Sunday, November 20, 2016

TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN * TẢN ĐÀ


BS. TÔN THẤT SANG * BÁC SĨ TRONG TÙ

Bác sĩ trong tù

BS.Tôn Thất Sang
         
  Crack!

Tiếng cơ bẩm đẩy viên đạn lên nòng súng nghe gai nhọn và lạnh lùng như tiếng gằn giọng của tử thần! Một luồng cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống, làm toàn thân tôi nổi ốc. Tôi chưa kịp định thần thì một giọng nói chát chúa vang lên:

- Ðứng lại, không tôi bắn!

Tôi vội vàng cố khép hai vạt áo mưa đang phần phật bay trong gió, quay mình lại. Một tên "Cán bộ" sát khí đằng đằng lạnh lùng chĩa mũi súng vào tôi và nhìn tôi không chớp mắt. Tôi vội nói:

- Báo cáo Cán bộ, tôi, Y tế trại, đi cấp cứu.

- Vậy đèn đóm đâu hết?

- Bị gió lùa mới tắt!

Tên Cán bộ nhìn tôi gằn giọng:

- Lần sau đi không có đèn thì tôi bắn! Thôi anh đi đi!

Tôi gật đầu chào nó, vội quay đi mà lòng còn ấm ức.

Tôi đi trong cái lạnh và cô đơn vô cùng của đêm khuya ở trại Z 30D Hàm Tân, khoảng 2, 3 giờ sáng, giữa hai hàng cây so đũa đưa đẩy cùng bóng tối, đang chập chờn uốn éo và cất tiếng hú xào xạc dưới cơn mưa lất phất nghe như tiếng rên xiết thở than của linh hồn những người tù ở trại đã bỏ mình quá nhiều vì bệnh tật, vì lao động khổ sai! Tôi thốt nhiên rùng mình xốc lại túi cứu thương nặng trĩu một bên vai, hai tay khép chặt tà áo mưa cúi mình rảo bước.

Xa xa, lẫn trong tiếng gió, văng vẳng tiếng la lớn của một tù nhân:

- Báo cáo Cán bộ, buồng 9 có người bệnh nặng, xin cấp cứu!

Tiếng kêu được lập đi lập lại nhiều lần, thống thiết, khẩn cầu và khổ sở nhưng chứa chan tình đồng đội. Tôi chạy vội lại hướng đó.

Ðêm khuya lắm rồi, trời lạnh thấu xương, cả trại Hàm Tân đang đắm chìm trong giấc ngủ đầy giá buốt và ác mộng, một giấc ngủ dật dờ không đầy giấc để tờ mờ sáng hôm sau, nghe kẻng báo thức, tất cả lại phờ phạc thức dậy, lại đi lao động, lại kéo dài cuộc sống khổ sai!

Ðến buồng 9, qua chấn song sắt của khung cửa hẹp, tôi thấy một số anh em còn thức, ngồi quây quần ở bục xi măng cuối phòng. Dưới ánh đèn le lói, khoảng giữa một số mùng đã được cuốn lên nhăn nhúm, có một thân hình bọc kín trong hai ba lớp chăn đang run lên từng chập, cất tiếng rên hừ hừ giữa hai hàm răng đánh lập cập. Mọi người chung quanh đang lo lắng, kẻ thoa dầu, người bắt gió. Trông thấy tôi, ai nấy đều thở phào, nhẹ nhõm:

- Y tế đến rồi, yên tâm đi, có gì thì khai với Bác sĩ.

Tôi vội hỏi người trưởng buồng:

- Ai bệnh vậy, anh Ngọc?

- Anh Loan đó anh.

Mọi người chung quanh vội đẩy anh Loan đến sát bờ cửa sổ vì cửa chính đang bị đóng kín với vòng xích sắt khổng lồ được khóa bằng một khóa Virex to tổ bố. Trong lúc đó, tôi cởi áo mưa, ngồi xổm xuống, mở túi cứu thương, lùa tay qua chấn song, kẹp nhiệt người bệnh, sờ trán thấy nóng như lửa, tốc mền bệnh nhân ấn chẩn, thấy đau vùng gan lách, bắt mạch thấy nhanh, đều, đọc nhiệt kế thấy 40 độ C. Tôi bảo bệnh nhân ngồi dậy để nghe tim, phổi, không có tiếng thổi bệnh lý, tuy nhịp có nhanh hơn vì đang sốt. Bệnh nhân khai sốt về chiều, rét run và đổ mồ hôi, ăn không ngon, miệng đắng, nhức đầu.

Tôi trấn an anh Loan, bảo anh đang lên cơn sốt rét và sau khi ra mồ hôi, thân nhiệt sẽ hạ và khỏe lại, không có gì đáng ngại. Tôi nhờ anh em vén cao tay áo anh Loan, làm garrot và dưới ánh đèn leo lét, tôi vỗ, vuốt, nắn, tìm veine mediane và chích ống Quinoserum vào tĩnh mạch một cách nhẹ nhàng và đầy kinh nghiệm, cái kinh nghiệm đắng cay và đầy linh động tính của một thầy thuốc trong trại tù thường khi phải hành xử những thủ thuật Y khoa trong mọi điều kiện thiếu thốn về vệ sinh, thuốc men, y cụ...

Mỗi lần phải cấp cứu trong đêm khuya, thường phải chẩn bệnh qua song sắt, mà khi chích thuốc, anh em tù nhân thường phải đứng nhón mông lên đúng giữa hai chấn song, và thầy thuốc định vị xong cũng phóng kim nhanh như chớp. Cái khó là chích gân (veine) qua khe cửa vì lấn cấn, tuy nhiên lâu ngày cũng quen dần nên mọi sự vẫn trôi chảy.

Chích thuốc xong, tôi đưa thêm anh Loan vài viên Quinine, Perymethamine và một viên an thần. Dặn anh cách sử dụng xong tôi về Phòng y tế. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi mơ hồ nhớ lại hồi ở trại miền Trung.

***

Hồi ở trại Tiên Lãnh, tù nhân có ba Bác sĩ là các anh Phùng Văn Hạnh, Vương Ngọc Lâm và tôi. Tuy nhiên, trại bảo chúng tôi là thành phần trí thức Tiểu tư sản nguy hiểm nên cả ba anh em chúng tôi không ai được làm Y tế. Tên trại trưởng chỉ định một anh cán sự Y tế (anh Hiển) lên làm Y tế trại để định bệnh và trị bệnh cho hàng ngàn tù nhân. Anh Hiển làm việc rất tận tâm và cũng được anh em thương mến, tuy nhiên vì bệnh nhân quá nhiều và có những trường hợp vượt quá khả năng của một Y tá nên thỉnh thoảng vẫn có những vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Trong khi đó thì những Bác sĩ vẫn phải đi lao động khổ sai!

Anh Phùng Văn Hạnh đi nhổ mạ, tăng gia sản xuất. Anh Vương Ngọc Lâm theo đội 11 lên rừng đốn củi, một công việc rất nặng nhọc và theo chỉ tiêu tăng dần.

Có bữa đi lao động ngoài, gặp Lâm. Nhìn anh trong bộ Treillis tơi tả, lưng đeo túi cải thiện (vỏ đựng mìn Claymore), tay xách lon gô (Guizgo), vai vác cây rựa cùn, mặt mày đen nhẻm, tôi cười bảo: Sao, ngày nay lại lên rừng khám bệnh cho khỉ à? Anh nhìn lại tôi, nói: Anh lại ra ruộng nghiên cứu chất Heparine chống đông máu à? (chất của đỉa tiết ra làm loảng máu để dễ hút). Hai thằng chua chát cười xòa rồi tôi vội đi nhanh cho kịp đội ra ruộng đàn piano - mò cỏ lúa - làm bạn với đỉa, với ếch nhái và rắn nước.

Bầu trời xanh lồng lộng gió nhưng tôi không thấy bầu trời theo hướng bình thường mà chỉ thấy một bầu trời đục nhờ nhợ, nhăn nhó lộn ngược phản chiếu trong mặt nước đục ngầu tanh tưởi dưới chân tôi. Tất cả bọn tù đều chổng mông, đầu cúi xuống, hai tay khuấy, mò, rứt những chòm cỏ mọc gần thân lúa. Thỉnh thoảng chớp được con nhái con ếch thì reo mừng cho vào túi cải thiện. Nếu gặp được bầy dế nhủi thì thật là béo bở. Chúng tôi đàn piano suốt ngày, khi nghe kiểng bãi, mừng rỡ bước lên bờ thì mặt nặng, chân phu, sưng vì dồn máu, lưng chồn gối mỏi, đĩa đeo đầy kẻ móng chân, có vài con lại mò lên hút máu gần chỗ bí hiểm, ngứa ngáy cùng mình, cảm thấy cuộc đời tù tội là cả một chuỗi ngày dài thê thảm và quá ảm đạm!

Một thời gian sau vì tù nhân chết quá nhiều, giao mùa Hè - Thu là thời gian sốt rét hoành hành song song với cường độ lao động căng thẳng thi đua sản xuất để thu hoạch vụ mùa. Tù nhân đi lao động mà như đang đi vào cõi chết, lừ đừ, mệt nhọc, tay chân làm mà tai chỉ lóng nghe tiếng kẻng bãi! Tai nạn lao động xảy ra liên miên: người bị tre đâm, kẻ bị sập nhà, người bị rắn cắn, kẻ bị cây đè, có bữa anh em lại đạp phải mìn bị thương nhiều người nên trại phải điều động Bác sĩ Hạnh lên phụ trách Y tế. Anh nguyên là Thiếu tá BS, trưởng Khoa xương ở bệnh viện Ða Khoa và Giám đốc một Bệnh viện tư ở Đà nẵng. Anh làm việc tận tụy bất kể ngày đêm. Việc anh khoái nhất là nhổ răng cho anh em và các tiểu phẩu; (BS Giải Phẩu, nên thấy máu là nhớ nghề lắm).

Trong thời gian đó anh Lâm bị tai nạn lao động vì khiêng cây quá nặng, vấp té ngồi trên một chồi cây đã vót nhọn làm rách toát hậu môn máu tuông xối xả. Anh em vội cõng về Bệnh xá cấp cứu và chính B.S. Hạnh đã khâu nhiều lớp trong ngoài rất đẹp và rất thành công. Một thời gian sau anh Lâm cũng được điều lên Bệnh xá. Tuy nhiên sau đó ít lâu thì nghe nói hai anh Hạnh và Lâm bị chế tài phải ra lao động lại vì phát biểu linh tinh.

Tôi, sau một thời gian lao động chết bỏ, cũng được điều lên Na Sơn, trại lẻ cách đó mười tám cây số đường núi, làm Y tế. Ở trại này là nơi sơn cùng thủy tận, đầy sương lam chướng khí, đêm đêm trong cái lạnh tê người, nằm nghe tiếng suối chảy róc rách lẫn với tiếng thác dội ì ầm, tiếng chim gõ mõ, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng bóp bóp, bóp thì bóp của đôi chim đỗ quyên suốt đêm cô đơn đi tìm nhau mà hừng sáng là chấm dứt: một chuyện tình, một lời nhắn gọi đầy bi thảm, quyến luyến, thi vị và đầy kịch tính.

Có một lần, trong đêm, cả trại hầu như thức dậy xôn xao, sợ hãi vì một tiếng gầm rung chuyển cả núi rừng. Tiếng của chúa sơn lâm, đang giận dữ tìm mồi lẩn quẩn đâu đây gần doanh trại. Tôi rùng mình mơ màng, không tin rằng mình đang ở hậu bán thế kỷ 20, gần đầu thế kỷ 21, thời gian mà nền khoa học vũ trụ đang phát triển tột đỉnh với những trạm không gian có người ở, với hệ thống vệ tinh và những tàu con thoi tuyệt hảo mà thân phận những tù nhân Việt Nam phải còn ở nơi rừng xanh núi thẳm làm bạn với rắn rít, với hổ dữ, một kiếp sống nô lệ không tương lai, một cuộc sống cô lập với thế giới bên ngoài, hoàn toàn bị bưng bít sau bức màn sắt.

Ở trại tù, tình trạng lao động nặng, lại thêm suy dinh dưỡng của anh em đã đến cực độ, thân mình chỉ còn da bọc xương, hoặc phù thũng vì thiếu ăn, thiếu sinh tố.

Anh em bị bệnh sốt rét rất nhiều (tôi cũng trải qua mấy cơn), kế đến là lao phổi, kiết lỵ, dạ dày, gan, thấp khớp và tim mạch, v.v. và v.v... Thuốc men giới hạn, thiếu ăn, đói khát, nên có lần tôi phải xin Cán bộ chăn nuôi cho một ít cám heo (thường hàm chứa một số Vitamine B1) để phát cho anh em quá suy dinh dưỡng đang bị phù thủng. Nhìn anh em nhận lon cám heo, đôi mắt rực sáng sung sướng tôi không khỏi ngậm ngùi nghĩ đến cái nhân vị con người ở mức độ không thường dưới chế độ Cộng sản.

Trong trại tù, đau răng là một bệnh hầu như mọi người đều mắc phải. Theo thống kê, đau răng khi lên cơn nhức thường có cường độ cao hơn khi đau đẻ. Khi chịu không nổi, anh em thường nhờ tôi nhổ (cũng nhờ tôi thưòng xem BS. Hạnh nhỗ cho các bạn tù, chính tôi cũng được anh nhỗ cho ba cái răng sâu). Tôi soạn dụng cụ nhổ răng gồm có hai thanh sắt nhỏ dẹp đầu, một cái dùng để nạy (tôi thường gọi là thanh xà beng), một cái sắc cạnh hơn dùng để tách và rọc nếu răng. Ngoài ra còn có một cây kềm mỏ cong như mỏ chim ưng, để nhổ.

Thấy tôi bày đồ ra anh em cứ tưởng tượng là dụng cụ sửa xe đạp thì hết hồn. Nhưng sau khi nấu sôi dụng cụ cùng với bông gòn để sát trùng, chích thuốc tê, tiếp đó bảo bệnh nhân ngồi trên chiếc ghế, dựa lưng sát tường, đầu ngẩn cao, lại nhờ một anh bạn mạnh bạo giữ thật chặc đầu bệnh, không cho lắc! Sau đó tôi dùng thủ thuật róc, tách nếu ra và lấy kềm mỏ cong (nhờ thợ rèn trong trại làm) kẹp chính xác, nhổ răng ra nhẹ nhàng thì anh em như cất được gánh nặng cám ơn rối rít. Có nhiều lúc, vì răng cấm quá chắc nên thầy thuốc, bệnh nhân cùng người kềm giữ đánh vật với nhau gần nữa tiếng mới xong, và cả ba đồng cưòi xoà và thở ra nhẹ nhỏm! Vì vậy, hầu như ngày nào cũng có người đăng ký nhổ răng.

Có những khi trại hết thuốc tê mà anh em đau quá, tôi phải dùng nước cất chích vào nếu răng để bệnh nhân yên trí là có thuốc tê (Phương pháp dùng thuốc tâm lý placebo) và tôi cũng nhổ được răng mà người bệnh quả nhiên không thấy đau bao nhiêu.

Có một thời gian thuốc thông thường, trụ sinh đều thiếu trầm trọng, Cán bộ Y tế chỉ cho được vài chai Xuyên tâm liên và quảng cáo đó là thuốc trị bá bệnh của nhà nước ta, vì vậy, đau đầu, nhức răng, khó ngủ, đau bụng, nhiễm trùng... tất cả đều được cấp phát Xuyên tâm liên mà sau này tôi gọi đùa là Xuyên tâm tiễn.

Có đôi lúc khâu vết thương rách toạt vì tai nạn lao động mà không có kim mỗ, tôi phải lấy kim may và chỉ may quần áo nấu sôi sát trùng và khâu vết thương, cho thêm trụ sinh và cắt chỉ năm hay bảy ngày sau.

Tóm lại, làm Y tế trại tù là phải quyền biến, thường phải dùng xuyên tâm trị liệu kết hợp với vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu, cùng với thuốc tây, thuốc nam (cỏ mực để cầm máu, vỏ cây xoài để trị nhức răng, lá ổi nấu nước uống để cầm tiêu chảy...) Phải biết làm thầy mằn để trị bong gân, trật xương, phải biết châm cứu để trị đau lưng, mất ngủ, di tinh... Vì vậy tôi nhắn người nhà gởi lên cuốn châm cứu thực hành của cụ Thượng Trúc để biết thế nào là nhâm mạch, đốc mạch cùng 12 đường huyệt đạo chính trên cơ thể: thủ thái âm, thủ thiếu âm, túc khuyết âm, túc thiếu dương... hiểu thế nào là bá hội huyệt, phong phù, phong trì, thiếu dương, quan xung, đan điền v.v...

Cũng nhờ vậy mà tôi biết những tay viết kiếm hiệp thường dùng từ đả thông huyệt nhâm đốc, sinh tử huyền quan, kinh kỳ bát mạch và những tay xạo có hạng thường chế thêm ra chưởng thế này thế nọ, dùng cách không điểm huyệt cách sơn đả ngưu, câu hồn đại nã di tâm pháp. v.v...là cũng dựa vào tên các huyệt đạo này để lòe độc giả, làm mọi người say mê đến quên ăn bỏ ngủ một thời (trong đó cũng có tôi).

***

Hơn 12 năm trời rồi cũng trôi qua, lần tay đếm lại thấy số đậu trắng rất nhiều mà số đậu đen hầu như rất ít. Mừng, vì mình làm đuợc nhiều việc hữu ích cho anh em, 12 năm trời qua đi như một giấc mộng đớn đau ở chín tầng địa ngục, bây giờ mới thấy ánh bình minh!

Cuối cùng tôi cũng hết hạn tù, ra về với tâm hồn thanh thản vì đã sống được một cuộc sống đẹp và hết lòng với anh em, một cuộc sống không chút bợn nhơ, được anh em thương mến. Tôi ra về, anh em chào giã từ trong thương yêu và ngậm ngùi, có một vài bác già, bệnh nặng kinh niên, khi tôi về các bác mừng cho tôi nhưng lại lo lắng vì không biết ngưòi kế tiếp có nắm vững bệnh lý của các bác mà chữa trị không?! Tôi trấn an và bồi hồi chào giã biệt các bác.

Trên đường ra khỏi cổng trại, ngoảnh mặt lại, bùi ngùi vẫn thấy anh em vẫn lao động miệt mài khổ ải ở hiện trường, tôi bâng khuâng đưa tay vẫy anh em một lần nữa, anh em lưu luyến khẻ vẫy tay chào lại và trong ngấn mắt mờ lệ, tôi thoáng nhớ đến câu nói của một Văn sĩ nào đó: Trại tù không phải là nơi anh ăn ở suốt đời, sẽ có một ngày nào đó anh sẽ được trở về với gia đình, với xã hội. Ðiều quan trọng là anh ăn ở làm sao mà khi ra đời, gặp lại bạn tù, người ta vui vẻ chào anh, mời anh một điếu thuốc, chứ đừng để cho người ta phải tránh né anh, hoặc nhổ vào mặt anh một bãi nước miếng!

Tôi tự nhiên cảm thấy sung sướng thật sự vì mình đã không nằm ở vế thứ hai...
 
 
BS.Tôn Thất Sang

HỘI NGHỊ SIÊU QUYỀN LỰC BILDERBERG

HỘI NGHỊ SIÊU QUYỀN LỰC BILDERBERG HỌP TỪ 11 ĐẾn 14-6-2015 QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG TRUNG QUỐC, NGA VÀ CHỌN TỔNG THỐNG MỸ?

Wednesday, June 10, 2015
Địa điểm họp Hội Nghị Siêu Quyền Lực BILDERBERG từ 11-6 đến 14-6-2015 tại
Khách sạn Interalpen-Hotel Tyrol trên vùng núi gần Telfs, nước Áo (Austria)

Khách sạn Interalpen-Hotel Tyrol trên vùng núi gần Telfs, nước Áo (Austria) ở cao độ 1,300m
được chọn làm địa điểm họp Hội nghị Siêu Quyền Lực Bilderberg 2015 tứ 11-6 đến 14-6-2015
VietPress USA (10-6-2015): Điều hành mọi vấn đề về chiến tranh, hòa bình, kinh tế tài chánh và hầu như mọi hoạt động vĩ mô liên quan đến toàn nhân loại trên trái đất không phải là do các Tổng Thống hay Thủ Tướng hoặc Quốc Trưởng, Vua Chúa, Hoàng Hậu của mỗi quốc gia; mà chính là do một tổ chức không mấy ai biết rõ đó là “SIÊU QUYỀN LỰC”!

Siêu Quyền Lực Hoa Kỳ và Thế Giới ngày xưa ở Âu châu gọi là FREEMASON do 13 Hiệp sĩ thành lập và lãnh đạo đã phát triển và ảnh hưởng toàn Âu châu và theo các cuộc thánh chiến đã tràn qua Trung Đông. Khi những người Châu Âu theo các đoàn thám hiểm, di dân tìm vàng và định cư tại Hoa Kỳ, Siêu Quyền Lực FreeMason tràn qua Mỹ. 

Cho đến đầu tháng 5 năm 1774, một Giáo sĩ Dòng Tên Jesuit đã viết lại toàn bộ các nguyên tắc và tổ chức Siêu Quyền Lực để cố vấn cho Vatican, Hoa Kỳ và các vị Vua Chúa Âu Châu. Vị Giáo sĩ Dòng Tên Jesuit đã đặt tên cho lý thuyết và hoạt động bí mật nầy là ILLUMINATI. Con số chính thức tượng trưng cho Siêu Quyền Lực Illuminati là số 13 tức là số Code để đi vào các sự hoàn hão. Không phải ngẫu nhiên mà lá cờ của nước Mỹ có 13 sọc tượng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trên hai vòng tròn của Con Dấu Great Seal in lên mặt sau của tờ giấy 1 Dollar của Mỹ lại có tới 10 chi tiết ghi con số 13. Và hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà hằng năm suốt 63 năm liên tiếp tổ chức Siêu Quyền Lực Illuminati Bilderberg đã triệu tập phiên hội nghị hằng năm với đại diện của 13 tổ chức Siêu Quyền Lực và những khách mời đầy quyền lực. 

Chúng tôi sẽ đề cập đến con số 13 trong một bài tới; hôm nay chỉ loan tin về Hội nghị năm 2015 của Siêu Quyền Lực Illuminati Bilderberg gọi tắt là BILDERBERG sẽ khai mạc phiên họp lần thứ 63 vào ngày Thứ Năm 11-6-2015 và kết thúc vào ngày Chủ Nhật 14-6-2015 tại Áo (Austria) và những vấn đề sẽ xảy ra trên thế giới do phiên họp nầy mang đến.
ĐỊA ĐIỂM VÀ AN NINH CHO HỘI NGHỊ SIÊU QUYỀN LỰC BILDERBERG 2015:

Địa điểm họp tại Khách sạn Interalpen-Hotel Tyrol trên vùng núi gần Telfs, nước Áo (Austria) ở Âu Châu.  Đây là đại khách sạn ngoại hạng và là trung tâm hội nghị quốc tế trên vùng núi gần rặng núi tuyết Alpine ở nước Áo, nằm sát biên giới nước Đức.

Cảnh sát Châu Âu cuối tháng 5-2015 đã xác nhận địa điểm họp Hội Nghị hằng năm của Siêu Quyền Lực Bilderberg 2015 và cho hay họ chịu trách nhiệm canh gác cho hội nghị G7 trong hai ngay 07 và 08-6-2015 và tiếp đến là canh gác an ninh tuyệt đối cho Hội Nghị 2015 của “Bilderberg Group”. (https://www.lewrockwell.com/2015/04/no_author/saddle-up-for-bilderberg-2015/ ).
Interalpen-Hotel Tyrol là mt "Trung tâm Hi ngh Khách sạn 5 Sao" nm khut trong rng cách vài cây strên núi cao phía tây ca khu ngh mát trượt tuyết Seefeld, và thun tin gn sân bay Innsbruck. Khách sn này thuộc sở hữu riêng của tập đoàn tư nhân Liebherr, là một đại tập đoàn sản xuất đặt cơ sở tại Thụy Sĩ nhưng chủ nhân là Tỷ phú người Đức Liebherr và gia đình.

Theo tài liệu của Khách sạn 5 Sao Trung Tâm Hội Nghị Interalpen-Hotel Tyrol phổ biến về Hội Nghị Bilderberg năm 2015 thì Khách sạn nằm ở độ cao 1,300m tọa lạc trên vùng rừng núi độc quyền tại Tirolean Alps, có thể nhìn toàn bộ các đĩnh núi phủ tuyết tuyệt vời và phong cảnh bao la tiếp tận chân Trời.
Phòng hội nghị 400 chỗ ngồi được thiết kế theo kiểu Tổ Chim Đại Bàng, nằm cách biệt với nền phía sau là rặng núi tuyết Alpine và các trang thiết bị, phương tiện dành cho hội nghị là cả một thế giới nghệ thuật thượng đẳng của nhân loại.
Hội Nghị Siêu Quyền Lực năm 2015 sẽ bao gồm các nhà chính trị cao cấp nhất trên thế giới, các chủ ngân hàng, một số chủ nhân của các Công ty đa quốc gia và các thành viên thuộc 13 hệ phái Siêu Quyền Lực tại Hoa Kỳ, Âu Châu, Châu Mỹ Latin là các đại diện cho nhiều mạng lưới trong tổ chức Siêu Quền Lực Illuminiti ở Hoa Kỳ.

Góc nhìn từ trên cao xuống vườn hoa, hồ tắm và toàn cảnh của Khách sạn 5 Sao Interalpen-Hotel Tyrol
Cảnh Sát nước Áo cũng đã cho biết địa điểm họp và huy động mọi khả năng cùng nhân lực, phương tiện để bảo vệ cho Hội Nghị Siêu Quyền Lực Bilderbreg 2015 họp trong các ngày từ 11-6 đến 14-6-2015.  Đây là lần thứ ba trong lịch sử nước Áo được Siêu Quyền Lực Bilderberg chọn làm nơi họp Hội Nghị.
Hội nghị Bilderberg lần đầu tổ chức năm 1979 tại Baden phía nam của thủ đô Vienna của nước Áo. Hội nghị lần thứ nhì cách nay đã 27 năm cũng đã được tổ chức tại Đại khách sạn Interalpen-Hotel Tyrol vào năm 1988. 
Thông Cáo Báo Chí của Cảnh Sát nước Áo phổ biến về vấn đề an ninh cho Hội Nghị Siêu Quyền Lực năm 2015 thì vào ngày 13-01-2015, một cuộc họp cao cấp về an ninh đã do Bộ Trưởng An ninh Liên Bang Mag Johanna Mikl-Leitner và Đại diện Bộ Nội Vụ Áo và Cảnh Sát vùng Tyrol đã họp tại thủ đô Vienna của Áo. Tại phiên họp nầy đã quyết định triễn khai cuộc hành quân an ninh cho Hội Nghị Thượng Đĩnh G7 họp từ ngày 07 và 08-6-2015 tại Scholoss Elmau ở vùng núi Bavaria của nước Đức, nằm sát biên giới nước Áo chỉ 3.6Km mà thôi. Tiếp theo đó, vấn đề hành quân an ninh sẽ tiếp nối bắt đều từ ngày 09 đến hết ngày 14-6-2015 để bảo vệ cho Hội Nghị Siêu Quyền Lực Bilderber 2015 trên vùng núi của Áo nằm sát biên giới Đức không xa khu vực vừa chấm dứt Hội nghị G7.
Các hệ thống theo dõi điện tử chống bên ngoài xâm nhập; các hệ thống phòng không dặc biệt; kiểm soát rò rĩ tín hiệu và chống xâm nhập hackers, từ trường, v.v.. đều được chuẩn bị. Ngoài ra hệ thống hầm an toàn để chống các vụ tấn công phi đạn cũng đã được dự trù và thoát hiểm.
Bộ trưởng Nội Vụ Áo nói rằng “Nhiệm vụ của Cảnh Sát tại Hội Nghị G7 và tại Hội nghị Siêu Quyền Lực Bilderberg 2015 đều giống nhau, đó là tuyệt đối bảo vệ an ninh và an toàn cho Hội nghị thành công. An ninh và chống các vụ tấn công là ưu tiên trên hết để bảo vệ các nguyên thủ quốc gia, các quốc khách, các nhân vật quyền lực đặc biệt và công chúng. Cảnh sát cũng hiện diện để bảo vệ và giúp những người biểu tình ôn hòa bày tỏ quan điểm với các Hội Nghị vì quyền diễn đạt tư tưởng trong tinh thần dân chủ là quyền pháp định của mọi công dân cần được tôn trọng”. 
Lực lượng Cảnh sát bảo vệ cho Hội Nghị Siêu Quyền Lực có sự phối hợp với Cảnh Sát Đức và lực lượng an ninh chống khủng bố của Âu Châu, Hoa Kỳ và được gọi là COBRA, không trực thuộc Cảnh sát Liên Bang của Áo; nhưng được đặt trực tiếp dưới sự điều động của Bộ Nội An Liên Bang Áo (Austrian Federal Ministry of the Interior). 
Thiếu Tướng Robert Strondl, Tư lệnh Hành Quân của Bộ Nội Vụ Áo nói rằng “Đã nhiều tháng nay chúng tôi thu thập mọi thông tin dữ kiện liên quan cả hai Hội Nghị G7 và Bilderberg nầy và đặt ra những trường hợp nguy hiểm có thể để đưa ra giải pháp tháo gỡ và chúng tôi thường xuyên cải tiến các kế hoạch của chúng tôi”.
Để có an ninh tuyệt đối, Cảnh Sát cho biết lệnh hạn chế xe cộ giao thông đi vào khu vực Hội Nghị Siêu Quyền Lực đã được ban hành; và vùng cấm bay trong vòng 30 dặm trên bầu trời của khu Hội Nghị Bilderberg cũng đã được thông báo cho mọi cơ quan hàng không quân sự lẫn dân sự trên khắp thế giới.
Có tin riêng nói rằng các hệ thống lá chắn chống Tên Lửa của Hoa Kỳ tại Âu châu và Bắc Âu đã sẵn sàng bảo vệ bầu trời của khu vực Hội Nghị Siêu Quyền Lực Bilderberg. Ngoài ra cũng có tin nói là một hệ thống “Iron Dom” chống tên lửa và pháo kích theo kiểu Hoa Kỳ giúp Do Thái cũng đã được đặt trên rặng núi Alpine để bảo vệ cho Hội Nghị G7 và Siêu Quyền Lực Bilderberg.  
Một phòng họp hội nghị của Khách sản Interalpen-Hotel Tyrol nước Áo
SIÊU QUYỀN LỰC BILDERGERG NĂM 2008 ĐÃ CHỌN 
ÔNG BARACK OBAMA LÀM TỔNG THỐNG HOA KỲ:
Chắc hẵn có nhiều người chưa biết Siêu Quyền Lực là gì, tôi sẽ trình bày trong những bài tới. Hôm nay tôi chỉ phổ biến bản tin để đọc giả biết rằng sau phiên họp từ ngày mai Thứ Năm 11-6 đến hết Chủ Nhật 14-6-2015, Thế Giới chắc chắn sẽ có nhiều biến động. Tôi sẽ theo dõi các tin tức đặc biệt về Hội Nghị Siêu Quyền Lực Bilderberg 2015 để cập nhật thông tin đến quý đọc giả. Phiên họp sẽ quy tụ tối đa 140 đại diện thuộc 13 chi phái của Siêu Quyền Lục Illuminati mà Hội nghị Bilderberg coi như là một tổ chức chung để triệu tập các kỳ hội nghị hằng năm kể từ năm 1952.
Hội nghị Siêu Quyền Lực Bilderberg từ 11-6 đến 14-6-2015 theo nghị trình sẽ thảo luận các vấn đề trọng yếu sau đây:
  • Artificial Intelligence  (Thông minh nhân tạo).
  • Cybersecurity (An ninh mạng)
  • Chemical Weapons Threats (Mối đe dọa vũ khí hóa học)
  • Current Economic Issues (Các vấn đề Kinh tế hiện nay)
  • European Strategy (Chiến lược Châu Âu)
  • Globalisation (Toàn cầu hóa)
  • Greece (Hy Lạp)
  • Iran (Cộng hòa Hồi giáo Iran)
  • Middle East (Trung Đông)
  • NATO (Khối NATO –Liên phòng Bắc Đại Tây Dương).
  • Russia (Nga)
  • Terrorism (Khủng bố)
  • United Kingdom (Anh quốc)
  • USA (Hoa Kỳ)
  • US Elections (Bầu cử Hoa Kỳ)
Tổng số các nhân vật tham dự gồm 140 người theo danh sách vừa được công bố tại Link sau đây:
Danh sách 44 Tổng Thống Hoa Kỳ thì đã ghi rõ có 41 Tổng Thống thuôc Siêu Quyền Lực MASON hoặc theo Siêu Quyền Lực Illuminati. Có hai vị Tổng Thống không thuộc Siêu Quyền Lực nào gồm Thống Thống thứ 16 Abraham Lincohn (1861-1865) đã bị ám sát chết.
Gần 100 năm sau, Tổng Thống thứ 35 của Hoa Kỳ là John F. Kennedy (1961-1963) không thuộc Siêu Quyền Lực nào nên cũng đã bị ám sát chết tại Dallas, Texas. Riêng TT Barack Obama thứ 44 của Hoa Kỳ thì các văn bản chính thức chưa thấy ghi thuộc Siêu Quyền Lực hay không.
Tuy nhiên, Thượng Nghị Sĩ da đen Barack Obama được Siêu Quyền Lực chọn và mời ông đến tham gia phiên họp ngày 05 đến 08-6-2008 tại Khách sạn Chantilly ở Washington DC  trước khi ông tranh cử và đắc cử chính thức làm Tổng Thống thứ 44 Hoa Kỳ vào ngày 02-11-2008 (https://www.youtube.com/watch?v=ubIC5r5Nyu4#t=309 ).
Qua sự chọn lựa nầy, Ứng Cử Viên Barack Obama đã được Siêu Quyền Lực tổ chức buổi nói chuyện trên sân vận động ở Đức với trên 200,000 người hoan hô nhiệt liệt vào ngày 24-7-2008.

Đia điểm họp Hội Nghị Bilderberg năn 2014
 TNS Barack Obama đắc cử Tổng Thống Thứ 44 Hoa Kỳ vào ngày 04-11-2008 và nhiệm vụ của ông là thi hành đường lối như nghị trình Bilderberg đã vạch ra tại hội nghị Bilderberg từ 05 đến 08-6-2008 ở Chantilly, Washington DC.

Tiếp đến là Hội Nghị Siêu Quyền Lực Illuminati Bilderberg 2009 họp các ngày 14 đến 17-5-2009 tại bán đảo du lịch Vouliagmeni thuộc thành phố Athens của Hy Lạp (http://www.americanfreepress.net/html/bilderberg_2009_179.html ). TT Obama và bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton đều đến dự. Hội nghị nầy quyết định xoay trục chiến lược chuyển 60% sức mạnh Quân sự Hoa Kỳ qua Á Châu – Thái Bình Dương; thanh toán khủng bố và giết Osama Bin Laden; tổ chức họp hội nghị quốc tế về an ninh nguyên tử, kinh tế, tài chánh và vấn đề Trung Quốc.
AI SẼ LÀ TÂN TỔNG THỐNG HOA KỲ NĂM 2016?
Theo nghị trình được công bố, sẽ có những vấn đề cấp thiết trên thế giới phải được giải quyết gấp rút, gồm:
-     -1. Vấn đề Nga, Ukraine, NATO, chiến lược Châu Âu nằm trong một chuỗi vấn đề đan chéo vào nhau.
-      -2.  Vấn đề khủng bố, Hồi giáo ISIS, vũ khí hóa học, vấn đề nguyên tử, Iran, Trung Đông.
-    -3.  Xúc tiến vấn đề Toàn Cầu Hóa (tức Trật Tự Thế Giới Mới), An ninh Mạng, Vấn đề kinh tế tài chánh hiện nay là những vấn đề đặt trọng tâm đối nhắm vào Trung Quốc và Bắc Triều Tiên
-4. Để điều hành tất cả những vấn đề trên, phải có một Tổng Tư Lệnh, đó là Tổng Thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử vào năm 2016 sắp tới. 

Ai sẽ là người được Siêu Quyền Lực chọn lựa? Trong giai đoạn chuyển tiếp, Siêu Quyền Lực đã thúc đẩy Hội Nghị G7 vừa kết thúc trong hai ngày họp tại Đức hôm 07 và 08-6-2015 là sẽ cương quyết hơn nữa đối với Nga và biện pháp đối với Trung Quốc đang chống lại “Trật tự Thế giới mới”.
Jeb Bush, em ruột của TT George W. Bush, con tari
của TT George H. Bush đang chờ tin Bilderberg
Hiện nay ông Jeb Bush của đảng Cộng Hòa đã có mặt tại các nước Âu Châu gồm Ba-Lan, Estonia, Đức và có tin ông đang chờ đợi tham dự phiên họp của Siêu Quyền Lực Bilderberg (http://www.infowars.com/is-jeb-bush-going-to-bilderberg-2015/). Sau chuyến đi nầy, Jeb Bush sẽ chính thức công bố ra tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2016 với tư cách sẽ tranh chức Đại diện đảng Cộng Hòa.
Trong khi đó, rõ ràng là trong danh sách 140 thành viên của Hội Nghị Bilderberg 2015 khai mạc ngày 11-6 và kết thúc ngày 14-6-2015 đã có một người chính thức Đại diện cho Bà Hillary Clinton. Vậy ai sẽ được Siêu Quyền Lực Bilderberg hậu thuẩn làm Tổng Thống Hoa Kỳ vào cuộc bầu cử tháng 11-2016 sắp tới?
Mời đọc bài tiếp theo của Ký giả HẠNH DƯƠNG trên Thông Tấn Xã VietPress USA (www.vietpressusa.com).
Tin đặc biệt của Hạnh Dương.
Quý cơ quan Báo Chí, Truyền Thông nào trích lại, 
xin vui lòng để tên tác giả và xuất xứ độc quyền của VietPress USA.


HIẾU TÂN * TRẦN ĐỨC THẢO

  TRẦN ĐỨC THẢO – 

Version 1: Những lời trăng trối Hay nhận thức và ân hận muộn màng?



Hiếu Tân
  Khi đọc (trên mạng) những trích đoạn TĐT nói (chuyện với Lê Tiến) được ghi âm lại, tôi thấy khả nghi: lẽ nào một nhà triết học, nói về một lí thuyết triết học, mà không có lập luận gì cả, chỉ nhắc đi nhắc lại Marx sai, chính Marx đã sai, rồi Hegel sai, và Marx theo Hegel Marx cũng sai! Rồi đập bàn, nóng này, giận dữ. Không có vẻ một nhà triết học, nhà nghiên cứu.
Nhưng sau khi đọc cả tài liệu, đến đoạn cuối này như một bằng chứng, thì tôi thấy có thể là thật. Thì ra trước đó tôi đánh giá TĐT cao hơn, hay nói cách khác, kì vọng hơn. Và tôi buồn cho ông.
Cuốn sách mỏng cho thấy một đoạn đời TĐT, đoạn cuối cùng, từ khi ông sang Pháp đến khi chết. Người  thuật lại có một tình cảm quý trọng chân thành đối với TĐT, và tôi cảm ơn ông về điều đó. Nhờ có cuốn sách mà chúng ta hiểu TĐT rõ hơn.
Cầm trên tay “Những lời trăng trối” của TĐT, người đọc nghĩ gì? Chúng ta mong được thấy những suy tư triết học của một người được coi là nhà triết học gần như duy nhất của đất nước, người do một sự lắt léo của số phận mà thành “người quan sát trong cuộc” của cách mạng cộng sản ở VN, và người cuối cùng đã phản tỉnh, đã nhìn thấy “mặt thật” và từ bỏ nó. Con đường  ‘le chemin de tourment’ đã qua và những suy tư của một đầu óc tầm cỡ triết gia như ông sẽ giúp cho nhiều người đi sau thoát khỏi lầm lạc chăng? Bây giờ, cái gì là đúng cái gì là sai đã rõ ràng, nhưng là nhà triết học, ông có thể giúp cho ta nhìn lại cái phương pháp, để trong muôn vàn rối rắm, biết tách ra khỏi cái sai mà tìm về gần với chân lí. Kì vọng của chúng ta đặt vào nhà triết học là vậy, chứ không phải những kiến thức rối mù trong suy tư trừu tượng rút ra từ núi sách vở mà ông đã đọc.
Ta gặp trong sách chuyện kể về những đoạn đời chủ yếu của TĐT từ khi về nước (1951) đến khi trở lại Pháp (1992) những nỗi niềm, cay đắng, bức xúc, những băn khoăn , trăn trở, qua trải nghiệm thực tế của nhà triết học. Lời thuật nói chung là khả tín. Một điều đáng tiếc nhỏ, là đôi khi người thuật có xu hướng “tiểu thuyết hóa”, dường như là do muốn bổ sung cho câu chuyện bớt sơ sài. Chẳng hạn chuyện kể CCRĐ: bắt rễ - xâu chuỗi – họp đội – xử án địa chủ, quá tỉ mi – cách k của nhà văn cho người đọc – không phi giọng trò chuyện riêng, và thiếu những nhận định khái quát. Có những chi tiết đã nhiều người biết, như vụ xử bà Năm, nhưng vụ cố vấn TQ nêu tấm gương c Hồ x bắn bà Năm’, tôi cho là không thực. Về CCRĐ, điều mà tôi muốn biết là khi đó TĐT đã viết gì về CCRĐ, ý kiến có tính triết học? (Được biết TĐT có bài viết về CCRĐ, nhưng hình như ngoài những hệ lụy tồi tệ đối với tác giả, bài viết không có tiếng vang đáng kể nào.)
Ngoài ra trong sách có một số chi tiết không đúng thời điểm: Điện hạt nhân – xe lửa cao tốc – khách sạn 5 sao, những vấn đề chỉ gần đây mới có: (Thảo ra đi 1993!). Có những ý như “lãnh đạo tuyên bố hi sinh đến người dân cuối cùng để chiến thắng,” “hi sinh đến giọt máu cuối cùng ca người dân cuối cùng[1]..dường  như là những suy diễn quá trớn. (Nghe như câu ‘Mao muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng’.)
Rất nhiều chuyện “thời sự xã hội” mọi người đều biết, nêu ra không mang lại một giá trị nào cả, vì nhà triết học cũng chỉ “ca cẩm” như những người khác, không có một kiến giải độc đáo nào. 
Những nhận định về hiện tình xã hội và con người thời “cách mạng”: Sùng bái. Gian dối. Dân chủ giả hiệu. Công an mật vụ. Bon chen, giành giật, cướp đoạt, phân biệt đối xử, chia rẽ, bức hại thanh toán, bòn mót vơ vét, lạm dụng quyền lực chính trị, trả thù, tận dụng bạo lực cách mạng, không tin dân: canh chừng, thống trị.
Xoay sở, chui luồn, thích  nghi, Ham chơi ham ăn, dâm ô, háo danh háo quyền,
Dân số tăng, nạo phá thai vô  tội vạ..
Xã hội tranh  ăn như muông thú. Luật rừng rú.
Khủng bố tinh thần. Đe dọa. Đấu tranh giai cấp. Đạo lí và chân lí bị chôn vùi.
Vấn đề đặt ra với TĐT là, trong cái hiện tại sống động ấy, suy tư và phản biện trực diện là dấn thân, còn suy lí tư biện trừu tượng là tránh né. Vậy thật ra TĐT đã thế nào?
  Trong một rừng những điều tiêu cực ấy, TĐT đã không tìm thấy cái gốc ở đâu. Cách nhìn của ông là mặc nhiên chấp nhận hiện tại, rồi phê phán những xấu xa ngang trái lẻ tẻ của nó.
Những quan điểm của TĐT về chiến tranh và hòa bình giống với của nhóm xét lại, vậy thời gian ấy TĐT ở đâu, làm gì, đã viết gì? Ông được HCM mời nói về đề tài này, và kết quả là HCM nghe với thái độ khó chịu. Nhưng những lập luận của ông cho thấy dường như ông không hiểu lập trường của “phe cách mạng” về chiến tranh, và nói chung, bạo lực. Đối với họ, chiến tranh đâu phải chỉ là tàn phá, chết chóc, đau khổ, tụt hậu..? đối với họ, chiến tranh còn là (hay chính là) phương thức, là cơ hội để đạt những mục tiêu “cách mạng” của họ. Bài nói đó có lẽ chỉ thích hợp với một chính phủ dân tộc không cộng sản.
Những suy tư sau báo cáo của Khrouschev: đúng ra TĐT phải theo xét lại: nhưng có lẽ (do hoàn cảnh) không có sự liên hệ cá nhân, nên điều đó đã không xảy ra.
Những đoạn thuật lại trải nghiệm riêng của TĐT có lẽ là những đoạn chân thực, thuyết phục nhất. (Ba lần gặp HCM, cuộc tranh luận giữa bố và con ở HN sau “giải phóng thủ đô”, quan hệ và tiếp xúc với những nhân vật cụ thể…Đặng Thai Mai – Trần Văn Giàu – Trần Bạch Đằng –Sông Trường” [Hà Xuân Trường - tại sao phải giấu tên?] Phạm Huy Thông.
Qua những trải nghiệm ấy, ta thấy được bước đường tư tưởng của Trần Đức Thảo – “nhà triết học”. Đang là một nhà triết học thuần túy tư biện, (hay đúng hơn là người “học rất giỏi” triết học, vì chưa thấy Thảo có gì sáng tạo hay phát triển) trong trường biện chứng Hegel và hiện tượng luận Husserl, nghiên cứu Marx và liên hệ với ĐCS Pháp, sau khi Việt Nam độc lập, năm 1946 TĐT muốn xin về “giúp cụ Hồ dựng nước”. Tham vọng tưởng sánh ngang nhưng mưu cơ hơn kém nhau một trời một vực, Thảo thất bại cú đầu tiên. Năm 1951 về nước, cũng với tham vọng là nhà lí luận (tất nhiên là hàng đầu, nếu không nói số một) của Đảng, trong cách mạng Việt Nam. Và từ đó đến cuối đời, là thất bại cay đắng. Thất bại toàn diện. Và trong nhiều khía cạnh: đầu hàng. Một người như Thảo có cơ may thành công không, trong tham vọng của mình? Có đấy, nhưng với một điều kiện mà Thảo không có: cơ hội. Không phải cơ hội bên ngoài, mà là bên trong: tính cơ hội. Thảo không có, đó là nguyên nhân không thành công, và là ưu điểm lớn nhất của Thảo.
Về tư tưởng, Thảo nổi danh ở trong nước nhờ giai thoại về một cuộc “tranh luận” với J-P Sartre. Nội dung tranh luận được hé lộ trong cuốn “Vấn đề con người và chủ nghĩa lí luận không có con người[2]” (Lời nhà xuất bản): té ra Thảo bảo vệ chủ nghĩa Marx chống luận điểm của Sartre “chủ nghĩa Marx không nhân bản, chủ nghĩa hiện sinh vô thần xin ứng làm nhân bản học của chủ nghĩa Marx”. Ý tứ trong sách thì dường như Thảo thắng, phe Sartre thua. Nhưng làm gì có thắng thua trong lí luận, bằng lập luận! Chính thực tiễn mới là người phân xử. Và trong những ngày cuối đời, khi Thảo cứ một mực: “Marx sai, chính Marx đã sai”, tôi ước gì lúc đó TĐT có thời gian để xem lại cuộc tranh luận ấy.
Ngoài tham vọng làm nhà lí luận của cách mạng, sau này Thảo thổ lộ, ông muốn về nước để được đắm mình trong hiện thực cách mạng, đem lí luận gắn với thực tiễn. Nhưng cái thực tiễn ấy không chỉ khiến Thảo thất vọng não nề, mà còn đầy đọa thân xác Thảo, dằn vặt tâm hồn Thảo. Tuy nhiên, những đau khổ của Thảo, cái vị thế không có gì đáng nể của Thảo dù nhìn dưới góc độ nào, có nguồn gốc từ ngay trong tư tưởng của “Thảo-nhà tư tưởng”. Ông thấy cán bộ “u trĩ - vụng về  - ngu dốt – tùy tiện – thô bạo. Và ông cho là “do nóng vội, thiếu kinh nghiệm (dù mục tiêu tốt/ đúng?), động cơ là mong tiến nhanh đến mục tiêu. Thế còn bản thân mục tiêu? Vì đấy mới là vấn đề! Ông có thể nhìn thực tế với lương tri lành mạnh để thấy những tồi tệ của nó, những cái gọi là sai lầm (sai với cái gì?) của nó. Nhưng một nhà triết học mà chỉ nhìn và suy nghĩ theo chủ quan, không thấy tính qui luật, không đi sâu đến tận cùng bản chất của vấn đề, không có khả năng đào sâu vấn đề đến những gốc gác cùng kiệt của nó, thì không mong cống hiến được gì mới cho nhận thức. Ông nhiều lần bực bội về sự “sùng bái” “ngu tín”, “cuồng tín”, nhưng ông cũng lại thường nghĩ “Marx có nói thế đâu (ý rằng sai lầm chỉ trong thực hiện, đã không làm theo Marx!),  nghĩa là Marx vẫn là chỗ dựa bất di bất dịch, một sự sùng bái không phải trong lời nói, mà trong suy nghĩ và hành động.
Tên tuổi TĐT được gắn với “nhóm Nhân Văn Giai Phẩm” bị đảng lên án và bị đẩy ra ngoài lề suốt phần đời còn lại, nhưng khi đọc những ý kiến của ông tôi hoàn toàn thất vọng. Nếu tên tuổi của ông còn lại với lịch sử, thì chính là “còn lại chút này”. Người ngoài cuộc đã có ý kiến đánh giá cả nửa thế kỉ rồi, nhưng không hề thấy một nhận định khái quát, sâu sắc nào của nhà triết học, trong cuộc.
Về thái độ sống, ông sống co ro trong sợ hãi (nhờ sợ hãi mà còn tồn tại), thu mình, (bị bắt phải) tuân phục; cố tỏ ra sùng bái cụ Hồ (không thành tâm). Ông đã không sống đích thực (mà làm sao đích thực được, trong một thân phận như thế), và không thoát khỏi chữ “ngụy tín” (mauvais foi) của Sartre. Về mặt này so với những Nguyễn Văn Cừ, Minh Khai.. ông không thể bằng, vì, dù sao, họ đã sống và chết cho niềm tin của mình. Ông đã tin vào “chuyên chính vô sản” và hăng hái nhiệt thành chứng minh, biện hộ cho nó (không ư?), có khi nào ông thấy mình đang là một nạn nhân “đích thực” của cái CCVS ấy không?
Trong truyện Tây Du Kí có chuyện Tôn Ngộ Không vẽ một cái vòng trên mặt đất, để bảo vệ thày trò Đường Tăng nếu đứng trong đó và không ra khỏi vòng. Cuộc đời TĐT cũng có một cái vòng như thế, mà ông chưa bao giờ có ý định bước ra khỏi: hệ tư tưởng Marx Lenin! Nguồn gốc mọi bi kịch mang tên Trần Đức Thảo là ở đó.
Ông có đọc những tác phẩm hiện đại về tư tưởng bác bỏ CN Marx không? Có, nhưng ông đọc với tâm thế phê phán, như ngày nào ông phê phán Sartre, trên lập trường Marx Lenin. Điều đáng buồn là ông đã đọc Giai cấp mới của Djilas, nhưng trong tư tưởng ông lúc đó không thấy gì tương đồng cả. Trong cuộc “đấu tranh tư tưởng” một người bình thường cũng có thể nhận ra những luận điểm “đấu tranh giai cấp”, “giai cấp lãnh đạo”.. chỉ là những chiêu bài, nhưng với TĐT thì nó vẫn là một thứ chân lí. Đơn giản: ông không bước ra khỏi vòng. Ông cũng nhận thấy giai cấp thống trị, đặc quyền đặc lợi đang hình thành, nhưng vẫn “kiên trì lập trường cách mạng”, không dinh tê, không vào Nam. Ông thấy các nghệ sĩ “nhân văn” đòi tự do sáng tác, tự quản văn nghệ là đúng, nhưng vẫn say sưa suy tư biện luận, bảo vệ, cải tiến “chủ nghĩa”.
Vào cuối thập kỉ 70, TĐT có viết bài phê phán chủ nghĩa Mao (chắc theo đặt hàng của đảng). Cuối thập kỉ 80, (hình như ?) ông có viết bài bác bỏ Hà Sĩ Phu. Và trong những năm đầu thời kì đổi mới kinh tế, ông có bài trên báo Nhân Dân, chứng minh “chủ nghĩa tư bản,” Mỹ, Nhật vẫn là bóc lột. Những bài viết đóng góp cho Trung ương, cho Sài gòn, chỉ là góp ý sửa chữa, điều chỉnh chính sách (không biết có được nghe không?). Cuốn “Vấn đề Con người và Chủ nghĩa Lý luận Không có Con Người”: chống giáo điều, chống chủ nghĩa cá nhân!
  Đang ở trong môi trường tự do tư tưởng, TĐT tự nguyện quay về chui đầu vào “bức màn sắt” không biết lối ra, rồi “intellectually mastubate”. Bị tách rời khỏi sự phát triển tư duy của thế giới. Thảo và Tụ đều xuất phát từ sự hình thành của con người. Nhưng tư duy Tụ là phương pháp, còn Thảo là sùng bái, nên vẫn lẩn quẩn trong vòng Tôn Ngộ Không: biện chứng! Duy vật sử quan!
   TĐT phê phán quan điểm “Đảng không bao giờ sai lầm” “biện chứng duy tâm”? Nói đảng “duy nhất đúng” là gian dối về lý luận! Nhưng “không bao giờ sai lầm/duy nhất đúng” sao lại là biện chứng, nó là siêu hình chứ! Và duy tâm chỗ nào? Tôi nghi ngờ ý tưởng này của nhà triết học.
Thảo và Đảng:
       Thảo sợ Đảng: Rõ! 
       Đảng có sợ Thảo không: No! Never!
Những phân tích của Thảo không hơn những người khác. Sức mạnh lí luận trong những cái Thảo viết không đáng sợ, vì né tránh trực diện, né vấn đề cơ bản. Và vì vẫn “trong vòng”.
Tôi cho rằng những trí thức cũ, người Kháng chiến cũ không thể nghe Thảo: vì nhận thức của họ cao hơn Thảo, đi trước Thảo. Vì họ không bị vướng.
Trong thời kì đổi mới kinh tế, Thảo thể hiện thái độ ghét tư bản nói chung: CNTB man rợ ở phương Tây đem lại? Đau lòng vì đô la Mỹ tung hoành? Độc lập về kinh tế? Ông buồn vì đất nước ngả sang kinh tế thị trường “của khối tư sản” [vẫn “phe ta/phe địch”]
CNXH theo định hướng thị trường! vẫn cai trị theo kiểu cũ (CNXH) nhưng theo một thứ CNTB mới rất tàn nhẫn   
Nếu Marx đúng khi phê phán TB thì phải lấy Marx để  phê phán chế độ TB “rừng rú” này chứ (mói mọc lên ở VN). Ai phân tích hay hơn Marx về KT hàng hóa?
Những nhận thức đơn giản ban đầu, chưa đào sâu. Ông đứng ở hàng đầu về lí luận Marx. Đằng sau quay: ông ở cuối!
Mấy cơ sở mà TĐT hay dựa vào: biện chứng/ duy vật sử quan. Phép biện chứng Hegel đã bị Karl Pope phê phán đáo để. Duy vật sử quan đã tỏ ra sự bất lực và thiếu căn cứ của nó. Phải tìm một sử quan mới! Đâu? TĐT đã bao giờ nghĩ đến điều này chưa?
Khi nhận ra cần thay đổi thì đã muộn! Đáng buồn! Ông luôn mồm  Marx  sai, cả Marx cũng sai! Nhận ra Marx sai từ bao giờ? Cuối 1992!  Cái nóng nảy của ông chứng tỏ đó là cơn bức xúc khi vừa mới ngộ ra, nóng lòng muốn thổ lộ.
Marx  đã bị bỏ lâu rồi,nhưng ở ta vẫn dùng làm bình phong”   
Lần đầu tiên phát biểu về vấn đề dân chủ tự do, là sau đổi mới kinh tế (1985) Ông dẫn tấm gương Singapore “độc tài, toàn trị sáng suốt”.  Singapore và VN  khác nhau gi? Nhà nước Pháp quyền. Các quyền của người dân vẫn được tôn trọng, TĐT có nghĩ đến không?
Thời kì ông sống là thời kì chế độ toàn trị đang trên đường hình thành, chưa hoàn thiện, vẫn mang cái vỏ dân chủ (hay thân dân) dễ lừa dối những người đứng ngoài. TĐT là người đứng trong, có phản tỉnh, có tri thức, đứng bên lề - không được dùng. Liệu TĐT có thấy được rằng: CS, thiểu số cầm quyền tham lam - ôm đồm - kiêu ngạo - chủ quan - tùy tiện, (như ông nói): là vì họ thấy mình toàn quyền, không có bất cứ sự giám sát hay ngăn chặn nào từ bên ngoài. Sống trong một xã hội toàn trị, một nhà triết học như ông đã bỏ lỡ cơ hội phê phán nó một cách sâu sắc và quán xuyến, góp phần vào lí luận cua loài người hiểu chủ nghĩa toàn trị. Ông đã hiểu chủ nghĩa toàn trị một cách mơ hồ, vụn vặt. Không biết ông có đọc Brezinski? Ông nghĩ gì trước những sự kiện: Bức tường Berlin sụp đổ, Thiên An Môn 1989?
Trên thân phận của Mao còn cái bóng vĩ đại rất ám ảnh của Marx” (sic) !? Làm gì có! Với Mao, Marx là gì? Chỉ là dụng cụ thôi!
Chê Đặng Tiểubình vẫn giữ “Hồng và Chuyên” “Hồng mà dốt và gian thì hỏng hết”: hóa ra “hồng” (mà giỏi) là tốt, chỉ có dốt (tức không “chuyên”) là hỏng. Nhưng người ta nói “hồng và chuyên” cơ mà.

Gấp quyển sách lại, tôi buồn. Thương ông, một cuộc đời bị đày đọa, một bộ óc thông minh nhưng cả cuộc đời chẳng biết có ích cho ai. Cái bi kịch trí thức của ông là điển hình của những trí thức ấu trĩ ngây thơ trước thực tiễn đầy hung hiểm, bị rơi vào một cái bẫy vùng vẫy không thoát ra được, hay tự lấy dây quấn chặt lấy thân mình nên càng dẫy dụa càng bị thắt chặt, và đến khi thoát ra thì đã muộn, quá muộn rồi.



[1] Những chữ in  nghiêng là lời  (hay ý) của Trần Đức Thảo, dẫn trong sách.
[2] Đây là một cách dịch đánh lạc hướng. Antihumanisme lẽ ra phải dịch là “chủ nghĩa phi nhân bản”



TRẦN ĐỨC THẢO – 

 Version 2: Bi kịch của một nhà triết học.

HIẾU TÂN
Cái tên Trần Đức Thảo từ lâu có nhiều hấp dẫn với tôi. Người ta gọi ông là Triết gia – Nhà triết học duy nhất hay số một của Việt Nam. Nhiều người thống nhất nhận định Việt Nam ta xưa nay không có triết học, vậy thì với Trần Đức Thảo: Có một nền triết học Việt Nam chăng? Trong đời thường, ông có dáng dấp một triết gia theo quan niệm dân dã, (ngày trước người ta thường gọi những cái đầu bù tóc rối như tổ quạ là đầu “phi lô dôp”) Theo những người được gần ông (Phùng Quán, Cao Xuân Hạo..) kể lại, ta thấy ông sống chìm đắm trong suy tư, không màng đến những gì xảy ra ngay xung quanh mình. Nhiều tác giả tên tuổi ở tây Âu, nhiều tạp chí chuyên ngành gọi ông là philosopher – nhà triết học. Người ta không chỉ gọi ông đơn giản là triết gia, mà còn là triết gia chân chính, nhà triết học chiến đấu.. Ở Việt Nam, nhiều người hâm mộ ông, nhưng tôi nghĩ họ chưa chắc đã đọc ông, mà phần nhiều hâm mộ danh tiếng của ông và những giai thoại về ông. Một anh bạn nhà văn kể với tôi rằng ở Paris, Jean-Paul Sartre có một căn phòng trên quảng trường, bốn mặt lắp kính để công chúng “chiêm ngưỡng” Sartre, và trên bàn làm việc trước mặt Sartre, là bức ảnh chân dung Trần Đức Thảo! Nhiều người thích thú với câu chuyện Trần Đức Thảo đã “dám” tranh luận cả với Sartre, và đã thắng! Chuyện này ta sẽ nói sau, nhưng đọc những thư từ trao đổi với A. Kojève (1902-1968), [một nhà triết học có ảnh hưởng lớn ở Pháp vào những năm 1930, người chủ yếu đưa triết học Hegel vào Pháp] khi Trần Đức Thảo mới ba mươi tuổi (1948), ta thấy một tư thế tranh luận chững chạc của một tư duy triết học [tương đối] độc lập. Một điều chắc chắn là ở Việt Nam chưa có ai đi xa đến như Trần Đức Thảo vào những miền cô tịch của tư duy trừu tượng, và sử dụng một cách thuần thục như vậy các thao tác tư duy triết học. Trong một số khu vực hẹp của tư tưởng Hegel, Marx, Husserl, đã có thời, Trần Đức Thảo có một thẩm quyền nhất định. 

Bởi vậy khi biết có một cuốn sách viết về những năm tháng cuối đời của Trần Đức Thảo, và nhất là nghe trong đó hình như Trần Đức Thảo “có để lại một cái gì”.. tôi hào hứng tìm đọc. Mặc ai tò mò muốn tìm điều gì giật gân theo sở thích của riêng họ, còn tôi, tôi chi muốn theo dõi bước đường tư tưởng của Trần Đức Thảo. Ban đầu, khi đọc (trên mạng) những trích đoạn của cuốn sách Trần Đức Thảo- những lời trăng trối của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê,  Trần Đức Thảo nói (chuyện với Lê Tiến) được ghi âm lại, tôi thấy khả nghi: lẽ nào một nhà triết học, nói về một lí thuyết triết học, mà không có lập luận gì cả, chỉ nhắc đi nhắc lại Marx sai, chính Marx đã sai, rồi Hegel sai, và Marx theo Hegel Marx cũng sai! Rồi đập bàn, nóng này, giận dữ. Không có vẻ một nhà triết học, nhà nghiên cứu.

Nhưng sau khi đọc cả tài liệu, đến đoạn cuối này như một bằng chứng, thì tôi thấy có thể là thật. Thì ra trước đó tôi đánh giá Trần Đức Thảo cao hơn, hay nói cách khác, kì vọng hơn. Và tôi buồn cho ông.
Cuốn sách mỏng cho thấy một đoạn đời Trần Đức Thảo, đoạn cuối cùng, từ khi ông sang Pháp đến khi chết. Người  thuật lại có một tình cảm quý trọng chân thành đối với Trần Đức Thảo, và tôi cảm ơn ông về điều đó. Nhờ có cuốn sách mà chúng ta hiểu Trần Đức Thảo rõ hơn.

Cầm trên tay cuốn Trần Đức Thảo- những lời trăng trối, người đọc nghĩ gì? Chúng ta mong được thấy những suy tư triết học của một người được coi là nhà triết học gần như duy nhất của đất nước, người do một sự lắt léo của số phận mà thành “người quan sát trong cuộc” của cách mạng cộng sản ở VN, và người cuối cùng đã phản tỉnh, đã nhìn thấy “mặt thật” và từ bỏ nó. Con đường đau khổ, vật vã của tinh thần (‘le chemin de tourment’ – tên một tiểu thuyết của Alexi Tolstoy) đã qua và những suy tư của một đầu óc tầm cỡ triết gia như ông sẽ giúp cho nhiều người đi sau thoát khỏi lầm lạc chăng? Bây giờ, cái gì là đúng cái gì là sai đã rõ ràng, nhưng là nhà triết học, ông có thể giúp cho ta nhìn lại cái phương pháp, để trong muôn vàn rối rắm, biết tách ra khỏi cái sai mà tìm về gần với chân lí. Kì vọng của chúng ta đặt vào nhà triết học là vậy, chứ không phải những kiến thức rối mù trong suy tư trừu tượng rút ra từ núi sách vở mà ông đã đọc.
Ta gặp trong sách chuyện kể về những đoạn đời chủ yếu của Trần Đức Thảo  từ khi về nước (1951) đến khi trở lại Pháp (1992) những nỗi niềm, cay đắng, bức xúc, những băn khoăn, trăn trở, qua trải nghiệm thực tế của nhà triết học. Lời thuật nói chung là khả tín. Một điều đáng tiếc nhỏ, là đôi khi người thuật có xu hướng “tiểu thuyết hóa”, dường như là do muốn bổ sung cho câu chuyện bớt sơ sài. Chẳng hạn chuyện kể CCRĐ: bắt rễ - xâu chuỗi – họp đội – xử án địa chủ, quá tỉ mi – cách k của nhà văn cho người đọc – không phi giọng trò chuyện riêng, và thiếu những nhận định khái quát. Có những chi tiết đã nhiều người biết, như vụ xử bà Năm, nhưng vụ cố vấn TQ nêu tấm gương c Hồ x bắn bà Năm’, tôi cho là không thực. Về CCRĐ, điều mà tôi muốn biết là khi đó TĐT đã viết gì về CCRĐ, ý kiến có tính triết học? (Được biết TĐT có bài viết về CCRĐ, nhưng hình như ngoài những hệ lụy tồi tệ đối với tác giả, bài viết không có tiếng vang đáng kể nào.)
Ngoài ra trong sách có một số chi tiết không đúng thời điểm: Điện hạt nhân – xe lửa cao tốc – khách sạn 5 sao, những vấn đề chỉ gần đây mới có: (Thảo ra đi 1993!). Có những ý như “lãnh đạo tuyên bố hi sinh đến người dân cuối cùng để chiến thắng,” “hi sinh đến giọt máu cuối cùng ca người dân cuối cùng[1]..dường  như là những suy diễn quá trớn. (Nghe như câu mà ta thường nghe ‘Mao muốn đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng’.)
Rất nhiều chuyện “thời sự xã hội” mọi người đều biết, nêu ra không mang lại một giá trị nào cả, vì nhà triết học cũng chỉ “ca cẩm” như những người khác, không có một kiến giải độc đáo nào. Trong một rừng những điều tiêu cực ấy, Trần Đức Thảo đã không tìm thấy cái gốc ở đâu. Cách nhìn của ông là mặc nhiên chấp nhận hiện tại, rồi phê phán những xấu xa ngang trái lẻ tẻ của nó.
Ngay trong những năm “Nhân văn Giai phẩm”, ông đã bị chụp mũ “xét lại”. Những quan điểm của Trần Đức Thảo về chiến tranh và hòa bình trong những năm 1960 gần giống với của nhóm xét lại, nhưng trong vụ án ấy, ông đã không bị liên can, vậy thời gian ấy Trần Đức Thảo ở đâu, làm gì, đã viết gì? Ông được mời nói chuyện trước “trung ương” về đề tài này, nhưng những lập luận của ông cho thấy dường như ông không hiểu lập trường của “phe cách mạng” về chiến tranh, và nói chung, bạo lực. Đối với họ, chiến tranh đâu phải chỉ là tàn phá, chết chóc, đau khổ, tụt hậu..? đối với họ, chiến tranh còn là (hay chính là) phương thức, là cơ hội để đạt những mục tiêu “cách mạng” của họ. Là một nhà marxist, ông không thể không nhớ câu nói của Marx, được Stalin nhắc lại: “Bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội đang giở dạ đẻ”. Bài nói đó có lẽ chỉ thích hợp với một chính phủ dân tộc không cộng sản.

  Qua những trải nghiệm ấy, ta thấy được bước đường tư tưởng của Trần Đức Thảo – “nhà triết học”. Đang là một nhà triết học thuần túy tư biện, (hay đúng hơn là người “học rất giỏi” sau là giáo sư triết học, nhưng chưa thấy Thảo có gì sáng tạo hay phát triển) trong trường biện chứng Hegel và hiện tượng luận Husserl, nghiên cứu Marx và liên hệ với ĐCS Pháp, sau khi Việt Nam độc lập, năm 1946 Trần Đức Thảo muốn xin về “giúp cụ Hồ xây dựng đất nước”, nhưng không được, lần đầu tiên Thảo nếm mùi thất bại. Năm 1951 về nước, cũng với tham vọng là nhà lí luận (tất nhiên là hàng đầu, nếu không nói số một) của Đảng, trong cách mạng Việt Nam. Nghe nói ông muốn giảng dạy chủ nghĩa Marx cho lãnh đạo, nhưng đó là một lầm lẫn ngây thơ và tai hại. Và từ đó đến cuối đời, là thất bại cay đắng. Thất bại toàn diện. Và trong nhiều khía cạnh: đầu hàng. Một người như Thảo có cơ may thành công không, trong tham vọng của mình? Có đấy, nhưng với một điều kiện mà Thảo không có: cơ hội. Không phải cơ hội bên ngoài, mà là bên trong: tính cơ hội. Thảo không có, đó là nguyên nhân không thành công; về phương diện con người, đó là ưu điểm lớn nhất của Thảo.
Về tư tưởng, Thảo nổi danh ở trong nước nhờ giai thoại về một cuộc “tranh luận” với J-P Sartre. Nội dung tranh luận được hé lộ trong cuốn “Vấn đề con người và chủ nghĩa lí luận không có con người[2]” (Lời nhà xuất bản): té ra Thảo bảo vệ chủ nghĩa Marx chống luận điểm của Sartre “chủ nghĩa Marx không nhân bản, chủ nghĩa hiện sinh vô thần xin ứng làm nhân bản học của chủ nghĩa Marx”. Đại khái Sartre coi chủ nghĩa Marx chỉ có ý nghĩa về chính trị xã hội, còn chủ nghĩa hiện sinh mới là triết học. Lúc này Thảo chứng tỏ mình đứng vững trên lập trường marxist, sự đứng vững này gần đến cuối đời ông còn khẳng định. Ý tứ trong sách thì dường như Thảo thắng, phe Sartre thua. Nhưng làm gì có thắng thua trong lí luận, bằng lập luận! Chính thực tiễn mới là người phân xử. Và trong những ngày cuối đời, khi Thảo cứ một mực: “Marx sai, chính Marx đã sai”, tôi ước gì lúc đó Trần Đức Thảo có thời gian để xem lại cuộc tranh luận ấy.
Ngoài tham vọng làm nhà lí luận của cách mạng, sau này Thảo thổ lộ, ông muốn về nước để được đắm mình trong hiện thực cách mạng, đem lí luận gắn với thực tiễn. Nhưng cái thực tiễn ấy không chỉ khiến Thảo thất vọng não nề, mà còn đầy đọa thân xác Thảo, dằn vặt tâm hồn Thảo. Tuy nhiên, những đau khổ của Thảo, cái vị thế không có gì đáng nể của Thảo dù nhìn dưới góc độ nào, có nguồn gốc từ ngay trong tư tưởng của “Thảo-nhà tư tưởng”. Ông thấy cán bộ “u trĩ - vụng về  - ngu dốt – tùy tiện – thô bạo. Và ông cho là “do nóng vội, thiếu kinh nghiệm (dù mục tiêu tốt/ đúng?), động cơ là mong tiến nhanh đến mục tiêu. Thế còn bản thân mục tiêu? Vì đấy mới là vấn đề! Ông có thể nhìn thực tế với lương tri lành mạnh để thấy những tồi tệ của nó, những cái gọi là sai lầm (sai với cái gì?) của nó. Nhưng một nhà triết học mà chỉ nhìn và suy nghĩ theo chủ quan, không thấy tính qui luật, không đi sâu đến tận cùng bản chất của vấn đề, không có khả năng đào sâu vấn đề đến những gốc gác cùng kiệt của nó, thì không mong cống hiến được gì mới cho nhận thức. Ông nhiều lần bực bội về sự “sùng bái” “ngu tín”,(obscurantisme) “cuồng tín” (fanatisme), nhưng ông cũng lại thường nghĩ “Marx có nói thế đâu (ý rằng sai lầm chỉ trong thực hiện, đã không làm theo Marx!), nghĩa là Marx vẫn là chỗ dựa bất di bất dịch, một sự sùng bái không phải trong lời nói, mà trong suy nghĩ và hành động. Trần Đức Thảo là một người marxist nguyên chất, thất bại của Trần Đức Thảo trước hiện thực cách mạng, theo một nghĩa nào đó, là thất bại của chủ nghĩa Marx.
Tên tuổi Trần Đức Thảo được gắn với “nhóm Nhân Văn Giai Phẩm” bị đảng lên án và bị đẩy ra ngoài lề suốt phần đời còn lại, nhưng khi đọc những ý kiến của ông tôi hoàn toàn thất vọng. Nếu tên tuổi của ông còn lại với lịch sử, thì chính là “còn lại chút này”. Người ngoài cuộc đã có ý kiến đánh giá cả nửa thế kỉ rồi, nhưng không hề thấy một nhận định khái quát, sâu sắc nào của nhà triết học, trong cuộc.
Về thái độ sống, ông sống co ro trong sợ hãi (nhờ sợ hãi mà còn tồn tại), thu mình, (bị bắt phải) tuân phục; cố tỏ ra sùng bái cụ Hồ (không thành tâm). Ông đã không sống đích thực (mà làm sao đích thực được, trong một thân phận như thế), và không thoát khỏi chữ “ngụy tín” (mauvais foi) của Sartre: không dám nhìn thẳng vào sự thật, vào thân phận mình, và biện hộ cho thất bại của mình bằng nhiều cách khác nhau. Ông có một niềm tin – học thuyết Marx, ông tin rằng ông nắm vững nó hơn mọi người, nhưng rồi ông đã bị đánh bởi chính những con người nhân danh kiên định với lòng tin ấy. Ông đã tin vào “chuyên chính vô sản” và hăng hái nhiệt thành chứng minh, biện hộ cho nó (không ư?), có khi nào ông thấy mình đang là một nạn nhân “đích thực” của cái CCVS ấy không?
Trong truyện Tây Du Kí có chuyện Tôn Ngộ Không vẽ một cái vòng trên mặt đất, để bảo vệ thày trò Đường Tăng nếu đứng trong đó và không ra khỏi vòng. Cuộc đời Trần Đức Thảo cũng có một cái vòng như thế, mà ông chưa bao giờ có ý định bước ra khỏi: hệ tư tưởng Marx Lenin! Nguồn gốc mọi bi kịch mang tên Trần Đức Thảo là ở đó.
Ông đọc những tác phẩm hiện đại về tư tưởng bác bỏ Marx, với tâm thế phê phán, như ngày nào ông phê phán Sartre, trên lập trường Marx Lenin. Đơn giản: ông không bước ra khỏi vòng. Ông cũng nhận thấy giai cấp thống trị, đặc quyền đặc lợi đang hình thành, nhưng vẫn “kiên trì lập trường cách mạng”. Ông thấy các nghệ sĩ “nhân văn” đòi tự do sáng tác, tự quản văn nghệ là đúng, nhưng vẫn say sưa suy tư biện luận, bảo vệ, cải tiến “chủ nghĩa”.
Vào cuối thập kỉ 70, Trần Đức Thảo có viết bài phê phán chủ nghĩa Mao (chắc theo đặt hàng của đảng). Cuối thập kỉ 80, (hình như ?) ông có viết bài bác bỏ Hà Sĩ Phu. Và trong những năm đầu thời kì đổi mới kinh tế, ông có bài trên báo Nhân Dân, chứng minh “chủ nghĩa tư bản,” Mỹ, Nhật vẫn là bóc lột. Những bài viết đóng góp cho Trung ương, cho Sài gòn, chỉ là góp ý sửa chữa, điều chỉnh chính sách (không biết có được nghe không?). Cuốn “Vấn đề Con người và Chủ nghĩa Lý luận Không có Con Người”: chống giáo điều, chống chủ nghĩa cá nhân!
  Khi còn ở Pháp, Trần Đức Thảo tự do tranh luận với các nhà triết học thuộc các trường phái khác nhau, trong đó có cả các bậc thầy của Thảo. Họ cư xử với Thảo bằng sự kính trọng của trí thức. Về nước, không ai tranh luận, thảo luận với Thảo cả. Chỉ có những bài báo chửi mắng xỉ nhục Thảo, gọi Thảo là phản động.  Ông hầu như bị tách rời khỏi sự phát triển tư duy của thế giới. Thảo và Tụ đều xuất phát từ sự hình thành của con người. Nhưng tư duy Tụ là phương pháp, còn Thảo là sùng bái, nên vẫn lẩn quẩn trong vòng Tôn Ngộ Không: biện chứng! Duy vật sử quan!
   Trần Đức Thảo phê phán quan điểm “Đảng không bao giờ sai lầm” “biện chứng duy tâm”? Nói đảng “duy nhất đúng” là gian dối về lý luận! Nhưng “không bao giờ sai lầm/duy nhất đúng” sao lại là biện chứng, nó là siêu hình chứ! Bởi vì nếu có một cái gì duy nhất đúng, tuyệt đối đúng, thì nó mâu thuẫn ngay với qui luật biện chứng: phủ định của phủ định. Cái tuyệt đối đúng là chấm hết của mọi sự phát triển! Nếu Newton tuyệt đối đúng thì sẽ không bao giờ có Einstein. Và khoa học ngày nay đã đi đến nhận thức này: nếu một lý thuyết có tính khoa học, thì nó phải có đặc điểm này: là có thể sai! Tính “có thể sai” là một dấu chỉ của tính khoa học! Một cái gì không thể sai có thể là cái gì khác, như tôn giáo chẳng hạn, nhưng nhất thiết không thể là khoa học. Còn “duy tâm” ư, duy tâm chỗ nào? Tôi nghi ngờ ý tưởng này của nhà triết học.
Những phân tích của Thảo không hơn những người khác. Sức mạnh lí luận trong những cái Thảo viết không đáng sợ, vì né tránh trực diện, né vấn đề cơ bản. Và vì vẫn “trong vòng”.
Tôi cho rằng những trí thức cũ, người Kháng chiến cũ không thể nghe Thảo: vì nhận thức của họ cao hơn Thảo, đi trước Thảo. Vì họ không bị vướng.
Trong thời kì đổi mới kinh tế, Thảo thể hiện thái độ ghét tư bản nói chung: CNTB man rợ ở phương Tây đem lại? Đau lòng vì đô la Mỹ tung hoành? Độc lập về kinh tế? Ông buồn vì đất nước ngả sang kinh tế thị trường “của khối tư sản” [vẫn “phe ta/phe địch”]
CNXH theo định hướng thị trường! vẫn cai trị theo kiểu cũ (CNXH) nhưng theo một thứ CNTB mới rất tàn nhẫn   
Nếu Marx đúng khi phê phán tư bản thì phải lấy Marx để  phê phán chế độ tư bản “rừng rú” (mói mọc lên ở VN) này chứ. Ai phân tích hay hơn Marx về kinh tế hàng hóa?
Những nhận thức đơn giản ban đầu, chưa đào sâu. Ông đứng ở hàng đầu về lí luận Marx. Đằng sau quay: ông ở cuối! Đứng trong vòng nhận thức luận marxist, tầm nhìn của Trần Đức Thảo rất hạn hẹp.
Mấy cơ sở mà Trần Đức Thảo hay dựa vào: biện chứng, duy vật sử quan. Phép biện chứng Hegel đã bị Karl Popper phê phán đáo để, điều quan trọng nhất mà Popper vạch ra, là nó dành đất cho ngụy biện, và từ ngụy biện mới đi đến kết luận “không bao giờ sai”. Duy vật sử quan đã tỏ ra sự bất lực và thiếu căn cứ của nó. Phải tìm một sử quan mới! Đâu? Trần Đức Thảo đã bao giờ nghĩ đến điều này chưa?
Khi nhận ra cần thay đổi thì đã muộn! Đáng buồn! Ông luôn mồm  Marx  sai, cả Marx cũng sai! Nhận ra Marx sai từ bao giờ? Cuối 1992!  Cái nóng nảy của ông chứng tỏ đó là cơn bức xúc khi vừa mới ngộ ra, nóng lòng muốn thổ lộ.
Marx  đã bị bỏ lâu rồi,nhưng ở ta vẫn dùng làm bình phong”   
Người ta bỏ Marx không phải vì người ta không yêu Marx nữa, mà vì nếu cứ tiếp tục theo các định đề cũ, thì người ta sẽ đi vào ngõ cụt. Chính thực tiễn mở mắt cho người ta, bắt người ta phải nhìn lại lý thuyết. Một nhà triết học thì không bức xúc vì cái trước mắt, nhà triết học là phải có viễn kiến, phải có khả năng dự báo. Tôi cho rằng Trần Đức Thảo bị trễ so với thời đại là do ông cứ bám chặt vào những định đề cũ, và, quan trọng hơn, phương pháp suy tư của ông đã không còn thích hợp, nó làm ông thất bại không đi đến được những kết luận khái quát hơn có tầm thời đại.

Trên thân phận của Mao còn cái bóng vĩ đại rất ám ảnh của Marx” (sic) !? Làm gì có! Với Mao, Marx là gì? Chỉ là dụng cụ thôi! Nhưng trong câu này, nếu thay chữ Mao bằng chữ Trần Đức Thảo, thì lại đúng!
Chê Đặng Tiểubình vẫn giữ “Hồng và Chuyên” “Hồng mà dốt và gian thì hỏng hết”: hóa ra “hồng” (mà giỏi) là tốt, chỉ có dốt (tức không “chuyên”) là hỏng. Nhưng người ta nói “hồng và chuyên” cơ mà.

Cuốn sách kết thúc bằng cái chết buồn thảm của nhà triết học và những chuyện trớ trêu xung quanh nó. Nghe nói Trần Đức Thảo có để lại nhiều di cảo, chắc mọi người sẽ háo hức muốn biết ông đã để lại di sản nào cho dân tộc và cho nhân loại. Nhưng khi đọc đến đoạn cuối sách, đoạn Trần Đức Thảo nói về tham vọng của ông xây dựng một tòa lâu đài cho toàn nhân loại, công bằng, nghiêm minh, trong đó ai cũng sống hạnh phúc, thì tôi ngậm ngùi cay đắng. Cái mà ông để lại cho đời là một giấc mơ, lần đầu tiên Trần Đức Thảo là người mơ tưởng! Và ông tin nó khả thi, và ông tin nó không thể sai! Ôi!

Gấp quyển sách lại, tôi buồn. Thương ông, một cuộc đời bị đày đọa, một bộ óc thông minh nhưng cả cuộc đời chẳng biết có ích cho ai. Cái bi kịch trí thức của ông là điển hình của những trí thức ấu trĩ ngây thơ trước thực tiễn đầy hung hiểm, bị rơi vào một cái bẫy vùng vẫy không thoát ra được, hay tự lấy dây quấn chặt lấy thân mình nên càng dẫy dụa càng bị thắt chặt, và đến khi thoát ra thì đã muộn, quá muộn rồi.



10 March – 20 April, 2005



[1] Những chữ in  nghiêng trong bài này là lời  (hay ý) của Trần Đức Thảo, dẫn trong sách.
[2] Đây là một cách dịch đánh lạc hướng. Antihumanisme lẽ ra phải dịch là “chủ nghĩa phi nhân bản”
Đăng bởi
 

No comments:

Post a Comment

No comments: