HẢI LÝ * THUYỀN NHÂN
Kinh Tế Mới - Thuyền Nhân
Người Bạn Nhỏ - Kinh Tế Mới
(trích từ Tùy bút Chào Tháng Tư)
Tác giả: Hải Lý
Trình bày: Nắng Xưa
(trích từ Tùy bút Chào Tháng Tư)
Tác giả: Hải Lý
Trình bày: Nắng Xưa
Lần đó là lần đầu tiên mà cũng là lần cuối tôi gặp bạn. Mấy đêm sau, trong lúc gia đình bạn đang ngon giấc trước cửa nhà tôi, công an lại tới đuổi nữa, và sau đó tôi chẳng bao giờ gặp bạn trở lại.
Tháng Tư, chợt nhớ đến một người bạn nhỏ ...
Cho phép tôi được gọi là bạn nhé, mặc dù ngay cả mối quan hệ sơ giao chúng ta cũng chưa đã có. Hai mươi năm trước, chúng ta chỉ là hai đứa bé với hai mảnh đời hoàn toàn khác biệt nhau. Tôi nằm trong nệm ấm chăn êm, bạn thì co ro trên tấm chiếu mục nát trước cửa nhà tôi. Đêm đêm tôi vẫn ngủ giấc an lành, bạn thì cứ mỗi dăm ba đêm lại bị công an quát tháo, xua đuổi, lếch thếch chạy theo anh theo mẹ tìm một nơi trú thân khác. Mỗi ngày của tôi là thức dậy, ăn sáng và đi học, nhưng mỗi ngày của bạn là thức dậy, theo bước chân mẹ đi bươi rác với cái bụng xẹp lép.
Thuở ấy, tôi nhìn bạn như một người từ hành tinh khác xuống. Tôi không hiểu nổi tại sao lại có những người như bạn. Tôi không hiểu tại sao bạn không có nhà để ở, mà lại phải đi lang thang ngoài đường. Tôi không hiểu tại sao bạn lại không đi học giống như tôi. Trăm ngàn cái tại sao ... tôi hỏi ba, hỏi mẹ, chỉ nhận được những cái lắc đầu, thở dài "Con nít đừng hỏi nhiều!" Những cái tại sao không được giải đáp ấy chuyển thành mối ghê sợ trong tôi, tôi ghê sợ những người thuộc thế giới của bạn. Tôi tận mắt thấy người anh của bạn cầm một con mèo, quay quay mấy cái rồi đập đầu con mèo vào tường nghe cái "bốp". Máu văng tung toé. Anh của bạn thản nhiên xách con mèo đi cạo lông, bên cạnh nồi nước sôi nghi ngút khói. Đêm đêm, lâu lâu tôi lại nghe tiếng một người đàn ông lè nhè, chửi thề tục tằn trước nhà tôi, sau đó có những tiếng đánh đập, rồi những tiếng có lẽ của mẹ bạn, anh bạn và bạn, van xin, khóc lóc ... Tôi co dúm người vì sợ hãi. Bạn và những người trong gia đình bạn thuộc thế giới nào đây, thế giới nào mà lại đầy khổ sở, man rợ như thế!
Ba tôi chỉ nói vỏn vẹn, bạn thuộc gia đình "Kinh Tế Mới"
Ba tôi chỉ nói vỏn vẹn, bạn thuộc gia đình "Kinh Tế Mới". "Kinh Tế Mới", một từ nghe thật lạ tai, và chỉ khi tôi lớn lên được một chút, rời khỏi Việt Nam, tôi mới hiểu hết nghĩa lầm than của nó.
Bạn và tôi chỉ thật sự gặp mặt nhau một lần duy nhất, đó là lúc bạn cầm một chiếc thau nhỏ, đứng lấp ló, lí nhí xin ba tôi cho nước. Tôi đang chạy lăng xăng bên mẹ trong nhà bếp thì bạn rón rén đi vào. Tôi nhìn bạn, bạn nhìn tôi, ánh mắt của hai đứa bé đồng tuổi chạm nhau. Tôi không biết bạn đọc những gì trong ánh mắt của tôi, có lẽ là sự ngạc nhiên, hiếu kỳ, nhưng ánh mắt của bạn ... Vâng, khi lớn lên tôi mới suy nghĩ nhiều về ánh mắt của bạn lúc ấy. Bạn cúi đầu, tới bên cái vòi nước mở nước ra, hứng đầy thau, rồi vẫn cúi đầu, khệ nệ bưng chiếc thau ra, không nhìn tôi một giây.
Lần đó là lần đầu tiên mà cũng là lần cuối tôi gặp bạn. Mấy đêm sau, trong lúc gia đình bạn đang ngon giấc trước cửa nhà tôi, công an lại tới đuổi nữa, và sau đó tôi chẳng bao giờ gặp bạn trở lại.
Mấy tuần sau khi không thấy tăm tích của gia đình bạn, ba tôi như có ý ngóng trông. Ba nói gia đình đó có giáo dục con cái đàng hoàng, bạn và anh bạn dạ thưa rất lễ phép. Mẹ tôi thì khen bạn, "con nhỏ đó nhìn mặt mày sáng sủa, coi dễ thương quá". Đột nhiên tôi cũng nghe chạnh lòng, mặc dù lúc đó tôi chưa chắc đã hiểu cảm giác của mình. Mơ hồ, tôi nhận thấy bạn và tôi cũng như nhau, cũng được cha mẹ thương yêu, giáo dục tới nơi tới chốn ... chỉ là, có lẽ bạn không được may mắn như tôi. Thế giới của bạn có lẽ không đến nỗi xấu xa như tôi đã nghĩ.
Và sau này tôi mới biết, cái độc ác, man rợ không nằm trong thế giới của bạn, mà ở trong chính cái chế độ của một đất nước mà bạn và tôi gọi là Việt Nam.
Bạn,
Khi viết những dòng này, tôi cũng không biết giờ bạn đang ở đâu, hoặc bạn có còn hiện hữu trên cõi đời này. Mẹ bạn có còn không, anh bạn có còn không, và người cha thường hay say rượu đánh đập vợ con giờ đã đi về đâu? Bạn có ở trong những người bán máu đứng chầu chực trước cửa bệnh viện? Bạn có trong những người quần quật suốt cả buổi, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà vẫn không kiếm nổi ba bữa cơm no? Bạn có trong số những người công nhân làm việc mười tiếng một ngày với đồng lương chết đói, lại còn bị hành hạ đủ điều? Bạn có trong ... Bạn ạ, nói cho tôi biết, đã mười mấy năm kể từ khi tôi rời khỏi VN, tại sao vẫn còn nhan nhản những cảnh lầm than như vậy?
Tháng Tư về, lòng tôi se se một nỗi buồn. Ở Canada, tháng Tư là tháng bắt đầu của mùa xuân, khi vạn vật tưng bừng đón chào một cuộc hồi sinh. Oái oăm thay, tháng Tư cũng chính là tháng kết thúc mùa xuân của dân tộc Việt Nam. Mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm, lầm than vẫn tiếp lầm than, dưới chiêu bài của Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc.
Nếu không có tháng Tư ấy, có lẽ gia đình bạn sẽ chẳng phải trú thân trước nhà tôi. Bạn và tôi rất có thể sẽ học chung trường, chung lớp, và tôi có thể gọi bạn là bạn một cách đàng hoàng. Không có tháng Tư ấy, thì sẽ không có ánh mắt bạn nhìn tôi như vậy, ánh mắt đầy tủi thân của một đứa bé đã phải mất nhà, mất cửa, theo cha mẹ đi lang thang ngoài đường từ lúc năm sáu tuổi.
Tháng Tư ... vì ai gây dựng cho nên nỗi này ...
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 386
MAI KIM NGỌC * HAROLD PINTER
Mai Kim Ngọc
Harold Pinter, giải văn học Nobel 2005, và kịch bản The Lover
Tôi rất thú vị cách đây mấy hôm khi thấy trên mạng MSN là Harold Pinter đã được giải Nobel văn học năm nay. Tôi đọc ông từ những năm 70, vẫn mong được coi kịch của ông, nên mỗi lần có việc đi New York, có ý tìm xem có kịch nào của ông đang diễn. Tôi thích nhất The Lover (Người tình) [1] , dù đây là một kịch bản tương đối ít được nhắc đến, so với Homecoming, The Birthday Party, The Caretaker, The Betrayal, vân vân… Hơn hai mươi năm trước, mặc dầu công việc bận rộn hàng ngày của một nhà giáo, tôi thích đến mức bỏ mấy ngày cuối tuần dịch The Lover ra tiếng Việt…
Harold Pinter là một nhà soạn kịch danh tiếng thế giới. Ông cũng là một thi sĩ tài ba, và có thành tích trong nhiều sinh hoạt văn nghệ khác. Ông gốc Do Thái, sinh ngày 10 tháng 10, năm 1930 tại khu đông của Luân Đôn, nơi cha ông làm nghề thợ may.
Ông sáng tác vở kịch đầu tiên năm 1957. Đến năm 1967, ông đạt được những thành tích quốc tế lẫy lừng, và vở kịch Homecoming được hoan nghênh nhiệt liệt ở Broadway, kinh đô kịch nghệ của Mỹ và có lẽ cũng là của thế giới. Ông viết nhiều truyện phim trong đó có The Servant, The French Lieutenant’s Woman, vân vân. Ông được rất nhiều phần thưởng về kịch và thơ của Anh và của các nước khác, và đã được cấp bằng tiền sĩ tưởng lệ của 14 đại học trên thế giới. Và năm nay, 2005, ông được cái vinh dự tột đỉnh của nghề văn, là giải Nobel văn học. Tin vui đến với ông ít ngày sau khi ăn mừng sinh nhật thứ 75.
Ông nối tiếp một danh sách dài các nhà văn đã được giải Nobel, không những tài hoa, mà còn có lập trường chính trị rõ ràng, phần lớn là tả khuynh. Nghệ thuật không được vị nghệ thuật. Nghệ thuật không những phải vị nhân sinh chung chung, mà còn phải vị chính trị, và nhà văn phải trực diện những vấn đề thực tiễn của thời đại mình. Ông có một thành tích dài chống đối sự lạm dụng quyền lực, dù với cá nhân con người hay với cộng đồng thế giới. Ông phê phán việc đồng minh bỏ bom Serbia. Ông bất đồng với vụ xử án Slobodan Milosevic tại The Hague, không phải vì ông không thấy vị lãnh tụ này có tội, nhưng vì thủ tục pháp lý theo ông đã không được tôn trọng nghiêm túc. Nhái lời tổng thống George Bush (cha), ông đặt tên Trật tự thế giới mới cho một kịch bản ông viết gần đây để phê bình chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Chỉ trích tổng thống George Bush (con), ông ra mắt một tập thơ phản chiến về chiến tranh Iraq hiện tại. Ông gia nhập một nhóm nhân sĩ đòi chế tài thủ tướng Blair của đất nước ông, vì tội đã gửi quân sang Iraq. Tháng 3 năm nay, ông định ngưng viết kịch để chuyên chú vào việc đấu tranh cho những chính kiến của mình. Ông tiếp tục làm thơ, nhưng tuyên bố dù sao vẫn không sao nhãng việc dấn thân vào những vấn đề cấu trúc cho một thế giới tốt đẹp.
Tin ông được chọn cho giải văn học năm nay đã tạo dư luận sôi nổi trong văn giới thế giới. Có người thấy đây là ngón tay thô bạo của Hội đồng Nobel để chọc vào con mắt Mỹ quốc. Có người lại cho rằng không có quyền phạt một thiên tài văn học vì không ưa chính kiến của ông ta. Nhưng dù phản ứng tiêu cực hay tích cực với quyết định của Hội đồng Nobel, dư luận phần đông đều công nhận tài năng của ông xuất chúng.
Chỉ có điều là những ai cho rằng giải Nobel có chức năng ghi nhận và tuởng thưởng những gì bất tử, thì thấy rằng những tác phẩm mang màu sắc chính trị dù đúng hay sai vẫn lệ thuộc vào thời gian và có thể mau già. Một số tác phẩm trúng giải gần đây xem ra đã già hơi quá nhanh. Vả lại những vấn đề chính trị đã có diễn đàn chính trị. Còn gói trong một tác phẩm nghệ thuật, với những nhân vật được dựng lên có dụng ý, thì sợ rằng tác giả nhờ tài năng mà tạo được thiện cảm quá mức nơi người đọc với chủ thuyết của mình. Tóm lại, câu chuyện vẫn là đề tài cũ của nghệ thuật vị nghệ thuật hay vị nhân sinh; chính xác hơn: nghệ thuật có phải dự phần vào đấu tranh không.
Nói chuyện người lại nghĩ đến chuyện mình. Tôi bỗng xót xa nhớ đến Trần Dần với mấy câu thơ của ông:
Tôi muốn bỏ Thơ
Chút tài mọn
(“Nhất định thắng”, 1955)
Pinter đã làm văn làm kịch làm thơ chính trị, và xử lý một cách lỗ mãng các lãnh tụ phương Tây như hai tổng thống Mỹ là Bush cha và con, và cả thủ tướng Anh là Tony Blair của chính nước ông. Ông không ngần ngại gọi thủ tướng Blair là ngu xuẩn, và không che giấu sự nghi ngờ đối với trí thông minh của đương kim tổng thống Mỹ. Vậy mà Pinter vẫn có một cuộc sống tốt lành thoải mái, thậm chí còn được những vinh quang lớn nhất của nghề văn, trong khi Trần Dần và các bạn Nhân văn Giai phẩm của ông, chỉ vì phê phán chính quyền một cách rất chừng mực lễ độ, cũng như gián tiếp trong các dạng thức ẩn dụ xa xôi, đã phải trả giá bằng những thập niên cay đắng khổ sở… Bao giờ nhà văn Việt Nam mới có cái tự do sáng tác như Pinter và các văn nghệ sĩ phương Tây nói chung? Cái ao ước này quá thực tiễn quá cần thiết, làm cho cái ao uớc lý thuyết rằng văn học Nobel phải 100% phi chính trị nghe như xa xỉ phẩm của một tinh cầu khác.
Trở lại Pinter, ông thuộc về Trường phái Kịch nghệ Phi lý (Theater of the Absurd), nơi quy tụ những tinh tú như Samuel Beckett, Ionesco, Artaud, v.v... Ông không phải là người đầu tiên của truờng phái được giải Nobel. Beckett có vinh dự ấy trước ông, từ 1969. Nhưng khác với Beckett thích ẩn danh, thường trốn tránh báo chí, ông đón nhận vinh dự của giải Nobel một cách rất hồn nhiên. Ông tuyên bố tức thì là tin vui làm ông vui quá, không nói được nên lời, và hi vọng ngôn ngữ trở về với ông ít tháng nữa khi sang Bắc Âu lãnh thưởng. Ông còn có từ lâu trang mạng liệt kê những tác phẩm của mình để chia sẻ với những ai muốn tìm hiểu Harold Pinter.
Trường phái Kịch nghệ Phi lý thịnh hành vào những thập niên 50 và 60... Nó đồng vọng với những văn nghệ sĩ hay triết gia sau Thế chiến thứ hai như Camus hay Sartre, khi con người hoang mang vì cái vô lý của giết chóc tàn bạo... Không hoang mang sao được, khi bên Châu Âu, một dân tộc văn minh không những về kỹ nghệ, mà còn về âm nhạc, văn học, triết học như Đức lại có thể sa đọa vào đường lối Quốc Xã, để đề xướng ra những chính sách cực kỳ dã man như mưu đồ diệt chủng bằng những hỏa lò thiêu người, những trại tập trung dân chúng gốc Do Thái... Và bên kia Thái Bình Dương, khi hai quả bom nguyên tử được ném xuống Nhật, giết hại tức thì hàng vạn nhân mạng, bất kể thường dân hay binh lính, đã làm nguy cơ diệt vong của trái đất trở thành một đe dọa rất gần... Rồi sự tích trữ võ khí hạt nhân đến mức khủng khiếp trong những năm chiến tranh lạnh lại càng làm gia tăng nỗi lo âu ấy...
Đề tài cũng như kỹ thuật của những nhà viết kịch trong môn phái này khác nhau, tùy theo hoàn cảnh mỗi người, sinh trưởng ở nam hay bắc biển Manche, đông hay tây Đại Tây Dương. Nhưng triết lý của họ giống nhau, có thể gói ghém trong cái nhận định chung là nỗi niềm hậu chiến bơ vơ quá. Thế giới quen thuộc cũ vừa sụp đổ, mà tương lai lại mù mịt, nhìn chân trời đằng trước chỉ thấy trống trải, chẳng có tăm hơi của một miền đất hứa nào. Trường phái Phi lý hồ nghi, nếu không muốn nói đả phá, tất cả quy ước của xã hội cũ, của văn minh cũ. Họ thấy cuộc sống như một chuỗi sự việc vừa thảm khốc vừa vô lý, tóm lại vô cùng bi quan cho thân phận con người.
Thế rồi hơn nửa thế kỷ trôi qua từ ngày Thế chiến thứ hai chấm dứt. Ai thuở ấy bơ vơ với thế sự, nếu thật sự không cuờng điệu, bây giờ tất cũng đã nguôi ngoai. Trường phái Phi lý hình như không còn thu nạp được môn sinh mới. Lý do có thể không phải vì chủ đề tư duy của họ bị lung lay, và tất nhiên những câu hỏi siêu hình của Beckett (tại sao ta phải sinh ra góp mặt với đời, ai hỏi ý kiến ta trong việc trọng đại này, ta ở đâu tới, ta đi về đâu, v.v...) vẫn không có lời giải. Nhưng lập đi lập lại mãi những thắc mắc triết học hay tôn giáo, dù cao siêu đến đâu, cũng không tránh được nhàm chán.
Tuy nhiên, sự trăn trở thao thức của con người hậu Thế chiến thứ hai đã tạo ra những bông hoa tuyệt mỹ. Riêng với Trường phái Phi lý nói chung và Pinter nói riêng, những vở kịch của họ để lại đã vượt không gian, vượt thời gian. Chúng vẫn được giảng dậy tại trung học hay đại học đã đành, nhưng tự chúng có khả năng làm cho quần chúng dù phi hàn lâm vẫn thú vị vì giá trị nghệ thuật cao. Hình như đã là thiên tài thì dù sáng tác trong trường phái nào, dưới một nhân sinh quan hay vũ trụ quan nào, tác phẩm vẫn trở nên bất tử.
Riêng về Pinter, kịch của ông có rất nhiều cá tính. Tên ông trở thành một tĩnh từ Anh ngữ, và “Pinteresque” có nghĩa là có tính cách của nghệ thuật dựng kịch viết kịch của riêng ông, thám hiểm những vùng thăm thẳm của nội tâm, nơi những sợ hãi ngầm vô thức âm vang lại những xu hướng bản năng, kể cả bản năng dục tình vô kỷ luật. Qua kịch bản của ông, ta nghe lao xao tiếng sắt tiếng vàng của cuộc chiến muôn đời giữa cái xấu bẩm sinh và cung cách “văn minh” bên ngoài, tương tự như cuộc chiến giữa cái Id và cái Superego mà Freud đã tả. Ông dùng ngôn ngữ một cách dè sẻn cô đọng mà siêu việt. Những từ rất thông thuờng đặt vào văn cảnh của kịch bản Pinter trở nên có trọng lượng đặc biệt. Ở đây yên lặng cũng nói lên rất nhiều. Những đoạn không lời nhiều khi còn gây ấn tượng nơi khán giả mạnh hơn những phát ngôn tràng giang đại hải. Những gì nói ra (hay viết ra) không quan trọng bằng những gì không nói không viết. Ngôn ngữ như tấm màn khói để che giấu cái phần phi ngôn ngữ của con người, che giấu nhưng vẫn gợi lên. Nên chi nơi nhân vật của Pinter, lời nói thường không đi đôi với việc làm mà cũng không đi đôi với thực tại nội tâm… vậy mà vẫn bộc lộ tất cả những gì muốn bộc lộ.
Như đã nói, The Lover không nổi tiếng bằng những kịch bản khác của Pinter, nhưng tôi nghĩ nó phi chính trị nhất, và phản ánh rất trung thực nghệ thuật của ông. Thưởng lãm nó dễ hơn, vì không phải tìm văn cảnh và xuất xứ chính trị của ông, ưa gì ghét gì trong chính trường thế giới.
Có thể gọi The Lover là hài kịch, nhưng phải nói thêm đó là hài kịch đen. Như trong mọi hài kịch, những hoàn cảnh vô lý hay éo le trong tác phẩm của Pinter làm ta tức cười... Nhưng ông đẩy sự vô lý éo le xa quá chỗ tức cười, để đến chỗ rất nghiêm chỉnh, có khi xót xa...
Tôi cũng thú vị là nơi The Lover, chủ đề của Trường phái Phi lý không khai thác trên bình diện siêu hình với dụng ý triết học không ngụy trang, kiểu En Attendant Godot của Beckett chẳng hạn, mà được thể hiện kín đáo bằng cách giễu cợt cái phi lý của những quy ước xã hội thông thường. Thực vậy, hôn nhân là một quy ước “trong” luân lý trang trọng nhất của chúng ta. Và hai nhân vật chính đã ngoại tình, tóm lại đã bất cần cái quy ước đó... Nhưng tức cười hơn, The Lover còn tiến thêm một bước. Là quy ước “ngoài” luân lý của ngoại tình cũng bị gạt sang một bên. Ngoại tình thông thường đòi hỏi sự hiện hữu của người thứ ba hay người thứ tư. Cặp vợ chồng của Pinter không chịu ngoại tình theo phương cách thông thường ấy. Người này lại là nhân tình của người kia trong mối liên hệ ngoài luân lý của họ. Thay vì 4, cả hôn nhân và ngoại tình trong kịch bản vỏn vẹn chỉ có 2 mạng. Họ ngoại tình với chồng hay vợ của chính mình.
Có lẽ những lý do trên làm nhiều người không cần kiến thức kịch nghệ truờng quy vẫn ghiền kịch của Pinter. Tôi nghĩ họ thấm thía được những lời bình luận đã được phát biểu rằng khi màn kéo lên trên một kịch bản của Pinter, ta có cảm tưởng sân khấu là một tấm gương khổng lồ, không những phơi bày mọi nỗi niềm ái ố hỷ nộ của nhân vật và rộng hơn của nhân sinh, mà còn phản chiếu (tất nhiên với ít nhiều phóng đại) những nét tâm hồn “phi lý’”của người khán giả bình thường đang ngồi phía dưới.
Sau cùng, The Lover hợp với định kiến riêng của tôi là cuộc sống không buồn hay vô lý hay xấu xí đến mức tuyệt vọng. Và ngay trong một hài kịch đen như The Lover, ta cũng tìm được nét tích cực. Hai nhân vật chính trong kịch bản mới xem tưởng như một cặp trai gái chai sạn, mỏi mệt với sự sống, mỏi mệt với cả tình yêu, phóng đãng khi đối đầu với những quy ước xã hội, dù trong hay ngoài luân lý... Nhưng nhìn theo một bình diện khác, thì nhận định của ta có thể khác hoàn toàn. Là nếu bỏ qua chi tiết, không dùng văn hóa Á đông mà nghiêm khắc phê phán cái lối đú đởn hay tinh nghịch vợ chồng của một nền văn hóa khác, thì vở kịch có thể xem như tích cực. Nó chứng minh là có tình yêu. Và có những cặp nam nữ, cùng một lúc có thể yêu nhau tha thiết, dù trong hay ngoài luân lý, như là tình nhân mà cũng như là vợ chồng...
© 2005 talawas
[1]Xem bản dịch của Mai Kim Ngọc, trong Tủ sách talawas
Harold Pinter là một nhà soạn kịch danh tiếng thế giới. Ông cũng là một thi sĩ tài ba, và có thành tích trong nhiều sinh hoạt văn nghệ khác. Ông gốc Do Thái, sinh ngày 10 tháng 10, năm 1930 tại khu đông của Luân Đôn, nơi cha ông làm nghề thợ may.
Ông sáng tác vở kịch đầu tiên năm 1957. Đến năm 1967, ông đạt được những thành tích quốc tế lẫy lừng, và vở kịch Homecoming được hoan nghênh nhiệt liệt ở Broadway, kinh đô kịch nghệ của Mỹ và có lẽ cũng là của thế giới. Ông viết nhiều truyện phim trong đó có The Servant, The French Lieutenant’s Woman, vân vân. Ông được rất nhiều phần thưởng về kịch và thơ của Anh và của các nước khác, và đã được cấp bằng tiền sĩ tưởng lệ của 14 đại học trên thế giới. Và năm nay, 2005, ông được cái vinh dự tột đỉnh của nghề văn, là giải Nobel văn học. Tin vui đến với ông ít ngày sau khi ăn mừng sinh nhật thứ 75.
Ông nối tiếp một danh sách dài các nhà văn đã được giải Nobel, không những tài hoa, mà còn có lập trường chính trị rõ ràng, phần lớn là tả khuynh. Nghệ thuật không được vị nghệ thuật. Nghệ thuật không những phải vị nhân sinh chung chung, mà còn phải vị chính trị, và nhà văn phải trực diện những vấn đề thực tiễn của thời đại mình. Ông có một thành tích dài chống đối sự lạm dụng quyền lực, dù với cá nhân con người hay với cộng đồng thế giới. Ông phê phán việc đồng minh bỏ bom Serbia. Ông bất đồng với vụ xử án Slobodan Milosevic tại The Hague, không phải vì ông không thấy vị lãnh tụ này có tội, nhưng vì thủ tục pháp lý theo ông đã không được tôn trọng nghiêm túc. Nhái lời tổng thống George Bush (cha), ông đặt tên Trật tự thế giới mới cho một kịch bản ông viết gần đây để phê bình chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất. Chỉ trích tổng thống George Bush (con), ông ra mắt một tập thơ phản chiến về chiến tranh Iraq hiện tại. Ông gia nhập một nhóm nhân sĩ đòi chế tài thủ tướng Blair của đất nước ông, vì tội đã gửi quân sang Iraq. Tháng 3 năm nay, ông định ngưng viết kịch để chuyên chú vào việc đấu tranh cho những chính kiến của mình. Ông tiếp tục làm thơ, nhưng tuyên bố dù sao vẫn không sao nhãng việc dấn thân vào những vấn đề cấu trúc cho một thế giới tốt đẹp.
Tin ông được chọn cho giải văn học năm nay đã tạo dư luận sôi nổi trong văn giới thế giới. Có người thấy đây là ngón tay thô bạo của Hội đồng Nobel để chọc vào con mắt Mỹ quốc. Có người lại cho rằng không có quyền phạt một thiên tài văn học vì không ưa chính kiến của ông ta. Nhưng dù phản ứng tiêu cực hay tích cực với quyết định của Hội đồng Nobel, dư luận phần đông đều công nhận tài năng của ông xuất chúng.
Chỉ có điều là những ai cho rằng giải Nobel có chức năng ghi nhận và tuởng thưởng những gì bất tử, thì thấy rằng những tác phẩm mang màu sắc chính trị dù đúng hay sai vẫn lệ thuộc vào thời gian và có thể mau già. Một số tác phẩm trúng giải gần đây xem ra đã già hơi quá nhanh. Vả lại những vấn đề chính trị đã có diễn đàn chính trị. Còn gói trong một tác phẩm nghệ thuật, với những nhân vật được dựng lên có dụng ý, thì sợ rằng tác giả nhờ tài năng mà tạo được thiện cảm quá mức nơi người đọc với chủ thuyết của mình. Tóm lại, câu chuyện vẫn là đề tài cũ của nghệ thuật vị nghệ thuật hay vị nhân sinh; chính xác hơn: nghệ thuật có phải dự phần vào đấu tranh không.
Nói chuyện người lại nghĩ đến chuyện mình. Tôi bỗng xót xa nhớ đến Trần Dần với mấy câu thơ của ông:
Tôi muốn bỏ Thơ
làm việc khác
Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa Chút tài mọn
tôi làm thơ chính trị
(“Nhất định thắng”, 1955)
Pinter đã làm văn làm kịch làm thơ chính trị, và xử lý một cách lỗ mãng các lãnh tụ phương Tây như hai tổng thống Mỹ là Bush cha và con, và cả thủ tướng Anh là Tony Blair của chính nước ông. Ông không ngần ngại gọi thủ tướng Blair là ngu xuẩn, và không che giấu sự nghi ngờ đối với trí thông minh của đương kim tổng thống Mỹ. Vậy mà Pinter vẫn có một cuộc sống tốt lành thoải mái, thậm chí còn được những vinh quang lớn nhất của nghề văn, trong khi Trần Dần và các bạn Nhân văn Giai phẩm của ông, chỉ vì phê phán chính quyền một cách rất chừng mực lễ độ, cũng như gián tiếp trong các dạng thức ẩn dụ xa xôi, đã phải trả giá bằng những thập niên cay đắng khổ sở… Bao giờ nhà văn Việt Nam mới có cái tự do sáng tác như Pinter và các văn nghệ sĩ phương Tây nói chung? Cái ao ước này quá thực tiễn quá cần thiết, làm cho cái ao uớc lý thuyết rằng văn học Nobel phải 100% phi chính trị nghe như xa xỉ phẩm của một tinh cầu khác.
Trở lại Pinter, ông thuộc về Trường phái Kịch nghệ Phi lý (Theater of the Absurd), nơi quy tụ những tinh tú như Samuel Beckett, Ionesco, Artaud, v.v... Ông không phải là người đầu tiên của truờng phái được giải Nobel. Beckett có vinh dự ấy trước ông, từ 1969. Nhưng khác với Beckett thích ẩn danh, thường trốn tránh báo chí, ông đón nhận vinh dự của giải Nobel một cách rất hồn nhiên. Ông tuyên bố tức thì là tin vui làm ông vui quá, không nói được nên lời, và hi vọng ngôn ngữ trở về với ông ít tháng nữa khi sang Bắc Âu lãnh thưởng. Ông còn có từ lâu trang mạng liệt kê những tác phẩm của mình để chia sẻ với những ai muốn tìm hiểu Harold Pinter.
Trường phái Kịch nghệ Phi lý thịnh hành vào những thập niên 50 và 60... Nó đồng vọng với những văn nghệ sĩ hay triết gia sau Thế chiến thứ hai như Camus hay Sartre, khi con người hoang mang vì cái vô lý của giết chóc tàn bạo... Không hoang mang sao được, khi bên Châu Âu, một dân tộc văn minh không những về kỹ nghệ, mà còn về âm nhạc, văn học, triết học như Đức lại có thể sa đọa vào đường lối Quốc Xã, để đề xướng ra những chính sách cực kỳ dã man như mưu đồ diệt chủng bằng những hỏa lò thiêu người, những trại tập trung dân chúng gốc Do Thái... Và bên kia Thái Bình Dương, khi hai quả bom nguyên tử được ném xuống Nhật, giết hại tức thì hàng vạn nhân mạng, bất kể thường dân hay binh lính, đã làm nguy cơ diệt vong của trái đất trở thành một đe dọa rất gần... Rồi sự tích trữ võ khí hạt nhân đến mức khủng khiếp trong những năm chiến tranh lạnh lại càng làm gia tăng nỗi lo âu ấy...
Đề tài cũng như kỹ thuật của những nhà viết kịch trong môn phái này khác nhau, tùy theo hoàn cảnh mỗi người, sinh trưởng ở nam hay bắc biển Manche, đông hay tây Đại Tây Dương. Nhưng triết lý của họ giống nhau, có thể gói ghém trong cái nhận định chung là nỗi niềm hậu chiến bơ vơ quá. Thế giới quen thuộc cũ vừa sụp đổ, mà tương lai lại mù mịt, nhìn chân trời đằng trước chỉ thấy trống trải, chẳng có tăm hơi của một miền đất hứa nào. Trường phái Phi lý hồ nghi, nếu không muốn nói đả phá, tất cả quy ước của xã hội cũ, của văn minh cũ. Họ thấy cuộc sống như một chuỗi sự việc vừa thảm khốc vừa vô lý, tóm lại vô cùng bi quan cho thân phận con người.
Thế rồi hơn nửa thế kỷ trôi qua từ ngày Thế chiến thứ hai chấm dứt. Ai thuở ấy bơ vơ với thế sự, nếu thật sự không cuờng điệu, bây giờ tất cũng đã nguôi ngoai. Trường phái Phi lý hình như không còn thu nạp được môn sinh mới. Lý do có thể không phải vì chủ đề tư duy của họ bị lung lay, và tất nhiên những câu hỏi siêu hình của Beckett (tại sao ta phải sinh ra góp mặt với đời, ai hỏi ý kiến ta trong việc trọng đại này, ta ở đâu tới, ta đi về đâu, v.v...) vẫn không có lời giải. Nhưng lập đi lập lại mãi những thắc mắc triết học hay tôn giáo, dù cao siêu đến đâu, cũng không tránh được nhàm chán.
Tuy nhiên, sự trăn trở thao thức của con người hậu Thế chiến thứ hai đã tạo ra những bông hoa tuyệt mỹ. Riêng với Trường phái Phi lý nói chung và Pinter nói riêng, những vở kịch của họ để lại đã vượt không gian, vượt thời gian. Chúng vẫn được giảng dậy tại trung học hay đại học đã đành, nhưng tự chúng có khả năng làm cho quần chúng dù phi hàn lâm vẫn thú vị vì giá trị nghệ thuật cao. Hình như đã là thiên tài thì dù sáng tác trong trường phái nào, dưới một nhân sinh quan hay vũ trụ quan nào, tác phẩm vẫn trở nên bất tử.
Riêng về Pinter, kịch của ông có rất nhiều cá tính. Tên ông trở thành một tĩnh từ Anh ngữ, và “Pinteresque” có nghĩa là có tính cách của nghệ thuật dựng kịch viết kịch của riêng ông, thám hiểm những vùng thăm thẳm của nội tâm, nơi những sợ hãi ngầm vô thức âm vang lại những xu hướng bản năng, kể cả bản năng dục tình vô kỷ luật. Qua kịch bản của ông, ta nghe lao xao tiếng sắt tiếng vàng của cuộc chiến muôn đời giữa cái xấu bẩm sinh và cung cách “văn minh” bên ngoài, tương tự như cuộc chiến giữa cái Id và cái Superego mà Freud đã tả. Ông dùng ngôn ngữ một cách dè sẻn cô đọng mà siêu việt. Những từ rất thông thuờng đặt vào văn cảnh của kịch bản Pinter trở nên có trọng lượng đặc biệt. Ở đây yên lặng cũng nói lên rất nhiều. Những đoạn không lời nhiều khi còn gây ấn tượng nơi khán giả mạnh hơn những phát ngôn tràng giang đại hải. Những gì nói ra (hay viết ra) không quan trọng bằng những gì không nói không viết. Ngôn ngữ như tấm màn khói để che giấu cái phần phi ngôn ngữ của con người, che giấu nhưng vẫn gợi lên. Nên chi nơi nhân vật của Pinter, lời nói thường không đi đôi với việc làm mà cũng không đi đôi với thực tại nội tâm… vậy mà vẫn bộc lộ tất cả những gì muốn bộc lộ.
Như đã nói, The Lover không nổi tiếng bằng những kịch bản khác của Pinter, nhưng tôi nghĩ nó phi chính trị nhất, và phản ánh rất trung thực nghệ thuật của ông. Thưởng lãm nó dễ hơn, vì không phải tìm văn cảnh và xuất xứ chính trị của ông, ưa gì ghét gì trong chính trường thế giới.
Có thể gọi The Lover là hài kịch, nhưng phải nói thêm đó là hài kịch đen. Như trong mọi hài kịch, những hoàn cảnh vô lý hay éo le trong tác phẩm của Pinter làm ta tức cười... Nhưng ông đẩy sự vô lý éo le xa quá chỗ tức cười, để đến chỗ rất nghiêm chỉnh, có khi xót xa...
Tôi cũng thú vị là nơi The Lover, chủ đề của Trường phái Phi lý không khai thác trên bình diện siêu hình với dụng ý triết học không ngụy trang, kiểu En Attendant Godot của Beckett chẳng hạn, mà được thể hiện kín đáo bằng cách giễu cợt cái phi lý của những quy ước xã hội thông thường. Thực vậy, hôn nhân là một quy ước “trong” luân lý trang trọng nhất của chúng ta. Và hai nhân vật chính đã ngoại tình, tóm lại đã bất cần cái quy ước đó... Nhưng tức cười hơn, The Lover còn tiến thêm một bước. Là quy ước “ngoài” luân lý của ngoại tình cũng bị gạt sang một bên. Ngoại tình thông thường đòi hỏi sự hiện hữu của người thứ ba hay người thứ tư. Cặp vợ chồng của Pinter không chịu ngoại tình theo phương cách thông thường ấy. Người này lại là nhân tình của người kia trong mối liên hệ ngoài luân lý của họ. Thay vì 4, cả hôn nhân và ngoại tình trong kịch bản vỏn vẹn chỉ có 2 mạng. Họ ngoại tình với chồng hay vợ của chính mình.
Có lẽ những lý do trên làm nhiều người không cần kiến thức kịch nghệ truờng quy vẫn ghiền kịch của Pinter. Tôi nghĩ họ thấm thía được những lời bình luận đã được phát biểu rằng khi màn kéo lên trên một kịch bản của Pinter, ta có cảm tưởng sân khấu là một tấm gương khổng lồ, không những phơi bày mọi nỗi niềm ái ố hỷ nộ của nhân vật và rộng hơn của nhân sinh, mà còn phản chiếu (tất nhiên với ít nhiều phóng đại) những nét tâm hồn “phi lý’”của người khán giả bình thường đang ngồi phía dưới.
Sau cùng, The Lover hợp với định kiến riêng của tôi là cuộc sống không buồn hay vô lý hay xấu xí đến mức tuyệt vọng. Và ngay trong một hài kịch đen như The Lover, ta cũng tìm được nét tích cực. Hai nhân vật chính trong kịch bản mới xem tưởng như một cặp trai gái chai sạn, mỏi mệt với sự sống, mỏi mệt với cả tình yêu, phóng đãng khi đối đầu với những quy ước xã hội, dù trong hay ngoài luân lý... Nhưng nhìn theo một bình diện khác, thì nhận định của ta có thể khác hoàn toàn. Là nếu bỏ qua chi tiết, không dùng văn hóa Á đông mà nghiêm khắc phê phán cái lối đú đởn hay tinh nghịch vợ chồng của một nền văn hóa khác, thì vở kịch có thể xem như tích cực. Nó chứng minh là có tình yêu. Và có những cặp nam nữ, cùng một lúc có thể yêu nhau tha thiết, dù trong hay ngoài luân lý, như là tình nhân mà cũng như là vợ chồng...
© 2005 talawas
[1]Xem bản dịch của Mai Kim Ngọc, trong Tủ sách talawas
TRẦN ĐAN HÀ * VÕ PHƯƠC HIẾU
Đọc " Một thuở yêu nhau " của Võ Phước Hiếu
- Trần đan Hà -
| |
|
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 386
NƯỚC ĐƯC VÀ DÂN NHẬP CƯ = THO= THƠ LUÂN HOÁN= THỤY KHUÊ * VĂN HỌC HẢI NGOẠI
NƯỚC ĐƯC VÀ DÂN NHẬP CƯ
Nhiều người dân địa phương đã bắt đầu khóa cửa nhà vào ban đêm - điều họ chưa từng phải làm trước kia...
Người dân thị trấn Calden của Đức đã từng “trải thảm đỏ” để đón người di cư, nhưng giờ đây, họ đang cảm thấy hối tiếc về quyết định đó.
Theo tờ Washington Post, những người di cư đổ tới Calden đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người dân địa phương. Hàng hóa mà người dân thị trấn này quyên góp để ủng hộ dân di cư chất đầy 4 garage. Một khu lều lớn được dựng lên ở sân bay của thị trấn, làm nơi ở tạm thời cho 1.400 người di cư.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều người Đức khác từng giang rộng vòng tay đón làn sóng người di cư lớn nhất đổ tới châu Âu từ sau thế chiến thứ hai, người dân Calden đang nghĩ lại.
Đối mặt với thực tế
Một người di cư chụp ảnh với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà Merkel được coi là nhà lãnh đạo châu Âu "hảo tâm" nhất với người di cư.
Sự hối tiếc về quyết định đón người di cư của người dân Calden càng gia tăng sau một vụ bạo loạn mà người di cư gây ra ở thị trấn 3.000 dân này.
Cảnh tượng hỗn loạn đã xảy ra vào bữa trưa ngày thứ Bảy tuần trước, khi một thanh niên 19 tuổi người Albani cắt ngang những người đang xếp hàng chờ đến lượt lấy đồ ăn ở khu trại di cư. Một người đàn ông 43 tuổi người Pakistan đã mắng nhiếc thanh niên này, hai bên lời qua tiếng lại, và xô xát xảy ra.
Ngay lập tức, 300 người di cư khác rút bình xịt hơi cay và gậy gộc kim loại lao vào tấn công để bênh vực cho bạn mình.
Cảnh sát và xe cấp cứu đã được điều động tới hiện trường. Người dân thị trấn Calden bàng hoàng. 50 cảnh sát đã phải chật vật trong nhiều giờ đồng hồ mới lập lại được trật tự. 3 cảnh sát phải nhập viện vì bị thương.
“Bạn biết đấy, khi người tị nạn mới đến đây, tôi nghĩ là chúng tôi phải giúp họ. Nhưng giờ thì tôi có cách nhìn khác. Tôi không chắc là chúng tôi còn có thể tiếp tục giúp quá nhiều người đến từ quá nhiều quốc gia khác nhau nữa hay không”, ông Harry Kloska, 46 tuổi, một người dân Calden, nói.
Đức là quốc gia đón lượng người di cư lớn nhất tới châu Âu. Từ đầu năm đến nay, nước này đã tiếp nhận hơn nửa triệu người di cư.
Tuy vậy, căng thẳng đã bắt đầu nổi lên ở những thị trấn Đức như Calden, và giờ là lúc người Đức phải đối mặt với thực tế. Tâm lý lo ngại của người Đức đối với người di cư có lẽ được thể hiện rõ nét nhất qua tỷ lệ ủng hộ suy giảm đối với Thủ tướng Angela Merkel - nhà lãnh đạo châu Âu “hảo tâm” nhất đối với dân di cư.
Trong những cuộc thăm dò dư luận gần đây, tỷ lệ ủng hộ của bà Merkel đã giảm 3-5 điểm phần trăm. Theo một cuộc thăm dò của Stern/RTL, tỷ lệ ủng hộ dành cho đương kim Thủ tướng Đức hiện là 49%, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2015.
Đêm thứ Tư và rạng sáng ngày thứ Năm tuần trước, bạo lực đã nổ ra ở hai trung tâm tị nạn thuộc thành phố Hamburg miền Bắc nước Đức. Hàng trăm người di cư đã dùng gậy gỗ để tấn công lẫn nhau.
Tại Calden, thị trấn cách thủ đô Berlin 242 dặm về phía Tây Nam, nhiều người dân địa phương đã bắt đầu khóa cửa nhà vào ban đêm - điều họ chưa từng phải làm trước kia.
Một bà mẹ trong thị trấn đã cáo buộc những người mới đến quấy rối tình dục cô con gái 17 tuổi của bà ở một trạm xe bus. “Dĩ nhiên là chúng tôi rất sợ”, người mẹ nói.
Thị trưởng Maik Mackewitz của Calden nói nhiều phụ nữ trẻ địa phương giờ đã không còn dám chạy bộ ở khu rừng gần thị trấn, “vì họ sợ những nhóm thanh niên trẻ cứ lởn vởn quanh đó”.
Cửa hiệu thực phẩm Edeka ở Calden thì đã lần đầu tiên phải thuê bảo vệ sau khi người di cư vào cửa hàng, bóc các gói hàng và không trả tiền.
“Thật là lộn xộn”, thị trường Mackewitz ngao ngán nói.
Mọi chuyện đang thay đổi
Nhiều người Đức lo ngại đất nước của họ đang “nhập khẩu” căng thẳng sắc tộc và tôn giáo từ các quốc gia của người di cư. Cảnh sát Đức đã lên tiếng kêu gọi chia các khu nhà tạm cho người di cư theo tôn giáo và dân tộc để tránh sự va chạm.
Theo giới chức Đức, ở thành phố Suhl thuộc miền Trung nước này hồi giữa tháng 8, một nhóm người Hồi giáo đến từ Afghanistan, Iraq và Syria đã truy đuổi một thanh niên theo đạo Thiên chúa giáo người Afghanistan, sau khi anh này cho những trang kinh Koran vào bồn toa-lét và xả nước tại một trại di cư. 6 cảnh sát đã bị thương khi nỗ lực ngăn chặn vụ ẩu đả.
“Đây đúng là một cú sốc lớn. Cảnh sát chúng tôi chưa bao giờ bị tấn công như thế”, phát ngôn viên Fred Jaeger của cảnh sát thành phố Suhl nói.
Những vụ việc như vậy đã trở thành cơ sở để các nhóm cực hữu ở Đức, bao gồm các nhóm phát xít mới và Đảng Dân chủ Quốc gia, chống lại người di cư mạnh hơn, bằng cả lời nói và hành động. Năm ngoái, ở Đức có 198 vụ tấn công người di cư. Năm nay, đến ngày 21/9 đã có 437 vụ, chủ yếu ở vùng phía Đông.
Ở thành phố Greiz thuộc phía Đông Đức, phe cực tả đã tổ chức ít nhất 10 cuộc biểu tình chống người di cư trong thời gian gần đây.
Vào tháng 7, một nhóm 4 người di cư Syria đã bị một nhóm người Đức đánh đập dã man ngay ở quảng trường thành phố. Những người di cư này nói họ chỉ hỏi những người Đức kia về số điện thoại để gọi taxi.
Các địa phương ở phía Tây nước Đức vốn cởi mở hơn với người di cư, nhưng mọi chuyện ở đó cũng đang thay đổi.
Cha xứ Frank Hemmelmann của nhà thờ Johannes ở Calden nói rằng người dân trong thị trấn này không có đủ thời gian để chuẩn bị cho sự xuất hiện của những người di cư. Vào tháng 7, chính quyền thông báo là những người di cư sắp tới, và chỉ hai ngày sau, khu lều trại cho dân di cư đã được dựng lên.
Theo cha Hemmelmann, ngay từ trước cuộc bạo loạn tuần này, lo ngại đã gia tăng. Người dân ở các vùng lân cận không còn dám tới Calden để thăm quan hay mua sắm nữa, vì dè chừng những người di cư.
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 386
THƠ LUÂN HOÁN
Trang Thơ
nửa tháng 9-2015
Luân Hoán
GIỌT TÌNH TIỄN ẤU THƠ BẠC MỆNH
khi buồn quá lửng lơ hồn không đậu
đủ thơm tình đưa tiễn kẻ thăng thiên
Luân Hoán
ngồi viết đi viết lại
tay gõ tới gõ lui
những con chữ xuất hiện
những dòng chữ đui mù
năm mười dòng xóa bỏ
bảy tám dòng ngậm ngùi
trôi thầm theo nước mắt
nhạt nhòa mờ con ngươi
đã từ lâu tôi sợ
gần như không dám nhìn
chỉ lướt qua vội vã
hình khổ nạn các em
lần này cũng không khác
sau khi đọc bản tin
mắt liếc qua vội vã
tay đè nhẹ lên tim
tối qua lên giường muộn
dậy sớm hơn mặt trời
ngồi đọc viết đủ thứ
không mở được niềm vui
hình như tôi đang nợ
ai đó một cái gì
trong xa xăm tiềm thức
vang những tiếng thầm thì
tự nhiên tôi muốn ngắm
ảnh "cậu bé di dân"
nằm úp bên mép biển
sóng cát gió quây quần
bé như vừa vọc cát
nghịch nước theo thói quen
say cùng trò đùa giỡn
gió ru ngủ rồi chăng
hồn nhiên tuổi thơ ấu
bé nằm như búp bê
bất động trong sinh động
không gian rộng bốn bề
không tin bé vừa lạc
mất linh hồn ngây thơ
bé chết mà sự sống
trên thân thể dạt dào
tôi nhìn từng sợi tóc
mảnh mai bên mép tai
một vành tai trường thọ
theo sách tướng an bài
bé hoàn toàn tươi mát
quần áo cùng đôi giày
nói lên một mầm sống
được nâng niu trên tay
nhìn bắp chân của bé
mũn mĩm trắng ngà ngà
đôi chân vừa thích chạy
hơn là đi tà tà
nhìn bàn tay của bé
thong dong mở rộng ra
ngỡ như bé chờ nắm
những niềm vui hiền hòa
không thể không tưởng tượng
bé tập nói ê a
và trước đây mấy tiếng
nũng nụi gọi mẹ cha
vậy mà bé đã ngã
sóng nhồi bé mấy lần
bé uống bao nhiêu nước
vị mặn ngọt biết không
không hình dung ra được
mức độ bé kinh hoàng
bé khóc hay là ngất
trong phút giây hỗn mang
lúc nào phổi ngừng thở
tim ngừng đập, một mình
anh bé cùng gặp nạn
mây nắng bay vô tình
bé chìm rồi bé nổi
sóng dìu bé vào bờ
linh ngư nào nâng đỡ
nguyên vẹn thân ấu thơ
khi còn cười còn nói
theo người thân ra đi
làm sao bé biết được
đổi đời là cái gì
hỡi ơi những đói khổ
những áp bức bất công
đời đời còn tồn tại
mở chưa những tấm lòng
người đời giàu nhân đạo
chẳng lẽ nào thả trôi
bé gởi đến thế giới
bản cáo trạng không lời
bảo trời xanh có mắt
thượng đế có uy quyền
tôi tin và cầu khẩn
những thương yêu hữu duyên
phải chi bé không mất
sẽ cùng quốc tịch tôi
dì bé lo bảo lãnh
định mệnh hay là xui ?
tôi cũng nhìn đôi mắt
quá buồn của phóng viên
nhìn đôi tay nhiếp ảnh
như gặp điều linh thiêng
khóc bé triệu người khóc
thương tình triệu người thương
tôi viết bừa nói nhảm
không sáng nổi ngọn hương
xin tiễn anh em bé
chưa qua thời bé con
cầu nguyện sự quá vãng
đời mở lòng rộng hơn
xin gởi lòng thành kính
chia buồn cùng gia đình
tôi, ông cha tuổi trẻ
kính chia một tràng kinh
6,27 PM - 05-9-2015
*
KHÔNG ĐỀ
tôi cảm nhận được tôi cười
bằng môi các cháu, tâm người chính tôi
thương yêu đang thắp niềm vui
lên lòng cuộc sống đời người bao dung
xin loan rộng giùm tin mừng
đến toàn thế giới hưởng chung nỗi niềm
run tay viết vụng liên miên
sửa đi sửa lại chung riêng lộn dòng
lòng tôi tôi tỏ không xong
hóa ra vui quá thành lòng vòng thêm
ngắm những đôi mắt nhìn lên
thấy ra thế giới mông mênh màu hồng
cảm ơn cậu bé yên nằm
nghìn thu trên bãi biển trầm luân xa
hồn em tinh túy nở hoa
cho tình nhân loại mở ra kịp thời
bao nhiêu nụ cười trên môi
nhờ em mà có cuộc đời sáng trăng
riêng tôi trở lại thăng bằng
ngồi trên mặt đất nói năng rõ ràng:
chúng ta có một địa đàng
đẹp hơn tiên cảnh huy hoàng cao xa
trái đất là một cái nhà
đủ nền đủ mái chính là yêu thương
xin đừng chê tôi cải lương
quả thật lúng túng vô phương tỏ lòng
và chắc chắn viết không xong
vì điều định viết nằm trong mọi người
tóm lại tôi thấy thật vui
*
MỘT ĐOẠN RUỘT THỪA KHÚC VƯỢT BIÊN
kính xin phép những thuyền nhân
không hân hạnh được làm thuyền nhân
nhắc chuyện vượt biên vẫn xót lòng
gió bão trời mây dồn sức đánh
nhúm người kiệt sức giữa mênh mông
có lẽ Thánh Thần Phật Chúa ... xa
thấu mà không kịp cứu phong ba
câu kinh yếu sức tàn hơi đọc
gió tạt vào chân nước vỡ òa
Thủy Mộ Viên Linh (1) táng mấy người
hàng nghìn hàng vạn cũng như nhau
cá ăn sóng xé rong xanh đậy
hồn lặn hay bay đến những đâu ?
chẳng được là người dám vượt biên
hình dung không rõ dưới lòng thuyền
người vô trật tự nằm như sắp
bó gối nhìn nhau cầu Phật Tiên
trời nước bao la vũ trụ mù
hay là ảo ảnh cõi chân như
thuyền là chiếc lá tre trôi nổi
chìm xuống nhô lên nặng ngậm ngùi
đã bỏ quê hương sao chần chờ
hành trang thương tiếc nghìn cân sao
hình như tất cả cùng vuốt mặt
tự tiễn đưa mình tìm kiếp sau
từng đọc Pulau... Võ Kỳ Điền (1)
bão giông hải tặc đã thay phiên...
Thuyền Nhân nguồn chữ Mai Kim Ngọc (1)
bèo bọt đong đưa mấy nỗi niềm
thương cảm ngậm ngùi đọng từng trang
văn thơ âm nhạc có giải oan
hồn thân hạt bụi chìm hư ảo
hồn vói tay xuôi cửa địa đàng
tổng kết bao nhiêu xác trẻ thơ
sống với đời vui được mấy giờ
không quyền tự chọn không quan điểm
không cả nấm mồ chôn ước mơ
không dám vượt biên chẳng biết gì
đêm đen biển động đáy âm ty
bàn tay Tạ Tỵ không buồn vẽ (1)
Đáy Địa Ngục (1) hằn nước mắt ghi
đầy ắp trong lòng nỗi xót xa
sao mà vụng quá mở không ra
hay là mắc cở ngại ăn có
nên mãi ngậm luôn đến quá già
nhân chuyện vượt biên của nước người
lòng buồn tự phá mình mua vui
viết chơi cho có người chê trách
một cách đẩy mình xa ngậm ngùi
xin trách có chừng thôi quí nhân
những người lấy lại được đôi phần
đời xưa đất cũ trôi không lại
gắng giữ xanh tình một chữ tâm
8.32 AM - 06-9-2015
(1) Tên tác giả và tác phẩm những cuốn sách đã xuất bản về vượt biển
*
NHỜ VỢ
tôi với bà vợ lớn
đúng là rồng với mèo (1)
ngày ngày vẫn đấu khẩu
đêm đêm vẫn leo trèo
tôi với bà vợ nhỏ
ngày ngày ngồi chung bàn
đêm đêm thường khó ngủ
nhấp nhỏm tôi mò sang
vợ lớn dạy tôi sống
lộn xộn và ngang tàng
vợ nhỏ tập tôi biết
sống ngăn nắp đàng hoàng
mừng cả hai bà vợ
được mắt và chịu chơi
nên tôi ngồi chững chạc
mai mốt đi thảnh thơi
tôi có số nhờ vợ
hẳn đã tu mấy đời
và còn tu tiếp tục
kiếp sau chắc lại chơi...
tái bút:
lâu lâu biết nịnh vợ
để khỏi phải bị hờn
lì xì thêm ánh mắt
như thời chưa dám hôn
3.58 AM - 02-9-2015
(1) tuổi Thìn và tuổi Mẹo (cách xa 11 năm)
*
LAO ĐỘNG TRONG NGÀY LỄ LAO ĐỘNG
cho Lý, hôm nay (thứ hai 07-9), em vẫn đi làm !
và ta tiếp tục nói xàm mình ta
tay em vừa trắng vừa tròn
không cho ai gối sao mòn một bên ? (Ca Dao)
ngày lễ lao động hôm nay
đầu thu vài chiếc lá bay cầm chừng
ta không nhờ em đấm lưng
em lại nhờ ngược bóp giùm cổ tay
coi kìa nũng nịu gì đây
ơi con mèo ướt lâu nay không cần
chừ tập làm nũng phải không
được thôi ta sẽ nắn gân cho mình
tay em như nhánh cây xinh
đủ tròn đủ méo theo hình ca dao
ta đâu có gối khi nào
chắc thằng thi sĩ mô vào phá đây
không sao, ta chỉnh lại ngay
chụm môi nhẹ thổi tình đầy dán lên
lạ lùng vẫn móp một bên
dán đi dán lại chênh vênh, mệt rồi
hôm nay nghỉ lễ em ơi
lễ lao động đó xài người ít thôi
đợi mai ta sẽ hôn bồi
không cần hạn chế một nơi chỗ nào
cảm ơn hồn vía ca dao
nhờ người ta đỡ lao đao rất nhiều
làm thơ = lao động xíu xiu
tình trong thơ đổ rất nhiều tinh hoa
lại rồi, ... thôi khép ba hoa
9-2015
*
THƠ HAY PHẦN LỚN NHỜ EM
1.
bây giờ tôi đang là tôi
chốc nữa tôi mất hẳn tôi không chừng
đêm qua bất chợt hồi xuân
hôm nay tuy chẳng mỏi lưng nhưng mà
thấy cần đi bộ trong nhà
gọi là thể dục tà tà dưỡng sinh
còn yêu em gắng giữ mình
sẵn sàng đầy đủ nuôi tình thảnh thơi
nán lại ý định VỀ TRỜI.-,
TRÔI SÔNG
hay CHẾT TRONG (lòng) NGƯỜI
thuở xưa
không hẳn chỉ thích mây mưa
mà còn tâm đắc sớm trưa gieo vần
ra đi lo ngại mất phần
nịnh em thua mấy ông thần giỏi thơ
một Trần Mạnh Hảo hồng hào
lời trong chữ viết như trao chân tình
một Hà Sỹ Liêm thông minh
tưởng như láu cá nhưng tình ca dao
chỉ nêu chơi hai ngôi sao
còn vô số kể thi hào tình yêu
2.
giai nhân mỗi ngày một nhiều
thơ tình chưa viết bao nhiêu đã già
tội nghiệp trái tim hào hoa
hối hả đập nhịp tình ca ngợi tình
trời trao trọng trách cho mình
dám đâu để lạc bóng hình mỹ nhân
hình như kiếp trước nợ nần
chừ cung kính trả đôi phần cho em
3.
người khôn kín đáo nhìn em
tôi khôn hơn nữa khen em tối ngày
bắt chữ nghĩa phải ra tay
buộc trái tim phải loay hoay đơm tình
ngắt lén chùm nắng lung linh
cài lên da thịt hiển linh thơm lừng
khai dối rằng chỉ nhớ nhung
con đường em bước điểm dừng gót hoa
lỡ như em phát hiện ra
tôi yêu em chắc cũng tha chớ gì
có ghét xin phạt cấp kỳ
buộc tôi hôn gió hay quì hôn chân...
4.
câu thơ lãng xẹt ấm dần
hồng hào tình ý chín phần nhờ em
hiểu mình thơm phứt cái tên
nhờ em cho phép yêu em hẳn hòi
nịnh em viết tới sáng mai
viết qua ngày mốt chẳng dài bao nhiêu
tôi nguyện dành khoảng đời chiều
viết thành kinh tụng tình yêu em và
thở cho em nở thành hoa
7.49 AM - 05-9-2015
*
THƠ LÀM LÚC LƯỜI BIẾNG
1.
gõ hoài mòn gom bút chì
quạnh hiu chẳng thấy vơi đi chút nào
xác phàm như vạt nắng chao
leo lắt mỗi lúc mỗi hao hụt dần
2.
tay phải giúp hồn thăng đi
tay trái vừa chống vừa tì đỡ thân
cùi chỏ câm lặng chai bầm
bỗng sưng như trái banh bông buồn buồn
3.
làm thơ dở bị vợ chê
tự nhiên mất hứng quê quê bất ngờ
không chừng gập lại ngón thơ
trở về lại ngón vu vơ đo đường
4.
rơi sâu vào nỗi chán chường
nghĩ thầm đến lúc phải nhường cuộc chơi
cho người và để nghỉ ngơi
lấy sức xuống dưới tạo đời sống riêng
5.
lạ lùng qua mấy đêm liền
chiêm bao gặp mãi một điềm báo chung
một mình giữa cõi vô cùng
cảnh đẹp lạnh lẽo không chân dung người
6.
hai hàng cây lá còn xanh
đầu thu vàng nắng rung cành chim bay
mai sau trên đoạn đường này
vắng tôi gió bụi mỗi ngày ra sao
7.
hắt hơi sương khói vi trùng
trong tôi tinh khiết bay tung ra ngoài
mai này còn có những ai
tiếp thu thở tiếp cái tài xạo tôi
8.
tạo ra một cách ngồi thiền
một chân đạp đất tiếp liền cõi dương
một tay giữ hơi chiếu giường
dành hai con mắt chứa buồn vu vơ
9.
nhớ em là nhớ đến người
nhớ người là nhớ đến đời sống tôi
nhớ tôi là nhớ em rồi
vòng quanh nỗi nhớ một thời dương gian
10.
nếu hôm nay chưa chuyện gì
ngày mai gõ tiếp tùy nghi chuyện lòng
ứng cùng với khoảng thinh không
khó nắn trước nỗi long đong thế nào
11.
chờ
6.01 AM - 09-9-2015
*
HÔN
" ông trời có đức hiếu sinh "
riêng tôi có đức hiếu tình nên chi
ai cho phép, hôn tức thì
tạo nguồn thương nhớ có gì phải lo
hôn trán, hôn má thăm dò
ai lim dim mắt lần mò hôn môi
hôn là uống bớt làn hơi
của người đang thở chơi vơi phiêu bồng
nếm hương nước bọt nồng nồng
lưỡi rà lưỡi ngọt lòng vòng đê mê
chạm vào răng nướu tê tê
gặp phải răng khểnh càng phê đậm đà
vụng về của thuở mười ba
vẫn còn lấp vấp hít hà đến nay
có phải tôi vẫn thơ ngây
hay lâu không có ai bày dạy thêm
vẫn chờ rộng lượng các em
cho tôi thực tập lại xem thế nào
môi tôi đầy ắp ca dao
hôn xong em sẽ làm thơ được liền
tôi đang dành sẵn ưu tiên
3.07 AM - 30-8-2015
luân hoán
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 386
THỤY KHUÊ * VĂN HỌC HẢI NGOẠI
Thử tìm một lối tiếp cận văn sử học về
Hai mươi nhăm năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975-2000
Hai mươi nhăm năm. Một phần tư thế kỷ. Khi nhìn lại chặng đường vừa qua của văn học Việt Nam, người ta nhận thấy do một tình cờ, một định mệnh hay một thần giao cách cảm nào đó, dòng văn học của người Việt sống ở nước ngoài có những lưu lượng ghềnh thác, chung nhịp với dòng văn học đổi mới ở trong nước.
Cùng chung thời kỳ phôi thai những năm 78-79, khi ở ngoài nước, những tờ Đất Mới của Thanh Nam, Hồn Việt của Nguyễn Hoàng Đoan, và Văn Học Nghệ Thuật của Võ Phiến, Lê Tất Điều bắt đầu khởi sắc những năm 77-78, thì ở trong nước, tháng 11/1978 trên báo Văn Nghệ Quân Đội có bài viết tựa đề Viết Về Chiến Tranh của Nguyễn Minh Châu, ngụ ý phê bình nền văn học miền Bắc trước 75 và Việt Nam sau 75, chưa có tiểu thuyết thực sự về chiến tranh. Rồi ngày 9/6/1979, trên tờ Văn Nghệ số 23, Hoàng Ngọc Hiến có bài triết luận tựa đề Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua, chứng minh tính cách phải đạo của nền văn học trong nước. Hai tiểu luận này được coi là những bài viết khai quang cho nền văn học đổi mới trong nước.
Cả hai dòng văn học hải ngoại và đổi mới cùng phát triển mạnh mẽ những năm 86-88, với số tác giả và tác phẩm cao nhất về phẩm cũng như về lượng. Rồi cùng trầm lắng xuống, từ năm 90 trở đi, với những lý do hoàn toàn khác nhau, nhưng ít nhiều, cả hai đã tìm cách giao lưu âm thầm với nhau, để hợp chung thành một dòng văn học Việt có trong, có ngoài, trong sự cảm thông giữa những người cầm bút.
Tính chất giao lưu này đã khiến cho một số tác giả gặp khó khăn in ấn trong nước, có thể thấy tác phẩm của mình ra đời ở nước ngoài. Rồi những tác phẩm hải ngoại, cũng được chuyền "chui" về nước, theo một hệ thống đường ngầm mà chính quyền Việt Nam không thể kiểm soát hết được. Người trong nước đã có thể lỗ mỗ tiếp nhận văn học hải ngoại như lời Nguyễn Huệ Chi. Từ sự tiếp nhận lỗ mỗ ấy, thoát thai những bài viết "nhận diện" văn học Việt Nam hải ngoại, khá nghiêm chỉnh, như bài của Lê Hoài Nguyên, tựa đề Một cái nhìn mười tám năm văn học Việt Nam ngoài nước, mô tả và đưa ra những nhận định khá sát với thực tế văn học Việt ngoài nước. Sáu tháng sau, Nguyễn Huệ Chi viết bài Vài cảm nhận văn học Việt Nam hải ngoại trong chiều hướng hòa hợp dân tộc, giới thiệu một số tác phẩm ngoài nước dưới nhãn quan đứng đắn của người nghiên cứu phê bình, không phân biệt lằn ranh địa lý, chính trị.
Ở Phạm Xuân Nguyên, sự giao lưu trở thành một đòi hỏi có tính quyết liệt để Hình dung một bức tranh hoàn chỉnh về văn học dân tộc. Phạm Xuân Nguyên chỉ trích quan niệm lỗi thời, đơn nhất về nền văn học cách mạng, văn học miền Bắc, và biện minh cho một cái nhìn toàn diện và đa hợp về văn học Việt Nam trong thế kỷ này.
Đó là thời điểm 93, 94, 95 một số nhà biên khảo đứng đắn đã có thể bầy tỏ công khai những nhận định của mình về văn học ngoài nước, về sự kết hợp một nền văn học Việt Nam hoàn chỉnh, có nhiều nhánh, không phân biệt ranh giới Bắc Nam, trong ngoài.
Những năm gần đây, nếu căn cứ vào một số bài viết trên các báo chính thức ở trong nước, tình hình có vẻ xấu đi. Bài viết Nhận diện văn học hải ngoại của Hoàng Huân, được giải thưởng phê bình văn học năm 98 của tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, chứng minh cái nhìn phiến diện và hằn học đối với văn học hải ngoại của lăng kính chính thức ngày nay. Tất nhiên, những bài báo kém phẩm chất, tự nó sẽ bị đào thải, nhưng nó chứng tỏ một đường lối chính quy không tốt đối với văn nghệ mà ký ức văn học ít khi bỏ qua. Tất nhiên người ta có thể ghi nhận những tiến triển qua việc cho in một vài tác phẩm hiền lành của người viết ở hải ngoại như Ký sự đi Tây của Đỗ Khiêm, Tuyển tập những nhà văn nữ..., và mới đây, Sông Côn mùa lũ, bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử về anh em Tây Sơn của Nguyễn Mộng Giác. Nhưng điều đó không khỏa lấp câu hỏi: Tại sao, một phần tư thế kỷ sau ngày hợp nhất đất nước, những tờ báo có tính cách thuần túy văn học như Văn,VănHọc, Hợp Lưu, Tạp Chí Thơ, Việt, v.v... vẫn chưa được công khai có mặt trong nước? Tại sao những tác phẩm tiêu biểu của văn học hải ngoại vẫn chưa được lưu hành trong nước? Ví dụ trường hợp nhà văn Nguyễn Mộng Giác, tác phẩm chủ yếu của ông là bộ Mùa Biển Động. Bộ trường thiên này đã phản ảnh được xã hội và tâm trạng người miền Nam, ít nhất trong thành phần trung lưu, trí thức thành thị. Đây là một trong những tác phẩm có thể giúp người đọc trong nước, nhất là người đọc miền Bắc, hiểu được phần nào nếp sống tinh thần và vật chất của người miền Nam trong chiến tranh. Và có lẽ chỉ có sự tìm hiểu về nhau giữa đôi bên sau khi cuộc chiến chấm dứt, xuyên qua tác phẩm văn học, mới có thể đưa đến một sự hòa hợp sâu xa. Văn học đích thực trong chiều hướng phục vụ sự thật, có khả năng hòa giải hữu hiệu hơn bất cứ bài thuyết luận nào.
*
Danh xưng
Có nhiều ý kiến khác nhau về danh xưng, nên gọi là văn học hải ngoại, ngoài nước hay lưu vong? Bùi Vĩnh Phúc đưa ra một phân tích đặc sắc, ông cho rằng: Hai chữ Hán Việt hải ngoại không sát nghĩa bằng hai chữ thuần Việt ngoài nước. Vì hải ngoại chỉ có nghĩa là ngoài biển, trong khi ngoài nước có nghĩa là ngoài nước Việt Nam.
Theo ông, chữ nước ở đây không phải là hải (là thủy) mà là quốc. Vậy muốn diễn tả đúng ý ngoài nước Việt Nam thì tiếng Hán Việt phải dùng là quốc ngoại chứ không phải là hải ngoại. Nhưng vẫn theo ông, âm vang của từ ngoài nước làm ta cảm thấy gần gũi với đất nước và người Việt hơn là khi dùng từ quốc ngoại..
Sự phân tích của Bùi Vĩnh Phúc khá cặn kẽ và sâu sắc, nhưng chúng tôi xin nêu thêm một ý khác: Chữ nước trong danh từ đất nước của chúng ta, có hàm nghĩa nước là thủy, như nước sông, nước biển, mà chữ quốc của người Trung Hoa không có. Và có lẽ ít ngôn ngữ nào trên thế giới diễn tả được hình ảnh đất nước với hai yếu tố xương thịt cơ bản tác thành nên nó: đất và nước như tiếng Việt. Nếu không có đất và không có nước thì không có sự sống, không có vật và người. Hai yếu tố cơ bản này, đất-nước gắn bó với xác thịt và linh hồn dân tộc, đã được Bình Nguyên Lộc trải, bầy, đúc, tả trong toàn bộ tác phẩm của ông. Ngoài ra nước biển còn có liên hệ tử sinh với người vượt biển, thành phần chủ chốt của văn học Việt Nam hải ngoại.
Vậy nước trong chữ hải (biển) cũng là thành tố của đất nước. Và hải ngoại chỉ là một cách nói khác, để chỉ những gì ngoài đất nước. Do đó hải ngoại và ngoài nước là những từ tương đương.
Lưu vong vừa là một tình trạng (người bị xa nước), vừa là một tâm trạng (nhớ nước). Có người không xa nước nhưng vẫn nhớ nước như Bà Huyện Thanh Quan. Từ tâm trạng nhớ nước xẩy ra hành động hướng về đất nước dưới nhiều hình thức, trong đó có sinh hoạt văn chương: Viết bằng tiếng Việt. Như vậy, lưu vong là động cơ thúc đẩy con người hướng về nước, nhưng trong văn học tính chất lưu vong chỉ là một biệt cách của mỗi tác giả:
- Lưu vong, theo nghĩa đối kháng chính quyền xuất hiện trong những hồi ký chính trị, cải tạo. (Ở đây chúng tôi không bàn đến những tác phẩm ca tụng chính quyền vì đó không phải là văn học đích thực trong chiều hướng phục vụ tự do và sự thật).
- Lưu vong, theo nghĩa nhớ nước: Sâu sắc trong thơ Phạm Tăng, trong văn Võ Đình, khơi động ở thời kỳ đầu, qua những tác phẩm như Đất Khách của Thanh Nam, Thơ Cao Tần, v.v... Càng về sau càng dịu đi, nhường chỗ cho tính chất hội nhập và hòa hợp.
Truyền thống văn học lưu vong, khởi sinh từ những năm đầu thế kỷ, khi Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, từ hải ngoại gửi những tâm văn, huyết thư về nước. Tiếp nối truyền thống ái quốc lưu vong là dòng nghệ thuật thuần túy những năm 30, khi các họa sĩ đầu tiên của Việt Nam như Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, Lê Phổ, Lê Thị Lựu... xuất dương và định cư tại Pháp.
Sau họ là lớp thứ nhì, với những tên tuổi như Lê Bá Đảng, Võ Đình, Phạm Tăng, v.v... cùng thời với những nhà biên khảo như Hoàng Xuân Hãn, Tạ Trọng Hiệp, Trương Đình Hòe v.v...
Tất cả những lớp người đi trước này là tiền thân của văn học nghệ thuật Việt Nam hải ngoại hôm nay. Cho nên khi gói trọn văn học Việt Nam hải ngoại trong phạm vi những tác phẩm của người Việt di tản, chúng ta dễ bị sa vào những lấn cấn, ngộ nghĩnh buồn cười: Ví dụ như việc cãi vã về Phạm Thị Hoài, có nên "cho" Phạm Thị Hoài vào văn học Việt Nam hải ngoại hay không?
Thật ra vấn đề rất đơn giản: Phạm Thị Hoài là nhà văn Việt Nam, với những tác phẩm viết và in trong nước và những tác phẩm viết và in ngoài nước, cũng như Võ Phiến, Mai Thảo, Nhật Tiến, v.v... Khi muốn phân chia theo địa lý văn học thì phần viết và in ở nước ngoài của họ thuộc về văn học hải ngoại.
Picasso, dù xây dựng toàn bộ sự nghiệp hội họa ở Paris, nhưng đối với quốc tế, ông vẫn là họa sĩ Tây Ban Nha. Xem như thế, nguồn gốc quan trọng nhường nào.
Nabokov đi lưu vong, mang theo linh hồn và văn hóa Nga trên đất Mỹ, Pháp, rồi Thụy Sĩ... nhưng ông không được ghi nhận như nhà văn Nga mà là nhà văn Mỹ, gốc Nga, bởi vì tác phẩm của ông, phần lớn viết bằng tiếng Mỹ. Do đó, ngôn ngữ thiết yếu đến đâu.
Nguồn gốc và ngôn ngữ là hai yếu tố xác định "quốc tịch" nghệ thuật, dù biết rằng nghệ thuật không có và không cần quốc tịch. Riêng đối với văn chương, thì ngôn ngữ là yếu tố xác định. Những phần tử như địa lý, chính trị,... chỉ là những tiết tố có thể có ảnh hưởng đến bản chất nghệ thuật và tư tưởng của tác giả.
Văn học Việt Nam hải ngoại được hình thành ở thời điểm nào?
Báo chí là khởi điểm cho sự đọc, sự viết, cho một đời sống tinh thần. Ngay từ khi còn ở đảo Guam hoặc mới bước chân lên những trại tỵ nạn đầu tiên trên đất Mỹ, người Việt đã có báo. Minh Đức Hoài Trinh, trên báo Hồn Việt Nam, số 1, phát hành tại Paris ngày 15/10/1975, nhắc đến chuyện đã "đọc báo Chân Trời Mới ở các trại như Pendleton, Guam, Asan vào giai đoạn đầu của cuộc ly hành mùa xuân Ất Mão", và bà còn cho biết "theo báo Đất Mới: Một nhóm các người làm báo ở Hoa Thịnh Đốn đang thành lập một ủy ban để giúp các người làm báo Việt Nam tìm người bảo trợ và công việc làm ăn tại Hoa Kỳ."
Võ Phiến, trong bài Xuất Trại nhắc nhở đến tờ "Đất Lành cuối tháng 8-75, liên tiếp mấy số liền, có những bài đăng ở trang nhất, cố gắng giải thích, khuyên nhủ, dỗ dành, mỉa mai, rồi... hăm dọa, nhằm thúc đẩy dân tỵ nạn mạnh dạn ra đi lập lại cuộc đời mới."
Từ những Chân Trời Mới, những Đất Lành, ... người Việt đã thành lập những tờ báo có tính chất văn học nghệ thuật. Nhìn lại giai đoạn tiên khởi này, những tờ báo có khuynh hướng văn học nghệ thuật xuất hiện sớm nhất ở hải ngoại có thể là:
- Nguyệt san Hồn Việt Nam của Minh Đức Hoài Trinh, số 1 ra ngày 15/10/1975 ở Paris, số chót Xuân Mậu Ngọ 1978.
- Báo Quê Mẹ của Võ Văn Ái ở Paris, số 1 đầu năm 76, chuyên về văn học nghệ thuật. Sau đó ngừng. Tiếp theo là tạp chí Quê Mẹ, chuyên về thời sự, chính trị, đấu tranh, có thêm trang văn học.
- Báo Quê Hương của Du Tử Lê, Đinh Thạch Bích, Võ Văn Hà, Phạm Cao Dương ở Costa Mesa, đầu năm 76, ra được ba số thì đình bản. Sau đó Du Tử Lê chủ thương tờ Nhân Chứng. Nhân Chứng tồn tại được hai năm, ra khoảng 20 số.
- Báo Đất Mới với Huy Quang Vũ Đức Vinh, Nguyễn Văn Giang là một trong những tờ báo đầu tiên xuất bản tại Hoa Kỳ từ tháng 7/75. Đến tháng 4/76, Thanh Nam được mời cộng tác. Rồi từ 79 đến 81 có thêm Mai Thảo.
- Báo Hồn Việt của Nguyễn Hoàng Đoan ở San Diego, ra đời đầu năm 76 mà số Xuân Đinh Tỵ (1977) đã có đầy đủ tư thế của một tờ văn học nghệ thuật với sự đóng góp bài vở của Lê Tất Điều, Võ Phiến, Thanh Nam, Tạ Ký, Nhất Tuấn, Cung Tiến, Nguyên Sa, Túy Hồng...
- Võ Phiến ở Santa Monica và Lê Tất Điều ở San Diego cho xuất bản nguyệt san Văn Học Nghệ Thuật từ tháng 4 năm 1978, ra được 13 số thì đóng cửa vào tháng 9/1979. Tái bản bộ mới số 1, tháng 5/85 đến tháng 12/86 đình bản, trao lại cho Nguyễn Mộng Giác đổi thành Văn Học.
- Tờ Việt Chiến do Giang Hữu Tuyên, Hoàng Xuân Sơn và Ngô Vương Toại chủ trương ở Hoa Thịnh Đốn.
- Cùng thời điểm này, Đỗ Ngọc Yến sáng lập tờ Người Việt, số báo đầu tiên phát hành tháng 12/78 ở quận Cam, California. Người Việt là tờ thông tin nghị luận, mới đầu là báo hàng tuần, sau trở thành báo hàng ngày, có nhiều độc giả nhất trong cộng đồng người Việt ở Mỹ và là cơ sở nuôi sống nhiều nhà văn, nhà báo.
Đó là sơ lược một số báo đã hiện diện trong những ngày đầu, cho phép người viết trụ lại để tạo thành bộ mặt văn học hải ngoại.
*
Những hướng đi đầu tiên: Báo Hồn Việt Nam và những biến chuyển từ 30/4/75 đến cuối năm 76
Trong con số ước lượng 130000 người Việt rời nước ở thời điểm 30/4, những văn nghệ sĩ ra đi sớm nhất có thể là nhóm Võ Phiến, Lê Tất Điều, Thanh Nam, Túy Hồng, Viên Linh, Vũ Huyến,... nhân viên của đài phát thanh Mẹ Việt Nam, được đưa ra Phú Quốc ngay từ 21/4/75 để chờ tầu Mỹ tới "bốc". Minh Đức Hoài Trinh cũng đi trước 30/4 để tham dự hội thảo ở Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân về đề tài gia tài văn hóa của Đông Nam Á. Ngoài ra, những tên tuổi như Phạm Duy, Hoài Trung, Nguyễn Khắc Ngữ, Vũ Khắc Khoan, Nguyên Sa, Cao Văn Luận, Thái Văn Kiểm, Chu Tử, Du Tử Lê, Cao Tiêu, Duy Thanh, Đỗ Quý Toàn, Hà Huyền Chi, Trùng Dương, Phan Lạc Tiếp, Nhất Tuấn... cũng đều rời nước ở thời điểm 30/4.
Hồn Việt Nam, với tiêu đề chính "văn hóa và dân tộc" và với mục đích "cơ quan thông tin giữa người trong và ngoài nước", in ngay dưới tên tờ báo, nói rõ hướng đi của người chủ trương: Minh Đức Hoài Trinh. Tuy chỉ là tờ báo in ronéo, 3 số đầu có 17 trang, sau tăng lên 30 trang, và có lẽ ngày nay không mấy người biết đến; nhưng nội dung, tinh thần và những biến chuyển của Hồn Việt Nam, lại gần gụi với tâm trạng của người Việt hải ngoại lúc bấy giờ.
Sau ngày 30/4, tinh thần chống Cộng chưa xuất hiện mà ngược lại, tinh thần hòa giải Bắc Nam có phần ưu thế. Mọi người tiếp nhận biến cố 30/4 như một biến chuyển lớn lao, còn ngơ ngác, không biết nên vui hay nên buồn: Vui vì đất nước hết chiến tranh. Buồn vì phải chia lìa, ly tán. Minh Đức Hoài Trinh đã thể hiện khá chính xác, hiện tình ấy trong bài viết mở đầu:
"Trước những biến chuyển của đất nước, trước những vui buồn, những ngơ ngác, hân hoan của mỗi người, trước những đau khổ, nhục nhã của cuộc ly hành, chúng tôi có bổn phận phải làm gì để chia sẻ." Và Hồn Việt Nam muốn "trở thành mối liên lạc giữa kẻ ở với người đi".
Trong "bức thư" gửi độc giả Bách Khoa, hàng tháng, Minh Đức Hoài Trinh bày tỏ ước muốn tiếp tục công việc của "anh chị Châu", làm một thứ Bách Khoa thu nhỏ, với tất cả những khó khăn, giới hạn, nghèo nàn về người viết cũng như tìm tiền để in báo.
Nội dung, ngoài sáng tác, có bốn mục chính: Mỗi tháng đều có bài viết nhắn nhủ người Việt đừng để cho con em quên tiếng Việt. Một bài biên khảo đứng đắn về văn hóa của Hoằng Đạo. Một bài viết khá kỹ, giới thiệu các danh nhân Việt Nam do Giao Trinh phụ trách. và Mục thông tin, liên lạc tin tức giữa người Việt trong và ngoài nước. Tuy tờ báo do gia đình Minh Đức Hoài Trinh đảm nhiệm (với Triều Dương và Giao Trinh) nhưng dù dưới hình thức thô sơ, nghèo nàn, nội dung của nó vượt khỏi phạm vi gia đình, rộng hơn tính cách cộng đồng, để đến với "văn hóa và dân tộc".
Ở chính chỗ không ngờ nhất, mục Tin tức và Nhắn tin trên báo Hồn Việt Nam vừa phản ánh vừa tạo dựng những chuyển biến trong tâm cảm người Việt ở nước ngoài, ít ra là ở Pháp.
Sau ngày 30/4, những thông tin trong nước gửi ra rất hiếm. Và Paris là phần đất ưu tiên tiếp nhận những nguồn tin hiếm hoi từ Việt Nam. Rồi từ Paris, tin tức được chuyển đi Hoa Kỳ và khắp nơi.
Độc giả đọc được ngay trên số đầu của Hồn Việt Nam, tháng 10/75, những tin tức như:
"Thái Thanh, Mai Thảo, Hoài Bắc không đi, chỉ có Hoài Trung và gia đình Phạm Duy ở Hoa Kỳ."
"Nhà văn Lê Tất Điều gửi xin anh em có ai còn giữ được mấy quyển sách của Điều, xin gửi cho mượn để chép tay."
Trong số báo thứ nhì, có thư của một độc giả trả lời, giữ trọn bộ sách của Lê Tất Điều. Và trong Hồn Việt Nam, số 3, ngày 15/11/75, bài Thư bạn của Lê tất Điều gửi Minh Đức Hoài Trinh, có những câu:
"Ôi! Chữ Việt Nam ta bây giờ quý lắm, kể cả chữ nghĩa viết thư, không thể để chúng lưu lạc được. Bạn có tin gì về N.T. (Nhật Tiến) không? [..] Điều mình ước mong được biết là tin tức mọi người. Bây giờ thì không thể viết gì được nữa ngoài việc lâu lâu thảo vài hàng thư thăm bạn bè [...]
Đời sống hiện tại khá đầy đủ. Cái mà mình thiếu bây giờ là những khuôn mặt của bạn bè, những con đường cũ của mấy chục năm cũ. Lắm lúc nhớ nhà, nhớ Sàigòn, nhớ Đà Lạt muốn phát điên [...]
Rất mừng thấy bạn còn viết được, còn làm báo được. Đọc mục Nhắn tin của Hồn Việt Nam khi nào cũng cảm động [...]
Về phương diện văn nghệ, bạn hãy coi tôi như người bỏ đi. Bây giờ chỉ thèm được đọc."
Đó là tâm sự của Lê Tất Điều vào cuối tháng 10/75. Những "tin tức" ngắn ngủi ấy, chứa đựng những "nội dung" mà ít bài văn, bài thơ nào chuyên tải được.
Rồi tiếp nối tin: Ba trại Pennsylvania, Florida và California đóng cửa trong tháng 10/75. Tháng 12/75 có gần 3000 người tỵ nạn xin hồi hương. Trại tỵ nạn cuối cùng, Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas, đóng cửa trước Giáng Sinh năm 75. Cuối năm 75, đường phố Sàigòn phải đổi tên. Đầu năm 76 "báo chí Việt Nam tại hải ngoại ra đời như bươm bướm". Giữa tháng 2/76: "Nghĩa trang quân đội có bảng ghi ở bên ngoài: Đây là nơi an nghỉ của những đứa con phản quốc." Tháng 3/76, xuất hiện những tin đầu tiên về người vượt biển: Tới cuối tháng 11/75 còn nhiều gia đình trốn khỏi Việt Nam bằng thuyền nhỏ. Sau Tết Nguyên Đán 76: những công chức, quân nhân chế độ cũ đều chưa được thả về từ các trại cải huấn. Mặc dù họ được báo trước dự trù cải tạo một tuần hay một tháng.
Ngày 15/5/76, Hồn Việt Nam ra số kỷ niệm ngày đệ nhất chu niên ngày "Ly Hành". Đây là "số đặc biệt", "số kỷ niệm để đánh dấu một ngày, không biết nên gọi là gì? Buồn? Vui?" Nhưng dường như khát vọng hòa bình vẫn muốn quạt trôi những tin tức bi quan táp đến. Minh Đức Hoài Trinh cho in bài thơ "Chiến tranh hết rồi" làm tại Paris năm 74, với những tín hiệu khép kín vết thương chiến tranh, mở ra một trang hòa bình:
Và xác chết xác chết khỏi trừng trừng mở mắt
Nuối cuộc đời, tiếc kỷ niệm đau thương
Ngậm căm hờn nghe máu hòa trong đất
Thân vẹn toàn không từng mảnh thịt xương
......
Sông núi ơi! Vùng lên mà ca hát
Khúc thanh bình gào đến tận muôn phương
Hiền cỏ cây nghiêng đầu ru gió mát
Dưới mặt trời, gỗ đá cũng yêu đương.
Tháng7/76: Trong Hồn Việt Nam số 10, có bài viết về cái chết tự tuẫn của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam. Có tin Vũ Hoàng Chương phải đi học tập. Giọng văn của tờ báo, lần đầu tiên, có vẻ châm biếm nhà nước. Tháng 8 và 9/76 trở đi, tình hình trầm trọng hơn: Ủy Ban Vận Động Cứu Trợ Những Người Việt Nam Trên Đường Tỵ Nạn ra đời tại Hoa Thịnh Đốn, thông báo: Số người vượt biển ra đi chỉ sống sót khoảng 35%, vì tầu ngoại quốc không chịu vớt và láng giềng xua đuổi không cho lên bờ.
Những người vượt biển đầu tiên tới Pháp, cho biết hiện tình trong nước: "Họ có thể đột nhập vào bất cứ nhà ai, bất cứ nơi nào và lúc nào."
Theo tin BBC, mỗi tháng ước lượng có khoảng 200 người trốn khỏi Việt Nam. Tháng 10 năm 76: Doãn Quốc Sỹ bị bắt. Vũ Hoàng Chương từ trần. Tháng 11/76: Nhà xuất bản Lá Bối tái hiện ở Paris với bức tâm thư "Tiếng Chim Gọi Đàn" gửi các văn nghệ sĩ và học giả, yêu cầu gửi bản thảo, Lá Bối sẽ xuất bản. Đây là nhà xuất bản đầu tiên hoạt động tại hải ngoại theo đúng quy ước in sách mới, không sao chụp sách cũ như Đại Nam, Xuân Thu, Sóng Mới, v.v...
Tháng 11/76, trong Hồn Việt Nam số 14, Minh Đức Hoài Trinh "viết cho một người nằm xuống " là Vũ Hoàng Chương và mặc niệm cho tình hình trong nước: "Chưa thấy một ánh sáng nào mà chỉ thấy bóng tối càng ngày càng phủ dầy. Trên lãnh vực văn nghệ sĩ thật đáng thương [...] chỉ có văn bộc mới sống nổi, những kẻ chân chính đều bị tiêu diệt hoặc tự tiêu diệt."
Giữa năm 77, Hoà Thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo loan báo: Chính quyền bắt giam 6 vị thượng tọa, đại đức trong ban quản trị Viện Hóa Đạo. Việc đốt sách, đốt bản thảo... gia tăng. Tháng 10/77, Hồn Việt Nam ra bộ mới, chuyển hướng sang đấu tranh chính trị, với một ban biên tập mới, ngoài Minh Đức Hoài Trinh có Trần Tam Tiệp, Phạm Hữu, Vũ Phong. Trên báo xuất hiện những từ "phục quốc, nội công, ngoại kích, mất nước". Và lá thư tòa soạn có những câu:
"Quê hương Việt Nam đang sống trong đau khổ, uất hẹn, tủi nhục, người Việt tha hương không thể thụ động khoanh tay, cúi đầu."
Tờ báo chính trị cũng chỉ sống được 4 tháng rồi đình bản. Có thể nó đã không phù hợp với tinh thần văn hóa và dân tộc của người sáng lập. Nhưng cuộc đời ngắn ngủi của nó (từ tháng 10/75 đến tháng 10/77) trong 2 năm, đã báo động và phản ảnh những biến đổi tâm thức của người Việt hải ngoại: Từ ý hướng hòa hợp dân tộc, xây dựng lại đất nước sau chiến tranh, chuyển sang thái độ trực diện, đối đầu.
*
Tâm thức hòa hợp dân tộc và xây dựng đời sống mới.
Không chỉ ở Minh Đức Hoài Trinh mà có lẽ đó là tâm thức chung của người Việt sau 30/4: Tin tưởng ở người Việt. Miền Nam chấp nhận thua trận và có ý hướng cộng tác. Hồi ký Cùm Đỏ của Phạm Quốc Bảo mô tả giai đoạn đầu tiên, sau ngày tiếp quản Sàigòn, chương trình "học tập cải tạo" được tiếp nhận một cách lạc quan và nhanh chóng như sự tiếp thu những từ mới: Mỹ Ngụy, cách mạng, giải phóng, hồ hỡi phấn khởi, đạt yêu cầu, đăng ký, thu hoạch, v.v... Người Việt miền Nam tự xưng mình là "ngụy" và nói về "cách mạng", về "giải phóng" như thật. Một người vừa vượt biển, trả lời phỏng vấn báo Hồn Việt Nam, dù đã tới Paris, vẫn còn lập đi lập lại: Ngày xưa ngụy nó... thế này, thế kia, v.v...
Sự thay đổi ngôn từ chứng tỏ tính chất mềm dẻo, lau sậy của người dân nhưng không phải là không ẩn dấu một hình thức chấp nhận và hội nhập, dù chỉ một chiều. Trong Đáy Địa Ngục, Tạ Tỵ kể chuyện một thương phế binh cụt chân, nhất quyết ghi tên đi học tập. Cán bộ trả lời:
"Thôi, cho anh về, chờ khóa sau. Anh tàn tật vậy, chúng tôi sẽ cấp giấy chứng nhận được hoãn.
- Dạ, xin cho tôi được đăng ký học khóa này. Trước, sau cũng phải học. Một lần cho xong, để yên tâm làm ăn."
Và Tạ Tỵ đưa ra lập luận của ông, và có lẽ cũng là lập luận chung của những người đi học tập lúc đầu: "Một khi đã phục tùng, chắc họ sẽ sẵn sàng theo đúng chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc để cùng xây dựng lại đất nước sau mấy chục năm dài chinh chiến." (trang 55)
Báo chí xuất hiện trong giai đoạn đầu, mang hai loại tên: Khuynh hướng tại ngoại tin tưởng với Chân Trời Mới, Đất Lành, Đất Mới... khuynh hướng vọng về đất nước như Hồn Việt Nam, Hồn Việt, Quê Hương, Quê Mẹ, Người Việt... Cả hai khuynh hướng đều có ít nhiều lạc quan: Báo Quê Mẹ ở Paris, số đầu, bài vở chuyên về văn học nghệ thuật trong chiều hướng chào mừng hòa bình và thống nhất đất nước. Võ Phiến nói đến tâm trạng "kẻ vui gượng ở ngoài nước chẳng nên dài lời mà chi đối với cái vui gượng của người ở trong nước" trong bài Vui Gượng, đăng trên Hồn Việt, Xuân Đinh Tỵ 1977.
Thanh Nam, để kỷ niệm một năm ngày 30/4 có những câu thơ:
Về đây chung phận chung đời
Chung tay tiếp lửa đẩy lùi bóng đêm
Thôi, chào quá khứ ngủ yên
Những đau thương cũ vùi quên cuối trời.
(Buổi Đầu, Seatle 30/4/76, trong tập Đất Khách)
Nhưng tâm thức hòa hợp hay niềm lạc quan xây dựng đời sống mới không được lâu bền. Lưu đầy Đất Khách và thực tại Quê Hương đã khiến Thanh Nam, 1982 -ba năm trước khi mất- đau đớn "xót thân vô dụng, một đời nín câm."
Rồi những biến cố không hay dồn dập đến: Chưa được một năm sau ngày thống nhất đất nước, sách vở miền Nam bị thiêu hủy, các văn nghệ sĩ hàng loạt đi tù. Vũ Hoàng Chương bị bắt ngày 13/4/76. Người đi cải tạo không về. Người vượt biển vong thân. Vũ Hoàng Chương mất ngày 17/9/76, năm ngày sau khi được thả. Cái tang cải tạo. Cái tang vượt biển: Tang chung. Cái tang văn học: Tang riêng. Nặng trên tâm thức người cầm bút.
Cái chết của Vũ Hoàng Chương
Vũ Hoàng Chương vẫn được coi là một trong những khuôn mặt đại diện cho nền văn học Việt Nam trải hai thời kỳ: tiền chiến và chia đôi đất nước. Cùng với Đinh Hùng, là hai thiên tài tiền chiến không tắt lửa sáng tạo sau 45. Vũ Hoàng Chương: một nhà thơ và một kẻ sĩ, không khuất phục trước thế quyền trong Lửa Từ Bi.
Có thể vì đã cảm nhận được vị trí độc đáo của Vũ Hoàng Chương trong văn học sử và trong lòng người, cho nên trong thời gian đầu, chính quyền cộng sản không bắt Vũ Hoàng Chương.
Nhưng cũng có thể vì đã cảm nhận vị trí ấy, nên họ bắt ông sau đó. Thời điểm ấy Vũ Hoàng Chương đã yếu lắm, không biết sống chết lúc nào. Bốn tháng tù. Được thả. Năm ngày sau, ông mất. Dập tắt một nhà thơ lớn bằng lao tù. Đó là sự vụng về thê thảm nhất. Bởi khi thân thể nhà thơ nằm xuống là lúc tác phẩm của họ đứng lên. Nhập vào lòng người. Chỉ cần đọc những dòng Mai Thảo viết về Vũ Hoàng Chương cũng đủ thấy sức công phá của ngọn lửa Từ Bi hồi sinh, đưa Mai Thảo đến bờ xung kích.
Và chính Mai Thảo, trong niềm đau xót đứt lìa, tái sinh động lực chuyển tải chúc thư văn học, trở nên linh hồn của một thời kỳ văn học sau đó.
Cái chết của Vũ Hoàng Chương, ở trong nước, bị dấu diếm. Gia đình không được quyền đăng cáo phó. Hàng xóm không được quyền đến thăm. Bạn hữu như Mai Thảo còn đang bị truy lùng. Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng đã đi cải tạo lớp đầu. Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu... đã bị bắt. Vũ Hoàng Chương ra đi "trong giới nghiêm tăm tối, trong trống không vô cùng tận. Trên một mặt sàn gác xép hiu quạnh". Theo lời Mai Thảo.
Người trong nước không được biết tin.
Nhưng Paris biết ngay. Trong Hồn Việt Nam số tháng 9, Minh Đức Hoài Trinh khấp báo. Paris tổ chức lễ truy niệm nhà thơ.
Có thể ngọn Lửa Từ Bi đã là một trong những nguyên nhân sâu xa thúc đẩy người cầm bút di tản hình thành mau chóng một nền văn học. Vừa có tính cách bảo tồn tiếng Việt, vừa khơi đống tro tàn, in lại những tác phẩm văn học miền Nam đã bị hóa vàng, vừa có tính chất sử quan gắn liền với thân phận "lưu vong", với những khó khăn hội nhập đất khách.
Văn học Việt Nam hải ngoại, vì thế rất cách ly với những dòng văn học lưu vong khác trên thế giới. Sâu xa nhất là:
Người Việt viết tiếng Việt.
*
Người Việt viết tiếng Việt
Cung Trầm Tường, thời kỳ Tình Ca Paris những năm 55-60, dù người yêu là Pháp nhưng đã cảm thấy tôi cần phải làm thơ bằng tiếng Việt, bằng tiếng mẹ đẻ của tôi. Tôi có làm thơ tiếng Pháp nhưng xé hết. Đối với Minh Đức Hoài Trinh "văn hóa, ngôn ngữ quy định cả một kiếp người."
Võ Phiến viết: "Tiếng nói của một dân tộc nó sống như một cơ thể [...] Chúng ta yêu ngôn ngữ của cha ông, chúng ta đem nó theo trên từng bước ly hương; nhưng chúng ta sẽ không thể bồi bổ nuôi dưỡng nó, chúng ta sẽ làm cho nó héo hắt trên quê người [...] Chúng ta đưa nó đi, cố giữ nó, nhưng sẽ giữ nó như thể giữ gìn một cái xác ướp.
Trong chúng ta, những kẻ viết lách phải lấy làm lo hãi trước nhất. Vì văn chương là bộ môn nghệ thuật xây dựng trên ngôn ngữ. Cho nên từ ngày bỏ nước ra đi, tôi đâu còn nghĩ tới chuyện nghệ thuật văn chương nữa."
Từ cái lo hãi của Võ Phiến về một "xác ướp tiếng Việt", ông đã trở thành người khai quật "xác ướp", tiếp máu hồi sinh.
Ý hướng "viết bằng tiếng Việt", giữ gìn tiếng Việt, che khuất ước muốn "để cho thế giới biết mặt biết tên", làm mờ nhạt tâm trạng "phô bầy với thế giới bộ mặt thực của chế độ cộng sản", giải thích sự kiện tại sao sau "một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây", tiếng Việt vẫn tồn tại. Và sau cùng làm sáng tỏ nhận thức về vị trí "nhược tiểu" của dân tộc Việt Nam.
Nhận thức này đã được thể nghiệm qua những người đi trước như Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng... Nguyên Sa đã sớm nhận thấy: "sẽ không bao giờ một trí thức Tây phương, dù cởi mở như Sartre, có ý học tiếng Việt để đọc truyện Kiều trong nguyên bản." Bởi, theo ông, vị trí văn học một nước, tùy thuộc vị trí chính trị, kinh tế của nước đó. Nhưng Nguyên Sa không nhắc đến một khác biệt nữa: Đó là khác biệt Đông-Tây. Tây phương chưa bao giờ thực sự muốn tìm hiểu Đông phương. Do đó, văn hóa Đông phương, dù cao như văn hóa Tầu, cường như văn hóa Nhật... vẫn không có chỗ đứng đích thực trong xã hội phương Tây.
Cho nên sẽ không thể có một trường hợp Soljenitsyne Tàu, Việt, Miên... nếu như có một người Trung quốc, Việt Nam hay Cambodge quyết định "lột trần và quật ngã chế độ cộng sản" như một người Nga Soljenitsyne.
Sống ở Hoa Kỳ, Võ Phiến và Mai Thảo đã nhận thấy điều đó, rõ ràng và sâu sắc. Mai Thảo viết:
"Trên phương diện nghệ thuật. Trên phương diện văn chương. Đối với lưu vong Đông phương. Đối với Á Châu tị nạn. Ta với ta thôi, với họ, vô phương, mọi con đường đều chặn lấp, mọi cánh cửa đóng chặt, Võ Phiến nói. Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Hoa tới đây đã mấy đời, còn đứng bên ngoài lề, làm gì có tiếp nhận và chỗ đứng nào cho Việt Nam mới tới. Chúng, Bình Định kêu Mỹ bằng chúng, giữ đất thật kỹ. Họa hoằn chỉ một vài thiên tài lỗi lạc lưu vong của Âu Châu lọt được vào và tạo được danh vọng được tên tuổi. Da vàng tuyệt đối không, dù bậc thầy, dù thiên tài. Như vậy cho hết thẩy mọi ngành, từ văn chương tới hội họa, từ sân khấu tới âm nhạc.
Nhận thức sáng suốt mà ở ngoài mọi ảo tưởng này, Võ Phiến đã có được và thật sớm. Trước chúng ta. [...]
Hoa Kỳ rộng rãi tiếp nhận tị nạn thế giới vào xứ sở mình. Đồng ý. Nhưng "nó" có tiếp nhận, mở đường, trải chiếu hoa, dâng đất đứng cho văn học nghệ thuật tị nạn hay không, đó lại là chuyện khác. Võ Phiến hiểu được rất rõ điều đó. Câu trả lời của ông là không. Cho những người làm văn học nghệ thuật ta tới đây, chưa tạo dựng nổi một tầm vóc với thiểu số mình đã vọng động vọng tưởng cho mình một tầm vóc quốc tế hư ảo lố bịch. [...] Là yếu tính của văn minh văn hóa Hoa Kỳ đã đặt định, bành trướng, tất cả được thi hành như một quốc sách Mỹ trước toàn cầu và trước mọi giòng văn hóa khác, in tuồng một sách lược chính trị, một kế hoạch kinh tế, vắn tắt một thế lực chinh phục. Chính sách ấy đã được tỏ hiện và khẳng định không che dấu, ngay từ lập quốc Mỹ. Bằng tinh thần nội dung bản hiến pháp Mỹ. Bằng tuyên cáo Jefferson. Bằng lập thuyết Roosevelt, bằng chủ thuyết Monroe. Bằng "lối sống" Mỹ, giá trị Mỹ trước sau được rao giảng truyền bá như mẫu mực cứu cánh của loài người, đang tiến chiếm thế giới như một ngọn triều ào ạt.
Tờ Văn Học Nghệ Thuật cho tới ngày đình bản cũng đã được Võ Phiến thực hiện từ nhận thức vừa nói."
Những dòng trên đây của Mai Thảo ghi nhận công lao của Võ Phiến đối với văn học Viện Nam hải ngoại có thể xem như một tuyên ngôn văn học chung của Võ Phiến và Mai Thảo.
Chỉ mình với mình thôi là một nhắn nhủ, tự nhủ âm thầm mà quyết liệt, không phải ai cũng nhận thức, ai cũng tiếp sóng, nhưng nó tiềm ẩn trong sáng tác như nét đặc thù của văn chương Việt ngoài nước: Niềm đau của họ không hoành tráng, khốc liệt như niềm đau phơi bầy của nhiều dân tộc khác, mặc dù cuộc đổi đời của họ không kém bi thiết, thương tang.
Về câu hỏi: Tại sao người Việt di tản không có "tác phẩm lớn" về cuộc vượt biển? Về tù cải tạo? Về việc thành lập cộng đồng lưu vong...? - Là có, nhưng cái "lớn lao" của người Việt không theo nghĩa thông thường: Họ đã xé nhỏ đau thương trong toàn bộ "cái viết": Từ cải tạo, đến vượt biên, vượt biển... nỗi đau của họ không bồng lên mưng mủ, nó tản mạn lưu vong khắp huyết quản, huyết cầu... Họ đã không bỏ qua một khía cạnh nhỏ nhoi nào, dưới nhiều hình thức viết: Từ nhật ký, thư riêng, đến hồi ký, tùy bút, thơ, phiếm luận, truyện ngắn, truyện dài... nếu ai có "can đảm" đọc lược qua toàn bộ tác phẩm của người Việt ở hải ngoại trong 25 năm nay, thì sẽ ghép được mảnh puzzle lớn lao về lịch sử, xã hội, chính trị Việt Nam trong cuộc dâu bể nửa thế kỷ này.
Cái lớn của họ là tích tiểu thành đại.
Tích tiểu mới là khó. Vì xưa nay, những "đại nạn" it khi trở thành một tác phẩm lớn.
Mỗi dân tộc có những niềm đau lớn khác nhau, do những nguyên do khác nhau. Không thể so sánh niềm đau diệt chủng của người Do Thái với niềm đau diệt chủng của người Khmer. Cũng không thể ví ngục tù Goulag Liên Xô với ngục tù cải tạo Việt Nam. Và cũng không thể đo thảm cảnh vượt biển của người Việt tỵ nạn với Exode khỏi Ai cập của người Do Thái cổ. Nhưng dường như ở mọi cực điểm của niềm đau, con người không có chữ để diễn tả: Niềm đau diệt chủng Do Thái và Khmer không có tác phẩm lớn. Exode Do Thái xưa và thảm cảnh thuyền nhân Việt Nam nay: không có tác phẩm lớn, bởi đó là giới hạn của văn chương, thất bại của ngôn ngữ trước những tột độ trong cái sống và cái chết của con người.
*
Nói như vậy không có nghĩa là ở văn học hải ngoại, tất cả đều được. Tự bản chất nhược tiểu, nẩy sinh nhược điểm: làng xã. Dù thoát ra nước ngoài, người Việt vẫn không tẩy được bẩm sinh làng xã: Đọc nhau và viết cho hợp ý nhau. Từ đó thoát thai những tình trạng suy tôn cá nhân văn học không kém tai hại như sùng bái cá nhân chính trị. Bởi nó giới hạn tầm đọc tầm nhìn của độc giả trong một vài tên tuổi được tôn sùng trong quy tắc chính trị địa phương, khu vực. Ở khía cạnh này, văn học hải ngoại có những nét bảo thủ giống văn học chính thống trong nước: Ta đọc ta thôi. Người Việt hải ngoại không đọc hay không thích đọc những tác phẩm trong nước, nhất là những tác phẩm mà trong đó, người viết, sử dụng những cấm kỵ như Mỹ, Ngụy... hoặc có ý chê bai, miệt thị quân đội miền Nam... hoặc xưng tụng Bác, Đảng...
Đây là một bệnh trưng (syndrome) của chiến tranh, của lịch sử, khó có thể vượt qua.
Mai Thảo, Túy Hồng tuyên bố: Không đọc "họ". Thế thì làm sao "họ" có thể đọc "ta"? Và họ và ta đều là người Việt. Chỉ khi nào người Việt vượt lên trên lịch sử, chịu khó đọc "nhau". Nếu người ngoài nước có thể đọc Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân, Tô Hoài,... kể cả ở những chỗ Xít-ta-Lin, Bác, Đảng, đánh, giết,... hùng hổ nhất, thì người trong nước, miền Bắc, cũng có thể đọc Mai Thảo, Võ Phiến, Hà Thúc Sinh, Tạ Tỵ,... ở những chỗ miệt thị cộng sản gay gắt nhất. Đọc trong tinh thần đứng trên hệ lụy lịch sử, với tâm thức bình thản, gạn đục, khơi trong, tìm hiểu những hận thù, mê chấp của một thế hệ chiến tranh, giam cầm, tù hãm trong những cắt đứt giữa đất, đoạn giao giữa người.
Đòi hỏi một nền văn học Việt toàn diện của thế kỷ XX, thông qua tất cả các giai đoạn chiến tranh, trước tiên là thực hiện việc "đọc nhau". Chấp nhận những thái quá của nhau như một tất yếu lịch sử và từ đó tìm ra chân giá trị văn học và tư tưởng -nếu có- của mỗi tác giả trong một thế kỷ mà lịch sử hung hãn đã dày xéo tác phẩm, ngộ độc văn chương.
Nhược điểm thứ hai của văn học hải ngoại là chưa có thành tựu khai phá những chân trời nghệ thuật mới. Sự tiếp xúc với văn hóa Âu Mỹ dường như chỉ mới rất hình thức. Một số bài viết nhắc đến tác giả này, trích dẫn tác giả kia... phần lớn trong chiều hướng phô bầy kiến thức hơn là thể hiện những suy tư sáng tạo độc đáo, đặc sắc của một thời. Lớp nhà văn, nhà thơ muốn thoát ra cái "cũ" vẫn còn trên đường tìm kiếm, một vài truyện ngắn, tùy bút đó đây, chưa xác định được vị trí, bản sắc.
Không có một phong trào như Tự Lực, như Sáng Tạo. Giá trị đổi mới văn thơ trong khoảng hai mươi năm gần đây đến từ những tác giả trong nước: cựu Nhân Văn như Trần Dần, Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, ... hoặc trẻ hơn như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài...
*
Chất lượng văn học hải ngoại trong hai mươi nhăm năm qua, phần lớn, vẫn nằm trong những tác phẩm được gọi là "cổ điển" của những Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, Nguyên Sa, Võ Phiến, Nhật Tiến, Duyên Anh, Nguyễn Mộng Giác... và những nhà văn thuộc dòng văn học tiếp nối truyền thống văn học miền Nam. Thế Giang, Trần Vũ, Đỗ Khiêm là những ngoại lệ. Phạm Thị Hoài biệt cách. Điểm đáng nói là văn học chiến tranh xuất sắc với những cây bút "lính" đã đưa sự thật vào văn học ở những bậc thang cao: Cao Xuân Huy, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Ý Thuần, Khánh Trường... đã viết về chiến tranh trong cái phanh phui cuối cùng đến lõa thể. Thực chất văn học Việt Nam hải ngoại vẫn là một nền văn học "hiện thực" "bám" sát thực tại lịch sử. Mỗi tác phẩm là một mảnh vỡ lắp ghép lại thành một đại cảnh của miền Nam trải dài từ những năm 60, những năm chính quyền Ngô Đình Diệm đổ (qua tiểu thuyết Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác). Triệt thoái 75 với hồi ký Cao Xuân Huy, Hoàng Khởi Phong. Tuyệt lộ chiến tranh: Khánh Trường. Đứng riêng một cõi: Vũ Khắc Khoan. Sử: Nguyễn Khắc Ngữ. Miền Nam "giải phóng" và di tản: Nhật Tiến, Mai Thảo, Duyên Anh, Nguyễn Đức Lập... Cải tạo với hồi ký Phạm Quốc Bảo, Tạ Tỵ, Hà Thúc Sinh, Hoàng Liên... Thơ tù với Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng... Hồi ký văn học có Phạm Duy, Nhã Ca, Nguyễn Tường Bách... Những ngày đầu đến đất Mỹ với Võ Phiến, Thanh Nam, Cao Tần, Du Tử Lê, Viên Linh, Trần Diệu Hằng... Hội nhập đất khách với Võ Đình, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Bá Trạc, Ngu Yên, Hồ Trường An, Thế Uyên, Kiệt Tấn, Mai Kim Ngọc, Hồ Đình Nghiêm, Phan Thị Trọng Tuyến, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Bùi Bích Hà... Hồi ký ly khai với Bùi Tín, Vũ Thư Hiên... Thế hệ Đông Âu với Lê Minh Hà... Tìm con đường mới với Tạp Chí Thơ...
Tất nhiên còn nhiều tên tuổi nữa. Nói nhanh, nói qua như vậy để thấy rằng ở sự tác thành những tên tuổi ấy, văn học hải ngoại có những nét lớn lao trong cái nhỏ li ti của nó: Đâu đó chợt bắt được một hình ảnh: "Du Tử Lê đi làm cu li, tom góp được đồng nào là dốc vào in báo. Biết ra rồi chết nhưng vẫn gồng mình ra.... Đa số đi làm cu li ban đêm, ban ngày quay đầu vào viết. Một vài đồng, một vài chục cũng gửi cho Du Tử Lê góp vào ra nguyệt san và giai phẩm Quê Hương". Đó là Đạo Cù Trần Tam Tiệp viết về Du Tử Lê. Hoặc một hình ảnh khác: "Cái thế giới làm báo tước lược, chay tịnh đến cùng cực của Võ Phiến. Cái thế giới hý hoáy, cặm cụi, nhũn nhặn một mình của chữ nghĩa khổ hạnh, không tiếng, của ngồi xổm đọc bản thảo, của cởi trần ngồi gõ máy, của mẩu bánh mì, ly nước lạnh." Đó là Mai thảo viết về Võ Phiến. Viết là để kính trọng nhau, là để nói lên một thực tại: Tất cả đều cần cù. Đều làm "cu li" cho chữ nghĩa từ 25 năm nay. Minh Đức Hoài Trinh, Du Tử Lê, Võ Phiến, Lê Tất Điều, chán, bỏ, có ngay Viên Linh, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Trịnh Y Thư, Khánh Trường... xông vào. Mai Thảo buông tay có ngay Nguyễn Xuân Hoàng gánh vác... Tất cả đều "cởi trần, gõ máy, với mẩu bánh mì, ly nước lạnh... phản ánh tận cùng cho những năm tháng khởi đầu nơi quê người" và giữ lửa đến hôm nay. Bởi "nhà văn", vẫn tiếp lời Mai Thảo, "văn chương y và diễn đàn y dựng nên chính là hiện thân của đọa đầy bi thảm phơi bầy dưới hết thảy mọi khía cạnh, không thể là gì hơn, không thể là gì khác." Chính thế. Mai Thảo ra đi nhưng diễn đàn ông dựng nên. Còn ở lại. Mãi mãi ở lại.
Phân định các giai đoạn văn học
Sau 11 năm tù, được trả về đoàn tụ với gia đình ngày 11/2/1991, nhà văn Doãn Quốc Sỹ đến Mỹ cuối tháng 2 năm 1995 theo diện ODP. Tháng 6 năm 1997, trên báo Hợp Lưu số 35, Nguyễn Mạnh Trinh hỏi: "Trong văn chương, anh có nghĩ có biên giới giữa những người cầm bút Việt Nam ở trong nước và ở hải ngoại? Hoặc giữa những người ở miền Nam và ở miền Bắc?" Doãn Quốc Sỹ trả lời: "Văn chương Việt Nam là văn chương Việt Nam! Đơn thuần chỉ có vậy! Những người Việt miền Bắc, người Việt miền Nam, người Việt quốc nội, người Việt hải ngoại phản ánh những gì xẩy ra qua lăng kính cá tính văn chương của từng người. Cả nền văn chương Việt Nam nói chung do đó mà có được sắc thái lung linh phong phú. Tôi hiểu biên giới trong câu trên là như vậy."
Câu trả lời của Doãn Quốc Sỹ thầm ngụ ý nghĩa: Không một biên giới nào có thể ngăn chặn sự hợp sóng, giao trào giữa những luồng tư tưởng khác nhau, xuất phát từ những môi trường đào tạo khác nhau, nơi con người.
Cũng mong rằng sau này, dù rất lâu về sau, khi người đọc trong nước có điều kiện tiếp nhận những thông tin khách quan về động lực thúc đẩy và điều kiện hình thành của nền văn học Việt ngoài nước, sẽ hiểu được những hoài bão, mất mát, ngay cả những cực đoan, thái quá, trong lòng người di tản. Cảm thông những trắng tang, biến đổi trong nhau hơn là hôm nay: mọi sự dường như đang còn dựa trên những hố sâu ngăn cách, mà những cá nhân, những thế lực, thế quyền nổi chìm của đôi bên, vẫn còn gây ô nhiễm tâm trường tình cảm của con người, trong một cuộc chiến tranh lạnh vô hồn, dị dạng, không ai có thể hình dung được chân dung đích thực.
Sau biến cố 75, người Việt rời nước ra đi, có một nhu cầu cần được thỏa mãn: Phần lớn chưa đọc được ngoại ngữ, vậy phải có cái gì để "đọc". Đó là một nhu cầu có tính "vật chất" tin tức, thông báo hơn là văn chương. Nhưng vì "tin tức, thông báo" trở thành quý hiếm, xa nhòa , giữa cộng đồng trong nước và cộng đồng di tản, cho nên nó đã trở thành một ảo ảnh, biến thành một thực tại văn học. Với những người vượt biên, vượt biển, trong giai đoạn thứ hai, nhu cầu thông tin về kinh nghiệm và thực tại khốc liệt mà mình đã trải qua, nhen nhúm như một đốm lửa thiêu đốt các trang trắng trong lòng người: Nơi các nhà văn, nhu cầu ấy trở nên cấp thiết. Các bản thảo của Nhật Tiến, Mai Thảo, Nguyễn Mộng Giác, Hà Thúc Sinh, Tạ Tỵ... đều xuất phát từ các trại tỵ nạn. Nơi họ, ảnh ảo và ảnh thật giao nhau để tạo thành các tác phẩm thời sự văn học. Do đó mà văn học Việt Nam hải ngoại mang hai tính chất cơ bản: Ảo ảnh xa nhớ quê hương và thực tại kinh hoàng của những tử, sinh, tuyệt, đoạn. Nền văn học ấy gắn liền, thoát thai từ nhiều bi kịch mà thuyền nhân là rường mối hàng đầu.
Theo thống kê của Cao Ủy Tỵ Nạn, trong khoảng 30/4/75 có khoảng 130 000 người bỏ nước ra đi. Có thể nói những người này "phụ trách" mảng văn học hải ngoại thời kỳ phôi thai. Thời kỳ phát triển, phần lớn do những người đi sau, tức là những thuyền nhân đảm trách. Thảm cảnh thuyền nhân dàn trải trong nhiều năm. Năm 75, sau ngày 30/4 có 377 người vượt biển. Năm 76 có 5619 người. Và 77: 15 675 người. Cao nhất là năm 79 với 205 489 người.
Những người vượt biển tràn lên bờ các quốc gia láng giềng, gây khủng hoảng trong nội tình Đông Nam Á. Nhiều nước áp dụng những biện pháp gay gắt đối với người tỵ nạn: Ngăn chặn và xua đuổi. Không cho thuyền nhân dạt vào bờ. Chơi vơi ngoài khơi, thuyền hỏng máy, thiếu lương thực, tầu bè quốc tế lờ đi không cứu vớt. Số người tỵ nạn vong thân không biết là bao nhiêu. Nhiều ước lượng khác nhau, thay đổi từ 30% đến 50%.
Trong tình cảnh bi thảm ấy, một hội nghị quốc tế được thành lập tại Genève mùa hè năm 1979. Liên Hiệp Quốc triệu tập 72 nước, trong đó có Việt Nam, để bàn về vấn đề thuyền nhân. Chính quyền Việt Nam hứa sẽ ngăn chặn các vụ vượt biển. Các quốc gia Đông Nam Á chịu cho người tỵ nạn tạm trú trong khi chờ đợi một nước thứ ba tiếp nhận vĩnh viễn. Các nước Tây phương chia nhau tiếp đón người Việt di tản, do đó mọi việc tạm thời được giải quyết.
Nhưng cũng trong năm 79 này, một thảm cảnh khác được phơi bầy với dư luận thế giới: Sự hoành hành của cướp biển trên vịnh Thái Lan. Một số nhà văn, nhà báo như Nhật Tiến, Dương Phục, Vũ Thanh Thủy đã trải qua những ngày kinh hoàng trên đảo Kra, bị cướp biển hành hung, cầm tù. Thoát được, Nhật Tiến, Dương Phục và Vũ Thanh Thủy đã báo động thảm kịch thuyền nhân với dư luận thế giới.
Theo thống kê của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, năm 1981 có 455 thuyền Việt Nam tới Thái Lan thì 352 thuyền bị cướp, tỷ lệ 77%. Số người bị cưỡng hiếp là 599 người. Số người bị bắt cóc là 243 người.
Từ 1980, chương trình ra đi có trật tự theo tinh thần thỏa ước Genève hè 79, được áp dụng. Nhiều gia đình được đoàn tụ theo ngả chính thức. Vì thế số thuyền nhân giảm dần nhưng vẫn còn kéo dài trong nhiều năm. Đến những năm 94-95, khi hầu hết các quốc gia trên thế giới không chịu tiếp nhận người Việt nữa, vấn đề thuyền nhân mới thật sự chấm dứt.
Tính đến giữa năm 82, số người Việt rời nước theo các ngả thủy bộ, tổng cộng khoảng 900 000 người. Chính cộng đồng mới này đã tăng cường và phát triển văn học hải ngoại với những ký ức chiến tranh, cải tạo, vượt biên... và đã thúc đẩy một lớp nhà văn mới bước vào sáng tác.
Để phân chia từng thời kỳ văn học, chúng ta có thể dựa trên nhiều yếu tố then chốt: như mốc các đợt di dân, như thời điểm các nhà văn miền Nam xuất ngoại, như sự khai sinh các tờ báo văn học, các nhà xuất bản ra đời, hay sự phát triển kỹ nghệ điện toán với bộ chữ Việt... Kết hợp những yếu tố này, chúng ta có thể phân đoạn 25 năm qua thành ba thời kỳ:
Thời kỳ phôi thai từ 1975 đến 1981,
Thời kỳ phát triển từ 1982 đến 1990,
Thời kỳ hòa hợp từ 1991 đến 2000.
*
Thời kỳ phôi thai từ 1975 đến 1981. Những tờ báo chủ yếu chuyên chở sinh hoạt văn học trong thời kỳ đầu là các tờ Đất Mới, Hồn Việt và Văn Học Nghệ Thuật. Về mặt xuất bản, cơ sở Người Việt (ra đời trước báo Người Việt) hoạt động từ năm 1976 ở Mỹ. Ở Paris, nhà Lá Bối xuất hiện tháng 11/76. Đó là những nhà xuất bản chủ trương in sách mới. Đồng thời, cơ sở Đại Nam, cũng thuộc những nhà xuất bản ra đời sớm nhất, hoạt động từ tháng 7/76 và sau đó, Sống Mới, Xuân Thu là những nhà chủ trương in lại sách cũ miền Nam và văn học tiền chiến. Trong thời kỳ này, sách báo còn bán ở các tiệm chạp phô.
Về mặt sáng tác: Minh Đức Hoài Trinh có thơ trên Hồn Việt Nam. Võ Phiến có những tạp bút, tạp ghi, tùy bút, in thành tập Thư Gửi Bạn (Người Việt xuất bản năm 76), Ly Hương, in chung với Lê Tất Điều (Người Việt, 77), tiểu thuyết Nguyên Vẹn (Người Việt, 78) và Lại Thư Gửi Bạn, (Người Việt, 79). Lê Tất Điều có hồi ký Ngưng Bắn Ngày Thứ 492 (in năm ...), Đóng Cửa Trần Gian (...) và Thơ Cao Tần (1978).
Tập san Văn Học Nghệ Thuật của Võ Phiến và Lê Tất Điều ra được 13 số (từ tháng 4/78 đến tháng 9/79) thì đình bản vì thiếu phương tiện.
Cuốn bút ký chiến tranh xuất hiện sớm nhất có thể là Ngẩng Mặt Nhìn Trăng Sáng của Hoàng Khởi Phong, viết chung với Hoàng Chính Nghĩa (Lê Bi), do Bố Cái in năm 1977.
Năm 1979, Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa ở Montréal xuất bản cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa của Nguyễn Khắc Ngữ.
Năm 1980, Võ Đình cho Lá Bối in tập truyện ngắn Xứ Sấm Sét.
Năm 1981 Ủy Ban Báo Nguy Giúp Người Vượt Biển in tập tài liệu Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan của Nhật Tiến, Dương Phục và Vũ Thanh Thủy và nhà xuất bản Nghiên Cứu Sử Địa ở Montréal in cuốn hồi ức Việt Nam Những Ngày Lịch Sử của Nguyễn Tường Bách.
Đó là đại cương những tác phẩm tiêu biểu xuất hiện trong thời kỳ đầu.
*
Thời kỳ phát triển từ 1981 đến 1990. Đây là một thời kỳ vô cùng phong phú về mặt báo chí cũng như tác phẩm văn học, sẽ được khảo sát chi tiết ở các chương sau.
Sinh hoạt báo chí khởi sắc với sự hiện diện của Mai Thảo và tạp chí Văn, số ra mắt tháng 7 năm 1982. Mai Thảo nhập cuộc với một thôi thúc: "Hợp nhập trường kỳ vào đại thể quê hương. Vào vận nạn đất nước", ông xem đó là con đường đi của văn học hải ngoại. Nói cách khác, Mai Thảo chủ trương văn học phải đi sát với hoàn cảnh lịch sử và gắn bó với khổ đau của con người.
Đến tháng 5/85, Võ Phiến và Lê Tất Điều cho tục bản tờ Văn Học Nghệ Thuật bộ mới, cũng chỉ ra được 8 số thì đình bản, vì Võ Phiến phải mổ tim. Tờ báo được trao lại cho Nguyễn Mộng Giác, đổi tên là Văn Học từ tháng 2 năm 86. Văn Học đã giữ vai trò chủ chốt trong giai đoạn phát triển, khám phá những tài năng mới.
Ở Canada, tháng 9 năm 1984, nhóm Nguyên Hương - Nguyễn Hữu Nghĩa chủ trương tờ Làng Văn. Làng Văn cũng đã đắc lực trong việc phát triển văn học hải ngoại những năm 85-88.
Thời điểm báo chí thịnh hành nhất là những năm 84-85, có tới khoảng 600 tờ khác nhau. Rồi tụt xuống khoảng 300 tờ vào năm 87 và còn lại khoảng 90 tờ những năm 90.
Tháng 5/89, cơ sở Người Việt phát hành tạp chí Thế Kỷ 21, nguyệt san chính trị, thời sự, văn học. Rồi tháng 4 năm 1990, Viên Linh cho tục bản tờ Thời Tập, đã ra đời ở Sàigòn trước 75. Thời Tập cầm cự được 11 số, đến tháng 4 năm 91 thì đình bản.
Về mặt xuất bản, nhà Văn Nghệ của ông Võ Thắng Tiết với bức thư tâm huyết gửi độc giả, xuất hiện tháng 10 năm 1985, in tác phẩm đầu: Đời Viết Văn Của Tôi của Nguyễn Hiến Lê. Văn Nghệ đã có những đóng góp lớn lao cho văn học hải ngoại. Dường như tất cả mọi yếu tố đều quy tụ trong giai đoạn hai thứ này để tiến tới sự phát triển: Lớp người vượt biển với những nhà văn, nhà thơ mang nặng tâm tư và ký ức, kinh nghiệm sống trong nước sau 75; sự phát triển kỹ nghệ tin học; khát vọng xây dựng một nền văn học tự do... Đó là những lý do và đồng thời cũng là những động cơ thúc đẩy sáng tác. Và chính trong giai đoạn này, người viết ở ngoài nước đã có cơ hội vẽ nên những thăng trầm của lịch sử nội chiến, của cuộc sống tù đầy, cải tạo, cùng thảm cảnh thuyền nhân và những ngày sống trên đất mới.
Nhưng giai đoạn thứ hai này không chỉ có những đóng góp tích cực. Bộ mặt tiêu cực của nó là vạch nên một thực tại đen tối về đất nước, thúc đẩy những phong trào chống cộng quá khích. Nhiều phần tử, chưa từng sống dưới kinh nghiệm cộng sản, lợi dụng để "hư cấu" ra một xã hội mà hận thù là chủ thể của môi trường.
*
Thời kỳ hòa hợp từ năm 1991 đến 2000. Hòa hợp trong nhiều khía cạnh: Hòa hợp dân tộc lẫn hòa hợp và mở rộng địa lý văn học: Từ tâm điểm ở Mỹ, chu vi văn học mở rộng sang thế giới Đông Âu và Việt Nam...
1989 - bức tường Bá Linh sụp đổ kéo theo sự sụp đổ gần như toàn diện của thế giới cộng sản Đông Âu. Tâm cảm người di tản cũng bước sang một giai đoạn mới: Chờ đợi và hy vọng một sự thay đổi chính trị ở Việt Nam. Tính chất "đoạn tuyệt" với quê hương không còn nữa mà mở ra một cầu nối, một niềm tin về sự trở về. Một số những tờ báo mới xuất hiện, với những người viết muốn tìm một hướng đi khác: Họ muốn xóa bỏ hận thù, tìm con đường hòa hợp dân tộc.
Về nguyên thủy, nhà văn Nhật Tiến là người đầu tiên cổ động và phát huy chủ trương hòa hợp dân tộc ngay từ 1985. Nhân dịp ra mắt tập truyện ngắn Một Thời Đang Qua của Nhật Tiến và tập nhạc Thấm Thoát Mười Năm của Phạm Duy tại Washington ngày 11/10/85; trong bài phát biểu, Nhật Tiến đặt vấn đề:
"Trong một lá thư gửi từ quốc nội, một văn hữu có hỏi tôi một câu ngụ ý rằng "Ở hải ngoại các anh đã thực sự có tự do cầm bút hay không?" và Nhật Tiến đã trả lời: "Tôi thấy rõ người cầm bút ở đây chưa thực sự có tự do cầm bút." Để minh chứng cho điều mình nói, Nhật Tiến đã mô tả những giới hạn của cộng đồng hải ngoại, bị chi phối bởi những thành kiến, những quan điểm chống Cộng hẹp hòi mà không nhìn đến thực tại của quê hương. Ông viết: "Sự giao thông đi lại giữa hai miền Nam Bắc đã soi sáng một vấn đề mà trước đó ít ai nhận ra: Đó là tuyệt đại đa số nhân dân miền Bắc, dù đã bị nhào nặn trong lò của chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, thì con người đích thực của họ vẫn còn tồn tại." Từ chủ điểm nhìn nhận lại mình và nhìn nhận lại nhau, Nhật Tiến nhấn mạnh: "Người cầm bút lưu vong phải tự giải phóng mình để tìm lại chân trời tự do sáng tạo", can đảm nói lên thực tại quê hương mà không ngại sự chụp mũ, hoặc sa vào vòng "bè phái tâng bốc thù tạc".
Đường lối "hòa hợp dân tộc" còn được xướng lên từ một tờ báo chính trị tại Pháp, tờ Thông Luận do Nguyễn Gia Kiểng chủ trương, ra mắt vào tháng 1/1988. Thông Luận chủ trương "phá rào", muốn trở thành "diễn đàn của nhiều lập trường khác nhau", muốn phá bỏ những "cấm kỵ" của một cộng đồng mang nặng tâm sự quá khứ, thắt chặt mình trong biên giới chính trị một chiều. Chủ trương của Thông Luận được nhiều người hưởng ứng nhưng cũng gây nhiều chống đối gay gắt về phía những cá nhân, tổ chức chống cộng cực đoan.
Khi biến cố Đông Âu bùng nổ, khuynh hướng "hòa hợp dân tộc" dường như chiếm ưu thế, văn học hải ngoại chuyển mình, muốn đoạn tang với quá khứ để bước vào một giai đoạn mới. Những người đi tiên phong trong lãnh vực này là nhóm Hợp Lưu, do Khánh Trường chủ trương, với Phan Tấn Hải, Lê Bi, Nhật Tiến, Phạm Việt Cường, Hoàng Khởi Phong, Đỗ Mạnh Trinh, Đỗ Khiêm... Rất đông nhà văn, nhà thơ hưởng ứng phong trào. Chủ trương của tờ báo được Khánh Trường xác định trong lá thư tòa soạn, số đầu, ra ngày 1/10/1991: "Hợp Lưu sẽ là diễn đàn phổ biến tất cả các tác phẩm của anh em văn nghệ sĩ trong và ngoài nước, những tác phẩm nói lên được khát vọng chung của dân tộc, tấn công mạnh mẽ vào thành trì lạc hậu, tha hóa, chia rẽ, lầm than, đói nghèo, vong thân cũng như phô diễn được cái đẹp, cái hay của ngôn ngữ Việt."
Trước khi Hợp Lưu ra đời, nhóm Thân Trọng Mẫn đã cho in Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương, một tuyển tập khá đồ sộ, dầy 797 trang, gồm những bài viết và sáng tác ở trong nước trong thời kỳ cao điểm "phản kháng" 1986-1989. Đây là một cố gắng lớn để thực hiện sự giao lưu "trong - ngoài" giữa những người cầm bút tranh đấu cho tự do và sự thật.
Cùng thời điểm 1/10/91, ban biên tập nguyệt san Đoàn Kết ở Paris với Nguyễn Ngọc Giao, Hà Dương Tường, Trần Hải Hạc, tuyên bố trả lại Đoàn Kết cho Hội Việt Kiều và thành lập tờ Diễn Đàn, chủ trương ly khai với chính quyền Hà Nội.
Khuynh hướng của Hợp Lưu tuy bị đả kích khá gay gắt, nhưng đã có ảnh hưởng sâu xa đến số đông thầm lặng và đã gây được một phong trào hòa hợp dân tộc thực sự. Cùng hướng với Hợp Lưu, một số các tờ báo khác ra đời: Tháng 6/1992, nhóm Trân Sa, Tư Đồ Tuệ, Hà Trọng Vũ ở Toronto, Canada, xuất bản tạp chí Trăm Con. Nhưng Trăm Con cũng chỉ sống được 14 số rồi phải đình bản vào tháng 9/1993. Tháng giêng năm 94 có tờ Đối Thoại do nhóm Nguyễn Hương, Lê Bi, Thân Trọng Mẫn, Trương Vũ, Nhật Tiến, Lê Thứ, Đỗ Hữu Tài... chủ trương. Tờ báo tuyên bố "chúng tôi muốn đối thoại" và "công nhận sự tồn tại của người khác", tìm một hành trình dân chủ, không "phủ nhận bất cứ một khuynh hướng chính trị nào". Nhưng Đối Thoại cũng chỉ sống được vài số; sau số 5, tháng 4/95 thì ngừng hẳn. Dù chỉ hoạt động được hơn một năm, Đối Thoại đã có ảnh hưởng khá lớn trong giới trí thức trong và ngoài nước, cùng một chủ trương đấu tranh cho dân chủ bằng ngòi bút.
Mùa thu năm 94, Tạp Chí Thơ số 1 ra đời, 4 tháng một lần với nhóm Khế Iêm, Đỗ Khiêm, Phan Tấn Hải, Chân Phương, Nguyễn Hoàng Nam, Trầm Phục Khắc... mong mỏi tìm một hướng đi mới cho thơ. Tháng 11/96, Viên Linh cho tục bản nguyệt san Khởi Hành, đã xuất hiện trong nước trước 75. Khởi Hành là tờ báo văn học của những người ra đi theo diện HO, như lời tuyên bố của Viên Linh. Khởi Hành quy tụ những nhà văn đã thành danh trong nước trước 75, phần lớn đã trải qua nhiều năm cải tạo. Những bài viết của họ đậm nét hồi ức sinh hoạt văn học miền Nam, hoặc phản ánh đời sống lao tù của văn nghệ sĩ sau 75. Đầu năm 1998, tạp chí Việt, một năm hai kỳ, do Nguyễn Hưng Quốc chủ trương, phát hành tại Úc. Nhiều tờ báo khác xuất hiện tại Đông Âu.
Những biến đổi chính trị trên thế giới góp phần mở rộng môi trường báo chí hải ngoại, tạo ra một diện mạo văn học, thời kỳ thứ ba, khác hẳn hai thời kỳ trước: Những nhà văn xuất thân từ những quá khứ chính trị khác nhau, cùng có mặt trên diễn đàn văn học hải ngoại.
Thời kỳ phôi thai 1975-1981
Để mở đầu cho giai đoạn phôi thai của văn học hải ngoại, xin gợi lại Vũ Khắc Khoan như một giá trị tinh thần, đã tiền sử hóa những đớn đau ly cách:
....
Đá tảng u mê mơ tiền sử
Chồn già ngơ ngẩn nghếch trăng lu
Cành phong chợt tỉnh cơn thiền định
Nghiêng cả thân gầy xuống gốc du.
...
Viễn ly điên đảo mộng tưởng
Lâng lâng
Không cả vô thường.
(Vọng Cố Nhân)
Bài thơ, không biết đã làm từ chặng nào trên quãng ly hương, đăng trên báo Văn, số 5, tháng 11/82; tuy tên là Vọng Cố Nhân nhưng lời thơ như thoát ra từ miệng cố nhân. Nơi Vũ Khắc Khoan, người đi và người ở, dường như chỉ là một: Mình vọng về mình trong ly trình vào mộng. Rất lâu sau ông, chưa thấy ai viết như thế về cuộc đổi đời. Vũ Khắc Khoan chắc không phải là người làm thơ đầu tiên tại hải ngoại sau 30/4. Mà rất có thể là Minh Đức Hoài Trinh. Bài Lời Ca Của Đất có lẽ viết từ trước 30/4, cất lên như một thương ca, tạ từ vũ khí:
Lời ca của đất
Những bài thơ bị cấm, trích Trường Hận Ca
Em đây mà
Anh, anh ơi sao không quay đầu lại
Sao không nhìn nhau
Không gượng nhẹ bàn tay
Em của anh
Bao nhiêu lần sợ hãi
Từng đợt mìn bom
Từng hố trẻ vùi thây
Hãy nhìn em đi anh
Xin nhau cái nhìn đằm thắm
Xin nhau nụ cười thiết tha
Quê hương mình
Đường Bắc Nam thăm thẳm
Từng đoàn quân chen chúc tới tha ma.
Đêm mờ hơi sương
Đi đâu anh, đi đâu
Xin đừng đi nữa
Đỗ lại hôm nay, cởi súng buông gươm
Tội nghiệp em
Ba mươi năm khói lửa
Mải hận thù quên nói chuyện yêu đương.
Em sợ lắm
Mùi hôi tanh của màu đen, máu chết
Từ mình anh rịn thấm xuống thân em
Trời ôi, này
Sao xác anh bê bết
Lấy đất bùn thay nệm ấm chăn êm
Hình hài em bé nhỏ
Sẹo hằn lên thịt da
Ruột gan ai nỡ xé
Gỗ đá nào không nức nở thương ta.
(Hồn Việt Nam, số 5, ngày 15/2/76)
Lời trao đổi giữa hai xác thân đã tan trong lòng đất -dưới ngòi bút Minh Đức Hoài Trinh- vọng lên những ngày đầu hòa bình, vừa như một thệ nguyền cho yêu thương, vừa như một mặc niệm cho những hình hài đã nằm xuống. Minh Đức Hoài Trinh tụng ca hòa bình bằng một giọng hoài cổ, đầy bi kịch và tha thiết:
...
Kinh hoàng rồi chấm dứt
Người đi sẽ trở về
Mẹ già ngừng thao thức
Đêm đêm dài thôi vọng bước trên đê.
Em nhỏ ơi, em sẽ được vào đời yên tĩnh
Không ngại mìn, bom, không sợ lệnh xuất quân
Hai buổi đến trường không phập phồng lo bắt lính
Mười tám tuổi hồng không bị cướp mùa xuân.
...
Vườn nghĩa trang xin đừng e thiếu chỗ
Mỗi ngày không vào từng chục cỗ xe tang
Chôn vội vã, lấp chưa thành nấm mộ
Đây ngẹn ngào, kia vật vã khóc than.
...
Bé thơ ơi, một kiếp người mang nặng
Mà sẽ còn muôn kiếp nữa theo sau
Nếu trót sinh làm Việt Nam - Xin hãy làm khoai sắn
Đừng làm người để khỏi oán hờn nhau.
(Chiến Tranh Hết Rồi, Hồn Việt Nam, số 8, tháng 5/76)
Tráng sĩ của hòa bình, Minh Đức Hoài Trinh đã có những lời hùng ca ngất ngưởng:
Dương cung lên ta bắn vào bóng tối
Cho bóng tối kêu gào, cho bóng tối xin van
(Bài Thơ Không Tên, Hồn Việt Nam, số 10, tháng 7/76)
Sau những lời thơ bi hùng của Minh Đức Hoài Trinh chôn vùi cuộc chiến, Cao Tần tức Lê Tất Điều, bước vào thơ năm 77.
Thơ Cao Tần là những khúc chuyện kể tự nhiên, tào lao, đấu hót, học trò, lính tráng, mày tao chí tớ của mấy thằng bạn, lính, đời.
Đó là tiếng nói trực tiếp, phi thơ, phản thơ, phẫn thơ, hài thơ, ngậm cười:
Mai mốt anh về có thằng túm hỏi
Mày qua bên Mỹ học được củ gì
Muốn biết tài nhau đưa ông cây chổi
Nói mày hay ông thượng đẳng cu li.
Gọi là "tí toáy" làm thơ nhưng đôi khi nhịp buồn của Cao Tần cũng vụt nhanh suýt bắt kịp gia tốc Nguyễn Khuyến:
Lòng vàng khô hơn chiếc lá đưa vèo
Cao Tần làm thơ tài tử, ngồi chơi, phác họa một mẫu di tản cù lần ngông, nhỏ nhoi như thân phận nhược tiểu, cùng cực như số phận bại trận, và lau sậy kiến cỏ như thân xác con người, nhưng cũng lại ngạo nghễ, ngoan cố, thượng đẳng yêu thương và gắn bó dai dẳng với đất nước như một hồn đi chưa thoát kiếp. Bài thơ Kho Tàng của Cao Tần là một bi kịch nhiều "hồi". Mỗi hồi mở vào một đoạn trường hài lộng đớn đau:
Chàng Cù Lần có cái túi nhỏ
Suốt bốn mùa giấu diếm như điên
Anh em sùng nghi thằng này chơi khó
Thủ cẳng tí tiền len lén tiêu riêng.
...
Đáy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ
Những tên người tên tỉnh đã xa xưa
Những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ
Những đường quen không trở lại bao giờ
Trả túi thằng em, cả bầy bỗng xệ
Cù Lần xấu hổ chửi như ca
Cái túi nhỏ tưởng đầy lòng ti tiện
Hóa đem theo muôn vạn mảnh quê nhà.
Cù Lần dọa đêm nay đâm chết hết
Ôi ví dầu chú mở được tim anh
Chú cũng thấy một kho tàng thắm thiết
Với khăn tang nhầu nát chữ thêu xanh.
...
Ở Cao Tần, người lính bại trận tìm chiến thắng trong chiến dịch tình thương và xây dựng tình người.
*
Võ Phiến mở đầu thời kỳ hải ngoại của ông bằng những bài tạp ghi, tùy bút trong Thư Gửi Bạn, Ly Hương và tiểu thuyết Nguyên Vẹn.
Nguyên Vẹn không phải là một thành công đáng kể so với phần trước tác của Võ Phiến ở trong nước; tác phẩm viết về một giai đoạn cuộc đời một cô gái tên Dung, từ những ngày bình yên trong cuộc sống miền Nam, trải qua những đổi đời, di tản, thất lạc người yêu và đến Mỹ. Nhưng thái độ nhẩn nha của Võ Phiến dường như không hợp với những nổi trôi cuồn cuộn của cuộc đổi đời. Ở đây, ông lại cũng ít dịp vận dụng sở trường: Rọi kính hiển vi lên những sinh hoạt bình thường của con người để lục lọi, tìm kiếm, đào sâu. Có thể vì hoàn cảnh "sôi bỏng" không cho phép, hoặc vì Võ Phiến ra đi trước ngày 30/4, chưa thật sự "sống" những phút "dầu sôi lửa bỏng" nên ông không bắt kịp vận tốc chuyển tải. Đọc Nguyên Vẹn, độc giả có cảm tưởng "tụt hậu" về một thời xa, rất bình an bên Xóm Cầu Mới, có cô Mùi tiền chiến Nhất Linh táo bạo hơn cô Dung bẩy lăm Võ Phiến. Những "xen" chủ chốt của Nguyên Vẹn như cảnh nằm võng - nằm phản -ngoắt tay chỉ gợi chút luyến tiếc Võ Phiến Đêm Trăng, Võ Phiến Giã Từ ngày xưa, sâu sắc, nhậy cảm và ngắn gọn hơn Võ Phiến Nguyên Vẹn bây giờ..
Nếu tiểu thuyết Nguyên Vẹn chưa phải là một thành công, thì ngược lại, những bài viết ngắn trong Ly Hương đã cho người đọc tìm lại được Võ Phiến chậm rãi, sâu sắc và ý nhị của tùy bút, Võ Phiến của những mất mát, lạc lõng khi tiếp xúc với vùng đất mới.
Những mảnh dĩ vãng rơi rớt tứ tán trên đường, khi vội vã rời nước, nay lũ lượt trở về, móc nối với ngoại cảnh đất Mỹ. Nhưng cũng chỉ là móc hờ, treo tạm trên đất "tạm dung". Chúng không "thấm" được vào cảnh -dù cảnh rừng phong mùa thu vô cùng quyến rũ- nhưng nó không phải "ở ta", không phải của ta, bởi vì nó chưa thấm kỷ niệm, nó chưa "sống" thật lâu trong ta: Nó chưa có tình. Và như vậy, Võ Phiến lại phải "lẩn thẩn" tìm về ngọn "cỏ bồng phất phơ", tìm về Ức Trai, như một miền đất hứa vĩnh viễn của tâm hồn, qua "những ngày thỏn mỏn cuối cùng của năm tàn rơi rụng dần và từng chữ từng chữ, bài thơ của cụ (Ức Trai) thấm vào lòng kẻ tha hương. Tiếng mưa lúc canh tàn, tiếng trùng dưới chân vách, ở xứ lạnh không hề có."
Võ Phiến trên đất khách, đã tìm mối liên lạc, gắn bó giữa cảnh và tình nơi người và thiên nhiên. Cảm xúc chỉ nẩy sinh nếu có sự "quen biết nhau" từ trước: Quen nhau qua văn hóa, biết nhau bằng kỷ niệm. Vắng bóng những xúc tác ấy, con người dửng dưng với thiên nhiên như những kẻ ngoạn cảnh qua đường. Người di tản sống trên đất khách, mãi mãi là "kẻ qua đường" trên "đất tạm dung". Vì chưa bao giờ hết mình nhúng vào văn hóa đất khách. Chưa bao giờ thật có "kỷ niệm" với người của đất khách. Đó là bi kịch trọn đời của ly khách, mà Vũ Khắc Khoan cô đọng lại trong hai câu thơ:
Đá tảng u mê mơ tiền sử
Chồn già ngơ ngẩn nghếch trăng lu
*
Tập truyện ngắn Xứ Sấm Sét của Võ Đình là cuộc thử nghiệm hội nhập đất khách. Có lẽ chỉ có Võ Đình và Đỗ Khiêm là hai nhà văn đã thật sự sống với văn hóa và con người của đất khách. Võ Đình có khả năng tiếp cận hai thế giới Đông-Tây bằng cái nhìn hội họa, rồi hòa hợp chúng trong mầu sắc văn hóa của hai cõi để tạo thành một phong cách Võ Đình.
Hãy chú ý đến cách viết của Võ Đình: "Tôi thấy, tôi nghĩ rằng tôi thấy được một ánh lửa lòe sáng; có lẽ một tia nắng nào đó, lưu lạc trên núi kia, bỗng tìm được lối về, hấp tấp phóng lui để hòa mình vào bóng tà huy." (G., Xứ Sấm Sét, trang 32)
. Đó không phải là viết mà cũng chẳng phải là vẽ: cả hai. Mở đầu: Tôi thấy, tôi nghĩ rằng tôi thấy, là một câu rất Tây, rất "hiện sinh", và kết thúc bằng ... bóng tà huy rất Ôn Như Hầu. Đầu Ngô mình Sở, nhưng không chướng, mà lại rất... hợp, rất hay. Đọc kỹ hơn, thì những: tôi thấy, tôi nghĩ rằng tôi thấy, có lẽ..., trên núi kia... đều chỉ là những dự tưởng, ảo giác; bởi: đã chắc gì? Nhưng những dự tưởng ấy hợp lại, thành một cảnh thật trong tâm linh, bởi tất cả những yếu tố: ánh lửa lòe sáng, tia nắng lưu lạc, bóng tà huy... có thể khởi đi từ một bức tranh trừu tượng.
Những nhân vật trong truyện Võ Đình thường có chất mầu nhiệm, siêu hình và siêu linh; phần nhiều là người Mỹ, nhưng là một thứ Mỹ bị nghệ thuật hóa, bị Việt hóa, trong chất Võ Đình, họ trở thành những biểu tượng giao lưu. Con chim G. hiển linh như một kỳ điểu văn hóa, một thứ Gabrielle thánh linh hiện hữu, một ảo giác của nghệ thuật mà con người muôn đời tìm kiếm.
*
Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa của Nguyễn Khắc Ngữ in năm 79, là cuốn sử đầu tiên ở hải ngoại, và cho đến nay cũng chưa có một cuốn nào khác đạt được giá trị tương đương. Cuốn sách được "khởi soạn" ngay từ khi Nguyễn Khắc Ngữ bước chân lên tàu, rời nước ngày 30/4; soạn giả đã tìm hiểu và phỏng vấn những người liên hệ, tham khảo tài liệu từ ba phía: Bắc, Nam và Hoa Kỳ.
Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa không giới hạn ở giai đoạn cuối của chiến tranh. Bẩy chương đầu khái quát cả một thời kỳ lịch sử hình thành và diễn tiến của xã hội miền Nam, từ 1954 đến 1975 và sự can thiệp của người Mỹ qua các giai đoạn chiến tranh. Từ chương 8 đến chương 27 đi vào phần cốt lõi của cuộc chiến 75. Tức là từ nghị quyết 21 của đảng Lao Động Việt Nam lựa chọn đường bạo lực cách mạng mở chiến dịch Tây Nguyên, qua trận chiến Ban Mê Thuột, cuộc triệt thoái Cao Nguyên, chiến trường Trị Thiên, Quảng Đà, mặt trận Nam Trung phần... và kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh. Cuốn Đại Thắng Mùa Xuân của Văn Tiến Dũng, xuất bản tại Hà Nội năm 76, đã vẽ được toàn bộ các chiến dịch từ Tây Nguyên đến Hồ Chí Minh, nhìn từ bộ chỉ huy hành quân miền Bắc. Cuốn Kết Thúc Chiến Tranh 30 Năm của Trần Văn Trà (nxb Văn Nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 1982) tổng kết những khó khăn của chiến trường B, bao gồm một nửa miền Nam từ Tuyên Đức đến Cà Mâu. Cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa của Nguyễn Khắc Ngữ tổng hợp các tư liệu của miền Bắc, miền Nam và Hoa Kỳ, để có một cái nhìn khái quát về cuộc chiến 75.
Điều đáng tiếc là Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa được viết trong thời kỳ vừa kết thúc chiến tranh, Nguyễn Khắc Ngữ chưa có đủ khoảng cách để giữ tầm nhìn trung dung với lịch sử, cho nên đã có những lời miệt thị, lên án gắt gao chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, một thái độ mà dù sao, cũng không nên có ở một sử gia trong bất cứ hoàn cảnh nào.
*
Hồi ức Việt Nam Những Ngày Lịch Sử của Nguyễn Tường Bách bao gồm cả giá trị văn chương lẫn lịch sử. Nguyễn Tường Bách viết về những năm kháng chiến chống Pháp, về cuộc tranh chấp Việt Minh với Việt Quốc và Việt Cách, về những nổi trôi của phong trào Việt Nam Quốc Dân Đảng sau khi quân Tưởng rút về Tàu, về đại gia đình Nguyễn Tường và Tự Lực Văn Đoàn...
Hồi ký Nguyễn Tường Bách có một giá trị tình cảm sâu đậm trong lòng người Việt, nó đã thuật lại những giây phút tranh đấu cuối cùng cho đất nước với những hoang mang, tuyệt vọng của những văn nghệ sĩ thân yêu nhất trong thế kỷ này: Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Nguyễn Gia Trí... họ tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trí thức yêu nước, đã đi vào cuộc chiến với những ngây thơ, lãng mạn, trữ tình của người nghệ sĩ muôn thuở.
*
Hải Tặc Trong Vịnh Thái Lan của Nhật Tiến, Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, in năm 1981 là một tập tài liệu vô cùng quý giá về số phận các thuyền nhân bị nạn hải tặc. Đây là một xấp tài liệu sống, được các nhà văn, nhà báo ghi lại, với những nhân chứng chính xác, kể lại những trường hợp bạo hành.
Đặc biệt là bài ký Hành Trình Đi Tìm Tự Do Bằng Tầu Thuyền Qua Ngả Thái Lan do chính Nhật Tiến viết, mô tả lại chuyến đi của mình cùng với 81 người, đã bị cướp bóc, hành hung, phụ nữ bị hãm hiếp, ... trong một bối cảnh kinh hoàng kéo dài ba tuần lễ. Bên cạnh đó là bài tự thuật của ông Vũ Duy Thái, người đã mất vợ và 6 con trong những hoàn cảnh cực kỳ bi thảm.
Mỗi chữ trong tập tư liệu ngắn này, vọng lên những tiếng kêu thất thanh cuối cùng của người mắc nạn.
Một trăm năm sau, một ngàn năm sau... cho dù gỗ đá đọc tập tài liệu này, chắc cũng không khỏi ngậm ngùi, muốn tìm về đảo Kra, thắp nén hương lòng, nguyện cầu cho những hồn còn chưa khuất, và may ra hiểu được cái giá của Tự Do.
Thụy Khuê
Paris, tháng 12/99
Paris, tháng 12/99
Chú thích
1 Thống kê của Cao Ủy Tỵ Nạn, Rồng Vàng Vượt Biển của Vũ Thụy Hoàng, Viêt Nam Books, 1982, trang 223.
2 theo Nguyễn Hữu Nghĩa, Sơ Kết 15 Năm Văn Học Lưu Vong, Văn Xã, số 3, tháng 7/1990.
3 in lại trong Văn Học Nghệ Thuật, bộ mới, số 7, tháng 11/85
4 Cỏ Bồng Phất Phơ, trong tập Ly Hương, in lại trong Tùy Bút I, nxb Văn Nghệ, 1986.
5 http://thuykhue.free.fr
© Copyright Thuy Khue 1999
THANH PHONG * NGƯỜI ZIT ZÌ ZẬY?
Ở Mỹ 40 năm vẫn còn có ông Việt như thế này!
October 4, 2015
Trạm thu mua phế liệu ở góc đường Newland và Westminster, nơi xảy ra một vụ cãi vã kịch liệt giữa một ông Việt Nam và một bà Mỹ trắng hôm thứ Tư, 30 tháng 9, 2015. (Thanh Phong/Viễn Đông) Trong số báo Viễn Đông ra ngày thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015 có đăng …
Trạm thu mua phế liệu ở góc đường Newland và Westminster, nơi xảy ra một vụ cãi vã kịch liệt giữa một ông Việt Nam và một bà Mỹ trắng hôm thứ Tư, 30 tháng 9, 2015. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Trong số báo Viễn Đông ra ngày thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015 có đăng 5 bản tin về một số người Việt làm những chuyện xấu hổ lây cho cộng đồng Việt Nam: Dược sĩ Scott Trần ở Nebraska gian lận Medicaid số tiền lên tới $14.4 triệu Mỹ kim; bà Phan H. Kim ở Chicago lái xe tông người rơi xuống mương rồi chạy luôn; anh Nguyễn Duy Minh ở Virginia giết chồng của vợ cũ, anh Danny Nguyễn 22 tuổi ở Boston đi vẽ bậy trên tường bị bắt, cô Lê Trâm 18 tuổi ở Houston bắn chết bạn trai. Tại Littlle Saigon, một chuyện đáng xấu hổ khác xảy ra ngay vào trưa thứ Tư, 30 tháng 9, 2015, mà người viết vô tình chứng kiến từ đầu đến cuối tại vựa thu mua phế liệu kế bên chợ Stater Bros gần ngả tư Newland và Westminster.
Trong số người sắp hàng chờ đến phiên mình bán ve chai có một phụ nữ Mỹ trắng, trạc trên 40 tuổi. Trước người này vài ba người có một bà cụ Việt Nam, và sau lưng người phụ nữ Mỹ này có năm, bảy người khác đứng chờ. Một người đàn ông Việt Nam độ ngoài 50 tuổi kéo cái thùng đựng một số ve chai của ông đến sau lưng bà cụ Việt Nam. Người phụ nữ Mỹ lên tiếng, kêu anh này phải sắp hàng phía sau. Người đàn ông Việt sừng sổ ngay với người này, “Tao đến sau bà già này, biết chưa?” Người phụ nữ Mỹ nói, “Không cần biết, đến sau phải sắp hàng sau.”
Người đàn ông không chịu, cứ một, hai nói là anh ta đến sau bà già Việt Nam nhưng đậu xe ở chỗ kia để lựa chai ra chai, lon ra lon nên vào sau. Người phụ nữ Mỹ nhất định không chịu. Hai bên cãi nhau kịch liệt, người đàn ông Việt Nam chửi thô tục, gọi người phụ nữ kia là đồ chó. Người phụ nữ Mỹ cũng gọi anh chàng này “Mày mới là đồ chó.”
Người thu mua ve chai là một người Việt Nam họ Hoàng. Anh này nói với người phụ nữ Mỹ, “You yên tâm, đừng sợ, tôi sẽ không mua của người đó trước you. Hồi nãy tôi đã nói rồi, phải sắp hàng, ông ta không chịu. Bây giờ cứ theo thứ tự ai sắp hàng trước tôi mua trước.”Hai bên lại tiếp tục chỉ tay vào nhau cãi rất hăng.
Có lẽ đuối lý và muốn “nổ” với người phụ nữ Mỹ, ông trung niên này nói, “Tao là bác sĩ, mày biết chưa?” Người phụ nữ Mỹ và những người đứng đó cười! Người phụ nữ nói, “Tao chưa thấy người bác sĩ Việt Nam nào phải đi lượm mấy cái này bán, mày là bác sĩ hả, bác sĩ gì mày?”
Nghe người đàn bà Mỹ hỏi như vậy và thấy mấy người trong hàng cười, người đàn ông lúc đó nói với bà cụ Việt Nam, “Tôi cho bà hết đó, tôi không cần nữa!” và ông ta quay đi. Đi được hai ba bước, ông ta quay lại chỉ tay vào người đàn bà Mỹ nói: “Mày là đồ chó.”
Ra tới chỗ đậu xe cách chỗ hai người cãi nhau chừng sáu, bảy bước, người đàn ông rút cái bóp trong túi quần ra, chìa cái thẻ (không ai nhìn rõ thẻ gì) và ông ta nhắc lại với người phụ nữ Mỹ, “Coi này, tao là bác sĩ nghe rõ chưa?” Nói rồi ông lên xe phóng đi.
Bà cụ già người Việt, mặc dù được ông kia cho một ít ve chai nhưng bà cũng không bênh. Bà cụ nói, “Hồi nãy tôi đã bảo ông ta rồi, muốn lẹ thì bỏ một ít chai lọ vào cái thùng để kế sau tôi, nhưng không nghe; bà Mỹ kia cự là phải rồi; mà không hiểu sao lại còn khoe mình là bác sĩ? Làm gì có bác sĩ nào phải đi lượm ba cái này bán bao giờ!”
Một người đàn ông đứng xem nói với chúng tôi, “Ở Mỹ này 40 năm rồi mà một phép lịch sự tối thiểu cũng không học được. Mấy năm trước đây, người Việt mình có tật hễ đến trễ nhưng cứ muốn được trước, thành thử không cần xếp hàng, cứ thấy chỗ phía trên có người Việt đứng bèn lại gần, giả vờ nói chuyện thân mật như người trong nhà rồi chen vào để được đứng trước. Sau khi nhiều người Mỹ, Mễ và cả người Việt lên tiếng, tệ nạn đó bây giờ gần như chấm dứt, nay không ngờ lại thấy xuất hiện một ông Việt Nam có hành động quái gở này, Người phụ nữ Mỹ dạy cho bài học như vậy thật không biết xấu hổ. Đã vậy còn nổ mình là bác sĩ, không biết nhục. Ai mà tin thứ đó là bác sĩ!”
Một vị khác chen vào, “Ngoài cái tật xấu đó, tôi thấy nhiều người Việt còn một cái tật chưa bỏ, có khi còn đang phát triển mạnh; là cái tật nói điện thoại oang oang ở nơi công cộng như chỗ không người. Thậm chí trong phòng mạch bác sĩ, chờ ở nhà bank hay bưu điện, cầm cái cell phone lên là cứ nói thả cửa như ở nhà, bắt mọi người phải nghe những chuyện không đâu, chán quá! Tại sao không thể nói nhỏ hay để về nhà hãy nói.” Ông kia nói, “Không phải đâu! Mấy người đó chắc cũng sanh ra ở kho đạn Long Bình hay kho đạn Thành Tuy Hạ gì đó, muốn khoe cái Iphone năm, IPhone sáu gì đó mà. Thôi kệ thây họ, họ viện cớ xứ Mỹ là xứ tự do nên cứ để cho họ nổ, càng nổ càng bị mọi người khinh ghét chứ có ai ưa cái loại người như vậy đâu.”
THANH PHONG / Nguồn: Theo Báo Viễn Đông
Trạm thu mua phế liệu ở góc đường Newland và Westminster, nơi xảy ra một vụ cãi vã kịch liệt giữa một ông Việt Nam và một bà Mỹ trắng hôm thứ Tư, 30 tháng 9, 2015. (Thanh Phong/Viễn Đông) Trong số báo Viễn Đông ra ngày thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015 có đăng …
Trạm thu mua phế liệu ở góc đường Newland và Westminster, nơi xảy ra một vụ cãi vã kịch liệt giữa một ông Việt Nam và một bà Mỹ trắng hôm thứ Tư, 30 tháng 9, 2015. (Thanh Phong/Viễn Đông)
Trong số báo Viễn Đông ra ngày thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015 có đăng 5 bản tin về một số người Việt làm những chuyện xấu hổ lây cho cộng đồng Việt Nam: Dược sĩ Scott Trần ở Nebraska gian lận Medicaid số tiền lên tới $14.4 triệu Mỹ kim; bà Phan H. Kim ở Chicago lái xe tông người rơi xuống mương rồi chạy luôn; anh Nguyễn Duy Minh ở Virginia giết chồng của vợ cũ, anh Danny Nguyễn 22 tuổi ở Boston đi vẽ bậy trên tường bị bắt, cô Lê Trâm 18 tuổi ở Houston bắn chết bạn trai. Tại Littlle Saigon, một chuyện đáng xấu hổ khác xảy ra ngay vào trưa thứ Tư, 30 tháng 9, 2015, mà người viết vô tình chứng kiến từ đầu đến cuối tại vựa thu mua phế liệu kế bên chợ Stater Bros gần ngả tư Newland và Westminster.
Trong số người sắp hàng chờ đến phiên mình bán ve chai có một phụ nữ Mỹ trắng, trạc trên 40 tuổi. Trước người này vài ba người có một bà cụ Việt Nam, và sau lưng người phụ nữ Mỹ này có năm, bảy người khác đứng chờ. Một người đàn ông Việt Nam độ ngoài 50 tuổi kéo cái thùng đựng một số ve chai của ông đến sau lưng bà cụ Việt Nam. Người phụ nữ Mỹ lên tiếng, kêu anh này phải sắp hàng phía sau. Người đàn ông Việt sừng sổ ngay với người này, “Tao đến sau bà già này, biết chưa?” Người phụ nữ Mỹ nói, “Không cần biết, đến sau phải sắp hàng sau.”
Người đàn ông không chịu, cứ một, hai nói là anh ta đến sau bà già Việt Nam nhưng đậu xe ở chỗ kia để lựa chai ra chai, lon ra lon nên vào sau. Người phụ nữ Mỹ nhất định không chịu. Hai bên cãi nhau kịch liệt, người đàn ông Việt Nam chửi thô tục, gọi người phụ nữ kia là đồ chó. Người phụ nữ Mỹ cũng gọi anh chàng này “Mày mới là đồ chó.”
Người thu mua ve chai là một người Việt Nam họ Hoàng. Anh này nói với người phụ nữ Mỹ, “You yên tâm, đừng sợ, tôi sẽ không mua của người đó trước you. Hồi nãy tôi đã nói rồi, phải sắp hàng, ông ta không chịu. Bây giờ cứ theo thứ tự ai sắp hàng trước tôi mua trước.”Hai bên lại tiếp tục chỉ tay vào nhau cãi rất hăng.
Có lẽ đuối lý và muốn “nổ” với người phụ nữ Mỹ, ông trung niên này nói, “Tao là bác sĩ, mày biết chưa?” Người phụ nữ Mỹ và những người đứng đó cười! Người phụ nữ nói, “Tao chưa thấy người bác sĩ Việt Nam nào phải đi lượm mấy cái này bán, mày là bác sĩ hả, bác sĩ gì mày?”
Nghe người đàn bà Mỹ hỏi như vậy và thấy mấy người trong hàng cười, người đàn ông lúc đó nói với bà cụ Việt Nam, “Tôi cho bà hết đó, tôi không cần nữa!” và ông ta quay đi. Đi được hai ba bước, ông ta quay lại chỉ tay vào người đàn bà Mỹ nói: “Mày là đồ chó.”
Ra tới chỗ đậu xe cách chỗ hai người cãi nhau chừng sáu, bảy bước, người đàn ông rút cái bóp trong túi quần ra, chìa cái thẻ (không ai nhìn rõ thẻ gì) và ông ta nhắc lại với người phụ nữ Mỹ, “Coi này, tao là bác sĩ nghe rõ chưa?” Nói rồi ông lên xe phóng đi.
Bà cụ già người Việt, mặc dù được ông kia cho một ít ve chai nhưng bà cũng không bênh. Bà cụ nói, “Hồi nãy tôi đã bảo ông ta rồi, muốn lẹ thì bỏ một ít chai lọ vào cái thùng để kế sau tôi, nhưng không nghe; bà Mỹ kia cự là phải rồi; mà không hiểu sao lại còn khoe mình là bác sĩ? Làm gì có bác sĩ nào phải đi lượm ba cái này bán bao giờ!”
Một người đàn ông đứng xem nói với chúng tôi, “Ở Mỹ này 40 năm rồi mà một phép lịch sự tối thiểu cũng không học được. Mấy năm trước đây, người Việt mình có tật hễ đến trễ nhưng cứ muốn được trước, thành thử không cần xếp hàng, cứ thấy chỗ phía trên có người Việt đứng bèn lại gần, giả vờ nói chuyện thân mật như người trong nhà rồi chen vào để được đứng trước. Sau khi nhiều người Mỹ, Mễ và cả người Việt lên tiếng, tệ nạn đó bây giờ gần như chấm dứt, nay không ngờ lại thấy xuất hiện một ông Việt Nam có hành động quái gở này, Người phụ nữ Mỹ dạy cho bài học như vậy thật không biết xấu hổ. Đã vậy còn nổ mình là bác sĩ, không biết nhục. Ai mà tin thứ đó là bác sĩ!”
Một vị khác chen vào, “Ngoài cái tật xấu đó, tôi thấy nhiều người Việt còn một cái tật chưa bỏ, có khi còn đang phát triển mạnh; là cái tật nói điện thoại oang oang ở nơi công cộng như chỗ không người. Thậm chí trong phòng mạch bác sĩ, chờ ở nhà bank hay bưu điện, cầm cái cell phone lên là cứ nói thả cửa như ở nhà, bắt mọi người phải nghe những chuyện không đâu, chán quá! Tại sao không thể nói nhỏ hay để về nhà hãy nói.” Ông kia nói, “Không phải đâu! Mấy người đó chắc cũng sanh ra ở kho đạn Long Bình hay kho đạn Thành Tuy Hạ gì đó, muốn khoe cái Iphone năm, IPhone sáu gì đó mà. Thôi kệ thây họ, họ viện cớ xứ Mỹ là xứ tự do nên cứ để cho họ nổ, càng nổ càng bị mọi người khinh ghét chứ có ai ưa cái loại người như vậy đâu.”
THANH PHONG / Nguồn: Theo Báo Viễn Đông
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 386
Nhắc đến Hoa Sen, không ai không liên tưởng đến bốn câu thơ lục bát đã khoát lên vỏ đóa hoa này như một huyền thoại:
HOA LAN * CÁNH SEN TRONG BÙN
Cánh Sen Trong Bùn
Hoa lan.
Hoa lan.
Trong đầm gì đẹp bằng Sen.
Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng.
Nhụy vàng bông trắng lá xanh.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Nhưng riêng đối với tôi, trong ký ức chỉ còn mẩu chuyện nho nhỏ dưới đây để nhớ đến một loài hoa không vỡ này.
Lúc tôi học Đệ Tam trường Bùi Thị Xuân ở Đà Lạt, thầy dạy Toán rất trẻ và rất đẹp trai. Chỉ phải tội thầy là dân ở miền ngoài, nên giờ Hình Học khi phải giảng về mấy cái hình tròn tròn vuông vuông mặt phẳng.
Chúng tôi phải bấm bụng nhịn cười, khi nghe thầy gọi nó là “Mợt Phởng”.
Năm sau về lại Nha Trang học Đệ Nhị, nhân duyên vẫn đưa đẩy xui khiến sao cho tôi gặp một ông thầy dạy Toán khác, cũng vẫn trẻ và vẫn đẹp trai. Lần này thầy gọi cái hình vuông là “Mẹt Phẻng”.
Tuy tiếng nói có làm giảm đi phần nào sự thu hút của thầy với đám học trò con gái mới lớn, nhưng vẫn có người Ra ngẩn vào ngơ với thầy.
Chẳng thế sao một lần vào lớp, thầy phải vội dùng khăn chùi nhanh hai câu thơ Vịnh Đóa Sen một cách châm chọc:
Trong đầm gì đẹp bằng Sen.
Mắt to mắt nhỏ, lại chen cục ghèn.
Có người ghen với người yêu của thầy đó! Tên nàng là Sen, nên phải hứng chịu hai câu thơ cải biên gợi hình gợi cảm đến thế.
Nếu tôi mở đầu cho Truyện Hoa Sen bằng những giọng điệu phũ phàng như thế, các bạn sẽ tự hỏi: Cần gì Hoa Lan phải mất công biến thành Hoa Sen. Cứ ở nguyên tình trạng cũ, có phải đẹp hơn là Mắt to mắt nhỏ lại chen cục ghèn.
Ấy! Cái hay của Hoa Sen là Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Cho dù ai có nói ngả nói nghiêng, Hoa Sen vẫn ung dung tự tại vươn lên cao khỏi vũng bùn.
Nhìn một đóa Sen, đa số đều tỏ lòng kính trọng, không dám giỡn cợt, đùa vui.
Các bậc làm cha mẹ, sinh con gái hay chọn những tên mỹ miều như: Liên Hương, Ngọc Liên …
Riêng tôi chỉ thích tên bằng chữ Nôm, hay nhất là tên Hương Sen, thơm như mùi trà Tàu ướp hoa sen, đượm đầy hương vị tình tự dân tộc.
Nhắc đến chữ Nôm, các bạn cho phép tôi được lạc đề kể câu chuyện này: Chẳng là văn chương chúng ta chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Hoa, tên tuổi đặt ra phải dùng từ Hán Việt cho hay. Con gái phải tên là Hồng Vân, chứ không ai dám gọi là Mây Hồng, yêu mến hoa sen phải đặt là Liên Hương chứ không gọi Hương Sen. Riêng tôi rất chịu đèn hai cái tên Việt Nam chay này, nghe nó dễ thương làm sao ấy!
Để cách mạng hóa tên gọi thuần túy đầy tính chất nước mắm nhĩ này, tôi nhất định đòi một vị cao tăng ở Việt Nam cho Pháp danh là Diệu Lòng thay vì Diệu Tâm như từ thuở khai sinh lập địa đến giờ.
Vị Đại lão Hòa Thượng phải khuyên tôi: Thầy cho con pháp danh Diệu Hạnh rất hợp với chị bạn con là Diệu Tiết. Con gái được chữ Tiết Hạnh Khả Phong là hay lắm rồi! Nói xong Thầy lấy card visit ra trở mặt sau, viết tên cúng cơm của tôi cùng pháp danh Diệu Hạnh rồi ký tên lên phái quy y kiểu mới trao cho tôi.
Vài hôm sau tôi lặn lội lên tận Thao Hối Am ở Bình Dương thăm thầy.
Chị Thị giả của thầy ra mở cổng hỏi lớn:
- Có phải chị Diệu Lòng đó không?
Tôi hân hoan ra mặt, cái tên Diệu Lòng dầu sao cũng được đón nhận một cách chân tình, mặc dù trên giấy tờ vẫn chưa được chính thức.
Lúc về lại xứ Đức, chị bạn đạo với pháp danh Diệu Tiết đã thán phục tôi sát đất, khi thấy tôi mang về một pháp danh mới mà khi ghép hai tên lại. Thôi tôi không dám viết ra, sợ các bạn lại liên tưởng đến đĩa Tiết Lòng béo ngậy mà hỏng hết đường tu phải tội.
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc, hôm Tết con gà vừa rồi Thầy có gửi thiệp chúc Tết cho các Phật tử phương xa. Vì không biết địa chỉ của tôi, Thầy viết lên phong bì hàng chữ: Nhờ chuyển dùm cho phật tử Diệu Lòng.
Thế là tôi được chính thức mang pháp danh hằng đêm mình thường ấp ủ.
Trở về Đóa Sen tinh khiết, nghe đâu Sen có rất nhiều màu, trắng xanh vàng đỏ đủ loại. Nhưng trên thực tế tôi chỉ biết có hai màu là trắng với hồng, còn những màu kia chắc phải đến cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà mới gặp.
Một đặc điểm của Hoa Sen là hoa và quả xuất hiện đồng thời. Thuở bé tôi hay lấy hột sen non màu vàng óng làm nải chuối cau thật xinh.
Nhắc đến Hoa Sen, tôi lại liên tưởng ngay đến Bộ kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, Đức Phật đã thuyết giảng trước khi nhập diệt. Trong đó có Phẩm số 2 phương tiện, nhờ xử dụng thuần thục phẩm này, tôi đã hóa giải cho những lần đi chui, trốn chồng lên Chùa hay Thiền Đường, về không bao giờ bị bể.
Tôi phải kể rõ thêm về đoạn này, không các bạn lại hiểu lầm. Vợ đi chùa là điều tốt phải mừng, tại sao lại cấm cản. Các bạn ạ! Cũng tại tôi quá trớn, thời gian trước cứ bỏ chồng con ở nhà, lên chùa làm công quả liên miên.
Cứ tưởng thế là giúp đời, giúp người, nhưng người đáng được giúp nhiều nhất vẫn là ông chồng ở ngay cạnh mình. Người đã còng lưng ra đi làm nuôi mình, mình lại bỏ bê.
Mỗi cuối tuần được vợ cho ăn mì gói, hay bát cơm nguội hẩm hiu, hỗ trợ cho vợ lên chùa làm công quả. Lỡ vợ có đạt được quả vị nào sẽ được chia đôi theo đúng tinh thần: Có phước cùng hưởng, Có họa cùng chia.
Tình trạng này kéo dài được vài năm, con đường công danh sự nghiệp bên cửa Phật của tôi càng ngày càng thăng tiến như tên lửa xuyên lục địa. Tôi giữ một lúc đến mấy chức vụ, điện thoại lúc nào cũng reo vang tìm cô Thiện Giới.
Chồng tôi hết chịu nổi cảnh dưới mắt nhìn của ông đó là Ăn cơm nhà vác ngà voi của vợ mình.
Chàng nhất định ra tay, lôi cổ vợ về áp dụng 8 điều Đức Phật dạy người phụ nữ. Chỉ cần thực hành cho chàng điều thứ nhất thôi cũng đủ mãn nguyện rồi.
Phải thương yêu và chiều chuộng chồng.
Tôi không còn đường nào khác hơn là ở nhà áp dụng triệt để đường lối và chính sách lãnh đạo của chồng.
Các bạn đạo phải quán câu Thành Trụ Hoại Diệt, duyên đến rồi duyên đi cho đỡ đau lòng.
Tôi thuộc loại chân đi, bây giờ bị quản thúc tại gia với mật lệnh Cấm Khẩu, chịu sao cho thấu. May nhờ tu giỏi phát sinh Trí Tuệ, tôi dùng phẩm phương tiện để thoát vòng vây.
Mỗi thứ bảy đẹp trời, tôi vác xe đạp ra dạo vài khúc nhạc:
Anh ơi! Em đi xe đạp dạo bờ hồ ăn kem nghe!
Cơm nước để sẵn đó, bố con ăn trước đi đừng chờ em.
Chàng rất hài lòng, thấy tôi chịu khó giữ gìn sức khỏe, phải sống lâu để phục vụ chàng. Ra khỏi nhà tôi đổi lộ trình, thay vì quẹo phải ra bờ hồ, tôi cua trái đến thiền đường. Vì đến trễ tôi bỏ mất mục Thiền Hành, nhưng chẳng sao tôi đã Thiền Xe Đạp rồi. Ăn cơm Chánh Niệm xong, ca hát nhạc Thiền đã đời cho đến gần giờ nấu cơm chiều, tôi từ từ Xả Thiền, đạp xe qua hai cánh rừng về nhà.
Từ ba năm nay, áp dụng phẩm phương tiện để đi chùa. Các bạn đừng tưởng tôi mang tội nói dối. Không, tôi không nói dối một tí ti nào, tôi chỉ bảo rằng Em đi xe đạp và ăn kem. Hai điều đó tôi đã thực hiện, còn phần cuối đến chùa ai bắt mà mình phải khai.
Tuy nhiên trong ba năm nay chàng đã biết tỏng là tôi có đến chùa thường xuyên, bằng chứng là mỗi lần tôi về đều mang cho chàng xôi chè, bánh chuối… để hối lộ. Chàng vẫn ăn tỉnh bơ, không thèm tra hỏi ở đâu, lại còn hỏi sao lần này xôi vị không có mấy cọng dừa.
Cái quả ngon ngọt của hoa Sen là Hạt Sen, ai mà chẳng biết ly chè hạt sen Sâm Bổ Lượng giải nhiệt mỗi trưa hè oi ả. Mứt Sen trần không thể thiếu trong ngày Tết, ăn hạt sen sẽ chữa bệnh mất ngủ.
Ngó Sen làm gỏi chay mặn đủ kiểu, chỉ khác nhau ở mấy con tôm luộc đỏ au nằm hóng gió trên mặt đĩa.
Tôi phải ngừng tả chân ở phần này, vì ruột gan muốn xuống đường đòi quyền sống. Người Nam hay nói là Nghe tả làm người ta thèm muốn chết!
Trong thời gian đi sinh hoạt ở chùa chiền hoặc thiền đường, tôi hay được diện kiến với những câu chuyện vui hay những mẩu đối thoại, tôi cho là tâm đắc.
Muốn chia xẻ với các bạn, nhưng nếu bạn nào đọc xong phê câu Chuyện nhạt như nước ốc, tôi cũng đành chịu, vì tài kể chuyện của mình chỉ có thế thôi.
Nhắc đến bạn đạo, tôi phải kể đến một nhân vật khá quan trọng, xuất hiện khá nhiều trong cuộc đời tu hành của tôi.
Các bạn đừng hiểu lầm hai chữ Tu Hành tôi dùng ở đây, rồi tưởng tượng ra hình ảnh tôi với đầu tròn áo vuông. Không, Tu tức là Sửa, Hành tức là Làm. Nghĩa là luôn luôn Sửa sai, Sửa Tâm, Sửa Ý, Sửa những cái gì chưa được tốt…
Đấy là bác Diệu Thủy, người mà suýt tí nữa tôi phải mua nải chuối để ra mắt nhận làm sư phụ.
Bác có tài văn thơ, hở ra câu nào là toàn ca dao tục ngữ, gần bác ai chịu khó học hỏi sẽ tiến mau tiến mạnh trên con đường văn học.
Chẳng hạn khi giao công việc cho ai không đúng khả năng, bác chêm câu: Không có chó bắt mèo ăn cứt. Mới đầu nghe cũng chối tai, nhưng sau nghe riết cũng quen, có người dám bạo gan xài tiếp.
Bác có tài bói quẻ bàn xâm, ngày Tết bác mặc áo tràng ngồi đoán quẻ, thu hoạch cho chùa không biết bao nhiêu tài lộc. Vì bác đoán đúng quá, nên các thí chủ thưởng công bác ào ào.
Có khó gì đâu, tay nào đến xin xăm cũng xoay qua ba chữ Tình, Tiền và Danh Vọng, bác chỉ cần bắt nọn vài câu là tự khai ra hết, chỉ cần dựa theo đó mà tán rộng ra thôi.
Cuối câu bao giờ bác cũng thòng vào đoạn: Tu là chuyển nghiệp, Ở hiền gặp lành, Có đức mặc sức mà ăn. Con ạ!
Các đám con cháu ở chùa của bác cần được bác dạy dỗ nhiều.
Ai đời đến chùa còn mang cả con gà luộc, thuốc lá ba số Năm, tiền Đô-la do Ngân hàng Âm Phủ phát hành, rượu đế để lên mâm cúng.
Mở nắp chai rượu cho các cụ ngửi mùi, hết tuần hương đậy lại đem về nhậu tiếp.
Sau một thời gian khuyên bảo, đám con cháu của bác đã khá ra, không dám đem những vật bất tịnh đến chùa.
Nhưng không ai có thể cản được những câu khấn treo giá đánh bạc với Phật kiểu fifty fifty như:
Con xin khấn đầu ăn mày lộc ngài. Xin ngài phù hộ cho con trúng được mối này, con sẽ chia đôi cho ngài một nửa.
Dĩ nhiên nếu trúng mánh, cái thùng Phước Sương của chùa sẽ nhận được hết tài lộc. Còn vấn đề chia chác như thế nào, có giữ đúng lời hứa cho Ngài năm chục phần trăm hay không, chỉ có đương sự mới biết được.
Tôi sở dĩ muốn làm đệ tử của bác, vì muốn kế thừa sự nghiệp bói toán của bác.
Dùng phương tiện bói quẻ xin xăm, để đưa các thiện nam tín nữ lên cứu cánh niết bàn.
Tuy nhiên đường tu còn lắm chông gai, mục đích chưa đi đến đâu, chồng tôi đã lôi cổ về nhà bắt tu tại gia, theo đường Tịnh Khẩu và hướng Nhập Thất không giao thiệp với bên ngoài.
Tôi đành ngâm hai câu giải sầu:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu.
Gặp thời thế thế thời phải thế.
Bác Diệu Thủy tu theo trường phái “Thiền Tịnh song tu. Như mãnh hổ thêm vuốt“.
Mỗi lần các Thầy Cô bên Làng sang mở khóa tu, bác đều mời đến nhà tiếp đãi, theo đúng tinh thần Khách Tăng đến thăm như Phật Bà giáng thế.
Vì là đệ tử tập sự, tôi được bác gọi đến chung vui. Tuy trong bụng mừng được đi ăn, nhưng tôi vẫn khách sáo dùng câu bác hay nói:Ăn một bát cháo, lội ba quãng đồng.
Có lần bác tiếp đãi các Thầy trẻ tuổi từ Việt Nam và Đài Loan sang, bác thường lên mặt kẻ cả khuyên các Thầy hãy gắng tu hành tinh tấn, đừng để các Ma Nữ quyến rũ mà hỏng đường tu.
Một Thầy rất vui tính trả lời:
- Bác ơi! Ma Nữ chỉ bắt những người đẹp trai học giỏi con nhà giàu như Ngài A Nan thôi. Còn như tụi con đây, chẳng Ma Nữ nào chịu thèm bắt hết. Bác đừng lo!
Những năm trước còn khỏe, bác làm công quả cho chùa thật đáng ngại.
Với tài gói bánh chưng trứ danh của bác, đến dịp Tết thiên hạ thi nhau đặt bác gói đến hàng chục chiếc, chay mặn tùy khẩu.
Có lần Thầy trụ trì ở Hannover về hướng dẫn khóa tu, bác chọn những chiếc bánh chưng hấp dẫn nhất, đem lên cúng dường.
Khi mở ra, một miếng thịt ba chỉ mỡ màng rơi trên đĩa, làm bác ngỡ ngàng than câu: Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, bây giờ già rồi đâm lẫn, chắc Phật cũng xá tội.
Phật có bao giờ bắt tội ai đâu, lúc nào Ngài cũng ngồi trên đài sen, nở nụ cười từ bi, nhìn lũ con ngài lăng xăng phía dưới, hay dở gì ngài cũng cười cả.
Một nhân vật khác quan trọng còn có phần hơn nữa, đó là bác Năm Trực Ngộ, nhưng tôi nhắc đến sau vì theo truyền thống Âu Tây, Lady first bác Diệu Thủy là phụ nữ được ưu tiên hàng đầu.
Bác Năm Trực Ngộ được mệnh danh là Ông già Ba Tri, quê ở Bến Tre.
Có người cho bác thuộc loại ngang tàng Điếc không sợ súng, nhưng đối với tôi bác mang hình ảnh của một Triệu Tử Long về già. Đơn thương độc mã, một người một ngựa tung hoành trong Núi Thứu, bảo vệ cho lý tưởng Đạo Pháp của mình.
Cái pháp danh Trực Ngộ của bác cũng mang một huyền thoại.
Vì lỡ sinh ra trong giới trí thức, quanh người được quấn một vòng đai Nhị Nguyên. Bác không tin, không phục bất cứ chủ thuyết tôn giáo nào.
Chỉ cần hiểu sai câu niệm Phật, cái gì mà Nam dzô, thay vì Nam Mô, bác đã khước từ bao nhiêu cơ hội đến với đạo pháp.
Cho đến một hôm, nhân duyên chín mùi, một vị Đại Lão Hòa Thượng với giọng nói thật hiền từ như ông Ngoại khuyên cháu, đã khõ đầu khai thị cho bác mở con mắt Tuệ và tặng bác pháp danh Trực Ngộ.
Trong ngôi Niệm Phật Đường mang tên một ngọn núi nơi Đức Phật ngày xưa hay thuyết pháp, bác là người có công sáng tạo ra nhờ tài ngoại giao với chính quyền Đức.
Tôi lúc ấy chỉ theo mẹ đi lễ chùa rồi làm quen với vợ chồng bác.
Bác Năm gái với pháp danh Đạt Huệ, phụ giúp những việc từ thiện, thư từ giúp đỡ tài chánh cho các thuyền nhân còn kẹt trên đảo.
Nên có lần được một người không quen biết ái mộ viết thơ xin tiền, đề ngoài phong bì: Kính gởi Đại Đức Đạt Huệ.
Nghe đâu Đại Đức Đạt Huệ lúc trước là cô giáo dạy môn Toán, nên chùa tận dụng tài năng cho giữ chức Thủ Quỹ.
Chắc tài tính toán cộng trừ nhân chia tiền cúng dường quá chính xác, nên năm nào cũng được bầu lại.
Họ định cho làm thủ quỹ suốt đời, nhưng nửa chừng Đại Đức phải theo chồng đi về miệt dưới ở với con cháu.
Cái công lớn nhất của vợ chồng bác Năm là khi mở cửa bức tường ở Bá Linh, bác đã áp dụng câu Cửa Chùa rộng mở, chứa hết tất cả các người tỵ nạn tràn sang.
Mãi về sau này khi ngôi Niệm Phật Đường chuyển sang ngôi Chùa Núi Thứu. Tôi mới chập chững bước vào làm công quả cho chùa.
Lúc ấy bác giữ chức Gia Trưởng, trông coi đám nhi đồng trong Gia Đình Phật Tử.
Với vốn liếng Phật Pháp nhỏ nhoi của tôi lúc bấy giờ, làm sao tôi không bái sư nhận bác làm sư phụ.
Tuy chưa được chính thức truyền tâm ấn, nhưng mỗi lần gặp bác ở chốn hội hè nào, tôi đều mang theo nải chuối cau nhỏ tặng bác làm quà.
Bác thường dúi tay tôi những bản photocopy về kinh điển hay những bài Pháp của các bậc Thiền Sư nổi tiếng.
Chúng tôi sinh hoạt chung với nhau, một già một trẻ thật tương đắc, như có cùng một tần số, một mục đích chung muốn làm tốt hơn nơi mình đang sinh hoạt, để mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Ấy thế mà không dễ! Thiên hạ đại đa số chỉ muốn giậm chân nơi phương tiện, có vẻ thoải mái hơn là lên cứu cánh Niết bàn.
Năm nào cũng cái trò lắc xăm, gặp quẻ xấu hạ hạ, vất đi xin quẻ khác, lắc đến khi nào gặp quẻ thượng thượng mới hớn hở đem ra cho bác Diệu Thủy đoán giải.
Đầu năm tiền vô như nước, làm ăn phát tài, gặp người trong mộng và một điều ước mới là được giấy tờ ở lại, ai cũng hài lòng.
Bác Năm rất ưu tư cho tình trạng đám con cháu bác Diệu Thủy, cứ sợ người thân chết đi sẽ bị đày xuống địa ngục, nên đổ hết tiền của vào làm ma chay tụng niệm mong Phật A Di Đà thương tình cho tỵ nạn bên trển.
Tôi nhớ mỗi sáng thứ bảy, ngày cúng Thất cho các hương linh quá cố.
Bác với tôi nháy nhau ra hàng giậu sau sân chùa giao công tác phát truyền đơn, băng giảng phản tuyên truyền. Chống đối chính sách cấp thông hành giả cho lên cõi Tịnh Độ.
Bác bảo tôi:
- Cô làm thì được, chứ tui như con cọp chưa làm gì chỉ đi sột sột đã bị chụp mũ rồi.
Tôi sốt sắng:
- Chú đừng lo, cháu là con rắn loại rắn lục, luồn lách hay lắm, không bị bể đâu.
Càng ngày tôi càng thấy công lao gây dựng của bác tan tành theo mây khói, người ta tìm cách thu hẹp môi trường hoạt động của bác.
Nhiều người phẫn nộ khi nhìn cảnh vắt chanh bỏ vỏ, nhưng bác vẫn cười trừ không nói năng gì, chỉ đi xuống bếp làm Bồ Tát rửa chén, dọn sạch sẽ nơi mình đến.
Đối với tôi bác là một vị Đại thiện hữu tri thức, biết bao kinh điển, băng giảng bác trao tận tay cho tôi về nghe, có băng bị câm thu không ra tiếng.
Bác Diệu Thủy cũng mến bác, mỗi lần con cháu bác không biết trời trăng đem thuốc lá thơm lên cúng, bác tịch thu ngay tại chỗ, đem giấu về cho bác Năm hút đỡ ghiền.
Bác Năm rất thích sưu tầm tài liệu về Đạo Pháp, từ những bài giảng mang tính chất cao siêu đến những câu vè được dân gian hóa, hay thơ cải biên kiểu:
Mồ tổ bay ơi! Nó chửi tao.
Khi chưa hiểu đạo giận làm sao.
Đến khi hiểu được không gì lạ.
Mồ tổ bay ơi! Nó chửi tao.
Tôi phải ghi lại bản chánh dưới đây cho các bạn đối chiếu, xem nghệ thuật cải biên của ai đó đáng mặt cao thủ thượng thừa:
Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang.
Khi chưa đến đặng hận muôn trùng.
Đến rồi về lại không gì lạ.
Mù tỏa Lô Sơn sóng Triết Giang.
Từ ngày bác Năm từ giã xứ Bá Linh, cả tăng thân như thiếu đi bóng mát của một cây cổ thụ ngàn năm.
Hoa lan.
Giới Thiệu tác giả Wolfgang Borchert
Wolfgang Borchert sanh ngày 20 tháng 5 năm 1921 tại Hamburg, mất ngày 20 tháng 11 năm 1947 tại Basel (Thuỵ Sĩ), là nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ sân khấu. Tác phẩm của ông ngày nay được đưa vào giảng dạy trong các trường trung học ở Đức, là những ví dụ tiêu biểu cho dòng văn học đổ nát "Trümmerliteratur" (hay Kahlschlagliteratur) sau chiến tranh.
Năm 1941, ngay sau khi vừa tốt nghiệp trường nghệ thuật sân khấu, Borchert bị động viên vào Lực lượng Vệ quốc của Đức quốc xã và bị điều về mặt trận miền Đông. Tại chiến trường Smolensk ông bị thương ở bàn tay trái. Ngón tay giữa bị phẫu thuật cắt bỏ. Tháng 7 năm 1942, Borchert bị đưa ra toà án binh Nümberg với tội danh "Tự huỷ hoại thân thể" cùng mức án tử hình. Borchert được toà án tha bổng nhưng sau đó lại bị truy tố về tội chỉ trích chống đối chính quyền bằng nhiều hình thức: thơ, văn, thư từ, kịch bản sân khấu. Ông bị chính quyền Phát xít bắt giam nhiều lần và bị đưa trở ra chiến trường trong tình trạng thương tật và bệnh hoạn. Tháng 3 năm 1945, tại phòng tuyến ở Frankfurt, ông bị quân đội đồng minh bắt làm tù binh. Borchert đào thoát khỏi trại giam, lê tấm thân suy kiệt và bệnh tật trên suốt con đường bộ dài 600 cây số để trở về lại thành phố quê hương.
Trong quãng đời ngắn ngủi còn lại sau chiến tranh, bằng một nỗ lực kiên cường và một khát vọng sống mãnh liệt, Borchert không ngừng cố gắng vượt qua bệnh tật và đau đớn để đến với công việc. Các tác phẩm văn chương nổi tiếng của Borchert được sáng tác vội vã trong những ngày từ sân khấu chuyển sang giường bệnh, từ giường bệnh về lại sân khấu. Ngày tháng cô đơn cuối cùng ở nhà thương Babel, trong những cơn động kinh và tình trạng xuất huyết nội tạng, Borchert vẫn miệt mài viết. Dann gibt es nur einlà tác phẩm phản chiến nổi danh và cũng là tác phẩm cuối cùng của ông.
Ngày 21 tháng 11 năm 1945, tin buồn đến với khán giả thành phố quê hương Hamburg, ngay trong đêm vở kịch Draußen vor der Tür lần đầu được trình diễn trên sân khấu và thành công rực rỡ. Borchert đã qua đời một ngày trước đó, ở tuổi 26.
Wolfgang Borchert viết về bộ mặt thật tàn khốc của chiến tranh và thân phận bi thảm của con người. Câu văn đơn giản ngắn gọn, bỏ qua những ràng buộc ngữ pháp, đôi lúc vỡ vụn. Bài văn mang dáng vóc của một bài thơ vận chuyển theo nhịp điệu, tốc độ và sự dồn nén. Như những tác phẩm thuộc dòng văn học đổ vỡ khác, chúng thường không có khởi đầu và cũng không có kết cuộc, chúng mang bộ mặt phẳng lì vô cảm trên một thân thể thương tật.
*********
Lời tri ân Borchert
Thưa tiên sinh,
tôi mạo muội dịch ba tác phẩm của tiên sinh để giới thiệu với độc giả Việt Nam: một khuôn mặt tiêu biểu của dòng văn học đổ nát, một ý thức phản chiến quật cường và một khát vọng tự do. Ba bản dịch này phải trải qua bảy tháng dài hoang mang lo nghĩ, bởi vì tôi không chắc là mình có hiểu rõ được tâm tình của tiên sinh hay không. Nhiều đêm liền, tôi ngồi trong bóng đêm. Giữa lòng chiến hào đổ nát. Ngoài kia súng đạn vang rền. Những con người cầm súng bắn vào những con người không quen biết. Những con người gục ngã ngay trong chiếc hố mình vừa mới đào. Những bộ xương trắng phơi trên tuyết trắng. Những kẻ vì cái chết của đồng loại mà được phong thưởng. Trong bóng tối hãi hùng ấy, lời thì thầm của tiên sinh làm tôi thức tỉnh:
"Và còn một kẻ nữa – HẮN ĐÃ RA LỆNH."
Thưa tiên sinh,
những ngày được "làm quen" với tiên sinh tôi ngẫm ra một điều: sự giản dị và chân thật trong văn chương là con đường ngắn nhất để đi vào tâm hồn người đọc. Cảm ơn đoạn đường đã được đồng hành cùng tiên sinh. Sau này nếu có chia tay nhau trên những nẻo đường tự do trùng điệp, những kỷ niệm giản dị và chân thật ấy vẫn mãi khắc sâu trong lòng.
Lưu Thuỷ Hương
Radi
Lưu Thủy Hương chuyển ngữ
Đêm nay Radi ở bên tôi. Vẫn mái tóc vàng và nụ cười trên khuôn mặt rộng mềm mại. Cặp mắt hắn cũng như mọi khi: hơi nhút nhát và hơi thiếu tự tin. Cũng vẫn vài sợi râu vàng lún phún.
Tất cả vẫn thế.
Radi, cậu chết rồi mà, tôi nói.
Vâng, hắn trả lời, xin đừng cười.
Tại sao mình phải cười?
Các cậu luôn cười mình, mình biết đấy. Bởi vì mình có dáng đi buồn cười và dọc đường đến trường cứ ba hoa về bọn con gái, những đứa mà mình không hề quen. Các cậu cứ hay cười chuyện đấy. Và bởi vì mình là đứa luôn hơi rụt rè một tí, mình biết rõ như thế.
Cậu chết đã lâu chưa? tôi hỏi.
Chưa, chưa lâu, hắn nói. Nhưng mình ngã xuống ngay mùa đông. Bọn chúng không chôn hẳn mình xuống đất được. Đông đá cả. Tất cả cứng như đá.
Ôi phải rồi, cậu tử trận ở Nga mà, đúng không?
Vâng, ngay mùa đông đầu tiên. Này bạn, đừng cười nhé, chẳng hay ho gì chuyện nằm chết ở Nga. Mọi thứ đối với mình xa lạ quá. Cây cối cũng xa lạ làm sao. Buồn lắm, cậu có biết không. Đa phần là cây hắc dương. Chỗ mình nằm, thuần một loài hắc dương buồn thảm. Và mấy hòn đá đôi khi cũng than vãn. Bởi vì chúng phải mang thân phận là những hòn đá Nga. Và những cánh rừng rên xiết mỗi đêm. Bởi vì chúng phải chịu thân phận là những cánh rừng Nga. Và tuyết gào thét. Bởi vì chúng phải là tuyết Nga. Vâng, tất cả đều xa lạ. Tất cả xa lạ biết nhường nào.
Radi ngồi lên mép giường của tôi và im lặng.
Có thể cậu thấy ghét mọi thứ như thế, vì cậu phải chết ở đấy, tôi nói.
Hắn nhìn tôi: cậu nghĩ thế sao? Không đâu, bạn, tất cả đều xa lạ một cách khủng khiếp. Tất cả. Hắn nhìn đầu gối mình. Tất cả sao mà xa lạ. Cả chính bản thân.
Chính bản thân?
Vâng, xin đừng cười. Đúng là thế đấy. Ngay chính bản thân cũng hóa xa lạ một cách khủng khiếp. Đừng cười nhé bạn, bởi thế mà tối nay mình tìm đến cậu. Mình muốn có lần tâm sự với cậu chuyện đấy.
Với mình?
Vâng, xin đừng cười, chỉ với cậu. Cậu biết rõ mình mà, đúng không?
Thì mình vẫn tưởng thế.
Không sao. Cậu biết mình rất tường tận. Ý mình muốn nói cái vẻ bề ngoài của mình ấy mà. Không phải mình là người như thế nào. Mình nghĩ cậu biết rõ vóc dáng của mình, đúng không?
Vâng, thì cậu tóc vàng. Cậu có bộ mặt đầy đặn.
Không đâu, cứ nói thẳng rằng khuôn mặt mình có nét dịu dàng. Mình biết điều ấy mà. Thế nhé –
Vâng, thì cậu có một bộ mặt mang nét dịu dàng. Một khuôn mặt rộng và luôn tươi cười.
Ừ, ừ. Và cặp mắt của mình?
Mắt của cậu luôn có một chút… , một chút buồn bã và kỳ bí.
Đừng có bốc phét nhé. Mình có cặp mắt rất rụt rè và thiếu tự tin, bởi vì mình không hề biết các cậu có tin tất cả những thứ mình kể về bọn con gái không. Rồi sao nữa? Mặt mày mình luôn nhẵn bóng?
Không, cậu không như thế. Cậu luôn có râu vàng lún phún trên cằm. Cậu tưởng người ta không nhìn thấy. Nhưng bọn mình luôn thấy chúng.
Và các cậu cười.
Và bọn mình cười.
Radi ngồi trên mép giường tôi và xoa lòng bàn tay lên đầu gối. Vâng, hắn thì thầm, mình như thế. Chính xác là như thế.
Và rồi hắn đột nhiên nhìn tôi bằng cặp mắt lo sợ của hắn. Cậu làm cho mình một việc nhé? Nhưng đừng cười, xin cậu đừng cười. Hãy đi với mình.
Sang Nga?
Ừ, nhanh lắm. Chỉ trong chớp mắt. Vì cậu vẫn còn biết mình rất rõ, xin cậu.
Hắn nắm lấy tay tôi. Nó như là tuyết. Hoàn toàn mát lạnh. Hoàn toàn rời rạc. Hoàn toàn nhẹ bỗng.
Chúng tôi đứng giữa vài cội hắc dương. Có cái gì hơi sáng nằm kia. Đi, Radi nói, mình nằm ở đấy. Tôi thấy một bộ xương người, như là cái tôi từng biết trong trường học. Một khối kim loại màu nâu lục nằm bên cạnh. Đấy là cái nón sắt của mình, Radi nói, nó hoen rỉ hết rồi và đóng đầy rêu.
Và rồi hắn chỉ lên bộ xương. Xin đừng cười, hắn nói, nhưng là mình đấy. Cậu có thể hiểu được không? Cậu biết mình mà. Hãy nói đi, có thể nào là mình đây không? Cậu có nghĩ thế không? Cậu không thấy nó xa lạ khủng khiếp hay sao? Nó có điểm gì quen thuộc với mình đâu. Người ta chẳng nhận ra mình nữa. Nhưng mà nó là mình đấy. Mình hẳn phải là nó đây. Nhưng mình không thể hiểu nổi. Nó xa lạ khủng khiếp. Nó chẳng còn liên quan gì với những thứ đã từng là mình. Không, xin đừng cười, nhưng mình thấy sao mà lạ lẫm ghê gớm, sao mà khó hiểu đến thế, sao mà xa cách quá vậy.
Hắn ngồi xuống mặt đất đen và buồn bã nhìn vào khoảng không trước mặt.
Không còn gì của ngày trước, hắn nói, không còn gì, hoàn toàn không.
Rồi hắn lấy đầu ngón tay khều một chút đất đen lên và ngửi. Xa lạ, hắn thì thầm, hoàn toàn xa lạ. Hắn đưa cho tôi chỗ đất. Nó như là tuyết. Giống như bàn tay hắn mới đây vừa nắm lấy tôi: Hoàn toàn mát lạnh. Hoàn toàn rời rạc. Hoàn toàn nhẹ bỗng.
Ngửi đi nào, hắn nói.
Tôi hít mạnh.
Sao?
Đất, tôi nói.
Rồi sao nữa?
Hơi chua chua. Hơi ngai ngái. Đúng là đất.
Nhưng mà lạ hoắc? Hoàn toàn xa lạ? Lại còn gớm ghiếc nữa, đúng không?
Tôi hít mạnh chỗ đất. Nó có vị mát lạnh, bời rời và nhạt nhẽo. Hơi chua chua. Hơi ngai ngái.
Thơm đấy, tôi nói. Như đất.
Không gớm ghiếc à? Không xa lạ à?
Radi dò xét tôi bằng ánh mắt lo sợ. Nó có mùi ghê tởm lắm, bạn ơi.
Tôi ngửi.
Không, đất đều có mùi như thế.
Cậu nghĩ thế à?
Nhất định rồi.
Và cậu không thấy nó gớm ghiếc?
Không, nó toả mùi thơm, Radi. Ngửi lại cho kỹ đi nào.
Hắn khều ngón tay lấy một ít đất và ngửi.
Tất cả đất đều có mùi như thế à? Hắn hỏi.
Vâng, tất cả.
Hắn hít mạnh. Hắn chúi mũi vào bàn tay bụm đất và hít. Rồi hắn nhìn tôi. Cậu có lý, hắn nói. Dường như nó có mùi thơm. Nhưng mà vẫn xa lạ, khi mình nghĩ đấy là mình thì vẫn cứ xa lạ khủng khiếp, bạn ạ.
Radi ngồi và ngửi và hắn quên bẵng tôi, và hắn ngửi, ngửi lấy ngửi để. Và hai chữ xa lạ hắn cứ nhắc ít dần đi. Cứ nhỏ dần đi. Hắn ngửi và ngửi và ngửi.
Thế là tôi nhón chân đi về nhà. Năm giờ rưỡi sáng. Trên khoảng sân tuyết trước nhà đất đã lộ lên khắp nơi. Tôi dẫm đôi bàn chân trần lên mặt đất đen giữa tuyết. Nó mát lạnh. Và tơi xốp. Và nhẹ thênh. Và nó toả mùi. Tôi thức dậy và hít thật sâu. Ừ, nó có mùi đấy. Radi, nó toả mùi thơm, tôi thì thầm. Nó thơm thật đấy. Nó thơm mùi đất thật. Bạn có thể yên nghỉ được rồi.
*****************
Nguyên tác tiếng Đức của Wolfgang Borchert
Radi
Heute nacht war Radi bei mir. Er war blond wie immer und er lachte in seinem weichen breiten Gesicht. Auch seine Augen waren wie immer: etwas ängstlich und etwas unsicher. Auch die paar blonden Bartspitzen hatte er.
Alles wie immer.
Du bist doch tot, Radi, sagte ich.
Ja, antwortete er, lach bitte nicht.
Warum soll ich lachen?
Ihr habt immer gelacht über mich, das weiß ich doch. Weil ich meine Füße so komisch setzte und auf dem Schulweg immer von allerlei Mädchen redete, die ich gar nicht kannte. Darüber habt ihr doch immer gelacht. Und weil ich immer etwas ängstlich war, das weiß ich ganz genau.
Bist du schon lange tot? fragte ich.
Nein, gar nicht, sagte er. Aber ich bin im Winter gefallen. Sie konnten mich nicht richtig in die Erde kriegen. War doch alles gefroren. Alles steinhart.
Ach ja, du bist ja in Russland gefallen, nicht?
Ja, gleich im ersten Winter. Du, lach nicht, aber es ist nicht schön, in Russland tot zu sein. Mir ist das alles so fremd. Die Bäume sind so fremd. So traurig, weißt du. Meistens sind es Erlen. Wo ich liege, stehen lauter traurige Erlen. Und die Steine stöhnen auch manchmal. Weil sie russische Steine sein müssen. Und die Wälder schreien nachts. Weil sie russische Wälder sein müssen. Und der Schnee schreit. Weil er russischer Schnee sein muss. Ja, alles ist fremd. Alles so fremd.
Radi saß auf meiner Bettkante und schwieg.
Vielleicht hasst du alles nur so, weil du da tot sein musst, sagte ich.
Alles wie immer.
Du bist doch tot, Radi, sagte ich.
Ja, antwortete er, lach bitte nicht.
Warum soll ich lachen?
Ihr habt immer gelacht über mich, das weiß ich doch. Weil ich meine Füße so komisch setzte und auf dem Schulweg immer von allerlei Mädchen redete, die ich gar nicht kannte. Darüber habt ihr doch immer gelacht. Und weil ich immer etwas ängstlich war, das weiß ich ganz genau.
Bist du schon lange tot? fragte ich.
Nein, gar nicht, sagte er. Aber ich bin im Winter gefallen. Sie konnten mich nicht richtig in die Erde kriegen. War doch alles gefroren. Alles steinhart.
Ach ja, du bist ja in Russland gefallen, nicht?
Ja, gleich im ersten Winter. Du, lach nicht, aber es ist nicht schön, in Russland tot zu sein. Mir ist das alles so fremd. Die Bäume sind so fremd. So traurig, weißt du. Meistens sind es Erlen. Wo ich liege, stehen lauter traurige Erlen. Und die Steine stöhnen auch manchmal. Weil sie russische Steine sein müssen. Und die Wälder schreien nachts. Weil sie russische Wälder sein müssen. Und der Schnee schreit. Weil er russischer Schnee sein muss. Ja, alles ist fremd. Alles so fremd.
Radi saß auf meiner Bettkante und schwieg.
Vielleicht hasst du alles nur so, weil du da tot sein musst, sagte ich.
Er sah mich an: Meinst du? Ach nein, du, es ist alles so furchtbar fremd. Alles. Er sah auf seine Knie. Alles ist so fremd. Auch man selbst.
Man selbst?
Ja, lach bitte nicht. Das ist es nämlich. Gerade man selbst ist sich so furchtbar fremd. Lach bitte nicht, du, deswegen bin ich heute nacht mal zu dir gekommen. Ich wollte das mal mit dir besprechen.
Mit mir?
Ja, lach bitte nicht, gerade mit dir. Du kennst mich doch genau, nicht?
Ich dachte es immer.
Macht nichts. Du kennst mich ganz genau. Wie ich aussehe, meine ich. Nicht wie ich bin. Ich meine, wie ich aussehe, kennst du mich doch, nicht?
Ja, du bist blond. Du hast ein volles Gesicht.
Nein, sag ruhig, ich habe ein weiches Gesicht. Ich weiß das doch. Also –
Ja, du hast ein weiches Gesicht, das lacht immer und ist breit.
Ja, ja. Und meine Augen?
Deine Augen waren immer etwas – etwas traurig und seltsam –
Du musst nicht lügen. Ich habe sehr ängstliche und unsichere Augen gehabt, weil ich nie wusste, ob ihr mir das alles glauben würdet, was ich von den Mädchen erzählte. Und dann? War ich immer glatt im Gesicht?
Nein, das warst du nicht. Du hattest immer ein paar blonde Bartspitzen am Kinn. Du dachtest, man würde sie nicht sehen. Aber wir haben sie immer gesehen.
Und gelacht.
Und gelacht.
Radi saß auf meiner Bettkante und rieb seine Handflächen an seinem Knie. Ja, flüsterte er, so war ich. Ganz genauso.
Und dann sah er mich plötzlich mit seinen ängstlichen Augen an. Tust du mir einen Gefallen, ja? Aber lach bitte nicht, bitte.
Komm mit.
Nach Russland?
Ja, es geht ganz schnell. Nur für einen Augenblick. Weil du mich noch so gut kennst, bitte.
Er griff nach meiner Hand. Er fühlte sich an wie Schnee. Ganz kühl. Ganz lose. Ganz leicht.
Wir standen zwischen ein paar Erlen. Da lag etwas Helles. Komm, sagte Radi, da liege ich. Ich sah ein menschliches Skelett, wie ich es von der Schule her kannte. Ein Stück braungrünes Metall lag daneben. Das ist mein Stahlhelm, sagte Radi, er ist ganz verrostet und voll Moos.
Und dann zeigte er auf das Skelett. Lach bitte nicht, sagte er, aber das bin ich. Kannst du das verstehen? Du kennst mich doch. Sag doch selbst, kann ich das hier sein? Meinest du? Findest du das nicht furchtbar fremd? Es ist doch nichts Bekanntes an mir. Man kennt mich doch gar nicht mehr. Aber ich bin es. Ich muss es ja sein. Aber ich kann es nicht verstehen. Es ist so furchtbar fremd. Mit all dem, was ich früher war, hat das nichts mehr zu tun. Nein, lach bitte nicht, aber mir ist das alles so furchtbar fremd, so unverständlich, so weit ab.
Er setzte sich auf den dunklen Boden und sah traurig vor sich hin.
Mit früher hat das nichts mehr zu tun, sagte er, nichts, gar nichts.
Dann hob er mit den Fingerspitzen etwas von der dunklen Erde hoch und roch daran. Fremd, flüsterte er, ganz fremd. Er hielt mir die Erde hin. Sie war wie Schnee. Wie seine Hand war sie, mit der er vorhin nach mir gefasst hatte: Ganz kühl. Ganz lose. Ganz leicht.
Riech, sagte er.
Ich atmete tief ein.
Na?
Erde, sagte ich.
Und?
Etwas sauer. Etwas bitter. Richtige Erde.
Aber doch fremd? Ganz fremd? Und doch so widerlich, nicht?
Ich atmete tief an der Erde. Sie roch kühl, lose und leicht. Etwas sauer. Etwas bitter.
Sie riecht gut, sagte ich. Wie Erde.
Nicht widerlich? Nicht fremd?
Radi sah mich mit ängstlichen Augen an. Sie riecht doch so widerlich, du.
Ich roch.
Nein, so riecht alle Erde.
Meinst du?
Bestimmt.
Und du findest sie nicht widerlich?
Nein, sie riecht ausgesprochen gut, Radi. Riech doch mal genau.
Er nahm ein wenig zwischen die Fingerspitzen und roch.
Alle Erde riecht so? fragte er.
Ja, alle.
Er atmete tief. Er steckte seine Nase ganz in die Hand mit der Erde hinein und atmete. Dann sah er mich an. Du hast recht, sagte er. Es riecht vielleicht doch ganz gut. Aber doch fremd, wenn ich denke, dass ich das bin, aber doch furchtbar fremd, du.
Man selbst?
Ja, lach bitte nicht. Das ist es nämlich. Gerade man selbst ist sich so furchtbar fremd. Lach bitte nicht, du, deswegen bin ich heute nacht mal zu dir gekommen. Ich wollte das mal mit dir besprechen.
Mit mir?
Ja, lach bitte nicht, gerade mit dir. Du kennst mich doch genau, nicht?
Ich dachte es immer.
Macht nichts. Du kennst mich ganz genau. Wie ich aussehe, meine ich. Nicht wie ich bin. Ich meine, wie ich aussehe, kennst du mich doch, nicht?
Ja, du bist blond. Du hast ein volles Gesicht.
Nein, sag ruhig, ich habe ein weiches Gesicht. Ich weiß das doch. Also –
Ja, du hast ein weiches Gesicht, das lacht immer und ist breit.
Ja, ja. Und meine Augen?
Deine Augen waren immer etwas – etwas traurig und seltsam –
Du musst nicht lügen. Ich habe sehr ängstliche und unsichere Augen gehabt, weil ich nie wusste, ob ihr mir das alles glauben würdet, was ich von den Mädchen erzählte. Und dann? War ich immer glatt im Gesicht?
Nein, das warst du nicht. Du hattest immer ein paar blonde Bartspitzen am Kinn. Du dachtest, man würde sie nicht sehen. Aber wir haben sie immer gesehen.
Und gelacht.
Und gelacht.
Radi saß auf meiner Bettkante und rieb seine Handflächen an seinem Knie. Ja, flüsterte er, so war ich. Ganz genauso.
Und dann sah er mich plötzlich mit seinen ängstlichen Augen an. Tust du mir einen Gefallen, ja? Aber lach bitte nicht, bitte.
Komm mit.
Nach Russland?
Ja, es geht ganz schnell. Nur für einen Augenblick. Weil du mich noch so gut kennst, bitte.
Er griff nach meiner Hand. Er fühlte sich an wie Schnee. Ganz kühl. Ganz lose. Ganz leicht.
Wir standen zwischen ein paar Erlen. Da lag etwas Helles. Komm, sagte Radi, da liege ich. Ich sah ein menschliches Skelett, wie ich es von der Schule her kannte. Ein Stück braungrünes Metall lag daneben. Das ist mein Stahlhelm, sagte Radi, er ist ganz verrostet und voll Moos.
Und dann zeigte er auf das Skelett. Lach bitte nicht, sagte er, aber das bin ich. Kannst du das verstehen? Du kennst mich doch. Sag doch selbst, kann ich das hier sein? Meinest du? Findest du das nicht furchtbar fremd? Es ist doch nichts Bekanntes an mir. Man kennt mich doch gar nicht mehr. Aber ich bin es. Ich muss es ja sein. Aber ich kann es nicht verstehen. Es ist so furchtbar fremd. Mit all dem, was ich früher war, hat das nichts mehr zu tun. Nein, lach bitte nicht, aber mir ist das alles so furchtbar fremd, so unverständlich, so weit ab.
Er setzte sich auf den dunklen Boden und sah traurig vor sich hin.
Mit früher hat das nichts mehr zu tun, sagte er, nichts, gar nichts.
Dann hob er mit den Fingerspitzen etwas von der dunklen Erde hoch und roch daran. Fremd, flüsterte er, ganz fremd. Er hielt mir die Erde hin. Sie war wie Schnee. Wie seine Hand war sie, mit der er vorhin nach mir gefasst hatte: Ganz kühl. Ganz lose. Ganz leicht.
Riech, sagte er.
Ich atmete tief ein.
Na?
Erde, sagte ich.
Und?
Etwas sauer. Etwas bitter. Richtige Erde.
Aber doch fremd? Ganz fremd? Und doch so widerlich, nicht?
Ich atmete tief an der Erde. Sie roch kühl, lose und leicht. Etwas sauer. Etwas bitter.
Sie riecht gut, sagte ich. Wie Erde.
Nicht widerlich? Nicht fremd?
Radi sah mich mit ängstlichen Augen an. Sie riecht doch so widerlich, du.
Ich roch.
Nein, so riecht alle Erde.
Meinst du?
Bestimmt.
Und du findest sie nicht widerlich?
Nein, sie riecht ausgesprochen gut, Radi. Riech doch mal genau.
Er nahm ein wenig zwischen die Fingerspitzen und roch.
Alle Erde riecht so? fragte er.
Ja, alle.
Er atmete tief. Er steckte seine Nase ganz in die Hand mit der Erde hinein und atmete. Dann sah er mich an. Du hast recht, sagte er. Es riecht vielleicht doch ganz gut. Aber doch fremd, wenn ich denke, dass ich das bin, aber doch furchtbar fremd, du.
Radi saß und roch und er vergaß mich und er roch und roch und roch. Und er sagte das Wort fremd immer weniger. Immer leiser sagte er es. Er roch und roch und roch.
Da ging ich auf Zehenspitzen nach Hause zurück. Es war morgens um halb sechs. In den Vorgärten sah überall Erde durch den Schnee. Und ich trat mit dem nackten Füßen auf die dunkle Erde im Schnee. Sie war kühl. Und lose. Und leicht. Und sie roch. Ich stand auf und atmete tief. Ja, sie roch. Sie riecht gut, Radi, flüsterte ich. Sie riecht wirklich gut. Sie riecht wie richtige Erde. Du kannst ganz ruhig sein.
Labels: BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG 386