Wednesday, November 16, 2016

VĂN HỌC ĐỜI NGUYỄN * NGUYỄN BÁ THANH *


ĐẶC TÍNH VĂN HỌC CỔ ĐIỂN ĐỜI NGUYỄN
NGUYỄN THIÊN-THỤ



Nhà Nguyễn là vương triều cuối cùng của Việt Nam, và văn học đời Nguyễn là một nền văn học rất lớn của nền văn học Việt Nam, bao gồm văn ïchương chữ Hán và văn chương chữ Nôm. Nhà Nguyễn tồn tại 133 năm (1802-1945), nhưng thực tế, văn học cổ điển đã ngưng lại năm 1919 vào khoa thi Hội cuối cùng, để sau đó văn học quốc ngữ và ngôn ngữ, văn tự Pháp thay thế địa vị chủ yếu trong giáo dục và hành chánh Việt Nam. Như vậy, văn học cổ điển đời Nguyễn tồn tại hơn một trăm năm nhưng đã đào tạo được một số tác giả đông đảo và xây dựng được một số tác phẩm phong phú bằng hoặc hơn văn học đời Lê đã trường trị gần 400 năm.


Văn học cổ điển đời Nguyễn có nhiều sắc thái đặc biệt. Tuy nhiên ở trong bài khảơ cứu này, chúng tôi chỉ trình bày một vài nét chính yếu, một vài nét tiêu biểu của văn học đời Nguyễn như trữ tình, lãng mạn, hiện thực, chiến đấu và trào phúng.


I. TRỮ TÌNH

Thi ca trữ tình VIệt Nam đã khởi phát từ đời Lê. Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi là một bài thơ ca tụng cảnh nhàn nhưng âm điệu và nghệ thuật trữ tình đã lên cao bậc nhất thời đại.Đến cuối đời Lê, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán, Ai Tư Vãn nối nhau tạo thành một không gian màu tím ngát của buồn thương, than khóc cho mình và thân phận con người. Tính chất trữ tình càng phát triển mạnh trong văn học đời Nguyễn. Không ai có thể phủ nhận thiên tài Nguyễn Du trong Văn tế Thập Loại Chúng sinh, Long Thành Cầm giả ca mang màu sắc nhân bản. Tự Tình Khúc của Cao Bá Nhạ và Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm của Đinh Nhật Thận là tâm trạng tuyệt vọng
và đau khổ thật sự của hai tù nhân.

Chúng ta còn phải kể đến Nguyễn Khuyến với bài khóc bạn là một áng văn chương tuyệt diệu cả Hán và quốc âm.


已矣楊大
雲樹心懸
回憶登科
與君晨夕
相敬且相
遭逢如宿
(輓同年雲享進士楊上書)
Dĩ hỉ Dương đại niên,
Vân thụ tâm huyền huyền.
Hồi ức đăng khoa hậu
Dữ quân thần tịch liên
Tương kính thả tương ái
Tao phùng như túc duyên.. .
(Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư)
Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lỏng ta.

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau,

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời
(Khóc bạn)
Trước nay, dường như rất it thi nhân nói về tình gia thất. Ở đời Nguyễn, tình chị em, anh em, tình bác cháu, nhất là tình vợ chồng đã có những sắc thái nổi bật. Trương Đăng Quế là một tấm gương trung hậu. Ộng luôn nghï đến anh em chi em là những người đã lo lắng cho ông khi ông ra Huế thi cử:



始我出門
爲我求學
妻爲縫其
姊爲贈其
臨行送我
時時好安
(長安遊)
Thủy ngã xuất môn thì
Vị ngã cầu học lực
Thê vị phùng kỳ y
Tỷ vị tặng kỳ thực
Lâm hành tống ngã môn
Thời thời hảo an tức
(Trường An du)
Lần đầu ra khỏi nhà,
Vì học phải đi xa,
Quần áo vợ may sắm
Lương thực chị cho ta.
Chị tiễn ta ra ngõ
Chúc thuận buồm xuôi gió.
(Đi Trường An.- Nguyễn Thiên Thụ dịch)
Phan Thanh Giản hai vai gánh nặng. Ông lo việc nước, ông nặng tình nhà. Ông nhớ ngày ra kinh dự thi, cả nhà quan tâm, lo lắng:
. …親姑年七
老病起凭
聞我來
無言摧衷
中表有二
聚首最相
弟去莫復
舅叔我分
新婦纔七
代我具餐
今我事遠
井臼乃之
(家別)
. . .Thân cô niên thất thập
Lão bệnh khởi bằng sàng
Văn ngã lai cáo biệt
Vô ngôn tồi trung tràng
Trung biểu hữu nhị huynh
Tụ thủ tối tương ái.
Đệ khứ mạc phục vấn
Cửu thúc ngã phận nội
Tân phụ tài thất nhật,
Đại ngã cụ xan thực,
Kim ngã sự viễn du
Tỉnh cữu nãi chi chức .
(Gia biệt)
Cô già tuổi bảy mươi
Đau ốm nằm liệt giường.
Nghe cháu đến cáo biệt,
Không nói, lòng ngùi thương!
Bên ngoại có hai anh,
Đối đãi rất chân thành.
Việc săn sóc cậu mợ,
Em đi, xin nhờ anh
Vợ cưới được bảy bữa
Lo nấu nướng suốt ngày
Nay ta phải đi vắng
Mọi việc cậy nàng thay. . .
(Giã nhà)


Nghệ thuật và tình cảm của các tác giả miền Nam như Trịnh Hoài Đức, Phan Thanh Giản hoặc người Trung như Trương Đăng Quế rất chất phác, thành thật.

Một bước trưởng thành của thi ca đời Nguyễn là lối hát ả đào. Đây là một hình thức xướng ca có nguồn gốc từ đời Lê nhưng đến đời Nguyễn thành một phong trào, một phong thái văn nghệ mà nội dung là thi nhạc trữ tình, trong đó cũng có phần lãng mạn và tinh thần Lão Trang.


II. LÃNG MẠN

          Lãng mạn là một khuynh hướng mạnh mẽ trong văn chương Việt Nam, đã thể hiện trong ca dao Việt Nam. Trong thi ca của Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông chúng ta đã thấy phảng phất nỗi nhớ thương về những giai nhân. Đến đời Nguyễn, tình yêu thầm lặng, kín đáo vẫn là những đóa hoa ướp thơm trang văn học. Thơ Trịnh Hoài Đức mang tính cách lãng mạn của Đường thi:



鏡中美
英華嫌外
寶鏡隱嬋
冰玉春心
菱花綵袖
月宮奔羿
銀漢渡天
塵海徑遷
紅顏愛永
KÍNH TRUNG MỸ NHÂN
Anh hoa hiềm ngoại lộ,
Bửu kính ẩn thuyền viên.
Băng ngọc xuân tâm chiếu
Lăng hoa thái tụ phiên
Nguyệt cung bôn Nghệ phụ
Ngân hán độ Thiên tôn
Trần hải kính thiên biến,
Hồng nhan ái vĩnh tồn
MỸ NHÂN TRONG GƯƠNG
Hoa đẹp lộ ra ngoài
Người đẹp trong gương cười.
Lòng xuân băng ngọc hiện
Áo gấm hoa lăng tươi
Chị Hằng ở nguyệt điện,
Chức nữ qua Ngân hà
Bể trần nhiều biến chuyển,
Hồng nhan muốn đẹp hoài
Trương Đăng Quế cũng một thời lãng mạn. Bài thơ sau nay viết về một giai nhân:
香奩此日花前
桂樹何時月裏
細問素娥寂無
依依清影近人
THÔI TRANG
Hương liêm thử nhật hoa tiền thám,
Quế thụ hà thời nguyệt lý phan?
Tế vấn tố nga tịch vô ngữ
Y y thanh ảnh cận nhân gian.
GIỤC TRANG ĐIỂM
Ngày ấy thăm hoa, tráp ngát hương
Bao giờ vin quế ở cung Hằng?
Tố Nga nghe hỏi mà không đáp,
Hình ảnh rạng ngời khắp thế gian.
Qua thơ của Tuy Lý Vương, ta thấy Ngài như vương mắc một mối tình sầu:
雨脚如麻夜復
漫漫癡雲四野
燈昏欲蕊螢亂
幽衾潑水粟生肌(1)
卷起座有所
思我乃在勾曲之
(湘水湄)
. . . . . . . . .
Vũ cước như ma dạ phục mật,
Mạn mạn si văn tứ dã hắc,
Đăng hôn dục nhụy, huỳnh loạn phi,
U khâm bát thủy, túc sinh ky.
Yêm quyển khởi tọa, hữu sở ty,
Ngã tư nãi tại câu khúc chi dương.
(Tương thủy mi)
Mưa như sợi chỉ, đêm mênh mông,
Mây đen kịt che tối ruộng đồng.
Đèn leo lét, đóm bay tứ tung.
Chân như tẩm nước, da mọc ốc,
Xếp sách ngồi dậy, lòng vấn vương
Vấn vương đôi bờ sông Tương. . .
感君有情情能
嗟我有心心自
相逢且託巫陽
莫向人間訴別
(夜座吟)
. . . .Cảm quân hữu tình, tình năng si,
Ta ngã hữu tâm, tâm tự tri
Tương phùng thả thác Vu dưong mộng,
Mạc hướng nhân gian tố biệt ly.
(Dạ tọa ngâm)
. . .Thương nàng có tình, tình tha thiết
Thương ta có lòng, lòng tự biết
Chỉ được gặp nhau trong giấc mơ
Trần thế xin đừng nói ly biệt
(Ban đêm ngồi ngâm)


Những tác giả và tác phẩm kể trên cũng thuộc trào lưu lãng mạn nhưng mà là lãng mạn cổ điển, tình yêu kín đáo như những trang Đường thi. Lãng main thật sự phải kể Phạm Thái là một kiện tướng. Ông đã sống rất thực trong cuộc chiến đấu cô đơn và mối tình tuyệt vọng cùng kết thúc bi thảm. Tình yêu của ông và Trương Quỳnh Như đã nở hoa, thành những bài thơ và ngưng đọng thành truyện tình Sơ Kính Tân Trang mà nội dung như là Roméo và Juliette của Việt Nam. Phạm Thái và Trương Quỳnh Như là hai tác giả lãng mạn ở cuối Lê đầu Nguyễn. Phạm Thái đã yêu Trương Quỳnh Như và gửi thơ cho nàng bày tỏ tình yêu:



Từ chốn thiềm cung trộm dấu hương,
Dễ xui tao khách mối sầu vương.
Gió thông réo rắt dong đàn oán,
Trăng hạnh chênh vênh rạng bóng dương.
Nếu đã tình duyên dun dủi phận,
Thì xin ân ái vẹn nên đường.
Phong lưu đôi lứa đà ai dễ,
Bụi tục chi cho bợn lóa gương.
Trương Quỳnh Như cũng đã gửi thư cho chàng:
TIỄN ÔNG CHIÊU LỲ VỀ QUÊ
Sắt đá lòng này đã biết chưa?
Se duyên nay mượn gió cung Đằng.
Vườn đào sực thấy oanh đưa tín,
Dặm liễu ai xui yến cách chừng.
Vàng ngọc nếu chăng cùng một ước,
Nước non thề đã có hai vầng.
Ai sang cây hỏi tri âm với,
Chớ phụ cầm thư đợi dưới trăng.


Tiểu thuyết ái tình Việt Nam đã ra đời vào triều Lê với Phan Trần, Hoa Tiên. Sau đó, Truyện KIều, Lục Vân Tiên ra đời, mang một sắc thái mới cho văn học đời Nguyễn. Nhưng đó là những bản sao truyện tình Trung Quốc. Sơ Kính Tân Trang mới là tác phẩm hoàn toàn Việt Nam. Phạm Thái sinh trưởng tại Việt Nam nếu ông sinh tại Anh, Pháp, có lẽ ông đã trở thành thủy tổ của trường phái lãng mạn Tây phương.


III. HIỆN THỰC

Văn chương hiện thực là văn chương nói về những sự thực trong xã hội, về bất công xã hội. Nguyễn Thiếp đời Lê là người tiên
phong về khuynh hướng này trong bài nói về cảnh dân chúng đói khổ vì lụt lội ở Bắc.

Đời Nguyễn, khuynh hướng xã hội ra đời mạnh mẽ với Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương. Là những trí thức, là bậc vương giả, họ đã đi sát nông dân, hiểu rõ đời sống quần chúng. Đó là căn bản tính thiện, bác ái, từ bi, và nhân nghĩa của Nho gia, Phật gia, khác với đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Marx.

Cao Bá Quát viết Đạo phùng ngạ phu để nói bất hạnh của con người trong vấn đề cơm áo.



家貧藝醫
我來走長
長安無病
群醫如邱
零丁望歸
(道逢餓夫)
Gia bần nghệ y bốc
Ngã lai tẩu Trường An,
Trường An vô bệnh nhân,
Quần y như khâu sơn.
Linh đinh vọng quy lộ. .
(Đạo phùng ngạ phu)
Nhà nghèo làm nghề y,

Lên kinh đô sinh sống.

Kinh thành không bệnh nhân,

Thầy thuốc ế cả đống

Phải trở về từng đàn !.

(Giữa đường gặp người đói)

Tùng Thiện vương là cành vàng lá ngọc nhưng ngài hiểu thấu dân tình. Tấm lịnh ngài th ương cäm với nổi khổ của dân nghèo và những bất công xã hộI qua các bài Bần gia và Lưu dân thán.



辛苦貧家
年年寒復
枵腹蔬替
凍骨火為
遍地猶兵
旻天且疾
朱門樂何
夜飮達朝
BẦN GIA
Tân khổ bần gia tử
Niên niên hàn phục cơ
Hiểu trường sơ thế phạn,
Đống cốt hỏa vi y.
Biển địa do binh giáp.
Mãn thiên thả tật oai,
Chu môn lạc hà sự
Dạ ẩm đạt triều huy.
NHÀ NGHÈO
Con nhà nghèo khổ đau
Quanh năm rét lại đói,
Bụng rỗng phải ăn rau.
Lấy lửa thay chăn gối.
Khắp đất là gươm đao,
Đầy trời là họa hại.
Vui vẻ thay nhà giàu,
Yến tiệc suốt đêm thâu.
Tuy lý vương lên tiếng tố cáo quan lại tham nhũng làm dân chúng khốn khổ:
土車
車轢轆轢轆.
土多折
不畏折
唯恐土
車一
人一
愼勿遲延官場
我亦父母之子王之
THỔ XA DAO
Xa lịch lộc! lịch lộc!
Thổ đa chiết trục
Bất úy chiết trục
Duy khủng thổ phúc
Xa nhất luân
Nhân nhất thân
Thận vật trì diên, quan trường sân.
Ngã diệc phụ mẫu chi tử, vương chi thần.
BÀI CA XE CHỞ ĐẤT
Xe lộc cộc, lục cục,
Chở đất nhiều, xe gãy trục,
Gãy trục, chẳng sợ
Chỉ sợ xe đổ
Xe một cổ,
Người một thân.
Làm chậm trễ
Quan rầy la.
Ta là con của mẹ cha
Cũng là thần tử vua ta đương triều!

Từ xưa, bản tính con người là thiện, lại được  Phật, Nho, Lão vun trồng  nên có tinh thần xã hội nhân bản.

IV. TRANH ĐẤU

Năm 1862, thực dân Pháp đã bộc lộ dã tâm xâm chiếm nước ta. Một số rất it ra làm tay sai cho Pháp như Trương Vinh Ký, Trương Minh Ký, Tôn Thọ Tường, Trần Bá Lộc nhưng tuyệt đại đa số nhân dân trong đó có các nho sĩ yêu nước đã đứng lên tranh đấu cho độc lập Tổ quốc. Một số đã cầm quân đánh giặc, tham gia khởi nghĩa chống Pháp như Phan Đình Phùng, Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Thông, một số hoạt động chính trị vận động Duy Tân, Đông Du như Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh, Huỳnh Thức Kháng, Ngô Đức Kế. Một số bất cộng tác, hoạt động theo tinh thần bất bạo động như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Dương Lâm. . .Lớp này ngã xuống, lớp sau tiến lên. Các bậc trí thức đời Nguyễn đã đem xương máu tranh đấu cho độc lập Việt Nam, họ đã nêu cao tinh thần bất khuất của sĩ phu Việt Nam.

Mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp của triều đình, Nguyễn Thông đã tố cáo thực dân Pháp xâm lăng và ông đã bày tỏ nỗi đau đớn khi nghe tin Nam kÿ rơi vào tay Pháp:

書懷示營田副使裴伯昌
牛渚無端作戰場
卄年江海醉爲鄕
同來故郡唯君在
慣觸危機笑我狂
朝論空聞談五利
雲帆何日下重洋
只今燕趙悲哥客
熱血填應旅鬓霜


THƯ HOÀI THỊ DINH ĐIỀN PHÓ SỨ BÙI BÁ XƯƠNG
gưu chữ vô đoan tác chiến trường
Trấp niên giang hải túy vi hương.
Đồng lai cố quận duy quân tại,
Quán xúc nguy cơ tiếu ngã cuồng.
Triều luận không văn đàm ngã lợi,
Vân phàm hà nhật hạ trùng dương?
Chỉ kim Yên Triệu bi ca khách,
Nhiệt huyết điền ưng lữ mấn sương (1)

NAM KỲ THẤT THỦ
Bến Nghé gây nên cuộc chiến trường,
Làng say mấy lúc lại qua thường.
Cùng về xứ cũ người càng khoẻ
Chạm mãi cơn nguy, tớ muốn cuồng.
Chầu chợ đồn rầm mối lợi lớn,
Biển khơi bao thuở cánh buồm giương?
Chỉ lưa ca khúc người Yên Triệu.
Lòng nóng sôi lòng tóc nhuộm sương.
(Huỳnh Thúc Kháng dịch)


Cùng lúc này, Nguyễn Đình Chiểu ra sức tán dưong tinh thần hy sinh anh dũng của cha con nhà Phan Thanh Giản, và ca tụng tinh thần của nghĩa quân như Trương Công Định, và nghĩa quân Cần Giuộc. Đoạn sau nay viết về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân:

Trên cật một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; Trong tay cắp một ngọn tầm vông, nào đợi sắm dao tu, nón gõ. . .

Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào bước tới, coi giặc cũng như không; Nào sợ thằng tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như không có. . (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Phan Bội Châu là một nhà cách mạng và là một văn hào yêu nước. Tác phẩm của ông là một kho tàng vĩ đại. Chúng tôi xin nêu lên một vài tác phẩm của Sào Nam Phan tiên sinh: -Bình Tây Thu Bắc (1883); Song Tuất Lục (1886); Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (1903); Khuyến Quốc Dân Du Học Văn (1905);Việt Nam Vong Quốc Sử (1905), Việt Nam Nghĩa Liệt Sử (1907);Ngục Trung Thư; Tự Phán. . . Tất cả thi ca của ông đều nhằm vài việc giải phóng dân tộc. Thơ ông đã được dịch quốc ngữ truyền bá trong
Đông Kinh nghĩa Thục và khắp nước. Bài thơ sau nay do Phan Bội Châu viết ngày mồng hai tháng giêng năm ất tị (1905) lên đường sang Nhật Bản:

出洋留別
生爲男子要希奇
肯許乾坤自轉移
於百年中須有我
有千載下更無誰
江山死矣生圖汭
賢聖寥然誦亦痴
願欲長風東海去
千重白浪一齊飛

XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT
Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Hữu thiên tải hạ cánh vô thùy.
Giang sơn tử hỷ sanh đồ nhuế
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.
Nguyện dục trường phong Đông hải khứ
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

Khác thường bay nhảy mới là trai,
Chẳng chịu vần xoay mặc ý trời.
Trong cuộc trăm năm đành có tớ
Rồi sau muôn thuở há không ai.
Non sông đã mất, mình khôn sống,
Hiền thánh đâu còn, học cũng hoải.
Đông hải xông pha nương cánh gió,
Nghìn làn sóng bạc múa ngoài khơi!
(Ngục Trung Thư. Đào Trinh Nhất dịch)

Trong Hải Ngoại Huyết Thư, Phan Bội Châu làm nhiều bài văn thơ kêu gọi canh tân và chống Pháp:

腥風馥鼻唉劍挾之無忴
忿氣闐胸罔棍雄而交屬
皇天后土其監予心不乎
會黨昆徒其聽予言 不乎

Tình phong phốc tị, ai kiếm hiệp chi vô linh
Phẫn khí điền hung, võng côn hùng chi giao chúc.
Hoàng thiên hậu thổ ký giám dư tâm phủ hồ?
Hội đảng côn đồ, kỳ thỉnh dư ngôn phủ hồ?

Gió tanh sống mũi khó ưa
Gươm sao cắp nách mà ngơ cho đành.
Hòn máu uất, chất quanh đầy ruột
Anh em ôi, xin tuốt gươm ra
Có trời, có đất có ta,
Đồng tâm thế ấy mới là đồng tâm!
(Lê Đại dịch)

Phan Bội Châu là một văn hào, một nhà cách mạng chân chính của Việt Nam,

V. TRÀO PHÚNG

         Tinh thần trào phúng xuất hiện đời Nguyễn với Hồ Xuân Hương cười cợt nhân thế với nghệ thuật tượng trưng mà đậm đà nhất là biểu tượng cái giống. Nụ cười của Hồ Xuân Hương bắt nguồn từ cái dâm và tục của người Việt Nam trong kho tàng tiếu lâm. Sau đó, khi thực dân xâm chiếm nước ta, nghệ thuật trào phúng nhắm vào thực dân, bọn tay sai và hủ tục gây ra do chế độ thực dân và chính quyền tạo ra những sân khấu mới và những tên hề mới. Đại biểu cho trào lưu này là Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Huỳnh Mẫn Đạt, Kỳ Đồng, Nguyễn Thiện Kế. . . .Trào phúng ở nay là vũ khí chống lại bất công và thối nát của xã hội và chống bọn thực dân xâm lược.

Nguyễn Khuyến đã chỉ trích bọn quan lại thời Pháp thuộc:

吾惟嗜飮食
雨非吾能為
神今且如此
於民復奚疑
(禱雨)

Ngô duy thị ẩm thực
Vũ phi ngô năng vị
Thần kim thả như thử
Ư dân phục hề nghi
(Đảo vũ)

Ta chỉ biết ăn uống,
Ta không biết làm mưa
Bao nhiêu thần bây giờ
Chỉ làm khổ dân chúng
(Cầu mưa)


Ông mượn lời vợ người phường chèo để chỉ trích vua quan thời Pháp:

俳優皇帝且不惧.
何況爾為俳優官
(優婦詞)

Bài ưu hoàng đế thã bất cụ
Hà huống nhĩ vi bài ưu quan (Ưu phu từ)
Vua chèo còn chẳng ra chi
Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề
(Nguyễn Khuyến dịch)

Trần Tế Xương lả một nhà thơ xuất sắc. Ông đem cái nghèo, cái thi hỏng của ông làm đề tài châm biếm. Ông cũng chỉ trích xã hội của ông gồm những quan lại và nho sĩ thời Phàp cai trị đất Bắc:

THẾ CŨNG ĐÒI THI
Cử nhân cậu ấm Kỷ
Tú tài con Đô Mỹ
Thi thế cũng đòi thi
Ơi khỉ ơi là khỉ!

LẮM QUAN
Ở phố hàng Song thực lắm quan,
Thành thì đen kịt, Đốc thì lang.
Chồng chung, vợ chạ kìa cô Bố,
Đậïu lạy quan xin nọ chú Hàn!

          Văn chương cổ điển đời Nguyễn rất phong phú, trong đó các văn nhân, các vua, các quan lại đã tích cựïc đóng góp cho văn học. Nổi bật nhất Siêu, Quát, Tùng Tuy. Thời này khác các đời trước là ai cũng có thi tập lẫn văn tập. Văn xuôi, văn bình luận đã ra đời khá nhiều. Công cuộc nghiên cứu sử học rất vĩ đãi. Trong mấy chục năm trời, các văn thần Quốc Sử quán như Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế, Nguyễn Thông, Cao Xuân Dục đã biên khảo nhiều bộ sử có giá trị như Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại Nam Thực Lục, Quốc Triều Chánh Biên.
. .

Lối hát ả đào là một nghệ thuật mớI, kết hợp thi ca và nhạc. Loại Anh hùng ca đã có từ xưa, nay lại ra đời, phản chiếu trung thành lịch sử nước nhà trong giai đoạn đen tối với Nguyễn Nhược Thị, Nguyễn Văn Giai.Văn chương triều Nguyễn mang tính cách bi và hùng mà con người và sự nghiệp của Nguyễn Du, Phan Thanh Giản, Nguyễn Đình Chiểu và Phan Bội Châu là những khuôn mặt rạng ngời trong lịch sử dân tộc và lịch sử văn học triều Nguyễn. Các vua quan, văn nhân, thi sĩ đời Nguyễn đã sáng tác, nghiên cứu và tranh đấu anh dũng cho văn học, nghệ thuật và độc lập Việt Nam. Lịch sử muôn đời sẽ công quên công ơn và sự đóng góp lớn lao của họ.




------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


SOME CHARACTERESTICS OF VIETNAMESE LITERATURE
UNDER THE NGUYEN DYNASTY (1802-1919)
by NGUYỄN THIÊN-THỤ


Under the Nguyễn dynasty, Vietnam had two writing systems: the Sino Vietnamese and the Nom. Although the Nguyen dynasty lasted 133 years, its literature last 117 years, because the year 1919 marked the end of its fate. From this year, French colonialists cancelled the old Vietnamese education and built a new one with French and Quốc Ngữ, a kind of Romanized Vietnamese.

Vietnamese literature under the Nguyen dynasty is a great literature because of a great number of famous authors and famous works. This literature also has some characteristics such as lyricism, romanticism, realism, combat, and satire.


I. LYRICISM

Lyricism was a traditional tendency in Vietnamese literature. In the Le dynasty, Chinh Phu Ngâm (Song of a Soldier's
Wife) by Đặng Trần Côn (1710-1745), Cung Oán Ngâm Khúc (A Plaint Inside the Royal Harem) by Nguyễn Gia Thiều (1741-1798)

and Ai Tư Vãn (Lamentation) by Queen Ngọc Hân (1771-1804) were the most famous lyric poems. In the Nguyễn dynasty, Nguyễn Du (1765-1820) wrote Văn tế thập loại chúng sinh (Calling All Wandering Souls) which was a well known lyric poem based on Vietnamese belief and Buddhist influence:

Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,
Bóng hào quang cứu khổ độ u,
Rắp hòa tứ hải quần chu,
Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
Chuyển pháp luân tam giới thập phương.
May Buddha rescue you from life and death
And ferry you to his Pure Land of Bliss!
Let his effulgent light dispel such gloom
As clouds the mind in ignorance and sin!
The over all fours seas his peace shall reign
To soothe all griefs and purge all hatred off.
May Buddha's power send the Wheel of the Law,
Through all three realms, through all cardinal points
(Transl. by Huynh Sanh Thông)
Nguyễn Khuyến (1835- 1909) wrote Khóc Dương Khuê (Lamentation) in both Chinese and Nôm, and this long poem is a poetic creation. Thu Dạ Lữ Hoài Ngâm (Nostalgia) by Đinh Nhật Thận (1815- 1866), and Tự Tình Khúc (Expression) by Cao Bá Nha (19th century)ï are the great works of two prisoners.
Giấc thanh dạ cơn say ,cơn tỉnh,
Ngày lưu niên, khi lạnh khi nồng.
Phần du nẻo Bắc ngừng trông,
Nước non cách mấy mươi trùng xa xa.
Câu lữ cảm lệ hòa nét mực,
Chữ gia tình thấm tắt lòng son
(Tự Tình khúc)
At night, I can not sleep well,
In the exile, I am not happy.
I always look toward the North,
Where my home is
It is far away by mountains and rivers
In the foreign country,
I miss my family
I sadly write about my nostalgia
(Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)

II. ROMANCISM


Romanticism is a traditional tendency in Vietnamese literature. In the Le dynasty, Phan Trần,

(Story of Phan and Trần), Hoa Tiên (Flowered Stationery) were the famous love stories. In the Nguyen dynasty, there were a lot of love stories appeared, but Truyên Kiều (The Tale of Kieu) by Nguyễn Du and Lục Vân Tiên by Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) were the most popular works. Some Vietnamese stories such as The Tale of Kieu, Nhị Độ Mai, (Plumtrees Blooming Twice) are derived from the Chinese sources, but Sơ Kinh Tân Trang (The Comb and the Mirror) by Phạm Thái (1777-1813
)was written in 1804. It is an autobiographical work, disguised account of the love affair between the author and lady Trương Quỳnh Như. Lục Vân Tiên by Nguyễn Đình Chiểu is also an autobiographical work of the author, a student, who became a blind, and lost his fiancée .

In Vietnamese poetry under the Nguyễn dynasty, we can see a number of romantic poems. Nguyễn Văn Siêu (1799- 1872) wrote a short poem:


落花辰節又逢君

何辰雲水各天涯

腸斷春風萬里賒

萍梗此囬疑夢寐

忽添驚淚落如花


Meeting you when flowers are falling

In the horizon, how long have we been wandering?

In foreign country, the spring wind makes me sad

I think that we are dreaming.

Suddenly my tears drop as flowers falling!


Tùng Thiện Vương (1819-1870) was also a romantic poet. He expressed love and sadness of a young woman:

自君之出矣

自君之出矣

不復理殘機

思君如月滿

夜夜減光輝


FROM THE DAY YOU GO

When you leave,

I did not weave

My soul, like the full moon each night

Which decreases its light

III. REALISM

Realism in Vietnamese literature began in the Lê dynasty with an poem entitled Phù Thạch phùng lão ngư (An old fisherman on the Phù Thạch river) by Nguyễn Thiếp (1723-1804). In the Nguyễn dynasty, this movement developed with Cao Bá Quát, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý vương. By influence of human love and compassion of Confucianism and Buddhism, many poets paid attention to the reality and life of poor people. Cao Bá Quát (1809- 1853) reported news from the North of Vietnam where had been in trouble time: people were killed and houses were burn by the robbers and the revolters:


怪事怪事不忍聞

自畫殺人全家去

軍吏過者顧之他

鄊里藏匿不敢語

語者十人無一生

家家灰盡成飛絮. . .

(人自北寧來言北寧事感作)


It is very strange to hear that news

They killed many families by day

Officials and soldiers were indifferent,

The village authorities did not dare to say!

Who speak truthfully will be killed

A lot of houses became ashes to fly away!. . .

(News from Bắc Ninh province, transl. by Nguyễn Thiên Thụ)


Although Tùng Thiện Vương was a king's relative, he took interest inpoor people:

貧家

辛苦貧家子

年年寒復饑

枵腹蔬替飯

凍骨火為衣

遍地猶兵甲

旻天且疾威

朱門樂何事

夜飮達朝暉


Poor people

Poor people are unhappy

Every year cold and hungry,

They eat vegetables

when their stomachs are empty.

Fire instead of clothes in winter,

Land is full of swords

And sky disaster

Rich people are happy

Every night they enjoy party and party.


IV. PATRIOTISM

In 1859 the French colonialists began occupy Vietnam. Vietnamese people, especially the scholars struggled against them. A numbers of writers and poets became the generals or leaders of the revolutionary movements such as Phan Đình Phùng, Nguyễn Hữu Huân, Trương Công Định, Nguyễn Thiện Thuật and Phan Bội Châu. This war also created a new movement in literature that was the resistant literature, revolutionary literature, or patriotic literature.

Nguyễn Thông (1827- 1884) was a combatant. In 1859, the French occupied Gia Định, he followed general Tôn Thất Hiệp to fight French colonialists. In 1881, he became Chief of Education and a Chief of Agriculture of Binh Thuân province.

He was a patriot. Most of his poems expressed his love of country:

書懷示營田副使裴伯昌
牛渚無端作戰場
卄年江海醉爲鄕
同來故郡唯君在
慣觸危機笑我狂

朝論空聞談五利

雲帆何日下重洋

只今燕趙悲哥客

熱血填應旅鬓霜


LETTER TO MY FRIEND BÙI BÁ XƯƠNG

Saigon becomes a battle field,

For thirty years wandering,

I have been drinking.

In my countrymen, only you are still living.

Experiencing danger, I become mad.

Everywhere they discussed about negotiating.

I want to steer a cloud boat to the southern sea.

I am a stranger who lost his country and very sad.

My head became white, but my heart is burning.


Nguyễn Đình Chiểu recounted a scenery when the French attacked Gia Định:


CHẠY GIẶC

Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.

Bỏ nhà lũ chó lăng xăng chạy,

Mất ổ bay chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh khói nhuốm màu mây.

Hởi trang dẹp loạn rày đâu vắng?

Nỡ để dân đen mắc nạn này!


AVOIDING the FRENCH INVADERS

After the market hour, the French troops fired,

In a minute, every thing changed and we failed.

The dogs quitted home and ran on the way,

Lost their nests, the frightened birds flied away.

In Bến Nghé, property became bubbles in a day

In Đồng Nai, houses were burnt to ashes quickly

Where were you? The heroes?

Why didn't you save our country?

Nguyễn Đình Chiểu praised the heroes such as Phan Thanh Giản, Phan Tòng, Trương Công Định., especially the peasants in Cần Giuộc in the fight on december, 14, 1861:

Bữa thấy bòng bong trắng lớp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khòi đen ì, muốn ra cắn cổ.. .

Nào sợ thằng tây bắn đạn to, đạn nhỏ, xô cửa xông vào, liều mình như không có. . . .

Chẳng thà thác đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; Chẳng hơn còn chịu tiếng hàng tây, ở với man di rất khổ. .
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Seeing black French ships with white bubbles in the river, our men wanted to kill them all. . .

They didn't care of French guns, and considered their lives were nothing. . .

They wanted to die heroically like their brave ancestors, rather than to surrender the barbarians.

(Lamentation- Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)


Phan Bội Châu (1867-1940), Phan Chu Trinh (1872- 1926), and Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) were the leaders of the Vietnamese Movement of Reform (Phong trào Duy Tân). Phan Bội Châu was a prominent revolutionist and a scholar, he wrote a lot of works in order to appeal to his compatriots to revolt against the French colonialism. The follwing poem was written in 1905 when he was on the way to Japan:

出洋留別

生爲男子要希奇

肯許乾坤自轉移

於百年中須有我

有千載下更無誰

江山死矣生圖汭

賢聖寥然誦亦痴

願欲長風東海去

千重白浪一齊飛

(獄中書)



I am a man, I have to achieve great success,

I try to save my country.

In this life, I have to fulfill my duty

In future, many people will continue my business.

If there is no more nation, my life will be useless.

There is no more saint, why I still study?

I will travel the stormy sea

Although thousand waves are in angry.

(Letter From the Prison- Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)


In Hải Ngoại Huyết Thư (Blood Letter From the Oversea) , he accused the French colonialism, and called on the people to join him in the struggle to free Vietnam.


腥風馥鼻唉劍挾之無忴

氣闐胸罔棍雄而交屬

皇天后土其監予心不乎

會黨昆徒其聽予言 不乎


I hate bad smelling,

I can not take a sword with no intention

In my heart, my anger is rising

My friends, draw your weapons,

In the Heaven and earth, we stand

And hold together with hand in hand.

(Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)


V. SATIRISM

In oral literature , there are many humorous stories whereas in Sino Vietnamese and Nôm literatures, we have no a
laughing. In the Nguyễn dynasty, a number of satirical poems appeared in Sino Vietnamese and in Nôm literatures. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Văn Lạc, Kỳ Đồng , Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Thiện Kế were the prominent satirists.

When some poets focused on the individuals just for fun, the others aimed to criticise society, especially society under the French domination. Satire in this case is the weapon to struggle against our enemies.

Nguyễn Khuyến wrote many patriotic poems, he also composed a lot of satirical poems. A lot of his satirical poems criticized people and mandarins who followed the French invaders, became their tools, and their servants. His satirical poems were also his patriotic poems. He criticized Bastille Day, the French celebrated on 14 July in Hanoi:


Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo

Khen ai khéo vẽ tro vui thề

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!

(Hội Tây)


Relying on their strength, many women swing

Eager for money, on the grease pillars,

some men try climbing

Who displayed these games?

It is not a joy, but a shame.

(A French Festival- Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)


He criticized the education and examination under the French domination which caused corruption in the administration and bad habits in society. He described the paper dolls featuring the scholars with a doctor degree in the Mid Autumn Festival in Hà nội:


Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo , lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!

(Tiến sĩ giấy)


His body with court dress is very light,

And the price of his fame is not high.

He is great in his throne with blue parasol,

Is this a real doctor? No, it is a toy for the child.

(An unreal doctor)

Trần Tế Xương (1870-1907) was a greatest satirical poet. His poverty and his failure in examination were his poetry subjects. He criticized himself and he attacked his society, a new society corrupted by French colonialists and servants.

He satirized a chief police in Ha nam province:

Hà Nam danh giá nhất ông cò,

Trơng thấy ai ai chẳng dám ho.

(Ông Cò)

A chief of police is a very important person

in Hanam province.

When see him,

everybody keep silent because of fright.

(Mr. French Police officer)

He criticized the corrupted exam of his time:

Cử nhân cậu Ấm Kỷ,

Tú tài con đô Mỹ.

Thi thế cũng đòi thi,

Ôi ! khỉ ôi là khỉ!

(Thế cũng đòi thi)


Uncle Kỷ passed his licentiate

Đô M ĩ ' s son got baccalaureate.

How can they pass?

What a monkey tricks!

(What an exam !- Transl. by Nguyễn Thiên Thụ)


The Nguyễn dynasty had a number of great authors and works. The National History Institute (Quốc Sử Quán) with Phan Thanh Giản, Trương Đăng Quế, Nguyễn Thông, Vũ Xuân Cẩn, Nguyễn Trọng Hơp, after many years of research, completed their great works such as:

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục,

Đại Nam Thục Lục,

Đại Nam Liệt Truyện

Đại Nam Nhất Thống Chi. . .,

There were many famous authors The Kings, generals mandarins and scholars were writers or poets. Each writer wrote both poetry and prose, in both Chinese and Nôm. Before the French domination, Vietnam was a peaceful country, therefore the majority of works were the love stories, lyrical poems, and realist works. But after the French occupied Vietnam, the combat literature and the revolutionary literature developed so much. Besides the patriotic literature, satirical literature became a kind of weapon to attack the French colonialists. We can conclude that Vietnamese literature under the Nguyễn dynasty expressed love of country, love of peace, and the struggle of Vietnamese people against the French invaders. The
Vietnamese intellectuals were the vanguard force in politics, in culture and in military. They died on battle field, in the prison, or were executed on ground, but their works and their names still exist in the heart of Vietnamese people. History of Vietnamese literature was written by tears and blood of Vietnamese people through many centuries of building and protecting their country.

No comments: