ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
Lời dặn nhau
Nguyễn Lân Thắng viết cho RFA từ VN
2013-11-04
2013-11-04
Trở về nhà trên xe của bộ Công an sau 18 tiếng "làm việc" cùng cơ quan an ninh, tôi đã có một cuộc tranh luận nho nhỏ ngoài biên bản với các chiến sỹ an ninh về tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, chuyện trao Tuyên bố 258... Chuyện thì cũng vui vui thôi, nhưng đến cuối cùng chị T cục A67* nhắc nhẹ: "...Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện khác nhé..."
Công an ngăn chặn người dân biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 22/7/2012.
AFP photo
Lời dặn dò cuối cùng cứ văng vẳng trong đầu làm tôi suy nghĩ mãi,
không biết lời dặn này có phải là có ý cho phép tôi cứ nói đi, còn làm
nên dè chừng...??! Có một câu chuyện vui thế này: "Cả thế giới đều
phải kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ
người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc
vì Trung Quốc không nói mà làm. Nhưng rồi tất cả chúng nó sợ ai??? Xin
thưa, sợ nhất Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…".
Nói đùa thì là như vậy, nhưng nói thật, tôi vẫn nhớ như in khẩu hiệu
"Người cày có ruộng" năm xưa và hình ảnh đám lính mờ mờ cầm khiên đi
cưỡng chế đất trên cánh đồng Văn Giang năm 2012. Tôi không thể quên lời
hát "có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn..." và hình ảnh đám trẻ con dân
oan nheo nhóc ngoài vườn hoa hôm nay. Hôm trước thì trên Facebook có bạn
nào đó nhắc lại chuyện năm 2010, một vị "tứ trụ" khẳng định tập đoàn
Vinashin năm 2013 sẽ có lãi... Cách đây mươi ngày, tập đoàn này lặng lẽ
quay về mô hình tổng công ty, và nợ thì chưa biết sẽ thế nào!
Tôi bối rối lắm, trả lời phỏng vấn mấy đài quốc tế rõ ràng rồi mà
nhiều bạn bè Facebook cứ trách móc, sao ông chẳng lên tiếng gì nữa, hay
là ông đã có thỏa thuận gì chăng? Hình như họ muốn tôi phải hô to lên để
tố cáo chế độ, hét to lên để buộc tội chính quyền cầm tù tôi 18 tiếng
đồng hồ. Chuyện của tôi nhỏ lắm, đâu đáng nói bằng bao nhiêu việc oan
trái trên đất nước này.
Dù thế nào thì một điều rõ ràng là họ đã sợ. Họ sợ cả những điều tôi
và bạn bè đã nói và những việc chúng tôi đã làm. Họ rất quan tâm xem tôi
gặp ai, ở đâu, làm gì. Họ có thể tạm chấp nhận thả cho tôi tự do một
thời gian vì sức ép của truyền thông quốc tế và hoàn toàn có thể bắt tôi
trở lại bất cứ lúc nào mà họ muốn bằng những bản án nặng nề. Vâng, tôi
biết... Tôi biết quá rõ những bản án trước đây cho những con người, chỉ
vì muốn nói, muốn hát, hay muốn gửi gắm khát vọng vào thơ ca mà phải trả
giá bằng cả cuộc đời trong tù ngục. Tôi biết quá rõ những điều tôi nói,
những việc tôi làm mà chỉ bị câu lưu thế này là một sự "nhân nhượng"
không hề nhẹ...
Cảm ơn các anh chị đã lắng nghe và ghi chép tỉ mỉ từng
lời nói của tôi, ít ra ta đã được nói với nhau một lần sòng phẳng. Nhưng
có lẽ các anh chị vẫn tiếc là bằng ngần ấy thời gian, nhưng chẳng thể
thuyết phục gì ở tôi... và tôi thì cũng tiếc, tiếc là tôi nói còn kém
quá, chắc là anh chị cũng chẳng thay đổi được chút gì. Tôi biết công
việc của các anh chị vất vả vô cùng, phải có một tình yêu và niềm tin
mãnh liệt thế nào thì các anh chị mới ngày đêm làm việc như thế được.
Nhưng xin các anh chị hãy hiểu, những gì tôi nói, những việc tôi đã làm
cũng chỉ vì có những kẻ đáng ra phải làm được những gì như đã nói, đáng
ra phải biết xấu hổ trước nhân dân... họ đã tự tước bỏ niềm tin từ tôi
và bao nhiêu người khác nữa mất rồi.
Là những người có trọng trách trong ngành an ninh, chắc hẳn các anh
chị được đào tạo bài bản và biết rất rõ về Karl Marx. Mộ của Karl Marx
nằm trong nghĩa trang Highgate tại London vì ông đã sống lưu vong và qua
đời tại đây. Đó là một nghĩa trang rất thanh bình với những kiến trúc
Gothic tuyệt đẹp thời Victoria. Là cha đẻ của chủ nghĩa xã hội, trên bia
mộ của ông có khắc một dòng chữ rất nổi tiếng: Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!** Nhưng ít người để ý bên dưới tấm bia này còn khắc một dòng chữ khác: Nhà triết học chỉ cố gắng kiến giải thế giới theo nhiều cách khác nhau, nhưng điều quan trọng là phải cải tạo nó.***
Tôi thì không có tham vọng cải tạo thế giới. Tôi chỉ muốn làm làm gì
đó để người nông dân mình không còn bị mất đất, trẻ em chúng ta không bị
tiêm chủng nhầm thuốc co giãn tử cung và ngư dân ra biển của mình đánh
cá mà không phải lạy thằng Tàu... Tôi không đánh giá cao kết quả thực
tiễn những lý thuyết của ông Marx, nhưng tôi sẽ nghe ông ấy về chuyện là
phải hành động. Chỉ nói không thôi chưa đủ giải quyết vấn đề.
Tôi là người vô thần, tôi tôn trọng niềm tin hay tín ngưỡng của người
khác. Nhưng nếu bắt tôi phải tin vào những điều mà tôi không phục, bắt
tôi phải yêu những điều mà tôi ghét... thì không bao giờ các anh chị
nhé!
Chào thân ái và quyết thắng!
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
_________________________
* A67: Cục Bảo vệ chính trị VI (Chống khủng bố, phản động trong nước)
** Workers of all lands, unite
Những nghệ nhân chạm khắc tại vỉa hè Hà nội
RFA
*** The philosopher have only interpreted the world in the various ways. The point however is to change it
Những người Hà Nội hoài cổ vẫn còn đâu đó giữa Hà Nội với một chút tiếc nuối về một thuở tàu điện leng keng, một không gian Hà Nội chầm chậm, mặt hồ liễu rũ, lòng người thanh tân, nếp sống thanh lịch…
Những nét đẹp ấy đã tan biến cùng sương khói thời gian, thay vào đó
là một Hà Nội pha tạp nhiều giọng nói, nhiều kiểu sống mới lạ và đặc
biệt là nhiều hành vi ứng xử khiến cho người gốc Hà Nội phải chau mày và
buồn tiếc một thời đã qua. Sự hiện hữu những người ngồi khắc con dấu,
khắc triện ở phố Hàng Quạt, giữa Hà Nội Ba mươi sáu phố phường, trong
một ý nghĩa nào đó, giống như ấn chứng về vẻ đẹp Hà Nội xưa.
Ở số 6, Hàng Quạt, Hà Nội, người ta vẫn không quên hình ảnh một vị
thầy giáo mắt đeo kính cận, dáng người phúc hậu, tính tình cởi mở, hòa
nhã.. . ngồi cặm cụi chạm khắc từng thớ gỗ. Thầy Phạm Ngọc Toàn, nói ông
là thầy giáo cũng đúng vì ông từng thế, mà bảo ông là nghệ nhân chạm
khắc cũng không sai. Là chủ cửa hàng Phúc Lợi, chuyên làm khuôn bánh,
khuôn oản, khuôn xôi và những con dấu, con triện.
Một không gian nhỏ, vừa đủ hai người ngồi trong một căn xếp nhỏ cũng vừa đủ treo một số
khuôn bánh in, khuôn xôi, khuôn oản các loại, một thầy, một trò, trước
mặt hai người là một chiếc làn đựng những con triện, con dấu bằng gỗ
thị, gỗ lekima với nhiều hình ảnh sinh động như mười hai con giáp, bộ
lân long qui phụng, tháp Rùa hồ Gươm, tháp Bút Hồ Gươm, Hồ Tây, những bộ
truyện tranh ngộ nghĩnh dành cho tuổi đồng dao.
Anh Phạm Ngọc Toàn kể về công việc của mình:
“Năm nay chú gần 60 rồi, trước đây thì chú đi học, đi dạy học, nhưng
sau đói quá, không ăn thua sau về làm cái này. Chú ngồi đây từ năm 1993,
nhưng mà cái chất nghề thì đã từ bé rồi. Một ngày, ví dụ như những hình
phức tạp thì cũng được 3 – 4 cái, còn những hình này có thể nhiều hơn,
(hình những chiếc hoa đơn giản, hình 12 con giáp…) hình này theo thói
quen rồi, chứ còn cái này mình nghĩ, nó sinh động như hai đứa đi xe máy,
hai đứa chèo thuyền… thì được độ 3 – 4 cái. Nghề này là nghề gia
truyền, cũng mấy đời rồi, có ông tổ nghề, ở Hà Tây cũ. Cái trò này hay
lắm mà cái này vào Hội An là 150 ngàn đồng luôn!”
Với anh Toàn, dường như công việc của anh không dừng ở ý nghĩa kiếm
sống thường nhật và động cơ làm giàu bằng nghề này hoàn toàn không nặng,
dường như phía sau những ngày cặm cụi gọt giũa, cắt tỉa hình thù con
chữ, từng con mèo, on khỉ, con rồng… người làm công việc này đã ký thác
một chút Hà Nội xưa kiêu hãnh, lãng mạn và nồng ấm trong đường nét, thớ
gỗ. Có lẽ chính vì thế mà khi khắc xong giùm chúng tôi vài con dấu, thấy
đẹp quá, chúng tôi có nhã ý tặng thêm anh một chút tiền uống cà phê,
anh Toàn vui vẻ từ chối và nói với chúng tôi rằng niềm vui của anh nằm ở
chỗ chúng tôi thấy thích, thấy quí trọng những nét tinh xảo trên con
dấu, con triện chứ không phải ở khoản tiền nhiều hơn bình thường.
Các loại khuôn bánh in.
Các loại khuôn bánh in. RFAVì lẽ, một người Hà Nội đích thực rất coi trọng công lao động của
người khác, nó quí như chính công sức của mình. Lấy tiền vừa đủ với công
sức của mình cũng có nghĩa là biết quí trọng người khác đã lao động khổ
nhọc biết nhường nào để kiếm ra đồng tiền. Và có một điều nữa là những
ai biết quí trọng cái tên của mình cũng đồng nghĩa với chuyện biết quí
trọng danh dự, chữ Tín và chữ Nhân của mình, đôi khi, việc tự tìm thợ
khắc một con dấu để in vào uốn sách, ghi dấu khoảnh khắc và mang nó theo
suốt đời có ý nghĩa hơn rất nhiều so với chuyện đạt được một địa vị nào
đó, để ai đó mang con dấu đến cho mình đóng, xong việc, con dấu ấy lại
vứt đi và người ta chẳng biết tìm đâu ra người đóng dấu khi nhiệm kì đã
qua… Đó cũng là một triết lý vui của một người Hà Nội thâm trầm.
Lưu giữ nét xưa
Một khách du lịch tên Thời, người Đà Nẵng, cảm động chia sẻ với chúng
tôi rằng khi đến phố Hàng Quạt, nhìn những khuôn bánh in lưu dấu một
thuở xa xưa, thời mà kinh tế đất nước còn nghèo nàn, lạ hậu nhưng lòng
người thơm thảo, sống nghĩa tình ấm áp với nhau, thời mà cuối năm, mẹ
anh đi rang nếp, rang gạo, rang đậu xanh, còn gọi là đi chấy ngũ cốc,
mang về xay thành bột, rồi tối đến hong bột trên mái nhà hoặc trên chiế
ghế cao trước hiên để sương tháng chạp quyện vào, làm cho bột trở nên
dẽo thơm, sau đó trộn với đường bát cạo mỏng, vo bột cho đủ dẽo rồi in
thành từng hiếc bánh đủ các hình hài, từ đàn gà, đàn lợn cho đến nàng
tiên, chú cuội…
Cơn gió thị trường cuốn xô mọi thứ, nhưng đâu đó, một chút trầm lặng, một chút thanh khiết và một hút kiêu sa của những nghệ nhân có thu nhập thấp nhưng lại có đời sống tinh thần phong phú, nhẹ nhàng và hào sản lại làm cho Hà Nội trở nên huyền nhiệm, cổ độ và thấp thoáng dấu xưa của một thiên đường đã mất
Bánh in được hong trên lửa than cho dòn, thơm và được cất kĩ trong
hộp lót giấy trắng, đợi ngày cúng chạp, buổi giao thừa hoặc ngày đầu năm
mới mang ra mời người già nhâm nhi uống nước trà, mời trẻ nhỏ chút quà
đầu năm… Cái không khí ấy tuy đạm bạc nhưng rất đỗi hồn vía, mang mang
âm hưởng của bốn mùa và lòng người, hân hoan sắc xuân nhưng cũng sâu
lắng tâm hồn đất đồng khói rạ, nao nao tuổi đời và ý niệm thời gian.
Dường như những cảm giác ấy đã mất hẳn trong thời kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thay vào đó là một thị trường xô bồ,
cái Tết cũng cập rập, nhiều toan tính, mất đi sự tĩnh lặng, sâu thẳm
cuối năm. Thế rồi, giữa Hà Nội hiện đại, tốc độ và hào nhoáng, bắt gặp
những chiếc khuôn bánh bằng gỗ, ký ức xưa lại ùa về.
Một khách du lịch khác tên Phượng, chia sẻ với chúng tôi rằng lần nào
đi Hà Nội, chị cũng cố gắng ghé lại phố Hàng Quạt để khắc một con dấu
mang tên người thân hoặc bạn bè làm quà kỉ niệm. Cũng có người rất quí
món quà này, cũng có người nhận vì nễ mích lòng, bởi vì trong thời kinh
tế thị trường, tặng nhau một con dấu có đôi khi không được coi trọng
bằng tặng một tờ vé số. Thế nhưng, dẫu sao chị cũng tin rằng những món
quà tặng chứa tình cảm và sự hoài cổ của chị một ngày nào đó sẽ gợi nhắc
điều gì đó về tuổi thơ đã qua của những bạn bè thân.
Đặc biệt, chị
Phượng lấy làm hạnh phúc khi chị mang về tặng mẹ một chiếc khuôn bánh in
có hình lân, long, qui, phụng. Mẹ của chị rất thích món quà này bởi nó
gợi nhắc kỉ niệm ngày xưa cha chị đã tặng cho mẹ chị hồi mới quen nhau,
món quà ấy đã bị thất lạc trong những năm gia đình chị chạy trốn, vượt
biên mà không thành.
Những chiếc khuôn gỗ được chạm khắc ông phu với giá tiền xấp xỉ một
trăm ngàn đồng, những con dấu mang tên chủ nhân của nó với giá chưa tới
50 ngàn đồng, giữa một Hà Nội xa hoa, số tiền kiếm được của người thợ
chỉ xấp xỉ một trăm ngàn đồng đến hai trăm ngàn đồng mỗi ngày, trong một
góc phố nhỏ, chỗ ngồi cũng nhỏ, nhưng lại chứa cái bao la của thời
gian, ký ức và tâm hồn con người.
Có thể, không phải ai làm nghề khắc dấu, khắc triện và làm khuôn bánh
cũng quan niệm giống như anh Toàn, bởi cơn gió thị trường cuốn xô mọi
thứ, nhưng đâu đó, một chút trầm lặng, một chút thanh khiết và một hút
kiêu sa của những nghệ nhân có thu nhập thấp nhưng lại có đời sống tinh
thần phong phú, nhẹ nhàng và hào sản lại làm cho Hà Nội trở nên huyền
nhiệm, cổ độ và thấp thoáng dấu xưa của một thiên đường đã mất!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/wood-seal-caver-hanoi-11202013075248.html
Quảng Bình- mảnh đất của song kiệt
Một buổi chiều thu lãng đãng lang thang, tôi ghé lại một ngôi thiền
viện ở Cali. Viện nằm trên mô đất cao thoai thoải nhìn ra một con lộ
nhỏ uốn quanh. Thiền viện vốn là chi nhánh của Trúc Lâm, do một vị tăng
thống trong nước chuẩn y và giúp đỡ về đào tạo tăng sĩ. Cảnh trí yên
lặng tĩnh mịch đến hơi rợn người. Tôi chọn ghế đá dọc theo lối lên chùa
để ngồi nghỉ mệt.
Cảnh vọng viễn hướng tâm như vậy làm tôi chợt nhớ đến những chiều Sài Gòn khi đi ngang qua mấy nhà thờ ngoài mặt tiền thấy hằng hà sa số con chiên đứng từ ngoài đường mà lòng vẫn hướng vào bên trong giáo đường, dù bên cạnh họ thì cuộc đời vẫn lao xao đến lộn xộn trên vỉa hè hay lòng lề đường. Mưu sinh vẫn ngay sát nơi Thánh Đường, ngay trong lúc chuông đã vang lên, không giống như cảnh chung quanh Thánh Đường Hồi Giáo nghiêm trang và vắng lặng ở một nước Trung Đông mà tôi từng ghé qua. Nhu cầu tâm linh của dân Việt lúc nào cũng quá khổ trong cái áo vô thần mà họ bị khoác lên mấy chục năm nay.
Cảnh vọng viễn hướng tâm như vậy làm tôi chợt nhớ đến những chiều Sài Gòn khi đi ngang qua mấy nhà thờ ngoài mặt tiền thấy hằng hà sa số con chiên đứng từ ngoài đường mà lòng vẫn hướng vào bên trong giáo đường, dù bên cạnh họ thì cuộc đời vẫn lao xao đến lộn xộn trên vỉa hè hay lòng lề đường. Mưu sinh vẫn ngay sát nơi Thánh Đường, ngay trong lúc chuông đã vang lên, không giống như cảnh chung quanh Thánh Đường Hồi Giáo nghiêm trang và vắng lặng ở một nước Trung Đông mà tôi từng ghé qua. Nhu cầu tâm linh của dân Việt lúc nào cũng quá khổ trong cái áo vô thần mà họ bị khoác lên mấy chục năm nay.
Đang thiu thiu ngủ vì gió mát dịu giuẵ cảnh trí yên bình mênh mang
thì từ phía cửa chánh điện có một vị sư già chống gậy đi về phía mình.
Thấy bước chân ông run run nên tôi cũng khó xử, chả lẽ thanh niên trai
tráng lại không tới đỡ ông đi. Nhưng nghĩ lại tôi lại thôi, vì mình là
khách vãng lai, còn chuyện đi đứng thì ông cụ phải lo mỗi ngày. Thế là
tôi yên tâm mà đọc sách. Đúng như dự đoán, ông lão đi về phía mình, hóa
ra ông muốn nhờ tôi đem lá thư ra để ở thùng thư ngoài đường, vì từ ghế
đá đến đầu đường cũng khá xa và đường đốc đứng. Tôi vui vẻ nhận lời và
sẵn dịp hỏi thăm sức khỏe ông luôn. Thấy tôi mở lời, ông có vẻ thích
chuyện trò nên nửa muốn đi nữa không. Tôi mời ông ngồi xuống ghế đối
diện và xếp sách lại để hầu chuyện.
Câu chuyện mênh mang lung tung không định hướng, từ chuyện di cư, tị
nạn rồi chuyện nguồn cội. Nghe giọng ông giống Huế nhưng không phải Huế,
tôi hỏi: "Ôn có phải người Huế không mà con nghe giọng nói ông hơi lạ?"
Ông cười nói: "Mi hay đó, ai cũng nói tao là người Huế nhưng thiệt ra
là dân Quảng Bình".
Sẵn cái tên Quảng Bình đang nóng lên vì chuyện ông Tướng lớn mới qua
đời nên tôi gạ chuyện hỏi ông: "Ông còn bà con ở Quảng Bình không ? Vừa
rồi tướng Giáp mới chết họ làm tang lễ lớn lắm". Ông mỉm cười nói: "Có
nghe đứa cháu điện qua nói tang lễ lớn lắm. Mà ông là nhân tài Quảng
Bình nên dân họ tự hào lắm". Trầm ngâm một chút rồi ông nói tiếp: "Nhưng
ổng cũng gây nghiệp nặng lắm. Cả triệu người theo ông mà chết oan.
Nhiều huynh đệ của ông bị trù ém tiêu diệt mà ông không cứu được, để họ
oan ức còn ông thì làm thinh để sống cho yên thân, sống lâu quá trăm
tuổi. Tôi nghĩ ông cũng không được an lạc trước khi ra đi. Mà linh hồn
ông bây giờ biết đi đâu, Chúa không nhận vì có tội với con chiên của
Chúa, Phật cũng không mở cửa Niết Bàn vì ông đâu có tâm hướng Phật, vì
ông là cộng sản vô thần, từng gây nghiệp ít nhiều với con dân của Chúa
và Phật Tử.Tội nghiệp lắm."
Chữ tội nghiệp nghe quen mà lạ, vì có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nghe
có người tội nghiệp cho một đại danh tướng của nước Việt, cũng có lẽ
ông tội nghiệp cho người đồng hương tài ba nhưng chọn lầm chúa mà thờ.
Vì bên kia người ta vẫn tiền hô hậu ủng, người người vô cùng thương
tiếc, có người chỉ đáng tuổi chắt của ông cũng ông cột mà khóc, nước mắt
ràn rụa trên mặt báo lề đảng, còn thơ văn phúng điếu thì tuôn rào rào
còn hơn những cơn mưa tháng Sáu ở Sài Gòn. Nhưng chưa mãn hạn tang lễ
thì họ đã cuốn cờ rũ để đón thiên triều Trung Cộng. Ôi cũng xong một
kiếp người.
Chuyển qua đề tài khác, khi tôi nói Quảng Bình đến giờ vẫn nghèo so
với mấy tỉnh khác nhưng vẫn là địa linh nhân kiệt, ông nói: "Đúng rồi.
Quảng Bình còn có ông Diệm, một hiền tài xuất sắc, một chí sĩ yêu nước,
từng làm Thượng Thư Bộ Lại triều Nguyễn, tài năng học vấn và đức độ được
dân biết ơn. Hàng triệu dân Bắc 54 và bọn tui là dân ăn theo chạy vào
Nam mà có được cuộc sống no ấm thời 9 Năm, con cái được giúp đỡ học
hành. Sau này qua Mỹ có được cuộc sống no đủ cũng vì tị nạn cộng sản lần
thứ hai. Người Công Giáo biết ơn ông Diệm lắm. Khi cả triệu người vào
Nam, gia đình và chính phủ ông Diệm cho cơm ăn áo mặc và giúp chúng tôi
sống no ấm".
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (qbvn.com)
Về tới Quận Cam lại nghe Radio Việt ngữ bàn về tổ chức ngày giỗ 50
năm của vị cố Tổng Thống trong mấy ngày tới, hay đúng ra là ngày cách
đây 50 năm ông bị thảm sát, mà nghi án này được cho là có bàn tay của Mỹ
muốn "thay ngựa giữa dòng" vì ông giữ vững lập trường dân tộc không cho
Mỹ tăng quân số hay leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Nhiều khán giả
lớn tuổi gọi vào chia sẻ lòng biết ơn và ngưỡng mộ. Nhiều người Công
Giáo gọi ông là ân nhân cho dòng họ không bị chết đói vì đấu tố và khủng
bố tinh thần ở miền Bắc.
Quảng Bình đúng là địa linh nhân kiệt, cùng một giai đoạn lịch sử mà có đến hai đại nhân kiệt. Lịch sử Việt Nam sẽ không bao giờ để linh hồn của hai ông yên nghỉ, vì sẽ xét lại công và tội, một bên cứu cả triệu người khỏi cảnh đói ăn và đói thực hành đức tin tôn giáo nhưng vướng nghi án đàn áp Phật Giáo, còn một bên đẩy hàng triệu thanh niên vào sa trường và làm ngơ trước nỗi đau cũng đồng loại qua chính sách đấu tố, giết địa chủ và cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Quảng Bình đúng là địa linh nhân kiệt, cùng một giai đoạn lịch sử mà có đến hai đại nhân kiệt. Lịch sử Việt Nam sẽ không bao giờ để linh hồn của hai ông yên nghỉ, vì sẽ xét lại công và tội, một bên cứu cả triệu người khỏi cảnh đói ăn và đói thực hành đức tin tôn giáo nhưng vướng nghi án đàn áp Phật Giáo, còn một bên đẩy hàng triệu thanh niên vào sa trường và làm ngơ trước nỗi đau cũng đồng loại qua chính sách đấu tố, giết địa chủ và cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Quảng Bình ơi, còn nhân tài nào làm mẹ Việt Nam đau nữa đây ?
tp://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/quang-binh-song-kiet-11052013071837.html
Số phận của các thuyền nhân khi về Việt Nam
Số phận của các thuyền nhân khi về Việt Nam
Thông tin từ Viet Boat People (VietBP) cho biết đã có hơn 80 thuyền
nhân Việt Nam tại Úc bị cưỡng ép và trục xuất về Việt Nam trong thời
gian qua. Tình trạng của những thuyền nhân này ra sao khi họ về đến Việt
Nam?
Để ngăn ngừa làn sóng tị nạn của thuyền nhân ngày một đông đến Úc châu. Bắt đầu từ ngày 19/7 Chính phủ Úc thực hiện chính sách siết chặt vấn đề định cư của thuyền nhân đến Úc. Cụ thể tháng 10 vừa qua, đã có hai đợt thuyền nhân Việt Nam bị trục xuất, tổng cộng đã có 30 thuyền nhân bị trả về Việt Nam. Đợt 1 có 2 người bị trả về ngày 2 tháng 10. Đợt 2 gồm có 28 người bị trục xuất ngày 23 tháng 10. Số phận của những người này ra sao?
Chúng tôi liên lạc về Việt Nam và một thuyền nhân, tạm gọi là anh Minh, là 1 trong 28 thuyền
nhân bị cưỡng chế về Việt Nam cho biết ngay khi về đến Việt Nam anh đã bị công an cửa khẩu bắt nhốt hơn 10 ngày để điều tra, ở đó anh bị đánh và đối xử rất tồi tệ. Anh Minh cho biết:
“Họ điều tra, họ hỏi sao bỏ Việt Nam mà đi, họ hỏi em đi như vậy có giấy tờ hay không ? Họ bắt em khai ra người, em không biết thì họ bạt tai em, họ tát vào đầu, vào mặt em mấy cái họ bắt em khai sự thật mà em có biết gì đâu. Họ đối xử rất là tệ, ăn rất là khổ, họ cho ăn gì thì ăn cái đó thôi, còn thua cho chó ăn nữa.”
“Họ nhốt trong phòng 28 người họ không cho đi đâu hết. Họ nhốt trong phòng 28 người rất ngột ngạt, họ không cho nói luôn. Họ đọc tên, họ đọc danh sách những người bị trục xuất về Việt Nam . Họ đưa ra máy bay họ đưa về Việt Nam luôn.”
Anh Minh cho biết bộ Di trú Úc nói với họ rằng nếu ký giấy tự nguyện hồi hương thì họ sẽ bảo đảm về Việt Nam an toàn, còn nếu không ký thì họ sẽ không chịu trách nhiệm cho các thuyền nhân khi về đến Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người ký giấy tự nguyện hồi hương, về đến Việt Nam họ vẫn bị công an bắt giữ nhiều ngày để hỏi cung và nhiều trường hợp đã xảy ra bạo hành trong quá trình hỏi cung. Anh Minh là một trong những người đã ký giấy tự nguyện hồi hương, nhưng anh vẫn không được bảo đảm an toàn. Qua 10 ngày bị nhốt điều tra, sức khoẻ anh Minh rất yếu, anh phải vào nước biển trong khi trả lời chúng tôi. Và cho tới hôm nay, những người bạn của anh vẫn còn bị giam giữ trong đồn công an.
Người đi cùng chuyến tàu 84 người với anh Minh là anh Trần Quang Hiếu. Anh Hiếu cũng ký giấy tự nguyện hồi hương và bị trả về cùng lượt với anh Minh ngày 23 tháng 10, tuy nhiên cho tới hôm nay anh Hiếu vẫn còn bị giữ tại đồn công an Phước Cơ. Gia đình không được gặp mặt. Chị Minh, Mẹ của anh Hiếu, cho biết khi anh Hiếu về đến phi trường, họ chỉ đem anh về nhà khoảng 15 phút để làm biên bản, sau đó đem anh lên thẳng đồn công an Phước Cơ nhốt cho đến bây giờ. Gia đình không biết được tình trạng của anh Trần Quang Hiếu ra sao trong đồn công an. Mẹ anh Hiếu than thở:
“Coi như là mình không được vô trong đó thăm, chỉ gửi cơm thôi. Từ lúc cháu vô đây tới giờ là gửi cơm được 2 lần con không gặp mặt cháu. Họ không cho gặp cháu đâu. Tôi có hỏi, xin cho gặp cháu chừng 5 phút mà cũng không được. Họ nói cán bộ trong trại không gặp được nữa làm gì mà gia đình gặp được. Tôi cũng nóng lòng gặp con xem như thế nào mà họ không cho. Gia đình rất nóng ruột mà không biết làm sao. Bây giờ ngồi đây mong chờ con thôi chứ không biết làm sao để giúp con được để mà con về. Gia đình hoàn cảnh cũng khó khăn lắm, tiền bạc cũng không có, tôi ngồi đây chỉ khóc với chờ con thôi.”
Trong số những người bị trục xuất có hai anh em Thông và Hoàng , hai thuyền nhân này bị trục xuất đợt 1, họ về Việt Nam ngày 2 tháng 10. Sau khi về Việt Nam, họ chỉ bị giữ tại đồn công an điều tra 1 ngày, sau đó thì được thả về nhà, anh Thông cho biết lý do điều tra của công an:
“Riêng con thì không có rắc rối, công an nó kêu lên nó hỏi này kia thôi. Họ hỏi biết ai là người tổ chức không ? Họ muốn biết người tổ chức đi nhưng con không biết ai là người tổ chức đi nên họ cũng không hỏi gì thêm.”
Đối tượng bị trục xuất về Việt Nam thuộc nhiều diện khác nhau: đó là những người bị trả hồ sơ, không qua vòng 1, những có người đã qua vòng 1 cũng vẫn bị cưỡng bức hồi hương. Có những người chưa hề được xét hồ sơ cũng vẫn bị trục xuất. Nói chung việc trục xuất hầu như không dựa theo một tiêu chuẩn nào nhất định. Hai anh em Thông và Hoàng đang xét vòng 1, bộ di trú đòi hai anh em phải bổ túc hồ sơ, nhưng chưa bổ túc hồ sơ thì họ bị bộ di trú gọi lên, bắt nhốt riêng và sau đó đưa lên máy bay về Việt Nam , không thông báo trước. Anh Thông nói hai anh em Thông và tất cả 28 người về cùng chuyến với Minh đều bị xử dụng hình thức đánh lừa và bắt cóc này để tránh các sự phản kháng có thể xảy ra như biểu tình, tự vận…v.v…anh Thông kể lại:
“Họ nói là con không được chấp nhận ở lại Úc thì họ ép con về. Có giấy mời hai anh em con xuống, giấy mời là 2 tiếng đồng hồ , giấy đó là kêu xuống nhận đồ. Tụi con xuống 2 tiếng đồng hồ sau họ nhốt con với em con, đến 2 giờ sáng thì họ bắt con với em con về. 28 người kia là cũng bị bắt cóc về đó .”
Khi được tàu Úc vớt, hai anh em anh Thông và Hoàng được đưa vào đảo Christmas, rồi đưa vào đất liền ở trại Darwin, sau đó chuyển đến trại Yongah Hill được 3 tháng thì họ bị công an xuất nhập cảnh CP A18 gọi lên điều tra và sau đó 2 tháng thì họ bị cưỡng bức về Việt Nam. Sau 14 ngày lênh đênh trên biển và hàng tháng trời chuyển từ trại này sang trại khác với một tâm trạng hoang mang, bất ổn. Cuối cùng hai anh em Thông và Hoàng cũng bị trục xuất trở về nơi chốn họ đã bỏ đi trong tâm trạng buồn chán, não nề. Ngoài nỗi buồn tiền mất, tật mang, Họ lại mang thêm nỗi xấu hổ với hàng xóm láng giềng, không dám gặp ai, người em tên Hoàng thì đã bỏ đi mất tích vì không muốn gặp người quen. Anh Thông tâm sự:
Ngày 19/7, cựu Thủ tướng Úc Kevin Ruud đã ra quyết định: “Kể từ nay, bất kỳ thuyền nhân nào đến Úc để xin tỵ nạn sẽ không được tiếp nhận định cư ở Úc nữa.”
Đương kim Thủ Tướng Tony Abbott cho biết là sẽ tiếp tục chính sách siết chặt để giải quyết vấn đề thuyền nhân trong vòng 3 năm tới đây. Luật sư Phạm Việt Dũng, phát ngôn nhân của VietBP cho biết:
“Chính phủ Úc thì có chính sách từ ngày 19/7/2013 sẽ vĩnh viễn không được định cư đến Úc nếu mà họ đến bắng tàu. Nếu mà đủ tư cách tị nạn thì họ sẽ định cư tại đảo Papua New Guinea (PNG) Đối với những thuyền nhân đến trước ngày đó cũng sẽ không bao giờ được định cư tại Úc mà chỉ được quyền tạm trú tại Úc trong vòng 3 năm. Trong vòng 3 năm tạm trú này, họ không được quyền bảo lãnh gia đình của họ cũng như không thể xin ở lại qua bất cứ một diện chiếu khán nào khác.Những người thuyền nhân mặc dù đủ tư cách tị nạn cũng sẽ vĩnh viễn không được định cư tại Úc. Họ chỉ được tạm trú tại Úc trong vòng 3 năm mà thôi.”
Mặc dù chính phủ Úc đã có chính sách quyết liệt như thế hầu ngăn trở làn sóng thuyền nhân tiếp tục đến Úc, nhưng anh Minh vẫn còn có nguyện vọng:
“Em rất là muốn được quay trở lại bên đó.”
Anh Thông cũng nuôi hy vọng:
“Con cũng muốn có cơ hội gì qua bên đó, con cũng muốn thoát khỏi nơi đây lắm.”
Người ta nhớ lại làn sóng thuyền nhân sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Một thời, họ cũng đã từng bị kết tội là kẻ phản quốc. Nay những thuyền nhân ngày ấy đã trở lại quê hương trong vòng tay đón chào của nhà nước. Lịch sử thuyền nhân lập lại sau 38 năm, nhưng số phận của các thuyền nhân hôm nay vẫn còn quá bấp bênh như con thuyền của họ trên sóng nước đại dương.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fate-asylum-seeker-wh-return-vn-11202013120540.htmlĐể ngăn ngừa làn sóng tị nạn của thuyền nhân ngày một đông đến Úc châu. Bắt đầu từ ngày 19/7 Chính phủ Úc thực hiện chính sách siết chặt vấn đề định cư của thuyền nhân đến Úc. Cụ thể tháng 10 vừa qua, đã có hai đợt thuyền nhân Việt Nam bị trục xuất, tổng cộng đã có 30 thuyền nhân bị trả về Việt Nam. Đợt 1 có 2 người bị trả về ngày 2 tháng 10. Đợt 2 gồm có 28 người bị trục xuất ngày 23 tháng 10. Số phận của những người này ra sao?
Chúng tôi liên lạc về Việt Nam và một thuyền nhân, tạm gọi là anh Minh, là 1 trong 28 thuyền
nhân bị cưỡng chế về Việt Nam cho biết ngay khi về đến Việt Nam anh đã bị công an cửa khẩu bắt nhốt hơn 10 ngày để điều tra, ở đó anh bị đánh và đối xử rất tồi tệ. Anh Minh cho biết:
“Họ điều tra, họ hỏi sao bỏ Việt Nam mà đi, họ hỏi em đi như vậy có giấy tờ hay không ? Họ bắt em khai ra người, em không biết thì họ bạt tai em, họ tát vào đầu, vào mặt em mấy cái họ bắt em khai sự thật mà em có biết gì đâu. Họ đối xử rất là tệ, ăn rất là khổ, họ cho ăn gì thì ăn cái đó thôi, còn thua cho chó ăn nữa.”
Anh Minh rời Việt Nam cùng với 84 thuyền nhân khác, sau 14 ngày lênh đênh trên biển, được tàu Úc vớt vào đảo Christmas, sau đó họ về trại Darwin, sau 3 tháng ở trại Darwin, anh bị đưa về trại Yongah Hill , ở đây chưa được 1 ngày thì bộ Di Trú bắt anh cùng 27 người khác nhốt vào một căn phòng và sau đó đưa lên máy bay về Việt Nam, anh kể lại:
Họ bắt em khai ra người, em không biết thì họ bạt tai em, họ tát vào đầu, vào mặt em mấy cái họ bắt em khai sự thật mà em có biết gì đâu.
- Anh Minh
“Họ nhốt trong phòng 28 người họ không cho đi đâu hết. Họ nhốt trong phòng 28 người rất ngột ngạt, họ không cho nói luôn. Họ đọc tên, họ đọc danh sách những người bị trục xuất về Việt Nam . Họ đưa ra máy bay họ đưa về Việt Nam luôn.”
Anh Minh cho biết bộ Di trú Úc nói với họ rằng nếu ký giấy tự nguyện hồi hương thì họ sẽ bảo đảm về Việt Nam an toàn, còn nếu không ký thì họ sẽ không chịu trách nhiệm cho các thuyền nhân khi về đến Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người ký giấy tự nguyện hồi hương, về đến Việt Nam họ vẫn bị công an bắt giữ nhiều ngày để hỏi cung và nhiều trường hợp đã xảy ra bạo hành trong quá trình hỏi cung. Anh Minh là một trong những người đã ký giấy tự nguyện hồi hương, nhưng anh vẫn không được bảo đảm an toàn. Qua 10 ngày bị nhốt điều tra, sức khoẻ anh Minh rất yếu, anh phải vào nước biển trong khi trả lời chúng tôi. Và cho tới hôm nay, những người bạn của anh vẫn còn bị giam giữ trong đồn công an.
Người đi cùng chuyến tàu 84 người với anh Minh là anh Trần Quang Hiếu. Anh Hiếu cũng ký giấy tự nguyện hồi hương và bị trả về cùng lượt với anh Minh ngày 23 tháng 10, tuy nhiên cho tới hôm nay anh Hiếu vẫn còn bị giữ tại đồn công an Phước Cơ. Gia đình không được gặp mặt. Chị Minh, Mẹ của anh Hiếu, cho biết khi anh Hiếu về đến phi trường, họ chỉ đem anh về nhà khoảng 15 phút để làm biên bản, sau đó đem anh lên thẳng đồn công an Phước Cơ nhốt cho đến bây giờ. Gia đình không biết được tình trạng của anh Trần Quang Hiếu ra sao trong đồn công an. Mẹ anh Hiếu than thở:
“Coi như là mình không được vô trong đó thăm, chỉ gửi cơm thôi. Từ lúc cháu vô đây tới giờ là gửi cơm được 2 lần con không gặp mặt cháu. Họ không cho gặp cháu đâu. Tôi có hỏi, xin cho gặp cháu chừng 5 phút mà cũng không được. Họ nói cán bộ trong trại không gặp được nữa làm gì mà gia đình gặp được. Tôi cũng nóng lòng gặp con xem như thế nào mà họ không cho. Gia đình rất nóng ruột mà không biết làm sao. Bây giờ ngồi đây mong chờ con thôi chứ không biết làm sao để giúp con được để mà con về. Gia đình hoàn cảnh cũng khó khăn lắm, tiền bạc cũng không có, tôi ngồi đây chỉ khóc với chờ con thôi.”
Trong số những người bị trục xuất có hai anh em Thông và Hoàng , hai thuyền nhân này bị trục xuất đợt 1, họ về Việt Nam ngày 2 tháng 10. Sau khi về Việt Nam, họ chỉ bị giữ tại đồn công an điều tra 1 ngày, sau đó thì được thả về nhà, anh Thông cho biết lý do điều tra của công an:
“Riêng con thì không có rắc rối, công an nó kêu lên nó hỏi này kia thôi. Họ hỏi biết ai là người tổ chức không ? Họ muốn biết người tổ chức đi nhưng con không biết ai là người tổ chức đi nên họ cũng không hỏi gì thêm.”
Đối tượng bị trục xuất về Việt Nam thuộc nhiều diện khác nhau: đó là những người bị trả hồ sơ, không qua vòng 1, những có người đã qua vòng 1 cũng vẫn bị cưỡng bức hồi hương. Có những người chưa hề được xét hồ sơ cũng vẫn bị trục xuất. Nói chung việc trục xuất hầu như không dựa theo một tiêu chuẩn nào nhất định. Hai anh em Thông và Hoàng đang xét vòng 1, bộ di trú đòi hai anh em phải bổ túc hồ sơ, nhưng chưa bổ túc hồ sơ thì họ bị bộ di trú gọi lên, bắt nhốt riêng và sau đó đưa lên máy bay về Việt Nam , không thông báo trước. Anh Thông nói hai anh em Thông và tất cả 28 người về cùng chuyến với Minh đều bị xử dụng hình thức đánh lừa và bắt cóc này để tránh các sự phản kháng có thể xảy ra như biểu tình, tự vận…v.v…anh Thông kể lại:
“Họ nói là con không được chấp nhận ở lại Úc thì họ ép con về. Có giấy mời hai anh em con xuống, giấy mời là 2 tiếng đồng hồ , giấy đó là kêu xuống nhận đồ. Tụi con xuống 2 tiếng đồng hồ sau họ nhốt con với em con, đến 2 giờ sáng thì họ bắt con với em con về. 28 người kia là cũng bị bắt cóc về đó .”
Khi được tàu Úc vớt, hai anh em anh Thông và Hoàng được đưa vào đảo Christmas, rồi đưa vào đất liền ở trại Darwin, sau đó chuyển đến trại Yongah Hill được 3 tháng thì họ bị công an xuất nhập cảnh CP A18 gọi lên điều tra và sau đó 2 tháng thì họ bị cưỡng bức về Việt Nam. Sau 14 ngày lênh đênh trên biển và hàng tháng trời chuyển từ trại này sang trại khác với một tâm trạng hoang mang, bất ổn. Cuối cùng hai anh em Thông và Hoàng cũng bị trục xuất trở về nơi chốn họ đã bỏ đi trong tâm trạng buồn chán, não nề. Ngoài nỗi buồn tiền mất, tật mang, Họ lại mang thêm nỗi xấu hổ với hàng xóm láng giềng, không dám gặp ai, người em tên Hoàng thì đã bỏ đi mất tích vì không muốn gặp người quen. Anh Thông tâm sự:
Riêng con thì không có rắc rối, công an nó kêu lên nó hỏi này kia thôi. Họ hỏi biết ai là người tổ chức không ? Họ muốn biết người tổ chức đi nhưng con không biết ai là người tổ chức đi nên họ cũng không hỏi gì thêm.“Bị trả về thì hai anh em con cũng buồn lắm. Nói chung cũng thao thức, cũng lo sợ về bên này thì công an nó đánh đập. Tụi con muốn sống chết trên biển để kiếm cuộc sống mới mà qua bên đó nước Úc nó trả tụi con về. ..Con rất là buồn!...Về đây vì xấu hổ nên em con nó trốn đi đâu con cũng không biết nữa, bây giờ nó trốn đi mất tích rồi, nó về được 1 ngày rồi nó đi luôn. Nó đi đâu bây giờ liên lạc cũng không được. Còn con bây giờ cũng không biết làm gì, ra xã hội thì họ coi thường tụi con lắm. Bây giờ về thì họ nói này, nói kia, họ nói ra đi không được cái gì hết, mất tiền mất bạc rồi không được cái gì hết. Nhiều lúc con cũng không muốn chạm mặt người ta nữa, nên người ta cũng khinh thường tụi con lắm.”
- Anh Thông
Ngày 19/7, cựu Thủ tướng Úc Kevin Ruud đã ra quyết định: “Kể từ nay, bất kỳ thuyền nhân nào đến Úc để xin tỵ nạn sẽ không được tiếp nhận định cư ở Úc nữa.”
Đương kim Thủ Tướng Tony Abbott cho biết là sẽ tiếp tục chính sách siết chặt để giải quyết vấn đề thuyền nhân trong vòng 3 năm tới đây. Luật sư Phạm Việt Dũng, phát ngôn nhân của VietBP cho biết:
“Chính phủ Úc thì có chính sách từ ngày 19/7/2013 sẽ vĩnh viễn không được định cư đến Úc nếu mà họ đến bắng tàu. Nếu mà đủ tư cách tị nạn thì họ sẽ định cư tại đảo Papua New Guinea (PNG) Đối với những thuyền nhân đến trước ngày đó cũng sẽ không bao giờ được định cư tại Úc mà chỉ được quyền tạm trú tại Úc trong vòng 3 năm. Trong vòng 3 năm tạm trú này, họ không được quyền bảo lãnh gia đình của họ cũng như không thể xin ở lại qua bất cứ một diện chiếu khán nào khác.Những người thuyền nhân mặc dù đủ tư cách tị nạn cũng sẽ vĩnh viễn không được định cư tại Úc. Họ chỉ được tạm trú tại Úc trong vòng 3 năm mà thôi.”
Mặc dù chính phủ Úc đã có chính sách quyết liệt như thế hầu ngăn trở làn sóng thuyền nhân tiếp tục đến Úc, nhưng anh Minh vẫn còn có nguyện vọng:
“Em rất là muốn được quay trở lại bên đó.”
Anh Thông cũng nuôi hy vọng:
“Con cũng muốn có cơ hội gì qua bên đó, con cũng muốn thoát khỏi nơi đây lắm.”
Người ta nhớ lại làn sóng thuyền nhân sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Một thời, họ cũng đã từng bị kết tội là kẻ phản quốc. Nay những thuyền nhân ngày ấy đã trở lại quê hương trong vòng tay đón chào của nhà nước. Lịch sử thuyền nhân lập lại sau 38 năm, nhưng số phận của các thuyền nhân hôm nay vẫn còn quá bấp bênh như con thuyền của họ trên sóng nước đại dương.
QUANG KHẢI * BÍ MẬT CHIẾC GƯƠNG SÁT NHÂN
BÍ MẬT chiếc gương sát nhân "Louis Alvarez 1
Tìm hiểu về chiếc gương sát nhân "Louis Alvarez
Quang Khải - Theo PLXH
Trong suốt hơn 200 năm, nó đã khiến gần 40 người Pháp đột tử vì chứng tràn máu não.
Chân dung kẻ sát nhân
Chiếc gương này được nghệ nhân Louis Alvarez chế tác và xuất xưởng vào
năm 1743 ở Pháp. Chỉ 2 ngày sau khi hoàn thành chiếc gương, người thợ
vốn đang khỏe mạnh bình thường bỗng đột ngột qua đời trong nhà xưởng vì
chứng tràn máu não. Không ai liên tưởng về sự ra đi bất ngờ của ông tới
chiếc gương soi kia. Nó đã được đưa ra bày bán tại cửa hàng tạp hóa và
bắt đầu chuỗi hành trình gieo rắc cái chết.
Nạn nhân thứ hai sau Alvarez là Tesemer, ông chủ cửa hàng bột mì tại
thành phố cảng Marseille. Tới cửa hàng mua sắm quà sinh nhật cho người
vợ, ông cảm thấy thích chiếc gương và móc hầu bao mua luôn. Tối hôm đó,
trong căn biệt thự lộng lẫy của mình, buổi lễ sinh nhật hoành tráng đã
được diễn ra. Sau khi lấy chiếc gương ra khỏi hộp quà tặng vợ, thuận
tay, ông đưa chiếc gương chạm khắc tinh xảo lên soi.
Bỗng nhiên, Tesemer cảm thấy ớn lạnh toàn thân, rùng mình, đầu óc nặng trĩu, cảnh vật trước mắt chông chênh, chao đảo. Bà vợ thấy vậy vội đỡ ông, dìu vào phòng nhưng đáng tiếc, ông đã ra đi. Cũng như Louis, ông được chẩn đoán tử vong vì chứng tràn máu não. Người vợ trẻ quá đau buồn đã bán và đem cho mọi đồ vật riêng tư của ông để không gợi lại ký ức cũ. Chiếc gương "quỷ ám" thất lạc từ đó.
Bỗng nhiên, Tesemer cảm thấy ớn lạnh toàn thân, rùng mình, đầu óc nặng trĩu, cảnh vật trước mắt chông chênh, chao đảo. Bà vợ thấy vậy vội đỡ ông, dìu vào phòng nhưng đáng tiếc, ông đã ra đi. Cũng như Louis, ông được chẩn đoán tử vong vì chứng tràn máu não. Người vợ trẻ quá đau buồn đã bán và đem cho mọi đồ vật riêng tư của ông để không gợi lại ký ức cũ. Chiếc gương "quỷ ám" thất lạc từ đó.
Chiếc gương sát nhân này tiếp tục “tác quái” vào 22 năm sau đó, tức năm
1765. Nạn nhân thứ ba của nó là Arnold, biên tập viên trẻ tuổi của một
nhà xuất bản. Anh ta mua được chiếc gương này tại một cửa hàng trên vỉa
hè thủ đô Paris và mang nó về treo ngay đầu giường của mình trong phòng
ngủ. Ngay sau đó, Arnold mất tích và khi tới căn chung cư của anh để
tìm, mọi người sững sờ khi thấy anh đã qua đời nhiều ngày trong chính
căn hộ đó. Thật đáng sợ, nguyên nhân chính vẫn là do tràn máu não.
Nạn nhân thứ tư là Henry, một ông chủ cửa hàng đồ cổ. Trong khi đi dạo
tại khu chợ mua bán đồ cũ, ông đã bắt gặp chiếc gương được chạm khắc
tinh xảo này nên đã mua lại và mang về cửa hàng với hy vọng bán được
chiếc gương rẻ mạt này với giá cao. Thật không may, ba ngày sau đó,
Henry đã đột tử tại cửa hàng trong khi đang thưởng thức ly cà phê sữa
sau bữa ăn trưa. Đặc biệt thay, nguyên nhân tử vong của ông là do chứng…
tràn máu não.
Những tin đồn về chiếc gương ma này bắt đầu lan truyền khắp nước Pháp kể
từ khi một người bạn thân của Henry tới dự đám tang và bất giác, giật
thót người khi thấy chiếc gương “Alvarez 1743”. Ông cũng là bạn thân của
Arnold - nạn nhân thứ ba của chiếc gương sát nhân. Mấy năm trước, khi
tham dự đám tang của Arnold, ông cũng đã từng bắt gặp nó. Ông liên hệ
cái chết của hai người bạn cùng chiếc gương quỷ quái này và họ cùng chết
do chứng tràn máu não. Liệu có mối quan hệ nhân - quả gì ở đây không?
Quá lo sợ nên dù chưa có chứng cứ xác thực, ông vẫn khuyên gia đình
Henry mang chiếc gương này đi vứt bỏ.
Sự việc càng ngày càng quái dị hơn khi chiếc gương tiếp tục gây ra cái
chết oan nghiệt cho hai nạn nhân tiếp theo là ông Hanmer và vợ ông (bà
Jura) sau 70 năm lưu lạc. Bà Jura đã mua được chiếc gương cổ này trong
một lần đi dạo và mang về đặt trên chiếc bàn viết ở nhà. Không ngờ được
rằng việc làm vô tình đó đã gây ra cái chết oan uổng cho cả hai người
ngay sau đó. Cả hai đã lần lượt qua đời trên đường tới bệnh viện cấp cứu
bởi nguyên nhân vẫn là chứng bệnh tràn máu não.
Đã có thêm hơn 20 người nữa chết “bất đắc kỳ tử” trong vòng hơn 100 năm
sau đó. Hầu hết trước khi đột tử, họ đều rất khỏe mạnh, không nghiện
ngập hay mắc bất cứ chứng bệnh gì. Họ chỉ qua đời trong vòng ba ngày sau
khi tiếp xúc với chiếc gương quỷ ám và nguyên nhân dẫn họ tới cái chết
đều giống nhau. Trong số họ, có những người không biết tới chiếc gương
này và chỉ tình cờ sử dụng nó; nhưng cũng có những người biết, tò mò, cố
tình xử dụng. Dù thế nào nhưng tất cả họ đều phải nhận lấy cái chết.
Nạn nhân thứ 38 của chiếc gương là tiến sĩ Smith. Là nhà khoa học nên
ông không hề tin chuyện chiếc gương này có... yêu ma hại người. Ông
quyết định vén bức màn của bí ẩn này. Thế nhưng chỉ sau khi tiếp cận
được chiếc gương không lâu, ông đã cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu
rồi tử vong ngay sau khi dặn dò người nhà hãy cất kỹ chiếc gương hại
người này. Tất nhiên, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông vẫn giống 37
người trước.
Những giả thuyết ban đầu
Cái chết bí ẩn của tiến sĩ Smith đã thôi thúc Hiệp hội Sưu tầm Đồ cổ
Pháp khẩn cấp công bố trước báo chí về sự nguy hại của việc tiếp cận
chiếc gương. Nhiều nhà khoa học có sự quan tâm đặc biệt xung quanh bí ẩn
này; nhưng không ai dám giữ nó lại bên mình để nghiên cứu chỉ vì “chiến
tích” của nó. Họ đua nhau đưa ra những phán đoán của bản thân nhưng đều
không thể chứng minh chúng.
Từ thời Trung cổ, có nhiều học giả cho rằng gương soi như một tấm sắt tự
hấp thụ chất độc xung quanh và bốc hơi lên dần, ảnh hưởng tới sức khỏe
của người tiếp xúc. Tuy nhiên, giả thuyết này không đứng vững bởi nếu
đúng là mặt gương có khả năng hấp thụ hơi độc thì chỉ cần rửa bằng nước
lạnh là có thể hòa tan, làm sạch chúng. Ngoài ra, không thể giải thích
về nguyên nhân của sức mạnh sát thương lớn đến như vậy của chiếc gương.
Các nhà khoa học Nga thì mở rộng vấn đề hơn. Họ nhận định rằng chiếc
gương không chỉ có khả năng hấp thụ chất hóa học hữu hình mà còn có thể
hấp thụ các “năng lượng thông tin vô hình”. Vật chất hữu hình có thể gột
rửa, nhưng với năng lượng vô hình, điều đó không thể thực hiện được.
Tuy nhiên, họ chưa thể lý giải trọn vẹn tại sao trong khi những chiếc
gương khác hoàn toàn bình thường thì chiếc gương kỳ quái này lại có thứ
năng lượng vô hình đó.
Ngoài ra, một số người cũng hoài nghi chiếc gương được tráng thêm những chất phụ gia độc hại nhưng không ai dám lại gần chiếc gương để… làm thí nghiệm kiểm chứng. Thời gian càng trôi đi, bức màn bí mật bao phủ quanh chiếc gương “quỷ ám” này ngày càng dày thêm, khiến mọi người nhìn nó không còn dưới “con mắt khoa học” nữa mà tin rằng bên trong nó có một “sức mạnh siêu nhiên” bí ẩn. Thậm chí, đã có bộ phim kinh dị được dựng lên từ câu chuyện kỳ bí này, càng tô vẽ thêm tính ly kì, đáng sợ cho câu chuyện.
Ngoài ra, một số người cũng hoài nghi chiếc gương được tráng thêm những chất phụ gia độc hại nhưng không ai dám lại gần chiếc gương để… làm thí nghiệm kiểm chứng. Thời gian càng trôi đi, bức màn bí mật bao phủ quanh chiếc gương “quỷ ám” này ngày càng dày thêm, khiến mọi người nhìn nó không còn dưới “con mắt khoa học” nữa mà tin rằng bên trong nó có một “sức mạnh siêu nhiên” bí ẩn. Thậm chí, đã có bộ phim kinh dị được dựng lên từ câu chuyện kỳ bí này, càng tô vẽ thêm tính ly kì, đáng sợ cho câu chuyện.
Liều mình vén bức màn bí ẩn
Tháng 4/2005, Waine (tiến sĩ khảo cổ người Mỹ) thực hiện chuyến bay tới
Paris xin phép Hiệp hội Sưu tầm Đồ cổ Pháp tiến hành điều tra chiếc
gương “ma” này thêm một lần nữa. Chuyện tiến sĩ Waine liệu có trở thành
nạn nhân thứ 39 của chiếc gương sát nhân hay không bỗng trở thành tiêu
điểm của giới truyền thông và dân chúng. Tuy nhiên, đề nghị này của ông
không được chấp thuận bởi họ không muốn chứng kiến thêm một bi kịch nữa
gây ra bởi chiếc gương.
Không nản lòng, ông đã tới gặp cháu nội của tiến sĩ Smith. Trước nỗ lực
và tấm lòng chân thành của Waine, người cháu này đã giúp mang chiếc tráp
gỗ có đựng chiếc gương được niêm phong kỹ giao cho ông. Sau khi có
được chiếc gương, ông đã nhanh chóng đáp máy bay về Mỹ nghiên cứu.
Bỏ mặc mọi lời ngăn cản của người vợ, ông vẫn quyết tâm thực hiện hành
động “điên rồ” là tìm hiểu chân tướng sự việc. Sau bao nhiên năm ngủ
trong bóng tối, phủ đầy bụi bặm, cuối cùng chiếc gương ma quái cũng được
nhìn thấy ánh mặt trời. Ông đã tiến hành một số nghiên cứu giám định và
nhận ra tuổi của mặt gương chưa tới 100 năm. Vậy rất có thể là mặt
gương đã bị ai đó thay mới vào và như vậy thì chiếc khung gỗ xinh xắn
được chạm khắc tinh xảo kia chính là hung thủ giết người hàng loạt.
Sau khi rời thư viện trường đại học quay trở về nhà, bước vào phòng thí nghiệm, ông thất thần khi thấy hai con chuột bạch làm thí nghiệm nhốt trong chiếc lồng sắt đặt trước gương đã chết cứng từ bao giờ. Chiếc gương ma lại một lần nữa “tác yêu tác quái”. Khi giải phẫu, ông sững sờ khi thấy trong não chúng chứa đầy máu đọng. Chúng đã “ra đi” vì chứng tràn máu não.
Để kiểm chứng dự đoán của mình, ông đã gọt lấy một vài mẩu dăm trên khung gỗ chiếc gương để làm mẫu hóa nghiệm. Theo kết quả nhận được, chiếc khung gỗ của gương “ma” được chế tạo bằng gỗ cây coura - một loại cây gỗ rất hiếm gặp đã tuyệt chủng hơn 100 năm nay.
Theo tài liệu nghiên cứu, gỗ cây coura chứa một loại chất cực độc, khi
hứng luồng ánh sáng tự nhiên càng mạnh rọi vào thì chất độc từ gỗ bay
hơi tạo thành luồng khí độc càng nhiều. Khí này khiến mạch máu của não
người hít phải ngay lập tức bị tắc nghẽn, nứt vỡ rồi nhanh chóng tràn
máu lên não và qua đời. Tiến sĩ Waine đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần do
có thói quen đóng kín rèm cửa sổ khi vào phòng thí nghiệm và thể trạng
tốt. Khi ông rời khỏi phòng, để thoáng khí, bà vợ đã mở cửa sổ ra, ánh
sáng mặt trời ùa vào phòng khiến chất độc bay hơi mạnh, gây nên cái chết
cho hai con chuột bạch kia.
Thế nhưng, khi rất đỗi vui mừng và chuẩn bị công bố kết quả nghiên cứu
tới giới khoa học và các phương tiện truyền thông thì ông tá hỏa khi
chiếc gương đã “không cánh mà bay”. Bởi không có hiện vật gốc nên ông
không thể chứng minh được rằng những mẩu dăm gỗ kia được gọt từ khung
của chiếc gương sát nhân ấy. Bí ẩn tưởng chừng như đã có thể hé lộ ra
giờ lại đang có nguy cơ bị chôn vùi…
TUỔI 20 * NGÀY PHÁN XÉT
Bao năm rồi không còn nhớ, nhưng quê hương tôi cứ mỗi độ xuân về thì cụ đồ râu tóc bạc phơ ngồi viết câu đối đỏ bên đường nay đã vắng bóng, thay vào đó người ta trơ trẽn, đem ra treo đầy đường, vẽ đầy phố những khẩu hiệu tuyên trunyền mà chẳng ai thèm để ý: “Mừng Xuân, mừng đảng quang vinh.”
Những năm trước họ còn kệch cỡm vô học đến độ dám để cả đảng đứng trên mùa xuân của đất trời, dân tộc. Năm nay, những đỉnh cao sở thú học làm người đôi chút đã biết đưa xuân lên hàng đầu, nhưng cũng chỉ đến đó thôi, trình độ văn hoá bổ túc công nông cả mà.
Chẳng may phải sống trong môi trường ô nhiễm cực kỳ của cái gọi là cnxh. Chẳng may mỗi khi ra đường phải nhìn thấy khắp nơi cờ đỏ búa liềm và một ngôi sao vàng chìm ngập trong biển máu của mầu cờ đỏ.
Chẳng may cứ mỗi khi mở TV lại thấy xuất hiện những khuôn mặt no căng béo mỡ, húp híp mắt mở không ra của các Uỷ viên Bộ chính trị, của ngài Thủ tướng “Vinashin”. Ôi tuổi trẻ Việt Nam, chúng tôi bị đầu độc, nhồi nhét trong gần 70 năm nay nơi ao tù xhcn, biết bao giờ chúng tôi mới bơi được ra biển khơi đây?
Trong đêm giao thừa 2012, khai bút đầu năm, trước tiên tôi xin cám ơn nhân loại, và đặc biệt cám ơn những người đã sáng tạo ra hệ thống Internet nhờ đó mà thế hệ trẻ Việt Nam không còn bị giam giữ trong ngục tù ngu dốt của đảng csVN nữa. Cám ơn Bill Gates, Steve Jobs nhờ quý vị mà ngày hôm nay chúng tôi thênh thang lướt mạng ngay trước mũi bọn công an. Những bức màn tre, màn sắt trước đây giam giữ cha anh chúng tôi bây giờ chỉ là trò cười cho thế hệ @.
Khi những hàng rào ngăn cấm tư tưởng con người bị phá bỏ bằng công nghệ thông tin, khi những bức tường lửa (firewall) trở thành bất lực trước khát vọng tự do, đấy là lúc dân chủ khai sinh. Tuổi trẻ Việt Nam sẽ đồng khởi vùng lên để trả lại tên đường TỰ DO, chúng tôi sẽ nam kỳ khởi nghĩa để đem lại CÔNG LÝ, cái gì của Cesar hãy trả lại cho Cesar.
Chúng con xin cám ơn cha mẹ đã cho con khối óc chắp cánh bay lên những vì sao cao nhất, và nhận thức được sự giẫy chết của cnxh thay vì chủ nghĩa tư bản như người ta nói. Cha mẹ đã dậy chúng con biết thế nào là dân chủ thực sự khi cho phép chúng con nói lên những điều khiến cha mẹ lo nhiều, sợ hãi nhiều, cha mẹ không bịt miệng chúng con và bắt chúng con phải suy nghĩ một chiều như đảng vẫn làm.
Chúng con biết tóc cha mẹ đang bạc đi vì sợ hãi để cho tuổi xanh chúng con vươn lên dưới ánh mặt trời. Xin cha mẹ yên tâm, nếu một mai con phải vào tù thì chế độ hôm nay cũng sẽ chẳng còn bao nhiêu thời gian nữa để giam giữ con, bạn bè, và anh chị em chúng con sẽ hàng hàng lớp lớp như thác đổ triều dâng phá đi khung cửa ngục tù, và ngày đó cũng không xa.
Tại Việt Nam hôm nay làm gì có tự do, chỉ có nhà tù lớn hay nhà tù nhỏ mà thôi. Sợ hãi chính là tên cai tù nguy hiểm nhất cho mỗi người chúng ta, nhưng khi vượt qua được nỗi sợ hãi thì chính là lúc kẻ thù của chúng ta lo sợ. Con không còn sợ nữa, bạn bè con không còn sợ nữa, chúng con đang tỉnh thức sau đêm dài u mê. Bây giờ là lúc đảng csVN sợ hãi, chính vì sợ hãi nên chúng ra tay bắt bớ giam cầm bất cứ ai, như con chó điên cắn càn trước khi nhận viên đạn thi ân và bị vất xuống cống.
Các đỉnh cao Bắc bộ phủ cứ bắt hết đi, nhớ mà giữ Bùi Thị Minh Hằng thêm vài chục năm nữa, cho cái gan dũng khí của cô ta phải héo hon trong lao tù – Hãy giam Cù Huy Hà Vũ cho đến ngày mọt gông – Hãy bịt miệng Linh mục Nguyễn Văn Lý cho đến khi không còn hơi thở để cả thế giới thêm ghê tởm cái chế độ - Hãy cô lập Hoà thượng Thích Quảng Độ để cho nhân loại biết thế nào là tự do tôn giáo tại Việt Nam – Trí thức như Trần Huỳnh Duy Thức là cái gai đâm vào mắt đảng hãy nhổ tận gốc, diệt tận ngọn – Và hằng ngàn tiếng nói bất khuất khác đang bị đảng cô lập!
Nhà báo Hoàng Khương là kẻ bôi bác cách mạng chưa kể tội cả gan gài bẫy công an đảng, cần phải biệt giam. Đêm giao thừa năm nay, hoà cùng niềm vui xuân của dân tộc, qua mạng Internet, qua Dân Làm Báo tôi đã thấy ngọn lửa sấm sét từ nòng súng của anh hùng Đoàn Văn Vươn, những phát súng, những viên đạn, những quả mìn tự chế bằng uất hận đã làm rung chuyển thành trì xhcn. Tôi đã thấy từ đầu que diêm uất hận của mỗi người dân Việt bay lên màn đêm góp lại cùng nhau thành đám cháy rừng quét sạch cái đảng bán nước, hại dân.
Hãy nhóm lên hằng triệu que diêm khác, súng hãy nổ khắp nơi, một cánh chim không thể nào bay xa được, cả triệu cánh chim chúng ta sẽ đủ sức quét đảng cộng sản “Hèn với giặc, ác với dân” này ra biển Đông. Trong quá khứ, đảng đã đẻ ra một anh hùng Lê Văn Tám giả tạo lịch sử sẽ phán xét, nhưng trong hiện tại đảng đang tạo ra những Thánh tử đạo cho đất nước oai hùng, bắt thêm nữa đi, nhốt cho chật nhà tù, tuổi trẻ chúng tôi cần thần tượng để tôn thờ.
Hỡi bạn bè yêu thương của tôi, hỡi tuổi trẻ kiêu hùng Việt Nam, hỡi những ai không còn sợ hãi nữa, tôi cảm phục vô cùng khi hằng tuần thấy các bạn rủ nhau với laptop bên cạnh và đọc Dân Làm Báo trước mũi bọn công an nguỵ quyền cộng sản. Tôi ngưỡng mộ vô cùng khi các bạn dõng dạc đọc tuyên ngôn Hoàng Sa, Trường Sa ngay giữa thủ đô Hà Nội, xin cho tôi được ngả mũ kính phục tất cả. Các bạn là Việt Nam và Việt Nam là các bạn. Tôi xin cúi đầu trước lòng dũng cảm của chị Trần Thị Nga và cháu bé còn trên tay mẹ đi biểu tình chống Trung Quốc, chị oai hùng gấp vạn lần Nguyễn Chí Vịnh, Phùng Quang Thanh.
Hỡi đám công an ngu dốt, mặt mày vênh váo ngồi thành từng nhóm với điện đàm quấn trong những tờ báo, có gì đâu sợ hãi mà phải dấu diếm, chỉ cần nhìn cái khuôn mặt lấm la lấm lét như chó ăn vụng bột các ông đã tự giới thiệu mình là ai rồi. Không cần phải đem máy phá sóng đến để ngăn ngừa chúng tôi dùng điện thoại liên lạc rủ nhau đi biểu tình, qua Internet chúng tôi đang gửi thông điệp cho cả nước, cho cả thế giới là tuổi trẻ Việt Nam đang đứng lên và chúng tôi sẽ là sóng thần quét sạch chế độ cộng sản Việt Nam.
Chúng tôi hiên ngang làm việc đó ngay trước mũi các ông đấy, mở mắt ra, thông minh một chút cho vợ con đỡ tủi thân. Các ông dùng bộ đàm tầm sóng không quá vài cây số để liên lạc, xin chỉ thị, chúng tôi xử dụng iPhone, iPad gửi thông điệp đi toàn cầu qua vệ tinh. Chúng tôi đọc báo phản động ngay trước mũi các ông, nhiều khi còn dễ hơn đọc ở nhà vì sợ cha mẹ không cho. Các ông lù lù ngoài ánh sáng, khệnh khạng coi trời bằng vung, chúng tôi âm thầm làm giòng nước ngầm xoáy đổ chế độ, đố các ông giữ được nước trong lòng bàn tay. Các ông mù quáng bảo vệ một chế độ giẫy chết, chúng tôi nhìn xa trông rộng hướng về một ngày mai đất nước không còn cộng sản.
Các ông ăn lương của dân chúng nhưng quay lại cắn chủ, chúng tôi được cha mẹ nuôi và dậy cho đâu là bạn đâu là thù. Các ông là Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, chúng tôi là Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Bà Triệu, Hai Bà Trưng. Các ông quỳ lạy trước bá quyền Đại hãn, chúng tôi chuẩn bị ống đồng cho con cháu Tôn Sĩ Nghị. Các ông cắn cỏ ngậm rơm xin gắn thêm một sao vào cờ Trung Quốc, chúng tôi sẽ quét sạch những sao trên mầu cờ đỏ. Các ông ức hiếp dân, tịch thu nhà cửa đất đai, đào mồ mả gia tiên, chúng tôi nổ súng ở Tiên Lãng, đặt bom nhà Đại tá công an tại Thái Nguyên. Các ông ở nhà cao cửa rộng, con cái đi xe hơi vênh váo cập kè chân dài cổ cao, chúng tôi là hằng triệu triệu xe gắn máy, đi bộ có, chen chúc trên xe buýt có và chúng tôi đông như ong như kiến... tất cả đang hướng về các ông cho ngày phán xét. Các ông ngu đần tin là đảng muôn năm, chúng tôi sáng suốt tin là DÂN VẠN ĐẠI.
Các ông là thuyền, là Vinashin, Vinalines, chúng tôi là sóng và sóng đã đánh chìm thuyền. Các ông tình nguyện làm khuyển mã cho 14 con khỉ đột, chúng tôi là con cái của 90 triệu dân. Các ông nhìn trước mắt “còn đảng, còn mình” hoặc trung với đảng trước cả hiếu với dân, chúng tôi nhìn lâu dài, đất nước quê hương là muôn năm muôn đời và đảng là một bọn thảo khấu cướp ngày không hơn không kém. Các ông là những con lừa bị che mắt chỉ thấy một hướng, chúng tôi là cánh hạc bay trên trời cao nhìn thấy năm châu bốn bể. Hãy tỉnh thức trước khi chúng tôi phải hành động, hãy đứng về chính nghĩa thay vì bạo quyền, hãy trả thẻ đảng và về với nhân dân. Khi sóng nổi, khi bão đến chớ có dại dột mà chống lại ý trời và lòng dân.
Hãy dẹp ngay đám dân phòng vô học, thất nghiệp, đeo băng đỏ ngang tay. Bọn cỏ đuôi chó đó chỉ khiến chúng tôi khinh bỉ chế độ và nuôi căm hờn dâng cao mà thôi. Một cú đấm vào mặt người dân, một điếu thuốc ngậm miệng, ngạo mạn của tên dân phòng già sắp chết hùng hổ trên cung Thánh nhà thờ Thái Hà sẽ được trả lời bằng trăm bài viết trên Dân Làm Báo với hằng triệu người khắp thế giới xem và họ sẽ chuyển tin đến hằng triệu người khác. Chúng tôi liệu có thông minh hơn các ông không, hỡi những đỉnh cao trí tuệ. Các ông theo ý đảng, chúng tôi vâng ý trời toại lòng dân. Các ông là thiểu số, chúng tôi là toàn dân.
Tuổi trẻ chúng tôi bị che mắt bằng khăn quàng đỏ đã bao nhiêu năm rồi, chúng tôi bị tẩy não bằng một chủ nghĩa ngoại lai đã và đang bị cả nhân loại ném vào sọt rác. Chúng tôi bị bắt phải ca ngợi một xác chết, vâng nếu đêm qua em mơ gặp bác Hồ thì sáng nay, ngày mùng một Tết 2012 xin cho chúng tôi được đồng ca bài hát ân tình “Làm sao giết được người trong mộng”. Đừng ảo tưởng mà bắt 90 triệu người sống phải tôn thờ một xác chết!
Một nhạc sĩ gia nô nào đó viết: “Đảng đã cho ta một mùa xuân...” và nhiều bạn trẻ chúng tôi phải công nhận là bài hát này đã trở thành một liều thuốc sổ công hiệu nhất cho những ai bị táo bón, cứ nghe đến thì trong cơ thể chỗ nào có đường thoát là mọi thứ trong người đều tuôn ra như ba giòng thác cách mạng không cách nào kềm hãm được. Gía mà đảng đừng mộng mơ cao làm chính trị, thay vào đó đi bán thuốc sơn đông, cao hổ cốt, thuốc trị táo bón thì lời to.
Năm mới, nói chuyện xuân, cho phép tôi được chia xẻ cùng các bạn những mùa xuân tù ngục “Gulag” mà đảng đã cho chúng ta và mỗi người hãy tự suy nghĩ xem liệu có còn ai muốn những mùa xuân kinh hoàng đó không?
Mùa xuân CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT. Chế độ csVN có thể che dấu những tội ác tầy trời của họ qua sự kiểm soát chặt chẽ báo chí, thông tin và tuyên truyền. Nhưng họ không thể nào che nổi ánh sáng mặt trời mang tên lịch sử. Xin mời các bạn trẻ hãy vào Google và đánh hàng chữ cải cách ruộng đất các bạn sẽ thấy đảng quang vinh như thế nào trong việc chôn sống đồng loại. Hitler, nhà độc tài Đức Quốc Xã đi vào lịch sử là tên đồ tể của nhân loại, nhưng Hitler chỉ giết người Do thái chứ hắn không giết người cùng chủng tộc.
Bác Hồ noi gương bác Mao quay về giết ngay chính đồng loại, dậy con đấu tố cha mẹ, bắt người làm công đem chủ ra chôn sống, thậm chí giết chính những người đã giúp đỡ, nuôi nấng, che dấu mình khi còn hoạt động trong bí mật như câu chuyện bà Nguyễn Thị Năm. Cho đến nay, vẫn chưa có con số chính thức nào cho biết có bao nhiêu nạn nhân bị đấu tố và chôn sống trong cuộc cách mạng ccrđ ô nhục này, nhưng ước lượng không dưới 250,000 người, khi mà dân số miền bắc vào thời điểm đó chỉ 16 triệu người. Ông Hồ quả là vĩ đại hơn Hitler trong thành tích giết người đồng chủng!
Ngày hôm nay, chính quyền Cambodia và Toà án quốc tế đem ra xử bè lũ Pol Pot với tội danh diệt chủng. Trong khi đó, đảng csVN vẫn tiếp tục cưỡng bức cả nước phải thờ cái xác chết Hồ Chí Minh. Vâng, lịch sử cũng ghi là ông Hồ đã khóc và xin lỗi toàn dân về sai lầm của một số cán bộ trong khi thi hành chính sách ccrđ. Có thế thôi sao, trên dưới ¼ triệu người chết đưa đến hằng triệu gia đình tan nát và chỉ một lời xin lỗi của lãnh tụ là xoá đi tất cả! Ôi mùa xuân tuyệt vời đảng đã cho ta! Ôi sinh mạng người Việt dưới chế độ xhcn rẻ hơn cả bèo, hơn một phần tư triệu xác chết đổi lấy vài giọt nước mắt cá sấu của tên già đồ tể.
Mùa xuân TRĂM HOA ĐUA NỞ. Không la hét đấu tố ồn ào như ccrđ, lần này bác và đảng thâm hiểm, mưu mô và quỷ quyệt hơn rất nhiều. Hãy khuyến khích cho trăm hoa đua nở cho trăm nhà lên tiếng. Từ đó, một Trần Dần xuất hiện, “Tôi đi không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ”, cứ thế hằng trăm văn nghệ sĩ ưu tú của miền bắc lần lượt xếp hàng vào trại cải tạo, để học tâp để thấm được thế nào là “mưa sa trên mầu cờ đỏ”.
Đảng đã bước đầu thành công trong chiến dịch triệt hạ tư tưởng con người. Những cha ông chúng tôi ở miền bắc vào thăm gia đình sau năm 1975 kể lại cuộc sống sau mức màn sắt là mọi người sợ hãi, nghi kỵ lẫn nhau, gia đình có làm thịt một con gà cũng phải đóng kín cửa và chôn dấu lông gà nếu không muốn bị hàng xóm tố cáo.
Ngồi tròn mắt nghe các cụ kể chuyện mà người tôi nổi cả da gà và từ đó tôi mới nhận thức được không phải chỉ có riêng miền nam khổ cực trong 37 năm qua đâu, mà người dân miền bắc đã phải cắn răng chịu đựng gần 70 năm nay rồi. Thành quả lớn nhất mà đảng đã đạt được trong chiến dịch trăm hoa đua nở này là tạo ra một sự phân hoá, nghi kỵ, bất tín giữa người dân với nhau.
Khi dân chúng không còn ai tin ai thì họ sẽ không còn sức kháng cự nữa và họ sẽ bị đảng “thuần thục”, xin lỗi khi phải dùng từ “thuần thục” là ngôn ngữ chỉ dùng cho loài vật được người huấn luyện, tôi chỉ mượn hai chữ này từ cửa miệng ông Đại tá, Đỗ Hữu Ca, Giám đốc công an Hải phòng vừa phát biểu về vụ anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng đã dùng súng bắn vào công an, bộ đội khi đám thảo khấu bu đến cưỡng đoạt đất đai mà mồ hôi và nước mắt của anh Vươn và gia đình đã đổ ra trong hằng chục năm qua để chiến đấu với biển với sóng.
Viên Đại tá công an nói: "Khi chúng tôi cưỡng chế, người dân nơi đây rất đồng tình. Tuy nhiên vụ việc có cái dở đó là tổ công tác khá chủ quan, không lường hết được các tình huống. Từ sau hòa bình đến nay, người dân Tiên Lãng khá thuần nên huyện nghĩ rằng không có việc chống đối như thế". 70 năm tư duy người cộng sản có khác gì đâu, họ vẫn xem dân không phải là người mà chỉ cần thuần hoá như những đàn súc vật không hơn không kém.
Đảng đã cho ta gần 70 mùa xuân “khá thuần” cho nên khi những anh chị em ngư dân của chúng ta bị Trung Quốc đem tầu hải giám xâm phạm lãnh hải, bắt cóc đòi tiền chuộc và giết hại, đa số chỉ biết lặng câm khi đọc trên báo hoặc nghe những người phát ngôn của chính phủ gọi là “tầu lạ”. Đảng đã thuần hoá chúng ta giống như những con đà điểu chỉ biết vùi đầu trong cát khi gập giông bão. Đảng hèn hạ không dám đối đầu với bọn bá quyền Trung Quốc thì cũng hiểu đươc, nhưng cả 90 triệu người trong nước đều im lặng trước lối giải thích “lạ” về “tầu lạ” thì không thể nào không khen cuộc cách mạng xhcnVN đã thành công trong mức độ thuần hoá con người như thế nào?
Đảng đã thuần hoá người dân để mọi người chấp nhận những sự “phi lý” từ nay trở thành “có lý”, đảng thành lập Dân quân biển để cùng nhau bảo vệ khi bị tầu lạ quấy rối, thế thì lực lượng hải quân, không quân với tầu ngầm Kilo và máy bay hiện đại để làm gì? Đảng dùng ống đu đủ thổi vào hậu môn của những Hiệp sĩ đường phố ở Bình Dương và lợi dụng nhiệt huyết của họ để chống tội phạm, trong khi đó thì sử dụng công an đi hiếp dân, bắt chẹn, ăn hối lộ. Quân đội nhân dân thì lo xây sân golf trong phi trường, đi làm kinh tế thậm chí mở nhà nghỉ, khách sạn, phòng massage nuôi béo bọn tướng tá.
Công an thì nay bẻ cổ dân, mai giải toả nhà, đi đến đâu ngửa tay xin tiền đến đó. Công chức phường khóm thì hậm hoẹ khó dễ cho đến khi lòi ra phong bì. Ôi những mùa xuân vắng bóng công lý đảng đã cho ta! Mùa xuân nào cũng chỉ ở cùng chúng ta vài ba tháng, nhưng mùa xuân của trăm hoa đua nở, trăm nhà lên tiếng đã bắt chúng ta phải ngậm miệng đến gần 70 năm qua.
Độc lập ở đâu khi mà mảnh đất quê hương đang bị người nước lạ hằng ngày đào phá beauxit, độc lập chỗ nào khi lòng dân sôi sục vì biển đảo bị chiếm đoạt bởi một lũ lạ người lạ ngợm, nói thẳng ra là bè lũ Đại hán Trung Quốc, ấy thế mà viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Việt Nam lại nói rằng “Yêu cho roi, cho vọt”, yêu kiểu đó thì tại sao quân đội nhân dân Việt Nam lại không dám “yêu lại” nhỉ? Hải quân Việt Nam Cộng Hoà họ có sợ đâu?
Hay chính sách của đảng cs bây giờ là độc lập bằng miệng còn đất đai thì cứ từ từ bán, chẳng ma nào biết. Bọn Trung Quốc đã ở khắp đất nước rồi đó, chúng có mặt ở cao nguyên, chúng nằm ngay Lâm Đồng, chúng ngồi chồm hổm trong Bộ Chính Trị. Hàng hoá made in China ngự trị từ Mống Cái đến Cà Mâu, phim Tầu chiếu hết bộ này qua bộ khác trên TV do nhà nước kiểm soát. Có độc lập không khi đảng bắt những em bé gái mặc quần áo tầu đứng dưới trời giá lạnh cầm cờ sáu sao đón quan Thái Thú Tập Cẩn Bình?
Tự do theo nghĩa nào mà người dân chỉ mới nói đến hai tiếng thân yêu Hoàng Sa và Trường Sa là đủ để công an đạp vào mặt, bắt bỏ tù, lôi kéo trên đường phố như súc vật. Tự do đâu mà Điếu Cày, người đã từng phục vụ chế độ trong hàng ngũ quân đội nhân dân bị giam quá hạn tù và cho đến nay vợ con vẫn không biết sống hay chết!
Ấy thế mà bà Giáo sư, Phó Chủ tịch nước người có nhan sắc làm nhục tất cả phụ nữ Việt Nam lại còn nhe hàm răng vẩu cho rằng đất nước ta dân chủ gấp vạn lần bọn tư bản giẫy chết. Liêm sỉ là điều không bao giờ có ở bọn đứng đầu nguỵ quyền cộng sản Việt Nam. Tự do ở chỗ nào mà cả nước có 700 nhật báo, tuần báo, đài phát thanh, đài truyền hình và tất cả đều nằm trong tay đảng? Cái thứ tự do trong tù ngục, tự do giữa bốn bức tường giam, tự do được kiểm soát bởi bọn cai ngục.
Hạnh phúc, có thật là chúng ta được hạnh phúc không? Còn tùy theo cái nhìn của mỗi người, nhưng tại sao chúng ta không hỏi Trịnh Kim Tiến về mảnh khăn tang chị quàng trên đầu bên di ảnh người cha ông Trịnh Xuân Tùng đã bị tên Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết, chxhcnVN quả là ưu việt, công an đánh chết người chỉ bị tuyên án 4 năm (tôi dùng chữ chỉ ở đây có nghĩa là tên Ninh rất có nhiều cơ hội được giảm án sau một hai tháng tù, và được tha sau một năm vì có hành vi tốt) chưa biết chừng hắn sẽ được âm thầm chuyển công tác về một địa phương khác với chức vụ cao hơn, những tên đao phủ như Nguyễn Văn Ninh là vốn quý của đảng!
Muốn biết rõ hơn nữa, hãy hỏi chị Thanh Tuyền và câu chuyện đau thương về người chồng bị giết chết ngay trong đồn công an Bình Dương. Hạnh phúc hay không cứ nhìn vào gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và nữ anh thư đất Việt Huỳnh Thục Vy, họ chỉ có một tội là dám viết lên sự thật và đảng thì chỉ thích nói dối quanh co.
Tôi không thể nào quên được hình ảnh chị Trần Thị Nga tay bồng con nhỏ đi biểu tình chống Trung Quốc và cái đảng hèn hạ này đã nhanh chóng xù lông nhe nanh vuốt, đưa công an đến khoá trái cửa nhà chị Nga, chúng nhốt người ngay tại nhà như nhốt con vật trong sở thú. Hạnh phúc như thế nào khi người vợ anh Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng nghẹn ngào trong nước mắt “Gia đình tôi năm nay không có Tết” vì nhà cửa đã bị chính quyền địa phương giật sập.
Hạnh phúc trên vành khăn tang đảng đã đem lại mùa xuân cho Trịnh Kim Tiến & Thanh Tuyền, một mùa xuân uất nghẹn vắng cha mất chồng. Hạnh phúc được sống cảnh màn trời chiếu đất, đảng đã mang lại mùa xuân cho gia đình người kỹ sư Đoàn Văn Vươn. Hạnh phúc trong bốn bức tường lao lý là quà của đảng gửi cho Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Lý. Hạnh phúc được tự nhiên vào trại phục hồi nhân phẩm hai năm không cần ra toà đảng đã tặng cho Bùi Thị Minh Hắng. Những hạnh phúc đắng như thuốc bắc và cay gấp vạn lần ớt hiểm.
Ôi dân tộc tôi và những uất hận của 70 mùa xuân đảng đã đem về!
Mùa xuân MẬU THÂN 1968. Lịch sử Việt Nam sẽ không thể nào quên mùa xuân tang tóc 1968. Chúng tôi được nhồi nhét tại học đường về nhà thơ vĩ đại Hồ Chí Minh, khi nghe thầy cô chính trị khen thơ đầy mùi nước mắm con thuyền Nghệ An của ông cả bọn chúng tôi chỉ biết nhìn nhau với ánh mắt cười đểu. Nhưng khi nghe thế hệ cha anh và đặc biệt là mấy bác người Huế bạn của ba mẹ tôi kể về biến cố Tết Mậu Thân 1968 tại Huế và các tỉnh thành miền nam.
Kể về hình ảnh những sinh viên dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà như Nguyễn Đắc Xuân, anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan đi theo cách mạng và quay về đeo súng chạy trên đường phố Huế giết người không gớm tay (theo tôi, những tên này cần phải đem ra Toà án Quốc tế Nuremberg để xử như bè lũ Pol Pot). Nhưng có lẽ tên tội phạm lớn nhất của đất nước Việt Nam sẽ không ai khác hơn là nhà thơ và đồng thời là cái xác chết ở Ba Đình hôm nay. Hy vọng lịch sử sẽ công minh và chắc chắn sẽ phải là như thế thôi.
Năm 1968, ông Hồ đã gửi đi mệnh lệnh giết người qua đài phát thanh Hà Nội với bốn câu thơ:
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”
Lịch sử văn chương thế giới chưa có bài thơ nào mà lại giết nhiều người như thơ ông Hồ. Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy uất nghẹn, đó là mùa xuân 1968 khăn tang phủ trùm trên một nửa đất nước. Hãy tạm cất trái tim vào ngăn kéo vài giây và thử đếm xem số nạn nhân bị quân Mỹ thảm sát ở Mỹ Lai so với thành quả đảng csVN giết người năm Mậu Thân 1968, Mỹ Lai sẽ chẳng thể nào so sánh bằng và đó là sự thật. Hơn 5,000 người dân Huế đã bị vùi dập trong những ngôi mộ tập thể, tiếng khóc vang tận trời xanh.
Năm 1968 đã mở màn cho cả thế giới thấy một hình ảnh thật của bộ đội cụ Hồ chân đi dép râu, đầu đội nón tai bèo điên cuồng lùng diệt những người họ đi giải phóng, và giải phóng thật sự cho họ về thế giới bên kia. Nói cho công bằng thì bộ đội miền bắc vào đánh miền nam năm Mậu Thân 1968 cũng tử trận với một con số cực kỳ cao, chiến thắng đã không đứng về phía kẻ xâm lăng nhưng vết thương hằn mãi trong lòng dân tộc.
Đêm 28 Tết mới đây, tôi cùng bạn bè đi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ, Sàigòn và tôi không khỏi uất hận khi thấy xuất hiện trên đường phố những bảng tuyên truyền về chiến thắng Mậu Xuân 44 năm trước. Cho đến nay, 2012 đảng vẫn còn say men trong tiệc máu đồng loại, tại sao đảng lại không kỷ niệm cuộc đại cách mạng cải cách ruộng đất nhỉ? Trưng bầy những biểu ngữ ca ngợi chiến thắng Mậu Thân cho chúng ta thấy rất rõ ràng là đảng chưa bao giờ đứng về phía nhân dân cả.
Bất cứ người Việt có tâm hồn nào ở hai miền bắc và nam nếu còn lương tâm chắc sẽ phải hổ thẹn về thành tích Mậu Thân, anh em cùng cha cùng mẹ, cùng máu đỏ da vàng giết nhau. Tôi được biết qua tìm hiểu, tại Hoa Kỳ sau trận nội chiến Bắc Nam người Mỹ đã chôn chiến sĩ hai miền chung một nghĩa trang Arlington xoá đi hận thù, quên đi quá khứ. Tại Việt Nam cái đảng cầm thú 44 năm sau Tết Mậu Thân vẫn còn hô hào chiến thắng người miền bắc giết người miền nam và nghĩa trang Quân đội Biên Hoà của chế độ Việt Nam Công Hoà vẫn còn trong hoang phế, với hình ảnh trên bia mộ người đã khuất bị đục mắt, đục tên. Cầm thú cũng chưa bao giờ thù xác chết và việt cộng còn cao hơn cả cầm thú trên ý nghĩa này.
Máu anh em hai miền đã thấm vào đất Mẹ, xương đã khô trên đồi quê hương. Nhưng cho đến ngày hôm nay giải khăn tang vẫn còn trắng xoá trên đầu Trịnh Kim Tiến & Thanh Tuyền và nước mắt vẫn còn tuôn trong hằng ngàn trại tù cải tạo khắp nơi trên cả nước cùng thân nhân và gia đình họ. Tội ác diệt chủng.
Mùa xuân GIAN DỐI 1976. Ngày 30/4/1975 khi những chiếc xe tăng Nga và các anh bộ đội chân dép râu dẫm nát đời son trẻ, nón tai bèo che khuất nẻo tương lai tiến vào thành phố Sàigòn niềm vui đâu chưa thấy, chỉ nửa tháng sau một thông báo ngắn gọn của Uỷ ban Quân quản được ký bởi tên Đại tá công an Cao Đăng Chiếm kêu gọi các sĩ quan, binh sĩ, nhân viên chế độ VNCH đi trình diện học tập cải tạo 3 ngày, 10 ngày, hoặc một tháng tuỳ theo cấp bậc và chức vụ. Người miền nam chưa bao giờ sống và hiểu cộng sản cả, gần một triệu thành viên quân cán chính VNCH đã ra trình diện và cái 10 ngày đã trở thành 10 năm hoặc hơn thế nữa, chưa kể nhiều người đã chết trong tù.
Đây là vết nhơ lịch sử, là sự gian dối vĩ đại nhất mà không một chính quyền có lương tâm và đạo đức nào làm. Nhưng đây cũng là đạo đức thật của Hồ Chí Minh. Đất nước Việt Nam sau 37 năm đến nay vẫn còn anh em bắc nam hận thù nhau cũng chỉ vì vậy. Mẹ tôi kể, một người bà con bên ngoại gia đình ở bắc vào nam thăm và được biết bố tôi phải đi học cải tạo, người dì ngoài bắc đã khóc thật to giữa nhà và nói: - “Sao bố mày dại thế, tin được chúng nó à. Tao ở ngoài đó năm 1972 khi Mỹ đánh bom 12 ngày đã tưởng quân Sàigòn ra giải phóng rồi, khổ thân, sao lại để chúng nó vào đây?
”Bây giờ dân miền nam chúng tôi nói riêng và cả nước nói chung đã hiểu các ông rồi!Tôi viết những hàng này trong đêm giao thừa thiêng liêng của dân tộc. Không dám thay mặt ai, nhưng tôi một công dân tên “Tuổi 20” xin dõng dạc trả lại đảng những mùa xuân tang tóc, đầy uất hận. Và cho tôi gửi đến đảng csvn thông điệp đêm Giao thừa 2012, đó là: NGÀY PHÁN XÉT SẼ ĐẾN.
1) Tuổi trẻ Việt Nam ngày hôm nay đã quen với thế giới @, iPhone và iPad, sẽ không dễ bị che mắt, bịt mặt và lừa đảo như thế hệ cha anh chúng tôi. Nếu 14 ông bà bộ chính trị, những đỉnh cao của sở thú còn tin vào quyền năng vô hạn của hơn 700 tờ báo, đài phát thanh, và truyền hình các vị có thể định hướng, dẫn dắt chúng tôi.
Hãy tỉnh thức, Việt Nam hôm nay có hằng triệu triệu người trẻ không buồn đọc báo, không thèm nghe đài và đang âm thầm cùng nhau xây thêm ống cống đủ cỡ cho các vị, và các quan tham. Chúng tôi sẽ thi đua mừng (đảng quang vinh) bằng cách làm vượt chỉ tiêu những ống cống thật to và thật chắc, bảo đảm (muôn năm). Hatka đã thay mặt chúng tôi gửi quà Tết đến 14 con khỉ đột Bộ Chính Trị, nếu những ống cống đó còn quá nhỏ với xác thân mỡ màng của 13 con đực và 1 con cái, xin vui lòng cho biết chúng tôi sẽ thay thế bằng ống cống to hơn. NGÀY PHÁN XÉT SẼ ĐẾN.
2) Tuổi trẻ chúng tôi hôm nay không sinh ra trong rừng, cũng không tốt nghiệp bổ túc hay chuyên tu, cho nên đảng csVN chớ có dại dột lầm tưởng chúng tôi là bầy cừu non dễ bảo, dễ nghe. Chính cái hệ thống xã hội và giáo dục thấp kém của cnxh do quý vị lập ra đã khiến chúng tôi trở thành nhiều loại người nổi loạn mang đặc thù khác nhau. Loại tuổi trẻ thứ nhất nổi loạn, ăn chơi đàn điếm, lái xe sang trọng hằng tỷ đồng, uống rượu ngập đầu trong các nhà hàng sang đó chính là con cháu quý vị được xã hội gọi là “bọn 5 C” (con cháu các cụ cả), loại này là thứ dòi bọ lớn lên trong đám phân và họ không thể đại diện cho chúng tôi.
Thành phần tuổi trẻ thứ hai, bị gia đình và xã hội bỏ rơi và từ đó cuốn lốc vào tội phạm cướp của giết người như tên Lê Văn Luyện, đây là thành phần cháu ngoan bác Hồ, chúng tôi cũng xin phép đứng xa với tất cả sự tiếc nuối vì chẳng qua họ chỉ là những hạt giống ngây thơ bị gieo trồng trong mảnh đất xhcn vô cảm, nơi công an giết người vô luật vô pháp, nơi cảnh sát giao thông ngày đêm cướp cạn của dân, nơi Phó Giám đốc Sáu lèo tỉnh Sóc Trăng đánh bạc thua hằng tỷ. Trưởng thành trên mảnh đất tồi tệ đó thì tuổi trẻ Việt Nam có thêm một Lê Văn Luyện thì cũng không phải là điều ngạc nhiên, họ là những sản phẩm đặc trưng của cnxh, những quái thai của thiên niên kỷ.
Chúng tôi không thuộc hai loại tuổi trẻ trên, xin đừng lầm.Chúng tôi là tuổi trẻ mặc áo NO U, chúng tôi là Hoa hậu biểu tình Trịnh Kim Tiến, chúng tôi là binh nhì Nguyễn Tiến Nam, chúng tôi là anh thư Phạm Thanh Nghiên, chúng tôi là Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Thị Thanh Bình, chúng tôi là anh hùng Đoàn Văn Vươn, khi chúng tôi dám ngăn biển đắp đê thì phát súng của chúng tôi chắc chắn sẽ không thua gì sóng biển vang âm toàn thế giới. Súng đã nổ và cuộc chiến đã khởi đầu trên cả nước.
Tuổi trẻ chúng tôi không súng không đạn, không máy bay Sukhoi, không tầu ngầm Kilo nhưng khác với hải quân của quý vị chúng tôi không sợ Tầu cộng. Chúng tôi không đeo quân hàm tướng tá, nhưng sẽ không bao giờ hèn như các ông tướng phường tuồng Phùng Quang Thanh hay Nguyễn Chí Vịnh hèn hạ khép nép trước quan Thái thú Tầu.
Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay chiếm hơn 2/3 dân số và chúng tôi đang mỗi ngày góp lửa để đốt sạch cái chủ nghĩa cs hết thời trên quê hương Việt Nam. Hôm nay chúng tôi chỉ là những ngọn nến nhỏ, khi góp lại chúng tôi thành sức mạnh Thái Hà, thành đêm tỉnh thức nơi nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Hôm nay, tiếng nói của chúng tôi có vài triệu người xem trên Dân Làm Báo, ngày mai tiếng nói đó sẽ thành sóng biển Đông cuốn trôi chế độ bạo tàn. NGÀY PHÁN XÉT SẼ ĐẾN.
3) Tuổi trẻ chúng tôi không thích những kẻ loạn ngôn, chúng tôi lợm giọng và buồn nôn khi thấy quý vị ngu dốt, trơ trẽn và vô liêm sỉ đến tột cùng khi tiếp tục lải nhải “Đảng csVN quang vinh muôn năm” Có ai lại tôn vinh cái đảng mà bàn tay thấm máu dân mình, cái đảng xây nhà tù nhiều hơn trường học, cái đảng dựng phòng massage nhiều hơn nhà thương.
Cái đảng đem con gái ra trần truồng phơi bầy trước người Đài Loan, Hàn Quốc để họ sờ nắn như đi mua gà vịt với một hy vọng mong manh là sớm được thoát ra khỏi thiên đàng xhcn. Muôn năm thế nào được khi những ông bà quan tham, lúc chưa có quyền hành thì năm anh việt cộng đu cành đu đủ cũng không gẫy, khi có chức quyền chỉ một hai năm sau béo no, béo tròn, mắt mũi húp híp mở không ra, không tin, cứ nhìn các quan phường xã trở lên thì sẽ rõ. Xin đừng lộng ngôn mang cái đảng 4 triệu người hèn với giặc, ác với dân ra và bắt gần 90 triệu còn lại phải tung hô “muôn năm”, chúng tôi không phải dân Bắc Triều Tiên!
Đừng ru ngủ chúng tôi bằng những hội hè, đình đám. Đừng mang những ca sĩ, người mẫu chân tay như bộ xương khô và bao nhiêu thịt (kể cả silicon đổ dồn vào ngực) và bảo đó là tuổi trẻ Việt Nam. Đảng csVN dưới sự chỉ đạo của 14 bộ óc “siêu nhỏ bé” vừa qua đã làm nhục cả dân tộc qua hình thức vận động ĂN GIAN bình bầu cho Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan của thế giới, ăn gian vì bất cứ một cuộc bầu cử chân chính nào mỗi người chỉ được phép xử dụng một phiếu, nhưng với Việt Nam thì khác, ăn gian ăn quỵt công khai không biết ngượng, cả một hệ thống tuyên truyền hùng hổ của nhà nước cổ động mỗi người bầu hằng trăm hay thậm chí ngàn lần!
Bảo khối óc của quý vị là “siêu nhỏ bé” thật không ngoa, cứ xem hình ảnh cháu của ông Bộ trưởng Thông tin và Du lịch, ngồi chưa vững mấy tháng tuổi mà đã biết cầm điện thoại bình bầu cho vịnh Hạ Long thì đủ thấy cái khôi hài, kệch cỡm như thế nào? Còn gì nữa về những khối óc “siêu nhỏ bé” của 14 đỉnh cao trí tuệ, cái tổ chức bình bầu kỳ quan thế giới đó là tổ chức tư nhân NOW, không được Liên Hiệp Quốc công nhận.
Làm sao mà một đảng ưu tú với hơn ba triệu đảng viên mà lại ăn phải quả lừa lớn như thế? Ngôn ngữ Việt rất phong phú, nếu mang chữ CON NGƯỜI tách ra làm hai thì mọi người sẽ thấy thành quả của đảng quang vinh đã huấn luyện cho chúng ta thành CON nhiều gấp vạn lần thành NGƯỜI. Sau gần 70 năm trong tăm tối, chúng tôi đã tỉnh thức hãy chờ và xem. NGÀY PHÁN XÉT SẼ ĐẾN.
Tuổi trẻ Việt Nam, bạn bè quen và chưa quen của tôi ĐỪNG SỢ HÃI! Chúng ta không cần lãnh tụ, vì mỗi người trong chúng ta đã là người điều hành chính bản thân mình.
Việc làm đơn giản nhất các bạn có thể làm là hãy phổ biến Dân Làm Báo và bài viết này đến bạn bè, người thân của mình.Nếu bạn ở nước ngoài, không cần giấy phép tác quyền hãy phiên dịch bài viết này, người viết chỉ xin bạn đừng sửa hoặc thêm bớt và gửi cho chính phủ, Thủ tướng, Tổng thống, Thượng nghị sĩ, Dân biểu, chính quyền địa phương nơi bạn đang sống. Hãy cất lên tiếng nói của tuổi trẻ Việt Nam. Một tiếng nói không ai nghe, nhưng hằng ngàn, trăm ngàn, và hằng triệu người cùng nói, nhân loại sẽ nghe.
Sống trong nước, tuổi trẻ Việt Nam khôn ngoan hơn chúng ta sẽ cất lên tiếng nói khác, âm thầm nhưng vũ bão. Chỉ cần các bạn tự mình và thuyết phục gia đình cùng nhau RÚT TIỀN ra khỏi tất cả các ngân hàng trong nước và thay vào đó mua vàng để phòng thân. Chỉ cần 24 tiếng đồng hồ thôi, chiến dịch XIẾT HẦU BAO nay sẽ đánh ngay vào tử huyệt nền kinh tế của chế độ. Tết sẽ qua, chi tiêu sẽ bị thâm thủng vì quà cáp, lì xì, hội hè đình đám, đây là thời điểm tuyệt vời để RÚT TIỀN. Việt kiều ở nước ngoài hãy gọi điện thoại về quê nhà khuyến khích thân nhân rút tiền vì không phải ai cũng có điều kiện đọc bài viết này.
Tôi đã góp ý cùng ba mẹ và các cụ sẽ làm ngay sau Tết, các cụ cũng sẽ rỉ tai bạn bè. Chúng ta không đánh chế độ bằng súng đạn, máu Việt Nam đã đổ ra trong hằng bao năm qua. Chúng ta hãy đánh bọn động vật hoang dã bằng khối óc của tuổi trẻ. Tại sao chúng ta phải cứ nai lưng nộp tiền nuôi những người cướp nhà, cướp đất của chúng ta? Tuổi trẻ Việt Nam cùng các thế hệ cha anh cả nước ĐỨNG LÊN, chúng ta đã quỳ gối bao năm rồi. Chúng ta cần ĐÓNG CỬA các ngân hàng trong nước, nên nhớ bọn tham quan của chế độ cùng vây cánh đang dùng tiền chúng ta gửi ngân hàng để quay về giết chúng ta, câu chuyện người anh hùng Đoàn Văn Vươn là một điển hình.
Nhân danh nhà nước (có ai biết nhà nước là ai đâu?) chúng thu hồi đất đai để bán cho tư bản đỏ, và tư bản đỏ vay tiền ngân hàng nơi chúng ta ký gởi. Đừng suy nghĩ sai trái là tôi gửi ngân hàng có vài trăm ngàn, rút ra sẽ chẳng nghĩa lý gì. Bạn đang lầm to ngân hàng trong nước hiện nay đang sống bằng những đồng tiền nhỏ bé của bạn đấy, lấy thí dụ: Bạn gửi khoảng 200,000 trong ngân hàng và có 100 người như bạn ngân hàng sẽ thu vào 20,000,000, cứ thế mà nhân ra và tiền của bạn sẽ được chuyển thẳng vào tay tư bản đỏ dưới hình thức cho vay.
Các đại gia “tư bản đỏ” sẽ dùng số tiền của bạn gửi ngân hàng để quay lại mua ruộng vườn, nhà cửa đất đai của bạn với giá rẻ hơn bèo sau khi đã hối lộ bọn quan tham địa phương. Chúng nó mượn đầu heo nấu cháo, chúng nó uống rượu, chơi gái bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của chúng ta, hãy tỉnh thức.
Kế tiếp, tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay cao nhất Châu Á và đứng hàng thứ hai trên thế giới, đây là lời tuyên bố của ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Uỷ viên Bộ chính trị, có nghĩa là đồng tiền Việt Nam sẽ càng ngày càng mất giá. Để kiểm nghiệm điều này, bạn hãy so sánh giá một bó rau muống, một cân thịt hoặc một tô phở của năm trước với năm nay bạn sẽ thấy ngay. Vật chất là tô phở, bó rau muống, ký thịt thì vẫn không thay đổi, chỉ có giá tiền là tăng lên thôi, đó là chứng minh hùng hồn của đồng tiền Việt Nam ngày càng mất giá.
Tiền bạn gửi ngân hàng hôm nay có thể mua được 10 tô phở và năm sau lấy ra cộng cả tiền lời do ngân hàng trả lúc đó đừng nghĩ đến 10 tô phở nữa kẻo sẽ thất vọng to. Chính vì thế, ngân hàng và tư bản đỏ cấu kết với nhau dùng tiền của chúng ta ngay từ bây giờ để làm giầu, hãy tỉnh thức. RÚT TIỀN RA KHỎI NGÂN HÀNG.Chúng ta đã câm lặng trong 70 năm qua. Chúng ta đã bị bóp cổ bóp miệng trong 70 năm qua. Chúng ta đã bị lợi dụng trong 70 năm qua. Xương máu hai miền đã đổ ra chỉ để nuôi bầy thú dữ! RÚT TIỀN RA KHỎI NGÂN HÀNG chúng ta sẽ khai tử chế độ cộng sản Việt Nam trong vòng một tuần lễ.
NGÀY PHÁN XÉT SẼ ĐẾN.
Tuổi 20
VĂN MINH TRUNG QUỐC
Trung Quốc: xếp hàng dài tiểu tiện tập thể
Thứ 2, 21/10/2013 11:19:03- Chuyên mục
(Tinmoi.vn) Cuộc đua marathon diễn ra ngày 20/10 ở thủ đô Bắc Kinh không chỉ đạt được nhiều kỷ lục như: số người tham gia lớn nhất, vận động viên phá kỷ lục được lập từ 27 năm trước… mà còn có một màn “giải quyết nỗi buồn” tập thể chưa từng có tiền lệ.
Cảnh tượng vận động viên chạy marathon xếp hàng tiểu tiện tập thể
Đây là cuộc đua Marathon quốc tế 2013 tổ chức tại Bắc Kinh với số lượng người tham gia kỷ lục: 30.000 người. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị và tổ chức chương trình có đôi chút thiếu xót nên không chuẩn bị đủ nhà vệ sinh công cộng cho số lượng người tham dự quá lớn. Kết quả là, hàng loạt nam giới không ngần ngại xếp hàng “giải quyết nỗi buồn” ngay giữa thanh thiên bạch nhật.
Khi được hỏi “Tại
sao lại đơn vị tổ chức lại chuẩn bị ít nhà vệ sinh di động như vậy?”,
một tình nguyện viên của đơn vị chính thức tổ chức chương trình này cho
biết, “Ngay trong hướng dẫn chính thức, chúng tôi đã khuyên những người
tham gia uống ít nước trước khi chạy”.
Anh Zhouyuan, một
vận động viên chạy marathon không chuyên cho hay, “Tôi ngạc nhiên khi
thấy có nhiều người tham gia chạy marathon như vậy. Rõ ràng, ban tổ chức
đã không chuẩn bị đủ nhà vệ sinh di động”. Tuy nhiên theo anh, “ việc
‘giải quyết’ tập thể này cũng là một trải nghiệm vui”.
Anh nói, “Khi thấy người đầu tiên ‘giải quyết’ giữa công cộng, những người khác cũng kéo nhau làm theo”.
Mặt khác, Chenzhe –
một người cũng tham gia chạy nửa quãng đường marathon cho biết “ tôi xấu
hổ khi thấy cảnh tượng này, họ đang làm mất vệ sinh chung của thành
phố”.
Một số hình ảnh khác về cảnh tượng tiểu tiện tập thể chưa từng có do một vận động viên cũng tham gia cuộc đua ghi lại:
NGUYỄN KHÔI * VỢ CHỒNG THỜI @
Tranh Bùi Xuân Phái
VỢ CHỒNG THỜI @ - Bài 3
(Tặng : Nhà thơ Bùi Văn Kha )
-------
*NGÀY TRƯỚC : Ai mà chả thuộc bài thơ THƯƠNG VỢ (Nịnh vợ) của cụ Tú Xương (1879-1907) đọc lên mà cười ra nước mắt :
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng;
Lặn lội thân Cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi Đò đông.
Một duyên, hai nợ âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa chẳng quản công;
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
BÌNH : Bài thơ tuyệt tác, đủ cả tình-cảnh-sự về vợ chồng thời Pháp
mới vào cai trị nước ta ...chỉ riêng chữ "với" ở câu 2 là đủ tuyệt vời,
nói lên sự chua chát khi lấy phải anh Đồ Nho hết thời (ăn bám vợ- vô
tích sự) Cái HAY tột đỉnh của bài thơ là Tác giả không "sĩ". mà lại dám
tự trào lộng cái vô tích sự của chính mình.
Còn cụ Tam nguyên Yên
Đổ thì lại KHÓC VỢ bằng mấy câu "tuyên dương" sự đảm đang của Người
phụ nữ Việt Nam hay lam hay làm nuôi chồng "nấu sử sôi kinh" làm nên sự
nghiệp để đời :
-Nhà chỉn cũng nghèo thay ! Nhờ được bà hay lam
hay làm, thắt lưng bó que,xắn váy quai cồng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc.
-Bà
đi đâu vội mấy ! Để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông
quần lá tọa gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.
*
* NGÀY NAY : hiện đang diễn ra nhiều cảnh - tình- sự rất thời sự
- CẢNH 1 : Khá phổ biến, đáng tuyên dương , xin đọc bài thơ MƯA ĐÊM của Ngân Vịnh :
Nửa khuya nhà dột mưa đêm
Một bên con dại, một bên mẹ già
Anh thì ở mãi Trường Sa
Còn ai đây nữa để mà cậy mong
Cửa phên dàn dạt gió dong
Tiếng mưa rối lá vườn trong ngõ ngoài
Đêm như đè xuống đôi vai
Níu tranh luồn cỏ dặm dài mình em
Mẹ già con dại ngủ yên
Vẫn nghe canh cánh nỗi niềm chân mây
Anh đi biền biệt tháng ngày
Nẻo trời thương nhớ, hao gầy mảnh trăng
Mắt soi vào cõi mưa dăng
Dẫu không muốn cũng biết rằng lẻ loi
Nỗi buồn chẳng dám cất lời
Chỉ e người ở phương trời phong ba
Ngày bên con dại mẹ già
Thương yêu lợp ấm mái nhà tranh
tre
Nửa khuya thức với miền quê
Gió đưa những hạt mưa về những đâu ?
BÌNH
: Chồng là chiến sĩ hải quân đang đi đồn trú bảo vệ quần đảo Trường Sa,
vợ ở nhà lao động nuôi mẹ già, con dại , chống chọi với bão lũ Miền
Trung, không nghĩ đến mình mà chỉ nghĩ thương chồng nơi đảo xa...ngôn
ngữ thơ trực cảm, lờ thơ da diết thân thương, đáng yêu biết chừng nào ? !
- CẢNH 2 : cũng không hiếm
ở cái thời mở toang cửa hội nhập vào "cơ chế thị trường", đô thị hóa
đến chóng mặt, gái quê ra Phố Thị theo đòi lối ăn chơi đàng điếm ,sự tha
hóa, xuống cấp về đạo đức : gái tơ sẵn sàng lấy "Sếp" đại gia--ông lão
hơn Nàng vài ba chục tuổi (làm vợ kế, vợ lẽ để tha hồ ăn chơi xả láng
)đang diễn ra khá nhức nhối- S.O.S với toàn xã hội... Nhà thơ Bằng Việt
đã khái quát khá sắc nét bằng bài thơ :
VỢ THỜI @ CÒNG
-------
Cơm ai, người nấy ăn
Việc ai, người nấy làm
Bạn ai, người nấy tiếp.
*
Sách báo không hề đọc
Chỉ phấn sáp, thời trang,
Hai bữa chê cơm nhà
Ngồi quán cho sành điệu.
*
Thích ngồi lê, mách lẻo
Chính trị, xin miễn bàn
Chỉ dông dài miên man
Chuyện chê chồng, bỏ vợ
Chuyện chơi bời, trốn nợ,
chuyện bán đất ,đổi nhà,
Chơi chứng khoán ranh ma
Liệu có thu bạc tỷ ?
Tháng tháng đi Thẩm Mỹ
Tuần tuần đi gội đầu
Mặt với da chăm chút
Bõ đời mình trẻ lâu.
*
Ngồi nhà thấy chán mắt
Mười hai tiếng đứng đường
Chơi cho đời chán mặt
Biết đủ đời cho luôn.
*
Chỗ nào Trứng cá Nga
Hàng nào Lẩu nấm Nhật
Các anh rủ thì đi
Còn gì mà sợ mất !
*
Đêm vè nằm mệt lả
Mắng con rồi nạt chồng
Lăn đùng ra kéo gỗ
Ngáy to như đàn ông...
*
Chồng để làm gì nhỉ
Để làm bung xung chơi !
Thời buổi này ngắn lắm
Ưu tư mà hết hơi !
Thờ A Còng xả
láng
Đâu phải thời cơm toi !
( Ngày 23-11-2013 do BVK chép gửi cho NK)
BÌNH
: thôi rồi, hết ý, tuyệt cú mèo "vợ chồng thời @" - mặt trái của Cơ chế
thị trường là vậy, con người đang bị tha hóa, "măc kê nô" ngay với bản
thân chính hắn, đáng sợ
thay ! Vấn đề là ở chỗ cả
Hệ thống chính trị phải ra tay thì mới dần dần tháo gỡ được, thượng
bất chính hạ tắc loạn, các bậc bề trên (huynh trưởng) nếu không gương
mẫu nêu gương thì hệ lụy 'Vợ chồng thời @" còn dài dài đau lâu lắm đấy ?
!
Góc thành nam Hà Nội 23-11-2013
Nguyễn Khôi
No comments:
Post a Comment