Wednesday, November 16, 2016

HỒ CHÍ MINH * TIỂU TỬ *HOÀNG HẢI THỦY * 30-4-1975 *

Friday, April 24, 2015


NGUYÊN THI TỪ HUY * DI CHUC HỒ CHI MINH


Di chúc Hồ Chí Minh : những nghi vấn đặt ra từ văn bản


Trước hết, xin quý độc giả lưu ý rằng tôi không đánh giá về Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử. Đánh giá về các nhân vật lịch, về đóng góp và sai lầm của họ, là công việc của các sử gia chân chính.
Ở đây, tôi chỉ làm một việc duy nhất : khảo sát các văn bản di chúc của Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó chỉ ra một số điều mà văn bản cho phép nhìn thấy. Đúng hơn là các văn bản của Hồ Chí Minh cho phép đặt ra một số nghi vấn mà tôi không có câu trả lời. Tôi cũng không có tham vọng trả lời, tôi chỉ làm công việc đặt ra các câu hỏi.
Trong bài này, để tiến hành khảo sát các bản di chúc, tôi sử dụng các bản gốc đánh máy năm 1965 và bản gốc viết tay các năm 1968-1969, của Hồ Chí Minh, được công bố trong cuốn « Toàn văn di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh », NXB Trẻ, 1999.
Bản di chúc đầu tiên được đánh máy và ký ngày 15/5/1965, với sự chứng kiến của Lê Duẩn, lúc bấy giờ là Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương, có chữ ký của Lê Duẩn trong văn bản đánh máy.
Bản di chúc thứ hai, được viết tay, bằng mực xanh, vào dịp sinh nhật thứ 78, tức là vào tháng 5 năm 1968, với rất nhiều sửa chữa, gạch xóa bằng mực đỏ, không có chữ ký, không có người chứng kiến.
Bản thứ ba, đề ngày 10/5/1969, chỉ có một trang viết tay, với nội dung là phần mở đầu của di chúc.
Như vậy, có thể thấy, Hồ Chí Minh viết hoặc sửa di chúc vào mỗi dịp sinh nhật. Điều này cũng có thể hiểu được : chính là vào dịp sinh nhật mà người ta nghĩ đến quỹ thời gian còn lại của mình, nhất là đối với những người cao tuổi. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị  cho cái chết của mình một cách đầy ý thức, từ nhiều năm trước khi chết.
Bản gốc di chúc thứ nhất và thứ hai đều có ghi quốc hiệu : « Việt Nam dân chủ cộng hòa/ Độc lập, Tự do, Hạnh phúc ». Và đều có ghi chú ở ngay dòng đầu tiên : « Tuyệt đối bí mật ». Đồng thời việc viết và sửa chữa di chúc nhiều lần, việc sửa chữa, thêm bớt từng chữ một, cho thấy rằng, đối với Hồ Chí Minh, di chúc là một văn bản hết sức quan trọng, hết sức có ý nghĩa đối với ông.
Tôi xin xác định rõ : ở đây tôi không đi vào phân tích toàn bộ các văn bản di chúc, không phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh, không đánh giá đúng sai. Có thể tôi sẽ làm việc đó vào một lúc khác nhưng không phải lúc này.
Nhận xét sơ bộ đầu tiên của tôi có thể tóm gọn trong mấy câu hỏi sau đây :
1. Vì sao từ bản di chúc thứ hai ông chọn hình thức viết tay, chứ không đánh máy nữa ? Liệu ta có thể nghĩ đến một trong những câu trả lời khả dĩ : « để không ai có thể sửa đổi hay đánh tráo được » ? Ta biết rằng đối với một văn bản đánh máy, trừ trang có chữ ký ra, bất kỳ trang nào cũng có thể bị thay thế mà… không để lại dấu vết gì. Dù sao đấy cũng chỉ là một phỏng đoán. Nhưng nếu quả thật Hồ Chí Minh đã có linh cảm và lo ngại rằng di chúc của ông sẽ bị sửa chữa sau khi ông chết thì linh cảm và lo ngại ấy quả là chính xác, vì đó chính là điều mà Bộ Chính trị đã làm.
2. Bản di chúc thứ hai, 1968, không có chữ ký, và không có người chứng kiến. Văn bản được công bố với rất nhiều sửa chữa cho phép phỏng đoán rằng đó có thể là một bản nháp. Câu hỏi là : từ sinh nhật 1968 đến sinh nhật 1969 ông Hồ Chí Minh hoàn toàn có thời gian để chép lại văn bản ngắn ấy thành một văn bản hoàn chỉnh, có chữ ký của ông đàng hoàng, như ông đã làm với văn bản thứ nhất, nhưng tại sao ông không làm điều đó ? Tại sao ông mất 5 năm để viết một di chúc,  thay đổi, sửa chữa rất nhiều, chứng tỏ nó rất quan trọng đối với ông, mà rốt cuộc ông chỉ để lại một văn bản dang dở và gạch xóa sửa chữa nhằng nhịt như vậy ? Liệu có phải ông Hồ đã viết lại sạch sẽ và ký cẩn thận, nhưng văn bản chính thức có chữ ký đó không còn nữa ?  
3. Văn bản năm 1969 chỉ có một trang viết tay, nội dung cho thấy đó là lời mở đầu di chúc, lặp lại một số nội dung đã từng viết ở phần mở đầu của những di chúc trước. Tuy nhiên trông nó như là bản nháp, vì đầu trang không đề quốc hiệu, cũng không có dòng chữ «Tuyệt đối bí mật », như hai bản trước.   Chẳng lẽ Hồ Chí Minh chỉ viết phần mở đầu mà không viết phần nội dung chính ? Điều này thật đáng ngạc nhiên. Bởi Hồ Chí Minh hiểu rõ tầm quan trọng của di chúc, hiểu rõ rằng di chúc của ông chính là một văn bản lịch sử. Câu hỏi đặt ra là : Liệu có phải văn bản năm 1969 chỉ có chừng đó không ?  Liệu có phải Hồ Chí Minh đã viết một bản di chúc thứ ba rất hoàn chỉnh, vào sinh nhật năm 79 tuổi, nhưng chỉ còn lại một trang nháp, và phần chính của nó đã bị thất lạc, hoặc bị hủy bỏ, hoặc không được công bố ?
Tại sao có những câu hỏi này ?
Lý do như sau : nếu so giữa bản di chúc thứ nhất và bản thứ hai sẽ thấy có những thay đổi rất quan trọng về nội dung. Điều đó cho phép giả định rằng Hồ Chí Minh có thể có những thay đổi còn căn bản và quan trọng hơn nữa trong bản thứ ba. Đồng thời ta cũng biết rằng, bản di chúc được Bộ Chính trị gọi là của Hồ Chí Minh và được Bộ Chính trị công bố sau khi ông chết đã bị sửa đổi so với bản gốc, và bị khôi phục lại những gì mà chính Hồ Chí Minh đã bỏ đi ở trong bản thứ hai. Ngoài ra ngày chết của ông cũng bị Bộ Chính trị tự ý thay đổi, và di nguyện quan trọng của ông về việc chôn cất đã bị Bộ Chính trị phản bội : di nguyện về việc hỏa táng và đem tro chia ra ba miền. Bản « di chúc Hồ Chí Minh » do Bộ Chính trị công bố năm 1969 là một văn bản bị cắt dán, ghép một số đoạn của cả ba văn bản di chúc gốc, đồng thời bị bỏ đi những phần quan trọng nhất liên quan đến việc chôn cất, đến việc miễn thuế cho dân, đến việc chỉnh đốn đảng và những việc cần làm đối với « con người ». Trên thực tế Hồ Chí Minh đã bị phản bội ngay khi vừa nhắm mắt.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là :
Liệu có thể xảy ra trường hợp : trong bản di chúc viết năm 1969 Hồ Chí Minh đã có những thay đổi khiến cho người ta không muốn lưu giữ văn bản ấy ? Liệu có phải bản di chúc cuối cùng, bản di chúc chính thức của Hồ Chí Minh (viết năm 1969,  với chữ ký của ông, và là bản mà ông muốn đưa ra trước toàn dân) đã bị biến mất, đã bị hủy bỏ, hoặc đã bị cất giấu, không được công bố ?
4. Bản đánh máy đầu tiên với đầy đủ tất cả những nghi thức cần thiết cho thấy rằng ông Hồ Chí Minh hiểu rõ thế nào là một bản di chúc. Vậy tại sao những bản di chúc về sau (được nhà nước công bố) lại ở trong tình trạng của bản nháp, gạch xóa, tẩy sửa, thiếu những nghi thức cần thiết đó ?
Và câu hỏi là : bản di chúc nào là bản mà ông Hồ muốn đưa ra trước toàn dân ?
 Dĩ nhiên, đó không phải là bản viết năm 1965, bởi nó đã bị thay thế bằng các văn bản khác. Từ những gì đã công bố, ít nhất ta biết rằng ông Hồ đã viết lại hoàn toàn di chúc vào sinh nhật năm 1968. Và trong bản gốc viết tay, ông nói rõ lý do, mặc dù sau khi cân nhắc ông gạch bỏ câu này : « Tháng 5/1968, khi tôi xem lại thư này thì tình hình trong nước cũng như tình hình thế giới có rất nhiều thay đổi ». Những thay đổi đó đã khiến cho cách nhìn nhận của ông thay đổi, và ông cảm thấy cần phải viết lại hoàn toàn. Cách đánh số trang của bản viết tay năm 1968 cho thấy rằng đó là một bản hoàn chỉnh, có logic riêng, có cấu trúc riêng, độc lập với văn bản năm 1965. Đó là một văn bản mới hoàn toàn. Việc quốc hiệu được ông Hồ ghi đầu trang cũng là một dấu hiệu xác nhận đó là một văn bản mới.  Vậy có nghĩa là văn bản năm 1965 đã bị thay thế bởi văn bản năm 1968. Và phải xem bản viết năm 1965 là không còn hiệu lực ?
Và điều quan trọng, xin nhắc lại : Hồ Chí Minh muốn công bố trước toàn dân bản di chúc nào ?
Chúng ta thấy rõ rằng ông viết di chúc cho toàn thể nhân dân. Bản viết năm 1968 cho thấy nhân dân là đối tượng chính mà ông nghĩ đến. Và việc chôn cất ông, theo như ông dặn lại trong di chúc,  là việc của đồng bào ba miền, chứ không phải là việc của Bộ Chính trị.
Thật đáng ngạc nhiên nếu ông muốn công bố cho toàn dân mấy văn bản gạch xóa, thêm bớt nhằng nhịt đó. Tiến hành viết di chúc trong vòng 5 năm hẳn ông phải có một bản hoàn chỉnh, rõ ràng, sạch sẽ, với chữ ký và người chứng kiến, một văn bản có giá trị pháp lý, như là văn bản đầu tiên ? Tại sao không có một văn bản như vậy ? Lẽ nào trước khi mất ông không dặn lại là phải công bố bản di chúc nào ? Phải chăng ông Hồ đã để lại một bản hoàn chỉnh, đảm bảo các thủ tục pháp lý, nhưng bản đó đã không được công bố ?
Những câu hỏi trên đây tôi không trả lời được. Tôi đã đọc rất kỹ cuốn « Bác Hồ viết di chúc » do NXB Sự Thật in năm 1989, được gọi là Hồi ký của Vũ Kỳ, do Thế Kỷ ghi, tuy nhiên tôi không tìm thấy câu trả lời khả dĩ nào cho các nghi vấn trên đây.
Hy vọng giới sử học chân chính một ngày nào đó sẽ làm sáng tỏ.
Trên thực tế chúng ta không biết bản nào là bản di chúc chính thức, chúng ta không biết Hồ Chí Minh muốn công bố bản nào. Hiện tại thì bản cuối cùng tương đối đầy đủ mà chúng ta có là bản thứ hai, bản được viết năm 1968. Và tôi đành phải làm việc trên những gì còn lại và được công bố.
Xin quý độc giả, và nhất là các bạn thanh niên và sinh viên đang bị nhồi nhét và bị tẩy não bởi phong trào « Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh », hãy đọc kỹ các văn bản gốc của Hồ Chí Minh ở phần phụ lục dưới đây. Các bạn hãy đọc kỹ những gì đã bị ông ấy bỏ đi trong bản di chúc thứ hai, và hãy tự phân tích xem vì sao ông ấy không muốn giữ chúng lại, vì sao ông ấy xóa bỏ đi, và vì sao chúng lại được Bộ Chính trị khôi phục trong bản « di chúc» mà họ công bố năm 1969 sau khi ông ấy chết.
Có thể các bạn sẽ cảm nhận được sự dối trá đang đè nặng lên cuộc sống của các bạn như thế nào khi các bạn đối chiếu với những gì mà các bạn đang được rao giảng, qua tài liệu của Ban Tuyên giáo soạn cho các bạn. Có thế các bạn sẽ đặt câu hỏi về việc tại sao Đảng, Nhà nước lại chi tiêu tốn kém như vậy cho cái màn kịch khổng lồ đem diễn trên toàn quốc (nhất là trong các trường học) từ nhiều năm nay về việc « học tập » này.
Có thể các bạn sẽ xác định được vì sao những người cố tình phản bội Hồ Chí Minh lại bắt các bạn phải « học tập » ông ấy. Và có thể các bạn sẽ thấy rằng những thứ họ đang nhồi nhét các bạn lại chính là những thứ mà bản thân Hồ Chí Minh đã từ bỏ, trước khi chết.
Paris, 23/4/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
Phụ lục I
VIỆT NAM ZÂN CHỦ CÔNG HOÀ
Độc lập, Tự zo, Hạnh fúc
-------------------------
Tuyệt đối bí mật                                            Nhân zịp mừng 75 tuổi
Người làm thơ rất nổi tiếng, ở Trung-quốc đời nhà Đường là cụ Đỗ -Fủ có câu thơ rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Ngĩa là: Người thọ 70, xưa nay hiếm.
Nǎm nay, tôi đã 75 tuổi. Tinh thần vẫn sáng suốt, thân thể vẫn mạnh khỏe. Tuy vậy, tôi cũng đã là lớp người “xưa nay hiếm”.
Ai đoán biết tôi sẽ sống và fục vụ Tổ quốc, fục vụ cách mạng mấy năm mấy tháng nữa?
Vì vậy, tôi để lại mấy lời này, chỉ nói tóm tắt vài việc thôi. Fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.
Trước hết nói về ĐẢNG - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một zạ fục vụ zai cấp, fục vụ nhân zân, fục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân zân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của zân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ fải zữ zìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như zữ zìn con ngươi của mắt mình.
Trong Đảng thực hành zân chủ rộng rãi, thường xuyên và ngiêm chỉnh tự fê bình và fê bình là cách tốt nhất để củng cố và fát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Fải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ fải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Fải zữ zìn Đảng ta thật trong sạch, fải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân zân.
Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hằng hái xung fong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo záo zục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây zựng chủ ngĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Bồi zưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Nhân zân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng zan khổ, bị chế độ phong kiến và thực zân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân zân ta rất anh hùng, zũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân zân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để fát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân zân.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể kéo dài mấy năm nữa. Đồng bào ta có thể fải hy sinh nhiều của nhiều người. Dù sao, chúng ta fải quyết tâm đánh zặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
          Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây zựng hơn mười ngày nay!
Zù khó khǎn zan khổ đến mấy, nhân zân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định fải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh zự lớn là một nước nhỏ mà đã anh zũng đánh thắng 2 đế quốc to - là Fáp và Mỹ; và đã góp fần xứng đáng vào fong trào zải fóng zân tộc.
Về fong trào cộng sản thế giới - là một người suốt đời fục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của fong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay zữa các đảng anh em!
Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp fần đắc lực vào việc khôi fục lại khối đoàn kết zữa các đảng anh em trên nền tảng chủ ngĩa Mác - Lênin và chủ ngĩa quốc tế vô sản, có lý có tình.
Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ fải đoàn kết lại.
- - -
Về việc riêng  Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng fí ngày zờ và tiền bạc của nhân zân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” zần zần sẽ được fổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất. Bao zờ ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba Vì như hình có nhiều đồi tốt. Trên mộ, nên xây 1 cái nhà zản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ ngỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào fải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho fong cảnh và lợi cho nông nghiệp.
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam.
Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn zân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.
Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.
Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn zân ta đoàn kết fấn đấu, xây zựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, zân chủ và zàu mạnh, và góp fần xứng đáng vào sự ngiệp cách mạng thế zới.
                                            Hà nội, ngày 15 tháng 5 nǎm 1965
                                                                  Hồ Chí Minh
Chứng kiến
Bí thư thứ nhất
Ban chấp hành trung ương
Lê Duẩn
Phụ lục II
VIỆT NAM ZÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập, Tự zo, Hạnh fúc
(Tuyệt đối bí mật)
Năm nay, tôi vừa 78 tuổi, vào lớp những người “trung thọ”. Tinh thần vẫn sáng suốt tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Người ta đến khi tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp. Đó là điều bình thường.
Nhưng không ai đoán biết được tôi sẽ sống và fục vụ Tổ quốc, fục vụ cách mạng mấy tháng, mấy năm nữa?
Vì vậy tôi viết sẵn và để lại mấy lời này, fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột.
Về việc riêng
Suốt đời tôi hết lòng hết sức fục vụ Tổ quốc, fục vụ cách mạng, fục vụ nhân dân. Nay zù phải từ biệt thế zới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được fục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu fúng linh đình, để khỏi lãng fí thì giờ và tiền bạc của nhân zân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được fổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.
Tro thì chia làm 3 fần, bỏ vào 3 cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn l quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên có bia đá tượng đồng, mà nên xây 1 ngôi nhà zản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ ngỉ ngơi.
Nên có kế hoạch trồng cây trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho fong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên zao fó cho các cụ fụ lão.
Tháng 5-1968, khi xem lại thư này tôi thấy cần fải viết thêm mấy điểm không đi sâu vào chi tiết.
Ngay sau khi cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân zân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn zân ta fải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương ngiêm trọng zo đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược zã man. Đó là một công việc cực kỳ to lớn, fức tạp và khó khăn. Chúng ta fải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm. Theo ý tôi, việc cần fải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng zao fó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân zân. Làm được như vậy, thì zù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi.
Đầu tiên là công việc đối với con người.
Đối với những người đã zũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, zân quân, du kích, thanh niên xung fong..,), Đảng, Chính fủ và đồng bào fải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời fải mở những lớp zạy ngề thích hợp với mỗi người để họ có thể zần zần “tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sĩ, mỗi địa fương (thành fố, làng xã) cần xây zựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh zũng của các liệt sĩ, để đời đời záo zục tinh thần yêu nước cho nhân zân ta.
Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa fương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác nông ngiệp) fải zúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét.
Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân zân và thanh niên xung fong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra zũng cảm. Đảng và Chính fủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các ngề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật zỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây zựng thăng lợi chủ ngĩa xã hội ở nước ta.
Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp fần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính fủ cần fải có kế hoạch thiết thực để bồi zưỡng, cất nhắc và zúp đỡ để ngày thêm nhiều fụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân fụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ.
Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu, v.v.. thì Nhà nước fải zùng vừa záo zục, vừa fải zùng fáp luật để cải tạo họ, zúp họ trở nên những người lao động lương thiện.
Trong bao năm kháng chiến chống Fáp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông zân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính fủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn zan khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề ngị miễn thuế nông ngiệp 1 năm cho các hợp tác xã nông ngiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát zạ, mát lòng, thêm niềm fấn khởi, đẩy mạnh sản xuất.
Ở đây nói về kế hoạch xây zựng lại thành fố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh. Khôi fục và mở rộng các ngành kinh tế. Fát triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ záo zục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân zân, như fát triển các trường nửa ngày học tập, nửa ngày lao động. Củng cố quốc fòng. Chuẩn bị mọi việc để thống nhất Tổ quốc...
Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề, và fức tạp, mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để zành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn zân, tổ chức và záo zục toàn zân, zựa vào lực lượng vĩ đại của toàn zân.
Phụ lục III :
                                                                        10-5-1969
Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân zân ta zù phải kinh qua zan khổ hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
Đó là một điều chắc chắn.
Tói có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ, và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ fụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.
Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân zân ta thăm và cảm ơn các nước anh em trong fe xã hội chủ ngĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và zúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân zân ta.
Ông Đỗ Fủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đời nhà Đường, có câu rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy” ngĩa là “người thọ 70, xưa nay hiếm”.
Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là hạng người “xưa nay hiếm” nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khỏe có kém so với vài năm trước đây. Khi người ta đã ngoại 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.
Nhưng ai mà đoán biết tôi còn fục vụ cách mạng, fục vụ Tổ quốc, fục vụ nhân zân được bao lâu nữa?
Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, fòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

Thursday, April 23, 2015


HỒI KÝ TRẦN THÚC LÂN


Chân dung tỵ nạn


Chân Dung Tỵ Nạn - Họa sĩ Trần Thúc Lân

Phùng Mai - Bức tranh "Chân Dung Tỵ Nan" là bức tranh sơn dầu, dài hơn 3m cao 1m do họa sĩ Trần Thúc Lân từ Paris vẽ trong suốt 2 năm trời đã hoàn tất vào đúng tháng 4 năm nay để kỷ niệm 40 năm Việt Nam đắm chìm trong gông cùm cộng sản. Lộ trình bức tranh này bắt đầu được chính họa sĩ kể lại trong một bài hồi ký dưới đây, chúng tôi nhận thấy đây là một tác phẩm rất công phu nên giới thiệu đến quý bạn đọc. Bức tranh sơn dầu này sẽ được triển lãm ở Kennedy Center vào tháng 6, sau đó lưu trữ ở San Jose Viet Museu
Cánh Hải Âu

Hồi Ký – Trần Thúc Lân 
Khoảng vài tuần trước ngày Quốc Hận thứ 38, (Friday, May 17, 2013) tôi nhận được thư của anh Lê Minh bên Úc. Anh Lê Minh một lần nữa lại ủng hộ Quỹ Tù Nhân Lương Tâm bằng cách đặt tranh tôi vẽ. Tôi thật cảm kích với hảo tâm của anh ấy vì xung quỹ với tiền công làm việc cực nhọc ở cái tuổi mà thường tình người ta chỉ mong sớm được về hưu an nghỉ. Nhưng lần này không như thường lệ, anh không đặt chân dung cho một người hùng Chiến Sĩ Tự Do nào, mà lại đặt chân dung của ‘chúng ta’, của Thuyền Nhân!! Lẽ dĩ nhiên tôi rất hân hạnh được nhận vẽ, nhưng tôi không khỏi nôn nao bồi hồi, phần vì hăng hái trước một dự án đối với tôi ‘lớn lao’, phần thì lại lo lắng trước sự phức tạp của chủ đề khi sức tôi mỗi ngày một yếu…
Thế là kế tiếp những đêm mất ngủ băn khoăn suy nghĩ, những ngày tìm tòi tài liệu hình ảnh… Tôi tự hứa sẽ không mang hình ảnh đến từ trong ký ức và kinh nghiệm của bản thân vì không muốn hạn chế bức tranh với những kỷ niệm riêng tư của tôi. Phần thì phải nói, gợi lại những hình ảnh hay nói đúng hơn những ám ảnh đó quá hãi hùng, quá đau đớn cho tôi… Tôi ước muốn vẽ cho mọi Thuyền Nhân chứ không chỉ vẽ về cuộc vượt biên của riêng tôi. Phải chăng đó chỉ là một dụng cớ để tránh nhớ lại những gì tôi đã tự hứa khóa chặt trong tâm não?... Tôi chú tâm tìm đọc trên mạng thật nhiều chuyện thuật lại hành trình khốn khổ của biết bao Thuyền Nhân… Lẽ dĩ nhiên, tôi không còn cứng rắn đủ như xưa kia để cầm lại nước mắt, và tự nhủ, Quốc Hận năm nay, không những mình đã tưởng niệm mà lại còn có cảm tưởng như đã để tang thật kỹ thật nhiều…
Nội dung của bức tranh từ từ hiện lên trong đầu tôi... Cả lộ trình của biết bao nhiêu người thì làm sao vẽ trong một bức được… Vì thế phải nhiều bức ráp lại với nhau như để biểu tượng những đoạn trường phải trải qua trên lộ trình vượt biên, hay để gợi lên những mảnh đời tan nát, chia lìa cũng như những cuộc hội ngộ, đoàn tụ sau bao tuyệt vọng, những câu chuyện riêng đã in hằn trong tâm ức chung của người Việt tỵ nạn… Và để ráp những bức đủ cỡ đó lại với nhau, tôi cần tìm một yếu tố làm cái ‘fil conducteur’, một dây nối tượng hình để gắn liền các bức tranh lại với nhau… Và tôi tìm được nó khi hồi tưởng lại câu chuyện sau đây…
Mùa Thu năm 1981, lúc ấy tôi mới sang tỵ nạn tại Paris chưa được 2 năm. Tôi đi chạy hầu bàn ở nhà hàng ĐV ở quận 5. Một chiều tối, một cặp vợ chồng Tây đã đứng tuổi, rất sang trọng bước chân vào quán. Nghe họ nói chuyện với nhau tôi cứ tưởng họ người Gia-nã-đại. Tôi mời chào và giải nghĩa thực đơn bằng tiếng Anh, và người đàn ông lớn tuổi hỏi tôi: 'Anh không nói giọng Mỹ như nhiều người Việt tôi từng gặp! Sao lạ thế?'. Tôi cười xuề xòa: 'Dạ thưa ông, không có giọng Mỹ, nhưng chắc chắn là có giọng Việt Nam chính cống! Giọng của ông thì tôi đoan chắc là tiếng Anh của Nữ Hoàng (Queen’s english), nhưng bà nhà có phải là người Gia-nã-đại? ' Ông ta tươi cười: 'Anh chỉ đúng một nửa. Tôi là người Anh, vợ tôi đây người Bỉ. Tên tôi là Peter Townsend, tôi vừa hoàn tất một quyển sách về một hành trình của Thuyền Nhân, nên tôi đã gặp và phỏng vấn nhiều người Việt trong các trại tỵ nạn ở mọi nơi…'
Vì bàng hoàng, tôi hấp tấp hỏi ông một cách vụng về và vô duyên: 'Thế thì ông có quen với Cha Hugo không?', cứ như là hễ một người Anh nào mà quan tâm đến Thuyền Nhân đều phải biết linh mục này mà chính tôi lúc đó cũng chưa gặp mặt và cũng chẳng biết tên họ của linh mục này là gì. Người ta vốn nói ‘Thánh nhân đãi kẻ khù khờ’, thì trước câu hỏi ngu ngơ của tôi ông Townsend trố mắt, ngạc nhiên đến ngớ ra: 'Làm thế nào anh biết cả con trai tôi à?'. Đến phiên tôi giật mình và chống chế vội vã: 'Trời ơi! Ông là bố của… Chả là con gái tôi đang đi học ở Luân-Đôn, nó thuộc về giáo xứ của Cha Hugo, và đã được Cha dẫn đến thăm trại tạm cư của các Thuyền Nhân, gần giáo xứ, ngay giữa lòng Luân-Đôn!...'. Ông Townsend gật gù và thoải mái hơn, nên đùa: 'Trong một khoảng khắc, tôi cứ tưởng là người Việt nào cũng thần giao cách cảm, đọc được trong đầu của người đối diện chứ!'…
Sau bữa ăn, ông ta chìa cho tôi một tấm thiệp có tên tuổi và địa chỉ của ông và nói một cách rất chân tình: 'Khi nào anh có rảnh, gọi điện thoại số này cho tôi, rồi lên tôi dùng trà, tôi có một vài chuyện muốn hỏi anh để tìm hiểu thêm về Thuyền Nhân Việt Nam…'. Tôi hân hạnh quá, được gặp rồi lại được mời đến nhà thân phụ của một linh mục Anh mà con gái tôi hết lời khen ngợi… Ngoài ra tôi không biết gì hơn về ông Peter Townsend cả, ngoài quyển sách ông vừa đề cập đến!
Thế rồi một ngày tôi lấy hết can đảm gọi điện thoại và may mắn được ông Townsend nhận ra và hẹn đến nhà ông. Tôi có cố ăn mặc chỉnh tề mà càng đến gần nhà ông lại càng cảm thấy mình như anh ngố mới ra tỉnh. Ông ở một căn lầu trong một biệt thự dưới chân tháp Eiffel lộng lẫy và khổng lồ. Tất cả trong nhà ông đều sang trọng, quý phái làm sao… Tôi tự hỏi, tại sao một người như ông ta, đáng tuổi cha, chú tôi lại muốn hỏi chuyện với một người tỵ nạn tầm thường như tôi? Chắc cũng nhờ Cha Hugo, tôi nghĩ… Rồi trước lời chào đón vô cùng nồng nhiệt và bình dị, tôi bớt hết hồi hộp lo lắng…
Ông Townsend làm trà và mang rót cho tôi, lần đầu tiên tôi thấy sữa đổ vào tách trà. Rồi ông hỏi han về cuộc vượt biên của tôi. Tôi kể lại cho ông, đến những lúc tôi xúc động, cái tách trà cũng run lên lách cách trong tay tôi. Dù nước mắt tôi lưng tròng, tôi cũng thấy được lòng cảm thông trong ánh mắt long lanh của ông. Ông kể đã đi thăm rất nhiều trại tỵ nạn từ Mã-Lai đến Hồng-Kông, từ Thái-Lan sang Phi-Luật-Tân. Nghe kể bao nhiêu chuyện qua lời thông dịch, không làm sao trung thực hoàn toàn được nhưng cũng đủ cho ông thấu hiểu hoàn cành hãi hùng của bao mạng người nhỏ bé giữa đại dương… "Chuyện người nào tôi biết đến cũng thương tâm cả… Làm sao kể lại hết tất cả mọi chuyện… Cuối cùng tôi phải chọn lựa kể lại một chuyện mà tôi cảm thấy là ‘kinh hoàng’ (terrifying) nhất và tôi theo dõi câu chuyện đó cho đến cùng. Đó là câu chuyện của một cô bé gái đi vượt biên cùng người anh/em (brother) trên một chiếc thuyền cọc cạch, không thể nào tồn tại giữa sóng gió biển cả. Trên tàu nhiều người đã đuối sức chết vì đói khát, bệnh hoạn vì lênh đênh quá lâu, cuối cùng tàu tạt vào một bãi san hô… Hai anh em cùng vài người sống sót tập bắt chim hải âu, phơi khô để ăn… cho đến ngày chỉ còn lại có cô bé gái, một mình giữa bao xác chết, chơ vơ trên một bãi san hô mỏng manh giữa trời nước… May mắn sao, vài ngày sau đó một tàu hàng hải đã cứu vớt. Tôi muốn tìm hiểu thêm về nội tâm của cô bé cũng như sự tự tồn của một con người trong một thảm cảnh như vậy. Tôi chỉ tiếc là khía cạnh tâm lý tôi không tường thuật được đầy đủ vì ngôn ngữ và tuổi đời của cô bé không cho phép diễn tả hết được. Tôi đã bao lần suýt chết trong Thế Chiến thứ 2, nhưng tôi tự hỏi nếu tôi ở trong trường hợp cô bé gái ấy, liệu tôi có còn đủ sáng suốt để kể lại không? Tôi muốn thuật lại qua quyển sách này một chuyện thật, để cho thế giới của tôi (my world) hiểu biết hơn về thảm cảnh của Thuyền Nhân Việt Nam, hầu cưu mang họ… Anh đừng hiểu nhầm tôi, không phải là sự tội nghiệp đã thúc đẩy tôi viết… họ khốn khó thật đấy, nhưng họ rất kiêu hãnh, cái phẩm cách của những người đã đi qua địa ngục và sống còn. Qua những ngày tháng đi tìm hiểu về họ, tôi thấy tôi cảm phục họ, họ thu hút đầu óc (fascinate) tôi trên rất nhiều khía cạnh mà tôi mong anh có thể giúp tôi hiểu rõ hơn."
Tôi chỉ tạc ghi trong lòng từng lời ông Townsend nói, hình như tôi không còn nhớ những gì tôi đáp lại ông, như thể những câu trả lời ấy chẳng có ký-lô nào… Tôi chỉ nhớ là lúc đó tôi như mở cờ trong bụng là có những người ngoại quốc suy nghĩ như ông ta. Đây là những điều chính ông đã bày tỏ hôm đó:
Grapevine/Truyền miệng: "Người Anh-quốc chúng tôi gọi hiện tượng này là ‘grapevine’, tin truyền miệng. Trong trường hợp của cô bé gái trong sách của tôi thì cái guồng máy ‘truyền miệng’ của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam thật là kỳ diệu, phi thường! Tôi theo dõi trường hợp cá nhân này và tôi phải nể phục, không thiếu phần bàng hoàng, băn khoăn tự hỏi: Họ làm cách nào hay vậy? Một cô bé gái, một thân một mình đến trại ở một nơi xa lạ, không có một phương tiện truyền thông, truyền hình, giấy tờ hành chánh, hay bất cứ một hệ thống liên lạc tân tiến nào… thế mà chỉ qua người này nhắn đến tai người nọ mà tìm lại được cha mẹ (đi trong chuyến tàu khác, trôi dạt đến một nước khác) và cuối cùng gia đình được đoàn tụ và định cư ở Úc. Không chỉ riêng tôi, trong UNHCR (Cao ủy Tỵ Nạn LHQ) ai cũng đã một lần ngạc nhiên khi thấy cách liên lạc tìm kiếm thân nhân không cần sổ sách, giấy tờ (records) gì cả nhưng rất hữu hiệu, xuyên qua tất cả biên giới toàn cầu!?!"
Chiến tranh, Hòa bình và Tự do: "Tôi đã từng chiến đấu để bảo vệ đất nước tôi. Và tôi đã viết sách tường thuật về mặt trận ‘Battle of Britain’ của không quân Vương Quốc Anh (RAF) với không quân Đức Quốc Xã (Luftwaffe). Những gương can đảm tôi đã chứng kiến trong thời chiến, nhưng tôi phải nể sự can đảm của người Việt trong cuộc di dân có thể gọi là một biến cố lịch sử, nhất là khi chiến tranh đã chính thức chấm dứt! Cái gì thúc đẩy họ sẵn sàng bỏ đất nước, liều chết để ra đi? Họ chạy trốn Cộng sản, nhưng khi hỏi thì họ đều nói họ đi tìm Tự do! Tôi có cảm tưởng như họ hãy còn sợ là thế giới bên ngoài chưa lường được đến mực nào ‘Cộng sản là đối tượng của Tự do’. Cái ý thức của họ về chữ Tự do đó mới thật là chính đáng. Khi tôi nghĩ, nước tôi đã đẻ ra cái phong trào Hippy, đưa đến phản chiến, vô tình đã đẩy đưa số phận dân miền Nam Việt Nam vào đường cùng. Cái lũ hippies thời đó chúng xuống đường đòi Tự do, chúng có hiểu Tự do là gì đâu, cái tự do của một lũ lớn lên trong thời bình, chưa biết hy sinh một ngày cho đất nước, chưa biết chiến tranh nhưng đòi hòa bình, sống với đầy đủ các quyền công dân nhưng đòi tự do, cái tự do để yêu đương, để hút sách, để đồi trụy, để hèn nhát, cái loại tự do rẻ tiền, ích kỷ, vô trách nhiệm đó có ngờ đâu đã mang lại sự mất mát của chữ Tự do cao quý của bao nhiêu người ở bên kia trái đất! Tôi muốn gửi bọn chúng đi nghỉ hè bên kia Màn Sắt để học lại định nghĩa của chữ Tự do. Anh biết không, có một Thuyền Nhân nói vói tôi mà tôi nhớ mãi: ‘Khi nằm trên tàu trôi dạt, ai không mơ được bay lượn như cánh hải âu… Ao ước Tự do của chúng tôi đấy!’. Theo tôi, nếu cánh bồ câu tượng trưng cho hòa bình, thì hình ảnh đẹp nhất của Tự Do, phải là cánh hải âu ! Lúc đầu tôi muốn đặt tên quyển sách là The White Seagull (Con Hải Âu Trắng) nhưng sau với nhà xuất bản tôi phải đổi lại thành The Girl In The White Ship (Bé Gái Trên Chiếc Thuyền Trắng), để không nhầm với một tên sách khác đã ấn bản."
Hơn hai mươi năm sau buổi chiều đó, giờ đây tôi có dịp cám ơn ông Townsend một lần nữa, lần này qua những dòng chữ này. Ông đã nhắc nhở cho tôi hình ảnh Cánh Hải Âu trong bức tranh tôi đang phác họa. Ông qua đời đã trên 15 năm rồi, và tôi cũng đã có dịp được hiểu biết tên tuổi lẫy lừng của ông, một anh hùng của Vương Quốc Anh trong Đệ Nhị Thế Chiến, người yêu oan trái của Công Chúa Margaret… Nhưng trong tôi, tôi sẽ giữ mãi hình ảnh của ông chiều hôm đó, một người quý phái nhưng bình dị, cao cả nhưng khiêm nhường, từng trải nhưng luôn băn khoăn, lạnh lùng kín đáo nhưng đầy tình cảm… và ông đã quan tâm đến Thuyền Nhân Việt Nam! Cám ơn ông.
Hồi Ký – Trần Thúc Lân


VIỆT CỘNG CŨNG VƯỢT BIÊN

Người tị nạn miền Bắc sau chiến tranh

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-04-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Một chuyến vượt biển từ miền bắc Việt Nam
Một chuyến vượt biển từ miền bắc Việt Nam
Files photos
Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, không chỉ có làn sóng những người miền Nam rời bỏ quê hương mà còn rất nhiều người ở phía Bắc cũng quyết định ra đi để tìm cho mình một tương lai tốt đẹp hơn ở các nước khác. Nhiều người trong số họ đã bỏ mạng ngoài khơi, có người đã bị cưỡng bức hoặc phải tự nguyện hồi hương, nhưng cũng có người đã may mắn được định cư ở một nước thứ ba.
Sau đây là câu chuyện của hai gia đình phía Bắc với những số phận khác nhau sau khi tìm đường vượt biên vào những năm 80.

Vượt thoát

Những năm cuối thấp niên 70, và 80, Hải Phòng và Quảng Ninh, hai cảng biển lớn ở phía Bắc Việt Nam, là những nơi chứng kiến nhiều đoàn người tìm đường vượt biên theo đường biển. Phần đông trong số họ là những người đến từ các tỉnh phía Bắc.
Trong số những người ra đi từ Hải Phòng, có anh Thụy. Vì lý do tế nhị cho gia đình ở Việt nam, anh không muốn nêu danh tính đầy đủ. Hòa vào làn sóng người vượt biên, anh Thụy và gia đình gồm cha mẹ, anh chị em, tất cả 12 người đã bắt đầu hành trình vượt biên vào năm 1981. Nhớ lại thời điểm vượt biên năm 1981, anh Thụy nói:
"Anh Thụy: Mình thấy cuộc đời chán nản quá. Mọi người đều đi nên mình cũng phải đi. Nói đúng ra lúc đó mình ở Việt Nam thì giấy tờ mình có đâu. Lúc ấy giấy tờ mình không có, như kiểu người thừa. Xin giấy chứng minh khó, xin không được. Mình vừa làm ngư dân, vừa buôn bán thấy cuộc sống chán."
Anh Thụy cho biết gia đình anh theo công giáo và chính phủ không thích người công giáo, dù không ra mặt. Theo anh, đó là một trong những nguyên nhân khiến anh và gia đình gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Vốn là ngư dân, quen biển, biết đường, anh Thụy và gia đình không phải đóng tiền để lên thuyền vượt biên vì anh sẽ là người lái tàu. Theo anh, trung bình một người lúc đó phải đóng từ 2 đến 3 chỉ vàng để vượt biên, một số tiền không nhỏ với phần đông người dân lúc đó.
Những con tàu vượt biên từ Hải Phòng chở hàng chục có khi hàng trăm người, và phần lớn nhắm đến hướng Hong Kong vì đó được coi là điểm đến gần nhất. Trong rất nhiều chuyến tàu vượt biên, có những con tàu đã không bao giờ tới đích. Anh Thụy cũng đã từng nghe có chuyến tàu vượt biên bị đắm, mất tích:
Có chuyến mất tích hết, đấy là người quen, rồi con bà cô, em bố anh bị công an ở đảo Bạch Long Vĩ bắn chết hết, công an bắn đắm chết hết 28 người.
Anh Thụy
"Có chuyến mất tích hết, đấy là người quen, rồi con bà cô, em bố anh bị công an ở đảo Bạch Long Vĩ bắn chết hết, công an bắn đắm chết hết 28 người."
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ năm 1975 đến 1997, tổng số có khoảng 839,000 người Việt Nam vượt biển bằng thuyền đến các trại tị nạn trong khu vực. Liên hiệp quốc ước tính, ít nhất 10% trong số này đã phải bỏ mạng ngoài khơi.
Chuyến vượt biên của gia đình anh Thụy vào năm 1981 đã không thành vì bị công an phát hiện. Những lần vượt biên sau của anh và gia đình cũng không sáng sủa gì hơn:
"Hai lần đầu tiên trước khi tập kết ra đi thì bị công an bắt, một lần đi đến đảo Cô Tô sát biên giới Trung Quốc thì bị bão, dạt vào đảo thuộc Quảng Ninh, bịt dốt ở lán 14 mất mấy tháng ( ở Tuy Quang, Quảng Ninh), rồi được ra. Ra rồi đi tiếp và bị bắt tiếp. Rồi bị giam ở Trần PHú ở Hải Phòng, bị tòa án thành phố Hải Phòng xử tù 36 tháng tức 3 năm. Xong rồi về thì đi chuyến cuối cùng thì thoát, lần cuối thì đi độc thân, có một mình, lúc đó chưa có gia đình."
Anh Thụy bị kết án tù với tội tổ chức người trốn đi nước ngoài, phản bội tổ quốc. Gia đình anh sau nhiều lần vượt biên không thành đã bị nhà nước tịch thu tài sản. Việc tìm kiếm công ăn việc làm, buôn bán lại càng trở nên khó khăn hơn. Điều này càng thúc đẩy anh phải vượt biên bằng mọi giá.
Vào năm 1987 anh vượt biên bằng thuyền lần thứ 4 cùng người em trai và  đi thoát tới Hong Kong sau 25 ngày trên biển và trên đất Trung Quốc. Đến Hong Kong vào năm 1987, anh Thụy là một trong số những người tị nạn Việt Nam may mắn thoát khỏi giai đoạn thanh lọc, không bị giam trong trại cấm, được đi làm tự do kiếm tiền,  và chỉ phải chờ tiếp kiến để được đi nước thứ ba.
Từ ngày 16 tháng 6 năm 1988, Hong Kong bắt đầu chính sách trại cấm và thanh lọc khiến hàng ngàn người tị nạn Việt nam phải trở về nước dưới dạng cưỡng bức hoặc tự nguyện hồi hương.

Thanh lọc, cưỡng bức hồi hương, những số phận không may mắn

Bắt đầu từ cuối những năm 70, những khó khăn về kinh tế sau chiến tranh cộng với những hậu quả của cuộc chiến biên giới với Trung Quốc và Khmer đỏ ở Campuchia vào năm 1979 đã làm làn sóng người tị nạn Việt Nam đến các trại tị nạn tại các nước trong khu vực tăng lên nhanh chóng.
Những nước nhận nhiều người tị nạn Việt Nam lúc đó bao gồm Hong Kong, Indonesia, Malaysia, Philippines, và Thái Lan. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tính đến khoảng giữa năm 1979, đã có khoảng 200,000 người tị nạn Việt Nam nằm rải rác ở các trại tị nạn trong khu vực.
Năm 1979,  Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông dương, thừa nhận quy chế tị nạn cho những những người tị nạn Việt Nam ở các trại tị nạn trong khu vực, mở đường cho việc họ được đi định cư ở nước thứ ba.
Mình không tình nguyện hồi hương mà bị cưỡng bức về. Khì nó trả đất về cho Trung Quốc năm 1997 thì nó muốn xóa trại đi, mình vẫn ở đấy không tình nguyện hồi hương. Khi về là nó bốc về. Một người là hai cảnh sát bốc…  có bà cởi hết quần áo ra.
Chị Hà
Nói về làn sóng người tị nạn Việt Nam vào giai đoạn này, luật sư Trịnh Hội, thuộc tổ chức Voice, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Philippines chuyên giúp đỡ những người tị nạn Việt Nam cho biết.
"Từ năm 79 đến 89 có một khung pháp lý rõ ràng là những thuyền nhân Đông dương đều được đi định cư. Đó là lý do có con đường đi. Đó là lý do đi nhiều người. Đặc biệt nữa là đầu thập niên 80, kinh tế Việt nam xuống rất rõ. Lúc đó chưa có đổi mới. Lúc đó sự đàn áp, áp bức lên rất cao, vào đầu những năm 80. Sau đó người ta ồ ạt ra đi."
Làn sóng người ồ ạt ra đi đã vào những năm 80 sau hội nghị của Liên Hiệp quốc vào năm 1979 đã khiến một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia phải đẩy thuyền của người tị nạn Việt nam trở lại ngoài khơi để tránh tình trạng quá tải.
Hong Kong vào năm 1988 đã tự quyết định lập ra trại cấm. Những người đến Hong Kong vào sau ngày 16 tháng 6 năm 1988 phải vào trại cấm, không được đi làm và phải qua thanh lọc khắt khe. Cơ hội được định cư ở nước thứ ba của họ trở nên mong manh.
Gia đình anh chị Hà và Bình nằm trong số những người không may mắn khi họ đến Hong Kong vào đầu năm 1990. Anh Bình nhớ lại những bức xúc của mình khi đó
"Tất cả những người Việt Nam tị nạn cộng sản đến các nước trước 16 tháng 6 năm 1988 đương nhiên được công nhận tịn nạn. Tại sao vẫn những con người đó chỉ sau có một ngày thôi, sau mốc đó lại phải qua thanh lọc, bị dán cho cái mác là di dân kinh tế?"

Hình ảnh một trại tị nạn ở Hồng Kong

Hình ảnh một trại tị nạn ở Hồng Kong. Files photos

Anh chị là những người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Họ cũng ra đi từ Hải Phòng, đến Trung Quốc rồi cuối cùng cập cảng Hong Kong. Anh Bình không cho rằng lý do kinh tế là lý do chính đã đẩy đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau phải rời bỏ quê hương, gia đình, và bạn bè vào cuối năm 1989:
"Cuộc sống lúc đó so với mọi người là bình thường. Mình không có khó khăn về kinh tế. Mình ra đi còn phải đóng nhiều tiền, không phải ai cũng có thể vượt biên được, không phải ai cũng có tiền để đóng để đi. Nhưng lúc đó mình chỉ nghĩ là sang bên này được tự do hơn, cuộc sống thay đổi hơn."
Hai anh chị phải đóng 2 cây vàng để được đi. Anh Bình nói với 2 cây vàng vào thời điểm đó, anh chị có thể mua được một căn nhà nhỏ trong ngõ ở Hà Nội.
Sau hơn 4 tháng trời hết đi đường bộ, lại đi đường biển với bao nhiêu trắc trở trên đường vượt biên, anh chị Bình cùng khoảng 100 người khác, tất cả là người miền Bắc cuối cùng cũng đến được Hong Kong vào tháng 2 năm 1990.
Tất cả họ đều không biết về trại cấm Hong Kong, và cũng không nghe được thông tin về cuộc họp của Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 1989 với sự ra đời của chương trình CPA (tạm dịch là chương trình hành động toàn diện).
Theo chương trình này, những người tị nạn Việt Nam kể từ đây sẽ phải qua thanh lọc khắt khe. Rất nhiều người trong số họ đã không đáp ứng được những điều kiện đặt ra của chương trình và phải hồi hương, tự nguyện hay bắt buộc.
Chương trình này nhằm giúp các nước trong khu vực đối phó với làn sóng người Việt di cư ồ ạt. Theo luật sư Trịnh Hội, chương trình đã không công bằng với những người Việt tị nạn:
"Thật lòng mà nói trịnh hội nghĩ là chương trình CPA đã có tác động lớn đến việc thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi, bởi vì chương trình cpa không công bằng ở chỗ nó ko báo cho người ta biết trước. Ví dụ đến nước này, ví dụ đến Philippines thì là ngày deadline là 21/3 nhưng đến nước nào đó là 16/3… có nghĩa là mạnh nước nào thì nước đó đặt ra ngày đó. Đến trước ngày đó là tị nạn, đến sau là thanh lọc. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng chương trình cpa ra đời và được ký kết vào tháng 6 nhưng nó tính lùi ngày vào tháng 3, tức là nó ngày như từ trên trời rơi xuống, muốn ngày nào cũng được. Nó ko công bằng ở điểm đó, chính vì vậy nhiều người không tin tưởng vào chương trình thanh lọc và chương trình thanh lọc có nhiều bất công bởi vì chương trình thanh lọc ko phải do cao ủy tị nạn áp dụng mà do mỗi nước áp dụng. Ở Philippines thì có nhiều vấn đề tham nhũng, Malaysia, Indonesia, Thái, họ để những nước đó là những nước chưa hoàn toàn phát triển được quyền quyết định hoàn toàn về tương lai và sinh mạng mỗi người."
Đến Hong Kong, anh chị Bình và Hà phải sống trong một trại cấm với hàng ngàn người tị nạn Việt Nam khác, phần đông là từ phía bắc. Họ phải sống chung trong những căn phòng với giường tầng. Mỗi phòng hơn trăm người, bao gồm những người độc thân, người có gia đình, người già và trẻ nhỏ. Họ không được đi làm tự do như những người đến Hong Kong từ trước năm 1988, và họ phải chờ được phỏng vấn để thanh lọc.
Anh chị Bình phải chờ đến năm 1992 mới được phỏng vấn lần đầu tiên. Họ phải qua nhiều lần phỏng vấn sau đó và đều thất bại. Thậm chí họ đã phải nhờ đến văn phòng luật sư để được giúp đỡ nhưng cũng không thành. Họ nằm trong số những người bắt buộc phải hồi hương.
Chống lại quyết định bắt hồi hương ở trại, anh Bình cùng nhiều người khác biểu tình phản đối và phải chịu những đàn áp của cảnh sát Hong Kong:
"Thời kỳ đấy bọn anh là những không phải là đi trên đất mà đi trên vỏ lựu đạn cay. Nó bắn lựu đạn cay nhiều đến mức không nhìn thấy mặt đất ở đâu. Lựu đạn vẽ đâu lâu xương chéo cấm sử dụng đàn áp biểu tình thế mà còn ném vào trong trại. Bao nhiêu người dân trong trại, từ lớn đến bé, già trẻ, thế mà nó bắn vô tội vạ, nó bắn từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều."
Nói chung bây giờ qua đây mình thấy cuộc sống thanh thản. Dù ở đâu mình cũng phải làm ăn, ở Việt Nam cũng vậy, mà sang đây cũng vậy, nhưng có cái ở đây mình thảnh thơi đầu óc, không ai kìm kẹp mình nữa, mình sống được tự do hơn.
Anh Bình
Những người không tự nguyện hồi hương như anh chị Bình bị nhốt vào một trại riêng. Đến ngày phải về nước họ bị cảnh sát bắt giải lên máy bay. Chị Hà nhớ lại:
"Mình không tình nguyện hồi hương mà bị cưỡng bức về. Khì nó trả đất về cho Trung Quốc năm 1997 thì nó muốn xóa trại đi, mình vẫn ở đấy không tình nguyện hồi hương. Khi về là nó bốc về. Một người là hai cảnh sát bốc…  có bà cởi hết quần áo ra, có người thì dùng đồ sắt rạch vào người cho chảy máu, thế cho nên họ mới kiểm tra trong người có đồ sắt thép bắt vứt hết. Các bà cởi quần áo thì nó lấy chăn cuốn vào rồi khênh. Nó băng bó rồi cũng tống về hết, chẳng có ai ở lại hết."
Đến tháng 11 năm 1997, anh Bình và chị Hà là những người cuối cùng trở về nước theo dạng cưỡng bức.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, cho đến năm 1996, đã có khoảng 100,000 thuyền nhân Việt nam trở về nước dưới dạng tự nguyện hoặc cưỡng bức.
Báo cáo của chương trình CPA năm 1996 kết luật, mục tiêu của chương trình đã được hoàn tất.

Kết cục may mắn

Sau 5 năm ở Hong Kong, năm 1992, anh Thụy lúc này đã có vợ, cuối cùng cũng đến Los Angesles, Hoa Kỳ. Anh chị giờ sinh sống ở Westminster và đã có ba người con, hai người con đầu đang học đại học, người con út đang học lớp 12.
Cuộc sống của anh chị trên đất Mỹ cũng ổn định. Thậm chí gia đình anh cũng đã nhiều lần về thăm lại người nhà còn ở Việt Nam.
Anh chị Bình và Hà sau khi trở về Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn từ phía chính quyền địa phương vì lý lịch vượt biên và chống hồi hương trong trại tị nạn ở Hong Kong.
Nhưng đến cuối năm 2014, anh chị cùng cô con gái duy nhất sinh ra ở Hong Kong, cuối cùng cũng đã sang được Canada định cư với sự giúp đỡ của một người bà con. Ngồi trong căn nhà nhỏ ấm cúng ở Calgary, Canada vào một ngày đầu năm 2015, anh Bình vui vẻ nói:
"Nói chung bây giờ qua đây mình thấy cuộc sống thanh thản. Dù ở đâu mình cũng phải làm ăn, ở Việt Nam cũng vậy, mà sang đây cũng vậy, nhưng có cái ở đây mình thảnh thơi đầu óc, không ai kìm kẹp mình mình sống được tự do hơn."nữa, 

 
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/north-refu-aft-war-04232015053228.html

TRÍ KHÔN LOÀI NGƯỜI

Câu Chuyện Hai Viên Sỏi


Ngày xưa, trong một ngôi làng, có ông nông dân nghèo đã đến ngày phải trả cho lão già kia xấu xí một số tiền rất lớn. Ông nông dân có cô con gái rất xinh đẹp, hợp nhãn lão già chủ nợ, nên lão muốn thương lượng với cha cô gái.

Lão nói sẽ xóa sạch nợ cho ông nông dân nếu ông gả con gái cho lão. Hai cha con nghe thế thì hoảng sợ. Lão già chủ nợ liền đưa ra ý kiến là hãy để cho trò may rủi định đoạt số phận. Lão nói với hai cha con rằng lão sẽ đặt vào túi tiền rỗng hai viên sỏi: một trắng và một đen. Và cô gái sẽ bốc để lấy một trong hai viên sỏi ra khỏi túi.



1) Nếu bốc trúng viên đen, cô phải làm vợ lão và nợ của cha cô sẽ được xóa sạch.
2) Nếu bốc phải viên trắng, cô sẽ không làm vợ lão và nợ của cha cô cũng được xóa sạch luôn.
3) Nếu cô từ chối không bốc thăm, cha cô sẽ bị cầm tù.
Họ nói chuyện này với nhau trước cửa nhà ông nông dân. Trên mặt đất ngay tại đó, có đầy sỏi. Lúc còn đang nói, lão già xấu xí cúi xuống, nhặt hai hòn sỏi. Khi lão nhặt, cô gái tinh mắt để ý, thấy lão lượm hai viên sỏi đen bỏ vào túi. Nhưng cô không nói gì. Rồi lão già chủ nợ yêu cầu cô gái cho tay vào túi để bốc thăm.
Hãy thử hình dung một chút, bạn sẽ làm gì nếu có mặt ở đó. Bạn sẽ khuyên cô gái điều gì ?
Nếu phân tích kỹ, chúng ta sẽ thấy ba điều:
1) Cô gái phải từ chối bốc thăm.
2) Cô gái phải lôi hai viên sỏi đen ra khỏi túi để chứng tỏ rằng lão già đã ăn gian.
3) Cô gái phải bốc ra một viên sỏi đen và hy sinh, chịu lấy lão già để cho cha mình khỏi cảnh tù tội.
Xin hãy suy nghĩ vài giây lát về ba tình huống này.
Câu chuyện có mục đích cho bạn thấy sự khác biệt giữa tư duy lô-gíc (luận lý) và tư duy gọi là “ngoài lề”. Cô gái không thể giải quyết vấn đề cho công minh theo tư duy lô-gíc truyền thống. Hãy nghĩ đến hậu quả của mỗi lựa chọn. Vậy bạn sẽ làm gì? 

Còn đây là điều cô gái đã làm:
Cô cho tay vào túi, bốc ra một viên sỏi. Nhưng cô lóng cóng, đánh rơi nó xuống đất, mà chẳng ai thấy kịp. Viên sỏi rơi, nằm lẫn lộn với vô số viên khác trên mặt đất. Cô bèn la lên: “Ôi, tôi thật vụng về! Nhưng không sao! Tôi lấy viên sỏi còn lại ra thì mọi người sẽ thấy ngay là tôi đã bốc trúng viên nào trước thôi mà!”
Vì viên còn lại mầu đen, viên đầu tiên đã bốc thăm chỉ có thể là trắng. Và, vì lão già chủ nợ không dám thú nhận sự gian manh của mình, cô gái đã khiến tình huống, dường như vô vọng cho mình, trở thành kết cục rất có lợi, cứu được cả hai cha-con.
Bài học của câu chuyện này:
Mọi vấn đề phức tạp đều có thể giải quyết thỏa đáng. Chỉ cần chúng ta biết thoát ra khỏi lối suy nghĩ thông thường .. 

TIỂU TỬ * MÀI DAO, MÀI KÉO

Mài Dao Mài Kéo - Tiểu Tử



Nói đến "mài dao mài kéo", ở Việt Nam hồi xưa, hồi thời Pháp thuộc, người ta nghĩ ngay đến giới "anh chị"- hạng xâm mình... trên rồng dưới rùa – sửa soạn khí giới để làm "một trận thư hùng" thanh toán nhau hay trả thù nhau. Hồi thời đó, khi đã "nộ khí xung thiên" thì họ đòi "để thẹo" đối thủ hay ít lắm cũng "xin tí huyết". Cho nên dao/kéo – ngoài lãnh vực bếp núc vá may – còn được sử dụng một cách rất... linh động phiêu hốt trong giới giang hồ. Thời bây giờ, văn minh rồi, dao/kéo đã được trả về vị trí nội trợ. Cho nên, khi muốn "xin tí huyết" của kẻ thù, các băng đảng ngày nay chỉ dùng khí giới "hiện đại" để mà... bùm ! Có nhanh, có gọn, nhưng thiếu nét "anh hùng mã thượng". 

    "Mài dao mài kéo" mà tôi nói ở đây là cái nghề của một ông bạn tôi mới quen, trong thời gian tôi bị kẹt lại ở Việt Nam sau 1975. 
    ... Tôi để ý tới anh ta trong lúc tôi đang nhăm nhi ly cà phê ngon của cái quán cóc nằm dưới mái hiên một căn phố nhỏ. Quán này chỉ có hai cái bàn thấp và bảy tám cái ghế thấp, thấp thấp nhỏ nhỏ giống như đồ chơi trẻ con. Cho tới cái ly cà phê cũng nhỏ xíu, hớp chừng hai hớp là cạn ! Có lẽ vì vậy mà thấy ai tới đây cũng để thì giờ ngồi nhăm nhi từng ngụm nhỏ cà phê chớ không thấy... uống ! 
    Tôi thường xách cái ghế nhỏ ra ngồi cạnh công-tơ nước cách quán chừng hơn bốn thước. Ở đó có cái thùng xi-măng che công-tơ, thùng vuông vức nắp bằng, chỉ cao hơn cái ghế chừng hai tấc và nằm cạnh một bức tường dài. Tôi thích ngồi ở đó vì được cách biệt với cái xô bồ trong quán và nhứt là có bức tường sau lưng để dựa ! Mấy đứa nhỏ trong quán viết nguệch ngoạc bằng than trên tường "Chỗ này của ông Hai nón nỉ" và vẽ một đầu người đội nón, râu lún phún, nét vẽ ngây ngô buồn cười kèm theo một mũi tên chỉ về chữ "ông Hai" ! Tôi rất thích thú với trò trẻ con ngộ nghĩnh đó và nhứt là sự được người trong quán dành riêng cho một chỗ ngồi – một chỗ ngồi không nằm trong phạm vi của quán ! 
    Hôm đó, tôi nghe tiếng rao "mài dao mài kéo" từ đằng xa. Một lúc, thấy anh thợ mài dao ngừng xe đạp trước quán. Anh đem xe lên dựng trên vỉa hè, treo cái nón rơm lên ghi-đong rồi bước vào trong. Xe đạp của anh rất đặc biệt. Đầu tiên là hai cái chống gắn ở đùm bánh sau: khi đạp xuống hai bên, nó giữ xe đạp đứng thẳng một cách vững chắc. Kế đó là thùng đồ nghề phía sau có hai hàng hộc tủ và một ngăn để can nhựa đựng nước. Gắn trên mặt thùng là hai bàn đá mài tròn một lớn một nhỏ có ma-ni-ven, một viên đá bùn và một cái ê-tô. Trên vè bánh xe trước có gắn đứng theo chiều dọc một tấm bảng cỡ ba trang giấy học trò, nền vàng với ba hàng chữ đỏ trên mỗi mặt. 
    Lúc đó, quán đã đông người. Chắc không còn bàn trống nên thấy anh ta một tay cầm ly cà phê một tay xách cái ghế nhỏ, bước ra khỏi quán ngó quanh tìm chỗ. Tôi vẫy tay gọi: 
    - Ngồi đây nè. 
    Hắn mỉm cười gật gật đầu rồi bước lại đặt ly cà phê lên thùng công-tơ: 
    - Cám ơn ! Cám ơn ! 
    Trước khi ngồi xuống, anh ta liếc nhanh hàng chữ trên tường rồi nhìn cái nón nỉ tôi đang đội, cười tủm tỉm. 
    Sau khi làm một ngụm cà phê, anh ta rút bao thuốc hướng về phía tôi tỏ ý mời. Tôi lắc đầu. Hắn đốt thuốc hút. Xong để bao thuốc và cái hộp quẹt lên thùng công-tơ, ngã người dựa vào tường, dũi thẳng hai chân, thở khói một cách sảng khoái. Và như vậy, trong im lặng, hắn và tôi nhăm nhi cà phê... 
    Một lúc sau, thằng nhỏ trong quán mang ra một bình trà: 
    - Nãy giờ con quên đem trà ra. Đừng phiền nghe ông Hai ! 
    Tôi khoát tay lắc đầu trả lời. Bấy giờ, anh ta mới mở miệng hỏi: 
    - Chắc anh đến đây thường? 
    - Ngày nào cỡ giờ này là có tôi ngồi đây. Mặt trời nằm phía sau lưng, nên chỗ này còn mát. Chừng đứng bóng trở đi là không ngồi được. 
    - Nhà anh gần đây không? 
    - Cũng gần. Đi bộ chừng năm phút. 
    - Hổm rày trời không mưa, cũng không nóng lắm. Thấy dễ chịu há? 
    - Ờ... Mùa này như vậy cũng hiếm. 
    Ngừng một chút rồi tôi lại hỏi... đẩy đưa: 
    - Mài dao mài kéo... Anh kiếm ăn được không? 
    - Tàm tạm. Nhờ bây giờ ai cũng xài đồ cũ hết nên có đồ mài hoài. 
    - Thấy anh có nhiều đồ nghề quá há ! 
    - Phải như vậy chớ ! Thời bây giờ, cái gì cũng đòi... cao cấp hết. Mình cũng phải phô trương cho thiên hạ tin. Mà đồ của tôi thì bảo đảm là... cao cấp thứ thiệt ! 
    - Ờ... Mà sao chi nhiều dữ vậy? 
    Anh ta vừa nói, hai tay vừa ra dấu: 
    - Nè nghen. Bàn mài lớn để "tề" mấy con dao quá sét. Bàn mài nhỏ, mịn hơn để "đi" hai mép của lưỡi dao. Mình quây ma-ni-ven, bàn mài chạy o o, tốc độ gấp năm gấp sáu lần hơn. Dao để tới đâu là nó "ăn" tới đó, lẹ lắm ! Còn viên đá bùn là để làm láng và để chỉnh lại mấy chỗ chưa đều. Còn cái ê-tô là để kẹp mấy con dao mà mình muốn sửa lại cho nó ngay, nó thẳng. Như vậy mới là... cao cấp, anh thấy không? 
    Tôi gật đầu thán phục. Rót trà vào ly, tôi mời: 
    - Uống miếng trà đi, anh. 
    Hắn cầm ly ực một cái rồi lấy mu bàn tay quẹt miệng. Xong, hắn đứng lên cất gói thuốc và hộp quẹt vào túi: 
    - Thôi. Chào nghen... 
    Anh ta đội nón, dẫn xe xuống đường, vừa đạp chậm chậm vừa rao kéo dài: "Mài dao mài kéo...". 
    Hôm sau, anh ta lại ghé quán, cũng vào giờ như hôm qua. Tôi đã ngồi ở công-tơ nước với ly cà phê, và thật ra cũng có ý đợi. Lần này anh ta dựng xe cạnh đó, vừa dựng vừa nói: 
    - Anh cho phép tôi ngồi ở đây, mình nói chuyện chơi. 
    Rồi không đợi tôi trả lời, anh đi thẳng vào quán. Một lúc trở ra với ly cà phê, cái ghế và điếu thuốc trên môi phì phà... Anh ngồi xuống, giống tư thế hôm qua. Sau ngụm cà phê, anh hỏi 
    - Anh không hút thuốc à? 
    - Tôi bỏ hút lâu rồi. 
    - Vậy là anh số một ! Tôi bỏ hoài không được. Hồi xưa tôi còn hút bạo hơn nữa chớ không phải như bây giờ đâu ! 
    Tôi đưa mắt đọc thầm ba hàng chữ đỏ trên bảng nền vàng gắn trên bánh trước của xe đạp: "Mài kéo mài dao – Mài sao cho bén – Đừng kén tay mài". Thấy hay hay, tôi rung đùi đọc lại, đọc thành tiếng. Rồi vỗ tay lên mặt thùng công-tơ, khen: 
    - Hay ! Hay quá ! Sâu sắc quá ! Anh viết đó hả? 
    - Dạ. Thì... viết bậy vậy mà. 
    - Đâu bậy? Bộ anh tưởng ai cũng viết bậy nỗi như vậy sao? Phải có trình độ chớ... 
    Anh ta làm thinh, nhấp cà phê, hút thuốc một lúc mới nói: 
    - Thời buổi này, "có trình độ" không để làm... khỉ gì hết. Bọn "không trình độ" nó ngồi đầy trên đầu trên cổ thiên hạ, thì người "có trình độ" chỉ còn có... "đi chỗ khác chơi" thôi ! 
    Bây giờ thì tôi đã đoán ra anh ta thuộc về "phe" nào rồi. Tôi hạ giọng: 
    - Nè ! Sao tôi thấy tấm bảng của anh giống lá cờ của mình quá. Phải không? 
    Anh ta nhìn tôi, mắt sáng rực. Anh đưa tay bắt tay tôi, giọng sung sướng: 
    - Anh tinh ý lắm. Bao nhiêu năm nay chưa ai thấy được điều đó hết ! 
    Vậy rồi giữa anh ta và tôi bỗng thấy như thật gần. Anh hỏi tôi: 
    - Hồi đó anh làm gì? 
    - Làm "Chef de réseau" của một hãng ngoại quốc (tôi nói chen tiếng Pháp). 
    - Còn bây giờ? 
    - Ở không, vợ con ở ngoại quốc gởi tiền về nuôi. 
    - Ủa? Sao vậy? 
    - Hồi di tản, tôi bị rớt lại. Còn anh? Hồi trước làm gì? 
    - Làm báo. Làm hai ba tờ. Chuyên về phiếm, xã luận, truyện ngắn. 
    - Sao bây giờ đi... mài dao vậy? 
    - Chớ anh biểu bây giờ tôi viết cái gì? Suốt đời sống trong nghề viết, tự do vung vít quen rồi, đã thành một lập trường, một đường lối. Biểu tôi bẻ cong ngòi bút để... "bợ" chế độ, tôi làm không được ! Vả lại, làm báo theo kiểu "phô-tô-cọp-pi" như họ, thiệt tình, không phải là nghề của tôi. Cho nên tôi đã "rửa tay gác bút". 
    Nói xong câu đó anh ta cười khà khà có vẻ thích thú với hình ảnh ‘’ rửa tay gác kiếm ‘’ của mấy võ lâm cao thủ trong truyện chưởng Hồng kông ! Ngừng một chút, hít vài hơi thuốc, uống ngụm cà phê cuối cùng rồi tiếp: 
    - Bây giờ đi mài dao... cũng thú ! Mình cứ tưởng tượng là mình mài "gươm thiêng" để đợi thời cơ phục hận ! 
    Lần này, anh ta cười lên ha hả, sảng khoái. Rồi lại tiếp: 
    - Coi vậy chớ lâu lâu tôi thèm viết vô cùng. Nhứt là bây giờ, nó lố lăng bỉ ổi, nó chụp giựt bao che gấp mấy chục lần hồi trước... làm mình "ngứa nghề" muốn chết ! Cách đây mấy năm, vào dịp Tết, tôi nhận được thơ của một thằng bạn đã đi chui kể lại cuộc hành trình và đời sống trên đảo tỵ nạn Pulau Bidong ở Mã Lai... làm tôi nổi hứng. Tôi lén viết một "lá sớ Táo Quân" cho mùa xuân năm đó, để nhớ hồi xưa mỗi Tết tôi đều có viết sớ để "móc lò móc chảo" chuyện Nhà Nước chuyện thiên hạ. Sáng mai tôi sao cho anh một bản, đọc cười chơi. Thôi ! Bây giờ đi "kiếm cơm" cái đã ! 
    Anh ta đứng lên bắt tay tôi rồi dẫn xe xuống đường đạp đi. 
    Hôm sau, anh ta đến. Vừa ngồi xuống, anh trao ngay cho tôi "lá sớ". Tôi định mở ra xem thì anh đưa tay ngăn. Vừa đảo mắt nhìn quanh, anh vừa thấp giọng: 
    - Đừng ! Đừng coi ở đây ! Cất đi. Về nhà hãy đọc. Đọc rồi nhớ đốt nó đi, kẻo mang họa rồi nói tại tôi. 
    Uống hớp lớn cà phê, đốt điếu thuốc, xong anh cười cười: 
    - Đốt cho lá sớ... lên trời, cho Ngọc Hoàng đọc với chớ ! 
    Tôi phì cười: 
    - Anh tiếu thật ! Không chừa ai hết ! 
    - Đó là... nghề của tôi hồi xưa mà. Thấy trái tai gay mắt, thấy "đi trật đường rầy" là tôi múa bút đâm ngay. Tự do ngôn luận là như vậy đó. Chớ không phải như bây giờ. Nhìn một lũ hề độc quyền sân khấu, giễu dở lại giễu dai, giễu rồi tự vỗ tay khen lấy, còn bắt... nhân dân khán giả vỗ tay theo... vv... mà chẳng thấy một "nhân dân" nào dám... thò tay viết trên báo một lời phê bình chỉ trích ! Cho nên tôi thấy "ngứa mắt ngứa tay" lắm. 
    Uống hết ly cà phê, anh ta đứng lên gật đầu chào: 
    - Bữa nay tôi phải mài lố dao của nhà hàng T.T., không cò cưa ở đây lâu với anh được. Tôi đi nghen ! 
    Bước được mấy bước, anh dừng chân một chút, đầu hơi cúi xuống dường như để suy nghĩ rồi mới quay lại nhìn tôi, nét mặt thật nghiêm trang, đưa ngón tay trỏ lên gõ gõ vào đầu: 
    - Mỗi ngày tôi mài dao là mỗi ngày tôi mài cái chí khí cho nó luôn luôn sắc bén, khỏi bị cùn lụt. Anh biết không? 
    Nói xong, anh để bàn tay mặt xéo xéo một bên trán gặc nhẹ một cái trông giống như chào theo kiểu nhà binh, rồi phóng lên đạp xe đi, giọng rao kéo dài: "Mài dao mài kéo"... 
    Hôm sau, tôi đến quán hơi sớm, định vừa gặp anh là nói ngay rằng tôi khoái lá sớ của ảnh lắm, móc họng chế độ rất đau mà vẫn giữ được nét trào phúng nhẹ nhàng.Và cũng để nói cho ảnh yên tâm rằng tôi đã đốt lá sớ như ảnh đã dặn. Nhưng rồi, anh ta không đến, mặc dù tôi đã cố tình ngồi đợi tới trưa…. 
    Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta. Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một mình. Cà phê quán này làm như không còn ngon như trước... 
Tiểu Tử    

CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN




CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN
I
 Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì
Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra .
Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob.
Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà. Vào đến phòng tắm, chồng hỏi:
- Ai đấy em?
- Ông Bob hàng xóm.
- Nó có đưa em 800 đồng trả cho anh không?
 

                                 II

Một tu-sĩ nam (của một giáo phái nọ) ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe.
Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu:
- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129.
Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu:
- Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129. Nam thẹn quá:
- Xin lỗi nữ, tôi trần tục quá.
Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi. Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: "Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn
nữa, con sẽ tìm thấy hào quang."

                                 III

Một  nhân viên bán hàng, 1 thư ký hành chính và 1 xếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo:
- Ta cho các con mỗi đứa 1 điều ước.
- Tôi trước! tôi trước! – cô thư ký hành chính nhanh nhẩu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời.
Puff. Cô thư ký biến mất.
- Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm.
Puff. anh nhân viên bán hàng biến mất.
- Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý.
- Ông quản lý nói: tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở Văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.


IV

Một  con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. 1 con thỏ con nhìn thấy thế hỏi:
- Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không?
Đại bàng trả lời:
- Được chứ, sao không.
Thế là con thỏ ngồi xuống nghỉ ngơi. Bỗng dưng 1 con cáo xuất hiện, vồ lấy ăn thịt con thỏ.
Bài học xương máu:
Để được ngồi không chẳng làm gì anh phải ngồi ở trên cao, cao lắm ý.


 V
Một con gà tây trò chuyện với một con bò.
-  "Tớ muốn mình có thể trèo tới trên ngọn cây kia", nó thở dài than, “nhưng tớ chẳng đủ sức.”
- “Hả, sao cậu không nuốt lấy vài giọt sữa của tớ?” Con bò đáp, “Sữa tớ bổ lắm đó.”
Con gà tây đớp vào đống phân bò và thực sự có được đủ sức mạnh để trèo được lên một cành cây thấp nhất. Ngày hôm sau, sau khi đớp thêm một mớ phân bò nữa, con gà tây leo lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau bốn hôm đớp phân bò như thế, con gà tây hãnh diện trèo được lên đậu trên ngọn cây. Tức thì nó bị một nông dân trông thấy, và ông ta bắn nó rơi khỏi ngọn cây.
Con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị đông cứng lại và rơi xuống 1 cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy 1 con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng người nó đang ấm dần. Đống phân ấy đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. 1 con mèo đi ngang nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh con mèo phát hiện ra con chim nằm dưới đống phân, nó liền bới con chim ra ăn thịt.


GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG * TÂM TÌNH

VÀI LỜI TÂM TÌNH CỦA GS. HUỲNH CHIẾU ĐẲNG

          Kính thưa quí bạn,
Tuy là cái email nầy ngắn, nhưng phần đầu quan trọng lắm, các bạn nên đọc chậm chậm. Mà thôi, các bạn không đọc thì rán chịu, mắc mớ chi tôi.
          Hôm nay, tôi muốn nhắc các bạn cẩn thận khi dùng email và internet. Ngày nay chuyện gian dối quá nhiều. Đã nhiều lần tôi thấy những email gởi đến kêu gọi gia nhập các trang web xã hội thí dụ như Face Book, như nhiều lắm quên mất tên… Cũng có nhiều trang web bắt ghi danh mới cho xem. Đa số bạn ta vô tình lọt bẫy. Internet là chốn giang hồ toàn là bí danh ẩn danh, người lương thiện và kẻ ác đều y nhau, các bạn nên cẩn thận lắm lắm.
          1. Thí dụ ngày nào đó các bạn nhận được email của tôi gởi đến mượn các bạn chừng năm bảy trăm hay một vài ngàn đô vì lý do đi du lịch ngoại quốc bị mất hết giấy tờ và tiền bạc. Có bạn thấy thương tình bèn gởi tiền cho mượn. Té ra là đưa tiền cho kẻ gian.
          2. Chuyện điển hình khác là các bạn nhận được email thông báo vừa trúng rút thăm của Google, của Microsoft …. Được 500,000 đô. Muốn nhận số tiền nầy thì các bạn phải ghi chi biết tên tuổi nghề nghiệp ngày sinh số account trong ngân hàng, địa chỉ…số phone… Vậy mà cũng có người mắc mưu kẻ gian khai hết “lý lịch” cũng như ghi danh gia nhập.
          Hoặc có khi các bạn nhận được email nói rằng “tôi” là “đốc tờ” XYZ, chức vụ nầy nầy trong ngân hàng (tên và địa chỉ lạ hoắc) thấy có số tiền vô chủ. Nếu các bạn hợp tác với “tôi” thì mình chia đôi… Muốn hợp tác thì cho tôi biết tên tuổi và gia phả ba đời của bạn...
          Hoặc tôi là nhân vật chức sắc ở quốc gia “Công Gô” có vài trăm triệu đô muốn chuyển ra ngoại quốc, nếu bạn hợp tác thì tôi sẽ chia cho bạn vài triệu đô đánh bài chơi. Muốn vậy thì bạn đưa gia phả của bạn cho tôi.
          3. Chuyện gạt nhau khác nhẹ hơn là những webpage xin tiền phước thiện. Kế đó là loại email xin tiền để mổ tim, cắt bướu cho cháu bé mầm non Nụ Hồng nào đó. Gởi đi càng nhanh, càng nhiều càng tốt. Các bạn lầm thì rán chịu, nhưng vô tình hại bạn bè khi forward chúng đi tiếp theo lời kêu gọi “càng nhanh, càng nhiều càng tốt”. Tại sao loại email nầy có hại các bạn tự tìm hiều. Viết hoài mỏi tay quá rồi.
          4. Chuyện thứ tư tinh vi hơn là kêu gọi ký tên thình nguyện thư chống một chuyện gì đó. Thí dụ qua email kêu gọi hãy log vô website nầy nầy để ký tên thỉnh nguyện thư kêu gọi nhà “cầm đồ” Lào ngưng xây đập trên sông Mekong (hay đem cầm nguyên cả đất nước), hoặc ký tên kêu gọi chánh phủ đừng làm một chuyện nầy chuyện nọ. Nhiều bạn thấy hữu lý vội vã làm ngay mà không kịp suy nghĩ coi website đó là do ai làm ra, nhóm người lập ra đó là những người tin được không?
          Khi mà các bạn ký tên vào “thỉnh nguyện thư” rồi thì có khi tên tuổi các bạn được thu thập gởi về… để ghi vào sổ đen.
          5. Chuyện kế tiếp là có khi các bạn sẽ nhận được email xin vài chục đô gây quỹ. Nếu các bạn cho qua credit card thì eo ôi Ông Địa, người ta biết số credit card và lý lịch các bạn rồi, không biết tương lai họ có dùng credit card của các bạn để mua hàng hoá hay đi Las Vegas đánh bài không. Ngay cả các bạn gởi biếu tấm check đi nữa thì số tiền trong check đó chạy vô túi ai các bạn đâu biết dù cho trên check ghi rõ là trả cho “Qũy cứu trợ nạn lụt năm Ất Dậu”.
         Ngày nay một đứa bé cũng có thể lập một webpage lớn để mọi người log vô thấy tưởng là do tổ chức nào có uy tín lắm. Có những website buôn bán hàng hoá khi log vô tưởng là của một công ty có hàng ngàn nhân viên, đâu có ngờ đó là webpage do một người duy nhất làm ra. Người nầy vừa là chủ nhân, vừa là thơ ký, vừa là nhân viên bán hàng, vừa là nhân viên giao hàng. 
         Nhân đây nói thêm: Nếu các bạn thường dùng credit card để mua sắm qua Internet thì nhớ dùng cái credit card có mức tiền tối thiểu chừng $1500 thôi, đừng dùng cái credit card có limit vài chục ngàn đô.
          Các bạn biết có nhiều chuyện mình đâu nói “trần” ra được. Nếu các bạn quan tâm và muốn tránh cho tương lại không bị mắc bẫy thì nên đọc từ từ hay đọc lại một lần. Với mấy hàng trên các bạn nên đọc những chữ vô hình nằm giữa hai hàng chữ thật.
          
Cũng vì những lý do đó mà tôi gọi Internet là chốn giang hồ có nhiều chông gai cạm bẫy. Hoa thơm cỏ lạ cũng có nhưng hiếm lắm, đa số là những kiến thức chết người, là hình “Photoshop”. Kẻ ngây thơ như đa số chúng ta thì “ngàn đời” vẫn bị gạt. Muốn tránh được phần nào thì phải luôn luôn có “chánh niệm” khi đi xách keyboard và bình cà phê dấn thân vào chốn giang hồ.
Huỳnh Chiếu Đẳng
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
Bàn về "Chuyện Thuốc" của Gs. Huỳnh Chiếu Đẳng và Reply
Thử điểm những thứ mà người Việt chúng ta tự bày ra (hay bắt chước người Mỹ hoặc người Tàu mà bày ra): Nhìn chung thì hầu như mọi thứ thực phẩm quanh ta đều được email vàwebpage ca tụng lên mây xanh là “thần dược”. 

Nhàu Noni vang bóng một thời, người bày đã hốt nhiều chục triệu bạc xong lặn mất. Kế đó là nước măng cụt, bây giờ còn chút tiếng vang. Kế nữa là Canh Dưỡng Sinh, được phe ta uống như điên trong thời gian chừng sáu tháng rồi tịt ngòi. Kế đó thì dưa chuột, rồi thì lá đu đủ, rồi thì mãng cầu. Hai thứ sau nầy đang phất cờ tiến mạnh vào niềm tin của bà con ta. Chắc chừng năm sau sập tiệm, tuy nhiên mấy vị nhanh tay chế viên mãng cầu, nước mãng cầu cũng kiếm được mươi triệu đô. Sau đó là dầu dừa được ca ngợi (do công ty Tây Mỹ bày bán, kiểu bán mỡ rắn thời nẩm), có một vị MTC suy’t chết vì nó, vị nầy ở Hố Nai.

Hiện giờ thì trái sung, cây bồ công anh, trước đó thì kim thất tai (sao bây giờ ít nghe nói tới coi ai đã dùng và kết quả ra sao). Hiện cũng đang hoành hành là cây lượt vàng, trước đây là cây cần tâynay cây cần tây lặn mất rồi. Vài năm trước thì là trà xanh là thần dược, trà mọi loại là tiên dược, những vị uống trà ngừa và trị bịnh hiện nằm nhà thương hay ra vào nhà thương (tôi nói ẩu) cũng bộn nên hết hơi sức để vuốt đuôi ca ngợi theo gian thương Trung Quốc. Nay thì được biết người ta né trà rồi, lý do là thuốc trừ sâu (và đủ thứ hương thơm hóa chất vô danh) ướp vào trong đó, kể cả trà ướp xác chết cũng được bán ta cho bà con ghiền thưởng thức (chuyện nầy nói thật, có thật, không nói ẩu đâu).

Sau khi chê trà thì bà con ta sang ca ngợi cà phê. Hình như trong tâm trí một số phe ta phải có cái gì đó ca ngợi mới sống được chăng? Hiện trứng gà được một vị tung lên tới mây xanh (kết quả là thống kê vừa công bố những vị nam giới ăn 7 trứng gà hay hơn mỗi ngày thì mau chết hơn những vị không ăn). Còn gì nữa, cà chua, sả, xoài, trái chuối chín rục đều “trị được ung thư”, trước đó một chút thì chanh giết tế bào ung thư (Chắc mấy tiệm bán chuối chế ra chuyện để tiêu thụ chuối chín thâm đen cho khỏi bỏ thùng rác?) Trước chanh trị ung thư thì có giấm táo và mật ong. Hiện giờ thì mật ong và bột quế. Hiện đang có phong trào củ cải trắng chanh và nghệ.

Nói chung thì: Bất cứ rau trái nào trước mặt các bạn đều cũng là thần dược trị ung thư hay trị được những th
ứ bịnh mà Tây Y còn đang vật lộn!
 Quên nữa còn gạo đen(dân Gò Công gọi: “gạo nhum”) cũng trị ung thư và bịnh ngặt, trước đó gạo lức được tâng lên làm thần dược, nay thì gạo lức rang pha nước uống là “thần” dược. Gạo lức được dân BBC gọi là gạo nâu đó nghe bà con.

Thưa quí bạn, những thứ được kể bên trên là tôi chợt nhớ ra, chắc mới liệt kê được chừng phân nửa mà thôi. Hôm nào tôi ghi lại coi tất cả mọi thứ thực phẩm chúng ta ăn coi có món nào KHÔNG phải l
à thần dược hay không.
Huỳnh Chiếu Đẳng (22-Jul-2013)
REPLY
Một đọan phản hồi cho “những bài thuốc” (trích trong bài viết “Bà Nội Tướng Của Tôi”)
“…Chẳng hạn như tôi nói với nàng là có người mách cho một bài thuốc rất đơn giản, chỉ cần gạo đem rang rồi nấu nước uống hằng ngày như uống trà thì có công hiệu rất tốt cho cơ thể như ngủ ngon, giảm huyết áp, giảm mỡ vv… thì nàng hỏi lại tôi bộ miracle hả? Gạo rang hay không rang cũng là gạo, tại sao nấu  cơm ăn hằng ngày thì chỉ chữa bệnh đói còn đem đi rang, cho qua lửa luyện tội lại trở thành “dược phẩm” là sao, vô lý quá vậy. Ấy vậy mà tôi cũng đòi nàng phải rang gạo nấu nước “thánh” cho tôi hết một thời gian hai ba tháng. Nàng bực mình lắm, tuy chìu ý tôi nhưng trong lòng không phục cho là what a silly vớ vẩn!
Có một thời gian, người ta đua nhau đi kiếm mua rau má đỏ con mắt, nói là rau này chữa được bệnh thấp khớp làm tôi cũng rán
​g​
 đi tìm cho được (vì là mùa đông nên khó kiếm chớ mùa hè thì lọai rau này mọc đầy dãy trong vườn nhổ không kịp) thì nàng bảo rau cỏ nào mà không có dược tính . Theo nàng biết thì rau má có tác dụng giải nhiệt, khi nào nóng trong người  uống vô sẽ hạ hỏa nhưng nếu lạm dụng nó thì sẽ sinh hàn. Mà thấp khớp thì kỵ hàn. Uống riết chắc đi không nổi phải bò luôn. Rồi còn nhiều phương thuốc khác nữa như Lô hội, trái Nhào, đậu nành,  canh dưỡng sinh gì đó lung tung, thứ nào cũng chữa bá bệnh như là thần dược. Tôi thì thứ nào cũng muốn thử coi có hiệu nghiệm không chớ nàng thì nhứt định giữ vững lập trường không là không. Nàng nói thời buổi y học tân tiến này, có biết bao là thuốc hay thầy giỏi, bệnh gì thuốc đó, chữa còn không được, ở đó mà nghe người ta bày. Muốn bào chế một viên thuốc,  người ta phải nghiên cứu dung hòa bao nhiêu chất trong đó chớ đâu phải đơn giản một thứ một mà được. Phàm cái gì cũng vậy, phải có chừng mức, cứ một thứ mà tống vào cho cố xác thì có hại chớ sao. Có thể nó  chữa được bệnh này nhưng lại phản ứng sinh bệnh khác, hễ có hợp thì  có khắc, có lành tính thì cũng có ác tính. Vì vậy  trung dung là thượng sách hơn cả, rủi ai phát giác ra là có hại thế nào đó thì mình cũng không đến đổi nào, còn trở tay kịp.
Cụ thể như một lọai cải có tên là Phi Long (English spinach) mà tất cả các giống dân âu, á, trung đông gì cũng rất ưa chuộng (nhứt là Lebanese, mua một lần cả trolley) vì nó có rất nhiều chất sắt làm tăng cường sinh lực đến đổi có một phim  cartoon muốn khuyến khích trẻ con ăn vegies đã bịa ra  chuyện một nhân vật tên Popye.

http://en.wikipedia.org/wiki/Popeye
Spinach and Purines
Spinach contain naturally occurring substances called purines. Purines are commonly found in plants, animals, and humans. In some individuals who are susceptible to purine-related problems, excessive intake of these substances can cause health problems. Since purines can be broken down to form uric acid, excess accumulation of purines in the body can lead to excess accumulation of uric acid. The health condition called "gout" and the formation of kidney stones from uric acid are two examples of uric acid-related problems that can be related to excessive intake of purine-containing foods. For this reason, individuals with kidney problems or gout may want to limit or avoid intake of purine-containing foods such as spinach. For more on this subject, please see "What are purines and in which foods are they found?"
 Anh Popye này nhờ ăn thật nhiều spinach nên mới có đủ sức mạnh để đấu lại  mấy thằng baddies. Đó là nói về mặt lợi ích của lọai cải này, nhưng đồng thời nó cũng có tác hại gây bệnh gout (thống phong) nếu ăn nhiều (không biết nhiều là bao nhiêu) vì nó cũng chứa hàm lượng uric acid rất cao. Như vậy thì tốt nhứt là đừng nghe ai cả mà hãy nghe chính mình. Mỗi  tuần  nấu canh họặc xào ăn hai ba lần là đủ liều rồi, cứ coi đó là thức ăn thôi, còn muốn làm thuốc thì để cho pharmacist họ làm, đâu có tới phiên mình. Cũng như rượu, mỗi ngày một ly nhỏ cho máu lưu thông điều hòa thì có ích cho tim mạch nhưng nếu cứ uống cạn ly đầy, rót đầy ly cạn thì sơ gan đứng tim luôn là cái chắc.”  
       


No comments: