Wednesday, November 16, 2016

OBAMA *VIỆT CỘNG* VẠNLÝ TRƯỜNG THÀNH* THÁI LAN *VIÊTNAM


DIỄN VĂN CỦA TỔNG THỐNG OBAMA

Những điểm đáng chú ý trong bài diễn văn của Tổng thống Obama

Diễm Thi & Nguyễn Khanh, RFA
2015-01-20

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_Was8895221.jpg
Tổng Thống Mỹ Barack Obama tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm 16/01/2015. (Ảnh minh họa)
AFP PHOTO/MANDEL NGAN
Vài giờ đồng hồ nữa, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đọc bản thông điệp hàng năm gửi quốc hội và nhân dân Mỹ, trình bày về tình hình quốc gia và những điều ông muốn thực hiện trong những ngày tháng tới. Diễm Thi của Ban Việt Ngữ có cuộc trao đổi ngắn với anh Nguyễn Khanh để gửi đến quý vị những điểm đáng chú ý trong bản thông điệp liên bang  mà Tổng Thống Hoa Kỳ sắp đọc.

Nhiều thay đổi?

Diễm Thi: Chào anh, theo anh điểm nào là điểm anh chú ý nhất liên quan đến bản thông điệp liên bang 2015?
Nguyễn Khanh: Theo tôi, điều đáng chú ý nhất là những năm trước đây, chỉ vài giờ đồng hồ trước khi Tổng Thống đọc bản thông điệp thì Nhà Trắng tiết lộ cho giới truyền thông biết những điểm quan trọng. Nam nay hoàn toàn khác, bằng chứng là trong 2 tuần lễ qua, có thể nói là hầu như mỗi ngày Nhà Trắng lại tiết lộ cho báo chí biết một hoặc 2 điều mà Tổng Thống sẽ trình bày.
Diễm Thi: Tại sao vậy?
Nguyễn Khanh: Tôi thấy có nhiều lý do.
Thứ nhất là Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ bây giờ thuộc về đảng Cộng Hòa, do đó vị Thổng Thống Dân Chủ đi tìm sự ủng hộ của dân chúng, và cách tốt nhất là cho người dân biết những gì ông sẽ nói trước khi ông trình bày trước Quốc Hội. Điểm thứ nhì là Tổng Thống Obama đang ở 2 năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2, tức là ông sửa soạn rời Nhà Trắng, và người ta thường nói rằng ở những năm cuối đó thì người lãnh đạo quốc gia hầu như chẳng làm điều gì quan trọng cả, chỉ ngồi chờ người sẽ kế nhiệm mình. Ông Obama không muốn người dân Mỹ nghĩ như thế, do đó, ông cho công bố những điều muốn làm để chứng tỏ với người dân Mỹ là ông làm việc cho đến ngày cuối cùng, giờ cuối cùng, phút cuối cùng, trước khi ông rời Nhà Trắng.
Diễm Thi: Dựa theo những điều đã được Nhà Trắng “bật mí”, theo anh thì những điểm nào đáng chú ý nhất?
Nguyễn Khanh: Tôi thấy điều nào Tổng Thống Hoa kỳ nói đều là điều quan trọng, đáng chú ý cả. Về mặt đối ngoại, ông sẽ khẳng định lập trường chống khủng bố và chống tin tặc, nhắc lại cho mọi người biết ông đã thực hiện đúng lới cam kết ông đưa ra 7 năm trước đây khi vận động tranh cử nhiệm kỳ đầu tiên là kết thúc hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan. Ông cũng sẽ nói đến việc nối lại quan hệ với Cuba, và những quyết định ông đưa ra để giảm bớt mức cầm vận với quốc gia láng giềng này của Hoa Kỳ, gọi đó là những bước đầu nhưng rất quan trọng, giúp các nhà đầu tư Mỹ có cơ hội thuận lợi khi bỏ vốn đầu tư ở Cuba.
Điều đang được nói tới ở Hoa Kỳ và gây rất nhiều tranh cãi là chính sách đối nội. Vài giờ nữa, Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ nhắc lại chuyện ông nhận lãnh trách nhiệm lãnh đạo quốc gia lúc kinh tế nước Mỹ đang ở bờ vực thẳm, nhưng 6 năm vừa qua tình hình đã đổi khác, kinh tế ngày một vững mạnh hơn, tỷ lệ người thất nghiệp cũng ngày một giảm bớt, người dân không còn lo âu như trước, đã bắt đầu có thể để dành, đã có tiền tiêu xài để thúc đẩy kinh tế quốc gia. Từ điểm đó, ông mới nói đến một trong những mục tiêu mà ông muốn đạt được trước ngày rời Nhà Trắng, mục tiêu đó là phải chú ý đến tầng lớp trung lưu nhiều hơn nữa, vì tầng lớp này tiêu biểu cho quốc gia, cho xã hội và cho nền kinh tế của nước Mỹ.
Để có thể kiện toàn ước mơ ông đặt ra, vị Tổng Thống Dân Chủ sẽ yêu cầu Quốc Hội Cộng Hòa sửa đổi quy định về thuế, ông muốn các đại công ty, những người có mức thu nhập cao, và những người đầu tư có lời phải đóng thuế nhiều hơn, dùng số tiền đó vào việc giảm thuế cho người trung lưu. Số tiền đó cũng sẽ được dùng để trả một phần học phí cho những sinh viên theo học ở các đại học cộng đồng trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ, giúp giới trẻ Mỹ cơ hội để bước vào những đại học 4 năm. Ngoài ra, Tổng Thống Obama cũng sẽ yêu cầu Quốc Hội thông qua đạo luật giải quyết tình trạng di trú của 14 triệu người đang cư ngụ bất hợp pháp trên đất Mỹ, phần lớn là người gốc Châu Mỹ La Tinh, cho những người này ở lại, đương nhiên là có những điều kiện kèm theo mà tập thể này phải tuân theo.
Diễm Thi: Phản ứng từ phía Quốc Hội Cộng Hòa như thế nào?
Nguyễn Khanh: Câu trả lời từ Quốc Hội là không chấp nhận những ý kiến mà Tổng Thống Obama đưa ra, từ ý kiến tăng mức thuế cho đến ý kiến sửa đổi luật di trú. Tôi nhớ là 2 ngày trước đây, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Orin Hatch, Chủ Tịch Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện nói rằng kinh tế vẫn chưa thật sự vững mạnh như ông Obama nói, do đó chuyện bắt các đại công ty, thành phần có mức thu nhập cao, hay giới đầu tư phải đóng thuế nhiều hơn là điều không thể thực hiện ngay lúc này. Cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện đều cho rằng ông Obama phải cắt giảm chi tiêu chứ không thể đòi tăng thuế. Tôi cũng còn nhớ văn phòng ông Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner cho biết chưa quyết định có đem vấn đề di trú ra thảo luận trong năm nay hay không, lý do là vì vẫn chưa có sự ủng hộ của cử tri.
Xin nói rõ hơn là người Mỹ đồng ý phải giải quyết chuyện 14 triệu người đang cư ngụ bất hợp pháp, nhưng có cho họ ở lại và mai sau trở thành công dân Hoa Kỳ hay không lại là vấn đề khác. Thành phần chống đối cho rằng những người này cố ý vi phạm luật khi trốn ở lại Mỹ, thì không thể chấp nhận chuyện cho những người cố tình vi phạm luật trở thành công dân Hoa Kỳ trong tương lai. Cũng xin nói thêm là thành phần chống đối không phải là nhỏ.
Tôi cũng xin được nói thêm là ngay chính nhân viên Nhà Trắng cũng nói cho cánh nhà báo biết trước là những điều Tổng thống Obama sẽ trình bày tối nay đều bị Quốc Hội Cộng Hòa bác bỏ.
Diễm Thi: Biết trước là bị Quốc Hội lắc đầu mà tại sao Tổng Thống Hoa Kỳ vẫn trình bày những điều sẽ bị chống đối?
Nguyễn Khanh: Câu trả lời nghe được từ nhiều nhà quan sát chính trị cho rằng dù biết trước những điều đưa ra sẽ không được Quốc Hội Cộng Hòa tán thành, nhưng Tổng Thống Obama vẫn trình bày kế hoạch của ông để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống 2016. Các nhà phân tích nói rằng chuyện tăng thuế nhà giàu, giảm thuế  cho người trung lưu là chuyện chính phủ nào cũng nói tới, chuyện giúp trả tiền học cho sinh viên là chuyện tổng thống nào cũng muốn làm, do đó những ý kiến ông Obam đưa ra ngày hôm nay sẽ là để tài tranh luận cho năm tới, các chính trị gia muốn trở thành tổng thống phải trả lời những câu hỏi này.
Cũng có người bảo với tôi là Tổng Thống Obama đưa những điều này ra để giúp cho ứng cử viên Dân Chủ, tức là người cùng đảng với ông. Ông muốn vẽ ra hình ảnh đảng Dân Chủ lo cho tập thể trung lưu, người nghèo, trong khi đảng Cộng Hòa lại lo cho người giàu. Ngay cả chuyện di trú cũng vậy, ông muốn kiếm phiếu cho đảng từ cử tri thuộc tập thể Hispanic, cho họ biết là đảng Dân Chủ muốn giải quyết vấn đề như đảng Cộng Hòa ủng hộ.
Diễm Thi: Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Cũng xin thưa thêm cùng quý khán thính giả là trong số khách mời ngồi chung với Đệ Nhất Phu Nhân Michelle để nghe Tổng Thống Obama đọc bản thông diệp liên bang hàng năm, có một người Việt Nam là Cô Kathy Phạm.
Cô Kathy từng làm việc với Google, dựng hệ thống điện toán giúp Obamacare, kết nối dữ liệu của các bệnh viện, sau đó hợp tác với chính phủ để giúp các cựu chiến binh Hoa Kỳ xin trợ giúp y tế qua chương trình của Bộ Cựu Chiến Binh. Mẹ cô Kathy bị ung thư, được chữa trị mà không phải lo lắng nhiều về phí tổn nhờ Obamacare. Cô có một người em trai bị thương ở chiến trường Afghanistan.
Một lần nữa, cám ơn anh Nguyễn Khanh.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/state-of-the-union-2015-nk-01202015113648.html

 

Phản ứng của các nhà lập pháp Mỹ sau diễn văn của TT Obama

Đây là bài diễn văn đầu tiên của Tổng thống Obama đọc trước một Quốc Hội mới nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Hòa.
Đây là bài diễn văn đầu tiên của Tổng thống Obama đọc trước một Quốc Hội mới nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Hòa.
Richard Green
Tại sao các tổng thống Hoa Kỳ đọc bài Diễn văn Về Tình trạng Liên bang?
Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định, tổng thống “thỉnh thoảng phải cung cấp cho Quốc hội thông tin về Tình trạng Liên bang và đề nghị Quốc hội cân nhắc các biện pháp mà ông xét thấy là cần thiết và thiết thực.” -  Điều II, Mục 3, khoản 1.
Diễn Văn Về Tình Trạng Liên Bang
- Tổng thống George đọc bài diễn văn về tình trạng của liên bang đầu tiên vào năm 1790.
- Tổng thống Franklin D. Roosevelt là người đầu tiên gọi bài diễn văn là “Diễn văn về Tình trạng Liên bang’ trong thập niên  1940, và tên này trở thành thông dụng từ đó.
- Bài Diễn văn về Tình trạng Liên bang lần đầu tiên được phát thanh vào năm 1923 là diễn văn của Tổng thống Calvin Coolidge.
- Bài diễn văn đầu tiên được truyền hình là diễn văn của Tổng thống Harry Truman.
- Bài diễn văn của Tổng thống George W. Bush là bài đầu tiên được trực tiếp đưa lên mạng năm 2002.
- Đáp từ của khối đối lập về bài diễn văn thường niên này của tổng thống được chính thức truyền hình lần đầu tiên vào năm 1966, theo trang web Senate.gov. Từ năm 1982, đáp từ của đảng đối lập thường là thành viên của Quốc hội trở thành lệ thường.
- Tổng thống Ronald Reagan là tổng thống đầu tiên mời các khách mời đặc biệt ngồi cạnh Đệ nhất Phu nhân vào năm 1982, và tỏ sự cảm kích họ trong bài diễn văn của ông.
Nguồn: AP, history.house.gov
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã bày tỏ những phản ứng lẫn lộn trước bài diễn văn về Tình trạng Liên bang của Tổng thống Barack Obama, với trọng tâm đặc biệt nhấn mạnh vào các chính sách kinh tế của ông và các cuộc đàm phán quốc tế đang diễn tiến về chương trình hạt nhân của Iran.  Từ thủ đô Washington, thông tín viên VOA Richard Green ghi nhận chi tiết.
Nhiều đề nghị mà Tổng thống Obama đưa ra trong bài phát biểu, kể cả lời kêu gọi tăng thuế đánh vào người Mỹ giàu có hơn để hỗ trợ cho việc giảm thuế dành cho giới trung lưu chắc chắn sẽ bị bác bỏ bởi các đảng viên Cộng hoà, như Thượng nghị sĩ vừa đắc cử Cory Gardner.
“Tổng thống đã tại chức 6 năm và tình hình đã trở nên tệ hại hơn trong khi dân chúng làm việc khó nhọc hơn mỗi ngày để cố gắng sống qua ngày, và chúng ta phải bảo đảm rằng chúng ta sẽ không tăng thuế đối với các gia đình Mỹ làm việc khó nhọc, và những người Mỹ tạo ra công ăn việc làm – và điều không may là điều đó dường như lại là kế hoạch duy nhất của Tổng thống.”
Về Iran, Tổng thống Obama nói áp dụng các biện pháp trừng phạt mới sẽ “gần như bảo đảm là các cuộc thương nghị sẽ thất bại, nhưng Thượng nghị sĩ Gardner nói nỗ lực hiện nay đã dành quá nhiều nhượng bộ cho Tehran.
“Tôi nghĩ vấn đề mà chúng ta thấy đối với các cuộc thương nghị ngay lúc này là dường như chúng ta đang tiến gần hơn đến các yêu sách của họ mà không có chút nhượng bộ nào từ phía Iran, và tôi rất lo ngại rằng chính quyền dường như đã từ bỏ mọi thứ mà không được đáp trả cái gì.”
Dân biểu Eliot Engel của đảng Dân chủ cũng muốn áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt.
“Tôi bỗng dưng có cảm tưởng và vẫn còn cảm thấy rằng các biện pháp trừng phạt đã đưa Iran đến bàn thương nghị và thêm các biện pháp trừng phạt có thể buộc Iran phải thương lượng một cách chân thành hơn.”
Và các nỗ lực của Tổng thống Obama trong việc chống khủng bố toàn cầu đã khơi ra lời chỉ trích từ phía một số đảng viên hàng đầu của đảng Cộng Hoà. Dân biểu David Scott của đảng Dân chủ cũng có một quan điểm tương tự:
“Tôi rất muốn thấy ông tỏ ra kiên quyết hơn trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cực đoan – ông rất yếu ở điểm đó và ông đã và đang bị coi là yếu trên sân khấu thế giới ở điểm đó. Ông là một người vĩ đại nhưng ta không thể lập chính sách đối ngoại theo cách ta muốn thế giới sẽ trở thành như thế nào – mà ta phải lập chính sách ngoại giao căn cứ vào thế giới thực tế.”
Đây là bài diễn văn đầu tiên của Tổng thống Obama đọc trước một Quốc Hội mới nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Hoà. Đảng này đã giành quyền kiểm soát Thượng viện từ tay đảng Dân chủ của Tổng thống trong các cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, cũng như đã chiếm được thế đa số mạnh hợn tại Hạ viện.
http://www.voatiengviet.com/content/phan-ung-cua-cac-nha-lap-phap-my-sau-dien-van-cua-tt-obama/2607242.html

Tổng thống Obama: Bóng tối của khủng hoảng đã qua

Tổng thống Obama nói với người dân Mỹ rằng sự chấn hưng kinh tế của Hoa Kỳ là có thật trong bài diễn văn về Tình trạng Liên bang.
Tổng thống Obama nói với người dân Mỹ rằng sự chấn hưng kinh tế của Hoa Kỳ là có thật trong bài diễn văn về Tình trạng Liên bang.
Luis Ramirez

Tại sao các tổng thống Hoa Kỳ đọc bài Diễn văn Về Tình trạng Liên bang?
Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định, tổng thống “thỉnh thoảng phải cung cấp cho Quốc hội thông tin về Tình trạng Liên bang và đề nghị Quốc hội cân nhắc các biện pháp mà ông xét thấy là cần thiết và thiết thực.” -  Điều II, Mục 3, khoản 1.


Diễn Văn Về Tình Trạng Liên Bang
- Tổng thống George đọc bài diễn văn về tình trạng của liên bang đầu tiên vào năm 1790.
- Tổng thống Franklin D. Roosevelt là người đầu tiên gọi bài diễn văn là “Diễn văn về Tình trạng Liên bang’ trong thập niên  1940, và tên này trở thành thông dụng từ đó.
- Bài Diễn văn về Tình trạng Liên bang lần đầu tiên được phát thanh vào năm 1923 là diễn văn của Tổng thống Calvin Coolidge.
- Bài diễn văn đầu tiên được truyền hình là diễn văn của Tổng thống Harry Truman.


- Bài diễn văn của Tổng thống George W. Bush là bài đầu tiên được trực tiếp đưa lên mạng năm 2002.
- Đáp từ của khối đối lập về bài diễn văn thường niên này của tổng thống được chính thức truyền hình lần đầu tiên vào năm 1966, theo trang web Senate.gov. Từ năm 1982, đáp từ của đảng đối lập thường là thành viên của Quốc hội trở thành lệ thường.
- Tổng thống Ronald Reagan là tổng thống đầu tiên mời các khách mời đặc biệt ngồi cạnh Đệ nhất Phu nhân vào năm 1982, và tỏ sự cảm kích họ trong bài diễn văn của ông.
Nguồn: AP, history.house.gov
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã đọc bài diễn văn về tình trạng liên bang, và nói rằng “bóng tối khủng hoảng đã qua” khi nền kinh tế Mỹ đang khá hơn và đa số binh sĩ Mỹ đã rời khỏi Iraq và Afghanistan. Thông tín viên VOA Luis Ramirez tại Toà Bạch Ốc ghi nhận chi tiết.
Bài phát biểu là một hình thức tuyên ngôn chiến thắng và được đọc vào lúc điểm ủng hộ dành cho Tổng thống Obama bắt đầu lên, nhờ điều ông gọi là một nền kinh tế khá hơn và thêm các con số lành mạnh hơn về công ăn việc làm.


“Chúng ta đã thấy tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong hơn 1 thập niên, mức thâm hụt mậu dịch sụt xuống 2/3, một thị trường chứng khoán tăng gấp đôi, và lạm phát bảo hiểm y tế ở mức thấp nhất từ 50 năm nay. Thưa đồng bào, đây là tin vui.”
Tổng thống Obama nói với người dân Mỹ rằng sự chấn hưng kinh tế của Hoa Kỳ là có thật. Hoa Kỳ đã kết thúc sứ mạng tác chiến ở Afghanistan lần đầu tiên kể từ sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, và phần lớn binh sĩ nay đã trở về nhà. Ông nói đất nước đã lật qua một trang sử mới.


“Nhờ tất cả những gì chúng ta đã chịu đựng; nhờ tất cả công lao khó nhọc, nước Mỹ cần phải phục hồi; nhìn vào tất cả các nhiệm vụ trước mắt, ta nên biết điều này: Bóng tối khủng hoảng đã qua đi, và Tình trạng Liên bang đang vững mạnh.”
Tổng thống Obama nói nay là lúc giúp giới trung lưu ở Mỹ bằng cách thúc đẩy chăm sóc thiếu nhi, đại học miễn phí, và mức lương bình đẳng cho công việc bình đẳng đối với phụ nữ.


Tổng thống Obama phát biểu trước một Quốc hội dưới quyền kiểm soát của đảng Cộng hoà, lần đầu tiên từ khi ông nhậm chức, và ông phải đối mặt với một cuộc tranh đấu gay go để thúc đẩy nghị trình làm việc của mình.
Để tài trợ cho các chương trình của mình, tổng thống muốn nâng thuế đánh vào lợi tức tư bản đối với người Mỹ giàu có hơn – một đề nghị mà các đảng viên Cộng hoà bác bỏ.


Có nhiều lãnh vực bất đồng khác, trong đó có sự hối thúc của các nhà lập pháp – kể cả các thành viên trong chính đảng Dân chủ của ông Obama – đòi siết chặt các biện pháp trừng phạt Iran. Tổng thống từng tuyên bố ông sẽ phủ quyết một dự luật như thế, và nói rằng các biện pháp trừng phạt có thể làm chệch hướng các cuộc đàm phán hạt nhân mong manh và làm tăn nguy cơ chiến tranh.
Tổng thống đã được sự hoan hô nồng nhiệt của các ủng hộ viên tại Quốc hội. Nhưng trong một dấu hiệu chống đối vẫn tồn tại, ông cũng nhận được những lời reo hò của các đối thủ khi ông đề cập đến thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của ông.


“Tôi không còn cuộc tranh cử nào phải chạy đua nữa. Nghị trình duy nhất của tôi trong hai năm tới cũng giống như nghị trình tôi đã có kể từ ngày tôi tuyên thệ nhậm chức trên bậc thềm của điện Capitol này - là làm những gì tôi tin là tốt đẹp nhất cho nước Mỹ.”
Tuy bài phát biểu của ông tập trung chủ yếu vào các vấn đề kinh tế trong nước, Tổng thống Obama cũng nói về sự cần thiết nước Mỹ phải lãnh đạo một cách khôn ngoan và tránh những quyết định vội vã lôi kéo đất nước vào tình huống mà ông mô tả là những cuộc xung đột không cần thiết.
Đồng thời, ông hô hào Quốc Hội chấp thuận một nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực trong cố gắng hạ cấp và tiêu diệt các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo, một cuộc chiến mà ông cho rằng sẽ phải mất nhiều năm.
Tổng thống Obama chỉ đề cập thoáng qua đến những vụ tấn công khủng bố ở Pháp mới đây.
 http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-noi-bong-toi-cua-khung-hoang-da-qua/2607277.html

 

Ngoại Trưởng Nga chỉ trích diễn văn của TT Mỹ là 'hung hăng'

Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov nói bài diễn văn về tình trạng liên bang của Tổng Thống Obama phản ánh điều mà ông mô tả là 'ý đồ của Mỹ muốn chi phối các vấn đề quốc tế'.

Lên tiếng hôm nay trước một cuộc họp ở Berlin để thảo luận về vấn đề Ukraine, Ngoại Trưởng Nga nói thêm rằng Hoa Kỳ đã định ra một đường lối “hung hăng”. Nhưng ông tuyên bố Moscow sẽ tiếp tục hợp tác với phương Tây chống lại chủ nghĩa khủng bố, bất chấp những căng thẳng liên quan tới Ukraine.


Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang Mỹ, Tổng Thống Obama nói Hoa Kỳ đoàn kết chặt chẽ với các đồng minh, trong khi Nga bị cô lập với nền kinh tế đang tả tơi. Kinh tế Nga đã chịu thiệt hại chủ yếu vì những biện pháp chế tài do các nước Phương Tây áp đặt vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Chiều tối hôm nay ở Berlin, ông Lavrov sẽ gặp các giới chức đến từ Ukraine, Pháp và Đức. Ông dự kiến các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào việc rút các vũ khí nặng ra khỏi vùng tiền tuyến tại Ukraine, nơi các cuộc giao tranh giữa binh sĩ Ukraine và các phần tử ly khai thân Nga đã leo thang.
Ông Lavrov cũng tái khẳng định rằng Nga không hỗ trợ các thành phần ly khai.
Hôm qua, Ukraine tố cáo các lực lượng Nga đã tấn công các đơn vị quân sự đang chiến đấu chống phe ly khai ở vùng Luhansk thuộc vùng đông bộ Ukraine. Nga bác bỏ lời tố cáo này.
 http://www.voatiengviet.com/content/ngoai-truong-nga-chi-trich-dien-van-cua-tt-my-la-hung-hang/2607578.html


No comments: