Những dòng ánh sáng từ bên trên tượng Phật chiếu vào chánh điện tại ngôi đền Vihar trong ngày lễ Phật Đản được tổ chức tại vườn Lâm Tỳ Ni, Nepal. Tại di tích này, các nhà khảo cổ vừa khám phá một ngôi đền cổ 600 năm trước Công Nguyên nằm bên dưới ngôi đền hiện nay. (Hình: Paula Bronstein/Getty Images)
LUMBINI, Nepal – Một cuộc nghiên cứu mới của các nhà khảo cổ học cho thấy rằng Đức Phật có thể đã sống sớm hơn hai thế kỷ trước niên đại mà người ta thường nghĩ trước đây.
Theo các nhà khảo cổ cho biết, việc khám phá một cơ cấu kiến trúc bằng gỗ, trước đó chưa được biết ở nơi Đức Phật sinh ra đời, cho thấy rằng có thể nhà hiền triết này đã sống trong thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên, tức là sớm hơn mấy thế kỷ so với những gì mà người ta được biết từ bấy lâu nay,
Ông Robin Coningham, nhà khảo cổ cầm đầu cuộc khai quật, nói với hãng thông tấn Al Jazeera đầu tuần này, về sự khám phá đang gây xôn xao trong giới nghiên cứu Phật giáo trong hơn một tuần qua, “Đây là một trong những dịp rất hiếm, khi mà truyền thống, tín ngưỡng, khảo cổ học và khoa học cùng đến với nhau.”
Nhóm 40 nhà khảo cổ đã tìm thấy một kiến trúc dường như là một điện thờ bằng gỗ, nằm bên dưới một ngôi đền bằng gạch, ở bên trong ngôi đền thiêng liêng Maya Devi tại Lumbini (Lâm Tỳ Ni), và một nơi thờ phượng cổ được xem là địa điểm Đức Phật đản sinh ở miền nam Nepal, gần biên giới Ấn Độ. Maya Devi là tên của Hoàng Hậu Ma-Da, mẹ của Thái Tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm.
Các dấu vết tìm thấy ở ngôi đền gỗ đã được kiểm nghiệm một cách khoa học và được xác định thời điểm là thế kỷ thứ 6. Điều này có nghĩa là ngôi đền bằng gỗ đã có từ 300 năm trước mọi di tích Phật Giáo khác mà thế giới từng biết, theo trình bày của các nhà khảo cổ.
Được hỗ trợ bởi tạp chí nổi tiếng National Geographic, dự án khảo cổ này đang làm sáng tỏ một cuộc tranh luận đã bắt đầu từ lâu, về vấn đề Đức Phật sinh ra khi nào, và theo đó, giáo pháp của Ngài đã được hoằng dương và bén rễ từ lúc nào, theo ông Conginham cho biết.
Từ bấy lâu nay, theo kinh sách, câu chuyện Đức Phật đản sinh được kể rằng mẹ của Ngài là Hoàng Hậu Ma-Da trên đường từ vương quốc của chồng về thăm cha mẹ mình, thì giữa đường bà dừng chân nghỉ ở Lâm Tỳ Ni, vịn lấy một thân cây và sinh ra Thái Tử Tất Đạt Đa ở dưới gốc cây này. Khi khôn lớn, Thái Tử rời chốn kinh thành, tu hành cho đến khi đạt giác ngộ và trở thành Đức Phật Thích.
Nhà khảo cổ Coningham từ trường Đại Học Durham (Anh) cho biết cơ cấu kiến trúc mới được khám phá này đã có từ thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, và cung cấp một thời điểm chính xác hơn cho sự khởi đầu của truyền thuyết Lâm Tỳ Ni và những gì diễn ra sau đó.
Ông Coningham nói, “Niên đại này ủng hộ những truyền thống Phật giáo bênh vực cho một biên niên sử lâu dài hơn cho cuộc đời của Đức Phật, khác với những truyền thống cho rằng Ngài ra đời khoảng 400 năm trước công nguyên.”
Ông Coningham cũng giải thích rằng phần lớn những gì được biết về cuộc sống của Đức Phật từ trước đến nay đều có nguồn gốc từ truyền thống truyền khẩu với ít bằng chứng khoa học.
Ông nói, “Các nghiên cứu trước đây về thời sơ khởi của Phật Giáo đều dựa trên những văn bản ký lục và những biên niên sử được biên soạn sau nhiều thế kỷ truyền miệng, vì Đức Phật đã sống cách một thời gian rất lâu trước khi chữ viết xuất hiện ở Nam Á.”
Ông nói thêm rằng khám phá này có nghĩa là “chúng ta thực sự có bằng chứng cụ thể về dáng vẻ của các cấu trúc sớm nhất và về những gì mà các đệ tử đầu tiên của Ngài đã thực sự làm, thay vì biết những gì mà những người viết sách sau này nghĩ rằng các đệ tử đã làm.”
Biết chính xác hơn về thời gian Đức Phật ra đời sẽ giúp các sử gia cũng như những nhà Phật học biết nhiều hơn về bối cảnh xã hội và kinh tế trong thời của Đức Phật, và ảnh hưởng của những yếu tố này trên giáo pháp của Ngài.
“Đây là một giai đoạn tương đối hỗn tạp với những xã hội truyền thống trong vùng sông Hằng đang va chạm với sự phát triển của thành thị hóa, ấn hành tiền cắc, sự thành lập các vương quốc, quân đội, sự phát triển giới trung lưu và giới thương gia,” ông Coningham giải thích. “Đây chính là môi trường đưa đến sự từ bỏ thế dục được giảng dậy bởi nhiều đạo sĩ mà trong đó có Đức Phật. Họ giảng dạy rằng cuộc sống phải có những ý nghĩa cao hơn sự giàu sang, tích lũy tài sản.”
Vùng Lâm Tỳ Ni đã bị che phủ bởi rừng già cho đến khi được khám phá lại vào năm 1896. Nay di tích Phật giáo này được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa của thế giới. Hàng triệu người vẫn đến hành hương nơi đây mỗi năm. Thế giới đang có hơn 500 triệu Phật tử.
Trước khi khám phá khảo cổ mới nhất, bà Irnia Bokova, tổng giám đốc UNESCO kêu gọi thế giới “nên có thêm những cuộc nghiên cứu khảo cổ, gia tăng nỗ lực bảo tồn và củng cố thêm” cho Lâm Tỳ Ni trong lúc di tích này sẽ thu hút thêm du khách đến nơi đây.
NGUYỄN BÁ THANH CÒN SỐNG HAY ĐÃ CHẾT - AI ĐÃ GIẢ NGUYỄN BÁ THANH?
Blog Chân Dung Quyền Lực đưa ra bản tin về Nguyễn Bá Thanh đi chữa bệnh tại Mỹ, chính xác với những chi tiếc chữa bệnh do chính Thùy Trang đưa tin lên Facebook trước đây.
Một số tấm hình của "Nguyễn Bá Thanh" nằm trên giường bệnh, đầu cạo trọc, gương mặt xanh xao đã làm chấn động dư luận. Tấm hình nằm trên giường bệnh, mà CDQL cho rằng được chụp lúc ông đang chữa trị ở bệnh viện UW Medical Center!
Chi tiết dễ nhận dạng là người đàn ông "xanh xao" kia KHÔNG thể là Nguyễn Bá Thanh được, nhìn có thể rất giống nhưng vành tai khác xa ông Nguyễn Bá Thanh.
Để làm cho người khác tin hơn người "xanh xao" trong hình chính là ông Nguyễn Bá Thanh thì một tấm hình khác được Photoshop thêm cái đồng hồ mà Thánh Ba thường hay đeo.
Người Photoshop quên rằng ở phòng Cấp cứu hay phòng Hồi sinh của các bệnh viện tại Mỹ, vì vấn đề vệ sinh và an toàn, thì hiếm khi có chuyện họ cho bệnh nhân đeo đồ trang sức như đồng hồ đeo tay hay giây chuyền.
Một chi tiết khác là tại phòng Hồi Sinh của UW Medical Center KHÔNG có loại giường của hãng Hill-Rom loại viềng xanh mà hiện nay chỉ có một vài bệnh viện khác như ở Kindred-Hospital Seatle là đang sử dụng cho cơ sở "Dưỡng Lão" của họ (xem hình đính kèm).
Như vậy tấm hình của người đầu bị cạo trọc, xanh xao đó được chụp ở một bệnh viện khác, không phải ở UW Medical Center.
Nếu nói gần chính xác theo con số ngày tháng theo thông tin Thùy Trang biết được thì ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời khoảng 20 ngày sau, từ lúc chuyển từ Johns Hopkins Medicine về UW Medical Center.
Như vậy người "xanh xao" có vành tai khác, dáng cao hơn đã đóng thế vai Nguyễn Bá Thanh để về "vẫy tay" chào dân Đà Nẵng với mục đích gì không ai biết, nhưng đây chắc chắn là một sự giả tạo, lừa bịp mới của đảng CSVN. Nguyễn Thùy Trang (BÁO MAI)
Sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội
Hai nữ sinh đánh nhau giữa chốn đông người tại Hà Nội.
Hình chụp từ YouTube
Từ nhiều năm qua báo chí thường xuyên nhắc nhở tới cách ứng xử của người dân qua những hành xử thông thường nơi công cộng hoặc các hành động mang tính văn hóa giữa cộng đồng. Những bài viết này luôn nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhất là nơi bị chỉ trích tuy nhiên sau khi tờ báo được cất hay cũ đi, tất cả mọi thứ trở về với trạng thái cũ, tức là cảnh gấu ó ngoài đường, tranh giành nhau một chỗ đứng, sẵn sàng buông ra lời tục tĩu nếu một người nào đó vô ý đụng chạm tới thân thể hay tài sản của mình. Tất cả những thứ ấy được gói gọn vào bốn chữ văn hóa ứng xử, cụm từ mà trước đây vài chục năm không ai cảm thấy cần phải bàn tới.
Một nếp gấp lớn
Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng một Việt kiều Bỉ không ngạc nhiên khi báo chí đặt vấn đề sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội. Có một nếp gấp rất lớn giữa hai thành phố mặc dù cùng là người Việt như nhau: “Tôi thấy những nhận xét ấy không sai đâu. Chính bản thân tôi khi về Việt Nam thì tôi cũng có lớp đào tạo tại Hà Nội cũng như trung tâm đào tạo tại Sài Gòn. Hai mươi năm gần đây thường thường mỗi năm tôi về Việt Nam ở Hà Nội thì hai lần mỗi lần ba tuần. Ở Sài Gòn tôi cũng về hai lần mỗi lần một tháng. Quê tôi ở miền Trung nên toàn bộ nước Việt Nam tôi đều không những bước chân tới mà còn hào mình với nhân dân các vùng. Phải nói rằng cái văn hóa thanh lịch của Tràng An phải thừa nhận rằng tại Hà Nội chính bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên vì không như mình đã tưởng tượng mà nó đã mất đi cái sắc thái chốn kinh kỳ, văn hóa Tràng An của dân tộc Việt nó mất đi bản sắc rất nhiều.”
Lý do tại vì cái văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống bị phai nhạt bởi chính sách, cơ chế của nhà nước nó bài bác nó coi những văn hóa đó là sản phẩm của thời kỳ phong kiến, thời kỳ tiểu tư sản. -GS Nguyễn Đăng Hưng
Tại miền Nam, nền văn hóa phương Tây đã vào theo cùng với bước chân thực dân Pháp. Cung cách đi đứng, ăn nói cũng như đối xử với người khác dần dần ăn sâu vào tính cách người Việt qua sự chung đụng với nhau trong xã hội. Trẻ em tới trường được thầy cô giáo dạy dỗ trước tiên là sự kính trên nhường dưới rồi sau đó mới tới việc tiếp thu các bài học vỡ lòng. Học sinh được cấy vào tâm hồn trong trắng thứ giáo dục nhân bản và sau nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường, cách ứng xử phải phép đã hình thành một cách tự nhiên trong đời sống hàng ngày và cả xã hội làm theo một cách vô thức. Người miền Nam có cái may mắn ấy và Sài Gòn là nơi bộc lộ tính cách văn minh rõ rệt nhất. Trong khi đó miền Bắc lại không may mắn như thế. Suốt nhiều năm sống trong chiến tranh, mọi tinh hoa từ thời Pháp để lại đều bị triệt hạ. Mọi cung cách trang nhã đều bị lên án, mọi cử chỉ trịnh trọng được xem là bắt chước bọn sen đầm. Cả xã hội quay cuồng với chủ nghĩa cộng sản vốn thù hằn gay gắt trí thức tiểu tư sản. Giai cấp tiều tư sản chính là thành phần thu nhận văn hóa tây phương một cách triệt để và ảnh hưởng của nền văn hóa ấy đã tạo nên một tầng lớp tinh hoa hay ít nhất cũng đáng được gọi là có văn hóa theo nghĩa rộng nhất.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nhận xét về điều mà ông gọi là nền văn hóa bị thế chấp: “Lý do tại vì cái văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống bị phai nhạt bởi chính sách, cơ chế của nhà nước nó bài bác nó coi những văn hóa đó là sản phẩm của thời kỳ phong kiến, thời kỳ tiểu tư sản. Thời kỳ văn hóa du nhập từ Tây phương cho nên họ bài bác và họ lại đem những văn hóa khác để thế chấp. Những văn hóa này hơi thô kệch, giản dị vê những quan niệm ứng xử nó phát xuất từ Trung Quốc và có thề phần nào ở Liên Xô thời trước.”
Nếu các nước trong khu vực tỏ ra ngày một gần hơn với văn hóa ứng xử Tây phương thì Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử lại chọn Trung Quốc và Liên xô cũ để làm điểm tựa. Nếu nhiều ngàn năm sống trong không khí Khổng Mạnh người Việt không hề bị đồng hóa thì chỉ chưa đầy 80 năm sống gần với văn hóa “lợi ích cốt lõi” của người Tàu, không ít người Việt tại miền Bắc đã bị biến dạng. Họ không nói hay viết tiếng Tàu nhưng cách đi lại nói năng hầu như không khác mấy với phim Tàu chiếu thường trực trên các kênh truyền hình lớn nhỏ của miền Bắc.
Cung cách lễ lạc tại miền Bắc bị ảnh hưởng rõ rệt văn hóa mê tín dị đoan du nhập từ Trung Quốc. Những hình thức cúng tế xin xỏ điều lợi lộc được nhà nước công khai cổ vũ, thúc đẩy và tạo cơ hội cho dân chúng tiếp cận mà khai ấn đền Trần hàng năm là một ví dụ. Phim Tàu, mê tín cũng tràn ngập miền Nam nhưng có lẽ nhờ chút miễn nhiễm từ một nền văn hóa do Pháp để lại, cộng với khí chất sông nước phương Nam đã khiến cho số lớn người dân miễn nhiễm với nền văn hóa ô hợp phương Bắc.
Phố hoa Hà Nội Tết 2009 bầm dập vì người dân chen nhau chụp ảnh, bẻ trộm hoa.
Vào Sài Gòn người ta khó gặp cảnh người ăn xin bị xua đuổi một cách tệ hại như tại Hà Nội. Tại Hà Nội người ta có thể kéo áo nhau giữa đường để đòi nợ nhưng ở Sài Gòn thì con nợ chủ động than thở với chủ nợ và chờ đợi sự cảm thông. Một gánh rau bán ế có thể được người mua thông cảm tại Sài Gòn nhưng khó mà tìm một cái chắt lưỡi của người Hà Nội. Tất cả những khác biệt khó nhận ra ấy đã hình thành hai nền văn hóa ứng xử trái ngược. Không phải giai cấp xã hội hình thành cách ứng xử ấy mà chính là nền văn hóa ngoại nhập đã xô đẩy người dân vào quỹ đạo của những tật nguyền văn hóa.
Kinh tế gia Bùi Kiến Thành, một Việt kiều sống và làm việc nhiều năm tại Hà Nộ có cơ hội quan sát và sống cùng với người dân thủ đô đưa ra nhận xét của một người gốc gác miền Nam như sau: “Trong Nam thì đất rộng người thưa, bao nhiêu năm nay cuộc sống rất là thoải mái khác với miền Bắc đất hẹp người đông cho nên việc tranh giành nhau nó có lẽ khác biệt hơn trong Nam. Ở ngoài Hà Nội thì một cái nhà ngang 3-4 mét bề sâu thì 5-10 mét đó là nhà phố cổ như vậy từ bao nhiêu lâu nay rồi. Trong Nam thì đất rộng hơn nhà thì 5-7 mét chiều ngang, hai ba chục mét chiều sâu… vì vậy cho nên cái không gian trời đất cho mình nó ảnh hưởng không gian trong đầu óc của mình nên nó thoáng hơn.”
Trừng phạt người vi phạm?
Không riêng chốn công cộng mới có chuyện gây gỗ, thóa mạ hay tấn công lẫn nhau mà nơi công sở cũng đầy dẫy hiện trạng bê bối của cách hành xử. Có lẽ do cảm nhận được sự nguy hiểm khi danh tiếng Tràng An bị đánh mất, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã soạn thảo một thông tư có nội dung “khung hệ thống các quy tắc ứng xử tại nơi làm việc, nơi công cộng” Theo báo Lao Động thì quy tắc này đặt ra các biện pháp trừng phạt người vi phạm nhằm thiết lập dần lối sống chuẩn mực của một xã hội văn minh lịch sự. Nếu hình thức chỉ xử phạt để dẫn dắt người dân trở về con đường văn minh lịch sự như tờ báo mô tả thì chắc chắn sẽ không tiến tới một kết quả nào dù nhỏ nhất, mà trái lại có thể gây thêm hố chia rẽ giữa người có và người không có văn hóa ứng xử.
Chúng ta cứ ngẫm nghĩ chậm rãi, từ từ chúng ta sẽ thấy nó như thế nào. Đó là hàng chục năm nay chúng ta mơ ước xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa và khủng khiếp thay chúng ta đã thành công. -Đỗ Trung Quân
Làm sao có thể viết giấy phạt khi một người không biết nói cám ơn? Mặc dù ai cũng biết hai tiếng cám ơn và xin lỗi là căn bản nhất cho bất cứ nền văn hóa nào trong cung cách ứng xử, thế nhưng muốn cả xã hội ý thức được điều ấy thì không một sự trừng phạt nào có thể được chấp nhận ngoại trừ giáo dục người dân ý thức và thực hành nó trong trạng thái phản xạ bình thường. Xử phạt người không nói cảm ơn là vi phạm hiến pháp bởi không một luật lệ nào dù của một bộ lạc sơ khai lại mang một người không hề vi phạm pháp luật ra để mà xử phạt. Cám ơn hay không cám ơn không hình thành bộ mặt văn hóa, nó chỉ là một góc của toàn cảnh và thiếu nó trong một bối cảnh nào đó người ta chỉ có thể cảm thấy bị xúc phạm một cách lặng lẽ chứ không bao giờ gây ra hậu quả nào có hại cho cộng đồng. Cũng giống như câu chuyện bún mắng cháo chửi chỉ xảy ra tại Hà Nội. Người mua hàng không cần biết tự trọng khi chấp nhận thái độ khinh người của chủ quán để ăn một bát bún có thể ngon hơn nơi khác nhưng sự mất mát sau bát bún ấy không ai có thể tính toán một cách chính xác nó như thế nào. Những ngôn từ thô lỗ có làm cho khách cảm thấy bị sỉ nhục hay không chính là thước đo lòng tự trọng của họ. Khi lòng tự trọng bị đánh đổi chỉ với một bát bún thì nhân phẩm của người ngồi nghe chửi để được ăn ấy chắc không hơn giá trị một bát bún 20 ngàn tiền Việt Nam.
Văn hóa ứng xử đến từ nhân cách của mỗi con người trong tập thể xã hội. Nỗ lực cải cách nhân cách bằng hình thức xử phạt chỉ nói lên sự bất lực lớn lao của nền giáo dục và chính sách gìn giữ bảo tồn văn hóa của nhà nước. Nếu xét kỹ từng sự kiện rời rạc thì sẽ không khó để nhận ra rằng chính những cán bộ trong hệ thống cầm quyền lại là những cá nhân cần điều chỉnh lại nhân cách nhất. Những yếu tố khiến dân chúng vô tình bị ảnh hưởng đó là cung cách sống, phát ngôn, hành xử và ban bố luật pháp tùy tiện của cán bộ cao cấp của hai thành phố.
Nếu Sài Gòn ít bị than phiền về thói xấu có tính hệ thống ấy thì Hà Nội lại dày đặc các mẩu tin về phát ngôn trái khoáy khiến dân chúng lâu dần không cảm thấy lạ lùng nữa. Đã không lạ lùng mà còn được xem là bình thường và từ đó ăn sâu vào tiềm thức hình thành nên thói quen xem thường người khác như quan cán bộ xem thường dân chúng.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tầng lớp di dân vào thành phố đã biến dạng văn hóa ứng xử của người dân thủ đô. Thật ra di dân các tỉnh kéo về Sài Gòn đông hơn Hà Nội vậy mà nó vẫn dung chứa và sống cùng với những con người khốn khổ ấy gây mối tương quan xã hội trên cách hành xử đậm tình người hơn cách mà người dân Hà Nội đã làm.
Người ta còn nhớ câu chuyện cướp hoa của người dân Hà Nội chung quanh Hồ Gươm vào đầu năm nay. Trong khi người dân Sài Gòn hằng năm vẫn tổ chức những chợ hoa khổng lồ mà không hề xảy ra sự đáng tiếc nào thì tại Hà Nội người dân hành xử hoàn toàn khác hẳn. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ điều mà theo ông cốt lõi vấn đề bắt đầu từ sự kiện cải cách ruộng đất:
“Ngay cả ông Tô Hoài cũng đã viết rất nhiều sách về cái cảnh con tố cha vợ tố chồng thời kỳ cải cách ruộng đất. Đây là điều làm suy sụp văn hóa truyền thống. Cái văn hóa dở hơi này nó xuất hiện rất sớm ở miền Bắc và ở miền Nam sau năm 75 cho nên cái bề dày ảnh hưởng văn hóa ở miền Bắc nó nặng nề hơn miền Bắc tệ hơn miền Nam về vấn đề thanh lịch, lễ phép và lịch sự. Bằng chứng là ở Sài Gòn này chợ hoa Nguyễn Huệ đã có từ trước năm 75 rồi sau này sau năm 75 mỗi năm đều có chợ hoa. Chợ hoa được dân chúng thưởng lãm trân trọng tron ba ngày tết không có vấn đề gì. Trong khi đó ở Hà Nội có một lần tổ chức chợ hoa, nhập vê một số hoa anh đào của Nhật thì bị người dân Hà thành tới khuân về, chỉ một đêm là không còn cái hoa nào cả.
Đó mới thấy sự tôn trọng thẩm mỹ, tôn trọng thủ công tôn trọng nền văn hóa không được thấm nhuần nữa. Người ta muốn chiếm đoạt, người ta muốn đem về cho mình. Cái văn hóa kiểu ấy nó đã xuất hiện rất lâu tại miền Bắc và còn tác hại cho tới bây giờ.” Nhà thơ Đỗ Trung Quân đưa ra một ý tưởng lý thú mà ông cho rằng gói gọn trong một câu chuyện có vẻ tiếu lâm nhưng hoàn toàn có thể áp dụng cho xã hội ngày nay khi mà nhà nước muốn đào tạo những tầng lớp thanh niên hoàn toàn tránh xa chuẩn mực của văn hóa ứng xử:
“Tôi chỉ xin tổng kết bằng một câu, có thể rất hài hước nhưng hoàn toàn chính xác. Chúng ta cứ ngẫm nghĩ chậm rãi, từ từ chúng ta sẽ thấy nó như thế nào. Đó là hàng chục năm nay chúng ta mơ ước xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa và khủng khiếp thay chúng ta đã thành công. Một câu nói hài hước có vẻ chỉ là đùa chơi thôi nhưng nó cho thấy toàn bộ câu hỏi của anh, và đó cũng là câu trả lời của tôi thưa anh.”
Dĩ nhiên không phải ai sống tại Hà Nội cũng đều thiếu văn hóa ứng xử hay tại Sài Gòn thì sẽ thành hòn ngọc Viễn Đông nhưng câu nói “con sâu làm rầu nồi canh” vẫn làm cho cả nước xót xa cho một nền văn hóa không đáng bị xem thường như thế. Nền văn hóa ứng xử thiếu xương sống ấy vẫn đang lan rộng trong từng giai tầng Việt Nam. Nó như căn bệnh hoại thư, không thể chữa lành nếu người bệnh không cảm giác bị đau đớn nơi vết thương trên cơ thể của họ.
Khác biệt trong ứng xử giữa người miền Nam và người miền Bắc
TP.HCM
Cà phê:
HÀ NỘI
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn
Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Ăn trưa:
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền
Bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
Gọi điện ngoài đường:
Bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai
Bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
Cảm ơn:
Bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn
Bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ăn mặc:
Bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí
Trà đá:
Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
Ăn phở
Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày
Giầy vớ:
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”
"Đụng hàng": Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau
Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”
Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”
Tỏ tình:Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”
Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao”
Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!
Ăn sáng:Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: “Đi ăn sáng với tớ nhé?”
Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
“Con thưa dì con dzìa!”
Chào hỏi:Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
“Cháu chào cô cháu về!”
Bạn tiêu rất nhiều tiền
Giàu có:Bạn được coi là giàu có khi…
Bạn có rất nhiều tiền
Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa
Uống bia:
Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ
Karaoke:
Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
Bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!
Chào hỏi:
Bạn phải thưa bẩm rõ ràng bằng lời nói!
Càng hài hước càng thu hút mọi người
Biển quảng cáo:
Phải mang tính lịch sự, trang trọng
Vâng em làm ngay đây
Gói hàng: Giục người bán hàng gói nhanh lên:
Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!
Chai của ai người ấy uống
Uống bia:
Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Cho xin 1 ly bạc sửu
Nếu bạn muốn uống cà phê sữa:
Nếu bạn gọi 1 ly bạc sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời - không có, hoặc bạn bị coi là…hâm.
MẤY CẢM NHẬN VỀ SỰ KHÁC BIỆT
GIỮA GIÁO DỤC MIỀN NAM VÀ GIÁO DỤC MIỀN BẮC
Vương Trí Nhàn
Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự nhiên và hiệu quả.
Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm. Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy.
Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn họcVN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.
Đối với giáo dục cũng vậy. Từ sau 30-4-75, tôi vẫn sống ở Hà Nội. Sự tiếp xúc với giáo dục miền Nam (dưới đây viết là GDMN), chỉ dừng ở mức sơ sài bề ngoài. Tuy nhiên, do việc tìm hiểu chính nền giáo dục miền Bắc (GDMB) ở tôi lâu nay kéo dài trong bế tắc, trong khoảng mươi năm gần đây tôi tìm thấy ở GDMN một điểm đối chiếu.
Lúc cảm nhận được phần nào sự khác biệt giữa hai nền giáo dục Bắc-Nam 1954-1975 cũng là lúc tôi hiểu thêm về nền giáo dục mà từ đó tôi lớn lên và nay tìm cách xét đoán. Tôi không chỉ muốn nêu một số đặc điểm mà còn muốn xếp loại nền giáo dục tôi đã hấp thụ.
Bài viết này có thể được đọc theo chủ đề khác đi một chút: Nhận diện giáo dục Hà Nội từ 1975 về trước qua sự đối chiếu bước đầu với giáo dục Sài Gòn.
KHÁC BIỆT NGAY TỪ HOÀN CẢNH HÌNH THÀNH
Chỗ khác nhau giữa GDMN và GDMB xuất phát trước tiên từ hoàn cảnh xã hội mỗi nền giáo dục đó được đặt vào, từ đó mà nó lớn lên là cái điểm đích mà nó hướng tới phục vụ.
Ngay từ những năm 1948 - 50, nền giáo dục tự phát trước tiên đã hình thành ở các vùng hồi trước gọi là vùng tự do; không chỉ Việt Bắc, những vùng tự do này tồn tại ở cả Nam bộ, rồi nam và trung Trung bộ, rồi tập trung và có ý nghĩa nhất với tương lai giáo dục là những quan niệm, những cách hình thành, các trường sở… về sau.
Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh.
Nhờ có tinh thần yêu nước và những bài bản đã học được trong các nhà trường Pháp thuộc, nên ban đầu, nền giáo dục này có tạo được một số hiệu quả nào đó.
Việc kéo nhau lên Việt Bắc lúc đầu ai cũng nghĩ là chỉ một hai năm. Sống tạm bợ ít ngày cần gì. Nhưng rồi đường lối trường kỳ kháng chiến tiếp thu được từ Trung quốc được quán triệt khiến mọi mặt hoạt động được đặt lại trong đó có công tác giáo dục. Làm theo ý chí hơn khả năng thực tế. Quan niệm giáo dục chưa hình thành cũng phải làm.
Giáo dục chiến tranh, do dó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao của một nền giáo dục mới mẻ, cách mạng .
Trong khi ở khu vực kháng chiến hình thành nền giáo dục như trên thì, ngay từ trước 1954, một nền giáo dục do người Pháp mở từ trước cũng đã tồn tại ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, và rõ nhất là ở Sài Gòn, và sau này chuyển giao, phát triển trở thành giáo dục miền Nam.
Đối tượng của những so sánh đối chiếu dưới đây là hai thực thể quá khác nhau, còn phải nghiên cứu công phu, ý kiến của chúng tôi chỉ mới là những phác thảo sơ bộ.
CHUẨN VÀ PHI CHUẨN
Đáng lẽ khi hòa bình lập lại những người kháng chiến đã trở về Hà Nội cái tinh thần giáo dục phi tiêu chuẩn hôm qua cần phải vượt qua, thì -- như một thói quen và kết quả của một hiểu biết thiển cận -- nó lại ăn sâu vào mọi mặt, chi phối cách hình thành và những định hướng lớn của GDMB
Nói quá lên thì có thể bảo, như một cơ thể, GDMB thuộc loại tiên thiên bất túc, tức sinh ra đã không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đã bất thành nhân dạng.
Phương châm ở đây là làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm -- rồi để yên lòng nhau, sẽ viện ra đủ lý lẽ để chống chế, để lấp liếm và xa hơn nữa, sẵn sàng tự ca tụng.
Ví dụ một trường đại học trước tiên phải có đủ bộ phận giảng viên đảm nhiệm việc giảng dạy theo những quy định quốc tế. Ở các nước gọi là đang phát triển, một trường đại học chỉ được thành lập khi có một bộ phận nòng cốt là những giáo sư đã học tập ở những Sorbone, Oxford hoặc những trường tương tự… trở về.
Đâu người ta cũng hướng tới những yêu cầu này để noi theo, nay chưa làm được thì mai làm. GDMN cũng theo, GDMB thì không.
Trên danh nghĩa đại học VN cũng có những người gọi là giáo sư hay tiến sĩ đấy, nhưng đó là ta phong với nhau để làm việc, chứ thực tế thấp hơn hẳn chuẩn mực quốc tế “một cái đầu”.
Rộng hơn câu chuyện giáo viên là chuyện cơ sở vật chất và không khí học thuật của một trường đại học. Rồi rộng hơn câu chuyện của riêng ngành đại học là chuyện của mọi cấp học.
Tính phi chuẩn bao trùm trong mọi lĩnh vực, từ trường sở, sách giáo khoa, cách cho điểm, cách tổ chức thi cử…, cho tới chất lượng dạy và học.
Sau mấy chục năm chiến tranh, cái sự làm lấy được làm theo ý chí đã thành chuẩn mực duy nhất, nó chi phối tất cả, khiến giáo dục VN có cách tồn tại, cách vận hành riêng chẳng giống ai. Các trường mới lập ra phải theo trường cũ, sau giải phóng thì miền Bắc buộc miền Nam phải theo.
Tạm ví một cách thô thiển: như trong khi người ta đi thì mình phải bò phải lết, vậy mà vẫn tự hào rằng mình cũng đang đi, chứ đâu có đứng yên.
KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM
Về bộ máy giáo dục
Có dịp tìm hiểu lại nền giáo dục trước 1945 và nền giáo dục ở Sài Gòn trước 75, tôi nhận ra một sự thật -- hồi đó, bản thân giáo dục là một hệ thống quyền lực. Nó có nguyên tắc tổ chức riêng và những con người riêng của nó.
Nhà thơ Chế Lan Viên có lần nói với Nguyễn Khải và Nguyễn Khải về kể lại cho tôi một nhận xét. Ông Chế bảo, ở xã hội cũ, một viên tri huyện tuy vậy vẫn phải nể nhà sư trụ trì mấy ngôi chùa lớn, hay các vị đỗ đạt cao nay không làm gì chỉ về mở trường trong vùng.
Còn các chức danh đốc học, giáo thụ, huấn đạo – các học quan tương ứng với tỉnh, phủ, huyện -- là người do triều đình cử, chứ không phải do chính quyền địa phương cử, hoặc nếu địa phương cử thì triều đình cũng phải duyệt.
Tôi cảm thấy điều này được GDMN tiếp tục. Nền giáo dục ở đây do những người thành thạo chuyên môn quyết định. Còn ở miền Bắc thì hoàn toàn ngược lại.
Nhiều vị sư do địa phương phân công vào chùa hoạt động, hoặc sau khi vào chùa, lấy việc cộng tác với chính quyền làm niềm vinh dự, nghĩa là trong hệ thống sai bảo của chính quyền theo nghĩa đen. Còn người phụ trách giáo dục các cấp hoàn toàn do Ủy ban cử sang. Cả những hiệu trưởng cũng vậy, phải do Ủy ban thông qua. Bộ máy tổ chức cán bộ địa phương thường hoạt động theo nguyên tắc là ai tài giỏi cho đi phụ trách các ngành chính trị kinh tế. Còn văn hóa giáo dục sẽ phân công cho những người kém thế lực và kém năng lực.
Đánh đấm ở chiến trường hay vật lộn với sản xuất với thị trường mới khó, chứ việc quản mấy ông thầy với đám học trò ranh, ai làm chẳng được – người ta hiểu vậy.
Một người bạn già có hiểu nhiều về giáo dục ở thời Việt Nam dân chủ cộng hòa kể với tôi là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong chính phủ liên hiệp thành lập 2-1946 là Đặng Thai Mai.
Nhưng về sau, do sinh viên trường đại học Đông dương đề xuất thắc mắc, Đặng Thai Mai chỉ tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, nên phải thay bẳng Nguyễn Văn Huyên có bằng tiến sĩ Sorbone Đại học số một của Pháp.
Việc chọn người tham gia chính phủ thời kỳ 1945-46 có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tôi tin chắc rằng thời ấy việc cử Bộ trưởng Bộ giáo dục buộc phải tuân theo nhiều chuẩn mực nghiêm khắc, chứ không phải à uôm hoặc phe cánh chạy chọt, như hiện nay.
Vả chăng vấn đề không phải chỉ riêng ông bộ trưởng, mà là mọi cấp quan chức của giáo dục.
Một trong những chuyện vui vui xảy ra với nền giáo dục hôm nay là chỉ thị của Bộ gíáo dục khoảng cuối 2013 cho các tỉnh, khuyên cơ quan chính quyền tỉnh nên cẩn thận và ráo riết trong việc kiểm soát các tin tức tiêu cực từ các cuộc thi.
Nó là bằng chứng cho thấy giáo dục đã nát như thế nào và người ta cố tình che giấu như thế nào. Nhưng nó cũng tố cáo sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà trường vào nhà cầm quyền. Giáo dục trở thành việc nhà của địa phương rồi, người ta cho biết cái gì thì dân được biết cái đó.
Một kỷ niệm nữa có liên quan tới việc giáo dục phụ thuộc chính trị một cách thô thiển. Những năm 55 – 58, tôi học cấp II Chu Văn An. Trường ở ngay cạnh Chủ tịch phủ. Hễ có các vị quan khách nước ngoài tới thăm, xe đưa từ sân bay Gia Lâm về Ba Đình, là bọn tôi được lệnh bỏ học, ra đứng đường để hoan nghênh các vị khách quý.
Ở các địa phương việc huy động thầy trò vào các công việc gọi là công ích, là công tác chính trị của địa phương, càng phổ biến. Người ta tự coi mình đương nhiên có quyền can thiệp vào mọi việc của nhà trường. Còn những việc như thế, làm hại đến chất lượng giáo dục ra sao, thì không ai cần biết.
(Sách giáo khoa miền Nam Việt Nam 1954-1975. Nguồn: HCT)
Những nguyên tắc căn bản của giáo dục
Mấy năm gần đây hoạt động của GDMN được nhắc nhở nhiều trên báo chí, nhất là trên mạng. Nhờ thế, bọn tôi có thêm dịp để nghĩ lại về nền giáo dục mà đến nay ít được biết tới.
Trong một bài mang tên Nền giáo dục ở miền Nam 1954-75, một nhà giáo dục đồng thời trước đây là một quan chức trong nghề (như trên đã nói, quan chức giáo dục ở miền Nam khác hẳn quan chức miền Bắc), ông Nguyễn Thanh Liêm, đã nhắc lại những nguyên tắc căn bản của nền giáo mới là nhân bản khai phóng dân tộc những nguyên tắc này đã ghi trong Hiến pháp VNCH 1967.
Đối chiếu với giáo dục miền Bắc, sơ bộ tôi thấy đại khái thấy hai nguyên tắc đầu cũng thường được Hà Nội nhắc tới, nhưng được giải thích khác đi, và nguyên tắc thứ ba thì hoàn toàn người làm GDMB không có một ý niệm gì hết.
Về tính dân tộc
Ta hãy đọc lại cách giải thích của các nhà giáo miền Nam. Ở đây, bảo đảm tính dân tộc, phát triển tinh thần quốc gia của học sinh có nghĩa giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
Các nhà giáo miền Bắc, trên đại thể, cũng nói thế. Nhưng điểm nhấn thì khác. Trong cách giải thích của người làm giáo dục Hà Nội, tính dân tộc trước tiên là việc dân mình tự làm lấy giáo dục của mình. Chúng tôi thường tự hào đây là một nền giáo dục riêng của người Việt, một nền giáo dục không có dây dưa gì nhiều với nền giáo dục mà thế kỷ trước, người Pháp đã mang lại. Chúng tôi làm lấy và đôi khi cố ý làm ngược với những bài bản thời thuộc địa.
Đây là cách hiểu về tính dân tộc mà giới văn hóa tư tưởng đề xuất và được coi là tư tưởng chỉ đạo. Thì cũng là cách hiểu trong giáo dục.
Một khía cạnh khác trong cách hiểu về tính dân tộc của miền Bắc. Không phải là những người làm giáo dục không biết chỗ yếu kém vốn có. Để tự trấn an, người ta biện hộ rằng trong cái vẻ luộm thuộm nhếch nhác, hình như GDMB đang trở lại với nền giáo dục của ông cha ta ngày xưa thời trung đại, chỉ cốt phát huy tinh thần hiếu học của con người.
Dân tộc trong trường hợp này, dân tộc đồng nghĩa với “ta về ta tắm ao ta”, từ chối những đổi mới hiện đại. Cũng chính là những lý do được viện dẫn khi, trong đời sống văn hóa, người ta kéo nhau trở lại với các phong tục cổ hủ và khuếch trương mê tín đến một mức độ người xưa không thể tưởng tượng.
Trong khi đó, như vừa dẫn ở trên, tính dân tộc được các nhà GDMN hiểu là phải hướng về một thứ dân tộc hiện đại.
Về tính nhân bản
Trên giấy tờ văn bản, chẳng bao giờ giới văn hóa giáo dục miền Bắc phủ nhận tính nhân bản, tuy là trong thực tế người ta rất ngại nói tới.
Phần thì xã hội ở đây đã xem đấu tranh giai cấp là động lực phát triển; phần nữa thì đang trong thời chiến tranh, không thể nói nhiều đến tình người, nó xâm hại ý chí chiến đấu.
Khi cần phải nói chuyện với thế giới, các nhà tư tưởng miền Bắc cũng công nhận nhân đạo chủ nghĩa là lý tưởng tốt đẹp và giáo dục phải có nhiệm vụ hướng tới.
Nhưng trong thực tế, cách lý giải nghĩa về chủ nghĩa nhân đạo thường giản đơn và cổ lỗ. Lại thường giải nghĩa rất mới: “chủ nghĩa nhân đạo cao nhất là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu chống lại mọi áp bức bất công”.
Trong bài Đế quốc Mỹ phải là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta của Chế Lan Viên, người ta còn thấy những câu thơ mà có lẽ con người ở các xã hội khác không sao hiểu nổi:
- Miền Nam ta ơi
Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất
- Ngọn súng trường ta ơi ngọn súng rất nhân tình
Giới giáo dục miền Bắc cũng theo sự chỉ đạo đó.
Cách giải thích về nhân bản của các nhà giáo miền Nam ngược hẳn. Theo tôi hiểu , nó gần với cách hiểu của phạm trù này ở các xã hội hiện đại. Hãy thử đọc một số sách thuộc tủ sách giáo dục của nhà xuất bản cũng tên là Trẻ, in ra ở Sài Gòn khoảng mấy năm sau 1970. Lúc này, một nhóm các nhà giáo dục, có lẽ mới đi học Anh Mỹ về, lập nhóm và đã công bố nhiều tài liệu mới viết có, vừa được dịch có. Khi bàn về mục đích giáo dục, Nguyễn Hòa Lạc viết:
Mục đích tối thượng của giáo dục là làm thế nào giúp con người đạt được nhân cách, các bản ngã đích thực của mình, hầu có thể sống trọn kiếp nhân sinh […] nghĩa là giúp họ thể hiện được con người của mình trong ý nghĩa “con người là một hiện hữu tại thế, một hữu thể có lý trí và tự do, vừa suy tư vừa hành động”.
Lê Thanh Hoàng Dân- Trần Hữu Đức..Các vấn đề giáo dục nxb Trẻ,1970 tr 209
Cách hiểu như thế này cố nhiên không bao giờ được đề lên như mục đích của GDMB. Với các nhà giáo Hà Nội, nhất là vào thời kỳ sau khi Hà Nội được tiếp quản từ tay người Pháp (10-1954), không làm gì có những con người chung chung. Mỗi con người đều thuộc về một giai cấp do đó họ phải sự chỉ đạo của các đảng phái đại diện giai cấp của họ. Cách hiểu của GDMN: chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
dù có được coi là đúng đi nữa, cũng không bao giờ được ứng dụng. Mà trong thực tế, lại làm ngược.
Trước sau, với nền GDMB, chấp nhận nhân bản theo nghĩa hiện đại, và đặt vấn đề tôn trọng cá tính của mỗi cá nhân, bao giờ cũng là một chuyện quá phiền phức, giá có công nhận là đúng nữa thì hoàn cảnh hiện thời không cho phép người ta tuân thủ.
Vào khoảng những năm 1960, có cả một cuộc vận động chống chủ nghĩa cá nhân. Thế thì làm sao có thể tính chuyện nghiên cứu về con người cá nhân, và giúp lớp trẻ thực hiện bản thể cá nhân vốn có trong họ được! Cái luận điểm từng được thống nhất nêu ra trong các văn bản miền Nam
Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.
phải được coi là xa lạ và nếu có ai nghĩ vậy thì cần phê phán.
Chúng tôi không dẫn lại đây các văn kiện có tính chỉ đạo đối với GDMB trong đó việc đào tạo con người thành những công cụ đắc lực cho cuộc chiến đấu trước mắt được nhấn mạnh. Chỉ xin lưu ý một điểm, đó không phải là phát minh của các nhà chỉ đạo GDMB nói chung mà còn là nguyên lý chỉ đạo giáo dục ở một nước mà miền Bắc lấy làm mẫu như giáo dục Nga xô viết.
Trong cuốn Các vấn đề giáo dục thuộc tủ sách giáo dục nxb Trẻ đã nói, có một phần lớn điểm sơ lược về giáo dục nước ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây, chắc là do kê cứu các sách nghiên cứu của Anh Mỹ và Pháp mà viết lại. Phần viết về giáo dục Nga kết lại như sau:
- Xét chung thì nền giáo dục ở Nga rất thực tiễn và khoa học, nhưng nó chỉ là thứ giáo dục một chiều, nhăm biến con người thành một công cụ sản xuất [và ở VN là chiến đấu - VTN] tới mức tối đa. Một khi con người đã trở thành công cụ của guồng máy cộng sản thì mất hết nhân tính. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng giáo dục xô viết tuy thực tiễn và hữu hiệu nhưng lại phi nhân tính. (Sđd tr. 228)
Có thể mượn để nói về GDMB.
Về tính khai phóng
Trong mấy chữ gọi là nguyên tắc căn bản trong các tài liệu GDMN, đối với bọn Hà Nội chúng tôi, chữ khai phóng là hơi lạ.
Mở Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng ( Khai trí S.1975), thấy ghi khai phóng tức mở mang và buông thả, ý nói làm cho tốt đẹp hơn; không kìm giữ, mà trái lại, muốn giúp đỡ cho tiến xa hơn.
Thoạt đầu tôi thấy là trong một mức độ nào đó, khai phóng có vẻ gần với khái niệm hiện đại tiên tiến của miền Bắc, mấy chữ này thường dùng cả trong kinh tế lẫn giáo dục.
Về sau đặt khai phóng vào cái nền chung của các nguyên tắc căn bản của GDMN, tôi mới hiểu khai phóng gần với khái niệm cơ bản của nhân học hiện đại là tự do – và do đó quá mới mẻ với chúng tôi.
Trong cuốn Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới, do tổ chức Unesco bảo trợ biên soạn và chi phí xuất bản (bản dịch tiếng Việt của nxb Thế giới, H. 2004), phần viết về Thái Nguyên Bồi (1868-1940), có đoạn dẫn lại mấy ý của vị Hiệu trưởng sáng lập Đại học Bắc Kinh có liên quan tới phương hướng phát triển giáo dục của nước Trung Hoa thế kỷ XX.
Chúng ta phải được tự do tư tưởng và tự do ngôn luận và không để cho một trường phái triết học hay bất kỳ một loại hình tôn giáo nào giam hãm tư tưởng chúng ta. Trái lại chúng ta phải hướng tới những tư tưởng cao cả mang tính nhân loại, những tư tưởng sẽ tồn tại mãi, bất kể không gian và thời gian. Đó là nền giáo dục xứng đáng với tên gọi nền giáo dục toàn cầu.(sđ d tr138 )
Giáo dục giúp cho thế hệ trẻ có cơ hội phát triển trí lực và hoàn thiện tính cách cá nhân, đóng góp cho nền văn minh nhân loại. Bởi vậy giáo dục không hể trở thành công cụ đặc biệt giúp cho những kẻ muốn thao túng xã hội theo đuổi những mục đích xấu xa. Việc dạy dỗ tại nhà trường phải hoàn tòan trao cho các nhà giáo độc lập không bị ảnh hưởng bởi bất cứ đảng phái chính trị hay tôn giáo nào (sđ d tr 143).
Tinh thần khai phóng như vậy đã trở thành một khía cạnh chủ yếu của quan niệm nhân bản như trên đã nói. Tinh thần khai phóng này cũng chi phối cách các nhà GDMN hiểu khác đi về tính dân tộc, so với nội dung được GDMB chấp nhận. Các nhà GDMN từng hào hứng nói về xu thế hội nhập đến rất sớm của mình. Cách nói của Nguyễn Thanh Liêm:
Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.
Với GDMB, nói dân tộc là để từ chối khai phóng. Còn với GDMN, chính là cần khai phóng thì mới giải quyết vấn đề dân tộc một cách triệt để.
Nhìn theo cách nào thì khai phóng mà các nhà giáo dục ở Sài Gòn đã nóicũng bao hàm một ý nghĩa mà GDMB không thể chấp nhận được. Thậm chí phải nói là GDMB đã làm ngược lại.
Hẳn là không xa sự thật lắm nếu kết luận trong khi giáo dục thế giới và GDMN là khai phóng thì GDMB là khép kín. Trong khi GDMB chỉ hướng tới các mục đích trước mắt – một tinh thần thiển cận sát mặt đất--, thì tinh thần khai phóng mà GDMN muốn xây dựng bao giờ cũng giúp cho người ta hướng tới tương lai.
Trong cuốn Các vấn đề giáo dục đã nói, ở tr 204 tập I, tôi còn thấy các tác giả dẫn lại một câu của Kant:
Mục đích của giáo dục là huấn luyện trẻ không phải chỉ nhằm vào sự thành công của chúng trong tình trạng xã hội hiện tại mà nhằm một tình trạng có thể tốt đẹp hơn, hợp với một quan niệm lý tưởng của nhân loại (sđ d tr 204).
GD MN nhằm vào những mục đích như thế mà GDMB thì không.
ĐOẠN KẾT
Giống như xã hội nơi đây, sự phát triển giáo dục ở miền Bắc đi theo một cái mạch phải nói là không bình thường.
Nếu GDMN tiếp nối cái mạch giáo dục của nhiều nước trên thế giới và trực tiếp là nền giáo dục VN trước 1945 thì GDMB, xét theo cả chặng đường dài năm sáu chục năm, trong khi cố tìm cốt cách riêng của mình, hóa ra lại chẳng tuân theo quy luật nào cả.
Nếu GDMN được triển khai theo một đường hướng khoa học của thế giới hiện đại thì GDMB lại có những khía cạnh như trở lại thời tiền hiện đại.
Cần nói thêm là trong khi phải làm giáo dục một cách mò mẫm, những người làm giáo dục ở miền Bắc trước 1975 đã luôn luôn tự nhủ rằng chúng ta đang làm một cuộc cách mạng trong giáo dục và giáo dục ta đang là một nền giáo dục tiên tiến.
Đó là một ý nguyện chính đáng.
Trong chiến tranh, Hà Nội hoàn toàn khép kín. Muốn thì cũng muốn lắm, nhưng trong hoàn cảnh đóng cửa cách ly với thế giới, làm gì có chuyện hội nhập theo đúng nghĩa của nó.
Cuộc sống trì trệ kéo dài.
Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự nhiên và hiệu quả.
Mươi năm gần đây, tình hình có chút đổi khác, nhưng là chỉ đổi khác trên bề mặt. Cựa quậy mấy thì nền giáo dục này cũng không khác được so với chính mình. Nó đã cạn kiệt năng lực tự cải hóa. Ngay cả những người trong bộ máy quyền lực cũng đều tính chuyện cho con em mình qua nhiểu nước phương Tây, nhất là sang Mỹ để học. Nhưng họ chỉ lo được cho gia đình riêng của họ thôi. Ở trong nước, những bài bản của miền Bắc cũ được tân trang lại chút ít vẫn ngự trị trong toàn bộ nền giáo dục, và trong thâm tâm, nhiều người đã bắt đầu nghĩ rằng hình như có một bãi lầy đã được tạo ra và chúng ta không bao giờ ra thoát.
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115).2014,
Ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa trong sự hình thành tiểu thuyết Việt Nam trước 1930
Thời trung đại, văn học Việt Nam chưa có tiểu thuyết; sự hình thành tiểu thuyết theo nghĩa đúng đắn của khái niệm ấy chủ yếu diễn ra trong thế kỷ XX với những ảnh hưởng rõ rệt của văn hoá phương Tây, tiểu thuyết phương Tây. Đấy là nhận thức thường thấy ở nhiều người. Muốn rõ thêm người ta còn nói rằng ảnh hưởng mới mẻ này là khía cạnh làm nên sự khác biệt giữa văn học Việt Nam thời trung đại và thời hiện đại.
Để bổ sung cho một nhận định một chiều như vậy, trong bài viết này chúng tôi muốn lưu ý: ảnh hưởng nước ngoài trong thời hiện đại còn bao hàm cả sự có mặt và tác động của tiểu thuyết Trung Quốc, hoặc nói theo một cách gọi vốn có trong lịch sử, là tiểu thuyết Tàu. Văn hoá Trung Hoa là môi giới giúp chúng ta làm quen; là khoang đệm; là điểm đến đầu tiên, trên con đường dài đến với văn hoá phương Tây [1] . Từ đây có thể rút ra một số quy luật tiếp nhận văn hoá nước ngoài của người Việt, xem đó như một nhân tố thường xuyên tác động vào sự hình thành bản sắc Việt trong lịch sử.
Từ 1939, Lưu Trọng Lư từng khái quát: “Xưa kia chúng ta là những người Tàu, gần đây chúng ta là những người Tây, chưa có một lúc nào chúng ta là những người Việt Nam cả” [2] . Trong cái vẻ như là bốc đồng, như tiếng kêu buột miệng của một nghệ sĩ, câu nói vẫn có cái hạt nhân rất chính xác của nó. Quay sang tiểu thuyết, và trên tinh thần làm rõ hơn một nhận định, chúng tôi mạn phép đề nghị một công thức như sau: Xưa kia chúng ta định làm người Tàu mà dang dở không thành. Lúc học theo phương Tây, chúng ta là “những người Tây theo kiểu Tàu”. Mãi về sau cái chất phương Tây kia mới đậm nét hơn. Tới những năm ba mươi, đã có thể nói chúng ta chẳng phải Tàu mà chẳng phải Tây. Ta là Việt Nam. Nhưng cái chất Việt Nam này độc đáo không phải ở thành phần của nó mà là cái phương thức, cái cách các thành phần đó kết hợp lại.
Chung quanh các tiểu thuyết ra đời ở Sài Gòn Lục tỉnh cuối XIX đầu XX
Văn xuôi cổ Việt Nam đã không phát triển mà văn xuôi dịch coi như không có. Lý do một phần là ở văn tự. Lý do lớn hơn là ở trình độ tư duy tự sự của người Việt. [3]
Thế nhưng từ khi người Pháp đặt chế độ cai trị, một xã hội mang tính cách tư bản hình thành, thì cái sự non nớt trì trệ ấy không thể tồn tại. Sự kiện còn ghi nhận được là việc chủ bút người Pháp của tờ Nông cổ mín đàm cho in bản dịch Tam quốc chí mới dịch ra tiếng Việt (1901). Để góp phần vào việc phổ biến chữ Quốc ngữ, ý định ban đầu là thế. Rồi một việc ngoài ý định đã tới, kéo theo sự hoành hành quá đáng của tiểu thuyết Tàu.
Người Trung Quốc vốn có một quan niệm khá rộng rãi về hàng hoá, nói chung là về mọi sản phẩm mà họ định làm. Trong văn học, bên cạnh các sáng tác cấp cao – trước tiên là thơ - có hẳn một một mảng văn chương thông thường gần đại chúng mà họ gọi là tục văn học, chủ yếu là tiểu thuyết. Ở những vùng đất Đông Nam Á, nơi mà người Tàu đến làm ăn sinh sống, loại văn học này càng nẩy nở, và lây sang cả bản địa. Một người nước ngoài đến Sài Gòn năm 1822 có kể là nhà cửa ở đây khá sơ sài, không có những nhà cao cửa rộng như bên Chợ Lớn. [4] Sự chênh lệch đó chắc kéo dài suốt thế kỷ XIX và nó là tình trạng thấy ở cả kinh tế, thương mại, văn hoá, nghệ thuật. Theo Bằng Giang, “nói một mình một chợ thì không đúng, nhưng truyện Tàu nổi lên trong cái bối cảnh văn học còn nghèo nàn ở thập kỷ đầu thế kỷ XX như một anh chàng khổng lồ”. [5]
Rồi Bằng Giang đưa ra con số. Từ 1904 đến 1910, trong khi sách dịch của Tàu in ra tới 46 bản thì không có một tiểu thuyết nào được viết bằng tiếng Việt. [6] Từ sau 1910 thì tình hình thay đổi. Và khoảng 1924 đến 1930, con số so sánh là 29 và 183. [7]
Chúng tôi chia sẻ với cách giải thích của Bằng Giang: đây là một phản ứng tự nhiên. Tại sao là người Việt Nam mà cứ dịch sách ca ngợi anh hùng của ai ở tận đâu đâu, trong lúc anh hùng của đất nước ta bị quên lãng? Người ta nghĩ vậy và người ta kéo nhau đi viết tiểu thuyết lấy đề tài là lịch sử Việt Nam. Nhưng nên bổ sung là nhìn chung các tiểu thuyết lúc ấy, đều viết theo lối Tàu. Cũng chương hồi. Cũng ân oán giang hồ. Cũng bốc đồng lịch sử. Thậm chí cả lối văn nữa, một chút sơn đông mãi võ, một chút cải lương sướt mướt, ta mô phỏng tuốt.
Còn cái truyền thống của Thày Lazaro Phiền, viết tiểu thuyết theo kiểu phương Tây, thì không được tiếp tục. Tác phẩm chỉ tồn tại như một hòn đảo trơ trụi.
Hà Nội ba mươi năm ấy
Tình hình ở Sài Gòn Nam bộ nói trên cũng có nhiều nét lặp lại ở Hà Nội Hải Phòng đầu thế kỷ XX.
Có nhiều lý do cụ thể để người ta dịch và đọc tiểu thuyết. Để học tiếng Việt; để tập tành trong nghề báo chí xuất bản; để cho ra một xã hội hiện đại; mà cũng là để mua vui... Nên nhớ là lúc ấy nghệ thuật nghe nhìn chưa có, và các phương tiện giải trí còn rất đơn sơ.
Đọc lại mục lục các sách lưu chiểu, không phải là không thể kể ra một số tiểu thuyết lúc ấy được in theo kiểu phổ thông. Nhiều cuốn dựa theo một cuốn văn dịch. Về mặt chất lượng, chúng có vẻ những bán thành phẩm hơn là tiểu thuyết thực thụ. Nói thẳng ra rằng mình mô phỏng truyện nước ngoài lúc ấy không bị ai chê cười là đạo văn, ngược lại còn được khen là khéo biết học.
Nhìn rộng ra cả đời sống văn học, một thời gian dài, bộ phận dịch lấn lướt bộ phận sáng tác, dịch là tất cả.
Thể lệ cuộc thi thơ văn của Nam Phong 1-1918 có câu: “Tiểu thuyết phải (…) tự đặt ra, không được dịch hoặc bắt chước truyện Tàu hay truyện Tây”. [8]
Nguyễn Công Hoan viết trong Đời viết văn của tôi: “Về văn chương, như trong ĐôngDương tạp chí , trừ văn vần là phần sáng tác, còn văn xuôi thì dịch từ sách Hán và sách Pháp ra, những mẩu hay về văn chương, về tư tưởng, những ngụ ngôn, kịch bản, truyện ngắn truyện dài. Truyện dài thì là những truyện ngôn tình, những truyện trinh thám…” [9] “Tập Kiếp hồng nhan (1923) là cuốn đầu tiên gồm toàn truyện sáng tác chứ không vừa soạn vừa dịch (như những sách ra trước của những người khác – VTN)”. [10]
Trong bộ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ, phần IV viết về văn học hiện đại, có một chương mang tên Sự thành hình của tiểu thuyết mới. [11] Sau khi “thích danh” tiểu thuyết và “biện biệt” sự khác nhau giữa truyện nôm và tiểu thuyết, ông đi ngay vào Phong trào tiểu thuyết dịch. Rồi không cần rào đón, Phạm Thế Ngũ nói “phong trào này bắt đầu bằng tiểu thuyết Tàu trước”.
Đây chính là sự thực cần làm rõ thêm.
Về số lượng, theo Thanh Lãng, số truyện Tàu được dịch ra nhiều khiến cho người ta say mê đến nỗi các học giả đương thời phải lên tiếng cảnh cáo nhiều lần ở trên Đông Dương tạp chí. [12]
Tại sao lại có hiện tượng đó?
Những ảnh hưởng Trung Hoa vốn âm thầm như những mạch nước ngầm, những con suối nhỏ ngày đêm xâm nhập đời sống văn hoá người Việt. Cuối thế kỷ XIX, nhiều quan chức Việt khi đi sứ Trung Hoa đã mang về những bộ tiểu thuyết, và các nhà nho của ta hồi đó thường tiếp nhận chay, các cụ không dịch mà truyền tay đọc thẳng từ nguyên bản. Nay nhân có việc dịch sách Tây thì sách Tàu như cái kho đã tích lũy sẵn chỉ cần mở ra là có hàng, cái sự dịch được khởi động tức thì. Nói cụ thể có nhà buôn đặt hàng là làm được ngay. Ngô Tất Tố đã mở đầu sự nghiệp của mình bằng việc dịch Cẩm Hương Đình (1923).
Nếu có thể nói rằng nhờ tiếp xúc với văn hoá Pháp, ta bảo nhau đọc và viết tiểu thuyết - thì cái mẫu cụ thể là tiểu thuyết Pháp, phải đợi một thời gian sau, chứ lúc này người ta chưa thể làm theo. Vì mỹ cảm xa lạ. Vì kỹ thuật viết ta không quen, không chừng là chưa thấy hay. Ngay dịch cũng không có người thạo tiếng. Những người học ở trường thông ngôn ra cung cấp cho bộ máy cai trị không đủ. Chỉ một Nguyễn Văn Vĩnh làm sao bao sân hết được. Một cách tự nhiên, người ta phải trông vào phương bắc quen thuộc.
Từ văn học Tàu, một cách hiểu về tiểu thuyết dần dần hình thành. Viết theo kiểu Tàu là một bước đệm. Hơn thế nữa, nó là hướng đi duy nhất lúc ấy dễ mô phỏng, không cần có tay nghề lắm cũng học theo được.
Trong mười mấy năm tồn tại của mình, Nam Phong đã cho in 50 truyện dịch, trong đó 26 truyện dịch từ Pháp văn, 24 truyện dịch từ Hán văn. [13]
Một nhà văn - dịch giả mà các bộ văn học sử đã ghi nhận: Nguyễn Đỗ Mục. Ông nổi tiếng đến mức Thanh Lãng viết: “những truyện dịch ở Tàu của Nguyễn Đỗ Mục và ở Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh gây hẳn trong phong trào dân chúng một phong trào say mê đọc và viết tiểu thuyết... Truyện dịch của Nguyễn Đỗ Mục rồi đây sẽ gây hẳn một phong trào tiểu thuyết rầm rộ”. [14]
Một nhân tố nữa khiến người ta cảm thấy không khí Tàu bao trùm tiểu thuyết lúc này là ngôn ngữ. Nguyễn Công Hoan nhớ lại rằng văn tiểu thuyết thời bấy giờ là thứ văn biền ngẫu, nhiều câu rất bay bướm, không phải lúc cũng bay bướm. Nước Tàu vốn nhiều mặt hàng, chứ không phải chỉ có cái món nghiêm mặt giáo huấn, như một số người lầm tưởng.
Ba loại tiểu thuyết thông dụng
Nhìn vào mối quan hệ văn học Việt Nam Trung Hoa từ thế kỷ XIX về trước, đã thấy hình thành một vài định thức, nói nôm na là những vệt mòn: giữa thơ và văn thì người Việt lo học thơ nhiều hơn. Riêng trong văn, Trung Quốc đã có nhiều loại, người Việt có máu mê sáng tác nhiều thế kỷ trước gần như không ai không biết những bộ tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết dã sử... song không học theo được. Cái mà ta ảnh hưởng là tiểu thuyết tài tử giai nhân, từ đó làm ra thể truyện nôm.
Bước sang những năm hai mươi, tình hình du nhập này cũng có những nét rất tế nhị, vừa do tình hình bên Trung Quốc, vừa do cách tiếp nhận của Việt Nam.
Theo các bộ sách nghiên cứu về văn học Trung Quốc cận đại, ngay khi đặt vấn đề tiếp nhận phương Tây, các nhà duy tân, nhất là Lương Khải Siêu, đã nhấn mạnh tới vai trò giáo dục của tiểu thuyết, xem đó là một phương tiện cứu quốc. Và tiểu thuyết được hướng dẫn là phải đi vào các đề tài xã hội. Có điều loại này quá mới đối với Trung Quốc nên hơi khó. Cũng có người viết, nhưng không thành công; phải mãi tới những năm ba mươi, thông qua nỗ lực của Ba Kim, Mao Thuẫn, Tiền Chung Thư, Thẩm Tùng Văn..., lối tiểu thuyết ấy mới được khẳng định. Còn trong thực tế, chiếm phần ưu thế trên văn đàn những năm hai mươi về trước là các loại tiểu thuyết vốn có từ truyền thống, nay kéo dài, được cải tiến đôi chút, như tiểu thuyết võ hiệp, hoặc tiểu thuyết uyên ương hồ điệp - “đó là một bước cải lương trong tiểu thuyết Trung Quốc, do đã kết hợp được dinh dưỡng của văn học nước ngoài, kết hợp với truyền thống của văn học Trung Quốc mà có”. [15]
Khi vào Việt Nam, những vang hưởng của các loại tiểu thuyết Trung Hoa trên bộc lộ thành ba loại chính:
a. nhánh võ hiệp-dã sử, rõ nhất là trường hợp Nguyễn Tử Siêu với các bộ Trần Nguyên chiến sử, Việt Thanh chiến sử, Vua Bố Cái, Lê Đại Hành.
b. thông dụng hơn, là những tiểu thuyết dựng lại những cảnh con người lưu lạc rồi ba chìm bảy nổi, mãi mới có dịp đoàn viên. Ở Trung Quốc nó có nhiều cái tên khác nhau: tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết hắc mạc (màn đen), tiểu thuyết khiển trách, và ở Việt Nam, tôi tạm gọi nó là tiểu thuyết trườngđời - tiền thân của tiểu thuyết hiện thực phê phán giai đoạn sau.
Tác giả Việt Nam theo đuổi hướng viết này rõ nhất là Đặng Trần Phất với các tiểu thuyết Cuộc tang thương, Cành hoa điểm tuyết.
Có một trường hợp mặc dù gần đây tác phẩm không được in lại, nhưng đương thời có ảnh hưởng lớn là Kim Anh lệ sử, tác giả là Trọng Khiêm. Về nội dung, Kim Anh lệ sử gần với những Cảnh thu di hận, Giọt nước cành dương; trong nguyên bản bên cạnh tiêu đề, thấy có chua thêm “tiểu thuyết về ẩn tình xã hội“.
c. Còn loại mà Phạm Quỳnh dùng lại thuật ngữ cổ điển là ngôn tình tiểuthuyết, thì có lẽ tương đương với thể uyên ương hồ điệp vừa nói ở trên, chúng tôi chưa có dịp đọc hết, song có cảm tưởng loại này không phát triển hoặc có thì bị xã hội cảnh cáo nói là con đường tà dâm không nên theo; để bù lại, nó lại có một kỳ tích mà hai loại trên không có. Đó là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, cuốn sách gối đầu giường của lớp thanh niên trước 1930.
Trường hợp Tố Tâm và Tuyết hồng lệ sử
Trong việc đưa tiểu thuyết theo hướng Âu hoá, Tố Tâm (1925) là một cái mốc. Về mặt ngôn ngữ thể loại, người ta nói nhiều tới chất Tây của bút pháp tiểu thuyết mà tác giả sử dụng. Hoàng Ngọc Phách đã rất thành tâm khi tự nhận rằng với Tố Tâm, ông muốn “tạo ra một tác phẩm khác hẳn tiểu thuyết đã có”.
Khác như thế nào? “Về hình thức chúng tôi xếp đặt theo những hình thức mới của Pháp, lối kể chuyện tả cảnh, theo văn chương Pháp cả. Về tinh thần, chúng tôi đem vào những tư tưởng mới, tâm lý nhân vật được phân tích theo phương pháp của các nhà tiểu thuyết đương thời”. [16]
Nhưng không phải ngẫu nhiên, đọc nó, người ta nhớ ngay tới một cuốn tiểu thuyết Tàu nổi tiếng, chắc là đã được truyền tay nhau đọc rất lâu trước khi bản dịch được công bố trên Nam Phong. Đó là Tuyết hồng lệ sử.
Đây vốn là một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc, in trên Tiểu thuyết tùngbáo, 1914; tác giả Từ Trẩm Á lấy tự truyện của mình để viết, ban đầu dùng lối kể thông thường và gọi là Ngọc lê hồn, sau cải biến thành một thứ tiểu thuyết nhật ký lấy tên là Tuyết hồng lệ sử. In ra lần đầu ở Thượng Hải (mảnh đất Trung Quốc sớm tiếp xúc với Tây phương) và đến nay vẫn được coi là một cuốn có ảnh hưởng trong lịch sử phát triển tiểu thuyết Trung Quốc. [17] Nguyễn Hiến Lê cũng kể là đương thời ở Trung Quốc, tên tuổi nó vang lên như sấm. [18]
Riêng ở Việt Nam, Tuyết hồng lệ sử là cả một thời đại của sách dịch. Trong Theo dòng, Thạch Lam viết: “Ngày trước ta có rất ít tiểu thuyết , chỉ phỏng theo hay dịch của Tàu . Rồi chúng ta bắt chước viết tiểu thuyết, từ quyển Cành hoa điểm tuyết của Đặng Trần Phất đến quyển Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, qua những tiểu thuyết dịch của Từ Trẩm Á như Tuyết hồng lệ sử và Ngọc lê hồn; đó là thời kỳ tiểu thuyết bắt đầu nẩy nở trong văn chương ta”. [19]
Hồi tưởng lại hồi còn đi học, Xuân Diệu kể ra toàn những bài thơ buồn của Tản Đà, Đoàn Như Khuê; rồi ông tự thú: “Đồng thời, Tuyết hồng lệ sử dịch của Từ Trẩm Á mê lịm tôi trong những điệu ca từ thật là réo rắt, tất cả quyển sách là một cuộc nhặt hoa rơi chôn hoa rụng khóc hoa tàn”. [20]
Tới 1965 , nó còn được tái bản ở Sài Gòn.
Sự gần gũi giữa Tố Tâm và Tuyết hồng lệ sử, theo Phạm Thế Ngũ, là ở mấy điểm: Cũng những nhân vật tài tử và lãng mạn. Cũng một mối tình éo le. Thực ra còn phải nói rõ hơn. Tình cảm Đạm Thủy và Tố Tâm cũng như Mộng Hà - Lê Ảnh đều là tình rất chân thành, nhưng trong hoàn cảnh bấy giờ là cái gì vượt ra ngoài lẽ thường nên người trong cuộc sợ hãi lẩn tránh, mà tránh không nổi, kết cục đành đầu hàng. Cuối Tuyết hồng lệ sử, Lê Ảnh ho lao mà chết . Cuối Tố Tâm, nhân vật chính cũng có cái chết tương tự.
“Cái điệu sầu của thời đại đổ ra bi ai trong những trang Tuyết hồng lệ sử, mà Tố Tâm ra sau chính như một tiếng hoạ”. [21]
Thanh Lãng trích dẫn mấy câu nhật ký Tố Tâm viết trước khi chết để rồi cảm khái “Thực là câu văn đúng hệt như trong Tuyết hồng lệ sử!”. [22]
Nguyễn Vy Khanh, một nhà nghiên cứu hiện sống ở hải ngoại, trong một bài viết về tiểu thuyết, khi dừng lại ở đầu thế kỷ XX cũng viết: “… bắt đầu xuất hiện những tiểu thuyết luân lý ái tình như Cành hoa điểm tuyết (1921), Cuộc tang thương (1923) của Đặng Trần Phất, Kim Anh lệ sử (1924) của Trọng Khiêm và Tuyết hồng lệ sử của Từ Trẩm Á, do Mai Khê dịch; sau đó đến biến cố Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách ra mắt độc giả thanh niên tân học mà nội dung hình thức đã bị ảnh hưởng rõ rệt của Tuyết hồng lệ sử (VTN nhấn mạnh), cộng với cái lãng mạn thế kỷ XIX của Pháp nơi tác giả là một người tân học”. [23]
Tại một cuộc hội thảo về văn học so sánh 2001, Đặng Anh Đào ghi nhận: “Ở Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, ta tìm thấy cả Từ Trẩm Á, lẫn Bernadin de Saint Pierre”. [24]
Tại sao lại có sự tiếp nhận đó? Cái lý sâu xa về phương diện tâm lý xã hội, là không khí thời đại. Nói như Phạm Thế Ngũ, lúc ấy những người giàu tình cảm không khỏi thấy sự trống rỗng ghê gớm trong lòng. Buồn nước mất, buồn nền nếp cũ đổ rơi, giá trị cũ suy tàn. Buồn thất thời thất thế, buồn trơ trọi bơ vơ. Cái buồn ấy từ bậc thức giả lan ra khắp xã hội. Người ta muốn quên, muốn được an ủi.
Lâu nay nhiều người chỉ thấy Tố Tâm gần với Tuyết hồng lệ sử là ở hơi văn, là ở nguồn cảm thương toát ra qua câu chữ, là ở cách hình dung về cuộc đời, cái điệu tâm hồn của một thời đại dang dở, cái đó đã đành. Song, cần nói thêm rằng cuốn truyện Tàu kia sở dĩ được học theo một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn như vậy bởi nó gần như là một mẫu mực về phương diện thể loại. Khi nói về tiểu thuyết uyên ương hồ điệp, các tài liệu nghiên cứu như Đại cương lịch sử văn hoá Trung Quốc,Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc đều ghi nhận loại này tuy là tiếp tục dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân thời Minh Thanh, song đã có cộng thêm những ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, cụ thể là chủ nghĩa tình cảm trong văn học Đức, Pháp (loại như Nỗi đau khổ củachàng tuổi trẻ Werther của W. Goethe). Nó cung cấp giải pháp tạm thời cho nhu cầu thay đổi tiểu thuyết, và chuẩn bị cho sự triệt để hơn về sau. Chính ở chỗ này, nó đáp ứng khá tốt cái điều mà những người viết văn Việt Nam như Hoàng Ngọc Phách muốn tìm. Cho nên, trong khi tâm trí đang để cả ở phía trời Tây, ông lại đã đến với nó một cách tự nhiên. Hình như với nhiều người chúng ta, và trên tất cả các lĩnh vực, cái gì cũng đã có ở bên Tàu, kể cả việc học theo phương Tây, và chỉ cần người ta nhanh mắt nhanh tay đưa về là thành công. Gặp phút xuất thần làm được thứ tuyệt phẩm (như Tố Tâm trong văn chương) thì không gì bằng rồi, còn nếu như trong khi làm vội, chất lượng có sút giảm, thì với người trong nước cũng còn là mới mẻ chán!
Nhận xét tổng hợp
Chúng tôi đã có lần thử nêu vài đặc điểm của quá trình văn hoá Việt tiếp nhận văn hoá nước ngoài, chi phối cả trong thời trung đại lẫn thời hiện đại: Không có bài bản hợp lý, thấy người ta làm thì bắt chước theo; gặp đâu hay đấy; thường khi cái ảnh hưởng sâu sắc này nằm ngoài sự kiểm soát của lý trí người viết, tức là tiện thì dùng, tiếp nhận đấy mà vẫn tưởng là mình chẳng tiếp nhận gì cả. [25]
Đối với văn chương đầu thế kỷ XX, điều này vẫn có khía cạnh đúng. Sự xuất hiện của hàng loạt tiểu thuyết cũng như của Tố Tâm xác nhận tính chất tự phát của một quá trình.
Nhưng hãy chú ý một điều: hầu như đương thời, các cuốn tiểu thuyết in ra đều có kèm theo vài lời bàn của tác giả về thể loại. Còn xét chung cả văn giới, sự có mặt của một cuốn sách như Khảo về tiểu thuyết (1921) của Phạm Quỳnh là cả một sự kiện mới mẻ.
Sự học hỏi trong nghề viết cụ thể như vậy là được mở đầu bằng tiếp nhận tư duy tiểu thuyết. Thay cho lối mò mẫm mạnh ai nấy làm như thời trung cổ, khi nghề cầm bút còn mang nhiều chất một thứ nghề thủ công, giờ đây lý tính bắt đầu có mặt. Sự sáng tác đã được xã hội hoá, người viết, người dịch, người nghiên cứu, người phê bình, chia nhau mà làm, hào hứng tin cậy.
Đây là cách làm chỉ thấy ở văn hoá phương Tây.
Rồi sự học hỏi sẽ nên công. Từ sau 1932, chúng ta có một nền tiểu thuyết gần với phương Tây của thế kỷ XIX. Trong sự khác nhau rõ rệt - văn của Thạch Lam, Khái Hưng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng… vẫn gợi nhớ A. Daudet, G. Maupassant hơn là bất cứ một nhà văn Trung Hoa hiện đại nào. [26]
Còn trong thời kỳ mới hình thành tiểu thuyết, thì sự tiếp nhận này chưa thể nhuần nhụy hiệu quả. Cái thấy rõ hơn là ảnh hưởng tới từ phương bắc.
Điều đáng nói là chúng ta thường hay lảng tránh thứ ảnh hưởng này.
Đây là công thức phổ biến được sử dụng khi nói về quan hệ văn hoá Việt Nam Trung Hoa, hầu như trên tất cả các lĩnh vực:
a. Tối đa: “văn hoá ta chẳng kém gì văn hoá Tàu, chỉ kẻ bắc kẻ nam phân biệt”.
b. Nếu không được thì cố giữ lấy cái tối thiểu: “tất tần tật mọi thứ, ta tự nghĩ lấy hết, chẳng học họ gì cả”.
c. Riêng từ đầu thế kỷ XX tới nay: “có học thì học hẳn vào phương Tây chứ Tàu thời nay cổ rồi”.
Mấy phương sách trên đã đắp đổi cho nhau, tùy tình hình mà áp dụng.
Suốt trường kỳ lịch sử, người Tàu thao túng nền kinh tế đô thị từ các phủ huyện tới Hà Nội Hải Phòng và Sài Gòn Lục tỉnh. Nhưng các sách nghiên cứu về kinh tế thường lờ đi không nói hoặc có nói chỉ dăm dòng chiếu lệ. Cứ tưởng không nói tới tức là sự vật không tồn tại.
Một bộ phận văn hoá mà nước nào người ta cũng coi trọng là văn hoá hành chính, văn hoá cầm quyền. Các nhân vật lịch sử có đóng góp vào việc canh tân đất nước như Lê Thánh Tông, Minh Mạng trước khi bắt tay vào việc đều cử người hoặc sang Tàu xin sách. Không chỉ luật Gia Long “đồ” theo luật nhà Thanh, mà luật Hồng Đức cũng là được biên soạn theo luật nhà Đường; nhưng những ai có trách nhiệm được biết điều này đều chỉ thì thào với nhau chứ không nói với người khác.
Thì trong tiểu thuyết - cái việc học Tàu để nghĩ, học Tàu để làm, là một bước đệm trên đường đến với tư duy tiểu thuyết phương Tây, có bị lảng tránh cũng là dễ hiểu. Trung Hoa vẫn là cái cửa chính để văn hoá Việt Nam ra với thế giới, mà ta vừa sử dụng thoải mái, vừa dễ xí xoá coi như không có.
Xét tổng quát, văn hoá Tàu là cái ta học theo khi còn quá non nớt; là yếu tố kích thích khiến ta cố vươn tới khi có thể. Rồi là cái mà ta phải giã từ, khi đã trưởng thành - cái thời điểm vàng son của sự trưởng thành ấy gói gọn trong khoảng 1932-45.
Nhưng liệu có giã từ được không khi, mặc cho hoàn cảnh lịch sử thay đổi, các yếu tố của nền văn hoá láng giềng kia luôn luôn như đầu tướng giặc Phạm Nhan, chặt đầu này lại mọc đầu khác?
Tiểu thuyết là một trong những câu trả lời quá rõ ràng.
Điều cần nói thêm là do tiếp nhận văn hoá nước ngoài theo kiểu thiếu sòng phẳng này, nên ở ta sự tiến triển nghệ thuật thường dang dở, bản sắc không sao xác lập được rõ nét, mà lâu dần rồi cái sự mờ nhạt kia lại trở thành một bản sắc ổn định.
[1]Không phải là không có người xác định rằng bên cạnh ảnh hưởng phương Tây thì ảnh hưởng Trung Hoa trong thế kỷ XX cũng rất lớn. Nhà nghiên cứu Phương Lựu, trong bài viết “Quan niệm văn học của Lương Khải Siêu, in trong Tân thư và xã hội Việt nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (tr. 128) cho rằng “Do nhiều nguyên nhân về lịch sử địa lý và văn hoá, mối liên hệ về quan niệm văn học giữa Việt Nam và Trung Hoa là liền mạch một cách tất yếu. Nhưng dường như giới nghiên cứu mới chú ý các mối liên hệ thời cổ trung và hiện đại. Đã đến lúc phải chú ý thêm mối liên hệ ấy trong thời cận đại”. Ý kiến này của Phương Lựu không được ai để ý và bản thân ông, theo chỗ chúng tôi đọc được cũng không tiếp tục.
[2]Lưu Trọng Lư (1939). “Một nền văn chương Việt Nam”. Tạp chí Tao Đàn số 2 ra tháng 3-1939, bản in lại năm 1998, tập I, tr. 119 [3]Vương Trí Nhàn (2004). “Vài nét về tư duy tự sự của người Việt”. Sách Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử, NXB Đại học Sư phạm 2004, tr. 156-170
[4]Người nước ngoài đây là John Crawfurd, trưởng phái đoàn mà năm 1822, toàn quyền Anh ở Bengale gửi qua Thái Lan và Việt Nam để thương thuyết. “Theo John Crawfurd ghi trong nhật ký, thành phố này hồi đó gồm hai thị trấn, cái bây giờ gọi là Chợ Lớn thì hồi đó gọi là Sài Gòn, cái bây giờ gọi là Sài Gòn thì hồi đó gọi là Bến Nghé (…) Nhà cửa của thương gia Trung Hoa trông đồ sộ hơn nhà cửa của người Việt nhiều. Đang khi John Crawfurd đi thơ thẩn trong thành phố, ba gia đình Trung Hoa loại khá giả nhất đã ra cửa mời ông vào chơi. Bên trong những ngôi nhà của họ trông thật rộng rãi, đồ đạc rất nhiều và tiện nghi cũng đầy đủ.” Trên đây là lời lược thuật của Patrick J. Honey, giáo sư sử học người Anh chuyên về Việt Nam. Dẫn theo Patrick J. Honey, Trương Ngọc Phú chú giải. “Việt Nam vào thế kỷ XIX qua hồi ức của John White, John Crawfurd, George Gibson”. Tập san Nghiên cứu Huế, do Trung tâm Nghiên cứu Huế xuất bản, tập I. 1999, tr. 216
[5]Bằng Giang (1992). Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865—1930. NXB Trẻ, TP HCM, 1992, các trang 246, 245, 255 [6]Bằng Giang. Sđd. [7]Bằng Giang. Sđd. [8]Dẫn theo Phong Lê (2006). “Văn học trong đời sống báo chí - xuất bản từ nửa sau thế kỷ XIX, đến nửa đầu thế kỷ XX”. Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 8-2006 [9]Nguyễn Công Hoan (1971). Đời viết văn của tôi. NXB Văn học các tr. 57 , tr 81 [10]Nguyễn Công Hoan. Sđd. [11]Phạm Thế Ngũ (1965). Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, ba tập, tập III, Sài Gòn. Quốc học tùng thư, tr. 318 [12]Thanh Lãng (không rõ năm). Bảng lược đồ văn học Việt nam, quyển hạ (1862-1945). NXB Trình Bày, Sài Gòn, tr. 450 [13]Nguyễn Khắc Xuyên (2002). Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong. NXB Thuận Hoá, TT Văn hoá và Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản, tr. 385-386 [14]Thanh Lãng. Sđd, tr. 526 [15]Vương Văn Anh (chủ biên), Phạm Công Đạt dịch (2005). Văn học hiện đại Trung Quốc nhìn từ Thượng Hải. NXB Văn học, tr. 173 [16]Theo Lê Thanh – Cuộc phỏng vấn các nhà văn, Hà Nội 1943. Một phần cuộc phỏng vấn này được trích trong Vương Trí Nhàn (biên soạn). Khảo về tiểu thuyết. NXB Hội Nhà văn, 1996, tr. 51 [17]Nhiều bộ lịch sử văn học , nhiều tập từ điển văn học ,được xuất bản ở Trung Quốc mức độ nặng nhẹ khác nhau đều có nói tới Tuyết hồng lệ sử. Mạng book.ndcnc.gov.cn/DLib/product.asp?DocID=9695 - 9k cho rằng tác phẩm “có một địa vị trọng yếu trong sự phát triển hình thức tiểu thuyết” (在小说形式的发展上有重要地位). [18]Nguyễn Hiến Lê (1969). Văn học Trung Quốc hiện đại. Tác giả tự xuất bản. Sài Gòn. 1967, tr. 134 [19]Thạch Lam (1938). “Vài ý kiến về tiểu thuyết”, dẫn lại theo Vương Trí Nhàn. Khảo về tiểu thuyết. Sđd, tr. 72 [20]Xuân Diệu (2001). Toàn tập sáu tập, tập III, NXB Văn học, tr. 176 [21]Phạm Thế Ngũ. Sđd, tr. 359 [22]Thanh Lãng. Sđd, tr. 526 [23]Xem: http://www.hobieuchanh.com/pages/baiviet/NguyenVyKhanh/NVK_thekytieuthuyet01.htm
[24]Đặng Anh Đào. Văn học so sánh, lý luận và ứng dụng. NXB Khoa học Xã hội 2001, tr. 397 [25]Vương Trí Nhàn. “Quá trình du nhập của một thể tài. Nguyễn Công Hoan và thể tiểu thuyết“, in trong Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 [26]Trong bài này, chúng tôi xét tiểu thuyết theo nghĩa hẹp, tiểu thuyết khác với truyện ngắn. Còn như, nếu hiểu tư duy truyện ngắn cũng là một bộ phận của tư duy tiểu thuyết rồi nhìn vào đời sống văn học thì thấy: những năm đầu thế kỷ XX cũng là thời kỳ ra đời của một số truyện ngắn viết theo bút pháp Tây phương của Phạm Duy Tốn, mà nổi nhất là "Sống chết mặc bay" (1918). Tức là trong lúc này một kiểu ảnh hưởng khác hẳn đã hình thành, không thông qua con đường của văn hoá Trung Hoa. Sự Âu hoá theo hướng mà Phạm Duy Tốn mở ra khá toàn diện: Một là ở nội dung trực tiếp đi vào các vấn đề xã hội. Hai là cái điệu tâm hồn con người không sướt mướt sầu thảm tìm cách lảng tránh thực tế. Ba là lối văn gọn gàng linh hoạt. Cái mới của văn xuôi thế kỷ XX được chuẩn bị từ "Sống chết mặc bay" sau này sẽ được hoàn thiện với các sáng tác của các nhà văn sau 1930. Nhưng đây là một hướng nghiên cứu tiểu thuyết mà trong bài này chúng tôi chưa có điều kiện theo đuổi.
Ba thành phố châu Á đứng trong 'top 10' về nạn kẹt xe
Giao thông tắc nghẽn tại Jakarta, Indonesia.
BANGKOK— Trong 10 thành phố lớn trên thế giới bị kẹt xe kinh khủng nhất, có 3 thành phố ở Ðông Nam Á. Thông tín viên Steve Herman của đài VOA đang ở thành phố đứng thứ tám trên danh sách, đó là Bangkok, cho biết các số liệu khảo sát mới đây cho thấy những người lái xe ở các thành phố trên thế giới mất trung bình một phần ba thời gian của cuốc xe vì nạn kẹt xe.
Những người lái xe tại các thành phố lớn ở Châu Á thường cố kiềm nén để không than vãn về tình trạng tắt nghẽn giao thông khủng khiếp nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu bạn không ở Jakarta và không phải nhìn vào những chiếc xe không nhúc nhích ở phía trước, thì tình hình có thể còn tồi tệ hơn nhiều.
Một nhà phân tích dùng dữ liệu của vệ tinh chỉ đường, do những người lái xe tại 78 thành phố trên thế giới cung cấp từ máy định vị TomTom, đã xếp thủ đô của Indonesia cao hơn Istanbul một chút về tổng số lần dừng và lăn bánh trở lại. Mexico City, Surabaya (cũng của Indonesia) và St. Petersburg của Nga đứng kế trên danh sách dài.
Đứng tiếp trong danh sách mười thành phố có Chỉ số dừng và lăn bánh Magnatec cao nhất – chỉ số do công ty sản xuất dầu nhớt Castrol của Anh tổng hợp – là: Moscow, Rome, Bangkok, Guadalajara và Buenos Aires.
Ùn tắt giao thông trong giờ cao điểm tại Bắc Kinh.
Tại Trung Quốc, mức độ tắt nghẽn giao thông của thành phố Thượng Hải cao hơn của Bắc Kinh. Người lái xe ở Thượng Hải trung bình mất 33% thời gian ngồi chờ vì kẹt xe, so với khoảng hơn 27% một ít của người lái xe ở Bắc Kinh.
Tại Jakarta, Giám đốc Viện Chính sách Giao thông Vận tải và Phát triển, ông Yoga Adiwinarto, giải thích rằng vào giờ cao điểm ông gặp phải tình trạng giao thông tắt nghẽn thê thảm, còn dừng và lăn bánh trở lại thường xuyên thì kéo dài suốt ngày.
Ông Adiwinarto nói: "Một khi ra khỏi nhà, nếu bạn ở trung tâm thành phố, chắc chắn bạn rơi vào tình trạng kẹt xe ngay tức khắc. "
Tại Jakarta, thành phố có 24 triệu dân, chỉ có 13% dân số sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Bangkok là thành phố đứng thứ tám trên danh sách các thành phố lớn trên thế giới bị kẹt xe kinh khủng nhất
Đầu tư vào giao thông công cộng ở Jakarta bắt đầu từ năm 2004. Công trình xây dựng vẫn đang tiếp tục ở giai đoạn đầu cho một hệ thống xe điện ngầm, có tên dịch từ tiếng Anh ra là hệ thống đường sắt Vận chuyển nhanh với số lượng lớn. Phần lớn của dự án này do Nhật Bản tài trợ.
Ông Adiwinarto nói dự án này quá nhỏ và quá muộn.
Ông Adiwinarto cho biết: "Chúng tôi đã xuất phát muộn trong việc nhận biết kinh tế tăng trưởng, và dân số tăng cũng cần phải có có phương án đáp ứng. Và chúng tôi chỉ nhận ra những điều đó trong mấy năm qua."
Để giải quyết tình trạng tắt nghẽn giao thông, chính phủ đã bỏ chương trình trợ cấp xăng dầu, và cấm xe mô tô chạy trên các đường chính của thủ đô. Jakarta dự định năm tới sẽ áp dụng thu phí cầu đường bằng điện tử trên hai hành lang thường bị tắt nghẽn nặng nhất.
Ông Adiwinarto của Viện Chính sách về Giao thông Vận tải và Phát triển dự đoán rằng đến lúc đó việc đi về bằng xe mỗi ngày có thể nhanh hơn. Ông Adiwinarto nói: "Cách đó sẽ khuyến khích người lái xe hơi riêng và người đi xe máy chuyển sang sử dụng các phương tiện công cộng trong vài năm nữa."
Nghe nhỏ bạn nói ở Ý xe máy chỉ dùng để đi giao báo và cho nhân viên làm vệ sinh đường phố di chuyển cho thuận tiện. Chẳng biết đúng hay sai nhưng ở những nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan thì xe máy cũng chỉ để dùng cho nhân viên giao hàng. Sỡ dĩ như vậy là vì, do hình dáng nhỏ gọn và khả năng di chuyển nhanh chóng, phương tiện này được ưa chuộng để đi đến mọi ngõ ngách của thành phố. Thế nhưng xe máy không phải là phương tiện phổ biến ở các quốc gia này. Người Nhật, người Hàn và người Đài Loan sản xuất xe máy không phải để bán cho dân của họ. Họ sản xuất để bán cho các thị trường gắn bó truyền thống với xe máy và xem xe máy là phương tiện di chuyển chính ở châu Á và châu Phi, trong đó có Việt Nam.
Đa số những người mới đến Việt Nam lần đầu đều sẽ ngạc nhiên vì đất nước này có nhiều xe máy quá. Và sẽ xuất hiện trong đầu một câu hỏi là tại sao người dân ở đây lại sử dụng nhiều xe máy đến như vậy. Câu trả lời nhanh nhất cho câu hỏi này là vì xe máy tiện lợi và thích hợp. Sở dĩ nói xe máy tiện lợi là vì như đã nói ở trên, hình dáng và cách thức vận hành của loại xe này rất nhanh gọn và thích hợp với những con phố nhiều ngõ nhiều ngách ở Việt Nam. Văn hóa Việt Nam là văn hóa lề đường. Nét văn hóa này trải dài từ miền quê cho đến thành phố. Do đó, xe máy càng được xem là lựa chọn tối ưu cho nét văn hóa lề đường này.
Còn khi nói xe máy thích hợp với dân Việt là bởi số đông dân Việt chẳng thể mua nổi một chiếc ô tô cho chính mình. Thuế quan dành cho việc mua sắm ô tô ở Việt Nam rất cao, làm cho giá thành một chiếc xe đội lên gấp 3 lần so với giá gốc. Sắp tới đây Việt Nam mới bắt đầu dỡ bỏ từ từ thuế ô tô nhưng cũng theo lộ trình dài hạn. Hệ thống phương tiện công cộng thì nghèo nàn, chỉ vài ba chiếc xe buýt nhập khẩu xe cũ từ những nước khác. Chưa kể là những chiếc xe ấy có cái kiểu đón và trả khách rất thiếu an toàn, cùng với cách di chuyển rất mất trật tự. Thử hỏi, nếu không chọn lựa xe máy thì còn chọn lựa gì hơn? Tiến sĩ Alan Phan từ Hoa Kỳ hướng góc nhìn về vùng Đông Nam Á và so sánh sự khác biệt. Trong khi đa số các quốc gia ở Đông Nam Á đều sử dụng xe máy nhiều (nhiều nhất là Việt Nam) thì quốc gia mới mở cửa là Myanmar lại không nhận thấy xe máy là thứ phương tiện an toàn và mang lại lợi ích cho dân họ. Người Myanmar kiên quyết nói không với xe máy, chắc có lẽ họ đã nhìn thấy những điều kinh khủng do xe máy gây ra cho giao thông của Việt Nam. Xe máy là thứ phương tiện “chụp giựt” theo lời của ông Alan, và bất cứ người nước ngoài nào đến Việt Nam đều phải “ngạc nhiên và kinh hãi” về thứ phương tiện chụp giựt đó. Sở dĩ nói xe máy là thứ phương tiện chụp giựt là do tính tiện lợi của nó làm cho người điều khiển có thể bất chấp mọi thứ để leo lên lề mà đi, băng ẩu qua đường, vượt đèn đỏ, tấp vào lề đường một cách bất chợt…
Mọi thứ dường như quá hỗn loạn với xe máy. Nét văn hóa xe máy còn thể hiện ở các cô các chị cứ chiều chiều phóng xe máy đi ăn hàng, cứ thế mà ngồi trên xe dựng sát lề mà nhâm nhi, thậm chí có khi còn vừa một tay lái xe một tay cầm thức ăn. Văn hóa xe máy còn thể hiện ở các anh, chạy xe hàng hai hàng ba, đua xe lạng lách, rồi đến cả cắt đầu xe ô tô bằng xe máy. Văn hóa này chắc chỉ có ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á.
Thực sự có thể nói giao thông cũng thể hiện một nét văn hóa mà mỗi nơi đều có sự khác biệt. Ví dụ như ở Mỹ người ta lái xe bên phải, trong khi ở Nhật, họ lại lái xe bên trái. Chưa kể là mỗi bang ở Mỹ lại có một quy định riêng về lái xe, và vì thế mỗi bang cũng có một loại giấy phép lái xe riêng. Dĩ nhiên, Việt Nam cũng có văn hóa giao thông riêng. Và cái kiểu giao thông đó gọi là manh mún, chụp giựt và gây hoảng sợ. Cái kiểu giao thông đi lại bằng xe máy, nên cứ thế mặc định là “ôi dào, đã có xe máy rồi, đi nhanh ấy mà, phóng một vèo là tới, cần chi mà phải sửa soạn vội”, và thế là chúng ta cứ chần chừ cho đến gần đến giờ hẹn mới phóng xe đi, vừa không an toàn, vừa thể hiện suy nghĩ tùy tiện, không chu đáo. Rồi còn cái kiểu khi kẹt xe thì người này chen người kia, ai cũng muốn đi nhanh nên biến cả đường phố thành một mớ hỗn độn. Nếu như ở các nơi khác, luật giao thông đặt ra là để người tham gia giao thông đi cho trật tự và an toàn, thì ở Việt Nam cũng thế thôi.
Nhưng khác nhau là ở chỗ người tham gia giao thông các nước khác tuân theo luật lệ giao thông một cách có ý thức, còn ở Việt Nam thì người tham gia giao thông ít có ý thức hơn, chủ yếu là để đối phó với cảnh sát giao thông. Vui một cái là người ta hay đổ lỗi cho cảnh sát giao thông Việt Nam hay ăn hối lộ tiền của người tham gia giao thông, rồi có người nói rằng vì do nhà nước trả lương cho cảnh sát giao thông ít quá, họ đành ra gác đường để kiếm chút cháo. Tôi thì nghĩ theo kiểu khác. Do cái máu kém ý thức của dân Việt ra cả. Nếu chúng ta có ý thức tuân thủ luật giao thông và nắm vững luật thì chẳng có anh công an giao thông nào ăn được một đồng của chúng ta. Do dân Việt ý thức kém, nên trả lương cho công an giao thông ít cũng là cách giúp họ siêng năng ra ngoài canh gác cho những người ý thức kém đi đứng cho đàng hoàng hơn.
Có lần cô tôi nói, đi xe máy là da thịt bọc khung kim loại, còn đi ô tô thì kim loại bọc da thịt. Tôi bật cười khi nghe cách so sánh như vậy. Đáng buồn là ở Việt Nam chẳng có nhiều điều kiện để đi cái xe kim loại bọc da thịt cho nó an toàn. Đôi khi tôi ước gì Sài Gòn giống như Washington DC, có hệ thống phương tiện công cộng phục vụ tối ưu cho người dân di chuyển an toàn và thuận tiện. Tôi ước gì Sài Gòn là Washington DC, Bình Dương và Biên Hòa là những thành phố vệ tinh cũng giống như các thành phố của Virginia. Chỉ cần xây dựng hệ thống tàu điện ngầm nối tuyến xuyên giữa các thành phố thì từ nay chẳng cần phóng xe máy đi từ Bình Dương đến Sài Gòn và ngược lại, vừa sợ mưa nắng, vừa chẳng an toàn. Nói cho cùng, đổ lỗi cho chiếc xe máy là không đúng, phải đổ lỗi cho văn hóa giao thông manh mún do người điều khiển phương tiện giao thông kia, và cũng phải đổ lỗi cho hệ thống hạ tầng giao thông quá kém cỏi. Trong một nền kinh tế, hệ thống giao thông chẳng khác nào huyết mạch để hàng hóa lưu thông nhanh chóng và thuận tiện. Giao thông yếu kém thì chẳng khác nào cơ thể kinh tế đang khỏe mạnh chẳng còn sức sống. Mỗi ngày chỉ tính riêng Sài Gòn và khu vực Đông Nam Bộ, hàng trăm vụ kẹt xe vào các giờ cao điểm đã làm thiệt hại biết bao nhiêu thứ: thời gian, tiền bạc, ô nhiễm môi trường…thậm chí tính mạng của bệnh nhân trên các xe cấp cứu. Kẹt xe quả thật là thảm họa của nền kinh tế, nhưng nguyên nhân chính của kẹt xe không phải do dân số đông mà là hệ thống hạ tầng giao thông yếu kém, trong đó có văn hóa xe máy manh mún. Thay vì bỏ tiền ra biến các vùng đồng bằng cung cấp lương thực cho nhân dân thành các cánh đồng sân golf mướt mắt, tại sao không dùng số tiền đó đầu tư cho giao thông công chánh?
Nói đi phải nói lại, cái văn hóa xe máy manh mún và tùy tiện dù cho gây thiệt hại cho dân Việt rất nhiều, nhưng cũng trở thành một nét văn hóa đặc trưng của đất nước này. Cũng giống như cà phê phin Việt Nam phải uống lề đường mới ngon, thì tới Việt Nam rảo quanh phố phường bằng xe máy mới thú. Ấy chẳng vậy mà cặp diễn viên vàng của Hollywood là Angelina Jolie và Brad Pitt khi đến Việt Nam lần đầu đã phóng vù vù trên xe máy dạo phố Sài Gòn đó ư? Và còn nhiều anh Tây cô Tàu cũng tập xe máy để hòa vào thứ văn hóa ồn ào và đông đúc này.
Sài Gòn, Hà Nội đang xây dựng hệ thống tàu điện cả trên mặt đất, dưới lòng đất và cả trên cao. Hy vọng trong tương lai hệ thống huyết mạch này sẽ giúp cải thiện tình trạng giao thông kinh hoàng ở các đô thị lớn của Việt Nam. Người Việt Nam rồi sẽ văn minh hơn giống như câu nói của hai vị giám đốc của chương trình phương tiện giao thông đô thị Dario Hidalgo và Madhav Pai của Embarq – một chương trình sáng kiến về giao thông vận tải bền vững và phát triển đô thị của Viện Tài Nguyên Thế Giới: “Một quốc gia phát triển là khi người giàu sử dụng hệ thống phương tiện công cộng.” * Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
Bức tranh sơn dầu 'Khi nào em lấy chồng?' (Nafea Faa Ipoipo) vẽ năm 1892 được bán với giá gần 300 triệu đô la.
07.02.2015
Một bức tranh màu sắc rực rỡ của họa sĩ Paul Gauguin vẽ hai thiếu nữ Tahiti đã được bán ra với giá cao kỷ lục. Báo chí cho biết bức tranh sơn dầu “Khi nào em lấy chồng?” (Nafea Faa Ipoipo) vẽ năm 1892 được bán với giá gần 300 triệu đô la, phá kỷ lục 250 triệu mà Qatar đã trả cách nay ba năm để mua bức tranh “Những người đánh bài” (The Card Players) của Paul Cezanne. Các cơ quan truyền thông nói rằng tiểu vương quốc này cũng chính là người mua tranh “Khi nào em lấy chồng?” từ một quĩ tín thác của một gia đình người Thụy Sĩ. Bức tranh này, theo lịch trình đã định, sẽ được mang ra triễn lãm tại một số thành phố trên thế giới, trong đó có Washington vào tháng 10. Ông Rudolf Staechelin, người quản lý quĩ tín thác gia tộc Staechelin, cho tờ New York Times biết rằng người mua tranh sẽ nhận tranh vào đầu năm tới.
Thị trường việc làm Mỹ đã tăng thêm 257.000 việc làm trong tháng 1 năm 2015
07.02.2015
Nền kinh tế Mỹ bổ sung thêm 257.000 việc làm vào tháng 1 và điều này có phần chắc sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất trước giữa năm.
Báo cáo hôm thứ Sáu của Bộ Lao động cũng cho biết tỉ lệ thất nghiệp nhích thêm 0,1 điểm phần trăm lên mức 5,7 phần trăm.
Nhưng các chuyên gia nói tỉ lệ thất nghiệp tăng là vì những người ngưng tìm kiếm việc làm đã tiếp tục nỗ lực này. Washington không tính là chính thức thất nghiệp trừ phi đối tượng tích cực tìm kiếm việc làm trong tháng vừa qua.
Giới chức thường xuyên điều chỉnh những con số về tình trạng lao động khi có số liệu hoàn chỉnh, và họ đã nâng đáng kể con số việc làm được tạo ra cho tháng 12 và tháng 11.
Dù mức tăng việc làm nhiều hơn kỳ vọng của các nhà đầu tư, vẫn còn chín triệu người Mỹ đang thất nghiệp, và ít hơn một phần ba trong số họ thất nghiệp hơn 27 tuần. Thêm 6,8 triệu người muốn có công việc toàn thời gian nhưng chỉ có thể tìm được việc làm bán thời gian.
Các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ số liệu thất nghiệp vì Cục Dự trữ Liên bang (Fed) xem tình hình thị trường việc làm là một yếu tố quan trọng trong nỗ lực quản lý kinh tế của mình. Nhiều nhà phân tích nói rằng báo cáo việc làm có phần lạc quan vào ngày thứ Sáu sẽ khiến Fed tăng lãi suất vào giữa năm nay. Fed đã cắt giảm lãi suất xuống mức cực thấp trong khoảng thời gian suy thoái nhằm nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng. Một số nhà kinh tế nói rằng thị trường việc làm mạnh hơn là dấu hiệu quan trọng cho thấy Fed có thể dần dần giảm bớt hỗ trợ. http://www.voatiengviet.com/content/thi-truong-viec-lam-cua-my-cai-thien/2632777.html
Câu chuyện anh Võ Văn Minh ngụ tại Cái Bè, Tiền Giang phát hiện một con ruồi trong chai nước của hãng Tân Hiệp Phát và rồi bị bắt với cáo buộc tội “cưỡng đoạt tài sản” đang ngày càng có nhiều búc xúc trong công luận vì hành vi gài bẫy bắt người của tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Ai bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Chiều ngày ngày 27 tháng 1 năm 2015 Công an Cái Bè đã bắt anh Võ Văn Minh chủ quán cơm An Cư thuộc huyện Cái Bè, tình Tiền Giang đang nhận số tiền 500 triệu đồng từ tay của nhân viên tập đoàn Tân Hiệp Phát để bỏ vào cốp xe gắn máy của anh. Anh Minh bị cáo buộc tội cưỡng đoạt tài sản.
Số tiền rất lớn này đến từ câu chuyện của một con ruồi mà hiện nay trên các trang mạng xã hội đặt cho nó cái tên là Tân Hiệp Phát. Con ruồi xuất hiện trong chai nước Number One của tập đoàn này trong tình trạng còn niêm phong được khách hàng của quán cơm anh Minh phát hiện và từ chối không uống. Anh Minh đã gọi cho tập đoàn Tân Hiệp Phát để mặc cả sự im lặng và câu chuyện đã kết thúc qua gói tiền 500 triệu cùng với con ruồi tai tiếng.
Câu chuyện của anh Minh có thể xảy ra với bất cứ ai khi nghĩ rằng đổi sự im lặng bằng tiền là hợp pháp và đối với nhiều người phát hiện một con ruồi trong chai nước giải khát là trúng số chứ không phải là tai họa.
Giải thích về việc này luật sư Trần Vũ Hải cho biết nguyên tắc mà một công dân cần theo để đòi hỏi sự phát hiện ấy của mình:
Trong trường hợp người tiêu dùng thấy nhà sản xuất sai thì rõ ràng họ có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên để tiến hành thủ tục đòi bồi thường hay là yêu cầu gì đó thi những người đó phải có kinh nghiệm nếu họ muốn thành công LS Trần Vũ Hải
....Trong trường hợp người tiêu dùng thấy nhà sản xuất sai thì rõ ràng họ có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên để tiến hành thủ tục đòi bồi thường hay là yêu cầu gì đó thi những người đó phải có kinh nghiệm nếu họ muốn thành công LS Trần Vũ Hải
-Trong trường hợp người tiêu dùng thấy nhà sản xuất sai thì rõ ràng họ có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên để tiến hành thủ tục đòi bồi thường hay là yêu cầu gì đó thi những người đó phải có kinh nghiệm nếu họ muốn thành công hoặc ít nhất được mang ra ánh sáng mà họ không bị bất lợi. Họ nên nhờ các luật sư và trong trường hợp như thế thì luật sư sẽ tiến hành một thủ tục rất là bình thường đó là gửi một thư thông báo quan điểm của thân chủ của mình và yêu cầu nhà sản xuất dịch vụ phải trả lời bằng văn bản nếu đơn vị nào sai thì họ tìm các thỏa thuận nào đó những người tiêu dùng kia sẽ được có một sự bảo vệ của các luật sư bởi vì rõ ràng là chúng tôi hoàn thành xử ở đây là xử công khai.
Bên cạnh luật sư, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam là một tổ chức khá lớn có văn phòng ở mọi tỉnh thành cũng có thể giúp tư vấn cho những việc như vậy. Tiến sĩ Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết:
-Tôi nghĩ rằng khi phát hiện những sản phẩm không đạt chất lượng cũng như không thỏa mãn người tiêu dùng thì người tiêu dùng có thể khiếu nại để được giải quyết hoặc đền bù thỏa đáng quyền lợi của mình.
Trước tiên là người ta phải khiếu nại trực tiếp đến doanh nghiệp hay cá nhân hay tổ chức cung cấp hàng hóa dịch vụ cho mình. Nếu không được giải quyết thỏa đáng thì lúc ấy họ có thể nương nhờ bên tư pháp hay các tổ chức xã hội như Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
Ở đây chúng tôi thấy rằng không có việc đe dọa dùng vũ lực. Phía công an cho là uy hiếp vể tinh thần thế nhưng mà Tân Hiệp Pháp là một pháp nhân chứ phải con người đâu mà có tinh thần? Tinh thần thì phải nói đến con người cụ thể. LS Trần Vũ Hải
Đối với cáo buộc “cưỡng đoạt tài sản” bằng cách uy hiếp tinh thần mà công an đưa ra để bắt giữ anh Võ Văn Minh, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng công an đã áp dụng sai tội danh, ông cho biết:
-Luật quy định đe dọa dùng vũ lực, đe dọa thôi chứ không phải sử dụng vũ lực hoặc hình thức khác để uy hiếp tinh thần. Thế thì ở đây chúng tôi thấy rằng không có việc đe dọa dùng vũ lực. Phía công an cho là uy hiếp vể tinh thần thế nhưng mà Tân Hiệp Pháp là một pháp nhân chứ phải con người đâu mà có tinh thần? Tinh thần thì phải nói đến con người cụ thể.
Tập đoàn Tân Hiệp Phát là một tập đoàn rất lớn có hàng vạn công nhân hàng ngàn cán bộ và hàng trăm cổ đông tức là cái tập đoàn này không phải là một thể nhân, không phải là một con người hay một thể nhân giám định được họ bị uy hiếp vể tinh thần. Phía công an đã sử dụng sai tội danh này.
Gậy ông đập lưng ông
Tai tiếng cho anh Minh và gia đình thì ít nhưng cho bản thân tập đoàn Tân Hiệp Phát thì nhiều gấp ngàn lần. Là một tập đoàn nước giải khát được xem là tầm cỡ hiện nay nhưng Tân Hiệp Phát sử dụng chiêu thức gài bẫy một người dân bình thường khiến công luận thay vì lên án anh Minh lại chê bai hành động tiểu nhân không nên có của một tập đoàn lớn. Đây không phải là lần đầu Tân Hiệp Phát bịt miệng người tiêu dùng khi phát hiện sai sót của mình bằng hành vi thông báo cho công an. Tháng 6 năm 2012 anh Trần Quốc Tuấn cư ngụ tại Bình Thạnh cũng bị bắt với số tiền 50 triệu của Tân Hiệp Phát để đổi lại sự im lặng việc có một con gián trong chai trà xanh do công ty này sản xuất.
Tai tiếng cho anh Minh và gia đình thì ít nhưng cho bản thân tập đoàn Tân Hiệp Phát thì nhiều gấp ngàn lần
Không những vậy, sau khi vụ bắt anh Võ Văn Minh xảy ra báo chí khui lại những hành vi sai trái của tập đoàn này mà vụ nghiêm trọng nhất vào năm 2009 với hàng chục tấn hóa chất dùng để pha chế làm nước giải khát đã qua hạn sử dụng của tập đoàn này đang cất giữ. Tân Hiệp Phát có lẽ là tập đoàn nhiều tai tiếng nhất trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm vì đã có không ít vụ tố cáo những dơ bẩn của sản phẩm của Tân Hiệp Phát. TS Vương Ngọc Tuấn cho biết ông đã nhiều lần nhận được thông tin này từ người tiêu dùng nhưng Tân Hiệp Phát chưa bao giờ xử lý đúng theo quy định pháp luật, ông Tuấn nói:
-Trong thời gian tôi phụ trách công tác tư vấn cho các khiếu nại của người tiêu dùng cũng có một số các khiếu nại liên quan đến hàng hóa dịch vụ của Tân Hiệp Phát và trong những trường hợp như thế thì chúng tôi luôn luôn phản ảnh đến Tân Hiệp Phát để nơi này giải quyết trực tiếp đến người tiêu dùng và sau đó phản hồi lại cho Hội Bảo vệ người tiêu dùng được biết kết quả giải quyết. Nhưng tôi có thể nói rằng hầu như các khiếu nại tôi nhận được từ người tiêu dùng phản hồi cho Tân Hiệp Phát thì nơi này chưa bao giờ có một phản hồi một cách đầy đủ về cái kết quả giải quyết khiếu nại.
Gài bẫy để bắt người nhằm che dấu sai trái của mình là hành vi không chính đáng của một tập đoàn nổi tiếng. Luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ ý kiến của ông:
-Vụ nước giải khát con ruồi này và Tân Hiệp Pháp phối hợp với công an để gài bẫy và bắt anh Võ Văn Minh theo chúng tôi thì dư luận không đồng tình bởi vì Tân Hiệp Phát đã chấp nhận yêu cầu đó, tức là đổi lấy sự không công bố thông tin vê chai nước giải khát có ruồi lấy 500 triệu lẽ ra Tân Hiệp Pháp đã thỏa thuận với họ thì phải tôn trọng cái thỏa thuận đó và không để công an can thiệp nhưng ngược lại họ tìm cách gài bẫy cho anh ký vào thỏa thuận đấy và báo công an để công an bắt quả tang theo chúng tôi là không được trường hợp này không nhân văn và thiếu đạo đức.
Anh Võ Văn Minh bị bắt với tang vật mà công an xác định là chai nước giải khát Number One chưa bóc tem có chứa con ruồi bên trong. Với tư cách là đồng chủ quán cơm An Cư, vợ anh Minh hoàn toàn có quyền tố cáo sự làm ăn cẩu thả thiếu trách nhiệm của tập đoàn Tân Hiệp Phát đã gây bất lợi cho quán cơm của chị. Khởi tố tập đoàn có bí danh con ruồi này sẽ giải tỏa được bản án cho chồng và hơn nữa cho dư luận thấy sự công tâm của tòa án trước đồn đoán cho rằng tư pháp đang nằm trong tay các tập đoàn hay nhóm lợi ích. Trước ý kiến này luật sư Trần Vũ Hải chia sẻ:
-À, vâng đây là một ý kiến hay! Hiện nay trước mặt tôi là luật sư mà gia đình đang yêu cầu bảo vệ cho anh Võ Văn Minh thì tôi nghĩ luật sư đấy sẽ tính toán để giúp gia đình để đối phó lại với Tân Hiệp Phát và bảo vệ anh Minh.
Báo chí cùng đồng ý là câu chuyện con ruồi Tân Hiệp Phát sẽ giúp cho các công ty giải khát nhỏ hơn hưởng lợi trong những ngày Tết sắp tới. Mạng xã hội đang cùng nhau lên tiếng tẩy chay sản phẩm của tập đoàn này. Họ lên tiếng vì hành vi nhỏ mọn một phần, phần khác quan trọng hơn, họ muốn cảnh báo nguy cơ mang mầm bệnh cho toàn xã hội trước việc làm ăn gian dối đầy ruồi nhặng trong sản phẩm của tập đoàn này.
Một người đàn ông ở tỉnh Tiền Giang đã bị công an bắt vì đã có ‘hành vi đe dọa để đòi một số tiền lớn’ từ một doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có tên tuổi, báo chí trong nước đưa tin.
Theo đó, hôm 27/1, ông Võ Văn Minh, bị ‘bắt quả tang về hành vi cưỡng đoạt tài sản’ khi đang gặp đại diện công ty Tân Hiệp Phát để nhận số tiền 500 triệu đồng, theo tờ Tuổi Trẻ.
Tang vật thu được là một chai nước dán nhãn Tân Hiệp Phát và bên trong có một con ruồi cùng số tiền 500 triệu đồng, cũng theo tờ báo này. Hiện nay, chai nước này đã được đưa đi giám định và chưa có kết quả chính thức.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng công an không thể bắt ông Minh vì ông và Tân Hiệp Phát đang thực hiện một thỏa thuận dân sự theo đó công ty này đồng ý đền bù thiệt hại mà sản phẩm của họ gây ra cho ông Minh.
‘Bị hăm dọa’
Trao đổi với BBC, ông Phạm Lê Tấn Phong, giám đốc đối ngoại tập đoàn Tân Hiệp Phát, nói rằng giữa công ty ông và ông Minh ‘không có thỏa thuận dân sự mà là sự hăm dọa của người tiêu dùng’.
“Anh ta nói nếu không thỏa mãn nhu cầu thì sẽ in hàng ngàn tờ rơi rồi phân phát khắp nơi và sẽ đưa lên báo chí để bôi nhọ Tân Hiệp Phát,” ông nói và cho biết Tân Hiệp Phát có ‘lưu giữ bằng chứng về việc này’.
“Tân Hiệp Phát nhờ các cơ quan chức năng để tư vấn và các cơ quan quyền lực của Nhà nước thực hiện bắt người,” ông nói thêm.
Ông Phong nói Tân Hiệp Phát ‘không hứa hẹn gì cả’ với ông Minh về việc đưa tiền mà ‘chỉ hẹn gặp để xem chai nước như thế nào’.
“Chúng tôi không hứa hẹn gì cả. Khi nào đem chai nước tới thì mới có thỏa thuận với nhau,” ông nói, “Chứ không phải hứa trước mà đem chai nước tới.”
“Tôi chưa biết anh đưa cho tôi cái gì thì làm sao tôi hứa hẹn được?” ông Phong giải thích và nói giữa Tân Hiệp Phát và ông Minh ‘chỉ có giao kết bằng miệng’.
Hiện tại, Tân Hiệp Phát đang chờ kết quả giám định của cơ quan chức năng, ông cho biết.
Hiện chưa rõ có con ruồi trong sản phẩm của Tân Hiệp Phát hay không (hình ảnh chỉ mang tính minh họa)
Khi được hỏi công ty muốn giải quyết như thế nào, ông Phong nói: “Với công nghệ hiện đại của Tân Hiệp Phát hầu như không thể xảy ra chuyện như thế được nhưng chúng tôi chờ cơ quan giám định công bố thì mới chắc chắn 100%.”
“Chúng tôi mong những điều anh ta làm là sự bốc đồng nào đó,” ông nói.
“Còn nếu như có điều gì thiệt hại cho người tiêu dùng đó thì trong khả năng của mình Tân Hiệp Phát có thể bảo vệ cho anh ta thì chúng tôi sẵn sàng.”
‘Có quyền thương lượng’
Khi được đặt vấn đề nếu giả sử con ruồi trong chai nước là có thật, ông Phong nói rằng công ty của ông ‘sẽ ứng xử theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam cũng như theo tập quán của người sản xuất với người tiêu dùng’.
Trong trường hợp lỗi ở phía ông Minh, ông Phong nói rằng việc Tân Hiệp Phát có bãi nại hay không còn tùy thuộc vào ‘thái độ anh ấy thế nào’. “Chúng tôi luôn luôn có thiện chí,” ông nói thêm.
Luật sư Nguyễn Tấn Thi, người đại diện cho ông Võ Văn Minh, được tờ Tuổi Trẻ dẫn lời nói rằng: “Luật quy định trong thương lượng, anh Minh có quyền sử dụng mọi biện pháp mà pháp luật không cấm, đồng thời có quyền đưa ra số tiền tùy ý.”
Theo lời giải thích của Luật sư Thi thì ông Minh đang trong quá trình thương lượng với Tân Hiệp Pháp để đòi bồi thường và việc thương lượng này hoàn toàn hợp pháp theo Luật bảo vệ người tiêu dùng.
Ông Thi cũng bác bỏ việc ông Minh ‘đe dọa’ vì ‘nếu anh Minh có nói sẽ gây thiệt hại cho công ty Tân Hiệp Phát thì thật ra chỉ là cảnh báo hậu quả để giành lợi thế trong thương lượng’.
“Công ty Tân Hiệp Phát chấp nhận vì lợi ích của công ty chứ không bị khống chế hay đe dọa gì,” luật sư Thi được dẫn lời nói, “Công ty Tân Hiệp Phát lựa chọn phương thức giải quyết thông qua thương lượng thì phải tuân thủ các quy định liên quan phương thức này.” http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/02/150205_tanhiepphat_dispute
Câu chuyện con ruồi Tân Hiệp Phát ban đầu nhỏ xíu nhưng sau vài ngày chờ đợi cách hành xử của doanh nghiệp này dư luận bỗng bùng lên khắp nơi, từ báo chí cho tới các trang mạng xã hội, Tân Hiệp Phát đang là tiêu đề chính, nóng hơn Biển Đông, nóng hơn … Chân dung quyền lực.
Nóng hơn Biển Đông dĩ nhiên chỉ là tạm thời còn nóng hơn Chân dung quyền lực thì…chưa chắc.
Bởi đây là một trang nữa vẽ chân dung một tập đoàn, một nhóm lợi ích hay nói đúng hơn một thứ quyền lực không cần súng nhưng có khả năng khống chế và bịt miệng dư luận trong rất nhiểu năm bằng đồng tiền, bằng chân rết mà nó mua được từ quyển lực chính thống. Thứ quyền lực mà Tân Hiệp Phát có không biết sợ ai, ngoại trừ Internet.
Con ruồi trong chai nước Number One của tập đoàn này đang được công dân mạng “nhân bản” và biến hóa khôn lường. Nó nằm đâu đó trong văn phòng công an điều tra tỉnh Tiến Giang và chờ đợi “giám định” xem là ruồi thật hay ruồi giả. Ruồi thật là tự trong khâu sản xuất sơ sót còn ruồi giả là do anh Võ Văn Minh tự ý bỏ vào chai rồi hô hoán lên là phát hiện.
Theo Thượng tá công an Đinh Văn Thảnh: “bước đầu, qua kiểm tra bằng mắt thường thì phát hiện chai nước mà Minh dùng để tống tiền Công ty Tân Hiệp Phát thực chất có con ruồi và vẫn chưa khui. Tuy nhiên, để làm rõ cần phải giám định cụ thể từng chi tiết: nút chai, chất lượng nước bên trong chai…”
Người theo dõi câu chuyện nghi ngờ rằng biết đâu khi ra tòa, một giấy giám định của cơ quan chức năng xác định chai nước bị làm giả thì sao? bởi vì cho tới giờ này, 9 ngày sau khi anh Minh bị bắt luật sư Nguyễn Tấn Thi vẫn không được cơ quan công an chấp nhận là người bảo vệ quyền lợi cho bị can, vậy thì lấy gì đảm bảo rằng cái chai có chứa con ruồi Tân Hiệp Phát ấy không bị đánh tráo?
Tân Hiệp Phát sẽ chấp nhận 1 hay 2 tỷ thay vì 500 triệu để mua cho bằng được tai tiếng của mình. Ém nhẹm vụ việc bằng một chai nước giả không gì dễ bằng khi tập đoàn này thừa biết cách len lỏi vào các tổ điểu tra hay các quan tòa như thế nào.
Hơn nữa họ đã được mở đường một cách công khai và hợp pháp qua ý kiến một thẩm phán khi cho rằng chai nước có thể giả và người tạo ra nó sẽ bị trả giá về hành vi của mình.
Người phát biểu là Thẩm phán Phạm Công Hùng, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM. Ông nói với báo chí:
“Nếu anh Minh chủ động ngụy tạo chứng cứ để tống tiền thì hình phạt còn phải nghiêm khắc hơn nữa. Nếu thực sự có con ruồi trong chai nước thì đây cũng chỉ là sơ suất, một lỗi nhỏ của quá trình sản xuất, không ai mong muốn vì hàng trăm hàng ngàn chai khác trong lô cùng xuất xưởng đó không có con ruồi nào. Chúng ta chỉ đặt vấn đề và trừng trị công ty khi họ cố tình đóng ruồi vào nước (hàng trăm hàng ngàn chai đều có ruồi) hoặc cố ý cho chất gì đó bị cấm vào sản phẩm nhằm mục đích đầu độc người tiêu dùng…”
Thứ nhất, ông Hùng dẫn dắt dư luận gây bất lợi cho bị cáo. Là một thẩm phán ông không được phép hướng dẫn dư luận khi phiên tòa chưa mở và cơ quan điểu tra chưa chính thức vào cuộc.
Thứ hai ông làm nhẹ tội (nếu có) của Tân Hiệp Phát khi cho rằng “Hàng trăm hàng ngàn chai nước trong lô đó không có con ruồi nào”
Người tiêu dùng đòi hỏi luật pháp bảo vệ môi trường vệ sinh thực phẩm cho họ, vì vậy khi một con ruồi bị phát hiện tức là công ty sản xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người tiêu dùng của năm 2015 không thể chờ cho tới hàng trăm hàng ngàn con ruồi xuất hiện như ông nói mới được quyền lên tiếng.
Ông Hùng với tư cách một thẩm phán đã diễn giải vụ bắt giữ Võ Văn Minh với cách nói của một điều tra viên. Trong lập luận của ông cho thấy vừa kẻ cả vừa đẩy người bị bắt vào cái gông của nhà tù mặc dù anh Minh chưa chính thức được xem là có tội. Là thẩm phán nhưng ông Hùng đã phát ngôn sai nguyên tắc cho thấy hệ thống tư pháp Việt Nam quá tùy tiện và sơ khai. Chú ý vào bài báo người ta không khó khăn gì khi thấy rằng ông công khai bênh vực Tân Hiệp Pháp một cách khó hiểu, sự bênh vực này chỉ có thể phát ra từ một nguyên lý: Quyền lực này bênh vực cho quyền lực kia.
Ông Hùng nói:
“Việc phòng, chống tội phạm là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Phía công ty báo công an bắt anh Minh khi bị anh yêu cầu đưa tiền là một hành động đúng. Nó góp phần tạo ra một xã hội lành mạnh, có sức đề kháng cao, không im lặng trước những việc làm trái pháp luật…”
Nếu đi ngược thời gian trước đây vào năm 2009, khi nhà báo Hoàng Khương của tờ Tuổi trẻ có bài viết việc phát hiện 26 tấn hóa chất đã hết hạn sử dụng nhưng Tân Hiệp Phát vẫn cất giữ trong nhà kho của mình và sau đó không có một dấu hiệu nào chế tài đối với tập đoàn này thì ông Hùng nghĩ sao?
Trong vụ này ai im lặng trước pháp luật, là thẩm phán tại TP-HCM chắc ông biết rõ phải không thưa ông?
Cái mà ông gọi là sức đề kháng cao ấy được toàn xã hội xem là một vụ gài bẫy hèn hạ chứ chẳng phải là đề kháng gì cả. Tân Hiệp Phát có lỗi vì sản phẩm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, đã cử người tới giả vờ mua sự im lặng của anh Minh nhưng lại báo cho công an biết để vây bắt người nhẹ dạ cả tin mà ông cho là góp phần tạo cho xã hội lành mạnh thì thật là khó hiểu. Xã hội nếu đầy rẫy những thứ giảo quyệt như vậy thì làm sao lành mạnh cho được? Đây là việc làm nhơ nhuốc mà từ ngàn xưa loài người khinh bỉ và tránh né vì phi đạo đức.
Nếu là thẩm phán có lương tri thay vì kết tội người chưa bị phán xử ông nên giải thích một cách cặn kẽ và công tâm việc anh Minh và hàng triệu người nông dân có tư tưởng không khác gì anh Minh khi luôn nghĩ rằng phát hiện một con ruồi trong chai là trúng số. Lỗi này thuộc về hệ thống tư pháp Việt Nam không mở đôi mắt người dân ra cho rõ để nhìn thấy sự nhập nhằng trong cách hành xử. Anh Minh cũng như hàng trăm ngàn người khác cứ nghĩ rằng chai nước chứa con ruồi là “tài sản” do anh phát hiện, vậy thì anh bán nó là quyền tự nhiên chứ không phải là tội phạm.
Mấy ai rành rẽ việc này hơn ông, nhưng cách mà ông diễn đạt với báo chí làm người ta nghĩ rằng ông là một cổ đông của Tân Hiệp Phát.
Ông khẳng định Tân Hiệp Phát là “người bị hại” như sau:
“Ở đây anh Minh có hành vi vi phạm thuộc trường hợp dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần buộc người bị hại phải giao tiền. Cụ thể là đã thông báo với phía công ty là nếu không dùng tiền để mua sự im lặng thì anh ta sẽ tung tin cho báo chí và tìm mọi cách truyền tin cho xã hội biết…”
Là thẩm phán ông đã đánh tráo khái niệm. Không ai thấy Tân Hiệp Phát là “bị hại” cả mà người ta chỉ thấy rõ như ban ngày chính người tiêu dùng sản phẩm của Tân Hiệp Phát mới là người bị hại. Anh Minh là chủ quán bán sản phẩm của Tân Hiệp Phát vì vậy anh bị hại gián tiếp bởi sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Từ người có lỗi trở thành bị hại thật là miệng lưỡi của một thẩm phán đại tài.
Đó là nói về lập luận "luật" của một thẩm phán. Và sau đây là lập luận “biết ơn” của một đảng viên.
Ông bảo rằng anh Minh là người vô ơn khi có hành động tống tiền Tân Hiệp Phát, ông nói:
“Xét về mặt tình cảm, nhãn hiệu nước giải khát trên là sản phẩm anh Minh đang kinh doanh (bán lẻ) kiếm lời. Nói cách khác anh đang hưởng lợi từ sản phẩm đó nên về góc độ nào đó anh Minh phải bảo vệ uy tín của doanh nghiệp. Việc yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền như trên không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm về đạo đức. Đó là chưa kể thực hư của con ruồi trong chai nước là do lỗi của nhà sản xuất hay có sự sắp đặt nào đó.”
Thật là lý luận của một quan tư pháp, cố tỏ ra là tâm hiền như Phật, luôn uống nước nhớ kẻ trồng cây!
Nhưng ông không hiền mà trái lại đang cổ vũ cho thứ lý thuyết ngậm miệng ăn tiền.
Nói về đảng, khi uy tín của đảng không còn nữa thì một đảng viên như ông vẫn cắm đầu bảo vệ là điểu dễ hiểu vì đảng nuôi ông, nhưng nói vê Tân Hiệp Phát như vậy thì ông đã nói...ngược.
Anh Minh không có bổn phận biết ơn tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng như nhân dân Việt Nam không có bổn phận biết ơn đảng cộng sản Việt Nam ông ạ. Có lẽ ông quá quen đọc khẩu hiệu nên quên mất nguyên lý của kinh doanh trong môi trường tự do. Là đảng viên ông quen việc lãnh tem phiếu nên nghĩ rằng cái gì mình nhận thì phải biết ơn người ban phát. Ngay cả tem phiếu của nhà nước cũng không phải là vật cần ghi ơn bởi lẽ dễ hiểu nhà nước, đảng làm gì có tiền mà ban với phát. Đây là động tác giả của cầu thủ bóng đá, cốt làm mờ mắt nhân dân khi lấy tiền của họ phát lại cho họ để rồi la lên là mình ban ơn...
Tân Hiệp Phát phải mang ơn những con người nhỏ bé được gọi là bán lẻ như anh Minh mới đúng, vì nếu không có những con người nhỏ bé ấy chắc chắn là không có Tân Hiệp Phát. Giống như đảng, không có nhân dân cùng khổ kia thì làm gì có đảng để mà ban phát thứ ơn ảo thưa ông?
Khác với đảng, các doanh nghiệp lớn có năm nào mà họ không cám ơn người bán lẻ bằng những quà tặng cuối năm hay những cuộc tham quan này khác. Có ông bán lẻ nào cuối năm khúm núm chạy tới một công ty đưa phong bì cám ơn vì đã cho họ cơ hội bán sản phẩm của công ty hay không?
Con ruồi Tân Hiệp Pháp đã có số phận của nó. Cho dù có mua chuộc hay đánh tráo vật chứng thì người tiêu dùng cũng đã sợ hãi nó rồi. Người ta không thể mua một thứ nước tởm lợm để uống cho dù được đánh bóng, làm sạch bằng luận điệu của một thẩm phán ông ạ.
“Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau" - Trường Chinh Đấu Tố Mẹ
Tiêu biểu là “đảng viên ưu tú” Trường Chinh đấu tố cha mẹ đến chết. Nhờ vậy y cũng được bia miệng ngàn năm khắc ghi câu đối tưởng niệm như thầy mình: “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng! Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu!”. (Đặng Khu chính là Đặng Xuân Khu, tên thật của thằng tặc tử Trường Chinh).
Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu sinh ngày 9/2/1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, qua đời năm 1988 tại Hà Nội.
Tiếp đó, theo Đèn Cù, là Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ Tĩnh. Bắc ghế ngồi trên thềm cao, y chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân, gằn giọng: “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”. Bà mẹ cắn lưỡi không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử. Nhờ thành tích giết mẹ đó, Chu Văn Biên được đảng trao chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp!
60 năm một tội ác kéo dài !!!
Cuộc trưng bày chuyên đề Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) 1946-1957 tại viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội từ hôm 08-09-2014 với gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, tư liệu ảnh đã được hí hửng giới thiệu: “Đây là một hoạt động góp phần tuyên truyền, giáo dục cho đông đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ nhận thức đúng hơn về cuộc cách mạng ruộng đất trong tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta những năm 1946-1957. Qua đó củng cố niềm tin, niềm tự hào về Đảng, Chính phủ và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay” (Thông báo của Bảo tàng). Trong ngày khai mạc, “Tiến sĩ” Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng còn hùng hồn phát biểu: “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ ‘long trời lở đất’, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”.
Dĩ nhiên người dân Việt Nam và cả quốc tế, từ hơn 60 năm nay, đều biết đó là một biến cố trời long đất lở, thậm chí vào bậc nhất lịch sử dân tộc. Không trời long đất lở sao được khi có hơn 172 ngàn người (nói theo con số chính thức) bị gọi là “địa chủ” phải tan thây vì đạn bắn vỡ sọ, cày ủi đứt đầu, đùi đánh nát ngực, dây trói gãy cổ….; khi có gấp ba số người ấy (tính mỗi gia đình 4 nhân khẩu) chỉ vì là thân thuộc của “địa chủ” mà bị giam nhốt trong chuồng trâu, bị cấm ra chợ búa, bị khai trừ khỏi xã hội để rồi phải chết đói trong tức tưởi và uất hận. Không long trời lở đất sao được khi dưới sự che chở lẫn xúi giục của Bác và Đảng, từng đoàn từng đội cải cách tung hoành khắp nơi mọi chốn, quyền uy hơn cả Thượng Đế (“Nhất Đội nhì Trời”), tổ chức những phiên tòa không cần bằng chứng, chẳng thèm luật sư, cấm tự biện hộ, để vội vàng tuyên cáo tịch thu tài sản, tuyên bố bản án tử hình và thi hành bản án ngay tại chỗ! Không long trời lở đất sao được khi từng tốp “ông đội”, “bà đội” hoặc đi vào từng làng, đến các gia đình bần nông hay cố nông, “thăm nghèo, hỏi khổ” để khơi sâu thù hận, tiếp đó “bắt rễ, xâu chuỗi” để chiêu mộ bầy tố cáo, dạy cho chúng tập hài tội thật nhuần nhuyễn ngõ hầu khi hữu sự thì diễn ngon lành… hoặc đến chính những gia đình sắp thành nạn nhân, áp bức vợ tố chồng, bó buộc con tố cha, uổng ép tớ tố chủ, với trò lừa gạt “không chịu tố thì thân nhân sẽ bị tử hình”, nhưng dại dột tố xong thì đó là những bằng cớ rành rành để “đội cải cách” thi hành công lý: giết thể xác địa chủ và giết tâm hồn người thân của họ.
Thế nhưng, nhìn vào các hiện vật (y phục đồ đạc đắt tiền của địa chủ, nhà cửa áo xống tồi tàn của bần nông, hình ảnh nông dân thay trâu kéo cày, kẻ vô sản được đảng ban phát ruộng, gia đình nghèo đoàn tụ sau cuộc chia ly vì đi ở tớ…), người ta thấy chỉ là một trò tuyên truyền hoàn toàn bất chấp lịch sử, dù được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trước hết, một số khách am tường đồ cổ và quá khứ đã cho biết có rất nhiều hiện vật và hình ảnh phục dựng, giả tạo, sai thời (năm 1958 chưa có nồi gang, đũa nhựa và thìa phíp trắng; bát tô tận thời bao cấp sau 78 mới xuất hiện; ảnh ông bố cởi trần kéo thứ cày của thập niên 70…). Tất cả biểu lộ thói khinh thường công luận của những “chuyên gia” trình bày, nhất là thói gian trá vốn thâm căn cố đế nơi người cộng sản, cái thói được thản nhiên bày tỏ chẳng những trong ứng xử cuộc sống mà cả trong giáo khoa, sử sách, tư liệu. Thứ đến, cuộc triển lãm chỉ nói tới những cái gọi là “thành tựu” của CCRĐ (vốn không có hay nếu có thì toàn những thành tựu cho riêng đảng, như sẽ nói dưới đây) mà hoàn toàn lãng quên những sai lầm lớn lao, những tội ác tầy trời và những hậu quả bi thảm cho con người và xã hội. Điều này là sự cố ý, vì chính giám đốc bảo tàng có nói: “Không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử” rồi còn biện minh cho việc giết người cách trâng tráo vô liêm sỉ, cho đó là sự hy sinh cần thiết: “Có thể những phần trưng bày này sẽ không thỏa mãn được hết mong muốn của người dân, đặc biệt là những dòng họ, gia đình có liên quan đến CCRĐ. Thế nhưng cuộc cách mạng có thắng lợi thì bao giờ cũng có những tổn thất. Mà những tổn thất đó thì không thể đi sâu và đưa vào trong một phạm vi triển lãm nhỏ như thế này. Nếu đưa quá nhiều thì lấn át chủ đề chính là những thành tựu chúng ta đã đạt được trong CCRĐ.
Thôi thì cũng phải nói với họ (172.000 nạn nhân CCRĐ) rằng sự hi sinh của họ mang lại nhiều điều tích cực cho đất nước thời kỳ đó.” Đấy là thói bất phục thiện (không bao giờ nhận lỗi) hầu như luôn tìm thấy nơi người cộng sản, nhất là hàng ngũ lãnh đạo. Chính thái độ bao che tội ác, lấp liếm sự thật này (giữa lúc một tác phẩm vạch trần vô số điều xấu xa, độc dữ, tồi tệ của đảng, đặc biệt trong CCRĐ, vừa xuất hiện trên thị trường và mạng lưới là Đèn Cù của Trần Đĩnh) đã gây nên sự công phẫn nơi đồng bào VN từ trong ra tới ngoài nước. Rất nhiều tài liệu lịch sử, công trình nghiên cứu từ lâu hay nhiều bài viết mới về biến cố đau thương này, soi chiếu nó dưới mọi khía cạnh, đã được đưa ra hay tái đưa ra cho công luận, khiến người ta thấy cuộc triển lãm mang nét thứ ba là ngu đần, và thầm khen taythầy dùi xúi tổ chức cuộc triển lãm đúng là “thằng đểu”. Hay như lời một người dân Hà Nội: “Chúng nó hết khôn dồn ra dại hay sao mà lại đi chọc “c...” ra để ngửi với nhau như thế hở!” Khiến cho cuộc triển lãm dự trù kéo dài 3 tháng phải đóng cửa chỉ sau 3 ngày!
Nhưng chính nhờ trò “chọc”, màn đểu vắn vỏi này mà công luận có dịp nhìn lại những tác giả gây ra và kéo dài tội ác “Cải cách” đó.
Trước hết là Hồ Chí Minh, “kẻ tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng VN”. Không cần tìm đâu xa, chỉ cần đọc bản cáo trạng “Địa chủ ác ghê” do chính tay y viết và đăng báo Nhân Dân ngày 21-07-1953 với bút hiệu CB (có lẽ là Của Bác) để kết án tử vị ân nhân số một của đảng, bà Nguyễn Thị Năm, người đầu tiên bị đem ra bắn để mở màn chiến dịch. Theo tác giả Bảo Giang trong bài “Cải cách hay đấu tố”, đó là “bản cáo trạng đẫm máu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử… là sự kết tinh tổng hợp của tất cả những gian dối, bịa đặt và vu khống cộng lại. Nó đáng bị lên án. Bất hạnh thay, nó lại triển nở rực rỡ trong lòng đảng cộng sản. Nó trở thành kim chỉ nam, trở thành người hướng dẫn đầy sáng tạo để cho các đoàn đảng viên nhuần nhuyễn và thi hành. Nó trở thành khung, sườn cho mọi cuộc đấu tố. Dù ở bất cứ làng nào, xã thôn nào, huyện nào, tỉnh nào, mọi cuộc đấu đều phải rập khuôn theo đúng nội dung trong “địa chủ ác ghê” do HCM đề ra. Nó rập khuôn gian dối, bịa đặt, vu khống đến nỗi tất cả đều như một. Theo đó, nó không chỉ là một bản cáo trạng khởi đầu mùa đấu tố, đọc trước mặt nạn nhân Nguyễn Thị Năm, nhưng còn là một văn kiện khai mở ra nền tảng luân lý và đạo đức của chế độ cộng sản. Một chế độ phi nhân, sống dựa vào gian dối và tạo ra gian dối”, dựa vào bạo lực và tạo ra bạo lực. Chính vì thế, dân gian đã tặng cho Hồ câu đối để ghi khắc bia miệng ngàn năm: “Lở đất long trời cuộc phanh thây địa chủ, kìa đạo đức Nguyễn Ái Quốc Mác-Lê! Thần căm người hận màn đấu tố ân nhân, ấy tình thương Hồ Chí Minh Cộng sản!”.
Chính “tấm gương đạo đức Bác Hồ” đó -mà đảng viên, cán bộ và toàn dân bị buộc phải học tập từ đợt chiến dịch này tới đợt chiến dịch khác- đã đẻ ra đảng Cộng sản vốn cai trị đất nước từ 60 năm qua theo tinh thần và đường lối của Hồ. Trước hết là tinh thần độc tài toàn trị. Sử sách và chứng từ đã cho biết: đảng CS thực thi cuộc CCRĐ với ba mục tiêu. Mục tiêu chính trị là nắm toàn quyền trên xã hội. CCRĐ là một cách quét sạch những địa chủ, cường hào, nhân sĩ uy tín, những con người có mầm mống vươn lên ngoài vòng kiểm soát của đảng. Nghĩa là tất cả những gì mà cách mạng cho là đối nghịch, nguy hiểm trong tương lai và trong hiện tại. Quét sạch để xã hội trở nên một tờ giấy trơn, đảng muốn vẽ gì thì vẽ, trở nên một đàn cừu, đảng dẫn đi đâu thì đi. Mục tiêu kinh tế là tập trung đất đai tài nguyên vào tay đảng. Những người cày được chia ruộng (đảng khoác lác có gần 4 triệu nông dân lúc ấy được chia hơn 70 vạn hecta tịch thu từ địa chủ) chỉ vài năm sau là phải vào hợp tác xã, trả lại tất cả (ruộng, trâu, cày) cho nhà nước. Việc này nay được hiến định lẫn luật định rất rõ ràng: nhà nước là địa chủ duy nhất, sở hữu chủ toàn diện! Và cuối cùng là mục tiêu văn hóa. CCRĐ để phá vỡ cơ cấu thôn làng gia tộc, vốn là giềng mối của xã hội nông nghiệp ngàn năm, thay vào đó bằng đoàn đội sản xuất; ngoài ra, khi buộc con tố cha, vợ tố chồng, hàng xóm tố nhau, CCRĐ còn phá vỡ luân lý gia đình nói riêng và đạo đức xã hội nói chung, để đảng đưa ra một thứ đạo đức mới, đạo đức cách mạng, đạo đức bác Hồ, với nguyên tắc duy nhất: cứu cánh biện minh cho phương tiện. Bất cứ cái gì có lợi cho cách mạng, cho đảng, dù đó là gian dối, hận thù, đàn áp, dù đó là bóp méo sự thật, chà đạp công lý, tiêu diệt tình thương, thì đều là tốt là thiện cả!
Do đó và thứ đến là tinh thần “cách mạng tiến công”, nhiệt thành thực thi cuộc CCRĐ theo những quy tắc luân lý của riêng nó. Tiêu biểu là “đảng viên ưu tú” Trường Chinh đấu tố cha mẹ đến chết. Nhờ vậy y cũng được bia miệng ngàn năm khắc ghi câu đối tưởng niệm như thầy mình: “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng! Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu!”. (Đặng Khu chính là Đặng Xuân Khu, tên thật của thằng tặc tử). Tiếp đó, theo Đèn Cù, là Chu Văn Biên, bí thư đoàn ủy cải cách ruộng đất Nghệ Tĩnh. Bắc ghế ngồi trên thềm cao, y chỉ tay vào mặt mẹ đẻ chắp tay đứng dưới sân gằn giọng: “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”. Bà mẹ cắn lưỡi không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử. Nhờ thành tích giết mẹ đó, Chu Văn Biên được đảng trao chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp!
Những đảng viên tiếp nối gương Hồ và những “học trò xuất sắc” của y nay càng nhan nhản. Dù ở trung ương hay ở địa phương, chúng đang kéo dài tội ác CCRĐ đó. Nay nó mang cái tên mới: Giải Phóng Mặt Bằng. Nó không chỉ nhắm vào ruộng đất mà cả nhà cửa, không chỉ nhắm vào nông dân mà cả thị dân. Không chỉ là nửa triệu nạn nhân trực tiếp mà cả chục triệu dân oan, sống vô gia cư, chết vô địa táng, khiếu kiện từ đời ông cha đến đời con cháu, bị hành hung, kết án, tống ngục. Bọn địa chủ tham lam, tàn bạo thế hệ mới này còn dự tính dâng cả đất nước cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc để chúng hưởng quyền lực và quyền lợi lâu dài.
BBT
Những sự thật cần phải biết (phần 14) - Trường Chính - Kẻ vong bản
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Lịch sử và hiện tại đã chỉ ra rằng một đảng vô thần, vô tổ quốc và độc tài đã tạo ra những con người độc ác đến ghê sợ trong đó có Trường Chinh. Ngày hôm nay chúng ta phải trả lại sự thật của lịch sử để cho người dân thấy rằng họ đã bị đảng tập hợp bởi những kẻ độc ác, táng tận lương tâm lừa dối suốt 80 năm qua...
*
Trường Chinh (1907 - 1988) tên thật là Đặng Xuân Khu. Theo thông tin từ website của trường THCS Trường Chinh cho biết thông tin về Trường Chinh: “Là nhà chính khách cách mạng, nhà thơ, bút danh Sóng Hồng, biệt hiệu Trường Chinh (biệt hiệu này dùng như tên gọi). Ông sinh ngày 09/02/1907 tại làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định)... Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (1941) ông được cử làm Tổng bí thư Đảng, đồng thời làm chủ bút các báo Giải Phóng, Cờ Giải Phóng và Tạp Chí Cộng Sản... Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử vào nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước như: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến năm 1981, ông là Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tháng 7/1987, ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tháng 12 cùng năm, ông được đề cử làm cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.” (1)
Hồ Chí Minh và những đàn em cộng sản của mình. Từ trái qua:
Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh.
Trên thực tế Trường Chinh là đàn em của Hồ Chí Minh và là một trong những tội đồ của dân tộc Việt Nam. Xét trên khía cạnh tội ác thì tất cả các lãnh đạo cộng sản đều có tội với dân tộc, với đất nước. Tuy nhiên mỗi người có những tội lỗi đặc thù khác nhau. Ở con người của Trường Chinh trong bài viết này nổi bật lên tội lỗi đó là một kẻ Vong bản. Điều này thể hiện ở hai sự việc sẽ được trình bày dưới đây.
I. Đồng mưu với Hồ Chí Minh để Hán hóa Việt Nam:
Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã chủ trương bán nước và tiến hành Hán hóa Việt Nam, làm tay sai cho Trung cộng. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn ở “Những sự thật không thể chối bỏ” phần 2, 9, 10, 11, 12 trên Danlambao. Phục vụ đắc lực cho âm mưu Hán hóa Việt Nam đó chính là Trường Chinh. Để minh chứng cho sự kiện này chúng ta cùng tìm hiểu các chứng cứ sau đây.
Tờ nhật báo “Tiếng Dội” số 462, năm thứ 3, 1951, Âm lịch 22 tháng Bảy năm Tân Mão, giá bán 1 đồng, của Chủ nhiệm Trần Chí Thành tự Trần Tấn Quốc, Tòa soạn, Quản lý 216 đường Gia Long Sài Gòn, có bài mang tựa đề “Việt Minh vận động cho Việt Nam làm chư hầu Trung Quốc”, cho in nguyên văn một tờ truyền đơn do Trường Chinh ký như sau:
ỦY BAN HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
NĂM THỨ VII
TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN
SỐ: 284/LĐ ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC
Hỡi đồng bào thân mến!
Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào!
Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế?
Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu Tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc.
Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi!
Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta!
Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu!!!
Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v...
Ta hãy quét sạch lũ “trí thức” đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân!
Chúc “Tổng phản công” và “Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân”.
Trường Chinh
Tổng thư ký đảng Lao Động
Đây là một văn bản cho thấy đảng cộng sản chủ trương bán nước và Hán hóa dân tộc, kêu gọi làm chư hầu rõ rệt nhất cho Trung cộng. Việc này là một sự cho thấy rõ nét âm mưu Hán hóa của đảng cộng sản trong vô vàn hành động khác. Tuy nhiên sẽ có nhiều ý kiến cho rằng sự có mặt của sắc lệnh kêu gọi kia chỉ là một thứ bịa đặt nhằm bôi nhọ đảng cộng sản. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi đã có những bằng chứng khẳng định sự có mặt của văn bản do Trường Chinh ký là thật.
Thứ nhất, số báo Tiếng Dội này nằm trong Thư Viện tiếng Việt thuộc Bảo Tàng Viện Anh Quốc (British Museum - London). Bạn đọc hoàn toàn có thể kiểm chứng. Chúng ta cũng phải nhìn nhận về tờ báo Tiếng Dội như sau. Các văn bản, bài báo được lưu trữ trong văn khố của các nhà nước có tiến bộ như Anh, Mỹ, Pháp... đều là những tác phẩm có giá trị về mặt nội dung cũng như sự thật lịch sử được nghiên cứu và chọn lọc kỹ lưỡng. Sự việc được lưu trữ trong văn khố của viện bảo tàng nước Anh cho thấy tính xác thực của bài báo nói trên trong tờ báo Tiếng Dội. Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy sự tồn tại sắc lệnh của ông Trường Chinh là có thật.
Thứ hai, hiện nay tại Trung tâm lưu giữ quốc gia I, Việt Nam có một văn bản lưu giữ như nội dung bài báo Tiếng Dội cho đăng. Văn bản này được lưu giữ trong kho văn thư trước năm 1945 của đảng cộng sản Việt Nam. Văn bản tuy mất một phần dưới góc do yếu tố thời gian không thể thấy được chữ ký của ai nhưng trên đầu của sắc lệnh ghi rõ do đảng Lao động Việt Nam (tên khác của đảng cộng sản) ban hành. Việc không thấy chữ ký của ai không quan trọng lắm vì nó có ghi rõ là của đảng Lao động và được trung tâm lưu trữ quốc gia lưu trữ nên nó không thể vô giá trị. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại trung tâm lưu trữ quốc gia I tại Hà Nội về sắc lệnh kêu gọi nói trên.
Thứ ba, sẽ là thiếu sót nếu chỉ có 2 bằng chứng trên đây để khẳng định việc tồn tại sắc lệnh kêu gọi của ông Trường Chinh là sự thật. Thêm bằng chứng sau đây sẽ khẳng định chắc chắn về điều đó với bạn đọc. Vì đảng cộng sản hay có thói quen thủ tiêu bằng chứng về tội ác và sai lầm của mình nên thêm một nguồn tài liệu có thể khẳng định điều này. Trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc) có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi” bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn trang 126 nói về quan hệ với Việt Nam. Đoạn đó có đoạn tạm dịch như sau:
“Mao chủ tịch đánh giá việc Việt Minh đã từng muốn dùng tiếng Trung Quốc thay cho chữ quốc ngữ Việt Nam là một hành động cho thấy trước sau gì Việt Nam sẽ thuộc về chúng ta, ít nhất là về văn hóa”.
Từ đoạn này chúng ta có thể thấy Mao đã biết chủ trương dùng tiếng Hoa của Việt Minh (lúc đó mang tên đảng Lao động Việt Nam). Thời điểm tác giả Hà Cẩn nêu trong cuốn sách của mình là lúc Mao vẫn chỉ gọi đảng cộng sản Việt Nam là Việt Minh trùng khớp với thời điểm và cách dùng trong quy phạm của sắc lệnh kêu gọi của Trường Chính đòi nhân dân Việt Nam học tiếng Hoa.
Thứ tư, để khẳng định thêm về con người của Trường Chinh và vai trò của Trường Chinh trong bức thư kêu gọi bỏ Việt theo Tàu thì một cuốn sách của tác giả đảng viên đảng cộng sản Pháp - D. Olivier cho biết: “Chính phủ của đảng Lao Động Việt Nam đã được chính quyển cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa hậu thuẫn rất nhiều. Đã có thời điểm tổng thư ký đảng Lao Động là ông Trường Chinh thay mặt đảng chủ trương cho người dân Việt nam học chữ Hán như là một thứ quốc ngữ...” (Trích trang 95 cuốn “Đông Dương và người Pháp” - xuất bản năm 1987).
Trường Chinh đọc báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI của Đảng CS tháng 12-1986.
Thứ năm, bản thân con người của Trường Chinh là một con người có tư tưởng thân Trung cộng và là người vâng lời Hồ Chí Minh gần như tuyệt đối. Trường Chinh là người tích cực nhất trong vụ cải cách ruộng đất mà Hồ học từ Trung cộng. Việc thực thi một cách chặt chẽ các chủ trương của Tàu và Hồ Chí Minh đã biến Trường Chinh thành một tên tội đồ trong CCRĐ. Điều này khác hẳn với tư tưởng của ông Duẩn trong việc quan hệ với Trung cộng. Rõ ràng ngay cả bản chất con người Trường Chinh cũng cho thấy ông ta yêu Trung cộng như lãnh tụ của ông ta. Để thấy rõ nét vai trò là đàn em của Hồ trong cải cách ruộng đất chúng ta có thể đọc lại “Những sự thật không thể chối bỏ” phần 5 và lưu ý: “Cấp trung ương: do tổng bí thư đảng Lao động là Trường Chinh - Đặng Xuân Khu làm chủ tịch, có ba người phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương (đều là ủy viên Bộ chính trị) và Hồ Viết Thắng (ủy viên Trung ương đảng). Hồ Viết Thắng giữ chức giám đốc, trực tiếp điều hành cuộc Cải cách theo mệnh lệnh của Trường Chinh. Hồ Viết Thắng đã từng đi học ở Trung cộng, được Trường Chinh giao nhiệm vụ mở "Trung tâm đào tạo cán bộ Cải cách Ruộng đất" tại chiến khu Cao Bắc Lạng.”
Đấu tố CCRĐ
Và đặc biệt trong vụ án của bà Cát Hanh Long thì Trường Chinh cũng cho thấy bản chất khát máu cũng như quỵ lụy Hồ Chí Minh như thế nào. Trong Hồi ký “Làm người rất khó, làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn”, nguyên Phó thủ tướng CHXHCN Việt Nam, ông Đoàn Duy Thành cho biết việc bà Năm bị bắn đã làm xôn xao dư luận. Ông cho rằng việc làm này có 3 điều làm sai chính sách là:
(1) Địa chủ kháng chiến được chiếu cố;
(2) Địa chủ kiêm công thương được chiếu cố;
(3) Địa chủ hiến ruộng được chiếu cố. Và một điều sai đạo lý là "...bắn một địa chủ là nữ, không phải là cường hào gian ác sẽ trái đạo lý thông thường của người Việt Nam".
Ông Đoàn Duy Thành viết tiếp: "Sau này khi sửa sai CCRĐ xong, tôi được nghe nhiều cán bộ cao cấp nói lại: 'Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp và nói đại ý: ‘ Chẳng lẽ CCRĐ không tìm được một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trường Chinh và được trả lời là: 'Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!'. Và thế là cái chết đã đến với bà Năm.
Bữa cơm tại Tỉn Keo ATK gồm Hồ Chí Minh,
Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp tiễn Lê Đức Thọ
vào Nam. Ảnh tư liệu trưng bày tại Bảo tàng ATK Định Hóa.
Trường Chinh và Hồ Chí Minh
Sắc lệnh kêu gọi của Trường Chinh thể hiện dã tâm biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung cộng của đảng cộng sản Việt Nam. Như vậy bản chất vong bản của Trường Chinh đã thể hiện rõ ở luận cứ này vì dám kêu gọi bỏ chữ viết dân tộc đi theo chữ của Trung cộng.
II. Sát hại cha mẹ và thân nhân
Bản chất vong bản của Trường Chinh còn thể hiện ở việc ông ta đấu tố để bức hại cha mẹ cũng như thân nhân của mình. Xin theo dõi một số dẫn chứng sau đây để thấy rõ điều này.
Thứ nhất, Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu có liên hệ về gia tộc với Bác sĩ Đặng Vũ Lạc làng Hành Thiện, phủ Xuân Trường, Nam Định. Bác sĩ Đặng Vũ Lạc là một vị bác sĩ kỳ cựu của Đông Dương, tốt nghiệp ở Pháp, đã điều hành dưỡng đường Henry Copin ở Hà Nội là nhà thương tư lớn nhất vào thuở ấy. Bác sĩ Đặng Vũ Lạc cũng là người đề xướng thành lập Hội Bác sĩ Đông Dương. Nhà thương Henry Copin ở phố Hàng Cỏ, Hà Nội là nơi tụ hội của hàng ngũ đảng viên Đại Việt. Người em ruột của Bác sĩ Đặng Vũ Lạc là Đặng Thị Khiêm, có chồng là Ông cả Nguyễn Tư Tề, nên thường được gọi là Bà cả Tề. Bà là Đảng viên điều hành Xứ bộ Bắc Việt của đảng. Khi Trường Chinh bị đuổi học về nhà đi lang thang, Bà Cả thương tình con cháu đem về chăm sóc và lo việc vợ con và thăm nuôi những lần Trường Chinh bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò.
Tác giả Quang Minh trong quyển sử Đại Việt Quốc dân đảng đã viết rằng hệ phái bên Bác sĩ Đặng Vũ Lạc học hành và làm ăn phát đạt nên được dân trong làng Hành Thiện và cả phủ Xuân Trường vị nể, nhưng (trang 19 sđd): “Trái lại, Trường Chinh thì học hành không ra gì còn bị sa sút... cho nên có sự ganh tị ở địa phương đã lâu. Đến khi Cộng sản chiếm được chánh quyền, Trường Chinh ra lệnh thủ tiêu một lần bảy (07) người thanh niên trí thức của họ Đặng Vũ đã theo Đại Việt: 1- Đặng Vũ Căn, 2- Đặng Vũ Toại, 3- Đặng Vũ Lệ, 4- Đặng Vũ Kha, 5- Đặng Vũ Tân, 6- Đặng Vũ Định, 7- Đặng Vũ Úy.”
Thứ hai, lúc khởi đầu chiến dịch CCRĐ năm 1952, chính Trường Chinh - Đặng Xuân Khu đã đấu tố cả cha mẹ của mình khiến ngoài dân gian có câu vè truyền tụng (trích bài của Ban biên tập Báo Nguyệt San Tự do Ngôn luận, số 40, ngày 1-12-2007): “Đấu tố phụ mẫu, tôn thờ Mác Lê, nhục ấy đời chê thằng họ Đặng. Hãm hại sĩ nông, đảo điên văn hóa, tội kia sách chép đứa tên Khu”.
Khu ở đây chính là Đặng Xuân Khu - Trường Chinh!.
Thứ ba, tác giả Minh Võ tên thật là Vũ Đức Minh, sinh năm 1931 tại Nam Định (đồng hương với Trường Chinh) và hiện đang sinh sống tại San Diego, California. Ông nguyên là Tổng thư ký Nguyệt san Tinh Thần, và cũng là dịch giả nhiều cuốn sách từ Anh và Pháp ngữ sang tiếng Việt về các vấn đề tôn giáo, chính trị, văn học, lịch sử, tâm lý giáo dục. Tác giả đã giữ nhiều trách nhiệm quan trọng trong ngành truyền thông trước 1975. Sau năm 1975, tác giả bị cộng sản giam tù 10 năm. Một số tác phẩm: Sách lược xâm lăng của cộng sản, Sài Gòn, 1963, Ngô Đình Diệm lời khen tiếng chê, Thông Vũ, 1968, 1998, 2002... Trong bài viết của ông có tựa đề “Con tố cha, vợ tố chồng” có đoạn viết: “Trong lịch sử dân tộc VN, chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên cách quái đản như trong thời kỳ CCRD. Con cái phải bịa chuyện gian dối đấu tố cha mẹ (mà Trường Chinh đã đấu tố cha ruột đến chết để làm gương).” (2)
Thứ tư, trong cuốn sách “Quê hương niềm đau và nỗi nhớ” của tác giả Huy Vũ (nguyên quán làng Bản Nguyên, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Theo gia đình di cư vào Nam 1955. Đậu Tú Tài I và II ban Toán năm 1957 và 1958. Là Thí nghiệm viên của Chương Trình Diệt Trừ Sốt Rét từ năm 1959 tới 1963. Đậu Cử Nhân Luật năm 1964). Trong chương 8 của cuốn sách có tên là - Chiến Dịch Đấu Tố Địa Chủ ở Làng Tôi có viết: “Đặc biệt họ cũng nêu ra một tấm gương sáng chói để tôi noi theo là ông Trường Chinh, tuy là con trai của một đại địa chủ, song vẫn được tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí Thư đảng Lao Động Việt Nam. Rất tiếc là chiến dịch PT/PĐQC/ĐTCĐC ở làng tôi đã xảy ra trước làng Hành Thiện của cụ thân sinh ra ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu. Nếu sau, chắc chắn chúng còn cho tôi biết thêm ông Trường Chinh đã tố khổ bố ông ta như thế nào.”
Và để kể về sự kiện Trường Chinh đấu tố cha mẹ cũng như một trường hợp tương tự ở ngoại thành Hà Nội thì nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã viết một bài thơ khá não lòng:
“Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thật đáng chết
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước Đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội”.
Cải cách và đấu tố
Thứ năm, ngay cả những người giúp đỡ và nuôi giấu mình thì Trường Chinh cũng sẵn sàng giết hại không chút gớm tay. Trong cuộc Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần (Nguyên Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội. Ông Nguyễn Minh Cần trong giai đoạn ấy là 1 cán bộ trung cấp. Ông từng là bí thư quận ủy ngoại thành Hà Nội trước khi ra công khai, trở thành phó chủ tịch ủy ban hành chính Hà Nội vào năm 1954. Ông thấu hiểu từng bước của cuộc cải cách ruộng đất và đã trực tiếp làm công tác sửa sai sau đó tại ngoại thành HN. Hiện ông Cần sinh sống tại Matxcơva) về sự chuẩn bị của đảng cộng sản và nhà nước VNDCCH trước khi bắt đầu cuộc Cải cách ruộng đất. Cuối giai đoạn chuẩn bị là thí điểm với vụ án bà Cát Thanh Long từng gây xôn xao dư luận một thời. Xin đọc đoạn phỏng vấn như sau:
PV: Kính chào ông Nguyễn Minh Cần, ông có thể cho biết là ông HCM và đảng CS đã chuẩn bị cho cuộc cải cách ruộng đất như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Cần: Trong năm 1951 và 1952 ông HCM đã cùng với Thường vụ trung ương đảng, bây giờ ta gọi là Bộ chính trị, lúc bấy giờ gọi là Thường vụ trung ương đảng, họ chuẩn bị về mọi mặt. Chuẩn bị quan trọng đầu tiên là chuẩn bị về mặt tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên, quân đội thông suốt về tư tưởng.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân - kẻ địch của nhân dân.
Điểm đó là điểm mà xoay chiều tư tưởng rất lớn ở trong cán bộ. Lúc bấy giờ cũng có nhiều cán bộ thắc mắc, đại thể tôi muốn nói một kinh nghiệm, khía cạnh như vậy để thấy rằng lúc đầu tư tưởng của cán bộ cũng không phải nhất trí trong vấn đề đánh địa chủ đâu, mà có những thắc mắc như vậy. Thế nhưng mà những cuộc chỉnh huấn có nhiệm vụ làm thế nào để dẹp hết tất cả những tư tưởng thắc mắc đó để tạo một sự nhất trí bắt buộc ở trong đảng, ở trong quân đội và ở trong các đoàn thể. Trong giới trí thức cũng có những cuộc chỉnh huấn.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân - kẻ địch của nhân dân.
Việc thứ hai, chuẩn bị mặt tổ chức thì tôi muốn nói rõ thêm là về mặt tổ chức lúc bấy giờ theo sự phân công giữa Mao Trạch Động và ông HCM thì Stalin có nói rằng Trung Quốc ở gần Việt Nam và đã từng có kinh nghiệm cải cách ruộng đất rồi, thế thì Trung Quốc sẽ giúp cho Việt Nam làm việc đó.
Vì vậy cho nên Việt Nam mời các cố vấn sang. Tổng cố vấn lúc bấy giờ là Lã Quý Ba, ông ta đồng thời là đại sứ của Bắc Kinh, đại sứ mà lại đồng thời là tổng cố vấn. Tổng cố vấn về quân đội là Vi Quốc Hân?, tổng vấn về cải cách ruộng đất là Triểu Hiểu Quang. Ông này là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây, là tỉnh cũng đã làm cải cách ruộng đất.
Như vậy là trùm lên trên về mặt tổ chức là hệ thống cố vấn. Đồng thời về mặt tổ chức thì thành lập cái gọi là Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương, dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất. Mỗi đoàn cải cách ruộng đất thì có một đoàn ủy lãnh đạo. Dưới các đoàn là các đội cải cách ruộng đất.
PV: Xin ông nói rõ thêm về đội cải cách ruộng đất, là những người trực tiếp thực hiện và dân chúng còn mô tả là có quyền hành hơn cả Trời. Nhất đội nhì Trời kia mà.
Ông Nguyễn Minh Cần: Mỗi đội cải cách ruộng đất, theo xã to hay nhỏ gồm khoảng 30 hoặc 40 người. Phần nhiều là những người ở các địa phương khác, tức là họ giữ một nguyên tắc là không để cho người địa phương nơi nào phải đi làm cải cách ruộng đất ở nơi ấy. Vì họ sợ như vậy sẽ tạo điều kiện bao che cho tổ chức cũ, bao che cho địa chủ quen biết v.v... Đấy là một nguyên tắc.
Như vậy là cả một đạo quân để đi làm cải cách ruộng đất. Bây giờ để chuẩn bị một bước thứ ba nữa tức là chuẩn bị mặt chính sách. Năm 1952, Bộ chính trị tổ chức làm thí điểm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là một tình căn cứ của Việt Minh thời kỳ bấy giờ. Trong lần thí nghiệm này có 1 sự kiện động trời: tòa án cải cách ruộng đất tử hình bà Nguyễn Thị Năm (còn gọi là Cát Thanh Long)
PV: Thưa ông, vụ án này nổi tiếng lắm, ông vui lòng kể thêm 1 số chi tiết về vụ án này.
Ông Nguyễn Minh Cần: Bà là một người mà thời kỳ trước cách mạng đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn nhất của đảng CS lúc bấy giờ là ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt, ông Lê Đức Thọ, ông Phạm Văn Đồng, ông Lê Thanh Nghị và ông Lê Giảng.
Còn trong thời kỳ "Tuần lễ vàng", là sau khi đã có chính phủ VNDCCH rồi thì gia đình bà đã dâng nộp 100 lạng vàng cho chính quyền mới. Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con trai làm trung đoàn trưởng. Thế mà bà lại bị quy là địa chủ, cường hào gian ác và bị đoàn cải cách ruộng đất xử án tử hình
Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương do Trường Chinh cầm đầu đã duyệt và thường vụ trung ương, tức là bộ chính trị cũng đã chuẩn y và tất nhiên cả ông HCM lúc bấy giờ cũng biết sự kiện đó chớ không phải không. Nhưng họ lại lạnh lùng chuẩn y một án tử hình như vậy.
Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước, đã từng giúp đỡ cho những người CS! Phát súng đó đã nói rằng nó nói lên nhiều về tâm địa của những lãnh tụ CS, nó báo hiệu trước 1 tai họa khôn lường cho toàn dân ở miền Bắc lúc bấy giờ.
PV: Xin được hỏi thêm ông về vụ xử tử bà Cát Thanh Long. Về sau mỗi khi tòa án tuyên án tử hình thì án được thi hành liền. Thế tại sao án tử hình của bà Cát Thanh Long lại còn phải đưa lên trên để xin ý kiến?
Ông Nguyễn Minh Cần: Vì đây là thí điểm đầu tiên, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho nên có sự thận trọng. Về sau này thì lại khác, tức là quyết định của tòa án là bắn luôn.
Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4/12/1953 thì kỳ họp thứ 3 của quốc hội khóa I, tại đó chủ tịch HCM đọc báo cáo "tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất". Đến ngày 4/12 thì quốc hội nhất trí thông qua luật cải cách ruộng đất và chủ tịch HCM đã ký sắc lệnh ban hành luật. Từ đó bắt đầu các đợt cải cách ruộng đất
Lúc đầu, mỗi đợt cải cách ruộng đất thì ở một vùng, số lượng xã ít hơn, nhưng dần dần thì mở rộng ra. Đến năm 1956, tức là đợt 5 là đợt cuối cùng, diễn ra ở hầu hết các đồng bằng Bắc bộ và các vùng trước đây Pháp chiếm (3)
Bà Cát Hanh Long - Nguyễn Thị Năm và các con
Qua đoạn phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần cho thấy lúc đó quyền sinh sát nằm trong tay Hồ Chí Minh và Trường Chinh nhưng họ lại ra tay giết hại chính những người cưu mang mình. Đó là một điều vong bản và bất nhân.
III. Kết luận:
Con người có hai điều chính yếu để kết luận tội vong bản đó là phản bội dân tộc, tổ quốc và phản bội, giết hại cha mẹ và người thân. Chính vì tham quyền lực mà Trường Chinh đã thực hiện cả hai điều này. Và như vậy thì Trường Chinh đích thực là kẻ vong bản không hơn không kém.
Lịch sử và hiện tại đã chỉ ra rằng một đảng vô thần, vô tổ quốc và độc tài đã tạo ra những con người độc ác đến ghê sợ trong đó có Trường Chinh. Ngày hôm nay chúng ta phải trả lại sự thật của lịch sử để cho người dân thấy rằng họ đã bị đảng tập hợp bởi những kẻ độc ác, táng tận lương tâm lừa dối suốt 80 năm qua. Đó chính là lẽ phải mà chúng ta cần phải thực hiện.
Ông Trần Đĩnh kể là Bác Hồ bịt râu và Trường Chinh đeo kính râm đến tham dự buổi đấu tố bà Nguyễn Thị Năm. (Đèn Cù, trang 82). Trước khi đưa bà Năm ra pháp trường, chính ông Hồ đã viết bài kể tội bà (Địa chủ ác ghê) đăng trên Báo Nhân Dân với bút hiệu CB.
Để đạt cuộc cách mạng long trời lở đất, trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ, ông Hồ đã chỉ thị cho Trường Chính phải có những bài cổ động sự tham gia tích cực của nông dân, khơi dậy lòng căm thù của giai cấp bần cố. Mặt khác hài tội các địa chủ trên Báo Nhân dân. Chính ông Hồ đã giấu mặt đi tham dự buổi đấu tố đấu nạn nhân đầu tiên là bà Nguyễn Thị Năm, một ân nhân lớn của cách mạng để đánh giá thành quả những bước đầu của chiến dịch. Cái nham hiểm của Ông là kéo Trường Chinh đi theo.
Ông Trường Chinh đã phải đeo kính râm trong suốt buổi đấu. Trong lòng chắc nổi lên trăm mối tơ vò. Vì những cán bộ nòng cốt Việt Minh khởi đầu đã nằm giầm giề, ăn những chén cơm do chính tay bà hầu hạ, không kể những lượng vàng gia đình bà đã đóng góp trong tuần lễ vàng.
Với cặp kiếng đen, Trường Chinh hy vọng có thể giấu bớt đi phần nào những phản ứng cảm xúc trên gương mắt. Nhưng liệu chúng có qua được cặp mắt ông Hồ không. Không cần nhìn thẳng mặt, ông Hồ chỉ hỏi dăm ba câu bâng quơ cũng thừa biết ông đang nghĩ gì. Trường Chinh có bố mẹ là địa chủ.
Qua chi tiết nhỏ này, Trần Đĩnh cho thấy được lòng nham hiểm của ông Hồ. Ông giương cung bắn ra một mũi tên trúng ba con chim: Bà Năm và cha mẹ của Trường Chinh.
Những thái độ và ánh mắt trao đổi giữa ông và Trường Chinh ngầm nói lên cho Trường Chinh biết là: "Chú mày thấy đấy con mẹ Năm như thế mà tao còn không tha, nên chú mày làm sao cho coi được với thằng bố và con mẹ địa chủ của chú mày."
Bước ra quân đầu tiên: Một đại ân nhân của Việt Minh và bố mẹ ruột của một nhân vật nòng cốt trong đảng, hỏi có anh nào còn giám ho he gì nữa không. Muốn an thân, muốn thăng quan tiến chức, hãy hét lên những tiếng đấu tố điêu ngoa cho thật lớn, cho chúng bay thật cao, thật xa để những con vật bé nhỏ hiền lành đang nấp sâu trong hang cũng phải run lên vì sợ; và tiếp sau đó từ cán bộ cấp cao cho tới người cùng đinh thi nhau tố giác lẫn nhau và tạo nên một bầu không khí sắt máu hận thù khắp nơi.
Cho tới khi tiếng rên xiết thấu trời xanh. Ông lau nước mắt giữa ban ngày để chụp hình và xin lỗi những nạn nhân đã nằm yên dưới lòng đất sâu; đồng thời gọi là có kỷ luật với những người đã thi hành sai chính sách. Truyện xưa kể, mỗi khi một Hoàng đế Trung Hoa chết. Người ta dùng nhiều thợ tài giỏi để xây lăng. Khi mọi việc hoàn tất, xác vua đã nằm yên trong lăng, thì những người thợ tài giỏi này cũng bị thủ tiêu để bảo mật. Vậy bao nhiêu cán bộ bị xử vì được cho là đã thi hành sai chính sách của đảng để bịt miệng.
Sau năm 75, tôi dò hỏi có phải người ta đã thế cha mẹ Trường Chinh bằng những tội nhân khác, nhưng chẳng ai xác nhận được và cứ theo như những tài liệu và những nhân chứng kể lại khi đấu tố thì không thể thay thế nạn nhân được. Vì những người đấu tố là những người ngay trong gia đình, những người hàng xóm, cùng làng nước, và đặc biệt là những người làm công sống lâu năm trong gia đình. Câu chuyện ông Trường Chinh giết bố mẹ trong chiến dịch này đã được nhiều người nói đến từ lâu. Ngày nay qua những dòng tường thuật rất ngắn của Trần Đĩnh đã soi rọi vào góc khuất này gián tiếp cho mọi người thấy.
Ông Hồ luôn chủ trương dùng những tay chân canh chừng lẫn nhau. Đó chính là chính sách “tam tam chế” trong các đơn vị hành chánh, công an và quân đội. Nếu một thuộc cấp của ông là trí thức, ông đã có những tay đầu đường xó chợ được ông ban ơn sẵn sàng tuyệt đối trung thành với ông để ông sử dụng trong những mưu đồ riêng của mình. Trần Quốc Hoàn thanh toán Nông Thị Xuân hay như tướng phòng không Phùng Thế Tài mà ở đất Bắc ai cũng biết rõ lý lịch. Ông dùng trí thức kiểm soát dân ngu, và dùng dân ngu thanh toán trí thức khi cần.
Những ai đã lỡ sa vào tổ chức của ông đều phải thi hành những gì ông muốn. Một khi thấy được những hành động của mình quá tội lỗi, muốn vũng vẫy thoát ra cũng không thể. Đọc “Nhật ký của một thằng hèn” của Tô Hải đã nói lên điều này. Một người rất thân cận với ông Hồ là Nguyễn Hữu Đang sau khi nhận ra mặt trái của ông Hồ, đã tìm đường trốn vào Nam, nhưng xui cho ông lại bị bắt lại và phải ngồi bóc lịch cho mãi những năm sau 75. Nguyễn Tuân nói: "Tao còn sống vì tao biết sợ," và Tôn đức Thắng đã từng là chủ tịch nước cũng không ngoại lệ: “Đ.M. Tao đây còn phải sợ”
Xe lửa bắt đầu chuyển bánh. Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi...đã tháo luôn chiếc giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia.
Hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm cười và giải thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất, họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ xài được đôi giày của tôi”.
Chúng ta thường ít nghĩ đến người khác mà chỉ nghĩ về bản thân mình. Khi chúng ta bị mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Chúng ta mất quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở, chán nản, thậm chí trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra.
Gandhi đã có một hành động thật cao quý bởi trong sự mất mát của bản thân như thế, ông vẫn có thể nghĩ đến người khác.
Hành động của Gandhi chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tư tưởng và nguyên tắc sống của ông. Nếu trong những lúc bình an và thành công mà chúng ta còn không quan tâm lo lắng cho những kẻ bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp khó khăn, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không?
Xung quanh ta có biết bao nhiêu người khó khăn. Họ đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ thiếu thốn không phải lúc nào cũng là vật chất, mà đôi lúc chỉ là một lời động viên an ủi. Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
Thuyết trình tại Đại hội GHPGVNTN kỳ 9 – Khoáng đại I
Thưa quý vị Đại biểu,
Chủ nghĩa bá quyền Đại Hán với âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung quốc là chuyện từ nghìn năm. Mấy mươi năm trước ta từng nhập tâm với câu hát “Một nghìn năm nô lệ giặc Tàu / Một trăm năm nô lệ giặc Tây / Hai mươi năm nội chiến từng ngày…”. Quả thực vậy, 2000 năm lịch sử Việt là 2000 năm dồn lực chống ngoại xâm. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc, người Phật tử Việt Nam tham dự rất sớm. Chẳng cần nhắc lại các minh chứng lịch sử dưới các triều Đinh, Lê, Lý, Trần… Hãy nhìn vào cuộc kháng chiến Vệ quốc đầu tiên của Hai Bà Trưng nửa đầu thế kỷ thứ nhất Tây lịch, thì năm 37, Sư Bà Thiều Hoa đã mộ 500 quân đến ứng chiến với Hai Bà. Sau cuộc thất trận, nhiều nữ tướng rút về các chùa viện ẩn náu, như Bát Nàn phu nhân, nữ tướng Tiên La, v.v... Đã có các nữ tướng Phật tử, ắt phải có sự tham gia đông đảo của quần chúng Phật tử. Sư bà Thiều Hoa tu ở chùa Phúc Khánh, nay là chùa Hiền Quan, huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ. Ngày nay đến thăm chùa ta còn thấy ở đền thờ bà treo bức đại tự “Diệt Bạo Tướng Phật” và nhiều câu đối nhắc việc bà phò tá cuộc kháng chiến vệ quốc hai mươi thế kỷ trước. Từ cuộc kháng chiến của hai Bà Trưng kéo dài cho đến những cuộc kháng chiến sau đó của Khu Liên, Chu Đạt, Lương Long, Khổng Chi và Trụ thiên tướng quân thế kỷ II Tl., anh em bà Triệu Thị Trinh năm 248 Tl., Phật tử Lý Nam Đế dựng lên Nhà nước độc lập Vạn Xuân năm 544 Tl…. Lúc nào cũng có sự tham gia của người Phật tử.
Đó là nói chuyện xưa. Ngày nay tình hình đổi khác, hình thái xâm lược cũng khác đi và phức tạp, phiền toái hơn. Ngày xưa đối ứng với hàng chục vạn quân Tàu xâm lấn, toàn dân nổi lên chống kháng. Gặp triều chính trung nghĩa, trên dưới một lòng nên chủ quyền không mất. Ngày nay Trung quốc không đưa quân đội đến xâm lấn. Thế giới phân chia từng khối, từng vùng ảnh hưởng, các quốc gia nhỏ khó một mình đảm trách lấy việc mình kmình khi thiếu sự khôn khéo và đảm lược, thiếu sự hậu thuẫn của các thế lực cường quốc.
Bằng Quyền lực nhuyễn (Soft power) chứ không bằng súng đạn, Trung quốc xâm lược thế giới qua hình thức văn hóa. Chưa kể đến chủ trương di dân và kinh tế tài chính.
Quyền lực nhuyễn là khái niệm của nhà triết gia chính trị Hoa Kỳ Joseph S. Nye phát kiến năm 1990, là phương lược thu phục nhân tâm bằng trái tim, khi lý luận không thể lôi kéo, mà văn hóa được dùng như vũ khí. Đây cũng chính là sách lược tâm công mà Nguyễn Trãi áp dụng thành công với quân xâm lược Minh đầu thế kỷ XV (1). Phát kiến từ Tây phương nhưng lại được nước Cộng sản khổng lồ Trung quốc áp dụng triệt để, hơn xa các nước Âu Mỹ.
Cuộc di dân của người Hán vào Tây Tạng đã làm cho một dân tộc hiền hòa Phật giáo bị bật gốc, mà Đức Dalai Lama gọi là cuộc diệt chủng văn hóa. Tại Việt Nam khởi sự với hàng chục nghìn công nhân Trung quốc đổ vào Tây nguyên khai thác bô-xít, rồi tràn khắp các tỉnh trên toàn quốc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Cà Mau. Những làng người Hoa dựng lên sinh sống như nơi quê hương họ. Công nhân chính thức và rất nhiều công nhân “chui”, vì người Hoa Không cần chiếu khán nhập cảnh. Hôm nay là thợ thuyền (như tung đội thứ Năm), ngày mai là hồng quân xâm lấn. Ai biết được ? Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã báo động sớm nhất về đại nạn bô xít Tây nguyên qua “Lời Kêu gọi Một Tháng Biểu tình Tại gia” (2) chống đề án Bô xít Tây nguyên từ ngày 29.3.2009.
Khai thác bô xít không những gây đại nạn sinh thái cho riêng vùng Tây nguyên của các sắc tộc ít người, mà chất độc thải từ bô xít theo mưa thấm vào lòng đất lan xuống miền nam Trung Việt, tới tận đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng nguy cơ an ninh quốc gia là điều đáng lo hơn cả. Vì Tây nguyên là yết hầu quân sự của ba nước Lào, Cam Bốt, Việt Nam. Ai nắm được yết hầu này có thể khống chế ba nước Đông Dương cũ.
Hiện nay khắp thế giới, công nhân Trung quốc đều có mặt như thế, nửa triệu công nhân ở Phi châu, 300 nghìn ở Nam Mỹ, 700 nghìn ở Liên bang Nga, v.v…
Hình thức văn hóa nói trên đây mà Bắc Kinh sử dụng là xuất cảng ông Khổng Tử.
Vì sách Đỏ và tư tưởng Mao không còn ăn khách ở Âu Mỹ như thời thập niên 60 thế kỷ trước. Nên Trung quốc xuất cảng ông Khổng Tử. Hiện có 322 Viện Khổng Tử thiết lập trong 96 nước trên năm châu. Tân Hoa xã phỏng vấn cựu Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Rafarin cuối năm ngoái, ông này cho biết vợ ông đang theo học Hán ngữ từ 4 năm qua tại Viện Khổng Tử rộng bốn nghìn mét vuông ở Paris quận 8. Viện Khổng Tử ở Poitiers, vùng của ông cựu Thủ tướng Pháp, dựng lên với số tiền một triệu Euros, Bắc kinh góp thêm 792.000 Euros. Thế là tiền thuế người dân Pháp đóng cho quốc gia được đem dùng cho việc tuyên truyền của Bắc Kinh ! 14 Viện Khổng học tại Pháp thu hút 260.000 học viên.
Hiện đang có 250 đơn xin lập Viện Khổng Tử gửi về Bắc Kinh, người ta vui vẻ đón mời chiếc dây thòng lọng thắt vào cổ mình.
Giáo sư Sử học ở Đại học Oregon Hoa Kỳ, Glenn Anthony May báo động hiện trạng này qua bài viết “Quyền lực nhuyễn (Soft power) của Trung quốc tại các đại học Hoa Kỳ”. Hoa Kỳ có 70 Viện Khổng Tử. Giáo sư May cho biết hiệp ước ký kết giữa hai đại học Hoa Kỳ và Bắc Kinh bó buộc Viện Khổng Tử ủng hộ đường lối chính trị của Bắc Kinh. Tại các đại học Hoa Kỳ, giáo sư và sinh viên tự do thảo luận mọi vấn đề, kể cả chính sách của Hoa Thịnh Đốn. Thế nhưng tại các Viện Khổng Tử ba chữ T trở thành cấm kỵ (Taiwan, Tibet, Tianmen – Đài Loan, Tây Tạng và Thiên An Môn).
Từ học chữ Hán, đọc Tứ thư, Ngũ kinh, học hội họa Tàu, viết chữ thảo, tập Tai Chi… người địa phương dành hết cảm tình mình cho văn hóa lâu đời của Trung quốc mà quên đi chế độ hiện hành độc tài Cộng sản, quên đi các cuộc đàn áp nhân quyền, đàn áp công nhân, quên đi các trại Lao Cải địa ngục ở Trung quốc. Cuộc thăm dò qua 27 quốc gia của Đài BBC Quốc tế Vụ tháng 3 đầu năm nay cho thấy cảm tình người dân Tây phương gia tăng đối với Trung quốc. Anh quốc đứng hàng thứ 8 sau Hoa Kỳ, Pháp đứng hàng thứ 5. Tại Phi châu, 85% dân chúng Nigeria có cảm tình nồng hậu với Trung quốc. Hơn cả người dân Trung quốc vốn chỉ có 77%.
Ngoài di dân và văn hóa Khổng Tử, còn sự xâm nhập kinh tế tài chính. Trung quốc đang giàu tiền. Ai cũng biết Trung quốc hiện là chủ nợ của Hoa Kỳ. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại Hy Lạp, tại Châu Âu, đang được Trung quốc đem đồng nhân dân tệ mua lại khá nhiều công ty của Châu Âu.
Trở lại với đất nước Việt Nam chúng ta thì nguy cơ Biển Đông rõ ràng hơn cả.
Đành rằng trong tầng lớp nhân dân và giới trí thức Trung quốc ý thức dân chủ Tây phương đang manh nha và đề xuất. Như ta nhận thấy qua một số lên tiếng gần đây. Ví dụ trường hợp Tướng hai sao Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng, thuộc con giòng cháu giống cộng sản. Cha vợ ông là cố thủ tướng Lý Tiên Niệm. Trong bài phỏng vấn của tuần báo Phượng Hoàng (Phoenix Weekly) ở Hồng Kông hôm 12.8.2010, Lưu Á Châu cho rằng Trung Quốc phải cải tổ dân chủ theo mô hình hiện hành tại Mỹ nếu không muốn bị sụp đổ theo kiểu Liên Xô trước đây. Ông cực lực đả kích tình trạng chạy theo tiền bạc đang ngự trị ở Trung Quốc, khi so sánh chế độ chính trị hiện hành ở Trung Quốc với thể chế dân chủ tại Hoa Kỳ. Lưu Á Châu nói : “Nếu một thể chế không cho người dân được hít thở không khí tự do và phát huy sức sáng tạo, nếu hệ thống ấy không lựa chọn được những người tốt nhất làm đại diện cho chế độ và nhân dân để đưa vào các vị trí lãnh đạo, hệ thống ấy tất yếu phải diệt vong”. Ông ca tụng tinh thần quốc gia mạnh mẽ, cường tráng, đồng tâm nhất trí của nhân dân Hoa Kỳ khi vụ Twin Towers bị phá sập ngày 9.11, và cho rằng “Bí quyết thành công của Hoa Kỳ nằm ở hệ thống nhà nước pháp quyền tồn tại lâu đời và ở thể chế chính trị làm cơ sở cho hệ thống đó, chứ không nằm ở trung tâm tài chánh Wall Street hay ở trung tâm công nghệ Silicon Valley”. Ông tiên đoán là nếu không cải cách dân chủ, Trung Quốc sẽ không thể nào tiếp tục đà vươn lên như hiện nay. Một ví dụ khác là cuốn sách của ông Triệu Tử Dương “Quốc gia đích tù phạm” (Người tù của Nhà nước) bản dịch tiếng Anh ra đời năm 2009. Sách ghi lại 30 giờ đồng hồ thu băng bí mật lúc ông còn sống trong tình trạng quản chế. Ông nói nhiều tới phong trào Lục Tứ, tức sự biến Thiên An Môn mà ông là người hậu thuẫn. Tuy nhiên ông cũng phê phán nhiều đến cơ chế Cộng sản Trung quốc và tiên liệu Trung quốc phải áp dụng nền dân chủ Hoa Kỳ mới đem lại tiến bộ cho nhân dân.
Từ thực tế này, chúng ta cần nhận thức cuộc tranh đấu của chúng ta hiện nay chống chủ trương xâm lược của Đảng Cộng sản ở Bắc kinh. Nhưng chúng ta không chống nhân dân Trung quốc. Vì hai khối nhân dân đều là nạn nhân của Đảng Cộng sản quốc tế. Đừng đi quá xa trong vấn đề “Chống Tàu” cực đoan biến thành chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi kiểu Sô-vanh (chauvinisme). Chúng ta phục vụ dân tộc nhưng quan điểm dân tộc của chúng ta là quan điểm dân tộc sáng suốt của tính tương duyên tương sinh. Chúng ta cần liên minh với giới trí thức và nhân dân yêu chuộng tự do, dân chủ Trung quốc. Cho nên cần nỗ lực liên hệ với khối dân chủ đang lên này để tạo thế liên minh dân chủ Châu Á.
Đành rằng chúng ta biết những tiếng vọng dân chủ nói trên còn phôi thai dù được âm thầm chuẩn bị, và mối lo cấp cứu của chúng ta là đương đầu với phe Diều hâu của các tướng lãnh quân sự Bắc Kinh - phe đại biểu cho giấc mộng Đại Hán. Phe diều hầu này đang cố tín rằng tương lai Trung quốc là ở biển, và đặt vị trí chiến lược ở Nam Hải như một Địa Trung Hải của Á châu. Xem Nam hải là trục thông hai đại dương : Thái Bình dương và Ấn độ dương. Từ đây bao khắp Phi châu, sang Đại Tây dương. Họ bảo đây là “hòn đá tảng”, là “đồng tiền sinh mệnh” trên biển của Trung quốc. Sự kiện chiếm đóng hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa và bản đồ 9 điểm hay đường Lưỡi bò nằm trong âm mưu vét hết Biển Đông vào vùng biển Trung quốc.
Từ tháng sáu năm nay kéo ròng trong ba tháng hơn, học sinh, sinh viên, nhân sĩ, trí thức, quần chúng các giới trong nước đã xuống đường biểu tình rầm rộ chống Trung quốc xâm lược ở Saigon và Hà Nội. Sự kiện chưa hề thấy trong giới trẻ sinh ra lớn lên trong khuôn đúc Cộng sản hay giới thân chính. Thế mới biết lòng yêu nước thương nòi là chất keo son sắt kết nối người Việt. Tôi đã gọi những cuộc biểu tình này là Diên Hồng Trên Đường Phố.
Thế nhưng nhà cầm quyền Cộng sản đã cấm đoán và đàn áp người yêu nước, đàn áp những người chỉ muốn dùng kéo cắt chiếc Lưỡi Bò Tàu thò trên Biển Đông.
Đọc trên Nhân dân Võng bên Trung quốc ta thấy sự xác định của nhóm Diều hâu rằng, chỉ cần Trung quốc kiểm soát Nam Hải là kiểm soát mạch sống trên biển của các vùng Đông Á, Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Họ nói Nam Hải là thanh gươm sắt chĩa vào Đông Nam Á. Phe diều hâu đã hình thành tổ chức có tên “Liên Minh Thu phục Lãnh thổ”. Không phải thu hồi những lãnh thổ Trung quốc mất, mà là thực hiện bản đồ Đại Hán từ Bắc Kinh lan xuống Miến Điện qua khắp vùng Đông Nam Á. Liên Minh lập dự án xây dựng Trường thành trên biển. Ngày xưa tổ tiên người Tàu xây dựng Vạn lý trường thành, thì nay họ xây trường thành đó trên đại dương để thu hồi biển Đông vào các vùng biển Trung quốc. Từ đây khống chế và kiểm soát con đường hàng hải ra năm châu thế giới. Liên Minh Thu phục Lãnh thổ chủ xúy tăng cường lực lượng quân sự vô địch ở Nam Hải với giấc mộng vẽ lại bản đồ Trung quốc theo hình chữ Y thay cho hình thế con gà trống hiện nay.
Nước ta như con cờ dưới tay chơi Đại Hán. Chúng ta đã đọc được trên Hoàn cầu Thời báo tiêu ngữ “Hãy giết chết bọn giặc Việt để tế cờ cho trận chiến Nam Sa”. Chẳng lạ gì, vì chính sách được phác họa từ thời ông Mao cho đến Đặng Tiểu Bình. Tiêu chí của Đặng Tiểu Bình khi nói “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp và cùng khai thác” là sách lược xâm chiếm biển, đảo Việt Nam bằng kế hoạch củ cà rốt Hòa bình. Không tránh chấp khiến đối phương nhỏ yếu khỏi sợ hãi đến phải đối đầu. Chỉ đem món mồi lợi hại nhất thời là “cùng khai thác” dầu hỏa, hải sản mà chẳng cần biết sở hữu chủ biển, đảo đó vốn thuộc quốc gia mình. Gác tranh chấp không bởi chủ nghĩa hòa bình, mà chỉ vì chính trị thế giới ràng buộc không cho phép kéo hàng vạn quân “vào Đông Đô” như trước. Đành trá hàng với con mồi “gác tranh chấp”.
Từ sách lược “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp và cùng khai thác” đẻ ra chiến thuật ngoại giao “đối thoại song phương”. Các nước tranh chấp với Trung quốc trên Biển Đông gồm có Việt Nam, Phi luật tân, Mã lai á, Brunei, Đài Loan, là các quốc gia, trừ Đài Loan, thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thay vì dùng Luật biển 1982 điều chỉnh tranh chấp ở LHQ, hoặc dùng các điều ước ký kết giữa Trung quốc với ASEAN như DOC (Declaration of Conduct, Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông) tại Nam Vang năm 2002, và mới đây COC (Code of Conduct, Bộ Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC) ký kết giữa Trung quốc với các nước ASEAN tại hội nghị Bali ở Nam Dương từ ngày 19 đến 23.7.2001 để ngăn chận Trung quốc xâm lăng biển, đảo, thì Việt Nam lại cúi đầu quy phục Bắc Kinh chấp nhận “đối thoại và thương thảo song phương”.
Một nước nhỏ, chậm tiến và nghèo như Việt Nam đối diện với anh khổng lồ đại phú Bắc phương thì cuộc “đối thoại song phương” đưa về đâu nếu không là cúi qùy và bái lạy để dâng đất, dâng biển cho Thiên triều ?!
Cuối tháng 7.2010 khi bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton đến Hà Nội dự Hội nghị Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) đồng thời kỷ niệm 15 năm quan hệ Mỹ Việt. Tại đây lần đầu tiên bà tuyên bố chủ trương Hoa Kỳ “đối thoại đa phương” trong các tranh chấp Biển Đông. Lời tuyên bố khai mào cho chính sách mới của Hoa Kỳ đối với Châu Á mà người ta ngờ vực trước đây khi Tổng thống Obama lên nhậm chức. Bây giờ thì đã rõ, chính sách Trung Đông của Hoa Kỳ vừa chuyển sang Châu Á. Bài phát biểu của Tổng thống Obama tại Quốc hội Úc Đại Lợi không còn là lời nói suông có tính cách ngoại giao, mà là một dấn thân bảo vệ an ninh Châu Á và Biển Đông. Đồng thời với lời tuyên bố, ông Obama điều quân đội Hoa Kỳ đến đảo Darwin, Úc. Tôi xin mở ngoặc tại đây để nói rằng Hội nghị các Quốc gia Dân chủ ở cấp ngoại trưởng và thủ tướng tại Krakow, Ba Lan, đầu tháng 7.2010, ngoại trưởng Hilary Clinton đã mời tiếp riêng 9 phái đoàn Phi chính phủ trong số hàng trăm phái đoàn Phi chính phủ có mặt. Tôi được mời đại diện cho Việt Nam trong cuộc tiếp riêng này, và tôi đã trình bày tình trạng nhân quyền Việt Nam, nhấn mạnh các tôn giáo lớn tại Việt Nam là những xã hội dân sự còn tồn tại dưới chế độ công an trị mà Hoa Kỳ cần hậu thuẫn, đặc biệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Điều bất hạnh của chúng ta hiện nay là không có một Nhà nước đại biểu chống xâm lược và bảo vệ chủ quyền như các thế kỷ xa xưa dưới các triều Đinh, Lê Lý, Trần, Lê.
Nhà nước Cộng sản ở Hà Nội đã quy phục Trung quốc của ông Mao từ lâu. Không nhắc ai cũng nhớ Công hàm ô nhục bán biển, đảo của ông Phạm Văn Đồng năm 1958 gửi Tổng lý Chu Ân Lai. Đây không là hớ hênh ngoại giao một thời, mà cả một chính sách làm tay sai cho nhà Hán. Đầu thập niên 80 chúng ta từng đọc những kiến nghị của những người cộng sản thâm căn cố đế ở Hà Nội như Nguyễn Khắc Viện, hay trên ba chục trí thức theo Hà Nội tại Pháp, trong đó có học giả Hoàng Xuân Hãn, báo động tình trạng theo Trung Cộng là đi vào chốn diệt vong. Ấy thế mà tình trạng vẫn không thay.
Quý vị đại biểu nên tìm đọc cuốn “Hồi ức và Suy nghĩ”của Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ phát hành chui đầu thập niên 2000, để biết quá trình lệ thuộc Tàu của toàn thể lãnh đạo Hà Nội với những khuôn mặt không nhỏ như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đỗ Mười, Lê Duẩn, Lê Đức Anh, v.v…
Tôi đơn cử ba ví dụ lệ thuộc chính trị Bắc Kinh của Hà Nội mà tôi nghĩ có tính cách lịch sử cận và hiện đại :
- Giữa năm 1954, Chu Ân Lai triệu Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp sang Liễu Châu nhằm chỉ thị bắt Phạm Văn Đồng không được đòi hỏi Pháp thái quá tại hội nghị Genève. Những yêu sách của Hà Nội sau cuộc chiến thắng Điện Biên Phủ đã phải răm rắp tuân theo tiêu chuẩn Bắc Kinh mà chủ đích nhằm rao hàng và mở đầu cho cuộc ra mắt Ngoại giao Trung quốc trên trường quốc tế thay vì bảo vệ quyền lợi Việt Nam.
- Bắc kinh triệu tập Phạm Văn Đồng và tập đoàn Hà Nội sang Thành Đô tháng 9 năm 1990 để o ép Hà Nội chấp nhận giải pháp Cam-bốt của Trung quốc.
- Ngoại trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch không được có mặt tại hội nghị trên, vì khuynh hướng muốn thương thảo với Hoa Kỳ để thoát cảnh cấm vận, sau đó bị Bắc Kinh cách chức vào năm 1991.
Do cuồng tín ý thức hệ mà lãnh đạo Hà Nội đánh mất quan điểm dân tộc, nên bó tay trước các vấn nạn. Hà Nội khăng khăng xem Bắc Kinh như đàn anh lãnh đạo Xã hội Chủ nghĩa để chống đế quốc. Trong khi quan hệ Bắc Kinh với Việt Nam chỉ là thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau - thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đấu !
Hai Hiệp ước Biên giới trên đất ký năm 1999 và trên Biển ký năm 2000 đã đánh mất hàng nghìn cây số vuông trên vùng biên giới, hàng chục nghìn cây số vuông trên biển, mất Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, v.v…
Trước thực trạng này, GHPGVNTN thông qua tiếng nói của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ luôn đi đầu trong ưu tư bảo vệ chủ quyền. Ngài thấy nguy cơ mất nước, mất tổ quốc, đưa tới hậu quả đạo Phật Việt cũng bị tiêu diệt khi Bắc Kinh xâm lấn. Điều ta đã chứng kiến dưới thời Minh xâm lược.
Người Công sản không có khái niệm tổ quốc như chúng ta. Việt Nam bị Trung quốc xâm chiếm thì họ có mất mát gì đâu, họ vẫn phây phây sống dưới trang thờ Mao-Mác-Lê-Hồ. Tổ quốc của họ là Tổ Quốc tế Cộng sản theo quan điểm “dân tộc” mà Staline đề xướng (3), chẳng dính líu chi với con cháu Vua Hùng.
Chúng ta không nên quên ba chuyến đi Bắc Kinh của lãnh đạo Hà Nội gần đây để cúi qùy nhận lệnh Bắc Kinh mà chẳng có phản ứng gì bảo vệ dân và nước trước thế lực xâm lăng. Khiến Đức Đệ Ngũ Tăng Thống phải viết Thư Ngỏ gửi ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng (4) nói lên quan điểm người dân trước nguy cơ mất nước.
Chuyến đi thứ nhất của Hồ Xuân Sơn ngày 25.6.11 thương thảo vấn đề Biển Đông với Bắc Kinh. Cần nhớ trước kia Hồ Xuân Sơn ở trong phái đoàn ký kết hai Hiệp định biên giới và trên biển năm 1999- 2000 làm mất những địa danh như Ải Nam quan, Thác Bản Giốc, v.v… Hồ Xuân Sơn hiện là Thứ trưởng Ngoại giao đồng thời là Chủ nhiệm Biên giới Quốc gia. Lần này Hồ Xuân Sơn gặp Đới Bỉnh Quốc là người quyết định về đối ngoại của Bắc Kinh. Một chuyến đi chuẩn bị cho sự chấp nhận mọi điều kiện Trung quốc đặt ra mà ta sẽ thấy rõ qua hai chuyến đi sau.
Chuyến đi thứ hai hôm 28.8.2011 là cuộc “Đối thoại chiến lược An ninh và quốc phòng lần 2”. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Hà Nội gặp Thượng tướng Mã Hiếu Thiên. Họ nói với nhau những gì ? Tân Hoa Xã cũng như báo Quân Đội Nhân Dân cho biết Nguyễn Chí Vịnh hứa nhất trí đánh giá quan hệ hai nước dưới sự chỉ đạo của phương châm 16 chữ vàng và Bốn tốt. Xin nói ra cho những đại biểu nào chưa biết, 16 chữ Vàng gồm có Láng giềng hữu nghị / Hợp tác toàn diện / Ổn định lâu dài /, Hướng tới tương lai. Còn Bốn tốt, là Láng giềng tốt /Bạn bè tốt / Đồng chí tốt / Đối tác tốt. Chi cũng tốt, cũng vàng. Nhưng thực tế là ta mất tất cả. Điều thứ hai Nguyễn Chí Vịnh bảo đảm với Bắc Kinh là tuyên bố “Kiên quyết xử lý tập trung đông người ở Việt Nam không cho tái diễn”.
Như ta biết từ đầu tháng sáu năm nay, tiếp diễn ròng rã cho đến ba tháng sau, học sinh sinh viên nhân sĩ trí thức xuống dường biểu tình tại Saigon và Hà Nội hô những khẩu hiệu chống Trung quốc xâm lược. Thế nhưng nay Nguyễn Chí Vịnh sang Tàu lại hứa dẹp biểu tình, đến khi về ông ta làm thật. Những người biểu tình này là ai ? Họ là những người sinh ra, lớn lên, làm việc và phục vụ chế độ Cộng sản mấy mươi năm trường. Thế mà nay tinh thần yêu nước của cha ông sống dậy trong huyết quản họ, khiến họ không thể làm ngơ trước sự bất động và bán nước của lãnh đạo Hà Nội. Họ đứng dậy và xuống đường như một cử chỉ nghìn năm của người dân Việt chống ngoại xâm.
Chuyến đi thứ ba của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng, sang Trung quốc hôm 11.10.11. Sang đây ông ký thỏa thuận với Bắc Kinh cái gọi là “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”. Tinh thần thỏa thuận mà báo chí hai nước như Tân Hoa Xã, Quân đội Nhân dân tiết lộ là sự lập lại kế sách của Đặng Tiểu Bình : “Gác tranh chấp, cùng chung khai thác”. Tuy nhiên vế đầu của kế sách họ Đặng thì giấu đi, không nói ra. Không nói ra nhưng đôi bên ngầm hiểu và công nhận : “Chủ quyền của ta - của Trung quốc”. Điều bi thương là trong ngày ký kết, các cơ quan truyền thông truyền hình Trung quốc loan tin họ vừa thiết lập một trạm quân y trên đảo Chữ Thập, Trung quốc gọi đảo Vĩnh Thử, là nơi xẩy ra cuộc hải chiến giữa Trung quốc và Việt Nam năm 1988, giết 72 hải quân Việt Nam khi chiếm đảo. Ông Nguyễn Phú Trọng chẳng có một lời bình luận hay phản bác !
Không chỉ Việt Nam hay chuyện trong vùng, mà tất cả những biến động thế giới đều không thoát khỏi con mắt và sự sắp đặt của Trung quốc. Chẳng hạn như Mùa Xuân Ả Rập. Những cuộc xuống đường của giới trẻ, dùng điện thoại di động, Facebook đánh đổ những tên độc tài 40, 50 năm ngự trị tại Trung Đông, Tunisie, Ai Cập, Libye…
Một hình ảnh chúng ta chưa quên trong cuộc đấu tranh Phật giáo cho tự do tín ngưỡng năm 1963, là Ngọn lửa tự thiêu của Bồ Tát Quảng Đức. Trung Đông cũng khởi đầu với một ngọn lửa tự thiêu. Một người bán rau ở Tunise vì chế độ ức chế, cuộc sống lâm cảnh cùng đường, anh đổ xăng lên người tự thiêu. Ai ngờ Ngọn lửa tự thiêu của một người bán rau tại Tunisie đã thiêu đốt tất cả các chế độ độc tài toàn trị Trung Đông. Biết đâu ảnh hưởng này không đến từ Phật giáo Việt Nam ?
Bắc Kinh rất lo âu trước sự kiện Trung Đông, nên Bộ trưởng Công an Trung quốc Meng Zhangxu bay sang Miến Điện gặp gỡ giới tướng lãnh đã đàn áp chư Tăng Miến năm 2007 trong cuộc xuống đường đòi hỏi dân chủ. Cuộc gặp gỡ không riêng cho việc ngoại giao, trao đổi ý kiến, mà để bày cho Miến Điện phương cách ngăn chận Internet của giới hoạt động dân chủ, nhằm chận đứng thanh niên xuống đường như đã xẩy ở Trung Đông. Điều cho thấy, Trung quốc không những kiên quyết áp đặt sự “ổn định chính trị” tại Trung quốc, mà còn cấm đoán mọi phong trào đòi hỏi dân chủ trong vùng Trung quốc ảnh hưởng. Sau chuyến đi Miến Điện ông ta bay sang Lào gặp Thong bang Sengaphon, Bộ trưởng Công an Lào trong cùng mục tiêu ổn định xã hội dưới chế độ độc tài cộng sản, không cho thanh niên xuống đường. Sau đó bay tới Việt Nam gặp thứ trưởng Công an Bùi Văn Nam chỉ thị việc ngăn chận mọi cuộc nổi dậy chống độc tài ở Việt Nam.
Trong bức Thư Ngỏ của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ gửi ông Nguyễn Phú Trọng, ngài chất vấn sao lãnh đạo Hà Nội không có phản ứng quốc tế trước các âm mưu xâm lấn biển đảo của Trung quốc ? Dù ngài biết câu trả lời đã được ông Nguyễn Chí Vịnh xác định khi tới Bắc Kinh là “Việt Nam không quốc tế hóa vấn đề trên biển”, tức chấp nhận yêu sách “thương thảo song phương” của Trung quốc, chứ không là “đa phương” để có lợi thế hậu thuẫn quốc tế. Muốn có lợi thế quốc tế, trước phải tạo thế liên minh với các khối cường quốc, tiếp đến là dùng Luật Biển 1982 tại LHQ và hai Hiệp ước DOC và COC của ASEAN mà chúng ta đề cập lúc nãy.
Cho nên sự tham gia của người Phật tử làm cho công luận thế giới thông tỏ hiểm nguy Bắc Kinh xâm lược Việt Nam để bảo vệ chủ quyền dân tộc vô cùng quan trọng.
Chúng ta không cô thân độc ảnh, tình hình khách quan và quốc tế rất thuận lợi. Hoa Kỳ đã có sách lược Châu Á bảo vệ Biển Đông. Các nước ASEAN bắt đầu ý thức tới sức bành trướng chính trị và quân sự của Trung quốc. Trục liên minh Ấn – Nhật – Úc đang hình thành. Mặt khác, hiện nay, Trung quốc chưa đủ sức mạnh quân sự đối đầu Hoa Kỳ.
Tôi bỗng nhớ ngày xưa đọc chuyện Tàu, lấy làm lạ mỗi khi đánh nhau hai quân không xáp chiến ngay. Dàn quân xong, hai tướng lên tiếng thách thức, xỉ vả, bêu riếu, chửi bới, hạ nhục nhau một hồi rồi mới thúc ngựa hoa long đao tỉ thí tới chết.
Ngày nay cũng vậy, những động thủ mà Trung quốc hăm dọa, hoạnh họe, ra quân chiếm đóng đảo này, biển kia, mới là màn giáo đầu so gân mong làm mất vía đối phương. Mới là ngồi trên ngựa thách thức, xỉ vả, bêu riếu, hạ nhục đối phương - một chiêu tâm lý chiến. Đối phương sợ hãi, không dám sừng sỏ phản ứng, thì Trung quốc tiến tới làm bá chủ tình hình.
Ngày xưa cha ông chúng ta có xuống ngựa quy hàng trước cơn thịnh nộ của các tướng Tống, Nguyên, Minh, Thanh đâu ? Nay sao Bộ Chính Trị của Đảng “bách chiến bách thắng” Cộng sản lại có thể dễ dàng mất vía sớm vậy ?!
Trong Thư Ngỏ gửi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đưa ra giải pháp cứu nước ngày nay là Dân chủ hóa Việt Nam. Đúng vậy, đây là cẩm nang cứu nước. Có dân chủ đa nguyên đa đảng, các gia đình tôn giáo, chính trị và mọi tầng lớp nhân dân mới có thể tham gia ý kiến bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước.
Là người Phật tử, chúng ta hãy hết mình tham gia đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việt Nam ngày nay, thông qua Chương trình 8 điểm đề ra trong “Lời Kêu Gọi Cho Dân Chủ Việt Nam” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ năm 2001 (5).
Võ Văn Ái
-------------------------- (1) Xem Sách lược Tâm Công, tr. 99, trong Nguyễn Trãi, Sinh thức và Hành động, Võ Văn Ái, Quê Mẹ xuất bản lần thứ 3, Paris 1992. (2) Xem Thông cáo Báo chí ngày 30.3.2009 của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế. Tại Khoáng đại I khi sang phần hội thảo có đại biểu nhắc tới “Lời Kêu Gọi Biểu Tình Tại Gia” và cho biết một số nhỏ chừng 2, 3 người viết bài bêu riếu “Biểu tình tại gia”. Tuy 2,3 kẻ bêu riếu không đáng kể vì các bài viết hạ cấp với ngôn ngữ thất học, chợ búa, nhưng cũng có người chưa hiểu hết nội dung nên yêu cầu có một khoáng đại riêng đi sâu vào nội dung và hình thức “Biểu tình tại gia”. Nhân đây xin giới thiệu bài ký giả Triều Thanh phỏng vấn tôi trên Đài Phát thanh Phật giáo Việt Nam ngày 11.9.2009 được đăng trên Thông cáo Báo chí của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế cùng ngày. Cũng nên nhớ rằng “Lời Kêu Gọi Biểu Tình Tại Gia” đã được sự hậu thuẫn nồng nhiệt của đồng bào hải ngoại, với chữ ký của 148 hội đoàn, tổ chức, đảng phái, và 3670 chữ ký cá nhân trong và ngoài nước. Sau đây xin ghi một số trích đoạn của bài phỏng vấn tôi liên quan đến ý nghĩa cuộc “Biểu tình tại gia” : “Cuộc đấu tranh cho dân chủ là một tiến trình. Tiến trình là khoảng thời gian chuyển hóa các hiện trạng tha hóa, xấu ác thành một xã hội công bằng, huynh đệ. Ta thấy rất rõ công cuộc dân chủ hóa Liên xô và các nước Đông Âu cũ là một tiến trình kéo dài trên 70 năm kể từ cuộc Cách Mạng Nga tháng Mười. Chuyện thành quả tức khắc trong đời chỉ thấy ở sòng bạc, hay ở các cuộc thi đấu. Như thi đấu bóng đá kéo dài 90 phút, tỉ thí trên võ đài kéo dài 12 hiệp, kết quả ai thắng ai thua được biết ngay. Đấu tranh cho dân chủ, giác ngộ thành đạo, hoặc phấn đấu lên thiên đàng, thì không thể có kết quả ngay, mà phải kinh qua một tiến trình đầy nỗ lực cam go và bền chí. “Từ ngày người Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm Việt Nam Cộng hòa đến nay đã 34 năm. Thử hỏi có ai, có tổ chức, đảng phái nào dám tuyên bố mình đã thành công cái gọi là Chống Cộng hay chưa ? Đương nhiên là chưa, bởi vì Cộng sản vẫn thống trị dân lành 54 năm tại miền Bắc, 34 năm tại miền Nam. Có ai thành công đâu, dù rằng giới tranh đấu đã thí nghiệm đủ thứ vũ khí chiến đấu, khi thì kháng chiến quân sự, lúc thì nhân quyền, dân chủ. Nhưng chưa có một người hay một phong trào chống Cộng nào thành công cả. Tất cả đang trên đà thử lửa. Cho nên, đứng từ phạm trù này bêu riếu phạm trù kia chỉ là việc làm vô bổ của kẻ ăn không ngồi rồi, nhàn cư vi bất thiện, chứ không là ưu tư khiêm tốn và nung nấu ý chí của người chiến đấu. “Từ nhận định thất bại này, và trong vị thế của một Tăng sĩ, nhà tu hành Phật giáo, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đưa ra “Lời Kêu gọi Tháng 5 Bất tuân dân sự - Biểu tình Tại Gia” như một mô thức đấu tranh bất bạo động mới. Mô thức này đã thành công giành độc lập từ tay Đế quốc Anh tại Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Thánh Gandhi, và tại Hoa Kỳ Chống Kỳ thị Chủng tộc của Mục sư Martin Luther King. “Người ta đã thử đủ thứ phương pháp, mô thức, nhưng vẫn chưa thành công. Thì sao lại có thể phê phán hay vội vã kết luận về mô thức mới mà chưa ai tham gia thực hiện ? “Phật giáo là đạo Từ bi, đạo hòa bình, đạo khoan dung, nên người Phật giáo sử dụng vũ khí bất bạo động trong cuộc đấu tranh. Cuộc đấu tranh đánh đuổi Đế quốc Anh của Thánh Gandhi ở Ấn Độ thập niên 40 hay cuộc đấu tranh Chống kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ thập niên 60 của Mục sư Martin Luther King đều sử dụng phương pháp bất bạo động. Và họ đã thành công. Tại sao ta tự khinh để xác quyết là không thể thực hiện ở Việt Nam hôm nay ? “Nhìn vào lịch sử cận đại của thế giới, tôi nhận xét và thấy giữa thế kỷ XIX có hai bản Tuyên ngôn quan trọng làm thay đổi bộ mặt nhân loại trong thế kỷ XX. Đó là hai bản Tuyên ngôn của Marx-Engels và của Henry David Thoreau. “Bản Tuyên ngôn Cộng sản của Marx-Engels ra đời năm 1848 đưa tới phương thức lấy căm thù làm sức mạnh để cướp chính quyền, tức chủ thuyết đấu tranh giai cấp. Người cộng sản sử dụng khủng bố và thảm sát để “cải tạo” nhân loại. Kết quả cuộc đấu tranh này như thế nào tại mẫu quốc Liên Xô lan tới các nước chư hầu Âu Á, chúng ta không cần bàn sâu. Vì bản kết toán đã thực hiện cuối thập kỷ 80 với sự sụp đổ của chủ thuyết chống-con-người kéo theo sự tan rã của các Nhà nước Liên Xô và Đông Âu. Bản kết toán cộng sản, là chủ nghĩa Cộng sản, được tính bằng con số hàng trăm triệu người bị thảm sát, hàng nghìn quần đảo ngục tù, lò Lao Cải hay tập trung Cải tạo. “Tuyên ngôn thứ hai nằm trong tập sách “Bất Tuân Dân sự” do Henry David Thoreau công bố năm 1849 tại Hoa Kỳ. Bản Tuyên ngôn Cộng sản đặt trọng tâm đấu tranh vào tập thể, một thứ tập thể trại lính, ở đó con người cá thể bị truy diệt. Còn Tuyên ngôn Bất Tuân Dân sự của Thoreau lấy đơn vị cá thể của con-người-ý-thức làm năng lực thăng tiến xã hội loài người. Tập sách “Bất tuân Dân Sự” của Henry David Thoreau đã ảnh hưởng lớn và làm kim chỉ nam hành động có ý thức cho những khuôn mặt lớn trên địa cầu như Léon Tolstoi, Gandhi, Martin Luther King, John Kennedy, v.v… làm nên châm ngôn mẫu mực là Một Con Người Ý Thức Có Khả Năng Đánh Đổ Một Bạo Quyền. “Tôi xin trích một vài câu trong sách Bất Tuân Dân sự của Henry David Thoreau nói lên tinh thần chiến đấu bất bạo động của con-người-ý-thức trước các chính quyền bất hảo. Thoreau nói “Chính quyền tốt lành nhất là chính quyền ít sử dụng quyền thống trị”. Ông cũng nói “Chúng ta phải là con người trước khi trở thành công dân”. Về tinh thần cách mạng, Thoreau quan niệm : “Mọi người thừa nhận quyền cách mạng của mình, quyền này là quyền chối bỏ sự trung thành và thần phục với một chính quyền. Đây chính là quyền đối kháng trước bạo quyền hay sự bất lực hiển nhiên và bất nhẫn của bạo quyền này (…) Khi một phần sáu nhân dân của một quốc gia tự khẳng định họ là căn cứ địa của tự do, nhưng thực tế căn cứ địa ấy được cấu thành qua một đám dân nô lệ, và toàn quốc đang là miếng mồi vô cớ cho sự xâm lăng, bị lính ngoại quốc xâm chiếm rồi đem quân luật bao trùm lãnh thổ, thì tôi nghĩ rằng những người lương thiện phải cấp tốc nổi dậy để biến mình thành lực lượng chống kháng”. Cho nên Thoreau kết luận “Khi người dân bất tuân dân sự, khi các viên chức từ quan, đó là lúc cuộc cách mạng thành công”. Đối với bạo chính, Thoreau quan niệm “Dưới một chính thể bắt người một cách tùy tiện, bất công, thì chỗ chính đáng cho con người cương trực cư ngụ là nhà tù”. (…) Ông cũng xác định “Chẳng bao giờ có một Nhà nước thực sự tự do và sáng suốt, bao lâu Nhà nước ấy chưa công nhận cá thể con người với quyền tối thượng và độc lập của cá thể, để từ đó dựng lên quyền lực và uy thế của một chính quyền biết hành xử tương xứng với con người cá thể”. “Tôi vừa dẫn vài quan điểm về vai trò của con-người-ý-thức trước những chính thể bạo ác viết trong tập sách “Bất Tuân Dân Sự” của Henry David Thorau đã ảnh hưởng và đưa tới thành công trong cuộc tranh đấu giành độc lập tại Ấn Độ thập niên 40, và công cuộc chống kỳ thị chủng tộc tại Hoa kỳ thập niên 60. Hai ví dụ thành công điển hình của con đường đấu tranh bất bạo động. Gandhi không làm đổ máu dân Ấn mà đế quốc Anh phải cuốn gói ra đi. Trong khi ấy, cuộc chiến đấu bạo động hung tàn của ông Hồ Chí Minh chỉ đưa dân tộc vào tròng ách ngoại lai cộng sản với cái giá mười triệu người chết thảm. “Như vậy, chúng ta thấy hai bản Tuyên ngôn cùng cất lên giữa thế kỷ XIX. Nhưng một tuyên ngôn đưa nhân loại vào cõi chết, một tuyên ngôn đưa con người vào sự sống có ý thức, đưa nhân loại vào thế giới Chân Thiện Mỹ. “Lời Kêu Gọi Tháng 5 Bất tuân dân sự - Biểu tình Tại gia” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ là nhận thức mới về con đường đấu tranh bất bạo động của Henry David Thoreau, Gandhi, Martin Luther King áp dụng vào hiện tình Việt Nam”. (3) Quan điểm của Staline là, “Trên thế giới còn có loại dân tộc khác. Đó là dân tộc kiểu mới, tức dân tộc Xô-viết” (…) “Dân tộc loại ấy nên gọi là Dân tộc Xã hội Chủ nghĩa”. Xem tác phẩm của Staline về vấn đề dân tộc, như “Chủ nghĩa Mác với vấn đề dân tộc” (1913) ; và “Vấn đề dân tộc với chủ nghĩa Lê-nin” (1923). (4) Xem Thông cáo báo chí của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế phát hành ngày 24.10.2011. (5) Lời Kêu gọi đã được cơ sở Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam & Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đệ trình Ủy hội Nhân quyền LHQ tại Genève tháng 4.2001 tại khóa họp lần thứ 57, với sự hẫu thuẫn chưa từng có của hàng trăm nhân vật quốc tế bao gồm Giải Nobel Hòa bình, nhà văn, nhà dân chủ, Thượng nghị sĩ và Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, Dân biểu Quốc hội Châu Âu, Pháp, Ý, v.… và đặc biệt 308.027 chữ ký của người Việt trong và ngoài nước, một con số chưa bao giờ đạt được từ sau năm 1975. Xem Thông cáo báo chí của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế phát hành ngày 27.2.2001, và Tham luận của Võ Văn Ái “Thâm nhập “Lời Kêu Gọi Cho Dân chủ Việt Nam” của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN” trình bày tại Đại lễ Phật Đản, Los Angeles, ngày 21.4.2001.
MÙA XUÂN MỚI "Khách xa gặp lúc mùa xuân chín" -thơ Hàn Mạc Tử ---- Có một mùa xuân mới đang về Nghe lòng nao nức tự sơn khê Đêm qua Nguyệt lặng bên bờ giếng Hoa Bưởi thơm lừng dọc ngõ quê... * Phố xóm bừng tươi mái ngói hồng Xập xòe cánh Én giỡn trời trong Xe hoa nghẽn lối đường tre nhỏ Mé ấy hình như gái cưới chồng ? * Rảo bước chân về xem Tết nhất Cuối năm "trả lễ" khối người đi -Dì em chừng mải lo chợ Tết Bếp núc lạnh tanh chửa có gì . Về quê qua đền Bà Chúa Kho , 23 chạp-Giáp Ngọ Nguyễn Khôi
ĐÔI MẮT (Với bạn tình xưa) ------ Cái thuở Nàng trẻ trung Mình phải lòng "đôi mắt" Cứ ám ảnh bao năm Những đêm mơ thường gặp... *