TƯỞNG NĂNG TIẾN * GIÁO GIỞ
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường.
Nguyễn Chí Thiện
Tôi chào đời tại Sài Gòn, và vô cùng hãnh diện về nơi sinh trưởng của mình. Chính Từ thành phố này Người đã ra đi.
Nói thế nghe (chừng) hơi nịnh. Không dám nịnh đâu. Thường dân cỡ tôi làm sao mà bợ cao dữ vậy được. Hơn nữa, trong “zụ” này, ở môi trường XHCN thì đâu có bao giờ thiếu những thiên tài. Không tin, và nếu rảnh xin (ghé qua wikipedia) đọc chơi vài câu cho biết:
Khi tôi còn là hạt bụiHay:
Người đã lên tàu đi xa
Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về… Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…
Chuyện xưa (như thế) đã đành nhưng hai phần ba thế kỷ sau vẫn còn có người “ngơ ngẩn” về chuyến xuất dương (tìm đường cứu nước) của Bác:
Đó là cuộc ra đi một mình, giữa bốn biển năm châu, giữa đại dương sóng cả… Sau sáu năm trên khắp các lục địa anh mới về Paris… Ở Paris, kể từ 1919, khi trình Hội Quốc Liên (tức Liên Hiệp Quốc bây giờ) bản Yêu sách tám điểm của nhân dân Việt Nam, dưới tên ký Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn đã bắt đầu một sự nghiệp viết nhằm lên án chủ nghĩa thực dân, cảnh tỉnh thế giới phương Tây, thức tỉnh thế giới thuộc địa. Một sự nghiệp viết gắn bó và phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc kể từ Bản yêu sách tám điểm – 1919, qua Tuyên ngôn độc lập – 1945, đến Di chúc – 1969 có độ dài 50 năm.GS Phong Lê viết những dòng chữ (hơi lủng củng) ghi trên, tại Huế, vào hôm 26 tháng 5 năm 2011. Hai năm sau, vào hôm 26 tháng 9 năm 2013, từ Luân Đôn, BBC loan tin:
Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều tư liệu về cố lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhất là trong thời kỳ ông hoạt động ở hải ngoại… Trao đổi với BBC hôm 23/9/2013 từ Hà Nội, ông Hiển (phó giáo sư sử học Vũ Quang Hiển – ghi chú của tnt) cho rằng nhiều tư liệu có thể đang được lưu trữ ở các trung tâm lưu trữ hải ngoại, hoặc cần tới sự hợp tác của giới học giả quốc tế như ở Pháp, Nga, Trung Quốc.Giời ạ, đâu có “cần tới sự hợp tác của giới học giả quốc tế như ở Pháp, Nga, Trung Quốc…” làm chi cho thêm phiền. Giới học giả Việt Nam (Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thế Anh, Vũ Ngự Chiêu…) đã trưng dẫn “nhiều tư liệu về cố lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhất là trong thời kỳ ông hoạt động ở hải ngoại…” – từ lâu – nhưng nó không “khớp” với sử (riêng) của Đảng và tự truyện của Bác nên đều bị phớt lờ hết ráo.
Cái kim (nhỏ xíu) trong bọc còn giấu không được hoài thì nói chi đến tiểu sử của một con người (vỹ đại) cỡ bác Hồ. Và nói đâu xa xôi, ngay trên một trang web rất bình thường (Sức khoẻ và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế) ở trong nước cũng đã có người “khẳng định” – một cách rất tế nhị, từ năm 2007 – rằng Bác không có dính dáng gì (nhiều) đến bản “Yêu sách của nhân dân Việt Nam”:
… Phan Văn Trường là người soạn thảo Yêu sách và trên thực tế văn bản này mang đậm dấu ấn của ông với nhãn quan của một nhà luật học. Thực vậy, Điểm 2 nêu rõ: ‘Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam’; hay Điểm 7 ‘Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật’. Như vậy có đủ cơ sở để khẳng định rằng tiến sĩ luật học Phan Văn Trường là kiến trúc sư của Yêu sách của nhân dân Việt Nam, một sự kiện tạo nên bước ngoặt trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.Tế nhị là một đức tính mà rất ít người sở đắc. Tác giả những dòng chữ sau đây – rõ ràng – không có được cái đức tính (dễ thương) này:
Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này… chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh…Những vụ trộm cắp (lặt vặt) cỡ này, nói nào ngay, không hiếm trong cuộc đời hoạt động của bác Hồ hay bác Tôn nên đâu có chi quan trọng lắm để mà phải làm rầm rĩ. Ông Hà Sĩ Phu nghĩ một cách khoáng đạt hơn rằng: “… điều quan trọng đối với xã hội không phải ở chỗ quan điểm ấy là của ai, mà ở chỗ quan điểm tiến bộ ấy được thực hiện như thế nào.”
Tất Thành chỉ là người được nhóm An Nam Yêu Nước chỉ định đem bản Thỉnh nguyện thư của người An Nam đến Hội nghị Hoà bình Versaillles. (Thụy Khuê. Nhân văn Giai phẩm & Vấn đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virginia 2012, 458 – 470)
Ý niệm rất mới này cũng được GS Vũ Quang Hiển nhiệt liệt tán đồng – theo như bản tin (thượng dẫn) của BBC:
Nguồn gốc ở đâu, chuyện đời tư, chuyện cá nhân không quan trọng, mà cái quan trọng là ở sự nghiệp, mỗi con người đều có những nét riêng, thậm chí nét khuất trong đời tư, nhưng điểm quan trọng nhất là sự nghiệp mà họ theo đuổi.Thôi thì cứ bỏ qua vài “nét khuất trong đời tư” của Bác, cứ giả dụ chính ổng (chớ còn ai nữa) là tác giả bản Thỉnh nguyện thư của người An Nam đi. Vậy thử nhìn xem: Bác, và các đồng chí lãnh đạo (từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân đến nay) đã thực hiện 8 điểm yêu sách này ra sao?
Tuần tự xét hết tám điểm kể trên chắc phải tới Tết, hay không chừng (dám) tới chết luôn. Xin chỉ xem qua một điểm – điểm thứ nhất thôi – cho nó lẹ rồi đi ngủ: Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.
- Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
- Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lí như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
- Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
- Tự do lập hội và hội họp;
- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
- Tự do họp tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
- Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
- Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.
Không dám ân xá đâu. Từ ngữ này (e) không có trong tự điển của nước VNDCCH hay CHXHCNVN, nơi mà trại lính trại tù người đi không ngớt (người về thưa thớt năm ba) và mọi công dân đều có thể là một người tù ngoại trú, hay dự khuyết.
Coi: chỉ trong một tuần lễ, tuần thứ ba của tháng 10 năm 2013 thôi, công luận đã ghi nhận những sự kiện (dồn dập) như sau – xin ghi lại theo thứ tự thời gian:
Ngày 13 tháng 10 blogger Phạm Thanh Nghiên gửi đi một bức thư ngăn ngắn:
Kính gửi quý vị lá đơn của bà Nguyễn Thị Nga gửi trại giam số 6, Nghệ An, đề nghị cho chồng bà là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa được đi chữa bệnh. Nhưng thay vì giải quyết yêu cầu chính đáng của bà thì chính quyền đã bí mật chuyển nhà văn NXN đến trại An Điềm, Đà Nẵng. Đây là một hành động rất không minh bạch và có thể coi như một tội ác. Không chỉ đối với nhà văn mà đối với gia đình, việc thăm nuôi sẽ rất khó khăn, tốn kém về tài chính cũng như về sức khỏe. Theo mong muốn của bà Nga, là phổ biến lá đơn (đã gửi ngay cho trại 6 khi viết) rộng rãi trên mạng. Bà cũng bày tỏ mong muốn được công luận, các tổ chức nhân quyền quan tâm đến trường hợp của chồng bà, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhất là kể từ khi khi ông bất chấp nguy hiểm, báo tin chuyện ông Điếu Cày tuyệt thực ra ngoài, ông luôn bị trù dập. Xin thay mặt bà Nguyễn Thị Nga, gửi lời cảm ơn tới quý vị.Ngày 17 tháng 10, RFA loan tin: Mục sư Nguyễn Công Chính thường xuyên bị đánh đập trong tù. Mục sư Tin lành Lutheran Nguyễn Công Chính, người bị kết án 11 năm tù giam với cáo buộc có những hoạt động chia rẽ sự đoàn kết dân tội, nói xấu chính quyền, thường xuyên bị đánh đập trong tù vì không chịu nhận tội.
Cùng ngày, theo FB của An Đỗ Nguyễn:
Sáng nay, 17/10/2013, tại bệnh viện 30/4 Bộ Công an đã xảy ra một cuộc trấn áp của lực lượng an ninh, công an, dân phòng đối với gia đình thầy giáo Đinh Đăng Định. Phía lực lượng an ninh viện lý do là cô con gái của thầy Định chụp hình, quay phim để bắt vợ con thầy về đồn công an làm việc. Tuy nhiên, vợ con thầy đã chứng minh cho lực lượng an ninh thấy rằng điện thoại của họ chỉ có chức năng nghe gọi, nhắn tin, không có khả năng quay phim, chụp hình. Sau đó, phía an ninh yêu cầu gia đình thầy xuất trình giấy CMND và một mực cưỡng ép về gia đình về đồn làm việc.Ngày 18 tháng 10, blogger Nguyễn Bắc Truyển viết trên facebook: Tù nhân chính trị tuyệt thực.
Tin từ gia đình cho biết, hai tù nhân chính trị, Đoàn Huy Chương và Sơn Nguyễn Thanh Điền đã tuyệt thực 3 ngày nay để phản đối chính sách giam giữ khắc nghiệt của trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai).Nhiêu đó thôi đủ thấy sự nghiệp của Bác (nói riêng) và của cả Đảng (nói chung) không chỉ là một con số không, mà là một con số trừ âm không nhỏ:
Sơn Nguyễn Thanh Điền, bị bắt năm 2000, án 17 năm. Đoàn Huy Chương bị bắt năm 2010, án 7 năm. Cả hai tù nhân chính trị đang bị giam tại phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc.
Trại giam Xuân Lộc, nơi giam giữ hàng trăm tù nhân chính trị. Vừa qua trại giam Xuân Lộc đã chuyển 05 tù nhân chính trị đi trại giam Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) vì cho rằng 05 tù nhân chính trị có liên quan đến vụ nổi loạn tại phân trại số 1, trại giam Xuân Lộc vào sáng ngày 30/6/2013. 05 tù nhân chính trị là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Anh Trí và Nguyễn Ngọc Cường. Mặc dù, lãnh đạo Tổng cục Trại giam và trại giam Xuân Lộc khẳng định trên báo chí rằng các tù nhân chính trị không có liên quan vụ nổi loạn của tù thường phạm. Tuy nhiên, tối ngày 30/6/2013, 05 tù nhân bị chuyển trại, sau đó họ bị biệt giam, cùm chân tại trại giam Xuyên Mộc.
Đầu tháng 10/2013, hai nữ tù nhân chính trị đang trong mang trọng bệnh là Mai Thị Dung và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển đi bằng xe tù trên quãng đường dài gần 2.000 km đến trại giam Thanh Xuân (Hà Nội), tay chân bị còng, bà Dung đang tuyệt thực. Chuyến đi dài đã làm hai nữ tù nhân kiệt sức và ngất xỉu nhiều lần.
Việc giam giữ khắc nghiệt, giam xa gia đình… là biện pháp vô nhân đạo mà trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền, công ước quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị đã cấm áp dụng. Việt Nam đã tham gia hai công ước này và chuẩn bị ký công ước chống tra tấn tù nhân vào cuối năm 2013.
Ôi, thằng Tây mà trước kia người dân không tiếc máu xương đánh đuổiTưởng Năng Tiền
Nay họ xót xa luyến tiếc vô chừng
Nhờ vuốt nanh của lũ thú rừng
Mà bàn tay tên cai trị thực dân hóa ra êm ả!
Nguyễn Chí Thiện
TƯỞNG NĂNG TIẾN
Kẻ Ở Miền Xuôi
“Tô Hoài luôn hướng ngòi bút về phía người cùng khổ… bằng tất cả sự đồng cảm của trái tim. Đọc Truyện Tây Bắc của ông để hiểu thêm về cuộc sống của miền núi, với những mặt trái như những nỗi đau. Tập truyện có một chủ đề rất tập trung: những người dân miền núi vừa là nạn nhân của thực dân Pháp, của chế độ phong kiến, của chính những phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan của mình. Họ đã đứng lên đấu tranh, giải phóng…”
Nhà Xuất Bản Trẻ
Nhiều tác phẩm của Tô Hoài được trích dẫn, và giảng dậy trong chương trình học ở miền Nam. Ông cũng rất được yêu quí và được ghi nhận, với tất cả sự trân trọng, như là một nhà văn của tuổi thơ:
Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng ai oán, thảm thương!Ðoạn văn ngắn này, trong tập truyện O Chuột, tôi đã được cô giáo đọc cho nghe – đôi lần – khi còn thơ ấu. Dù rất nhiều năm đã trôi qua, tôi vẫn tin rằng mình vừa ghi lại đúng nguyên văn, nếu không hoàn toàn đúng thì chắc cũng gần đúng (y) như thế. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà nhỏ côi cút “dáng còn bé tí teo,” và có cảm tình hoài với người viết những dòng chữ ghi trên.
Sau khi đất nước thống nhất, Nam/Bắc hòa lời ca, tôi mới biết thêm là có một Tô Hoài khác – khác hẳn trong trí tưởng ấu thơ của mình – qua lời của nhà văn Nhật Tuấn:
Hội nhà văn Việt Nam hồi đó có hơn 150 Hội viên mà hàng năm chỉ có dăm bảy suất , bởi vậy đó là cuộc đấu tranh sinh tử, giành giật âm thầm và quyết liệt chẳng thua gì vũ đài quyền Anh...Tô Hoài không chỉ “bay” khắp năm Châu mà còn đi khắp nước. Ông tìm đến những nơi xa xôi để ghi lại những cảnh tình, và những mảnh đời (cơ cực) của người dân miền núi.
Ấy thế mà riêng Tô Hoài, tổng kết lại trong thời bao cấp ông đã xuất ngoại tới cả trăm lượt, đủ các nước Á, Âu, Mỹ , Úc, Phi…. Các bác Hội viên “cả đời chưa một lần đặt đít lên ghế tàu bay” phải ca cẩm:“cái thằng ranh ma thế , có mỗi con dế mèn mà bay khắp thế gian.”
Năm 1956, Hội Văn Nghệ Việt Nam đã trao giải thưởng (hạng nhất) cho tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài. Tuyển tập này gồm ba truyện ngắn: “Cứu Đất Cứu Mường,” “Mường Giơn” và “Vợ Chồng A Phủ.” Cả ba đều được coi là có giá trị cao vì “đã thấm nhuần đường lối của Đảng” và “đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của các dân tộc anh em ở vùng cao dưới ách chiếm đóng của thực dân Pháp và bè lũ tay sai là bọn quan bang, quan châu, phìa tạo, thống lý …” theo như bình phẩm của giáo sư Phan Cự Đệ.
Đường lối của Đảng (xem ra) cũng chả tốt lành hay tử tế gì. Bởi vậy, một tác phẩm nghệ thuật mà “thấm nhuần” thì e khó tránh khỏi ít nhiều khiên cưỡng hay cường điệu – theo như nhận xét của nhà văn Nhật Tuấn và nhà văn Phạm Thị Hoài:
Có lẽ tôi không ưa “Vợ chồng A Phủ” cũng vì trong phần lớn các tác phẩm có mầu sắc folklore miền ngược, viết từ hình dung của người miền xuôi, các nhân vật đều được gán cho những cách nghĩ, cách nói, đặc biệt là cách xưng hô, có phần ngồ ngộ, ngu ngơ, sơ đẳng, ít nhiều bán khai...Tôi còn e ngại rằng chính vì cái khuôn mẫu “có mầu sắc folklore miền ngược” của những cây viết tiên phong và cổ thụ (kiểu Tô Hoài) đã khiến những tác giả thuộc thế hệ sau vẫn cứ tiếp tục nhắm mắt gán cho tất cả sắc dân bản địa ở Việt Nam “những cách nghĩ, cách nói, đặc biệt là cách xưng hô, có phần ngồ ngộ, ngu ngơ, sơ đẳng, ít nhiều bán khai…” – y hệt như nhau. Coi:
Tham gia du kích xã từ năm 1962, đã hơn 70 mùa rẫy nhưng Ngút vẫn còn đủ sức làm hơn 1ha lúa nước. Nghe nhắc chuyện “dép Bác Hồ”, Đinh Ngút lục tìm trong gùi lấy ra một đôi dép đã mòn trơ cả bố. “Dép Bác Hồ mình làm hồi Bác mất đấy. Chẳng biết đã theo mình bao nhiêu trận đánh, bao nhiêu lần cõng đạn cho bộ đội nữa”.Nhân dịp tái bản tập Truyện Tây Bắc, vào năm 2004, Tô Hoài có đôi lời tâm sự:
Ngừng một thoáng, vẻ mặt ông lão chợt nghiêm trang:
- “Không dối lòng đâu, mỗi lần đi “dép Bác Hồ” là thấy bụng không nghĩ điều trái, chân không đi hai đường. Chẳng riêng mình, cả làng này ai cũng vậy...
Chiến tranh khỏi nói, hòa bình rồi có biết bao chuyện khó… Bông Rẫy hồi chiến tranh chỉ có 50 hộ, bây giờ đã lớn lên gần 120 hộ mà không còn ai đói, chỉ còn 10 hộ nghèo. Ai cũng có xe máy, hơn một nửa đã làm được nhà xây. Không ai nghe lời kẻ xấu vượt biên trái phép… Không nhờ phép lạ “dép Bác Hồ” sao được thế? Có “dép Bác Hồ” là thắng tất! (Lê Quang Hồi. “Làng Bông Rẫy Mang Dép Bác Hồ.” Quân Đội Nhân Dân 1 June 2009).
Năm 1952, tôi theo bộ đội chủ lực, tiến quân vào miền Tây, tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc... Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên. Không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi dốc núi Tà Sùa rồi cũng vẫy tay gọi theo: “ Chéo lù! Chéo lù!’’ ( Trở lại! Trở lại! ). Không bao giờ quên được vợ chồng Lý Nủ Chu đưa chúng tôi dưới chân núi Cao Phạ, cùng vẫy tay kêu: Chéo lù! Chéo lù! Hai tiếng “trở lại, trở lại’’ chẳng những nhắc tôi có ngày trở lại mà tôi phải đem trở lại cho những người thương ấy một kỷ niệm tấm lòng mình, một cái gì làm hiển hiện lại cuộc đời người HMông trung thực, chí tình, dù gian nan đến thế nào, bao giờ cũng đợi cán bộ, đợi bộ đội, bao giờ cũng mong anh em trở lại. Chéo lù! Trở lại! Trở lại! Chéo lù!Sáu thập niên đã qua, Tô Hoài vẫn chưa có dịp “chéo lù” thì “những “người Hmông trung thực chí tình” năm xưa đã “đổ về Hà Nội”, theo như tường thuật của blogger Trần Thị Cẩm Thanh:
Trong mấy ngày qua, trời Hà Nội mưa và gió lạnh, thông tin về những người H’Mông bị công an quận Đống Đa đuổi ra khỏi nhà thờ trong đêm giá lạnh đã khiến cộng đồng không thể bàng hoàng, bàng hoàng vì tại sao con em nhân dân sau khi được tuyển vào ngành công an, ngành công an đã đào tạo họ như thế nào, môi trường sống và làm việc ra sao mà chúng nó lại trở nên tàn nhẫn như vậy…Khác hẳn với gam “mầu sắc folklore miền ngược” (đậm nét trong truyện “Vợ Chồng A Phủ”) cách ăn mặc cũng như ăn nói gẫy gọn, chững chạc, tự tín của những thanh niên H’Mông – nghe và thấy được qua youtube – khiến tôi hết sức ngạc ngạc nhiên và vô cùng xúc động:
Theo trình bày của người dân H’Mông tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng thì tất cả dân tộc H’Mông sống trong 4 tỉnh phía Bắc là Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang đều bị đàn áp tàn nhẫn, cấm không cho sống đời sống văn minh mà bắt trở về với các thủ tục lạc hậu của dân tộc H’Mông.
“Chính quyền từ trung ương đến địa phương đều cùng một duộc… chỉ nói vu vơ ngoài pháp luật… không giải quyết gì, tôi đến chỗ Hà Nội này tôi mới biết được rằng có rất nhiều người dân oan như chúng tôi cũng đang phải gánh chịu những hậu quả mà đảng và nhà nước đã gây cho mọi dân tộc… chúng em cũng cảm thấy là có lẽ chúng tôi cần phải đứng lên để vạch trần, và đứng lên dũng cảm… để kiên nhẫn vượt qua khó khăn đó… để chúng tôi được sống và quyền làm người như các dân tộc khác.”Hoặc:
“Trên đấy nó cứ bắt cóc người dân tộc H Mông… bắt người vô cớ, không có 1 lý do gì, bà con rất hoang mang lo sợ, nên bà con bây giờ phải xuống đây để cho chính phủ giải quyết, phải có một văn bản để cho bà con yên tâm mà làm ăn thì bà con mới quay về, còn không có thì chúng tôi cứ ở đây thôi. Cho đến khi nào chính phủ công nhận, nhà nước bảo không bắt dân tộc này nữa, và không làm cho dân tộc này phải hoang mang lo sợ nữa thì chúng tôi sẽ về… không phải ở đây làm gì. Chúng tôi có nhà có cửa, có cuộc sống của chúng tôi, chẳng qua là do không công bằng nên chúng tôi phải đi đòi hỏi”.Không cần phải là thầy bói người ta cũng có thể đoán được “chính phủ” đã “giải quyết” sự việc “không công bằng” này ra ra sao. Từ Bangkok, hôm 24 tháng 10 năm 2013, biên tập viên Gia Minh RFA có bài tường thuật:
Thông tin truyền tải trên mạng Internet trong những ngày qua cho biết có một nhóm đồng bào người H’mông mấy chục người từ 4 tỉnh phía Bắc gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang xuống Hà Nội khiếu kiện phải sống vật vạ tại Vườn hoa Mai Xuân Thưởng như những dân oan các tỉnh khác lâu nay phải bám trụ tại đó để tiếp tục khiếu kiện.Tô Hoài, nay, đã bước qua tuổi 90. Chưa chắc ông đã đến được vườn hoa Mai Xuân Thưởng để an ủi những người H’mông trong những đêm mưa giá lạnh. Tôi chỉ hy vọng (mỏng manh) rằng nay mai ông sẽ lên tiếng, ít nhất thì cũng là một lời ai điếu, cho những người H’Mông vừa bị đánh chết tại Hà Nội tuần qua. Đây là con cháu của những người được chính Tô Hoài mô tả là “trung thực, chí tình” mà hơn nửa thế kỷ trước khi ông bước “ra khỏi dốc núi Tà Sùa rồi” mà họ “vẫy tay gọi theo: ‘Chéo lù! Chéo lù!’ (Trở lại! Trở lại!)”
Một số người hảo tâm tại Hà Nội đã đến giúp đỡ cho họ trong suốt những ngày qua.
Thế nhưng đến đêm 23 tháng 10, lực lượng chức năng đã đến và đưa họ đi.
Một phụ nữ trong đoàn khi đang trên xe mà không biết bị đưa đi đâu, trả lời qua điện thoại kể lại chuyện bị bắt đưa đi như sau:
Người ta đến đánh, dùng roi điện giật bà con. Họ là công an thành phố kết hợp với công an trên tỉnh, họ có người mặc sắc phục, có người không. Bà con cầm tay nhau, những người bên trong thoát, nhưng phía ngoài lăn ra đất hết. Họ lôi ra xe buýt, đưa về đàn áp tại chỗ tiếp công dân. Sau đó đưa lên xe về Cao Bằng, có ba xe. Khi lên xe, tôi thấy một người nằm tại đống rác là các chiếu mà bà con Hà Nội cho dùng tạm, người đó không còn tính mạng nữa rồi!
Tuy nhiên, tưởng cũng cần phải nói thêm rằng “trung thực” và “chí tình” là những đức tính không dễ tìm nơi (rất nhiều) những kẻ ở miền xuôi.
NGUYỄN THIÊN THỤ * CHÁNH BẢN TRUYỆN KIỀU
ĐI TÌM
CHÁNH BẢN TRUYỆN KIỀU
của NGUYỄN DU (1765-1820 )
Trải qua bao cuộc chiến tranh và
thay đổi, nay ta không còn có được những thủ bút của Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ,
Phan Thanh Giản, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Ngay cả những tác giả hiện đại
cũng không còn những ấn bản đầu tiên của mình. Người ta may ra có thể tìm thấy
những thủ bản, những ấn bản Việt Nam tại thư việân La Mã, Paris và Đông Kinh, hoặc
tại thư viện tư nhân tại Việt Nam.
Sau khi Nguyễn Du viết xong truyện
Kiều, người ta chuyền tay nhau đọc rồi đem khắc bản gỗ và bán tại các cửa hàng
sách.Một số trong đó có vua Tự Đức tự động sửa chữa truyện Kiều . Phong trào
cùng đọc, cùng sửa chữa này càng lan rộng, khiến truyện Kiều không còn giữ
nguyên trạng thái đầu tiên khi ra khỏi nhà Nguyễn Du. Người ta thêm, bớt, sửa
chữa và đem khắc in. Kết quả ngày nay chúng ta đã thu lượm được nhiều bản gỗ
truyện Kiều và nhiều bản quốc ngữ khác nhau.
Chưa kể sự khác nhau là do phiên
âm chữ nôm khác nhau. Về quốc ngữ, chúng ta thấy có bản của Trương Vĩnh Ký,
Nguyễn Văn Vĩnh, BùØi Kỷ và Trần Trọng Kim. .
. Một nhà văn tiền chiến đã cho rằng bản Bùi Kỷ và Tản Đà chú thích là
hay nhất. Ở đây, chúng tôi không chú ý việc tìm hiểu và phê phán bản nào hay nhất,
mà chỉ đi tìm nguyên bản truyện Kiều, nghĩa là đi tìm bản gốc của Nguyễn Du.
Sau khi tìm được bản này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược vài nét.
khó khăn.
Tại Việt Nam, người ta đã đem bản Trần Trọng Kim ra giảng dạy vì Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ là những nhà văn, nhà giáo nghiêm túc. Hơn nữa, Trần Trọng Kim lúc bấy giờ có địa vị và uy tín lớn trong ngành giáo dục.Và lý do thứ ba, có lẽ lúc này bản của Trần Trọng Kim được nhiều người đọc nhất. Bây giờ, theo đúng nguyên tắc khảo cứu, chúng ta thử tìm đâu là bản chính của truyện Kiều nghĩa là đi tìm đứa con đẻ của Nguyễn Du , dù nó xấu xí, quê mùa, chứ không phải những đứa lai tạo rất đẹp, rất xinh. Sau, các nhà biên khảo, chú thích, gặp bản nào là làm việc với bản ấy, dường như chẳng ai quan tâm đi tìm chân bản của Nguyễn Du.
Trần
Trọng Kim, Bùi Kỷ trong lời Tựa Truyện Thúy Kiều viết rằng:
Hiện nay tập
nguyên văn của tác giả làm ra thì không tìm thấy nữa, chỉ thấy hai bản khác
nhau ít nhiều,là bản Phường, in ở phố hàng Gai, Hà Nội, và bản Kinh của vua Dực
Tông bản triều đã chữa lại.Bản Phường là bản của ông Phạm Quý Thích đem khắc in
ra trước hết cả.Oâng hiệu là Lập Trai, người làng Huê Đường ( nay đổi là làng
Lương Đường),phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đỗ tiến sĩ về cuối đời Lê, cùng với
tác giả là bạn đồng thanh đồng khí, cho nên khi quyển truyện này làm xong thì
tác giả đưa cho ông xem.Chắc cũng có sửa đổi lại một vài câu, nhưng xem lời văn
thì chỗ nào cũng một giọng cả.
Vì vậy chúng tôi thiết tưởng rằng lấy bản Phường làm cốt, thì có lẽ không sai lầm là mấy. Còn những chỗ mà bản kinh đổi khác đi, hoặc những câu mà về sau người ta sửa lại thì chúng tôi phu lục cả ở dưới, để độc giả có thể xem mà cân nhắc hơn kém.Lại có một vài chữ người ta muốn đổi đi, nhưng không đúng với các bản nôm cũ, thì chúng tôi cũng thích xuống dưới, chứ không tự tiện mà đổi nguyên văn đi. Chủ ý của chúng tôi là muốn giữ cho đúng như các bản cũ, chứ không phải muốn cho hay hơn (vi).
(
lúc Trần Trọng Kim viết bài tựa này cho ấn bản thứ nhất, Việt văn thư xã, Vĩnh
Hưng Long thư quán, Hà Nội, 1925) có
hai bản Kinh và bản Phường. Nhiều nhà nghiên cứu ngày nay cũng nói như vậy.
Theo Trần Văn Giáp trong Tìm Hiểu
Kho Sách Hán Nôm II, có 28 văn bản thuộc 6 loại như sau:
1. Kim Vân Kiều : văn nôm
2. Kim Vân Kiều, văn nôm , có chú giải
và phê bình.
3.Kim Vân Kiều, dịch nguyên văn chữ
nôm ra chữ Hán.
4.Các sáng tác lấy truyện Kiều làm đề
tài.
5.Các thơ văn đề vịnh các nhân vật
truyện Kiều
6. Các bản truyện Kiều viết bằng văn
xuôi chữ Hán.
Riêng
các bản truyện Kiều chữ nôm ( loại 1 và 2), chúng ta có đến 12 bản, trong đó có
một bàn viết tay, và một bản nôm in năm 1963. Tình trạng những quyển này khá bi
đát vì một số rách nát, mất đầu mất đuôi.
Tên truyện cũng khác nhau:
-
6 bản mang tên Kim Vân Kiều truyện,
-
2 bản mang tên Kim Vân Kiều tân truyện
-
1 bản Kim Vân Kiều Quảng Tập Truyện
-
1 bản Kim Vân Kiều Hợp Tập.
-
1 bản mang tên Đoạn Trường Tân Thanh.
-
1 bản Kim Vân Kiều truyện chú.
Về bản Kiều của Phạm Quý Thích
(1760-1825) khắc in thì ý kiến quần chúng và các nhà biên khảo truyện Kiều đều
đồng ý rằng bản này là ra đời sớùm nhấùt nhưng tiếc rằng nay đã tuyệt bản.
Chúng ta phỏng đoán quyển này phải ra đời trước 1825 là năm Phạm Quý Thích từ
trần, cho nên năm 1830, Nguyễn Văn Thắngở trong tù đã đọc truyện Kiều và viết
Kim Vân Kiều án. Sau Phạm Quý Thích, tại Hàng Gai có bốn năm truyện Kiều được
khắc in và phổ biến trong quần chúng ( Trần Văn Giáp, 136). Các nhà Liễu Văn Đường,
Thịnh Mỹ Đường, Quan Văn Đường, Phúc Văn Đường là những nhà khắc mộc bản nổi tiếng.
Tất cà bản Kiều tại Hàng Gai, Hà Nội đều gọi chung là bản Phường. Theo bài Tổng
từ của vua Tự Đức, bản Kiều của Hoa Đường ( Phạm Quý Thích) đã tuyệt bản trước 1871.
Trong tài liệu củaTrần Văn Giáp kể
trên, các bản in cũ, thuộc loại 2 ( chú giải và phê bình), chúng ta nhận thấy
những chi tiết và tên tuổi:
-
Kim Vân Kiều tân truyện, ký hiệu VNB8, do Phúc Văn Đường tàng bản, in năm Khải
Định mậu ngọ (1918).
-
Kim Vân Kiều Quảng Tập Truyện, Ký hiệu VNV71; VNV 147; VNV208, do Liễu văn đường
tàng bản, khắc in đời Khải Định (1924)
-
Đoạn Trường Tân Thanh, ký danh AB 12, do Kiều Oánh Mậu in, sau khi tham khảo bản
Kinh và bản Phường, có thơ vịnh Kiều của Phạm Quý Thích, có khảo dị giữa bản
kinh và bản phường, có Vũ Trinh và Nguyễn Lượng phê bình, Kiều Oánh Mậu chú
thích, in đời Thành Thái (1902) và bài tựa viết năm1898 của Đào Nguyên Phổ.
Nguyên năm 1895, Đào Nguyên Phổ vào Huế học Quốc Tử Giám, được một người họ ngoại
nhà vua tặng một bản Kiều, nhan đề Đoạn Trường Tân Thanh, sau ông mang bản này ra Hà Nội giao cho Kiều
Oánh Mậu ( Trần Văn Giáp,133-138).
Theo
Tân Khắc lệ ngôn trong Đoạn Trường Tân Thanh của Kiều Oánh Mậu, trước đó đã có
bốn năm bản do Hàng Gai khắc, và được gọi là bản Phường (136).và Kiều Oánh Mậu
tham khảo bản Kinh và bản Phường (Trần Văn Giáp,135), như vậy trước Kiều Oánh Mậu
đã có nhiều bản Phường.
Theo
địa phương, chúng ta gọi là bản Kinh và bản Phường, và các nhà biên khảo cũng
ghi chú như vậy, song ít nhất có bốn năm
bản Phường, vàlúc bấy giơ ít nhất có hai
bản kinh là bản của Đào Nguyên Phổ và bản của Kiều Oánh Mậu.
Sau khi Kiều Oánh Mậu in
truyện Kiều, đã có một bản Kiều nhan đề Kim Vân Kiều truyện chú, do vô danh
chú, in năm ất tị Thành Thái (1905) tại
huyện Chương Mỹ, Hà Đông, và bản Kim Vân Kiều tân truyện, ký hiệu VNB8, do Phúc
Văn Đường tàng bản, in năm Khải Định mậu ngọ (1918). Vậy đầu thế kỷ XX, tại đất
Bắc có it nhất 7 bản Kiều.
Bản
Kim Vân Kiều của Phạm Quý Thích có trước, sau đó mới truyền vào Huế, các bậc đế
vương và văn nhân tài tử sinh lòng yêu thích và cho khắc in.
Có
lẽ năm 1830 người ta đã in truyện Kiều tại Huế vì lúc này vua Minh Mạng có bài
Tổng thuyết. Đến năm 1871, vua Tự Đức viết bài Tổng từ, sửa chữa truyện Kiều và
cho khắc in. Phải chăng bản này đã đưọc đem tặng Đào Nguyên Phổ? Hoặc bản Đào
Nguyên Phổ là một bản khác? Vậy ít nhất, tại Huế ta thấy có hai bản Kinh.
Bản liệt kê của Trần Văn Giáp chỉ có một số ,
chứ không có nhiều các bản Kinh và bản Phường bởi vì trong thư viện không có,
hoặc đã tuyệt bản. Theo nhiều nhà nghiên cứu, bản Hoa Đường, và bản Kinh của
Đào Nguyên Phổ đã mất tích.Nhưng trong Truyện Kiều, Trần Trọng Kim đã dùng bản
Kinh và bản Phường để làm khảo dị. Vậy là trong tủ sách dân chúng và các nhà
trí thức, vẫn còn bản Kinh và bản Phường, Kiều
Oánh Mậu và Trần Trọng Kim tỏ ra rất khoa học khi làm khảo dị, và không
tự ý thêm bớt sủa chữa. Nhưng hai ông cũng như những nhà biên khảo về sau không
nói rõ bản Phường nào, bản kinh nào vì có nhiều bản Phường và nhiều bản Kinh.
Và
qua sự tìm hiểu này, chúng ta thấy những bản trên đều đã được sửa chữa, và cùng
mang một kiếp giang hồ trôi nổi của Thúy Kiều bạc mệnh, và đó cũng là số phận
long đong, và sự hóa thân của truyện Kiều:
1. Nguyễn Du sáng tạo: nguyên bản.
2. Phạm Quý Thích theo nguyên bản, rồi sửa
chữa: bản Phường
3. Các vua Nguyễn theo bản Phạm Quý Thích,
sửa chữa và ấn hành: bản Kinh.
Trong
các bản truyện Kiều, theo thiển kiến, quyển Kim Túy Tình Từ là nguyên bản của
truyện Kiều. Quyển này do Phạm Kim Chi sưu tập và chú thích, Nguyễn Thành Điểm
xuất bản tại Sài gòn năm 1917. Sau này, giáo sư Thuần Phong Ngô Văn Phát tức
thi sĩ Tố Phang đã tái bản khoảng1970 - 1973, có lẽ đó là tài liệu giảng dạy của
ông tại Đại Học Cần Thơ. Cùng một lúc, Phủ Quốc VụÏ Khanh, Sài gòn được sự giúp
đỡ của bác sĩ Phạm Kim Lương, thứ nam của ông Phạm Kim Chi đã ấn hành năm 1972
trong tủ sách Văn Hóa Tùng Thư .
Quyển này ra đời rất sớm vào bình minh của văn
chương quốc ngữ song không được chú ý vì cái tên Kim Túy Tình Từ nghe lạ hoắc.
Và có lẽ cũng vì cái tâm lý kỳ thị mà các sĩ phu đất Bắc trước 1945 đã không để
ý đến các tác phẩm xuất bản tại Nam Kỳ cho dù tác giả của nó là người của đất
Thăng Long ngàn năm văn vật! Buồn cười
nhất làkhoảng cuối 1974, trên tạp chí Bách Khoa, một người ( tôi đã quên bút hiệu)
có lẽ có ân oán giang hồ với Thuần Phong
đã viết bài mạt sát Thuần Phong và quyển này, cho rằng Thuần Phong là kẻ ăn
chơi trác táng, và quyển này là sách khiêu dâm ( Vành ngoài bảy chữ, vành trong
tám nghề). Người đó không biết rằng Thuần Phong là người tái bản, ông chỉ sao y
bản chánh của người xuất bản là Phạm Kim Chi và những chú thích là chính của
Nguyễn Du.
Người ta đã không xem kỹ,
dù chỉ là xem trang bìa, lại hung dữ hồ đồ kết tội Thuần Phong, mà tờ báo Bách
Khoa cũng thuộc loại khá lại đăng những bài như vậy!
Chúng tôi cho rằng quyển Kim Túy
Tình Từ là chân bản vì quyển này vốùn ở
trong tủ sách của gia đình Nguyễn Du.
Trong Lời báo dẫn, Phạm Kim Chi viết:
Tôi nhân vì
việc quan, có ra ở ba năm tại Hà Tịnh, là quê quán ông Nguyễn Du Đức hầu.May gặp
dịp đươc làm quen với cháu nhà ông ấy,
là ông tấn sĩ Mai, mượn đặng bổn chánh '' Kim Túy Tình Từ'' có chú dẫn điển tích rõ ràng''
Phạm Kim Chi được tiến sĩ Nguyễn Mai
là cháu của Nguyễn Du cho mượn sách, và cho phép in sách. Cụ Nghè còn vui vẻ viết
bài tựa bằng chữ Hán vào tháng giêng năm Duy Tân thứ 9 ( 1915 ) cho quyển truyện
Kiều của Phạm Kim Chi. Lời tựa này sau được Huỳnh Thúc Mậu dịch quốc ngữ đặt
vào đầu sách. Trong bài tựa này, mở đầu, cụ Nghè viềt về tiểu sử Nguyễn Du, và
việc viết truyện Kiều, sau nói về ông Phạm Kim Chi là phán sự toà muốn khắc in
truyện Kiều, và đây là bản ''gia truyền'' mà ông thường đọc hằng ngày (11). Ta
thấy quyển Kim Túy Tình Từ đã được gia đình Nguyễn Du gọi là'' bổûøn gia truyền'',
còn ông Phạm Kim Chi gọi là ''bổn chánh''.
Bản này có điểm đặc biệt nữa
là do Nguyễn Du chú thích bằng Hán văn, sau đó Phạm Kim Chi chú thích thêm và dịch
những chú thích của Nguyễn Du như lời giới
thiệu của Phạm Kim Chi bổn chánh '' Kim
Túy Tình Từ'' có chú dẫn điển tích rõ
ràng''.
Như trên đã trình bày, truyện
Kiều của Nguyễn Du được thế nhân sửa chữa và khắc in tự do. Ngay tên sách cũng
khác nhau.:
Kim
Vân Kiều truyện
Kim
Vân Kiều Tân Truyện
Đoạn
Trường Tân Thanh
Xem bản liệt kê trên, ta thấy phần lớn đều ghi
là Kim Vân Kiều truyện, Ngay quyển DTTT ký danh AB12 của Kiều Oánh Mậu hàng cuối
cùng cũng ghi Kim Vân Kiều chung, cộng
1628 liên (Trần Văn Giáp, 136).
Bản
Kim Vân Kiều truyện ký hiệu VNB60 trên trang sách có ghi bút lông hàng chữ:
Kim
Vân Kiều truyện, bản Bắùc Quốc Thanh Tâm Tài Nhân Lục. Tiên Điền diễn xuất quốc
âm danh Kim Vân Kiều Truyện, phụng Minh Mạng ngự lãm, cải vi Đoạn Trường Tân
Thanh (Trần Văn Giáp, tr.135). Như vậy, lúc đầu tên truyện là Kim Vân Kiều, sau
cải là Đoạn Trường Tân Thanh, do lệnh của vua Minh Mạng và các bản Kinh đều
theo đóø màgọi là Đoạn Trường Tân Thanh .
Trong
khi đó, Trần Trọng Kim viết ngược lại:
Truyện
Thúy Kiều này nguyên lúc đầu tác giả nhan lả ''Đoạn Trường Tân Thanh''. Sau
nghe đâu ông Phạm Quý Thích đổi lại là ''Kim Vân Kiều Tân Truyện''(vi).
Phải
chăng Trần Trọng Kim sai lầm?
CòØn
tên Kim Túy Tình Từ ? Tại sao xưa nay không nghe ai nói đến Kim Túy Tình Từ ?
Phải chăng do Phạm Kim Chi đặt ra? Trong tài liệu này, ta không thấy Nguyễn Mai
nói đến bốn chữ Kim Túy Tình Từ, mà chỉ nói
truyện Kim Trọng và Thúy Kiều.
Nguyễn Thạch Giang đã nghiên cứu Kim
TuÙy Tình TừØ, và cho biết có bản chép tay của gia đình cụ Nghè Mai, mà ông gọi
là bản Tiên Điền. Trong Truyện Kiều do ông khảo đính và chú thích, Hà Huy Giáp
đề tựa, ông đã cho biết tháng 10 năm 1962, ông đã vào Tiên Điền, gặp hậu duệ của
Nguyễn Du. Lúc này cụ Nghè Mai đã mất, cụ Lê Liêu ở chung cùng nhà đã cho mượn
bản Kiều chép tay. Theo ông Nguyễn Châu, cháu xa đời của Nguyễn Du, thì sinh thời
cụ Nghè Mai hay đọc quyển này (96-97). Như vậy, quyển này và quyển Phạm Kim Chi
cùng một gốc. Rất tiếc là ông Nguyễn Thạch Giang không nói đến cái tên Kim Túy
Tình Từ là do Nguyễn Du đặt hay Phạm Kim Chi sáng tạo. Theo sự khảo cứu của
Nguyễn Thạch Giang, quyển của Phạm Kim Chi và bản chép tay Tiên Điền rất giống
nhau.
Ông viết:
Đối chiếu, so sánh giữa hai bản, kết
quả như sau:
1.Cả
hai bản đều có 3.256 câu. Những câu của bản Kinh và những câu khác hẳn các bản
Kiều khác chép ở trong bản Phạm Kim Chi, thì ở bản Tiên Điền cũng ghi đúng như
thế. Giữa hai bản có 12 câu là khác nhau một đôi chỗ về cách phiên âm hay cách
nhận nhầm mặt chữ, nhưng đều có nghĩa cả.
2.
Phần chú thích, bản Phạm Kim Chi đã phiên âm và dịch ra đầy đủ, không bỏ sót một
chi tiết nào của bản Tiên Điền
3.
Đáng chú ý hơn cả là 563 chữ của Nguyễn hầu liệt truyện, cả hai bản hoàn toàn
giống nhau (96-98).
Việc
so sánh của Nguyễn Thạch Giang cho ta tin chắc bản quốc ngữ của Phạm Kim Chi
cùng với bản nôm chép tay Tiên Điền là chung một nguồn gốc. Dẫu sao, bản này
cũng như bản Tiên Điền cũng là bản chép lại sau này chứ không phải là thủ bản của
Nguyễn Du vì có thêm phần Nguyễn hầu liệt truyện của Đại Nam Chánh Biên Liệt
Truyện. Mà Chánh Biên Liệt Truyện Sơ Tập, quyển 20, mục 17 trong đó có tiểu sử
Nguyễn Du được viết xong năm Thành Thái nguyên niên 1889 ( chưa rõ năm khắc
in), tức sau khi Nguyễn Du mất khoảng 69 năm. So sánh Nguyễn hầu liệt truyện với
tiểu sử Nguyễn Du trong Đại Nam Chánh Biên Liệt Truyện thì giống nhau 90%. Có
thể người nhà Nguyễn Du đã tham khảo Liệt Truyện mà viết ra. Trong khi chờ đợi
những kết quả mới, chúng ta tạm xem bản Tiên Điền và bản Phạm Kim Chi là gần
nguyên tác của Nguyễn Du nhất.
Theo Nguyễn Thạch Giang, sự khác biệt
giữa các bản quốc ngữ và bản nôm không là bao nhiêu. Sự khác biệt chính yếu là
khác biệt giữa bản Kinh và bản Phường.Ông viết:
Vậy
theo đó giữa bản Kinh và bản Phường có gì khác nhau? Sự khác nhau chủ yếu là về
mặt chữ nghĩa hàm ý tu từ. Có chỗ chỉ khác nhau một hai chữ, có chỗ khác nhau cả
câu và có chỗ khác nhau cả một đoạn. Do đó mà số câu không đồng đều nhau; Tổng
số câu của bản Kinh theo lời chú đã nói là 3.258 câu, và tổng số câu của bản
Phường tiêu biểu là 3.254 câu(89).
Trần
Trọng Kim khi so sánh bản Phường vànguyên bản của Nguyễn Du đã nhận định:
Chắc
cũng có sửa đổi lại một vài câu, nhưng xem lời văn thì chỗ nào cũng một giọng cả.
Vì vậy chúng tôi thiết tưởng rằng lấy bản Phường làm cốt, thì có lẽ không sai lầm
là mấy.
Sau
đây, chúng tôi thử nghiên cứu bản Phạm Kim Chi và bản Trần Trọng Kim qua một
ngàn câu thơ phần đầu để xem xétsự khác biệt của hai bản này.
Bỏ
qua những khác biệt nhỏ nhặt về cách đọc chữ Hán và phát âm địa phương như lạc/nhạc;
chưn/chơn/chân; tính/tánh; tỏa/ khóa; vưng/ vâng; phũ phàng/ phụ phàng; kim
thoa/kim xoa; rời/ dời; vưng/ vâng; xa xôi/xa xuôi v. v.. chúng ta có kết quả như sau:
TRÂN
TRỌNG KIM - PHẠM KIM CHI
1. Số câu 3524
- 3526
2.
Khác một vài chữ
SỐCHỮ Câu TTK PKC
2 37 Êm
đềm Yêm niềm
1 50 vàng
vó rắc bủa rắc
1 77 nếp
tử nhiếp tử
3 78 Vùi
nông một nấm Bụi hồng một nắm
1 95 khấn
khứa khấn vái
2 96 Sụp
ngồi đặt cỏ Sụp ngồi vài gật
2 102 Lại
càng đứng lặng Lại còn đứng sững
1 160 Đố
lá Đỏ lá
1 178 rộn dồn
2 186 Tựa
ngồi Dựa nương
1 195 mái mé
1 272 dẫy đầy
2 319 Bậc
mây dón bước Thang mây nhơn bước
1 321 Giữ
ý Dỡ ý
1 325 Rũ
mòn gầy mòn
2 351 Thỉ
chung Năm trong
2 359 gắn
bó vừa gắn
1 365 nông
sờ nông trờ
3 374 biện
dâng, xa đem cần dưng, quỳ đem
2 497 Hoa
hương Ngọc lan
1 502 Dẽ
cho Để cho
1 529 Cửa
sài Cửa ngoài
3 582 Giọt
liễu, gối mai Khung cửi, gói mai.
1 585 Ai
buộc Bay buộc
2 586 Đàn
dập Đan rậm
1 614 dặn nhủ
2 616 Vạ
gió họa bốc
1 633 Thêm
tức Đương tức
2 651 Búa
rìu Phủ cân
2 782 Thấm
áo, tơ chia Thấm đá, tóc chia
2 803 Đêm
thu Điểm sầu
1 818 chọn soạn
2 863 Nỗi
mình Đánh liều
1 872 Mở
tiệc Gánh tiệc
1 911 Dặm
khách Cõi khách
2 925 Lơi
lả Bả lả
1 938 Đổi
hoa Đũa hoa
2 945 Vẩn,
bài Vượt, bày
1 948 Như
màu Những màu
1 952 sang
lạy thì lạy
1 967 Vô
nghĩa Vô sỉ
2 972 Nhập
gia Vào nhà
1 995 Rỉ
rằng Biểu rằng
66
chữ
3.
Khác nhau một câu.
CÂU TTK PKC
357 Sẵn tay khăn gấm quạt quỳ Quạt vàng, khăn gấm,sẵn khi
414 Có người tướngsĩ đoán ngay một lời Cứ trông tướng pháp lắm thầy chê bai.
4.
Khác nhau nhiều câu (khác một đoạn).
TTK
351. Đem tin thúc phụ từ đường
Bơ
vơ lữ thấn, tha hương đề huề
Liêu
Dương cách trở sơn khê,
Xuân
đường kíp gọi sinh về hộ tang.
PKC
Mở xem thủ bút nghiêm đường,
Nhắn rằng: thúc phụ xa đàng mạng
chung.
Hãy còn ký táng Liêu Đông,
Cố hương khơi diễn ngàn trùng sơn
khê.
Rày đưa linh sấn về quê,
Thế nào con cũng phải về hộ tang.
TỔNG
KẾT:
Toàn
quyển: Bản TTK ít hơn 2 câu.
Số
chữ khác biệt trong 1000 câu: 108/7.000;
tỷ lệ 1,2%
Khác
nhau toàn câu : 6/1000; tỷ lệ 0,6%
Công
cuộc tìm kiếm cho thấy bản Phạm Kim Chi và bản chép tay của gia đình Nguyễn Du ở
Tiên Điền là một. Và qua sự khảo sát số câu, số chữ giữa bản Phạm Kim Chi và Trần
Trọng Kim- Bùi Kỷ, ta thấy giữa hai bản sự khác biệt rất nhỏ, khoảng 1% Suy rộng
ra, nguyên tác và các bản khác cũng không có sự khác biệt là bao. Sự khác biệt
chính là từ ngữ, là do phiên âm khác nhau, cách đọc tiếng Việt và tiếng Hán
khác nhau và do lỗi chính tả trong bản quốc ngữ. Cũng có thể là do chép sai, đọc
sai bản nôm. Việc sửa chữa các câu, các đoạn nếu có cũng rất it.
Dẫu sao, sự sửa
chữa từng chữ, tùng câu cũng chỉ là cách hành văn, cách tu từ có mục đích làm
cho rõ hơn, đẹp hơn. Như đoạn trên, nguyên bản 6 câu sửa thành bốn câu và lời lẽ
hay hơn nguyên bảøn. Có thể nói rằngø giá trị của các bản vẫn một chín, một mười.
Một điều đáng chú ý là các chữ khác nhau của bản này có thể giống với bản khác.
TấÁt cả như có một sự liên lạc và thân thuộc.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO:
Đào
Duy Anh. Khảo Luận về Kim Vân Kiều.Quan Hải
Tùng Thư, Huế, 1943.
Nguyễn
Du. Truyện Thúy Kiều. Bùi Kỷ, Trần Trọng
Kim hiệu đính. Tân Việt, Sàigòn,
1973.
Nguyễn
Du. Truyện Kiều. Nguyễn Thạch Giang hiệu
đính. ĐH&THCN, Hà Nội, 1973.
Nguyễn
Du Kim Túy Tình Từ. Phạm Kim Chi chú
thích. Nguyễn Thành Điểm, Sàigòn, 1917.
Nguyễn
Du. Kim Túy Tình Từ. Thuần Phong xuất bản,
Saigon. 1971?.
Nguyễn
Du. Kim Túy Tình Từ. Phủ QVK, Saigon,
1972.
Trần
Văn Giáp. Tìm Hiểu Kho Sách Hán Nôm 2
quyển, KHXH, Hà NộÄi, 1984-1990.
Trần
Văn Giáp. Lược Truyện Các Tác Gia Việt Nam,
2quyển. KHXH, Hànội, 1971
(DÒNG
VIỆT # 18, 2005, CALIFORNIA, .206-220)
2 comments:
Nhớ đời vì nhét bi, đeo bông vào “súng ống” http://bacsitructuyen.edu.vn/suc-khoe/gan-bi-sat-vao-cua-quy-het-bao-nhieu-tien-tai-tphcm.html ... Các kiểu thay “nòng” – Gắn bi: Để “súng” gồ ghề, to hơn, không ít quý ông đã rạch da “của quý” để nhét bi hình .
..
Gắn bi, găm bi, đeo bi, độn bi,cấy bi http://xuattinhsomramau.com/suc-khoe/dia-chi-gan-bi-vao-duong-vat-o-tphcm-dac-nong-pleiku-gia-lai-dac.html , lắp bi của quý là phương pháp tăng kích thước cậu nhỏ bằng cách dùng bi lắp vào của quý, giúp dẫn đến ...
“Cậu nhỏ” ngắn và nhỏ thì phương pháp gắn bi dương vật là giải pháp hữu hiệu nhất cho phái mạnh khi muốn tăng kích thước dương vật. http://thugonvungkin.net/suc-khoe/gan-bi-vao-cau-nho-o-dau-tai-tphcm-dac-nong-pleiku-gia-lai-dac-l.html Đây là phương pháp ...
gắn bi vào dương vật mang lại cảm giác sung sướng http://phongkhamnamkhoaaua.net/details/gan-bi-vao-duong-vat-nam-gay-an-tuong-voi-ban-gai.html cho bản thân và bạn tình, xác định bản lĩnh phái mạnh .
Chữa trị mụn ở bệnh viện da liễu là một trong những cách sáng suốt địa chỉ chữa bệnh da liễu ở tphcm giúp trị em dễ ... 450 phụ nữ trong độ tuổi từ 25 – 40 bị mụn trứng cá tại Hà Nội và TP.HCM.
Tại phòng khám đa khoa âu á sẽ là địa chỉ đáng tin cậy cho mọi người.
Địa chỉ gắn bi uy tín tại hồ chí minh
1.Tăng chiều dài cậu nhỏ với nước ấm
Đây là cách tăng chiều dài cậu nhỏ tức thời, trước khi quan hệ bạn nên đi tắm với nước ấm ấm để tăng lưu thông máu trong dương vật. Làm kích thước dương vật tăng lên lẫn chiều dài và chu vi, khi quan hệ cậu nhỏ cũng dễ dàng cương cứng hơn.
http://xuattinhsomramau.com/suc-khoe/deo-bi-cho-cau-nho-o-dau-tai-tphcm-dac-nong-pleiku-gia-lai-dac-lac.html
2.Bài tập tăng chiều dài cậu nhỏ
- Thực hiện bài tập này khi “cậu nhỏ” ở trạng thái không cương cứng.
- Cách thực hiện: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ tạo thành vòng tròn tại đầu dương vật. Giữ chặt vừa phải và kéo về phía trước cho đến khi cậu nhỏ đạt giới hạn cho phép. Giữ cậu nhỏ ở trạng thái giãn khoảng 15 giây trước khi thả lỏng. Phương pháp này tập luyện hàng ngày mỗi ngày khoảng 10 - 15 lần.
http://phongkhamnamkhoaaua.net/chuyen-de/gan-bi-vao-trym.html
3.Tập Kegels để tăng chiều dài và kích cỡ cậu nhỏ
Phương pháp này là làm tăng sức mạnh của cơ PC (phần cơ nằm ở khoảng giữa tinh hoàn và hậu môn). Đơn giản bạn chỉ cần dùng lực bằng cách co thắt cơ PC (giống như khi nhịn tiểu). Mỗi lần co thắt, giữ nguyên trạng thái khoảng vài giây trước khi thả lỏng. Lặp lại vài lần và tăng thời gian mỗi lần co thắt. Kiên trì thực hiện đều đặn để đạt kết quả như mong muốn
http://bacsitructuyen.edu.vn/suc-khoe/phong-kham-da-khoa-au-a-uy-tin-chat-luong.html
4.Thực phẩm để tăng chiều dài cậu nhỏ
- Protein có tác dụng làm tăng sức mạnh tất cả các mô trong cơ thể. Do đó, chiều dài hay kích cỡ cũng sẽ tăng lên và sự cương cứng cũng dài lâu hơn. Những thực phẩm giàu protein là thịt nạc, gia cầm, sữa. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế những đồ uống chứa cồn và caffeine như bia, rượu, cà phê. Những đồ uống này có thể làm giảm huyết áp, khiến bạn có thể bị rối loạn chức năng cậu nhỏ.
http://catmimat.edu.vn/thuc-hu-phong-kham-da-khoa-au-lua-dao-benh-nhan-den-kham-benh/
- Ăn Chocolate đen một ngày cũng có thể làm tăng 10% lưu lượng máu (theo một nghiên cứu của Đại học California). Do đó, đây là thực phẩm rất tốt cho những nam giới đang quan tâm đến việc mở rộng kích cỡ cậu nhỏ lớn hơn. đây cũng là cách làm dương vật to lên.
- Các loại cá như cá hồi và cá ngừ , phô mai, bột yến mạch tiểu, mầm lúa mì có đầy đủ arginine - một axit amin quan trọng giúp phát hành các hormone và làm giãn nở các mạch máu. Điều này dẫn đến lưu lượng máu đến dương vật nhiều hơn, sự cương cứng ấn tượng hơn.
http://xetnghiemsuimaoga.net/details/quy-trinh-ky-thuat-gan-bi-vao-duong-vat-nhu-the-nao.html
- Các loại quả trái cây, đặc biệt là quả việt quất và mâm xôi có nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ vừa tốt cho sức khỏe nói chung của bạn, vừa là thực phẩm tuyệt vời cải thiện kích cỡ dương vật.
5.Dùng thuốc thảo dược để tăng chiều dài cậu nhỏ
- Để có một dương vật đạt chuẩn có thể kéo dài thời gian quan hệ như ý thì người đàn ông cần một lượng đầy đủ các testosterone, oxit nitric và lưu lượng máu thích hợp. Các thành phần trong thuốc thảo dược có thể giúp nam giới cải thiện vấn đề này.
http://thugonvungkin.net/suc-khoe/hinh-anh-gan-bi-vao-cua-quy-o-nam-gioi.html
Post a Comment