THIÊN TRANG * NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG
NHỮNG CHUYỆN HÃI
HÙNG
CỦA THUYỀN NHÂN GẶP
HẢI TẶC THÁI LAN
Khi quân đội Hoa Kỳ thất trận tháo lui, không ai muốn ở lại Việt Nam nữa. Những người thuộc giới cha chú đã được các bạn Mỹ chở đi trước, sót lại những kẻ bất hạnh thì chỉ còn bám víu vào những con thuyền mong manh hướng vịnh Thái Lan. Trên những chuyến vượt biên này họ đã ghi lại những mẩu chuyện có thật về hải tặc thuộc thế kỷ 20.
Hoàn
cảnh vào thời đó rất thuận lợi cho bọn cướp của giết người trên biển cả,
còn hơn
những chuyện hải tặc trong lịch sử thế giới. Dân chài xứ Thái rất nghèo túng,
luôn luôn tìm cơ may kiếm thêm chút tiền còm. Trong khi chính quyền cộng sản
Việt Nam làm ngơ trước cơ sự, thì chính phủ Thái lại không muốn đón nhận những
đợt tàu chở thuyền nhân ngày càng đông thêm. Không mấy ai quan tâm đến những lời
tường thuật về vụ hải tặc. Chỉ đến khi những vụ cướp bóc giết người quá tàn nhẫn
dã man xảy ra, và lại còn phải chịu áp lực quốc tế và
hải quân Hoa kỳ thì chính
phủ Thái mới cho mở vài vụ điều tra. Đến lúc đó hàng ngàn thuyền nhân
đã bị
cướp, hãm hiếp, giết chết trên biển cả. Sau đây là một vài vụ cướp bể đã được
điều tra:
Vào đầu thập niên Tám mươi, ông Ted Schweitzer là người Mỹ đầu tiên
đã cập bến
vào một đảo sào huyệt hải tặc và mục kích chuyện 238 thuyền nhân Việt Nam bị đắm
ghe, dạt vào đấy. Có 80 người bị giết, tất cả các phụ nữ đều bị
hãm hiếp và buộc
khiêu vũ khỏa thân cho chúng xem. Ông Schweitzer can thiệp yêu cầu họ chấm dứt
tấn tuồng vô nhân đạo này thì bị bọn cướp xúm lại đánh đập đến như gần chết.
Thật may mắn mà ông còn sống sót để thuật lại. Khi lai tỉnh, ông thấy trước mắt
những cánh tay, đùi chân còn rải rác đây đó. Đấy, bằng chứng có vụ ăn thịt
người.
Cô Nguyễn Phan Thúy cùng với mẹ,
dì và người em gái đã bỏ tiền ra mua chổ trên
tàu để vượt trốn. Sau mười ngày lênh đênh trên biển cả, tàu bị mắccạn, hết
nước, hết thức ăn. Hải tặc đến bắn chết người
dì. Một ông già có răng vàng bị
chúng lấy kìm vặn khỏi miệng. Một người đàn bà đang có bầu bị chúng ném xuống
biển. Các người sống sót bị chúng lột hết quần áo, xua cả lên bờ, và tầu bị nhận
chìm. Chúng bắt các phụ nữ xếp hàng. Cô Thúy cùng một cô gái khác tên Liên bị
chúng lựa ra rồi đưa sang chiếc thuyền đánh cá của chúng. Suốt ba tuần lễ sau
đó, hai cô liên tiếp bị hãm hiếp. Cô Liên chịu không nổi, bị chúng chán rồi vứt
cô xuống biển; còn cô Thúy chúng đem bán cho một động mãi dâm trong làng
mang tên là "Phùng đấm bóp nơi thiên đường". Ở đây cô mang thai và vị người ta
lấy một que tre trục bào thai ra. Cuối cùng cô thoát được và được cơ quan Cứu
Trợ Liên Hiệp Quốc tiếp nhận.
Năm
1989, một chiếc ghe chở 84 thuyền nhân bị hải tặc đến cướp. Tất cả đàn bà và trẻ
con bị chuyển qua thuyền hải tặc và từ đó không
còn nghe một tin gì về số phận
họ nữa. Những người đàn ông thì bị nhốt dưới khoang tầu rồi, từng người một,
chúng lôi lên đập cho đến chết. Sau cùng, những người
còn lại liều mình sấn vào
bọn cướp thì tầu hải tặc nhào đến đâm vào tầu thuyền nhận
xuống
cho chìm đi. Một số
người cố thoát liền bị chúng dùng cây sào nhận chìm xuống nước.
Còn lại 13 người
thoát chết nhờ bơi ra xa và được bóng đêm che phủ.
Vào tháng 4 năm 1989, có bảy tên hải tặc trang bị súng ống, đao búa đến tấn công
một chiếc tầu nhỏ chở 129 thuyền nhân. Tất cả đàn bà đều bị
hãm hiếp, đàn ông bị
sát hại, trừ một thiếu niên tên là Phạm ngọc Nam Hung . Anh này sống sót nhờ bám được vào một chiếc bè
kết thành bởi ba xác chết.
Cuối cùng chính phủ Thái bị Cơ quan Cứu Trợ Quốc Tế cưởng bách
tìm biện pháp đối
phó. Các tầu đánh cá phải ghi tên bằng chữ lớn ngay
mũi tầu. Các tầu đều phải được chụp
hình lúc ra khơi và lúc về cảng. Biện pháp
này đã khiến nhiều hải tặc lo sợ, nhưng những bọn
còn lại bèn trở nên
tàn nhẫn, hung dữ hơn trước! Chúng thủ tiêu hết mọi nhân chứng để không
còn một
ai nhận diện được chúng nữa.
Vào cuối thập niên tám mươi các vụ hải tặc dần dần chấm dứt do con số người
tỵ nạn giảm đi.
Những
câu chuyện được kể lại gần đây chắc chắn không phải chuyện được thêu dệt quá
đáng, và như thế các vụ hải tặc trước kia chắc phải đúng như vậy.
Biệt Hải chuyển ngữ từ bài:
---------------------
Thiên Trang's report / VPS.org
'Từ nghìn trùng xa, ai vẫn hát vang lời Việt Nam
Nhìn về đại dương , ta nhớ hướng quê nhà ở đó
Còn nhiều lầm than, sau phút súng gươm buồn lặng im
Là tiếng khóc thương đời biệt ly, bên tiếng hát ru gọi người về . . . .'
'Chân đến Mỹ khi vừa được 12 tuổi . . . . . .' ,
'Việt lớn lên ở Việt Nam, và đến Mỹ năm 1994 . . . . ', 'Vinh sinh ra ở Pháp . .
. ,', 'Bác đi du học sang Canada vào năm 1962 . . .' . . . . Đây là những lời
giới thiệu về bản thân của những tham dự viên đến từ 2 phân hội , Dallas &
Houston, trong đêm sinh hoạt chủ đề 'Bạn nghĩ gì khi nhắc đến 2 chữ Việt Nam'
(What do you think about VN?) . Đây là một trong những sinh hoạt của lần họp mặt
tại Freeport giữa VPS Dallas & VPS Houston.
Đến Mỹ trong những hoàn cảnh khác nhau, vào
những số tuổi khác nhau, sống và làm việc ở những nơi khác nhau . . . . nhưng
những tham dự viên đều có một điều chung là cùng là người Việt Nam, và không ít
thì nhiều mọi người đều có những nổi trăn trở về quê hương . . . .
Nếu ai có hỏi Trang 'buổi sinh hoạt nào mà Trang
thích nhất trong lần retreat vừa qua?' thì câu trả lời sẽ là ... đêm sinh hoạt
chủ đề Việt Nam . Sau đây là một vài lời
chia xẻ của các tham dự viên mà Trang ghi lại theo trí nhớ và bản chép tay của
mình . . . .
'Khi
vượt biên sang đảo, Hiếu có gặp lại cô bạn hồi hàng xóm lúc còn thơ ấu . Hiếu
rất mừng khi gặp lại cô bạn cũ này . Thấy tay cô bị băng, Hiếu hỏi thì mới biết
rằng cô bị hải tặc Thái Lan chặt đứt mấy ngón tay . Khi thấy tầu Thái Lan cặp
vào tầu vượt biên của mình , cô quyết định nhảy xuống biển tự tử chứ không để bị
hãm hiếp. Vì sinh ra và lớn lên ở vùng biển , nên cô biết bơi rất rành, không
thể chìm được . Bơi một lúc bị đuối sức , cô bám vào thuyền thì bị tên hải tặc
dùng dao chém xuống, chặt đứt mấy ngón tay, rồi chúng lôi cô lên thuyền hãm hiếp
. . . . Hiếu không có dịp gặp lại cô từ khi đi định cư'.
'Khi gia đình An còn ở Việt Nam . Một lần sinh
nhật của người anh , các bạn học của ông anh đã chở đến một nồi chè trên chiếc
xe đạp để ăn mừng sinh nhật anh của An. Ở bên này tình thân đơn sơ như vậy rất
khó kiếm . . . . Hiện nay tệ nạn nghiện ma túy đang lan rộng trong giới sinh
viên VN . Tương lai Việt Nam sẽ đi về đâu khi nếu sinh viên, học sinh lại trở
nên nghiện ngập hút sách như vậy ?'
'Hiệp đang đi dạy học và nhận thấy rằng học trò
Việt Nam học rất giỏi . Hiệp không biết nhiều về Việt Nam nhưng cảm thấy mình
rất Việt Nam'
'Hồi Tuấn còn là sinh viên , vào năm 77-78, mỗi
tuần trong ký túc xá mới được ăn cơm một lần . Cơm lẫn rất nhiều sạn , cho nên
phải đem cơm này nấu thành cháo để sạn lắng xuống đáy hết mới ăn được . Sang Mỹ
thì cảm thấy mình đầy tự ái vì dân tộc mình thấp bé, thua kém hơn những sắc dân
khác mà trước 1975 mình không thua gì họ , như Tàu chẳng hạn . Vì tự ái dân tộc
, và vì mong muốn một ngày mai tươi sáng của đất nước , Tuấn vẫn cố gắng tiếp
tục làm những việc mà đôi lúc thấy thật quá sức của mình, và mong muốn là sẽ có
được người tiếp nối cùng chung chí hướng'
'Nhắc đến Việt Nam là Mai Hương chỉ có 2 chữ Tủi
và Hận. Tủi cho thân phận Việt Nam, và Hận chính quyền cộng sản tại Việt Nam'.
'Hiếu chỉ có 2 câu hỏi, mà hoài chưa có câu trả
lời: What is the difference between VN war and Korean war? Why did the South
Việt Nam lose the war?'
'Nga rất
hãnh diện về tổ tiên hiển hách của mình như : Bà Trưng, Bà Triệu , Đức Trần Hưng
Đạo, vua Lê Lợi , vua Quang Trung .. . . Nga mong muốn là mình có thể duy trì
được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình cho thế hệ mai sau noi theo'
'I have a dream . . . Những bất công xảy ra từng
ngày ở Việt Nam . Chiếc giường Bình ngủ ở Việt Nam nhìn ra một cái cây, mỗi ngày
trước khi đi ngủ Bình đều nhìn ra cái cây đó để mà mơ mộng về những ước mơ cho
tương lai, và cho một xã hội công bình tại VN . . . .'
'War has negative impact, but we need to move
on. Things need time to change ...'
'Tại sao chúng ta luôn muốn đi tìm một cuộc sống
tốt hơn ở nơi khác, nhưng không ai nghĩ sẽ làm gì để thay đổi nơi mình sống . .
.'
Và còn nhiều chia xẻ nữa nhưng Trang không nhớ
được hết , và không thể ghi lại trọn lời những nổi trăn trở về quê hương, những
ước mong đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho sự đổi mới của Việt Nam, và tấm
lòng tận tụy của một số tham dự viên đã từng về Việt Nam phục vụ trong những
đoàn y tế thiện nguyện .
Trang xin dùng những câu ca cuối trong bài nhạc
Một Ngày Việt Nam của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng để kết thúc cho phần ghi lại buổi
hội thảo.
'Dù nhục dù vinh, xin hãy hát vang lời Việt Nam
Tựa vào lòng nhau, ơi những trái tim cùng dòng máu
Gọi người gọi ta . Gọi số kiếp lưu đày gần xa
Gọi bóng tối ngưng bài cuồng ca . Cho tiếng hát mơ ngày Việt Nam . . .'
Tựa vào lòng nhau, ơi những trái tim cùng dòng máu
Gọi người gọi ta . Gọi số kiếp lưu đày gần xa
Gọi bóng tối ngưng bài cuồng ca . Cho tiếng hát mơ ngày Việt Nam . . .'
Thiên Trang ghi lại
PHẠM GIA ĐẠI * NHỮNG MẢNH ÁO MÀU HOA RỪNG
Những Màu Áo Hoa Rừng
Phạm Gia Đại CVA 65
Mặt Trời đã lặn từ lâu rồi mà cái oi bức của mùa Hè như vẫn còn trong không khí và tỏa ra từ dưới lòng đất và từ những đám cỏ dại hắt lên làm anh cảm thấy như người mình hâm hấp sốt. Thỉnh thoảng có một cơn gió nhẹ thổi qua cũng chỉ đem lại cái hơi nóng của một vùng gần đó hoán đổi cho nhau mà thôi. Anh đứng đó đã lâu rồi trên con đê vắng bóng người, gầy gò và cô đơn lên nền trời còn hừng sáng chiếc áo rằn ri và chiếc quần tù mầu xanh. Anh phải đứng gác ở đây cho máy điện chạy cho đến đêm thì mới được vào trại sau phiên trực. Anh là một trong ba anh em đều cấp bực Trung Tá được điều về tổ điện của trại, để thay phiên nhau trực đêm cái máy điện trong căn chòi lá cạnh một nhánh nhỏ thuộc sông Hồng. Anh đứng xa ra ngoài này cho được thoáng một chút vì cái máy thì cũ kỹ và kêu đinh tai nhức óc.
Tiếng kẻng thu quân đã lâu, và những đội tù nhân lần lượt sắp hàng điểm số để vào trại giam sau một ngày lao động. Rồi tiếng kẻng báo hiệu đóng cửa những buồng giam vang lên theo gió đưa đi thật xa và những đội tù nhân lại sắp hàng điểm danh trước khi vào buồng giam. Sân trại giờ đây vắng ngắt và cả con đường chạy vòng quanh khu trai giam ban nãy còn tấp nập những áo vàng cán bộ Công an canh tù lớp đi bộ, lớp chạy xe đạp về khu bếp của trại hay về khu gia bình để lo bữa cơm chiều thì bây giờ cũng vắng tanh.
Anh đứng trên con đê và vừa nhìn nó chạy thẳng tắp tới mút tầm mắt và mất hút sau lũy tre xanh của một ngôi làng nhỏ ven bên kia con sông. Từ xa anh thấy một bà lão tay chống gậy chậm chạp bước về phía anh có lẽ để thăm con cháu trong ngôi làng bên kia sông. Anh nhìn về phía trại giam và thầm nghĩ giờ này chắc các bạn mình đã "thanh toán" xong cái bánh bột hấp là khẩu phần cho bữa ăn chiều và đang "chiến đấu" chống lại cái nóng đến nung người của mùa Hè xứ Bắc, mồ hôi thì cứ nhỏ từng giọt một xuống cho đến khi mệt lả người và thiếp đi trong từng giấc ngủ. Chợt anh thoáng giật mình vì bà cụ đã đến bên cạnh anh từ lúc nào và nhìn vào chiếc áo Biệt Động Quân anh đang mặc trên người rồi hỏi giọng đầy dịu dàng :
- "Chắc anh là tù chính trị ở trong trại kia phải không ?"
- "Đã thưa cụ đúng vậy ạ !"
- "Anh trước kia cấp bậc gì ?"
- "Thưa cụ cháu cấp Tá"
- "Đẹp mặt nhỉ ! Chúng tôi cứ tưởng các anh ra đây như thế nào chứ ai ngờ ra nông nỗi này."
Anh nhìn chung quanh, bóng chiều đã xuống sẫm từ lúc nào và chỉ còn anh và bà cụ trên con đê vắng bóng người. Đã năm năm tập trung, lưu đầy qua bao nhiêu là trại giam và khổ ải nhưng lần đầu tiên anh thấy choáng váng như bị đánh trúng vào tim và không hiểu sao đột nhiên anh quì xuống, hai giọt nước mắt từ lâu tưởng đã khô cằn từ từ lăn xuống đôi gò má sạm nắng :
- "Thưa cụ, cháu xin chịu tội trước cụ, cháu đã bất tài không giữ được nước." Và cứ thế những giọt nước mắt cứ tuôn ra không thể cầm được nữa như những uất nghẹn từ lâu dồn nén bây giờ bất chợt được khai thông...
- "Thôi ! Già nói vậy thôi anh đứng lên đi, âu cũng là số Trời. Đây, già chẳng có gì ngoài mấy cái bánh và nãi chuối này thôi, anh cầm lấy vào trại mà ăn với bạn bè."
- "Thưa cụ, cháu rất cảm ơn lòng hảo tâm của cụ, đây là những thứ hiếm quí giá mà chúng cháu không bao giờ dám mơ ước tới trong trại giam nhưng xin phép cụ cháu không thể nhận được."
Anh vội bỏ nãi chuối và mấy cái bánh vào trong tay nải cho cụ và đỡ bà lão bước lên con đê và nhìn theo bóng bà cụ mất hút sau lũy tre xanh của ngôi làng.
Tối hôm đó vào trại, bên cạnh ly nước trà, anh kể lại cho các bạn bè thân nghe và thấy bạn mình ai mắt cũng đỏ hoe.
Chợt anh nhớ tới hai năm trước khi anh ở trong một trại giam tại Hoàng Liên Sơn, mỗi ngày vào rừng đốn cây để xây dựng trại, có khi phải vào rất sâu trong rừng mới tìm được những thân cây đúng kích thước. Một hôm, anh và một anh bạn bị lạc đường và không tìm được lối ra thì may sao lại gặp một dân địa phương đưa về nhà và cho ăn một bữa khoai sắn no nê là một bữa tiệc thịnh soạn trong đời mà anh không bao giờ quên được. Anh rất ngạc nhiên nghe họ nói giọng người Hà Nội rất là thanh tao, hỏi ra mới biết năm 1954 khi Cộng Sản vào miền Bắc thì người Hà Nội cũ bị đuổi ra khỏi thành phố về vùng kinh tế mới trong rừng sâu, và nhà nước tịch thu hết nhà cửa và tài sản của họ. Bà chủ nhà khi biết anh và người bạn là Sĩ quan chế độ cũ Sàigòn thì niềm nở hẳn ra rồi chỉ vào ngôi nhà lá đơn sơ của mình và chỉ lên bàn thờ :
- "Hai anh biết không ? Ông nhà tôi sau tháng 4 năm 1975 vẫn nhất định không tin là mất miền Nam và cho rằng đó là thủ đoạn tuyên truyền của Cộng Sản mà thôi cho nên năm sau tìm mọi cách để vào miền Nam xem tận mắt sự thực ra sao. Khi trở lại ngôi nhà này, ước mơ một ngày đẹp trời nào đó mình sẽ rời bỏ vùng núi rừng này để có thể trở về căn nhà thân yêu tại phố hàng Buồm năm xưa tan ra mây khói. Ông nhà tôi buồn bực quá và phát bệnh rồi mất đi năm ngoái."
Năm 1976, hàng trăm ngàn tù nhân chính trị chế độ cũ là những Quân Dân Cán Chính đã được đưa ra miền Bắc bằng mọi phương tiện, xe tải, xe lửa, tàu Sông Hương, và cả máy bay vận tải C-130. Sau vài năm, họ được cấp phát ngoài quần áo tù, là những bộ Trellis rằn ri của những Binh chủng Nhảy Dù, Biệt Động Quân, TQLC, v.v... còn tồn động trong kho. Một phần dụng ý của kẻ chiến thắng là tiết kiệm vải vóc, một phần là muốn hạ nhục cho mặc Quân phục mà trong trại giam.
Mục đích của chúng là đầy ải những màu áo hoa rừng đó nhưng có điều không một ai ngờ đến là kể từ đó những màu áo rằn ri này xuất hiện khắp nơi trong trại giam, khu gia binh, các vùng núi rừng chung quanh trại và người dân bắt đầu phân biệt được những tù chính trị và tù hình sự. Màu áo đó đi tới đâu cũng dần dần chiếm được cảm tình không những của người dân địa phương quanh vùng mà ngay trong khu Gia binh của họ nữa. Dân chúng miền xuôi hay mạn ngược ngay cả đồng bào Tày, Nùng, Thái từ đó thường gọi những anh em tù chính trị là những "Người Tù Áo Hoa" để chỉ màu áo hoa rừng ngụy trang mà họ đang mặc. Có dịp tiếp xúc, thì họ rất là ngạc nhiên vì những người tù áo hoa này rất là hòa nhã và không có vẻ gì là ăn gan uống mật như Cộng Sản tuyên truyền và nảy sinh lòng cảm mến.
Vào khoảng cuối năm 1977 thì vùng núi Hoàng Liên Sơn và một số đồng bằng lưu vực sông Hồng bị ngập lụt trong giông bão và lũ lụt. Nước tràn vào ngập cả trại giam, cuốn trôi đi nhà cửa, gia súc, hoa màu của đồng bào, nương rẫy trắng xóa.
Nhiều gia đình người Tày và Thái mất sách tài sản nhỏ bé của họ và chỉ còn độc một bộ quần áo trên người. Cán bộ địa phương thì cũng chỉ "động viên" tinh thần đồng bào chứ không có được phẩm vật thuốc men gì để cứu trợ thời.
Vì thế, mỗi khi đi lao động ngang qua khu vực của đồng bào, anh em đều bảo nhau cố gắng gom góp từ cái áo cái quần, đôi dép, cái lon Guigoz đựng nước, cái nón lá, v.v... và thừa lúc cán binh không để ý thì quăng vào trong bụi cây ra dấu cho họ đến lấy.
Những đồng bào thiểu số này sau đó đều rất cảm động vì những nghĩa cử này của anh em tù nhân chính trị và sau đợt thiên tai đó, họ đã trả ơn lại bằng cách đem cho anh em tù nhân con gà, nắm xôi, v.v... nhưng anh em đều bảo nhau không nhận.
Có những lần đi ngang qua bản làng thì thấy dân làng đứng từ xa ôm con và cúi người xá anh em tù nhân như xá những vị thần đã cứu giúp họ trong cơn bĩ cực.
Thế rồi, đầu năm 1979, để trả đũa lại việc Bắc Việt cho quân sang đánh Campuchia, Trung Cộng đã xua quân đánh sáu tỉnh miền Bắc. Sợ các tù nhân trốn thoát cho nên các trại do bộ đội quản lý đều được lệnh chuyển về miền đồng bằng và giao cho Công an và màu áo hoa rừng lại thêm tung bay khắp nơi. Nhiều câu chuyện tình đã nảy nở từ những có thôn nữ với các anh chàng hào hoa mặc áo Trellis. nhiều dân làng xin vào trại thăm nuôi các anh nhưng bị từ chối vì tù nhân không được phép tiếp xúc với dân chúng. Báo hại, nhiều anh bị kêu lên kiểm điểm và bị kỷ luật.
Mụ vợ của tay Thiếu Tá trưởng trại giam thì bất kể nội quy tìm cách buôn bán với những tù nhân trong trại để kiếm lời. Có nhiều lần thì mang hàng qua cửa trại trót lọt nhưng cũng có lần thì bị bắt và tịch thu. Anh em mới nói với Mụ và Mụ liền tìm cách liên lạc với trực trại để lấy lại món hàng. Khi gặp anh em tù nhân mụ nói một câu tỉnh bơ : "Các anh là Tù Quốc Tế, việc gì mà phải sợ chúng nó cứ mua hàng vào mà ăn, còn ông ấy í à, nếu tôi không mua bán móc ngoặc thi lấy đâu ra rượu Mai Quế Lộ với thịt thà mà ăn nhậu ?".
Thằng cháu nội của tay trại trưởng mới lên 7 tuổi thì rất là thích các chú tù nhân vì kể chuyện hay lắm và mơ ước khi lớn lên thì làm tù chính trị vì mặc áo hoa trông oai lắm, và mỗi lần thăm nuôi có nhiều quà lắm từ miền Nam đem ra. Bởi thế, mỗi lần lát sân xi măng hay sửa sang nhà cửa cho tên trưởng trại thì thằng cháu nội này khuôn ra hết nào rượu Mai Quế Lộ, thuốc lào ba số 8, trà ngon ra cho các chú uống và hút thoải mái.
Sau này, có vài cán bộ khi đi về quê ăn Tết hay về phép, lại vào trại xin bộ đồ rằn ri về làm quà cho gia đình vì mặc vào lao động rất là bền và đẹp nữa.
Phạm Gia Đại CVA65
THỤY AN
Thụy An tên thật là Lưu Thị Yến (1916-1989), là một nhà văn và là người phụ nữ duy nhất bị kết án tù, rồi tự chọc mù một mắt của mình, do bị tố cáo là gián điệp, phản động trong vụ án Nhân Văn - Giai Phẩm tại Việt Nam.[1].
Thụy An sinh tại Hà Nội, nhưng quê gốc ở làng Hòa Xá, quận Vân Đình, tỉnh Hà Đông, là con ông Lưu Tiến Ích và bà Phùng Thị Tôn.
Có khiếu thơ văn từ nhỏ nên năm 13 tuổi, bà đã có thơ đăng trên báo Nam Phong (1929) và 3 năm sau, lại nhận được giải thưởng văn chương của Triều đình nhà Nguyễn.
Chồng Lưu Thị Yến là nhà văn, nhà giáo Bùi Nhung[2] bút hiệu là Băng Dương, em ruột học giả Bùi Kỷ. Nhưng sau khi bà sinh được 6 người con[3], thì ly thân với chồng từ 1949.[4] Người tình của Lưu Thị Yến là ông Đỗ Đình Đạo, một nhân vật quan trọng của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau ông Đỗ Đình Đạo chết vì một nguyên do còn nhiều nghi vấn[5].
Trong thời kỳ Nhân Văn–Giai Phẩm, nhà văn Phan Khôi nhận Lưu Thị Yến là con nuôi. sau khi báo Nhân Văn và Giai Phẩm bị đình bản, bà bị bắt năm 1958 và trong phiên tòa ngày 21 tháng 1 năm 1960 xét xử bà tại Hà Nội, nhiều nhân chứng đều cho rằng bà đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với một số văn nghệ sĩ tham gia phong trào này. Tuy nhiên, những người trong cuộc như Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt [6] phủ nhận sự tham gia của bà trong nhóm.[7]
Năm 1973, Lưu Thị Yến cùng với Nguyễn Hữu Đang, cũng bị tù vì vụ Nhân Văn–Giai Phẩm, được thả trong diện "Đại xá chính trị phạm trong hiệp định Paris". Vào thành phố Hồ Chí Minh, bà quy y ở Chùa Quảng Hương Già Lam năm 1987 và mất năm 1989, tại nhà riêng ở đường Lê Văn Sỹ[8].
Thụy An đã từng làm chủ nhiệm những tờ Đàn Bà Mới (Sài Gòn), Phụ Nữ Tân Văn (Sài Gòn), Đàn Bà (Hà Nội), đã từng là quyền giám đốc Việt Tấn Xã và phóng viên chiến trường.
Về mặt sáng tác, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cho biết:
- Tác giả Thụy An vốn là một nhà thơ. Tôi đã đọc thơ của Thụy An trong Phụ Nữ Tân Văn, trong Đàn bà mới và trong tuần báo Đàn bà.[9]
Đánh giá về tiểu thuyết Một linh hồn của Thụy An, Vũ Ngọc Phan viết:
Một linh hồn chính là một tiểu thuyết tình cảm, tả những tính tình rất ngây thơ, rất trong sáng của Vân, một cô gái giàu lòng tín ngưỡng và giống như một bông sen, tuy “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”…
Nhưng đọc Một linh hồn, người ta nhận thấy điều này không được thiết thực: Hà Nội chưa có cái trình độ có một gái giang hồ sang trọng như Bảy Thanh, có lẽ tác giả đã đem cái khung cảnh Nam Kỳ, là nơi tác giả đã từng ở lâu năm, ra đất Bắc. Điều thứ hai nữa là đọc Một linh hồn, người ta vẫn chưa có cảm tưởng mình sống trong truyện cùng các nhân vật. Có lẽ Thụy an đã tả Bảy Thanh bằng những nét bút thô bạo quá và tả Vân bằng những nét mềm yếu quá chăng?
Tuy vậy, Một linh hồn cũng đáng kể là một tiểu thuyết xuất sắc của phụ nữ Việt Nam từ trước đến nay: tác giả đã giàu tưởng tượng, truyện lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn.[10]
Thụy An và vụ Nhân văn-Giai Phẩm
Về vai trò của Lưu Thị Yến trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, Bàng Sĩ Nguyên cho biết:
Thụy An là người phụ nữ duy nhất - ở trong hay ở ngoài phong trào - bị kết án là "gián điệp". Bà là một trường hợp đặc biệt, theo Lê Đạt và Nguyễn Hữu Đang, bà không ở trong Nhân Văn Giai Phẩm, vậy mà tên bà được nêu lên hàng đầu trong "hàng ngũ phản động" với nhãn hiệu "Con phù thuỷ xảo quyệt" và những lời lẽ độc địa nhất dành cho bà: "Như vắt ngửi thấy máu, Thụy An như rắn bò tới các câu lạc bộ Hội Nhà văn phun nọc độc mạt sát chế độ ta bần cùng hoá nhân dân"
- Vậy, vụ án Thụy An có phải là một vụ án chính trị? Hay là một sự quy kết oan uổng?[11]
Bà Thụy An không tham gia gì vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Bà ấy không viết một bài, một câu, một chữ nào cho Nhân Văn cả. Bà ấy cũng không hề mách nước, bàn bạc gì với người khác hay với tôi bao giờ cả. Không, không hề có, tuy rằng có quan hệ, thỉnh thoảng có gặp nhau, cũng nói chuyện.[12]
Nhà thơ Lê Đạt cũng có khẳng định:
Tôi nhắc lại một lần nữa là chị Thụy An chưa bao giờ ở trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cả. Nhưng chị Thụy An rất thân với anh em trong Nhân Văn Giai Phẩm và đặc biệt là thân với tôi. Người ta buộc tội chị Thụy An, người ta cứ buộc tội mập mờ thế thôi, nhưng tội chính của chị Thụy An là thế này: Là gián điệp cài lại để lũng đoạn nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Nhưng cho đến khi tôi biết thì tôi cũng chẳng thấy chị ấy viết bài nào cho Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế mà chị ấy đối với tôi thì lại rất quý, chị ấy luôn luôn mua đồ đạc cho tôi, cho vợ con tôi, và tôi cũng chẳng thấy chị ấy bàn với tôi về việc viết một bài nào cho Nhân Văn Giai Phẩm cả. Thế cho nên việc ấy tôi cho cũng là một cái oan rất lớn.
Tôi có thể bảo đảm 100% chị ấy không phải là gián điệp. Tại vì thế này: Nếu là gián điệp thì phải có chứng cớ chứ! Chị nhận tiền của ai? Nhận tiền ở đâu? Liên lạc với ai? Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là một câu hỏi mà nhà nước chưa trả lời tôi được. Chưa có chứng cớ thì làm sao có thể kết luận người ta là gián điệp được. Thì cứ cho tôi là người mù mờ đi, tôi bị chị mua chuộc đi. Tôi nhớ lại tất cả cuộc đời của tôi, thì chị ấy chưa mua chuộc tôi lần nào cả. Và chị ấy chỉ giúp đỡ tôi rất nhiều. Cho nên đến bây giờ tôi thấy là: Riêng về trường hợp chị Thụy An, tôi vẫn rất ân hận. Tại vì chúng tôi đã được phục hồi nhưng chị Thụy An chưa được phục hồi gì cả. Mà một trong những tội lớn nhất của chị ấy là mua chuộc tôi. Thì như các bạn đã biết, tôi chưa từng cảm thấy bị mua chuộc mà chắc cũng chưa ai mua chuộc được tôi. Cho nên tôi thấy riêng tôi bây giờ nói những dòng này, tôi vẫn khao khát và thiết tha có một dịp nào đó, người ta phục hồi chị Thụy An một cách chính thức. Không có thì riêng tôi, tôi đối với chị Thụy An, tôi vẫn cho là món nợ. Còn về chị Thụy An, tôi phải nói thế này: Chị Thụy An là một người rất giỏi. Chị ấy là một trong những cây bút nữ đầu tiên của Việt Nam. Mà theo tôi, chị Thụy An nói kín hở cho tôi biết, thì chị ấy đã từng tham gia kháng chiến! Việc liên lạc với kháng chiến trong thời ấy thì mình mất mối là chuyện bình thường, mà mất mối thì mình không thể chứng minh được. Bây giờ cũng đã lâu rồi, đã gần 50 năm rồi. Tôi thấy chúng ta có thể mở những kho tài liệu ra để buộc tội hoặc minh oan cho một người cho rõ ràng và khi mình đặt rõ ràng về phận vị rồi thì mình phải trả lại danh dự cho người ta. Và lúc đó chúng ta hãy bàn đến vấn đề chị Thụy An đóng góp gì trong cái phong trào thời ấy. Lúc đó chúng ta có đủ bình tĩnh hơn để bàn về vấn đề này. Riêng tôi thì không bao giờ tôi quên công của chị Thụy An đối với tôi cả.[13]
Thụy An
Chuyện bố, mẹ, bé và con búp bê
Bố chải tóc cho Bé xong, liền lấy cái gương giơ trước mặt Bé: “Con gái của bố soi xem này, có xỉnh xình xinh không nào!” Bé nhìn vào gương, lắc đầu bên phải, lắc đầu bên trái, ngoe nguẩy hai cái đuôi sam tí tẹo, ngọn thót như đuôi chuột, có buộc hai chiếc nơ đỏ, giống như hai cánh hoa rất to, đóng khuôn lấy mặt Bé. Bé nhoẻn miệng cười, vẻ bằng lòng lắm.
Bố vẫn chịu khó lồng ngón tay vào cái móc sau chiếc gương, giữ cho Bé soi. Bé nghĩ: “Phải vẽ con bé trong gương này. Một khoanh tròn to là mặt, hai chấm tròn nhỏ là mắt, một vạch dài xuống là mũi, một khoanh tròn vừa nữa là miệng. Con Bé nó lại cười, mình phải vẽ cả mấy chiếc răng. Còn hai cái nơ đỏ nữa, lấy gì mà tô màu?” Thò hộp bút chì nào mẹ mua cho, Bé cũng làm cùn cụt. Bé nhớ ra rồi. Bé bỏ gương chạy tót lên bàn, vớ cái bút chì đỏ to gộc của bố, thủ luôn vào nách rồi mới ra hỏi bố: “Cho Bé mượn chiếc bút chì đỏ bố nhé”. Bố ngần ngừ: “Ừ, nhưng mà để đấy, con đi chơi với bố kia mà”.
Lập tức Bé bỏ rơi cả cái bút chì và con bé trong gương định vẽ. Bé nhẩy cẫng lên bố: “Rồi bố mua kem cho Bé, bố nhớ.” Miệng Bé tắc lẻm, đánh choẹt một cái: Kem thì còn phải kể. Cắn khấc một cục, buốt lanh lưỡi, rụt cả đầu cả cổ, cục kem tan dần ngọt lự... Thật không gì bằng kem, vừa được ăn lại vừa được chơi với nó. Bố cũng thích kem lắm nhớ! Hai bố con, hai que kem ngồi ở ghế bờ Hồ, nhẩn nha... Chao, những lúc ấy sao mà Bé yêu bố thế. Bé không cần mẹ, mẹ cứ việc đi công tác, xa nhà bao nhiêu đêm, Bé cũng không cần, kem và bố là đủ rồi...
Mẹ thì ghét kem lắm. Mẹ bảo: “Bé ăn kem, chỉ tổ té re”. Nghĩ thế, mặt Bé đỏ đỏ. Thôi, thèm vào, chả nhớ chuyện xấu hổ ấy. Bé níu chặt bàn tay bố, thỏ thẻ: “Hôm nay bố mua kem xanh bố nhé!” Bố trả lời: “Bố mua cho bé một thứ còn thích hơn kem cơ. Đố bé biết là cái gì nào?” Trí khôn ngắn ngủn của Bé đoán làm sao được. Bé bảo: “Con chỉ thích kem thôi”. Bố quệt má Bé: “Con nhà khờ dại quá”.
Hai bố con lại ngồi trên ghế trông ra hồ. Bố cũng mua kem cho Bé như mọi khi, chiếc kem xanh mà Bé đang ao ước. Nhưng khác mọi khi, hôm nay bố không ăn. Bé nghĩ: hay tại Bé chọn kem xanh, bố không biết ăn chăng? Lập tức, Bé thẩy que kem giả chú bán kem: “Bé ăn kem “tắng” cơ, cho bố ăn mấy”. Bố hiểu lòng thảo của Bé, bố ấn lại que kem xanh vào tay bé, hôn chụt má Bé, hít hà: “Con gái tôi, con gái tôi, khôn láu quá!” Bé chẳng hiểu ra sao nữa. Hồi nãy bố vừa chê Bé dại khờ xong.
Bố ngồi bên cạnh Bé, không ngớt ngắm Bé, bố tư lự lắm. Bé có vẻ rất bằng lòng, rất sung sướng với chiếc kem. Bé không còn một đòi hỏi nào, một mơ ước nào khác! Vậy thì bố có nên cứ mua cho Bé cái mà bố bảo là còn “hơn cả kem không?” Bố bỗng thấy những nét phả phê hớn hở trên mặt Bé mờ dần, nhường chỗ cho nhũng nét phụng phịu thèm muốn hôm nào bố và mẹ dắt Bé đi xem búp bê Tiệp-khắc ở cửa hàng Mậu dịch Tràng–Tiền.
Lần thứ nhất Bé nhìn thấy những búp bê to và đẹp đến thế, biết thức biết ngủ. Bé thích nhất cái con bê có hai đuôi sam vắt vẻo như Bé. Nó cũng có áo mới bằng vải hoa như Bé. Bé bảo mẹ mở tủ lấy bê cho Bé mang về. Mẹ sùy: “Phải có tiền mua chứ”. Bé trỏ vào túi tay của mẹ: “Tiền trong ấy đấy thôi.” Bố bảo: “Ngần ấy không đủ, phải có nhiều hơn thế.” Bé đứng ngẩn người, gọi thầm bê: “Bê ơi! Bê ra đây với tôi... tôi cho ăn kem”. Bê bị nhốt trong tủ kính, không nhúc nhích. Bé thương bê quá, thèm bê hơn thèm kem. Nhưng phải nhiều tiền mới mua được bê thì… chịu thôi.
Những việc, những lời xẩy ra quanh Bé, lọt vào tai Bé đã làm cho Bé biết được rằng: những cái gì nhiều tiền thì bố, mẹ chưa mua được, còn đợi để chính phủ giàu đã, nhân dân giàu đã. Đến Bé muốn ăn hai chiếc kem, bố cũng bảo: “Hạn quà cho con chỉ có một trăm thôi, đợi chính phủ giàu, nhân dân giàu, con tha hồ ăn.” Bé quay lại hỏi bố: “Bố ơi! Thế bao giờ chính phủ giàu, nhân dân giàu hả bố?” Bố thuận miệng đáp: “Ít nữa thôi.”
Ít nữa thôi với Bé là lâu lắm. Bé thì muốn có bê ngay bây giờ. Bé cứ đứng thần ra ngắm. Bố mẹ giục không đi. Mẹ sốt ruột doạ: “Này người ta sắp đóng cửa hàng đấy. Hay Bé ở đây một mình với búp bê.” Bé yêu bê thật, nhưng ở đây một mình với bao nhiêu cái lạ này, lỡ bị nhốt vào cái tủ như bê thì Bé chịu thôi, sợ lắm. Bé đành thủi thủi theo bố mẹ đi. Chỗ lông mày giao nhau lửng đỏ, triệu chứng Bé chỉ chờ cơ hội là khóc.
Về nhà, Bé cũng còn ngơ ngẩn nhớ Búp-bê, ôm cái gối dài của Bé nựng nịu. Tối đi ngủ Bé không rời con búp bê tưởng tượng. Bố mẹ suy nghĩ lắm. Mẹ chép miệng: “Tội nghiệp, nó thèm con búp bê quá, chắc ngủ mê cũng thấy.” Vì chuyện con búp bê, bố, mẹ mới nhận ra một điều là lấy nhau chín năm rồi, đã có mụn con là bé đấy, lên bảy tuổi, đã biết về nhau tất cả mọi nỗi khổ cực vất vả, nhất là từ trong cuộc phát động quần chúng hồi đầu năm ngoái ở quê nhà, cả bố cũng được về phối hợp đấu tranh, thế mà vẫn còn một cái khổ mẹ chưa nói với bố.
Mẹ kể: “Chả phải bây giờ ra Hà Nội công tác, em mới được ngắm búp bê to như thế này đâu. Em nhìn thấy từ ngày xưa, em chỉ nhỉnh hơn cái Bé nhà ta một hai tuổi. Nhìn con búp bê của con lão chủ đồn điền ấy mà. Bố con nó về chơi đồn điền, búp bê để ngoài ô tô hòm, cửa kính đóng kín. Em trèo lên bệ xe nhìn vào. Con búp bê to như đứa bé mới đẻ. Em nghĩ giá được bế một cái, nhịn ăn cả tháng cũng được. Bất đồ, mải ngắm thì bố con thằng chủ điền ra, mở cửa xe đằng trước, leo lên. Em chỉ còn kịp ngồi thụp xuống bệ, chưa nhảy được ra thì thằng chủ mở máy cho xe chạy, hất em ngã sóng xoài xuống đường, đầu va vào đá toạc mảng to, còn cái sẹo đây này.”
Mẹ nhấc bàn tay bố, luồn qua tóc sau ót, sờ chiếc sẹo, tóc không bao giờ mọc nữa. Mẹ nghe tiếng ực ực, không biết có phải tiếng bố khóc hay tiếng Bé thổn thức trong mơ. Kết quả câu chuyện là gần về sáng, bố mẹ bảo nhau: “Thôi kỳ truy lĩnh này, hai vợ chồng thế nào cũng có hai phiếu mua hàng mậu dịch, sẽ nhịn một phần mua cho Bé con búp bê. Con đã có áo hoa, giày da, nơ buộc tóc. Con còn phải có búp bê chơi.”
Bố mẹ quyết định thì bên gối Bé thiêm thiếp giấc nồng. Nhưng càng gần ngày được nhận truy lĩnh, bố thấy mẹ hình như có vẻ giãn quyết định ra. Không hẳn là mẹ bảo không mua búp bê cho bé nữa, mẹ chỉ dáo lên nhũng thứ cần phải mua với hai phiếu mua hàng, đại để như vải, ấm nhôm, thau chậu. Mẹ bảo: “Rồi sắp một cái thau cũ không đủ đâu.” Tính nhũng thứ mẹ muốn mua thì đến bốn phiếu mua hàng cũng hết. Bố vốn tính tẩm ngẩm, cứ để cho mẹ toan tính. Bố cũng không nhắc gì chuyện con búp bê hai người đã ước hẹn thầm với Bé.
Cho đến chiều nay, bố về nhà với tấm phiếu mua hàng trong túi. Bố chải đầu làm dáng cho con gái, dắt con gái đi, lén mẹ. Thế nào bố cũng mua cho con gái bố con búp bê. Bố không sợ người khác mua mất. Chị bán hàng đã bảo bố: “Mậu dịch biết thế nào cũng có nhiều người bố mua búp bê cho con nên mậu dịch đặt mua bên Tiệp Khắc về nhiều lắm. Bố chợt mỉm cười: “Một nông dân Việt Nam mua búp bê của Tiệp Khắc cho con chơi. Du thật. Chuyện ấy ngày xưa có ai dám nghĩ đến không?” Bố bảo Bé: “Đi con!” Bé lơn tơn cạnh bố. Ăn hết que kem rồi, nghe chân đi kém dẻo dai. Bố nhấc bổng bé lên, như nhấc bổng chiếc ba-lô. Hai bố con vào Mậu dịch.
Bé nhẩy cẫng, trụt khỏi tay bố. Con búp bê của Bé vẫn ở trong tủ. Khác cái, lần này bê đứng mãi chắc mỏi chân, đã ngồi xuống rồi, chân duỗi dài ra như đang dở chơi nu na nu nống. Bé dán mũi vào cửa kính, tìm chuyện nói với búp bê. Chợt một bàn tay lạ kéo Bé lùi xa cửa kính, thò tay vào trong tủ, nhấc đúng bê của Bé ra và đặt vào tay Bé. Bé ôm lấy không chút ngỡ ngàng. Bé nhìn bố khoe: “Bố ơi! Cô này cho con búp bê”. Cô bán hàng cười: “Bố em mua cho em đấy!” Bé cuống quít dục bố: “Về bố, về bố, về khoe mẹ!”
Hai tay Bé khư khư ôm búp bê vào ngực. Có lúc Bé quên cả bố đi bên cạnh. Bé còn mải nói chuyện với bê. Rằng: “Bê về nhà phải ngoan nhé, đừng quấy mẹ, mẹ hay mắng lắm. Khi nào mẹ mắng thì túm lấy quần bố. Mẹ đi công tác đã có bố ở nhà, bố đi công tác đã có mẹ, cả mẹ cả bố cùng đi thì đã có các cô, các chú, nhiều cô nhiều chú lắm.”
Bé mới nói chuyện đến đấy thì đã lại đến Bờ Hồ rồi. Bố nói: “Nghỉ một tý, Bé ạ”. Bé đồng ý ngay, được dịp cho bê xem bờ hồ. Bê ở lâu trong tủ kính chắc nóng lắm. Bé đưa bê ra bờ cỏ sát hồ. Hai chị em ngồi giãi thẻ, ngảnh mặt ra hồ ngắm cảnh.
Bố ngồi xuống thì lấy tay vỗ đùi, một cử chỉ đã thành thói quen từ khi thương tích ở đùi của bố bị trong một cuộc xung kích đồn Tây được mổ ra lấy đạn đã lành. Vết thương cũng đồng thời đổi bố từ một chiến sĩ chiến đấu thành một thương binh chuyển ngành và làm cho bố đi một quãng đường là thấy mỏi mỏi. Nhưng bây giờ bố ngồi nghỉ, còn vì bỗng thấy ngại gặp mẹ, ngại nghe mẹ phê bình. Phê bình đúng hẳn chứ. Thực tế bố mẹ đã đến mức mua đồ chơi đắt tiền hàng vạn bạc cho con đâu. Kế hoạch 56 chưa xong, mọi người còn thắt lưng buộc bụng, nhà còn thiếu đồ thiết dụng... một vạn bạc là... hai yến rưỡi gạo. Bố nhìn Bé đang cười rúc rích với búp bê. Bố bèn nhẩm lại nhũng lý lẽ đanh thép để tự bào chữa: cái sẹo trên đầu mẹ, vết thương ở đầu gối bố, tất cả để cho Bé được sung sướng. Bố không ngại gặp mẹ nữa.
Bố vừa toan gọi Bé đi về, thì mẹ từ đâu ùa tới, đặt phịch một gói lên lòng bố, tíu tít:
“Về đến nhà không thấy bố con đâu, biết ngay lại chỉ ra đây. Anh mở xem..."
Chưa hết câu, lại gọi Bé:
"Bé ơi! Lại đây! Lại đây!"
Bé ôm con búp bê khệ nệ bước lại. Mẹ nhìn con búp bê trong tay Bé, đờ người, thốt tiếng: “Ơ hay!...” Bố mở gói ra thấy con búp bê cũng: “Ơ hay!” Duy chỉ có Bé không ngạc nhiên gì cả, reo một tràng dài: “A! Cả mẹ cũng mua búp bê cho Bé nữa!” Bé điềm nhiên dang tay ôm nốt con búp bê mẹ vừa mang lại, đi về chỗ cũ, đặt song song xuống cỏ. Con bố bên này, con mẹ bên này. Sao hai con giống nhau thế. Bé lầm rồi đây này. Bé thích con bê của bố hơn. Nó đã thân với Bé trước. Bé phải làm thế nào để khỏi lẫn với con của mẹ? Bé nghĩ nhạy lắm. Bé sẽ tháo nơ đỏ của Bé buộc sau lưng cho bê bố làm khăn quàng đỏ. Bé bảo con bê mẹ mua: “Còn mày đến sau phải quàng khăn đỏ sau nghe chưa?”
Bé liếc nhìn mẹ. Mẹ mà biết thì mẹ giận đấy. Mà mẹ đang giận thật, có điều là mẹ đang giận bố chứ không phải đang giận Bé. Mẹ nói lầm bầm. Bố cũng nói lầm bầm. Bé nghe loáng thoáng những lời gắt gưởi: lãng phí, đem giả đi, đừng trẻ con, mua rồi còn đem giả, trẻ con lắm vào.
Nghe đến câu chiều con thì Bé chán quá, không nghe nữa. Vì Bé nghe mãi rồi. Có lúc thì là bố cự mẹ thế, lúc thì mẹ cự bố thế, nguy hiểm là có lúc cả hai cùng nhận lỗi với nhau là đã chiều Bé. Thật làm Bé nghĩ phen này có dễ cả bố lẫn mẹ cùng sẽ ghét mình. Nhưng chỉ một lát, phi bố tất mẹ lại ôm bé nựng nịu, quà quà bánh bánh cho Bé. Người lớn, chịu, không hiểu họ ra sao cả.
Bố mẹ thôi không lầm bầm nữa nhưng lại thừ ra, mặt bố cau lại, mặt mẹ đỏ phừng phừng. Hai bê của bé mà cũng giống thế kia thì xấu quá. Bé không thích đâu. Bé nhìn hai bê thần người nghĩ ngợi: nếu hai bê mà cãi nhau thì Bé làm thế nào nhỉ?
Bé nghĩ một lát đứng phắt dậy ôm một con – bây giờ thì con của bố hay con của mẹ cũng chẳng hề gì. Bé phăng phăng chạy lại trước mặt mẹ, đặt vào lòng mẹ, nói một hơi:
Hai con bê này nó cứ cãi nhau con không dỗ được, con giả mẹ con này để mẹ cho em bé trong bụng.
Bố mẹ nhin nhau một giây rồi cùng phá lên cười.
Tiếng cười của bố mẹ làm sao gợn cả sóng Hồ Gươm... Mấy con chim trên cành vội cất cánh bay, đánh rơi lộp độp trên đầu Bé những đốm trắng trắng... Khách qua lại lây cái cười của bố mẹ cũng nhoẻn miệng cười theo.
Nguồn: Trăm Hoa, ngày 25 tháng 11 năm 1956.
Thụy An & Võ
Nguyên Giáp
Bùi Thụy
Băng
Tình
Thầy Trò, Tình lỡ ban đầu.
Tình
Đất Nước, Cách Mạng: mỗi người mỗi ngả
Ai
là Thủ Phạm giết một hài nhi? Võ Nguyên Giáp hay Tố Hữu?
Bùi Thụy Băng có vài lời cùng độc giả:
Là
con lại viết về Mẹ mình, thì chẳng khác gì là
“Mẹ hát con khen”. Song ở đời này sao tránh khỏi những ngộ nhận. Thành thử một
khi đã đặt bút viết, hay đã mở miệng nói, thì tác giả hay diễn giả phải chịu
trách nhiệm đối với sự phê phán của khán thính giả từ mọi phía.
Năm
1958, biết rằng mình bị theo rõi, bị hàm oan, biết rằng mình bị tù đầy dã man,
bị cùm chân nằm trong xà lim Hỏa Lò, bị chuột bò trên người, mà không biết vì
tội gì, Thụy An vẫn đủ khôn ngoan đưa một mẩu giấy bẩn thỉu lớn bằng bao thuốc
lá có mấy giòng chữ bé li ti đến tay các con đang sinh sống ở Sàigòn.
Thụy
An viết: “Thế giới chỉ cần vài trăm người đàn ông, đàn bà quả cảm. Thực
hành quả cảm đó là những người biết tin vào chân lý, biết diễn đạt chân lý trong
cuộc sống. Những người không run sợ cái chết. Hơn nữa còn chào mừng cái chết...”
Năm
1945, cả triệu đồng bào chết đói, Thụy-An xung phong cứu đói sáng, tối, ngày,
đêm. Đau lòng nhìn xác người trên vỉa hè, xác người đầy trên xe bò, khắp thành
phố Hànội. Bà hoảng lên khi nghĩ đến dân làng Hòa Xá. Bà tất tả về quê quán.
Thấy cảnh tang thương tương tự Bà bật khóc làm bài thơ tựa đề:
“Trận đói 45, chuyện một nhà Sư bán tượng cứu đói.”:
Cửa son rượu thịt bốc hơi
Dưới quê người xẻo thịt người mà ăn. (thơ Đỗ Phủ)
Sư đi khất thực trầm ngâm
Về chùa đem tượng, bán phăng chợ trời
Tượng thì quan một quan hai cũng là
Dân chết đói giảm đôi ba,
Sư bình bát rỗng về chùa quạnh hoang
Bệ thờ tam thế trống chơn
Mình ông Di Lặc béo tròn ngồi chơ
Miệng cười khoái cái bụng to
Rõ đang trong cảnh dư thừa phả phê
Bất bình chú tiểu sân si
Sao thầy không bán nốt đi cho rồi.
Thầy rằng: Bán quá khứ, bán đương thời
Tượng thì bán được vàng mười
Dại gì đem bán tương lai bao giờ
Tương lai để phụng để thờ
Mõ chuông còn dóng ước mơ còn dài.
***
Bài viết “Thụy An và Võ Nguyên Giáp” chia làm ba phần:
I.
Tình Thầy Trò – Tình lỡ ban đầu.
II. Tình Đất Nước,
Cách Mạng: Mỗi người Mỗi ngả.
III. Ai là thủ phạm
giết một hài nhi? Võ Nguyên Giáp hay Tố Hữu
I. Tình Thầy Trò – Tình lỡ ban đầu
A. - Tiểu sử và sự nghiệp văn chương, chữ nghĩa của Nữ Sĩ Thụy An qua lời tường
thuật của nữ sĩ Trinh Tiên (Trinh Tiên là phu nhân của
Ông Bửu Đáo. Ông Bà Bửu Đáo là bạn rất thân của gia đình vợ chồng Thụy An – Băng
Dương).
- THỤY AN LÀ AI?
Tên thật: Lưu Thị Yến
Bút hiệu: Thụy AnPháp danh: Nguyên Quy
Ngày và nơi sinh: 24 tháng 8, 1916 tại Hànội
Quê gốc: Làng Hòa Xá, Hà Đông
Tác phẩm:
Một Linh Hồn: Tiểu thuyết (đã xuất bản)
Bốn Mớ Tóc : Tiểu thuyết (đã xuất bản)Vợ Chồng: 25 câu chuyện về hạnh-phúc gia đình. (đã xuất bản)
Thơ không gom thành tập.
Sách chưa xuất bản:
Nhà Lãnh Tụ (Tiểu thuyết chưa in)Phiên chợ trời Đanh Xuyên (Tiểu thuyết chưa in
Bùi Thị Xuân (khảo cứu chưa in)
Vợ Chàng Trương (khảo cứu chưa in)
Năm
1929, cô Yến mới mới 13 tuổi đã có thơ đăng trên tờ Nam Phong, do nhà học giả
Phạm Quỳnh chủ trương.
Hè
1932 cô Yến được cha mẹ cho học tư thêm. Thầy giáo là một hàn sĩ, người Quảng
Bình, dáng dấp mảnh khảnh đầy vẻ cương nghị. Tuy anh ta còn rất trẻ, lại có diện
mạo khôi ngô, tuấn tú nhưng khuôn mặt luôn rõ nét nghiêmkhắc của một nhà mô phạm.
Thời
nào cũng thế: Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò. Ông thầy giáo trẻ ấy đã bị trò
Yến cùng các bạn trêu chọc gọi là “Anh đồ Nghệ”. Hơn thế, Yến còn làm thơ nhạo
báng dí dỏm:
-“...Khéo ghét anh đồ Xứ Nghệ
Hơn mình mấy tí tuổi đầu...”
(Trích “Sao Lại Mùa Thu” của Thụy An)
Thế
rồi có bận Yến không thuộc bài bị thầy giáo quở phạt. Cô liền cùng các bạn vạch
ra một chương trình trả đũa. Ở giờ trả bài tiếp theo, các cô bé thay nhau đọc
liền miệng suốt buổi học, khiến thầy giáo ngỡ ngàng đến chóng mặt, bưng đầu tức
giận.
-“...Phút ngạc nhiên rồi anh hiểu
Run run anh giận tái môi...”
...Lớp học tan trong tẻ lạnh
Học trò lầm lũi bước ra
Mắt anh tối sầm tức tủi
Thương anh, có kẻ trở vô
Đã có lời gì qua lại
Giữa đôi thầy giáo, học trò...”
(Trích: “Sao lại Mùa Thu” của Thụy An)
Một
tình cảm hồn nhiên chớm nở. Một e ấp chợt hiển, chợt ẩn...Từ đó cô Yến sáng tác
hàng loạt thơ ngụ ý đầy thơ mộng hồn nhiên, ký hiệu là Thụy An hay Thụy An Hoàng
Dân.
Nhưng người trai trẻ xứ Quảng này không chỉ là một hàn sĩ hay một nhà mô phạm
đơn thuần, mà còn là một người yêu nước thiết tha, một nhà cách mạng chân chính.
Cho nên trong những bài giảng đã gieo ảnh hưởng không ít đến lớp học trò. Nhất
là với tâm hồn nhậy cảm của Thụy An, khi nghe thầy giáo tả về xứ Quảng thì như
đã vẽ ra trước mắt cô:
-“...Ngắm nhìn Hồng Lĩnh cao cao
Hùng vĩ chín mươi chín ngọn
Khí thiêng sản xuất anh hào...”
(Trích: “Sao lại Mùa Thu” của Thụy An)
Hơn thế nữa, chính người thầy
giáo trẻ ấy lại là một chiến sĩ hoạt động trong bóng tối.
Chúng ta hãy lắng nghe lời giới thiệu của Thụy An về người anh hùng đó:
-“...Hung hãn vọng vào tiếng bể
Hờn căm ríu ngọn gió Lào
Anh mang trùng dương giận giữ
Anh mang hoang dại khô khan.
(Trích: “Sao lại Mùa Thu” của Thụy An)
và
như:
“Mắt anh hừng trí bốn phương
Tay run nắm hồn
dân tộc
Tóc xòa vương hận núi sông
Môi bặm tai nghe rên xiết
Áo cơm đọa dười cùm gông!...”
(Trích: “Sao lại Mùa Thu” của Thụy An)
Thật
sự, Thụy An đã hấp thụ tư tưởng cách mạng qua Thầy đồ Nghệ:
-“Rồi anh bắt đầu dẫn dắt
Dạy em khui lửa bất bình
Oán hận réo sôi lòng đất
...Công lý tù đầy uất uất
Miếng cơm nghẹn họng nhân sinh...”
(Trích: “Sao lại Mùa Thu” của Thụy An)
Khoảng chốc, lớp hè vài tháng trôi qua. Thầy trò bịn rịn chia tay. Riêng thiếu
nữ Thụy An còn nghe lòng mình vương chút bâng khuâng, diệu vợi...Nhưng lại là
chút bâng khuâng rất nhẹ nhàng lờ lững... nó đã thoảng qua ngay trong lứa tuổi
16 ngây thơ ấy. Và cũng bởi rằng: -...”Làm
thinh...anh vẫn thản nhiên...”
Còn
chăng chút lưu luyến ở tâm hồn Thụy An là niềm cảm phục trang thanh niên chí khí,
cô đã kết ý thơ thành chuỗi nguyện cầu:
...”Nguyện mình hóa vải hóa bông
Thấm lau giòng máu anh hùng thơm tho
Máu anh đã rửa quốc thù
Máu anh viết trước bài ca khải hoàn...”
(Thơ Thụy An)
Theo
định luật ...”Gái lớn ai không phải lấy chồng..”
(thơ Nguyễn Bính).
Năm
18 tuổi, bà tự lấy chồng, thân bước lên xe hoa. Chồng bà là một nhà giáo kiêm
nhà văn, chuyên viết báo với bút danh Băng Dương, tên thật là Bùi Nhung. Ông là
một trong những người em của học giả Bùi Kỷ, hiệu Ưu Thiên (1887- 1960), quê
Châu Cầu, tỉnh Hà Nam.
Sau
đó giáo sư Bùi Nhung đổi vào Nam (1933), thời gian ở Sàigòn, Thụy An làm chủ
nhiệm tuần báo Đàn Bà Mới và Phụ Nữ Tân Văn (từ tháng 3, 1934 đến tháng 3,
1937).
Vì
Thụy An mang bầu (đứa con trai thứ hai) lại yếu phổi, vợ chồng Thụy An – Băng
Dương phải chuyển ra Bắc. Tháng 5, 1939, Thụy An được mời cộng tác đứng quản lý
báo Đàn Bà. Thời đó chủ bút tờ báo này là Bà Nguyễn Thị Dị Thảo, người nổi tiếng
say mê văn chương và là một thiếu phụ có nhan sắc, rất bặt thiệp. (1)
Phần
Thụy An, bà vốn là một nhà văn, nhà báo rất năng động. Là một cây bút nữ có tài
viết được nhiều môn: Tiểu thuyết, nghị luận, đoản văn, khảo cứu, phiếm luận. Có
thời gian Thụy An còn làm Redacteur – en –Chef (Chủ bút) cho tờ Thông Tấn Xã (đài
Pháp Á của Pháp.
Năm
1943 nữ sĩ Thụy An cho xuất bản truyện dài đầu tay nhan đề “một
Linh Hồn” mô tả tình cảm một thiếu nữ ngây
thơ, rất ngoan đạo. Nhân vật chính ấy là cô Vân, biểu tượng cho một bông sen gần
bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Tác phẩm “Một
Linh Hồn” của Thụy An là cuốn tiểu thuyết
đặc trưng tình cảm, mang nhiều dấu ấn thời đại, đậm đặc màu sắc tôn giáo.
Tiếp
đến tác phẩm thứ hai tựa đề “Bốn Mớ Tóc”
(1952). Đây là một truyện gồm nhiều đoản tác: Một Thương; Bà Mẹ; Cô Con; Mớ Tóc...
Tác giả cốt ý nêu cuộc sống của dân tộc trong buổi giao thời, mọi sinh hoạt đan
chen nhau giữa mới và cũ. Điển hình như môt mái tóc phụ nữ: cũ thì để (tóc) dài
vấn trần hoặc vấn khăn búi tóc; mới thì cắt ngắn hoặc uốn quăn...
Nói
về kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết thời ấy, tác giả Thụy An đã được nhà phê bình
Vũ Ngọc Phan nhận định như sau:
-“...Một
Linh Hồn cũng đáng kể là một tiểu thuyết xuất sắc nhất của phụ nữ Việt Nam từ
trước đến giờ (giai đoạn tiền chiến). Trí tưởng tượng của tác giả rất phong phú,
truyện lại xây dựng một cách vững vàng, chắc chắn...Bà đã thành công về văn xuôi
hơn là thơ...” Và như nhà văn Yên Thao cũng đã nói: “Sự hiện diện của hai tác
phẩm (Một Linh Hồn và Bốn Mớ Tóc) của Thụy An chứng tỏ rằng ở khoảng thời gian
trên, nữ giới Việt Nam đã có một cây bút khá sắc bén và thông minh...”
-
“...Có thể nói Thụy AnHoàng Dân là nhà văn nữ đi tiên phong về lối tả chân tâm
lý. Khéo áp dụng hướng cứu vớt của Chúa vào đời sống nhân sinh nhật dụng (Thế
Phong)
Đến
đây soạn giả cần phải nói thêm về sự nghiệp văn chương của nữ sĩ Thụy An. Từ lâu
nay, qua vài nhà nghiên cứu văn học đã nhận xét về nữ sĩ,thì như trên đã nói.
Nhưng còn về thơ, lại qua sưu tầm, chúng tôi được biết Thụy An sáng tác thơ cũng
rất nhiều phần đăng rải rác trên các báo, phần vẫn còn trong tập bản thảo, và
chưa hề gom lại thành tập bao giờ. Dù vậy, bài thơ trường thiên của tác giả có
tựa đề “Sao Lại Mùa Thu” (coi toàn bài ở phần dưới) , rồi như bài “Ân Thiên Nhất
Đẳng” tặng Thái Bằng có giọng ca thiên phú độc đáo...và một số bài thơ khác (xem
phần sau). Chừng đó đủ cho ta thấy tài làm thơ của nữ sĩ Thụy An cũng thuộc hàng
xuất sắc. Với lời thơ chân thật gọn gàng, ý thơ trong sáng, từ ngữ bình dị cùng
những nhận xét nhanh nhậy, tinh tế..., đủ khiến thi phẩm của Thụy An tăng phần
hứng khởi cho độc giả.
-“...Mai sau em thác anh ơi!
Trên bờ biển lấp di hài cho em
Một mình hồn được lặng yên
Lắng nghe sóng nhạc triền miên...(1)
(Thơ Thụy An)
Chú thích: (1) Ý tác giả để thiếu hai chữ cuối. Bài thơ này đã
đăng trên báo Đàn Bà Mới năm 1937.
Dưới đây là chứng tích Tình Thầy Trò và Tình lỡ ban đầu giữa Thụy An và Võ :
SAO LẠI MÙA THU
của Nguyên Quy
Năm ấy xuân vừa mười sáuMộng trinh bừng nở má tơ
Môi đào cười rung mắt biếc
Xôn xao lắm gã học trò
Tay mềm ngoan ngoan cắp sách
Nghỉ hè theo học lớp riêng
Anh giáo trẻ mà mô phạm
“Các cô phải học cho siêng”
Ra về khúc khích bảo nhau
“Khéo gét anh Đồ Xứ Nghệ
Hơn mình mấy tí tuổi đầu
Đã thế...” Một chương - trình nghịch
Phăng phăng được thảo ra liền
Mấy cô dẩu mồm, đanh đá
“Muốn siêng anh sẽ được siêng”.
Bài học cho chừng trang rưỡi
Mà hôm anh gọi đọc bài
Lập tức thao thao bất tuyệt
Liến mồm đọc mãi không thôi.
Liên tiếp cô nầy cô khác
Đọc không dứt đoạn cầm hơi
Phút ngạc nhiên rồi, anh hiểu
Run run anh giận tái môi
Lớp học tan trong tẻ lạnh
Học trò lầm lũi bước ra,
Mắt anh tối sầm tức, tủi
Thương anh có kẻ trở vô
Đã có lời gì qua lại?
Giữa đôi thầy giáo học trò
Thầy vốn mang thân hàn sĩ
Trò nhiều tình cảm vẩn vơ
Chỉ biết kể từ buổi ấy
Lớp riêng ghi một ý riêng.
Trò gái chanh chua đáo để
Làm thinh, anh vẫn thản nhiên
Lặng lẽ nhìn vào góc khuất
Long lanh đôi mắt to đen
Đôi mắt vuốt ve an ủi:
“Binh anh có tấm lòng em”
Hai tháng, chao! đi chóng quá
Qua rồi lớp học nghỉ hè
Những người kia thôi chẳng tiếc
Nhìn em mắt chẳng nỡ lìa
Quê anh xa trong Xứ Nghệ
Núi cao, sông thật là sâu
Hung hãn vọng vào tiếng bể
Hờn căm rít ngọn gió Lào
Anh mang trùng dương giận dữ
Anh mang hoang-dại khô- khan
Dìu dịu mùa Thu xứ Bắc
Dạy anh biết thú mơ màng.
Đẹp là mắt người em gái
Nhìn vai áo rách rưng rưng
Đẹp là bàn tay mềm mại
Đôi khi vuốt trán nóng bừng
Em thương cảnh anh hàn sĩ
E rằng trọ học không lương
Em về kèo nài Thầy, Mẹ
Để cho anh giảng bài trường
Hận quá lòng em mười sáu
Dịu sao thương những là thương
Ngây thơ em đâu có biết
Mắt anh hừng trí bốn phương
Tay run nắm hồn dân tộc
Tóc xòa vương hận non sông
Môi bặm tai nghe rên xiết
Áo cơm đọa dưới cùm gông
Máu anh chẩy giòng uất hận
Anh là thù của chữ thương
Rạt về mùa Thu Hà-Nội
Sao lòng anh bỗng vương vương
Sao bỗng vui niềm trưởng giả
Ánh đèn sáng mái đầu tơ
Khô khan chàng trai Xứ Nghệ
Có chiều lại biết làm thơ.
Có chiều nhìn bàn tay trắng
Bút cầm trên giấy nhẹ đưa
Ám tả anh ngừng, quên đọc
Rằng: Em có nghĩ bao giờ
Về thăm quê anh trong đó
Ngắm nhìn Hồng Lĩnh cao cao
Hùng vĩ chín mươi chín ngọn
Khí thiêng sản xuất anh hào.
Em cười ròn tan buồng học:
“Em yêu Hà-nội mà thôi”
Lơ đãng ảo huyền cất bước
Thời gian bóng đổ u hoài
Nhưng anh vẫn chăm rèn cặp
Và em vẫn cố học hành
Rồi anh bắt đầu dẫn dắt
Dạy em khui lửa bất bình
Oán hận réo sôi lòng đất
Đời chưa vẽ nét đan thanh
Công lý tù đầy uất uất
Miếng cơm ngẹn họng nhân sinh
Anh mơ buổi mai nhân loại
Anh mơ cháy rực mắt sâu
Anh mơ lõm đôi gò má
Anh mơ tóc chĩu mái đầu
Ngoan ngoãn là người em gái
Cùng anh chung một mối mơ
Cùng anh chia niềm uất hận
Tương lai nhân lọai hẹn hò
Đổi thay cũng người em ấy
Mấy chiều chẳng đến học anh
Bóng vẽ lê mình gác xép
Tiếp phong thư nhỏ giật mình”
“Em sắp lấy chồng, anh ạ
Mừng em anh có gì không?”
Cười gằn, phong thư xé nhỏ
Xé tơi những ngón tay hồng.
Ghê cái mùa thu Hà-nội
Hững hờ mấy lá vàng bay
Ru nỗi buồn câm phố vắng
Lê chân vẹt mấy gót giầy.
Anh những âu vui duyên mới
Lâu lâu chợt nhớ tới anh
Môi đào nhoẻn cười hóm hỉnh:
“Hẳn là anh ấy giận mình”
Nhẩm tính thăm anh một buổi
Chần chừ nay hẹn đến mai
Riêng những tấm lòng phơi phới
Thời gian thâu vắn chẳng dài
Vun vút thoi bay cửa sổ
Mùa thu qua mấy mùa thu
Em đã con bồng con bế
Vô tình quên hết bạn xưa.
Để có hôm kia một buổi
Trời cuồng trút hết gió mưa
Kẻ lớn trong nhà xa vắng
Mình em nghe đổ phong ba
Anh bỗng hiện ngoài khung cửa
Xé trời tiếng sét nổ theo
Mắt cháy hừng hừng cuồng nhiệt,
Nhếch môi nửa hận nửa kiêu
(Run rẩy thương lòng thiếu phụ
Phút giây bừng hiểu muộn rồi
Cúi mặt lắng nghe ân hận
Tràn dâng khóe mắt đầu môi.)
Anh đã nói gì anh hỡi!
Em nghe loáng thoáng mơ hồ
Tình lỡ sầu theo nửa mộng
Hẹn về toàn thắng mùa Thu
Mùa Thu mùa Thu về đây
Có người ghìm mộng trong tay
Có người mang hia chiến thắng
Đi tìm em của những ngày.
Em đã khác rồi, em đã...
Biển dâu này lại biển dâu
Vừa mới rụng tàn thế hệ
Ai còn “Hải thị thấn lân”?
Thôi nhe, ừ em về bên ấy
Mỏi rồi, chơi cuộc hú tim
Đã rẽ đôi giòng lý tưởng
Hương xưa: ngọc đắm châu chìm
Em còn hẹn hò Hậu Kiếp
Anh không tin chuyện luân hồi
Lai sinh em chờ người đó
Kiếp này anh mộng cùng ai?
*
Mưa gió nấc câu tương biệtAi nhìn theo hút Tiêu Lang?
Ai đếm bước chân lưu lạc
Ai chờ nghe khúc khải hoàn.
Nguyên Quy (cũng là Thụy An)
No comments:
Post a Comment