Wednesday, November 16, 2016

HỨA HOÀNH * BIỂN ĐÔNG * QUỐC HẬN * VIỆT CỘNG * NGUYỄN DU* HOA KỲ




HỨA HOÀNH * MẶT TRẬN GIÀI PHÓNG

Vài bí mật chưa được tiết lộ về MTGPMN 

Hứa Hoành

Ðồng bào miền Nam VN, ai cũng biết rằng CS chiếm được miền Nam nhờ bịp bợm và khủng bố, “mặt trận giải phóng miền Nam” không đại diện cho ai cả, chỉ là công cụ do CS dựng lên để lừa bịp dư luận trong và ngoài nước, lừa bịp ngay các thành viên của mặt trận này.
Từ “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” qua “Liên Minh Dân Chủ”, rồi đến “Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam VN” đều là những màn trình diễn bịp. Thành viên của 3 tổ chức trá hình đó đều là những tên múa rối, bị điều khiển bởi những tên cán bộ CS núp trong hậu trường. Các tổ chức trá hình trên là những vở tuồng được soạn sẵn, các đào kép bị phỉnh gạt đưa vào, phải đóng trọn vai của mình, nếu không sẽ bị thủ tiêu.
Tuy là thành viên của mặt trận, họ luôn luôn bị kìm kẹp (VC gọi là “bảo vệ”), theo dõi, kiểm soát chặt chẽ. Hàng ngày chúng nhồi nhét chính trị. Chúng tôi xin tường thuật quá trình lừa bịp của CS qua các tổ chức bịp bợm ấy ở miền Nam do kỹ sư Hồ Văn Bửu, từng là ủy viên của chính phủ lâm thời (ngang hàng Bộ trưởng), hồi chánh năm 1970 kể lại. Tập hồi ký này không xuất bản, chỉ dành cho các bạn thân của ông. Tôi may mắn được đọc bản chính tập hồi ký đó, và được phép khai thác để cống hiến độc giả. Hiện ông kỹ sư Bửu vẫn còn trong trại tỵ nạn Thái Lan. Chúng tôi xin trân trọng biết ơn ông Hồ Văn Bửu đã kể lại những âm mưu, những thủ đoạn lừa bịp trong hậu trường bọn CS ở miền Nam để độc giả thấy được sự gian trá của chúng.
Ông Hồ Văn Bửu sinh năm 1932 tại Biên Hòa. Thân phụ là ông Hồ Văn Tam, nhà giáo, sau khi hồi hưu làm chủ tịch hội đồng chủ tịch tỉnh Biên Hòa 1962-1963. Năm 1948, ông Bửu qua Pháp du học cùng chuyến tàu với Ðỗ Cao Trí, lúc đó qua Pháp học về nhảy dù. Ông vừa là bà con vừa là bạn học với cố Ðại tướng Ðỗ Cao Trí. Qua Pháp, ông Bửu theo học trường Bernard Palassy ở Monpellier, sau đó lên Paris tiếp tục học và đổ kỹ sư Canh nông năm 1958. Năm sau ông về miền Nam được chính phủ VNCH bổ nhiệm làm phụ tá cho tiến sĩ Thái Công Tụng đang làm trưởng ban Thổ nhưỡng Trường kỹ thuật nông nghiệp.
Kể từ năm 1964, ông thôi làm công chức ở Bộ Canh Nông, qua làm chuyên viên khảo cứu cao su cho các đồn điền cao su Pháp ở miền Ðông Nam phần. Trong những năm còn là sinh viên ở Pháp, ông Bửu đã có cảm tình với VC vì bị tổ chức Liên hiệp Việt kiều của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tuyên truyền. Lúc đó ở Pháp, nhiều trí thức mới tốt nghiệp như ông, còn ngây thơ chính trị, chưa hiểu CS là gì, đến khi có người tuyên truyền về chủ nghĩa CS, họ thấy tốt đẹp, nên theo, rồi bị mắc lừa. Cụ thể có bác sĩ Trương Công Trung tức Hai Ngọ, kỹ sư Phạm Tám, kỹ sư Trần Văn Thiện, nghe lời đường mật của CS hồi hương về Bắc. Nguyễn Khắc Viện vẽ ra trước mắt họ một chương trình “về phục vụ đất nước sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ” với cả một tương lai rực rỡ. Về đến Hà Nội, các trí thức ấy được bổ nhiệm dưới quyền những tay CS bần cố nông, không biết chuyên môn. Hàng ngày, họ bị cán bộ nhồi sọ về chính tri, kiểm thảo thường xuyên. Vì thuộc thành phần tiểu tư sản, giới trí thức hồi hương này không bao giờ được Ðảng CS tin cậy, cũng không bao giờ cho giữ chức vụ chỉ huy nào cả.
Trường hợp ông Bửu có hơi khác. Khi làm chuyên viên cho Viện Khảo Cứu cao su cho các đồn điền Pháp, ông có dịp tới lui nhiều lần các đồn điền cao su nằm trong chỗ khuất vắng của các tỉnh miền Ðông Nam phần, là nơi có du kích, cán bộ CS núp lén hoạt động kể từ sau năm 1963. Thỉnh thoảng ông gặp họ, nói chuyện, bị họ tuyên truyền rồi ngả theo cái gọi la “mặt trận giải phóng miền Nam”, công cụ của CS Bắc Việt mà ông tưởng là tổ chức của…người quốc gia yêu nước, có khuynh hướng độc lập, chống lại sự can thiệp vào nội bộ nước nhà của Mỹ. Khi đã lọt vào tay CS rồi, thấy mình bị mắc lừa, ông Bửu chỉ tìm cơ hội vượt thoát khỏi cái tổ chức bịp bợm đó. Từ căn cứ của “chính phủ lâm thời” nằm sâu trên đất Miên, ông Bửu nhờ một người dẫn đường, tìm cách trốn qua Miên, bị cầm tù một thời gian, rồi bị trục xuất qua Lào. Ở đây ông bị điều tra mấy tháng rồi giải giao cho chính phủ VNCH.
Cuộc vượt thoát khỏi nanh vuốt của bọn CS phải mất 6 tháng. Sau năm 1975, ông bị bắt cầm tù cho đến cuối năm 1980 mới được thả. Về Saigon, ông sống không có hộ khẩu suốt 10 năm, tìm cách vượt biên nhiều lần nhưng thất bại. Lần sau cùng, ông đến được trại tỵ nạn Thái Lan năm 1990. Mới đây, nghe tin ông bị lọt sổ thanh lọc, chúng tôi thấy cách làm việc của Ban thanh lọc người tỵ nạn ở Thái Lan rất khó hiểu. Ông Bửu là một nhân viên cao cấp của CS, chống đối chế độ, trở về hồi chánh, rồi trốn thoát, bị tù đày, sau cùng vượt biên nhiều lần mới tới được bến tự do, nhưng không được nhìn nhận tư cách tỵ nạn chính trị. Ông có đủ giấy tờ chứng minh, hình ảnh báo chí ngoại quốc chụp khi ông công du Ấn Ðộ tố cáo chế độ CS, thế mà vẫn bị đánh rớt. Không biết Ban thanh lọc đòi tiêu chuẩn của người tỵ nạn như thế nào mới gọi là hội đủ điều kiện của người tỵ nạn chính trị ?
* Phong Trào Hòa Bình, mở màn cho cuộc đấu tranh chính trị của CS ở miền Nam :
Hiệp định Geneva 1954 có điều khoản qui định rằng 2 năm sau, sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Tại miền Nam, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa biết rằng nếu tổ chức bầu cử, miền Bắc sẽ gian lận, và chiến thắng. Hơn nữa, viện lẽ chính quyền quốc gia không ký tên vào Hiệp định Geneva, nên chính phủ miền Nam tự coi mình không bị ràng buộc bởi những điều kiện trong đó. Năm 1956, Tổng-thống Ngô Ðình Diệm thông báo cho Chủ tịch Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Ðình chiến ở VN, lúc đó là Ðại sứ Ấn độ Christian Menon. Ông này vốn thiên Cộng, đã tìm cách thuyết phục chính phủ VNCH nhiều lần nhưng thất bại. Ðược tin đó, Hồ Chí Minh thất vọng ra mặt, nhưng hắn đã có chuẩn bị trước, cài nhiều cán bộ ở lại (từ 3000-5000 người) ngay khi ký Hiệp định Genevạ Bọn CS Bắc Việt phát động một hình thức đấu tranh chính trị mới : Ðó là nguyên nhân chào đời của cái gọi là “phong trào đòi hòa bình và dân tộc tự quyết” ở miền Nam.
Ðể phát động phong trào này, trước hết, bọn cán bộ CS nằm vùng bắt đầu hoạt động bí mật. Họ móc nối các trí thức ngây thơ, những người kháng chiến cũ đã bỏ họ về thành sau 1954. Cụ thể là Tạ Bá Tòng, cán bộ trí vận CS tự là Năm Thới, hoạt động bí mật để tạo sự bất ổn trong dân chúng. Ðể mở đầu, Tạ Bá Tòng móc nối gia đình bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến, nguyên là Tổng-ủy trưởng Di Cư năm 1954, có nhiệm vụ chuyên chở người tỵ nạn từ Bắc vô Nam ! Gia đình ông Huyến có một người con gái tên là Phạm Thị Thanh Vân, lại có cảm tình với CS. Bà ta kết hôn với ông Ngô Bá Thành nên lấy tên chồng để hoạt động trong hàng ngũ trí thức. Qua sự trung gian của gia đình bác sĩ Huyến, Tạ Bá Tòng tiếp xúc với nhiều trí thức bất mãn khác ở miền Nam, nhưng cũng không ưa CS. Tạ Bá Tòng không bao giờ ra mặt. Từ trong tối, hắn chỉ thị cho bác sĩ Huyến, bà Ngô Bá Thành đi móc nối các vị lãnh đạo tôn giáo, các nhà báo, nhà giáo có uy tín để lập “liên hiệp hành động” chống sự can thiệp của Mỹ.
Giai đoạn này, mục tiêu của CS là phát động một phong trào của dân chúng đòi “Hòa bình và Tự quyết”, có lúc báo chí miền Nam gọi là “Phong trào Hòa bình”. Mục đích sâu kín bên trong là yêu cầu chính phủ VNCH thi hành Hiệp định Geneva, tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, để “mọi người dân tự quyết lấy số phận đất nước và thể chế tương lai của VN”. Phong trào này còn hô hào tẩy chay người Mỹ can thiệp vào nội tình miền Nam VN. Cán bộ CS chỉ đạo phong trào không bao giờ ra mặt. Chúng núp lén để ra chỉ thị. Chúng tìm một số gương mặt trí thức được quần chúng biết đến để lôi kéo. Những người lãnh chỉ thị của CS mời các bạn bè, thân hữu, vốn chỉ có cảm tình với nhau thôi, đến nhà hàng Thanh Thế để ăn cơm. Tới nơi, mới biết chúng tổ chức họp báo và ra tuyên ngôn đòi hỏi, yêu sách như đã nói trên. Phiên họp vừa mới bắt đầu thì cảnh sát ập vào bắt đủ mặt (lời ông Bửu). Ông Bửu cũng có dự phiên họp này nhưng đã lanh chân chạy thoát. Hôm đó, “Buổi họp báo ngụy trang dưới hình thức buổi tiệc” có những người sau đây :
  • Luật sư Nguyễn Long
  • Bà Ngô Bá Thành
  • Bác sĩ Phạm Văn Huyến
  • Kinh lý Ðào Văn Nhơn
  • Hoạ sĩ Ðặng Văn Ký
  • Kỹ sư Hồ Gia Lý
  • Ký giả Cao Minh Chiếm
  • Giáo sư Ðại học Văn khoa : Tôn Thất Dương Kỵ..
Sau đó họ bị chính quyền VNCH đưa ra tòa xét xử. Những người trong Ban Chấp hành bị 5 năm tù, những người bị mời ăn tiệc, chỉ mới ký tên bị 6 tháng tù ở. Luật sư Nguyễn Long trong Ban chấp hành bị 5 năm tù.
Ít lâu sau, chính phủ Ngô Ðình Diệm nhất định đưa 3 ông : Bác sĩ Phạm Văn Huyến, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ và nhà báo Cao Minh Chiếm được gọi là “3 ông hòa bình” trục xuất ra Bắc qua ngã cầu Hiền Lương.
Khi hay tin “3 ông hòa bình” bị áp giải qua cầu Hiền Lương, VC đã tổ chức một cuộc mít-tinh để đón tiếp và tuyên truyền. Ðây cũng là một cuộc đấu tranh chính trị giữa 2 miền Nam Bắc. Khi “Các ông hòa bình” được cảnh sát miền Nam dẫn độ ra đến sông Bến Hải, có khuyên các ông một lần chót nên xin ở lại để được khoan hồng, nhưng các ông đã lở leo lên lưng cọp rồi, khó xuống được. Cây cầu Hiền Lương lúc đó sơn 2 màu khác nhau : phân nửa phía bên CS sơn màu đỏ, phân nửa bên VNCH sơn màu xanh. Khi “3 ông hòa bình” vừa bước qua ranh giới phân chia Nam Bắc, công an VC chạy tới tiếp đón, giành các túi xách của 3 ông để 3 ông rảnh tay đến dự cuộc mít-tinh do CS tập trung dân chúng ở huyện Vĩnh Linh đến để tuyên truyền. Cuộc mít-tinh này gọi là dân chúng tự động họp mít-tinh chào mừng 3 nhà trí thức yêu nước của miền Nam. Về sau, thân nhân của một trong 3 vị ấy (xin giấu tên) nói rằng khi trở lại lấy túi đồ, thì túi đồ đã bị lục soát, bị mất đi mấy bộ đồ mới.
Sau đó, “3 ông hòa bình” được dẫn đi thăm viếng các xí nghiệp, nông trường và hợp tác xã ở miền Bắc để tuyên truyền cho chính sách đoàn kết chiến đấu của VC. Số phận của 3 nhà trí thức miền Nam này ra sao ?
Hết giai đoạn tuyên truyền rồi, cả 3 ông được đưa sang Cam-bốt để tiếp tục làm công tác đánh lừa dư luận dân chúng hải ngoại với đường lối mới, đòi “trung lập hóa miền Nam theo chủ trương của Tổng Thống De Gaulle là trung lập hóa toàn thể Ðông Dương”. Trái lại, lúc này quốc trưởng Sihanouk không đồng ý sự có mặt của “3 ông hòa bình” trên xứ Chùa Tháp, nên ra lịnh cho cảnh sát mời 3 ông đến yêu cầu rời khỏi lãnh thổ Cam-bốt lúc nào thuận tiện nhất. Họ khuyên 3 ông làm đơn lên quốc trưởng Sihanouk, để xin đi bất cứ nơi nào cũng được. Riêng một mình giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ làm đơn xin ra Bắc, được bố trí làm Tổng thư ký Mặt Trận Liên Minh Dân Chủ của luật sư Trịnh Ðình Thảo sau này. Ðó là chức vụ hữu danh vô thực, khiến ông chán nản, và bất mãn từ đó. Còn 2 ông Phạm Văn Huyến và Cao Minh Chiếm thì xin qua Pháp, không bị VC lợi dụng nữa.
“Phong trào hòa bình và Tự quyết” của CS bị thất bại. Nó tạm lắng dịu một thời gian chờ cơ hội khác tái sinh dưới một tổ chức khác để rù quến những con mồi ngây thơ khác, đó là Liên Minh Dân Chủ của luật sư Trịnh Ðình Thảo.
* Liên Minh Dân Chủ của luật sư Trịnh Ðình Thảo :
Chế độ Ngô Ðình Diệm miền Nam sụp đổ là một nguy cơ cho đất nước. Thời kỳ sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, miền Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trầm trọng, khủng hoảng về đường lối chiến tranh (quốc sách Ấp Chiến Lược đang có hiệu quả, nhưng vì mặc cảm với chế độ cũ, nên bãi bỏ để lập Ấp Ðời Mới, Ấp Tân Sinh, đó chỉ là các hình thức vá víu tạm bợ). Chế độ mới chỉ lo thỏa mãn tham vọng của mình và lo trả thù những quân nhân, công chức có liên hệ với chế độ cũ, làm thiệt hại đến tiềm năng chiến đấu chống CS.
Tất cả những điều đó tạo ra sự bất ổn chính trị, chia rẽ và CS liền khai thác triệt để. Chúng đưa cán bộ xâm nhập vào dân chúng miền Nam để tuyên truyền, móc nối với các thành phần trí thức, tôn giáo. Nhiều trí thức trong “Phong Trào Hoà Bình” lúc trước đã mãn hạn tù. Họ bất mãn chính phủ VNCH. Khi CS chủ trương mở ra mặt trận tranh đấu mới thì họ sẵn sàng tham gia, đó là “Liên Minh Dân Chủ” của luật sư Trịnh Ðình Thảo. Lúc này Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã chào đời, nhưng chỉ đóng trong rừng. Cục R và mặt trận này cứ dời đổi địa điểm tới lui 2 bên con sông nhỏ, làm ranh giới giữa Tây Ninh và Kampuchea. MTGPMN ra đời mấy năm nhưng tỏ ra không hữu hiệu, nên họ mới dựng ra cái gọi là “Liên Minh Dân Chủ”, để lôi cuốn trí thức tranh đấu ngay trong vùng chính phủ VNCH kiểm soát. Trịnh Ðình Thảo là người miền bắc, sinh trong một gia đình có tiếng tăm, cả thảy 4 anh em, đều đổ đạt, hay giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền Pháp thuộc. Người anh cả là Trịnh Ðình Huyến, tốt nghiệp Trường Canh nông Hà Nội, là đốc công ở Bạc Liêu, người anh kế tốt nghiệp Trường Công Chánh, và người em gái út gã cho một luật sư ở Hà Nội. Ông Thảo tốt nghiệp tiến sĩ Luật khoa bên Pháp, về mở văn phòng luật sư ở Saigon.
Buổi họp đầu tiên của Liên Minh Dân Chủ vào tháng 1/1964 tổ chức tại nhà ông Kinh-lý Ðào Văn Nhơn, đường Hàn Thuyên, thẳng góc với Dinh Ðộc Lập. Lời ông Bửu :
“Trước ngày họp, tôi được tiếp xúc với một cán bộ VC tên Tư Ðen mời tôi tới làm thư ký cho Liên Minh đó. Phản ứng đầu tiên của tôi là từ chối, vì lẽ tôi đang ở trong tuổi động viên, đi lính VNCH. Tư Ðen lý luận rằng, “Trong số thư ký đó, cũng có Lý Chánh Trung và Nguyễn Văn Trung (giáo sư Ðại học Văn khoa) cũng ở lớp tuổi của anh có sao đâu !” Tôi suy nghĩ một lúc rồi cũng nghe theo lời của anh ta, để rồi hôm sau tôi đến chỗ họp.
Tại nhà ông Kinh-lý Ðào Văn Nhơn, vào lúc 16 giờ, có mặt gần như đông đủ hết các trí thức được mời. Kế tiếp, thẩm phán Trần Thúc Linh, thuyết trình mục đích và yêu cầu việc thành lập Liên Minh Dân Chủ. Sau khi Trần Thúc Linh kêu gọi anh em đóng góp ý kiến, thì giáo sư Lý Chánh Trung mới đặt vấn đề :
– Người ta mời tôi vào một tổ chức quốc gia mà trong chương trình hành động không có đề cập đến vấn đề chống CS, thì vô tình chúng ta sẽ bị chánh quyền chụp mũ rằng chúng ta hoạt động có lợi cho CS thì sao ?
Chỉ một mình Trần Thúc Linh trả lời rằng :
– Chúng ta là những người dân không bị CS cai trị. Chúng ta không có cơ sở nào nêu lên vấn đề chống Cộng.
Cuộc họp gây cấn sắp đổ vỡ. Ðến giai đoạn bầu ban chấp hành, thì ông Kha Văn Dưỡng, dân biểu khóa I của VNCH được bầu làm chủ tịch. Các chức vụ khác như sau :
  • Phó chủ tịch : Luật sư Trịnh Ðình Thảo.
  • Tổng thư ký : Trần Thúc Linh.
  • Phó Tổng thư ký
  • Ủy viên : Bà Ngô Bá Thành.
  • Nhà văn Thanh Nghị, Thiếu Sơn…
Sau cuộc họp, chủ nhà mới ăn tiệc thì tôi được rỉ tai rằng : “Chỉ làm biên bản đưa về Cục R, chứ không đứng tên, tức là VC có âm mưu sử dụng tôi (Hồ Văn Bửu) vào việc khác”.
Chừng một tuần sau, tôi đọc báo được biết rằng con trai của ông Kha Văn Dưỡng là Thiếu tá quân lực VNCH (1964) viết báo đính chánh : Cha của anh được mời đi ăn tiệc, rồi tên ông ta (Kha Văn Dưỡng) được đưa lên làm chủ tịch “Liên Minh Dân Chủ” mà chính ông không biết. Một vài ông khác cũng viết báo đính chính, cho nên liên minh này của VC chết ngay sau khi công bố danh sách, và chính phủ VNCH cũng không bắt bớ ai cả.
Tuy nhiên qua hành động quá lộ liễu của ông Trần Thúc Linh, hoạt động chống phá VNCH mà chính quyền không đủ chứng lý để bắt ông ta. Vào một ngày nào đó của năm 1967, con trai ông đang học năm thứ hai trường Ðại học Y khoa Saigon, bị 2 thanh niên lực lưỡng từ bên ngoài, đột nhập vào trường Y khoa, bắt ném qua balcon từ lầu hai xuống đất. Chú sinh viên y khoa năm thứ hai này chết ngay tại chỗ. Ðó là hành động trả đủa của ông Thiệu hay ông Kỳ gì đó (lời ông Bửu), cho nên công an VNCH khỏi mất công đi tìm thủ phạm.
Sau lễ an táng con trai, ông Trần Thúc Linh có đăng báo cáo phó, cám ơn các bộ trưởng và thân hào nhân sĩ đã chia buồn với gia đình ông. Vả lại, khi thấy sinh mạng bị đe dọa, Trần Thúc Linh không còn dám hoạt động cho CS nữa. Trái lại, hành động ném lựu đạn giết chết luật sư Dương Trung Tín (anh ruột bà Dương Quỳnh Hoa, theo CS) tại nhà ở Ðà Lạt đã thúc đẩy bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (KN : đang làm việc móc nối trí thức cho CS; Hoa vào Ðảng CS khi còn học ở Pháp) chạy theo VC sau cuộc Tổng công kích Mậu Thân của CS năm 1968. Luật sư Tín là người đã từng mang thư riêng của Lê Duẩn gởi cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ để móc nối ông này tham gia MTGPMN vào năm 1960.
* CS sắp đặt cuộc tiếp xúc của trí thức miền Nam và Ðặc sứ lưu động Mỹ :
Cuộc tiếp xúc này cũng là một đòn chính trị của VC, nói thẳng cho Mỹ biết thái độ của trí thức thân Cộng miền Nam muốn đuổi Mỹ, muốn Mỹ ngưng viện trợ, rút cố vấn, và không can thiệp vào nội bộ miền Nam. Người Mỹ cũng tò mò, họ muốn biết quan điểm ra sao của một số trí thức không ủng hộ chính phủ VNCH hiện hữu, mà cũng chưa ra mặt hoạt động cho CS. Liên Minh Dân Chủ thất bại, CS xoay qua một hình thức tranh đấu khác, lợi dụng các nhà trí thức ngây thơ về CS. Ðây không phải là một phong trào, mà chỉ là một cuộc trực diện đấu khẩu với Mỹ, do CS chủ mưu từ trong bóng tối. Họ đâu có người trí thức. Họ chỉ lợi dụng trí thức làm công cụ để họ đạt được mục đích mà thôi. Phần này chúng tôi ghi lại lời thuật của ông Bửu.
Vào năm 1965, qua sự sắp xếp của CS, chúng tôi một số trí thức có cảm tình với CS được đưa đến một nhà hàng để gặp gỡ với Ðặc sứ lưu động của TT Johnson. Buổi tiệc này dược tổ chức bí mật tại một phòng trên lầu 3 nhà hàng Á đông trong Chợ Lớn. Ðúng giờ hẹn, chúng tôi đến thì ông Yamato đã có mặt một mình trong phòng khách, đang xem báo. Qua lời giới thiệu của bà Ngô Bá Thành, chúng tôi chào hỏi xã giao bằng tiếng Pháp. Ông Yamato mời chúng tôi vào phòng ăn. Bữa cơm Tàu thịnh soạn được lần lượt dọn lên, không có ai uống rượu cả, và đàm thoại tự do, không có máy ghi âm. Mục đích của ông đại sứ này là đi nhiều nước, tiếp xúc với giới trí thức và chính quyền sở tại để thăm dò ý kiến về việc Mỹ trực tiếp tham chiến ở VN. Ông trò chuyện với người ngồi kế bên. Rồi ông tự động xin đổi chỗ ngồi để tiếp chuyện với từng người một. Ông hỏi tôi :
– Ông nghĩ gì về cuộc chiến tranh hiện nay.
Tôi đáp :
– Thưa ngài đại sứ, cuộc chiến tranh này không thấy chiến thắng quân sự. Người Mỹ có phương tiện hiện đại và vũ khí tối tân, nhưng không tiêu diệt được người du kích CS. Chúng tôi đề nghị người Mỹ đình chiến để thương thuyết và rút quân Mỹ đi thì sẽ có hòa bình. Bởi chiến tranh lâu dài chỉ gây chết chóc cho “người dân vô tội”.
Ông ta (Yamato) nói thêm :
– Các anh có tiếp xúc với bên kia (CS) không ?
Tôi (Bửu) trả lời không .
Ông Yamato nói :
– Hãy chờ đợi vài năm nữa sẽ chấm dứt chiến tranh.
Kế đó, ông chuyển ghế để ngồi gần người khác và tôi không nghe ông hỏi gì thêm.
Chúng tôi gồm có luật sư Trịnh Ðình Thảo, bà Ngô Bá Thành, thẩm phán Ðỗ Quang Huệ, thẩm phán Trần Thúc Linh, kỹ sư Trương Như Tảng, kỹ sư Hồ Gia Lý, kỹ sư Tô Văn Cang (KN : một cán bộ cao cấp của VC; người sau này chứng nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh trong Dinh Ðộc Lập), bác sĩ Trần Văn Du, Kinh-lý Ðào Văn Nhơn, hoạ sĩ Ðặng Văn Ký và kỹ sư Hồ Văn Bửu.
Cuối cùng, ông đại sứ Yamato mới lên tiếng cho cả bàn tiệc nghe rằng trước đây ông đã từng di Âu Châu, sang Ðông Nam Á, tiếp xúc với các chính quyền địa phương, rồi trạm chót là VN, để gặp gỡ các trí thức VN, trước khi ông về Mỹ báo cáo cho TT Mỹ… Tiếp đó, ông đưa ra một quyển sổ yêu cầu mỗi người ghi tên họ, tuổi tác và nghề nghiệp của mình. Cuối cùng ông vui vẻ đứng dậy chia tay từng người, và chúc sức khoẻ. Ông yêu cầu mọi người kiên trì chờ đợi ngày hoà bình sẽ đến VN không xa lắm đâu.
Cũng theo lời ông Bửu, lúc đó Mỹ chưa trực tiếp tham chiến tại VN. Vài tháng sau, Mỹ đổ quân ào ạt vào Saigon và Ðà Nẵng.
Sau cuộc gặp gỡ đại sứ Yamato thì vài tháng sau, có một số người Mỹ tìm gặp một số trí thức VN đối lập với chính quyền VNCH. Một dịp tình cờ, tôi đến nhà ông Trịnh Ðình Thảo ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, lời ông Bửu, đây là một vườn xoài rộng 6 mẫu, ông Thảo cho xây một nhà đúc kiên cố, theo kiểu nhà khách ở bịnh viện Cộng Hòa.
Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng mát của 3 cây xoài, trên những ghế đá mài. Tôi được ông Thảo giới thiệu với một người Mỹ nói tiếng Pháp, còn tôi được gọi là kỹ sư không xưng tên. Sau lơi chào hỏi lịch sự theo xã giao Tây phương, chúng tôi nói chuyện thoải mái với ông Mỹ này. Tôi nói :
– Nguyện vọng của chúng tôi là yêu cầu Mỹ rút quân để vấn đề chiến tranh này cho người VN giải quyết với nhaụ
Người Mỹ đáp :
– Nếu quân đội Mỹ rút đi, thì CS sẽ chiếm miền Nam.
Tôi nói tiếp :
– Nếu CS có thắng thì chúng tôi hợp tác với họ trong hòa bình, không còn bắn giết nhau nữa, người dân Việt Nam mới sống yên ổn, sinh hoạt bình thường, không còn lo sợ chiến tranh.
Người Mỹ này đứng dậy, lấy khăn lau mồ hôi trán, rồi chậm rãi đáp :
– Nếu CS vào Saigon, thì sẽ bắn giết lực lượng VNCH. Saigon sẽ thành biển máu lửa. VC sẽ bỏ tù hết các ông.
Tôi đáp ngày :
– Chúng tôi là dân sự, không chống đối họ thì họ sẽ trọng dụng chúng tôi, nhất là chúng tôi là những chuyên viên về kinh tế, kỹ thuật, có thể phục vụ cho đất nước bất cứ lúc nào cũng được.
Ông Mỹ nói :
– Ông còn ảo tưởng lắm ! Người CS có đường lối độc tài của họ, không sử dụng người trí thức đâụ Họ sẽ tiêu diệt giai cấp bằng cách quốc hữu hóa tài sản của người dân, biến con người thành công cụ sản xuất, nhằm bảo vệ giai cấp lãnh đạo của họ, được gọi là giai cấp công nhân thất học đó.
Tôi có cảm tưởng khinh thường ông Mỹ này, vì tôi cho rằng ông đi tuyên truyền chống cộng như con vẹt.
Tôi đáp :
– Xin lỗi ông, tôi không tin !
Trong khi đó, trước sự chú ý của nhà văn Thanh Nghị, Hoàng Trọng Quỳ, ký giả Hoàng Trọng Miên, bà Ngô Bá Thành, kỹ sư Trần Văn Quyến, ký giả Thiếu Sơn, kỹ sư Hồ Gia Lý…thì ông Thảo cắt ngang lời nói của tôị Ông nói :
– Cháu còn trẻ nên còn hăng đấy.
Ông Mỹ cười và quay sang bà Ngô Bá Thành ngồi kế bên nói chuyện một lúc. Rồi ông nói rõ lập trường của Mỹ như sau :
– Người Mỹ sang VN chiến đấu vì lý tưởng tự do và bảo vệ tự do cho dân tộc VN. Với tư cách một người trí thức Mỹ, tôi tin rằng số đông trí thức VN đều có du học ở phương Tây, sẽ hiểu biết được thực tâm của chính phủ Mỹ, để không chống đối Mỹ tiến hành chiến tranh ở VN, nhằm ngăn chặn làn sóng sẽ do Trung quốc đang muốn bành trướng sang VN và Ðông Nam Á. Trong dịp này, CS núp dưới chiêu bài “giải phong miền Nam”, để rồi sau khi chiếm được VNCH, họ sẽ thôn tính luôn cả Lào và Kampuchea.
Qua cuộc tiếp xúc này, tôi được biết ý định của Mỹ, nhưng tôi vẫn xem Mỹ là kẻ xâm lược VNCH, vì lẽ “người dân có kêu Mỹ tham chiến đâu” ! Tự nhiên người Mỹ vào thay thế người Pháp sau Hiệp định Geneva 1954 và cai trị chế dộ VNCH xuyên qua các chính quyền do Mỹ dựng lên. Sự có mặt của người Mỹ như chủ nhân ông, không có chính nghĩa. Ðối với lương tri con người, mặc dù chính quyền Mỹ đã tốn rất nhiều tiền, và thanh niên Mỹ phải bỏ mạng ở chiến trường VN. Bởi vì nếu CS xâm lược thì nhân dân miền Nam có quyền tự vệ và đánh đuổi CS ra Bắc Việt Cũng bởi vì quốc sách Ấp Chiến Lược của VNCH đang tỏ ra hữu hiệu thì Mỹ lại thay đổi chính sách chống Cộng !
* Hoạt động của “Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” :
Sau khi MTGPMN không còn hữu hiệu nữa, CS giải tán để lập thành “Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam VN”. Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa từ Ban Y tế qua làm Bộ trưởng Y tế. Các ông trong Ban tuyên huấn mặt trận thì trở thành Bộ trưởng Thông tin hay Giáo dục. Các ông già như ông Trịnh Ðình Thảo, Lê Văn Giáp, Lâm Văn Tết ra Bắc lánh nạn. Vợ chồng Thiên Giang, Trần Kim Bảng ra Bắc để qua Ðông Ðức chữa bệnh. Lâm Văn Tết là kỹ sư, có chân trong Thượng hội đồng quốc gia, thành lập sau khi lật đổ chính phủ Ngô Ðình Diệm. Tết được Trần Bạch Ðằng móc nối theo CS.
Sau khi chính phủ ma này được dựng lên thì nó được lệnh của CS Bắc Việt tổ chức đi thăm hữu nghị chính phủ Hoàng gia Kampuchea. Trong buổi họp, đại diện chi bộ đảng là Huỳnh Tấn Phát tiết lộ cấp trên chỉ định “chị Bảy Hồng”, tức bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, tham gia phái đoàn của chính phủ do Huỳnh Tấn Phát cầm đầu. Trên thực tế, phái đoàn này gồm toàn thể cán bộ cao cấp của Ðảng CSVN, chỉ có 2 người của “chính phủ cách mạng lâm thời” như kể trên. Phái đoàn được dự trù tự động đến thị xã Swayrieng thì xe chính quyền Kampuchea đón rước đưa về Phủ Thủ tướng cho Lon Nol tiếp đón. Sau nghi lễ tiếp đón ở Dinh thủ tướng, Lon Nol, thủ tướng chính phủ hướng dẫn phái đoàn “chính phủ cách mạng lâm thời” đến hoàng cung ra mắt thái tử Sihanouk và hoàng hậu Monique. Tối lại, phái đoàn được mời dự tiệc và nghỉ đêm tại nhà khách của hoàng cung. Qua hôm sau, Huỳnh Tấn Phát, Dương Quỳnh Hoa, Hoàng Bích Sơn và Nguyễn Văn Hiếu được Sihanouk hướng dẫn đi thăm các cơ sở văn hóa của Kampuchea như Chùa Vàng, Chùa Bạc và vài cơ sở kinh tế trong thành phố Nam Vang. Trong khi đó, phái đoàn chuyên viên kinh tế giữa 2 chính phủ làm việc với nhau.
Cụ thể như VC cần mua 90,000 tấn gạo, nhưng VC ký hiệp định mua của Kampuchea 60,000 tấn thôi, vì lẽ VC cảnh giác rằng chính phủ Kampuchea có thể lật lọng thì CS sẽ ở vào thế bí. Còn 30,000 tấn gạo kia thì sẽ giữ bí mật để mua gạo chợ đen của dân chúng Miên tự động chở xuống biên giới Việt-Miên bán cho cơ quan hậu cần của VC. Qua 3 ngày viếng thăm chính thức Kampuchea, “chính phủ cách mạng lâm thời” muốn mua lòng Sihanouk, nên biếu cho Kampuchea 5 hòn đảo của VN đối diện với thành phố Kép của Kampuchea. 5 hòn đảo này nguyên là chủ quyền của VNCH, có dân cư VN đang sinh sống và VC biếu không cho Kampuchea để lấy lòng Sihanouk, nhờ y cho phép chỡ vũ khí từ Kompongsom lên biên giới Việt-Miên theo giá biểu 4000-5000 riel một tấn.
Nói về sự lãnh đạo của đảng CS, thì trong phái đoàn này có Hoàng Bích Sơn của Bắc Việt là người trực tiếp đưa ra đường lối và chủ trương của đảng, vì lẽ Sơn là người với danh nghĩa thư ký của MTGPMN, nhưng lại lãnh đạo trực tiếp Nguyễn Hữu Thọ trong thời kỳ chiến tranh VN. Còn tại “Phủ chủ tịch” của “Chính phủ Cách mạng Lâm thời” thì tên Tư Dũng là Bí thư đảng đoàn của Phủ chủ tịch, tức là lãnh dạo luôn cả Huỳnh Tấn Phát trong mọi sinh hoạt. Còn ở Tòa Ðại sứ VC ở Nam Vang, thì tên Ba Dũng là Ðệ nhất bí thư Toà Ðại sứ, lãnh đạo Ðại sứ Nguyễn Văn Hiếu, măc dù Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Văn Hiếu đều là đảng viên, nhưng không thuộc thành phần công nhân và bần cố nông vô sản, nên không được quyền lãnh đạo theo chủ trương của Ðảng CSVN. Tôi nói rõ như vậy để chứng minh rằng CSVN không bao giờ sử dụng khả năng của người trí thức. Nếu người trí thức đó do chế độ tư bản đào tạo mà đứng được trong hàng ngũ CS thì có 2 lẽ : một là đảng viên kỳ cựu cở Nguyễn Khắc Viện và Huỳnh Tấn Phát, đã lỡ phóng lao thì phải theo lao. Nhưng sau này, Nguyễn Khắc Viện cũng bị thất sủng rồi; thứ hai là các trí thức cơ hội, chế độ nào cũng hùa theo để kiếm ăn cở Nguyễn Xuân Oánh, Nguyễn Ngọc Hà, Ngô Bá Thành, Lý Chánh Trung,…
Sau khi kết thúc việc viếng thăm chính thức Kampuchea, Lon Nol đích thân đưa phái đoàn “chính phủ cách mạng lâm thời” của VC từ Nam Vang về biên giới Việt-Miên. Tại biên giới này, nhờ con sông Saigon chia đôi 2 nước, VC chuẩn bị sẵn xuồng để băng qua sông. (chỗ hẹp nhất phía trên đó như 1 dòng suối) ở đoạn hẹp nhất để trở lại căn cứ VC trên đất Kampuchea. Trong dịp này, Hoàng thân Sihanouk có biếu cho “chính phủ cách mạng lâm thời” 16 tấn khô cá, gọi là món quà hữu nghị Khmer-VN.
Từ đất Miên băng qua sông, tưởng là qua lãnh thổ VN cũng rất thực tế. Có lần, ký giả Burchette, 2 giáo sư y khoa người Pháp tên là Can và Crévin và Ðại sứ Raoul Castro của Cuba từ Nam Vang đến vùng VC có nhiệm vụ gì đó, cũng bị VC đánh lừa bằng cách cho xuống xuồng băng ngang qua sông, đi một đổi thật xa, lên tới nguồn sông Saigon, rồi băng trở lại chỗ hẹp nhất như băng qua suối để đi về căn cứ VC trên đất Miên mà họ tưởng rằng căn cứ đó ở miền Nam VN. Nhờ những thủ đoạn vặt như vậy mà CS mới tuyên truyền bịp dư luận ở ngoại quốc, và căn cứ trên đất Miên không bị tiêu diệt bởi lực lượng VNCH. Ðiều đó chứng tỏ VC không thành thật ngay với cán bộ của mình, lẫn đồng minh.
Trong một dịp trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Văn Thủ và bác sĩ Trần Hữu Nghiẹp năm 1969 tại “phủ chủ tịch Chính phủ cách mạng lâm thời”, 2 anh này nói với tôi rằng 2 anh có nhiệm vụ đi rước khách nước ngoài kể trên tại bờ sông biên giới. 2 anh hướng dẫn khách nước ngoài lên bờ bên này, đi rất xa nhưng khi lên ngọn suối băng trở lại thì giáo sư Crévin nói rằng, “Tôi có cảm tưởng là tôi trở lại đất Kampuchea”. Anh bác sĩ Thủ liền đáp :
– Xa đất Kampuchea lắm rồi.
Tất cả đều cười hả hê vì đi quá xa, qua trảng thì sợ máy bay xạ kích tự do nên cũng thấm mệt, không nhớ phương hướng gì cả. Trên thực tế, căn cứ của Ban Dân Y chỉ nằm cách chỗ xuồng đậu 500m trên đất Kampuchea, tức là khỏi cần qua sông cũng đi tới rất mau lẹ thôi !
Tôi và anh Trương Như Tảng có đến căn cứ này dự lễ mãn khóa đào tạo 200 bác sĩ y khoa do bác sĩ Trần Hữu Nghiệp mời. Trong số sinh viên y khoa, tôi để ý một nhóm nữ sinh người Hoa, không thạo tiếng Việt mà cũng đi học. Ðó cũng là đường lối chính trị lừa bịp của CS, khích lệ người Hoa tham gia mặt trận chống Mỹ. Ðó là lời tiết lộ của cô Phùng Ngọc Anh, 21 tuổi, bị nhốt tại Tổng nha Cảnh sát VNCH sau khi bắn lính Mỹ bằng cả 2 tay cầm 2 cây súng nhỏ, giữa thành phố Saigon. Cô là người Hoa Chợ Lớn, bị quân cảnh bắt tại hiện trường, nhưng đưa qua Cảnh sát Quốc gia điều tra không ra manh mối.. Ðêm đầu tiên của trận Mậu Thân 1968, cô bị đem thủ tiêu mà không chết. Cô được xe cứu thương đem về Nhà thương Chợ Rẫy thì công an phát hiện, đem biệt giam bỏ luôn không chữa và không cho ăn uống. Nhưng có một sinh viên người Việt ở lứa tuổi của cô, vận động anh em tù gởi thuốc trụ sinh vào cho cô uống và đem cơm cho cô ăn. 2 tháng sau, cô lành bệnh vì bị một lằn đạn xuyên qua mông đít.
Sau này tôi xem báo biết cô ta bị kêu án 20 năm tù và bị đày ra Côn Ðảo. Ðến năm 1973 khi được trao đổi tù binh, cô được đưa về Hà Nội. Lần cô bị đem thủ tiêu năm 1968 có 2 người khác nữa là Lê Thị Riêng và Trần Văn Kiểu. Cả 3 người bị bắn ở đường Hồng Bàng, trước Trường Cây Mai. Riêng cô Phùng Ngọc Anh đã may mắn bị đạn nhưng không chết. Trong hội nghị Paris chấm dứt chiến tranh VN, VC tố cáo hành động này của VNCH, rồi qua lời trình bày của Ðỗ Thị Duy Liên (vợ Trần Bạch Ðằng), là người đồng cảnh với Phùng Ngọc Anh, hội nghị Paris bị VC tẩy chay một tuần lễ để phản đối VNCH. Ðó là năm 1969.
CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TẠI PHÁP


Biểu tình trước tòa đại sứ CSVN tại 62 rue Boileau, 75016 Paris, từ 15giờ đến 18giờ
HỘI NGHỊ BIỂN ĐÔNG Nguyễn Văn Khanh - Hội nghị Biển Đông Tại Manila, Philippines Nguyễn Văn Khanh Phỏng vấn Giáo sư Hoàng Việt tại Hội Nghị Biển Đông
HỘI-NGHỊ VIỆT-PHI VỀ BIỂN ĐÔNG  Một hội-nghị về Biển Đông rất đặc-sắc đã diễn ra ở Manila, Phi Luật Tân, vào ngày 27 tháng 3 vừa qua.  Sở dĩ ta có thể dùng chữ “đặc-sắc” ở đây là vì, đây không phải là một hội-nghị bình-thường như các chính-phủ đã đỡ đầu khá nhiều ở một số quốc gia như Việt-nam hay Mỹ trong thời-gian qua về các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.  Đây là lần đầu tiên có một nỗ lực ở mức quốc-tế mà lại do các xã-hội dân-sự VN và Phi Luật Tân mời họp để bàn về một đề-tài nóng bỏng liên-quan đến tương-lai trước mắt của hai nước trước những bước xâm-lược ngày càng lộ liễu của Trung-Cộng.
Là một sáng-kiến của Họp Mặt Dân Chủ và VOICE về phía VN, Hội-nghị về Biển Đông ở Manila đã không thể diễn ra được nếu không có sự tiếp tay sốt sắng của các tổ-chức dân-sự Phi như U.S. Pinoys for Good Governance (Tổ-chức Người Mỹ gốc Phi Luật Tân tranh đấu cho một Chính-quyền Tốt đẹp), DI KA Pasisiil Movement (Phong Trào Yêu Nước Phi), và Institute for Maritime Affairs and Law of the Sea (Viện nghiên cứu các vấn-đề Biển và Luật Biển) thuộc Viện Đại Học University of the Philippines.  Chính bởi có sự hưởng-ứng tốt của phía Phi Luật Tân mà hội-nghị đã được tổ-chức ngay tại Trung-tâm Bernas của Trường Luật Ateneo de Manila, nằm trong khu Rockwell thuộc Makati City, Manila.
Mở đầu hội-nghị và chào mừng quan-khách là Luật-sư Trịnh Hội của VOICE, ông giới-thiệu hai đại diện Ban Tổ-chức về phía VN và Phi: G.S. Nguyễn Ngọc Bích, nhân danh Họp Mặt Dân Chủ đến tử Mỹ, và ông Roilo Golez, cựu-Cố-vấn An-ninh Quốc gia của Tổng-thống Phi Luật Tân và đã từng là một dân-biểu ở Quốc-hội Phi trong sáu nhiệm-kỳ.
Sau đó là phần trình bầy chi-tiết đi vào nội-dung của phía Phi Luật Tân.  Chính ông Roilo Golez đã mở màn với một bài diễn-thuyết đầy ắp dữ-kiện, đi kèm theo là những hình ảnh chứng minh sự xâm lấn của Trung-Cộng vào các vùng biển của Phi như bãi cạn Scarborough hay bãi san-hô Mischief chưa kể những sự xây cất của Trung-Cộng trên những đảo hay đá, bãi ngầm bãi cạn ở Trường-sa đe doạ an-ninh trong toàn vùng.  Tiến-sĩ Jay Batongbacal trình bầy về vụ kiện của Phi Luật Tân đưa Trung-Cộng ra Toà Trọng-tài ở The Hague, Hoà Lan, và những kết-quả mà ta có thể mong chờ được từ vụ kiện đó.  Cuối cùng là bà Tiến-sĩ Celia B. Lamkin nói về những cuộc vận-động của người Mỹ gốc Phi Luật Tân trong những năm qua nhằm chuyển đổi chính-sách của Hoa-kỳ về Biển Đông, nhất là đối với an-ninh quốc-phòng của Phi Luật Tân.  Tưởng cũng nên nhắc, một số cuộc vận-động bên cạnh Quốc-hội Hoa-kỳ và biểu tình của người Mỹ gốc Phi ở Washington DC, Los Angeles, San Francisco, Houston v.v. cũng đã có sự tham-dự của người Mỹ gốc Việt.
Phần trình bầy của ba diễn-giả Phi Luật Tân được điều hợp bởi Tiến-sĩ Jeremy Barns, giám-đốc Bảo-tàng-viện Quốc gia Phi Luật Tân.
Sang phần Việt Nam 
Sang phần Việt Nam, người điều hợp là G.S. Đặng Đình Khiết, đến từ Virginia, Hoa Kỳ.  Người chính được giao trọng-trách trình bầy quan-điểm của phía Việt Nam là G.S. Nguyễn Ngọc Bích, cũng đến từ Mỹ.  Ông nêu ra những bằng-chứng chủ-quyền lịch-sử không thể chối cãi được của VN từ thế-kỷ 17, rồi đến các hiệp-định quốc-tế (San Francisco 1951, Genève 1954, Paris 1973 và Định-ước Quốc-tế năm 1973) khẳng-định chủ-quyền của VNCH trên hai quần-đảo Hoàng Trường-sa, một điều tự nó phủ-nhận công-hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, rồi đề ra mấy hướng giải-quyết hoà-bình những tranh chấp ở Biển Đông.  Thạc-sĩ Hoàng Việt, đến từ Việt Nam, nói về các phương-thức giải-quyết theo luật quốc-tế và luật biển.  Cuối cùng, Tiến-sĩ Trần Huy Bích, đến từ California, đưa ra làm chứng mấy bản-đồ của Trung-quốc có từ dưới thời nhà Minh và nhà Thanh để cho thấy là điểm cực-Nam của Trung-quốc không hề đi xa quá đảo Hải-nam.  Vào giờ ăn trưa, còn có chiếu dương-ảnh một số bản-đồ rất phong phú cửa VN và Trung-quốc do học-giả Nguyễn Đình Đầu ở Sài-gòn thu thập được và chứng minh cho thấy chủ-quyền VN thật rõ ràng.
Các diễn-giả quốc-tế
G.S. Đoàn Viết Hoạt là người điều hợp phần các diễn-giả quốc-tế mà tên tuổi có thể nói là ai cũng nhận ra một cách dễ dàng.  G.S. Carlyle Thayer, chẳng hạn, đến từ Úc nơi ông đã dạy ở Trường Quốc Phòng Úc (Australian Defense University).  Ông đã trình bầy là cả quan-điểm của Mỹ lẫn của Úc, do không muốn bênh bên nào trong các quốc gia có tranh chấp nên thành ra cũng như “chấp nhận” sự lấn lướt của Trung Cộng ở Biển Đông (“acquiescing to China’s assertiveness in the South China Sea”).  Một nhận-định khá sâu sắc và đáng để cho chúng ta suy ngẫm!
Tiến-sĩ Ota Fumio, một cựu phó-đề-đốc Nhật-bản, đã có một bài trình bầy thật sâu sắc (theo sự đánh giá của một tham-dự-viên) vì ông là người độc-nhất trong các diễn-giả đã nối kết được các mưu-đồ của Trung-Cộng ở Biển Đông với những quan-niệm chiến-lược chiến-thuật của Tôn Tử mà chính ông đã có dịp quan-sát khi sang thăm các viện nghiên cứu chiến-lược và quốc-phòng bên lục-địa Trung-hoa.  Tóm lại, một bài viết với chiều sâu tư tưởng của phương Đông!
Trình bầy quan-điểm của Liên-hiệp Âu-châu là bà Tiến-sĩ Sophie Boisseau du Rocher thuộc Viện nghiên cứu quan-hệ quốc-tế của Pháp (Institut français des Relations internationales).  Bà cho biết quan-niệm của Âu-châu là có nhiều quan-tâm về vấn-đề hàng hải tự do cũng như chiến-lược và thương mại ở Biển Đông, tuy-nhiên Âu-châu không muốn trông thấy bất ổn nơi đây hay tranh chấp đi đến chiến-tranh.  Theo bà thì Âu-châu chỉ là một đệ-tam-nhân đáng tin cậy, nhất là nếu ta cần đến họ trong việc mưu tìm các giải-pháp hoà-bình.
Đặc-biệt đáng chú ý là một bài thuyết-trình ngắn nhưng nói về một sự-kiện ít ai biết của nhà nghiên cứu người Pháp, ông François Xavier Bonnet, đang làm việc ở IRASEC (Institut de recherche sur l’Asie du Sud-est contemporaine), Bangkok, Thái-lan.  Đó là, tất cả những phiến đá có mốc thời-gian 1902, 1912 và 1921 mà Trung-quốc và Trung-Cộng thường nêu ra như những bằng-chứng chủ-quyền của họ ở Hoàng Trường-sa đều là những đồ giả, đồ rởm: bởi ông đã tìm được ra cuộc tranh cãi ở ngay Trung-quốc về chuyện này khi có nguồn tin cho biết tất cả những phiến đá có mốc thời-gian đó đều chỉ được đưa ra các đảo vào năm 1937.
Không có mặt nhưng cũng có bài tham-luận gởi từ Luân-đôn là ông Bill Hayton, tác-giả một cuốn sách nổi tiếng nhất về vấn-đề tranh chấp Biển Đông (cuốn The South China Sea: The Struggle for Power in Asia), theo đó các chấp-thuyết về chủ-quyền lịch-sử do phía Trung-quốc đưa ra không có giá trị.  Vì sao?  Vì ông chứng minh được phần lớn các tên Trung-quốc cho các đảo ở Trường-sa lả dịch thẳng từ tiếng Anh, như vậy người Trung-quốc chỉ biết về các đảo đó từ sau khi người Âu-châu đã đến và đặt tên cho các đảo đó.
Tóm lại, các quan-điểm quốc-tế tại hội-nghị Manila đều đã ủng-hộ và củng-cố cho lập-trường của Việt-nam và Phi Luật Tân trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông với Trung-Cộng.
Thông-cáo chung đưa ra năm điểm
Cuối ngày, Hội-nghị Manila đã đưa ra được một thông-cáo chung (Joint Statement) gồm năm điểm:
Một là tiếp-tục nghiên cứu việc nên đặt một tên chung cho Biển Đông (hay Biển Nam-hải, Biển Tây Phi Luật Tân v.v.) là “Biển Đông-Nam-Á.”  Đây là một sáng-kiến đã được đưa ra cách đây cả mấy năm trời bởi Nguyễn Thái Học Foundation và một vài chuyên-gia như sử-gia Phạm Cao Dương mà ông Bích nhắc lại trong bài nói chuyện của ông.  G.S. Carlyle Thayer đã đứng lên phát biểu là ông hoàn-toàn ủng-hộ đề nghị này.
Hai là việc kêu gọi tất cả các quốc gia trong vùng, nhất là Trung-quốc, hãy ngưng ngay mọi bồi đắp hay xây cất trên Biển Đông làm thay đổi nguyên-trạng các bãi đảo trong vùng trong khi chờ đợi việc ra đời một Quy-ước Ứng-xử (Code of Conduct) có sự thỏa-thuận của các bên.
Ba là việc kêu gọi việc thành-lập một ủy-ban quốc-tế độc-lập, không thiên-vị để giúp giải-quyết các tranh chấp qua thương-lượng cho đến khi có được Quy-ước Ứng-xử nói trên.
Bốn là, trong khi chờ đợi, kêu gọi chính-quyền của hai nước VN và Phi Luật Tân hãy tìm cách thương-thảo với nhau để có được một giải-pháp tạm ổn trong các vùng tranh chấp giữa hai nước ngõ hầu đi đến khai thác chung các tài-nguyên như ở Trường-sa và đương đầu hữu hiệu với các mưu-đồ của Trung-quốc.
Và cuối cùng là ủng-hộ việc thiết-lập một Ban Công-tác Hỗn-hợp của các Xã-hội dân-sự Phi Luật Tân và Việt Nam nhằm thúc đẩy những giải-pháp đã được bàn tới ở Hội-nghị Manila này cũng như tổ-chức những sinh-hoạt tương-tự trong các năm kế tiếp.  Chủ-yếu là để cho phép người dân được học hỏi thêm về các vấn-đề Biển Đông cũng như có tiếng nói của mình (tỷ như của các ngư-dân VN) trong tiến-trình bàn thảo về Biển Đông.
Được biết, Kỷ-yếu về Hội-nghị Manila (với những thông tin rất mới) cũng đang được dự-trù sẽ được công-bố trong thời-gian tới đây./.

NGUYỄN HÙNG * VIỆT CỘNG THEO TRUNG CỘNG? Đảng cộng sản VN sẽ không lỡ chuyến tàu chót, hay đã dâng Tổ Quốc cho Tàu?


Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Tháng 11/2009 Trung Tá hạm trưởng Lê Bá Hùng lái chiếc khu trục hạm USS Lassen lần đầu tiên ghé thăm hữu nghị Việt Nam và cập bến tại cảng Tiên Sa Đà Nẵng (1). Mỹ có nhiều hạm trưởng nhưng tại sao họ lại đặc biệt trao cho nhiệm vụ này cho một người gốc Việt Nam, con trai của một sỹ quan hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tỵ nạn tại Mỹ?
Vào năm 2009, Biển Đông vẫn còn yên tĩnh. Bọn bành trướng Tàu cộng lúc đó chỉ mới chuẩn bị tư tưởng với các nước trên thế giới qua việc tuyên bố đường lãnh hải chín đoạn có hình lưỡi bò bao trùm toàn bộ Biển Đông qua việc ngụy tạo chứng cớ lịch sử bằng cách đăng tải các bài nghiên cứu văn học và khoa học có chèn thêm các bản đồ nước Tàu với đường lãnh hải lưởi bò. Hơn 500 trí thức trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối và cảnh giác trò lưu manh của Tàu với cộng đồng khoa học khắp nới trên thế giới (2). Đương nhiên Mỹ từ lâu đã biết được dã tâm của Tàu sẽ tiến hành từng bước chiếm ngự toàn bộ biển Đông, nếu không đạt được ý đồ bành trướng bằng phương cách mua chuộc hay dùng áp lực kinh tế thì Tàu sẽ dùng sức mạnh quân sự biển người chiếm đoạt, trong đó đại đa số là lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam và Phi Luật Tân. Phi Luật Tân đã là đồng minh lâu đời của Mỹ và được Mỹ bảo vệ đang tích cực chống lại hành động xâm lấn của Tàu cộng. Phi Luật Tân đang chống trả mãnh liệt cả về sử dụng quân đội và đang kiện Tàu tại các toà án Quốc tế. Đảng CSVN trong khi đó thì án binh bất động, im hơi lặng tiếng, một mặt thì bưng bít tin tức về hành động Tàu cộng đang chiếm đoạt biển đảo của Việt Nam trước toàn dân, mặt khác càng lúc càng thắt chặt mối liên kết kinh tế, quốc phòng với chúng. Đảng CSVN không những im lặng một cách đáng sợ trước hành động xâm lăng bá quyền của Tàu tại biển Đông mà còn đàn áp rất hung bạo người dân trong nước quan tâm đến tình hình biển Đông và lên tiếng tố cáo những hành vi xâm lược của Tàu. Thay vì cần phải có những hành động ngoại giao và quân sự chống đối quyết liệt kẻ đang cố tình dùng sức mạnh quân sự xâm chiếm lãnh thổ, biển đảo và tàn sát ngư dân hành nghề trên vùng biển của tổ quốc; trong những ngày qua tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng lại mang theo một đoàn tùy tùng gồm nhiều quan chức cao cấp của đảng CSVN sang Bắc Kinh ký kết nhiều văn bản hợp tác kinh tế và đặc biệt là về hợp tác quốc phòng. 
Năm 2009 Mỹ đã đưa một Người Việt Nam thuộc Hải Quân Mỹ trở về thăm lại quê hương trên một chiếc khu trục hạm do chính ông là hạm trưởng với hàm ý nói với lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam rằng lớp người trẻ ưu tú tại hải ngoại, cụ thể tại Mỹ và nhiều nước tự do trên thế giới, có đủ khả năng giúp Việt Nam bảo vể lãnh thổ lãnh hải biển đảo chống lại bọn bá quyền Tàu một khi ĐCSVN thay đổi và hội nhập với thế giới tự do. Nhưng ĐCSVN đã để cơ hội hiếm có này vuột khỏi tầm tay chỉ vì mù quáng theo đuôi bọn Tàu nhằm bảo vệ bộ áo khoát cộng sản của họ. 
Hậu quả cho việc lỡ chuyến tàu đưa đến tự do dân chủ và thịnh vượng cho toàn dân vào năm 2009 của đảng CSVN, là bọn bành tướng bá quyền Tàu cộng tiếp tục lấn lướt trên biển Đông. Bọn Tàu cộng nhanh chóng biến các quần đảo Hoàng Sa mà chúng đánh cướp từ miền Nam Việt Nam vào năm 1974 thành quận huyện của chúng và xây dựng quần đảo Hoàng Sa thành căn cứ quân sự trên biển Đông. 
Chúng không chỉ dừng tại Hoàng Sa. Ngày 01/5/2014 chúng đã ngang nhiên đem giàn khoan nổi Hải Dương 981 vào sâu trong vùng lãnh hải 200 dặm của Việt Nam chỉ cách đảo Lý Sơn khoảng 120 dặm (3). Hành động ngang nhiên xăm lấn lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam bằng cách dùng dàn khoan dầu đã kéo dài gần một tháng mà phía đảng CSVN chỉ lên tiếng lấy lệ trong khi người dân đứng lên bày tò mối quan tâm đối với hành vi ngang ngược cùa Tàu thì bị lực lượng công an của đảng CSVN đàn áp bắt bớ. 
Vị trí của giàn khoan dầu HD 981 và cảnh người dân Sài Gòn biểu tình lên án cộng sản Tàu đem giàn khoan vào vùng lãnh hải Viêt Nam tại Sài Gòn
Cùng lúc đó tại bãi đá chìm Gạc Ma mà chúng chiếm vào năm 1988 (4,5,6) sau khi thảm sát 64 chiến sĩ công binh Việt Nam đang bảo vệ đảo này, bọn bành trướng Tàu cộng đang nhanh chóng tiến hành bồi lấp thành một căn cứ quân sự có cả phi đạo cho các chiến đấu cơ chiến lược.
Ảnh vệ tinh vạch trần việc Trung Quốc cải tạo đảo đá ở Trường Sa bắt đầu từ năm 2014 trong khi chúng cho dàn khoan dầu HD 981 xâm nhập vùng lãnh hải Việt Nam
Sơ đồ vùng đảo nhân tạo được Tàu Cộng bồi đắp trên bải đá Gạc Ma, sẽ là một khu quân sư hoàn chỉnh khổng lồ nhằm mục đích khống chế toàn bộ biển Đông
Nếu ĐCSVN không để lỡ chuyến tàu USS Lassen do Trung Tá gốc Việt Lê Bá Hùng đến cảng Tiên Sa vào tháng 11 năm 2009 nhằm mục đích mở rộng vòng tay đón nhận Việt Nam chống lại hành động xâm lược của Tàu thì chắc chắc bọn bành trướng Tàu không thể tự tung tự tác trên biển Đông trong 6 năm qua và ngang nhiên biến đảo Gạc Ma thành một căn cứ quân sự của chúng nhằm phục vụ cho hành động xâm lược khống chế toàn bộ biển Đông. 
Lần này, vào ngày 06/04/2015, với chức vụ Hải Quân Đại Tá phó tư lệnh đội tàu khu trục thuộc hạm đội 7 Mỹ, Hải Quân Đại Tá Lê Bá Hùng đến thăm Việt Nam mang theo 2 chiến hạm tối tân thuộc hạm đội 7 tại Thái Bình Dương (7).

Lãnh đạo TP.Đà Nẵng và Hải quân Việt Nam đón tiếp thủy thủ đoàn của Mỹ do Đại tá Lê Bá Hùng dẫn đầu ngày 6.4, tại cảng Đà Nẵng. Hai chiến hạm Mỹ đang đậu tả bến cảng Tiên Sa Đà Nẵng
Ý nghĩa của cuộc viếng thăm Đà Nẵng lần này của hải quân Đại tá Lê Bá Hùng trước hành động xâm lăng trắng trợn của bọn bành trướng Tàu trên toàn vùng biển Đông quang trọng gấp bội so với lần thăm viếng Đà Nẵng vào năm 2009. Tương lai sống còn của Việt Nam trước hành động bá quyền của Tàu sẽ tùy thuộc vào hành động thức thời của đảng cộng sản, nhanh chóng từ bỏ chế độ độc tài toàn trị trở về với của cộng động tự do dân chủ của thế giới để cùng toàn dân Việt trong và ngoài nước kết hợp sức mạnh đánh bại bọn xâm lược đại hán Tàu cộng.
Đây là cơ hội cuối cùng cho Việt Nam thoát khỏi gọng kềm và gông cùm của bọn xâm lược Tàu cộng phương Bắc. Nếu ĐCSVN vì tham vọng cá nhân lại để cho lỡ chuyến tàu chót này đưa toàn dân đến với thế giới tự do dân chủ, cam tâm làm nô bộc cho bọn Tàu cộng thì người dân Việt Nam chỉ còn một con đường duy nhất là phải nhanh chóng loại bỏ bọn Lê Chiêu Thống Đảng Cộng Sản VN (8) đang buôn dân bán nước cho bọn Tàu cộng. Khi đó toàn dân Việt Nam mới mở ra cho mình một sinh lộ, và trong ngoài cùng nhau đoàn kết một lòng đánh đuổi bọn xâm lược Tàu ra khỏi bờ cỏi Việt Nam.
Ngày 12/04/2015
(1) Vài suy nghỉ về chuyến viếng thăm Việt Nam của Hạn Trưởng Lê Bá Hùng
(2) Thư Cảnh Giác Gởi Cơ Quan Truyền Thông Quốc Tế
(3) Vụ giàn khoan Hải Dương 981
(4) Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma 1988
(5) Ảnh vệ tinh vạch trần việc Trung Quốc cải tạo đảo đá ở Trường Sa
(6) Gạc Ma của Việt Nam trước mưu đồ mới của Trung Quốc
(7) Một người tị nạn cộng sản chỉ huy 2 chiến hạm Hoa Kỳ trở lại Việt Nam
(8) Nguyễn Phú Trọng xác nhận dâng hiến Việt Nam cho Trung Quốc

NGUYỄN NGỌC NGẠN * BÊN THẮNG CUỘC Hà Nội 1973 Nguyễn Ngọc Ngạn (Thời Báo) - Trong đợt lưu diễn văn nghệ đầu năm nay ở vài thành phố bên Mỹ, trùng hợp có một tờ tạp chí và một đài phát thanh hỏi tôi cùng một câu: Nhìn lại 4 thập niên vừa qua, 1975-2015, sự kiện gì đối với chú là quan trọng nhất?
Câu này dễ trả lời! Thế giới biến đổi từng ngày, biết bao nhiêu chuyện xảy ra. Nhưng riêng đối với tôi thì biến cố lớn nhất trong 40 năm qua là sự tan rã của Liên Xô và hệ thống cộng sản toàn cầu. Nó mở ra một kỷ nguyên hòa bình mới, kết thúc chiến tranh lạnh, giảm thiểu tối đa các vũ khí chiến lược, tiết kiệm bao nhiêu tiền của và xương máu mà nhân loại đã đổ ra từ ngày có phong trào cộng sản. Cần hình dung lại hàng triệu người đã chết thảm ở Siberia thời Stalin, trong cải cách ruộng đất và cách mạng văn hóa thời Mao Trạch Đông, rồi cải cách ruộng đất và sửa sai thời Hồ Chí Minh trên đất Bắc, cũng như đánh tư sản và tù cải tạo tại miền Nam sau 1975. Chưa kể chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Kiểm điểm lại những đau thương ngút trời gần một thế kỷ vừa qua, người ta mới thấy hết được niềm hạnh phúc khi đế quốc cộng sản sụp đổ, mà sự sụp đổ ấy không do tác động trực tiếp của thế giới tự do, mà do chính nội bộ của đảng viên và của quần chúng các nước xã hội chủ nghĩa dấy lên. Theo tôi, đó là sự kiện vĩ đại nhất của nhân loại trong 4 thập niên vừa qua!
Từ ngày ra hải ngoại, tôi vẫn mang trong đầu một điều tiếc nuối: Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia cuối cùng trên thế giới bị lọt vào tay Cộng Sản. Giả như đồng minh Hoa Kỳ không bỏ cuộc giữa đường, Miền Nam Việt Nam chỉ cần cầm cự thêm vài năm nữa, chắc chắn tình hình đã đổi khác.
Đến khi cộng sản toàn cầu sụp đổ, tôi lại cho rằng, sự sụp đổ ấy bắt nguồn sâu xa từ chiến tranh Việt Nam. Tôi tin như thế, nhưng dè dặt không dám viết ra vì sợ có người sẽ bảo là tôi chủ quan. Mãi đến khoảng năm 2005, tôi tình cờ đọc được cuốn sách của một tác giả người Mỹ, tôi mới cảm thấy an lòng và hết sức vui mừng vì có người đồng ý với suy nghĩ của tôi.
Tiếc là giờ này tôi không có cuốn sách ấy trong tay, vì hôm đó trong khi chờ chuyến bay ở phi trường, tôi tạt vào tiệm bách hóa Hudson News tính mua đại một tờ tạp chí nào đó để lên máy bay xem cho qua thì giờ, thì thấy có cuốn sách viết về Vietnam War nên vội lấy xuống. Tôi mới chỉ đọc được 2 trang của phần mở đầu thì chuyến bay thông báo boarding mà người xếp hạng ở quầy tính tiền đông quá, tôi đành bỏ lại cuốn sách trên kệ.
Ngồi trên phi cơ, tôi nhớ lại lập luận của tác giả cho rằng: Chiến tranh Việt Nam là cuộc chạy đua võ trang, hay đúng hơn là cuộc chạy đua tiêu tiền, giữa hai khối tư bản và cộng sản. Cuộc chạy đua ấy tuy kết thúc dở dang vì Hoa Kỳ bỏ cuộc, nhưng cũng đủ để làm khối cộng sản kiệt quệ về tài chánh, không vực dậy nổi, dẫn đến sự sụp đổ 15 năm sau!
Điều này tôi tin là đúng. Hồi mới sang Canada, năm 1979, tôi đọc một bài viết trong tờ Financial, nói rằng: Chiến tranh Việt Nam đã làm đồng dollar Mỹ mất giá và gây nên tình trạng lạm phát nặng nề. Lúc ấy tôi nghĩ: Mỹ giàu như thế mà còn điêu đứng vì chiến tranh Việt Nam, thì huống chi các nước cộng sản vốn quanh năm èo uột về kinh tế!
Quả thực đúng như vậy! Trong chiến tranh, người dân các nước Cộng Sản tạm quên cái đói khổ. Nhưng hết chiến tranh rồi, cái sai của chế độ và cái yếu của lãnh đạo tất nhiên phải lộ ra, không thể nào che đậy được. Lấy lý do gì để giải thích với nhân dân, sau bao nhiêu năm nhịn ăn cung ứng cho chiến trường, rồi bây giờ lại càng đói khổ hơn khi hòa bình trở lại!
Từ những “bức xúc” thực tế ấy, lãnh đạo Cộng Sản bất đắc dĩ phải đưa ra khẩu hiệu “đổi mới”, khởi đầu ngay tại Liên Xô từ năm 1985. Nói “bất đắc dĩ” là bởi vì trong thế giới Cộng Sản, bất cứ ai đề xuất một ý tưởng khác với những giáo điều cứng rắn của Đảng thì lập tức bị gán cho cái tội “xét lại” hoặc “phản Đảng” và thường đưa đến hậu quả thân tàn ma dại. Điều này chắc chắn ai cũng đã biết qua kinh nghiệm mấy chục năm cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đọc Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Đèn Cù của Trần Đĩnh, Bên Thắng Cuộc của Huy Đức v.v… chúng ta đã thấy được phần nào những thanh trừng nội bộ rất cay đắng của Đảng Cộng Sản qua những vụ án mà họ gọi là “xét lại”, chẳng hạn như vụ Hoàng Minh Chính. Hoàng Minh Chính là một đảng viên kỳ cựu, hoạt động cùng thời với anh em Lê Đức Thọ. Năm 1945 ở Hà Nội, nhạc sĩ Văn Cao tham gia Việt Minh, công tác trong đội ám sát. Chính Hoàng Minh Chính đã đưa súng cho Văn Cao đi giết những đảng viên Quốc Dân Đảng bị Việt Minh vu cho tội thân Nhật. Hơn 30 năm sau, Hoàng Minh Chính mới tỉnh ngộ, nhìn thấy nhu cầu phải cải tổ để cứu đất nước. Nhưng ý kiến của ông đụng vào những bức tường bảo thủ kiên cố nên ông bị truy bức, kéo theo bao nhiêu người khác mà phe bảo thủ muốn nhân dịp này tiêu diệt.
Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú, thấy nông dân làm hợp tác xã không có hiệu quả vì cha chung không ai khóc, cơm nhà chúa múa tối ngày, cứ rềnh rang vác cuốc ra đồng đủ 8 tiếng rồi về, thu hoạch không năm nào đủ chỉ tiêu. Ông mới nghĩ ra sáng kiến là cho nông dân làm khoán. Làm nhiều ngày hay ít, chăm hay lười, không cần biết, miễn là nộp đủ số thóc quy định! Sáng kiến này tuy thực tế và có lợi cho Nhà Nước nhưng bị coi là đi lạc đường nên bí thư tỉnh ủy bị kỷ luật và cách chức! Bí thư tỉnh ủy tất nhiên phải là một ủy viên trung ương Đảng, thế mà còn bị trừng phạt vì một sáng kiến cá nhân, huống chi người dân thường, ai dám phát biểu ý kiến!
Vậy mà sau 10 năm kết thúc chiến tranh, giữa lúc phe bảo thủ còn đang thống trị toàn Đảng, thì Trường Chinh đã phải công khai hô hào đổi mới. Ai cũng biết Trường Chinh là lãnh tụ cộng sản kỳ cựu bên cạnh Hồ Chí Minh, một lý thuyết gia tiền phong của Đảng và là người chỉ đạo cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu tại Miền Bắc, giết hại biết bao nhiêu nông dân cũng như đảng viên. Nói cách khác, Trường Chinh vẫn được coi là một thành trì kiên cố nhất của Đảng. Thế mà chính Trường Chinh phải thay đổi lập trường thì đủ biết hoàn cảnh Việt Nam sau chiến tranh thê lương như thế nào! Trần Bạch Đằng viết trong bài “Dám Rẽ Ngoặt Trong Tư Duy” như sau:
“Mùa Thu năm 1985, thành quả của bao nhiêu năm chắt chiu của nước ta bỗng chốc sụp đổ qua sai lầm trong điều chỉnh giá cả và đổi tiền. Thế là toàn Đảng toàn dân “khởi đầu bằng sự khởi đầu”! Bác Trường Chinh tìm lối thoát trong cảnh cực kỳ rối ren… Bác kiên trì sự nghiệp đổi mới, đổi mới triệt để và toàn diện… Bác dũng cảm điều chỉnh lại tư tưởng của mình…”!
Nói “dũng cảm” bởi vì khi đề xuất ý kiến đổi mới tức là đụng chạm mạnh đến những vùng đất cấm kinh niên của Đảng, những nhân sự suốt đời cố chấp mà chỉ có người tầm cỡ như Trường Chinh, lúc ấy ngoài 70, mới dám lên tiếng!
Sau khi Trường Chinh mất, Trần Bạch Đằng viết:
“Thưa anh Năm Trường Chinh! Tiễn anh, chúng tôi ân hận vô cùng: Không đổi mới nhanh như anh ao ước!… Tôi tin, nếu quả còn cuộc sống ở thế giới khác sau khi người ta chết, thì những nạn nhân của cuộc cải cách ruộng đất, cũng sẽ mở rộng vòng tay đón Bác Năm Trường Chinh…”.

 
Ý nói: Cuối đời Trường Chinh đã thấy cái sai của mình, xin các oan hồn bị đấu tố trước đây, nếu gặp lại Trường Chinh ở thế giới bên kia, hãy tha cho Trường Chinh, đừng xúm lại hỏi tội!
(Ghi chú: Trần Bạch Đằng nguyên là Bí thư Khu Ủy Sài Gòn – Gia Định. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, Trần Bạch Đằng và Võ Văn Kiệt là tư lệnh tiền phương, chỉ huy lực lượng Việt cộng đánh vào nội thành Sài Gòn).
“Đổi mới” thật ra là một bản tuyên ngôn đầu hàng tư bản! Bởi vì: Cốt lõi của Cộng Sản là kinh tế chỉ huy, là mậu dịch quốc doanh, là kiểm tra hộ khẩu, là hợp tác xã, là mỗi tháng xếp hàng lĩnh 16 ký gạo! Một khi đã chuyển sang cơ chế thị trường tức là đã chào thua thế giới tự do rồi!
Kiệt quệ về kinh tế đã đành, người Cộng Sản còn mất hết niềm tin vào những lý tưởng mà họ được dạy dỗ trước đây.
Lùi lại hồi đầu thế kỷ thứ 20, phong trào Cộng Sản là một cái gì mới mẻ, hấp dẫn rất nhiều người trí thức ở thành thị. Nó hấp dẫn bởi về mặt lý thuyết, nó đề cao lý tưởng công bằng xã hội, xóa bỏ bất công bằng đấu tranh giai cấp. Lúc ấy, quả thực tư bản còn quá nhiều khuyết điểm, chủ nhân bóc lột công nhân, công đoàn chưa thành hình, chế độ lao động hà khắc, không được luật lao động bảo vệ. Ở nông thôn thì phong kiến áp bức đến tận cùng. Do thực tế ấy, người ta dễ dàng bị lôi cuốn theo Cộng Sản dù chưa hiểu CS là gì. Đã thế, cộng sản lại ra đời đúng lúc phong trào giải phóng các dân tộc bị trị lên cao trên toàn cầu, nhất là sau Đệ nhị Thế chiến. Cộng Sản khôn khéo đem chiêu bài chống ngoại xâm để lôi kéo quần chúng, điển hình là biết bao nhiêu người đã theo Hồ Chí Minh, đâu phải vì thích Cộng Sản mà vì muốn đứng vào hàng ngũ đánh Pháp. Đến khi Cộng Sản thắng rồi thì đã quá muộn, họ không rút chân được nữa!
Thế giới tư bản thì càng ngày tự điều chỉnh để trở nên hoàn thiện, trong khi cộng sản dừng chân tại chỗ, hết chiến tranh là lộ ra hết khuyết điểm. Khi Liên Xô và Trung Cộng công khai thù nghịch nhau, khi Việt Cộng xâm lăng Miên Cộng (Khờ-Me Đỏ), khi Trung Cộng dạy cho Việt Cộng một bài học vào đầu năm 1979 – nghĩa là gà cùng một mẹ mà chém giết nhau không nương tay – thì cái lý tưởng “thế giới đại đồng” và “chung sống hòa bình” giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em còn ý nghĩa gì nữa! Cứ nhìn Trung Cộng, người ta thấy ngay cái tình hữu nghị môi hở răng lạnh của hai nước Cộng Sản nó cay đắng như thế nào! Lời dạy của Đảng trở thành trò hề, làm thất vọng tất cả những ai từng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin. Ý nghĩ giã từ chủ nghĩa xã hội vì vậy càng ngày càng lan rộng trong đầu nhiều đảng viên, chỉ chờ cơ hội là bùng phát!
Từ khi các nước Đông Âu và nhất là Liên Xô sụp đổ, thế giới không còn ai nhắc đến Cộng Sản nữa. (Chắc chỉ còn cộng đồng người Việt ở hải ngoại vẫn bám lấy ma Cộng Sản để hù dọa hoặc chụp mũ nhau mà thôi!). Hai chữ “Cộng Sản” chỉ còn là một tì vết của lịch sử, đã lùi hẳn vào trong dĩ vãng, không còn là mối bận tâm cho nhân loại. Nó đã trở thành chuyện cổ tích, người bỏ Đảng mỗi ngày một đông. Trước mắt thế giới, kẻ thù mới bây giờ là Terrorist, là ISIS, là những nhóm quá khích không nhân tính, chứ kẻ thù cũ là Cộng Sản giờ này là hết hẳn đất đứng.
Dĩ nhiên cũng còn vài nước vẫn bám lấy danh hiệu Cộng Sản nhưng thật ra họ không còn mang chất cộng sản như xưa. Họ bám chỉ vì quyền lợi của đảng phái, của phe nhóm mà họ phải bảo vệ mà thôi. Bắc Hàn và Cuba thì đói khát quanh năm, không đáng bàn đến. Trung Cộng thì tư bản hóa trước cả Việt Cộng. Cụ thể, ngày nay nếu phải đối phó với Trung Quốc thì hoàn toàn không phải là đối phó với một nước cộng sản mà là một đế quốc có chủ trương bá quyền.
Việt Nam cũng thế! Giờ này người ta chống Việt Nam không phải là chống một nước cộng sản mà là chống một chính quyền độc tài, độc đảng, chà đạp nhân quyền giống như nhiều nước độc tài khác trên thế giới.
Trong chế độ Cộng Sản đích thực, chỉ cần có vài mẫu ruộng đã ra pháp trường đấu tố, chỉ cần làm chủ một cửa tiệm hạng trung đã bị đánh tư sản, hoặc vào tù hoặc đi vùng kinh tế mới, chứ làm gì có những cán bộ đảng viên sở hữu những dinh thự nguy nga và ôm hàng tỉ hàng triệu dollars như hiện nay ở Việt Nam! Các cấp lãnh đạo Trung Quốc cũng thế! Có những quan chức phải dành riêng ra hẳn một căn nhà mới đủ chỗ chứa vàng và tiền mặt thì cộng sản ở điểm nào!
Nói tóm lại, trên thế giới ngày nay không còn nước nào áp dụng lý thuyết Cộng Sản đúng nghĩa. Tất cả đều đã đầu hàng tư bản, chạy theo tư bản, nhưng gắng gượng nên câu khẩu hiệu: “Áp dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa!” Họ ngượng ngùng nói thế khi chính họ cũng biết rõ rằng chủ nghĩa xã hội không bao giờ có cơ chế thị trường! Tư bản thúc đẩy sản xuất và cải thiện sản phẩm bằng tự do cạnh tranh! Cộng Sản thúc đẩy sản xuất bằng tuyên truyền, bằng chỉ thị và bằng giấy biểu dương! Khác nhau như nước với lửa, không thể kết hợp được. Cho nên, như tôi đã nói ở trên, người cộng sản một khi đã áp dụng cơ chế thị trường tức là đã bỏ cuộc, là giã từ hẳn chủ nghĩa của mình rồi! Chỉ cần để ý một chút, chúng ta thấy ngay ngày nay họ không còn tự hào khoe khoang về lý tưởng của họ như thuở trước. Những câu khẩu hiệu một thời họ hãnh diện nêu cao như “Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân”, hoặc “Chủ nghĩa xã hội là đỉnh cao trí tuệ loài người” giờ này chính họ đã lặng lẽ xóa đi. Hai chữ “vô sản” là đặc trưng của chế độ, ngày nay cũng đã biến mất! Đấu tranh giai cấp để tiến đến công bằng xã hội thì không thể áp dụng được nữa bởi giai cấp giàu nhất bây giờ gồm toàn đảng viên! Chả nhẽ họ tự đấu tố chính mình! Chẳng những thế, trong nước đang có dư luận một ngày gần đây Đảng Cộng Sản sẽ đổi tên, bỏ hẳn hai chữ “Cộng Sản” đã lỗi thời vì quá nhiều khuyết điểm! Nhưng dù có đổi tên mà vẫn duy trì lề lối cũ, vẫn độc tài và thường xuyên vi phạm Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc thì thế giới vẫn tiếp tục lên án và người dân vẫn tiếp tục đấu tranh. Bởi mục tiêu tối hậu không phải chỉ là xóa đi hai chữ Cộng Sản, mà là kiến tạo một quốc gia tự do, dân chủ và phú cường, để Việt Nam có thể hãnh diện đứng ngang tầm với các nước văn minh trên thế giới.
Tổng kết lại, nhìn lại 4 thập niên vừa qua, nếu chỉ chú ý đến cái mốc kết thúc chiến tranh năm 1975 ở Việt Nam, thì người ta gọi Miền Bắc là “bên thắng cuộc”. Nhưng nếu mở tầm mắt rộng hơn, nhìn sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản toàn cầu do chiến tranh Việt Nam gián tiếp gây nên, thì thế giới tự do mới đích thực là “bên thắng cuộc”!
Nguyễn Ngọc Ngạn
Tháng 4/2015

CẨU NHẬT TÂN * NỘI BỘ CỘNG ĐẢNG
Tương quan nội bộ thay đổi lớn trước Hội nghị 11 về nhân sự khóa tới

- Sau một số thất bại tạm thời tại mấy Hội nghị Trung ương gần đây, hàng loạt quyết định nhân sự vừa qua cho thấy phe Đảng trị đã có những động thái mang tầm vóc chiến lược lấy lại sức mạnh và lực lượng để chuẩn bị cho giai đoạn quan trọng nhất có tính quyết định đối với nhân sự khóa 12 tới.



Trước tiên, hơn 50 trường hợp điều động công tác về địa phương hầu hết thuộc diện “người đằng mình”. Thậm chí nhiều cán bộ của Văn phòng Trung ương, trường Đảng, báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói, Đài Truyền hình Việt Nam cũng được huy động về ém dưới chức danh lãnh đạo thường trực tại một số tỉnh có địa bàn quan trọng khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ. Một số Ban chỉ đạo “chân không đến đất, cật không đến giời”, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội đều có “người đằng mình” cắm vào. Có lãnh đạo tổ chức đoàn thể khối đối ngoại (ủy viên Trung ương) đã bị Thủ tướng ký quyết định nghỉ hưu năm ngoái (dù quá nhiều tuổi) nhưng vẫn được Tổ chức Đảng bật đèn xanh cho ở lại để chuẩn bị thành công đại hội cơ sở. Số nhân sự nói trên đóng vai trò là lực lượng hậu bị hùng hậu bổ sung cho đội ngũ lãnh đạo Trung ương và các địa phương và đặc biệt sẽ là nguồn phiếu dồi dào làm loãng bất cứ nhóm lợi ích nào có ý đồ khuynh loát Ban Chấp hành.
Những Ban Đảng quan trọng được chuẩn bị nhân sự đều bằng “người đằng mình”: Tổ chức, Kiểm tra, Tuyên giáo, Dân vận, Nội chính, Kinh tế, Văn phòng Trung ương Đảng. Hàng ngũ tư lệnh, chính ủy các quân binh chủng, quân khu, quân đoàn, học viện, nhà trường thuộc diện “người đằng mình” đều được Tổ chức gọi đi các lớp lãnh đạo dự nguồn. Nhân sự lãnh đạo TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã xong và đều có thâm niên hoạt động Đoàn, Đảng. Rất quan trọng là lãnh đạo Công an, Quốc phòng, Tuyên giáo thì nhìn vào sắp xếp nhân sự mới đây, người ta có thể đoán ngay ra.
Danh sách đề xuất mở rộng nhân sự cho Bộ Chính trị vẫn được giữ bí mật nhưng qua chuẩn bị nhân sự ráo riết gần đây, không khó để nhận ra “người đằng mình” chiếm đa số.
Về cơ cấu: các Ban Nội chính, Kinh tế, Văn Phòng Trung ương và đặc biệt Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (trường Đảng) được đề xuất có ghế trong Bộ chính trị. Một số tỉnh, thành, ngành quan trọng có quyết định cho tăng ghế trong Trung ương khóa tới thì đều đã được "gia cố" chắc chắn. Nhiều cơ quan thuộc ngành tư pháp, bộ quan trọng và cơ quan ngang bộ trước đây là sân riêng của các nhóm lợi ích thì nhân sự  đã có dấu hiệu trở cờ, đổi bên.
Với việc mở rộng số Ủy viên Ban chấp hành Trung ương (lên đến 290) khóa tới, lực lượng trước đây ủng hộ phe lợi ích nhóm đang bị pha loãng và phân hóa. Dù tại các Hội nghị trước, phe lợi ích nhóm chiếm thế thượng phong, song hiện gặp khó khăn là thiếu lực lượng hậu bị và mất dần các địa bàn chiến lược, đó là chưa kể nhiều thành phần đã có biểu hiện dao động, đổi bên. Tình hình tương quan lực lượng cho thấy phe Đảng trị xem ra đã chiếm thế thượng phong trước thềm hội nghị Trung ương 11 sắp được triệu tập có tính chất cực kỳ quan trọng nhằm chuẩn bị cho Đại hội 12 diễn ra vào tháng 1 năm 2016.
Đặc biệt, với kế hoạch về hợp tác công tác đảng giữa hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đạt được trong chuyến đi của ông Tổng vừa qua, Trung Quốc sẽ cung cấp những hỗ trợ được cho là quan trọng để tăng cường sự lãnh đạo của đảng anh em. Giới phân tích cho rằng sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc, ngoài dành cho các công tác đảng thuần túy, còn đặt trọng tâm vào lĩnh vực then chốt là bảo vệ và xây dựng đảng cũng như đáp ứng nhu cầu của Đảng Cộng sản Việt Nam về một số nguồn lực thiết yếu. Với kế hoạch này, các nhà phân tích cho rằng ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Đảng Cộng sản Việt Nam còn sâu và rộng hơn nhiều so với những gì Đảng Cộng sản Liên Xô trong quá khứ từng có với Đảng Cộng sản Việt Nam. "Hợp tác Đảng" đã, đang và sẽ tiếp tục là kênh quan trọng nhất mà Trung Quốc khai thác triệt để nhằm duy trì ảnh hưởng toàn diện, thường xuyên, lâu dài đối với Việt Nam.
Cũng trong chuyến đi, một vài nhân vật đã nhận được sự hậu thuẫn đặc biệt mạnh mẽ của Trung Quốc, có thể sẽ nắm những chức vụ rất cao tại Đại hội 12.
© Blog Cầu Nhật Tân 11/04/2015.




VÕ KỲ ĐIỀN * TRƯỜNG XƯA TRỊNH HOÀI ĐỨC





Võ Kỳ Điền
Em Từ Minh Tâm mến,

Sáng nay, mở trang nhà Trung Học Trịnh Hoài Đức Bình Dương em chăm sóc, tìm đọc bài Hoàng Anh viết về trường xưa, thầy nhớ lại những ngày tháng thơ mộng cũ mà thẩn thờ xúc động. Những dòng chữ lần lần được đọc qua, những dòng đời bạn bè xuất hiện tiếp nối, cái thế giới nhỏ bé của thầy trò mình ngày nào ở Búng, nơi thôn xóm nhỏ, có ngôi trường nhỏ, có nương rẩy xanh tươi, có quốc lộ 13 trưa mù bụi đỏ, thoáng hiện lên như một kỷ niệm, có chuyện nhớ có chuyện quên. Cái gì đẹp đẽ thì thân yêu mà cái gì thân yêu thì đều đẹp đẽ, phải không Từ Minh Tâm?… Thầy nói như vậy, vì nó là một phần đời của thầy trò mình mà, Hoàng Anh viết ký ức trường cũ bằng cả tấm lòng và thầy trò mình cũng đọc bằng cả tấm lòng.

Hoàng Anh đã khiến thầy nhớ tới thầy Phạm Đức Liên, Nguyễn Thiện Thuật dạy Sử, Trần Minh Đẩu dạy Lý Hóa, Lê Vĩnh Thọ, Đoàn Phế dạy Văn, Bùi Thế San dạy Vạn Vật, Phùng Quang Tuấn vừa du học Tân Tây Lan về dáng vẻ hào hoa phong nhã y như Tây, dạy Anh Văn. Riêng thầy Nguyễn Trí Lục và thầy quen biết nhau từ lúc còn ở Sóc Trăng, lúc đó thầy Lục làm Giám Học của trung học Hoàng Diệu, các bạn nầy sao mà đẹp trai, thiệt là đàn ông hết sức, ăn nói duyên dáng khéo léo, tế nhị, hấp dẫn,… Các thầy Lê Vĩnh Thọ, Nguyễn Đông Ngạc, Nguyễn Nhật Duật, Lê Văn Bình,… thì tài hoa, danh tiếng vang lừng. Thầy thường mua các tạp chí Văn, Văn Học, Bách Khoa.. kiếm bài vở của các bạn mình, đọc say mê và hãnh diện. Tuy vậy mỗi khi gặp nhau, đứng bên họ thầy đâm lúng túng, ngại ngùng, có lẽ bị mặc cảm thua kém, cho dầu họ là những bạn thân.

Sau nầy khi hơi lớn tuổi, thầy bớt đi nhiều mặc cảm, có nhiều dịp gặp lại bạn bè cũ, như Nguyễn Đông Ngạc, Phùng Quang Tuấn, Phạm Đức Liên, Đoàn Phế bên nầy, mỗi lần gặp lại nhau là vui lắm. Nhứt là bạn Phạm Đức Liên, mọi khó khăn, buồn phiền mà được Liên giải tỏa thì chuyện khó cũng thành dễ và chuyện dễ thì kể như không còn. Thầy nghe xong cảm thấy thêm một năng lực mạnh mẽ, một ý chí vươn tới, mọi buồn rầu, chán nản, ủ ê, bay biến đi đâu mất tiêu hết trơn. Thầy Liên có lối nói chuyện hấp dẫn, hăng say, tích cực, tuơi vui…

Môn Pháp Văn có thầy Nguyễn Trọng Nhượng ưa cười đùa, dí dỏm, cái trán láng bóng sói sọi, thường nhắc nhở thầy nhiều câu kỳ lạ mà vui lắm, thiệt tình không dám lộ cho người khác nghe. Thầy Nguyễn Văn Mẹo tánh hiền lành trầm lặng, tai hơi bị điếc nhẹ, hồi nhỏ rất ưa đá banh ở sân nhà thờ Phú Cường, về già lại thích mò mẫm học chữ nho, cả hai đều dễ tánh và dễ thương. Thầy Trần Khắc Cung rất đạo đức, đàng hoàng, có tư cách nhưng kỹ lưỡng và hơi nghiêm khắc... Nhắc thầy Cung thì nhớ tới thầy Nguyễn Trường Phán, hai bạn nầy từ nhà dòng ra mà, đâu phải trần tục bình thường như các anh em khác…

Nhắc tới các bạn, làm sao mà thầy quên được cô Trần Thị Quỳ, cô Hoàng Thị Đàn Hội, cô Phi Hoàng… các người đẹp một thời khiến cả thầy lẫn trò Trịnh Hoài Đức ngẩn ngơ. Còn một cô nữa, thầy không dám nhắc tới tên. Thầy có cái thói quen xấu, hễ thấy cô nào đẹp thì sợ, sợ lắm, không biết tại sao! Bây giờ thầy đang ở xứ tuyết, em cũng dư biết Canada rất lạnh, lạnh từ trong ra ngoài và lạnh từ ngoài vào trong. Trong một bức thư gởi cho thầy, thầy Thanh Tâm Tuyền đã nói "thầy trò mình đang bị ướp trong nước đá". Quả thiệt là đúng y như vậy, thầy đang sống trong một cái tủ lạnh rất là lớn. Ngồi trong khối nước đá (chắc là giống Âu Dương Phong!) nhìn cây cỏ, nhà cửa, xe cộ lạnh queo, không biết những đóa hoa đào năm xưa bây giờ ra sao, trôi dạt đi đâu, về đâu? Nhân diện bất tri hà xứ khứ, đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Cũng câu hỏi nầy, thầy đã tò mò hỏi nhà văn Bình Nguyên Lộc về cô Tô Mỹ Hạnh, cô giáo sư dạy Văn đẹp đẽ, dễ thương nầy đến Trịnh Hoài Đức hồi nào và đi hồi nào có còn ai nhớ được? (ai là thầy đó, chớ Ban Giám Hiệu là phải biết, đương nhiên!) được nhà văn trả lời bằng một bức thư riêng, thầy cất giữ từ lâu lắm như một kỷ niệm quí báu của Bình Nguyên Lộc, một nhà văn lớn của Việt Nam mình.

Không biết bức thư nầy, có phải là bức thư cuối cùng trong đời nhà văn không, vì khi thầy nhận được vào ngày 2 fevrier 1987 thì vài ngày sau, có tin nhà văn qua đời. Các em để ý tấm lòng ưu ái của BNL đối với một nhà văn trẻ mới viết như thầy, tuy liên lạc lần đầu mà được ông coi như là văn hữu quen biết từ lâu lắm. Thầy chép lại ra đây để tất cả cùng nhớ về Trịnh Hoài Đức và Bình Dương. Chữ ông viết nhỏ xíu và rất khó đọc, thầy phải dùng kính lúp mới đọc ra mà e rằng còn sai sót. Những đoạn viết chi tiết riêng tư đời cô Mỹ Hạnh (con gái của BNL), thầy tự ý bỏ bớt…
Rancho Cordova. Mồng hai Tết ta.
Anh Võ Kỳ Điền quí mến.
Tôi được sách của anh chiều mùng một Tết. Đáng lý là phải đợi đọc hết sách mới có thư phúc đáp và cám ơn, nhưng tưởng năm mới nên viết thư thăm văn hữu thì hơn, nên tôi viết ngay, hôm nay, mồng hai Tết ta, Nhưng viết ngay mà thư không tới ngay, vì ở chỗ tôi định cư bưu điện không làm việc thứ bảy và chúa nhựt, tức mồng ba mồng bốn Tết.
Té ra anh đã sống ở Bình Dương. Tôi cũng có sống ở đó 2 năm (1934 và 1935) và truyện “Ăn cơm chưa” trong quyển Ký Thác, xảy ra ở đó, với lại tiểu thuyết dài “Hố Nước quái xứ Bình Dương” (đăng ở nhựt báo Chánh Luận) cũng xảy ra ở đó. Chưa đọc hết sách anh, nhưng có đọc một chuyện rồi, trong đó hai địa danh Cầu Ông Đành và Tương-Bình -Hiệp đã làm tôi bị xúc động mạnh, nó nhắc nhở thời trai trẻ của tôi ở đó.
Và té ra anh có dạy chung trường với con Mỹ Hạnh... Dạy ở Trịnh Hoài Đức một lúc, nó xin thuyên chuyển về Sài Gòn, rồi xin học bỗng đi du học ở Washington D.C. Tốt nghiệp xong, nó về nước phục vụ và lấy chồng...
...Mặc dầu chỉ sống ở Bình Dương có hai năm, tôi còn giữ rất nhiều kỷ niệm ở đó, vì 1934, 1935 là thời thái bình, chỗ nào tôi lội cũng tới hết... nên đã biết rất nhiều nơi. Anh lớn lên thì trong tỉnh đã có chiến tranh rồi, chắc những nơi hẻo lánh, anh khó tới được. Hiện giờ Cộng Sản đã đặt tên mới cho tỉnh nầy là tỉnh Sông Bé.
Chúc anh Năm Mới được an khang và hạnh phúc bên cạnh gia đình, để sáng tác thêm. Các bạn viết lách miền Nam đi ra nước ngoài ít quá, chỉ có anh, anh Kiệt Tấn, anh Hồ Trường An, anh Nguyễn Văn Sâm và tôi thôi. Nghe nói phái nữ gốc miền Nam cũng có nhưng tôi chưa quen ai cả, trong giới nữ gốc Nam. Xin hẹn ở các thư sau.
Thân.
BNL
Như vậy là cô Tô Mỹ Hạnh thương yêu của bé Nguyễn Thị Nga năm nào, được bảo lãnh định cư ở Mỹ với cha mẹ và gia đình từ năm 1985. Nhà văn Bình Nguyên Lộc chỉ biết là thầy dạy chung trường với cô Mỹ Hạnh, đâu biết là thầy học cùng lớp, thường giành chỗ ngồi sau lưng cô Mỹ Hạnh ở Đại Học Văn Khoa năm nào. Thiệt tình, trường Trịnh Hoài Đức sao quy tụ nhiều nữ giáo sư đẹp, khiến người ta dễ chết mê chết mệt lắm. Và cũng ở mái trường thân yêu đó, có một ông thầy dạy Văn ngờ nghệch, lạng quạng, bị một cô giáo Pháp Văn yêu kiều đẹp đẽ của tụi em hạ đo ván từ lâu lắm rồi. Chết thiệt tình, chớ không kiểu làm bộ chết… chết ngáp ngáp, chết ngất ngơ!

***

Nơi ngôi trường Trịnh Hoài Đức nầy, tháng năm thầy trò quây quần học hành, vui đùa bên nhau, những câu chuyện kể thoạt nghe hình như chưa lâu lắm, chuyện của thầy của bạn, mà cứ tưởng chuyện của mình, rõ ràng còn mới rành rành, nào dè đếm kỹ ngày tháng thì gần nửa thế kỷ rồi! Nửa thế kỷ biến hiện như một giấc mơ, mới đó ngày nào, nào thầy, nào trò, nào sinh hoạt, nào học hành, những cuộc vui chơi một thời trẻ dại. Hễ mỗi lần nhắc lại, nghe lòng xao xuyến biết bao nhiêu, thương yêu biết bao nhiêu! Hiện giờ ngôi trường Trịnh Hoài Đức thân yêu của thầy trò mình vẫn còn đó, mà bạn bè, kẻ chân trời, người góc biển, lên và xuống, còn và mất, vui và buồn, thương và nhớ, nói sao cho hết!
Đã trót tương phùng trong một quán, dẫu trà ôi rượu nhạt cũng là duyên". Làm sao tìm lại được thời thơ mộng cũ, Từ Minh Tâm ơi!


Võ Kỳ Điền 
(15-05-2009)








BIỂN ĐÔNG





Hải quân Mỹ: Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng đội tàu hải cảnh        

Một

báo cáo mới của Hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc đã tăng 25 phần trăm số lượng tàu hải cảnh của mình trong ba năm qua. Đây là những loại tàu mà lực lượng Cảnh sát Biển của Trung Quốc thường sử dụng cho hầu hết những cuộc tuần tra ở Biển Đông.


Báo cáo lưu ý rằng mặc dù nền kinh tế đang chậm lại, Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự ở mức hai chữ số. Hồi tháng Ba, Trung Quốc loan báo ngân sách quốc phòng là 141,5 tỉ đôla, tăng 10%.
Để phù hợp với mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình là biến Trung Quốc thành một cường quốc hải quân lớn, Trung Quốc sẽ có một lực lượng hải quân mạnh hơn với tầm hoạt động xa hơn trong thập niên tới với nhiều tàu sân bay (Trung Quốc hiện chỉ mới có một chiếc), tàu ngầm phi đạn đạn đạo, và có thể một tàu đổ bộ boong lớn. Tại thời điểm này, báo cáo cho biết Hải quân Trung Quốc được xây dựng quanh những tàu khu trục, tàu hộ tống và tàu ngầm thông thường.
Báo cáo của Hải quân Mỹ cũng xác nhận những tin tức gần đây mà truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tải, cho biết Trung Quốc đã triển khai những phi đạn YJ-18 thuộc thế hệ những phi đạn hành trình siêu thanh chống tàu mới. Giới chuyên gia quân sự nhận định đây có thể là thách thức chưa từng có đối với những hệ thống phòng không của các tàu Mỹ và đồng minh.
Nguồn: oni.navy.mil, New York Times

 Trung Quốc phản pháo chỉ trích của Mỹ về vấn đề Biển Đông

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, kêu gọi Washington thật tâm nỗ lực bảo đảm hòa bình ổn định trong khu vực.

Tổng thống Obama tuyên bố Washington lo ngại việc Trung Quốc đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để gạt ra các nước nhỏ hơn cùng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Ông Nguyễn Phú Trọng mưu tìm gì ở Trung Quốc?

Ông Nguyễn Phú Trọng bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 4 ngày trong lúc quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng rơi vào cảnh 'cơm không lành, canh không ngọt'

Hãng tin Trung Quốc chỉ trích phát biểu của một tư lệnh lực Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua việc xây đảo nhân tạo ở biển Đông. Các bức ảnh chụp nhân chuyến thăm của ông Trọng cho thấy lãnh đạo Việt–Trung tỏ ra hồ hởi, trái ngược hẳn với năm ngoái, khi giới chức đôi bên nhìn nhau với vẻ thiếu thiện cảm.
‘Tin cậy chính trị chưa cao’ trong quan hệ Việt-Trung

Lãnh đạo hai nước thừa nhận 'trở ngại lớn nhất chính là sự tin cậy chính trị chưa cao' chủ yếu do bất đồng trong cách ứng xử, giải quyết vấn đề trên Biển Đông


Nghe toàn tường thuật về sự phản báo của Trung Quốc
Trung Quốc hôm nay (10/4) phản pháo chỉ trích của Tổng thống Hoa Kỳ, Barack Obama, về hoạt động xây cất của Bắc Kinh trên Biển Đông đang có tranh chấp, lập luận ngược lại rằng chính Mỹ mới là nước ‘giương oai giễu võ’ nhiều hơn hết.
Hành động trả miếng của Trung Quốc diễn ra 1 ngày sau khi Tổng thống Obama khuyến cáo Bắc Kinh đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc giữa lúc xuất hiện nhiều báo cáo về các nỗ lực bồi đắp đất gây tranh cãi của Trung Quốc.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh “Nhà lãnh đạo Mỹ nhắc tới ‘sức mạnh và tầm vóc’ của Trung Quốc, nhưng mọi người có thể thấy rõ là nước nào mạnh nhất và tầm vóc nhất trên thế giới rồi.”
Bà Hoa kêu gọi Washington thật tâm nỗ lực bảo đảm hòa bình ổn định trong khu vực: “Chúng ta thấy rằng có những nước giữ im lặng khi một số nước lâu nay lo xây dựng các cơ sở trên quần đảo Trường Sa của Trung Quốc mà họ xâm lấn bất hợp pháp, nhưng  lại đưa ra những phát biểu thiếu trách nhiệm đối với các hoạt động bình thường của Trung Quốc trên lãnh thổ của Trung Quốc. Đó hoàn toàn là kiểu ‘tiêu chuẩn kép’, không công bằng và thiếu xây dựng. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước giữ đúng cam kết của mình không đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông và nỗ lực hơn nữa vì hòa bình, ổn định khu vực.”
Các hình ảnh vệ tinh mới công bố trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS của Mỹ cho thấy một đoàn tàu Trung Quốc đang nạo vét cát bồi đắp lên bãi Đá Vành Khăn.
Những hình ảnh trước và sau chụp tại địa điểm khác trên quần đảo Trường Sa cho thấy xuất hiện các đường băng từ những vùng có cây cối rậm rạp, các bãi đất bằng phẳng chắc chắn lộ lên từ những nơi từng là bãi san hô, và những bến tàu thế chỗ các bãi đá tự nhiên.
Theo giới phân tích, những hình ảnh này chứng tỏ Trung Quốc đang cố tạo ra ‘những thực thể trên biển’ để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình.
Philippines, một trong những nước phản đối mạnh mẽ nhất các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, hôm nay (10/4) kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp ngăn chặn việc Bắc Kinh xây đảo nhân tạo, thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông giữa lúc tranh cãi chủ quyền chồng chéo nhau của các nước chưa được phân giải.
AFP dẫn lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose, nói ‘Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế chỉ rõ cho Trung Quốc thấy rằng việc họ đang làm là sai trái và yêu cầu Bắc Kinh phải ngưng hoạt động bồi đất lấp biển.’
Manila cho rằng Bắc Kinh đang khẩn trương bồi đất để tác động tới phán quyết của tòa trọng tài Liên hiệp quốc dự kiến sẽ được đưa ra vào năm sau liên quan đến vụ Philippines kiện bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ  Biển Đông.
Việt Nam tháng trước cũng lên tiếng phản đối việc Trung Quốc xây cất, mở rộng ‘trái phép’ các bãi đá làm thay đổi nguyên trạng ở Trường Sa và yêu cầu Bắc Kinh ‘chấm dứt ngay các hành động sai trái đó.’
Phó phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phạm Thu Hằng, hôm 5/3 tuyên bố các hoạt động này của Trung Quốc ‘không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam mà còn vi phạm DOC (Tuyên bố Ứng xử Biển Đông) đã ký giữa Trung Quốc với ASEAN.’
Trước phản đối dồn dập từ quốc tế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay nhắc lại quan điểm rằng Bắc Kinh cam kết duy trì an ninh hòa bình khu vực và đang cùng làm việc với các nước láng giềng.
Tuyên bố của phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Ashton Carter, ngụ ý tố cáo Trung Quốc quân sự hóa vấn đề Biển Đông cụ thể qua các bằng chứng gần đây cho thấy Bắc Kinh đang xây các đảo nhân tạo vốn có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Nam Triều Tiên hôm nay, ông Carter nhấn mạnh một trong những hậu quả của việc không giải quyết tranh chấp một cách ngoại giao, đa phương là khó có được những người bạn và những đồng minh kiểu này.
Bộ trưởng Quốc phòng Carter khẳng định Mỹ có rất nhiều bạn, đồng minh, và đối tác tại khu vực Châu Á và rằng Hoa Kỳ không hành xử theo kiểu hiếp đáp và không quân sự hóa tình hình như thế.
Theo AFP/AP/VOA
Mỹ lo Trung Quốc ỷ mạnh hiếp yếu ở Biển Đông Một tàu hải giám Trung Quốc truy đuổi một tàu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam năm 2014. Một tàu hải giám Trung Quốc truy đuổi một tàu của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam năm 2014. Nghe toàn tường thuật về quan ngại của Hoa Kỳ
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố Washington lo ngại việc Trung Quốc đang dùng sức mạnh và tầm vóc của mình để gạt ra các nước nhỏ hơn cùng có tuyên bố chủ quyền các khu vực ở Biển Đông.
Phát biểu tại một buổi họp công nhân chuyến thăm Jamaica hôm qua, ông Obama nhấn mạnh Washington quan ngại rằng Bắc Kinh không nhất thiết tuân thủ các quy định và chuẩn mực của quốc tế, buộc các nước phải chịu dưới thế của Trung Quốc.
Những dự án của Trung Quốc khẩn trương bồi đắp, cải tạo đất xung quanh các bãi đá ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông khiến các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền tại đây như Việt Nam và Philippines báo động.
Ông Obama nói: “Chúng tôi cho rằng việc này có thể được giải quyết qua con đường ngoại giao, nhưng chỉ vì Philippines hay Việt Nam không lớn như Trung Quốc không có nghĩa là những nước này có thể bị hất qua một bên.”
Tổng thống Obama nhấn mạnh Hoa Kỳ không có quan điểm riêng biệt về các tranh chấp chủ quyền, chỉ mong muốn tất cả các bên sử dụng các cơ chế sẵn có trên quốc tế để giải quyết tranh chấp.
Trung Quốc bênh vực việc họ cải tạo đất đai tại các đảo có tranh chấp, nói rằng chỉ thực hiện công tác ‘xây dựng và bảo trì.’
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, tuyên bố: “Hoạt động xây dựng và bảo trì của chính phủ Trung Quốc tại một số nơi ở quần đảo Trường Sa chỉ chủ yếu nhằm cải thiện những chức năng liên hệ của các đảo, cải thiện tiêu chuẩn sinh sống và làm việc của đội ngũ nhân sự trú đóng tại đây, đảm bảo tốt hơn chủ quyền hàng hải và lãnh thổ của Trung Quốc, giúp hoàn thành tốt hơn công tác tìm kiếm-cứu hộ, ngăn ngừa thảm họa, cứu trợ, nghiên cứu khoa học biển, theo dõi khí tượng, bảo vệ môi trường, an ninh hàng hải, các dịch vụ sản xuất đánh bắt, và những trách nhiệm-nghĩa vụ quốc tế mà chúng tôi đang thực hiện. Hoạt động xây cất liên hệ là vấn đề hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, công bằng, hợp lý, hợp pháp, không ảnh hưởng và cũng không nhắm mục tiêu chống lại bất kỳ quốc gia nào, không thể chê trách vào đâu được.”
Phát biểu với báo giới hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao  Mỹ, Jeff Rathke, cho biết giới chức hoa Kỳ lo rằng Trung Quốc có thể tiến hành quân sự hóa các đảo mà họ bồi đắp nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của họ tại những vùng có tranh chấp.
Tổng thống Obama nói bất chấp những tranh chấp với Bắc Kinh, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đóng một vai trò tích cực trên thế giới và rằng Hoa Kỳ hoan nghênh các khoản đầu tư hỗ trợ của Bắc Kinh trên toàn cầu.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có phần chắc đang xây dựng các đường băng tại những nơi từng là khu vực có cây cối rậm rạp, xây cảng cùng các nhà kho dự trữ nhiên liệu.
NHẮC LẠI GỢI Ý VỀ MỘT SỐ CÔNG TÁC CẦN PHẢI LÀM

* Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á.
Tiến sĩ Phạm Cao Dương

Lời tòa soạn: Theo Văn Hóa được biết, Giáo sư Sử gia Phạm Cao Dương là một trong các Diễn giả ở California được ban tổ chức Hội nghị Quốc tế về Biển ở Manila thỉnh mời; nhưng bất ngờ vào giờ chót, Giáo sư Dương ngã bệnh khá nặng, bác sĩ không cho phép ông đi xa được. Tuy nhiên, với tấm lòng yêu nước nồng nàn, với tâm thức về những diễn biến "sinh tử" trong giai đoạn Quốc tế hóa biển Đông ở đầu thế kỷ 21, nhất là sau khi đọc tin Hội nghị Manila kết thúc, ông đã viết ngay một bài "góp ý" với Hội nghị, gời cho báo Văn Hóa. Văn Hóa xin trân trọng cảm tạ Giáo sư Phạm Cao Dương.

Vài hàng tiểu sử tác giả:

Giáo Sư Phạm Cao Dương, trước năm 1975 giảng dạy tại Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa Saigon, đồng thời là Giáo Sư Thỉnh Giảng tại các Đại Học Huế, Cần Thơ, Vạn Hạnh, Đà-Lạt, Cao Đài...Ngoài việc dạy học, GS Phạm Cao Dương còn là Hội Viên của các Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Hội Đồng Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học và Ủy Ban Điển Chế Văn Tự của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Trong phạm vi khảo cứu, Giáo Sư Phạm Cao Dương là tác giả của nhiều sách và bài nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Việt Nam xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh trong đó có các tác phẩm Vietnamese Peasants Under French Domination, do Trung Tâm Nam và Đông Nam Á, Đại Học Berkeley và University Press of America cùng ấn hành năm 1985 và nhiều sách hay tài liệu giáo khoa khác. Giáo Sư Dương cũng từng là cộng tác viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Nam và Đông Nam Á của Đại Học Berkeley Hoa Kỳ và Trung Tâm Quốc Gia Khảo Cứu Khoa Học Pháp.

Sau năm 1975, ông định cư tại Hoa Kỳ và tiếp tục hoạt động trong các ngành giáo dục và nghiên cứu. Ông đã từng giảng dạy các môn về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam Học tại các Đại Học UCI, UCLA, CSU Long Beach, CSU Fullerton, đặc biệt là UCLA nơi ông vẫn còn giảng dạy hàng năm vào mùa xuân mặc dầu ông đã bắt đầu đứng lớp toàn thời gian tại trường Trung Học Võ trường Toản Saigon từ năm 1961, tức từ hơn nửa thế kỷ trước đây, liên tục cho đến tận ngày nay, tổng cộng trên nửa thế kỷ. Ông cũng là một diễn giả quen thuộc của nhiều hội đoàn của người Việt ở nhiều nơi ở Hoa Kỳ cũng như trên các đài phát thanh và truyền hình quốc tế trong đó có các đài BBC, Á Châu Tự Do và Quốc Tế Pháp RFI. Gần đây nhất, ông đã phụ trách chương trình Đại Họa Mất Nước trên đài SBTN trong 2 năm 2012-2014 ở Hoa Kỳ.

Về quá trình học hỏi, GS Dương tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, Cử Nhân Giáo Khoa và Cao Học Sử Học Đại Học Văn Khoa Saigon và Tiến Sĩ Sử Học Đại Học Paris, Pháp.

    *

    Xin được thưa ngay là vấn đề này đã từng được người viết nêu ra sau khi vụ Hội Địa Lý Quốc Gia (National Geographic Society) của người Mỹ ghi chú không đúng về quần đảo Hoàng Sa đã tạm thời được giải quyết vói sự đồng ý sửa lại của tổ chức này.  

    Đây là một thành công quan trọng mà người Việt Nam nói chung đã đạt nhờ sự lên tiếng và tranh đấu của các giáo sư, học giả, các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu chuyên môn và của những người Việt yêu nước bình thường cả trong lẫn ngoài nước. Có điều đây mới chỉ là bước mở đầu vì National Geogaphic Society không phải là cơ quan hay nhà xuất bản duy nhất sản xuất và phát hành bản đồ ở Hoa Kỳ và trên thế giới.  Còn rất nhiều cơ quan và nhà xuất bản khác cũng làm những công việc tương tự. Việc làm sáng tỏ và tranh đấu để có sự điều chỉnh cho đúng sự thực do đó cần phải được tiếp nối. Trong bài này người viết xin được lập lại hai gợi ý cần phải làm vào lúc này:  

    Thứ nhất là người Việt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước lớn như Pháp, Anh, Úc, Nhật, Đức, Gia Nã Đại và các nước Bắc Âu… cần phải duyệt lại tất cả những tài liệu đã được phổ biến liên hệ tới không riêng Quần Đảo Hoàng Sa mà luôn cả Quần Đảo Trường Sa và nếu cần, phải vận động để điều chỉnh. 

    Thứ hai là phải xét lại danh xưng South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) hay Mer de Chine (Biển Trung Hoa) hay Mer de Chine Méridionale và đổi thành Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est (Biển Đông Nam Á).  

    Cả hai gợi ý này đều có những lý do riêng và đều có thể thực hiện được nếu mọi người Việt Nam nhất là các nhà cầm quyền ở trong nước  đều muốn làm vì chúng ta đang ở vào những vị thế và thời điểm vô cùng thuận lợi, có thể làm được. Tôi xin được trình bày với những chi tiết như sau:

Thứ nhất: Thường xuyên duyệt xét lại tất cả những bản đồ đã được quốc tế ấn hành hay phổ biến trên mạng

    Lý do của việc làm này là bản đồ có thể được phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau: trên mạng, in rời từng bản để treo tường hay in trong sách hay thành tập gọi là atlas dưới nhiều khổ lớn nhỏ, dầy mỏng khác nhau, có tỷ lệ khác nhau, từ đó chi tiết được trình bày hay ghi chú khác nhau, đồng thời cũng có thể là những cầu đồ (globes). Gợi ý để mọi người cùng làm ở đây là người Việt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các nước lớn như Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Nhật, Đức và các nước Bắc Âu… cần phải duyệt lại tất cả những tài liệu đã được phổ biến này và nếu cần, có thể vận động để điều chỉnh.  Hoa Kỳ là một trường hợp điển hình.  Chúng ta thử bắt đầu một bằng quốc gia có nhiều liên hệ với Việt Nam này.  Điều nên nhớ là công việc duyệt xét này, vói một kiến thức không cần thật cao về các ngôn ngữ liên hệ, ai cũng có thể làm được, nhất là các thanh thiếu niên thuộc thế hệ trẻ ở các học đường, chưa nói tới các người làm ở các thư viện.

Ở Hoa Kỳ, ngoài National Geographic, còn có những nhà xuất bản khác không kém quen thuộc đối với học giới nói chung, các nhà địa lý học hay các thày dạy sử địa nói riêng, như Hammond, Rand McNally, DK, Oxford University Press, Merriam-Webster, Random House, Smithsonian, Harper Collins…Các tài liệu này vì được ấn hành bằng tiếng Anh nên cùng lúc được xuất bản và phổ biến ở các nước nói tiếng Anh như Gia Nã Đại, Úc, Anh…Các bản đồ của các nhà xuất bản này phần lớn dùng các tên Paracel hay Spratly, những tên quốc tế, rồi đã hoặc là để trống (Oxford Atlas of the World, 2005; Oxford New Concise World Atlas, 2009; Random House Compact World Atlas, 2006; Smithsonian Handy World Atlas, 2004) hoặc đề sovereignty disputed hay disputed - chủ quyển tranh chấp hay tranh chấp ( Hammond World Atlas,2009; Hammond Concise World Atlas,(?); DK World Atlas, Digital  Mapping for the 21th Century, 2007, DK Concise Atlas of the World, 2007) hoặc đề là claimed by (đòi chủ quyền bởi) rồi kể tên các quốc gia (Rand Mcnally, Answer Atlas , the Geography Resource for Students, 2006). Riêng cuốn Merriam-Webster’s Geographic Dictionary, 2007,  vì là từ điển nên ngoài tên quốc tế lại ghi thêm các tên Xi-sha Qndao (Trung Hoa), Quần Đảo Hoàng Sa (Việt Nam) và Hi-ra-ta gun-tô (Nhật Bản) trước khi ghi các chi tiết khác. National Geographic có lẽ là một trường hợp cá biệt.  Các bản đồ in của hội này cũng đã ghi chú y như họ đã ghi chú trên mạng (National Geographic Family Reference Atlas of the World, 2010; National Geographic Visual of the World Atlas,2009; National Geographic  Collegiate Atlas of the World (?). Cần để ý là trong thời gian chiến tranh Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, National Geographic Society đã  chú ý rất nhiều đến cuộc chiến đấu chống Cộng của người Việt. Họ đã viết và đã phổ biến rất nhiều bài về đề tài này một cách có cảm tình với phía ngưòi Việt Quốc Gia.  Vậy tại sao với tư cách là một hội khoa học họ lại thay đổi thái độ một cách vội vã, thiếu vô tư và thiếu thận trọng so với những nhà xuất bản khác nặng về kinh doanh thương mại hơn như vậy?  Qua sự kiện này câu hỏi được đặt ra người ta có thể tin tưởng vào tinh thần khoa học, vô vị lợi của người Mỹ đến mực nào?  Một câu hỏi khác: Còn ở Việt Nam thì sao?

Việt Nam (miền Bắc) cũng dùng các danh xưng Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha) của Trung Quốc trên các bản đồ của mình

Trở về với Việt Nam, việc dùng các danh xưng Tây Sa và Nam Sa, gốc của người Tàu, thay vì Hoàng Sa và Trường Sa trong tiếng Việt, không phải là không có.  Sự kiện này sở dĩ đã xảy ra có thể là do sự dễ dãi, dẫn xuất từ tính thế nào xong thôi của người Việt. Nó cũng có thể là do sự cẩu thả của người làm sách hay vẽ bản đồ nhưng nó cũng có thể do chủ trương của người cầm quyền đương thời liên hệ tới quốc tế chủ nghĩa và nhu cầu của tình thế và của chiến tranh thể hiện qua văn thư của Thủ Tướng Chính Phủ Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi cho đồng chí của ông là Tổng Lý Quốc Vụ Viện Nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa Chu Ân Lai, ngày 14 tháng 9 năm 1958 và cách giải thích của những người có trách nhiệm ở miền Bắc đương thời. Có điều giải thích ra sao cũng vậy.  Bút sa là gà phải chết! Khi những tranh chấp xảy ra, người Tàu đã dùng những tài liệu do chính người Việt tạo ra mà họ có được trong tay này làm chứng cớ để biện minh cho chủ quyền của họ ở các quần đảo hai bên đang tranh chấp. Bài viết nhan đề “Xisha and Nansha Islands belong to China”  (Tây Sa và Nam Sa thuộc Trung Quốc) đăng trên tờ Beijing Review, cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền Cộng Sản Bắc Kinh bằng Anh ngữ, số 21, ra ngày 25 tháng 5 năm 1979 cho người ta thấy điều đó. Bài này không ghi tên tác giả mà chỉ ghi là một bài bình luận của ký giả Tân Hoa Xã, có lẽ để tránh không bị coi là chính thức, nhưng ai cũng biết Tân Hoa Xã là cơ quan thông tấn chính thức của nhà nước Trung Hoa Cộng Sản. Trong bài bình luận này, ngoài những lập luận và chứng cớ bằng ngôn từ, tác giả đã viện dẫn tới các bản đồ chính thức của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (miền Bắc) ấn hành trước năm 1975. Các bản đồ này đã gọi các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng tên Trung Hoa đọc theo tiếng Việt là Tây Sa và Nam Sa của chúng kèm theo những ghi chú chứng tỏ các quần đảo này là thuộc Trung Hoa. Tác giả bài báo đã nêu lên một số trường hợp làm thí dụ:

Thí dụ thứ nhất:  Bản đồ thế giới vẽ và ấn hành bởi Cục Địa Đồ (?) của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam năm 1960 đã ghi rõ bằng tiếng Việt “Quần Đảo Tây Sa (Trung Hoa)” và “Quần Đảo Nam Sa (Trung Hoa)”.  Nguyên bản tiếng Anh để chữ China (Trung Hoa) trong ngoặc đơn rồi tất cả trong ngoặc kép “ the Xisha Islands (China)”, “the Nansha Islands (China)” thành người viết bài này (PCD) không rõ chữ China này là ghi đúng như trên bản đồ của Việt Nam hay do tác giả  bài viết trên tờ Beijing Review thêm vô. 

Thí dụ thứ hai:  Những bản đồ Việt Nam xuất bản bởi Cục Địa Đồ vào tháng 5 năm 1964 và những bản đồ thế giới ấn hành tháng 5 năm 1972 cùng những bản đồ chính trị thế giới do Cục Đo Đạc và Bản Đồ Quốc Gia(?) ấn hành tháng 3 năm 1974 ghi các quần đảo này bằng tên Trung hoa viết bằng tiếng Việt Nam. Không bao giờ các quần đảo này được ghi bằng tên tiếng Việt là “Quần Đảo Hoàng Sa” và “Quần Đảo Trường Sa” như sau này, theo tác giả bài báo.

Thí dụ thứ ba:  Một bài học về Trung Quốc dành cho lớp 9 trong một cuốn sách giáo khoa về địa lý do Nhà Xuất Bản Giáo Dục Hà Nội ấn hành năm 1974 có câu “Vòng cung hợp bởi các quần đảo Nam Sa và Tây Sa, đảo Hải Nam, Đài Loan, Quần Đảo Bành Hồ… tạo thành một bức “trường thành” che chở cho Trung Hoa Lục Địa.” Có nhiều diễn tả tương tự đã được thấy trong các sách giáo khoa của Việt Nam.  Xin độc giả  lưu ý tới hai chữ “trường thành” ngay từ năm 1974 này đã được dùng thay vì mãi đến năm 2015 mới được vị đô đốc tư lệnh Hạm Đội 7 của Mỹ nhắc tới.

Thí dụ thứ tư, Kinh độ phía đông của Việt Nam: Ngày 15 tháng 5 năm 1975, non một tháng sau ngày quân đội Việt Nam (Cộng Sản) tiến chiếm sáu đảo của Quần Đảo Trường Sa, tờ Quân Đội Nhân Dân cho đăng một bản đồ Việt Nam bao gồm cả Quần Đảo Trường Sa và khẳng định là địa điểm cực đông của lãnh thổ Việt Nam nằm ở 109 độ 29 phút Đông. Điều này (theo bài báo) chứng tỏ Việt Nam đã chiếm đóng lãnh thổ của Trung Quốc. Mặt khác, một tài liệu nhan đề Địa Lý Thiên Nhiên Việt Nam và Các Vùng Thiên Nhiên của Lãnh Thổ Việt Nam (?) do Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam và Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam ấn hành năm 1970 lại xác định điểm cực đông của lãnh thổ Việt Nam nằm ở 109 độ 21 phút Đông thay vì 109 độ 29 phút Đông, chênh nhau 8 phút. Tác giả bài báo cho rằng dù có tăng thêm 8 phút cho lãnh thổ Việt Nam, Nam Sa vẫn không thuộc Việt Nam vì Nam Sa nằm ở 109 độ 30 phút đông của lãnh thổ Việt Nam (cũng theo bài báo).

Qua những thí dụ kể trên, người ta thấy lập luận của phía Trung Hoa có những điều bất ổn.  Ba thí dụ đầu căn cứ vào những tài liệu được ấn hành từ trước năm 1975, khi Việt Nam còn bị chia đôi và có xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam trong khi các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo Hiệp Định Genève mà Trung Quốc có tham dự và đóng vai trò tích cực, là do miền Nam quản trị. Lập luận của Trung Quốc trong trường hợp này không có giá trị vì nó cũng giống như lập luận của họ đối với văn thư Phạm Văn Đồng gửi cho Châu Ân Lai.  Nói cách khác, những gì miền Bắc làm đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không có giá trị pháp lý căn cứ vào Hiệp Định Genève. Có điều khi đặt vấn đề này người ta lại phải đặt lại toàn bộ vấn đề Việt Nam từ biến cố 30 tháng Tư năm 1975 vì Miền Bắc là phía thắng trận nên những gì Miền Bắc làm là hợp pháp.  Một câu hỏi khác liên hệ trực tiếp với bài này cần được nêu lên là tại sao các nhà làm sách và làm bản đồ ở miền Bắc thời trước năm 1975 lại dùng những danh xưng của người Tàu thay vì các danh xưng của người Việt để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Câu trả lời có thể là vì thời gian đó là thời gian Việt Nam và Trung Hoa là hai nước Cộng Sản “anh em”, em không giữ được thì đưa cho anh thay vì để người ngoài chiếm mất, đồng thời đó cũng là thời gian chiến tranh, Cộng Sản Việt Nam cần sự giúp đỡ của Cộng Sản Trung Quốc và vai trò của Trung Quốc nói chung và của các cố vấn Trung Quốc nói riêng rất mạnh, không ai có thể chống lại. Do đó, việc dùng ngôn từ của Trung Quốc hay việc chép nguyên văn từ các tài liệu do các cố vấn Trung Quốc đưa cho ở đây cũng chỉ là một điều bình thường giống hệt như trong các cuộc chỉnh huấn trong quân đội hay cải cách ruộng đất và việc dùng danh xưng Quân Đội Nhân Dân thay thế cho danh xưng Vệ Quốc Đoàn mang nặng tinh thần quốc gia chủ nghĩa. Khó ai có thể ngờ Trung Quốc trước sau như một khiến cho những gì các nhà làm bản đồ hay sách giáo khoa về địa lý ở miền Bắc đã làm ở thời đó sau này đã gây ra bất lợi cho cả đất nước Việt Nam.  Tưởng ta cũng nên để ý là về vấn đề kinh độ, 109 độ 21 hay 29 phút chỉ là của Việt Nam lục địa tức phần chính của Việt Nam mà thôi. Các Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa không được trình bày trong tài liệu được viện dẫn. Ngoài ra người ta cũng phải để ý hơn nữa là tháng 5 năm 1975 miền Bắc mới chiếm được miền Nam và tự coi là có trách nhiệm trên toàn thể lãnh thổ của miền Nam trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa. Thời gian quá ngắn nên những tài liệu tờ Quân Đội Nhân Dân dùng cho bài viết của họ vẫn là tài liệu cũ của miền Bắc. Họ chưa có đủ thì giờ để cập nhật hóa những gì phải làm. 

    Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale cần phải được thay thế bằng Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique hay Biển Đông Nam Á

    Đây là một vấn đề lẽ ra phải được nêu lên từ lâu nhưng hầu như ít ai để ý đến hoặc chưa có dịp.  Người viết đã thử làm hồi cuối thập niên 1980 của thế kỷ trước  bằng các gửi thư cho các bộ ngoại giao của các nước Đông Nam Á, nhưng như mọi người có thể đoán được, với tư cách cá nhân vô danh, nhỏ bé, thư chắc chắn đã được nằm trong sọt rác.  Sau này một tổ chức lớn hơn, Nguyễn Thái Học Foundation cũng đã làm nhưng cũng chưa đạt được ý muốn.  Một thời điểm đầu tiên rất tốt đã xảy ra trong năm 2010, một thời điểm có thể coi là ngàn năm một thuở vì Việt Nam vào năm 2010 là chủ tịch luân phiên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời trong tháng 4 năm đó cuộc họp thượng đỉnh của Hiệp Hội đã diễn ra ở Hà Nội. Với tư cách chủ nhà và ở cương vị chủ tịch, nhà nước Cộng Sản Việt Nam có thể đưa ra đề nghị để hội nghị cứu xét và thông qua.  Rất tiếc là nhà nước này Cộng Sản Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội này.  Tuy nhiên thời điểm hiện tại cũng không đến nỗi là đã quá muộn.  Lý do là vì hiện tại Quốc Tế nói chung, trong đó có Nhật Bản, có Úc, có Ấn Độ…, không phải chỉ riêng Hoa Kỳ, đã chú ý nhiều hơn tới nguy cơ Biển Đông và đã có những hành động cụ thể.  Một vận động mới cần phải được khởi động. 

    Có nhiều lý do phải đổi tên:
Thứ nhất: Tên South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) trong tiếng Anh và tên Mer de Chine (Biển Trung Hoa) hay Mer de Chine Méridionale trong tiếng Pháp không thích hợp với thực tại địa lý nói chung của biển này. Chúng đã được đặt ra và được chấp nhận từ nhiều thế kỷ trước, khi người Âu Châu mới tới vùng này. Lúc đó họ đã biết hay đã quen với Trung Quốc nhiều hơn là với các xứ Đông Nam Á đương thời, trong khi trên thực tế biển này ba mặt phía nam, phía tây, phía đông được vây quanh bởi các nước Đông Nam Á, chỉ một phần phía bắc là tiếp giáp với Trung Quốc. Khi một danh xưng do người ngoài đặt cho và không hợp lý với thực tại địa phương, người ta cần phải đổi đi cho hợp lý hơn thay vì để nguyên một cách thụ động và cứ thế mà dùng từ đó gây ra những hiểu lầm lẽ ra có thể tránh được. Nên để ý là Indonesia xưa kia bị gọi là Nam Dương quần đảo. Sau khi độc lập nước này đã được đổi tên là Indonesia hay In-đô-nê-xia.

Thứ hai: Biển này nằm ở giữa các quốc gia Đông Nam Á, trong tương lai, với đà phát triển trên nhiều mặt của Hiệp Hội ASEAN, sẽ là một cái hồ, một thứ Địa Trung Hải của toàn vùng. Nó sẽ giúp cho mọi sự tiếp xúc, trao đổi và hợp tác, nói chung, từ kinh tế, tài chánh, thương mại đến văn hóa, giáo dục… được dễ dàng vì giao thông bằng đường thủy luôn luôn dễ dàng với những số lượng lớn hơn gấp bội so với đường bộ hay đường hàng không nếu người ta biết tổ chức và khai thác. Tên South China Sea hay Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale không nói lên được tầm quan trọng này, chưa kể tới những ý nghĩa tiềm ẩn có thể bị khai thác của hai chữ China hay Chine trong hai danh xưng này.

    Thứ ba: Đổi tên từ South China Sea (Biển Nam Trung Hoa) hay Mer de Chine  (Biển Trung Hoa)hay Mer de Chine Méridionale (Biển Nam Trung Hoa) thành Biển Đông Nam Á không có nghĩa là ta từ bỏ danh xưng Biển Đông hay Đông Hải của Việt Nam vì Biển Đông hay Đông Hải là những tên riêng của người Việt để dùng trong nội bộ mình. Các nước khác chắc chắn cũng có những tên riêng của để gọi biển này của họ, điển hình là Phi Luật Tân. Vì là của riêng người ta vẫn có thể tiếp tục dùng những danh xưng này như những danh xưng truyền thống với những ý nghĩa vừa đúng với vị trí của biển này đối với người dân địa phương, vừa tình cảm của chúng.  Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est sẽ chỉ là những danh xưng quốc tế thích hợp hơn để dùng trên các văn kiện hay trong các buổi họp quốc tế, trên các địa đồ thế giới và cho các nước không nằm trong vùng.  

    Thứ tư: Dùng danh xưng Biển Đông Nam Á hay Southeast Asia Sea hay Mer de l’Asie du Sud-Est hay Mer du Sud-Est Asiatique sẽ giúp cho các học giả, các nhà ngoại giao, các chính khách Việt Nam, mỗi khi phải tiếp xúc với thế giới bên ngoài, tránh được sự khó chịu khi phải dùng những tên vừa không do mình đặt ra vừa không đúng với thực tại địa lý mà còn hàm chứa ảnh hưỏng và sức mạnh quá lớn của Trung Quốc. Không những thế chúng còn mang các quốc gia Đông Nam Á lại gần với nhau hơn, đồng thời có thể tạo ra cho người dân của các quốc gia này một ý thức mới, ý thức thuộc về một khối người có nhiều điểm tương đồng, có những quyền lợi chung cần được khai thác với nhau trong hòa bình và cùng nhau bảo vệ nhất là trong phạm vi môi trường thiên nhiên vào lúc Trung Quốc đang nỗ lực kỹ nghệ hóa các tỉnh đông nam của họ hay xa hơn nữa trước tham vọng bành trướng nhằm làm bá chủ thế giới của nước này.

Kết luận: Với những lý do trên đây, và còn nhiều lý do khác nữa mà người viết, trong một bài báo ngắn gọn hay vì nhất thời tế nhị, không thể kể ra hết, việc thay thế các danh xưng South China Sea trong tiếng Anh và Mer de Chine hay Mer de Chine Méridionale trong tiếng Pháp bằng danh xưng Southeast Asia Sea hay Mer de l ‘Asie du Sud-Est  hay Mer du Sud-Est Asiatique là một việc làm cần thiết và thích hợp cho sự phát triển nhanh chóng và mỗi ngày mỗi thêm vững mạnh của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) như người ta đã và đang thấy.  Nó nói lên sự bình đẳng và ý chí kết hợp của các nước trong vùng.  Ngưòi ta có thể không thích ý kiến quốc tế hóa các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vì nó liên hệ tới chủ quyền về lãnh thổ và lãnh hải của riêng từng nước, nhưng người ta có thể chấp nhận, nếu không nói là hoan nghênh việc làm này như một cái tên thuần túy và đơn giản.  Các quốc gia Đông Nam Á đã có một tổ chức chung; đã đến lúc các quốc gia này phải có một cái gì cụ thể chung. Một vùng biển chung mang danh Biển Đông Nam Á ít ra qua danh xưng của nó là biểu tượng cho cái gì chung đó vậy. Trở về với Việt Nam. Như đã nói ở trên, năm 2010 Việt Nam đã bỏ lỡ một cơ hội có thể nói ngàn năm một thuở.  Tuy nhiên lỡ không phải là quá trễ.  Với sự nhập cuộc mỗi ngày một mạnh hơn, mỗi ngày một sâu hơn của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc và luôn cả Ấn Độ… trong một thế giới đang đổi mới, một cuộc vận  động mạnh hơn cần được khởi động trở lại.  Nên nhớ là chúng ta đang ở Thế Kỷ 21 chứ không còn ở Thế Kỷ 20 nữa.    

    Vì chủ đề của bài này là Trường Sa và Hoàng Sa nên người viết thấy cần phải nêu lên một gợi ý khác để các nhà cầm quyền Cộng Sản ở trong nước hiện tại chứng tỏ sự ghi nhận công ơn của các chiến sĩ, bất kể là từ miền Nam hay miền Bắc trước kia, đã hy sinh bảo vệ lãnh thổ nước nhà. Gợi ý đó là : Hãy dùng tên của họ để đặt cho những chiến hạm mới mà Việt Nam mới đặt mua hay mới tự đóng để bảo vệ vùng biển của đất nước. Sự đặt tên này cũng gống như sự dựng tượng đài kỷ niệm chắc chắn sẽ được mọi người hoan nghênh kể cả các chiến sĩ hải quân của nước Việt Nam hiện tại vì trong khi chiến đấu chống hải quân Trung Cộng ở Trận Chiến Hoàng Sa hay Trường Sa họ chỉ hướng tới một mục tiêu duy nhất là bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam hay đồng bào của họ trước sự xâm lăng của ngoại bang.  Trong hoàn cảnh đó họ không còn là người của miền Nam hay của miền Bắc nữa mà là của chung của cả dân tộc hay hơn thế nữa họ là những anh hùng chung của cả dân tộc của thế kỷ hai mươi.  Riêng Hạm Trưởng Ngụy Văn Thà, ông người hạm trưởng đầu tiên của Hải Quân Việt Nam đã quyết dịnh ở lại, chết theo tàu trong cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải phía đông của tổ quốc mình trước một kẻ thù truyền kiếp, đông và mạnh hơn gấp bội.  Lê Văn Tám là một nhân vật hoàn toàn ngụy tạo trong Chiến Tranh Đông Dương Lần Thứ Nhất là điều bây giờ ai cũng biết, nhưng tên của nhân vật ngụy tạo này vẫn được giữ làm tên các trường học, tên đường, tên công viên. Tại sao ngưòi ta vẫn lờ đi không nói tới Ngụy Văn Thà và các chiến hữu bất kể Nam, Bắc của ông, những nhân vật lịch sử có thật, đặc biệt là vào lúc mà Hoàng Sa và Trường Sa là đề tài nóng bỏng của thời cuộc?  Nhưng dù công nhận hay không, những ai còn tin vào sự linh thiêng của các anh hùng liệt sĩ của dân tộc, vẫn thường dành một phút trong các buổi lễ để tưởng niệm và tri ân, hẳn phải nghĩ rằng từ trên nền trời cao bao la, xanh thẳm của Biển Đông, Ngụy Văn Thà và các chiến hữu của ông vẫn luôn luôn theo dõi và phù trợ cho các hậu duệ của ông trong sứ mạng thiêng liêng bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải phía đông của chung của cả dân tộc và che chở cho những đồng bào của ông vẫn ngày ngày kiếm sống trong những vùng biển từ xưa vẫn là của dân tộc mình.  Tất nhiên là khi làm công việc này, nhà nước Cộng Sản Việt  Nam hãy làm cho 64 liệt sĩ đã hy sinh trong Trận Chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988 của mình trước.  Điều mà cho đến tận năm 2015 này họ vẫn chưa làm được hay chỉ cho làm một cách rụt rè.

    Có điều vinh danh hay không vinh danh đối với các chiến sĩ này chắc chắn chẳng có gì là quan trọng so với sứ mạng vô cùng lớn lao và cao cả là bảo vệ đất nước, bảo vệ đồng bào của họ.
(Nhân dịp Hội Nghị Quốc Tế về Biển Đông họp tại Manila cuối tháng 3 năm 2015).

NGUYỄN THIÊN THỤ * TÂM TRẠNG NGUYỄN DU  TÂM TRẠNG NGUYỄN DU

 NGUYỄN THIÊN THỤ


Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là con thứ bảy của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm. Vì là con quận công, ông được tập ấm Hoàng tín đại phu, Trung thành môn vệ úy, tước Thu Nhạc bá. Năm 19 tuổi, ông trúng tam trường thi hương tại Thăng Long. Năm kỷ dậu (1789), vua Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, ông theo phò tá mà không kịp, phải trốn về quê vợ, ở Quỳnh Côi, huyện  Hải An, Thái Bình, mưu việc cần vương song không thành. Ông về quê, lấy săn bắn làm vui, hiệu là Hồng Sơn liệp hộ, và Nam Hải Điếu Đồ. Năm bính thìn (1796), ông toan vào Gia Định phò chúa Nguyễn thì bị tướng Tây Sơn ở Nghệ An là Nguyễn Thận bắt, sau thả ra. Tháng 6 nhâm tuất (1802), vua Gia Long ra Bắc, ông đem thủ hạ ra nghênh đón và theo vua Gia Long đến Bắc Thành. Tháng 8 năm ấy, ông được bổ tri huyện Phù Dung ( Phù Cừ, Hải Hưng), rồi thăng tri phủ Thường Tín, sau xin nghỉ bệnh. Năm quý hợi (1803), ông cùng một số quan văn được cử lên ải Nam Quan đón sứ Trung Quốc. Năm bính dần ( 1806), Gia Long thứ năm, ông được thăng Đông Các Đại học sĩ. Năm Gia Long thứ 12 (1813,  thăng Cần Chánh điện Đại Học sĩ, và được cử làm chánh sứ sang triều Thanh. Khi về, ông được thăng Lễ bộ Hữu tham tri. Năm  Minh Mạng thứ nhất (1820), ông được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc nhưng chưa đi thì ông mất lúc 56 tuổi ta.

Tác phẩm: Ba tác phẩm trên là thơ chữ Hán sang tác trong thời gian phục vụ nhà Nguyễn:

-Thanh Hiên Tiền Tập: thời gian ẩn lánh ở Bắc

-Thanh Hiên Hậu Tập: Thời gian làm quan ở Bắc.

-Nam Trung Tạp Ngâm : thời gian làm quan tại miềnTrung.

- Bắc Hành Tạp Lục : thời gian đi sứ Trung Quốc.

Bắc Hành Thi Tập  phần lớn là thơ tả cảnh Trung Quốc.

Bắc Hành Thi Tập  phần lớn là thơ tả cảnh Trung Quốc.

          1.Tình yêu thiên nhiên

          Bài thơ tả sông Thanh Quyết là một bài thơ tả cảnh rất hay. Sông này thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Ninh Bình,  là một đoạn của sông Đáy, giữa đường đi Ninh Bình, Hà Nam, tức sông Gián Khẩu:

清决江

浮僑盡處出平田



落落人家兩岸煙
極目關在何處
征鴻數點白雲邊
Thanh Quyết Giang vãn thiếu
Phù kiều tận xứ xuất bình điền,
Lịch lịch thanh sơn lại nhãn tiền.
Cổ kính tiều quy minh nguyệt đán,
Triều môn ngư tống tịch dương thuyền,
Mang mang thủy viễn tam xuân thụ,
Lạc lạc nhân gia lưỡng ngạn yên.
Cực mục hương quan tại hà xứ,
Chinh hồng sổ điểm bạch vân biên.
Ngắm cảnh buổi chiều trên sông Thanh Quyết
Qua khỏi chiếc cầu, đến cánh đồng,
Núi non  cao ngất, nước xanh trong.
Lão tiều gánh củi về trăng sáng,
Ngư phủ lái thuyền ra ca sông.
Xuân mới hàng cây sóng dồn dập,
Chiều tàn mái rạ khói bình bồng.
Quê hương ta ở  phương nào nhĩ?
Điểm trắng trời xanh mấy cánh hồng!
    瓊海元宵
元夜空庭月滿天
依依不改舊嬋娟
一天春興誰家落
萬里瓊州此夜圓
鴻嶺無家兄弟散
白頭多恨時遷
窮途憐汝遙相見
海角天涯三十年
QUỲNH HẢI NGUYÊN TIÊU
Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên
Y y bất cải cựu thiền quyên
Nhất thiên xuân hứng thùy gia lạc
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán,
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên.
Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến,
Hải giác thiên nha tam thập niên.
          ĐÊM  NGUYÊN TIÊU Ở QUỲNH HẢI
          Sân vắng, đêm rằm, trăng sáng soi
          Thuyền quyên hình dáng vẫn xinh tươi.
          Một trời xuân đẹp  ai vui sướng
          Muôn dặm Quỳnh Châu trăng rạng ngời
          Hồng Lĩnh không nhà, anh em rã,
          Bạc đầu ôm hận tháng năm xuôi.
          Đường cùng cảm kích trăng thăm viếng,
          Ba chục năm trời kiếp nổi trôi.
1.     Sầu quốc phá,  gia vong.
                        Khi Tây Sơn đánh đất Bắc, đánh tan họ Trịnh, rồi sau đó đánh tan quân Thanh. Nhà Nguyễn Du chia hai, một nửa phò Lê, một nửa theo Tây Sơn. Nguyễn Du theo phò Lê, mưu chống Tây Sơn nhưng thất bại. Ông phải ẩn náu và đau lòng vì cảnh nước mất nhà tan:
自衣裳無覓處
兩堤烟草不勝悲
百年多少傷心事
近日長安大已非 (江享有感)
Nhất tự y thường vô mịch xứ,
Lưỡng đê yên thảo bất thăng bi.
Bách niên đa thiểu thương tâm sự,
Cận nhật Trường An đại dĩ phi ( Giang đình hữu cảm)
-Một thuở áo xiêm không bóng dáng,
Đôi bờ cây cỏ luống u sầu.
Trăm năm cuộc thế bao buồn khổ,
Phong cảnh Trường An đã khác màu. (Cảm xúc ở Giang đình)\
 Năm bính thìn (1796), ông mưu vào Gia Định giúp nhà Nguyễn, nhưng đến Nghệ An thì bị giam 10 tuần (khoảng ba tháng ),ông đau đớn và tuyệt vọng:
             縻中慢興
鍾子猿琴操南音
莊舃病中猶越吟
四海風塵家國
十旬牢獄死生心
平章遺恨何時了
孤竹高風不可尋
我有寸心無與語
鴻山山下桂江深
        My trung mạn hứng










Bốn bể  khóc than cơn gió bụi
Mười tuần sống chết kiếp giam cầm.
Bình Chương di hận bao giờ hết,
Cô Trúc cao phong chẳng thể tìm.
Ta có tấc lòng không thể nói,
Hồng cao, Quế thẳm biết bao tầm!
自嘆(其一)
生未成名身已衰
蕭蕭白髮暮風吹
性成鶴脛何容斷
命等鴻毛不自知
天地與人屯骨相
春秋還汝老鬚眉
斷蓬一片西風急
畢竟飄零何處歸
Tự thán
Sinh vị thành danh thân dĩ suy,
Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy
Tính thành hạc hĩnh hà dung đoạn
Mệnh đẳng hồng mao bất tự tri
Thiên địa dữ nhân truân cốt tướng
Xuân thu hoàn nhữ lão tu mi
Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp
Tất cánh phiêu linh hà xứ quy
        THAN THÂN
Sống chửa thành danh thân đã suy,
Bơ phờ tóc trắng, gió lê thê.
Tính như chân hạc, khôn thu ngắn,
Mệnh tựa lông hồng, dễ gặp nguy.
Thân thế đắng cay, trời đất phú
Tóc râu bạc trắng, tháng ngày đi.
Cỏ bồng theo gió bay đi mãi,
Nào biết nơi nao sẽ trở về!
 Thời cuộc chuyển vần, ông bị phá sản, đến khi làm quan triều Nguyễn, đời ông  vẫn gặp nhiều  khó khăn. Ông phải lo cho thân ông và cả gia đình ngoài quê:
白頭所計惟衣食
何得狂歌似少年 (夜坐)
Bạch đầu sở kế duy y thực
Hà đắc cuồng ca tự thiếu niên.(Dạ tọa)
-Bạc đầu vẫn phải lo cơm áo,
Chẳng được ca tràn như thiếu niên. (Đêm ngồi)
十口啼饑橫嶺北
一身臥病帝城東
知交怪我愁多夢
天下何人不夢中  (偶題)Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh bắc,
Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông.
Tri giao quái ngã sầu đa mộng
Thiên hạ hà nhân bất mộng trung   (Ngẫu đề)
Nhà bắc Hoành Sơn mười miệng đói,
Cửa đông kinh khuyết, một mình đau.
Bạn bè cười tớ hay sầu mộng,
Thiên hạ ai người chẳng khổ sầu ?  (Ngẫu đề)
Theo Đào Duy Anh trong 65 bài thơ trong  Thanh Hiên Tiền Hậu Thi Tập thì 17 bài nói về tóc bạc. Nói về bạc tóc nghĩa là nói về sự lo lắng, buồn rầu, tinh thần và thể xác suy nhược. Nguyễn Du bạc tóc khi ba mươi tuổi.
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên.
Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến,
Hải giác thiên nha tam thập niên. (Quỳnh Hải nguyên tiêu)
忽驚老境今朝是
何處秋聲昨夜聞
自哂白頭欠收入
滿庭黄葉落紛紛
(秋日寄興)
Hốt kinh lão cảnh kim triêu thị
Hà xứ thu thanh tạc dạ văn
Tự sẩn bạch đầu khiếm thu nhập
Mãn đình hoàng diệp lạc phân phân    (Thu nhật kí hứng)
Ta thấy bàng hoàng cảnh lão nhược
Ai nghe văng vẳng tiếng  thu sang?
Tuổi già sao vụng đường suy tính
Tràn ngập ngoài sân lạ rụng vàng. (Cảm hứng mùa thu)
3 .Tâm trạng lưu đày
          Một đời Nguyễn Du là một đời luân lạc, một đời lữ khách. Khi đi lánh nạn ở Quỳnh Côi, khi ra làm quan  Quảng Bình, Huế, ở đâu ông cũng cảm thấy cô đơn,  nhớ nhà và mang tâm trạng lưu đày:
        秋至
香江一片月
今古許多愁
往事悲青塚
新秋到白頭
有形徒役役
無病故拘拘
回首藍江浦
閒心謝白鷗
         THU CHÍ
Hương giang nhất phiến nguyệt,
Kim cổ hứa đa sầu.
Vãng sự bi  thanh trủng.
Tân thu đáo bạch đầu.
Hữu hình đồ dịch dịch,
Vô bệnh cố câu câu
Hồi thủ Lam giang phố,
Nhàn tâm tạ bạch âu.
      THU  ĐN
Trăng soi trên sông Hương,
Kim cổ bao sầu thương.
Buồn cho những nấm mộ ,
Thu về  tóc như sương
Tấm thân nhiều cay đắng
Không bệnh lưng đã còng
Nhìn về  sông Lam chảy
          Thua đàn âu thong dong
    幽居
十載風塵去國
蕭蕭白髮寄人家
長途日暮新遊少
一室春寒舊病多
壞壁月明蟠蜥蜴
荒池水涸出蝦蟆
行人莫誦豋樓賦
半春光在海涯
          U CƯ
Thập tải phong trần khứ quốc xa
Tiêu tiêu bạch phát kí nhân gia
Trường đồ nhật mộ tân du thiểu
Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa
Hoại bích nguyệt minh bàn tích dịch
Hoang trì thủy hạc xuất hà ma



Sống ở nhà người, tóc bạc phơ.
Nhà lạnh,bệnh nhiều, xuân đã muộn,
Chiều tàn, bạn it, đường còn xa
Vách hư,  trăng chiếu, thằn lằn chạy,
Nước cạn, ao hoang, ếch nhái  ra
Đi đường chớ đọc 'Đăng lâu phú'
Góc biển chân trời tuổi đã già!
  新秋偶興
    江城一臥三周
北望家天盡頭
麗水錦山皆是客
白雲紅樹不勝秋
此身已作樊籠物
何處重尋汗漫遊
莫向天涯嘆淪落
何南今是帝王州
          Tân Thu Cảm Hứng
Giang thành nhất ngọa duyệt tam chu,
Bắc vọng gia hương thiên tận đầu.
Lệ Thủy , Cẩm Sơn giai thị khách
Bạch vân, hồng thụ bất thăng thu.
Thử thân dĩ tác phàn lung vật,
Hà xứ trùng tầm hãn mạn du.
Mạc hướng thiên nhai thán luân lạc,
Hà nam  kim thị đế vương chu.
     Đầu thu cảm hứng
Giang thành thoáng đã mấy năm trôi,
Đất Bắc quê hương ở cuối trời.
Lệ Thủy, Cẩm Sơn, thân lữ khách,
Lá vàng, mây trắng, thu đơn côi!.
Cái thân lồng cũi cam tâm chịu,
Đâu chốn Nhược Bồng thỏa chí  chơi
Chớ hướng chân trời than lận đận,
Bờ Nam  nay thuộc đất vua rồi!
   4. Chán danh lợi
                      Những đoạn thơ trên cho ta thấy trong thời làm quan với nhà Nguyễn, ông mang nỗi đau đớn chán chường. Sao vậy? Vì nhớ nhà, thân bệnh… Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Du mang lòng hoài Lê. Khi ông định vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh thì ảnh hưởng vua Lê đã tàn lụi trong lòng Nguyễn Du. Nhất là khi Nguyễn Du ra làm quan triều Nguyễn, thì lòng hoài Lê càng sụt giảm ghê gớm. Trong khi sĩ phu Bắc Hà còn giữ thái độ chờ xem, thì Nguyễn Du đã hăng hái đi đón Nguyễn Ánh. Nguyễn Du đã tích cực theo Nguyễn Ánh chứ không phải miễn cưỡng như những ai khác. Ông lại được thăng cấp nhanh chóng, tất nhiên là ông không có chút oán hận vua Gia Long.  Đại Nam Liệt Truyện lại chép: Khi bị lệnh triệu không thể từ được mới ra làm quan, thường phải chịu khuất với cấp trên, lấy làm uất ức bất đắc chí. (Tập II, quyển XX, tr.336).
              Câu trên có hai phần, phần trên sai vì Nguyễn Du hăng hái theo vua mới,  chứ không miễn cưỡng, không chờ triệu dụng nhưng nửa câu dưới đúng. Tuy ông được vua hậu đãi, ông vẫn là kẻ ''hàng thần lơ láo'', là kẻ ''tân tòng'', chứ không phải là kẻ đã nằm gai nếm mật để đạt chiến thắng 1802. Vả lại, ở đâu cũng thế, cái tinh thần '' cá lớn nuốt cá bé'', ''ma cũ bắt nạt ma mới'', sự ghen ghét bao giờ cũng tồn tại trong loài người. Hơn nữa, chính vì được vua hậu đãi, chính vì ông xuất thân gia đình quyền quý và khoa bảng cho nên ông bị các quan trong triều phần lớn là võ tướng, là nông dân ghen ghét, trù dập. Ngoài ra còn có sự kỳ thị địa phương, tuổi tác, và phong cách. Tài ba và công trạng như Nguyễn Trãi đời Lê còn bị quyền thần lấn áp, giòng dõi hoàng gia mà Tuệ Trung Thượng Sĩ phải kêu lên danh lợi hiểm nguy  huống gì Nguyễn Du! Dẫu sao, chúng ta cũng phải kính phục vua Quang Trung và Gia Long, xuất thân võ tướng mà biết tôn trọng người trí thức! Liệt Truyện lại viết: Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến sợ hãi như không nói được. Vua thường bảo rằng ''nhà nước dùng người, chỉ cần người hiền, vốn không phân biệt nam bắc, nguơi cùng với Ngô Vỵ đã được đối đãi hậu, làm quan đến Á khanh, nên biết thì phải nói, để hết chức phận, há nên do dự rụt rè chỉ cốt dạ vâng làm gì (336).
                       Nhà viết sử về đoạn này cũng đã tỏ ra ghét Nguyễn Du dù ông sống sau Nguyễn Du, không va chạm gì với Nguyễn Du. Dẫu sao qua tinh thần của Liệt Truyện, chúng ta thấy Nguyễn Du bị nhiều người ganh ghét dù sau khi ông chết. Vì vậy, đọc thơ ông, ta thấy toàn nỗi buồn. Có lẽ tự ông đã biết ông bị người ta ghen ghét vì ông được vua yêu:
偶題公館壁
閶闔門前春色闌
隔江遙對御

春從江上來何處
人倚天涯滯一官
滿地繁聲聞夜雨
一床孤悶敵春寒
桃花莫仗東君意
傍有風姨性最酸
           Ngẫu đề công quán bích
Xương hạp  môn tiền xuân sắc lan
Cách giang diêu đối Ngự Bình  san
Xuân tòng giang thượng lai hà xứ
Nhân ỷ thiên nhai trệ nhất quan
Mãn địa phồn thanh văn dạ vũ
Nhất sàng cô muộn địch xuân hàn
Đào hoa mạc trượng đông quân ý
Bàng hữu phong di tính tối toan
         Tình cờ đề vách công quán
 Cửa vua đã nhạt sắc xuân,
Bên sông núi Ngự như gần, như xa.
Xuân theo sông biếc la đà
Người theo quan chức đi ra hải tần.
Đêm nghe mưa gió chuyển vần,
Trên giường cô độc, nghe hàn buốt xương.
Hoa đào chớ cậy Đông hoàng,
Gió  mưa lắm kẻ mưu toan hại mình!
                   ( Ngẫu nhiên đề trên vách nhà công)
偶得
孤城日暮起陰雲
青草漫漫到海濱
曠野遍埋無主骨
殊方獨托有官身
事來徒隸皆驕我
老去文章亦避人
望外鴻山三百里
相從何處問前鄰
Ngẫu đắc
Cô thành  nhật mộ khởi âm vân
Thanh thảo man man đáo hải tần
Khoáng dã biến mai vô chủ cốt
Thù phương độc thác hữu quan thân
Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã
Lão khứ văn chương diệc tị nhân
Vọng ngoại Hồng Sơn tam bách lí
Tương tòng hà xứ vấn tiền lân.
Ngẫu đắc
Mây đen, thành vắng, ngày tàn,
Mênh mông cỏ biếc mọc lan chân trời.
Bao mồ vô chủ khắp nơi
Làm quan cũng gửi đất người nắm xương.
Vận suy tôi tớ khinh thường,
Tuổi già thi phú, văn chương lánh người.
Hồng Sơn trăm dặm xa xôi,
Đâu làng xóm cũ, đâu người năm xưa ?
5. Giai nh ân
          Ông có nhiều bài đề cập đến giai nhân.  Bài Mộng đắc thái liên là một bài thơ đẹp:
     夢得採蓮,
緊束蛺蝶裙,採蓮棹小艇 ,
湖水何浺瀜,水中有人影,
採採西湖蓮,花實上船,
花以贈所畏,實以贈所憐,
今晨去採蓮,乃約東鄰女,
不知來不知,隔花聞笑語,
共知憐蓮花,誰者憐蓮幹,
其中有眞絲,牽連不可斷,
蓮葉何青青,蓮花嬌盈盈,
採之勿傷藕,明年不復生
MỘNG ĐẮC THÁI LIÊN
Khẩn thúc kiệp điệp quần/Thái liên trạo tiểu đĩnh
Hồ thủy hà xung dung/Thủy trung hữu nhân ảnh
Thái thái Tây Hồ liên/Hoa thực câu thượng thuyền
Hoa dĩ tặng sở úy/Thực dĩ tặng sở liên
Kim thần khứ thái liên/Nãi ước đông lân nữ
Bất tri lai bất tri/Cách hoa văn tiếu ngữ
Cộng tri liên liên hoa/Thùy giả liên liên cán
Kì trung hữu chân ti/Khiên liên bất khả đoạn
Liên diệp hà thanh thanh /Liên hoa kiều doanh doanh
Thái chi vật thương ngẫu/Minh niên bất phục sinh.
             MỘNG THẤY HÁI SEN
Hái sen trên thuyền con,/  Nước hồ lên mênh mông
Buộc chặt ống quần lại/ Bóng người in nước trong.
Hái sen trên Hồ Tây Trên thuyền đầy hoa, gương
Đem  hoa tặng người  quý
Đem gương trao người  thương
Sáng này đi hái sen /Hẹn cùng cô láng giềng.
 Lúc nào cô  đã  đến/ Tiếng cười vang hồ sen.
Mọi người yêu hoa sen,/Nhưng ai yêu thân sen ?
Trong thân có tơ trắng,/Vương vấn mãi không quên!
Lá sen màu xanh xanh/Hoa sen  rất xinh xinh
Ngó sen , xin đừng phạm /Sang năm sen chẳng sinh.










L

No comments: