Sunday, November 20, 2016

CHAMPHA * BIÊN ĐÔNG * CẢI LƯONG * VIỆN DƯỠNG LÃO * SƠN TRUNG

LỄ CHIẾN SĨ TRẬN VONG TẠI MỸ

  

Thứ ba, 26/05/2015
Xem

Tin tức / Hoa Kỳ

Tổng thống Obama vinh danh tử sĩ trong lễ Chiến sĩ Trận vong

Tổng thống Obama phát biểu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, ngày 25/5/2015.
Tổng thống Obama phát biểu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, ngày 25/5/2015.
Hôm Chủ nhật, hàng ngàn người tham gia trong đoàn xe mô tô Rolling Thunder chạy ngang qua thủ đô Washington để kêu gọi sự chú ý đến tù binh chiến tranh
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đặt vòng hoa tại Mộ Chiến sĩ Vô danh, một phần trong các hoạt động tưởng niệm của nhà lãnh đạo nước Mỹ nhân Lễ Chiến sĩ Trận vong ở Hoa Kỳ.
Buỗi lễ tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington quy tụ sự tham dự của các nhân vật nổi tiếng, tướng tá, và gia đình các cựu chiến binh.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Obama tưởng nhớ tới những người đã hy sinh để bảo vệ nền tự do của nước Mỹ và sự an toàn cho người dân. Tổng thống cũng lưu ý đây là Lễ Chiến sĩ Trận vong đầu tiên kể từ khi cuộc chiến ở Afghanistan kết thúc.

Tổng thống Obama nhấn mạnh Afghanistan vẫn là một nơi nguy hiểm và rằng chưa tới 10.000 binh sĩ còn lưu lại tại đây để huấn luyện và hỗ trợ lực lượng Afghanistan.
Nhiều cộng đồng trên khắp nước Mỹ kỷ niệm Lễ Chiến sĩ Trận vong bằng các cuộc diễu hành, các buổi hòa nhạc ca ngợi lòng yêu nước và các buổi lễ tưởng niệm. Cũng có những người đánh dấu ngày ngày bằng cách âm thầm hồi tưởng tới những người lính đã nằm xuống trong lúc phụng sự quốc gia.

Hôm qua, hàng ngàn người lái mô tô đã lượn khắp thủ đô Washington DC trong cuộc diễu hành thường niên gọi là Rolling Thunder để đánh động sự quan tâm của công luận tới các tù binh chiến tranh và những người bị mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ.
Ngày lễ quy mô lớn đầu tiên khởi nguồn ban đầu từ Decoration Day diễn ra tại nghĩa trang Arlington vào năm 1868, ba năm sau cuộc nội chiến đẫm máu ở Hoa Kỳ khiến hơn 600.000 người thiệt mạng.
Nhiều người Mỹ hôm nay được nghỉ học hoặc nghỉ làm và cuối tuần kéo dài 3 ngày được xem là khởi điểm không chính thức của mùa nghỉ hè tại Mỹ. Nhiều gia đình tổ chức các buổi dã ngoại ngoài trời hoặc ra biển, hoặc tới các công viên hay các khu cắm trại.

Thứ ba, 26/05/2015
Xem

Tin tức / Hoa Kỳ

Các cựu chiến binh Mỹ lái xe mô tô tới Đài tưởng niệm chiến tranh VN

Cuộc diễu hành Rolling Thunder tới Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington.
Cuộc diễu hành Rolling Thunder tới Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington.
Đối với nhiều cựu chiến binh Mỹ, Lễ Chiến sĩ Trận vong là một cơ hội để nhìn lại một cuộc chiến đầy chia rẽ trong lịch sử của Hoa Kỳ, cũng như để nhớ tới những người  đã hy sinh. Thông tín viên VOA Katherine Gypson tường thuật.
Mỗi năm, cứ tới ngày cuối tuần dịp lễ Chiến sỹ Trận vong, những âm thanh của Cuộc chiến Việt Nam lại vang vọng ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ.
Kể từ năm 1987, hàng trăm nghìn người đi xe ô tô phân khối lớn tham gia vào cuộc diễu hành gọi là Rolling Thunder tới Đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington.
Đó là nơi mà cựu chiến binh Mỹ Sharon Rinke nói là đã ghi lại những cảm xúc mãnh liệt về cuộc xung đột đó.
“Có một số người sẽ lần đầu tiên tới Đài tượng niệm chiến tranh Việt Nam. Họ là những người có bạn bè được khắc tên trên bức tường đó, hay từng chiến đấu với những người được khắc tên trên tường”.
Trong 50 năm kể từ khi Hoa Kỳ bắt đầu tham chiến ở Việt Nam, các cựu chiến binh của  cuộc chiến đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thái độ của công chúng.
Hơn 58.000 người Mỹ đã bỏ mạng trong Chiến tranh Việt Nam. Những ai trở về đối mặt với sự oán giận và cả hận thù.
Đài tượng niệm chiến tranh Việt Nam.Đài tượng niệm chiến tranh Việt Nam.
Ông Clay Scott, một cựu chiến binh tham gia cuộc diễu hành Rolling Thunder năm nay, nhớ lại những ngày đó.
“Người ta chửi tôi, hét vào mặt tôi rằng ‘Kẻ giết người ở Việt Nam! Kẻ giết trẻ em”, mọi điều đại loại như vậy. Vì thế, tôi nhanh chóng cởi bỏ quân phục, rồi đi thật nhanh để lên xe máy và lái về nhà”.
Đó là một cuộc đón tiếp lạnh nhạt mà ông Jerry Martin vẫn còn nhớ.
“Tôi có thể nói là một phần rất lớn công chúng Mỹ cảm thấy những điều chúng tôi đã làm là sai trái”.
Ông Martin được trao tặng Huy chương Bạc và Chiến thương Bội tinh vì hành động dũng cảm trong một cuộc phục kích.
“Chúng tôi bị nhắm bắn không thể ngóc đầu lên được. Chúng tôi không thể di chuyển. Và tôi thấy ba người lính Việt cộng tiến tới truy tìm chúng tôi, và tôi đã hành động để họ không thể tiến gần”.
Nhưng điều đó cũng không thể thay đổi sự tức giận mà ông đối mặt khi trở về nhà.
“Người ta đã lái xe qua ba làn đường để tới tạt nước vào người tôi”.
Ông nói rằng thái độ đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã thay đổi kể từ đó.
“Theo một nghĩa nào đó, chúng tôi đã trở thành những người hùng theo cách chúng tôi chưa từng được nhìn nhận”.
Thời gian trôi qua cùng với một thế hệ các cựu chiến binh mới đã giúp mang lại sự thay đổi đó.
Bà Sharon Rinke, một người tham gia cuộc diễu hành Rolling Thunder, nói:
“Hoa Kỳ đã trải qua một số cuộc chiến khác mà dường như các binh sĩ đã được chấp nhận hơn và ủng hộ hơn là những gì chúng tôi trải qua với Chiến tranh Việt Nam.
Cựu binh William Englert phát quốc kỳ Mỹ cho những người tham dự lễ Chiến sĩ trận vong tại Nghĩa trang quốc gia Arlington ở Virginia, ngày 25/5/2015. 
 

KÍNH HÒA * LỊCH SỬ CHAMPA


Lịch sử Champa là một phần của lịch sử Việt nam

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-05-25

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Lễ Hội Kate của người Chămpa
Lễ Hội Kate của người Chămpa
Courtesy photo/miendatphanrang

Tại cuộc hội thảo về Champa tại UC Davis ngày 24/5/2015 có một diễn giả chính đến từ Pháp là Tiến sĩ Po Dharma, một chuyên gia về lịch sử Champa. Ông dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn liên quan đến các vấn đề của dân tộc Chăm hiện nay. Trước tiên ông cho biết
Tiến sĩ PoDharma: Dân tộc Chăm hôm nay có hai vấn đề quan tâm nhất. Thứ nhất là người thanh niên Chăm sống tại hải ngọai này làm thế nào để họ có một vai trò trong di sản của họ, trong tiếng nói của họ. Hầu hết họ sang bên Mỹ hay bên Pháp đều không biết tiếng Việt, không biết tiếng Chăm, cho nên chúng tôi muốn làm cách nào đưa đến cho họ di sản văn hóa Champa, những tác phẩm về Champa bằng tiếng Anh. Người Chăm hôm nay có khỏang 100 ngàn người ở Việt nam, 400 ngàn người ở Cam Pu Chia, 5 hay 6 chục ngàn ở Mã Lai, vấn đề của họ là thế kỷ 21 này họ có còn sống được hay không. Kế đến là dân tộc Chăm hiện nay ở Việt nam với vấn đề dân tộc bản địa, có thể duy trì văn hóa của họ trong một chế độ mà chúng tôi gọi là độc tài đảng trị hay không.
Không phải họ muốn đòi lại độc lập quê hương, đó không phải là vấn đề của họ. Vấn đề duy nhất của họ là đòi hỏi chính phủ Việt nam công nhận họ là một phần của dân tộc Việt nam, lịch sử của họ là lịch sử Việt nam chứ không nằm bên lề lịch sử Việt nam.
Kính Hòa: Về mặt chính thức chính phủ Việt nam lúc nào cũng nói rằng Việt nam gồm 54 dân tộc trong đó có dân tộc Chăm. Ở đây có thể nói gì về điều đó?
Tiến sĩ Po Dharma: Chính phủ Việt nam cứ cho chúng tôi là một dân tộc phản động, đòi hỏi quá đáng, rồi tay sai bên ngòai. Không chúng tôi không đòi hỏi quá đáng. Dưới thời Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định, Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, rồi Đệ nhất, Đệ nhị cộng hòa, nhà nước Việt nam công nhận dân tộc Chăm là dân tộc bản địa, hay là thổ dân, có đất đai riêng, phong tục tập quán riêng, có lãnh tụ riêng, do nhà nước Việt nam chỉ định nhưng phải đuợc sự đồng ý của nhân dân Chăm. Sau năm 1975 chế độ chính trị của Hà nội hòan tòan phủ nhận mọi qui chế đặc biệt đó.
Không phải họ muốn đòi lại độc lập quê hương, đó không phải là vấn đề của họ. Vấn đề duy nhất của họ là đòi hỏi chính phủ Việt nam công nhận họ là một phần của dân tộc Việt nam, lịch sử của họ là lịch sử Việt nam chứ không nằm bên lề lịch sử Việt nam
Tiến sĩ Po Dharma
Vậy nên chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt nam hôm nay công nhận chủ quyền của người Chăm trên đất đai của họ, trên đền tháp của họ, trên di sản văn hóa của họ do người Chăm quản lý. Dân tộc Chăm có quyền mở cửa hành lễ trên đền tháp của họ, vậy mà mỗi lần hành lễ cũng phải xin phép. Đây là đền tháp của chúng tôi.
Tiến sĩ Po Dharma đến từ Pháp . Photo RFA
Tiến sĩ Po Dharma đến từ Pháp . Photo RFA
Kính Hòa: Về phía nhà nước Việt nam thì người ta cũng nói là có đại biểu quốc hội là đại diện cho người Chăm.
Tiến sĩ Po Dharma: Chúng tôi cám ơn nhà nước Việt nam đã cho chúng tôi một cái ghế gọi là dân biểu Chăm. Chúng tôi không phủ nhận cái đó. Vấn đề là họ đại diện cho chúng tôi để làm cái gì trong Quốc hội? Dân biểu của chúng tôi do nhà nước chỉ định làm theo nhà nước, chứ không có giai trò gì hết.
Kính Hòa: Thưa những suy nghĩ, kiến nghị, hay là những mong muốn đó từ những tổ chức người Chăm độc lập ở trong nước cũng như hải ngọai đã được đưa đến nhà nước Việt nam chưa?
Tiến sĩ Po Dharma: Nói thật ra cho đến hôm nay chúng tôi có tiếp xúc với dân biểu từ Hà nội xuống tiếp xúc cử tri, nhưng họ chỉ nói nhũng gì đảng và nhà nước muốn. Trước khi nói thì chế độ bảo không được nói cái này, không được nói cái kia. Mặc dù cùng sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Việt nam nhưng chúng tôi như ở ngòai lề, không có tiếng nói gì hết.
Đó là những vấn đề chúng tôi muốn người Việt ở hải ngọai, người Việt trên tòan thế giới giúp đỡ chúng tôi, một dân tộc đang bị khó khăn trở ngại. Một mình chúng tôi không làm được, chúng tôi muốn người Việt ở cộng đồng hải ngọai lên tiếng giúp đỡ chúng tôi, một trong những dân tộc anh em.
Cụm tháp Po Klong Garai của người chăm xây dựng vào thế kỷ thứ 13
Cụm tháp Po Klong Garai của người chăm xây dựng vào thế kỷ thứ 13
Kính Hòa: Xin Tiến sĩ câu hỏi cuối là trở lại với lịch sử Champa thì có ý kiến cho rằng học sinh Việt nam ngày nay từ miền Bắc cho đến miền Nam, ngòai những triều đại ở Thăng Long cũng nên học các triều đại Simhapura, Indrapura (Quảng Nam.) Ý kiến đó cũng được nhiều trí thức Chăm trong nước ủng hộ, Tiến sĩ đánh giá thế nào về việc đó?
Tiếc rằng nhà nước Việt nam không đề cập đến lịch sử Champa, hoặc chỉ có hai hàng thôi trong sách giáo khoa, trong khi đó nhà nước lại chuẩn bị đưa tiếng Tàu vào trường học. Cái điều đó người ta không hiểu
Tiến sĩ Po Dharma
Tiến sĩ Po Dharma: Vấn đề hôm nay tôi thấy đối với người trí thức trẻ, không chỉ người Chăm mà còn cả người Việt, ai cũng thấy là có một dân tộc Chăm. Chính phủ Việt nam cũng cho xây một cái đền Chăm y hệt ngay tại Hà nội, một hành động công nhận dân tộc Chăm. Tiếc rằng nhà nước Việt nam không đề cập đến lịch sử Champa, hoặc chỉ có hai hàng thôi trong sách giáo khoa, trong khi đó nhà nước lại chuẩn bị đưa tiếng Tàu vào trường học. Cái điều đó người ta không hiểu. Mà khi nói đến lịch sử Việt nam thì phải có lịch sử Champa trong đó, từ Quảng bình, quãng Ngãi, Bình định,… Lịch sử Việt nam không thể tách rời khỏi lịch sử Champa.
Kế đến là hôm nay nhà nước Việt nam luôn chủ trương dâ tộc đòan kết, Việt Chăm đòan kết. Vậy mà đòan kết thì đòan kết, nhà nước Việt nam quên mất lịch sử Champa trong sách Việt nam. Cái đó chúng tôi không hiểu là tại sao bỏ lịch sử Champa ra ngòai? Dân tộc Việt nam cần biết lịch sử Champa, người Chăm cần biết lịch sử Việt nam rõ rang. Như vậy cả hai mới sống với nhau được, không nghi ngờ, chia rẽ nhau. Lịch sử là một yếu tố quan trọng đối với con gười như một yếu tố tâm linh vậy, cần biết lịch sử để mà hiểu nhau.
Đó là một vấn đề mà chúng tôi mong muốn các trí thức người Việt lên tiếng để lịch sử Champa được giảng dạy trong trường học, đó là một vấn đề mà chúng tôi sẽ luôn luôn tranh đấu để đạt được.
Kính Hòa: Xin cảm ơn Tiến sĩ đã giành thời giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.

HOA MỸ VIỆT

  
 

Báo Trung quốc cảnh báo một cuộc chiến trên biển Đông

RFA-25-05-2015

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trung quốc biểu dương lực lượng trên biển đông với hàng không mẫu hạm và các tàu hộ tống (2014)
Trung quốc biểu dương lực lượng trên biển đông với hàng không mẫu hạm và các tàu hộ tống (2014)
People’s Liberation Army Navy Image

Liên quan đến chuyến bay thám thính của Hoa Kỳ trên không phận biển Đông, hôm nay phát ngôn Hoa Xuân Oánh của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã gửi công hàm ngoại giao để phản đối, gọi việc làm của Hoa Kỳ và vô trách nhiệm và gây nguy hiểm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn nói rằng tự do hàng không và hàng hải không có nghĩa là được quyền tự ý đưa máy bay hoặc tầu vào hải phận hoặc không phận của nước khác, nhắc lại vùng trời mà chiếc phi cơ thám thính của Mỹ đã bay qua là không phận của Hoa Lục.
Mặt khác, bài bình luận đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo số ra ngày hôm nay ở Bắc Kinh viết rằng chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là điều khó có thể tránh khỏi, nếu Washington tiếp tục đòi hỏi Hoa Lục phải ngưng ngay các công trình xây dựng trên những vùng đảo mà tờ báo nói rằng chủ quyền thuộc về Trung Quốc.
Bài bình luận viết thêm rằng không ai muốn thấy chiến tranh với Mỹ xảy ra, nhưng Trung Quốc luôn ở thế sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống. 
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/chi-lodg-compl-wt-us-ov-sp-pla-05252015092308.html
On Friday, May 22, 2015 8:03 AM,

"Mỹ đang bên bờ Thế chiến III với Trung Quốc"
Tỷ phú đầu tư George Soros nói, tình trạng kinh tế Trung Quốc khiến ông nghĩ tới khả năng thế chiến mới có thể bùng phát.
*** Xin suy-nghĩ xem đề nghị dưới đây của tỷ phú George Soros CÓ HỢP LÝ??**

Mỹ, Trung Quốc, xung đột, thế chiến
Chi tiêu quân sự ở Trung Quốc tăng vọt khi nước này cố gắng chuyển từ kinh tế xuất khẩu sang nền kinh tế theo hướng phục vụ nhu cầu trong nước, ông Soros phát biểu tại hội nghị của Ngân hàng Thế giới.
Nếu bước đi đó thất bại, các lãnh đạo Trung Quốc có khả năng sẽ xúc tiến một cuộc xung đột với nước ngoài, có thể là với một đồng minh của Mỹ, để giữ sự đoàn kết quốc gia và giữ vững quyền lực, báo Sputnik của Nga dẫn lời ông Soros.
"Nếu có một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và một đồng minh quân sự của Mỹ, ví dụ như Nhật Bản, thì sẽ không phải là phóng đại khi nói chúng ta đang ở ngưỡng một thế chiến thứ 3", tờ Market Watch trích lời ông Soros cho hay.
Tỷ phú này kêu gọi Mỹ đưa ra một sự nhượng bộ lớn và cho phép Nhân dân tệ gia nhập nhóm các đồng tiền của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Và theo đó, Nhân dân tệ trở thành đối thủ tiềm năng với đôla Mỹ, với tư cách là đồng tiền dự trữ toàn cầu.
Đổi lại, Trung Quốc cũng phải nhượng bộ trong cải tổ kinh tế, ví dụ, chấp nhận các quy luật, ông Soros nói.
Việc cho phép đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc trở thành đồng tiền thị trường sẽ tạo nên mối quan hệ ràng buộc giữa hai hệ thống, tỷ phú này lập luận. Một thỏa thuận như vậy rất khó song giải pháp thay thế có thể là thảm họa với thế giới.
"Nếu không có điều này, có mối nguy thực sự xảy ra. Đó là Trung Quốc sẽ liên kết với Nga về chính trị, quân sự và từ đó mối nguy Thế chiến 3 trở nên thực tế hơn và điều này rất đáng lo".
Hoài Linh

Báo Mỹ: Nếu phải giao tranh, tiền đồn TC ‘không chịu nổi một ngày’

Nguồn: Vượt Tường Lửa
 Trong bài viết đăng trên tạp chí War Is Boring hôm 21/5, tác giả Kyle Mizokami tự tin Mỹ có đủ hỏa lực để loại bỏ hệ thống tiền đồn của Tàu Cộng trên Biển Đông chỉ trong vài giờ.



Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan lớp Ohio, Hải quân Mỹ tại cảng Busan, Hàn Quốc (ảnh tư liệu)


Theo ông Mizokami, năm vừa qua Tàu cộng đã có những thái độ "rất bất thường" trên Biển Đông. Cụ thể, Bắc Kinh đã và đang xây dựng trái phép đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm với mục đích đặt căn cứ quân sự, trong đó có sân bay.


Nhà phân tích này ví hệ thống tiền đồn trên các đảo nhân tạo do Tàu cộng xây dựng như một "sợi xích" kết nối với Bắc Kinh, với đầy đủ trang thiết bị từ radar dò tìm hay máy bay chiến đấu đến vệ tinh theo dõi và tàu ngầm bảo vệ.


Trong trường hợp chiến sự nổ ra, "sợi xích" này sẽ đóng vai trò xác định vị trí các tàu nước ngoài, đặc biệt là những chiến hạm lớn như hàng không mẫu hạm, và nếu cần thiết có thể đánh chìm. Tuy nhiên, theo ông Mizokami, hệ thống tiền đồn này của Bắc Kinh "mỏng manh dễ vỡ" hơn nhiều so với một hàng không mẫu hạm di động.




Kyle Mizokami Chuyên gia an ninh quốc phòng châu á.
Trong trường hợp có giao tranh trên Biển Đông, hệ thống phòng ngự của Trung Quốc sẽ không trụ nổi quá vài giờ đồng hồ.


Ông Mizokami lấy ví dụ về căn cứ do Tàu cộng chiếm đóng và xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (chủ quyền Việt Nam). Do vị trí chiến lược giữa Biển Đông, đây cũng chính là căn cứ quân sự tối tân nhất của Bắc Kinh.


Năm 2011, Tàu cộng xác định Đá Chữ Thập là "trung tâm chỉ huy chính". Kể từ đó, tiền đồn này được đầu tư phát triển thành một căn cứ quân sự đích thực. Đến nay, đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập đã có thể lắp đặt đường băng dài 3km, đủ để "chứa chấp" gần như bất kỳ loại máy bay nào của quân đội Trung Quốc.


Theo ông Mizokami, Tàu cộng có hai lý do để mở rộng căn cứ quân sự như vậy.


Thứ nhất, Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông, nhưng Quân đội Giải phóng Nhân dân Tàu Cộng (PLA) rõ ràng không thể có đủ nguồn lực cũng như vị trí địa lý thuận lợi để tuần tra trên toàn bộ không gian đó.


Thứ hai, Tàu cộng lại muốn tăng diện tích đảo nhân tạo để chứa được máy bay không người lái, phương tiện có thể giúp Bắc Kinh tuần tra mà không phải huy động nhiều sức người.


"Không ăn thua"


Theo ông Mizokami, tuy hệ thống tiền đồn này rất hữu dụng với Tàu cộng trong việc tuần tra thời bình, nhưng trong trường hợp xảy ra giao tranh với quân đội Mỹ, "sợi xích" của Bắc Kinh sẽ không phát huy mấy tác dụng.






Cựu Giám đốc CIA Mỹ Michael Morell


Nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ-Tàu là hoàn toàn có thể, trong thời điểm Mỹ tuyên bố điều tàu và máy bay do thám tới giám sát tại Biển Đông, còn Tàu cộng không ngừng thực hiện âm mưu bành trướng của mình.


Vấn đề lớn nhất của các đảo đá nhân tạo đó là chúng không thể di chuyển như các hàng không mẫu hạm. Tọa độ cố định của các "mắt xích" này khiến việc công kích trở nên rất dễ dàng, đặc biệt là trong thời đại vũ khí cự ly dài phát triển.


Một ví dụ, theo ông Mizokami, là việc tàu USS Michigan thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hoàn toàn có khả năng phá hủy căn cứ quân sự của Tàu công trên Đá Chữ Thập chỉ trong vài phút.


"Một đợt tấn công với 10 hỏa tiển hành trình Tomahawk-D là đủ để tiêu diệt hết máy bay, radar, tháp kiểm soát, kho xăng dầu, và kho vũ khí trên Đá Chữ Thập. Trong khi đó tàu USS Michigan đang mang theo tới 154 hỏa tiễn hành trình Tomahawk" – ông Mizokami cho biết thêm.
 

Hỏa tiễn hành trình Tomahawk


Chuyên gia này cũng nói thêm, Tàu cộng có thể sử dụng hệ thống đối không HongQing-9 trên các đảo nhân tạo. Nhưng ông cho rằng một lực lượng đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận và vô hiệu hóa hệ thống hỏa tiển này.


"Tóm lại, những căn cứ quân sự này tuy rất quan trọng với Tàu cộng, nhưng cũng có thể bị công kích tương đối dễ dàng. Trong thời chiến, "tuổi thọ" của chúng có lẽ chỉ được tính bằng ngày, nếu không muốn nói là giờ" -ông nhận định.


Tuy nhiên, ở thời điểm tương đối "trời yên biển lặng" như hiện tại, ông Mizokami cho rằng "sợi xích" của Tàu cộng vẫn tương đối hữu dụng trong việc tuần tra trên Biển Đông.


"Những tiền đồn cỡ nhỏ kiểu này sẽ tiếp tục là một phần không thể thiếu trong chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng với công nghệ quân sự phát triển như bây giờ, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ không cho xây dựng thêm nhiều ’mắt xích’ trong tương lai".


Ai sẽ thắng nếu xảy ra chiến tranh Tàu-Mỹ?


Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt trong ngắn hạn và dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên tầm với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều.


Nói trắng ra: một cuộc chiến Mỹ – Tàu cộng sẽ là địa ngục trần gian. Nhiều khả năng Thế chiến thứ ba sẽ bắt đầu trong thời gian tới đây. Nhiều người đã tiên đoán như thế. Sẽ có hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ người, chết bởi vũ khí hạt nhân. Những người may mắn sống sót sẽ phải đối mặt với tình trạng nền kinh tế toàn cầu bị sụp đổ. Đó là tất cả những gì mà thế giới sẽ phải chứng kiến khi giữa hai cường quốc của thể giới xảy ra xung đột vũ trang.


Nhưng may mắn là, cũng có thể tương lai đen tối ấy sẽ không bao giờ xảy ra. Nói vậy không có nghĩa là thế giới có thể hoàn toàn an tâm. Bởi vì những nguy cơ nổ ra chiến tranh vẫn còn tiềm ẩn bên trong mối quan hệ căng thẳng giữa Tàu cộng và Hoa Kỳ. Bỏ qua những vấn đề gây nhức nhối hiện tại như ISIS, Ukraine, Syria hay bất cứ điều gì đang trở thành tâm điểm hiện nay. Mối quan hệ giữa Mỹ và Tàu cộng mới là mối quan tâm lớn nhất của thời đại này. Vậy bằng cách nào mà Tàu cộng có thể trở thành mối đe doạ đối với Mỹ và các lực lượng đồng minh?


Nhờ vào quãng thời gian đầu tư qui mô lớn kéo dài suốt hơn 20 năm qua, quân đội Tàu cộng đã không còn là một quân đội hạng ba yếu ớt mà đã trở thành bộ máy quân sự mạnh thứ hai trên hành tinh này. Và với trọng tâm là các hệ thống vũ khí quân sự hiện đại, Tàu cộng dường như đang phát triển những công cụ chiến tranh cần thiết để chuẩn bị cho cuộc chiến (nếu có) với Mỹ. Có thể nói phương châm hiện nay của Bắc Kinh: chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ.


Bài viết này sẽ xem xét những thách thức mà Tàu cộng sẽ đối mặt khi chống lại Hoa Kỳ nếu xung đột thực sự xảy ra. Trong khi Bắc Kinh chắc chắn đã có những thứ cần thiết để "nói chuyện" với Washington khi chiến tranh nổ ra, những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt cũng không phải là ít. Quân đội nhân dân Trung Hoa sẽ phải đối mặt trực diện với lực lượng quân sự mạnh hàng đầu của hành tinh này – hay một số người còn gọi là đầu máy chiến đấu nguy hiểm nhất mọi thời đại. Vậy những nhân tố nào sẽ giúp cho Hoa Kỳ đánh bại Tàu cộng?





Những căn cứ nổi của Hoa Kỳ


Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục sản xuất ra những loại vũ khí kỹ thuật cao mới. Tàu cộng cũng sở hữu những hỏa tiễn diệt hàng không mẫu hạm – điều luôn khiến nhiều người băn khoăn. Tàu cộng cũng đang cho xây dựng hàng không mẫu hạm, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhiều loại hỏa tiễn hành trình, hạt nhân và tàu ngầm diesel siêu yên tĩnh, hay máy bay không người lái… Có thể nói Tàu cộng cũng đang sở hữu rất nhiều vũ khí hiện đại, ít nhất là trên lý thuyết.


Nhưng khi chiến tranh thực sự nổ ra, liệu Bắc Kinh có thể sử dụng hiệu quả tất cả những vũ khí tối tân ấy? Làm thế nào để Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động một lúc tất cả các trang thiết bị trong tình huống thật? Chắc chắn Bắc Kinh đang phát triển quân đội theo tầm cỡ thế giới, nhưng những người lính của nó liệu có thể điều hành tất cả các thiết bị thành thạo? Bắc Kinh có thể huấn luyện binh lính của họ một cách hiệu quả hay không? Câu trả lời là: bạn có thể nắm trong tay một lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới, nhưng nếu bạn không biết cách điều khiển nó thì tất cả chỉ là một mớ hỗn độn, tạp quân mà thôi.


Theo Ian Easton, một chuyên gia của dự án Project 2049, một nhánh của The Diplomat, nhận định:


"Vai trò của phần mềm ‘software’ (huấn luyện quân sự và sự sẵn sàng của quân đội) là rất quan trọng. Trong một cuộc tập trận mùa hè vào năm 2012, một đơn vị chiến lược của quân đội Tàu cộng đã bị căng thẳng cao độ vì gặp phải khó khăn khi đối phó với các đầu đạn trong một hầm ngầm phức tạp. Họ đã phải dùng thời gian trong cuộc tập trận 15 ngày chiến tranh mô phỏng để chiếu phim và tổ chức hát karaoke cho các binh sĩ. Trên thực tế, đến ngày thứ chín của cuộc tập trận, một đoàn nghệ thuật dân tộc đã được đưa vào trong một cơ sở kín khác để giúp những người lính đang nhớ nhà giải toả tâm trạng."


Easton tiếp tục:


"Trong khi những năm gần đây, thế giới đã được chứng kiến một nỗ lực tuyên truyền to lớn của Tàu cộng, nhằm mục đích thuyết phục thế giới rằng Tàu cộng đang nắm giữ một lực lượng quân sự hùng mạnh mà thế giới cần phải kính phục, thế giới đôi khi quên mất rằng Trung Quốc thậm chí còn không có một quân đội chuyên nghiệp. Quân đội nhân dân Trung Hoa – không giống như quân đội Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, hay các đối thủ nặng ký khác trong khu vực – thực chất không phải là một lực lượng chiến đấu chuyên nghiệp. Thay vào đó, nó chỉ là một tay sai, một cánh vũ trang của Đảng Cộng sản Tàu cộng CCP. Thật vậy, tất cả các sĩ quan của quân đội Trung Hoa đều là thành viên của CCP và tất cả các đơn vị từ nhỏ đến lớn đều có một quan chức chính trị được bổ nhiệm vào để kiểm soát, giữ cho quân đội luôn ‘đi theo đường lối của đảng’. Vì vậy, tất cả các quyết định quan trọng trong quân đội đều được đưa ra bởi đảng Cộng sản – vốn thống trị bởi các cán bộ chính trị, chứ không phải là các chuyên gia quân sự."


Vậy, trong những tình huống khẩn cấp, cần phải có những phản ứng nhanh chóng để đưa ra các quyết định kịp thời khi mà những quả bom bắt đầu rơi ở Tàu cộng, Bắc Kinh có thể phản ứng kịp hay không? Nếu cho rằng trường hợp cuộc tập trận năm 2012 được nêu trên chỉ là một trường hợp cá biệt, thì nhân tố quân đội Tàu cộng chỉ là tay sai của đảng Cộng sản cầm quyền thực sự đóng một vai trò then chốt.


Không có cách nào tốt hơn để một quân đội hiện đại đạt đến mức độ nguy hiểm trong chiến đấu bằng cách ‘cùng nhau chiến đấu’. Chia sẻ thông tin tình báo và phối hợp các lực lượng của mình (không quân, hải quân…) là cách tốt nhất để chiến đấu chống lại những mục tiêu quân sự khó nhằn. Đó là điều mà quân đội Hoa Kỳ và nhiều cường quốc khác đang tiêu tốn rất nhiều thời gian, năng lượng và tài nguyên vào để phát triển.


Tàu cộng cũng đang hướng tới một mục tiêu như vậy. Nhưng cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ về khả năng tham chiến của quân đội Tàu cộng. Trong một báo cáo mới đây của RAND Corporation – một viện nghiên cứu chính sách bất vụ lợi – có tựa đề "Hiện đại hoá quân sự của quân đội Tàu cộng không đầy đủ", các tác giả đã chỉ ra một số điểm nghi ngờ quan trọng khi nói đến khả năng phối hợp tham chiến của quân đội Tàu cộng:


"Nhiều nhà chiến lược Tàu cộng đã xác định rằng việc quân đội nước này không có khả năng tiến hành các hoạt động tích hợp ở mức độ mong muốn chính là khó khăn lớn nhất mà Bắc Kinh đang phải đối mặt khi nó muốn triển khai sức mạnh quân sự bên ngoài biên giới. Chính các chuyên gia quân sự của Tàu cộng cũng phải thừa nhận rằng giữa quân đội Tàu cộng và các nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, vẫn còn có một khoảng cách khá xa."


Khi nói đến công nghệ quân sự, đi đầu và sáng tạo luôn là chìa khoá quan trọng. Hoa Kỳ có vẻ như luôn nắm giữ vị trí đi đầu trong việc sáng tạo các kỹ nghệ quốc phòng mới. Câu hỏi được đặt ra trong dài hạn đối với Tàu cộng: liệu quân đội nước này có thể bắt kịp xu hướng trong trò chơi công nghệ này hay không? Đây có lẽ là một khó khăn to lớn khác đối với Tàu cộng trong thời gian dài 10 – 20 năm trong tương lai. 
Chúng ta đều biết Tàu cộng có một hồ sơ quy mô về khả năng theo dõi, sao chép, ăn cắp hay nói một cách lịch sự là ‘mượn’ các thiết kế của nhiều hệ thống chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên, những bản sao sẽ không bao giờ hoàn hảo được như bản chính. Thậm chí, sử dụng một bản thiết kế sao chép đôi khi còn khó nhằn hơn là tự mình thiết kế. Chỉ cần một sơ sẩy trong quá trình sao chép cũng sẽ dẫn đến việc Trung Quốc bị bại trận trên chiến trường. Trong những thập niên tiếp theo, Bắc Kinh sẽ cần phải trau dồi và phát triển nhiều hơn nữa các nhân tài để có thể đọc được các bản thiết kế tinh vi của các hệ thống quân sự phức tạp mà Tàu cộng sao chép được từ các lực lượng quân sự khác. Tàu cộng cũng sẽ cần phải liên tục cập nhật những kỹ thuật mới để duy trì và cải thiện các trang thiết bị đẳng cấp thế giới mà nó đã mượn hay ăn cắp thiết kế. Thời gian sẽ cho cả thế giới thấy được liệu Tàu cộng có phải là một mối họa hay không.


Các tốt nhất để làm tốt đẹp bất cứ một việc gì chính là phải thực hành nó thường xuyên, nguyên tắc này cũng áp dụng cho quân sự. Hiển nhiên là quân đội Tàu cộng có thể tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào mà nó muốn, nhưng giành được chiến thắng hay không lại là một chuyện khác. Chỉ trừ khi một lực lượng đã có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, ngoài ra lực lượng đó sẽ chỉ mãi trong giai đoạn học tập. Trên thực tế, Bắc Kinh đã không tham gia vào bất kỳ một cuộc chiến quy mô lớn nào từ sau cuộc chiến kéo dài gần một tháng với Việt Nam vào năm 1979.


Những kinh nghiệm từ một cuộc xung đột hơn ba mươi lăm năm trước không thể áp dụng thành công vào một cuộc chiến đầy vũ khí tối tân với Hoa Kỳ. Thiếu hoặc không có kinh nghiệm chiến đấu sẽ là một rào cản lớn đối với Tàu cộng. Đối với Bắc Kinh, Washington đã trở thành một lão làng trong chiến tranh khi liên tục tham chiến ở nhiều chiến trường trên thế giới. 
Những cuộc chiến mới mà quân đội Mỹ tham gia trong vài thập niên gần đây đã mang lại những cơ hội cho quân đội nước này thử nghiệm các thiết bị quân sự mới, những chiến thuật mới. Sửa chữa những gì chưa phù hợp và điều chỉnh chiến thuật cho tương lai. Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt trong ngắn hạn hay dài hạn nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa hoặc trên cơ so với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Không chắc chắn rằng Tàu cộng không thể làm điều đó, vì thực tế Bắc Kinh có thể gây nên những thiệt hại đáng kinh ngạc đối với lực lượng Mỹ và đồng minh trong một cuộc chiến. Thậm chí Bắc Kinh còn có thể giành được chiến thắng nếu nó gặp được điều kiện thuận lợi.


Nhưng trước mắt, trong trò chơi chạy đua vũ trang thì rõ ràng Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu. Bắc Kinh có thể nhận sự thạm bại nặng nề ngay trong cuộc so găng quân sự với Hoa Kỳ!


Nếu Mỹ không cứng rắn, TC sẽ làm tình hình Biển Đông tồi tệ
Tình hình Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì vậy một cuộc xung đột giữa Tàu cộng và một bên khác là một nguy cơ hiển hiện.


Chuyên gia Gregory Poling từ Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington đã trao đổi với Dân trí điều này trước việc Mỹ cho biết đang xem xét việc đưa tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà Tàu cộng đang bồi đắp ở Biển Đông. Theo đó Gregory Poling cho rằng, Tàu cộng đã tuyên bố nước này không định lập ADIZ ở Biển Đông, nhưng trên thực tế Bắc Kinh có thể làm thế bất kỳ lúc nào. "Rõ ràng là, việc tăng cường tuần tra và các khả năng ngăn chặn – có thể được hỗ trợ bởi một đường băng ở bãi Chữ Thập và có thể cả tại bãi Xu Bi – cũng như việc tăng cường radar và các khả năng nhận thức chủ quyền hàng hải khác có thể giúp Trung Quốc áp đặt ADIZ ở Biển Đông", Gregory Poling nói.



Chuyên gia này cho rằng Bắc Kinh từng cố gắng đưa các vật liệu xây dựng tới cụm Hồ Tràm (thuộc quần đảo Trường Sa) vào năm 2012. Hành động đó có thể đánh dấu sự leo thang căng thẳng và có nguy cơ làm tổn hại nghiêm trọng vẻ bề ngoài mà Tàu cộng cố gắng thể hiện là nước này đang đàm phán một cách có trách nhiệm về việc thực thi DOC và thiết lập Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).


Thực thể cần được theo dõi chặt chẽ là bãi Én Đất. Hiện chưa nước nào thực sự kiểm soát bãi đá này. Theo đó Gregory Poling cho biết Mỹ đang cân nhắc điều tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông. Một hoạt động như vậy không phải là sự phô trương lực lượng quân sự và cũng không vi phạm luật pháp hay các quy định quốc tế. Mỹ thực hiện hàng chục hoạt động tự do hàng hải như vậy khắp thế giới mỗi năm, trong đó có các vùng biển mà Tàu cộng, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt cộng tuyên bố chủ quyền. Rõ ràng là nếu Tàu cộng xem một hoạt động hợp pháp như vậy là gây hấn thì khi đó xung đột có thể xảy ra.


Tình hình tại Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì vậy một cuộc xung đột giữa Tàu cộng và một bên khác là điều có thể xảy ra. Nếu Mỹ không bắt đầu tìm kiếm mạnh mẽ hơn các biện pháp nhằm hối thúc Bắc Kinh làm rõ các tuyên bố hàng hải và hành xử với tư cách là một bên có trách nhiệm đối với các tranh chấp, khi đó tình hình sẽ tiếp tục tồi tệ thêm", chuyên gia Gregory Poling cảnh giác.


Úc không ngồi im


Không riêng gì Mỹ, mới đây The Epoch Times đưa tin, Úc có thể điều máy bay quân sự và tàu chiến đến Biển Đông cùng Mỹ thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Tàu cộng.


Việc đẩy mạnh hoạt động quân sự ở Biển Đông đang được Peter Jennings, Chủ tịch Ban Cố vấn chính phủ của Thủ tướng Úc khuyến cáo. Khuyến nghị từ Jennings phản ánh một chiến lược chiến tranh với Tàu cộng đã từng được đặt ra trong một chương bí mật trong bạch thư quốc phòng Úc năm 2009. Chi tiết này được tiết lộ năm 2012 trong cuốn sách của nhà báo Úc David Uren.


Ngay từ trong kế hoạch 2009 Jennings đã đưa ra là Úc điều động máy bay quân sự và tàu chiến đến Biển Đông nhằm ngăn Tàu cộng kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng này.

Theo Jennings, Mỹ sẽ phải đâm thủng những tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không của Tàu cộng bằng việc điều tàu chiến, máy bay đi qua nó và Úc cần phải làm theo. Mới đây hãng Reuters cũng cho biết, Nhật Bản có thể tham gia cùng Mỹ tuần tra tại Biển Đông nhằm đáp ứng lại thách thức trong khu vực khi Tàu cộng quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
http://bacaytruc.com/
 

Trung Quốc công bố chiến lược quân sự  

Trung Quốc sẽ tập trung vào tăng cường sự hiện diện quân sự bên ngoài lãnh hải, theo một văn bản chiến lược mới công bố. Lực lượng hải quân của nước này sẽ tập trung vào “bảo vệ các vùng biển rộng” hơn là chỉ “phòng vệ vùng biển ven bờ”.
Trung Quốc cũng sẽ tăng tốc trong việc phát triển lực lượng mạng để giải quyết các “đe dọa an ninh nghiêm trọng”, theo văn bản của Quốc vụ viện cho biết.
Trung Quốc vốn vẫn bị cáo buộc đưa ra các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ khá hung hăng trên biển Đông, khiến Washington quan ngại.
Sách Trắng quân sự 2015 nhấn mạnh bốn lĩnh vực đặc biệt quan trọng: đại dương, vũ trụ, hạt nhân và không gian ảo. Chính sách hải quân gần đây cuả Trung Quốc gây ra tai tiếng nhất.
Trong vài năm qua, Trung Quốc cũng tập trung vào xây dựng lực lượng hải quân và cho phát triển tàu sân bay và đầu tư mạnh vào tàu ngầm và các loại tàu chiến khác.
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một số đảo trên biển Đông, mà Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei cùng tranh chấp.
Ở quần đảo Trường Sa, quan chức Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã tạo ra mặt bằng khoảng 800 hectares từ năm 2014, để có thể dùng làm đường băng.

Phát ngôn viên Dương Vũ Quân công bố cuốn Sách Trắng trong cuộc họp báo hôm 26/05
Sách Trắng về chiến lược quân sự cũng đưa ra cảnh báo trước những đe dọa về quyền và lợi ích mà Trung Quốc phải đối mặt.
Trung Quốc “sẽ chỉ tấn công khi bị tấn công, nhưng sẽ phản công” và nhắc tới “những hành động khiêu khích của các láng giềng ngoài biển” và “các phe bên ngoài tự liên hệ vào vấn đề biển Nam Trung Hoa”.
Cùng ngày công bố Sách Trắng, Tân Hoa xã đưa tin về kế hoạch xây hai ngọn hải đăng cao 50 mét ở rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền.
Trong cuộc họp báo công bố văn bản, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân nói: “Nhìn từ góc độ chủ quyền, việc Trung Quốc phát triển xây dựng trên các đảo của mình hoàn toàn không khác gì so với các loại xây dựng khác trên khắp đất nước.”
Ông nói xây dựng trên đảo “có lợi cho toàn bộ cộng đồng quốc tế” vì giúp Trung Quốc trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường.
Trung Quốc chỉ trích Washington sau khi một máy bay do thám của Hoa Kỳ bay trên khu vực gần quần đảo Trường Sa hồi tuần trước, và cả hai bên cùng cáo buộc phía bên kia gây ra bất ổn.
Sách Trắng mang tựa đề ‘Chiến lược quân sự của Trung Quốc’ cũng nói lực lượng không quân sẽ chuyển ưu tiên từ phòng vệ không phận lãnh thổ thành tấn công và phòng vệ với khả năng quân sự rộng lớn hơn.

Hải quân TQ 'dọa' máy bay Mỹ trên Biển Đông

  • 21 tháng 5 2015








Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây đường băng trên Đá Chữ Thập

Hải quân Trung Quốc đã cảnh báo một máy bay do thám của Mỹ phải rời đi ở Biển Đông đến tám lần, phóng viên của kênh truyền hình CNN có mặt trên máy bay của Mỹ cho biết.
Lúc đó, máy bay Mỹ đang bay trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở vùng biển đang có tranh chấp.

‘Quý vị hãy đi đi’

Theo tường thuật thì sau khi các phi công Mỹ đáp trả rằng họ đang bay trên không phận quốc tế, sóng liên lạc qua radio từ phía Trung Quốc phát tiếng nói: “Đây là hải quân Trung Quốc... Quý vị hãy đi đi!”
Chiếc máy bay đó là chiếc P8-A Poseidon, máy bay do thám tân tiến nhất của Mỹ. Khi đó nó đang bay ở độ cao 4.500 mét, tức là độ cao thấp nhất của nó, theo CNN.
Sự cố này, cùng với việc gần đây Trung Quốc cũng cảnh báo máy bay quân sự Philippines rời khỏi các khu vực xung quanh quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, cho thấy Bắc Kinh đang muốn thực thi một khu vực đặc quyền quân sự trên những hòn đảo mà họ đang xây.
Một số chuyên gia an ninh đã lo ngại về nguy cơ đối đầu trên vùng biển này, nhất là sau khi một quan chức Mỹ hồi tuần trước nói rằng Lầu Năm Góc đang xem xét đưa máy bay và tàu quân sự vào vùng biển này để khẳng định quyền tự do hàng hải.
Những hình ảnh do máy bay P8-A Poseidon và sau đó được CNN chiếu lại cho thấy hoạt động xây dựng và nạo vét sôi động trên những hòn đảo nhân tạo này trong lúc tàu hải quân Trung Quốc đang có mặt gần đó.
CNN cho biết đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc giải mật hình ảnh video của hoạt động xây dựng của Trung Quốc và đoạn băng thu âm lời cảnh cáo đối với máy bay Mỹ.

‘Quyết tâm bảo vệ lợi ích’



















Vụ việc xảy ra khi chiếc P8-A Poseidon đang bay trên những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng
“Chúng tôi vừa bị thách thức 30 phút trước và thách thức này đến từ Hải quân Trung Quốc,” Đại úy Mike Parker, chỉ huy máy bay do thám Mỹ, nói với CNN trên máy bay.
“Tôi tin rằng lời thách thức này đến từ trên đảo, từ cơ sở này,” Parker nói trong khi chỉ về phía một trạm radar cảnh báo sớm trên Đá Chữ Thập, vốn có tên quốc tế là Fiery Cross.
Cơ sở trên Đá Chữ Thập này, trong số đó có một đường băng dài 3.000 mét, có thể đưa vào hoạt động vào cuối năm nay, một tư lệnh Mỹ nói với Reuters mới đây.
Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định ‘chủ quyền’ của Trung Quốc đối với bãi đá này. Ông Vương nói Trung Quốc ‘quyết tâm bảo vệ lợi ích của họ’.
Trước đó, Trung Quốc cũng từng lên tiếng họ hoàn toàn có quyền thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông nhưng tình hình hiện tại chưa cho phép.
Vùng nhận dạng phòng không được một số quốc gia sử dụng để thiết lập sự kiểm soát bên ngoài biên giới quốc gia của họ. Các máy bay dân sự và quân sự khi đi vào vùng này được yêu cầu phải khai báo nếu không sẽ bị máy bay quân sự chặn lại.
Vào lúc máy bay do thám P8-A Poseidon đang bay trên Biển Đông thì phi công của một máy bay của hãng Delta Airlines đang bay trong khu vực cũng đã nhận được lời cảnh báo từ phía Trung Quốc. Người phi công này đã thông báo máy bay của ông ta là máy bay thương mại. Phía Trung Quốc đã trấn an người phi công này và chuyến bay của hãng Delta vẫn bay tiếp theo lịch trình, theo CNN.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2015/05/150521_china_warns_us_spy_plane_scs
 
 Căn cứ trên Biển Đông ‘giúp TQ áp đảo về quân sự’
  • 9 giờ trước


    Hình ảnh vệ tinh chụp Bãi Đá Chữ Thập đang được Trung Quốc xây đắp

    Việc Trung Quốc có các hoạt động xây đắp đảo trên Biển Đông sẽ giúp nước này có ‘khả năng áp đảo về quân sự’ nếu xảy ra xung đột trên vùng biển này trong tương lai, một nhà nghiên cứu về Biển Đông nói với BBC.
    Các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã cải tạo các bãi đá mà họ chiếm được trên Biển Đông thành những hòn đảo lớn mà trên đó họ đã xây dựng đường băng cho máy bay hạ cất cánh như trên Bãi Chữ Thập.
    Mới đây, máy bay do thám P8-A Poseidon của Mỹ khi bay gần đến các hòn đảo nhân tạo này của Trung Quốc đã bị hải quân Trung Quốc nhiều lần yêu cầu phải rời đi, theo tường thuật của kênh truyền hình CNN.

    ‘Nguy cơ đối với Việt Nam’

    Ra khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.







null
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Lê Trung Tĩnh, thành viên Nhóm Nghiên cứu Biển Đông ở Pháp, nói việc Trung Quốc xây đắp đảo nhân tạo ‘đặt ra nguy cơ đối với Việt Nam rất rõ ràng’.
“Nếu diễn ra xung đội nhỏ hoặc xung đột lớn thì khả năng họ giành phần thắng là rất cao khi họ đã có bàn đạp là sân bay quân sự như vậy,” ông Tĩnh nói.
“Không chỉ riêng với Việt Nam, điều này còn đặt ra nguy cơ lớn đối với những nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc – những nước có đường giao thông đi qua Biển Đông – đặc biệt là Mỹ với mong muốn đưa tàu chiến hoặc là máy bay qua vùng biển này hoàn toàn không thể thực hiện được vì sự hiện diện quân sự của Trung Quốc,” ông nói thêm.
Theo ông Tĩnh phân tích thì Trung Quốc ‘có ba mục tiêu’ khi bồi đắp đảo với quy mô lớn trên Biển Đông.
“Thứ nhất họ khẳng định một lần nữa tuyên bố chủ quyền trên những vùng đảo trên Biển Đông,” ông nói.
“Thứ hai khi họ biến những thực thể này vốn là những thực thể chìm trong lúc thủy triều cao thành những đảo có thể sinh sống được và có thể cho máy bay lên xuống được sẽ dẫn đến việc những thực thể này trong chừng mực nào đó cho phép họ có được vùng biển ví dụ như lãnh hải, thềm lục địa theo Công ước Quốc tế về Luật Biển.”






“Đó là cơ sở cho họ đòi hỏi vùng biển lớn hơn để có thể tiến đến cụ thể hóa đường chữ U rõ ràng hơn,” ông nói thêm.
“Thứ ba là họ thiết lập được một loạt căn cứ dân sự và quân sự để kiểm soát Biển Đông một cách cụ thể rõ ràng trên thực địa.”
“Đến bây giờ Trung Quốc vẫn nói rằng họ tôn trọng tự do hàng hải nhưng rõ ràng họ làm như vậy để đến một lúc nào đó họ kiểm soát hoàn toàn, ví dụ như gần đây khi Mỹ cho tàu hoặc máy bay vào thì họ đã phản đối rất dữ dội,” ông giải thích, “Điều này cho thấy tôn trọng tự do hàng hải là cách nói ban đầu của Trung Quốc để xoa dịu tạm thời quốc tế và khó có người nào tin được chuyện đó.”

Khả năng ADIZ?

Máy bay do thám của Mỹ đã bị hải quân Trung Quốc yêu cầu phải rời đi trên Biển Đông Theo ông Tĩnh thì Trung Quốc tiến hành các hoạt động xây đắp này ‘rất có tính toán, một cách đồng bộ, hiệu quả, rõ ràng’ mặc dù có dấu hiệu cho thấy ‘có sự loạc choạc giữa cánh quân sự và cánh ngoại giao’.
Khi được hỏi có phải Trung Quốc xây đắp như vậy là để đặt thế giới vào tình trạng đã rồi hay không, ông Tĩnh cho rằng nếu như vậy thì ‘thế giới không còn được điều chỉnh bởi luật pháp nữa’.
“Điều này dẫn đến cái lý của kẻ mạnh lúc nào cũng chiến thắng,” ông nói.
“Dẫu gì đi nữa Việt Nam, Philippines và các nước trên thế giới cũng phải có cách tiếp cận để phản đối việc Trung Quốc đang thực hiện hiện nay trên mọi mặt, trên thực địa, ngoại giao và công pháp quốc tế,” ông nói thêm.
Khi được hỏi về khả năng Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông như họ đã từng làm trên Biển Hoa Đông, ông Tĩnh nhận định là ‘rất cao’.
Nếu Trung Quốc thiết lập được ADIZ, thì tất cả các máy bay khi đi vào vùng trời này phải báo cáo với Trung Quốc.
“Họ không cần phải thực hiện điều đó với thế giới hay với Mỹ. Họ chỉ cần thực hiện điều đó với những nước trong khu vực có tranh chấp là đủ rồi,” ông nói.
“Từ từ họ sẽ có mặc cả khác nhau với những nước lớn hơn để đạt được mong muốn của họ,” ông nói thêm.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2015/05/150525_china_reclamation_risks


 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam
  • 25 tháng 5 2015











Ông Ashton (Ash) Carter làm bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ từ tháng 2/2015

Các nguồn tin cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter theo kế hoạch sẽ thăm Việt Nam đầu tuần tới.
Nguồn tin của BBC nói ông Carter sẽ tới Việt Nam vào ngày 31/5 từ Singapore, nơi ông tham dự diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La.
Chi tiết chuyến thăm còn được giữ kín, nhưng ông được tin sẽ ở thăm Việt Nam hai ngày.
Ông bộ trưởng sẽ có các cuộc hội kiến với lãnh đạo chính phủ, nhà nước và quân đội Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước cựu thù.
Trong các cuộc tiếp xúc, chủ đề Biển Đông cũng được trông đợi sẽ nằm cao trên bàn nghị sự, nhất là sau khi Hoa Kỳ đã có các động thái phản đối cách hành xử hung hăng và quá trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông bộ trưởng được trông đợi sẽ nhắc lại rằng Hoa Kỳ cổ súy tự do đi lại tại khu vực này.
Năm 2012, ông Leon Panetta, người lúc đó là bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, cũng có chuyến thăm Việt Nam ngay sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La.
Không rõ lần này ông Carter có tới thăm Cam Ranh như ông Panetta đã làm trong chuyến thăm lịch sử của mình hay không.

Quan hệ với Trung Quốc

Tham dự Đối thoại Shangri-La lần này còn có hai Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ John McCain và Jack Reed.





Bộ trưởng Leon Panetta có 'chuyến thăm lịch sử' tới Cảng Cam Ranh năm 2012
Khác với Bộ trưởng Carter, hai ông tới Singapore từ Việt Nam, nơi họ có chuyến thăm trong tuần này.Ông McCain là dân biểu Cộng hòa tiểu bang Arizona và là chủ tịch Ủy ban Quân lực thuộc Thượng viện Hoa Kỳ trong khi ông Reed, dân biểu Dân chủ Đảo Rhode, là thành viên cao cấp của ủy ban này.Thông cáo từ văn phòng của ông Reed nói hai ông sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội và TP HCM để "thảo luận các vấn đề an ninh và kinh tế khu vực" châu Á-Thái Bình Dương.
Bên cạnh hai nhân vật chủ chốt này, đoàn Hoa Kỳ còn có thêm thượng nghị sỹ Joni Ernst (đảng Cộng hòa, bang Iowa), và Dan Sullivan, (đảng Cộng hòa, bang Arkansas).
Một điều đáng chú ý là hai ông McCain và Reed đều chia sẻ quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hôm thứ Năm tuần trước, hai ông đã gửi thư lên Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter yêu cầu rút lại lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân “Rim of the Pacific” — gọi tắt là RIMPAC — tại Hawaii năm 2016.
Bức thư của hai ông thượng nghị sỹ gọi quyết định mời Trung Quốc là sai lầm và "trước hành động khiêu khích của CHND Trung Hoa tại biển Hoa Đông và Biển Đông, chính phủ Mỹ cần xem xét các phương án chính sách khiến Trung Quốc phải trả giá về thái độ gây bất ổn chứ không phải khen thưởng họ".
Các hoạt động cơi nới xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đang gây căng thẳng trong khu vực.
Tờ Wall Street Journal hôm 12/5 đưa tin Lầu Năm Góc đang cân nhắc điều chiến đấu cơ và hải quân tới khu vực tranh chấp trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/05/150525_ashcarter_vietnam

Phó Tổng thống Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang thách thức thế giới

Chủ Nhật, 24/05/2015 | 08:19 GMT+7

Thuộc chuyên đề: Biển Đông lại dậy sóng

Phó Tổng thống Joe Biden trong bài nói chuyện với sinh viên tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ đã mô tả điều này.

» Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi Lầu Năm Góc trừng phạt Trung Quốc
» Video: Điều máy bay trinh sát Trung Quốc - bước 'nắn gân' dạo đầu của Mỹ

Theo đó hãng theo Reuters dẫn lời ông Biden cho biết: “Mỹ không đứng về bất kỳ nước nào, nhưng chúng ta ủng hộ giải pháp giải quyết tranh chấp một cách công bằng, hòa bình, vì tự do hàng hải. Các nguyên tắc này đang bị các hoạt động của TQ ở Biển Đông thách thức".

Máy bay không người lái Global Hawk của Mỹ được điều động đến Biển Đông


Buổi nói chuyện thu hút 1.070 sinh viên, Phó Tổng thống Mỹ mô tả biển tiếp tục là một đấu trường của những xung đột tiềm năng và quan trọng hơn bao giờ hết với an ninh quốc gia.
“Căng thẳng đang lên cao", ông Biden nhấn mạnh. "Nhưng các bạn sẽ ở đó để gìn giữ hòa bình".


Ông nói, rất nhiều sĩ quan hải quân mới sẽ được điều động tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương để góp phần quản lý những thách thức đang trỗi dậy trước khi chúng phát sinh thành xung đột.


Mỹ đã quyết liệt phản đối việc Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Hoa Đông, tuy nhiên ông McCain cho rằng chính quyền của ông Obama phải làm nhiều hơn nữa để răn đe Trung Quốc trong việc thiết lập vùng nhận diện phòng không thứ hai.


Trước đó, hôm 21/5, lên tiếng về việc Hải quân TQ nhiều lần cảnh báo máy bay giám sát của Mỹ khi hoạt động ở gần khu vực các bãi ngầm mà TQ đang cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, người phát ngôn Lầu Năm Góc Steven Warren khẳng định, Mỹ không công nhận yêu sách chủ quyền của TQ xung quanh các kết cấu nhân tạo và "chúng tôi sẽ tiếp tục các sứ mệnh tuần tra thông thường của mình"


Cũng liên quan đến hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhiều nhà lập pháp của Mỹ đề nghị chính quyền Tổng thống Barack Obama có các biện pháp trừng phạt để ngăn chặn Bắc Kinh.


Thượng nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện, đã nhiều lần lên tiếng đề nghị chính quyền của Tổng thống Obama hủy lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới của Mỹ (RIMPAC-2016) ở vùng biển Thái Bình Dương ngoài khơi Honolulu vào mùa Hè năm 2016.


Các chính khách Mỹ lo ngại rằng với cách làm như hiện nay, trong đó có việc ráo riết bồi lấp các đảo nhỏ, xây dựng các tháp phòng không, thậm chí cả đường băng ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ chiếm cứ được vùng biển chiến lược này mà không cần phải phát động một cuộc chiến tranh.

» Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi Lầu Năm Góc trừng phạt Trung Quốc
» Video: Điều máy bay trinh sát Trung Quốc - bước 'nắn gân' dạo đầu của Mỹ
» Trung Quốc ngang ngược cấm biển: 'Đưa ra cơ quan tài phán quốc tế'
» Trung Quốc tìm cách phá hoại máy bay không người lái Mỹ ở Biển Đông
http://vtc.vn/pho-tong-thong-my-cao-buoc-trung-quoc-dang-thach-thuc-the-gioi.311.555041.htmuồn: Đất Việt
 
Mỹ - Trung chạm trán Trường Sa, CSVN chưa chi đã run sợ

Hoàng Trần (Danlambao) - Sau khi CNN công bố đoạn video máy bay quân sự Hoa Kỳ áp sát Trường Sa¸ chạm trán hải quân Trung Cộng hôm 20/5/2015, người phát ngôn bộ ngoại giao CSVN Lê Hải Bình đã vội vàng lên tiếng yêu cầu các nước liên quan, trong đó có Hoa Kỳ ‘không làm phức tạp thêm tình hình’.
"Chúng tôi kêu gọi các nước liên quan có đóng góp trách nhiệm và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông…, không làm phức tạp thêm tình hình", ông Lê Hải Bình phát biểu trong cuộc họp báo hôm 21/5/2015.
Cùng ngày, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Cộng Hồng Lỗi ngang ngược tuyên bố Trung Cộng “có quyền theo dõi không phận và hải phận nhằm bảo ̣đảm an ninh quốc gia”.
Chiến đấu cơ Hoa Kỳ chạm trán hải quân Trung Cộng
Những tuyên bố này được đưa ra sau khi CNN công bố một đoạn phóng sự đặc biệt, ghi lại cảnh máy bay quân sự Hoa Kỳ áp sát quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nơi đang bị Trung Cộng chiếm đóng và xây dựng căn cứ quân sự.
Đây cũng là lần đầu tiên quân đội Hoa Kỳ cho phép phóng viên được đi theo phi hành đoàn trong một nhiệm vụ trinh sát. Hình ảnh ghi lại cho thấy bãi Đá Chữ Thập của Việt Nam đang bị Trung Cộng bồi đắp, cải tạo với tốc độ chóng mặt.

Chỉ trong vòng 2 năm, từ một rạn san hô thấp hơn mặt nước biển, bãi Đá Chữ Thập đã bị biến thành một căn cứ quân sự rộng 8km vuông, tương đương với tổng diện tích của 1500 sân bóng đá. Trên đảo nhân tạo này còn có cả một sân bay quân sự với đội tàu chiến túc trực đông đảo.
Máy bay do thám và săn ngầm P8-A của Hoa Kỳ khi áp sát khu vực này đã bị hải quân Trung Cộng cảnh báo và xua đuổi đến 8 lần khi thực hiện nhiệm vụ hôm 20/5/2015. 
Trong video, có thể nghe rõ âm thanh hải quân Trung Cộng xua đuổi máy bay Mỹ bằng giọng gắt gỏng qua sóng radio:
“Máy bay quân sự nước ngoài, đây là hải quân Trung Cộng. Các ông đang đi vào vùng cảnh báo quân sự của chúng tôi. Hãy rời khỏi ngay lập tức”, “Đi đi”.
Đây cũng là lần đầu tiên âm thanh về cuộc chạm trán giữa quân đội hai nước được công bố với công chúng.
Hoa Kỳ không được làm phức tạp thêm tình hình?
Sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Biển Đông sẽ giúp chặn đà xâm lược của Trung Cộng. Trong đó, Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất. 
Tuyên bố của ông Lê Hải Bình yêu cầu các nước liên quan, trong đó có Hoa Kỳ ‘không làm phức tạp thêm tình hình’ chẳng khác nào là một thông điệp quay lưng đối với với các nỗ lực của Hoa Kỳ tại Biển Đông.
Thay vì lên án hành vi leo thang xâm lược của Trung Cộng, những phát biểu chung chung như trên thể hiện rõ thái độ ra vẻ không liên quan của những chế độ hèn nhát.
Phải chăng, CSVN đã chấp nhận đầu hàng Trung Cộng một cách vô điều kiện?
Dù vậy, bất chấp những tuyên bố ngang ngược của Trung Cộng và thái độ sợ hãi của đảng CSVN, bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay tương tự trong tương lai.
"Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động theo đúng quyền tự do và sử dụng đúng luật vùng biển thuộc Biển Đông", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf khẳng định.
danlambaovn.blogspot.com

BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 365

CÁNH DÙ LỘNG GIÓ * CỘNG SẢN KHỦNG BỐ

Cộng Sản là cha Khủng Bố

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Một điều mà ai cũng phải kinh hãi khi nghe đến 2 từ khủng bố. Không chỉ riêng Hồi Giáo cực đoan mới khủng bố mà đảng Cộng Sản từ lúc bắt đầu hình thành cho tới nay vẫn xứng đáng đoạt danh hiệu cha của khủng bố.
Khủng bố bắt nguồn từ nhiều thế kỷ trước, khi có tranh chấp giữa 2 tôn giáo lớn là Công Giáo và Hồi Giáo, vì mâu thuẫn với nhau nên có lúc 2 tôn giáo này đã phát lệnh Thánh Chiến, đến đời Thánh Dominique (Daminh), Ngài không dùng bạo lực nữa mà ngài đã dùng lời cầu nguyện qua kinh Mân Côi để dẹp được quân Hồi Giáo bây giờ.
Những hiềm thù cứ kéo dài mãi tận bây giờ từ đời này qua đời khác không bao giờ chấm dứt. Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ II và Đức Giáo Hoàng Francis đang tại vị bây giờ đã gặp gỡ nhiều vị lãnh đạo Hồi Giáo để hòa giải và thương lượng cũng như xin lỗi vì những sai lầm trong quá khứ nhưng không có kết quả.
Nói đến khủng bố người ta lại nhớ đến Osama Bin Laden, người đứng đầu tổ chức này sau khi được Mỹ đào tạo trong ngành tình báo CIA trong thời chiến tranh lạnh, sau đó Bin Laden quay ngược 180 độ chống Mỹ triệt để, cho Mỹ là nguyên nhân gây chiến tranh cho toàn thế giới.
Thật ra tổ chức khủng bố này truyền đạo bằng cách ép buộc người khác phải theo đạo Hồi, nếu không theo thì bất cứ ai cũng là kẻ thù của họ, và phải cần tiêu diệt vì họ cho là theo tà đạo.
Bin Laden đã phá kỷ lục khi cuộc chiến Afghanistan bùng nổ, bắt cóc, tống tiền, cắt cổ, đặt bom hẹn giờ bất cứ nơi nào cho dù là chỗ đông dân cư như nhà thờ, trường học, chợ búa. Mỗi lần như thế toàn thấy người dân chết nhiều hơn quân đội, nhưng họ cho là giết người vì thay mặt thánh Ala là có công, cũng như người tự sát bằng bom sẽ là người được phong tử vì đạo, chết sẽ được lên thiên đường, và được một cơ đội gái đẹp phục vụ chung quanh, gia đình người đó sẽ được ưu tiên đặc biệt vì có công với Hồi Giáo. Họ giết người bằng những phương pháp dã man và cho quay lại nhiều đoạn film để cảnh cáo những ai ngon cố chống lại Hồi Giáo.
Họ đã chính thức tuyên chiến với thế giới tự do khi đánh sập tòa tháp đôi của Mỹ, từ đó mọi quốc gia coi họ là những phần tử nguy hiểm nhất cần loại bỏ.
Thế giới đã quên mất một nhóm khủng bố còn tàn ác, dã man gấp ngàn lần tổ chức khủng bố Hồi Giáo này. CSVN xứng đáng với danh hiệu là cha của nhóm khủng bố Hồi Giáo này.
Từ khi thành lập đảng đến nay, biết bao nhiêu nạn nhân đã chết tức tưởi bằng đủ mọi cách, bắt cóc, rồi cột đá quăng ra sông, bỏ vôi chung với người cột miệng bao rồi liệng xuống sông cho phỏng đến chết, dùng súng để ám sát, chặt đầu, mổ bụng là nghề của họ, với thường dân họ dùng súng bắn xối xả vào xe đò, đặt mìn cho xe cán phải nổ tung, quăng lựu đạn vào đám đông đang biểu tình, pháo kích vào trường học, đặt bom hẹn giờ tại các rạp chiếu film và nhà hàng như nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, phang bằng cán cuốc hay chôn sống như hồi tết Mậu Thân năm 1968, đập đầu bằng đá cho đến chết như hồi mới giải phóng, và ngay thời buổi này chúng cho côn an giả danh côn đồ đánh đập, tông xe, bắt cóc như thời kỳ đảng CS mới thành lập, vào đồn CA thì khỏe mạnh, khi ra thì khiêng xác vì tự tử, nhẹ lắm cũng bầm tím toàn thân phải vào bệnh viện cấp cứu.
Đáng lý ra thế giới phải tuyên bố CSVN là một tổ chức siêu khủng bố, vì những tội ác dã man mà bọn quỷ đội lốt người này đã gieo rắc cả gần thế kỷ nay mà quốc tế vẫn làm ngơ và dung túng cho họ sống tới ngày hôm nay, những tội ác mà trời không tha đất không dung, cần được thực thi công lý. 
23.05.2015
Đôi điều với tiến sĩ Lê Kiên Thành

Đặng Kiên Trung

Bài viết nầy như một thư ngỏ, tôi có đôi điều muốn trao đổi với anh:
Còn nhớ, cách nay không lâu tôi có đọc bài “Trò chuyện với con trai cố TBT Lê Duẩn” của phóng viên Lan Hương trên báo điện tử Một Thế Giới, tôi hiểu anh là nhà trí thức có trách nhiệm với dân tộc, anh day dứt, trăn trở trước hiện tình đất nước, thẳng thắn phê phán sự tha hóa trong Đảng và xã hội. Trong buổi trò chuyện, phóng viên có hỏi anh câu:“Cha ông – cố Tổng Bí thư Lê Duẩn là người giữ cương vị Tổng Bí thư lâu nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy mà ông không ngại nói ra những điều này?”. Anh trả lời:“Nói ra, tôi biết sẽ có nhiều người không hài lòng. Nói ra tôi biết có thể ảnh hưởng không ít đến những người xung quanh mình. Nhưng là đảng viên, tôi thấy mình không thể không nói. Nếu mà can đảm, nếu mà thông minh, nếu mà thực sự vì dân vì nước thì sẽ phải nghĩ đến tận cùng của sự tồn vong. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói tham nhũng là ghẻ, nhưng nếu ghẻ khắp người mà chúng ta chặt hết đi thì cơ thể của chúng ta sẽ chết. Đó là cách làm vô ích. Mà cái ghẻ của chúng ta là cái ghẻ từ trong nội tạng. Chúng ta không thể vứt nội tạng của chúng ta đi, mà phải làm cái gì đó để thay đổi được gốc rễ của căn bệnh”.
Tôi vừa đọc hai bài (Cha tôi không bao giờ biết vì sao mình là người được lựa chọn Nếu cha tôi là người độc đoán... ) ghi cuộc trò chuyện của anh với phóng viên Lan Hương trên ANTG cuối tháng. Tôi không hiểu điều gì khiến anh thay đổi thái độ khi trả lời các câu hỏi của phóng viên và lấy làm tiếc, anh không né tránh trả lời những câu hỏi liên quan đến sự nghiệp chính trị của cha anh, vì anh là con và trưởng thành sau nầy, anh không thể hiểu hay hiểu không đầy đủ, khách quan những gì cha anh suy nghĩ và hành động với tư cách một lãnh tụ của Đảng. Anh nói năng lung tung, thiên hạ chê trách anh muốn biện minh cho cha; thậm chí không ít ý kiến chỉ trích anh và cả cha anh rất gay gắt, nặng nề…!
Ông Lê Duẩn là cha anh, với tôi ông là người lãnh đạo cấp cao từ thuở niên thiếu tập tễnh “làm cách mạng”, cùng cán bộ, đảng viên cùng thời, chúng tôi hiểu ông Lê Duẩn thông qua đường lối, chánh sách của Đảng ông làm Tổng Bí thư chúng tôi có nhiệm vụ tiếp thu tổ chức thực hiện... Ngày xưa, khi còn đánh nhau với Mỹ, chúng tôi rất kính trọng ông Lê Duẩn, xem ông là nhà lãnh đạo tài ba, đức độ trọn đời vì dân vì nước, tuyệt đối tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng và cá nhân ông. Cho đến sau năm 1975 đất nước thống nhất, ông tiếp tục tái đắc cử chức Tổng Bí thư tại Đại hội lần thứ 4 tháng 12/1976 và tại Đại hội lần thứ 5 tháng 3/1982 đến khi qua đời tháng 7/1986 ở tuổi 79, chưa hết nhiệm kỳ đại hội!
Từ tháng 4/1975 đến tháng 7/1986 là 11 năm 3 tháng cha anh làm Tổng Bí thư khi Đảng cầm quyền trên cả nước, tình hình đất nước như thế nào thì tôi, anh và mọi người dân nước Việt đều biết. Mời anh đọc một đoạn dưới đây trong bài “Chung quanh vấn đề nhận thức và đánh giá Hồ Chí Minh hiện nay” của Lê Kỳ Sơn, đăng trang viet-studies ngày 18-5-15. Đây là bài viết sắc sảo, khách quan với những cứ liệu lịch sử đầy tính thuyết phục: “Việt Nam giành được thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp thống nhất đất nước với cái giá máu xương phải trả được coi là chưa từng có trong lịch sử kháng chiến của dân tộc. Nhưng thắng lợi quá lớn đã làm cho những người chiến thắng say sưa, sinh ra chủ quan, kiêu ngạo; thiếu tinh thần khoan dung của người thắng cuộc để chủ động thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc; ta cũng đã không biết tận dụng sức mạnh của niềm vui, niềm tự hào chiến thắng, sự yêu mến, cảm phục và sẵn sàng viện trợ của bạn bè quốc tế để tranh thủ đưa cả nước chuyển sang một thời kỳ mới: chung tay hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại Tổ quốc, sớm đi tới phồn vinh, thịnh vượng.

“Trái lại, cũng do chủ quan, hẹp hòi, tầm nhìn thiển cận, chúng ta đã liên tiếp mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại. Tiếng súng vừa mới im được vài năm, ta đã phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc; việc đem quân vào Campuchia, rồi sa lầy ở đó hơn 10 năm; vụ ‘nạn kiều” và hàng triệu người Việt ồ ạt bỏ nước ra đi,...dẫn đến Việt Nam bị thế giới bao vây, cấm vận, làm cho nền kinh tế đất nước và đời sống của nhân dân lâm vào hoàn cảnh khó khăn chưa từng thấy. Gỡ ra được cũng đã bị chậm đi mất vài chục năm.
“…
Ông Lê Kỳ Sơn viết đúng chứ anh? Vậy, ai gây ra thảm trạng nầy cho đất nước, có phải Đảng ta những năm ấy do cha anh làm Tổng Bí thư, hay do “thế lực thù địch” nào khác thưa anh? Vậy, Đảng ta và cha anh làm sao trốn tránh được trách nhiệm trước lịch sử hở anh?
Cán bộ, đảng viên già như tôi một lòng tin tưởng tuyệt đối sự lãnh đạo của Đảng và kính yêu cha anh không kém Cụ Hồ suốt những năm dài "đánh giặc cứu nước", hơn mười năm sau ngày thống nhất đất nước, từng năm trôi qua chứng kiến cảnh nước nhà tan thương, lòng người ly tán... chúng tôi rất đau buồn mà sao vẫn mê muội tin Đảng, tin cha anh mong chờ có “phép mầu” nào đó làm biến đổi thực trạng nầy, đưa đất nước phát triển đi lên?!!
Anh biết không, những năm tháng đen tối ấy, cùng những người bạn tâm giao, chúng tôi trải lòng với đất nước và nuối tiếc cha anh, phải chi trong Đại hội 4 năm 1976 ông rút lui khỏi chính trường, nhường chức Tổng Bí thư cho người khác, giữ vẹn niềm tin yêu của cán bộ, đảng viên và quần chúng được vun đắp suốt những năm dài kháng chiến. Thế mà cha anh vẫn cố bám giữ quyền lực cho đến chết, mang tiếng tham quyền cố vị và thiên hạ đổ hểt trách nhiệm gây ra cảnh tan thương nầy của đất nước lên cha anh! Ôi! hình ảnh thân thương, quí trọng “Anh Ba”, “đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn” năm xưa nay còn đâu?! Cha anh qua đời đã lâu, chính anh buộc tôi phải nói ra điều này, thật lòng tôi không muốn xúc phạm người đã khuất và cũng không muốn tranh luận với anh không thể nói gì khác hơn là anh muốn biện minh cho cha anh với “lý sự cùn”, thiếu sức thuyết phục!


    Tháng 5 năm 2015
                                                                               Đ.K.T
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 24-5-15


LỄ TỐT NGHIỆP HẢI QUÂN MỸ

Tường trình Lễ tốt nghiệp của 8 sĩ quan gốc Việt tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-05-23

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
11327411_1008514235826732_453346637_-622.jpg
Lễ tốt nghiệp của các tân sĩ quan Hải quân tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ Annapolis, tiểu bang Maryland, hôm thứ Sáu, 22/5/2015.
RFA PHOTO/Hòa Ái

8 sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp cùng một lúc

Hôm thứ Sáu, 22/5/2015, tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ Annapolis, tiểu bang Maryland diễn ra Lễ tốt nghiệp của các tân sĩ quan Hải quân. Trong đó, lần đầu tiên có 8 sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp cùng một lúc.
Buổi lễ tốt nghiệp được bắt đầu sau những phát súng đại bác, buổi chào cờ trang nghiêm và màn biểu diễn trên không của Phi đội Blue Angels.
Trong số 790 Thiếu úy Hải quân và 264 Thiếu úy Thủy quân lục chiến tốt nghiệp năm nay có 8 sĩ quan gốc Việt; bao gồm 7 Thiếu úy Hải quân: Heather Bùi, Tina Kiều, Ryan Lê, Ryan Trần, Andrew Trương, Brandon Trần, Jake Đặng và 1 Thiếu úy Thủy quân Lục chiến Amanda Thạch. Trong đó có 3 sĩ quan tốt nghiệp hạng danh dự.
Các bạn thuộc trong số những học sinh trung học xuất sắc trên hành tinh này. Không ai trách các bạn lựa chọn con đường dễ dàng để đi nhưng các bạn đã chọn con đường binh nghiệp, dành 99% tâm huyết để cống hiến cho quốc gia và bảo vệ người dân Hoa Kỳ.
-PTT Joseph Biden
Để có mặt trong buổi lễ ra trường trang trọng của Khóa học năm 2015, 1054 tân sĩ quan đã trải qua 4 năm huấn luyện và học tập đầy cam go tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Họ đã từng là những học sinh tốt nghiệp phổ thông xuất sắc ở khắp 50 tiểu bang và phải được Dân biểu, Thượng Nghị sĩ hoặc Tổng thống hay Phó Tổng thống giới thiệu khi nộp đơn học tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Đồng thời, họ cũng phải vượt qua cuộc phỏng vấn tuyển chọn và kiểm tra thể chất, sức khỏe gắt gao.
Có mặt tại buổi lễ tốt nghiệp, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden phát biểu rằng:
“Các bạn thuộc trong số những học sinh trung học xuất sắc trên hành tinh này. Không ai trách các bạn lựa chọn con đường dễ dàng để đi nhưng các bạn đã chọn con đường binh nghiệp, dành 99% tâm huyết để cống hiến cho quốc gia và bảo vệ người dân Hoa Kỳ”.
Phó Tổng thống Joseph Biden cũng nhấn mạnh con đường binh nghiệp mà các tân sĩ quan chọn lựa không phải là con đường đơn độc mà họ luôn được thân nhân hỗ trợ trong trách nhiệm bảo vệ hòa bình thế giới. Phó Tổng thống Hoa Kỳ dành ít phút đồng hồ tạo cơ hội để các tân sĩ quan cảm ơn sự hỗ trợ hết lòng của gia đình dành cho họ và thân nhân của các tân sĩ quan trên khán đài đứng dậy vỗ tay bày tỏ sự ngưỡng mộ của gia đình đối với con em mình. Ông Joseph Biden với cương vị Phó Tổng thống còn dành một đặc ân xin Học viện Hải quân Hoa Kỳ ân xá cho tất cả những học viên đang trong thời gian bị kỷ luật.
11355538_1008440295834126_1538062199_400.jpg
Màn biểu diễn trên không của Phi đội Blue Angels tại Lễ tốt nghiệp của các tân sĩ quan Hải quân ở Học viện Hải quân Hoa Kỳ Annapolis, tiểu bang Maryland, hôm thứ Sáu, 22/5/2015. RFA PHOTO/Hòa Ái.
Trong bài phát biểu, Phó Tổng thống Hoa Kỳ đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng hơn bao giờ hết của các vùng biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương trong thế kỷ 21. Vì các nguy cơ xung đột tranh chấp trên biển nên lực lượng hải quân phải có mặt để duy trì hòa bình. Phó Tổng thống Joseph Biden nhắc đến chính sách xoay trục của Mỹ sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và chính sách đó sẽ không thành công nếu như không có sự hiện diện của lực lượng hải quân Hoa Kỳ ở đó. Do đó mà sẽ có đến 60% số lượng hải quân phải có mặt ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho đến năm 2020.

Hội sinh viên sĩ quan gốc Việt

Thiếu tá Hải quân Phong Lê, hiện là giảng viên tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, chia sẻ với đài RFA vào năm 2005 chỉ một mình ông là sĩ quan gốc Việt trong buổi lễ tốt nghiệp nhưng chỉ trong vòng 10 năm mà có đến 8 sĩ quan gốc Việt ra trường nên buổi lễ năm 2015 rất đặc biệt đối với ông. Thiếu tá Hải quân Phong Lê còn cho biết hiện tại Hội sinh viên sĩ quan gốc Việt được thành lập ở Học viện Hải quân Hoa Kỳ với mục đích:
“Nguyên nhân hình thành Hội này là với mục đích giao lưu, học hỏi và chia sẻ trong binh chủng Hải quân cũng như gắn kết những sĩ quan có cùng nguồn cội VN. Chúng tôi thành lập Hội để giúp những sĩ quan Hải quân và Thủy quân Lục chiến mới ra trường nối kết với các quân nhân Mỹ gốc Việt phục vụ quân đội Hoa Kỳ”.
Nguyên nhân hình thành Hội này là với mục đích giao lưu, học hỏi và chia sẻ trong binh chủng Hải quân cũng như gắn kết những sĩ quan có cùng nguồn cội VN. Chúng tôi thành lập Hội để giúp những sĩ quan Hải quân và Thủy quân Lục chiến mới ra trường nối kết với các quân nhân Mỹ gốc Việt phục vụ quân đội Hoa Kỳ.
-Thiếu tá Hải quân Phong Lê
Có mặt trong số khoảng 7-8 ngàn người tham dự buổi lễ tốt nghiệp năm 2015, Trung tá Hải quân Nguyễn Anh Tuấn nói rằng ông rất hãnh diện khi các thế hệ tiếp nối của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ tiếp tục viết nên những trang sử hào hùng vẻ vang cho dân tộc Việt Nam:
“Tôi là Trung tá Hải quân Nguyễn Anh Tuấn, hôm nay tới đây dự Lễ ra trường của 8 em người Mỹ gốc Việt, sinh tại Hoa Kỳ, ra trường đeo lon Thiếu Úy. Tôi vào quân đội 29 năm và tôi sẽ hồi hưu trong vài tháng tới. Ngày hôm nay giống như đóng lại một chương cũ và mở ra một chương mới cho người Việt tại Hoa Kỳ trong quân đội, tiếp tục truyền thống của cha anh phục vụ trong quân đội”.
Một trong 8 tân sĩ quan gốc Việt, nữ Thiếu úy Hải quân Tina Kiều, Hội trưởng Hội sinh viên sĩ quan gốc Việt, tươi cười rạng rỡ bên mẹ cùng bạn bè, thân nhân sau khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp. Cô Tina Kiều chia sẻ về phút giây không bao giờ quên trong cuộc đời mình:
“Tất cả những cố gắng của tôi bây giờ đạt được thành quả. Tôi rất biết ơn sự hỗ trợ và tình yêu thương của gia đình cũng như bạn bè trong suốt những năm vừa qua. Tôi không thể có ngày hôm nay nếu như không có họ. Tôi chọn con đường binh nghiệp bởi vì tôi muốn làm việc trong môi trường thử thách và có được cơ hội vinh dự để phục vụ quốc gia”.
Buổi lễ tốt nghiệp tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ ở Annapolis, bang Maryland kết thúc với 1054 chiếc mũ được tung lên trời cùng những ánh mắt sáng ngời hy vọng của các tân sĩ quan Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ. Riêng đối với 8 tân sĩ quan gốc Việt thì hình ảnh của những người đi trước như Trung tá Hải quân Nguyễn Anh Tuấn, Thiếu tá Hải quân Phong Lê và các sĩ quan gốc Việt có mặt tại buổi lễ tốt nghiệp hay Đại tá Hải quân Lê Bá Hùng đang làm nhiệm vụ trong Đệ thất Hạm đội… là những tấm gương để họ phấn đấu trong cuộc đời binh nghiệp. Và điều ghi nhận đặc biệt của Hòa Ái từ những người Việt tham dự buổi lễ tốt nghiệp năm 2015 là niềm hy vọng binh chủng Hải quân Hoa Kỳ sẽ có 1 Đề đốc gốc Việt trong một ngày không xa.

 

 

 

Saturday, May 23, 2015

PHẠM DUY TỐN

 
Phạm Duy Tốn (1883 –  1924) 
Phạm Duy Tốn sinh tại nhà số 54 đường Felloneau (nay là phố Hàng Dầu), [[Hà Nội]. Nguyên quán của ông ở làng Phượng Vũ, xã [Phượng Dực], huyện [Thường Tín], tỉnh [Hà Đông] (nay là huyện [Phú Xuyên], thành phố Hà Nội). Cha Phạm Duy Tốn là ông Phạm Duy Đạt và mẹ là bà Nguyễn Thị Huệ.
Trong bài Nói chuyện với Phạm Duy về Phạm Duy Tốn (báo Văn số 169), nhà văn, nhà báo Vũ Bằng dẫn lời Phạm Duy cho biết ông Phạm Duy Đạt là một ông chánh tổng, còn bà Nguyễn Thị Huệ là "một người ả đầu cũ kỹ nổi tiếng hát hay một thời". Sau khi lấy nhau, bà Huệ bỏ nghề hát về bán dầu. Cũng theo lời Phạm Duy, nhờ nghề buôn bán của gia đình ông nội nên "chắc bố tôi cũng được lớn lên trong một hoàn cảnh dễ chịu, không bị thôi thúc vì đồng tiền" (Phạm Duy, Viết về bố, báo Văn số 169). Thuở nhỏ Phạm Duy Tốn học chữ Nho. Sau ông cùng với các ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim học trường Thông ngôn Hà Nội (Quai de Commerce) ở Yên Phụ và tốt nghiệp năm 1901.
Sau khi tốt nghiệp, Phạm Duy Tốn được bổ làm thông ngôn ngạch tòa sứ Ninh Bình rồi sang Thị Cầu (tòa sứ Bắc Ninh). Lúc ấy ông nổi tiếng là một thông ngôn có bản sắc riêng. Tuy nhiên, ông nhanh chóng bỏ công việc đúng theo sở học của mình mà không rõ lý do.
Mặc dù có tài liệu nói ông bỏ việc vì chống đối người Pháp, nhưng theo lời Phạm Duy, có thể lý do là ở máu phiêu lưu và sự hiếu động của ông. Phạm Duy viết trong bài Viết về bố:
"Theo lời mẹ tôi nói trong lúc răn dạy tôi khi còn bé thì bố tôi là một người rất đam mê, nhưng chóng chán. Làm đủ mọi việc nhưng không bao giờ làm hết một việc. Tính tình đó đã cắt nghĩa được sự hành nghề lung tung của bố tôi trong một quãng đời ngắn ngủi".

Làm đủ nghề để kiếm sống

Sau khi bỏ việc thông ngôn, Phạm Duy Tốn đi dạy học ở trường Trí Tri, phố Hàng Quạt, Hà Nội. Là một trong số những người Việt Nam đầu tiên húi tóc ngắn và mặc trang phục châu Âu, Phạm Duy Tốn cùng Nguyễn Văn Vĩnh là hai trong số những người sáng lập phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907.
Tiểu luận Phạm Duy Tốn, Journalist, Short Story Writer, Collector of Humorous Stories (Phạm Duy Tốn, nhà báo, tác giả truyện ngắn, nhà sưu tập truyện cười) của giáo sư John C. Schafer, đại học Huboldt State cho biết thêm Phạm Duy Tốn cùng Nguyễn Văn Vĩnh là hai người đã đệ đơn lên chính quyền thuộc địa của Pháp ở Đông Dương xin thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Tuy nhiên, trường này bị nhà chức trách đóng cửa vào năm 1908 vì là nơi tập hợp các trí thức yêu nước, có khuynh hướng độc lập dân tộc và chống lại thực dân Pháp.
Sau khi thôi dạy học, ông làm đủ các nghề khác nhau. Đầu tiên là mở một tiệm cao lâu ở phố Cầu Gỗ, Hà Nội. Theo Phạm Duy, nghề mở tiệm ăn lúc đó nằm trong tay Hoa kiều, tiệm cao lâu của ông Phạm Duy Tốn là tiệm đầu tiên của người Việt Nam. Tuy nhiên, tiệm không cạnh tranh được và phải đóng cửa. Ông lại vay tiền để mở một tiệm vàng tên là Nam Bảo. Chính vì việc vay mượn này mà sau khi Phạm Duy Tốn mất, vợ ông, bà Nguyễn Thị Hòa, đã phải làm lụng suốt đời để trả món nợ cũ của chồng. Tiệm vàng thất bại, Phạm Duy Tốn lại cùng một số bạn bè đi tìm mỏ ở Quảng Yên, nhưng theo lời Phạm Duy, "việc tìm mỏ chắc không đem lại cho bố tôi những thích thú về tiền bạc hay tinh thần".\
Sau khi thất bại liên tục trên đường tìm sinh kế, Phạm Duy Tốn được một người bạn Pháp giúp đỡ bằng cách giới thiệu vào làm việc cho chi nhánh của Ngân hàng Đông Dương (Banque d'Indochine) ở Mông Tự, Trung Quốc. Ông ở Trung Quốc không lâu, lại bỏ việc trở về và quyết định theo đuổi nghề mà xưa nay ông vẫn cho là nghề phụ: viết văn, làm báo.

Viết văn, làm báo

Giáo sư Schafer trong tiểu luận đã dẫn bình luận với nghề báo và viết lách, Phạm Duy Tốn "đã tìm thấy tiếng gọi của ông" và ông theo đuổi các hoạt động này đến khi qua đời. Schafer dẫn một bài trong báo Văn năm 1971 có tựa là Tưởng niệm Phạm Duy Tốn cho biết Phạm Duy Tốn đã viết cho tất cả 11 tờ báo khác nhau.
Hầu hết các tờ báo đó, như Đông Dương tạp chí hay Nam phong có trụ sở tại Hà Nội, nhưng ông cũng có vào Nam Kì để viết giúp các tờ báo của miền nam như Lục tỉnh tân văn hay Nông cổ mín đàm. Giáo sư Schafer viết khó xác định chính xác Phạm Duy Tốn đóng vai trò cụ thể gì trong nhiều tờ báo khác nhau, nhưng những tài liệu từ báo Văn cho thấy Phạm Duy Tốn đã làm biên tập và trợ lý biên tập cho một số tờ báo, ông cũng viết xã luận và truyện ngắn. Ông còn làm thư ký tòa soạn cho tờ Học báo trước khi nghỉ hưu vì sức khỏe.

Làm chính trị

Phạm Duy Tốn còn là một chính trị gia. Năm 1919, ông được bầu vào Hội đồng dân biểu thành phố Hà Nội. Từ năm 1920 đến 1923, ông là nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, đại biểu của khu vực ba, Hà Nội. Năm 1922, ông cùng một số trí thức và quan chức của chính quyền thuộc địa như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Vũ Huy Quang tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế (tức Đấu xảo) ở Marseilles, Pháp.
Thời gian này sức khỏe ông đã kém đi nhiều và theo Phạm Duy, chuyến đi khiến ông càng yếu hơn. Phạm Duy Tốn bắt đầu hút thuốc phiện khi biết ông mắc bệnh lao và sẽ không còn sống được bao lâu. Lúc những bạn bè ở tờ Thực nghiệp dân báo đến thăm ông bên giường bệnh, Phạm Duy Tốn nói: "Người ta chỉ chết một lần. Tôi đã biết mình sẽ chết vài năm trước. Bệnh này không chữa được. Với tôi chết thì chẳng đáng hy vọng gì, nhưng cũng chẳng đáng sợ gì".
Ông qua đời ngày 25 tháng 2 năm 1924 tại nhà riêng ở số 54, đường Felloneau, Saigon (Wikipedia) 
Nước đời lắm nỗi...

Khi tôi ở Sài Gòn, nhân một đêm nhớ nhà, chẳng biết làm gì cho vui, thẩn thẩn thơ thơ, dạo chơi trong phố. Tiết thu lạnh lẽo, lác đác mấy hạt mưa sa, hiu hắt hơi may, đầy đường lá cây rải rác. Đường sá đêm khuya vắng ngắt, trước sau không thấy bóng người. Than ôi! Cảnh vật tiêu điều, càng khiến cho tôi trăm phần ngao ngán... 
 Đi vơ đi vẩn, chẳng biết đi ngả nào, qua hết phố này lại sang phố khác. Hồi lâu đến trước một nhà, ngó trong đèn lửa sáng trưng, những người chật ních, mới sực nhớ ra là nơi tiệm hút. Tôi dừng chân đứng lại thử bước vào xem; rồi đến ngồi bên một người đang nằm tiêm thuốc. Người ấy trông chừng cũng đã nhiều tuổi, thấy tôi đến gần, vẫn nằm vắt chân chéo khoeo, kéo một hơi thẳng, không thở tị tí khói nào. Tôi biết ngay va1 là tay lão luyện.
 Tôi liếc mắt trông người rất là bẩn thỉu. Móng tay đen sì, nước da xanh ngắt, đầu tóc bù xù, áo quần xốc xếch. Rõ thật tồi tàn! Va hút xong, ngẩng mặt nhìn tôi, thủng thỉnh hỏi: - Anh vào đây bao giờ? Tôi ngạc nhiên trông. Va lại nói: - Anh quên tôi rồi ư? Tôi ngần ngừ đáp rằng: 1. Như y. - Vâng... Tôi quên, không nhớ là ai đấy. - Đạo đây mà! Tôi giật nảy mình. 
Té ra là anh Lương Duy Đạo, bạn học cũ với tôi! Tôi vội vàng nắm chặt lấy tay anh ta: - Giời ơi! Anh đấy ư? Chết nỗi, thế mà tôi không nhận ra, xin anh miễn chấp. Vậy chứ anh vào đây từ bao giờ? - Đã lâu, ngót hai mươi năm nay rồi. - Anh làm gì ở trong này? - Chẳng làm gì cả. Chỉ phiện rền thôi. Tôi chán ngắt. Anh ta cầm tẩu, tiêm thuốc. Vừa tiêm vừa nói: - Anh vào đây, làm chi? - Tôi đi buôn. - Buôn bán làm quái gì! Không thú. - Thế thì anh bảo làm gì? - Chẳng làm gì cả. - Ô hay! người ta ở đời cũng phải làm công việc gì mới được chứ. Có lẽ đâu lại ăn không ngồi rồi ư? - Anh tính người đời sống được mấy gang tay! Tội gì vất vả cho khổ cái thân! 
Tôi đây chẳng thiết làm gì cả. Anh ta giơ tẩu mời tôi hút. Tôi lấy tay gạt đi. Anh ta kéo một hơi rồi lại đủng đỉnh nói: - Thật tôi chẳng thiết làm gì hết. Chỉ cứ thế này mãi, đến bao giờ già thì chết. Chẳng tiếc gì sốt, chỉ tiếc cái bàn đèn thôi. Vợ con không có, chẳng lo phiền gì. ấy thế mà hơn, anh ạ. Tôi ngắm anh ta, trong lòng ngao ngán quá. Bèn hỏi: - Trước kia, anh có thế đâu? Anh ta nín lặng, không trả lời. Tôi lại nói: - Có lẽ nào anh lại không làm gì cả, không ưa thích cái gì hay sao? Anh ta lắc đầu đáp rằng: - Tôi ngủ đến trưa thì dậy. Ăn xong, lại đây hút, đến tối về ăn, rồi lại đây hút, cho đến sáng thì về ngủ. 
Hơn hai mươi năm nay, ngày nào cũng thế, đêm nào cũng vậy, mà cũng chẳng thích cái gì cả. Lại tiêm thuốc, mời tôi. Tôi từ chối. Anh ta lại hút. Hút xong, ngồi dậy. Tôi nói: - Nhưng trước khi chưa vào đây, anh còn đang ở Hà Nội kia mà? - Phải, rồi sau tôi lại vào trong này. - Tại làm sao thế? - Chẳng tại làm sao cả. - Không có lẽ... Năm nay anh bao nhiêu tuổi rồi? - Ba mươi tám. Nhưng trông người đến ngót năm mươi, có phải không? Tôi nhìn kỹ bạn học cũ tôi. Quả nhiên tóc bạc, trán nhăn, mắt sâu, má hóp, mặt mũi hốc hác như thể ông cụ già. Tôi nói: - ừ, trông anh già thật. 
Chắc anh có điều gì buồn bực, hẳn! Hay là nỗi riêng còn vướng mối tình chi đây? Anh ta lắc đầu, cúi gầm mặt xuống, ngồi im, không đáp lại. Tôi hỏi luôn: - Anh Đạo ơi, anh có sự gì khổ tâm, xin cứ nói cho tôi nghe, họa may tôi có khuyên giải được chút nào chăng? Vả lại nói ra nó cũng nhẹ bớt gánh sầu, anh ạ. Anh ta nghe tôi nói thiết tha làm vậy, bấy giờ nét mặt ủ ê; ngồi lặng một lát, rồi ngẩng mặt nhìn tôi, thở dài mà nói: - Anh ơi, hở môi ra cũng thẹn thùng; nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe! Bấy lâu nay tôi vẫn vùi dập mớ lửa sầu ở trong lò khảm, bây giờ anh lại bới móc nó ra, thật là khổ quá!... 
Nhưng, anh nói cũng phải. Nếu gặp được người tri kỷ, thở than nông nỗi, cởi mở ruột gan, thì có lẽ cũng hả được cơn phiền não. Anh ân cần muốn biết tôi vì đâu nên nỗi nước này. Vậy, tuy rằng cực trăm phần, tủi nghìn nỗi, song tôi cũng xin kể, để anh nghe. Tôi gật đầu: - Xin anh cứ nói. Họa may cái điều đau đớn của anh có bổ ích cho đời chăng! Anh Đạo uống một hớp nước, rồi thì nói: - Năm ấy là năm 189... Tôi hãy còn nhớ rõ như ngày hôm qua. Bấy giờ cha tôi làm thông phán ở toà Sứ tỉnh... Quyền thế lẫy lừng, ai cũng sợ nể. Cha mẹ tôi chỉ sinh được có một mình tôi thôi. Tính cha tôi thì nóng nảy, dữ tợn và nghiêm khắc lắm. 
Mẹ tôi người hiền lành, thuỳ mị, nhưng mà gan góc, lỳ lỳ cả ngày chẳng nói một câu. - Tôi yêu mẹ tôi lắm. Còn cha tôi, thì tôi sợ hãi một niềm, không mấy khi dám dàn tận mặt. Năm ấy tôi lên mười bốn tuổi. Đang độ vẻ vang sung sướng, hớn hở tươi cười như thể cánh hoa non. Tưởng cuộc đời là nhất, không còn gì vui thú cho bằng... Cuối tháng Năm gặp kỳ nghỉ hè, tôi về chơi với cha mẹ tôi. Bỗng một đêm, xảy ra sự ghê gớm, làm cho tôi suốt đời không lúc nào quên được. Đêm hôm ấy, trời mưa rầu rĩ, gió thổi hắt hiu, cảnh vật tự hồ như xui nhau mà làm cho cái bi kịch càng thêm thê thảm. 
Tôi vừa mới thiu thiu chợp ngủ, thốt nhiên nghe thấy ở phòng bên cạnh là nơi cha mẹ tôi nằm, có tiếng ầm ầm như thể hai người cãi nhau. Tôi bèn vùng quăng trở dậy sẽ bước xuống đất, rón rén lại gần nghe, thì quả nhiên thấy tiếng cha tôi quát tháo rằng: - Tao đã nói tao cần đến tiền, thì mày phải đưa mấy cái văn tự ấy cho tao. 
Nhược bằng mày cứ khăng khăng một mực không đưa, thì đừng có trách tao là người bội bạc nhé. Mẹ tôi khẳng khái đáp lại rằng: - Văn tự ấy, có phải của thầy đâu, mà thầy đòi tôi chứ? Chẳng qua là của riêng cha mẹ tôi để lại cho tôi, thì bây giờ tôi lại giữ lấy cho thằng con tôi, để về sau nó khỏi liếm lá đầu chợ. Chứ chắc gì vào thầy nữa bây giờ?
 Cơ nghiệp thầy đã phá tan nát cả rồi. Nay tôi còn chút vốn riêng, để về sau mẹ con tôi nuôi nhau, thầy lại toan lột hết đem cho đĩ nốt hay sao? Khi nào tôi có chịu! Thầy muốn làm gì thì làm. Tùy ý. Tôi nghe thấy nói làm vậy, tưởng chừng sét đánh lưng trời. Trong người tôi còn đương bàng hoàng như mê chưa tỉnh, phút nghe tiếng "huỳnh huỵch" ở phòng bên. Tôi vội vàng mở hé cửa dòm sang, thì thấy cha tôi một tay bóp cổ mẹ tôi ấn xuống giường, còn một tay thì đấm tát, tối tăm cả mặt mũi lại. 
Đầu tóc mẹ tôi rũ rượi, hai tay mẹ tôi giơ để đỡ đòn, nhưng mà không lại. Còn cha tôi thì như người điên cuồng, cứ hăm hở bạ đâu đánh đấy. Mẹ tôi ngã lăn từ trên giường xuống đất, mà không kêu không khóc, chỉ thấy hai tay bưng lấy mặt nằm im. Cha tôi lật sấp mẹ tôi xuống, rồi thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, đấm đá mẹ tôi vô hồi kỳ trận, mãi mãi mà vẫn không thôi. Anh ơi, anh ơi, tôi trông thấy thế, hốt hoảng kinh thần, tưởng chừng trời long đất lở. Tôi sợ hãi quá, bèn kêu lên một tiếng to.
 Cha tôi ngoảnh lại, trông thấy tôi, liền buông mẹ tôi ra. Còn tôi khiếp đảm tinh thần, ù té chạy trốn xuống bếp, ngồi cho đến sáng. Hôm sau mẹ tôi băng huyết, thụ bệnh, trùm chăn nằm ở trên giường. Khi tôi vào thăm, chỉ ôm đầu tôi mà nức nở khóc, chẳng nói được câu gì. Còn cha tôi, thì lại cứ như thường, không nói năng gì đến chuyện đó cả. Cách mấy ngày thì mẹ tôi chết, nghe đâu như có mang được hai ba tháng... Rồi sau hết hè tôi lại về trường học...
 Thôi, anh ạ, từ đó tôi chán hết cả mọi sự ở đời. Biết rằng toàn đảo điên điên đảo cả. Tôi đã một lần trông thấy cảnh thảm dường ấy, thì thôi, tâm thần đổi hết, từ đây không hề ham muốn, ước ao cái gì, hoặc yêu thương quí báu ai nữa sốt. Lúc nào cũng sực nhớ, tưởng tượng như còn trông thấy ở trước mặt cái bi kịch: mẹ tôi nằm lăn dưới đất mà cha tôi thì tay đấm chân đá chẳng thương xót cái người yếu đuối đã đem thân bồ liễu nương gửi ở dưới bóng cây tùng... 
Giời đất ơi, cay nghiệt quá!... Mẹ ơi, con thương, con nhớ mẹ vô cùng!... Nói đến đó, anh Đạo nước mắt tuôn rơi tầm tã. Tôi không cầm lòng được cũng khóc sụt sùi. Rồi anh ta lại nói: - Mẹ tôi chết được ít lâu, cha tôi lấy người nhân ngãi là vợ Tây. Nghe đâu như bây giờ vẫn hãy còn sống cả. Từ thuở ấy tôi không gặp mặt cha tôi nữa mà cũng chẳng rõ tin tức thế nào.
 Anh Đạo nói xong, lại nằm tiêm thuốc, hút luôn mấy mồi. Tôi trông nét mặt thảm sầu, không thể sao tả cho hết được. Muốn nói vài câu vỗ về nhưng nghẹn ở cổ không sao nói ra lời được. Tôi bèn đứng dậy, thở dài lắc đầu nhìn anh Đạo mà ngao ngán trong lòng... 
Lúc từ giã bạn cũ trở ra ngoài mới than một câu rằng: - Trời đất ơi! Quả nhiên nước đời lắm nỗi lạ lùng khắt khe thật. Rồi về nhà trọ suốt đêm hôm ấy không tài nào ngủ được. Tạp chí Nam Phong, số 23, Tháng 5 - 1919 1. Đồng, tiếng Hán. 


Con người sở khanh

          Thầy thông ất làm việc ở sở... tỉnh…, mới kết duyên với cô Giáp, là lệnh ái ông bá hộ Đinh. Hai bên lấy nhau cũng là xứng đôi phải lứa. Thiên hạ chẳng ai chê cười điều gì. Thầy ất đẹp trai, mặt mày nhẵn nhụi. Chàng vừa trạc tuổi thanh xuân; hình dung chải chuốt, áo quần bảnh bao. Cô Giáp, người mũm mĩm, trông cũng xinh xinh. Nàng đương xuân chỉ nhị đào, rượu nồng dê béo, ai nào chẳng ưa! Nhà ông bá, bà bá cũng có, cho nên đám cưới to. 
Đồ tư trang sắm đủ: vòng, xuyến, hột, hoa, mớ ba, mớ bảy, chẳng thiếu thứ gì. Giá người không kể, chỉ những đồ vàng cô dâu đeo ở trong mình, cũng đã ngót nghìn đồng bạc, lại còn tiền hồi môn, kẻ đồn một nghìn, người nói năm trăm; nhưng thực sự thì chỉ có bốn gói mà thôi, mỗi gói năm mươi nguyên1 chẵn. Quí hóa lắm thay! Thầy ất được cả người lẫn của; Thật là chuột sa chĩnh gạo... Cưới xong, hai vợ chồng mới, dọn nhà ở riêng. 
Trừ lúc nào thầy thông đi làm việc thì thôi, còn khi ở nhà, hai người cứ bám chặt lấy nhau, không chịu rời ra một phút. Ngày đêm đóng kín cửa lại, vợ chồng hú hí với nhau: Loan ôm phượng, phượng bồng loan. Miệt mài trong cuộc truy hoan, trai tơ gái nõn, xuân đang mặn mà. Tha hồ vui chữ "Nghi gia"!... 1. Đồng, tiếng Hán. ° ° ° Cách ít lâu, một hôm chồng bảo vợ rằng: - Mình ơi, mình với tôi, ta lên Hà Nội chơi một phen cho phỉ chí. Tôi sẽ đưa mình đi coi hát tuồng, đi ăn cao lâu; lên xem Quán Thánh, trại Hàng hoa, xuống chơi Bôn Be, hồ Hoàn Kiếm. Thuê xe cao su, dạo khắp mọi nơi cho thỏa thích. Mình có ưng không? Vợ hớn hở vui mừng hỏi: - Thế thì hôm nào đi? - Để yên xem... Hôm nay thứ mấy? ... Thứ tư, có phải không... Vậy thì mai tôi xin phép, đến thứ bảy ta đi. - Thật chứ? - Thật. - ừ, thế thì nhất định thứ bảy đi, nhé! - Nhất định. ° ° ° Tối thứ sáu vợ bảo chồng rằng: - à này mình ạ. Hai trăm bạc tôi đem gửi thầy đẻ, nhé? Mang đi làm gì cho nó phiền, nhỉ? Chồng đáp: - ừ, đem cả đi làm gì!... Ơ! Thế nhưng mà ngộ mình còn muốn mua bán sắm sửa gì nữa chăng? Bất nhược cứ đem quách cả đi cho tiện. - ừ, mà phải. Mấy khi lên Hà Nội tội gì chẳng sắm? Để mai đổi cả lấy giấy mang đi cho khỏi nặng. 
 ° ° ° 
Chiều hôm sau, lúc sắp ra tàu, bố vợ dặn rằng: - Trong mình mang nhiều tiền bạc, đi đường phải cẩn thận lắm mới được. Tôi chỉ lo vợ chồng trẻ, mê ăn mê ngủ, mà ở tàu thủy, thì kẻ cắp như rươi. Chàng rể thưa: - Xin thầy đừng ngại. Con ở sở, lắm khi chủ giao cho bạc nghìn, giắt ở trong lưng, một mình con còn chẳng hề gì, huống hồ nay lại có cả nhà con nữa thì thầy còn lo sợ gì! Bà bá bảo rằng: - ấy ở nhà không sao, chứ đi tàu thì phải giữ. 
Tiền đã bỏ vào trong ví, mà để vào valít cẩn thận rồi, có phải không?... Thế thì những hoa, hột, vòng, xuyến, nhẫn của chị thông, cũng nên tháo hết ra mà cất vào trong valít ấy. Người ngồi đâu thì để liền ngay bên cạnh; hễ nằm thì gối đầu lên trên, nhé. - Vâng, vâng. Vội vàng miệng nói tay làm, bao nhiêu bộ cánh thu cả vào va-lít, chỉ để lại đôi hoa đeo tai mà thôi. 
 ° ° ° 
Tầu xúplê1, kéo neo, xịch xịch chạy. Hai giờ đêm, đến bến Hà thành. Đèn hiệu sáng trưng, cô thông nom cũng choáng mắt. Chồng bảo vợ rằng: - Ta thuê xe cao su vào ôten2 cho tiện. 1. Tiếng Pháp: souffler: thổi còi. 2. Tiếng Pháp: hotel: khách sạn. Vợ ưng: - ừ, đi đâu cũng được. Nhưng mà có xa không? Chồng nói: - Không. Chỉ năm xu xe, chạy nhoáng một cái đến nơi ngay. Rồi gọi: - Cao su!... Hai cái! Vợ lên một xe, chồng lên một xe. Xe vợ chạy trước, xe chồng chạy sau. Xe kéo rập rình, qua hết phố này sang phố khác. 
Đêm khuya, đường sá vắng ngắt, thiên hạ ngủ im. Đến Hàng Đào, phu xe hỏi: - Đi cà phê nào đây, cô? - Tôi cũng chẳng biết nữa. Anh thử hỏi xe sau xem. Phu xe ngoảnh lại, chẳng thấy bóng cao su nào. Cô thông thò đầu ra, bảo quay xe lại; nhìn mãi cũng không thấy gì. Hai bên hàng phố, cửa đóng kín mít; bốn bề im lặng như tờ. Dãy đèn điện sáng choang, thăm thẳm một dải đường dài trắng xóa... Cô thông giật mình: - Ô hay! Xe kia đi vào đường nào?... Đây là phố gì, hử bác? - Phố Hàng Đào. - Bác có biết xe sau chạy ngả nào, không? - Không biết! - Chết chửa! Coi khéo chẳng lại lạc, nhé... 
 Cậu culi1 giở giọng nói ngay: - Ơ hay! Có lẽ bây giờ cứ đứng giữa đường này, ư? Cô bảo tôi kéo đi đâu, chứ? 1. Tiếng Pháp: coolie: phu. - Hãy khoan đã, bác. Thử đợi tí nữa, xem sao. Ngộ xe nhà tôi đi chậm chăng, vì còn mắc cái va-lít nặng. Culi bèn nạc mỡ rằng: - Thôi, mất cậu rồi. Đừng mong người với valít nữa. Hụt món này, ta lõng món khác vậy. 
 Cô ta nghe nói, lạnh gáy cả người; những lo ngay ngáy, bụng bảo dạ rằng: "Chết nỗi! Bây giờ làm thế nào đây? Bơ vơ phận gái, đêm khuya một mình ở nơi đất khách, biết nương vào đâu?... Mà chồng thì đi đường nào? Sao lại có lạc được? Lẽ đâu vô ý thế!... Còn đang lúng túng, thì có phulít1 đi qua, hỏi: "Cái gì?" Cô kia vừa buồn, vừa hãi, thấp cao kể rõ sự tình. Phu-lít bảo: "Đi lên bóp!" ấy mới rầy rà! ấy mới thật là chết! Làm thế nào được bây giờ. Trời ơi?... May sao, giữa lúc ấy, có một thầy ra dáng làm việc tây, cũng đi qua đó; thấy lôi thôi, đứng lại gần xem. 
Thốt nhiên, thầy ta giương mắt trừng trừng, nhìn vào tận mặt người đàn bà mà hỏi: - Có phải cô Giáp đấy, không? Cô Giáp ngạc nhiên, đổi lo ra mừng: - Phải, tôi đây... Kìa, Thầy Bính!... - Chết rồi! Cô lên đây bao giờ?... Lên làm gì trên này?... Đi với ai?... Đêm hôm khuya khoắt, sao lại chỉ có một mình thôi? - Tôi vừa ở tàu thủy lên với nhà tôi... - Vậy... thầy đâu? - Xe tôi đi trước, xe nhà tôi đi sau. Bây giờ trông lại, không thấy đâu nữa. Dễ thường lạc rồi, thầy ạ. - Hừ!... Lạ thật! Sao lại lạc được? 
 1. Tiếng Pháp: police: cảnh sát. 
Thấy Bính nghĩ một lát, rồi lại đoán rằng: - Hay là gặp anh em, còn đứng lại nói chuyện chăng?... Nhưng cũng không có lẽ... Ai lại bỏ vợ bỡ ngỡ, đi một mình trong thành phố đêm khuya như vậy!... Thôi, để tôi nói với thầy đội. Xin mời cô hãy về tạm đằng nhà, nghỉ ngơi với mẹ cháu cho tiện. Rồi sáng mai ta sẽ liệu. 
 ° ° ° 
Mai cũng chẳng thấy gì; kia cũng chẳng thấy gì. Trong hai ba ngày, tịnh vô âm tín. Cô Giáp sốt gan sốt ruột. Hai vợ chồng thầy Bính trong lòng cũng áy náy mà phân vân: "Ô hay! Tìm hết nơi này, hỏi hết chỗ kia, sao mà chẳng thấy tăm hơi đâu cả, là nghĩa làm sao? Kỳ thật!... Đến ngày thứ tư nhân ngồi nói chuyện việc cưới mình, cô Giáp mới thuật lại cả đầu đuôi: "Chồng tôi nghe đâu người ở tỉnh X1. 
Cha mẹ mất sớm, mồ côi một mình, trước sau chẳng có ai cả; thân lập lấy thân. Thầy đẻ thương tình mà gả, chứ nào có phải rằng là tham của tham cải gì đâu! Vả chưng chồng tôi vốn là thanh bạch. Thôi thì nhờ trời, nhờ quan trên, có lẽ nay mai cũng lo được bổ vào làm việc Nhà nước. Tiền của bây giờ chẳng ngại, chỉ cốt lấy chút công danh với họ hàng làng nước. Nay hai vợ chồng đem nhau lên Hà Nội chơi. Có mang cả mấy trăm bạc đi nữa..."Thầy Bính bèn hỏi rằng: 1. Nguyên in: XXX. - Thế thì bạc ấy đâu? - ấy, nhà tôi giữ. Bỏ ở trong valít... 
Valít nhà tôi mang... Lại bao nhiêu đồ vàng của tôi, cũng để cả trong valít ấy.Thầy Bính lắc đầu, thở dài nhìn cô Giáp mà nói rằng: - Thôi, cô mắc lừa rồi, cô ạ. 
° ° ° 
Cô Giáp không hiểu: - Mắc lừa ai?... Thầy bảo tôi mắc lừa ai?... - Mắc lừa thằng bợm, chớ mắc lừa ai? ... Nó cuỗm cả vàng lẫn bạc, nó tếch lên ngàn rồi... Sao lai tin cái đứa vu vơ, trên không chằng dưới không rễ thế?!... - Nhà... nhà... nhà tôi ấy ư? - Chứ lại gì! Cô Giáp chết điếng người. Ngồi lặng im một lát, rồi bưng mặt khóc oà lên: - Trời đất ôi! Ngờ đâu con người thế, mà xỏ lá ba que!... - Cô ơi, đời bây giờ, thiếu gì những giống tốt mã dài đuôi, làm nghề cậu Sở!... 
Thôi đà mắc lận thì thôi, đi đâu chẳng biết con người Sở Khanh!... ° ° ° Cách hai ba tháng sau, dò la mãi, quả nhiên biết rõ tin rằng: Cậu Sở ấy đồng mưu với một ả giang hồ, để lập cái kế tàn nhẫn này, mà lấy của cải và hại một đời người đàn bà đầu xanh tuổi trẻ. Xong rồi, hai đứa đem nhau đi trốn sang đâu Xiêm, Lào, để cùng vui hưởng cái của bất nhân bất nghĩa. Tạp chí Nam Phong, số 20, Tháng 2 - 1919 

No comments: