Wednesday, November 2, 2016

NGUYỄN QUANG LẬP= ÂM NHẠC =

Sunday, January 26, 2014

NGUYỄN QUANG LẬP * RƯỢU TẾT

 

Rượu tết của người đẹp
  Nguyễn Quang Lập 
 


Đàn bà không biết uống rượu thì thôi đã uống được rượu thì uống rất ghê, đàn ông ít ai bì kịp. Người đẹp xứ Huế cùng chung cư 24 Lê Lợi với mình là một ví dụ, để mình kể trận say vì rượu tết của người đẹp. Nhưng trước hết phải nói qua chung cư nơi mình sống thì mọi người mới tin chuyện mình sắp kể.


Chung cư này vốn là biệt thự cũ thời Pháp, hình như chủ nhà là quan to hay đại gia chi đó đã bỏ chạy từ năm 1975. Người ta ngăn lại thành vài chục phòng, mỗi phòng hơn chục mét vuông cho cán bộ sở văn hóa Bình Trị Thiên, mọi người cứ gọi phứa đi là căn hộ cho oách, mình cũng được phân một căn hộ kiểu vậy.


Chung cư kiểu này có đầy ở thời bao cấp, cả chung cư chung nhau một vòi nước một nhà vệ sinh, lấy nước phải sắp hàng, đi vệ sinh cũng phải sắp hàng. Vào mùa mưa thật gian nan, mưa Huế dai dẳng từ sáng tới tối, mỗi lần đi vệ sinh thật gian khổ vô cùng. Nhà vệ sinh bị dột, ngồi trong cũng như ngồi ngoài trời. Ai đã từng đội áo mưa đi vệ sinh mới hiểu cái cảnh người ngồi trong lom khom áo mưa nón lá, hai ba người đứng ngoài chờ nón lá áo mưa. Rõ cám cảnh Mưa lâm thâm ướt dầm lá hẹ/ Anh thương nàng đi ẻ trời mưa.


Vì thế mỗi nhà nghĩ ra một sáng kiến riêng giải quyết bế tắc. Anh Bính Văn, họa sĩ chuyên vẽ bìa sách và câu đối, ở độc thân vợ con không có, tính lại nhác, không muốn sắp hàng đứng đợi giữa trời mưa. Anh lấy cái thùng đựng gạo làm nơi giải quyết bế tắc, cứ tương vào đấy, đậy kín nắp khi đầy mới đem đi đổ. Anh Đình Nô, họa sĩ chuyên vẽ tranh cổ động, ba lần ăn giải về tranh cổ động về tuyên truyền vệ sinh công cộng, lại có sáng kiến khác. Phòng anh ở sát vườn nhà bên cạnh. Anh đục tường tuồn cái ống nước qua đấy rồi lắp cái phễu đầu ống, khi mót tiểu cứ tương vào phễu, thế là xong, rất tiện.

Nhà mình ở khu trên, căn phòng có 4 mét vuông, về sau mở rộng hơn chục mét vuông, kẹp sát với ba phòng, chung nhau cái sảnh khoảng 6 mét vuông, dùng làm nơi nấu nướng và để xe đạp của cả ba nhà. Cái sảnh thật bi thương, chỉ 6 mét vuông thôi phải chứa 3 cái bếp, 3 cái chạn, ba đống củi, 6 chiếc xe đạp của cả ba nhà. Cửa sổ của ba phòng đều hướng ra sảnh, mỗi lần 3 cái bếp “ nổi lửa lên em” là ba phòng chẳng khác gì ba cái hang chuột bị hun khói. Phòng nào cũng chỉ mỗi cửa sổ, trời nóng quạt cóc chạy gật gù nếu đóng cửa sổ coi như bị thui luôn. Cửa sổ mở toang, nhà này làm gì nhà kia đều biết cả, đứng ở sảnh thấy cả ba nhà không sót một thứ gì. Chuyện vợ chồng phải nhịn đến tận khuya nhưng cũng không thoát được bị “ đột kích”. Thôi thì kệ mẹ, ai làm cứ làm ai nhìn cứ nhìn, chẳng biết làm thế nào.

Một lần mình dậy sớm ra ga đón người nhà, ra sảnh nhìn vào nhà anh Hoành thấy anh đang nằm trên bụng vợ. Anh đang ngậm ti chợt nhìn thấy mình, miệng vẫn ngậm ti không chịu nhả anh hất mặt lên mắt nháy nháy ý bảo biến đi biến đi. Lần khác, nửa đêm mình đang yêu vợ giai đoạn cuối, ngẩng lên thấy mặt thằng Minh con anh Trung đang áp sát cửa sổ. Nó nhăn răng cười, nói mần chi lâu rứa hè, mau cho cháu mượn bật lửa, thèm thuốc chết được. Hu hu.


Bây giờ mới đến chuyện rượu tết của người đẹp.
Tết nào chung cư cũng vắng hoe, người ta đua nhau về quê ăn tết chỉ còn lại dăm ba nhà. Tết năm 1987 vợ mới sinh nhà mình phải ở lại ăn tết ở chung cư. Sáng mồng 1 thắp hương bàn thờ, húp bát cháo gà giao thừa còn sót lại rồi ngồi ngoảnh mặt ra cửa sổ chờ khách. Thoáng thấy cô gái cực xinh đi vào phòng chị Hòa, cô tự mở khóa vào phòng, biết là em gái chị Hòa về đây coi phòng cho chị về quê ăn tết. Cô tên Hương hay Phương chi đó làm ở công ty du lịch. Thời này ai làm ở công ty du lịch coi như chuột sa chĩnh gạo, muốn đói nghèo cũng chả được.


Cô bé ăn mặc đúng mốt chải chuốt đúng điệu nhìn mãi không chán. Từ khi cô vào phòng mình không rời mắt khỏi cửa sổ nhà cô, bây giờ mới phát hiện trên bàn cô có chục chai rượu Nàng Hương và một đóng quà tết chưa kịp dọn. Mình lác mắt luôn, rượu Nàng Hương lúc đó giống rượu Chivas 18 bây giờ, dân nghèo như mình đến tết mới có một chai để bàn thờ, cô có cả chục chai, nể! Đang nghĩ cô này con gái độc thân sao sắm rượu nhiều thế không biết thì cô tụt váy thay đồ. Sáng mồng một được show khỏa thân không mất tiền thật đã.


Xong show khỏa thân mình tót sang phòng Đình Nô, thấy Bính Văn đã ngồi sẵn đấy rồi. Anh Nô pha trà, nói uống trà cho ấm bụng, sáng ra uống rượu hại gan lắm. Anh Bính Văn lườm Đình Nô, nói thôi đi mi, có chai rượu để bàn thờ sáng mồng một chưa dám lấy xuống uống thì nói cha cho rồi, hại gan hại ghéo. Đình Nô cười khì, nói thằng Lập sắm được mấy chai, thừa chai mô không?


Mình nói em có một chai đang để bàn thờ, lấy xuống bây giờ vợ nó xé xác. Bính Văn thở hắt chép miệng, nói tụi bay còn khá, tao có mỗi xị rượu sắn mua chịu mụ Phước để bàn thờ. Cả ba thằng ngồi im nhìn mặt nhau. Đình Nô thở dài, nói ba thằng mình nổi tiếng như ri tết không có chén rượu, nhục rứa bay. Mình vỗ vai Đình Nô, nói chỉ có đi chúc tết hàng xóm mới kiếm được rượu ngon. Em phát hiện nhà chị Hòa có cả chục chai Nàng Hương. Đình Nô Bính Văn mắt sáng như sao, nhổm đít đi liền.

Ba thằng vào phòng, Đình Nô tính làm màn giới thiệu thật hoành tráng chẳng dè cô bé biết tên tuổi ca ba, rối rít chào mời rất quí trọng, mừng húm. Cô bé bóc chai rượu rót hết ra hai li cối đầy, nói em có chút việc phải đi. Em uống với các anh mỗi người li chúc mừng năm mới rồi các anh cứ ngồi đây thoải mái khui rượu uống, đừng ngại. Cô bé đưa li cối cho Bính Văn, anh trợn mắt lên, nói một hơi hết li cối này a? Cô bé cười, nói chứ sao. Bính Văn nhắm mắt uống ba hơi mới hết, cô bé uống nhẹ nhàng như không, như uống nước chè vậy. Mình và Đình Nô trợn mắt nhìn nhau, phen này không chết cũng bị thương. Cô bé bóc chai khác uống với Đình Nô, bóc chai khác uống với mình. Từ bé đến giờ chưa bao giờ mình nốc một hơi cạn li cối như vậy, sợ quá.


Uống xong ba li cối hơn một lít rượu cô bé vẫn tỉnh như sáo, thong dong cắp nón dắt xe ra đi trong khi ba thằng đã ngà ngà say, ngật ngà ngật ngưởng. Rựợu càng ngấm càng say, càng say càng tham uống, ba thằng khui tiếp hai chai nữa uống cho đến khi say bí tí, ôm nhau khóc cười như ba thằng điên. Mình còn bò được về phòng, Bính Văn Đình Nô chết ngay tại trận, ngủ lăn trên sàn nhà. Khi say như mê sảng chỉ làm theo thói quen, Bính Văn mót tiểu loạng quạng bò dậy mở nắp thùng gạo trút hết vào đấy. Đình Nô mắt nhắm mắt mở tìm được cái phễu cắm trên can nước mắm dí ngay vào bắn hết vào can nước mắm ba lít. Kinh.

Ba giờ chiều ba thằng mới tỉnh rượu, cô bé vẫn chưa về. Mình sang phòng chị Hòa, nói các anh về đi, để em khóa cửa cho. Chợt mình phát hiện thùng gạo và can nước mắm của chị Hòa đã bị Bính Văn Đình Nô hủy diệt. Hai anh nhìn nhau mặt mày tái nhợt. Cần phải phi tang khẩn cấp trước khi cô bé về. Có bao nhiêu gạo, nước mắm của nhà hai anh trút hết sang nhà chị Hòa. Xong rồi ngồi đực mặt nhìn nhau. Đình Nô gãi đầu bứt tai, nói biết lấy chi ăn cho qua ba ngày tết đây bay ơi. Bính Văn cười cái hậc, nói ráng uống nước tiểu qua ngày chớ răng nữa. Họ nhìn nhau cười nhăn nhó.

Đến chết mình cũng không quên hai cái mặt đực như ngỗng ỉa đang nhăn nhó cười của hai họa sĩ trứ danh xứ Huế sáng mồng một tết 25 năm về trước, hi hi.

QUÊ CHOA

VŨ HOÀNG * ÂM NHẠC

  Âm nhạc Việt Nam 2013 - Một năm nhìn lại

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-01-05 < Chia sẻ
In trang này
Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể.
Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể.
Source:hanoimoi.com
Âm nhạc Việt Nam vừa khép lại một năm 2013 với nhiều sự kiện đáng nhớ với những thành công ghi dấu, nhưng cũng đồng thời chứa đựng nhiều những vụ bê bối trong giới showbiz nhạc Việt. Chương trình âm nhạc tuần này xin cùng điểm lại cả mặt tích cực và tiêu cực mà âm nhạc Việt Nam năm 2013 vừa trải qua.
Cái hay…
Nếu nói về những thành công, sự kiện Nghệ thuật đơn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hoa phi vật thể hẳn sẽ đứng đầu. Thành công trên được Hội nhạc sĩ Việt Nam bình chọn đứng đầu danh sách top 10 sự kiện âm nhạc nổi bật năm 2013. Như vậy, bên cạnh, nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ Bắc Ninh, ca trù, hát xoan, âm nhạc truyền thống Việt Nam đầu tháng 12 năm 2013 một lần nữa được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Cùng với thành công của âm nhạc truyền thống Đờn Ca Tài Tử, trong năm 2013, âm nhạc hàn lâm cũng được ghi nhận là có những đóng góp đáng kể trong đời sống âm nhạc nói chung của Việt Nam. Cụ thể là âm nhạc hàn lâm đã xuất hiện với tần suất liên tục thông qua nhiều cuộc liên hoan, như festival piano quốc tế do Nhạc viện TP HCM tổ chức với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới hồi đầu tháng 12 vừa qua. Ngoài ra, năm qua cũng đánh dấu hai chương trình biểu diễn dương cầm thành công của NSND Đặng Thái Sơn.
Nghệ thuật đơn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam chính thức được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hoa phi vật thể hẳn sẽ đứng đầu. Thành công trên được Hội nhạc sĩ Việt Nam bình chọn đứng đầu danh sách top 10 sự kiện âm nhạc nổi bật năm 2013
Năm 2013, người dân ở nhiều thành phố cũng có cơ hội được thưởng thức những buổi hòa nhạc giao hưởng, thính phòng ngay trên vỉa hè hay các góc phố. Dù là “thính phòng” hay mang chất hàn lâm, nhưng dường như thể loại nhạc này đã được nhiều nghệ sĩ Việt Nam làm mất đi sự “xa hoa, kén chọn” và họ mang đến cho người nghe cơ hội được thưởng thức và tiếp cận thông qua những buổi biểu diễn bình dân, miễn phí. Thí dụ, các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam và Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã phối hợp triển khai dự án âm nhạc cộng đồng lớn mang tên “Luala concert” biểu diễn ngay trên vỉa hè Hà Nội; hay Nhà hát Giao hưởng – Vũ kịch TP.HCM cũng đưa dàn nhạc đi các tỉnh biểu diễn hoặc tìm đến sinh viên các trường đại học. Trong khi đó, nhóm thính phòng Sông Hồng cũng nhiều lần tổ chức biểu diễn ở các địa phương như Vinh, Đà Nẵng, Quảng Trị…
Ban nhạc đàn ca tài tử những năm 1900. Ảnh tư liệu

Ban nhạc đàn ca tài tử những năm 1900. Ảnh tư liệu
Năm 2013, những show âm nhạc truyền hình thực tế như Vietnam Idol, Giọng Hát Việt… trở nên khá bão hòa thì gameshow Giọng Hát Việt Nhí lần đầu tiên ra mắt đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả cả nước. Chương trình được đánh giá là thành công bởi có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, không chỉ những em nhỏ quan tâm mà ngay cả người lớn tuổi cũng yêu thích, bởi tính chất trong sáng, tươi trẻ và biết làm mới các nhạc phẩm của các em nhỏ dự thi. Sau The Voice Kid, những cái tên như Phương Mỹ Chi, Ngọc Duy, Quang Anh trở nên rất gần gũi với người yêu nhạc. Thậm chí, báo chí trong nước còn giật những cái tít như “nhạc dân ca VN suýt bị lãng quên nếu không có Mỹ Chi” điều đó đã ít nhiều cho thấy sự tác động của những ca sĩ nhí đến đời sống âm nhạc Việt Nam năm qua. Theo lời nhạc sĩ Cát Vận, chủ nhiệm CLB âm nhạc và báo chí, Hội nhạc sĩ VN từng phát biểu Giọng Hát Việt Nhí có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội năm 2013, cuộc thi đã phát hiện ra thế hệ kế cận có khả năng phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp của VN.
Dự án âm nhạc cộng đồng lớn mang tên “Luala concert” biểu diễn ngay trên vỉa hè Hà Nội; hay Nhà hát Giao hưởng – Vũ kịch TP.HCM cũng đưa dàn nhạc đi các tỉnh biểu diễn hoặc tìm đến sinh viên các trường đại học
Năm 2013 tiếp tục kế thừa những thành công tiếp nối của những chương trình Tâm Điểm Âm Nhạc (In the Spotlight) của năm trước và được giới chuyên môn đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật, chuyên nghiệp với những nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam tham gia trình diễn. In the Spotlight được trao giải Chương Trình Của Năm tại Giải thưởng âm nhạc Cống hiến lần thứ 8.
Thêm một scandal của Đàm Vĩnh Hưng....hôn sư trên sân khấu, Đàm Vĩnh Hưng đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía dư luận.
Thêm một scandal của Đàm Vĩnh Hưng....hôn sư trên sân khấu, Đàm Vĩnh Hưng đã gặp phải sự phản ứng gay gắt từ phía dư luận. Ngoài ra, anh còn bị Bộ Văn hóa phạt 5 triệu đồng vì hành vi phản cảm của mình. Source Phunutoday.vn
Xen kẽ những chương trình Tâm Điểm Âm Nhạc, nhiều liveshow khác của các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng khác như: Dương Thụ, Đỗ Bảo, Phú Quang, Trần Mạnh Tuấn…đều được khán thính giả yêu mến và cổ vũ nhiệt tình. Bên cạnh đó, năm 2013, cũng chứng kiến sự trở về của nhiều ca sĩ hải ngoại với những tên tuổi như Bằng Kiều với 3 liveshow cháy vé, Thu Phương cũng thực hiện 2 liveshow tại Sài Gòn và Hà Nội với “Mùa thu của Phương” hay gần đây nhất là sự trở về Trần Thu Hà trong đêm nhạc “Cánh Cung” của Đỗ Bảo hay Ngọc Anh trong đêm nhạc Phú Quang và đặc biệt là Trung tâm Vân Sơn về Việt Nam biểu diễn đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trung tâm.
Việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng lên mặt báo gọi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là “ngụy quân tử” vì ông đưa ra những lời nhận xét thẳng thắn về một loạt các ca sĩ có tên tuổi
…Và cái dở
Thế nhưng, bên cạnh những gì âm nhạc Việt Nam ghi dấu trong năm 2013, thì giới ca sĩ trong showbiz Việt với những vụ scandal dậy sóng cũng bị dư luận đem ra mổ xẻ hết sức gay gắt.
Chẳng hạn, vụ việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng lên mặt báo gọi nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là “ngụy quân tử” vì ông đưa ra những lời nhận xét thẳng thắn về một loạt các ca sĩ có tên tuổi, hay ca sĩ Đan Trường ngay sau khi kết hôn bị fan ruột tố “gạ tình, gạ tiền”, trong khi đó, “họa mi núi rừng” Siu Black lại phải hứng chịu một năm sóng gió với những khoản nợ tiền tỉ không trả nổi, chưa kể, Mỹ Tâm ca sĩ được xem là “sạch không tì vết” cũng từng bị chỉ trích khi có tin cô đòi cát sê quá cao khi hát tại quê nhà.
Có lẽ những tin không vui cũng đến vào những ngày cuối của năm, khi ca nhạc sĩ tài danh Việt Dzũng ở Hoa Kỳ ra đi chỉ ít ngày trước trước khi bóc tờ lịch cuối cùng hay tại Việt Nam là sự ra đi quá sớm của ca sĩ trẻ Wanbi Tuấn Anh khi tuổi đời mới 26 hồi tháng 7 trong năm.
Trước khi khép lại chương trình âm nhạc đầu tiên của năm 2014, xin mời quí vị cùng nghe lại giọng hát tươi trẻ của Wanbi Tuấn Anh thuở xưa qua nhạc phẩm Cám Ơn
Vũ Hoàng xin chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình âm nhạc kỳ sau.

 Góc nhìn của nhạc sĩ Nam Lộc về âm nhạc hải ngoại

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-11-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nghe bài này
Vũ Hoàng: Xin cám ơn nhạc sĩ Nam Lộc dành thời gian cho chương trình âm nhạc cuối tuần, có cơ hội trực tiếp ngồi trước mặt ông để được trò chuyện, chia sẻ cũng như tâm sự cùng ông và quý thính giả. N.S Nam Lộc được chứng kiến 2 thế hệ nhạc sĩ, những nhạc sĩ đời đầu từ VN qua Hoa Kỳ và một thế hệ trẻ nhạc sĩ trẻ lớn lên, ông thấy sự khác biệt của những thế hệ nhạc sĩ trước đây và những nhạc sĩ sau này, ông có thể đưa ra một đánh giá khách quan nhất của mình được không ạ?


 Nhạc sĩ Nam Lộc
 
 Nhạc sĩ Nam Lộc tại trại Pendleton, California năm 1975. Hình do nhạc sĩ Nam Lộc cung cấp.


N.S Nam Lộc: Là một người sáng tác, tôi thấy điều này rất rõ ràng và ai cũng có thể nhận ra được. Ngày xưa ở Việt Nam, chúng ta sống trong hoàn cảnh chiến tranh, với những chia lìa, đổ nát, với những xúc động về tình cảm, theo tôi, môi trường đó, sự sáng tác đó có nhiều hoàn cảnh, cơ hội và chủ đề. Sau 75, đối với người Việt hải ngoại thì có lẽ hình ảnh xúc động lớn nhất là việc bỏ nước ra đi, ngoài điều đó, tôi nghĩ là khó có thể khai thác được những hình ảnh hay những tình cảm như khi chúng ta còn sống trong nước. Ngược lại, trong nước hiện nay cũng thế, giờ đây sẽ bớt đi  sự chia lìa, những đề tài về chiến tranh, đất nước, quê hương, về lòng trung thành, tình yêu của chúng ta dành cho những tình cảm riêng tư, gia đình cho đến quê hương đất nước, cộng thêm vào đó, trong nước hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi âm nhạc ở hải ngoại, cho nên tôi không muốn nói một cách quá lố là có một sự “ngoại lai” và đồng thời những đề tài mà chúng ta vừa đề cập ở trên ngày càng bớt đi nên những người sáng tác theo hứng thú, họ mất đi nhiều đề tài để sáng tác. Có lẽ vì vậy, sức sáng tác càng ngày càng bị hạn chế, đó là nhận xét rất thô thiển của tôi.
Vũ Hoàng: Thưa ông cũng có một số nhận xét nói là khi qua tới hải ngoại rồi thì nhiều nhạc sĩ dường như sức sáng tác giảm sút, rồi số bài hát không được nhiều như xưa, theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và ông nghĩ sao về nhận xét đó?
N.S Nam Lộc: Theo tôi những người sáng tác, họ đều sáng tác theo cảm hứng của mình, theo hoàn cảnh của mình, vì thế dù là trước hay sau năm 1975  ở hải ngoại thì những sáng tác đó thể hiện được tất cả những cảm nghĩ của những người sáng tác, vì thế, nhiều hay ít là tùy theo cảm nghĩ của thế hệ là một và thứ hai là số lượng của những người nhạc sĩ đó có mặt ở hải ngoại hay trong nước. Thí dụ, chúng ta có 100 người sáng tác trước 1975, nhưng chỉ có 30 người ra hải ngoại, thì chúng ta chỉ thưởng thức sáng tác của 30 người đó, trong khi đó, 70 còn lại trong nước họ sẽ bị ảnh hưởng bởi sự kiểm soát của chế độ mới cho nên, cho nên cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sáng tác. Tuy nhiên, nếu tất cả những người sáng tác đều được có cơ hội sáng tác, thì tôi tin là họ sẽ được trình bày tất cả những ý nghĩ, cảm tưởng của họ qua âm nhạc.

Sau 1975, sức sáng tác của những nhạc sĩ mà quý vị đã từng nghe đến tên tuổi như Ngô Thụy Miên, Anh Bằng, Lê Dinh, Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng rồi những sáng tác trẻ sau này như Trúc Hồ, thế hệ thứ hai sáng tác, theo tôi sự nhận định từ những bài hát của Việt Dũng, Nguyệt Ánh, của anh Nhật Ngân, Trường Hải… nó thể hiện được một khuynh hướng sáng tác mới và chất lượng cũng như tỉ lệ sáng tác không thua gì trước năm 1975 cả, nếu không muốn nói ngược lại là lúc sau này giới trẻ có nhiều chất xúc tác để họ có thể sáng tác được
Vũ Hoàng: Xin được quay lại với nhạc sĩ Nam Lộc, khi được theo dõi đời sống âm nhạc cả trong nước lẫn hải ngoại, Vũ Hoàng thấy có sự gọi là “giao thoa” bởi trước đây khoảng 15-20 năm trước, nhạc hải ngoại tràn về VN và chiếm lĩnh thị trường rất lớn, nhưng sau đó, có nhiều sáng tác trong nước, nhiều ca sĩ và nhiều người phụ trách âm nhạc hải ngoại đã sử dụng những nhạc phẩm trẻ trong nước. Vậy ông đánh giá thế nào về sự giao thoa đó giữa trong nước và hải ngoại, những chủ đề âm nhạc không chỉ là tình yêu, hòa bình, quê hương mà bất kỳ điều gì nhạc sĩ Nam Lộc thấy đi đến một điểm nào đó gọi là đồng nhất?
N.S Nam Lộc: Âm nhạc cũng đi song song với vấn đề thương mại, có những âm nhạc được nở rộ vì vấn đề nhu cầu của người nghe, nhu cầu người nghe không cấp thiết là phản ánh giá trị của âm nhạc, có thể nhu cầu của người nghe có liên quan đến vấn đề tài chính, tổ chức và sự thu hút khách người nghe. Nếu những người khách nghe của chúng ta, nhu cầu của họ giàu có bao nhiêu thì âm nhạc của chúng ta cũng nở rộ bấy nhiêu, ngược lại, nếu nó nghèo nàn thì âm nhạc của chúng ta cũng nghèo nàn. Theo tôi thì âm nhạc Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn nghèo nàn.
Hình như chúng ta thiếu chủ đề, thiếu đề tài sáng tác, theo tôi nó cũng bị ảnh hưởng bởi chút nào đó của thời trang của người nghe. Những người nghe thích nghe loại nhạc có tính cách kích động, không cần biết lời lẽ ý nghĩa chẳng hạn, thì nhà sản xuất, người tổ chức cũng chỉ cần thu tiền và nghĩ rằng tôi bán vé được nhiều thế là ăn khách rồi.
Có những chương trình ý nghĩa như anh vừa nói, có chiều sâu nhưng không ai để ý tới, không ai nghe thì nhà tổ chức sẽ không khai thác, cho nên nhận xét của anh cũng đúng nhưng không hoàn toàn. Tức là bên cạnh đó, chúng ta cũng có rất nhiều những nhà sáng tác âm nhạc tấm lòng có sự quan tâm, hoài bão đối với quan tâm đất nước, có thể họ viết ra nhưng chưa được khai thác thôi, chứ tôi tin rằng những nhà sáng tác âm nhạc Việt Nam đã có một nền lịch sử của âm nhạc Việt Nam cũng như lịch sử của những người sáng tác, vào tuổi của tôi nhìn lại 75 năm âm nhạc, tôi chưa thấy điều gì hối tiếc hay không có hãnh diện vì những điều những người đi trước đã làm.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn những chia sẻ tâm huyết của nhạc sĩ Nam Lộc đối với âm nhạc của VN cả trong nước
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/namloc-n-vn-overse-music-11242013051346.html lẫn hải ngoại, VH xin thay mặt thính giả của đài ACTD cám ơn ông rất nhiều.
 

 Nhạc chúc Tết

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-01-26
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Cành mai ngày Tết
Files photos
Vậy là năm mới Giáp Ngọ sắp đến chỉ còn tính bằng ngày, không khí đón Tết nguyên đán đã tràn ngập khắp các ngả đường, con phố, nơi nơi hân hoan đón chào xuân mới với những ước mơ một năm Mã Đáo Thành Công.

Trong tiết trời cận kề xuân mới, chương trình âm nhạc kỳ này xin được gửi tới quí vị những lời chúc Tết một năm mới thành công, may mắn và vạn sự như ý từ một số ca nhạc sĩ trong nước và hải ngoại.
N.S Phú Quang:
Tôi là nhạc sĩ Phú Quang, tôi xin chúc tất cả thính giả nghe đài, các bạn sẽ có niềm vui nhiều hơn nỗi buồn, may mắn nhiều hơn trắc trở, nói chung, chúc cho một đời sống dễ chịu hơn, nhân dịp năm mới.
N.S Giáng Son:
Nhân dịp đầu năm mới, Giáng Son xin được chúc thính giả của đài RFA một năm mới tràn đầy hạnh phúc, may mắn và mạnh khỏe. Nhân dịp năm mới này, Giáng Son mong muốn mình có thể hoàn thành một đĩa CD tiếp theo của mình, trong đó, có rất nhiều những ca khúc tâm huyết của Giáng Son trong suốt thời gian qua và Giáng Son hi vọng những ca khúc này đến được với khán thính giả càng sớm càng tốt và tạo được ấn tượng tốt đối với mọi người. 

  Ca sĩ Ngọc Khuê (nguoiduatin)
 Nhạc sĩ Trần Quang Hải


N.S Nguyễn Văn Chung:
Nhân dịp năm mới sắp đến, Nguyễn Văn Chung xin chúc thính giả nghe đài một cái Tết thật ấm cúng bên gia đình, người thân bạn bè và một năm mới thật nhiều sức khỏe, thật là nhiều niềm vui và nhiều may mắn trong công việc cũng như trong đời sống.
Ca sĩ Thùy Chi:
Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ, Thùy Chi xin được gửi tới một lời chúc tới tất cả khán thính giả của đài RFA tại Hoa Kỳ một năm mới thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, nhiều may mắn, thật nhiều hạnh phúc và xin được gửi tới tất cả khán thính giả sẽ tìm được nhiều điều có ý nghĩa trong năm mới này.
Từ Paris, nhạc sĩ Trần Quang Hải có đôi lời nhân dịp xuân về với quý thính giả đài Á Châu Tự Do
N.S Trần Quang Hải: Tôi rất lấy làm sung sướng được chúc tất cả khán thính giả của đài RFA tại Washington, DC hưởng một năm mới, năm Giáp Ngọ 2014 an khang thịnh vượng, được may mắn suốt cả năm, đầm ấm gia đình, hạnh phúc và được chung vui với tất cả người Việt Nam trên đất Mỹ 

cũng như khắp nơi trên thế giới. Tôi là nhạc sĩ Trần Quang Hải, xin kính chúc quý khán thính giả một năm mới, an khang thịnh vượng!
Còn tại Việt Nam, “chuồn chuồn ớt” Ngọc Khuê cũng muốn gửi gắm những lời ấp ủ đầu xuân:
Ca sĩ Ngọc Khuê:
Xin chào các thính giả nghe đài RFA, nhân dịp xuân mới, xuân Giáp Ngọ, cho phép Ngọc Khuê gửi tới toàn thể thính giả nghe đài những lời chúc mừng năm mới, chúc toàn thể quý vị bước sang năm mới thật nhiều hạnh phúc, an khang và thịnh vượng.
 Nhân dịp năm mới, Ngọc Khuê cũng muốn chia sẻ với thính giả nghe đài, Ngọc Khuê đang tham gia chương trình opera. Đây là chương trình lần đầu tiên đến với những người yêu nhạc Việt Nam, để khán thính giả Việt Nam được tiếp cận gần hơn với opera.


Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong:
Tôi là Nguyễn Hải Phong, sang năm mới Giáp Ngọ, tôi xin chúc thính giả đài RFA một năm mới thật là nhiều niềm vui và bình an.
Sang năm mới, Phong vẫn còn nhiều dự định mà năm cũ chưa làm xong, sang năm mới Giáp Ngọ hi vọng sẽ trả được. Đầu tiên, Phong sẽ cho ra bài hát mới “Ba kể con nghe” Phong tặng riêng cho con trai đầu lòng của mình, hi vọng mọi người thích bài hát này và đón nhận nhiệt tình.
Vừa rồi là lời chúc Tết của nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong từ Việt Nam người có nhiều bài tình ca cho giới trẻ, còn đây là chúc xuân mới giản dị của nhạc sĩ Tú Minh từ Hoa Kỳ:
N.S Tú Minh: Tú Minh xin kính chúc quý thính giả của đài Á Châu Tự Do một năm mới tràn đầy sức khỏe và hạnh phúc.
Vũ Hoàng cũng xin được thay mặt thính giả của đài Á Châu Tự Do gửi lời chúc xuân mới tràn đầy may mắn, sức khỏe và yên bình năm mới Giáp Ngọ tới các ca nhạc sĩ trong nước và hải ngoại.
 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/tet-songs-01262014050153.html

 

Khi người nước ngoài hát nhạc Việt

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-01-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Lee Kirby
Lee Kirby
Photo leekirby.com
Nghe bài này
Lee Kirby với Diễm Xưa
Với phát âm tiếng Việt chưa thực sự chuẩn xác của chàng trai người Anh Lee Kirby, nhưng dường như tình cảm và tâm hồn mà chàng trai được mệnh danh “Diễm Xưa của xứ sở sương mù” đã khiến bài hát của nhạc sĩ họ Trịnh vẫn nồng nàn, da diết.
Có lẽ bởi âm nhạc là ngôn ngữ không biên giới, mà không chỉ có Lee Kirby mà ngày càng có nhiều chàng trai cô gái nước ngoài tìm đến với nhạc Việt, họ cảm nhận, lắng nghe, tìm sự đồng điệu trong lời ca tiếng hát và thể hiện qua câu chữ tiếng Việt đầy xúc cảm. Cũng vì thế mà người Việt Nam yêu mến những chàng trai cô gái nước ngoài hát tiếng Việt… họ hát không quá hoàn hảo, không thực sự rõ hết lời nhưng vẫn mang một sức hút kỳ lạ đối với người nghe.
Kyo York
Kyo York. Files photos


 Người Việt Nam mình, khi nghe người nước ngoài hát tiếng Việt, hẳn một cảm nhận chung sẽ là ngạc nhiên thú vị, lạ lẫm và pha chút hãnh diện… Bởi tiếng Việt có đến những 6 dấu, ý nghĩa qua những ca từ cũng rất phức tạp, đa nghĩa vậy mà người nước ngoài vẫn có thể truyền tải được nội dung bài hát… thậm chí họ còn thổi vào đó sự mới mẻ, độc đáo và tạo dấu ấn riêng trong lòng người nghe.
Theo tôi đó là do tôi tập luyện nhiều. Tôi có thể đọc các chữ tiếng Việt. Tôi hiểu cách phát âm sắc huyền hỏi ngã nặng. Vì thế trước tiên tôi sẽ cố gắng nhớ phần lời của bài hát, tìm hiểu nghĩa của phần lời bài hát này. Tất cả mất khoảng vài tuần. Sau đó tôi sẽ có được cảm nhận với bài hát, điều mà người sáng tác muốn bày tỏ. Hồi đầu khi tôi tập hát bài hát tiếng Việt thì tôi không hiểu nhiều lắm phần lời. Còn giờ đây tôi đã hiểu tốt hơn và do đó tôi có thể truyền đạt bài hát tốt hơn. Tôi có thể thay đổi cách hát để thể hiện tình cảm.


Theo tôi đó là do tôi tập luyện nhiều. Tôi có thể đọc các chữ tiếng Việt. Tôi hiểu cách phát âm sắc huyền hỏi ngã nặng. Vì thế trước tiên tôi sẽ cố gắng nhớ phần lời của bài hát, tìm hiểu nghĩa của phần lời bài hát này.
Lee Kirby
Vừa rồi là lời tâm sự của Lee Kirby, chàng trai mang hai dòng máu Canada và Anh lần đầu tiên đến VN năm 2002 theo lời mời của một nhóm bạn và ngay lập tức anh bị các ca khúc Việt Nam làm mê hoặc. Giờ đây, có lẽ Lee là chàng trai nước ngoài hát tiếng Việt có lượng fan hâm mộ lớn nhất tại Việt Nam. Anh cũng từng chia sẻ rằng để hát được một bài hát Tiếng Việt, anh chỉ cần tập 5 đến 10 tiếng, nhưng để đạt đến độ cảm xúc, thì có lẽ anh phải mất đến hàng trăm giờ. Hiện tại, trong gia sản của mình, Lee đã hát được hơn 20 bài hát Việt.
Kyo York với “Quê Bác Ba Phi”
Sinh năm 1985, chàng trai Hoa Kỳ lần đầu tiên được bè bạn Việt Nam biết đến vào năm 2007 khi đặt chân đến mảnh đất chữ S trong một kỳ nghỉ ngắn ngày, thế nhưng vì một duyên nợ nào đó, anh đã bị những giai điệu ngọt ngào đậm chất quê Việt mà chưa bao giờ anh biết tới chinh phục… Và chính thức 2 năm sau, năm 2009, Kyo York lên tiếng rằng anh rất mê nhạc của Phú Quang, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn…và những video clip hát tiếng Việt của anh bắt đầu xuất hiện. Chàng trai Mỹ ấy cũng nhiều lần chia sẻ rằng anh muốn trở thành một ca sĩ hát tiếng Việt chuyên nghiệp, vì lẽ đó, không quá ngạc nhiên khi người nghe được thưởng thức giọng hát cao vút và khả năng nhả chữ cũng như thể hiện được “cái thần” của bài hát Việt mà York mang đến tại những phòng trà ở Sài Gòn.
Ian Paynton

 Ian Paynton (EAS-Vietnam)
Theo Kyo thì cái khó là phải làm sao hiểu được ý nghĩa của ca khúc, vì ca khúc thường thể hiện một phần văn hóa sâu sắc của Việt Nam, thế nhưng, dù là khó khăn nhưng với anh đó cũng là điều thú vị vì anh được hiểu thêm về văn hóa và con người Việt
Theo Kyo thì cái khó là phải làm sao hiểu được ý nghĩa của ca khúc, vì ca khúc thường thể hiện một phần văn hóa sâu sắc của Việt Nam, thế nhưng, dù là khó khăn nhưng với anh đó cũng là điều thú vị vì anh được hiểu thêm về văn hóa và con người Việt.

Trong chương trình “Gương Mặt Thân Quen” năm 2013, Kyo York đã giành được giải thưởng và anh không ngại ngần tâm sự rằng Việt Nam là quê hương thứ hai của mình.
Rapper Ian Paynton với Ối Giời Ơi
Ngoài những giai điệu trữ tình, nhẹ nhàng trong những bài hát Việt sẵn có, thời gian qua, giới trẻ Việt cũng sôi sục với một video clip “Ối Giời Ơi” hát theo thể loại rap của tay rapper Ian Paynton sáng tác cùng những người bạn để nói về thủ đô Hà Nội.
Bài hát gợi tả những cảnh vật rất đời thường từ những khu đô thị mọc trên đồng ruộng, cái nóng, ấm, lạnh, nắng và gió cho tới rau mùi, ớt và bún chả… tất cả được vẽ lên qua một bức tranh đầy sinh động mà thực sự là chỉ có những người ở Việt Nam rất lâu, cảm nhận được hết chiều sâu, ý nghĩa của con người và văn hóa mới có thể viết được những điều đó.
Ối Giời Ơi của Ian đã mang đến tiếng cười thích thú cho người nghe bởi anh đã khéo léo cài vào bài hát và cũng là chủ đề câu cảm thán “Ối Giời Ơi” . Nói không quá khi cho rằng, Ian thực sự đã trở thành một hiện tượng đối với giới trẻ Việt Nam năm qua.

Hari Won với Hoa Tuyết

Hari Won. (VTV online)
 Hari Won. (VTV online)

Ngoài những chàng trai Tây, giới trẻ Việt năm qua cũng yêu mến tiếng hát lơ lớ của cô gái xinh đẹp Hari Won, người Hàn Quốc bạn gái của tay rapper Tiến Đạt.
Sau khi tạo được thiện cảm với người xem trong nước qua chương trình Cuộc Đua Kỳ Thú 2013, Hari đã quyết định ra mắt album nhạc đánh dấu bước đi đầu tiên của cô với vai trò ca sĩ tại Việt Nam. Sự mới lạ, tươi trẻ, nhí nhảnh của một cô gái Hàn Quốc hát nhạc Việt, dù chưa rõ lời, nhưng vẫn mang đến cho người xem nhiều thú vị bất ngờ. Họ yêu Hari không phải vì cô hát hay mà bởi những nỗ lực của cô trong quá trình luyện âm, phát âm, tập đọc… Cô từng tâm sự rằng phải mất đến 2 tháng cô mới hoàn tất được bài Hoa Tuyết.Ngoài những người bạn nước ngoài hát tiếng Việt trên, thời gian qua Việt Nam còn được biết đến những nhân vật khác như Dalena, Ryan Ford, Richard Fuller… hay một số ban nhạc Châu Á của Hàn Quốc và Philippines hát các bài hát Việt.Có thể nhận thấy, khi các chàng trai cô gái nước ngoài hát nhạc Việt đã phần nào góp phần tạo sự đa dạng, phong phú cho đời sống âm nhạc trong nước. Họ được ví như một món ăn lạ trên bàn tiệc, mang đến làn gió mới và tạo ra nhiều nét khác biệt trong lòng người nghe… 

Nhưng để trở thành những ca sĩ thực thụ, đứng chung trên một sân khấu với các ca sĩ bản địa… hẳn thời gian sẽ có câu trả lời.

NGÀNH MAI * CẢI LƯƠNG VAY NỘ TẾT

Cải lương vay nợ ngày cận Tết

Ngành Mai, thông tín viên RFA
<Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
con-gai-chi-hang-305.jpg
Từ trái sang: Thanh Nga - Hữu Phước - Thành Được trong vở Con Gái Chị Hằng.
Photo courtesy of conhacvietnam.com.


Suốt một năm dài người ta dùng ngày Dương lịch, còn gọi là ngày Tây để bàn bạc, trao đổi về sự làm ăn, học hành, và phần lớn mọi chuyện liên quan đến cuộc sống. Chỉ trừ trường hợp người đi lễ chùa, ngày giỗ ông bà, hoặc người ăn chay thì họ mới xử dụng ngày Ta, hay là ngày Âm lịch cũng thế.
Thế nhưng, gần đến Tết Nguyên Đán, đặc biệt là kể từ ngày 23 đưa Ông Táo trở đi, thì hầu như phần lớn thiên hạ quên đi ngày Dương lịch, hoặc để sang một bên để tập trung vào ngày Ta, tính từng ngày để giải quyết mọi vấn đề còn tồn động lại, mà không ai muốn Tết đến mà chưa xong, và một trong số nhiều việc phải giải quyết là nợ nần, bởi không ai muốn mang nợ hai năm.

Đến Tết lại vay

Và câu chuyện đem đến với quí vị thính giả hôm nay, không thuộc về nghệ thuật, nó chỉ liên quan trực tiếp đến những con người làm nghệ thuật mà thôi. Và tôi nghĩ rằng câu chuyện này khi nghe xong, cũng sẽ là câu chuyện vui trong ngày Xuân nếu như nó được kể lại.
Bữa nay đã là 26 Tết, sở dĩ câu chuyện đến với quí thính giả trong ngày cận Tết, là do có sự khác biệt giữa cải lương và mọi ngành nghề ngoài xã hội. Năm hết Tết đến trong lúc mọi người đang lo trả nợ, thì giới cải lương lại... vay nợ nhiều hơn. Và phía chủ nợ chuyên môn cho vay gánh hát, thì chẳng những họ không đòi nợ, mà còn “thông cảm” bỏ ra số tiền khá lớn cho cải lương vay. Đây là “đặc thù” của cải lương ở xứ ta vậy.
Đi sâu vào vấn đề cải lương vay mượn tiền Tết, người ta hình dung lại bối cảnh ở hậu trường các rạp hát thời cải lương cực thịnh, mà đối với một số người chắc hẳn không quên trong những ngày giáp Tết này. Xin đơn cử một ngày cận Tết nọ, khoảng 10 giờ sáng tại hậu trường một rạp hát, đại đa số đào kép, thầy đờn, dàn cảnh, công nhân... tập trung đông đảo trên 30 người. Họ ngồi chờ bà chủ nợ mang tiền đến, và tâm trạng chung ai cũng mong muốn mình vay được số tiền nhiều đặng lo cho cái Tết đã kề bên.
Trong bầu không khí khá vui nhộn, bởi người nào cũng tin tưởng rằng nội trong ngày nay mình sẽ có tiền để giải quyết vấn đề gì đó, tùy theo hoàn cảnh riêng của mỗi người. Bỗng không khí hơi ồn lên, bà cho vay gánh hát “giá lâm”, tức thì mặt mày người nào cũng tươi rói, vui vẻ đón chào, niềm nở như chào đón người thân đi xa mới về vậy.
Từ trên taxi bước xuống tay xách túi bạc nặng trỉu, có hai người đi theo hộ vệ, không nói chớ mọi người cũng biết, 2 người đi theo kia sẵn sàng “chết sống” nếu bàn tay nào đó đụng tới túi bạc. (Không bao giờ bà chủ nợ mang tiền đi một mình).
Rồi thì căn cứ trong danh sách được lập sẵn, tiền đưa ra cho người nào cũng được cột dây thung, kèm theo tờ giấy cho người nhận ký vào. Khi nhận tiền thì người nào cũng phải đếm, kiểm tiền xong xác nhận đủ mới rời khỏi, do đó không có sự khiếu nại nào. Tùy theo vai trò trên sân khấu mà bà chủ nợ quyết định món tiền cho vay, nếu là đào kép chánh thì được vay nhiều, kép nhì, đào ba thì được vay ít hơn, số tiền thấp nhứt dành cho người có các vai trò phụ, hoặc công nhân, dàn cảnh... Nói một cách khác là tùy theo mức lương của nghệ sĩ mà bỏ tiền ra cho vay, và hiện tượng này đã có từ thời nào đó không biết, nhưng chắc từ lâu lắm rồi. Có điều là mấy ngày này bà chủ nợ không từ chối người nào trong gánh hát muốn vay tiền, không nhiều thì ít bà cũng “làm phước” ban cho người đó nhờ.
Lấy tiền kiểm xong là đi ngay, không chần chờ thêm giây phút nào, chẳng mấy chốc hậu trường rạp hát trống trơn, chỉ còn lại vài người mà đời sống của họ lấy hậu trường rạp hát làm nhà.
Và cái luật cho vay, mượn nợ ngày Tết, cũng như cách trả nợ và tiền lãi đã được giới cải lương thông suốt. Tuy rằng “luật bất thành văn” nhưng lại được thi hành nghiêm chỉnh, trừ trường hợp bất khả kháng người ta mới để cho phạm luật. Nói rõ hơn là tiền cho vay trong mấy ngày cận Tết này, con nợ phải trả góp ngay trong đêm mùng 1, tiền lãi cũng cao hơn nợ ngày thường gấp rưỡi, mà có khi còn cao hơn nữa tùy quyết định của bà chủ nợ.
lan-va-diep-305.jpg
Hình ảnh Thành Được và Thanh Nga trong vở Lan và Điệp.
Tiền cho vay Tết bắt buộc phải trả dứt vào ngày rằm tháng Giêng, mà nếu chịu khó làm bài toán thì tiền lời là 30 phân, chớ không phải “xanh xít đít đui” như lãi nợ ngày thường. Dù rằng tiền lãi cao như vậy mà giới cải lương đâu có ngán, chẳng ngần ngại gì hết, được vay càng nhiều càng tốt. Mấy ngày Tết chủ nợ thu tiền chẳng khó, bởi không vắng mặt con nợ nào. Suất hát cuối cùng trước khi vãn là bầu gánh đã sẵn sàng tiền lương cho nghệ sĩ, và bà chủ nợ cũng sẵn sàng chờ con nợ trao qua.
Do đâu mà bà chủ nợ lại rộng rãi như vậy chớ? Câu trả lời là do Tết! Bởi bà ta chắc ăn, là con nợ dễ dàng trả nợ trong mấy ngày đầu Xuân. Ngay trong đêm mùng 1 Tết là bà bắt đầu thu tiền trở lại rồi (cũng có chủ nợ chờ ngày mùng 2).
Người cho vay gánh hát nắm vững tình trạng lương bổng của đào kép cải lương trong mấy ngày Tết, người nào cũng lãnh tiền nhiều hơn cả chục lần, hoặc kém hơn thì cũng 7, 8 lần của ngày thường. Chỉ nội ngày mùng 1 Tết họ có thể hát đến 4 suất, có gánh hát 5, 6 suất, mà mỗi suất thì đào kép lãnh tiền gấp đôi, tức số tiền lãnh tăng lên gấp tám lần. Nói một cách rõ ràng hơn là đêm 29 Tết hoặc đêm 30 giao thừa, họ còn lãnh một ngàn đồng, nhưng đêm mùng 1 thì bầu gánh phải trả đến 8 ngàn, mười ngàn mà còn cộng thêm tiền lì xì Tết, nhiều ít tùy theo sự rộng rãi của bầu gánh.
Mấy ngày Tết đào kép mệt khờ người luôn, bởi suất hát này vừa vãn thì diễn tiếp liền suất kế tiếp. Hát từ 9 giờ sáng cho đến 1, 2 giờ khuya, nghỉ xả hơi được vài giờ đồng hồ lại phải chuẩn bị hát cho ngày hôm sau. Tuy mệt thở không ra hơi như vậy mà người nào cũng thoải mái tinh thần, mừng vui ra mặt.
Và hầu như chẳng đào kép nào “nghỉ bệnh” trong mấy ngày Tết này. Không như ngày thường, mượn tiền bầu gánh không được thì đào kép chánh, và các anh hề tên tuổi hay... bị bệnh. Một căn bệnh mà bác sĩ giỏi thế mấy cũng bó tay. Khi xưa nghệ sĩ Năm Châu thường nói, thuốc chữa “căn bệnh nghệ sĩ” này mua không có ở nhà thuốc, mà có rất nhiều ở nhà... bà chủ nợ, bầu gánh chỉ cần đến đây mang “thuốc” về thì con bệnh sẽ khỏi ngay, để đặng tối lên sân khấu.

Vay tiền để trả nợ?

Trở lại vấn đề cải lương vay tiền Tết. Biết chắc rằng ngày Tết tiền vô nhiều như vậy, nên phần lớn đào kép cải lương người nào cũng vay tiền mua sắm Tết, hoặc để làm gì đó mà có bao giờ họ nói ra đâu. Tóm lại chỉ trừ trường hợp cá biệt nào đó mà thôi, chớ phần đông người của cải lương đều vay nợ Tết.
ngoc-giau-bich-son-305.jpg
Những nữ nghệ sĩ nhận giải Thanh Tâm. Từ trái qua: Thanh Nga - Ngọc Giàu - Lan Chi - Bích Sơn.
Thế nhưng, rất nhiều người thắc mắc là giới cải lương làm ra tiền rất nhiều, ngoài số nghệ sĩ đi xe hơi, xài tiền như nước ra, những người lương thấp như công nhân, dàn cảnh... thì đồng lương của họ cũng cao hơn người làm thuê, làm mướn bên ngoài. Vậy mà tại sao họ lại thiếu thốn, đến đỗi chờ chủ nợ đến để vay tiền với mức lãi quá nặng? Có đi sâu vào vấn đề, tìm hiểu xa hơn thì người ta sẽ thấy sự thiếu thốn của giới cải lương là có vấn đề của nó, một vấn đề mà mới nghe qua ai cũng lắc đầu chán ngán giùm cho giới này.
Giới cải lương ngồi chờ vay nợ Tết để xài vào việc gì, có phải để mua sắm cần thiết cho ba ngày Xuân? Câu trả lời là cái đó cũng có nhưng ít thôi, mà phần nhiều họ vay nợ Tết là để đi... trả nợ! Cái mâu thuẩn của vấn đề là thế, bởi không phải họ chỉ thiếu nợ ở đây (gánh hát) mà còn nợ ắp lẫm bên ngoài, bắt buộc phải trả trước Tết, không thôi thì chẳng yên thân. Món tiền vay Tết này có khi còn không đủ trả nợ ở những nơi khác.
Trong số những người vay nợ Tết này, lại có cả những người không phải lấy tiền về lo gia đình, lo cuộc sống, cũng không phải trả nợ chỗ khác, mà sau khi lấy tiền xong là đi đến sòng bài. Các con bạc chờ nghệ sĩ có “máu cờ bạc” đến để cùng sát phạt lẫn nhau, và phần lớn thì tiền vay nợ Tết nó đã hết sạch trước Tết là chuyện thường.
Có năm nọ đúng vào ngày mùng 1 Tết, tại rạp Nguyễn Văn Hảo, suất hát đầu tiên 9 giờ sáng đang diễn, thì có bà đầu thảo hụi đến phía sau rạp, gần ngã tư đường Bùi Viện - Đề Thám. Bà ta chửi bới la lối om sòm, thiên hạ xúm lại coi mỗi lúc nhiều hơn, mấy sòng bầu cua cá cọp cũng ngưng lại để coi. Với giọng nói rang rảng, bà cho biết là chàng kép chánh mấy kỳ qua không đóng hụi, hẹn vay tiền Tết sẽ đóng, mà chờ mãi đến giao thừa cũng không thấy mặt, nên sáng nay dù mùng 1 Tết cũng không cử kiêng gì hết, nhứt định phải thanh toán theo luật giang hồ. Thì ra anh chàng kép chánh kia mượn tiền Tết, thay vì đi đóng hụi lại đi thẳng vô sòng bài, cháy túi rồi còn tiền đâu mà đóng hụi.
Thấy tình thế căng thẳng quá, lại là ngày Tết, ngày cải lương hốt bạc, đâu thể để tình trạng xấu xảy ra, bởi đi theo bà đầu thảo hụi còn có mấy tay mặt rằn mặt rện, sẵn sàng “mần” anh kép chánh. Chẳng cần suy nghĩ lâu, ông bầu gánh kêu bà nầy vô hậu trường rạp hát nói chuyện, giải quyết bằng cách ứng một số tiền cho chàng kép chánh mượn trước đóng hụi. Và rồi thì mọi chuyện êm xuôi, bà chủ hụi ra về, không khí Tết vui tươi ở đây trở lại như lúc nãy.
Cái cảnh cải lương vay nợ Tết của ngày xưa, giờ đây không còn thấy nữa, cải lương không còn hoạt động thì làm gì có người vay, có người cho mượn nợ, có còn chăng là trong ký ức của những người mang nghiệp cầm ca, của những ai từng theo dõi hoạt động sân khấu. Và mỗi khi Tết đến thì giới cải lương không khỏi thở dài, ngậm ngùi, luyến tiếc cái thuở vàng son của ngày Tết năm xưa có trở lại chăng?

No comments: