VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
Giá trị thật của “Nhạc sến”
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-21
Mới đây hai nhạc sĩ có tiếng của Việt Nam là Huy Tuấn và Quốc Trung khi được báo chí phỏng vấn về đề tài “nhạc sến” đã có những phát biểu làm dư luận ồn ào nếu không muốn nói là nổi giận.
Đắm đuối nhạc sến là bất thường?
Trong khi Huy Tuấn cho rằng ca sĩ đua nhau hát nhạc sến là a dua,
thiếu nhận thức thì theo trang VTC Online nhạc sỹ Quốc Trung lại khẳng
định: “thanh niên mà đắm đuối với nhạc sến là điều bất thường” và xa hơn
nữa nhạc sĩ này cho rằng nhạc sến là thị trường cấp thấp và ca sĩ không
nên theo.
Những bình luận, ý kiến này làm người yêu mến dòng nhạc bình dân nổi
giận, họ cảm thấy bị xúc phạm. Phải chăng dòng nhạc bị gán cái tên tương
đối khiếm nhã này có đáng bị gọi như vậy hay không và khi nó đã đi vào
quảng đại quần chúng thì giá trị thật nó nằm ở chỗ nào?
Trước nhất thử tìm hiểu chữ “sến” và ý nghĩa thật của nó.
Sự thật hai chữ nhạc sến phát suất từ Nhạc sĩ Phạm Duy, ông chỉ nói đùa thôi vì hồi trước 75 những bản nhạc mà người ta gọi là nhạc sến ngày nay hồi đó người ta gọi là nhạc phổ thông.
-Ca sĩ Chế Linh
Hầu hết tự điển tiếng Việt đều viết chữ sến là một dạng thảo mộc, một
họ cây thông dụng mà gỗ của nó dùng đóng thuyền rất tốt. Ý nghĩa này
không áp dụng vào chữ sến với nghĩa ngầm, ẩn dụ của nó.
Tìm kiếm xa hơn người ta có thể tạm tin vào sự giải thích cho rằng
chữ sến có nguồn gốc từ chữ Mari Sến, xuất phát từ chữ con sen, người ở
vào thời kỳ Pháp thuộc. Con sen với thân phận thấp hèn nhưng vì sống
trong gia đình của một anh thực dân nên nhiễm thói sang cả nhố nhăng nên
thêm hai tiếng Mari phía trước.
Cách giải thích này được phổ biến trong ngữ cảnh miêu tả sinh hoạt từ
tinh thần lẫn vật chất của những kẻ thấp hèn, dưới đáy xã hội. Sinh
hoạt tinh thần như âm nhạc, chẳng hạn, của họ do đó không thể so sánh
với các thưởng lãm thẩm mỹ của giới cao hơn như sinh viên, trí thức hay
kẻ giàu có….thành kiến này khởi đầu từ đâu và vì sao thì cho đến nay
chưa có một cuộc nghiên cứu điều tra xã hội học sâu rộng nào chứng minh
điều đó.
Một khẳng định khác về hai chữ “nhạc sến” được cho là từ nhạc sĩ Phạm
Duy mà ra. Ca sĩ Chế Linh, cũng là nhạc sĩ hàng đầu trong giòng nhạc
sến với bút danh Tú Nhi kể lại câu chuyện ít người biết này:
Nhạc sĩ Phạm Duy tại một ruộng lúa ở vùng Lạng Sơn năm 2007. Photo courtesy of phamduy2010.com
“Sự thật hai chữ nhạc sến phát suất từ ông Phạm Duy. Nhạc sĩ Phạm
Duy chỉ nói đùa thôi vì hồi trước 75 những bản nhạc mà người ta gọi là
nhạc sến ngày nay hồi đó người ta gọi là nhạc phổ thông. Nhạc sĩ Phạm
Duy thấy loại nhạc này rất thịnh hành nên thử làm một bài có tên “Sức mấy
mà buồn” và một thời sinh viên học sinh họ phản đối dữ dội lắm. Ông
Phạm Duy có nói một câu vào lúc 12 giờ 20 phút tại nhà hàng Thanh Thế
lúc đó có Châu Kỳ có Trúc Phương, có anh Mạnh Phát, anh Minh Phát và anh
Hoài Linh cùng anh Đặng Tấn. Lúc ấy nhạc dĩ Phạm Duy đọc báo ông ấy
thấy nhạc phổ thông thịnh hành quá sức ông ấy nói đùa “Ối giời ôi, cái
nhạc sến thế mà nó ăn thế!” Từ đó anh Đặng Tấn là nhà văn mới viết lên
và hai chữ “nhạc sến” ra đời.”
Dù sao thì cái thành kiến về nhạc sến chưa bao giờ phai trong lòng
những người không thích nghe loại nhạc này. Con số không thích tuy không
lớn nhưng vẫn hiện hữu và lâu lâu từ đấy nổi lên cuộc tranh cãi không
có hồi kết thúc.
Tùy sự cảm nhận của mỗi người
Có lẽ nhạc sến nổi lên mạnh mẽ nhất từ giữa thập niên 60 khi chiến
tranh Việt Nam ngày một nóng hơn và âm nhạc cũng biến chuyển theo giòng
thời sự. Nhạc sến ra đời qua những ca khúc nói về người lính, về em gái
hậu phương hay sự chia tay đầy nước mắt của những cặp tình nhân trong
thời buổi loạn ly. Những ca khúc quê hương cũng song hành với giòng nhạc
lính. Âm hưởng đồng bằng sông Cửu long và những sinh hoạt đồng áng của
người dân được viết với giai điệu cho lớp bình dân, khỏe khoắn, nhanh
nhẹn, hồn nhiên và đầy sức sống khiến cho nhạc sến đa dạng hơn và từ đó
nhanh chóng lôi kéo một số đông thính giả nhiều giới, tuy nhiên bình dân
vẫn chiếm đa số.
Người ta cứ lấy tôi ra làm chuyện chê bai nhạc sến nhạc xưa họ cố tình hiểu sai để dư luận như thế chứ tôi đâu có nhận xét gì hay phán xét gì về nhạc sến nhạc xưa….
-Nhạc sĩ Quốc Trung
Không phải là giới bình dân nhưng nhà báo Đinh Quang Anh Thái lại là
người yêu nhạc sến một cách cuồng nhiệt, ông cho biết kinh nghiệm thưởng
thức của mình về loại nhạc này:
“Những bản nhạc Bolero mà chúng ta hay nói rằng giới bình dân, tức
là giới đông đảo người Việt Nam nghe thì cá nhân tôi rất thích giòng
nhạc Bolero đó và thậm chí có thể hát thuộc lòng cả trăm bài Bolero bởi
vì nó là loại nhạc ảnh hưởng một cách lạ lùng đối với cá nhân tôi về mặt
giai điệu đó là chưa kể rất nhiều những ca từ của giòng nhạc Bolero
trước năm 1975 rất hay cho nên phải nói rằng sự gắn bó tới giờ phút này
vẫn còn.”
Trước luận cứ cho rằng nhạc sến sẽ làm hư hỏng thế hệ thanh niên vì
nó ủy mị sướt mướt và làm cho cảm nhận thẩm mỹ của họ xuống dốc, nhạc sĩ
Tuấn Khanh, người nhiều lần ngồi ghế giám khảo trong các kỳ thi âm nhạc
cho biết quan điểm của anh:
“Gần đây có một nhận định cho rằng nhạc sến có thề làm hư hỏng tâm
lý của một bộ phận thanh niên Việt Nam. Thực sự đó là cái giòng suy
nghĩ nó mang đầy cảm tính hơn là nghiên cứu khoa học. Hơn nữa việc mang
đầy cảm tính này nó lại nghiêng về phía của những người không đủ sự hiều
biết nhạc sến là gì và sức sống của nó ở miền Nam như thế nào. Ngay lập
tức người ta có thể hiểu rằng những người này không sinh sống ở miền
Nam và cũng chưa bao giờ được thụ hưởng nền văn hóa miền Nam.
Sau năm 1975 nhạc sến thật sự được nhiều vùng tại miền Bắc từ vĩ
tuyến 17 trở đi mới được thưởng thức nhiều hơn chứ trước đó thì họ được
nghe rất ít. Vời sự cảm nhận gần như chịu thau thiệt với người miền Nam
gần 50 năm kể từ năm 54 thì việc không hiều biết và cảm nhận được nó là
lẽ đương nhiên. Câu nói đó và nhận định đó không phản ảnh hết tâm trạng
và nguyện vọng của rất nhiều triệu người miền Nam, kể cả những người
miền Bắc lúc này cũng đã bắt dầu thưởng thức và cảm thấy hứng thú với
nó.”
Nhạc sĩ Quốc Trung. Photo courtesy of Quốc Trung FC.
Quay trở lại với nhạc sĩ Quốc Trung người được báo chí phỏng vấn và trả lời rằng “nhạc sến có chỗ đứng trong lịch sử và sự phát triển của âm nhạc Việt Nam nhưng nếu nó vẫn chiếm đa phần và lấn át trong đời sống âm nhạc thì đó là điều nguy hiểm không chỉ cho âm nhạc mà còn cho xã hội”.
Khi chúng tôi muốn biết sự thật về những câu trả lời này nhạc sĩ Quốc Trung cho biết:
“Những bài báo mà người ta nói rằng lời của Quốc Trung nói là suy
diễn và họ đăng sai chứ không phải tôi nói trong bài phỏng vấn. Người ta
cứ lấy tôi ra làm chuyện chê bai nhạc sến nhạc xưa họ cố tình hiểu sai
để dư luận như thế chứ tôi đâu có nhận xét gì hay phán xét gì về nhạc
sến nhạc xưa….
Trung chỉ nói, thứ nhất những việc làm dụng những bài hát nhạc xưa
thì nó không tốt cho sự phát triển nhạc mới thì họ lại nói Quốc Trung
bảo rằng nhạc xưa kìm hãm sự phát triển của nhạc Việt là không đúng. Tôi
nói là sự “lạm dụng” thế thì nó khác. Cái từ thứ hai trong bài báo thì
phóng viên người ta nói nhạc sến là thị trường cấp thấp. Thứ nhất tôi
không nói nhạc sến là nhạc thấp cấp hay chê bai gì cả. Thứ hai tôi nói
là thị trường đúng nghĩa thì nó có những dòng nhạc riêng phát triển đồng
đều chứ không phải như Việt Nam. Không phải là như họ suy diễn. Ngay cả
những tựa đề hay câu trích dẫn đều sai hết.”
Trong thời gian gần đây khi quay trở lại Việt Nam trình diễn người
nhạc sĩ lẫn ca sĩ dẫn đầu nhạc sến của Việt Nam cho biết khán giả vẫn ái
mộ giòng nhạc được gọi là sến này từ Nam chí Bắc. Ca sĩ Chế Linh kể
lại:
“Khi đi về Việt Nam Chế Linh cũng chỉ dùng lại những bài như Thành
phố buồn, Mười năm tình cũ, Tình như mây khói, Thói đời cũng như một số
những bài hát tiêu biểu và ăn khách nhất hồi xưa. Một lần hát như vậy
khoảng 30 bài. Đa số ở Việt Nam hiện nay họ vẫn tiếp tục hát giòng nhạc
này.”
Âm nhạc ra đời và lớn lên cùng với sự phát triển của xã hội. Âm nhạc
phản ảnh bức tranh đời sống của từng thời kỳ lịch sử của bất cứ dân tộc
nào. Rồi đây một thời gian về sau khi nghe dòng nhạc hiện đang lưu hành
trong nước người ta e rằng không có một dấu ấn nào đáng ghi nhận kể cả
những gì bị xem là thấp kém, thiếu trình độ thẩm mỹ mặc dù chúng được
quảng đại quần chúng yêu thích.
Điều này cho phép người yêu nhạc sến yên tâm thưởng thức những gì mà
họ yêu thích bất kể do kỷ niệm mà ra hay do cảm nhận của từng cá nhân
thích hợp với từng bản nhạc mà ca từ và giai điệu của nó mở được cánh
cửa sâu nhất trong tâm hồn mỗi người.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sen-music-endless-controversial-ml-09202013162820.htmlDanh phẩm Kim Vân Kiều lên sân khấu Trung Hoa
Thành công trên sân khấu
Tác phẩm Kim Vân Kiều của đại thi hào Nguyễn Du từng được đưa lên sân
khấu thời thập niên 1930, được cả giới bình dân lẫn trí thức thời đó đi
coi, và có người nói rằng đây là vở hát mà cốt truyện vượt mọi không
gian và thời gian. Cũng trong thời kỳ này hãng phim Pháp Indochine Films
et Cinemas đưa Kim Vân Kiều lên màn bạc, với các tài tử là đào kép cải
lương ở rạp Quảng Lạc, Hà Nội. Phần diễn xuất chẳng khác hơn ở sân khấu,
đào kép ăn mặc rườm rà như hát bội, cử chỉ như hát tuồng, cũng như có
những sai lằm về nội dung nên phim bị thất bại.
Tuy thất bại bên điện ảnh, nhưng phía sân khấu thì thành công vượt
bực, những cô đào nổi tiếng hầu như đều có đóng vai Thúy Kiều. Lớp nghệ
sĩ tiền phong thì có các cô Năm Phỉ, Phùng Há, Sáu Nết, Thanh Loan và
lớp thế hệ sau có Bạch Tuyết, Mộng Tuyền...
Đoàn Kim Chung được thành lập ngoài Bắc, và đào Kim Chung trong vai
Thúy Kiều được hoan nghinh nhiệt liệt. Thời đó từ Bắc chí Nam hễ nói đến
cải lương trình diễn vở hát Kim Vân Kiều, là khách mộ điệu không thể
nào quên được đào Kim Chung trong vai trò hồng nhan đa truân ấy. Người
ta nói hát Kiều mà không có Kim Chung kể như không có gì lý thú nữa để
mà xem. Trong hơn 20 năm trời Kim Chung lẫy lừng danh tiếng với điển
hình ký thác của cụ Nguyễn Du.
Không phải chỉ nghệ thuật Việt Nam khai thác danh tác của cụ Nguyễn
Du, mà nghệ thuật màn bạc Trung Hoa cũng khai thác. Đầu thập niên 1950,
hãng phim Tàu ở Hồng Kông đưa truyện Kiều lên màn ảnh rộng lần thứ hai,
do cô đào Hồng Tuyến Nữ đóng vai Thúy Kiều, và kép Mã Sư Tăng vai Kim
Trọng, và lần này thì thành công to. Sau thời gian chiếu ở Hồng Kông với
số thu kỷ lục, khoảng năm 1954 phim được mang sang Việt Nam chiếu để
hốt bạc tiếp. Phim cũng được các Chú Ba ở Chợ Lớn nhiệt liệt hoan nghinh
Thúy Kiều Hồng Tuyến Nữ, chiếu suốt một tuần khán giả vẫn đông nghẹt
rạp.
Thừa thắng xông lên, chủ rạp cử người đi Hồng Kông mời gánh hát Đại
Kim Long, tức gánh có đôi nam nữ nghệ sĩ nói trên sang hát ở Chợ Lớn để
ăn thêm. Bởi chủ rạp biết chắc rằng cặp Mã Sư Tăng – Hồng Tuyến Nữ xuất
hiện bằng xương bằng thịt thì sẽ thu hút khán giả nhiều hơn chiếu phim
gấp bội.
Khán giả người Hoa ở Chợ Lớn rất quen thuộc và ái mộ Hồng Tuyến Nữ –
Mã Sư Tăng, do bởi trước đó khoảng 1949 – 1950 cặp tài danh sân khấu ở
Hông Kông này được giới tài phiệt người Hoa ở Chợ Lớn mời sang trình
diễn. Và nhân cơ hội này, cặp nam nữ nghệ sĩ ở Hồng Kông đã đến hội quán
Hội Nghệ Sĩ để tìm hiểu sinh hoạt của nghệ sĩ sân khấu ở đây. Ban Chấp
Hành đương nhiệm lúc bấy giờ do ông huyện Trần Khiêm Cung (hội trưởng),
nghệ sĩ Năm Châu (phó hội trưởng) và ông Nguyễn Văn Chỉ (tổng thư ký) đã
vội vã báo tin cho hầu hết các gánh hát đang hoạt động ở Sài Gòn, Chợ
Lớn, Gia Định và phụ cận biết để chuẩn bị cho buổi đón tiếp.
Rồi thì tiệc liên quan được tổ chức, cuộc trao đổi kinh nghiệm sân
khấu được diễn ra, và nhân cơ hội ngàn năm một thuở này, Mã Sư Tăng đã
lưu lại cho Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu một bức tranh lụa và một cặp liển do
chính tay mình đề họa chỉ bằng đầu ngón tay mà thôi. Đây là một kỷ vật
coi như vô giá giữa mối tình văn nghệ Việt – Hoa còn lưu lại, mà các
nghệ sĩ sau này ít ai để ý đến tác phẩm nghệ thuật nói trên, thậm chí có
người không hề biết do đâu mà nhà Hội lại có cặp liển này.
Sự hiếu khách của Hội lúc đó đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, mà
đường lối chủ trương đã có từ buổi ban đầu, qua việc ngày khánh thành
trụ sở của Hội, Ban Chấp Hành nhiệm kỳ đầu tiên đã đánh điện mời các
nghệ sĩ, bầu gánh, soạn giả miền Bắc vào tham dự. Và lần này khi được
tin Mã Sư Tăng và Hồng Tuyến Nữ đến thăm, tức thì những người trong Ban
Chấp Hành đã không bỏ lỡ cơ hội tạo sự đoàn kết, nên kịp thời thông báo
sự việc cho hầu hết anh chị em nghệ sĩ, thành ra hôm bữa đón tiếp có rất
đông nghệ sĩ cải lương.
Gánh Đại Kim Long
Trở lại sự việc rạp hát ở Chợ Lớn mời đoàn Đại Kim Long sang Việt Nam, họ lên đường và đến Chợ Lớn khoảng tháng 10 năm 1954, và khán giả náo nức chờ ngày đi coi (khán giả nói ở đây là khán giả người Hoa). Thế nhưng, đào kép đến nơi suốt hai tuần mà không lên sân khấu được, khiến cho chủ rạp ở Chợ Lớn muốn điên đầu (lúc đầu tưởng vậy). Vì dù có hát hay không, theo hợp đồng mỗi ngày cũng vẫn phải trả cho Hồng Tuyến Nữ 13 ngàn đồng, Mã Sư Tăng 9 ngàn (vào thời điểm này vàng y một lượng khoảng 3 ngàn đồng). Đó là không kể tiền trả cho các đào kép phụ khác. Lại còn tiền ăn, tiền ở, bao nhiêu nữa!Do đâu lại có chuyện như thế chớ! Ấy chỉ vị cái xui xẻo chủ rạp hát (hay là hên chăng?) chỉ vì bao nhiêu rương quần áo hát của đào kép từ Hồng Kông gởi qua bằng đường biển. Người ta đã tính thì tàu phải đến Sài Gòn một ngày trước khi đào kép tới bằng đường hàng không. Dè đâu, chuyến tàu ấy lại đổi hành trình qua Philippines trước rồi ghé Sài Gòn. Ngày ghé Sài Gòn lại nhằm ngày ngày nghỉ, không có ai ở nhà đoan (quan thuế) mà lãnh các rương đồ. Ngày hôm sau tàu lại chạy sang Singapore với những rương mà đào kép cùng chủ rạp mong đợi mòn con mắt. Phải chờ tàu ở Singapore trở về Sài Gòn chuyến sau mới lãnh được.
Sự thể như vậy người ta tưởng đâu chủ rạp, tức nhà tổ chức mua giàn sẽ lỗ nặng, vì trả tiền khơi khơi nhiều
quá mà không thu vô. Nhưng không đâu! Bởi các Chú Ba từng kinh nghiệm
trên thương trường, từng làm giàu rồi nên khôn lắm đã chuyển bại thành
thắng. Cái chuyện trục trặc mấy rương đồ hát ấy là một dịp bằng vàng cho
chủ rạp, cho nhà tổ chức để họ làm giàu thêm.
Số là trong lúc mọi người chờ đợi đi coi hát, thì mấy rương quần áo
đồ hát cứ lênh đênh ngoài biển. Có chuyện như vậy nên báo Hoa Văn ở Chợ
Lớn theo dõi sự việc loan tin từng ngày trên trang nhứt, và báo Hồng
Kông gởi qua cũng nói đến sự việc ấy không kém. Đồng thời lại có thêm
nhiều bài viết nói về cái gánh hát và thành tích của cặp đào kép nổi
tiếng ở Hồng Kông, đã vô tình làm quảng cáo không công cho nhà tổ chức
mua giàn.
Lúc ấy thiên hạ trong giới người Tàu bàn tán xôn xao, ở các chợ, nhà
hàng, bến xe, tiệm nước đâu đâu cũng nói đến vấn đề. Nhà tổ chức nắm
vững 3 yếu tố trong binh thơ Tôn Tử: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nên
chắc ăn như bắp.
Khi đem đồ hát từ chiếc tàu lên, thì trước rạp hát Hảo Huê ở Chợ Lớn
vẽ bảng thật to hình ảnh Hồng Tuyến Nữ – Mã Sư Tăng, nhưng quầy vé thì
treo bảng “hết vé!” Thiên hạ đến mua vé hỏi lẫn nhau, rằng vé bán hồi
nào mà hết chứ?
Biết chắc rằng giới thương gia người Tàu giàu có ở Chợ Lớn quá ái mộ
cặp nghệ sĩ đóng vai Thúy Kiều, Kim Trọng trong phim, nên cho dù giá vé
cao hơn nhiều lần họ vẫn chấp nhận. Cũng như nhiều giới làm ăn khác
trong xã hội người Hoa, họ cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để thấy tận mắt cặp
tài danh sân khấu của đất nước họ.
Cầm chắc trong tay vấn đề, nên một mặt ở rạp thì “hết vé”, mặt khác
thì có những người mang vé đến tận nhà các thương gia tài phiệt với giá
cao hơn gấp 5, 7 lần số tiền ghi trên vé. Có vé “chỗ tốt” lên đến hơn 10
lần, vậy mà vé cũng không đủ bán. Thế mới thấy sức thu hút mạnh mẽ của
cặp đào kép Hồng Tuyến Nữ – Mã Sư Tăng đối với khán giả người Hoa lúc
bấy giờ.
Lâu lâu mới có một lần, được gánh hát lớn từ bên Tàu sang phục vụ là
mừng rồi, mua vé có đắt hơn bao nhiêu cũng không tiếc. Tâm lý người Hoa
là vậy. Lúc ấy gánh Đại Kim Long hát ở Chợ Lớn suốt một tháng mới đáp
ứng nhu cầu khán giả, rồi họ mới lên máy bay về Hồng Kông.
Nguyễn Thế Vinh, nghệ sĩ khuyết tật đầy tài năng
Nghe bài này
Tiếng đàn ngọt ngào với nhạc phẩm Lặng Lẽ Nơi Này của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được tấu lên dưới những ngón tay tuyệt vời một của nghệ sĩ đàn tây ban cầm.
Vinh mê mải kiên trì tập luyện, trầy trật và khó khăn có lúc nhỏ máu cả năm đầu ngón tay cho đến lúc có thể sử dụng cả năm ngón:
Thiệt sự mà nói đánh đàn như vậy thì người hai tay không biết cách nào để chỉ cho em hết, hoàn toàn là em phải suy nghĩ làm sao cho nó phù hợp để mình có thể đàn được thôi, nhạc lý thì em cũng tự học sách luôn. Đến ba năm Cấp Ba em đã đàn được những giai điệu đơn lẻ. Bắt đầu chuyển sang hợp âm thì cũng là một bước rất dài. Cả năm sau thì em mới có khả năng vừa gảy một ngón vừa chuyển các ngón kia tới cái vị trí của hợp âm mới một cách tức thì luôn. Hai lý do để em đàn được vì cây đàn guitar là người bạn gần gũi với mình. Cái thứ hai là em rất thích làm những chuyện khó và chinh phục được chuyện đó thi em cảm thấy hạnh phúc.
Lúc đó thì em học theo bằng cái sự cảm âm của mình thôi, trên cây ghi ta thì em biết được nguyên tắc của 6 dây và tính nốt, em mới lấy từ cây guitar so sánh cái đồng âm của cây kèn harmonica rồi ghi nốt lại trên cây kèn.
Khi vô đại học thì em lại muốn làm sao cùng một lúc có thể hòa được hai âm thanh đó với nhau. Em đi làm một cái giá để cây kèn và gắn nó lên cây đàn luôn rồi bắt đầu tập vừa thổi kèn vừa đánh đàn. Cái khó là khi tập trung vô cái kèn thì cái tay nó quên, còn khi tập trung cái trí vô cái tay để đàn thì nó quên cái miệng. Do đó em phải tập từng nốt một, miệng thổi một nốt thì tay đánh một nốt, từng nốt một đó bắt đầu ráp lại nhiều nốt xong mới ráp lại thành một bài. Cả một năm nữa em mới có kỷ năng hòa tấu hai nhạc cụ đó với nhau.
Sau này có duyên may em gặp được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 , ca sĩ như chị Ánh Tuyết, chú Nguyễn Ngọc Thạch là chủ bút báo Tia Sáng trước 75, dẫn dắt em đến với mọi người qua con đường âm nhạc. Đến năm 2004 là em bắt đầu lên sân khấu. May hơn nữa là em được các tổ chức ngoại quốc mời đi trình diễn nơi này nơi kia, để thấy mình được có một giá trị hữu ích nào đó trong cuộc đời này.
Lòng từ thiện
Không dừng lại ở đó, Nguyễn Thế Vinh bắt đầu hướng đến mục tiêu khác mà anh hằng ấp ủ, Trường Mồ Côi Hướng Dương:
Sau khi tốt nghiệp đại học,đi làm, đi dạy, mỗi khi đi thăm những trại mồ côi thì em thấy lại hình ảnh của em ngày trước và em có một cái trăn trở là mình phải làm một cái gì đó cho các em nhỏ giống mình ngày trước với khả năng và với kinh nghiệm sống của mình.
Em đem chuyện nói với bạn bè là em muốn lập một trường nuôi dạy các em mồ côi cho nó học giỏi để vô đại học với một tương lai tốt hơn. May mắn là mọi người đồng tình với em và giúp em xây được Trường Mồ Côi Hướng Dương ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ngày 25 tháng Chín năm 2010 là em làm buổi lễ khánh thành và đến 25 tháng Chín năm nay là đúng ba năm.
Ba năm qua, Trường Mồ Côi Hướng Dương đã giúp đỡ cho 83 học sinh, đa số mồ côi, trong đó có 8 em khuyết tật như câm hay khiếm thị. Cũng trong ba năm qua, số học sinh của Trường Mồ Côi Hướng Dương đậu vào đại học là 43 em:
Đến với Trường Mồ Côi Hướng Dương do Nguyễn Thế Vinh sáng lập, học sinh được ăn ở tại trường. Ban ngày các em đi học trường ngoài, tức trường nhà nước như các trẻ bình thường cùng trang lứa. Thời gian còn lại trong ngày, học sinh của Hướng Dương được dạy kèm trong mục đích luyện thi đại học. Sinh hoạt tại Trường Mồ Côi Hướng Dương không khác mấy với một trường nội trú, điểu kiện duy nhất ở đây là phải chịu học và gắng học cho giỏi, Nguyễn Thế Vinh nhấn mạnh.
Hai năm đầu tiên, Vinh kể tiếp, anh là người đảm trách mọi việc, từ giám thị, quản lý, kế toán cho đến dạy học:
Liên lạc với Thanh Trúc: nguyent@rfa.org
Tiếng đàn ngọt ngào với nhạc phẩm Lặng Lẽ Nơi Này của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được tấu lên dưới những ngón tay tuyệt vời một của nghệ sĩ đàn tây ban cầm.
Và nếu chẳng khi nào thấy một người trên sân khấu với cánh tay phải
cụt gần sát vai, dùng năm ngón tay của bàn tay trái để vừa đàn guitar
vừa thổi harmonica một cách say sưa và điêu luyện, hẳn quí vị hiểu sự
khổ công luyện tập như thế nào. Người nghệ sĩ ấy khiến mọi người xúc
động khi ngồi đàn trên sân khấu của Ngọc Trong Tim, một nhóm từ thiện
dành cho nghệ sĩ khuyết tật ở Hoa Kỳ, đã mời anh qua lưu diễn tại Nam và
Bắc California cũng như tại Florida tháng Tám vừa qua.
Chưa hết, Thanh Trúc tin quí vị sẽ cảm kích nhiều lắm khi biết người
nghệ sĩ tàn tật này đã sáng lập một trường đào tạo và luyện thi cho học
sinh mồ côi và khuyết tật vào đại học với khả năng thi đỗ 100% .
Một bài học về lòng kiên trì
Đó là Nguyễn Thế Vinh, mà cha chết trong chiến tranh khi em được 4 tuổi, mẹ mất ba năm sau đó, bỏ Vinh lại với bà ngoại:
Trước 75 gia đình em sống ở Phan Thiết, sau 75 gia đình thuộc diện
kinh tế mới, lúc đó nhà em xin được về lại quê nội ở Bắc Bình, Bình
Thuận, bắt đầu sống cuộc đời làm nông làm rẫy.
Năm lên tám, Vinh bị té gãy cánh tay phải trong trong một lần đi chăn bò mướn. Vì nhà nghèo, không có tiền đi bệnh viện nên phải băng thuốc Nam. Hậu quả là cánh tay gãy bị hoại tử và đành phải cắt bỏ, chỉ còn một khúc khoảng một tấc dính vào vai
Năm lên tám, Vinh bị té gãy cánh tay phải trong trong một lần đi chăn
bò mướn. Vì nhà nghèo, không có tiền đi bệnh viện nên phải băng thuốc
Nam. Hậu quả là cánh tay gãy bị hoại tử và đành phải cắt bỏ, chỉ còn một
khúc khoảng một tấc dính vào vai.
Tám tuổi là năm 78, lúc đó đã về quê nội rồi.Học hết Lớp 12 em thi
vô đại học và em đã đậu Đại Học Kinh Tế ở Sài Gòn. Nhưng trong quá
trình học thì thằng em ở ngoài quê lúc đó học xong Lớp Chín, năm thứ hai
em đem nó vô Sài Gòn để em có điều kiện dạy nó được tốt hơn. Em đi làm
kiếm tiền để hai anh em sống, em đi vá xe đạp ở lề đường rồi có khi đi
giữ xe đêm ở chung cư, rồi có khi em đi dạy kèm.
Vì cần toàn thời gian đi làm để kiếm tiền nuôi em cũng như cho mình
có thể tiếp tục học, Nguyễn Thế Vinh xin được nghĩ năm thứ hai. Đó là lý
do anh tốt nghiệp sau thời gian năm năm thay vì bốn năm như bình
thường:
Năm 94 em mới tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế và người em cũng vô được Đại Học Kinh Tế luôn.
Quá trình học tập của Vinh là vừa đi học vừa đi làm, còn quá trình tự
rèn luyện để chơi được guitar và harmonica, một khả năng giúp ích rất
nhiều cho công việc của anh sau này, cũng là một giai đoạn gian nan vất
vả không kém. Hồi tưởng lại những ngày ở Bình Thuận, khi mà tâm hồn cậu
bé mồ côi luôn cảm thấy buồn bã, cô đơn, Vinh kể tiếp:
Năm Lớp Sáu, 12 tuổi, em có người cậu đi học tập cải tạo về, mang
theo một cây đàn về. Những đêm trăng sáng cậu hay đem đàn ra ngoài sân
trước nhà để đàn và hát. Lúc đó em thấy rất là mê mà không biết làm sao
đàn được.
Đầu tiên em thử cột cái que hương, là chân nhang đã đốt rồi, cột
vô phần cùi còn lại để gảy, còn tay trái thì bấm. Nhưng mà cái tay cùi
ngắn quá nên gảy bị sai dây và không đàn được. Sau đó em mới kẹp cái
phiếm vô chân phải và em gảy bằng chân. Chân đưa lên đưa xuống nặng nề
quá rồi cũng không thể nào đánh đàn được.
Phải đến ba năm sau, lúc học lớp Chín, em chợt nghĩa ra là tại sao
mình còn năm ngoán tay mà mình không thử bấm một hai ngón gì đó rồi
mình gảy một ngón.
Thiệt sự mà nói đánh đàn như vậy thì người hai tay không biết cách nào để chỉ cho em hết, hoàn toàn là em phải suy nghĩ làm sao cho nó phù hợp để mình có thể đàn được thôi, nhạc lý thì em cũng tự học sách luôn. Đến ba năm Cấp Ba em đã đàn được những giai điệu đơn lẻ. Bắt đầu chuyển sang hợp âm thì cũng là một bước rất dài. Cả năm sau thì em mới có khả năng vừa gảy một ngón vừa chuyển các ngón kia tới cái vị trí của hợp âm mới một cách tức thì luôn. Hai lý do để em đàn được vì cây đàn guitar là người bạn gần gũi với mình. Cái thứ hai là em rất thích làm những chuyện khó và chinh phục được chuyện đó thi em cảm thấy hạnh phúc.
Cả năm sau thì em mới có khả năng vừa gảy một ngón vừa chuyển các ngón kia tới cái vị trí của hợp âm mới một cách tức thì luôn...em rất thích làm những chuyện khó và chinh phục được chuyện đó thi em cảm thấy hạnh phúcKhông chỉ luyện tây ban cầm, Vinh còn tự học harmonica từ người bạn cùng trường cho tới khi có thể kết hợp hai nhạc cụ cùng một lúc:
Nguyễn thế Vinh
Lúc đó thì em học theo bằng cái sự cảm âm của mình thôi, trên cây ghi ta thì em biết được nguyên tắc của 6 dây và tính nốt, em mới lấy từ cây guitar so sánh cái đồng âm của cây kèn harmonica rồi ghi nốt lại trên cây kèn.
Khi vô đại học thì em lại muốn làm sao cùng một lúc có thể hòa được hai âm thanh đó với nhau. Em đi làm một cái giá để cây kèn và gắn nó lên cây đàn luôn rồi bắt đầu tập vừa thổi kèn vừa đánh đàn. Cái khó là khi tập trung vô cái kèn thì cái tay nó quên, còn khi tập trung cái trí vô cái tay để đàn thì nó quên cái miệng. Do đó em phải tập từng nốt một, miệng thổi một nốt thì tay đánh một nốt, từng nốt một đó bắt đầu ráp lại nhiều nốt xong mới ráp lại thành một bài. Cả một năm nữa em mới có kỷ năng hòa tấu hai nhạc cụ đó với nhau.
Sau này có duyên may em gặp được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 , ca sĩ như chị Ánh Tuyết, chú Nguyễn Ngọc Thạch là chủ bút báo Tia Sáng trước 75, dẫn dắt em đến với mọi người qua con đường âm nhạc. Đến năm 2004 là em bắt đầu lên sân khấu. May hơn nữa là em được các tổ chức ngoại quốc mời đi trình diễn nơi này nơi kia, để thấy mình được có một giá trị hữu ích nào đó trong cuộc đời này.
Lòng từ thiện
Không dừng lại ở đó, Nguyễn Thế Vinh bắt đầu hướng đến mục tiêu khác mà anh hằng ấp ủ, Trường Mồ Côi Hướng Dương:
Sau khi tốt nghiệp đại học,đi làm, đi dạy, mỗi khi đi thăm những trại mồ côi thì em thấy lại hình ảnh của em ngày trước và em có một cái trăn trở là mình phải làm một cái gì đó cho các em nhỏ giống mình ngày trước với khả năng và với kinh nghiệm sống của mình.
Em đem chuyện nói với bạn bè là em muốn lập một trường nuôi dạy các em mồ côi cho nó học giỏi để vô đại học với một tương lai tốt hơn. May mắn là mọi người đồng tình với em và giúp em xây được Trường Mồ Côi Hướng Dương ở huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ngày 25 tháng Chín năm 2010 là em làm buổi lễ khánh thành và đến 25 tháng Chín năm nay là đúng ba năm.
Ba năm qua, Trường Mồ Côi Hướng Dương đã giúp đỡ cho 83 học sinh, đa số mồ côi, trong đó có 8 em khuyết tật như câm hay khiếm thị. Cũng trong ba năm qua, số học sinh của Trường Mồ Côi Hướng Dương đậu vào đại học là 43 em:
Trong xã hội của Việt Nam hiện nay chưa đủ điều kiện để mà hỗ trợ cho những người bị tật, thì các em phải cố gắng học giỏi hơn, phải cố gắng có nhiều khả năng hơn người bình thường thì các em mới tìm được một cuộc sống tốt. Các em sống bằng năng lực của mình, đứng vững bằng khả năng của mìnhBốn mươi ba thì trong đó 7 em Cao Đẳng, 36 em là Đại Học. Điều kiện là các em phải học được thì em mới dám nhận vô đây tại vì chương trình của em là giúp các em mồ côi và bị tật phải học hết đại học. Năm đầu tiên 16 em đi thi thì có 13 em vô Đại Học và 3 em vô Cao Đẳng . Năm thứ hai có 9 em đi thi, 7 em đậu Đại Học, 2 em đậu Cao Đẳng. Đầu tháng Bảy năm nay, 18 em đi thi thì có 16 em vào Đại Học và 2 em vào Cao Đẳng.
Nguyễn thế Vinh
Đến với Trường Mồ Côi Hướng Dương do Nguyễn Thế Vinh sáng lập, học sinh được ăn ở tại trường. Ban ngày các em đi học trường ngoài, tức trường nhà nước như các trẻ bình thường cùng trang lứa. Thời gian còn lại trong ngày, học sinh của Hướng Dương được dạy kèm trong mục đích luyện thi đại học. Sinh hoạt tại Trường Mồ Côi Hướng Dương không khác mấy với một trường nội trú, điểu kiện duy nhất ở đây là phải chịu học và gắng học cho giỏi, Nguyễn Thế Vinh nhấn mạnh.
Hai năm đầu tiên, Vinh kể tiếp, anh là người đảm trách mọi việc, từ giám thị, quản lý, kế toán cho đến dạy học:
Đến năm thứ ba, những người tài trợ thấy em cực quá mới đề nghị
kiếm thêm giáo viên và nhân viên, để chia việc bớt cho em để còn phát
triển lâu dài hơn. Năm thứ ba tức năm vừa rồi em đã nhờ được năm thầy cô
giáo, trong đó ba thầy cô có nhận lương, hai thầy cô dạy tình nguyện.
Thực tế, bên cạnh sự giúp đỡ và tiếp sức của những người giàu lòng
hảo tâm trong nước, nguồn tài chính quan trọng của Trường Mồ Côi Hướng
Dương đến từ Deutsche Bank, một ngân hàng của Đức ở Sài Gòn mà Nguyễn
Thế Vinh được người quen biết giới thiệu:
Từ năm 2009 thì lúc đó em đang chuẩn bị làm cái trường này, và thế
là em mạnh dạn gởi hết những thông tin qua và bên Ngân Hàng đã giúp cho
em một số tiền để chuẩn bị xin được giấy phép là em có tiền xây trường
lên. Đó là cái duyên tại sao Ngân Hàng giúp cho em.
Được cái nữa là những tổ chức ngoại quốc khi người ta đã tin rồi
thì người ta giúp một cách rất là tận tình. Đầu năm là em làm một bản dự
toán dự trù kinh phí, cho năm nay bao nhiêu rồi tiền này tiền kia bao
nhiêu, bên Ngân Hàng duyệt cái là chuyển thẳng tiền về cho tài khoản của
trường luôn.
Nhưng nếu đòi hỏi một học sinh vào trường mồ côi Hướng Dương là phải
chịu học và học cho giỏi thì yêu cầu đó liệu có cao quá hay không? Suy
đi từ bản thân mình, anh Nguyễn Thế Vinh cả quyết:
Không phải đối với những em mồ côi lành lặn mà ngay cả
những em mồ côi khuyết tật, em luôn luôn nói với các em rằng nếu muồn
tìm một cuộc sống tốt đẹp, nhất là trong xã hội của Việt Nam hiện nay
chưa đủ điều kiện để mà hỗ trợ cho những người bị tật, thì các em phải
cố gắng học giỏi hơn, phải cố gắng có nhiều khả năng hơn người bình
thường thì các em mới tìm được một cuộc sống tốt. Các em sống bằng năng
lực của mình, đứng vững bằng khả năng của mình, và khi đứng vững rồi
mình mới có điều kiện để giúp lại cho đàn em phía sau.
Phải tận dụng ngày hôm nay để xây dựng cho ngày mai, Nguyễn Thế Vinh
tâm sự, nhất là ngày mai của những người khuyết tật, tương lai không chỉ
quan trọng cho riêng bản thân mình mà còn cho anh em hay con cháu đồng
cảnh ngộ:
Em lập cái trường này cái mục đích để tạo thành một chương trình
chạy dài, để cho lớp trước giúp lớp sau và cứ thế các em sau này sẽ kế
thừa em làm chuyện này.
Với thổ lộ của Nguyễn Thế Vinh, mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi xin được khép lại ở phút này.Liên lạc với Thanh Trúc: nguyent@rfa.org
SƠN TRUNG * HISTORY OF A BLACK TIME
TRANG LỊCH SỬ ĐEN
Có một thời
Hành tinh của chúng ta chơi vơi
Non sông ta ngã nghiêng
Đất nước ta ly loạn
Một số người sầu khổ
Một số người phát cuồng, phát điên
Cùng lúc đó
Những dàn bò,
đàn khỉ
Đàn cáo
Ào ào về thành phố
Chúng chiếm nhà cửa của chúng ta
Chúng giam ta trong rừng sâu
Chúng bắt ta quỳ xuống
Và chỉ vào mặt chúng ta:
"Chúng mày là đồ phản động
Là lũ ngu si"
Và chúng vỗ ngực khoe khoang
" Chúng ta đây
Là bậc anh hùng
Là kẻ chiến thắng quang vinh
Là bậc trí tuệ đệ nhất hành tinh.
Chúng dạy ta lý thuyết giai cấp đấu tranh
Chúng bắt chúng ta chém giết dân lành,
Chém giết những dân nghèo vô tội
Chúng bảo: "bọn đó là địa chủ
Là tư bản
Là phản động
Là kẻ thù của nhân dân
Phải giết hết
Giết hết
Đừng để bàn tay phút giây ngưng nghỉ.."
Chúng cướp đất
Cướp nhà
Cướp ngân hàng
Cướp các công ty hãng xưởng của ta
Chúng bảo:
"Chúng ta hủy bỏ tư hữu
Vì tư hữu là ăn cắp
Là đại tội"
Chúng ta tiêu diệt giai cấp thống trị
Để lập công bằng xã hội.
Chúng ta thiết lập chế độ "cưỡng bách lao động cho mọi người"
Để mọi người lao động vinh quang,
Để đất nước giàu sang
Gấp năm, gấp mười thời quân chủ và đế quốc, thực dân.
Chúng ta lập các Hợp các xã
Các nông trường
Công trường
Ở đây chúng mày có rất nhiều tự do
Tự do gấp triệu lần tư bản.
Hãy đến đó lao động vinh quang
Và sống cuộc đời giàu sang
Của tại thế thiên đường"
Chúng bắt ta lao động ngày đêm không nghỉ
Hàng chục triệu người chết
Vì khổ sở, đói rét
Nhưng một ngày kia
Dân nô lệ trong Đại thành trì chế độ
Lật đổ bạo quyền
Dành lại tự do, dân chủ...
Chúng ta hy vọng
Nhân dân ta sẽ có ngày vùng lên
Đánh đuổi bầy ác thú
Dành lấy tự do, dân chủ
Để sống đời hạnh phúc
Đất nước ta sẽ rạng rỡ dưới ánh bình minh
Việt Nam Độc lập, Tự Do , Hạnh Phúc và Quang Vinh.
HISTORY OF A BLACK TIME
There was a time
our planet went upside down
A lot of people were very sad
The others became mad
At the same time
many groups of cows
monkeys
and foxes
came to our towns
they occupied our houses
and imprisoned us in the forests
they said:
"We are the most intelligent beings in the world"
They taught us their " class struggle theory"
they forced us to kill our compatriots-our poor people,
they said :" the landlords
the capitalists,
and the reactionaries
Are the people's enemies"
Kill them all
Kill them all
Kill, kill again, no minute hand break..."
They occupied our land
our bank
and our companies
they seized our private property
They said :" we abolish property
Because private property is theft
We also abolish the ruling class
To build the equal society.
We establish the equal obligation of all to work
And organize the collective farms
And collective industry
Go there
And work there
You will have a lot of liberty"
Remember that
"Labor is Glory"
Day and night, they forced us to work
Ten million people died...
because of misery
and hunger
One day
The slaves in the Great Realm of Animal
Revolted against the beasts
They liberated themselves
And reformed their countries
into democracy
We are now
In the tyranny
of the Cows
We hope one day
Our people will make a revolution
to expel the domination
of the Beast
We will live in Real Liberty
And Real Democracy
SƠN TRUNG
GIAO HƯỞNG * BÙI GIÁNG
Bùi Giáng, thi sĩ kỳ dị - Kỳ 1: Người viết sách với tốc độ kinh hồn
Tags: Bùi Giáng, một con người, quan tâm đến, gây kinh ngạc, Viết sách, người viết, thi sĩ, kỳ dị, kinh hồn, độ kinh, nói, thơ, ảnh, làm, năm
Bùi Giáng là một con người gây kinh ngạc
cho bất kỳ ai quan tâm đến ông. Làm thơ, dịch tiểu thuyết của các tác
gia danh tiếng trên thế giới, viết sách nghiên cứu triết học đông tây
kim cổ với những kiến thức vô cùng uyên bác… nhưng Bùi Giáng đồng thời
lại còn chạy nhảy la hét ngoài đường trong bộ dạng của những con người
mà ta quen gọi là điên.
Cuộc đời Bùi Giáng vì vậy luôn được bao phủ bởi vô số những giai
thoại ly kỳ, những thông tin hư hư thực thực. Trước nay, có khá nhiều
bài viết về ông nhưng đều rất tản mạn, hầu hết chỉ là những bài lẻ tẻ
đăng báo hoặc bài của nhiều người viết trong các tuyển tập hoặc đặc san
kỷ niệm Bùi Giáng. Dựa trên những tài liệu có được và những tác phẩm của
ông, chúng tôi cố gắng cung cấp cho bạn đọc những thông tin tương đối
có hệ thống về diện mạo của con người tài năng thuộc hạng siêu phàm
nhưng rất kỳ dị này.
Từ năm 1962 trở đi, Bùi Giáng liên tục cho ra đời nhiều đầu sách. Mỗi
năm đều đều vài ba cuốn. Càng về sau càng nhiều hơn. Nói về số lượng,
thì ông là một tác giả có tác phẩm in ra đứng vào hàng kỷ lục ở miền Nam
trước giải phóng. Sách của ông có thể chất thành chồng cao cả mét, thơ
thì phải kể bằng đơn vị ngàn bài. Tuy nhiên, ông hoàn toàn không phải
một học giả cần mẫn, suốt ngày giam mình trong thư viện, miệt mài bên
trang sách mà thậm chí còn ngược lại. Nhiều người từng gần gũi ông ngạc
nhiên nói rằng họ chỉ thấy Bùi Giáng suốt ngày lang thang rong chơi nhàn
nhã, bia rượu uống tràn, thế nhưng khi nhà xuất bản cần, chưa đến một
ngày ông đã mang đến cả năm bảy trăm trang sách. Vậy ông viết sách vào
lúc nào?
Một nhà văn gần gũi với Bùi Giáng trước năm 1975 kể lại chuyện viết
sách của ông như sau: "Tôi chỉ kể tới Bùi Giáng, bởi suốt thời kỳ đó, có
thể nói, thầy Thanh Tuệ (Giám đốc Nhà xuất bản An Tiêm lúc đó) vì một
tấm lòng liên tài đặc biệt, chỉ mê thích thơ văn Bùi Giáng, đã dành trọn
phương tiện cho ưu tiên xuất bản tác phẩm của Bùi Giáng trước mọi tác
giả khác. Và giai đoạn có thể đặt tên là giai đoạn Bùi Giáng này, An
Tiêm đã in đêm in ngày, in mệt nghỉ, vì những năm tháng đó chính là
những năm tháng đánh dấu cho thời kỳ sáng tác kỳ diệu sung mãn nhất của
Bùi Giáng, cõi văn cõi thơ Bùi Giáng bấy giờ ào ạt vỡ bờ, bát ngát
trường giang, mênh mông châu thổ, Bùi Giáng bấy giờ mỗi tuần viết cả
ngàn trang khiến chúng tôi bàng hoàng khiếp đảm".
Nhà văn này kể tiếp: "Vậy mà mỗi lần gặp thi sĩ hồi đó, cảm tưởng bao
giờ cũng giữ được là đã gặp một Bùi Giáng rất nhàn rỗi, rất rong chơi.
Bước chân vào nhà thầy Thanh Tuệ, chúng tôi đã thấy Bùi Giáng ngồi đó
trước, tươi cười, ung dung trong cái phong thái của một con người nhàn
nhã nhất thế giới, chẳng có một dấu vết nhỏ nào của một người viết đang
gió táp mưa rơi với ngàn ngàn trang sách". Ai cũng lấy làm ngạc nhiên và
cố gắng tìm hiểu nhưng không thể nào hiểu nổi. Chưa bao giờ những người
gần gũi Bùi Giáng bắt gặp ông đang ngồi viết sách. Vắn tắt là Bùi Giáng
chẳng làm gì hết, chẳng ai một lần nhìn thấy Bùi Giáng đang làm gì hết.
Thầy Thanh Tuệ cũng chỉ lắc đầu cười: "Tôi cũng lấy làm kỳ. Ảnh lang
thang suốt ngày, chẳng thấy lúc nào ngồi viết hết. La cà hết nơi này đến
nơi khác, uống rượu say ngất rồi về lầu lăn ra sàn ngủ, nhiều ngày bỏ
cả bữa ăn. Đêm cũng không thức, chỗ nằm tối thẳm.
Nhưng ảnh viết tôi in
không kịp, nói ảnh tạm ngừng thì ảnh ngừng. Còn nói ảnh đem bản thảo tới
thì nói buổi sáng buổi chiều ảnh đã tới ném bịch xuống cả năm, bảy trăm
trang. Cứ thế đem sắp chữ thôi, đâu có thì giờ đọc. Điều kỳ lạ là thể
loại trước tác nào ảnh cũng có ngay sách, dễ dàng và nhanh vô tả. Từ thơ
đến văn. Từ một cuốn tiểu luận về Camus đến một cuốn tiểu luận về
Nguyễn Du. Từ dịch thuật tiểu thuyết tới phê bình triết học. Tất cả như
đùa như chơi vậy".
Có người ngạc nhiên quá, tìm cách rủ Bùi Giáng tới quán uống rượu để
tìm hiểu. Nhưng chỉ tốn rượu đãi Bùi Giáng chứ chẳng khai thác được chút
thông tin nào. Vặn hỏi mãi ông cũng không giải thích điều gì. Bùi Giáng
chỉ cười cười, đốt điếu thuốc, cầm lấy ly rượu và nói "vui thôi mà"
trước sự ngơ ngẩn của người hỏi chuyện. Trước sau ông không hề giải
thích bất cứ thắc mắc nào. Nhà văn kể trên nói tiếp: "Chừng như ông
không có gì giải thích, sự thành hình một tác phẩm nơi Bùi Giáng cuối
cùng vẫn là một bí ẩn hoàn toàn trong cái vùn vụt, cái bất tuyệt thao
thao, cái chớp mắt đã là của nó. Ừ, vui, ba chữ "vui thôi mà" là câu trả
lời mơ hồ nghịch ngợm duy nhất của Bùi Giáng trước mọi sự tìm hiểu".
(còn tiếp)
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Chuyện đời Bùi Giáng -
Kỳ 2: Thiên tài không thể định nghĩa
19/09/2013 00:20Tọa đàm khoa học đầu tiên về Bùi Giáng đã khép lại hôm 14.9 nhưng âm vang trên diễn đàn ấy 'vẫn còn tiếp tục truyền thông và mở rộng' như lời ông Bùi Dương Thạch - đại diện Bùi tộc Vĩnh Trinh tại tọa đàm, đã nói với chúng tôi trong cuộc gặp chiều hôm qua 18.9.
>> Chuyện đời Bùi Giáng: Ai đưa Bùi Giáng vào nhà thương điên ?Bùi Giáng tại nhà đường Lê Quang Định - Ảnh: Tư liệu |
Tôi muốn nói đến tiểu sử Bùi Giáng mà trước đây thường do các tác giả ngoài tộc Bùi viết với một số chi tiết khác nhau làm công chúng băn khoăn. Nay qua tọa đàm, Bùi tộc Vĩnh Trinh chúng tôi thu thập thêm tài liệu để chính thức thông báo về các nét chính trong đời ông sau đây. Bùi Giáng sinh ngày 17.12 năm Bính Dần 1926 tại làng Thanh Châu, xã Vĩnh Trinh, H.Duy Xuyên, Quảng Nam, là con thứ nam của ông Bùi Thuyên (thuộc đời thứ 16 họ Bùi ở Quảng Nam) và bà Huỳnh Thị Kiền. Ông lấy vợ năm 1944, lúc 18 tuổi. Vợ ông là hoa khôi trong vùng: bà Phạm Thị Ninh; khi mang thai bà bị bệnh, phải sinh non và cả hai mẹ con đều qua đời. Từ đó ông in sâu vào lòng một quá khứ không vui: “Xin ngó lại bàn chân em bước/Vì em đi vào lúc gió đương bay”. Rồi ông nói với người đã khuất trên núi rừng Trung Việt: “Khung cảnh ấy nằm sâu trong đáy mắt/Có lệ buồn, khóc với lệ hòa vui/Để tràn ngập hương mùa lên ngan ngát/Rồi tan đi trong hố thẳm chôn vùi”...
Về các chi tiết khác, nghe nói đã có một số tài liệu mới về Bùi Giáng vừa lưu hành trong nội bộ của Bùi tộc Vĩnh Trinh tại TP.HCM?
|
Còn những điểm sáng tương đồng tương cảm?
Có lẽ cần nhắc đến kết luận của Thái Tú Hạp rằng: “Dù với bao nhiêu
lời nhận định nào đi nữa ta vẫn thấy một điểm chung của mọi người là đã
dành sự yêu mến cho con người siêu lãng tử lẫn thiên tài độc đáo này”.
Một điểm chung tiếp theo là nhắc đến “một Bùi Giáng lang thang trên vỉa
hè Sài Gòn đau đáu nhớ nhung về mảnh đất hẹp Quảng Nam mà vẫn đem triết
học Đông Tây về với ca dao lục bát, vẫn có thể quàng vào thân thể của
Brigitte Bardot hay Monroe những xiêm y của Xuân Hương” như Nguyễn Hoàng
Vân đã viết từ Melbourne (Úc). Các bài viết trước năm 1975 của Trần
Tuấn Kiệt, Cao Thế Dung, Tạ Tỵ, Du Tử Lê, hoặc sau này của Huy Cận, Trụ
Vũ, Phạm Thiên Thư, Vũ Đức Sao Biển, cùng nhiều tác giả khác đều tựu
trung nhắc đến Bùi Giáng là thi sĩ đã đưa thơ “vượt qua những rào cản
của ngôn ngữ”. Nỗi nhớ quê hương của ông cũng thật lạ như: “Người hỏi
tôi: Từ đâu ông đến đây?/Thưa cô thôn nữ từ đây tôi về/Ủa phải anh
Sáu Giáng đó không?/Và cô có phải là cô Bông năm nào?/Anh còn nhớ rõ ôi
chao!/Vợ chồng tôi cũng lúc nào nhớ anh/Anh điên mà dzui-dzẻ thập
thành/Chúng tôi tỉnh táo mà đành buồn hiu”.
Những năm cuối đời, có lần Bùi Giáng về thăm những “cô gái quê” thuở xưa: “Bảy mươi tuổi quá nặng nề/Còn em đã sáu tám rồi em ơi”. Ông cũng viết một bài thơ trước khi mất do Bùi Kiến Quốc chép lại: “Chiêm
bao tôi thấy tôi về Quảng Nam/Rong chơi Đại Lộc, Điện Bàn/Duy Xuyên,
Tiên Phước, Hòa Vang, Thăng Bình/Tìm người bạn cũ không ra/Còn phong
cảnh cũ khác xa những ngày/Xóm làng, đồng ruộng lạ thay!/Chỉ còn dáng
núi chạy dài xa xa/Giữ nguyên hình ảnh đậm đà/Còn trong kỷ niệm bao la
tuổi nào/Ngắm nhìn, tim máu xôn xao/Tôi rời đất Quảng trở vào miền
Nam/Tâm hồn bao xiết hoang mang/Bài thơ viết vội, dở dang lạ lùng...”.
Riêng ông nhớ nhất những câu gì của Bùi Giáng?
Câu: “Ta đi còn gửi đôi giòng/Lá rơi có dội ở trong sương mù”,
thơ của ông gửi lời hẹn không chỉ đến người ở cõi này, mà còn đến những
ngày “hội” ở kiếp sau. Đồng thời cũng làm chúng ta liên tưởng đến người
vợ xinh đẹp của ông cùng qua đời với đứa con đầu lòng khi tuổi mới
thanh xuân - và chắc chắn biến cố ấy đã làm ông đau xót hẹn hò: “Mai sau còn dự hội nào/Ngó nhau từ kỷ niệm đầu bão giông...”. (Còn nữa)
Giao Hưởng
Chuyện đời Bùi Giáng - Kỳ 3: Cuốn sổ nợ 'đoạn trường'
Lúc 9 giờ sáng nay 20.9, lễ tưởng niệm 15 năm ngày mất Bùi Giáng (1998 - 2013) sẽ cử hành tại ngôi mộ của ông ở nghĩa trang Gò Dưa, Q.Thủ Đức, TP.HCM.
Thủ bút của Bùi Giáng trong sổ nợ đoạn trường - Ảnh: tư liệu
|
Ngày
Bùi Giáng mất theo âm lịch là 17.8 Mậu Dần, nên hằng năm lễ giỗ thường
được tổ chức ngày 16.8 âm lịch (năm nay rơi vào 20.9.2013 dương lịch).
Vì thế, trưa nay gia đình sẽ cúng ngọ với mâm chay đặt trước mộ và mâm
mặn dành cho các văn nghệ sĩ khắp nơi yêu thơ ông đến viếng để uống chén
rượu nhớ ngày ông ra đi giữa “ngàn thu rớt hột”. Nhà thơ Trần Đới -
người gắn bó với Bùi Giáng suốt 15 năm trên “chiếc đu bay” sẽ có mặt. Và
dự kiến Đắc Phúc sẽ hát tại chỗ một số bài nhạc do anh phổ thơ Bùi
Giáng, bên cạnh tay đàn tây ban cầm cổ điển Lê Quốc Phong và nghệ sĩ
nhạc rock Linh Xù (Phan Ngọc Linh), Lư Châu (Phan Văn Châu). Dịp này,
chúng tôi đến ngôi nhà cũ Bùi Giáng ở nhiều năm trước lúc qua đời và
được gia đình cho xem các cuốn sổ nợ do chính ông ghi từ 1993 đến 1998.
Trong
đó, ông thường ghi nợ ở một quán mở gần nhà (nằm trong con hẻm đường Lê
Quang Định), chủ quán là ông Tốt rất “từ bi”, hễ Bùi Giáng uống rượu
chịu bao nhiêu vẫn cứ để ghi sổ dài dài, nên cuối năm 1997, giáp Tết Mậu
Dần 1998 (năm Bùi Giáng mất), đã viết mấy câu vào sổ nợ: “Bài thơ thân tặng Đại ca/Kính thưa ông Tốt là cha thằng Bùi khùng”.
Nghe
nói ông Tốt đã xin Bùi Giáng đừng gọi ông ta bằng “cha” mà ông ta sẽ bị
tổn thọ. Song Bùi Giáng bác bỏ, nói biết đâu kiếp trước, kiếp xưa, kiếp
xa “ngài” đã mấy triệu lần làm cha “Bùi” này rồi. Chiều 30 tết, gia
đình ra trả nợ để lấy cuốn sổ ấy về, thay vào cuốn sổ mới, Bùi Giáng lập
tức ghi mở hàng: “Trả xong món nợ láng giềng/Lòng vui phơi phới tháng giêng Mậu Dần”.
Nhưng chỉ vài giờ sau giao thừa, Bùi Giáng lại xuất hiện trước cửa ông Tốt “đạp đất” để khai bút đầu năm vào sổ, thiếu “một ngàn rưỡi ngày nguyên đán”. Mồng hai, mồng ba cũng vậy, đến: “hôm nay mồng bốn tháng giêng/hai ngàn nợ này - say rượu suốt hoài trăm năm” và kéo dài gần hết tháng giêng: “sau tết 20 ngày nợ hai ngàn rưỡi” và “sau tết 22 ngày/nợ nơi này hai ngàn rưỡi”… Điều khác người, là tiền nợ ông ghi bằng chữ chứ không ghi bằng số.
Cũng có chỗ nợ chỉ năm ngàn nhưng ông ghi: “nợ nần năm triệu” với chú thích rõ bên dưới: “tức là năm ngàn Việt Nam”.
Có lần ông Tốt méc với gia đình là bác Giáng ngồi uống rượu ngoài quán
la hét rằng làm vua, làm tổng thống, làm chủ tịch nước không sướng bằng
ông Tốt sinh ra để suốt đời bán rượu cho thằng khùng, đúng như ông đã
viết trong sổ nợ: “Muôn thu thiên thượng lâu đài/không bằng bán rượu lai rai cho thằng khùng - năm ngàn hôm nay - giờ này số dzách - 1998 January”. Có những câu khá buồn: “Tháng năm sắp đổi sắp dời/Một mình ngồi uống biết mời mọc ai/Chỉ còn cô độc đeo đai...”
. Những câu ấy nhắc chúng tôi nhớ lại tham luận của GS-TS Huỳnh Như
Phương mới đây tại Tọa đàm khoa học về Bùi Giáng có đoạn đại ý nói rằng
tọa đàm mở ra ngoài các mục đích nghiên cứu khoa học, còn được xem là
lời xin lỗi với vong linh Bùi Giáng về nhiều năm đã “bỏ quên” ông…
Trong “sổ đoạn trường” ấy Bùi Giáng cũng nói trước về ngày ra đi của mình: “Nợ nần ông trả từ nay/Về sau ắt sẽ còn đâu nợ nần”.
Thật ra, chính chúng ta nợ ông rất nhiều. Món nợ lớn nhất (chưa nói đến
giá trị văn chương và tư tưởng độc đáo của ông), là nguồn vui lạ lùng
mà cuộc sống lang thang của ông đã lan tỏa ra ngoài, không hề tính toán
và đòi hỏi gì, như Huy Tưởng đã viết và đọc cách đây đúng 15 năm trong
giờ vĩnh biệt: “anh Bùi Giáng đã dấn mình một cách hiên ngang và
khốc liệt vào cõi Thơ ca, TẬN HIẾN hết cả đời mình cho duy-nhất-thơ-ca
(…) tận hiến mà không hề nhận lại một sự bù đắp đối đãi nào của nhân
thế, trút gởi hết thảy xương máu và hồn phách, lưu lại ở đời như vay tạm
một hình cốt mong manh bi thiết và mộng mị. Hình ảnh đắm chìm của tận
hiến hung hiểm đó chính là một tượng đài vĩ đại đến khủng khiếp của
thiên tài thơ Bùi Giáng (…) Xin vĩnh biệt anh Bùi Giáng yêu kính. Cầu
cho hồn anh được siêu sinh tịnh độ, nương theo mây trắng mà về lại với
quê nhà, tiếp tục rong ruổi vui chơi trên cõi trời Đâu suất…”.
Thật vậy, ông đã mang “những hạt nắng bảy màu” đến với nhân sinh cùng tiếng cười vui bất ngờ đâu đó: “Cái vui ấy ông đã ban tặng cho đời mãi đến ngàn sau, không những bằng ngôn từ mà cả bằng thân xác” (Thích Nhuận Châu) - và nay ông đã về “cố quận” (như chữ ông thường dùng) để lại mấy câu da diết: “Đất hoa khóc vĩnh biệt người/Ngàn cây cố quận đôi lời sương thu”.
Lời
cố quận là tên một tập khảo luận nổi tiếng của Bùi Giáng - cùng với tập
Lễ hội tháng ba trở thành hai cuốn sách mà bạn đọc có thể tìm hiểu về
tư tưởng được xem là “ẩn mật” của ông - như Bùi Văn Nam Sơn nhận định.
Sáng nay, ông có thể sẽ trở về trong hương khói, với “niềm vui ẩn mật”
mà Nguyễn Quang Thanh từng khẳng định là luôn luôn được “phơi bày ở trong chính mình và ở quanh mỗi chúng ta”. Phơi bày trong im lặng và im lặng như thơ Bùi Giáng viết: “Một lời chẳng nghĩa là bao/Dẫu lời không tiếng lẽ nào không nghe?”. (Còn nữa)
Bùi
Giáng đã tạo ra được một cuộc hôn phối kỳ lạ giữa Trời và Đất, Đông và
Tây, giữa Heidegger đìu hiu gió tuyết và Nguyễn Du tịch mịch sương
chiều. Bùi Giáng không bao giờ là một nhà “giải minh” tư tưởng triết học
hiểu theo nghĩa hàn lâm của thuật ngữ này (...) ông không bao giờ sử
dụng các “phương pháp phân tích” và diễn giảng của nhà trường để đi sâu
vào một tác phẩm hay một tác giả. Với ông, chỉ có sự đồng cảm hay thấu
cảm với một tâm hồn đồng điệu nào đó hoặc với suối nguồn uyên nguyên của
tư tưởng mới là điều đáng kể, còn ngoài ra tất cả đều là phù phiếm, dù
cho sự phù phiếm này có được nâng lên thành một hệ thống quan niệm có
tính chất phương pháp luận. Trần Trung Phượng |
Chuyện đời Bùi Giáng - Kỳ 4: Đạt đạo cõi thơ
Chiều qua (20.9), dự lễ tưởng niệm Bùi Giáng ở Nghĩa trang Gò Dưa (TP.HCM) xong, lão thi sĩ Trần Đới, 82 tuổi - tác giả thi phẩm Tảo mộ lênh đênh, đã nói chuyện với chúng tôi một cách say mê về Bùi Giáng, mở đầu vỏn vẹn với bốn chữ Bùi Giáng đạt đạo.
Bùi Giáng làm thơ trên xe xích lô - Ảnh: Tư liệu
|
Đạt đạo như thế nào? Nghe hỏi, Trần Đới nói với giọng khá to:
-
Đạt đạo ở chữ “mỹ”. Có người vào đạo qua chữ “chân”, hoặc chữ “thiện”,
còn Bùi Giáng đạt đạo ở cõi thơ tức vào đạo qua chữ “mỹ”. Giống như muốn
vào một thành phố có nhiều cửa, người ta chỉ cần vào một cửa là được -
Bùi Giáng đã theo cửa “mỹ” ấy để vào, thì cả “chân” và “thiện” cũng
thành tựu một lần theo bước chân ông.
Trần Đới nói: “Mình bắt
đầu quen Bùi Giáng tại Đại học Vạn Hạnh - Sài Gòn năm 1972”, lúc ấy đại
học này quy tụ một số tài danh thi văn như Phạm Công Thiện, Phạm Thiên
Thư, Tuệ Sỹ, Trần Xuân Kiêm… Những ngày sống với Bùi Giáng tại một căn
phòng vừa rộng vừa trống trải tại Tổng vụ thanh niên Phật tử, mỗi sáng
hễ rủng rỉnh vài ba đồng trong túi là họ kéo qua quán phở Vũ Hùng gần đó
ăn, xong về nằm “mỗi người làm việc của mình” trên những cái giường sắt
trải nệm vừa cũ vừa mòn, nhưng có thể nhún nhảy tha hồ nhờ đám lò xo
bên dưới.
Chính ở đó Trần Đới đã làm thơ rồi đưa Bùi Giáng đọc, có lần
Bùi Giáng đọc xong đã nhắc ông hãy tránh lối nói đao to búa lớn: “Chuyện
như kia mà nói lời như thế, đó là lời tục tĩu của bọn phàm phu muốn bắt
chước các ông thánh. Siêu thực không phải chỉ là chuyện ở trên mây.
Càng không nên bắt chước lối nói của Phật, Chúa, Khổng, Lão. Phật, Chúa,
Khổng, Lão đang nằm nhún nhảy, giỡn cười và hút thuốc trên giường đây
nè! Chú mày hãy nghe tiếng cút kít của chiếc giường và nhận ra pháp âm
của đạo. Ngôn ngữ của thi ca là cảm tính đi trước, tư tưởng đi sau…”.
Và
muốn làm thơ lục bát nên đọc và ngẫm các câu: “Đồn xa quằn quại bóng cờ/Phất phơ buồn tự thời xưa trở về… Người lên ngựa kẻ chia bào/Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san…
Cặp trên của ai vậy anh? - Huy Cận. - Dưới thì Kiều… - Ừ. - Rứa còn của
anh? câu nào mà anh cho là đạt nhất? - Ông lộn xộn hoài… Muốn gì đấy?
Mưa nguồn và Lá. Nhưng đọc xong thì quên tuốt mẹ nó đi. Hãy quên, tất cả
những gì mà từ trước đến nay đã biết. Hãy quên đi rồi hãy viết. Hãy
viết như viết trong chiêm bao: nơi đó mọi thứ đã trộn lẫn. Một thứ trộn
lẫn đầy cảm động và mãnh liệt. Đừng có chằm hăm vào một cái gì, một chỗ
nào. Hãy nên chằm hăm vào rạt rào, như vậy, như vậy… - Vậy vậy!”.
|
Vừa
nói, Trần Đới vừa đưa chúng tôi xem tập san kỷ niệm Bùi Giáng in đã lâu
nhưng chỉ phổ biến rất hạn chế trong vòng thân hữu chứ chưa rộng rãi và
bảo chúng tôi nếu thấy được hãy trích giới thiệu với bạn đọc trẻ ngày
nay, trong đó có đoạn Trần Đới hỏi: “- Lô hỏa thuần thanh là chi rứa
anh Bùi?” - “Ngọn lửa đã xanh… Lửa đã xanh thì tươi mát như ngọn lá đa
mới nở. Nhưng sức nóng mãnh liệt của nó xuyên thủng bất cứ thứ cứng rắn
nào”. Trần Đới cũng nhắc đến một người: Phạm Mạnh Hiên - tác giả của một bài viết khác trong tập san trên, trích dưới đây:
“Tôi
nhớ năm 1973, nhà văn Mai Thảo (đã chết ở Mỹ) và Nguyễn Xuân Hoàng lúc
đó đang trông coi tập san Văn có ý muốn làm số đặc biệt về Bùi Giáng.
Tôi vốn mê thơ Bùi Giáng từ lâu, dù chưa được gặp anh, tôi xăng xái viết
cho Văn một lúc hai bài (ký bút danh Nam Chữ và Thục Khưu). Báo ra, một
bữa tôi đến tòa soạn lãnh nhuận bút, bất ngờ gặp Bùi Giáng ở đấy. Sau
lời giới thiệu của N.X.H rồi cùng kéo nhau ra quán cóc bên hông tòa soạn
uống lave.
Thế là tôi đã được gặp Bùi Giáng, một Bùi Giáng bằng xương
bằng thịt hẳn hoi! Tôi cảm thấy vô cùng mãn nguyện đồng thời cảm thấy
nhỏ bé trước anh vô cùng. Từ đó giữa anh Bùi Giáng và tôi trở nên thân
thiết. Anh Bùi Giáng ở một góc nhỏ trong căn phòng rộng với vài vị sư
khác trong Viện đại học Vạn Hạnh. Tôi thường lên anh chơi. “Tài sản” của
anh chỉ có chiếc giường sắt cá nhân, manh chiếu mỏng, dưới gầm giường
lủ khủ đủ thứ loại sách. Tôi rất ngạc nhiên, sau bao nhiêu năm thân
thiết với anh, chẳng bao giờ tôi thấy anh ngồi bàn viết (mà bên chỗ anh
nghỉ ngơi cũng không có chiếc bàn chiếc ghế nào).
Lúc nào anh cũng nằm
ngửa viết, nằm ngửa đọc trên chiếc giường cá nhân của mình. Anh viết
nhanh, viết nhiều bằng những cuốn vở tập học sinh, những cuốn sổ dày kẻ
ca-rô. Tôi thường cùng anh ngao du khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, bất kể đêm
ngày. Những lúc đó tôi thấy anh làm thơ sao mà dễ dàng, ngồi đứng gì chữ
cũng cứ theo ngòi bút trên tay anh trào ra ào ạt. Anh làm thơ bất cứ
đâu, bất cứ chỗ nào, miễn là trên tay anh có bút giấy hay những trang
sách nào đó cũng được, đặc biệt sách nào anh đọc qua đều thấy chằng chịt
những ghi chú lẫn cả thơ anh viết. Được đi ngao du với anh như thế cũng
là đã lắm rồi. Có lần say ngất ngưởng, sáng tỉnh dậy, thấy mình đang
nằm ở vỉa hè. Thú vị xen lẫn với ngỡ ngàng, ngơ ngác!”. (Còn nữa).
Giao Hưởng
Điểm Tin & Tư Liệu(Người Lót Gạch)
NGHỆ THUẬT QUỐC TẾ
VĂN HOÁ -
Bài đăng : Thứ năm 19 Tháng Chín 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 19 Tháng Chín 2013
New York vinh danh nữ nghệ sĩ Edith Piaf
Đêm nay 19/09/2013, tại Beacon Theatre ngay trung tâm thành phố
New York, gần 20 danh ca Pháp với những tên tuổi như Patricia Kaas,
Zaz, Christophe Willem, Harry Connick Jr., Duffy, Madeleine Peyroux,
Angelique Kidjo, Alex Hepburn, Beth Ditto, Olivia Ruiz, cùng tham gia
một đêm trình diễn đặc biệt để tưởng niệm cố nghệ sĩ Edith Piaf. Ca sĩ
gạo cội Charles Aznavour, người năm 1946 đã bước chân vào thế giới ca
nhạc dưới sự dẫn dắt của chính Edith Piaf nhẽ ra là khách mời danh dự
của buổi nhạc hội đêm nay. Nhưng vào giờ chót ông phải cáo lỗi cùng khán
giả New York vì lịch trình diễn dày đặc. Ban tổ chức chờ đợi 2 900 chỗ
ngồi trong nhà hát sẽ đông kín khán giả.
Buổi tưởng niệm Edith Piaf thứ nhì sẽ diễn ra vào đêm mai 20/09/2013
tại Town Hall. Nữ danh ca Patricia Kaas sẽ chỉ hát những ca khúc bất tử
của Edith Piaf xưa kia. New York có một chỗ đứng riêng biệt trong cuộc
đời và sự nghiệp của nữ danh ca người Pháp đã qua đời cách nay đúng 50
năm. New York là nơi mà vào năm 1947 Piaf đã chọn làm bệ phóng để khởi
đầu sự nghiệp của bà trên đất Mỹ. Bà đã học tiếng Anh tại đây và đã
thành lập ban nhạc Les Compagnons de la Chanson để chinh phục khán giả
Mỹ.
Sự nghiệp của bà trên đất Hoa Kỳ suýt trở thành một cơn ác mộng, nếu như không có một nhà phê bình đề cao giá trị nghệ thuật « độc nhất vô nhị
» của người nghệ sĩ này. Thế rồi, một phòng trà nổi tiếng ở khu
Manhattan đã ký hợp đồng 4 tháng với Edithi Piaf. Nhưng duyên nợ còn
dài, Piaf lui tới quán « cabaret » này trong rất nhiều năm ròng rã.
Cũng tại New York Edith Piaf đã kết bạn với ngôi sao điện ảnh Marlène
Dietrich. Đây cũng là nơi bà gặp được mối tình lớn nhấn suốt cuộc đời :
Võ sĩ quyền anh, Marcel Cerdan. Thế nhưng cũng trên sân khấu New York,
năm 1949 Edith Piaf, hay tin người tình Marcel Cerdan tử nạn trong một
chuyến bay khi ông sang New York gặp bà.
Ba năm sau đó, cũng tại New York, người nghệ sĩ chỉ xuất hiện trên
sân khấu trong các bộ trang phục màu đen, Piaf đã kết hôn với ca sĩ
Jacques Pills, một đồng hương của bà. Đấy chỉ là một cuộc hôn nhân ngắn
ngủi.
Ở vào cuối thập niên 50, Edith Piaf là một ngôi sao trong làng giải
trí ở Hoa Kỳ. Bà là một trong những nghệ sĩ Pháp hiếm hoi được vinh dự
trình diễn nhiều lần tại nhà hát nổi tiếng nhất New York là Carnegie
Hall.
Sức khỏe suy yếu dần, năm 1959 Edith Piaf ngã gục ngay trên sân khấu
New York. Ngày 10/10/1963, Piaf qua đời ở Grasse, một thành phố đầy nắng
ấm. Thọ 47 tuổi. Edith Piaf để lại một di sản nghệ thuật đồ sộ hơn 100
bài ca bất hủ, gần một chục bộ phim. Edith Piaf còn là người đã dẫn dắt
những thế hệ nghệ sĩ trẻ như Yves Montand, Georges Moustaki, hay Charles
Aznavour trong những bước đầu trên con đường dài nghệ thuật.
Sao bạc ngân hà : Nguồn gốc cha cha
Trong số các nhịp điệu La Tinh, cha cha cha có lẽ là một trong những dòng nhạc khiêu vũ phổ biến nhất. Phần lớn cũng vì thể điệu này đơn giản và dễ nhảy hơn nhiều so với các vũ điệu mambo và salsa. Một cách chính thức, điệu cha cha cha sinh ra vào năm 1954, nhưng thật ra đã manh nha từ vài năm trước đó.
Điệu cha
cha ra đời tại thành phố La Havana gần hai thập niên sau thể điệu mambo,
và cả hai dòng nhạc này, đều là biến thể từ nhịp điệu danzón. Người
sáng chế ra thể điệu cha cha là nhạc sĩ kiêm tác giả người Cuba Enrique
Jorrín (1926-1987).
Sinh tại Pinar del Rio, Enrique học đàn vĩ cầm từ năm 12 tuổi. Nhờ có
năng khiếu, nên ông được tuyển vào nhạc viện thành phố La Havana. Sau
khi tốt nghiệp, ông bắt đầu đi diễn với dàn nhạc của Học viện Quốc gia
Âm nhạc (Cuba's National Institute of Music) dưới sự điều khiển của nhạc
trưởng González Mántici.
Từ cuối những năm 1940, Enrique Jorrín bắt đầu sáng tác khi ông tham
gia vào nhiều ban nhạc nhẹ (thường được gọi là charanga), trong đó có
nhóm Hermanos Contreras và nhất là dàn nhạc Orquesta América, dưới sự
điều khiển của nhạc sư Ninón Mondéjar. Dàn nhạc này chuyên biểu diễn
tại vũ trường Silver Star (có nghĩa là Sao Bạc), một trong những câu lạc
bộ khiêu vũ nổi tiếng nhất La Havana thời bấy giờ.
Theo
lời kể của chính tác giả Enrique Jorrín được nhà nghiên cứu Helio
Oravio (1934-2008) ghi chép lại trong quyển tự điển âm nhạc Cuba,
Diccionario de la Música Cubana, xuất bản vào năm 1981, thì bản nhạc cha
cha đầu tiên là bài La Engañadora do Enrique Jorrín sáng tác vào năm
1951. Bài này ban đầu được chơi theo thể điệu mambo, nhưng Enrique nhận
thấy rằng mambo hơi khó nhảy do có quá nhiều nhịp lẻ.
Bước nhảy của mambo dựa theo nhịp lẻ (syncope), chứ không trên nhịp
mạnh (beat). Tác giả này khi sáng tác mới đơn giản hóa giai điệu, chỉ
giữ lại những nhịp lẻ cần thiết nhất. Ông đem thể điệu này vào thử
nghiệm trong bản nhạc La Engañadora, mở đầu với nhịp điệu đơn giản, đến
phần cuối bài hát mới biến tấu phức tạp hơn một chút, thành điệu mambo.
Về từ ngữ, chữ cha cha cha xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954, đánh
dấu ngày ra đời chính thức của thể điệu này, cho dù cha cha đã được thử
nghiệm từ vài năm trước đó. Theo nhà báo Israel Sanchez Coll, người đã
viết quyển tiểu sử về Enrique Jorrín, thì tác giả này lần đầu tiên dùng
chữ cha cha cha là trong nhạc phẩm Silver Star, y hệt như cái tên gọi
của vũ trường nổi tiếng thủ đô La Havana.
Chữ
cha cha cha chính là cái tiếng động của nhịp chân trên sàn gỗ, ở cuối
câu thường có ba bước nhảy liền nhịp. Tuy không phải là bài cha cha quen
thuộc nhất, nhưng ít ra, Silver Star đã định hình nền tảng cho các bước
nhảy cơ bản sau này.
Khi nhắc tới các bài cha cha lừng danh trên khắp thế giới, rất quen
thuộc với công chúng ở mọi nơi, thì nhiều người thường hay nghĩ tới
những bài như Muñequita Linda (Búp bê xinh xắn) còn có tiểu tựa là Te
Quiero Dijiste, bản Quien Sera, tức là Sway trong tiếng Anh hay là Đêm
Vui theo cách đặt lời của tác giả Anh Bằng, bài Quizas Quizas (Nào biết
Nào hay).
Bài Pepito Mi Corazón từng được dịch sang tiếng Việt thành bản Người
tình Nam Mỹ hay là nhạc phẩm Cherry Pink and Apple Blossom White từng
được tác giả Từ Vũ dịch thành nhạc phẩm Cánh bướm vườn xuân trong tiếng
Việt (ông cũng là người viết lời Việt Cánh buồm xa xưa cho bài La
Paloma), cho dù nhiều ca khúc được chuyển thể theo điệu cha cha, chứ
không phải được viết ban đầu cho thể điệu này.
Bút sa gà chết. Ở đây phải nhắc tới trường hợp của bản Cherry Pink,
tiêu biểu cho cách dùng hình tượng sai lầm mà không chi tháo gỡ nổi, một
khi đã ghi âm. Trong nguyên tác, đây là một ca khúc tiếng Pháp mang tựa
đề Cerisier rose et pommier blanc (Hoa anh đào màu hồng và hoa táo màu
trắng), của nhạc sĩ Louiguy, nghệ danh viết tắt từ tên thật của ông là
Louis Guglielmi (1916-1994).
Người đặt lời cho bài hát là Jacques Larue. Trong bản nhạc này, ông dùng hình tượng của hai loài cây ăn trái đang trổ hoa. Khổ nổi, cây anh đào (cerisier) của châu Âu trước khi sinh trái thường trổ hoa màu trắng còn cây táo (pommier) thì lại trổ hoa màu hồng. Chỉ có hoa anh đào Nhật Bản thuộc vào dạng cây kiểng, mới trổ hoa sắc hồng nhưng lại không sinh trái. Thành ra nếu viết cho thật chính xác thì phải viết là Hoa anh đào trắng, hoa táo màu hồng, chứ không thể nào mà viết ngược lại.
Có người nói đùa rằng, do tác giả Jacques Larue sống ở thành thị,
chưa bao giờ thấy cây ăn trái trổ hoa, nên ông mới nhầm lẫn đến nỗi dùng
hai sắc hoa trái ngược hẳn nhau. Sai lầm này sau đó được lặp đi lặp lại
vì các phiên bản phóng tác bám sát nguyên tác tiếng Pháp, bài từng được
dịch sang tiếng Anh là Cherry Pink, còn trong tiếng Tây Ban Nha là
Cereza Rosa. Thế nhưng, điều đó dường như không phải là một trở ngại
lớn, vì bài hát này rất ăn khách với cả ngàn phiên bản trong nhiều thứ
tiếng.
Từ
khi ra đời cho tới nay, điệu cha cha tiếp tục ăn khách qua nhiều thời
kỳ khác nhau, giai đoạn cực thịnh của thể điệu này vẫn là vào những năm
1960. Các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan, Philippines, các quốc gia
Trung Đông như Ai Cập và Liban, các nước Trung Mỹ như Mêhicô hay
Guetemala đều duy trì truyền thống sáng tác nhạc cha cha. Còn tại Tây
Âu, công chúng cỏ vẻ yêu thích salsa và bossa nova nhiều hơn.
Điệu cha cha gắn liền với những hình ảnh cổ xưa hoài niệm. Các tác
giả thời nay khi viết nhạc theo điệu cha cha thật ra muốn tạo thế đối
trọng, muốn đi ngược lại các trào lưu thời thượng. Một ví dụ điển hình
là bài Joe Le Taxi (1987) qua phần thể hiện của Vanessa Paradis ra đời
vào lúc mà nhạc pop đang trở nên cực thịnh tại Pháp. Một cách tương tự,
bài Smooth Operator của Sade phá kỷ lục số bán vì mang sắc thái âm thanh
hoàn toàn khác biệt so với phong trào new wave thịnh hành tại Anh Mỹ
thời bấy giờ.
Thời nay, ít có người nào còn để ý tác giả Enrique Jorrín là ai. Cho
dù lối sáng tác của ông đã đặt ra khuôn mẫu cho nhiều bản nhạc sau đó,
các bài cha cha thường hay chuyển nhịp thành mambo trong các đoạn nhạc
chuyển tiếp hay ở phần điệp khúc cuối. Hầu như ai ai cũng không còn để ý
đến cái thuở khai sinh của thể điệu cha cha, thời mà dàn nhạc Orquesta
America tung hoành tại vũ trường Silverstar, thời mà những gót chân ngọc
ngà bước ra sàn nhảy thướt tha, thời của những tà áo dạ hội lấp lánh
kiêu sa muôn ánh sao bạc ngân hà.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20131005-sao-bac-ngan-ha-nguon-goc-cha-cha
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20131005-sao-bac-ngan-ha-nguon-goc-cha-cha
No comments:
Post a Comment