Friday, October 28, 2016

THANH LAN =THẨM THÚY HẰNG - ÂM NHẠC = BÁNH XÈO

Sunday, September 29, 2013

NỮ CA SĨ, TÀI TỬ THANH LAN VÀ PHIM "NUMBER 10 BLUES - GOOD BYE SAIGON"

NỮ CA SĨ, TÀI TỬ THANH LAN VÀ PHIM "NUMBER 10 BLUES - GOOD BYE SAIGON" NHẬN GIẢI THƯỞNG AUDIENCE AWARD 2013 TẠI LIÊN HOAN PHIM TỔ CHỨC TẠI NHẬT


7vc5.jpg 
Nữ ca sĩ Thanh Lan rất vinh dự khi được Ban Tổ Chức của Liên Hoan Phim Festival Okuradashi 2013 mời đến Nhật tham dự và cô lại càng hạnh phúc vô ngần khi trong Đại Hội Điện Ảnh kỳ này, cuốn phim “Number 10 Blues” do Thanh Lan đóng vai chánh đã bất ngờ được chọn là cuốn phim được khán giả yêu thích nhất. Khi người viết gọi điện thoại sang Nhật tìm cô đêm thứ ba (24/9), Thanh Lan reo vui báo tin: “TL xin báo tin vui, phim Number 10 Blues đã được giải Audience Award do khán giả bầu chọn tại thành phố Hirosima”. Trên điện thoại, giọng hát Khi Xưa Ta Bé vừa cười vừa đùa: “Có lẽ Thanh Lan hạp số 13 nên năm nay 2013 hên quá”.
Đêm thứ hai, ngày 23 tháng 9, tại một thành phố biển thơ mộng với nhiều đảo nhỏ bao quanh, Thanh Lan đã bất ngờ được nghe một xướng ngôn viên người Nhật đọc tên cuốn phim Number Ten Bleus (tức Goodbye Saigon) là cuốn phim được khan giả yêu thích nhất tại Festival Okuradashi năm 2013. Đây là một festival gồm những cuốn phim của Nhật chưa hề được phổ biến ra thị trường. Thanh Lan cho biết thêm: “Goodbye Sài Gòn/Number 10 Blues là bộ phim do đoàn làm phim Nhật Bản thực hiện, đạo diễn Norio Osada, với sự tham gia diễn xuất của Thanh Lan trong vai nữ chính Lan, phim được quay tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 12/1974 đến trước tháng 04/1975. Vì nhiều lý do, mà lý do chính là công ty sản xuất phim bị phá sản cho nên bộ phim này đã bị đóng băng và tưởng như sẽ không bao giờ được công chiếu. May mắn thay, sau mấy chục năm lưu kho, bộ phim đã được hãng phim truyền hình quốc gia Nhật Bản phát hiện ra và tiếp tục hoàn thiện vào cuối năm 2012. Ngày 24/01/2013, bộ phim đã được công chiếu lần đầu tiên sau gần 40 năm tại Liên hoan phim quốc tế Rotterdam, Hà Lan. Ngày 02/08/2013 tại Liên hoan phim quốc tế Fantasia, Canada. Ngày 14/09/2013 tại Liên hoan phim quốc tế Fukuoka, Nhật Bản. Bộ phim đã nhận được những phản ứng tích cực từ giới phê bình và người hâm mộ. Nay thì cuốn phim này đã được tìm ra và được đem ra mắt tại nhiều quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2013 như Amsterdam (Hòa Lan), Fukuoka và Hirosima (Nhật Bản). Trong tháng 10, phim sẽ được ra mắt tại Pháp và Hoa Kỳ”.
Khán giả Nhật rất thích Thanh Lan trong phim cũng như ngoài đời. Với những chiếc áo dài tha thướt vào đêm khai mạc cũng như kết thúc các Festivals, Thanh Lan luôn nhận được những ánh mắt trầm trồ khen ngợi. Tại Festival Fukuoka kỳ này, đã có mặt 29 nước Á Châu, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Irak. Giải nhất về tay Hongkong và giải nhì về nước Hàn Quốc.
Thanh Lan hẹn với người viết trong số tới sẽ có những tạp ghi chép lại những kỷ niệm mới nhất của cô trong chuyến đi Nhật lần này. Mời quý bạn đón xem.
 


x6v2.jpg
Đạo diễn bộ phim và ca sĩ Thanh Lan lên nhận giải thưởng Audience Award cho bộ phim Number 10 Blues ngày 23 tháng 9 năm 2013 tại Nhật Bản.

ougl.jpg
Thanh Lan (với Áo dài Việt Nam) tham dự Liên hoan phim quốc tế Fukuoka Nhật Bản ngày 14/09/2013, công chiếu bộ phim GoodBye Sài Gòn - No.10 Blues. 

ugta.jpg
Hai tài tử chính Thanh Lan và Yusuke Kawazu trong phim Number 10 Blues quay tại Saigon năm 1974-1975 
hdzs.jpg

Thanh Lan - Tuoi Mong Mo (The Ages Of Dreams) 1974


Haru wa mada konai keredo
Tsumetai ame no huyu wa
Itsumademo tsuzukanai
Shiawase wa kitto kuru
# Yume o, yume o miruno
Yume o, yume o miruno

Hanahiraku oka no michi o
Anohito wa kakete kuru
Nagai tabiji o oete
Kono mune ni kaeru desyo
# (refrain)

Aozora no kumo no shita-o
Anohito to aruku hi wa
Dareyorimo utsukushii

Ao dai de kikazarou
# (refrain)

Kanashimi no atoni kitto
Yorokobi ga kuru toyu-u
Wakaretara itsunohika
Meguriau toki ga kuru
# (refrain)


Japanese Lyrics: Rei Nakanishi
Original Lyrics: Pham Duy
Music: Pham Duy
arr. by Shiroo Tuchimochi

Japanese version 日本語バージョン
Japanese Title: Yumemiru Sedai

_________________
Je t'aime

Saturday, September 28, 2013

VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

 

Phương Hồng Quế, giọng hát của một thời khói lửa

Ca sĩ Phương Hồng Quế
Ca sĩ Phương Hồng Quế
Đức Bình
Trong gia tài âm nhạc khá đồ sộ của mình, với những bản tình ca được ghi âm trước và sau năm 1975, cái mốc mang đầy tính định mệnh của dân tộc Việt nói chung, và âm nhạc Việt nói riêng, có thể nói, Phương Hồng Quế là một trong số ít những nữ ca sĩ hát về chủ đề lính nhiều nhất, phong phú nhất. Phần lớn các ca khúc Phương Hồng Quế trình bày đều là những bản tình ca xưng tụng người lính, chị hát như say sưa với hình ảnh oai hùng của họ, như thể cùng gánh vác hành trang với họ trên trận chiến, trên giường bệnh, hay trên từng bước đường hành quân.
Các nhạc phẩm mà Phương Hồng Quế thể hiện, nếu không trực tiếp liên quan đến hình ảnh người lính trong thời loạn lạc chinh chiến, thì cũng gián tiếp đâu đó có bóng dáng người chiến binh.
Người ta vẫn còn nhớ, ngày Phương Hồng Quế tập tễnh bước vào làng ca hát, đó là thời điểm khi chị chỉ mới khoảng 15, 16 tuổi, hát trong ban nhạc thiếu nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức. Rồi đến khi chừng 17,18, Phương Hồng Quế bắt đầu đi hát cho các phòng trà và đặc biệt thường xuyên xuất hiện trên các chương trình ca nhạc của đài truyền hình. Tiếng hát Phương Hồng Quế đã nhanh chóng chinh phục được giới trẻ miền Nam, nhất là đối với những người ở trong quân ngũ, cũng vì lẽ đó mà chị đã được khán thính giả yêu mến tặng cho danh hiệu "Ti Vi Chi Bảo" – hay nói cách khác là "Bảo vật của truyền hình".
Gần 40 năm trôi qua, giờ đây cuộc chiến tranh đã lui xa về quá khứ, mỗi bên đều bảo vệ lý tưởng riêng của mình, nhưng không có ai thắng, mà chỉ có kẻ thua, bởi máu của con dân nước Việt ở cả hai miền đều đã đổ, giang sơn đã liền một dải, nhưng vẫn còn một bộ phận người Việt phải lăn lộn bôn ba xứ người, chia đàn sẻ nghé, vẫn còn hận thù ngăn cách… Đó là nỗi đau lớn của Dân tộc Việt Nam.



"Bạn sẽ không thật sự hiểu được giá trị của cuộc sống cho đến khi nào bạn phải đối mặt với tử thần, và những người đã từng chiến đấu cho sự sống còn của chính bản thân họ, cũng như cho sự bình an của bạn, thực sự đã làm cho cuộc đời này trở nên thiêng liêng hơn, ý nghĩa hơn, mà những kẻ khác không bao giờ hiểu được".
Như một định mệnh, có lẽ những người ca sĩ đã từng lăn lộn với người lính, mang tiếng hát của mình đến từng chiến hào, trận địa, chắc chắn, sẽ nghiễm nhiên có chỗ đứng xứng đáng trong những trang sử vàng của âm nhạc Việt Nam.
Nhân dịp ngày 04/10/2013 tới đây chị sẽ có mặt tại Pháp, trong khuôn khổ đêm ca nhạc dành cho khán giả người Việt tại Paris, Phương Hồng Quế đã vui lòng trả lời phỏng vấn của đài RFI.

Phỏng vấn ca sĩ Vương Hồng Quế

Người đẹp Bình Dương có liên hệ gì đến tỉnh Bình Dương?

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2013-09-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
tth-305.jpg
Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng.
File photo

Không xuất thân ở Bình Dương

Kể từ giữa thập niên 1950 cho đến sau này, khán giả hâm mộ hát bóng, cũng như rất nhiều người trong mọi giới đã không lạ gì với cái tên Thẩm Thúy Hằng, và người đời cũng đặt biệt danh cho nàng là người đẹp Bình Dương. Mới nghe qua thiên hạ tưởng đâu rằng Thẩm Thúy Hằng nếu không xuất thân ở tỉnh Bình Dương thì cũng có liên hệ gì đó đến cái đất địa cách Sài Gòn khoảng hơn 30 cây số về hướng Bắc, trừ phi những người từng biết căn cội của người nữ tài tử điện ảnh nổi tiếng là đẹp này.
Kể ra thì bên lãnh vực điện ảnh cũng có rất nhiều nữ tài tử, và luôn cả những người nổi tiếng, đóng nhiều phim Việt Nam, phim ngoại quốc, nhưng lại không có biệt danh, trừ trường hợp kỳ nữ Kim Cương đã sẵn có biệt danh bên địa hạt sân khấu từ lâu, ngoài ra chẳng thấy ai hết. Tóm lại trong làng điện ảnh chỉ duy nhứt Thẩm Thúy Hằng là có cái biệt danh “người đẹp Bình Dương”, một mỹ từ mà có lẽ không một người nữ nào lại chẳng muốn.
Thế nhưng, số đông thiên hạ đâu có biết Thẩm Thúy Hằng chẳng có liên hệ dính dáng gì đến vùng đất nổi tiếng có nhiều trái cây, sầu riêng măng cụt, chôm chôm như Lái Thiêu, hoặc là có nhiều đồn điền cao su như Lai Khê, Bến Cát của tỉnh Thủ Dầu Một, tức Bình Dương. Như vậy do đâu mà Thẩm Thúy Hằng lại mang biệt danh “người đẹp Bình Dương”?
Thật ra thì chẳng có mấy ai lại bỏ công tìm hiểu làm chi vấn đề “bao đồng” như thế, có ích lợi gì đâu chớ, mà chỉ những người hâm mộ nghệ thuật, muốn lưu lại cho thế hệ sau về lịch sử sân khấu, màn ảnh, cũng như sự thăng trầm ba chìm bảy nổi các bộ môn nghệ thuật nước nhà thì mới tìm hiểu ghi lại thành tài liệu lịch sử cho sau này.
Theo như tôi tìm hiểu thì nữ mình tinh Thẩm Thúy Hằng sinh quán ở miền Tây, tỉnh Long Xuyên, lên Sài Gòn đang học lớp Đệ Tứ ở trường Huỳnh Thị Ngà thì được hãng phim Mỹ Vân tuyển chọn đóng vai chánh cuốn phim có tên “Người Đẹp Bình Dương” để rồi sau đó người ta dùng nhân vật chính và địa danh trong cuốn phim để đặt biệt danh cho nàng. Có điều là Bình Dương trong cuốn phim kia lại không phải là Thủ Dầu Một, một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ Việt Nam, mà là một địa danh ở... bên Tàu.
Năm 1957 nghệ sĩ Năm Châu, tức soạn giả Nguyễn Thành Châu hợp tác với hãng phim Mỹ Vân, đã dựa vào câu chuyện trong một cuốn sách của Tàu viết kịch bản cho phim, và dùng địa danh cùng nhân vật nữ chánh đặt tựa cho phim “Người Đẹp Bình Dương”. Đây là cuốn phim đầu tiên của minh tinh Thẩm Thúy Hằng, đã đưa nàng lên đài danh vọng, lại đồng thời được khán giả, thiên hạ đặt cho cái biệt danh nghe rất dễ thương.

tham_thuy_hang_250.jpg
Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng. File photo.
Vấn đề này về sau một ký giả kịch trường có hỏi Năm Châu tại sao lại lấy tên phim là Người Đẹp Bình Dương, để cho thiên hạ lầm lẫn với Bình Dương Thủ Dầu Một? Năm Châu trả lời, lúc ấy thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, ông viết truyện phim dựa vào câu chuyện nhân gian bên Tàu, và lúc quay cuốn phim “Người Đẹp Bình Dương thì tỉnh Thủ Dầu Một chưa đổi tên. Thế nhưng, khi phim kiểm duyệt xong ra mắt khán giả, thì lại đúng vào lúc có sắc lệnh của chính phủ đổi tên nhiều tỉnh chứ không riêng gì Thủ Dầu Một. Thấy cũng chẳng hại gì, thì thôi để vậy luôn.
Cũng cần biết thêm lúc tỉnh Thủ Dầu Một đổi tên, thì cùng lúc nhiều tỉnh khác cũng đổi tên mới như: Bà Rịa đổi tên Phước Tuy, Cần Thơ đổi tên Phong Dinh, Long Xuyên mang tên mới An Giang, và Vĩnh Bình thì tên mới của Trà Vinh... Còn các tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ là Biên Hòa, Tây Ninh, Gia Định...
Vào thời thập niên 1950 phim Việt Nam rất hiếm, lâu lâu mới có một cuốn phim Việt ra đời, nên rất được khán giả ủng hộ. Lúc bấy giờ đối với khán giả bình dân thì phim Việt dù dở cũng thành hay, do bởi người ta nghe được tiếng nói, thay vì phải đọc phụ đề Việt ngữ của các phim ngoại quốc mà đa số người coi đã không đọc kịp.

“Đẹp như Thẩm Thúy Hằng”

Cái may mắn của nữ tài tử Thẩm Thúy Hằng thì ngoài việc gia nhập làng điện ảnh ở thời kỳ mà phim Việt Nam rất hiếm, lại cũng chẳng phải tranh đua tài nghệ với ai. Ngoài ra cô còn có sắc đẹp lộng lẫy mà hầu như khán giả nào cũng công nhận, bởi nếu như người ta muốn khen một cô gái đẹp nào đó là thường hay nói “đẹp như Thẩm Thúy Hằng” vậy!
Thời gian làm tài tử cho nhiều hãng phim, người ta chỉ thấy Thẩm Thúy Hằng đóng cặp với nam tài tử cùng nghề, nhưng đến khi làm chủ hãng Việt Nam Film thì người đẹp Bình Dương nhắm vào thương mại nhiều hơn, và cô đã nhờ soạn giả Năm Châu viết cho kịch bản cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”, đồng thời mời kép cải lương Thanh Tú đóng cặp với cô.

Dạo đó các nhà làm phim không biết bắt mạch từ đâu mà lại ùn ùn chạy đi tìm đào kép cải lương tên tuổi mời về đóng phim, mà lại còn giao cho các vai trò nòng cốt, khiến cho các tài tử chuyên nghiệp mặc nhiên xuống giá, nếu không muốn thất nghiệp thì phải bằng long chấp nhận đứng chung sân quay với đào kép cải lương và chịu lãnh vai trò thấp hơn.

Thực trạng trên đã gây bất mãn cho một số tài tử điện ảnh chuyên nghiệp, và trong lúc cuốn phim còn đang quay thì họ tung tin rằng đào kép cải lương đóng phim “rất ư là cải lương”, hoặc loan truyền rằng ai đó cho biết cải lương bị chết đứng rồi, giờ đây chạy sang điện ảnh làm sao khá nổi chớ!
Riêng Thẩm Thúy Hằng trong lúc đang quay cuốn phim “Chiều Kỷ Niệm”, mà tài tử chánh là kép Thanh Tú đóng cặp với cô, thì có người hỏi ngay rằng:
“Tại sao lại chọn kép cải lương cho đóng phim mà lại là vai chánh nữa, bộ không sợ mất tiếng hãng phim hay
sao?”
Thẩm Thúy Hằng trả lời:
“Lấy tiếng cũng phải lấy tiền chớ!”

tth-250.jpg
Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng cùng chồng là TS Nguyễn Xuân Oánh. File photo.
Rồi cô còn nói thêm rằng đào kép cải lương tên tuổi đương nhiên họ có một số khán giả, giờ đây họ đóng phim tức nhiên số khán giả từng ái mộ họ sẽ mua vé đi coi. Sản xuất phim là làm thương mại rồi, cái tiếng rất cần nhưng tiền cần hơn!
Thế là người hỏi đành chịu thua thôi, và đào kép bên cải lương ào ạt nhảy vào lãnh vực điện ảnh, thao túng sàn quay, khiến cho một số tài tử bên điện ảnh chịu thất nghiệp, bởi các vai nòng cốt bị cải lương nắm hết. Những người bỏ tiền ra làm phim như Thẩm Thúy Hằng mời Thanh Tú cộng tác, cũng như Cosunam mời Thanh Nga là họ đã nhắm vào con số khán giả cải lương đông đảo từng ủng hộ thần tượng của họ.


Người ta nói làm nghệ thuật điện ảnh không nên lầm lẫn với cải lương, ai mà không đồng ý như vậy chớ, nhưng đâu có ai bỏ tiền ra làm nghệ thuật mà lại chẳng muốn cơ lợi vào. Lấy tiếng đã đành nhưng cũng phải lấy tiền nữa, vì lẽ đó nên Thẩm Thúy Hằng không thể bỏ qua được Thanh Tú, Phùng Há, Năm Châu, Kim Cúc, dầu những người này lên màn ảnh họ vẫn còn các điệu bộ của sân khấu, như người ta đã xem qua phim “Chiều Kỷ Niệm”. Ấy thế mà phim này Thẩm Thúy Hằng đã lời trên 10 triệu bạc, trong vòng tuần lễ đầu trình chiếu ra mắt tại hai rạp ở Thủ Đô Sài Gòn. Tại sao? Vì phim “lô canh” mà không được khán giả bình dân ủng hộ thì chết đi một cửa tứ. Phim của Thẩm Thúy Hằng mà lời được là do phần lớn khán giả cải lương ào tới xem coi thần tượng sân khấu của họ lên màn ảnh ra sao. Họ chẳng cần biết tên của Huy Cường, của Đoàn Châu Mậu, của Tony Hiếu là ai cả!

Và đến Kim Cương cũng thế, quay cuốn phim “Mưa Trong Bình Minh” kỳ nữ đã mời cải lương chi bảo Bạch Tuyết về giao vai chánh, và hãng thì lấy tên Kim Cương. Như vậy khán giả thoại kịch, cải lương, truyền hình và điện ảnh cùng đi coi phim chớ không hề phân biệt là bên nào, phía nào. Kỳ nữ xuất thân từ cải lương nên biết rõ khán giả của môn nghệ thuật này đông đảo hơn bất cứ môn nào, do đó mà làm ăn khá tậu khách sạn ở Vĩnh Long, mua xe hơi, biệt thự... Có cái nhìn thực tế như vậy mới làm giàu.

Sau 1975, Thẩm Thúy Hằng vẫn tiếp tục đóng phim, đóng kịch, nhưng rồi lại vắng mặt một thời gian khá dài. Mãi đến năm 1990 mới xuất hiện trở lại cho biết là sẽ cộng tác với hãng phim Ấn Độ, vì cô muốn đi đến đất Phật. Muốn theo chân Đường Tăng đến đất Phật, vừa đóng phim vừa đi thăm những nơi nào mà Đường Tăng đã đi qua, nơi nào ông đến thỉnh kinh, và cô cũng muốn tự mình tìm học những kinh Phật nào mà cô chưa biết đến.
Ngoài ra hãng phim Ấn Độ còn hứa sẽ thỏa mãn yêu cầu của cô là đi thăm viếng ở bất cứ nơi nào trên đất Ấn Độ còn dấu tích của Phật Thích Ca như Cội Bồ Đề, Vườn Trúc Lâm, Kỳ Viên Tự, những vùng thánh địa...

Được biết nữ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng là người thuộc khá nhiều kinh Phật, và cô đã nuôi mộng “theo chân Đường Tăng” đi Ấn Độ từ nhiều năm, chứ không phải đợi đến khi xem bộ phim Tây Du Ký rồi mới muốn đến đất Phật. Sự hứa hẹn đáp ứng yêu cầu của hãng phim Ấn Độ, khiến cô rất vui mừng, sẽ thực hiện được ước mơ... theo chân Đường Tăng đi Ấn Độ!
Nữ nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng còn cho biết trong phim Tây Du Ký. Tề Thiên Đại Thánh đã cân đẩu vân rất nhanh, nhưng là nhanh đối với phương tiện cổ điển ngày xưa, chớ bây giờ cô ngồi máy bay phản lực bay một vèo là đến đất Phật, có lẽ Tề Thiên Đại Thánh cũng khó nhanh hơn...
Có điều là khi xưa Đường Tăng đến Ấn Độ rồi thành Phật Bồ Tát, còn Thẩm Thúy Hằng thì chưa thành Phật, mà về nước tiếp tục sống với ông Nguyễn Xuân Oánh cho đến ngày ông qua đời. Và người ta không biết người đẹp Bình Dương khi về già ra sao...? 

Đong đưa cùng Nhạc Muồi (phần 2)

Nguyễn Ngọc Già gửi RFA từ Việt Nam
000_Hkg84702980-305.jpg
Một ca sĩ Việt Nam biểu diễn trong đêm nhạc Phú Quang tại Nhà hát lớn Hà Nội hôm 03/4/2013.
AFP photo
"Nhạc trẻ" và "nhạc...lạ"
Để không mang tiếng là thổi phồng Nhạc Muồi quá đà và cũng để không bị "lạc hậu" với "nhạc trẻ", mời quý độc giả cùng thử nghe bài hát có tên "Chạy Mưa"[1] để xem "nhạc trẻ" là như thế nào.
Lý do tôi đề nghị quý độc giả nghe và xem bài hát này:
- Cuộc thi The Voice 2013 vẫn còn đang rất nóng với những người ngồi ghế huấn luyện viên đều nổi tiếng trong làng nhạc hiện nay: Mỹ Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Nhung và Quốc Trung cùng những chuyên gia giúp họ về chuyên môn như: Thanh Bùi (một người Úc gốc Việt), Huy Tuấn, Hoài Sa, Phương Uyên (nhóm Ba Con Mèo) v.v...
- Đây là bài hát do chính tay nữ ca sĩ Hồng Nhung chọn cho 2 thí sinh tham gia cuộc thi.
- Trong màn thi gọi là "đối đầu", Quốc Trung đã nhấn nút cứu một nữ thí sinh do Hồng Nhung loại.
Thú thật, với một chút hiểu biết về thanh nhạc, sau khi ráng... lóng tai nghe bài hát này, quả thật không đọng gì lắm trong tôi về lời nhạc, ngoài những chữ "chạy mưa", "ướt nhẹp" v.v... Một cuộc "chạy mưa" không phải vội vàng mà là giành giựt một cái gì đó, nó giống như một cuộc "chạy đua" xem ai hét to hơn, ai gằn giọng "dữ" hơn, ai khoe giọng cao hơn, ai "phá cách"
(hay phá phách?) bài hát "lạ" hơn. Một cuộc "chạy đua" thật... "lý thú" (!). Ở đây, giám khảo Hồng Nhung chọn người hát "quai quái".
Tuy nhiên, tôi thật "tâm đắc" với hình thức sân khấu được biến hóa ước lệ thành một "sàn đấu...boxing" cùng hai nữ boxer đang ... "đánh lộn" bằng... "âm nhạc".
"Nhạc trẻ" là vậy chăng? Với cách trình diễn của hai cô bé chỉ trỏ vào nhau, chỉ trỏ vào khán giả, nhăn nhó mặt mày, gào thét hết cỡ, lắc đầu, xõa tóc, như gằm ghè ăn thua đủ với nhau, đi qua đi lại đổi chỗ đứng, tôi không thể nào không gọi đó là một "trận đô vật", hay nhẹ hơn, đó là "cách hát sỉ vả". Sỉ vả lẫn nhau và sỉ vả khán giả. Điều "thú vị" hơn, các vị ngồi ghế chấm thi và khán giả cổ vũ hò hét một cách hào hứng đúng như một trận đấu võ đài hơn là một cuộc thi hát. Chỉ tiếc, giá như micro được thay bằng đôi găng chuyên nghiệp, với trang phục hiện đại và động tác của hai thí sinh dẻo dai hơn một chút thì đó là màn trình diễn của 2 "đả nữ" rất thú vị xen lẫn "mắng" nhau bằng vần điệu khi cao khi thấp (!). Có vẻ chủ đề đã bị lạc đề mất rồi!
Ngoài "nhạc trẻ" được tán thưởng như màn trình bày nói trên, mời quý độc giả tiếp tục kiên nhẫn bỏ ba phút để xem một ca sĩ được mệnh danh là diva Việt Nam - Thanh Lam, trình bày nhạc phẩm "Phượng Yêu" [2] của nhạc sĩ Phạm Duy. Một nhạc phẩm qua giọng ca Lệ Thu [3], hoàn toàn có quyền xếp vào dòng Nhạc Muồi, đúng nghĩa của nó.
Cô Thanh Lam được một khán giả nhận xét trên youtube: "...xử lý bài hát theo một cách mới, đầy thông minh và sáng tạo, không đi theo lối mòn của những người đi trước đã từng hát...".
Có thể là như thế, nhưng "mới", "thông minh", "sáng tạo" gì đi nữa, người ca sĩ nên hiểu, họ có quyền truyền tải mọi cảm xúc đến cho khán giả, nhưng nhất định không bao giờ được truyền nỗi sợ hãi cho người xem, đó là điều tối kỵ, vì âm nhạc không phải là phim... kinh dị, dù phim kinh dị vẫn cần "cầu viện" âm thanh và đôi khi cả âm nhạc để đạt hiệu quả. Âm thanh không
phải là âm nhạc.
Với phục trang áo dài màu tối, cô Thanh Lam đứng ... "chàng hảng", lắc lư, gồng mình, vung tay, nhăn mặt và... tru tréo hơn là bày tỏ nỗi thất vọng về tình yêu, dù đó là một tình yêu thiết tha, chung thủy và bị bội phản. Cô như đang điểm mặt và đe dọa người đã bỏ rơi cô bằng cách gào lên: "Tôi yêu anh đấy! Anh có yêu tôi không thì... bảo(!)". Nếu cô hóa trang thêm bằng
một mái tóc giả dài lòa xòa để biểu diễn bài hát này, khi cô cất giọng tới đoạn "yêu như loài ma quái", nhất định cô phải được thừa nhận "đỉnh của đỉnh" về nghệ thuật... rùng rợn có một không hai mà nhạc sĩ Phạm Duy có thể bật dậy để "lóng tai" "thưởng thức" (!). Dù sao cũng phải công nhận giọng cô trầm nhưng... ồm, làn hơi đầy và dài, kỹ thuật thanh nhạc quá tốt, âm
vực rộng, nếu như cô đừng khoe giọng như nhạc sĩ Nguyễn Ánh9 từng phàn nàn thì... "đỡ" hơn biết bao nhiêu.
000_Hkg3919970-200.jpg

Ca sĩ Hồ Ngọc Hà với trang phục hiện đại thể hiện nhạc trẻ trong một lần biểu diễn ở Hà Nội hôm 14/8/2010. AFP photo

Càng ê chề hơn với cụm từ rất phổ biến mà các "diva", "ông hoàng", "bà chúa" nhạc Việt ngày nay hay dùng: "Giọng ca đầy nội...lực". À ra thế! Chỉ xin nhắc các vị, âm nhạc cần "nội tâm" chứ không cần khỏe như vâm, dùng cổ họng, dùng dây thanh đới để "sỉ vả nhau" hay "hét vào tai nhau", vì các vị đang... hát, đang truyền cảm xúc cho khán giả, chứ không phải hù dọa, đe
nẹt hay đuổi khán giả "chạy có cờ"! Hơi dài thì tốt, nhưng các vị đang hát chứ không phải thổi bong bóng! Giọng người ca sĩ thường được ví như chim, nhưng người đời cần: họa mi, sơn ca hay hoàng oanh chứ không cần đại bàng, kền kền hay diều hâu, mặc dù chúng cũng thuộc họ...chim! Người nghe cần thánh thót chứ không cần lảnh lót; người nghe cần trầm ấm chứ không cần ầm oàm (như tiếng đại bác); người nghe cần nghe tiếng saxophone, trumpet chứ không cần nghe còi xe cứu thương, xe chữa cháy (!).


Có phải "nhạc trẻ" và cái gọi là "làm mới" như cô Thanh Lam đã góp thêm điều cần lý giải trong "tình yêu" ngày nay của lớp trẻ?: tại sao họ yêu nhau thật... "dễ", tại sao họ có thể đâm chém nhau một cách... "thoải mái" rồi khóc hu hu, tại sao họ có thể "sống thử", có thể rủ nhau tự tử dễ dàng, có thể tạt acid vào nhau, có thể phá thai như phá một mụm cóc, có thể vứt lăn lóc những trẻ sơ sinh như vứt một bọc rác, có thể rủ bạn bè bề hội đồng ngay chính người mà họ gọi là "người yêu" (!), có thể vừa âu yếm làm tình xong thì giết... ngay, có thể rủ nhau cùng buôn ma túy, có thể rủ nhau cùng giết người phi tang, có thể rủ nhau cùng cướp của ngay chính cha mẹ họ v.v... Họ là "sản phẩm" của "dây chuyền sản xuất" nào đây?! Chẳng lẽ "muốn
xây dựng CNXH cần có con người XHCN" là thế này(?!).


Nguyễn Phú Trọng chê trách tuổi trẻ Việt Nam [3a] "phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với thời cuộc, thích sống hưởng thụ, đua đòi", nhưng ông ta không biết hay vì hèn nhát nên không dám nhận và chỉ ra, ở đó, còn có cả một vũng lầy tội ác ngập ngụa trong tuổi trẻ đi kèm với tính nhẫn tâm và phớt lờ trước nỗi đau của ngay chính người thân ruột thịt như các con của tù nhân lương tâm:
Trần Anh Kim, Nguyễn Kim Nhàn [3b] đang đối xử với cha của họ (!)
Nguyên nhân từ đâu tuổi trẻ Việt Nam ngày nay như thế (?!).


Điều đáng ghê sợ hơn, ông Trọng nói Đoàn TNCSHCM cần: "...làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng hơn nữa cũng như chăm lo xây dựng tổ chức vững mạnh, các phong trào hành động". Tuyệt nhiên, người đọc không hề nhận thấy một lời nói nào thể hiện một chút tâm hồn hiền lương của một người cha, người thầy cần phải có khi đứng trước nhân cách suy đồi, tâm hồn trống rỗng cùng tấm lòng nhân ái bạc thếch của một phần tuổi trẻ ngày nay, ngay trong đoàn TNCSHCM mà cô Nguyễn Phương Uyên đã bị bỏ rơi, khi cô bị bắt cóc trước đây bởi cái "tội" Yêu Nước!
Rất đau! Đau lắm!
Blogger Cánh Cò có bài *"Côn đồ cầm đá và côn đồ cầm viết"* gây tai họa rộng lớn trong dân chúng, có vẻ còn thiếu một loại, đó là loại "côn đồ cầm micro" cho "đủ bộ" chăng? Hình như trong giới văn nghệ sĩ hiện nay đang dần "tập hợp" gần đủ loại côn đồ này?


Trở về với dòng Nhạc Muồi
Nói đến dòng nhạc này mà nhắc tới những tên tuổi đã đi vào lòng khán thính giả hàng chục năm qua như: Chế Linh, Duy Khánh, Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Hương Lan v.v... thì không còn gì nói thêm nữa. Hãy thử nói về những người mà thiên hạ tưởng họ quá "cao sang" nên luôn tránh xa cái gọi là "nhạc sến"; nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong số đó.


Những ai xem rẻ dòng Nhạc Muồi có biết rằng [4]:
"...với Bảo Yến, tôi (Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) và anh Sơn có một kỷ niệm. "Hồi đó, tôi mới ở nước ngoài về, anh Sơn có kể cho tôi đôi điều về Bảo Yến và bảo "Trinh lại đây anh cho nghe thử bài này hay lắm Tôi hỏi: Bài gì thế anh? "Trinh cứ nghe đi thì biết". Lâu quá rồi tôi không còn nhớ tên bài, chỉ biết rằng hai anh em cứ ngồi ấn đi ấn lại để nghe mà không biết chán. Điều đáng nói là ca khúc đó thuộc dòng nhạc mà người ta hay gọi là "nhạc sến", không phải gu thường nghe của anh Sơn. Có lẽ vì sức hấp dẫn đến từ giọng ca của Bảo Yến. Sau này biết nhau, tôi nhận thấy Bảo Yến có chất giọng trời cho, là một trong số ít ca sỹ có thể hát được nhiều dòng nhạc".
Đó là chủ đề nhạc gọi là "Nhạc Gò Công", trong đó có nhiều nhạc phẩm với tên tuổi nhạc sĩ Hoàng Phương [5] (1943 - 2002), bấy giờ nó trở thành một phong trào nghe và hát từ giữa thập niên 80' thế kỷ trước.

Nữ ca sĩ Bảo Yến đã gây ngạc nhiên cho không chỉ Trịnh Công Sơn mà cô đã khẳng định trước công chúng, ngoài các dòng nhạc mệnh danh là "sang", cô vẫn có đủ khả năng và cảm xúc dạt đào khi truyền đến người yêu nhạc những ca khúc Nhạc Muồi qua chủ đề "Nhạc Gò Công" thời bấy giờ.
Có thể nói, giọng ca Bảo Yến muốn "sang" thì rất "sang", cần "muồi" thì "muồi tới bến". Giọng ca của cô cho đến nay, chưa có một ca sĩ nào thuộc thế hệ trẻ có thể vượt qua về sức lay động, lan tỏa mà sâu lắng về Nhạc Muồi cho đến nhạc "sang", cũng như gây ấn tượng mãnh liệt qua các thể loại "nhạc kích động". Bảo Yến không chỉ là "viên ngọc" âm nhạc quý hiếm của Việt Nam mà cô còn xứng đáng để gọi là đại diện tiêu biểu cho giọng hát tân nhạc Việt Nam sau 1975. Qua giọng ca, Bảo Yến đã khẳng định chân lý: không có cái gọi là "nhạc sến".
Chỉ có "người hát sến" với quần áo màu mè, tóc tai "hai lai, ba lai", phục sức tùm lum, phong thái ỏng ẹo, lời ăn tiếng nói giả tạo, chọn bài không quan tâm đến chất giọng như nhiều người đã thấy ngày nay. Dù cho những ca sĩ đó huyễn hoặc và tự ru ngủ bằng hàng hàng lớp lớp "fan" vây quanh với cái mà họ gọi là đang hát "nhạc trẻ", "nhạc sang", "nhạc hiện đại", "nhạc" rất ư là... "tây", rất ư là "hàn", kể cả "làm mới" các loại nhạc theo kiểu "tả pí lù" (!)

Có thể đối với một số khán giả trong nước, cái tên Dalena nghe thì biết ngay là người... "tây", nhưng bài viết này muốn giới thiệu tới những ai chưa biết cô gái người Mỹ 100% này, vì cô hát Nhạc Muồi rất...muồi qua nhạc phẩm nổi tiếng hàng chục năm qua của cố nhạc sĩ Y Vân - "Lòng Mẹ" [6]. Nhìn cô gái Mỹ, tóc vàng, mặc đầm, lại nhẹ nhàng cất lên tiếng hát ngợi ca người
mẹ Việt Nam mà bùi ngùi xúc động và xấu hổ khi nghĩ về những đứa con "thời hiện đại" hôm nay!
Nữ ca sĩ Khánh Ly, một người nổi tiếng đến nỗi không cần phải nói gì thêm về chị, đã viết [7]:
000_Hkg492008-200.jpg
Một ca sĩ dân gian trong trang phục truyền thống hát quan họ trong lễ hội Lim được tổ chức hôm 01/3/2007 tại làng Lim ở Bắc Ninh. AFP photo
"Chỉ một bài “Nỗi Buồn Hoa Phượng”, Thanh Tuyền lúc đó mới 15 tuổi đã trở nên mỏ vàng của Hãng đĩa. Chỉ với “Chuyện Một Chiếc Cầu Gảy” Hoàng Oanh, cô sinh viên văn khoa không hề thua kém Thanh Tuyền của trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt. Không ai có thể hát lại chị Bạch Yến bài Đêm Đông. Không ai có thể làm xao xuyến người nghe như chị Lệ Thanh với Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn. Chị Trúc Mai bài “Hàn Mặc Tử”..."
Với đoạn trích trên cho thấy, ngay cả những ca sĩ không chuyên về dòng Nhạc Muồi, họ cũng đánh giá cao dòng nhạc này và các ca sĩ hát dòng nhạc này ngang hàng với bất kỳ dòng nhạc nào khác, dù cho đó là của Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn, dù cho đó là của Lê Hựu Hà hay Quốc Dũng cho đến những nhạc phẩm của Pháp, Mỹ gần như không ai không biết, qua giọng hát: Thanh Lan, Julie Quang, Jo Marcel, Elvis Phương, Tuấn Ngọc, Khánh Hà v.v...
Nếu bạn đọc không lạ với tên tuổi Bạch Yến qua nhạc phẩm "Cho Em Quên Tuổi Ngọc" với tư cách nữ ca sĩ được nhạc sĩ Lam Phương trao đầu tiên để trình diễn, thì khán giả cũng biết chính ông là người viết nhạc phẩm này bằng cả tiếng Pháp. Khi lời Pháp được cất lên, nếu không nói ca khúc này của người Việt viết, bạn hoàn toàn bất ngờ vì nó vô cùng... Tây, đúng với nghĩa này.
Tuy nhiên điều đáng nói về nhạc sĩ Lam Phương, ông viết Nhạc Muồi lại vô cùng muồi mẩn bằng những ca từ sang trọng và nặng trĩu tình quê trước thời cuộc. "Chuyến Đò Vĩ Tuyến" [8] là một trong số đó, kể về nỗi niềm chia đôi đất nước, dù ông sinh trưởng và thành danh tại miền Nam. Ca khúc này do nữ ca sĩ Hoàng Oanh, người đầu tiên kết hợp Nhạc Muồi và ngâm thơ, tạo nét mới lạ và thấm đẫm nỗi niềm biệt ly của người đi kẻ ở.

Ngoài Lam Phương, còn những nhạc sĩ tài năng khác, có thể viết nhiều thể loại nhạc trong đó có những bản Nhạc Muồi đầy ắp chất thơ và lung linh như một tuyệt phẩm bằng hình, ví dụ : Anh Bằng (Căn Nhà Ngoại Ô), Trầm Tử Thiêng (Đưa Em Vào Hạ), Quốc Dũng (Lối Thu Xưa) v.v...
Nói về nhạc sĩ "thời ngụy", có vẻ dễ bị cho là thiên vị. Vậy thì hãy cùng nghe thử "Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ", "Thư Tình Cuối Mùa Thu" của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, phổ thơ thi sĩ Xuân Quỳnh (vợ nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ), để thấy hết tình tứ trong nét nhạc; mộng mơ trong ca từ, lại không thiếu sự khắc khoải của những tâm hồn trong sáng, thủy chung, lung linh như ánh sao
trong đêm tối.

Âm nhạc là tâm hồn con người, chở nặng suy tư, chất chứa tâm tình cho mình, cho đời, cho quê hương, dân tộc. Cho cả những hẹn hò tình yêu, nhưng buồn vui theo mệnh nước nổi trôi, cho náo nức và vui mừng của ngày mùa đơm hoa kết trái. Cho cả những vết thương lòng dù nông hay sâu cần chăm sóc, xoa dịu. Cho cả những ngợi ca anh hùng dân tộc như là khúc ca bi tráng để người dân mãi không quên sự hy sinh của họ.

Âm nhạc không nên dung chứa sự hận thù, đố kỵ, bon chen hay chém giết. Thậm chí không thể nào hiểu nổi một "bài hát" của một ông mang danh "nhạc sĩ", có tên Nguyễn Đình Thi còn đưa vụ "giết bầy chó" vào trong nhạc qua bài "Diệt Phát Xít" [9] (!). Quá kinh hãi! Không biết bài gọi là "nhạc" này có ám ảnh người dân cho đến ngày nay với nạn trộm chó và giết người trộm chó
không nữa (!). Hy vọng là không phải như thế, nhưng nhiều người có lẽ vẫn bị ám ảnh với "Tiến Quân Ca" trong đó người ta đòi đi trên "đường vinh quang xây xác quân thù" nghe khá hung tợn và man rợ ?!

Cao hơn, vai trò âm nhạc ngày nay thật cần để cải hóa, cảm hóa người Việt Nam biết mềm lòng hơn với đồng loại, biết thương cảm hơn, san sẻ cho nhau hơn. Đó là vai trò "nghệ thuật vị nhân sinh" kết hợp với "nghệ thuật vị nghệ thuật" mà hiện trạng Việt Nam đang quá thiếu thốn và hẫng hụt.
Không có "nhạc sến" chỉ có người không thể hát Nhạc Muồi hoặc chỉ có người viết nhạc nghèo văn chương để chuyển hóa thành lời ca cho người hát đồng cảm chuyên chở các dòng nhạc đến người nghe mà thôi.
(còn nữa)
_______________
http://www.youtube.com/watch?v=TMIMuN4bnyk [1]

http://www.youtube.com/watch?v=QffzaSaQvzE [2]

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Phuong-Yeu-Le-Thu/ZWZD6UOI.html [3]

http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/524574/TN-phai-co-%E2%80%9Ctam-trong-tri-sang-hoai-bao-lon%E2%80%9D.html#ad-image-0[3a]

http://www.danchimviet.info/archives/79656/viet-cung-noi-dau/2013/09 [3b]

http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/107323/bao-yen-tung-duoc-nham-lam-con-dau-ho-trinh-.html[4]

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Ph%C6%B0%C6%A1ng [5]

http://www.youtube.com/watch?v=fpcJleKRPTY [6]

http://www.viet-studies.info/KhanhLy_BenDoiHiuQuanh.htm [7]

http://www.youtube.com/watch?v=4Wy83LXcwKM [8]

http://www.youtube.com/watch?v=fMm9SUmAXQw [9]

LÊ XUÂN NHUẬN * HỒI KÝ

TRUNG-TÁ TRẦN PHƯỚC THÀNH
 
 
  VỤ không-tặc Nguyễn Cửu Viết xảy ra hôm trước thì sáng hôm sau Trung-Tá Trần Phước Thành từ Sài-Gòn bay ra đến gặp tôi để hỏi thăm tin-tức. Ông nguyên là Giám-Đốc Nha Cảnh-Sát Quốc-Gia Trung-Nguyên Trung-Phần, bây giờ là Chánh Sở An-Ninh của Nha Hàng-Không Dân-Sự Việt-Nam.
  Báo-cáo của tôi đã được chuyển ngay bằng máy vô-tuyến vào Bộ Tư-Lệnh CSQG/Ngành Đặc-Biệt từ chiều hôm qua, và đã được đánh máy thành công-thư để đưa qua trình Tư-Lệnh Quân-Khu I cũng như giao cho tống-thư-viên đáp chuyến bay tải-thư đặc-biệt của Người Bạn Đồng-Minh mang vào Trung-Ương để xác-nhận*. Tôi lấy một bản sao báo-cáo ấy đưa cho Trung-Tá Thành. Ông chăm-chú đọc để xem có cần hỏi tôi thêm điều gì chăng.
  *Hồi đó, chưa có email, fax, điện-thoại cầm tay như bây giờ. Điện-thoại viễn-liên (của Bưu-Điện) thì rất hạn-chế, vì tốn nhiều tiền, đa-số Trưởng Ngành Đặc-Biệt ở địa-phương không có. Xem “Vấn-Đề Truyền-Tin” trong sách “Cảnh-Sát-Hóa”.
*
  Hôm qua, được tin sự-việc xảy ra, tôi liền xin Người Bạn Đồng-Minh cho tôi dùng một chiếc trực-thăng của Hãng “Air America” để bay ra tận nơi quan-sát và mở cuộc điều-tra. Nhằm ngày chủ-nhât, bạn tôi phải trả thêm tiền phụ-trội cho một phi-công để phục-vụ riêng cho chuyến đi của tôi. Tôi dẫn Đại-Úy Ngô Phi Đạm cùng đi.
 
  Vật trước tiên mà chúng tôi nhìn thấy là một chiếc phi-cơ của Hãng “Air Vietnam” đang nằm lẻ-loi trên góc tạm ngưng ở cuối đầu này đường-băng của sân-bay Phú-Bài (phi-trường của Huế, thuộc Tỉnh Thừa-Thiên). Được Đài Kiểm-Soát Không-Lưu xác-nhận là chính nó, tôi bảo phi-công đáp xuống đó. Chiếc tàu liên-hệ đậu lệch một bên trong vị-thế bị rời-bỏ vội-vàng; cửa lên/xuống mở rộng nhưng không có cầu-thang; hai bên thân trước, sát sau buồng lái, bị sức nổ xé toang một khoảng lớn.
 
  Thiếu-Úy Hồ Đình Chi, Chủ-Sự Đặc-Cảnh Quận Hương-Thủy sở-tại, lái xe Jeep từ nhà-ga đến đón chúng tôi. Vừa lúc ấy, qua máy vô-tuyến trên xe, Đại-úy (về sau là Thiếu-Tá) Trương Công Ân, Chánh Sở Đặc-Cảnh Thừa-Thiên‒Huế, báo-cáo là anh đang trên đường đi, vì cần gom-góp các tài-liệu và tang-vật liên-hệ như tôi đã chỉ-thị nên chưa đến kịp. Chi tóm-tắt tường-trình công-việc đã làm: băng-bó tạm-thời và chở ngay các người bị thương cùng với các xác chết đến bệnh-viện Huế; tập-trung đoàn phi-hành và các hành-khách thoát chết lại ở phòng-khách phi-trường; rà-soát an-toàn trong lòng tàu; thu-thập chứng-tích liên-quan đến vụ nổ; sơ-vấn các chứng-nhân; dò tìm đồng-lõa; v.v...
  Chi hướng-dẫn chúng tôi trèo lên tàu. Hành-lý và đồ dùng cá-nhân ngổn-ngang, nhất là các loại đặc-phẩm của Đà-Lạt, trạm cất cánh cuối-cùng của chuyến bay. Ở chỗ lựu-đạn nổ, dâu, mận, mứt, mật, rượu, v.v... văng đổ tung-tóe, trộn lẫn với máu người be-bét, tạo nên một cảnh-tượng hãi-hùng.
 
  Sau khi chụp các kiểu ảnh cần-thiết, tôi cùng Đạm và viên phi-công Mỹ lên xe Jeep của Chi chạy đến nhà-ga. Ở đây, tôi dành riêng phòng-khách để hỏi chuyện một nữ và một nam tiếp-viên, là hai chứng-nhân chủ-chốt trong vụ không-tặc đầu tiên này trong lịch-sử hàng-không Việt-Nam.
 
  Khi tàu vừa rời khỏi bầu trời Đà-Lạt thì một nam-hành-khách tiến đến cửa buồng-lái, định xông vào. Nữ-tiếp-viên Hồng liền chặn lại, đẩy lui. Gã đưa cho thấy một quả lựu-đạn đã được rút chốt sẵn mà gã đang nắm trong tay, đòi phi-công lái thẳng ra Hà-Nội, đáp xuống sân-bay Gia Lâm (thuộc Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa, tức Cộng-Sản Việt-Nam, ở Bắc Vĩ-Tuyến 17).
  Giằng-co ở lối đi giữa những hàng ghế đầu, cô Hồng nhanh trí kiếm kế đối-phó với quân cướp nguy-hiểm, cố gắng cầm chân gã lại, kéo dài thời-gian, và lừa cơ chế-ngự kẻ thù. Nam-tiếp-viên ở đằng sau, được cô báo-hiệu, đã dùng máy nội-đàm báo tin cho phi-công biết. Ông Dương Văn Em, Trưởng Đoàn Phi-Hành, đã liên-lạc, thảo-luận với Trung-Ương; và một kế-hoạch dàn cảnh để đánh lừa tên không-tặc đã được cấp-tốc thi-hành.
  Trên tàu, các tiếp-viên cho gã biết là tàu đang bay ra Bắc, đúng theo ý muốn của gã; họ chỉ cho gã thấy vùng biển phía dưới, giải-thích là tàu phải bay ngoằn-ngoèo dọc theo duyên-hải hình chữ S của nước mình. Dưới đất, Ban Chỉ-Huy Phi-Trường Phú-Bài hạ hết các lá quốc-kỳ nền-vàng-ba-sọc-đỏ của Việt-Nam Cộng-Hòa ở trong và ngoài sân-bay, treo lên trên đỉnh Đài Kiểm-Soát Không-Lưu, nóc nhà-ga, và cổng ra/vào, mấy lá cờ nền-đỏ-sao-vàng của Cộng-Sản Bắc-Việt. Một số viên-chức an-ninh Quốc-Gia cũng đã cải-trang làm cán-bộ Miền Bắc, sẵn-sàng lên tàu hoan-nghênh gã, với mục-đích cấp-thiết là vô-hiệu-hóa quả lựu-đạn.
 
  Thế nhưng khi phi-cơ hạ xuống đường-băng thì tên không-tặc nhận ra đó là phi-trường Phú-Bài. Biết bị gạt, gã liền thả chốt lựu-đạn, tự-sát và gây tử-vong cùng thương-tích cho những hành-khách ngồi gần.
 
  Ngay từ lúc đầu, hầu như mọi người đều cho rằng gã là một phần-tử cộng-sản. Tôi muốn tìm hiểu và không ngờ chính cô Hồng cũng đã bình-tĩnh và sáng-suốt dò-hỏi điều đó, trong suốt hai tiếng đồng-hồ gợi chuyện để gài bẫy tên cướp không-trung. Gã cần làm một chuyến đi xa, rời bỏ vùng đất mà ở đó gã không là gì cả, để đến một nơi mới-lạ mà gã nghĩ có hứa-hẹn nhiều. Gã hành-động táo-bạo như thế là để bạn-bè ở Miền Nam hết coi thường mình, và để làm quà ra mắt với xã-hội ngoài kia. Gã chưa hề biết gì về Hà-Nội, không quen biết ai ở đó, và cũng không được ai giới-thiệu hay chỉ-dẫn gì cho chuyến đi.
 
  Lúc ấy, tôi thấy xung quanh đã có mặt các sĩ-quan cao-cấp thuộc bốn phái-đoàn trong Ủy-Hội Quốc-Tế Kiểm-Soát & Giám-Sát Ngưng Bắn, cùng với Trung-Tướng Lâm Quang Thi là Tư-Lệnh Tiền-Phương của Quân-Đoàn I, Đại-Tá Tôn Thất Khiên là Tỉnh/Thị-Trưởng Thừa-Thiên‒Huế, các phái-viên truyền-thông, v.v... Tôi yêu-cầu tất cả dành ưu-tiên cho tôi điều-tra nội-vụ. Tôi tóm-tắt cho Đại-Úy Đạm biết rằng tên không-tặc không phải là cộng-sản Bắc-Việt Xâm-Lược hoặc cộng-sản nằm vùng; gã chỉ là một phần-tử bất-mãn, xuẩn-động. Vì Đạm đang tiếp-xúc với các hành-khách và đám đông nên tôi muốn anh có câu trả lời chính-xác, nếu có ai hỏi về lý-do và mục-đích của sự việc xảy ra.
 
  Tôi vừa moi tin, vừa ghi-âm và ghi-chép thành bản thảo báo-cáo, được đoạn nào là cho chuyển ngay vào Sài-Gòn đoạn đó.
  Lúc Đại-Úy Ân đến, mang theo giấy-tờ cá-nhân, hình-ảnh và phiếu sưu-tra dấu tay của các người chết và bị thương, và cho biết tên của tên không-tặc là Nguyễn Cửu Viết, tôi cảm thấy thỏa-mãn với chính mình. Ước-đoán trước kia và nhận-xét hôm nay của tôi đều không sai.
 
  Thời-gian tôi còn phục-vụ ở Vùng II, tôi có chú ý đến một bản tin tình-báo của Đặc-Cảnh Tỉnh Tuyên-Đức nói về việc một thanh-niên ở Thị-Xã Đà-Lạt đã nhờ một người bạn ở Sài-Gòn kiếm giùm cho gã một quả lựu-đạn. Kết-quả điều-tra sơ-khởi cho thấy tên gã là Nguyễn Cửu Viết, quê ở ngoại-ô Thị-Xã Huế, bản-thân cũng như thân-nhân nội/ngoại không ai có liên-hệ gì với Việt-Cộng. Gã được cha+mẹ cho lên Tỉnh Tuyên-Đức ở học nghề thợ mộc với một người bà-con là chủ trại cưa. Ông này có một chiếc xe-hơi. Một hôm, Viết lái trộm xe ấy xuống đồi, rủi bị tai-nạn chấn-thương trên đầu. Từ đó, gã đổi tính, phát-ngôn bậy-bạ và hành-động dớ-dẩn. Đặc-Cảnh giám-thị, cả ở Huế, Đà-Lạt, và Sài-Gòn, nhưng không thấy gã có giao-tiếp với cộng-sản. Tôi đoán là gã sẽ cướp phi-cơ.
  Hồi đó trong xã-hội Miền Nam Việt-Nam có một khuynh-hướng lây nhiễm những bệnh lạ của nước ngoài: nào là linh-mục phá phép, đối-lập theo thời, khuôn rập buồn nôn, dáng nhại James Dean, tóc xõa híp-pi, học-trò đánh thầy, đồng-tính luyến-ái, gái truồng diễu phố, tình gái cho không, v.v...chỉ cướp tàu-bay là chưa. Tôi thông-báo cho Đặc-Cảnh Quận liên-hệ ở Đô-Thành Sài-Gòn biết và đề-nghị cho bám sát người bạn của gã, nhưng không biết các cấp đồng-nghiệp trong đó có lưu-tâm hay không.
 
  Bây giờ dự-đoán của tôi đã thành sự thật. Tôi vội điện vào Ngành Đặc-Cảnh Vùng II để xin lý-lịch và địa-chỉ của người bạn mà Viết nhờ kiếm lựu-đạn cho gã.
 
  Khi Thiếu-Úy Phi mang về cho tôi những tấm ảnh về chiếc Air Vietnam lâm-nạn được sang từ cuộn phim mà tôi đã nhờ anh đem đi rửa, tôi kéo Đạm và viên phi-công của mình ra về.
 
  Lúc Trung-Tá Phạm Văn Ca, Giám-Đốc Nha Phản-Tình-Báo/Nội-Chính thuộc Ngành Đặc-Cảnh Trung-Ương, do Đại-Tá (sau này là Chuẩn Tướng) Huỳnh Thới Tây phái đi, bước đến từ một chiếc phi-cơ Air Vietnam khác, mới đáp xuống, thì mọi việc cần làm đều đã được tôi làm xong.
 
  Về đến Đà-Nẵng, ngay tối hôm qua, tôi đã dựa vào chi-tiết của Ngành Đặc-Cảnh Vùng II phúc-đáp mà gửi điện cho Sở Đặc-Cảnh Quận liên-hệ ở Sài-Gòn, yêu-cầu trong đó hỏi cung giùm kẻ bị tình-nghi cung-cấp lựu-đạn cho thủ-phạm của vụ toan cướp và đã phá-hoại tàu-bay này*.
  *Xem “Chuẩn-Tướng Huỳnh Thới Tây” trong sách "Biến Loạn Miền Trung".
*
  Trung-Tá Trần Phước Thành vừa ngỏ lời khen tôi tháo-vát thì chuông điện-thoại reo.
  Đại-Úy Đặng Văn Song, Chánh Sở Đặc-Cảnh Thị-Xã Đà-Nẵng, báo-cáo rằng một điệp-viên của mình vừa bị Chi An-Ninh Quân-Đội Quận Quế-Sơn (Tỉnh Quảng-Nam) chặn bắt quả-tang mang theo trong người một số tài-liệu của cán-bộ nội-thành Đà-Nẵng chuyển lên mật-khu. Tiếp theo, Thiếu-Tá Nguyễn An Vinh, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực sở-tại, cũng gọi nhờ tôi can-thiệp để bảo-vệ điệp-vụ và điệp-viên.
 
  Tôi lật liếc nhanh vào cuốn tài-liệu tóm-lược mọi vấn-đề hiện-hành luôn luôn có sẵn bên tay, quay máy điện-thoại quân-sự gọi Đại-Tá Lê Quang Nhơn, Chánh-Sở An-Ninh Quân-Đội Quân-Khu I. Nghe tôi xác-nhận rằng nguời bị bắt là mật-viên của Đặc-Cảnh Đà-Nẵng và yêu-cầu giao cho tôi, Đại-Tá Nhơn sốt-sắng nhận lời. Ông cho biết là Quân-An đã bắt hai người chứ không phải một, và đồng-ý để tôi nhận lãnh cả hai. Ông chuyển lệnh đến Phó Sở là Trung-Tá Huệ. Trung-Tá Huệ hỏi tôi sao không báo sớm, vì vừa mới chuyển hai người ấy qua Phòng 2 Quân-Đoàn I; nơi đây cần lấy lời khai mà trình nội-vụ lên Tư-Lệnh, Trung-Tướng Ngô Quang Trưởng.
  Tôi lại gọi điện-thoại qua Đại-Tá Phạm Văn Phô. Cả Đại-Tá Phô lẫn Trung-Tá Hiển, Trưởng và Phó Phòng 2, đều sẵn-sàng trả lại nội-bọn cho tôi. Tôi hỏi có cần làm thủ-tục giấy-tờ gì không, Đại-Tá Phô đáp không cần.
        Tôi nói thêm với Trung-Tá Hiển rằng những tin-tức mà Việt-Cộng nằm vùng ghi trong báo-cáo gửi lên mật-khu, kể cả tình-hình quân-sự của ta, đều đã được tôi kiểm-duyệt và chấp-thuận trước rồi, vì cán-bộ trinh-sát nội-thành của đối-phương đã trở thành nhân-viên nhị-trùng của Đặc-Cảnh rồi. Tôi hẹn tôi sẽ đích-thân đến Bộ Tư-Lệnh Quân-Đoàn I mà nhận các đương-nhân, tránh bớt trung-gian để bảo-mật công-tác.
 
  Tôi đã hội-họp nhiều lần với cặp Đại-Tá Nhơn‒Trung-Tá Huệ đứng đầu ngành Phản-Gián Quân-Sự, cũng như với cặp Đại-Tá Phô‒Trung-Tá Hiển cầm nắm ngành Quân-Báo, tại Quân-Khu này, nhưng nhân dịp này tôi mới thấy rõ là cả Chánh‒Phó của hai cơ-quan bạn ấy đều chung sức chung lòng làm việc với nhau, không như một số Chánh‒Phó ở nhiều ngành và cấp khác, kể cả Cảnh-Lực, khiến tại một số nơi, phụ-nữ có câu: “Thà làm bé ông lớn hơn là làm lớn ông bé!” và trong công-quyền cũng như trong trong quân-ngũ thì có câu: “Thà làm lớn cấp bé, hơn là làm bé cấp lớn!”
 
  Tôi gọi điện-thoại báo tin kết-quả can-thiệp của tôi cho Chánh-Sở Đặc-Cảnh và Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Đà-Nẵng, trình với Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Vùng I, thông-báo Người Bạn Đồng-Minh của tôi, rồi bảo Sở Tác-Vụ báo-cáo sự-việc lên Ngành Đặc-Cảnh Trung-Ương đồng-thời chuẩn-bị hồ-sơ để đợi tôi giải-quyết hậu-quả của việc bất-trắc đã xảy ra cho điệp-viên.
  Xong, tôi quay lại thì thấy Trung-Tá Thành đang chăm-chú nhìn tôi. Tôi hỏi ông xem sau khi đọc xong bản tường-trình về vụ không-tặc thì ông có cần hỏi thêm gì tôi không. Ông lắc đầu, rồi gật gật đầu thong-thả nói:
  ‒ Thấy rõ việc làm của anh, tôi thỏa-mãn vô cùng.
*
  Ngoại-trừ các cảnh-nhân mới được tuyển-dụng và các quân-nhân mới được biệt-phái qua Cảnh-Lực sau này, còn thì không có viên-chức Công-An Cảnh-Sát thâm-niên cao-cấp và trung-cấp nào mà không biết đến Trung-Tá Trần Phước Thành.
  Ông nguyên là Phó Giám-Đốc của Trung-Tâm Huấn-Luyện & Tu-Nghiệp Cao & Trung-Cấp, về sau là Trường Tình-Báo Trung-Ương, thuộc Bộ Tư-Lệnh Cảnh-Sát Quốc-Gia. Đại-Tá Đàm Trung Mộc, Giám-Đốc, chỉ quản-trị tổng-quát trên mặt lý-thuyết và giấy-tờ, và giảng Hình-Luật Phổ-Thông. Phó Giám-Đốc Thành dạy Tình-Báo và thực-sự điều-hành sinh-hoạt tại các lớp, hoạt-động thực-tập ngoài đường, và kỷ-luật nội-trú trong trường.
  Tôi đã về học ở đó nhiều lần. Tiêu-chuẩn học-tập của ông đặt ra rất cao. Mọi người đều ngán tính nghiêm-khắc, cương-quyết, tỉ-mỉ, và sắc-bén của ông. Tuy ông không nói ra nhưng học-viên cảm thấy theo ý ông thì hầu như chỉ có ông mới thực-hiện nổi những nguyên-tắc và điều-kiện nhiêu-khê kia. Nhất là thời-buổi bấy giờ Cảnh-Sát khó lòng mà được sự hợp-tác nhiệt-thành từ phía nhà-binh.
 
  Trong tình-hình xáo-trộn sau chính-biến 1-11-1963, đặc-biệt ở thủ-phủ của Miền Trung, nơi liên-tục phát-xuất nhiều đợt tranh-đấu chống chính-quyền, Trung-Tá Thành nhờ nổi tiếng mẫu-mực nên được chọn từ lò đào-tạo ra, giữ trách-vụ Giám-Đốc CSQG Miền Bắc Trung-Nguyên Trung-Phần.
  Hồi đó, nhân dịp ra Huế, tôi ghé thăm ông. Ông tâm-sự:
  ‒ Trên thực-tế, công-việc khó-khăn hơn lý-thuyết nhiều. Trung-Tướng Nguyễn Chánh Thi việc gì cũng hỏi đến tôi. Cộng-sản, dân-chúng, đảng-phái, tôn-giáo, sinh-viên, nghiệp-đoàn... Ngay đối với bạn, thì giao-tiếp với Phòng 2, An-Ninh Quân-Đội, cũng không phải là chuyện dễ; mà hễ đụng đến quân-nhân và các đơn-vị thì cũng khó mà êm xuôi...
*
  Lời nói ấy giờ đây tôi vẫn còn nhớ rõ. Sự thật là thế.         Nhưng ý Trung-Tá Thành muốn nói là trước khi ghé vào thăm tôi ông vẫn đinh-ninh rằng Cảnh-Sát Công-An giữa thời chiến, dưới chế-độ quân-lực-trị, khó mà đạt được sự giúp-đỡ, nói gì sự nể-vì, từ phía quân-nhân.
 
  Ông vừa đứng dậy định từ-giã tôi thì chuông điện-thoại reo.
  Trung-Tá Phạm Văn Ca từ Ngành Đặc-Cảnh Trung-Ương gọi ra cho biết là Đại-Tá Huỳnh Thới Tây không bằng lòng việc tôi điện thẳng cho Quận liên-hệ tại Sài-Gòn để nhờ họ điều-tra người bạn của tên không-tặc Nguyễn Cửu Viết. Đại-Tá Tây bảo tôi muốn làm gì ngoài lãnh-thổ Vùng I thì phải trình xin quyết-định của Trung-Ương.
 
  Lại một lần nữa tôi thấy rõ trở-ngại trong việc điều-hành cảnh-vụ mà rập khuôn theo phương-thức áp-dụng bên Quân-Lực: Phòng 2 chỉ cung-cấp tin-tức tình-báo; kế-hoạch hành-quân phải do Phòng 3 đưa ra. Các cấp lãnh-đạo Cảnh-Lực bây giờ là quân-nhân; họ xóa bỏ cái chức-năng đa-hiệu của mọi nhân-viên Ngành Áp-Pháp, mà chính Sắc-Lệnh cải-tổ Cảnh-Lực Quốc-Gia năm 1971, dù đã thay-đổi đa-số quy-tắc, vẫn còn giữ lại ít nhất là một gia-tài, tuy ít được ai thấy rõ giá-trị để triển-khai: các cấp chỉ-huy Đặc-Cảnh đều có tư-cách Tư-Pháp Cảnh-Lại mà họ gọi là Hình-Cảnh-Lại.
 
  Mỗi Chỉ-Huy-Trưởng CSQG cấp Tỉnh, Quận lúc khẩn-cấp đều được quyền phổ-biến nhu-cầu tầm-nã nghi-can cho toàn-quốc truy lùng; và với tư-cách Phụ-Tá Biện-Lý/Chưởng-Lý (Công-Tố-Viên) một Tòa Án (Sơ-Thẩm, Thượng-Thẩm) các cấp chỉ-huy Đặc-Cảnh cũng được quyền yêu-cầu sự tiếp tay của các Tư-Pháp Cảnh-Lại thuộc các Tòa Án khác, lúc cần thì vẫn vượt không-gian và khỏi qua trung-gian.
 
  Trung-Tá Trần Phước Thành cũng là quân-nhân, nhưng thuộc thiểu-số rành nghề, được biệt-phái qua Ngành Áp-Pháp từ hồi cấp-bậc còn hiếm, một đại-úy đã có thể làm Giám-Đốc CSQG một Vùng.
 
  Tôi không nói gì với ông, nhưng ông bắt tay tôi thật chặt, như để tỏ lòng thông-cảm của một người thuộc lớp đàn-anh.
 



No comments: