Saturday, October 29, 2016

HOA KỲ NỢ = HỌA TRUNG QUỐC

TIN TỨC HOA KỲ

 
 Hoa Kỳ : 
Cuộc chạy đua nước rút tránh để bị vỡ nợ

Biểu tình trước Quốc hội Mỹ tại  Washington, yêu cầu kết thúc tình trạng tê liệt các dịch vụ công cộng. Ảnh ngày 13/10/2013
Biểu tình trước Quốc hội Mỹ tại Washington, yêu cầu kết thúc tình trạng tê liệt các dịch vụ công cộng. Ảnh ngày 13/10/2013
REUTERS/Jonathan Ernst

Thanh Hà
Cả thế giới đang hướng về Washington, nơi tổng thống Barack Obama đang ráo riết tìm ra đồng thuận với Hạ viện Mỹ để đạt thỏa thuận nâng trần nợ công. Nếu mục tiêu không thành trước ngày 17/10/2013, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, nền kinh tế số 1 trên thế giới này sẽ mất khả năng thanh toán.

Số phận của đồng đô la và công trái phiếu Hoa Kỳ vốn được coi là an toàn nhất thế giới, tùy thuộc vào thành công hay thất bại của cuộc đọ sức đang diễn ra trên sân khấu chính trị Mỹ. Ngày càng có nhiều tiếng nói đòi xét lại quy chế ngoại tệ dự trữ của đồng đô la. Các thị trường chứng khoán thế giới đang nóng lòng chờ đợi hồi kết của cuộc đấu giữa hành pháp và lập pháp tại Washington.


Một tuần lễ mang tính « quyết định » đang mở ra với nước Mỹ. Chính trường Mỹ chỉ còn 4 ngày để thông qua một đạo luật gồm đúng 1 trang. Văn bản đó cho phép Hoa Kỳ nâng trần nợ công lên cao hơn mức đang quy định là 16 700 tỷ đô la. Về mặt chính thức, nếu đạo luật đó được Hạ viện thông qua trước ngày 17/10/2013 thì viễn cảnh nước Mỹ mất khả năng thanh toán được xua tan. Bằng không, kinh tế Hoa Kỳ bị đe dọa lại bị suy thoái nghiêm trọng, và theo lời giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, bà Christine Lagarde, « kèm theo đó là những rối loạn dồn dập đối với toàn thế giới ». Hậu quả còn tai hại hơn so với những gì thế giới đã phải hứng chịu sau khủng hoảng tài chính năm 2008.
Cốt lõi của vấn đề nằm ở Hạ viện Hoa Kỳ, nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số và vẫn đòi gắn liện việc bỏ phiếu nâng trần nợ công với việc bỏ phiếu thông qua dự luật tài chính 2014. Như đã biết, từ gần hai tuần qua, phe đa số ở Hạ viện đã từ chối thông qua dự luật tài chính 2014, đẩy nước Mỹ vào tình trạng « shutdown », nhiều cơ quan hành chính bị tê liệt. Các vòng đàm phán giữa phủ tổng thống với Hạ viện từ ngày 01/10/2013 để chấm dứt tình trạng bế tắc ngân sách đã liên tục thất bại.
Cùng lúc, hạn nâng trần nợ công của Hoa Kỳ ngày càng cận kề. Sự trùng hợp của hai sự kiện này càng khiến bầu không khí tại Washington thêm căng thẳng.
Trước một cuộc đối thoại giữa hai người điếc – là bên hành pháp và Hạ viện, thượng viện Mỹ hôm qua (13/10/2013) buộc lòng phải can thiệp, tránh để lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, nước Mỹ bị mất khả năng thanh toán.
Sau cuộc thảo luận với lãnh đạo khối nghị sĩ Cộng Hòa, thượng nghị sĩ Mitch McConnell ngày Chủ nhật, người đứng đầu đảng Dân chủ tại Thượng viện, thượng nghị sĩ Harry Reid đã tỏ ra lạc quan về triển vọng tìm ra được đồng thuận với đảng Cộng Hòa. Ông thông báo đôi bên sẽ thảo luận tiếp vào hôm nay. Cho dù là cả nước Mỹ đang nghỉ phép, nhưng hôm nay Thượng viện và kể cả Hạ viện sẽ họp lại.
Trên thực tế, đảng Cộng Hòa đã đưa ra nhiều đề nghị cả trên hồ sơ dự luật tài chính lẫn trong vấn đề nâng trần nợ của Mỹ. Nhưng tất cả đều đã bị Nhà Trắng bác bỏ.
Để tránh trường hợp Hoa Kỳ bị vỡ nợ, Hạ viện đề nghị nâng trần nợ công của Mỹ, nhưng đó chỉ là một bộ luật mang tính tạm thời, có hiệu lực cho tới ngày 22/11/2013 mà thôi. Hành động này nhằm duy trì áp lực lên chính quyền Obama để buộc hành pháp phải tiếp tục mạnh dạn cải tổ ngân sách và đặc biệt là đòi Washington rút lại luật bảo hiểm y tế bắt buộc cho tất cả mọi công dân Hoa Kỳ.
Đảng Dân chủ và nhất là Nhà Trắng không thể chấp nhận những đòi hỏi của đối lập đang chiếm đa số tại Hạ viện. Tổng thống Obama tuyên bố sẵn sàng đối thoại với tất cả các bên để chấm dứt khủng hoảng về ngân sách, nhưng không rút lại bộ luật bảo hiểm y tế còn được gọi là Obamacare. Hơn nữa, cả tổng thống Obama lẫn đảng Dân chủ cùng cho rằng, việc nâng trần nợ công trong ngắn hạn như đề nghị của bên đảng Cộng hòa không giải quyết được thực chất của vấn đề, mà chỉ tiếp tục mở ra những cuộc đọ sức chính trị khác tại Washington. Những tranh cãi đó càng làm mất niềm tin nơi cường quốc kinh tế số 1 thế giới, càng đe dọa đến quy chế ngoại tệ dự trữ của đồng đô la Mỹ.
tags: Chính trị - Hoa Kỳ - Khủng hoảng - Phân tíc
 http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131014-hoa-ky-cuoc-chay-dua-nuoc-rut-tranh-de-bi-vo-no

Mỹ: Thương thảo về mức trần nợ có tiến bộ khi hạn chót gần kề

Các nhà báo vây quanh Thượng nghị sĩ Harry Reid khi ông rời văn phòng Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, 14/10/13
Các nhà báo vây quanh Thượng nghị sĩ Harry Reid khi ông rời văn phòng Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, 14/10/13
CỠ CHỮ
Tổng thống Barack Obama đã hoãn một cuộc họp chiều thứ Hai với các nhà lãnh đạo của phe Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội, nói rằng ông muốn cho họ thêm thời gian để đạt được tiến bộ trong các cuộc thương thảo để chấm dứt việc đóng cửa chính phủ Mỹ và ngăn chặn tình trạng vỡ nợ.

Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Harry Reid của đảng Dân chủ cho biết ông đã đạt được tiến bộ trong các cuộc thương thảo với lãnh đạo đảng Cộng hòa Mitch McConnell. Ông Reid nói các cuộc đàm phán thiện chí đang tiếp tục và rằng ông rất lạc quan sẽ có được một thỏa thuận trong tuần này.
Ông McConnell chia sẻ sự lạc quan với ông Reid. Ông McConnell nói ông đã có một số trao đổi mang tính rất xây dựng. Người ta cũng thấy Chủ tịch Hạ viện John Boehner thuộc đảng Cộng hòa rời khỏi văn phòng ông McConnell ở Thượng viện chiều thứ Hai.
Trung tâm của các cuộc thương thảo hiện thời là đề nghị nâng hạn mức nợ của chính phủ liên bang sang năm sau, cùng một biện pháp ngắn hạn mở cửa lại chính phủ và cho phép bắt đầu thương thảo về ngân sách.
Nếu trần nợ không được nâng lên trước ngày thứ Năm, Mỹ có thể sẽ mất khả năng thanh toán các khoản nợ của mình. Tổng thống Obama nói đó sẽ là thảm họa cho nền kinh tế thế giới.
Không rõ Quốc hội thông qua kịp thời hạn thứ Năm hay không, ngay cả khi các lãnh đạo đảng Dân chủ và Cộng hòa Thượng viện đạt được thỏa thuận vào thứ Hai. Những nghị sĩ có chủ trương cứng rắn bảo thủ như Ted Cruz, dân biểu Cộng hòa từ bang Texas, có thể khiến cuộc bỏ phiếu cuối cùng bị chậm trễ.

Hạ viện cũng sẽ cần phải chuẩn thuận kế hoạch này. Các lãnh đạo đảng Cộng hòa đang chịu áp lực lớn từ phe bảo thủ không sẵn lòng nhượng bộ. Nhiều người trong số họ nói sẽ khước từ bất kỳ thỏa thuận nào không sửa lại luật chăm sóc y tế của ông Obama.
http://www.voatiengviet.com/content/my-thuong-thao-ve-muc-tran-no-co-tien-bo-khi-han-chot-gan-ke/1769646.html

 

Mỹ: Nhiều bất ổn xảy ra nếu không tăng mức trần nợ đúng hạn

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jack Lew tới ngày thứ Năm, chính phủ sẽ chỉ có khoảng 30 tỉ đôla và một số thâu nhập tới từ nhiều nguồn khác nhau
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jack Lew tới ngày thứ Năm, chính phủ sẽ chỉ có khoảng 30 tỉ đôla và một số thâu nhập tới từ nhiều nguồn khác nhau
CỠ CHỮ
Giới hạn trần nợ của Mỹ

- Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời.
- Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại.
- Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới.
- Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý
-Từ năm 1960, Quốc hội đã nâng giới hạn trần nợ 78 lần.

Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ
Hoa Kỳ phải đối diện với đủ thứ bất trắc và có thể vỡ nợ trong vòng vài ngày nếu Hạ Viện không gia tăng giới hạn vay nợ 16,7 ngàn tỉ đô la chậm nhất là thứ Năm tuần này.

Các nhà phân tích tài chánh nói rằng nếu không trả nợ đúng hạn thì việc này sẽ gây ra tình trạng rối loạn trên thị trường tài chánh quốc tế bởi vì niềm tin của các nhà đầu tư vào sự an toàn của chứng khoán Hoa Kỳ sẽ bị đổ vỡ.

Một số dân biều Hạ Viện chỉ trích về việc chi tiêu của chính phủ -hầu hết là các thành viên Đảng Cộng Hòa đối lập với Tổng thống Barack Obama- nói rằng, chính phủ phải đặt ưu tiên cho những chi trả nào cần thực hiện trước.

Nhưng nhà phân tích tài chánh Steve Bell thuộc Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng có trụ sở tại Washington nói rằng chính phủ không muốn thực hiện những quyết định như vậy về việc trả nợ cho ai trước.

Ông Bell nói rằng đó là tất cả vấn đề, nhưng về phương diện kỹ thuật, không thể định những ưu tiên như vậy bởi vì phương cách chính phủ thanh toán hơn ba triệu hối phiếu một ngày.

Ông nói rằng, tới một lúc nào đó, chính phủ sẽ hết tiền mặt và chắc chắn là sẽ phải hoãn lại, trả dần dần cho tới khi đủ tiền để thanh toán những hối phiếu lẽ ra phải trả nhiều ngày trước đó. Ông nói rằng, khi chuyện đó xảy ra “thì đó sẽ là tình trạng không trả nợ đúng hạn.”

Bộ trưởng Tài chánh Hoa Kỳ, ông Jack Lew nói rằng tới ngày thứ Năm, chính phủ sẽ chỉ có khoảng 30 tỉ đô la có sẵn và một số thâu nhập tới từ nhiều nguồn khác nhau. Ông nói rằng, sau đó, vì tiền lời phải trả cho các chứng khoán của chính phủ và những khoản chi trả cho hưu bổng và chăm sóc sức khỏe của các công dân cao niên đáo hạn vào ngày mùng 1-11-2013, chính phủ sẽ hết tiền mau chóng.

Các nhà lãnh đạo tại Washington tiếp tục thảo luận trong một nỗ lực nhắm chấm dứt việc đóng cửa một phần chính phủ liên bang kéo dài đã hai tuần lễ cũng như việc gia tăng mức trần vay nợ để chính phủ có thể tiếp tục vay đủ tiền hầu thanh toán hối phiếu kể cả tiền lời về các chứng khoán vay của Trung Quốc, Nhật Bản và các nhà đầu tư nước ngoài khác.

  Thượng Viện Mỹ triệu tập phiên họp hiếm có vào Chủ nhật

Thượng nghị sĩ Harry Reid chỉ trích những nhà làm luật Cộng hòa ở Thượng Viện đã nói không trước kế hoạch của đảng Dân chủ.
Thượng nghị sĩ Harry Reid chỉ trích những nhà làm luật Cộng hòa ở Thượng Viện đã nói không trước kế hoạch của đảng Dân chủ.
CỠ CHỮ
Giới hạn trần nợ của Mỹ

- Là tổng số tiền mà chính phủ Mỹ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý hiện thời.
- Những nghĩa vụ này gồm An sinh xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, tiền lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia, tiền thuế hoàn lại.
- Nâng giới hạn trần nợ không cho phép những khoản cam kết chi tiêu mới.
- Không nâng giới hạn trần nợ sẽ khiến chính phủ mất khả năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý
-Từ năm 1960, Quốc hội đã nâng giới hạn trần nợ 78 lần.

Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ
Thượng Viện Mỹ đang thực hiện một việc hiếm thấy, triệu tập phiên họp vào chủ nhật để giải quyết tình trạng chính phủ phải đóng cửa một phần và nước Mỹ sắp vỡ nợ.

Trưởng nhóm Dân chủ, Thượng nghị sĩ Harry Reid nói ông và Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, Trưởng nhóm Cộng hòa đã có một buổi họp tích cực hôm thứ Bảy, nhưng hai bên vẫn còn khoảng cách khá xa.

Thượng nghị sĩ Reid chỉ trích những nhà làm luật Cộng hòa ở Thượng Viện đã nói không trước kế hoạch của đảng Dân chủ, cho phép nâng giới hạn vay tiền của chính phủ đến sang năm.

Quỹ Tiền Tệ Quốc tế hôm thứ Bảy đã yêu cầu lãnh đạo Hoa Kỳ có “hành động khẩn cấp để giải quyết những vấn đề tài chính ngắn hạn.”

Lời yêu cầu này cũng giống như lời yêu cầu của các nước trong nhóm G20 đưa ra trước đó một ngày.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới, Bác sĩ Jim Yong Kim, kêu gọi các nhà làm luật Mỹ tránh để cho xảy ra cuộc khủng hoảng, nếu không, ông nói “sẽ tạo ra một sự kiện tai họa cho các nước đang phát triển,” và chính các nước phát triển cũng bị thiệt hại.

Tổng thống Obama cảnh báo kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị tổn hại nếu Hoa Kỳ không trả các món nợ đúng hạn, một chuyện lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử.

Thời hạn chót để nâng giới hạn vay nợ cho chính phủ là ngày thứ Năm.

Các nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ tại Quốc hội đã gặp tổng thống hôm thứ Bảy để tìm giải pháp nhưng chưa có một tiến bộ nào tiến tới một thỏa hiệp.

Chính phủ Mỹ tiếp tục đóng cửa một phần, bước sang ngày thứ 13.

Tuy nhiên, có ba điểm du lịch lớn đã mở cửa lại cho du khách. Đó là tượng Nữ thần Tự do ở New York, khu đại vực Grand Canyon ở Arizona, và chân dung bốn tổng thống khắc trên Núi Rushmore ở South Dakota.

Ba nơi này được mở lại nhờ các thống đốc chịu cấp ngân khoản điều hành.

 

Giải Nobel kinh tế 2013 được trao cho ba giáo sư Mỹ

Ảnh 3 nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel Kinh Tế  2013:  Fama, Hansen và  Shiller.
Ảnh 3 nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel Kinh Tế 2013: Fama, Hansen và Shiller.
REUTERS/Claudio Bresciani/TT News Agency

Thanh Hà
Vào trưa ngày 14/10/2013 Giải thưởng Nobel kinh tế vừa được trao tặng cho ba nhà nghiên cứu người Mỹ. Hai chuyên gia Eugene Fama và Lars Peter Hansen thuộc đại học Chicago. Người thứ ba là giáo sư Robert Shiller, giảng dậy tại đại học Yale. Cả ba cùng nghiên cứu về những « dự báo về giá cả tài sản và chứng khoán trong tương lai ».

Dự báo sai lệch về giá cả tài sản và chứng khoán là nguy cơ dẫn tới khủng hoảng tài chính. Giáo sư Eugene Fama, 74 tuổi, ngay từ những năm 1960 đã chứng minh rằng rất khó dự báo về những biến động của giá cả trong ngắn hạn, bởi vì giá trên thị trường chuyển biến rất nhanh tùy theo những thông tin mà các bên có được.

Về phần mình, ông Robert Shiller, 67 tuổi, từ hơn 30 năm qua đã cho thấy là riêng trên thị trường tài chính, giá cổ phiếu được dự báo một cách chính xác hơn trong khoảng một thời gia dài (chừng vài năm). Lợi nhuận cao trong tương lai được xem là khoản bù đắp cho việc nắm giữ tài sản rủi ro trong những thời điểm rủi ro bất thường.
Giáo sư đại học Yale, Lars Peter Hansen, 60 tuổi đã phát triển một phương pháp thống kê có thể phù hợp với việc thử nghiệm công thức tỷ lệ trên vào việc định giá tài sản trên thực tế.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ giải thích thêm về công trình nghiên cứu của ba giáo sư Shiller, Fama và Hansen và vì sao các ông này lại được trao giải Nobel kinh tế vào thời điểm này.

Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ
14/10/2013
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131014-giai-nobel-kinh-te-2013-duoc-trao-cho-ba-giao-su-my

 

Tản mạn về CP Mỹ shutdown

Trưa ngày 1/10 về nhà ăn cơm tự nhiên nghe thông tin chính phủ Mỹ đóng cửa (nguyên gốc là shutdown). Tự dưng thấy hoang mang quá, cả một chính phủ Mỹ như thế mà ngừng hoạt động (đúng từ nguyên gốc hơn) thì còn cái gì khủng khiếp hơn nữa. Sau đó nó là cái gì, khủng hoảng, chiến tranh, bạo động v.v. chăng? Tưởng là vậy hóa ra không phải vậy.
Đầu tiên là tin về việc shutdown, các bạn xem ở đây http://www.usa.gov/shutdown.shtml. Còn giờ nếu vào trang http://www.usa.gov này thì tình trạng chính phủ hiện tại đang là Cảnh báo (Alert) và Đóng băng (Snow & Dismissal Procedures). Và trên thực tế, việc Chính phủ có ngừng hoạt động hay không cũng không phải là vấn đề nghiêm trọng.
Đầu tiên, đây không phải là lần đầu tiên Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động, lần gần đây nhất là cách đây 13 năm khi chính phủ của Clinton còn đương nhiệm. Chỉ khác về cách thức. Năm 2013, Chính phủ Obama ngừng vì Quốc hội không phê chuẩn Chính sách tài khóa cuối năm; còn năm 95-96 thì Tổng thống phủ quyết Chính sách tài khóa và đương nhiên Chính phủ không có quyền sử dụng tiền đâm ra ngừng hoạt động.
Government-shutdown
Government shutdown (Source: Bloomberg.com)
Ở Mỹ, Chính phủ được coi như 1 tổ chức dịch vụ, hoạt động phục vụ người dân và hoạt động bằng tiền thuế người dân đóng góp. Toàn bộ dịch vụ công ích đó bao gồm 800.000 người làm việc và để phục vụ người dân mà thôi. Tiền thuế của hơn 320 triệu dân đó đóng góp vào 1 ngân quỹ, hàng năm chi tiêu bao nhiêu thì được những người đại diện của hơn 320 triệu người đó là những ông nghị bà nghị trong Thượng viện và Hạ viện phê chuẩn (gọi chung là Quốc hội) Nếu tiêu nhiều quá trong khi quốc khố còn không đủ, Quốc hội không thông qua và đương nhiên toàn bộ cái tổ chức hoạt động phục vụ người dân đó phải dừng lại.
Ở đây việc phục vụ và không phục vụ rất rõ ràng. Có lương thì làm và không có lương thì dừng. Và việc này được công bố công khai trên website www.usa.gov Và thế là việc đóng cửa cả 1 chính phủ quốc gia chỉ đơn giản như là cho một tổ chức ngừng hoạt động. Rất may, một số dịch vụ công ích khác vẫn hoạt động như là : An sinh xã hội, Dịch vụ bưu chính, Quân đội, Quản lý không lưu, Gác tù, Gác đường biên giới và NASA (nếu không thế thì các bác trên trạm không gian đòi về hết hay dân các nước khác đổ xô vào Mỹ mất)
Cùng với như vậy, Chính phủ cũng dọa nạt ghê gớm người dân để họ tạo sức ép lên các dân biểu phê chuẩn Chính sách tài khóa của họ như
- Các công trình quốc gia từ Yosemite đến the Smithsonian hay tượng Nữ thần tự do đều đóng cửa (khách du lịch đên thì đứng ngoài nhé)
- EPA là tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ an toàn sức khỏe người dân, chất thải, nguồn nước dừng hoạt động (nguy cơ uống nước bẩn cao)
- Toàn bộ nhân viên Liên bang bao gồm cả những người đang bảo vệ người dân Mỹ khỏi khủng bố, không vận đều hoạt động không lương (như vậy là CIA với FBI đều đang làm việc không lương hết)
Ngược lại, vào tình cảnh này chúng ta lại thấy sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân như thế nào. Các công viên trường học bệnh viện (chủ yếu là của tư nhân) vẫn hoạt động bình thường. Công sở vẫn làm việc. Thị trường chứng khoán của họ thậm chí còn lên điểm. Nhưng dù sao thì đâu cũng sẽ vào đó. Tất cả các cuộc ngưng trệ từ trước đến giờ đều lại quay lại như cũ, như bức tranh biếm họa này. Và ít nhất người dân Mỹ cũng biết được tình trạng hiện tại của bộ máy phục vụ mình như thế nào và họ sẽ phải cố gắng đóng thuế thêm ra sao để bộ máy này tiếp tục phục vụ họ (cho dù tiêu xài cũng hơi hoang phí) nhưng họ vẫn chính là người bầu nên chính phủ này nên cứ phải cắn răng mà 
 chịu đến nhiệm kì sau thôi)
Nhìn xứ họ mà ngẫm tới xứ mình …

TS NGUYỄN PHÚC LIÊN * ĐÓNG TIỆM/SHUTDOWN MỸ

ĐÓNG TIỆM/SHUTDOWN MỸ
PHẢI HIỂU TRONG DÀI HẠN
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 10.10.2013
Đọc trên Diễn Đàn, có nhiều bài viết về biến cố SHUTDOWN/ĐÓNG TIỆM tại Hoa kỳ như cuộc chọi nhau giữa hai đảng, như một cú mà đảng Cộng Hòa chơi đảng Dân Chủ, như một sự dằn mặt của đảng Cộng Hòa đối với TT.Obama, như một sự xuống cấp của một nền Dân chủ… Thực ra đây là một cuộc Khủng Hoảng Ngân Sách Hoa kỳ phải được hiểu trong một viễn tượng Kinh tế lâu dài và nhất là trong sự va chạm của hai chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân và Kinh tế Xã hội với sự can thiệp ít nhiều của Nhà Nước.
Chủ trương Kinh tế tư bản tư nhân
truyền thống của Hoa kỳ
            Sức mạnh Kinh tế Mỹ được xây dựng trên chủ trương tư nhân hóa Xí nghiệp đến tối đa. Thực vậy, một số những Nhà Tù tại Mỹ cũng được tư nhân hóa. Một số những Tổ chức Cảnh sát An ninh cho khu vụ cũng được tư nhân hóa.
            Khi dậy học về quản trị xí nghiệp, chúng tôi đã chấp nhận định nghĩa của Hoa kỳ về một Xí nghiệp sản xuất:
            “Xí nghiệp là một Tổ chức, độc lập về Tài chánh, giới thiệu tới Thị trường trao đổi những Sản phẩm Kinh tế nhằm thâu được LỢI NHUẬN TÀI CHÁNH TỐI ĐA“
            Chính cái Mục đích tối hậu là Lợi nhuận Tài chánh TỐI ĐA đã trở thành tiêu chuẩn cho những quyết định đường lối quản trị như Nhân công, như Chi tiêu chẳng hạn.
Tỉ dụ về Nhân công: Xí nghiệp Hoa kỳ quyết định sa thải người làm việc theo mức độ Hiệu Năng (Efficacité). Về điểm này, quan điểm của Au châu (Pháp), theo Henri FAYOL, mang tính cách nhân đạo và xã hội hơn chứ không phải chỉ xét người làm việc theo nguyên có mức đo Hiệu Năng sản xuất. Khi Hiệu Năng người làm việc cao, thì Xí nghiệp mới tăng được Lợi nhuận.
Tỉ dụ về Chi tiêu: Xí nghiệp Mỹ làm việc với Thị trường trao đổi Cạnh tranh tự do. Ở Thị trường Cạnh tranh tự do này, rất khó khăn tăng Giá bán để mong tăng Lợi nhuận. Giáo sư Paul SAMUELSON, Nobel Kinh tế, đã nói rằng “Giá bán ở Thị trường cạnh tranh dần dần tụt xuống tới Giá thành để triệt tiêu Lợi nhuận “. Vì vậy để tăng được Lợi nhuận, chỉ còn cách giảm thiểu Chi tiêu cho Giá thành sản xuất, nhất là những Chi tiêu cố định không được bao thầu bởi Thu nhập thương mại.
Ngay cả những ý tưởng nhân đạo, xã hội cũng được chính Xí nghiệp tính toán giải quyết theo tiêu chuẩn Lợi nhuận TỐI ĐA. Tỉ dụ Henri FORD đã nói :
“Tôi trả lương Công nhân cao để họ có thể mua những chiếc xe hơi mà Xí nghiệp của tôi sản xuất “.
Việc Henri FORD trả lương cao cho Công nhân không phải là vì lòng nhân đạo, vì tinh thần xã hội của ông, mà chỉ là việc ông tính toán thương mại bán được những sản phẩm để Xí nghiệp của ông thu được nhiều Lợi nhuận.
Đảng Cộng Hòa theo sát Chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân trên đây. Chính vì vậy mà quyết định SHUTDOWN/ĐÓNG CỬA ngày 01.10.2013 phải được hiểu trong Chủ trương Kinh tế/Tài chánh Tư bản Tư nhân truyền thống của nước Mỹ.
Chủ trương Kinh tế Xã hội của Au châu
và của TT.Obama (đảng Dân Chủ)
            Sức đẩy của khuynh hướng Xã hội tại Aâu châu đã từ Thế kỷ XIX. Sang Thế kỷ XX, Aâu châu còn bị ảnh hưởng mạnh bởi những ý tưởng từ Khối Cộng sản. Vì ảnh hưởng này mà TT. De GAULLES đã chủ trương việc Tham dự của Nhân Công vào Lợi nhuận của Xí nghiệp (Participation des Ouvriers dans la Distribution des Bénéfices).
            Hoa kỳ không những ở xa với tầm ảnh hưởng này của Xã Hội Chủ nghĩa, mà còn cấm đoán những ý tưởng Xã hội Chủ nghĩa (Cộng sản). “CHARLOT“ đã phải bỏ Hoa kỳ. Một số lớn các nước Tây Aâu theo Chủ trương Kinh tế Xã hội, nghĩa là phải kể vấn đề nhân đạo, xã hội trong việc quyết định quản trị những hoạt động Kinh tế của Xí nghiệp. Nhà Nước can thiệp nhiều hơn vào sinh hoạt Kinh tế Xí nghiệp bằng những Luật lệ thuế khóa, tái phân phối Lợi nhuận mà tầng lớp nghèo được hưởng.
            Khuynh hướng Xã hội này đã làm cho một số lớn những nước Aâu châu tích lũy chồng chất nợ công. Tình trạng nợ công của Aâu châu hiện nay một phần là do Khuynh hướng Xã hội này gây ra.
            Khi Oâng OBAMA đắc cử Tổng Thống Mỹ, những tuyên bố của TT.Obama đã tỏ ra rõ rệt Khuynh hướng Xã hội Chủ nghĩa: thâu thuế cao đối với người giầu, bảo hiểm sức khỏe cho mọi người và Nhà Nước phụ giúp để mua bảo hiểm. Những lời tuyên bố này đã làm cho một số vốn Hoa kỳ chạy ra tỵ nạn ở nước ngoài thành Offshore Funds hoặc những Lợi nhuận thu được của những Xí nghiệp Liên quốc gia không mang về Hoa kỳ để bị đánh thuế cao.
            TT.Obama công kích những cuộc Chiến tranh thời TT.BUSH và Chính quyền của Oâng quy những nợ nần Ngân sách là từ thời TT.BUSH. Nhưng nếu nhìn kỹ Thống kê, thì người ta thấy chính những năm của TT.OBAMA, ngân sách Mỹ bị thâm hụt và nợ nần của Nhà Nước Hoa kỳ tăng gấp bội.
            Theo Annual Budget Deficit của Hoa kỳ, thì:
=>       Thời TT.BUSH:         * Năm 2002: Deficit 200 Billions
                                               * Năm 2003: Deficit 400 B
                                               * Năm 2004: Deficit 400 B
                                               * Năm 2005: Deficit 300 B
                                               * Năm 2006: Deficit 200 B
                                               * Năm 2007: Deficit 200 B
                                               * Năm 2008: Deficit 500 B
=>       Thời TT.OBAMA:    * Năm 2009: Deficit 1’400 Billions
                                               * Năm 2010: Deficit 1’300 B
                                               * Năm 2011: Deficit 1’300 B
                                               * Năm 2012: Deficit 1’300 B
                                               * Năm 2013: Deficit 1’300 B & …
            Như vậy, chỉ cần năm đầu của TT.OBAMA, mức Deficit đã gần bằng 7 năm thời TT.BUSH. Việc thiếu hụt Ngân sách này còn tăng lên gấp bội khi mà Nhà Nước bắt đầu trợ cấp cho mọi người nghèo mua Bảo Hiểm, thực hiện ObamaCare từ năm tới.
            Tổng số nợ công của Nhà Nước Hoa kỳ hiện nay là 16’700 Billions, trong số đó chỉ nguyên thời TT.OBAMA đã chiếm gần 40% (6’600 Billions)  của tổng số nợ công.
            Tóm lại:
*          Việc tăng thuế nhiều trên những người giầu làm thất thoát vốn Hoa kỳ ra nước ngoài thành Offshore Funds và làm cho những Xí nghiệp Liên quốc gia không mang Lợi nhuận về Mỹ để bị đánh thuế cao.
*          Thực hiện ObamaCare làm tăng trầm trọng Deficit
*          Nợ công sẽ vượt quá mức 16’700 Billions mà các Thế hệ trẻ sau này phải gánh chịu.
            Tác giả BÙI VĂN PHÚ đã có lý khi nhận định rằng:
            Nhiều người cho rằng Tổng thống Obama có khuynh hướng theo xã hội chủ nghĩa. Những chính sách về thuế và bảo hiểm y tế của ông phản ánh điều đó.
            Một người Mỹ có thu nhập trên 150 nghìn đô-la một năm, 250 nghìn hay cao hơn cho một cặp vợ chồng nay sẽ phải trả thuế nhiều hơn. Bây giờ mọi người dân lại có bảo hiểm y tế. Như thế Hoa Kỳ đang gần giống với các nước bắc Âu, Anh, Pháp. Đó là khuynh hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tiến đến một xã hội công bằng hơn.”
Kết Luận
Vụ SHUTDOWN/ĐÓNG TIỆM ngày 01.10.2013 của Mỹ không phải là trò chơi bực tức nào đó của đảng Cộng Hòa, cũng không phải là sự xuống cấp của nền Dân Chủ Mỹ. Đảng Cộng Hòa đứng trước một viễn tượng tăng vọt Deficit khi thực hiện ObamareCare để rồi Nợ Công Mỹ tăng vọt  khiến những Tổ chức Thẩm Định Tín Dụng cho Mỹ phải hạ thấp mức độ. Đảng Cộng Hòa phải quyết định can thiệp vào viễn tượng Khủng hỏa Ngân Sách trong lâu dài.
Nó cũng là sự va chạm giữa hai Chủ trương Kinh tế:
*          Chủ trương Kinh tế Tư bản Tư nhân truyền thống đã làm cho Hoa kỳ làm Kinh tế với Hiệu Năng tối đa.
*          Trong khi ấy Chủ trương Kinh tế Xã hội vốn đã làm cho Chi Tiêu Xã hội tăng (Couts sociaux augmentent) và làm giảm Hiệu Năng Kinh tế.
            Một số những Lãnh đạo Chính trị, nếu chỉ nghĩ về ngắn hạn chiếm vị trí quyền hành, dễ dàng tuyên bố tăng thuế người giầu và tái phân phối lợi nhuận từ người giầu cho người nghèo. Họ dễ dàng kiếm được nhiều phiếu vì một số người nghèo sống với hiện tại và cảm thấy khoái tỉ khi nghe những lời tuyên bố ấy.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 10.10.2013

TIN TỨC TRUNG QUỐC

 

Bảy mối họa của Trung Quốc

Mao Trạch Đông qua lăng kính danh họa Andy Warhol.
Mao Trạch Đông qua lăng kính danh họa Andy Warhol.
DR

Minh Anh
Đề tài thời sự trên các báo Pháp sáng nay 11/10/2013 khá tản mạn. Riêng nhật báo Le Monde có nhiều bài viết nhận định về tình hình chính trị, kinh tế và xã hội tại châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc. Tờ báo có bài phân tích khá sâu sắc về chủ trương « hoài Mao » được các lãnh đạo Trung Quốc đề xướng trong thời gian gần đây qua hàng tựa « Bảy mối họa của Trung Quốc ».

Theo François Bougon, tác giả bài viết việc trở lại với tư tưởng Mao cho thấy sự suy yếu của dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc, những người không còn được hưởng tính chính đáng từ các cựu lãnh đạo tiếng tăm, như là Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào đã có thể làm.

Tác giả nhận định Mao Trạch Đông đã để lại di sản kế thừa quá nặng nề. Tầm ảnh hưởng của ông lên đời sống chính trị Trung Quốc cho đến giờ vẫn còn quá mạnh mẽ. Bất chấp những hậu quả nặng nề của cuộc Cách mạng văn hóa và các chiến dịch thanh trừng nội bộ, đối với Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của các chính sách cải cách kinh tế, người sáng lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ phạm có 30% sai lầm, nhưng có đến 70% thành công. Do đó, không có lý do gì để gạt bỏ tư tưởng Mao. Thế nhưng đối những ai quan tâm đến lịch sử đất nước, đều nhận thấy là lý thuyết đưa ra trong những năm 1980, theo đó mở cửa phát triển kinh tế sẽ đưa đến nền dân chủ đã gặp thất bại hoàn toàn.
Giờ đây, trong năm 2013 này, người ta không khỏi tự hỏi làm thế nào một Trung Quốc ngày càng theo chủ nghĩa tư bản lại bao quát được cả một chủ nghĩa Mao được tái sáng tạo mới. Mà biểu tượng của hiện tượng này, ấn bản sắp tới của Sách đỏ sẽ được bán với một cái giá 2000 nhân dân tệ (khoảng 242 euro), một phiên bản hạng sang.
Theo François Bougon, trào lưu hoài Mao còn được các thế hệ lãnh đạo mới sau này sử dụng để thăng tiến trên con đường sự nghiệp chính trị, mà nhân vật điển hình là vị Bí thư đảng ủy thất sủng Trùng Khánh Bạc Hy Lai, hiện đang bị kết án tù chung thân vì tội tham nhũng.
Giờ đây, ông Tập Cận Bình có thể ung dung thực hiện chiến dịch « hoài Mao » mà không ngại một phe tả trong Đảng ngáng chân. Tư tưởng hoài Mao được thể hiện rõ nét trong các bài diễn văn của chủ tịch Tập Cận Bình. Không những ông khẳng định lập trường « quốc gia không bao giờ thay đổi màu cờ » mà ông còn kêu gọi các cấp lãnh đạo phải ghi nhớ lời dạy của Mao chủ tịch « phải khiêm tốn, cẩn trọng và không ngạo nghễ cũng như liều lĩnh » và phải biết « gìn giữ một nếp sống giản dị ». Đến mức mà giờ đây Tập Cận Bình còn được đặt cho một cái tên mới « Tân Mao Trạch Đông ». Bởi vì, Tập Cận Bình đã từng tuyên bố là « Chúng ta không thể nào gạt qua một bên chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông, vì như vậy sẽ làm mất đi cội rễ của chúng ta ».
Tác giả lưu ý là lời nói phải đi kèm với hành động. Bộ máy cầm quyền chống lại những ai dám yêu cầu tôn trọng Hiến Pháp hay cân bằng quyền lực trước sự độc tôn của Đảng. François Bougon cho hay một cuộc tấn công đang được tiến hành nhằm « tẩy rửa » giới tiểu blog, những trang mạng xã hội lớn, để chấn chỉnh họ lại. Theo nhận định của Thường Bình, cựu tổng biên tập tờ Nam Phương Chu Mạt, hiện sống lưu vong tại Đức, « Đảng đang tìm cách cải cách mạng Internet sao cho các phương tiện này trở thành một kiểu truyền thông chính thống ».
Theo một tài liệu nội bộ, được giới truyền thông Hồng Kông tiết lộ và được xem như là « tài liệu trung ương số 9 », Trung Quốc kêu gọi quan chức chiến đấu chống lại « những giá trị phương Tây nguy hiểm » khi chỉ ra 7 mối nguy : Đó là các giá trị phổ quát ca tụng nhân quyền, tự do báo chí, xã hội dân sự, quyền công dân, chỉ trích vô hư về các sai lầm của Đảng, giới tư sản đặc quyền và độc lập tư pháp.
Theo Bougon, chủ trương « hoài Mao », vốn dĩ đang bóp nghẹt nền xã hội dân sự là một trong những ba lựa chọn của chế độ để đối phó với những thách thức đề ra cho cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Hai biện pháp còn lại là chú trọng theo mô hình Đặng Tiểu Bình. Một mặt để cho nền thị trường tự do nở rộ. Mặt khác, hạn chế tối đa việc dân chủ hóa xã hội.
Tác giả bài viết cũng nhận thấy rằng sự hoài Mao này cũng chứng tỏ cho thấy sự mong manh của dàn lãnh đạo mới của Trung Quốc. Tình trạng bấp bênh đó là một nguồn bất ổn tiềm tàng cho một quốc gia muốn vượt mặt Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI này.
Cuối cùng, tác giả nhận xét, bất đồng gia tăng, khủng hoảng sinh thái, tăng trưởng kinh tế ì ạch và thách thức về đô thị hóa có thể sẽ biến đế chế Trung Hoa thành một gã khổng lồ với đôi chân bằng đất sét.
Trung Quốc : cường quốc kinh tế, cường quốc nhập khẩu năng lượng
Về điểm này, phụ san Kinh tế và Doanh nghiệp của Le Monde cũng đồng quan điểm. Để đi lên thành cường quốc kinh tế thứ hai, Trung Quốc giờ đây phải đối mặt với mối đe dọa lớn mang tính chiến lược đó là vấn đề năng lượng.
« Trung Quốc trở thành quốc gia nhập khẩu dầu hỏa hàng đầu » là hàng tựa nhận định trên Le Monde. Theo bản báo cáo của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ EIA, công bố hôm thứ Ba 08/10, cho biết nhập khẩu tịnh của Trung Quốc trong tháng Chín vừa qua đã đạt đến mức 6,3 triệu thùng dầu/ngày, vượt qua Mỹ 6,24 triệu thùng/ngày.
Trên thực tế, từ năm 1993, Trung Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu năng lượng, trong khi chỉ cách đó có 8 năm (tức 1985) quốc gia này còn là nước xuất khẩu. Sự lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng hóa thạch như (dầu hỏa, khí đốt , than đá…) tăng mạnh do mức cầu cho giao thông và sản xuất điện tăng.
Sự phát triển ngành công nghiệp ô tô cũng làm cho nhu cầu về nhiên liệu hóa lỏng gia tăng. Theo ước tính, trong giai đoạn 2011-2014, mức cầu này sẽ phải tăng thêm 13% để đạt ở mức 11 triệu thùng/ ngày.
Sự lệ thuộc hoàn toàn vào năng lượng đang để lại nhiều hậu quả « đáng ngại » về môi trường và kinh tế, theo như đánh giá của Hội đồng Năng lượng Thế giới. Trung Quốc hiện là quốc gia thải nhiều khí cácbon nhất trên hành tinh.
Tình thế này cũng để lại nhiều hệ quả địa chính trị. Bắc Kinh buộc phải tìm các nguồn cung ứng tại các khu vực Trung Đông và tại quốc gia vùng Vịnh, thậm chí các những quốc gia châu Phi. Ngoài việc phải đảm bảo nguồn cung ứng, Trung Quốc còn phải giám sát cả các con đường vận chuyển dầu hỏa của mình. Bắc Kinh tăng cường chiến hạm và đầu tư nhiều vào các hải cảng nằm dọc theo con đường hàng hải nối liền châu lục đen và vùng Vịnh với Trung Quốc.
Fukushima : « địa ngục » cho những người làm công tác tháo dỡ
Nhìn sang Nhật Bản, báo Le Monde có bài viết quan tâm đến những con người đang âm thầm làm công tác tháo dỡ khu trung tâm hạt nhân Fukushima bị tai nạn do sóng thần và động đất năm 2011. Tờ báo chạy tựa, « Fukushima : trong ‘địa ngục’ của những người làm công tác tháo dỡ ».
Philippe Pons, tác giả cho biết buổi nói chuyện được diễn ra tại một địa điểm kín đáo. Bởi vì, trao đổi với các phóng viên là một việc làm rất mạo hiểm. Công ty tuyển dụng có thể xem như đây là cái cớ để sa thải họ.
Theo lời thuật của những người được hỏi, nhân sự làm việc tại đây thường xuyên thay đổi. Ngoài việc do bị nhiễm xạ ở mức cao buộc phải rời công việc sớm, rất nhiều người cho rằng lương bổng thấp, không được hưởng đúng mức hỗ trợ rủi ro hay lương ngoài giờ là những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều người phải bỏ việc tại đây, gây ra tình trạng thiếu nhân công triền miên.
Do đó, các doanh nghiệp nhà thầu lãnh nhận việc tháo dỡ trung tâm hạt nhân buộc phải liên tục tuyển người. Hệ quả là họ không kịp có thời gian để đào tạo và hầu như là những người thiếu kinh nghiệm, tay nghề non kém. Họ còn cho biết thêm là những ai có tay nghề kém nhất lại không được bảo đảm về an toàn lao động và còn bị các nhà tuyển dụng trung gian rút rỉa tiền lương.
Theo quan sát của Philippe Pons, thì cuộc sống của những người làm việc tại đây thật là buồn tẻ và đơn điệu. Tại nơi họ sinh sống, đường phố vắng vẻ như là trong một thành phố chết. Không tuyến xe lửa, cũng không có xe buýt, ngoại trừ chuyến xe ca chở họ đi làm và chở về nhà. Trường học cũng vắng tanh. Nhà cửa, cửa hàng và quán ăn đóng im ỉm, không chút ánh đèn. Những người làm việc tại đây hoặc sống trong những căn phòng tạm bợ do doanh nghiệp dựng lên, hoặc sống thuê trong những căn nhà mà ngay chính chủ nhà cũng không muốn ở.
Tokyo phản đối lệnh cấm vận lương thực của Trung Quốc và Hàn Quốc
Cũng liên quan đến Fukushima, nhật báo kinh tế Les Echos cho hay « Tokyo nổi dậy chống lệnh cấm vận của Trung Quốc và Hàn Quốc ».
Tờ báo cho hay hôm qua, thứ Năm 10/10, nhân cơ hội gặp mặt các đồng nhiệm Trung Quốc và Hàn Quốc, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kiên quyết đề nghị lãnh đạo hai quốc gia dỡ bỏ lệnh cấm vận lên các mặt hàng thủy sản đến từ nhiều vùng lân cận với tỉnh Fukushima.
Theo Tokyo, lệnh cấm áp đặt lên các mặt hàng này là không có cơ sở và phủ nhận thực tế các xét nghiệm khẳng định có rất ít cá đến từ các vùng biển Nhật Bản bị nhiễm xạ. Les Echos nhắc lại bối cảnh sự việc. Trung Quốc đã áp dụng lệnh cấm ngay từ khi xảy ra sự cố Fukushima. Còn đối với Hàn Quốc, Nhật Bản đặc biệt có những phản ứng mạnh mẽ. Vịn vào lý do rò rỉ nước nhiễm xạ, ngoài các sản phẩm đến từ tỉnh Fukushima đã bị cấm, Seoul còn mở rộng thêm lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản lên 8 tỉnh khác, đôi khi cách Fukushima đến hàng trăm km.
Ấn Độ trả giá đắt cho sự đam mê vàng
Vàng đối với người Ấn Độ cũng như người Việt Nam được xem như là yếu tố bảo đảm cho sự phồn thịnh. Thế nhưng, đối với nền kinh tế Ấn hiện nay, kim loại màu vàng đó đang là một trong những mối đe dọa đè nặng lên nền kinh tế đất nước. Chủ đề này được phụ san Kinh tế và Doanh nghiệp báo Le Monde phản ảnh lại qua bài viết « Ấn Độ và vàng, cái giá cho một niềm đam mê ».
Việc nhập khẩu vàng ồ ạt đang ngày càng đè nặng lên cán cân thương mại của Ấn Độ. Quốc gia Nam Á này nhập khẩu đến 1/3 lượng vàng sản xuất trên thế giới, bỏ xa cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ. Vào thời điểm đồng rupee bị trượt giá, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế èo uột, chính phủ lại không có chút nỗ lực nhằm kìm hãm bớt nỗi thèm khát vàng của người dân.
Đối với chính quyền New Dehli, đây quả là một thách thức quá to lớn. Vào cuối thập niên 2000, Ấn Độ nhập khẩu đến 1000 tấn vàng. Sự thèm khát quả là quá đắt. Nhập khẩu vàng trong giai đoạn 2010-2011, đã ngốn của chính phủ đến gần 40 tỷ đô-la, tức chiếm đến 10% tổng lượng nhập khẩu.
Giải thích cho sự đam mê đắt đỏ đó, Le Monde đưa ra hai lý do. Thứ nhất, xuất phát từ tập tục cưới hỏi và các lễ hội truyền thống. Đây cũng là dịp để người dân Ấn Độ mua sắm loại kim loại quý này. Thứ hai, xuất phát từ những kinh nghiệm xa xưa, giờ vẫn còn in đậm trong tiềm thức của người dân, đó là vàng được xem như là một giá trị bảo toàn tốt nhất, dùng để phòng thân trong các trường hợp binh biến, loạn lạc (về điểm này rất giống suy nghĩ của người Việt Nam). Vấn đề là đối với nền kinh tế, việc trữ vàng lại được xem như một đầu tư « không sinh lợi ».
Alice Munro, giải Nobel Văn học ở tuổi 82
Trên lãnh vực văn hóa, một số báo Pháp hôm nay có bài viết về giải Nobel Văn học 2013 được trao cho nữ sĩ người Canada, bà Alice Munro, 82 tuổi. Đa số các báo đều có chung nhận định bà là phụ nữ Canada đầu tiên và cũng là phụ nữ thứ ba được nhận giải thưởng cao quý này.
Libération chạy tít lớn trên trang nhất « Nobel Văn học : Alice Munro, tin vui ». Vượt qua các đối thủ nặng ký khác như nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami, hay như Svetlana Alexievitch, bà Alice Munro, bậc thầy dòng tiểu thuyết mới đã được nhận giải thưởng cao quý từ Ủy ban Nobel Thụy Điển. Sau Mạc Ngôn, một nhà văn Trung Quốc, Nobel văn học năm 2012, đây là lần đầu tiên Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải thưởng cho một tác giả thuộc dòng văn học đương đại. Libération đánh giá quyết định chọn bà Munro là một sự chọn lựa mang tính chất thuần túy văn học không mang màu sắc chính trị. Bởi vì, Alice Munro là một « bậc thầy của dòng văn học đương đại ».
Nhật báo Công giáo La Croix, dành một góc nhỏ trên trang nhất để chạy tựa « Tiểu thuyết gia Alice Munro được trao giải Nobel Văn học ». Cũng như Libération, nhật báo công giáo công nhận « Alice Munro, bậc thầy dòng truyện ngắn ». Hiếm có những tác giả đương đại nào lại có sự nghiệp sáng chói ngang hàng với các đồng nghiệp, những tiểu thuyết gia khác : kể từ cuối thập niên 60, nữ sĩ Alice Munro chứng tỏ sự thanh cao và cao cả của nghề nghiệp khi tự đặt mình vào trong dòng xoáy của Goethe et Schlegel, Balzac và Flaubert, Henry James, Tchekhov ou Sarraute. Một nữ sĩ « kín đáo và lặng lẽ », theo như đánh giá của Le Figaro.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131011-bay-moi-hoa-cua-trung-quoc

 

 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rệu nát từ bên trong

Một sinh hoạt tưởng niệm tại Bắc Kinh, nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc thứ 64 hôm 01/10/2013.
Một sinh hoạt tưởng niệm tại Bắc Kinh, nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc thứ 64 hôm 01/10/2013.
REUTERS/Jason Lee

Tú Anh
Chế độ Trung Quốc không tránh được sụp đổ hay bị lật đổ . Trên đây phân tích của hai nhà trí thức có uy tín tại Bắc Kinh nhân 64 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa : một người là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, một người là giáo sư đại học Bắc Kinh.

Trung Quốc dường như đang chiếm thế thượng phong trong mọi lãnh vực ngoại giao đến quân sự nhờ vào nền kinh tế được xếp vào hạng thứ hai trên thế giới. Tại thượng đỉnh APEC và ASEAN  trong hai ngày 07 và 08 tháng 10, chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình nổi bật như ngôi sao sáng trong khi lãnh đạo siêu cường Hoa Kỳ, Barack Obama phải vắng mặt vì khủng hoảng chính trị và ngân sách.
Các nhà phân tích quốc tế không ngần ngại kết luận là chính sách « chuyển trục » sang Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ gặp vấn đề và Trung Quốc với sức mạnh kinh tế, quân sự đang lên sẽ « lấp khoảng trống ».

Tuy nhiên đây không phải là nhận định của những nhà phân tích dám suy nghĩ độc lập tại Hoa lục : xem vậy mà không phải như vậy.
Công luận đã biết giải Nobel Hòa bình 2010 Lưu Hiểu Ba lãnh án 11 năm tù vì cùng với hơn 300 nhân sĩ (trong danh sách phổ biến đầu tiên) vào cuối năm 2008, công bố Hiến Chương 08 phân tích những nhược điểm của chế độ Trung Quốc và đề ra kế hoạch dân chủ hóa gồm 19 điểm để cứu nước, cứu dân và cứu đảng cầm quyền.

Vào lúc Trung Quốc rầm rộ kỷ niệm 64 năm chế độ được mệnh danh là « Cộng Hòa Nhân Dân » thì nhà ly khai Bào Đồng, nguyên là thư ký riêng của cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương, nhà lãnh đạo cải cách bị cách chức vì chống biện pháp đàn áp phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989, khẳng định : Trung Quốc thực chất không phải là nền cộng hòa mà cũng không tôn trọng nhân dân.

Trong một bài phân tích dài với tựa đề : « Trung Quốc ăn mừng 64 năm chế độ xây dựng trên sự áp bức nhân dân » được phổ biến trên mạng của Asia News.it, nhà ly khai nhận định một cách thẳng thừng : Hệ thống chính trị Trung Quốc mang bản chất trấn áp, bất công và tham nhũng. Từ khi Trung Hoa được « giải phóng », quyền của công dân bị xem là « tà ngụy ». Dưới bảng hiệu « chuyên chế vô sản » một hệ thống độc tài khác khai sinh : đảng Cộng sản tự cho mình có toàn quyền thống trị mọi lãnh vực xã hội, kinh khiếp hơn bất kỳ chế độ phong kiến hay độc tài cá nhân nào. Nhân dân « được giải phóng » phải tuân thủ mệnh lệnh của đảng Cộng sản.

Nếu trước năm 1949, những hành vi áp bức, bóc lột được xem là phi lý thì sau ngày « giải phóng » hiện trượng thối nát đó được sống lại và được đảng tôn vinh : sau khi kích động bần cố nông tước đoạt tài sản của địa chủ thì tài sản khổng lồ này bị đảng tóm thu hết nhân danh hợp tác xã. Thực chất thì đất đai, công ty xí nghiệp được « biến hóa » thành tài sản riêng của những người gọi là cách mạng và con cháu họ dưới nhãn hiệu « tài sản xã hội chủ nghĩa » dù Mao không nói đến « chia chác » như vậy.
Đó chính là lý do sâu xa mà bộ máy tuyên truyền lờ đi giai đoạn « cướp chính quyền » mà tập trung vào chuyện bí ẩn « xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ».

Về niềm kiêu hãnh « nhờ Đảng mà Trung Quốc lên hàng cường quốc kinh tế thứ hai thế giới » thì ông Bào Đồng nhắc dân Trung Hoa hãy nhớ là trước năm 1949, Trung Quốc đã chiếm thứ hạng này, và phải mất 64 năm mới trở về thứ hạng cũ. Ông bình luận một cách mỉa mai : Phải mất 64 năm học tập, người dân Trung Hoa mới ngộ ra « sự thật » là xứng đáng được những kẻ cầm quyền hiện nay lãnh đạo. Mà « sự thật » trong chế độ này là do đảng quyết định.
Hệ quả là người dân Trung Hoa từ thế hệ này qua thế hệ khác phải chịu đựng tệ nạn tham nhũng tràn lan, nạn ô nhiễm từ trên trên trời xuống lòng đất.

Đó là « mô hình » Trung Quốc được xây dựng trong 64 năm qua. Trong khi đảng cố gắng phô bày bộ mặt phấn son với quốc tế thì trong nội bộ, họ ý thức được các nhược điểm cốt lõi này với những lời « bôi nhọ lẫn nhau » hay biện minh là « cần học hỏi thêm ».
Để kết luận, nhà ly khai Bào Đồng khẳng định ông không có ý hạ nhục chế độ, nhưng một cơ chế chính trị không chấp nhận đối kháng là một cơ chế tiêu vong, trừ phi còn có những người có tinh thần can đảm cải cách nó.

Đây cũng là nhận định của giáo sư Hạ Vệ Phương. Ông không phải là nhà ly khai hay đối lập mà là một chuyên gia luật pháp của Đại học Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của nhật báo South China Morning Post, giáo sư Hạ Vệ Phương cho biết ông Tập Cận Bình đã làm giới trí thức thất vọng. Nếu không chấp nhận tự do báo chí và tư pháp độc lập để trong sạch hóa guồng máy chính quyền, thì chế độ này, theo giáo sư Hạ Vệ Phương, sẽ bị cáo chung : « Khi dân chúng mất hết niềm hy vọng, khi không còn gì để mất, thì chỉ còn giải pháp sau cùng : nổi dậy làm cách mạng ».
tags: Châu Á - Chính trị - Phân tích - Trung Quốc
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131007-dang-cong-san-trung-quoc-da-reu-nat-tu-ben-trong

   Đảng CS Trung Quốc Sẽ Sụp Đổ Vào Năm 2016

Đảng CS Trung Quốc Sẽ Sụp Đổ Vào Năm 2016
(Xem lời bàn của Alan phía dưới)
August 13, 2013 – From: theepochtimes.com
Mặt trời mọc trên chân trời Bắc Kinh sáng sớm ngày 06 tháng 11, 2012. Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ trong ba giai đoạn trong ba năm tới và triều đại của nó sẽ chấm dứt vào năm 2016, theo tạp chí Hồng Kông Frontline.

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ qua ba giai đoạn, trong ba năm tới, và triều đại của nó sẽ chấm dứt vào năm 2016, theo Hồng Kông Frontline, một tạp chí chuyên mục về chính trị Trung Quốc.
Theo tạp chí Frontline, sụp đổ đầu tiên sẽ là nền kinh tế của Trung Quốc, vào năm 2014, và tiếp theo trong năm 2015, “cơ cấu chính trị” của Đảng sẽ bị phá hủy, và trong năm 2016, toàn xã hội sẽ sụp đổ, bài báo nói, trích dẫn các tiền lệ lịch sử. Với một kích hoạt đủ lớn, sự sụp đổ có thể đến sớm hơn, theo Frontline.
Các nhà kinh tế đang nhìn thấy một sự đảo ngược trong dòng chuyển lưu vốn toàn cầu—tiền đang chuyển ra khỏi Trung Quốc, có thể gây ra biến động tài chính, Frontline nói.
Trong tất cả các mối đe dọa, ba tai họa nguy hiểm nhất là những bất động sản bong bóng, ngân hàng ngầm, và những món nợ chính quyền địa phương, do ở sự phổ biến và quy mô rộng lớn của nó sẽ như thế nào, tiến sĩ Frank Tian Xie, một giáo sư đại học kinh doanh tại University of South Carolina Aiken.
Trung Quốc sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đầu tư tiêu cực trong năm tới và tiêm thêm tiền vào hệ thống sẽ không cải thiện tình hình nhưng vẫn rất cần thiết cho việc duy trì chuỗi nợ địa phương, theo báo cáo.
Theo bài báo, cuộc khủng hoảng kinh tế Trung Quốc bắt nguồn từ các vấn đề chính trị sẽ thể hiện rõ ràng trong một sự sụp đổ vào năm 2015. Nhiều nhóm quyền lợi phức tạp ở Trung Quốc không quan tâm đến số phận của Đảng hoặc đất nước, và chỉ tập trung vào việc tích lũy của cải, Frontline nói.
Theo báo cáo của Hồng Kông, các nhóm quyền lợi đang sẵn sàng chứng kiến sự kết thúc của Đảng Cộng sản Trung Quốc hơn là chạy theo những cải cách được đề xuất bởi Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác hiện nay, bởi vì họ đã chuẩn bị chiến lược rút lui của mình.
Như một phương sách cuối cùng để tự cứu mình, Đảng có thể sử dụng một công ty đa quốc gia để rót tiền trở lại Trung Quốc và duy trì đồng nhân dân tệ (yuan) của Trung Quốc trong khi chấm dứt sử dụng ngoại tệ tiền tiết kiệm nước ngoài và trái phiếu của Mỹ, theo Tạp chí Frontline suy đoán trong một số báo ra tháng Sáu.
Đề tài về một sự sụp đổ của Đảng đã được phổ biến trong năm qua, với một cuốn tiểu thuyết về ngày tận thế lấy Trung Quốc làm trọng điểm, xuất bản vào tháng Giêng, tựa đề “2014: Cuộc Sụp Đổ Lớn” trở thành một trong những sách bán chạy nhất trong một cửa hàng Hồng Kông bán sách bị cấm.
Đại Kỷ Nguyên chuyển ngữ
Lời bàn của Alan: Đây là một tiền đề và phân tích rất “giật gân”. Tôi nghĩ là phần lớn các chuyên gia về TQ không chia sẻ quan điểm và kết luận này. Tuy nhiên, họ khá đồng thuận rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ có một cải tổ sâu rộng trong 3 năm tới và triển vọng DCS sẽ tự biến thể thành 2 đảng lớn là khả thi. Mặc cho danh xưng, hiện nay TQ đang áp dụng một thể chế “kinh tế tư bản nhà nước” (hoàn toàn không có định hướng XHCN). Với 2 đảng và những cuộc bầu cử tranh đua phiếu, nền chính trị và kinh tế này sẽ biến dạng như thế nào? Tương lai này chắc chắn là thú vị hơn World Cup 2014 ở Brasil. Bạn nào có máu cờ bạc, nên đặt kèo và “odds” để thu hoạch.
http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/ng-cs-trung-quc-sp-vo-nm-2016.html

 

Lãnh đạo Trung Quốc công khai thừa nhận : bất công xã hội không ngừng gia tăng

Bài đăng ngày 16/03/2010 Cập nhật lần cuối ngày  16/03/2010 19:23 TU
Ngồi nghe thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu nhân ngày khai mạc khoá họp Quốc Hội, ngày 05/03/2010(Ảnh Reuters)
Ngồi nghe thủ tướng Ôn Gia Bảo phát biểu nhân ngày khai mạc khoá họp Quốc Hội, ngày 05/03/2010
(Ảnh Reuters)
Hồ sơ lớn chiếm nhiều trang các nhật báo Pháp hôm nay tiếp tục là cuộc bầu cử cấp vùng ở Pháp, nêu bật chiến lược các đảng phái nhằm giành thắng lợi trong vòng hai diễn ra vào ngày chủ nhật này. Bên cạnh đó, thời sự Châu Á nổI bật trên nhật báo Le Monde với trọn một trang báo dài và một tựa trang nhất dành cho Trung Quốc : ''Thủ tướng Ôn Gia Bảo công nhận bất công xã hội gia tăng ở Trung Quốc'''.
Dưới tựa đề trên, Báo Le Monde ghi nhận mối lo ngại của chính quyền Bắc Kinh trước tình trạng bất công xã hội ngày rõ nét và thêm nghiêm trọng, có thể dẫn đến bất ổn định. Bất công xã hội  đã trở thành một chủ đề quan trọng và nằm trong chương trình nghị sự của Quốc Hội Trung Quốc.
Thông tín viên Le Monde tại Bắc Kinh, Bruno Philip, trích dẫn phát biểu của thủ tướng Ôn Gia Bảo, ngày bế mạc khoá họp Quốc Hội, chủ nhật vừa qua, 14/03/2010, xác nhận : ''Năm 2010, sẽ là một năm phức tạp nhất đối với kinh tế Trung Quốc''.
Theo thủ tướng Ôn Gia Bảo, cho dù tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt từ  8,7% đến 10,7% trong quý tư 2009, nhưng phải tiếp tục kích thích kinh tế theo kế hoạch hơn 400 tỷ euros đưa ra vào năm 2008. Thủ tướng Trung Quốc nhắc lại là trong ''việc phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc, phải chú tâm hơn nữa đến những người nghèo, những người bị thiệt thòi, vì họ là đa số''.
Ông Ôn Gia Bảo cũng công nhận là 'lạm phát, sự phân chia của cải quốc gia không công bằng, nạn tham nhũng, có thể ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội và cả sự ổn định của chính quyền. Bài báo còn trích dẫn nhận xét thẳng thắn của thủ tướng Trung Quốc, đánh giá là ''phải mất một trăm năm hay hơn nữa để Trung Quốc trở nên một quốc gia hiện đại''.
Chênh lệch giữa thành thị và nông thôn to lớn chưa từng thấy
Trong bài phóng sự tựa đề ''Bắc Kinh giàu có, Bắc kinh nghèo khổ'', thông tín viên Le Monde đã minh họa cảnh chênh lệch giàu nghèo nêu bật ở trên. Đặt chân đến một khu phố nằm cách khu Thế Vận Hội hoành tráng chỉ 15 phút, Bruno Philip đã bước vào những đường hẻm bùn lầy, nhà cửa lụp xụp, dơ bẩn, bên cạnh các chung cư không sạch sẽ, quần áo phơi chằng chịt, mùi thức ăn nồng nặc xông vào mũi.
Theo tác giả bài báo, nơi đây minh hoạ cho điều mà giới truyền thông Trung Quốc đã nêu lên trong mươi ngày vừa qua : chưa bao giờ từ  ngày cải cách kinh tế khởi sự vào cuối thập niên 70, mà chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn lại to lớn như thế.
Bruno Philip giải thích là cho dù ở ngay thủ đô Bắc Kinh, những người ở khu phố này toàn là đến từ nông thôn. Như hàng trăm triệu người khác, họ đến thành thị tìm một cuộc sống sung túc hơn và dành dụm tiền gởi về quê. Và cho dù có ở được đến bảy, tám năm tại thủ đô, họ vẫn không được hưởng quyền lợi như những người thành thị có hộ khẩu.
Bài báo trích dẫn ví dụ bà Lưu, một người từ Hà Nam đến Bắc kinh từ 8 năm nay. Bà làm vệ sinh trong một chung cư, hàng tháng lãnh được 900 yuan, nhưng phải trả tiền nhà đến 300, và có thể bị đuổi ra khỏi chỗ ở bất cứ lúc nào.
Theo số liệu thống kê Trung Quốc vừa công bố vào tháng 3/2010, thu nhập trung bình hàng năm của người dân thành thị năm 2009 lên đến 17.175 yuan trong lúc thu nhập ở nông thôn chỉ là 5.153 yuan. Vào năm 2005, thì chênh lệch chỉ ở mức 10.493 so với 3.255 nhân dân tệ.
Giới chức Trung Quốc, như ông giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nông thôn, thuộc bộ Nông nghiệp, theo bài báo, đã tỏ mối quan ngại về cái hố giữa nông thôn và thành thị sẽ sâu thêm nữa khi mà chính quyền tập trung trên việc phát triển đô thị hơn là nông thôn.
Bài báo nhắc lại là cách đây vài năm, cũng trong khoá họp Quốc Hội mùa Xuân, trước tình hình này, thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thông báo một chương trình cải thiện đời sống nông thôn. Năm nay thì ông hứa 800 tỷ yuan cho nông thôn, hơn ngân sách năm ngoái đến 13%.
Chế độ hộ khẩu đào sâu phân hoá giầu nghèo
Theo Bruno Philipp, nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá là Trung Quốc nên bỏ chế độ hộ khẩu. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng ''kỳ thị chủng tộc'' giữa người thành thị và những người đến từ nông thôn. Những người lao động tha phương bị bóc lột, con cái họ không thể vào những trường học bình thường, phần đông phải đến những trường 'bất hợp pháp', nhiều khi nằm trong danh sách những nơi bị phá hủy. Tóm lại, theo giới chuyên gia, sự ổn định xã hội khó có thể được duy trì nếu hố chênh lệch giàu nghèo tiếp tục sâu rộng thêm.
Còn trong giới  giàu có của xã hội Trung Quốc, bài báo ghi nhận là hiện nay số lượng triệu phú đô la ở Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ. Những người mà tài sản ít nhất là 150 triệu đô la hiện giờ lên đến 1000 người. Vào năm 2004, họ chỉ có khoảng 100 người mà thôi. Trong danh sách năm nay của tạp chí Mỹ Forbes, điểm qua những người giàu nhất thế giới, có đến 68 nhà tỷ phú Trung Quốc, trong khi danh sách năm ngoái chỉ là 28 người. Trong lãnh vực tiêu xài, mua sắm xa xỉ phẩm hạng sang trên thế giới, người Trung Quốc giờ đây đứng hàng thứ nhì sau người Nhật.
Trung Quốc : khách hàng đứng đầu thế giới của rượu Bordeaux 
Cũng trên mặt tiêu xài của người Trung Quốc, tờ báo kinh tế Les Echos, nhìn thấy có một mặt hàng mà không ai ngờ là Trung Quốc sẽ trở nên khách hàng đứng đầu thế giới : đó là rượu Bordeaux của Pháp. Theo Les Echos, dĩ nhiên là không tính đến người Châu Âu.
Tờ báo rất ngạc nhiên vì cách đây 10 năm thôi, không ai có thể nghĩ đến chuyện này. Thế nhưng kể từ năm 2009, Trung Quốc đã qua mặt Hoa Kỳ, nước vốn là khách hàng hàng đầu ngoài Châu Âu trong việc nhập rượu Pháp. Trung Quốc năm ngoái đã nhập 138.000 hectolít rượu vang, tăng gấp đôi trong vòng 1 năm, trong khi đó thì lượng rượu bán ra tại Pháp lại có xu hướng giảm sụt.
Les Echos cũng không quên nêu bật sự phung phí của những kẻ giàu mới ở Trung Quốc. Dần đây, theo bài báo, một nhà tài phiệt Trung Quốc đánh bạc ở Macao, đã đòi bằng được một chai rượu hiếm, Cheval Blanc 1947. Giới chủ sòng bạc phải đưa trực thăng đến lấy rượu tại Hồng Kông về phục vụ ngay lập tức !
Phong trào Áo Đỏ gặp bế tắc tại Bangkok
Cũng  về Châu Á, hôm nay tờ Le Figaro nhìn trở lại Thái Lan, nhận thấy phe Áo Đỏ đang lâm vào ngõ cụt tại Bangkok, tựa bài báo trang quốc tế. Theo Le Figaro, phong trào thân Thaksin bề ngoài rất năng nổ, tạo ra cảm giác là họ tiến tới theo một kế hoạch rõ ràng. Đấy tuy nhiên chỉ là chiến thuật mới của phe thân Thaksin, cho dù trong thực tế họ đang  lâm vào bế tắc.
Tác giả bài báo Florence Compain giải thích là hàng chục ngàn người kéo về Bangkok, hôm qua đã bao vây căn cứ quân sự nơi mà thủ tướng Abhisit họp nội các, hầu gây sức ép buộc ông từ chức. Nhưng thủ tướng Thái đã rời căn cứ bằng trực thăng và người biểu tình đã rút về khu phố cổ, khởi điểm của họ.
Le Figaro đánh giá là nếu hiện nay những người biểu tình Áo Đỏ vẫn tỏ thái độ hồ hởi trước những lời phát biểu hùng hồn của giới lãnh đạo, tổ chức biểu tình, nhưng họ tỏ ra hoài nghi về phương cách lật đổ chế độ mà họ gọi là ''đặc quyền'' ở Thái Lan. Theo Le Figaro, rất ít khả năng thủ tướng Abhisit từ chức dưới sức ép của đường phố.
Người dân Bangkok thì chán ngán trước các cuộc biểu tình liên tục. Tờ báo cũng e ngại bạo động, vì trước mắt nếu không khí không căng thẳng, nhưng với rượu và thời tiết nóng bức ở Bangkok, phe Áo Đỏ có thể có hành động khiêu khích, gây ra bạo động để buộc chính quyền phản ứng.
Theo bài báo trên đường phố Bangkok, chỉ có lực lượng an ninh, hay người lao động từ nơi khác đến đây là còn ở ngoài đường, vẫy tay chào các đoàn xe người Áo Đỏ.
Nam Phi thuê công nhân Bắc Triều Tiên
Tờ Les Echos hôm nay trích dẫn báo Hàn Quốc Korea Herald, tiết lộ là Nam Phi đang thuê công nhân Bắc Triều Tiên xây dựng hay trùng tu sân vân động để đón Cúp Bóng đá Thế giới, tổ chức vào tháng sáu tới đây. Theo tờ báo Hàn Quốc, công nhân Bắc Triều Tiên đang làm việc tại công trường sân vận động ở Johannesburg, hay sân vận động mới tinh Mbombela, ở Nelspruit.
Tờ báo không cho biết số lượng công nhân Bắc Triều Tiên được đưa đến làm việc ở Nam Phi vì không có số liệu đáng tin cây, nhưng theo tờ Korea Herald, công nhân Bắc Triều Tiên đến đấy khá nhiều.
Dĩ nhiên theo tờ báo, việc đưa công nhân Bắc Triều Tiên đến Nam Phi là do chính phủ Bình Nhuỡng tổ chức đề lấy ngoại tệ. Bài báo cũng nêu lên tình hình khó khăn ở Bắc Triều Tiên, bị thiếu ngoại tệ nghiêm trọng từ khi không xuất khẩu được vũ khí như trước và các tuyến du lịch từ Hàn Quốc bị đình chỉ.
Đối với dân chúng, đời sống ngày càng khó khăn thêm, giá gạo đã tăng 60 lần trong 3 tháng qua. Giá một kí lô gạo hiện là 1.300 won mới, tương đương với khoảng 7 euro.
 

Chủ nghĩa Mao hồi sinh tại Trung Quốc

Biểu tình trước lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải ngày 16/09/2012 với ảnh Mao Trạch Đông và cờ Trung Quốc.
Biểu tình trước lãnh sự quán Nhật ở Thượng Hải ngày 16/09/2012 với ảnh Mao Trạch Đông và cờ Trung Quốc.
REUTERS/Aly Song

Lê Vy
Liên quan đến châu Á, nhật báo Le Figaro có bài đáng chú ý mang tựa : « Bắc Kinh phục hồi chủ nghĩa Mao ». Theo báo Le Figaro, các quan chức Trung Quốc được mời gọi phải gần gũi dân chúng hơn và thực hiện các hành động của chủ nghĩa Mao như tự phê bình và tố giác hành vi sai trái.

Tờ báo nhận định, những hành động phổ biến dưới thời Mao Trạch Đông, hiện nay bị người Trung Quốc xem như đã lỗi thời. Thế nhưng, chủ trương này vừa được chủ tịch nước Tập Cận Bình tung ra vào tuần trước tại tỉnh Hồ Bắc.
Hàng loạt các buổi tự kiểm điểm của các lãnh đạo Trung Quốc diễn ra tại khắp nơi trên đất nước và được chiếu trên truyền hình. Mục đích là nhằm củng cố quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình, hình ảnh các lãnh đạo địa phương toát mồ hôi, rưng rưng nước mắt khi thú nhận những mặt trái của họ, được chiếu trên các trang mạng xã hội với đầy vẻ nhạo báng. Một quan chức thú nhận : « Tôi toát mồ hôi và suýt oà khóc nhiều lần khi lục lại trong ký ức của mình ». Một quan chức khác của tỉnh Hồ Bắc thừa nhận đã tiêu 3,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 400 000 euro) để mời các gương mặt ngôi sao dự buổi tiệc gala xuân.


Theo tờ Nhân dân nhật báo (tiếng nói chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc), chính quyền đã chuẩn bị trước các buổi xưng tội từ tháng bảy vừa qua, bằng việc thu thập khoảng 171 200 kiến nghị từ 8000 ngôi làng. Sau đó, các cán bộ phải viết báo cáo tự kiểm điểm.

Để thể hiện thiện chí khuyến khích hành động hoài Mao này, chủ tịch Tập Cận Bình đã dành ra bốn ngày rưỡi để dự các buổi tự kiểm điểm của các quan chức. Trước sự lo ngại của một số cán bộ, nhân vật số một của Trung Quốc giải thích, hành động này nhằm sửa chữa những vấn đề bê bối và xoa dịu sự lo lắng trong dân chúng. Các quan chức cũng được kêu gọi phải biết tố giác lẫn nhau.

Được bắt đầu áp dụng trong những năm 1940 dưới thời Mao Trạch Đông, hình thức này nhằm mang lại dân chủ hơn trong nội bộ Đảng khi cho phép dân chúng nêu lên ý kiến của mình. Trên thực tế, Mao Trạch Đông đã dùng hình thức này làm một công cụ đáng sợ nhằm thanh trừng trong nội bộ Đảng Cộng sản và loại bỏ những thành phần đối lập. Các hình thức này dần bị bỏ xó sau cuộc Cách mạng văn hóa. Thế nhưng, ông Tập Cận Bình lại thể hiện tinh thần hoài Mao. Hành động này nằm trong chiến dịch chống tham nhũng của ông nhằm mang lại đạo đức trong nội bộ đảng bằng cách đào thải những cán bộ ngông cuồng, chỉ lo hưởng thụ quá mức.

Bài báo còn cho biết, một số cán bộ hoảng hốt, cứ lập đi lập lại đến hơn 30 lần bản tự kiểm điểm khiến cư dân trên mạng phải phì cười. Nhiều người dân châm chọc, mỉa mai cay độc về hành động này, một số gọi màn kịch này là « ghê tởm ». Một cư dân mạng trên mạng Vi Bác (Twitter Trung Quốc) gợi ý : « Sao không bắt đầu bằng việc phê bình tài khoản cá nhân và các tài sản kếch xù của họ? »

Chính phủ Mỹ đóng cửa hoạt động do thiếu ngân sách
« Chính phủ Mỹ đóng cửa do hết ngân sách », đó là tựa lớn trên trang nhất báo Le Monde. Báo kinh tế Les Echos chạy tựa trên trang nhất : « Khủng hoảng chính trị Mỹ : đóng cửa các dịch vụ công có nguy cơ kéo dài ». Báo Le Figaro nhận định trên trang nhất : « Obama đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ».
Theo báo Le Monde, đây là lần đầu tiên một chính phủ Mỹ phải đóng cửa sau 17 năm qua và là lần đóng cửa « shutdown » thứ 18 từ cuộc cải cách ngân sách vào năm 1976. Khoảng 800.000 nhân viên công chức liên bang bị thất nghiệp từ ngày 1/10. Các công viên quốc gia và một số dịch vụ công bị ngừng hoạt động sau khi quốc hội không thông qua được đạo luật ngân sách cho năm tài khóa mới, bắt đầu từ 1/10.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tê liệt của chính phủ Mỹ ? Đó chính là do Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ không đạt được đồng thuận về Đạo luật Tài chính cho phép tránh được cái gọi là « bức tường ngân sách ». Các cuộc thương lượng vẫn tiếp tục, nhưng trong khi chờ đợi, nước Mỹ phải hoạt động chậm lại do hết ngân sách.
Báo Le Monde trang bên trong cũng có bài viết cho biết, tình hình khiến nhiều nhà lập pháp lo rằng vào ngày 17/10 tới, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ sẽ trễ hạn trả nợ. Mỹ sẽ không còn khả năng vay tín dụng. Vào ngày 17/10 tới đây, trừ khi Quốc hội Mỹ nâng trần nợ, nếu không Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ chỉ còn 30 tỷ USD tiền mặt trong tay và rơi vào bờ vực vỡ nợ.

Ngoài ra, báo kinh tế Les Echos thì quan tâm đến sự kiện này nhiều hơn về các tác hại gây ra cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Nếu đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ vẫn cứ dậm chân tại chỗ, không đưa ra được đồng thuận trong việc nâng nợ trần thì có thể sẽ dẫn đến hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế : « Điều này có thể sẽ gây ra cuộc suy thoái nghiêm trọng và cuộc khủng hoảng ngân hàng nặng nề ».

Nếu chính phủ ngừng hoạt động càng lâu thì thì sẽ làm thay đổi các số liệu kinh tế, đặc biệt là càng gây thiệt hại về việc làm và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là con số đăng số lượng việc làm được tạo ra vào tháng 9 được trông đợi vào thứ sáu này, sẽ phải hoãn lại. Theo Les Echos, một ngày đóng cửa làm việc, Mỹ phải chịu mất đến 300 triệu đô la.
Người tiêu dùng, nhà kinh doanh và niềm tin của nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, khiến cổ phiếu và thị trường tài chính rơi vào tình trạng hỗn loạn. Giới đầu tư càng lo ngại hơn trong trường hợp thương thuyết về « bức tường ngân sách » thất bại.

Tiêu hủy kho vũ khí hóa học tại Syria sẽ bắt đầu
Trở lại tình hình thời sự tại Syria, báo La Croix hôm nay đăng bài viết mang tựa : « Tại Syria, hoạt động tiêu hủy kho vũ khí hóa học sẽ bắt đầu ».
Tờ báo cho biết, 20 thanh tra thuộc Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học đã đến Damas vào ngày hôm qua. Họ có nhiệm vụ tiêu hủy một kho vũ khí ước tính lên đến một nghìn tấn vũ khí hóa học, trong một đất nước đang chìm trong nội chiến nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, kho vũ khí hóa học được dàn trải trên 45 địa điểm, trong đó có 300 tấn khí độc sarin và khí mù tạt.

Bài báo nhận định, vấn đề bảo vệ an toàn cho các thanh tra và hoạt động của họ quả là một thách thức lớn, đặc biệt là tại các địa điểm đặt kho vũ khí giáp ranh với khu vực giao tranh hay phải đi qua lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của phe đối lập. Theo Công ước của Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học (OIAC), Syria có trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo vệ an toàn cho chuyên gia thực hiện nhiệm vụ. Cũng theo Công ước quy định, Syria xem như phải đích thân tài trợ cho việc tiêu hủy kho vũ khí. Thế nhưng, Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học cũng kêu gọi các nước thành viên tự nguyện đóng góp một phần tài chính cho công việc này.

Những chênh lệch của dân số thế giới
Báo La Croix dành hồ sơ lớn cho một nghiên cứu tóm lược những đặc điểm chính của dân số thế giới được đăng vào ngày hôm nay do Viện Nghiên cứu dân số quốc gia Pháp (Ined) tiến hành.
Kết quả của nghiên cứu cho biết, hành tinh của chúng ta chứa 7 tỷ dân vào năm 2013 và sẽ tăng đến 10-11 tỷ dân vào cuối thế kỷ XXI. Điều đáng ngạc nhiên và đáng mừng là những thập niên gần đây, tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm nhanh chóng trên toàn thế giới.


Tờ báo nêu lên một số dữ liệu đáng chú ý trong nghiên cứu này. Ví dụ : có 5,227 triệu trẻ được sinh ra trong Liên hiệp châu Âu vào năm 2013. Macao, một khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, chỉ rộng 25 km2 nhưng hiện tại giữ kỷ lục thế giới là nơi có mật độ dân số dày nhất (22 885 người/km2).
Nigeria được xem là đất nước trẻ nhất thế giới với 50% dân số dưới 15 tuổi. Con số này là hệ quả của tỷ lệ sinh sản của phụ nữ nước này cao nhất thế giới (hơn 7 trẻ/phụ nữ). Đồng thời, đất nước châu Phi này sẽ trở thành quốc gia đông dân thứ 3 trên thế giới vào năm 2050. Tại Qatar, 87% dân số trong độ tuổi lao động.


Nhìn sang châu Á, đảo quốc Singapore nhỏ bé có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới (2 trong tổng số 1000 trẻ sơ sinh). Tờ báo nhận định, đảo quốc phía Đông Nam châu Á này có một hệ thống chăm sóc y tế khá tốt. Còn Nhật Bản không chỉ được xem là đất nước già nhất hành tinh mà dân số già đi nhanh hơn mức trông đợi (25% người Nhật ngoài 65 tuổi). Ngoài ra, đất nước mặt trời mọc còn giữ vị trí quán quân trên thế giới về tuổi thọ của người dân (86 tuổi đối với nữ và 79 đối với nam). Đó là dấu hiệu cho thấy ngành y tế được cải thiện. Trên thế giới, hiện nay, tuổi thọ trung bình lên đến 70 tuổi. Thế nhưng, tình trạng này cũng gây khó khăn cho một số quốc gia phải khốn khổ trong việc chi trả lương hưu khi tuổi thọ của người dân kéo dài.

Cuối cùng, về thu nhập bình quân đầu người, Pháp xếp thứ 21 (26 923 euro). Pháp vẫn được xem là một nước giàu có trên hành tinh vì con số này cao gấp 3 lần thu nhập bình quân của người dân trên thế giới (8632 euro). Đứng đầu bảng xếp hạng giữa các nước giàu nhất thế giới vẫn là đất nước dầu mỏ Qatar (62 522 euro).

Uống rượu, nước tăng lực nguy hiểm cho sức khỏe
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiêu thụ khá nhiều thức uống có chất kích thích mà không ý thức được rằng nó rất có hại cho sức khỏe. Nhiều nhật báo ra ngày hôm nay đều quan tâm đến đề tài này và gióng lên hồi chuông cảnh báo. Báo Le Monde đăng bài : « Tiêu thụ nước tăng lực có thể gây nguy hiểm ».
Ngoài ra, trên bài báo của Le Figaro, Tổ chức an toàn thực phẩm Pháp (Anses) cũng cảnh báo phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh thiếu niên cần phải chú ý khi uống rượu, nước giải khát tăng lực có chất kích thích.

Nước uống tăng lực là thức uống có gaz, thường cho thêm các khoáng chất khác như : chất kích thích (caféine), taurine, vitamine…
Các thức uống này đều có tác dụng kích thích năng lượng người sử dụng. Để đưa ra kết luận, Tổ chức an toàn thực phẩm Pháp (Anses) đã thống kê trường hợp những người có vấn đề về sức khỏe, bị nghi ngờ có liên quan đến việc tiêu thụ loại thức uống này. Trong 200 người được thống kê, có 95 người có vấn đề về tim mạch, 74 người có vấn đề về tâm lý hành vi. Cuối cùng, có 2 trường hợp tử vong mà nguyên nhân gây tử vong được cho là rất gần với việc tiêu thụ rượu và nước tăng lực. « Đó là một thiếu nữ 16 tuổi, bị chết bất thình lình khi vừa ngừng nhảy trong một buổi tiệc », theo Tổ chức Anses. Trước đó, trong buổi tiệc, cô đã uống vừa nước tăng lực vừa rượu.

Hằng ngày, người Pháp tiêu thụ chất caféin rất nhiều, có trong cafe và trà. Đối với họ, nguy cơ bắt đầu cao khi hằng ngày, họ uống thêm loại nước tăng lực hay rượu và chơi thể thao. Theo chuyên gia của Tổ chức an toàn thực phẩm Pháp (Anses): « Nhiệt của cơ thể khó tiêu tan hơn với chất caféin ». Một hiện tượng đặc biệt xảy ra trong các hộp đêm. 32% người sử dụng nước tăng lực khi uống trong các quán bar và 41% uống trước hoặc sau khi chơi thể thao. Nếu những người này uống nhiều lần cà phê trong ngày thì nguy cơ còn tăng gấp bội.

No comments: