Wednesday, November 16, 2016

VIỆN KHỔNG TỬ * LÊ DINH * VIỆT CỘNG *LAND REFORM




VIỆT HÀ * VIỆN KHỔNG TỬ

Làn sóng từ chối Viện Khổng Tử trên thế giới và bài học cho VN

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-01-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
DSC-1374-9720-1419679758-622.jpg
Lễ gắn biển "Học viện Khổng Tử" tại trường ĐH Hà Nội vào sáng 27/12/2014.
Photo courtesy of VNExpress
Tiếp theo sau những phản đối của một số trường đại học Mỹ về sự có mặt của Viện Khổng Tử của Trung Quốc tại các trường đại học ở Bắc Mỹ, mới đây một trường đại học ở Thụy Điển cũng đã từ chối gia hạn hợp đồng với Viện Khổng Tử. Đây được coi là một làn sóng phản đối những ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc thông qua viện Khổng Tử vào môi trường học thuật.
Tuy nhiên Việt Nam mới đây đã cho phép mở một viện Khổng Tử tại trường đại học Hà Nội. Liệu làn sóng từ chối ảnh hưởng của viện Khổng tử trên thế giới sẽ tiến tới đâu, và bài học gì đối với những nước như Việt Nam khi cho phép mở những viện này trong các trường đại học của mình?
Việt Hà phỏng vấn giáo sư sử học Steven Levine, thuộc trường đại học Montana, người đã góp phần đưa viện Khổng Tử vào đại học Montana nhưng gần đây đã lên tiếng phản đối hình thức này. Viện Khổng Tử hiện do văn phòng dạy tiếng Trung quản lý, gọi là Hanban.

Là một cơ quan của chính phủ TQ

Trước hết nói về những gì mà viện Khổng Tử mang lại cho các trường đại học Mỹ, Giáo sư Levine cho biết:
Tôi nghĩ nếu họ được đăng ký như một trường đại học độc lập thì sẽ khác, họ sẽ được nhìn nhận như một nhánh tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Nhưng khi họ nằm trong trường đại học thì họ là một phần của trường đại học vốn có chủ trương là tìm hiểu tự do.
-GS Steven Levine
GS Steven Levine: Theo tôi cái mà họ có thể đóng góp nhất là đối với những cơ sở nhỏ không có các chương trình lớn nghiên cứu về đông Á và Trung Quốc là tiền và giáo viên dạy tiếng Trung và văn hóa Trung Hoa nhưng văn hóa Trung hoa mà họ dạy thì rất nhạt và không sâu. Ở các trường đại học lớn và có tiền thì viện Khổng Tử chỉ là một phần rất nhỏ trong những gì họ có. Ở nhiều trường đại học bao gồm trường đại học Montana của tôi ở miền Tây Bắc nước Mỹ thì chúng tôi có rất ít cho các chương trình nghiên cứu về Trung Quốc cho nên viện Khổng Tử đóng vai trò lớn hơn và thực sự viện này chỉ là một cơ quan của chính phủ Trung Quốc, đó chính là phản đối chính của tôi đối với họ.
Tôi nghĩ nếu họ được đăng ký như một trường đại học độc lập thì sẽ khác, họ sẽ được nhìn nhận như một nhánh tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Nhưng khi họ nằm trong trường đại học thì họ là một phần của trường đại học vốn có chủ trương là tìm hiểu tự do, các vấn đề học thuật, kiến thức, đào tạo không bị gây ảnh hưởng, nhưng đó không phải là điều đang xảy ra với viện Khổng Tử vì họ là một nhánh của chính phủ Trung Quốc và họ bị giới hạn phạm vi những gì họ có thể nói. Như bạn biết là có nhiều đề tài bị coi là cấm kị vì đảng cộng sản Trung Quốc không cho phép thảo luận những đề tài đó dù là ở Trung Quốc hay ở nước ngoài. Trong các đề tài đó có vụ 4 tháng 6 năm 1989 khi hàng ngàn người bị giết hại ở Bắc Kinh, vấn đề độc lập của Tây Tạng, vấn đề Đài Loan, và nhiều vấn đề khác về nhân quyền mà văn hóa phương Tây ca ngợi còn đảng cộng sản Trung Quốc phản đối vì coi đó là đe dọa cho quyền lực của họ. Theo tôi trường đại học phải là nơi không vấn đề gì không được quyền thảo luận.
Việt Hà: Một số giáo sư đại học tại Mỹ có lập luận cho rằng những tranh luận về ảnh hưởng không tốt của viện Khổng Tử trong các trường đại học đã bị cường điệu quá đáng vì tâm lý chống Trung Quốc, lo ngại Trung Quốc. Ông nghĩ thế nào về nhận xét này?
GS Steven Levine: Vấn đề không nằm ở chỗ là cường điệu hóa vấn đề Trung Quốc. Theo tôi vấn đề là chúng ta phải duy trì được tính độc lập của học thuật của các trường đại học Mỹ. Tôi nhận thấy là vấn đề ở đây khác với Việt Nam nơi có hệ thống chính trị hoàn toàn khác. Cho nên phản đối của tôi hoàn toàn dựa vào kiến thức về nước Mỹ và nền dân chủ phương Tây.
035_pau501998_05-305.jpg
Một chi nhánh của Viện Khổng tử Trung Quốc quảng bá văn hóa tại thành phố Blagoveshchensk, Nga hôm 22/5/2011.
Việt Hà: Các viện Khổng Tử đã có mặt ở các trường đại học Mỹ cả thập kỷ qua, tại sao đến giờ các giáo sư mới nhận thấy vấn đề của viện này?
GS Steven Levine: Từ cá nhân tôi thì tôi thực sự liên quan trực tiếp đến việc đưa viện Khổng Tử vào trường đại học Montana vào khoảng 10 năm về trước. Lúc đầu, chúng tôi thấy đó là một viện vô thưởng vô phạt, không gây nguy hiểm gì và sẽ mang các nguồn lực vào trường nơi chúng tôi không có nhiều nguồn lực cho việc giảng dạy các vấn đề về văn hóa Trung Quốc. Chúng tôi như bị mù và tôi không có lý do gì biện minh cho những gì tôi làm lúc đó. Lúc đó chỉ là đi tìm thêm nguồn lực cho trường. Nhưng khi tôi bắt đâu xem xét vấn đề cũng như một số các giáo sư khác cũng vậy, chúng tôi thấy vấn đề về kiểm duyệt và tự kiểm duyệt và tôi bắt đầu thay đổi cách nhìn của mình.
Vào năm 2009 tôi dự một cuộc họp các giám đốc viện Khổng Tử ở Bắc Kinh, đó là vào tháng 12 năm 2009 và tôi biết được nhiều hơn Hanban đã thực hiện việc kiểm soát thế nào từ Bắc Kinh. Cuộc họp như là cuộc họp của đảng cộng sản nơi các chỉ thị được các lãnh đạo đưa ra. Rõ ràng là có nhiều thảo luận không được phép. Trong một cuộc họp riêng của viện tôi có đề nghị dạy thuyết Khổng Tử trong quá khứ nhưng họ không làm. Ý tưởng viện Khổng Tử nên dạy về Khổng Tử đã bị từ chối, nó không phải nhiệm vụ của họ…. theo tôi đây thực sự là sự biên dịch sai tên của Viện và tinh thần Khổng tử chỉ để thực hiện ý chí chính trị của Đảng cộng sản.

Cần đảm bảo sự tự do và độc lập

Việt Hà: Bất chấp lời kêu gọi của hiệp hội các giáo sư các trường đại học Mỹ về tẩy chay viện Khổng Tử, hiện chỉ có một vài trường đại học tại Mỹ và Canada không gia hạn hợp đồng với viện này. Ngoài vấn đề tài chính, nguyên nhân nào khiến các đại học chưa có quyết định tương tự?
GS Steven Levine: Theo tôi vấn đề chính là tài chính và một phần là sự giải thích vấn đề. Có một số giáo sư ở một số trường khác cơ bản là đã không nhìn nhận vấn đề này. Họ nói rằng các trường đại học có nhiều nguồn lực và nếu viện Khổng Tử không muốn bàn về Tây Tạng, Thiên An Môn thì họ sẽ nói về những vấn đề này ở chỗ khác. Nó đúng với trường đại học Chicago nhưng không đúng với các trường khác vì viện Khổng tử ở các trường khác là nơi duy nhất có các cơ hội để có được nguồn tiền tài trợ cho các sự kiện liên quan đến Trung Quốc. Nó không phải là một vấn đề đơn lẻ, nó phức tạp hơn thế nhiều. Theo tôi, tiền bạc ở một số nơi không phải là quá lớn nhưng ở những nơi không có nhiều tài trợ thì nó có ảnh hưởng lớn trong những gì mà họ có thể làm. Theo tôi hiện chỉ có một số nhỏ trường từ chối hợp đồng với viện. Có thể trong một hai năm nữa sẽ có thêm những trường khác nữa nhưng tôi thực sự không mấy lạc quan về làn sóng này.
Bây giờ vẫn còn quá sớm để nói nhưng thực sự thì cũng không có đủ các phản ứng ở Mỹ cũng như các nơi khác trên thế giới để khiến Hanban phải thay đổi chính sách của mình.
-GS Steven Levine
Việt Hà: Hiệp hội các giáo sư các trường đại học Mỹ cũng nêu ra điều kiện đối với viện Khổng Tử muốn hoạt động ở các trường đại học Mỹ để đảm bảo sự tự do và độc lập trong nghiên cứu và giảng dạy. Theo ông liệu Trung Quốc có sẵn sàng chấp nhận các điều kiện này hay không?
GS Steven Levine: Theo tôi lãnh đạo Trung Quốc và Hanban sẽ quan sát một thời gian để xem các trường khác ở Mỹ và Canada có phản ứng thế nào. Như đã nói từ trước thì đến lúc này chỉ có vài trường có hành động. Nhưng vấn đề khác nữa là các trường thường không nhanh chóng có hành động. Nó giống như thời gian tan băng trong thay đổi. Cho nên có thể là có một giáo sư hay một số của một khoa nào đó ở trường đặt câu hỏi, và họ sẽ có những cuộc họp trước khi có hành động. Cho nên bây giờ vẫn còn quá sớm để nói nhưng thực sự thì cũng không có đủ các phản ứng ở Mỹ cũng như các nơi khác trên thế giới để khiến Hanban phải thay đổi chính sách của mình.
Việt Hà: Theo ông thì các nước khác như Việt Nam có thể học được bài học nào từ các trường đại học Mỹ trong trường hợp viện Khổng Tử với điều kiện hạn hẹp về ngân quỹ và nhất là hệ thống chính trị khác biệt?
GS Steven Levine: Tôi hy vọng rằng các trường đại học ở các nơi khác bao gồm ở Việt Nam tiến tới hướng tự do trong giảng dạy. Tôi hiểu là Việt Nam và Trung Quốc có sự kiểm soát rất chặt đối với  các trường đại học. và điều này cũng đúng với nhiều vùng khác trên thế giới. Nhưng theo tôi trường đại học là nơi tự do tìm hiểu, là nơi mà giáo sư và sinh viên không bị trói buộc bởi những lo ngại chính trị. Họ có thể khám phá mọi điều tự do. Tôi hiểu đó là điều lý tưởng nhưng lý tưởng đó nên là điều mà các giáo sư và sinh viên đánh giá cao. Theo thời gian, theo tôi, dù Trung Quốc có ảnh hưởng lớn về kinh tế, Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt các viện Khổng tử ở khắp nơi trên thế giới. Tôi nghĩ là những phản ứng với vấn đề này sẽ còn chậm chạp hơn so với sự mở rộng của viện Khổng Tử trong tương lai gần.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rejecting-ci-in-the-world-lesson-for-vn-vh-01232015145551.html

Wednesday, January 21, 2015

TIN QUỐC TẾ


Philippines tố cáo Trung Quốc mở rộng đòi hỏi lãnh thổ ở Biển Đông

mediaNgười dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc.AFP
Hôm nay 21/01/2015, chính quyền Manila tố cáo Bắc Kinh mở rộng các hoạt động cải tạo bãi đá, đảo, tại các nơi đang có tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi đó Hoa Kỳ kêu gọi các bên kiềm chế, tránh để xẩy ra xung đột.
Trong hai ngày 20 và 21/01, Philippines và Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc Đối thoại chiến lược song phương thường niên lần thứ 5, tại Manila.
Dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ là ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear. Lãnh đạo phái đoàn Philippines là Trợ lý Ngoại trưởng Evan Garcia và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Pio Lorenzo Batino.
Kết thúc cuộc đối thoại, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Batino nói với các nhà báo : « Các hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển Tây Philipines (tức Biển Đông) tiếp tục gây quan ngại nghiêm trọng ».
Về phần mình, Trợ lý Ngoại trưởng Philippines Evan Garcia cho rằng Trung Quốc đã tiến hành ồ ạt các hoạt động cải tạo, nâng cấp bãi đá, đảo trong vùng có tranh chấp, vi phạm các thỏa thuận mà Trung Quốc tham gia. Theo đó, các bên liên quan không có các hoạt động xây dựng thêm, cho đến khi có được một bộ luật ứng xử tại Biển Đông mang tính ràng buộc.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel kêu gọi các bên kiềm chế và « các nước lớn không nên hăm dọa các nước nhỏ ».
Trước đó, ông Daniel Russel cũng đã hội đàm với Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin.
Được coi là cố vấn trụ cột của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong hồ sơ Đông Á, ông Daniel Russel đã từng chỉ trích gay gắt bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh không nên sử dụng bạo lực trong các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền với các nước láng giềng.
Manila và Washington có quan hệ liên minh từ hơn 60 năm qua, trong khuôn khổ Hiệp định Phòng thủ chung, được ký năm 1953 và Mỹ là đồng minh quân sự duy nhất của Philippines.
Tháng 04/2014, hai nước ký Thỏa thuận Tăng cuờng Hợp tác Quốc phòng (EDCA) có hiệu lực trong vòng 10 năm, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines để luyện tập, bố trí lực lượng và các thiết bị quân sự.
Philippines là một trong những nước yếu kém về quân sự tại Châu Á. Ngoài việc trợ giúp, nâng cao khả năng chiến đấu cho quân đội Philippines, thông qua thỏa thuận EDCA, Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện quân sự tại Châu Á-Thái Bình Dương, trong khuôn khổ chiến lược xoay trục sang Châu Á của Mỹ, ngăn ngừa và răn đe các hành động hung hăng của Trung Quốc trong khu vực.

Giải mã ngân sách quốc phòng ‘chống Trung Quốc’ của Nhật Bản

mediaẢnh chụp tại nghi thức duyệt binh thường niên của quân đội Nhật tại căn cứ Asaka , gần Tokyon, ngày 27/10/2013.Reuters/Issei Kato
Tokyo vào hôm qua 14/01/2015 đã loan báo một ngân sách quốc phòng mới cho tài khóa 2015-2016 - khoảng 42 tỷ đô la - được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản từ trước đến nay. Ngân sách đó cũng được cho là nhằm đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng đến từ Trung Quốc, đặc biệt là ý muốn chiếm lấy quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Tokyo quản lý, nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
Tính theo giá trị tuyệt đối, ngân sách quốc phòng mới của Nhật Bản tuy lớn, nhưng thấp hơn nhiều so với khoản tiền mà đối thủ Trung Quốc dành cho các chi tiêu quân sự, đã vượt mức 112 tỷ đô la trong năm 2014, và chẳng thấm vào đâu so với đồng minh Mỹ, mà ngân sách quốc phòng đã đạt hơn 600 tỷ trong năm 2013.
Có lẽ chính vì không dồi dào cho lắm mà trong cách thức sử dụng ngân sách quốc phòng mới của mình, Tokyo đã đặc biệt ưu tiên cho việc tăng cường và hiện đại hóa các phương tiện cũng như lực lượng có nhiệm vụ giám sát vùng biển đảo xa đang bị Bắc Kinh nhòm ngó, theo dõi hành tung của quân đội Trung Quốc, và sẵn sàng đẩy lùi đối phương khi cần thiết.
Một cách cụ thể, theo các dự án trang bị vũ khí đã từng được tiết lộ, ngân sách quốc phòng mới của Nhật Bản sẽ được dùng vào việc mua thêm 20 máy bay trinh sát hàng hải loại P-1 do chính Nhật Bản chế tạo, có tính năng vượt trội loại P-3C của Mỹ, 5 máy bay V-22 Osprey hiện đại, có khả năng lên thẳng tương tự như trực thăng, một phi đội máy bay không người lái Global Hawk, và một máy bay cảnh báo sớm E-2D có nhiệm vụ bảo vệ các hòn đảo ở miền Nam Nhật Bản.
Không quân Nhật Bản sẽ có thêm một loạt phi cơ và máy bay trực thăng, trong đó có 6 chiến đấu cơ tàng hình F-35A cực kỳ tối tân. Hải quân sẽ được trang bị thêm hai khu trục hạm Aegis, trong lúc một hệ thống lá chắn chống tên lửa được phát triển chung với Mỹ.
Ngay từ cuối năm 2013, chính phủ Abe đã quyết định dành khoảng 24.700 tỷ yen trong vòng 5 năm để mua vũ khí, thiết bị quốc phòng, từ máy bay không người lái, chiến đấu cơ, cho đến tàu ngầm, xe lội nước tấn công nhằm phục vụ mục tiêu chuyển hướng chiến lược về phía nam và phía tây.
Một trong những quyết định đầy ý nghĩa là việc dùng ngân sách năm nay, mua đất tại chuỗi đảo Amami để có thể triển khai quân đội, cũng như việc chuẩn bị đặt một đơn vị giám sát duyên hải trên đảo Yonaguni, không xa quần đảo Senkaku.
Bộ Quốc phòng cũng có kế hoạch mua thêm 30 xe lội nước tấn công để trang bị cho Thủy quân lục chiến Nhật, đang được thành lập theo mô hình lực lượng Marines của Mỹ. Đây là đơn vị chủ lực có nhiệm vụ bảo vệ các hòn đảo xa xôi hẻo lánh, có nguy cơ bị Trung Quốc đánh chiếm. Như để dự phòng tình huống xấu này, trong thời gian gần đây, quân đội Nhật đã thường xuyên rèn luyện năng lực tấn công tái chiếm hải đảo.
Ngân sách quốc phòng Nhật Bản được tăng cường còn nhằm nhiều mục tiêu khác, nhưng rõ ràng là việc đối phó với Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu.
Jun Okumura, giáo sư thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Toàn cầu Meiji tại Tokyo, nhận định : "Hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, trên không phận, và dĩ nhiên là cộng thêm với những hành động hiếu chiến công khai nhắm vào Philippines và Việt Nam, chắc chắn đã có tác động mạnh, thúc đẩy Nhật Bản gia tăng chi tiêu quân sự, điều chỉnh học thuyết quân sự và cách tiếp cận các liên minh an ninh của mình".
Còn theo ông Tetsuo Kotani, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản, căng thẳng Nhật-Trung Quốc sẽ tiếp tục ngày nào mà Bắc Kinh còn từ chối tuân thủ luật pháp quốc tế.
Theo chuyên gia này : "Trung Quốc không công nhận quyền tự do hàng hải và hàng không dành cho quân đội nước ngoài, nhưng cùng lúc lại đe dọa lãnh hải và không phận của các nước khác... Trừ phi Trung Quốc tôn trọng luật lệ quốc tế, các cuộc khủng hoảng sẽ tiếp tục."

Mỹ, Philippines lập mặt trận thống nhất để đối phó với TQ ở Biển Đông

Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino (phải) nói các diễn tiến 'lấp biển lấy đất' của Trung Quốc tại bãi đá Chữ Thập là 'mối quan ngại rất nghiêm trọng'.
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino (phải) nói các diễn tiến 'lấp biển lấy đất' của Trung Quốc tại bãi đá Chữ Thập là 'mối quan ngại rất nghiêm trọng'.
Simone Orendain
Philippines đang trông mong vào liên minh với Hoa Kỳ để tìm cách bắt kịp các hoạt động lấn chiếm của Trung Quốc tại các vùng đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Thông tín viên VOA Simone Orendain tường thuật từ Manila.
Các giới chức cấp cao của cả hai nước đã củng cố liên minh chiến lược trong 2 ngày đàm phán song phương về thương mại và quốc phòng kết thúc hôm nay tại Manila.
Nằm cao trong nghị trình thảo luận là vấn đề an ninh hàng hải, cũng như những mối quan ngại về công tác nhằm lấn chiếm các bãi đá và bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines nhận chủ quyền.
Tháng trước, tham mưu trưởng quân đội Philippines nói dựa vào thông tin tình báo, các cơ sở tại một trong các bãi lớn hơn mà Việt Nam gọi là Bãi đá Chữ thập, có thể sắp được hoàn tất.
Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino gọi diễn biến tại bãi đá này, mà hồi tháng 11 dường như đã mở rộng để dùng làm một phi đạo, là “một mối quan ngại rất nghiêm trọng.” Nhưng với ngân sách quốc phòng nhỏ nhất ở Châu Á, Philippines không có đủ sức để ngăn chặn bất kỳ hành động nào.
“Chúng ta phải tăng cường khả năng của chúng ta và điều đó chỉ có được thông qua hiện đại hoá. Đây dĩ nhiên là việc thực hiện hiện đại hoá cấp thiết mà chúng ta cần phải tiến hành sớm hơn.”
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear nói ngân sách bộ Quốc phòng trong năm 2015 bao gồm 40 triệu đôla các khoản vay và trợ cấp về quân sự cho Philippines.Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear nói ngân sách bộ Quốc phòng trong năm 2015 bao gồm 40 triệu đôla các khoản vay và trợ cấp về quân sự cho Philippines.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng David Shear nói với các phóng viên sau cuộc họp rằng ngân sách bộ của ông trong năm 2015 bao gồm 40 triệu đôla các khoản vay và trợ cấp về quân sự cho Philippines.
Nước này đang trong tiến trình thực thi một chương trình hiện đại hoá quân sự 1,8 tỷ đôla, nhưng vẫn có những đoàn tàu hải quân và các đội bay rất nhỏ bé so với các nước láng giềng.
Với một quân đội thiếu thốn, Manila đang đi theo con đường ngoại giao. Một toà án quốc tế đang duyệt lại một vụ kiện chống lại Bắc Kinh nêu nghi vấn về điều được gọi là “những hành động khẳng định chủ quyền quá đáng ở Biển Đông.” Trung Quốc bác bỏ vụ trọng tài và không đệ trình bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào chi Toà án Trọng tài Thường trực ở La Haye.
Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố có “chủ quyền không thể tranh cãi được” đối với vùng biển và bãi đá.
Hải quân Philippinescanh gác trên một tàu chiến ở cảng Manila.Hải quân Philippinescanh gác trên một tàu chiến ở cảng Manila.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel nói Hoa Kỳ đã liên tục kêu gọi Trung Quốc tôn trọng một tuyên bố không có tính cưỡng hành đã ký với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên về việc duy trì hoà bình giữa những tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau, và dựa vào luật quốc tế làm cơ bản cho những tuyên bố chủ quyền trong vùng biển giàu tài nguyên.
“Lối hành xử làm tăng thêm căng thẳng, lối hành xử nêu ra những nghi vấn về ý đồ và thái độ của Trung Quốc dường như không phù hợp với các nguyên tắc mà tôi đã nêu ra, có tác dụng đi ngược lại các mục tiêu đó.”
Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia nói Manila đang “theo đuổi một giải pháp hoà bình” và các hoạt động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo có tranh chấp “không phải là một diễn biến tích cực.” 

 

DIỄN VĂN CỦA TỔNG THỐNG OBAMA

Những điểm đáng chú ý trong bài diễn văn của Tổng thống Obama

Diễm Thi & Nguyễn Khanh, RFA
2015-01-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Was8895221.jpg
Tổng Thống Mỹ Barack Obama tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 16/01/2015. (Ảnh minh họa)
AFP PHOTO/MANDEL NGAN
Vài giờ đồng hồ nữa, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đọc bản thông điệp hàng năm gửi quốc hội và nhân dân Mỹ, trình bày về tình hình quốc gia và những điều ông muốn thực hiện trong những ngày tháng tới. Diễm Thi của Ban Việt Ngữ có cuộc trao đổi ngắn với anh Nguyễn Khanh để gửi đến quý vị những điểm đáng chú ý trong bản thông điệp liên bang  mà Tổng Thống Hoa Kỳ sắp đọc.

Nhiều thay đổi?

Diễm Thi: Chào anh, theo anh điểm nào là điểm anh chú ý nhất liên quan đến bản thông điệp liên bang 2015?
Nguyễn Khanh: Theo tôi, điều đáng chú ý nhất là những năm trước đây, chỉ vài giờ đồng hồ trước khi Tổng Thống đọc bản thông điệp thì Nhà Trắng tiết lộ cho giới truyền thông biết những điểm quan trọng. Nam nay hoàn toàn khác, bằng chứng là trong 2 tuần lễ qua, có thể nói là hầu như mỗi ngày Nhà Trắng lại tiết lộ cho báo chí biết một hoặc 2 điều mà Tổng Thống sẽ trình bày.
Diễm Thi: Tại sao vậy?
Nguyễn Khanh: Tôi thấy có nhiều lý do.
Thứ nhất là Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ bây giờ thuộc về đảng Cộng Hòa, do đó vị Thổng Thống Dân Chủ đi tìm sự ủng hộ của dân chúng, và cách tốt nhất là cho người dân biết những gì ông sẽ nói trước khi ông trình bày trước Quốc Hội. Điểm thứ nhì là Tổng Thống Obama đang ở 2 năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2, tức là ông sửa soạn rời Nhà Trắng, và người ta thường nói rằng ở những năm cuối đó thì người lãnh đạo quốc gia hầu như chẳng làm điều gì quan trọng cả, chỉ ngồi chờ người sẽ kế nhiệm mình. Ông Obama không muốn người dân Mỹ nghĩ như thế, do đó, ông cho công bố những điều muốn làm để chứng tỏ với người dân Mỹ là ông làm việc cho đến ngày cuối cùng, giờ cuối cùng, phút cuối cùng, trước khi ông rời Nhà Trắng.
Diễm Thi: Dựa theo những điều đã được Nhà Trắng “bật mí”, theo anh thì những điểm nào đáng chú ý nhất?
Nguyễn Khanh: Tôi thấy điều nào Tổng Thống Hoa kỳ nói đều là điều quan trọng, đáng chú ý cả. Về mặt đối ngoại, ông sẽ khẳng định lập trường chống khủng bố và chống tin tặc, nhắc lại cho mọi người biết ông đã thực hiện đúng lới cam kết ông đưa ra 7 năm trước đây khi vận động tranh cử nhiệm kỳ đầu tiên là kết thúc hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan. Ông cũng sẽ nói đến việc nối lại quan hệ với Cuba, và những quyết định ông đưa ra để giảm bớt mức cầm vận với quốc gia láng giềng này của Hoa Kỳ, gọi đó là những bước đầu nhưng rất quan trọng, giúp các nhà đầu tư Mỹ có cơ hội thuận lợi khi bỏ vốn đầu tư ở Cuba.
Điều đang được nói tới ở Hoa Kỳ và gây rất nhiều tranh cãi là chính sách đối nội. Vài giờ nữa, Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ nhắc lại chuyện ông nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo quốc gia lúc kinh tế nước Mỹ đang ở bờ vực thẳm, nhưng 6 năm vừa qua tình hình đã đổi khác, kinh tế ngày một vững mạnh hơn, tỷ lệ người thất nghiệp cũng ngày một giảm bớt, người dân không còn lo âu như trước, đã bắt đầu có thể để dành, đã có tiền tiêu xài để thúc đẩy kinh tế quốc gia. Từ điểm đó, ông mới nói đến một trong những mục tiêu mà ông muốn đạt được trước ngày rời Nhà Trắng, mục tiêu đó là phải chú ý đến tầng lớp trung lưu nhiều hơn nữa, vì tầng lớp này tiêu biểu cho quốc gia, cho xã hội và cho nền kinh tế của nước Mỹ.
Để có thể kiện toàn ước mơ ông đặt ra, vị Tổng Thống Dân Chủ sẽ yêu cầu Quốc Hội Cộng Hòa sửa đổi quy định về thuế, ông muốn các đại công ty, những người có mức thu nhập cao, và những người đầu tư có lời phải đóng thuế nhiều hơn, dùng số tiền đó vào việc giảm thuế cho người trung lưu. Số tiền đó cũng sẽ được dùng để trả một phần học phí cho những sinh viên theo học ở các đại học cộng đồng trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, giúp giới trẻ Mỹ cơ hội để bước vào những đại học 4 năm. Ngoài ra, Tổng Thống Obama cũng sẽ yêu cầu Quốc Hội thông qua đạo luật giải quyết tình trạng di trú của 14 triệu người đang cư ngụ bất hợp pháp trên đất Mỹ, phần lớn là người gốc Châu Mỹ La Tinh, cho những người này ở lại, đương nhiên là có những điều kiện kèm theo mà tập thể này phải tuân theo.
Diễm Thi: Phản ứng từ phía Quốc Hội Cộng Hòa như thế nào?
Nguyễn Khanh: Câu trả lời từ Quốc Hội là không chấp nhận những ý kiến mà Tổng Thống Obama đưa ra, từ ý kiến tăng mức thuế cho đến ý kiến sửa đổi luật di trú. Tôi nhớ là 2 ngày trước đây, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Orin Hatch, Chủ Tịch Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện nói rằng kinh tế vẫn chưa thật sự vững mạnh như ông Obama nói, do đó chuyện bắt các đại công ty, thành phần có mức thu nhập cao, hay giới đầu tư phải đóng thuế nhiều hơn là điều không thể thực hiện ngay lúc này. Cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện đều cho rằng ông Obama phải cắt giảm chi tiêu chứ không thể đòi tăng thuế. Tôi cũng còn nhớ văn phòng ông Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner cho biết chưa quyết định có đem vấn đề di trú ra thảo luận trong năm nay hay không, lý do là vì vẫn chưa có sự ủng hộ của cử tri.
Xin nói rõ hơn là người Mỹ đồng ý phải giải quyết chuyện 14 triệu người đang cư ngụ bất hợp pháp, nhưng có cho họ ở lại và mai sau trở thành công dân Hoa Kỳ hay không lại là vấn đề khác. Thành phần chống đối cho rằng những người này cố ý vi phạm luật khi trốn ở lại Mỹ, thì không thể chấp nhận chuyện cho những người cố tình vi phạm luật trở thành công dân Hoa Kỳ trong tương lai. Cũng xin nói thêm là thành phần chống đối không phải là nhỏ.
Tôi cũng xin được nói thêm là ngay chính nhân viên Nhà Trắng cũng nói cho cánh nhà báo biết trước là những điều Tổng thống Obama sẽ trình bày tối nay đều bị Quốc Hội Cộng Hòa bác bỏ.
Diễm Thi: Biết trước là bị Quốc Hội lắc đầu mà tại sao Tổng Thống Hoa Kỳ vẫn trình bày những điều sẽ bị chống đối?
Nguyễn Khanh: Câu trả lời nghe được từ nhiều nhà quan sát chính trị cho rằng dù biết trước những điều đưa ra sẽ không được Quốc Hội Cộng Hòa tán thành, nhưng Tổng Thống Obama vẫn trình bày kế hoạch của ông để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống 2016. Các nhà phân tích nói rằng chuyện tăng thuế nhà giàu, giảm thuế  cho người trung lưu là chuyện chính phủ nào cũng nói tới, chuyện giúp trả tiền học cho sinh viên là chuyện tổng thống nào cũng muốn làm, do đó những ý kiến ông Obam đưa ra ngày hôm nay sẽ là để tài tranh luận cho năm tới, các chính trị gia muốn trở thành tổng thống phải trả lời những câu hỏi này.
Cũng có người bảo với tôi là Tổng Thống Obama đưa những điều này ra để giúp cho ứng cử viên Dân Chủ, tức là người cùng đảng với ông. Ông muốn vẽ ra hình ảnh đảng Dân Chủ lo cho tập thể trung lưu, người nghèo, trong khi đảng Cộng Hòa lại lo cho người giàu. Ngay cả chuyện di trú cũng vậy, ông muốn kiếm phiếu cho đảng từ cử tri thuộc tập thể Hispanic, cho họ biết là đảng Dân Chủ muốn giải quyết vấn đề như đảng Cộng Hòa ủng hộ.
Diễm Thi: Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Cũng xin thưa thêm cùng quý khán thính giả là trong số khách mời ngồi chung với Đệ Nhất Phu Nhân Michelle để nghe Tổng Thống Obama đọc bản thông diệp liên bang hàng năm, có một người Việt Nam là Cô Kathy Phạm.
Cô Kathy từng làm việc với Google, dựng hệ thống điện toán giúp Obamacare, kết nối dữ liệu của các bệnh viện, sau đó hợp tác với chính phủ để giúp các cựu chiến binh Hoa Kỳ xin trợ giúp y tế qua chương trình của Bộ Cựu Chiến Binh. Mẹ cô Kathy bị ung thư, được chữa trị mà không phải lo lắng nhiều về phí tổn nhờ Obamacare. Cô có một người em trai bị thương ở chiến trường Afghanistan.
Một lần nữa, cám ơn anh Nguyễn Khanh.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/state-of-the-union-2015-nk-01202015113648.html

 

Phản ứng của các nhà lập pháp Mỹ sau diễn văn của TT Obama

Đây là bài diễn văn đầu tiên của Tổng thống Obama đọc trước một Quốc Hội mới nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Hòa.
Đây là bài diễn văn đầu tiên của Tổng thống Obama đọc trước một Quốc Hội mới nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Hòa.
Richard Green
Tại sao các tổng thống Hoa Kỳ đọc bài Diễn văn Về Tình trạng Liên bang?
Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định, tổng thống “thỉnh thoảng phải cung cấp cho Quốc hội thông tin về Tình trạng Liên bang và đề nghị Quốc hội cân nhắc các biện pháp mà ông xét thấy là cần thiết và thiết thực.” -  Điều II, Mục 3, khoản 1.
Diễn Văn Về Tình Trạng Liên Bang
- Tổng thống George đọc bài diễn văn về tình trạng của liên bang đầu tiên vào năm 1790.
- Tổng thống Franklin D. Roosevelt là người đầu tiên gọi bài diễn văn là “Diễn văn về Tình trạng Liên bang’ trong thập niên  1940, và tên này trở thành thông dụng từ đó.
- Bài Diễn văn về Tình trạng Liên bang lần đầu tiên được phát thanh vào năm 1923 là diễn văn của Tổng thống Calvin Coolidge.
- Bài diễn văn đầu tiên được truyền hình là diễn văn của Tổng thống Harry Truman.
- Bài diễn văn của Tổng thống George W. Bush là bài đầu tiên được trực tiếp đưa lên mạng năm 2002.
- Đáp từ của khối đối lập về bài diễn văn thường niên này của tổng thống được chính thức truyền hình lần đầu tiên vào năm 1966, theo trang web Senate.gov. Từ năm 1982, đáp từ của đảng đối lập thường là thành viên của Quốc hội trở thành lệ thường.
- Tổng thống Ronald Reagan là tổng thống đầu tiên mời các khách mời đặc biệt ngồi cạnh Đệ nhất Phu nhân vào năm 1982, và tỏ sự cảm kích họ trong bài diễn văn của ông.
Nguồn: AP, history.house.gov
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã bày tỏ những phản ứng lẫn lộn trước bài diễn văn về Tình trạng Liên bang của Tổng thống Barack Obama, với trọng tâm đặc biệt nhấn mạnh vào các chính sách kinh tế của ông và các cuộc đàm phán quốc tế đang diễn tiến về chương trình hạt nhân của Iran.  Từ thủ đô Washington, thông tín viên VOA Richard Green ghi nhận chi tiết.
Nhiều đề nghị mà Tổng thống Obama đưa ra trong bài phát biểu, kể cả lời kêu gọi tăng thuế đánh vào người Mỹ giàu có hơn để hỗ trợ cho việc giảm thuế dành cho giới trung lưu chắc chắn sẽ bị bác bỏ bởi các đảng viên Cộng hoà, như Thượng nghị sĩ vừa đắc cử Cory Gardner.
“Tổng thống đã tại chức 6 năm và tình hình đã trở nên tệ hại hơn trong khi dân chúng làm việc khó nhọc hơn mỗi ngày để cố gắng sống qua ngày, và chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta sẽ không tăng thuế đối với các gia đình Mỹ làm việc khó nhọc, và những người Mỹ tạo ra công ăn việc làm – và điều không may là điều đó dường như lại là kế hoạch duy nhất của Tổng thống.”
Về Iran, Tổng thống Obama nói áp dụng các biện pháp trừng phạt mới sẽ “gần như bảo đảm là các cuộc thương nghị sẽ thất bại, nhưng Thượng nghị sĩ Gardner nói nỗ lực hiện nay đã dành quá nhiều nhượng bộ cho Tehran.
“Tôi nghĩ vấn đề mà chúng ta thấy đối với các cuộc thương nghị ngay lúc này là dường như chúng ta đang tiến gần hơn đến các yêu sách của họ mà không có chút nhượng bộ nào từ phía Iran, và tôi rất lo ngại rằng chính quyền dường như đã từ bỏ mọi thứ mà không được đáp trả cái gì.”
Dân biểu Eliot Engel của đảng Dân chủ cũng muốn áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt.
“Tôi bỗng dưng có cảm tưởng và vẫn còn cảm thấy rằng các biện pháp trừng phạt đã đưa Iran đến bàn thương nghị và thêm các biện pháp trừng phạt có thể buộc Iran phải thương lượng một cách chân thành hơn.”
Và các nỗ lực của Tổng thống Obama trong việc chống khủng bố toàn cầu đã khơi ra lời chỉ trích từ phía một số đảng viên hàng đầu của đảng Cộng Hoà. Dân biểu David Scott của đảng Dân chủ cũng có một quan điểm tương tự:
“Tôi rất muốn thấy ông tỏ ra kiên quyết hơn trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan – ông rất yếu ở điểm đó và ông đã và đang bị coi là yếu trên sân khấu thế giới ở điểm đó. Ông là một người vĩ đại nhưng ta không thể lập chính sách đối ngoại theo cách ta muốn thế giới sẽ trở thành như thế nào – mà ta phải lập chính sách ngoại giao căn cứ vào thế giới thực tế.”
Đây là bài diễn văn đầu tiên của Tổng thống Obama đọc trước một Quốc Hội mới nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Hoà. Đảng này đã giành quyền kiểm soát Thượng viện từ tay đảng Dân chủ của Tổng thống trong các cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, cũng như đã chiếm được thế đa số mạnh hợn tại Hạ viện.
http://www.voatiengviet.com/content/phan-ung-cua-cac-nha-lap-phap-my-sau-dien-van-cua-tt-obama/2607242.html

Tổng thống Obama: Bóng tối của khủng hoảng đã qua

Tổng thống Obama nói với người dân Mỹ rằng sự chấn hưng kinh tế của Hoa Kỳ là có thật trong bài diễn văn về Tình trạng Liên bang.
Tổng thống Obama nói với người dân Mỹ rằng sự chấn hưng kinh tế của Hoa Kỳ là có thật trong bài diễn văn về Tình trạng Liên bang.
Luis Ramirez

Tại sao các tổng thống Hoa Kỳ đọc bài Diễn văn Về Tình trạng Liên bang?
Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định, tổng thống “thỉnh thoảng phải cung cấp cho Quốc hội thông tin về Tình trạng Liên bang và đề nghị Quốc hội cân nhắc các biện pháp mà ông xét thấy là cần thiết và thiết thực.” -  Điều II, Mục 3, khoản 1.


Diễn Văn Về Tình Trạng Liên Bang
- Tổng thống George đọc bài diễn văn về tình trạng của liên bang đầu tiên vào năm 1790.
- Tổng thống Franklin D. Roosevelt là người đầu tiên gọi bài diễn văn là “Diễn văn về Tình trạng Liên bang’ trong thập niên  1940, và tên này trở thành thông dụng từ đó.
- Bài Diễn văn về Tình trạng Liên bang lần đầu tiên được phát thanh vào năm 1923 là diễn văn của Tổng thống Calvin Coolidge.
- Bài diễn văn đầu tiên được truyền hình là diễn văn của Tổng thống Harry Truman.


- Bài diễn văn của Tổng thống George W. Bush là bài đầu tiên được trực tiếp đưa lên mạng năm 2002.
- Đáp từ của khối đối lập về bài diễn văn thường niên này của tổng thống được chính thức truyền hình lần đầu tiên vào năm 1966, theo trang web Senate.gov. Từ năm 1982, đáp từ của đảng đối lập thường là thành viên của Quốc hội trở thành lệ thường.
- Tổng thống Ronald Reagan là tổng thống đầu tiên mời các khách mời đặc biệt ngồi cạnh Đệ nhất Phu nhân vào năm 1982, và tỏ sự cảm kích họ trong bài diễn văn của ông.
Nguồn: AP, history.house.gov
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đọc bài diễn văn về tình trạng liên bang, và nói rằng “bóng tối khủng hoảng đã qua” khi nền kinh tế Mỹ đang khá hơn và đa số binh sĩ Mỹ đã rời khỏi Iraq và Afghanistan. Thông tín viên VOA Luis Ramirez tại Toà Bạch Ốc ghi nhận chi tiết.
Bài phát biểu là một hình thức tuyên ngôn chiến thắng và được đọc vào lúc điểm ủng hộ dành cho Tổng thống Obama bắt đầu lên, nhờ điều ông gọi là một nền kinh tế khá hơn và thêm các con số lành mạnh hơn về công ăn việc làm.


“Chúng ta đã thấy tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong hơn 1 thập niên, mức thâm hụt mậu dịch sụt xuống 2/3, một thị trường chứng khoán tăng gấp đôi, và lạm phát bảo hiểm y tế ở mức thấp nhất từ 50 năm nay. Thưa đồng bào, đây là tin vui.”
Tổng thống Obama nói với người dân Mỹ rằng sự chấn hưng kinh tế của Hoa Kỳ là có thật. Hoa Kỳ đã kết thúc sứ mạng tác chiến ở Afghanistan lần đầu tiên kể từ sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, và phần lớn binh sĩ nay đã trở về nhà. Ông nói đất nước đã lật qua một trang sử mới.


“Nhờ tất cả những gì chúng ta đã chịu đựng; nhờ tất cả công lao khó nhọc, nước Mỹ cần phải phục hồi; nhìn vào tất cả các nhiệm vụ trước mắt, ta nên biết điều này: Bóng tối khủng hoảng đã qua đi, và Tình trạng Liên bang đang vững mạnh.”
Tổng thống Obama nói nay là lúc giúp giới trung lưu ở Mỹ bằng cách thúc đẩy chăm sóc thiếu nhi, đại học miễn phí, và mức lương bình đẳng cho công việc bình đẳng đối với phụ nữ.


Tổng thống Obama phát biểu trước một Quốc hội dưới quyền kiểm soát của đảng Cộng hoà, lần đầu tiên từ khi ông nhậm chức, và ông phải đối mặt với một cuộc tranh đấu gay go để thúc đẩy nghị trình làm việc của mình.
Để tài trợ cho các chương trình của mình, tổng thống muốn nâng thuế đánh vào lợi tức tư bản đối với người Mỹ giàu có hơn – một đề nghị mà các đảng viên Cộng hoà bác bỏ.


Có nhiều lãnh vực bất đồng khác, trong đó có sự hối thúc của các nhà lập pháp – kể cả các thành viên trong chính đảng Dân chủ của ông Obama – đòi siết chặt các biện pháp trừng phạt Iran. Tổng thống từng tuyên bố ông sẽ phủ quyết một dự luật như thế, và nói rằng các biện pháp trừng phạt có thể làm chệch hướng các cuộc đàm phán hạt nhân mong manh và làm tăn nguy cơ chiến tranh.
Tổng thống đã được sự hoan hô nồng nhiệt của các ủng hộ viên tại Quốc hội. Nhưng trong một dấu hiệu chống đối vẫn tồn tại, ông cũng nhận được những lời reo hò của các đối thủ khi ông đề cập đến thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của ông.


“Tôi không còn cuộc tranh cử nào phải chạy đua nữa. Nghị trình duy nhất của tôi trong hai năm tới cũng giống như nghị trình tôi đã có kể từ ngày tôi tuyên thệ nhậm chức trên bậc thềm của điện Capitol này - là làm những gì tôi tin là tốt đẹp nhất cho nước Mỹ.”
Tuy bài phát biểu của ông tập trung chủ yếu vào các vấn đề kinh tế trong nước, Tổng thống Obama cũng nói về sự cần thiết nước Mỹ phải lãnh đạo một cách khôn ngoan và tránh những quyết định vội vã lôi kéo đất nước vào tình huống mà ông mô tả là những cuộc xung đột không cần thiết.
Đồng thời, ông hô hào Quốc Hội chấp thuận một nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực trong cố gắng hạ cấp và tiêu diệt các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo, một cuộc chiến mà ông cho rằng sẽ phải mất nhiều năm.
Tổng thống Obama chỉ đề cập thoáng qua đến những vụ tấn công khủng bố ở Pháp mới đây.
 http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-noi-bong-toi-cua-khung-hoang-da-qua/2607277.html

 

Ngoại Trưởng Nga chỉ trích diễn văn của TT Mỹ là 'hung hăng'

Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov nói bài diễn văn về tình trạng liên bang của Tổng Thống Obama phản ánh điều mà ông mô tả là 'ý đồ của Mỹ muốn chi phối các vấn đề quốc tế'.

Lên tiếng hôm nay trước một cuộc họp ở Berlin để thảo luận về vấn đề Ukraine, Ngoại Trưởng Nga nói thêm rằng Hoa Kỳ đã định ra một đường lối “hung hăng”. Nhưng ông tuyên bố Moscow sẽ tiếp tục hợp tác với phương Tây chống lại chủ nghĩa khủng bố, bất chấp những căng thẳng liên quan tới Ukraine.


Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang Mỹ, Tổng Thống Obama nói Hoa Kỳ đoàn kết chặt chẽ với các đồng minh, trong khi Nga bị cô lập với nền kinh tế đang tả tơi. Kinh tế Nga đã chịu thiệt hại chủ yếu vì những biện pháp chế tài do các nước Phương Tây áp đặt vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Chiều tối hôm nay ở Berlin, ông Lavrov sẽ gặp các giới chức đến từ Ukraine, Pháp và Đức. Ông dự kiến các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào việc rút các vũ khí nặng ra khỏi vùng tiền tuyến tại Ukraine, nơi các cuộc giao tranh giữa binh sĩ Ukraine và các phần tử ly khai thân Nga đã leo thang.
Ông Lavrov cũng tái khẳng định rằng Nga không hỗ trợ các thành phần ly khai.
Hôm qua, Ukraine tố cáo các lực lượng Nga đã tấn công các đơn vị quân sự đang chiến đấu chống phe ly khai ở vùng Luhansk thuộc vùng đông bộ Ukraine. Nga bác bỏ lời tố cáo này.
 http://www.voatiengviet.com/content/ngoai-truong-nga-chi-trich-dien-van-cua-tt-my-la-hung-hang/2607578.html

Tuesday, January 20, 2015

PHE NÀO THẮNG ?


  Nhân sự cấp cao Việt Nam: ai đi, ai ở?

Trong cả ba danh sách không chính thống, những cái tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phùng Quang Thanh đều ở top đầu.
Trong cả ba danh sách không chính thống, những cái tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phùng Quang Thanh đều ở top đầu.
Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc được 10 ngày, nhưng dư âm của kỳ họp mà giới quan sát cho là ‘đặc biệt’ này vẫn còn.
Một điểm gây nhiều đồn đoán nhất, đó là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên đối với các lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Việt Nam, gồm 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 4 thành viên Ban Bí thư, nhưng kết quả lại không được công bố.
VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện các nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam ở cả trong lẫn ngoài nước, nhưng đa phần đều từ chối đưa ra nhận định vì “không có đủ thông tin”.
Tuy nhiên, cuối tuần qua, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về chính sự Việt Nam, đã công bố một bản phân tích và đánh giá cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này, dựa trên các nguồn tin của ông cũng như kết quả (chưa được nhà nước xác nhận) đăng trên trang blog 'Chân dung Quyền lực'.
Theo trang blog được hơn 15 triệu người truy cập này, 197 ủy viên trung ương (3 người dự khuyết) đã được yêu cầu đánh giá các vị lãnh đạo theo các mức “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Giáo sư Thayer cho biết, có hai danh sách kết quả chưa hoàn chỉnh đã được lan truyền trong giới quan sát ở Hà Nội trước cả khi được trang blog “bí hiểm” công bố.
Các tin đồn ở Hà Nội cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có tham vọng trở thành Tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và nhiều khả năng, ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phản đối điều này.
Trong cả ba danh sách không chính thống, những cái tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phùng Quang Thanh đều ở top đầu.
Chuyên gia về chính trị Việt Nam viết rằng vì thiếu thông tin từ những người bỏ phiếu nên không thể biết được lý do vì sao các thành viên Bộ Chính trị, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhận được số phiếu ‘tín nhiệm cao’ nhiều nhất.
Theo ông Thayer, hiện có nhiều đồn đoán ở trong nước về người nhắm vào ghế Tổng bí thư.
Ông viết: "Các tin đồn ở Hà Nội cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có tham vọng trở thành Tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và nhiều khả năng, ông Trương Tấn Sang và ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phản đối điều này".
Giáo sư Carl Thayer viết thêm: "Trong khi đó, cũng có tin đồn về việc ông ông Trọng đang vận động cho ông Phạm Quang Nghị hoặc Trần Đại Quang lên thay thế ông. Còn các trang blog chính trị thì lại gợi ý đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh".
Hình ảnh trang web 'Chân dung Quyền lực'.Hình ảnh trang web 'Chân dung Quyền lực'.
Còn trong một bài viết mới có tên gọi “Những bất ngờ trên đường lựa chọn lãnh đạo kế vị”, Tiến sỹ Jonathan London, chuyên gia về Việt Nam, tại Đại học Thành thị Hong Kong, cho rằng việc lựa chọn nhân sự kế vị ở Việt Nam “được che giấu một cách có hệ thống”.
Ông London cũng nói thêm rằng “diễn biến của các sự kiện hiện nay đang vén bức màn phơi bày hoạt động chính trị chóp bu ở Việt Nam mà xưa nay chưa có tiền lệ”.
Ông viết: “Kết cuộc đáng chú ý và có phần oái ăm cuối cùng của Hội nghị Trung ương 10 chính là những kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Được biết chẳng ai khác hơn chính Nguyễn Tấn Dũng nhận được số phiếu cao nhất. Ngược lại, nhiều ứng cử viên khác, trong đó có hai người được đề cập trên trang 'Chân dung Quyền lực' trước cuộc lấy phiếu tín nhiệm, xếp gần chót bảng”.
Tranh giành quyền lực

Nhà quan sát này từng nói với VOA Việt Ngữ rằng nhiều người Việt, cả ở trong lẫn ngoài nước, “đều muốn Việt Nam hướng tới một chế độ chính trị minh bạch hơn”.
Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn nâng cao lòng tin của dân thì họ phải phấn đấu để làm cho quá trình này hết sức minh bạch.
Ông London nói:  "Việc Bộ Chính trị Việt Nam có một quá trình lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá sự hài lòng đối với việc lãnh đạo đảng cũng có thể được xem là một phát triển hứa hẹn cho nền chính trị của Việt Nam nếu ý nghĩa của quá trình này là cố gắng nâng cao hiệu quả của lãnh đạo chính trị Việt Nam".

Nhà quan sát này nói thêm: "Việc đảng cộng sản Việt Nam chưa sẵn sàng công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một hạn chế. Và nếu đảng cộng sản Việt Nam thực sự muốn nâng cao lòng tin của dân thì họ phải phấn đấu để làm cho quá trình này hết sức minh bạch".
Tờ Nikkei Asian Review, thuộc quyền sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất Nhật Bản, nhận định rằng “các trang mạng xã hội như Facebook và các trang blog bí hiểm sẽ được dùng làm công cụ tranh giành quyền lực trước khi một bộ chính trị mới được lựa chọn”.
“Các trang này sẽ rò rỉ các thông tin về một số cá nhân nhất định, làm sao nhãng công chúng trước các vấn đề quốc gia cấp bách khác”, tờ báo viết.
Ban biên tập trang blog Chân dung Quyền lực mới thông báo sẽ ‘dọn dẹp bất cứ lúc nào’ các thông tin mà họ cho là ‘thóa mạ Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh’, dẫn tới các đồn đoán về những người đứng sau trang này.
 http://www.voatiengviet.com/content/nhan-su-cap-cao-o-vietnam-ai-se-di-ai-se-o-lai/2607485.html

  Những bất ngờ trên đường chọn lãnh đạo kế vị

    • 20 tháng 1 2015





    Các Ủy viên Bộ Chính trị đã từng tự phê bình các khuyết điểm tập thể của mình.
    Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thường không minh bạch vừa có một màn công khai rầm rộ bằng hội nghị toàn thể lần thứ 10 của Trung ương Đảng mới kết thúc. Ván bài này cược cao thắng lớn và có nhiều ý nghĩa đối với không chỉ sự phát triển của Việt Nam mà cả triển vọng chiến lược của cả khu vực. Vậy thực hư ra sao?
    Hấp dẫn nhất là vấn đề chọn lãnh đạo kế vị và kèm theo đó là chuyện tranh giành quyền lực. Năm 2016 Đảng Cộng sản sẽ tổ chức đại hội 12 và trước đại hội đó, đảng phải chọn lứa lãnh đạo mới. Nhiều ủy viên của Bộ Chính trị gồm 16 người của Việt Nam sẽ đến tuổi về hưu. Sau đại hội 12, bốn vị trí cao nhất trong nền chính trị Việt Nam – tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, và chủ tịch quốc hội – sẽ do những người mới nắm giữ. Những nhân vật nào và liên minh nào sẽ thắng và theo tổ hợp nào là vấn đề được quan tâm.
    Như ở hầu hết các nhà nước độc đảng, hoạt động chính trị chọn nhân sự kế vị ở Việt Nam tất yếu sẽ diễn ra ở hậu trường. Bằng chứng về những gì thực sự đang diễn ra được che giấu một cách có hệ thống. Chính việc hiện nay Việt Nam đi chệch khỏi khuôn mẫu này đã khiến giới quan sát lưu ý. Thực vậy, diễn biến của các sự kiện hiện nay đang vén bức màn phơi bày hoạt động chính trị chóp bu ở Việt Nam mà xưa nay chưa có tiền lệ. Có nhiều bất ngờ đã xảy ra.
    Bất ngờ thứ nhất xuất phát từ quy trình và các kết quả được cho là đã đạt được nhưng không kiểm chứng được của một vòng lấy phiếu tín nhiệm khác thường và bí mật trên danh nghĩa, trong đó 197 ủy viên Trung ương xếp hạng các ủy viên Bộ Chính trị theo mức độ tín nhiệm đối với thành tích của các ủy viên. Việc Bộ Chính trị chịu để cho Trung ương Đảng, vốn có vai trò giám sát chính thức đối với Bộ Chính trị, lấy phiếu tín nhiệm nhắc cho ta nhớ rằng, về chuyện chính trị, đảng cộng sản Việt Nam đã làm theo cách riêng của mình. Trung Quốc thì không như vậy.

    Cuộc lấy phiếu tín nhiệm trì hoãn lâu nay đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất để chỉ tên điểm mặt phê bình hành vi xấu trong Bộ Chính trị. Nên nhớ là vào năm 2012, Nguyễn Phú Trọng và các ủy viên Bộ Chính trị tìm cách trừng trị một ủy viên Bộ Chính trị không được nêu tên (được nhiều giới cho là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) nhưng bất thành khi Trung ương Đảng không chấp thuận, mà thay vì thế bắt buộc toàn thể Bộ Chính trị tự phê bình các khuyết điểm tập thể của mình. Việc lấy phiếu tín nhiệm dường như là một cách khác để kỷ luật những ủy viên có thành tích kém cỏi, dù tiến hành trong cảnh cửa chốt then cài.
    20 tháng 1 2015
     Dù phần lớn người dân Việt Nam không theo dõi sát sao hoạt động chính trị của đảng, trong những năm gần đây Việt Nam đã phát triển một văn hóa chính trị ngày càng năng động, nhờ sự truyền bá nhanh chóng của Internet và những cơ hội mà Internet mang lại người dân Việt Nam đọc và bình luận về hầu như bất cứ chuyện gì khiến họ quan tâm, trong đó có chính trị.Điều này dẫn đến một diễn biến lý thú thứ ba, đó là sự xuất hiện của trang mạng Chân dung Quyền lực bí ẩn và có lượng truy cập rất lớn. Trong vài tuần qua, trang mạng này đã đăng những câu chuyện động trời nhưng dường như trích dẫn tư liệu đầy đủ về chuyện xấu xa được cho là của nhiều ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có ít nhất hai ủy viên được xem có thể đương nhiên nắm chức vụ lãnh đạo vào năm 2016. Sự xuất hiện của trang mạng này và việc trang mạng này khiến thiên hạ bàn tán xôn xao rõ ràng đã có tác động, và khiến chính phủ kêu gọi tránh xa nó.


    Theo tác giả, hoạt động chính trị chọn nhân sự kế vị ở Việt Nam tất yếu sẽ diễn ra ở hậu trường.
    Tuy có người xem Chân dung Quyền lực là một “chiến dịch bôi nhọ”, trang mạng này nhằm mục đích theo dõi tất cả các ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm. Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của trang này là cách tường thuật dường như dựa trên bằng chứng. Ở một nước mà báo chí hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của giới quyền lực chóp bu, một trang mạng kiểu này có những tác động kinh thiên động địa. Người dân Việt Nam chắc chắn đang để ý. Ví dụ ai mà biết được người nhà của một ủy viên Bộ Chính trị có chủ trương bảo thủ và ứng cử viên cho một vị trí lãnh đạo hàng đầu lại dường như sở hữu hai ngôi nhà ở miền nam California? Sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm, trang này đăng những cáo buộc và bằng chứng cho rằng một bộ trưởng chủ chốt – người cũng đã được nhắc đến như một ứng cử viên cho một chức vụ cao cấp – cùng với gia đình ông đã tích lũy cơ ngơi tài sản bằng những cách mờ ám. Vẫn chưa biết những cáo buộc này có căn cứ xác đáng hay không.
    Kết cuộc đáng chú ý và có phần oái ăm cuối cùng của Hội nghị Trung ương 10 chính là những kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Được biết chẳng ai khác hơn chính Nguyễn Tấn Dũng nhận được số phiếu cao nhất. Ngược lại, nhiều ứng cử viên khác, trong đó có hai người được đề cập trên trang Chân dung Quyền lực trước cuộc lấy phiếu tín nhiệm, xếp gần chót bảng.
    Trong số bốn lãnh đạo cao cấp nhất hiện nay của Việt Nam, chỉ có Nguyễn Tấn Dũng đủ tiêu chuẩn làm lãnh đạo sau năm 2016. Sau Nguyễn Tấn Dũng và loại trừ vị bộ trưởng gần đây bị cáo buộc là đã tích lũy tài sản bất chính, hai ủy viên Bộ Chính trị có số phiếu tín nhiệm cao nhất và cũng đủ tiêu chuẩn làm lãnh đạo sau năm 2016 đều là đồng minh của Nguyễn Tấn Dũng. Tất cả những điều này cho thấy chính trị ở Việt Nam đang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho thủ tướng.


    Trong 85 năm tồn tại, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm cách tiến hành các đợt chọn lựa nhân sự lãnh đạo kế vị dựa trên các nguyên tắc một mặt là đồng thuận kín và một mặt là trung thành với đảng. Công thức này, vốn đã được xem tạo nên sức mạnh trong thời chiến, cũng đã bị nhiều người chỉ trích là tạo nên các lãnh đạo bất tài vô dụng, càng làm tăng các bế tắc chính trị, gây phương hại cho các nguyên tắc trọng nhân tài, và ngăn cản sự trỗi dậy của một giới lãnh đạo quyết đoán hơn. Phải chăng tình hình đã chín muồi để có thay đổi?
     
     

    Tuy còn quá sớm nên chưa biết ai sẽ chiếm được các vị trí lãnh đạo cao nhất trong năm tới, hiện nay có vẻ như Nguyễn Tấn Dũng là người có cơ may cao nhất để trở thành tổng bí thư kế tiếp trong khi nhiều nhân vật cùng phe với Nguyễn Tấn Dũng dường như nhận được sự tín nhiệm tương đối cao của các đảng viên. Vì sao điều này có thể có ý nghĩa quan trọng?
    Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn là một điều bí ẩn. Tuy có người nghi vấn sự thành thật của ông, ông vẫn là chính khách hùng biện nhất của Việt Nam và là tác giả của kế hoạch có chủ trương tự do nhất cho sự phát triển của Việt Nam, đó là bài phát biểu Năm Mới 2014 của ông. Ông nhiều lần tuyên bố rằng “dân chủ là tương lai”, không nao núng trước những trò gây hấn hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, và dường như rất thoải mái với ý tưởng bang giao mật thiết với Mỹ.
    Tuy chúng ta không thể tiên liệu tương lai, những sự kiện gần đây cho thấy nền chính trị ở Việt Nam minh bạch hơn. Tuy không phải do chủ đích, điều này vẫn là một diễn biến quan trọng. Nó hé mở một góc bé xíu để ta nhìn vào chính trường ngày càng năng động của Việt Nam.
    Bài được tác giả viết bằng tiếng Anh, do Phạm Vũ Lửa Hạ dịch, đã đăng trên blog cá nhân và tác giả đồng ý để BBC tiếng Việt đăng lại.

NHẠC SĨ LÊ DINH * VIỆT CỘNG

 VIỆT CỘNG

NHẠC SĨ LÊ DINH

Hai tiếng này, tôi không hiểu sao, cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh. Nhưng hai tiếng Việt Cộng nguyên thủy đâu có gì là xấu xa, nó chỉ là một danh từ ghép thường thôi, như rừng núi, biển khơi, đồng áng… nhưng theo thời gian biến đổi, nó trở thành một danh từ ghê tởm và rùng rợn lúc nào chúng ta không hay.

Nếu ai chỉ một tên nào đó mà nói “Mầy là thằng Việt Cộng” thì có nghĩa người đó là một người xấu xa nhất trong xã hội hiện nay. Chẳng thà chửi cha người ta, người ta không giận bằng chủi “Mầy là thằng Việt Cộng”. Như vậy đủ biết hai chữ Việt Cộng bị người đời thù ghét như thế nào rồi. Mà nghĩ cũng đúng thôi.

Nhớ lúc tôi còn nhỏ, năm tôi 11 tuổi, còn học ở trường Tiểu học Vĩnh Lợi, cách làng Vĩnh Hựu của tôi chừng ba cây số. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, mẹ tôi phải đưa tôi đến trường và tôi lưu trú tại nhà dì tôi cho đến cuối tuần mới trở về Vĩnh Hựu. Một buổi sáng thứ hai đầu tuần, cũng như mọi khi, mẹ tôi xếp đâu 2 chục trứng gà vào một cái giỏ để khi đưa tôi đến trường xong là mẹ tôi ra chơ bán 2 chục trứng gà đó, lấy tiền mua các thức ăn khô khác.


Hai mẹ con đang đi, độ còn nửa đường là tới làng Vĩnh Lợi, thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chận mẹ con tôi lại, quát to: Đứng lại! Anh ta đưa họng súng ngay truớc trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải đem trứng ra chợ để bán cho Tây không? (Lúc đó, ở tại chợ Vĩnh Lợi, ngay phía bên kia đầu cầu sắt, có một cái đồn của người Pháp đóng tại đó). Mẹ tôi run run nói:


- Dạ thưa ông, đâu phải, tôi đem trứng này ra chợ bán để lấy tiền mua thức ăn.
- Chứ không phải mẹ con bà đem lương thực cung cấp cho Tây sao?
- Dạ thưa ông, đâu có phải như vậy.

- Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy ban tịch thu. Nhớ lần sau, còn gặp mẹ con bà đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi sẽ bắn bỏ.
- Dạ mẹ con tôi đội ơn ông.

Thật hú hồn hú vía. Lần đầu tiên trong đời, tôi mới nhìn thấy khẩu súng lục. Sao nó uy dũng, hiên ngang, trông rất dễ sợ. Và cũng lần đầu tiên trong đời tôi mới biết đó là những kẻ được gọi là Việt Minh, những người mặc đồ đen, đầu quấn khăn rằn, rồi sau này trở thành Việt Cộng và hai chữ Việt Cộng đã ám ảnh tôi từ suốt thời bé thơ cho đến khi khôn lớn.

Nếu không có lần bị đón đường, bị đe dọa bắn bỏ hôm đó, tôi đã trở thành một tên Việt Minh từ thời trẻ dại này rồi. Tôi còn nhớ rất rõ, ở tuổi 11, 12, tôi say mê những bài hát êm đềm, như:


“Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo lắng suối reo, ngàn thông reo
Còn đâu trên chiến khu trong rừng chiều
Bên đèo đoàn quân réo, đạn bay vèo…”

Hay hùng dũng, như:
“ Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến…”
Hoặc:
“Đoàn giải phóng quân một lòng ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về…”

Và còn nữa:
“Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm nguồn tươi sáng…”

Hay là những bài thơ mà giờ đây hơn 60 năm qua, tôi vẫn còn nguyên trong trí nhớ:
“Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm ủ
Băng trắng đầu mình những vết thương”

Thật là lãng mạn, thật là dễ thương. Làm sao mà tôi không bị quyến rũ bởi nét nhạc, lời thơ như vậy được. Cho nên tôi có ý nghĩ là mình sẽ phải theo mấy anh lớn để được vào bưng, được nghe tiếng suối reo, ngàn thông reo, được nằm lăn trên lá hay rơm ủ, được nữ y tá săn sóc vết thương… Rồi một ngày nọ, tôi được theo đoàn biểu tình đi bộ từ làng Vĩnh Hựu của tôi lên tới tỉnh Gò Công, cách xa làng tôi 14 cây số, để gọi là… ủng hộ Việt Minh.


Thức dậy từ 3 giờ khuya, chuẩn bị cơm vắt muối mè, tập hợp lại rồi tháp tùng đoàn người, đi theo nhịp trống quân hành “rập rập thùng, rập rập thùng”… lội bộ suốt 14 cây số, nhờ vừa đi vừa hát “Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng”, cho nên thằng con nít 11 tuổi như tôi, khi đến nơi, nào có thấy chút mệt mỏi gì đâu? Nhưng sau lần gặp gã Việt Minh với khẩu súng giết người đó, tôi đã bừng tỉnh giấc mơ bỏ học, trốn cha mẹ để ra bưng biền.

Việt Cộng! Chỉ hai tiếng thôi, nhưng sao thiên hạ hoảng hốt, kinh hoàng khi nghe đến nó. Năm 1954, gần một triệu đồng bào miền Bắc, cũng vì hai tiếng này mà phải bỏ hết của cải, quê hương, làng xóm, mồ mả ông bà để chạy vô miền Nam xa lắc xa lơ, trốn khỏi bè lũ Việt cộng.


Năm 1975 cũng vậy, vì hai tiếng này mà hơn hai triệu người dân miền Nam phải liều chết, bằng đủ mọi cách để lánh xa loài quỷ dữ. Ở thôn quê miền Nam, khi nghe mấy tiếng “Việt Cộng về” hay “Mấy ổng về” là bà con gồng gánh, già trẻ, bé lớn chạy trối chết về phía thành phố để trốn khỏi bọn Việt Cộng.

Rồi nào Việt Cộng pháo kích vào thành phố, vào quận lỵ giết hại dân lành, giết hại trẻ thơ nơi trường học. Việt Cộng đào lộ, đấp mô, đặt mìn, phá cầu… Còn Việt Cộng ngày nay thì ngoài tham nhũng còn tội bán nước, buôn dân, bàn tay chúng phạm trăm ngàn thứ tội ác. Việt Cộng ngày nay bán rừng, bán biển, bán giang sơn cha ông cho Tàu, Việt Cộng ngày nay độc ác, tàn nhẫn với dân chúng, nhưng co ro, cúm rúm trước thằng Tàu như sợ ông nội, ông cố của chúng, bắt dân bỏ tù nếu dân đứng lên yêu nước chống lại lũ Hán xâm lăng.


Rồi tôi miên man suy gẫm, không biết những tên như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao - nhưng không biết những tên này có biết suy nghĩ không – chúng có thấy rằng sao mình đi đến đâu, thiên hạ bỏ chạy hết vậy? Mình giành được phân nửa xứ sở miền Bắc, đáng lẽ dân chúng phải ở lại với mình để kiến thiết xứ sở chứ, sao gần cả triệu người lại bỏ chạy vào Nam. Rồi mình cướp được luôn phân nửa miền Nam còn lại, thiên hạ lại ùn ùn bỏ chạy nữa, cả hơn hai triệu người xa lánh mình. Tại sao và tại sao?


Chúng không tự đặt câu hỏi đó với chính chúng sao? Mình đi đến đâu thì người ta chạy trối chết khỏi nơi đó. Mình là thứ gì vậy? Nhìn hình ảnh cuộc di cư năm 1954, trên những chiếc tàu há mồm, nhìn những gương mặt hớt hơ hớt hãi, mất hồn, chạy đôn chạy đáo để rời khỏi Saigon tháng tư năm 1975, rồi nhìn những cảnh liều chết vượt biển lên đến cao điểm, từ năm 1975- 1980, nếu chúng là người, chúng phải suy nghĩ chứ? Mình cũng là người như họ, đầu, mắt tay chân cũng đầy đủ như họ, tại sao họ sợ mình mà chạy hết như thế? Mình có phải là quỷ dữ hay ác thú gì đâu?

Nhưng tôi nghĩ, Việt Cộng còn đáng sợ hơn là quỷ dữ nữa. Nhìn lại, từ cái thời bé thơ, thuở mà mẹ con tôi đem hai chục trứng gà ra chợ bán để có tiền mua thức ăn cho gia đình, đến ngày nay, đã hơn 60 năm trôi qua, tôi cảm thấy rùng mình, ghê sợ. Từ những việc bắt người cho mò tôm, thả xác trôi sông thuở đó, cho đến những vụ lường gạt, gian dối cướp giật của Việt Cộng ngày nay, nhìn sự dã man tàn ác của Việt Cộng đối với người dân cùng chung máu mủ … thật không thể nào tưởng tượng nổi.


Quỷ chỉ nhát, chỉ hù người ta thôi, chứ không hại người ta, mà nếu quỷ có hại thì chỉ hại một người thôi. Còn Việt Cộng hại cả một dân tộc, tiệu diệt tất cả, đất đai, sông biển, núi rừng không còn, nhưng đó là nói về mặt những gì còn nhìn thấy được. Còn về mặt không nhìn thấy được thì là Việt Cộng tàn phá cả đạo đức, dung dưỡng tội ác, giết chết sự trong trắng trong lòng trẻ thơ, đưa nhiều thế hệ con em chúng ta vào vòng tối ám, dạy chúng dối trá, dạy chúng tội ác…


Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Những nguời đã quá sợ chúng mà bỏ xứ ra đi, để xứ cho chúng ở cũng chưa được yên thân. Chúng còn cho tay chân bộ hạ, núp bóng dưới danh nghĩa này, danh nghĩa nọ, chạy theo ra ngọai quốc để quyết hành hạ những người tỵ nạn Cộng sản này cho đủ… 36 kiểu của chúng. Thật trời không dung, đất không tha.

Ngày xưa, chúng đã chiếm được phân nửa nước Việt Nam, tưởng đâu rằng chúng cùng miền Nam thi đua làm cho dân giàu nước mạnh, nhưng như chúng ta đã biết, Việt Cộng cho đến 1975, còn chưa thấy cái thang máy “biết tàng hình” là gì, chưa được nhìn chiếc đồng hồ “12 trụ, 2 cửa sổ, không người lái” là gì, không hiểu cái bồn cầu “để rửa rau” hay để làm gì, trong khi miến Nam lúc đó đã là một trong những quốc gia tân tiến ở Đông Nam Á châu.


Rồi lòng tham vô đáy, thực hành chủ nghĩa Cộng sản toàn cầu của chúng, chúng cướp luôn miền Nam. Thiên hạ lại bỏ chạy, chúng rượt theo ra đến ngọai quốc để áp dụng… 36 kiểu lên đầu lên cổ người đã sợ chúng mà bỏ chạy 36 năm trước.

Nếu tôi có làm anh muôn vàn bực tức, xin anh cứ chửi tôi là thằng mất dạy, thằng láu cá, thằng bỉ ổi, thằng đê tiện, thằng vô học, thằng… thằng gì cũng được, hay bảo tôi là thằng không cha không mẹ, hay là thằng do… con gì sanh ra cũng được nốt, nhưng xin đừng bảo tôi là Việt Cộng. Mầy là thằng “Việt Cộng”, hai tiếng này nặng lắm anh biết không? Nói như thế là anh chửi tôi đấy, mà chửi tôi thât nặng, đó là tiếng chửi ghê gớm nhất, đáng sợ nhất trong những tiêng chửi đương thời.

Vì hai tiếng này đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, côn đồ, thảo khấu…, lọai quỷ quái tinh ma, ...nghĩa là bọn trời đánh thánh đâm, trời tru đất diệt.


Lê Dinh

No comments:

Post a Comment

1 comment:

du học điều dưỡng nhật bản 2021 said...

bạn muốn đi du học ngành y tại nhật bản hãy liên hệ với mình nhé. tham khảo thêm tại: https://ajisai.edu.vn/du-hoc-dieu-duong-nhat-ban-nd283398.html