình, đã sang mùa tư lự trước cơn giấy trắng mưa khuya. Tình yêu, mà ta cho là giản đơn, thật sự không bao giờ đơn giản mà vang âm không biết bao nhiêu khát vọng một đời người. Với người nghệ sĩ, làm thơ hay viết văn, tình yêu, nghệ thuật, tâm hồn, thân xác với cuộc đời là một, là một định mệnh không bao giờ trọn vẹn. Tình yêu có những giây phút tràn đầy nhưng toàn thân tình yêu không bao giờ viên mãn :
Chữ em thôi
một đời
chưa đi trọn hành trình
(Anh Ở Lại, tr. 41)
Bao nhiêu truyền thuyết : kết cỏ ngậm vành, ba sinh hương lửa, chưa dứt hương thề, nợ tình chưa trả, là những huyền thoại phản ánh khát vọng tình yêu tận đáy sâu thăm thẳm trong tiềm thức loài người :
Chín kiếp truyện đời
ú ớ
một tên em
(Cỏ Lú, tr. 125)
Tình gần, tình xa, yêu có nhau và yêu trống vắng. Tôi đã có lần ca ngợi câu thơ Hoàng Cầm :
Anh đi xa em mới biết nói thầm
Đường đê chợ Trầm sang mùa tu hú
Lê Đạt cũng có ý thơ tương tự :
Chia xa rồi mới thấy em
Như một thời thơ thiếu nhỏ
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu
Vườn thức một mùa hoa đi vắng
Em vẫn đây mà em ở đâu
Chiều Âu Lâu
bóng chữ động chân cầu
(Bóng Chữ, 1970, tr. 27)
Đẹp nhất là hình ảnh Vườn thức một mùi hoa đi vắng.
Thế hệ Lê Đạt, tình yêu đôi lứa gắn liền với lịch sử. Binh lửa chiến tranh luôn luôn chập chờn trong thơ anh, dù rằng không Sáng Soi trực tiếp :
Anh mang tình em đi
Qua những đèo lẻ nắng
Những sông trưa không đò
Những đường mưa ngẩn trắng
Anh mang tình em đi
Qua những đồi sim chín
Những sắc cây mơ già
Mua rừng hoa mua tím
Anh mang tình em đi
Qua những mùa đất lạ
Những sớm chim dị hình
Những chiều sương bạc má
Dông gió mù trời
em bóng sáng soi
(Sáng Soi, 1967, tr.85)
Có những hạt giống chia ly hẹn mầm tái hợp. Nhưng lắm mảnh đời vĩnh viễn gió bay :
Ba năm anh không về
Ba năm rồi ba năm
Mẹ anh thành nấm đất
Người yêu anh cũng đi
Gốc nửa ngày khế chát
(Gốc Khế, tr. 17)
Gốc Khế là một bài thơ bình dị và cảm động. Niềm đau kín đáo, thi vị. Đến bài Thư Không Người Nhận, sự mất mát trở thành bi đát :
Đôi chim cu anh nuôi
Con trống mèo đen ăn thịt
Con mái vào ra một mình
Ấp lạnh bóng trăng rồi chết
Vàng hồ bay
thư không người nhận
gió trả về
(Thư Không Người Nhận, tr. 90)
Chúng ta ghi nhận ở đây tác dụng quan trọng của kỹ thuật, của thi pháp tạo ra cảm xúc, làm nên giá trị bài thơ. Lê Đạt sáng tác qua ba giai đoạn : quan sát – học tập – sáng tạo.
– Quan sát : bóng trăng tròn như quả trứng ; vàng hồ bay như những bức thư. Dĩ nhiên là nhà thơ đã nhìn trần gian bằng con mắt sáng tạo. Sáng tạo khi nhìn.
– Học tập : trong Kiều đã có chữ ấp “ quạt nồng ấp lạnh ”. Thơ Đinh Hùng :
Run tay ấp nửa bàn chân lạnh
Thương những con đường mưa cuốn đi
Hình tượng “ trăng lạnh ” đã có trong thơ Tản Đà, Xuân Diệu. Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay đã có trong truyện Kiều.
– Sáng tạo : động từ ấp ở Lê Đạt cụ thể hơn : con cu mái ấp một quả trứng, không có trống không bao giờ nở, ấp một cách vô ích và vô vọng, và tính từ lạnh đau thương vì đồng nghĩa với cõi chết, cái chết tuyệt vọng, tuyệt tự và tuyệt giống. Ta có câu ca dao thật buồn :
Anh đi đường ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
Buồn, nhưng vẫn hạnh phúc. Xa cách, con người vẫn sống, vẫn yêu, bằng ánh sáng nhớ nhung. Thơ Lê Đạt bi đát hơn : chữ “ ấp ” nồng nàn và thê thảm. Hình tượng mới : Thư Không Người Nhận đã đi vào hư vô, đã đau thương lắm, còn bị gió trả về lại làm chết thêm một lần khác, chết nhiều lần nữa. Nghiệm cho cùng, người xưa khi ao ước ba trăm năm nữa ai người khóc... là còn hạnh phúc và may mắn.
Cái chết bôi xoá. Trận cuồng phong quét sạch ảo vọng và hư danh, vẫn còn để trơ cỗi những gốc nợ đời :
Nợ cũ khối xương rồng hoa trả đỏ
Hương thắp gọi ba lần
không đáp lửa
Hồn có nhà
hay bát mộ đi xanh
(Thanh Minh, 1972, tr. 134)
Thơ Lê Đạt sau phần tinh quái , còn có phần ma quái và yêu quái. Tuy nhiên, dù có là đọi máu thay lời thơ vẫn còn phảng phất hương hoa mộng mị :
Mai ngày anh không còn
Hành quân vui gió nắng
Đầu anh em nhớ trồng
Một gốc hoa mận trắng
Để lòng riu ríu cành
Nghìn bướm cười ánh nắng
(Hoa Nghĩa Trang, tr. 99)
Chúng ta nhớ đến câu thơ cổ mà Nguyễn Tuân đã nhắc trong truyện ngắn Thả thơ trong Vang bóng một thời :
Mộ thượng mai khai xuân hựu lão
Trên mồ mai nở – lại xuân già
Thơ Lê Đạt đã gửi những cánh hoa mai trễ tràng, vẫn y hẹn đến với một mùa xuân ngang trái.
Đặng Tiến
III. Đàn Dê Bỏm Bẻm Trăng
Tập thơ Bóng Chữ mở ra bằng một trang tác giả tự giới thiệu, vừa từ tốn vừa kiêu hãnh :
Xưng Danh
Phó thường dân
phố nhỏ vô danh
vô giai thoại
Thành tích
mấy trang giấy sờn
mấy câu thơ bụi
núi Vô Sơn.
(Bóng Chữ, tr. 5)
Quá Trình Công Tác
Tôi ghé như thiểu số phụ gia
Vẩy chữ thăng hoa
Thoáng cà cuống chưa đóng lọ
Đừng tìm tôi
chỗ những ghế ngồi
Hộp thư
đuôi chớp ngộ đầu ô.
(Bóng Chữ, tr. 5)
Tác giả nhún nhường và muốn báo trước kỹ thuật thơ mình.
Nhưng người đời, muốn trách Lê Đạt tự kiêu, cũng dễ thôi : dù là giấy sờn, thơ bụi, vẫn là ...núi, dù rằng núi tên là Vô Sơn (tác giả viết hoa). Câu “ vẩy chữ thăng hoa ” đã có người chê trách. Thật ra tác giả muốn dùng một khái niệm vật lý : thăng hoa là biến đổi thể chất, từ chất đặc, thành hơi mà không qua chất lỏng (sublimation), đúng theo quan niệm của anh về thơ : tạo cho những chữ thông thường một giá trị nghệ thuật, một “ hương sắc ” riêng. Lê Đạt nghĩ đúng và diễn đạt hay, nhưng người đọc có thể hiểu lầm (hay cố tình xuyên tạc) là anh tự cho mình có phù phép vạn năng, và gieo chữ nghĩa để gặt hái vinh hoa ! Lê Đạt đáng thương vì câu thơ anh không kiêu kỳ hơn Trần Huyền Trân thời... Pháp thuộc :
Nhớ nhau vẩy bút làm mưa gió
Cho đống xương đời được nở hương
(Lưu Biệt, 1939)
Nhớ nhau ném chén tan tành
Nghe vang vỡ cái bất bình thành thơ
(Độc Hành Ca, 1941)
Nhất là Lê Đạt đã tế nhị kín đáo xin lỗi bằng câu thơ sau : Thoáng cà cuống chưa đóng lọ .
Bài thơ Xưng Danh ngoài tính cách tự giới thiệu, còn dẫn nhập người đọc vào kỹ thuật thơ Lê Đạt.
Về ngữ âm, nguyên âm ô, trầm và hẹp trong ba câu đầu, đối lập với nguyên âm ơ nhẹ và rộng hơn, ở hai câu tiếp, rồi lại tổng hợp trong hai chữ Vô Sơn cuối bài. Về ngữ nghĩa, bụi đối lập với núi, núi đối lập với Vô Sơn : ngôn ngữ tự huỷ và thơ trở thành một mùi hoa đi vắng.
Ở nhiều tác giả, âm thanh trong câu văn, câu thơ có khi do tình cờ. Lê Đạt thì cố ý khi viết :
Tim ù ù
gió ú
một nguyên âm
(Dấu Chân, Bóng Chữ tr. 131)
Tàu ú còi tu hú kêu vườn đỏ
(Vải Thanh Hà, Bóng Chữ tr. 78)
Về hình ảnh, câu thơ nhắc đến Hoàng Cầm và Nguyễn Bính
...Tu hú vừa kêu, vải đã vàng,
Hoa gạo tàn đi cho sắc đỏ
Nhập vào sắc đỏ của mùa xoan
(Cuối Tháng Ba, trong Hương Cố Nhân 1941)
Chúng ta có thể tìm ra rất nhiều ví dụ :
Đèn mơ ngơ,
xuân ớ
ngã tư ờ
(Tình Điện Toán, Bóng Chữ tr. 129)
Ơi em rất ô
Ơi em rất hồ
Trắng vỗ ồ hô trúc bạch
(Vào Hè, Bóng Chữ tr. 28)
Đôi khi câu thơ dựa trên một phụ âm :
Má má môi
mà mỗi mãi xa
Hay trên thanh điệu (dấu) :
Lối bia thần tích xưa
Lối bìa da mộng phủ
(Phạm Thái, Bóng Chữ tr. 111)
Trăng lòng lành
em mắt mẹ long lanh
(Tật Nguyền, Bóng Chữ tr. 119)
Xe Thất tinh nghiêng
sao bạc thất tình
(Mưa Chia Cơn, Bóng Chữ tr. 130)
Lê Đạt khai triển giá trị những âm tố (phonème) và tự tố (graphème) trong bài Hà Nội B52 tả cảnh thành phố bị ném bom :
Địa ngục trắng Hít-Nixơn xổng xích...
F ẹp
F dẹp
B.52 bẹp
Mẫu tự x, kết hợp với tên Hít, trong nét vẽ, nhắc đến phù hiệu + của quốc xã Đức. Những mẫu tự F và B là tên máy bay, nét đồ hoạ, đối với người dân Việt Nam còn là cơn ác mộng. Và khi phát âm những mẫu tự vẫn có nghĩa : ép ẹp, ép dẹp, bê bẹp...
Ở đây, chúng tôi không nhắc lại lối sử dụng hình vị, từ tố (morphème) trong các ví dụ dâm bụt, bì bạch,...đã được trích dẫn.
Một vấn đề cụ thể, đã được đem ra bàn cãi, là Lê Đạt đưa nhiều tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Pháp, vào thơ Việt. Đó đây, đã có người trách lập dị, ngoại lai hoặc ba rọi. Đúng là thơ Lê Đạt có nhiều từ gốc phương Tây.
Thơ xưa có : “ bốn mảnh quần hồng ”, thơ Lê Đạt “ jin xổ dài... mini hồng ” (tr. 30-31). Thơ xưa có lá thắm chim xanh... thơ nay : Đầu ăng ten / trời quê ngoại kênh chờ (tr.34), Đời ngắn / đêm dài / mộng khẩn / gió ăng ten (tr.46). Kiều bõ chi cá chậu chim lồng, Lê Đạt Nai phố mình Honda nữ / Mắt hoang vu (tr. 115). Thơ mới có hoa ti gôn, dáng như tim vỡ, thơ “ đổi mới ” có những át cơ rơi (tr.45) (diễn âm : as de cœur trong cỗ bài... tu lơ khơ !). Cổ thi có thu thuỷ cộng trường thiên, thơ hiện đại Lê Đạt có trời xanh cô bạn rất Đường (tr.28).
Thêm những câu khó tìm tương đương :
Tiếng xắc xô cong đoạn tình mưa lụt
Để xô lô buồn khúc ruột xe lô (tr.76)
nhưng đây là lối nghịch chữ cho vui, không nên gán vào đó một dụng ý nào thâm viễn ; như khi trên đường đời, nhà thơ nghiền ngẫm nhìn những cột cây số, thấy km thành kilô mơ. Và xa xôi hơn :
Nắng tạnh heo mày hoa lạnh
Mimôza chiều khép cánh mi môi xa
(trọn bài 2 câu, tr.75)
Câu thơ này bị chê trách và có người yêu thích, nhắc tới một câu thơ của Raymond Queneau (1903-1976) đã được chọn làm đề thi luận văn tú tài ở Pháp (vùng Lille năm 1973), đã được phổ nhạc và Juliette Greco thường hát :
Fillette, fillette
Si tu t'imagines
Xa va xa va xa
Va durer toujours
La saison des a
Saison des amours...
(Cô bé, cô bé ơi
Cô đừng tưởng trên đời
Yêu còn yêu mãi mãi
Mùa yêu còn dài dài... )
Tiếng Pháp (que) ça va là một cụm từ thông dụng, có nghĩa là bình thường, hoặc sẽ, trong tương lai gần. Nhà thơ tinh nghịch viết lệch thành xa va, tình cờ người Việt hiểu thành... đi xa : anh đi đường ấy xa va...
Câu chuyện có vẻ ngoài lề, ngoại lệ, chứng tỏ tính cách ngẫu nhiên của ngôn ngữ. Làm thơ có lúc ngẫu nhiên, có lúc cố tình khai thác tính ngẫu nhiên của lời nói. Đời sống hiện đại trên thứ giới tạo giao thoa giữa tiếng nói các dân tộc. Thơ, trong chừng mực nào đó, có quyền phản ánh những giao thoa đó. Thành công hay không là chuyện khác. Những vấn đề này, thuộc thi pháp và phong cách học, đã được giải quyết từ lâu ở nước ngoài. Ở Pháp, học trò lớp 10 (Seconde) ban trung học đã phải học và nắm vững.
Những kỹ thuật nói trên, từ ngữ vựng đến ngữ âm, đạt được những thành công nhất định nhưng cũng làm nhiều người đọc lạc hướng, vì quen xem ngôn ngữ như một công cụ trong khi nhà thơ biến thành đối tượng. Thơ Lê Đạt thiên về trí tuệ, đòi hỏi người đọc phải lao động trí thức và nhất là phải chấp nhận một số quy luật. Khi chơi thì phải nhận luật chơi. Nhưng chỉ khổ cho nhà in và thợ sắp chữ. Thử so sánh hai bản in : 36 Bài Tình,1989 (A) với Bóng Chữ (B) :
A Lúa con gái lam rùng mình nỗi gió (tr. 26)
B Lúa con gái lam rùng rình nỗi gió (tr. 134)
A Những đường trưa ngầu nắng (tr. 10)
B Những đường trưa ngẩn trắng (tr. 85)
A Mưa rừng hoa mua tím (nt)
B Mua rừng hoa múa tím (nt)
Tôi không có bản đính chính, nên thuận lý cho rằng bản sau đúng hơn. Nhưng... chắc gì ?
Kỹ thuật thứ hai của Lê Đạt thuộc phạm vi cú pháp, là dùng đảo ngữ. Thủ pháp không mới, thơ Tây thơ Ta xưa nay đều có. Dịch Trường Hận Ca, Tản Đà đã từng viết :
Vàng nhẹ gót lung lay tóc mái
Nhưng Lê Đạt đã sử dụng thuật đảo ngữ một cách thường xuyên và triệt để, như trong bài Hái Hoa :
Anh rừng anh hái hoa
Hoa lúm hoa bông thắm
Hoa bông môi thật hồng
Em đùa em lấy chồng
Hoa cho bông chết đắng
Anh lòng anh hái hoa
Hoa hái hoa bông thắm
Hoa bông hoa rỏ hồng
Hoa hồng bông hồng bông
(Hái Hoa, Bóng Chữ tr. 18)
Độc giả có thể tái lập trật tự thông thường, với điều kiện coi chừng những điệp ngữ và ẩn ngữ. Bài thơ gồm 45 chữ, hai từ bông hoa lặp lại 18 lần, tỷ lệ 45 % ; khổ cuối, tỷ lệ lên 50 %, chưa kể những âm lặp lại, trên 20 từ chỉ có một chữ thắm là không có âm vang vọng lại. Toàn bài thơ làm chúng ta choáng ngợp trong rừng hoa, giữa trăm vạn màu sắc chao đảo trong một vũ trụ ngửa nghiêng và một tấm lòng ngây ngất. Nhưng đồng thời cũng dịu dàng như một nụ hôn, nhẹ nhàng như cánh môi hồng lướt qua trên má thắm.
Tuy nhiên người đọc có thể vấp váp ở những câu :
Nhé yêu anh bây giờ (Anh Muốn, Bóng Chữ tr. 19)
Anh đời bến nước tên em mát (Vào Hè, Bóng Chữ tr. 28)
Riêng về câu :
Hè thon cong thân nắng cựa mình
(Nụ Xuân, Bóng Chữ tr. 33)
nếu theo cú pháp đơn giản sẽ có :
Hè cong thân nắng, cựa mình thon
Câu thơ thuận tai và thuận... tay hơn, nhưng sẽ mất thi lực và thị lực của hình tượng hè thon, nghĩa là một phong cách Lê Đạt. Đọc thơ cần mê say, hiểu thơ cần thư thả, đánh giá thơ cần dè dặt. Thà nhầm người hơn nhầm thơ.
*
Một thủ thuật khác trong cú pháp Lê Đạt là ẩn ngữ. Ví dụ trời mênh chim (Quá Em, Bóng Chữ tr.23) thay vì mênh mông, chiếc bài thơ em đội đầu (Cấm Vận, Bóng Chữ tr. 39) thay vì chiếc nón bài thơ. Thỉnh thoảng câu thơ hay :
Mùa mưa xưa
lòng chưa tạnh
phố nhau đầu
(Chiều Bích Câu, Bóng Chữ tr. 20)
thay vì chụm đầu vào nhau. Lối lược từ cô đúc câu thơ và cô đọng tình cảm, từ đó lời thơ truyền cảm hơn. Một hình ảnh đẹp :
Đàn dê bỏm bẻm trăng
(Ông Cụ Chăn Dê, Bóng Chữ tr. 58)
Lẽ ra phải nói : dưới trăng, trong trăng, nhìn trăng... Bị lược bỏ giới từ, liên từ, hình ảnh sắc bén hơn. Chữ bỏm bẻm, chủ yếu tả động tác nhai trầu, ở đây nhân cách hoá, đàn dê nhai cỏ, và biến vầng trăng thành cái bánh tráng nướng (!) ; Lê Đạt đẩy xa một kỹ thuật đặc biệt của ngôn ngữ thơ. Từ bình minh của thơ nôm, thế kỷ XV Nguyễn Trãi đã có những ý thơ tân kỳ, nhờ lối lược từ :
Khép cửa đêm chờ hương quế lọt
Quét sân ngày lệ nóng hoa tan
Phải hiểu là (không) khép cửa (ban) đêm (vì mải) chờ hương (hoa) quế lọt vào. (Không) quét sân (ban) ngày (vì) sợ (làm cho) bóng hoa tan (đi). Nhưng khi chú giải rõ ràng, thì hương thơ và bóng chữ đã tan đi nhiều lắm.
Ca dao :
Đò đông thì sợ chợ trưa
Quán chật thì sợ khi mưa ướt đầu
Phải hiểu là : Nếu chê đò đông thì...Nếu chê quán chật thì... Câu thơ mạnh hơn nhờ lối tỉnh văn, hay lược từ (ellipse) đưa đến chỗ đoạn ngữ (anacoluthe) người xưa vẫn dùng. Trong thơ Lê Đạt lối lược từ thường tạo ra cảm giác hụt hẫng, thiếu vắng, mất mát, ví dụ khi anh kết luận đời mình :
Đời tốc hành
một ga xanh sót lại
Một góc tuổi mải tàu
thơ dại mãi
Tìm nhà quên mất số lớn khôn
(Khuyết Điểm, Bóng Chữ tr. 6)
Câu thơ chông chênh, vừa thiếu vừa thừa, khập khễnh, dùng dằng, như kiếp sống. Có chút gì đó vướng víu vấp váp trong tâm trạng vừa nuối tiếc vừa bất cần. Thơ Lê Đạt và đời Lê Đạt là dòng sông u hoài, thương hoài ngàn năm những bến thượng nguồn không kịp theo trăng về biển cả.
*
Chuộc tuổi
Thuở ấy tôi rất già
Mở miệng
khuôn tổ tiên rập nói
Tôi bán khoán cửa
chùa Quán Ngữ
Lời chuộc tuổi mình
Nói thật khai sinh
(Bóng Chữ tr. 122)
Bài thơ ngắn cô đúc trọn vẹn nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật của Lê Đạt. Chữ trung tâm đạt nhất và đắc nhất là Quán Ngữ , “ cõng ” cả bài thơ, nói theo kiểu Nguyễn Tuân khi bàn về thơ Tú Xương. Hà Nội có ngôi chùa lừng danh là chùa Quán Sứ, gần với chữ “ quán ngữ ”. Quán ngữ là những cụm từ ta quen dùng, theo tập quán, mà không cần hiểu nghĩa một cách tách bạch, ví dụ như : chợ búa, chuyện trò, áo xống, nước nôi, ăn ốc nói mò, già kén kẹn hom... Hoặc buôn thần bán thánh, bán trời không văn tự. Do đó Lê Đạt mới đòi bán khoán cửa chùa. Và chùa đây là “ quán ngữ ”, cửa hàng mua bán ngôn ngữ thông dụng hằng ngày, đã sáo mòn, không còn chức năng nghệ thuật. Nó như con dao đã cùn, mà nhà thơ muốn mài đi liếc lại cho sắc, cho bén. Trong tuyên ngôn Nhân Con Ngựa Gỗ, anh đã viết : nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở nghĩa “ tiêu dùng ” nghĩa tự vị của nó mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu thơ bài thơ (Bóng Chữ tr. 50). Trong bài viết này, tôi đã cố chứng minh cụ thể bằng thơ Lê Đạt, những lý thuyết mà anh đã trình bày. Và câu thơ bán khoán cửa chùa Quán Ngữ là một ví dụ tiêu biểu.
Toàn thể bài thơ, đồng quy về ý trung tâm ấy. Thuở ấy tôi rất già : từ lúc học nói, ta đã phải học một ngôn ngữ già, trong khuôn tổ tiên rập nói. Làm thơ là chuộc tuổi chuộc lại một ngôn ngữ khai sinh. Những âm vang u ơ, ú ớ, í ới mai mối cho mối tình đầu, là những lời Tỏ Tình đầu tiên với trần gian :
Lòng mới ngỏ yêu
tim ngọng nói
Lời tỏ tình chưa sáng sõi bình minh
(Tỏ Tình, Bóng Chữ tr. 35)
Thời kỳ Thơ Mới (1930-1945) người ta đã dùng hình tượng “ bình cũ rượu mới ”, ngày nay không ý nghĩa bao nhiêu. Người làm thơ ngày nay không còn hài lòng với hình ảnh thơ rượu, rượu thơ, làm để người đọc tiêu thụ nhâm nha. Họ đòi hỏi con chữ phải có sự sống riêng, tách rời khỏi những từ điển và mẹo luật văn phạm, như nàng Giáng Kiều trong truyện Bích Câu, đã bước ra khỏi bức tranh để thành hiện thực. Thơ là người đẹp vỏ chữ bước ra (Chiều Bích Câu, Bóng Chữ tr. 13) bỏ lại sau lưng ngôn ngữ thường ngày, câu chữ thực dụng như những vỏ từ phơi bãi nhớ (Seferis, Bóng Chữ, tr.107). Người đọc còn lạ lẫm với lối thơ Lê Đạt vì chính thơ anh còn là những chữ lạ hơi nhà (Seferis, Bóng Chữ tr. 107) trong một văn phạm ngày còn ngái mộng (René Char, Bóng Chữ tr. 108). Đọc thơ hay cũng khó như là làm thơ hay, có khi còn khó hơn, như trò chơi câu đối : ra câu đối dễ hơn là đối lại. Câu thơ phải tạo được âm vang giữa lòng người đọc, mới thành thơ ý chưa nói đến thơ hay. Thơ khác văn xuôi ở chỗ : trong văn xuôi, tác giả là chủ, độc giả là khách ; trong thơ cả tác giả và độc giả đều là chủ, bình đẳng trước tác phẩm. Thậm chí người đọc có khi trở thành chủ, tác giả trở thành khách, trong tinh thần bác đến chơi đây ta với ta. Ai là khách ai là chủ, đều phải biết tương liên tương kính, may ra sẽ tương đắc. Ngoài tinh thần đó sẽ không có thơ. Câu thơ thành hình trong tâm trí tác giả, khai sinh trên trang giấy, nhưng lớn lên và trưởng thành trong lòng người đọc. Và người đọc hẳn phải siêng năng, có lòng thành, và nhất là biết chờ : mọi câu thơ hay đều kỳ ngộ (Chiều Bích Câu, Bóng Chữ, tr.13)
Trong lối chơi chữ, Lê Đạt thường dùng chữ tầm xuân, tầm xanh. Và nhất là tầm duyên, đối lập với viễn dương. Chữ Viễn dương chỉ những con tàu thuỷ lớn vốn thông dụng trong ngành hàng hải. Còn tầm duyên là tàu đi ven biển, dọc theo bờ duyên hải. Không thấy chữ này trong Từ Điển Tiếng Việt (1988), có lẽ do tác giả sáng chế : Làm thuỷ thủ tầm duyên vùng biển (Thuỷ Thủ, Bóng Chữ tr. 40). Nhưng “ duyên ” đây là duyên hải, mà còn là căn duyên, nhân duyên, theo nghĩa tình cảm hay sách nhà Phật, chỉ những liên hệ tiền định, bên ngoài các hoàn cảnh hay quy luật duy lý. Thơ là một cơ duyên, làm thơ là truy tầm cơ duyên đó. Đọc thơ, gặp thơ, yêu thơ cũng là duyên ý có khi còn là nợ, là nghiệp chướng. Người đời ví thi nhân với kiếp tằm, Lê Đạt tự xem mình như một lá dâu, còn lại trơ gân, xác xơ thân xác.
*
Thơ Việt Nam, hai mươi năm qua đã hành trình qua sa mạc. Trên báo chí, trong sách xuất bản, đã có rất nhiều văn vần, và thỉnh thoảng cũng có câu hay, bài hay. Nhưng phần nhiều, đó là những câu nói khéo, những lời nói đẹp, những ý hay được diễn ca thành vần thành điệu và những hình ảnh hoa mỹ. Thỉnh thoảng có những câu thơ bài thơ hay nhưng chưa làm nên được nền thơ. Có nhiều tác giả mà không mấy tác gia.
Lý do thì nhiều lắm : từ chủ nghĩa giáo điều, hiện thực đại chúng ngự trị lâu nay, đến chủ nghĩa thực dụng, duy dụng đang khuynh loát tư tưởng Việt Nam. Từ xã hội Khổng giáo, văn hoá Việt Nam chuyển mình sang mác xít, từ lý tưởng “ ăn không cầu no ”, Việt Nam đã quá độ lên lý tưởng “ ăn chỉ cầu no ”.
Cái đói nó gói cái khôn. Nghệ thuật gói ghém của ta vốn tinh vi đã ngàn năm. Từ nỗi nghèo thân xác, ta chuyển mình lên cái nghèo của tinh thần, của tâm linh. Cái nghèo vốn có khả năng tự nuôi lấy mình, tự cung tự cấp rồi dần dần tự ái tự mãn. Ít có thơ hay, vì thiếu phê bình nghiêm chỉnh về thơ, thiếu sách giáo khoa đứng đắn về thơ. Ta băn khoăn : Được bao nhiêu thanh niên, sinh viên 15 hay 20 tuổi ngày nay, còn khả năng thưởng thức một câu thơ hay ? Lỗi có phải tại họ hay không ?
Lê Đạt có nói : “ Chúng ta đã mấp mé thế kỷ XXI mà tư duy nhiều khi còn nấn ná ở thế kỷ XIX hay nửa đầu thế kỷ XX ” (Báo Văn Nghệ, 1-4-1995). Tư duy đã vậy, còn mỹ cảm ? Nguyễn Khuyến, Tản Đà sống lại ngày nay, liệu có còn làm được những câu thơ trong sáng, đằm thắm như xưa ? Còn những Hàn Mặc Tử, Thâm Tâm ?
Giữa sa mạc mênh mông kia, may ra còn dăm mười ốc đảo, từ tác phẩm một số nhà thơ trong đó có nhiều người cao tuổi, như Lê Đạt : Sung sướng thay những nhà văn nhà thơ không già vì suốt đời dám lựa chọn những con đường nhỏ, ít người đi (bài đã dẫn).
Lê Đạt không có tham vọng, và có lẽ cũng không có khả năng làm mới thi ca. Tập thơ Bóng Chữ là một cách nói, có phần lạ tai để buộc người đọc suy nghĩ lại về bản chất, về chức năng của ngôn ngữ thi ca. Thơ Lê Đạt chỉ lạ mà không mới – ít nhất là không mới đối với tôi. Vì dù muốn dù không, con người chỉ có thể làm thơ được với tâm hồn mình. Mà tâm hồn thì già với tuổi tác, với kiến thức và kinh nghiệm sống. Lê Đạt đòi chuộc tuổi, chỉ là cách nói dối già : con người chuộc tội mà không ai chuộc tuổi. Ta thường nghe : Rimbaud, Xuân Diệu, Thanh Tâm Tuyền làm mới thi ca vì họ sáng tác thành công và thành danh ở tuổi mười lăm hai mươi. Văn ba mươi tuổi đang xoan, thơ ba mươi tuổi đã toan về già.
Thơ có tuổi và chiêm bao có tích, Hàn Mặc Tử nói thế. Chỗ mạnh trong thơ Lê Đạt ở trong kiến thức, trong “ điển cố ” anh sử dụng – mà tôi đã lý giải. Có người trách anh làm thơ “ đố chữ ”, “ chơi chữ ” ; kỳ thật nhờ trò chơi này mà anh gần với độc giả, ít nữa là một số độc giả nào đó. Những điển cố nói trên – từ Đào Tiềm qua Nerval đến Trịnh Công Sơn – là cái phần gia tài, phần hương lửa chung mà người đọc chia sẻ với nhà thơ.
Đọc thơ Lê Đạt lý thú. Nhưng niềm lý thú của người này là giới hạn của người kia. Người vui thích vì hiểu ý Lê Đạt, vui vì tự thấy mình thông minh thông thái, vui như cậu học trò tìm giải đáp một bài toán khó, chứ chưa phải là niềm hạnh phúc hồn nhiên và bất ngờ trong mối tơ duyên kỳ ngộ. Lê Đạt làm thơ tầm duyên : đã duyên sao lại phải tầm ?
Chúng tôi hoan nghênh việc làm của Lê Đạt vì anh đã vận dụng cả vốn sống, vốn kiến thức để đặt lại vấn đề ngôn ngữ thi ca trên hai mặt lý thuyết trừu tượng và trước tác cụ thể. Anh gây suy nghĩ cho những người trẻ. Họ có thể, họ sẽ làm thơ khác anh, mới hơn anh, hay hơn anh. Tôi nghĩ đó là kỳ vọng của Lê Đạt khi làm thơ cho mình và mở đường cho người.
Tôi tin điều đó nên mới viết bài này để giới thiệu Lê Đạt, một tâm hồn cao đẹp, qua những bóng chữ trang nhã.
Việt kiều nào có ý định về nước cưới vợ ...và mua nhà cho vợ mới đứng tên.
nên đọc tài liệu này.
Chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Thuận tại một công trình xây dựng ở Tành phố Mỹ Tho (Tiền Giang). Đó là một kỹ sư xây dựng tốt nghiệp tại Mỹ. Hối hả về quê tránh cơn bão tài chính ở Mỹ để sống yên vui bên người vợ mà mình gửi tiền về mua đất, xây nhà.
Nào ngờ, ông Thuận bị ném ra đường không thương tiếc. Không chỉ có ông Thuận mà trong những ngày cuối năm con chuột, đầu năm trâu này, nhiều người rơi vào hoàn cảnh tương tự vì đã dày công nuôi vợ người khác mà không hề hay biết.
Nhà bán, vợ đi mất
Năm 1978, ông theo gia đình sang Mỹ định cư. Suốt thời gian đi học rồi đi làm, ông quen nhiều bạn gái nhưng vẫn không tìm thấy tình yêu trong họ.
Cách đây 4 năm, trong một lần về Mỹ Tho, ông quen và đem lòng yêu thương cô Trương Thị Kim. Cô gái này không ngần ngại cho ông biết đã có một đời chồng, phải đi làm thuê cho một gia đình để nuôi hai đứa con nhỏ. "Thương mẹ bế con", ông Thuận chấp nhận làm cha hai đứa nhỏ sau khi đăng ký kết hôn với Kim.
Sau đám cưới, ông Thuận quay về Mỹ với giao hẹn là mỗi năm về thăm mẹ con cô từ một đến hai lần. Qua đó, đúng ba năm, ông sẽ làm thủ tục bảo lãnh mẹ con Kim sang Mỹ sinh sống. Hằng tháng, ông Thuận gửi về cho Kim từ 500 đến 700 USD để cô không còn đi làm thuê nữa.
Cuối năm 2006, Kim đột nhiên từ chối việc theo ông Thuận sang Mỹ với lý do không biết nói tiếng Anh. Cô còn đề nghị ông Thuận hồi hương, mua nhà tại Mỹ Tho để sống đến hết cuộc đời. Ông Thuận đã ra sức làm việc gửi tiền về Việt Nam để Kim mua một căn nhà ở ngoại thành Mỹ Tho.
Tháng 10 năm ngoái, do khủng hoảng tài chính nên công ty cho ông tạm nghỉ việc chờ đến khi cơn bão đi qua, ông Thuận hối hả mua vé máy bay về Việt Nam vì những tưởng mình đã có nhà và vợ con ở đó.
Nhưng khi ông gõ cửa căn nhà mình mua ngày nào thì người chủ không phải là Kim, mà là một phụ nữ khác. Bà ta cho biết đã mua lại căn nhà này từ cô Kim với giá 2,2 tỷ đồng. Còn Kim hiện đi đâu thì bà không hề biết.
Về nước trước ông Thuận hai tháng, ông Lê Văn Minh (Việt kiều Mỹ), nguyên quán ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) khó khăn lắm mới tìm được cô vợ rất trẻ và xinh đẹp ở quận 4, TP Saigon.
Nhưng, khi tìm được rồi, ông Minh không thể ôm cô vợ vào lòng để thỏa nỗi nhớ qua bao ngày xa cách. Bởi bên cạnh cô còn có một thanh niên lực lưỡng tự xưng là chồng, đứng ra ngăn cản hai người đoàn viên. Còn cửa hàng mua bán xe gắn máy mà ông gửi tiền từ Mỹ về cho Phượng tạo dựng cũng đã sang tay người khác.
Sau khi về nước, ông Trương Vĩnh Nguyện (nguyên quán Long An) lặn lội xuống tận tỉnh An Giang để tìm vợ vì được tin cô đã mua nhà sinh sống tại TP Long Xuyên. Nhưng khi đến Long Xuyên thì ông Nguyện được tin cô Xuân đã bán nhà dời về quê ở Rạch Giá (Kiên Giang). Một lần nữa, ông Nguyện đón xe đò sang Rạch Giá để tìm vợ.
Tại đây, ông Nguyện tìm được nhà Xuân đang ở. Nhưng, trong lúc gõ cửa, gọi tên vợ thì ông Nguyện bị một người đàn ông có râu quai nón túm cổ áo đánh hoa cả mắt. Lúc đầu, người đàn ông này tưởng ông Nguyện là gã tình địch ở Mỹ Tho đến tìm Xuân, nhưng sau đó biết đây là người chồng hợp pháp của Xuân bên Mỹ mới về thì hai người ngồi lại tâm sự với nhau.
Người đàn ông đánh ông Nguyện tên là Định cho biết, khoảng một năm trước, ông gặp Xuân tại một quán bia ôm ở Mỹ Tho. Cô bảo có chồng Việt kiều Mỹ nhưng mất liên lạc đã ba năm, đang làm thủ tục ly dị.
Trong hoàn cảnh vợ mới chết, Định đưa Xuân về Rạch Giá chung sống như vợ chồng. Được mấy tháng thì cô ta thường xuyên bỏ về Mỹ Tho sống bên gã trẻ tuổi, đẹp trai hơn. Mỗi lần bỏ đi, cô ta không quên quơ của Định một mớ tiền. Nghe Định kể đến đây thì ông Nguyện biết điều gì đã xảy ra với mình, buồn bã đón xe đò về Mỹ Tho tìm Xuân để xúc tiến thủ tục ly hôn.
Trắng tay sau ly hôn
Đã nhiều tháng nay, anh Hồ Tấn Giao không thể quay trở về Mỹ vì trong túi không còn lấy một xu. Tình cảnh buộc anh phải quay về quê nội ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) sống nương nhờ nhà người chú họ, chờ gia đình bên Mỹ gửi tiền sang.
Cách đây ba năm, Giao đến TP Saigon và quen Lê Thị Mỹ Trinh, quê ở Cái Bè (Tiền Giang), đang theo học nghề trang điểm cô dâu tại quận 8, TP Saigon. Sau khi kết hôn, anh Giao bỏ tiền để mua một căn nhà ở Mỹ Tho, chung sống với Trang được một tuần thì trở về Mỹ làm ăn. Mỗi tháng, Giao gửi tiền về cho Trang tiêu xài.
Tháng 9/2008, Giao về Mỹ Tho thì hay tin Trang đã bán nhà, rời khỏi Mỹ Tho cùng với một người trai trẻ. Anh Giao cất công tìm và biết được Trang đang sống với người tình tại TP Cần Thơ.
Ngay khi tìm được Trang, anh Giao chưa kịp nói lời nào thì bị một gã thanh niên từ nhà sau đi lên đấm vào mặt. Anh ta còn “la làng” anh Giao là một con “dê xòm” đến ve vãn vợ của mình. Trang cũng kêu là mình bị quấy rầy rồi thẳng tay đuổi anh Giao ra khỏi nhà.
Về Mỹ Tho, anh Giao dự định viết thư tố giác Trang vi phạm chế độ một vợ một chồng, nhưng ý định đó chưa kịp thực hiện thì anh bị một nhóm thanh niên chặn xe đánh một trận tơi bời hoa lá trên địa bàn phường 6. Trước khi rút đi, bọn chúng còn nói: “Nếu biết xấu hổ vì bị vợ cắm sừng thì hãy làm đơn ra tòa ly dị!”.
Cơn bão tài chính ở Mỹ khiến ông Trần Minh Sơn (nguyên quán Tiền Giang) không thể kiếm sống bằng nghề mua bán xe hơi. Vì vậy, vào tháng 5/2008, ông quyết định về nước tránh bão bên cô vợ trẻ ở TP Saigon. Khi về đến nơi thì ông phải tức tốc thuê taxi về Mỹ Tho, vì shop thời trang của ông mua tặng vợ năm nào đã được sang tên người khác.
Đến Mỹ Tho, ông Sơn tìm không gặp Yến và được tin cô ra Bình Dương làm công nhân cho một công ty may. Ra Bình Dương, đến tận công ty mà người quen của ông ở Mỹ Tho chỉ dẫn cũng không gặp được Yến. Người trưởng phòng nhân viên ở đây cho hay, Yến lấy chồng và nghỉ việc đã bốn tháng rồi.
Lủi thủi về Mỹ Tho, ông Sơn tình cờ gặp Yến đi ăn tối với một người đàn ông khác. Ông Sơn gọi đến ngồi cùng bàn, liền bị gã trai đi cùng Yến đánh rồi nhảy lên xe gắn máy phóng đi.
Mấy ngày sau, ông Sơn tìm được chỗ ở của Yến, không đề nghị cô quay lại với mình, mà chỉ yêu cầu cô nói thật bán cái shop thời trang bao nhiêu và chia lại ông phân nửa. Yến bảo bán được 1600 cây vàng, đồng ý giải quyết rắc rối với ông tại tòa án.
Khổ thay, trước tòa, ông Sơn không chứng minh được cái shop thời trang đó có là của mình, trong khi đó Yến đưa ra đầy đủ chứng cứ chứng minh đã vay mượn để mua cái shop thời trang đó trước khi kết hôn với ông Sơn. Cuối cùng, án ly hôn cũng đã tuyên, nhưng tài sản thì không được chia đôi.
Luật sư Cao Minh Triết (Tiền Giang) cho biết, ngày càng có nhiều đàn ông Việt kiều nhờ ông tư vấn ly hôn với người vợ đang ở địa phương. Lý do mà họ đưa ra là bắt gặp vợ chung sống như vợ chồng với người khác, bị hắt hủi.
Hầu hết những cuộc ly hôn ấy, người chồng Việt kiều đều bị thiệt về khâu phân chia tài sản, bởi khối tài sản tạo ra ở Việt Nam đều do người vợ đứng tên chủ sở hữu. Do đó, họ dễ dàng rao bán hoặc chuyển dịch sang người khác.
Từ khi sang đến Mỹ, khác với nhiều người trẻ là có cha nuôi dưỡng, chị em chúng tôi chỉ còn một bà mẹ hiền lành, chân chất...
Sau khi được chính phủ giúp đỡ trong thời gian đầu, mẹ phải bương chải đi kiếm việc làm, một công việc tuy không nặng nề, nhưng khá bận rộn trong nhà kho của ngôi chợ Á Ðông lớn nhất vùng... để nuôi nấng chúng tôi ăn học...
Còn cha tôi, ông đã nhẫn tâm bỏ rơi gia đình nhỏ để đi theo tiếng gọi của "con chim"! Một bà nhà giàu lớn tuổi hơn cha, bà Mộng Ðào mê "nhan sắc" của ông, muốn có một người tình điển trai, biết ngoại ngữ để bao bọc, và cùng nhau dung dăng dung dẻ đi du lịch đây đó, với cái gia tài kết xù, số tiền bảo hiểm năm trăm ngàn đô la của ông chồng bà vừa tạ thế để lại, và ngôi nhà rộng lớn, cũng như một tiệm bán thức ăn nhanh đang hoạt động rất phát đạt...
Vì bị vật chất làm cho choá mắt, trước khi ra đi, ông đã cho mẹ con tôi nhiều lần nếm mùi điêu đứng, khốn khổ! ... "bậu gieo tiếng ác cho rồi bậu đi..."
Vì có ý định hợp lý để bỏ mẹ con tôi đi theo bà tình nhân nhiều tiền mà không bị miệng thế chỉ trích, cha tôi đã thường xuyên chì chiết mẹ con tôi với nhiều người, bất cứ về vấn đề gì... để gieo tiếng ác cho mẹ, như nói mẹ ngoại tình, giấu tiền tiêu riêng đem biếu bà con bên ngoại... làm cho mẹ con tôi khổ sở mà chán nản, để tự động xa rời ông...
- Tụi bây ăn rồi nằm chơi... không giúp ích được gì cho cái nhà nầy cả... Sao không đi làm thêm đem tiền về như người ta, mà cứ ỷ lại vào cha mẹ!!! Ðúng là những con heo lười biếng!
Nghe cha chửi riết, thằng Út em tôi tự ái, hăng hái ra ngoài McDonald's xin bán hàng sau giờ học cho đến tám giờ tối mới mò về học bài. Còn tôi cũng may có bà Mỹ hàng xóm nhờ trông coi con bà... nghề "Babysitter" cũng đỡ, không phải đi đâu xa... Mẹ đi làm hàng ngày nhờ xe bác Phú. Nhà bác ở xa hơn, và khi đi làm thì chạy qua con đường nhà tôi để đến sở. Bác làm nghề giao thực phẩm cho những người "order" thức ăn bằng điện thoại.
Ði nhờ, nhưng mẹ luôn luôn biết điều gởi bác tiền xăng cho phải đạo đồng hương, dù lúc đầu bác từ chối không nhận... Vậy mà cha đã lấy chuyện nầy để làm ầm lên với mọi người, cho rằng mẹ có tình ý thông gian với bác Phú.
Vợ bác Phú nghe chuyện từ miệng cha, đã cấm ông chồng không được cho mẹ đi nhờ nữa! Dù trên xe không phải chỉ có bác Phú và mẹ, mà còn có một bác gái khác cũng làm chung công ty thực phẩm cùng đi, vì bác nầy nhà gần bên và có bà con xa với bác Phú.
Bị từ chối, mẹ phải tìm cách khác, là đi nhờ xe chú Long. Chú Long mới có vị hôn thê người Tàu gốc Việt. Họ mới làm đám hỏi cũng khoảng ba tháng trước.
Ði xe chú Long được hai tuần, thì mẹ phải tìm đường đi xe bus, dù mất thì giờ và vất vả hơn... nhưng cũng phải đi, vì không biết do đâu mà cô hôn thê của chú Long tới chợ tìm mẹ, nói thẳng là không muốn mẹ đi nhờ xe của chú Long nữa...
- Tuy chị lớn tuổi rồi, nhưng em không muốn chồng sắp cưới của em phục vụ ai hết... mất thì giờ và thiên hạ đàm tiếu!
Mẹ thở dài áo não! Biết sao bây giờ! Trước đây bác Phú cũng từng nói với mẹ:
- Tui biết thím đàng hoàng, nhưng bà vợ tui không nghĩ như tui... vả lại chồng của thím hay nói tới nói lui, bả bực!!!
Lần nầy chắc cũng không ngoại lệ! Mẹ tự trách mình sao quá nhút nhát, không dám tập lái xe, để khỏi phải nhờ vả ai...
Mẹ biết mình cũng còn nhan sắc, số tuổi bốn mươi hai chưa phải là già. Thân hình mẹ thon gọn dong dỏng cao, mái tóc dài ngang vai lả lướt mà khi bận bịu quá, thì mẹ cột túm ra phiá sau bằng sợi giây thun nhìn khá thu hút. Chân mang đôi guốc quai nhung đen êm ái không làm cho đau... Da mẹ trắng và đôi môi mọng đỏ tỏa ánh đào hoa! Chưa hề có một nếp nhăn…
Nhưng nhan sắc của mẹ là trời cho. Mẹ chưa hề đi sửa một thứ gì gọi là làm đẹp, thẩm mỹ... như đa số nữ giới thường hay tu bổ thân thể, sắc đẹp ở thời buổi nầy! Kiếm ăn còn chưa xong, tiền bạc thời giờ đâu mà lo làm đẹp!
Lời nói của bác Phú khiến cho mẹ cay đắng trong lòng! Cha có thương gì mẹ mà phải đặt điều kiểu ghen tuông kỳ cục như thế! Bác Phú hay chú Long... ai cũng hơn hay thua mẹ về tuổi tác cách biệt, họ lại là đàng hoàng, không phải là tác người bay bướm...
Nhưng tại sao cha làm thế, thì mẹ con tôi lờ mờ đoán như nhau. Có lẽ bà Mộng Ðào muốn lẽ phải về mình, nên cha phải theo lời xúi biểu của bả!
Mặc cho điều tiếng xảy ra, mấy mẹ con cứ cặm cụi đi làm... Tôi giữ em cho bà Mỹ được hai tháng, thì bà ta lại có bạn trai mới, dọn đi theo anh ta, tôi mất mối giữ em...
Ði làm có tiền giúp mẹ thành quen, giờ ở nhà tôi thấy vô vị và rảnh quá, không biết làm gì. Mò vào bếp, mớ rau ngò gai, ngò om lẫn lộn... mẹ lôi ra sáng nay để trong bồn rửa chén, nhắc nhở tôi nấu nồi canh chua cá kho tộ cho buổi cơm chiều...
Cầm cây rau ngò gai, tôi cảm thấy bâng khuâng... nhớ lại hồi còn ở bên Việt Nam... Ngò gai là một thứ rau để ăn đệm với phở, canh, súp... nhưng với tôi là cả một trời thân thương. Nghĩ đến là thương mẹ não lòng!
Hình ảnh ngày xưa, mỗi buổi sáng sớm khi trời còn mờ đất, mẹ ra vườn vun xới, cắt lá ngò gai bó sẵn, để cho khách hàng ghé nhà mua. Trong hai cái thúng ướt đẫm sương mai, là những bó ngò gai, ngò om, cùng rau lang vun đầy..
Ðối với gia đình tôi, ngò gai và hai thứ rau lang, ngò om vô cùng quen thuộc, hiện diện hầu như trong mỗi bữa cơm, có nồi cơm độn khoai bốc khói, có tô canh chua cá bông lau béo ngậy, khi cả nhà xúm xít quây quần bên nhau, kỷ niệm ấu thơ khó phai mờ.
Cho đến bây giờ, dù đã ra hải ngoại, dù phải đi làm ổn định... mẹ tôi vẫn nhớ những lọai rau ấy, cây rau đã nuôi sống gia đình tôi trong những ngày tháng trên quê hương khổ đau... Buôn bán lá ngò gai cho các hàng phở vào mỗi buổi sáng, rau ngò om và rau lang cho quán, gánh cơm quanh chợ...
Thu nhập của gia đình dựa vào hai thúng ngò và rau của mẹ... Và người ta đã gọi mẹ là cô Hân rau ngò, một cái biệt danh nghe hết sức thơm mát ruộng đồng, êm tai và đằm thắm.
Bán hết hai thúng rau, là mẹ cho các con ăn sáng, và sau đó chở chúng tôi đi học.
Trên chiếc xe đạp cũ, ba mẹ con lại đèo nhau, thằng em ngồi trước tay vịn chặt ghi đông, mẹ gắn miếng gỗ nhỏ vào phía trước cho nó có chỗ ngồi, tôi tọa phiá sau ôm chặt vòng eo mẹ, còn mẹ cắm cúi đạp, lâu lâu lại dùng một tay rờ đầu thằng em, hay nắm lấy bàn tay tôi bóp nhẹ...
Cứ thế ba mẹ con cứ nương vào nhau mà sống. Cha tôi thời gian đó chạy mối chợ trời... ông thường đi trể về khuya, ít khi thấy mặt ở nhà... Về nhà là chỉ để ăn và ngủ! Tiền thu được nuôi nổi mình cha! Nhiều khi còn nài nỉ lấy tiền của mẹ để đi trả nợ cho người ta... không biết cha nợ cái gì!
Tôi cũng biết mẹ có ít tiền vì bán được rau. Sau khi chở chúng tôi đến trường, mẹ vòng ra chợ mua con cá hay miếng thịt nhiều mỡ hơn nạc, ký gạo... thì trong túi mẹ cũng chỉ còn chút tiền lẻ dằn túi.
Mùa nắng, mùa mưa... khi ngò gai trổ hoa là mẹ không còn cắt lá nhiều được nữa, mà chỉ còn ngò om và rau lang. Mẹ lại ngồi nghĩ ra cách kiếm thêm tiền... trồng thêm húng cây, húng lủi, diếp cá để bán.
Bên cạnh bờ giếng, có một đường mương nhỏ, mẹ đào lên cho chúng chạy quanh co qua những gốc đu đủ, dưa gang tây, hay giàn bầu mướp. Do đó, sau nầy mẹ lại có thêm những thứ hàng tươi non để chào mời...
Việc làm của mẹ ở trước cổng nhà sau nầy bị dẹp bỏ, vì có người thưa kiện! Chẳng biết tại sao họ kiện? Mẹ bao giờ cũng mềm mỏng, không gây với ai, bán rau trước cổng nhà thì cũng không hệ lụy đến ai!!! Nhưng không phải vì thế mà không có kẻ thù...
Người ta chỉ cần thấy một người đàn bà có nhan sắc, mà đời sống dù không vật chất sung sướng, hạnh phúc... nhưng bán buôn có vẻ đồng ra đồng vào, chạy đều là cũng không thích rồi!
Số mẹ khổ, làm cái gì cũng có người cạnh tranh... Thì ra cái người thưa kiện mẹ, không cho bán trước nhà, để mẹ phải dẹp... cho nhà họ bày ra bán! Bởi họ có bà con làm lớn trong chính quyền!
Mẹ không cạnh tranh với nhà ấy, mà lại hàng ngày đi tới những nơi buôn bán khác, kiếm mối giao ngò gai tận nơi cho các tiệm phở, giao ngò om và rau trái... cho mấy quán hay gánh bán cơm...
Những người đã mê phở, thì nhất định bên cạnh tô phở phải có rau quế, ngò gai, giá sống ăn kèm... mùi thơm lừng của mớ rau làm cho phở thêm đặc trưng, ăn mãi không ngán. Vì thế, thấy mẹ bán giá rẻ, lại giao rau tươi mới cắt tận nơi, nhiều người đã ưng thuận...
Nhiều khi tội nghiệp mẹ vừa giao mớ rau thơm cho quán, chưa kịp lấy tiền thì cha trờ tới với người bạn, xà vào hàng phở gọi hai tô... Thế là toi mất món tiền ngày hôm ấy...
Ðối với tôi, mấy thứ rau thơm đất nước tôi rất thương, nhìn chúng dù trên quầy của siêu thị, hay là trong chậu ở sân sau... là tôi đã có cảm giác yêu thương khó tả...
Nấu nồi canh chua mà thiếu rau ngò om là xem như hỏng. Mùi rau ngò thơm đặc biệt, lan tỏa nao lòng. Hồi còn bên Việt Nam, có hôm tôi dậy sớm giúp mẹ cắt ngò gai... nhưng lại ghét lá gai đâm vào tay... cũng như tôi thường thích hít mùi thơm của ngò gai vào sáng sớm. Nhìn mẹ lưng lom khom, nhổ từng bụi ngò mà thương.
Càng về sau, nhờ những cơn mưa, ngò gai, ngò om lại đâm chồi ra tua tủa, tươi tốt nên mẹ mới nối cái vườn rau ra rộng hơn một chút. Đến khi nó lan ra quá nhiều, mẹ mới nghĩ cách bó lại từng bó, đem ra trước cổng nhà bán, mong kiếm ít tiền chi tiêu... Không ngờ, từ đó nó trở thành thứ rau đem nền kinh tế cho cả nhà.
Rau ngò gai, ngò om dễ trồng, chịu hạn cũng rất giỏi. Khi già, ngò trổ bông, rụng hạt; đến mùa mưa lại xanh mướt, um tùm, không cần chăm sóc nhiều. Nếu muốn ngò gai tươi tốt, quanh năm chỉ cần làm cho đất xốp, tơi ra, chăm tưới là được.
Còn ngò om thì chịu nước, nên chịu khó tưới vào mùa nắng, và khi muà mưa đến, nhìn những đám ngò sẽ thấy xanh rì, mát mắt.
Mỗi lần nấu canh chua, tôi hay cầm cái rổ chạy ra hàng rào, cắt vài dọc rau bạc hà, ngắt một nắm lá ngò gai, ngò om vào, thế là món ăn nóng sốt, thơm ngon...
Bây giờ tôi đang đứng trên đất Mỹ, dù đã xa căn nhà nghèo nàn từ lâu... nhưng lắm lúc nhớ lại vẫn thèm được nhai trong miệng lá ngò gai, ngò om thoang thoảng muì thơm từ cành lá xanh nhỏ nhắn..., thèm tô canh chua cá bông lau nấu với những khứa cá cắt khúc bày trong vĩ, chứ không phải nguyên con cá đang nhảy như ở quê nhà...
Cha tôi từ khi quen và ở với bà Mộng Ðào, chẳng thèm liên lạc với mẹ con chúng tôi nữa! Chúng tôi có cha mà cũng như không, có người đàn ông trong nhà, dù không hiện diện thường xuyên, cũng gây khó khăn cho việc xin trợ cấp, giúp đỡ!...
Cha nghĩ rằng nhờ cha, thì mẹ con chúng tôi mới được đi vượt biên với giá bèo cho cả bốn người trong gia đình, chỉ vì chủ ghe biết cha nói đuợc tiếng Anh, ông ta tính thuyền ra hải phận quốc tế thì phải cần người như cha, do đó ba mẹ con tôi được xuống tàu với sự không ngờ!...
Chuyến đi nhờ ơn trên, chỉ bị đói hai ngày là được tàu Mỹ vớt, do đó chúng tôi được qua Mỹ trong thời gian ngắn!
Cũng may là mọi việc tốt đẹp, và chúng tôi đã đến được đất nước thiên đường...
Ðang lúc chúng tôi lo lắng không biết phải sinh sống ra sao ở đất mới, thì cha tôi vẫn thản nhiên la cà đây đó. Ông chẳng quan tâm gì đến vợ con! Chưa gì ông đã biết nơi mà mấy ông Việt Nam thường hay ngồi tán dóc vào những buổi sáng là cái quán cà phê nào? mấy giờ, ở đâu, để ra đó góp mặt...
Cha là thế, lúc nào cũng biết tìm cho mình sự sung sướng, tính tình ích kỷ, không có trách nhiệm với vợ con! Tôi tưởng qua một sự đổi đời, cha sẽ góp tay cùng mẹ chăm sóc gia đình, hay giúp đỡ khi vợ con còn bỡ ngỡ trước nơi chốn mới, ngôn ngữ bất đồng!!! Ai ngờ cha vẫn tiếp tục phớt lờ, coi mẹ nhẹ như cái lông hồng!
Mẹ tôi cũng nản quá! Bà đã âm thầm chịu đựng từ bên Việt Nam, không phản ứng gì trước những việc làm của cha! Giờ đây, nơi vùng đất mới, ông lại tỏ uy quyền, nhiếc móc người khác!
Nhờ ngồi nơi quán xá thường xuyên, cha biết gia nhập hội làm thơ, làm nhạc... là phong trào của các tâm hồn yêu văn nghệ hiện nay. Biết cách trị đàn bà, nói thẳng là vợ nhà nếu bà ta nổi dậy... Biết quyền lợi của mình tới đâu... và luôn luôn đi tham dự những buổi văn nghệ văn gừng, nhảy nhót cho vui cuộc đời!
Cũng nhờ thế mà cha quen được với tình nhân Mộng Ðào. Và cuối cùng thì Cha dứt áo ra đi, sau khi nhắn sẽ đưa giấy tờ ly dị về cho mẹ ký.
- Mẹ con bà tự mà lo lấy!
Thằng Út nó hận cha nhiều hơn tôi, nhiều lần nó tuyên bố:
- Em nhất quyết học cho thành tài, làm chức vụ quan trọng trong xã hội... để cho cha sáng mắt! Lúc đó đừng có gọi em là con!!!
Tôi nghe nó nói, biết là em bực cha lắm, và thông cảm với phát biểu đó! Tuy nhiên, tôi cũng xoa dịu căm thù trong tim nó:
- Thôi em... dù sao thì mình còn có mẹ thương, còn hơn là nhiều đứa trẻ khác không có cha lẫn mẹ...
Út đanh mặt:
- Thì thà như vậy đi... Chúng nó tuy không có cha mẹ, nhưng không có sự tủi hận trong lòng...
Tôi thở dài. Em tôi nói đúng! Tôi đã từng nghĩ như vậy mà chưa dám nói ra!
Tệ nhất là có lần thằng Út bịnh, phải vào nhà thương 5 ngày, tôi đã báo cho cha hay tin... Nhưng trong năm ngày đó, tôi biết em tôi dù giận cha, nhưng cũng mong ông ghé vào... có điều chẳng một lần thấy bóng cha thăm viếng!
Mẹ tôi lúc nầy đi xe bus đã thành thạo. Thấy mẹ dậy sớm, tôi săn sóc, hỏi han:
- Ði vậy có cực không mẹ?
Mẹ tôi sáng mắt, mỉm cười:
- Cực gì đâu... Mẹ thấy đi bộ một quãng vậy mà tốt cho sức khoẻ đó con... Ngày xưa thì mình làm biếng, nhưng giờ già rồi, mẹ lại thích được có cơ hội đi bộ...
- Thật sao mẹ... dạ, con nghĩ mẹ đi bộ được thì tốt cho cơ thể!
- Nói thiệt chứ lúc đầu thì mẹ cũng thấy sợ lắm, phải thay đổi xe bus, phải lên cho đúng chuyến... bây giờ thì mẹ rành quá rồi, còn thấy thích nữa... nói thí dụ giờ ai mà cho mẹ đi quá giang xe họ, thì mẹ cũng khoái xe bus hơn...
- Vậy thì tốt...
Tôi đang có ý định chở mẹ đi làm sau nầy, nghe mẹ nói mất hứng. Tuy nhiên tôi cũng phải mở lời:
- Mẹ ơi...
- Gì con?
Mẹ mở mắt lớn chờ đợi. Tôi ấp úng tiếp: - Con cần phải mua một cái xe mẹ ạ...
- Mua xe? Bao nhiêu tiền vậy con?
- Cái xe Toyota cũ đời 2002, nhưng vẫn còn chạy tốt, chưa đến một trăm ngàn mile... mẹ của bạn con cho nó cách đây hai năm... giờ nó bán rẻ lại cho con để mua xe mới...
- Bán bao nhiêu?
- Hai ngàn đô.
Mẹ đâu có biết giá cả về xe, nghe tôi nói cúi đầu ngẫm nghĩ... Tôi thêm:
- Con với thằng Út có một ngàn, mẹ cho con một ngàn nữa là đủ...
- Mẹ cũng có vài ngàn để dành phòng khi đau ốm... nhưng con chắc là chiếc xe vẫn chạy được chứ?
- Nó vẫn chở con đi mà mẹ... chiếc xe nầy mẹ nó lái cẩn thận lắm, xe tốt mà bán như vậy giá rẻ đó mẹ...
- Nó có chạy được... đến khi con ra trường không? Còn mấy năm nữa đó...
Tôi kêu lên:
- Ðược chứ mẹ... bạn con dặn phải nhớ đi thay dầu mỗi ba tháng một lần là tốt...
Mẹ vào phòng, rồi trở ra đưa cho tôi một ngàn hai.
- Con còn phải sang tên nữa... Tội thằng Út, nghèo vậy mà cũng cho con mượn tiền...
- Nó cũng lái mà mẹ...
Mẹ nhìn tôi, lẩm bẩm:
- Mới đây mà đã lớn hết cả rồi!
Thời gian sau, một hôm tôi thấy mẹ ngồi thẫn thờ ở bàn ăn, bữa cơm tối cuối tuần có món canh chua cá bông lau ngò gai, ngò om trên mặt thơm lừng bốc khói, nhưng mẹ vẫn đăm chiêu không đụng đũa.
Hai đứa tôi nhìn nhau, rồi thằng Út hỏi mẹ:
- Có chuyện gì hả mẹ?
Mẹ giật mình nhìn chúng tôi, thở dài...
- Sao mẹ? Chuyện gì vậy, nói cho tụi con nghe đi???
Im lặng một lúc, mẹ mở lời:
- Ba tụi con đang ở nhà thương...
Tôi sửng sốt, nhìn thấy mặt thằng Út đanh lại:
- Tại sao vậy mẹ? Sao mẹ biết?
Mẹ lúng túng:
- Thì mẹ biết... ổng bị thương nặng lắm...
- Ba bị thương ra sao vậy mẹ?
- Ba bị du đãng chém vào mặt!
Cả tôi lẫn thằng Út sửng sốt:
- Bị chém? Tại sao?
- Nghe nói bà Mộng Ðào có kép khác, muốn bỏ ba bây... rồi chuyện gì xảy ra thì mẹ không biết, cho đến khi ổng bị người ta hành hung, chém vào mặt...
- Già vậy mà còn để cho mang tiếng dành gái!
Giọng thằng Út mỉa mai. Mẹ nói:
- Con đừng nói vậy khi mình chưa biết sự gì xảy ra...
Không dưng thằng Út nổi nóng:
- Mẹ thì lúc nào cũng vậy, binh ổng làm gì... Ổng đâu có tử tế gì với gia đình mình... Ồng bị thương thì có mấy bà bồ khác lo, mắc mớ gì tới mình!!!
- Nghe nói là bà Ðào dục hết quần áo của ba con ra ngoài đường, không cho trở về đó nữa!
Noí đi nói lại rồi thì mỗi người mang nặng một tâm tư! Tôi biết thằng Út đang còn tức cha nhiều điều. Còn mẹ, mẹ thì lúc nào cũng hay thương xót cho những nghịch cảnh mà không nghĩ đến thân mình. Riêng tôi, tôi đã quen sống trong tự túc, tự lo... cha chỉ là một cái bóng xa vời...
Vài ngày sau, có tiếng chuông điện thoại reo, tôi bốc máy:
- Hello.
- Cháu hả... cô là y tá Thanh bạn mới quen của mẹ, mẹ cháu có nhà không?
- Dạ không. Cô cần gì cứ nhắn với con cũng được...
- Làm ơn nhắn với mẹ là ông anh bà con của mẹ cháu bị lên cơn sốt vì vết thương hành... ông ta cứ kêu tên Bé với Út...
Tôi nghe cô ý tá nói, thấy nhói trong tim... Ông đã biết kêu tên tụi tôi trong cơn mơ khủng hoảng... Chắc bây giờ ông đang đơn côi lắm...
Bỗng dưng tôi thấy tội nghiệp cho ông. Hẳn là ông đang mong những bóng hồng, chân dài chân ngắn, thi nhạc sĩ đến bên giường bịnh để thăm nom, an ủi! Những người đó biến đi đâu trong lúc nầy?
- Có ai vào thăm bác ấy không cô?
- Không có ai, chỉ có mẹ cháu thôi...
- Cám ơn cô. Xin chào...
Thì ra mẹ tôi đã không cần ý kiến hai đứa đã đến đó để lo cho cha! Có tâm hồn người đàn bà nào cao cả như vậy không? Mẹ tôi đẹp, nề nếp, hiền lành và thủy chung... dù bị chồng phụ, nhưng khi chồng cũ bị người khác phụ rẫy, mẹ vẫn không thù hận mà còn tìm đến để săn sóc, khi biết chung quanh người phản bội không còn ai!
Cha tôi đã có mẹ chăm sóc làm cho tôi đỡ áy náy! Nói cho cùng, tâm hồn người đàn bà dễ thù hận, nhưng theo thời gian cũng dễ tha thứ và tội nghiệp cho những cảnh xảy ra trước mắt...
Hôm nay tôi nấu phở, khi nồi phở xong xuôi, tôi cầm cái rổ ra sau mảnh vườn nhỏ ngồi xuống đó. Ðây chỉ là khu chung cư cũ mà mẹ thuê, trước không có đất, nhưng phía sau mỗi nhà đều có một chút sân rộng bằng chiếc chiếu. Ngày đầu mới về đây, mẹ trồng rau thơm trong mấy cái chậu, nhưng sau đó thì bỏ xuống mảnh sân nầy.
Mẹ cẩn thận ngăn đám húng lủi, rau diếp cá bằng một miếng sắt để chúng không lấn sân nhau.
Ngò gai, ngò om thì trồng trong chậu, cây kinh giới, tiá tô cũng có giang sơn riêng, mỗi thứ một cây là đủ ăn rồi... Nói chung thì có thiếu món nào, mẹ tôi chỉ cần lấy về ở chợ là có ngay.
Mẹ kể với chị em tôi là cha hối hận lắm, cứ kêu mãi tên của hai chúng tôi trong giấc ngủ... Ngày mai là Father day, không biết tôi phải làm sao... Tôi tìm thằng Út nói chuyện, và rồi chúng tôi có quyết định...
Tôi múc tô phở cho mẹ, cho Út. Khi bưng tô của mình ra bàn, mẹ húp một muỗng nước, khen:
- Con nấu phở tiến bộ thấy rõ, ngon lắm con...
Thằng Út cũng gật gù và chép miệng:
- Ngon...
Khi dọn dẹp xong, mẹ hỏi:
- Mai tụi con có đi đâu chơi không? Sao hôm nay con nấu phở nhiều quá vậy?
Tôi đáp:
- Ðâu có nhiều mẹ... Mai tụi con tính vào thăm cha... được hông mẹ? Ðưa phở và ngò gai vào cho ba ăn...
Mẹ trố mắt ra nhìn, không ngờ chúng tôi lại nói câu đó... Mắt mẹ rưng rưng cảm động... Mẹ nắm lấy tay hai đứa, thầm nghĩ: "Không biết lần nầy cha chúng có thật sự là người cha tốt, đã hiểu ra hay chưa?"!!!
No comments:
Post a Comment