Wednesday, November 16, 2016

MỸ * TƯỞNG NĂNG TIẾN * PHẠM CAO DƯƠNG *DAVID THIÊN NGỌC * PHẠM QUỲNH

PHỤC HỒI KINH TẾ MỸ

Thất vọng trước những cải cách: các công ty Mỹ rời bỏ Trung Cộng

http://baomai.blogspot.com/
Chỉ còn lại những giấc mơ không thành và những lời hứa nhăng cuội, hồi đáp cho niềm hy vọng của người Mỹ khi mở cửa tự do thương mại với Trung Cộng năm 2001.
Một năm trước đó, Tổng thống Bill Clinton đã phát biểu trước người dân “Nếu các bạn tin vào một tương lai tự do và mở cửa với người dân Trung Cộng, bạn nên ủng hộ hiệp định này”. Quyết định này nhận được sự ủng hộ từ cả hai Đảng, và các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tin rằng với sự sụp đổ của Liên Xô, giao thương với Trung Cộng sẽ giúp quốc gia này có được tự do và dân chủ.
“Họ thừa hưởng lợi ích từ các tổ chức quốc tế, nhưng họ không tuân theo quy tắc.”
— Peter Navarro

Chẳng những Trung Cộng không trở nên tự do và dân chủ hơn, rất nhiều các công ty của Mỹ và các nước phương Tây phải luồn cúi trước những lợi tức từ Trung Cộng, và cũng nhiều công ty đối mặt với thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

image
Peter Navarro, Giám đốc của bộ phim “Chết bởi Trung Cộng (Death by China)” phát biểu: Tự do thương mại “không hề làm cho Trung Cộng trở nên dân chủ hơn”. Thay vào đó, “nó làm cho Trung Cộng trở thành một bộ máy thực thi quyền lực hiệu quả hơn”.

Tuy nhiên, cục diện đã thay đổi. Rất nhiều công ty lớn đã bắt đầu cảm nhận được sự ảnh hưởng và dần rút khỏi Trung Cộng. Vào ngày 4 tháng 12 hãng Best Buy công bố bán 184 cửa hàng đặt tại Trung Cộng và rời khỏi quốc gia này, tham gia vào hàng ngũ những công ty đã rút khỏi Trung Cộng như Google, Home Depot, Metro, Media Market, Adidas, Panasonic, Rakuten, Nestle và Danone.
Năm 2016, Trung Cộng sẽ tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày gia nhập tổ chức thương  mại thế giới (WTO). Đây là thời điểm thích hợp để các nhà làm luật Hoa Kỳ nhìn lại những tổn thất đối với nền kinh tế toàn cầu qua quá trình tự do thương mại với Trung Cộng.

Chiến tranh thương mại

image
Ông Navarro nói rằng: ”Họ gia nhập (WTO) và phá nát nền kinh tế Mỹ và các nền  kinh tế châu Âu”.
Ông Navarro cho rằng vấn đề nằm ở chỗ việc gia nhập WTO và “đãi ngộ tối huệ quốc” (most-favored-nation) là một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại tự do. Tuy nhiên, Trung Cộng đã sử dụng những lợi thế này để thúc đẩy nền kinh tế trong nước và không chịu tuân theo các quy tắc khi giao dịch với các quốc gia khác.

Ông Navarro nói “Họ thừa hưởng lợi ích từ các tổ chức quốc tế, nhưng họ không tuân theo quy tắc”.
” Việc thao túng tiền tệ mang lại cho Đồng nhân dân tệ (NTD) 25 %- 40% lợi thế so với đồng Đô la”
— Peter Navarro

image
Trung Cộng nhanh chóng lạm dụng những đặc ân mới. Theo ông Navarro, ngay khi gia nhập WTO, hàng trợ cấp bất hợp pháp đã bắt đầu tràn ngập nước Mỹ. Thêm vào đó, quân đội Trung Cộng liên tục tấn công mạng, ăn cắp tài sản trí tuệ, sử dụng hàng nhái và vi phạm bản quyền, để phá hoại các công ty Mỹ.

Theo một báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Học viện MIT (MIT Center for International Studies), ước tính khoảng 15%-20% trên tổng sản phẩm sản xuất tại Trung Cộng là hàng nhái và gần 8% trong tổng GDP thu được từ hàng nhái.

image
Với việc thao túng tiền tệ – sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đã mang lại ưu thế 25%-40% so với đồng đô la Mỹ. Ông Navarro cho rằng việc này có hiệu quả trợ cấp cho Trung Cộng khi nhập khẩu sang Mỹ, nhưng lại gây áp lực về thuế nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Cộng. Điều này làm cho việc bán hàng từ Trung Cộng vào thị trường Mỹ rất dễ dàng, trong khi đó lại tạo ra chi phí cao khi bán vào thị trường Trung Cộng – tác động dài hạn này làm cho Trung Cộng chiếm lĩnh thị trường trong khi giá bán tại các công ty Mỹ cao ngất ngưởng.

Ngay cả những con số thống kê về nền kinh tế Trung Cộng hiện nay cũng đáng ngờ. Theo tạp chí Fortune, thị trường chứng khoán Trung Cộng đang lên vùn vụt,  nhưng quốc gia này đang tăng trưởng chậm và thị trường nhà đất thì sụp đổ. Điều này cho thấy nền kinh tế Trung Cộng rất khó đoán, nó không tuân theo bất cứ 1 quy luật nào cả.

Ông Navarro cho biết, đã có đến 57.000 nhà máy của Mỹ bị đóng cửa, 25 triệu người dân Mỹ không thể tìm được việc làm ổn định và nước Mỹ đang đối mặt với khoản nợ 3.000 tỷ Đô la. Theo tạp chí Ohio’s Blade, tự do thương mại Trung Cộng–Hoa Kỳ kể từ năm 2001 đã làm mất đi 106.400 cơ hội việc làm chỉ riêng ở bang Ohio.

image
Peter Navarro
Thêm vào đó, chính quyền Trung Cộng vẫn tiếp tục lạm dụng người lao động, tăng cường quân sự ở mức đáng báo động và các doanh nghiệp Mỹ đã và đang bị trừng phạt vì thăm dò chống lại kế hoạch này.
Ông Navarro cho rằng “đó là một thế giới ăn miếng trả miếng và đó là thực tế”, liên quan đến việc chính quyền Trung Cộng đã trừng phạt các công ty Mỹ như thế nào đối với những vấn đề chính trị.

Một thị trường tàn khốc

Tuy nhiên, chính sách lạm dụng của Trung Cộng đã tự làm hại mình và đánh mất lòng tin ở các doanh nghiệp và quan chức chính phủ Mỹ .
Một cuộc khảo sát của Ủy ban Thương mại Mỹ được công bố vào ngày 2 tháng 9  cho biết 60% các công ty Mỹ ở Trung Cộng cảm thấy không được nghênh đón như trước đây và 49% tin rằng họ bị cô lập bởi chính quyền Trung Cộng.

image
Một cuộc khảo sát gần đây ở Châu Âu, 61% các công ty nước ngoài hoạt động ở  Trung Cộng hơn một thập kỉ qua cho biết việc kinh doanh ở đây ngày càng khó khăn.
Theo báo cáo của Ủy ban An ninh Kinh tế Mỹ-Trung (U.S.-China Economic Security Council) năm 2013, chỉ có ngành nông nghiệp của Mỹ là mang lại thặng dư khi giao thương cùng Trung Cộng. Tuy nhiên, báo cáo này cũng cảnh báo rằng, thậm chí trong nông nghiệp Trung Cộng cũng sử dụng một kinh phí đáng kể để thực hiện cuộc chiến tranh thương mại mà các chuyên gia vẫn đang nghi vấn về chi phí thật sự.

Các công ty Mỹ đang yêu cầu Trung Cộng tuân theo các quy tắc và việc Best Buy  rút khỏi thị trường Trung Cộng là lời cảnh báo cho những hành động sắp tới.

image
Tại phiên họp ngày 25 tháng 1 của Quốc hội Mỹ về việc tuân thủ của Trung Cộng  với các quy tắc của WTO, Thượng nghị sĩ Sherrod Brown, Chủ tịch Ủy ban Hành  chính Quốc hội về Trung Cộng đã phát biểu: “Hôm nay, tôi yêu cầu Trung Cộng phải tuân thủ đầy đủ những cam kết đối với tổ chức Thương mại thế giới, thực hiện một cách trung thực và đầy đủ những phán quyết mà WTO ban hành”.
Poster phim tài liệu “Chết bởi Trung Cộng (Death by China)”. Đạo diễn phim, Peter Navarro, nói rằng các công ty của Mỹ hiện nay đang rút ra khỏi Trung Cộng  trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng thù địch.(DeathByChina.com)

Brown trích dẫn số liệu gần đây “phác họa nên một bức tranh đúng mực về những nỗ lực của chính phủ Trung Cộng nhằm can thiệp nền kinh tế và giúp đỡ các doanh nghiệp quốc nội một cách không công bằng, bất chấp các cam kết với WTO”.

image
Ông cũng chỉ ra rằng trong năm 2012, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Cộng là hơn 300 tỷ USD, và dự đoán một con số tương tự trong năm 2013. Brown cho biết, “Những khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là không thể chấp nhận và điều ấy dẫn đến mất việc ở nhiều nơi như Toledo, Akron, các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước này”.

Theo ông Navarro, ảnh hưởng của việc Trung Cộng gia nhập WTO đang ngày càng sáng tỏ, các công ty và các quan chức Mỹ hiện giờ đã cảnh giác đối với vấn đề này.

image
William Reinsch, cựu thứ trưởng Bộ Thương Mại về quản lý xuất khẩu dưới thời Tổng thống Bill Clinton, đã từng ủng hộ mối quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Cộng, nhưng giờ ông đã thay đổi luận điệu.

Ông Reinsch nói trong một báo cáo gần đây, theo tờ Washington Free Beacon rằng “Tôi thật sự thất vọng khi viết điều này”, “tôi luôn luôn lạc quan về những mối quan hệ, nhưng suy nghĩ ấy giờ đây đã không còn đúng, khi mà Trung Cộng cứ khăng khăng thực hiện những điều chắc chắn chống lại lợi ích của chúng ta trong khu vực và trên các diễn đàn đa phương”.

Đối với các công ty Mỹ hiện nay đang rút khỏi Trung Cộng, Navarro cho hay, “đó là một phân tích chi phí-lợi ích đơn giản: chi phí tăng cao, lợi ích đang đi xuống, và rủi ro ngày càng tăng”.

Một số sự kiện

image
Hoa Kỳ đã đóng cửa 57.000 nhà máy; 25 triệu người Mỹ không thể tìm được việc làm lâu dài; Hoa Kỳ nợ Trung Cộng 3.000 tỷ USD; 60% các công ty Mỹ tại Trung Cộng cảm thấy ít được hoan nghênh hơn trước; 49% tin rằng họ bị chèn ép bởi chính quyền Trung Cộng (Theo cuộc khảo sát của  Ủy ban Thương mại Mỹ) 15- 20% tất cả các sản phẩm sản xuất tại Trung Cộng là hàng giả (Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế MIT báo cáo); Best Buy công bố vào ngày 4 tháng 12 năm 2014 rằng họ sẽ bán 184 cửa hàng ở  Trung Cộng và rời khỏi đất nước này, tham gia vào hàng ngũ những công ty rời khỏi Trung Cộng, bao gồm cả Google, Home Depot, Metro, Media Market, Adidas, Panasonic, Rakuten, Nestle và Danone.

image

*****

Trong làn sóng phục hưng hàng “made in USA”

http://baomai.blogspot.com/
Trong làn sóng phục hưng hàng “made in USA”, các nhà sản xuất và phân phối Mỹ đang đẩy nhanh cuộc cạnh tranh về giá thành với hàng Trung Cộng.
Theo một cuộc thăm dò của Wall Street Journal gần đây, khoảng 76% người Mỹ được hỏi đã cho rằng thế hệ con cái của họ sẽ không có cuộc sống tốt hơn. Người Mỹ nhận thức nền kinh tế đang rủi ro hơn và có thể không bao giờ phục hồi trở lại.

Năm 2002, một trong hai người Mỹ hy vọng thu nhập của họ sẽ tăng trong 5 năm tiếp theo; vào năm 2013, con số này chỉ là một trong ba người. Thu nhập trung bình thực tế của người Mỹ không tăng trong 20 năm qua; thu nhập tổng thể cũng đã trở nên bất ổn định hơn.

Áp lực từ suy thoái kinh tế càng khiến Chính phủ Mỹ mạnh mẽ hơn trong các chính sách đẩy mạnh “sản xuất tại Mỹ” (made in USA). Tổng thống Obama năm 2013 thông qua Bộ Thương mại và Lao động đã đưa ra thách thức mang tên “made in USA”, với giải thưởng lên tới 40 triệu USD cho những ai có những đề xuất tốt nhất nhằm khuyến khích sản xuất trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài và tạo việc làm. Kèm theo đó là nhiều chính sách khuyến khích các công ty Mỹ đưa việc làm trở lại quê hương.

image
Với vai trò là kênh tiêu thụ hàng hoá lớn, Wal-Mart đã cam kết dành thêm 250 tỷ USD trong vòng 10 năm tới cho các sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Theo dự báo của Công ty Tư vấn Boston Consulting, cam kết này sẽ tạo ra 1 triệu việc làm tại Mỹ trong cùng thời gian.

Hãng bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart đang tạo ra xấp xỉ 500 tỷ USD doanh thu hằng năm, lớn hơn cả GDP của nước Áo, có số nhân viên bằng dân số thành phố Houston và phục vụ hơn 200 triệu khách hàng mỗi tuần. Nói cách khác, những con số kinh doanh của Wal-Mart có ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế Mỹ và chiến lược phục hưng hàng hóa “made in USA“.

image
Trong nhiều năm qua, Wal-Mart đã tìm nguồn cung ứng hàng hóa giá rẻ trên toàn cầu mà chủ yếu là từ Trung Cộng nhằm giảm giá thành bán ra và tăng lợi nhuận. Vì thế, tăng nguồn hàng sản xuất tại Mỹ buộc Wal-Mart phải tính toán rất kỹ nhằm giữ ưu thế cạnh tranh. Mặc dù hãng bán lẻ này mua từ Trung Cộng với giá đơn vị rất rẻ, nhưng nếu tính chung chi phí toàn hệ thống thì nó không còn quá rẻ nữa. Khi mua hàng từ Trung Cộng, Wal-Mart thường mua số lượng nhiều hơn nhu cầu vì thời gian giao hàng dài, vì thế chi phí tồn kho cũng rất cao.

image
Bill Simon, Chủ tịch hội đồng quản trị của Wal-Mart sẽ thực hiện nhiều cuộc diễn thuyết để kêu gọi nhiều nhà bán lẻ khác cùng đồng lòng thực hiện chương trình này. Bill cho biết: “Người Mỹ có thể rất yêu nước Mỹ, nhưng họ sẽ mua hàng Trung Cộng nếu chênh lệch giá hàng hóa Mỹ quá cao. Chúng tôi hy vọng các nhà phân phối khác cùng chung tay để tạo ra “giá trị Mỹ” thật sự cho người tiêu dùng. Cũng với tính toán như Wal-Mart, hãng điện tử General Electric năm ngoái đã đưa công việc sản xuất máy giặt, tủ lạnh, và máy nước nóng từ Trung Cộng về tiểu bang Kentucky. Hãng này cũng đầu tư 1 tỷ USD trong hai năm 2013 – 2014 để khôi phục lại ngành điện tử gia dụng của Mỹ và hứa hẹn tạo ra 1.500 việc làm.

Theo bảng xếp hạng chi phí sản xuất trên toàn thế giới của Boston Consulting Group mới đây, Mỹ hiện đang ở vị trí thứ 7, theo sát sau Trung Cộng. Khi chi phí sản xuất ở Trung Cộng, Brazil, Ấn Độ… liên tục tăng trong một thập niên nay, chi phí tại Mỹ lại gần như không thay đổi nhờ mức lương lao động không tăng, chi phí năng lượng giảm và khoa học kỹ thuật hiện đại giúp tăng năng suất.

image
Tờ Business Week cho biết, mỗi USD chi phí sản xuất tại Mỹ hiện tương đương với 96 xu sản xuất ở Trung Cộng. Với mức chênh lệch không đáng kể này, sau khi cộng thêm chi phí vận chuyển hàng và nhiều yếu tố khác, đã có đến 300 doanh nghiệp Mỹ dời các công xưởng từ nước ngoài trở về Mỹ.

Con số này được Boston Consulting Group dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai gần. Có 37% những công ty với doanh số 1 tỷ USD đang cân nhắc đưa các dây chuyền sản xuất từ Trung Cộng về lại Mỹ trong thời gian tới.

Andy Ân Nguyễn

Saturday, January 10, 2015


THẾ GIỚI CHUNG QUANH TA

Mise en place du Pont Raymond Barre sur le Rhône à Lyon .....
                 
Kỷ thuật xây cầu của người Pháp :_ 
Cây cầu dài 260 m rộng 17,50m do kiến trúc sư Alain Spielmann thiết kế ,xây dựng bắc ngang sông Rhône tại Thành phố Lyon phục vụ tuyến đường métro & tramway số 1 mang tên Pont Raymond Barre để kỷ niệm một vị cố Thủ tướng Cộng Hoà Pháp quốc ( một người bạn học của GS Vũ Quốc Thúc Khoa Trưởng trường ĐH Luật Khoa- Sài Gòn trước năm 1975 .)



LYON :   E n vue du prolongement en février 2014 de la ligne de tramway T1 de Montrochet à la station de métro Debourg à Gerland, un nouvel ouvrage d'art, conçu par l’architecte Alain Spielmann, est construit en aval du pont Pasteur afin de franchir le Rhône. Il est emprunté par les tramways, les piétons et les cyclistes. Il est long de 260 m pour 17,50 m de large. Ce pont bow-string est constitué de trois travées : une travée centrale de 150 m encadrée par deux autres de 72 m et 38 m. Les travaux ont débuté le 24 novembre 2011 par la pose de la première pierre et se sont achevés en septembre 2013.

Quelle maestria dans la mise en place de ce pont !
              Chapeau les artistes !
               Superbe vidéo !





Những nơi bạn có thể đứng cùng lúc trên hai quốc gia

Nhiều nơi trên thế giới có ranh giới giữa các quốc gia chỉ là một vạch kẻ mong manh và bạn dễ dàng cùng một lúc đặt chân lên hai đất nước.
Trên thế giới vẫn tồn tại các đường biên giới hòa bình khiến nhiều du khách khi ghé thăm đều thích thú chụp ảnh trong tư thế hai chân đứng ở hai đất nước khác nhau.
1-1807-1419846388.jpg
Bỉ và Hà Lan nổi tiếng với đường biên giới zích zắc. Vì vậy mà nhiều du khách khi đến đây đều cố gắng chụp một bức ảnh làm kỷ niệm, ghi lại hình ảnh của chính mình với tư thế mỗi chân đặt trên một đất nước khác nhau.
2-8482-1419846389.jpg
Một du khách chụp ảnh tạo dáng khi cùng lúc đứng trên hai đất nước Thụy Điển - Na Uy.
3-9862-1419846389.jpg
Chỉ cần một bước nhỏ, người đàn ông này có thể đứng cùng lúc tại hai quốc gia Mỹ - Canada.
4-9443-1419846389.jpg
Công dân hai nước dùng luôn đường biên giới Mexico - Mỹ làm lưới chơi bóng chuyền.
7-5022-1419846390.jpg
Người đàn ông này cũng đang đứng trên hai quốc gia Đức và Hà Lan.
10-9999-1419846390.jpg
Ranh giới giữa Thụy Sĩ và Italy chỉ cách nhau chưa đến một bước chân.
5-6695-1419846389.jpg
Đứng tại địa điểm này, du khách có thể cùng lúc có mặt trên 3 đất nước: Bỉ, Hà Lan và Đức.
6-6917-1419846390.jpg
Ranh giới Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chỉ cách nhau một bước chân.
8-3670-1419846390.jpg
Chỉ cần đứng ở những vị trí khác nhau quanh 3 chiếc bàn này, bạn sẽ được tính là từng đặt chân tới 3 quốc gia Áo, Slovakia, Hungary.
9-4669-1419846390.jpg
Biên giới giữa hai nước Ấn Độ - Trung Quốc.
11-3156-1419846391.jpg
Khi đứng tại Cape Agulhas, bạn sẽ có cơ hội cùng lúc xuất hiện ở hai biển lớn: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Anh Minh (theo Scoopwhoop)
TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
         TỪ LƯỚI KẼM
Danh họa Michelangelo có lần bảo rằng, “Nghệ thuật đến từ cái đầu chứ không phải đôi tay”, nhưng nghệ thuật lưới kẽm mà không có đôi tay khỏe mạnh ắt khó lòng tạo nên.  Ivan Lovatt, một điêu khắc gia trẻ nổi tiếng trong nghệ thuật này đã có những tác phẩm lưới kẽm vô cùng độc đáo, khi tạo hình từ thú vật đến các nhân vật nổi tiếng trong bộ sưu tập của anh.
alt 

alt

alt

alt
alt 

alt

alt

alt

alt

alt

alt

alt
alt

alt

Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu

Tại trại giam Halden, Na Uy, các phạm nhân đều được tiếp cận các trang thiết bị hiện đại và tham gia nhiều hoạt động bổ ích.
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Trại giam Halden, nằm cách thủ đô Oslo, Na Uy khoảng 100 km, bắt đầu hoạt động năm 2010 với sức chứa 250 tù nhân. Các nhà chức trách đã chi 165 triệu Euro để xây dựng "nhà tù hiện đại nhất thế giới." Ảnh: Edot 
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Tất cả các phòng giam đều được trang bị nhà tắm riêng, ti vi màn hình phẳng cùng nhiều thiết bị tiện nghi khác. Thiết kế của nhà tù nhằm tạo cảm giác gần gũi với xã hội bên ngoài. Ảnh: Photoshelter
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Hàng ngày, các tù nhân thức dậy lúc 7h30 sáng và dành nhiều thời gian trong ngày cho các bài luyện tập sức khỏe. Tại Halden, không những không khí trong lành mà họ còn có các huấn luyện viên cá nhân hỗ trợ. Ảnh: Photoshelter
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Các tù nhân đang tập leo núi trong một phòng thể dục hiện đại bên trong nhà tù. Ngoài các bài tập luyện, họ còn được học thêm các bài giảng về sức khỏe và cơ thể con người. Ảnh: Photoshelter
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Dù đang trong quá trình cải tạo, các phạm nhân vẫn được hưởng lương. Mỗi người đều được trả 9 USD cho một ngày lao động. Ảnh: Edot
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Hai phạm nhân đang ngồi nghỉ sau giờ lao động dọn dẹp và làm vườn. Một cánh rừng rộng 30 ha bao quanh nhà tù và họ được phép đi dạo mà không phải chịu giám sát. Ảnh: TheChive
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Phạm nhân đang chuẩn bị bữa trưa tại phòng bếp được trang bị đầy đủ dụng cụ. Trại giam có bếp ăn nhưng các tù nhân vẫn có thể tự nấu ăn riêng với thực phẩm mua từ siêu thị ngay bên trong Halden. Phòng sinh hoạt chung luôn là nơi gặp gỡ, nói chuyện và thư giãn của các tù nhân và quản giáo. Ảnh: Photoshelter
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Các quản giáo không mang súng và rất thân mật với các phạm nhân. Tất cả mọi người luôn cùng ăn và chơi thể thao với nhau để tạo nên bầu không khí gia đình vui vẻ. Ảnh: Photoshelter
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Tại Halden, các tù nhân còn có thể tự lập ban nhạc riêng. Hơn thế nữa, họ còn có thể sản xuất đĩa nhạc tại chính phòng thu hiện đại trong trại giam. Ảnh: Photoshelter
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Các phạm nhân vẫn được hưởng các chế độ y tế. Bên trong nhà tù còn có một phòng khám nha khoa và bệnh viện nhỏ miễn phí. Ảnh: Photoshelter
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Nơi đây còn có một thư viện với nhiều sách, báo, đĩa CD và DVD phong phú. Quản giáo đang giúp đỡ một tù nhân chọn phim để xem. Ảnh: BusinessInsider
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Hai người đàn ông đang cầu nguyện tại một nhà thờ nhỏ bên trong trại Halden. Các phạm nhân sẽ quay trở lại buồng giam và kết thúc môt ngày vào lúc 8h30 tối. Ảnh: Reuters
Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Một quản giáo cho biết: "Mối quan hệ giữa chúng tôi và các phạm nhân giống như là tình bạn vậy. Năm ngoái, một tù nhân đã khóc khi rời trại." Ảnh: Futureshoot
HIỆN TƯỢNG CÁ NHẢY
Leaping fish give evolution clue
By Victoria Gill Science reporter, BBC Nature
Jump media player
Media player help
Out of media player. Press enter to return or tab to continue.A zebrafish uses its body like a spring - curling up then pushing off
Continue reading the main story
Unlikely looking aerobatics performed by fish have given researchers an insight into how aquatic animals evolved to live on land.
Researchers discovered that at least six different types of fish are able to launch themselves into the air from a solid surface.
The team said this was an evolutionary snapshot of the transition from living in water to inhabiting land.
They published their findings in the Journal of Experimental Zoology A.
Lead scientist Alice Gibb from Northern Arizona University was surprised to find that every species she tested was able to jump.
It suggests that, rather than a rare adaptation that evolved in a select few species, the ability to leap on land is common among bony fishes. So many more of their ancient aquatic relatives might have invaded the land than had previously been thought.
"In my mind, that opens up the fossil record to re-interpretation," Dr Gibb told BBC Nature.
Slow motion leap
Continue reading the main story
“Start Quote
Every one that we studied was able to jump”
Alice Gibb Northern Arizona University
The ancestors we share with fish
The scientist and her team are interested the behaviour of living fish, because they are trying to build up a picture of how modern species evolved and how they are related.
An amphibious fish called the mangrove rivulus, which spends some of its time on land, inspired this study.
"When we tried to move these fish in the lab [using nets], they would jump out of a net and back into the tank," she recalled.
This made Dr Gibb curious to see if the ability to take off was unique to species that had evolved to spend some of their time on land.
She and her team studied six unrelated species of fish, placing them on a flat surface and filming them with a high-speed camera.
"Every one that we studied was able to jump," said Dr Gibb.
One particularly intriguing discovery when they examined the footage was that mosquitofish (Gambusia affinis) and zebrafish (Danio rerio) used the same "tail flip" technique to perform their impressive leaps.
"The last common ancestor of the two species examined in this study lived about 150 million years ago," said Dr Gibb, "which implies that the behaviour is at least that old."


TƯỞNG NĂNG TIẾN * VIỆT CỘNG HỨA LÈO

Những Hứa Hẹn Đầu Năm


S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Năm 2015 sẽ có một Vinashin mới.
Nguyễn Sinh Hùng
Tôi nhớ là mình có mua được tập truyện ngắn The Daring Young Man on the Flying Trapeze (Chàng Tuổi Trẻ Gan DTrên Chiếc Đu Bay) của William Saroyan, do Kinh Thi xuất bản – và Huy Tưởng chuyển ngữ – vào Mùa Hè Đỏ Lửa, năm 1972. Mới đọc được vài chục trang thì bất ngờ nhận được lệnh tổng động viên nên tôi phải rời nhà.
Nhiều năm sau – sau thời gian ở quân trường, chiến trường, và vài ba cái trại cải tạo không còn nhớ được hết tên – tôi trở về nhưng không còn tìm thấy cuốn sách của William Saroyan đâu nữa. Sau cái biến động khiến cả chục triệu người buồn (vào tháng 4 năm 1975) thì nhiều bạn bè và thân nhân của tôi còn biến mất luôn, nói chi là sách vở.
Bữa rồi, tình cờ thấy Amazon có bán The Daring Young Man on the Flying Trapeze and Other Stories (với giá rất bèo) tôi đã định mua nhưng trù trừ chút xíu rồi thôi. Tuổi đời, cùng với  những cảnh sống hãi hùng mà mình đã chứng kiến, khiến tôi không còn thấy cái thái độ (tưng tưng) của chàng tuổi trẻ trên chiếc đu bay có gì là “gan dạ” nữa.
Thiếu gì người dân Việt can đảm hơn nhiều và đã cùng nhau đâm xầm ra biển cả bao la, bằng những chiếc thuyền gỗ mong manh. Kẻ ở lại cũng liều lĩnh không kém khi hàng ngày vẫn lò dò trên những cái cầu bấp bênh, và mục nát, đang treo (chênh vênh) khắp nước.\
Cầu qua sông Mã, Lai Châu. Ảnh: Tuấn Nam
Cầu qua sông Chò, Khánh Hoà. Ảnh:Nguyễn Thành Chung
Nhưng có cầu, dù là cầu treo lắc lẻo – nói nào ngay – vẫn còn hơn không. Phải đu dây qua sông mới thiệt là rùng rợn.
Tôi đưa em sang sông không bằng xe hoa, cũng không bằng con thuyền mà bằng sợi dây cáp nhỏ xíu xiu (thế này) nhưng cả hai vẫn còn sống sót mới là chuyện lạ, chớ chúng ta đều bị trọng thương hay tử thương thì là “việc vẫn xẩy ra như cơm bữa” – theo như (nguyên văn) tường thuật của phóng viên Trùng Dương:
 “Không ít trường hợp người dân khi đang đu dây qua sông thì cáp bị đứt, tuột ròng rọc rơi xuống sông, suối tử vong, hoặc bị thương nặng...
Ngày 26/10, ông Nguyễn Chua (53 tuổi, trú thôn 6, xã Hòa Lễ, Krông Bông cùng em trai là Nguyễn Chát (47 tuổi) lắp ròng ròng chuyển phân qua hệ thống dây cáp treo tự chế qua sông Krông Ana.
Sau khi chuyển hết số bao phân qua sông, ông Chua lắp ròng rọc đu người qua đi làm. Qua gần hết bờ, chiếc ròng rọc bất ngờ tuột ốc, trật khỏi dây cáp khiến ông Chua rơi tự do từ độ cao hơn 5m xuống mép sông chết ngay tại chỗ.
Trước đó, vào ngày 15/8 cũng tại khúc sông này, vợ ông Chua là bà Trần Thị Tho (52 tuổi), trong lúc đu mình qua sông bằng cáp treo tự chế cũng bị tuột cáp rơi xuống mép sông bị đa chấn thương suýt mất mạng...
Việc dây cáp bị đứt hay tuột chân rơi xuống suối xảy ra như cơm bữa, người dân vẫn phải chấp nhận ‘đùa’ với tử thần bởi tình thế… không qua không được! Không đu…lấy gì mà ăn!
Sau hàng loạt những tai nạn do đu dây cáp treo qua sông xảy ra, các ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk cũng đã có những khảo sát, tìm phương kế nhưng đến nay vẫn chưa có một phương án khả thi nào để chấm dứt tình trạng đu dây.”
Muốn qua sông thì phải bắc cầu thôi, chớ còn “phương kế” hay  “phương án khả thi” (mẹ rượt) nào khác nữa đâu – mấy cha? Bởi vậy, theo thông tin của Tuổi Trẻ Online: "...  trong phiên chất vấn chiều 18-11, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng ‘hứa’ trong ba năm nữa sẽ xây xong 7.811 cầu treo qua suối, người dân không phải chui túi nilông, đu dây vượt lũ... Đây là một trong những lời hứa có mốc thời gian, có số liệu cụ thể ở 50 tỉnh trên cả nước mà Bộ trưởng Đinh La Thăng quả quyết: ‘Đã không hứa thì thôi, hứa rồi thì phải làm.”
Được lời như cởi tấm lòng! Cả nước đều mừng hết lớn luôn. Còn mừng hơn hồi năm 2010, khi nghe lời hứa hẹn (cũng có mốc thời gian) của một vị quan chức khác – ông Nguyễn Sinh Hùng : “Năm 2015 sẽ có một Vinashin mới.”
Năm 2015 đã đến nơi rồi nhưng (may quá) chưa thấy cái bóng dáng Vinashin (mới) này đâu cả. Thiệt là phước đức. Nếu không, sang năm, nợ công sẽ tăng gấp đôi là ... giá chót.
Hứa hẹn là cái “bệnh” chung của giới lãnh đạo cộng sản, chứ không riêng chi hai ông Đinh La Thăng hay Nguyễn Sinh Hùng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng vừa mới “hứa” xong: “Nợ xấu ngân hàng sẽ về mức bình thường trong năm tới.” Ông Trương Văn Sang cũng đâu chịu kém: “... đến năm 2000 xây dựng Thanh Hoá thành tỉnh kiểu mẫu.”
Trước khi chuyển qua từ trần, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đâu có quên hứa hẹn: “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”
Tiếc là thằng chả không nói rõ “xây dựng” cái gì nên chỉ những nơi các quan cách mạng làm việc, và nhà riêng của cán bộ là phình to quá cỡ thôi; còn nhà thương, trường học, hoặc cầu đường, và (tất tần tật) mọi thứ tiện nghi công ích khác thì không, và mỗi lúc một thêm xuống cấp.
Sau khi thắng giặc Mỹ xong, dân Việt lại được nghe người kế nhiệm ông Hồ  “ban” cho một lời hứa khác : “Mười năm nữa mỗi nhà ở VN sẽ có một cái tủ lạnh.”
Người kỳ vọng, và thất vọng, nhiều nhất vào lời hứa này (dám) là blogger Nguyễn Văn Tuấn. Nghe ổng tâm sự mà muốn ứa nước mắt luôn:
“Những năm sau thống nhất (tôi không thể dùng chữ ‘giải phóng’) ông Lê Duẩn nổi như cồn. Đi đâu cũng gặp hình của ông ấy lúc thì trên tivi, lúc thì qua báo chí, lúc thì qua đài phát thanh. Sau này tôi mới biết ông là một người nắm quyền uy gần như tuyệt đối thời đó. Mỗi lời nói của ông là một mệnh lệnh, một chỉ thị, chắc cũng chẳng khác với quyền uy của ông gì đó bên Bắc Hàn hiện nay.
Mãi đến bây giờ, nhắc đến tên ông là tôi rùng mình nhớ ngay đến thời bao cấp, hợp tác xã, và đặc biệt là thời ăn bo bo và thuốc xuyên tâm liên. Như một cơn ác mộng. Nói chung là một thời kinh hoàng.
Trong cái thời kinh hoàng đó chợt loé lên một tia hi vọng. Tôi nhớ hoài cái tia hi vọng đó trong một buổi tối ngồi xem tivi trắng đen. Trong một bài diễn văn dài lắm, nhưng có câu tôi nhớ mãi (có lẽ đến cuối đời): 10 năm nữa mỗi nhà ở VN sẽ có một cái tủ lạnh...”
Thành ra, tôi đón nhận lời hứa ‘10 năm sẽ có tủ lạnh’ của ông Lê Duẩn như ruộng khô mong chờ cơn mưa hạ. Dĩ nhiên là chỉ là ước mơ âm thầm thôi, chứ nói ra thì cả nhà mắng cho là ‘đồ ngu tiền đâu mà mua thứ đó’. Đêm về nằm ngủ tôi vẫn mơ cái tủ lạnh trong nhà …
Mãi đến năm 1992 làng tôi mới có điện về. Mà, lúc đó làng tôi cũng chỉ có vài gia đình có điện thôi. Phải 2 năm sau có điện, ba má tôi mới đám mua cái tủ lạnh dưới ‘sức ép’ của đứa em gái...
Vậy mà cho đến nay, dù điện đã về gần 100% làng, nhưng số gia đình có tủ lạnh tôi đoán là chưa đầy 1/5. Tôi có con số đó vì chỉ đếm những nhà bà con chòm xóm ven sông mà tôi quen biết. Nhà nào cũng có tivi và radio, nhưng tủ lạnh thì vẫn là một thứ gì khá xa xỉ mà không phải ai cũng có khả năng mua một cái.
Lí do chính là người dân không có tiền để mua. Đời sống nông dân ngày nay khổ còn hơn thời trước 1975. Đầu mùa lúa là phải vay ngân hàng hay tư nhân để mua phân bón, thuốc trừ sâu cho mùa vụ. Khi gặt lúa xong thì bị cái tập đoàn VINAFOOD (có khi được xem là một tập đoàn phản dân hại nước) và con buôn ép giá.
Người nghèo thì phải bán lúa với giá bèo để có tiền trả nợ. Như tôi từng phản ảnh giá lúa còn thấp hơn cả giá ốc bưu vàng! Trả nợ xong thì chỉ còn vài triệu vừa đủ sống. Mùa vụ kế tiếp, chu trình “vay nợ – làm ruộng – bán giá bèo – trả nợ” lại tiếp diễn. Cuộc sống nhứ thế thì lấy tiền đâu để mua tủ lạnh?
Từ ngày ông Lê Duẩn hứa ‘10 năm nữa mỗi gia đình sẽ có tủ lạnh’ đến nay đã gần 40 năm. Thế giới đã bước vào thể kỉ 21 gần 15 năm. Trong khi nông dân bên Thái Lan chạy xe hơi Toyota đi chợ và nhà nào cũng có tủ lạnh, thì nông dân Việt Nam vẫn còn mơ một chiếc xe Honda và cái tủ lạnh.”
Nếu kết luận rằng bác Lê Duẩn là “một thằng cha nổ sảng” thì cái vụ nổ này cũng chưa đến nỗi nào, so với mấy nhiều vụ (vang trời) khác nữa – sau này:
  •  TTXVN: “… đến năm 2010 (sẽ) xóa hết hộ đói, cơ bản không còn hộ nghèo!”
  •  Qua tới thập niên 2030 hay 2040 thì viễn tượng mới thực là huy hoàng, theo như lời của  TS. Nguyễn Xuân Kiên, Viện Trưởng Viện Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế – Xã Hội Việt Nam và Đông Nam Á: “Với tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp hiện nay, chỉ 20 -30 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. 40 năm nữa, Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ảnh & chú thích: Tiêu Phong
Nói tóm lại, theo lời của ông cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết "là chưa bao giờ mình lại cất cao tiếng nói như thế.” Người kế vị, đương kim chủ tịch nước Trương Tấn Sang (vào ngày 19 tháng 8 năm rồi) cũng “cất cao” không kém:“Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.”
Trong khi bạn bè quốc tế đang “ngưỡng mộ” tùm lum, và “ngưỡng mộ” quá trời, quá đất (như vậy) mà ông Bộ Trưởng Giao Thông nước ta vẫn chỉ đưa ra một lời hứa hẹn vô cùng khiêm tốn: “Trong ba năm nữa sẽ xây xong 7.811 cầu treo qua suối, người dân không phải chui túi nilông, đu dây vượt lũ...”
Nghe thiệt thấy thương hết sức!
Tuy ông Đinh La Thăng đã nhũn nhặn (thấy rõ) nhưng dư luận, xem ra, vẫn còn có điều tiếng eo xèo và nghi ngại: Tiền đâu mà xây? Thằng chả chỉ hứa (đại) cho đã miệng và cho qua chuyện vậy thôi.
Cho dù thiệt vậy chăng nữa thì cũng đã chết ai đâu? Bác Hồ, bác Hùng, bác Duẩn đều hứa (lèo) ráo trọi thì tại sao chú Thăng lại phải giữ lời cà? Hơn nữa, thử nghĩ lại coi: chớ hai phần ba thế kỷ qua dânViệt sống bằng cái gì, ngoài những lời hứa hẹn!

TS. PHẠM CAO DƯƠNG * HÃNH DIỆN VIỆT NAM

Tôi Hãnh Diện Có Quá Khứ Làm Người Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam

2014 sep 2  Tượng Trần Hưng Đạo 300
Kính Thầy
Bai viết của Thầy Phạm Cao Dương cho học trò thầy (là tôi người đang viết mấy giòng này) những bồi hồi, làm mắt tôi rưng rưng và tôi cảm thấy tôi hãnh diện biết bao khi có một quá khứ làm người Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam.
Chúng ta sinh sống trên quê hương thứ hai là chúng ta đươc tái sinh để làm người. Quê hương VN trên mỗi bước chân của người Việt tị nạn Cộng Sản và của con cháu những người Việt này . Chúng ta chạy ra Biển Đông tìm tự do chứ không tìm miếng cơm manh áo như các đợt di dân trong lich sử nước Mỹ. Chi có khối người VN chạy giặc Cộng trôi nổi trên Biển Đông sau ngày 30 tháng tư 1975 đã cho thế giới biết thế nào là sự tàn ác ác của Cộng Sản Việt Nam và cho quê hương thứ hai biết thế nào là sức mạnh của chứng ta.
Con cháu chúng ta hiện nay và mãi mãi vẫn là những công dân đóng góp rất nhiều cho quê hương: bất cứ nơi nào chúng ta có tự do và được quyền sống trên thế giới. Cộng đồng vũng mạnh, người Việt có tiếng nói mạnh.
Quốc gia Ái Nhĩ Lan chỉ có 4 triệu 800 ngàn người sống tại quê. 20% dân Mỹ là gốc Ái Nhĩ Lan và 22 Tông Thống trong số 44 Tổng Thống Mỹ có giòng máu Ái Nhĩ Lan.
Chúng ta không phải về VN để chứng tỏ là người yêu nòi giống Việt. Hãy sống và làm được những gì quan trọng để mỗi lá phiếu của khối người VN Hải ngoại là những lá phiếu quan trọng mà bât cứ ai cũng cần lá phiếu của chúng ta.
Cám ơn Thầy với bài viết cho em hãnh diện hơn rằng em vẫn thấy quanh em còn có những người yêu quê hương nòi giống Việt Nam đích thực .
Kính chúc Thầy luôn có sức khỏe cho lòng chúng em những đứa học trò ngây thơ ngày nào biết mình vẫn còn có một quê hương và những bậc thầy yêu mến.
Kính.
Thu Hương
sinh viên Văn Khoa 65/68 và Đại Học Sư Phạm Saigon khóa 1970
2014 SEP 4 CỜ VÀNG 22
2014 sep 2  Tượng Trần Hưng Đạo 300Cô Thu  Hương thân mến,
Tôi rất muốn gọi Cô Thu Hương là “Thu Hương” như gọi các sinh viên cũ của tôi hơn nửa thế kỷ trước và xưng là “thày”.  Nhưng vẫn thấy bất tiện.  Hồi đó Cô chỉ là một thiếu nữ mới lớn, trên dưới hai mươi, mới vào ngường cửa đại đọc và bây giờ mọi chuyện đã đổi khác rồi. Tạm thời gọi Cô bằng “Cô” vậy.
Cảm ơn Cô đã quan tâm tới bài tôi viết.  Bây giờ tôi xin thưa với Cô như thế này:
Ý chính của tôi liên hệ tới chủ đề “Dựng Tượng Đức Thánh Trần ở Little Saigon” là  qua ba tiếng Đức Thánh Trần mà tôi dùng, tôi muốn khơi dậy mạch sống đầy sinh lực, đầy linh khí đã và đang tiềm tàng, ẩn náu trong mỗi một con người Việt Nam chúng ta dù chúng ta ở bất cứ nơi nào trên thế giói mà bây giờ chúng ta rất cần vì sau bao nhiêu đau thương, chếtchóc, nước mắt tràn ngập Biển Đông, chúng ta đã có được một Việt Nam thứ hai, một Việt Nam Trẻ với lãnh thổ trải rộng toàn cầu, chỗ nào cũng có Việt Nam nếu có người Việt.  
Chúng ta đã có được môt Siêu Quốc gia Việt Nam trên đó mặt trời không bao giờ lặn mà người Anh hồi thế kỷ 19, và người Tầu hiện tại không có được vì nó không hình thành bằng xâm lăng, chém giết và đô hộ hay do tha hương cầu thực hay bành trướng kinh tế làm giàu.  Siêu quốc gia của chúng ta hình thành bằng sự đau khổ, tủi nhục, bằng máu và nước mắt của hàng triệu dân tị nạn đã liên tục bỏ nước ra đi từ sau biến cố 1975 với hàng nửa triệu bỏ thây ngoài biển cả hay chết thê thảm nơi rừng rậm hoang vu, vào không có lối ra ở Kampuchea, không ai biết đến.  Chúng ta không bao giờ được quên điều đó.  Quên là vô ơn, là có tội. 
Siêu quốc gia của chúng ta là món quà Trời cho ngàn năm một thuở chỉ dân ta mới có cái may có được.  Nó hợp với sinh hoạt của thời đại mới giữa lúc biên giới, giữa các nước mỗi ngày một mờ nhạt dần trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, kinh tế và thương mại.  Nó sẽ giúp cho Việt Nam thoát khỏi tình trạng nhược tiểu để có cơ hội vươn lên nếu chúng ta biết nắm bắt.  Nhưng vì nó hình thành bởi con người nên cần phải có sư tin tưởng của chính con người vào tương lai của chính mình, con cháu mình và cả dân tộc mình.  Sau ngót bốn mươi năm tranh đấu để sinh tồn, để phát triển, các cộng đồng của chúng ta đã bắt đầu đứng vững.  Các con cháu chúng ta đã bắt đầu thành công và lập nên sự nghiệp không nhỏ,  với sự đóng góp rất là khiêm nhượng của chúng ta.   
Chúng ta đã quá quan tâm đến quá khứ và đến Việt Nam ở bên kia mà quên đi chính con em của chúng ta ở bên này.  Bây giờ thì chúng ta phải nghĩ lại và sửa đổi.  Việc chỉnh trang lại những nơi mình đang ở là một việc làm vô cùng quan trọng.   Chỉnh trang từ hình thức, vật chất tới tinh thần, từ cách suy tư,  tín ngưỡng cao, thấp để người trẻ có thể tìm thấy một cái gì đó mà trở về với chính mình và với cộng đồng của mình và người già có chỗ để nương dựa trong lúc tuổi xế chiều.  chúng ta có đầy đủ tư do đển làm điều này, nếu chúng ta muốn.  Các nhà cầm quyền đia phuơng không bao giờ ngăn cản chúng ta cả nếu đó là hợp pháp. 
Chúng ta phải trở về để  đến với con cháu chúng ta và chăm sóc cho họ.  Họ ở đâu, quê hương của chúng ta ở đó.  Vợ con, chồng con chúng ta ở đâu, nhà chúng ta ở đó. Sáng đi, chiều về, chúng ta lại về đó , “về nhà”.   Hãy dành một phần thì giờ, công, sức, tiền bạc cho con cháu chúng ta, cho chính quê hương trước mắt của chính chúng ta thay vì cho một nước Việt Nam quá già nua, cũ kỹ, cạn kiệt sinh lực, bạc nhược tinh thần nhưng con người ở đó vẫn một mực tin tuởng vào những gì lãnh đạo của họ chọn lựa và cho rằng mình đã chiến thắng, đã tiến bộ nếu không hơn thì cũng ngang với các nước tiền tiến trên thế giớivới đầy nhà chọc trời, với xa lộ chạy khắp lãnh thổ, với biệt thự nguy nga nhờ chiền thắng Miền Nam của họ.  
Đã đến lúc chúng ta phải  dùng thành ngữ bình dân “Bỏ đi Tám” hay “Tạm quên đi, Tám”, phải xét lại tất cả để khỏi phải hối tiếc là khi con cháu chúng ta còn nhỏ, còn nằm trong tầm tay chúng ta, chúng ta đã mải mê những chuyện khác hơn là chăm sóc họ, chơi với họ lúc chiều về hay bế ẵm họ, thay tã cho họ truyền lại linh khí của tổ tiên lại cho họ dạy họ học bài buổi tối trước khi họ có cuộc sống riêng, vượt khỏi tầm tay của chúng ta.  Bây giở thì tự họ đã ý thức được họ là ai, đã cố gắng, đã thành công và lập được sự nghiệp và đứng vững.  Phải chăng một lần nữa, đó là do Trời định, là do mạch sống chứa đựng đầy linh khí cuả ông cha chúng, tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam của chúng ta, của các em? là linh khí, là khí hạo nhiên trong mỗi con người chúng ta, trong mỗi con ngưòi các em?  Tôi không có câu trả lời, nhưng tôi vẫn tin ở tương lai lâu dài của dân tộc, ở “Sách Trời.”  Kẻ kia có muốn  chẳng làm gì được chúng ta.   Chúng ta đã đứng vững hơn hai ngàn năm. Không cò lý do gì chúng ta không đứng vững thêm vài ba ngàn năm nữa để dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn.
Cuối cùng tôi xin gửi Cô những câu thơ của Nguyễn Văn Giai mà  tôi được học ttrước đây, trích tứ bài Hà Thành Chính Khí Ca nói về Tổng Đốc Hoàng Diệu:
Một vùng chính khí lưu hình Rộng trong Trời Đất nhật tinh, sơn hà. Hạo nhiên ở tại lòng ta. Tấc gang son sắt hiện ra khi cùng. Hơn thua theo vận truân phong.
Ngàn thu để tiếng anh hùng sử xanh.
 Nhớ lại nhưng câu này, bây giờ tôi vẫn còn bồi hồi, xúc động.  Các cụ Nhà Nho chúng ta ngày xưa là thế đấy ! Chúng ta đứng vững ngàn năm là nhờ thế đấy!
Xin Cô Thu Hương coi đây như một bài học ngắn ngoài chương trình để bài giảng thêm vui của tôi bên cạnh những bài học ngày xưa.  
Mong Cô cho tôi thêm chi tiết để tôi liên lạc.
Thân mến,
Phạm Cao Dương, TS

NHÂN CHÍNH * VĂN HÓA GIẢ VỜ

 

Văn Hóa "Giả Vờ" ở Việt Nam

image
Sống trong một đất nước lúc nào cũng lo sợ bị "Ăn Cắp" và phải cố tập cho mình tính "Giả Vờ"... thật là "Đau Đầu", "Nhức Óc"!! . Bài viết phiếm luận này rất hay vì nói lên đầy đủ những tệ trạng của một xã hội KHÔNG CÒN NHÂN TÍNH CON NGƯỜI.

image
Tôi không bênh vực những Tiếp viên Hàng không bằng lý do ngô nghê là họ phải đút lót để đựơc có việc làm trong Air VN, nên họ phải buôn lậu chuyển hàng ăn cắp để gỡ vốn chứ! Mà tôi thực sự thương hại họ, vì " Quít trồng Giang Nam thì ngọt, trồng Giang Bắc lại chua! "

image
Ngay khi chào đời, họ đã bị sinh ra trong một bệnh viện "ăn cắp": Bác sĩ, Y tá "ăn cắp" phong bì của bệnh nhân, "ăn cắp" thuốc tiêm chủng ngừa bằng cách chia phân lượng thuốc tiêm ra nhiều phần, không đủ tiêu chuẩn, "ăn cắp" thủy tinh thể nhân tạo của Mỹ, rồi thay thế bằng sản phẩm Ấn Độ để "ăn cắp" giá tiền sai biệt.

image
Khi lớn lên, họ lại đi học trong những trường học "ăn cắp": Giáo sư "ăn cắp" công trình trí tuệ của người khác, học sinh, Sinh viên "ăn cắp" bảng điểm, "ăn cắp" bằng cấp dỏm bằng phong bì.
Khi bắt đầu bước vào xã hội, bước đầu tiên, họ đã bị Lãnh đạo "ăn cắp" tiền đút lót để được có việc làm, nên họ phải tiến vào quỹ đạo ăn cắp, họ ăn cắp dự án, ăn cắp đất của nông dân, họ ăn cắp tiền phạt giao thông, họ ăn cắp sinh mạng của người dân bằng tra tấn, nhục hình.....

Vì vậy, khi tôi nhìn thấy những cô Ca sĩ, Hoa hậu, Người mẫu, vênh váo khoe khoang quần áo, túi xách, giầy dép hàng hiệu, xe "khủng", nhà "khủng", tôi thương hại họ quá, họ cũng bị "ăn cắp" trinh tiết, bị "ăn cắp" phẩm giá, anh ạ! Tôi có con gái, và con gái tôi may mắn, được giáo dục tại trường học phân biệt điều phải, điều trái, được tôn trọng nhân phẩm.

image
Khi về Việt Nam, nhiều lần, xe người bạn chở tôi đi, bị công an thổi còi, rồi công an vòi vĩnh, xòe tay cầm tiền hối lộ. Tôi rơi nước mắt, họ còn nhỏ tuổi hơn con trai tôi. Con trai tôi có công ăn việc làm, nuôi con cái bằng chính sức lao động của mình, dạy con, làm gương cho con bằng chính nhân cách của mình.
 Những người công an trẻ đó cũng bị "ăn cắp" lương tâm, phải không anh?. Khi những người công an, đánh người, giết người, họ được bố thí trả công bằng vài bữa ăn nhậu, chút đồng tiền rơi rớt.

image
Khi những phóng viên, bẻ cong ngòi bút, viết xuống những điều trái với lương tâm, sự thật để được bố thí trả công bằng những nấc thang chức vị, những đồng lương tanh tưởi, nhà văn Vũ Hạnh đã gọi đó là "Bút Máu" đấy anh ơi!

Khi những quan tòa, đổi trắng thay đen, cầm cán cân công lý có chứa thủy ngân như trong truyện cổ Việt Nam, họ cũng bị "ăn cắp" nhân tính mất rồi!

Trong xã hội, toàn là "ăn cắp", vậy thì kẻ cắp là ai? Ai cũng biết, nhưng giả vờ không biết, Vì Văn hóa "giả vờ" là đồng lõa cho xã hội ăn cắp.

image
Cán bộ lãnh lương 200 đô la một tháng, xây nhà chục triệu đô nhưng giả vờ" đó là công sức lao động tay chân, và trí tuệ, hay quà tặng của cô em "kết nghĩa"? Tôi muốn xin cô em đó cho tôi được làm "con kết nghĩa " của cô ta quá. 
Thế mà có những Lãnh đạo, Ủy viên Trung Ương Đảng, Đại biểu Quốc Hội, Ban Nội Chính, Ủy Ban Điều Tra, Quan Tòa "Thiết Diện Vô Tư", Phóng viên Lề phải, Thành Đoàn, Quân Đội Nhân Dân, Chiến sĩ Công An, Trí thức Yêu Nước, Việt Kiều Yêu Nước sẽ sẵn sàng giả vờ tin vào quà tặng của "cô em kết nghĩa" đó!

Còn có thể trong tương lai, sẽ có nhiều quan chức sẽ nhận được nhà "khủng", quà tặng của ông anh kết nghĩa, bà chị kết nghĩa, ông bố kết nghĩa, ông cố nội kết nghĩa, khi không tìm ra con người nữa, sẽ tiếp theo con chó kết nghĩa, con trâu kết nghĩa nữa...

image
Công chúa mặc áo đầm hồng, ưỡn ẹo trên đôi giày cao gót hồng, đi thị sát công trường xây dựng, theo sau là một đoàn Chuyên viên già tuổi tác, thâm niên công vụ, nhưng ai nấy vui vẻ, hớn hở, giả vờ Công chúa là một Chủ tịch tài năng thiên phú, không cần đi học, không cần kinh nghiệm gì cả. Y như tên nhóc Bắc Hàn mặt búng ra sữa Ủn Ỉn, và đoàn tùy tùng Tướng già của thằng con nít đó vậy...

image
Toàn đảng đều "giả vờ" tin rằng các Hoàng tử, Công chúa đều là thiên tài không đợi tuổi, mặt trẻ ranh mà nhảy lên ngồi trên đầu các nhà cách mạng lão thành, và ai nấy đều "giả vờ" tán tụng khen thơm như múi mít!. Thượng bất chính, hạ tắc loạn:

"Thanh tra, thanh m, thanh gì?
H
có phong bì thì Nó "Thank you"!

image
Tôi buồn lắm, có đôi khi quá tuyệt vọng, tôi tự hỏi, mình có nên quên mình là người Việt Nam như con đà điểu vùi đầu trong cát, như quả chuối ngoài vàng, trong trắng, vì tôi yêu nước Mỹ quá rồi.

image
Nước Mỹ chưa, và có lẽ không bao giờ hoàn hảo, nhưng ở đây, ít nhất không ai có thể "ăn cắp" lương tâm, phẩm giá, và nhân tính của tôi. Tôi được sống như một "CON NGƯỜI" không phải chỉ "giả vờ " "làm người" đang sống đâu... ..


Nhân Chính

DAVID THIÊN NGỌC * CỘNG SẢN BẤT TÀI VÔ HỌC

 CHẾ ĐỘ TRÊN NỀN TẢNG BẤT TÀI VÔ HỌC
David Thien Ngọc 
- Nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới xuất thân từ giới bình dân, không qua trường lớp đào tạo. Nếu những vị này thuộc về các lĩnh vực như thơ phú, hội họa, ca múa… thì cái tư chất, năng khiếu bẩm sinh là căn bản và thông qua quá trình thời gian lẫn trường đời hun đúc, tô bồi sẽ trở nên tài năng và nổi tiếng. Duy chỉ có ở lĩnh vực chính trị, những kẻ xuất thân từ hàng “bất tài, vô học” và từng bước leo lên đỉnh cao sẽ trở thành hung thần tội ác.

Điều đó hoàn toàn có cơ sở và đúng vì mọi hành động đều xuất phát từ tâm và do trí chỉ đạo, điều khiển. Tâm và trí ở trên nền tảng mông muội, u ám không được gọt rửa lau chùi mài giũa… thông qua sự học thì những tư duy phát ra từ u mê đó khó mà trong sáng, thông tuệ và tất nhiên sẽ đưa đến hành động ngông cuồng và ác độc. Mà sự đời có tự ngàn xưa, từ khi tạo hóa sinh ra loài người thì 2 lĩnh vực “thiện - ác” chỉ được ngăn cách bởi một làn sương mỏng.

Để đi vào con đường thiện thì đa phần là chông gai, khó khăn và cần phải có nỗ lực đấu tranh loại trừ cái xấu mà cái khó nhất là trước hết phải “thắng chính mình”, chối từ ích kỷ, từ bỏ tham lam, tiêu diệt dục vọng, hành động vị tha nhân... do đó con đường đi vào cõi thiện vô cùng gian truân.

Ngược lại con đường tội ác thì thênh thang và đầy cám dỗ được ngụy trang bằng hoa thơm cỏ lạ, chim hót líu lo, suối nguồn róc rách và cuối cùng là cao lương mỹ vị, nhục thể gọi mời với ngàn tia nắng lung linh, đèn màu huyền diệu chìm đắm trong cơn mê, mắt mờ say lúy túy… không biết mình là ai, ở đâu và làm gì, hậu quả ra sao bởi tâm u và trí mê.

Để chứng minh cho những điều trên tôi tạm dẫn ra một vài nhân vật:

Adolf Hitler: Người đã làm cho hàng triệu người trên thế giới phải khóc. Nguồn gốc là một tên thợ sơn, thợ vẽ… con đường đến trường lớp thì hầu như là con ngõ cụt. Bản chất tự trong tâm đã nhen nhúm tính vĩ cuồng... do đó hành động được sai khiến bởi cái đầu và trái tim lạnh.

Đôi khi những tội ác được thực thi từ một lý do vô cùng hoang dã và không tưởng. Có tài liệu ghi rằng một trong những nguyên nhân đưa đến khiến hắn diệt chủng dân Do Thái một cách man rợ là thời thơ ấu A.Hitler ham thích vẽ và muốn học vẽ, nhưng vị thầy dạy vẽ chê hắn không có năng khiếu này nên có học cũng hoài công và không thu nhận A.Hitler làm môn sinh. Thế là Hitler có sự đố kỵ và nuôi sự hận thù với vị thầy này mà người thầy đó lại là dân Do Thái.

Hồ Chí Minh: Con đường học vấn của Hồ Chí Minh (HCM) thì thật là mờ ảo, mông lung và không một trường lớp nào, bậc thầy nào ghi nhận và lưu lại chứng tích? Nhất là dưới thời phong kiến sự gắn kết giữa tình thầy trò rất đậm nét nhất là người học trò có tư chất thông minh, học giỏi và có hoài bão lớn. Sau khi thành đạt thì nghĩa thầy trò cũng được vinh danh hơn và những mẩu chuyện thời cắp sách mài đủng quần luôn được tái hiện và thêm phần gia vị cho đậm đà hương sắc.

Trường hợp HCM lại càng được tô hồng, thần thánh hóa vị thần đồng thời thơ ấu. Đàng này chỉ là con số không vì không thể tạo ra hình ảnh và chứng tích rõ ràng được.

Do đó từ ý thức đến hành động của HCM đều rừng rú, bản năng và hoang dã... Trí năng không có, học thức thì không nhưng đầy mưu ma chước quỷ của kẻ tiểu nhân, và tất nhiên những hành động theo sự sai khiến của trí và tâm u mê, mông muội nhưng thâm hiểm thì hẳn nhiên là sẽ đi vào con đường gian tà, độc ác.

Ngày bước vào đời, dấn thân... chủ yếu là bôn ba tìm cuộc sống cho bản thân, chui vào gầm tàu buôn Đô đốc La Touche Tréville làm phụ bếp để nuôi nhục thể với danh, phận là “bồi Ba”. Qua đến Pháp thì cúi đầu xin học trường thuộc địa (École Coloniale) xác định tương lai làm tôi thần cho giặc Pháp.

Không được phía Pháp thâu nhận, có lẽ vì nhận ra chân tướng của kẻ gian manh và lúc nào cũng sẵn sàng phản bội ẩn chứa trong người của tên “bồi Ba”. Điều đó đã chứng minh là chính HCM đã bán đứng nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu cho giặc Pháp để lấy tiền thưởng đồng thời loại trừ đối thủ làm cản đường gây tội lỗi thực hiện cuồng vọng sau này của hắn. Một hành động hạ cấp, đê hèn, bẩn thỉu mà không một từ nào lột tả cho hết cái dã tâm trong việc làm trên của loài dã thú đội lốt người.

Sau khi thất vọng trong việc xin đầu quân làm tôi thần cho Pháp thì chui lòn qua Liên Xô xin làm kẻ tôi đòi cho cộng sản Đệ Tam và xem luận cương Lenin là ánh đèn soi đường bước vào vũng lầy tội ác.

Từ trí kém và vô học do đó không thấu đáo được triết học Karl Marx-Engels và cả luận cương Lenin về giải phóng dân tộc, thuộc địa là chỉ áp dụng cho xã hội đặc thù ở LX thời đó kể cả các chính sách sau này như CCRĐ, đấu tranh giai cấp, giải phóng dân tộc... hoàn toàn không phù hợp chưa nói là trái ngược với tình hình đất nước VN.

Thế mà “bồi Ba” cầm bảng luận cương Lenin trên tay mừng rỡ mà hét toáng lên như một kẻ điên rằng: "chân lý đây rồi, lẽ phải đây rồi!”. Từ đó lần hồi thực hiện mệnh lệnh CS Đệ Tam du nhập chủ thuyết vô luân về VN đưa đất nước, dân tộc vào con đường lầm than, nô lệ và đầy chết chóc để lót đường cho giấc mộng bành trướng của 2 ông chủ Bắc Phương và Liên Xô. Lĩnh vực này tôi chỉ trích dẫn một phần triệu trong những cái ác và ngu muội của HCM và bè lũ CSVN mà sử sách đã ghi.

Đám bồi thần kế tục tội ác của HCM sau này ngoài một bầy từ hang Bắc Pó, núi rừng Việt Bắc xuất thân ra hoàn toàn một lũ vô học nên mọi hành động đều hoang dã và tư duy đều hoang tưởng mộng mị. Sau đó cho đến ngày nay xuất hiện 4 tên tội đồ vô học mà phần số tạo hóa sắp bày đã gắn kết cho chúng cùng mang vào thân chung một chữ “cạo”.

Đỗ Mười: Xuất thân là tên “hoạn lợn, thiến heo”. mà ai cũng biết rằng khi thiến một con heo nhất là heo cái để không trở thành heo nái sinh con mà ú mập thành heo thịt (như những con sâu nái hiện thời) thì trước khi mổ một vết để cắt buồng trứng thì phải “cạo” sạch phần lông nơi đó rồi mới mổ và “thiến” sau.

Do đó sau này hắn ta cắt cổ, mổ bụng nhân dân TP. Hải Phòng và sau này là dân Miền Nam VN trong chiến dịch X2, X3... gọi là đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp và đuổi dân lên rừng gọi là kinh tế mới để cướp nha,ø cướp tài sản, cướp cả vợ con của quân cán chính VNCH. Lúc này muốn “thiến” một nạn nhân nữ nào hắn cũng đều phải “cạo” sạch lông của nạn nhân.

Lê Khả Phiêu: Xuất thân từ một tên “lính binh nhì chân đất” trong đội quân ô hợp Bắc Pó, Tân Trào, tất nhiên là vô học và cấp bực chỉ là tà lọt lính trơn nên chỉ biết “cạo xoong, cạo nồi” kiếm thêm phần cơm cháy trong hoàn cảnh “gạo châu, củi quế, sáng khoai chiều củ ” để nuôi bản thân. Bản chất hạ nhân luồn cúi và từng bước chui lòn lên cao, cho nên khi chớp được thời cơ và có quyền lực trong tay hắn sẵn sàng “cạo sạch” biển rừng, đất nước VN bán cho Tàu cộng để được một con “sò lông” do Trung Nam Hải gài độ cho hắn cạo nhằm thỏa mãn nhục dục đam mê và đã có “sò con” làm dây thòng lọng treo trên đầu của hắn và siết lúc nào cũng được. Từ nhỏ đã là lính chì “cạo xoong nồi” nên cái “sự cạo” nó luôn đeo đuổi hắn cho đến mãn đời suốt kiếp. Không biết rằng trong bóng đêm với máu ngông cuồng và vô đạo thì hắn có mông muội mà cạo luôn cả những sợi mà dòng họ tổ tiên hắn có?

Lê đức Anh: Bản thân từ thuở thiếu thời chỉ là một tên “cu li cạo mủ cao su” đồn điền cho giặc Pháp và hẵn nhiên là “vô học và rừng rú”. Trong cái thời buổi hỗn man…dã thú cáo chồn lên ngôi, những kẻ vô học, tiểu nhân vô loại nham hiểm luôn được trọng dụng để hợp với bản chất chung của tập đoàn, bè lũ vô nhân. Khi chớp được thời cơ nắm quyền lực trong tay là sẵn sàng làm tất cả những gì mà con người chân chính không làm được kể cả mãi quốc cầu vinh. Mới đây tướng Việt công Lê mã Lương đã hé lộ tình tiết bán đứng tính mạng của 64 chiến sĩ hải quân VN đang làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 phải ngã gục trước họng súng của giặc Tàu đồng thời dâng Trường Sa cho Hán tặc. Qua sự kiện này tướng Lê mã Lương tỏ ra xót xa mà tiết lộ rằng vị chỉ huy cấp cao ( ý chỉ đại tướng Lê đức Anh) lúc đó ra lịnh không cho lực lượng hải quân VN nổ súng chống lại giặc Tàu bảo vệ biên cương và để cho chúng tự do chiếm đảo. Từ bản chất là tay “cu li cạo mủ cao su” nên hắn ta “cạo” luôn cả giang san, xương máu, tính mệnh của chiến sĩ  làm quà cho Trung Nam Hải để cầu vinh khi quyền lực có trong tay.

Nguyễn Tấn Dũng: Xuất thân từ trẻ lạc loài không cha không mẹ, câu cá bắn chim ở bìa rừng miệt Cà Mau U Minh Thượng-Hạ mà hiện giờ cả trong lý lịch của hắn cũng không biết cha là ai, mẹ sinh rơi rớt ở xó nào cũng không ai rõ. Với xã hội xưa nay thì hạng này liệt vào “ dân bụi đời trôi sông lạc chợ ”. Hơn mười tuổi đã theo cướp vào rừng và tuổi nhỏ vả lại thiếu ăn suy dinh dưỡng nên thân xác còm nhom không đánh đấm, cướp giựt được ai nên được băng đảng cho làm y tá để cứu thương cho đồng bọn. Với học lực là con số không, mọi người an ủi cho là “lớp 3 rừng” nhưng thực tế chắc là chưa tới thì làm được gì trong chuyên môn y tế ngoài lau máu, thoa dầu, băng bó vết thương??? Ngoài ra trong cơn “trái gió” trở trời trong rừng bị cảm sốt là chuyện thường xuyên mà điều kiện và trình độ thấp kém thì chỉ có một môn “cạo gió” là sở trường và cũng chẳng biết phải làm gì hơn được. Từ đó 3 ếch có biệt danh là “y tá cạo gió” thật xứng danh không sai chút nào.

Với sở trường và quen tay “cạo” nên tên y tá cạo gió này khi cơ hội đến, cờ nắm trên tay thì cái hành vi “cạo” từ bản năng, đáy lòng được phát huy mãnh liệt. Hắn cạo sạch giang san từ hàng hải Vina... qua Tây Nguyên Bauxite, từ núi Pháo đến Văn Giang, từ đầm Vươn sang Vụ Bản, Dương Nội, Cần Thơ, kho tiền Bản Việt... từ Nam chí Bắc nơi nào có lông có lá là hắn ra tay cạo sạch.

Cái lưỡi của hắn cũng không khác nào “lưỡi dao cạo” một khi hắn "liếm" đến đâu thì sạch lông sạch bẩn đến đó, chém gió đông tây không hề ngượng miệng vì chém xong thì gió lại bay đi không còn âm vang và dấu vết. Cái lòng tự trọng và nhân phẩm hắn chưa từng có nên có sợ mất bao giờ??? Bởi thế nên từ khi hắn được đảng cho ngồi ở ghế thủ tướng hắn đã không biết bao lần ăn ngược nói xuôi, ăn bậy nói bạ…không biết bao nhiêu lần. Ngay những ngày đầu nhậm chức Thủ Tướng nhiệm kỳ 1 năm 2006 hắn mạnh dạn tuyên bố tại Tp Hải Phòng rằng hắn sẽ “từ chức” nếu không trừ được tham nhũng! Mỉa mai thay hắn lại là tên chúa trùm tham nhũng…và vẫn ngồi lỳ cho là làm theo lệnh đảng chứ hắn không xin và cũng không dám từ chối??? sau đó hết “niềm tin chiến lược” đến “hữu nghị viễn vông” rồi thông điệp đầu năm 2014 dẫy đầy từ ngữ “láo lừa” và mâu thuẫn, nghịch với việc hắn đã và đang làm.
  Gần đây, trơ trẽn hơn khi lết qua xin ăn ở Châu Âu vừa rồi hắn như một kẻ tâm thần hoang tưởng và bâng quơ không ngượng mồm mà phát ngôn trước các học giả ở Đức  rằng:” Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. Việt Nam không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này. Vì vậy, trong Hiến pháp, pháp luật và chính sách đều nêu rõ dân chủ và nhân quyền vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của VN.
Hôm nay, VN đang tiến hành những bước đi mạnh mẽ để hoàn thiện nhà nước pháp quyền, thể chế kinh tế thị trường để bảo vệ và tăng cường hơn nữa các quyền tự do dân chủ của người dân trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa...
Nhưng đương nhiên, ở bất cứ đâu thì dân chủ cũng phải tuân thủ pháp luật, quyền tự do dân chủ của một cá nhân không được xâm phạm quyền tự do dân chủ của người khác. Pháp luật VN quy định và đảm bảo điều này.” Không biết hắn có ngờ rằng những lời trên là do những tay “đĩ bút” vẽ ra lại là mũi tên bắn ngược vào chính hắn và cả chế độ vì khi vừa dứt lời thì ai ai cũng rõ con người này chỉ là máy phát và không biết những gì mình vừa phun ra…thuận nghịch trước sau như thế nào hắn nào thấu được!!! rõ là một tên “ bất tài, vô học”.

Xét cho cùng kể từ “Hồ bịt râu” đến liên tiếp 4 tên “thợ cạo” thì đất nước VN từ núi rừng sông biển đến con người đã bị chúng cạo sạch không còn một chiếc lá, sợi lông.” Mùa thu” đã vĩnh viễn ra đi không về trên đất nước này một lần nữa.
Tôi xin mượn lời của Ludwig Von Mises Philosopher (1881-1973) làm lời kết cho bài viết: “Không có gì nguy hiểm hơn cho nền văn minh nhân loại khi một chính phủ quy tụ toàn những người bất tài, tham nhũng và hèn hạ.” (There is no more dangerous menace to civilization than a Government of incompetent, corrupt or vile men).


David Thiên Ngọc

GIỚI NGHIÊM * THIỀN

 
THIỀN 
Giới Nghiêm Đặng Tấn Hậu
Một số người nghĩ tây phương biết đến thiền từ thập niên 60 sau khi thiền du nhập từ Á Châu qua sự tiếp cận của nhóm Beatles với du già Ấn Độ Maharishi, tiếp theo là các vị thiền sư Nhật Bổn, tu sĩ mật tông Tây Tạng v.v. 
Người tây phương không những biết về thiền, họ lại còn biết ứng dụng thiền vào trong lãnh vực xã hội, hãng xưởng và trị liệu cho các bệnh nhân tâm thần trong nhà thương. Diễn đàn BBC/VN có đăng bài viết của tác giả David G. Allan với tựa đề “Hãy đến cơ quan và thiền” cho biết bạn chỉ cần bỏ 5’ một ngày để định tâm cũng có thể giúp cho bạn cải thiện được đời sống của chính bạn.
 (
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2014/11/141123_meditation_at_work_vert_cul )


Có một số danh từ mà mỗi người hiểu một cách khác nhau tùy theo kinh nghiệm, kiến thức của mỗi người nên chúng ta dễ bị hiểu lầm và tranh cãị Thí dụ, danh từ “thiền”. Thiền là định tâm? là suy nghĩ? là cầu nguyện? là trầm tử hay là cái gì khác? 

Ngay cả PG, danh từ thiền cũng không rõ ràng; kỹ thuật hành thiền cũng khác nhau làm cho hành giả “mập mờ”, lâm vào mê hồn trận, không biết thiền là gì?.

Bài viết thử tìm hiểu”thiền” qua định nghĩa, qua các pháp thiền “căn bản”, nhất là sự khác biệt giữa sự hiểu biết về thiền của tây phương và đông phương vì ít người biết tây phương đã có danh từ thiền từ thế kỷ thứ 5 trước tây lịch tức là khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế.

 Do đó, chúng ta không thể nói tây phương mới biết thiền sau này; chứng cớ là tây phương đã có danh từ thiền “méditation” (tiếng Pháp) hay “meditation” (tiếng Anh) từ lâụ
TÂY PHƯƠNG
Méditation hay Meditation được hiểu là thiền lấy từ chữ Latin là “meditatio” dịch từ tiếng Hy Lạp là “mélété” tức là tập luyện, thực tập (excercise), nhưng tập luyện cái gì? 
Theo các triết gia Hy Lạp, con người chú trọng nhiều đến thể xác và quên đi phần tinh thần; thí dụ, con người chỉ lo ăn uống, ngủ nghĩ, quần áo, thể dục để lo cho thể xác và ít khi nghĩ đến sự bình an của tâm hồn nên thiền là cái gì thuộc về nội tâm.
Các triết gia Hy Lạp và Latin mới đưa ra phương pháp luyện tập trao dồi tâm; đó gọi là thiền nên các triết gia từ thế kỷ thứ 5 trước tây lịch mới có câu “méditer pour se connaitre soi-même” tức là “thiền để tự biết chính mình”. 
Thánh Augustin chỉ dạy trong sách “tôn giáo đúng đắn” (De la vraie religion) là “đừng tìm bên ngoài, hãy nhìn vào nội tâm, chân lý chỉ tìm được trong tâm” (Ne va pas dehors, rentre en toi-même, en l’homme intérieur habite la vérité). 
 Vậy thiền là sự luyện tập trao dồi tâm, hướng về nội tâm. Luyện tập cách nàỏ Triết gia Montaigne chỉ dạy “thiền là đọc sách của hiền nhân, trầm tư (contemplation) và suy tư (meditation) về lời dạy của hiền nhân. 
Phái khắc kỷ (Stoicien) còn đưa ra sự khác biệt giữa định tâm (concentration) và suy nghĩ (meditation). Như vậy, thiền (meditation) gần với nghĩa của sự suy nghĩ về lời dạy của thánh nhân. Để cho chính xác hơn, các triết gia, tu sĩ tây phương còn đưa ra đề tài để cho các vị hành giả thực hành.
 Thí dụ,
Triết gia Montaigne tin chắc thật suy niệm về sự chết là phương pháp tu tập về sự tự do của con người hay triết gia Épictète chỉ dạy “hãy suy niệm về sự chết mỗi ngày” hoặc Thiên Chúa giáo vẫn thường chỉ dạy “thiền về sự chết là điều kiện cần thiết trong đời sống của con người”.
 Vào thời Phục Hưng, thi sĩ Pétrarque chỉ trích triết học có thể nghiên cứu tất cả các đề tài mà quên đi sự chết là phần chính yếu trong đời sống tâm linh của con ngườị
Triết gia (hoàng đế) Marc Aurèle chỉ dạy thiền về lý trí (raison), nguồn gốc, hậu quả và tiên đoán sự việc xảy ra để ứng phó hợp lý. 
Tưởng cần nhắc lại, những người vô thần (không tin có thần linh) chia làm 2 nhóm: nhóm chủ trương chết là hết như cộng sản nên không từ bỏ việc làm ác trên thế gian và nhóm tin vào lý trí, lương tâm, biết phân biệt phải tráị Phái khắc kỷ (Stoicien) chuyên nghiên cứu về lương tâm.
Vào thế kỷ 12, triết gia Hugues de Saint Victor chỉ dạy “thiền là tìm hiểu sự vật, tìm kiếm nguyên nhân và sự lợi ích của nó”.
 Nhà giáo dục J.J. Rousseau viết trong quyền “Rêveries du promeneur solitaire“ (sự mơ mộng của người độc hành) “hãy tìm nơi yên tĩnh, sống với thiên nhiên, trầm tư về vũ trụ và sự vật chung quanh để biết về nguồn gốc của sự vật”. 


Tây phương chịu ảnh hưởng của “nhất thần giáo” (thượng đế tạo dựng vũ trụ) từ Do Thái giáo nên chúng ta không lấy làm lạ một trong đề mục thiền định, suy tư của người tây phương là cầu nguyện, van xin, khẩn cầu, ca ngợi, vinh danh “thượng đế”. 
Do Thái giáo hay Thiên Chúa giáo có danh từ “Haga” tức là “thì thầm” (murmurer) với thượng đế. Henri Suso đề cao trong quyển “Horloge de la sagesse” lấy đề mục về đời sống của chúa Jesus làm kim chỉ nam trong đời sống trầm tư tĩnh lặng của chúng tạ
Ba tôn giáo chính là Do Thái giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa (bao gồm các đạo Công giáo La Mã, Tin Lành, Chính Thống giáo và Anh Quốc giáo) vẫn thường đọc lời vinh danh “thượng đế”, nhất là Hồi giáo thuộc nhóm Soufisme thường đọc tên “Allah” (thượng đế) cho đến khi không còn biết gì hết thì họ tin linh hồn của họ đã hòa nhập cùng với vị thần linh tối caọ 
Thánh Benoit de Nursie đưa ra kim chỉ nam cho tu sĩ thuộc dòng Bénédictin là đọc kinh và thiền (suy niệm về lời dạy trong kinh).
Tưởng cần nhắc lại, tôn giáo dịch từ chữ Religion lấy từ tiếng Latin “religio” tức là sự trói buộc giữa con người với thần linh [lời cam kết trung thành tuyệt đối giữa nhà tiên tri Abraham với thượng đế] nên vinh danh, cầu nguyện thượng đế là sự tự nhiên. 
Vào thế kỷ thứ 5 sau tây lịch, tôn giáo mới được hiểu là “đời sống tu viện” (monastic life) như giữ giới , đọc kinh, nghi lễ nên PG có thể kể là tôn giáo theo nghĩa này vì PG không chủ trương trung thành tuyệt đối với thần linh mà chỉ dạy “tự giác ngộ (để giải thoát sanh tử) và độ chúng sinh thoát khổ (chấm dứt luân hồi)”.
Tóm lại, tây phương có sự phân biệt giữa chú tâm (concentration), trầm tư (contemplation) và suy nghĩ  hay suy niệm (meditation). Thiền là sự luyện tập tâm và đối tượng của sự luyện tập có thể là lý trí (raison), sự chết, lương tâm, lời dạy của thánh nhân, lời kinh (thí dụ, đời sống của chúa Jesus), vinh danh “thượng đế”hay khẩn cầu ngàị
 Kết quả là sự hợp nhất với thượng đế (phái soufisme), tâm sự với thượng đế (Haga) hay cầu nguyện; điều quan trọng là tâm hồn của chúng ta trở nên thanh tịnh, không lo âu và sống trong sự bình an, không trái với lương tâm và sống gần với lời dạy của thánh nhân.
 
ĐÔNG PHƯƠNG
Nguồn gốc danh từ thiền của tây phương “meditation” là trao dồi tâm. PG cũng có danh từ thiền dịch từ Phạn ngữ Bhavana tức là trao dồi tâm để chuyển tâm từ phàm sang thánh, từ ác sang thiện, từ vô minh đến giác ngộ giải thoát, chấm dứt sanh tử luân hồị 
Tây phương có hai kỹ thuật thiền: “concentration” là chú tâm và “meditation” là suy nghĩ, suy niệm về lời dạy của thánh nhân, kinh sách và chân lý. PG cũng có hai kỷ thuật về thiền: thiền định và thiền quán.
Thiền tây phương chú trọng đến sự suy nghĩ và chủ động trong sự phân tích đối tượng nên tây phương đặt nặng vấn đề bản ngã (ego). 
Tây phương có câu “Cogito, ergo sum” tức là “tôi suy nghĩ, vậy có tôi” (tư tưởng là tôi) nên họ tin tư tưởng là linh hồn thường còn, bất biến. Ngay cả khoa tâm lý học tây phương (Psychology) cũng lấy từ chữ “Psyche” tức là “ngã” hay linh hồn làm chủ đề nghiên cứu, học hỏị 
PG giải thích “tư tưởng lúc trước và tư tưởng bây giờ không giống nhau” vì tâm trôi chảy liên tục nên không tin có linh hồn thường còn bất biến mà chỉ có tâm tức là “sự biết” trôi chảy; còn gọi là “thức” khi tâm khởi lên lúc có đối tươ.ng. Đó là giáo lý vô ngã trong PG.  
PGVN có danh từ thiền (đọc cho đủ là thiền na) phiên âm từ tiếng Trung Hoa là Chan (Chana) mà người Trung Hoa đã phiên âm từ tiếng Phạn “Dhyana” tức là “định tâm” vì khi PG từ Ấn Độ truyền đến TH, PG gặp Lão giáo cũng có pháp “thiền định” điều hòa hơi thở nên họ dễ chấp nhận thiền định và lúc đó, họ chưa hiểu được pháp thiền quán; do đó, danh từ thiền của TH/VN chỉ phản ảnh 1 phần kỷ thuật về thiền PG. 
Tưởng cần nhắc lại, thiền định là kỹ thuật thiền của Ấn Độ giáo đã có cả ngàn năm trước thời Đức Phật; mặc dù thiền quán của PG cần có thiền định trong khi thực tập.
Thiền định (dhyana) còn có nghĩa là chú tâm vào một điểm (one pointedness) dịch từ Phạn ngữ Samadhi (đọc âm là tam ma đề). Tây phương thường áp dụng thiền định (concentration) vào trong lãnh vực trị liệu, việc làm, để làm cho con người bớt lo sợ vì tâm thường hay lo âu, suy nghĩ từ chuyện quá khứ đến vị lai (tâm viên ý mã). 
Kết quả của thiền định là sự an lạc nên thiền định còn có tên “thiền tĩnh lặng” dịch từ Phạn ngữ Samatha (đọc âm là xa ma tha). Người hành thiền định có thể có vài pháp thần thông và chứng đắc vào các cảnh trời (còn gọi là cảnh thiền) dục giới, sắc giới và vô sắc giớị
Vì thế, có một số người đắc vào các tầng trời dục giới như “tam thập tam thiên” thì họ cho biết đã gặp được các vị trời hay thánh tiên; đôi khi họ đắc vào tầng trời sắc giới như “đại phạm thiên” thì tưởng mình đã gặp được thượng đế vì chư vị có thần thông, đời sống lâu dài; cao hơn nữa là tầng trời vô sắc giới “không vô biên xứ “ thì tâm của hành giả thấy “trống không” tưởng chừng như đã chứng đắc Niết Bàn; thực ra, họ vẫn còn nằm trong cõi sa bà tam giới vì tâm của hành giả vẫn còn tâm tham ái của cõi trờị
Nếu thiền định (hay thiền na) là kỹ thuật thiền của Ấn Độ giáo có trước thời Đức Phật thì thiền quán dịch từ chữ Vipassana do chính Đức Phật khám phá mà các nhà ngoại đạo đều không có.
 Tây phương có pháp thiền “meditation” có tính cách suy nghĩ, phân tích đối tượng thì thiền quán “vipassana” có tính cách quan sát đối tượng; tâm không bị lôi cuốn (phản ứng) do các điều kiện thay đổi của đối tươ.ng. 
Kết quả của thiền quán là giác ngộ 3 đặc tính của “vạn pháp” là vô thường, khổ não và vô ngã (còn gọi là tánh không). Vì không có ngã thì không có cái gì đi tái sanh nên luân hồi chấm dứt.
Người già thường hay nghĩ chuyện quá khứ vì có quá nhiều chuyện đã qua để nhớ mà quên sống trong hiện tạị Người trẻ có nhiều dự tính tương lai nên cũng quên sống trong hiện tạị
 Do đó, đời sống của chúng ta thường có tính cách “phản ứng” thụ động do các điều kiện bên ngoài xảy ra trong hiện tại nên chúng ta thường tạo sự ân oán (do sân) hay bám víu (do tham ái) vào các hiện tượng tùy theo cảm thọ “thích” hay “không thích”. 
Thiền quán giúp cho chúng ta nhận chân được “thực tướng” của vạn pháp để giác ngộ lý vô ngã, có tâm đạo vào Niết Bàn và có tâm quả an vui cực lạc của Niết Bàn (great bliss).
 Thí dụ,
Lúc mới tọa thiền (ngồi thiền), chúng ta có cảm giác “chân tay thoải máI”, nhưng ngồi lâu sinh ra “tay chân bị tê”; nhưng chúng ta không phản ứng ngay (thay đổi lối ngồi) mà chỉ quan sát sự thoải mái hay khó chịu; dần dần cái khó chịu mất đi và cảm thấy có sự dễ chịu trở lại [đó là lý do tại sao các vị thiền sư có thể ngồi bất động qua thời gian].
 Sự thay đổi của các hiện tượng làm cho chúng ta có cảm nhận trực giác “vô thường sinh ra đau khổ” và chúng ta “không làm chủ” được sự thay đổi nên gọi là “vô ngã”.
Nếu thiền định có 40 đề mục thì thiền quán có 4 đề mục “thân, thọ, tâm, pháp”. Người hành thiền định có sự an lạc của tâm, nhưng không giải thoát. 
Ngược lại, người mới bắt đầu hành thiền quán sẽ lấy làm lo sợ khi mới bắt đầu “giác ngộ” một chút về “vô ngã” vì họ tưởng như ”cái ta” biến mất; nhưng khi qua được giai đoạn này thì họ mới có tâm đạo (vào dòng thánh) và tâm quả (kết quả) an vui cực lạc Niết Bàn. 
Do đó, người mới hành thiền quán mà có tâm an lạc thì chúng ta biết vị này đang thực hành thiền định; chứ không phải thiền quán dù vị này đang tham dự khóa học thiền quán.
Thiền định và thiền quán liên hệ chặt chẽ với nhau nên nhà Phật có câu “không định thì không quán”, nhưng tâm rất khó định nếu phạm giới hay làm điều ác; do đó, PG mới có bát chánh đạo gồm có ba pháp giới, định và tuệ nhằm đối trị tam độc sân, tham và sị 
Giới đối trị với nghiệp thuộc về thân và khẩụ Định và Tuệ đối trị với nghiệp thuộc về tâm. Vì định và tuệ thuộc về nội tâm nên thiền là cái gì thực hành, chứ không phải lý luận suông. 
Nếu tây phương hiểu thiền là đọc kinh, ghi nhớ, suy nghĩ về lời kinh hay đọc lời vinh danh thượng đế thì PG cũng có khuyên dạy tín đồ đọc kinh, ghi nhớ lời kinh và thường xuyên đọc lục tự “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “Án Ma Ni Bát Dị Hồng” mà chúng ta thường biết dưới danh từ “chân ngôn” (mantra). 
Gần đây, phật tử TH và VN có phong trào “Phật thất” đọc lục tự Di Đà. Sự khác biệt giữa “Phật thất” và “nhập thất” là nhập thất có tính cách cá nhân tìm nơi vắng vẻ để tu tập và “Phật thất”là nhiều người tụ hợp lại cùng đọc danh hiệu Phật A Di Đà để cầu vãng sanh về cõi Tịnh Đô..       
        
KẾT LUẬN
PGVN/TH có danh từ “thiền” được hiểu là “thiền định”, nhưng dù thiền quán hay thiền gì khác cũng đều cần đến kỷ thuật “định tâm”. 
'
Tây phương có danh từ thiền thuộc về nội tâm đồng nghĩa với thiền của PG; nhưng kỷ thuật về thiền định và thiền quán của PG có phần chính xác, chi tiết và kết quả tu chứng khác với thiền của tây phương. 
Nói đến thiền là thực tập, tu tập cá nhân nên các thiền sinh thường chỉ trình bày sự chứng đắc của mình cho thiền sư, nhưng không nên đem ra tranh luận vì dễ bị hiểu lầm và tranh cãi vô ích. 
Điếm cuối rất quan trọng, ít người tây phương biết tín đồ PG ít khi hành thiền vì thiền chỉ dành cho một số rất ít tu sĩ PG chuyên tâm về thiền để cầu đạo giải thoát. 

Đại đa số phật tử chỉ đọc kinh, làm phước và niệm Phật để tạo thiện nghiệp trong đời sống hiện tại và cầu tái sanh vào nhàn cảnh trong kiếp vị laị
Nguyện cầu tất cả chúng sanh đều được an vui và hạnh phúc
10.12.2014

ĐÔNG HẢI * ĐÀO THOÁT HOÀNG SA

Lần đào Thoát ở Hoàng Sa



huy_hieu_ho_tong_ham_nhut_tao_hq_10_-_tvq_collection-large-content
 
    Sau gần 21 năm xa quê hương, tháng 3 năm 1996 tôi về thăm Mẹ tôi và anh chị em tôi ở Nha trang. Khi trở lại Mỹ, tôi không quên mang theo tập hồi ký lần đào thoát ở Hoàng sa mà tôi đã viết khi còn nằm ở bệnh-viện Đà-nẵng. 
Mẹ tôi đã cất kỹ tập hồi ký này nên đã không bị đốt theo Văn bằng tốt nghiệp Võ Bị của tôi. Nay Mẹ tôi không còn, nhưng Mẹ vẫn mãi bên tôi như tập hồi-ký này mà tôi đã nâng niu như một bảo vật. 
Trong không khí của mùa Xuân hôm nay tôi xin gởi đến quí vị những hình ảnh của trận hải-chiến đầu tiên và cũng là cuối cùng của Hải quân Việt-nam Cộng Hòa và Trung cộng tại Hoàng Sa.
ho_tong_ham_nhut_tao_hq_10__tvq_collection-large-content
Chiều 18/01/1974:
Con tàu mang số bù vẫn lầm lũi lướt sóng với cấp phỏng định 083 kể từ khi ra khỏi tầm hoạt động của đài kiểm báo 102 đêm qua. Chiều nay lên nhận phiên, tôi hơi mệt. 

Hồi trưa phải lo cho các ban tiếp tục sơn phết phần còn lại của chiến hạm kể cả hai hầm máy tả và hữu để chuẩn bị thanh tra sau chuyến công tác khi về tới Sài-gòn, nên tôi không chợp mắt được giây phút nào.
 Với vận tốc phỏng định 10 nơ (knots) một gi, có lẽ tàu sẽ đến Hoàng-sa trong ca (quart) của mình và thời điểm phỏng định là 18:00H 18/01/74. Với tầm hoạt động của chiếc SPS-53, các đảo có thể nhận thấy trên màn ảnh ra-đa khoảng 16:30H là tối đa. Thế nhưng đến 16:30H, rồi 17:00H trôi qua, nhân viên đi ca ở CIC báo lên đài-chỉ-huy vẫn chưa thấy.
 Đến 17:30H mới thấy một vài vệt mờ trên màn ảnh ra-đa với khoảng cách 26 hải lý. Giờ này tôi mới xác định được vị-trí của chiến hạm mình. Sánh với route vẽ, con tàu nằm bên mặt đường chừng 6 hải lý. Nhưng HPA của Hoàng-sa báo cho HQ4 lúc ấy tôi vẫn báo cáo là 18:00H/18/01/74 như ban đầu.
 Sau khi bàn giao ca lại cho Trung-úy Vũ văn Bang xong, khoảng chừng 18:00H, bằng viễn-vọng-kính tôi có thể nhìn thấy được hình dáng của những chiến-hạm khác cùng hòn đảo gần nhất là hòn Money ở hướng 2 giờ. Sau đó tôi và Thiếu-úy Huân (SQ/Phụ-tá Trưởng phiên) mới đi ăn tối. 
 Cho đến giờ phút này, với mấy miếng mứt và ít hạt dưa trong đĩa, tôi cùng Huân bên tách trà đậm với điếu capstan trong tay, vẫn tươi cười thoải mái chuyện trò, chưa một điềm cỏn con nào báo trước rằng mai đây chúng tôi sẽ vĩnh viễn xa nhau. Chúng tôi sau đó ai về phòng nấy ngủ để chuẩn bị ca sáng hôm sau.
Ngày 19/01/74:Chưa chợp mắt được bao lâu, thì tất cả sĩ-quan được đánh thức ra họp ở bàn ăn (carré) sĩ-quan theo lệnh của Hạm-phó Nguyễn Thành Trí.
 Bấy gi là 02:00H sáng. Hạm-phó cho biết theo tinh thần công-điện vừa nhận được, phần thiệt hại có thể về ta hết 80% tới 90%, bỡi chúng ta không được khai hỏa trước, chỉ được nổ súng khi bị chiến-hạm địch nổ trước.
Sau câu nói này, tôi không th không đặt lại vấn-đề khai hỏa với Hạm-phó trước mặt đông đủ các sĩ-quan HQ10 được rằng tại sao giữa chốn này chỉ có ta và địch lại để địch khai hỏa trước mà không phải là ta để yếu-tố bất ngờ nằm về phía ta có hơn không? 
Lúc ấy Hạm-phó Trí mớI bảo tôi rằng đây là lệnh từ Sài-gòn, chúng ta phải thi-hành theo lệnh. Tôi đành im. (Sở dĩ đặt câu hỏi này bởi vì tôi nghĩ rằng nếu ta khai hỏa trước, sau này bảo là địch khai hỏa trước, có ai cấm ta?!). 
Buổi họp xong hồI 02:30H sáng. Tôi về phòng cố ru giấc ngủ, nhưng đó cũng chỉ là ý định, bỡi tôi không sao chợp mắt được. Nhảy xuống giường xem đồng-hồ – đã 3:10H rồi. Tôi đành đi đánh răng, rửa mặt rồi thay đồ.
 Tôi xuống bếp làm gói mì để dằn bụng. Lần xuống hướng phòng chief tôi đánh thức Huân dậy cùng ăn cho vui. Không ngờ vừa lúc ấy Thuỷ-thủ trọng pháo (TT/TP) Thi văn Sinh mang lại đưa tôi một tách cà-phê sữa. 
Sung sướng thật! Không ngờ thằng em nó lại mến mình vậy. Từng điã cơm chiên khuya, từng điếu Bastos xanh, những ngày cuối tháng hắn vẫn mang vô phòng ăn sĩ-quan là gì! Ăn uống xong, đồng hồ chỉ đúng 03:45H. 
Lệnh làm tối chiến hạm (darken ship) từ tối qua, nên giờ này tôi phải dò dẫm từng bước một theo cầu thang lên dài-chỉ-huy. Chưa hết nấc thang chót tôi đã phải dội ngược chạy xuống vì còi nhiệm sở tác chiến liên hồi vang lên.
 
Khoảng 5 phút sau, nhân viên đã sẵn sàng và đầy đủ ở nhiệm sở. Bằng một vòng kiểm soát sân lái, tôi thấy thiếu một nhân viên ở khẩu 24. Nhân viên này là Trung-sĩ/Vận-chuyển (TS/VC) Lân đã nằm bệnh viện trước khi tàu đi công tác. 

Tôi chuyển bớt một nhân viên ở khẩu 81 ly là TT/BT (Bí thư) Thành sang làm phụ xạ-thủ khẩu 24. Như vậy khẩu 81 ly giờ còn hai nhân-viên: TS/TP Trọng và HS/VC Ngô văn Sáu. 
Được lệnh tôi, TS/TP Trọng xuống hầm đạn 81 ly ở sân lái lấy lên 15 viên xuyên phá (Heat). HS/VC Sáu tháo các nắp bao ra và để đạn giữa chân khẩu 81 ly và cầu thang gỗ. 
Với ý-định lấy thêm đạn nữa, nhưng sáng nay biển động mạnh nên TS/TP Trọng chỉ mang thêm được 5 viên nưã và sắp hàng ở chân khẩu 81.
 Theo đề nghị của TS/TP Trọng-HSQ/P4 ngành TP – thì cần bớt charge lại để giảm sự thông nòng cùng những trở ngại khác liên quan tới vấn đế bảo trì. 
Tôi không đồng ý với HSQ/TP Trọng bởi lý do rằng ở đây tôi sẽ dùng trực xạ chứ đâu phải bắn ym trợ cho đơn vị bạn trên bờ đâu?

Khoảng 04:30H theo báo cáo từ ĐCH, nhìn lên đỉnh đầu tôi thấy hai đốm sáng bay thật nhanh. 

Tất cả các khẩu súng, ngoại trừ khẩu 76.2 ly và cây 81 ly, đều quay về hai mục tiêu di động này. Chừng một tiếng đồng-hồ sau, lại hai đốm sáng bay từ hướng 9 giờ qua hướng 3 giờ rồi biến mất.
 Đến 06:00H hai đốm sáng bay ngang chòm Đại-hùng tinh. Lần này đốm sáng thấy rõ hơn hai lần đầu, có lẽ 2 phản-lực cơ này bay thấp hơn. Lại một phen nữa các khẩu súng không ngừng bám theo các mục tiêu di động.
 Bấy giờ trời cũng đã gần sáng, tôi cho ba nhân-viên vận-chuyển tháo các dây an-toàn và cột cờ ở sân lái luôn. Khoảng 08:30H nhân-viên than đói, tôi cho ở mỗi khẩu súng được cử một nhân-viên vào nhà ăn lấy phần ăn cho đồng bạn. 
Nhìn họ chuyền ca cháo (tép?) từ người này sang người khác để đi m tâm, tôi không khỏi xót lòng cho họ hay xót xa cho chính thân phận mình cũng thế – bỡi tôi có hơn gì họ đâu?
 
Kể từ lúc vào nhiệm sở tác chiến cho đến khi tác chiến thực sự xảy ra, tôi không nhớ lệnh CHUẨN BỊ TÁC XẠ đã ra bao nhiêu lần!

 Mười phút sau khi khai hỏa, chúng tôi được biết qua ear-phone là ĐCH bị thương nặng. Lúc này HQ-10 hầu như vẫn bình thường. Bao nhiêu hỏa lực hầu như vẫn ào ạt vào chiếc 396 của Tàu Cộng. 
Cho đến giờ phút này tôi vẫn còn nhớ rõ sau phát súng đầu từ khẩu 81 ly, đến phát thứ hai được điều chỉnh cao hơn, TS/TP Trọng đã chính xác nhắm vào chiếc 396 của địch. Ngay ĐCH của tàu địch lóe sáng với cột lửa lớn trong tiếng hò reo của nhân-viên. 
Các khẩu 40 ly và 20 ly ào ạt nhả đạn, không chịu buông tha tàu địch. Cũng chính trong lúc này nhân-viên ở hầm máy trước được kéo lên mình mẩy nám đen trong tiếng rên thét thảm khốc của họ.
 Bấy giờ chiếc 396 như tiến lại gần tôi hơn từ phía lái. HS/VC Ngô Văn Sáu và HS/VC Lê Văn Tây vẫn ngang nhiên ghì nòng súng làm tròn phận-sự của mình trước tinh thần hầu như bấn loạn của các nhân-viên khác. Rồi chừng 15 phút sau một tiếng va chạm mạnh làm chúng tôi té nhào trên sàn tàụ. 
Tôi chợt nghĩ đến chuyện tàu lên cạn vì vùng này có nhiều san hô. Sau này khi đào thoát tôi mới biết HQ-10 đâm vào tả hạm chiếc 396. 
Giờ này mọi nhân-viên trên chiến-hạm hầu như đều hoang man nếu không nói mất hết tinh thần trong tiếng đạn nổ khắp tứ tung và khói đen mịt mùng của con tàu. 
Đâu đây thoáng bóng một nhân-viên từ lỗ cửa tròn trên sân giữa bước xuống cho biết tàu địch sắp tràn qua bắt sống. Bằng cánh cữa ra sân lái, tôi chạy ra sân sau xem xét tình hình – 
Ôi thôi HQ-10 của tôi đã bất động. Dưới chân tôi, sát chân cầu thang lên sân giữa, Trung-úy Cơ-khí Thành, người bạn thân-thiết của tôi đang sõng sượt thở dốc từng hồi. Nhìn kỹ hơn, tôi thấy hai chân của Thành hầu như lìa khỏi thân mình, mặt mày cháy đen. 
Tất cả hệ-thống liên-lạc nội bộ không còn, chiến hạm tối đen. Nhân-viên phòng-tai báo cáo không dập tắt nổi ngọn lửa và nước đang vào các hầm máy. Chạy lên sân giữa, tôi gặp nhân-viên dìu HP Trí tựa lưng vào thành khẩu 42. HP ra lệnh đào-thoát gấp, giờ chúng ta không làm được gì hơn. 
 Một vài nhân-viên chạy ra sân sau thông-báo đào-thoát theo lệnh HP. Từ sân giữa, phía hữu hạm, nhìn về chiếc bè cấp cứu giờ này đã trôi quá xa chúng tôi. 
Tôi ngao ngán nhảy khỏi tàu như những nhân-viên khác để bơi về phía chiếc bè giờ này chỉ còn bằng ngón tay cái.
 Có lẽ tôi đã mất ít lắm là mươi phút mới đến bè nổi cùng chiếc phao cá-nhân bên hông. Khi lên được bè nổi nhìn lại đồng hồ thì nó đã đứng từ hồi 11:07H. 
Hướng về chiếc HQ-10, con tàu vẫn còn mịt mùng trong khói đen. Sau lưng tôi còn mỗi mình chiếc HQ16 vừa nghiêng vừa chạy về hướng tây. 
Sau mấy vòng chạy quanh bắn xốI xả vào HQ-10, hai chiếc tàu địch 281 và 282 bỏ chạy và trả lại sự yên lặng thê lương cho biển cả trong màu nắng héo hon của những ngày cuối năm (âm lịch). 
http://vnafmamn.com/NAVYphoto/HQ10a.jpg  
Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ.10 
Chiều 19/01/74:Chiều nay biển hãy còn động. Từng đợt sóng vẫn vô tình vồ vập lên bốn chiếc bè tập-thể của chúng tôi trong sự vắng lặng thê thảm của một ngày chiến mệt mỏi. 
Trên chiếc bè thứ hai sau tôi, TS/QK Tuấn sắp ra đi vì vết thương nặng trên trán, TS/VC Đa dùng những sợi ny-lon buộc chặt thân mình vào chiếc bè cho chắc ăn. Vào khỏang 17:30H, xa xa ở hướng ĐB chúng tôi thấy có bãi cát trắng cùng hàng cây xanh của đảo Drummond. 
Tôi đứng lên khuyến khích mọi người hãy cùng nhau ráng sức chèo về hướng này. Những tiếng dzô dzô vang lên mỗi khi mái chèo (đúng hơn là những mảnh gỗ gỡ ra từ chiếc bè nhỏ mà ban vận chuyển đóng lấy để sơn cốc tàu khi còn ở Sài-gòn) khoắn vào nước.
 Nhưng chẳng bao lâu những tiếng hò dzô đó cũng thưa thớt dần theo màu nắng của chiều tàn. Rồi hòn đảo Drummond cũng biến theo bóng đêm. 
Mọi người không ai bảo ai đều dừng tay như ngầm bảo gi đây ta tạm nghỉ, rồi sáng mai hãy tiếp tục. Thế là chúng tôi tựa lưng vào nhau nghỉ khi nước ngập tới ngực.
Ngày 20/01/74:
HP Nguyễn Thành Trí đã trút hơi thở cuối cùng vào 02:00H sáng ngày tháng này. Đây là báo-cáo của các nhân-viên từ trên bè thứ năm, chiếc bè đã không trôi chung theo nhóm bốn bè của chúng tôi. Sáng sớm hôm nay bừng mắt dậy, từng người đứng lên cố tìm hòn đảo Drummond thấy ngày hôm qua, nhưng than ôi, dịp may không hai lần đến! 

Chúng tôi đã trôi dạt tới phương nào rồi, có lẽ đã quá xa vùng hải chiến ngày qua rồi. Căn cứ vào sự trôi dạt của chiếc bè tập thể ngày hôm qua khi đào thoát khỏi chiếc HQ-10, tôi cho rằng Drummond phải nằm hướng TB của chúng tôi.
 Bốn chiếc bè buộc vào nhau vẫn nổi trôi theo dòng nước, lềnh bềnh theo con sóng. Hai mảnh gỗ được chuyền từ tay người này sang tay người khác. Sáng nay chúng tôi vẳng nghe như trong gió có tiếng súng lớn nhỏ. 
Tôi cũng không quên căn dặn nhân viên trên bốn bè khi giao cho họ ba lon nước ngọt rằng đến tối mới được uống nữa. Tôi vẫn nhắc đi nhắc lại hoài với nhân-viên rằng đói không chết mau như như chết khát đâu.
 Ta có th nhịn đói không ăn nhưng chịu khát không quá một ngày để khuyến nhủ họ uống thật tiết kiệm. Rồi một ngày cũng trôi qua trong sự mõi mòn chờ đợi và hy-vọng
 … Hy-vọng một bàn tay vô hình nào đó sẽ đưa đẩy chúng trôi dạt về với loài người, đến một vùng nào cũng được mang hình ảnh của sự sống. Một hoang đảo nào đó cũng được, cho dù chưa một lần loài người đặt chân tới, chúng tôi cũng mưu sinh được nhờ vào loài hải-âu và cây lá…
Và với quần aó này trên người, chúng tôi sẽ mang cất để dành cho một tháng ngày nào đó cho dù là mười, hai mươi hay ba mươi sau nếu còn sống, tôi sẽ mặc vào trở về với loài người khi loài người tìm được chúng tôi …
Nhưng bài học hôm qua đối với chúng tôi quá đắt đã kéo tôi về với thực tại, tôi cố khuyên nhủ các nhân-viên đừng bước lên vết xe cũ … Rằng nếu đêm qua chúng ta đồng lòng không nãn chí thì đâu đến nỗi giờ này còn lênh đênh trong vô vọng. 
Thế là chúng thay phiên đi ca. Mỗi phiên có hai người chèo từ mỗi bè. TS/GL Vương Thương đã giao cho Ch. Úy Tất Ngưu một la-bàn từ bỏ túi để kiểm soát hướng, còn nhân-viên chèo để ý hướng nhờ vào chòm sao thiên hậu (hướng TB).
Ngày 21/01/74:
Tin Tức Thời Tiết hôm nay: Biển 2; Vân độ 6/8; Gió: ĐB; VKĐ: 8 Hải-lý. Có lẽ để bù đắp lại công lao suốt một đêm nhọc mệt thay phiên đi ca, sáng nay khoảng hơn 06:00H sáng, chúng tôi nhìn thấy có ánh châu lóe lên từ hướng Bắc. 

Có lẽ tàu bạn tìm cứu?! Sau hai ngày vô-vọng sáng nay chúng tôi như bừng tỉnh thấy ánh châu-màu đầy hy vọng. Khi thấy được ánh châu, Th.Úy Hùng đề nghị rằng bè anh sẽ tách rời khỏi ba bè để có thể chèo nhanh về hướng có hỏa châu để cầu cứu. 
Chúng tôi đều đồng ý vì cùng đi bốn bè một lúc thì quá khó khăn, chi bằng để một bè đi đến gặp sẽ thông báo đơn vị tìm cứu nhanh hơn. Đám mây xám có hình dáng một con quái vật nơi phát ra ánh châu giờ này gần như cũng tan biến vào những cụm mây khác. 
Niềm hy-vọng chúng tôi vừa tìm đươc lại sáng nay cũng tan theo. Tiếng rên của TS/GL Vương Thương càng lúc càng yếu dần, chưa đầy nửa tiếng sau hắn ra đi. Đến trưa hôm nay trên ba bè chỉ còn hai lon nước ngọt, phần kẹo đã hết từ chiều qua. 
Kể từ lúc này tình trạng lương thực thật bi đát. Mọi người đều như tuyệt-vọng. Không một tia hy vọng nào còn le lói được trong chúng tôi. Chúng tôi chỉ còn ngồi chờ. 
Chờ gì đây?-Chết? – Phải, cái chết ở ngay trước mắt đó. Hay chờ được cứu sống? – Cũng có thể với hy-vong của một phần triệu: cứ ngồi yên đây, không hoạt động gì, rồi lịm đi ít ra cũng thoi thóp được năm hay sáu ngày nữa nhờ vào số lượng mỡ dự trữ trong cơ-thể. 
Đây là giải pháp bắt buộc và cuối cùng của chúng tôi (không làm gì được hơn). Đến 18:00H thì chiếc bè của Th.Úy Hùng về nhập lại thành bốn bè và buột chùm nhau. 
Như thường lệ, mỗi người tìm một vị thế thoải mái nhất cho mình (nhưng vẫn phải tôn trọng sự cân bằng cho chiếc bè vốn đã bị đạn địch bắn vỡ) để có thể ngồi ngủ yên suốt đêm. Nếu bảo là ngủ thì không đúng nghĩa, mà là ngồi yên để thiếp đi vì mỏi mệt, đói khát và lạnh giá. 
Có khi chúng tôi chập chờn được vài giấc mà đồng hồ mới 21:00H. Th/sĩ Quản Nội Trưởng Châu và TT/TP Va suốt đêm mê sảng nhảy xuống nước hoài làm khổ lây những nhân-viên khác lọt xuống nước luôn vì bè mất thăng bằng.

Ngày 22/01/74
:
Còn chờn vờn trong cơn mê mệt, lại bị đánh thức dậy vì bè đã bị đứt. Mở mắt nhìn quanh, không một bóng dáng chiếc bè nào khác hơn ngoài chiếc của mình. Giờ này đã rạng đông. Phải đợi sáng nhân-viên trên bè tôi mới thay phiên đứng lên tìm những chiếc bè kia. 

Mãi đến khi mặt trời lên cao, chúng tôi mới thấy tít tận ngoài xa một chiếc bè đỏ. 
Nhìn kỹ hơn nữa quanh tôi thật xa cũng có hai chiếc bè đỏ nữa. Từ phút này tôi chỉ còn biết sức khỏe nhân-viên trên bè tôi thôi gồm bảy người: Tr.Úy: Hoà, Thì, Mai, Ch.Uý Ngưu, TT/BT Thành và TT/CK: Hà và Hoà. Đến trưa hôm nay có ba nhân-viên trên bè tôi có sức khoẻ quá kém, có lẽ không qua khỏi đêm nay. 
Đó là: Tr.U/Hòa, Ch.U/Ngưu và TT/CK Hoà. Họ than van lạnh, khát và tiểu không được. Từ sáng nay tôi phải dùng nước tiểu của mình sau khi chộp được một con cua con nhai ngấu nghiến. 
Đến xế chiều TT/BT Thành lếch tấm thân bồ tượng ra giữa tấm bửng làm gãy hết mấy miếng gỗ kê lên trưa qua. Giận thằng này thật, to con không được tích sự gì, lại hay than van rên rỉ nữa! Lại tiếp tục ngâm mình trong nước như những ngày trước. Chiều nay một chiếc B52 bay từ hướng Tây sang Đông. 
Giống như chiều ngày hôm qua (bay từ Đông sang Tây) chiếc B52 chiều nay vẫn hiên ngang băng mình về hướng Guam mặc tình cho chúng tôi mỏi mòn lắc lư mảnh giấy bạc trong tay xin cấp cứu. 
Thêm lần nữa chúng tôi thấm thía chữ BỊ BỎ RƠI! Chúng tôi tiếp tục tìm về giấc ngủ-ngồi-ngâm-trong-nước…
- Kìa! Có tàu!


Tiếng từ một nhân-viên nào đó trên bè tôi la lên. Bao cặp mắt mở bừng. Một thương thuyền sơn đỏ và đen. Như một cái máy, chúng tôi ai nấy đều khoắn hai tay trong nước cố đưa bè mình về hướng con tàuø Một, hai, ba, ƠI. 

Tay khoắn nước, miệng la ỚI lên một lượt may ra tàu mới nghe được. Chiếc áo phao cá-nhân trên người, tôi cởi ra, đưa lên cao tôi vẫy. Bây giờ là 6:00 giờ chiều, và nắng cũng sắp tắt. 
Tôi đề nghị tất cả mọi người nhảy khỏi bè, vừa bơi vừa đẩy bè đi may ra nhanh hơn. Chiếc bè vẫn ì ra đó, chẳng thấy nhích thêm được tí nào. Không biết vì trông mau tới tàu hay sức khỏe chúng tôi chẳng còn bao nhiêu. Có lẽ cả hai nguyên do đều đúng. 
Rồi ánh đèn từ chiếc tiểu đỉnh cũng hướng về phía chúng tôi. Tiếng Tr/U Ph.V. Thì thì thào bên tôi: Mai ơi, đây là thực hay ảo đây Mai? 
Khi nhân-viên thương thuyền đưa tôi lên tàu thì đã 9:00 giờ đêm. Đây là bè thứ ba được vớt lên tàu. Đêm nay tôi đón giao thừa trong cơn sốt mê man như các bạn đồng hành khác … Ðông Hải
hqvnch.org
Sinh Tồn chuyển
http://www.haingoaiphiemdam.com/Lan-dao-Thoat-o-Hoang-Sa-25312

TS NGUYỄN THANH GIANG * QUYỀN CỦA NHÂN DÂN

KHÔNG ĐƯỢC TƯỚC QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NHÂN DÂN
TS NGUYỄN THANH GIANG


(Bài viết này được phân công chuẩn bị để đọc trong buổi họp mặt nhân ngày Quốc tế Nhân quyền năm 2014 tại Hà Nội. Tuy nhiên …, sáng sớm, một tốp công an bấm chuông đòi vào gặp tôi. 

Họ nói thẳng rằng tôi không nên đến chỗ họp. Tôi nói, các anh không thể ngăn trở tôi vì không có lệnh cấm. Họ năn nỉ: Thôi bác già rồi, trời lại mưa rét, vả chăng bác không đi được đâu, có người gác ở ngoài kia rồi. Tôi trần tình: các anh nên trao đổi với cấp trên rằng đừng nên ngăn trở chúng tôi làm gì để cứ mang tiếng xấu mãi với quốc tế, chúng tôi chỉ mượn dịp gặp gỡ nhau coi như một sinh hoạt tinh thần chứ chẳng tuyên bố đảng, hội gì đâu. Họ khẳng định nếu tôi đến cũng không thể vào chỗ họp vì nhà hàng ấy đã đóng cửa. Do đã muộn, đúng trưa nay nhà lại tổ chức mừng sinh nhật cho cháu nội của tôi nên tôi đành ở nhà. Tôi cứ ân hận rắng sao mình không dứt khóat mời họ ra khỏi nhà và noi gương tiến sỹ Nguyễn Quang A đạp phăng mọi ngăn trở dẫu phải cuốc bộ hơn chục kilomet đến với anh em. 
Đọc bài tường thuật của giáo sư Nguyễn Huệ Chi trên trang Bauxite Việt Nam tôi mới biết họ đã ngăn trở thành công cuộc gặp mặt này. Tôi xin gửi bài này đến các diễn đàn để được an ủi rằng coi như bài viết đã được đọc)

                *     *     *

Cách đây 66 năm, ngày 10 tháng 12 năm 1948 Tuyên ngôn Toàn thế giới về Nhân quyền do Liên Hiệp Quốc công bố đã mở đầu rất thống thiết:
“Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền dẫn đến các hành động dã man xúc phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây dựng một thế giới trong đó con người không còn phải chịu sự khủng bố và sự khốn cùng, được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng là khát vọng cao nhất của con người.”

Từ bấy, tiến bước dưới ngọn cờ Hoa Kỳ, làn sóng dân chủ nhân quyền không ngừng dâng lên, không chỉ lật nhào các chế độ độc tài của António de Oliveira Salazar ở Bồ Đào Nha năm 1968, của Francisco Franco ở Tây Ban Nha năm 1975 … mà còn làm sụp đổ tan tành bức tường Berlin ngay giữa quê hương Các Mác, phá tan hoang Liên bang Xô viết của Lê Nin.
Đến nay, trên 120 nước đã có chế độ dân chủ và nhân dân ở các nước ấy đã được hưởng những quyền con người cơ bản. Riêng ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vẫn đầy đọa nhân dân Việt Nam trong chế độ độc tài chuyên chế và chà đạp lên Quyền Con Người.
Đảng Cộng sản Việt Nam tước đoạt quyền của cả dân tộc thông qua các biện pháp, các thủ đoạn như:
      - Buộc Hiến pháp phải phục tùng tuyệt đối Cương lĩnh Đảng
      - Buộc Quân đội phải “trung với Đảng” chứ không “trung với Nước” (hàm nghĩa: có thể bỏ nước, tàn sát nhân dân để bảo vệ Đảng).


      - Buộc Công an trước hết phải là khiên vàng của Đảng, chứ không phải vì an ninh xã hội, an toàn của nhân dân.
      - Hớt tay trên Đất nước, giăng đầy khẩu hiệu “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước” mỗi độ xuân về.
Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tước bỏ Quyền Con Người của nhân dân Việt Nam thông qua các thủ đoạn:
      - Áp đặt Điều 4 vào Hiến pháp, áp định quyền lãnh đạo độc tôn của ĐCSVN, ngăn trở việc thành lập các Đảng, các tổ chức dân sự theo nguyện vọng của nhân dân.

      - Lợi dụng Điều 258 Bộ luật Hình sự để tước bỏ các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác của nhân dân Việt Nam.
      - Lợi dụng tính chất mù mờ của Điều 88 Bộ luật hình sự để mặc sức ghép bất cứ ý kiến bất đồng lành mạnh, sáng suốt nào vào các tội “tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân”, “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHNXHCN Việt Nam” ….


      - Áp đặt chế độ “Đảng cử dân bầu” để loại bỏ quyền tự do ứng cử, bầu cử của nhân dân.
Để bảo đảm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những quyền cơ bản đã ghi trong “Tuyên ngôn Toàn Thế giới về Nhân quyền”, chúng tôi yêu cầu: 
      - 1) Bỏ Điều 4 trong Hiến pháp Việt Nam
      - 2) Bỏ Điều 88 và Điều 258 trong Bộ luật Hình sự Việt Nam.
      - 3) Hoàn lại khẩu lệnh “Quân đội Nhân dân Việt Nam trung với nước, hiếu với dân” (chứ không phải “trung với Đảng”).
      - 4) Công an Việt Nam không có bổn phận làm khiên chắn cho Đảng mà phải toàn tâm toàn ý vì nhân dân, vì Tổ quốc.
      - 5) Thả ngay tất cả các tù nhân lương tâm.
      - 6) Truy xét và luận tội nghiêm khắc những ai có trách nhiệm chính trong việc xâm hại các quyền lợi quốc gia dân tộc thông qua các hành động:
      - Âm mưu sáp nhập Việt Nam thành một bộ phận của Trung Quốc.
      - Cắt nhượng một phần lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam cho Trung Quốc
      - Lấp liếm tội xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc, ngăn trở đòi hỏi của Quốc hội được thông tin và bàn thảo về vấn đề Biển Đông.


      - Ký kết Tuyên bố chung với Hồ Cẩm Đào, mở cửa cho Trung Quốc tràn vào toàn bộ lãnh thổ, thiết lập các đặc khu, các căn cứ địa quân sự … từ ven biển tới Tây Nguyên. 


      - Ký kết Tuyên bố chung với Hồ Cẩm Đào mở đường cho công an Trung Quốc đợi dịp ngang nhiên vào Việt Nam để “tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau”, cùng bọn cõng rắn cắn gà nhà đàn áp nhân dân để “giũ gìn ổn định”.
      - 7) Từ bỏ cái gọi là Chủ nghĩa Mác và Chủ nghĩa Xã hội mà ĐCSVN đã lợi dụng nó để cướp chính quyền đẩy nhân dân Việt Nam vào mấy cuộc chiến tranh ngập tràn xương máu rồi áp đặt ách thống trị bởi một chế độ chính tri tồi tệ hơn, đàn áp bóc lột nhân dân dã man hơn, bất công xã hội nhức nhối hơn.
ĐCSVN phải thực sự sám hối, giải thể chế độ chính trị lạc hậu xấu xa đến mức phản động như chính ông tổ Cac Mác của họ đã dự báo: 
“Các chế độ chính trị lỗi thời đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng bởi vì cơ chế quyền lực của nó đã biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng. Sở dĩ chế độ này mang bản chất bi thảm là vì nó tự buộc cho mình một nội dung hãnh tiến vô vọng. 
Hễ cái chế độ này vẫn ngoan cố chống lại nguyên tắc và lý lẽ mới của thời đại, thì chính tự bản chất của nó là một lỗi lầm lịch sử... Chế độ này là vở hài kịch to lớn của thế giới mà tất cả những anh hùng của nó đều đã bị khai tử. Lịch sử tiến bước và sẽ không bỏ sót một ai. 
Nó sẽ đi qua những sân khấu mà chung cuộc sẽ vất bỏ những chế độ lạc hậu vào nghĩa trang. Sân khấu cuối cùng mà lịch sử vừa mới bước qua là cả một vở bi hài kịch khủng khiếp”. (“Góp phần phê phán triết học Heghen”).
Tinh thần “Tuyên ngôn Toàn Thế giới về Nhân quyền” thôi thúc và dắt dẫn chúng ta!
                                                                     Hà Nội, ngày Nhân quyền Quốc tế 2014
                                                                                 Nguyễn Thanh Giang
                                                                                 Hotline: 0984 724 165

TS.PHẠM CAO DƯƠNG * PHẠM QUỲNH

Việt Nam 1945: Những Ngày Cuối Cùng Trong Cuộc Đời Làm Chính Trị Của Học Giả Phạm Quỳnh

2014 Oct 30 pham-quynh_1922-tai-phap.jpg300
Cho tới nay mọi người đều biết là sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, 9 tháng 3, 1945, Nội Các Phạm Quỳnh đã từ chức và được thay thế bởi Nội Các của Học Giả Trần Trọng Kim. Vắn tắt như vậy, nhưng một vấn đề không kém quan trọng cần được đặt ra là chuyện gì đã xảy ra ở chung quanh Hoàng Đế Bảo Đại và thái độ của nhà vua đối với Phạm Quỳnh trong thời gian một tuần lễ kể từ ngày Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nhà vua mà Phạm Quỳnh là tác giả , được ban hành, từ ngày 11 tháng 3 đến ngày 19 tháng 3 năm 1945, ngày Phạm Quỳnh và các thượng thư khác, mà người ta thường quen gọi là Cơ Mật Viện hay Hội Đồng Thượng Thư hay Nội Các Phạm Quỳnh tùy theo từng sách, từ chức và nhà vua tuyên bố đích thân điều khiển việc nước, sau đó đã quyết định thành lập chính phủ mới? Trong bài này người viết xin được phần nào trả lời câu hỏi này.
Nội Các Phạm Quỳnh Từ Chức và Vai Trò của Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng Phạm Khắc Hoè
Sau Đảo Chính 9 tháng 3, 1945 Hoàng Đế Bảo Đại vẫn còn tín nhiệm Học Giả Phạm Quỳnh và muốn giao thêm nhiệm vụ mới
Theo Bảo Đại qua hồi ký sau này của ông thì một ngày sau khi Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được ban hành, ngày 12 tháng 3, nhà vua có triệu Đại Sứ Yokoyama vào cung để trao bản Tuyên Ngôn Độc Lập của ông.  Trong buổi gặp gỡ này Bảo Đại đã đặt vấn đề xứ Nam Kỳ và trước khi cáo lui, Yokoyama với giọng như dò hỏi và nhẹ nhàng gợi ý là giữa lúc Việt Nam đi vào con đường mới, nhà vua có định thành lập một chính phủ hợp bởi những người mới để đáp ứng nhu cầu của một nước Việt Nam mới hay không?  Trước câu hỏi này, Bảo Đại chỉ cười mà không trả lời, nhưng trong hồi ký, ông viết thêm là “Trao sự điều khiển quốc gia cho những người mới…Một trong những mục tiêu mà tôi nhắm tới vào lúc tôi mới lên ngôi.”[2]  Những người mới này là những người hoàn toàn mới hay là luôn cả những người có thể được coi là mới vì mới được nhà vua đưa vào làm việc khi ông mới lên ngôi nhưng chưa thi thố được tài năng, trong đó có Phạm Quỳnh và Ngô Đình Diệm?  Câu hỏi được đặt ra không phải chỉ vì Bảo Đại không trực tiếp trả lời Yokoyama mà chỉ cười, một cái cười đầy ý nghĩa, mà sau này lời chứng của Phạm Khắc Hoè, đương thời là Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng của nhà vua, người vốn đã là một cảm tình viên của Việt Minh, nằm vùng trong Đại Nội bên cạnh nhà vua và Nam Phương Hoàng Hậu, nhân chứng người ngoài duy nhất có mặt trong Đại Nội trong những ngày này cho ta biết phần nào.   Trong hồi ký của Phạm Khắc Hoè, Phạm Khắc Hoè đã ghi rằng sáng ngày 12 tháng 3, một ngày sau khi Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được công bố, nhà vua có bảo ông thảo một “đạo dụ” cử Phạm Quỳnh làm người thay mặt cho Chính Phủ Việt Nam Độc Lập để giao thiệp với người Nhật.[3]  Sự kiện này chứng tỏ là vào lúc đó Bảo Đại vẫn chưa có ý định thay thế Phạm Quỳnh và còn tín nhiệm Phạm Quỳnh hay ít ra là muốn dùng Phạm Quỳnh trong thời gian chuyển tiếp, một thời gian vô cùng quan trọng cho vị nguyên thủ quốc gia, sau một biến cố vô cùng trọng đại và bất ngờ xảy ra cho đất nước mình và chính mình là Đảo Chính 9 tháng 3 năm 1945, làm chủ được vị thế của mình, đồng thời lượng định được tình hình rồi mới đi đến những quyết định cuối cùng hay những thay đổi có tính cách lâu dài hơn mà không gây xáo trộn.   Điều này cũng được Hoàng Xuân Hãn kể lại khi nhân chứng đáng tin cậy này được Nhà Văn Thụy Khuê phỏng vấn như sau:
“Rồi đến lúc đảo chính Nhật, một hôm tôi ở Hà Nội, nghe tin radio biết rằng ông ấy (Vua Bảo Đại) giao cho ông Phạm Quỳnh liên lạc với người Nhật để đổi mới gì gì đấy.  Đợi mãi hơn một tuần không có tin gì mới hết cả. chúng tôi nhiều người nóng ruột lắm.  Chính ở Bắc, anh em có mượn một người đi vào Huế dò tin tức, người ta đi xe đạp từ Hà Nội về Huế, lúc ấy tầu hỏa bị đứt đoạn, đi lại khó lòng lắm.  Đến lúc trở về đây thì cũng chỉ biết tin vừa vừa thôi, rằng hình như ông ấy giao cho Phạm Quỳnh, nhưng Phạm Quỳnh không làm gì cả.”[4]
Nội Các Phạm Quỳnh từ chức – Vai trò của Ngự Tiền Tổng Lý Văn Phòng Phạm Khắc Hoè
Mọi chuyện đã hoàn toàn đổi khác vì Phạm Quỳnh đã từ chức và lịch sử đã chuyển sang một hướng khác.  Theo Phạm Khắc Hoè thì việc từ chức của Nội Các Phạm Quỳnh và sự chấp thuận sự từ chức này của Vua Bảo Đại là do chính Phạm Khắc Hoè gợi ý và chủ động.  Thay vì tuân lệnh Vua Bảo Đại, soạn thảo đạo dụ theo ý muốn của nhà vua, Phạm Khắc Hoè đã quay sang nói xấu Phạm Quỳnh và khuyên nhà vua không nên dùng Phạm Quỳnh nữa.  Câu chuyện hôm đó kéo dài hơn nửa giờ và Bảo Đại quyết định tạm cử Phạm Quỳnh “cho dễ liên lạc với Nhật đã rồi sau sẽ hay.”  Nguyên văn lời kể của Phạm Khắc Hoè như sau:
“Sau một đêm thao thức, suy nghĩ về những chuyện trên, sáng ngày 12 tháng 3, tôi vào Đại Nội làm việc với ý định nêu vấn đề cải tổ Viện Cơ Mật lại với Bảo Đại.  Nhưng chưa biết bắt đầu như thế nào?
“Tôi đang ngồi bóp trán suy nghĩ thì một nguời thị vệ vào nói: Dạ bẩm, Hoàng đế ban Cụ qua chầu có việc gấp. Tôi liền sang Phòng Phê thì Bảo Đại bảo thảo một đạo Dụ cử Phạm Quỳnh làm người thay mặt Chính phủ Việt Nam độc lập giao thiệp với tối cao Cố vấn Nhật và các nhà chức trách Nhật nói chung.  Thấy tôi làm thinh, tỏ vẻ không thông mệnh lệnh ấy, Bảo Đại nói thêm: Nếu ông thấy có chi khó khăn chi thì cứ đi bàn với ông Lại mà làm cho kịp thời.  Sau phút ngập ngừng, tôi nói toạc ra với Bảo Đại rằng: Phạm Quỳnh là một người xấu, bị mọi từng lớp nhân dân oán ghét và giới nhân sĩ trí thức khinh bỉ, mặc dầu ai cũng biết ông ta học rộng, nói hay cả tiếng Việt lẫn tiếng Pháp.  Cho nên nếu nhà vua thực tâm vì dân, vì nước thì không nên dùng Phạm Quỳnh nữa.  Câu chuyện kéo dài hơn nửa giờ và cuối cùng Bảo Đại nói:  Thôi!  Hãy tạm cử Phạm Quỳnh cho dễ liên lạc với Nhật đã, rồi sau sẽ hay.
“Tôi trở về văn phòng thảo ngay một tờ Chỉ cử Lại Bộ Thượng Thư Phạm Quỳnh tạm thời làm nhiệm vụ liên lạc giữa Chính phủ Việt Nam độc lập với các nhà chức trách Nhật, đem lên cho Bảo Đại ký rồi sao lục ngay cho các Bộ và Tối cao cố vấn Nhật.  Làm như vậy, tôi chắc rằng những chữ chỉ, tạm thời, và liên lạc thế nào cũng làm cho Phạm Quỳnh căm thù mình!  Ấy thế nhưng sáng ngày 14 tháng 3, khi gặp tôi trong buổi lễ cáo yết Liệt Thánh, Phạm Quỳnh đã tỏ ra ngọt ngào với tôi hơn bao giờ hết.  Và lúc buổi lễ kết thúc, ông ta thiết tha căn dặn tôi chiều hôm ấy trên đường đi vào Đại Nội, ghé qua Bộ Lại nói chuyện.
“Đúng hai giờ chiều, tôi ghé qua Bộ Lại, Phạm Quỳnh đón tiếp tôi niềm nở hơn trước nhiều và giữ lại nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ. Nội dung câu chuyện xoay quanh tương lai tốt đẹp của Tổ quốc và tiền đồ vẻ vang của những người trí thức Âu-Á kiêm thông.”[5]
Đoạn hồi ký này rất quan trọng. Nó cho người ta thấy Hoàng Đế Bảo Đại lúc đầu chưa có ngay ý định thay thế Phạm Quỳnh và lập một chính phủ mới.  Không những thế, ngay sau ngày 11 tháng 3, nhà vua đã có ý định bổ nhiệm Phạm Quỳnh thay mặt Chính Phủ độc lập trong việc giao thiệp với Tối Cao Cố Vấn Nhật và các giới chức Nhật khác bằng một đạo Dụ.  Nhà vua đã tới văn phòng làm việc rất sớm, tới trước cả Phạm Khắc Hoè, để thực hiện quyết định này.  Nhưng Phạm Khắc Hoè đã phá hỏng tất cả khiến cho ít ra một thời kỳ chuyển tiếp đã không được thực hiện và một tình trạng không chính phủ đã xảy ra từ ngày 19 tháng 3, ngày sáu vị thượng thư từ chức và được chấp nhận cho đến ngày 8 tháng 5, ngày nội các Trần Trọng Kim họp phiên họp đầu tiên với đầy đủ các nhân sự để nhận lãnh công tác và Vua Bảo Đại có lúc “đã cuống lên” vi không kiếm ra được người lập nội các như lời kể của Hoàng Xuân Hãn,[6] trong khi tình hình đất nước vô cùng nghiêm trọng, có nhiều việc cấp bách cần phải làm.
Thành công bước đầu,Phạm Khắc Hoè sau đó đã làm một “tờ chỉ”, một văn kiện kém quan trọng hơn một “đạo dụ” rất nhiềuđể cử Phạm Quỳnh vào vai trò tạm thời nàynhằm hạ thấp vaitrò và uy tín của Phạm Quỳnh.  Cho là chưa đủ, có lẽ vì cho tới thời điểm đó Phạm Khắc Hoè chỉ mới hành động do ý riêng của cá nhân mình do sự ghen ghét với Phạm Quỳnh sau “một đêm thao thức suy nghĩ..”, Phạm Khắc Hoè sau đó một mặt hỏi ý kiến Tôn Quang Phiệt, một đảng viên Tân Việt kỳ cựu hoạt động cho Việt Minh ở Huế đương thời, sau này là Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên rồi Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chính Thừa Thiên, mặt khác vận động với các thượng thư  Bùi Bằng Đoàn và Ưng Úy để hai vị này thuyết phục Bảo Đại loại bỏ Phạm Quỳnh và “vận động toàn thể Cơ Mật Viện từ chức”.[7] Kết quả là sáng sớm ngày 17, Bảo Đại đã cho gọi Phạm Khắc Hoè qua phòng làm việc của mình, Phòng Phê, và ra lệnh cho ông này soạn thảo một đạo dụ theo đó “từ nay Trẫm sẽ tự cầm quyền và chế độ chính trị sẽ căn cứ vào khẩu hiệu Dân vi quý.[8]  Dụ này mang tên là Dụ Số 1, được ban hành ngày 17 tháng 3 năm 1945.
Tiếp theo đó là Khoảng 10 giờ sáng ngày 19 tháng 3, cả sáu vị Thượng thư vào yết kiến nhà vua  đưa đơn xin từ chức” và đã được Bảo Đại chấp thuận.[9] Cũng nên để ý là theo hồi ký của Bảo Đại, trước đó Phạm Quỳnh có báo cáo cho nhà vua biết về những phản ứng xảy ra trong Hội Đồng, hiểu theo nghĩa ở đây là Hội Đồng Thượng Thư, theo đó người ta sợ hoặc là người Nhật sẽ đổi ý, hoặc là người Pháp sẽ trở lại, hoặc là Vua Duy Tân hay Hoàng Thân Cường Để sẽ trở về… Điều này cho phép người ta suy đoán rằng tình trạng hoang mang của các vị thượng thư này ngoài những tin tức liên quan đến tình hình thời đó, phần nào còn là do Phạm Khắc Hoè tạo ra qua hai Thượng Thư Bùi Bằng Đoàn và Ưng Úy.   Tuy nhiên, để trả lời Phạm Quỳnh, nhà vua đã dứt khoát bảo với ông này qua nguyên văn:  “Ông liệu mà bảo họ chấm dứt những chuyện ăn nói lung tung và mưu mô đó đi… Hoàng đế là Trẫm!  Bảo họ đừng quên điều đó.  Nếu ngày nào Trẫm phải ra đi, ngày đó sẽ không còn Đế Quốc Việt Nam này nữa!”[10]   Những sự kiện này và câu nói của Bảo Đại cho ta thấy một điều là ngay từ những ngày đầu nhà vua đã phải đương đầu với hoạt động của những người Cộng Sản xuyên qua người nằm vùng của họ, ngay trong Đại Nội bên cạnh nhà vua, là Phạm Khắc Hoè, nạn chống đối nhau trong nội bộ các quan lại cao cấp trong triều, đồng thời sự hiểu biết và thái độ cương quyết của ông.  
Sự thù ghét và chống đối Phạm Quỳnh của Phạm Khắc Hoè
 Câu hỏi được đặt ra là tại sao Phạm Khắc Hoè lại thù ghét và chống lại Phạm Quỳnh như vậy?   Trong hồi ký của ông, Phạm Khắc Hoè không cho biết lý do mà chỉ nói rằng Phạm Quỳnh là một người “bản chất xấu xa và nguy hiểm”[11] nhưng người ta có thể suy đoán hai điều.  Trước nhất là sự ghen tị của Phạm Khắc Hoè đối với Phạm Quỳnh.  Sự ghen tị này bắt nguồn từ sự kiện là cả hai người đều là thân cận của Bảo Đại ở vào thời điểm này.  Thêm vào đó, Phạm Khắc Hoè có gốc quan trường, được huấn luyện theo đường lối chính thống để làm công chức, quan lại với chức vụ trước đó là Quản Đạo Đà Lạt, một chức vụ cũ của Ngô Đình Diệm, còn Phạm Quỳnh không có gốc quan trường mà xuất thân là một nhà báo, một học giả tiếng tăm, bất ngờ được chuyển sang làm Ngự Tiền Văn Phòng rồi Thượng Thư Bộ Học và Lại.  Tại sao lại cứ là Phạm Quỳnh mà không phải là Phạm Khắc Hoè?  Thứ hai, Phạm Khắc Hoè vốn cùng quê với Tôn Quang Phiệt và có liên lạc với Tôn Quang Phiệt từ trước nên đã chịu ảnh huởng của Tôn Quang Phiệt, do đó đã trở thành nằm vùng cho Tôn Quang Phiệt.  Nhất cử nhất động của vua Bảo Đại cũng như những gì xảy ra ở trong Đại Nội đều được Phạm Khắc Hoè kể cho Tôn Quang Phiệt nghe và hỏi ý Tôn Quang Phiệt hết.  Sự kiện Phạm Quỳnh bị loại bỏ do đó phần nào có thể là do chủ trương và vận động của những người Cộng Sản hay thiên Cộng ở Huế lúc bấy giờ hay xa hơn nữa, y hệt như trường hợp của Trường Thanh Niên Tiền Tuyến do Phan Anh thành lập.  Phạm Khắc Hoè chỉ là một nhân vật bị Cộng Sản lợi dụng qua Tôn Quang Phiệt mà thôi.[12]  Nhưng dù đúng dù sai, hành động gièm pha, ngăn cản Vua Bảo Đại chính thức chỉ định Phạm Quỳnh vào chức vụ mới bằng một đạo Dụ và thay bằng một tờ Chỉ, rồi sau đó vận động với các nhân vật tai mắt ở Huế lúc đó, tiếp tục lung lạc nhà vua dẫn đến việc sáu vị thượng thư từ chức và tình trạng vô chính phủ đã xảy ra sau đó, khiến cho lịch sử Việt Nam diễn tiến theo một chiều hướng khác.   Đây là khúc quanh thứ nhất trong thời gian ngắn ngủi chưa tới 4 tháng của năm 1945.  Nếu không có sự thay đổi do Phạm Khắc Hoè chủ động gây ra này, guồng máy hành chánh của Chính Phủ Nam Triều từ trung ương đến địa phương vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, không bị xáo trộn và người dân không bị hoang mang trong thời gian chuyển tiếp như Hoàng Xuân Hãn đã kể, chưa nói tới sự kiện Phạm Quỳnh đã bộc lộ thái độ lạc quan về “tương lai tốt đẹp” của Tổ Quốc và ‘tiền đồ vẻ vang” của những người trí thức Âu Á kiêm thông, vì đây là dịp nhà học giả này thực hiện những gì từ lâu ông vẫn ôm ấp và mong đợi, xuyên qua những bài viết của ông, không phải cho riêng cá nhân ông mà cho cả đất nước và dân tộc.  Nên nhớ Phạm Quỳnh lúc đó là Thượng Thư Bộ Lại là bộ đứng đầu lục bộ lo việc quản lý các quan văn ở trong nước và trước đó là Ngự Tiền Tổng Lý của Vua Bảo Đại nên ông nắm vững sinh hoạt hành chánh và nhân sự trong sinh hoạt này.  Với Phạm Quỳnh trong vai trò liên lạc với người Nhật, việc chuyển giao nền hành chánh từ người Nhật sang người Việt sẽ chấm dứt sớm hơn và triều đình Huế có cơ hội nắm vững quyền hành hơn trước khi tình thế thay đổi, chưa kể tới việc thay thế các quan lại tham nhũng hay bất lực.[13]  Đây là một điều đáng tiếc cho Vua Bảo Đại và Đế Quốc Việt Nam nói riêng và cho dân tộc Việt nam nói chung.  Cuối cùng, để chính thức giải thích thái độ của mình đối với Phạm Quỳnh, Phạm Khắc Hoè viết:
“Thực ra, tôi không có oán thù cá nhân gì với Phạm Quỳnh và tôi nghĩ hắn có tội, thì sẽ bị nhân dân trừng trị.  Khi nghĩ như vậy, tôi không ngờ rằng chỉ khoảng một tháng sau, Phạm Quỳnh đã bị đền tội trước nhân dân.”[14]
Qua đoạn văn này, Phạm Khắc Hoè không nói rõ Phạm Quỳnh đã bị đền tội như thế nào, bị bắt không thôi hay bị bắt rồi bị thủ tiêu và ông đã biết những gì về chuyện này.
Hoạt động cuối cùng của Phạm Quỳnh
Buổi họp chiều ngày 15 tháng 8, 1945 tại văn phòng Vua Bảo Đại với Nhà Vua, Phó Tổng Trưởng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Trần Văn Chương và Đại Nội Đại Thần Nguyễn Duy Quang.
 Đây có thể là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Phạm Quỳnh gặp lại nhà vua và các giới chức khác trong Đại Nội từ sau khi ông từ chức cùng với Nội Các của ông, từ ngày 19 tháng 3 và người duy nhất nói tới buổi họp này là Phạm Khắc Hoè.  Buổi họp diễn ra sau khi Phạm Khắc Hoè vào gặp Vua Bảo Đại để báo cáo với nhà vua về “tin Nhật đã đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện”  vào buổi chiều ngày  15 tháng 8 và kéo dài từ khoảng 3 giờ 30 đến hơn 5 giờ.  Lúc đầu chỉ có nhà vua, Trần Văn Chương và Nguyễn Duy Quang, sau đó Phạm Quỳnh mới tới do con trai ông là Phạm Bích đương thời làm việc trong Đại Nội dưới quyền của Nguyễn Duy Quang lấy xe của Đại Nội đón vào.  Phạm Khắc Hoè không có mặt trong buổi họp này vì ông được nhà vua nhờ sang gặp Trần Trọng Kim để hỏi xem Trần Trọng Kim “có ý kiến chi trước tình hình mới không?” nên ta không biết nội dung là để bàn  những gì?  Phạm Khắc Hoè chỉ cho ta biết là trên đường từ dinh Tổng Trưởng Nội Các về “thì gặp trên cầu Tràng Tiền một chiếc xe ô-tô của Đại Nội trong đó có Phạm Quỳnh và con trai của ông ta là Phạm Bích làm việc ỏ Đại Nội dưới quyền trực tiếp của Nguyễn Duy Quang.  Tôi liên tưởng ngay đến việc gặp Trần Văn Chương vào phòng Bảo Đại lúc tôi mới ra đi và đoán rằng, chắc trong khi tôi đi gặp Trần Trọng Kim thì ở Đại Nội bọn Trần Văn Chương, Nguyễn Duy Quang và Phạm Quỳnh đã họp với Bảo Đại bàn mưu tính kế trở về với chủ cũ là thực dân Pháp”.  Hôm sau, ngày 16 tháng 8, Phạm Khắc Hoè lại kiểm chứng về buổi họp này bằng cách hỏi người thị vệ thuờng trực phòng làm việc của nhà vua, thì được người này cho biết là sau khi Trần Văn Chương vào chầu thì Phạm Bích lấy xe đi đón Phạm Quỳnh đến và họp hơn 5 giờ mới chấm dứt.[15]   
Trần Đình Nam đề nghị bắt Phạm Quỳnh vào những ngày chót nhưng không được Vua Bảo Đại chấp nhận
Ý kiến bắt Phạm Quỳnh này được Trần Đình Nam, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ trong Chính Phủ Trần Trọng Kim, chia sẻ với Phạm Khắc Hoè, Nguyễn Hữu Thí và Trần Đình Nam vào một buổi tối, khoảng 20-7-1945, tại nhà Trần Đình Nam khi bốn người kiểm điểm “công tác của Nội Các Trần Trọng Kim trong hai tháng vừa qua” trong đó Trần Đình Nam yêu cầu mọi người phải“cảnh giác đối với cả bọn thân Pháp, cả bọn thân Nhật và nhất là vừa thân Nhật, vừa thân Pháp như loại Phạm Quỳnh thì lại càng vô cùng nguy hiểm…rồi hạ giọng nói nhỏ cho biết rằng Nam định bắt giam Phạm Quỳnh, vì bộ Nội vụ đã có nhiều chứng cớ về tội ác của Phạm Quỳnh trong thời thuộc Pháp, mà còn cả về âm mưu của nó hiện đang lo lót, chạy vạy với Nhật để hòng lên nắm quyền, làm tay sai cho Nhật.”[16]  
Ý kiến kiến kể trên đã được Trần Đình Nam chính thức thực hiện vào cuối tháng 7 bằng một “tờ phiến”[17] của Bộ Nội Vụ gửi lên Vua Bảo Đại tâu xin bắt giam Phạm Quỳnh.  Tờ  phiến này đã được Phạm Khắc Hoè trình lên nhà vua để xin phê chuẩn nhưng Bảo Đại không làm theo mà bảo “hãy đợi vài hôm”, rồi ba hôm sau ra lệnh “tạm xếp việc ấy.”[18] Phạm Quỳnh đã thoát nạn nhưng chỉ trên dưới một tháng sau ông đã bị Việt Minh bắt và những người dân sống bên bờ sông thuộc làng An Cựu gần Biệt Thự Hoa Đường không bao giờ còn thấy bóng dáng quen thuộc của “Cụ Phạm”[19] nữa.
Kết Luận
Trong cuộc đời làm văn hóa cũng như trong cuộc đời làm chinh  trị, Phạm Quỳnh có rất nhiều kẻ thù nhưng không kẻ thù nào nguy hiểm bằng những kẻ thù ông phải đương đầu trong thời gian từ sau Cuộc Đảo Chính 9 tháng 3 năm 1945 cho tới ngày ông và nội các từ chức, tức ngày 19 cùng tháng và luôn cả sau này nữa.  Lý do là vì đằng sau những kẻ thù này là Đảng Cộng Sản với mục tiêu tối hậu của họ là cướp chính quyền từ tay Hoàng Đế Bảo Đại.  Chưa hết, điều nguy hiểm hơn nữa nằm ở chỗ Phạm Khắc Hoè, cảm tình viên của họ, nằm vùng ngay trong Đại Nội và Tôn Quang Phiệt, đảng viên của họ, đã từ lâu hoạt động ngay giửa thành phố Huế.  Họ đã thành công.  Phạm Quỳnh không những chỉ bị giảm vai trò trong việc giao thiệp với Nhật mà còn hoàn toàn bị loại trừ.  Giữa lúc mọi người từ quan lại đến quần chúng nóng lòng mong đợi phản ứng của Vua Bảo Đại và của triều đình thì nhà vua đã phải đối phó với một  khủng hoảng nội các kéo dài cho mãi tới ngày 8 tháng 5 khi Chính Phủ Trần Trọng Kim chính thức nhận lãnh trách nhiệm mới chấm dứt.  Thời gian chuyển tiếp để nhà vua ổn định được tình hình ở trung ương cũng như ở địa phương đã bị rút ngắn khiến công việc thu hồi chính quyền từ trong tay người Nhật, kiện toàn nền độc lập cũng như thu hồi Xứ Nam Kỳ và các nhượng địa khác bị chậm lại, đặc biệt công tác cứu đói gặp trở ngại rất nhiều.  Lịch sử Việt Nam cũng bị chuyển sang một hướng khác.
Phạm Cao Dương, TS
[1] Phạm Khắc Hoè, Từ Triều Đình Huế đến Chiến Khu Việt Bắc, Hồi Ký (in lần thứ ba, có sửa chữa và bổ sung).  Huế:  Nhà Xuất Bản Thuận Hoá, 1987, tr. 16-17. Đặng Văn Nhâm, “Nhân Ngày Giỗ Thứ 54 Cố Học Giả Phạm Quỳnh, Tìm Hiểu Cái Chết Oan Khiên, Bi Thảm Của Một Danh Tài Lỗi Lạc”, trong Giải Oan Lập Một Đàn Tràng. Silver Spring, MD: Ủy Ban Phục Hồi Danh Dự Phạm Quỳnh, 2001, tr. 254-255.
[2] S.M. Bao Dai.  Le Dragon d’Annam. Paris: Plon,  1980, tr. 105;  Bảo Đại,  Con Rồng Việt Nam, Hồi Ký Chánh Trị 1913-1987, Nguyễn Phước Tộc Xuất Bản.  Los Alamitos, CA: Nhà Sách Xuân Thu phát hành, 1990, tr. 163.
[3]Nên để ý là cho tới thời điểm này Việt Nam bị Pháp bảo hộ nên quyền ngoại giao do người Pháp nắm giừ.  Vì vậy trong tổ chức triều đình không có cơ quan nào lo công tác này.  Phạm Quỳnh được Bảơ Đại muốn bổ nhiệm bằng một đạo dụ là vì thế.
[4] Thụy Khuê, Nói Chuyện với Hoàng Xuân Hãn…, đã dẫn, tr. 128.
[5] Phạm Khắc Hoè, Từ Triều Đình Huế đến Chiến Khu Việt Bắc, tr. 18-19
[6]Thụy Khuê,  Nói Chuyện với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp. Westminster, CA:  Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, 2002, tr. 134-135.
[7] -nt-, tr. 20 và 24.
[8]  Dụ này mang tên là Dụ Số 1, được ban hành ngày 17 tháng 3 năm 1945 nguyên văn như sau:
 Dương Lịch ngày 17 tháng 3 năm 1945
Nước Nhật muốn hoàn toàn thực hiện chương trình sây nền thịnh vượng chung ỏ Đại-Đông-Á đã giải phóng cho nước Nam ta, và Trẫm tuyên bố Việt Nam độc lập rồi.
Nay Trẫm có trách nhiệm đối với lịch sử và thần dân, nên tự cầm lấy quyền để bảo vệ lấy quyền lợi cho Tổ-quốc và giáng dụ rằng
1)   Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu “DÂN VI QUÍ’
2)  Trong chính giới sẽ chiêu tập các nhân tài đích đáng để chỉnh đốn lại nền tảng Quốc gia cho xứng đáng là một nước độc lập chân chính có thể hợp tác với Đại-Nhật-Bản trong công cuộc kiến thiết Đại-Đông-Á.
3) Trẫm sẽ tài định và tuyên bố các cơ quan chính trị để ban hành những phương pháp hợp với nguyện vọng của Quốc dân.
Nhận định về đạo dụ này, Nguyễn Tường Phuợng trong bài “Một Đạo Dụ, Một Chế Độ” đăng trên Tri Tân Tạp Chí ngày 20 tháng 4 năm 1945, trên trang đầu, đã viết như sau:
“Ba điều ban bố trên đáng ghi vào lịch sử xứ này, thật là trên thuận lòng giời, dưới đẹp lòng dân, quốc dân rất trông mong ở sự thi hành triệt để khác nào như đói mong ăn và khát mong uống vậy.
“Nếu một khi nhà nước dùng được ngưòi tài, đức vẹn hai ra gánh vác, đảm đương những trọng trách, lại thêm vào đấy cái chính sách thân dân, thể tất đến dân nguyện thời nền tảng quốc gia xứ này có thể phục hưng.
 “Được như vậy, đạo dụ ngày 17 tháng ba đáng ghi vào trang đầu lịch sử của nước Việt-Nam độc lập.”
Còn Luật Sư Bùi Tường Chiểu, trong bài “Đạo Dụ Số 1 Của Đức bảo Đại Hoàng Đế” đăng trên Thanh Nghị, số 107, “Số Đặc-San Chính Trị”, ra ngày 5 tháng Năm 1945, cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của đạo dụ này. Ngay những dòng mở đầu ông viết:
“Đạo dụ trên đối với chế độ chính trị nước ta sau này có một tính cách quan trọng đặc biệt mà ta có thể nói rằng đạo dụ này đã nêu lên một cách tóm tắt những quả quyết rõ ràng những nguyên tắc kiến thiết chính thể nước Việt-Nam sau này.” Rồi nhấn mạnh hơn đến ba chữ Dân Vi Quý, ông phân tích:
 “Nay đạo Dụ số 1 đã nêu lên khẩu hiệu Dân vi quí có nghĩa là đức Bảo-Đại đã hủy bỏ cái lý thuyết cũ mà đến nay hầu hết các nước văn minh đã cho là không hợp thời.  Đã lấy dân làm trọng. đã lấy quyền lợi dân để trên tất cả thì vua tất chỉ là một cơ quan tối cao trong nước điều khiển những cơ quan chính trị khác để phụng vụ quốc gia, tìm những phương pháp hợp với nguyện vọng của cả quốc dân mà thi hành.  Như thế là trong nền chính trị đức Bảo-Đại Hoàng-Đế đã định đặt quốc dân ta đi vào một con đường mới.”
Cuối cùng đi xa hơn nữa, vị luật gia này còn nói tới hiến pháp. Theo ông:
“Xong chúng ta có thể căn cứ vào điều thứ 3 của bản Dụ mà nói rằng đức Bảo-Đại sẽ tuyên bố các cơ quan chính trị mới mà trong câu cơ quan ấy sẽ có một cơ quan có quyền lập pháp. Muốn tổ chức một cách phân minh các cơ quan hành chính, lập pháp và tư pháp, tất nhiên phải có một đạo hiến-luật để ấn định rõ ràng những quyền hành của các cơ quan chính trị”.
[9]   Phạm Khắc Hoè, đã dẫn, tr.25.
[10]  Le Dragon d’Annam, tr. 105; Con Rồng Việt Nam, tr. 164.
[11] Phạm Khắc Hoè, đã dẫn, tr. 20-21.
[12] Tôn Quang Phiệt (1900-1973), học Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương, năm thứ hai, theo Tân Việt, bị đuổi, sang Trung Quốc cùng với Trần Phú , Vương Thúc Oánh…, bị Pháp bắt giam ở Hà Nội, sau được thả, trở thành đảng viên Cộng Sản và dạy ở trường Thăng Long ở Hà Nội, rồi Thuận Hóa ở Huế. Chính trong thời gian này Phạm Khắc Hoè đã được móc nối để trở thành nằm vùng trong Đại Nội. Nguyễn Quyết Thắng và Nguyễn Bá thế. Từ Điển Nhân vật Lịch Sử Việt Nam. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa, 1999.
[13]  Về vai trò của bộ lại và các bộ trong triều đình Nhà Nguyễn, xin xem Võ Hương An, Từ Điển Nhà Nguyễn. Irvine, CA: Nam Việt Publisher, 2012, tr. 60.
 Về sự quan trọng và nhu cầu cấp bách của công tác Việt hóa guồng máy hành chánh ờ thời nàỳ, xin xem Đoàn Thêm, Những Ngày Chưa Quên.  Saigon: Nam Chi Tùng Thư xuấtn, Không rõ năm,  Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ, không đề năm, tr. 34- 37.
[14] Phạm Khắc Hoè, Từ Triều Đình Huế…, tr. 47.
[15]   -nt-, tr. 59-61.
[16]   -nt- , tr. 45.
[17]  Phiến là báo cáo của của Nội Các hay các bộ gửi lên nhà vua.
[18]  Phạm Khắc Hoè, tr. 46.
[19] Về danh xưng “Cụ Phạm”, xin xem: Nguyễn Phước  Bửu Tập, “Chiến Sĩ Ái Quốc Phạm Quỳnh”, trong Giải Oan Lập Một Đàn Tràng, đã dẫn, tr. 223.

PHONG TRÀO BÀI CỘNG TẠI VIỆT NAM

 Trang Chính | Tạp Chí | Diễn Đàn Bạn Trẻ

Phong trào “Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam”

Chân Như, phóng viên RFA
2015-01-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
BACHONGQUYEN-622.jpg
Bạn Bạch Hồng Quyền, hưởng ứng Phong trào: Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam.
Citizen photo

“Tôi không thích đảng CSVN” là tên của một phong trào vừa dấy lên trên cộng đồng mạng. Đây là một hình thức đấu tranh mới do những nhà đấu tranh dân chủ trẻ Việt Nam khởi xướng để phản kháng lại vụ việc chính phủ Việt Nam ra quyết định sẽ xử phạt nặng những ai nói xấu đảng và nhà nước. Để biết thêm về phong trào này, mời quý vị cùng đến với Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này cùng với sự tham gia của 4 bạn khách mời Lã Viêt Dũng, Bạch Hồng Quyền, Anthony Lê, và Thúy Nga.

Muốn thể hiện quan điểm của mình

Chân Như: Xin chào các bạn, câu hỏi đầu tiên xin dành riêng cho anh Lã Việt Dũng. Để khởi xướng một phong trào, người ta cần phải có mục đích và phương hướng; Là một trong những người tham gia khởi xướng phong trào này, xin anh cho biết thêm chi tiết vì sao lại phát động chiến dịch này?
Lã Việt Dũng: Tôi muốn mọi người thể hiện thái độ quan điểm của mình. Nguyên nhân là hôm đấy tôi thấy trên VTV có một bài nói về việc chính quyền CSVN sẽ trừng trị, xử lý những người gọi là “nói xấu”. Tôi quan niệm rằng vấn đề không phải là chúng ta nói xấu hay tốt mà là nói đúng hay sai? Nếu nói xấu mà đúng thì chính quyền phải nên lắng nghe chứ không nên đe doạ như vậy. Tôi coi đấy là một thái độ mang tính đe doạ sự thật. Tôi nghĩ rằng vậy nếu chúng ta không thích, nhưng đấy là thật thì liệu đấy có phải là xấu không? Và liệu như vậy chính quyền có xử lý chúng ta hay không? Vì thế, tôi mạnh dạn tôi nêu quan điểm ấy trên mạng và tôi cũng muốn mọi người hưởng ứng để chứng tỏ rằng chúng ta không sợ những việc đe doạ như vậy.
Tôi quan niệm rằng vấn đề không phải là chúng ta nói xấu hay tốt mà là nói đúng hay sai? Nếu nói xấu mà đúng thì chính quyền phải nên lắng nghe chứ không nên đe doạ như vậy.
-Lã Viêt Dũng
Chân Như: Còn các bạn, lý do vì sao các bạn tham gia phong trào này?
Thúy Nga: Bản thân tôi thứ nhất tôi là nạn nhân. Thứ hai tôi là người đi đấu tranh trực tiếp để giúp đỡ những người gặp vấn nạn do ĐCSVN gây nên. Do đó, hằng ngày tôi thường phải tiếp xúc, thường phải chứng kiến những cảnh đảng viên của đảng CSVN họ đàn áp cũng như gây nên hoạn nạn cho người dân. Đó là lý do tôi không thích ĐCSVN.
Anthony Lê: Đơn giản là khi mình thấy trên internet có một số bạn nêu lên tiếng nói của mình “họ không thích đảng CS” thì riêng đối với bản thân tôi tôi thấy việc làm của họ là hợp lý hoàn toàn xác đáng thì tôi cũng hưởng ứng phong trào. Cụ thể đối với bản thân tôi thì tôi thấy ở trong thời kỳ chế độ CS này có quá nhiều vấn nạn. Vấn nạn được quan tâm nhất là vấn nạn về tham nhũng. Nên tôi nêu lên khẩu hiệu của tôi là “tôi không thích ĐCSVN” bởi vì có quá nhiều kẻ tham nhũng là đảng viên của ĐCS, và tôi nghĩ đây là quyền của tôi được phép nói lên điều tôi không thích.
Bạch Hồng Quyền: Em là một người đấu tranh cho nhân quyền và tự do ngôn luận ở Việt Nam. Những điều ĐCSVN làm cho quyền con người của em không được tôn trọng và tự do ngôn luận. Khi phát biểu một điều gì đó thì họ tìm cách trù dập hoặc đàn áp thì đấy là lý do em không thích ĐCSVN.
Chân Như: Có vẻ như từ “không thích” dùng để lên án một nhân vật hoặc một đảng nào đó ngoài đảng CSVN thì được chấp nhận và tán dương. Tuy nhiên, khi nói đến câu “Tôi không thích đảng CSVN” thì nó lại khiến cho một số thành phần ở Việt Nam xem đó là phản động, tại sao vậy? Anh Lã Việt Dũng có thể chia sẻ về vấn đề này?
GHETDCSVN01-400.jpg
Các Bạn trẻ hưởng ứng Phong trào: Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam. Citizen photo.

Lã Việt Dũng: Tôi cho rằng từ bé đến lớn, lâu lắm rồi, chúng ta những người dân ở Việt Nam được dạy, được chỉ bảo với thói quen là phải tôn thờ ĐCS. Và như anh thấy tất cả những thông tin chỉ cần trái ý với họ thôi thì bị cho là nói xấu, và với nói xấu thì họ có thể dọa và bắt người ta. Họ không quan tâm đến sự thật mà chỉ quan tâm đến cái đấy là xấu hoặc tốt cho họ thôi. Đó là một phản xạ rất tự nhiên của con người VN khi sống dưới chế độ CS hiện tại. Các anh có thể nói tôi không thích Bắc Hàn, có thể không thích ông Obama; Nhưng nếu chúng anh nói tới tôi- không thích ĐCS thì khi đó nhiều người đặc biệt là DLV họ cho rằng đây là nói xấu chế độ. Thậm chí còn cho rằng “chúng mày đang âm mưu lật đổ chế độ” hay “đe dọa sự lãnh đạo của ĐCS” . Riêng tôi, tôi không cho là như vậy, tôi chỉ cho rằng đơn giản chúng tôi có quyền được phát biểu quan điểm thích hay không thích. Và khi chúng tôi đã không thích thì chúng tôi sẽ sẵn sàng nói ra và không sợ bất cứ gì cả.
Anthony Lê: Ở Việt Nam có câu “có yêu thì nói rằng yêu, có ghét thì nói rằng ghét” phải nói thẳng để mọi người cùng biết rõ. Bản thân tôi thì thấy luật pháp Việt Nam cũng không có một điều nào quy định vấn đề về quyền mình nói yêu, ghét cả. Vốn dĩ ở Việt Nam người dân có tâm lý sợ sệt, mà đặc biệt là sợ sệt với nhà cầm quyền, nên lắm lúc họ không có được dũng khí, không có được khả năng dám nói lên quan điểm của mình. Riêng với bản thân tôi tôi thấy một số anh chị em làm như vậy tôi thấy là điều tất nhiên mình có quyền nói lên chuyện đó, và tôi sẵn sàng nói lên tâm tư của mình. Mình không thích thì mình nói không thích, ghét thì nói ghét.

Tâm lý sợ nhà cầm quyền?

Chân Như: Như anh Lã Việt Dũng chia sẻ thì người dân ở Việt Nam từ bé đã bị chỉ bảo là phải tôn thờ đảng CSVN rồi, còn anh Anthonly thì cho rằng người dân vẫn có cái tâm lý sợ sệt nhà cầm quyền. Nếu như thế thì phải chăng Việt Nam sẽ khó có thể có sự thay đổi vì còn khá nhiều các bạn trẻ vẫn có lối suy nghĩ là phải yêu đảng vì không có đảng cộng sản thì người dân không có được cuộc sống như ngày hôm nay; Hoặc nếu muốn thay đổi thể chế liệu thể chế mới sẽ tốt đẹp hơn thế chế hiện tại vân vân. Nhận xét của mọi người?
Bạch Hồng Quyền: Theo em, giới trẻ hiện nay đã bị nhồi sọ từ thời đi học tiểu học cho đến trung học và đại học nên có suy nghĩ như vậy cũng không thể trách các bạn. Trong một chế độ nào đi nữa thì quyền tự do ngôn luận, quyền con người, hay bất cứ một quyền lợi nào của người dân được tôn trọng thì chế độ đó được người dân hưởng ứng và đồng thuận với chế độ đó; Chứ không phải suy nghĩ là chế độ khác lên sẽ tốt hơn hay như thế nào. Em chỉ suy nghĩ chính quyền nào tốt cho dân thì sẽ được người dân ủng hộ thôi.
Thúy Nga: Tôi thấy đất nước Việt Nam sẽ biến chuyển và ĐCSVN sẽ phải thay đổi. Những người trẻ tuổi kia thứ nhất là họ đã bị nhồi nhét ngay từ tiểu học trở lên cho tới bây giờ, và họ chưa ra ngoài đời, chưa va chạm đến quyền của họ, vì họ vẫn còn nằm trong cái sự bao bọc của gia đình, cũng giống như là của ĐCS họ mở ra một chút lợi lộc cho những bạn DLV hoặc những bạn trẻ chưa va chạm. Đến khi họ học xong, ra xã hội sẽ gặp những cảnh bất công xảy ra đến với chính bản thân họ thì lúc đấy sự thay đổi trong suy nghĩ của họ sẽ phải thay đổi. Ở đâu cũng vậy, ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh và khi quyền lợi của họ bị dính líu đến thì bản thân họ sẽ phải là người đứng lên đấu tranh đòi quyền căn bản của mình. Đó là lý do tôi tin tưởng vào xã hội Việt Nam sẽ có những sự thay đổi và ĐCS sẽ không thể nào duy trì được cái sự độc tài này nữa.
GHETDCSVN-400.jpg
Các Bạn trẻ hưởng ứng Phong trào: Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam. Citizen photo.

Lã Việt Dũng: Tôi nghĩ rằng sự thay đổi của xã hội Việt Nam sẽ xuất phát từ hai chiều. Thứ nhất xuất phát từ chính người dân. Cái đó có thể sẽ chậm nhưng thật ra tôi nghĩ đây là ngọn lửa âm ỉ vì rất nhiều người không thích như chúng tôi nhưng họ không nói ra thôi. Họ sợ nhưng đến một lúc nào đó họ sẽ không sợ nữa. Nhưng cái mà tôi thấy rõ hơn nhiều khả năng thay đổi lớn hơn, theo tôi, sẽ phải thay đổi từ phía trên. Bởi phía trên của họ bây giờ loạn quá rồi. Họ có quá nhiều vấn đề mà thậm chí cả đấu đá nội bộ hay vấn đề tham nhũng, vấn đề lệ thuộc Trung Quốc cũng như vấn đề về điều hành quản lý đất nước họ quá yếu kém. Chính những việc đấy sẽ làm cho sự cai trị của họ, sẽ làm cho chế độ của họ bị thay đổi thôi. (Mặc dù họ cứ nói rằng họ là đạo đức là văn minh là sự lựa chọn của nhân dân.)
Anthony Lê: Tôi cũng có góc nhìn như anh Lã Việt Dũng. Thực tế, ngày nay, người dân Việt Nam họ cũng biết rõ được sự thật về mặt yếu kém của chế độ cộng sản và đâu đó trong những cuộc gặp gỡ bạn bè tôi cũng thường thấy họ rất không hài lòng và không ưa thể chế CS. Tất nhiên, họ còn cái tâm lý sợ sệt như mình có nói. Khi người dân bắt đầu ý thức được vấn đề yếu kém của chế độ cầm quyền hiện tại, càng ngày càng hiểu rõ bản chất thật của CS và với mong muốn là phải có một xã hội tốt hơn thì chắc chắn họ sẽ có những hành động biểu đạt. Tuy vậy, theo tôi, vấn đề xác thực nhất là từ nội bộ của chính quyền. Khi họ đã ý thức được họ theo chủ nghĩa này một cách mơ hồ và không đưa được xã hội phát triển, thì chính bản thân chế độ sẽ phải tự chuyển mình và tự thay đổi theo hướng dân chủ và văn minh.

Bất chấp mọi tình huống xấu xảy ra

Chân Như: Tại Việt Nam vốn không có tự do ngôn luận và không có nhân quyền nên khi hưởng ứng phong trào như thế này, các bạn có nghĩ là sẽ bị ảnh hưởng gì đến đời sống của mình không?
Khi đã dấn thân đấu tranh cho quyền con người và tự do ngôn luận thì việc hưởng ứng phong trào này cho dù có đàn áp hay bắt bớ thì bất chấp mọi tình huống xấu xảy ra, mình sẵn sàng nhận lấy những cái xấu mà chính quyền này hoặc ĐCS này dành cho mình khi mình tham gia phong trào.
-Bạch Hồng Quyền
Bạch Hồng Quyền: Khi đã dấn thân đấu tranh cho quyền con người và tự do ngôn luận thì việc hưởng ứng phong trào này cho dù có đàn áp hay bắt bớ thì bất chấp mọi tình huống xấu xảy ra, mình sẵn sàng nhận lấy những cái xấu mà chính quyền này hoặc ĐCS này dành cho mình khi mình tham gia phong trào.
Thúy Nga: Tôi có xem một bộ phim, có một người nói sẽ đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để đến khi nào công lý được thực thi và tôi tin tôi cũng sẽ làm điều đó. Trong bất cứ một cuộc đấu tranh nào cũng có sự mất mát hy sinh và đây là cuộc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận cũng như nhân phẩm, nhân quyền của mình phải được thực hiện, thì nếu có bị áp bức hay bị gì đó do nhà cầm quyền CS họ gây nên thì tôi cũng sẵn sàng đón nhận thôi. Đó chính là cái kinh nghiệm để cho tôi vươn lên đấu tranh cho mạnh mẽ hơn và tôi không những đòi quyền cho con người, tự do ngôn luận của bản thân mình mà còn đòi cho đời con đời cháu của mình nữa.
Lã Việt Dũng: Tất nhiên khi mình làm bất cứ một ý gì mà ngược ý chính quyền hay không thì sống trong chế độ này chắc anh cũng sẽ biết là sẽ chẳng nói trước được điều gì sẽ xảy ra bởi vì họ là một chế độ toàn trị và họ muốn mọi thứ phải theo ý họ. Thậm chí, bên Trung Quốc có phong trào chỉ tập luyện như Pháp Luân Công nhưng khi lúc lớn mạnh chính quyền thấy không kiểm soát được họ cũng dập. Hay như ở Việt Nam có rất nhiều các tôn giáo không muốn sự kiểm soát của chính quyền, họ theo ý của họ thì chính quyền cũng dập. Nên tôi phải khẳng định là theo quan điểm của tôi, tôi thấy rằng không có gì mình có thể nói chắc chắn là không sao cả. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta làm đúng với lương tâm, đúng với lẽ phải thì cũng vẫn nên mạnh dạn làm trong thời điểm này bởi vì nếu chúng ta không làm thì sẽ không bao giờ thay đổi được gì cả.
Anthony Lê: Riêng bản thân tôi với câu nói “tôi không thích ĐCSVN”, tôi hoàn toàn không có lo ngại gì về vấn đề bị nhà cầm quyền đối xử bất công với tôi hay có hành động gì tại vì cái này là cái quyền của tôi và tôi cảm nhận ra được vấn đề là chính bản thân người cộng sản họ cũng ý thức được vấn đề đó. Đây là quyền của tôi thích hay không tôi, có quyền phát biểu. Tất nhiên, sống trong xã hội này, như anh Lã Việt Dũng nói, có nhiều điều có thể xảy ra vì nếu như là những người có suy nghĩ thì họ phải công nhận câu nói của chúng tôi là đúng và họ phải chấp nhận câu nói này; Nhưng cũng có những con người cực đoan và có những thành phần xấu trong nội bộ ĐCS thì chưa biết chừng họ sẽ có những manh động hoặc có những hành vi mà mình khó lường được. Tất nhiên, tôi thiên về ý là tôi sẽ không có chuyện gì xảy ra khi tôi nói câu “tôi không thích ĐCSVN”.
Chân Như: Xin cám ơn bốn bạn khách mời đã dành thời gian cho chương trình kỳ này, cầu chúc luôn bình an. Chân Như cũng cám ơn quý thính giả đã lắng nghe, hẹn lại tuần sau. Mến chào.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/i-dislike-the-communist-party-of-vn-cn-01142015103454.html
Người dân hưởng ứng phong trào “Tôi không thích Đảng Cộng Sản Việt Nam”
T3, 01/06/2015 - 13:33
Bên lề Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 10 Khóa 11 của đảng cộng sản Việt Nam, một số nhà hoạt động tại Việt Nam đã hưởng ứng phong trào “Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam”.
Họ in hoặc viết câu khẩu hiệu “Tôi không thích ĐCSVN” lên giấy, rồi cầm tấm khẩu hiệu đó khi chụp hình và đăng tải trên trang mạng xã hội Facebook. Họ viết thêm những lý do vì sao không thích ĐCSVN như: “nói một đằng làm một nẻo”, “vì trong đảng đó toàn là sâu, chuột”, “vì những kẻ tham nhũng đều là đảng viên”, …
Trong giai đoạn 2010 đến nay, nền kinh tế Việt Nam liên tiếp gặp những khó khăn, suy thoái, không chỉ do tác động của kinh tế thế giới, mà còn do sự điều hành kém của CSVN. Tình hình đạo đức xã hội xuống cấp, tội phạm gia tăng, nạn tham nhũng ngày càng tệ hại. Bên cạnh đó là sự yếu hèn của CSVN trước Trung Cộng và những đòn trấn áp với giới đấu tranh trong nước. Tất cả những điều trên đã khiến người dân trong nước “không thích ĐCSVN”.
Phong trào này không rõ do ai khởi xướng, cũng không có lời kêu gọi, phát động. Nó diễn ra ngay đúng ngày khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Khóa 11 của đảng cộng sản Việt Nam. Nó mang nhiều ý nghĩa, thể hiện rõ nét suy nghĩ, tình cảm và lòng tin của người dân đối với Đảng CSVN ngày càng trở nên tồi tệ.
Hội nghị Ban chấp hành trung ương ĐCSVN lần này kéo dài 7 ngày, từ ngày 5 đến 12/1/2015. Hội nghị này sẽ tập trung bàn thảo các vấn đề liên quan đến cơ cấu nhân sự cho Đại hội toàn quốc ĐCSVN lần thứ 12 sẽ diễn ra vào giữa năm 2015, kiện toàn các dự thảo văn kiện cho Đại hội Đảng CSVN – chủ yếu là 2 văn kiện báo cáo chính trị và kinh tế - xã hội và một số vấn đề nội bộ khác. Đây cũng là lần đầu tiên Đảng CSVN tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị và Ban bí thư của ĐCSVN.
Trước kỳ hội nghị này, các quan chức cấp cao như Trần Đại Quang – Bộ trưởng Công an, Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Quốc Phòng, Vũ Đức Đam – Phó thủ tướng và một số nhân vật khác đã chỉ đạo “siết chặt quản lý việc truy cập, khai thác thông tin trên internet, ngăn chặn những thông tin xấu, xuyên tạc, bôi nhọ, gây chia rẽ trong nội bộ ĐCSVN” trước thềm hội nghị này và đại hội toàn quốc ĐCSVN sắp tới.
Tại Đại hội Thanh niên toàn quốc mới diễn ra tại Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng có phát biểu 1 bài dài, trong đó có câu: “Thanh niên có “tâm” là phải yêu chế độ”. Một câu phát biểu bị cho là đánh tráo khái niệm, khiến nhiều người chỉ trích. Đa số người dân yêu nước thương nòi, nhưng đã quá ngán chế độ toàn trị và chính quyền tham nhũng của CSVN.
Chắc hẳn ông Trọng và các “đồng chí” của ông sẽ không vui khi thấy người dân, đặc biệt là những người trẻ tuổi cầm khẩu hiểu “Tôi không thích ĐCSVN”.
Thật đáng khâm phục những con người dũng cảm trong nước, dám công khai nói lên suy nghĩ của mình về chế độ CSVN, đặc biệt trong giai đoạn CSVN trấn áp mạnh tay những người bất đồng chính kiến như hiện nay.
Nhật Nam / SBTN
Lã Việt Dũng: Tôi không thích Đảng Cộng Sản Việt Nam
Lã Việt Dũng: Tôi không thích Đảng Cộng Sản Việt Nam
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/01/20150108-ctm-danguyen-LaVietDung.mp3
Trong lúc đảng CSVN tổ chức Hội nghị Ban chấp hành trung ương ĐCSVN lần thứ 10 Khóa 11 kéo dài 7 ngày, từ ngày 5 đến 12/1/2015, thì xuất hiện một Phong trào “Tôi không thích đảng cộng sản Việt Nam” và đã được một số nhà hoạt động tại Việt Nam đã hưởng ứng bằng cách in hoặc viết câu khẩu hiệu “Tôi không thích ĐCSVN” lên giấy, rồi cầm tấm khẩu hiệu đó khi chụp hình và đăng tải trên trang mạng xã hội Facebook. Họ viết thêm những lý do vì sao không thích ĐCSVN như: “nói một đằng làm một nẻo”, “vì trong đảng đó toàn là sâu, chuột”, “vì những kẻ tham nhũng đều là đảng viên”, …

Phóng viên Thanh Lan đã có cuộc trao đổi với anh Lã Việt Dũng, người đầu tiên cầm khẩu hiệu “Tôi không thích Đảng Cộng Sản Việt Nam”, với nội dung như sau: http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2015/01/20150108-ctm-danguyen-LaVietDung.mp3

NGUYỄN CAO QUYỀN * TRẦN ĐỨC THẢO

Hoa Kỳ coi ý thức hệ cộng sản là kẻ thù. Nhưng Hoa Kỳ đã biết ngưng hành động tàn phá của chiến tranh đúng lúc. Dù còn dư sức mạnh để chiến thắng, nhưng Hoa Kỳ đã không tìm thắng lợi bằng cách tận diệt chế độ cộng sản ở Việt Nam. Hoa Kỳ đổi chiến lược là sẽ tìm chiến thắng trong hòa bình, khi VIệt Nam bước tới giai đoạn kiệt quệ về kinh tế. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ ép Việt Nam phải mở cửa mời Mỹ trở lại. Trí tụê khác với mưu trí là ở chỗ đó.
Trần Đức Thảo Và Cuốn Sách Mang Xuống Tuyền Đài Chưa In.
Nguyễn Cao Quyền
July 26, 20140 Bình Luận
Ngày 5/6/1946, trong buổi chiêu đãi “Phái bộ Hồ Chí Minh” vừa tới Paris để điều đình với Pháp, Trần Đức Thảo thân mật vồn vã chạy tới nắm tay ông Hồ một cách nồng nhiệt và nói : “ Tôi rất hân hạnh được gặp Cụ Chủ Tịch” và ông Hồ cũng vui vẻ đáp : “Chào chú Thảo”. Nghe vậy, Thảo rất cảm động, nghĩ rằng ông Hồ đã thân mật coi mình như đứa em trong gia đình.
Cuối bữa ăn, ông Hồ kêu gọi Việt kiều về nước tham gia kháng chiến. Thảo hăng hái xin được về ngay để phục vụ cách mạng và quê hương và khoe với ông Hồ rằng : “Tôi đã bỏ công nghiên cứu về chũ nghĩa Marx và cuộc Cách Mạng tháng 10 ở Nga và tôi rất mong được về nước cùng Cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp cho quê hương ta”. Nghe Thảo nói ông Hồ chỉ mỉm cười nhạt. Tới lúc lần lượt bắt tay từ biệt mọi người thì ông Hồ bắt tay Thảo và nói : “Còn chú Thảo thì cách mạng cha cần tới chú lúc này đâu. Chú cứ ở Paris thì có lợi cho cách mạng và cho chú hơn”.
Bị từ chối như vậy, Trần Đức Thảo thấy bị chạm tự ái và cương quyết vận động với Đảng Cộng Sản Pháp để được về nước. Qua Đảng Cộng Sản Pháp có cả sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Liên Xô nữa, cuối cùng Thảo được về nước năm 1951 qua ngà Liên Xô. Tuy nhiên khi về tới Việt Nam thì Trần Đức Thảo lại bị ông Hồ và các đồng chí trong Đảng nghi là gián điệp do thực dân Pháp muốn cài vào hàng ngũ cách mạng.
Ngay từ buổi ban đầu đó Thảo bị đối xử như một “người có vấn đề” mặc dù ông không bị cộng sản triệt tiêu bằng bạo lực. Cũng như luật sư tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, triết gia thạc sĩ Trần Đức Thảo bị cộng sản cô lập và và gạt ra bên lề xã hội, bắt sống một cuộc sống vô gia cư vô địa sản trong suốt 40 năm liên tục.
Năm 1992 ông Thảo được chính quyền Hà Nội cho trở lại Paris bằng chiếc vé máy bay một chiều và cho trú ngụ tại nhà khách sứ quán, số 2 đường Le Verrier, quân 5 để tiện bề theo dõi. Lạc lõng giữa một thành phố đối với ông đã trở thành xa lạ., may sao ông làm quen được với nhà văn Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê và giáo sư Canh, và họ trở nên thân thiết. Mối giao hảo này ông giữ được cho đến ngày ông mất vào tháng tư năm 1993.
Vào những ngày thứ bảy hoặc chủ nhật rảnh rỗi, tại những quán cà phê ấm cúng và tĩnh lặng của thủ đô nước Pháp, họ họp mặt và có đủ thì giờ để trao đổi với nhau về những chuyện liên quan đến Việt Nam. Trần Đức Thảo thổ lộ là ông đang viết một cuốn sách về đất nước và chế độ, nhưng tác phẫm chưa hoàn tất thì ông đã lìa đời. Rất may nhờ những băng ghi âm còn giữ lại, nhà văn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê đã soạn và viết ra một công trình lưu niệm mang tên : “Trần Đức Thảo : Những Lời Trăn Trối”.
Công trình lưu niệm nói trên là một tài liệu rất quý báu cho lịch sử nước nhà. Hôm nay, những chích đoạn sau đây, lọc ra từ tài liệu quý hiếm đó có tham vọng mô tả được phần nào nội dung cuốn sách không bao giờ xuất bàn của triết gia Trần Đức Thảo. Đọc những chich đoạn tiếp theo, quý độc giả hãy coi như đang nghe Trân Đức Thảo diễn thuyết trên những diễn đàn quen thuộc ở ngoài đời.
Nội dung cuốn sách không bao giờ xuất bản
Trần đức Thảo nói (chích đoạn) : “Tôi sẽ xây dựng lâu đài bằng một cuốn sách. Marx cũng đã xây dựng một lâu đài như vậy, chỉ tiếc là có nhiều người khi từ lâu đài của Marx bước ra thì họ đã trở thành ác qủy. Cuốn sách của tôi là một món nợ mà tôi phải trả cho triết học, cho nhân loại và cho dân tộc. Tôi sẽ đặt nặng những vấn đề nhân bản, công lý và dân chủ bằng những cơ chế ưu tiên kiểm soát quyền lực để những ai từ đó đi ra thì sẽ không trở thành ác qủy.
Ác qủy ấy là ai ? Là gì ? Ác qủy ấy là đấu tranh giai cấp, là thứ cuồng tín của bạo lực và hận thù, là những khái niệm sai trái, độc ác trong đầu óc con người, thúc đẩy con người lao vào đam mê tìm thắng lợi bằng mọi thủ đoạn của tội ác để củng cố chế độ độc tài độc đảng. Những vinh quang của độc tài, độc đảng ấy đều chỉ là phù phiếm.
Chính trị và chiến tranh cách mạng là cơ hội thao túng của qủy. Qủy quậy trong đầu những người nắm quyền lực; qủy lộng hành vì không có cơ chế nào kiểm soát được nó. Bi kịch của chúng ta là qủy đã tạo ra niềm tin tất thắng khi nó tận dụng bạo lực và hận thù. Chính niềm tin tất thắng ấy đã đầy đọa con người và xóa đi tinh thần nhân bản trong chính sách.
Có lúc phải mở chiến tranh như để giành độc lập là đúng. Nhưng dùng con đường chiến tranh cách mạng một cách trường kỳ vô hạn để bành trướng chủ nghĩa, mưu tìm thế độc tôn cho ý thức hệ, cho đảng nắm độc quyền yêu nước, là sai. Là sai, vì đó là con đường của thảm họa và tội ác.
Những nhà lãnh đạo tài giỏi rút cuộc đều là những kẻ làm hỏng lịch sử. Những sự nghiệp dù là vinh quang thì cũng chỉ nhất thời, và di sản lâu dài của sự nghiệp ấy thì chỉ làm khổ dân. Sự nghiệp của Napoléon, của Hitler, của Stalin, của Mao Trạch Đông, của Hồ Chí Minh…trong thực chất chỉ là những sự nghiệp mang lại muôn vàn đau khổ cho dân, dù họ đã tạo ra những giờ phút vinh quang huy hoàng thoáng qua như tia chớp.
Di sản của Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Vịệt Nam là một di sản phong kiến kiểu mới, một đảng độc tài tham nhũng vô phương cứu chữa. Vậy mà những người cộng sản Việt Nam vẫn cứ có thái độ kiêu binh tự đắc, tưởng mình là thần thánh, là trí tuệ, là anh hùng. Đạo đức không phải là vấn đề được đặt ra trong chính trường. Nhưng những người lãnh đạo cộng sản ít học, vì không hiểu, cứ muốn gượng ép dạy dân về thứ “đạo đức Hồ Chí Minh”. Từ kinh nghiệm cực kỳ cơ hội của thời kỳ cộng sản, người dân rút ra bài học rằng muốn sống, muốn thành công như Bác Hồ thì phải sống muôn mặt, nghía là vừa nói đạo đức vừa dùng thủ đoạn gian xảo để thành đạt. Đó là lối “đạo đức thực tiễn” của cách mạng trong chế độ xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường.
Đẩy mạnh lý luận cho tới tận cùng của trải nghiệm càng thấy rõ Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ba chọn lựa với những hậu quả vô cùng trầm trọng. Đó là : 1/ chọn chủ nghĩa Mác Lê để xây dựng chế độ; 2/ chọn chiến tranh và xé bỏ hiệp định hòa bỉnh để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước; 3/ chọn Mao Trạch Đông và Trung Cộng làm đồng minh đồng chí.
Và như thế là xã hội sẽ loạn. Bởi cho tới nay, tuy tổ quốc đã sạch bóng quân thù nhưng cái nếp dùng thủ đoạn gian xảo độc ác vẫn tồn tại trong sinh hoạt của xã hội. Nhà cầm quyền vẫn dùng thủ đoạn gian xảo trí trá để tiếp túc hành hạ, đàn áp con dân vì bất đồng chính kiến. Càng sống lâu trong thứ hòa bình nuôi dưỡng căm thù và bạo lực như thế Đảng càng bị suy yếu đi, càng bị dân ghét bỏ. Còn lâu mới rũ bỏ được nếp sống thủ đoạn mà những người cộng sản đã tích cực triển khai trong chiến tranh.
Công việc của tôi phải là công việc của trí tụê, không thể dùng thủ đoạn mưu trí. Tôi không đi tìm chiến thắng, tôi đi tìm con đường đưa tới gần sự thật và công lý. Đạt tới sự thật và công lý mới là thắng lợi bền vững.
Ở nước ta, tình hình thù hận cho tới nay vẫn còn phức tạp và nặng nề lắm. Nhiều người cộng sản vẫn còn tin rằng họ chỉ có thể tồn tại nếu biết nhận diện kẻ thù. Nếu làm được như vậy, họ tin rằng kẻ thù nào họ cũng đánh thắng, nhưng họ không biết rằng có một thứ kẻ thù họ không bao giờ thắng nổi. Kẻ thù đó là tâm thức tự giam minh trong vòng thù hận, lúc nào cũng để cho con qủy thù hận ngự trị trong đầu. Ta có thể lấy trường hợp sau đây vừa làm thí du, vừa làm bài học.
Hoa Kỳ coi ý thức hệ cộng sản là kẻ thù. Nhưng Hoa Kỳ đã biết ngưng hành động tàn phá của chiến tranh đúng lúc. Dù còn dư sức mạnh để chiến thắng, nhưng Hoa Kỳ đã không tìm thắng lợi bằng cách tận diệt chế độ cộng sản ở Việt Nam. Hoa Kỳ đổi chiến lược là sẽ tìm chiến thắng trong hòa bình, khi VIệt Nam bước tới giai đoạn kiệt quệ về kinh tế. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ ép Việt Nam phải mở cửa mời Mỹ trở lại. Trí tụê khác với mưu trí là ở chỗ đó.
Trong nước hiện nay người ta vẫn tiếp tục gây oán nuôi thù và kể lể công lao chiến thắng. Kẻ nọ, người kia vẫn tiếp tục nhìn nhau như quốc gia và cộng sản. Còn kẻ thù vô cùng tham lam và độc ác đứng ngay trước mắt thì không ai nhìn thấy.
Trong chính quyền, đặc biệt là nhóm “công an”, vẫn dùng thủ đoạn chụp mũ vu oan để gây thêm kẻ thù trong dân chúng. Thù hận là do đó. Tội ác là do đó. Tình trạng này càng này càng bế tắc. Làm sao gỡ bỏ được gông cùm của sự chia rẽ, chia cắt. Đó là một thử thách cực kỳ nan giải. Tình trạng thực tại của đất nước đã mở tâm mở trí cho tôi để tôi biết phân biệt đâu là trí tụê, đâu là mưu trí. Thực tại đã định hướng cho tôi trở thành một người biết tôn trọng sự thật. Những gì tôi nói ra, viết ra chỉ là tiếng nói của lương tri.
Đánh giá lại tư tưởng của Marx
Trong cuốn sách tôi thẳng thắn đánh gía lại tư tưởng của Marx khi ông soạn ra phương pháp cách mạng “Đấu Tranh Giai Cấp”, khi ông dùng hận thù giai cấp để đánh gục tư bản và xây dựng một thế giời đại đồng không cò giai cấp bóc lột.
Với những kinh nghiệm lịch sử tôi đã trải qua và những di sản thảm khốc đã được chứng kiến, tôi đã giải mã Marx, Lenin. Mao, Hồ… để chỉ ra rằng ý thức cách mạng đã sai từ gốc, nghĩa là từ Marx.
Tôi đã nói rõ cuộc Cách Mạng tháng 10 của Liên Xô đã dựng lên môt hệ thống chính trị chuyên quyền, đàn áp, giam hãm, kìm kẹp con người. Hệ thống chính trị ấy lại còn bóc lột giai cấp lao động gấp bội phần so với sự bóc lột của giai cấp tư bản. Và quyền lực chuyên chính trong hệ thống chính trị đó không cho phép công nông phản đối sự bóc lột ấy.
Các mô hình thế giới đại đồng của Marx chưa hề thấy ở đâu trong lịch sử. Nó chỉ là một ảo tưởng, một mong ước sẽ có trong tương lai. Marx đã mang cái tương lai ảo ấy, đặt nó trước hiện tại để dùng nó như một nền tảng lý luận siêu hình. Thật đúng là thứ biện chứng không có một chút gì là duy vật sử quan nữa.
Lấy lý thuyết hận thù giai cấp làm động lực cách mạng thì không cần lý luận sâu xa, chỉ cần nghe qua, bất cứ người dân cùng khổ nào cũng thấy là đúng. Để rồi họ trở thành cuồng tín đến mức sùng bái ý thức hệ đó như một thánh kinh, một tôn giáo, và sẵn sàng hy sinh cho nó, vì nó.
Thế nhưng ngày nay thì ai cũng đã thấy kết quả tồi tệ nó mang lại. Kết quả đó là trong công cuộc đấu tranh giai cấp con người không hề được giai phóng. Đau đớn hơn hết là con người lao động vẫn còn bị bóc lột. Thành phần công nông vẫn là thành phần bị thiệt thòi nhất. Và cuộc cách mạng “long trời lở đất” của cộng sản đã lộ ra cái bản chất vừa ngu tín vừa cuồng tín.
Trong thực tại của xã hội chủ nghĩa mới vẫn còn giai cấp bóc lột. Đó là giai cấp “tư bản đỏ”, phát sinh từ tinh thần vô sản vùng lên đấu tranh cướp chính quyền. Đồng thời nó cũng trở thành một “nhà nước chuyên chính”, tham lam sở hữu toàn bộ đất đai, toàn bộ tư liệu sản xuất, toàn bộ guồng máy quản lý xã hội, để độc quyền lũng đọan nền kinh tế quốc gia.
Giai cấp “tư bản đỏ” tự do chia chác tài sản tập thể của xã hội cho gia đình, họ hàng, đồng chí, đảng viên bằng chữ ký của quyền lực trong tay họ. Và Marx không ngờ rằng giai cấp “tư bản đỏ” lại ra đời ngay trong xã hội xã hội chủ nghĩa như thế.
Trong chế độ vô sản này có một ông chủ lớn nhất, sở hữu tất cả từ vật chất đến tinh hần. Đó là Đảng Cộng Sản. Đảng đứng trên hết mọi quyền lực, trên cả công lý. Đảng tự tuyên xưng Đảng lả “nhân dân”. Chống lại Đảng là chống lại “nhân dân”. Hai tử “nhân dân” là nhãn hiệu độc quyền của nhà nước cộng sản. Đó là một hiện tượng kinh khủng mà Marx không thể tiên liệu. Chính Marx đã là thủ phạm gây ra mọi sai lầm và tội ác.
Ngày nay các lãnh tụ cộng sản thật ra là những nhà đại tư sản. Họ dẫm lên chủ nghĩa tập thể để sống, nhưng họ lại bắt dân tôn thờ chủ nghĩa ấy. Phát động hận thù giai cấp là đẩy lùi con người về với bản năng muông thú. Lý thuyết “đấu tranh giai cấp” ấy thực tế là một sự phản tiến bộ, phản văn minh, phản văn hóa.
Qua hiểu biết về vận động của “sự kiện thời gian hóa” ( mouvement de la temporisation ) tôi sẽ sọan ra một cuốn sách để cho thấy con người và xã hội đã biến thái tồi tệ như thế nào trong ý thức đấu tranh giai cấp.
Sự thực ở nước ta ngày nay, người ta không phải đang áp dụng chính sách “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà là đang thi hành một thứ “xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường”. Đây là một thứ tư bản mới rất tàn nhẫn, nhưng nó vẫn ở trong lý luận của chủ nghĩa xã hội.
Ở Mỹ không có thứ tư bản chủ nghĩa mới man rợ này. Vì ở đó dân có quyền của dân. Dân được phép phê phán, thay đổi đảng cai trị bằng lá phiếu. Còn ở Việt Nam thì lá phiếu chỉ là trò đùa dân chủ của Đảng Cộng Sản để tô đẹp bề ngoài cho chế độ. Về mặt kinh tế, sự đứng dậy ngoạn mục của Trung Quốc và Việt Nam cũng là do việc thành phần tư bản, tư sản đỏ vùng lên cấu kết với tư bản man rợ nước ngoài để tung hoành. Vì thế nó đã phát triển rất nhanh, rất ngoạn mục, nhưng cũng vô cùng tại hại.
Chân lý phát triển ở Trung Quốc và Việt Nam ngày nay là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà người dân lao động phải trả gía : thợ thuyền bị bóc lột với đồng lương rẻ mạt, nông dân bị bóc lột với hành động cướp đất đuổi nhà. Nhà nước “tư bản đỏ” bóc lột bầng cách tận thu lợi nhuận cho chính mình mà không lo gì cho đời sống khổ cực của đám dân nghèo ở nông thôn hoặc ở vùng sâu, vùng xa.
Sự sai lầm của Marx là dẹp bỏ giai cấp mà vẫn còn giai cấp. Dẹp bỏ giai cấp bóc lột này thì lại mọc ra thứ giai cấp khác tàn nhẫn hơn, kinh khủng hơn bao giờ hết. Sự bùng phát đó của “tư bản đỏ” là một tội hình của Đảng, nhưng Đảng thì bất trị, vì không có một cơ chế nào hoặc một đạo luật nào trừng trị được Đảng. Đó là cái gốc của xã hội chủ nghĩa, cái ý thức thô bạo của đấu tranh giai cấp.
Cuốn sách của tôi mới chỉ giải quyết xong vấn đề tư tưởng. Theo tôi thì vấn đề cơ bản và lớn nhất hiện nay là phải biết thay thế triệt để cái chế độ hiện hữu. Bởi những cái cũ đó đều mang trong nó bản chất sai lầm, dối trá, gian xảo, giấu giếm. Những tội lỗi đó đều là những tội ác của “đấu tranh giai cấp” mà Marx đã đề ra và phổ biến.
Cuốn sách này là món nợ tôi phải trả cho triết học, cho dân tộc. Tôi phải gấp rút hoàn thành cuốn sách này. Có lẽ đây là cơ hội duy nhất và cuối cùng để tôi chuộc tội trước moi người. Không làm được việc này thì chết cũng không thề yên nghỉ”. ( Hết chích ).
* * *
Tin triết gia Trần Đức Thảo chọn tự do và cái chết đột ngột
Đầu tháng 4/1993, tin triết gia Trần Đức Thảo chuẩn bị họp báo để chính thức tuyên bố chọn tự do, được loan truyền khắp Paris, thủ đô nước Pháp. Nghe tin này nhà văn Trí Vũ-Phan Ngọc Khuê gọi điện thoại thông báo cho một số bạn bè thân hữu. Một lát sau một người bạn gọi lại : “Này ông ơi ! Tin ấy làm cho tôi suy nghĩ và đâm lo cho ông ta. Nếu ông thân với Trần Đức Thảo thì bảo ông ta “zọt” ngay cho lẹ. Nguy lắm đấy ! Phải thúc ông ta ra thoát nơi ấy ngay đi kẻo quá trễ mà nguy đến tính mạng đấy. Với những con người của chế độ ấy thì không thể coi thường”. Phan Ngọc Khuê trả lời : “Không đến nỗi như vậy đâu. Nhưng mà tôi sẽ cố gắng tìm ông ta để nói rõ sự lo lắng của anh”.
Phan Ngọc Khuê không tin, nhưng mối lo lắng của người bạn ông đã trở thành sự thật. Tối hôm 23/4/1993 tại nhà khách của sứ quán Việt Nam, số 2 Le Verrier, quận 5, triết gia Trần Đức Thảo bỗng nhiên thượng thổ hạ tả như bị trúng độc. Bác sĩ cấp cứu đưa ông vào bệnh viên đa khoa Les Broussais. Ông nằm bất tỉnh, ngu li bì.
Đến khoảng 5 giờ 30 sáng ngày 24/4/1993, bác sĩ trực phòng hồi sinh của bệnh viện ghi nhận bệnh nhân Trần Đức Thảo đã trút hơi thở cuối cùng và bệnh viện đang làm thủ tục để đưa người quá cố xuống nhà xác.
Thế là “cuốn sách” ấp ủ suốt cả một đời người sẽ không bao giờ được xuất bản. Triết gia Trần Đức Thảo phải ôm xuống tuyền đài một mối hận không bao giờ tiêu tan được.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 7 năm 2014
__._,_.___

JASON KENNEY

Jason Kenney 2014.jpg
Minister of Employment and Social Development
Incumbent
Jason T. Kenney, PC, MP (born May 30, 1968) is Canada's Minister of Employment and Social Development and Minister for Multiculturalism. He has represented the riding of Calgary Southeast in the Canadian House of Commons since 1997.
Initially elected as a candidate of the Reform Party of Canada, Kenney was re-elected as a Canadian Alliance candidate in 2000, and has since been re-elected four times as the candidate of the Conservative Party of Canada.
Following the Conservative victory in the 2006 general election, Kenney was appointed Parliamentary Secretary for the Prime Minister of Canada. On January 4, 2007, he was sworn into the Privy Council as the Secretary of State for Multiculturalism and Canadian Identity. Kenney has held the post of Minister for Citizenship, Immigration and Multiculturalism since October 30, 2008. On July 15, 2013 he became Minister of Employment and Social Development and Minister for Multiculturalism. 
Jason Kenney: Sứ Giả của Niềm Tin và Hy Vọng
Nam Lộc

Có lẽ tên tuổi của ông còn xa lạ với nhiều người Việt ở trên thế giới, nhưng đối với các đồng bào tỵ nạn muộn màng của chúng ta, những người đã bị thế giới lãng quên từ hơn một phần tư thế kỷ thì Jason Kenney có thể được xem là vị Sứ Giả của Niềm Tin và Hy Vọng! Bởi vì ông chính là người đã đem tin vui đến giữa đời tuyệt vọng của hơn 400 thuyền nhân tại Phi Luật Tân vài năm trước, và mới đây nhất là gần 100 đồng bào tỵ nạn sống vất vưởng ở Thái Lan! 
Jason Kenney - Su gia cua niem tin - Hinh 1
Quả thật như vậy, ngay từ khi nhậm chức Bộ Trưởng Bộ Di Trú và Nhập Tịch (Minister of Citizenship and Immigration) của chính phủ Canada vào năm 2008, ông Kenney đã không quản ngại tiếp xúc và nâng đỡ các cộng đồng thiểu số phát triển đời sống, văn hoá, giáo dục cũng như công ăn, việc làm tại xứ sở tự do giầu lòng nhân đạo này. Nhưng đặc biệt là mối quan tâm của ông đối với cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Và đó cũng chính là lý do mà ông dành nhiều thời gian để gặp gỡ, để lắng nghe nguyện vọng của đại diện các tổ chức, hội đoàn cùng những cá nhân đã kiên trì tranh đấu và vận động cho các thành phần tỵ nạn VN thiếu may mắn nói trên, mà kết quả là chính quyền Canada đã mở rộng vòng tay tiếp đón họ trong cuộc hành trình tìm tự do dài vô tận, tưởng như đã tuyệt vọng.
Sau 5 năm đảm nhiệm vai trò Bộ Trưởng Di Trú, vào tháng 7, 2013 vừa qua, ông Jason Kenney đã được bổ nhiệm vào một chức vụ quan trọng hơn trong nội các đương quyền của chính phủ Canada, đó là Bộ Trưởng Bộ Lao Động và Phát Triển Xã Hội, kiêm Bộ Trưởng Đa Văn Hoá (Minister of Employment and Social Development and Minister for Multiculturalism). Tuy nhiên dù với chức vụ nào, thì con người hiền hòa đầy nhiệt tâm và thiện cảm của ông đối với cộng đồng người Việt tỵ nạn vẫn không thay đổi. Điển hình là vào ngày Chủ Nhật 30 tháng 11, 2014 vừa qua, Ông Kenney cùng các nhân viên phụ tá đã đích thân đến Tu Viện Hoa Nghiêm để thăm viếng Thượng Toạ trụ trì cùng đồng bào vừa từ Thái Lan đặt chân đến Canada. Hơn 30 người tỵ nạn hiện đang sống dưới sự bảo lãnh của Thầy Thích Nguyên Thảo cũng như của các nhà bảo trợ giầu lòng hảo tâm tại đây đã có mặt để tiếp đón ông Jason Kenney, trong số đó còn có sự hiện diện của quý vị chủ tịch cộng đồng cùng đại diện của các cơ quan đoàn thể người Việt tại Vancouver, Toronto và các tiểu bang khác.
Jason Kenney - Su gia cua niem tin - Hinh 2
                         
                                                                 Ông Jason Kenney tại Tu Viện Hoa Nghiêm
Tôi đã hân hạnh được tham dự buổi hội ngộ hiếm quý này và vô cùng xúc động khi nghe những lời chia sẻ chân tình từ một người bộ trưởng đầy quyền lực. Ông Kenney nói: “Không hẳn vì là bộ trưởng di trú tôi mới nhúng tay vào những hành động nhân đạo này. Mà đây là bổn phận của bất cứ công dân nào sống trong một đất nước tự do, dân chủ. Chúng ta có nhiệm vụ phải tranh đấu để bảo vệ cho quyền lợi cùng sự an sinh của những người đang bị ngược đãi bởi các chế độ độc tài đảng trị. Và đó chính là lý do thúc đẩy tôi vận động với chính phủ Canada để nhận hết những người vì tự do đã phải bỏ nước ra đi vì không muốn sống trong gông cùm Cộng Sản!”
Quả là những lời vàng thước ngọc, đáng cho những kẻ thờ ơ suy ngẫm. Nhưng có lẽ điều làm tôi cảm phục ở ông nhiều nhất là khi ông “bật mí” rằng, ba năm trước đây, khi nghe Thượng Toạ Thích Nguyên Thảo, luật sư Trịnh Hội cùng đại diện tổ chức VOICE cũng như của cộng đồng người Việt tại Canada trình bầy về hoàn cảnh của hơn 100 đồng bào đã trốn các trại tỵ nạn Đông Nam Á để tránh bị cưỡng bức hồi hương, và đang sống vất vưởng ở Thái Lan, thì ngay sau đó, chính ông đã âm thầm bay sang Thái Lan để tiếp xúc và trình bầy với chính quyền sở tại, đồng thời can thiệp để xin họ cấp giấy xuất cảnh cho toàn bộ đồng bào trong danh sách mà tổ chức VOICE đã nộp cho Bộ Di Trú Canada, mà ngày hôm nay, những nỗ lực đó đã trở thành hiện thực. Nhưng ông kiên quyết khẳng định rằng thành công đó sẽ không thể xẩy ra nếu không có sự tiếp tay, đóng góp và chung sức đấu tranh của người Việt tự do tại Canada nói riêng và ở hải ngoại nói chung.
Jason Kenney - Su gia cua niem tin - Hinh 3
                                            
                                                                     Trao quà lưu niệm cho ông Jason Kenney
Buổi thăm viếng đồng bào tỵ nạn VN tại tu viện Hoa Nghiêm diễn ra tuy ngắn ngủi, nhưng tràn đầy ý nghĩa. Ông Kenney đã tỏ ra vô cùng trân quý món quà kỷ niệm do TT Thích Nguyên Thảo trao tặng, đó là bức tượng Phật bằng ngọc thạch. Ông ôm chặt vào lòng như một báu vật đã mong ước từ lâu mà bây giờ mới có được. Trước khi chia tay, ông Bộ Trưởng Bộ Lao Động và Phát Triển Xã Hội, kiêm Bộ Trưởng Đa Văn Hoá Jason Kenney đã xin yêu cầu được chụp một tấm ảnh chung với các trẻ em tỵ nạn VN, mà ông nói rằng chắc chắn trong số đó sẽ có em trở thành Bộ Trưởng trong chính phủ Canada tương lai, và ông nhắn nhủ, hy vọng vị bộ trưởng đó sẽ không quên những kẻ thiếu may mắn hơn mình.
Jason Kenney - Su gia cua niem tin - Hinh 4
                           
                                              Ông Kenney cùng đồng bào và các trẻ em tỵ nạn VN vừa đến Canada
Riêng cá nhân tôi, trên chuyến bay trở về Hoa Kỳ, đầu óc tôi vẫn còn vang vọng câu nói của chị Kathy Nga, người phối trí cho buổi viếng thăm Phật đường Hoa Nghiêm của ông Jason Kenney cùng phái đoàn, chị nói: “Nếu mỗi quốc gia tự do đều có một người Bộ Trưởng Di Trú có trái tim Bồ Tát như ông Kenney, thì có lẽ thế giới này sẽ không còn nạn nhân của loài quỷ Đỏ”.
Nam Lộc
Canada, lập Đông 2014
(Posted by: Nhat Lung <vanlongtran@sympatico.ca>, diendanqlvnch, Dec 4, 2014 at 11:50 AM)
 

WOLINSKI

Wolinski - nhà biếm họa tài ba dũng cảm  http://vanvn.net/news/26/5294-wolinski---nha-biem-hoa-tai-ba-dung-cam.html

TS. Trần Thu Dung (từ Paris) - 09-01-2015 09:53:53 AM
 
VanVN.Net - Wolinski sinh năm 1934 ở Tunisie, vừa mới mất trong vụ thảm sát 07/01/2015 tại tuần báo Charlie Hebdo, khi ông đang cùng ban biên tập họp mặt đầu năm để chuẩn bị kế hoạch cho năm tới. Ông là tác giả của nhiều cuốn hoạt hình trào lộng nổi tiếng và là họa sỹ tranh biếm họa tài ba về mọi lĩnh vực chính trị văn hóa và chính trị xã hội.
Họa sỹ Wolinski
Ông được mời làm biên tập viên và họa sỹ biếm họa cho nhiều báo nổi tiếng như Nhân đạo, Paris Match, Hành động, Người Quan sát, Hara-Kiri, Nước Pháp buổi chiều... Ông là phụ trách biên tập tuần báo Charlie hebdo. Tờ báo Charlie Hebdo từng nổi tiếng vì tính chất trào lộng và biếm họa. Từ tháng hai 2006, nhân danh tự do báo chí, tuần báo Charlie Hebdo, như nhiều báo châu Âu khác đã đăng lại 12 bức biếm họa về Mohamet đăng trên tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten, khi họa sỹ này bị đe dọa tính mạng.
 Các nhà báo, họa sỹ châu Âu đã phản ứng sự đe dọa của đám Hồi giáo quá khích. Họ sẵn sàng ủng hộ tự do biểu cảm, tự do ngôn luận của người cầm bút, cầm cây cọ, phản đối sự vi phạm đến nhân quyền của con người. Mặc dù bị đe dọa, ông cùng với những người đồng nghiệp tiếp tục đấu tranh cho lý tưởng tự do. Tháng 11 năm 2011, báo Charlie Hebdo dưới sự chỉ đạo của Charlie vẫn tiếp tục ra một số đặc biệt với tựa đề “Luật đạo Hồi” với hình ảnh biếm họa Mohamet xấu xí. Hơn 400 ngàn tờ bán hết. Ngay hôm sau, khu của tòa soạn Charlie Hebdo bị đốt cháy. Chính phủ đã vạch rõ kẻ phá hoại là đám đạo Hồi cực đoan. Ngày  07/01/2015, hai tay khủng bố nhân danh đấng Alladhu đã lọt vào tòa soạn nã súng làm 12 người chết và 11 người bị thương. Wolinski đã bị thiệt mạng.
Họa sỹ Wolinski là nhà biếm họa có giá ở Pháp, từng đoạt nhiều giải về tranh biếm họa. Giải quốc tế Biếm họa Gat Perich (1998). Tháng giêng 2005 ông được tặng Bắc đẩu bội tinh vốn chỉ dành cho những người có công lớn với nước Pháp. Cũng năm đó, ông nhận giải về tranh hoạt hình của thành phố Angoulême, nơi hàng năm nổi tiếng về tổ chức hội tranh hoạt hình. Ông cũng từng tham gia với tư cách là chủ tịch hội đồng giám khảo trong các cuộc thi truyện tranh.
Ông là người đề cao vấn đề tự do luyến ái, ông đấu tranh cho quyền tự do của người phụ nữ về lĩnh vực này. Đó cũng là điểm mà đạo Hồi cấm kỵ.
Ông là tác giả của nhiều truyện tranh hoạt hình trào lộng: Tôi không muốn chết ngu đần (1968), Chúng chỉ nghĩ có vậy (1969), Họ không biết hạnh phúc của mình (1972), Cuộc đời không chỉ có ngoài chính trị (1970), Không nên mơ (1974), Người Pháp làm tôi bật cười (1975), Tội nghiệp các nàng (1999), Mấy tay đàn ông tội nghiệp (2001), Quyền phụ nữ và đàn ông (2002), Vấn đề sex của người Pháp (2010), Nước Pháp muôn năm (2013), Làng đàn bà (2014)… 
Chỉ riêng các tựa đề cũng nói lên chất trào lộng của ông và chủ đề chính là phụ nữ. Tranh biếm họa của ông rất phong phú, đa dạng, đều có nội dung trào lộng xung quanh vấn đề tự do của con người, sự chật chội, gò bó trong một số quy tắc của xã hội dẫn đến xúc phạm nhân quyền của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung như đạo Hồi. Các nhà chính trị, tôn giáo đẻ ra những quy tắc để kìm hãm sự tiến triển khát vọng chân chính của con người vốn tự nhiên như tình yêu.
 
Tôi vẽ tranh cho từ điển Larousse: Chờ để tôi mặc quần vào đã
Ngụ ý của tác giả là có những lúc cần phải nghiêm túc. Larousse cũng là kiểu chơi chữ cô gái “tóc hung”. Ở đây vừa chơi chữ là “tôi vẽ cho tay “thích gái tóc hung”, cô này lại tưởng đưa vào từ điển Larousse nên vội đi mặc quần áo
Từ Paris đến Istalbul
Đôi trai gái hai nước hôn nhau không phân biệt tôn giáo). Đạo hồi thường cấm cho phụ nữ yêu người tôn giáo khác.
 
Nước Pháp đang dò dẫm
Biếm họa ở bìa mặt hơi giống Hollande sau vụ đình đám của tổng thống đi thăm bồ bằng xe gắn máy ở Paris. Wonlinski trào lộng tất cả những gì “nực cười” trên thế giới chứ không phải riêng về thánh Mohamet. Tranh biếm họa của ông được rất nhiều bình luận trong nước và trên thế giới quan tâm. Không cái gì qua nổi con mắt tinh tường và cái nhìn trào lộng của ông. Nước Pháp tôn trọng tự do biểu cảm. Tranh của ông không hề bị cấm và được đăng lại của nhiều báo trong nước và trên thế giới và được đánh giá là thâm thúy. Ông có tài sử dụng các biếm họa sex, phụ nữ để nói về chính trị xã hội. Đó chính là tài nổi bật của ông mà nhiều họa sỹ biếm họa khâm phục.
Ông thường dùng các tên tác phẩm cổ điển nổi tiếng của Pháp để trào phúng cuộc sống hiện tại. Các nhà chính trị chỉ lý thuyết giả bộ ngây ngô thật thà nhưng cũng quanh đi là bình thường như chuyện gái.
Tôi cho xem tất
Ông trào lộng các cuộc thi nam vương, hoa hậu… Đàn bà quyết định giải thưởng Nam vương.
Thư viện quốc gia Mittérand năm 2012 đã tuyển lựa hơn 500 tranh biếm họa của ông, và tổ chức triển lãm nhân kỷ niệm 50 năm cuộc đời vẽ tranh của ông. Ông từng tham gia vẽ cho 40 tờ báo, và hơn trăm truyện tranh, nhiều áp phích, cho quảng cáo, kịch,  phim truyền hình… trong mọi lĩnh vực văn hóa. Riêng cái áp phích quảng cáo triển lãm đã  thấy rõ phụ nữ là chủ đề áp đảo các tranh trào lộng của ông nhưng lại ngầm chỉ vấn đề đang tồn đọng trong xã hội còn chất đầy mâu thuẫn mà các nhà lãnh đạo đang như con lừa cố gắng kéo.
Cái chết của Wolinski là vừa là nỗi đau buồn mất mát lớn, nhưng vừa là niềm tự hào của gia đình và của những người cùng lý tưởng đấu tranh cho tự do ngôn luận, và nhân quyền trên thế giới. Con gái ông Elsa Wolinski tuyên bố: “Bố tôi mất, nhưng lý tưởng của ông mãi mãi sống. Tôi sẽ tiếp tục lý tưởng của cha đấu tranh cho tự do. Tôi đã kế thừa được ADN của cha để dấn thân vào tranh đấu vì tự do”. Maryse Wolinski - vợ của ông nghẹn ngào nói: “Chồng tôi mất như một người chiến sỹ hy sinh vinh quang trên chiến trường”.
Mọi người khắp nơi trên thế giới cùng lý tưởng đề cao tự do đều coi Wolinski cũng như đồng nghiệp của ông Charlie, Cabu, Tignous là những người anh hùng đã hy sinh trên mặt trận văn hóa trong cuộc đấu tranh vì tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Cả nước Pháp để cờ tang rủ ba ngày tưởng niệm những người đã mất vì tự do và bảo vệ chân lý của nền Cộng hòa Pháp. Ngày 08/01/2015 hàng ngàn người Pháp thắp nến xuống đường để biểu thị sự phẫn nộ trước những hành động man rợ của kẻ nhân danh Thánh Alladhu giết người đấu tranh vì tự do. Họ hô vang biểu ngữ “Tất cả chúng tôi đều là Charlie” như một sự thách thức khi tự do và dân chủ nước Pháp đang bị đe dọa. Bà thủ tưởng Merkel Angel cho đây là không chỉ là sự tự do dân chủ của nước Pháp bị đe dọa mà của toàn châu Âu. Tất cả các trường học, công sở sáng 08/01/2015 đều dành một phút mặc niệm cho những người vừa thiệt mạng vì tự do.
Wolinski cùng các đồng nghiệp của ông xứng đáng là người anh hùng trên mặt trận văn hóa đấu tranh cho lý tưởng tự do của nhân loại. Lý tưởng của ông mãi mãi sẽ được thắp sáng.
__._,_.___

LÊ MỘNG NGUYÊN * MỴ CHÂU-TRỌNG THỦY

TỪ MỴ CHÂU-TRỌNG THỦY
đến Marie Nodier – Félix Arvers
Par LÊ MỘNG NGUYÊN
Hôm nay, NS LÊ MỘNG NGUYÊN nói về « Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu… qua một câu chuyện thê thảm đã xẩy ra cách đây hơn hai nghìn năm với đề mục : tình yêu vợ chồng có mạnh hơn tình yêu đất nước không ?” Nguồn gốc dân tộc Việt Nam phải chăng đã bắt đầu từ ngày Thục Phán (là thân phụ của Mỵ Châu) lên ngôi năm 257 trước Tây Lịch, lấy hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê, sau khi thống nhất hai nước nhà Thục và Văn Lang  dưới quốc hiệu mới là Âu Lạc ?
Hồi bấy giờ ở Tàu, vua Tần Thủy Hoàng một khi bình định thiên hạ, sai tướng Đồ Thư đem quân thôn tính đất Bách Việt (gồm tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây hiện nay), năm 214 trước Tây Lịch…Yếu thế, Thục Vương xin thần phục nhà Tần. Bách Việt và Âu Lạc do đó được chia làm ba quận : Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây) và Tượng Quận (Bắc Việt), đặt dưới sự cai trị của Tàu. Nhà Tần trải qua một thời tráng lệ bắt đầu suy vì giặc giã trong nước. Thừa dịp,  tướng Nhâm Ngao thống binh quận Nam Hải, trù tính đánh Âu Lạc với mục đích thành lập một nước tự chủ ở miền Nam. Nhưng ông qua đời trước khi thực hiện mưu kế này, quyền bính để lại cho Triệu Đà được phong chức quan úy quận Nam Hải. Năm 208 trước Tây Lịch, Triệu Đà xâm chiếm nước Âu Lạc, sáng tạo nước Nam Việt sau khi sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải.
Tục truyền rằng năm 255 trước TL, lúc An Dương Vương xây Loa Thành được Thần Kim Quy hiện lên cho một cái móng chân làm lẫy nỏ. Nếu giặc đến, vua chỉ dùng cái nỏ ấy để xua đuổi ngay tất cả vạn quân thù. Trước sức siêu phàm của cái nỏ, Triệu Đà không làm sao đánh được Âu Lạc, đành phải dùng mưu kế giải hòa. Quan úy lại xin Thục Vương cho công chúa Mỵ Châu kết hôn với con trai mình là Trọng Thủy, với ý định dò dẫm cho biết lý do những chiến thắng không ngừng của An Dương Vương.
Trọng Thủy yêu Mỵ Châu nhưng không quên sứ mệnh của mình là phải tìm thấy sự thật. Mỵ Châu không đắn đo, không nghi ngờ, kể lại cho chồng biết chuyện Thần Nỏ. Người chồng vội giấu giếm thay móng chân Rùa Vàng bằng một cái giả, rồi lấy cớ xa nhà đã lâu, xin An Dương Vương cho phép trở về Nam Hải thăm gia đình. Lúc chia tay, chàng xúc động trước đôi mắt buồn của Mỵ Châu vì tình yêu và tin cậy chồng, đã phản bội cha và tổ quốc mà không biết. Công chúa có linh tính một tai nạn, hứa hẹn với chồng ngày sau có gì trắc trở, nếu phải trốn chạy bỏ Loa Thành, nàng sẽ rắc lông ngổng từ cái áo gấm của nàng để được chàng theo dấu vết.
     Triệu Đà khởi binh qua đánh Âu Lạc. Cái nỏ không còn hiệu nghiệm, An Dương Vương bị thua phải bỏ kinh thành, đem Mỵ Châu ngồi sau trên mình ngựa, phi qua rừng núi về phía Nam, đến núi Mộ Dạ gần bờ biển mà kỵ mã quân thù vẫn theo đuổi không ngừng. Vua nhà Thục khấn cầu Thần Kim Quy hiện lên cho biết là giặc ngồi sau lưng. Tức giận, An Dương Vương chém Mỵ Châu một nhát gươm rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Theo dấu lông ngổng của vợ rắc trên đường, Trọng Thủy vừa đến núi Mộ Dạ thì đã quá muộn. Đau đớn và hối hận đã phản bội lòng tin cậy và tình yêu của nàng Công chúa bị chết oan, chàng đem thi hài Mỵ Châu về an táng ở Loa Thành rồi tự bỏ mình nhảy xuống cái giếng mà Mỵ Châu thường hay lấy nước tắm rửa. Tục truyền rằng những con trai ăn máu của Mỵ Châu ở bờ biển đều trở thành ngọc trân châu sáng chói nếu được rửa với nước giếng là nơi Trọng Thủy đã tự vẫn.
    
Âu Lạc mất, nước Nam Việt được thành lập. Nhà Triệu làm vua đến năm đời (từ năm 208 đến năm 111 trước Tây Lịch) thì bị Vũ Đế nhà Hán sát hại.Từ đấy, Nam Việt đổi thành Giao Chỉ (chia ra 9 quận) đặt dưới đô hộ của Tàu. Bắc thuộc thời đại bắt đầu, kéo dài hơn nghìn năm (từ 111 trước TL đến năm 931 sau TL) với những giai đoạn khởi nghĩa của các vị anh hùng như Hai Bà Trưng, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan… cho đến lúc Ngô Quyền chiến thắng trận sông Bạch Đằng, đuổi quân Tàu Nam Hán, lấy lại tự do độc lập cho nước nhà.
Mỵ Châu Trọng Thủy cũng là tên một bản nhạc tôi viết vào khoảng 1947, nghĩa là hai năm trước bài Trăng Mờ Bên Suối, lúc vừa ra khỏi tuổi ấu thơ say mê đọc lịch sử nước nhà, sau khi gạt bỏ hai câu chuyện quá hoang đường dưới thời Hồng Bàng, tôi chỉ giữ lại mối tình bất diệt giữa Trọng Thủy và Mỵ Châu dưới đời nhà Thục để làm hứng cảm cho bài hát. Hơn nữa, thời ấy có thể xem như là nguồn gốc nước ta và cũng là khởi thủy một cuộc diễn tiến của dân tộc Việt Nam. Bài này tôi viết xong rồi để lại cho gia đình, bạn hữu… và đất nước thương đau :
Mỵ Châu Trọng Thủy của Lê Mộng Nguyên do Diệu Hiền & Triệu Lộc trình bày, với hòa âm Nguyễn Duy (Bài này trích từ Album EM CÓ VỀ LÀNG XƯA của Tác Giả LE MỘNG NGUYÊN do Nhà xuất bản Nguyễn Duy (Việt Nam) ấn loát (2013-2014), gồm 12 ca khúc : 1.Quê Tôi (CS Thùy Dương), 2.Nhớ Huế (CS Vân Khánh), 3.Hoàng Hoa Thôn (CS Hương Giang), 4.Mơ Đà Lạt (CS Thùy Dương), 5.Dòng Nhạc Chiều (Thơ Hồng Vũ Lan Nhi, CS Hương Giang), 6.Giao Mùa (Thơ Phạm Ngọc, CS Quỳnh Lan), 7. Trọn Đời Yêu Nhau (Thơ Goodbye Laura - Trần Việt Hải, CS Hương Giang), 8.Mỵ Châu Trọng Thủy, (CS Diệu Hiền - Triệu Lộc), 9.Nhung Nhớ (Thơ Minh Hồ, CS Quỳnh Lan), 10. Thu Sầu (Thơ Lưu Hồng Phúc, CS Diệu Hiền), 11.Chiều Vàng Năm Xưa (CS Thúy Huyền), 12. Em Có Về Làng Xưa  (Thơ Lê Mộng Nguyên, CS Minh Hoàng).
   
Tôi viết xong bài ca Mỵ Châu - Trọng Thủy vào khoảng  1947, nghĩa là hai năm trước Trăng Mờ Bên Suối, lúc vừa ra khỏi tuổi ấu thơ thường say mê đọc đi đọc lại lịch sử nước nhà mà trong đó Việt Nam Sử Lược với lối hành văn lưu loát đã làm tôi nhiều lần thích thú. Hồi ấy, muốn sáng tác một màn nhạc thuộc cổ tích hùng Việt, tôi đắn đo giữa Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh và Mỵ Châu Trọng Thủy, cả ba chuyện toàn được học giả Trần Trọng Kim ghi chép lại rõ ràng… Song vì lý do quá hoang đường của hai câu chuyện đầu dưới thờ Hồng Bàng, tôi chỉ giữ lại mối tình bất diệt giữa Trọng Thủy và Mỵ Châu dưới đời Nhà Thục để làm hứng cảm cho bài hát. Hơn nữa, thời ấy có thể xem như là nguồn gốc nước ta và cũng là khởi thủy một cuộc diễn tiến của dân tộc Việt Nam.
Bài này tôi viết xong rồi để lại cho gia đình, bạn hữụ (tùy ý xử dụng)… trước khi lên đường du học tại Pháp ngày 5 tháng 10 năm 1950 (Anh ra đi trong một chiều ảm đạm / Tháng mười năm ngàn chín trăm năm mươi / Trong sương khói biên thùy trong quên lãng / Bỏ gia đình và đất nước thương đau ,trích thơ Em Có Về Làng Xưa). Hai năm sau, vào cuối hè 1952, tôi nhận được 20 bản đặc biệt gửi dành riêng cho tác giả Lê Mộng Nguyên, do Nhà xuất bản Á CHÂU (Địa chỉ Nam Việt : 16, đường Barbé, Saigon) ấn hành (Giấy phép số 373/T.X.B. ngày 16 tháng 6/1952 của Nha Thông Tin Nam Việt). Trang bìa 1 có ảnh lớn của nữ ca sĩ Hương Thủy đã từng trình bày nhiều lần bài MC-TT của LMN trên Đài Phát Thanh HUẾ và ở trang Bìa 4 (sau) có bản liệt kê vài nhạc phẩm của tôi đã được Á CHÂU xuất bản như : Trăng Mờ Bên Suối, Hoàng Hoa Thôn, Nhớ Huế, Mỵ Châu Trọng Thủy (viết theo cung ré mineur, nhịp Tư 4/4 hay C, hành nhạc Lento espressivo), đoạn đầu diễn tả oan hồn MỴ CHÂU hiện lên rất mờ ảo sau khi bị cha già chém :
Chiều dần buông trong khói sương chiều vương
Ngày tàn mơ nhắc chi thêm buồn lòng ta…
Nhìn xem trăng lên vờn ánh sương ngà
Chàng nơi đâu, bóng chàng đâu ? Em mong chờ !
Hận một đời thôi từ nay giấc mơ xưa còn tìm đâu, bóng em phai mờ
…………………………………………………………
Paroles en français (Princesse MỴ CHÂU) :
Mon amour, c’est toi mon bonheur
Mon chagrin toujours et ma douleur
Ce soir, dans la clarté lunaire :
Où est-tu ? Où est-tu ? Dans la nuit !
Je chéris ton passé malgré ta trahison sans un adieu…
(à suivre)

NGUYỄN THIÊN THỤ * THE SATIRICAL POETRY IN VIETNAM TODAY


 THE SATIRICAL POETRY IN VIETNAM TODAY
 by Thu Thien Nguyễn
The satire is a tradition in Vietnamese literature. The poets satirized communists and themselves.
1.XUÂN SÁCH (1932-2008)
Xuân Sách, Lê Hoài Đăng were pen names of Ngô Xuân Sách, a member of VWA in Ha noi. He was famous due to his collection of poetry entitled “Chân Dung Nhà Văn” (Picture of the Writers) in which he satirized the flattery, deceit and ambition of some writers.

Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt
Máu ở chiến trường, hoa ở đây
.(Chân dung Tố Hữu)

The more his house is big, the more his poetry  worse. 
Blood in the battlefield, flowers in his palace.
(Tố Hữu s’ picture)
-“Các vị La hán chùa Tây phương
Các vị gầy quá, tôi thì béo
Năm xưa tôi hát Vũ trụ ca
Bây giờ tôi hát Đất nở hoa
Tôi hát chiến tranh như trẩy hội
Đừng nên xấu hổ khi nói dối
” (Chân dung Huy Cận)

The Arahans are thin, but I am very fat,
Last time, I sung for the universe.
Now I sing merrily for the war,
Don’t be ashame when you become a liar!
( Huy Cận’s picture)

-Xưa tôi yêu quê hương vì có chim có bướm”
Có những ngày trốn học bị đòn roi”
Nay tôi yêu quê hương vì có ô che nắng
Có ghế ngồi viết những điệu thơ vui.

(Chân dung Giang Nam)
In the past, I loved my country because of birds and butterflies /Now I love my country because I have a big umbrella /And an important chair to compose the happy poems (Giang Nam ‘s picture)
2. VƯƠNG TÂN
As a poet in Sáng Tạo Journal before 1975 in Saigon, Vương Tân has about one thousand poems. After 1975, he was imprisoned three times. Now he is still writing.

Gíó nổi lên rồi ta đi thôi
Được thua cuộc thế trò hư ảo
Bạn bè sống chết kiếp luân hồi
Ta đọc kinh hề ta tụng kinh
Tìm trong vạn pháp đường siêu thóat
''Ngôi lời ''''trống vắng cõi duy linh…
Một bầy ác quỉ đang tung tác
Dân nước ta trong những nhục hình
(Nhớ)

The wind is rising, let us go
Win or loss is just a dream.
Survived or died, we are in samsara
I recite a Buddhist sutra
To find the way of liberation
But God does not exist
While Satan reigns our nation
So our people suffer very much..
.(Missing)

Ta vẫn cươi khà ta là thế
Vung bút làm thơ rồi ngồi thiền
Ta nhìn vách lạnh ta thần tiên
Mặc thây thiên hạ đi tranh đoat
Ta một mình ta một cõi riêng
Ta lại vượt ta qua sống chêt
Nghìn năm vẫn thế ta thằng điên
Nghìn năm ta vẫn một tên hão huyền
Cứ mơ cứ mộng cứ huyên thiên
(Giang hồ CẠ5)

I always satirize myself
I write the poems then I practice meditation
When looking at the cold wall, I feel happy
Although people struggle tragically
But in my private world, I live lonely
I go beyond life and death
In thousand years I am still in foolery
In thousand years, I am still dreamy
I have dreamed and wrote…( In Prison)

3. NGUYỄN DUY
Nguyễn Duy, real name Nguyễn Duy Nhuệ, was born in 1948 in Thanh Hóa provine, attended the war in South Vietnam and Cambodia. He mocked the Sino-Vietname war in 1979:
Trớ trêu nỗi Hữu Nghị quan
Giá như máu chẳng lênh loang mặt đèo.
A Qui túm tóc Chí Phèo
Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua
(Lạng Sơn 1989)

(How ridiculous it is
At the Friendship Pass
Two poor comrades fight each other until death
)

He also criticized his society:  
Thần tượng thì là thần tượng giả,
xứ sở thì nghèo nàn >mà khoe là xứ sở phì nhiêu:
Thời hậu chiến ta vẫn người trong cuộc
Xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày!
.. Xứ sở bao dung
sao thật lắm thần dân lìa xứ
.(Nhìn từ xa Tổ quốc)

The idol is false, and people are in misery,
But they boast that their country is very wealthy.
After war, they and I  are still in the same part,
Why are there  too much beggars in our society ?
.. . They boast their government is very generous
Why do  their people escape their country?
                                         ( My country in long distance)
4.BÙI CHÍ VỊNH
Bùi Chí Vịnh was born in 1954 in Saigon. He composes many poems and novels. His poems show his love of country with the humorous sense:


Chào một ngày bãi biển hóa nương dâu
Thác Bản Giốc rời Cao Bằng như có cánh
Thắng cảnh để lại của tiền nhân bị cháu con ghẻ lạnh
Các di tích, kỳ quan cứ mất tích đều đều
Chào một ngày hình chữ S tong teo
(Một ngày như mọi ngày)


I say hi to a day
Everything changed
Bản Dốc Fall has the wings and fly away
Our fatherland is disdained by their descendants;
The sceneries and vestiges are lost day by day
I say hi my country shaped letter S
Little by little in decay
…(One day like every day)

Tôi lại mơ thấy mình lang thang trên xứ sở lắm tài nguyên
Thấy thác Bản Giốc ngược nguồn về phía Bắc
Thấy công nhân khai thác mỏ bauxite Tây Nguyên lơ lớ tiếng Tàu
Thấy bùn đỏ ứa ra như nước mắt
(Chúng ta không làm nắm đấm trong tay người khác.
2011)

In dream, I am wandering
in my rich fatherland
I see Bản Giốc fall to the North flowing
In the Bauxite mines, I hear the Chinese speaking
The red clay flows like the tears falling

(We are not the slaves)
The satirical poems criticize communism and express the patriotism of Vietnamese people. In Vietnam, the poetry of propaganda is valueless. On the contrary, romanticist and realist poems, works of the prisoners, have many values in Vietnamese literature and in Vietnamese soul.
( HISTORY OF VIETNAMESE LITERATURE  )

 

 

No comments: