Saturday, October 29, 2016

CUNG TRẦM TƯỞNG = VÕ NGUYÊN GIÁP = ĐẠO PHÁP

NGUYÊN TRẦN * THƠ NHẠC CUNG TRẦM TƯỞNG


Chiều thơ nhạc Cung Trầm Tưởng
trong bước chân"Một hành trình thơ 1948-2008"
Nguyên Trần





 Tôi vốn sinh ra có trái tim mẫn cảm với ngoại cảnh và con người nhất là trong lãnh vực văn thơ nhạc. Thế cho nên khi được thi nhạc sĩ Phan Ni Tấn mời tham dự "Đêm thơ nhạc Cung Trầm Tưởng, một hành trình thơ" là tôi nhận lời ngay vì chỉ nội cái tiêu đề như vậy đã là một lời mời gọi thật thơ mộng trang nhã.

Nhắc tới thi sĩ Cung Trầm Tưởng thì trước hết là phải phải nhắc tới hai bài thơ của ông một thời là sách gối đầu nằm của nhiều sinh viên học sinh tay trắng mộng đầy: "Chưa bao giờ buồn thế" qua giai điệu ngủ ngôn óng ả mượt mà với những câu thơ lãng mạn trong sáng như viên ngọc bích lung linh và thật nhẹ nhàng trau chuốt như mây trời bàng bạc:
Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mua Đông Paris
Suốt đời làm chia ly
Tiễn em về quê mẹ
Anh nói bằng chiếc hôn
Không có gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách

(Chưa bao giờ buồn thế)

Hay bài "Mùa Thu Paris":

Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly
Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công viên lá đổ
 
 
 Ngóng em kiên khổ từng giờ
Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt gía từ tâm


Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc rất nhiều thơ của Cung Trầm Tưởng nhưng có lẽ bản "Tiễn em" (đổi tên bài thơ "Chưa bao giờ buồn thế" ) là bài hay nhất mà tôi tin rằng trong chúng ta không ai tránh khỏi rung động xao xuyến khi nghe bản nhạc nầy nhất là qua giọng ca cao vút chết người của nữ ca sĩ Thái Thanh.


Hình như cuộc đời với Cung Trầm Tưởng là một con tàu chạy không ngừng nghỉ và cứ dừng lại ở nhưng sân ga bên đường cho bao kẻ lên người xuống rồi lại tiếp tục đi, đi mãi cho tới một nơi vô cùng vô tận:

Mùa đông tuyết lũng âm u 
Bâng khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn
Nhớ ngày tàu cũng đi luôn
Ga thôn trơ nỗi băng nguồn héo hon
Phương xa nhịp sắt bon bon
Tàu đi dưới tỉnh núi còn vọng âm
Sân ga mái giọt âm thầm
Máu đi có nhờ hồi tâm đêm nào

(Khoác kín)


Từ nãy giờ hoa lá cành hơi nhều, bây xin mời quý độc giả cùng bước vào con đường "Một hành trình thơ (1948-2008)" với nhà thơ Cung Trầm Tưởng, một ngôi sao sáng trong nền trời thơ văn Việt Nam.

Buổi ra mắt tuyển tập thơ "Một Hành Trình Thơ" của Cung Trầm Tưởng đã được Hội Nha Y Dược Ontario tổ chức vào 1:00 giờ chiều ngày chúa nhật 8 tháng 9, 2013 tại hội trường thư viện Noel Ryan Auditorium, 301 Burnhamthorpe Rd. W. Missisauga với sự tham dự của khoảng 200 đồng hương và sự điều khiển chương trình của Duy Hân và Việt Phương.


Sau nghi thức chào Quốc kỳ Quốc ca Canada, Việt Nam Cộng Hòa và phút Mặc niệm, bác sĩ Nguyễn Duy Sản - trưởng ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng cám ơn quan khách đồng bào đã đến tham dự thật đông đảo buổi sinh hoạt vào một ngày Chúa nhật quý báu và cũng chứng minh được trình độ thưởng thức và tình yêu thơ văn của đồng bào Toronto. Ông cũng sơ lược tiểu sử nhà thơ đã từng đi du học ở Pháp rồi trở về nước theo tiếng gọi núi sông với cấp bậc Trung tá Không quân và đi tù cải tạo mười năm. Ông cũng phác họa vài nét đặc biệt trong dòng thơ liên tục của Cung Trầm Tưởng, từ những vầng thơ tình trước 1975 cho tới những bài thơ sau 1975 nói lên sự trăn trở cho nỗi bất hạnh của dân tộc và cáo giác tội ác tày trời của Cộng Sản cầm quyền trên quê hương.

Tiếp đến, thi nhạc sĩ Phan Ni Tấn giới thiệu tập thơ "Một hành trình thơ " của Cung Trầm Tưởng, một tên tuổi lớn của nền thi ca Việt Nam mà thơ ông đi tới đâu cũng được đón tiếp nồng nhiệt vì thơ Cung Trầm Tưởng có một phong thái rất riêng biệt. Ngay những sáng tác đầu tay, ông đã đến với người yêu thơ bằng vóc dáng của một nhà thơ mà trong con người ông hiển lộ những tài hoa, sâu sắc, buồn vui, ơn nghĩa và quan trọng hơn cả là sự chân thật với chính mình, với con người. Thi sĩ luôn phóng khoáng, nghĩa là họ vẫn duy trì cái bản ngã uyên nguyên của mình, luôn luôn rưng rưng một cảm hứng trước những vẻ đẹp trần thế. Trong tình yêu, hầu như con người ai cũng hăm hở, đam mê và cường tráng. Đọc thơ, đặc biệt về thơ tình của Cung Trầm Tưởng chẳng hạn, ta thấy xuyên suốt một niềm vui, niềm hạnh phúc dạt dào và niềm đam mê vô lượng. Tất cả những cảm tính này đều được thi sĩ biểu hiện trên trang giấy một thứ tình yêu da diết trước những vẻ đẹp thăng hoa của dòng đời sinh hóa. Ngoài ra những bài thơ tình của Cung Trầm Tưởng được Phạm Duy phổ nhạc tài tình và giọng hát bất hủ của Thái Thanh đã đẩy thơ Cung Trầm Tưởng đi xa hơn, bay cao vút lên không gian. Đó là sự kết hợp toàn bích của ba bộ môn thi ca nhạc. Sau cuộc đổi đời 1975, sống dưới chế độ độc tài toàn trị của Cộng Sản, Cung Trầm Tường cũng đổi thể thơ sáng tác từ thơ tình sang thế đột khởi dấn thân với thơ tù phản kháng hiện thực, đứng thẳng với một thái độ bất khuất của một kẻ sĩ anh hùng: 
Lòng ta đứng thẳng như vầu
Thân cao lòng thẳng giữa bầu trời xanh

hoặc:
Vầu đanh như thép sáng ngời
Nắng mưa thì cũng trọn đời đứng ngay

(Biểu tượng)

(vầu là loại tre, nứa luôn đứng trẳng tượng trưng cho bật chính nhân quân tử)
Nhân dịp nầy, anh Phan Ni Tấn cũng giới thiệu tới khán thính giả tập thơ "Cung Trầm Tưởng, Một Hành Trình Thơ 1948-2008" do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương phát hành và được bán với giá $40.
Phần quan trọng nhất của là lời phát biểu của nhà thơ Cung Trầm Tưởng. Qua giọng nói đầy nét văn thơ, ông ngỏ lời cám ơn ban tô chức, các MC,ban nhạc, ban âm thanh, các ca sĩ đã nhiệt tình thực hiện đươc buổi sinh hoạt văn hóa đầy nghĩa như buổi chiều nay.
Ông cũng nhấn mạnh 3 nét chính về tập thơ "Một Hành Trình Thơ":

1) Quá trình lâu dài chuẩn bị cho tập thơ với những sửa đổi nhuận sắc theo dòng suy tư thay đổi của ông. Một lần qua Pháp qua thăm lại Paris, ông gặp nhà thơ Thụy Khuê nhà phê bình văn học nghệ thuật của đài RFI và trình bày ý nghĩ muốn hình thành một tập rthơ và đã được nữ sĩ tận tình khuyến khích.
2) Đối với quê hương dân tộc, ông không dám cho là mình đã làm tròn nhiệm vụ vì công việc phản ảnh được đầy đủ tâm tư nguyện vọng của dân tộc nó quá lớn và phức tạp trước thảm họa chưa từng có trong lịch sử do Cộng Sản gây ra trong suốt 70 năm. Do đó sự tồn tại của tập thơ hoàn toàn tùy thuộc vàv cách nhìn và sự đón nhận phê bình của mọi đồng hương.

3) Tập thơ đã phải trải qua một thời gian dài 10 năm mới hoàn tất vì người nhiệt tình chăm sóc mọi chi tiết cho việc ấn hành tập thơ là nhà văn Uyên Thao, giám đốc nhà xuất bản Quê Hương đã ngã bệnh vì kiệt sức khi phải làm việc 14 tiếng/ngày trong tình yêu văn chương chữ nghĩa.

Ngay sau đó là cuộc mạn đàm văn thơ lý thú thi vị giữa nhà thơ Cung Trầm Tưởng và giáo sư Phùng Quang Tuấn. Trong buổi nói chuyện nầy giáo sư Phùng Quang Tuấn có nhắc tới một câu chuyện vừa mới xảy ra tại Toronto , số là có một vị nữ lưu nọ ái mộ thơ Cung Trầm Tưởng từ lâu nhưng tới nay mới vừa gặp mặt lần đầu nên cô làm hai câu thơ tặng thi sĩ: Trông xa cứ tưởng đây là chú
Lại gần mới thấy vẫn là anh
Xen kẻ là chương trình văn nghệ đặc sắc do những ca sĩ địa phương như: Đinh Ngọc Bôi, Tâm Huyền, Diễm Hương, Phan Ni Tấn, Ngọc Hương, Lâm Lương, Trần Khánh Ly, Xuân Mai, Đoan Nguyên...trình bày mà đa số là những nhạc phẩm phổ thơ của Cung Trầm Tưởng. Ngoài ra, cô Vân Khanh lần lượt diễn ngâm hai bài thơ "Đêm tù nhớ Đỗ Phủ" và "Kiếp sau". Đặc biệt nữ ca sĩ Xuân Mai áí nữ của nhạc sĩ Xuân Tiên hiện định cư tại Úc lên hát bài "Duyên Tình" của chính thân phụ cô.

Riêng hai bản nhạc "Mùa Thu Paris" và "Tiễn Em" đã khiến cử tọa hình dung ra được một Paris và Vườn Hoa Lục Xâm Bảo thơ mộng trữ tình.
Buổi ra mắt thơ đã kết thúc lúc 5:00 giờ chiều trong những ánh mắt còn ngẩn ngơ phiêu bạt dưới vườn thơ Cung Trầm Tưởng muôn sắc muôn màu.
Mississauga 8/9/2013
Nguyên Trần

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BUỔI CHIỀU THƠ NHẠC CUNG TRẦM TƯỞNG 8-9-2013 TẠI MISSISSAUGA:

TANG LỄ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP



Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cộng sản làm lễ quốc tang, nhưng tang lễ này là một sự dối trá, một âm mưu bẩn thỉu của đàn em  tướng Giáp. Chúng làm quốc táng nhưng lại đưa ông an trí tại   Đèo Ngang, cách Roòn 10 km, là một nơi đìu hiu quạnh quẽ. Phải chăng họ sợ dân chúng kéo đến thăm viếng đông đúc rồi sẽ sinh ra biểu tình, chống đối.

Theo truyền thống cộng sản, các lãnh tụ được chôn ở nghĩa trang vinh dự theo chế độ khẩu phần, giai cấp, cấp bậc. Như Việt cộng thì ông Giáp phải chôn ở Mai Dịch, nhưng than ôi, chúng đưa ông về xó núi Đèo Ngang, Quảng Bình, là nơi " chó ăn đá, gà ăn sỏi", là nơi " khỉ ho cò gáy" mà bà huyện Thanh Quan mô tả:
"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông rợ mấy nhà".

Đấy là nơi chỉ có mấy chú tiều đốn củi, mấy túp lều  thưa thớt của dân thiểu số. Đó là Việt cộng tưởng thưởng cho công lao hãn mã của đại tướng kính yêu của họ hay sao?

Trước đây vài tuần,  Quê Choa đã loan tin họ đưa xác đại tướng vào Đèo Ngang, sau đó Việt Cộng loan tin đưa ông về Đồng Hới. Nay các thân hữu Quảng Bình cho biết Việt cộng vùi thây ông ở  nam  Đèo Ngang!

Lúc sống tướng bị thanh trừng,
Lúc chết chôn  ở núi rừng hoang vu.
Thế gian toàn lũ cáo hồ,

Đi theo cộng sản nghìn thu hận sầu!


Họ đề cao ông hay trị tội ông? Trời ơi đất ơi!
Ai ơi lấy đó làm gương,
Đi theo ma quỷ thảm thương một đời!

 Nghe nói ông Thích Chân Quang , kẻ tự xưng là cháu già Hồ, kết tội Lý Thường Kiệt vô lễ, dám đánh Trung Quốc.
(NHIẾP VĨNH TRANG. Thích Chân Quang – là ai ?http://badamxoevietnam2.wordpress.com/2013/09/13/thich-chan-quang-la-ai/ )

Phải chăng  nay Việt Cộng cũng kết tội Võ Nguyên Giáp  vô lễ dám chống việc Bauxite Tây Nguyên, nghĩa là chống mẫu quốc Trung Cộng? Vì vậy, họ  hành xử với thân ông lúc  sống cũng như cái xác của ông khi  chết rất ư man rợ.  Phải chăng là chúng muốn tỏ lòng trung thành với Trung Quốc mà trừng phạt những ai chống Trung Quốc xâm lược.
 Các cô gái mặc áo dài đến viếng
Thanh niên tình nguyện hỗ trợ công các trật tự
Về tang lễ, Việt Cộng nói ầm lên là nhân dân đến viếng tại nhà. Tại sao lại viếng tại nhà mà không viếng ở phòng tang lễ? Xem những tấm hình chụp, ta thấy ai cũng mang đồng phục.
 Nỗi đau trên quê hương Đại tướng
Đấy là người của Việt Cộng đến kiểm soát nhà, đóng chốt tại nhà đề phòng sự nổi dậy của dân chúng nhân tang lễ đại tướng. Chú ý: các khách vào nhà ĐT đều mang một màu áo để tránh người ngoài xâm nhập.


Đài RFI nhận định về lễ truy điệu tướng Giáp ở Quảng Bình (Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-10-12)

Lễ truy điệu tướng Giáp được tổ chức tại hai nơi ở Quảng Bình, gồm Ủy ban nhân dân tỉnh và tại nhà lưu niệm Võ Nguyên Giáp tại làng An Xá, thôn Kiến Giang, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy. Có thể nói là không khí truy điệu ở hai nơi này tuy trang nghiêm nhưng lộ rõ tính hình thức và có điều gì đó không bình thường phía sau sự trang nghiêm này."
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/condolence-ritual-to-gen-giap-in-qb-10122013082420.html


Bản tin trên là phỏng vấn người dân Quảng Bình nhưng cũng hé lộ rằng dân miền Trung đã biết tin tướng Giáp chết trong đại lễ "Nghìn Năm Thăng Long" đúng như tiên đoán của  nhà Cảm Xạ học Phan Thị Bích Hằng. Người dân Quảng Bình trong bản tin trên nói:

" vào năm 2010, trong lúc Hà Nội diễn ra đại lễ Ngàn năm Thăng Long Hà Nội và Quảng Bình bị lụt nặng thì ông nghe tin tướng Giáp qua đời. Lúc đó cả làng ai cũng buồn, riêng ngôi nhà tướng Giáp do ông Võ Đại Hàm, cháu gọi tướng Giáp bằng ông bác ruột đã rút bớt một thanh giường, nửa vạt giường và một số cây trong vườn nhà được quấn một dải vải quanh cây. Với người miền Trung, đặc biệt từ Quảng Ngãi ra đến Nghệ An, việc gở bỏ vạt giường, thanh giường hoặc đốt chiếc giường đi và cây cối quanh nhà đều quấn khăn, điều đó có nghĩa là chủ nhân của chiếc giường và mảnh vườn đã qua đời...
 Một cựu chiến binh khác đến viếng tướng Giáp, gương mặt đượm buồn, nói với chúng tôi là thật ra, việc bây giờ tướng Giáp qua đời hay tướng Giáp đã qua đời năm 2010 đối với ông không còn quan trọng nữa. Vì theo như ông biết, kể từ năm 2010, mọi liên lạc của người thân đối với vị danh tướng mà ông luôn đặt trên cả mức thần tượng không còn nữa. Ông đoán rằng có lẽ tướng Giáp đã ra đi lúc đó nhưng vì một lý do nào đó có liên quan đến đại lễ Ngàn năm Thăng Long Hà Nội và lũ lụt Quảng Bình nên chương trình truy điệu bị hoãn lại đến hôm nay. Hoặc là cũng có thể lúc đó, tướng Giáp vẫn thở nhưng đời sống đã hoàn toàn là đời sống thực vật.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/condolence-ritual-to-gen-giap-in-qb-10122013082420.html


Binh thư Tôn Tử có nói đến việc giả trá hư thực nhưng đó là phương sách đối với địch. Cộng sản thì man trá, giả dối, hư thực đối với nhân dân và cả bậc công thần , tiền bối của họ.



Theo Tuổi Trẻ   Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài cho biết sau khi kết thúc cuộc họp của Ban tổ chức lễ tang với đại diện của gia đình đại tướng và lãnh đạo tỉnh Quảng Bình vào chiều 7-10. Theo ông Hoài, tại cuộc họp này, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trưởng Ban tổ chức lễ tang, đã kết luận chọn địa điểm an táng đại tướng tại khu vực biển Vũng Chùa - đảo Yến.
Tại cuộc họp, đại diện gia đình Đại tướng là ông Võ Hồng Nam - con trai đại tướng - cho biết khi còn sống Đại tướng đã đồng ý với gia đình là khi mất sẽ yên nghỉ tại Vũng Chùa - đảo Yến. Trung ương và tỉnh cũng như gia đình đã bàn bạc nhiều về điều này tại cuộc họp. Sau đó, thấy rằng với Đại tướng, quê nhà Lệ Thủy hay Vũng Chùa - đảo Yến thì đâu cũng là quê hương cả, nên Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định ở Vũng Chùa - đảo Yến theo ý nguyện của Đại tướng và gia đình. Ông Hoài cũng cho biết thêm tại cuộc họp, ông Võ Hồng Nam đã nhắc lại lời dặn của Đại tướng với gia đình là việc tang lễ của Đại tướng phải tránh phiền hà đến chính quyền địa phương và người dân.http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/573214/an-tang-dai-tuong-o-vung-chua-dao-yen.html
Nay rõ ràng là đưa ông tướng ra đảo Yến.  Đưa về Đèo Ngang thì quá tệ mà đưa ra đảo Yến lại tệ hơn.  Trong quần chúng và đảng viên Cộng sản, ta có thể chia ra hai lọai:

-Loại tôn kính ông.
Ngày nay, tang lễ ông  có hàng chục ngàn người tham dự ( có ai bắt buộc không?). Dẫu sao, một số đảng viên  yêu ông là bậc anh hùng. Ngày xưa, người cộng sản tự hào hai điều:  Một là họ thuộc giai cấp công nông, càng thuộc hạng i tờ lại càng vinh dự là thành phần cốt cán. Hai là họ tự hào về thành tich chống Pháp diệt Mỹ.  Nay thì cái tự hào thứ nhất đã rớt, người ta tự hào " cha là ông tú, chú là ông nghè" ", và bản thân họ cũng phấn đấu  cho thành tiến sĩ, thạc sĩ trong chiến dịch mua bán bằng cấp của đảng. Và ngày nay họ càng để lộ họ thuộc giai cấp mới, có nhà lầu xe hơi, có đất đai hàng ngàn mẫu...Cái tự hào thành tích chống Pháp chống Mỹ thì vẫn bám chặt. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thần tượng của đám này.  Và người ta tội nghiệp ông công lao nhiều  mà lại bị cái bộ máy do ông xây dựng quay lại nghiến nát ông. Người ta kính ông vì ông dám phản đối Bauxite Tây Nguyên

là phản đối việc bán nước cho Trung Cộng. Ngày xưa, khuôn mặt ông gần giống hung thần Stalin, oai phong dữ tợn biết bao, nay thì sau bao chuc năm ô nhục, ông trở thành một ông già ốm yếu. Trông ông gầy gò, hốc hác , lờ đờ, trong bộ quân phục rộng rinh mà cảm thương thân phận những chúa sơn lâm khi đã về già, nằm một chỗ, ghẻ lở đầy mình, thân xác gầy ốm, tanh hôi! (Tại sao người ta không sửa lại bộ quân phục cho ông? Không lẽ vợ con ông cũng vô cảm?)

-Loại ganh tài ông.
 Loai này là đảng viên. Xã hội nào cũng có nhiều người ganh ghét, thù hận ta dù ta không làm gì họ. Cổ nhân nói:" Con gà ganh nhau về tiếng gáy". Sống trong xã hội, mình ngu hèn thì người cười, mình giàu sang thì người ganh ghét. Xã hội nào cũng có những con người đó, hiện tượng đó, song xã hội cộng sản thì ghê rợn hơn, đúng là xã hội của loài sói. Stalin giết Trotsky và cac đồng chí khác. Mao giết Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài,  Chu Đưc, La Thụy Khanh, Bành Chân,  hạ  Đặng Tiểu Bình. ..
Hồ Chí Minh tiếm danh Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, nộp Phan Bội Châu cho Pháp, giết  đệ tứ quốc tế nhưTạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch.. giết các chiến sĩ quốc gia như Huỳnh Phú Sồ,  Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác, Khái Hưng, Trúc Khê, Dương Quảng Hàm...
Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, và thông tấn  vĩa hè của nhân dân,  cho ta biết  các đảng viên cộng sản thù hận nhau như Trường Chinh ngăn chận ông Hồ phong tướng cho Giáp, Lê Đức Thọ là đầy tớ của Trường Chinh sau này lại bổ búa vào đầu Trường Chinh, Lê Đức Thọ ghét Trần Văn Trà, Trần Văn Trà khinh bỉ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ...Lê Đức Thọ giết Đinh Đức Thiện, Trần Hoàn và bác cùng hát chung bản "Love Story" và kết quả là cái thây của Nông Thị Vân bị quăng ra ngoài đường cho xe cán...
Người ta biết thủ hạ của Văn Tiến Dũng nói xấu Võ Đại tướng, và thủ hạ Võ đại tướng nói xấu Văn Tiến Dũng. Ngoài ra còn có Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đỗ Mười, Lê Đức Anh và nhiều  " đồng chí" khác nữa. Sự ganh tài này được tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói ra:
Cũng hôm Chủ Nhật, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho BBC hay ông nhất trí với một chi tiết trong Điếu văn đánh giá và nhắc tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con người biết "giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng," nhưng ông lại lưu ý một khía cạnh khác có liên hệ.
Ông nói: "Nói là đoàn kết thì đúng là về phía Đại tướng thì luôn luôn là đoàn kết, nhưng còn có những người khác, họ lại có những hành vi không đoàn kết với Đại tướng, lại có những thành kiến, kỳ thị với Đại tướng, đấy là sự thực."
"Đám tang của Đại tướng là một đám tang không tiền khoáng hậu, chứng tỏ Đại tướng là một người toàn dân kính trọng, tất nhiên trừ một số kẻ kỳ thị và ganh ghét đại tướng."
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131013_general_giap_funeral_nguyenphutrong.shtml


Võ đại tướng mà đoàn kết ư? Khi ở Trung Quốc, ông theo Nguyễn Tất Thành, Hoàng Văn Hoan cư ngụ tại nhà  Hồ Chí Minh Hồ Học Lãm  tìm cách chia rẽ và phá hoại Việt Nam Độc Lập Đồng Minh hội mà bảo là đoàn kết ư? Ông tàn sát Việt Nam Quốc dân đảng mà gọi là đoàn kết ư? Ông và Hồ Chí Minh tống cổ Nguyễn Sơn về Trung Cộng trong khi  cần nhân tài chống ngoại xâm mà gọi là đoàn kết ư? Ông chém giết, ganh ghét người, thù hận phe quốc gia cho nên sau này ông lại  bị Hồ chủ tịch kính yêu và các đồng chí  thân mến đày đọa ông, khủng bố ông và gia đình ông. Oan oan tương báo không bao giờ dứt, sau này thấy ông tọa thiền, không biết ông có đảnh lễ sám hối khộng,  hay cũng chỉ là một màn trình diễn  của đĩ già đi tu?

 Dẫu sao thì ông đã bị các đồng chí của ông ganh ghét, thù hận.
Sự ganh tài này đã được GS Carl Thayer tường thuật rõ ràng:

Năm 1946, Trường Chinh, đứng thứ hai trong ban lãnh đạo sau Hồ Chí Minh, đã thất bại trong việc ngăn không cho ông Giáp được phong cấp Đại tướng và chức chỉ huy Quân đội Nhân dân. Trường Chinh và Tướng Giáp bất đồng về phạm vi và mức độ mà các cố vấn quân sự Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến chiến lược chiến trường của Việt Nam, và trên quyền của Tướng Giáp được đơn phương bổ nhiệm các trợ lý quan trọng.


Vào năm 1951, Tướng Giáp đã cho mở một cuộc tấn công quá sớm vào các vị trí kiên cố của Pháp ở đồng bằng sông Hồng. Chiến dịch thất bại và Quân đội Nhân dân bị thương vong nặng nề. Tướng Giáp bị buộc phải tự phê bình, cách chức một số phụ tá quan trọng, cho phép thành lập một hệ thống chính trị viên trong quân đội, và chấp nhận các cố vấn quân sự Trung Quốc ở các cấp độ khác nhau trong Quân đội Nhân dân.



Sau khi Chiến tranh Đông Dương đầu tiên (1946-1954) kết thúc Việt Nam bị chia cắt. Mặc dù Tướng Giáp đã có uy tín rất lớn, nhưng những kẻ đả kích ông vẫn tiếp tục thách thức quyền lực của ông và đặt nghi vấn về cách ông điều hành cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Bí thư Thứ nhất của Đảng là Lê Duẩn muốn đẩy mạnh việc lật đổ chính quyền miền Nam, ông Giáp thận trọng hơn và hai người kình chống nhau.



Phe gièm pha Tướng Giáp đã thành công trong việc đề bạt ông Nguyễn Chí Thanh (1959) và sau đó là ông Văn Tiến Dũng (1974) lên cấp Đại tướng. Trước lúc những người này được thăng cấp, chỉ có ông Giáp mang cấp Đại tướng mà thôi. Cả hai vị tướng mới đề bạt về sau, đều đã giành lấy quyền kiểm soát hoạt động chiến tranh trong Nam từ tay của ông Giáp.



Vào năm 1960, Tướng Giáp đã bị đẩy lùi từ hàng thứ tư xuống hàng thứ sáu trong Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba. Chủ trương chung sống hòa bình của lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev vào năm 1960 là điều đã tác hại đến nhiều người trong giới lãnh đạo Việt Nam.



Tướng Giáp, người thiên về phía Liên Xô – nước đã hỗ trợ quân sự cho Việt Nam – và có thái độ phê phán với Trung Quốc, đã không đồng nhịp với các lãnh đạo khác. Một lần nữa, ông đã bị các đồng chí chỉ trích.



Trong năm 1965, khi Hoa Kỳ tung lực lượng chiến đấu vào Việt Nam, Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh ra lệnh tung các đơn vị Quân đội Nhân dân miền Bắc vào cuộc chiến. Nguyễn Chí Thanh là người thiết kế chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 nhưng qua đời vì một cơn đau tim trước khi chiến dịch được thực hiện. Lực lượng Cộng sản miền Nam nằm vùng bị thương vong rất lớn, Tướng Giáp được phuc hồi và uy tín của ông tăng thêm.


Sau cái chết của Hồ Chí Minh vào năm 1969, một bộ ba lãnh đạo mới nổi lên : Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Vào thời điểm đó, Tướng Giáp nắm ba vai trò quan trọng : Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, ông không bao giờ lấy lại được quyền kiểm soát hoạt động của các lực lượng vũ trang. Tướng Giáp đã phản đối cả hai chiến dịch Tết Mậu Thân và chiến dịch Nguyễn Huệ 1972, và ý kiến ông đã bị bác bỏ cả hai lần.



Tháng 4 năm 1972, Tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy chiến dịch Nguyễn Huệ và đến tháng 10 năm 1973, ông được trao quyền chỉ huy của cuộc tấn công cuối cùng của cuộc chiến : Chiến dịch Hồ Chí Minh. Điểm đáng chú ý, đó là sự kiện chính một Ủy viên dân sự cao cấp của Bộ Chính trị – ông Lê Đức Thọ – chứ không phải là Tướng Giáp, là người ra chỉ thị cho Quân đội Nhân dân bắt đầu chiến dịch tấn công cuối cùng của mình bằng cách tấn công Ban Mê Thuột ở vùng Cao nguyên.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131013-nhung-dieu-it-duoc-biet-den-ve-tuong-giap


Phạm Quế Dương ( Dân Luận )  trong bài Sóng gió của Đại tướng Võ Nguyên Gíáp, viết như sau về sự xung khắc giữa Lê Duẩn và VNG:


Một hôm, trong một bữa cơm thân mật tại nhà thượng tướng Trần Văn Trà tôi nêu câu hỏi vì sao Đảng không tận dụng tài thao lược và trí tuệ siêu việt của Đai tướng Võ Nguyên Giáp trong lĩnh vực quốc phòng mà lại bắt Đại tướng phụ trách việc sinh đẻ có kế hoạch?


Thượng tướng bảo tôi: Chủ yếu là do mâu thuẫn với anh Ba (Lê Duẩn) nhiều việc:


“Từ những năm 1950 anh Văn đã không đồng tình đánh Nhân Văn Giai Phẩm và ngay thời gian đó vẫn thường thăm hỏi, sẻ chia chân tình với một số nhà văn có tài”.



Anh Tư (tên thường gọi của Thượng tướng Trần Văn Trà) kể tiếp: “Khi đánh xét lại anh Văn bị coi như trùm trưởng dấu mặt. Đối với cải cách ruộng đất và cải tạo công thương tư doanh cả ở miền Bắc và sau này ở miền Nam anh Văn cũng không tán thành.


Mâu thuẫn với anh Ba càng sâu sắc hơn khi sau ngày 30/4/1975 anh Ba chủ trương bắt chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn đi cải tạo trong khi mình thì nhất trí với anh Văn là nên phân biệt hàng binh và tù binh, nên đối xử với những người bại trân như nước Mỹ thế kỷ 18 trong chiến tranh Nam - Bắc. Phía Bắc thắng, phía Nam đầu hàng mà không bị xử lý gì. Cha ông ta xưa cũng từng đối xử với giặc Tàu bại trận như vậy”
Ông Võ Nguyên Giáp bị đảng bạc đãi, trù dập vì  nhiều lý do. Lý do thứ nhất là cái tâm thù hận, ganh ghét của con người. Lý do thứ hai là thủ đoạn của  thâm hiểm của ông Hồ:
-Năm 1965, Khrushchev lên tiếng tố cáo tội ac Stalin, đưa đến việc xét lại đường lối chính sách và triết lý Marx. Kết quả là thuyết sống chung hòa bình ra đời, cho rằng tư bản và vô sản có thể sống chung hòa bình, và giải trừ thuyết đấu tranh giai cấp. Thuyết này cũng đưa đến kết thúc chiến tranh lạnh và kêu gọi hai miền Nam Bắc Việt Nam sống chung hòa bình.

-Đường lối xét lại sẽ đưa đến việc lật đổ các chế độ cộng sản độc tài như người Nga đã hạ bệ Stalin. Việc này  hăm dọa địa vị độc tài và chính sách tàn ác của Mao, Hồ.
Vì vậy Mao, Hồ tìm cách giết hại hoặc bỏ tù, giáng chức  những kẻ có khả năng thay thế mình. Vì vậy, nhân CCRD, Hồ đổ tội cho Trường Chinh là một đối thủ của Hồ. Sau Trường Chinh là Võ Nguyên Giáp.

Hồ cất chức Trường Chinh, chặt tay chân Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. Sau đó Hồ đưa Lê Duẩn làm Tổng bí thư có nhiệm vụ diệt trừ Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp.
Ngoài chính sách của Hồ, giữa Lê Duẩn và Võ Nguyên Giáp cũng có mối thù, có lẽ do Hồ khêu gợi, thêu dệt để Lê Duẩn thù Võ Nguyên Giáp. Theo một nhân sĩ Bắc Hà, sau khi ông Hồ cất chức Trường Chinh, ông hỏi Phạm Văn Đồng:"Chú làm Tồng bí thư nhé".
Phạm Văn Đồng khôn lanh, biết lòng dạ độc hiểm của Hồ nên tạ từ:"Em bận việc thủ tướng không kham việc làm tổng bí thư."

Hồ quay sang hỏi VNG:"Chú làm tổng bí thư nhé".
Sau khi truất Trường Chinh, Hồ gọiVNG vào giúp việc chủ tịch phủ. Giáp mừng húm vì nghĩ sau Trường Chinh mình sẽ làm Tổng bí thư. Nhất là khi ông Hồ sai VNG đứng lên xin lỗi đồng bào vì sai lầmCCRD, VNG càng tin chức Tổng bí thư sẽ nằm trong bàn tay.Nhưng khi thấy chân tay thân tín của mình bị chặt đứt, ông mới giật mình tỉnh mộng, và hiểu tâm cơ ông Hồ nên cũng từ chối.
Ông Hồ thấy Giáp từ chối, bèn hỏi:"Lê Duẩn làm Tổng bí thư được không?"
VNG thẳng ruột ngựa đáp:" Lê Duẩn là tay giáo làng, làm sao có khả năng làm Tổng bí thư".

Thế rồi Lê Duẩn làm Tổng bí thư và số phận Võ Nguyên Giáp càng ngày càng hẩm hiu, sa đoạ cho đến khi được đặc cách bổ nhiệm làm Trưởng ban khoa học mà công việc chính là ở các xưởng đẻ, hoặc khoa sản phụ chứ không phải ở chiến trường nữa. Việc chinh chiến , Lê Duẩn và Lê Đức Thọ giao cho Văn Tiến Dũng và Nguyễn Chí Thanh. Tuy nhiên, họ cũng sai ông chạy vòng ngoài như sang Nga, sang Tàu  xin xỏ nọ kia. Số ông là số làm tay sai. Khởi đầu cuộc chiến, ông làm tay sai cho Hồ Chí Minh rồi bị HCM đâm một nhát sau lưng. Ông Hồ chết, ông phải làm tay sai cho Duẩn, Thọ. và bị Duẩn Thọ lăng nhục. Sau này, ông cũng làm tôi mọi cho bọn Nông Đức Mạnh như trong công tác lừa đảo vợ chồng tên lừa đảo  Nhất Hạnh.


Có lẽ trong thời nhị Lê, ông đã bị gạt ra ngoài quân đội nhưng họ vẫn lợi dụng danh nghĩa ông. Quyển Đại Thắng Mùa Xuân  lần xuất bản đầu tiên đề tên Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, ấn bản lần hai thì rụng tên Võ Nguyên Giáp. Có thể trong quân đội, ông không có quyền quyết định, và lãnh đạo nhưng vẫn có tiếng nói của ông. Trong khoảng 1980, ông vẫn ở trong Quân ủy, vẫn là bộ trưởng Quốc Phòng, nhưng là một thứ bù nhìn. Đời ông sao cứ làm cha hờ nhiều lần thế nhỉ? Tuy nhiên, dù làm bù nhìn, ông cũng lên tiếng nói.

Trong một phiên họp Quốc hội bù nhìn, ông ngồi cạnh bà Nguyễn Thị Thập, có người chất vấn vể việc Kampuchia, ông im lặng thì bà Nguyễn Thị Thập trả lời rằng chính đại tướng khuyên ta không nên đánh thốc vào miền Nam, phải dừng lại ở vĩ tuyến 16 (vủng Nha Trang), và đại tướng cũng khuyên ta không nên đánh sang Kampuchia...Đó là điều tôi đã đọc ở báo Nhân dân hồi ấy, và cũng nghe dư luận bàn luận điều ấy. Chính lý do ông hay chống đối đường lối Lê Duẩn cho nên ông bị Lê Duẩn và đồng bọn  xem ông là chưa đủ cứng rắn (Wikipedia) và ông bị loại hẳn cho dù trong chế độ cộng sản lúc đó, các ông trong bộ chính trị đều ngồi mãi ngồi hoài cho đến chết, không ai về hưu khi chưa nhận chức vụ mới ở Diêm đình.

   Về phía quốc gia,  một số người không ưa tướng Giáp vì họ cho rằng ông chỉ là cha hờ của Điện Biện Phủ, nào có hay ho gì mà khoe. Thiên hạ lầm mưu Trung Cộng và Việt Cộng, là một lũ giả dối như Yeltsin, Aleksandr Solzhenitsyn, Angela Merkel  đã tố cáo. Chính tướng tá và quân đội Trung Quốc đã đánh Điện Biện Phủ. Chính kế hoạch và lực lượng Trung Quốc là yếu tố quyết định. Trong giai đoạn chống Mỹ, người Trung Quốc cho biết họ đã giúp tiền bạc và hàng trăm ngàn binh sĩ sang Việt Nam. Từ tháng giêng 1965 đến tháng 3/1968, TH đã gởi qua VN trên 320.000 binh lính vào những đơn vị phòng không, công binh, hỏa xa và tiếp liệu, có lúc đến 175.000 người trong một năm (TÀI LIỆU VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM -TRUNG QUỐC )

 Nhưng không tài liệu nào nói quân Trung Cộng đánh Điện Biên Phủ. Nhưng ta tin là có rất nhiều sư đoàn Trung Cộng vì hai lý do:
- Có nhiều  tướng Trung Cộng thì phải có quân Trung Cộng
- Đánh Điện Biên Phủ chính là đánh cho Trung Quốc mở mặt mở mày với thế giới. Do đó Trung Cộng phải đich thân đánh, còn quân Việt Cộng chỉ là phụ binh che đậy bên ngoài.

Nhiều tài liệu của đàn em tướng Giáp cho rằng Đại tướng có chiến thuât khác và khôn ngoan hơn Trung Quốc.  Trong khi Võ đại tướng đề xuất đánh Cao Bằng thì Trần Canh quyết đánh Thất Khê. Trận tiếp theo,  Võ Nguyên Giáp đề xuất đánh đồng bằng thì các cố vấn Trung Cộng quyết đánh vùng biên giới. Thâm ý của Trung Quốc đánh biên giới là mở rộng biên cương Trung Quốc với danh nghĩa chí nguyện quân Trung Quốc giúp Việt Cộng đánh Pháp và xây dựng XHCN.  Dù có ý kiến gì đi  nữa, các tướng Việt Cộng phải khom lưng trình báo cho cố vấn Trung Cộng duyệt y và  cúi đầu nghe họ truyền lệnh. Cuối cùng thì ý kiến cố vấn Trung Cộng là quyết định. ( HỒI KÝ CỐ VẤN TRUNG QUỐC  )

Đàn em tướng Giáp cho rằng tướng Giáp thấy quân lính chết nhiều bèn thay đổi kế sách. Điều này cũng không đúng. Võ Nguyên Giáp theo Trung Cộng, và các tướng tả hữu cũng vậy, họ không thể thoát ra ngoài chiến thuật biển người của Trung Cộng. Không riêng trận Điện Biên Phủ, các trận khác, tướng Giáp cũng thản nhiên nướng quân, và thi hành nhiều biện pháp dã man nhất thế giới  như xich lính vào đại pháo, vào xe tăng, bắt phụ nữ và trẻ con 15 tuổi đi lính.  Trận biên giới Việt Trung 1979 có chiến binh thuật lại là một trận nướng lính không thương tiếc. Khi được báo chí ngoại quốc phỏng vấn về chiến thuật biển người , Võ Nguyên Giáp không hề giấu diếm:

Có những người phương Tây chỉ trích ông là tàn nhẫn, bất chấp tổn thất mạng sống để đạt đến mục tiêu. Tướng Mỹ William Westmoreland, đối phương của ông trong chiến tranh Việt Nam, coi ông là người tàn nhẫn, "Bất cứ tướng Mỹ nào chịu tổn thất nhiều như thế sẽ không giữ được chức trong vòng ba tuần". Westmoreland cho rằng: "Một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự.". Nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong quyển tiểu sử Victory at Any Cost (Chiến thắng bằng mọi giá), cho rằng tướng Giáp đã dành trọn khát vọng cuộc đời đến 2 mục tiêu: giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ nước ngoài và thống nhất đất nước, do đó ông đã "tách rời cảm xúc với những người cấp dưới cho nên chỉ xem họ như những con tốt để mà sử dụng không ngần ngại, bề ngoài lạnh buốt của ông che đậy một tính khí rất nóng nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ."

Đối với những chỉ trích từ phương Tây rằng ông là người tàn nhẫn, chính bản thân Võ Nguyên Giáp đã từng trả lời một nhà báo Ý rằng: "Người phương Đông chúng tôi khác người phương Tây các ông. Chúng tôi đặt sự tồn vong của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi phút có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên trái đất này. Sự sống hoặc cái chết của hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn con người, đối với đồng bào của chúng tôi, cũng là không đáng kể (đối với sự nghiệp giành độc lập dân tộc. ( Wikipedia - Võ Nguyên Giáp.)
 

  Đấy cũng là cách nói liều, nói lấy được của đa số Việt cộng từ cao cấp đến hạ cấp. Người quốc gia thời quân chủ cũng như thời Pháp thuộc bao giờ cũng tính toán làm sao it thiệt hại nhân mạng nhất. Cộng sản và quốc gia khác nhau. Quốc gia sau trận đánh thì hỏi: Chết và bị thương bao nhiêu. Còn cộng sản thì hỏi:Vũ khí mất bao nhiêu. Đối với cộng sản sinh mạng con người chỉ là con số. Cần giết hai chục triệu hay ba chục triệu là do hứng khởi của các lãnh tụ đỏ khi họ nghĩ rằng đó là phương cách xây dựng XHCN. . Do đó, binh sĩ hay dân chúng chết là không quan trọng. Quan trọng là sự an toàn của chế độ và lãnh tụ. Các cấp tướng Cộng sản ở rất xa chiến địa, còn tướng quốc gia thì đi theo bên cạnh quân đội. Cộng sản  không quan tâm đến số binh sĩ chết và bị thương. Bọn họ đã theo chiến thuật  biển người của Mao. Trước khi đánh họ diễn tập y như thật, dù chết bao nhiêu cũng cứ làm. Họ dùng chiến thuật biển người, chủ yếu lấy năm hay mười chọi một. Quân cộng sản cứ xông vào, bên kia hết đạn hay đỏ lòng súng không bắn được hoặc sợ hãi mà bỏ chạy, thế là thắng. Địch chết năm trăm, họ chết năm ngàn , họ vẫn cho là đại thắng. Bất cứ trận nào họ cũng theo chiến thuật nướng quân. Nhưng đó là một quan niệm ngu xuẫn của Mao Trạch Đông vì chiến thuật này không thể áp dụng với kẻ đich có vũ khí tối tân, có tầm sát hại hàng ngàn, hàng vạn binh sĩ một lúc.

Ông Giáp sẵn lòng hy sinh hàng triệu thanh niên nam nữ cho lý tưởng cộng sản mà nay thì cộng sản ở Nga tan vỡ, Trung quốc Việt Nam theo kinh tế thị trường, dân nghèo bị bỏ đói, và bọn cộng sản gộc hóa thành tư sản đỏ chiếm nhà, chiêm đất của nhân dân, và cam tâm bán nước theo con đường của ông và Hồ Chí Minh đã đi.

Ông lạnh lùng hy sinh hàng sư đoàn cho tham vọng của ông mà ông bảo là vì sự tồn vong của quốc gia nhưng ông không dám hy sinh bản thân ông và gia đình ông  cho lý tưởng tự do, dân chủ như Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt... Về điều này, ông run sợ, cúi đầu tuân lệnh cường quyền để bảo vệ cá nhân ông chứ không hy sinh cá nhân cho lý tưởng như ông đã mạnh miệng tuyên bố ở trên.Nhiều người bảo ông trung với đảng nhưng không phải đâu, ông hèn nhát, cam phận luồn trôn suốt đời để sống lâu trăm tuổi mặc cho miếng thế cười chê!Đảng không là cái gì quý báu chỉ là một lũ cướp. Theo Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày,  Lê Đức Thọ ngạo mạn bảo:" Đảng là tao, là tao đây này  (  ch.18)".Đúng vậy, đảng là một thằng ngu, thằng hung ác!

Đồng ý là tướng Giáp chủ trương khác với Trung Quốc nhưng cuối cùng cũng phải tuân theo kế hoạch Trung Quốc. Ông Hồ tuân lệnh chủ là Mao,vì ông là người Trung Quốc, và vì ông là người của Quốc tế III, thì ông Giáp không thể trái lệnh Hồ Chí Minh, Trần Canh, Vi Quốc Thanh. Ông Giáp chỉ là một anh lính quèn, hay sĩ quan hạng bét ( l.úc bấy giờ ông Giáp chưa là tướng) , sao dám chống lệnh của  các tướng  Trung Quốc như Trần Canh, La Quý Ba, Vi Quốc Thanh?  Dù lúc đó, ông là bộ trưởng Quốc Phòng, là trung tướng, đại tướng thì cũng chỉ là  một thứ nô lệ dưới quyền Trung cộng mẫu quốc, nào có ra gì! Cái quân đội cộng sản nhất là cộng sản Nga,Tàu thì phát xít, tàn bạo không thể kể xiết. Họ là ông trời, binh sĩ là con sâu, cái kiến. Dân chủ, bình đẳng, tự do là câu vô nghĩa. Lenin nói"Con người là vốn quý" lại càng vô nghĩa hơn!

Cái thứ hai là ông mang tội tàn sát  các đảng phái quốc gia ở Ôn Như hầu và các nơi khác. Cái thứ ba là ông hèn nhát đã cúi đầu trước sự tàn bạo của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Ông cam tâm nhìn các đồng chí của ông bị chết oan mà không dám hé miệng. Ông không phải là anh hùng. Ông không có cái dũng  của vị tướng soái. Ông không có sĩ khí của người trí thức. Tất nhiên là như vậy vì ông đã bị cộng sản hóa rồi! Theo cộng sản thì khó giữ và không thể giữ cái lễ nghĩa liêm sỉ lạc hậu ! Các nhà báo nhà văn , và nhân dân khắp nơi rất chán chường khi nghe Võ Nguyên Giáp đến nói chuyện, trong đó có dân Quảng Bình quê tôi. Người ta chờ đợi ông nói cái gì mới lạ, thế nhưng tuyệt đối là không. Ông nhai lại người ta đã nghe cán bộ xã thôn nói hàng trăm ngàn lần. Trước khi nói, ông đã rào đón: Ông được lệnh của Tổng bí thư, trung ương đảng cho phép nói...và điều ông nói chỉ là nói theo đường lối, chính sách của đảng và chính phủ...Dân Quảng Bình ở Ba Đồn, Cao Lao, Đồng Hới, Lệ Thủy đi nghe đại tướng nói thì khi về họ cười vỡ bụng vì tài diễn xuất của đại tướng!

Châu Xuân Nguyên trong bài:" "Sự Thật Về Tướng Giáp: Đừng Bốc Phét Nữa" có đoạn:

 Khoảng đầu năm 1983, ông Giáp đến thăm một trường đại học. Khi đó ông đã thôi chức Bộ trưởng quốc phòng, đang là Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch. Tôi thấy ông vẫn mặc quân phục, mang quân hàm đại tướng. Bọn sinh viên chúng tôi đang ở tuổi trên dưới 20, rất ngưỡng mộ ông, kéo đến nghe ông nói chuyện. Không ngờ những bài phát biểu của ông rất nhạt, chung chung, vô thưởng vô phạt, với những sáo ngữ mòn cũ, giáo điều thường thấy trong các nghị quyết của chi bộ, chi đoàn như là Đảng ta, nhân dân ta anh hùng, quân đội ta anh dũng, thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác Hồ, quyết tâm, vượt mức, lập thành tích, quán triệt, phát huy,…Không có gì sắc sảo, mới lạ. Màng nhĩ của tụi tôi bấy giờ đã khá quen với những ý tưởng và ngôn từ của các giáo sư đại học thời Tây còn lại, hoặc những vị cỡ như Bùi Tín nói về thời sự quốc tế, Trần Quốc Vượng nói về Hà nội học, hay Xuân Diệu bình thơ. Vì thế nghe tướng Giáp nói xong chúng tôi thất vọng quá. Sau này tôi lại thấy mỗi khi đi thăm các cơ sở, ông Giáp đều bắt đầu lời phát biểu kiểu như: Thay mặt đ/c Lê Duẩn uỷ viên BCT tổng bí thư…, đ/c Trường Chinh ủy viên BCT chủ tịch hội đồng nhà nước…, đ/c Phạm Văn Đồng ủy viên BCT, chủ tịch hội đồng chính phủ, và các đ/c khác trong trung ương… tôi xin gởi lời thăm đến các đồng chí...http://chauxuannguyen.org/2013/10/06/su-that-ve-tuong-giap-dung-boc-phet-nua/

Sau này, đọc nhiều bài viết về đại tướng thì  mới biết đi đâu ông cũng nhai đi nhai lại một bài mà chủ ý là hô to: 'Tôi xin đầu hàng! Xin đứng bắn vào tôi! Tôi xin cắn cỏ lạy các đồng chí.Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và các đ/c khác Xin tha cho tôi.."

Võ Nguyên Giáp cũng như Nguyễn Tuân đã biết sợ cho nên sống lâu. Ông sợ là phải vì ông để lộ cái ý định bất mãn, chống đối thì ông sẽ bị đàn em của ông thực hiện những bài học tàn độc đã do ông chỉ dạy cho chúng nó!

Vũ Thư Hiên trong Đêm Giữa Ban Ngày đã phê phán ông:
Ông đã phụ lòng tin của trí thức. Thậm chí những khi đòn chuyên chính vô sản giáng xuống những người thân cận của ông, những chiến hữu của ông. Ông đã không dám hé răng nói một lời, mà chỉ ngoan ngoản né qua một bên, mặc cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn gì thì làm. Như một kẻ vô can, ông hiền lành khoanh tay nhìn cuộc khủng bố trắng xảy ra trước mắt.. .(.334)..Chẳng ai đặt hy vọng vào tướng Giáp cả (362).

Lớp trẻ sau này, cụ thể là Huỳnh Thục Vy cũng cho là đại tướng hèn nhát, không có chút sĩ khí của người trí thức.
Không ít người ca ngợi ông là một trí thức lớn, là nhà văn hoá. Tôi không muốn bàn những chuyện ấy nữa vì đã có nhiều tài liệu lịch sử có sẵn cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về ông Giáp. Chỉ xin hỏi: Ông đã làm gì khi luật sư Nguyễn Mạnh Tường kêu gọi dân chủ pháp trị để rồi sau đó bị thất sủng? Nếu là một trí thức lớn thực sự, lẽ ra ông phải biết dân chủ pháp trị cần cho một quốc gia như thế nào trước cả cụ Tường bởi thực tế cho thấy chủ nghĩa cộng sản đã tàn phá quốc gia như thế nào? Nếu không nhận ra khiếm khuyết của một chế độ độc tài cộng sản, ông có xứng đáng với danh xưng một đại trí thức? Và cứ cho là ông không biết gì về độc tài- dân chủ nhưng khi luật sư Tường lên tiếng về xã hội dân chủ, ông không có động tĩnh gì, đó có phải là biểu hiện của một nhân cách lớn?...
 Lại nữa, ông đã ở đâu, đã làm gì khi những Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hữu Loan bị đấu tố, bị đọa đày? Ông có chút tủi nhục, cảm thương hay phẫn nộ nào không khi hàng triệu người miền Nam bỏ nước ra đi trong tức tưởi khi Việt Nam Cộng Hoà bị cưỡng chiếm để rồi hàng trăm nghìn người trong số họ đã vùi thân ngoài biển cả? Ông nghĩ gì khi tướng Trần Độ đã dũng cảm lên tiếng rồi bị đàn áp? Ông đã làm gì khi cụ Hoàng Minh Chính đã tỏ thái độ đối kháng để rồi bị bỏ tù? Ông đã đứng bên lề bao biến cố đau thương của đất nước. Đó có phải là vị trí xứng đáng của một trí thức hay không?
 http://badamxoevietnam2.wordpress.com/2013/10/14/vai-suy-nghi-ve-ong-giap/#more-4839

Tôi nghĩ rằng cô Huỳnh Thục Vy đòi hỏi quá cao. Tuyên Ngôn Cộng Sản nói rằng chủ trương cộng sản là phá bỏ thượng tầng kiến trúc xã hội cũ, nghĩa là họ đả phá văn hóa, giáo dục, triết học, luân lý, phong tục, tín ngưỡng trước kia. Như vậy làm gì mà có nhân nghĩa lễ trí tín? Làm gì có sĩ khí? Cái lớp người như Chu An, Trần Bình Trọng, Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu đã chết rồi, dù họ có còn sống thì cũng bị khinh bỉ là phong kiến, lạc hậu!  Bản chất ông Giáp là hèn nhát, ưa nịnh hót nên mới đuợc ông Hồ phong làm Đại tướng, còn giỏi mà ngang ngược như Nguyễn Sơn là đồ bỏ đi. Ông Giáp nịnh ông Hồ:"Bác ghét giáo dục thực dân nên bỏ sang Pháp du học ..." Quả là có tài ! Ăn thịt  nướng thì bảo là tanh hôi nhưng ăn sống cả lông thì không tanh hôi ư? Giáo dục của Pháp tại Việt Nam, và chính quốc khác nhau ư? Khác nhau chỗ nào, không thấy giáo sư Sử Học chỉ rõ cho đám học trò ngu muội nhờ!
Khi nguy cấp, ông chỉ lo cho bản thân, bỏ mặc đồng đội thì còn tâm trí đâu lo đến Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang cơ chứ! Cứu bạn, cứu đồng chí là quan niệm xưa, không có trong lịch sử đảng.

Trong chế độ cộng sản, con người phải có nhiều thuật sống thì mới tồn tại.  Xin kể hai thuật quan trọng nhất. Thuật thứ nhất trong chế độ cộng sản là tránh liên hệ. Phải tránh liên hệ với những ai bị đảng tình nghi. Phải cắt đứt liên hệ cho nên con phải tố cha, vợ phải tố chồng, bạn bè thân quen cũng ngoảnh mặt đừng chào hỏi mà mang họa. Vì thế mà Võ Nguyên Giáp bỏ mặc đồng đội, đồng chí.  Thuật thứ hai là phải tích cực tố cáo , nếu không tìm ra tội lỗi để tố cáo thì phải vu khống dù người đó là cha mẹ, anh em, vợ chồng. Trong tình cảnh đó, VNG không tố cáo Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, Phan Khôi, Trần Dần, Hoàng Minh Chính... cũng đã là tốt lắm rồi!

Cái thứ tư là ông đã tòng phạm với Hồ Chí Minh trong việc  bán nước cho Trung cộng  để cầu đại thắng. Trần Nhu trong TƯỚNG ĐI ĐÊM cũng nói về vệc này.(Với bọn đàn em nhị Lê mà ông như gà phải cáo thì làm sao ông dám có ý kiến này ý kiến kia với già Hồ và bọn Trần Canh! )
Ông và Hồ Chí Minh đã chủ trương chiến tranh đến người Việt cuối cùng là theo đúng chủ trương của Mao Trạch Đông dùng người Việt giết người Việt dù đốt cả Trường Sơn vẫn làm, để cho đất nước Việt Nam thành hoang vu, cho người Trung Quốc an nhiên xâm chiếm Việt Nam và thế giới.

Nhưng cuối đời ông,  những bức thư của ông phản đối việc khai thác Bauxite Tây Nguyên đã khôi phục phần nào uy tín của ông. Ông đã trở thành biểu tượng chống Trung quốc xâm lược trong lòng trí thức, sinh viên, học sinh và nhân dân yêu nước. Những lá thư của ông cộng với các thư của tướng Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh đã tạo thành thế chân vạc vững chắc. Nay hàng ngàn người đi viếng đại tướng, chứng tỏ cuộc cách mạng độc lập và dân chủ đang lên cao. Vì vậy mà Việt Cộng sợ cái xác chết của ông.

Tom Fawthrop một nhà báo ngoại quốc, trong bài Tây nguyên, TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG CỦA TƯỚNG GIÁP ( do Phạm Duy Hiến dich, đăng trên Bauxite Việt Nam )  có kết luận  như sau:
Phong trào phản đối đang phát triển rầm rộ, ngay cả Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng tham gia, Thủ tướng Dũng đã cho ngưng một mỏ, nhưng vẫn cho Chinalco tiếp tục khai thác một mỏ khác.

Tướng Giáp có thể không giành thắng lợi hoàn toàn trong trận đánh này, nhưng, cũng như mọi khi, ông đã châm ngòi cho một cuộc chiến đấu vô cùng mãnh liệt.
Trong trận đánh này, ông tướng không dùng binh đội, cũng không dùng lời lẽ cà nông, đại bác, ông lễ phép trình bày ý kiến của một nhà kinh tế, một nhà khoa học. Hơn nữa lòng dân đang sôi sục, cho nên phe Trung Cộng không thể ra mặt triệt hạ ông như họ đã hành động man rợ với Nhân Văn Giai Phẩm. Nhưng rất nhiều hành động ám muội, bẩn thỉu vẫn tung ra từ đó cho đến nay.

Điều này cho thấy trong ông vẫn  còn chút dũng khí, vẫn còn chút liêm sỉ. Còn một vài vấn đề nữa mà người ta đã bỏ quên. Đó là sau khi Lê Duẩn mất, Trường Chinh và Lê Đức Thọ giành ghế Tổng Bí thư. Có khuynh hướng đưa Võ Nguyên Giáp ra thay thế. Ông đòi  làm Tổng bí thư toàn quyền nhưng bọn họ không chịu, ông thôi mà họ cũng thôi. Làm Tổng bí thư mà bị bọn vô sản chỉ thị thì chỉ là bù nhìn, chẳng làm được gì. Còn bọn kia, giao toàn quyền cho ông Giáp, chúng mất quyền lợi thì chúng chẳng giao. Điều này cho thấy ông Giáp chẳng tham, chẳng muốn làm nô lệ. Cũng là có chút thanh cao!
 Việt Cộng không dám để ông ở Hà Nội vì sợ quần chúng đến viếng ông đông đảo rồi sinh ra bạo lọan. Đưa ông về Đèo Ngang thì ý kiến siêu việt vì không ai kéo nhau vào nơi khỉ ho cò gáy, giao thông bất tiện  để biểu tình. Nhưng ý kiến đưa ông ra đảo Yến lại  trên cả tuyệt vời vì biển cả bao vây mộ ông,  ai dám ra đây biểu tình bạo lọan nếu không muốn công an cho đi thăm Hà Bá! Cũng có thể bọn chúng vin cớ đó để đày thân xác ông ra biển khơi! Đó là một hành động đày Côn đảo của bọn thực dân.


 Ngày xưa Lê Duẩn cho cụ làm trưởng ban Ngừa thai cai đẻ thì đã là một câu nhục mạ (Mày mà tướng tá cái gì! Mày mà đánh đấm cái gì ! Tài của mày chỉ là  tài ôm cái lá đa , tài sờ mu rùa mà thôi) . Cụ cũng như Tư Mã Ý bị Khổng Minh tặng cho cái yếm thắm và cái váy mà vẫn  đành cúi mặt tuân lệnh! Nhị Lê khinh cụ phải chăng họ biết cụ không xuất thân quân đội mà làm tướng, và nổi danh vì canh bạc bịp của  Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh .  Nay chúng đưa cụ ra đảo rõ là cụ bị cái án lưu đày hải đảo! Sao mà đời cụ gặp nhiều tay thâm nho đến thế hả?

Đất Quảng Bình có hai ông tướng đều bị số phận và cuộc đời đùa cợt. Ông Đỗ Mậu, Thiếu tướng i tờ thì làm Phó thủ tướng đặc trách Văn Hóa, còn Võ Nguyên Giáp đại tướng thì làm việc ngừa thai cai đẻ! Ôi! Con người độc ác hay tạo hóa thâm hiểm? Ngày xưa, các cụ đổ cho Trời:

Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán
Giết đuối người trên cạn mà chơi!
Cái quay búng sẵn trên trời,
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm!

 Đó là ý kiến gia đình hay ý kiến của đảng Việt cộng? Đó là ý nguyện của đại tướng hay lệnh lưu đày của Việt cộng? Theo tục cổ, không ai đem chôn thân nhân nơi đảo xa, vì nhiều điều bất tiện. Nằm ở Đèo Ngang là đã tệ mà ra đảo Yến lại tệ hơn! Sao đồng chí với nhau, thầy trò với nhau mà ăn ở như thế? Ôi, xã hội cộng sản làm sao mà có  " CHUYỆN TỬ TẾ" phải không đạo diễn Trần Văn Thủy?
 
 QUÊ CHOA ngày 7-10 chạy hàng tít lớn: Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải hợp ý nguyện lòng dân .Theo QUÊ CHOA, dân Quảng Bình uất hận về việc nguời ta đối xử với đại tướng rất tàn tệ, tàn nhẫn. Và theo tờ báo này, việc đưa cụ ra đảo xa là do óc kinh doanh tài ba của Võ Điện Biên con trai cụ.
 Chưa có tin gì về nơi an táng cụ Võ nhưng nhiều tin cho hay sẽ an táng cụ ở Mũi Rồng- Vũng Chùa- xã Quảng Đông- huyện Quảng Trạch. Đây là một điều bất thường khiến dân Quảng Bình ngơ ngác.

Việc đem cụ Võ về quê hương an táng là rất tuyệt vời, xưa nay hiếm. Nhưng đã về quê hương sao không về Lộc Thủy- Lê Thủy lại về Quảng Trạch, tít tận địa đầu phía bắc Quảng Bình?
Nghe mồm mấy ông phù thủy hay vì lợi ích du lịch của ông con cụ Võ?
Thật không hiểu nổi?
Từ cả ngày hôm qua (6-10) đến  sáng nay, có hàng ngàn cuộc điện thoại hỏi tôi :” Ngô Minh có biết Đại tướng sẽ an táng ở nơi đâu để đi viếng”. Sáng nay hàng chục cuộc điện thoại của các trí thức, thầy giáo từ Lệ Thủy, Quảng Trị điện vào bày tỏ sự phẫn nộ khi nghe tin Đại tướng sẽ được an táng tại  . khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) được chọn làm nơi an táng cho Đại tướng (Thanh Niên online ngày hôm nay (6/10) . Chiều 6/10, các nhà báo phỏng vấn ông Võ Điện Biên– con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, địa điểm cụ thể an táng chưa thể công bố. “Nhưng chắc chắn sẽ không phải là huyện Lệ Thủy, chỉ biết rằng sẽ ở một địa điểm thuộc tỉnh Quảng Bình”, ông Võ Điện Biên cho biết. Vì thế mà nhân dân Lệ Thủy phẫn nộ là quá đúng. Và họ sẽ phẫn nộ lâu dài nữa...

...Tôi biết anh Võ Điện Biện có mấy chục héc-ta đất ở Hòn La ( vùng Đảo Yến, Vũng Chùa ấy) được tỉnh Quảng Bình cấp cho gần chục năm nay với lý do là trồng rừng, nhưng thực chất  là dể xây dựng Khu du lịch. Tỉnh Quảng Binh đang xây dựng Hòn La thành một khu công nghiệp –cảng biển lớn . Nên ý định anh Võ Điện Biên định đưa bố mình về nằm ở đây rõ ràng là nhắm mục tiêu :”Lợi dung Danh tiếng Võ Nguyên Giáp để kinh doanh du lịch, làm giàu “ ! Đó là việc trái với đạo lý và không phù hợp với nhân cách, đức độ của Đại tướng. Hơn nữa vùng Đèo Ngang ( Vũng Áng- Hòn La) là một tử huyệt về quân sự mà bao lâu nay Trung Quốc đã dòm ngó. Nếu chúng xâm lăng Việt Nam thì đây là vị trí bị tấn công đầu tiên để cắt đôi nước Việt Nam. Nên tuyệt đối không nên an táng Đại tướng ở đó. Đừng để ông phải chịu đựng hòn tên mũi đạn một lần nữa. Đời ông khổ với quân thù và khổ với “đồng chí” nhiều rồi.
http://bolapquechoa.blogspot.ca/2013/10/noi-tang-ai-tuong-vo-nguyen-giap-phai.html

Ở xứ cộng sản, việc gì cũng dối trá, che đậy. Không biết do ý của gia đình hay do đảng quyết định. Có thể ý kiến của gia đình, của con cụ nhưng đằng sau  là đảng.

 Trên Quê Choa, Tô Nhuận Vỹ đã nhận định đúng về hành vi đen tối và tàn độc của những kẻ  chuyên nghề "ném đá giấu tay":

Hay là ma đang đưa lối quỷ đang dẫn đường cho một ai đó là người nhà cụ Võ đi ngược lại tất cả những gì tốt đẹp mà cả dân tộc này đang dành cho Bác?! Cuộc đời của Bác đã gặp quá nhiều đau đớn, ngang trái do kẻ thù và cả “đồng chí” dành cho mình-như Ngô Minh đã viết- nay chúng đang tìm cách lèo lái người thân của Bác theo một quyết định khủng khiếp, bất chấp hàng triệu con tim lúc này đang rỉ máu vì sự ra đi của Bác? (Ai đang lèo lái để có một quyết định khủng khiếp như vậy?. Quê choa.
http://bolapquechoa.blogspot.ca/2013/10/ai-ang-leo-lai-e-co-mot-quyet-inh-khung.html

 

Không lẽ bọn Việt Cộng tay sai Bắc Kinh im lặng trước cái chết của đại tướng. Chúng phải tổ chức quốc táng nhưng mặt khác chúng hạ nhục đại tướng khi lưu đày thân xác cụ ra hoang đảo. Nay chúng lại biểu diễn một trò man rợ thứ hai là khi xe tang đại tướng chưa ra khỏi thành phố, chúng đã bắt nhân dân hạ cờ rủ. Dù chúng giấu đầu giấu đuôi, hành vi này xác nhận chúng là nô lệ Bắc kinh, chúng bỏ tù các bloggers yêu nước, đánh đập và bỏ tù thanh niên sinh viên chống Trung Cộng xâm lược, trong đó có hành vi thù hận đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đó là một điều chứng tỏ bọn chúng trung thành với mẫu quốc Trung Cộng nhất là khi tên Lý Khắc Cường sang phủ dụ và kiểm soát bọn tay sai Hà Nội vào ngày 13-10-2013.
Cẩu Nhật Tân trên Quê Choa viết:"Ngay khi cả nước còn đang chìm trong tang thương của ngày Quốc tang thứ 2, ngay khi chiếc xe cuối cùng rước linh cữu Đại tướng vừa khuất bóng khỏi nội thành Hà Nội, loa phường tại nhiều địa bàn trọng điểm Hà Nội đã ra rả yêu cầu các hộ gia đình khẩn trương hạ cờ rủ. Các công sở đồng loạt bỏ cờ rủ khi linh cữu Đại tướng chưa ra khỏi địa bàn Thủ đô. (Tột cùng hỗn láo với dân tộc Việt Nam và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”http://bolapquechoa.blogspot.ca/2013/10/tot-cung-hon-lao-voi-dan-toc-viet-nam.html

Một hành vi lộ liễu khác của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là điếu  văn của ông trong tang lễ tướng Giáp rất gượng gạo, qua loa, không thể hiện tình cảm chân thành của bọn ông đối với tướng Giáp. Trái lại nó cho thấy bọn trung ương đảng coi Võ Nguyên Giáp là kẻ thù đã phá hoại tình đồng chí anh em Việt Hoa và 16 chữ vàng. Bọn Nguyễn Phú Trọng không lẽ chửi mắng, nhục mạ trong tang lễ nhưng thực sự lòng chúng hận thù tướng Giáp. Bọn đó không còn tình nghĩa với tướng Giáp mà là thù hận:" Còn tình đâu nghĩa là thù đấy thôi"!


Đài BBCđã chạy hàng tit lớn về bài điếu văn của Nguyễn Phú Trọng:" Điếu văn Tướng Giáp 'chưa xứng tầm" và đài này đã in hàng chữ đậm đầu bài:"Điếu văn của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong lễ truy điệu cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa "thỏa đáng", chưa "xứng tầm" với vị Đại tướng, theo một số ý kiến quan sát từ trong nước.

Đây là những ý chính trong bài nhận định trên: 
(1).  Hôm 13/10/2013, điếu văn cho Tướng Giáp do ông Nguyễn Phú Trọng đọc, đã điểm công trạng của ông Giáp nhưng không sử dụng những cụm từ mà một số nhà quan sát cho là có thể được kỳ vọng nhắc đến như "anh hùng dân tộc" dù có nói Tướng Giáp là "học trò" của ông Hồ Chí Minh và là một "vị tướng của nhân dân."

(2). Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói:"Tôi thấy nếu không nói ông ấy là một vị anh hùng dân tộc thì đó là điều không thỏa đáng, chưa xứng với công lao bất hủ của đại tướng, và cũng không xứng với cống hiến to lớn của đại tướng đối với dân tộc...

 (3).Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, nhà bất đồng chính kiến từ Hà Nội, đặt câu hỏi:
"Trong diễn văn của ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nó không thích đáng. Ông không biểu lộ được tất cả sự tôn kính, tất cả sự đánh giá cao của toàn thể nhân dân cũng như của những cựu chiến binh đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.".."Điếu văn của Tổng Bí thư rất mờ nhạt, không nói được những chữ cần thiết như một anh hùng của dân tộc,.."
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131013_general_giap_funeral_nguyenphutrong.shtml


Về bài điếu văn của Nguyễn Phú Trọng, Lương Khâu Lão nhận định như sau:
Người dân mong chờ một Tang Lễ hoành tráng ở Nhà Tang lễ quốc gia Trần Thánh Tông . Nhưng người dân đã thất vọng khi nghe ông Nguyễn  Phú Trọng Tổng bí thư Đảng, Trưởng ban Tang lễ Nhà nước đọc một lời điếu chung chung, công thức , và đọc không một chút biểu cảm, nếu không muốn nói là vô cảm  .http://bolapquechoa.blogspot.ca/2013/10/ieu-ong-lai-sau-su-ra-i-cua-vi-ai-tuong.html#more



Võ Hiếu nhận định:
Bài điếu văn do ông TBT đọc không gây ấn tượng gì. Nó chai lì, khô cứng như các bài diễn văn khác trong các kì đại hội, toàn những điều “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” không giúp ích gì cho người nghe, làm mất thì giờ. Tuy nhiên nó cũng hoàn thành xuất sắc phần nghi lễ không thể thiếu trong lễ quốc tang ( Không có câu dở là may)
http://bolapquechoa.blogspot.ca/2013/10/hoi-tiec-cho-ong-vo-ien-bien-va-loi.html#more

 Một hành động xấu xa khác nữa do bọn cộng sản gộc chỉ huy đàng sau là họ làm qua loa về tường thuật tang lễ. Lương Khâu Lão viết trong QUÊ CHOA
Nhưng thật buồn , theo quy định tại nghị định số 105 /TTg đối với Quốc tang phải truyền hình trực tiếp Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ hạ huyệt nhưng Đài truyền hình đã lờ tịt ngày nhân dân đến viếng Đại tướng .

 Đến ngày tổ chức Lễ truy điệu , hàng chục vạn người dân Hà Nội đổ về kín các con đường đưa linh cữu Đại tướng ra sân bay thì Đài Truyền hình Việt Nam cố ý xây dựng một kịch bản để cho anh MC Quang Minh hỏi hai ông giáo sư và hai ông này nói hoài nói hủy về những chuyện ai cũng biết trong khi cả triệu triệu người trên cả nước dán mắt vào màn hình thì thi thoảng cho thoáng qua vài hình ảnh đoàn linh xa trên đường , cảnh đưa linh cữu lên máy bay cũng không có .Rất nhiều người dân đã văng tục chửi nhà đài khốn nạn. Rất nhiều lời phẫn nộ đã được giãi  bày trên các trang mạng . Họ đòi cách chức Trần Bình Minh dù biết rằng có thể anh ta cũng chỉ là nạn nhân khi cấp trên ép phải làm như vậy. http://bolapquechoa.blogspot.ca/2013/10/ieu-ong-lai-sau-su-ra-i-cua-vi-ai-tuong.html#more

 Ngọc An trên THANH NIÊN viết:
Ngày hôm qua (13.10), nhân dân trong và ngoài nước cùng hướng về Hà Nội, chờ đợi được xem đầy đủ hình ảnh lễ quốc tang Đại tướng thông qua chương trình truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). http://bolapquechoa.blogspot.ca/2013/10/vi-sao-vtv-khong-truyen-hinh-truc-tiep.html#more
 Ngoài lễ truy điệu và lễ an táng, những hình ảnh xúc động suốt dọc hành trình đưa linh cữu Đại tướng từ nhà tang lễ tới sân bay Nội Bài, rồi về quê hương Quảng Bình đã không được truyền tải đến khán giả. Sự việc này đã gây ra nhiều thắc mắc và bức xúc.

Khi cụ Giáp còn sống, nhị Lê đã đưa các con cụ ra uy hiếp cụ, và nay cũng vậy, các con cụ cũng bị uy hiếp. Có thằng con trời đánh nào lại chôn bố mình ngoài biển cả hở trời? Cũng phải chờ sau này mới rõ.  nhưng mười mươi đó là quyết định của cái đảng ác ôn, do mấy tên côn đồ cầm đầu nhưng chúng mượn mồm miệng các con cụ cho là ý kiến của tướng Giáp hoặc ý kiến của họ nhằm" đánh bùn sang ao" che giấu thủ đoạn gian ác của Việt cộng tay sai Bắc Kinh.

 Trước đây, người ta đã có câu đối cho  hai ông trùm cộng sản:

Ba mươi năm chinh chiến, Võ đại tướng nay không còn nguyên giáp,
Một cuộc đời cách mạng,  Hồ chủ tịch  giờ hết cả chí minh!

 Còn đám đàn bà trẻ con bình dân thì cười cợt:

Ngày xưa đại tướng cầm quân,
Bây giờ đại tướng cầm chân đàn bà..
Ngày xưa đại tướng công đồn,
Bây giờ đại tướng........chúng em".

Và từ lâu, người ta truyền tụng câu sấm trong dân gian:

Bao giờ đồng cạn hồ khô,
Chinh rơi, giép (giáp) rách cơ đồ mới yên! 

Bây giờ thì dép,hay giáp cũng rách rồi, xem thử cơ trời xoay chuyển ra sao?
 Và  bây giờ, cuộc đời cụ kết thúc ở hải đảo,  nhân dân ta cũng có khái niệm về cuộc đời của Võ đại tướng như sau:
Nửa đời đánh giặc có tài,
Đảng phong cho chức  ngừa thai  đặt vòng
Nửa đời  bẩm,  dạ khom lưng
Cho nên sống thọ cũng vòng trăm năm.
Tuổi già cúi mặt âm thầm,
Chết ra hải đảo xa xăm một mình!
Nhục nhã hay là quang vinh?
Trách trời, trách đất, trách mình, trách ai?

Linh Giang ẩn sĩ

Friday, October 11, 2013

QUỐC GIA VÀ ĐẠO PHÁP

 


Xóa Tan Màn Tối
Buồn thay!vận Nước ngả nghiêng,
Đau thay! Đạo-pháp con thuyền chênh vênh.
Mỏng manh vượt thác,xuống gềnh,
Pháp-nạn liên tiếp, vô minh dẫn đường...


* * *


Ma -nữ khoác tay quỷ -vương,
Ngang nhiên dâm loạn,xem thường Thánh-Tăng.
Bọn này,gồc tám mươi năm,
Già Hồ bán Nước, gieo mầm Việt-gian.!.

* * *

Thảm khốc,bi thương ngút ngàn,
Giáo-đường loang máu,chết oan dân lành.
Dân-tộc,Đạo-pháp khúc quanh,
Gia-nô hèn mạt, gian manh lắm trò...

* * *

Đạo-Phật mấy nghìn năm qua,
Từ-bi,Bình-đẳng,Khiêm,Hòa,thịnh hưng.
Đuốc-tuệ Âu,Á sáng bừng,
Xóa tan màn tối, những mong thái-bình.

* * *
Gửi ai Phật-tử thuần thành
Kết vòng Thân -ái đẩy nhanh bạo tàn.
Việt-Nam Phật-Giáo ca vang,
Trăm Họ an lạc, tiếng vang địa-cầu...

Philadelphia,09-9-2013(05-8 Qúy -tỵ)
Diệu-Hoa TTHK

Ý KIẾN MỘT SỐ PHẬT TỬ

 Tuệ Sỷ đã ra tù hơn 10 năm rồi, đã làm tới Phó Viện Trưởng Viện Hoá Đạo cũa Phật Giáo Thống Nhất . Ngài Quảng Độ rất yêu mến Tuệ Sỷ và vui mừng vì có Tuệ Sỷ thay mình trong tương lai. Ai ngờ Tuệ Sỷ ký văn thư thành lập Gia Đình Phật Tử mới. Thế là chia rẻ từ đó ..tiếp theo Về Nguồn ra đời vì điều kiện của Việtcộng là Giáo hội Thống Nhất được chấp nhận nếu không có Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ...Đau lòng lắm. Tuệ Sỷ ơi !!! Phật Tử Hải Ngoại có bao giờ Ngu đến độ quyên góp cho đủ 40 million dollars để cho Trí Siêu và Tuệ Sỷ xây dưng Đại Học Khuông Việt, chắc chắn vửa xây xong là VC tiếp thu và dậy Max Lenin Hô mà thôi. cũng như chủa Trúc Lâm của HT Thanh Từ đó, VC đợi xây xong mới tịch thu. Sao các Vị coi thường Phật Tử chúng tôi vậy.??? Chúng tôi nghe lời Ngài Quảng Độ gửi tiền cưú lụt, cứu Dân Oan, chứ đâu góp tiền nuôi Béo Việtcộng đâu ??? Bất cứ Ai đi ngược lại đường lối của Ngài Thích Quảng Độ, đó là kẻ phản bội....Còn chút hơi thở nên quay vào tương mà Tu đi....Đôi khi tôi tự nghỉ Thà chúng ta có hai bản án tử hình, thêm được hai thánh tử đạo còn quý hơn là ... ra khỏi tù đi giúp Việtcộng tổ chức Vesak... tiếc thật ..Tiếc cho Hai Vị đó.


 

Thursday, October 10, 2013

TIN THẾ GIỚI


Đảng Cộng Hòa muốn giải quyết khủng hoảng, Tổng thống Obama hân hoan

 000_Was7986381-305.jpg
 Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ John Boehner (giữa) tại cuộc họp báo ở tòa nhà quốc hội ở Washington DC ngày 10 tháng 10 năm 2013.
AFP PHOTO / Mandel NGAN



Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ vừa tuyên bố sẽ đề nghị dự luật nâng trần nợ tạm thời để tránh cho nước Mỹ bị bội ước tài chính vào tuần tới.
Sau khi hội họp nhóm dân biểu Cộng hòa cùng lập trường trong chiều thứ năm tại Washington, Chủ tịch Hạ viện John Boener tuyên bố đảng Cộng Hòa muốn nói chuyện với Tổng thống và đảng Dân Chủ để giảm thâm hụt mậu dịch quốc gia và nợ công.  Ông cho biết sau đó Hạ viện sẽ thảo luận và biểu quyết về dự thảo này vào thứ sáu, 12 tháng 10.
Hành động này được coi là sự hứa hẹn cùng lúc sẽ chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị khiến hành pháp Mỹ bị đóng cửa một phần, bằng cách chuẩn thuận ngân sách tạm cho chính phủ.
Phát ngôn viên tòa Bạch Ốc Jay Carney tuyên bố Tổng thống Obama lấy làm hân hoan về việc làm của phe Cộng Hòa, và muốn Quốc hội hoàn thành cả hai trách nhiệm căn bản của họ, nâng trần nợ và chấm dứt cuộc khủng hoảng đóng cửa chính phủ.  Tổng thống Obama nói nếu Quốc hội hành động mà không móc nối điều kiện gì vào hai dự luật ấy, ông sẽ ký ban hành dự luật.
Trước cuộc tiếp xúc sắp diễn ra trong chiều thứ năm, lúc 3 giờ15 chiều chỉ số Dow Jomes trên thị trường Wall Street đã tăng giá 2,06%, đạt 15,108.57 điểm.
 

Thượng đỉnh Đông Á : Hoa Kỳ trấn an các đối tác về nguy cơ vỡ nợ

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trong phiên khai mạc Thượng đỉnh Đông Á  tại Brunei ngày 9/10/2013.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu trong phiên khai mạc Thượng đỉnh Đông Á tại Brunei ngày 9/10/2013.
REUTERS/Ahim Rani

Thanh Phương
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã diễn ra hôm nay, 10/10/2012, tại Brunei trong bối cảnh bế tắc ngân sách ở Hoa Kỳ. Ngoại trưởng John Kerry đã cố trấn an các đối tác châu Á đang rất lo ngại trước nguy cơ nước Mỹ bị vỡ nợ.

Sau một tuần khủng hoảng về ngân sách liên bang, vấn đề này đã bao trùm hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm qua và tiếp tục bao trùm hội nghị thượng đỉnh Đông Á hôm nay tại Brunei. Các nước đối tác châu Á đang rất lo ngại là bế tắc ngân sách nếu kéo dài đến ngày 17/10 sẽ dẫn đến việc Hoa Kỳ bị vỡ nợ, một sự kiện chưa từng có.
Ngoài việc phải đạt đến thỏa thuận về ngân sách, đến trước ngày 17/10, Quốc hội Mỹ cũng phải đạt đến đồng thuận về việc nâng mức trần nợ, nếu không sẽ bị vỡ nợ. Theo Tân Hoa Xã, tối hôm qua, khi hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã bày tỏ mối quan ngại của Bắc Kinh về vấn đề trần nợ của Mỹ.
Một quan chức cao cấp của Mỹ tháp tùng ông Kerry xác nhận là vấn đề đó đã được nêu lên, nhưng cho biết Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã tuyên bố với thủ tướng Trung Quốc là tổng thống Obama sẽ bằng mọi giá giải quyết khủng hoảng này. Theo các số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ, nắm giữ 1.277 tỷ đôla công trái phiếu của Mỹ tính đến cuối tháng 7.
Do bế tắc ngân sách trong nước, tổng thống Obama đã buộc phải hủy chuyến công du châu Á, không thể dự ba cuộc họp thượng đỉnh quan trọng : APEC ở Bali, ASEAN và Đông Á ở Brunei, nên đã cử Ngoại trưởng Kerry thay thế.
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131010-thuong-dinh-dong-a-hoa-ky-tran-an-cac-doi-tac-ve-nguy-co-vo-no
 
 John Kerry: Mỹ muốn giúp giải quyết tranh chấp tại Biển Đông
Toàn cảnhc uộc họp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với các nước Asean  tại Bandar Seri Begawan ngày 9/10/2013.
Toàn cảnhc uộc họp giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry với các nước Asean tại Bandar Seri Begawan ngày 9/10/2013.
REUTERS/Ahim Rani

Thụy My
Nhân hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra trong hai ngày 9 và 10/10/2013 tại Brunei, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hy vọng thuyết phục được lãnh đạo các nước Đông Nam Á và Trung Quốc tiến hành thảo luận về các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Hãng tin Reuters cho biết, ông John Kerry, thay mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama đi dự hội nghị do "shutdown" – chính quyền liên bang ngừng hoạt động – sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo mười nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và hội đàm riêng với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Hiện nay Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và có thái độ lần khân không muốn thương lượng với ASEAN trong tư cách một tổ chức khu vực, mà chủ trương thảo luận song phương với từng nước, với mục đích dùng thế mạnh của nước lớn để áp đảo.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc gần đây đã dịu giọng hơn, khi tỏ ý muốn thương thảo về Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông. Hôm qua 09/10/2013, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã kêu gọi « đồng lòng làm việc để biến Biển Đông thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác ». Ông khẳng định Trung Quốc muốn « đảm bảo tự do hàng hải » trong khu vực – một động thái nhằm chiêu dụ ASEAN nhân sự vắng mặt của ông Obama.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đây chỉ là chiến thuật của Bắc Kinh nhằm kéo dài thời gian để có thể tăng cường sức mạnh quân sự. AFP dẫn nhận định của ông Ian Storey thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore cho rằng, Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp về các yêu sách của họ. Hãng tin Reuters cũng nhận xét, các nhà ngoại giao và nhà quan sát thấy rằng các tuyên bố trên chỉ nhằm tạo lòng tin là Bắc Kinh có ý định đối thoại, nhưng không buộc phải nhượng bộ đối với các chủ đề chính.
Các khó khăn mà Nhà Trắng phải đối phó hiện nay làm các đối tác lo ngại Hoa Kỳ sẽ mất đi một phần ảnh hưởng trước Trung Quốc, và thay đổi chiến lược tái cân bằng qua việc xoay trục sang châu Á. Ông John Kerry hôm qua khẳng định « Chính sách tái cân bằng này là một cam kết, sẽ kéo dài và tiếp tục trong tương lai ».
Theo một viên chức có trách nhiệm của Mỹ, Ngoại trưởng Kerry cũng sẽ nhấn mạnh với ASEAN rằng Hoa Kỳ từ lâu vẫn là « người đấu tranh bảo vệ an ninh và ổn định trong khu vực (…) cũng như tự do hàng hải và nguyên tắc tự do thương mại hợp pháp ».
Ngoại trưởng Mỹ hoãn công du Philippines do bão
Hôm nay ông John Kerry đã hoãn chuyến công du Philipppines do một trận bão nhiệt đới mạnh đang tiếp cận nước này. Ngoại trưởng Mỹ cam đoan với người đồng nhiệm Philippines Albert del Rosario : « Tôi rất tiếc là không thể đến Philippines ngay, nhưng tôi nhất quyết sẽ trở lại trong vòng một tháng tới ».
Philippines đang mong muốn tăng cường liên minh quân sự với Hoa Kỳ, trước tham vọng trên biển của Trung Quốc mà Manila coi là mối đe dọa ngày càng cao. Trước đó Tổng thống Barack Obama đã hủy chuyến thăm Philippines vì cuộc khủng hoảng ngân sách tại Mỹ.
 

Nhận định kết quả Hội nghị Trung ương 8

Cập nhật: 13:08 GMT - thứ năm, 10 tháng 10, 2013
Các nhà lãnh đạo
Hội nghị Trung ương 8 kéo dài trong 10 ngày
Một nhà quan sát chính trị ở trong nước nhận xét Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản vừa kết thúc không nhìn thẳng vào "khủng hoảng toàn diện" ở Việt Nam hiện nay.
Từ Hà Nội, Đại tá Lê Hồng Hà, Cựu chánh văn phòng Bộ Công an, phê phán Hội nghị Trung ương 8, bế mạc hôm 9/10, không ra chỉ dấu thay đổi gì về đường lối chung.
Ông nói với BBC hôm 10/10, một ngày sau khi Đảng Cộng sản đưa ra quan ngại thường xuyên về "diễn biến hòa bình" trong diễn văn bế mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:
"Việt Nam hai ba năm vừa qua, đang rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện về kinh tế, về chính trị, về xã hội, về tư tưởng, về lý luận."
"Con đường cứ nhất định phải đưa đất nước Việt Nam xây dựng Chủ nghĩa xã hội là không đúng."
Ông Hồng Hà nhận xét Đảng Cộng sản đã "nói qua qua, sơ sơ, luồn lách để nói là tình hình vẫn tiến triển tốt."
Cựu chánh văn phòng của ngành công an cũng nói còn có hai vấn đề khác mà ông cho là "không được hay lắm" từ hội nghị vừa qua.
Đó là chuyện Đảng "chỉ đạo Quốc hội" thông qua Hiến pháp ở dạng như hiện nay cho dù nhiều nhân sỹ, trí thức đã phản đối chuyện giữ nguyên Điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng cũng như vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước bên cạnh sở hữu toàn dân về đất đai.
Thông cáo của Đảng Cộng sản nói Dự thảo sửa đổi Hiếp pháp lần này “cơ bản đã được hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn kỹ thuật văn bản, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra”.
Quốc hội được yêu cầu “khẩn trương tiếp thu ý kiến của Trung ương, hoàn thiện toàn văn Dự thảo, trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6”.

Chuẩn bị Đại hội XII

Thông cáo chính thức nói Hội nghị Trung ương 8 đã “thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào Dự thảo Quy chế bầu cử trong Đảng”.
Ngoài ra, cũng có loan báo để chuẩn bị cho Đại hội Đảng XII, 5 tiểu ban được thành lập, trong đó có Tiểu ban Nhân sự.
Theo giới quan sát, người nào sẽ nắm tiểu ban này sẽ có ảnh hưởng lớn tác động đến việc chọn các ứng viên cấp cao tại Đại hội năm 2016.
Ông Hồng Hà cho rằng uy tín của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang càng "giảm sút" khi không thực hiện được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với lãnh đạo Đảng tại Hội nghị Trung ương 8, mặc dù mấy tháng trước, ông Trọng nói việc này sẽ được tiến hành.
Cũng theo ông Hồng Hà, dường như Tổng Bí thư đã đề nghị Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị là người sẽ thay thế ông tại Đại hội kỳ sau. Nhưng đề nghị này chỉ mang tính "gợi ý", chứ chưa có ý kiến chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tại Hội nghị Trung ương hồi tháng Năm, hai trưởng ban nội chính và kinh tế trung ương, mặc dù được dự đoán có tiêu chuẩn vào Bộ Chính trị, đã bị Ban Chấp hành Trung ương bác bỏ.
Trong khi đó, các nguồn tin khác cho BBC biết trước khi Hội nghị Trung ương 8 diễn ra, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đã quyết định sẽ chưa thông qua danh sách ứng cử viên bốn vị trí quan trọng nhất (Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng) và danh sách dự kiến nhân sự ở Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Ngay cả danh sách những người đã được cử đi học lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp còn bị nhiều người trong Ban Chấp hành Trung ương "chê là chất lượng kém", theo một nguồn giấu tên.
Người này nói một số lượng các ứng viên khác từ các địa phương sẽ còn được giới thiệu thêm.
Trong năm nay đã có hai khóa bồi dưỡng những người đang đảm nhiệm hoặc được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt các cơ quan Trung ương và cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian gần đây có nhiều thông tin đồn đoán về các chức vụ lãnh đạo cao cấp vào năm 2016.
Nhưng những diễn biến mới nhất cho thấy Đảng vẫn còn đang tìm các ứng viên, đặc biệt liên quan bốn chức vụ cao nhất.

No comments: