TRẦN DẦN * GỬI EM K
Gửi em K(*) những ngày phải xa nhau
(*) K. tên viết tắt của bà Bùi Thị Ngọc Khuê, sau này là vợ của nhà thơ
Em ơi
anh không ngủ được
bốn đêm rồi !
Nhớ em
đường phố Sinh Từ
đen cả mũi
mùi than
mùi bụi
Nhớ gian nhà
bây giờ
lùi lũi
một mình em
Em ạ
Tình yêu không phẳng lặng bao giờ
Nó đè sóng
đè mưa
nổi bão…
Tình yêu
không phải chuyện
đưa cho nhau
ngày một bó hoa
Nó là chuyện
những đêm ròng
không ngủ
tóc tai bù
như những rặng cây to
nó vật vã
những đêm trời động gió
Tình yêu
không phải là
kề vai mơ
sầu mộng dưới trăng mòn
mà phải sống
phải cởi trần
mưa nắng
phải mồ hôi
chảy đẫm
tận buồng gan.
Tình yêu không phải
chuyện ngàn năm
kề sát má
mà bỗng dưng –
một quả tim chung
phải bổ nó
làm
đôi
người một nửa
người
ôm một nửa...
Tình yêu
không phải là
những chiếc toa đen
con tàu cuộc sống
tuỳ chuyến đi
mà cắt bỏ
hoặc nối thêm
Mà tự nó là
Một ĐẦU TẦU HOẢ
có nghìn toa
buổi – sáng
buổi – không đèn
Triệu mã lực
con tàu điên
tàu dại
nó đâm bừa
gãy cẳng
ngày đêm
nó hú chết
thời gian
khoảng cách
nó rú lên
trên trái đất
chưa người
chưa xã hội
chưa luân thường
ước lệ…
Tình yêu không phải
chuyện bạ sao yêu
cũng được
nó lạ lùng
như giữa một trời sao
triệu triệu ánh
Chỉ có anh
đã khản tiếng
kêu gào
mới gọi được
vì – sao – em
hay khóc
Và có em
đi mãi đến mê
người
mới dừng lại
ôm mình anh
buồn tủi
vì – sao – anh
rốc lửa
xém bên trời…
Tình yêu
không phải
có hoặc không
cũng được !
mà nó như là
những vần thơ
những bắp thịt
những đường gân
tổ quốc
*****
Em ơi
em lại khóc
em à ?
Gian nhà vắng
con chó nằm nó rú…
Anh mới đấm lên trời
dăm quả đấm
bao giờ anh
ngồi
chết
một gian buồng
bốn bức tường
nó giữ chịt người
anh
để giáo dục anh về nhiều chuyện
và chuyện yêu
- là câu chuyện chúng mình…
Em đọc kỹ
trang thơ này nhé
Em đếm xem
bao chữ
bao vần
cũng tựa bao đêm
em ngắm trời sao
em đã thấy
một vì sao
ngất ngưởng
vì – sao – anh
nó chuyển bốn bên trời
đuôi nó cháy – đúng là
vì sao dữ
Anh cho phép
em khóc nhiều
khóc nữa
Em ơi
tình yêu em
không có tuổi bao giờ
mươi thế kỷ
vì sao
anh
vẫn cháy…
(*) K. tên viết tắt của bà Bùi Thị Ngọc Khuê, sau này là vợ của nhà thơ
Em ơi
anh không ngủ được
bốn đêm rồi !
Nhớ em
đường phố Sinh Từ
đen cả mũi
mùi than
mùi bụi
Nhớ gian nhà
bây giờ
lùi lũi
một mình em
Em ạ
Tình yêu không phẳng lặng bao giờ
Nó đè sóng
đè mưa
nổi bão…
Tình yêu
không phải chuyện
đưa cho nhau
ngày một bó hoa
Nó là chuyện
những đêm ròng
không ngủ
tóc tai bù
như những rặng cây to
nó vật vã
những đêm trời động gió
Tình yêu
không phải là
kề vai mơ
sầu mộng dưới trăng mòn
mà phải sống
phải cởi trần
mưa nắng
phải mồ hôi
chảy đẫm
tận buồng gan.
Tình yêu không phải
chuyện ngàn năm
kề sát má
mà bỗng dưng –
một quả tim chung
phải bổ nó
làm
đôi
người một nửa
người
ôm một nửa...
Tình yêu
không phải là
những chiếc toa đen
con tàu cuộc sống
tuỳ chuyến đi
mà cắt bỏ
hoặc nối thêm
Mà tự nó là
Một ĐẦU TẦU HOẢ
có nghìn toa
buổi – sáng
buổi – không đèn
Triệu mã lực
con tàu điên
tàu dại
nó đâm bừa
gãy cẳng
ngày đêm
nó hú chết
thời gian
khoảng cách
nó rú lên
trên trái đất
chưa người
chưa xã hội
chưa luân thường
ước lệ…
Tình yêu không phải
chuyện bạ sao yêu
cũng được
nó lạ lùng
như giữa một trời sao
triệu triệu ánh
Chỉ có anh
đã khản tiếng
kêu gào
mới gọi được
vì – sao – em
hay khóc
Và có em
đi mãi đến mê
người
mới dừng lại
ôm mình anh
buồn tủi
vì – sao – anh
rốc lửa
xém bên trời…
Tình yêu
không phải
có hoặc không
cũng được !
mà nó như là
những vần thơ
những bắp thịt
những đường gân
tổ quốc
*****
Em ơi
em lại khóc
em à ?
Gian nhà vắng
con chó nằm nó rú…
Anh mới đấm lên trời
dăm quả đấm
bao giờ anh
ngồi
chết
một gian buồng
bốn bức tường
nó giữ chịt người
anh
để giáo dục anh về nhiều chuyện
và chuyện yêu
- là câu chuyện chúng mình…
Em đọc kỹ
trang thơ này nhé
Em đếm xem
bao chữ
bao vần
cũng tựa bao đêm
em ngắm trời sao
em đã thấy
một vì sao
ngất ngưởng
vì – sao – anh
nó chuyển bốn bên trời
đuôi nó cháy – đúng là
vì sao dữ
Anh cho phép
em khóc nhiều
khóc nữa
Em ơi
tình yêu em
không có tuổi bao giờ
mươi thế kỷ
vì sao
anh
vẫn cháy…
NGƯỜI PHƯƠNG NAM * NGÀY VƯỢT BIÊN
Ngày Vượt Biên Nhìn Lại
Truyện Ngắn Người Phương Nam
Đây ngày kỷ niệm vượt biên
Tháng mười, ba (mươi) mốt vượt biên đường tàu
Xế chiều qua chợ Bãi Xàu
Rồi qua Bãi Giá núp vào chờ đêm…
Xế chiều qua chợ Bãi Xàu
Rồi qua Bãi Giá núp vào chờ đêm…
Năm bảy mươi
lăm, trong những ngày hấp hối dãy chết của miền nam, Thầy Thanh đã tận
sức tìm cách đưa gia đình chạy cộng sản nhưng cuối cùng cuộc di tản bất
thành, số mệnh đã cột chân thầy lại cho đến bốn năm sau. Khi về lại tỉnh
nhà, trong một buổi họp nhân dân, thầy đã chứng kiến tận mắt một màn
thị oai dằn mặt nhân dân rất ư là ghê rợn bạo tàn của chế độ mới.
Trong buổi họp, bọn sắt máu đã tố tội hai sĩ quan “ngụy” và sau đó đã thẳng tay hành quyết vặn cổ nạn nhân ngay tại hiện trường không mảy may xúc động. Luật lệ nào mà xử người không có đối chứng, không quyền biện hộ phân bua lấy một lời. Lụật lệ nào mà muốn lục xét nhà, muốn bắt người ban đêm ban hôm lúc nào thì bắt, muốn đày ai đi vùng kinh tế mới lúc nào thì đày.
Có chăng là luật rừng, luật của những kẻ không may sinh ra để làm công cụ cho một chế độ độc tài đảng trị, đã bị nhào nặn, đầu độc ngay từ trong trứng nước theo tôn chỉ của đảng và nhà nước, không có cái quyền lựa chọn đúng sai hay nói lý lẽ mà chỉ rặc một khuôn là bạo ngược, cường quyền vô thần vôn nhân tính. Nói theo truyện ngụ ngôn của La Fontaine là lý của kẻ mạnh luôn luôn là phải đúng . Con chó sói một khi đã muốn ăn thịt cừu con thì cứ lấy cớ bắt tội con cừu là tại sao mày dám uống nước trên dòng suối của tao. Tao phải ăn mày để trị tội…
Trong buổi họp, bọn sắt máu đã tố tội hai sĩ quan “ngụy” và sau đó đã thẳng tay hành quyết vặn cổ nạn nhân ngay tại hiện trường không mảy may xúc động. Luật lệ nào mà xử người không có đối chứng, không quyền biện hộ phân bua lấy một lời. Lụật lệ nào mà muốn lục xét nhà, muốn bắt người ban đêm ban hôm lúc nào thì bắt, muốn đày ai đi vùng kinh tế mới lúc nào thì đày.
Có chăng là luật rừng, luật của những kẻ không may sinh ra để làm công cụ cho một chế độ độc tài đảng trị, đã bị nhào nặn, đầu độc ngay từ trong trứng nước theo tôn chỉ của đảng và nhà nước, không có cái quyền lựa chọn đúng sai hay nói lý lẽ mà chỉ rặc một khuôn là bạo ngược, cường quyền vô thần vôn nhân tính. Nói theo truyện ngụ ngôn của La Fontaine là lý của kẻ mạnh luôn luôn là phải đúng . Con chó sói một khi đã muốn ăn thịt cừu con thì cứ lấy cớ bắt tội con cừu là tại sao mày dám uống nước trên dòng suối của tao. Tao phải ăn mày để trị tội…
Thọat đầu,
vì phẩn uất và bất khuất, thầy Thanh tìm móc nối với một nhóm phục quốc
và thường xuyên đi hội họp khiến gia đình thầy lúc nào cũng phập phồng
lên ruột ăn ngủ không yên. Trong thời điểm cộng sản có phong trào tổ
chức cho dân đi vượt biển mua bãi công khai bằng số vàng quy định, có
vài ông xì thẩu cũng muốn mời gia đình thầy Thanh đi theo để lo chuyện
đối ngọai nếu gặp tàu ngọai quốc nhưng lúc ấy thầy còn hăng máu phục
quốc nên chưa chịu bỏ đi mặc dù ông già vợ của thầy rất muốn thầy đi cho
rồi để trút hẳn mối lo.
Về sau, càng ngày càng thấy rõ sự nguy hiểm khi người thủ lãnh bị xử tử hình, sự nguy hiểm không chỉ cho bản thân thầy mà còn liên lụy cho gia đình và thân nhân một cách oan uổng vô lý nên thầy mới nghĩ đến chuyện vượt biên đào thóat. Đất nước là đất nước chung, mệnh nước thì trong tay trời, cho dù thầy có lòng nhiệt huyết yêu nước thương dân nhưng rủi như thầy bị bắt bớ tù tội thì ai sẽ thương giùm gia đình thầy .
Tề gia còn chưa xong, tâm tình đâu mà trị quốc, nói chi tới bình thiên hạ. Chí lớn này thôi đành cất lại nhường cho những bậc đại trượng phu, anh hùng cái thế, còn cái thân phận tầm thường nhỏ nhoi như con kiến con sâu này thì ba mươi sáu chước, “quậy” không được thì chạy là thượng sách.
Về sau, càng ngày càng thấy rõ sự nguy hiểm khi người thủ lãnh bị xử tử hình, sự nguy hiểm không chỉ cho bản thân thầy mà còn liên lụy cho gia đình và thân nhân một cách oan uổng vô lý nên thầy mới nghĩ đến chuyện vượt biên đào thóat. Đất nước là đất nước chung, mệnh nước thì trong tay trời, cho dù thầy có lòng nhiệt huyết yêu nước thương dân nhưng rủi như thầy bị bắt bớ tù tội thì ai sẽ thương giùm gia đình thầy .
Tề gia còn chưa xong, tâm tình đâu mà trị quốc, nói chi tới bình thiên hạ. Chí lớn này thôi đành cất lại nhường cho những bậc đại trượng phu, anh hùng cái thế, còn cái thân phận tầm thường nhỏ nhoi như con kiến con sâu này thì ba mươi sáu chước, “quậy” không được thì chạy là thượng sách.
Một buổi
trưa trên đường từ trường quận đi dạy về, có một người trạc tuổi thầy
đón thầy lại hỏi ngắn gọn một câu “Đi vượt biên không?” Thầy Thanh bỡ
ngỡ nhìn anh ta như ngầm hỏi anh là ai. Anh ta nói là biết thầy từ lâu.
Nhà vợ anh ta ở gần nhà vợ thầy, anh ta là lính cũ, hạ sĩ Trần Quý. Thế rồi chiều hôm đó anh ta tới nhà thầy bàn chuyện vượt biên như đã ăn ý quen đâu từ trước rồi. Anh ta nói có một chủ ghe ở Bãi Giá (cách tỉnh Sóc Trăng khỏang 12km) muốn cho vợ chồng thằng con lấy ghe đi (chiếc ghe đánh cá chỉ đủ nuôi gia đình nên rất nhỏ, bề dài khỏang mười một thước, bề ngang hai thước rưởi) nhưng với điều kiện để lại cho ông ta 25 cây vàng dưỡng già. Và bây giờ thằng con chủ ghe đang nhờ anh ta kiếm mối gom vàng. Chỉ đơn giản như vậy . Còn chuyện xăng dầu, nước nôi hải bàn, hay gì gì khác thì để anh ta lo.
Nhà vợ anh ta ở gần nhà vợ thầy, anh ta là lính cũ, hạ sĩ Trần Quý. Thế rồi chiều hôm đó anh ta tới nhà thầy bàn chuyện vượt biên như đã ăn ý quen đâu từ trước rồi. Anh ta nói có một chủ ghe ở Bãi Giá (cách tỉnh Sóc Trăng khỏang 12km) muốn cho vợ chồng thằng con lấy ghe đi (chiếc ghe đánh cá chỉ đủ nuôi gia đình nên rất nhỏ, bề dài khỏang mười một thước, bề ngang hai thước rưởi) nhưng với điều kiện để lại cho ông ta 25 cây vàng dưỡng già. Và bây giờ thằng con chủ ghe đang nhờ anh ta kiếm mối gom vàng. Chỉ đơn giản như vậy . Còn chuyện xăng dầu, nước nôi hải bàn, hay gì gì khác thì để anh ta lo.
Thầy Thanh
trời sinh có cái tính lạc quan, dễ tin người, không hề biết dè dặt đề
phòng ai cả, mà hình như những người như vậy thì luôn được quý nhân phù
hộ hay sao không biết. Có nhiều chuyện xảy ra chung quanh thầy đều là
điềm hung nhưng khi tới gần thầy thì tự nhiên đổi hướng, chuyển bại
thành thắng. Trong trường hợp này, nếu như bị công an gài bẫy thì làm
sao thầy chối tội cho được.
Hơn thế nữa, khi mọi dự tính sắp đặt xong xuôi, thầy công khai phơi chanh đường và cơm nguội để làm lương khô cho chuyến đi sắp tới, hàng xóm chung quanh ai cũng biết thầy chuẩn bị vượt biên, càng đáng nói hơn nữa là nhà thầy lại nằm cạnh bên Ty công an, thằng công an nào đứng trên sân thượng nhìn qua cũng có thể chạy qua nắm đầu bắt quả tang chứng cớ rành rành. Vậy mà không hiểu cái gì đã che mắt bọn chúng làm cho bọn chúng phớt lờ như không biết không hay. Quả thật lạ lùng!
Hơn thế nữa, khi mọi dự tính sắp đặt xong xuôi, thầy công khai phơi chanh đường và cơm nguội để làm lương khô cho chuyến đi sắp tới, hàng xóm chung quanh ai cũng biết thầy chuẩn bị vượt biên, càng đáng nói hơn nữa là nhà thầy lại nằm cạnh bên Ty công an, thằng công an nào đứng trên sân thượng nhìn qua cũng có thể chạy qua nắm đầu bắt quả tang chứng cớ rành rành. Vậy mà không hiểu cái gì đã che mắt bọn chúng làm cho bọn chúng phớt lờ như không biết không hay. Quả thật lạ lùng!
Cuối cùng
ngày khởi hành cũng đến. Gia đình thầy gồm hai vợ chồng với đứa con gái
mới lên 5 và thằng em vợ 12 tuổi cải trang như những người nhà quê lam
lủ chồng chất lên một chiếc Honda dame chở nhau qua chợ quận Bãi Xàu vào
một buổi xế chiều (tên quận xuất xứ từ người Miên). Từ Bãi Xàu muốn ra
Bãi Giá phải đi thêm một chặng đường lồi lõm rất xấu khỏang 6km nữa mới
tới nơi. Thầy Thanh đã sắp đặt với thằng em chú bác của vợ khi gần tới
điểm hẹn sẽ giao chiếc xe cho thằng em mang về. Còn gia đình thầy thì có
người trong nhóm tổ chức đưa tới nhà ông chủ tàu chờ đêm xuống mới dẫn
ra bãi.
Mười ba khá sáng trăng đêm
Công an đâu nghĩ có màn vượt biên
Đêm ấy có đám diễn viên
Công an mê mẩn bỏ phiên canh phòng
Công an đâu nghĩ có màn vượt biên
Đêm ấy có đám diễn viên
Công an mê mẩn bỏ phiên canh phòng
Thời may đêm
đó có một đám văn công về chợ quận hát hò trình diễn nên đám công an
biên phòng mải mê vui chơi, lơ là việc canh gác rất thuận lợi cho việc
băng đồng lội ruộng dẫn đường ra bãi hẹn. Thầy Thanh tay dắt vợ, lưng
cỏng đứa con, thằng em chạy lúp xúp theo sau. Cô Thanh từ nhỏ tới lớn
chưa từng biết thò chân xuống ruộng nên đi rất khó khăn, trợt lên trợt
xuống một hồi rồi mất dép luôn, phải chạy chân không, vừa nhờm gớm, vừa
bị gai đâm, miểng chai xóc nhức nhối vô cùng mà cũng không thể dừng lại,
rán cà nhắc nhắm mắt chạy bừa theo cho kịp với những người trước, hơn
một giờ sau mới ra tới bãi.
Đợi khi con nước hết ròng
Cho tàu vào bãi tài công rước người
Lương khô, nước uống, xăng dầu
Lôi từ bụi rậm chuyền vào khoang ghe
Thế rồi tách bến lui ghe
Nhổ neo xả máy hướng về biển đông
Từ đây thành kẻ lưu vong
Quê hương mờ khuất dần trong mắt nhìn.
Cho tàu vào bãi tài công rước người
Lương khô, nước uống, xăng dầu
Lôi từ bụi rậm chuyền vào khoang ghe
Thế rồi tách bến lui ghe
Nhổ neo xả máy hướng về biển đông
Từ đây thành kẻ lưu vong
Quê hương mờ khuất dần trong mắt nhìn.
Đám người
vượt biên khỏang vài chục người (không biết chính xác là bao nhiêu và
cũng không ai biết ai, vì khách đi chỉ biết người trung gian mà thôi)
khi ra tới bãi thì nhằm lúc con nước đang ròng, tàu không thể cặp vào
rước người được cho nên cả đám phải ẩn mình vào trong các lùm cây bụi
rậm (nơi mà người tổ chức đã dấu xăng dầu và nước uống từ mấy ngày
trước) chờ nước lớn. Khỏang hai giờ sau thì nước mới dâng cao, lập tức
anh tài công nổ máy chạy sát vào bờ. Mỗi người một tay phụ nhau chuyền
những thùng dầu, nước và lương khô vào khoang tàu, tiếp theo là phụ nữ
và em bé rồi cuối cùng là bọn đàn ông thanh niên. Xong xuôi anh tài công
lui ghe rời bến xả hết tốc lực nhắm hướng đông trực chỉ.
Cuộc hải trình chỉ mới bắt đầu, chưa biết hung kiết thế nào nhưng mọi người trên tàu đã vội vui mừng nói cười ầm ĩ khiến một người trong đám phải la lên “Trời ơi!, đi vượt biên mà làm như đi du lịch vậy, đừng có mừng sớm cha nội, đợi ra tới hải phận quốc tế cho chắc ăn rồi hãy mừng”. Nhưng người nào cũng hừng chí phấn khởi, húyt gió um sùm. Hạ sĩ Trần Quý reo lên “Huy hòang rồi, huy hòang rồi anh em ơi! Thầy Thanh cất tiếng hát vang bài Ra khơi:
Cuộc hải trình chỉ mới bắt đầu, chưa biết hung kiết thế nào nhưng mọi người trên tàu đã vội vui mừng nói cười ầm ĩ khiến một người trong đám phải la lên “Trời ơi!, đi vượt biên mà làm như đi du lịch vậy, đừng có mừng sớm cha nội, đợi ra tới hải phận quốc tế cho chắc ăn rồi hãy mừng”. Nhưng người nào cũng hừng chí phấn khởi, húyt gió um sùm. Hạ sĩ Trần Quý reo lên “Huy hòang rồi, huy hòang rồi anh em ơi! Thầy Thanh cất tiếng hát vang bài Ra khơi:
Hôm nay ta cùng chuyến thuyền vượt ra khơi
Anh em ơi! xin chớ đừng dừng tay bơi
Một ngày nào ra khơi
Một ngày nào anh em còn đang xông lướt bên trời
Hôm nay ta cùng chuyến thuyền vượt ra xa
Anh em ơi! sông núi kìa kìa bao la
Một ngày nào ra đi
Đừng buồn vì phân ly đòan ta xa vắng quê nhà…
Anh em ơi! xin chớ đừng dừng tay bơi
Một ngày nào ra khơi
Một ngày nào anh em còn đang xông lướt bên trời
Hôm nay ta cùng chuyến thuyền vượt ra xa
Anh em ơi! sông núi kìa kìa bao la
Một ngày nào ra đi
Đừng buồn vì phân ly đòan ta xa vắng quê nhà…
Mấy anh em
còn phụ họa theo “Khoan khoan hò khoan” nữa chớ. Thiệt đúng là chưa thấy
quan tài chưa đổ lệ. Tàu chạy được một hồi lâu êm thắm, không thấy tàu
công an nào rượt theo, mọi người càng yên chí. Các chị em phụ nữ không
có phận sự gì thì dựa vào nhau nhắm mắt thiêm thiếp. Còn đàn ông trai
tráng thay phiên nhau tốp thì ngủ, tốp thì thức nói chuyện tào lao cổ võ
tinh thần anh tài công chánh cho anh ta tỉnh ngủ trong lúc anh tài công
phụ đi kiếm chỗ nghỉ lưng nhắm mắt một hồi.
Đến nửa đêm, chị Cẩm, vợ anh tài công chánh (đang mang thai bốn năm tháng gì đó) bỗng thức giấc bò dậy nói với chồng chị là chị vừa nằm mơ thấy một bà mặc tòan trắng hiện ra báo cho biết là trong tàu mình đi có hai mươi chín người, tính luôn hai đứa nhỏ. Bà bảo hãy đốt nhang cầu nguyện thì bà sẽ phù hộ cho đi tới bờ bình an.
Chị lại nói rằng đêm qua lúc còn ở nhà, chị cũng đã chiêm bao y chang như vậy nhưng chưa có dịp kể với ai. Hạ sĩ Trần Quý nghe thế vội chui xuống khoang tàu đếm đầu người rồi trở lên báo cáo với thầy Thanh là đúng thật hai mươi bảy người lớn và hai đứa con nít, một là con của anh ta và một đứa là con gái thầy Thanh. Thầy vội nói với chị Cẩm đem nhang đèn ra đốt và khấn vái, cầu xin bà áo trắng cho được thuận buồm xuôi gió tới bờ.
Đến nửa đêm, chị Cẩm, vợ anh tài công chánh (đang mang thai bốn năm tháng gì đó) bỗng thức giấc bò dậy nói với chồng chị là chị vừa nằm mơ thấy một bà mặc tòan trắng hiện ra báo cho biết là trong tàu mình đi có hai mươi chín người, tính luôn hai đứa nhỏ. Bà bảo hãy đốt nhang cầu nguyện thì bà sẽ phù hộ cho đi tới bờ bình an.
Chị lại nói rằng đêm qua lúc còn ở nhà, chị cũng đã chiêm bao y chang như vậy nhưng chưa có dịp kể với ai. Hạ sĩ Trần Quý nghe thế vội chui xuống khoang tàu đếm đầu người rồi trở lên báo cáo với thầy Thanh là đúng thật hai mươi bảy người lớn và hai đứa con nít, một là con của anh ta và một đứa là con gái thầy Thanh. Thầy vội nói với chị Cẩm đem nhang đèn ra đốt và khấn vái, cầu xin bà áo trắng cho được thuận buồm xuôi gió tới bờ.
Lâm râm khấn nguyện cầu xin
Ơn trên ban phúc an bình đến nơi
Lênh đênh giữa chốn biển khơi
Mênh mông trời nước biết nơi đâu bờ
Cầu xin sóng lặng như tờ
Thuận buồm xuôi gió đến bờ tự do
Cầu xin sẽ được ban cho
Giữa khuya linh ứng trong mơ gặp bà
Uy linh áo trắng ngọc ngà
Bà truyền bảo đốt cho bà nén hương
Bà sẽ phù hộ trên đường
Bình an cho kẻ hiền lương tới bờ
Tàu này hai đứa trẻ thơ
Vị chi tất cả hai mươi chín người
Không tin cứ đếm thử coi
Quả thật hai mươi chín người đúng bon
Vội vàng thắp nén nhang thơm
Hương trầm khói tỏa kính dâng lên bà
Ơn trên ban phúc an bình đến nơi
Lênh đênh giữa chốn biển khơi
Mênh mông trời nước biết nơi đâu bờ
Cầu xin sóng lặng như tờ
Thuận buồm xuôi gió đến bờ tự do
Cầu xin sẽ được ban cho
Giữa khuya linh ứng trong mơ gặp bà
Uy linh áo trắng ngọc ngà
Bà truyền bảo đốt cho bà nén hương
Bà sẽ phù hộ trên đường
Bình an cho kẻ hiền lương tới bờ
Tàu này hai đứa trẻ thơ
Vị chi tất cả hai mươi chín người
Không tin cứ đếm thử coi
Quả thật hai mươi chín người đúng bon
Vội vàng thắp nén nhang thơm
Hương trầm khói tỏa kính dâng lên bà
Bất cứ một
ai, khi trong lòng đã có một niềm tin mãnh liệt ở đấng thiêng liêng thì
hình như người ta không còn cảm thấy sợ hãi một điều gì nữa cả. Mặc dù
đang lênh đênh giữa biển cả thăm thẳm bao la không thấy đâu là phương
hướng bến bờ nhưng mọi người đều tin chắc rằng mình sẽ được bà áo trắng
độ trì vượt qua mọi tai biến trên bước đường tị nạn.
Luôn ba ngày liên tiếp, trời quang mây tạnh, nước xanh biêng biếc, sóng lặng gió êm, cá dolphin lội dọc theo hai bên thành tàu như hai đòan quân hộ vệ. Cô Thanh có cảm tưởng như đang ngồi trên du thuyền, thỉnh thỏang thọc tay xuống biển nghịch nước và nhúng cái khăn lau mặt cho con. Trưa ngày thứ ba thì đòan người vượt biển gặp giàn khoan dầu của Mã Lai.
Anh tài công bỏ neo dừng lại, thầy Thanh đứng ở đầu tàu ngước lên kêu gọi cầu cứu , xin tiếp tế nước, lương thực và hỏi thăm đường tới Mã Lai còn bao xa nữa. Những người trên giàn khoan nhìn xuống chiếc tàu bé xíu trông giống như đồ chơi trẻ con đều lắc đầu thương hại cho những kẻ khốn cùng điếc không sợ súng, dù biết thập tử nhứt sanh nhưng vẫn cứ liều mạng đi tìm cái sống trong cái chết.
Họ cho biết muốn đi Mã Lai thì đi về hướng bên phải khỏang một ngày một đêm nữa sẽ tới. Rồi họ thả xuống cho một mớ bánh ngọt, nước uống, sữa tươi và một ít trái cây cho đám thuyền nhân đủ cầm cự trong hai ngày . Con tàu bé nhỏ mong manh lại tiếp tục cuộc hải trình tiến về hướng Mã Lai với niềm phấn khởi hy vọng chứa chan.
Luôn ba ngày liên tiếp, trời quang mây tạnh, nước xanh biêng biếc, sóng lặng gió êm, cá dolphin lội dọc theo hai bên thành tàu như hai đòan quân hộ vệ. Cô Thanh có cảm tưởng như đang ngồi trên du thuyền, thỉnh thỏang thọc tay xuống biển nghịch nước và nhúng cái khăn lau mặt cho con. Trưa ngày thứ ba thì đòan người vượt biển gặp giàn khoan dầu của Mã Lai.
Anh tài công bỏ neo dừng lại, thầy Thanh đứng ở đầu tàu ngước lên kêu gọi cầu cứu , xin tiếp tế nước, lương thực và hỏi thăm đường tới Mã Lai còn bao xa nữa. Những người trên giàn khoan nhìn xuống chiếc tàu bé xíu trông giống như đồ chơi trẻ con đều lắc đầu thương hại cho những kẻ khốn cùng điếc không sợ súng, dù biết thập tử nhứt sanh nhưng vẫn cứ liều mạng đi tìm cái sống trong cái chết.
Họ cho biết muốn đi Mã Lai thì đi về hướng bên phải khỏang một ngày một đêm nữa sẽ tới. Rồi họ thả xuống cho một mớ bánh ngọt, nước uống, sữa tươi và một ít trái cây cho đám thuyền nhân đủ cầm cự trong hai ngày . Con tàu bé nhỏ mong manh lại tiếp tục cuộc hải trình tiến về hướng Mã Lai với niềm phấn khởi hy vọng chứa chan.
Đến khỏang
hai giờ chiều, bỗng đâu trời chuyển màu âm u, mây đen từ đâu kéo tới che
kín mặt trời làm đen ngòm cả một vùng biển mênh mông. Mưa lác đác rồi
giông gió nổi lên cuốn theo từng cơn sóng dữ. Lúc đầu sóng còn nhấp nhô
như đùa giỡn với con tàu, dần dần bỗng nổi cơn thịnh nộ dâng cao, ngọn
sóng bạc đầu chụp phủ lấy con tàu khiến nó quay mòng mòng trồi lên hụp
xuống nhừ tử mấy lần súyt chìm. Tử thần như lảng vảng đâu đây.
Anh tài công rán chịu trận, cầm cự tay lái thật chặt trong lúc mọi người lâm râm khấn nguyện với bà áo trắng, cầu xin bà che chở, xua tan đi bao hung hiểm trùng trùng. Trong phút giây thập tử nhứt sinh đó, cô Thanh chợt nghiệm ra rằng sinh mạng con người là do trời ban, thôi thì cứ giao phó xác hồn cho trời đất. Trời thương thì nhờ, không thương thì chịu.
Con người không thể nào cãi được phần số một khi trời đã muốn lấy lại. Do đó cô không cảm thấy lo sợ bao nhiêu, dẫu sao khi quyết định ra đi thì ai cũng đã nghĩ đến trường hợp xấu nhứt và chấp nhận chết là cùng.
Anh tài công rán chịu trận, cầm cự tay lái thật chặt trong lúc mọi người lâm râm khấn nguyện với bà áo trắng, cầu xin bà che chở, xua tan đi bao hung hiểm trùng trùng. Trong phút giây thập tử nhứt sinh đó, cô Thanh chợt nghiệm ra rằng sinh mạng con người là do trời ban, thôi thì cứ giao phó xác hồn cho trời đất. Trời thương thì nhờ, không thương thì chịu.
Con người không thể nào cãi được phần số một khi trời đã muốn lấy lại. Do đó cô không cảm thấy lo sợ bao nhiêu, dẫu sao khi quyết định ra đi thì ai cũng đã nghĩ đến trường hợp xấu nhứt và chấp nhận chết là cùng.
Gần hai
tiếng đồng hồ sau, bão tố bắt đầu lắng dịu, con tàu mới lấy lại được
thăng bằng tiếp tục chẻ sóng. Ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm thầm tạ ơn bà
áo trắng linh thiêng. Đến lúc này mọi người mới cảm thấy đói cồn cào,
giục nhau vét gạo nấu cơm chia nhau mỗi người một miếng lót dạ. Đêm ấy
trời lại trong, vầng trăng an bình mười sáu tỏa sáng vằng vặc cho đại
dương bao la một vẻ đẹp huyền ảo thần kỳ. Sáng hôm sau, đúng như câu
“sau cơn mưa trời lại sáng” khi mặt trời lên cao khỏi mặt nước biển,
đòan người tị nạn đã thấy bóng đất liền xa xa. Anh tài công cho mũi tàu
tiến về hướng đó và khỏang nửa giờ sau thì tới một trại lính.
Trên bờ, hai
chú lính thấy tàu lạ xuất hiện liền xua tay ra dấu đuổi đi và lăm le
họng súng như đe dọa. Nhưng hạ sĩ Trần Quý và thầy Thanh đã lội đến sát
bờ lên tiếng cho họ biết mình là thuyền nhân tị nạn, cần họ giúp đỡ. Lúc
đầu họ nạt nộ, quyết liệt đuổi xô nhưng một lát sau, một ông tướng tá
oai vệ có vẻ là người lãnh đạo nghe ồn ào giằng co bên ngòai đã bước ra
dàn xếp. Ông ta tự giới thiệu là thiếu tá Yap, chỉ huy trưởng của đòan
thủy quân lục chiến địa phận Kemaman này. Thầy Thanh trình bày hòan cảnh
chung của anh em trong tàu và xin ông hướng dẫn gặp Cao ủy phụ trách
vấn đề tị nạn.
Thầy nói:
- Nếu chúng tôi không mất nước thì giờ này chúng tôi cũng như ông, an nhiên tự tại trên quê hương mình chớ đâu cần phải nổi trôi phiêu bạt, liều chết đi tìm tự do ở xứ người. Đất nước ông đã may mắn không bị chiến tranh thì xin ông rộng lòng chia sớt cái may mắn đó bằng cách cứu vớt những kẻ bất hạnh lỡ đường như chúng tôi. Đường dài trăm dặm, chúng tôi đã tận sức đi được chín mươi, mười dặm còn lại là tùy thuộc vào lòng tốt của ông. Xin hãy đưa giúp chúng tôi đi nốt chặng đường còn lại.
Ông thiếu tá suy nghĩ một chút rồi nói rằng:
- Từ bao tháng qua, đã có rất nhiều con tàu tị nạn trôi giạt vào đây nhưng lần nào tôi cũng buộc lòng cho lính kéo ra theo lệnh chính phủ, nếu không đi thì chúng tôi sẽ bắn, nhưng hôm nay không biết sao tôi lại thấy mình bị lay chuyển, thuyết phục, hình như có một sự vô hình nào đó thúc giục tôi phải tiếp nhận các anh. Thôi được, anh hãy gọi hết đồng bào của anh lên bờ nghỉ ngơi, tôi sẽ liên lạc với Hội Hồng Nguyệt Mã Lai (Red Crescent Society) đến đây giải quyết trường hợp của các anh.
Thầy nói:
- Nếu chúng tôi không mất nước thì giờ này chúng tôi cũng như ông, an nhiên tự tại trên quê hương mình chớ đâu cần phải nổi trôi phiêu bạt, liều chết đi tìm tự do ở xứ người. Đất nước ông đã may mắn không bị chiến tranh thì xin ông rộng lòng chia sớt cái may mắn đó bằng cách cứu vớt những kẻ bất hạnh lỡ đường như chúng tôi. Đường dài trăm dặm, chúng tôi đã tận sức đi được chín mươi, mười dặm còn lại là tùy thuộc vào lòng tốt của ông. Xin hãy đưa giúp chúng tôi đi nốt chặng đường còn lại.
Ông thiếu tá suy nghĩ một chút rồi nói rằng:
- Từ bao tháng qua, đã có rất nhiều con tàu tị nạn trôi giạt vào đây nhưng lần nào tôi cũng buộc lòng cho lính kéo ra theo lệnh chính phủ, nếu không đi thì chúng tôi sẽ bắn, nhưng hôm nay không biết sao tôi lại thấy mình bị lay chuyển, thuyết phục, hình như có một sự vô hình nào đó thúc giục tôi phải tiếp nhận các anh. Thôi được, anh hãy gọi hết đồng bào của anh lên bờ nghỉ ngơi, tôi sẽ liên lạc với Hội Hồng Nguyệt Mã Lai (Red Crescent Society) đến đây giải quyết trường hợp của các anh.
Ông thiếu tá
bảo lính đem mấy thùng mì gói và nước ra cho mọi người ăn trưa. Sau đó,
ông về phòng làm việc gọi máy cho Hội Hồng Nguyệt.
Sau bốn ngày ngồi bó gối dưới khoang tàu, hôm nay được thỏai mái đi đi lại lại trên bờ và ăn uống khoan thai, mọi người đều cảm thấy khỏe khoắn nhẹ nhàng từ thể xác đến tinh thần. Dù chưa biết bước kế tiếp sẽ như thế nào nhưng trước mắt là họ đã hòan tòan thóat khỏi xích xiềng cộng sản, hòan tòan cầm chắc sự tự do mà họ đã đổi lấy mạng sống đi tìm.
Đến xế chiều, bên ngòai trại lính có một chiếc xe bus dài và to với huy hiệu Trăng lưỡi liềm đỏ đổ lại. Ông thiếu tá cho gọi đòan người tị nạn ra bàn giao họ cho nhân viên của hội và chúc họ may mắn trên đường định cư. Thầy Thanh thay mặt mọi người chấp tay cám ơn thiếu tá Yap nói rằng:
- Ơn đức của ông chúng tôi xin ghi nhớ mãi. Tiền rừng bạc biển ai rồi cũng sẽ hết, chỉ có thi ân bố đức, giúp người họan nạn mới là phương cách đầu tư, tích phước trường tồn. Nguyện xin ơn trên ban phúc lành cho gia đình ông.
Sau bốn ngày ngồi bó gối dưới khoang tàu, hôm nay được thỏai mái đi đi lại lại trên bờ và ăn uống khoan thai, mọi người đều cảm thấy khỏe khoắn nhẹ nhàng từ thể xác đến tinh thần. Dù chưa biết bước kế tiếp sẽ như thế nào nhưng trước mắt là họ đã hòan tòan thóat khỏi xích xiềng cộng sản, hòan tòan cầm chắc sự tự do mà họ đã đổi lấy mạng sống đi tìm.
Đến xế chiều, bên ngòai trại lính có một chiếc xe bus dài và to với huy hiệu Trăng lưỡi liềm đỏ đổ lại. Ông thiếu tá cho gọi đòan người tị nạn ra bàn giao họ cho nhân viên của hội và chúc họ may mắn trên đường định cư. Thầy Thanh thay mặt mọi người chấp tay cám ơn thiếu tá Yap nói rằng:
- Ơn đức của ông chúng tôi xin ghi nhớ mãi. Tiền rừng bạc biển ai rồi cũng sẽ hết, chỉ có thi ân bố đức, giúp người họan nạn mới là phương cách đầu tư, tích phước trường tồn. Nguyện xin ơn trên ban phúc lành cho gia đình ông.
Khi lên xe
bus, nhân viên của hội cho biết là bọn họ sẽ được đưa đến trại chuyển
tiếp Marran ngủ qua đêm rồi sáng hôm sau sẽ xuống tàu qua đảo tị nạn
Pulau Bidong ở đó trong thời gian chờ Cao Ủy cứu xét cho đi định cư ở đệ
tam quốc gia. Như vậy là mục đích của họ đến giai đọan này coi như đã
thành công được hai phần ba. Những ngày sắp tới sẽ là những ngày “dưỡng
quân” trước khi được chính thức định cư để làm lại cuộc đời.
Bà là Đức Mẹ Ma-ria
Quan Âm Bồ Tát hay bà là ai?
Ơn thiêng liêng ấy muôn đời
Bà tiên áo trắng rạng ngời trong tim
Quan Âm Bồ Tát hay bà là ai?
Ơn thiêng liêng ấy muôn đời
Bà tiên áo trắng rạng ngời trong tim
Chuyến vượt
biển của gia đình thầy Thanh quả là một chuyến đi suông sẻ an lành hiếm
thấy từ lúc khởi đầu cho đến khi tới bến. Không bị đói khát , không bị
chết máy bể tàu, không bị cướp biển, sóng gió cấp tám cũng lặng lẽ rút
lui sau một hồi hòanh hành đe dọa. Không biết đó có phải là nhờ vào đức
tin tuyệt đối ở đấng thiêng liêng hay không.
Nhưng nếu nói nhờ vào đức tin thì những thuyền nhân khác cũng có thừa đức tin như vậy. Vậy thì tại sao có biết bao vạn người đã bỏ mình chết oan trên biển cả, nuốt hận ngàn thu? Hay là phước ai người đó nấy hưởng? Vấn đề thiêng liêng thì có lẽ chỉ có đấng thiêng liêng mới giải thích được mà thôi. Còn đối với người phàm như chúng ta thì chỉ biết cầu nguyện và…xin vâng.
Nhưng nếu nói nhờ vào đức tin thì những thuyền nhân khác cũng có thừa đức tin như vậy. Vậy thì tại sao có biết bao vạn người đã bỏ mình chết oan trên biển cả, nuốt hận ngàn thu? Hay là phước ai người đó nấy hưởng? Vấn đề thiêng liêng thì có lẽ chỉ có đấng thiêng liêng mới giải thích được mà thôi. Còn đối với người phàm như chúng ta thì chỉ biết cầu nguyện và…xin vâng.
Người Phương Nam
HOÀNG HẢI THỦY * TU & TÙ
Tu và Tù
Hoàng Hải Thủy
Tháng 11, 2013. Trên Internet tôi thấy một bài viết về Chuyện Tù, tôi trích bài viết đăng ở đây mời các bạn tôi ở tám phương trời, mười phương đất hải ngoại thương ca đọc đỡ buồn.
Bài trên Web. Tôi xin lỗi đã không ghi tên Tác giả và Tên Blog khi tôi save bài này.
Một hôm, một vị sư ở Tu viện của chúng tôi được thỉnh đi dạy Thiền ở trong một nhà tù gần Thị trấn Perth, nơi mà tình hình an ninh được kiểm soát hết sức chặt chẽ. Một nhóm tù nhân đã trở nên quen biết và kính trọng Sư Thầy. Vào cuối một thời pháp thoại, một số người tù hỏi Sư Thầy về nếp sống hằng ngày trong một Tu viện Phật giáo.
Sư Thầy trả lời :
“Buổi sáng chúng tôi thức dậy lúc 4 giờ. Đôi khi cũng lạnh lắm vì phòng chúng tôi không có máy sưởi.
Chúng tôi ăn mỗi ngày một bữa, tất cả thức ăn đều bỏ chung vào một bình bát. Vào buổi chiều và tối chúng tôi không ăn. Dĩ nhiên là chúng tôi không có chuyện sex hoặc rượu chè. Chúng tôi không có vô tuyến truyền hình, truyền thanh, hay âm nhạc. Chúng tôi không bao giờ xem phim, mà cũng không chơi thể thao. Chúng tôi nói ít, làm việc nhiều, và dành thời gian tọa Thiền, theo dõi hơi thở. Chúng tôi ngủ trên sàn nhà.”
Những người tù tỏ ra ngạc nhiên về sự kham khổ của nếp sống tu hành. So sánh với Tu Viện, thì cuộc sống của những người tù trong nhà tù hết sức nghiêm nhặt này như là một khách sạn năm sao. Quả thật, một người tù đã quá thương cảm cuộc sống thanh bần của vị sư đồng môn của tôi đến độ quên khuấy là mình đang ở đâu, anh ta chợt nói :
“Sống trong Tu viện cực khổ quá. Hay thầy đến ở đây với chúng tôi đi !”
Mọi người trong phòng ai cũng bật cười. Tôi cũng bật cười khi nghe nhà Sư kể lại câu chuyện. Rồi tôi suy nghĩ :
Quả thật những điều kiện sống trong Tu viện của tôi kham khổ hơn cả cuộc sống của tù nhân trong những nhà tù khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên nhiều người tự nguyện vào Tu Viện sống và họ cảm thấy sống trong Tu Viện họ có hạnh phúc. Trong khi đó, nhiều người tù lại muốn thoát khỏi nhà giam kia, họ không cảm thấy hạnh phúc ở đó. Tại sao như thế ?
Bởi vì các tu sĩ muốn sống ở Tu viện, còn tù nhân thì không muốn ở tù. Sự khác nhau là ở chỗ đó.
Bất cứ nơi nào mà bạn không muốn ở thì dù cho có tiện nghi đến đâu chăng nữa, đối với bạn, nơi đó cũng là một nhà tù. Đây là ý nghĩa thật sự của tiếng “tù”. Nếu bạn đang làm một công việc mà bạn không thích thì bạn cũng đang ở tù. Bạn tù trong công việc bạn phải làm. Nếu bạn đang có một mối quan hệ mà bạn không mong muốn thì các bạn cũng đang ở tù. Nếu các bạn đang ở trong một thân thể ốm đau bệnh hoạn mà các bạn không muốn thì thân thể ấy cũng là một nhà tù đối với bạn. Nhà tù là bất cứ một hoàn cảnh nào bạn không muốn mà lại dính mắc vào.
Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi các nhà tù của cuộc đời ?
Dễ thôi. Hãy thay đổi quan niệm về hoàn cảnh mà bạn đang sống. Thậm chí là ở ngay trong nhà tù San Quentin, hay ở Tu Viện của chúng tôi. Nếu bạn thấy muốn sống ở đó thì nơi ấy không còn là một nhà tù đối với bạn nữa. Bằng cách thay đổi quan niệm về công việc, về mối quan hệ, về thân thể ốm đau, bằng cách chấp nhận hoàn cảnh thay vì không ưa muốn, thì nó không còn là một nhà tù nữa. Khi các bạn bằng lòng thì các bạn được tự do.
Hoàng Hải Thủy
Tháng 11, 2013. Trên Internet tôi thấy một bài viết về Chuyện Tù, tôi trích bài viết đăng ở đây mời các bạn tôi ở tám phương trời, mười phương đất hải ngoại thương ca đọc đỡ buồn.
Bài trên Web. Tôi xin lỗi đã không ghi tên Tác giả và Tên Blog khi tôi save bài này.
Một hôm, một vị sư ở Tu viện của chúng tôi được thỉnh đi dạy Thiền ở trong một nhà tù gần Thị trấn Perth, nơi mà tình hình an ninh được kiểm soát hết sức chặt chẽ. Một nhóm tù nhân đã trở nên quen biết và kính trọng Sư Thầy. Vào cuối một thời pháp thoại, một số người tù hỏi Sư Thầy về nếp sống hằng ngày trong một Tu viện Phật giáo.
Sư Thầy trả lời :
“Buổi sáng chúng tôi thức dậy lúc 4 giờ. Đôi khi cũng lạnh lắm vì phòng chúng tôi không có máy sưởi.
Chúng tôi ăn mỗi ngày một bữa, tất cả thức ăn đều bỏ chung vào một bình bát. Vào buổi chiều và tối chúng tôi không ăn. Dĩ nhiên là chúng tôi không có chuyện sex hoặc rượu chè. Chúng tôi không có vô tuyến truyền hình, truyền thanh, hay âm nhạc. Chúng tôi không bao giờ xem phim, mà cũng không chơi thể thao. Chúng tôi nói ít, làm việc nhiều, và dành thời gian tọa Thiền, theo dõi hơi thở. Chúng tôi ngủ trên sàn nhà.”
Những người tù tỏ ra ngạc nhiên về sự kham khổ của nếp sống tu hành. So sánh với Tu Viện, thì cuộc sống của những người tù trong nhà tù hết sức nghiêm nhặt này như là một khách sạn năm sao. Quả thật, một người tù đã quá thương cảm cuộc sống thanh bần của vị sư đồng môn của tôi đến độ quên khuấy là mình đang ở đâu, anh ta chợt nói :
“Sống trong Tu viện cực khổ quá. Hay thầy đến ở đây với chúng tôi đi !”
Mọi người trong phòng ai cũng bật cười. Tôi cũng bật cười khi nghe nhà Sư kể lại câu chuyện. Rồi tôi suy nghĩ :
Quả thật những điều kiện sống trong Tu viện của tôi kham khổ hơn cả cuộc sống của tù nhân trong những nhà tù khắc nghiệt nhất. Tuy nhiên nhiều người tự nguyện vào Tu Viện sống và họ cảm thấy sống trong Tu Viện họ có hạnh phúc. Trong khi đó, nhiều người tù lại muốn thoát khỏi nhà giam kia, họ không cảm thấy hạnh phúc ở đó. Tại sao như thế ?
Bởi vì các tu sĩ muốn sống ở Tu viện, còn tù nhân thì không muốn ở tù. Sự khác nhau là ở chỗ đó.
Bất cứ nơi nào mà bạn không muốn ở thì dù cho có tiện nghi đến đâu chăng nữa, đối với bạn, nơi đó cũng là một nhà tù. Đây là ý nghĩa thật sự của tiếng “tù”. Nếu bạn đang làm một công việc mà bạn không thích thì bạn cũng đang ở tù. Bạn tù trong công việc bạn phải làm. Nếu bạn đang có một mối quan hệ mà bạn không mong muốn thì các bạn cũng đang ở tù. Nếu các bạn đang ở trong một thân thể ốm đau bệnh hoạn mà các bạn không muốn thì thân thể ấy cũng là một nhà tù đối với bạn. Nhà tù là bất cứ một hoàn cảnh nào bạn không muốn mà lại dính mắc vào.
Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi các nhà tù của cuộc đời ?
Dễ thôi. Hãy thay đổi quan niệm về hoàn cảnh mà bạn đang sống. Thậm chí là ở ngay trong nhà tù San Quentin, hay ở Tu Viện của chúng tôi. Nếu bạn thấy muốn sống ở đó thì nơi ấy không còn là một nhà tù đối với bạn nữa. Bằng cách thay đổi quan niệm về công việc, về mối quan hệ, về thân thể ốm đau, bằng cách chấp nhận hoàn cảnh thay vì không ưa muốn, thì nó không còn là một nhà tù nữa. Khi các bạn bằng lòng thì các bạn được tự do.
Tự do là bằng lòng với nơi chốn mình đang ở. Nhà Tù là nơi mình không muốn ở. Thế Giới Tự Do là thế giới mà người ta bằng lòng sinh sống.
Tự do thật sự là giải thoát khỏi dục vọng chứ không bao giờ là tự do thỏa mãn dục vọng.
(Hết bài Tu và Tù.)
Hình An Khê bên mộ Nguyễn Ang Ca theo Võ Đức Trung trong tâp Hiếu Đệ Lão Ngoan Đồng (Hoài Niệm)" do Hương Cau, Paris xuất bản.2010
CTHĐ : Không cần hỏi tôi biết chắc tác giả bài Tu và Tù là người chưa từng một lần bị ở Tù. Không ai có thể tự cho là mình hài lòng với cuộc sống trong tù. Tù thời Quốc Gia Việt Nam Cộng hoà đã dễ sợ, Tù thời Cộng Sản dễ sợ gấp trăm lần. Duyên Anh từng kể trong hồi ký của anh về Tù Đầy :
“Sáng kẻng đánh. Trở dậy, thấy trong ánh sáng lờ mờ quanh mình lố nhố những người và người, ở trần, sà lỏn, tóc bù sù, râu rậm rịt. Mình có cảm giác như mình đang ở trong địa ngục.”
Tất cả những người cư ngụ tại Sài Gòn phạm tội gọi là phản động, văn huê là tội chính trị, đều bị đưa vào Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu, Trung Tâm Thẩm Vấn của Sở Công An Thành Phố Hồ chí Minh. Nhà Tù này nguyên là Đề Lao Gia Định xưa, bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn xây thêm 3 khu trong nhà tù này. Khu A - khu Đề Lao Gia Đinh cũ, phòng giam có trần, có một hàng chấn song, phòng tù mát, thoáng, người tù đỡ khổ - Khu B, Khu C1, Khu C2 mới xây, phòng giam mái tôn, không có trần, tường vây quanh kín mít, nóng như trong lò than. Phòng giam nếu có 20 người tù thì mỗi người tù được nằm một chiếu cá nhân. Khi tù bị bắt vào đông, phòng giam chứa đến 40 người tù. Muỗi ở Nhà Tù Số 4 Phan Đăng Lưu nhiều kinh khủng. Cầu tiêu ngay trong góc phòng. Đêm, chuột cống từ lỗ cầu tiêu chui lên, con nào con nấy bự như bắp chân, trụi lông, lở loét. Ống nước nghẹt. Nóng từ mái tôn đè xuống, nóng từ hơi người bốc lên, nải chuối xiêm còn xanh lúc vào phòng, chỉ sau một đêm là chín vàng.
Đó là những cái khổ về thân xác, chưa kể đến những nỗi khổ về tinh thần. Lo cho vợ con đói khổ, thân tù không biết ngày nào về. Năm 1977, trong những ngày tù đầu tiên của tôi, tôi làm bài thơ :
Đã buồn cho nó buồn luôn
Vào Tù xem mặt Tù Buồn ra sao.
Vào Tù mới rõ thấp cao
Buồn Tù chẳng có Buồn nào buồn hơn.
Vào Tù mới biết nguồn cơn
Buồn nào thì cũng chẳng hơn Buồn Tù.
Cảm giác Tù như cảm giác Thiền. Ai ở Tù thì biết Tù là thế nào. Tôi không muốn kể thêm về chuyện Tù Khổ, tôi mời quí vị đọc vài chuyện trong Tù của Nhà Văn An Khê. Có chuyện vui vui, có chuyện buồn thảm. Tôi kể những chuyện này để nhắc lại lời nói của tôi : “Không ai có thể tự làm mình thư thái, thảnh thơi, thoải mái trong Tù.”
An Khê Nguyễn Bính Thinh là người viết tiểu thuyết Phơi-ơ-tông nổi tiếng của làng báo Sài Gòn từ năm 1956 đến năm 1975. Phim Hai Chuyến Xe Hoa - Thanh Nga, Thành Được - làm theo một Tiểu thuyết của anh. Tôi không được quen thân với anh, tôi chỉ biết anh từng là Sĩ quan dự trận đánh ở An Khê những năm 1952, 1953. Ở trận này anh bị thương ở cánh tay trái. Viên đạn để lại trên cánh tay anh vết sẹo dài nhưng không làm anh gẫy tay. Giải ngũ, anh về Sài Gòn sống bằng việc viết truyện Phơi-ơ-tông cho các Nhật báo. Anh sống nghiêm túc. Sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 anh kẹt lại ở Sài Gòn. Khoảng năm 1980, anh và gia đình sang Pháp. Hồi Ký “Từ Khám Lớn tới Côn Đảo” được anh viết ở Pháp, Nhà Làng Văn Canada xuất bản năm 1993.
Năm 2000, tôi đọc “Từ Khám Lớn đến Côn Đảo,” tôi thán phục anh An Khê. Anh viết hồi ký lao tù này thật xuất sắc, giọng văn của anh trong hồi ký dí dỏm, có duyên, sắc, tả chân, linh động, thực tế, khác hẳn với văn anh trong tiểu thuyết. Đọc hồi ký lao tù của anh tôi mới biết anh tham gia tổ chức chống Pháp từ những năm 1940, anh từng nằm phơi rốn trong Khám Lớn Sài Gòn những năm xưa ấy ở đường Gia Long. Anh bị đưa ra Côn Đảo năm 1944, anh được chính phủ Trần Trọng Kim cho ông đại biểu chính phủ Trần Tấn Phát ra Côn Đảo tuyên cáo Việt Nam độc lập và cho những tù nhân chính trị bị giam ở Côn Đảo về nước. Trong số tù nhân trở về dịp này có các ông Phan Khắc Sửu, Võ Oanh, Đào Duy Phiên, và Lê Duẩn, Phạm Hùng. Số tù nhân chính trị Côn Đảo trở về Sài Gòn ngày ấy là 123 người.
Đầu năm 1946 quân Pháp trở lại Sài Gòn. Sureté - Công An Pháp coi những người tù Côn Đảo được về đất liền là tù vượt ngục. Họ đi bắt lại những người tù đó. Có người tù bỏ chạy bị bắn chết, có người tù bị bắt lại, bị đưa trở ra Côn Đảo, chết ở đảo. Người tù Côn Đảo Phan Khắc Sửu không bị Pháp bắt lại, ông sống an ninh, đàng hoàng ở Sài Gòn.
Anh Nguyễn Bính Thinh, dù là tù Côn Đảo, có án, vẫn gia nhập được Quân Đội Việt Nam. Năm 2005 trong một Hồi ký Nhà Văn Nguyễn Đạt Thịnh, kể chuyện năm xưa ông là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Khinh Quân, ông gặp Thiếu Tá Nguyễn Bính Thinh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Khinh Quân cùng dự trận đánh An Khê. Thiếu Tá Nguyễn Bính Thinh bị thương trong trận này. Khi viết truyện, ông lấy bút hiệu An Khê.
Mời quí vị đọc :
An Khê. Từ Khám Lớn đến Côn Đảo.Trang 77, 78.
Trong việc tù viết thư về nhà, mặc dầu cặp-rằng luôn nhắc anh em chớ có viết gì khác ngoài chuyện sức khỏe, xin thực phẩm, trong phòng tù có tôi là một tù nhân cũng có hai anh viết nơi cuối thư một lời nhắn chị vợ, khiến hai chị vợ bị mang họa.
Đây là trường hợp anh tù Lương Văn Có, một tay chơi ngoài đời, anh viết cho vợ anh trong thư :
“….Cái đồ chơi của tao, tao để đâu mày đừng động tới. Để tao ra khám tao xài..”
Thư gửi về nhà của anh Có bị khám đường chuyển sang Bót Catinat kiểm duyệt. Lính kín đến nhà bắt chị Có về bót điều tra. Chị bị đánh đến nỗi cả tháng sau mặt chị còn vết bầm tím. Chị có biết ất giáp gì đâu. Đến khi anh Có bị đưa sang Bót Catinat đối chất với chị vợ. Anh phải khai cái anh viết là “đồ chơi” ấy là khẩu súng lục anh chôn dưới gốc mít trong vườn nhà anh. Chị vợ được thả sau mấy tháng bầm dập.
Trương hợp thứ nhì tôi chứng kiến là anh tù tên Xê. Anh viết thư cho vợ anh ở Cầu Bông, Thị Nghè :
“Món đồ quí của anh em ráng giữ gìn, đừng để thằng khác xâm phạm. Anh sẽ về không lâu.”
Thế là chị vợ anh bị bắt, bị điều tra xem “Món đồ quí” đó là món đồ gì. Anh chồng có âm mưu vượt ngục hay sao mà cho vợ biết ngày anh về không lâu. Chị vợ nào có biết gì. Bị đánh đau quá chị kêu trời như bộng. Lính kín cho hai vợ chồng gặp nhau để chị vợ hết đường chối cãi.
Anh Xê không dè vì anh vô tình viết rỡn mà vợ anh mang hoạ. Anh la lên :
“Sao không hỏi tôi mà lại đánh vợ tôi như vậy ! Đồ chơi của tôi là hai cái ở ngực vợ tôi, một cái ở dưới bụng. Có dậy mà cũng không biết.”
Bị anh tù xài xể, bọn lính kín không giận mà tức cười. Thì ra anh chồng tù căn dặn vợ quá kỹ.
***
Hạng tù ông Cố là tù tử hình, loại tù này được trọng đãi. Họ muốn gì cũng được trừ việc đi dạo phố hay ngủ với đàn bà. Vì họ là những người chờ chết, chờ ngày lên máy chém nên nhà tù có lòng nhân đạo mà đối xử đặc biệt với họ chăng. Thưa rằng không phải như thế. Theo luật thời bấy giờ, khi thi hành bản án tử hình phải có sự chứng kiền của một phái đoàn gồm vị đại diện tòa án, một đại diện luật sư biện hộ, một vị đại diện tinh thần - thường là một linh mục vì bên Phật giáo không dự vào việc sát sanh - một vị nhân sĩ hay một thanh tra khám đường. Do vậy, Xếp Chánh Khám Lớn phải vỗ béo con thịt, làm sao cho người tù tử hình khi chịu án được khỏe mạnh.
Chẳng phải chỉ Xếp Khám phải chăm sóc, o bế ngừời tù tử hình mà đến cáx xếp gác khám, các thầy chú cũng phải chiều ý anh tù tử hình. Có người tù tử hình thích chơi dế đá. Thầy chú phải mua ngay một cặp dế than, dế lửa đem vô cho y. Tờ mờ sáng y la lối om sòm, bắt phải đưa cặp dế ra sân để dế quần sương, lấy hơi đất, lấy cỏ tươi cho dế ăn. Rủi dế nhẩy mất, anh tù bỏ ăn, xếp khám phải đến ngoài song sắt năn nỉ anh, bắt nhân viên đi tìm mua ngay cặp dế khác.
Mỗi sáng từ tử hình được ăn điểm tâm cà phe sưã, bánh mì bơ hay hủ tíu, mì, bánh bao, xiếu mại. muốn ăn gì, thầy chú phải lo đi mua đúng thứ y muốn. Xong điểm tâm thầy chú phải hỏi người tù tử hình muốn ăn món gì bữa trưa, bữa tối, như cơm sườn nướng, cơm tôm càng rim. Cơm chiên Dương Châu, cơm thịt heo quay, cơn xá xíu. Những món này được giao cho nhà thầu nấu cơm tù cung cấp. Tất cả chi phí do Nhà Nước trả.
***
Lần thứ hai tôi phải xuống khám còng chân vì tôi bị tê, bị xuội hai chân và cánh tay mặt. Lúc ấy khám 1 quá đông người, tôi được đưa sang nằm nơi khám 2, nhỏ hơn, tôi không bị còng chân nhờ lịnh của bác sĩ . Khi tôi vào, khám chỉ có một tù mi-nơ khoảng 18 tuổi, bị bịnh ho lao, gầy còm, ốm hen, coi bộ khó sống.
Bữa cơm trưa ngày thứ bẩy có thịt heo kho với nước muối. Mỗi người tù được hai miếng thịt heo như hai ngón tay. Gã tù mi-nơ nói với tôi :
“Em sắp chết. Xin anh cho em thêm chút cơm, chút thịt. Em ăn lần cuối để chết. Ở tù cực quá, anh ơi.”
Tôi cho hắn nửa phần cơm và trọn phần thịt của tôi. Ăn xong, hắn nằm ưỡn bụng tròn vo, thở ì ạch.
Đến khoảng chín giờ tối, người ta khiêng vào và quăng lên sập xi-măng một anh tù, nói là tướng cướp Bình Xuyên vừa từ Bót Catinat chuyển sang. Người anh tù này đầy máu. Anh nằm thiêm thiếp, đến khuya bỗng anh kêu rống lên một tiếng thảm thiết rồi dựng người lên, lộn đầu xuống dưới sạp mà chết. Một chân anh còn mắc trong còng, người anh gập cúp trên lối đi. Tôi kêu gọi Xếp Khám. Không ai tới. Xác người tù chết không được đưa ra ngoài. Tôi sợ nếu chờ đến sáng, xác anh tù sẽ cứng đơ, làm sao mang đi chôn. Phải đỡ anh lên, cho anh nằm trên sập ngay ngắn. Nhưng tôi bị tê bại, sức một mình làm không nổi. Tôi lay gã tù mi-nơ. Gã cũng chết rồi. Tôi đành một mình hì hục kéo, đẩy xác anh tù Bình Xuyên cho lên nằm trên sập.
Đêm hôm ấy một mình tôi nằm giữa hai xác chết trong khám hẹp nặng mùi tử khí, lòng sầu thảm khôn cùng.
Ngưng trích “Từ Khám Lớn đến Côn Đảo.”
“Tự do thật sự là giải thoát khỏi dục vọng chứ không bao giờ là tự do thoả mãn dục vọng” không liên can gì đến chuyện Ở Tù !
Trên Internet không có tấm ảnh nào của Nhà Văn An Khê Nguyễn Bính Thinh. Trên những Trang Tiểu Thuyết Việt không thấy Trang nào có bản Hồi Ký “Từ Khám Lớn đến Côn Đảo.”
Hoàng Hải Thủy
Friday, December 13, 2013
VẠN MỘC CƯ SĨ * ĂN XÔI CHÙA NGỌNG MIỆNG
VẠN MỘC CƯ SĨ
Báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình được lập ra là để thông tin và
thể hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Ngày xưa chưa có báo chí,
con người cũng đã biết suy nghĩ, nói năng và biết nói năng sao cho hợp
lẽ phải, hợp đạo làm người.
Người Việt Nam ta có câu:"Ăn có nhai, nói có nghĩ".Phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói." Phải thực thi đức từ bi, tính chính trực, đừng đem miệng lưỡi hại người. Phải tránh cái bọn:"Khẩu Phật tâm xà". Nho giáo dạy ta nhân nghĩa lễ trí tín, Phật dạy ta chính ngữ, chính mệnh, chính nghiệp, chúa Giê Su dạy ta không nên nói dối.
Người Việt Nam ta có câu:"Ăn có nhai, nói có nghĩ".Phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói." Phải thực thi đức từ bi, tính chính trực, đừng đem miệng lưỡi hại người. Phải tránh cái bọn:"Khẩu Phật tâm xà". Nho giáo dạy ta nhân nghĩa lễ trí tín, Phật dạy ta chính ngữ, chính mệnh, chính nghiệp, chúa Giê Su dạy ta không nên nói dối.
Chỉ có cộng sản là dối trá đã coi thông tin, văn học, nghệ thuật là cơ sở tuyên truyền. Cán bộ thông tin, văn sĩ, thi sĩ, nhà biên khảo, thầy giáo, cô giáo chính là những kẻ bị bắt buộc phải nói láo để tuyên truyền cho cộng sản.
Thế giới tự do tuy là tốt nhưng cũng không tránh khỏi việc dùng thông tin để tạo ra những khủng hoảng và hỗn loan, hoàn toàn trái với sự thực. Nhưng thế giới tự do dối trá là đột xuất, còn còn sản dối trá là trường kỳ. Con người bị mua chuộc, hoặc ngu si nên đã để cho bọn cộng sản lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền cho sự dối trá.
Cách đây một hai tháng, hai đài nổi tiếng nọ cùng một lúc đưa ra hai tin tức:
(1). Sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ tăng cao nhưng sinh viên du học tại Trung Quốc cũng tăng cao, cao hơn Mỹ.
(2). Trung quốc là nơi định cư lý tưởng cho người các nước.
Thiết tưởng hai tin đó bịa đặt, do tay sai Trung Cộng đưa ra để giảm thiểu sự mất giá của thực tế Trung quốc.
(1). Ngoại trừ bài báo trên, không ai đưa tin rằng du sinh tại Trung Quốc tăng hơn Mỹ. Trong bài trên, người ta chơi "bài ba lá", đoạn trên nói rằng du sinh tại Mỹ tăng cao, đoạn sau nói du sinh tại Trung Quốc tăng cao hơn tại Mỹ.
Không có bài nào có tin tức như trên. Đài VOA đưa tin:
Viện Giáo dục Quốc tế, IIE, hôm 11/11 vừa công bố báo cáo hàng năm về số lượng du học sinh quốc tế tại các trường đại học của Mỹ, cho thấy con số này đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến giờ.
Báo cáo Open Doors về Trao đổi Giáo dục Quốc tế năm 2013 cho biết có 819.644 du học sinh ở Mỹ trong năm học 2012-2013. Ðông nhất là sinh viên đến từ các nước Trung Quốc, Ấn Ðộ, Hàn Quốc, Ả-Rập Xê-út và Canada.
Trung Quốc dẫn đầu với khoảng 235,000 du học sinh, tăng 21% so với năm ngoái. Tầng lớp trung lưu đang nở rộ, cộng với nhu cầu muốn con cái được tiếp cận nền giáo dục hàng đầu thế giới, là những nhân tố thúc đẩy nhiều người Trung Quốc lựa chọn du học Mỹ.
Việt Nam xếp thứ 8 với tổng số 16.098 sinh viên du học ở Mỹ, tăng 3,4% so với năm trước, với 70% theo học bậc cử nhân.
Kể từ năm học 1998-1999, số lượng du học sinh Việt Nam tới Mỹ đã tăng trưởng đáng kể, nhiều năm ở mức 2 chữ số. Việt Nam có mặt trong nhóm 20 nước có nhiều du học sinh ở Mỹ nhất từ năm 2006/07 và lọt vào nhóm 10 nước kể từ năm 2010/11.
Báo cáo cho biết du học sinh ở Mỹ tập trung nhiều ở những ngành như kinh doanh và khoa học. Gần phân nửa số du học sinh Trung Quốc theo học ngành kinh doanh hoặc kỹ thuật. Du học sinh Ấn Ðộ thì nghiêng mạnh về những ngành kỹ thuật, toán học, và khoa học máy tính.
Những điểm đến hàng đầu của sinh viên nước ngoài bao gồm Ðại học Nam California, Ðại học Illinois Urbana-Champaign, Ðại học Purdue, Ðại học New York, và Ðại học Columbia.
Du học sinh nước ngoài là đối tượng tuyển sinh ráo riết của các trường đại học Mỹ trong bối cảnh nguồn trợ cấp công bị thu hẹp, học phí chững lại, và số học sinh năm cuối trung học Mỹ sụt giảm. Theo IIE và Bộ Ngoại giao Mỹ, học sinh quốc tế hàng năm đóng góp 24 tỉ đôla vào nền kinh tế Mỹ và 2/3 số học sinh tự trang trải hay có gia đình giúp chi trả học phí.
Báo cáo của IIE cũng ghi nhận số học sinh Mỹ du học ở những nước khác tăng cao kỷ lục. Tuy nhiên con số này ít hơn nhiều so với số du học sinh ở Mỹ, và du học sinh Mỹ ở nước ngoài thường có thời gian học tập ít hơn so với du học sinh quốc tế ở Mỹ.
Nguồn: IIE, AP, Wall Street Journal
http://www.voatiengviet.com/content/du-hoc-sinh-quoc-te-o-my-tang-cao-ky-luc/1788166.html
Báo chí Việt Nam cũng viết như vậy:
Số sinh viên đi du học Mỹ tiếp tục tăng
(NDH) Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ tăng 3,4% đạt con số 16.098 vào năm học 2012-13, đưa Việt Nam trở thành nước đứng hàng thứ tám trong số các nước có đông sinh viên ở Hoa Kỳ.
Báo cáo Trao đổi Giáo dục Quốc tế Open Doors 2013 công bố ngày hôm nay cho thấy số lượng sinh viên quốc tế tại các trường cao đẳng và đại học Hoa Kỳ đã tăng 7%, đạt mức cao kỷ lục là 819.644 sinh viên trong năm học 2012-13, trong khi sinh viên Hoa Kỳ đi du học đã tăng 3% đạt mức cao nhất từ trước đến nay là hơn 283.000.
Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ tăng 3,4% đạt con số 16.098 vào năm học 2012-13, đưa Việt Nam trở thành nước đứng hàng thứ tám trong số các nước có đông sinh viên ở Hoa Kỳ; trong khi đó có 878 sinh viên Hoa Kỳ học tập tại Việt Nam trong năm 2011-12, vẫn giữ số lượng tương tự như các năm trước.
"Tôi vui mừng nhận thấy Việt Nam tiếp tục đưa một số lượng lớn sinh viên đến Hoa Kỳ để học đại học. Các kỹ năng phân tích và tư duy phản biện mà họ phát triển được sẽ giúp Việt Nam hội nhập đầy đủ hơn vào các hoạt động thế giới như là một quốc gia vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, và cả hai quốc gia đều hưởng lợi từ các mối quan hệ cá nhân và thể chế lâu dài được tạo ra", ông David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, nói.
Trong năm 2012-13, có thêm 55.000 sinh viên quốc tế nhập học đại học ở Hoa Kỳ so với năm 2011-12, với phần lớn số sinh viên tăng thêm là người của các nước Trung Quốc và Arập Xêút. Điều này đánh dấu năm thứ bảy liên tiếp có sự gia tăng tổng số sinh viên quốc tế học đại học ở Hoa Kỳ, theo báo cáo của Open Doors.
Hiện nay số lượng sinh viên quốc tế học tại các trường cao đẳng và đại học Hoa Kỳ cao hơn 40% so với cách đây một thập kỷ, và tốc độ tăng đã tăng lên đều đặn trong ba năm qua. Sinh viên quốc tế chiếm gần 4% tổng số sinh viên nhập học ở cấp cao đẳng và đại học. Tổng chi tiêu của sinh viên quốc tế ở cả 50 bang đóng góp gần 24 tỷ đôla vào nền kinh tế Hoa Kỳ.
Số lượng sinh viên Hoa Kỳ du học ở nước ngoài để có tín chỉ học thuật đã tăng 3% đạt con số 283.332 sinh viên trong năm 2011-12, là tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mức tăng 1% của năm trước. Đã có thêm sinh viên Hoa Kỳ đến châu Mỹ La tinh và Trung Quốc, và con số sinh viên đi học ở Nhật Bản đã có sự đảo chiều khi các chương trình mở trở lại vào mùa thu năm 2011 sau trận động đất và sóng thần vào tháng 3/2011.
Số lượng sinh viên Hoa Kỳ du học đã tăng hơn 3 lần trong hai thập kỷ qua, từ khoảng 71.000 sinh viên năm 1991-1992 lên con số kỷ lục năm 2011-12. Mặc dù đã có sự gia tăng, nhưng chưa đến 10% tổng sổ sinh viên đại học Hoa Kỳ từng đi du học vào một thời điểm nào đó trong quá trình họ học đại học.Trần Thúy
http://ndh.vn/so-sinh-vien-di-du-hoc-my-tiep-tuc-tang-20131113031246449p125c134.news
(2).Trong khi các đài VOA,BBC và Việt Nam loan tin người Trung Quốc bỏ nước mà đi, thì bọn tay sai Trung Quốc đựợc lệnh nói ngược lại để "giải độc", để làm cho Trung Quốc đỡ xấu hổ.
+ Người Trung Quốc bỏ nước mà đi
Đài BBC đưa tin:
Dữ liệu được đưa lên cổng thông tin Sina ở Trung Quốc cho thấy hơn 150 ngàn công dân Trung Quốc rời Trung Quốc ra nước ngoài định cư trong riêng năm 2011.
Điểm đến hàng đầu của họ là New Zealand, nơi 13% người di cư quyết định tới định cư, tiếp theo là Canada, Úc, và Hoa Kỳ.
Nhập cư theo dạng có trình độ cao và diện du học chiếm đa số trong khi cũng có cách nhập cư theo các dạng khác.
Người giàu có và người có học vấn cao là nhóm lớn nhất trong xu hướng di cư này.
Một báo cáo của China Merchants Bank và Bain & Company cho thấy "Trong số những chủ doanh nghiệp tại Hoa lục có hơn 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 16 tỷ USD), 27% đã di cư khỏi Trung Quốc, trong khi 47% số người khác đang cân nhắc việc di cư". http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/04/130413_china_rich_leaves.shtml
Báo Việt Nam đưa tin:
Trung Quốc đang đối mặt với làn sóng di cư nhân tài và của cải sang các nước khác như Mỹ.
Theo một nghiên cứu mới đây của công ty Gallup (Mỹ), khoảng 13% công dân trưởng thành trên thế giới hay hơn 640 triệu người nói rằng họ muốn định cư ở nước ngoài.
Mỹ là địa điểm lý tưởng nhất cho làn sóng di cư này. Cụ thể, khoảng 23% trong số những công dân nói trên, hay 150 triệu người muốn di cư sang Mỹ, trong đó có 22 triệu người Trung Quốc, tiếp đến là Nigeria với 15 triệu người, Ấn Độ 10 triệu người. Sở dĩ điều này bởi Mỹ là một xã hội mở đối với dân nhập cư, ngoài ra Mỹ cũng là nơi tạo cơ hội tốt cho khởi nghiệp.
Theo số liệu từ Jade Group - cơ quan cung cấp dịch vụ về di cư, đa số người Trung Quốc di cư sang Mỹ ở độ tuổi trên 35 và có tài sản khoảng hơn 10 triệu nhân dân tệ (1,59 triệu USD). Nói cách khác, di dân Trung Quốc hiện nay đều ở độ tuổi trẻ hơn so với 10 năm trước.
Trong khi đó, theo báo cáo về Tài sản cá nhân ở Trung Quốc năm 2011 của Ngân hàng Thương gia Trung Quốc, và công ty tư vấn Bain & Company, số dân Trung Quốc di cư tăng khi tài sản của họ ở nước ngoài tăng.
Khảo sát của Gallup được thực hiện dựa vào phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại với hơn 452.000 người ở 151 quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn từ 2009 đến 2011http://finance.tvsi.com.vn/News/2012426/193888/22-trieu-dan-trung-quoc-muon-dinh-cu-tai-my.aspx
Báo Việt Nam cũng có bài bình luận việc này:
Người giàu Trung Quốc hiện được ước tính có khoảng 658 tỷ USD tài sản ở nước ngoài. Các lĩnh vực ưa thích của họ là bất động sản, các bộ sưu tập, tác phẩm nghệ thuật hay kim cương.
Theo WealthInsight, người giàu Trung Quốc hiện có khoảng 658 tỷ USD tài sản ở nước ngoài. Còn hãng tư vấn Boston Consulting cho rằng con số này chỉ là 450 tỷ USD, nhưng sẽ tăng gấp đôi trong ba năm tới.
Nghiên cứu khác của Bain Consulting thì tiết lộ một nửa giới siêu giàu nước này (những người có tài sản từ 16 triệu USD trở lên) đang có của cải ở bên ngoài. CNBCnhận xét đây là một trong những cuộc dịch chuyển tài sản lớn và nhanh nhất hiện nay.
Không chỉ đổ tiền ra nước khác, ngày càng nhiều nhà giàu Trung Quốc cũng di cư sang theo. Nghiên cứu mới nhất của tạp chí Hurun và Bank of China cho thấy hơn một nửa triệu phú Trung Quốc đang cân nhắc hoặc chuẩn bị di cư ra nước ngoài.
Nhiều chuyên gia cho biết người giàu muốn bảo vệ tài sản, sức khỏe cho họ và gia đình. Họ cũng muốn có môi trường tốt hơn cho con cái, như trường học hàng đầu và không khí trong lành. Peter Joseph – thành viên Hiệp hội Đầu tư tại Mỹ cho biết: “Dù là vì lý do chính trị, học tập hay môi trường, khi kết hợp các yếu tố này với nhau, anh sẽ nhận ra với khối tài sản hiện tại, người giàu Trung Quốc muốn tìm kiếm cơ hội mới cũng là điều dễ hiểu”.
http://bongbvt.blogspot.ca/2013/11/bo-nuoc-om-cua-chay.html
Nhiều bài báo nói về các nơi định cư lý tưởng nhưng không có bài nào quảng cáo cho Trung Quốc trừ bài viết của bọn tay sai Trung Cộng. Nhiều ý kiến khác nhau nhưng không có tài liệu quốc tế nào ngoại trừ bài báo trên đưa tin Trung Quốc là nơi định cư lý tưởng.
Bài thứ nhất:
12 quốc gia lý tưởng nhất để định cư
Nước Pháp là nơi lý tưởng nhất cho việc cư trú và phát triển sự nghiệp lâu dài. Điều kiện làm việc, khả năng hòa nhập luôn là mối bận tâm hàng đầu với người định sống ở nước ngoài.
15 thành phố tốt nhất để sống trên thế giới
10 thành phố Mỹ ít người muốn đến ở
1. New Zeland
Theo điều tra, xứ sở Kiwis là nơi có 75% người nước ngoài đang sinh sống và làm việc, họ chia sẻ việc thích nghi với văn hóa New Zealand là khá dễ dàng. 55% trong số này cho biết họ đang cân nhắc việc định cư lâu dài tại đâyTheo điều tra, xứ sở Kiwis là nơi có 75% người nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Họ chia sẻ việc thích nghi với văn hóa New Zealand là khá dễ dàng. 55% trong số này cho biết đang cân nhắc việc định cư lâu dài tại đây.
2. Australia
77% người nước ngoài tại Down Under, Australia cho biết họ hòa nhập với cộng đồng địa phương nhanh chóng trong khi 87% hân hoan vì cảm thấy được chào đón lại nơi làm việc. Hơn nữa, Australia cũng là quốc gia có kinh tế phát triển mạnh mẽ với 95% trẻ em được hưởng nền giáo dục tốt nhất." 77% người nước ngoài tại Down Under, Australia cho biết hòa nhập với cộng đồng địa phương nhanh chóng trong khi 87% hân hoan vì cảm thấy được chào đón lại nơi làm việc. Hơn nữa, Australia cũng là quốc gia có kinh tế phát triển mạnh mẽ với 95% trẻ em được hưởng nền giáo dục tốt nhất.
3. Nam Phi
Quốc gia này luôn sẵn sàng cung cấp các đặc quyền về tài chính cho người nước ngoài, 47% người mới đến chia sẻ việc định cư tại Nam Phi mang lại cuộc sống xa xỉ hơn và thu nhập được cải thiện đáng kểQuốc gia này luôn sẵn sàng cung cấp các đặc quyền về tài chính cho người nước ngoài. 47% người mới đến chia sẻ việc định cư tại Nam Phi mang lại cuộc sống xa xỉ hơn và thu nhập được cải thiện đáng kể
4. Canada.
Phần lớn dân nhập cư Canada đều khẳng định điều kiện làm việc tại đây rất tốt và tỷ lệ công việc với cuộc sống hàng ngày luôn cân bằng. 30% số này nhận định, họ đang quan tâm tới việc hoàn thành thủ tục để ở lại Canada dài hạn. Phần lớn dân nhập cư Canada đều khẳng định điều kiện làm việc tại đây rất tốt và tỷ lệ công việc với cuộc sống hàng ngày luôn cân bằng. 30% số này nhận định, họ đang quan tâm tới việc hoàn thành thủ tục để ở lại Canada dài hạn
5. Mỹ
Những công dân ngoại quốc đến Mỹ sẽ phải ấn tượng với thu nhập cùng điều kiện làm việc như nhà ở, xe hơi khi lao động và sinh sống tại đây. Tuy vậy, vẫn còn một số người phàn nàn về khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục Những công dân ngoại quốc đến Mỹ sẽ phải ấn tượng với thu nhập cùng điều kiện làm việc như nhà ở, xe hơi khi lao động và sinh sống tại đây. Tuy vậy, vẫn còn một số người phàn nàn về khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
6. Thổ Nhĩ Kỳ
Dân bản địa Thổ Nhĩ Kỳ được coi là cộng đồng thân thiện nhất với người ngoại quốc trên thế giới. Tuy nhiên, các vấn đề về thiên tai lại làm mất điểm quốc gia này." Dân bản địa Thổ Nhĩ Kỳ được coi là cộng đồng thân thiện nhất với người ngoại quốc trên thế giới. Tuy nhiên, các vấn đề về thiên tai lại làm mất điểm quốc gia này.
7. Anh
Những người nước ngoài khi đến Anh luôn tìm thấy sự cởi mở của dân bản xứ nơi đây, đồng thời nhanh chóng hòa nhập môi trường. Dù vậy, chi phí sinh hoạt đắt đỏ thuộc hàng nhất thế giới luôn làm nhiều công dân có kế hoạch học tập và sinh sống lâu dài tại đây phải cân nhắcNhững người nước ngoài khi đến Anh luôn tìm thấy sự cởi mở của dân bản xứ nơi đây, đồng thời nhanh chóng hòa nhập môi trường. Dù vậy, chi phí sinh hoạt đắt đỏ thuộc hàng nhất thế giới luôn làm nhiều công dân có kế hoạch học tập và sinh sống lâu dài tại đây phải cân nhắc.
8. Philippines
Theo nghiêu cứu, 42% người ngoại quốc khi tới Philippines cảm nhận thật nhanh chóng để gia nhập môi trường tại quốc gia này và việc sử dụng những dịch vụ công cộng, cao cấp cũng rất tiện lợi. Thậm chí kiếm tiền hay sở hữu tài sản tại Philippines cũng là điều dễ dàng thực hiệnTheo nghiên cứu, 42% người ngoại quốc khi tới Philippines cảm nhận thật nhanh chóng để gia nhập môi trường tại quốc gia này và việc sử dụng những dịch vụ công cộng, cao cấp cũng rất tiện lợi. Thậm chí kiếm tiền hay sở hữu tài sản tại Philippines cũng là điều dễ dàng thực hiện
9. Tây Ban Nha
Được mệnh danh là đất nước hòa bình, du khách đến Malaysia có thể dễ dàng kết bạn và học ngôn ngữ địa phương. Ngoài ra, các vấn đề như thuế, việc làm cũng rất rõ ràng, hiệu quả, thực phẩm tương đối rẻ, ý thức bảo vệ môi trường luôn được người dân đề cao Cộng đồng dân ngoại quốc hẳn sẽ thích cuộc sống tại Tây Ban Nha do môi trường dễ hòa nhập, người bản xứ thân thiện, ngôn ngữ địa phương được giảng dạy ở mọi nơi. Hơn nữa, tỷ lệ cân bằng giữa công việc và đời sống tại Tây Ban Nha cũng ổn định hơn các quốc gia khác như Anh, Pháp, Hà Lan, MỹCộng đồng dân ngoại quốc hẳn sẽ thích cuộc sống tại Tây Ban Nha do môi trường dễ hòa nhập, người bản xứ thân thiện, ngôn ngữ địa phương được giảng dạy ở mọi nơi. Hơn nữa, tỷ lệ cân bằng giữa công việc và đời sống tại Tây Ban Nha cũng ổn định hơn các quốc gia khác như Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ.
10. Malaysia
Được mệnh danh là đất nước hòa bình, du khách đến Malaysia có thể dễ dàng kết bạn và học ngôn ngữ địa phương. Ngoài ra, các vấn đề như thuế, việc làm cũng rất rõ ràng, hiệu quả, thực phẩm tương đối rẻ, ý thức bảo vệ môi trường luôn được người dân đề cao
11. Brazil
Tuy thuộc danh sách những nước đón chào nồng hậu người nước ngoài, Brazil vẫn tạo rào cản do sự phức tạp trong hệ thống tài chính, thuế và khác biệt về đơn vị tiền tệ. Dù vậy, triển vọng kinh tế Brazil vẫn ở mức lạc quan và người nhập cư có thể yên tâm việc kinh tế sẽ cải thiện hơn trong năm sau Tuy thuộc danh sách những nước đón chào nồng hậu người nước ngoài, Brazil vẫn tạo rào cản do sự phức tạp trong hệ thống tài chính, thuế và khác biệt về đơn vị tiền tệ. Dù vậy, triển vọng kinh tế Brazil vẫn ở mức lạc quan và người nhập cư có thể yên tâm việc kinh tế sẽ cải thiện hơn trong năm sau.
12. Pháp
Nước Pháp gây ấn tượng với cộng đồng người ngoại quốc bởi chi phí tương đối thấp cùng lối sống lành mạnh, đặc biệt ở trẻ em. Thêm vào đó, 93% dân nhập cư cho biết họ sẵn sàng học và sử dụng tiếng Pháp thành thạo, 71% cảm thấy hài lòng về thực phẩm và 89% luôn hạnh phúc vì được chào đón ở cơ quan.
Tường Vi (theo Forbes)
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/12-quoc-gia-ly-tuong-nhat-de-dinh-cu-2718448.html
BÀI THỨ II
Những thành phố lý tưởng nhất thế giới
Dưới đây là danh sách 15 thành phố tuyệt vời nhất trên thế giới dựa theo khảo sát chất lượng cuộc sống năm 2011 của công ty tư vấn nhân lực Mercer. Khảo sát này xem xét điều kiện sống của 221 thành phố trên thế giới và xếp hạng chúng dựa trên các tiêu chí như kinh tế, môi trường, văn hóa, xã hội, chính trị, giáo dục và y tế.
Điều đặc biệt là thành phố của một số nền kinh tế lớn thế giới như Mỹ, Nhật Bản và Anh lại không xuất hiện trong danh sách này.
15. Toronto, Canada
Toronto, thành phố đông dân thứ 5 tại khu vực Bắc Mỹ, là một trong ba thành phố duy nhất của Canada và Bắc Mỹ lọt vào danh sách này. Toronto đang thu hút rất nhiều người nhập cư, trong khi tỷ lệ nhập cử của NewYork chỉ là 28%/năm thì đối với Toronto con số này lên tới 50%. Khoảng 30% dân số ở thành phố này nói được thứ tiếng khác ngoài 2 ngôn ngữ chính thức của Canada là Anh và Pháp. Ngoài ra, Toronto cũng là trung tâm kinh tế của Canada và sở hữu sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ 7 thế giới về giá trị vốn hóa thị trường. Kinh tế của Toronto đóng góp gần 1/5 cho GDP của Canada.
Toronto là một trong 5 thành phố ở Canada luôn dẫn đầu bảng xếp hạng an toàn cá nhân ở Bắc Mỹ. Cùng với Vancouver, Montreal, Ottawa, và Calgary, Toronto xếp thứ 17 trong số các thành phố an toàn nhất trên thế giới. Theo như báo cáo của Mercer, mức độ an toàn ở Toronto cao gấp 35 lần so với các thành phố lân cận của Mỹ như Chicago, Honolulu, Houston và San Francisco.
14. Ottawa, Canada
Ottawa, thủ đô Canada, là một trong 6 thủ đô lọt vào danh sách này. Thành phố có nhân lực học vấn cao này cũng là trụ sở nhiều cơ quan liên bang Canada cũng như Đại sứ quán các nước và những ông trùm công nghệ như Nortel Networks, Cisco Systems, Alcatel Lucent, và Dell. Hơn 90% các nghiên cứu và phát triển về viễn thông của Canada được tiến hành tại các công ty này.
Chất lượng cuộc sống ở Ottawa nhưng lại không đắt đỏ, thậm chí năm nay thành phố này còn được vinh danh là thành phố ít tốn kém nhất của Canada. Dựa theo các tiêu chí như nhà ở, giao thông, thực phẩm và may mặc sống ở Toronto đắt gấp 55 lần sống ở Ottawa. Đây cũng là một trong những thành phố sạch nhất trên thế giới, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng các thành phố sinh thái năm 2010 theo tiêu chí về độ sạch của nước, hệ thống nước thải, ô nhiễm không khí, và xử lý chất thải.
13. Wellington, New Zealand
Wellington là một trong 3 thành phố trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương có mặt trong danh sách năm nay.
Wellington có trình độ dân trí cao nhất NewZeland với hơn 1/3 số dân có bằng cử nhân trở lên. Thu nhập bình quân đầu người tại Wellington cao hơn thu nhập bình quân đầu người của cả New Zealand. Hơn 40% hộ gia đình có thu nhập trên 66.000 USD/năm. Thêm vào đó, thành phố này còn có khí hậu tuyệt vời với trên 2.000 giờ nắng/năm.
12. Amsterdam, Hà Lan
Amsterdam, nổi tiếng với khu phố đèn đỏ và những quán cà phê phục vụ cần sa, là một trong những thành phố thu hút nhiều du khách nhất trong danh sách này. Thành phố này là trung thâm văn hóa và thương mại của Hà Lan, nổi lên vào thế kỷ XVII, thời kỳ hoàng kim của thương mại Hà Lan và vẫn duy trì chất lượng cuộc sống cao cho tới bây giờ.
Amsterdam là nơi hình thành thị trường chứng khoán lâu đời nhất thế giới. Những con kênh cổ kính, các tòa nhà với lối kiến trúc đặc trưng đã thu hút khách du lịch tới thành phố này. Chính quyền thành phố Amsterdam khuyến khích những lối sống khác nhau của người dân và khoảng 54% số hộ gia đình ở đây là những người đơn thân. Theo số liệu thống kê năm 2009, các hộ gia đình với hai người lớn chiếm 20% dân số. Thành phố này cũng đứng trong top 20 thế giới về mức độ an toàn cá nhân.
11. Sydney, Australia
Sydney là thành phố đông dân nhất và cũng là trung tâm kinh tế của Australia, chiếm khoảng 1/4 GDP. Thành phố này sở hữu những địa danh đặc trưng nhất của Australia, bao gồm nhà hát Opera House và cầu cảng Harbour.
Trung tâm của thành phố nằm trên một trong những bến cảng tuyệt vời nhất thế giới và được bao quanh bởi các vườn quốc gia, các vịnh, sông và bãi biển. Là một trung tâm kinh doanh lớn, Sydney là trụ sở của gần 40% trong tổng số 500 công ty hàng đầu của Australia. Thu nhập bình quân đầu người của thành phố này là hơn 55.000 USD/năm.
Mức sống cũng như mức độ an toàn cá nhân của thành phố này vượt xa so với các khu vực Châu Á - Thái Bình Dương khác, kể cả Australia và NewZeland do có sự đầu tư liên tục về cơ sở vật chất hạ tầng và các dịch vụ công cộng
10. Copenhagen, Đan Mạch
Copenhagen đứng thứ hai trong số các thành phố châu Âu thân thiện với môi trường nhất thế giới vào năm 2010. Được biết đến như thiên đường của xe đạp, Copenhagen có tổng số 218 dặm đường dành cho xe đạp với khoảng 36% người dân thành phố đi lại bằng xe đạp mỗi ngày.
Sức khỏe và hạnh phúc đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của người dân Đan Mạch với hơn 15% dân số trên 65 tuổi. Nhận thức trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân Đan Mạch ngày một gia tăng khiến nước này trở thành một trong những nước tiêu thụ và sản xuất thực phẩm sạch hàng đầu Châu Âu. Khoảng 75% thực phẩm tiêu thụ ở Copenhagen là thực phẩm sạch và cứ mỗi 10 người dân thành phố thì có một người mua thực phẩm hữu cơ.
9. Bern, Thụy Sỹ
Bern, thủ đô Thụy Sĩ, là một trong 3 thành phố Thụy Sĩ nằm trong danh sách này. Thành phố đã liên tục cũng luôn giữ vị trí số 9 về chất lượng cuộc sống trong suốt 4 năm qua.
Nằm trên cao nguyên Thụy Sĩ, thành Bern ở trung tâm thành phố đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983. Thành Bern vẫn duy trì nét quyến rũ của thời trung cổ qua nhiều thế kỷ với những mái vòm, đài phun nước, mặt tiền bằng đá sa thạch, những tòa tháp và những con phố nhỏ hẹp.
Bern thường xuyên được xếp vào danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, đây cũng là trung tâm kỹ thuật và chế tác của Thụy Sĩ với các doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm y tế, công nghệ thông tin, ô tô cũng như các sản phẩm bán lẻ cao cấp khác như đồng hồ.
Năm nay, Bern được đánh giá là thành phố an toàn thứ hai thế giới, chỉ sau Luxembourg. Sự trung lập của Thụy Sĩ và danh tiếng của các ngân hàng nước này cũng là điểm nhấn thu hút nhiều người đến tạo dựng cuộc sống mới.
8. Geneva, Thụy Sỹ
Geneva, thành phố đông dân thứ hai Thụy Sĩ, là trụ sở của khoảng 20 tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và Hội chữ thập đỏ quốc tế. Vai trò quốc tế của nó được thể hiện ở việc các đại diện của hơn 160 quốc gia trên thế giới thường xuyên đến đây dự các hội nghị quốc tế. Hơn 44% dân cư trong thành phố là người ngoại quốc.
Nằm dưới chân dãy núi Anpơ, dọc theo bờ hồ Geneva, môi trường tự nhiên của thành phố được đánh giá là một trong những thành phố xanh nhất ở châu Âu. Khoảng 20% diện tích của Geneva được bao phủ bởi cây cối chính là lý do nó được còn được gọi là "thành phố của các công viên". Geneva được như vậy là nhờ thực thi nghiêm ngặt các điều khoản ô nhiễm cũng như các quy định về môi trường khác. Theo nghiên cưu của Mercer thành phố này cũng là thành phố đắt đỏ thứ 5 thế giới và có chi phí sinh hoạt cao nhất châu Âu.
7. Frankfurt, Đức
Frankfur, thành phố lớn thứ 5 của Đức là trung tâm tài chính lớn nhất châu Âu. Đây là trụ sở của Ngân hàng Trung ương Châu Âu và sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt.
Thêm nữa, Frankfurt còn là điểm trung chuyển quan trọng của châu Âu nhờ có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, bao gồm một hệ thống đường cao tốc và sân bay hiện đại.
Frankfurt còn được đánh giá là thành phố an toàn thứ 11 thế giới dựa trên các cấp độ tội phạm và hiệu quả của việc thực thi pháp luật.
6. Vancouver, Canada
Vancouver, thành phố xanh thường xuyên xuất hiện trong danh sách này trong vòng 5 năm qua, là nơi có khí hậu ôn hòa nhất Canada và có lượng carbon phát thải nhỏ nhất trong các thành phố của Bắc Mỹ.
Được bao quanh bởi nước và các dãy núi phủ đầy tuyết, chính quyền Vancouver luôn khuyến khích xây dựng, quy hoạch và công nghệ xanh với tham vọng trở thành thành phố xanh nhất thế giới vào năm 2020.
5. Dusseldorf, Đức
Dusseldorf, nằm bên bờ sông Rhine, là thành phố đông dân thứ 7 của Đức. Thành phố này có cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại, nổi tiếng với các hội chợ thời trang và thương mại.
Thêm nữa, Dusseldorf cũng là trung tâm viễn thông hàng đầu của Đức và cũng là trụ sở của các công ty nổi tiếng như Hewlett-Packard và Nokia. Ngoài ra, với hơn 100 phòng trưng bày, thành phố này còn là thủ đô của nghệ thuật đương đại của Đức.
4. Munich, Đức
Munich, thành phố lớn thứ 3 của Đức và là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của nước này. Thành phố này cũng là trụ sở của nhiều doanh nghiệp nổi tiếng của Đức như Siemens, Allianz và tạo ra 30% GDP hàng năm của bang Bravia.
Sức mua tính theo đầu người của người dân nước này là hơn 33.700 USD vào năm 2009, con số cao nhất trong các thành phố của Đức và cao hơn mức trung bình 32%. Thành phố này cũng thu hút người nhập cư trên khắp thế giới với hơn 40% dân cư thành phố là người ngoại quốc.
3. Auckland, New Zealand
Auckland, có chất lượng cuộc sống tốt nhất tkhu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên nằm trong top 5 của danh sách này trong vòng 5 năm qua.
Auckland là thành phố lớn nhất New Zealand với 1,35 triệu cư dân Auckland, chiếm hơn 30% dân số NewZealand. Khoảng 63% cư dân thành phố là gốc Châu Âu, trong khi người gốc Moaris (dân bản địa New Zealand), và người các đảo thuộc Thái Bình Dương chiếm khoảng 24%. Thành phố được đặt một cách độc nhất giữa hai cảng, với 11 núi lửa tắt và rất nhiều đảo khiến nó trở thành thành phố sở hữu nhiều thuyền nhất tính theo đầu người. Auckland cũng được xếp là thành phố an toàn thứ hai trong khu vực châu Á, sau Singapore.
Sự ổn định về chính trị là một điểm quyết định nữa của New Zealand, so với các láng giềng châu Á.
2. Zurich, Thụy Sỹ
Zurich, thành phố lớn nhất Thụy Sĩ, vừa đạt được danh hiệu thành phố với chất lượng cuộc sống tốt nhất trên thế giới. Zurich được biết đến như cỗ máy kinh tế của Thụy Sĩ.
Mức thuế thấp cũng thu hút các doanh nghiệp tìm đến với thành phố này, tài sản của 82 ngân hàng nơi đây tương đương 85% tổng giá trị tài sản của Thụy Sĩ. Thành phố này cũng là điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất của Thụy Sĩ.
Zurich được đánh giá là thành phố đắt đỏ thứ 3 của châu Âu.
1. Viên, Áo
Viên, một trong 3 thủ đô lọt vào danh sách này năm nay, là thành phố có chất lượng cuộc sống tốt nhất thế giới. Vienna là thành phố có dân số lớn nhất và cũng là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của Áo.
Những thay đổi về cơ sở vật chất hạ tầng của Viên đã giành được giải thưởng của Liên hợp quốc về quy hoạch đô thị để cải thiện cuộc sống của người dân vào năm 2010. Viên cũng là nơi thường xuyên được chọn để tổ chức các hội nghị và 5.000.000 lượt khách du lịch mỗi năm.
Bất chấp cuộc khủng hoảng xảy ở châu Âu đang diễn ra gần đây, các quốc gia như Áo, Đức và Thụy Sĩ vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống khá tốt. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu lâu năm của Mercer- Slagin Parakatil cho biết các thành phố này sẽ không thể đứng ngoài vòng xoáy đi xuống của mức sống nếu như nhưng vấn đề về kinh tế của khu vực không được giải quyết.
DiaOcOnline.vn - Theo VEF/ CNBC
Bích Ngọc (Theo CNBChttp://vulep-photo.blogspot.ca/2013/02/nhung-noi-sinh-song-ly-tuong-nhat-gioi.html
Trước đây, đài BBC đã đăng bài của một tiến sĩ ma nói rằng Việt Nam thuộc Trung Quốc. Đó là một vụ nói dối trắng trợn mà đài BBC lại chấp nhận một cách "tự nhiên như người Hà Lội?". Trung lập không có nghĩa là bắt tay với kẻ dối trá, kẻ gian ác. Bọn Việt cộng trong BBC và VOA ra sức khuyển mã cho bọn chủ của nó, còn Tổng Giám Đốc của các đài thì sao? Có để mắt đến việc này hay cũng theo đường lối của một số tướng Canada và Mỹ chuyên việc đánh cờ người, bị lá đa che mặt mà bỏ mặc công vụ? Gần đây tại Việt Nam phong trào bỏ đảng đang dấy lên, bọn tay sai Việt Cộng trong đó có ông Lê Thăng Long lại muốn vào đảng trong bài 'Tôi đang muốn vào Đảng Cộng sản'
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/12/131211_toi_muon_vao_giup_dang.shtml
Ông nói thật hay nói chơi mà giọng điệu có vẻ nủa nạc nửa mỡ"?? Đài BBC trung lập theo tiếng nói " đa chiều" hay lại chỉ là một " dịch vụ"?
Lại nữa, trong khi dân Nga trong tháng 12-2013 giật sập tượng Lenin , và từ cuối thế kỷ XX Đông Âu và Liên Xô đã tan rã, bao nhiêu người nhờ đó mà giác ngộ thế mà nay bọn Việt Cộng và tay sai đã viết bài chữa lửa. Vũ Minh Giang trong bài "Người VN có tình cảm với Lenin" đăng trên BBC viết:"
hành động này là ‘thiếu văn hóa’ và ‘không tôn trọng lịch sử’.
“Lenin dù sao cũng gắn liền với thể chế Liên Xô trước đây,” ông nói. “Người Ukraine ít nhiều chịu ơn của Liên Xô vì dù chế độ nào hay học thuyết nào cũng thấy chủ nghĩa phát xít là quái thai của lịch sử.”http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/12/131211_vietnamese_view_lenin.shtml
Ôi! Lenin, Stalin , Mao, Hồ giết bao triệu người, đưa một nửa nhân loại vào chiến tranh đau khổ thì có văn hóa ư? Ông Hồ học lớp ba trường làng mà mạo danh Nguyễn Ái Quốc, không vào trường Đông Phương mà khoe là học trường Đông Phương, ông tiếm danh Hồ Chí Minh của Hồ Học Lãm,ông giết chị em cô Xuân là trí tuệ và văn hóa đỉnh cao ư?
Gần đây bọn đầu gấu Việt Cộng cảm thấy cái bọn Văn giáo bất lực cho nên đã tuyển một một số lính đánh mướn chửi thuê cho nên những tên kể trên ắt cũng ở trong hàng ngũ tự hào trong công tác "giữ nhà cho đảng". Dù làm việc giữ cửa giữ nhà, chủ nhân nó cũng đeo cho nó bảng hiệu Tiến sĩ, giáo sư
cũng như người ta yêu quý nó gọi ngoại hiệu của nó là Cún, Toto,Mino.., mà nó hy sinh thì gọi là 'cờ tây" hay " mộc tồn" cho oai phong và lịch sự để tỏ ra có văn hóa đỉnh cao!
Phải rồi, bọn này cả thầy lẫn tớ đều ở trong cảnh nô lệ cho nên xấu phải nói tốt, dốt cũng phải khen tài. Quả là " Ăn cơm chúa phải múa tối ngày" , và " Ăn xôi chùa ngọng miệng." Đài BBC theo chính nghĩa tự do, dân chủ hay theo cộng sản mà đánh mất lương tri?
12 QUỐC GIA VÀ 15 THÀNH PHỐ LÝ TƯỞNG
12 quốc gia lý tưởng nhất để định cư
Nước Pháp là nơi lý tưởng nhất cho
việc cư trú và phát triển sự nghiệp lâu dài. Điều kiện làm việc, khả
năng hòa nhập luôn là mối bận tâm hàng đầu với người định sống ở nước
ngoài.
> 15 thành phố tốt nhất để sống trên thế giới
> 10 thành phố Mỹ ít người muốn đến ở
> 15 thành phố tốt nhất để sống trên thế giới
> 10 thành phố Mỹ ít người muốn đến ở
1. New Zealand
Theo điều tra, xứ sở Kiwis là nơi có 75% người nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Họ chia sẻ việc thích nghi với văn hóa New Zealand là khá dễ dàng. 55% trong số này cho biết đang cân nhắc việc định cư lâu dài tại đây. |
2. Australia
77% người nước ngoài tại Down Under, Australia cho biết hòa nhập với cộng đồng địa phương nhanh chóng trong khi 87% hân hoan vì cảm thấy được chào đón lại nơi làm việc. Hơn nữa, Australia cũng là quốc gia có kinh tế phát triển mạnh mẽ với 95% trẻ em được hưởng nền giáo dục tốt nhất. |
3. Nam Phi
Quốc gia này luôn sẵn sàng cung cấp các đặc quyền về tài chính cho người nước ngoài. 47% người mới đến chia sẻ việc định cư tại Nam Phi mang lại cuộc sống xa xỉ hơn và thu nhập được cải thiện đáng kể. |
4. Canada
Phần lớn dân nhập cư Canada đều khẳng định điều kiện làm việc tại đây rất tốt và tỷ lệ công việc với cuộc sống hàng ngày luôn cân bằng. 30% số này nhận định, họ đang quan tâm tới việc hoàn thành thủ tục để ở lại Canada dài hạn. |
5. Mỹ
Những công dân ngoại quốc đến Mỹ sẽ phải ấn tượng với thu nhập cùng điều kiện làm việc như nhà ở, xe hơi khi lao động và sinh sống tại đây. Tuy vậy, vẫn còn một số người phàn nàn về khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục. |
6. Thổ Nhĩ Kỳ
Dân bản địa Thổ Nhĩ Kỳ được coi là cộng đồng thân thiện nhất với người ngoại quốc trên thế giới. Tuy nhiên, các vấn đề về thiên tai lại làm mất điểm quốc gia này. |
7. Anh
Những người nước ngoài khi đến Anh luôn tìm thấy sự cởi mở của dân bản xứ nơi đây, đồng thời nhanh chóng hòa nhập môi trường. Dù vậy, chi phí sinh hoạt đắt đỏ thuộc hàng nhất thế giới luôn làm nhiều công dân có kế hoạch học tập và sinh sống lâu dài tại đây phải cân nhắc. |
8. Philippines
Theo nghiên cứu, 42% người ngoại quốc khi tới
Philippines cảm nhận thật nhanh chóng để gia nhập môi trường tại quốc
gia này và việc sử dụng những dịch vụ công cộng, cao cấp cũng rất tiện
lợi. Thậm chí kiếm tiền hay sở hữu tài sản tại Philippines cũng là điều
dễ dàng thực hiện.
|
9. Tây Ban Nha
Cộng đồng dân ngoại quốc hẳn sẽ thích cuộc sống tại
Tây Ban Nha do môi trường dễ hòa nhập, người bản xứ thân thiện, ngôn ngữ
địa phương được giảng dạy ở mọi nơi. Hơn nữa, tỷ lệ cân bằng giữa công
việc và đời sống tại Tây Ban Nha cũng ổn định hơn các quốc gia khác như
Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ.
|
10. Malaysia
Được mệnh danh là đất nước hòa bình, du khách đến Malaysia có thể dễ dàng kết bạn và học ngôn ngữ địa phương. Ngoài ra, các vấn đề như thuế, việc làm cũng rất rõ ràng, hiệu quả, thực phẩm tương đối rẻ, ý thức bảo vệ môi trường luôn được người dân đề cao. |
11. Brazil
Tuy thuộc danh sách những nước đón chào nồng hậu người nước ngoài, Brazil vẫn tạo rào cản do sự phức tạp trong hệ thống tài chính, thuế và khác biệt về đơn vị tiền tệ. Dù vậy, triển vọng kinh tế Brazil vẫn ở mức lạc quan và người nhập cư có thể yên tâm việc kinh tế sẽ cải thiện hơn trong năm sau. |
12. Pháp
Nước Pháp gây ấn tượng với cộng đồng người ngoại quốc bởi chi phí tương đối thấp cùng lối sống lành mạnh, đặc biệt ở trẻ em. Thêm vào đó, 93% dân nhập cư cho biết họ sẵn sàng học và sử dụng tiếng Pháp thành thạo, 71% cảm thấy hài lòng về thực phẩm và 89% luôn hạnh phúc vì được chào đón ở cơ quan. Tường Vi (theo Forbes) http://www.tinmoi.vn/12-quoc-gia-ly-tuong-nhat-de-dinh-cu-01791578.html
15 THÀNH PHỐ LÝ TƯỞNG NHẤT THẾ GIỚI
Những thành phố lớn và
quan trọng chưa hẳn đã là những nơi tốt nhất để sinh sống. Tỉ lệ tội phạm cao
và việc phải thường xuyên di chuyển trên những quãng đường dài chật chội làm
suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy trên trái đất này đâu là nơi lý tưởng nhất
để sinh sống?
Dưới đây là danh sách 15 thành phố tuyệt vời nhất trên thế giới
dựa theo khảo sát chất lượng cuộc sống năm 2011 của công ty tư vấn nhân lực Mercer.
Khảo sát này xem xét điều kiện sống của 221 thành phố trên thế giới và xếp hạng
chúng dựa trên các tiêu chí như kinh tế, môi trường, văn hóa, xã hội, chính
trị, giáo dục và y tế.
Điều đặc biệt là thành phố của một số nền kinh tê lớn
thế giới như Mỹ, Nhật Bản và Anh lại không xuất hiện trong danh sách này.
15. Toronto, Canada
Toronto, thành phố
đông dân thứ 5 tại khu vực Bắc Mỹ, là một trong ba thành phố duy nhất của
Canada và Bắc Mỹ lọt vào danh sách này. Toronto đang thu hút rất nhiều người
nhập cư, trong khi tỷ lệ nhập cư của NewYork chỉ là 28%/năm thì đối với Toronto
con số này lên tới 50%.
Khoảng 30% dân số ở thành phố này nói được thứ tiếng
khác ngoài 2 ngôn ngữ chính thức của Canada là Anh và Pháp. Ngoài ra, Toronto
cũng là trung tâm kinh tế của Canada và sở hữu sàn giao dịch chứng khoán lớn
thứ 7 thế giới về giá trị vốn hóa thị trường. Kinh tế của Toronto đóng góp gần
1/5 cho GDP của Canada. Toronto là một trong 5 thành phố ở Canada luôn dẫn đầu
bảng xếp hạng an toàn cá nhân ở Bắc Mỹ.
Cùng với Vancouver, Montreal, Ottawa,
và Calgary, Toronto xếp thứ 17 trong số các thành phố an toàn nhất trên thế
giới. Theo như báo cáo của Mercer, mức độ an toàn ở Toronto cao gấp 35 lần so
với các thành phố lân cận của Mỹ như Chicago, Honolulu, Houston và San
Francisco.
14. Ottawa, Canada
Ottawa, thủ đô Canada,
là một trong 6 thủ đô lọt vào danh sách này. Thành phố có nhân lực học vấn cao
này cũng là trụ sở nhiều cơ quan liên bang Canada cũng như Đại sứ quán các nước
và những ông trùm công nghệ như Nortel Networks, Cisco Systems, Alcatel Lucent,
và Dell.
Hơn 90% các nghiên cứu và phát triển về viễn thông của Canada được
tiến hành tại các công ty này. Chất lượng cuộc sống ở Ottawa nhưng lại không
đắt đỏ, thậm chí năm nay thành phố này còn được vinh danh là thành phố ít tốn kém
nhất của Canada. Dựa theo các tiêu chí như nhà ở, giao thông, thực phẩm và may
mặc sống ở Toronto đắt gấp 55 lần sống ở Ottawa.
Đây cũng là một trong những
thành phố sạch nhất trên thế giới, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng các thành phố
sinh thái năm 2010 theo tiêu chí về độ sạch của nước, hệ thống nước thải, ô
nhiễm không khí, và xử lý chất thải.
13. Wellington, New Zealand
Wellington là một
trong 3 thành phố trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương có mặt trong danh sách
năm nay. Wellington có trình độ dân trí cao nhất NewZeland với hơn 1/3 số dân
có bằng cử nhân trở lên.
Thu nhập bình quân đầu người tại Wellington cao hơn
thu nhập bình quân đầu người của cả New Zealand. Hơn 40% hộ gia đình có thu
nhập trên 66.000 USD/năm. Thêm vào đó, thành phố này còn có khí hậu tuyệt vời
với trên 2.000 giờ nắng/năm.
12. Amsterdam, Hà Lan
Amsterdam, nổi tiếng
với khu phố đèn đỏ và những quán cà phê phục vụ cần sa, là một trong những
thành phố thu hút nhiều du khách nhất trong danh sách này. Thành phố này là
trung thâm văn hóa và thương mại của Hà Lan, nổi lên vào thế kỷ XVII, thời kỳ
hoàng kim của thương mại Hà Lan và vẫn duy trì chất lượng cuộc sống cao cho tới
bây giờ.
Amsterdam là nơi hình thành thị trường chứng khoán lâu đời nhất thế
giới. Những con kênh cổ kính, các tòa nhà với lối kiến trúc đặc trưng đã thu
hút khách du lịch tới thành phố này.
Chính quyền thành phố Amsterdam khuyến khích
những lối sống khác nhau của người dân và khoảng 54% số hộ gia đình ở đây là
những người đơn thân. Theo số liệu thống kê năm 2009, các hộ gia đình với hai
người lớn chiếm 20% dân số. Thành phố này cũng đứng trong top 20 thế giới về
mức độ an toàn cá nhân.
11. Sydney, Australia
Sydney là thành phố
đông dân nhất và cũng là trung tâm kinh tế của Australia, chiếm khoảng 1/4 GDP.
Thành phố này sở hữu những địa danh đặc trưng nhất của Australia, bao gồm nhà
hát Opera House và cầu cảng Harbour. Trung tâm của thành phố nằm trên một trong
những bến cảng tuyệt vời nhất thế giới và được bao quanh bởi các vườn quốc gia,
các vịnh, sông và bãi biển.
Là một trung tâm kinh doanh lớn, Sydney là trụ sở
của gần 40% trong tổng số 500 công ty hàng đầu của Australia.
Thu nhập bình quân
đầu người của thành phố này là hơn 55.000 USD/năm. Mức sống cũng như mức độ an
toàn cá nhân của thành phố này vượt xa so với các khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương khác, kể cả Australia và NewZeland do có sự đầu tư liên tục về cơ sở vật
chất hạ tầng và các dịch vụ công cộng
10. Copenhagen, Đan Mạch
Copenhagen đứng thứ hai trong số các thành phố châu Âu thân thiện với môi
trường nhất thế giới vào năm 2010.
Được biết đến như thiên đường của xe đạp,
Copenhagen có tổng số 218 dặm đường dành cho xe đạp với khoảng 36% người dân
thành phố đi lại bằng xe đạp mỗi ngày. Sức khỏe và hạnh phúc đã trở thành một
phần thiết yếu trong cuộc sống của người dân Đan Mạch với hơn 15% dân số trên
65 tuổi.
Nhận thức trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân Đan Mạch ngày một
gia tăng khiến nước này trở thành một trong những nước tiêu thụ và sản xuất
thực phẩm sạch hàng đầu Châu Âu.
Khoảng 75% thực phẩm tiêu thụ ở Copenhagen là
thực phẩm sạch và cứ mỗi 10 người dân thành phố thì có một người mua thực phẩm
hữu cơ.
9. Bern, Thụy Sỹ
Bern, thủ đô Thụy Sĩ, là một trong 3 thành phố Thụy Sĩ nằm trong danh sách này.
Thành phố đã liên tục cũng luôn giữ vị trí số 9 về chất lượng cuộc sống trong
suốt 4 năm qua. Nằm trên cao nguyên Thụy Sĩ, thành Bern ở trung tâm thành phố
đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1983.
Thành Bern vẫn duy
trì nét quyến rũ của thời trung cổ qua nhiều thế kỷ với những mái vòm, đài phun
nước, mặt tiền bằng đá sa thạch, những tòa tháp và những con phố nhỏ hẹp. Bern
thường xuyên được xếp vào danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, đây
cũng là trung tâm kỹ thuật và chế tác của Thụy Sĩ với các doanh nghiệp chuyên
sản xuất các sản phẩm y tế, công nghệ thông tin, ô tô cũng như các sản phẩm bán
lẻ cao cấp khác như đồng hồ.
Năm nay, Bern được đánh giá là thành phố an toàn
thứ hai thế giới, chỉ sau Luxembourg. Sự trung lập của Thụy Sĩ và danh tiếng
của các ngân hàng nước này cũng là điểm nhấn thu hút nhiều người đến tạo dựng
cuộc sống mới.
8. Geneva, Thụy Sỹ
Geneva, thành phố đông dân thứ hai Thụy Sĩ, là trụ sở của khoảng 20 tổ chức
quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và Hội chữ thập
đỏ quốc tế. Vai trò quốc tế của nó được thể hiện ở việc các đại diện của hơn
160 quốc gia trên thế giới thường xuyên đến đây dự các hội nghị quốc tế. Hơn
44% dân cư trong thành phố là người ngoại quốc.
Nằm dưới chân dãy núi Anpơ, dọc
theo bờ hồ Geneva, môi trường tự nhiên của thành phố được đánh giá là một trong
những thành phố xanh nhất ở châu Âu. Khoảng 20% diện tích của Geneva được bao
phủ bởi cây cối chính là lý do nó được còn được gọi là "thành phố của các
công viên".
Geneva được như vậy là nhờ thực thi nghiêm ngặt các điều khoản
ô nhiễm cũng như các quy định về môi trường khác. Theo nghiên cưu của Mercer
thành phố này cũng là thành phố đắt đỏ thứ 5 thế giới và có chi phí sinh hoạt
cao nhất châu Âu.
7. Frankfurt, Đức
Frankfurt, thành phố
lớn thứ 5 của Đức là trung tâm tài chính lớn nhất châu Âu. Đây là trụ sở của
Ngân hàng Trung ương Châu Âu và sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt.
Thêm nữa,
Frankfurt còn là điểm trung chuyển quan trọng của châu Âu nhờ có hệ thống cơ sở
hạ tầng hiện đại, bao gồm một hệ thống đường cao tốc và sân bay hiện đại.
Frankfurt còn được đánh giá là thành phố an toàn thứ 11 thế giới dựa trên các
cấp độ tội phạm và hiệu quả của việc thực thi pháp luật.
6. Vancouver, Canada
Vancouver, thành phố
xanh thường xuyên xuất hiện trong danh sách này trong vòng 5 năm qua, là nơi có
khí hậu ôn hòa nhất Canada và có lượng carbon phát thải nhỏ nhất trong các
thành phố của Bắc Mỹ. Được bao quanh bởi nước và các dãy núi phủ đầy tuyết,
chính quyền Vancouver luôn khuyến khích xây dựng, quy hoạch và công nghệ xanh
với tham vọng trở thành thành phố xanh nhất thế giới vào năm 2020.
5. Dusseldorf, Đức
Dusseldorf, nằm bên bờ
sông Rhine, là thành phố đông dân thứ 7 của Đức. Thành phố này có cơ sở vật
chất hạ tầng hiện đại, nổi tiếng với các hội chợ thời trang và thương mại. Thêm
nữa, Dusseldorf cũng là trung tâm viễn thông hàng đầu của Đức và cũng là trụ sở
của các công ty nổi tiếng như Hewlett-Packard và Nokia. Ngoài ra, với hơn 100
phòng trưng bày, thành phố này còn là thủ đô của nghệ thuật đương đại của Đức.
4. Munich, Đức
Munich, thành phố lớn
thứ 3 của Đức và là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của nước này.
Thành phố này cũng là trụ sở của nhiều doanh nghiệp nổi tiếng của Đức như
Siemens, Allianz và tạo ra 30% GDP hàng năm của bang Bravia. Sức mua tính theo
đầu người của người dân nước này là hơn 33.700 USD vào năm 2009, con số cao
nhất trong các thành phố của Đức và cao hơn mức trung bình 32%. Thành phố này
cũng thu hút người nhập cư trên khắp thế giới với hơn 40% dân cư thành phố là
người ngoại quốc.
3. Auckland, New Zealand
Auckland, có chất
lượng cuộc sống tốt nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thường xuyên nằm
trong top 5 của danh sách này trong vòng 5 năm qua. Auckland là thành phố lớn
nhất New Zealand với 1,35 triệu cư dân Auckland, chiếm hơn 30% dân số
NewZealand. Khoảng 63% cư dân thành phố là gốc Châu Âu, trong khi người gốc
Moaris (dân bản địa New Zealand), và người các đảo thuộc Thái Bình Dương chiếm
khoảng 24%.
Thành phố được đặt một cách độc nhất giữa hai cảng, với 11 núi lửa
tắt và rất nhiều đảo khiến nó trở thành thành phố sở hữu nhiều thuyền nhất tính
theo đầu người. Auckland cũng được xếp là thành phố an toàn thứ hai trong khu
vực châu Á, sau Singapore. Sự ổn định về chính trị là một điểm quyết định nữa
của New Zealand, so với các láng giềng châu Á.
2. Zurich, Thụy Sỹ
Zurich, thành phố lớn
nhất Thụy Sĩ, vừa đạt được danh hiệu thành phố với chất lượng cuộc sống tốt
nhất trên thế giới. Zurich được biết đến như cỗ máy kinh tế của Thụy Sĩ. Mức
thuế thấp cũng thu hút các doanh nghiệp tìm đến với thành phố này, tài sản của
82 ngân hàng nơi đây tương đương 85% tổng giá trị tài sản của Thụy Sĩ. Thành
phố này cũng là điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất của Thụy Sĩ. Zurich được
đánh giá là thành phố đắt đỏ thứ 3 của châu Âu.
1. Viên, Áo
Viên, một trong 3 thủ đô lọt vào danh sách này năm nay, là thành
phố có chất lượng cuộc sống tốt nhất thế giới. Vienna là thành phố có dân số
lớn nhất và cũng là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của Áo. Những thay
đổi về cơ sở vật chất hạ tầng của Viên đã giành được giải thưởng của Liên hiệp
quốc về quy hoạch đô thị để cải thiện cuộc sống của người dân vào năm 2010.
Viên cũng là nơi thường xuyên được chọn để tổ chức các hội nghị và 5.000.000 lượt
khách du lịch mỗi năm. Bất chấp cuộc khủng hoảng xảy ở châu Âu đang diễn ra gần
đây, các quốc gia như Áo, Đức và Thụy Sĩ vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống khá
tốt. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu lâu năm của Mercer- Slagin Parakatil cho biết
các thành phố này sẽ không thể đứng ngoài vòng xoáy đi xuống của mức sống nếu
như nhưng vấn đề về kinh tế của khu vực không được giải quyết.
Bích Ngọc (Theo CNBC) http://vulep-photo.blogspot.ca/2013/02/nhung-noi-sinh-song-ly-tuong-nhat-gioi.html |
No comments:
Post a Comment