LÊ BÁ VẬN * HUẾ HÀO HOA ?
HUẾ HÀO HOA ?
Lê bá Vận
“Nhân chi sơ. Tính bổn thiện”, người Huế sinh ra tính rất thiện, thì cũng như con dân Việt ở ba miền Trung Nam Bắc; lớn lên trong môi trường chốn thần kinh trọng lễ giáo, các tính hướng thiện lại được củng cố thêm, đồng thời “Tính tương cận. Tập tương viễn” tiếp cận với nền văn minh vật chất ngoại lai, người dân Huế không tránh khỏi tiêm nhiễm một số tật hư thói xấu. May thay ‘tốt nhiều xấu ít’. Người Huế cũng thông minh, dí dỏm như ai, chỉ là non sông sinh tính ‘dè dặt kín đáo nhẹ nhàng’
không ồn ào phô trương biểu lộ.
Các nhà văn nhà thơ đã viết nhiều ca tụng Huế thơ, Huế đẹp. Các con dân Huế thì viết bản tự kiểm về Huế “chay lai ngẳng chướng”. Tôi trước cũng có viết về Huế: “Nói ừ (được) viết chớ, đi nhớ ở đừng”.
Bác sỹ Bùi Minh Đức, một con dân Huế chay đã viết về bản sắc của con người xứ Huế là “có nhiều đặc tính rất chi là Huế”:
1)trọng đạo lý Khổng Mạnh. 2)trọng lễ nghĩa. 3)rất tế nhị. 4)thường kín đáo.
5)đôi lúc ngang thiên cứng đầu “ngang tàng bướng bỉnh”.
6)thích lập dị (tui đặc biệt lắm).
7)cục chướng (khi về già).
8)thích nghịch ngợm bông đùa hoang ngầm, nói lái.
9)cuộc sống cần cù, ham làm hơn ham chơi.
10)thích tự cười cợt, tự mình khôi hài, điển hình là chuyện các Mệ Hoàng Phái
(Bùi Minh Đức “Chữ Nghĩa Tiếng Huế” 2008, ‘Bản sắc của con người xứ Huế’, tr 24-29). Tác giả nói thêm: “Nếu chúng ta càng đào sâu vào kho tàng ngôn ngữ của người Huế, chắc chắn chúng ta sẽ tìm thấy thêm nhiều đặc tính cố hữu khác của họ…”
Tôi ở Huế 30 năm, khắp nơi trong thành phố, những 16 nơi, ở trọ lúc đi học và khi ra làm việc trước năm 1975 ở nhà công. Trong tư thế ‘bàng quan giả tỉnh’ nhưng không hẳn là người ngoài cuộc, tôi có lối nhìn khách quan khá riêng biệt về Huế, xứ sở và con người mà bản sắc có các mặt tích cực, tiêu cực, cũng có giống và cũng có khác với các nhận xét của tác giả “Chữ Nghĩa Tiếng Huế”, chính gốc con dân Huế.
Tôi thấy người Huế có a)những tính tốt hay hiện hình hoàn hảo và b)những tính xấu hơi hơi, họa hoằn, hiếm hoi, hi hữu.
Theo vô Thành Nội, theo về Gia Hội, Đông Ba.
Minh họa chi tiết các bản sắc của người Huế :1)Huế hiền hòa, hiền hiền, hiền hậu, hồn hậu, hòa hưỡn, hòa hảo, hoan hỉ, hểu hảo, hộc hệch, hữu hạnh, hẳn hiên.
2)Huế hào hiệp, hảo hán, hành hiệp, hiếu hòa, hướng hạ, hào hùng, hào hứng, huyền hoặc, hùng hậu.
3)Huế hăng hái, hơ hải, hối hả, hè hụi, hăm hăm hở hở, hùng hùng hổ hổ, hồng hộc hớt ha hớt hải, hữu hiệu.
4)Huế hiếu học, ham học, hay học hỏi, học hung, học hùng hục, hì hà hì hục học hành, học hoài học hủy; ham Huế học, hán học, hóa học, hình học, hội họa.
5)Huế hiếu hạnh, hòa hiếu, hội hiếu, họ hàng hòa hợp, hương hỏa hậu hĩ; hương hồn hiếu hỉ hương hoa, hầu hạ hỏi han; hoài hương, hành hương, hồi hưu hồi hương.
6) Huế hài hước, hân hạnh hoàng huynh, hân hoan hiền huynh, hóm hỉnh; hay hoang, hay hót, hay hù, hay hề, hay hố, ha ha hi hi hí hửng hỉ hả, hề hề hô hố huề hòa.
*Sở thích: hát hỏng.
7) Huế hay hát, hát hay, hát hò, hò huế, ham hút ham hát; hàn huyên, họp hành, hội họp, hiệp hội, hội hè; hí họa, hoạt họa; hùn hạp, hải hồ, hàng hải.
*Huế nam: hào hoa
8)Huế hào hoa, huy hoàng, hảo hạng, hiển hách; hám hoa, háo hức, hú hí, hủ hỉ, hợp hoan, hò hẹn, hứa hẹn, hứa hôn.
*Huế nữ: hoa hậu
9)Huế hoa hậu, hình hài hài hòa, hơ hớ hây hây hồng hào, hớn hở, hớp hồn, hút hồn, hồng hơn hoa hồng, hương hơn hoa huệ.
*B. Mặt tiêu cực.
* Huế chung: hàm hồ, hung hăng, hẹp hòi, hợm hĩnh, hời hợt.
10)Huế hàm hồ, hất hàm hỗn hào, huyễn hoặc, hậm hực, hăm he, hò hét hả hơi, hô hoán, hoạnh họe, hà hiếp.
11)Huế hung hăng, hằm hằm, hầm hè, hạch hỏi, hầm hừ hầm hịch, hành hung, hất hậu, hành hạ, hãm hại, hoành hành.
12)Huế hẹp hòi, hữu hạn, hay hiềm, him hím, hiểm hóc, hục hặc, hằn học, hăm hù, hàm huyết hèn hạ, hư hèn, hạ hồi hậu họan.
13)Huế hợm hĩnh, hoa hòe, hinh hỉnh, hển(h) hển(h), hiu hiu huênh hoang hoặc huếch hoác hống hách; hả hê hão huyền, hụt hẫng, hằng hà hậu họa.
14)Huế hời hợt, hờ hờ, hề hề, hùa hùa, hềnh hệch, hở hơi; hớ hênh, hớ hang, hở hang, hơ hỏng hư hỏng.
*Huế nam: ham hố.
15)Huế ham hố, hau háu, hàng hai, hủ hoá, ham hốt hết, học hàm, hàng họ, hoạn hải, huê hồng; háo hức, hái hoa, hun hít, hăm hiếp, hoãn hôn, hoàn hôn, hồi hôn.
*Huế nữ: hay hờn.
16)Huế hay hờn, hay háy, hay hận, hối hận, hồi hộp, hoảng hồn, hoảng hốt, hoàn hồn; hẩm hiu, hiu hắt, héo hắt, héo hon; hững hờ, hắt hủi, hủy hẹn, hối hôn, hủy hôn.
*C.Các mặt khác: (17) bệnh tật do khí hậu, do lam lũ; (18) biến loạn do lịch sử: ; (19) ước vọng nhiều người miền Trung: Huế hóa.
17)Huế ho hen, húng hắng, hắt hơi, hô hấp hụt hết hơi, hổn hển; hanh hanh, hâm hấp, hâm hẩm; hấp him, hấp háy; hư huyết, hoại huyết, hom hem, hốc hác, hấp hối.
18)Huế hãi hùng, hiện hồn hú hồn, hang hùm hổ huyệt, hiểm họa, hủy hoại, hành hình.
19)Huế hóa, hạp Huế, hơi hơi Huế, hao hao Huế, hơi hướm Huế, hẳn hoi Huế, hoàn hảo Huế, huy hiệu Huế; hợp hôn Huế.
Các bản sắc vừa kể trên “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” với Huế, tự chúng là nội tại, chính thống “hữu xạ tự nhiên hương”, rất chi là Huế, được đồng thuận. Đối chiếu chúng với mười đặc tính BS Bùi Minh Đức liệt kê trong “Bản sắc của con người xứ Huế” nói trên, thì đặc tính
*1)’trọng đạo lý và 2)trọng lễ nghĩa’ tương đương với ‘Huế hiếu hạnh’;
*đặc tính 3)‘rất tế nhị và 4)thường kín đáo’ tương ứng với ‘Huế hiền hòa, hòa hưỡn’;
*đặc tính 5)’đôi lúc ngang bướng, 6)thích lập dị và 7)cục chướng’ cũng là ‘Huế hàm hồ, hung hăng, hò hét’;
*đặc tính 9)’cần cù’ thể hiện ở ‘Huế hiếu học’; và cuối cùng
*đặc tính 8)’thích bông đùa nghịch ngợm, 10)thích tự cười cợt’ chính là ‘Huế hài hước’.
Ta phải biết người biết mình, biết tự khen. Quá khứ Huế hãi hùng nhưng người Huế hiền hòa, trai hào hoa, gái hoa hậu. Hoặc giả “cha hào hùng, con hảo hán”, hiếm khi “cha hào hoa, con ham hố”, “mẹ hấp him, con hoàng hậu”.
Linh khí miền sông Hương núi Ngự đã ban cho người Huế những đức tính “nhân chi sơ”, buổi ban đầu. Bàn tay con người giúp vun đắp kiện toàn bản sắc con dân Huế ngày nay thông qua “Tứ Tuyệt” biểu tượng Huế.
Một là ‘Cung Điện Lăng Tẩm’ chi phối lối sống lễ nghĩa cổ kính. Hai là ‘Ca Huế’ cùng ‘Hò Huế” và phần nào ‘Nhạc Cung Đình’ ảnh hưởng tâm hồn thi văn người Huế.
Ba là ‘Cầu Tràng Tiền’ sáu vài mười hai nhịp, khởi động đời sống tân tiến hướng ngoại bôn tranh.
Bốn là ‘Các cô gái Huế’ với tà áo trắng, nón che nghiêng vành, kín đáo e lệ, thẹn thùa, nền nếp, thấm lòng. Mà nói đến các cô gái Huế là nói đến trường nữ trung học “Đồng Khánh” độc nhất vô nhị nhiều chục năm trước với các nữ sinh.
Vẻ đẹp muôn đời
Sắc nước hương trời. Vang bóng một thời.
Hỡi o Đồng Khánh tê ơi!
Tan học o rời, tôi bước theo sau.
Theo lên Nam Giao, (Bến Ngự,) qua Phú văn Lâu,
Theo (về An Cựu,) xuống Vĩ Dạ, theo qua Cầu… (Tràng Tiền),
Theo em cho đến tận nhà,
Ngắm cô gái Huế lòng đà ngất ngây.
Đó là tâm trạng của các chàng trai “hào hoa nhưng lại nòi tình, thấy cô Đồng Khánh chân đành bước theo”.
Hai cô Kiều khuynh quốc khuynh thành cụ Nguyễn Du mô tả cũng hàm ý dám là người Huế? nữ sinh hoa khôi Đồng Khánh một thời.
“Chàng Vương quen mặt ra chào,
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.
Nguyên người trong Quảng mới ra,
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh”.
(Kiều 2012)
Các cô gái Huế là vưu vật của Huế Tứ Tuyệt, là nét đẹp biểu hiện trong sáng, đoan trang, là nguồn cảm hứng rồi rào bất tuyệt thi văn Huế, là biểu tượng sống xao xuyến bồi hồi muôn thuở của Huế, là lý do bức xúc động viên các chàng trai “Huế Hào Hoa?”
Thừa Thiên lại dành tặng bổ túc, cho người dân Huế các đức tính “thành thực, thẳng thắn, thâm thúy, thuận thảo, thân thiết, thư thái, thương thảo, tha thứ…”, cho nam giới “thông thái, thần thông, thành thục, thông thạo thử thách, thiết thực, thức thời, thi thơ thơ thẩn …”, cho nữ giới : “thơm tho, thon thả, thẹn thùa, thỏ thẻ thắm thiết, thanh thoát, thánh thiện, thẫn thờ, thưỡn thẹo thách thức, thưởng thức thời thượng…” hên may nhờ thơm thảo tuy hai nhưng một của Thừa Thiên - Huế.
Lê bá Vận.
Mời bạn nghe người Pháp hát bài Ngậm ngùi.
http://www.youtube.com/watch_popup?v=n3BmGV2YIRA&vq=small
Xin nghe vài bản nhạc về Huế
Mời bạn nghe người Pháp hát bài Ngậm ngùi.
http://www.youtube.com/watch_popup?v=n3BmGV2YIRA&vq=small
Xin nghe vài bản nhạc về Huế
NGUYỄN LONG THÀNH NAM * PHẬT GIÁO HÒA HẢO
PHẬT GIÁO HÒA HẢO BỊ NHÀ NGÔ ĐÀN ÁP RA SAO ?
Nguyễn Long Thành Nam
Các trích đoạn sau là từ tập biên khảo “Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc” của tác giả Nguyễn Long Thành Nam. Trích từ Chương 14: PGHH Dưới Chế Độ VNCH 1956-1963. Các dấu ba chấm (...) là cắt bớt.
Vài nét về tác giả: Ông Nguyễn Long tự Thành Nam sanh năm 1922 tại Bắc Việt, từ trần 1989 ở Calfornia. Vào Nam lúc còn trẻ, ông đã sớm trở thành một tín đồ trung kiên của Ðức Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo và đã hoạt động đấu tranh không ngừng để phụng sự Ðạo pháp và Dân tộc.
● Từ 1946-1955: Tuần tự giữ nhiều chức vụ trong Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Ðảng, chủ biên tờ báo Chiến Ðấu, tiếng nói của Quân đội Phật Giáo Hòa Hảo; Ðại diện Phật Giáo Hòa Hảo trong Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc Gia.
● 1956-1963: Lưu vong sang Cao Miên, về nước sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
● 1963-1975: Giữ các chức vụ cao cấp trong Giáo hội Phật Giáo Hoà Hảo. Bên cạnh chức Chánh thư ký Ban Trị sự Trung ương nhiệm kỳ IV, ông cũng phụ trách nhiều chức vụ khác. Được chánh quyền mời tham dự Hội đồng Kinh tế Xã hội Quốc gia với chức vụ Chủ tịch Ủy ban Canh nông.
● 30/04/1975- 1989: Lưu vong sang Hoa kỳ, giúp lập Văn phòng Phật Giáo Hòa Hảo Hải ngoại, lập Việt Nam Dân Chủ Xã hội Ðảng Hải Ngoại. Cùng một số thân hữu đã nghiên cứu, xuất bản một số tác phẩm nghiên cứu Anh ngữ về đề tài VN và Phật Giáo Hòa Hảo.
● Ông Nguyễn Long Thành Nam từ trần 28/12/1989, sau 1 cơn bạo bệnh tại California.
Ông Nguyễn Long Thành Nam lập gia đình với bà Nguyễn Hòa An và có sáu người con. Tất cả đều thành nhân. Bà Nguyễn Hòa An, trước kia trong thời kháng chiến, là liên lạc viên của Ðức Huỳnh Giáo Chủ.
CHƯƠNG 14
PGHH DƯỚI CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CÔNG HOÀ 1956-1963
...Từ thời điểm 1956, Phật Giáo Hòa Hảo bước vào một giai đoạn mới, gọi là “nằm im chịu đựng”, dù không biểu lộ thái độ hay có hành động chống đối ra mặt, nhưng rõ ràng là bất hợp tác với chế độ Ngô Đình Diệm...
...tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đã cảm thấy bị uy hiếp, đàn áp về tinh thần, bị miệt thị, bị đẩy vào vị trí thất thế trong một chế độ mà họ không còn phương tiện để đối phó...
... Nói theo ngôn ngữ tôn giáo, đây là thời kỳ pháp nạn mà Phật Giáo Hòa Hảo phải chịu đựng, khá lâu dài.
Phương thức chịu đựng của Phật Giáo Hòa Hảo ở giai đoạn này là phương pháp “chân không”, tạo ra một tình huống trống rỗng, không tổ chức, không giáo hội, không lãnh đạo, không sinh hoạt...
... Năm 1955, để nối tiếp các hoạt động Dân Xã, ông Phan Bá Cầm và Nguyễn Bảo Toàn đứng đơn xin hợp thức hóa Đảng trở lại, nhưng chỉ ít lâu sau đó cũng bị chánh quyền Ngô Đình Diệm khủng bố, và phải rút vào bí mật, các lãnh tụ kẻ bị giết, người bị đày ra Côn Đảo.
Ông Nguyễn Bảo Toàn, Tổng Bí thơ Đảng Việt Nam Dân Chủ Xã Hội, là Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Cách mạng thành hình ngày 28-4-1955 để cứu nguy ông Ngô Đình Diệm, giúp ông có thế lực đối phó với Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia trong cuộc tranh chấp gay go năm 1955. Ngay bữa xảy ra giao tranh giữa quân đội quốc gia và quân lực Bình Xuyên, Hội đồng Nhân dân Cách mạng ra đời, với thành phần:
Nguyễn Bảo Toàn, Chủ tịch; Hồ Hán Sơn, Phó Chủ tịch; Nhị Lang, Tổng Thơ ký; và một số nhân vật khác.Hội đồng này quả đã cứu ông Ngô Đình Diệm trong một tình thế hiểm nghèo. Nhưng chỉ ít lâu sau, Hội đồng này lại là nạn nhân bị chế độ ông Diệm khủng bố. Ba nhân vật chính yếu của Hội đồng nói trên, thì ông Nguyễn Bảo Toàn phải lưu vong sang Mỹ, ông Nhị Lang lưu vong sang Cao Miên, còn ông Hồ Hán Sơn ở lại bị giết trong một trường hợp mờ ám rất đau lòng...
... ông Toàn cũng bị mật vụ của ông Diệm bắt giam và thủ tiêu bằng cách bỏ vào bao bố cột lại quăng xuống sông, mất xác, không biết đâu mà tìm nữa...
...Một vụ thảm sát khác đã làm cho Phật Giáo Hòa Hảo mất đi năm cán bộ cao cấp, và cũng là một vụ điển hình rõ ràng nhứt của chánh sách tiêu diệt cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo bởi mật vụ của chế độ Ngô Đình Diệm. Tầm quan trọng của vụ thảm sát này rất lớn, làm cho tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo mất hết chút cảm tình mong manh còn sót lại đối với chế độ.
Đây là một cuộc tấn công táo bạo vào Tổ Đình Phật Giáo Hòa Hảo, và vào cá nhân Đức Ông Huỳnh Công Bộ thân sinh của Huỳnh Giáo Chủ. Bốn người bị giết là các cán bộ cao cấp, cộng sự viên thân tín của Đức Ông, và được mặc nhiên xem như bộ tham mưu của Tổ đình Phật Giáo Hòa Hảo.
Vào khoảng giữa năm 1962, bốn cán bộ: Trần Văn Tập, Lê Hoài Nam, Huỳnh Thiện Tứ, Huỳnh Hữu Thiện, và một người lái xe, cùng đi trên một chiếc xe nhà của Đức Ông, từ Thánh Địa Hòa Hảo lên Saigon. Họ bị bắt đem đi mất tích.
Từ đó về sau, không có tin tức nào của họ, cũng không biết ai bắt, vì tội gì, giam giữ tại đâu. Trong không khí nặng nề của khủng bố, và trong màn lưới khủng khiếp của mật vụ, các trại giam mọc thêm rất nhiều, và bí mật, cho nên các nỗ lực tìm kiếm tung tích những người bị bắt đều vô hiệu quả.
Chỉ sau khi chế độ nhà Ngô sụp đổ vào ngày 1-11-1963, các tin tức bưng bít trong các trại giam, nhà tù, khám đường, và cơ sở mật vụ, được lọt ra ngoài, do chính những người đã bị bắt giam, bị tra tấn. Nhờ phối kiểm các nguồn tin tức cá nhân này, phía Phật Giáo Hòa Hảo mới khám phá ra được manh mối và diễn tiến sự mất tích của chiếc xe hơi và năm người trong đó...
...Trên bình diện pháp lý, đạo Dụ số 10 là một văn kiện pháp lý thể hiện sự bất công tôn giáo. Theo đạo Dụ số 10, các tôn giáo Việt Nam bị xem như hiệp hội, với quy chế sinh hoạt giới hạn của hiệp hội, ngoại trừ Thiên Chúa Giáo. Tinh thần điều 44 miễn trừ Giáo hội Thiên Chúa Giáo, không bị chi phối bởi Dụ số 10, và ghi rằng sẽ có “chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô”. Như thế, Thiên Chúa Giáo được xem là giáo hội (một tôn giáo), còn các tổ chức tín ngưỡng khác ở Việt Nam chỉ là những hiệp hội, ngang hàng với các loại hội hè tương tế...
...Trên bình diện quyền lực, chánh sách của chế độ biệt đãi người có theo đạo Thiên Chúa. Thí dụ điển hình là trong tổng số chín sư đoàn của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, thì bảy sư đoàn trưởng là tín đồ Thiên Chúa Giáo, trong số 47 tỉnh trưởng ở Miền Nam, thì 36 vị là tín đồ Thiên Chúa Giáo. Nhiều sĩ quan đã xin theo đạo để có thêm điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đời mình.
Trên bình diện tài sản và phương tiện, Thiên Chúa Giáo thủ đắc những tài sản khá quan trọng nên có nhiều phương tiện để thiết lập các cơ sở giáo dục, đào tạo cán bộ và truyền đạo: Các tiểu Chủng viện, đại Chủng viện, cơ sở xã hội văn hóa, các hệ thống trường tư thục Taberd, Lasan tiểu, trung và đại học, về số lượng cũng như phẩm chất vượt xa các tôn giáo khác.
Luật cải cách ruộng đất ban hành năm 1957 đã có một khoản đặc biệt rằng “tài sản của Giáo hội Công Giáo không bị chi phối bởi luật này”, có nghĩa là: trong khi các điền chủ phải bị truất hữu ruộng đất để bán lại cho quốc gia dùng cấp phát cho người cày có ruộng, thì những đất ruộng của Thiên Chúa Giáo không bị truất hữu, vẫn là tài sản nguyên vẹn của Giáo hội Thiên Chúa Giáo...
...Trong một hoàn cảnh như thế, Phật Giáo Hòa Hảo suốt chín năm dưới chế độ Đệ nhất Cộng Hòa, ở một ví trí thất thế, thiệt thòi về mọi mặt, trên các bình diện và lãnh vực.
(Nguồn: http://www.hoahao.org/D_1-2_2-188_4-4171_5-50_6-1_17-9_14-2_15-2/)
CAO THẾ DUNG * NGÔ ĐÌNH DIỆM
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đệ I VNCH
sai lầm tự diệt vì dung dưỡng Gián điệp Việt Cộng nằm vùng,
nhưng lại triệt hạ 3 tiềm lực chống Cộng vô giá ở Miền Nam !
Trích trong " Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa " của GS. Cao Thế Dung xuất bản tại Hoa Kỳ 1991
( từ trang 480 => 497 )
............
......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... ......... .
Bộ Quốc Phòng do Trần Trung Dung, Bộ trưởng Phụ Tá, chủ trương tổ chức "
đốt lon Pháp " là một sai lầm, một hành động " trẻ con ". Hậu quả là đã
gây nên một " tai họa ngoại giao " : Pháp đoạn tuyệt mọi liên hệ về
tình báo với chính phủ VNCH. Hàng trăm cán bộ tình báo của Cộng sản xâm
nhập vào cả An Ninh Quân Đội, Báo Chí, Cảnh Sát Công An và kể cả đảng
Cần Lao do hậu quả Pháp đã đem tất cả hồ sơ mật về nước.
Điển hình như nhóm Đông Nam Á Vụ của Cộng sản về đấu thú Pháp ở Hà Nội
năm 1952. Pháp dùng làm gián điệp đôi; năm 1955 nhóm này đã len lỏi vào
nhiều lãnh vực hoạt động ở Miền Nam, vào cả ngành an ninh tình báo của
chính phủ Ngô Đình Diệm. Điển hình như nhóm Ca Dao, nhóm Phan Nghị ( Ký
giả ) và nhiều nhóm khác trong đó có Phạm Xuân Ẩn- lúc ấy còn là một cán
bộ cấp thấp nhưng đã là nhân viên tình báo 2 mang làm cho Phòng Nhì
Pháp từ năm 1950.
Cử Nguyễn Ngọc Lễ làm Tổng Giám Đốc Công An là một sai lầm khác tai hại
nghiêm trọng. Lễ xuất thân hạ sĩ quan Binh đoàn Pháp, bản chất võ biền
và lỗ mãng. Lễ không biết gì về tình báo. Lúc Lễ về tiếp nhận Tổng Nha
thì bao nhiêu hồ sơ mật đã biến mất, một trong mấy tay lành nghề tình
báo thì Lễ không dùng, Bùi văn Nhu vốn là " con cưng " của Mật Thám và
Phòng Nhì Pháp, Nhu được Cộng Sản khéo léo móc nối từ năm 1956 dưới thời
Nguyễn Ngọc Lễ.
Những tay giỏi nghề từ Miền Bắc vào Nam thì bị đẩy đi tỉnh xa hoặc không
được dùng. Một lỗ hổng lớn trong ngành an ninh tình báo từ lúc Lễ làm
Tổng Giám Đốc kéo dài cho đến thời Phạm Xuân Chiểu, một tướng lãnh duy
nhất người Bắc thuộc Quốc Dân Đảng, có học, con cháu lớp Văn Thân Cách
Mạng, nhưng ông tướng này không chuyên nghề trong lúc mặt trận tình báo
phải là ưu tiên hàng đầu.
Tình báo Cộng sản xâm nhập từ lỗ hổng to lớn trong suốt 3, 4 năm. Đầu
não của Ngân Hàng Việt Nam lại là một ổ tình báo Cộng sản, một tay kế
toán thân tín của Nguyễn Cao Thăng là tình báo Cộng sản, 2 tên "nội
dịch" trong văn phòng " Cố Vấn chỉ đạo Miền Trung Ngô Đình Cẩn lại là
tình báo sau được đồng hóa làm trung sĩ Địa Phương Quân rồi biệt phái
làm cho tướng Lê Văn Nghiêm lúc ông Nghiêm làm Tư lệnh Quân Khu I.
Hệ thống phát hành sách báo trước Genève 54, Phòng Nhì Pháp kiểm soát
khá chặt chẽ nhờ " nghệ thuật " phóng tài hóa thu nhân tâm nhưng đầu năm
1955, những tay Cộng sản làm " chỉ điểm 2 mang " cho Pháp, được rảnh
tay và họ thực sự nắm ngành phát hành cũng như ngành cải lương, từ soạn
giả đến anh kéo màn sân khấu.
Mặt trận tình báo đã mở ra từ sau Genève 54, chính phủ Ngô Đình Diệm đã
bất lực mặt trận này cho đến 2,3 năm sau. Chính vì vậy, chính quyền đã
không biết rõ những ai với cái đuôi dài sau nhóm Nguyễn Hữu Thọ, Mã thị
Chu, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn văn Hiếu. Lẽ tự nhiên cái đuôi sau mấy tay
mặt nổi này mới quan trọng.
Huỳnh văn Trọng trước hết là một đảng viên Việt Nam Quớc Dân Đảng gia
nhập Đảng năm 1945 tại Hà Nội, sau bỏ Đảng và làm cho Phòng Phản Gián
Pháp từ năm 1950. Cuối năm 1954, Trọng ở lại Sài Gòn, Cộng sản móc nối
với Trọng vào thời gian này cũng như Đinh văn Đệ, Trần Ngọc Châu, Phạm
Ngọc Thảo, đều là dân tình báo được Cộng sản cài vào chính quyền Miền
Nam một cách tinh vi.
Theo giới tình báo, sau Genève 54, Cộng sản đã để lại ở Sài Gòn 50 triệu
( hối suất lúc ấy là 35 đồng ăn một Mỹ kim ) để tiếp tục gây dựng cơ sở
kinh tài để kinh tài nuôi tình báo. Vì sai lầm của Việt Nam Cộng Hòa đã
không thu dụng được giới chỉ điểm 2 mang và chuyên viên tình báo của
Phòng Nhì Pháp nên Cộng sản nhờ sẳn tiền đã kết nạp được giới này. Cộng
sản không kết nạp vào Đảng mà đem vào các cơ sở kinh doanh của tư nhân
và Đảng qua " tư nhân " góp vốn như hãng tàu chuyên chở Nguyễn văn Bửu
và kể cả OPV của Nguyễn Cao Thăng sau này, nhất là cơ sở kinh doanh của
nhóm Nguyễn Trung Thành và Ngân Hàng Việt Nam mà Nguyễn văn Diệp là điển
hình. Diệp đã từng cộng tác với Pháp trước 1954 đồng thời hoạt động cho
Cộng sản .
Một sai lầm khác nghiêm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm là làm mất
đi 3 tiềm lực chống Cộng vô giá: Ở Miền Trung, Việt Nam Quốc Dân Đảng
cầm súng chống lại chính quyền; ở Miền Nam, Cao Đài một phần bất hợp tác
rút ra bưng trong hoàn cảnh bất đắc dĩ phải hợp tác với Cộng sản, một
phần quan trọng khác, chủ lực là lực lượng Cao Đài Liên Minh Trình Minh
Thế tuy đã về hợp tác với chính quyền nhưng từ đầu năm 1956, lực lượng
này bị phân tán và đem ra Miền Trung, cuối cùng tan rã cả một binh đoàn
thiện chiến về lối đánh du kích, đã quen với vùng rừng núi Tây Ninh ; ở
miền Tây, lực lượng Hòa Hảo Lê Quang Vinh bị quân chính phủ đánh tan.
ngày 13.4.1956, Liên Đoàn Bảo An Trần Quốc Tuấn bắt được Ba Cụt, được
thưởng 1 triệu đồng; gần ba tháng sau, ngày 6.7.1956 toà lên án tử hình
Ba Cụt . Vị tướng 32 tuổi đầy mưu trí và yêu nước này đã bị hành quyết
vào ngày 13.7.1956, gây nên sự căm phẩn sâu xa trong tập thể gần 3 triệu
tín đồ Hòa Hảo ở Miền Tây.
Chính quyền có thể loại Trần văn Soái, Lâm Thành Nguyên, nhưng loại lực
lượng Hòa Hảo Lê Quang Vinh không những là sai lầm nghiêm trọng mà còn
là một tội đối với lịch sử. Riêng lực lượng Hòa Hảo Nguyễn Giác Ngộ được
coi là một lực lượng quốc gia thuần túy chống cả Pháp lẫn Cộng, có kỷ
luật nghiêm minh, với trên 2000 quân đã quen với địa hình địa vật Miền
Tây và lối đánh du kích và chống du kích thì cũng như lực lượng Trình
Minh Thế, bị phân tán đem ra Miền Trung, cuối cùng bị tan rã.
Nếu chính quyền duy trì được hai lực lượng này thì tình trạng ở Miền Tây
và Miền Đông đã không bị du kích Cộng sản tái hoạt động làm ung thối
ngay giữa năm 1957 là năm cực thịnh của chế độ Ngô Đình Diệm. Mất lực
lượng võ trang Trình Minh Thế là một thiệt hại to lớn; với trên 2500
quân, năm 1952, lực lượng yêu nước này đã mở rộng địa bàn hoạt động khắp
Miền Đông và lan tới Miền Tây, phát triển lối đánh du kích và đặc công.
Lúc nghe tin tướng Thế bị bắn chết tại trận, theo Lansdale, người đang
ngồi nói chuyện với ông Diệm, thì ông Thủ tướng bàng hoàng và chảy nước
mắt. Lansdale nói với Shaplen: " Đây là lần duy nhất mà tôi thấy ông
bộc lộ tình cảm ".
Nhưng chỉ một năm sau, lực lượng của tướng Thế bị chia cắt, đẩy ra khỏi
Miền Đông và đưa lên Cao nguyên hoặc ra giới tuyến. Miền Trung đen tối
hơn, lực lượng Đại Việt võ trang ly khai ở Ba lòng . Quảng Nam, Quảng
Ngãi là hai tỉnh với trên 2000 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng võ trang
lại ly khai, lập chiến khu chống lại chính quyền.
Năm 1956, Việt Nam Quốc Dân Đảng trở về hợp tác, tuy nhiên, chỉ một thời
gian ngắn lại bị chính quyền đàn áp. Qua phong trào nhân dân tố Cộng,
chính đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng lại bị phong trào này chụp mũ là
Cộng sản.
Thật vậy, phong trào tố Cộng từ năm 1956 đã trở thành đen tối ở Miền
Trung. Hàng vạn người bị bắt nhưng đa số là lương dân vô tội, hoặc đảng
viên Việt Nam Quốc Dân Đảng hoặc bị trả thù cá nhân.
Phong trào tố Cộng trở thành cơn bảo tố ở nông thôn nhất là từ Phú Yên
trở ra. Sau 10 tháng phát động phong trào, chính quyền Ngô Đình Diệm
tuyên bố là đã đưa về với chính nghĩa Quốc Gia được 100 ngàn cựu cán bộ
Việt Minh và đã tiêu diệt được ảnh hưởng của Cộng sản trong 9 năm trước.
Thực tế không phải vậy. Cán bộ Cộng sản đã len lỏi vào phong trào và
xâm nhập ngay từ văn phòng Bộ trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành để lèo
lái phong trào tố Cộng, mô phỏng y như cách thức Cộng sản tố địa chủ và
trí phú ở Miền Bắc.
Tổng thư ký Bộ Thông Tin là cán bộ Cộng sản nằm vùng, tức Trần Thúc
Linh, sau này với cái dù thẩm phán, Trần Thúc Linh tiếp tục hoạt động
cho Cộng sản cho đến năm 1975. Do đó, phong trào tố Cộng với kết quả
trái ngược hẳn lại, chỉ đẩy lương dân về phía Cộng sản, giới Quốc Gia
thì trở thành thù địch của chính quyền. Điển hình như ở Phú Yên, hàng
trăm người thuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng đã bị bắt bị tra tấn và giam
cầm, các em và cháu của lãnh tụ Trương Tử Anh đã bị đánh đập tàn tệ, bị
bỏ tù chung với Cộng sản đến sau năm 1963.
Năm 1957, Cộng sản vẫn còn yếu, nên dù nổ lực thế nào Cộng sản vẫn không
gây được một phong trào nhân dân đứng lên đòi Tổng tuyển cử sau khi Ngô
Đình Diệm bác bỏ. Trước đây nông thôn chỉ biết có Hồ Chí Minh, nay thì
Ngô Đình Diệm thay thế và triệt để chống Cộng. Háng trăm ngàn cán bộ
Việt Minh đã thực tâm hồi chánh và cộng tác với chính quyền song từ
phong trào chống Cộng lại loại bỏ các thành phần đảng phái Quốc Gia, Cao
Đài, Hòa Hảo.
Chính quyền Ngô Đình Diệm mất quần chúng ở cả nông thôn lẫn thành thị.
Hàng trăm đảng viên Đại Việt, Duy Dân, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị đem
nhốt chung với Cộng sản, hồ sơ cá nhân biến thành hồ sơ Cộng sản trong
khi một số cán bộ Cộng sản trá hình đầu thú lại được trọng dụng và chính
thành phần này đã " chỉ điểm " cho chính quyền bắt lương dân hay giới
quốc gia chống Cộng mà chúng chụp mũ cho là Cộng sản.
Từ năm 1957, những Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Cao Dao đã thành cong
trong công tác nằm vùng trong ngành tình báo của chính quyền Ngô Đình
Diệm từ cơ sở thượng tầng đến tỉnh và quận. Sai lần nghiêm trọng khác
của chính quyền Ngô Đình Diệm là ngày 5.10. 1955, nghe lời tướng Cao Đài
Nguyễn Thành Phương, đã đem quân xâm nhập Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh
tước khí giới đạo Hộ Vệ Quân của Hộ Pháp Phạm Công Tắc, lại cho báo chí
của chính quyền và kể cả đài phát thanh bôi nhọ Phạm Công Tắc như một
người dâm ô, Việt gian tay sai Pháp.
Hộ Pháp Phạm Công Tắc phải lưu vong qua Nam Vang, ít nhất 3 hệ phái
lớn của Cao Đài đã liên minh với Cộng sản trong giai đoạn CÙNG ĐƯỜNG mà
theo Douglas Pike thì 10 trong 11 giáo phái đã theo Cộng sản, chỉ còn
một hệ phái cộng tác với chính quyền để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh.
Chế độ Ngô Đình Diệm đã dùng luật pháp và Tòa án để trị dân và đặc biệt
dùng Tòa án để chống Cộng sản song chính lại là cách làm cho Cộng sản
tạo được cơ hội tuyên truyền và lấy lòng dân trong khi đối với các đảng
phái đối lập thì Tòa án lại trở thành công cụ đàn áp " đập đổ những kẻ
chống đối chế độ bất cứ bằng hình thức nào. Còn các cơ quan ngôn luận dù
có muốn vươn mình lên để nói tiếng nói tự do cũng không được. Họ bị
ràng buộc mọi mặt .
Muốn sống thì phải chiều ý nhà cầm quyền ( Hồi ký Trần Tương ). Muốn
chống Cộng thì phải làm y như Cộng, đó là chủ trương hết sức sai lầm của
Bộ Thông Tin dưới thời Trần Chánh Thành và Trần Thúc Linh. Suy tôn Ngô
Tổng Thống như kiểu Cộng sản suy tôn Bác Hồ đã làm cho ông Tổng Thống
trở thành hình ảnh nhàm chán.
Giai đoạn 1946-1952, nghĩa là trước vụ Cộng sản đấu tố, Hồ Chí Minh đã
rất thành công khi đi vào lòng quần chúng ở mọi giới, nhất là giới trẻ.
Ông Hồ đi vào quần chúng bằng hai chử " Bác Hồ ", đơn giản với đôi dép
quai râu, chiếc quần nâu rộng ống, nhiều khi xắn cao qúa gối.. Ông Diệm
đã không thành công khi đi vào quần chúng, nhất là quần chúng nông thôn,
với một bộ đồ lớn trắng tinh, tay cầm chiếc ba-tông hoặc ngồi trong xe
lướt nhanh trên đường phố trống vắng với từng đoàn xe hộ tống. Đường
Công Lý có lúc phải gián đoạn 3, 4 giờ để dẹp đường chờ đoàn xe Tổng
Thống từ Tân Sơn Nhất về Dinh.
Đầu năm 1957, Cộng sản bắt đầu phản công bằng chiến dịch ám sát các
viên chức xã ấp và cựu kháng chiến trở về hợp tác với chính quyền . Con
số chính quyền qua Bộ Thông Tin đưa ra vào dịp kỷ niệm lễ Song Thất
7.7.1954 là 42.760 người đã bị Cộng sản ám sát, thủ tiêu dưới nhiều
hình thức khác sau Hiệp Định Genève, song đây là con số không có bằng cớ
khả tín. Ước lượng từ một tỉnh tân lập như Kiến Phong thì con số cán bộ
xã ấp và cựu kháng chiến bị Cộng sản sát hại đã lên rất cao. Hàng trăm
điệp viên hữu hạng của Cộng sản từ Bắc được gửi vào Nam sau Hiệp Định
Genève.
Số điệp viên này thuộc Phòng Đông Nam Á Vụ và Phản Gián, hầu hết đã có
kinh nghiệm hoạt động nội thành, chia nhau xâm nhập qua nhiều đường giây
thuộc nhiều lãnh vực. Phan Nghị thì hành nghề ký giả sau len lỏi vào
làm cho tờ Ngôn Luận và Chính Luận ( sau 1963 ); Vũ Ngọc Nhạ len lỏi vào
Công Giáo phía Linh Mục Hoàng Quỳnh; Nguyễn văn Lương, giáo viên tư
thục ở Nam Định là kẻ đã móc nối Vũ Hânh ( 1964 ) cùng Vũ Hạnh xuất bản
tạp chí Tin Văn và sau bí mật cộng tác với Thế Nguyên, tạp chí Trình
Bày . Cao Dao nối kết với Phạm Xuân Ẩn ...
Về tình báo, cao cấp nhất cài trong chính quyền thì trao cho Phạm Ngọc
Thảo với một ám số đặc biệt và luôn luôn thay đổi. Phạm Ngọc Thảo bây
giờ đã về đầu thú chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với nhóm Kiều Công Cung
và được Giám Mục Ngô Đình Thục đỡ đầu vì Thảo và Cung là Công giáo
thuộc địa phận Vĩnh Long. Thảo được đồng hóa với cấp Trung Tá và làm
việc trực tiếp với văn phòng Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu...
Vào giữa năm 1958, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Bộ Tư Lệnh Miền
Đông, khởi đầu với 4 đại đội, một đại đội đặc công với 75 đội viên; Liên
đại đội C-1000 hoạt động tại Tây Ninh, nơi không còn bóng dáng Cao Đài
nên lực lượng Miền " tự tung tự tác ". Bộ Tư Lệnh Miền thành lập khu B
tức Dương Minh Châu thuộc tỉnh Tây Ninh, chiến khu A từ Mã Đà đến Bù
Cháp, Thủ Dầu Một.
Ngày 10-8-1958, Liên đại đội tỉnh Tây Ninh ( từ đây gọi là Việt Cộng )
tấn công quận Dầu Tiếng. Theo tài liệu của Việt Cộng, trận này " diệt
200 tên, bắt 30 tên, thu 200 súng tự động, sau đó đánh lui một tiểu đoàn
đến tiếp viện cho Dầu Tiếng ". Theo tài liệu Việt Nam Cộng Hòa ( từ đây
gọi là Nam Việt Nam ), " quận Dầu Tiếng tuy bị đánh bất ngờ trong lúc
cả nước đang thanh bình song đã chống trả kịch liệt với quân số 67 Bảo
An và Dân Vệ, Việt Cộng để lại 17 xác.
Cuộc truy lùng vào mấy ngày kế tiếp, bắt được 4 cán binh Việt Cộng bị
thương nằm điều trị trong ba nhà phu đồn điền cao su. Ngày 20-10-1958,
đại đội đặc công Việt Cộng từ chiến khu D tấn công trụ sở phái bộ Quân
Sự Mỹ ( MAAG ) ở Biên Hòa, mở màn cho các trận đặc công kế tiếp. Biệt
Động Đội và Đặc Công là binh chủng thuần phục của Việt Minh trước đây.
Thời nhà Trần kháng Mông Cổ có du quân mà Binh thư Trần Hưng Đạo đã đề
cập. Đây là thứ quân biệt kích đặc biệt đánh trong lòng địch. Trần Hưng
Đạo lại lập đạo phẫn quân ( lính quyết tử ) tuyển trong các hàng tội đồ
xin lập công chuộc tội. Còn Việt Cộng thì tuyển lớp thanh niên thuộc gia
đình tử sĩ hay có nợ máu với phe Quốc Gia trước đây.
Du Quân và Phẫn Quân của nhà Trần đánh hậu tuyến địch theo lối hiệp
đồng quyết tử. Cách đánh của biệt động đội thành và đặc công Việt Cộng
cũng y như Du Quân và Phẫn Quân của nhà Trần. Binh pháp truyền thống của
Việt Nam bao giờ cũng tìm ra cách đối kháng lại ưu thế của địch.
Võ thuật Việt Nam với Hầu quyền ( tức loài hầu dùng sở trường hai tay,
hai chân và sự thông minh của nó mà địch lại Hổ quyền, địch lại sức mạnh
của cọp beo ) từ 36 thế biến ra 72 thế, đó là đối pháp của Binh Thư
trong phép nẫm nhất, một mà cự đông, hai mươi, ba mươi. Nam Việt Nam thì
không tìm ra được đối pháp và đối sách nên trong suốt cuộc chiến, đặc
công và biệt động đội là ưu thế của Việt Cộng cũng như DU QUÂN và PHẪN
QUÂN là ưu thế của Trần Hưng Đạo diệt quân Mông.
NGUYỄN GIA KIỂNG * NGÔ ĐÌNH DIỆM
Ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền như thế nào?
Nguyễn Gia Kiểng
Nguyễn Gia Kiểng
Được đăng ngày Chủ nhật, 03 Tháng 11 2013 23:59
http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=4604:ong-ngo-dinh-di-m-len-c-m-quy-n-nhu-th-nao-nguy-n-gia-ki-ng&catid=44&Itemid=301
“…Lịch sử là một kho dữ kiện mô tả chân dung của một dân tộc trong dòng thời gian. Nó cho ta biết ta là ai và có thể làm gì. Khi lịch sử sai thì chúng ta không hiểu chính mình, làm việc trên những tài liệu sai, và kết luận không thể đúng…”
*
LTS: Bài này đã được viết cách đây hơn 8 năm trên trang nhà Thông Luận. Nhân ngày kỷ niệm 50 năm biến cố tang thương anh em ông Ngô đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị ám sát vào ngày 2/11/1963, Thông Luận xin giới thiệu lại bài viết này. * Ngô Đình Diệm do chính phủ Pháp đưa lên cầm quyền và được Pháp hỗ trợ.
* Tại sao Hoa Kỳ quyết tâm lật đổ Ngô Đình Diệm?
Trong Thông Luận số tháng 11-2004, tôi có viết bài “Kinh nghiệm Ngô Đình Diệm”. Sau đó vài ngày tôi nhận được thư của ông Trần Minh Châm, một người đàn anh quí mến của tôi và cũng là một người rất gần gũi với gia đình họ Ngô, đặc biệt là với ông Ngô Đình Cẩn. Tôi không khỏi bỡ ngỡ khi mở thư này : đó chỉ là hai tờ photocopy, mỗi tờ là một trang của một thư viết tay bằng tiếng Pháp, tuồng chữ hai thư rất khác nhau. Đọc xong, tôi hiểu là tôi vừa nắm được “cái mảnh còn thiếu” (la pièce manquante) mà tôi vẫn tìm kiếm về chính quyền Ngô Đình Diệm. Tôi gọi điện thoại cho ông Châm, và vài ngày sau được trao toàn bộ hai lá thư này. Tôi không khỏi bâng khuâng : tại sao một sự kiện quan trọng như vậy mà lại hoàn toàn không ai biết?
Cho tới một thời gian gần đây, hầu như đối với mọi người, ông Diệm đã được người Mỹ đưa lên cầm quyền trong chủ trương hất người Pháp ra khỏi Đông Dương. Một vài tác giả còn thêm rằng ông Diệm đã được phe Công giáo Mỹ, tiêu biểu là hồng y Spellman, đỡ đầu nên đã giành được sư ủng hộ của Mỹ. Người ta tin như vậy chỉ vì không có giả thuyết nào khác chứ thực ra việc Mỹ chuẩn bị Ngô Đình Diệm như một giải pháp của họ có nhiều điều khó hiểu.
Ông Ngô Đình Nhu, con người chủ chốt của chế độ, không tới Mỹ bao giờ và cũng không hề quen biết một người Mỹ nào trước khi lên cầm quyền. Cá nhân ông Ngô Đình Diệm chỉ sang Mỹ hai lần, lần đầu năm 1950 và lưu lại vài tháng nhưng không được chính khách Mỹ nào tiếp cả ; lần thứ hai năm 1951, ông ở lại lâu hơn và có đi nói chuyện ở một số trường đại học, nhưng cũng không đi đến kết quả nào vì ông không có tài diễn thuyết và rất kém về tiếng Anh. Ông trở lại Paris cư ngụ tại nhà một người quen, rồi sau đó, tháng 5-1953, ông sang Bỉ sống trong một dòng tu Công giáo cho đến ngày được mời ra cầm quyền.
Như thế chứng tỏ rằng ông Diệm chỉ có rất ít liên hệ với Hoa Kỳ. Hơn
nữa, việc ông vào một dòng tu và không tiếp xúc với ai cũng chứng tỏ ông
đã bỏ cuộc. Người ta nói nhiều đến đại tá CIA Lansdale như là một nhân
vật Mỹ nhiệt tình ủng hộ ông Diệm, nhưng Lansdale đã hoạt động tại Việt
Nam từ lâu và cũng chỉ quen biết với hai ông Diệm và Nhu sau khi họ đã
lên cầm quyền. Như vậy ông Ngô Đình Diệm khó có thể là giải pháp của
người Mỹ. Sau này các tài liệu được công khai hóa của chính phủ Mỹ cũng
chứng tỏ Mỹ không hề quan tâm đến ông Diệm trước khi ông lên cầm quyền.
Không những thế, họ còn có ý định lật đổ ông vào tháng 4-1955 giữa lúc
tình hình đặc biệt gây cấn giữa ông Diệm và các giáo phái. Họ đã chỉ đổi
ý và ủng hộ ông Diệm sau khi ông Diệm, trước sự bất ngờ của họ, đánh
bại quân Bình Xuyên của Bảy Viễn một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Người đầu tiên cải chính rằng ông Diệm không do người Mỹ đưa lên cầm quyền là ông Ngô Đình Luyện, em ruột hai ông Diệm và Nhu. Theo ông Luyện thì chính Bảo Đại đã tự lấy quyết định bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Vì giải thích của ông Luyện phù hợp với những dữ kiện mà Hoa Kỳ công bố sau này nên tất cả các tác giả viết về ông Diệm từ hơn mười năm qua đều chấp nhận. Những nhân vật Việt Nam đã tình cờ được biết những sự kiện lịch sử có đặc tính là họ biết có những điều rất sai và ảnh hưởng tới lý luận của nhiều người nhưng không thấy cần phải đính chính. Ông Ngô Đình Luyện đã chỉ kể lại cho những người mà ông quen biết.
Tôi may mắn là một trong những người được ông Luyện kể lại giai đoạn ông Diệm được chỉ định làm thủ tướng, có lẽ chi tiết hơn mọi người khác vì tôi đặt nhiều câu hỏi cho ông. Theo ông Luyện thì chính ông đã được ông Bảo Đại tiếp xúc và yêu cầu chuyển lời mời ông Diệm làm thủ tướng. Ông Bảo Đại nói rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng nên cần một người đủ dũng cảm, sẵn sàng hy sinh tính mạng để cơ nghiệp nhà Nguyễn không chấm dứt một cách quá tầm thường, và ông Diệm có thể là người đó. Điều này có lẽ ông Luyện không nói với ai nên không thấy tác giả nào viết ra. Cũng theo ông Luyện, chính vì nghĩ rằng cơ nghiệp nhà Nguyễn không còn gì nên ông Bảo Đại đã chấp nhận trao toàn quyền cho ông Diệm. Ông Luyện cũng kể thêm một chi tiết khôi hài là chính ông nhận quyết định này từ tay ông Bảo Đại đang đánh bạc tại sòng bài Palm Beach ở Cannes, một thành phố nghỉ mát miền Nam nước Pháp.
Ở đây cũng xin mở một ngoặc đơn để nói về quan hệ đặc biệt giữa hai ông Bảo Đại và Ngô Đình Luyện. Hai người rất thân nhau vì ông Luyện được chọn ngay từ hồi mới 10 tuổi để được nuôi dạy chung với ông Bảo Đại, cho thái tử có bạn. Hai người cùng được gửi đi Pháp du học từ thời thơ ấu, sống với nhau và trưởng thành cùng với nhau.
Tóm lại, ông Ngô Đình Luyện khẳng định là quyết định đưa ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền hoàn toàn do ông Bảo Đại, chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn không có vai trò gì và chỉ biết đến ông Diệm sau khi ông đã nhận chức thủ tướng. Còn Pháp thì không những không giúp gì mà còn phá ông Diệm.
Tôi đã thảo luận nhiều với ông Luyện về chuyện này, đặc biệt là vào ngày 1-11-1986 khi tôi cùng với ông đi dự lễ giỗ ông Diệm vào buổi sáng, sau đó chúng tôi nói chuyện suốt buổi chiều và buổi tối, đến gần nửa đêm tôi mới đưa ông về nhà. Tôi tin sự thành thực và chính xác của những gì ông Luyện kể, hơn thế nữa không ai thân cận với cả ông Bảo Đại lẫn ông Diệm bằng ông để biết rõ sự thực. Tuy nhiên tôi vẫn thấy nó không hợp lý.
Trước hết ông Diệm đã giành được thắng lợi một cách quá dễ dàng trong giai đoạn rất gay cấn từ tháng 9-1954 đến tháng 5-1955, khi ông bị tướng Nguyễn Văn Hinh, tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc Gia Việt Nam, và các lực lượng vũ trang Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo chống đối. Ông đã trục xuất được Nguyễn Văn Hinh vào tháng 11-1954, đánh đuổi được quân Bình Xuyên trong một vài ngày vào cuối tháng 4-1955, thu phục được Trịnh Minh Thế, vô hiệu hóa được Trần Văn Soái (Năm Lửa) và Nguyễn Thành Phương, mặc dù liên minh chống đối ông được cả chính phủ Pháp lẫn Bảo Đại yểm trợ, trong khi ông chỉ có trong tay một vài tiểu đoàn. Tướng Paul Ely, tư lệnh quân đội Pháp, phải rời Việt Nam vào tháng 6-1955. Cần nhắc lại là Mỹ đã chỉ yểm trợ ông Diệm sau khi ông đã toàn thắng. Vậy phải giải thích thế nào? Tôi không tin là thắng lợi này do bản lĩnh phi thường của hai ông Diệm và Nhu vì họ đã tỏ ra rất kém sau đó.
Một điều cũng khó hiểu là mặc dù chống Pháp, chính quyền của ông Diệm thuần túy là một sự tiếp nối rất bình thường của bộ máy cầm quyền mà người Pháp để lại, rất khác với một chính quyền đặt nền tảng trên tinh thần quốc gia dân tộc. Các hạ sĩ quan, trung úy, đại úy của quân đội Pháp được thăng nhanh chóng lên cấp tướng để cầm đầu quân đội Việt Nam Cộng Hòa, các đốc phủ sứ, tri phủ, tri huyện được lưu dụng và trọng dụng.
Những người đã từng làm công an thời Pháp, đã truy lùng, bắt bớ, tra tấn những người tranh đấu cho độc lập trở thành nòng cốt của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ngay cả cái máy chém và đội đao phủ đã từng hành quyết những người yêu nước cũng được giữ lại. Con cái các bộ trưởng và cả con cháu họ Ngô tiếp tục học trường Pháp (hình như không có một bộ trưởng nào của ông Diệm cho con học chương trình Việt cả). Hơn thế nữa, chính quyền Ngô Đình Diệm còn tiếp tục đàn áp thô bạo các đảng phái quốc gia chống cả thực dân Pháp lẫn cộng sản như Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt.
Mặt khác, tại sao ông Bảo Đại đã coi cơ nghiệp của nhà Nguyễn là hết và đã trao toàn quyền cho ông Diệm sau này lại trở mặt đòi cách chức ông Diệm ? Tôi tin là ông Ngô Đình Luyện đã thuật lại đúng những lời ông Bảo Đại, nhưng không tin là ông Bảo Đại đã nói thực, vì một lý do giản dị là nếu ông biết nghĩ tới danh dự của nhà Nguyễn thì ông đã không sống nếp sống trụy lạc và bê tha như thế. Đối với tôi, Bảo Đại là một người hoàn toàn không có một quan tâm nào với bất cứ ai, ngoài cờ bạc và ăn chơi.
Sau cùng, để chỉ giới hạn trong một vài điểm chính, tại sao chính quyền Pháp mặc dù chống ông Diệm, lại bênh vực ông Diệm trong việc từ chối tổng tuyển cử theo đòi hỏi của Hà Nội ? Tại sao chính quyền Pháp, dưới chính phủ xã hội Guy Mollet, lại lấy quyết định chỉ nhìn nhận một chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như là đại diện duy nhất của Việt Nam ? Nếu giải thích là do áp lực của Hoa Kỳ thì tại sao sau này họ lại bênh vực Hà Nội và chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Việt Nam ? Tóm lại, có những điều rất khó hiểu, thậm chí vô lý. Tôi vẫn nghi là có một cái gì đó còn thiếu và cần được phát giác ra.
Tôi đã trình bày những điểm trên, và nhiều điểm khác, với ông Luyện. Ông Luyện nhún vai trả lời ngắn gọn : “Logique ou pas, c’est la vérité” (Hợp lý hay không, đó là sự thực).
Trở lại với hai lá thư mà ông Trần Minh Châm giao cho tôi. Một lá thư là của ông Jacques Bénet, bạn thân của ông Ngô Đình Nhu, gửi cho bà Nhu đề ngày 18-10-2004, thư thứ hai đề ngày 20-4-1955 là của ông Nhu gửi ông Bénet.
Trong thư gửi bà Nhu, tình cờ nhân một xung khắc giữa hai người, ông Bénet nhắc lại rằng chính ông đã là đầu mối đưa ông Diệm lên cầm quyền (trong khi bà Nhu thì tin rằng ông Diệm đã lên cầm quyền là do ý Chúa). Ông Bénet thuật lại rằng vào khoảng tháng 3-1954, khi trận Điện Biên Phủ đã chứng tỏ sự nguy ngập của Pháp, ông Ngô Đình Nhu đã nảy ý kiến thuyết phục chính phủ Pháp, lúc đó là một chính phủ cánh hữu do ông Laniel làm thủ tướng, đưa ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền. Ông viết : “(…) Chồng bà, Ngô Đình Nhu, đã có một ý kiến thiên tài, chắc chắn là do Chúa khiến, là lúc này, vào tháng 3-1954 giữa lúc trận Điện Biên Phủ đang diễn ra, là lúc để thuyết phục chính phủ Pháp (chính phủ Laniel-Bidault-Reynaud) nên mau chóng đưa Ngô Đình Diệm lên cầm quyền” (1).
Ông Nhu đã cử bạn ông là ông Trần Chánh Thành sang Paris và nhờ ông Jacques Bénet giúp đỡ để tiếp xúc và thuyết phục chính quyền Pháp về đề nghị này. Ông Bénet đã làm được việc này nhờ một người bạn tên là Antoine Ahond quen thân nhiều nhân vật quan trọng trong chính quyền Pháp, đặc biệt là các ông Germain Vidal, chánh văn phòng thủ tướng, ông Bourgenot, bộ trưởng tại phủ thủ tướng, và ngoại trưởng Bidault. Mặt khác, chính ông Trần Chánh Thành cũng tỏ ra xuất sắc. Nhờ thế mà ông Diệm đã được chính quyền Pháp chấp nhận và ép buộc ông Bảo Đại phải chấp nhận.
Ông Bénet viết như sau : “Điều này (việc đưa ông Diệm lên cầm quyền) đã có thể làm được chủ yếu là vì chính phủ Pháp lúc đó có nhiều phương tiện khác nhau để gây áp lực quyết định đối với Bảo Đại” (2).
Như vậy, theo ông Bénet thì rõ ràng là chính phủ Pháp đã chọn giải pháp Ngô Đình Diệm và buộc Bảo Đại phải chấp nhận. Có lẽ cũng vì ông được Pháp chọn lựa và áp đặt nên ông Diệm đã thừa thắng xông lên đòi ông Bảo Đại phải trao toàn quyền. Ông Bảo Đại quá lệ thuộc Pháp để có thể cưỡng lại. Bí mật này có lẽ chỉ có hai người là ông Nhu và ông Bénet biết rõ mà thôi, ông Trần Chánh Thành biết giai đoạn đầu nhưng không biết rõ khúc sau, còn chính ông Diệm có lẽ cũng không biết rõ giai đoạn đầu.
Lá thư thứ hai, của ông Nhu gửi ông Bénet, khẳng định một cách rõ ràng ông Diệm hành động trong một thỏa thuận với Pháp. Thư đề ngày 20-4-1955, giữa lúc tình hình đang cực kỳ căng thẳng với lực lượng Bình Xuyên. Tám ngày sau cuộc chiến bùng nổ và lực lượng Bình Xuyên bị đánh bại nhanh chóng hầu như không kháng cự, Bảy Viễn chạy về Rừng Sát để rồi năm tháng sau bị tấn công trong chiến dịch Hoàng Diệu, do đại tá Dương Văn Minh chỉ huy, phải bỏ chạy sang Pháp. Ít lâu sau, tướng Hòa Hảo Ba Cụt Lê Quang Vinh ở Long Xuyên cũng bị truy kích, rồi bị bắt trong lúc ra thương thuyết để đầu hàng và bị chém đầu.
Trong thư này ông Nhu yêu cầu ông Bénet vận động để chính quyền Pháp thực hiện khẩn cấp một kế hoạch đã được dự trù. Ông Nhu viết: “Phải vận động để những chỉ thị theo chiều hướng này, mà tao chắc chắn là đã chuẩn bị sẵn, được khẩn cấp gửi sang Sài Gòn” (3). (Trong thư ông Nhu gạch dưới để nhấn mạnh đoạn này, ông Nhu xưng hô mày, tao với ông Bénet vì hai người rất thân nhau). Nhưng “chiều hướng này” là chiếu hướng nào ? Trong thư ông Nhu nói khá rõ là phải nắm được quân đội quốc gia (do Nguyễn Văn Hinh làm tổng tham mưu trưởng) và dẹp các giáo phái vũ trang, để sau đó tổ chức tuyển cử. Ông Nhu cũng than phiền là tướng Ely (tư lệnh quân đội Pháp tại Việt Nam) là một con người tiêu cực và thiếu quả quyết. Một cách hàm ý, ông yêu cầu chính phủ Pháp triệu hồi tướng Ely. Không đầy hai tháng sau tướng Ely về Pháp.
Tất cả trở thành rõ ràng. Ông Diệm lên cầm quyền do một kế hoạch của Pháp và ông đã được Pháp giúp đỡ một cách tận tình, dù kín đáo. Chính nhờ sụ giúp đỡ này mà ông Diệm đã toàn thắng. Tất cả là một kịch bản đã được sắp đặt. Việc ông Diệm tỏ ra chống Pháp và ngược lại Pháp tỏ ra chống ông cũng chỉ là một kịch bản. Ông Nhu viết : “Không thể lập lại sai lầm của giai đoạn 1945-1954. Nếu chỉ được phương Tây yểm trợ chúng ta sẽ chắc chắn thua cộng sản tại châu Á. Phải có hậu thuẫn của nhân dân Việt Nam và cảm tình của các nước châu Á” (4).
Ông Bảo Đại đã không hiểu kịch bản này, khi thấy có sự căng thẳng bề ngoài giữa Pháp và Ngô Đình Diệm ông đã tưởng là có thể dựa vào Nguyễn Văn Hinh, Bảy Viễn và các giáo phái để lật ông Diệm. Chính ông đã bị truất phế. Cũng cần nói thêm là chiến dịch Hoàng Diệu tấn công vào Rừng Sát do đại tá Dương Văn Minh chỉ huy chỉ là một dàn cảnh. Không hề có giao tranh. Pháp đã chuẩn bị sẵn để đem Bảy Viễn đi khỏi Việt Nam.
Bây giờ người ta có thể hiểu tại sao ông Diệm đã trọng dụng nhân sự của Pháp để lại, bảo vệ các quyền lợi kinh tế của người Pháp, duy trì văn hóa Pháp, và ngược lại tại sao chính quyền Pháp sau đó đã chỉ nhìn nhận chính quyền Ngô Đình Diệm mà không nhìn nhận chính quyền Hồ Chí Minh. Việc ông Diệm và ông Nhu bí mật tiếp xúc với phe cộng sản trước khi bị lật đổ cũng nằm trong chủ trương của Pháp. Và người ta cũng hiểu luôn tại sao sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cảm tình của Pháp lại dần dần hướng về Bắc Việt.
Còn một câu hỏi khác. Tại sao chính quyền Kennedy lại quyết tâm lật đổ ông Diệm cho bằng được? Họ không chỉ ủng hộ các tướng lãnh để lật đổ ông Diệm, họ đã trả tiền cho các tướng để lật ông. Ông Trần Văn Đôn, trong hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng”, đã nhìn nhận là trung gian của Mỹ đã mua chuộc các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa, ông trưng cả các biên lai nhận tiền (một trong những biên nhận này là của ông Nguyễn Văn Thiệu, nhận một triệu đồng).
Nhiều người nói rằng tổng thống Kennedy đã tỏ ra rất xúc động khi nghe tin ông Diệm và ông Nhu bị giết chết. Nhưng sự xúc động này không chứng tỏ rằng Kennedy không chủ trương lật đổ ông Diệm. Sự xúc động trước một án mạng do chính mình gây ra không có gì là lạ. Nhưng sự xúc động đó đã không ngăn cản chính quyền Mỹ giao ông Ngô Đình Cẩn cho các tướng lãnh để bị xử bắn khi ông Cẩn vào tòa đại sứ Mỹ xin tị nạn. Cũng đừng nên quên là Kennedy có quan hệ cá nhân với các mafia và đã được mafia tài trợ để tranh cử tổng thống. Kennedy không phải là một người hiền lành. Theo tôi, chính quyền Kennedy phải bằng mọi giá lật đổ hai ông Diệm-Nhu vì họ chống lại việc đem quân đội Mỹ vào Việt Nam.
Kennedy lên cầm quyền đầu năm 1961 với chủ trương sống chung hòa bình với Liên Xô và chống Trung Quốc. Từ đầu năm 1962, Kennedy và Kruschev bắt đầu những cuộc hội nghị thượng đỉnh tại Vienne, thủ đô Áo, trong dó theo nhiều tài liệu được tiết lộ, Liên Xô đã thông báo với Mỹ là họ có thể tấn công Trung Quốc để phòng hờ hậu họa. Vào lúc đó căng thẳng giữa Liên Xô và Trung Quốc đã đạt tới mức cao nhất.
Thế giới đều lo sợ viễn tượng một Trung Quốc lớn mạnh và hiếu chiến, đã gây ra cuộc chiến Cao Ly, tấn công Kim Môn, Mã Tổ, đánh chiếm Tây Tạng và đang đe dọa Đài Loan. Một cuộc tấn công Trung Quốc là điều mà nhiều quốc gia cho là nên làm. Hơn nữa, Trung Quốc lại vừa trải qua thảm kịch “Bước Nhảy Vọt” làm hơn 40 triệu người chết đói, bất mãn lên tới tột đỉnh. Đó là thời điểm lý tưởng để tấn công Mao Trạch Đông. Tóm lại, một cuộc tấn công Trung Quốc rất có thể xảy ra và Hoa Kỳ phải đổ quân vào Việt Nam để sẵn sàng trước mọi biến cố. Họ không thể cho phép Ngô Đình Diệm ngăn cản kế hoạch này, nhất là khi họ khám phá ra rằng ông Ngô Đình Diệm đang bí mật tiếp xúc với Hà Nội theo một kế hoạch của Pháp. Sự khám phá ra ông Ngô Đình Diệm là lá bài của Pháp có lẽ càng khiến họ quyết tâm hơn.
Độc giả có thể hỏi: ông Diệm do một chính phủ cánh hữu của Pháp đưa lên, tại sao lại tiếp tục được các chính phủ cánh tả sau đó ủng hộ, mặc dầu vài ngày trước khi ông Diệm lên cầm quyền thì chính phủ Pháp đã thay đổi, cánh tả đã thay thế cánh hữu ? Câu trả lời giản dị là cánh tả còn ủng hộ ông Diệm mạnh hơn là cánh hữu. Một giải pháp tương tự như giải pháp Ngô Đình Diệm là điều mà cánh tả đã chủ trương từ lâu. Hơn nữa ông Nhu, người sắp đặt tất cả, chỉ có hậu thuẫn của cánh tả Pháp.
Muốn hiểu rõ những gì đã xảy ra cần hiểu con người Jacques Bénet. Ông này là bạn thân của ông Nhu ; hai người cùng học trường Ecole des Chartes. Ông thuộc đảng Xã Hội, vợ ông là chị em họ với tổng thống François Mitterrand. Ông Nhu mặc dù thân Pháp theo truyền thống gia đình nhưng quan niệm rằng Việt Nam phải được độc lập. Lập trường này được cánh tả Pháp ủng hộ nhưng lại bị cánh hữu bác bỏ.
Chính vì vậy mà ông Nhu, qua trung gian của Jacques Bénet, chỉ quan hệ với đảng Xã Hội Pháp. Cánh hữu Pháp chỉ dùng những người hoàn toàn theo Pháp như Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, v.v. Chỉ đến khi Pháp đã sa lầy tại Điện Biên Phủ và hoàn toàn tuyệt vọng họ mới phải miễn cưỡng chấp nhận giải pháp độc lập mà cánh tả Pháp chủ trương từ lâu. May cho ông Diệm và ông Nhu là họ lên cầm quyền cùng một lúc với cánh tả Pháp, nếu không chắc chắn họ sẽ gặp nhiều khó khăn với cánh hữu. Người ta có thể nhận xét là từ sau khi cánh hữu, với tướng De Gaulle, lên cầm quyền từ 1958, Pháp không còn dễ dàng với chính quyền Ngô Đình Diệm như trước nữa.
Điều có vẻ khó hiểu là Jacques Bénet dù thuộc đảng Xã Hội đã vận động được chính phủ cánh hữu ủng hộ ông Diệm vài tháng trước khi nhường chính quyền cho cánh tả. Jacques Bénet đã làm được việc này bởi vì ông là một trong những người tham gia kháng chiến tích cực trong lúc Pháp bị Đức chiếm đóng. Ông đã vào sinh ra tử, bị bắt ba lần và vượt trại ba lần. Hầu hết những người cầm quyền tại Pháp sau thế chiến II, dù thuộc cánh tả hay cánh hữu, đều đã tham gia kháng chiến và quí trọng nhau trong gian nguy. Jacques Bénet là dân biểu quốc hội lập hiến, quốc hội đã khai sinh ra nền cộng hòa thứ tư của Pháp. Ông có nhiều bạn thân giữ vai trò quan trọng trong cánh hữu. Họ tin ông và đã chấp nhận giải pháp Ngô Đình Diệm vì không còn giải pháp nào khác, để bảo vệ những quyền lợi kinh tế và văn hóa,vào lúc nước Pháp đã thất bại rõ ràng tại Việt Nam.
Tôi gặp ông bà Jacques Bénet lần đầu tiên cách đây hơn mười năm trong một bữa ăn do ông bà Trần Minh Châm khoãn đãi. Chúng tôi nói chuyện suốt nửa ngày về nhiều vấn đề chính trị, nhưng tuyệt nhiên không đề cập đến ông Ngô Đình Diệm. Tôi không thể ngờ rằng chính ông lại là đầu mối của một biến cố chính trị lớn trong lịch sử Việt Nam cận đại. Sau khi đọc xong hai lá thư do ông Trần Minh Châm trao, tôi lại được gặp lại Jacques Bénet lần nữa trong một bữa cơm trưa cùng với ông Trần Minh Châm. Ông Jacques Bénet năm nay đã ngoài 90 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Ông lái xe đến nhà ông Châm để gặp tôi. Ông nhớ rất rõ những gì đã xảy ra và kể cho tôi mọi chi tiết. Sự thành thực của ông là tuyệt đối. Hơn nữa, điều ông kể ra rất hợp lý. Điều quan trọng trong lịch sử không phải là biết những gì đã xảy ra mà là hiểu tại sao chúng đã xảy ra như thế. Vả lại, hơn tất cả các địa hạt khác, trong lịch sử nếu không hiểu thì càng không thể biết đúng, ngay cả khi chính mình là tác nhân, chưa nói là chứng nhân. Khi tôi hỏi ông có ý thức được rằng ông đã can thiệp một cách quan trọng vào lịch sử Việt Nam không thì ông trả lời với một nụ cười : “Tôi biết lắm chứ”.
Cho đến nay, ngoại trừ ông Ngô Đình Nhu và ông Jacques Bénet, mọi người đều hiểu lầm về giai đoạn ông Diệm lên cầm quyền. Chính ông Luyện cũng không biết rõ, nếu không chắc chắn ông đã nói với tôi. Ngay cả ông Diệm, mặc dù trước khi rời Paris về nước có tới thăm và cảm ơn ông Bénet có lẽ cũng chỉ biết một phần sự thực.
Phát giác này làm tôi bâng khuâng. Nếu không vì một xích mích nhỏ với bà Nhu, vì một tập hồ sơ cũ, thì ông Bénet đã không viết lá thư này nói lên những gì đã xảy ra để ông Trần Minh Châm có được mà gửi cho tôi, và sự hiểu lầm sẽ tiếp tục.
Lịch sử là một kho dữ kiện mô tả chân dung của một dân tộc trong dòng thời gian. Nó cho ta biết ta là ai và có thể làm gì. Khi lịch sử sai thì chúng ta không hiểu chính mình, làm việc trên những tài liệu sai, và kết luận không thể đúng. Một giai đoạn còn rất gần với chúng ta và được bình luận nhiều như giai đoạn Ngô Đình Diệm mà còn có thể sai như vậy thì những gì sử Việt Nam chép lại của trăm năm, nghìn năm về trước có mức độ chính xác nào ? Các sử gia sẽ còn cần nhiều cố gắng tìm kiếm, phân tích và phê phán để lịch sử được đúng đắn hơn. Trước hết những người có may mắn được biết những sự kiện có giá trị lịch sử phải nói ra hết sự thực. Đó là bổn phận đối với cộng đồng quốc gia. Đó cũng là điều mà rất tiếc là họ hoặc chưa làm, hoặc chưa làm một cách đầy đủ.
Nguyễn Gia Kiểng
Chú Thích:
(1) “Or votre mari, Ngô Dinh Nhu, a eu l’intuition géniale – dictée, bien sûr, par la Providence – que le moment était arrivé, en mars 1954 pendant la bataille de Dien Bien Phu, d’essayer de convaincre le Gouvernement Français d’alors (Gouvernement Laniel-Bidault-Reynaud) qui disposait encore de quelques atouts déterminants quant au Destin de l’ancienne Indochine de permettre d’urgence la venue au Pouvoir de son frère, Monsieur Ngô Dinh Diem, personnalité nationaliste vietnamienne d’une réputation sans tâche et d’une notoriété évidente, afin de prendre la tête du Gouvernement du Viêt Nam non communiste”.
(2) “Cela fut possible parce que les gouvernements français d’alors disposaient vis à vis de Bao Dai, particulièrement, de divers moyens de pression déterminants”.
(3) “Il faut travailler de manière à ce que des instructions en ce sens, qui sont, j’en suis persuadé, déjà prêts, soient envoyées d’urgence à Saigon”.
(4) “Car il ne faut plus recommencer l’expérience de 1945-1954. Soutenus seulement par le camp occidental, nous sommes sûrs d’être battus par le communisme en Asie. Il faut avoir le concours du peuple vietnamien et la sympathie du Monde asiatique, pour que l’aide occidentale, dédouanée par la personnalité du Président Ngô, puisse être utile, ayant reçue l’étiquette asiatique”.
Về giai đoạn Ngô Đình Diệm, độc giả có thể đọc hai tác phẩm chi tiết và công phu: “Việt Nam 1945-1995″ của Lê Xuân Khoa và “Vietnam, pourquoi les Américains ont-ils perdu la guerre?” của Nguyễn Phú Đức.
(Nguồn: thongluan.org/ngày 05/04/2005)
Người đầu tiên cải chính rằng ông Diệm không do người Mỹ đưa lên cầm quyền là ông Ngô Đình Luyện, em ruột hai ông Diệm và Nhu. Theo ông Luyện thì chính Bảo Đại đã tự lấy quyết định bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Vì giải thích của ông Luyện phù hợp với những dữ kiện mà Hoa Kỳ công bố sau này nên tất cả các tác giả viết về ông Diệm từ hơn mười năm qua đều chấp nhận. Những nhân vật Việt Nam đã tình cờ được biết những sự kiện lịch sử có đặc tính là họ biết có những điều rất sai và ảnh hưởng tới lý luận của nhiều người nhưng không thấy cần phải đính chính. Ông Ngô Đình Luyện đã chỉ kể lại cho những người mà ông quen biết.
Tôi may mắn là một trong những người được ông Luyện kể lại giai đoạn ông Diệm được chỉ định làm thủ tướng, có lẽ chi tiết hơn mọi người khác vì tôi đặt nhiều câu hỏi cho ông. Theo ông Luyện thì chính ông đã được ông Bảo Đại tiếp xúc và yêu cầu chuyển lời mời ông Diệm làm thủ tướng. Ông Bảo Đại nói rằng tình hình đã hoàn toàn tuyệt vọng nên cần một người đủ dũng cảm, sẵn sàng hy sinh tính mạng để cơ nghiệp nhà Nguyễn không chấm dứt một cách quá tầm thường, và ông Diệm có thể là người đó. Điều này có lẽ ông Luyện không nói với ai nên không thấy tác giả nào viết ra. Cũng theo ông Luyện, chính vì nghĩ rằng cơ nghiệp nhà Nguyễn không còn gì nên ông Bảo Đại đã chấp nhận trao toàn quyền cho ông Diệm. Ông Luyện cũng kể thêm một chi tiết khôi hài là chính ông nhận quyết định này từ tay ông Bảo Đại đang đánh bạc tại sòng bài Palm Beach ở Cannes, một thành phố nghỉ mát miền Nam nước Pháp.
Ở đây cũng xin mở một ngoặc đơn để nói về quan hệ đặc biệt giữa hai ông Bảo Đại và Ngô Đình Luyện. Hai người rất thân nhau vì ông Luyện được chọn ngay từ hồi mới 10 tuổi để được nuôi dạy chung với ông Bảo Đại, cho thái tử có bạn. Hai người cùng được gửi đi Pháp du học từ thời thơ ấu, sống với nhau và trưởng thành cùng với nhau.
Tóm lại, ông Ngô Đình Luyện khẳng định là quyết định đưa ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền hoàn toàn do ông Bảo Đại, chính phủ Hoa Kỳ hoàn toàn không có vai trò gì và chỉ biết đến ông Diệm sau khi ông đã nhận chức thủ tướng. Còn Pháp thì không những không giúp gì mà còn phá ông Diệm.
Tôi đã thảo luận nhiều với ông Luyện về chuyện này, đặc biệt là vào ngày 1-11-1986 khi tôi cùng với ông đi dự lễ giỗ ông Diệm vào buổi sáng, sau đó chúng tôi nói chuyện suốt buổi chiều và buổi tối, đến gần nửa đêm tôi mới đưa ông về nhà. Tôi tin sự thành thực và chính xác của những gì ông Luyện kể, hơn thế nữa không ai thân cận với cả ông Bảo Đại lẫn ông Diệm bằng ông để biết rõ sự thực. Tuy nhiên tôi vẫn thấy nó không hợp lý.
Trước hết ông Diệm đã giành được thắng lợi một cách quá dễ dàng trong giai đoạn rất gay cấn từ tháng 9-1954 đến tháng 5-1955, khi ông bị tướng Nguyễn Văn Hinh, tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc Gia Việt Nam, và các lực lượng vũ trang Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo chống đối. Ông đã trục xuất được Nguyễn Văn Hinh vào tháng 11-1954, đánh đuổi được quân Bình Xuyên trong một vài ngày vào cuối tháng 4-1955, thu phục được Trịnh Minh Thế, vô hiệu hóa được Trần Văn Soái (Năm Lửa) và Nguyễn Thành Phương, mặc dù liên minh chống đối ông được cả chính phủ Pháp lẫn Bảo Đại yểm trợ, trong khi ông chỉ có trong tay một vài tiểu đoàn. Tướng Paul Ely, tư lệnh quân đội Pháp, phải rời Việt Nam vào tháng 6-1955. Cần nhắc lại là Mỹ đã chỉ yểm trợ ông Diệm sau khi ông đã toàn thắng. Vậy phải giải thích thế nào? Tôi không tin là thắng lợi này do bản lĩnh phi thường của hai ông Diệm và Nhu vì họ đã tỏ ra rất kém sau đó.
Một điều cũng khó hiểu là mặc dù chống Pháp, chính quyền của ông Diệm thuần túy là một sự tiếp nối rất bình thường của bộ máy cầm quyền mà người Pháp để lại, rất khác với một chính quyền đặt nền tảng trên tinh thần quốc gia dân tộc. Các hạ sĩ quan, trung úy, đại úy của quân đội Pháp được thăng nhanh chóng lên cấp tướng để cầm đầu quân đội Việt Nam Cộng Hòa, các đốc phủ sứ, tri phủ, tri huyện được lưu dụng và trọng dụng.
Những người đã từng làm công an thời Pháp, đã truy lùng, bắt bớ, tra tấn những người tranh đấu cho độc lập trở thành nòng cốt của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ngay cả cái máy chém và đội đao phủ đã từng hành quyết những người yêu nước cũng được giữ lại. Con cái các bộ trưởng và cả con cháu họ Ngô tiếp tục học trường Pháp (hình như không có một bộ trưởng nào của ông Diệm cho con học chương trình Việt cả). Hơn thế nữa, chính quyền Ngô Đình Diệm còn tiếp tục đàn áp thô bạo các đảng phái quốc gia chống cả thực dân Pháp lẫn cộng sản như Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt.
Mặt khác, tại sao ông Bảo Đại đã coi cơ nghiệp của nhà Nguyễn là hết và đã trao toàn quyền cho ông Diệm sau này lại trở mặt đòi cách chức ông Diệm ? Tôi tin là ông Ngô Đình Luyện đã thuật lại đúng những lời ông Bảo Đại, nhưng không tin là ông Bảo Đại đã nói thực, vì một lý do giản dị là nếu ông biết nghĩ tới danh dự của nhà Nguyễn thì ông đã không sống nếp sống trụy lạc và bê tha như thế. Đối với tôi, Bảo Đại là một người hoàn toàn không có một quan tâm nào với bất cứ ai, ngoài cờ bạc và ăn chơi.
Sau cùng, để chỉ giới hạn trong một vài điểm chính, tại sao chính quyền Pháp mặc dù chống ông Diệm, lại bênh vực ông Diệm trong việc từ chối tổng tuyển cử theo đòi hỏi của Hà Nội ? Tại sao chính quyền Pháp, dưới chính phủ xã hội Guy Mollet, lại lấy quyết định chỉ nhìn nhận một chính quyền Việt Nam Cộng Hòa như là đại diện duy nhất của Việt Nam ? Nếu giải thích là do áp lực của Hoa Kỳ thì tại sao sau này họ lại bênh vực Hà Nội và chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ tại Việt Nam ? Tóm lại, có những điều rất khó hiểu, thậm chí vô lý. Tôi vẫn nghi là có một cái gì đó còn thiếu và cần được phát giác ra.
Tôi đã trình bày những điểm trên, và nhiều điểm khác, với ông Luyện. Ông Luyện nhún vai trả lời ngắn gọn : “Logique ou pas, c’est la vérité” (Hợp lý hay không, đó là sự thực).
Trở lại với hai lá thư mà ông Trần Minh Châm giao cho tôi. Một lá thư là của ông Jacques Bénet, bạn thân của ông Ngô Đình Nhu, gửi cho bà Nhu đề ngày 18-10-2004, thư thứ hai đề ngày 20-4-1955 là của ông Nhu gửi ông Bénet.
Trong thư gửi bà Nhu, tình cờ nhân một xung khắc giữa hai người, ông Bénet nhắc lại rằng chính ông đã là đầu mối đưa ông Diệm lên cầm quyền (trong khi bà Nhu thì tin rằng ông Diệm đã lên cầm quyền là do ý Chúa). Ông Bénet thuật lại rằng vào khoảng tháng 3-1954, khi trận Điện Biên Phủ đã chứng tỏ sự nguy ngập của Pháp, ông Ngô Đình Nhu đã nảy ý kiến thuyết phục chính phủ Pháp, lúc đó là một chính phủ cánh hữu do ông Laniel làm thủ tướng, đưa ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền. Ông viết : “(…) Chồng bà, Ngô Đình Nhu, đã có một ý kiến thiên tài, chắc chắn là do Chúa khiến, là lúc này, vào tháng 3-1954 giữa lúc trận Điện Biên Phủ đang diễn ra, là lúc để thuyết phục chính phủ Pháp (chính phủ Laniel-Bidault-Reynaud) nên mau chóng đưa Ngô Đình Diệm lên cầm quyền” (1).
Ông Nhu đã cử bạn ông là ông Trần Chánh Thành sang Paris và nhờ ông Jacques Bénet giúp đỡ để tiếp xúc và thuyết phục chính quyền Pháp về đề nghị này. Ông Bénet đã làm được việc này nhờ một người bạn tên là Antoine Ahond quen thân nhiều nhân vật quan trọng trong chính quyền Pháp, đặc biệt là các ông Germain Vidal, chánh văn phòng thủ tướng, ông Bourgenot, bộ trưởng tại phủ thủ tướng, và ngoại trưởng Bidault. Mặt khác, chính ông Trần Chánh Thành cũng tỏ ra xuất sắc. Nhờ thế mà ông Diệm đã được chính quyền Pháp chấp nhận và ép buộc ông Bảo Đại phải chấp nhận.
Ông Bénet viết như sau : “Điều này (việc đưa ông Diệm lên cầm quyền) đã có thể làm được chủ yếu là vì chính phủ Pháp lúc đó có nhiều phương tiện khác nhau để gây áp lực quyết định đối với Bảo Đại” (2).
Như vậy, theo ông Bénet thì rõ ràng là chính phủ Pháp đã chọn giải pháp Ngô Đình Diệm và buộc Bảo Đại phải chấp nhận. Có lẽ cũng vì ông được Pháp chọn lựa và áp đặt nên ông Diệm đã thừa thắng xông lên đòi ông Bảo Đại phải trao toàn quyền. Ông Bảo Đại quá lệ thuộc Pháp để có thể cưỡng lại. Bí mật này có lẽ chỉ có hai người là ông Nhu và ông Bénet biết rõ mà thôi, ông Trần Chánh Thành biết giai đoạn đầu nhưng không biết rõ khúc sau, còn chính ông Diệm có lẽ cũng không biết rõ giai đoạn đầu.
Lá thư thứ hai, của ông Nhu gửi ông Bénet, khẳng định một cách rõ ràng ông Diệm hành động trong một thỏa thuận với Pháp. Thư đề ngày 20-4-1955, giữa lúc tình hình đang cực kỳ căng thẳng với lực lượng Bình Xuyên. Tám ngày sau cuộc chiến bùng nổ và lực lượng Bình Xuyên bị đánh bại nhanh chóng hầu như không kháng cự, Bảy Viễn chạy về Rừng Sát để rồi năm tháng sau bị tấn công trong chiến dịch Hoàng Diệu, do đại tá Dương Văn Minh chỉ huy, phải bỏ chạy sang Pháp. Ít lâu sau, tướng Hòa Hảo Ba Cụt Lê Quang Vinh ở Long Xuyên cũng bị truy kích, rồi bị bắt trong lúc ra thương thuyết để đầu hàng và bị chém đầu.
Trong thư này ông Nhu yêu cầu ông Bénet vận động để chính quyền Pháp thực hiện khẩn cấp một kế hoạch đã được dự trù. Ông Nhu viết: “Phải vận động để những chỉ thị theo chiều hướng này, mà tao chắc chắn là đã chuẩn bị sẵn, được khẩn cấp gửi sang Sài Gòn” (3). (Trong thư ông Nhu gạch dưới để nhấn mạnh đoạn này, ông Nhu xưng hô mày, tao với ông Bénet vì hai người rất thân nhau). Nhưng “chiều hướng này” là chiếu hướng nào ? Trong thư ông Nhu nói khá rõ là phải nắm được quân đội quốc gia (do Nguyễn Văn Hinh làm tổng tham mưu trưởng) và dẹp các giáo phái vũ trang, để sau đó tổ chức tuyển cử. Ông Nhu cũng than phiền là tướng Ely (tư lệnh quân đội Pháp tại Việt Nam) là một con người tiêu cực và thiếu quả quyết. Một cách hàm ý, ông yêu cầu chính phủ Pháp triệu hồi tướng Ely. Không đầy hai tháng sau tướng Ely về Pháp.
Tất cả trở thành rõ ràng. Ông Diệm lên cầm quyền do một kế hoạch của Pháp và ông đã được Pháp giúp đỡ một cách tận tình, dù kín đáo. Chính nhờ sụ giúp đỡ này mà ông Diệm đã toàn thắng. Tất cả là một kịch bản đã được sắp đặt. Việc ông Diệm tỏ ra chống Pháp và ngược lại Pháp tỏ ra chống ông cũng chỉ là một kịch bản. Ông Nhu viết : “Không thể lập lại sai lầm của giai đoạn 1945-1954. Nếu chỉ được phương Tây yểm trợ chúng ta sẽ chắc chắn thua cộng sản tại châu Á. Phải có hậu thuẫn của nhân dân Việt Nam và cảm tình của các nước châu Á” (4).
Ông Bảo Đại đã không hiểu kịch bản này, khi thấy có sự căng thẳng bề ngoài giữa Pháp và Ngô Đình Diệm ông đã tưởng là có thể dựa vào Nguyễn Văn Hinh, Bảy Viễn và các giáo phái để lật ông Diệm. Chính ông đã bị truất phế. Cũng cần nói thêm là chiến dịch Hoàng Diệu tấn công vào Rừng Sát do đại tá Dương Văn Minh chỉ huy chỉ là một dàn cảnh. Không hề có giao tranh. Pháp đã chuẩn bị sẵn để đem Bảy Viễn đi khỏi Việt Nam.
Bây giờ người ta có thể hiểu tại sao ông Diệm đã trọng dụng nhân sự của Pháp để lại, bảo vệ các quyền lợi kinh tế của người Pháp, duy trì văn hóa Pháp, và ngược lại tại sao chính quyền Pháp sau đó đã chỉ nhìn nhận chính quyền Ngô Đình Diệm mà không nhìn nhận chính quyền Hồ Chí Minh. Việc ông Diệm và ông Nhu bí mật tiếp xúc với phe cộng sản trước khi bị lật đổ cũng nằm trong chủ trương của Pháp. Và người ta cũng hiểu luôn tại sao sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, cảm tình của Pháp lại dần dần hướng về Bắc Việt.
Còn một câu hỏi khác. Tại sao chính quyền Kennedy lại quyết tâm lật đổ ông Diệm cho bằng được? Họ không chỉ ủng hộ các tướng lãnh để lật đổ ông Diệm, họ đã trả tiền cho các tướng để lật ông. Ông Trần Văn Đôn, trong hồi ký “Việt Nam Nhân Chứng”, đã nhìn nhận là trung gian của Mỹ đã mua chuộc các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa, ông trưng cả các biên lai nhận tiền (một trong những biên nhận này là của ông Nguyễn Văn Thiệu, nhận một triệu đồng).
Nhiều người nói rằng tổng thống Kennedy đã tỏ ra rất xúc động khi nghe tin ông Diệm và ông Nhu bị giết chết. Nhưng sự xúc động này không chứng tỏ rằng Kennedy không chủ trương lật đổ ông Diệm. Sự xúc động trước một án mạng do chính mình gây ra không có gì là lạ. Nhưng sự xúc động đó đã không ngăn cản chính quyền Mỹ giao ông Ngô Đình Cẩn cho các tướng lãnh để bị xử bắn khi ông Cẩn vào tòa đại sứ Mỹ xin tị nạn. Cũng đừng nên quên là Kennedy có quan hệ cá nhân với các mafia và đã được mafia tài trợ để tranh cử tổng thống. Kennedy không phải là một người hiền lành. Theo tôi, chính quyền Kennedy phải bằng mọi giá lật đổ hai ông Diệm-Nhu vì họ chống lại việc đem quân đội Mỹ vào Việt Nam.
Kennedy lên cầm quyền đầu năm 1961 với chủ trương sống chung hòa bình với Liên Xô và chống Trung Quốc. Từ đầu năm 1962, Kennedy và Kruschev bắt đầu những cuộc hội nghị thượng đỉnh tại Vienne, thủ đô Áo, trong dó theo nhiều tài liệu được tiết lộ, Liên Xô đã thông báo với Mỹ là họ có thể tấn công Trung Quốc để phòng hờ hậu họa. Vào lúc đó căng thẳng giữa Liên Xô và Trung Quốc đã đạt tới mức cao nhất.
Thế giới đều lo sợ viễn tượng một Trung Quốc lớn mạnh và hiếu chiến, đã gây ra cuộc chiến Cao Ly, tấn công Kim Môn, Mã Tổ, đánh chiếm Tây Tạng và đang đe dọa Đài Loan. Một cuộc tấn công Trung Quốc là điều mà nhiều quốc gia cho là nên làm. Hơn nữa, Trung Quốc lại vừa trải qua thảm kịch “Bước Nhảy Vọt” làm hơn 40 triệu người chết đói, bất mãn lên tới tột đỉnh. Đó là thời điểm lý tưởng để tấn công Mao Trạch Đông. Tóm lại, một cuộc tấn công Trung Quốc rất có thể xảy ra và Hoa Kỳ phải đổ quân vào Việt Nam để sẵn sàng trước mọi biến cố. Họ không thể cho phép Ngô Đình Diệm ngăn cản kế hoạch này, nhất là khi họ khám phá ra rằng ông Ngô Đình Diệm đang bí mật tiếp xúc với Hà Nội theo một kế hoạch của Pháp. Sự khám phá ra ông Ngô Đình Diệm là lá bài của Pháp có lẽ càng khiến họ quyết tâm hơn.
Độc giả có thể hỏi: ông Diệm do một chính phủ cánh hữu của Pháp đưa lên, tại sao lại tiếp tục được các chính phủ cánh tả sau đó ủng hộ, mặc dầu vài ngày trước khi ông Diệm lên cầm quyền thì chính phủ Pháp đã thay đổi, cánh tả đã thay thế cánh hữu ? Câu trả lời giản dị là cánh tả còn ủng hộ ông Diệm mạnh hơn là cánh hữu. Một giải pháp tương tự như giải pháp Ngô Đình Diệm là điều mà cánh tả đã chủ trương từ lâu. Hơn nữa ông Nhu, người sắp đặt tất cả, chỉ có hậu thuẫn của cánh tả Pháp.
Muốn hiểu rõ những gì đã xảy ra cần hiểu con người Jacques Bénet. Ông này là bạn thân của ông Nhu ; hai người cùng học trường Ecole des Chartes. Ông thuộc đảng Xã Hội, vợ ông là chị em họ với tổng thống François Mitterrand. Ông Nhu mặc dù thân Pháp theo truyền thống gia đình nhưng quan niệm rằng Việt Nam phải được độc lập. Lập trường này được cánh tả Pháp ủng hộ nhưng lại bị cánh hữu bác bỏ.
Chính vì vậy mà ông Nhu, qua trung gian của Jacques Bénet, chỉ quan hệ với đảng Xã Hội Pháp. Cánh hữu Pháp chỉ dùng những người hoàn toàn theo Pháp như Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, v.v. Chỉ đến khi Pháp đã sa lầy tại Điện Biên Phủ và hoàn toàn tuyệt vọng họ mới phải miễn cưỡng chấp nhận giải pháp độc lập mà cánh tả Pháp chủ trương từ lâu. May cho ông Diệm và ông Nhu là họ lên cầm quyền cùng một lúc với cánh tả Pháp, nếu không chắc chắn họ sẽ gặp nhiều khó khăn với cánh hữu. Người ta có thể nhận xét là từ sau khi cánh hữu, với tướng De Gaulle, lên cầm quyền từ 1958, Pháp không còn dễ dàng với chính quyền Ngô Đình Diệm như trước nữa.
Điều có vẻ khó hiểu là Jacques Bénet dù thuộc đảng Xã Hội đã vận động được chính phủ cánh hữu ủng hộ ông Diệm vài tháng trước khi nhường chính quyền cho cánh tả. Jacques Bénet đã làm được việc này bởi vì ông là một trong những người tham gia kháng chiến tích cực trong lúc Pháp bị Đức chiếm đóng. Ông đã vào sinh ra tử, bị bắt ba lần và vượt trại ba lần. Hầu hết những người cầm quyền tại Pháp sau thế chiến II, dù thuộc cánh tả hay cánh hữu, đều đã tham gia kháng chiến và quí trọng nhau trong gian nguy. Jacques Bénet là dân biểu quốc hội lập hiến, quốc hội đã khai sinh ra nền cộng hòa thứ tư của Pháp. Ông có nhiều bạn thân giữ vai trò quan trọng trong cánh hữu. Họ tin ông và đã chấp nhận giải pháp Ngô Đình Diệm vì không còn giải pháp nào khác, để bảo vệ những quyền lợi kinh tế và văn hóa,vào lúc nước Pháp đã thất bại rõ ràng tại Việt Nam.
Tôi gặp ông bà Jacques Bénet lần đầu tiên cách đây hơn mười năm trong một bữa ăn do ông bà Trần Minh Châm khoãn đãi. Chúng tôi nói chuyện suốt nửa ngày về nhiều vấn đề chính trị, nhưng tuyệt nhiên không đề cập đến ông Ngô Đình Diệm. Tôi không thể ngờ rằng chính ông lại là đầu mối của một biến cố chính trị lớn trong lịch sử Việt Nam cận đại. Sau khi đọc xong hai lá thư do ông Trần Minh Châm trao, tôi lại được gặp lại Jacques Bénet lần nữa trong một bữa cơm trưa cùng với ông Trần Minh Châm. Ông Jacques Bénet năm nay đã ngoài 90 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Ông lái xe đến nhà ông Châm để gặp tôi. Ông nhớ rất rõ những gì đã xảy ra và kể cho tôi mọi chi tiết. Sự thành thực của ông là tuyệt đối. Hơn nữa, điều ông kể ra rất hợp lý. Điều quan trọng trong lịch sử không phải là biết những gì đã xảy ra mà là hiểu tại sao chúng đã xảy ra như thế. Vả lại, hơn tất cả các địa hạt khác, trong lịch sử nếu không hiểu thì càng không thể biết đúng, ngay cả khi chính mình là tác nhân, chưa nói là chứng nhân. Khi tôi hỏi ông có ý thức được rằng ông đã can thiệp một cách quan trọng vào lịch sử Việt Nam không thì ông trả lời với một nụ cười : “Tôi biết lắm chứ”.
Cho đến nay, ngoại trừ ông Ngô Đình Nhu và ông Jacques Bénet, mọi người đều hiểu lầm về giai đoạn ông Diệm lên cầm quyền. Chính ông Luyện cũng không biết rõ, nếu không chắc chắn ông đã nói với tôi. Ngay cả ông Diệm, mặc dù trước khi rời Paris về nước có tới thăm và cảm ơn ông Bénet có lẽ cũng chỉ biết một phần sự thực.
Phát giác này làm tôi bâng khuâng. Nếu không vì một xích mích nhỏ với bà Nhu, vì một tập hồ sơ cũ, thì ông Bénet đã không viết lá thư này nói lên những gì đã xảy ra để ông Trần Minh Châm có được mà gửi cho tôi, và sự hiểu lầm sẽ tiếp tục.
Lịch sử là một kho dữ kiện mô tả chân dung của một dân tộc trong dòng thời gian. Nó cho ta biết ta là ai và có thể làm gì. Khi lịch sử sai thì chúng ta không hiểu chính mình, làm việc trên những tài liệu sai, và kết luận không thể đúng. Một giai đoạn còn rất gần với chúng ta và được bình luận nhiều như giai đoạn Ngô Đình Diệm mà còn có thể sai như vậy thì những gì sử Việt Nam chép lại của trăm năm, nghìn năm về trước có mức độ chính xác nào ? Các sử gia sẽ còn cần nhiều cố gắng tìm kiếm, phân tích và phê phán để lịch sử được đúng đắn hơn. Trước hết những người có may mắn được biết những sự kiện có giá trị lịch sử phải nói ra hết sự thực. Đó là bổn phận đối với cộng đồng quốc gia. Đó cũng là điều mà rất tiếc là họ hoặc chưa làm, hoặc chưa làm một cách đầy đủ.
Nguyễn Gia Kiểng
Chú Thích:
(1) “Or votre mari, Ngô Dinh Nhu, a eu l’intuition géniale – dictée, bien sûr, par la Providence – que le moment était arrivé, en mars 1954 pendant la bataille de Dien Bien Phu, d’essayer de convaincre le Gouvernement Français d’alors (Gouvernement Laniel-Bidault-Reynaud) qui disposait encore de quelques atouts déterminants quant au Destin de l’ancienne Indochine de permettre d’urgence la venue au Pouvoir de son frère, Monsieur Ngô Dinh Diem, personnalité nationaliste vietnamienne d’une réputation sans tâche et d’une notoriété évidente, afin de prendre la tête du Gouvernement du Viêt Nam non communiste”.
(2) “Cela fut possible parce que les gouvernements français d’alors disposaient vis à vis de Bao Dai, particulièrement, de divers moyens de pression déterminants”.
(3) “Il faut travailler de manière à ce que des instructions en ce sens, qui sont, j’en suis persuadé, déjà prêts, soient envoyées d’urgence à Saigon”.
(4) “Car il ne faut plus recommencer l’expérience de 1945-1954. Soutenus seulement par le camp occidental, nous sommes sûrs d’être battus par le communisme en Asie. Il faut avoir le concours du peuple vietnamien et la sympathie du Monde asiatique, pour que l’aide occidentale, dédouanée par la personnalité du Président Ngô, puisse être utile, ayant reçue l’étiquette asiatique”.
Về giai đoạn Ngô Đình Diệm, độc giả có thể đọc hai tác phẩm chi tiết và công phu: “Việt Nam 1945-1995″ của Lê Xuân Khoa và “Vietnam, pourquoi les Américains ont-ils perdu la guerre?” của Nguyễn Phú Đức.
(Nguồn: thongluan.org/ngày 05/04/2005)
BRADLEY * KENNEDY & NGÔ ĐÌNH DIỆM
Tác giả: Bradley S. O'Leary & Edward Lee.
Dịch giả: Phạm Viêm Phương, Mai Sơn.
Nguồn: sachhiem.
Bạn có biết rằng John F. Kennedy (JFK) đã chuẩn bị việc lật đổ chính phủ công giáo ở Nam Việt Nam?
Nếu bạn có kiến thức trực tiếp về các nguồn cội của chiến tranh Việt Nam, có lẽ bạn không tin vào tuyên bố trên, và có lẽ bạn không tin vào nó cho dù bạn hầu như chẳng biết gì về cuộc chiến tranh này. Quốc gia Việt Nam, sau cùng, là đồng minh của chúng ta. Vì lý do gì mà Kennedy lại phải ủng hộ việc lật đổ một lãnh tụ đồng minh?
Chúng ta đang nói về một người có tên là Ngô Đình Diệm. Ông ta đã là tổng thống của Nam Việt Nam được chín năm. Hầu hết các sách lịch sử đều nói với chúng ta rằng JFK ủng hộ Diệm, và đã ủng hộ suốt nhiều năm. Chính vì Diệm và JFK cam kết sử dụng quân đội Mỹ, quân cụ Mỹ, và hàng triệu đô la từ tiền thuế của dân Mỹ trong một nỗ lực nhằm giúp Nam Việt Nam thoát khỏi mối đe doạ của cộng sản. Diệm là đồng minh của chúng tôi, nên thật sự vô lý khi tin rằng Kennedy muốn lật đổ ông ta. Thế nhưng Diệm đã bị lật đổ và lập tức bị giết chết.
Ba tuần sau cái chết của Diệm, chính Kennedy cũng bị ám sát. Bây giờ có một chủ đề mà tất cả chúng ta đều nghe nói tới: cái chết của JFK, một sự cố có lẽ là ám sát bí ẩn nhất của mọi thời đại. Hàng chục giả thiết đã phát triển quanh vụ ám sát Kennedy trong gần bốn mươi năm qua, tuy rằng chỉ có hai cuộc điều tra chính thức đã được tiến hành.
Những uỷ ban điều tra này của Chính phủ Mỹ đã nói với bạn nhiều chuyện. Bạn được nghe nói rằng chỉ một tay súng đơn lẻ có tên Lee Harvey Oswald là kẻ ám sát. Bạn cũng nghe nói là chỉ có hai phát súng trúng đích vào ngày 22.11.1963 đó, và có một phát bắn hụt. Bạn đã nghe nói rằng những phát đạn bắn ra ngày hôm đó đều xuất phát từ tầng sáu của Kho sách Giáo Khoa Texas. Bạn đã nghe nói rằng JFK bị giết bởi vì ông đang chuẩn bị rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam
Tất cả những điều mà bạn được nghe nói đó đều sai sự thật, nhưng cuốn sách này sẽ tiết lộ sự thật đích thực. Sách này sẽ giải thích rằng Robert Kennedy không muốn cho điều tra về cái chết của ông anh mình vì việc đó có thể phơi bày chuyện ông ta, JFK, và toàn bộ Nhà Trắng dưới thời Kennedy, đã vạch ra các kế hoạch hành động nhằm ám sát Fidel Castro sau vụ xâm nhập Vịnh Con Heo, nhưng chỉ vài ngày trước khi bị ám sát, tổng thống đã bí mật lập kế hoạch tiến hành việc lật đổ và sau cùng hạ sát các lãnh tụ theo đạo Thiên chúa giáo của Nam Việt Nam và trao chính quyền cho một tập đoàn tướng lĩnh theo đạo Phật. Bạn sẽ thấy rằng bộ não của JFK – một vật chứng quan trọng có giá trị pháp lý – đã bị một Đô đốc Hải quân Mỹ đánh cắp, theo lệnh của Robert Kennedy.
Chúng tôi hy vọng bạn biết ra nhiều điều do đọc cuốn sách này.
Những tài liệu được giải mật gần đây liên quan đến chiến tranh Việt Nam, KGB, Mafia Mỹ, Mật vụ Pháp, và tập đoàn ma tuý quốc tế đã rọi một luồng sáng mới đáng quan tâm vào những sự kiện chung quanh vụ ám sát JFK ngày 22.11.1963. Những tài liệu này đưa ra vô số những mảnh rời mới khớp với câu đố có từ gần bốn mươi năm qua đã kết thúc cuộc đời của vị tổng thống được yêu thích nhất của nước Mỹ.
Sau đây là một số điều mà bạn sẽ biết được từ cuốn sách này:
Đích thân trùm Mafia Carlos Maecello đã gặp Jack Ruby và Lee Harvey Oswald, và y ta, Marcello, đã nói lộ ra một cách có thể xác minh với các quan chức Liên bang rằng y đã trực tiếp dính líu vào vụ ám sát Kennedy.
Mỹ và Liên Xô đều báo động quân sự khẩn cấp ngay sau cái chết của JFK, tránh cho nhân loại một cuộc huỷ diệt hạt nhân trong đường tơ kẽ tóc.
JFK đã đích thân yêu cầu một sĩ quan cao cấp trong Quân đội Mỹ tiến hành ám sát Tổng thống Diệm.
Nhưng quan trọng hơn tất cả nhiều điều đó, cuốn sách này sẽ cho bạn thấy một tài liệu của CIA mà nó có thể là bằng chứng gây chấn động nhất từng nảy sinh từ mớ bòng bong quanh cái chết của JFK.
Tài liệu này xác định rằng một tay ám sát quốc tế đã bị chính quyền Dallas, bang Texas bắt giữ trong vòng chưa tới hai ngày sau khi Kennedy bị bắn, và thay vì tống giam người này, các cơ quan công quyền đó đã bí mật đưa tay ám sát đó ra khỏi lãnh thổ Mỹ và trả tự do cho y.
Chúng tôi sẽ trình cho các bạn thâý tài liệu đó cùng nhiều thứ khác nữa, và rồi chúng tôi sẽ trình bày giả thiết của mình cùng tất cả những mối liên hệ đáng tin đã nối kết chặt chẽ những thông tin trên để kết luận rằng hợp đồng giết tổng thống Kennedy không xuất phát từ CIA hay liên minh quân sự – công nghiệp mà từ một sự hợp tác giữa Mafia Mỹ, tập đoàn bạch phiến Pháp, và chính quyền Nam Việt Nam.
Tháng 7.2000
BRADLEY S.O’LEARY & EDWARD LEE
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=5068
Dịch giả: Phạm Viêm Phương, Mai Sơn.
Nguồn: sachhiem.
Lời tác giả
Bạn có biết rằng John F. Kennedy (JFK) đã chuẩn bị việc lật đổ chính phủ công giáo ở Nam Việt Nam?
Nếu bạn có kiến thức trực tiếp về các nguồn cội của chiến tranh Việt Nam, có lẽ bạn không tin vào tuyên bố trên, và có lẽ bạn không tin vào nó cho dù bạn hầu như chẳng biết gì về cuộc chiến tranh này. Quốc gia Việt Nam, sau cùng, là đồng minh của chúng ta. Vì lý do gì mà Kennedy lại phải ủng hộ việc lật đổ một lãnh tụ đồng minh?
Chúng ta đang nói về một người có tên là Ngô Đình Diệm. Ông ta đã là tổng thống của Nam Việt Nam được chín năm. Hầu hết các sách lịch sử đều nói với chúng ta rằng JFK ủng hộ Diệm, và đã ủng hộ suốt nhiều năm. Chính vì Diệm và JFK cam kết sử dụng quân đội Mỹ, quân cụ Mỹ, và hàng triệu đô la từ tiền thuế của dân Mỹ trong một nỗ lực nhằm giúp Nam Việt Nam thoát khỏi mối đe doạ của cộng sản. Diệm là đồng minh của chúng tôi, nên thật sự vô lý khi tin rằng Kennedy muốn lật đổ ông ta. Thế nhưng Diệm đã bị lật đổ và lập tức bị giết chết.
Ba tuần sau cái chết của Diệm, chính Kennedy cũng bị ám sát. Bây giờ có một chủ đề mà tất cả chúng ta đều nghe nói tới: cái chết của JFK, một sự cố có lẽ là ám sát bí ẩn nhất của mọi thời đại. Hàng chục giả thiết đã phát triển quanh vụ ám sát Kennedy trong gần bốn mươi năm qua, tuy rằng chỉ có hai cuộc điều tra chính thức đã được tiến hành.
Những uỷ ban điều tra này của Chính phủ Mỹ đã nói với bạn nhiều chuyện. Bạn được nghe nói rằng chỉ một tay súng đơn lẻ có tên Lee Harvey Oswald là kẻ ám sát. Bạn cũng nghe nói là chỉ có hai phát súng trúng đích vào ngày 22.11.1963 đó, và có một phát bắn hụt. Bạn đã nghe nói rằng những phát đạn bắn ra ngày hôm đó đều xuất phát từ tầng sáu của Kho sách Giáo Khoa Texas. Bạn đã nghe nói rằng JFK bị giết bởi vì ông đang chuẩn bị rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam
Tất cả những điều mà bạn được nghe nói đó đều sai sự thật, nhưng cuốn sách này sẽ tiết lộ sự thật đích thực. Sách này sẽ giải thích rằng Robert Kennedy không muốn cho điều tra về cái chết của ông anh mình vì việc đó có thể phơi bày chuyện ông ta, JFK, và toàn bộ Nhà Trắng dưới thời Kennedy, đã vạch ra các kế hoạch hành động nhằm ám sát Fidel Castro sau vụ xâm nhập Vịnh Con Heo, nhưng chỉ vài ngày trước khi bị ám sát, tổng thống đã bí mật lập kế hoạch tiến hành việc lật đổ và sau cùng hạ sát các lãnh tụ theo đạo Thiên chúa giáo của Nam Việt Nam và trao chính quyền cho một tập đoàn tướng lĩnh theo đạo Phật. Bạn sẽ thấy rằng bộ não của JFK – một vật chứng quan trọng có giá trị pháp lý – đã bị một Đô đốc Hải quân Mỹ đánh cắp, theo lệnh của Robert Kennedy.
Chúng tôi hy vọng bạn biết ra nhiều điều do đọc cuốn sách này.
Những tài liệu được giải mật gần đây liên quan đến chiến tranh Việt Nam, KGB, Mafia Mỹ, Mật vụ Pháp, và tập đoàn ma tuý quốc tế đã rọi một luồng sáng mới đáng quan tâm vào những sự kiện chung quanh vụ ám sát JFK ngày 22.11.1963. Những tài liệu này đưa ra vô số những mảnh rời mới khớp với câu đố có từ gần bốn mươi năm qua đã kết thúc cuộc đời của vị tổng thống được yêu thích nhất của nước Mỹ.
Sau đây là một số điều mà bạn sẽ biết được từ cuốn sách này:
Đích thân trùm Mafia Carlos Maecello đã gặp Jack Ruby và Lee Harvey Oswald, và y ta, Marcello, đã nói lộ ra một cách có thể xác minh với các quan chức Liên bang rằng y đã trực tiếp dính líu vào vụ ám sát Kennedy.
Mỹ và Liên Xô đều báo động quân sự khẩn cấp ngay sau cái chết của JFK, tránh cho nhân loại một cuộc huỷ diệt hạt nhân trong đường tơ kẽ tóc.
JFK đã đích thân yêu cầu một sĩ quan cao cấp trong Quân đội Mỹ tiến hành ám sát Tổng thống Diệm.
Nhưng quan trọng hơn tất cả nhiều điều đó, cuốn sách này sẽ cho bạn thấy một tài liệu của CIA mà nó có thể là bằng chứng gây chấn động nhất từng nảy sinh từ mớ bòng bong quanh cái chết của JFK.
Tài liệu này xác định rằng một tay ám sát quốc tế đã bị chính quyền Dallas, bang Texas bắt giữ trong vòng chưa tới hai ngày sau khi Kennedy bị bắn, và thay vì tống giam người này, các cơ quan công quyền đó đã bí mật đưa tay ám sát đó ra khỏi lãnh thổ Mỹ và trả tự do cho y.
Chúng tôi sẽ trình cho các bạn thâý tài liệu đó cùng nhiều thứ khác nữa, và rồi chúng tôi sẽ trình bày giả thiết của mình cùng tất cả những mối liên hệ đáng tin đã nối kết chặt chẽ những thông tin trên để kết luận rằng hợp đồng giết tổng thống Kennedy không xuất phát từ CIA hay liên minh quân sự – công nghiệp mà từ một sự hợp tác giữa Mafia Mỹ, tập đoàn bạch phiến Pháp, và chính quyền Nam Việt Nam.
Tháng 7.2000
BRADLEY S.O’LEARY & EDWARD LEE
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=5068
LÊ NGUYÊN LONG * NGÔ ĐÌNH DIỆM
Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn
Lê
Nguyên Long
LTS: Tác giả bài
này là một nhân sĩ miền Trung, lãnh tụ Việt Quốc
vùng Nam Ngãi. Trưởng thành qua những thời đại
Phong kiến, Độc tài, Cộng Sản. Ông đã là chứng
nhân của lịch sử cận và hiện đại. Bài viết của ông
sau đây, dù thuộc về một đề tài vốn đã được nói
nhiều nhưng vì tính cách chứng nhân đó của tác giả
mà nó vẫn có cái giá trị riêng biệt của nó - cần
thiết cho một cái nhìn đúng đắn về lịch sử. – KP
Cố
Tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát cách đây đã gần
hai thập niên, sự việc đã chìm vào quên lãng, đáng
lẽ những ân oán xa xưa chẳng nên đề cập, nhưng hơn
vài năm nay nơi hải ngoại, một vài tổ chức đã phát
động phong trào suy tôn ông Diệm. Một vài tờ báo
đã đề cao ông Diệm như: “Lịch sử đã ghi tên Ngô
Đình Diệm là một vĩ nhân cận đại, lịch sử đã ghi
nhận Ngô Đình Diệm là một nhà đại ái quốc, một
người Việt Nam kiêu hùng, một cứu tinh của dân tộc
v.v...” và đã có nhiều kẻ từng thừa hưởng đỉnh
chung của nhà Ngô đã lập luận: “Nếu ông Diệm
không chết thì chúng ta đã không mất
nước!”.
Kẻ
viết bài này thật sự luôn luôn thiết tha với tình
tự đoàn kết quốc gia dân tộc, không muốn khơi lại
đống tro tàn ô uế dĩ vãng... Đã bỏ nước đau khổ
lưu vong thôi thì tất cả ai cũng chống Cộng là
đồng chí, là anh em... nhưng thiết nghĩ Sự Thật
chẳng thể bẻ cong, nhất là sự thật lịch sử phải
trả cho lịch sử.
Lịch
sử Việt Nam không thể gọi vua Long Đỉnh Ngọa Triều
là anh quân, Mạc Đăng Dung là ông vua anh hùng, Lê
Chiêu Thống là ông vua cứu nước. Vậy thì sự thật
như thế nào về thời Ngô Đình Diệm phải được minh
định để trả sự thật về cho lịch sử.
Từ
ngày được Hồng Y Spellman đỡ đầu, được Chính phủ
Eisenhower ủng hộ, được Quốc trưởng Bảo Đại chấp
nhận, ông Ngô Đình Diệm từ Hoa Kỳ về chấp chánh ở
Việt Nam năm 1954, trong khi Hiệp định Genève sắp
kết thúc, (tháng 7-1954).
Lúc
đó, lòng dân thật tình hướng về ông Ngô Đình Diệm.
Người ta đã nghĩ ông Diệm sau khi từ quan, chu du
ngoại quốc, chắc hẳn là một nhà lãnh đạo quốc gia
xứng đáng. Hầu hết các phe phái và các nhân vật
quốc gia đã nồng nhiệt tin tưởng và kỳ vọng ở ông
Diệm.
Nhưng chỉ sau một thời
gian ngắn cầm quyền, chủ trương độc tôn, độc tài,
phản bội, lật lọng, phong kiến, thối nát, bất lực,
kỳ thị của nhà Ngô đã lần lượt thể hiện... Khiến
những người vốn tích cực ủng hộ ông Diệm, đến
những người vô tư khách quan với ông Diệm lần lượt
đứng lên chống đối và nhà Ngô đã dùng thủ đoạn sắt
máu đàn áp để củng cố địa vị suốt 9 năm cầm
quyền.
Có
thể nói trừ chế độ Cộng Sản ra, chưa có một chế độ
nào ở Việt Nam đã đàn áp, thủ tiêu, ám sát, bắt
cóc, tra tấn, cầm tù hàng vạn người quốc gia cũng
như các tu sĩ các tôn giáo như thời Diệm. Trừ Cộng
Sản ra, chưa có một chế độ nào đã thẳng tay đàn áp
đối lập để củng cố địa vị như chế độ ông Diệm.
Chưa có một chế độ nào phản dân chủ và khinh thị
lợi dụng nhân dân làm cái bung xung để hợp thức
hóa các chức vụ theo ý muốn của mình bằng cách tổ
chức những cuộc bầu cử gian lận như chế độ ông
Diệm.
Tất
cả những ai chỉ ở thủ đô hoặc các thành phố lớn
khó lòng thấy rõ chánh sách gian ác, hành động bất
nhân, phản dân hại nước của chế độ Diệm, mà phải
quan sát ở các tỉnh, quận, nông thôn (90% lãnh thổ
toàn quốc) mới thấy rõ tội ác của tay chân nhà Ngô
một thời... mà có người đã nói: Trúc Nam Sơn không
thể chép hết tội, nước muôn sông không thể nào rửa
hết nhơ!
Rõ
ràng ông Diệm đã có một cái may mắn mà chưa có một
nhân vật lãnh đạo quốc gia nào sau 1945 được cái
may mắn như ông kể từ Chính phủ Nguyễn Văn Xuân,
Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm đến
Bửu Lộc là: Đất nước đã tạm chấm dứt chiến tranh,
dân tình phấn khởi bồng bột ủng hộ người lãnh đạo
và được ngoại viện dồi dào như ông
Diệm.
Ông
Diệm cầm quyền sau Hiệp định Genève, khoảng 6 năm
trời từ 1954 đến 1959 miền Nam không có chiến
tranh và chưa có Cộng Sản hoạt động đáng kể. Từ
thành thị đến thôn quê quốc gia có thể kiểm soát
chặt chẽ khắp hang cùng ngõ hẻm. Đại đa số dân
chúng nông thôn ở các vùng Cộng Sản chiếm từ trước
như Nam, Ngãi, Bình, Phú chẳng hạn, đã chán ngấy
thù ghét Cộng Sản và đều ngã về Quốc gia. Ông Diệm
còn có một kho cán bộ kinh nghiệm chống Cộng, vốn
mắc kẹt trong vùng Cộng Sản hoặc một số lớn thị
thành, vì mặc cảm làm việc cho Pháp, đã “trùm
chăn”, nay vươn mình đứng lên tích cực ủng hộ cho
Ngô Thủ tướng.
Lúc
ấy ở miền Trung có hàng nghìn cán bộ không cần làm
việc có lương nhiều, chỉ sao đủ sống đạm bạc để
hoạt động chống Cộng là họ thỏa chí. Bao năm khổ
đau sống trong tăm tối của Cộng Sản, nay ánh sáng
quốc gia rọi về, họ hứng khởi đứng dậy, lửa chống
Cộng bừng bừng, khí thế Cộng Sản lụi tàn. Nhưng
ngay lúc đó, ông Diệm và tay chân của ông lo diệt
người Quốc gia hơn là Cộng Sản, một thời cơ thuận
lợi để nắm dân ông Diệm đã đánh mất!
Những cuộc bầu cử như
Trưng Cầu Dân ý truất phế Bảo Đại, bầu cử Quốc Hội
Lập Hiến, Lập Pháp, Tổng thống đều hoàn toàn gian
lận vi luật trắng trợn. Ông Diệm đã hạ lệnh cho
quân đội tấn công Hòa Hảo, Cao Đài vốn là những
lực lượng chống Cộng, hữu hiệu từ 1945 đến bây giờ
và nếu ông Diệm không độc tôn đã có thể đoàn kết
thu hút họ. Ông đã lường gạt tướng Lê Quang Vinh,
người hùng Nam Bộ, từng lập chiến khu chống cả
Pháp lẫn Cộng về hợp tác, rồi bắt chặt đầu. Cái
chết bí mật của tướng Cao Đài Trình Minh Thế cũng
trong nghi vấn là ông Diệm đã giết.
Và,
ác nghiệt hơn cả, nhà Ngô đã tuyển chọn quân đội
người Nùng - một binh chủng thiện chiến say máu -
thời bấy giờ, và các chỉ huy trưởng có đảng tịch
Cần Lao cầm quân vào các chiến khu Quốc Dân Đảng ở
miền Trung với ác lệnh: giết sạch. Sự tấn công vào
các chiến khu Quốc Dân Đảng còn tàn độc hơn hồi
giặc Pháp đi “càn quét” nhiều. Đốt thực phẩm đốt
nhà, tra tấn giết người một cách tàn ác đã xảy ra
ở Quế Sơn, Tiên Phước, Duy Xuyên v.v... vào những
năm 1955-1956.
Với
lối tấn công ấy, nhà Ngô đã phá vỡ được chiến khu
Ba Lòng của Đại Việt, nhưng không thể tiêu diệt
các chiến khu Quốc Dân Đảng. Thuở đó quân du kích
Quốc Dân Đảng Nam Ngãi đã giáng cho chính quyền
địa phương Diệm nhiều đòn chí tử. Biết rõ không
thể tấn công để thủ thắng, cuối cùng Ngô Đình Cẩn,
bào đệ ông Diệm, lập kế mời về hợp tác. Làm kế
phỉnh gạt, hơn 2000 nghĩa binh Quốc Dân Đảng kéo
về với đầy đủ vũ khí và làm lễ hợp tác tại Hội An
cuối năm 1956. Nhưng sau đó bọn họ đều bị thủ tiêu
và lần lượt bị bắt đi mất tích. (Khi ông Diệm đổ,
một số trong bọn họ đã được thả ra, nhưng đều thân
tàn ma dại).
Thiết tưởng kẻ viết cần
trình bày rõ là Quốc Dân Đảng miền Trung lúc đầu
ủng hộ ông Diệm tích cực. Họ đã lên án Nguyễn Văn
Hinh và ủng hộ ông Diệm để chống Cộng. Họ đã có
cán bộ giữ chức vị Tỉnh trưởng và Quận trưởng ở
hai tỉnh lớn Nam Ngãi (Quảng Nam Tỉnh trưởng Lê
Trung Chi, Quảng Ngãi Phạm Đình Nghị). Phong trào
tố Cộng ly khai Cộng Sản, xé đảng kỳ Cộng Sản, bắt
đầu tháng 10-1954 do họ tiên khởi phát động ở
Quảng Nam rồi sau mới lan ra toàn quốc, nhưng tay
chân nhà Ngô nhận định: Nếu để uy thế Quốc Dân
Đảng miền Trung lan tràn thì Phong trào Cách mạng
Quốc gia và đảng Cần Lao Nhân Vị do nhà Ngô đẻ ra
sẽ tuyệt địa. Nên ông Diệm bất thần giải chức các
Tỉnh trưởng và bắt giam hàng loạt các Quận trưởng
Quốc Dân Đảng ở hai tỉnh Nam Ngãi và mật lệnh
triệt hạ toàn bộ Quốc Dân Đảng (lại vu cáo Quốc
Dân Đảng theo Pháp). Và, vì cớ ấy, khoảng tháng
3-1955 Quốc Dân Đảng miền Trung lập chiến khu để
tự vệ và để quật khởi chống Diệm.
Trong suốt 9 năm ông Diệm
cầm quyền, thời gian đó ở nông thôn cơ quan nào
cũng có thể bắt người. Công an bắt người, Xã
trưởng bắt người, Cách Mạng Quốc Gia (phong trào
đẻ ra từ nhà Ngô) cũng bắt người rồi giao cho Công
an trừng trị. Nhưng ghê tởm nhất là đoàn “Mật Vụ
Miền Trung” do Ngô Đình Cẩn đỡ đầu. Đó là đoàn
hung thần toàn quyền sinh sát. Đoàn có quyền đi
khắp nơi, đến đâu địa phương phải tiếp rước chu
đáo. Đoàn cần bắt ai thì giao cho Công an đi bắt
bất kỳ đêm ngày. Nếu tra tấn chết thì Quận trưởng
và Công an phải lập biên bản hợp thức hóa sự chết
và bị bắt không cần phải có chứng cớ chỉ bị nghi
chống Chính phủ là bị bắt. (Tại Long Beach,
California có một đồng hương từ ngày vào đất Mỹ
đến nay, vẫn nằm bẹp ở nhà, vì bệnh cũ tái phát,
hậu quả của sự tra tấn tàn độc của mật vụ
Diệm).
Hầu
hết viên chức chính quyền từ Quận trưởng, Ty
trưởng, Tỉnh trưởng ở miền Trung được bổ dụng thời
đó, không phải vì khả năng chuyên môn hay tài đức,
mà vì lòng trung thành hay mức quỳ lụy cao thấp
đối với gia đình nhà Ngô thôi. Phần lớn viên chức
chỉ huy cấp Tỉnh, Quận được bổ dụng do một người ở
hậu trường định đoạt. Đó là ông Ngô Đình Cẩn, bào
đệ ông Diệm, với chức vụ “Cố vấn Chỉ đạo” Phong
trào Cách mạng Quốc gia (chức vụ này trên danh
nghĩa là một tổ chức nhân dân, nhưng trên thực tế
là quyền quyết định tối hậu) cũng như ở miền Nam
thì do vợ chồng ông Nhu định đoạt.
Cũng
vì lối bổ dụng đặc biệt này mới có tên Nguyễn Văn
Tất nguyên là hương bộ thôn thời Pháp thuộc,
nghiễm nhiên thành Tỉnh trưởng Quảng Ngãi; Lê Gia
Quyến, cán bộ phù động hạng chót, bỗng nhiên là
Quận trưởng Trà Bồng. (Hai tên này khi Diệm đổ thì
bị bắt) và còn hàng chục hàng trăm trường hợp bổ
dụng tương tự kể sao cho xiết. Cũng vì lối bổ dụng
này mới có tên Thái, Quận trưởng Điện Bàn, mỗi khi
đi hành hạt có điều phật ý là cầm “ba tông” đánh
xả lên đầu viên chức xã. Cũng vì lối bổ dụng này
mà các Tỉnh, Quận trưởng mỗi khi về chầu hầu ông
Cố vấn chỉ đạo, ông đều xem như tôi tớ, xưng hô
“mày tao” nhưng bọn vô liêm sỉ này vẫn gật đầu
vâng dạ và xem sự điếu đóm chầu hầu “cậu” là một
diễm phúc có hy vọng thăng quan tiến chức hoặc giữ
vững địa vị.
Trước 1954 các Xã trưởng
đều được dân bầu, nhưng thời Diệm đã bãi bỏ bầu
cử các viên chức Xã. Lại cho quyền Quận trưởng
đề nghị lên Tỉnh trưởng bổ dụng hoặc cách chức
viên chức xã, ấp. Vì thế các Xã trưởng, ấp trưởng
là những tôi tớ của Quận, Tỉnh hoàn toàn không
phải của dân. (Điểm này phải khen ông Diệm thành
thật. Tuy phản bội nguyên tắc dân chủ trắng trợn,
nhưng lại có minh văn. Nghị định bãi bỏ bầu cử xã
1956). Vì bộ máy chính quyền gồm toàn tay sai, tổ
chức theo lối gia nô hóa cho nhà Ngô như vậy, cho
nên đã gây ra bao nhiêu tham nhũng bất công, tang
tóc, tù đày cho lương dân vô tội nơi nông thôn.
Mỗi một chính sách của nhà Ngô đưa ra là dân chúng
kinh hoàng.
Quốc
sách Dinh Điền nghe thuyết trình thì thật hay
nhưng thi hành thì lệch lạc sai quấy. Cán bộ Xã,
Ấp cứ nhằm những người mình thù ghét hoặc cần làm
tiền thì ép buộc phải đi dinh điền. Thế cho nên ở
một vài tỉnh đã có người tự tử vì bị ép buộc. Còn
những người chịu đi Dinh Điền, khi đến nơi lại bị
cán bộ dinh điền hành hạ, đối xử bất công, ăn chận
của cấp phát v.v... nhiều sự không tốt xảy ra
khiến họ chán nản trốn về, vì vậy tỉnh nào cũng có
người ở tù vì chống phá quốc sách dinh
điền.
Quốc
sách Dinh Điền của nhà Ngô trừ một vài vùng tương
đối thành công, còn phần lớn, hàng chục vùng Dinh
Điền khác đều thất bại hoàn toàn. Dân chúng lũ
lượt trốn về quê, rồi bị bắt bớ đánh đập đã tổn
phí tiêu hao không biết bao nhiêu công quỹ! Nhà
“lãnh đạo anh minh” có lần đi kinh lý một vùng
dinh điền nhìn thấy những cây ăn trái được trồng
trọt tốt tươi, ngay thẳng, ông ta ban khen, nhưng
chính đó là những nhánh cây vừa được chặt cắm
xuống đất trong ban đêm, do sáng kiến của khu
trưởng Dinh Điền chào mừng Tổng
thống.
Về
Quốc sách Ấp Chiến Lược là một quốc sách vô hiệu,
nhưng đã làm phiền nhiễu hành hạ dân chúng không
thể kể xiết. Ấp Chiến Lược trước hết là phải rào
làng-Xã, Ấp bằng nhằm vào những nhà có của khá giả
trong làng đe dọa sẽ bỏ ra ngoài vòng rào vì những
lý do “tiện” hoặc “bất tiện” theo ý của họ. Thế là
màn trà nước van xin được diễn ra (vì bỏ ra ngoài
rào là chết). Rồi đến khi rào làng, thì dân chúng
phải tự nai lưng ra tìm kiếm vật liệu như tre,
gai, cọc gỗ v.v... và bỏ công đi rào ngày này qua
ngày nọ. Còn quỹ Ấp Chiến Lược do Mỹ viện trợ phần
nhiều do Tỉnh trưởng, Quận trưởng chia nhau bỏ túi
hoặc làm kinh tài cho “Cậu”. Sự rào các Xã cho
đúng tiêu chuẩn là một điều kiện khó khăn mà dân
làng không đủ sức vì quá tốn kém. Vì vậy Ấp Chiến
Lược chỉ được rào kỹ một vài đoạn bề mặt để trình
diện và để báo cáo. Còn lại, thì chỉ rào sơ sài,
ai ra vào cũng được. Nhưng mỗi tháng một lần, Xã,
Ấp lại đốc xuất dân kiếm vật liệu như tre, gai đi
tu bổ. Người dân biết rõ ràng rào Xã, Ấp như kiểu
họ đang làm là một điều vô ích, chẳng ngăn ngừa gì
được Cộng Sản, nhưng phải bỏ công đi rào vì không
thể không tuân lệnh.
Trên
đây là một vài nét điển hình về những quốc sách kỳ
công của ông Diệm.
Thời
Ngô, những sự xây dựng cơ cấu dân chủ như bầu cử
Quốc hội, Tổng thống là những Trò Hề. Khi chưa bỏ
phiếu người dân đã biết rõ ai trúng ai trật một
cách chắc chắn.
Một
Dân biểu thời Ngô, người Thừa Thiên, được chỉ định
ra ứng cử tại Quận Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có cái
tên mà dân chúng địa phương không biết y là đàn
ông hay đàn bà vẫn đắc cử với số 99% với số phiếu.
Đó là ông Lâm My Bạch Tuyết. (Dân biểu này có liên
quan trong một vụ buôn gạo của Ngô Đình Cẩn cho
Cộng Sản Bắc Việt, bị bắt quả tang, nhưng Tòa án
không giám xử).
Dân
chúng Ninh Thuận vẫn còn nhớ trong năm 1956, ứng
cử viên Dân biểu đơn vị Ninh Thuận là ông Trần
Trung Dung, cháu rể ông Diệm, từ chức Thứ trưởng
Quốc phòng để ra ứng cử. Khi ra Ninh Thuận “tranh
cử”, ứng cử viên Trần Trung Dung đã được Tỉnh
trưởng Ninh Thuận Hồ Trần Chánh tổ chức một cuộc
tiếp rước linh đình trọng thể. Dân chúng và học
sinh đứng hai bên đường từng đoàn từng đoàn từ ga
Tháp Chàm về đến tỉnh lỵ Phan Rang để hoan hô ứng
cử viên. Khi ông Dung bước lên diễn đàn để tuyên
bố: “Ngày trước Ngô Tổng thống cai trị ở đây,
ngài biết rõ dân tình ở đây nên nhờ tôi ra ứng cử
ở địa phương này để có thể đạo đạt nguyện vọng
nhân dân lên Tổng thống v.v...” Rồi sau đó ứng
cử viên Dung được tiếp rước về nhà Công quán của
Tòa Hành Chánh Ninh Thuận có lính hầu hạ canh gác
trước sau. Chưa bỏ phiếu, dân Ninh Thuận đã biết
chắc ông Dung sẽ đắc cử 99% số phiếu.
Ai
cũng chưởi ông Thiệu độc diễn. Nhưng sự độc diễn
của ông Thiệu còn thật thà hơn ông Diệm, là khi
ông Diệm ứng cử nhiệm kỳ 2 (1961) có các ông
Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Đình Quát dàn cảnh.
Mỗi lần ông Quát, ông Truyền đọc diễn văn tranh cử
trên đài không có ai nghe được gì hết vì đài bị
phá. Cán bộ các ông ấy đi về các tỉnh vận động
liền bị Công an tổ chức những nhóm anh chị du côn
hăm dọa họ xin tý huyết. Khắp nơi, ngày bỏ phiếu
họ trốn về không dám ở lại các tỉnh. Vậy mà sau
khi kiểm phiếu Quận trưởng, Xã trưởng phải... chịu
khó tráo sửa biên bản để Ngô Tổng thống được 95%
số phiếu.
Về
kinh tế, tất cả tài nguyên từ trên núi xuống bể,
mọi dịch vụ tài chánh từ Quảng Trị đến Cà Mâu,
thượng vàng hạ cám, đều do tay chân quyến thuộc
nhà Ngô bao thầu, thao túng, chiếm đoạt khai thác.
Người viết không muốn bẩn bút nhắc đến những ai
trong thân tộc hoặc tay chân Ngô triều vốn là Tay
trắng chỉ trong vài năm “làm kinh tài cho đoàn
thể” đã trở nên triệu phú kếch xù!
Ông
Diệm nói chống Cộng nhưng tất cả việc làm của
Ngô triều đều bắt chước Cộng Sản. Cộng Sản bắt
dân suy tôn Hồ Chí Minh thì ông Diệm cũng bắt dân
suy tôn mình. Cộng Sản có Quốc Hội bù nhìn, thì
ông Diệm cũng tổ chức một cái Quốc Hội nghị gật
tay sai. (Quốc Hội gì mà cả một khóa họp chỉ ê a
thảo luận các luật gia đình để có lợi cho bà “Đệ
Nhất Phu Nhân”?) Cộng Sản có cái đảng Lao Động làm
nòng cốt, Mặt Trận Cứu Quốc Liên Việt làm ngoại
vi, thì ông Diệm cũng có cái Đảng Cần Lao làm cốt
và Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, Tập Đoàn Công
Dân, Phụ Nữ Liên Đới làm ngoại vi. Nhưng có một
điều khác là Cộng Sản, từ Đảng đẻ ra chính quyền,
còn ông Diệm thì có chính quyền rồi mới dùng nhân
sự, phương tiện của chính quyền đẻ ra Đảng. Nên
tất cả tổ chức của ông Diệm chỉ là bèo bọt, chính
quyền đổ thì đảng đổ theo.
Cộng
Sản độc quyền ái quốc, ai khác mình là phản động
Việt gian, thì ông Diệm cũng độc quyền chống Cộng,
ai khác mình là Cộng Sản phải giết! (Đã biết bao
người chống Cộng, từng bị Cộng Sản giam cầm, đến
khi ông Diệm cầm quyền thì hồ sơ của họ trở thành
là những người hoạt động cho Cộng Sản! Biết bao
đảng viên Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân một sớm
một chiều hồ sơ của họ biến thành Cộng Sản di hại
cho họ mãi sau khi ông Diệm đổ).
Cộng
Sản có chủ thuyết Mác Xít, giai cấp đấu tranh thì
ông Diệm cũng ráng nặn ra cái chủ nghĩa nhân vị
nhưng hoàn toàn vô vị... (vô vị vì ngoài tay chân
ông Diệm ra toàn dân có ai để ý hoặc tìm hiểu các
thuyết nhân vị là gì đâu?). Cộng Sản có hiến pháp
nhưng không bao giờ thực thi, thì ông Diệm cũng
bắt chước mà dẫm nát lên Hiến Pháp của
mình.
Tự
do đi lại, hội họp, ngôn luận v.v... những quyền
tối thiểu ấy có ghi trong Hiến Pháp, nhưng suốt 9
năm ông Diệm cầm quyền có bao giờ thực thi đâu?.
Báo chí thời Diệm trừ tờ Thời Luận của ông Nghiêm
Xuân Thiện bị đóng cửa đưa ra Tòa và tờ Tân Dân
của Cụ Lộc phải đình bản, còn tất cả đều nói theo
luận điệu của đài Sài Gòn. Thế cho nên bao nhiêu
hành vi gian ác bất lương, tham nhũng của tay chân
cán bộ nhà Ngô có bao giờ được công khai phanh
phui như trong các Chính phủ khác?.
Từ
xưa đến nay chưa có một vị lãnh đạo quốc gia nào
làm phiền nhiễu dân chúng như ông Diệm. Mỗi lần
ông Diệm đi kinh lý một tỉnh nào thì toàn dân tỉnh
ấy phải chuẩn bị cơm nước từ khuya, quần áo tươm
tất, đi bộ lên tỉnh để cầm cờ tung hô ông Diệm.
(Gia đình nào không có lý do chính đáng mà vắng
mặt sẽ bị Xã, Ấp ghi vào sổ đen rất nguy hiểm).
Còn các cơ quan Hành chánh, Quân sự Tỉnh, Quận
được huy động tối đa trong việc đón tiếp. Phải bố
trí công an chìm nổi, phải tổ chức huấn luyện cho
những người đứng gần ông Diệm thưa bẩm những gì...
phải dàn cảnh sao cho xôm tụ, cho Tổng thống hài
lòng. Thành thử dù nghìn lần đi kinh lý, ông Diệm
chỉ thấy cái giả dối, hào nhoáng bề ngoài, làm gì
biết được ẩn tình dân chúng bên trong..Thời gian
ông Diệm cầm quyền ở nhiệm kỳ I, trong nước
chưa có chiến tranh nhưng mọi tự do đều bị bóp
nghẹt: không có giấy chứng nhận đi bầu cử thì
không được ra khỏi làng để đi chợ..
Có
một điều kỳ lạ tại sao ông Diệm lại bãi bỏ Lễ
Tổ Hùng Vương? nhưng có người mách: điều kỳ lạ
này có thể hỏi Đức Cha Cố Vấn cho ông
Diệm..
Về
việc kỳ thị tôn giáo, bản thân kẻ viết không muốn
nhắc đến. Chỉ mong sao các tôn giáo hiện tại tâm
thành Đoàn Kết trước quốc thù Cộng Sản vì tất cả
các tôn giáo đều đã bị đại khủng bố ở quê nhà..
Nhưng vì có kẻ biện hộ ông Diệm đã nói: Họ chưa
thấy ông Diệm ký một sắc lệnh nào nâng đỡ ưu tiên
cho Công giáo hay bóp nghẹt Phật giáo mà gọi là kỳ
thị?. Vụ tranh đấu Phật giáo đâu phải bất thần nổ
ra từ Phật Đản 1963 mà nó đã tiềm tàng âm ỉ từ
nhiều năm về trước. Thời ông Diệm tại miền Trung,
mỗi tỉnh có một vị Linh mục hầu như cố vấn và giám
sát Tỉnh trưởng. Những Tỉnh trưởng nào dù lương
hay giáo, nếu có hành vi trái ý vị Linh mục thì
rất khó tại vị. Vị linh mục sẽ đề nghị lên ông Cố
vấn chỉ đạo Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia (ông Ngô
Đình Cẩn) có biện pháp (hoặc thuyên chuyển hoặc
cách chức)..
Vì
cảm thông uy quyền ngầm của các vị Linh mục, nên
các Tỉnh, Quận trưởng thời nhà Ngô không có ai gan
làm trái ý những yêu cầu, đề nghị của các vị Linh
mục. Nhiều vùng Linh mục đi giảng đạo nơi nào, có
thể yêu cầu Xã trưởng cho mượn Trụ Sở Xã, triệu
tập dân xã v.v... Trong khi đó các tôn giáo khác
muốn hội họp phải xin phép khó khăn. Nhiều Linh
mục còn lộng hành hơn nữa là nhận đơn kiện cáo
hoặc thỉnh nguyện của các con chiên, rồi phê vào
đơn, đưa đến Quận trưởng bảo xử theo ý của Linh
mục.
Người ta rỉ tai nhau cho
biết các Cha rất có thế lực. Cứ vào Công giáo sẽ
như ưu dân, sẽ được đề bạt v.v... Có nhiều Linh
mục tổ chức Hội chợ, tổ chức sổ số Tombola không
cần giấy phép Bộ Nội Vụ. Khi tiêu thụ Tombola, các
Linh mục đã nhờ các Quận trưởng gởi cho các xã
bán. Nhiều xã đã xuất công quỹ để mua Tombola ủng
hộ các Cha. Người viết biết rất rõ có một nhà thờ
ở một tỉnh miền Trung, do Tỉnh trưởng dùng uy
quyền chiếm trên 2 mẫu đất công, ở một địa điểm
tốt đẹp và lươn lẹo dùng phương tiện công quỹ của
tỉnh để xây cất tòa nhà thờ đồ sộ ấy. Công việc
nửa chừng thì ông Diệm đổ, viên Tỉnh trưởng bị bắt
và nhà thờ xây cất nửa chừng phải bỏ
dở.
Còn
biết bao nhiêu tranh chấp lặt vặt phi lý như những
thắng cảnh từ lâu vốn là của Phật giáo như Núi Bút
Quảng Ngãi, Ngũ Hành Sơn Quảng Nam, chính quyền
địa phương đã muốn giúp các linh mục thiết lập nhà
thờ ở những nơi ấy nhưng đã bị Phật tử phản ứng
quyết liệt.
Thời
gian thuận lợi 1954-1958 bất kỳ ai cũng có thể
cầm quyền làm bằng hoặc hơn ông Diệm. Không
cần ông Diệm chống Pháp, Pháp cũng rút, vì Hiệp
định Genève đã quy định, và vì Pháp đã ký kết với
chính phủ Bảo Đại giao trả độc lập cho Việt Nam.
Trước khi ông Diệm về chấp chánh đã có gần 40 nước
trong thế giới Tự Do công nhận và bang giao với
Việt Nam kể cả Anh, Mỹ và Tòa Thánh Vatican. Nếu
nói những khó khăn của ông Diệm thời đó, thì cũng
phải nói đến những thuận lợi, tiện nghi của ông
Diệm trong việc tiếp thu một chính quyền có
sẵn tất cả và Đất Nước Đã Chấm Dứt Chiến
Tranh.
Đến
đây kẻ viết muốn hỏi nhỏ quý vị đang suy tôn ông
Diệm: Ông Diệm từ một đường quan Tri Huyện, lần
lượt lên Quản Đạo, Tuần Vũ rồi Thượng thư Bộ Lại,
nếu thật sự chống Pháp, sao đường công danh của
lãnh tụ quý vị lại hanh thông như vậy? (trong thời
Pháp thuộc muốn xin một chân giáo viên mà có thành
tích chống Pháp bị ty Liêm Phóng (Service de
Sureté phê “Avis défavorable” vào hồ sơ là đương
sự xem như... “lúa”, chỉ có về nhà... xua gà cho
vợ). Vậy tại sao đường công danh của “chí sĩ” Ngô
Đình Diệm lại lên vùn vụt?.
Việc
từ quan của ông Diệm chỉ vì chống nhau với ông
Phạm Quỳnh đương triều, nhưng ở đây người viết
không đề cập đến vấn đề đó.
Ông
Diệm tự phong mình là người thành tín quân tử,
nhưng việc truất phế Bảo Đại là Đại Phản
Phúc. Nếu nói chống ông Bảo Đại, thì ai cũng
có quyền chống, nhưng trừ ông Diệm. Vì cha, anh
ông Diệm và cả ông Diệm vốn là tôi con nhà Nguyễn.
Ông Bảo Đại trên nguyên tắc đã tín nhiệm ông Diệm,
đã phú thác việc nước cho ông Diệm và ông Diệm đã
phục mệnh. Trước và sau khi truất phế ông Bảo Đại,
ông Diệm, (qua Bộ Thông Tin) đã thuê bọn bồi bút
(hầu hết báo chí thời Diệm) mở một chiến dịch dài
hạn đả kích, bêu xấu, vu cáo nhục mạ ông Bảo Đại
một cách tàn tệ.
Thiết nghĩ một người có
lương tâm tối thiểu, không ai nỡ hành xử như thế!
Cũng phải khen việc “Trưng cầu dân ý” tổ chức thật
chu đáo. Đến Bà Từ Cung mà cũng bỏ phiếu truất phế
ông Bảo Đại!.
Tóm
lại: Ông Diệm Đã Làm Hỏng Đại Cuộc, đã sát
hại nhiều phần tử quốc gia, đã tự tâm thiên vị làm
hư Công giáo, đã kỳ thị khủng bố Phật giáo đã
Lường Gạt Phản Bội Và Vô Cùng Tham Quyền Cố
Vị. (Ông đã vận động Quốc Hội thông qua đạo
luật cho ông ứng cử lần thứ 3).
Do
những hành động tham nhũng, đàn áp, khủng bố đại
thất nhân tâm như đã kể trên, của bộ máy chính
quyền gia nô, do ông lãnh đạo, đã xô đẩy hàng hàng
lớp lớp thanh niên, phụ lão, những người vốn không
phải Cộng Sản đã ngã về Cộng Sản. Ông Diệm hô hào
chống Cộng, độc quyền chống Cộng, cho đến đầu năm
1963 thì toàn quốc ở trong cái thế cài răng
lược với Cộng Sản và ông đã tuyên bố trước đó:
“Tổ Quốc Lâm Nguy!”.
Sau
khi ông chết, thì tay chân tôi tớ ông vẫn cầm
quyền. Hậu quả của Ngô Đình Diệm để lại sau 63 là
một ngôi nhà mục nát sửa sang gì cũng khó lòng
đứng vững. Bàn cờ nhà Ngô đã đi bậy bạ... Khi sang
tay khác đánh cờ, nếu gặp phải tay cao thủ thì còn
có thể gỡ gạt..., nhưng không may, bàn cờ lại rơi
vào các tay thấp như vịt, cho nên họ chỉ loay hoay
lên Tướng, xuống Sĩ và giục Tốt mà
thôi!
Trách Mỹ lật đổ nhà Ngô ư?
Mỹ bồng nhà Ngô lên thì Mỹ lại hạ nhà Ngô xuống,
có gì mà đáng trách.
Sau
khi ông Diệm chết, tay chân nhà Ngô còn trong quân
đội, trong chính quyền đã âm mưu phá nát thêm Quốc
gia, bí mật mở cửa cho Cộng Sản thao túng vì muốn
chứng tỏ: Không có “Cụ” của chúng thì tai hại thế
đó. (Đây là một hiện tượng nguy hiểm cho quốc gia
sau ngày Diệm đổ mà ít ai để ý). Chỉ tiếc Dương
Văn Minh nhu nhược, đã lật Diệm mà chỉ lật nửa
chừng, chỉ hạ cái chóp bu còn tay chân vẫn để y
nguyên như cũ, sau Diệm có thể gọi là “Diemist
sans Diem”.
Cuộc
lật đổ nhà Ngô năm 1963 đáng lý là một cuộc
cách mạng vì đã nối tiếp tinh thần quật khởi
chống bạo quyền của dân Việt, nối tiếp những hành
động đại nghĩa hy sinh liên tục của các
chiến sĩ quốc gia dưới thời Diệm trị. Ta có nên kể
lại từ một thanh niên Cao Đài hành động như một
Kinh Kha tại Ban Mê Thuột năm 1955, từ các sĩ quan
Nhảy Dù bao vây dinh Độc Lập 1960, từ 2 phi công
ưu tú Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử bắn phá dinh
Độc Lập 1962 và biết bao nhiệm vụ mưu sát bạo chúa
bất thành, mà chỉ có mật vụ nhà Ngô mới biết rõ,
cho đến khi Đại úy Nhung và Thiếu tá Nghĩa căm
phẫn trả thù cho các đồng chí của họ.
Lật
Diệm năm 1963 đáng lý là một cuộc cách mạng vì đã
giải thoát hàng vạn người quốc gia trong các ngục
tù trên toàn quốc, giải thoát hàng triệu nhân dân
đang nghẹt thở dưới một chế độ thối nát học thói
độc tài. Toàn dân đã bừng bừng phấn khởi... Nhưng
hỡi ơi hương lửa cách mạng chỉ bừng lên vài ba
tuần đầu rồi dần dần tắt ngủm, chỉ vì người cầm
đầu Dương Văn Minh nhu nhược chỉ muốn cuộc cách
mạng ấy là một binh biến hay chỉnh lý
thôi.
Nhiều người bào chữa cho
ông Diệm: Ông Diệm rất tốt chỉ vì tay chân ông làm
sai. Lối bào chữa này e giống Cộng Sản: Hồ Chủ
tịch luôn luôn sáng suốt chỉ có cấp dưới làm
bậy!
Dân
tộc Việt Nam là một dân tộc hỉ xả, uất hận bao
nhiêu nhưng khi đối phương đã xuống ngựa thì sẵn
sàng làm lành với nhau quên đi hết mọi lỗi lầm thù
xưa oán cũ. Nhưng cây muốn lặng gió mà gió chẳng
dừng, ta bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn để phơi
bày sự thật.
Vì
là chứng nhân nên chẳng muốn ẩn danh.
Lê Nguyên
Long
[Source: Khai Phóng
số 7, 1981, USA]
No comments:
Post a Comment