LÊ ĐỨC ANH PHẢN QUỐC
Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-03-12
2015-03-12
Mỗi năm vào ngày 14 tháng Ba, hình ảnh cuộc tàn sát 64 bộ đội công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam lại ám ảnh gia đình họ và người có quan tâm. Những cái chết này là một sự kiện lịch sử cần phải làm rõ ai là thủ phạm trực tiếp, trói tay bộ đội bằng chính sách kềm chế trước đội quân hung hãn Trung Quốc
Lệnh không được nổ súng
Từ đầu năm 1988 Trung Quốc đã có những hành động lấn chiếm các đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa bằng cách đưa hai chiến hạm thị uy chung quanh khu vực. Trước hành động khiêu khích công khai ấy Việt Nam đã khởi động chiến dịch có tên Chủ quyền 88 viết tắt là CQ-88 bằng cách gửi bộ đội công binh mang vật liệu xây dựng tới nhóm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma để xây dựng các cơ sở tại đây nhằm khẳng định sự có mặt của Việt Nam trên nhóm đảo quan trọng này.
Tuy biết trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo của Trung Quốc nhưng bộ đội công binh Việt Nam lại không được trang bị vũ khí và quan trọng hơn nữa họ được lệnh không được bắn trả lính Trung Quốc. Chỉ một vài bộ đội trên tàu mang vũ khí cá nhân và nhóm bộ đội tiến vào cắm cờ trên đảo Gạc Ma đã tay không đối diện với giặc. Anh Nguyễn Văn Thống một người sống sót trong khi tiến vào Gạc Ma xác nhận với Đài Á Châu Tự Do lệnh không được nổ súng này
-Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng.
Thượng tá Hoàng Hoan, Chỉ huy phó Chính trị trung đoàn công binh 83 kể lại với báo chí cái chết của trung úy Trần Văn Phương người đầu tiên ôm cờ chịu bị lính Trung Quốc bắn chết trước mặt đồng đội. Thượng tá Hoan xác nhận đây là hành động kềm chế trước sự hung hãn của lính Trung Quốc:
Bên mình lúc ra đi là quán triệt không được nổ súng bất kỳ giá nào cũng không được nổ súng
Anh Nguyễn Văn Thống
-Sau một thời gian giằng co nhau quyết liệt và xảy ra việc Phương bị thương và sau chết tại đảo và Lanh thì bị thương nằm gục xuống rồi thì anh em cùng với nhau đối với bọn Trung Quốc đó cuối cùng thì bọn nó nhanh chóng rút lui ra. Nhưng mà nó có cái chuyện, tức là nó nổ súng trước còn ta thì có thái độ kềm chế chủ yếu là mềm dẻo để giải quyết đúng đắn khẳng định rõ chủ quyền Việt Nam, tôi đã ở đây rồi! Thế nhưng phía Trung Quốc vẫn cứ nổ súng vào cán bộ chiến sĩ của xây dựng và đi giữ đảo.
Câu chuyện của 27 năm về trước vẫn nằm im trong những trang sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lời kể của những bộ đội công binh không đủ sức thuyết phục dư luận cho đến khi chính một vị tướng chính thức lên tiếng về việc này. Ông là thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức vào năm ngoái, Tướng Lê Mã Lương cho biết:
-Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?
Những người lính hy sinh đầu tiên ấy cộng thêm con số bộ đội bị quân Trung Quốc sát hại nâng lên 64 người là một vết thương lớn cho người lính bất cứ quân đội nào khi họ không được cầm súng chống lại quân thù, tướng Lê Mã Lương chia sẻ:
Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này
Ông Nguyễn Khắc Mai
-Trong lịch sử của Hải quân Nhân dân Việt Nam chưa có trận nào mà hải quân ta chỉ có mấy phút thôi chúng ta chết đến hơn nửa đại đội. Không có chuyện lịch sử Hải quân, lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh chỉ trong mấy phút mà tiêu như thế, trừ bom, nó bỏ trúng đội hình đang hành quân hoặc là nó thả trúng đội hình đang đóng quân còn trong đánh nhau ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó. Cho nên đó là cái nỗi đau mà nỗi đau này nó âm ỉ và nó sẽ đi với người lính cho tới khi kết thúc sứ mệnh trên cái đất này.
TS Nguyễn Văn Khải người tham dự buổi hội thảo cho biết nhận xét của ông về việc tướng Lương công khai điều mà Bộ quốc phòng Quân đội Nhân dân Việt Nam giấu kín sau sự cố Gạc Ma:
-Câu đó của Lê Mã Lương là hoàn toàn đúng bởi vì những năm 80 tôi là TS Thiếu tá và có anh họ là Lê Ngọc Hiền là Thứ trưởng Quốc phòng, Lê Trọng Tấn là Tổng Tham mưu trưởng quân đội cho nên những chuyện này chúng tôi biết cả.
Bộ trưởng Quốc phòng, Lê Đức Anh
Ông Nguyễn Khắc Mai giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng:
-Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hồi bấy giờ là ngài Lê Đức Anh đã ra cái lệnh như vậy mà anh Lê Mã Lương đã tường thuật trong hội thảo tưởng niệm Gạc Ma của chính Trung tâm Minh Triết tổ chức ở Khách sạn Công đoàn năm ngoái, thì bây giờ ta phải công khai cái này.
Một Bộ trưởng Quốc Phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên người mình để cho nó nã súng nó bắn!
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, một nhà ngoại giao kỳ cựu, am hiểu sâu sắc vấn đề Trung Quốc đánh giá quyết định không nổ súng của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh:
-Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho Trung Quốc nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc.
Ông Lê Đức Anh là cai đồn điền cao su của một người tình báo của Pháp chứ ông ta không phải tham gia cách mạng lâu dài gì đâu. Chẳng qua ông ấy khai man lý lịch rồi thì được lòng ông Lê Đức Thọ, ông Lê Đức Thọ cứ đưa ông ấy lên vù vù trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, sau này thành chủ tịch nước. Cái điều đó những người biết chuyện như tôi lấy làm đau lòng lắm và cho là một nỗi nhục của đất nước.
Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải... tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im...
Ông Nguyễn Khắc Mai
Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê hương bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam không có một một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Ông Nguyễn Khắc Mai nhận xét:
-Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển và cái ông Nông Đức Mạnh nguyên Tổng bí thư lại trả lời rằng thôi cứ để yên như thế! Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im, bởi vì anh sợ Tàu mà. Động chạm đến Tàu thì anh run lên vì anh bị cầm tù rồi.
Tại sao cứ im lặng? chỉ cho mấy cái anh cấp người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói tới nói lui một điệp khúc nhàm chán vô cùng và bọn Trung Quốc nó không thèm đếm xỉa gì tới, nó coi đấy là cái chuyện tào lao thì đấy là cái đau, đấy là cái nhục về Gạc Ma.
Ngày 14 tháng Ba mỗi năm không những là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này. Mặc dù nó được phóng lớn lên thành cuộc chiến Gạc Ma nhưng người trong cuộc biết rõ đó là một cuộc chiến mà bên bị hại không được nổ súng.
MAI THẢO * THANH NAM
Lần thăm cuối cùng
Đã đúng một năm, kể từ ngày Thanh Nam không còn, tôi chưa một lần trở lại Seattle, nơi Thanh Nam đã sống gần trọn mười năm đất khách với Túy Hồng và các con, cũng là thành phố Tây Bắc tôi đã sống hơn hai mùa mưa, từ 1979 đến 1981, và cùng làm việc hàng ngày với Huy Quang, Nguyễn văn Giang và Thanh Nam ở tờ Đất Mới.
Không trở lại. Chẳng phải vì Thanh Nam mất, mọi liên hệ tình cảm gắn bó bấy lâu tôi có với Tây Bắc, vì cái chết của bạn ở đó, đã nhất loạt rời đứt. Cũng chẳng phải vì tôi chẳng còn một bằng hữu, một thân tình nào khác ở Tây Bắc ngoài Thanh Nam. Trái lại. Từ và qua Thanh Nam, Tây Bắc đã đem lại cho tôi rất nhiều bằng hữu mới.
Những người bạn này vẫn hàng tuần điện thoại về Santa Ana nói chuyện với tôi, cũng là những người đã lo toan mọi điều cho gia đình Thanh Nam lúc bầu đoàn thê tử nhà văn mới từ tiểu bang New Jersey qua, thay thế cho anh em văn nghệ ở xa, săn sóc Thanh Nam suốt thời gian mấy năm nằm bệnh, và cũng những bằng hữu chung ấy của Thanh Nam và tôi, đã là những người cùng Túy Hồng đưa linh cửu Thanh Nam đến nơi yên nghỉ cuối cùng.
Riêng nói về cảnh thổ, Seattle một mình một cõi với thông rừng điệp điệp, hồ vịnh cẩm tú, còn là một trong những thành phố ở Mỹ tôi yêu và có nhiều kỷ niệm nhất, thân thiết ấy, dù có hay không, dù còn hay đã mất Thanh Nam.
Chưa trở lại với Seattle, đúng hơn, chưa trở lại ngay chỉ là vì, mỗi lần hình dung lại, thần trí tôi vẫn còn váng vất vì mấy chuyến sau cùng về thăm Thanh Nam, khi tôi được tin từ bệnh viện Thanh Nam nằm chữa trị, bệnh tình ngày một trầm trọng hơn của bạn, trong nhận định tàn nhẫn lạnh lùng của y học, đã coi như tuyệt vọng hoàn toàn.
Mấy lần cuối về 4614 Othello ấy -cả thảy bốn lần- trong cái ý nghĩ bất lực và buồn thảm của về thăm, không một người đau mà một tử thi hấp hối đang tiến dần tới lâm chung, tới lòng huyệt, khiến chuyến đi nào tưởng cũng chỉ còn là một gặp mặt lẩn cuối, chắc chắn suốt đời tôi không bao giờ có thể quên. Mà tôi thì thù ghét thậm tệ mọi vĩnh biệt, mọi lần cuối. Thành có cái ý nghĩ là mấy chuyến đi ấy còn quá gần, chỉ như mới sáng nay, chiều qua, hãy để giữa chúng và tôi có một nguôi lắng, một cách biệt. Rồi trên một trạng thái tinh thần khác, mùa thu này, mùa xuân tới, không chừng, hãy trở về Seattle thăm Túy Hồng và thắp một nén hương viếng thăm lên bàn thờ bạn.
Đã đúng một năm, kể từ ngày Thanh Nam không còn, tôi chưa một lần trở lại Seattle, nơi Thanh Nam đã sống gần trọn mười năm đất khách với Túy Hồng và các con, cũng là thành phố Tây Bắc tôi đã sống hơn hai mùa mưa, từ 1979 đến 1981, và cùng làm việc hàng ngày với Huy Quang, Nguyễn văn Giang và Thanh Nam ở tờ Đất Mới.
Không trở lại. Chẳng phải vì Thanh Nam mất, mọi liên hệ tình cảm gắn bó bấy lâu tôi có với Tây Bắc, vì cái chết của bạn ở đó, đã nhất loạt rời đứt. Cũng chẳng phải vì tôi chẳng còn một bằng hữu, một thân tình nào khác ở Tây Bắc ngoài Thanh Nam. Trái lại. Từ và qua Thanh Nam, Tây Bắc đã đem lại cho tôi rất nhiều bằng hữu mới.
Những người bạn này vẫn hàng tuần điện thoại về Santa Ana nói chuyện với tôi, cũng là những người đã lo toan mọi điều cho gia đình Thanh Nam lúc bầu đoàn thê tử nhà văn mới từ tiểu bang New Jersey qua, thay thế cho anh em văn nghệ ở xa, săn sóc Thanh Nam suốt thời gian mấy năm nằm bệnh, và cũng những bằng hữu chung ấy của Thanh Nam và tôi, đã là những người cùng Túy Hồng đưa linh cửu Thanh Nam đến nơi yên nghỉ cuối cùng.
Riêng nói về cảnh thổ, Seattle một mình một cõi với thông rừng điệp điệp, hồ vịnh cẩm tú, còn là một trong những thành phố ở Mỹ tôi yêu và có nhiều kỷ niệm nhất, thân thiết ấy, dù có hay không, dù còn hay đã mất Thanh Nam.
Chưa trở lại với Seattle, đúng hơn, chưa trở lại ngay chỉ là vì, mỗi lần hình dung lại, thần trí tôi vẫn còn váng vất vì mấy chuyến sau cùng về thăm Thanh Nam, khi tôi được tin từ bệnh viện Thanh Nam nằm chữa trị, bệnh tình ngày một trầm trọng hơn của bạn, trong nhận định tàn nhẫn lạnh lùng của y học, đã coi như tuyệt vọng hoàn toàn.
Mấy lần cuối về 4614 Othello ấy -cả thảy bốn lần- trong cái ý nghĩ bất lực và buồn thảm của về thăm, không một người đau mà một tử thi hấp hối đang tiến dần tới lâm chung, tới lòng huyệt, khiến chuyến đi nào tưởng cũng chỉ còn là một gặp mặt lẩn cuối, chắc chắn suốt đời tôi không bao giờ có thể quên. Mà tôi thì thù ghét thậm tệ mọi vĩnh biệt, mọi lần cuối. Thành có cái ý nghĩ là mấy chuyến đi ấy còn quá gần, chỉ như mới sáng nay, chiều qua, hãy để giữa chúng và tôi có một nguôi lắng, một cách biệt. Rồi trên một trạng thái tinh thần khác, mùa thu này, mùa xuân tới, không chừng, hãy trở về Seattle thăm Túy Hồng và thắp một nén hương viếng thăm lên bàn thờ bạn.
*
Lần thứ nhất của bốn lần sau cùng, tôi tới ngôi nhà Othello một mình, vào buổi sáng. Chờ cho hơi muộn, Thanh Nam đã thức dậy.
Tôi ngồi nói chuyện với Túy Hồng ở phòng khách, thấy bạn đứng trước cửa toa-lét mở ngỏ. Thanh Nam gật đầu với tôi, nhưng lại đi vào phòng tắm đóng chặt cửa lại, ở khá lâu trong đó mới ra. Trọng bệnh quả đã làm ngừng chậm hẳn mọi tỏ hiện mừng rỡ, tức khắc, vốn là nét cá tính đáng yêu nhất của con người Thanh Nam, mỗi lần thấy bạn.
Lần đó, tôi đã tránh nhìn kỹ, nhìn lâu cái hình hài tiều tụy của bạn.
Cần gì phải nhìn. Chỉ cần thấy Thanh Nam chậm chạp đi tới, cái mũ cát-kết trên đầu che dấu mái tóc đã rụng hết bởi sự công phá của thuốc chữa, với một xấp giấy và một cây bút chì, ngồi xuống và bắt đầu bút đàm, tôi đã thấy trọng bệnh, chỉ sau một thời gian ngắn, đã vùn vụt leo thang.
Bút đàm thì Thanh Nam đã phải vậy, từ hai năm trước nếu tôi nhớ không lầm, ngay sau giải phẫu cuống họng. Nhưng bút đàm trước mạnh, vui, thoăn thoắt, giấy xé rào rào, ào ạt lắm kia. Nó hệt như lối nói líu ríu, hấp tấp của Thanh Nam khiến chúng tôi thường bật cười, sau vài tuần hia, rượu.
Lần này khác hẳn. Như cầm xấp giấy, cây bút trên tay, viết xuống một dòng chữ, những động tác nhỏ nhặt ấy đã đòi hỏi ở Thanh Nam một cố gắng phi thường. Lần đó, cái câu mở đầu thông thường “Mày thấy trong người thế nào?” tôi không hỏi nữa, không bao giờ nữa. Thanh Nam thì hỏi. Trên giấy. Toàn về bằng hữu. Vũ Khắc Khoan? Tôi trả lời. Gật. Mặc Đỗ? Tôi kể. Gật. Anh em bên nhà: Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ? Tôi thuật. Gật.
Rồi thình lình Thanh Nam ngưng viết, ngừng hỏi, tựa lưng vào thành ghế, mắt nhìn thẳng, gần như một tách thoát bất chợt, một riêng tây định thần. Gần như không còn thấy tôi ngồi bên cạnh.
Tôi ra phi trường, trở về Cali ngay buổi chiều hôm sau.
*
Lần thứ hai tới Seattle, tôi điện thoại ngay cho Túy Hồng, nhưng không tới nhà ngay mà đi thăm một vòng bằng hữu trước đã.
Tôi tới toà soạn Đất Mới. Đứng nhìn thật lâu chỗ ngồi làm việc của hai chúng tôi trong suốt hai năm. Nhớ lại những buổi trưa Thanh Nam đưa cơm nắm và ruốc bông tới, chúng tôi chia nhau ăn bên cạnh cái máy đánh chữ. Tôi đi lại con đường Rainier, hướng xuống thành phố nằm trên lòng vịnh, nhớ lại những buổi sáng màn mưa Tây Bắc kín trùm trời đất, Thanh Nam lái xe qua, ngừng lại, nhấn kèn gọi. Tôi đội mưa chạy băng qua đường, lao vào xe, ném hết nước mưa trên người vào bạn ngồi trước tay lái.
Chờ hai ngày rồi tôi rủ những bạn bè thân nhất của chúng tôi cùng tới. Khá đông. Khoảng mười người. Đó là lần vui nhất. Giữa trọng bệnh, Thanh Nam bất ngờ khỏe hẳn lại, chừng như nhờ sự thí nghiệm và áp dụng một phương cách chữa trị mới.
Buổi trưa. Ngôi nhà đông đặc ồn ào, làm sống lại cái không khí họp mặt náo nhiệt ồn ào chúng tôi đã có với Thanh Nam suốt hai mươi năm chung sống ở quê nhà và ở bất cứ một địa chỉ nào của Túy Hồng Thanh Nam, từ căn phòng nhỏ chật ở building Cửu Long, tới ngôi nhà đường Bùi Viện do Nguyên Sa nhượng lại, tới ngôi nhà trong một ngõ hẻm đường Lý Thái Tổ, chỗ ở sau cùng của Thanh Nam trước đêm cùng nhân viên Đài Mẹ Việt Nam theo tàu ra Phú Quốc.
Phải, bốn lần thăm sau cùng, chỉ lần đó là lần vui nhất, dẫu chỉ là niềm vui che đi một sự thật, giấu đi những giọt lệ. Chúng tôi được giữ lại ăn cơm trưa. Cùng ngồi chen chúc trong căn bếp. Lần đó, lần cuối cùng trong đời, Thanh Nam cười cười nay Túy Hồng sang một bên (Huế nấu ăn, Bắc không ăn được!) đích thân làm món nhậu đãi bạn.
Lửa mở thật lớn. Chảo mỡ sôi sục. Những khoanh cá chép tươi, bụng phình trứng, để nguyên vẩy, chiên tới dòn tan, ăn với nước mắm tỏi gừng và ớt dầm cay xè. Rau muống, Thanh Nam chống tay canh chừng tới chín vừa, vớt ra để nguội, trộn đều với mè, bì heo và mắm tôm chanh, ăn với rau kinh giới, tía tô, hai món Bắc sở trường từ quê nhà danh tiếng của Thanh Nam, cái bang văn nghệ tấm tắc và đã ghi vào sổ vàng ẩm thực.
Nhớ lần đó, chúng tôi cùng thay nhau trò chuyện, cười đùa, không để một phút im lặng, một phút ngớt tiếng. Làm như bệnh tình Thanh Nam không còn nữa. Làm như chứng ung thư bác sĩ Mỹ khám phá thấy ở Thanh Nam là bố láo, không hề có.
Tội nghiệp cho cả đám người đến thăm bạn. Chúng tôi không biết làm gì hơn, và đều như thầm cảm ơn nhau đã cùng đem lại được cho Thanh Nam một buổi trưa vui, trong khi cùng biết rõ mạng sống Thanh Nam cũng chỉ là một vấn đề từng tháng từng ngày chẳng còn phép lạ nào thay đổi được.
Lần đó, Thanh Nam đưa tiễn được chúng tôi ra tới đầu thềm. Vịn tay vào cây cột, gật đầu với từng người nắm tay từ biệt. Tới tôi, hất hàm như có ý hỏi bao giờ mày về. Tôi nói “Tháng sau tao lại lên.”
Ra tới đường, nhìn trở lại, Thanh Nam không còn đứng ở ngoài thềm nữa. Cánh cửa của ngôi nhà Othello đã đóng chặt lại.
*
Lần thứ ba tôi tới Othello giữa mùa hè. Cái trần mây vĩ đại gần như quanh năm phủ kín bầu trời Tây Bắc, cái trần mây đã rời đi. Trời Tây Bắc cao vút, xanh biếc. Đi lại con đường Rainier, khúc xa lộ từ phi trường vào thành phố, nhìn những thảm hoa muôn mầu rực rỡ trước tất cả những ngôi nhà, những luống vườn đi qua, tôi có được cái cảm tưởng thân thuộc ấm áp chốc lát, giữa một buổi chiều Tây Bắc quang đãng, là tôi vẫn ở với Tây Bắc, chưa rời xa một ngày nào.
Sau này nghĩ lại, cảm tưởng ấy có được một phần vì tôi đã ở Seattle hai năm, nhưng, một phần lớn cũng là do ở Thanh Nam. Sự gắn bó của Thanh Nam với cảnh và người Tây Bắc. Với gia đình, do sự chọn lựa của Thanh Nam, định cư vĩnh viễn ở Tây Bắc. Với từng ngọn cỏ đường, từng ngọn thông rừng, từng hạt mưa mùa, như một cảnh tượng cố định và yên định đời đời của thân thế và phần đời êm đềm còn lại của Thanh Nam giữa mầu xanh vĩnh viễn , bất tận của thông rừng và hồ vịnh Tây Bắc.
Gắn bó với hết thảy. Cùng hết thảy. Với thân tình cũ. Với thân tình mới. Gắn bó ấy ở Thanh Nam trung hậu tự nhiên, tròn, đầy, và mạnh mẽ hơn ở tôi nhiều, rất nhiều. Vắn tắt là gắn bó với đời sống, kể cả những lúc đời sống phản phúc và thù nghịch nhất. Một gắn bó vô điều kiện. Đó là điều đích thực tôi không bao giờ có được. Nhưng nhờ có Thanh Nam, đôi khi tôi cũng có được cái cảm tưởng sung sướng như thế.
Lần về thăm thứ ba này, tôi không nắm vững được bệnh tình Thanh Nam hiện như thế nào. Biết sơ qua Thanh Nam vẫn phải ngày ngày tới bệnh viện chữa trị, lượng thuốc an thần mỗi ngày dùng nhiều hơn, vẫn di chuyển được ở trong nhà nhưng phải chống mình trên một cây gậy. Vậy thôi. Biết thêm là ngôi nhà Othello im lặng trọn ngày. Thanh Nam lùi sâu thêm vào âm thầm với bệnh, chừng như chẳng còn muốn gặp ai, dù là những chỗ thân tình nhất.
Tôi đến giữa buổi trưa. Túy Hồng đi đâu chưa về. Bầu không khí trong ngôi nhà ngưng đọng hoàn toàn. Bầy nhỏ ngồi trên thảm coi tivi, cái máy đã vặn nhỏ tới tối đa âm thanh. Con cháu Ty, đôi mắt tròn buồn chỉ tay vào phòng trong ra hiệu cho tôi Thanh Nam ở trong đó.
Tôi vào. Thanh Nam nằm nghiêng trên mặt đệm của một giường gỗ nhỏ, quay mặt vào tường, trên người không một tấm chăn đắp, mắt nhắm lại, bất động. Dấu vết đời sống chỉ còn chỉ còn thu lại, như một tơ chỉ, nơi tiếng thở vi vi, ú ú, nhọc nhằn thoát ra nơi lỗ hổng cuống họng bị giải phẫu che kín bởi một phiến vải trắng nhỏ bằng nửa bàn tay. Phiến vải phập phồng theo nhịp thở đứt quãng.
Con người thường hiện nguyên hình trong giấc ngủ mà tỉnh thức che dấu được. Phút ấy, đứng lặng trên thành cửa, nhìn bạn ngủ, tôi mới nhìn thấy sự hiện hình toàn vẹn của cái chết, của ung thư. Chúng đã đến bên giường, chúng đã ở trong bạn tôi. Và từng phút, từng giây, lan dần, trùm lần, lấn dần, sự hủy hoại không tiếng.
Tôi lùi ra. Túy Hồng đi chợ về. Đi theo người bạn gái đã rất thân thiết từ trước thời gian chị thành gia thất với Thanh Nam vào trong bếp, tôi hỏi:
- Thế nào?
- Anh càng mệt thêm mãi. Nhiều ngày ở trong phòng tới chiều tối không ra. Vẫn đi lại được, nhưng khó khăn. Vẫn chịu khó nuốt vào người thực phẩm lỏng để còn hơi sức sống, nhưng chỉ được chút đỉnh rồi buông ra. Trưa nào cũng phải nằm. Tôi chỉ còn cầu mong giấc ngủ nào của anh cũng được thật đầy, cũng được thật ngon.
Một lát sau, Thanh Nam thức. Biết tôi tới. Mở cửa phòng đi ra. Một chiếc áo len cũ trên người, cái mũ cát-két, cây gậy tì nặng làm nghiêng đi một bên thân. Thanh Nam thận trọng bước từng bước trên mặt thảm, tới ngồi xuống cạnh tôi. Sự tàn phá của bệnh trạng nhìn thấy rõ rệt hơn nữa, so với lần trước. Bàn tay trái năm ngón co rút lại, như một nắm chặt chết cứng. Thần sắc nhợt nhạt. Một mặt đệm hình tròn, có đai vây như cái ghế dùng cho trẻ nhỏ đặt trên mặt sofa cho thế ngồi được vững chãi hơn. Vẫn còn bút đàm được, nhưng thật ít. Vài trang giấy nhỏ. Mỗi lần viết phải điều chỉnh cách ngồi lại, cả bàn tay co rút tì hết xuống mặt giấy.
Điều duy nhất không bao giờ thay đổi, cũng là vùng cơ thể trước sau trọng bệnh không bao giờ xâm nhập được, là một thần trí vẫn cực kỳ minh mẫn. Bút đàm:
- Mày vẫn làm báo dưới ấy mà! Sao lên luôn được vậy?
Tôi nói:
- Vẫn đi vài ngày được. Máy bay đang rẻ rề. Nghe tính rời về Cali. Hay lắm. Còn định vậy không?
Gật. Rồi Thanh Nam lắc lắc, hất hàm về phía trong bếp, viết xuống giấy: “Túy Hồng không chịu. Nói đâu cũng vậy thôi. Ở đây lâu, quen rồi.” Túy Hồng không chịu là đúng, tôi hiểu. Thanh Nam chẳng còn đi đâu được nữa. Chẳng còn đi đâu để làm gì nữa.
Lần thăm thứ ba ấy ngắn nhất. Cũng là lần thăm khiến tôi hoang mang và buồn thảm nhất. Căn phòng khách tối mờ. Thanh Nam ngồi cao hơn tôi một chút, trên cái mặt đệm đặc biệt có vòng đai giữ. Bàn tay nắm chặt không còn xòe mở được của bạn. Bút đàm của bạn “Sao lên luôn được vậy?” Và sau câu viết, có một câu không muốn viết “ Mày cố gắng lên thăm nhiều lần, vì sợ không còn lần khác nữa, phải vậy không?” Phải. Đúng vậy. Chính vì vậy, mà chỉ ở lần thăm buồn nhất ấy, tôi mới nói rõ với bạn lời vĩnh biệt.
- Còn gặp là được. Tao sẽ lên chơi Seattle, đến thăm mày nhiều lần nữa. Nhưng nếu không thấy nhau, thì coi lần tới sau cùng là lần từ biệt nhé!
Thanh Nam nhìn tôi. Lâu. Gật đầu. Và ngồi yên nhìn tôi.
*
Sau lần thăm thứ ba, trong thâm tâm, tôi định không có lần thăm nào khác nữa.
Từ thời gian, hai chúng tôi cùng trẻ măng, Thanh Nam cùng Tô Kiều Ngân làm tờ Thẩm Mỹ, bài viết đầu tiên của tôi ở miền Nam là một tuỳ bút ngắn trên tuần báo này, đến những tháng ngày ăn nhậu, bài bạc, chơi đêm liên miên trên căn phòng độc thân của Thanh Nam ở khách sạn Cửu Long, tới những chương trình thơ văn chúng tôi thằng viết, thằng đọc, cả chục năm liền trên ba đài Tự Do, Quân Đội, Sài Gòn, tới tờ Nghệ Thuật cùng dựng bảng hiệu, cùng một toà soạn, đến cuộc tình Thanh Nam Túy Hồng từ hé cánh đến tiệc cưới tưng bừng ở nhà hàng Đồng Khánh, tới những kỷ niệm vui buồn không nhớ hết, ở ba địa chỉ Nancy, Bùi Viện, Lý Thái Tổ.
Hãy chỉ kể vậy, đã gọi được là cùng với Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Đinh Hùng, Anh Ngọc, Hoài Bắc, Vũ Quang Ninh họp thành Cái Bang phái văn nghệ áo bẩn, tôi đã sống, đã ở, đã làm việc với Thanh Nam gần trọn một đời người. Thêm hai năm Đất Mới ở Seattle nữa. Thì đã là đầy đủ. Thì chẳng còn ân hận. Thì cái số bạn phải đi trước thôi cứ để bạn đi. Thì nếu chưa chia tay, cũng đã cầm tay nói lời từ biệt.
Tôi lại yêu cái chết của loài voi. Lặng lẽ. Không tiếng. Ở một đáy rừng. Dưới một mộ lá. Và thầm mong cho Thanh Nam được chết cái chết xa đời nhẹ nhàng, một mình như thế.
Nhưng tôi trở về Santa Ana mới được vài tuần, bằng hữu Tây Bắc đã tới tấp báo động xuống. Rằng Thanh Nam đã lúc tỉnh lúc mê. Rằng bác sĩ Mỹ chê không chữa nữa. Rằng tang lễ đã chuẩn bị. Rằng một nhà sư trẻ đã được mời tới ngôi nhà Othello tụng kinh làm lễ siêu độ cho Thanh Nam ở đầu giường. Tin dữ chấn động sinh hoạt. Nhiều anh em đòi lên thăm gấp Thanh Nam, gặp lại một lần trước khi Thanh Nam nằm xuống. Thế là tôi phải đi cùng. Và có lần thăm thứ tư.
Nhớ lại lần thăm trước, Thanh Nam tỏ ý không còn muốn tiếp bạn bè thăm viếng nữa, tôi đi Seattle trước một ngày. Và đến ngay Othello. Báo động thì đúng, nhưng tình trạng nguy kịch chừng như lại yên yên, thần thái Thanh Nam so với lần trước không sa sút gì lắm. Tuy bàn tay trái co rút không nắm lại được, vẫn cây gậy, sự di chuyển khó nhọc, cái đệm hình tròn có vòng đai để ngồi cho vững. Tôi cười, lấy giọng đùa cợt:
- Tưởng mày nằm dài ra rồi. Chưa. Hay lắm. Tao lên lần này còn có cả một phái đoàn văn nghệ Cali đi cùng. Họ sẽ tới đây ngày mai.
Thanh Nam tròn mắt nhìn. Một lát rồi cầm bút viết “ Dưới ấy lên Seattle trình diễn à? 30 tháng tư qua rồi. Vụ gì vậy?”
- Chẳng có vụ gì hết. Anh em Cali rảnh rỗi kéo nhau lên Tây Bắc chơi. Nhân tiện tới thăm mày thôi.
Viết: “Những ai?”
- Nếu đi đủ, Nguyên Sa, Du Tử Lê, Kiều Chinh, Quỳnh Như, Đỗ Ngọc Yến hoặc Nguyễn Đức Quang. Hoàng Quốc Bảo nữa.
Thanh Nam lắng nghe, bậm môi, nghĩ ngợi, đoạn cầm bút viết: “Chẳng tới thăm tao bao giờ bỗng dưng tới cả một đoàn vậy. Bảo họ đừng đến. Tao không muốn gặp.”
- Sao vậy? Tôi hỏi.
Viết: “ Nguyên điều này đã: tao rất mệt, không thể ngồi lâu, không thể đủ sức tiếp chuyện từng người.”
Cuối cùng Thanh Nam cũng bằng lòng, chỉ viết dặn là nói với anh em đến ít phút thôi rồi cho nằm nghỉ. Dặn vậy mà hôm sau, khi tôi đưa Kiều Chinh, Nguyễn Đức Quang và Hoàng Quốc Bảo tới, Thanh Nam đã chờ sẵn bằng một đợi chờ thật vui mừng, thật cảm động. Nắm tay Nguyễn Đức Quang. Chỉ Hoàng Quốc Bảo, gật gật. Như muốn nói đã nhận ra ngay. Để yên cho Kiều Chinh ôm lấy thật chặt rồi cười thân mến.
Lần cuối cùng tiếp bằng hữu phương xa trưa ấy, ở Thanh Nam là một phong cách rất tươi tắn, ung dung và chững chạc. Ngồi tựa lưng, khoan thai. Nét mặt nhẹ nhõm. Cây gậy cầm thẳng. Tôi nói Nguyên Sa, Du Tử Lê, Quỳnh Như phút chót không đi được, gửi lời thăm. Gật. Kiều Chinh: “ Anh khỏe đi rồi về Cali chơi với tụi này.” Cười. Gật. Chăm chú nghe Nguyễn Đức Quang. Quay sang với Hoàng Quốc Bảo.
Buổi thăm định chỉ vài phút, kéo dài hơn nửa tiếng đồng hồ. Rồi khuôn mặt chợt nghiêm lặng lại, viết, trao mẩu giấy cho tôi. “Tao mệt, phải đi nằm ngay rồi.” Mọi người hiểu, cùng đứng lên.
Và cái hình ảnh cuối cùng, sau cùng chúng tôi có về Thanh Nam buổi trưa hôm đó ở giữa phòng khách ngôi nhà Othello, đích thực là một hình ảnh của bỏ đi, của lên đường đi vào vĩnh viễn: chống trên cây gậy, quay gót, Thanh Nam chậm chậm đi qua từng người chúng tôi, đi vào phòng riêng.
Tôi nhìn xuống cây viết, xấp giấy để lại trên mặt bàn. Đàm thoại một đời với bạn, với đời, lần này là chấm dứt. Chấm dứt hẳn.
*
Mười năm. Từ biến động, từ đổi đời, từ địa ngục, từ cõi chết trôi ra, sống sót, tới bờ đất mới, nghĩ mình được may mắn phục sinh, lửa đạn đã tránh đường, đại dương còn ném trả, mười năm ấy hình như chúng ta không còn bận tâm về cái chết, chẳng còn những tư duy về cõi chết, nhìn thấy cõi chết. Nhất là cái chết của một người thân.
Cái chết, dưới những hình thái khác, ở trong lửa đạn, ở giữa nghìn trùng, của người tử tù trong ngục tối, của hàng triệu trẻ nhỏ chết đói ở Phi châu, của cuồng tín Trung Đông, của nạn nhân kỳ thị, chúng ta sống với, mỗi ngày, qua báo chí, truyền hình, với khái niệm về những hình thái của sự chết ấy như một hiện tượng thời đại, một tai họa tập thể, và phản ứng theo chiều hướng nhận thức ấy. Còn cái chết bình thường, như đời người trước sau rồi cũng một lần phải chết, chúng ta lại không còn có suy tư gì về nó nữa, hoặc chỉ một thoáng nghĩ, phút chốc rồi thôi.
Cuộc sống tưởng như một mớ lùng bùng không còn hình thể là vì vậy. Bởi chính cái chết mới định nên hình dáng đời sống, như sự định hình của một con đường là ở phần mở đi và ở nơi chấm dứt của con đường.
Thành ra cái chết trở thành một xa lạ dần mãi, một khái niệm mơ hồ, một ý niệm trừu tượng.
Cái chết của một người thân, của Thanh Nam, chứng ung thư, một bệnh viện ở Tây Bắc, sự vật lộn âm thầm, đơn độc, tuyệt vọng, can đảm của Thanh Nam với Tử thần, mái tóc rụng, cây gậy, cái cát-két, mẩu giấy cây bút của bút đàm, bốn lần về Seattle thăm bạn, khi bệnh tình bạn đã hoàn toàn tuyệt vọng ở ngôi nhà Othello, cho tôi thấy lại một lộ trình người, và giữa những đứt đoạn khắp cùng, một chu kỳ đời sống, một chu kỳ toàn vẹn.
Không ai còn ai mất. Ai cũng chết mà thôi. Hoàng Cầm. Thơ Hoàng Cầm.
Tưởng như Phú Quốc đêm rời quê hương. Rời. Thanh Nam. Thơ Thanh Nam.
Cuối cùng là Thanh Nam đã có hàng nghìn địa chỉ trong mỗi người thân, trong mỗi chúng ta. Như câu văn bất hủ của Sacha Guitry: Nấm mộ của người đã mất nằm trong trái tim những người còn sống.
Chị Túy Hồng, ở xa, tôi gửi lên Tây Bắc cho chị lời thơ ấy của Hoàng Cầm, câu văn ấy của Guitry. Như một nén hương nhờ chị thắp thay tôi lên bàn thờ Thanh Nam. Ngày giỗ đầu.
Mai Thảo
Bài này đã đăng trên Văn Học tháng 6, 1986, số đặc biệt tưởng niệm nhà văn Thanh Nam
Bài này đã đăng trên Văn Học tháng 6, 1986, số đặc biệt tưởng niệm nhà văn Thanh Nam
VĂN QUANG * NGUYỄN THỊ THỤY VŨ
người con gái
27 năm với đời sống thực vật
Văn Quang
Rời Sài Gòn trên chuyến xe đò cuối cùng vào 5 giờ chiều một ngày đầu mùa mưa cuối tháng 4-2000, chúng tôi đến thị trấn An Lộc vào lúc gần 8 giờ tối. Thành phố nhỏ, heo hút ánh đèn vàng, hai bên đường trùng điệp những vườn tiêu, vườn cây ngút ngàn nhấp nhô trên những sườn đồi dưới ánh trăng mười sáu mờ đục. Chiếc xe đò thả hai chúng tôi xuống trước trụ sở của Hạt Kiểm Lâm An Lộc. Nhà chị Thụy Vũ ở bên kia con dốc, sát bên Quốc lộ 13.
(Tôi xin phép được nhắc sơ qua về nhà văn Thuỵ Vũ: - Nguyễn Thị Thụy Vũ, sinh năm1937. Tên thật Nguyễn Thị Băng Lĩnh. Tác giả nhiều tác phẩm nổi tiếng ở miền Nam VN trước những năm 1975. Tác phẩm: Mèo Đêm (tập truyện ngắn đầu tay); Nhang tàn thắp khuya; Chiều xuống êm đềm; Khung rêu (giải thưởng văn học toàn quốc); Thú hoang; Lao vào lửa và một số tác phẩm đã đăng trên các báo nhưng chưa xuất bản. Công tác với các báo Dân Chủ Mới, Bút Thép.)
Nghe tiếng xe dừng giữa đường, chắc Thụy Vũ đã đoán ra nhà mình có khách đường xa tới thăm. Chị đứng chờ sẵn ngoài hiên, khom mình dưới tấm rèm cũ, nheo mắt nhìn hai chúng tôi bước vào sân và chị nhận ngay ra chúng tôị Nét vui mừng hiện rất rõ trên khuôn mặt gầy guộc của chị:
- Trời ơi, ông định làm tôi vỡ tim chắc? Bất ngờ quá.
Rồi chị nắm áo Ngân:
-Sáng nay điện thoại sao không nói gì?
Ngân chỉ tôi:
-Tại cái nhà ông này, bốc đồng lên rủ người ta đi, chứ tui thăm bà làm cái gì khi chưa có tiền.
Tôi hiểu là hai người đàn bà này thân với nhau lắm, thân hơn chị em ruột. Khi còn ngồi ở nhà tôi, điện thoại cho Thụy Vũ xong, Ngân bỗng nói:
“Em phải đi thăm con nhỏ này, nhớ nó quá rồi, chịu hết nổi”.
Thế là hai chúng tôi ra xe. Thụy Vũ đưa chúng tôi vào căn phòng khách nhỏ đã dăng sẵn cái mùng trên tấm nệm mút mỏng dính. Có lẽ ở những nơi xa xôi như thế này người ta có thói quen đi ngủ sớm. Chị đãi chúng tôi bữa cháo. Đang cơn đói, không cần đợi chị mời, tôi ăn uống ngon lành. Bỗng tai tôi chói lên vì một tiếng hú. Tiếng hú của một con thú nào đó từ rừng hoang vọng lại nhưng rất gần, sát bên chỗ chúng tôi đang ngồi. Tôi ngơ ngác, nhưng mọi người thì vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Chị Thụy Vũ lặng lẽ đứng dậy, Ngân thấy tôi nhìn qua khung cửa sổ bèn mỉm cười nói ngay:
-Nó khóc đấy!
Tôi vẫn ngớ mặt:
-Nó là cái gì? Con khỉ hay con heo rừng hay con chó sóỉ
-Con Thụy, con gái chị Thụy Vũ đấy, anh không biết sao?
-Chỉ nghe nói chị Vũ có một người con bị bệnh bại liệt thôi.
-Không phải bại liệt mà cháu sống như cây cỏ từ 27 năm nay rồi. Cháu nằm đó mà không hề hay biết gì hết. Năm nay cháu 29 tuổi. Em đã từng chăm sóc cháu ngay từ khi cháu còn nhỏ. Lúc đó thì còn có thể bồng bế cháu dễ dàng, đưa lên xe lăn, đẩy cho cháu ra ngoài chơi. Nhưng bây giờ thì cháu lớn quá rồi, không ai trong nhà này bế nổi cháu lên xe nữa, đành chịu vậy thôi. Mỗi lần đi đâu, em nhớ và thương nó không thể xa nó lâu được.
-Con Thụy, con gái chị Thụy Vũ đấy, anh không biết sao?
-Chỉ nghe nói chị Vũ có một người con bị bệnh bại liệt thôi.
-Không phải bại liệt mà cháu sống như cây cỏ từ 27 năm nay rồi. Cháu nằm đó mà không hề hay biết gì hết. Năm nay cháu 29 tuổi. Em đã từng chăm sóc cháu ngay từ khi cháu còn nhỏ. Lúc đó thì còn có thể bồng bế cháu dễ dàng, đưa lên xe lăn, đẩy cho cháu ra ngoài chơi. Nhưng bây giờ thì cháu lớn quá rồi, không ai trong nhà này bế nổi cháu lên xe nữa, đành chịu vậy thôi. Mỗi lần đi đâu, em nhớ và thương nó không thể xa nó lâu được.
Tôi hiểu rằng câu Ngân nói khi còn ở Sài Gòn là nhớ con bé con chị Thụy Vũ chứ không phải nhớ chị. Tôi nhìn Ngân và hỏi lảng:
-Vậy ra cơ thể cháu phát triển bình thường?
-Vâng, cháu phát triển như những người con gái khác, chỉ có đôi chân không di chuyển được nên cứ teo tóp lại. Người cháu rất nặng.
-Vâng, cháu phát triển như những người con gái khác, chỉ có đôi chân không di chuyển được nên cứ teo tóp lại. Người cháu rất nặng.
Tôi hỏi đến nguyên nhân có phải là thứ bệnh bẩm sinh không. Ngân lắc đầu:
-Hồi nhỏ, cháu rất xinh đẹp. Đến năm 2 tuổi, cháu đã biết đòi nghe nhạc, rất duyên dáng. Có lẽ là do một chị người làm trông nom đã làm cháu ngã, đầu va vào góc thành giường nên từ đó cháu nằm liệt luôn và không biết gì nữa. Chị Vũ nuôi cháu trong một hoàn cảnh rất cơ cực. Sau năm 1975, còn sống ở làng Báo Chí Thủ Đức, không có cả bo bo mà ăn. Chúng em đã buôn thúng bán bưng đủ các thứ nghề để nuôi cháu. Chị Vũ làm lơ xe buýt đường Sài Gòn - Thủ Đức, suốt ngày chỉ đứng có một chân trên 10 chuyến xe như thế cho đến tối mịt mới về đến nhà. Mệt quá lăn ra ngủ, bữa đói bữa no. Con cái nhốt lại cho đứa lớn coi đứa nhỏ. Sau một thời gian chịu không nổi, chẳng biết sống bằng gì, chị Vũ đưa ba đứa con về đây sống với mẹ. Căn nhà này là của bà mẹ chị để lại, bà cụ mới mất cách đây vài năm. Anh thấy nhà cửa coi bộ khang trang nhưng chỉ có cái xác nhà chứ bản thân chị Vũ thì chẳng bao giờ có đồng xu dính túi.
Tôi nhìn căn nhà, gọi là khang trang chứ thật ra chẳng có gì đáng kể. Chỉ có phía trước mới được sửa sang lại tí đỉnh cho đám cưới đứa con gái út của chị cách đây vài tháng, còn phía sau, nơi chúng tôi ngồi ăn thì vẫn lợp tôn tuềnh toàng. 25 năm trôi qua, người khác đã có thể vượt qua cơn khốn quẫn, ít ra có bát ăn bát để, nhưng chị dường như vẫn vậy. Vẫn sống bữa nay chưa biết bữa mai. Ngân kể tiếp:
-Thằng con lớn của chị đã có vợ, nhưng chị cũng chẳng nuôi nổi. Cháu phải đưa vợ vào tuốt trong rừng làm cái lán ở, trông nom miếng đất trồng trọt cho người ta lấy công. Một nơi không có điện, không có nước, sống như người rừng. Đứa con gái út mới lấy chồng. Nhà chỉ còn lại mình chị với đứa con nhỏ bệnh tật. Chị có miếng đất bỏ hoang phía sau nhà, mấy người bạn thương hại, đầu tư cho chị chút vốn trồng vài trăm gốc tiêu, ít cây ăn trái. Nhưng mới chỉ là ban đầu. Một mình chị đóng cọc, làm cỏ, tưới cây, chăm bón và khi nghe tiếng con hú lại tất tả chạy về. Nguồn thu lợi chính của chị là dạy học thêm cho chừng hơn 10 đứa học trò nhỏ, tháng được vài trăm ngàn, không đủ tiền ăn cho hai mẹ con chứ đừng nói đến tiền thuốc thang cho cháu. Chị cũng chẳng thể làm gì hơn trong hoàn cảnh như thế này và ở một nơi chốn như thế này.
-Thằng con lớn của chị đã có vợ, nhưng chị cũng chẳng nuôi nổi. Cháu phải đưa vợ vào tuốt trong rừng làm cái lán ở, trông nom miếng đất trồng trọt cho người ta lấy công. Một nơi không có điện, không có nước, sống như người rừng. Đứa con gái út mới lấy chồng. Nhà chỉ còn lại mình chị với đứa con nhỏ bệnh tật. Chị có miếng đất bỏ hoang phía sau nhà, mấy người bạn thương hại, đầu tư cho chị chút vốn trồng vài trăm gốc tiêu, ít cây ăn trái. Nhưng mới chỉ là ban đầu. Một mình chị đóng cọc, làm cỏ, tưới cây, chăm bón và khi nghe tiếng con hú lại tất tả chạy về. Nguồn thu lợi chính của chị là dạy học thêm cho chừng hơn 10 đứa học trò nhỏ, tháng được vài trăm ngàn, không đủ tiền ăn cho hai mẹ con chứ đừng nói đến tiền thuốc thang cho cháu. Chị cũng chẳng thể làm gì hơn trong hoàn cảnh như thế này và ở một nơi chốn như thế này.
Sáng hôm sau, khi Thụy Vũ mải làm cỏ cho đám cây mới lớn ngoài vườn, tôi nhờ Ngân đưa vào thăm cháu Khôi Thụỵ Trong căn phòng nhỏ hẹp, trên chiếc giường lạt tre thưa thớt, một thân hình con gái trắng nhễ nhại với chiếc quần cụt, chiếc áo thung ngắn tay nằm ngay đơ trên chiếu chỉ trải có nửa giường. Bởi nơi đó là nơi cháu vừa ăn ở, vừa đi vệ sinh, vừa làm chỗ tắm. Cháu không thể nằm nệm vì chẳng có thứ nệm nào chịu cho nổi. Phải nằm nửa giường lạch tre thưa để tiện cho mọi công việc ăn uống, tắm rửa. Hơi thở thoi thóp, cái thân hình con gái căng đầy, cặp chân nhỏ xíu chẳng cân xứng chút nào với thân hình. Cháu không hề biết mình sống hay chết, không biết đói no, không biết gì hết ngoài hơi thở là của con người. Cho ăn thì ăn, ăn bất cứ thứ gì được mẹ hay các cô dì, bạn của mẹ đưa vào miệng. Không cho ăn, cháu cũng chẳng đòi. Thỉnh thoảng cháu hú lên không phải vì đói mà vì một lẽ gì đó không ai biết. Tiếng hú như tiếng kêu của một oan hồn hơn là một con thú hoang. Nghe tiếng hú, tay tôi cầm chiếc máy hình run lên, nước mắt tôi bỗng trào ra, nhòe nhoẹt ống ngắm. Tôi chẳng nhìn thấy gì ngoài cái tiếng kêu ấy. Biết đâu cháu chẳng có một chút tri thức nhỏ nhoi nào đó còn sót lại trong cái đời sống thực vật kia. Biết đâu chẳng phải là tiếng nói nghẹn lại trong nỗi ẩn ức vô cùng không thể diễn tả thành lời. Cứ nghĩ như thế tôi lùi dần ra ngoài cánh cửa gỗ mùi hôi nồng tanh tưởi còn đọng lại mặc dù căn phòng được lau rửa hàng ngày. Những người quanh cháu đã quen với cái thứ mùi này rồi nên không để ý, nhưng người mới tới lần đầu là thấy ngay. Ngân phải cầm máy hình, chụp giúp tôi vài tấm. Thú thật là ngay lúc đó tôi chưa biết phải làm gì với mấy tấm hình đó. Tôi chỉ cảm thấy cần phải có vài tấm hình của cháu mà thôi. Ngân chỉ chiếc xe lăn bên cạnh phòng:
-Có vài chiếc xe lăn của mấy người bạn chị Vũ ở nước ngoài gửi về cho cháu như anh Triển cùng chị Triều Giang, chị Trùng Dương. Nhưng đã bán hết, nay chỉ còn lại một chiếc còn để đó, chẳng ai trong nhà này bế cháu lên nổi xe lăn nữa.
Suốt ngày hôm đó, cái hình ảnh cháu Khôi Thụy ám ảnh tôi không rời. Buổi trưa tôi ngồi với Ngân ngay trên sàn gạch nhà ngoài. Tôi nghe phòng bên văng vẳng tiếng cười rúc rích của Thụy Vũ, tiếng chị nựng nịu, tiếng nước chảy ào ào rửa nhà và tiếng hát ru của chị vẳng lên giữa núi rừng. Tôi có cảm tưởng như chị sống rất hồn nhiên, vui vẻ bên đứa con thơ hai ba tuổi. Càng nghe chị cười, chị thủ thỉ với con, tôi càng thấy nghẹn ngào. Đôi mắt Ngân chớp mau, cô nói như để che lấp nỗi lòng mình:
-Anh thấy không, đó là nét đặc biệt nhất của Thụy Vũ.
Chị luôn coi đứa con chị như khi còn hai tuổi và chị cứ hình dung cháu không hề bị bệnh, chị vẫn nựng nịu cháu, cười đùa hồn nhiên với cháu. Có miếng gì ngon chị cũng để phần cho cháu, dù chị biết rõ hơn ai hết rằng nó không hề phân biệt được cái gì là thức ăn chứ đừng nói đến ngon dở. Nhưng đó là tấm lòng bao la của người mẹ
Chị luôn coi đứa con chị như khi còn hai tuổi và chị cứ hình dung cháu không hề bị bệnh, chị vẫn nựng nịu cháu, cười đùa hồn nhiên với cháu. Có miếng gì ngon chị cũng để phần cho cháu, dù chị biết rõ hơn ai hết rằng nó không hề phân biệt được cái gì là thức ăn chứ đừng nói đến ngon dở. Nhưng đó là tấm lòng bao la của người mẹ
-Phải nói rằng một người mẹ tuyệt vời và một tấm lòng can đảm vô bờ bến.
Ngân tiếp:
-Suốt bao nhiêu năm sống bên cạnh chị Vũ, em chưa hề nghe chị phàn nàn một tiếng nào trong việc phải cực khổ trông nom nuôi nấng đứa con bệnh tật đau khổ này.
Tôi buột miệng hỏi:
Tôi buột miệng hỏi:
-Còn cha nó? Có thăm nom gì không?
-Cha nó ở bên Mỹ, nhưng từ ngày ra đi, ông quên mẹ con chị Vũ rồi. Mặc dù bạn bè ai cũng biết, mấy mẹ con chị sống khổ cực cay đắng đến như thế nào 25 năm qua, cho đến bây giờ đời sống vẫn vậy. Không đủ tiền cho con ăn, lấy tiền đâu uống thuốc? Sống hôm nay biết hôm nay, ngày mai nói chuyện sau. Tính chị Vũ vẫn vậy. Hôm sau tôi hỏi lại chị Vũ về việc này cho rõ ràng . Chị chỉ gật đầu:
-Đúng thế. Tôi không hề biết địa chỉ của anh ấy. Thỉnh thoảng mấy đứa con anh ấy về chơi, chúng rất có cảm tình với tôi. Có lẽ vì thấy ....
Chị bỏ lửng câu nói ở đấy rồi bắt sang chuyện khác. Tôi cúi đầu, một nỗi đau tràn đầy, niềm tủi buồn dâng ngập.
Và đêm đó tôi lại nghe tiếng hú của cháu vang lên trong đêm dài giữa núi rừng An Lộc lộng gió. Cái bóng âm thầm của chị Thụy Vũ vọt dậy, lặng lẽ đến với đứa con, tiếng hát ru nhè nhẹ của chị sợ làm kinh động giấc ngủ của khách và nhà hàng xóm. Tôi làm sao mà ngủ lại được! Ngày hôm sau, chị Vũ đưa hai chúng tôi ra trước cửa trụ sở của Hạt Kiểm Lâm đứng đón xe đò trở về Sài Gòn. Chiếc xe chuyển bánh, người đàn bà gầy gò đứng chơ vơ trên sườn đồi đất đỏ. Chị cúi đầu trở lại với công việc làm cỏ khu vườn tiêu và với đứa con bệnh tật cùng với cuộc sống vô cùng thiếu thốn cô đơn của chị. Cái hình ảnh ấy khiến tôi ngồi dại đi. Ngân cũng chẳng hơn gì tôi, mặc dầu với tôi đây là lần đầu tiên tôi đến thăm Thụy Vũ, nhưng với Ngân đây là lần tạm chia tay với mẹ con Thụy Vũ không biết là lần thứ bao nhiêu rồi. Tôi biết rằng tôi phải làm một cái gì đó. Một lát sau, tôi nói với Ngân:
-Anh phải viết một bài về chị Thụy Vũ và cháu Khôi Thụy. Nhưng không biết có chạm đến lòng tự ái của chị Thụy Vũ hay không. Bởi chị là người không hề than thở với ai điều gì bao giờ, chị luôn luôn tìm tiếng cười trong cuộc đời vô cùng bất hạnh của chính mình.
Ngân suy nghĩ một chút rồi nói:
-Nếu anh hỏi ý kiến thì chị Vũ có thể sẽ từ chối đấỵ Nhưng anh hãy làm cái gì mà anh thấy cần làm. Em sẽ nói với chị ấy sau. Anh tin vào tình thân của em với chị Vũ thì cứ làm.
Tôi nói với Ngân:
Tôi nói với Ngân:
-Bạn bè anh ở nước ngoài đã có một số biết về tình cảnh của chị Thụy Vũ và đã có “yểm trợ”. Nhưng còn một số anh chị em khác vẫn chưa biết.
-Em hiểu, thỉnh thoảng chị Thụy Vũ cũng có được những ngày vui, đầy đủ với con cáị Nhưng chỉ ít ngày sau là lại túng thiếu. Vì thế vấn đề bây giờ là phải làm sao cho chị ấy có vốn để buôn bán hoặc trồng trọt, tính đến cuộc sống lâu dài, chị ấy cũng 63 tuổi rồi chứ ít sao. Chị ấy thường lo rằng nếu chị ấy chết trước thì cháu Khôi Thụy sẽ khổ hơn nữa. Anh em nó cũng chẳng ai đủ sức lo cho nó được. Chị thường nói: "Nếu hai mẹ con chết cùng một lượt thìà vui biết mấy".
Nghe câu “vui biết mấy” mà tôi muốn dựng tóc gáy. Đó cũng là tính cách đặc biệt của Thụy Vũ. Đau buốt ruột mà vẫn giỡn đấy, giỡn đấy mà là giỡn thiệt chứ không phải mỉa mai. Tôi đã đề nghị chị viết lại một tập hồi ký về đời mình. Chị lắc đầu:
-Thèm viết lắm, nhưng làm gì còn thì giờ, còn tâm trí đâu mà viết nữa. Vả lại bỏ nghề lâu rồi chẳng biết mình viết nữa thì sẽ ra sao.
Tôi hiểu rằng chính cái thiếu thốn trăm bề khiến chị không còn thì giờ đâu mà ngồi vào bàn viết. Tôi phải bàn với Ngân tìm tạm một cơ hội nào đó cho chị rảnh rang chân tay để cho có được một tác phẩm chắc chắn là sẽ rất hay. Ngân đồng ý là sẽ hết sức cố gắng làm công việc này. Thuyết phục mãi, chị Thụy Vũ hứa là sẽ tiếp tục việc viết lách. Và tôi rất hy vọng sẽ có một tác phẩm mới của Thụy Vũ vào một ngày không xa. Chính vì vậy, tôi nghĩ đến việc thông tin cho các bạn tôi ở nước ngoài. Nhưng như tôi đã nói với Ngân: - Các bạn tôi ở nước ngoài cũng là những người chẳng dư giả gì, có ông còn đói dài. Nhưng họ vẫn gửi về giúp đỡ anh em mỗi khi cần đến. Vì sự nhún nhường thường có của các anh chị em, tôi không tiện kể tên ra đây. Tuy nhiên nếu tôi lên tiếng đề nghị thì chắc chắn sẽ lại có anh em tiếp tay ngay. Nhưng ở đây, tôi xin gửi đến tất cả độc giả thông tin này để nếu có thể tiếp tay cùng anh chị em chúng tôi lo cho đời sống của mẹ con chị Thụy Vũ một cuộc sống vững vàng hơn. Và nếu như có một cơ quan từ thiện nào sẵn lòng giúp đỡ cho cháu Khôi Thụy được đi chữa bệnh thì vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp hơn rất nhiều. Sau cùng, tôi xin lỗi chị Thụy Vũ vì đã viết bài này mà chưa hề biết ý kiến của chị. Tôi chỉ làm một công việc mà tôi thấy cần phải làm. Tôi đã hỏi ý kiến của bạn bè thân ở Sài Gòn và ở nước ngoài, hầu hết anh em thân thuộc đều cho phép tôi được viết bài này. Tôi hy vọng sẽ có rất nhiều bạn đọc có tấm lòng sẵn sàng giúp đỡ và để khỏi phải qua một trung gian nào, xin liên lạc thẳng với chị Thụy Vũ theo địa chỉ sau:
Nguyễn Thị Băng Lĩnh,
Hộp Thư 08 - Bưu điện Lộc Ninh –
Tỉnh Bình Phước.
VĂN QUANG
ĐOÀN DỰ * NGUYỄN THỊ THỤY VŨ
Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, tên thật là Nguyễn Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. “Băng” là băng giá, băng tuyết; “lĩnh” là ngọn núi cao; “băng lĩnh” là ngọn núi cao quanh năm băng giá. Nhưng văn chương của chị Thụy Vũ thì chẳng băng giá một tí nào mà nó sinh động, hấp dẫn, hết sức tự nhiên, gần như… hơi can đảm vì dám nói thẳng ra những gì mình nghĩ, không sợ phái nữ phiền lòng.
Đây, chúng ta hãy coi thử những câu chị viết trong truyện ngắn “Lìa sông”:
“Em lo lắng lắm, không muốn dạy ở đây lâu hơn. Lật bật rồi đây học trò cũ có cháu nội cháu ngoại, mình phải làm bà cố bà cốc thì còn gì là đời em nữa. Nước mắm càng để lâu càng ngon, con gái để lâu như hũ mắm treo đầu giường, mà lại treo bằng loại chỉ rút ở thân cây chuối bẹ thơm thì thảm ghê gớm lắm! Nhiều khi nghĩ ngợi xa xôi, em ngáp ồn ào, chán đời nhưng không có can đảm cắt tóc đi tu”.
Ngay đến phái nam chị cũng chẳng tha: “Vào một buổi sáng, ông Trưởng ty chợt nhớ tới trường tụi em đã lọt sổ nhiều năm nay. Ổng dùng xuồng máy cùng ông Thanh tra rẽ nước lướt sóng mấy giờ đồng hồ mới tới nơi. Còn cách trường chừng một trăm mét, ông Trưởng ty muốn gặp quả tang cách làm việc và tác phong của bọn thầy giáo, cô giáo ở xa Ty, bèn đề nghị ông Thanh tra tắt máy ho-bo, dùng dầm bơi vô để không gây tiếng động. Hai ông có dáng dấp khác nhau. Ông Trưởng ty ốm như cây tre miễu, ông Thanh tra có vẻ xổ sữa hơn. Hai ông cột ho-bo cách chừng mười thước, đổ bộ lên núp sau hè lớp giống như cặp hề, chú ốm chú mập, Laurel và Hardy trong phim chọc cười. Ông Hiệu trưởng vẫn thản nhiên nằm lim dim trên võng phơi bụng, thịt da chảy nhì nhùng. Mùi rượu đế nặc nồng tỏa một góc lớp. Hai ông nhìn nhau thì thầm điều gì không rõ. Ông Hiệu trưởng ngỡ là mấy đứa học trò lớp nào đi tiểu ngoài hè. Ông tằng hắng một tiếng cho hạ đàm rồi nhiếc: “Quân nào rình mò ngoài vách đó? Tao bận xà-rông chớ chưa ở truồng mà!”. Hai ông bèn qua lớp khác thì thầy giáo đã đi đánh bài đâu mất, bỏ lũ học trò nhốn nháo như đàn vịt. Thua buồn, hai ông xuống ho-bo ra về. May quá, hôm đó các ông tới muộn, em đã ăn sáng xong, lá tẩy em chưa bị lật!”. Thật, hết chỗ nói và… hơi tức cười!
Năm 28 tuổi, chán không muốn làm cô giáo làng và không chịu nổi không khí bí bách, ngột ngạt ở nơi tỉnh nhỏ, Thụy Vũ bỏ Vĩnh Long tìm lên Sài Gòn để sống và viết. Khởi nghiệp từ năm 1965, chị viết truyện ngắn gửi đăng trên các tạp chí văn nghệ và nhanh chóng được chú ý nhờ lối viết sắc sảo, mạnh bạo, có duyên, nhất là với các đề tài riêng biệt khác hẳn các cây viết nữ cùng thời lúc đó. Chị viết về giới bán phấn buôn hương, các cô gái “snack bar”, các me Mỹ và các chuyện phá thai, những giấc mơ bị cưỡng hiếp, những người đàn bà bán trôn nuôi miệng nhưng luôn luôn sợ hãi một ngày nào đó mông teo ngực nhão không còn kiếm ra tiền, đói nghèo sẽ tới, bệnh hoạn sẽ cướp đi cuộc sống. Những đề tài này không lạ đối với các tác giả phái nam nhưng lại do một cây bút phái nữ đề cập, đó là chuyện lạ. Tại Sài Gòn, chị thuê một căn nhà mái tôn, vách ván, nằm trong một xóm lao động nghèo ở phía đối diện với chợ Đũi, quận 3, gần Tòa đại sứ Miên ở chỗ ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng (nay là đường Cách Mạng Tháng 8 và Nguyễn Đình Chiểu, gần rạp ciné Nam Quang).
Cách Tòa Đại sứ Miên một khoảng có đình Phú Thạnh và phía sau ngôi đình ấy là “thế giới” của các cư dân nghèo, của những cảnh đời sa đọa, đầy rẫy đĩ điếm, ma cô, hút xách, rượu chè, cờ bạc, v.v… Thụy Vũ viết lách và làm thêm nghề dạy tiếng Anh cho các me Mỹ, các cô gái bán ba trong khu lao động đó. Cũng chính nhờ những sự tiếp xúc này, chị biết được nhiều chuyện do họ tỉ tê kể lại, làm chất liệu cho những tác phẩm cả truyện dài lẫn truyện ngắn chị viết về sau. Chúng ta thử xem chị mô tả một đoạn lúc đến dạy Anh văn cho mụ gái điếm đã gần tàn xuân sắc mang tên Mi-sen (Michèle). Từ thuở nhỏ Mi-sen chưa từng biết chữ, kể cả chữ Việt, nay vì nhu cầu giao dịch với ngoại kiều, bắt buộc nàng phải học. Cái tên Michèle do người khác đặt cho, nàng cũng không biết phải viết ra sao, mỗi lần lên quận làm giấy tờ, thay vì ký, Mi-sen đánh dấu chữ thập.
“… Hôm nay như thường lệ, tôi đến dạy Mi-sen vào những buổi trưa nắng gắt. Vào giờ này cánh cửa sắt trước nhà đã được chị Tư mở sẵn. Tôi cứ việc ung dung dẫn xe đạp vào và tự tay đóng cửa lại, không phải gọi chuông inh ỏi nữa. Đi ngang qua phòng khách tôi rẽ tấm màn quẹo qua buồng ngủ Mi-sen, rồi gõ nhẹ cửa.
“Cô giáo đó hả, vô đi.”
Tôi đẩy cửa bước vào, rồi bất chợt dừng lại. Mi-sen cười ngặt ngoẹo:
“Vào đi cưng. Chờ chị làm massage một chút nghen.”
Tôi tìm chiếc ghế ngồi cạnh giường, Mi-sen pha trò:
“Cô giáo hôm nay bắt gặp học trò trần truồng như nhộng. Chỗ đàn bà với nhau cả phải không cô.”
Bây giờ tôi được dịp quan sát Mi-sen kỹ hơn. Nàng nằm trên một chiếc khăn lông màu hồng trải trên tấm nệm mút phủ “ra” trắng. Bà làm massage quỳ hai gối xuống nệm, hai bàn tay thoăn thoắt trên các bắp thịt mông và lưng nàng. Mồ hôi rịn ướt trên đôi tay gân guốc của bà. Mắt Mi-sen lim dim, dáng điệu nàng như con mèo sưởi nắng một cách khoan khoái. Lúc nào nhìn người đàn bà khỏa thân tôi cũng có một cảm giác lạnh lẽo và tê tái như nhìn một bức tranh tĩnh vật với màu sắc hết sức ảm đạm. Riêng đối với Mi-sen, tôi nghĩ rằng tấm thân nõn nà, với làn da mịn màng đó, có cái gì mong manh. Tuổi già đã gần kề nàng. Chẳng bao lâu nữa, những bắp thịt thon đẹp kia sẽ nở bung ra, bụng sẽ nhão nhoẹt. Nghĩ tới giai đoạn đó, tôi cảm thấy buồn hơn là ganh tị…” (trích “Đợi chuyến đi xa”, trong tập truyện ngắn “Mèo đêm”)
Từ khi rời Vĩnh Long lên Sài Gòn cho tới 30/4/1975, Thụy Vũ đã viết được 10 tác phẩm, trong đó có 7 truyện dài và 3 tập truyện ngắn.
– 7 truyện dài gồm: Ngọn Pháo Bông, Thú Hoang, Khung Rêu (đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc năm 1971), Như Thiên Đường Lạnh, Nhang Tàn Thắp Khuya, Chiều Xuống Êm Đềm, Cho Trận Gió Kinh Thiên.
– 3 tập truyện ngắn gồm: 1.Mèo Đêm (gồm 6 truyện: “Một Buổi Chiều”, “Đợi Chuyến Đi Xa”, “Mèo Đêm”, “Nắng Chiều Vàng”, “Bóng Mát Trên Đường” và “Miền Ngoại Ô Tình Lẻ”); 2.Lao Vào Lửa (gồm 3 truyện: “Chiếc Giường”, “Lao Vào Lửa”, “Đêm Nổi Lửa” – Truyện “Chiếc Giường” và truyện “Lao Vào Lửa” lấy bối cảnh tại một snack bar ở Sài Gòn. Còn truyện “Đêm Nổi Lửa” lấy bối cảnh ở nhà thương khám bệnh hoa liễu mà thời đó thường gọi là Nhà Thương Bạc Hà); 3.Chiều Mênh Mông (gồm 6 truyện: “Chiều Mênh Mông”, “Tiếng Hát”, “Lìa Sông”, “Cây Độc Không Trái”, “Trôi Sông” và “Đêm Tối Bao La”).
Chúng ta thử điểm qua các tác phẩm của Nguyễn Thị Thụy Vũ đã xuất bản.
Trước hết là 7 truyện dài của chị:
1. Thú Hoang: Mô tả thế giới nữ sinh trong một trường công lập tại tỉnh nhỏ. Ba nhân vật nữ chính, cô thứ ba bị tên nam sinh trường khác cưỡng dâm. Cô thứ hai dan díu với tên nam sinh sở khanh, có thai và phải đi phá thai. Còn cô thứ nhất xưng tôi, vì chán không khí tù túng nơi tỉnh lỵ cố hương nên bỏ nhà lên Sài Gòn với hy vọng có cuộc đời mới. Nhưng trên chuyến xe đò, cô gặp một tên nam sinh sở khanh và cảm thấy mềm lòng trước sự ve vãn của hắn. Tới đây tác giả chấm dứt câu chuyện, không ai biết sự đam mê sẽ đưa cô tới đâu.
2. Ngọn Pháo Bông: Mô tả tâm trạng của một cô gái buôn hương bán phấn về chiều nhưng vẫn còn hấp dẫn đối với mấy anh lính Mỹ trẻ trung. Cô kiếm ra tiền song lại thích bọn trai trong nước và bị chúng bòn rút, kiếm tiền của cô. Cuối cùng, cô bị đâm chết trong căn apartment mà nhà chức trách không sao tìm ra thủ phạm.
3. Như Thiên Đường Lạnh: Mô tả đời sống của cặp vợ chồng định cư trên cù lao sông Cổ Chiên gần chợ Vĩnh Long. Chồng là thầy giáo tiểu học, không hẳn là người ham thú vui tửu sắc nhưng chán cảnh sống vô vị ngày nào cũng lặp đi lặp lại không hề thay đổi. Vợ là người đàn bà nóng nảy, hỗn hào, tính hay ghen tuông nhưng rất mực đảm đang và một lòng một dạ thương yêu chồng. Người chồng chán sống, chán sự ngưng đọng ở nơi nửa quê nửa tỉnh song vì tinh thần yếu đuối, không có tài năng nên cuối cùng vẫn giữ nghề gõ đầu trẻ với sự uể oải không có niềm vui đó.
4. Nhang Tàn Thắp Khuya: Đây là câu chuyện về một người vợ mực thước, gánh vác giang sơn nhà chồng mà chồng là một “đại gia” thuộc hạng giàu có. Bất ngờ, một người bạn của chồng hiện diện. Y hiền lành, ít nói, tính tình thụ động, trái hẳn sự vững chắc, mạnh mẽ của chồng. Người vợ vốn rất bao dung và hay mềm lòng đối với kẻ yếu đuối. Nàng không ngờ từ sự thông cảm của mình, dần dần làm nàng lún sâu vào tình yêu. Người bạn của chồng và nàng đều thầm hiểu rằng họ đã yêu nhau, người bạn hăm hở tiến tới, còn người vợ vì lễ giáo nên chỉ đau khổ trốn vào bổn phận vợ hiền. Song song với tình yêu chồng, người vợ có một niềm bí mật ngàn lần lộng lẫy nàng vẫn cất giấu trong kho tàng kỷ niệm của riêng mình.
5. Chiều Xuống Êm Đềm: Truyện xảy ra vào thập niên cuối của thế kỷ 19. Cặp vợ chồng già trưởng giả ở làng Đạo Thạnh tỉnh Mỹ Tho, sống cô đơn, nương tựa vào nhau. Ngày xa xưa, khi còn nhỏ tuổi, người chồng đã từng chứng kiến người cô ruột của mình hãy còn là một xử nữ, trong chuyến hải trình từ Huế vào Nam Kỳ, đi thuyền, gặp sóng to gió lớn, chủ thuyền và bọn hành khách mê tín đã nhẫn tâm liệng người cô ấy xuống biển cho Long Vương làm vợ bé để cầu biển lặng sóng êm. Khi cậu bé lớn lên, cậu cưới một thiếu nữ thuộc họ hàng thân thích của Tả quân Lê Văn Duyệt.
Nhưng sau khi Tả quân qua đời, Lê Văn Khôi, con nuôi của Tả quân, làm loan nên bị triều đình tiêu diệt và cả họ hàng của Tả quân bị liên lụy, bị xử chém theo án tru di tam tộc. Người vợ họ Lê dùng bột tỳ sương tự vận để khỏi bị lôi ra pháp trường xử trảm. Thời gian trôi qua, ít lâu sau người chồng tục huyền với một thiếu nữ khác. Dù được người vợ sau yêu thương và tận tụy săn sóc, nhưng hai vết thương
lòng–cái chết của người cô ruột trên thuyền và người vợ cũ tự vận–không thể nào tàn phai trong tâm trí người chồng khốn khổ đó.
Người vợ sau chỉ sinh được hai cô con gái. Cả hai đều xinh đẹp, hiếu hạnh và lấy chồng có địa vị cao sang trong xã hội, làm vẻ vang cho cha mẹ. Rồi các cô lần lượt theo chồng. Dưới mái nhà âm u, cổ kính chỉ còn đôi vợ chồng già. Đây là lúc lão ông sống với dĩ vãng đau thương, còn lão bà thì lúc nào cũng lo sợ cái chết sẽ cướp đi một trong hai vợ chồng, người ở lại sẽ phải chịu cảnh lẻ loi trong buổi hoàng hôn của cuộc đời…
6. Cho Trận Gió Kinh Thiên: Đây là một xã hội thu nhỏ của xóm lao động ở gần chợ Đũi và bót cảnh sát Quận 3, cùng bên với Tòa Đại sứ Miên trước năm 1975 (nay là trụ sở UBND Quận 3). Ở đấy có đình Phú Thạnh. Khu phía sau đình là xóm có nhà chứa điếm, có quán nhậu, có sòng bài, có chỗ hút á phiện… Trong khung cảnh bệ rạc “tứ đổ tường” ấy, chỉ trừ hai nhân vật chính có ăn học là đôi tình nhân Đồng và Nguyệt, còn thì toàn là thứ đá cá lăn dưa, chằng ăn trăn quấn. Gặp thời buổi lính Mỹ đổ qua Việt Nam tham chiến, đàn bà con gái trong khu đua nhau lấy Mỹ, ngoại tình, bài bạc…
Thậm chí, một bà mẹ trong căn gác xép, ngồi niệm Phật thì cô con gái lợi dụng đêm tối, chỗ khuất cột đèn, đem tình nhân về hì hục làm tình ở ngoài bao lơn khiến bà than trời như bọng: “Mèn ơi, mỗi khi mình mở miệng niệm Phật thì ở ngoải tụi nó làm đùng đùng như cù dậy”. Lại có chuyện đôi vợ chồng già, chỉ còn sống chung với nhau vì nghĩa, hết còn vì tình. Ông chồng đau ốm dây dưa làm phiền bà vợ trong khi bà rất mê bài bạc. Lúc ông hấp hối, đứa cháu đến sòng tứ sắc báo tin, bà nhứt định đánh cho tới “đứt chến” mới về nhà lo ma chay. Bà già này có đứa em gái vừa câm vừa điếc, vậy mà không hiểu sao cũng có tên đàn ông nào đó “gieo giống” khiến y thị có thai, lần lượt đẻ hai đứa con cho chị mình nuôi. Đến khi y thị lăn đùng ra chết, bà già mê bài bạc vẫn tiếp tục đánh tứ sắc trong khi xác đứa em gái còn nằm trên gác chưa tẩn liệm…
7. Khung Rêu: Truyện này được Giải thưởng Văn học toàn quốc năm 1971, lấy thời điểm là khoảng năm 1945, từ thời Pháp thuộc chuyển sang thời kỳ “cách mạng” của Việt Minh. Gia đình ông Phủ – một vị quan lại quyền cao chức trọng dưới thời Pháp thuộc đã về hưu (không nói rõ ông Phủ tên gì) – rất nhiều ruộng đất và quyền lực đối với tá điền, nay đã khánh kiệt do tình thế nhiễu nhương, không thu được lúa ruộng nhưng vẫn giữ nếp sống phong kiến đầy rẫy bê bối của một gia đình giàu có, quan lại. Ông Phủ đã lớn tuổi, cưỡng dâm cô người hầu mơn mởn tên Ngà, khiến cô này có thai. Bà Phủ tức giận, dọn ra ở riêng và sống như người tu hành, không thèm nhìn mặt ông Phủ nữa.
Rồi Canh, gã trưởng nam ngỗ nghịch, chỉ muốn cha mình sớm chia gia tài cho mình để được ăn chơi phung phí. Rồi Thụ, người thứ nam tương đối có cá tính rõ rệt, rất hưởng ứng phong trào “cách mạng”, vào chiến khu theo Việt Minh nhưng chẳng làm nên trò trống gì. Rồi Tịnh, cô cháu gái gọi ông Phủ bằng cậu, yêu Hoàng – chàng nam sinh ở trọ ăn cơm tháng có tài chơi đàn. Hai người yêu nhau tha thiết nhưng bị ông Phủ cấm đoán, họ bỏ nhà, trốn đi xây dựng tổ ấm được ít lâu, sau đó vì nghèo túng, không biết làm gì để sống nên lại phải trở về.
Ông Phủ đuổi Hoàng không cho ở nữa. Tịnh nhớ người yêu, phát điên rồi chết trong Dưỡng trí viện Biên Hòa…, câu chuyện cứ thế tiếp diễn. Cuối cùng, ông Phủ mất về bệnh đau tim. Rồi bà Phủ cũng mất, cái “khung rêu” đó mục nát, ly tán, những người còn lại sống chẳng ra sao…
Có lẽ tác phẩm nói trên dựa vào phần lớn sự thực nên trong phần “Thay Lời Tựa”, tác giả trần tình:
“Từ hồi còn nhỏ tôi đã phải chịu đựng một ám ảnh thường xuyên: sự suy sụp bệ rạc của một gia đình thịnh mãn ở miền Nam. (Cái thịnh mãn của hạng điền chủ ở miền Nam trước đây). Nguyên nhân chánh của sự suy sụp bệ rạc này thì ai cũng biết: chiến tranh. Một cuộc chiến tranh dằng dai hai mươi lăm năm, khoảng thời gian gần bằng số tuổi của tôi.
Tôi sanh ra và lớn lên trong một dòng dõi đã đến hồi ly tán. Cái họ của tôi gồm hai chữ có gạch nối có thể sẽ gợi lên những cảnh sống huy hoàng, vương giả của một thành phần xã hội trong trí nhớ ao tù của những ông già bà lão, những cảnh sống mà tôi chỉ nghe kể lại như một chuyện hoang đường trong những lần giỗ chạp.
Bây giờ chỉ còn lại một ngôi nhà thừa tự, cột kèo chạm trổ tinh vi đã mục rệu, và chẳng bao giờ lành những vết thẹo của chiến tranh; những điền sản cò bay thẳng cánh chỉ biết đến qua một đống bằng khoán vô dụng mà giấy đã ố vàng và giòn tan, một đám bà con xa gần chi chít, nhỏ nhen ích kỷ như sò hến và hoàn toàn vô tích sự.
Tâm lý của hạng người này khá đặc biệt. Đó là những thằng chồng trôi dạt lềnh bềnh trên giòng sông hung tợn, một hạng người khư khư ôm lấy cái quá vãng vàng son (nát dậu cũng còn bờ tre), dở thầy dở thợ dở cu ly, bất lực trước sự biến đổi nhãn tiền của cảnh ngộ, bấu víu vào nhau mà sống sót. Trong ngôi nhà thừa tự đó, mỗi người là một hòn đảo của những thói hư tật xấu… Có phải con người một khi đã mất thăng bằng trong cuộc sống vật chất thường để lộ ra rõ rệt hơn bao giờ hết những xấu xa tàn tệ của mình? Và một giai cấp cũng vậy.
Khi khởi công quyển truyện này, tôi đặt trước cho tôi một chủ định: ghi lại cái ám ảnh từ thời nhỏ dại đó của tôi, trong ước vọng, một lần nữa, giải tỏa nó cho xong.
Lẽ hiển nhiên, tôi không hề có ý định làm công việc của nhà xã hội học hay của nhà đạo đức học. Những công việc này vượt quá sức của tôi. Vả lại, chúng cũng chẳng lợi lộc gì cho tôi.
Tôi cũng không có ý định phân tích các nguyên nhân, và nhất là phê phán một ai hay một điều gì. Cho riêng tôi, tôi chỉ muốn dựng lại cái thế giới khốn đốn đã bao trùm tôi cho đến ngày nay. Tôi chỉ muốn mô tả một hiện tượng xã hội hoàn toàn thân thuộc mà thôi.
Tiểu thuyết là tưởng tượng, ai cũng biết vậy, nhưng có tưởng tượng nào không bắt nguồn từ một phần sự thật?
Sở dĩ tôi trình bày như vậy, là để xin những người thân thích của tôi, nếu có dịp tình cờ nào đọc quyển truyện này, hãy rộng lòng tha thứ cho tôi”.
Còn sau đây là 3 tập truyện ngắn của chị Thụy Vũ:
1. Tập Mèo Đêm: Khi tập truyện này do nhà Thời Mới của nhà văn Võ Phiến xuất bản thì chỉ có 4 truyện ngắn: hai truyện “Một Buổi Chiều”, “Đợi Chuyến Đi Xa” nói về tâm trạng ray rứt, thèm thuồng tình yêu lẫn tình dục của một cô gái già; hai truyện “Mèo Đêm” và “Nắng Chiều Vàng” nói về các cô bán bar dan díu với bọn lính Mỹ. Khi được nhà xuất bản Kim Anh tái bản thì có thêm 2 truyện “Bóng Mát Trên Đường” và “Miền Ngoại Ô Tình Lẻ”. Hai truyện này nói lên niềm cô đơn của tác giả được thể hiện qua hai nhân vật nữ, văn chương êm dịu, đôi lúc thơ mộng nhưng có khi lại le lói mầm mống nổi loạn.
2. Tập Lao Vào Lửa: Viết về nếp sinh hoạt của các cô gái điếm trá hình làm chiêu đãi viên trong các snack bar. Như phần bên trên đã nói, hai truyện “Chiếc Giường” và “Lao Vào Lửa” lấy bối cảnh tại một snack bar ở Sài Gòn, còn truyện “Đêm Nổi Lửa” lấy bối cảnh ở nhà thương khám bệnh hoa liễu mà thời đó gọi là Nhà thương Bạc Hà. Nhân vật chính bị bắt đi “lục-xì” (look and see) tức đi khám bệnh xem có vi trùng giang mai hay không, và bị giam lỏng trong nhà thương đó. Muốn thoát ra khỏi nhà thương, đương sự thông đồng với mấy người đồng cảnh ngộ bị giam và người tình ở bên ngoài. Đợi tới đêm giáp Tết, cả bọn nổi lửa gây hỏa hoạn để thừa lúc hỗn loạn chạy ra ngoài. Các cô chạy thoát nhưng rách te tua do leo qua hàng rào, nhiều cô trầy sứt và chỉ còn chiếc quần xi-líp.
3. Tập Chiều Mênh Mông: Gồm truyện “Chiều Mênh Mông” (cùng tựa với tập truyện), mô tả tâm trạng của những nhân vật cô đơn. Truyện “Tiếng Hát” mô tả sự bỡ ngỡ của cô thiếu nữ lạc loài theo kiểu tha phương cầu thực. Tình cờ cô bước vào cái xã hội văn nghệ sĩ thời thượng và chịu ăn nằm với một chàng du ca mà không nghĩ sự dan díu đó sẽ đi tới đâu sau cuộc làm tình không mấy hào hứng. Truyện “Lìa Sông” là lời kể của một cô giáo làng mô tả về chuyện dạy dỗ và thân phận hẩm hiu của mình trong khi cô đủ cả công dung ngôn hạnh.
Cuối cùng, cô may mắn có được tấm chồng và sống hạnh phúc. Truyện “Cây Độc Không Trái” mô tả cô gái bán bar đi phá thai. Cách phá thai được tác giả trình bày chi tiết khiến người đọc rùng mình. Rồi tác giả mô tả luôn mặc cảm phạm tội của cô gái cùng cái ý tưởng lo sợ mai sau cô sẽ tuyệt tự. Truyện “Trôi Sông” và truyện “Đêm Tối Bao La” với bút pháp dữ dằn, cốt truyện phanh phui tàn nhẫn cái bản năng giông bão của những hạng cùng đinh trong xã hội.
Sau 1975, chị Thụy Vũ thôi không viết lách gì nữa, chỉ buôn bán lặt vặt, kể cả làm lơ xe đò để có tiền nuôi 3 đứa con nhỏ dại có với nhà thơ Tô Thùy Yên. Đời sống quá khổ cực, nhờ bà mẹ cho một khu đất rừng trồng cà phê ở Lộc Ninh, chị bán căn nhà ở Làng Báo Chí được mấy chỉ vàng, cộng với chút ít vốn liếng đã tích cóp được, lên Lộc Ninh dựng căn nhà chòi, mua được hai con bò và mấy con dê, trồng trọt rau cỏ, trông nom cà phê, đời sống hết sức khốn quẫn. Sau, có một nhà văn (tôi không nhớ rõ tên), từ bên Mỹ về, lên thăm, thấy chị khổ cực quá nên khi trở lại Mỹ, viết bài “Thụy Vũ chăn dê” (lấy tích Tô Vũ chăn dê trong truyện Chiêu Quan cống Hồ đời Tống bên Tàu), đăng lên các báo bên ấy. Các văn hữu và nhiều độc giả ở Mỹ biết tin, gom góp nhau gửi tiền về giúp đỡ. Được sự trợ giúp, chị bán dê, bán bò, mua được một miếng đất gần đường nhựa (từ phía Lộc Ninh đi xuống), xây được căn nhà cấp 4 nho nhỏ, mái lợp tôn, có giếng nước, đời sống cũng tạm ổn định.
Từ thời còn con gái, làm nghề viết văn và dạy học, chị Thụy Vũ chung sống với nhà thơ Tô Thùy Yên, sinh được 3 con, hai gái, một trai. Cháu lớn tên Khôi Hạnh. Cháu trai tên Khôi Hạo. Cháu gái nhỏ nhất tên Khôi Thụy (sinh năm 1973). Nhưng chẳng may, cháu Thụy lúc mới chưa đầy 2 tuổi, chị người làm không cẩn thận khiến cháu bị té ngửa từ trên giường xuống nền gạch, chấn thương sọ não rất nặng. Suốt bao nhiêu năm nay cháu sống đời sống thực vật, chỉ nằm một chỗ, u mơ không biết gì hết. Nhà văn Văn Quang cho biết, vào những năm tháng đầu sau biến cố tháng 4-1975, có một thời gian tác giả “Chiều xuống êm đềm” đã phải làm lơ xe đò, chạy đường Sài Gòn-Thủ Đức. Suốt ngày chị chỉ đứng một chân… Tới khi kiệt sức, không kham nổi nữa, chị đem con cái về Lộc Ninh. Chốn ở mới của chị là một nơi “không có điện, không có nước, Thụy Vũ và các con sống như người rừng!”
Sau đây là lời kể của nhà văn Văn Quang, để bạn đọc biết rõ thêm về tình mẫu tử của chị Thụy Vũ (trong lời kể có nhân vật tên “Ngân”, đó là chị Văn Quang):
“Suốt ngày hôm đó, cái hình ảnh cháu Khôi Thụy ám ảnh tôi không rời. Buổi trưa tôi ngồi với Ngân ngay trên sàn gạch nhà ngoài. Tôi nghe phòng bên văng vẳng tiếng cười rúc rích của Thụy Vũ, tiếng chị nựng nịu, tiếng nước chảy ào ào rửa nhà và tiếng hát ru của chị vẳng lên giữa núi rừng. Tôi có cảm tưởng như chị sống rất hồn nhiên, vui vẻ bên đứa con thơ hai ba tuổi. Càng nghe chị cười, chị thủ thỉ với con, tôi càng thấy nghẹn ngào. Đôi mắt Ngân chớp mau, cô nói như để che lấp nỗi lòng mình:
– “Anh thấy không, đó là nét đặc biệt nhất của Thụy Vũ. Chị luôn coi đứa con chị như khi còn hai tuổi và chị cứ hình dung cháu không hề bị bệnh, chị vẫn nựng nịu cháu, cười đùa hồn nhiên với cháu. Có miếng gì ngon chị cũng để phần cho cháu, dù chị biết rõ hơn ai hết rằng nó không hề phân biệt được cái gì là thức ăn chứ đừng nói đến ngon dở. Nhưng đó là tấm lòng bao la của người mẹ…”
– “Phải nói rằng đó là một người mẹ tuyệt vời và một tấm lòng can đảm vô bờ bến…”.
Vâng, đúng như thế, chị Thụy Vũ là một người trầm lặng, ít nói nhưng hết sức can đảm. Có một điều ít ai để ý rằng, tuy chung sống với nhà thơ Tô Thùy Yên khi anh đã có người vợ chính thức là cô giáo Huỳnh Diệu Bích và các con, thời gian chung sống chỉ 5-6 năm nhưng sau 1975, anh bị đi cải tạo 10 năm, được thả về rồi lại bị bắt lại, ở tù thêm 3 năm do có tập thơ “chống cộng” ai đó xuất bản ở bên Mỹ, từ đấy đến nay chị vẫn sống thầm lặng một cách hết sức khó khăn để lo cho các con, không “bước đi bước nữa” hoặc quen biết với ai khác. Tôi nghĩ tình yêu của chị đối với anh Tô Thùy Yên rất lớn và chị là người đàn bà chung thủy, tuy nghèo cùng cực nhưng lòng chị vững như đá núi.
Về phần Tô Thùy Yên, anh là một nhà thơ nổi tiếng trước năm 1975, tác giả bài thơ được Trần Thiện Thanh phổ nhạc Chiều Trên Phá Tam Giang.
Anh tên thật là Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp. Cha là chuyên viên phòng thí nghiệm Viện Pasteur, sau về công tác ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
Thuở nhỏ Tô Thùy Yên học trung học tại trường Petrus Ký, đậu xong tú tài, học Đại học Văn khoa Sài Gòn ban Văn chương Pháp, đang học thì bị động viên đi sĩ quan Thủ Đức, ra thiếu úy (lúc đó chưa có cấp bậc chuẩn úy) rồi được bổ về một đơn vị tác chiến thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Anh ăn nói giỏi, đọc nhiều, tư tưởng chính trị rất cao nên anh em vận động bốc thẳng anh từ Vùng IV Chiến Thuật về trung ương để làm trong ngành Tâm lý chiến (lúc đó chưa đổi tên thành Chiến tranh chính trị) và có phương tiện hoạt động văn nghệ.
Tô Thùy Yên bắt đầu có thơ đăng trên báo Đời Mới trước khi hiện diện và nổi tiếng trên tạp chí Sáng Tạo: Tô Thùy Yên, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, cùng với các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, là những nhân vật nòng cốt trong nhóm Sáng Tạo, một nhóm sáng tác đã từng được biết đến với phong trào khai sinh “Thơ Tự Do” trên văn đàn miền Nam vào khoảng thập niên 1960.
Sau 30/4/1975, với cấp bậc cuối cùng là Thiếu tá trưởng phòng Chiến tranh chính trị QĐVNCH, anh bị đi cải tạo 10 năm, được thả về rồi lại bị đi tù 3 năm, tổng cộng là gần 13 năm.
Cuối năm 1993, anh cùng người vợ chính thức là cô giáo Huỳnh Diệu Bích và các con sang Mỹ định cư theo diện HO, hiện nay đang ở Houston, tiểu bang Texas.
Nói chung, về tình trạng của chị Thụy Vũ hiện nay, chị có 3 người con thì cháu Khôi Hạnh lấy chồng ở Long An, đời sống êm ấm, hạnh phúc nhưng vì đông con nên cũng không giúp gì được cho mẹ. Cháu Khôi Hạo đã có gia đình, có một con trai, trước đây làm nghề nuôi cá cảnh để bán và viết văn theo cái “gien” của bố và mẹ, cũng kiếm được đồng tiền nhưng không hiểu sao tự nhiên cháu đi tu (Phật giáo), để vợ con cho mẹ lo. Còn cháu thứ ba, Khôi Thụy, thì vẫn sống đời sống thực vật, u mơ không biết gì hết như cũ. Năm nay chị Thụy Vũ đã 78 tuổi ta (chị sinh năm 1937), tất cả sự sống gia đình đều trông mong vào mấy con cá kiểng do vị “tu sĩ Phật giáo” truyền lại cho mẹ và mỗi tháng 100 đô-la do cháu Đinh Quỳnh Giao, bác sĩ bên Mỹ, con gái của anh chị Tô Thùy Yên gửi về giúp đỡ. Cháu Đinh Quỳnh Giao rất thương xót đứa em cùng cha khác mẹ tên Nguyễn Khôi Thụy đang nằm liệt giường. Mỗi tháng cứ đến khoảng 27, 28 là cháu gửi $100 về cho em. Ở cái xứ Lộc Ninh nghèo nàn ấy, có mấy người mua cá kiểng đâu, nếu mỗi tháng không có $100 của người chị, con gái anh Tô Thùy Yên từ bên Mỹ gửi về giúp đỡ, thì không biết cái gia đình của nhà văn nữ đã một thời nổi tiếng Nguyễn Thị Thụy Vũ – người đã từng đoạt giải Văn học toàn quốc năm 1971 – sẽ sống ra sao.
Đoàn Dự ghi chép
TÚY HỒNG * THANH NAM
Thanh Nam..tản mạn -
Tuý Hồng
Thành phố Ramsey khốn khổ ngâm lạnh. Bầu dưỡng khí chúng tôi đang thở toàn một màu xám chì. Lề đường, cột điện đóng tuyết buốt băng, hàng cây cao cố gắng đứng thẳng. Thời gian lo âu thở dài. Gió thỗi thốc ngược từ dưới lên đập mạnh vào hông nhà. Trời màu lam tê tái, mây màu lưu huỳnh, giá băng đóng trên mặt đường màu trắng.
Không một con chó nào dám xông ra khỏi nhà đi đêm, không một con mèo nào nhẩy lên mái ngói gào kêu. Khi chúng tôi theo họ đạo đi lễ về thì tấm khăn len choàng cổ Thanh Nam đóng băng và hơi thở chàng nặng.
Truớc khi đi nhà thờ, Thanh Nam đã nướng sẵn trong lò sưởi một viên gạch để khi trở về sẽ gói vào tấm vải len cho vào mền. Mấy thằng con kêu: “nóng quá bố ơi!” rồi chúng đạp tung tấm chăn xuống thảm.
Năm 1975 tị nạn trên đảo Guam, Thanh Nam đã kêu đau cổ vì bị một vết xước bên trong cuống họng ngày nào cũng ho. Chàng giải thích: “Anh ho từ cổ trở lên, chứ khong phải từ phổi bật ra. Đau cổ không sao, đau ngực mới đáng sợ.”
Khi ra trại, Thanh Nam không uống nứơc cam được nữa, chàng nhăn mặt khi nhìn trái chanh chua. Ruợu chát ấm cỗ chàng nhâm nhi mỗi ngày , bia và thuốc lá thì không làm sao bỏ được! Đầu tháng tư 1976, chúng tôi nói "Amen" với họ đạo rồi dời về Seattle. Thời tiết Tây Bắc hiền và bao dung kẻ nhát lạnh không như thứ khí hậu miền Đông. Thanh Nam cười bảo: “Thời tiết Seattle chỉ lạnh chừng này thôi sao? Cửa sổ chỉ một lớp kính, ở New jersey, cửa sổ phải ba lớp dày, máy sửơi chạy bằng hơi nước phát ra tiếng ồn êm ái.”
Về đất mới, Thanh Nam bớt ho và dễ thở hơn, mỗi ngày nhâm nhi rựơu chát và tì tì nhậu budweiser. Và chàng nhớ bia 33. Nhưng sau chừng vài ba năm, Thanh Nam lại ho ra máu. Nhiều bữa tối, chàng không nuốt nổi miếng cơm kẹt nửa chừng trong cổ, phải uống nứơc đẩy xuống. Đi khám bệnh, bác sĩ cho uống trụ sinh thấy bớt. Khi cơn ho trở lại, cũng trụ sinh luôn. Lập đi lập lại nhiều lần, trụ sinh đâm nhờn. Bạn bè ai cũng khuyên nên đi rọi hình, thử test.
“Anh đau lâu quá rồi, phải đi bác sĩ ở nhà thương Mỹ"
“ ở Mỹ, sao không đi nhà thương Mỹ ?”
Thanh Nam cãi : “ Moa chắc là cổ moa bị nhiễm trùng, uống trụ sinh chắc sẽ khỏi.” Thanh Nam không đi nhà thương mà chỉ đi vào nhà bếp nấu phở. Trên cổ chàng dần dần hiện ra những cục tròn nhỏ, từ từ lớn dần thành khối u. Cuối cùng , chị Lai Hồng khuyên được chàng và chở chàng đi khám bệnh. Bác sĩ Faith giải phẫu cổ chàng , cắt bỏ ống nói và ống dẫn hơi rồi khoét một cái lỗ nhỏ cho chàng thở.
Dr. Faith giảng: “Loại cancer này sau khi giải phẩu thì thường khỏi bệnh, nhưng vì để lâu quá, bệnh đã lan ra những bộ phận khác. Nếu biết sớm, cắt bỏ đi thì tuy mất tiếng nói nhưng còn giữ được cái mạng.”
Tôi đặt câu hỏi: "Chồng tôi có thể sống đựơc bao lâu?"
“Several months.”
“ nghĩa là bao nhiêu năm? Thưa bác sĩ.”
“ I don’t know.”
Chín năm chung sống ở Saigon, Thanh Nam không phải là người chồng tốt. chúng tôi lấy nhau có đám cưới nhưng không có hôn thú. Khi con gái đầu lòng học hết lớp mẫu giáo , chàng mới chịu đóng tiền đút lót một ông lý trưởng ở Quảng Nam để ông ta cấp cho một tờ hôn thú lậu và làm giấy thế vì khai sinh cho con. Giấy tờ giả làm xong, Thanh Nam nói: “Anh rất quý bạn bè bằng hữu. Giữa bạn và vợ, nếu bắt buộc phải chọn một, thì em là người anh bỏ”.
Bạn hiền của Thanh Nam là tất cả đàn ông chàng đặt lòng thành và tình hiếu hữu. Khi đất nước còn chia đôi hai khối hận thù, miền Nam nằm dưới miền Bắc, chính quyền miền Nam cải tổ toàn thể cục diện, thành lập bộ chiêu hồi tượng trưng bằng một vòng tay ấm dang rộng ra để ôm lấy anh cán binh Việt cộng quay về chính nghĩa . Lòng Thanh Nam cũng bao la như cánh cửa chiêu hiền, cũng rộng mở như thùng thư trước ngõ mang tên số nhà chàng ở, cũng ấm như hộp PO. Box đặt trong sở bưu điện và nhẹ như con tem dán vào góc bì thư gửi tình theo gió mang đi.
Huy Quang Vũ Đức Vinh bảo: “Nó với Mai Thảo ... chơi đêm ngủ ngày, một đằng thì uống bia, một đằng thì đánh bài, một năm dọn nhà bốn lần, vợ moa cấm moa chơi với hai tay này.”
Nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn cũng nói: “ Có.. có khi.. hồi còn độc thân ở Sài Gòn , anh Thanh Nam tiêu nguyên một tháng lương vừa mới lãnh ra...trong ..một đêm.”
Tháng chạp năm 1966, tôi gặp Thanh Nam lần đầu và lấy chàng ngay trong ngày cuối tháng đó thì Thanh Nam đã là một lực sĩ đuối sức trên hai vòng đua tình và tiền.Khi một phụ nữ gặp gã đàn ông chưa quá vài lần mà đã ngủ với hắn ngay và lấy hắn làm chồng liền, đó là hoả hoạn của tình dục, của hoang dâm bấy lâu đè nén đã thừa cơ bật dậy. Những cuộc hôn nhân vội vã như thế này thường xuyên có thể đưa đến đổ vỡ, nhưng Thanh Nam và tôi lì lợm chung sống với nhau hoài bên bầy con bốn đứa. Hôn nhân của chúng tôi đứt đôi vì có một cái chết.
Thanh Nam xoè bàn tay ra :
“Em ngửi tay anh có thơm mùi nho khô không?”
Những điếu thuốc lá Pall Mall nhẹ thơm mùi nho khô. Những ngón tay thuôn dài của Thanh Nam nám màu khói thuốc. Thanh Nam ngồi đâu thì chỗ đó tất phải có lon bia Hams và bao thuốc lá Pall Mall màu đỏ bầm.
Dr.Faith bảo: “ Thuốc lá có thể gây ung thư cổ họng.”
Đến với Thanh Nam trong tình yêu vỡ lòng là Hồng Ngọc, cô gái yểu mệnh chết non trước đợt di cư 1954. Hồng Ngọc là tên truyện viết đầu tay của Thanh Nam, người yêu nhỏ lìa đời trong tuổi thanh xuân 18, lúc dong chơi trên ngọn đồi cát màu vàng loãng, dưới hình mặt trời tròn như cái đĩa đồng và những khối mây lớn xù lông trắng đục.
Khi ung thư giết chàng lần mòn, Thanh Nam vẫn mộng thấy nàng:
Cùng với giá băng em trở lại.
Tóc xưa Hồng Ngọc thuở xuân nồng.
Thương yêu siết nhẹ vòng tay cũ.
Em gọi tình xa tỉnh giấc gần.
Sàigòn cũng có những tháng ngày ướt mưa và sương rơi từ những đường thẳng trên cao xuống các mái tôn và ống máng trong hẽm dài, Thanh Nam khoác áo ra đi theo hướng ánh điện đỏ vàng dẫn tới rạp hát Bích Thuận lúc trên sân khấu người đẹp Bích Sơn đang diễn xuất một màn ca kịch bi thương, để đêm đó Thanh Nam về nhà rung đùi uống bia, đốt thuốc lá viết câu đối đăng lên báo Thẩm Mỹ:
“Kiều nữ Bích Sơn, nàng đứng nhìn gì trên núi biếc?”
Rồi mũi tên Cupid lại chỉ đường Thanh Nam dến một sân khấu vĩ đại hơn , một vòng quay ánh sáng chói mắt hơn, một đám đông xô bồ chen chúc người mộ điệu: Đoàn ca kịch Thanh Minh Thanh Nga. Chàng đã bứng cây si từ Kiều nữ Bích Sơn sang Kỳ Nữ Thanh Nga, huy chương vàng quý báu nhất của miền Nam trái ngọt cây lành. Cải lương ngọt như sầu riêng, mít tố nữ, ổi xá lị, mãng cầu dai.
Trưa Lái Thiêu xưa vườn tiếp vườn.
Trĩu cành trái ngọt thở hương thơm.
Hồi đó, nếu Sàigòn là hòn ngọc Viễn đông thì Thanh Nga là một của những hòn ngọc Sàigòn. Đêm đêm, nàng hát nhạc vàng, ca vọng cổ, đóng tuồng tích trên bục gỗ... nàng có một cuộc đời thật để sống và nhiều cuộc đời ảo cũng để sống...nàng có tiền , vàng, và nhà.. Nhưng quả thật Thanh Nga là người nữ tù bị nhốt trên sân khấu, là Hằng nga ngủ ngày, xa cuộc đời, xa xã hội, nàng viễn mơ và viễn thị không mấy hiểu cuộc đời. Những lúc không lên sân khấu, nàng đã đọc truyện tình do Thanh Nam viết và đọc những bài phóng sự kịch trường Thanh Nam đề cao nàng. Tình yêu quả có thật giữa họ. Thanh Nam, với công việc của một ký giả kịch trường, bao phen đã khó khăn xông vào bedroom của nàng để phóng vấn viết bài cho báo. Thanh Nga ngay ngắn ngồi tiếp chàng trong chiếc kimono đẹp như tranh vẽ. Họ nhìn nhau qua khói ấm tách trà nhỏ.
Nay đã nghìn thu vào tĩnh mịch, Những anh hùng cũ mỹ nhân xưa.
Khi còn ở quê nhà trước năm 1975, Thanh Nam đã phát hiện sở thích đi chợ mua đồ ăn. Mấy bà hàng xóm trong hẽm cụt Lý Thái Tổ thỉnh thoảng ré lên cười:
“ Coi kìa! ông nhà báo đi chợ để vợ ở nhà.”
“ Đôi giày láng lườm của ổng dính dơ bùn chợ hết rồi! Coi coi...ông ta cố dấu bó rau muống trong túi ny lông nhưng cái bó muống nó dài quá, nó cứ thòi ra không thụt vào.”
Ngày tháng êm trôi trước khi bệnh, Thanh Nam đi chợ không do dự, mỗi tuần lễ ba lần sau giờ làm việc cho báo Đất Mới. Hồi còn ở miền đông, ông bạn Trần Đình Hồng Lâm đã kêu :”Tính toa sao lạ vậy, chứ moa thì không thể nào muốn đi chợ chút nào hết!:”
Tôi lắc xắc xen vô: “ Safeway, Fred Meyer, Alberson...là những nơi chỗ vui chân mà Thanh Nam mến thích, còn tôi thì mỗi tuần lễ đi chợ một lần là quá cỡ!”
Ba thằng con trai cũng thường theo bố mẹ đi chợ hồi mới đến Seattle. Một sáng chủ nhật, Thanh Nam hối hả giục cả nhà đi Safeway mua xương bò nấu phở Bắc. Nấu phở mệt phờ người ra, nấu xúp bui-da-bét..lòng tôi cũng bét nát ra luôn vói món xúp này...ai trong cái nhà này phải đứng nhặt giá, rửa rau, cắt củ cải, xắt hành, thái thịt bò, nướng gừng, luộc bánh phở và may một cái túi nhỏ xíu đựng gia vị phở Bắc quê hương...Khi công việc của người bếp phụ xong, đầu bếp chính Thanh Nam bước vào bên bếp điện, mở tủ lạnh lấy xương bò ra tắm rửa kỳ cọ, cắt bỏ mấy cục mỡ thừa vứt đi, rồi nêm vào thùng nước dùng ba muỗng nước mắm,một dúm bột ngọt, một cục đường phèn Quảng Nam, nửa cục đường phổi Quảng Ngãi!
Chàng phân tích: “Người Huế không nấu ăn ngon được vì họ ăn cay quá, nấu phở cần phải tận tình đứng vớt bọt, nhưng đừng vớt mỡ thẳng tay quá!. Khi thưởng thức tô phở, em nên biết rằng phở cần chút nước béo, vài ba giọt sao óng ánh.”
Cầm đôi đũa cả trở lát thịt xào lăn trên chảo mỡ, Thanh Nam bảo: “Ở Việt Nam, anh đã ăn cải làn, bí đao, bầu... Sang đây, anh không thể nào ăn zucchini và brocoli được. Ăn phải đúng cách, nấu phải đúng kiểu, món nào ra món đó.”
Một chiều thứ bẩy trong Safeway thịt bò bán đại hạ giá., buy one get one free. Thừa lúc Thanh Nam mãi chọn mấy miếng thịt thăn, thịt mông, ba rọi...thằng con lớn đẩy xe đi chất hai két nước ngọt.Thanh Nam nạt: “Không được mua nhiều nước ngọt như vậy.”
Thằng bé vặn hỏi: “Tại sao không được hả bố? Coi! Bố mua bao nhịêu két bia kìa!”
“Bố lớn, mày nhỏ.”
“Mình equal mà bố”
Tôi chen vào: “Mình bình đẳng mà bố.”
Khi đồng hồ trong chợ chỉ đúng vaò số 5 , thời gian ấm nhất của ngày, thằng con lớn đòi về nhà gấp, Thanh Nam bảo tôi gọt vỏ khoai tây, cắt thành khối vuông nhỏ để chàng làm mashed potatoes. Cao thủ đầu bếp trong ngôi nhà Lỗ Tấn này sở trường nhiều món chứ không phải một vài! Khoai tây nghiền bấy xong, Thanh Nam trộn thịt jambon vào rồi dùng thìa lớn múc ra bốn đĩa cho bốn đứa con đang há miệng như bốn cái mỏ hoét.
“Non quá bố ơi!”
Thanh Nam cười giỡn thằng Cu Tý: “ Bố ngon mà con...À bố tên gì?”
“ Xanh Nam !”
Thanh Nam quay lại bếp điện xúc thêm một đĩa khoai bấy đưa cho tôi :
“Em ăn đi.”
Thứ bẩy tuần sau, trẻ con không chịu đi shopping với bố mẹ. Khi ở chợ về, tôi chạy vội vô nhà, vì mấy ngày trước, họ đạo ở miền Đông điện thoại cho biết đã gửi hai thùng áo quần và đồ chơi cho trẻ con.
Thanh Nam khệ nệ xách hai túi đồ ăn từ xe vào bếp cất giọng cà khịa:
“ Ra xe đem đồ ăn vào chứ em, em để một mình anh phải xách hai cái túi này nặng ..nặng nặng... đựng hai ga lông sữa bò ở trong.”
Ba thằng con vội chạy ra bê đồ ăn vào một phút xong ngay.
Ba năm trôi mau, vầng trăng chưa qua hết mấy chu kỳ sáng tối thì Thanh Nam vào bệnh viện, mổ, khám và tái khám. Sau cuộc giải phẩu rùng rợn, Thanh Nam vẫn gượng gạo khoẻ mạnh, bộ mặt thụng xuống dưới áp lực của ống nhựa, ống hút đặt trong mũi trong miệng. Từ ngày mất tiếng nói, chàng viết : “Ngày xưa ăn chơi, sang Mỹ bỏ chơi chỉ còn ăn... Một thằng khoái ăn ngon như anh mà trời không cho đớp.” Rồi lại viết: “Cái khổ của kiếp người là chỉ có một đời để sống mà lại có quá nhiều đời khác để mơ.”
Mỗi tuần lễ, Thanh Nam đều soạn sẵn một thực đơn:
- Chủ nhật ngày 10 tháng 6: Cơm thịt bằm xào dưa leo hoặc cà chua nhồi thịt.-Canh sườn heo rau cải xanh, hoặc bí đao.
- Thứ hai ngày 11 tháng 6: Gà nấu nấm ăn với cơm hoặc bánh mì.
- Thứ ba : Spaghetti ăn với sauce cà chua. Gà nấu nấm ( left over }
- Thứ năm ngày mười bốn tháng sáu: Phở.- Ngâm gạo nếp nấu xôi.
Thanh Nam đọc sách, ôm kinh Phật tung âm thầm, cố gắng tập thể dục thực hành những lời thiền chỉ dạy. Hàng phục vọng tâm, an trụ chân tâm. Có những đêm thức giấc, đứng sau cửa kính mờ, Thanh Nam nhìn ra ngoài trời không trăng sao, có những ngày an phận nín câm, Thanh Nam đi tới đi lui, ngồi nằm... Có khi con cái tan trường về, Thanh Nam vui cười nấu ăn, coi tivi, lòng thư thái an lành như lá bạch dương êm ái chạm vào nhau khi có gió. Còn tôi ngồi bên cạnh, tôi nghe bộ tiêu hoá của chàng réo sôi ùng ục, đồ ăn cử động trong bao tử, chuyễn từ ruột non tới ruột già xuống hậu môn. Bằng hũu đến thăm, gửi thư gửi thiệp chúc mừng . Thơ và văn, thiền và thuốc, và những cơn đau khủng khiếp vỡ đầu bễ ngực từ cái ống nhựa đặt trong cổ thay thế cho thanh quản, khí quản gì đó phải cắt bỏ vứt đi, và từ những phản động hoá học của thúôc mê, thuốc tỉnh, thuốc viên, thuốc nước,thuốc bột, trụ sinh, an thần, morphine .
Thi sĩ Huyền Không, tức là Hoà thượng Thích Mãn Giác, víêt thư thăm, gửi theo hai câu thơ.
Ta từ vô sinh tử về chơi,
Ngồi trên chóp đỉnh, mỉm cười với trăng. (Huyền Không.)
Thầy Mãn Giác khuyên tôi đừng quá sợ hãi bệnh hoạn của thân xác, nên an nhiên tự tại_chữ của nhà Phật_có nghĩa là mặc kệ, để đó, dẹp đi... chấp nhận cái bất hạnh, như cậu bé mỉm cười với trăng. Tôi hãy chuẩn bị lo cho Thanh Nam một ba lô nhẹ, một va li nhỏ để chàng dễ dàng xách theo trong chuyến đi chót. Đôi mắt sắt đá của tôi có bao giờ biết khóc?. Thầy Mãn Giác vẫn dạy tôi những bài Thiền học để tâm tính đằm lại. Người Mỹ đã bắt đầu học Thiền để mưu lợi cho sức khoẻ và cầu an cho tâm thần. Sao tôi mãi mãi mang nặng những khổ đau vô thần ? Chàng em trai của tôi vẫn mắng tôi như vậy.
Thanh Nam đem xấp giấy ra viết xuống: "Thích Mãn Giác ngày xưa có theo Cộng sản không? "
Trông Thanh Nam lúc đó giống như một chiến sĩ H.O. Tôi trả lời:
“Không. Báo Mỹ bảo Thầy là một chiến sĩ chống Cộng. Thầy là một Thiền sư vẻ mặt tương tợ như một Samurai trong các môn võ thuật Nhật bản.”
Tôi kéo ra từ trong trí nhớ mấy câu thơ của thi sĩ Huyền Không :
Chùa xưa mái ngói cũ,
Trèo lên kéo cây sào.
Đêm khuya rồi không ngủ,
Khều rụng bao nhiêu sao.
Thầy Mãn Giác mọt lần hỏi tôi : “Chị Túy Hồng còn nhớ tên người đàn bà Việt Nam đầu tiên vào chùa tu là gì không?”
Sư Huyền Không hứa sẽ gửi thêm một số tài liệu Phật pháp trong đó có chương bàn về Mạn Đà La.
Thầy Mãn Giác ngày xưa tu học ở chùa Bảo Quốc Huế, du học tại Nhật Bản. Chùa Bảo Quốc xưa, một hàng thông xanh, một một luống cải xanh. “Gió thông đưa kệ tan niềm tục, hồn bướm mơ tiên lẫn sự đời." Bươm bướm toả ra một đoàn rộng cánh bay, ve ve thì tụ lại trong các lùm cây. Gần chùa có một tiệm cho thuê xe đạp, hai ba cái lốp xe bằng cao su và những xích sắt treo vào vách. Ngày đó một mình , tôi đạp xe qua cầu Ván, rượt tới Morin, ghé Sát-Făn-rông mua bánh choux à la crème, rồi phóng tới ngã giữa. Tiệm cho thuê sách Ngô văn Mạch mở cửa bảy ngày trong tuần. Tôi ký tên vào cuốn sổ cũ mướn mấy cuốn tiểu thuyết của văn sĩ Thanh Nam về nhà đọc.
Thanh Nam đã viết quá nhiều tiểu thuyết loè loẹt màu sắc xã hội đắng cay, viết một cách dễ dàng và kiếm sống bằng ngòi bút của mình... Chàng viết cho bà nội trợ đọc, cô bán hàng đọc, nữ sinh, nữ công chức đọc.. và đã bắt đầu viết khi tuổi đời còn sớm bảnh mắt, khi trí khôn và sức học chưa đủ cho một người cầm bút. Thanh Nam dùng thì giờ để đi chơi nhiều hơn thì giờ ngồi viết bài. Đây là một lỗi lầm không phải nhỏ. Người tu sĩ bỏ đời theo đạo, người nghệ sĩ, kẻ đã nghe tiếng gọi của nghiệp dĩ từ cao xanh, phải cố gắng thí phát thì giờ của mình vào nghệ thuật. Người nghệ sĩ Việt Nam luôn luôn nên cố gắng trau dồi khả năng ,tức là phải học hỏi thêm. Trước cái đẹp, nhà văn cảm xúc mười phần, hắn viết xuống trên giấy , người đọc chỉ nhận được một phần. Kịch sĩ, ca sĩ, văn thi sĩ, trong mấy kẻ sĩ đó, kịch sĩ đóng hài kịch tức là những cây cười cần phải học thêm nhiều hơn ai hết. Hề cần phải học. Hề là kẻ phải hiễu biết nhiều, sâu rộng và lanh trí mới ứng khẩu nói ra những lời chọc cười.
Với truyện dài, Thanh Nam thất bại. Với truyện ngắn , tức là các sáng tác nhỏ đã đăng trên các báo Hiện Đại, Sáng Tạo, Thế kỹ 20, Thanh Nam không thất bại. Tập truyện “Buồn ga Nhỏ” xuất bản năm 1962, tái bản lần thứ nhất năm 1965 và tái bản lần thứ hai tại hải ngoại năm 1983 cho thấy rằng Thanh Nam là cây bút viết truyện ngắn có ích cho tiếng Việt.
Sau năm 1975, Thanh Nam làm được tập thơ “Đất Khách”.
Thi sĩ Nguyên Sa gọi điện thoại khen: “Moa không ngờ Thanh Nam làm thơ hay đến như vậy. Nếu moa bị đày đi Côn đảo hoặc bị đưa sang Reunion, moa chỉ mang theo bên mình mỗi một tập thơ “Đất Khách”mà thôi.”
Bác sĩ Nguyễn Đăng Diệm ở Seattle cũng đã nói giữa toà soạn báo Đất Mới: “ Phải chăng bệnh ung thư đã khiến Thanh Nam làm được một cái gì....”
Nhà văn trẻ Chu Vương Miện, một cây bút chủ lực của nguyệt san Văn trước 1975, cũng viết thư thăm : “Anh buồn quá! Thơ anh thật tuyệt vời, anh Thamh Nam ạ..”
Trước năm 1975 ở Việt Nam, chợt xuất hiện các nhà văn nữ viết tự truyện. Theo giáo sư Sharon O’brien giảng dạy tại đại học Dickinson college, lối viết tự truyện chỉ thành công một phần nhỏ trong văn chương mà thôi. Đưa cái tôi vào tác phẩm, vạch sống áo để lộ tấm lưng ra, giải bày đời tư trên giấy trắng ... người viết tự truyện thường bị phê bình là thiếu đề tài, nghèo tư tưởng. Ngòai ra, văn tự truyện còn bị nói là thời thượng.
Trái lại với văn tự truyện, thơ tự tình được đề cao lên. Bà Huyện Thanh Quan với mấy bài tả cảnh u hoài tình non nước, Cao Bá Nhạ vói khúc tự tình oan khiên đau khổ đã được đưa vào sách giáo khoa dạy học, và hậu thế còn lấy tên họ đặt tên đường.
Nói chung , thơ gồm hai phần: lời và ý. Mỗi chữ mỗi câu là một sự cố tình sắp đặt gồm có âm thanh , vần điệu và màu sắc. Mỗi ý tưởng là phần thân và tâm của thi sĩ. Thơ tự tình của Thanh Nam, chữ và nghĩa không chênh lệch mấy, chữ nhiều và nghĩa cũng khá nhiều, là tâm thần bất ổn của người lìa nước ra đi lòng nao naonỗi sầu viễn xứ và nỗi buồn quốc hận Ba Mươi Tháng Tư
Canh bạc trần gian dù thắng bại
Nẻo về đất lạnh giống nhau thôi.
..................................................
Ghé thân lữ thứ trăm miền
Nõi buồn nào cũng mang tên Sàigòn.
.................................................. ........
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữa sa trường nát gió sương.
.................................................. ........
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá tự do.
Thanh Nam không khéo tay làm thơ tình. Ta có thể tạm kết luận rằng Thanh Nam làm thơ vì tình bạn và lòng hiếu hữu. Rõ ràng tình bạn đã đuổi tình yêu đàn bà ra khỏi lòng chàng:
Uống say mai sớm bạn lên đường
Thân lai nương nhờ chốn viễn phuơng
Trăm hận nghìn đau nào sánh nỗi
Tấm lòng lưu lạc nhớ quê hương
Ta như giông bão tan rồi hợp
Trôi giạt còn hơn sóng đại dương.
Tình quê hương trong thơ Thanh Nam thật dịu dàng qua từng ngón tay lẵng lơ của Chàng:
Hai mươi ba tuổi gặp SàiGòn
Như gặp người yêu chưa phấn son.
Bở ngỡ làm quen thành phố lạ
Mặn nồng nhiệt đới nắng trao hôn.
Thỉnh thoảng Thanh Nam cũng làm một vài câu thơ vui.
Buổi Sáng
Ngó ra buổi sáng quê người
Tiếng xe lăn bánh, nhịp đời bon chen.
Giã từ ngôn ngữ đã lâu
Hôm nay thèm nói một câu chửi thề.
Hoặc
Bụi đời đầy đã lòi cơn sốt
Mang chuyện tương lai tháu cáy hoài.
Lâu lâu ,chàng lại viết câu đối :
“ Vừa mới Tết bính thìn, chín Tết ôm hờn xa tổ quốc.
Giờ xuân giáp tí, một xuân nào hẹn cùng quê hương.”
Thanh Nam mất sau gần mười năm ở Mỹ, xác được hoả thiêu trong một nhà táng lúc đó hoa xum xê nở banh ra. Hoa auriculas, hoa thrift và một vài hoa lạ không có tên trong tự điển Việt Nam. Giữa xấp giấy chàng viết nguệch ngoạc trong những tháng ngày mất tiếng nói, có một đoạn nhỏ: “Anh nhận thấy mấy đứa con sao dại khờ và vô tâm quá, chúng cứ tự nhiên... Nếu chúng nói được những câu buồn thương này nọ, chắc lúc anh ra đi , anh sẽ khó cất bước, khó..”
Tôi vội cãi: “Con Ti nó ăn ít quá mà anh, còn ba thằng đực thì cứ quanh quẩn ở trong nhà không nói năng... Bà y tá bảo rằng tình cảm của trẻ con đôi khi còn biểu lộ ở sự học có sút kém hay không..”
Ngày hôm sau Thanh Nam viết xuống tiếp : “Hôm nay bảo thằng Cu dẫn hai em nó đi phố chơi đi. Lấy tiền lì xì mà đi bus và tiêu cho sướng. Mười hai giờ trưa về.”
Thơ tức là người.Thanh Nam mang một lòng hiếu hữu thương bạn hiền. Tình đàn bà , người đàn bà trong thi tập “Đất khách” và trong cuộc đời ngắn hạn, bất hạnh của Thanh Nam, không được vẽ và chiếu ra rõ nét, không biết chàng đã nhung nhớ ai trong dĩ vãng khi đang nằm trên chăn gối hiện tại:
“Nửa khuya nghe động tiếng mưa buồn
Mái lạnh hiên người giọt giọt tuôn.
Chăn gối bỗng thơm mùi dĩ vãng
Dịu dàng mộng cũ ghé môi hôn”.-(Mộng cũ )
Người tức là thơ. Thanh Nam đau yếu nhưng tình bạn trong chàng vẫn dồi dào sức khoẻ:
“Xin chào bằng hữu gần xa
Dẫu chưa quen biết đã là anh em”.
.................................................. .................... Ôi hỡi quê hương bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa mù
.................................................. ................
Ôi bạn ôi ta ,chiều đã xế
Phù sinh thương mình ly rượu xuông
Sau hết, Thanh Nam có biệt tài làm báo, làm tổng thư ký toà soạn, làm chủ bút bao sân tất cả mọi công việc viết lách. Trang trong thíêu bài, trang cuối còn mấy chỗ trống, Thanh Nam tìm bài khác lắp vào, vá vào trám hết tất cả mọi lỗ khuyết ngay tức khắc. Chính chàng đã đề nghị quý vị chủ báo miền Nam ngày nào, hãy đưa phần tỉêu thuýêt vào trang hai để độc giả dễ dàng xếp đôi tờ báo lại ngồi đọc chuyện tình bất cứ chỗ nào.
Nhiều người bảo rằng khi đến giai đoạn cuối, cancer gây ra những cực hình tra trấn dã man, những cơn đau xé xác thân ra, bệnh nhân kêu rên ngày đêm không ăn ngủ... chỉ mong được chết để giải thoát... Nhưng Thanh Nam đã mất tiếng nói, mất âm thanh để kêu đau... Ba thằng con bất hiếu ngủ chung giường đâu có biết cha sắp chết, chúng nằm xoay ngược trở ngang, hất gối xuống giường, đạp mền xuống thảm. Thanh Nam chỉ biết ghi vào hồi ký “đau, đau, đau.”...
Trước khi đi vào hôn mê, Thanh Nam đã viết xuống “Người nghệ sĩ có những lúc sống cẩu thả, buông thỏng dây cương luân lý, nhưng em nên nhớ rằng từ ngày lấy em, anh không bao giờ phản bội thể xác em.” Đôi mắt Thanh Nam to nhưng cạn và mờ đục, lúc đó ánh lên,nhìn thẳng mặt tôi. Tôi thấy tôi hiện diện trong cái nhìn thật thà đó: ở chàng, tình nghĩa vợ chồng cũng quý báu như lòng hiếu hữu ái mộ bạn hiền.
Ngày 27 tháng 5 năm 2007- Túy Hồng
(Nguồn :Gio-o )
12-19-2011, 10:51 AM #2
Cảm ơn anh Ngocdam66 .
Bài sưu tầm thật hay .
Mời anh và quý bạn xem bài " Thơ Xuân Đất Khách " của Thanh Nam sau đây :
Thơ Xuân Đất Khách
Tác giả: Thanh Nam
Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ
Mới hay năm tháng đã thay mùa
Ra đi từ thuở làm ly khách
Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ
Trôi giạt từ đông sang cõi bắc
Hành trình trơ một gánh ưu tư
Quê người nghĩ xót thân lưu lạc
Đất lạ đâu ngờ buổi viễn du
Thức ngủ một mình trong tủi nhục
Dặm dài chân mỏi bước bơ vơ
Giống như người lính vừa thua trận
Nằm giữ sa trường nát gió mưa
Khép mắt cố quên đời chiến sĩ
Làm thân cây cỏ gục ven bời
Chợt nghe từ đáy hồn thương tích
Vẳng tiếng kèn truy điệu mộng xưa .
Ơi hỡi quê hương, bè bạn cũ
Những ai còn mất giữa sa mù
Mất nhau từ buổi tàn xuân đó
Không một tin nhà, một cánh thư
Biền biệt thời gian mòn mỏi đợi
Rối bời tâm sự tuyết đan tơ
Một năm người có mười hai tháng
Ta trọn năm dài Một Tháng Tư !
Chấp nhận hai đời trong một kiếp
Đành cho giông bão phũ phàng đưa
Đầu thai lần nữa trên trần thế
Kéo nốt trăm năm kiếp sống nhờ
Đổi ngược họ tên cha mẹ đặt
Học làm con trẻ nói ngu ngơ
Vùi sâu dĩ vãng vào tro bụi
Thân phận không bằng đứa mãng phu
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua
Muốn rơi nước mắt khi tàn mộng
Nghĩ đắt vô cùng giá Tự Do !
Bằng hữu qua đây dăm bẩy kẻ
Đứa nuôi cừu hận, đứa phong ba
Đứa nằm yên phận vui êm ấm
Đứa nhục nhằn lê kiếp sống thừa .
Mây nước có phen còn hội ngộ
Thâm tình viễn xứ lại như xa
Xuân này đón tuổi gần năm chục
Đối bóng mình ta say với ta .
Seattle, mùa xuân 1977 .
My You Tube
Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng còn thấy nguyên màu ấy chăng ?
BG
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 355
TƯỞNG NĂNG TIẾN * CHUYỆN CHÚNG TA
Chuyện Riêng Của Chúng Tôi & Những Anh Hàng Xóm
Wed, 03/11/2015 - 15:50 — tuongnangtien
S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến
Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.
Tôn Nữ Thị Ninh
Đèn Cù II phát hành cuối tháng 11 năm 2014. Tôi muốn đọc quá nhưng không thể đặt mua. Gửi thư cầu cứu Đinh Quang Anh Thái, nhận được hồi đáp (vô cùng) hứa hẹn: “Cứ yên tâm, sẽ nhận được sách trong thời gian ngắn nhất.”
Tôi “tưởng” thiệt nên mượn địa chỉ văn phòng của một cơ quan thiện nguyện ở Phnom Penh gửi ngay cho ông bạn (vàng) đầy thiện tâm và thiện chí. Chờ dài cổ cũng chả thấy sách vở gì ráo trọi mới vỡ lẽ là mình đã ... “trao duyên lầm tướng cướp!”
Rồi Đèn Cù II cũng được phát tán tùm lum trên mạng. Tiếc là những nơi tôi đi qua, trong mấy tháng rồi, đều quá xa chốn thị thành nên vào được internet không dễ dàng gì. Nói chi đến chuyện đọc gần ngàn trang giấy.
Tuần rồi về lại Nam Vang mới có dịp “tiếp cận” thoải mái với tác phẩm mà mình mong đợi. Nói nào ngay cũng có hơi thất vọng chút xíu. Đọc uốn sau không “đã” bằng cuốn trước, dù vẫn có rất nhiều trang thú vị:
“Tôi quen ba người dạy tiếng Anh và tôi muốn nói tới các anh như những người từng chịu hẩm hiu lúc đất nước sập cửa lại với thế giới, tiếng Anh bị miệt thị. Thật ra chả phải chỉ tiếng Anh mà là bất cứ tiếng nói của kẻ thù nào.
Chị P. T. M., dạy tiếng Trung Quốc ở Đại học Sư phạm đã ngồi làm thường trực mãi ở cống trường cho tới khi Trung Quốc hết là thù mới lên truyền hình dạy lại. Ông Nghĩa dạy tiếng Trung Quốc ở Cao đẳng sư phạm Hà Nội thì đi làm bảo vệ. Khi đánh xét lại, các giáo viên tiếng Nga nghỉ dài dài.
Đầu tiên nói tới Đặng Chấn Liêu. Cùng tội ‘xét lại’. Treo giò, mất chức chủ nhiệm khoa tiếng Anh Đại học Sư phạm. Liêu cho hay hồi ấy chả ai thiết cái thứ tiếng phản động này.... Liêu ở Pháp làm viên chức của Liên Hợp Quốc. Theo Cụ Hồ kêu gọi, anh về nước và bị Hoàng Văn Hoan nghi là tình báo Anh...
Người thứ hai là Mỹ Điền. Học ở Anh từ 1947-48... Sau Điện Biên Phủ về nước, anh theo Ung Văn Khiêm, thứ trưởng ngoại giao đến chào bộ trưởng Phạm Văn Đồng. Trong chuyện trò, Đồng dặn Khiêm chú ý để Mỹ Điền sinh hoạt chi bộ. Nhưng rồi chả ai nhắc tới, có lẽ thấy anh không bập.
Sớm ngán thế cuộc, bắt đầu từ đọc báo cáo mật của Khrushchev trên báo Le Monde, Mỹ Điền trở thành một trong hai ba trung tâm lan, yến, kỳ hoa dị vật ở Hà Nội những năm 60, khi thú chơi này bị coi là ‘tư sản, đồi truỵ’ rồi bị cấm. Minh hoạ đúng cho câu thơ của Bertolt Brecht ‘Thời thế gì / Mà nói đến cỏ cây...’. ‘Chả ai thích dùng tôi, Mỹ Điền nói…” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014).
Theo tôi thì cách mạng cũng không đến nỗi khe khắt gì lắm trong việc dùng người, kể cả những kẻ đã (lỡ) sống ở nước ngoài và am tường ngoại ngữ. Những nhân vật vừa kể – chả qua – chỉ bị xui thôi, hay nói một cách văn hoa là họ sinh bất phùng thời.
Chớ gặp phải vận may thì cái vốn liếng sinh ngữ vẫn có thể giúp cho một công dân X.H.C.N.V.N trở thành hiển đạt. Trường hợp bà Tôn Nữ Thị Ninh là một thí dụ điển hình. Theo Wikipedia:
"Tôn Nữ Thị Ninh (sinh ngày 30 tháng 10 năm 1947) từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) và một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan, v.v... Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bà có vai trò tích cực trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam...
Bà trở thành nhà ngoại giao bắt đầu bằng công việc phiên dịch và bà đã học được nhiều kinh nghiệm khi đi dịch cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Xuân Thuỷ, ông Nguyễn Cơ Thạch... Bà đã làm đại sứ ở ba nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg và Liên minh châu Âu (EU). Bà còn giữ cương vị là người đứng đầu đại diện của phái đoàn Việt Nam ở Liên minh châu Âu tại Brussel (Bỉ) và đã từng giữ một nhiệm kỳ trong Ủy ban Trung ương của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Cương vị gần đây nhất mà bà nắm giữ là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Trên cương vị đó bà đã có một số những phản bác tương đối mạnh mẽ trước một số cáo buộc về vấn đề nhân quyền từ phía Hoa Kỳ và Quốc hội Hoa Kỳ.”
Đã chưa?
Con đường công danh của bà T.N.T.N. chỉ “bắt đầu bằng công việc phiên dịch” mà đi lên tuốt tới chức vụ “Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội” đâu phải chuyện nhỏ. Ở vị trí này, trong chuyến công du nhằm cải thiện mối tương giao (vốn chưa bao giờ tốt đẹp) giữa Việt Nam với Mỹ, và với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở đất nước này – hồi năm 2004 – bà T.N.T.N đã tuyên bố nhiều câu (bất hủ) có thể được coi như danh ngôn của ngành ngoại giao của nước C.H.X.H.C.N.V.N:
-Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.
Hay:
- Mình là thế thượng phong của nguời chiến thắng, mình cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm, cũng không thể yêu cầu ngươi ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử.
Tôi thì e rằng chính bản thân bà Ninh cũng “đứng ở vị trí không thuận lợi (mấy) trong tiến trình lịch sử.” Vẫn theo Wikipedia:
“Tháng 8 năm 2007, bà đã thôi giữ chức tại quốc hội và tham gia vào lĩnh vực giáo dục với tư cách Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường Đại học Tư thục Trí Việt. Tuy nhiên dự án này bị thất bại.”
Sao lại “thất bại” cà?
Tôi nhớ lúc khởi đầu dự án (“Bắt Tay Xây Dựng Trường Đại Học Tư Thục Trí Việt”) ngó bộ hoành tráng lắm mà:
“Sáng 7.11.2007, tại trụ sở Ủy ban về người VN ở nước ngoài (NVNƠNN) TP.HCM, Câu lạc bộ Khoa học và Kỹ thuật NVNƠNN (OVSCLUB) và Hội đồng sáng lập Dự án trường Đại học tư thục Trí Việt đã ký kết Thỏa thuận hợp tác: xây dựng một trường đại học chính quy hiện đại, trên tinh thần thực học để đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước.
Đại diện cho Hội đồng sáng lập Dự án Đại học tư thục Trí Việt là bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Hội đồng và đại diện của OVSCLUB là TSKH Trần Hà Anh, Trưởng Ban điều hành. Buổi lễ ký kết diễn ra với sự chứng kiến của Ban Chủ nhiệm Ủy ban NVNƠNN, Ban Liên lạc NVNƠNN TP.HCM...
Giới thiệu về Dự án trường Đại học tư thực Trí Việt, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho biết, trường sẽ được xây dựng trên địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trên diện tích đất rộng 55 ha. Tâm huyết của những người xây dựng dự án này là xây dựng tại VN một trường đại học đạt chuẩn quốc tế và phi lợi nhuận, tạo được một không gian xanh với thiên nhiên hài hòa và những trang thiết bị đủ để thầy và trò có được những điều kiện học tập và nghiên cứu tốt nhất.”
Bà Tôn Nữ Thị Ninh (bên trái) trong buổi ra mắt Viện Trí Việt. Ảnh và chú thích: Dân Trí
Sao “tâm huyết” cỡ đó mà lại trở thành một chuyện “đầu voi đuôi chuột,” hả Trời?
Ngồi rà lại chút xíu tôi mới thấy có hai điểm khiến cho dự án xây dựng Đại Học Trí Việt khó được hanh thông:
- Luật chơi của Trí Việt là: nói không với thiếu trung thực.
- Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Anh kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Anh như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ...
Coi: sống trong một chế độ mà lường gạt, dối trá và nghi ngờ là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà Nước mà bà Tôn Nữ Thị Ninh lại đặt ra “luật chơi là nói không với thiếu trung thực” và còn nói bằng tiếng Anh nữa (cơ) thì không “thất bại” mới là chuyện lạ.
Bà Ninh, lẽ ra, nên thức thời chút xíu. Bầy đặt màu mè “trung thực” làm chi – vậy má? Thử nhớ lại coi: trong suốt thời gian làm thông dịch cho Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Xuân Thủy, Nguyễn Cơ Thạch ... mấy chả có nói một câu nào “trung thực” không? Hay tất cả đều dối trá (như Vẹm) hết trơn – đúng không?
Đại học Trí Việt vẫn còn có cơ may “chuyển bại thành thắng” nếu sửa lại chương trình học chút xíu thôi: “Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Trung Hoa kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Tầu như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ...
Ráng nhịn chút xíu như vậy đi, chị Ninh. Chảnh quá, thường khi, dễ trở thành lố bịch: “Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”
Sau Hội Nghị Thành Đô thì nhiều anh hàng xóm, khỏi cần gõ cửa, cũng đã (dám) chui luôn vô mùng của đám ái nữa của lắm vị Ủy Viên Bộ Chính Trị rồi. Bởi vậy, Đại Học Trí Việt (với sứ mệnh Trí Cao – Tâm Rộng – Tầm Xa) sao không dậy bằng tiếng Tầu đi cho nó hợp thời?
Tương tự, cái “thế” mà mấy năm trước chị Ninh mô tả là “thượng phong của nguời chiến thắng” đó, với thời gian – rõ ràng – mỗi lúc một thêm chênh vênh dữ. Với con số xí nghiệp phá sản, cùng với nợ công mỗi lúc một nhiều thì trong tương lai gần – rất có thể – bầy sâu của Đảng lại phải nhờ chị Ninh chạy qua Hoa Kỳ “công du” chuyến nữa.
Lần này, làm ơn nhỏ họng lại chút xíu nha – chị Ninh. Đã bị gậy đi ăn xin mà còn lớn giọng (nghe) kỳ lắm. Hàng năm nếu không có hàng chục tỉ đô la của đám người “ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử” cứu trợ thì cái Đảng và Nhà Nước (thổ tả) hiện nay đã chuyển qua từ trần tự lâu rồi, đúng không?
Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.
Tôn Nữ Thị Ninh
Đèn Cù II phát hành cuối tháng 11 năm 2014. Tôi muốn đọc quá nhưng không thể đặt mua. Gửi thư cầu cứu Đinh Quang Anh Thái, nhận được hồi đáp (vô cùng) hứa hẹn: “Cứ yên tâm, sẽ nhận được sách trong thời gian ngắn nhất.”
Tôi “tưởng” thiệt nên mượn địa chỉ văn phòng của một cơ quan thiện nguyện ở Phnom Penh gửi ngay cho ông bạn (vàng) đầy thiện tâm và thiện chí. Chờ dài cổ cũng chả thấy sách vở gì ráo trọi mới vỡ lẽ là mình đã ... “trao duyên lầm tướng cướp!”
Rồi Đèn Cù II cũng được phát tán tùm lum trên mạng. Tiếc là những nơi tôi đi qua, trong mấy tháng rồi, đều quá xa chốn thị thành nên vào được internet không dễ dàng gì. Nói chi đến chuyện đọc gần ngàn trang giấy.
Tuần rồi về lại Nam Vang mới có dịp “tiếp cận” thoải mái với tác phẩm mà mình mong đợi. Nói nào ngay cũng có hơi thất vọng chút xíu. Đọc uốn sau không “đã” bằng cuốn trước, dù vẫn có rất nhiều trang thú vị:
“Tôi quen ba người dạy tiếng Anh và tôi muốn nói tới các anh như những người từng chịu hẩm hiu lúc đất nước sập cửa lại với thế giới, tiếng Anh bị miệt thị. Thật ra chả phải chỉ tiếng Anh mà là bất cứ tiếng nói của kẻ thù nào.
Chị P. T. M., dạy tiếng Trung Quốc ở Đại học Sư phạm đã ngồi làm thường trực mãi ở cống trường cho tới khi Trung Quốc hết là thù mới lên truyền hình dạy lại. Ông Nghĩa dạy tiếng Trung Quốc ở Cao đẳng sư phạm Hà Nội thì đi làm bảo vệ. Khi đánh xét lại, các giáo viên tiếng Nga nghỉ dài dài.
Đầu tiên nói tới Đặng Chấn Liêu. Cùng tội ‘xét lại’. Treo giò, mất chức chủ nhiệm khoa tiếng Anh Đại học Sư phạm. Liêu cho hay hồi ấy chả ai thiết cái thứ tiếng phản động này.... Liêu ở Pháp làm viên chức của Liên Hợp Quốc. Theo Cụ Hồ kêu gọi, anh về nước và bị Hoàng Văn Hoan nghi là tình báo Anh...
Người thứ hai là Mỹ Điền. Học ở Anh từ 1947-48... Sau Điện Biên Phủ về nước, anh theo Ung Văn Khiêm, thứ trưởng ngoại giao đến chào bộ trưởng Phạm Văn Đồng. Trong chuyện trò, Đồng dặn Khiêm chú ý để Mỹ Điền sinh hoạt chi bộ. Nhưng rồi chả ai nhắc tới, có lẽ thấy anh không bập.
Sớm ngán thế cuộc, bắt đầu từ đọc báo cáo mật của Khrushchev trên báo Le Monde, Mỹ Điền trở thành một trong hai ba trung tâm lan, yến, kỳ hoa dị vật ở Hà Nội những năm 60, khi thú chơi này bị coi là ‘tư sản, đồi truỵ’ rồi bị cấm. Minh hoạ đúng cho câu thơ của Bertolt Brecht ‘Thời thế gì / Mà nói đến cỏ cây...’. ‘Chả ai thích dùng tôi, Mỹ Điền nói…” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, tập II. Người Việt, Westminster, CA: 2014).
Theo tôi thì cách mạng cũng không đến nỗi khe khắt gì lắm trong việc dùng người, kể cả những kẻ đã (lỡ) sống ở nước ngoài và am tường ngoại ngữ. Những nhân vật vừa kể – chả qua – chỉ bị xui thôi, hay nói một cách văn hoa là họ sinh bất phùng thời.
Chớ gặp phải vận may thì cái vốn liếng sinh ngữ vẫn có thể giúp cho một công dân X.H.C.N.V.N trở thành hiển đạt. Trường hợp bà Tôn Nữ Thị Ninh là một thí dụ điển hình. Theo Wikipedia:
"Tôn Nữ Thị Ninh (sinh ngày 30 tháng 10 năm 1947) từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên minh Châu Âu (EU) và một số quốc gia như Bỉ, Hà Lan, v.v... Bà cũng từng là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam. Bà có vai trò tích cực trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam...
Bà trở thành nhà ngoại giao bắt đầu bằng công việc phiên dịch và bà đã học được nhiều kinh nghiệm khi đi dịch cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Xuân Thuỷ, ông Nguyễn Cơ Thạch... Bà đã làm đại sứ ở ba nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg và Liên minh châu Âu (EU). Bà còn giữ cương vị là người đứng đầu đại diện của phái đoàn Việt Nam ở Liên minh châu Âu tại Brussel (Bỉ) và đã từng giữ một nhiệm kỳ trong Ủy ban Trung ương của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Cương vị gần đây nhất mà bà nắm giữ là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Trên cương vị đó bà đã có một số những phản bác tương đối mạnh mẽ trước một số cáo buộc về vấn đề nhân quyền từ phía Hoa Kỳ và Quốc hội Hoa Kỳ.”
Đã chưa?
Con đường công danh của bà T.N.T.N. chỉ “bắt đầu bằng công việc phiên dịch” mà đi lên tuốt tới chức vụ “Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội” đâu phải chuyện nhỏ. Ở vị trí này, trong chuyến công du nhằm cải thiện mối tương giao (vốn chưa bao giờ tốt đẹp) giữa Việt Nam với Mỹ, và với cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở đất nước này – hồi năm 2004 – bà T.N.T.N đã tuyên bố nhiều câu (bất hủ) có thể được coi như danh ngôn của ngành ngoại giao của nước C.H.X.H.C.N.V.N:
-Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.
Hay:
- Mình là thế thượng phong của nguời chiến thắng, mình cần chủ động, người ta không thể chủ động được do mặc cảm, cũng không thể yêu cầu ngươi ta đi trước, họ đứng ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử.
Tôi thì e rằng chính bản thân bà Ninh cũng “đứng ở vị trí không thuận lợi (mấy) trong tiến trình lịch sử.” Vẫn theo Wikipedia:
“Tháng 8 năm 2007, bà đã thôi giữ chức tại quốc hội và tham gia vào lĩnh vực giáo dục với tư cách Chủ tịch Hội đồng sáng lập Trường Đại học Tư thục Trí Việt. Tuy nhiên dự án này bị thất bại.”
Sao lại “thất bại” cà?
Tôi nhớ lúc khởi đầu dự án (“Bắt Tay Xây Dựng Trường Đại Học Tư Thục Trí Việt”) ngó bộ hoành tráng lắm mà:
“Sáng 7.11.2007, tại trụ sở Ủy ban về người VN ở nước ngoài (NVNƠNN) TP.HCM, Câu lạc bộ Khoa học và Kỹ thuật NVNƠNN (OVSCLUB) và Hội đồng sáng lập Dự án trường Đại học tư thục Trí Việt đã ký kết Thỏa thuận hợp tác: xây dựng một trường đại học chính quy hiện đại, trên tinh thần thực học để đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước.
Đại diện cho Hội đồng sáng lập Dự án Đại học tư thục Trí Việt là bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Hội đồng và đại diện của OVSCLUB là TSKH Trần Hà Anh, Trưởng Ban điều hành. Buổi lễ ký kết diễn ra với sự chứng kiến của Ban Chủ nhiệm Ủy ban NVNƠNN, Ban Liên lạc NVNƠNN TP.HCM...
Giới thiệu về Dự án trường Đại học tư thực Trí Việt, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho biết, trường sẽ được xây dựng trên địa bàn huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trên diện tích đất rộng 55 ha. Tâm huyết của những người xây dựng dự án này là xây dựng tại VN một trường đại học đạt chuẩn quốc tế và phi lợi nhuận, tạo được một không gian xanh với thiên nhiên hài hòa và những trang thiết bị đủ để thầy và trò có được những điều kiện học tập và nghiên cứu tốt nhất.”
Bà Tôn Nữ Thị Ninh (bên trái) trong buổi ra mắt Viện Trí Việt. Ảnh và chú thích: Dân Trí
Sao “tâm huyết” cỡ đó mà lại trở thành một chuyện “đầu voi đuôi chuột,” hả Trời?
Ngồi rà lại chút xíu tôi mới thấy có hai điểm khiến cho dự án xây dựng Đại Học Trí Việt khó được hanh thông:
- Luật chơi của Trí Việt là: nói không với thiếu trung thực.
- Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Anh kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Anh như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ...
Coi: sống trong một chế độ mà lường gạt, dối trá và nghi ngờ là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà Nước mà bà Tôn Nữ Thị Ninh lại đặt ra “luật chơi là nói không với thiếu trung thực” và còn nói bằng tiếng Anh nữa (cơ) thì không “thất bại” mới là chuyện lạ.
Bà Ninh, lẽ ra, nên thức thời chút xíu. Bầy đặt màu mè “trung thực” làm chi – vậy má? Thử nhớ lại coi: trong suốt thời gian làm thông dịch cho Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Xuân Thủy, Nguyễn Cơ Thạch ... mấy chả có nói một câu nào “trung thực” không? Hay tất cả đều dối trá (như Vẹm) hết trơn – đúng không?
Đại học Trí Việt vẫn còn có cơ may “chuyển bại thành thắng” nếu sửa lại chương trình học chút xíu thôi: “Gọi là trường quốc tế bởi vì sẽ dạy bằng tiếng Trung Hoa kể từ năm thứ 2, với lập luận rằng thanh niên Việt Nam thời hội nhập phải có tiếng Tầu như là một ngôn ngữ làm việc của mình, ngoài tiếng mẹ đẻ...
Ráng nhịn chút xíu như vậy đi, chị Ninh. Chảnh quá, thường khi, dễ trở thành lố bịch: “Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.”
Sau Hội Nghị Thành Đô thì nhiều anh hàng xóm, khỏi cần gõ cửa, cũng đã (dám) chui luôn vô mùng của đám ái nữa của lắm vị Ủy Viên Bộ Chính Trị rồi. Bởi vậy, Đại Học Trí Việt (với sứ mệnh Trí Cao – Tâm Rộng – Tầm Xa) sao không dậy bằng tiếng Tầu đi cho nó hợp thời?
Tương tự, cái “thế” mà mấy năm trước chị Ninh mô tả là “thượng phong của nguời chiến thắng” đó, với thời gian – rõ ràng – mỗi lúc một thêm chênh vênh dữ. Với con số xí nghiệp phá sản, cùng với nợ công mỗi lúc một nhiều thì trong tương lai gần – rất có thể – bầy sâu của Đảng lại phải nhờ chị Ninh chạy qua Hoa Kỳ “công du” chuyến nữa.
Lần này, làm ơn nhỏ họng lại chút xíu nha – chị Ninh. Đã bị gậy đi ăn xin mà còn lớn giọng (nghe) kỳ lắm. Hàng năm nếu không có hàng chục tỉ đô la của đám người “ở vị trí không thuận lợi trong tiến trình lịch sử” cứu trợ thì cái Đảng và Nhà Nước (thổ tả) hiện nay đã chuyển qua từ trần tự lâu rồi, đúng không?
NGUYỄN THIÊN THỤ * ĐỌC LY THÂN CỦA TRẦN MẠNH HẢO
ĐỌC LY THÂN CỦA
TRẦN MẠNH HẢO
NGUYỄN THIÊN THỤ
Ông sinh tại Nam Định .Trong thời gian chiến tranh Việt Nam, ông chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Từ năm 1973, ông về làm phóng viên, biên tập viên tạp chí Văn Nghệ quân giải phóng miền Nam và làm nghề viết văn, viết báo chuyên nghiệp cho đến nay. Quyển Ly Thân xuất bản 1989 đã dưa ông ra khỏi cộng đảng, và từ đó, ông trở thành tác giả ngoài biên chế nhà nước, hoạt động tự do.. Từ 1974 đến nay, ông đã xuất bản hơn 15 tập thơ, 4 cuốn tiểu thuyết, 5 tập lý luận phê bình văn học, 3 tập truyện thiếu nhi.
Nhân vật chính trong Ly Thân là Trần Hưng, một anh bộ đội, được phân công làm phóng viên của tờ báo sư đoàn đang ém quân bên kia Phú Thọ. Hưng yêu Oanh, cô gái cùng làng, sau làm bác sĩ. Trong CCRD, gia đình Hưng và Oanh đều bị kết tội địa chủ, Hưng xin cưới Oanh nhưng tổ chưc không cho anh lấy con Việt Gian Quốc Dân đảng chui vào hàng ngũ đảng đề phá hoại. Đảng ngầm bố trí Mộng Ruộng, bần nông vào phục vụ cơm nước cơ quan, Hưng sậy bẫy phải lấy Mộng Ruộng. Nàng tìm được cuốn nhật ký bất mãn của Hưng, hăm dọa nếu Hưng bỏ nàng, nàng sẽ nộp nhật ký cho đảng. Hưng không yêu, cả hai sống trong cảnh già nhân ngãi non vợ chồng, cuối cùng Hưng bỏ đi. Ly Thân ngụ ý đảng cộng sản và nhân dân là một cuộc hôn phối gượng ép chờ ngày ly thân, ly dị. Cộng sản tàn ác hủ lậu đã ngăn cản hôn nhân của Trần Dần, Văn Cao, Phùng Cung và bao người khác. Buồn cười ở chỗ là Lê Duẩn, Trần Văn Trà, Phạm Văn Trà, Võ Văn Kiệt …luôn nói lập trường công nông nhưng lại lấy bà hai, bà ba gốc điền chủ Nam Kỳ hoặc phong kiến! Trần Hưng đi đến quyết định từ bỏ Mộng Ruộng và Cộng sản vì anh nhận thức anh là một kẻ cầm bút đã ít ra một lần bị đời rủa là bịp, là xạo (Chương 1). Anh muốn bỏ nghề về quê "cắm câu đơm lờ đặt đó, thậm chí đi hoạn lợn hay làm bõ coi chùa". Nhưng Hai Giỡn khuyên ông nên tiếp tục nghiệp văn nhưng phải theo chánh đạo.
Hãy kể lại đời mình từ đầu chí cuối, chả cần bịa làm chó gì đã hay lắm rồi. Suốt ba mươi năm qua, ông đã bịa ra bao nhiêu chuyện nhưng vẫn chỉ là tô vẽ theo ý đồ của kẻ khác, bất chấp sự thật, chỉ cốt để vừa lòng cấp trên, hầu như chả có tí gan ruột máu huyết của mình trong đó cả. Đó là thứ văn chương xu thời, bẻ cong ngòi bút viết cho kẻ cầm quyền đọc chứ nào phải viết cho nhân dân (Ibid).
Trong Ly Thân, tác giả trình bày nhiều vấn đề:
(1) Thân phận người dân , nhất là nhà báo: luôn bị hăm dọa:
Có thể bất cứ lúc nào công an văn hóa cũng sẽ gõ cửa phòng tôi: xin mời ông đi. Vâng, tôi cũng đang chuẩn bị cho mình cái khả năng ngồi tù đây. Ba mươi mốt năm qua, từ ngày gắn bó với bà ấy, gắn bó với nghề văn, tâm hồn tôi rõ ràng đã phải ngồi tù. (ibid)
(2). Cộng sản tạo ra một xã hội vô luân, vô đạo. Vương Thi, con gái Trần Hưng nói: Con đã bị cuộc đời lừa dối cướp đi tất cả từ tình yêu đến sự trong trắng, niềm tin, lý tưởng, tâm hồn... hết thảy đã bị cuộc sống này gạt gẫm lấy đi hết cả rồi. Con sống để làm gì hả bố? Để nhìn thấy hết sự bịp bợm này đến sự bịp bợm khác của những người tự cho mình quyền đại diện cho nhân dân, cho công lý, những người của cái thế hệ bố mẹ lấy đạo đức giả làm nền tảng xã hội ư?(Ibid)
(3). Cộng sản bóc lột. Vương Thi một giáo viên tố cáo: Bố tưởng lương dạy học sống được đấy à? Hừ, thế mà người ta cũng gọi là lương với chả bất lương. Với cái đồng lương khôi hài và phỉ báng con người ấy, con ăn xôi sáng còn chưa đủ. ... Thật là mỉa mai, trong khi người ta trả lương cho cán bộ công nhân viên như vậy, nhưng lại to mồm tuyên bố tư bản phương Tây bóc lột công nhân thậm tệ. Bố có biết con nhục nhã thế nào, khi mỗi sáng lên lớp phải xách theo cái bị quà vặt, để vừa dạy học, vừa bán cho học sinh không? Trường con ai cũng phải làm như thế, nếu không muốn ngồi chết đói (Ibid)
(4). CCRĐ tàn ác: Nuôi được con gà bắt làm thịt ăn cũng phải ăn dắm ăn dúi, bí mật như đi ăn cắp ăn trộm của ai vậy, lòng chôn một nẻo, xương vứt một nơi. Như vầy, xã hội rồi sẽ thành cái con tổ mẹ gì hở ông? Bọn đội cải cách coi trời bằng vung, toàn quyền sinh sát, tác oai tác quái còn hơn giặc.(ch.8)
(5). Cộng sản dối trá. Cán bộ cộng sản chuyên dối trá, lường gạt Hồ Chí Minh chia ruộng, đưa máy cày về vài tháng cho trẻ nó mừng, sau đó thu lại ruộng , thu máy cày, dân phải làm nô lệ, trở lại kiếp cày bừa thay trâu. Tại Hà Nội, các nhà báo quốc tế thấy dưới bom đạn Mỹ người dân ngồi dọc sách báo! Dân Việt ham dọc, ham học dữ a! Đám Việt kiều thăm nhà thờ, thăm mộ Nguyễn Du, thấy trẻ mười một, mười hai đọc thơ nôm của Nguyễn Du mà kinh hãi. Dương Thu Hương trong Bên Kia Bờ Ảo Vọng đã cho thấy một màn quay phim quảng cáo về HTX nông nghiêp. Nhà văn Trần Hưng cũng bị gạt, bị bọn xã thôn dẫn đi xem họ đóng tuồng để về viết bài ca tụng. May nhờ một cậu bé giải ngu: Họ phải trả lời những câu hỏi của chú một cách có tổ chức, có lãnh đạo, nghĩa là nhất nhất một lời nói đều có cán bộ sắp đặt trước để dân nói với chú... Đói thì phải bảo là no lắm, sướng lắm. Rách nát thì phải khoe là lành lặn, xênh xang áo quần. Rau cháo qua ngày thì phải hô lên mỗi lần chú tới là thịt cả ăn thả cửa.... Khi chú đến nhà dân đen, mỗi tối đều thấy nhà nào cũng lụp xụp, mái rạ, vách đất xác xơ, nhưng bên trong toàn đồ quý phải không? Chú thấy nhà nào cũng có đài mở oang oang, có giường tây, tủ đứng, bàn ghế choáng lộn, chăn bông phích nước tươm tất chứ gì. Bịp chủ cả đấy thôi. Mỗi tối họ dẫn chú đến bảy tám nhà dân đã định trước, đã bố trí và sắp đặt trước. ..…Cậu nói làm sao chứ, năm nào Thành Công cũng bảy, tám đến mười tấn một hécta. - Ôi chú Trần Hưng ơi, thành tích ma thành tích cuội đấy. .. . Nhưng tớ từng được chứng kiến cảnh nông dân Thành Công lao động trên đồng vui vẻ như tết, hò hát tập thể vang lừng, có ai đau khổ như cậu nói đâu. Vỗ tay hát xướng bằng thích. - Ôi chú ngây thơ thật ấy. Cái trò hề kia sao chú vẫn còn tin là sự thật ư? Họ bắt bà con ra đồng đông như kiến cỏ, tập dượt hai ba ngày, vừa gò lưng xuống cấy, vừa cày bừa, vừa nhổ mạ, vừa đi gánh phân vừa hát tập đoàn. Chú thử hình dung xem, cúi xuống cấy lúa đã mệt đứt hơi còn phải hát phải hò tập thể, tay chân toàn bùn là bùn vẫn phải vỗ đôm đốp để biểu diễn cho quan khách coi, đến nỗi bùn đất bắn đầy vào mặt nhau cứ như hề cả ấy. Họ bắt tình bắt tội bà con nông dân tập dượt mấy ngày mới đem biểu diễn khoe chú đó…. Sau mỗi lần chú đi, có nhiều bà con phát ốm, phát ho phát hen vì vừa làm vừa phải gào bài hát đến khản cả tiếng. …… Một đoàn thanh niên nam nữ vừa gánh phân đi hàng dọc vừa hát sẩm soan tập thể, tếu thật chú ơi. (Ch11)
Chính mẹ Trần Hưng cũng nói thẳng cho Trần Hưng nghe ý kiến của nhân dân phê phán tác phẩm của anh:” Hưng ạ, mẹ nói thật con đừng giận nhá, ở đây, có nhiều người đọc cuốn Lúa reo của con, đã bảo thẳng với mẹ là con bác viết văn nịnh, văn bồi” (Ch.11)
Ly Thân là một tiểu thuyết về sự thật Việt Nam.
Subscribe to: Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment