VŨ HOÀNG * ÂM NHẠC DÂN TỘC
Âm nhạc dân tộc mất dần chỗ đứng
Nghệ thuật dân tộc đang trở nên bơ vơ, lạc lõng trước cơ chế thị
trường, xu hướng sính nhạc ngoại, quay lưng với âm nhạc dân tộc của phần
lớn giới trẻ ngày càng đáng báo động…hay nhạc dân tộc thưa vắng người nghe, mất dần bản sắc, biến dạng và mất chất… đang là những điều trăn trở suy nghĩ của nhiều nhà nghiên cứu và thẩm định âm nhạc tại Việt Nam.
Trách nhiệm về ai
Những điều tâm huyết này đã được chia sẻ trong hội thảo khoa học “Âm nhạc dân tộc với cuộc sống hôm nay” do Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức hồi tháng 8 vừa qua tại TPHCM.
Nếu nhìn vào thực trạng của âm nhạc Việt Nam, người ta thực sự lo
lắng khi thấy đa số thanh thiếu niên hiện giờ rất sành điệu với các trào
lưu pop, rock, nhạc Hàn, nhạc Hoa, anh Ngữ mà đang quay lưng lại với
chính âm nhạc dân tộc, âm nhạc dân tộc đang mất dần vị trí trong thị
hiếu nghe nhìn trong giới trẻ Việt. Liệu đó là lỗi của họ, của những
người nghệ sĩ làm nhạc dân tộc hay xét rộng ra là lỗi của một chính sách
bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam? Câu hỏi hẳn không
dễ trả lời phải không thưa quí vị?
Tính cho đến thời điểm này, Việt Nam đã có 5 di sản văn hóa phi vật
thể liên quan đến âm nhạc được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên Hiệp Quốc) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
và truyền khẩu nhân loại, đó là: nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn
hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ và Hát Xoan Phú Thọ. Nhưng
vì sao giới trẻ ngày càng thờ ơ lãnh đạm với âm nhạc dân tộc, vì sao
nhiều năm trời, dòng nhạc dân tộc không có tác phẩm nào thực sự xứng
tầm… Chia sẻ với chúng tôi những băn khoăn, trăn trở của dòng nhạc dân
tộc, G.S, T.S Trần Quang Hải, người bỏ tâm huyết nghiên cứu nhạc dân tộc
nhiều chục năm qua, tỏ rõ lo âu:
Vấn đề bảo tồn dân ca người ta đã nói rất nhiều, nhưng đến khi thực hiện lại không có gì hết. Thí dụ về ca trù...ca trù được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO phong tặng năm 2009...bây giờ tại Việt Nam, tôi thấy những nghệ sĩ lớn tuổi không được giúp đỡ, bồi dưỡng, còn những người trẻ thì lại hướng về nhạc ngoại lai, nhạc Hàn, nhạc Tây phương
G.S, T.S Trần Quang Hải
Vấn đề bảo tồn (dân ca) người ta đã nói rất nhiều, nhưng đến
khi thực hiện lại không có gì hết. Tôi lấy một thí dụ về ca trù. Kể từ
khi ca trù được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể do UNESCO phong
tặng năm 2009. Theo luật của UNESCO, khi được đưa vào danh sách của di
sản văn hóa phi vật thể cần được khẩn cấp cứu trợ, trong vòng 4 năm phải
làm kiến nghị báo cáo đưa ra tất cả những gì cho thấy rằng bảo tồn có
được chính phủ lưu ý tới cũng như vấn đề phát triển và phát triển như
thế nào. Sau 4 năm, bây giờ tại Việt Nam, tôi thấy những (nghệ sĩ) lớn
tuổi không được giúp đỡ, bồi dưỡng, còn những người trẻ thì lại hướng về
nhạc ngoại lai, nhạc Hàn, nhạc Tây phương, hip hop, techno, rap rồi
nhạc pop.
Thưa quí vị, theo giáo sư Trần Quang Hải, những người đi học về
đàn tranh hay các nhạc cụ cổ truyền khi ra trường rất khó kiếm được việc
làm mưu sinh, còn những người đi học ca trù thì tương lai cũng không
biết làm sao cả, trong khi những nghệ sĩ này phải bỏ ra 5 – 7 năm để học
tập, chưa kể điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn. G.S Trần Quang Hải
chia sẻ thêm:
Còn những loại khác như quan họ, hát xoan… chúng ta có rất
nhiều, nói rất nhiều, ai nấy cũng đều muốn truyền thống âm nhạc của
tỉnh, của làng mình phát triển và kêu gọi, để sao cho loại nhạc đó được
phát triển đúng theo đường lối của ông cha ta để lại. Thế nhưng, bây giờ
càng ngày càng đi xa, mang lên sân khấu, pha trộn với những điệu vũ vào
trong đó, thí dụ, hát quan họ giờ không còn hát chay, hát mộc nữa mà là
phải hát có nhạc đệm, thành ra tất cả những điều đó hoàn toàn đi sai
hết so với những gì mà UNESCO đưa ra để giúp cho những truyền thống đó
được bảo tồn một cách chính xác.
Tìm giải pháp
Dưới góc nhìn của một người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về
âm nhạc dân tộc, cũng như đã từng góp ý nhiều cho nghệ thuật dân gian
nước nhà trong những đợt xét tặng của UNESCO cho các di sản văn hóa phi
vật thể Việt Nam, G.S Trần Quang Hải cho rằng, một mặt nhờ có phong tặng
của UNESCO mà các thể loại dân ca truyền thống của VN được bè bạn quốc
tế biết đến nhiều hơn, nhưng mặt tiêu cực lại là ý thức của những người
khai thác và sử dụng các giá trị văn hóa này, họ đã khiến cho các truyền
thống đó bị đi sai lệch:
Chúng ta cần phải nhận thức rằng những báu vật sống ngày càng ra đi và để lại một lỗ trống rất lớn, không có một chương trình giáo dục nào đưa nhạc cổ truyền vào trong trường học và phải khuyến khích làm sao để có được những chỗ cho những người đi học nhạc cổ truyền có nơi dạy, học và phát triển
G.S, T.S Trần Quang Hải
Tôi thấy UNESCO đã tôn vinh những loại nhạc đó không
phải là để đem lại một sự ích lợi, mà rốt cuộc lại làm cho những truyền
thống đó càng ngày càng đi sai lệch, vì thế đó là một điều rất hại và
Việt Nam đã tốn rất nhiều tiền để được một danh hiệu của UNESCO. Rồi từ
đó, họ lại khai thác, lợi dụng dùng vào trong du lịch, dùng vào trong
chiều hướng hoàn toàn đi phản lại đường lối của nhạc cổ truyền. Thành
ra, tôi thấy rằng điều đó càng ngày càng làm cho nhạc cổ truyền càng
ngày càng đi vào chỗ bế tắc và sẽ không bao giờ có thể thoát ra được.
Vậy không lẽ, dân ca Việt Nam sẽ đi vào chỗ bế tắc khi người làm nghệ
thuật dân ca thì không ý thức được hết cách bảo tồn, trong khi, giới
thưởng thức trẻ tuổi thì không mặn mà với truyền thống dân tộc. Câu hỏi
mang tính giải pháp nào cho nhạc dân tộc Việt Nam được chúng tôi đưa ra
và G.S Trần Quang Hải bộc bạch:
Chúng ta cần phải nhận thức rằng những báu vật sống ngày càng ra đi và để lại một lỗ trống rất lớn, không có một chương trình giáo dục nào đưa nhạc cổ truyền vào trong trường học và phải khuyến khích làm sao để có được những chỗ cho những người đi học nhạc cổ truyền có nơi dạy, học và phát triển. Đồng thời, làm sao phải bồi dưỡng cho những báu vật sống có đủ kinh tế để sống, từ đó, họ mới có thể truyền lại và những người học nhạc cổ truyền mới thấy được đó là phương pháp, điều kiện có thể sinh sống được, chứ không phải chỉ học chơi. Vì vậy, đó không phải chỉ là một vấn đề cho một vài người trong chúng ta kêu gọi được, mà đây là cả một đường lối chung của một chính phủ, cơ quan giáo dục, để từ đó, tạo nên một sự hợp tác chung của tất cả các nghệ nhân trên khắp Việt Nam.
G.S Trần Văn Khê, cha ruột G.S Trần Quang Hải từng nhận định “nếu để mất âm nhạc truyền thống thì ngàn vàng không thể mua lại được, mọi hành động quay lưng với văn hóa là có tội với tổ tiên.” Hi vọng rằng, với sự chung tay góp sức của các cơ quan phụ trách văn hóa, các nghệ sĩ âm nhạc dân ca tâm huyết, và hơn hết là ý thức bảo tồn các giá trị truyền thống của mỗi chúng ta, mà nghệ thuật âm nhạc dân tộc sẽ mãi trường tồn như một minh chứng cho sự phong phú và giàu có của nền âm nhạc Việt Nam cổ truyền.
Xin hẹn quý vị trong chương trình kỳ tới
Chúng ta cần phải nhận thức rằng những báu vật sống ngày càng ra đi và để lại một lỗ trống rất lớn, không có một chương trình giáo dục nào đưa nhạc cổ truyền vào trong trường học và phải khuyến khích làm sao để có được những chỗ cho những người đi học nhạc cổ truyền có nơi dạy, học và phát triển. Đồng thời, làm sao phải bồi dưỡng cho những báu vật sống có đủ kinh tế để sống, từ đó, họ mới có thể truyền lại và những người học nhạc cổ truyền mới thấy được đó là phương pháp, điều kiện có thể sinh sống được, chứ không phải chỉ học chơi. Vì vậy, đó không phải chỉ là một vấn đề cho một vài người trong chúng ta kêu gọi được, mà đây là cả một đường lối chung của một chính phủ, cơ quan giáo dục, để từ đó, tạo nên một sự hợp tác chung của tất cả các nghệ nhân trên khắp Việt Nam.
G.S Trần Văn Khê, cha ruột G.S Trần Quang Hải từng nhận định “nếu để mất âm nhạc truyền thống thì ngàn vàng không thể mua lại được, mọi hành động quay lưng với văn hóa là có tội với tổ tiên.” Hi vọng rằng, với sự chung tay góp sức của các cơ quan phụ trách văn hóa, các nghệ sĩ âm nhạc dân ca tâm huyết, và hơn hết là ý thức bảo tồn các giá trị truyền thống của mỗi chúng ta, mà nghệ thuật âm nhạc dân tộc sẽ mãi trường tồn như một minh chứng cho sự phong phú và giàu có của nền âm nhạc Việt Nam cổ truyền.
Xin hẹn quý vị trong chương trình kỳ tới
THƠ Ý NGA
TỨC NƯỚC VỠ BỜ.
Cần Thơ, Cần Giuộc, Cần Giờ…
Cần nào cần… cấp đổi cờ Việt Nam?
Trảng Bàng, Cần Đước, Trảng Bom
Trảng nào lập lại cảo thơm anh hùng?
Bình Tuy, Bình Định, Bình Dương
Bình nào bình… định? Can trường dân oan?
Bảo An, An Lộc, Nghệ An…
An nào an… táng vô thần bất công?
Bình Long, Long Khánh, Vĩnh Long
Long nào long huyệt: Tiên Rồng đừng…giun?
Thanh niên! Xin hãy trực ngôn,
Trổ tài thao lược càn khôn, dân nhờ.
Ý Nga và Thế Vinh 19-9-2013.
Saturday, September 21, 2013
NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG * VỢ CHỒNG KHẮC KHẨU
VỢ CHỒNG KHẮC KHẨU
NGUYỄN
THỊ THANH DƯƠNG
Bao
giờ đi chợ chị Bông cũng đến khu trái cây trước để hi vọng chọn lựa được những
thứ tươi ngon kẻo người khác chọn mất khi nhân viên trong chợ chưa kịp bày hàng
khác ra. Đi chợ “bon chen” là thế.
Ngay
cả khi chị Bông chuẩn bị đậu xe vào bãi parking lúc nãy cũng là chuyện được
thua, chị đang nhắm cái chỗ dễ vào nhất nhưng chậm chạp chưa kịp lái vào thì ai
đó đã xẹt một cái chiếm chỗ đậu ấy, chẳng lẽ chị xuống xe và nói “ông ơi, chỗ
này tôi đã chọn rồi” và cãi nhau với ông ta.
Chị
Bông đang lựa những trái chuối màu vàng tươi da mịn màng cho đúng ý thì gặp một
ông người Việt Nam lớn tuổi cũng vừa đến và đứng xớ rớ trước quầy chuối, chị
Bông nghĩ chắc bác gái đang bận mua rau mua cá nên chia việc cho ông chồng mua
chuối chăng?
Chị
đến gần ông và ân cần hỏi:
-
Bác ơi để tôi lựa chuối giúp. Bác cấn mua mấy pound?
-
Chị lấy cho tôi 3 qủa.
-
Sao mua ít thế? Bác gái dặn mua mấy pound?
Nghe
nhắc đến “bác gái” ông gìa khoảng hơn 70 tuổi được dịp khai ra làm như đã quen
chị Bông từ đời nào rồi:
-Tôi và bà ấy ở riêng, ăn
riêng. Bà về ở với vợ chồng đứa con gái chỉ thỉnh thoảng tạt về nhà, còn tôi ở
nhà một mình, ăn 3 qủa chuối đủ rồi chị ạ.
Chị
Bông tò mò khai thác:
-Chắc
bác gái về ở phụ giúp cho con cho cháu chứ nỡ lòng nào để bác trai lui cui một
mình?
-Bà
ấy đi thật đấy vì tôi với bà khắc khẩu, hễ tôi nói điều gì là bà ấy cãi, ngược
lại bà nói câu gì tôi cũng cảm thấy ngứa tai lắm nhịn không nổi. Thế là hai vợ
chồng cãi nhau cả ngày lẫn đêm.
-Sao
lại cãi nhau cả ban đêm hở bác?.
-Hai
vợ chồng ở nhà diện housing, thuê căn chung cư 1 phòng ngủ, cái giường ngủ của
con gái mua cho rộng mênh mông, bà ngủ hay đạp lung tung tôi đã nhịn, đêm lục đục
ngồi dậy đi tiểu mấy lần tôi cũng nhịn, nhưng bà ấy lại không chịu nhịn tôi, cứ
phàn nàn là tôi ngủ ngáy ầm ĩ như người ta cưa gỗ. Tôi lại nhịn lần nữa, phải
kê cái giường nhỏ ngoài phòng khách để ngủ thế mà vẫn không yên, bà vẫn kêu ca
tiếng ngáy của tôi…vang vọng vào bên trong làm bà mất ngủ kinh niên. Thành ra
đêm nào đi ngủ cũng cãi nhau và cả hai cùng mất ngủ.
-Nhưng
ngày xưa bác ngủ có ngáy to thế không? Ăn ở với nhau bao nhiêu năm bác gái
không quen thuộc với tiếng ngáy của chồng sao?
-Ngày
xưa cái hồi mới cưới nhau đấy, bà ấy thường nũng nịu rằng tiếng ngáy của anh ru
em vào giấc ngủ thần tiên. Nhưng bây giờ bà bảo tuổi gìa khó ngủ và không thể
chịu được tiếng ngáy của tôi. Tôi liền bảo vậy bà đi đâu thì đi cho bà ngủ ngon
và cho tôi khuất mắt, bà liền cuốn gói đến nhà con gái.
Chị
Bông an ủi:
-
Tuổi gìa ai cũng đổi tính đổi nết bác ạ, đừng nên trách bác gái.…
Ông
đưa tay lên vuốt mấy sợi tóc may mắn còn loe ngoe trên cái đầu hói mênh mông:
-Mỗi
lần tôi đi ra tiệm cắt mái tóc này phải cãi nhau xong một trận mới đi được vì
bà mắng tôi đầu có 3 cọng tóc cắt làm gì cho phí tiền, để bà ấy cắt cho. Mà bà
cắt thì tôi không vừa ý tí nào, bắt tôi nghiêng đầu bên này, ngoẹo đầu bên kia
rồi cúi lên cúi xuống mỏi cả cổ.
Chị
Bông giật mình nghĩ tới vợ chồng chị. Hai vợ chồng cũng khắc khẩu, đụng tới
chuyện gì cũng bất đồng, cũng tranh cãi. Không biết mai kia vợ chồng chị gìa
như bác này có đổi tính đổi nết và tình trạng khắc khẩu có trầm trọng thêm
không?
-Thế
bác tự đi chợ tự nấu cơm hả bác?
-Bà
ấy hay con gái mang đồ ăn sang cho tôi, thỉnh thoảng tôi cần thứ gì thì đi mua
thêm như ngày hôm nay cần 3 qủa chuối, nhà tôi cách chợ này chỉ một block đường
tôi đi bộ cho khỏe người
-Đằng
nào cũng công đi bộ, công vào chợ và công đợi tính tiền sao bác không mua hẳn mấy
pao chuối
-Ấy,
bà ấy ở nhà cũng nói y như chị nói và mắng tôi là lẩm cẩm.. Thôi, chào chị tôi
về trước nhé.
Nàng
xách cái bịch có 3 qủa chuối đi ra phía quầy tình tiền và chắc phải xếp hàng rồng
rắn khá lâu vì hôm nay cuối tuần chợ đông người..
***
Chị
Bông đi chợ về đến nhà, xách các túi hàng vào trong bếp nơi gần cái tủ lạnh.
Anh Bông đang nằm gác chân trên ghế sofa xem ti vi..Chị đi ra đi vào mấy lượt
mà anh chẳng nói gì, chị phải lên tiếng:
-Anh
có ra xách giùm mấy món hàng chợ không nào?
-Không
! Giọng anh Bông rõ ràng và dứt khoát.
Chị
Bông khó chịu:
-
Vợ đi chợ về bận túi bụi còn chồng ngồi khểnh ra đấy xem ti vi và uống bia, vợ
nhờ một tí không được.
Anh
Bông đang uống bia chắc có chút men nên gắt:
-Anh
cắt cỏ xong mới vừa tắm rửa và ngồi xem ti vi đây, cái lối nói “nhờ vả” như
“sai khiến” của em thì dù anh muốn giúp cũng không thèm giúp.
-Vậy
anh muốn em nói thế nào? Năn nỉ hả? Thì đây, anh ơi làm ơn làm phước ra xách
giùm em mấy túi hàng, em cám ơn anh suốt đời.
-OK,
dù giọng nói của em đành hanh và mỉa mai.
Anh
Bông ra xe xách nốt những túi hàng vào nhà và phụ vợ lôi hàng ra để chị Bông xếp
vào tủ lạnh cho nhanh. Anh cầm gói đồ biển thập cẩm đông lạnh lên ngắm nghía rồi
thảng thốt:
-Sao
em mua hàng China ? Trong khi chính miệng em thường nói tẩy chay hàng của họ vì
nhiều hàng rổm và độc hại…
Chị
Bông cầm gói hàng lên xem lại và bào chữa:
-Tại
hôm nay đi chợ em… quên mang theo mắt kính, mà hàng Trung Quốc nào cũng chuyên
môn in xuất xứ nhỏ xíu hay mập mờ không rõ nguồn gốc. Nhìn sơ sơ mẫu mã em cứ
tưởng hàng của Korea .
-Em
thì lúc nào cũng tưởng đến hoang tưởng, cũng có lý do chính đáng cho những sai
sót của mình. Hôm nọ cũng mua lộn hàng China rồi…
-À,
hôm ấy em... lộn kiểu khác, em xớn xác đọc thấy hàng chữ CA, USA em… tưởng sản
xuất tại California USA hóa ra là distributed là phân phối bởi công ty ở California,
USA. Mà họ láu cá lắm, “Product of China” thì in nhỏ xíu, công ty distribute tại
CA, USA thì in to tổ bố hỏi ai không lầm
-Họ
tự ti mặc cảm với chính món hàng mình sản xuất, nên không dám in to in đậm,
đúng là thứ làm ăn gian dối. Em phải ra chợ trả lại ngay gói hải sản thập cẩm
này. Anh thà nhịn chứ không ăn hàng rổm, là vô tình ủng hộ cách làm ăn gian dối
của họ.
-Vâng,
em sẽ trả lại Anh yên chí đi
Chị
lấy lòng chồng, vì biết anh Bông rất bất mãn Trung Quốc chiếm đất chiếm biển của
Việt Nam :
-Em
không ưa gì Trung Quốc ngoài cái tội làm hàng rổm, hàng gỉa dối cả thế giới đều
biết, còn tội bá quyền hà hiếp các nước láng giềng. Họ cướp đảo cướp biển, cướp
đất của Việt Nam chúng ta, em thích những phản ứng mạnh mẽ của Nhật Bản và
Philippine, cầu mong 2 nước này cho Trung Quốc bài học đích đáng..
Nhưng
anh Bông chẳng vừa lòng mà còn khiển trách:
-Em
nói như diễn kịch lúc này lúc nọ ai mà tin nổi, một mặt chê trách Trung Quốc một
mặt cứ lấy những hình ảnh đẹp đất nước Trung Quốc ở trên net ra khoe và khen nức
nở...
Chị
Bông bực mình:
-Cảnh
thiên nhiên đẹp đẽ ở Trung Quốc thì có tội tình gì? Nơi đâu đẹp thì em khen, em
thích. Mà em còn thích các nữ tài tử điện ảnh Trung Quốc nữa đấy, cô Chương Tử
Di, cô Củng Lợi đẹp tuyệt vời.…
Anh
Bông bỏ dở công việc phụ giúp vợ đứng phắt dậy đi ra ghế uống bia và xem ti vi
tiếp. Chị Bông càng bực mình nói với theo:
-Không
hiểu sao tôi với anh luôn khắc khẩu, nói chuyện chưa được 5 phút là xảy ra bất
đồng rồi. Anh nhạy cảm vụ Trung Quốc vừa phải thôi chứ.
-Tôi
yêu cầu bà chấm dứt để tôi ngồi yên xem ti vi
-Tôi
yêu cầu ông bỏ cái thái độ “chảnh chọe” và bất lịch sự ấy đi nhé, đang nói chuyện
với vợ mà đứng phắt dậy bỏ đi không nói một câu..
Xếp
đồ vào tủ lạnh xong chị Bông chưa hết bực mình, tuyên bố:
-Tôi
chẳng cần ra chợ trả lại cái bịch hải sản này, mai tôi cứ nấu, cứ ăn chắc gì đã
chết mà sợ. Ai cũng một lần chết trong đời!
Anh
Bông gầm gừ:
-Thế
thì bà ăn một mình bà đi.
-OK,
tôi không …hèn nhát đâu, khỏi cần thách đố.
Chị
Bông vào phòng nằm vì không muốn nhìn mặt đối phương..
Ngày
xưa lúc đang yêu nhau và mới cưới nhau hai vợ chồng chị luôn hòa hợp từng lời
ăn tiếng nói. Càng ngày thì càng thay đổi, chẳng ai chịu nghe ai.
Mỗi
lần cần đi xe cùng chồng cũng là dịp.. cãi nhau chỉ vì mỗi người một ý không ai
nhường ai, anh Bông thích quay cửa kính xe xuống tận cùng cho gío lùa vào xe lồng
lộng thì chị Bông muốn đóng cửa xe lại hay mở chút xíu bằng một đốt ngón tay
thôi vì chị sợ gió thổi bay tóc.
Anh
Bông gắt:
-Tóc
bay thì kệ tóc bay. Tôi muốn gío lùa vào xe cho không khí thiên nhiên thoải
mái.
Chị
Bông cũng gắt:
-Không
khí thế nào cũng không quan trọng bằng mái tóc tôi, tôi phải lo bảo vệ nó, tôi
không muốn chốc nữa bước xuống xe tóc tôi rối tung lên như một bà điên.
Cuối
cùng người chịu thua là chị Bông, hoặc chị xuống xe không đi chung, hoặc chị
đành ngồi trong xe nhưng mặt sưng xỉa lên, tay thì luôn giữ cho mái tóc khỏi
bay và thỉnh thoảng chị lại rên lên:
-Làm
ơn chạy xe chậm lại, cửa xe đã quay xuống tối đa lại chạy nhanh thì không chỉ
bay tóc mà…bay cả người luôn đó.
Chị
Bông chợt nhớ đến hình ảnh vừa xem trên ti vi tối qua trong chương trình Live
Well Network chuyên về đời sống và bếp núc mà chị ưa thích, có cặp vợ chồng gìa
người Hispanic tuổi đời độ 70, bà trổ tài nấu một món gì đó có ông đứng bên phụ
giúp rất tương đắc, nấu xong bà quay ra tô lại chút môi son và hai vợ chồng ôm
nhau tình tứ vài điệu nhảy ngay tại bếp, ngay bên cạnh món ăn vừa nấu rồi uống
một chút rượu, rồi thưởng thức món ăn.
Trên
màn hình chiếu lại những hình ảnh thời trẻ của họ cả hai đều đẹp đôi, nhưng hiện
tại bà mập tròn phục phịch chẳng tương xứng với ông vẫn dáng gầy thanh tao, thế
mà họ vẫn bày tỏ tình yêu và hai tâm hồn đồng điệu lãng mạn.
Vợ
chồng gìa người ta như thế đấy.
Họ
tuổi đời 70 còn tình, vợ chồng chị mới 60 lẽ nào chịu thua? Chị Bông thấy lòng
nguôi giận chồng, chị sẽ bắt chước họ
Chị
Bông đi ra ngoài thấy chồng vẫn nằm coi ti vi liền ghé mắt nhìn vào ti vi và
làm quen cho êm ấm nhà cửa:
-Anh
đang xem tin tức hả?
Chồng
cũng nguôi ngoai:
-Ừ,
anh đang xem tin tức thế giới…
-A,
tin tức về Syria đây mà, ngày nào cũng đạn nổ bom rơi tội nghiệp qúa..
-Bởi
thế anh cầu mong Mỹ bỏ bom tấn công tiêu diệt chế đô Bashar al Assad cho rồi,
nhất là họ đã xử dụng vũ khí hoá học làm chết người hàng loạt.
-Ôi,
anh ơi, em không muốn. thế….
Anh
Bông lại gay gắt:
-Tôi
biết ngay mà, hễ tôi nói trắng thì bà phải nói đen, bà luôn làm tôi cụt hứng. Tại
sao bà không muốn Mỹ dội bom Syria , nói nghe coi?
-Vì
em sợ cảnh chết chóc thêm ở Syria , tội nghiệp ! và em cũng sợ…tốn tiền nước Mỹ,
nước Mỹ đang nợ nần như chúa Chổm. Tội nghiệp.
Chị
Bông xót xa tiếp:
-Nước
Mỹ đi đánh giặc kiểu nhà giàu, ngoài máy bay, chiến xa xe tăng, các loại xe cộ,
vũ khí đạn dược tối tân họ còn mang tất cả tiện nghi theo người lính Mỹ ra chiến
trường. Sau hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan nước Mỹ đã tốn phí mấy trăm tỷ
USD, bao lính Mỹ đã chết và bị thương. Tội nghiệp.
-Trời,
chuyện chính trị mà bà làm như chuyện từ thiện, đàn bà chỉ nói chuyện shopping
thôi, đừng nói chuyện chính trị với tôi nhé !.
Chị
Bông chẳng vừa:
-Mỗi
người đều có ý kiến của mình, anh không có quyền mong muốn kẻ khác cùng quan điểm
với anh. Tôi là đàn bà cũng biết nghe tin tức chính trị trên ti vi hay đọc trên
báo chí, trên net vậy, thua kém gì đàn ông các anh?
-Nhưng
tôi với bà không hợp khẩu. Bà nói chuyện phone hàng giờ với bạn bè vui vẻ nhưng
bà nói chuyện với tôi chỉ câu trước câu sau là gây bất mãn rồi.
-Thế
sao ngày xưa lúc sắp cưới tôi anh khoe là má anh đi coi thày bà mấy nơi, nơi
nào cũng nói tuổi tôi và anh rất hợp và anh đòi cưới gấp gấp, càng sớm càng tốt.
-Tôi
cũng ngạc nhiên và muốn tìm lại mấy tay thày bà ấy để hỏi cho ra lẽ đây. Mẹ bà
cũng dẫn bà đi coi bói và nói tôi với bà không khắc khẩu khắc tinh gì đó mà.…
-Đúng
thế, và tôi cũng muốn tìm ông thày bói ấy từ lâu rồi. Thì ra hai chúng ta cùng
…hợp nhau ở điểm này.
Chị
Bông chợt nhớ ai đó đã nói không nên bàn luận chuyện chính trị và tôn giáo với
người khác dễ gây tranh cãi, chỉ nên nói về thời tiết nắng mưa là vô tư nhất.
Chị vẫn muốn làm lành nên cố dịu giọng và chuyển đề tài:
-Anh
ơi, thời tiết mùa hè nguy hiểm qúa, vụ cháy rừng ở California đốt hết bao nhiêu
mẫu đất rừng cây, cư dân ở gần phải di tản vì khói bụi của đám cháy có thể gây ảnh
hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy em lên án những kẻ sơ ý vứt một mẩu thuốc lá vừa
hút hay cắm trại còn sót mẩu củi than chưa dập tắt để bùng lên những đám cháy rừng
kinh khủng này.
Chị
tưởng sẽ nhận được sự hưởng ứng của chồng, nhưng anh Bông. thô lỗ gạt phăng:
-Tôi
không phải bộ xã hội để bà trút cảnh thương xót. Sao bà nhiều chuyện qúa vậy, hết
chuyện chiến tranh đến chuyện cháy rừng, còn mấy nơi mưa lụt sao bà không liệt
kê ra luôn đi…
-Ừ,
anh nhắc em mới nhớ, mưa lụt cũng tội ghê, nhưng do trời làm thì chẳng dám
trách ai, còn cháy rừng chúng ta có thể tránh được thì nên cẩn thận anh nhé…
-Bà
dạy khôn tôi đấy hả? bà làm như mấy vụ cháy rừng kia có…liên quan đến tôi hả?.
Chị
Bông không nhịn nữa:
-Này
nhé, tôi chỉ tự nhủ lòng nói chung chung thế và mong ai cũng như mình để đừng
gây thiệt hại cho người khác thôi. Anh thật là vô cảm.
Anh
Bông chưa kịp cãi lại thì tiếng điện thoại bỗng reo lên, anh bốc phone lên:
-
A, anh Chí đó hả…vâng, vâng chúng tôi đang ở nhà anh chị cứ đến ngay bây giờ…
Buông
phone xuống anh Bông dịu giọng lại với vợ:
-Anh
Chí vừa gọi, khoảng 15 phút nữa vợ chồng anh Chí sẽ đến đây cho cá chiều qua họ
đi câu về.
Chị
Bông cũng dịu giọng:
-Để
em ra vườn hái mấy qủa bầu tươi, ít rau thơm và vài quả ớt hiểm biếu lại họ. Lần
nào đi câu cá anh chị Chí đều mang chia cho nhà mình.
-Phải
đấy, em hái thứ nào cũng nhiều vào, hậu hỉ vào.
Chị
Bông lẩm bẩm:
-
Vậy mà năm nào em trồng vườn anh cũng nói em bày đặt, vừa mất công chăm sóc vừa
tốn tiền nước tưới và tiền phân bón, thà mua ngoài chợ còn rẻ hơn.
Chị
Bông nói xong giật mình vì vô tình chị khơi lại chuyện bất đồng, chẳng khác nào
chị vừa quăng một mẩu thuốc lá cháy dở vào giữa khu rừng trong mùa hè khô nắng,
nhưng may qúa anh Bông không để ý, nên chị sẵn đà tới luôn:
-Trồng
vườn vừa có thú vui, vừa có rau trái tươi tốt ăn ngon gấp mấy lần hàng chợ và
nhất là thỉnh thoảng làm qùa tặng cho bạn bè. Lần sau anh đừng có cửa quyền mà
cấm cản …
Anh
Bông gằn giọng:
-Vì
có bạn sắp đến tôi nhường bà hai câu rồi, bà mà nói câu thứ ba là tôi tung hê
lên đấy. Bà mau ra vườn hái đi kẻo anh chị Chí đến bây giờ, họ lái xe nhanh lắm
không lù đù như bà đâu.
Chị
Bông biết điều cắp rổ đi ra vườn sau nhà, mặc dù bị chồng chê lái xe lù đù chị
đã tự ái chỉ muốn đứng lại cãi vài câu cho hả.
Vợ
chồng anh Chí là bạn thân thiết với vợ chồng chị Bông, khi chị Bông vào nhà thì
vợ chồng anh Chí cũng đến, anh xách theo cái thùng đá to vào nhà và vui vẻ rao
hàng:
-Cá
tươi đây, cá tươi đây..
Chị
Chí phụ họa với chồng:
-Cá
tươi đã làm sạch sẽ rồi, chị Bông chỉ việc cất tủ lạnh ăn dần.
Chị
Bông cảm động cất mớ cá vào tủ lạnh, những con cá chẳng biết ở Mỹ gọi là cá gì
mà giống như cá He của Việt Nam, cá này tuy nhiều xương nhưng chiên lên thì
thơm ngon vô cùng, hai vợ chồng chị Bông đều thích và ghiền luôn nên lần nào đi
câu anh Chí cũng để dành một mớ tặng bạn.
Đến
lượt anh Bông vui vẻ nói với bạn:
-Rau
tươi, bầu tươi, ớt tươi đây, xin tặng lại anh chị.
-Cá
tươi chiên vàng và bầu tươi luộc chấm nước mắm tỏi ớt cũng đủ là một mâm cơm thịnh
soạn rồi. Cám ơn anh chị
Chị
Bông tưởng tượng cảnh hai vợ chồng chị Chí đi câu chắc là lãng mạn lắm, họ ngồi
cạnh nhau bên bờ hồ vừa đợi cá cắn câu vừa ngắm cảnh hồ nước mênh mông đang gợn
sóng lăn tăn theo gió… Chị Bông khen:.
-Anh
chị hay đi câu với nhau thật là thú vị, tâm đắc và lãng mạn
Chị
Chí thở dài:
-Lãng
mạn gì ! tôi đi cùng để phụ ông ấy thôi, mệt muốn chết, ông sai tôi làm đủ thứ
và lấy bia cho ông uống trong lúc chờ cá cắn câu, tôi lỡ quên mang áo lạnh thì
ông cằn nhằn tôi suốt buổi. Rồi chuyện câu cá cũng cằn nhằn điếc cả tai.…
Anh
Chí thở than:
-Vậy
chứ con cá lớn chưa đủ cỡ bà cũng bắt tôi bỏ vô thùng, thay vì phải thả lại xuống
hồ, không cằn nhằn sao được?
-Tôi
nghĩ đằng nào cũng là cá cắn câu, đã tốn mồi thì phải giữ lấy cá chứ. Đi câu là
cái thú vị của ông nhưng là cái thực tế của tôi.
Chị
Bông phải xen vào hỏi chuyện khác nếu không chuyện cãi nhau của họ còn dài.
Khách
về rồi chị Bông nói với chồng:
-Thì
ra vợ chồng nhà nào cũng có lúc khắc khẩu đâu chỉ nhà mình. Thôi thì cứ coi như
cái màn khắc khẩu là vui nhà vui cửa, chứ êm thắm qúa thì cuộc sống tẻ nhạt lắm
anh ơi…
Chị
Bông nghĩ đến hai vợ chồng gìa người Hispanic nấu ăn trên ti vi, sau cái màn
lãng mạn trữ tình yêu thương ấy để quay phim, ở ngoài đời chắc họ cũng từng cãi
nhau, giận nhau. Đó mới là cuộc sống đời thường và bình thường. Đó mới là gia vị
của cuộc sống như gia vị họ đã nêm nếm vào món ăn.
Thấy
anh Bông không phản đối gì câu triết lý an phận của mình chị Bông tiếp:
-Em
hiểu ra rồi, cuộc sống vợ chồng càng lâu càng cũ thì càng qúa quen thuộc nhàm
chán nên chẳng cần lịch sự giữ ý, chẳng cần nhường nhịn nhau, lấy lòng nhau làm
gì, bởi thế mới dễ xảy ra đụng chạm, mâu thuẫn. Nhưng miễn sao vẫn sống cùng
nhau lâu dài và cả đời là được rồi, đòi hỏi chi những điều lý tưởng đẹp như
thơ, đẹp như mơ, phải không anh ?.
Bây
giờ anh Bông mới mỉm cười:
-
Ừ…nãy giờ em nói 2 câu đều thực tế và nghe được, anh không thấy khắc khẩu tí
nào.
Nguyễn
Thị Thanh Dương
Sept.
2013
NGUYỄN THANH NAM * SAIGON HAY HỒ CHÍ MINH ?
Ngày nào Saigon còn mang tên Hồ Chí Minh,ngày đó dân gian sẽ mãi còn đàm tiếu.
Đã có rất nhiều bài đàm tiếu về chuyện này... TNT
Sài Gòn hay Hồ Chí Minh
Nguyễn Thanh Nam
1. Thưa cô đi đâu?
- Saigon.
2. Bà ngoại đi đâu?
- Lên Saigon.
3. Mầy từ đâu về?
-Từ Saigon.
Chỉ cần một chữ Saigon là đầy đủ rồi.
Cỏ cây còn biết hờn sông núi
Giang sơn gấm vóc phải ngậm ngùi.
Nguyễn Thanh Nam
Mỗi mùa xuân về trên quê hương Việt Nam, chúng ta lại nhớ đến địa danh Sài Gòn.
Sài Gòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sài Gòn đã in sâu vào từng tâm hồn của ngưòi dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “Saigon”. ...
... Để rồi từ đó mọi người đều có thể viết chữ Sài Gòn dính liền lại với nhau mà không bỏ dấu “SAIGON”.
Không biết bao nhiêu bài luận văn của các em học sinh từ tiểu học đến trung học tả về Saigon. Không biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ viết về Saigon. Saigon nằm soi mình bên dòng sông cùng tên Saigon, thật lãng mạng và kêu ngạo cùng tuế nguyệt.
Chúng ta hãy lắng động tâm hồn để tìm về sự mộc mạc của người Việt Nam đối với Saigon thân yêu.
Sài Gòn, tự nó đã đầy đủ ý nghĩa. Không cần phải thêm thủ đô hay thành phố gì cả. Hai chữ Sài Gòn đã in sâu vào từng tâm hồn của ngưòi dân Việt Nam mà còn quen thuộc với người ngoại quốc với tên gọi không có dấu: “Saigon”. ...
... Để rồi từ đó mọi người đều có thể viết chữ Sài Gòn dính liền lại với nhau mà không bỏ dấu “SAIGON”.
Không biết bao nhiêu bài luận văn của các em học sinh từ tiểu học đến trung học tả về Saigon. Không biết bao nhiêu thi sĩ, nhạc sĩ viết về Saigon. Saigon nằm soi mình bên dòng sông cùng tên Saigon, thật lãng mạng và kêu ngạo cùng tuế nguyệt.
Chúng ta hãy lắng động tâm hồn để tìm về sự mộc mạc của người Việt Nam đối với Saigon thân yêu.
1. Thưa cô đi đâu?
- Saigon.
2. Bà ngoại đi đâu?
- Lên Saigon.
3. Mầy từ đâu về?
-Từ Saigon.
Chỉ cần một chữ Saigon là đầy đủ rồi.
Nhưng
trong 30 năm qua, Saigon bị mất tên, bị thay thế bằng tên của nhân vật
Hồ Chí Minh. Sàigon ngậm ngùi tức tưởi, thổn thức với lời ca trong bài
Vĩnh Biệt Saigon: “...ta mất người như người đã mất tên…”.
Người Cộng Sản Việt Nam rất lấy làm hãnh diện với cái gọi thành phố Hồ Chí Minh. Cái tên nghe vừa dài vừa chói tai, lúc nào cũng phải thêm chữ “thành phố”. Nếu thiếu chữ “thành phố” thì nguy to. Bởi vì kêu Hà Nội thì ai cũng hiểu là điạ danh Hà Nội, nhưng kêu Hồ Chí Minh khơi khơi thì có khi người ta không biết kêu cái quái gì?
Bây giờ xin mời những người Cộng Sản Việt Nam cùng chia xẽ có nên để tên Hồ Chí Minh hay nên trả tên lại cho Saigon. Nếu quí vị nhất định khư khư giữ nguyên tên Hồ Chí Minh, thì nên cùng thưởng thức những mẫu chuyện và truyền khẩu từ ngưòi này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác mà tạm gọi là truyền khẩu dân gian, hãy xem như một cuộc trưng cầu dân ý có được không?
1. Bây giờ nói về tệ nạn xã hội:
- Người ta thường kêu là “Du Đãng Saigon” nay xin sửa lại: “Du Đãng Hồ Chí Minh”
- Saigon ngày xưa ít thấy bây giờ Saigon nhiều quá. “Đĩ Saigon” xin đổi lại là “Đĩ Hồ Chí Minh”
- Saigon ngày xưa ít thấy mấy thằng điếm bây giờ phải coi chừng mấy thằng điếm. ‘Điếm Sàigon” xin đổi lại là “Điếm Hồ Chí Minh”.
2. Bây giờ nói về dân gian:
Khi nói đến dân gian thì không phải như viết văn chương, chỉ nói tắt hiểu là được. Không cần chính tả hay văn phạm.
- Mầy lấy vợ ở đâu? dạ em lấy vợ Saigon. ”Lấy vợ Saigon" xin đổi lại là “Lấy vợ Hồ Chí Minh”.
- Chị mua gà ở đâu? mua gà Saigon. Gà Saigon xin đổi lại là “Gà Hồ Chí Minh”.
- Đi Saigon nhớ coi chừng chó, chó Saigon dữ lắm. “Chó Saigon” xin đổi lại là “chó Hồ Chí Minh”
- Má ơi lên coi truyền hình kìa xe đụng ghê lắm. Xe đụng chỗ nào? Xe đụng Saigon. Xe đụng Saigon xin đổi lại là “xe đụng Hồ Chí Minh.”
- Thịt chó Saigon ăn ngon quá. Thịt chó Saigon xin đổi lại là “thịt chó Hồ Chí Minh”
- Đừng làm giả đồ của Pháp bị bắt đó nghe. Vỏ Paris, ruột Saigon là phạm pháp. Xin đổi là: “Vỏ Paris, ruột Hồ chí Minh”.
- Saigon nóng đổ mồ hôi, xin đổi lại là “Hồ Chí Minh nóng đổ mồ hôi”.
- Saigon nóng muốn lột quần lột áo. Xin đổi là “Hồ Chí Minh nóng muốn lột quần lột áo”.
- Đi Saigon thì phải mua giầy da Saigon. Xin đổi lại “Giầy da Hồ Chí Minh”
- Gió thổi mạnh quá nên nhà Saigon bị sập. Xin đổi lại ‘nhà Hồ Chí Minh bị sập’.
Và còn nhiều nhiều lắm lắm……….
Hãy cùng nhau qua truyền khẩu dân gian để thay thế cái gọi là Hồ Chí Minh vào “Saigon” để cả 82 triệu người dân Việt Nam có dịp thi thố tài văn chương dân gian của mình để có những trận cười hả hê mà người ta gọi là chuyện cười dân gian.
Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ
Để người cộng sản Việt Nam hiểu được sức mạnh của quần chúng. Ai đã đổi tên Saigon? Bây giờ họ phải gánh chịu “gậy ông đập lưng ông”.
Các địa danh như, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau… Mà hình như tất cả các điạ danh ở Việt Nam chỉ cần nói tên là người ta hiểu được liền đâu cần phải thêm chữ: thành phố hay tỉnh…. Vây nói khơi khơi Hồ Chí Minh thì là cái con khỉ khô gì? Thật là cười ra nước mắt.
Chú lơ xe đò gọi hành khách: Saigon không? Saigon đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời : Saigon, Saigon….. Bây giờ sửa lại : Chú lơ xe đò gọi hành khách: Hồ Chí Minh, không? Hồ Chí Minh đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh… Có thể trong đám hành khách đó có cả đảng viên đảng CSVN.
Việc đổi tên Saigon và áp đặt cái gọi là Hồ Chí Minh là do chính những người công sản Việt Nam tạo ra. Nay chỉ xin được dùng cái gọi là Hồ Chí Minh để thay thế những lời nói dân gian. Nghĩa là cứ chỗ nào có chữ Saigon thì thay vào đó là chữ Hồ Chí Minh. Quí vị CSVN nghĩ sao? Quí độc giả nghĩ sao?
Người Cộng Sản Việt Nam rất lấy làm hãnh diện với cái gọi thành phố Hồ Chí Minh. Cái tên nghe vừa dài vừa chói tai, lúc nào cũng phải thêm chữ “thành phố”. Nếu thiếu chữ “thành phố” thì nguy to. Bởi vì kêu Hà Nội thì ai cũng hiểu là điạ danh Hà Nội, nhưng kêu Hồ Chí Minh khơi khơi thì có khi người ta không biết kêu cái quái gì?
Bây giờ xin mời những người Cộng Sản Việt Nam cùng chia xẽ có nên để tên Hồ Chí Minh hay nên trả tên lại cho Saigon. Nếu quí vị nhất định khư khư giữ nguyên tên Hồ Chí Minh, thì nên cùng thưởng thức những mẫu chuyện và truyền khẩu từ ngưòi này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác mà tạm gọi là truyền khẩu dân gian, hãy xem như một cuộc trưng cầu dân ý có được không?
1. Bây giờ nói về tệ nạn xã hội:
- Người ta thường kêu là “Du Đãng Saigon” nay xin sửa lại: “Du Đãng Hồ Chí Minh”
- Saigon ngày xưa ít thấy bây giờ Saigon nhiều quá. “Đĩ Saigon” xin đổi lại là “Đĩ Hồ Chí Minh”
- Saigon ngày xưa ít thấy mấy thằng điếm bây giờ phải coi chừng mấy thằng điếm. ‘Điếm Sàigon” xin đổi lại là “Điếm Hồ Chí Minh”.
2. Bây giờ nói về dân gian:
Khi nói đến dân gian thì không phải như viết văn chương, chỉ nói tắt hiểu là được. Không cần chính tả hay văn phạm.
- Mầy lấy vợ ở đâu? dạ em lấy vợ Saigon. ”Lấy vợ Saigon" xin đổi lại là “Lấy vợ Hồ Chí Minh”.
- Chị mua gà ở đâu? mua gà Saigon. Gà Saigon xin đổi lại là “Gà Hồ Chí Minh”.
- Đi Saigon nhớ coi chừng chó, chó Saigon dữ lắm. “Chó Saigon” xin đổi lại là “chó Hồ Chí Minh”
- Má ơi lên coi truyền hình kìa xe đụng ghê lắm. Xe đụng chỗ nào? Xe đụng Saigon. Xe đụng Saigon xin đổi lại là “xe đụng Hồ Chí Minh.”
- Thịt chó Saigon ăn ngon quá. Thịt chó Saigon xin đổi lại là “thịt chó Hồ Chí Minh”
- Đừng làm giả đồ của Pháp bị bắt đó nghe. Vỏ Paris, ruột Saigon là phạm pháp. Xin đổi là: “Vỏ Paris, ruột Hồ chí Minh”.
- Saigon nóng đổ mồ hôi, xin đổi lại là “Hồ Chí Minh nóng đổ mồ hôi”.
- Saigon nóng muốn lột quần lột áo. Xin đổi là “Hồ Chí Minh nóng muốn lột quần lột áo”.
- Đi Saigon thì phải mua giầy da Saigon. Xin đổi lại “Giầy da Hồ Chí Minh”
- Gió thổi mạnh quá nên nhà Saigon bị sập. Xin đổi lại ‘nhà Hồ Chí Minh bị sập’.
Và còn nhiều nhiều lắm lắm……….
Hãy cùng nhau qua truyền khẩu dân gian để thay thế cái gọi là Hồ Chí Minh vào “Saigon” để cả 82 triệu người dân Việt Nam có dịp thi thố tài văn chương dân gian của mình để có những trận cười hả hê mà người ta gọi là chuyện cười dân gian.
Trăm năm bia đá cũng mòn,
Ngàn năm bia miệng vẩn còn trơ trơ
Để người cộng sản Việt Nam hiểu được sức mạnh của quần chúng. Ai đã đổi tên Saigon? Bây giờ họ phải gánh chịu “gậy ông đập lưng ông”.
Các địa danh như, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau… Mà hình như tất cả các điạ danh ở Việt Nam chỉ cần nói tên là người ta hiểu được liền đâu cần phải thêm chữ: thành phố hay tỉnh…. Vây nói khơi khơi Hồ Chí Minh thì là cái con khỉ khô gì? Thật là cười ra nước mắt.
Chú lơ xe đò gọi hành khách: Saigon không? Saigon đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời : Saigon, Saigon….. Bây giờ sửa lại : Chú lơ xe đò gọi hành khách: Hồ Chí Minh, không? Hồ Chí Minh đây? Hành khách đứng dưới đường vẫy tay trả lời: Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh… Có thể trong đám hành khách đó có cả đảng viên đảng CSVN.
Việc đổi tên Saigon và áp đặt cái gọi là Hồ Chí Minh là do chính những người công sản Việt Nam tạo ra. Nay chỉ xin được dùng cái gọi là Hồ Chí Minh để thay thế những lời nói dân gian. Nghĩa là cứ chỗ nào có chữ Saigon thì thay vào đó là chữ Hồ Chí Minh. Quí vị CSVN nghĩ sao? Quí độc giả nghĩ sao?
Người
cộng sản Việt Nam đã sai lầm giữa địa danh và tên nhân vật, mà cái ác
nhất lại là tên của nhân vật được những người cộng sản Viêt Nam sùng
bái. Cái thây ma nằm giữa Ba Đình, mỗi năm phải tiêu phí biết bao nhiêu
tiền của nhân dân Việt Nam? Người cộng sản sống thì tham nhũng, tham lạm
tài sản quốc gia. Người cộng sản chết cũng ăn bám nhân dân Việt Nam, đó
chính là cái thây ma Hồ Chí Minh.
Người chết phải trở về cát bụi. Thây ma thì phải đem chôn hay thiêu. Có một người vào xem xác chết của Hồ Chí Minh, khi về nhà không dám ngủ, mà nhắm mắt lại là thấy ác mộng hay nói đúng hơn là thấy thây ma Hồ Chí Minh. Cuối cùng phải đi xem bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý khuyên: bạn đừng nghĩ tới cái xác đó nữa, cứ xem như nhìn thấy xác của một con vật nào đó, thí dụ như xác con gà, con cá bán ở chợ là được rồi.”
Đất nước Việt Nam đã bị người cộng sản tàn phá. Không biết bao nhiêu bút mực của các nhà văn, nhà phê bình, nhà bình luận… của rất nhiều thế hệ lên án. Người cộng sản cần phải thức tỉnh một cách thật sự mà hãy trả lại những gì của Việt Nam cho dân tộc Việt Nam.
Người chết phải trở về cát bụi. Thây ma thì phải đem chôn hay thiêu. Có một người vào xem xác chết của Hồ Chí Minh, khi về nhà không dám ngủ, mà nhắm mắt lại là thấy ác mộng hay nói đúng hơn là thấy thây ma Hồ Chí Minh. Cuối cùng phải đi xem bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý khuyên: bạn đừng nghĩ tới cái xác đó nữa, cứ xem như nhìn thấy xác của một con vật nào đó, thí dụ như xác con gà, con cá bán ở chợ là được rồi.”
Đất nước Việt Nam đã bị người cộng sản tàn phá. Không biết bao nhiêu bút mực của các nhà văn, nhà phê bình, nhà bình luận… của rất nhiều thế hệ lên án. Người cộng sản cần phải thức tỉnh một cách thật sự mà hãy trả lại những gì của Việt Nam cho dân tộc Việt Nam.
Cỏ cây còn biết hờn sông núi
Giang sơn gấm vóc phải ngậm ngùi.
BÙI THU HOÀN * THÙNG NƯỚC GẠO
Con gái ở thành phố gọi điện về: “Ngày mai, con dẫn bạn con về ra mắt bố
mẹ. Mẹ dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị cơm nước giúp con. Anh ấy là trai
thành phố,con không muốn anh ấy có ấn tượng không tốt”.
Cúp máy mẹ vừa mừng vừa lo. Mừng vì nghe con nói có người yêu đã lâu, cứ
thấp thỏm chờ đợi giờ mới được gặp mặt, nhưng lại lo nghĩ cách làm sao
để đón tiếp con rể tương lai một cách chu đáo.
Cả đêm mẹ trằn trọc, hết xoay mình lại trở người. Bố thấy mẹ cọ quậy cũng thức giấc theo: “Sao không ngủ đi mà còn vắt tay lên trán thế?”. “Đang nghĩ xem ngày mai nấu món gì đây. Bạn nó sống trên đó chắc đã quen với món ngon, mấy món ở quê không biết nó có dùng được không?”. “Gì chứ thịt gà quê luộc và canh cua đồng thì còn gì bằng. Trên thành phố có tiền chắc gì đã mua được những thứ đó” – bố “hiến kế”. Mẹ thấy cũng có lý, đầu nhẹ bẫng đi nhưng vừa chợp mắt được một lúc thì đã nghetiếng gà gáy.
Cả đêm mẹ trằn trọc, hết xoay mình lại trở người. Bố thấy mẹ cọ quậy cũng thức giấc theo: “Sao không ngủ đi mà còn vắt tay lên trán thế?”. “Đang nghĩ xem ngày mai nấu món gì đây. Bạn nó sống trên đó chắc đã quen với món ngon, mấy món ở quê không biết nó có dùng được không?”. “Gì chứ thịt gà quê luộc và canh cua đồng thì còn gì bằng. Trên thành phố có tiền chắc gì đã mua được những thứ đó” – bố “hiến kế”. Mẹ thấy cũng có lý, đầu nhẹ bẫng đi nhưng vừa chợp mắt được một lúc thì đã nghetiếng gà gáy.
Mẹ thức dậy, dắt chiếc xe đạp ra sân. Xe non hơi lại phải gọi bố dậy
bơm. Trước khi đạp xe ra chợ, mẹ không quên quay lại dặn bố: “Bố nó nhớ
quét cửa ngõ cho sạch sẽ rồi hẵng đưa trâu ra đồng thả nhé”. Bố ừ à rồi
đùa “đón con rể mà cứ như đón tổng thống” ấy.
Trời nắng nóng 38, 39o, mẹ đi chợ về giữa đường thì xe bị xẹp lốp. Đứng
chờ bác thợ sửa xe mà mẹ nôn nóng không yên. Về nhà cũng chẳng kịp thay
quần áo, mẹ xắn tay vào bếp. Vừa đặt nồi cơm lên thì mất điện nên phải
cho ra xoong gang nấu bếp củi, vừa canh lửa vừa tranh thủ giã cua. Nghĩ
cảnh trời nắng con đi đường xa về chắc sẽ khát nên mẹ lại tất tả đi hãm
ấm chè vối. Đang xoay vần trong bếp thì nghe tiếngxe máy vào ngõ, mẹ
mừng quýnh vuốt mồ hôi chạy ra. “Con rể tương lai” nhìn thấy mẹ tươi
cười chào hỏi còn con gái có vẻ không vui.
Suốt bữa ăn con gái vẫn giữ nguyên vẻ mặt đó khiến mẹ thấy lo. Rồi mẹ cũng biết được lý do khi nghe con gái càu nhàu: “Con đã dặn mẹ dọn dẹp nhà cửa rồi mà cái thùng nướcgạo mẹ vẫn để chềnh ềnh ở trước cổng,đi vào đập ngay vào mắt”. Mẹ lặng người nghe con gái trách móc. Tối qua mẹ đi lấy nước gạo về muộn, cơm nướcxong lại phải dọn dẹp nhà cửa để đón bạn con về, sáng lại đi chợ sớm nên chưa kịp cất đó thôi.
Suốt bữa ăn con gái vẫn giữ nguyên vẻ mặt đó khiến mẹ thấy lo. Rồi mẹ cũng biết được lý do khi nghe con gái càu nhàu: “Con đã dặn mẹ dọn dẹp nhà cửa rồi mà cái thùng nướcgạo mẹ vẫn để chềnh ềnh ở trước cổng,đi vào đập ngay vào mắt”. Mẹ lặng người nghe con gái trách móc. Tối qua mẹ đi lấy nước gạo về muộn, cơm nướcxong lại phải dọn dẹp nhà cửa để đón bạn con về, sáng lại đi chợ sớm nên chưa kịp cất đó thôi.
Tưởng ngày nghỉ cuối tuần con sẽ ở nhà vài ba hôm, ai dè con bảo chiều
sẽ lên thành phố luôn vì mai có việc. Trời chiều nắng vẫn còn chói gắt
nhưng mẹ đã phải đội nón ra vườn hái túi chanh tươi để con mang lên dùng
trong những ngày nóng, rồi lại hì hụi gói ghém cho con chục trứng gà.
Con gái đi rồi, bố lắc đầu nhìn mẹ: “Không biết là nó bận việc thật hay
sợ ở nhà mất điện chịu không được? Có mỗi cái thùng nước gạo thôi mà nó
cũng cằn nhằn mẹ, chẳng lẽ nó đã quên nhờ có cái thùng nước gạo mẹ nó
nuôi lợn mới có tiền cho nó ăn học hay sao?”. Mẹ lẳng lặng đi vào nhà,
lòng gợn buồn.
No comments:
Post a Comment