VĨNH KHANH * TÙ CẢI TẠO
Nhạc sĩ Thục Vũ (1932 -
1976)
Nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, sinh năm 1932 (tuổi Nhâm Thân) tại vùng Non Côi Sông Vị (làng Nam Lạng, Trực Ninh, Bắc Việt). Anh tốt nghiệp khóa 4 phụ Đà Lạt năm 1954, đúng vào năm ký kết hiệp định đình chiến Geneva chia đôi đất nước.
Bước đầu của việc binh nghiệp, Thục Vũ được đưa ra phục vụ ở Đà Nẵng, và sau đó là Sư Đoàn 13 ở Tây Ninh và sau một thời gian tu nghiệp bên Hoa Kỳ về ngành Bộ Binh, anh được bổ nhiệm về Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung với chức vụ Trưởng phòng Tâm Lý Chiến ở Trung Tâm Huấn Luyện nàỵ Cũng tại đây, một bản hùng ca được Thục Vũ cho ra đời để tác động tinh thần anh em tân binh. Đó là bài "Quang Trung hành khúc" mà chúng ta thường nghe trong phần nhạc hiệu của chương trình phát thanh của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung của đài phát thanh Quân Đội trước 1975.
Năm 1972, Thục Vũ đưọc đề cử làm Tham mưu phó của Sư đoàn 5 Bộ Binh ở Lai Khê (Bến Cát). Và đơn vị cuối cùng của nhạc sĩ Thục Vũ là Trường Sĩ quan Bộ binh Long Thành trước ngày CS cưỡng chiếm miền Nam. Lúc đó cấp bậc của Thục Vũ là Trung Tá.
Với cấp bậc Trung Tá, lại phụ trách ngành Tâm Lý Chiến, Trung Tá Nguyễn Văn Sâm chắc chắn là phải đi học tập "mút mùa" nhưng người nhạc sĩ tuy cung cách nhà binh nhưng rất hiền lành này của chúng ta đã phải bỏ mình nơi chốn rừng thiên nước độc chỉ sau hơn 1 năm cải tạo.
Nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, sinh năm 1932 (tuổi Nhâm Thân) tại vùng Non Côi Sông Vị (làng Nam Lạng, Trực Ninh, Bắc Việt). Anh tốt nghiệp khóa 4 phụ Đà Lạt năm 1954, đúng vào năm ký kết hiệp định đình chiến Geneva chia đôi đất nước.
Bước đầu của việc binh nghiệp, Thục Vũ được đưa ra phục vụ ở Đà Nẵng, và sau đó là Sư Đoàn 13 ở Tây Ninh và sau một thời gian tu nghiệp bên Hoa Kỳ về ngành Bộ Binh, anh được bổ nhiệm về Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung với chức vụ Trưởng phòng Tâm Lý Chiến ở Trung Tâm Huấn Luyện nàỵ Cũng tại đây, một bản hùng ca được Thục Vũ cho ra đời để tác động tinh thần anh em tân binh. Đó là bài "Quang Trung hành khúc" mà chúng ta thường nghe trong phần nhạc hiệu của chương trình phát thanh của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung của đài phát thanh Quân Đội trước 1975.
Năm 1972, Thục Vũ đưọc đề cử làm Tham mưu phó của Sư đoàn 5 Bộ Binh ở Lai Khê (Bến Cát). Và đơn vị cuối cùng của nhạc sĩ Thục Vũ là Trường Sĩ quan Bộ binh Long Thành trước ngày CS cưỡng chiếm miền Nam. Lúc đó cấp bậc của Thục Vũ là Trung Tá.
Với cấp bậc Trung Tá, lại phụ trách ngành Tâm Lý Chiến, Trung Tá Nguyễn Văn Sâm chắc chắn là phải đi học tập "mút mùa" nhưng người nhạc sĩ tuy cung cách nhà binh nhưng rất hiền lành này của chúng ta đã phải bỏ mình nơi chốn rừng thiên nước độc chỉ sau hơn 1 năm cải tạo.
- - - oOo - - -
Vài nét về thực trạng của tù cải tạo
Vĩnh Khanh
Vĩnh Khanh
Sau 30-4-75 với chiêu bài "chính sách khoan hồng nhân đạo", chính quyền CS đã quy tụ hầu hết các thành phần sĩ quan lùa vào những trại tập trung cải tạo khổng lồ trên khắp các miền đất nước. Những sĩ quan từ cấp Tá trở lên, đa số bị chuyển ra các trại ngoài miền Bắc xa xôi. Còn các sĩ quan cấp úy thì hầu hết bị chia đều rải rác ở những trại tập trung trong miền Nam. Những trại tập trung này nhiều đến nỗi ít có người biết chính xác con số của nó là bao nhiêu! Người ta chỉ có thể biết chắc rằng trong lịch sử của VN chưa bao giờ có nhiều trại tù đến như thế, và số phận của những sĩ quan QLVNCH từ sau tháng 4-1975 đã phải trải qua khoảng thời gian dài tăm tối nhất trong cuộc đời của họ ở những trại tập trung đó.
Ngoài chuyện phải xa cách gia đình và những người thân, hàng ngày người
tù cải tạo còn bị bắt buộc làm những công việc lao động cực nhọc ẩn dưới
cái khung mỹ miều "Lao động là vinh quang" trong khi đó khẩu phần ăn
được cấp phát thì quá ít ỏi. Mãi cho đến khi được nếm mùi Đại Học cải
tạo của của chính quyền CS, trước đây chưa bao giờ các sĩ quan QLVNCH
thấu hiểu và thấm thía chữ "Đói" một cách sâu sắc đến như vậy...
Khi chẳng may bị bệnh thì lại không có đủ thuốc men và nhiều người đã
phải chết bởi những chứng bệnh tầm thường không ra gì cả! Nguyên nhân
chỉ vì không có thuốc chữa! Chính sách "khoan hồng nhân đạo" của chính
quyền CS có nhân đạo hay không, thì giờ này cả thế giới đã biết quá rõ,
tưởng không cần phải bàn thêm ở đây. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ
muốn kể lại một vài thực trạng khó khăn của tù cải tạo trong môi trường
thiếu thốn đủ mọi mặt ở mấy trại tập trung mà tôi có dịp trải qua.
Nghe theo chiêu bài "trình diện học tập 10 ngày", các sĩ quan cấp úy QLVNCH sau khi trình diện từ nhiều địa điểm khác nhau, đa số bị tập trung về Trảng Lớn và được chia ra cho các đơn vị bộ đội thuộc Uỷ Ban Quân Quản CS quản lý. Chúng tôi được sắp xếp về đơn vị Trung Đoàn 3, Tiểu Đoàn 5 của CS ( L3T5 ) quản lý. Những tháng đầu tiên tại Trảng Lớn chưa ai được thăm nuôi hoặc nhận quà từ gia đình gì cả.
Nghe theo chiêu bài "trình diện học tập 10 ngày", các sĩ quan cấp úy QLVNCH sau khi trình diện từ nhiều địa điểm khác nhau, đa số bị tập trung về Trảng Lớn và được chia ra cho các đơn vị bộ đội thuộc Uỷ Ban Quân Quản CS quản lý. Chúng tôi được sắp xếp về đơn vị Trung Đoàn 3, Tiểu Đoàn 5 của CS ( L3T5 ) quản lý. Những tháng đầu tiên tại Trảng Lớn chưa ai được thăm nuôi hoặc nhận quà từ gia đình gì cả.
Nên khẩu phần thực phẩm được phân phát sao thì ăn vậy. Rau cải nấu canh
lỏng bỏng với chút muối hột, còn gạo để nấu cơm thì những tháng đầu tiên
ở đây, chúng tôi chỉ được phân phát gạo đã bị mốc, mọt hết cả. Khi vo
gạo thì hơn 2/3 nổi hết lên trên mặt nước vì bên trong hạt gạo đã bị mọt
ăn rỗng ruột hết.
Do thế chất B1 trong gạo không còn nữa. Sau một thời gian ăn loại gạo
mối mọt này, bệnh phù thũng hoành hành chúng tôi thê thảm. Ai nấy chân
tay đều sưng vù, trương nước vì thiếu chất B1. Nhất là ở chân, nếu lấy
ngón tay nhấn nhẹ vào rồi lấy ngay ngón tay ra, sẽ để lại một lỏm sâu
hóm thấy mà ghê luôn. Tình trạng bệnh phù thũng này đến mức báo động.
Mỗi ngày chúng tôi được phát mỗi người 1 viên B1, ai bị nặng thì được
phát thêm một ca nước cơm để có thêm chất B1 trong nước cơm …
Còn bị nặng hơn thì lên nằm bệnh xá. Thực tế thì 1 viên B1 được phát cho
mỗi người cũng không ngăn chận được chứng bệnh này. Ca nước cơm cũng
chẳng còn chất B1 trong đó nữa vì cũng được lấy từ số gạo mục nát đó nấu
ra. Những ai bị phù thũng nặng được khiêng lên nằm bệnh xá thì cũng
chẳng có thuốc men gì nhiều, cho nên đã có nhiều người chết trên bệnh xá
vì chứng bệnh phù thũng này. Nguyên do chỉ vì thiếu chất B1, một chất
mà gần như trước đây trong cơ thể con người hầu như không có ai bị
thiếu, vì trong thức ăn hàng ngày đã có đầy đủ. Nay lại phải bị chết vì
nó, nghĩ lại thấy đúng là trớ trêu.
Người bị bệnh phù thũng nặng khi đứng lên hai chân bủn rủn, bước đi rất khó khăn và thậm chí vừa đứng lên đã té xuống ngay. Cá nhân tôi chẳng may rơi vào dạng bị phù thũng nặng, không còn đi đứng gì được nữa, chỉ nằm một chỗ. Khi cần tiểu tiện thì phải bò.
Người bị bệnh phù thũng nặng khi đứng lên hai chân bủn rủn, bước đi rất khó khăn và thậm chí vừa đứng lên đã té xuống ngay. Cá nhân tôi chẳng may rơi vào dạng bị phù thũng nặng, không còn đi đứng gì được nữa, chỉ nằm một chỗ. Khi cần tiểu tiện thì phải bò.
Chân tay tôi lúc bấy giờ sưng vù lên một cách kinh khiếp, da ở hai chân
tôi từ đầu gối trở xuống căng mỏng đến độ láng bóng. Còn hai mắt cá
chân không thấy đâu nữa vì các phần sưng ở chân đã bao phủ mất hai mắt
cá. Đến lúc tôi bị nặng nhất là lúc da chân nứt ra và rỉ nước vàng. Tinh
thần tôi lúc đó phải nói là suy sụp trầm trọng. Tôi chỉ nằm cầu nguyện
và nghĩ mình chắc chắn sẽ chết, nhưng nhất quyết không chịu đi bệnh xá.
Tôi nghĩ lên đó cũng nằm chờ chết, chi bằng ở lại trại, nếu có gì còn có
bạn bè giúp đỡ. Thế rồi không hiểu sao từ từ tôi khỏi được mặc dầu
không có thuốc men gì thêm ngoài 1 viên B1 được cấp và ca nước cơm nhà
bếp phát cho mỗi ngày. Qua khỏi cơn bệnh này, tôi có cảm tưởng như chết
đi sống lại!
Còn một chuyện nữa liên quan tới vấn đề thiếu thốn thuốc men mà tôi còn nhớ. Khi chúng tôi chuyển đến trại Cây Cầy A (tên chính thức là Trường Quản Huấn Khu A) thuộc tỉnh Tây Ninh. Có một ca mổ ruột thừa hi hữu mà tôi có dịp chứng kiến. Một anh trong trại bị đau ruột thừa đã đến thời kỳ nguy kịch. Các bác sĩ QLVNCH đang cải tạo trong trại kết luận nếu không mổ gấp thì anh ta sẽ chết. Tuy nhiên ở trại, thuốc men và dụng cụ gần như không có gì cả. Cuối cùng sau khi được phép ban chỉ huy trại. Các bác sĩ đã thực hiện ca mổ ngay lập tức trong điều kiện thiếu thốn đủ mọi thứ. Dụng cụ mổ là lưỡi dao lam. Kim chỉ may vết thương là kim chỉ thường dùng để may vá quần áo.
Còn một chuyện nữa liên quan tới vấn đề thiếu thốn thuốc men mà tôi còn nhớ. Khi chúng tôi chuyển đến trại Cây Cầy A (tên chính thức là Trường Quản Huấn Khu A) thuộc tỉnh Tây Ninh. Có một ca mổ ruột thừa hi hữu mà tôi có dịp chứng kiến. Một anh trong trại bị đau ruột thừa đã đến thời kỳ nguy kịch. Các bác sĩ QLVNCH đang cải tạo trong trại kết luận nếu không mổ gấp thì anh ta sẽ chết. Tuy nhiên ở trại, thuốc men và dụng cụ gần như không có gì cả. Cuối cùng sau khi được phép ban chỉ huy trại. Các bác sĩ đã thực hiện ca mổ ngay lập tức trong điều kiện thiếu thốn đủ mọi thứ. Dụng cụ mổ là lưỡi dao lam. Kim chỉ may vết thương là kim chỉ thường dùng để may vá quần áo.
Bông gòn, thuốc đỏ, trụ sinh và các thuốc chống đau nhức thì anh em tù
cải tạo trong trại quyên góp. Vấn đề thiếu thốn quan trọng nhất là các
bác sĩ không có thuốc mê hoặc thuốc tê nên đành phải mổ sống bệnh nhân!
Thà liều còn có cơ hội cứu sống người bệnh. Sau khi nghe các bác sĩ giải
thích về tình trạng nguy kịch của chứng bệnh cũng như hiểu rõ hoàn cảnh
thiếu thốn lúc đó, bệnh nhân chấp nhận cho mổ.Tôi còn nhớ ca mổ hôm đó
gồm 4 bác sĩ, hai y tá cũng là tù cải tạo trong trại. Rất tiếc không nhớ
hết tên mấy vị này. Chỉ nhớ có hai bác sĩ tên Mỹ và Dân. (Nếu tôi nhớ
không lầm thì bác sĩ Mỹ chuyên khoa về mắt, trước tháng 4-1975 có làm
việc tại bệnh viện Bình Dân).
Chúng tôi ở bên ngoài đứng chung quanh các cửa sổ căn nhà dùng làm trạm xá theo dõi ca mổ đặc biệt này. Các bác sĩ giăng một cái mùng lớn ở giữa nhà và ca mổ được thực hiện trong mùng để tránh ruồi muỗi. Bệnh nhân bị cột tay chân thật chặt cho khỏi dảy dụa và miệng cắn chặt khăn. Đứng bên ngoài xem mà chúng tôi không khỏi rùng mình. Mặc dù bị cột chặt tay chân và có bốn người đè chặt, bệnh nhân vẫn ưỡn người dãy dụa và dù cắn chặt khăn, ở bên ngoài vẫn nghe rõ tiếng ú ớ rên la đau đớn khủng khiếp của người bệnh khốn khổ. Cuối cùng ca mổ hy hữu cũng thành công tốt đẹp và người bệnh được cứu sống. Không bao lâu sau khi hồi phục, anh này trốn trại. Không thấy anh bị bắt lại nên chúng tôi nghĩ anh đã trốn thoát.
Kể từ khi được vào "đại học cải tạo", tù cải tạo mới biết đến hai chữ “cải thiện” của Cách Mạng để chỉ sự trồng thêm, kiếm thêm thực phẩm… cho bữa ăn được khá hơn, đầy đủ hơn... Riêng đối với tù cải tạo thì hai chữ "cải thiện" này dần dần trở thành một cái gì quen thuộc hằng ngày, và việc "cải thiện" của tù cải tạo phải nói là đa hình đa dạng. Từ cóc, nhái, rắn rít, chuột, bò cạp… hễ bắt gặp được là tù cải tạo ăn tuốt hết.
Có những kỷ niệm tôi còn nhớ rất rõ, không biết nên liệt vào kỷ niệm vui hay buồn:
Khi còn ở Trảng Lớn, khu vực chúng tôi ở sát vành đai hàng rào. (Trước 1975 đơn vị pháo binh sư đoàn 25 bộ binh QLVNCH đóng tại đây). Dọc theo hàng rào là một giao thông hào lớn, bên dưới có nhiều chuột cống con nào con nấy to lớn, lông đen thui nhìn thấy sợ luôn. Có một anh làm bẫy bắt được một con chuột cống thật lớn và anh nói sẽ ăn thịt nó vì lâu quá rồi không được ăn miếng thịt nào. Ban đầu tưởng anh nói đùa, nhưng khi thấy anh nấu nước sôi trên lon guigoz rồi cạo lông nó, chúng tôi mới biết anh nói thật.
Chúng tôi ở bên ngoài đứng chung quanh các cửa sổ căn nhà dùng làm trạm xá theo dõi ca mổ đặc biệt này. Các bác sĩ giăng một cái mùng lớn ở giữa nhà và ca mổ được thực hiện trong mùng để tránh ruồi muỗi. Bệnh nhân bị cột tay chân thật chặt cho khỏi dảy dụa và miệng cắn chặt khăn. Đứng bên ngoài xem mà chúng tôi không khỏi rùng mình. Mặc dù bị cột chặt tay chân và có bốn người đè chặt, bệnh nhân vẫn ưỡn người dãy dụa và dù cắn chặt khăn, ở bên ngoài vẫn nghe rõ tiếng ú ớ rên la đau đớn khủng khiếp của người bệnh khốn khổ. Cuối cùng ca mổ hy hữu cũng thành công tốt đẹp và người bệnh được cứu sống. Không bao lâu sau khi hồi phục, anh này trốn trại. Không thấy anh bị bắt lại nên chúng tôi nghĩ anh đã trốn thoát.
Kể từ khi được vào "đại học cải tạo", tù cải tạo mới biết đến hai chữ “cải thiện” của Cách Mạng để chỉ sự trồng thêm, kiếm thêm thực phẩm… cho bữa ăn được khá hơn, đầy đủ hơn... Riêng đối với tù cải tạo thì hai chữ "cải thiện" này dần dần trở thành một cái gì quen thuộc hằng ngày, và việc "cải thiện" của tù cải tạo phải nói là đa hình đa dạng. Từ cóc, nhái, rắn rít, chuột, bò cạp… hễ bắt gặp được là tù cải tạo ăn tuốt hết.
Có những kỷ niệm tôi còn nhớ rất rõ, không biết nên liệt vào kỷ niệm vui hay buồn:
Khi còn ở Trảng Lớn, khu vực chúng tôi ở sát vành đai hàng rào. (Trước 1975 đơn vị pháo binh sư đoàn 25 bộ binh QLVNCH đóng tại đây). Dọc theo hàng rào là một giao thông hào lớn, bên dưới có nhiều chuột cống con nào con nấy to lớn, lông đen thui nhìn thấy sợ luôn. Có một anh làm bẫy bắt được một con chuột cống thật lớn và anh nói sẽ ăn thịt nó vì lâu quá rồi không được ăn miếng thịt nào. Ban đầu tưởng anh nói đùa, nhưng khi thấy anh nấu nước sôi trên lon guigoz rồi cạo lông nó, chúng tôi mới biết anh nói thật.
Cả đám tù cải tạo xúm lại xem anh ta làm thịt con chuột. Ai nấy đều thấy
ghê tởm vì trước đây chưa có người nào trong bọn ăn thịt chuột cống cả.
Có người nói với anh: "Ăn tầm bậy tầm bạ coi chừng bị dịch hạch chết
luôn đó.". Mọi người khuyên anh chàng bắt được chuột đừng ăn. Anh ta cứ
tỉnh bơ vừa làm thịt con chuột vừa nói: "Tại mấy anh không biết chứ con
chuột có bị dịch hạch hay không là do ở hai cục hạch nằm dưới hai nách
con chuột.
Lấy hai cục hạch đó ra thì khỏi còn sợ gì hết." Anh lấy dao lẻo ra hai
cục hạch nhỏ ở dưới hai nách con chuột cống rồi đưa chúng tôi xem. Sau
khi cạo lông và làm sạch sẽ, con chuột cống được thui lên vàng tươi
trông hấp dẫn, ngon lành lắm. Anh lấy mỡ trong bụng của con chuột chiên
nó lên. Mùi thơm bay ngào ngạt. Khỏi nói cũng biết anh ta đã thưởng thức
bữa thịt chuột rô ti đó ngon lành như thế nào rồi! Thế là sau đó nhiều
người bắt chước làm bẫy bắt chuột.
Phong trào tự nguyện diệt chuột để "cải thiện" thêm cho bữa ăn hằng ngày
của tù cải tạo bỗng dưng trở nên sôi nổi hẳn lên! Có người may mắn bắt
được 2,3 con một ngày. Từ từ rồi chuột lớn, chuột nhỏ gì cũng bị bắt ăn
thịt hết. Tù cải tạo lại trở về với cơm canh Cách Mạng như cũ! Thành
thật mà nói, trong thời gian trong các trại tù cải tạo, tôi chưa bao giờ
dám thử ăn thịt chuột cống dù cũng đói rã người và thèm có được một
chút chất thịt lắm. Tuy không dám ăn, nhưng tôi hoàn toàn đồng tình và
thấu hiểu được hoàn cảnh lúc đó với các bạn tù. Bây giờ nhớ lại giai
đoạn đã qua, thấy cảm khái vô cùng. Đã có lúc thịt chuột cống trở thành
một món ngon bổ dưỡng cho những người tù cải tạo!!
Từ khi đám tù cải tạo chúng tôi chuyển từ Trảng Lớn đến Đồng Pan, rồi từ nơi đây lại chuyển đến trại Cây Cầy A, chúng tôi được thăm nuôi gặp mặt mỗi tháng một lần. Với sự tiếp tế của gia đình, tình trạng có đỡ hơn lúc chưa được thăm nuôi, nhưng chúng tôi vẫn ở trong tình trạng thiếu thốn không đủ ăn. Đó là những người may mắn được gia đình thăm viếng, có thức ăn tiếp tế. Khỏi nói đến những anh em có gia đình ở xa hoặc gia đình khó khăn không đủ khả năng thăm nuôi hàng tháng thì chắc chắc là đói dài dài.
Từ khi đám tù cải tạo chúng tôi chuyển từ Trảng Lớn đến Đồng Pan, rồi từ nơi đây lại chuyển đến trại Cây Cầy A, chúng tôi được thăm nuôi gặp mặt mỗi tháng một lần. Với sự tiếp tế của gia đình, tình trạng có đỡ hơn lúc chưa được thăm nuôi, nhưng chúng tôi vẫn ở trong tình trạng thiếu thốn không đủ ăn. Đó là những người may mắn được gia đình thăm viếng, có thức ăn tiếp tế. Khỏi nói đến những anh em có gia đình ở xa hoặc gia đình khó khăn không đủ khả năng thăm nuôi hàng tháng thì chắc chắc là đói dài dài.
Tiêu chuẩn của trại phát cho tù cải tạo trừ những ngày lễ lớn, hoặc Tết
thì còn thấy chút váng mỡ và chút thịt bằng đầu ngón tay, ngoài ra thì
chỉ toàn là rau nấu canh với tí muối hột… Khẩu phần ăn chính yếu cho mỗi
người chỉ vào khoảng chén cơm hoặc một mẫu bánh hấp làm bằng bột mì…
không đủ đâu vào đâu, lại phải lao động nặng nên đứa nào đứa nấy đói rã
ruột. Để sinh tồn, đám tù cải tạo phải tìm bất cứ chất độn nào có thể
kiếm được, chủ yếu để nhét vào dạ dày được càng nhiều càng tốt, và nhờ
thế tạm đánh lừa cái đói.
Mỗi khi đi vào rừng lao động, sau khi ra sức số gắng đạt đúng những "chỉ
tiêu" được giao trong ngày, thì giờ hiếm hoi còn lại chúng tôi để ý tìm
những cây cải trời, lá giang, lá bứa, đào những bụi sâm chỉ… những mụt
măng non mang về thêm vào bữa ăn mà chủ yếu chất độn là chính yếu còn
cơm chỉ là phụ, miễn làm sao có cảm giác lưng lửng bụng để có sức lao
động tiếp. Do đó vấn đề “cải thiện” bên ngoài là một điều gần như tù cải
tạo nào cũng làm. Ngoài ra ở trại, chúng tôi còn phải dành thì giờ rảnh
trồng thêm rau, bầu bí mướp... ăn độn thêm. Tuy thế cái đói vẫn thường
xuyên theo đuổi chúng tôi. Mỗi tối khi nằm ngủ, bụng đứa nào đứa nấy sôi
rột rột trong đêm khuya nghe rất rõ. Đôi khi bụng sôi quá không ngủ
được, người nào còn đường tán thì bẻ một tí nhấm nháp - lại đánh lừa bao
tử - cho bụng đỡ sôi để dễ ngủ!
Cũng có những kỷ niệm vui vui về chuyện "cải thiện". Đôi khi chúng tôi cũng may mắn tìm được món ngon chứ không phải lúc nào cũng èo uột cả đâu:
Tôi còn nhớ khi mới chuyển trại đến Đồng Pan, lần đầu tiên chúng tôi đi chặt tre. Khi vào rừng tre, cả bọn rất vui mừng vì kiếm được nhiều mụt măng non. Thế là ngoài chỉ tiêu hai cây tre lớn cho mỗi người phải mang về ngày hôm đó, chúng tôi còn đeo nhiều "xâu" măng non lủng lẳng. Đường từ rừng tre về trại xa thăm thẳm, lại vác nặng, nhưng trong bụng đứa nào đứa nấy cũng vui vì có "chiến lợi phẩm". Sau đó chúng tôi chế biến thành đủ thứ món: Măng trộn gỏi (dĩ nhiên không có tôm thịt gì cả), măng luộc, canh măng… rồi đến măng ngâm chua hoặc phơi khô để dành ăn dần… Thôi thì bữa ăn nào cũng có măng độn vào. Nghe người ta nói ăn măng nhiều sẽ bị đau nhức mình mẩy… hoặc dễ bị sốt rét rừng hơn người không ăn(?). Cả đám tụi tôi cứ ăn tỉnh bơ, chỉ mong có gì nhét vào bao tử cho no là tốt rồi, những chuyện đau mình, đau mẩy thây kệ. Tính sau!
Cũng ở trại Đồng Pan này, những ngày đầu khi vào rừng đốn cây về làm doanh trại, có rất nhiều hố bom do B52 thả lúc trước và bây giờ trở thành những cái ao nhỏ. Chúng tôi phát giác có ếch, cóc, nhái, rắn, cá trong đó. Thế là đám tù chúng tôi bảo nhau làm lưỡi câu chế biến từ một sợi kẽm nhỏ hoặc từ một cây kim cúc. Mồi thì chỉ là những thứ vớ vẩn gì đó có thể kiếm được. Lúc đầu chúng rất dạn, cứ quăng cần câu một lúc là có thể câu dính được ếch nhái hoặc cá ngay. Những ngày đó phải nói là đại tiệc đối với chúng tôi. Nhưng rồi số lượng tù cải tạo quá đông, nhiều người câu quá, chúng trở nên nhát mồi và khó câu hơn. Chúng tôi lại phải đi lao động làm đúng chỉ tiêu nên đâu có thì giờ nhiều để đánh bắt. Do thế chúng tôi đan lợp, đặt bẫy... xong lấy cỏ che lại. Có dịp đi lao động ngang qua thì ghé thăm bẫy. Với cách này thỉnh thoảng cũng bắt được cá.
Hoặc có vài lần gặp may mắn, đi chặt tre hoặc cắt tranh ở rừng về qua những con suối tình cờ chúng tôi tìm được nguyên đám rau càng cua hoặc rau sam thật lớn mọc dưới chân các tảng đá dọc hai bên suối. Những hôm như vậy chúng tôi hay nói đùa là : "Hôm nay Trời đãi tụi mình". Thông thường khi đi lao động trong rừng, chúng tôi chia ra những nhóm nhỏ 2,3 người đi với nhau, vì thế những đám rau lớn đó không thể lấy hết một lần. Mỗi đứa cởi áo làm thành một cái bọc đựng đầy rau trong đó, còn lại tính "để dành" bữa khác tìm cách trở lại lấy nữa. Nhưng qua mấy hôm sau khi chúng tôi đến thì cả đám rau lớn hôm trước đã sạch bách hết không còn một cọng bởi những "đàn anh" tù cải tạo nào khác đi ngang qua "dớt" hết rồi.
Chế độ kềm chế tù nhân bằng bao tử của CS quả thật rất tàn nhẫn. Nó làm cho con người đôi khi trở nên hèn mòn chỉ vì một miếng ăn nhỏ. Kể từ khi chúng tôi chuyển đến trại Cây Cầy A, vấn đề doanh trại và những dãy láng trại, nhà ở… đã được những tù cải tạo ở trước xây cất đâu đó nề nếp hết rồi. Nên khi chúng tôi chuyển đến trại này, việc lao động chủ yếu là trồng trọt, canh tác hoa màu. Chúng tôi phá rừng, khai hoang trồng lúa, bắp, khoai mì, bo bo, mía… phải nói là rộng bạt ngàn. Diện tích canh tác hoa màu ở trại này không biết bao nhiêu mà kể. Hoa lợi thu hoạch về rất nhiều nhưng chỉ bán cho bên ngoài.
Cũng có những kỷ niệm vui vui về chuyện "cải thiện". Đôi khi chúng tôi cũng may mắn tìm được món ngon chứ không phải lúc nào cũng èo uột cả đâu:
Tôi còn nhớ khi mới chuyển trại đến Đồng Pan, lần đầu tiên chúng tôi đi chặt tre. Khi vào rừng tre, cả bọn rất vui mừng vì kiếm được nhiều mụt măng non. Thế là ngoài chỉ tiêu hai cây tre lớn cho mỗi người phải mang về ngày hôm đó, chúng tôi còn đeo nhiều "xâu" măng non lủng lẳng. Đường từ rừng tre về trại xa thăm thẳm, lại vác nặng, nhưng trong bụng đứa nào đứa nấy cũng vui vì có "chiến lợi phẩm". Sau đó chúng tôi chế biến thành đủ thứ món: Măng trộn gỏi (dĩ nhiên không có tôm thịt gì cả), măng luộc, canh măng… rồi đến măng ngâm chua hoặc phơi khô để dành ăn dần… Thôi thì bữa ăn nào cũng có măng độn vào. Nghe người ta nói ăn măng nhiều sẽ bị đau nhức mình mẩy… hoặc dễ bị sốt rét rừng hơn người không ăn(?). Cả đám tụi tôi cứ ăn tỉnh bơ, chỉ mong có gì nhét vào bao tử cho no là tốt rồi, những chuyện đau mình, đau mẩy thây kệ. Tính sau!
Cũng ở trại Đồng Pan này, những ngày đầu khi vào rừng đốn cây về làm doanh trại, có rất nhiều hố bom do B52 thả lúc trước và bây giờ trở thành những cái ao nhỏ. Chúng tôi phát giác có ếch, cóc, nhái, rắn, cá trong đó. Thế là đám tù chúng tôi bảo nhau làm lưỡi câu chế biến từ một sợi kẽm nhỏ hoặc từ một cây kim cúc. Mồi thì chỉ là những thứ vớ vẩn gì đó có thể kiếm được. Lúc đầu chúng rất dạn, cứ quăng cần câu một lúc là có thể câu dính được ếch nhái hoặc cá ngay. Những ngày đó phải nói là đại tiệc đối với chúng tôi. Nhưng rồi số lượng tù cải tạo quá đông, nhiều người câu quá, chúng trở nên nhát mồi và khó câu hơn. Chúng tôi lại phải đi lao động làm đúng chỉ tiêu nên đâu có thì giờ nhiều để đánh bắt. Do thế chúng tôi đan lợp, đặt bẫy... xong lấy cỏ che lại. Có dịp đi lao động ngang qua thì ghé thăm bẫy. Với cách này thỉnh thoảng cũng bắt được cá.
Hoặc có vài lần gặp may mắn, đi chặt tre hoặc cắt tranh ở rừng về qua những con suối tình cờ chúng tôi tìm được nguyên đám rau càng cua hoặc rau sam thật lớn mọc dưới chân các tảng đá dọc hai bên suối. Những hôm như vậy chúng tôi hay nói đùa là : "Hôm nay Trời đãi tụi mình". Thông thường khi đi lao động trong rừng, chúng tôi chia ra những nhóm nhỏ 2,3 người đi với nhau, vì thế những đám rau lớn đó không thể lấy hết một lần. Mỗi đứa cởi áo làm thành một cái bọc đựng đầy rau trong đó, còn lại tính "để dành" bữa khác tìm cách trở lại lấy nữa. Nhưng qua mấy hôm sau khi chúng tôi đến thì cả đám rau lớn hôm trước đã sạch bách hết không còn một cọng bởi những "đàn anh" tù cải tạo nào khác đi ngang qua "dớt" hết rồi.
Chế độ kềm chế tù nhân bằng bao tử của CS quả thật rất tàn nhẫn. Nó làm cho con người đôi khi trở nên hèn mòn chỉ vì một miếng ăn nhỏ. Kể từ khi chúng tôi chuyển đến trại Cây Cầy A, vấn đề doanh trại và những dãy láng trại, nhà ở… đã được những tù cải tạo ở trước xây cất đâu đó nề nếp hết rồi. Nên khi chúng tôi chuyển đến trại này, việc lao động chủ yếu là trồng trọt, canh tác hoa màu. Chúng tôi phá rừng, khai hoang trồng lúa, bắp, khoai mì, bo bo, mía… phải nói là rộng bạt ngàn. Diện tích canh tác hoa màu ở trại này không biết bao nhiêu mà kể. Hoa lợi thu hoạch về rất nhiều nhưng chỉ bán cho bên ngoài.
Tới mùa thu hoạch xe vận tải của nhà thầu bên ngoài ra vô nườm nượp chở
lúa, khoai mì, bắp, mía… từ sáng tới tối liên tục ngày này qua ngày khác
cả mấy tuần lễ mới hết. Chúng tôi làm quần quật trên những cánh đồng
này từ mờ sáng. Khai thác xong, khuân vác đến cân đo đong đếm rồi chất
lên xe để nhà thầu chở đi. Hoa màu thì đầy dẫy vào những mùa thu hoạch
như thế mà không được cho ăn no.
Mỗi ngày cũng vẫn chỉ được phát với tiêu chuẩn ăn "chết đói" lưng một
chén cơm. Do thế không đứa nào là không bẻ trộm bắp, khoai mì ăn thêm
cả. Nhớ lại giai đoạn đó quả thật con người của chúng tôi đã đi đến chỗ
bần cùng, thê thảm chưa từng có! Chính tự tay chúng tôi khai hoang,
trồng xới, từ lúc miếng đất còn là một cánh rừng cho đến khi thu hoạch,
thế rồi cũng chính chúng tôi đi bẻ trộm những hoa màu đó ăn cho đỡ đói.
Nếu bị bắt được thì bị phạt cùm giò nhốt vào connex nửa tháng. Đúng là
khôi hài không tả nỗi. Tuy nhiên dù có bị kỷ luật, hù doạ… chúng tôi vẫn
cứ phải bẻ trộm bắp, nhổ khoai mì để ăn chứ đứa nào đứa nấy đói lả ra,
lấy sức đâu mà lao động!
Những lúc thu hoạch khoai mì hoặc bắp trên cả một cánh đồng thật rộng lớn, đám tù cải tạo chúng tôi được phân chia khu vực cho mỗi tổ, giăng hàng ngang và cứ thế tiến lên thu hoạch . Chúng tôi được giao chỉ tiêu vừa nhổ khoai mì, bẻ lấy củ gom lại thành đống lớn để chiều xe vận tải tới cân và chở đi. Tổ nào không làm đúng số lượng đã được giao thì tối về bị phê bình kiểm điểm tới khuya… Chỉ tiêu đưa ra là con số phải làm cật lực mới có thể đạt được.
Những lúc thu hoạch khoai mì hoặc bắp trên cả một cánh đồng thật rộng lớn, đám tù cải tạo chúng tôi được phân chia khu vực cho mỗi tổ, giăng hàng ngang và cứ thế tiến lên thu hoạch . Chúng tôi được giao chỉ tiêu vừa nhổ khoai mì, bẻ lấy củ gom lại thành đống lớn để chiều xe vận tải tới cân và chở đi. Tổ nào không làm đúng số lượng đã được giao thì tối về bị phê bình kiểm điểm tới khuya… Chỉ tiêu đưa ra là con số phải làm cật lực mới có thể đạt được.
Bụng thì đói meo mà làm nặng nhọc như vậy thì chịu sao nổi. Do đó trong
khi làm việc chúng tôi cử ra một người lén nướng khoai mì hoặc bắp cho
các anh em trong tổ cùng ăn. Khổ nỗi khi khoai mì, bắp nướng lên sẽ có
mùi thơm lan ra. Hôm nào không có cán bộ quản giáo và các vệ binh ở gần
thì chúng tôi còn nướng ăn đàng hoàng được. Nhưng hôm nào có đám cán bộ
canh chừng, đốc thúc chúng tôi làm cho nhanh thì không thể nướng lên
được.
Những bữa như vậy, chúng tôi chỉ biết dấu vào bọc áo, chiều tối về trại
luộc ăn. Nếu có ai đói quá thì đành phải vừa làm vừa nhai khoai mì sống
cho đỡ đói. Còn bắp thì là bắp khô không ăn sống được vì hột cứng quá
thì khi nghỉ giải lao, chúng tôi lén lảy hột đựng vào bình đựng nước để
chiều mang về trại. Chúng tôi vẫn làm như vậy.
Nhưng một hôm có một anh đang làm ở đội gần bên ăn khoai mì sống nhiều
quá, gặp lúc trời nắng như đổ lửa nên bị "say" nắng (hoặc "say" khoai mì
sống chúng tôi cũng không rõ). Anh ta giãy tê tê, miệng sùi bọt mép với
chất nhựa trắng của khoai mì ra đầy hết cả. Các bạn anh hoảng hồn, phải
dìu anh núp vào chỗ mát. Lấy nước rửa chất sữa trắng khoai mì trên
miệng và quần áo để phi tang và báo cán bộ là anh ta bị bệnh. Một người
được cử ra cạo gió cho anh, nhìn tướng anh lúc đó rất thê thảm. Vậy mà
qua hôm sau đi lao động, lại thấy anh ta tiếp tục nhai khoai mì sống
ngon lành.
Tù cải tạo hái rau cải hoang, bẻ măng rừng, cóc nhái, rắn rết… ăn thì không sao. Nhưng rủi mà bị cán bộ quản giáo bắt quả tang lúc đang "cải thiện" khoai mì, bắp, mía… thì tối đến khi về trại, thế nào cũng có màn kiểm điểm ở trong tổ cho đến thật khuya. Cái khốn nạn của màn kiểm điểm này là cán bộ quản giáo bắt buộc các anh em trong tổ từng người phải có ý kiến phê phán, lên án hành động "trộm cắp" của anh tù nào xui bị bắt gặp.
Tù cải tạo hái rau cải hoang, bẻ măng rừng, cóc nhái, rắn rết… ăn thì không sao. Nhưng rủi mà bị cán bộ quản giáo bắt quả tang lúc đang "cải thiện" khoai mì, bắp, mía… thì tối đến khi về trại, thế nào cũng có màn kiểm điểm ở trong tổ cho đến thật khuya. Cái khốn nạn của màn kiểm điểm này là cán bộ quản giáo bắt buộc các anh em trong tổ từng người phải có ý kiến phê phán, lên án hành động "trộm cắp" của anh tù nào xui bị bắt gặp.
Nhưng có tù cải tạo nào mà không phạm cùng một tội đâu!! Cho nên những
buổi kiểm điểm tố khổ như vậy chẳng qua chỉ là những trò hề. Nhưng đau
đớn thay, chính chúng tôi là những con rối trong trò hề đó. Người bị bắt
gặp bẻ trộm hoa màu sau đó còn bị phạt nhốt connex nửa tháng. Trong
thời gian bị phạt, khẩu phần ăn bị cắt phân nữa. Những bạn tù mỗi khi đi
lao động ngang qua connex, nếu canh không có vệ binh hoặc cán bộ ở gần
thì lén quăng vội vào cho bạn mình một củ khoai, hoặc chút ít thực phẩm
gì giúp cho anh ta đỡ đói. Khi được thả ra sau nửa tháng ngồi connex, có
người phải nhờ bạn bè dìu về trại chứ đi một mình không nỗi nữa.
Cứ thế đám tù cải tạo khốn khổ lây lất sống từ trại này qua trại khác với hy vọng thật mong manh của một ngày đoàn tụ không ai biết trước được.
Trải qua bao nhiêu năm, những khi hồi tưởng lại hoặc có dịp ngồi ôn lại với bạn bè cùng chung cảnh ngộ trước đây. Tôi không khỏi cảm khái. Những hình ảnh cũ trong giai đoạn tủi nhục vẫn còn in rất rõ trong tâm trí tôi cũng như của biết bao người tù cải tạo khác. Còn rất nhiều những kỷ niệm chua xót trong thời gian ở trại tập trung cải tạo mà tôi tin chắc rằng những ai đã trải qua khó lòng có thể quên được. Bài viết này chỉ ghi lại một vài hình ảnh nhỏ mà thôi.
Vĩnh Khanh
Phố Đá Tròn, tháng Tư 2007
Cứ thế đám tù cải tạo khốn khổ lây lất sống từ trại này qua trại khác với hy vọng thật mong manh của một ngày đoàn tụ không ai biết trước được.
Trải qua bao nhiêu năm, những khi hồi tưởng lại hoặc có dịp ngồi ôn lại với bạn bè cùng chung cảnh ngộ trước đây. Tôi không khỏi cảm khái. Những hình ảnh cũ trong giai đoạn tủi nhục vẫn còn in rất rõ trong tâm trí tôi cũng như của biết bao người tù cải tạo khác. Còn rất nhiều những kỷ niệm chua xót trong thời gian ở trại tập trung cải tạo mà tôi tin chắc rằng những ai đã trải qua khó lòng có thể quên được. Bài viết này chỉ ghi lại một vài hình ảnh nhỏ mà thôi.
Vĩnh Khanh
Phố Đá Tròn, tháng Tư 2007
KHUYẾT DANH * CON ĐƯỜNG VƯỢT BIÊN CỦA TÔI
CON ĐƯỜNG VƯỢT BIÊN CỦA TÔI
Năm 1987 tôi 17 tuổi , học xong khóa học may ở Ông tạ , tôi trở về quê
để đi làm kiếm tiền phụ các chị nuôi gia đình , tôi là áp út vì sau tôi
còn một đứa em gái , tôi có hai người chị đã lập gia đình , còn lại 5
chị em gái và 2 người anh trai , mẹ tôi mất khi tôi còn quá nhỏ ( 4 tuổi
) tôi thích nghe anh chị kể về mẹ , nhưng trong ký ức tôi không nhớ một
chút gì về mẹ , chỉ mơ hồ dáng mẹ không cao da trắng thường mặc áo bà
ba màu trắng , bố tôi là người cha tốt , lúc nào cũng tràn đầy tình
thương bảo vệ các con vừa làm cha vừa làm mẹ , có đôi khi không dễ cho
bố , nhưng bố tôi đã cố gắng , mất vợ khi tuổi còn quá trẻ ( 44 tuổi )
bố tôi đã ở vậy nuôi con , ( mặc dù nhiều mai mối , nhưng bố tôi đã từ
chối hết , ở vậy để nuôi con )
Hai chị lập gia đình ở cũng gần nhà , trong hai người có một chị làm ăn rất khá , chị thương bố và các em , nên hay dấu chồng về dấm dúi tiền cho các em , mua vải may quần áo cho các em và đong gạo lén đưa về cho bố các em , bố tôi sau khi mất nước thì không biết làm gì ngoài cái cuốc , suốt ngày chỉ biết làm rẫy , trồng lúa bắp , đợi mùa thu hoạch để sống , vì chỉ trông vào rẫy nên năm 1977 , năm ấy lúa chuẩn bị trổ đòng đòng thì tự nhiên rụi dần và héo chết hết , gia đình tôi lao đao , cuốc sởi đất lên sau đó trồng khoai lang khoai mì cứu đói , nhưng phải đợi 90 ngày mới có ăn , vay mượn ai khi nhìn chung quanh ..ai cũng chung một hoàn cảnh , các anh chị tôi phải đi đào củ chuối hái đu đủ xanh ...vặt rau dại ăn cầm hơi chờ đợi , tôi thèm một chút đường mà không có tiền mua , tôi cứ ra chợ chờ ai đó róc mía vất vỏ , tôi nhặt về nhai nhai mút mút cho có chất ngọt , tôi nhặt những hột mít người ta ăn liệng bỏ , mang về đốt cũi cho có than rồi nướng chín lên chia cho chị em ăn , nhiều đêm ngủ lạnh chị em tôi ôm chặt nhau cho có hơi ấm để ngủ , (vì không có mền ) chúng tôi đã đấu tranh nhiều lắm với những đêm bụng rỗng kêu ọp ẹp không sao ngủ được , ở tuổi đang lớn , tôi thèm ăn đủ thứ ...vậy mà đói cái đói cứ réo gọi mỗi giờ... mỗi phút...mỗi giây .
Tôi về lại quê và tìm được một chỗ may mướn cho chị hàng xóm , làm đầu tắt mặt tối mà không mua gạo đủ ăn trong ngày , chị tôi thấy thế ( mươn tiền của chồng ) mở cho tôi cái tiệm nho nhỏ trước cửa nhà , vẫn không có khách để may , chị tôi lại ứng vốn ra cho tôi bán vải góp ( nhờ mục này tôi bắt đầu có khách ) thế là nhờ bán vải cho trả góp nên họ kéo tới mua vải trả góp và nhờ tôi may , tôi may cho nhiều người rất ưng ý - tiếng lành đồn xa - chị tôi thấy tôi bắt đầu có uy tín , liền bỏ thêm 2 cây vàng vốn nửa mở mang lớn ra làm thành tiệm ÂU PHỤC , chị tôi tuyển một anh thợ ở Gia Kiệm về chuyên về ÂU , còn tôi thì chuyên về NỮ , chị bàn '' cho Thúy học may âu phục Thủy học vắt sổ rô đê trên vải và quần áo ( hai người này một là chị một là em út tôi ) tiệm tôi coi như làm từ ngọn đến gốc ( ngoại trừ phải trả lương cho anh Phương ) còn không là thì toàn thợ nhà làm hết nên đời sống có phần dễ chịu ( lâu lâu thuế vụ vô kiểm tra hàng thì phải nộp cho chúng ăn , không phải một người , mà nộp từ lớn xuống nhỏ thì mình mới bình yên mà làm việc được ) chị tôi lo hết khoản này .
Chị tôi có ý định vượt biên , nên chị hay đi nghe ngóng tìm mối ( chị tôi có khả năng ) chiều hôm ấy tôi thấy anh rể và chị ngồi ở trước thềm nhà buồn bả , anh rể tôi yêu vợ lắm bước chân về tới nhà là tìm vợ ngay , tôi không biết là chị đã kiếm được mối đi vượt biên đường bộ qua Campuchia , và sáng sớm mai chị sẽ dẫn cháu gái lớn đi , nhưng đến tối chị gọi tôi vào buồng và hỏi '' em có muốn đi vượt biên không ? '' tôi đờ người ra không trả lời lúc này tôi không hiểu được tôi , thích chứ vì bố tôi nghèo làm sao có tiền cho tôi đi vượt biên ? nhưng buồn vì tôi đang có người thương , làm sao có thể dứt bỏ anh để ra đi , anh đang học ngành y và hẹn khi ra trường sẽ làm đám cưới ( chúng tôi yêu nhau thắm thiết trong sạch , chưa một lần anh nắm tay tôi ) chị nói anh rể tôi rất đau khổ , không cho chị đi , mà sáng sớm là họ '' bốc '' rồi , nên chuyến đi vẫn phải tiến hành không bỏ được chị dàn xếp cho tôi đi với đứa con gái lớn của chị ( cháu 7 tuổi )
Thế là sáng hôm sau chúng tôi đi , đi với tôi có anh hàng xóm mà chính chị đã đứng ra bảo lãnh , anh ta hơn tôi 17 tuổi , có vợ và 2 con . ( sau này gia đình và bản thân tôi đã điêu đứng vì người hàng xóm này )
RỜI BỎ QUÊ HƯƠNG
Chúng tôi đi từ xa cảng miền tây xuống châu đốc , lên tàu gỗ rồi ngược giòng sông Mê kông để đến Nam Vang ( phnôm pênh ) từ lúc lên thuyền là chúng tôi đã phải tách riêng ra , tôi cứ ôm chặt đứa cháu gái , khi xuống Châu Đốc nó bắt đầu nhớ ba mẹ và khóc đòi về , nó cứ khóc làm lòng tôi tái tê '' tôi cũng đang nát ruột vì nhớ anh '' lớp lo sợ họ thấy lạ sẽ hỏi thì bị lộ ...bị bắt . từ châu đốc tới Nam Vang tôi không gặp trở ngại gì ( trên đường đi có rất nhiều trạm kiểm soát của bộ đội Việt Nam trên sông , nhưng chắc có móc nối hối lộ nên chúng tôi lọt qua không khó khăn .
khi tới Nam Vang vì tôi còn quá trẻ để nghĩ là họ sẽ tìm Dì cháu tôi chứ không thể bỏ rơi chúng tôi , nơi đây đất khách quê người tiếng tăm không biết thì họ sẽ lo tìm kiếm chúng tôi thôi , nhưng tôi đã lầm khi xuống tàu cùng làn sóng người , hai dì cháu tôi đã lạc mất đoàn , đứng sớ rớ ở bến tàu đến tối mà không ai đến đón , hai dì cháu khóc hết nước mắt , đói mà không có tiền , và không biết tiếng miên để hỏi đường hay xin cơm ăn , và nói làm sao cho họ không nghi ngờ mà bắt giao cho công an , cháu tôi đói khóc đòi ăn , Dì cháu tôi lang thang ở bến tàu nam vang , may gặp một chị bán hàng rong cho miếng cơm gói lá chuối cho cháu tôi ăn , đêm đó hai Dì cháu tôi ngủ dưới thuyền chở hàng cùng một số người , con buôn - người vượt biên như tôi .
Sáng hôm sau tôi và cháu ngồi chờ coi có ai đến đón , nhưng bóng nhạn mịt mùng , nhìn đứa cháu nhỏ bé phải ngủ dưới thuyền không mùng mền , muỗi cắn mặt cháu đầy vết đỏ , tội nghiệp nó đang yên ấm trong vòng tay cha mẹ , tự nhiên người lớn bày ra trò vượt biên để khổ cho cháu , tuổi thơ chỉ biết ăn và ngủ giờ lang thang nơi đất khách , không biết số phận đi về đâu ?? nếu chị tôi nhìn thấy con của mình như thế này, chắc chị sẽ đau đớn lắm ( vì chị thương con ghê lắm ) tôi chờ đến trưa không thấy ai đến tìm , hai dì cháu lần mò vô chợ , lang thang đến tối dì cháu mệt lả người dì cháu lại mò về bến tàu ngủ , đêm đến muổi nhiều bay vo ve , tôi cứ lâu phải lấy áo làm quạt , cho muỗi không cắn cháu tôi nhiều , nơi đây tôi sống trong lo âu phập phồng sợ bị bộ đội việt nam bắt mang bỏ tù , và nỗi nhớ nhà nhớ anh làm tôi héo hắt , không gì dài bằng chờ đợi , mà nhất là xứ lạ quê người .
Lần đầu tiên rời xa gia đình lúc 13 tuổi , về Sài Gòn sống với cô ruột của bố ( tôi gọi bằng bà ) ở chợ Ông Tạ , tôi đã phải làm việc như kẻ ăn người ở trong nhà , bà tôi là người giàu có , có tiệm bán đồ phụ tùng xe đạp , nên cần một bé gái sai vặt , gia đình đông con lại mất mùa liên miên , đói khổ tôi xin bố đi ở đợ '' thứ nhất là có miếng ăn thứ hai cũng bớt một miệng ăn cho gai đình '' bố tôi không đồng ý , nhưng tôi đòi đi nên bố tôi phải chịu , lúc đó xa gia đình chị tôi mỗi lần đi lấy hàng ở Sài Gòn về bán , vẫn ghé thăm dẫn tôi đi ăn ( nhờ đi Sài Gòn 4 năm ở với bà tôi dành những ngày cuối tuần đi học may , nên có nghề ) tôi vẫn còn ở trong quê hương mình ...vẫn còn nói tiếng mình - và dù có lạc tôi vẫn tìm đựơc đường về , còn bây giờ ?? tôi rời xa gia đình ,
Ở 17 tuổi dai khờ lại dìu dắt thêm một đứa cháu bé bỏng , càng làm cho tôi thêm bối rối , lo sợ , tôi cứ dõi mắt tìm anh hàng xóm đi cùng , và một anh bộ đội dẫn đường mà tôi biết mặt . nhưng cứ thế ngày cứ trôi , mà chẳng ai tìm kiếm Dì cháu tôi cứ lang thang xin cơm ăn , rồi kiếm mấy vỉa hè cho cháu ngủ , Dì cháu tôi giờ không ai còn nhận ra đen cháy , bẩn thỉu vì không tắm , lếch thếch vì thiếu ngủ ôi thê thảm .
TAN NÁT CUỘC ĐỜI
Buổi chiều hôm ấy Dì cháu tôi bị lính miên bắt mang về một văn phòng ở Nam vang , tôi được đưa vào gặp một ông sĩ quan người campuchia ( tôi không biết ông cấp bậc gì ) ông trọ trẹ nói ít tiếng việt , tôi khai hết là đi vượt biên bị lạc , với hy vọng mình còn nhỏ dại thì được mang trả về quê quán , chẳng hiểu ông nghĩ sao ...cứ im lặng và sai một người đàn bà dẫn Dì cháu đi ăn cơm tắm rửa , buổi tối hôm ấy là một đêm kinh hoàng với tôi , khi đang ngủ , tôi thấy có ai đang mò mẫm trên cơ thể tôi , tôi quơ tay tìm cháu nhưng không thấy , người đàn ông đã dùng sức mạnh đè tôi ra , và với sức mạnh của hắn , hắn đã hiếp tôi trong tủi nhục , đau xé thịt da hắn như con hổ đói mặc cho tôi giãy dụa la hét hắn cứ đè tôi và hùng hục làm chuyện tồi bại , khi xong việc hắn buông tôi ra ,tôi cố gắng trong tủi nhục ghi lại hình ảnh con thú đội lốp người , hắn còn khá trẻ , đen như cột nhà cháy to vạm vỡ ( làm sao tôi có thể chông đỡ ? ).
Tôi khóc to trong đau đớn , ráng bò dậy đi tìm đứa cháu gái của mình , thì ra ! trước khi hắn vào hãm hiếp tôi , đã bế cháu tôi ra hành lang để nằm ngoài đó , mặc cho muỗi đốt , để thỏa nhục dục của một con ác thú , tôi bế cháu vào , rồi ôm chặt cháu vào lòng khóc xót xa , đời con gái còn gì đâu ? với anh ! anh trân trọng giữ cho ngày đám cưới , nâng niu như một bảo vật , mỗi lần gặp anh chỉ ngồi gần và nhìn tôi say đắm , anh nói tôi đẹp , một vẻ đẹp hiền hòa , trong trắng , anh nói về tương lai của hai đứa và hứa sẽ yêu thương tôi đến trọn đời , giờ em đã mất hết ...còn gì cho anh còn gì cho tương lai ? thân xác tôi ê chề em phải làm sao đây hãy đến cứu em mang em về bên anh , nước mắt tôi tuôn xối xả .
Sáng mai khi gặp ông sĩ quan người Miên , tôi khóc nói bị hiếp , ông nhíu mày hỏi '' cô biết mặt nó không '' tôi nói biết , ông nói để ông coi , nhưng định luật thật bất công , mỗi tối khi cơ quan đóng cửa thí hắn lại mò vào giở trò đồi bại , lại tiếp tục hiếp nhiều lần ...và nhiều giờ , có hôm cháu tôi còn thức , hắn mang nhốt ngoài cửa để thả cửa làm việc ở đây không có ai , chung quanh vắng lặng mặc cho tôi quỳ chấp tay van lạy , hắn cứ như con hổ đói vờn mồi , có lúc tôi không dám la lớn vì biết cháu tôi đang lo cho sự an nguy của tôi , nó đang ngồi đàng sau bức vách nên tôi cố gắng la nhỏ với sức lực đã kiệt , nhục nhã đớn đau thân xác , tôi đang sống hay đã chết ?
Còn bao nhiêu ngày tới đây nữa mà tôi phải chịu đựng những giày vò thân xác với một kẻ ngoại lai không chung một thứ tiếng , không quen biết không thù oán , mà hắn nỡ dập liễu vùi hoa , tôi khóc xót xa chịu đựng , hơn một tuần sau , có người đến đón Dì cháu tôi đi , cùng đi có anh bộ đội móc nối đi cùng , cháu tôi mừng quá nó chạy đến ôm anh ta và khóc như mưa , anh ta còn đùa với nó '' mày gọi tao bằng Bố đi tao dẫn về nhà '' nó ngây thơ gọi to '' Bố '' thì ra ông sĩ quan người miên nằm trong đường giây móc nối , nên giam Dì cháu tôi lại để tìm đường liên lạc giao cho tổ chức vượt biên đặng lấy tiền hối lộ .
Dì cháu tôi theo họ , từ đi xe honda đến ngồi xe bò chuyển sang đi xe tải họ chạy honda nhanh mà khéo , đường ruộng hẹp nhỏ mà họ chạy ào ào rất chuyên nghiệp , ngồi đàng sau mà tim cứ thót lên thót xuống vất vả trăm điều , cháu tôi cứ hỏi bao giờ mình tới nơi hả Dì , và có gặp mẹ ở đó không ? tôi trả lời '' ừ chắc mẹ sẽ đến đó mà ''
Giờ đây tim tôi đã chết đường tương lai thì mịt mùng trước mắt , thầm trách chị mình sao gán ghép mình vào chuyến đi nhiều gian truân , may ít rủi nhiều , tôi trở thành thầm lặng
Rồi từ Phnompenh đi qua cảng Kompong Som (Sihanoukville) thì họ lại chuyển qua một nhóm người khác”. từ đây họ '' ém'' Dì cháu chúng lại đến tối họ dẩn ra biển rồi lội nước tới ngực để lên tàu lớn vượt eo biển sang Thái
Hai chị lập gia đình ở cũng gần nhà , trong hai người có một chị làm ăn rất khá , chị thương bố và các em , nên hay dấu chồng về dấm dúi tiền cho các em , mua vải may quần áo cho các em và đong gạo lén đưa về cho bố các em , bố tôi sau khi mất nước thì không biết làm gì ngoài cái cuốc , suốt ngày chỉ biết làm rẫy , trồng lúa bắp , đợi mùa thu hoạch để sống , vì chỉ trông vào rẫy nên năm 1977 , năm ấy lúa chuẩn bị trổ đòng đòng thì tự nhiên rụi dần và héo chết hết , gia đình tôi lao đao , cuốc sởi đất lên sau đó trồng khoai lang khoai mì cứu đói , nhưng phải đợi 90 ngày mới có ăn , vay mượn ai khi nhìn chung quanh ..ai cũng chung một hoàn cảnh , các anh chị tôi phải đi đào củ chuối hái đu đủ xanh ...vặt rau dại ăn cầm hơi chờ đợi , tôi thèm một chút đường mà không có tiền mua , tôi cứ ra chợ chờ ai đó róc mía vất vỏ , tôi nhặt về nhai nhai mút mút cho có chất ngọt , tôi nhặt những hột mít người ta ăn liệng bỏ , mang về đốt cũi cho có than rồi nướng chín lên chia cho chị em ăn , nhiều đêm ngủ lạnh chị em tôi ôm chặt nhau cho có hơi ấm để ngủ , (vì không có mền ) chúng tôi đã đấu tranh nhiều lắm với những đêm bụng rỗng kêu ọp ẹp không sao ngủ được , ở tuổi đang lớn , tôi thèm ăn đủ thứ ...vậy mà đói cái đói cứ réo gọi mỗi giờ... mỗi phút...mỗi giây .
Tôi về lại quê và tìm được một chỗ may mướn cho chị hàng xóm , làm đầu tắt mặt tối mà không mua gạo đủ ăn trong ngày , chị tôi thấy thế ( mươn tiền của chồng ) mở cho tôi cái tiệm nho nhỏ trước cửa nhà , vẫn không có khách để may , chị tôi lại ứng vốn ra cho tôi bán vải góp ( nhờ mục này tôi bắt đầu có khách ) thế là nhờ bán vải cho trả góp nên họ kéo tới mua vải trả góp và nhờ tôi may , tôi may cho nhiều người rất ưng ý - tiếng lành đồn xa - chị tôi thấy tôi bắt đầu có uy tín , liền bỏ thêm 2 cây vàng vốn nửa mở mang lớn ra làm thành tiệm ÂU PHỤC , chị tôi tuyển một anh thợ ở Gia Kiệm về chuyên về ÂU , còn tôi thì chuyên về NỮ , chị bàn '' cho Thúy học may âu phục Thủy học vắt sổ rô đê trên vải và quần áo ( hai người này một là chị một là em út tôi ) tiệm tôi coi như làm từ ngọn đến gốc ( ngoại trừ phải trả lương cho anh Phương ) còn không là thì toàn thợ nhà làm hết nên đời sống có phần dễ chịu ( lâu lâu thuế vụ vô kiểm tra hàng thì phải nộp cho chúng ăn , không phải một người , mà nộp từ lớn xuống nhỏ thì mình mới bình yên mà làm việc được ) chị tôi lo hết khoản này .
Chị tôi có ý định vượt biên , nên chị hay đi nghe ngóng tìm mối ( chị tôi có khả năng ) chiều hôm ấy tôi thấy anh rể và chị ngồi ở trước thềm nhà buồn bả , anh rể tôi yêu vợ lắm bước chân về tới nhà là tìm vợ ngay , tôi không biết là chị đã kiếm được mối đi vượt biên đường bộ qua Campuchia , và sáng sớm mai chị sẽ dẫn cháu gái lớn đi , nhưng đến tối chị gọi tôi vào buồng và hỏi '' em có muốn đi vượt biên không ? '' tôi đờ người ra không trả lời lúc này tôi không hiểu được tôi , thích chứ vì bố tôi nghèo làm sao có tiền cho tôi đi vượt biên ? nhưng buồn vì tôi đang có người thương , làm sao có thể dứt bỏ anh để ra đi , anh đang học ngành y và hẹn khi ra trường sẽ làm đám cưới ( chúng tôi yêu nhau thắm thiết trong sạch , chưa một lần anh nắm tay tôi ) chị nói anh rể tôi rất đau khổ , không cho chị đi , mà sáng sớm là họ '' bốc '' rồi , nên chuyến đi vẫn phải tiến hành không bỏ được chị dàn xếp cho tôi đi với đứa con gái lớn của chị ( cháu 7 tuổi )
Thế là sáng hôm sau chúng tôi đi , đi với tôi có anh hàng xóm mà chính chị đã đứng ra bảo lãnh , anh ta hơn tôi 17 tuổi , có vợ và 2 con . ( sau này gia đình và bản thân tôi đã điêu đứng vì người hàng xóm này )
RỜI BỎ QUÊ HƯƠNG
Chúng tôi đi từ xa cảng miền tây xuống châu đốc , lên tàu gỗ rồi ngược giòng sông Mê kông để đến Nam Vang ( phnôm pênh ) từ lúc lên thuyền là chúng tôi đã phải tách riêng ra , tôi cứ ôm chặt đứa cháu gái , khi xuống Châu Đốc nó bắt đầu nhớ ba mẹ và khóc đòi về , nó cứ khóc làm lòng tôi tái tê '' tôi cũng đang nát ruột vì nhớ anh '' lớp lo sợ họ thấy lạ sẽ hỏi thì bị lộ ...bị bắt . từ châu đốc tới Nam Vang tôi không gặp trở ngại gì ( trên đường đi có rất nhiều trạm kiểm soát của bộ đội Việt Nam trên sông , nhưng chắc có móc nối hối lộ nên chúng tôi lọt qua không khó khăn .
khi tới Nam Vang vì tôi còn quá trẻ để nghĩ là họ sẽ tìm Dì cháu tôi chứ không thể bỏ rơi chúng tôi , nơi đây đất khách quê người tiếng tăm không biết thì họ sẽ lo tìm kiếm chúng tôi thôi , nhưng tôi đã lầm khi xuống tàu cùng làn sóng người , hai dì cháu tôi đã lạc mất đoàn , đứng sớ rớ ở bến tàu đến tối mà không ai đến đón , hai dì cháu khóc hết nước mắt , đói mà không có tiền , và không biết tiếng miên để hỏi đường hay xin cơm ăn , và nói làm sao cho họ không nghi ngờ mà bắt giao cho công an , cháu tôi đói khóc đòi ăn , Dì cháu tôi lang thang ở bến tàu nam vang , may gặp một chị bán hàng rong cho miếng cơm gói lá chuối cho cháu tôi ăn , đêm đó hai Dì cháu tôi ngủ dưới thuyền chở hàng cùng một số người , con buôn - người vượt biên như tôi .
Sáng hôm sau tôi và cháu ngồi chờ coi có ai đến đón , nhưng bóng nhạn mịt mùng , nhìn đứa cháu nhỏ bé phải ngủ dưới thuyền không mùng mền , muỗi cắn mặt cháu đầy vết đỏ , tội nghiệp nó đang yên ấm trong vòng tay cha mẹ , tự nhiên người lớn bày ra trò vượt biên để khổ cho cháu , tuổi thơ chỉ biết ăn và ngủ giờ lang thang nơi đất khách , không biết số phận đi về đâu ?? nếu chị tôi nhìn thấy con của mình như thế này, chắc chị sẽ đau đớn lắm ( vì chị thương con ghê lắm ) tôi chờ đến trưa không thấy ai đến tìm , hai dì cháu lần mò vô chợ , lang thang đến tối dì cháu mệt lả người dì cháu lại mò về bến tàu ngủ , đêm đến muổi nhiều bay vo ve , tôi cứ lâu phải lấy áo làm quạt , cho muỗi không cắn cháu tôi nhiều , nơi đây tôi sống trong lo âu phập phồng sợ bị bộ đội việt nam bắt mang bỏ tù , và nỗi nhớ nhà nhớ anh làm tôi héo hắt , không gì dài bằng chờ đợi , mà nhất là xứ lạ quê người .
Lần đầu tiên rời xa gia đình lúc 13 tuổi , về Sài Gòn sống với cô ruột của bố ( tôi gọi bằng bà ) ở chợ Ông Tạ , tôi đã phải làm việc như kẻ ăn người ở trong nhà , bà tôi là người giàu có , có tiệm bán đồ phụ tùng xe đạp , nên cần một bé gái sai vặt , gia đình đông con lại mất mùa liên miên , đói khổ tôi xin bố đi ở đợ '' thứ nhất là có miếng ăn thứ hai cũng bớt một miệng ăn cho gai đình '' bố tôi không đồng ý , nhưng tôi đòi đi nên bố tôi phải chịu , lúc đó xa gia đình chị tôi mỗi lần đi lấy hàng ở Sài Gòn về bán , vẫn ghé thăm dẫn tôi đi ăn ( nhờ đi Sài Gòn 4 năm ở với bà tôi dành những ngày cuối tuần đi học may , nên có nghề ) tôi vẫn còn ở trong quê hương mình ...vẫn còn nói tiếng mình - và dù có lạc tôi vẫn tìm đựơc đường về , còn bây giờ ?? tôi rời xa gia đình ,
Ở 17 tuổi dai khờ lại dìu dắt thêm một đứa cháu bé bỏng , càng làm cho tôi thêm bối rối , lo sợ , tôi cứ dõi mắt tìm anh hàng xóm đi cùng , và một anh bộ đội dẫn đường mà tôi biết mặt . nhưng cứ thế ngày cứ trôi , mà chẳng ai tìm kiếm Dì cháu tôi cứ lang thang xin cơm ăn , rồi kiếm mấy vỉa hè cho cháu ngủ , Dì cháu tôi giờ không ai còn nhận ra đen cháy , bẩn thỉu vì không tắm , lếch thếch vì thiếu ngủ ôi thê thảm .
TAN NÁT CUỘC ĐỜI
Buổi chiều hôm ấy Dì cháu tôi bị lính miên bắt mang về một văn phòng ở Nam vang , tôi được đưa vào gặp một ông sĩ quan người campuchia ( tôi không biết ông cấp bậc gì ) ông trọ trẹ nói ít tiếng việt , tôi khai hết là đi vượt biên bị lạc , với hy vọng mình còn nhỏ dại thì được mang trả về quê quán , chẳng hiểu ông nghĩ sao ...cứ im lặng và sai một người đàn bà dẫn Dì cháu đi ăn cơm tắm rửa , buổi tối hôm ấy là một đêm kinh hoàng với tôi , khi đang ngủ , tôi thấy có ai đang mò mẫm trên cơ thể tôi , tôi quơ tay tìm cháu nhưng không thấy , người đàn ông đã dùng sức mạnh đè tôi ra , và với sức mạnh của hắn , hắn đã hiếp tôi trong tủi nhục , đau xé thịt da hắn như con hổ đói mặc cho tôi giãy dụa la hét hắn cứ đè tôi và hùng hục làm chuyện tồi bại , khi xong việc hắn buông tôi ra ,tôi cố gắng trong tủi nhục ghi lại hình ảnh con thú đội lốp người , hắn còn khá trẻ , đen như cột nhà cháy to vạm vỡ ( làm sao tôi có thể chông đỡ ? ).
Tôi khóc to trong đau đớn , ráng bò dậy đi tìm đứa cháu gái của mình , thì ra ! trước khi hắn vào hãm hiếp tôi , đã bế cháu tôi ra hành lang để nằm ngoài đó , mặc cho muỗi đốt , để thỏa nhục dục của một con ác thú , tôi bế cháu vào , rồi ôm chặt cháu vào lòng khóc xót xa , đời con gái còn gì đâu ? với anh ! anh trân trọng giữ cho ngày đám cưới , nâng niu như một bảo vật , mỗi lần gặp anh chỉ ngồi gần và nhìn tôi say đắm , anh nói tôi đẹp , một vẻ đẹp hiền hòa , trong trắng , anh nói về tương lai của hai đứa và hứa sẽ yêu thương tôi đến trọn đời , giờ em đã mất hết ...còn gì cho anh còn gì cho tương lai ? thân xác tôi ê chề em phải làm sao đây hãy đến cứu em mang em về bên anh , nước mắt tôi tuôn xối xả .
Sáng mai khi gặp ông sĩ quan người Miên , tôi khóc nói bị hiếp , ông nhíu mày hỏi '' cô biết mặt nó không '' tôi nói biết , ông nói để ông coi , nhưng định luật thật bất công , mỗi tối khi cơ quan đóng cửa thí hắn lại mò vào giở trò đồi bại , lại tiếp tục hiếp nhiều lần ...và nhiều giờ , có hôm cháu tôi còn thức , hắn mang nhốt ngoài cửa để thả cửa làm việc ở đây không có ai , chung quanh vắng lặng mặc cho tôi quỳ chấp tay van lạy , hắn cứ như con hổ đói vờn mồi , có lúc tôi không dám la lớn vì biết cháu tôi đang lo cho sự an nguy của tôi , nó đang ngồi đàng sau bức vách nên tôi cố gắng la nhỏ với sức lực đã kiệt , nhục nhã đớn đau thân xác , tôi đang sống hay đã chết ?
Còn bao nhiêu ngày tới đây nữa mà tôi phải chịu đựng những giày vò thân xác với một kẻ ngoại lai không chung một thứ tiếng , không quen biết không thù oán , mà hắn nỡ dập liễu vùi hoa , tôi khóc xót xa chịu đựng , hơn một tuần sau , có người đến đón Dì cháu tôi đi , cùng đi có anh bộ đội móc nối đi cùng , cháu tôi mừng quá nó chạy đến ôm anh ta và khóc như mưa , anh ta còn đùa với nó '' mày gọi tao bằng Bố đi tao dẫn về nhà '' nó ngây thơ gọi to '' Bố '' thì ra ông sĩ quan người miên nằm trong đường giây móc nối , nên giam Dì cháu tôi lại để tìm đường liên lạc giao cho tổ chức vượt biên đặng lấy tiền hối lộ .
Dì cháu tôi theo họ , từ đi xe honda đến ngồi xe bò chuyển sang đi xe tải họ chạy honda nhanh mà khéo , đường ruộng hẹp nhỏ mà họ chạy ào ào rất chuyên nghiệp , ngồi đàng sau mà tim cứ thót lên thót xuống vất vả trăm điều , cháu tôi cứ hỏi bao giờ mình tới nơi hả Dì , và có gặp mẹ ở đó không ? tôi trả lời '' ừ chắc mẹ sẽ đến đó mà ''
Giờ đây tim tôi đã chết đường tương lai thì mịt mùng trước mắt , thầm trách chị mình sao gán ghép mình vào chuyến đi nhiều gian truân , may ít rủi nhiều , tôi trở thành thầm lặng
Rồi từ Phnompenh đi qua cảng Kompong Som (Sihanoukville) thì họ lại chuyển qua một nhóm người khác”. từ đây họ '' ém'' Dì cháu chúng lại đến tối họ dẩn ra biển rồi lội nước tới ngực để lên tàu lớn vượt eo biển sang Thái
TÔI BỊ CẤN THAI
Vào đến trại tôi được đưa đi khám sức khỏe mới biết trên đường bôn tẩu , tôi đã có thai , tôi 17 tuổi ( tuổi dưới vị thành niên ) nên tôi xin cao ủy cho nạo thai , ( và vì cái thai cũng không lớn quá ) tôi ở trại hai năm , trong hai năm tôi đã được chuyển nhiều trại , chịu bao đắng cay nhục nhã lời ra tiếng vào của những người chung trại biết chuyện tôi bị hiếp dâm , tôi được Mỹ nhận và rời Thái chuyển sang Trại Bataan... Philippines . sau đó vào Mỹ tháng 06 / 1990 .
Chật vật buổi ban sơ nhưng hôm nay tôi đã có một cuộc sống khá ổn định , và đã làm mẹ của ba đứa trẻ , cháu gái tôi cũng đã có gia đình , và đang theo học ngành dược .
Tôi viết lại những giòng đời mình , để cám ơn đất nước đã cưu mang Dì cháu tôi , tôi không hối hận vì những sự cố tủi nhục đã xảy ra trong đời , để có cuộc sống tự do như hôm nay , tôi cũng ân cần gửi lời cám ơn đến người chị khả kính của tôi , đã gán ghép cho tôi thế vào chỗ chị vượt biên , để tôi được sống ở đất nước tự do này .
bytt 10 / 05 / 2013
LÊ TẤN LÝ * HỒI KÝ
Hồi Ký Của Ông Lê Tấn Lý
Posted: Sunday, November 14, 2010 by Hưng in
"Đi chừng vài cây số thì đau đớn thay, chúng tôi thấy xác chết
của bảy người bạn đồng hành trên chuyến đi ấy. Đây là những người bạn đã
từ giã chúng tôi để ra đi đêm hôm trước. Họ bị giết chết bằng súng vì
chỉ nhìn các vết thương của họ, chúng tôi cũng đoán được.
Thường thì người Miên giết người bằng giáo mác hay dao búa, nhưng bảy người này bị bắn chết. Có lẽ họ bị một trong các lực lượng chiến đấu bắn chết. Nạn nhân không nằm gần nhau: Bốn người thì nằm cách gần nhau, còn ba người kia thì nằm chết cách xa đó độ hai trăm thước. Có lẽ họ đã chạy được mà bị đuổi theo để bắn chết..."
Thường thì người Miên giết người bằng giáo mác hay dao búa, nhưng bảy người này bị bắn chết. Có lẽ họ bị một trong các lực lượng chiến đấu bắn chết. Nạn nhân không nằm gần nhau: Bốn người thì nằm cách gần nhau, còn ba người kia thì nằm chết cách xa đó độ hai trăm thước. Có lẽ họ đã chạy được mà bị đuổi theo để bắn chết..."
Ông Lê tấn Lý vượt biên bằng đường bộ cùng với hai con trai. Ông cùng
hai con đến trại Non Chan, sau đó qua trại NW 9,rồi trại Panatnikhom và
một vài trại khác trước khi đến Hoa Kỳ vào tháng 7, năm 1981.
Hiện nay ông đã được đoàn tụ với vợ và hai con gái. Gia đình ông hiện đang cư ngụ ở Anaheim, California.
Gia đình ông đã may mắn tới nơi, trong khi bảy người bạn đồng hành của cha con ông đã bị bắn chết trên đường đi.
Tuy tôn trọng quan điểm của ông khi nhận
xét về lực luợng Para, nhưng tôi không đồng ý với sự nhận xét đó. Lý đo
vì chính ông và gia đình ông không ai bị hãm hiếp hay giết hại bởi bàn
tay của lực luợng này.
Cuộc Hành Trình Vượt Biên Bằng Đường Bộ Từ Việt Nam Qua Thái Lan.
Ba cha con tôi ra đi từ Sàigòn vào ngày 2
tháng 4, năm 1980. Mỗi đầu người phải trả bốn lạng vàng cho ban tổ chức.
Tôi bắt liên lạc với đoàn xe vận tải chuyên chở gạo từ Sàigòn đến
Battambang ở Cambodia.
Tổ chức này làm giấy giả cho tôi để giả
dạng làm lơ xe và phu khuân vác gạo. Đoàn xe này khi rời Sàigòn đến Nam
Vang thì có mười lăm chiếc. Nhưng từ Nam Vang đến Battambang thì chỉ có
ba chiếc xe thôi. Vì thế, con đường đi của chúng tôi rất gian nan và
nguy hiểm. Lý do chính là nếu đi mười lăm chiếc thì dễ trà trộn hơn là
chỉ có ba chiếc thôi.
Khi tới Nam Vang thì xe vận tải đậu ở ngoại
ô thành phố. Chúng tôi ở tại đây được hai ngày. Sau đó thì đi
Battambang. Tới Battambang, chúng tôi sợ luôn những người tổ chức trong
đoàn xe vận tải ấy. Lý do vì họ không phải là người nhận tiền của chúng
tôi.
Người nhận tiền vì lý do nào đó đã kẹt ở
Sàigòn, nên anh ta giao chúng tôi cho một nhóm người khác để họ đưa
chúng tôi đi. Nhóm này hỏi chúng tôi có vàng thêm thì đưa cho họ. Dù
trong túi còn vàng, chúng tôi vẫn làm bộ hết tiền để khỏi chi thêm cho
họ.
Vì thế, họ để cho nhóm lính kiểm soát thẳng
cánh xét hỏi chúng tôi mà họ không hề binh vực chúng tôi điều gì. Trên
đoạn đường đi từ Nam Vang đến Battambang dài độ hai trăm năm mươi cây
số, mỗi lần gặp trạm kiểm soát, chúng tôi phải đưa giấy tờ giả ra cho họ
xem. May mắn là qua thoát được hết cả. Chúng tôi run sợ trong suốt cuộc
hành trình đó.
Khi đến Battambang, cha con tôi rời ngay
đoàn xe vận tải để tìm đến địa điểm hẹn mà người trong ban tổ chức đã
chỉ dẫn. Chúng tôi đến được một quán ăn có bán hủ tiếu và nước ngọt. Nơi
đây, tôi gặp người dẫn đường là một người Miên nhưng có vợ là người
Việt Nam. Ông này nói tiếng Việt rất giỏi. Ông ta đưa chúng tôi đi từ
Battambang đến Sisophon bằng xe mô tô ba bánh, kiểu xe thồ.
Dọc đường, có hai trạm kiểm soát của người
Miên, chúng tôi cũng giả làm người Miên nên đi qua trót lọt. Đến thành
phố Sisophon, người dẫn đường dắt chúng tôi vào nhà một người quen để ăn
uống và chuẩn bị cho cuộc đi bộ vào ban đêm. Họ nói từ Sisophon đến
biên giới Thái độ chừng tám mươi cây số. Nhưng tôi tính ra thì chỉ độ
khoảng năm mươi hay sáu mươi cây số mà thôi.
Chúng tôi nhập bọn với bảy người đàn ông
trai tráng nữa . Trong số ấy cũng có người lớn tuổi như tôi, cỡ trên năm
mươi tuổi. Thế là chúng tôi đi bộ trong rừng mà không có đường mòn. Mỗi
lần đi phải vạch cây lá mà đi.
Từ Sisophon đến Non Chan, chúng tôi phải đi
trong bốn đêm. Cứ tối, độ 7:00 giờ hay 8:00 giờ tối là bắt đầu đi cho
đến độ 5:00 giờ sáng thì được nghỉ. Thường thì người dẫn đường dắt chúng
tôi gửi vào nhà người quen để khỏi bị lộ, và để ăn uống và ngủ lấy lại
sức, chờ đến tối thì đi tiếp.
Tối đến thì chúng tôi lại được giao cho một
toán dẫn đường khác. Như thế họ cứ thay đổi người dẫn đường mãi. Nhờ
chúng tôi đi số đông, hết thảy là mười người đàn ông nên chúng tôi bênh
vực và bảo vệ cho nhau, do đó những kẻ dẫn đường dù có tà tâm cũng không
thể giết chúng tôi được.
Sau ba đêm, đến một chỗ vắng, chúng tôi bị
giao cho một nhóm dẫn đường khác. Nhóm người này cầm búa và rìu trông vẻ
mặt thì dữ tợn và bất lương. Họ đưa chúng tôi vào rừng rồi bắt cởi hết
quần áo để họ xét và ăn cướp tất cả.
Lúc đầu họ còn nói ngọt ngào để chúng tôi
viết giấy về gia đình nói là đã đến biên giới rồi. Như quy ước, nếu đến
nơi, nếu như viết đúng nội dung mật hiệu đã quy định thì người nhà tôi
mới giao đủ số vàng còn lại. Tôi đã dùng mật hiệu báo cho vợ tôi biết là
tôi chưa đến nơi. Chứ nếu không viết thư thì chúng làm khó dễ và bỏ rơi
mình.
Ở tại khu rừng ấy, có lẽ chỉ cách trạm gác
của Bộ đội Việt Nam độ vài cây số, thì bọn cướp này cướp tất cả mọi thứ
của cải của chúng tôi. Khi chúng tôi vùng vằng phản đối thì bọn chúng
dọa sẽ tố cáo với Bộ đội Việt Nam để chúng tôi bị bắt.
Vì thế, chúng tôi nghi là bộ đội Việt nam
chắc là ở không xa nơi này là bao. Bọn chúng cướp tất cả những quần áo
lành lặn mà chúng tôi đang mặc trên người. Khi thấy chúng tôi trần
truồng, trông khó coi qúa thì chúng bèn vứt cho chúng tôi vài cái quần
đùi, vài cái áo rách rưới và hôi hám, và vài khăn quàng của người Miên.
Lúc ấy, chúng tôi thấy cái chết trước mắt,
không còn cách gì mà đến được biên giới nữa rồi. Chỉ còn một hy vọng
mong manh làkhi bọn hắn đã lấy khá nhiều vàng, đồng hồ và quần áo rồi,
chắc là chúng sẽ tiếp tục dắt mình đi nữa.
Khoảng 7:00 giờ tối, bọn cướp bèn dùng đèn
pin dắt chúng tôi đi tiếp độ hơn nửa cây số. Đến một lộ đất, chúng nói
gạt chúng tôi rằng chỉ còn có hai cây số nữa là đến trại của quân Kháng
Chiến chống Cộng sản Việt nam, đó tức là lực lượng Para. Nghe như vậy,
chúng tôi rất nôn nóng và thèm khát được đến đó vô cùng.
Khi vừa ra khỏi lộ đất thì bọn chúng tắt
đèn và rút lui mất dạng hồi nào mà chúng tôi không hay biết. Chỉ còn
mười người chúng tôi tiếp tục lần mò đi theo hướng mà chúng đã chỉ. Đi
độ chừng một cây số thì con tôi là cháu Tiến bị xỉu ngay tại chỗ mà
không còn đi được nữa. Có lẽ Tiến bị xáo trộn tinh thần qua việc bị cướp
bóc mà xỉu.
Tôi bèn yêu cầu cả đoàn ở lại nghỉ mệt để
chờ con tôi bớt mệt rồi cùng đi tiếp. Ban đầu, bọn họ làm thinh. Sau đó,
họ bàn bạc và quyết định để ba cha con tôi ở lại, còn họ đi tiếp vì họ
không thể vì một người xỉu để mà ở lại hết.
Thế là họ chào chúng tôi và tiếp tục lên
đường vào lúc độ 9:00 giờ tối. Buồn tủi và bàng hoàng, ba cha con tôi
đành ở lại vì không còn đi được nữa. Chúng tôi đi sâu vào trong rừng,
rồi đạp cỏ tranh dẹp xuống để làm thành một chỗ mà nằm ngủ tạm. May là
không bị rắn cắn trong đêm ấy.\
Đêm đó, tôi sợ hãi mà không dám ngủ, trong
khi hai cậu con trai của tôi ngủ say và ngáy vang trời. Vốn là sĩ quan
của chế độ VNCH, tôi đã biết cách di chuyển ở những vùng biên giới nguy
hiểm. Lại nữa, tôi nghĩ rằng nơi đây là vùng ranh giới, nơi có nhiều lực
lượng quân sự khác nhau như quân đội của Cộng Sản Việt nam, của Cộng
Sản Miên, của lực lượng Kháng chiến, và của Khmer Đỏ tức là Pol Pot.
Ngoài ra, còn có lực lượng du kích hoạt động về đêm và cả dân buôn lậu
nữa.
Chính vì tính cách đa dạng và nguy hiểm của
vùng biên giới, bởi bất cứ lực lượng nào cũng có thể bắn mình nếu họ
khám phá ra có bóng người di chuyển. Vì vậy tới đây, ta không thể di
chuyển ban đêm được nữa, mà phải di chuyển vào ban ngày để bảo đảm sự an
toàn hơn.
Sẵn dịp Tiến bị xỉu, tôi phải chờ đến lúc
rạng đông có mặt trời lên để biết hướng tây mà đi. Tôi nghĩ mình cứ chực
chỉ hướng tây thì thể nào cũng đến được biên giới Thái. Lúc ấy tôi cũng
chưa biết gì về lực lượng lính Para cả.
Sáng 10 tháng 4, năm 1980, lúc đi dọc
đường, chúng tôi thấy từ xa có đoàn xe bò từ biên giới về, nên cha con
tôi lại nhảy vào bụi rậm để trốn núp. Đoàn xe đi ngược lại hướng chúng
tôi đang đi. Khi họ đi qua, chúng tôi thấy trên xe bò chỉ có đàn bà và
con nít chứ không có vũ khí. Biết họ chỉ là dân lành nên tôi cũng yên
tâm. Tuy nhiên chúng tôi cũng chờ họ đi qua một đoạn khá xa rồi mới đi
tiếp nữa.
Vì thế nên chúng tôi đi rất lâu. Độ một tiếng sau, tôi quay lại dặn hai con:
- Ba đã lớn tuổi rồi có chết cũng được,
không sao cả. Còn hai con còn trẻ, chết sớm tội nghiệp lắm. Bây giờ ba
đi trước, còn tụi con đi sau khoảng vài trăm thước. Nếu thấy ba bị bắt
thì tụi con phải nhảy vào rừng trốn ngay, chứ để bị bắt chung cũng không
có lợi gì. Rồi từ từ, các con đi sau. May ra thì cũng tới nơi!
Các con tôi không chịu, chúng sợ tôi đi một
mình nguy hiểm nên chúng cứ đi theo sát tôi. Vì thế tôi lại càng phải
cẩn thận hơn. Đi độ một lúc nữa, chúng tôi vì khát qúa mà lại ở trong
rừng khô, không có nước, nên chúng tôi phải đi tiểu vào bi đông để uống
lại nước tiểu của mình.
Một chập, chúng tôi thấy bóng năm, sáu
người đi bộ từ đàng xa. Họ đang gánh một cây sào dài, trên đó có bao
gạo, sô nước và đồ dùng. Chúng tôi lại trốn núp chờ họ đến gần. Biết
chắc là nếu gặp họ thì cũng không có gì nguy hiểm, nên tôi bèn nhảy ra
chận họ lại để xin nước uống. Ban đầu họ nghi ngờ tôi, mà tôi cũng sợ
họ.
Sau họ thấy tôi ra dấu muốn xin nước uống,
họ liền cho tôi uống ngay. Tôi bèn đổ bi đông nước tiểu để xin họ cho
một bi đông nước uống. Họ cũng vui vẻ cho tôi nước. Trông họ rất thật
thà và tử tế, khác hẳn với những người Miên cầm quân và những kẻ dẫn
đường đã cướp hết của cải của chúng tôi. Lũ người kia thật là ác độc và
tham lam.
Vừa khi ấy, hai con trai tôi lững thững từ trong rừng bước ra. Tôi đưa tay chỉ con đường phía trước và hỏi họ:
”Xiêm?”
Họ bèn gật đầu và hỏi tôi xem phía sau lưng
tôi có Bộ đội Việt Nam hay không? Họ nói được bốn tiếng ”Bộ đội Việt
Nam” bằng tiếng Việt. Chúng tôi hỏi đường rồi tiếp tục đi nữa.
Đi chừng vài cây số thì đau đớn thay, chúng
tôi thấy xác chết của bảy người bạn đồng hành trên chuyến đi ấy. Đây là
những người bạn đã từ giã chúng tôi để ra đi đêm hôm trước. Họ bị giết
chết bằng súng vì chỉ nhìn các vết thương của họ, chúng tôi cũng đoán
được.
Thường thì người Miên giết người bằng giáo
mác hay dao búa, nhưng bảy người này bị bắn chết. Có lẽ họ bị một trong
các lực lượng chiến đấu bắn chết. Nạn nhân không nằm gần nhau: Bốn người
thì nằm cách gần nhau, còn ba người kia thì nằm chết cách xa đó độ hai
trăm thước. Có lẽ họ đã chạy được mà bị đuổi theo để bắn chết.
Tôi không thể gom họ lại và chôn xác họ
được, mà chỉ biết van vái cho họ giúp chúng tôi đến nơi chốn bình yên.
Chỗ họ chết chỉ cách biên giới Thái chừng mười lăm cây số mà thôi! Ôi,
giá của tự do qúa đắt! Họ đã trả giá bằng chính mạng sống của chính
mình! Định mệnh thật đáng sợ. Tôi chợt nhớ đến số phận mình. Nếu Tiến
không xỉu đêm ấy, chắc ba cha con tôi cũng chịu chung số phận bất hạnh
như họ rồi.
Thế rồi chúng tôi lại đi tiếp, mỗi lần gặp
những người đi ngược chiều với mình, thì đó là những người đi buôn lậu
và xin gạo từ Miên về, là chúng tôi hỏi tiếp đường đi. Đến khoảng 10:00
giờ sáng thì chúng tôi gặp một người đàn ông Miên đang đi ngược chiều
với chúng tôi, tay anh ta cầm chiếc búa đẽo cây.
Một điều lạ lùng là khi anh ta thấy chúng
tôi thì vội xoay người lại để đi cùng chiều với chúng tôi. Dáng vẻ anh
như đang suy tính điều gì quan trọng. Chừng như anh ta là quân thám
thính và đang muốn trở về báo cáo với cấp trên về sự hiện diện của ba
người lạ mặt là chúng tôi. Lúc ấy, chúng tôi sợ hãi vô cùng. Muốn chạy
mà chạy cũng không được. mà muốn trốn thì sợ họ nghi. Tôi còn một niềm
hy vọng là sớm gặp các lực lượng binh sĩ chống Cộng.
Đi khoảng nửa cây số thì tôi gặp một đám
lính tóc dài, mặc quần áo dù rằn ri như quân phục của Quân đội VNCH ngày
xưa. Tôi mừng thầm vì nghĩ rằng họ là lực lượng chống Cộng Sản, tức là
đồng minh của mình. Bọn họ chận chúng tôi để lục xét tiền bạc và quần
áo. Con trai tôi là Nhân còn giữ được một miếng vàng nhờ nó kẹp giữa bó
vải bó cái chân bị sưng phồng.
Thế là họ cướp miếng vàng ấy và dặn chúng
tôi khi vào trong trại Para thì không được khai là đã bị họ cướp vàng.
Nếu khai đã bị họ cướp thì họ sẽ giết chúng tôi ngay. Cũng may là chúng
tôi còn chút vàng để cho họ cướp thì họ mới cho đi ngay. Còn nếu không,
chúng tôi không biết sẽ bị đối xử ra sao.
Sau đó, đám lính Para này cho chúng tôi vào
trại Para. Tại văn phòng của lực lượng nàycó một vài người biết nói
tiếng Anh và tiếng Pháp. Họ vặn hỏi lý lịch của chúng tôi. Họ còn hỏi
xem chúng tôi có thân nhân ở nước ngoài không. May cho tôi là xấp giấy
tờ tùy thân còn nguyên vì bọn cướp đường không thèm lấy. Họ lục coi từng
chữ một, xong họ cho chúng tôi ra ngồi phía trước văn phòng. May là tôi
có thân nhân ruột thịt ở Mỹ quốc nên họ cũng không đối xử tử tế hơn với
chúng tôi.
Sau đó, họ cho chúng tôi ra ngoài bụi tre.
Tại đây tôi gặp gia đình ông Mỹ là bốn nguời, gia đình ông Nê là bốn
người, anh em anh Hoà, anh Trung, vợ chồng anh Cho, vợ chồng anh Vĩnh
(gia đình Kim Hà). Còn cô Oanh đến trước và bị nhốt ở trại bên kia. Cô
ta tới trại lúc 12:00 giờ khuya.
Tại đây, nhóm lính Para phát gạo cho dân tị
nạn ăn và cho muối để làm thức ăn. Sau đó, khoảng ba, bốn giờ chiều, cả
đoàn tị nạn gồm ba mươi tư người được đưa qua nhà thương Non Chan.
Lực Lượng Para
Lực lượng Para nằm ngay biên giới Thái và
Cambodia. Họ là lính vô kỷ luật. Dù có tinh thần chống Cộng nhưng sức
yếu, chống không nổi Cộng Sản Việt và Cộng Sản Cambodia.
Ở chiến khu, họ tìm quỹ tiền bạc để sống
bằng cách chận những người buôn lậu từ biên giới Thái Lan về để cướp
của. Họ còn chận bắt những người tị nạn Việt Nam để bắt bớ, cướp của,
hãm hiếp và giết hại.
Đương nhiên ở tại vùng biên giới, họ là
ngưỡng cửa để chận cả hai bên mà ăn cuớp. Xong xuôi, họ còn bắt giữ dân
tị nạn Việt Nam lại để làm gia mặc cả và đòi hội HTTQT nếu muốn cứu dân
tị nạn thì phải trả cho họ khoảng 5 tạ gạo cho mỗi đầu người dân tị nạn.
Lực lượng kháng chiến Para vì chuyện chận
bắt người buôn lậu và người Việt tị nạn để cướp của, hãm hiếp và giết
hại. Nên từ đó, những người đứng đắn và có chính nghĩa ở trong Mặt Trận
Giải Phóng Quốc Gia Cambodia đã rút lui hết. Chỉ còn lại toàn phường đầu
trộm đuôi cướp mà thôi.
Nhân số của lực lượng này chỉ độ năm trăm
người lính vô kỷ luật, toàn là quân ăn cướp và sát nhân. Những lần đụng
trận với Cộng Sản Việt Miên thì họ đều bị đánh bật ra, phải tràn qua
Thái Lan và nhờ lính Thái đánh trả lại lính Cộng sản.
Có thể nói lực lượng Para là những con thú
dữ chống Cộng Sản. Họ phải tự tìm phương kế sinh sống nơi biên giới bằng
cách cướp của giết người.
Hãy thử tưởng tượng năm trăm con người
chiến đấu ở vùng biên giới. Trước mặt và sau lưng đều có kẻ thù: Lực
lượng Khmer Đỏ Pol Pot và lực lượng Cộng Sản Việt Nam. Nếu họ không được
tài trợ và nuôi đưỡng đầy đủ thì họ làm gì để sống và để duy trì cơ sở
căn bản của mặt trận của họ. Tuy nhiên, họ đã đối xử độc ác với những
người tị nạn Việt Nam đi ngang qua căn cứ địa của họ. Họ sống ở trong
rừng, thiếu thốn mọi nhu cầu, kể cả nhu cầu sinh lý. Vì thế họ đã làm
bậy bằng cách hãm hiếp các phụ nữ của dân tộc khác.
Những thanh niên Para này lại ít học và ngu
dốt. Sau khi đã cướp của, hãm hiếp và giết người, họ sợ tiếng xấu loan
truyền ra ngoài. Vì thế, họ phải giết người để ngăn tiếng xấu. Ai ngờ
tiếng xấu cũng vẫn lọt ra và làm cho giá trị mặt trận thấp kém và mất uy
tín đi.
Lực luợng Para muốn mua lòng dân chúng
Miên. Họ dùng dân tị nạn Việt nam để đổi lấy số gạo từ hội HTTQT, nhưng
phát gạo cho dân chúng Miên. Hễ dân Miên nào đói khổ, tới xin gạo thì họ
đều cho gạo để mang về nhà ăn. Cũng nhờ vậy mà dân Miên lên xin gạo, để
rồi người tị nạn Việt mới có lối đi vượt biên.
Người dân Miên đi xin gạo có hàng đoàn dài,
đa số đi bằng xe bò. Có người đem dân tị nạn cho Para để nhận thêm phần
gạo đem về. Số này cũng không nhiều vì có truờng hợp nhiều người tị nạn
bị dân dẫn đường bỏ rơi dọc đường.
Lực lượng Para là một nhóm quân lính ở
trong rừng rú, không văn phòng, không kỷ luật. Người lính thì bản chất
còn man dại, mang thú tính, không văn hóa và không có sợ răn dạy.
Người tị nạn Việt nam nếu muốn tới nơi
thành công thì cũng phải dùng tất cả mưu trí và sự chịu đựng. Sự cực khổ
càng nhiều thì càng chứng tỏ mức độ thông minh và mưu trí của người tị
nạn. Mình còn sống đây là vì đã biết chịu đựng nhịn nhục vô cùng. Mình
nhịn còn nhiều hơn là ”Hàn Tín luồn trôn”. Đôi khi luồn trôn vẫn còn qúa
dễ hơn là những người tị nạn phải chịu nhục nhã bởi sự đàn áp và hành
hung của lính Para.
Nguyên nhân nào làm cho lính Para trở thành
bọn cướp đường hung ác? Ta hãy nhìn lại qúa trình lịch sử của đất nước
Cambodia. Sau năm 1975, dân tộc họ bị Pol Pot tàn sát khoảng hai, ba
triệu người. Sau đó vào năm 1979, Việt Cộng xâm lăng Cambodia và áp đặt
chính phủ bù nhìn lên dân tộc Cambodia.
Vì thế bọn Para đã chống đỡ hàng ngày, quen
thói giết người. Họ giết người theo luật rừng xanh, không cần tòa án.
Họ tập trung năm, sáu trăm người gan lì nhất, những kẻ chấp nhận cái
chết và sự giết chóc. Họ giết người mà không bị ở tù.
Người Miên lại có mối thù truyền kiếp với
dân tộc Việt Nam. Vả lại, người nào trong đám đó hầu như cũng có một
tiểu sử thù hận nên mới ở lại trong rừng để chiến đấu. Nếu không thì họ
đã đi làm ruộng hay đi tị nạn như một số dân Miên khác.
Trại Tị Nạn Non Chan
Tại trại tị nạn Non Chan, chúng tôi được
ban đại diện trại phát cho sáu tấm ni lông xanh để căng lều và ngủ chung
với nhau. Hội HTTQT là những người can đảm và đầy lòng bác ái. Trong
những nhân viên người Mỹ, Hoà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ và Pháp thì cô Denyse
Betchov là người can đảm và dũng cảm, lai có lòng thương yêu người yếu
kém.
Khi ở trại Non Chan, tôi vì già nên được
miễn lao động, còn hai con tôi phải làm lao động cho lính Para. Họ đánh
đập dân tị nạn, như trường hợp anh B. bị họ đánh đập khi anh ấy đang bị
bịnh.
Cũng may là trong nhiều đêm chúng tôi ở Non
Chan, nếu giả sử có một đêm mà Cộng Sản tấn công vào Non Chan, chắc
chắn lính Para đã giết sạch sáu trăm người tị nạn Việt Nam rồi. Lúc ấy
đúng là giai đoạn thập tử nhất sinh.
Khoảng trung tuần tháng 4 năm 1980, khi
chúng tôi còn ở trại tị nạn tạm thời ở Non Chan, hội HTTQT đã đem một
trăm bốn mươi chiếc xe vận tải để chở gạo đến tại Non Chan. Lúc ấy, gần
sáu trăm người tị nạn Việt Nam ngồi trong vòng rào ngó ra. Lòng ai cũng
mừng khấp khởi vì tưởng là những xe ấy, sau khi đổ gạo xuống sẽ di
chuyển chúng tôi đến trại tị nạn ở trên đất Thái Lan.
Lính Para kiểm soát số gạo xong thì hứa với
hội HTTQT là sẽ cho người tị nạn đị đến trại tị nạn trên đất Thái. Tuy
nhiên, chúng lại giở quẻ và đi tìm bắt phụ nữ tị nạn để hãm hiếp. Bọn
chúng giở trò đánh đập và cô lập người tị nạn, không cho bất cứ người
nào được buớc chân ra khỏi vòng rào của trại Non Chan, dù là để đi phóng
uế hay tìm nước uống. Ai cãi lại đều bị đánh bằng roi.
Để đối phó với tình hình khẩn trương đó,
ban đại diện cử trên mười người họp nhau ở một khu lều xanh để tìm cách
đối phó. Vào đêm 20 tháng 4, năm 1980, có chừng trên mười người trong
nhóm lính Para đã đến khu lều phụ nữ và con nít để tìm bắt cô Phụng
Tiên, một cô gái đẹp người Hoa để đem về cho người chỉ huy tư lệnh của
lực lượng Para hãm hiếp.
Mười mấy anh em uy tín, trong đó có tôi,
bèn bàn nhau để đối phó. Có anh đề nghị là nên hy sinh cô Phụng Tiên để
mà cứu lấy gần sáu trăm người tị nạn khác. Nhưng có anh lại bàn rằng nếu
mình nhượng bộ, chúng sẽ đòi được cô ta, rồi chúng sẽ tìm bắt hết các
phụ nữ trong trại để làm nhục. Vì thế thì phải chận ngay từ đầu.
Thế là cô Phụng Tiên được dấu trong bao
gạo. Họ lục xét không tìm được cô ta, nên họ giở trò đòi bắt sáu anh em
trong ban đại diện là những người biết tiếng Miên, Anh và Pháp ra để bắn
chết, trong đó có cả anh Vinh. Các anh ấy sợ qúa chạy trốn, chỉ có hai
anh giả bộ đánh lộn để đánh thức tất cả mọi người và yêu cầu họ la lên
đồng loạt.
Khi bọn chúng tiếp tục lôi kéo tìm các phụ
nữ khác thì tiếng la khóc của những người bị bắt nổi lên, rồi cả trại
cùng đồng thanh la lên một giọng. Bọn Para tức giận vô cùng. Chúng chỉa
súng đòi bắt tất cả những người mà chúng nghĩ là giật giây. Tất cả bà
con lại la lên nhiều lần. Cuối cùng, bọn chúng đành phải hậm hực rút
lui.
Đến sáng hôm sau, ngày 21 tháng 4 năm 1980,
lúc 8:00 giờ sáng có một xe cứu thương của người Nhật Bản đến trại cấp
phát thuốc men cho dân tị nạn. Một số người trong ban đại diện yêu cầu
nhóm ấy can thiệp để cứu dân tị nạn. Nhưng họ trả lời là họ không có
quyền hạn để làm việc ấy.
Khoảng 11:00 giờ trưa hôm đó, cô Denyse
Betchov, nhân viên hội HTTQT lọt vào trại. Cô ta dùng máy truyền tin của
xe cứu thương Nhật Bản để liên lạc với Thái Lan và xin được phép đưa
gần sáu trăm người tị nạn đi vào lãnh địa Thái Lan. Sau đó, các vị chỉ
huy của hội HTTQT đều có mặt để săn sóc dân tị nạn. Suốt ngày ấy, dân tị
nạn không được phép ra ngoài lấy nước. Vì thế, nhân viên hội HTTQT ở
vùng biên giới phải lái xe chở nước đến cho đồng bào tị nạn uống.
Cuối cùng, vào khoảng 5:00 giờ chiều có
khoảng chín xe vận tải đến đón dân tị nạn. Bà con mừng rỡ dọn dẹp trại
sạch sẽ rồi sắp hàng trật tự để được lên xe. Đến khoảng 5:00 giờ chiều,
mọi nguời mới lên xe hết. Xe bắt đầu chuyển bánh và đi về hướng tây bắc
để đến trại NW 9.
Trại Tị Nạn Nw 9
Đoàn sáu trăm người này do anh Vinh làm đại
diện gọi là trại B. Khi đến trại NW 9 thì ở nơi đó chỉ là một rừng cây,
có rải rác vài tấm lều ni lông xanh của lính Thái canh gác. Tại đó có
ba trăm người tị nạn vừa ở Non Samet đến vào ba ngày trước. Đoàn ba trăm
người này gọi là trại A, do anh PNB làm trưởng trại. Anh B. là cựu
trung úy, rất giỏi Anh văn.
Khi chúng tôi đến nơi thì được anh B. và ba
trăm người tị nạn đến trước ra chào đón. Họ cũng đã cất một số lều, nấu
cơm nóng và cá hộp để đón chúng tôi. Sau đó, cứ mỗi ba người lại được
phát một tấm vải ni lông màu xanh để trải ra ngủ tạm trên đất đầy cỏ và
cây cối. Cũng đêm ấy, một con rắn bò qua tay cô Oanh. Cô này hốt hoảng
la hét lên, thế là cả trại cũng hốt hoảng hét to theo.
Lúc đầu, ông George Verheil, nhân viên hội HTTQT đã chuyển lời của viên đại úy TháiLan có tên là Viroj để dằn mặt chúng tôi:
“Các bạn được ở tạm đây và được coi như là
những người nhập cư bất hợp pháp. Cuộc sống của các bạn sẽ không có ai
bảo đảm. Các bạn không được đi ra khỏi giao thông hào chống chiến xa ở
trước trại, cũng không được đi ra khỏi vòng dây giới hạn làm vòng rào.
Nếu ai cãi lệnh sẽ bị xử bắn ngay.”
Các binh lính Thái Lan thì đóng rải rác
ngay chung quanh trại này. Từ tháng 4 năm 1980 đến tháng 6, năm 1980,
không có phái đoàn nào tiếp đón chúng tôi.
Đến tháng 6 năm 1980, viên đại úy Thái là Viroj cho biết là nếu đến ngày 31 tháng 7, năm 1980 mà không có phái đoàn nước nào nhận chúng tôi thì tất cả mọi người sẽ bị đuổi về lại biên giới Thái và Cambodia, chứ không được ở nơi đây nữa.
Đến tháng 6 năm 1980, viên đại úy Thái là Viroj cho biết là nếu đến ngày 31 tháng 7, năm 1980 mà không có phái đoàn nước nào nhận chúng tôi thì tất cả mọi người sẽ bị đuổi về lại biên giới Thái và Cambodia, chứ không được ở nơi đây nữa.
Ban đại diện và các thân hào, nhân sĩ bèn
họp nhau quy tụ những người giỏi sinh ngữ để viết thư cho ba mươi bốn
nơi trên thế giới để xin cầu cứu. Chúng tôi viết thư đến các chính quyền
Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp và Anh, kể cả việc việt thư cho Đức
Giáo Hoàng Gioan Phaolo II ở La Mã, Ý và Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng.
Sau đó, chúng tôi họp tất cả khoảng ba ngàn
người tị nạn trong trại NW 9, đọc cho họ nghe và xin thêm ý kiến. Rồi
chúng tôi nhờ nhân viên hội HTTQT là ông Leon de Riedmatten chuyển thư
đi.
Vì tuyệt vọng và lo sợ bị trả về biên giới
rồi sẽ bị nhóm lính Para, Pol Pot hay Việt cộng bắn giết, hãm hiếp và bỏ
tù, nên một số chúng tôi trong ban đại diện đã bàn với nhau để thống
nhất một kế hoạch chung, chuẩn bị nếu người tị nạn bị trả về vùng biên
giới sôi động.
(Lúc ấy, các người đàn ông và thanh niên
chúng tôi sẽ trở về đầu quân cho cho quân Kháng Chiến chống Cộng Sản của
người Cambodia. Sau khi được phát súng để chiến đấu, chúng tôi sẽ tìm
đường vượt biên giới Thái, đi về hướng đông nam của đất Thái, lấy tàu bè
của của dân Thái để vượt biển lần nữa đi đến Mã Lai hay Singapore. Lý
do là vì lúc ấy đâu còn tiền để mua thuyền được. Có thể vào giờ cuối,
chính quyền Thái vì lý do nhân đạo sẽ chỉ cứu vớt những gia đình có con
nhỏ. Còn đám đàn ông, thanh niên như chúng tôi thì luôn chịu sự thiệt
thòi.)
Sau đó một tháng thì có một phái đoàn của
vị thứ trưởng bộ Ngoại Giao Mỹ đến thăm trại chúng tôi. Tất cả dân tị
nạn trại NW 9 mừng rỡ vô cùng vì nghĩ rằng trại sắp được giải quyết.
Khoảng hai tuần lễ sau thì có một danh sách gồm một trăm bốn mươi mốt
người được phái đoàn Mỹ chấp nhận cho rời NW 9 để đến trại Panatnikhom ở
sâu trong nội địa Thái, gần Bangkok.
Vào giờ chót, chính quyền Thái Lan gạt ra
một số người để buộc họ ở lại, chỉ còn hơn một trăm người được tiếp tục
đi. Trong số người bị gạt lại đó có tên ba cha con tôi vì chúng tôi
không có trẻ con và phụ nữ.
Khi chúng tôi đến trại NW 9 thì nhân số vào
khoảng chín trăm người. Nhưng khi chúng tôi rời trại thì nhân số lên
đến ba ngàn người. Dân tị nạn đến rải rác hàng ngày và đều do xe của hội
HTTQT chở đến từ các trại thuộc quyền kiểm soát của Para và Pol Pot.
Mỗi ngày người tị nạn đến chừng vài ba chục người. Lúc ấy có tôi, ông C.
và anh H. làm giấy tờ lý lịch (Tracing cards) cho những người mới đến.
Sau khi bị gạt tên trong danh sách, mãi đến
hai tháng sau, gia đình tôi mới được đi tới trại Panatnikhom. Chúng tôi
còn phải qua trại Galang ở Indonesia cho đến ngày 10 tháng 7, năm 1981
mới được đặt chân lên Oakland, San Francisco thuộc tiểu bang
California.”
Lê Tấn Lý
HOA QUỲNH
Hoa QuỳnhEpiphyllum
***Sự tích hoa QuỳnhTùy Dạng Đế là ông vua vô đạo của Trung Quốc. Một đêm, ông vua này nằm mơ thấy một cây trổ hoa rất đẹp. Cũng đúng lúc đó, trước cửa ngôi chùa cổ kính Dương Ly tại thành Lạc Dương, tỉnh Dương Châu, có một luồng sáng rực lên như lửa cháy, nhưng không gây mùi khét mà tỏa hương thơm sực nức.Sáng hôm sau, dân chúng bàng hoàng khi thấy gần giếng nước trong sân chùa mọc lên một cây hoa lạ, trên ngọn trổ một đóa ngũ sắc với 18 cánh lớn ở phía trên, 24 cánh nhỏ ở phía dưới. Mùi hương của loài hoa này thơm ngào ngạt bay tỏa khắp nơi, lan xa đến ngàn dặm. Dân chúng lấy tên của một loài ngọc quí là Quỳnh 瓊 để đặt tên cho hoa: Quỳnh hoa 瓊花.Được tin hoa đẹp, Tùy Dạng Đế liền quyết định tuần du Dương Châu để thưởng ngoạn. Nhưng khốn nỗi khi thuyền rồng của nhà vua chưa cập bến Dương Châu thì cũng là lúc bông hoa quỳnh đẹp kia vừa độ rụng cánh sau trận mưa lớn. Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa song chỉ còn thấy trơ vơ cánh hoa úa rũ, tan tác. Tức giận, nhà vua ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi. Từ đó loài hoa quỳnh không nở ngày và không thơm cho khắp thế gian nữa. Nó chỉ khiêm nhường nở về đêm và chỉ dành cho những tâm hồn thanh tao biết đợi chờ.Khi bạn nhận hoa Quỳnh từ tay một người khác có nghĩa rằng người đó rất tôn trọng bạn và yêu quý bạn, người đó hy vọng bạn có thể chờ họ.
***
No comments:
Post a Comment