Wednesday, 9 November 2016
THỰC PHẨM NGÀY ĐOAN NGỌ
Những món ăn gây thèm trong ngày Tết Đoan Ngọ
Bánh gio, rượu nếp cẩm, mận... là những món ăn mà người Hà Nội thường sử dụng trong buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ, 5/5 âm lịch. Phóng to Rượu nếp chính là món ăn phổ biến nhất ngày này. Những hạt cơm nếp chín mọng, mềm mà không nát, đã lên men ngấm vị ngọt chua cay thơm nồng của rượu làm nên món rượu nếp chuẩn.
Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 20/6. Ở miền Bắc có một loại rượu nếp nữa là rượu nếp cẩm. Món ăn được làm từ loại gạo nếp cẩm hay còn gọi là gạo nếp than (vì gạo có màu đen). So với rượu nếp trắng thông thường, món ăn dẻo, dễ chinh phục thực khách hơn. Cách chế biến rượu nếp cẩm có khác đôi chút so với rượu nếp thường nhưng cũng không quá khó, quan trọng nhất là khâu chọn gạo và chọn men
. Không chỉ có trong ngày Tết Đoan Ngọ, rượu nếp cẩm giờ còn trở thành món ăn của giới trẻ khi được kết hợp cùng sữa chua, chè… tạo thành những món thú vị. Bánh gio được chế biến từ 2 nguyên liệu chính là gạo nếp và nước tro - loại nước được chế biến từ thảo dược hay một số loài cây - tạo nên màu sắc cũng như hương vị món ăn.
Vẻ ngoài bánh gio giống như khối ngọc màu hổ phách trong vắt có thể nhìn thấu bên trong. Khi ăn, món có vị hơi ngai ngái, nồng nồng nhưng càng thưởng thức càng thấy thanh mát, dễ chịu. Phóng to
Cắt từng miếng nhỏ, rồi chấm cùng nước mật mía đặc sánh, món ăn càng ngọt mát lôi cuốn. Bánh gio thường được tìm thấy ở những gánh hàng rong với giá khoảng 7.000-10.000 đồng. Mận là quả chỉ có trong mùa hè.
Mận ngon ngọt nhất là vào khoảng tháng 6. Thanh niên thường mê loại mận cơm, ngọt vừa phải nhưng ăn giòn giòn vui miệng. Những người lớn tuổi lại thường thích giống mận hậu to tròn, chín mọng đỏ au.
Mận hậu cũng chính là loại quả tuyệt vời, thích hợp trong quan niệm “giết sâu bọ” của các cụ ngày xưa. Cùi dày, hạt nhỏ, ngọt sắc - đó chính là giống vải thiều nổi tiếng của vùng đất Bắc mà du
khách nào lần đầu thưởng thức cũng mê mệt. Người ta vẫn bảo vải có tính nhiệt cao. nhưng vì độ thơm ngọt, vải thiều vẫn có mặt trên mọi nẻo đường và là loại quả không thể không thưởng thức khi hè về.
Nước mận mát lạnh cho ngày Tết Đoan NgọMùa mận đang chín rộ và rất rẻ, bạn hãy tranh thủ làm nước mận mát lạnh để cả nhà cùng giải khát nhé!
Nguồn Zing News
Nguồn Zing News
Saturday, June 20, 2015
TẾT ĐOAN NGỌ
TẾT ĐOAN NGỌ
Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc (còn gọi là Lễ hội Thuyền rồng) cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên và Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương. Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.[1]
Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm được lưu truyền khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên. Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa.
Truyền thuyết tại Việt Nam
Vào một ngày sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.[cần dẫn nguồn] Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
NGUYỄN THỊ THÊM * TẾT ĐOAN NGỌ
Tết Đoan Ngọ và Má Tui
NGUYỄN THỊ THÊM
***
Hôm qua một Email của đứa cháu gái gửi từ VN qua. Trong phần thăm hỏi cháu có nhắc tới ngày Mồng 5 tháng 5 âm lịch cả nhà sum họp ở nhà từ đường.
Tui nhìn lên lịch blog treo trên tường và mới thấy ngày Tết Đoan Ngọ đã đi qua hôm Chủ Nhật rồi tại Việt Nam. Tại Mỹ hôm nay là ngày mồng 5 tháng 5. Tui nói với con gái:
- "Hôm nay mồng 5 tháng 5, ngày Tết Đoan Ngọ con ơi" Con tui cười cười:
- " Too late rồi má. Cơm rượu mình đâu có làm kịp.
Mấy đứa nhỏ nhà con mà bắt chước bà ngoại cho ăn kẹo, bánh thả giàn thì tụi con tốn tiền Nha sĩ và Bác sĩ.
Tự dưng lòng tui chùng xuống, bâng khuâng. Tui nhớ Má tui da diết.
Các bạn đừng cười tui già rồi mà như con nít. Chuyện gì cũng nhớ má, bộ rảnh lắm sao. Thật lòng quý vị biết không? Càng về già mình càng thấy mình giống má. Răng rung rinh, lẩm cẩm, hay lo bao đồng và nhất là hay nhớ chuyện xưa.
Tui nhớ má tui rất coi trọng ngày mồng năm tháng năm. Bà chuẩn bị nhiều ngày, nhiều tuần trước.
Bánh ú nước tro – Wikipedia tiếng Việt
Cách làm bánh ú nước tro - Văn hóa miền Tây
Trước tiên nước tro. Nước tro phải là nước trong lắng lại của võ trái gòn. Trái gòn khi khô bung ra những lớp gòn trắng mịn. Má tui tách ra, lấy gòn bỏ vào một cái thúng, lược bỏ hột và lấy sợi gòn để dành làm gối. Cái vỏ đó má phơi thật khô, đốt thành tro và ngâm với một lớp nước tùy nhiều hay ít bà muốn. Má tui quậy cho nước và tro hòa lẫn vào nhau thật kỹ. Xong má để nó lóng lại. Lớp nước trong bên trên má cất vào hủ. Đó là loại nước dùng ngâm nếp làm bánh ú ngày mồng 5 tháng năm.
Lá má thường làm là lá dong hay lá tre (Loại tre Mạnh Tông hay tre Tàu)to lựa thật kỹ. Bánh ú với 4 đầu nhọn nhọn nhỏ xíu má tui gói rất đều tay. Bà dùng một nắm dây chừng 5 hay 6 sợi. Bà nghéo ở đầu ngón chân cái và ngón kế. Cứ xong một cái là bà cột lại. Được 10 cái hay 12 cái là bà tháo ra thắt lại thành một chùm.
Bánh đó ngon tuyệt vời và vừa một cái bỏ miệng. Thơm thơm, trong suốt. Má tui cho rằng đó là một món bánh dùng để trị sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Tui đã từng nói má tui là một bà già nhà quê miệt vườn thứ thiệt. Cho nên ngày này bà có nhiều việc làm rất đặc biệt. Nếu bây giờ tui kể cho con cháu tui nghe, nó sẽ nghĩ là tui kể chuyện cổ tích từ ngàn xưa.
Chẳng hạn là phong tục "Tìm cây thuốc" Ngày này má tui dậy sớm lắm. Từ mờ sương, bà sẽ đi tìm cây lá thuốc. Các loại cây này thường có trong vườn như cây sả, củ cỏ gấu, bồ công anh, ngải cứu, mã đề,lá chanh, lá bưởi, cỏ vườn chầu, hương nhu, tía tô,... nhưng ngày này sẽ biến thành thuốc đặc biệt của bà. Bà đem về, chặt và phơi khô để trị bệnh. Tui cũng không hiểu má tui tốt nghiệp ở trường thuốc nào, nhưng nhìn sự chăm chút của má, mỗi khi tui thành bệnh nhân thì chỉ có nước bưng lên uống cạn.
Ngoài ra ngày này ( theo bà nói) nếu ra đường gặp hai con rắn đang yêu đương, quấn chặt vào nhau, thì hai anh chị rắn này sẽ tới số. Cùng nhau chui vào hủ rượu gia truyền cho mấy ông thầy mặc tình bày vẽ. Ông thầy thuốc nào gặp được hai con rắn thần trên, năm đó ông sẽ được mát tay, trị đâu lành đó.
Má tui cùng bà Bảy tui còn làm một việc khá đặc biệt trong ngày Tết Đoan Ngọ là " Mần tuổi cho cây". Bà lấy giấy đỏ, cắt hình thoi. Xong vào buổi trưa sau khi cúng kiến xong, bà dán vào gốc những cây cho trái tốt trong năm, gọi là mừng tuổi cho cây. Những cây èo uột, trái không nhiều, hoặc lâu không ra trái. Bà lấy roi quất vào gốc , gương mặt bà rất hình sự răn đe dặn dò:
- Nè! trị tội không có trái nè! Năm tới phải có trái nhiều, trái sai nghe chưa. Nếu không tao không đánh đòn mà tao chặt đó nghe.
Má tui thiệt là giỏi. Bà trị con tài tình mà cũng có tài huấn luyện cả cây. Tui không biết có hiệu nghiệm hay không, vì tui mãi mê chơi đùa với nhóm bạn đâu có để ý gì đến ba cái lẻ tẻ này của má tui.
Ngày này tụi con nít tui tui được ăn bánh ,trái cây, kẹo mứt ê hề mà không bị má tui cấm cản. Bà cho ăn thả giàn nói ăn để giết sâu bọ. Giết đâu không thấy mà có năm tui bị đau bụng một trận nhớ đời.
Cái món được gọi là chủ trị để giết sâu bọ là "Cơm rượu". Má tui dùng men ủ vào những viên nếp được vo tròn cách vài ngày trước. Men rượu thơm lừng, nước ngọt ngọt nồng nồng làm tụi tui say say ngất ngây vào mỗi dịp mồng năm tháng năm âm lịch.
Hổng phải tụi tui ham ăn đâu nghen? Má tui bắt buộc mỗi đứa phải ăn hết một viên nhỏ vào sáng sớm, bụng đói để sâu và sán lãi trong bụng bị tiêu diệt. Tui nghĩ má tui cũng lẩm cẩm thiệt. Nếu bà đã diệt sán trong ngày này rồi. Thì tại sao mỗi 6 tháng bà lại bắt anh em tui uống thuốc xổ sán của ông thầy người Tàu ở Phước Thiền. Uổng thiệt! Hồi đó tui không biết lý sự cùn để cải lý với bà nên cứ nhắm mắt bịt mũi mà nốc.
À mà tui quên kể cho các bạn nghe một câu chuyện hy hữu xảy ra cho anh em tụi tui mà má tui là đạo diễn. Không biết các bạn có bị như tụi tui không. Nhưng đối với tui là kỷ niệm mắc cười nhất trong đời với má tui.
Ngày này, đúng 12 giờ trưa. Má tui kêu anh em tui ra một lượt. Má cho đứng giữa trời, nhìn lên mặt trời đang nắng chói chang và bắt tụi tui nhìn thẳng vào đó và không chớp mắt. Không biết bà học ở sách vở và ông thầy nào mà hành tụi tui mờ hai con mắt. Bà đứng như giám thị canh phòng thi. Đứa nào cúi xuống hay nhắm mắt là bà xướng tên:
- " Chín, mở mắt lớn ra". Rồi bà dịu dàng dụ khị:
- "Mấy con ráng chút xíu. Nhìn mặt trời ngày này, cả năm không bị đau mắt"
Úy trời! Giờ tui nghĩ tới còn giật mình. Hổng lẽ mắt tui đeo kính sớm là tại má tui?
Đoan Ngọ có nghĩa là mở đầu cho ngày khí dương thịnh hành. (Ngọ có nghĩa là giữa trưa)cho nên mới gọi là tết. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương là một ngày Tết về sức khỏe và ngày Thầy Thuốc theo phong tục nhân gian.
Trong ngày này, ngoài cúng kiến người ta còn đi Tết Thầy,cô hay những người mình kính trọng, chịu ơn.
Má tui cũng vậy, Bà lễ mễ cho chúng tôi đem bánh và trái cây tươi tốt kính biếu lên thầy giáo. May mắn là gia đình ông thầy giáo làng 3 cha con dạy ba lớp. Nên tụi tui mấy anh em chỉ Tết một lần, một mâm lễ mà thôi.
Má ơi! Con xin lỗi lại lôi má ra viết tùm lum
Má biết không, dù bây giờ không ai làm như má, nhưng má như tấm gương phản ảnh những sự việc rất đời thường, dễ thương và chơn chất của những người VN thuần túy ngày xưa.
Con viết những dòng này để nhớ tới má bằng cả trái tim yêu thương của một đứa con gái đã lần bước vào ngưỡng cửa 70.
Rồi đây, con sẽ cũng như má, một hình ảnh chả có gì sáng ngời đặt biệt trong lòng con cháu. Nhưng mỗi khi nhớ đến những nhỏ nhặt trong đời sống bình thường của con chúng sẽ cười thật vui và ngậm ngùi nhớ mẹ.
Con chợt thấy má đang đứng trước con, miệng móm mém nhai trầu và cười cười:
- "Cái con khỉ gió. Cho ăn học để giờ này mày đem má ra viết chọc quê hả? Tổ cha mày! Chó con.”
Đừng chửi má ơi! Con gái má thương má nhất trên đời.
I love you. MOM.
Nguyễn thị Thêm
(ST: Người Phương Nam)ÁNH DƯƠNG * LÝ TIỂU LONG
Con gái Lý Tiểu Long tiết lộ thêm nhiều chuyện về cha
Cha mất khi mới 3 tuổi nên tất cả những gì Lý Hương Ngưng biết về ông đều qua lời kể của mẹ, anh trai và những người thân trong gia đình.
Sinh năm 1969, Lý Hương Ngưng (Shannon Lee) từng phải sống trong những ngày tuổi thơ nhiều áp lực khi là con gái của Lý Tiểu Long. Ký ức về cha gần như bằng không, song cô lại biết rất rõ về huyền thoại võ thuật thông qua kỷ niệm của gia đình và những ghi chép, nhật ký của Lý Tiểu Long.
Nhiều thông tin cho rằng Lý Quốc Hào, con trai Lý Tiểu Long, anh trai Lý Hương Ngưng được cha chỉ dạy võ thuật từ bé nhưng thật ra không phải. Lúc còn sống, hằng ngày Lý Tiểu Long vẫn tập võ tại nhà nên cậu nhóc Lý Quốc Hào thường phải sang nhà hàng xóm chơi. “Có lần người ta hỏi tại sao không rủ bạn bè về nhà, anh trai tôi trả lời vì chúng bạn sợ, cho rằng phía sau nhà tôi có người đang đánh nhau. Thế rồi cha đột ngột qua đời, 2 anh em đều cảm thấy tương lai của võ thuật quá u ám nên đợi đến khi trưởng thành, khi đã đủ hiểu biết, chúng tôi mới đến với võ thuật. Anh tôi tập võ năm 17 tuổi, còn tôi muộn hơn, mãi đến năm 24 tuổi mới bắt đầu bài quyền đầu tiên” - Lý Hương Ngưng kể.
Lý Hương Ngưng cho biết, Lý Tiểu Long là con người mang 2 tính cách đối lập, có lúc ông trầm mặc, nhốt mình trong thư viện cả mấy ngày đọc sách, suy nghĩ, ghi chép, nhưng khi bước ra ngoài, ông hài hước, thích chọc ghẹo mọi người và đặc biệt là đam mê tốc độ. Qua những trang nhật ký để lại, Lý Hương Ngưng nhận thấy ông là người luôn đặt yêu cầu rất cao vào bản thân, làm gì cũng muốn tốt nhất. Lý Tiểu Long đầy tham vọng, song tham vọng của ông không dành cho cá nhân mình mà muốn võ thuật Trung Hoa, điện ảnh Trung Hoa và thậm chí là triết học Trung Hoa có thể lan rộng trên thế giới. Lý Hương Ngưng nói: “Cho dù làm bất cứ việc gì, ông cũng không hài lòng và cứ thế tiếp tục theo đuổi cho đến ngày ông qua đời”.
Ngày xưa, khi chưa quay về Hong Kong đóng phim, Lý Tiểu Long mở võ quán bên Mỹ, thu nhận bất cứ ai muốn học võ, hết lòng truyền dạy võ thuật dù đó là người Mỹ, người Nhật hay người châu Phi. Chính điều đó mà ông bị nhiều võ sĩ người Hoa ghét, từng kéo đến võ quán yêu cầu ông không được dạy võ Trung Hoa cho người nước ngoài. Lý Hương Ngưng tự hào: “Người ta thách đấu với cha tôi và cuối cùng, người chiến thắng luôn là Lý Tiểu Long”.
Là con gái của một ngôi sao điện ảnh nên nhiều người cho rằng Lý Hương Ngưng phải nối nghiệp cha. Tuy nhiên, cô lại chọn âm nhạc vì từ bé đã đam mê ca hát. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Tulane, Lý Hương Ngưng chính thức bước vào nghề ca sĩ, gia nhập nhóm nhạc Medicine, làm MC cho một chương trình truyền hình ở New York (Mỹ). Mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp thì bất ngờ, năm 1993, Lý Quốc Hào bị tai nạn khi đóng phim, qua đời ở tuổi 28. Cú sốc này khiến Lý Hương Ngưng từ bỏ tất cả những gì mình đang có, bắt đầu lại sự nghiệp với võ thuật. 20 năm trước đã mất chồng, 20 năm sau lại mất đứa con trai duy nhất nên bà Linda Lee Cadwell không muốn con gái mình lại bước theo con đường điện ảnh tai ngương đó. Song, Lý Hương Ngưng vẫn kiên quyết tập võ khi đã 24 tuổi, rồi sau đó đóng phim vì theo cô, đó là cách cô giữ “tinh thần võ thuật” của cha và anh trai.
Sự nghiệp diễn xuất có nhiều cơ hội, song vì gia đình nhỏ, vì cô con gái Wren, Lý Hương Ngưng sớm chia tay màn ảnh. Trong 12 năm qua, cô quản lý Quỹ từ thiện mang tên Lý Tiểu Long do bà Linda Lee Cadwell sáng lập, phát triển môn phái võ thuật Tiệt quyền đạo của cha. Năm 2008, Lý Hương Ngưng đứng tên sản xuất bộ phim truyền hình Huyền thoại Lý Tiểu Long (đang phát lại trên Let’Việt lúc 13h mỗi ngày) do Trần Quốc Khôn đảm nhận vai chính.
Trong bộ phim này, nhiều sự việc cũng như hình ảnh của Lý Tiểu Long lần đầu tiên được tái hiện, trong đó có một số chuyện nhạy cảm khiến dòng họ Lý bên gia đình bên nội không hài lòng, dẫn đến những tranh chấp không đáng có. Đó là lý do có sự ra đời của bộ phim điện ảnh Anh trai tôi - Lý Tiểu Long (My Brothers Bruce Lee) do em trai ông là Lý Chấn Huy sản xuất năm 2010.
Lý Hương Ngưng và cha, huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long. |
Những hình ảnh xum vầy cuối cùng của gia đình Lý Tiểu Long. |
Lý Hương Ngưng tại nhà lưu niệm Long tranh hổ đấu. |
Con gái Lý Tiểu Long hiện nay. |
Là con gái của một ngôi sao điện ảnh nên nhiều người cho rằng Lý Hương Ngưng phải nối nghiệp cha. Tuy nhiên, cô lại chọn âm nhạc vì từ bé đã đam mê ca hát. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Tulane, Lý Hương Ngưng chính thức bước vào nghề ca sĩ, gia nhập nhóm nhạc Medicine, làm MC cho một chương trình truyền hình ở New York (Mỹ). Mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp thì bất ngờ, năm 1993, Lý Quốc Hào bị tai nạn khi đóng phim, qua đời ở tuổi 28. Cú sốc này khiến Lý Hương Ngưng từ bỏ tất cả những gì mình đang có, bắt đầu lại sự nghiệp với võ thuật. 20 năm trước đã mất chồng, 20 năm sau lại mất đứa con trai duy nhất nên bà Linda Lee Cadwell không muốn con gái mình lại bước theo con đường điện ảnh tai ngương đó. Song, Lý Hương Ngưng vẫn kiên quyết tập võ khi đã 24 tuổi, rồi sau đó đóng phim vì theo cô, đó là cách cô giữ “tinh thần võ thuật” của cha và anh trai.
Lý Hương Ngưng cùng mẹ - bà Linda và con gái Wren. |
Lý Hương Ngưng bên tượng sáp của cha ở Hong Kong. |
Lý Hương Ngưng và Trần Quốc Khôn - người tái hiện hình ảnh cha cô trong bộ phim truyền hình Huyền thoại Lý Tiểu Long. |
Anh Dương (tổng hợp)
NGÀY CỦA CHA-
Happy Father's Day
Chúc mừng Ngày lễ của Cha
A new tie or bottle of after shave might seem the obvious way to show your appreciation for Dad on June 19.
Một chiếc cà vạt mới hoặc một chai nước dưỡng da sau khi cạo râu cũng có thể là cách thể hiện lòng cảm kích sâu sắc của bạn dành cho người Bố thân thương nhân ngày 19 tháng 6.
A new tie or bottle of after shave might seem the obvious way to show your appreciation for Dad on June 19. But chances are he already has enough of both.
So instead of rooting through the tie table at Macy's again, it might be cool to try something new. Surprise Dad on Father's Day with something that you can enjoy together. In the end, corny as it may sound, giving some of your time to Dad is the gift he will probably like the most.
Here are some ways to make Father's Day a cool day for both of you:
1. Share Dad's favorite hobby with him. If you don't know what your Dad likes to do, find out! Whether it's baseball, fishing, or working in the garden, getting out there with him can make his day. Sometimes joining Dad for an activity he likes might seem like the most boring thing in the world. But even if you think you won't enjoy it, Dad probably will, and that's the main point of Father's Day.
2 Go to a sporting event with Dad. If the two of you have been rooting for a particular team together since you were a kid, why not give him tickets so you can see the action in person? This is also likely to be a day that you will enjoy too, so everybody wins!
3 Take Dad on an outdoor excursion. Try going to a park or lake that you've never been to before. Make an adventure out of the day. If your Dad feels up to it in the June heat, bring some bikes or take a long hike. But try not to wear him out too much so he can enjoy the rest of the day!
4 Do something with Dad that you haven't done in a while. You and your Dad may have drifted apart a bit over the years, so it could be time to reconnect and do something together that you used to enjoy. Go down to the basement and dig up that old board game or go outside and throw a ball around. Even if it seems boring to you now, Dad will probably enjoy it. And it's just one day, right?
5 Step into Dad's world. You might want to see what your Dad's life is like. Even though Father's Day is on a Sunday, pick a day of the week to go to work with your Dad if it's OK with him. He'll probably enjoy showing you what he does and spending time with you while he does it. If you can't go to work with him, you could ask Dad to show you how a checkbook works or ask him for other financial advice. Most fathers like talking about money, even if you don't.
Nobody gets along with parents all the time. That's just impossible. But this Father's Day, why not forget the office wear and give Dad some emotional ties instead. Doing something together can help you get to know each other a little better — and may even surprise you as a welcome change of pace from your own routine.
Một chiếc cà vạt mới hoặc một chai nước dưỡng da sau khi cạo râu cũng có thể là cách thể hiện lòng cảm kích sâu sắc của bạn dành cho người Bố thân thương nhân ngày 19 tháng 6. nhưng có thể là bố đã có đủ cả hai món đồ đó rồi.
Thế nên thay vì lại phải tìm mua cà vạt ở cửa hàng Macy, bạn có thể làm điều gì đó mới mẻ, thú vị hơn. Hãy làm cho bố ngạc nhiên nhân ngày lễ của Cha bằng thứ gì đó mà bạn có thể thưởng thức cùng với bố. Nghe thì có vẻ là uỷ mị, cũ rích nhưng cuối cùng thì việc dành cho bố một chút thời gian của bạn có thể là món quà mà bố sẽ thích nhất đấy.
Dưới đây là một vài cách có thể giúp Ngày lễ của Cha trở thành một ngày thú vị cho cả bạn và bố:
1. Hãy hưởng ứng sở thích số một của bố xem nào. Nếu không biết bố mình thích gì thì bạn hãy tìm hiểu nhé! Dù là bóng chày, câu cá, hay làm vườn, thì việc bạn dành thời gian đi cùng với bố có thể làm cho bố rất vui. Đôi khi thì chuyện tham gia một sở thích của bố có thể là điều bạn chán ngán nhất. nhưng cho dù là bạn nghĩ mình sẽ không thích, nhưng ắt hẳn là bố sẽ vui, và đó chính là tâm điểm Ngày lễ của Cha đấy bạn.
2. Hãy đến xem một sự kiện thể thao nào đó với bố nhé. Nếu cả hai đã thích một đội nào đó từ khi bạn còn bé thì tại sao bạn lại không tặng bố mình vé xem thể thao để cả hai bố con đều được xem tận mắt? Đây cũng có thể là một ngày mà cả bạn và bố đều cảm thấy thú vị, ai cũng có lợi mà!
3. hãy dẫn bố đi chơi dã ngoại. Bạn thử đến một công viên hoặc một hồ nào đó mà mình chưa đến bao giờ. Hãy thử làm một cuộc phiêu lưu nhé. Nếu bố cảm thấy đủ sức chịu nổi cái nóng của tháng 6 thì hãy mang theo xe đạp hoặc có thể đi bộ đường dài. Nhưng bạn nên cố đừng để bố phải mệt quá sức để ông có thể tận hưởng được thời gian cả ngày chứ!
4. Hãy cùng bố làm điều gì đó mà bạn đã không thực hiện trong khoảng thời gian này. Bạn và bố có thể đã dần “xa nhau” nhiều năm nay, vì vậy đây có thể là lúc để bố con hàn gắn lại và cùng nhau làm việc gì đó mà cả hai từng cảm thấy thích thú. Bạn hãy xuống tầng hầm và lục lại bàn cờ cũ hoặc ra ngoài chơi ném bóng. Cho dù bây giờ bạn có vẻ thấy chán, nhưng bố sẽ có thể rất vui. Chỉ có một ngày thôi mà, đúng không?
5. Hãy bước vào thế giới của bố xem sao. Bạn có thể cũng muốn biết xem cuộc sống của bố như thế nào. Dẫu rằng Ngày lễ của Cha rơi vào Chủ Nhật, bạn hãy chọn một ngày trong tuần để đi làm cùng bố nếu được nhé. Ông sẽ có thể rất vui khi chỉ cho bạn biết ông làm gì và ở cùng bạn khi làm công việc ấy. Nếu không thể đi làm với bố, bạn có thể hỏi xem sổ séc có tác dụng như thế nào hoặc nhờ bố cho lời khuyên về tài chính nào khác. Hầu hết các ông bố đều thích nói về vấn đề tiền bạc, cho dù là bạn không thích đi nữa.
Không ai có thể lúc nào cũng hoà thuận với bố mẹ mình được đâu. Điều đó hoàn toàn không thể. Nhưng trong Ngày lễ của Cha này, tại sao bạn không quên áo quần văn phòng đi và tìm tặng cho bố mình một số món quà tình cảm chứ. Cùng nhau làm điều gì đó có thể giúp bạn hiểu nhau nhiều hơn một chút - và cũng có thể làm cho bạn ngạc nhiên như là một sự thay đổi dễ chịu trong thói quen thường nhật của cuộc sống mình.
KHUYẾT DANH * CHA VÀ CON GÁI
Cha và con gái
Chiều nay đưa tiễn thân phụ một người bạn về bên kia dương gian, chợt thấy mọi thứ tình yêu đều cần phải vội vàng, đâu cứ chỉ tình yêu lứa đôi.
Có một người cha giữ hai cuốn nhật ký viết về con gái. Trong đó có một cuốn anh viết khi con đang còn trong bụng mẹ. Chín tháng mười ngày trải dài trong 100 trang viết khắc khoải mong chờ đứa con đầu lòng.
2.
Có một người cha giữ một kỷ vật trong hộp đồ nữ trang gia bảo. Đó là một miếng kẽm hình tròn có đục lỗ đeo dây. Trên cả hai mặt đều ghi chữ số 34. Ít ai biết vật này có giá trị gì mà anh sợ mất nó hơn bất cứ món nữ trang quý giá nào.
***
1. Có một người cha giữ hai cuốn nhật ký viết về con gái. Trong đó có một cuốn anh viết khi con đang còn trong bụng mẹ. Chín tháng mười ngày trải dài trong 100 trang viết khắc khoải mong chờ đứa con đầu lòng.
2.
Có một người cha giữ một kỷ vật trong hộp đồ nữ trang gia bảo. Đó là một miếng kẽm hình tròn có đục lỗ đeo dây. Trên cả hai mặt đều ghi chữ số 34. Ít ai biết vật này có giá trị gì mà anh sợ mất nó hơn bất cứ món nữ trang quý giá nào.
Ngày đón con từ bệnh viện về, khi thay áo cho con gái, anh mừng rú lên khi thấy người ta bỏ quên "vật báu" 34 vẫn còn đeo ở cánh tay con. Anh biết đó sẽ là vật quí còn theo anh mãi mãi.
3.
Có một người cha khắc những vết khắc lên cột, vạch những vạch vôi lên tường để đo con gái lớn dần trong niềm vui và nỗi lo. Những vết khắc, vạch vôi là những bức tranh nhân bản đẹp tuyệt vời trong bất cứ ngôi nhà nào.
4.
Có một người cha cứ trồng thêm một cây khi con thêm một tuổi. Và vườn cây cho con gái cứ nhiều lên trong hạnh phúc đớn đau của người cha khi nghĩ về cái ngày con lên xe hoa về nhà người khác.
5.
Tất cả những việc tưởng chừng như "ngớ ngẩn" của người cha dành cho con, để làm gì?
Để một ngày kia con về cùng hạnh phúc
Ba đôi lúc nhìn quanh cho đỡ nhớ nhà mình
Đó là câu thơ của một nhà thơ, anh đã giải thích hộ cho mọi người cha yêu con gái. Rằng đối với cha, con gái có ý nghĩa thân thiết ngự trị vào tất cả là gia đình, là ngôi nhà. Đến mức nếu không còn có con trong ngôi nhà này thì có nghĩa là ngôi nhà cũng không còn, đã xa lạ như nhà của người khác mất rồi.Ba đôi lúc nhìn quanh cho đỡ nhớ nhà mình
May mắn sao những kỷ vật kia, những vạch vôi, vết khắc kia, "vườn cây-con gái" kia là hiện thân của con qua năm tháng, vẫn còn ở lại. Và thế là cha nhìn quanh, nhìn lên những "hiện thân" ấy để gặp lại một chút nhà mình, cho đỡ nhớ nhà mình.
6.
Một ngày nọ vào bệnh viện, thấy một cô bạn gái đang đút cháo cho bố ăn, tôi chợt thấy thảng thốt với câu nói của nhà thơ Thanh Tịnh "Bố cho con ăn, con cười, bố cười. Con cho bố ăn, bố khóc, con khóc". Mới thấy vòng đời ngắn ngủi làm sao!
Mỗi người đều lưu giữ trong tim hình ảnh một người cha. Hình ảnh thứ 7, thứ 8, thứ 7 tỉ xin dành cho bạn, cho những ai được may mắn sinh ra trên Trái Đất này.
Chiều nay đưa tiễn thân phụ một người bạn về bên kia dương gian, chợt thấy mọi thứ tình yêu đều cần phải vội vàng, đâu cứ chỉ tình yêu lứa đôi. Mau lên chứ vội vàng lên với chứ...
THƠ SONG NGỮ * NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG -THANH THANH
VẪN LÀ BỐ
Bố là hình ảnh không thể nào quên,
Con vẫn thấy từ khi còn tấm bé,
Ngày ấy bố là ông bố trẻ,
Thương con, chiều con kỷ niệm êm đềm.
Bố làm mọi thứ cho con vừa lòng,
Kể những câu chuyện thần tiên cổ tích,
Bố làm trò cười những khi con khóc,
Bố làm đồ chơi cho con vui đùa.
Bố làm bò, làm ngựa để kéo xe,
Cho con cưỡi mà bố không thấy mệt,
Khi con chán bố đổi trò chơi khác,
Trò chơi trốn tìm bố luôn thua con.
Những điều đơn giản mà tình mênh mông,
Con cảm nhận được tình yêu của bố,
Đâu cần cuộc đời trải qua giông gío,
Giữa đời thường cũng cần bố chở che.
Dù mấy dòng sông, dù mấy chuyến đò,
Ai đi hết được tình cha tình mẹ?
Những dòng sông không bờ không bến đó,
Con đi hoài chuyến đò dọc, đò ngang.
Các con của bố trưởng thành lớn khôn,
Cũng như bố, con làm cha làm mẹ,
Bao nhiêu tuổi bố vẫn là bố trẻ,
Khi chơi đùa với lũ cháu bé thơ.
Bố laị kể những câu chuyện ngày xưa,
Những trò đùa trẻ con nào cũng thích,
Ông nội, ông ngoại hồn nhiên vui tính,
Lại làm bò, làm ngựa để cháu chơi.
Thì ra suốt đời vẫn là bố thôi,
Người bố của đàn con mình yêu qúy,
Hình ảnh cháu như các con thời nhỏ,
Bố thương con thương cháu chẳng rời xa.
NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG
STILL THE DAD
You, the image that can never fade from my mind
Which I have seen since I was still a baby affined,
In those green years, you were the young dad
Who loved and humored me – memories so glad!
You did everything to entertain me, your treasure,
With fairy stories and legends that give pleasure;
Whenever I cried, you acted the fool to create joy;
For me to play, your made many an attractive toy.
You took the part of cow to pull or horse to ride
For me to straddle long times without being tired.
When I got weary of, you changed to a new game
(At hide-and-seek: you always missed your aim!)
Simple things but are vast sentiments from above,
I could experience Dad's heart, your deep love.
Not necessary to endure thunderstorms that rend,
Even in normal life, I do need you so as to defend.
Despite the numerous rivers long and far remote
I traveled down, and I took so many a ferry boat,
So often for me to estimate the depth of the ocean,
Who could sound the caliber of parental devotion?
Your children have grown up, and by experiment
Just as you've done, I now act the role of a parent.
Ageless, the dad is always a young vaudevillian
While playing with his tots and grandchildren.
You told the old stories, related each ancient game,
The jokes, any child would enjoy and acclaim.
Paternal, maternal granddads light-hearted, gay,
Again serve as cows, horses for offspring to play.
It turns out that you and we (as I) am still the dad
All life the dad to render our cherished kids glad.
Your grandchildren are like us in infancy, naive;
You love and stick to them, never want to leave.
Translation by THANH-THANH
Bố là hình ảnh không thể nào quên,
Con vẫn thấy từ khi còn tấm bé,
Ngày ấy bố là ông bố trẻ,
Thương con, chiều con kỷ niệm êm đềm.
Bố làm mọi thứ cho con vừa lòng,
Kể những câu chuyện thần tiên cổ tích,
Bố làm trò cười những khi con khóc,
Bố làm đồ chơi cho con vui đùa.
Bố làm bò, làm ngựa để kéo xe,
Cho con cưỡi mà bố không thấy mệt,
Khi con chán bố đổi trò chơi khác,
Trò chơi trốn tìm bố luôn thua con.
Những điều đơn giản mà tình mênh mông,
Con cảm nhận được tình yêu của bố,
Đâu cần cuộc đời trải qua giông gío,
Giữa đời thường cũng cần bố chở che.
Dù mấy dòng sông, dù mấy chuyến đò,
Ai đi hết được tình cha tình mẹ?
Những dòng sông không bờ không bến đó,
Con đi hoài chuyến đò dọc, đò ngang.
Các con của bố trưởng thành lớn khôn,
Cũng như bố, con làm cha làm mẹ,
Bao nhiêu tuổi bố vẫn là bố trẻ,
Khi chơi đùa với lũ cháu bé thơ.
Bố laị kể những câu chuyện ngày xưa,
Những trò đùa trẻ con nào cũng thích,
Ông nội, ông ngoại hồn nhiên vui tính,
Lại làm bò, làm ngựa để cháu chơi.
Thì ra suốt đời vẫn là bố thôi,
Người bố của đàn con mình yêu qúy,
Hình ảnh cháu như các con thời nhỏ,
Bố thương con thương cháu chẳng rời xa.
NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG
STILL THE DAD
You, the image that can never fade from my mind
Which I have seen since I was still a baby affined,
In those green years, you were the young dad
Who loved and humored me – memories so glad!
You did everything to entertain me, your treasure,
With fairy stories and legends that give pleasure;
Whenever I cried, you acted the fool to create joy;
For me to play, your made many an attractive toy.
You took the part of cow to pull or horse to ride
For me to straddle long times without being tired.
When I got weary of, you changed to a new game
(At hide-and-seek: you always missed your aim!)
Simple things but are vast sentiments from above,
I could experience Dad's heart, your deep love.
Not necessary to endure thunderstorms that rend,
Even in normal life, I do need you so as to defend.
Despite the numerous rivers long and far remote
I traveled down, and I took so many a ferry boat,
So often for me to estimate the depth of the ocean,
Who could sound the caliber of parental devotion?
Your children have grown up, and by experiment
Just as you've done, I now act the role of a parent.
Ageless, the dad is always a young vaudevillian
While playing with his tots and grandchildren.
You told the old stories, related each ancient game,
The jokes, any child would enjoy and acclaim.
Paternal, maternal granddads light-hearted, gay,
Again serve as cows, horses for offspring to play.
It turns out that you and we (as I) am still the dad
All life the dad to render our cherished kids glad.
Your grandchildren are like us in infancy, naive;
You love and stick to them, never want to leave.
Translation by THANH-THANH
KHUYẾT DANH * BỐ TÔI
Bố tôi - người quét lá
Audio - Khi còn nhỏ, mỗi buổi chiều tôi lại háo hức đứng ở ngõ ngóng bố về. Bóng ông đổ dài theo chiếc xe đạp thồ cũ rích, nhọc nhằn đạp từng vòng. Phía sau xe, những bao tải lá lớn chất cao ngất...
- A, bố về...bố về!
- Bố ơi, bố có mua kem cho con không? Kem Hà Nội ý, những que kem có vỏ bọc ở ngoài đó bố?
***
- A, bố về...bố về!
- Bố ơi, bố có mua kem cho con không? Kem Hà Nội ý, những que kem có vỏ bọc ở ngoài đó bố?
- Hôm nay bố đi làm về muộn quá nên không kịp mua. Để mai bố mua cho con trai yêu của bố nhé! Bố hứa mai sẽ mua đền con 2 cây kem lớn. Chịu không?
Nghe tới đó, tôi giận dỗi đẩy tay bố ra khỏi người, chạy vào giường úp mặt khóc nức nở:
- Bố không giữ lời hứa...con ứ chịu đâu! Con muốn ăn kem Hà Nội cơ...con bắt đền bố...huhu...huhu!
Vừa lúc ấy, mẹ đi làm đồng về. Thấy tôi khóc, mẹ hỏi bố:
- Sao mà con khóc thế mình?
- Con nó đòi kem mình ạ. Kem mua ở ngoài Hà Nội. Tôi thương con quá, nhưng ngặt nỗi...thất hứa với nó mấy lần rồi. Tội thằng nhỏ quá.
Thoáng nghe, mẹ đã hiểu tất cả. Đặt vội gánh khoai nặng xuống, mẹ xắn tay áo phụ bố dỡ những bao lá tãi ra sân hong cho khô. Giọng mẹ âu yếm:
- Mình có mệt lắm không? Hôm nay nắng thế này, tôi thương mình lắm. Nhìn áo kìa, ướt như gặp mưa ấy. Mặt mũi lã chã mồ hôi rơi thế này, tôi lo mình ốm mất. Con nó còn nhỏ, kệ nó mình ạ. Thương thì thương, nhưng hoàn cảnh gạo chẳng có mà ăn thì lấy đâu mà chiều con được. Rồi lớn lên con nó sẽ hiểu thôi. Mình ra rửa chân tay rồi vào nghỉ ngơi cho lại sức.
- Con ngoan nín đi. Con trai ai lại khóc thế này. Xấu lắm. Mẹ mắng bố rồi. Mai ngày nào mẹ cũng cho cu Tít tiền mua kem đá nhé. Kem ấy cũng ngon lắm!
Thường ngày, tôi vẫn thích ăn kem đá. Cứ hai ngày mẹ lại cho tôi 100 đồng để mua. Giờ mẹ nói ngày nào cũng cho. Nghe chừng cũng xuôi, tôi nín bặt, ngồi dậy xà vào lòng mẹ nũng nịu:
- Con ứ yêu bố đâu. Chỉ yêu mẹ thôi!
Mẹ mỉm cười, củng nhẹ vào trán tôi một cái:
- Phải yêu cả bố nữa chứ? Lớn lên cu Tít sẽ hiểu lòng bố thương con nhiều như thế nào...
Chiều hôm sau, tôi lại ra ngõ ngóng bố. Mặt trời đã khuất sau rặng tre, bóng tối dần đổ xuống, nhưng đợi mãi bố vẫn chưa về. Cả mẹ cũng vậy. Lát sau, nội sang. Thấy tôi, nội rưng rưng nước mắt. Nội ôm chặt tôi và khóc.
Tối đó, và cả nửa tháng ròng, nội ở lại chăm nom tôi vì bố mẹ tôi không về. ...
Một sáng, nội dắt tôi ra tận đê đón bố mẹ. Từ xa, tôi đã trông thấy bóng bố. Nhưng sao lạ quá... Bố không đi trên chiếc xe cà tàng quen thuộc mà ngồi trên chiếc xe lăn, có mẹ đứng đằng sau đẩy. Mẹ gầy rạc đi. Còn bố vẫn khuôn mặt phúc hậu ấy, luôn mỉm cười dù mệt mỏi, nhưng đôi chân thì đâu rồi???
Nội thấy bố như vậy thì khóc nấc lên. Tôi còn nhỏ nên không hiểu vì sao. Chỉ biết, tối đó có bao nhiêu người tới chơi, và đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn thoả thích kem Hà Nội do bố mang về.
Sau này, khi tôi lớn lên, mẹ đã kể tôi nghe chuyện xảy ra ngày ấy. Tôi đã khóc rất nhiều...
Rơm rạ có nhiều nhưng phải bán cho người ta nuôi bò. Mua củi thì đâu có tiền. Vì thế, dù vất vả, bố vẫn đều đặn quét mỗi ngày 6 bao lá lớn chở về.
Và thế là, bao nhiêu vỏ sữa chua, vỏ kem trẻ em thành phố ăn khi đi chơi công viên bố quét lẫn lá mang về. Mỗi lúc bố rải lá ra sân hong khô, tôi lại nhặt những vỏ ấy lên. Đó là những chiếc vỏ mang hình những que kem lớn phủ đầy sôcôla, màu sắc xanh đỏ. Kem đậu xanh, kem dâu tây, kem khoai môn.
Nghe bố kể, kem đó ở Hà Nội, và chỉ trẻ con nhà giàu mới có tiền mua. Ôi, chắc phải ngon lắm! Chẳng bù cho kem ở quê mình, toàn đá là đá, không ăn nhanh thì chảy hết... Giá mà một lần được ăn chúng nhỉ? Rồi tôi đòi bố phải mua cho bằng được.
Chiều định mệnh ấy, như mọi ngày, bố quét được 6 bao lá đầy. Ông không về sớm, mà gắng quét thêm 2 bao nữa. Rồi ông bán tất cả cho một bác đạp xích lô được 5000 đồng.
Ông để dành 2000 đồng về đưa mẹ đong gạo. Còn 3000, ông đạp vội tới Tràng Tiền mua 2 cây kem. Rời khỏi cửa hàng, trời đã tối nhem, ông quên hết mệt mỏi, đạp thật nhanh về nhà, vui sướng khi nghĩ đến tiếng reo hò mừng rỡ của con trai.
Lúc qua đường, do mải nghĩ, ông đã bị một chiếc xe máy đang phóng tốc độ cao tông vào. Chiếc xe đạp cong số 8, còn ông đã vĩnh viễn mất đi đôi chân.
Hôm bố ra viện, nghe kể lại câu chuyện bố bán lá để mua kem cho tôi, một bác sĩ tốt bụng đã mua một túi kem lớn biếu bố làm quà tặng con trai. Mẹ bảo, khi đón nhận túi kem ấy, lần đầu tiên thấy bố khóc nhiều như thế...
Lớn lên, đi học rồi đi xa, nhưng mỗi ngày, tôi càng cảm thấy tình thương bố mẹ giành cho tôi nhiều hơn bao giờ hết. Giá như ngày ấy tôi không ham ăn...giá như ngày ấy ...thì bố đã không mất đi đôi chân. Và tôi biết cuộc sống không có từ giá như.
Bao năm qua, bố chịu nhiều đau đớn về thể xác, nhưng bố luôn vui vì con trai mình biết đặt chữ hiếu lên đầu và luôn biết tiến về phía trước!
NGUYỄN THI THANH DƯƠNG * BA GIANG HỒ
Ba “Giang Hồ”
Tôi đến phi trường với tấm lòng chĩu nặng lo buồn, mặc dù đã biết trước những điều này sẽ đến. Ba tôi bị ung thư gan, khi phát hiện ra thì căn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu rất mau lẹ, mỗi ngày gia đình nhận thêm vài thông tin buồn từ các bác sĩ, không còn hi vọng gì…
Tôi dự tính cuối tuần này sẽ mua vé máy bay về thăm ba nhưng dường như không kịp nữa, tôi nhận được điện thoại của má báo và phải về gấp rút ngay hôm nay để gặp mặt ba lần cuối.
Ba đang chờ đợi tôi, đứa con gái lớn nhất của ba và gần gũi với ba trong những tháng năm dài thơ ấu..
Ngồi vào máy bay tôi chỉ biết cầu mong cho chuyến bay vượt không gian mấy tiếng đồng hồ sẽ trôi qua thật mau để đưa tôi về bên ba.
oOo
Ngày xưa, khi tôi còn là một con bé, tôi thân thiết với cha lắm, vì tôi là đứa con duy nhất. Má sanh tôi ra vài năm sau thì ốm yếu, đau bệnh gì đó không thể mang thai sinh đẻ được nữa. Má buồn rầu lắm vì e ngại không có con trai cho ba nối dõi tông đườngBa nhiều lần nói cho má vui lòng:
– Con nhỏ này là con cầu tự của tôi mà, mình đừng lo chi cho mệt, sau này con nó đẻ ra sẽ là cháu đích tôn của mình, cháu nội, cháu ngoại cũng là ruột gìa máu mủ của mình chứ ai.
Nghiễm nhiên ba coi tôi như một thằng con trai, đi đâu ba cũng dắt tôi theo, như mỗi sáng ra tiệm cà phê của chú Lù ở đầu hẻm, ba ngồi nhâm nhi tách cà phê đen ngòm và hút thuốc, còn tôi ung dung điểm tâm với chiếc bánh bao nhân thịt nóng hổi. Khi ra về ba lại mua thêm chiếc bánh bao nóng hổi khác cho má ở nhà.
Ba làm thợ xây cho mấy ông cai thầu, lương ba cọc ba đồng mà thỉnh thoảng vẫn phải đi xa khỏi thành phố vì nhu cầu của công việc, còn má ở nhà quán xuyến một cửa hàng tạp hóa đông khách, háng bán đủ thứ, lại còn thêm vài món má tự làm như muối dưa chua, cà pháo, chưng nước màu dừa, làm mắm, nên cửa hàng tạp hóa kiêm luôn vài món thức ăn bình dân cho các gia đình trong xóm.
Má tôi chết vì bệnh ung thư cổ tử cung, năm ấy tôi mới 8 tuổi.
Thế là hai cha con tôi sống thui thủi trong căn nhà đã vắng đi hình bóng người đàn bà, dù chỉ là một người đàn bà đau yếu thường xuyên nhưng cũng có hơi ấm một mái gia đình, có khói bếp, có tiếng nói cười….
Buồn chán vì mất đi người vợ hiền đảm đang và vì thương tôi bé bỏng không ai chăm sóc, ba tôi đã từ chối những lần phải đi xây cất xa nhà, nên lợi tức càng ngày càng kém. Ba như chiếc kiềng ba chân bỗng bị gãy đi một chân, chông chênh muốn đổ.
Ba sinh ra cờ bạc và nhậu nhẹt, số tiền dành dụm ít ỏi của gia đình dần dần biến mất. Hai cha con tôi là một trong những nhà nghèo mạt rệp trong khu xóm.
Ba thường khoác vào người chiếc áo sơ mi ca rô, chiếc quần jean cũ mèm để tếch ra ngoài đường, đến một đám nhậu hay một sòng bài con nào đó. Trong xóm này có mấy sòng tôi đều thuộc hết, mỗi lần tìm ba tôi cứ đi vòng vòng là sẽ thấy ba. Khi vừa thấy tôi thò mặt vào, các tay bài bạn ba ai cũng biết mặt biết tên tôi, đã kêu lên trêu chọc:
– Ê, kiếm ba về cho má…nhỏ hả?
Tức thì tôi không hài lòng đáp:
– Dạ, đâu có má nhỏ nào, con kêu ba về đi ngủ mai còn đi làm. Khuya qúa rồi.
Một người khác:
– Ba Giang mày là ba Giang…hồ, khỏi cần kiếm con ơi, khi nào chán thì ba sẽ về…
Thật ra ba tôi tên là Giang, nhưng trong đám bạn bè bài bạc, ăn nhậu của ba đã gọi ba là “Giang Hồ”, vì cả ngày lẫn đêm ba đều lang bang ở ngoài đường hơn là ở nhà. Riết rồi lối xóm cũng cứ thế mà gọi tên ba.
Dù ham mê bài bạc nhưng ba cũng lịch sự với con, ba hay nháy mắt âu yếm năn nỉ tôi:
– Con gái, chờ ba chơi hết ván này nghe?
Tôi sà xuống chiếu bạc, ngồi cạnh ba nhìn vào từng lá bài của ba dù tôi không hiểu gì, nhưng trong bụng cứ thầm cầu mong những lá bài này sẽ làm cho ba thắng nhiều tiền.
Khi hai cha con ra khỏi sòng bài, đêm đã khuya, con đường hẻm về nhà có một hàng bán khô nướng về đêm, là một bàn thấp kê dưới một cột điện sáng choang, chị bán hàng thỉnh thoảng quạt bếp cho than hồng lên mỗi khi cần nướng khô cho khách, và mùi khô nướng thơm ngát mũi, ai đi qua mà không thèm thuồng chỉ muốn dừng chân.
Ba biết tôi thích ăn mấy món khô nướng, nên dù khuya cỡ nào, dù tiền trong túi còn hay hết ba cũng dắt tôi tấp vào hàng.
Hai cha con ngồi xuống chiếc ghế thấp quanh bàn, ba kêu cho ba một ly rượu đế Gò Đen nhỏ và một miếng mực nướng, còn tôi, lúc nào cũng tham lam và hoa mắt trước những món khô đủ loại bày trên bàn, vì món nào tôi cũng muốn ăn, cả trái trứng vịt lộn nóng hổi, rắc muối tiêu ăn với rau răm. Tôi muốn ăn…tất cả.
Hôm nào biết ba ăn bài, tôi làm sang ăn trứng vịt lộn và thêm miếng khô mực nướng thơm phức chấm tương đen tương đỏ cho thật nhiều ớt cay, vừa ăn vừa hít hà sung sướng.
Hôm nào thấy ba thua bài sạch túi, tôi không nỡ ăn sang sợ tốn tiền ba, chỉ kêu một miếng khô cá đuối rẻ tiền mà …to, cái búa của chị hàng khô gĩa lên miếng cá đuối nướng tưng tưng lên vì thịt cá đuối khô và dai, nhưng giã xong thịt nó tơi bông ra nhai trong miệng rất đậm đà, cũng chấm tương đen tương đỏ, cũng thơm phức ngon lành.
Khi ấy ba sẽ kêu chủ hàng ghi sổ, bữa khác trả…
Ăn xong, cha có chút mùi rượu, con có vị tương cay trên đôi môi còn thèm thuồng, ba dắt tay tôi, trong ánh đèn điện soi sáng một khỏang đường, bóng hai cha con liêu xiêu về trong đêm vắng.
Những ngày cuối tuần ba cũng không ở nhà, ba đi cả ban ngày luôn. Xóm tôi ở đi ra đầu đường là băng qua một con đường nhựa, bên kia đường là một nghĩa trang lớn, sau nghĩa trang đó là một khu làng xóm khác, nhà quê hơn bên xóm tôi, dù chẳng cách nhau bao xa.
Người ta vẫn gọi bên ấy là xóm Mô.
Xóm Mô nằm sát phía sau của phi trường Tân Sơn Nhất, chỉ cách nhau mấy lượt hàng rào kẽm gai và những buị cây cỏ rậm rạp hoang sơ. Dân xóm Mô làm nghề vườn, trồng rau và chăn nuôi. Còn bên xóm tôi là khu bình dân lao động, cả hai xóm có điểm giống nhau là nhiều nhà nghèo.
Ba tôi hay qua đó để chơi thảy “bun”, vì xóm Mô có nhiều con đường làng rộng rãi bằng đất có nhiều cát rất thích hợp cho trò chơi này. Những trái “bun” đều bằng sắt, nặng nề, trước hết họ thảy một cục “bun” nhỏ như trái banh tennis ra thật xa về phía trước để làm chuẩn, sau đó mỗi người lần lượt thay phiên nhau thảy từng trái “bun” lớn hơn, bằng cỡ trái cam, đến càng gần trái “bun” chuẩn càng có điểm. Ai thảy trái “bun” lớn xa hơn thì thua điểm. Họ có thể thảy “bun” tống khứ trái “bun” của người khác để giành vị trí gần tiêu điểm hơn, nên cuộc chơi càng lúc càng gay cấn, ác liệt.
Ba rất mê thích trò chơi này. Và tôi không bao giờ bỏ lỡ dịp theo ba sang xóm Mô, từ ngoài nghĩa địa tôi đi vào xóm bằng con đường đất, là tới một khu đất trống, dọc theo là mấy lũy tre xanh, có con trâu cột bên bụi tre đang thảnh thơi nhai rơm hay trâu đang nằm nghỉ ngơi hóng mát.
Tôi thích nghịch ngợm, lượm mấy lá tre khô thảy cho trâu xem nó có …ngu không, có ăn lá tre khô thay rơm khô không?, hay tôi chơi với lũ trẻ xóm Mô, chơi chạy đuổi bắt, chơi lò cò, chơi tạt lon.v..v.. chán chê tôi chạy lại chỗ chơi “bun” của ba, tôi đứng chen lấn với đám đông để xem cuộc thảy “bun” bất phân thắng bại khi hai người thảy hai cục “bun” gần cục “bun” nhỏ, khỏang cách tương đương nhau, mắt nhìn khó đoán được. Tôi đã từng tà lanh chạy đi nhặt mấy cọng rơm khô vất vưởng trên đường, cạnh mấy con trâu, đưa cho ba để đo cho chính xác.
Nếu ba thua, tôi đợi cho ba chơi thêm ván sau, và đứng tại chỗ theo dõi, hồi hộp cầu mong cho ba thắng.
Ngày nào từ xóm Mô về chân tay, quần áo tôi cũng dính đầy cát bụi, tôi thường lười không tắm, buổi tối chỉ phủi phủi hai chân vào nhau, coi như sạch sẽ, vô tư lên giường ngủ .
Ba tôi càng ngày càng ăn chơi đủ thứ, làm ra đồng nào “xào” luôn đồng đó, mỗi khi bên xóm Mô không có đám chơi “bun” thì ba nhảy qua đám đá gà. Ba chơi thứ gì tôi rành về thứ đó ngay.
Hai cha con như thày và trò trên con đường đời, trên con đường ăn chơi chưa hề rời nhau..
Nhưng cũng có hôm ba không có nơi chốn nào để đi, ba nằm chèo queo ở nhà, là lúc cha con tâm tình:
– Con ơi, ráng học cho chăm cho giỏi, có chữ nghĩa lớn lên không khổ như ba.
Tôi học dốt lại lười, với lại chiều tối về nhà không có ba tôi cô độc, tủi thân, chỉ học bài qua loa lấy lệ là gấp tập vở lại chạy đi tìm ba, những chốn ấy vui hơn..
Đi học với tôi là một cực hình, tôi thường lấy cớ đau bụng, nhức đầu để nghỉ học. Ba buồn tôi về chuyện này lắm, nhưng thương con, chiều con qúa ba đành chịu thua và làm ngơ. Tôi học dốt bị ở lại lớp, tôi mắc cở đòi nghỉ học luôn nhưng ba không cho nên tôi đi học cho có lệ, thường đứng chót bảng trong lớp.
Tôi nũng nịu lắc đầu:
– Khỏi cần, con nghèo như ba cũng được, miễn là ba đâu con theo đó nè…con thích theo ba vô bàn nhậu, ăn ké mồi của ba, theo ba vô sòng bài hốt tiền giùm khi ba thắng, rồi hai cha con mình đi ăn tiệm vui thấy mồ luôn.
– Những hôm ba thua hay không tiền thì buồn lắm con à…Con từng ăn mì gói, hay khoai lang trừ cơm mà không ớn sao?
Tôi bắt chước một câu nói đã thuộc lòng từ mấy ông bợm nhậu của ba đã từng nói:
– “Kệ bà nó, cuộc đời lên voi xuống chó” mà ba.
Trong đầu óc non nớt ngây thơ của tôi, tôi thấy thế là đủ hạnh phúc rồi
Ở xóm, đứa trẻ nào mà cãi nhau hay đánh nhau với tôi là coi như…tới số, vì ba luôn bênh vực tôi bất kể phải trái. Ba tới nhà đối phương của tôi hung hăng làm dữ, nhất là khi uống rượu vào thì ba càng nóng máu hơn.
Thằng Minh lé đánh tôi sưng u một cục trên trán, má nó đã biết điều dẫn nó sang tận nhà tôi hết lời xin lỗi cha con tôi, dù thực ra tôi cũng chẳng vừa, cũng túm áo đánh lại thằng Minh và chửi xa xả cả cha mẹ ông bà nhà nó bằng những lời độc địa.
Khi má thằng Minh dắt con ra về khỏi cửa nhà tôi, tôi đắc thắng vênh mặt đi theo ra tới cửa và nghe thấy má nó cằn nhằn con:
– Lần sau mày chừa đụng tới con nhà Giang Hồ này, nghe chưa? Con chả như vàng như ngọc, đụng tới nó là không yên đâu.
Tôi đã khoái chí vì thấy người ta “kính sợ” ba tôi như vậy đó, tôi được ba thương yêu, che chở vì như má thằng Minh đã nói tôi là vàng ngọc của ba tôi.
Xóm tôi có cô thợ may, chưa bao giờ lấy chồng, chẳng hiểu sao cô thương tôi qúa chừng, thỉnh thoảng cô Hoa vẫy tôi lại cho gói bánh hay bịch chè, chắc là cô mua sẵn chỉ đợi tôi đi qua là cho. Nhưng một hôm cô không đưa tôi món đồ ăn như thường lệ, mà một gói to hơn, cô dặn dò:
– Con mang bộ quần áo này về cho ba Giang nghe..
Chỉ có cô Hoa là trân trọng gọi ba tôi là Giang, không là “Giang Hồ” như những người khác. Tôi ngạc nhiên:
– Ủa, ba con đặt may quần áo tiệm cô hả?
Cô Hoa bối rối:
– Con cứ mang về là ba hiểu mà..
Tôi thắc mắc:
– Nhưng sao chỉ có quần áo cho ba còn của con không có?
Cô Hoa hứa hẹn:
– Bảo đảm mấy ngày nữa con cũng sẽ có một bộ đồ đẹp. Chịu chưa?
Tôi vui thích ôm gói quần áo chạy như bay về nhà khoe ba. Nét mặt ba vui vui, tôi nghĩ là ba đã ưng ý bộ đồ này.
Rồi tôi cũng có bộ quần áo như cô Hoa đã hứa, cô Hoa hay sang nhà tôi chơi, ba cũng hay sang nhà cô Hoa. Từ ngày đó ba ít đi hoang hơn, chăm chỉ đi làm và ở nhà.
Một buổi chập tối ba dẫn tôi sang nhà cô Hoa, dường như hai người đã hẹn nhau trước, cô Hoa đóng cửa tiệm may sớm, đón cha con tôi vào nhà. Cô Hoa trịnh trọng rót nước trà và lấy bánh ngọt ra:
– Mời anh Giang ăn bánh, uống trà.…
Quay sang tôi, cô Hoa trìu mến:
– Con ăn bánh ngọt đi, có nước ngọt cho con nè…
Ba tôi vào đề ngay:
– Cô Hoa à, tôi muốn bàn với cô một chuyện quan trọng, nếu cô thương yêu tôi thì thương yêu luôn con gái tôi được không? Có như vậy tôi mới vui vẻ mà kết duyên cùng cô, còn không thì thà tôi ở gía. ..
Cô Hoa cảm động và mau mắn đáp:
– Anh Giang, em thương anh và thương con anh như con em mà. Tội nghiệp con nhỏ mồ côi mẹ từ nhỏ, ai nỡ lòng nào ghét bỏ …
Thế là sau đó ba và cô Hoa chính thức về ở với nhau sau một đám cưới nhỏ mời họ hàng và những người hàng xóm. Năm ấy tôi 12 tuổi.
Có cô Hoa như có phép nhiệm màu, ba đã dần dần bỏ nhậu nhẹt, bài bạc và đi làm thợ xây cất rất đều đặn, kể cả phải đi xa nhà năm bảy bữa hay một tháng. Ba yên chí vì ở nhà đã có cô Hoa lo cho tôi.
Qủa tình cô Hoa rất thương yêu tôi, dù có mặt ba ở nhà hay dù ba đi làm xa, thì lúc nào cô Hoa cũng đối xử như nhau. Cô gọi tôi là “con” và xưng “má”, dần dần tôi cũng gọi cô Hoa là “má” một cách tự nhiên từ đáy lòng.
Hai đứa em trai cùng cha khác mẹ của tôi lần lượt ra đời.
Biến cố 1975, gia đình tôi may mắn xuống tàu trong dòng người di tản và được định cư ở Mỹ.
Ba má tôi xin đi làm hãng xưởng ngay để nuôi ba chị em chúng tôi, tôi tuy là con lớn nhất nhà nhưng tuổi đời 16, học tiếp thì không có khả năng, đi làm thì chưa đủ tuổi. Ba má cho tôi đi học tiếng Anh còn hơn ngồi không ở nhà.
Hai đứa em cùng cha khác mẹ của tôi đã lớn lên ở Mỹ và ăn học nên người, cả hai đều tốt nghiệp đại học làm kỹ sư và vợ con yên ổn. Tôi cũng lập gia đình.
Ba đứa con như ba cánh chim đã tung cánh rời tổ ấm của cha mẹ, lập tổ ấm của riêng mình. Chúng tôi mỗi người ở một nơi nhưng sự liên hệ với ba má, với chị em vẫn gắn bó với nhau..
oOo
Tôi tất tả đi vào bệnh viện, hai em trai tôi cũng đã về, cả nhà thay phiên nhau luôn ở bên ba. Ba đã dặn dò nhắn nhủ vợ con xong, chỉ còn mình tôi.Tôi nhào tới ôm lấy tấm thân gày guộc của ba nghẹn ngào:
– Ba ơi, con đây…
Ba hé mắt cố nhìn thấy mặt của tôi và yếu ớt đáp lại:
– Giờ phút này…có đông đủ vợ con…ba mãn nguyện lắm rồi, riêng với con, ba chỉ muốn nói lời cuối cùng là ba xin lỗi con thời thơ ấu cực khổ…con có giận hờn gì ba không?
– Sao ba lại nói thế? Con luôn hạnh phúc sung sướng khi được ở bên ba mà.
– Nhưng con thiệt thòi…thời đó ba hư quá, chỉ biết ăn chơi mà không lo được gì cho con…chuyện học hành không đến nơi đến chốn…tha lỗi cho ba…
Tôi khóc nức nở lên:
– Không bao giờ ba có lỗi với con hết. Quãng đời thơ ấu ấy con thương nhớ mãi cho tới bây giờ…
Đôi môi khô héo của Ba cố mỉm cười, ba không còn sức để nói thêm gì nữa. Ba tôi thiêm thiếp đi vào hôn mê.
Buổi tối ba tôi đã vĩnh viễn ra đi trước sự chứng kiến của những người thân vây quanh. Má Hoa là người đầu tiên vuốt mắt cho ba, người đàn ông, người chồng mà má đã hết lòng yêu thương.
Khi đến phiên tôi vuốt mắt cho ba, nhìn khuôn mặt ba thanh thản, tôi tin là ba đã vui lòng, vì ba biết chắc rằng vợ con đã yêu thương ba, kể cả tôi, đứa con gái gần gũi với ba qua đoạn đường ấu thơ nghèo khó nhất.
Ba Giang, ba Giang Hồ của tôi vẫn là cái tên đẹp mà tôi yêu qúy mãi.
Nguyễn Thị Thanh Dương
(Father’s Day, 2012)
Nguồn: Tác giả gửi
THƠ NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG * CON YÊU CỦA BỐ.
CON YÊU CỦA BỐ.
Con yêu của bố,
Những lúc mẹ đi vắng,
Hay những lúc mẹ bận,
Bố sẽ chăm sóc con như một người mẹ đảm đang,
Bố biết cho sữa vào bình,
Và thêm nước lắc đều trước khi cho con bú,
Bố biết hát,
Ru con vào giấc ngủ,
Tiếng ru của bố,
Của người đàn ông,
Cũng thắm thiết ngọt ngào,
Dù không thanh tao bằng tiếng ru của mẹ.
Bố cẩn thận nâng niu,
Chiếc núm vú giả,
Luôn gần gũi bên con những khi con ngủ hay khi con thức,
Miệng con ngậm núm vú giả thật dễ thương.
Ôi, con là mèo con,
Con là chó con,
Bố yêu con lắm.
Mai con lớn cái bình sữa và núm vú gỉa chỉ còn là kỷ niệm,
Chúng là người bạn của tuổi bé thơ,
Ghi nhớ một phần đời của con,
Cũng là một phần đời của mẹ của cha.
Mai con lớn bố sẽ dạy con chạy xe,
Từ chiếc xe đạp 3 bánh,
Đến chiếc xe đạp 2 bánh,
Bố luôn bên cạnh,
Mỗi khi con vấp ngã,
Có bố ra tay nâng đỡ.
Những chiếc xe đạp lại là kỷ niệm vô gía,
Đánh dấu con thêm được mấy tuổi đời.
Con yêu ơi,
Cứ thế bố sống theo con từng tháng, từng năm,
Khi con khỏe mạnh hay khi con đau ốm,
Bố sẽ gìa đi, và con thì khôn lớn,
Con sẽ là cây xanh vươn lên giữa trời cao.
Còn bố là cây gìa cũ hư hao,
Cây khô nhánh,
Giữa cuộc đời tất bật,
Dù con của bố có là một người thành đạt,
Hay con không may mắn,
Dù con ngoan,
Hay hư hỏng,
Bố vẫn luôn đi bên cạnh,
Để nâng đỡ và chia sẻ,
Những điều bố có thể,
Như khi các con còn là đứa bé năm xưa.
Nguyễn Thị Thanh Dương
( May, 2012)
NGUYỄN THÀNH NHƠN * CHA TÔI
CHA TÔI
Cha tôi thời trai trẻ
Chức việc nho nhỏ
Làng Phú cường, xứ Thủ
Bình Dương
Thuở nhỏ nghe Bà nội nói
Tía mầy được Ông ngoại cưng
Nó muốn “leo bàn thờ”
Ông ngoại cũng cho
Đến phiên ba tôi làm cha
Thằng Đực Lớn làm gì cũng được
Mẹ nằm bịnh, sai bắc cho ấm nước
Thằng Đực tuổi mười ba, mười bốn
Nhóm lửa hoài, thổi hổng cháy
Ba đi làm việc dìa, mẹ mắng vốn
Con ông lớn sầm sầm
Biểu nấu cho ấm nước, nó hổng làm được
Ông già cười hề hề biểu
Nó là con trai, bếp núc cái gì
Miển nó học giỏi là được
Thôi để tui biểu nó chạy ra chợ
Mua cho bà tô cháo là xong
Ngày ông nằm hoi hóp
Trên Kinh Tế Mới, Bảo Lộc
Tôi mới từ ngoài Bắc, ở tù về
Tôi biết ba tôi sắp ra đi
Tôi năn nỉ vợ tôi về lo liệu
Tang ma, hậu sự cho cha
Bởi vì tôi liệu không đủ sức
Đứng nhìn cha già
Cả đời chỉ nuông chìu
Thằng con trai trưởng
Tôi thương cha đứt ruột
Làm sao đứng đó nhìn
Ngày Father's Day
Nhớ cha già
Nguyễn Thành Nhơn
( 3/6/2012 )
Cha tôi thời trai trẻ
Chức việc nho nhỏ
Làng Phú cường, xứ Thủ
Bình Dương
Thuở nhỏ nghe Bà nội nói
Tía mầy được Ông ngoại cưng
Nó muốn “leo bàn thờ”
Ông ngoại cũng cho
Đến phiên ba tôi làm cha
Thằng Đực Lớn làm gì cũng được
Mẹ nằm bịnh, sai bắc cho ấm nước
Thằng Đực tuổi mười ba, mười bốn
Nhóm lửa hoài, thổi hổng cháy
Ba đi làm việc dìa, mẹ mắng vốn
Con ông lớn sầm sầm
Biểu nấu cho ấm nước, nó hổng làm được
Ông già cười hề hề biểu
Nó là con trai, bếp núc cái gì
Miển nó học giỏi là được
Thôi để tui biểu nó chạy ra chợ
Mua cho bà tô cháo là xong
Ngày ông nằm hoi hóp
Trên Kinh Tế Mới, Bảo Lộc
Tôi mới từ ngoài Bắc, ở tù về
Tôi biết ba tôi sắp ra đi
Tôi năn nỉ vợ tôi về lo liệu
Tang ma, hậu sự cho cha
Bởi vì tôi liệu không đủ sức
Đứng nhìn cha già
Cả đời chỉ nuông chìu
Thằng con trai trưởng
Tôi thương cha đứt ruột
Làm sao đứng đó nhìn
Ngày Father's Day
Nhớ cha già
Nguyễn Thành Nhơn
( 3/6/2012 )
ĐỖ CÔNG LUẬN * CHA VÀ CON
Cha Và Con - Đỗ Công Luận
Ba thân yêu của con,
Hôm nay con ngồi đây viết những lời nầy thì cha con ta đã thực sự xa nhau hơn nửa tháng. 60 năm con sống với ba, cũng như 95 năm cuộc đời ba là chuỗi ngày bất tận. Trong niềm tiếc thương vô hạn, ký ức của con sẽ mất đi khi con theo về với ba. Con muốn kỷ niệm của cha và con sẽ được lưu lại cho con cháu mai sau. Hai cuộc đời, hai thế kỷ trãi qua cuộc sống của kiếp người trong bể trầm luân hỉ, nộ, ái, ố...rồi cũng về với cát bụi mà thôi. Nhưng cuộc đời ba vẫn còn mãi trong tâm tư của các con.
Ba chào đời trong thời kỳ khổ đau của đất nước. Dân tộc ta chịu sự đô hộ của người Pháp. Bình diện bên ngoài thế giới, cuộc thế chiến thứ nhất sắp đi vào giai đoạn kết thúc. Gia cảnh nghèo, như cái nghèo của dân tộc, nội làm nghề đánh xe thổ mộ. Học xong tiểu học, ba phải rẽ ngang cùng bác Hai vào học nghề ở trường Mỹ nghệ Biên Hòa. Học xong 4 năm ở trường nghề, bác Hai lên làm thợ xoay chén ở Thủ Dầu Một. Ba bỏ năm học cuối để theo anh mình đi làm kiếm tiền về phụ gia đình nuôi 6 đứa em thơ dại. Nơi lò chén, ba gặp mẹ. Đất Thuận Giao là quê nội của mẹ. Ông bà cố khá giả, có nhiều ruộng đất. Nhưng ông ngoại không chí thú làm ăn, tối ngày say xỉn. Mẹ thuận tình về làm dâu xứ bưởi. Năm 1938, khi mẹ sinh anh hai thì bà nội cũng sinh chú út.
Từ đôi tay tài hoa người thợ.
Mẹ gặp cha nơi lò gốm thân quen.
Trai xứ Biên, bén duyên gái Thủ.
Những mầm xanh từ đất vươn lên.
Rồi ba và mẹ về lại Chợ Đồn, bỏ đi những năm tháng làm thuê nơi xứ xa. Ba về làm ở trường Mỹ nghệ Biên Hòa, nơi ba được đào tạo những năm về trước. Rồi lần lượt những đứa con ra đời. Ba và bác Hai cùng các cô chú cố gắng làm lụng để nuôi ông bà nội đau yếu. Con chào đời khi ông nội đi xa đã được hai năm. Khi con bốn tuổi, bà nội cũng bỏ con cháu theo về với ông nội. Lúc đó con đã có trí khôn. Con nhớ, ngày đưa bà nội về quê mẹ ở xã Tân Hạnh, con mặc đồ tang trắng bằng vải mùng, ngồi bên hông xe nhà giàn. Đoàn đưa tang kéo dài đến Chợ Đồn cũ. Đó là thời kỳ yên bình của đất nước sau 80 năm đô hộ của người Pháp. Người dân và chính quyền bắt đầu xây dựng lại đất nước. Vùng đất Chợ Đồn cũng có sự thay đổi. Ngôi chợ cũ nằm cập bến sông được dời về gần ngã tư, trên nền đất của Tổng hành Dinh đạo Cao Đài. Mảnh đất của ông bà nội để lại cho con cháu được may mắn nằm đối diện chợ Bửu Hòa mới. Cơ hội thoát nghèo cho dòng họ Đỗ của ta. Căn nhà mình ở hiện tại, hồi trước nội cho người ta thuê đất cất nhà. Bây giờ hòa bình lập lại, người ta đồng ý trả đất, với điều kiện gia đình phải mua căn nhà. Ba hỏi các cô chú, không ai có đủ khả năng tài chánh. Ba chạy khắp nơi, mượn bạn bè, mượn hụi, đủ số tiền 50.000 vnđ, thời điểm 1958, để mua lại căn nhà bề ngang 8 mét, dài 20 mét. Cô năm Hiếu, chủ nhà cũng là chủ lò gạch, nói với ba :
- Cậu Ba nên xây gạch lại hai tấm vách nhà , vì bằng cây đã mục. Tôi bán gạch thiếu cho cậu, có tiền trả sau.
Ba cảm ơn và từ chối vì sợ nợ chồng thêm nợ.
Phố xá mọc lên quanh ngôi chợ mới. Nhà mình mở cửa hàng tạp hóa. Má thôi không còn hàng ngày quảy đôi thúng chén sành sứ sang chợ Biên Hòa để bán. Hai chị đã lớn, cùng má trông nom cửa hàng. Ba vẫn hàng ngày đi làm ở trường Mỹ nghệ bằng chiếc xe máy Sachs hiệu Capri. Mỗi sáng khi đi, ba mang theo một lon sửa bò gạo, và một lon guigoz thức ăn đựng trong túi vải "bồng bột".
Tết Nguyên Tiêu năm 1959, lần đầu tiên trong đời con được ba dẫn đi chơi xa. Ba và con, chú Hai Tài Ký và chị Kim, được chú Tài phú của nhà ông Ban Kiết chở trên chiếc xe con cóc Citroen đi vía Bà ở Thủ Dầu Một. Lễ rước kiệu Bà được tổ chức buổi chiều. Kiệu Bà rước đến đâu, pháo được đốt đến đó. Các dây pháo thả dài từ trên lầu đến mặt đất. Cù, lân, rồng, hàng mấy chục con múa diểu hành theo đoàn rước kiệu. Đó là thời kỳ thanh bình sau mấy mươi năm chiến tranh của đất nước. Tối hôm đó, chú Tài phú đưa mọi người đi ăn cơm Tàu ở nhà hàng Chợ Lớn. Mấy năm sau, gia đình nghe tin chú bị tai nạn giao thông, tử nạn ở dốc 47 .
Xong cấp tiểu học trường làng, con thi vào trung học Ngô Quyền. Ngày có kết quả thi tuyển, ba đi làm về ngang nghe xướng danh. Gần hai tiếng đồng hồ đứng mỏi chân, không có tên con, ba thễu não về nhà.
- Đứng cả buổi mà không nghe tên mày. Có mày ở đó là tao đạp một cái rồi.
Cơn thịnh nộ của ba cũng là nổi buồn của con. Năm sau, con cố gắng ôn tập thi lại. Ngày có kết quả, con đậu thứ hạng 6 trong tổng số 250 học sinh được chọn. Ba đi làm về, con báo tin mừng cho ba, ba ôm con cười ra nước mắt. Mấy hôm sau, ba chở con đi Chợ Lớn lấy hàng hóa về bán và mua sắm dụng cụ nhập học cho con. Một chiếc cặp da, môt cây bút máy Pilot màu đen, tập sách và cả chiếc áo mưa .
Năm 1963, con vào trung học, lưng ba còm thêm vì suốt ngày ngồi bên chiếc bàn xoay. Có lần, ba chở con vào chỗ làm. Con nghịch ngợm bên những cục đất sét trắng, nhào nặn in hình những con thú bằng những khuôn mẫu nhỏ. Con chạy lên đầu lò nung gốm, bên ống khói cao ngất, nhìn xuống bên dưới là đường rầy xe lửa, hai bên là những dạt lúa màu xanh.
Vẫn quanh năm oằn lưng làm thợ.
Nuôi đàn con ngày tháng lớn khôn.
Cha mãi là cây cao bóng cả.
Là bóng mây che chở đời con.
Đầu năm 1968, chiến cuộc diễn ra khốc liệt. Tết Mậu Thân. Ba lo âu thêm khi con phải đi học quân sự học đường một tháng. Riêng con, con vẫn cố gắng mỗi năm lên lớp, để được nhận giấy chứng nhận tình trạng hợp lệ quân dịch. Cuối năm 1970, con tốt nghiệp trung học, bắt đầu khúc quanh mới của sự nghiệp học tập, vào đại học. Con phải lên Sài Gòn trọ học, cuối tuần thứ bảy mới về nhà. Sáng thứ hai, được ba "viện trợ" tiền bạc và thức ăn khô cho con. Cà-phê bột, sửa hộp, mì gói, cá hộp, bột giặt..., những hàng hóa tiêu dùng của Nhật mà người Mỹ hào phóng ban cho qua hình thức viện trợ. Ba khuyên con cố học, tránh sự sa ngã của những hiện tượng xấu mới du nhập vào xã hội ta. Phong trào hippy, quần ống túm, vạt áo sơ mi dài bó gối, tóc tứ quái...Thấy bạn bè có xe gắn máy, con ước ao có một chiếc để đi học. Chú Tám xuống hãng hỏi thăm giá cả để "còm-măng". Một chiếc Honda dame "đập thùng "thời điểm đó 48.000 vnđ. Ba cũng đồng ý mua cho con, nhưng nhà phải mượn hụi, bớt vốn nhập hàng. Thấy vậy, con không đòi hỏi nữa. Một chiếc Mobilette Đức màu xanh mua lại, cũng là phương tiện để con đến trường và từ Sài Gòn theo ngã xa lộ về nhà mỗi tuần.
Mùa hè năm 1972, con xong năm thứ hai đại học, chuẩn bị bước vào hai năm chuyên ngành. Nhưng mơ ước không thành hiện thực. Chiến tranh Việt Nam đi vào đỉnh điểm. Mọi nguồn lực được đổ dồn vào cuộc chiến. Lớp trẻ chúng con bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh. Ngày nhận lệnh nhập ngủ, ba buồn rầu nói với con.
- Thôi đành chấp nhận, chẳng lẽ trốn chui nhủi hay sao ?
Con mặc áo lính, giả biệt gia đình, bè bạn rồi vào trường Bộ Binh Thủ Đức. Mỗi sáng chủ nhật, ba mẹ mang, xách đến thăm con. Trong doanh trại, con háo hức chờ tiếng loa vang. Thức ăn khô được tiếp tế. Con chỉ ăn cơm ở nhà bàn, không dám la cà ở các câu lạc bộ. Con hiểu hoàn cảnh gia đình và sự khó nhọc của ba mẹ. Hàng quân tiếp vụ, bạn bè bỏ không mua, con mua lại rồi gửi cho gia đình để bán kiếm lời.
Cuối năm 1972, gió đã xoay chiều. Người ta không muốn theo đuổi cuộc chiến tranh hao tổn và bị dư luận lên án. Trò ngưng bắn được bày biện. Bọn SVSQ chúng con được làm công cụ tuyên tryền cho chiến dịch. Con được phân công công tác ở Cần Thơ, cách xa nhà gần 200 cây số. Ba mẹ lại lo lắng. Ba theo dượng Ba, em rể bác Hai gái, đến thăm con. Vì sự ham vui của tuổi trẻ, trước khi ba lên xe đò, con căn dặn ba.
- Gần đến ngày Noen, ba bảo các em gửi điện tín cho con để xin phép về thăm nhà.
Thực tế là con về để đi chơi với bè bạn ở Biên Hòa. Khi cầm tờ điện tín trên tay, con bàng hoàng.
- BA BỊ XE ĐỤNG NẶNG, GẢY TAY CHÂN. VỀ GẤP.
Ba ơi, hãy tha thứ cho con.
Rồi con ra đơn vị, về chiến trường Trà Vinh, đối mặt với cái chết và sự sống, dù rằng lệnh ngưng bắn ký chưa ráo mực. Hồi đó phương tiện thông tin liên lạc không đa dạng như bây giờ. Hàng ngày gia đình vẫn trông thư con. Có thư về là con còn sống. Cũng có thể thư đến nhà thì con đã xuôi tay. Cả tháng không có thư con, ba lại bắt xe đò xuống thăm con. Có lần, cậu Sáu , em mẹ, từ Long Thành về thăm anh chị, ba rủ cậu xuống Trà Cú thăm con. Ba và cậu đến nơi, con đang ở vùng hành quân. Anh hạ sĩ người Miên, tà lọt của đại đội trưởng, ngồi tọc mạch kể chuyện về con cho ba nghe. Tháng trước con suýt bỏ mạng ở Tập Ngãi, Tiểu Cần, vì đơn vị bị phục kích. Thôi thì số mạng chớ biết tính sao.
Rồi ba má cũng tìm cách chung lo để con không ở đơn vị chiến đấu. Đầu năm 1974, đơn vị trưởng đồng ý cho con về làm sĩ quan truyền tin đơn vị, để được đi học ngành, với điều kiện phải lót tay số tiền tương đương hai tháng lương. Con trình bày xong, ba đồng ý và đưa tiền để con xuống đơn vị gấp. Đôi khi đồng tiền cũng đổi được mạng sống của bản thân. Rồi con về Vũng Tàu học truyền tin. Rồi con chuyển ngành về Hành chánh tài chánh bằng năng lực của mình. Một năm đó là thời gian yên lành của tâm trí ba. Ngày tàn cuộc chiến, con mặc trở lại bộ dân phục. Nỗi mừng vui của ba chưa dứt thì lại có nỗi lo. Con phải vào trại tập trung để đánh bóng lại cuộc đời. Ba má lại phải trông chờ hàng ngày nhận giấy báo thăm nuôi để đến với con. Những chuổi ngày chờ đợi và âu lo.
Một đời cha, nước non ly loạn.
Nửa đời con, đất nước loạn ly.
Nửa đời con, đất nước loạn ly.
Con vào lính, ngày con khôn lớn.
Cha theo con đến cuối cuộc phân kỳ.
Ba không còn làm ở Hợp tác xã Gốm nữa, mà về làm cho Xí nghiệp Gốm của chú Ba Nam ở gần nhà. Ba đã 60 tuổi, như tuổi con bây giờ. Sức khỏe không còn như ngày xưa. Chiếc bàn xoay của ba đã được gắn cái mô-tơ chạy điện để không phải đạp chân. Ba sản xuất hàng thô tại nhà rồi giao cho xí nghiệp. Con từ trại tập trung trở về, ba bảo.
- Con phụ ba kéo hàng giao cho xí nghiệp, để người ta thấy mình có lao động mà không bị đưa đi kinh tế mới.
Khi hai đứa em con từ chiến trường Tây Nam trở về sau 3 năm chinh chiến, ba mới thở phào nhẹ nhỏm nói với gia đình.
- Sau cuộc chiến tranh nầy, gia đình mình không có bị thương vong, mất mát, đó là điều phước đức của ông bà để lại.
Ba đã dạy chúng con làm điều nhân nghĩa, trọng việc tốt, tránh điều xấu, đúng theo những điều đạo lý mà nội đã dạy cho ba. Nghèo cho sạch, rách cho thơm. Những khi rảnh rổi, ba kể cho con nghe về lai lịch của dòng họ. Thời ông sơ từ miền ngoài vào Nam lập nghiệp, sinh 2 người con. Đỗ văn Thông và Đỗ văn Minh. Một người định cư ở Lái Thiêu, Tân Uyên. Một người ở Chợ Đồn, Tân Vạn. Rồi sinh con, đẻ cái. Những người họ Đỗ ở Tân Uyên cũng có thể là bà con.
Rồi ba vẫn miệt mài lao động cho đủ thâm niên làm việc để được nghĩ hưu theo luật định. Hàng tháng ba vẫn lảnh số tiền lương hưu đủ để ăn sáng và tiêu vặt hàng ngày. Cuộc sống các con đã khá giả hơn xưa, đủ sức nuôi ba đến trọn cuộc đời. Nhưng ba không chịu ở không, có lẽ do lao động quen rồi. Ba xin làm lại cho xí nghiệp theo chế độ hợp đồng, ăn lương thời vụ. Hàng ngày ba vẫn đạp xe đến xí nghiệp. Có lần trên đường về, ba bị xe tải quẹt té, các con lo lắng. Nhưng nhờ trời, ba bình yên, không sao. Cho đến khi sức khỏe không còn cho phép, mắt mờ, tai yếu, ba mới chịu ở nhà với các con. Ba cũng không chịu nghỉ ngơi, bày bàn giấy số trước nhà, kiếm tiền ăn sáng.Thực tế là ba muốn tìm vui bên những người bạn già của ba. Buổi sáng, bên ly cà-phê sữa nóng, ngồi kể chuyện với tri âm, đó là niềm vui cuối đời. Nói trúng đề tài là ba thao thao bất tận.
Mười năm về trước, căn nhà của ba má gầy dựng đã được các em xây dựng thành căn lầu đúc 2 tấm sàn để làm nơi ở và mua bán. Bởi vì con người sinh ra nhiều mà đất không nở thêm được. Mỗi chiều, ba lên sân thượng trồng kiểng, tưới cây. Con mừng cho sức khỏe của ba. Một, hai năm sau, ba lên đến sân thượng phải ngồi nghỉ thở, các con bắt đầu lo lắng. Rồi các con không để ba ngồi bán số nữa, để bắt đầu phụng dưỡng tuổi già cho ba. Thấy ba ăn được, các con yên tâm. Thấy ba mệt khó thở, có lẽ lao lực quá độ, các con lo lắng.
Thêm một ngày mừng cha tuổi thọ
Như thiên thu gọi ước mơ về
Mẹ khuất bóng như mây về núi
Phụng lìa loan kẻ chợ người quê
Hai năm về trước, chú Bảy bị suy tim, hấp hối. Ba bảo các con đưa ba vào thăm chú, như một lần vĩnh biệt. Khi chú Bảy mất, ba đã mò mẩm đi quanh quan tài. Anh khóc em. Hai tuần trước khi ba mất, cô Năm bị đột tử, các con dấu kín không cho ba hay. Cho đến một ngày, sức tàn, lực kiệt. Như cây đèn dầu đã cháy sáng 95 năm, giờ dầu đã cạn dần, bấc đã lụi tàn, một cơn gió nhẹ thoảng qua, một cách an nhàn, ba đã vĩnh viễn lìa đời khi con cháu quay quần đông đủ.
Năm năm về trước, trước khi mẹ lìa đời, ba đã có ý nguyện hỏa thiêu thi hài. Ba nói, vì sợ người chết không yên khi phải cải táng để dành đất cho người sống. Khi mẹ được đưa về an táng trong nghĩa trang gia tộc họ Lưu ở Thuận Giao, ba lại có ý nguyện xin một chỗ an nghĩ cạnh mẹ, nơi miền đất phúc mà 75 năm trước ba mẹ gặp nhau. Ba cũng trăn trối với các con.
- Người ta sống, phải có nhà và ngủ ở nhà mình. Khi chết đi, nằm ngủ giữa trời đất.
Bây giờ các con đã làm đúng ý nguyện của ba. Hai ngôi mộ song song xây giống nhau, nam tả, nữ hữu. Chỉ có hàng rào bao bọc bên ngoài và không có mái che ( nhà mồ), để ba mẹ thanh thản nắm tay nhau giữa trời đất, xung quanh là mộ chí những người thân.
Giờ trong giấc ngủ bình an.
Sánh đôi huyệt mộ, phụng loan cận kề.
Trăm năm tình nghĩa phu thê
Trời cao đất rộng, bốn bề tri âm.
Sánh đôi huyệt mộ, phụng loan cận kề.
Trăm năm tình nghĩa phu thê
Trời cao đất rộng, bốn bề tri âm.
Ba kính yêu của con,
Một đời người, một rừng cây. Khi ba mất đi đã để lại lòng thương tiếc vô hạn nơi các con. Hôm đám tang của ba, con thấy xót xa nhưng hãnh diện khi đoàn người xếp hàng chờ đợi để vào cúng viếng. Họ là bạn bè, đồng nghiệp của các em, cũng như là học trò của ba. Họ là những người thân, họ hàng, lối xóm, biết gia đình ta từ thuở Chợ Đồn còn hoang vu, nhiều mồ mã. Từ thuở 2 cây cầu sắt mới bắt qua sông Đồng Nai mà hồi đó nội có tham gia xây dựng. Từ thuở nội còn đánh xe thổ mộ lộc cộc từ Chợ Đồn xuống Tân Vạn, ngược lên bến đò Ngựa rồi vòng qua Cầu Hang. Niềm hạnh phúc dâng trào trong nỗi buồn tang tóc. Con trai của con, đích tôn của ba, chỉ kịp về mặc bộ đồ tang rồi ôm linh vị ông nội trước giờ động quan ít phút. Bởi vì mấy hôm tang lễ của ba, cháu phải vào trường làm đồ án tốt nghiệp. Chắc ba tha thứ và không hờn trách cháu. Bốn tháng trước, lúc ba nằm bệnh viện, cháu về thăm ba. Con nắm tay ba và nhắn nhủ.
- Ba cố gắng sống, có thể là thêm một năm nữa, để cháu cầm bằng tốt nghiệp cho nội vui. Con là niềm hy vọng của ba, nhưng không thực hiện được ước mơ. Cháu sẽ thay con thực hiện ước mơ của ba.
Bây giờ ba đã vĩnh viễn xa lìa con cháu, theo quy luật sinh tử mà không ai tránh khỏi. Nhưng ba vẫn sống trong lòng chúng con. Trong tim con có chỗ cho ba mẹ nằm.
Thì thôi, ba ngủ ngàn năm.
Con còn đi khắp thế gian khóc cười.
Con còn đi khắp thế gian khóc cười.
Cuộc đời là vậy đó. Con còn nặng nợ với đời và sẽ tiếp bước ba, theo sau. Câu trả lời chỉ còn là thời gian.
Vĩnh biệt ba kính yêu của con.
Đỗ Công Luận.
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 369
Saturday, June 20, 2015
HOÀNG YẾN & THƯ CỦA CHA
HAPPY FAHER'S DAY
Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi.
Năm 1975 Mẹ con mới 50 tuổi. Người vẫn nghĩ rằng Ba chỉ đi "học tập ít ngày". Thành ra, nghe Ba đi Bắc, Mẹ con bị shock. Cộng thêm bệnh cao huyết áp sẵn có Mẹ còn "nhất định nằm một chỗ!".Thế là con gái của Ba vừa lo cho Me, vừa lo cho Ba. Ba ở tù 8 năm thì Mẹ con mất. Phải đến 4 năm gian khổ đời con nữa Ba mới được trở về.
Buổi tối đoàn viên ấy, cha con mừng mừng tủi tủi. Nhìn ảnh Mẹ con vẫn như tươi cười Ba tan nát cả lòng.
Cả thời tuổi trẻ của Ba hầu như đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mẹ con cứ bồi hồi theo dõi đường Ba đi. Không biết mình sẽ thành goá phụ lúc nào. Thời gian ở nhà của Ba rất ít. Con là con đầu lòng. Lại là con gái. Cảm ơn con gái của Ba. Một đứa con gái có lòng hiếu thảo. Trong một lần thăm nuôi tại trại tù, con kể Ba nghe: Từ nhà mình tới chợ Bàu Hoa chừng non 1 cây số. Sáng nào con cũng bày hàng bún mắm ra. Mùi mắm kho thơm lừng. Có cả tôm thẻ lột, thịt quay, cà tím. Có cả những rau nhúc, cây bông súng, rau đắng, húng cây, giá sống và bắp cải bào. Khách hàng đông lắm!
Buổi sáng con ra khỏi nhà là Ba cũng đi. Tiệm giặt ủi gần nhà mình quá mà. Ba nhận phần việc ủi và xếp quần áo. Đi tới đi lui xem máy giặt nào ngưng. Máy sấy nào đồ đã khô. Chỉ vậy thôi. Một ngày, tính ra Ba đi cũng gần 5 cây số. Tội ngiệp con gái của Ba. Lúc người ta báo tin Ba bị xỉu thì con khóc ròng. Ba về nhà ở không cho con nuôi tiếp. Thật người xưa nói đúng! "Trẻ cậy cha, già cậy con" mà.
Chồng của con cũng là chiến hữu của Ba. Gia cảnh cũng không may mắn giống như Ba. Vợ anh đã chết trong lần đi thăm chồng. Cả chiếc xe lăn xuống vực. Từ đó anh dở dở ương ương. Qua Mỹ rồi anh vẫn sống như người mộng du. Cho tới ngày gặp con. Tình yêu thật là kỳ diệu! Chẳng những khiến cho con gái của Ba trẻ lại mà anh chàng "dở hơi" kia cũng chừng như mới cải lão hoàn đồng. Cứ 4 giờ khuya , anh thức dậy đi bỏ báo. Tới 9 giờ sáng về. Nghỉ ngơi rồi 5 giờ chiều đi vào hãng. 1 giờ đêm mới trở về nhà. Ba cảm ơn Thượng Đế lần nữa vì con có người chồng hiền lành và độ lượng. Chứ vào tuổi của Ba không bị đưa vào nhà dưỡng lão là hiếm lắm. Con nhớ gia đình Bác Th. không" Hai bác cưới vợ cho anh Cảnh từ lúc còn ở Việt Nam. Vậy mà qua Mỹ rồi Bác Thanh bị cô dâu xem như gánh nặng. Nhất định đòi anh Cảnh phải đưa Mẹ vào Nursing home cho đến chết.
Cảm ơn vợ chồng con đã chăm sóc Ba mỗi ngày.
Nói đến đây Ba chợt nhớ loáng thoáng câu chuyện "Tấm đắp mông ngựa" mà Ba đã đọc từ rất lâu:
Người cha giật mình hối hận. Từ đó, hết lòng chăm sóc cha mình cho đến cuối cuộc đời.
Người xưa nói: "Hiếu thuận huờn sinh hiếu thuận tử. Ngỗ nghịch huờn sinh ngỗ nghịch nhi".
Đọc bài viết, rồi nghe Paul Anka hát bãn TỈNH CHA / PAPA [lyrics] , quý bạn già có khóc không đây !?, nhất là "gà trống nuôi con !!!
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn.
Đây là thư của người cha già gửi con gái nhân ngày Father’s Day, được viết với rất nhiều xúc động.
Theo nội dung bài viết, tác giả là một vị cao niên đã 80 tuổi: cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, cựu thuyền nhân, vượt biên tới Mỹ trước đây 18 năm ( 1987 ). Bài viết được chuyển tới bằng e-mail, mong tác giả sẽ có thêm những bài viết mới và vui lòng bổ túc chi tiết tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Theo nội dung bài viết, tác giả là một vị cao niên đã 80 tuổi: cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, cựu thuyền nhân, vượt biên tới Mỹ trước đây 18 năm ( 1987 ). Bài viết được chuyển tới bằng e-mail, mong tác giả sẽ có thêm những bài viết mới và vui lòng bổ túc chi tiết tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Father's Day 2005.
* * * *Con gái của Ba,
Còn bốn tháng nữa con tròn 56 tuổi. Nhưng trong lòng Ba con vẫn còn trẻ như tuổi 15.
Ba nhớ lại cũng ngày nầy 18 năm về trước, cha con mình đùm túm dắt nhau đi vượt biên rồi sang Mỹ.
Ba nói là "đùm túm" vì hồi đó Ba từ trại tù cải tạo về thì con đã gần 40 tuổi.
Khổ. Nghèo. Nhìn con gái Ba héo úa dung nhan mà Ba khóc ròng.
Tại ba! Tại Ba hết thảy! Làm con gái của một "sĩ quan nguỵ" nên từ trường Đại Học ra con không có việc làm.
Hàng ngày, ngồi ở góc chợ Bàu Hoa vùng Ngã Tư Bảy Hiền-Sài Gòn để bán từng tô bún mắm.
Cứ ba tháng một lần lặn lội ra Bắc thăm Ba.
Năm 1975 Mẹ con mới 50 tuổi. Người vẫn nghĩ rằng Ba chỉ đi "học tập ít ngày". Thành ra, nghe Ba đi Bắc, Mẹ con bị shock. Cộng thêm bệnh cao huyết áp sẵn có Mẹ còn "nhất định nằm một chỗ!".Thế là con gái của Ba vừa lo cho Me, vừa lo cho Ba. Ba ở tù 8 năm thì Mẹ con mất. Phải đến 4 năm gian khổ đời con nữa Ba mới được trở về.
Buổi tối đoàn viên ấy, cha con mừng mừng tủi tủi. Nhìn ảnh Mẹ con vẫn như tươi cười Ba tan nát cả lòng.
Nhưng biết nói làm sao" Vận mệnh cá nhân mình gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc.
Cả thời tuổi trẻ của Ba hầu như đi khắp 4 vùng chiến thuật. Mẹ con cứ bồi hồi theo dõi đường Ba đi. Không biết mình sẽ thành goá phụ lúc nào. Thời gian ở nhà của Ba rất ít. Con là con đầu lòng. Lại là con gái. Cảm ơn con gái của Ba. Một đứa con gái có lòng hiếu thảo. Trong một lần thăm nuôi tại trại tù, con kể Ba nghe: Từ nhà mình tới chợ Bàu Hoa chừng non 1 cây số. Sáng nào con cũng bày hàng bún mắm ra. Mùi mắm kho thơm lừng. Có cả tôm thẻ lột, thịt quay, cà tím. Có cả những rau nhúc, cây bông súng, rau đắng, húng cây, giá sống và bắp cải bào. Khách hàng đông lắm!
Con còn cười vui nói với Ba:
Khi nào Ba về con sẽ mở một tiệm bún mắm và rau VÂN KHANH cho Ba ngồi thu tiền.
Ba nghe với lòng se sắt.
Khi nào Ba về con sẽ mở một tiệm bún mắm và rau VÂN KHANH cho Ba ngồi thu tiền.
Ba nghe với lòng se sắt.
Con gái của Ba,
Trớ trêu thay, lúc Ba về con đã là con gái lỡ thì. Ba buồn lắm. Nhờ ơn Thượng Đế mình vượt biên một lần trót lọt. Ba đặt chân đến đất Mỹ vào cái tuổi người ta sắp nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà con lại khổ vì Ba. Con không muốn Ba đi làm ca đêm giữa trời rét buốt. Con nói cái lạnh miền Bắc Việt Nam đã cứa nát thịt da Ba cả chục năm trời cũng đủ lắm rồi. Ba hãy để con lo. Nhưng Ba đâu đành lòng như thế.
Trớ trêu thay, lúc Ba về con đã là con gái lỡ thì. Ba buồn lắm. Nhờ ơn Thượng Đế mình vượt biên một lần trót lọt. Ba đặt chân đến đất Mỹ vào cái tuổi người ta sắp nghỉ ngơi. Chính vì vậy mà con lại khổ vì Ba. Con không muốn Ba đi làm ca đêm giữa trời rét buốt. Con nói cái lạnh miền Bắc Việt Nam đã cứa nát thịt da Ba cả chục năm trời cũng đủ lắm rồi. Ba hãy để con lo. Nhưng Ba đâu đành lòng như thế.
Buổi sáng con ra khỏi nhà là Ba cũng đi. Tiệm giặt ủi gần nhà mình quá mà. Ba nhận phần việc ủi và xếp quần áo. Đi tới đi lui xem máy giặt nào ngưng. Máy sấy nào đồ đã khô. Chỉ vậy thôi. Một ngày, tính ra Ba đi cũng gần 5 cây số. Tội ngiệp con gái của Ba. Lúc người ta báo tin Ba bị xỉu thì con khóc ròng. Ba về nhà ở không cho con nuôi tiếp. Thật người xưa nói đúng! "Trẻ cậy cha, già cậy con" mà.
Vân Khanh con,
Cho đến một buổi chiều, con đưa về nhà một trung niên trẻ. Trung niên mà Ba cho là "trẻ". Vì Ba thấy diện mạo anh ta cũng dễ nhìn. Ba mừng vì con của Ba rồi cũng có một bến đợi để neo thuyền. Ba cầu mong cho con hạnh phúc.
Cho đến một buổi chiều, con đưa về nhà một trung niên trẻ. Trung niên mà Ba cho là "trẻ". Vì Ba thấy diện mạo anh ta cũng dễ nhìn. Ba mừng vì con của Ba rồi cũng có một bến đợi để neo thuyền. Ba cầu mong cho con hạnh phúc.
Chồng của con cũng là chiến hữu của Ba. Gia cảnh cũng không may mắn giống như Ba. Vợ anh đã chết trong lần đi thăm chồng. Cả chiếc xe lăn xuống vực. Từ đó anh dở dở ương ương. Qua Mỹ rồi anh vẫn sống như người mộng du. Cho tới ngày gặp con. Tình yêu thật là kỳ diệu! Chẳng những khiến cho con gái của Ba trẻ lại mà anh chàng "dở hơi" kia cũng chừng như mới cải lão hoàn đồng. Cứ 4 giờ khuya , anh thức dậy đi bỏ báo. Tới 9 giờ sáng về. Nghỉ ngơi rồi 5 giờ chiều đi vào hãng. 1 giờ đêm mới trở về nhà. Ba cảm ơn Thượng Đế lần nữa vì con có người chồng hiền lành và độ lượng. Chứ vào tuổi của Ba không bị đưa vào nhà dưỡng lão là hiếm lắm. Con nhớ gia đình Bác Th. không" Hai bác cưới vợ cho anh Cảnh từ lúc còn ở Việt Nam. Vậy mà qua Mỹ rồi Bác Thanh bị cô dâu xem như gánh nặng. Nhất định đòi anh Cảnh phải đưa Mẹ vào Nursing home cho đến chết.
Vân Khanh con,
Cả một thời trẻ tuổi của con đã dành để sống cho cha mẹ. Bây giờ con hãy sống cho con đi. Ba rất cảm động mỗi lần khách đến thăm nhà con hay nói: vợ chồng con có phước lắm nên suýt soát tuổi 60 mà vẫn còn có cha để phụng dưỡng. Phải ! Hồi đó ba khó nghĩ mỗi lần nghe người ta cho rằng sự sống con người tính theo công thức: 5 năm, 6 tháng, 7 ngày. Nghĩa là ở tuổi đời 5 bo', tuổi thọ tính theo năm. Đến 6 bó thì tính theo tháng , mà 7 bó thì tính theo ngày. Ba đã 80, chắc phải tính theo giờ quá!
Cả một thời trẻ tuổi của con đã dành để sống cho cha mẹ. Bây giờ con hãy sống cho con đi. Ba rất cảm động mỗi lần khách đến thăm nhà con hay nói: vợ chồng con có phước lắm nên suýt soát tuổi 60 mà vẫn còn có cha để phụng dưỡng. Phải ! Hồi đó ba khó nghĩ mỗi lần nghe người ta cho rằng sự sống con người tính theo công thức: 5 năm, 6 tháng, 7 ngày. Nghĩa là ở tuổi đời 5 bo', tuổi thọ tính theo năm. Đến 6 bó thì tính theo tháng , mà 7 bó thì tính theo ngày. Ba đã 80, chắc phải tính theo giờ quá!
Cảm ơn vợ chồng con đã chăm sóc Ba mỗi ngày.
Con nói: Ba ơi ! Với chúng con ngày nào cũng là Father's Day cả.
Ba thật có lỗi với con. Hồi đó Ba vẫn buồn thầm trong lòng khi mẹ con sinh con là con gái. Ông Nội con sợ Ba chết trận thì không có con trai nối dõi tông đường. Còn nếu Ba già mà yếu đau thì con là gái không thể chăm cho Ba được.
Ca dao có câu:
Trai mà chi" Gái mà chi"
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn.
Trai mà chi" Gái mà chi"
Con nào có nghĩa có nghì thì hơn.
Chuyện kể :
Một người cha đã đem cả gia tài còn lại của mình cưới cho con cô vợ giàu, trẻ đẹp. Một thời gian đầu sống vui. Rồi những đứa cháu nội lần lượt ra đời. Người cha mỗi ngày một già yếu. Người con trai rất yêu và nể vợ. Dần dần quên đi trong nhà còn có người cha. Mùa Đông lạnh lẽo mà sức già chịu không thấu những ngày giá tuyết phũ phàng.Trong khi những con ngựa nuôi trong chuồng thì được giữ ấm bằng những tấm đắp mông. Đến chừng không thể chịu đựng được nữa người cha bèn gọi con trai để nói rằng:
- Con ơi , hãy cho cha một tấm đắp mông ngựa đễ cha dễ ngủ vì mùa Đông nầy lạnh quá!
Con dâu nghe được bèn nói với chồng:
- Anh hãy lấy tấm đắp cũ ngoài sân kia mà cắt cho cha một nửa.
Người con trai làm theo lời vợ. Trong lúc cố dùng sức cắt đôi tấm đắp ra thì đứa con nhỏ đến gần, hỏi:
-Cha ơi, sao không cho ông Nội cả tấm đi" Cha cắt ra làm chi "
Người cha trả lời:
- Để dành con à.
Hôm sau, người con trai thấy đứa con mình cũng đem tấm đắp mông ngựa khác cắt ra làm đôi. Người con trai giận dữ hỏi:
- Con làm cái gì vậy" Tại sao con cắt nó ra"
Đứa con nhỏ đáp:
- Nửa tấm nầy con cho ông Nội. Còn nửa nầy để dành khi nào cha già con sẽ cho cha.
Một người cha đã đem cả gia tài còn lại của mình cưới cho con cô vợ giàu, trẻ đẹp. Một thời gian đầu sống vui. Rồi những đứa cháu nội lần lượt ra đời. Người cha mỗi ngày một già yếu. Người con trai rất yêu và nể vợ. Dần dần quên đi trong nhà còn có người cha. Mùa Đông lạnh lẽo mà sức già chịu không thấu những ngày giá tuyết phũ phàng.Trong khi những con ngựa nuôi trong chuồng thì được giữ ấm bằng những tấm đắp mông. Đến chừng không thể chịu đựng được nữa người cha bèn gọi con trai để nói rằng:
- Con ơi , hãy cho cha một tấm đắp mông ngựa đễ cha dễ ngủ vì mùa Đông nầy lạnh quá!
Con dâu nghe được bèn nói với chồng:
- Anh hãy lấy tấm đắp cũ ngoài sân kia mà cắt cho cha một nửa.
Người con trai làm theo lời vợ. Trong lúc cố dùng sức cắt đôi tấm đắp ra thì đứa con nhỏ đến gần, hỏi:
-Cha ơi, sao không cho ông Nội cả tấm đi" Cha cắt ra làm chi "
Người cha trả lời:
- Để dành con à.
Hôm sau, người con trai thấy đứa con mình cũng đem tấm đắp mông ngựa khác cắt ra làm đôi. Người con trai giận dữ hỏi:
- Con làm cái gì vậy" Tại sao con cắt nó ra"
Đứa con nhỏ đáp:
- Nửa tấm nầy con cho ông Nội. Còn nửa nầy để dành khi nào cha già con sẽ cho cha.
Người cha giật mình hối hận. Từ đó, hết lòng chăm sóc cha mình cho đến cuối cuộc đời.
Vân Khanh,
Ba ước ao những người cha khác cũng có con hiếu thảo như con gái của Ba.
Ba ước ao những người cha khác cũng có con hiếu thảo như con gái của Ba.
Ba rất tự hào về con. Trong lúc có biết bao gia đình, cha mẹ ngậm đắng nuốt cay vì những đứa con Việt Nam sống theo kiểu Mỹ. Rất tự do! Thậm chí đã khước từ hai chữ HIẾU KÍNH cha mẹ, làm cho các bậc sinh thành hàng ngày sống "nước mắt chan cơm" thì Ba đã được vợ chồng con hết lòng chăm chút từng miếng ăn, giấc ngủ.
Người xưa nói: "Hiếu thuận huờn sinh hiếu thuận tử. Ngỗ nghịch huờn sinh ngỗ nghịch nhi".
Ba ước nề nếp gia đình mình là như vậy.
Ba của con,
HOÀNG YẾN
Ba của con,
HOÀNG YẾN
NGÀY CỦA CHA
NGÀY CỦA CHA
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngày Của Cha là một lễ được dùng để tôn vinh những người làm cha, tôn vinh cương vị làm cha, mối quan hệ với người cha và ảnh hưởng của người cha trong xã hội. Ngày này được ăn mừng vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 tại nhiều quốc gia và có thể rơi vào những ngày khác ở một số nơi. Ngày này bổ sung cho Ngày của Mẹ - lễ tôn vinh các bà mẹ.
Ngày Của Cha được ăn mừng phổ biến từ những năm đầu thế kỷ 20 để bổ sung cho Ngày của Mẹ trong những ngày lễ tôn vinh những bậc làm cha mẹ. Ngày của Cha được cử hành vào nhiều ngày khác nhau trên toàn thế giới và thường liên quan đến việc tặng quà, bữa ăn tối đặc biệt cho cha, mẹ, và các hoạt động mang tính gia đình.
Nhưng việc ăn mừng Ngày của Cha sớm nhất được biết đến đã diễn ra ở Fairmont, Tây Virginia vào ngày 5 tháng 7 năm 1908. Sự kiện được bà Grace Golden Clayton tổ chức, với mong muốn vinh danh cuộc đời của 210 người cha bị mất vài tháng trước trong Thảm họa Monongah Mining ở Monongah, Tây Virginia, vào ngày 06 tháng 12 năm 1907. Có thể Clayton chịu ảnh hưởng bởi việc ăn mừng Ngày của Mẹ lần đầu tiên trong năm đó, và chỉ cách đó một vài dặm. Clayton đã chọn ngày Chủ nhật gần nhất so với ngày sinh của người cha vừa mới qua đời của bà.
Tuy nhiên, sự kiện đó bị lu mờ bởi các sự kiện khác trong thành phố. Tiểu bang Tây Virginia không chính thức công nhận ngày lễ này, và nó không được tổ chức trở lại. Tất cả công lao trong việc giúp Ngày của Cha ra đời về sau lại được ghi nhận cho Sonora Dodd người Spokane, đã tổ chức Ngày của Cha một cách độc lập vào 2 năm sau đó. Sự kiện của bà cũng chịu ảnh hưởng từ Ngày của Mẹ.
Lễ kỷ niệm của bà Clayton đã bị lãng quên cho đến năm 1972, khi một trong những người tham dự để buổi lễ do bà tổ chức nhìn thấy Tổng thống Mỹ Richard Nixon công bố Ngày của Cha, và làm việc để phục hồi di sản của nó. Ngày lễ này hiện được tổ chức hàng năm nhà thờ Tin Lành Giám Lý Williams Memorial Methodist Episcopal Church. Fairmont nay được đề cử là "Quê hương Ngày của Cha đầu tiên".
Một dự luật công nhận Ngày của Cha là ngày lễ quốc gia được đưa lên Quốc hội Mỹ vào năm 1913. Năm 1916, Tổng thống Woodrow Wilson đến Spokane để nói chuyện trong lễ kỷ niệm Ngày của Cha và muốn công nhận nó chính thức, nhưng Quốc hội phản đối, vì sợ rằng nó sẽ bị thương mại hóa. Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge đề nghị vào năm 1924 rằng nên đưa Ngày của Cha vào diện ngày được quan sát bởi quốc gia, nhưng chưa phát hành một công bố quốc gia.
Năm 1957, Thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith viết một kiến nghị buộc tội Quốc hội đã bỏ phớt lờ Ngày của Cha suốt 40 năm, trong khi tôn vinh các bà mẹ, do đó "chỉ tôn vinh 1 trong 2 phụ huynh của chúng ta". Năm 1966, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã đưa ra lời loan báo tổng thống đầu tiên tôn vinh những người cha, và chỉ định dành ngày Chủ nhật thứ ba trong tháng 6 làm Ngày của Cha.
Sáu năm sau, ngày này đã được chính thức trở thành ngày nghỉ lễ trên toàn quốc ở Mỹ sau khi Tổng thống Richard Nixon ký nó thành luật vào năm 1972. Ngoài Ngày của Cha, còn có Ngày Quốc tế Đàn ông được tổ chức tại nhiều quốc gia vào ngày 19 tháng 11 để dành cho những người đàn ông con trai không phải là cha.
Ngày của Cha ở các quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]
Xin hãy cùng đóng góp cho bài hoặc đoạn này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. |
Những nơi có ăn mừng Ngày của Cha là: thế giới Arab, Argentina, Úc, Brazil, Canada, Costa Rica, Đan Mạch, Đức, Hồng Kông, Ireland, Pakistan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Seychelles, Nepal, New Zealand, Philippines, Romania, Singapore, Tây Ban Nha, Đài Loan, Vương quốc Anh, Mỹ... Ngoài ra, Ngày của Cha còn được nhắc đến trong văn hóa Thiên Chúa giáo, với việc ăn mừng chung với ngày lễ Thánh Giuse.
Ở Việt Nam, ngày này chưa được phổ biến rộng, cũng có một vài gia đình tổ chức ngày này để tôn vinh các người cha. C
- Thái Lan:
Tại Thái Lan, Ngày của Cha được thiết lập như ngày sinh nhật của nhà vua. ngày 05 tháng 12 là ngày sinh của vua hiện tại, Bhumibol Adulyadej (Rama IX). Theo truyền thống, người Thái ăn mừng bằng cách cho cha hay ông nội của họ một hoa Canna (ดอก พุทธรักษา), được coi là một bông hoa nam tính, tuy nhiên, đây không phải là điều thường được thực hiện ngày hôm nay. Người Thái sẽ mặc màu vàng vào ngày này để tôn trọng nhà vua, bởi vì màu vàng là màu của ngày Thứ Hai, ngày vua Bhumibol Adulyadej ra đời. Năm 2007, vua Bhumibol Adulyadej được nhìn thấy rời khỏi bệnh viện trong trang phục một áo em bé màu hồng (?). Vì vậy, ngày nay người Thái mặc màu hồng thay vì màu vàng.[
Posted by sontrung at 5:19 AM No comments:
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 369
No comments:
Post a Comment