Monday, October 31, 2016

TƯỞNG NĂNG TIẾN = CHỒNG NGOẠI = NGOẠI CẢM = Y TẾ VIỆT NAM

TƯỞNG NĂNG TIẾN * PHIÊN BẢN TÌNH YÊU

Phiên Bản Tình Yêu


 S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi vào lột lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người ngoài nhìn vào phát thèm. Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo trá mà cứ ngoác miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô nước mắt khi ông chết. 
Vũ Biện Điền
Tôi (trộm) nghe nói rằng quân tử ba ngày mà không đọc sách thì diện mạo dơ dáng, và trò chuyện khó nghe. Tôi vốn bẩm sinh mặt mũi không mấy dễ coi, và chuyện trò thì vô cùng nhạt nhẽo nên (lắm khi) đến vài ba năm cũng chả nhìn đến một cuốn sách nào mà vẫn cứ sống phây phây – chả có (trăng) sao gì ráo trọi.
Tháng trước, tôi được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương gửi cho một bộ sách to đùng, dầy hơn ngàn trang (thấy mà ớn chè đậu) tựa là Phiên Bản Tình Yêu (*). Bìa trước và bìa sau đều có hình của hai phụ nữ khỏa thân, và (hơi) gợi dục!
Tên tác giả (Vũ Biện Điền) thì hoàn toàn xa lạ. Trong tình yêu, cũng như tình dục, tôi rất ngại chuyện “phiêu lưu” nên lẳng lặng đẩy luôn cái “của nợ” trông rất “ướt át” này vào một góc!
Tuần rồi, chả may,  giáp mặt người tặng sách – nhà báo Uyên Thao:
          - Cậu nghĩ sao về cuốn Phiên Bản Tình Yêu của Vũ Biện Điền?
Tôi đỏ mặt, ấp úng:
          - Dạ, em chưa đọc chữ nào.
Dù không nghe nhưng tôi cảm được một tiếng thở dài (cố nén) của người đối diện. Với đôi chút áy náy, ngay tối hôm ấy, tôi đọc hơn bốn trăm trang sách. Sáng hôm sau, cáo bệnh, nằm nhà “chơi” luôn hơn bẩy trăm trang nữa với rất nhiều ngạc nhiên và thích thú.
Mấy thế hệ người Việt liên tiếp vừa qua, ít nhiều, đều là nạn nhân của thời cuộc hay của chế độ hiện hành nhưng chắc chưa có ai ngồi cặm cụi (nhiều năm trời) để ghi lại những nhận xét tỉ mỉ và chính xác của mình về “những loại nhà nước” hiện nay – như Vũ Biện Điền:
Trong số đó  đáng kể hơn cả là nhà nước Đảng, còn gọi là nhà nước Quỷ hoặc Siêu Chính Phủ vì nó biến hóa như một cái bóng ma khổng lồ tác nghiệp lên tất cả các nhà nước khác. Ở trung ương, đứng đầu nhà nước này có tổng bí thư, nội các cơ mật là bộ chính trị. Ở địa phương, đứng đầu nhà nước này có bí thư tỉnh ủy, nội các cơ mật là ban thường vụ… Nó là đầu mối của mọi nhũng nhiễu, tai họa và tội ác nhưng rất có tài bẻm mép phủi tay...
Tiếp theo là nhà nước Hành Chánh, còn gọi là nhà nước Hành Dân vì bộ nào của nhà nước này cũng có chức năng làm dân khổ cực do đặc tính cửa quyền, nó vâng lệnh đảng như một thứ đầu sai quản lý đất đai và điều hành nô lệ cho chủ nhân, thu gom vô tội vạ tài sản trong nhân dân, sau khi trích nạp cho chủ, nó được quyền chi tiêu xả láng. Ở trung ương, đứng đầu nhà nước này có một chủ tịch không thực quyền, nội các cơ mật là thủ tướng và các bộ trưởng. Ở địa phương, đứng đầu nhà nước này có chủ tịch, nội các cơ mật là ban thường trực và các giám đốc sở…
Thứ ba là nhà nước Quốc Hội, còn gọi là nhà nước Phường Chèo hoặc nhà nước Kỳ Nhông vì đặc tính hát ca véo von theo cách dàn dựng của đảng, nhanh nhạy thay vai đổi màu tùy từng vị trí - ở trung ương nó là lập pháp, ở tỉnh nó là hành pháp, ở tòa án nó là tư pháp. Hình thái nhà nước Quốc Hội về đến địa phương gọi là Hội Đồng Nhân Dân, đặc tính véo von và đổi màu vẫn lưu cửu...
Thứ bốn là nhà nước Mặt Trận Tổ Quốc, còn gọi là nhà nước Chịu Trận, vì nó là một thứ bung xung vỹ đại hứng đòn – phản đòn – đỡ đòn cho các nhà nước kia. Nhà nước này còn có một chức năng định kỳ như một lò hộ sinh, phù phép hiệp thương ba lên bốn xuống trong mỗi mùa bầu cử, cho ra những đứa con đúng kiểu mẫu đặt hàng của đảng… Quá trình vận động, thành tích cao nhất của Mặt Trận Tổ Quốc là tạo ra Mặt Trận Việt Minh trước trước 1954, và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trước 1975 – hai lá bài này khá ăn khách, nhưng tới hồi lật tẩy thì vô cùng bỉ ổi!
Thứ năm là nhà nước Quân Đội, còn gọi là nhà nước Vũ Trang… nhà nước này làm bằng sức người và của nả của nhân dân nhưng chỉ trung với đảng. Nên chi nó khu trú ở đâu là lãnh thổ riêng ở đó, từa tựa như một quốc gia trong một quốc gia. Khi cần, nó mạo danh quốc phòng, đưa quân chiếm hữu đất đai, rồi đặt ra định chế tự cấp tự quản…
Ở trung ương, đứng đầu nhà nước này có quân ủy, hội đồng cơ mật bao gồm các tổng cục chuyên ngành… Nhà nước này hội đủ tính chất phong kiến trung cổ La Mã, sỹ quan là giai cấp đảng viên gọi là cán bộ, bổng lộc hậu hĩ - hạ sỹ quan và lính (con em nhân dân thi hành nghĩa vụ), gọi là chiến sỹ, chỉ được hưởng sinh hoạt phí vừa đủ cầm hơi tới ngày phục viên…
 Thứ sáu là nhà nước Công An, còn gọi là nhà nước Tam Đại vì mỗi thành viên phải có lý lịch ba đời bần cố,… vừa nghèo vừa ngu từ đời ông đến đời cháu. Đây là nhà nước bán vũ trang, thừa quan thiếu lính, quyền hành vô giới hạn, bổng lộc vô bờ bến. Không những nhân dân kinh sợ mà một số viên chức các nhà nước khác cũng chùn bước trước những đặc quyền đặc lợi của các ấm tử viên tôn. Lịch sử nhân loại từ xưa đến nay, chỉ dưới thời phát xít Đức-Ý-Nhật và các nước xã hội chủ nghĩa mới có thứ nhà nước kỳ lạ này. Nó đồng hóa mình với đảng chuyên chính, tự quyết tất cả và không chịu một quyền lực nào ràng buộc, một tổ chức nào kiểm soát.
Vũ Biện Điền cũng “tính sổ” rành mạch từng vụ một, cùng với  tên tuổi rõ ràng của những tên chính phạm.  Xin đơn cử vài vụ tiêu biểu:
-Công Hàm 1958:
“... tôi mới lần ra danh sách bộ chính trị đảng CSVN từ 1951-1960. Đó là Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Hoàng Văn Hoan, Nguyễn Duy Trinh, Phạm Hùng, Lê Thanh Nghị, và Lê Văn Lương. Phạm Văn Đồng chỉ là nhân vật hàng thứ sáu, chỉ bậc trung thôi... Án chung không thể tội riêng, một mình Phạm Văn Đồng mà dám qua mặt chủ tịch Hồ Chí Minh a? Dám qua mặt đảng Cộng Sản a?"
- Thảm sát Mậu Thân 1968:
“...tôi đào được danh sách của bộ chính trị nhiệm kỳ ba của đảng Cộng Sản Việt Nam 1960 -1976. Nhìn chung, chẳng ai xa lạ, Hồ Chí Minh chủ tịch, Lê Duẩn bí thư thứ nhất, Trường Chinh chủ tịch quốc hội, Phạm Văn Đồng thủ tướng, Phạm Hùng phó thủ tướng, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp phó thủ tướng kiêm bộ trưởng quốc phòng, Nguyễn Chí Thanh mất năm 1967, Nguyễn Duy Trinh phó thủ tướng, Lê Thanh Nghị phó thủ tướng, Hoàng Văn Hoan phó chủ tịch quốc hội, Trần Quốc Hoàn và Văn Tiến dũng, hai thành viên này được bổ sung từ năm 1972."
Cách nhìn của Vũ Biện Điền về những người đồng thời với mình – qua lời những nhân vật của ông – cũng khá khắt khe, và rất có thể gây ra tranh cãi gắt gao:
Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi vào lột lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người ngoài nhìn vào phát thèm. Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo trá mà cứ ngoác miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô nước mắt khi ông chết.
Họ biết bè lũ kế thừa đang đi tiếp con đường của ác quỉ mà vẫn tranh nhau làm tôi mọi, cúc cung tận tụy. Họ biết lịch sử đang rao giảng là thứ cực kỳ giả dối nhưng học thuộc vanh vách, nếu có ai mạnh dạn đính chính thì phồng mang trợn mắt, cãi cối cãi chầy như sợ mất đi độc quyền làm thân sáo vẹt.
Họ nhận quá nhiều đau khổ do độc tài đảng trị nhưng không dám đối mặt với kẻ thù cứ ươn hèn đổ vạ cho phong kiến, cho tư sản, cho địa chủ, cho Mỹ Ngụy, xua con em vào chết ở miền Nam mà không biết đang hiến máu cho hung thần và đang hy sinh cho một thiên đường mù...
Ngoại trừ một số rất ít sớm thức tỉnh như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Dương Thu Hương, Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc ... tôi chưa thấy một tổ chức nào bi phẫn, chưa thấy một đoàn thể nào muốn năm tay nhau liên kết xuông đường biểu tình, họp mít-tinh  vạch mặt chỉ tên bè lũ tay sai Nga – Hoa, tập đoàn phi nhân bản, phản nhân quyền, bọn bán nước cầu vinh ...
 Một tác phẩm mang đậm mầu sắc chính trị như thế sao lại có cái tựa trữ tình và ướt át là Phiên Bản Tình Yêu? Trong phần lời tựa nhà văn Trần Phong Vũ đã giải thích (phần nào) như sau:
Như nhan sách, Phiên Bản Tình Yêu là một chuyện tình –mà là một chuyện tình xuyên thế hệ, mang nhiều kịch tính với những tình tiết éo le, ngang trái, chuyển biến bất ngờ. Nhưng Tình Yêu ở đây chỉ là lớp vỏ, là mặt nổi của một tảng băng sơn giữa đại dương mờ mịt ...
Cuộc tình xuyên thế hệ ở đây có thể được hiểu như một thứ “thang” để dẫn “thuốc”, một chất xúc tác, tạo hấp lực lôi cuốn người đọc đi sâu vào những âm mưu, những màn đấu đá, những trò lường gạt, thay bậc đổi ngôi trong một xã hội người ta nhân danh đủ thứ với những mặt nạ khóc cười, hỉ nộ đã được mã hóa khi thực chất chứa đầy tâm thái tham lam, ích kỷ, độc ác, chỉ vụ thỏa mãn những lợi ích cá nhân, bè nhóm, bất chấp sự an nguy của tiền đồ quốc gia dân tộc. Và trong chừng mực nào đó, với tư cách người chứng, tác giả đã đạt được mục đích của ông.
Tôi cũng tin là Vũ Biện Điền hoàn toàn đạt được mục đích của mình nhưng e rằng ông không thành công (lắm) khi dùng hình thức tiểu thuyết như “một chất xúc tác, tạo hấp lực lôi cuốn người đọc đi sâu” vào “chuyện tình xuyên thế hệ” này. Những nhân vật trong Phiên Bản Tình Yêu (e) hơi quá nhiều kịch tính, nhất là qua những mẫu đối thoại rất dài và (rất) trí tuệ nhưng cũng rất xa lạ với đời thường hay đời thật.
Tất nhiên, đây chỉ là suy nghĩ hoàn toàn chủ quan (và có thể là hoàn toàn sai lạc) của một thường dân mà trình độ thưởng ngoạn nghệ thuật còn nhiều giới hạn.  Mong được đón nhận những nhận định khác, từ những người đọc khác, về công trình tâm huyết và đồ sộ này của Vũ Biện Điền.
Tưởng Năng Tiến
(*) Quý độc giả yêu sách ở xa muốn có tác phẩm quý giá xin viết chi phiếu 25 MK cho (25 MK tiền sách + 5 MNK cước phí bưu điện) trả cho VLAC/TQH (Vietnamese Litterary & Artistic Club of Washington) và gửi về địa chỉ: Mr Trần Phong Vũ, 4 Sand Pointe, Laguna Niguel, CA 92677. tphongvu@yahoo.com. ĐT: (949) 485 – 6078. Mua hai cuốn tập I và II cũng chỉ phải tra 5 MK cước phí.
  

Monday, November 25, 2013

LẤY CHỒNG NGOẠI QUỐC & VIỆT KIỀU

Lấy chồng ngoại nhưng ít Việt Kiều?

Cập nhật: 15:06 GMT - thứ hai, 25 tháng 11, 2013
Một gia đình chồng Hàn vợ Việt ở Seoul - hình của Chung Sung-Jun
Số liệu ở một hội nghị trong tháng 11/2013 cho rằng trung bình có 100 nghìn phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài mỗi năm, tính từ 2008 đến 2010.
Đa số các cuộc hôn nhân này xảy ra giữa các cô gái trẻ Việt Nam và đàn ông các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan và cả Trung Quốc.
Hôn nhân với đàn ông là Việt Kiều có vẻ không nhiều, ít ra là theo khảo sát từ một xã ở Hải Phòng vài năm về trước.
Trang Bấm Thanh Niên hôm 22/11 vừa qua trích quan chức Việt Nam thuộc Ủy ban Quốc gia người Việt ở nước ngoài đưa ra các số liệu tại hội nghị hôm 19/11 vừa qua với sự tham gia lần đầu của 200 phụ nữ Việt Nam có hôn nhân với người nước ngoài tham gia.
Ông Đặng Thế Hùng, phó Chủ nhiệm Ủy ban cho rằng số phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài “tăng đều hàng năm”, và cho biết đa số các cuộc hôn nhân này diễn ra qua môi giới, và “có mục tiêu thương mại”.
Ông Hùng cũng nói có hiện tượng các băng đảng tổ chức đám cưới giả với cô dâu Việt Nam bị bán sang Đài Loan hoặc Hàn Quốc để lao động trái phép.
Gần đây, theo báo chí Việt Nam, số phụ nữ nước này lấy chồng Trung Quốc cũng bắt đầu tăng.

Rất ít Việt Kiều

Tại Bấm Hội nghị Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài ở Hà Nội (19/11) với sự tham gia của một số quan chức cao cấp gồm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, ông Nguyễn Thiện Nhân, hai vấn đề được cho là nổi cộm, cần quan tâm.
"Trong số 721 trường hợp lấy chồng nước ngoài, chỉ có 5 trường hợp (0,6%) lấy chồng Việt kiều"
Tiến sỹ Hoàng Bá Thịnh
Đó là chuyện lao động Việt Nam là phụ nữ ở nước ngoài, và phụ nữ Việt Nam lấy chồng và ra nước ngoài sinh sống.
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2013, hiện có khoảng 500.000 người Việt Nam đang lao động ở nước ngoài, trong đó phụ nữ chiếm khoảng 30-35% ở Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia.
Còn theo Bộ Tư pháp Việt Nam, trong các năm 2008- 2010 đã có khoảng 300.000 cô dâu Việt Nam lấy chồng người nước ngoài và con số này tiếp tục tăng lên.
Bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán và tuổi kết hôn quá trẻ, không có trình độ, công việc và thu nhập là các vấn đề lớn đang xảy ra trong các cuộc hôn nhân của phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài.
Cô Ngô Ngọc Quý Hồng là một trong số đông đảo phụ nữ Việt lấy chồng ở Hàn Quốc
Vì thế, họ phải phụ thuộc vào chồng, gia đình chồng, và trong nhiều trường hợp bị ngược đãi, bị bất lợi khi ly hôn và nuôi con, theo thông tin báo chí từ hội nghị này.
Ngược lại, hiện tượng hôn nhân với người nước ngoài cũng đang có tác động với xã hội Việt Nam.
Theo một Bấm báo cáo của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình gần đây, căn cứ vào nghiên cứu chỉ ở một địa phương nhỏ là xã Đại Hợp, Kiến Thuỵ, Hải Phòng sáu năm trước thì hiện tượng phụ nữ trẻ lấy chồng Hàn Quốc đã gây mất cân bằng hôn nhân. 
Hậu quả là hiện nay tình trạng khan hiếm phụ nữ ở độ tuổi kết hôn, nam giới tại xã đến tuổi kết hôn phải đi lấy vợ xa khác địa phương và khó lấy vợ, theo quan chức Đại Hợp.
Đặc biệt, điều tra này, do một nhà nghiên cứu là Tiến sỹ Hoàng Bá Thịnh biên soạn còn cho thấy đàn ông Việt Kiều không phải là mục tiêu của các cô gái ở xã này.
"Trong số 721 trường hợp lấy chồng nước ngoài, chỉ có 5 trường hợp (0,6%) lấy chồng Việt kiều", báo cáo viết.
Cũng có chuyện nhiều cô dâu Việt phải bỏ trốn về quê vì "quê chồng khổ cực hơn quê mình", dẫn tới các vụ ly hôn nhiều khó khăn, nhưng khi về lại Việt Nam, con của họ "khó hòa nhập với cuộc sống nơi quê mẹ", theo Bấm báo Việt Nam.

LIỆT SĨ & NHÀ NGOẠI CẢM

Liệt sĩ trở về dọa kiện “nhà ngoại cảm” phán bậy

 Pháp luật & thời đại
Theo xã hội.com
Ông Thuấn bên “ngôi mộ” của mình
“Liệt sĩ” đã được “nhà ngoại cảm” tìm thấy “hài cốt” mang về chôn cất, nhưng bất ngờ trở về...

Ông Thuấn bị thất lạc trong trận chiến ác liệt, đồng đội ngỡ ông đã hy sinh nên thông báo giấy báo tử về gia đình. Đau đáu vì chưa tìm được phần mộ người thân, gia đình liền mời “nhà ngoại cảm” tìm giúp phần mộ.

Bằng điện thoại, “nhà ngoại cảm” "phán răm rắp" vị trí chôn cất hài cốt “liệt sĩ”. Gia đình rớt nước mắt khi tìm được hài cốt người thân sau gần 40 năm thất lạc, cẩn thận đưa về mai táng và thờ cúng.
Nào ngờ, vài năm sau, ông Thuấn trở về nhà bằng da bằng thịt khiến ai nấy đều ngỡ ngàng.
Hành trình nhờ vả “nhà ngoại cảm”
Ông Nguyễn Viết Thuấn (SN 1951, ngụ làng An Thọ, xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) là anh cả trong gia đình có 5 anh em trai. Ngày nhỏ, ông Thuấn đi học nhưng chẳng mấy chú tâm nên không biết chữ. Bù lại, người thanh niên ấy tính tình khảng khái, gan dạ.
Chàng trai trẻ tình nguyện làm đơn đi bộ đội năm 1971. Chiến tranh bom đạn tơi bời, gia đình mất luôn liên lạc với ông từ đó. Sau chiến tranh, tháng 3/1976, gia đình ông Nguyễn Viết Tuynh (em trai ông Thuấn, ngụ địa chỉ trên) bàng hoàng nhận giấy báo tử của anh trai.

Ông Tuynh cho biết, tháng 6/2008, với mong muốn làm tròn trách nhiệm với người anh đã hi sinh, ông tìm đến “nhà ngoại cảm” Nguyễn Đức Phụng, ngụ phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhờ tìm phần mộ cho anh trai.
“Chúng tôi đến vào sáng sớm nhưng nơi làm việc của ông Phụng đã khá đông khách. Sau khi đặt lễ và ít tiền khấn, tôi ra bàn viết phiếu. Tiếp đó, một người đàn ông bảo tôi tùy tâm đặt tiền lễ chỗ ban thờ.
Tôi điền thông tin bản thân, tên liệt sỹ cần tìm và nơi hy sinh vào phiếu. Xong xuôi, một người đến cầm tờ phiếu của tôi chuyển cho ông Phụng đang ngồi trên gác.
Chứng kiến nhiều người tìm đến nhờ “thầy” giúp, tôi càng thêm niềm tin vào khả năng của “nhà ngoại cảm””, em trai của “liệt sĩ” kể lại.

Ông Tuynh kể tiếp, xem thông tin tìm liệt sỹ của gia đình ông, ông Phụng mở một cái máy giống như máy thu thanh có bộ đàm lên, bấm đầu bấm tai lẩm bẩm: “Liệt sỹ Nguyễn Viết Thuấn, hy sinh tại mặt trận phía Nam đang nằm ở đâu? Chỗ nào?”.
Đồng thời, “nhà ngoại cảm” này lấy một tờ giấy khổ A4 rồi lại tiếp tục “độc thoại”: “Sơ đồ ở huyện nào, xã nào?”. Miệng nói, tay ông chấm những chấm nhỏ rồi vẽ sơ đồ nghĩa trang huyện Bình Long (Bình Phước) cùng vị trí ngôi mộ.

Mừng rỡ vì không ngờ “nhà ngoại cảm” “cao siêu” đến thế, ngay trong tháng 6/2008, gia đình ông Tuynh vượt 2000 km mang “báu vật” sơ đồ này tìm đến nghĩa trang huyện Bình Long, gọi điện ra cho “nhà ngoại cảm” Phụng.
Nói qua điện thoại với người nhà, “thầy” Phụng chỉ dẫn tỉ mỉ ngôi mộ ở phía sau tượng đài Tổ quốc ghi công. “Trên ngôi mộ ấy có mấy cọng cỏ dại và một vết nứt chéo. Người quản trang nơi liệt sĩ Thuấn đang nằm là đàn bà và có nuôi hai con bò”, ông Tuynh thuật lại lời chỉ dẫn.

Thực hiện theo lời chỉ dẫn, gia đình ông Tuynh tìm được “hài cốt” người anh trong sự vui mừng khôn tả. “Thú thực, thấy “nhà ngoại cảm” ngồi ở Hà Nội lại có thể “trên thông thiên văn, dưới tường địa lí” đến từng “chân tơ kẽ tóc” tại một nghĩa trang xa tít tắp, khiến chúng tôi phục sát đất.
Do đó, khi xương cốt đào lên, chúng tôi bỏ qua công đoạn xét nghiệm ADN, tin tưởng tuyệt đối là hài cốt người thân. Gia đình tin tưởng quá, bỏ qua luôn cả nghi vấn không biết “thầy” có hệ thống “chân rết” thông tin từ xa, sắp đặt từ trước hay không”, em trai “liệt sĩ” nhớ lại.
Ngay lập tức, gia đình “liệt sĩ” hoàn tất các thủ tục rồi đưa “hài cốt” anh trai về quê, tổ chức an táng trong thể tại nghĩa trang liệt sỹ xã An Khánh.
“Khi đó, cả gia đình tôi phần nào nhẹ lòng vì làm được một phần trách nhiệm với người thân biệt tích 37 năm qua. Hàng ngày, việc thăm nom hương hỏa ngôi mộ được cả gia đình làm rất chu đáo. Lúc đưa hài cốt anh về, tôi đã xúc động đến rơi nước mắt vì từ nay anh trai mình không phải lạnh lẽo một mình ở miền đất xa lạ nữa”, vẫn lời người em.
Được biết, chi phí phải trả cho “nhà ngoại cảm” lên đến mấy chục triệu. Tính cả kinh phí gia đình lặn lôi vào Bình Phước bốc mộ, số tiền đến gần trăm triệu.

Sững sờ “liệt sĩ” trở về bằng xương bằng thịt
Đầu năm 2013, qua một người quen trong miền Nam, ông Tuynh bất ngờ được biết một người ở ấp An Thịnh, thị trấn An Phú (huyện An Phú, An Giang) có đặc điểm nhận dạng giống hệt anh trai mình.
Thông tin từ miền Nam báo ra người này đã lấy vợ và có con, vợ bán hàng ăn vặt, chồng làm thuê làm mướn sinh nhai. “Anh tôi đã có giấy báo tử, đã được “nhà ngoại cảm” tìm thấy mộ, thấy hài cốt, nên lúc nhận được tin này chúng tôi vừa mừng vừa lo.

Mừng là trong trường hợp nào, người thân của mình còn sống thì cũng là điều hạnh phúc vô bờ bến. Lo là chẳng lẽ mình lại “mắc nỡm” “nhà ngoại cảm”. Thế nên phải dò xét cho xác thực”, lời người em.
Ngày 19/5/2013, năm năm sau khi tìm thấy “hài cốt anh trai”, ông Tuynh cùng hai người thân một lần nữa lặn lội vào Nam, tìm đến địa chỉ trên. Đến đúng địa chỉ ghi trong giấy, ông thấy một người đàn bà đang bán bún buổi sáng. Căn nhà lụp xụp được chắp ghép bằng nhiều mảnh gỗ và tôn. Đưa mắt tìm kiếm một lượt, không thấy bóng dáng người đàn ông.

Tạt sang căn nhà phía đối diện, ông sững người khi nhìn một người đàn ông khuôn mặt rất quen. Người này lò dò đưa ra hai chiếc ghế, nói giọng Nam đặc sệt: “Anh Hai vô ghế ngồi. Anh Hai quê đâu đấy?”.
Ông Tuynh nói là người ngoài Bắc vào, có họ hàng thất lạc bao năm nay nên vào tìm.
Thấy khuôn mặt người đối diện có những nét giống cha mình như lột, nhưng ông Tuynh vẫn chưa dám nói ra vì biết đâu có chuyện nhiều người trên quả đất này giống nhau. Ông vờ như vô tình kể chuyện quê mình, nhà mình, cặn kẽ từ tên bố mẹ, các em trai; tả từ cái giếng, cái ao.
Ông kể chuyện hồi ấu thơ hai anh em mò cua bắt ốc, nhổ mạ cấy lúa với cha mẹ. Người đàn ông kia đang thẫn thờ, đột nhiên ngắt lời: “Nhà bác ruột có chiếc cổng cổ, dưới có bụi tre, chỗ rẽ ra ao làng?”.
“Tôi bật khóc vì tôi biết chắc chắn đây là anh Thuấn. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, hai người đàn ông chỉ biết khóc nức nở. Vừa khóc trong tiếng nấc, anh tôi vừa trách “Sao em vào còn thử anh như thế?”.
Anh lý giải do thất lạc đơn vị, không biết chữ, mù mịt đường về nên sau chiến tranh không tìm về nhà được. Từ ấy đến nay nhà nghèo, vợ con có khi còn thiếu ăn, có khi nào dư dả tiền để lần mò tìm kiếm quê”, người em trai xúc động nhớ lại.

Ở lại chơi ít ngày, người em trai dẫn vợ chồng anh trai và các cháu trở về quê hương. Dân làng biết tin kéo đến chật nhà. Mấy người bạn đồng ngũ thì bắt tay mừng mừng tủi tủi.
Trước sự việc hy hữu này, lãnh đạo địa phương đã mời gia đình ông Tuynh tới gặp mặt. Gia đình cũng đã nộp lại giấy báo tử, bằng Tổ quốc ghi công.
Tên “liệt sĩ” Thuấn được gỡ khỏi ngôi mộ “nhà ngoại cảm” tìm thấy, thay vào đó là dòng chữ “người chưa biết tên”. Hiện gia đình con trai ông Thuấn đã chuyển hẳn về quê Hoài Đức, Hà Nội sinh sống.
Còn ông Thuấn về quê hơn một tháng thì trở vào An Giang để thu xếp mọi việc trước khi đưa hẳn vợ con ra Bắc định cư trong thời gian sắp tới.
Ông Nguyễn Huy Hoán, Phó Chủ tịch xã An Khánh xác nhận sự việc “liệt sỹ” Thuấn trở về là có thật. Gia đình đã có đơn đề nghị xin cấp đất cho ông Thuấn. Xã đang báo cáo huyện để xem xét giải quyết. “Rõ ràng trong việc này, “nhà ngoại cảm” có dấu hiệu lừa dối gia đình anh Tuynh”, vị phó chủ tịch xã nói.
“Nhà ngoại cảm”: Ai bảo nhà nước báo tử sai?
Một người em trai của “liệt sĩ” cho biết: “Sau khi anh trai trở về, tôi gọi cho nhà ngoại cảm đã tìm mộ cho gia đình nhưng người này không bắt máy. Gia đình tôi hết sức bức xúc vì sự lừa dối này.
Liệt sĩ trở về dọa kiện “nhà ngoại cảm” phán bậy | Ngoại cảm, Tìm mộ liệt sỹ, Nhà ngoại cảm lừa đảo, Lừa đảo, Nguyễn Văn Thuấn, Liệt sỹ trở về

Em trai “liệt sĩ” Thuấn khẳng định gia đình mình đã bị “nhà ngoại cảm” lừa đảo.
Tôi khẳng định “nhà ngoại cảm” đã dựng kịch bản, tạo ngôi mộ giả hoặc mộ người khác rồi chỉ cho gia đình chúng tôi. Chắc chắn, trước đó “nhà ngoại cảm” đã cho người vào khảo sát rồi sau đó lừa dối chúng tôi."
Phóng viên đại đã liên lạc với “nhà ngoại cảm” Nguyễn Đức Phụng, đề nghị làm rõ vụ tìm mộ “liệt sĩ” Thuấn. Trong suốt cuộc trò chuyện, ông Phụng không hề nhận trách nhiệm khi tìm sai mộ, thậm chí đẩy trách nhiệm cho người nhà “liệt sĩ” Thuấn. Những thông tin của gia đình ông Tuynh và “nhà ngoại cảm” đưa ra khá vênh nhau.

Ông Phụng lý giải cho việc tìm sai mộ: “Quy trình chúng tôi là “tìm từ xa”, không đi thực địa bất cứ ngôi mộ nào. Gia đình ông Tuynh chỉ thực thi công đoạn 1.
Khi vào nghĩa trang, gia đình này không hề liên hệ với chúng tôi để hướng dẫn công đoạn 2 nên tôi bó tay. Khi đi tìm thấy ngôi mộ, đúng hàng, cây cỏ, gia đình họ cứ bê ra, không báo lại cho tôi. Trên đời nhiều người trùng họ tên lắm”.
Không những phủi trách nhiệm, ông Phụng còn thản nhiên cho rằng: “Cái sai này trước hết do việc báo tử sai”.
Ông Phụng còn cho rằng: “Sau vài tháng khi gia đình ông Tuynh bốc mộ về, tôi đã biết là bốc sai”. Hỏi sao ông không liên hệ với phía ông Tuynh thông báo, “nhà ngoại cảm” đáp: “Người nhà ông Tuynh không thèm liên hệ với tôi”.
Khi phóng viên đề cập đến vấn đề lương tâm đạo đức khi “phán” sai, khiến người nhà ông Tuynh thờ cúng “xương cốt” người lạ, ông Phụng im lặng, không trả lời.
Trong khi đó, em trai “liệt sĩ” khẳng định: “Khi chúng tôi vào Bình Phước thì “lạ nước lạ cái”, chỉ có duy nhất bản sơ đồ “nhà ngoại cảm” vẽ làm căn cứ, sao dám làm sai.
Trong quá trình xác định vị trí mộ, nhất cử nhất động tôi đều xin chỉ đạo của “thầy” qua điện thoại. Sau khi tìm ra anh trai còn sống, chúng tôi cũng nhiều lần liên lạc với ông Phụng nhưng không được”.
Gia đình ông Tuynh cho biết, đang xem xét các thủ tục, cân nhắc kiện ông Phụng ra tòa.
 QUÊ CHOA

TS. MAI THANH TRUYẾT * Y TẾ VIỆT NAM



Mai Thanh Truyết: Hiện Trạng Y Tế Việt Nam



TS. Mai Thanh Truyết


Nền y tế Việt Nam hiện đang được nhà cầm quyền rêu rao là đang tiến dần đến tiêu chuẩn của các quốc gia tiến bộ trên thế giới. Nhưng dù ca ngợi như thế nào đi nữa, sự thật hiện hữu vẫn cho chúng thấy rõ những vấn đề không bình thường trong cung cách giải quyết các dịch vụ và chính sách y tế của họ.

 Dù ca ngợi sự tiến bộ như thế nào đi nữa, thưc tế đã cho thấy vẫn còn rất nhiều trường hợp tử vong cho người dân đáng lý ra có thể tránh khỏi được. Còn quá nhiều trường hợp có thể ngăn ngừa được nguy cơ tử vong như bịnh kiết lỵ, sốt rét, suy dinh dưỡng, cùng các vấn đề cấp cứu tức thời không kịp lúc đã gây ra  quá nhiều nạn nhân, đặc biệt ở những vùng xa ngoài các thành phố lớn.



Sau 38 năm “thống nhứt” đất nước, những người quản lý hiện tại để lại một hiện trạng y tế, đặc biệt là y tế công cộng một thảm cảnh nhiều bi quan hơn là lạc quan, và dự kiến trong khoảng thời gian sắp đến cũng sẽ không có gì thay đổi. Nguyên do chính yếu là họ không xem nâng cao phúc lợi về y tế không nằm trong não trạng của những người cộng sản giáo điều.
 
Chuyên chính vô sản vẫn là phương châm để họ cai trị đất nước… bằng hình thức công an trị, bốc lột người dân, trấn áp chính trị, xây dựng tài sản cá nhân bằng cách rút ruột tài nguyên và nguyên khí quốc gia, và hèn hạ nhứt là quy phục đàn anh nước lớn. Đó là Trung Cộng.

Bài viết nầy nhằm mục tiêu nêu rõ tình trạng nến y tế của Việt Nam hiện nay và từ đó khơi dậy vài đề nghị cho một Việt Nam Tương Lai.
Hiện trạng y tế Việt Nam
Kể từ khi ngưng tiếng súng sau 30/4/1975, mặc dù cs Việt Nam đang áp dụng một chính sách “trả thù” miền Nam bằng hình thức đổi tiền để vừa triệt hạ tư sản vừa bần cùng hóa người miền Nam… nhằm mục đích cào bằng tình trạng thịnh vượng của miền Nam cho bằng miền Bắc.

Tuy nhiên, cho dù thế giới vẫn thấy đây là một chính sách phi nhân độc nhứt trên hành tinh nầy, nhưng vì lòng nhân đạo giữa con người và con người, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cao tay giúp đỡ Việt Nam như Thụy Điển, Đan Mạch, Tây Âu, Úc Châu, Hoa Kỳ và nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (OMF), Cơ quan Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Giáo dục Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNESCO), và trong những năm gần đây, Cơ quan Kiểm soát Bịnh tật (CDC) của Hoa Kỳ đích thân thành lập một số cơ sở tại nhiều tỉnh thành ở Việt Nam nhằm giúp đở trực tiếp người dân. 
 
Cũng cần nói thêm là các NGO trên thế giới và những hội thiện nguyện của người Việt hải ngoại cũng cật lực giúp đổ Việt Nam như xây trường học, xây nhà xí, cung cấp nước sạch trong trường học, giúp các viện mồ côi, trại cùi, trại bịnh HIV… mà tất cả những việc trên là bổn phận của họ, trong khi họ luôn rao giảng và ca ngợi người cộng sản luôn sống vì mọi người!


 (Phải chăng việc làm của những người Việt hải ngoại kể trên chỉ kéo dài thêm sự đau khổ của người dân dưới ách chuyên chính vô sản thay vì hàn gắn vết thương “xã hội” mà do chính người cs Bắc Việt tạo ra trong hơn 38 năm qua?)

Dù được giúp đở mọi bề, nhưng cs Việt Nam vẫn không xem đây là một trong những đường hướng quyết định cho việc phát triển đất nước trước tiến trình toàn cầu hóa. Tệ hơn nữa, họ không xem đó là bổn phận của một chính quyền đang quản lý một đất nước.



Những việc làm của quốc tế trợ giúp Việt Nam trong lãnh vực y tế như:
• Xây dựng trường ốc, nhứt là ở cấp tiểu học và ở những vùng hẽo lánh và miền núi;
• Giúp các hệ thống vệ sinh trường ốc như nước sạch và xây cầu tiêu cầu tiểu cho học sinh;
• Giúp các học cụ giảng dạy và giấy bút.
• Tiếp trợ các dụng cụ, máy móc, thuốc ngừa các bịnh dịch.
• Thành lập các trạm xá cho những vùng quê hẽo lánh v.v…

 Các giúp đở trên nhiều khi không đến tới người nhận là học sinh và dân chúng, nhiều khi lại vào tay của cán bộ địa phương trong vùng, nhứt là các hệ thống nước uống cho học sinh sau một thời gian ngắn ở trường học lại di chuyển vể nhà… cán bộ!
Đó là một tệ trạng không thể nào tha thứ được, giống như đủ loại viện trợ quốc tế đều bị ăn chận trước khi đến tay người dân. Nạn nhân bão lụt từ bao năm qua, có thực sự nhận được giúp đỡ từ bà con ở hải ngoại hay không? Nếu không nói là đã vào tay cán bộ?


1. Đất nước và con người Việt Nam
Việt Nam là một nước đất hẹp người đông, có bờ biển dài trên 3.200 Km, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa cho nên rất ẩm ở hầu hết mọi nơi. Về sắc dân, người Việt chiếm khoảng 87% tổng số dân và có khoảng 54 sắc tộc thiểu số khác nhau, phần đông sống ở miền Thượng du và Cao nguyên.
Ngôn ngữ chính của Việt Nam là tiếng Việt. Nhiều vùng có thêm nhiều tiếng địa phương đặc biệt, tuy nhiên vẫn không có vấn đề khó khăn trong đối thoại giữa những người Việt trên toàn quốc. Về văn hóa, người Việt đặt nền tảng gia đình làm chính và tiếp theo đó là thôn xóm rồi làng xã…

Về tôn giáo, tuy đa số đều được xem như là Phật giáo chiếm 80% dân số, nhưng thật ra phần đông theo đạo thờ cúng ông bà. Các tôn giáo khác như Thiên Chua giáo, Cao Đài, Hòa Hảo sống hài hòa bên nhau và không có những xung đột tôn giáo quan trọng như các quốc gia ở Trung Đông.

Theo thống kê 2012 của Việt Nam, dân số ở thời điểm trên là 91.000.000 người với lợi tức trên đầu người là US$ 2.700. Đời sống cho đàn ông là 72 tuổi, và 76 tuổi cho đàn bà. Số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi: 15/1.000 (con số cao gần ngang hàng với người Phi Châu).
Hiện tại, trong lãnh vực y tế toàn quốc, đang xảy ra 10 bịnh gây nhiều tử vong nhứt cho người Việt căn cứ theo thống kê của Cơ quan CDC Hoa Kỳ 6/2013 là:

• Ung thư 25%
• Tai biến mạch máu não 20%
• Bịnh liên quan về tim mạch 6%
• Bịnh kiết lỵ 8%
• Bịnh nghẽn phổi mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease) 4%
• Nhiễm trùng đường hô hấp 4%
• Bịnh sơ gan 3%
• Bịnh lao 2%
• Bịnh sốt rét 2%
• Tai nạn đường phố 2%

Nếu so sánh với thống kê của Cơ quan Y tế Thế giới (WHO) năm 2006 như sau: 1- Các chứng bịnh liên quan trước khi sinh sản 14%, 2- Nhiễm trùng khí quản 10%, 3- Bịnh liên quan đến tim 8%, 4- Chứng kiết lỵ 8%, 5- Chứng liên quan đến mạch máu não 5%, 6- Chứng nghẽn phổi mãn tính 4%, 7- Bịnh lao 2%, 8- Bịnh sốt rét 2%, 9- Tai nạn đường phố 2%, 10- Tự hủy than thể 2%


Do đâu các bịnh kể trên chiếm tỷ lệ quan trọng (không thể có trong một xã hội phát triển bình thường) cho nền y tế Việt Nam hiện nay? Ngoại trừ tình trạng chết vì tai nạn xe cộ (năm 2012 có trên 12 ngàn người chết vì tai nạn giao thông và trên nửa triệu bị thương) do ý thức người dân về luật lệ giao thông (thiếu một chính sách giáo dục giao thông, chương trình công dân giáo dục), về việc tôn trọng luật pháp, về não trạng của những người quản lý đất nước tự xem mình là ưu tiên tất cả trong lãnh vực giao thông v.v…. Với tính cách thông tin, xin liệt kê vài con số thống kê về tai nạn giao thông của Việt Nam, Hoa Kỳ và Mã Lai năm 2010 như sau:
• Số tử vong trên đường phố trên 100.000 cư dân: Việt Nam 16,1; Malaysia 24,1; Hoa Kỳ 12.3.
• Số tử vong trên đường phố trên 100.000 xe: Việt Nam 55,9; Malaysia 36,5; Hoa Kỳ 15,0.
• Tổng số tử vong năm 2010: Việt Nam 14.500 (ước tính), Malaysia 6.745, Hoa Kỳ 33.808.
Còn các bịnh gây tử vong còn lại là do một chính sách y tế ấu trỉ trong suy nghĩ, và nhứt là cơ chế của một chế độ trong đó người dân bị phân biệt đối xử như một loại công dân hạng hai, không cần thiết hưởng được sự chăm sóc của “nhà nước”.
Về tai nạn xe cộ đường phố: Theo thống kê mới nhứt của Việt Nam ngày 20 tháng 8, 2013, trung bình hàng ngày có 17 người chết và 26 người bị thương, tương đương với 74,460 người chết hàng năm. Con số trên là một con số quá lớn so với tỷ lệ dân số và số lượng xe của Việt Nam. Đó là chưa kể đến 114.000 bị thương gây quá nhiều thiệt hại cho ngân sách quốc gia.
So sánh hai thống kê về 10 bịnh gây chết người nhiều nhất ở Việt Nam giữa 2006 và 2013 cho thấy:
• Các chứng bệnh liên quan trước khi sinh sản chiếm 14% năm 2006 đã không còn nằm trong thống kê năm 2013. Điều này có nghĩa là y tế Việt Nam đã tiến bộ hơn và đã giải quyết được những vấn đề phòng bịnh trong thời gian mang thai như giáo dục người mẹ, chế độ dinh dưỡng trong thời gian này vv…
• Các bịnh về khí quản 14% (2006) và 8% (2013) cũng cho thấy được mức lưu tâm của người dân trong vấn đề này.
• Tuy nhiên, các bịnh liên quan đến tim mạch và máu 13% (2006) và 26% (2013) cho thấy tình trạng trên ngày càng trầm trọng do áp lực của xã hội đè nặng lên người dân trong việc mưu sinh.
• Tệ hại nhứt là bịnh sơ gan, lao, kiết lỵ, sốt rét vẫn giữ tỷ lệ cao; đặc biệt là bịnh ung thư đứng đầu bảng năm 2013 với tỷ lệ 20%.
Chúng ta nghĩ gì với những con số trên?
Trước hết rõ ràng là nền y tế công cộng Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Các bịnh như lao, kiết lỵ, sốt rét đáng lý ra không còn tồn tại trong thế kỷ 21 này ở các quốc gia phát triển và bịnh ung thư xuất hiện đột biến, tăng nhanh trong vòng thời gian kỷ lục (6 năm).

Nhiều nơi cả làng bị ung thư trầm trọng. Điều này nói lên tình trạng phát triển của Việt Nam không ứng hợp với việc bảo vệ môi trường. Nguồn nước, nguồn đất và không khí bị ô nhiễm trầm trọng, nhứt là những nơi có công nghiệp sản xuất hóa chất ở những thành phố lớn.
2. Thực trạng đau lòng của y tế Việt Nam hiện đang xảy ra
Có thể nói, ba yếu tố căn bản để phục hoạt một Việt Nam tương lai là Giáo dục, Y tế, và Môi trường. Hiện tại chính ba yếu tố trên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn bị băng hoại. Chính sách giáo dục hoàn toàn phá sản (người viết đã phân tích nhiều lần trước đây), môi trường và hệ sinh thái đang đi dần đến mức báo động “đen”, và hình ảnh nền y tế cũng chẳng khác gì hai yếu tố kể trên.
Sau đây là một số điển hình nói lên thảm nạn y tế do chính cơ chế xã hội chủ nghĩa để lại, kết quả tất nhiên sau 38 năm cai trị toàn đất nước. Hàng ngũ cán bộ vô trách nhiệm, tình trạng quá tải của những bịnh viện, và hiệu ứng “phong bì” có thế nói là ba nguyên nhân căn bản hủy hoại cả một hệ thống y tế quốc gia, một phúc lợi cần thiết nhứt cho người dân của một nước.
1. Về tình trạng quá tải của bịnh viện: Đối với miền Nam, có thể nói hầu hết bịnh viện công (thuộc chính phủ) hiện có là do tài sản của miền Nam trước kia để lại. Nếu có thêm bịnh viện mới với máy móc tối tân và bác sĩ ngoại quốc là những bịnh viện tư dành cho… cán bộ và các đại gia với chi phi nằm viện hàng ngày có thể lên đến hàng 500 Mỹ kim, chưa kể trị liệu! Tình trạng quá tải là hệ lụy “tất yếu” của chính sách nhà nước.
Lấy bịnh viện Nhi đồng làm thí dụ; ngày nay mỗi giường phải chứa 5, 6 trẻ em và dưới gầm giường là các thân nhân dành nhau chỗ nằm, cũng như ngoải hàng lang không còn lối đi nào trống. Đó là chưa kể muốn có được một chỗ nằm trên giường để được chữa trị thì phải qua bao nhiêu cửa ãi trước đó (với bao thơ đi theo). Bịnh viện hiện đang thep dõi và điều trị (mổ) cho hơn 10.000 trẻ em, mà thời gian chờ đợi đến phiên quá lâu, các em đành phải ra đi là thế!
Một bịnh viện ung thư khác là bịnh viện Tam Điệp, bịnh nhân được chuyền nước biển phải ra ngoài sân và chai nước biển được treo “tòn ten” trên một nhánh cây. Thậm chí thức ăn, nước uống cũng không có đủ, do đó, một số không nhỏ bịnh nhân phải đi qua chùa Thanh Nhàn kế cận để xếp hàng xin thức ăn. Còn thảm trạng nào tệ hơn nữa chăng?
Do tệ trạng trên, nhiều cái chết oan uổng là điều tất nhiên.

2. Sự vô trách nhiệm của Bác sĩ và Cán bộ lãnh đạo: Câu chuyện người dân đập phá nhà BS Lê Văn Thuyết và bịnh viện Năm Căn là điển hình nói lên sự giận dữ của người dân vì sự tắc trách của BS đã làm thiệt mạng một bịnh nhân.

Sự thiếu lương tâm của BS xảy ra đầy rẩy khắp nơi, có thể nói bịnh viện nào cũng có, nếu không có quyền lợi riêng (phong bì, quà cáp) thì không chữa trị. Còn đâu lời thề của Tổ Y Sĩ Hippocrates trước khi ra trường, trong đó cần quan tâm là: “Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng vì lợi ích của người bịnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhứt là tránh cám dổ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ”.
Hiện nay ở Việt Nam còn có bao nhiêu bác sĩ còn nhớ và thi hành lời thề này?

• Bác sĩ chỉ phục vụ cho người giàu mà thí dụ điển hình là bịnh viện VINMEC khánh thành ngày 7 tháng 1, 2011 với 600 phòng khám và trị bịnh, có 25 giường VIP và 2 phòng Tổng thống (President Suite). Mức độ sang trọng của bịnh viện này tương đương với khách sạn 5 sao.
Ai là người được chữa tại nơi đây?
Có chăng chỉ là những Cán bộ Đảng và những Đại gia.
• Hậu quả của chính sách đào tạo bác sĩ: a) Việc thu nhận sinh viên y khoa quá dễ dàng. Nhiều nơi thi đậu vào trường y khoa chỉ cần 14 điểm và 3 điểm ưu tiên, đặc biệt là ở các trường y khoa ở tỉnh như Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ, Long An vv…, thay vì 26–27 điểm so với trường y khoa Saigon. b) Số lượng sinh viên quá tải so với trường ốc và học cụ cùng bịnh viện thực tập.

Một trường y khoa trước đây trung bình đào tạo 150 bác sĩ/khóa, bây giờ gần 1000 bác sĩ/khóa. Như vậy làm sao bác sĩ tốt nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết vì phẩm chất giãng dạy quá kém.
• Về sự vô trách nhiệm của Cán bộ lãnh đạo, có thể nói điển hình nhứt là bà Bộ trưởng y tế Việt Nam. Nhân một vụ chích ngừa làm chết 3 trẻ em (7/2013), bà thản nhiên tuyên bố khi được hỏi rằng: “Đây không phải là trách nhiệm của tôi”.
3. Văn hóa phong bì: Về tệ trạng nầy, chính một Phó Chủ tịch Ủy ban của Vấn đề Xã hội của quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hoài Thu phải điều trần: ”… khám bịnh và xin việc làm là hai lãnh vực “bức xúc” nhứt hôm nay. Bây giờ bị ốm (bịnh) mà không lót tay cho bác sĩ có khi tánh mạng không còn giữ được. Đã có nhiều trường hợp như thế đã xảy ra. Lương là phụ, phong bì là chính,”
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói: “khi người dân, người bịnh không đưa phong bì thì y đức của bác sĩ, cán bộ sẽ được cải tiến.” Thiệt là một câu nói đổ thừa vô trách nhiệm. Bà bộ trưởng này cần phải được xét lại tư cách và bổn phận.

Có thể kết luận là tất cả các não trạng trên là do cơ chế chuyên chính vô sản của Cộng sản. Về hiện tượng phong bì, đó là chưa kể đến những trường hợp bác sĩ bị ép phải nhận phong bì, cán bộ lạm dụng bảo hiểm xã hội, lạm dụng việc áp đặt mua thuốc đắt tiền để moi tiền người bịnh.
Tóm lại, như đã nêu trên, ba tệ trạng về bịnh viện quá tải, sự vô trách nhiệm của bác sĩ cùng cán bộ lãnh đạo và “văn hóa phong bì” nói lên tình trạng phá sản của nền y tế và giáo dục của Việt Nam hiện tại. Sự phá sản trên còn kéo theo một nền văn hóa suy đồi, từ đó xã hội trở nên bạo loạn sẽ là một điều hiển nhiên.
Cơ chế và chuyên chính vô sản của CS Việt Nam đã là nguyên nhân của sự phá sản trên. Do đó không thể nào cải tiển được các tệ trạng đang xảy ra trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, ngày nào chế độ còn tồn tại, Đất và Nước sẽ không thể ngẩn ngang đầu với các quốc gia tiến bộ trước tiến trình toàn cầu hóa trong thế kỷ 21 này.
Mai Thanh Truyết
Lễ Lao Động Hoa Kỳ 2013
Ghi chú: Người viết sẽ nêu ra trong những bài tiếp theo nói lên các trợ giúp quốc tế cho y tế công cộng Việt Nam cùng gợi ý những hướng giải quyết vấn đề y tế công cộng cho xã hội Việt Nam tương lai một khi Đất Nước thoát khỏi ách nô lệ của CS Bắc Việt.

SƠN TRUNG * TRÍ TUỆ VÀ VĂN HÓA ĐỈNH CAO

  TRÍ TUỆ VÀ VĂN HÓA ĐỈNH CAO
SƠN TRUNG

Tại nước ta, thời quân chủ cho đến thời thực dân, chẳng nghe ai nói đến hai chữ "tự hào". Sách báo, thầy dạy trò, cha mẹ dạy con, không bao giờ nói đến hai chữ tự hào. Tự hào vừa vừa và kín đáo thì được, còn vỗ ngực tự hào, suốt ngày đêm gào thét tự hào thì tự hào này đồng nghĩa với tự cao tự đắc, tự phụ và kiêu căng. Nếu tổ tiên ta và chúng ta có ưu điểm nào thì cũng im lặng mà tự biết, không nên đánh trống khua chiêng khoe mẽ!

Chúng ta phải khiêm tốn vì bên cạnh một vài ưu điểm, chúng ta còn nhiều khuyết điểm, còn thua kém anh em chúng bạn. Chúng ta nỗ lực hơn trong việc học hành, tu tập và trong mọi công việc. Nếu nằm ngủ trên tự hào thì chúng ta sẽ thất bại. Tự hào như con thỏ thì thua con rùa.  Thỉnh thoảng vì con cháu kém cỏi, ông bà cha mẹ mới nêu lên gương tốt của đời trước để răn dạy con cháu cố gắng cho bằng tổ tiên.: " Ông nội mày ngày xưa đỗ tiến sĩ, sao chúng mày bây giờ dốt thế"?

Nhưng từ khi cộng sản ra đời, cộng sản sống nhờ  tuyên truyền lừa dối và khủng bố mà thành công. Từ đó trong mọi sự, cộng sản thường dối trá, không thì nói ra có, it thì xit ra nhiều. Trong giai đoạn kháng chiến đầu tiên cho đến về sau, lúc nào cộng sản cũng nói:" ta thắng địch thua".  Trong CCRD tại miền Bắc, cộng sản bắt trung nông, bần nông kết tội địa chủ theo lệnh Trung Quốc, và vu họ hãm hiếp nông dân, cướp ruộng đất, tài sản của nông dân, làm tay sai Pháp, theo Quốc dân đảng. Đó là tội vu khống, và giết hại nhân dân vô tội. Cộng sản bắt dân làm hai ba vụ lúa một năm, và tuyên truyền láo khoét nào là  năng lượng Hà Nam Ninh 7 tấn mỗi ha (mẫu tây), nhưng thực tế chỉ khoảng 2,5 - 3 tấn, trong khi Liên Xô chỉ mới  ra kế hoạch định tăng 40 tạ đến 50 tạ mỗi ha tại vùng có đầy đủ thủy lợi.(1)
Sau khi chiếm miền Nam, sự tự hào trong lòng cộng sản càng dâng cao. Tự hào đánh thắng bốn cường quốc trên thế giới.Lê Duẩn tự hào rằng ông đã lãnh đạo đảng đưa đến thống nhất đất nước. Từ đó đẻ ra hàng loạt tự hào: Tự hào về chủ nghĩa Mac Lenin bách chiến bách thắng; Tự hào lãnh tụ  tài ba; Tự hào đảng ta đỉnh cao trí tuệ của loài người!

Ông kiêu căng bắt đại sứ Nguyễn Duy Trinh phải đòi Mỹ 3,2 tỷ bồi thường chiến tranh thì mới thèm  bang giao. Ông cho rằng bọn Mỹ   thua Việt Nam thì nhục nhã vô cùng, nay chúng muốn bang giao với Việt Nam, muốn làm bạn với Việt Nam cho đỡ xấu hổ. Nó cần ta, ta đâu thèm cần nó! Ta mà làm bạn với thứ í sao! Nếu chúng ngoan ngoản nộp tiền,   thờì ta cũng thể tình. Nhưng ông đảng trưởng Việt cộng tính sai, già néo đứt giây! Mỹ bai bai mà phải lâu lắm mới nối lại bang giao. Và nay Việt cộng đang khao khát món quà TPP của Mỹ! 

Trên đài phát thanh, ngày đêm người ta nghe bao lời ca tụng lãnh tụ,  ca tụng đảng và niềm tự hào.Khắp nơi nổ bùng hai chữ tự hào như các bài hát:" Quỳnh Lưu Ơi Biết Mấy Tự Hào",Tự hào Long An, Tự hào Việt Nam (Trương Ngọc Ninh).Tự hào Thái Nguyên .Tự hào dân tộc Thái ( Ad Văn Thăm ).
Phạm Tuyên đúng là một kẻ nhận giặc làm cha, y đã cộng sản hóa qua nhiều bản nhạc, như bài Hà Nội, Điện Biên Phủ:
 Hà Nội ơi! Dẫu phố phường bị giặc tàn phá đau thương
Ta bước trên đầu thù, tự hào thay dáng đứng Việt Nam


  Phạm Tuyên trong bài "Tự hào là em các anh" có đoạn:
 Ơi anh yêu quý biết lấy gì mừng người anh dũng sĩ
Dù tiền tuyến xa chúng em luôn ở bên các anh
Theo anh khi trời nắng lúc đêm khuya không một vì sao
Mơ ước theo anh hùng của tổ quốcem biết mấy tự hào


Xuân Hồng đã góp sức  trong bài  Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh quang vinh!

Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hào.
Sài Gòn ơi cả nước vẫy chào.
Cờ sao đang tung bay cao qua hết rồi những năm thương đau.
Xa ba mươi năm nay đã gặp nhau vui sao nước mắt lại trào.


Bài Tổ quốc yêu thương của  Hồ Bắc cũng là ca tụng sự tự hào:
30 năm mới có một ngày quê hương ơi biết mấy tự hào , về đây nam bắc , cầm tay ca hát trên con đường vui...Tổ quốc ơi có bao giờ đẹp như hôm nay, ta đang sống những ngày chói lọi
của TQ yêu thương, TQ Việt Nam anh hùng. 


Sau 1975, Tố Hữu áo gấm về làng, ông nói lên niềm tự hào của người chiến thắng:
Ngày đi lòng vẫn tự hào
Nay về càng ngẩng đầu cao với trời
Thừa Thiên, đẹp cảnh, đẹp người
Núi xanh khí phách, biển ngời sức xuân (Bài ca quê hương)


Hoàng Trung Thông cũng đã tự hào Việt Nam anh hùng trong bài thơ TA TỰ HÀO ĐI LÊN, ÔI VIỆT NAM
"Ta đứng đầu ngọn sóng
Nơi đấu tranh bão táp diệu kì
Nơi hy vọng những vườn hoa nở
Nơi chân lý sáng ngời đầu sóng gió
Ta tự hào đi lên, ơi Việt Nam!

.. . . . . .   .  .
Ta bước vào trận đánh
Nơi thét lên những tiếng căm hờn
Nơi ta nhằm phía giặc thù mà bắn
Cho đất nước sáng ngời cờ chiến thắng
Ta tự hào đi lên. Ơi Việt Nam!

Tự hào thì bao giờ cũng đi kèm với khinh mạn. Khinh Mỹ, Nhựt là kẻ bại trận. Khinh Canada khờ khạo trông như ngố, giàu gì mà quân sự yếu xìu. Khinh người Nam ngu si. Thành phố Saigon chỉ là phồn vinh giả tạo.Tại sao trên các building Saigon ghi quảng cáo kem đánh răng Hynos, radio National Nhật Bản mà không ghi di chúc bác Hồ và các khẩu hiệu "Đảng Cộng sản là người lãnh đạo mọi thành công", "Hồ chí Minh muôn năm "? Trình độ chính trị như thế là kém quá!
 Kỹ sư, bác sĩ ngụy là đồ bỏ, còn đảng ta , quân ta dù i tờ cũng là tốt nghiệp đại học chống Mỹ chứ chẳng phải vừa! Tốt nghiệp đại học này thì danh tiếng gấp trăm, gấp ngàn đại học Sorbonne, Harvard! Tinh thần tự cao, tự hào và khinh mạn này được thể hiện trong bảng xếp lương đám trí thức lưu dung sau 1975. Bảng này cho biết tiến sĩ tư bản chỉ bằng sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam, nghĩa là tiến sĩ Pháp, Anh, Mỹ,Nhật chỉ bằng cử nhân, không bằng móng chân của phó tiến sĩ và tiến sĩ Liên Xô!

Bộ đội ta, sĩ quan ta  dù chuyên môn giật mìn, bắn sẻ, phá cầu, đào đường thì vẫn dư sức làm giám đốc công ty xuất khẩu, giám đốc công ty cầu đường, Tổng giám đốc Ngân hàng... Mấy học sinh học chữ Pháp tại Hà Nội rất giỏi cho nên được cấp học bổng du học Pháp, còn học sinh các trường Tây ở Saigon dốt quá  nên không được  học bổng Pháp!

 Dương Thu Hương trong giai đoạn đầu rất đỏ, rất có giai cấp tính và đảng tính. Bà viết y như cán bộ cộng sản cao cấp khinh miệt miền Nam hủ hóa, truỵ lạc, tàn dư Mỹ ngụy, ăn bám, lưu manh, đĩ điếm, không lao động...Miền Nam phải được đem đi cải tạo trong các nhà tù hoặc lao động cưỡng bách dưới danh nghĩa "trường vừa học vừa làm", " trại phục hồi nhân phẩm"...Trong " Chân Dung NGười Hàng Xóm",bàn về nghề làm móng tay,bà viết:" Có những nghề nghiệp chỉ thịnh vượng được với một xã hội, cũng như những loài cây chỉ sống được ở một vùng đất (66). Bà cho rằng nghề làm móng tay là không sản xuất, lao động, phải đem đi kinh tế mới theo chủ trương cải tạo của đảng.

Trong " Những Bông Bần Ly "  Ngân là nhân vật trong truyện, khi thấy người chủ quán già lấy một cô vợ trẻ đẹp,  nét mặt cô này dửng dưng u uất (83), Ngân cho rằng ' vì uy lực của tiền bạc, sự ràng buộc thiên định hay một lỗi lầm  không thể cứu vãn mà chị ta đã thành vợ của người chủ trọ này, một người gấp đôi tuổi cô, dáng điệu như con chuột ốm ( 84) 
 Ngân suy nghĩ:" Với xã hội miền Nam ngày trước, điều đó thật dễ hiểu. Còn chị, chị sống ở miền Bắc, nơi không có một thế lực đen tối nào tồn tại để uy hiếp hạnh phúc con người, nơi không có một bức tường nào ngăn trở con đường đi đến cuộc sống chân thực (84).

Bà quên rằng Bác Hồ khoảng 50- 60 lấy cô  Nông thị Trưng, Nông Thị Xuân lúc đó khoảng 15 tuổi.. tuổi gấp ba, gấp tư tuổi các cô gái này! Và các đấng lãnh đạo như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm văn Trà, Nông Đức Mạnh tuổi già nhưng có hầu non 20,30! Và bà cũng quên bác Mao cũng là một hoàng đế có hàng trăm cung tần, mỹ nữ! Và bà cũng quên xã hội miền Bắc cũng có gái ăn sương chứ riêng gì miền Nam tàn dư Mỹ ngụy? Hồi đó, nếu bà ra ga Hà Nội thì chắc bà được mở mắt nhiều hơn!

Còn dân Nam có nhiều cái ngu lắm. Củi đốt được rồi cần gì phải đốt củi làm than? Thịt heo ăn được cần gì phải làm chả, làm nem, làm giò? Ôi biết nói sao đây?Nghề làm than, làm chả , làm nem, làm giò có hàng thế kỷ tại miền Bắc rồi truyền vào Nam. Từ 1954, cộng sản thụt lùi xuống Xã hội chủ nghĩa, trai thì bỏ học xông pha chiến trường, công nông làm tất bật một tháng được vài ký gạo, mấy thước vải thô. Tất cả vào làm tập thể. Gạo đâu có mà làm bánh trái, làm phở cho nên có lúc cộng sản cấm hàng phở, hàng bánh trái.Ai nấu phở, làm bánh trái là bị phạt, bị tù vì tội phá hoại kinh tế XHCN.

Thịt không đủ còn đâu mà làm nem,làm giò, làm chả ?Bởi vậy, những thứ đó không còn hình bóng ở miền bắc XHCN. Quá khứ xa dần một hai thế hệ,  cho nên khi vào Nam cái trí tuệ đỉnh cao đó liền chê bai đủ thứ!

May thay Liên Xô sụp đổ, Việt Nam giật hụi, nếu cứ phải nhập cảng hàng hóa sang Liên Xô trả nợ,  e con cháu đời sau nó tả rằng con cá , con tôm chỉ còn cái đầu!


Nói thật ra các ông bạn Nam Kỳ đừng buồn. Nam kỳ bị bọn Bắc Kỳ đè đầu bóp cổ từ 1940, bọn Bắc Kỳ đã vào Nam cầm đầu đảng Cộng sản của Nam kỳ. Nam kỳ có Trần Văn Giàu nhưng Giàu học Liên Xô cao hơn bác, về làm Xứ Ủy Nam Kỳ , tương lai rực rỡ ghê lắm thế mà không chết là may phước ! Bọn Miền Nam ra Bắc bị coi như là  con Toto, khiến Xuân Vũ chửi toáng lên. Rồi dân Miền Nam đặt thơ:
Bắc Kỳ cai trị Nam Kỳ
Chức gì cũng chiếm , món gì cũng xơi!

Rồi trong Mặt Trận GPMN bọn Bắc Kỳ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh cũng cầm đầu, Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo chỉ là bù nhìn. Sau 1975,bọn miền Nam như Trương Như Tảng, Châu Tâm Luân phải co giò mà chạy! Dân Bắc kỳ uất hận vì từ đời Lê cho đến triều đại Hồ chí Minh, toàn là dân Trung Kỳ cai trị.  Khi Trường Chinh làm tổng bí thư lần thứ nhất và lần thứ hai thì miền Bắc ăn mừng vì sau ba, bốn trăm năm, Bắc Kỳ mới được làm vua.

Ông Hồ, rồi Lê Duẩn chết, Bắc Kỳ tiến lên ôm chặt cái chức Hoàng Đế tức là chức Tổng bí thư, Nam Kỳ chức thủ tướng, còn Trung Kỳ vô tài bất tướng lại là xứ nghèo cho làm Trưởng ban khoa giáo hay chủ tịch Quốc Hội.  Nhưng nói thế thôi, chứ chủ tịch Quốc hội nếu cái miệng rộng thì đớp cũng mạnh lắm, xem như Nguyễn Sinh Hùng tỷ phú đấy. Và bà Võ Văn Kiệt, dân Trung Kỳ đấy, không ở trong  bộ chính trị hay trung ương đảng mà cũng là tỷ phú đấy.  Kể lể dông dài như vậy để cho độc giả  thấy cái nhân sinh quan cộng sản bây giờ thì Bắc Kỳ là trí tuệ và văn hóa đỉnh cao nhất Việt Nam nên giữ chức Tổng bí thư .Hà nội đẹp nhất làm  thủ đô ,  cho nên người Hà Nội phải là trí tuệ đỉnh cao:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu rằng chẳng lịch cũng người thủ đô!

Cái tính tự cao, tự đắc và tự hào của dân Bắc XHCN trong cách ăn nói. Lúc nào cũng xưng ta: đảng ta, chính phủ ta, nhân dân ta... Mà cái gốc sâu xa hơn là Nghệ An, lúc nào cũng nhấn mạnh cái ta to tổ bố:nhà ta, anh em ta...!

 Trẻ con Hà Nội đã tự hào là đỉnh cao trí tuệ  nghĩa là biết mánh mung,  biết lừa đảo, cướp bóc, phá hoại theo đạo đức bác Hồ. Họ khinh Việt kiều đa số đần độn, chẳng có chút trí tuệ nghĩa là thật thà như đếm, bị chúng lừa mà chẳng hay!

Nhưng mấy ông, mấy cậu, mấy cô  Bắc Kỳ ơi,  đừng chê dân cá gỗ nhé! Bác là dân Trung Kỳ đấy, đừng xếp bác vào hạng ngố nhé. Đại bất kính đấy! Ông Bất Hạnh của Huế tôi cũng dân Trung Kỳ đấy các bạn thân mến ạ! Ông đạt  công lực siêu ngang với các đấng trí tuệ đỉnh cao Việt Nam. Ông đem tiền bá tánh ủng hộ Việt công và xây viện Bất Nhã. Xây xong, ông và đồng bọn và cộng sản làm khổ nhục kế, hô hoán là bị Việt cộng cướp chùa của ông, đánh đuổi học trò của ông. Ông đem cả trăm cộng sản và tư bản đỏ  chạy ra ngoại quốc xin tị nạn. Mỗi người 50 ngàn đô, khoảng 100 tư sản đỏ và Việt cộng là ông có khoảng năm triệu ngon ơ!It đi nữa thì cũng một hai triệu. Cái dịch vụ cầu siêu của ông thật là đại lợi, đại thành!

Trên đây là nói tổng quát. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn về đỉnh cao trí tuệ và văn hóa của "đảng ta ",  " cán bộ ta", và " nhân dân ta".

I.  VUA QUAN CHXHCNVN

Vua ta là vua cách mạng cho nên trí tuệ cao, văn hóa cao dù học lực chỉ lớp ba trường làng. Vua thứ nhất ta  trí tuệ cao đạo văn và chôm tên của nhóm Nguyễn Ái Quốc  gồm các tiến sĩ, cử nhân như Tiến sĩ Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, cử nhân Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh ...cho ra vẻ trí thức. Trí tuệ cao cho nên vua bán Phan Bội Châu và các đảng viên cộng sản bất tuân lệnh ông  để lấy tiền xài. Ông khoái gái  15 tuổi, ông khoái gái sơn cước, ông có vợ nhưng luôn miệng ta "độc thân" hy sinh hạnh phúc bản thân cho đất nước. Tại sao có tá vợ, tá con, tá hầu non mà lại xưng thánh khổ tu? Tại sao lại giết Nông Thị Vân và hai chị em người ta sau khi đã thỏa mãn dâm tính? Phải chăng văn hóa đỉnh cao là dối trá và giết vợ rồi quăng xác ra đường? Thế mà bọn thủ hạ bô bô cái miệng học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh!

Ông vua thứ hai là Lê Duẩn cũng là một ông vua tham dâm và gian ác. Ông giết con gái để được tiếp tục làm vua? Giết con gái là đạo đức hỡi các cụ cộng sản  lão thành? Ông cũng như Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà luôn nói lập trường giai cấp nhưng khi có vợ rồi ông lại muốn theo phong kiến có hầu non, vợ bé, mà hầu non vợ bé lại là con nhà điền chủ thơm như múi mít chứ không lấy nông dân tay lấm chân bùn.  Lạ thiệt! Ấy thế mà cán bộ như Trần Dần lấy con gái người tư sản thì cấm đoán là sao nhĩ? Ngày xưa, một số quan địa phương được lệnh  tìm kiếm mỹ nhân cho vua, nay cả bọn trung ương đảng, trung ương  cục miền Nam như Võ Văn Kiệt cũng phải làm ma cô, dụ dỗ, lừa dối và cưỡng ép các thiếu nữ đang xoan?Xét hình luật, cả bọn chúng phạm tội gì?

Ông Nguyễn Minh Tríết đi ra ngoại quốc kêu gọi:"Nước tôi nhiều gái đẹp lắm. Xin mời các ông đến chơi" Ông là chủ tịch nước  hay ông là  chúa ma cô? Còn ông Nông Đức Mạch được cô gái rượu khoe khoang bố tôi là tay chơi số một dám bỏ bảy trăm triệu đô  mua cái lá đa! Trí tuệ cao thiệt là cao, bọn tư bản Mỹ thua xa lơ xa lắc!

Các đồng chí đảng ta có tự hào về các vị lãnh đạo có trình độ văn hóa và trí tuệ đỉnh cao này không?

II. QUÂN CÁN CHÍNH CHXHCNVN

Như đã thưa trước, đảng viên và bộ đội i tờ nhưng sau chiến thắng 75 coi như đã tốt nghiệp đại học chống Mỹ. Đấy là một đại học rất tài ba, rất danh tiếng.  Nhiều tấm gương đáng tự hào về đất nước  và  con người XHCN của ta.

Con người Hồ Chí Minh  có văn hóa đỉnh cao, muốn làm thánh cho nên thường ra mật lệnh cho bọn thủ hạ đưa gái trinh vào Bắc bộ phủ.  Cô Nguyễn Thị Hằng năm 1965 được khen thưởng về chiến công bắn máy bay Mỹ  ở cầu Hàm Rồng Thanh Hóa. Cô được lệnh ra Hà Nội gặp bác. Cô được công an đưa về Hà Nội rồi lại được người dẫn mối  đưa vào Bắc bộ phủ. Nguyễn Đăng Mạnh viết:"Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ. Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu  của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi”(2)

Ông Hồ ở trong Chủ tịch phủ lẽ nào không có kẻ hầu người hạ, sao không ai ra rót nước tiếp khách , và hướng dẫn khách vào phòng vệ sinh mà bác phải đích thân dắt cháu vào trong đó? Phải chăng bọn họ được lệnh là khi có quý khách, phải rút lui có trật tự để cho bác thực hiện khẩu hiệu "Không gì quý hơn độc lập tự do" ?Bác lịch sự hay lỗ mãng? Đi đâu mà vội mà vàng hỡi văn hóa đỉnh cao? Đồng châu với Bác,hơn trăm năm trước, Nguyễn Du có nói:
"Lo chi việc ấy mà  lo,
Kiến trong miệng chén còn bò đi đâu?"

Sao bác lo lắng vội vàng như thế?Phải chăng bác lại học theo Xuân Diệu
"Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ" và Lê Duẩn mà "tiến nhanh tiến mạnh? 
 
   Nguyễn Đăng Mạnh được gặp Vũ Kỳ, cận thần của ông Hồ. Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét về mối tương quan giữa chủ nô như sau:
 Cuộc gặp Vũ Kỳ không giúp tôi biết thêm gì về Hồ Chí Minh. ấn tượng để lại chỉ là hình ảnh của chính Vũ Kỳ. Ông bắt chước tác phong của cụ Hồ từ cách ăn mặc, cách nói năng. Có cái áo Tôn Trung Sơn khoác ngoài không mặc lại vắt lên vai. Đi guốc. Câu đầu tiên ông hỏi chúng tôi: “Các đồng chí có bao nhiêu nữ?”
Anh Nguyễn Khải có lần gặp Vũ Kỳ cũng có nhận xét y như thế: Để râu dài. áo cánh lụa. Đi guốc. Cầm quạt phe phẩy... Tôi nghĩ bụng, đã là gia nhân thì bao giờ cũng là gia nhân. Gia nhân của
người thường hay gia nhân của vua chúa thì cũng thế.(129)


Tại sao không hỏi phái đoàn có bao nhiêu người mà lại hỏiCác đồng chí có bao nhiêu nữ?”
Té ra khách đến chủ tịch phủ ngoài công tác A, B còn có công tác C là dẫn gái nữa sao? Phải chăng đó là đạo đức cách mạng của các vua quan có trí tuệ và văn hóa đỉnh cao? Lại nữa, giả sử phái đoàn có 100 nữ, trong đó có vợ Trần Văn Trà, Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng,Cao Đăng Chiếm , Nguyễn Hộ, và các teen trinh nữ thì họ tính sao? Tất cả hy sinh cho bác và đảng? Nhiều quá, bác xơi sao hết, chắc để dành ăn từ từ, hay chia cho Vũ Kỳ, Hoàng Tùng và các đồng chí khác trong chủ tịch phủ hay các đại thần khác theo tinh thần tập thể của cộng sản?

  Đó là chuyện chủ tịch phủ do các đồng chí đảng ta khui ra không phải do bọn đế quốc bịa đặt. Sau đây là các chuyện trong  cơ quan, đoàn thể và trong quần chúng nhân dân. Bà Trần Khải Thanh Thủy viết về đỉnh cao trí tuệ trong ngành y nước CHXHCNVN có đoạn:

Thì tư duy xã hội chủ nghĩa- tư duy phong bì mà lại, nếu không thế, mẹ không tròn mà con cũng chẳng vuông được, cứ là gõ cửa Diêm Vương luôn.
- Trời đất, chị có đùa không vậy?



Còn công đoạn hai, muốn con được vuông vắn, khỏe mạnh, sạch sẽ lại phải nhét “bác hồ” vào nách con để hộ lý, y tá tắm rửa sạch sẽ, xoa phấn rôm, bột thơm vào cổ, vào bẹn, vào nách đàng hoàng. Cứ có cái gọi là “râu bác dài, tóc bác bạc phơ” cựa quậy trong túi áo ngực của các bà cô trẻ ấy thì con mình mới được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, còn không có bác hồ trong nách thì…đứa trẻ từ trứng nước đã bị bỏ mặc, khóc lạc giọng, khản cổ, tím tái, người nhớp nháp, hôi hám, tanh tưởi cũng mặc, không ai thừa hơi, rỗi việc để mà quan tâm chăm sóc.

Đặc biệt trong trường hợp mẹ không biết đẻ, phải mổ, phải nằm lại bệnh viện khoảng một tuần hay nửa tháng, lại càng phải bộn tiền. Có thế khi vết mổ trên cơ thể mẹ lành lặn, được bệnh viện đưa trả về nhà, đứa con mới được các cô hộ lý chăm bẫm, tắm táp như một thiên thần …(3)

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết nhận định về Y tế Việt Nam như sau:
" Sự vô trách nhiệm của Bác sĩ và Cán bộ lãnh đạo: Câu chuyện người dân đập phá nhà BS Lê Văn Thuyết và bịnh viện Năm Căn là điển hình nói lên sự giận dữ của người dân vì sự tắc trách của BS đã làm thiệt mạng một bịnh nhân.

Sự thiếu lương tâm của BS xảy ra đầy rẩy khắp nơi, có thể nói bịnh viện nào cũng có, nếu không có quyền lợi riêng (phong bì, quà cáp) thì không chữa trị. Còn đâu lời thề của Tổ Y Sĩ Hippocrates trước khi ra trường, trong đó cần quan tâm là: “Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng vì lợi ích của người bịnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhứt là tránh cám dổ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ”.


Hiện nay ở Việt Nam còn có bao nhiêu bác sĩ còn nhớ và thi hành lời thề này?
• Bác sĩ chỉ phục vụ cho người giàu mà thí dụ điển hình là bịnh viện VINMEC khánh thành ngày 7 tháng 1, 2011 với 600 phòng khám và trị bịnh, có 25 giường VIP và 2 phòng Tổng thống (President Suite). Mức độ sang trọng của bịnh viện này tương đương với khách sạn 5 sao.(4).


Việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường giải phẩu rồi thủ  tiêu xác khách hàng  là một hiện tượng rõ rệt của trì tuệ đỉnh cao trong ngành y tế CHXHCNViệt Nam.

Tờ  Người Lao Động ngày 4-9-2013 vừa qua đã trình diễn một vở kịch rất ngắn:
   Nhân vật vào vai thanh tra môi trường, bụng to như cái trống, lom khom lúi húi đếm cái gì đó trong phong bì, rồi cất vào túi và ngửng đầu lên, nhìn xuống sân khấu và nói, “Thưa các đồng chí, thưa bà con sở tại, môi trường ở đây tốt lắm! Các giếng nước rất ngọt và mát, đảm bảo chất lượng môi sinh và vi sinh. Không có dấu hiệu nhiễm độc nước ăn vì thuốc trừ sâu phế thải! Bà con yên tâm cứ xài nước thoải mái, và nếu cần thì bịt khẩu trang khi ngủ, cho nó … êm lỗ mũi, nhé. Xin chào tạm biệt, cuối năm chúng tôi sẽ lên kiểm tra tiếp, nhé”!
 Ngày 26-8, hàng trăm người dân tự kéo nhau ra chặn chiếc xe tải bị nghi ngờ chở thuốc trừ sâu của Công ty CP Nicotex Thanh Thái đi “phi tang” trước khi có đoàn đến thanh kiểm tra công ty.

Văn Quang trong bài  " TẠI SAO DÂN TÔI KHỔ?"  cho biết một hiện tượng cụ thể đó là Công ty CP Nicotex Thanh Thái  sản xuất thuốc trừ sâu nhưng không hề tốn công tốn tiền để xử lý chất thải độc hại nên đã gây ô nhiểm đi đến phát sinh bệnh ung thư tại   các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thuỷ và xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Dân chúng đã vùng lên khai quật các thùng phuy cất độc đã đưọc công ty chôn cất ở vùng lân cận. Sự thể nẩy sinh lớn rộng, bọn nhà nước phải về kiểm tra nhưng các báo cáo cho biết hàng năm bọn kiểm tra đã được ăn tiền nên xác nhận tốt cho công ty. Vậy là "sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi.

III. NHÂN DÂN CHXHCNVN

Nhân dân Việt Nam trước đây tích cực theo đảng chống Pháp Mỹ, đấu tố địa chủ ,giết hại Quốc Dân đảng, Đại Việt đảng và các cấp hành chính trung ương cho đến xã thôn của quốc gia. Thậm chí họ còn tàn sát dân lành như vụ mậu thân Huế. Họ cho đó là những chiến công dâng đảng! Chính hạng người này dễ dàng bị cộng sản hóa nên đạo đức luân lý trong họ đã mất hết. Kết quả xã hội ta suy đồi.

Nhìn chung, quân dân cán chính XHCN mắc phải những  tệ nạn sau:
(1).Đa số chuyên môn mánh mung, dối trá . gian lận. Cái mánh mung mua bán, chụp giựt, gian giảo  thì rất trầm trọng và phổ biến.  Tại Liên Xô, dân ta sắp hàng từ năm giờ sáng mua hết hàng hóa. Đã thế họ còn móc ngoặc, mua hết mọi thứ. Dân Nga xứ lạnh quen thói ngủ trưa, tám chín giờ dậy ra cửa hàng thì hết sạch. Đã thế, dân Nga cũng như dân Bắc Kỳ 75 thích áo phong, quần bò, Viêt Nam làm đồ giả bán cho họ, mặc vài bữa  không rách thì cũng phai màu. Từ đó tình đồng chí anh em Xô Việt hóa ra thù hận, Dương Thu Hương trong"Thiên Đường Mù" cho biết dân Nga oán hận người Việt, thấy mặt người Việt là chửi rủa, đánh đập.  Tôi ở Canada, trong trường học, những người Nga nhìn chúng tôi bằng con mắt cực kỳ khinh bỉ, oán hận. Đúng là "con sâu làm rầu nồi canh".

Trước đây, NhậtBản mở hội hoa Anh Đào, trẻ con, người lớn chen nhau rồi ngang nhiên cướp các châu hoa mang về.  Gần đây tại Hà Nội, một cửa hàng Nhật khai trương  bán sushi . Ngày đầu tiên họ cho ăn miễn phí. Báo Vietnam net đưa tin như sau:

"Phố Đoàn Trần Nghiệp (Hai Bà Trưng, Hà Nội) hôm qua (24/10) nhộn nhịp hơn rất nhiều bởi dòng người xếp hàng, chờ đến lượt vào ăn buffet Nhật miễn phí. Càng gần giờ ăn, số lượng người đến càng đông, tràn xuống xuống lòng đường, gây ách tắc giao thông. Thậm chí, một số người còn chen lấn, xô đẩy chỉ với mong muốn dành được một phần ăn cho mình. Nhân viên cửa hàng đã phải làm việc hết công suất song cũng không thấm vào đâu so với lượng khách ghé đến. 

Với số lượng phần ăn giới hạn (sáng và chiều là 180, tối là 280 người) mà lượng khách đến cả nghìn người khiến cho cửa hàng rơi vào tình trạng quá tải. Quản lý tại cửa hàng cho biết, mặc dù cửa hàng đã chuẩn bị dư ra đến cả nghìn suất ăn, trưa phải đi mua thêm nguyên liệu, song cũng chỉ “cầm cự” được đến chiều, buổi tối thì hết đồ ăn hoàn toàn. 

tranh nhau, ăn, miễn phí, phản cảm


tranh nhau, ăn, miễn phí, phản cảm

....có nhiều yếu tố khách quan khiến cho cửa hàng không thể kiểm soát được như việc  có không ít khách hàng đến ăn cố ý chen lấn xô đẩy, gây mất trật tự và lấy thức ăn tràn lan, ăn một miếng mà lấy cả khay… dẫn đến sự việc vừa qua. (5)

Những người bỏ ra về đúng là những người có văn hóa trung bình, còn những hạng xông xáo chen lấn, vừa ăn vừa phá quả là anh hùng đại thắng, là trí tuệ văn hóa đỉnh cao của XHCN.  Những người khác thấy thế lấy làm xấu hổ, nghĩ rằng những anh hùng bách chiến bách thắng kia làm cho người Nhật khinh bỉ chúng ta là hạng đói khát, thiếu văn hóa.

Trong cơn bão Tsumani, một đứa trẻ Nhật được ưu tiên nhận đồ cứu trợ, em ấy bảo em cứ theo thứ tự trước sau, khỏi cần ưu tiên. Sao dân ta lại thế nhĩ? Bây giờ tư sản đỏ cả đống, hàng hóa dư thừa, đâu có phải nạn đói 1945 hay trong thời chiến đói khổ? Dân ta bao giờ cũng xuất sắc. Trong khi bọn trẻ quốc nội biểu diễn đói khát thì đám con ông cháu cha du học tại Nhật biểu diễn giàu sang bằng cách  dùng Iphone đập đá!Việc này làm cho dân Nhật tức giận.

Cái quang cảnh này chắc chắn không phải là niềm tự hào. Không biết xấu hổ, đám người trí tuệ đỉnh cao này còn lớn lối đổ lỗi cho người Nhật đã không cung ứng đầy đủ thức ăn cho họ làm cho họ bực bội!
 (2). Vấn đề thứ hai là thản nhiên đòi tiền.  Trong nước, Việt cộng bắt dân chúng làm "thủ tục đầu tiên"  trong mọi vấn đề. Nay ngoài viện phí, bệnh  nhân phải hối lộ cho bác sĩ, y tá thì mới mong được đối xử tốt.. Đức muốn trả lao động Việt Nam về nước, Việt cộng đòi phải trả tiền mỗi người  5 ngàn đồng Mark.Cái tham nhũng, vòi tiền trắng trợn lan đến các tầng lớp cán bộ và nhân dân.

 (3). Cái thứ ba là thái độ con người. Cán bộ thi hống hách, gắt gỏng, cáu kỉnh với nhân dân. Dân chúng đa số thì ăn nói sỗ sàng, thô tục theo phong cách bần cố nông.Cái bệnh này phát xuất từ đỉnh cao trí tuệ và văn hóa  kiêm đạo đức cách mạng số một. Đỉnh cao này gọi vua Tự Đức, Phan Thanh Giản, Tây, Mỹ (trừ Nga Tàu) bằng thằng hết. Tôi đã đọc một bài nọ viết rằng trong hội nghị đảng, vị đỉnh cao này chỉ mặt Trường Chinh mà mắng nhiếc:" Mi là thằng con nhà địa chủ, chui vào đảng phá hoại đảng.." nhưng sau này xem lại bản dịch "Giọt Nước Trong Biển Cả" của Hoàng Văn Hoan thì không thấy có đoạn này.

Phải chăng dịch giả cho là khiếm nhã mà bỏ đi? Cái tàn ác đó được truyện lệnh xuống cho CCRD, trong đấu tố cộng sản bắt con gọi cha mẹ bằng thằng bằng con, trái lại bắt ông già thưa bẩm với trẻ lên muời..Con mà gọi cha mẹ bằng thằng và con thì trẻ chửi già là thằng, là con là nguồn gốc luân lý băng hoại  từ đây. Cái ngôn ngữ man rợ đó cũng đã phổ biến trong các tác giả theo đảng tố cáo, vu hãm Nhân Văn Giai Phẩm. Than ôi ông nhà giáo Nguyễn  Công Hoan gửi thơ cho Phan Khôi có bài như sau:

Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi
Thọ mi mi chúc chớ hòng ai
Văn chương! Đù mẹ thằng cha bạc
Tiết tháo! Tiên sư cái mẽ ngoài
Lô-gích, trước cam làm kiếp chó
Nhân văn, nay lại hít gì voi
Sống dai thêm tuổi cho thêm nhục
Thêm nhục cơm trời chẳng biết gai. (Thơ họa của Nguyễn Công Hoan - 1957)

 Bậc trí tuệ theo Nga Tàu bày ra đấu tố để phá hoại luân lý đạo đức Việt Nam. Từ tên đầu sõ Trường Chinh đã đâú tố cha mẹ:
“Hành Thiện có bác Trường Chinh
Dạy con, dạy cháu hết mình tố cha”.
Một nhân vật đỉnh cao trong thi ca Việt Nam là Xuân Diệu có thơ chửi bố mẹ như sau:
  “Ai về Bố Hạ
Nhắn với vợ chồng thằng Thu
Rằng chúng bây là lũ quốc thù…”

 Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã cho ta thấy quang cảnh của buổi hỗn loạn do cộng sản gây ra một trời tang tóc:
"Được nghe bà kể khổ
Con thấy đời
Con thực đáng chết!
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước nhân dân, trước Đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội!:
Đó là lời một cụ đồ ở ngoại thành Hà Nội
Trước đấu trường giăng giối với con”.
  Một phong trào do lãnh đạo xướng lên để phá hoại đạo đức luân lý, cướp nhà cửa ruộng nương để kết thúc mọi người trở thành nô lệ trong các công trường, nông trường. Chính từ đó tạo ra lối sống và ngôn ngữ của loài sói cắn xé nhau. Bỉ nhân đã tham dự vài lần về hội thảo văn học tại Saigon. Các đồng chí già trẻ đều ăn nói như đấu tố mà khiếp!  Gái Bắc Kỳ bây giờ ăn nói kinh lắm, mở miệng là chửi thề, nói tục. Đọc hai nhà văn nữ khá nổi tiếng ở hải ngoại thì phải sợ "sư tử Hà Đông".

Nguyễn Đăng Mạnh viết về Dương Thu Hương như sau : Dương Thu Hương là một phụ nữ có tính cách rất dữ dội và ngang tàng. Tôi nhớ trong một cuộc họp rất đông văn nghệ sĩ nghe Hoàng Tùng nói chuyện, ở câu lạc bộ báo chí xế xế Nhà hát lớn. Có lẽ nghe chán quá, nhiều người bỏ xuống tấng trệt giải khát. Giữa chỗ đông người, Dương Thu Hương nói lớn: “Trừ anh Hoàng Ngọc Hiến là thày tôi, anh Nguyễn Đăng Mạnh là người tôi kính trọng, còn tất cả bọn phê bình đều là dòi bọ. Riêng Phan Cự Đệ là con chó ngao”. 

Hồi tôi còn ở nhà B10, khu tập thể Đồng Xa, chị có đến vài lần. Một lần chị đến với đạo diễn điện ảnh Tiến. Tôi đi vắng. Khi về, thấy có một mảnh giấy gài ở cửa, ghi mấy chữ: “Em đến anh cùng với Tiến để trao đổi về tác phẩm của nhà văn trâu bò của chúng ta (tức cuốn Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, chị muốn chuyển thành kịch bản phim). Rất tiếc, anh đi vắng. Ngày mai em lại đến. Nếu anh không có nhà thì cái trường Đại học Sư phạm của anh sẽ bị đốt”. 

Hồi chị viết Bên kia bờ ảo vọng, ban đầu đưa đến nhà xuất bản Lao động. Lúc ấy Ma Văn Kháng làm giám đốc. Kháng ngại không in, có lẽ vì sợ đụng đến Nguyễn Đình Thi. Chị đưa cho nhà xuất bản Phụ nữ và được chấp nhận. Trên đường đi về, tình cờ chị gặp Ma Văn Kháng và một anh nữa cũng ở Nhà xuất bản Lao động. Họ đi xe đạp ngược chiều nhau. Dương Thu Hương gọi hai anh kia đỗ xe lại và nói dõng dạc: “Này hai thằng mặt dày, sách của tao in rồi!”.(Hồi Ký , 278)

Tại miền Nam chắc soi đuốc không có một người như thế, nhưng khắp Bắc Kỳ XHCN thì nhan nhản. Kinh lắm! Hãi lắm! 
Than ôi:
Một vũng nước trong, mười dòng nước đục,
Một trăm người tục mới được một người thanh...

Thực ra thì con người ai cũng có hỉ lạc ái ố dục. Chỉ lúc tức giận mới văng ra lời tục. Còn đa số người XHCN thì thanh lịch  là đột xuất, thô tục là trường kỳ.Trong xã hội miền Nam  cũng có hạng phàm phu tục tử. Ông bạn tôi, Trương Quang Gia làm việc tại phủ Quốc Vụ Khanh Văn Hóa, được xem đơn của một vị tôn thất trong đó chửi bà Từ Cung hết lời thô bỉ. Con nhà kim chi ngọc diệp đấy! 

 Trong các cuộc hội nghị tại vùng quốc gia, không phải là không có ý kiến chống đối. Có chống đối nhưng với thái độ và ngôn ngữ khác với người XHCN. Một vị giáo sư nọ đăng dàn diễn thuyết, chê giáo dục miền Nam thậm tệ. Diễn giả nói xong, yêu cầu thính giả phát biểu. Một thính giả đứng lên xin nói. Vị thính giả này nói rằng ông đồng ý rằng giáo dục miền Nam có nhiều thiếu sót nhưng vẫn có một ưu điểm rất lớn, đó là nó đã đào tạo được một giáo sư  giỏi giang tài ba, đạo cao đức trọng như giáo sư đây!
Nói ngọt lọt tận xương, cần gì phải đao to búa lớn!

Ngoài ra còn có nhiều chuyện nhỏ phản ánh xã hội xã hội chủ nghĩa rất đặc sắc. Bỉ nhân xin kể tiếp hầu độc giả.
 -Trẻ con và người lớn Hà Nội chửi thề, nói tục nhiều nhất. Như  chuyện một khách Saigon ra Hà Nội hỏi nhà trưởng khóm để đăng ký tạm trú, gặp một đưá bé, hỏi nhà ông trưởng khóm, trưởng ấp. Nó trả lời:"Đây biết nhưng đéo chỉ"!
-Trẻ con ngoài bắc vô lễ. Một ông Bắc Kỳ vào Nam công tác nhận xét :"Trẻ trong Nam hiền lành, ông đi xe đạp  dẫm lên con diều của bọn trẻ nhưng bọn trẻ không nói gì. Còn trẻ ngoài Bắc thì nó chửi  mắng om sòm.
-Ngoài Bắc gặp đèn đỏ cứ đi " tự nhiên như người Hà Lội". Nếu đụng nhau thì chửi nhau, đánh nhau. Còn trong Nam gặp đèn đỏ thì dừng lại. Nếu đụng xe thì xin sửa chửa và bồi thường.

-Một Việt kiều về thăm Đồng Hới, kể câu chuyện  như sau:

Xe vào thị xã vào khoảng một giờ trưa. Đã biết tên và địa chỉ tiệm ăn mà bạn Châu ở Huế giới thiệu, chúng tôi dừng xe nhờ một ông chạy xe ôm chỉ đường. Câu trả lời của người đồng châu gặp đầu tiên khiến tôi ngỡ ngàng,

“Không nói mô (đâu); đưa đây năm ngàn rồi chỉ chỗ ăn cho.”


Tôi không trả tiền, dù năm ngàn đồng chỉ tương đương với 30 xu Mỹ. Lái xe đi loanh quanh thị trấn tìm chỗ ăn trưa, nhưng không nơi nào có thức ăn. Người ta cho biết cơm trưa đã hết, cơm chiều chưa nấu, và phố chợ không bán quà vặt có thể ăn đỡ đói.

Xe chạy qua chợ Tam Tòa, chợ chính của thị xã. Nhớ khi xưa nhiều lần được ngoại đặt ngồi trong cái thúng ở đằng trước, thúng sau chất hàng cho cân rồi gánh đi theo tới đây. Bảo tài xế cho tôi xuống thăm chợ một mình, đi qua các sạp hàng lộ thiên tìm lại hình bóng thân yêu của ngoại.




Lúc tôi trở lại, Châu kể chuyện hai ông công an đến đòi tiền,


Đưa đây sáu chục ngàn đi uống cà phê, không thì giữ giấy tờ và giam xe.”


Sáu chục ngàn đồng gần bằng bốn đô la; Châu hỏi tại sao, một ông trả lời thẳng thừng,


“Xe đậu lại đây và chị là Việt kiều nước ngoài. Hỏi xú xớ sẽ ‘phạt’ gấp đôi. (6)

Trên kia đã nói cách ăn nói thô bỉ, cách đối xử không tình nghĩa, vô nhân đạo, vô luân lý là do bản chất thô bỉ, gian ác của Hồ Chí Minh, dù ông là người Nghê An hay Đài Loan, và do chủ thuyết đấu tranh giai cấp, luôn nhấn mạnh căm thù chém giết của chủ nghĩa cộng sản từ Marx đến Lenin, Stalin, Mao, Hồ. Hơn nữa, chủ nghỉa cộng sản là một chủ nghĩa độc tài chuyên chế, chú trọng dùng độc tài và bạo lực, cán bộ và nhân dân bị áp bức, bị khủng bố cho nên con người  bị mất bản thân (vong thân), sinh ra thói gian dối và nịnh trên đạp dưới, và tâm tư luôn bất an, sợ hãi sinh ra gắt gỏng.
Còn cái bệnh tham tiền, tham danh mà hành động trắng trợn cướp bóc là do  nhiều nguyên nhân mà
nguyên nhân chính là đảng cộng sản và chủ nghĩa cộng sản. Sau đây là những nguyên nhân phụ:
(1).Cộng sản đã diệt giai cấp quý tộc, giai cấp thượng lưu, đày ải và khinh miệt trí thức (tiểu tư sản), đề cao vô sản, đưa nông dân lên nắm quyền từ địa phương đến bộ viện, nghĩa là đưa hạng dốt và gian ac tham lam lên nắm quyền . Trong giai cấp vô sản, trong hàng ngũ nông dân có nhiều người thật thà, trung hậu, không theo cộng sản, một  số bị cộng sản lợi dụng, một số gian ác lại được cộng sản vỗ về cho nên theo ác đảng và say mê làm việc gian ác. Trong hàng ngủ quan lại, tư sản, và tay sai Pháp cũng có kẻ gian ác nhưng cộng sản gian ác gấp mười.
(2). Cộng sản không có pháp luật, hoăc nói đúng hơn pháp luật không công minh, chúng xài luật rừng như trong vụ CCRD, muốn giết ai thì giết, hoặc bịa tội mà giết, hoặc giết không cần chứng cớ (giết lầm hơn bỏ sót). Cái luật lệ bất công đưa đến việc dung túng cho đảng viên làm càn là do lập trường giai cấp. Lập trường giai cấp là luôn bênh vực người vô sản, bênh vực đảng viên cộng sản. Thí dụ  có hai người bị bệnh như nhau, bác sĩ phải theo lập trường giai cấp chữa cho anh đảng viên và bỏ măc anh quần chúng. Hoặc có hai người ăn trộm, anh đảng viên phải được thả, còn anh con nhà phú nông hay thương gia sẽ bị xử bắn. Anh cán bộ cao cấp không bị đưa ra toà án xử mà xử lý nội bộ, rồi tạm giam vài bữa hoặc thả ngay rồi được thăng thưởng cao hơn. Vì vậy cán bô được đảng và pháp luật bảo vệ, cứ mạnh dạn và bình tĩnh mà cướp của giết người.
(3). Thượng bất chính hạ tác loạn. Trên cao, Hồ Chí Minh tham danh đoạt danh hiệu và tác phẩm của nhóm Nguyễn ÁiQuốc, vì tiền y bán Phan Bội Châu và đồng đảng, vì tiền y kêu gọi Tuần lễ vàng cho y bỏ túi và làm các việc gian ác. Vì lệnh Nga Tàu, và lòng tham cướp vàng bạc, nhà cửa và ruộng đất của nông dân mà thi hành CCRD. Vì tham mộng đế vương mà y bán Việt Nam cho Trung Quốc. Lê Duẩn lấy 16 tấn  vàng của Miền Nam đưa sang Liên Xô cho con y. . Đổ Mười, Lê Đức Anh , Nông Đức Mạnh, VõVăn Kiệt,.. thành triệu phú, tỷ phú. Bọn Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang nổi danh tham nhũng... Bọn cấp trên thuở trươc hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt, ngày nay chúng  mặc sức vơ vét thì bọn bộ hạ và dân chúng cũng phải kiếm chác theo hệ thống dây chuyền của tổ chức đảng.
(4).Lý do quan trọng hơn cả là sau một thời gian theo thiên đường cộng sản, các đảng viên cao cấp ở trung ương, bộ viện cũng như các đảng viên địa phưong cấp dưới nhận thấy chủ nghĩa cộng sản thất bại chỉ đem lại nghèo đói cho nên họ tự động giải thể đảng và chủ nghĩa cộng sản bằng cách trộm cắp tham nhũng để theo chủ nghĩa tư sản, tích cực thu thập tài sản cho chủ nghĩa tư hữu mà ngày xưa họ khinh bỉ. Sau đó thì họ đã công khai hữu sản hóa  cho họ một cách công khai. Họ  hũu sản hóa cho các đảng viên bằng cách lấy nhà tư sản, nhà dân vượt biên cấp cho cán bộ và bỏ chính sách ": bao cấp", mặc các địa phương và cơ quan tự tìm đường sống. Bộ viện tìm cách sống, tìm cách làm tiền, làm giàu, cá nhân cán bộ cũng vậy, và bệnh này truyền đến nhân dân. Cộng sản đi từ thái cực này sang thái cực khác. Hăng hái diệt tư sản bao nhiêu thì nay hăng hái tư sản hóa bấy nhiêu bằng mọi thủ đoạn, cho nên bọn họ đã thành giai cấp mới ,giai cấp tư sản đỏ.. Dân chúng không phương xoay xở cũng sinh ra cách làm tiền bằng mọi cách.

Than ôi  nước ta đã bị cộng sản tàn hại mọi mặt. Phương pháp trị liệu là cắt bỏ toàn bộ khối ung thư, lập lại một thể chế tự do, dân chủ, pháp trị và nhân bản.  Ảnh hưởng văn hóa cộng sản rất mạnh. Ban đầu chỉ có miền Bắc là theo tư tưởng đạo đức bác Hồ, nay thì cả nước tiến lên "xạo hết chỗ nóí!"Tất nhiên, trong  nước ta có  một số người tốt. Hy vọng những người đó sẽ là những nhân tố quý báu cho ngày mai xây dựng lại đất nước ta.
_____

CHÚ THICH

(1). Thư ĐặngThái Mai gửi Trường Chinh  ngày 19-3-1955 phản đối việc cộng sản kê tăng sản lượng để cướp lúa của nông dân.http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5452&rb=0401
(2). NGUYỄN ĐĂNG MẠNH * HỒI KÝ, 127
(3).  TRẦN KHẢI THANH THỦY * MỘT NIỀM VUI NGOÀI KẾ HOẠCH..
(4).TS. MAI THANH TRUYẾT * Y TẾ VIỆT NAM
(5).http://news.zing.vn/Hang-nghin-nguoi-chen-lan-nhau-an-sushi-mien-phi-post363335.html
(6).  NGUYỄN NGỌC HOA* MỘT ĐỜI CHUNG THỦY
 
 

No comments: