Thursday, October 27, 2016

MAI THANH TRUYẾT * HOA SEN = CÁC CHÙA Ở SÀI GÒN

TS. MAI THANH TRUYẾT * HOA SEN





Sen Người - Sen Ta

Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Xá Tội Vong Nhân vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu phong ba bão táp hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát và nở rộ trên quê hương.
Hôm nay đúng ngày Rằm Tháng Bảy, tôi quyết định ngừng tất cả mọi sinh hoạt trong 7 tháng qua năm Quý Tỵ để tự chiêm nghiệm lại chính mình. Trước hết, xin cám ơn Trời Đất, Tổ Tiên đã cho tôi còn sáng suốt, năng động, còn trí tuệ để chuyển tải những thông tin cần thiết qua bài viết, paltalk, internet, phỏng vấn trên truyền thanh, truyền hình khắp nơi đến bà con bên nhà…
Xin Cám Ơn tất cả.
Ngay từ giờ phút đầu tiên của Ngày Lễ Xóa Tội, tôi đã nghĩ gì?
Xin thưa, tôi đã nghĩ đến bông sen.
Tại sao tôi dùng chữ “bông” mà không dùng chữ “hoa”. Vì một lẽ rất dễ hiểu, tiếng “bông” là tiếng nói má tôi dạy lúc đầu đời, và tôi cũng biết tiếng “hoa” dùng trong văn chương có vẻ “văn hoa” hơn(?).
Bây giờ tôi nói về Hoa Sen.
Lịch sử hoa sen
Năm 1952, tại một địa điểm gần thủ đô Tokyo (Nhựt Bổn), TS Ooga, nhà sinh vật học, đã thành công làm nẩy mầm và nở hoa một trong 3 hột sen 2000 năm tuổi đã được khám phá ra một năm trước đó. Và cái tên Ooga Hasu tức Ooga Lotus được dùng từ đó đến nay ở Nhựt.
Tại Trung Hoa, hột sen cũng đã được khám phá dưới đáy một hồ khô cạn ở vùng đông bắc nước nầy và có 1300 năm tuổi.
Theo dòng lịch sử, sen đã được nói đến qua huyền thoại thời Ai Cập và dự phần không nhỏ trong Ai cập giáo.
Chúng ta hãy nhìn hoa sen lúc đang rực nở với 15 cánh hoa trắng hay hường lợt và một túi hột ở trung tâm. Đây là biểu tượng của mặt trời, sự sáng tạo (creation) và sự tái sinh (rebirth). Biểu tượng trên rất giản dị vì vào ban đêm các cánh hoa khép lại và chìm xuống dưới mặt nước để rồi ngày hôm sau lại vương lên và mờ ra như mặt trời mọc. Theo huyền thoại sáng tạo Ai Cập, từ thuở tạo thiên lập địa, có một hoa sen thật lớn vươn ra ngoài một vùng nước mênh mông. Và từ đó, mặt trời ló dạng….Đó là ngày đầu tiên của trái đất theo huyền thoại Ai Cập. Câu chuyện quá dài từ Heliopolis tới Nun rồi tới Atum (con người đầu tiên sinh ra từ một cánh hoa sen…)
Họ nhà sen
Hoa sen có 5 chủng loại trong đó 3 thuộc họ Nymphacea, và 2 thuộc Nelumbonacea.  Nymphacea trắng được xem như là thủy tổ của loài sen đối với truyền thuyết Ai Cập. Tất cả đều nằm trong họ thủy sen (water-lily). Trong truyền thuyết còn có sen Nymphacea xanh (caerulea) ở Ai Cập tìm thấy trong các bức tranh cổ của xứ nầy.
Hiện tại, sen chúng ta thường thấy chính là họ Nelumbonacea nucifeta (thường gọi là sen Nhựt Bổn) có lá nổi trên mặt nước và hoa chỉ cao hơn mặt nước vài phân. Từ rễ sen đến hoa có thể dài từ 150 đến 200 phân và se có thể tỏa rộng đến 3 thước đường kính. Sen Việt Nam thuộc họ Nymphacea, lá mọc cao hơn mặt nước và hoa cũng cao trên 20 phân.
Một điểm kỳ thú của hoa sen là khả năng điều tiết nhiệt độ. TS S. Seymour thuộc Đại học Adelaide, Úc chứng minh rằng hoa sen luôn giữ nhiệt độ từ 30-350C mặc dù nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 100C vì sen có đặc tính tạo nhiệt (heat-producing) có trong một vài loại cây đặc biệt mà thôi.
Khía cạnh văn hóa của sen
Từ ngàn xưa, văn hóa Á đông xem hoa sen là một tượng trưng của sự trong sạch (purity), tinh khiết (virtues) và buông xả (non-attachment).
Phật Bà Ấn Độ Lakshmi  đứng trên hoa sen và Phật “Ông” Vishnu tọa trên đài sen hồng một tay cầm búp sen và một tay cầm cánh hoa. Cánh hoa tượng trưng cho sự lan tỏa  của tâm hồn (expansion of the soul), còn búp sen tượng trưng cho một kết ước trí tuệ (spiritual promise).
Kinh Bhagavad Gita 5.10 của Ấn Độ có nói rằng:” Người nào trong khi thi hành nhiệm vụ mà không vương vấn (non-attachment), thì kết quả dù tốt hay xấu cũng được Đấng tối cao ghi nhận, không xem là một tội lỗi giống như hoa sen đã được miễn nhiễm trong nước dơ vậy”.
Đối với Phật giáo, hoa sen tượng trưng cho sự trong sạch (purity) của cơ thể, lời nói và tâm hồn trong khi “bơi lội” trong bùn đen của sự vướng bận (attachment) và ham muốn (desire). Theo truyền thuyết, sau mỗi bướ chân của Phật Buddha là một đóa sen rở rộ!
Chữ sen (lotus) trong ngôn ngữ Sanskrit là padma, tượng trưng cho sự đẹp đẻ (beauty), hài hòa (elegance), tuyệt kỷ (perfection), tinh khiết (purity), và quý phái (grace).
Công dụng của sen
Trong tất cả bộ phận của sen đều được con người sử dụng từ rễ (rhizomes-củ) đến thân, lá và hoa sen cùng hột sen.
Lá sen được dung để gói các loại bánh cúng đạc biệt theo truyền thống của một số các dân tộc Á châu như Trung Hoa, Nhựt bổn, Đại Hàn và Việt Nam. Người Đại Hàn dùng cánh hoa sấy khô (Yeonkkotcha) và lá sen khô (Yeonipcha) thay thế trà để đãi khách. Trong lúc đó, người Việt mình dùng cánh hoa tươi hoặc để trang trí, hoặc để làm salad. Củ sen khô cắt mỏng dùng để nấu chè và được xem là một loại dược thảo trong các bài thuốc.
Cánh hoa, lá sen non, cộng sen, củ sen có thể được ăn sống như rau ghém nhưng cần phải thận trọng và rửa cho thật kỹ vì ký sinh trùng Fasciolopsis buski thường hay ẩn náo trong đó.
Khi phân tích, củ sen cấu tạo và cho ra nhiều sợi (fiber), sinh tố C, nguyên tố potassium, thiamin, riboflavin, B6, phosphor, đồng (copper), và mangan, cũng như rất ít chất béo (fat).
Nhụy sen đặc biệt được phơi khô và là một loại trà được thảo ở Việt Nam và Trung hoa (lianhua cha).
Đôi lời chia sẻ
Đồng Tháp Mười!
Đồng Tháp Mười!
Bảy trăm ngàn mẫu đất
Sớt chia bốn tỉnh miền Nam
Khắng khít biên thùy chùa Tháp
Nằm bên cánh trái Cửu Long Giang
Hình ảnh mô tả của một bài thơ thời thơ ấu vào những năm 40 của thế kỷ trước nói lên tính bao la của Đất Mẹ, của Đồng Tháp Mười, nơi dung chứa hàng ngàn, hàng vạn hoa sen một thời. Không biết bây giờ, sau cuộc biển dâu, sau nỗi can qua của đất nước, Đồng Tháp Mười có còn những đầm sen bạt ngàn như ngày xưa, hay chỉ là những ao nuôi cá basa, nuôi tôm sú với biết bao hóa chất độc hại như chloramphenicol, nitrifurans, malachite green v.v… đã làm cho hoa hoa sen của tôi biến mất?
Nhưng tôi vẫn có một niềm tin bất diệt cho hoa sen là, hoa không bị tiêu diệt mà hoa chỉ ẩn tàng đâu đó để rồi một ngày đẹp nắng trong tương lai, sẽ nở rộ tràn Đồng Tháp Mười, tỏa ngát hương thơm khắp miền Nam yêu thương của tôi.
Tôi chọn hoa sen cho những suy nghĩ trong ngày Lễ Xá Tội Vong Nhân vì hoa sen không bị ô nhiễm bởi môi trường xấu, do đó, cho dù có can qua bao nhiêu oan nghiệt của chế độ hiện tại, hoa sen Việt Nam sẽ có ngày vượt thoát vả nở rộ trên quê hương.
HOA SEN, một đóa hoa mọc hoang dại trên một vùng đất sình lầy, đầy rẩy những cây cỏ, súc vật thúi rữa, muc nát sau mỗi lần lụt lội của quê hương tôi, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhưng hoa sen vẫn tươi sắc trắng, vẫn tỏa hương thơm, vẫn vương mình ngất ngưỡng dưới bầu trời nắng chói chang rực rỡ.
Hoa Sen hôm nay được xưng tụng trong tôi, được có một chổ đứng trọn vẹn nơi tôi và cũng là một biểu tượng tôi muốn hướng đến trong bước đường dong ruổi đó đây.
Sen Người và Sen Ta

Hình trên là hình Cullinan Park, nằm trên đường Highway 6 ở Sugarland, một thành phố bên cạnh Houston. Công viên nầy là tài sản của Ông Bà Joseph và Lucie Cullinan hiến tặng cho thành phố trên từ năm 1990. Đây là một vùng đất rộng chứa một hồ sen trắng mênh mông, có những lối đi bằng gỗ chạy dài ra tận một phần hồ và có tầng cao thấp để khách thưởng ngoạn ngắm nhìn.
Mùa nầy, sen bắt đầu nở từ đầu tháng 5, và bức ảnh chúng ta thấy dưới tựa bài là hình bông sen chụp vào ngày 25/7 vừa qua. Đây là mùa sen đợt hai vì đợt đầu đã cho ra nhiều búp sen.
Thưa các bạn,
Chắc chắn người Mỹ biết hoa sen sau người Việt mình và cũng chắc chắn người Mỹ cũng không hình dung được hoa sen  gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Lòng trong trắng, tinh khiết, thanh bạch v.v…, biểu tượng của hoa sen trong văn chương VIệt Nam chắc ít người Hoa Kỳ hiểu và biết được.
Hình bông sen với: Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng, Nhụy vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn…làm người viết nghĩ đến thân phận của người lưu vong biệt xứ. Người Mỹ chắc không hiểu ý nghỉa của hoa sen như người Việt Nam, nhưng người Mỹ biết hiến tặng hồ sen cho mọi người dân thưởng ngoạn trong những giây phút nhàn du. Đó là ý nghĩa người viết muốn chuyển tải trong bài viết nầy.
Đi đến nơi nầy nhiều lần từ tháng 5 vừa qua, nhưng chưa bao giờ tôi có nhiều xúc động khiến tôi phải viết lên như trưa nay. Đến đây từ sáng sớm, mặt trời chưa mọc, chụp nhiều hình ảnh sen trắng pha lẩn vài cánh bèo trên mặt nước làm chạnh lòng người viết, nhớ quê hương chi lạ!

Một quê xa xôi, nghèo mà thanh bạch, không bợn nhơ trong một xã hội xô bồ nầy, nơi mà tình người hầu như xa vắng.
Tôi ước ao trên bước đường chu du khắp nơi trên đất Mỹ, sẽ có ngày đi viếng một công viên có tên Việt Nam như công viên Nguyễn Văn Việt Nam thay vì tên công viên Cullinan…để cho người bản xứ không nghĩ, chúng ta, những người Việt lưu vong chỉ là những …khách trọ vô tình! 
Chúng ta thường nói người Mỹ ích kỹ, sống theo cá nhân chũ nghĩa, nhưng thật ra, theo thống kê, trung bình mỗi người Mỹ dành 5% mức thu hoạch của mình cho từ thiện. Biết bao người Hoa Kỳ tình nguyện đi xây cất, sửa chữa nhà cửa cho người nghèo, hay phân phối thực phẩm của chính mình mỗi khi có thiên tai. Khi về già, tài sản của họ, thay vì dành dụm cho con cháu, họ hiến dâng lại cho xã hội, một xã hội đã nuôi dưỡng họ trong suốt cuộc đời.
Đẹp biết bao những hình ảnh như ông bà Cullinan.

Còn chúng ta thì sao?
Xin để mỗi người trong chúng ta tự đi tìm câu trả lời thành thật nhứt đối với lương tâm của mình.
Riêng tôi, tôi thành tâm ước vọng mình được làm bông sen dù trong giây phút để giũ sạch tất cả những vướng bận của cuộc sống hàng ngày.
Làm bông sen để buông xả tất cả tục lụy trần gian.
Và cũng làm bông sen để có được một tâm hồn thanh thoát hướng về cái Thiện, cái Đạo đúng nghĩa.
Cám ơn Ngày Lễ Xá Tội Vong Nhân để tôi có một vài giây phút nhìn lại chính mình.
Mai Thanh Truyết
Rằm Tháng 7 năm Quý Tị
 
 
 
Tiếp Tục Câu Chuyện Hoa Sen

Sau khi gửi bài viết “Sen Người-Sen Ta” cho một người bạn vong niên đọc, anh gửi lại cho người viết một bài viết khác có tựa đề “Bạch Mã Phi Mã” với lời mào đầu như sau:”Ở tuổi tam thập, tôi tiếp cận với câu ‘Con ngựa trắng không phải là con ngựa.’ Hán Việt nói gọn hơn: ‘Bạch mã phi mã.’  Đó là câu nói của Công Tôn Long, khi ông qua một cửa ải, bị quân lính chận bảo ông phải xuống ngựa. Ông bảo: ‘Bạch mã phi mã.’ Con ngựa của Ông là con ngựa trắng. Vì ngựa trắng thì không là ngựa, nên ông không xuống ngựa”.
 
Thế nhưng gần đây, nhớ lại thời trung niên, gần hai thập niên sống với những người quân tử thời hiện đại. ‘ăn chỉ gần no, mặc chỉ gần đủ ấm’, tôi mới  ngộ ra cái  nghĩa của ‘con ngựa trắng không phải là ngựa”.
Đọc hai ba lần bài viết dài 7 trang của một người anh vong niên, tôi liền điện thoại đến hỏi anh xem ẩn dụ nào anh ngụ ý cho bài Bạch mã phi mã? Câu tiếp của tôi là:”có phải anh định nói “sen ngoài bùn không là sen nữa phải không?” Và, cấu tạo của bùn gồm tất cả những vật xú uế trên đời, mà tại sao không ảnh hưởng lên sen, để sen vẫn còn giữ sắc trắng và tỏa ngát hương thơm?
Anh bảo tôi phải khai triển thêm nữa các yếu tố trên. Và hôm nay, câu chuyện sen ngưi sen ta lại tiếp tục.
Hòa thượng Thupten Ngodrup, Tu viện Nechung Dorje Drayang Ling ở Dharamsala, Ấn Độ nghĩ về hoa sen như sau: 
“Hoa sen là đóa hoa đẹp nhứt, các cánh hoa mở ra từng cánh. Tuy nhiên, hoa chỉ lớn lên trong bùn. Để được tăng trưởng và thành tựu trí huệ, trước hết bạn phải có bùn - những chướng ngại của đời sống và hệ lụy thương đau... Bùn nói lên nền tảng chung trong đó mọi người cùng san sẻ, cho dù dưới bất cứ hoàn cảnh nào trong đời sống ... Cho dù chúng ta có tất cả hay không có gì hết, tất cả chúng ta cùng đối mặt với cùng những cản ngại như: sự buồn tẽ, sự mất mát, bịnh tật, sự chết dần và sau cùng sự chết. Nếu chúng ta phấn đấu để có thêm được trí huệ, thêm được lòng nhân, thêm lòng từ bi, chúng ta phải có chủ tâm lớn lên như hoa sen và phải mở từng cánh hoa một.

Thêm một bài hát về Sen và Bùn mà tôi có ý muốn để nguyên thủy, không phỏng dịch:
I am a lotus, you are a lotus, Jesus a lotus, the Guru a lotus, the dearest golden poodle a lotus, all floating on one still pond of solitude, equally radiant, inseparable, entangled, with pale green stems undulating from the same luscious mud.
I never hear the breeze whisper, "This one is the Master, that one is the Savior." I just hear a breath rippling over the waters, singing over the pond, "How beautiful you are! And you! This one has blossomed, that one is next! How beautiful!"
 “Tôi mở tâm để nhận tất cả những gì đến với tôi hôm nay”. Đây có phải là một trong những triết lý của Phật giáo? Tôi không biết, nhưng tôi cảm nhận như vậy. Trong Phật giáo, hoa sen nở ra tượng trưng cho một trái tim rộng mở. Hoa sen nở trên mặt nước, nối dài bằng cuống sen dài và rễ sen chìm trong lòng bùn dưới đáy sâu tượng trưng cho “cái đẹp” và “ánh sáng” chìm trong tăm tối. Những ngón tay mở rộng cho ta hình dung được hoa sen với từng cánh sen mở lớn ra, cho ta hình dung một sự nối tiếp về nguồn cội, và cũng cho ta nhớ lại suối nguồn tươi mát của sự sẵn sàng chào đón cuốc sống bằng một trái tim rộng mở.
Khi viết đến đây, nhìn lại phần chuyển của anh bạn già trong bài “Bạch mã phi mã” như sau:” Số là: Họ là những con người ‘thánh thiện’.
Họ nói cái gì cũng đúng. Người người, nhà nhà đều hồ hởi, phấn khởi, vỗ tay, đồng loạt khen rằng họ đúng. Mọi người đều ghi tâm khắc cốt rằng: ‘sông có cạn, núi có mòn, nhưng chân lý ấy của họ thì luôn không bao giờ thay đổi’. Họ là ‘lương tri của thời đại, đỉnh cao trí tuệ của loài người’. Họ là những nhà tiên tri-prophets-thời nay. Mà là tiên tri tức thuộc bậc thánh.
Trong thực tế, họ là thánh. Họ là những tông đồ khai đạo. Đạo Xã Nghĩa của Hội Xích Thánh, dịch nôm là Hội Thánh Đỏ. Tổ chức Hội Thánh Đỏ và cách hành xử gần như thời kỳ các tòa án dị giáo-Inquisition-ở Tây Ban Nha, thế kỷ thứ 16, xử thiêu các người dị giáo. Trong thực tế, ít nhất là trong giới hạn những kinh nghiệm mà tôi trải qua, thì trong thế giới do các thánh quản lý, ai mà nghĩ khác, làm khác lời các thánh dạy, đều là la dị giáo-heretic đáng lên giàn hỏa.  Kẻ dị giáo không có chỗ đứng dưới sự cai quản của các thánh.
Thánh không là người. Chính danhh chi thuyết, thì nếu là người làm sao gọi là thánh được.
Vì thế nên: là thánh thì khó mà biết tình người, không hiểu tình người.Thánh chỉ biết Giáo Hội, giữ gìn đề cương của Giáo Hội.
Thế giới các thánh không có cái ác.  Chỉ có thiện.  Mà thiện ác tương sinh: không có ác thì làm gì có thiện.  Vậy, thế giới các thánh cũng không có thiện. Không ác, không thiện. Nói đúng ra, thế giới các thánh là thế giới phi thiện phi ác.  Cho nên khi đọc Beyond the good and evil-tựa của một quyển sách của Nietzsche, tôi giựt mình, và lo sợ. May mà tôi chưa có cái tò mò đi vào nội dung. Nói riêng, vào trong thế giới phi thiện phi ác của các thánh tôi sợ mình lạc đạo. Mà lạc đạo là dị giáo.
Sống với các thánh, một trong những phản ứng của tôi là thèm muốn, ước mong, thiết tha trở về cái thế giới loài người: Thế giới của thiện ác, của sự bất toàn, của sự đổi thay, thế giới phù du, nhưng cũng là thế giới của sự góp phần, của hy vọng, của lòng tin ở sự tiến bộ của loài người.  Không chắc vô thường là tiến bộ, vô thường không là điều kiện đủ cho tiến bộ.  Vô thường là điều kiện cần và tối quan trọng cho tiến bộ.  Còn cái thế giới vĩnh hằng, miên viễn, nước của chư Phật, của Thiên Chúa, cũng là một thế giới toàn thiện, tuyệt đối tốt, tuyệt đối chân thật-không có ác, không có cái xấu, không có giả dối cũng là một thế giới phi thiện phi ác. Và ở đó, có gặp các thánh thì cũng vui thôi. Mọi chúng sinh đều bình đẳng trước Phật, và trước Chúa!
Trong xã hội lãnh đạo do các thánh-mà các thánh muốn là phi thiện phi ác thì mọi người đều trở thành người-thánh.  Người-thánh không khác người thường. Người-thánh in hệt người thường về thể chất.  Nhưng về trí tuệ tâm linh thì là thánh. Người-thánh, tương tự như trẻ con Việt Nam sinh trưởng ở Châu Âu, lớn lên ở Châu Âu, nói tiếng địa phương, nghĩ như người địa phương, thất tình lục dục như người địa phương. Chúng giống như trái chuối-ngoài vàng, trong trắng như Mỹ trắng. Bên ngoài, chúng là da vàng mũi tẹt, Việt Nam rặt, nhưng bên trong tâm lý, nghĩ suy,… tất tất đều là như người địa phương da trắng, trắng tinh.  Người-thánh cũng tương tự như vậy; xác người mà hồn thánh. Một cách nói khác-và thực tế hơn-thì  đó là những con người như người thường, nhưng đã cầm bán linh hồn cho các thánh, nên nghĩ như thánh, lý luận như thánh, hành sự như thánh.
Thế nào là hành sự như thánh?
Một thí dụ: Với các thánh, cứu cánh biện minh cho phương tiện. Cứu cánh: một thế giới đại đồng, không có người bóc lột người, không giai cấp, làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu, người người, nhà nhà sống hài hòa trong hòa bình an lạc. Cái cảnh thanh bình lạc thiện, mà từ xửa từ xưa đến nay, các đạo giáo như Khổng, Lão, Phật, Thiên Chúa, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, … đều bất lực, không đem lại cho nhân loại được, thì các thánh có một con đường khoa học-con đường xã nghĩa-tất yếu  đưa nhân loại đến Niết Bán trần thế. Nói theo các thánh, nàng tiên xã nghĩa rộng mở cho mọi người, nhưng hoa đẹp nào cững có gai, nhưng đó là ‘hướng đi tất yếu của lịch sử loài người.’  Đường nào rồi cũng đến đó, nhưng con đường xã nghĩa là con đường ngắn nhất. Mọi phương tiện-cả gian giảo, lừa lọc, bạo lực, khủng bố, giết người, giết lầm hơn là tha lầm-đều tốt, buộc mọi người phải ôm lấy nàng tiên xã nghĩa nầy. 
Vì vậy, mọi người phải là người-thánh, bằng không thì là dị giáo. Hồi xưa, chưa văn minh, còn đem thiêu sống.  Giờ, thời đại khoa học, bị nghi là dị giáo thì bị tù khổ sai mọt gông, gọi như vậy là rộng lượng, bao dung, cải tạo để tri-kiến-ngộ-nhập xã nghĩa, và nhập thành người-thánh”.
Đọc tới đây, tôi hình dung ra được là anh bạn già muốn nói tới những “ông thánh xã nghĩa” làm ẩn dụ cho bài viết bạch mã phi mã chăng?
Rồi anh viết tiếp:”Thế nhưng phải làm thế nào để thành người-thánh.
Muốn trở thành người-thánh phải biết ‘tiên ưu hậu lạc” ‘lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ.’. Nói rõ hơn là biết quên mình vì đại nghĩa, mà đại nghĩa là ở các thánh.  Vậy, phải có ý  thức cao độ về việc ‘bảo vệ các thánh’; ‘bảo vệ thánh thể’  là từ mới trong kinh xã nghĩa. Ngoài ra, phải được công nhận là: ‘có cái tự do là tự ý từ bỏ quyền làm người của mình và ủy nhiệm cho một thánh, đại diện cho mình-gọi là đại biểu.’  Sau đó, mình phải bằng lòng và vui vẻ “hồ hởi”, nạp tất cả sản phẩm mình tạo ra cho Hội Thánh, rồi Hội Thánh sẽ phát trờ lại ‘công bằng’ cho mỗi người.  Mọi người nhờ đó mà được ấm no. 
Còn con cái?
Hồn mình đã giao cho thánh, thì con cái mình đương nhiên là đồng nhi của Hội Thánh. Hội thánh nuôi dạy, giáo dục, và đương nhiên là theo Kinh…Thánh, và cuối cùng là nhằm cho chúng thành… thánh, bằng không cũng thành người-thánh.
Người-thánh không cần phải suy nghĩ, không lo âu, khỏe ru, vì đã có các thánh nghĩ cho mình. Trong giáo dục, các thánh chú trọng đặc biệt vế tính chất nầy. Trong thực tế, Hội Thánh dạy ‘dám nghĩ, dám làm’.  Nhưng phải dạy sao cho trẻ con giác ngộ rằng nghĩ suy làm mệt trí, mà có khi còn nguy hiểm.  Dành quyền tư duy cho các thánh-các nhà tiên tri đã thấu rõ ‘con đường tất yếu của lịch sữ…” và hành xử y theo các thánh dạy thì an toàn trên xa lộ đời người. Cho nên thường người ta huấn luyện để trẻ con biết ‘hồ hởi’, ‘vổ tay’ (khi thánh vổ tay), và nhất trí với những điều thánh phán. Dưới chế độ các thánh, con người hoàn toàn có an ninh và cơm no ấm áo!
Vì không còn mâu thuẫn giai cấp, không còn người bóc lột người.
Cách đây hơn hai tuần, tôi có đi học đạo, Thầy G.Đ. thuyết về Thơ Thiền, Thơ Đạo. Tôi nghĩ đến con ngựa trắng, đến những người-thánh-xác người-hồn thánh, và theo đó tôi ngộ ra:
Người-thánh không là người. Vì linh hồn đã cầm bán cho thánh”.
Đọc đến đây, chính người viết cũng “ngộ” ra rằng, anh bạn già muốn ám chỉ con ngựa trắng là thánh nghĩa là không còn là con ngựa nữa. Và những người xã nghĩa cũng “đã” là thánh trong chính cái chuyên chính vô sản của họ. Họ chỉ là “xác người hồn thánh” và đã bán mình cho thánh rồi…thì chúng ta, những con người phàm, không cứ gì phải chào, phải xuống ngựa. Vì họ chính là những hồn ma làm theo lời thánh ở cõi ta bà nầy.
Mà thánh của họ là ai?
Chắc chắn là thánh của họ cư ngụ ở phương Bắc, một địa danh tập hợp nhiều “xác người hồn thánh” khác nhau…nhưng nay đã ngộ và đang cố quay trở về “xác người hồn người” để thoát họa thánh “đỏ”. Bao giờ xác người hồn thánh Việt Nam mới ngộ được như Tây Tạng, Tân Cương, và tiếp theo là Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Đông… ?
Như vậy “bạch mã phi mã” có liên quan gì đến “sen trong bùn” của tôi?
Phải chăng ý anh nói, sen trong bùn tuy vẫn là sen, nhưng phải là bùn của quê hương, bùn của xác người hồn người, chứ không phải là bùn của xác người hồn thánh nữa!
Mà bùn của xác người hồn thánh là gì?
Đó là xác người đã nhập vào Văn hóa thánh:
1-    Đóng thuế đẻ (tức là ai vào "xưởng đẻ" phải đóng thuế, một sắc thuế chưa có nước nào thực hiện, chỉ có ở Việt Nam là có sắc thuế đẻ); 

2-    Dạy tiếng Tàu tại trường tiểu học. Đây là cách "mười năm trồng cây, trăm năm trồng người" được đảng cộng sản thi hành, dạy tiếng Tàu từ bậc tiểu học để sau nầy lớn lên gắn bó với Trung Cộng, chuẩn bị đưa cả nước sát nhập vào đất Tàu;
3-    Người chết phải chôn sau 48 tiếng. Chết là phải chôn trong vòng 48 giờ, là luật rừng, hồ chí minh chết từ ngày 2-9-1969, xác vẫn còn nằm trong lăng ở Hà Nội, cán bộ lãnh đạo phải làm gương, nhưng đảng chỉ bắt dân làm, nhưng họ thì không bao giờ làm theo những gì mà họ qui định; đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỷ những gì cộng sản làm. Chết mà chôn quá sớm, giới thấy cúng, thầy tụng mất lợi nhuận, nhưng ngày nay nhiều người hỏa táng, nên chôn cất không quan trọng;
4-    Xe phải “chính chủ”. Xe phải do chính chủ nhân lái, người khác như con cái, gia đình, bạn bè là bị phạt. Đây là thứ luật giao thông rừng, chưa thấy ở các nước khác như Hoa Kỳ, Âu Châu…ai có bằng lái là có quyền lái bất cứ xe nào do ai làm chủ, không thành vấn đề; 
5-    Phải đăng ký tên thật khi lên internet. Ở Việt Nam, thành phần dùng internet không nhiều, đăng ký tên là do các công ty phục vụ như Google, Yahoo…chứ đảng và nhà nước lấy quyền gì để buộc người dân đăng ký tên thật?
6-    Đám ma không quá 7 vòng hoa. Đám ma thì thân nhân, bạn bè muốn phúng điếu bao nhiêu vòng hoa cũng được, nhưng luật mới qui định giới hạn là 7 vòng hoa, chưa có nước nào có thứ luật kỳ quặc như thế;
7-    Con bất hiếu cha mẹ bị phạt 20 triệu đồng Việt Nam. Tội bất hiếu bị phạt 20 triệu, nhưng không ghi rõ thế nào là bất hiếu?
8-    Cấm mua bán nhà đất, ô tô bằng tiền mặt. Mua bán nhà, xe là quyền tự do, ai có tiền thì mua, nhưng giới có tiền và vàng thì mua dể dàng, trả ngay…biện pháp nầy nhằm ngăn ngừa tham nhũng, nhưng ở Việt Nam, tham nhũng lan tràn. Thế là luật nầy chỉ dành cho dân, còn cán bộ có trả tiền mặt, xài tiền giả cũng không ai dám đụng đến;
9-    Phạt tới 20 triệu nếu tiết lộ giới tính thai nhi. Điệu nầy các bác sĩ, phòng thí nghiệm bị mất mất hết khách hàng, luật nầy quá kỳ cục, chả lẽ phụ nữ mang thai, chồng, thân nhân không có quyền biết giới tính bào thai?
10- Đề nghị “còn trinh tiết mới được thi hoa hậu”. Ở Việt Nam, chỉ cấn tốn 10 đô la, là gái chơi bời được bác sĩ vá màng trinh, các hoa hậu đừng lo, khoa học tiên tiến giúp cho. Nhưng ban giám khảo có biết ai mất trinh, ai còn trinh mà cấm?
11- Công An được phép bắn người cản trờ thi hành công vụ. Luật nầy dành cho công an có quyền bắn người, tức là có license to kill;
12- Phụ nữ 33 tuổi trở lên không được phép mang thai. Điều nầy gái phải có chồng sớm để đẻ sớm, đẻ trước năm 33 tuổi;
13- Có con ngoài giá thú phải xin phép lãnh đạo. Chắc chắn là Lê Khả Phiêu, Trương Tấn Sang và nhiều cán bộ khác…phải xin phép lãnh đạo để nhìn nhận con rơi, luật mới nầy nếu hồi tố, thì hồ chí minh phải công bố bao nhiêu con rơi, nhưng tiếc là hắn chỉ còn là xác ướp. (trích một số “kiểu” văn hóa Việt Nam của Bùi Lý Hồng trên internet).
Đến đây, nhìn lại kết luận bài viết của anh bạn già về bạch mã phi mã, về nói chuyện thánh của anh, người viết nghĩ rằng với “văn hóa thánh” trên đây, cho dù là “xác người hồn thánh” có một sát na nào đó muốn “ngộ” ra cũng không được, Sen trong bùn văn hóa thánh không thể nào là sen được.
Cho dù đã có “khi mê bùn vẫn là bùn, ngộ ra mới biết trong bùn có sen”, người có văn hóa thánh sẽ ngàn đời không bao giờ ngộ được, vì làm sao thấy sen trong bùn được trong khi Tâm, Khẩu, Ý chỉ mơ thấy, nói đến, và nghĩ đến quyền lực, tài sản, gái đẹp v.v… Họ chỉ thấy “khi mê sen vẫn là sen, ngộ ra chỉ thấy sen là con sen”.
Xin mượn bốn câu thơ kết thúc cho bài Bình về quyển Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh để làm kết luận cho bài viết “Tiếp tục câu chuyện hoa sen”:
Cô vọng ngôn chi cô thính chi.
Đậu bằng qua giá vũ như ti.
Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,
Ái thính thu phần quỷ xướng thi! 
Bản Diễn Nôm của Cụ Đào Trinh Nhất: 
“Nói láo” mà chơi, nghe láo chơi
Dàn dưa lún phún hạt mưa rơi
Chuyện đời đã chán không buồn nhắc
Thơ thẩn nghe ma kể mấy lời.’
Mai Thanh Truyết
Viết trong Vô Thường
Mùa Vu Lan-2013
 
 

NGUYỄN THIÊN THỤ * CÁC CHÙA Ở SÀI GÒN




CÁC CHÙA Ở SAIGON

NGUYỄN THIÊN THỤ

 
 Saigòn- Gia Định có nhiều chùa. Riêng tại Gia Định đã có khoảng 100 chùa. Chúng tôi chỉ trình bày một số chùa tiêu biểu.

1. THANH MINH THIỀN VIỆN: PHÚ NHUẬN

Chùa này là trung tâm tranh đấu cho tự do, dân chủ Việt Nam.Thanh Minh thiền viện do Hòa Thượng Thích Quang Độ trụ trì, là đầu não của Phật giáo quốc gia, tranh đấu cho độc lập và tự do Việt Nam. Chùa này thường bị Cộng sản đàn áp, khủng bố nhưng các vị tăng đều chứng tỏ một tinh thần vô úy.  Hòa Thượng Quảng Độ  là Tăng Thống Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, trụ sở Viện Tăng Thống tại Thanh Minh thiển viện , số 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Saigon



Ngày 17-8-2012, đại sứ Hoa Kỳ David Shear đã đến Thanh Minh Thiền Viện để vấn an Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ
 
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Đại sứ Úc Đại Lợi, Hugh Borrowman trước Thanh Minh Thiền Viện - Hình PTTPGQT
 Đại sứ Úc Hugh Borrowman và Tăng Thống Quảng Độ trước Thanh MInh Thiền Viện
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Đại sứ Úc Đại Lợi, Hugh Borrowman trước Thanh Minh - Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Đại sứ Úc Đại Lợi, Hugh Borrowman trước Thanh Minh Thiền Viện - See more at: Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ và Đại sứ Úc Đại Lợi, Hugh Borrowman trước Thanh Minh Thiền Viện - See more at:

2.  CHÙA GIÁC HOA -Bình Thạnh

Chùa tọa lạc tại 15/7 Nơ Trang Long, Phường 7, Q. Bình Thạnh, TP Sài Gòn. Đây là trụ sở của Văn phòng Viện Hóa Đạo của Phật giáo Việt Nam Thống Nhất do Hoà thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo trụ trì.

 Hòa thượng Thích Viên Định lên tiếng về việc Cộng sản bắt trái phép LS Cù Huy Hà Vũ

     Chùa này là trụ sở của Viện Hóa Đạo, Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, trung tâm tranh đấu cho tự do, dận chủ  nên bị công san sách nhiễu. Chùa này là chùa xưa ở chốn đồng quê của tỉnh Gia Định, nay  chùa nằm lọt vào giữa xóm lao động .

 
Chủ nhật 5.5.2013, Công an mặc thường phục tràn vào 
ngõ hẻm chùa Giác Hoa  không cho ai ra khỏi chùa –

http://sbtn.net/images/upload/2013_may_6/sb13-large.jpg
Công an bao vây chùa Giác Hoa- Bình Thạnh.


Không chỉ ngăn chặn những người trẻ tham dự cuộc picnic dã ngoại bàn về nhân quyền, hàng chục tên Công an đã kéo đến phong tỏa chùa Giác Hoa, ngăn cấm tất cả chư Tăng không được rời khỏi chùa hôm chủ nhật vừa qua 5-5-2013. Theo bản Tường thuật của Thượng tọa Thích Viên Hỷ cho biết thì một số chư Tăng phải rời chùa Giác Hoa tham gia Phật sự đều bị Công an ngăn cản, lệnh phải quay vào chùa không cho đi. Đặc biệt vào lúc 8 giờ sáng chủ nhật khi Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, dự tính lên Thanh Minh Thiền Viện để vấn an Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Hoà thượng Thích Quảng Độ đến chùa Giác Hoa dự lễ
 
 
Hòa thượng Thích Quảng Độ  thuyết pháp tại chùa Giác Hoa


4. CHÙA GIÁC LÂM -Phú Lâm

Chùa Giác Lâm là chùa cổ nhất miền nam, thành lập năm 1744 là một trong những ngôi chùa có mặt sớm nhất ở đất Gia Định còn tồn tại đến nay, do cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, xây dựng.
 Chùa Giác Lâm (chữ Hán 覺林寺: Giác Lâm tự) còn có các tên khác: Cẩm Sơn, Sơn Can[1] hay Cẩm Đệm; là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Saigon. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế miền Nam Việt Nam[2].Chùa tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Saigon, và đã được  công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam  ngày 16 tháng 11 năm 1988.



Chùa được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, cang là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm [3].



Từ năm 1744 đến năm 1774, chưa rõ có vị tăng sĩ nào đến trụ trì chùa hay không, vì thiếu tài liệu [4]. Chỉ biết vào năm 1774, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc (trụ trì chùa Từ Ân) đã cử đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang (gọi tắt là Viên Quang) về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.



Dưới thời thiền sư Viên Quang, chùa Giác Lâm trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến năm 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm, chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo[5].
Danh sĩ Trịnh Hoài Đức trong quyển Gia Định thành thông chí đã miêu tả cảnh chùa lúc bấy giờ như sau: "Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm..., cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú!"...



Tháp Xá lợi của chùa Giác Lâm Chùa đã được trùng tu lớn ba lần. Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang cho xây lại chùa lần thứ nhất vào năm 1798[6]1804. Đến năm 19061909, Hoà thượng Hồng Hưng với sự giúp sức của Hoà thượng Như Phòng, đã cho tôn tạo lại ngôi chùa một lần nữa. Các sự kiện này được ghi lại trong đôi liễn mừng lạc thành, nay còn treo trong chánh điện. Đầu năm 1999, chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba.
Chùa Giác Lâm nhìn chính diện Chùa Giác Lâm hiện nay có lối kiến trúc chữ Tam (Ξ) gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau (không kể các nhà phụ): chính điện, giảng đường và nhà trai (còn gọi là nhà Ông Giám). Chùa nguyên thủy không có cổng tam quan (cổng tam quan chỉ mới được xây dựng vào năm 1955), mái chùa gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Năm 2007, khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá (phía bên phải chùa - theo hướng nhìn từ trong ra).
Chính điện với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm. Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, thiếp vàng công phu. Giữa các hàng cột là các cửa võng, cũng được thiếp vàng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, hoa điểu....
Trong chính điện bày trí theo kiểu “tiền Phật, hậu Tổ”. Phía trước chính điện thờ các tượng A Di Đà, Thích Ca, Di Lặc. Hai bàn thờ hai bên phải trái, có tượng Quán Thế Âm, Đại Thế Chí. Ngoài ra, ở đây còn có tượng cửu long, dọc hai bên tường có bộ tượng Thập Bát La Hán, bộ tượng Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma và tượng Long Vương.
Đằng sau chính điện là bàn thờ Tổ, thờ các vị Hòa thượng đã trụ trì tại chùa Giác Lâm. Đối diện với bàn thờ Tổ là các bàn thờ: Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà, và sau cùng là bàn thờ Thập Điện Diêm Vương. Ở gian này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, được dùng làm cơ sở hậu cần, nuôi chứa cán bộ, làm công tác trinh sát nội thành [7].
Trước chùa là bảo tháp xá lợi gồm 7 tầng hình lục giác. Tháp được khởi công xây dựng từ năm 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng, đến năm 1975 thì tạm ngưng cho đến 1993 mới được tiếp tục. Từ năm 1994 tầng 7 của tháp thờ Xá Lợi Phật.
Bên trái cùa chùa là khu mộ tháp của các vị hòa thượng đã trụ trì ở đây, trong số ấy có tháp Tổ Phật Ý-Linh Nhạc, tháp Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang. Ngoài ra, trước sân chùa có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát dưới bóng cây bồ đề. Cây này do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka (Tích Lan) sang trồng.

6 ngôi chùa đặc biệt ở TP.HCM - 1


5. CHÙA XÁ LỢI- Saigon
Chùa Xá Lợi nằm trên một khuôn viên rộng 2500m2, giữa một khu phố khá yên tĩnh, cổng chính nhìn ra đường Bà Huyện Thanh Quan, cổng phụ nhìn ra đường Sư Thiện Chiếu. Chùa được khởi công xây dựng vào ngày 5-8-1956 dưới sự quản đốc công trường của hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hà Tố Thuận, thi công theo họa đồ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh. Chủa được khách thành vào các ngày 2-3-4 tháng 5 năm 1958. Có được kết quả này là nhờ vào sự đóng góp của Phật tử 21 tỉnh miền Nam lúc đó, dưới sự tổ chức xây dựng của Hội Phật học Việt Nam.



Tương truyền rằng trong quá trình xây cất, ở đây có biển đề "Công trình Chùa thờ Xá-lợi Phật". Do đó, nhân dân quen gọi là chùa Xá Lợi. Đến khi khánh thành, theo ý kiến Hòa thượng Khánh Anh, chùa đã lấy tên này như cách gọi của nhân dân.



Cấu trúc ngôi chùa gồm có: chánh điện, giảng đường, thư viện, văn phòng, phòng hội đồng, phòng họp, phòng khách, phòng tăng và vãn sinh đường. Chánh điện ở lầu một, dài 31m, rộng 15m. Trong lễ đường chỉ tôn trí một vị Phật là đức Thích-ca Mâu-ni. Tượng này do Trường Mỹ nghệ Biên Hòa thực hiện năm1958 bằng bột đá mầu hồng. Trên tường chánh điện có những bức tranh minh họa đời sống đức Phật Thích-ca từ lúc đản sinh cho đến khi nhập niết bàn. Các tác phẩm này do họa sĩ Nguyễn Văn Long thực hiện vào các năm 1959-1960.




Phía bên trái tam quan chùa trên đường Bà Huyện Thanh Quan có một tháp chuông cao 7 tầng, được khởi công xây dựng vào ngày 15-12-1960 và khánh thánh vào ngày 23-12-1961. Đại hồng chung đã phải đúc hai lần mới thành công và được đem lên tháp ngày 17-10-1961 với sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết.



Nếu chùa Ấn Quang gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Phật học đường Nam Việt, thì chùa Xá Lợi lại có quan hệ mật thiết với lịch sử của Hội Phật học Nam Việt. Hội này thành lập năm 1951 tại Sài Gòn, do bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, thầy Quảng Minh và cụ Chánh Trí Mai thọ Truyền lần lượt làm Hội trưởng. Hội đã từng có chi nhánh ở hầu hết các tỉnh miền Nam trước đây với cơ quan ngôn luận là tạp chí Từ Quang.


Chùa Xá Lợi có sự đóng góp lớn lao  trong việc hoằng dương chánh pháp, đã nhiều lần đón các vị khách quốc tế và là nơi thường xuyên có nhiều du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái.

Chùa Xá Lợi

Chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên được đặt tên là chùa Xá Lợi. Chùa Xá Lợi là ngôi chùa đầu tiên của thành phố được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, phía dưới là giảng đường.Chùa nổi tiếng là nơi có tháp chuông cao nhất Việt Nam gồm 7 tầng, cao 32m, khánh thành vào năm 1961.




Tầng cao nhất có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn, với tiếng chuông ngân nổi tiếng, từng được nhiều thế hệ biết đến qua bài vọng cổ “Tiếng chuông chùa Xá Lợi” do soạn giả Viễn Châu sáng tác.
Chùa Xá Lợi không chỉ được biết đến với kiến trúc và cảnh quan tuyệt đẹp mà còn khá nổi tiếng với những dấu chứng lịch sử về cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo. Chùa Xá Lợi từng được chọn làm trụ sở của Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo năm 1963 và là nơi tổ chức thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất họp từ ngày 30-12-1963 đến ngày 01-01-1964. Chùa cũng là nơi tổ chức lễ tiếp nhận và phát hành hai tập kinh đầu tiên Đại Tạng Kinh Việt Nam vào ngày 31-8-1991.

Địa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan, P. 7, Q. 3,Saigon

6. CHÙA ẤN QUANG- Saigon


Chùa Ấn Quang là một ngôi chùa khá nổi tiếng ở Việt Nam được nhiều người biết dến và đây cũng là một trường Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở miền Nam.
Chùa Ấn Quang toạ lạc tại 243 đường Sư Vạn Hạnh Phường 9 - Quận 10, Saigon.
Chùa được tạo lập năm 1948 và đã được mở rộng nâng cấp. Hiện nay chùa có thư việnnhà xuất bản. Trước năm 1975, chùa là cơ sở chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và nay được dùng làm trụ sở của Giáo hội Phật giáo Saigon. Chùa thường được gọi với tên Tổ đình Ấn Quang.




Tổ đình Ấn Quang được xây dựng cách nay không lâu, nhưng lại giữ một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nơi đây đã từng chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong những bước thăng trầm và phát triển của đạo Phật ở miền Nam.Tổ đình Ấn Quang được xây dựng trên 50 năm qua do công hạnh của cố Hoà thượng Thích Thiện Hòa, một vị Hòa thượng đức hạnh khiêm cung, trọn đời hiến thân cho Đạo pháp với mật hạnh: Kiến tạo xây dựng chùa, tháp, tiếp dẫn chúng sanh. Tổ đình Ấn Quang là cái nôi đào tạo nhiều danh tăng thạc đức qua từng thời kỳ, đóng góp nhiều trí tuệ cho việc hoằng truyền Chánh pháp, xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam vững mạnh ở thế kỷ XX và XXI.




Chùa được Hòa thượng Thích Trí Hữu từ chùa Linh ỨngNgũ Hành Sơn, Ðà Nẵng vào lập nên vào năm 1948. Lúc đầu đây chỉ là một ngôi Phật tự nhỏ bằng cây lợp lá, mang tên là Ứng Quang tự (chùa Ứng Quang). Năm 1950, Hòa thượng Thích Thiện Hòa (1907-1978), thuộc dòng thiền Lâm Tế, đời thứ 43, sau 10 năm du học về đạo phép và giới luật tại Tây Thiên Phật học đường, Báo Quốc Phật học đườngchùa Quán Sứ, trở về Sài Gòn. Ngài được Hòa thượng Thích Trí Hữu giao cho quyền quản lý chùa Ứng Quang để hoằng dương Phật pháp.




Với tư cách là Viện chủ, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã cho xây dựng ngôi chánh điện theo kiểu chùa Từ Đàm ở Huế. Từ đó, trong suốt hơn một phần tư thế kỷ, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã hiến trọn tâm trí và công đức để tôn tạo ngôi chùa và thành lập trường Phật học để giáo dục và hoằng pháp. Chùa là một trung tâm đào tạo nhiều tăng tài cho Phật giáo Việt Nam hiện đại, là trụ sở của Giáo hội Tăng già Nam Việt, văn phòng Viện Hóa Đạo và Viện Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất trước đây. 

Nhà tổ

Hoa tạng trên nóc chùa

 Trong giai đoạn 1960-1964, chùa Ấn Quang đã tranh đấu chống chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Pghật giáo.Vào ngày 07-3-2006, chùa đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Tổ đường và nhà Tăng với sự chứng minh của chư tôn đức giáo phẩm : HT. Thích Từ Nhơn, HT. Thích Quảng Liên, HT. Thích Hiển Pháp, HT. Thích Trí Quảng ...

6. CHÙA VĨNH NGHIÊM- Saigon

Chùa Vĩnh Nghiêm (Chữ Hán: 永嚴寺) là một danh lam, hiện tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), thuộc phường 7, quận 3,  Saigon.

Tam quan chùa Vĩnh Nghiêm

Từ miền Bắc, hai Hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm vào miền Nam truyền bá đạo Phật, và sau đó đã cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Họ đã tham khảo nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang; kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.
Người vẽ kiểu cho công trình là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, có sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu…


Tháp chùa cao nhất Việt Nam

 Chùa được khởi công năm 1964 tại khu đất thấp nằm bên rạch Thị Nghè, và người ta phải chuyển khoảng 40.000 đất từ xa lộ Hà Nội về san lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ, hoàn toàn do các Phật tử đóng góp. Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm (tầng trên có ngôi Phật điện), Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng Đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường, v.v...


 
Chùa Vĩnh Nghiêm (chính diện)

Chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, khoảng 6.000 m2, sát đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại. Ðây là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Namthế kỷ 20[1]. Tổng thể kiến trúc gồm các hạng mục chính là Tam quan, tòa nhà trung tâm và các Bảo tháp.
Đây là một công trình khá đồ sộ, kiến trúc theo kiểu truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong. Năm 2005, do thành phố thực hiện dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cổng Tam quan của chùa đã được di dời vào bên trong, đến vị trí hiện nay [2].
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm

Tháp đá chùa Vĩnh Nghiêm được ghi nhận là tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam.
Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của Sài Gòn. Ngoài ra chùa còn được ghi nhận là nơi có tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam, với 7 tầng, cao 14m được khánh thành vào năm 2003. Tháp được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn, họa tiết điêu khắc phủ kín… tất cả đều theo phong cách văn hóa Lý - Trần.

 7. CHÙA QUẢNG HƯƠNG GIÀ LAM- Gia Định

  Tu viện tọa lạc tại số 498/11 đường Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp,  Saigon. ĐT: 08.8942814. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Tu viện do Hòa thượng Thích Trí Thủ sáng lập vào năm 1960, là nơi tu học của các học tăng cấp đại học. Chùa ban đầu có tên là Giải Hạnh Già Lam, đến năm 1964 được đổi tên là Quảng Hương Già Lam. Quảng Hương là tên một học tăng đã vị pháp thiêu thân vào năm 1963 ở Saigon. Công chúng nay vẫn thường gọi là chùa Già Lam.


Chùa Quảng Hương Già Lam Thành Phố Hồ Chí Minh
Chùa Quảng Hương Già Lam Thành Phố Hồ Chí Minh

 Hòa thượng Thích Trí Thủ sinh quán ở Quảng Trị, xuất gia thọ giáo với Thiền sư Viên Thành tại chùa Tra Am (Huế). Ngài là giảng sư danh tiếng của Phật giáo miền Trung và miền Nam và là người lãnh đạo Phật giáo Việt Nam trong nhiều năm, là người tiên phong trong việc vận động thống nhất Phật giáo cả nước. Qua Đại hội thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày 07 – 11 – 1981 tại Hà Nội, ngài được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương, nhiệm kỳ I. Ngài viên tịch ngày 02 – 4 – 1984.
Tam quan chùa


Chùa được trùng tu mở rộng liên tục. Chánh điện được trùng tu 1981, điện Phật được bài trí đơn giản, tôn nghiêm. Chư vị trụ trì tiền nhiệm là: HT Thích Trí Thủ, TT Thích Huyền Giác.  Chùa có phòng phát hành kinh sách, có Gia đình Phật tử sinh hoạt vào chiều chủ nhật hàng tuần.
8. CHÙA DƯỢC SƯ - Gia Định

Chùa tọa lạc tại số 464 đường Lê Quang Định, phường 11, quận Bình Thạnh, Gia Định, gần chùa Già Lam và nhiều chùa khác.  ĐT: 08.5150648. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa do Hòa thượng Thích Chánh Tạo khai sơn vào năm 1931.
Chùa đã qua ba đời trụ trì, được trùng tu vào năm 1950. Sau chùa trở thành  tu viện của Tỳ khưu ni. . Chánh điện được bài trí tôn nghiêm.


Chùa Dược Sư (1990)



Mặt tiền chùa

 Hòa thượng Thích Thiện Hoa đã đến giảng dạy ở đây từ năm 1953. Năm 1957, Hòa thượng mở những khóa huấn luyện trụ trì khắp lục tỉnh lấy tên là “Như Lai Sứ Giả” tại hai chùa Pháp Hội và Dược Sư. Chùa còn mở thường xuyên các lớp giáo lý Phật học phổ thông cho Phật tử. 


Toàn cảnh chùa
 
Tượng Đức Phật Dược Sư
 

Năm 1968, học viện Dược Sư trực thuộc Tổng vụ Giáo dục do Hòa thượng Thích Minh Châu làm Vụ trưởng và mở các lớp học về Phật pháp cho chư ni và Phật tử.

9. CHÙA  KỲ VIÊN-  Saigon
Chùa tọa lạc ở 610 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Saigon. ĐT: 08.8325522. Chùa thuộc hệ phái Nam tông. Chùa do Hòa thượng Hộ Tông và kỹ sư Nguyễn Văn Hiểu (Hội trưởng Hội cư sĩ) đứng ra xây dựng vào năm 1949


Chùa Kỳ Viên Thành Phố Hồ Chí Minh

Kỳ Viên là tên một tinh xá mà thuở đức Phật Thích Ca còn tại thế thường cư ngụ. Bấy giờ có vị trưởng giả tên là Tu Đạt hay chẩn cấp cho người nghèo nên người dân thường gọi là Cấp Cô Độc đã cùng với Thái tử Kỳ Đà cúng dường đức Phật một ngôi tinh xá đẹp đẽ gọi là Kỳ Viên (Jetavana).
Thỉnh thoảng ở đây có một nhà sư Khất sĩ được mời đến giảng đạo, đó là sư Năm, sau này là Tổ sư Minh Đăng Quang của Phật giáo Khất sĩ. 




Năm 1948, cụ Nguyễn Văn Hiểu cùng nhóm cư sĩ chùa Bửu Quang đến mượn chùa của bà Năm Ngọc làm điểm luận đạo, thuyết pháp. Sau đó, chùa bị giải tỏa, phóng đường. Nhóm cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu thấy đối diện chùa có đất trống của gia đình Hui Bổn Hỏa (chú Hỏa) nên đến mướn đất xây chùa.
Ngày 21 — 7 — 1949, Đô Thành Sài Gòn cấp giấy phép cho xây lại chùa Kỳ Viên mới. Lễ nhập tự và lễ An vị Phật được cử hành vào ngày 09 — 10 — 1949. Từ đấy, chùa sinh hoạt theo Phật giáo Nam Tông. Một thời gian sau, hai Phật tử là Kim Long và Lâm Thị Thiệt đã phát tâm mua toàn bộ khu đất để dâng cúng Tam Bảo. Lễ dâng đất và chùa được cử hành vào ngày 16 — 02 — 1952. Đại diện chư tăng nhận đất là Hòa thượng Hộ Tông, dưới sự chứng minh của Sư Cả trụ trì chùa Mahàmontrey ở Campuchia.
Năm 1953, chùa bị hư hỏng trong trận hỏa hoạn ở khu bàn Cờ, nên đã tổ chức trùng tu từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1954, với tổng chi phí trên 800.000 đồng, xoay mặt tiền ra đường mới, tức đường Nguyễn Đình Chiểu hiện nay.

Tượng Đức Phật nhập Niết bàn



Chân dung Hòa thượng hộ tông


Chánh điện thờ Phật theo dạng tam cấp. Tầng cao nhất thờ Xá lợi Phật (do ngài Narada ở Tích Lan dâng cúng vào năm 1953), các tầng dưới thờ đức Phật Thích Ca thuyết pháp, đức Phật tọa thiền và đức Phật nhập níp bàn. Phía dưới có bộ bàn thờ sơn son thếp vàng do quân đội Hoàng gia Thái Lan hiến tặng, tôn trí những pho tượng Phật loại nhỏ và chưng bông hoa. Bức tường phía sau vẽ nhiều ngọn tháp ẩn trong mây thật đẹp.

 


Phía sau chánh điện là trai đường, tầng trên là tăng xá. Trước tăng xá là một phòng họp nhỏ của chư tăng, ở đây có một tủ thờ rất nhiều tượng Phật trên thế giới do Hòa thượng Bửu Chơn hiến tặng sau mỗi lần dự hội nghị Phật giáo ở các nước.
Trong giai đoạn đầu phát triển, chùa đã đón tiếp hai vị Pháp sư nổi tiếng thuyết giảng chánh pháp Phật giáo Nam Tông là Pháp sư Thông Kham và Pháp sư Narada (Tích Lan).
Tại chùa, vào ngày 14 — 5 — 1957, cụ Nguyễn Văn Hiểu thành lập Tổng hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Đồng thời vào ngày 18 — 12 — 1957, quý vị Hòa thượng Bửu Chơn, Thiện Luật, Hộ Tông, Kim Quang, Giới Nghiêm, Tối Thắng và Giác Quang thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam. Kể từ đó đến năm 1981, chùa đặt trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Các vị trụ trì tiền nhiệm và hiện nay là : Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Tối Thắng, Hòa thượng Giới Nghiêm, Hòa thượng Thiện Thắng, Hòa thượng Ẩn Lâm, Thượng tọa Viên Minh, Hòa thượng Siêu Việt, Thượng tọa Tăng Định.

 Ngài Hộ Tông quê tại Tân Châu (An Giang), đã đậu bằng bác sĩ và được cử làm việc ở Campuchia. Ngài đã lập chùa Sùng Phước ở Phnôm Pênh và được đức Phó Vua sãi Campuchia truyền giới xuất gia tại chùa này vào năm 1940. Năm 1957, trong hội nghị bầu Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam khóa I, ngài được suy cử chức vụ Tăng Thống. Năm 2005, chùa đặt các nghệ nhân Nam Định đúc một pho tượng Phật bằng đồng mạ vàng cao 2,5 m, nặng 2 tấn. Chùa có bộ lư đồng có chạm ảnh chùa Kỳ Viên.
Chùa Kỳ Viên hiện nay là trung tâm văn hóa của hệ phái Phật giáo Nam Tông Việt Nam, là nơi hoằng pháp và tiếp đón các phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc hệ Theravada.


10. VIỆT NAM QUỐC TỰ-Saigon

 Việt Nam Quốc Tự (chữ Hán: 越南國寺) là ngôi chùa hiện nay tọa lạc tại 16B đường Ba tháng Hai, Quận 10,  Saigon.
Nguyên thủy, sau cuộc đảo chính 1963 tại Nam Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập và được chính phủ lâm thời Việt Nam Cộng hòa bấy giờ cho giáo hội một khu đất rộng 4 mẫu với danh nghĩa là mướn thời hạn 99 năm chỉ với một đồng bạc tượng trưng và được tiếp tục khi hết hạn [1]. Chính phủ của tướng Nguyễn Khánh còn tiến cúng 10 triệu đồng để xây chùa.[2]
Lễ đặt đá xây dựng Việt Nam Quốc tự cử hành vào lúc 8 giờ sáng ngày 26 tháng 4 năm 1964 dưới sự chứng minh của Chư tôn Giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất với sự chứng kiến của Quốc trưởng, đồng thời cũng là Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà bấy giờ là tướng Nguyễn Khánh.

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là người vẽ đồ án xây dựng, dự kiến chùa được xây dựng với một ngôi tháp 7 tầng mái cong, chạm trổ tinh vi trong không gian thiên nhiên rộng rãi trên vùng đất rộng 45 nghìn mét vuông, với các cảnh quan đặc sắc hài hòa mang đậm bản sắc phong cách kiến trúc Việt Nam. Đồ án mới xây xong Tháp Việt Nam Quốc tự bảy tầng và một dãy Tăng xá nhưng chưa hoàn thành trọn vẹn. Chùa cũng là trụ sở của Viện Hóa Đạo thuộc GHPGVNTN đến năm 1975 với người trụ trì đầu tiên là hòa thượng Thích Thiện Hoa.

Thích Tâm Châu đã thành lập Viện Đại học Phương Nam trong khuôn viên chùa. Cô nhi viện Quách Thị Trang do nhà chùa quản lý thì nằm phía sau chùa.[3][4]
Sau  1975, nhà nước cộng sản  trưng dụng xây dựng trung tâm vui chơi giải trí của thành phố - Khu du lịch Kỳ HoàNhà hát Hòa Bình.
Vào năm 1988, Hòa thượng Từ Nhơn với danh nghĩa trụ trì cũ đã gửi đơn xin lại đất và chùa Việt Nam Quốc Tự. Sau 5 năm, đến ngày 28 tháng 02 năm 1993 được cấp lại cho hòa thượng Thích Từ Nhơn theo đơn xin và đất của chùa bị thu hẹp còn 3.712 mét vuông với ngôi tháp ban đầu đã được xây dựng còn dở dang [1][5].


Năm 1993, chùa được trùng tu và tôn tạo mới với nhiều hạng mục hơn. Sau hơn 10 năm tiếp nhận chùa đã hoàn thành ngôi tháp 7 tầng và các cảnh Phật để tăng ni phật tử và khách thập phương chiêm bái. Đến nay, chùa Việt Nam Quốc Tự vẫn là điểm lui tới của các tín đồ Phật giáo xa gần.


Gần đây, có tin Việt Nam Quốc Tự sẽ bị phá, sau khi UBND Thành phố ngày 23 tháng 2 năm 2008, cấp giấy phép đầu tư dự án xây dựng Trung tâm Tài chính Việt Nam trong khu vực này (với tổng vốn đầu tư 930 triệu USD cho Công ty Berjaya Land Bhd thuộc Tập đoàn Berjaya, Mã Lai). Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 25 tháng 6 cùng năm đã được xác nhận chính thức là chùa không thuộc vùng quy hoạch Trung tâm tài chính Việt Nam [7]. Cộng sản nói và làm khác nhau. ai ơi xem cho kỹ!

11. CHÙA MỘT CỘT - Thủ Đức -

Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (đường Đặng Văn Bi, P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, Saigon được xem là một trong những ngôi chùa có nét kiến trúc đặc sắc ở Sài Gòn. Nam Thiên Nhất Trụ - chùa Một Cột được khai sơn ngày 8 tháng 4 năm 1958 bởi Hòa thượng Thích Trí Dũng và một đệ tử tục danh Đỗ Thị Vinh (pháp danh Đức Hiển nay đã xuất gia đầu Phật) đã yểm trợ ngài tạo lập nên. Chùa được xây dựng phỏng theo kiến trúc và kiểu dáng chùa Diên Hựu đời nhà Lý thế kỉ XI.


 
Bên hồ Long Nhãn

Chùa Nam Thiên Nhất Trụ được xây dựng mang đậm kiến trúc chùa cổ ở miền Bắc từ cách bố trí thờ phụng cho đến những  đường nét hoa văn tinh xảo cũng như trính, xuyên, kèo, mái ngói. Trụ chùa Một Cột đúc vững chãi bằng xi măng cốt thép. Do đó, chùa Nam Thiên Nhất Trụ được xây dựng với mục đích vừa là di tích lịch sử vừa là danh lam thắng cảnh để nhân dân miền Nam chiêm ngưỡng.
Nhìn từ cổng tam quan, chùa Nam Thiên Nhất Trụ tọa lạc ngay giữa lòng hồ Long Nhãn quanh năm nước xanh biếc. Dưới lòng hồ vừa có cá chép vừa có rùa sinh sống, tô điểm thêm cho mặt hồ là những nụ hoa sen hồng với diện tích mặt hồ khoảng hơn 600m2.
Chùa được đặt trên một cột cao khoảng 12m, bên trong chùa thờ Đức Bồ-tát Quán Thế Âm với khói nhang nghi ngút mang đến vẻ trầm mặc, thanh tịnh cho những ai đến đây lễ bái.
Trên mặt hồ, Nam Thiên Nhất Trụ mang hình dáng như một búp sen lớn vươn lên  với những đường nét hoa văn hết sức tinh tế khiến cho những ai đến đây đều phải cúi mình và dẹp bỏ bản ngã bởi không gian thanh tịnh mà chùa mang lại. Đặc biệt hơn, khi vừa bước vào chùa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi của chùa vừa được hòa mình vào cảnh vật trong xanh ở đây mọi người như dứt đi mọi phiền não trong cuộc sống hiện đại ngày nay.


 Một góc chùa Nam Thiên Nhất Trụ



Phía sau Nam Thiên Nhất Trụ là chánh điện được bài trí tôn nghiêm với kết cấu ba gian, gian giữa thờ Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, hai gian bên thờ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát và Đức Địa Tạng Bồ-tát. 
Sau chánh điện là nhà lưu niệm Hòa thượng Thích Trí Dũng, bảo tháp Nam Thiên. Đặc biệt khi đến đây mọi người sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Đức Địa Tạng Bồ-tát đúc bằng 61kg kim loại quý, tượng Phật A Di Đà đồ sộ, tượng Phật Thích Ca ngồi thiền dưới cội bồ đề...Với vẻ đẹp đó, hàng năm Nam Thiên Nhất Trụ đón hàng triệu du khách cũng như tín đồ Phật tử đến đây tham quan và chiêm bái.
Có thể nói, Nam Thiên Nhất Trụ như là nơi để những người con xứ Bắc xa quê có cơ hội được chiêm ngưỡng chùa Một Cột ngay tại giữa lòng Sài Gòn rộn ràng, nhộn nhịp này, cũng như để người dân miền Nam thỏa lòng nhớ thương, khát ngưỡng một lần được đến Thủ đô để diện kiến chùa Một Cột lịch sử.


 
Tôn tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni


 Cây Bồ-đề có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng từ năm 1963


Chánh điện chùa Nam Thiên Nhất Trụ

Tôn tượng Đức Phật A Di Đà từ bi


 
Tôn tượng Đức Bồ-tát Địa Tạng

 
Tượng Đức Bồ-tát Quán Thế Âm 

Sau 1975, tôi  đã đến thăm chùa Một Cột Thủ Đức vài lần. Mấy lần trước, tôi thấy quang cảnh cũng tươi đẹp. Sau thì tôi thấy quang cảnh hỗn độn. Trung tâm của chùa là hồ cá ở giữa chùa, người ta xây xung quang xem cá vàng lội chật hồ và ném thức ăn cho cá. Nay thì không ai đứng quanh hồ nữa. Hồ nước đục, cá cũng không còn nhiều, chỉ vài con lội giữa các đống rác. Hỏi ra mới biết người trong "Ao cá bác Hồ" ra bắt cá của chùa để lập thành tích, để ăn hay để bán lấy tiền. Ao cá nhà chùa nay trở thành ao cá bác Hồ nên không ai trông coi nữa, để mặc cho đảng quản lý. Tôi bước vào chùa hỏi thăm thượng tọa Trí Dũng thì được Tri khách xưng là cán bộ Mặt Trận, trả lời thượng tọa bận việc, không tiếp khách. Vài chục năm sau, tôi ra ngoại quốc, nghe tin hòa thượng nay đã già gần 90 cũng phải đi xin tiền cúng dường cho đảng. Họ nói rằng chùa Một Cột là cơ sở của Cộng đảng trước 1975, và Thích Trí Dũng là người của Mặt Trận. Phải như thế không hay Thích Trí Dũng cũng chỉ là một nạn nhân của cộng sản?

12. CHÙA BỬU LONG - quận 9

Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy (Nam Tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị tăng thống đầu tiên của Phật giáo nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm.


Lối đi trong chùa

Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức tăng thống Phật giáo SriLanKa tặng thiền viện một cây bồ đề chiết từ cây mẹ tại Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ, được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ đề Phật Cảnh.


Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.



Ngoài ra còn có một động khổ hạnh tưởng niệm 6 năm Bồ Tát tu khổ hạnh và một tượng Phật nằm tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn, xung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite điêu khắc theo mẫu trụ đá vua Asoka tại các Phật tích Ấn Độ.

Đặc biệt, chùa Bửu Long có bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000 mét vuông, cao 70m, một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.
Bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam, cao ba tầng với chiều cao 56 mét và bốn tháp xung quang với tên gọi: tháp Đản Sinh, tháp Thành Đạo, tháp Pháp Luân, tháp Niết Bàn. Tháp có tổng sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.

 
Nét kiến trúc của chùa được chạm khắc rất tinh vi.

Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ nơi tổ sư và Đại Đức Lão Tâm để lại, chủ yếu là tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.



Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này. Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tay là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.

 


13. CHÙA VẠN ĐỨC-  Thủ Đức
      Chùa  Vạn Đức tọa lạc số 23/4 đường Tô Ngọc Vân, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, Saigon.. Chùa do HT. Thích Trí Tịnh, đời thứ 41 dòng thiền Lâm Tế Gia Phổ, hiện là Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, khai sơn năm 1954. Chùa Vạn Đức có nguồn gốc từ một ngôi nhà xưa do thí chủ Nguyễn Thị Hương hiến cúng. Sau khi tiếp nhận, Hòa thượng đã xây dựng lại thành chùa và đặt hiệu là “Vạn Đức tự”. Kể từ đó, chùa được mở rộng vào các năm 1964, 1989, 1993 và từ năm 2003 đến năm 2005, đại trùng tu toàn bộ ngôi chùa, trở nên khang trang như ngày
nay.
    Chùa Vạn Đức xây bằng vật liệu vĩnh cửu với kỹ thuật hiện đại. Toàn thể ngôi chùa được đúc bằng bê-tông, tường gạch, móng cọc nhồi. Nền chùa và các bệ thờ đều dán đá granit màu xám. Tất cả các cửa và cầu thang đều làm bằng thép trắng. Hoa văn trang trí được đúc bằng xi-măng hoặc kết bằng các mảnh gạch men, vừa mang tính truyền thống nhưng lại tân kỳ. Tòa chánh điện chùa Vạn Đức cao 43,5m, được xem là ngôi chùa có chánh điện cao nhất hiện nay, nhìn từ xa trông giống như một ngọn tháp chín tầng và hai tháp nhỏ năm tầng nhưng bên trong chỉ có hai tầng chính. Tầng trên là nội điện thờ Phật, có nhiều ô cửa sổ, bên ngoài có lan can, bên trong tôn trí tượng Phật Thích Ca và Tam thế Phật.


Xung quanh có bốn lớp lan can giống như những tầng mây trắng, và mỗi vì sao là những ô cửa gió có hình chữ “Phật”. Hai bên hông lan can là hai cầu thang dẫn lên nội điện. Nổi bật trên nền kiến trúc nội điện là bức phù điêu cội bồ đề và phong cảnh sông Ni Liên Thiền. Bức phù điêu được đắp bằng xi-măng trên vách sau chánh điện, xung quanh có tạc hình các vị thần Hộ pháp. Tầng trệt là giảng đường, dùng làm nơi thuyết pháp cho Phật tử; sát vách giữa thờ Tổ sư Đạt Ma tạc bằng đá cẩm thạch màu trắng toát và linh vị Hòa thượng Thiện Quang (1895-1953), bổn sư của Hòa thượng viện chủ. Phía sau giảng đường là một bích họa vẽ Hòa thượng Trí Tịnh đang ngồi dịch kinh.
    Thực hiện công trình độc đáo này, kiến trúc sư Đỗ Thành Phương phải mất thời gian khá dài để hoàn thành bản vẽ, đồng thời phải mất 2 năm với hơn 60 thợ xây mới thực hiện xong phần chánh điện. Có thể nói, chùa Vạn Đức là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ, công trình còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc hiện đại. Đặc biệt, ngôi chánh điện cao nhất nước đã được xác lập kỷ lục Phật giáo Việt Nam!

Chùa Vạn Đức


Tòa chánh điện chùa Vạn Đức cao 43,5m, là toà chánh điện cao nhất hiện nay. Công trình mất 2 năm với hơn 60 thợ xây để thực hiện. Ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ, thâm nghiêm, công trình còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc hiện đại.
Địa chỉ: 23/4 Tô Ngọc Vân, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức, Saigon.

14. CHÙA HUÊ NGHIÊM 1- Thủ Đức
Chùa là nơi phát xuất nhiều vị cao tăng của Phật giáo miền Nam, như Thiền sư Tế Giác – Quảng Châu tức Tiên Giác – Hải Tịnh, Thiền sư Đạt Lý – Huệ Lưu, Hòa thượng Thích Từ Văn, Hòa thượng Thích Trí Đức, Hòa thượng Thích Trí Quảng…
Chùa tọa lạc ở số 204 đường Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay, chùa thường được gọi là chùa Huê Nghiêm 1 để phân biệt với chùa Huê Nghiêm 2 ở phường Bình Khánh, quận 2 do HT Thích Trí Quảng sáng lập năm 1975. ĐT: 08.8963023. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
 

Chùa Huê Nghiêm




Toàn cảnh chùa


Chùa được Thiền sư Thiệt Thụy – Tánh Tường (1681 – 1757) khai sơn vào thế kỷ XVIII. Nhiều tư liệu hiện nay đã xác định năm thành lập chùa là 1721, là ngôi chùa cổ nhất ở thành phố hiện nay.
Lúc đầu, chùa xây ở vùng đất thấp, cách ngôi chùa hiện nay khoảng 100m. Về sau, bà Nguyễn Thị Hiên (1763 – 1821) pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm, đã hiến đất để xây lại ngôi chùa.

Chùa được trùng tu nhiều lần. Lần trùng kiến lớn nhất vào cuối thế kỷ XIX do Thiền sư Đạt Lý – Huệ Lưu tổ chức. Kiến trúc chùa hiện nay được thay đổi ở những lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 và 2003 do các ngài Thiện Bửu, Trí Đức và Trí Độ tổ chức, với mái ngói chồng diêm, các đầu đao cong vút. Bờ nóc mái trang trí những hoa sen cách điệu.

303 Mat ben chua Ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn: Chùa Huê Nghiêm 1 (Thủ Đức)
Mặt bên chùa Huê Nghiêm

Khuôn viên chùa khá rộng, có nhiều tháp cổ. Tam quan chùa và đài Quan Âm ở sân trước chùa được xây vào năm 1990. Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng Di Đà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Bàn thờ kế tiếp thờ Thích Ca Tam Tôn (đức Phật Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền). Trước có tượng Thích Ca Đản sanh và bảy vị Phật Dược Sư. Bàn thờ hai bên thờ Bồ tát Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn và Bồ tát Di Lặc. Sau điện Phật, có bàn thờ linh vị chư Tổ và bàn thờ bà Nguyễn Thị Hiên cùng chư vị Phật tử quá cố.


303 Vuon thap Ngôi chùa cổ nhất ở Sài Gòn: Chùa Huê Nghiêm 1 (Thủ Đức)
Vườn tháp chùa Huê Nghiêm
 
 

No comments: