TRỊNH HUY CHƯƠNG * VƯỢT BIÊN ĐƯỜNG BỘ
"trời đã sập tối, lúc này chúng tôi có thể nghe tiếng súng nhỏ nổ rất gần!. Đây là dấu hiệu của những trận chạm súng giữa CSVN và lực lượng Khmer Tự do.... tiếng súng càng gần... hoang mang và sợ hãi càng tăng...Khoảng thêm 1 tiếng sau, trại VNLR được lệnh bỏ trại"
Thay Lời Tựa: Nhớ về Cha Piere Ceyrac SJ (1914-2012)
”Chúng
con Kính Lạy Cha, Nay Cha trở Về Cội Nguồn Vĩnh Cửu Trên Đó, Nhưng chúng con
vẫn tin tưởng rằng Cha đang nhìn về chúng con một cách Bao dung và tiếp tục
không ngừng Quan phòng cho chúng con,
gia đình chúng con, bạn bè và những người thân chúng con...Hôm nay khắp Năm
Châu Bốn Bể....Cha vẫn luôn luôn là Người Cha già kính mến trong Tâm khảm của
chúng con, xin Cha Nhân Từ thương xót và cứu giúp chúng con như những ngày tháng
khốn cùng dọc theo biên địa Thái-Miên. Những đứa con của Cha ngày hôm nay với cuộc sống vật chất tuy có thể tươm tất
hơn hôm qua nhưng chúng con vẫn còn nhiều yếu đuối, sa ngã và bệnh tật....Lòng
Cha thương xót bao dung, xin Cha không ngừng dìu dắt chúng con, và mọi ngượi...
như hôm nay ,như hôm qua và mãi mãi.
Amen.”
Hôm 30 tháng 5 , 2012....Người Cha Giá Kính Yêu của Những Bộ Nhân Việt Nam tại Trại tị nạn biên giới Thái-Miên nói riêng, và cả Nhân loại nói chung, đã giã từ chúng ta để trở về với Chúa, nơi mà Người từng cho là "Cội Nguồn Tôi nơi đó". Cha Pierre Ceyrac, một Tu sĩ thuộc dòng tên (SJ-Society Of Jesus), sinh ra trong một gia đình trung lưu có tiếng ở Pháp . Nhưng ngay từ lúc còn trẻ Ngài đã từ bỏ cuộc sống sung sướng và quê hương mình để theo đuổi một lý tưởng Cao thương, Bác ái. Ngài mang một tấm lòng Nhân Ái, rộng lượng, hy sinh vi Nhân Ái, xa thân vì Nhân loại.... Với Ngài , tôn giáo là con người, rất đơn giản như vậy.
Tôi còn nhớ khi Ngài đến thăm Bệnh Viện trại tị nạn đường bộ Site 2 South vào năm 1986 (VNLR COERR Hospital), khi một Bệnh Nhân người Chàm có lẽ cố tình chất vất Ngài rằng Ngài có tin vào Đức Allah hay không ?(Allah là Đấng Thần Thánh của Người Hồi Giáo-lúc đó là dịp lễ ăn chay của người Chàm theo Đạo Hồi hy Ramadan), thú thật lúc đó tôi rất ngập ngừng và cố tình không dịch lại câu hỏi đó cho Ngài, và định chuyển sang một chủ đề khác.
Nhưng vì không có cách nào khác và không biết làm sao để xoay xở tình huống, buộc lòng tôi phải hỏi Ngài. Sau khi nghe xong, Ngài mĩm cười , nụ cười của Ngài thật là Bao dung và cởi mở, Ngài nói " Allah is God as well as Jesuit and Budda , May God Bless you and be with you! Everything will be all right! " Ngài cầm lấy tay người bệnh và xoa trán người đó, một khoảng khắc trôi qua... Tôi nghĩ rằng Ngài đã chúc phúc cho người bệnh đó.
Tôi còn nhớ những ngày lạnh giá của miền
Đông Bắc nước Thái , khi những cơn gió trái mùa bắt đầu thổi về dọc theo thung
lũng của dãy núi Đongrek, mùa khô bắt đầu, luồng không khí khô và hanh của ban
ngày,và rất lạnh về đêm... Cây bắt đầu rụng lá và khô cằn đi vì cái khí hậu
khắc nghiệt đó, đối với những người tị nạn Việt Nam và người lánh nạn
Campuchia, có nghĩa là sẽ có những trận tấn công càn quét của Cộng Sản Việt nam
tronh những ngày sắp tới....
Chúng tôi, những người tị nạn , ăn không no, uống không sạch, tấm chăn của ICRC (Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế) phát cho không đủ ấm , bởi chiều dài không đủ che thậm chí cho một người có vóc nhỏ con như tôi! Hy vọng là thức ăn duy nhất đã nuôi sống chúng tôi ngày này qua tháng khác không những về mặt Tinh thần như người ta thường nghĩ mà ngay cả thể xác gầy còm còn lại kể từ sau Biến Cố Mất Nước 30 tháng tư ngày đó!!!
Có các Bác, Các chú, các Anh các Chị, những người đã từng bị đày đọa trong những trại Cải tạo, và giờ đây lại bị đọa đày trong những xà-lim , trại giam của Miên đỏ , của Para , rồi đây tưởng chừng chính thiên nhiên cũng thử thách từng số phận của mỗi người trong chúng tôi....
Chúng tôi, những người tị nạn , ăn không no, uống không sạch, tấm chăn của ICRC (Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế) phát cho không đủ ấm , bởi chiều dài không đủ che thậm chí cho một người có vóc nhỏ con như tôi! Hy vọng là thức ăn duy nhất đã nuôi sống chúng tôi ngày này qua tháng khác không những về mặt Tinh thần như người ta thường nghĩ mà ngay cả thể xác gầy còm còn lại kể từ sau Biến Cố Mất Nước 30 tháng tư ngày đó!!!
Có các Bác, Các chú, các Anh các Chị, những người đã từng bị đày đọa trong những trại Cải tạo, và giờ đây lại bị đọa đày trong những xà-lim , trại giam của Miên đỏ , của Para , rồi đây tưởng chừng chính thiên nhiên cũng thử thách từng số phận của mỗi người trong chúng tôi....
Mọi người hầu như ai cũng có cái cảm giác
rằng lại thêm một lần chạy trốn Cộng sản nữa!! tương lại và định mệnh mà chúng
tôi không thể quyết định cho chính mình,nay đành phó thác cho đấng quan phòng
mà mọi người chúng ta ai ai cũng có, tiếng kinh lòng của mỗi người đều mang
chung một lời nguyện đơn sơ mong sao ngày mai sẽ có tên đi gặp phái đoàn....tưởng
đơn sơ nhưng phải cần một phép nhiệm mầu mới đem lại được!!!
Tổng Chiến Dịch tấn công mùa khô 1984 của
CSVN nhắm vào các căn cứ của quân kháng chiến Khmer tự do và các trại lánh nạn
thường dân Khmer dọc theo Biên giới Campuchea-Thailand:
Những tiếng pháo đêm về càng gần, lũ trẻ
thậm chí cũng hiểu ra rằng có một điều gì ghê gớm sắp sửa sẽ xảy ra, chúng âm
thầm ngoan ngoãn đi ngũ sớm hơn mọi khi, còn người lớn, thì dù muốn dù không
cũng phải ráng đè nén cái sợ hãi đó, rồi thâu đêm không ngũ được, tụ tập bên
cái radio của ai đó để lắng nghe bản tin từ đài tiếng nói Hoa kỳ, anh quốc, Úc
đại lợi.. với hy vọng thế giới ngoài đó đề cập về mình không , và trong lòng
luôn khấn nguyện đấng bề trên che chở độ hộ vào lúc này!
Những chiếc xe bồn xì-tẹt chạy hối hả từ phía đồn thái vào trại lánh nạn của người Khmer trước rồi thì một hai chiếc đỗ lại cho trại tị nạn người Việt (Vietnamese Land Refugee Platform-lúc này thật ra chúng tôi chưa được công nhận là một trại tị nạn mà chỉ là một platform mà thôi!), những người tài xế thái đốc thúc những người tình nguyện phân phối nứoc bằng tiếng thái hãy rút nước càng nhay càng tốt, rồi họ nhanh chóng lao nhanh trở về bên kia biên giới, không ai nở một nụ cười, những khuôn mặt đầy lo âu nhưng dễ hiểu....chiến sự đang tới gần...Các nhân viên thiện nguyện nước ngoài (NGO: Non-govermental Oganization) cũng gấp rút công việc của mình và ra về sớm hơn mọi khi, những cuộc đàm thoại cũng nhanh chóng kết thúc với những lời chúc bình an cho nhau... với hy vọng sẽ gặp lại ngày mai!.
Những tín hiệu phát đi phát lại từ những chiếc máy Motorola portable của một y tá MSF (Medicins sans Frontieres) "Attention all stations, the situation in Dangrek Camps is now number 2, I repeat, the situation in Dangrek now is number 2,this is Alpha security.over" (giọng quen thuộc của thầy Bob Matt - người giữ liên lạc giữa các NGO và Task Force 80 cua Thái) cô y tá lanh tay vặn volume xuống để cố tình không làm cho mọi người thêm âu lo vì những tín hiệu đó, nhưng nét mặt cô ấy cũng đủ diễn tả sự lo âu!!
Khoảng giữa trưa, những đám bụi đỏ cuối
cùng tan dần ở phía đồn Thái sau khi những chiếc xe chở các NGO's vulunteers
trở về Aranyaprathet, hoặc rút về Khao I dang, sớm hơn mọi ngày!. Sinh hoạt trong trại vẫn cứ trôi qua như
thường lệ, lũ trẻ túm nhau lại đùa giỡn trên sân banh giữa trại, người lớn thì
lo chuẩn bị nhóm lửa chẻ cũi, gánh nước chuẩn bị cho bữa cơm chiều đạm bạc như
thường lệ.... những cụm khói nhỏ đâu đó nhanh bay lên và tan vào thung lũng
Phnom Dongrek.
Thế nhưng giữa lúc đó một chiếc xe hơi nhỏ
màu trắng phủ đầy bụi đỏ đang lao nhanh và chạy thẳng vào trại VN....Lũ trẻ tản
mát ra, và trố mắt nhìn về đằng đó, nơi chiếc xe vừa ngừng lại. Cửa xe mở ra,
lũ trẻ reo hò và ùa lại như mừng đón Cha mẹ đi chợ về, không ai xa lạ bởi vì đó
chính là Cha Pierre Ceyrac chỉ có Cha, duy nhất một mình Cha, không tài
xế,không một người nào đi với Cha cả!! với nụ cười từ bi như mọi ngày,
Ngài dịu dàng xoa đầu vài đứa, nói một vài điều gì đó, lấy một bao kẹo đã xé sẵng và trao cho chúng với hy vọng chúng sẽ buông thả Cha, quả thật vậy, được những cục kẹo ngon, lũ trẻ bắt đầu chia năm xẻ bảy,sung sướng, tung tăng... còn Cha nhanh nhanh khoác cái túi vải đi nhanh vào Nhà Ban đại diện trại nơi Bác Lâm Nê , và nhóm ban đại diện của trại đang đứng chờ Ngài. Tin Cha đến lan nhanh, bà con kẻ đứng xa người đứng gần, quây quần xung quanh hàng rào ban đại diện.
Khác với mọi lần, chúng tôi không mong Cha
mang thư từ của thân nhân mình gởi,hay những tin sốt dẻo về Phái đoàn nào sắp
vào phỏng vấn và sẽ nhận bao nhiêu người, hay khi nào sẽ có danh sách của những
người được phái đoàn chấp nhận v.v và
v.v , ( vì trước đó không lâu đã có một số bà con được phỏng vấn và hy vọng sẽ
được chuyển đi PanatNikhom nay mai) nhưng lần này chúng tôi chỉ muốn thêm tin
tức về tình hình chiến sự đang xảy ra , liệu chính quyền Thái và ICRC, UNHCR có
cho chúng tôi di tản trước không?\
Sau này, chính Ngài kể lại, hôm đó vì quá lo lắng cho chúng tôi Ngài đã bất chấp lệnh giới nghiêm do TF80 (vì tình hình leo thang tới cấp 3)nhưng Ngài vẫn muốn vào trại rất sớm trước là để dâng lễ và tiếp đến đem một số thư từ cho bà con VNLR, nhưng lính Thái Task Force 80 đã chận Ngài lại và làm khó dễ Ngài!. Lúc đó Ngài đã không ngừng cầu nguyện làm sao vào được trại để chia sẽ, an ủi, động viên và cầu nguyện với chúng tôi. Everything will be all right! ça va ça va!
Sau này, chính Ngài kể lại, hôm đó vì quá lo lắng cho chúng tôi Ngài đã bất chấp lệnh giới nghiêm do TF80 (vì tình hình leo thang tới cấp 3)nhưng Ngài vẫn muốn vào trại rất sớm trước là để dâng lễ và tiếp đến đem một số thư từ cho bà con VNLR, nhưng lính Thái Task Force 80 đã chận Ngài lại và làm khó dễ Ngài!. Lúc đó Ngài đã không ngừng cầu nguyện làm sao vào được trại để chia sẽ, an ủi, động viên và cầu nguyện với chúng tôi. Everything will be all right! ça va ça va!
Thật ra lần đó Ngài đã dấu một số thư từ
cho đồng bào VNLR, một số tiền Ngài đã đổi sang tiềng Baht , một vài gói thuốc
samit cho Bác Lâm Nê, và Ngài không quên mấy gói kẹo cho lũ trẻ..Ngài biết có
nhiều người đang mong chờ thân nhân mình gởi những giấy tờ , hình ảnh để làm
chứng từ khi gặp phái đoàn phỏng vấn.
Ngài đã làm một điều ngoại lệ, Ngài đã đút lót cho lính Thái mấy gói thuốc (có thể còn có một số tiền mặt nhưng Ngài không tiện nhắc đến) để họ dễ dàng cho xe Ngài qua biên giới....Với Ngài thuốc lá là người bạn đồng hành của mình, Ngài hút nhiều lắm!. Trong comportment xe của Ngài lúc nào cũng có ít nhất 5,6 gói Samit, 2,3 cái hộp quẹt gaz. Nhưng Ngài để lại tất cả cho những ai Ngài gặp trước khi trở về Aranyaprathet!
Ngài đã làm một điều ngoại lệ, Ngài đã đút lót cho lính Thái mấy gói thuốc (có thể còn có một số tiền mặt nhưng Ngài không tiện nhắc đến) để họ dễ dàng cho xe Ngài qua biên giới....Với Ngài thuốc lá là người bạn đồng hành của mình, Ngài hút nhiều lắm!. Trong comportment xe của Ngài lúc nào cũng có ít nhất 5,6 gói Samit, 2,3 cái hộp quẹt gaz. Nhưng Ngài để lại tất cả cho những ai Ngài gặp trước khi trở về Aranyaprathet!
Cuối cùng thì DongRek cũng bị càng
quét...khác với mọi khi, thường thì CSVN dùng chiến lược "tiền pháo hậu
sung" nhanh chóng ồ ạt tấn công vào buổi sáng, lần này, vào lúc mọi người
đang chuẩn bị cơm chiều, đâu đó có một số người may mắn có tên lên đừong định
cư, theo dự định số đồng bào này sẽ chuyển đi PanatNikhom vào sáng ngày hôm
sau.
Bóng tối xuống thật nhanh, bởi rặng núi che
khuất những tia nắng cuối cùng, cái bóng của dãy núi như một bày tay khổng lồ
đưa lên không trung như ngăn chặn những tia nắng cuối chiều...
Khoảng 5 hay 6 giờ chiều ,sau một loạt pháo
kích hạng nặng vào khu vực trại Ampil gần Dongek, rồi CSVN chuyển nòng súng về
phía trại Phnom Dangrek... tiếng rít xé bầu không khí của những trái pháo trong
cự ly rất ngắn, tưởng chừng đã nổ ngay trên đầu chúng tôi nhưng chúng đã đi
ngang trại rồi nổ đâu đó trên sường núi , những cột khoái đen tung lên, vài
trái đã rơi vào sơn-cách (Khmer section), không rõ có bao nhiêu người đã thiệt
mạng! riêng Trại tị nạn Việt nam thêm
một lần nữa được may mắn, không một trái pháo nào rớt vào! Phải chăng đồng bào
mình được bề trên che chở??!!
Mọi người, trẻ lớn đều nín thở tự tìm kiếm
một chỗ thấp ẩn núp,sau đó kẻ la người ó, kêu gọi nhau,
đùm gánh, sát bên nhau, hoang mang, sợ hãi nhìn về phía ban đại diện để chờ
lệnh..
Cũng như mọi lần, Task force 80 của Thái
không mở cửa biên giới ngay! Thậm chí họ còn bắn chỉ thiên ngăm dọa về phía
những người lánh nạn Khmer, ngăn cản không cho bất cứ ai đến gần biên giới...
Trại tị nạn Việt nam mình thì tương đối có trật tự và có tổ chức, mọi người đều
tuân theo Ban đại diện. Không một cử
động khi chưa có lệnh từ trên, tuy có nhiều người vì quá sợ hãi, muốn theo
giòng người lánh nạn Khmer để hy vọng được vào đất Thái sớm!.
Khoảng đến 7 giờ , trời đã sập tối, lúc này chúng tôi có thể nghe tiếng súng nhỏ nổ rất gần!. Đây là dấu hiệu của những trận chạm súng giữa CSVN và lực lượng Khmer Tự do.... tiếng súng càng gần... hoang mang và sợ hãi càng tăng...Khoảng thêm 1 tiếng sau, trại VNLR được lệnh bỏ trại, kẻ bồng người bế, giúp nhau lần lượt nhanh ra phía đường cái đỏ trước mặt trại rồi đổ dọc theo chân núi, tiếng sâu vào bên kia đất Thái, phải thừa nhận rằng trại mình rất là đoàn kết vào lúc này, không ai nói ai, mọi người im lặng, người sau nhìn người trước cứ thế mà đi (cũng cần nói thêm vì không muốn bị back-flash và trách những hiểu lầm vốn đã có sẵng từ những người lánh nạn Khmer trong lúc loạn lạc này, nên chúng tôi ai ai đều phải giữ im lặng tuyệt đối vào lúc này, không dám nói tiếng việt),thỉnh thoảng có tiếng chửi thề đầy căm giận của một vài người Khmer nào đó, chúng tôi âm thầm, cùng giòng người xuyên qua biên giới lúc nào không hay...
Gần nữa đêm, lực lượng đặc biệt Task Force 80 của Thái ra lệnh tất cả phải ngừng lại, lúc này mọi người bắt đàu lao xao , kẻ này gọi người kia, thỉnh thoảng có ai đó bật đèn pin (flash) lên để tìm kiếm gì đó, thì lập tức bị phản đối la ó! (vì cho rằng CSVN có thể thấy được và dội pháo vào? Rất có thể?). Mọi người ai ai cũng thấm mệt và lo âu, đặt lưng vào sường núi, mắt nhìn lên trời cao, với những suy nghĩ mông lung.... Còn số bà con đã có tên đi ngày mai lúc này nghĩ gì!!??....chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa, giữa cái sống và chết rất gần ....Hy vọng ai đó trong số này sẽ chia sẻ cảm nghĩ và nỗi lòng vào lúc đó, xin ghi lại những giây phút đáng để đời này, cho con em mình nhìn vào đó mà cảm thông được con đường về đất hứa đầy gian truân của mình...
Còn lại những người như tôi vào lúc đó, chưa hết nổi bàng hoàng, còn đang tự nghi vấn không biết mình đã thật sự thoát qua cái chết chưa! Lòng bàng hoàng, hoang mang, bơ vơ, trống trãi,lạc loài và tuyệt vọng...
Khoảng đến 7 giờ , trời đã sập tối, lúc này chúng tôi có thể nghe tiếng súng nhỏ nổ rất gần!. Đây là dấu hiệu của những trận chạm súng giữa CSVN và lực lượng Khmer Tự do.... tiếng súng càng gần... hoang mang và sợ hãi càng tăng...Khoảng thêm 1 tiếng sau, trại VNLR được lệnh bỏ trại, kẻ bồng người bế, giúp nhau lần lượt nhanh ra phía đường cái đỏ trước mặt trại rồi đổ dọc theo chân núi, tiếng sâu vào bên kia đất Thái, phải thừa nhận rằng trại mình rất là đoàn kết vào lúc này, không ai nói ai, mọi người im lặng, người sau nhìn người trước cứ thế mà đi (cũng cần nói thêm vì không muốn bị back-flash và trách những hiểu lầm vốn đã có sẵng từ những người lánh nạn Khmer trong lúc loạn lạc này, nên chúng tôi ai ai đều phải giữ im lặng tuyệt đối vào lúc này, không dám nói tiếng việt),thỉnh thoảng có tiếng chửi thề đầy căm giận của một vài người Khmer nào đó, chúng tôi âm thầm, cùng giòng người xuyên qua biên giới lúc nào không hay...
Gần nữa đêm, lực lượng đặc biệt Task Force 80 của Thái ra lệnh tất cả phải ngừng lại, lúc này mọi người bắt đàu lao xao , kẻ này gọi người kia, thỉnh thoảng có ai đó bật đèn pin (flash) lên để tìm kiếm gì đó, thì lập tức bị phản đối la ó! (vì cho rằng CSVN có thể thấy được và dội pháo vào? Rất có thể?). Mọi người ai ai cũng thấm mệt và lo âu, đặt lưng vào sường núi, mắt nhìn lên trời cao, với những suy nghĩ mông lung.... Còn số bà con đã có tên đi ngày mai lúc này nghĩ gì!!??....chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa, giữa cái sống và chết rất gần ....Hy vọng ai đó trong số này sẽ chia sẻ cảm nghĩ và nỗi lòng vào lúc đó, xin ghi lại những giây phút đáng để đời này, cho con em mình nhìn vào đó mà cảm thông được con đường về đất hứa đầy gian truân của mình...
Còn lại những người như tôi vào lúc đó, chưa hết nổi bàng hoàng, còn đang tự nghi vấn không biết mình đã thật sự thoát qua cái chết chưa! Lòng bàng hoàng, hoang mang, bơ vơ, trống trãi,lạc loài và tuyệt vọng...
Ban Đại diện trại vẫn tiếp tục làm việc vào
lúc này, tập trung và cũng cố lại , điểm danh xem có ai bị mất tích hay không?
Lính TF 80 được lệnh bảo vệ nhóm người Việt tị nạn một cách đặc biệt hơn lúc
trước, VNLR được dời sâu và gần với đơn vị TF80 ngay đêm hôm đó.
Sao mai vẫn còn, trời chưa sáng hẳn, nhưng
người ta đã nghe từ xa tiếng xe hướng về phía tập trung của trại, rồi ngừng hẳn
đâu đó! thọat đầu cứ tưởng xe tanks của CSVN, nhưng không phải... Đây là những
chiếc xe bus đúng theo đúng dự định vào nhận đón số đồng bào may mắn có tên lên
đường đi Panatnikhom, giữa lúc này quả thật , không mường tượng được ,ban đại
diện lập tức truyền tin xuống để tập trung bà con có tên lên đường, cuộc đưa
tiễng nhanh chóng, đoàn người được lính Thái hộ tống xa dần sau những tàn cây ở
khúc quanh đó... nước mắt giàn giụa của người đi kẻ ở lại, ngậm ngùi hẹn ngày
tài ngộ nhưng không biết đến khi nào!!!
Đó là ngày 24 tháng giêng 1985- Site A được
tạm thời hình thành.
Ngay ngày hôm sau,chúng tôi đang còn tuyệt
vọng,hoang mang, bơ vơ ,lạc loài tưởng chừng như bị bỏ rơi...Thì Ngài đã xuất
hiện, Cha Pierre Ceyrac thêm một lần nữa đem lại nụ cười đầy hy vọng cho
trại. Già, trẻ bé, lớn...tất cả ai cũng
cảm thấy được an ủi nhờ sự có mặt của Ngài.
Một buổi lễ đơn sơ ngay giữa cánh rừng , nhắc lại mọi người đừng đánh
mất hy vọng, phải giữ vững niềm tin, với Ngài "Everything will be
allright!", hôm đó Ngài ở lại với chúng tôi thật lâu , gần chiều Ngài mới
chịu ra về.
Ngày 5 tháng ba 1985
CSVN tiếp tục càn quét các trại dọc theo
biên giới còn lại của những người Khmer Tự Do, trại Tatum, Green Hill lần lượt
bị tấn công....trước đó các trại khác cũng bị tiêu diệt như trại San Ro, Ban
Sangae (những trại này không có người Việt).
Trước tình hình đó, liên hội các tổ chức thiện nguyện phi chính phủ
(inter-NGOs) , Chính quyền Thái, ICRC, UNBRO đã quyết định dời các trại lánh
nạn của dân Khmer vào sâu hơn trong đất Thái.
Trại Site 2 được thành lập,là một trại lánh nạn của người Campuchia lớn
nhất trong lịch sử. Site 2 được chia làm 2 trại lớn, site 2 North và Site 2
South, ngăn bởi một trục lộ chính và hàng rào kẽm gai.
Ở giữa hai sites , có một đơn vị đặc nhiệm TF80 của Thái, thọat đầu trại VNLR ở site 2 North và cách section của người Khmer chỉ một bức rào bằng tre, nhưng sau 1 biến cố đẫm máu (1 trái lựu đạn đa quăng vào trong trại tị nạn VNLR, khiến 2 người chết và một số người bị thương- sự kiện này không được nhắc tới vì theo các tổ chức cứu trợ cho rằng đây chỉ là một "isolated incident" mà thôi!! cũng cần nói thêm rằng dân số trại VNLR chỉ 1/1000 so với trại lánh nạn người Khmer, vã lại các tổ chức NGO cố tình sớm đưa vào dĩ vãng để tránh những xung đột có thể xảy ra giữa trại VNLR và người lánh nạn Campuchia), tôi còn nhớ lúc đó có một phóng viên của CBS (David) đã âm thầm nhờ tôi chụp lại những gí xảy ra trong trại (Anh Nhân làm ở OPD với tôi vào lúc đó, chắc còn nhớ!!)Không biết có ảnh hưởng gì không?? Nhưng chính qua biến cố này, ICRC đã quyết định dời trại VNLR qua Site 2 South ( Site 2 south thực ra là hiện thân của trại Nong Sa Met và trại NW82 vào ngững năm 1980-1982 .
Tưởng cũng nên nói thêm những sự thật ở đây về những người lánh nạn Campuchea, họ đều mang tư tưởng giống nhau, chiến đấu giành lại đất nước Campuchea đã bị gần như diệt chủng bởi Khmer Rouge , rồi tới sự chiếm đóng của CSVN,song họ vẫn chia rẽ và hiềm khích lẫn nhau trong nội bộ, họ chia ra nhiều nhóm kháng chiến khác nhau : nhóm đầu tiên là Khmer Rouge (không được sự ủng hộ của quốc tế), nhóm thứ hai là nhóm thân cận của Vua Sihanouk, và nhóm thứ ba được dẫn đầu bởi Son San, tôi không có mục đích phân tách hay phê phán vào cục bộ của nguời Campuchea, nhưng chỉ muốn nêu ra một trong những nguyên nhân tại sao đồng bào VNLR trở thành mục tiêu thù ghét của một số người Khmer!
Đồng bào VNLR chúng ta đến từ các trại khác nhau từ 3 nhóm nêu trên bởi tuỳ thuộc vào từng con đường lúc vượt biên qua chặn cuối cùng trước khi đến biên giới Thái-Miên, trừ những người may mắn, hay tùỳ vào người dẫn đường, một số được đến thẳng trại tiếp nhận tạm thời của ICRC, còn lại đa số bị các nhóm nói trên bắt và giam vào các xà-lim của họ.
VNLR tất cả đều bị ngược đãi, mức độ tuỳ theo nhóm nào bắt mình, song tất cả VNLR đều là nạn nhân của sự tham lam (bởi lẽ khi VNLR vượt biên hầu hết có đem theo tiền bạc, nữ trang, nên trở thành những đối tượng béo bở cho họ), nạn nhân của sự hiểu lầm (bởi vì chúng ta là người Việt Nam, nhưng thiểu số của họ không hiểu rằng cũng như họ chúng ta phải đi tìm Tự do, và trốn tránh chế độ CS tham tàn ở VN, đáng tiếc là CSVN cũng đang chiếm đóng đất nước của họ, lòng oán thù đã che mất lý trí để phân biệt sai trái!! vị trí của VNLR thật là tiếng thoái lưỡng nang!!Hễ những lúc nào họ bị mát mát hay thương về người cũng như về vật là những lúc đó chúng tôi bị lãnh hứng do sự oán hờn nhất thời!)
Ở giữa hai sites , có một đơn vị đặc nhiệm TF80 của Thái, thọat đầu trại VNLR ở site 2 North và cách section của người Khmer chỉ một bức rào bằng tre, nhưng sau 1 biến cố đẫm máu (1 trái lựu đạn đa quăng vào trong trại tị nạn VNLR, khiến 2 người chết và một số người bị thương- sự kiện này không được nhắc tới vì theo các tổ chức cứu trợ cho rằng đây chỉ là một "isolated incident" mà thôi!! cũng cần nói thêm rằng dân số trại VNLR chỉ 1/1000 so với trại lánh nạn người Khmer, vã lại các tổ chức NGO cố tình sớm đưa vào dĩ vãng để tránh những xung đột có thể xảy ra giữa trại VNLR và người lánh nạn Campuchia), tôi còn nhớ lúc đó có một phóng viên của CBS (David) đã âm thầm nhờ tôi chụp lại những gí xảy ra trong trại (Anh Nhân làm ở OPD với tôi vào lúc đó, chắc còn nhớ!!)Không biết có ảnh hưởng gì không?? Nhưng chính qua biến cố này, ICRC đã quyết định dời trại VNLR qua Site 2 South ( Site 2 south thực ra là hiện thân của trại Nong Sa Met và trại NW82 vào ngững năm 1980-1982 .
Tưởng cũng nên nói thêm những sự thật ở đây về những người lánh nạn Campuchea, họ đều mang tư tưởng giống nhau, chiến đấu giành lại đất nước Campuchea đã bị gần như diệt chủng bởi Khmer Rouge , rồi tới sự chiếm đóng của CSVN,song họ vẫn chia rẽ và hiềm khích lẫn nhau trong nội bộ, họ chia ra nhiều nhóm kháng chiến khác nhau : nhóm đầu tiên là Khmer Rouge (không được sự ủng hộ của quốc tế), nhóm thứ hai là nhóm thân cận của Vua Sihanouk, và nhóm thứ ba được dẫn đầu bởi Son San, tôi không có mục đích phân tách hay phê phán vào cục bộ của nguời Campuchea, nhưng chỉ muốn nêu ra một trong những nguyên nhân tại sao đồng bào VNLR trở thành mục tiêu thù ghét của một số người Khmer!
Đồng bào VNLR chúng ta đến từ các trại khác nhau từ 3 nhóm nêu trên bởi tuỳ thuộc vào từng con đường lúc vượt biên qua chặn cuối cùng trước khi đến biên giới Thái-Miên, trừ những người may mắn, hay tùỳ vào người dẫn đường, một số được đến thẳng trại tiếp nhận tạm thời của ICRC, còn lại đa số bị các nhóm nói trên bắt và giam vào các xà-lim của họ.
VNLR tất cả đều bị ngược đãi, mức độ tuỳ theo nhóm nào bắt mình, song tất cả VNLR đều là nạn nhân của sự tham lam (bởi lẽ khi VNLR vượt biên hầu hết có đem theo tiền bạc, nữ trang, nên trở thành những đối tượng béo bở cho họ), nạn nhân của sự hiểu lầm (bởi vì chúng ta là người Việt Nam, nhưng thiểu số của họ không hiểu rằng cũng như họ chúng ta phải đi tìm Tự do, và trốn tránh chế độ CS tham tàn ở VN, đáng tiếc là CSVN cũng đang chiếm đóng đất nước của họ, lòng oán thù đã che mất lý trí để phân biệt sai trái!! vị trí của VNLR thật là tiếng thoái lưỡng nang!!Hễ những lúc nào họ bị mát mát hay thương về người cũng như về vật là những lúc đó chúng tôi bị lãnh hứng do sự oán hờn nhất thời!)
Tại sao lại dời qua Site 2 south? ICRC và
UNBRO, chính phủ Thái đều nhận ra nhóm nào tương đối dễ chịu với VNLR, có thể
nói Nong Sa Met là một trại được gọi là friendly với VNLR, bởi trong quá khứ
các trại NW 82, NW9 , rồi Nong Sa met Platform cũng từ đó mà ra, Nong Sa met đã tạo điều kiện cho JRS (Jesuit
Refugees Services)nói riêng và các tổ chức thiện nguyện khác nói chung vào hoạt
động và giúp đỡ những người lánh nạn (Displaced persons) sớm nhất, do đó nhóm
này được cho là thân thiện và cởi mở so với các trại khác (cho dù các trại khác
đều dưới trướng của Son San, nhưng những
vị lãnh đạo của từng trại
(War Lord) lại mang những ý tưởng và hoạt động khác nhau (different fractions, different land Lord), dựa vào những yếu tố này UNBRO, ICRC ,Joint inter-NGOs đã dời trại VNLR và xác nhập vào Site 2 South , nhưng lần này trại chúng ta đưọc ngăn cách rõ ràng qua các hàng rào kẽm gai và được áp sát vào đồn TF 80 (Task Force 8) và được bảo vệ trực tiếp bởi TF80 ,một bệnh viện VNLR được dựng lên ngay cổng vào của trại và sát bên đồn TF80 ngoài ra chúng ta còn được phép access trực tiềp va sử dụng hệ thống liên lạc của TF80 (Tele-communication giữa bệnh viện trại và Khao I Dang Hospital) trong trường hợp phải chuyển bệnh nhân vào đất Thái để chữa trị nhất là về đêm (trước đó chúng tôi phải buộc lòng di chuyển bệnh nhân qua bệnh viện của người Khmer, có những phức tạp đã xảy ra!!).
Đến đây chúng ta lại nhớ đến công sức và ý của Cha Piere Ceyrac ,các Cha,các nhân viên NGO những người đề nghị với Đức Giám Mục Bangkok, và qua Cardinal Conference 1986, COERR (Catholic Office for Emergency Relief and Refugees is a private non-profit organization, established by the Catholic Bishops Conference of Thailand (CBCT)), đồng ý thiết lập một Bệnh Viện cho người Việt tị nạn, do Người Việt tự chăm sóc qua sự hỗ trợ của các Bác sĩ, Y tá của COERR , ARC (American Refugee Committee) lo về phòng xét nghiệm, di chuyển bệnh nhân vẫn còn dưới sự giúp đỡ của ICRC (Ambulance), những dịch vụ y tế nhẹ như là Day Surgery, cateract removal,selective minor surgery thì được chuyển lên Khao I Dang qua sự sắp xếp của COERR.
Cha Pierre Ceyrac, theo tôi , là người có công lớn nhất lập ra Bệnh Viện này, và cũng là Vị Ân Nhân lớn nhất của nhữnh bệnh nhân được điều trị tại đây về vật chất lẫn tinh thần, Vì Bệnh Viện được nằm ngay truớc cổng vào của Trại ,cho nên trước khi ghé vào Cộng Đòan Công Giáo Emmanuel hay Ban Đại Diện Trại, Ngài luôn luôn ghé thăm Bệnh Nhân và Anh em thiện nguyện ở đây trước, với chúng tôi, đây là những giây phút quý giá đáng nhớ, được trò chuyện với Ngài, được thấy Ngài, hút một điếu thuốc với Ngài...chúng tôi cảm thấy như được ban hồng ân đặc biệt, một món quà tinh thần động viên chúng tôi, chúng tôi làm việc có lúc 24/24 mà cảm thấy không mệt mỏi... Nghĩa cử cao cả và lòng vị tha của Ngài đã giúp cho chúng tôi vượt qua những khó khăn nhất trong những lúc này.
(War Lord) lại mang những ý tưởng và hoạt động khác nhau (different fractions, different land Lord), dựa vào những yếu tố này UNBRO, ICRC ,Joint inter-NGOs đã dời trại VNLR và xác nhập vào Site 2 South , nhưng lần này trại chúng ta đưọc ngăn cách rõ ràng qua các hàng rào kẽm gai và được áp sát vào đồn TF 80 (Task Force 8) và được bảo vệ trực tiếp bởi TF80 ,một bệnh viện VNLR được dựng lên ngay cổng vào của trại và sát bên đồn TF80 ngoài ra chúng ta còn được phép access trực tiềp va sử dụng hệ thống liên lạc của TF80 (Tele-communication giữa bệnh viện trại và Khao I Dang Hospital) trong trường hợp phải chuyển bệnh nhân vào đất Thái để chữa trị nhất là về đêm (trước đó chúng tôi phải buộc lòng di chuyển bệnh nhân qua bệnh viện của người Khmer, có những phức tạp đã xảy ra!!).
Đến đây chúng ta lại nhớ đến công sức và ý của Cha Piere Ceyrac ,các Cha,các nhân viên NGO những người đề nghị với Đức Giám Mục Bangkok, và qua Cardinal Conference 1986, COERR (Catholic Office for Emergency Relief and Refugees is a private non-profit organization, established by the Catholic Bishops Conference of Thailand (CBCT)), đồng ý thiết lập một Bệnh Viện cho người Việt tị nạn, do Người Việt tự chăm sóc qua sự hỗ trợ của các Bác sĩ, Y tá của COERR , ARC (American Refugee Committee) lo về phòng xét nghiệm, di chuyển bệnh nhân vẫn còn dưới sự giúp đỡ của ICRC (Ambulance), những dịch vụ y tế nhẹ như là Day Surgery, cateract removal,selective minor surgery thì được chuyển lên Khao I Dang qua sự sắp xếp của COERR.
Cha Pierre Ceyrac, theo tôi , là người có công lớn nhất lập ra Bệnh Viện này, và cũng là Vị Ân Nhân lớn nhất của nhữnh bệnh nhân được điều trị tại đây về vật chất lẫn tinh thần, Vì Bệnh Viện được nằm ngay truớc cổng vào của Trại ,cho nên trước khi ghé vào Cộng Đòan Công Giáo Emmanuel hay Ban Đại Diện Trại, Ngài luôn luôn ghé thăm Bệnh Nhân và Anh em thiện nguyện ở đây trước, với chúng tôi, đây là những giây phút quý giá đáng nhớ, được trò chuyện với Ngài, được thấy Ngài, hút một điếu thuốc với Ngài...chúng tôi cảm thấy như được ban hồng ân đặc biệt, một món quà tinh thần động viên chúng tôi, chúng tôi làm việc có lúc 24/24 mà cảm thấy không mệt mỏi... Nghĩa cử cao cả và lòng vị tha của Ngài đã giúp cho chúng tôi vượt qua những khó khăn nhất trong những lúc này.
Có một đêm nọ, trại bị một nhóm người vũ
trang (không rõ là ai ?? Thái, Campuchia...?) vượt rào vào trại để cướp của hay
hiếp dâm...Đêm đó chúng tôi đã nhanh chóng chạy thẳng vào đồn Thái TF80 để cầu
cứu lính Thái phản ứng rất chậm chạp khi nghe báo như vậy thậm chí họ còn hoang
mang hơn mình khi nghe nói nhóm người này có súng, cuối cùng một cuộc đấu súng
xảy ra kịch liệt giữa lính Thái và nhóm cướp, trong đó có một người Việt Nam tử
nạn!! (anh ta là bộ đội vượt biên, mà nguời ta còn gọi là Chú Cùi!)
Anh đã bị trúng đạn mà sau này sau khi nhận xét dựa vào vết đạn trúng vào người ai ai cũng kết luận rằng anh ấy trúng đạn từ phía sau nghĩa là lúc dẫn nhóm lính thái truy đuổi nhóm cướp, anh ta là người dẫn đầu, nên bị lính thái bắn trúng từ đàng sau!! chúng tôi đã liên lạc khẩn cấp Khao I Dang xin xe ambulance , 45 phút sau , Khao I Dang gởi ambulance vào, vì máu ra quá nhiều, mặc dù được chuyền nước biển vào 2 cánh tay, anh ta đã tắt thớ giữa đường (sau khi ambulance qua khỏi làng Pra Taya một đoạn), tôi đã không cầm được nướt mắt mình!!! Tôi cảm thấy bất lực vô cùng!!
Anh đã bị trúng đạn mà sau này sau khi nhận xét dựa vào vết đạn trúng vào người ai ai cũng kết luận rằng anh ấy trúng đạn từ phía sau nghĩa là lúc dẫn nhóm lính thái truy đuổi nhóm cướp, anh ta là người dẫn đầu, nên bị lính thái bắn trúng từ đàng sau!! chúng tôi đã liên lạc khẩn cấp Khao I Dang xin xe ambulance , 45 phút sau , Khao I Dang gởi ambulance vào, vì máu ra quá nhiều, mặc dù được chuyền nước biển vào 2 cánh tay, anh ta đã tắt thớ giữa đường (sau khi ambulance qua khỏi làng Pra Taya một đoạn), tôi đã không cầm được nướt mắt mình!!! Tôi cảm thấy bất lực vô cùng!!
Theo luật thi thể nạn nhân phải tiếp tục
đưa đến bệnh viện Khao I Dang . Sáng hôm
sau, sau khi làm báo cáo cho ICRC tại đây, vừa chuẩn bị ra xe để về lại trại,
Cha Pierre đã đậu xe trước ICRC của Bệnh Viện, Ngài lại là người đầu tiên và
duy nhất được thấy thi thể của nạn nhân.
Ngài đã Ban phép lành cho anh ấy!
Tôi xin Cha một điếu thuốc,đốt xong và cắm xuống miếng đất trước cổng bệnh viện
như 1 nét hương cho người quá cố,Ngài không hỏi tôi làm gì, mà Ngài cũng tương
tự làm theo... Ngài vỗ vai tôi chào tạm biệt.
Có lần tôi đã tâm sự với Cha Pierre nếu
Ngài có trách móc tôi không, nếu tôi không tham dự những thánh lễ của Cha ở nhà
thờ trại? Bởi vì từ hồi có bệnh viện trong trại, tôi đã xin ban đại diện cất
một vài căn phòng nhỏ sau bệnh viện, để anh em chúng tôi có thể túc trực ở đó
24/24. Từ dạo đó tôi ít ghé lại nhà thờ hơn! tôi cũng bị một vài người trong
công đoàn chỉ trích vì vắng mặt thường xuyên!! để cho lòng mình được thanh
thảng,tôi đã hỏi Ngài như vậy.
Ngài hỏi lại tôi " Did you note that on the sign board in front of your hospital, there are two crosses on it, meaning that is the place where our Jesus be there, for everyone, don't worry keep up your good work, god bless you! you know" Chính Ngài đã bồi bổ tinh thần cho tôi và cho tôi lòng nhiệt huyết kiên cường làm được những gì mà tôi có thể làm cho tôi cũng như cho người khác vào lúc cần nhất , mà giờ đây dù có muốn tôi vẫn không thể làm được!!! (Father! you inspired me!)
Ngài hỏi lại tôi " Did you note that on the sign board in front of your hospital, there are two crosses on it, meaning that is the place where our Jesus be there, for everyone, don't worry keep up your good work, god bless you! you know" Chính Ngài đã bồi bổ tinh thần cho tôi và cho tôi lòng nhiệt huyết kiên cường làm được những gì mà tôi có thể làm cho tôi cũng như cho người khác vào lúc cần nhất , mà giờ đây dù có muốn tôi vẫn không thể làm được!!! (Father! you inspired me!)
Lần đó, không hẹn mà gặp, lúc đó tôi được
gởi ra ngoài bệnh viên ARC (American Refugee Commitee) của người Khmer để học
khoá Tropical disease laboratory của MSF (Medicins Sans Frontieres) tổ chức và
huấn luyện, ngày hôm đó trong dịp Graduation Ceremony .
Tôi gặp được Ngài, Ngài
là một trong những quan khách của buổi lễ, ngạc nhiên vì gặp được Cha ở giữa
đám đông người Khmer, lòng tôi mừng không tả, tôi chưa bao giờ cảm thấy mình
hạnh phúc như lúc đó, bởi với tôi, tôi đã học được một cái ngành mà mình yêu
thích, thứ hai vào lúc đó đang bơ vơ giữa chốn người,như một đứa trẻ mồ côi,
thế mà Ngài lại có mặt ở đây để chứng kiến sự trưởng thành của mình, Cha là
người thân của tôi duy nhất lúc này!! Phải chăng đây cũng là cái nghiệp của
mình, mà sang Canada tôi đã theo đuổi học ngành Medical Laboratory, và cũng làm
tại một bệnh viện cho đến hôm nay. Phải
chăng có một sự ngẫu nhiên hay một sắp đặt ở đây!!
Tin hay Ngài đã mất, tôi đã khóc... như hôm
nào tôi cũng đã khóc khi Cha mình qua đời.
Tôi ước mong được gặp lại Ngài..nhưng không được nữa rồi!!!...có lẽ
không phải ở thế gian này nữa ...mà hy vọng nơi, mà Ngài cho là cội nguồn của
Ngài!!! Tạm biệt Cha!!!
Những chi tiết, tên tuổi trong đoạn hồi ký
này là có thật, có thể mốc thời gian bị chênh lệch chút đỉnh, ai nhớ xin vui
lòng đính chính.
Thân
ái! Chương OPD-Bệnh viện COERRchuongVNLR@gmail.com]
DUY NHÂN * NGƯỜI TÙ KHÔNG NHẬN TỘI
|
Wednesday, September 25, 2013
NGUYỄN ƯỚC * NGUYỄN BÍNH “TỈNH GIẤC CHIÊM BAO”
NGUYỄN BÍNH VÀ
“TỈNH GIẤC CHIÊM BAO”
“TỈNH GIẤC CHIÊM BAO”
NGUYỄN ƯỚC
1. CUỘC ĐỜI CỦA NGUYỄN BÍNH
Nguyễn
Bính là bút danh của Nguyễn Trọng Bính. Ông sinh năm 1918 (khoảng cuối
mùa xuân đầu mùa hạ năm Mậu Ngọ) tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đông
Đội (nay là xã Cộng H òa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Gia đình ông thuộc loại nhà nho thanh bần, sinh sống tại vùng đất nổi tiếng đồng chua nước mặn. Thân phụ là cụ Nguyễn Đạo Bình (thường gọi Ông Cả Biền) làm nghề dạy học, tính tình điềm đạm, hiền lành, trọng chữ nghĩa hơn c ủa cải vật chất.
Thân mẫu là cụ bà Bùi Thị Miện, đức hạnh và xinh đẹp, thuộc một gia đình khá giả và có lòng yêu nước, ở thôn Vân, xã Đông Đội (nay là xã Minh Tân), cùng huyện. Bà sinh cho chồng được ba người con trai là Trúc Đường Nguyễn Mạnh Phát, Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Trọng Bính. Sau khi sinh Nguyễn Bính được đôi ba tháng, bà ra cầu ao rửa chân thì bị rắn độc cắn, mất lúc 24 tuổi. Mấy năm sau, vì cảnh nhà cô quạnh, thân phụ của Nguyễn Bính tái giá với bà Phạm Thị Duyên, rồi sinh thêm được hai con trai và hai con gái.
Tuổi thơ cơ khổ
Sau khi mẹ mất, bà cả Giần, chị ruột của mẹ và là người giàu có, đem ba cháu về cưu mang và cho tiếp tục việc học. Lần này, thầy dạy học chính là anh ruột của mẹ (mà anh em Nguyễn Bính thường gọi là bác), tên là Bùi Trình Khiêm. Cụ Khiêm nổi tiếng hay chữ khắp vùng nhưng thi cử không đỗ.
Cụ tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục rồi vào Nam Kỳ định làm báo nhưng bị thực dân Pháp bắt giải về quản thúc ở quê nhà cho tới năm 1945; cụ cũng là thầy học của Trần Huy Liệu.
Thời kỳ này Nguyễn Bính bắt đầu tấp tểnh làm thơ và dịch thơ, có bài được bác Khiêm khen hay, nên được nuông chiều. Cùng với việc học chữ nho, Nguyễn Bính vào lớp sơ học trường huyện. Từ năm 1931, ở làng Thiện Vịnh, Nguyễn Bính nổi tiếng thần đồng; được giải nhất trong một cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng. Cậu là người gà thơ cho bên nam đối đáp với bên nữ, cuối cùng, bên nam thắng, dù kẻ gà thơ cho bên nữ là một cụ già 70 tuổi.
Từ quê ra tỉnh
Khoảng năm 1932, Trúc Đường thi đổ thành chung, vào Hà Đông dạy ở tư thục. Ông mang Nguyễn Bính đi theo, đưa em vào học tiểu học và dạy thêm tiếng Pháp cho em. Ông cũng thường đem em đi khắp các vùng quê để giữ cho mạch thơ của em đưọc chân chất. Đời sống anh em đạm bạc vì lương tháng giáo viên không được bao nhiêu, cá tính của Nguyễn Bính lại vô lo, lham làm thơ hơn chăm học.
Không chịu nổi cánh sống túng thiếu của hai anh em, Nguyễn Bính nghe lời một người bạn học ở thôn Vân rủ lên mạn ngược, vùng Thái Nguyên, dạy học kiếm sống. Nhưng rồi cũng chẳng đủ ăn mà tính nết lại bất định, thích sống rày đây mai đó, Nguyễn Bính lại về Hà Nội, có khi đi bán báo ở phố Hàng Bồ.
Tên Nguyễn Bính bắt đầu xuất hiện và được ngưòi đọc chú ý với bài thơ Cô hái mơ, trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm ở Hà Nội vào năm 1936, nhưng tới khi bài thơ Lỡ bước sang ngang đăng cũng trên tờ báo ấy ông mới thật sự nổi tiếng. Năm 1937, ông được Tự Lực Văn Đoàn trao giải khuyến khích với tập thơ Tâm hồn tôi.
Giữa thời buổi thơ mới đang thịnh hành với những lời cổ vũ “theo mới, hoàn toàn theo mới” và những bài thơ chịu ảnh hưởng đậm đà về thể thơ, lối diễn tả lẫn cách đặt câu theo văn phạm Pháp của một số nhà thơ mới, tiếng thơ Nguyễn Bính nổi bật với lời thơ mộc mạc, cảm xúc đơn sơ và thấm thía, thể thơ phần nhiều là lục bát, lấy cảm hứng và hình ảnh từ những sinh hoạt ở nông thôn, những câu hò điệu hát ca dao dân dã, đồng thời chuyên chở được cái ý nhị của dân tộc và tâm tình của cả một thế hệ thanh niên nam nữ buổi giao thời.
Các yếu tố ấy tạo cho Nguyễn Bính một chỗ đứng độc đáo trong lòng độc giả và trên thi đàn. Chỉ trong ba năm (1940-1942), ông in liên tiếp 7 tập thơ, trong đó nhan đề của tập Lỡ bước sang ngang (1940) đã gắn trọn đời với tên tuổi của ông.
Nhưng theo Nguyễn Bính, tập thơ đầu tay của ông là Bướm, viết về những cảm xúc và những hoạt cảnh săn bắt bướm lúc ông sống lang thang ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Cao Bằng. Tập thơ trong đó ông tự nhận tiền kiếp của mình là một loài bướm ấy không bao giờ xuất bản; những bài thơ của nó được ông đưa xen kẽ vào các thi phẩm khác.
Trong giai đoạn này, hầu như mỗi tập thơ của Nguyễn Bính đều bắt nguồn từ cảm hứng tình yêu của ông dành cho một người nữ. Tập Tâm hồn tôi gồm những bài trộm nhớ thầm yêu cô Oanh sông Nhuệ. Hương cố nhân là tình yêu của ông dành cho Anh Thơ, tác giả tập thơ Bức tranh quê. Với Nguyễn thị Tuyên, em gái của Nguyễn Đình Lạp thì ông hoàn thành Người con gái ở lầu hoa. Và còn nhiều hình bóng khác như cô Phùng, đặc biệt với một đào nương tên Dung, sanh cho ông một đứa con mà ông ghi lại trong bài Oan nghiệt viết ở Huế năm 1941.
Nguyễn Bính theo như nhà văn Tô Hoài kể: “Con người anh trông lôm lam lắm. Tay chân thô nhám quềnh quàng, lúc nào cũng lừ đừ thủng thỉnh, như ‘ông từ vào đền’, như người thong thả đi giữa làng. Lại lam lũ như người lướt mướt từ đồng sâu mặn lên, dẫu cho anh đương mũ áo chửng chạc trên đường phố. Khi nào anh cũng là người của các xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công việc làm ăn vất vả sương nắng.”
Nhưng con người thơ ấy vốn giàu đam mê hơn nghị lực, nhiều mơ mộng hơn thực tế lại sống giữa chốn Hà thành phồn hoa với những cuộc vui hát ả đào thâu đêm và bên bàn đèn thuốc phiện suốt sáng.
Tô Hoài kể đi đâu Nguyễn Bính cũng cầm trên tay một hộp sắt tây để lâu lâu lại “ngồi lên, vuốt ve, sắp xếp lại các thứ trong ấy. Đấy là bản thảo những bài thơ của anh và những bức thư tình, một hộp thư tình.
Tờ trắng, tờ xanh, vết tay mồ hôi đã về vệt cả. Bao nhiêu thư của một mối tình, của những mối tình của anh, anh xếp chật cái hộp. Có điều chắc chắn đấy là những cái thư cũ, những người ta ở những đâu đâu ấy đã ‘cho rơi’ anh rồi. Chỉ còn lại những lá thư trong hộp. Cơ chừng, mỗi lúc canh tàn rượu tỉnh, lại lôi những của oan trái giời ơi ấy trong cái hộp gối ra.”
Loanh quanh ở Hà thành và là người thơ thèm sống tới tận cùng nhưng không bao giờ nắm bắt được những giá trị trần thế thực dụng, Nguyễn Bính tiêu pha ngày tháng và những khoản nhuận bút thất thường trong những cuộc vui phóng túng, những chuyến giang hồ vặt với các thi hữu, khi Bắc Ninh, khi Hải Phòng. Túi khi rỗng khi vơi mà tay tiêu pha thì vung lên quá trán.
Khi làm thơ, ông trân trọng từng câu kỹ lưỡng từng chữ bao nhiêu thì trong cuộc đời, ông sống buông thả bấy nhiêu. Lối sống đó hình như không chỉ của riêng ông mà còn chung cho hầu hết một thế hệ văn thi sĩ tiền chiến ở Hà Nội. Những con người trẻ tuổi tài hoa, bồng bềnh với một tâm thức lãng mạn trong hoàn cảnh bế tắc về sinh kế, mịt mù về chính trị với sự bắt đầu có mặt của người Nhật trên một đất nước đã mất từ lâu vào tay người Pháp.
Lưu lạc phương nam
Phải tìm một lối thoát cho đời mình và cho thơ mình. Sau những ngày lang thang ở mạn ngược và những chuyến giang hồ vặt, Nguyễn Bính tìm đường xuôi nam. Có lẽ chuyến đi Sàigòn đầu tiên của ông diễn ra năm “chàng trai còn trẻ mới hai mươi” mà ông đã ghi lại trong bài thơ “Lá thư về bắc”, gửi người anh họ là nhà văn Bùi Hạnh Cẩn – con trai cụ Bùi Trình Khiêm — được in lại trong tập Lỡ bước sang ngang (1940).
Tới năm 1941, ông lại đi Huế với nhà văn Vũ Trọng Can. Gặp nhà thơ Tế Hanh ở Huế, cả ba trình diễn vở kịch thơ Bóng giai nhân ở Hội trường Acceuil, Dòng Chúa Cứu Thế. Ðã không có mặt hoàng đế Bảo Ðại, hoàng hậu Nam Phương và Khâm sứ Pháp như dự kiến, buổi diễn còn bị thất thu về tài chính, và Nguyễn Bính nằm lại cố đô, thấm thía với mưa dầm xứ Huế. Cơn phấn chấn ngày ra đi nay lụi dần và giọng điệu thơ Nguyễn Bính đã bắt đầu chua cay, khinh bạc.
Sau khi về lại Hà Nội, ông cùng Vũ Trọng Can lại làm một chuyến “hành phương nam” khác, lần này có thêm Tô Hoài. Chuyến thứ ba, có lẽ là chuyến sau cùng. Diễn thuyết, viết báo, rồi lang thang ở Sàigòn một thời gian, ba người bạn chia tay người mỗi ngả. Nguyễn Bính về miền tây.
Khoảng năm 1943, ông ở trọ tại khách sạn nghèo Tân Hưng, Mỹ Tho. Tại đó ông gặp một thanh ni ên về sau là nhà-thơ-ca-dao-cung-đình Bảo Ðịnh Giang, người mà thuở đó ông gọi là có “mắt xanh”, đã tiếp đãi ông tận tình. Qua Bảo Ðịnh Giang, ông làm quen và được sự giúp đỡ bởi những người yêu mến thi tài Nguyễn Bính như Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, đặc biệt Bác sĩ Dương tấn Tươi, từng giúp ông 700 đồng, trong khi tiền ăn cơm tháng thuở đó chỉ tốn 3-4 đồng. Năm 1944, Nguyễn Bính được giải nhất truyện ngắn của tạp chí Thanh Niên Ðông Pháp, với tựa đề “Không đất cắm dùi.”
Từ Mỹ Tho, ông xuống Cần Thơ, ở lại nhà của Ðoàn Trọng Khang. Từ Cần Thơ ông qua Rạch Giá, bụi đời ngủ nóp ở đình thờ Nguyễn Trung Trực. Tại đó, ông quen với nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà, về sau là tác giả tập thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” và là soạn giả cải lương nổi tiếng. Kiên Giang nhờ gia đình giúp đỡ, thuê một cái lều của ông chủ sân banh Rạch Giá, rộng đủ chứa một cái nóp nằm ngủ mà ông mô tả là “Ở nhà hẹp mà hồn trùm vũ trụ!” Có lẽ vào thời gian này, bị mật thám để ý vì những bài thơ dán đầy vách lều, Nguyễn Bính bèn đổi tên thành Nguyễn Bính Thuyết.
Ðầu mùa hạ năm 1944, Nguyễn Bính chia tay với Kiên Giang. Ông vào tiệm Công Yên ở Rạch giá hút suốt một đêm rồi đi Hà Tiên, sống những ngày rất đằm thắm với hai văn thi hữu mà ông xem như anh chị của mình, là Ðông Hồ và Mộng Tuyết.
Ðất Hà Tiên giúp Nguyễn Bính làm được nhiều thơ, say sưa bộ truyện Tam Quốc Chí, mộng mơ lãng đãng với thiếu nữ tên Ngọc, cháu của Ðông Hồ, và nhất là khiến ông xa được nàng tiên nâu một thời gian. nhưng rồi những tiếp đãi ân cần đó cũng chẳng giữ chân ông được lâu. May mắn là trong khoảng thời gian này ông kịp sáng tác được truyện thơ Tỳ Bà Truyện, theo thể lục bát, dài 1550 câu, mô phỏng vở tuồng nam hí Tỳ Bà Ký của Cao Minh thời cuối Nguyên đầu Minh của Trung Hoa (thế kỷ 14).
Từ bỏ những ngày tháng mà Mộng Tuyết kể lại là “rất yêu đời, lành mạnh, vui vẻ, sống cuộc đời mẩu mực” ở Hà Tiên, Nguyễn Bính lại về Sàigòn, dù chủ nhân “năn nỉ mãi Bính cũng không ở lại”. Thế là lại lao vào cuộc sống phiêu bạt “bất thường vô định của nhà thơ trác táng đến [có thể] vong khước hình hài” (Mộng Tuyết), Nguyễn Bính khi trọ vùng Chợï Cũ, khi ở Xóm Dừa hay khu Nancy, làm thơ đăng báo và lui tới với các văn nhân thi sĩ thành đô. Thơ ông lại càng thấm đẫm chua cay và chất ngất khinh bạc. Có lúc, ông viết tùy bút dưới bút hiệu Kiều Mộc.Tham gia kháng chiến
Từ những ngày chưa kết thúc Thế Chiến Hai, Nguyễn Bính đã được móc nối bởi một cán bộ Việt Minh trí thức vận, đồng hương với ông. Tiếng hát Tổng Khởi nghĩa Mùa thu vang lên khắp đất nước rồi tiếp đó là tiếng súng của cuộc kháng chiến trường kỳ, từ chợ Rạch Giá, Nguyễn Bính vào bưng biền tham gia đánh giặc. Thơ ông lúc này chuyển hướng, gần như vè, và được ông sử dụng như một thứ vũ khí động viên nhân dân vùng lên đuổi Pháp.
Tại Rạch Giá, ông lập hội Văn hóa Cứu quốc, và làm Phó chủ tịch Tỉnh bộ Việt Minh. Nhà văn Sơn Nam có nhiều dịp gặp ông, kể lại là các công văn ông phê thường kèm theo một bài thơ dưới ký tên Nguyễn Bính. Sau một nhiệm kỳ Phó chủ tịch, Nguyễn Bính chuyển lên công tác ở Ban văn nghệ Khu 8 tại Ðồng Tháp Mười, làm việc chung với Bảo Ðịnh Giang và nhà văn Ðoàn Giỏi...
Sau vài năm, Nguyễn Bính không sống đời bưng biền nữa nhưng vẫn làm thơ kháng chiến và ở lại vùng giải phóng, dù chính quyền Nguyễn Văn Thinh treo giải thưởng ai đem Nguyễn Bính về thành hoặc tự ý nhà thơ về thành sẽ được thưởng 1.000 đồng bạc Ðông Dương, một số tiền rất lớn vào thời đó.
Trong giai đoạn này, ông có một người vợ miền nam, mỹ danh là Hồng Châu, ở bên bờ con kinh xáng Chắc Băng-Thái Bình, cách thị xã Vĩnh Long khoảng ba bốn cây số, trên đường đi Cần Thơ. Bà sanh cho ông một con gái tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Ông còn có một đứa con gái khác tên là Hương Mai. Sau năm 1975, Hồng Cầu có thời làm Tổng biên tập Nhà Xuất Bản Vĩnh Long, nay hình như đã nghỉ hưu.Lại về đất bắc
Năm 1954, theo qui định của Hiệp định Genève tạm thời chia đôi đất nước trong chỉ hai năm, trong đoàn quân tập kết ra Bắc có Nguyễn Bính. Ông để lại người vợ và hai con ở trong nam.
Nhà thơ tái ngộ đất bắc sau mười ba năm xa cách, với bối rối ngỡ ngàng. Người thân mừng rỡ gặp lại nhà thơ vì từng nghe đồn ông đã chết mấy năm trước. Ðời sống xã hội thay đổi không như mình mộng tưởng, ông ghi lại các cảm xúc đó trong bài thơ “Tỉnh giấc chiêm bao”, mà cho đến nay vẫn chưa được phép xuất hiện trong các tuyển tập thơ Nguyễn Bính.
Năm 1956, ông chủ trương báo Trăm Hoa. Báo ra được mấy số thì đình bản vì không có đủ tiền tư túc mua giấy để in báo, trong khi các báo văn nghệ chính thức của nhà nước thì được mua giấy bao cấp. Và theo quan điểm của chính quyền thời đó thì Nguyễn Bính “đã cho đăng trên tờ báo này một số bài viết (trong đó có vài bài của anh) còn mang tính mơ hồ trong lập trường tư tưởng.”
Từ sau Trăm Hoa và thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm cho tới năm 1964, tác phẩm của Nguyễn Bính hầu hết được viết ra theo đúng đường lối chính trị và định hướng văn học dành cho văn nghệ sĩ sống dưới chế độù. Tuy thế, bên cạnh những bài thơ, những truyện thơ và mấy vở chèo phải đạo ấy, ông còn có một chuỗi thơ đặc sắc, bày tỏ lòng tha thiết thương nhớ người vợ trong nam và mấy bài thơ nói về những oan khuất, tàn tệ trong cuộc cải cách ruộng đất.
Lụy tình vẫn đeo đuổi người thơ không dứt. Nguyễn Bính ăn ở với nữ thư ký tờ Trăm Hoa, cóù một đứa con trai đặt tên là Hiền. Mẹ nó đi lấy chồng giao con lại; đi đâu cha con cũng quấn quít nhau. Bỗng dưng trong một cơn say, ông lỡ đem con cho một người qua đường, tại ngả sáu Bà Triệu, Hà Nội. Về nhà, quá nửa đêm, tỉnh rượu, mới nhớ ra chuyện, ông hốt hoảng đi tìm khắp nơi nhưng không bao giờ gặp lại người chẳng quen biết ấy.
Tới năm 1958, Nguyễn Bính túng thế ph ải quay về cư trú ở Nam Ðịnh, làm việc tại Ty Văn hóa Thông tin Nam Ðịnh, d ưới sự kềm cặp của “nhà văn” Chu Tấn và quan chức địa phương. Nhà văn Ngọc Giao kể là “(.)Nguyễn Bính cảm thấy mệt mỏi, yếu đau(.) Anh sống với gia đình, coi như an phận. Chị Bính là người hiền hậu, nết na. Chị hằng ngày ra chợ Rồng, thu nhặt từng xu từng hào với mẹt bày quả chanh quả ớt. Chị tháo mồ hôi, phai tàn tuổi trẻ, làm sao cho hằng ngày có đủ rượu, đồ nhắm, bồi dưỡng cho ông chồng thơ.” Ðể lại mùa xuân
Vào những ngày cuối năm Ất Tỵ, cảnh nhà Nguyễn Bính trống trơn trong khi xuân về rộn rịp đất trời; nhà thơ lửng thửng rời đất Vị Hoàng, đi tới một thôn xóm ven đô. Theo lời nhà văn Chu Tấn kể thì: “Nguyễn Bính có một chương trình khác. Cái máu giang hồ vặt lại nổi lên. Anh muốn tạo ra một mùa xuân tha hương nữa. Tha hương đây không phải là nơi cách trở ngàn dặm, mà là một làng ở ngay huyện Lý Nhân, ở đây có một anh bạn yêu thơ, nhà làm thuốc đông y.
Hai vợ chồng ngõ ý mời từ lâu. Nguyễn Bính chọn ngày giáp Tết. Anh xắn cao quần, xông pha đường bùn đất, lặn lội tới chơi. Chủ nhà cảm động đến rơi nước mắt. Cái tết “tha hương” này hẳn là ấm cúng. Ngờ đâu...”
Gia đình ông thuộc loại nhà nho thanh bần, sinh sống tại vùng đất nổi tiếng đồng chua nước mặn. Thân phụ là cụ Nguyễn Đạo Bình (thường gọi Ông Cả Biền) làm nghề dạy học, tính tình điềm đạm, hiền lành, trọng chữ nghĩa hơn c ủa cải vật chất.
Thân mẫu là cụ bà Bùi Thị Miện, đức hạnh và xinh đẹp, thuộc một gia đình khá giả và có lòng yêu nước, ở thôn Vân, xã Đông Đội (nay là xã Minh Tân), cùng huyện. Bà sinh cho chồng được ba người con trai là Trúc Đường Nguyễn Mạnh Phát, Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Trọng Bính. Sau khi sinh Nguyễn Bính được đôi ba tháng, bà ra cầu ao rửa chân thì bị rắn độc cắn, mất lúc 24 tuổi. Mấy năm sau, vì cảnh nhà cô quạnh, thân phụ của Nguyễn Bính tái giá với bà Phạm Thị Duyên, rồi sinh thêm được hai con trai và hai con gái.
Tuổi thơ cơ khổ
Sau khi mẹ mất, bà cả Giần, chị ruột của mẹ và là người giàu có, đem ba cháu về cưu mang và cho tiếp tục việc học. Lần này, thầy dạy học chính là anh ruột của mẹ (mà anh em Nguyễn Bính thường gọi là bác), tên là Bùi Trình Khiêm. Cụ Khiêm nổi tiếng hay chữ khắp vùng nhưng thi cử không đỗ.
Cụ tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục rồi vào Nam Kỳ định làm báo nhưng bị thực dân Pháp bắt giải về quản thúc ở quê nhà cho tới năm 1945; cụ cũng là thầy học của Trần Huy Liệu.
Thời kỳ này Nguyễn Bính bắt đầu tấp tểnh làm thơ và dịch thơ, có bài được bác Khiêm khen hay, nên được nuông chiều. Cùng với việc học chữ nho, Nguyễn Bính vào lớp sơ học trường huyện. Từ năm 1931, ở làng Thiện Vịnh, Nguyễn Bính nổi tiếng thần đồng; được giải nhất trong một cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng. Cậu là người gà thơ cho bên nam đối đáp với bên nữ, cuối cùng, bên nam thắng, dù kẻ gà thơ cho bên nữ là một cụ già 70 tuổi.
Từ quê ra tỉnh
Khoảng năm 1932, Trúc Đường thi đổ thành chung, vào Hà Đông dạy ở tư thục. Ông mang Nguyễn Bính đi theo, đưa em vào học tiểu học và dạy thêm tiếng Pháp cho em. Ông cũng thường đem em đi khắp các vùng quê để giữ cho mạch thơ của em đưọc chân chất. Đời sống anh em đạm bạc vì lương tháng giáo viên không được bao nhiêu, cá tính của Nguyễn Bính lại vô lo, lham làm thơ hơn chăm học.
Không chịu nổi cánh sống túng thiếu của hai anh em, Nguyễn Bính nghe lời một người bạn học ở thôn Vân rủ lên mạn ngược, vùng Thái Nguyên, dạy học kiếm sống. Nhưng rồi cũng chẳng đủ ăn mà tính nết lại bất định, thích sống rày đây mai đó, Nguyễn Bính lại về Hà Nội, có khi đi bán báo ở phố Hàng Bồ.
Tên Nguyễn Bính bắt đầu xuất hiện và được ngưòi đọc chú ý với bài thơ Cô hái mơ, trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Năm ở Hà Nội vào năm 1936, nhưng tới khi bài thơ Lỡ bước sang ngang đăng cũng trên tờ báo ấy ông mới thật sự nổi tiếng. Năm 1937, ông được Tự Lực Văn Đoàn trao giải khuyến khích với tập thơ Tâm hồn tôi.
Giữa thời buổi thơ mới đang thịnh hành với những lời cổ vũ “theo mới, hoàn toàn theo mới” và những bài thơ chịu ảnh hưởng đậm đà về thể thơ, lối diễn tả lẫn cách đặt câu theo văn phạm Pháp của một số nhà thơ mới, tiếng thơ Nguyễn Bính nổi bật với lời thơ mộc mạc, cảm xúc đơn sơ và thấm thía, thể thơ phần nhiều là lục bát, lấy cảm hứng và hình ảnh từ những sinh hoạt ở nông thôn, những câu hò điệu hát ca dao dân dã, đồng thời chuyên chở được cái ý nhị của dân tộc và tâm tình của cả một thế hệ thanh niên nam nữ buổi giao thời.
Các yếu tố ấy tạo cho Nguyễn Bính một chỗ đứng độc đáo trong lòng độc giả và trên thi đàn. Chỉ trong ba năm (1940-1942), ông in liên tiếp 7 tập thơ, trong đó nhan đề của tập Lỡ bước sang ngang (1940) đã gắn trọn đời với tên tuổi của ông.
Nhưng theo Nguyễn Bính, tập thơ đầu tay của ông là Bướm, viết về những cảm xúc và những hoạt cảnh săn bắt bướm lúc ông sống lang thang ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Cao Bằng. Tập thơ trong đó ông tự nhận tiền kiếp của mình là một loài bướm ấy không bao giờ xuất bản; những bài thơ của nó được ông đưa xen kẽ vào các thi phẩm khác.
Trong giai đoạn này, hầu như mỗi tập thơ của Nguyễn Bính đều bắt nguồn từ cảm hứng tình yêu của ông dành cho một người nữ. Tập Tâm hồn tôi gồm những bài trộm nhớ thầm yêu cô Oanh sông Nhuệ. Hương cố nhân là tình yêu của ông dành cho Anh Thơ, tác giả tập thơ Bức tranh quê. Với Nguyễn thị Tuyên, em gái của Nguyễn Đình Lạp thì ông hoàn thành Người con gái ở lầu hoa. Và còn nhiều hình bóng khác như cô Phùng, đặc biệt với một đào nương tên Dung, sanh cho ông một đứa con mà ông ghi lại trong bài Oan nghiệt viết ở Huế năm 1941.
Nguyễn Bính theo như nhà văn Tô Hoài kể: “Con người anh trông lôm lam lắm. Tay chân thô nhám quềnh quàng, lúc nào cũng lừ đừ thủng thỉnh, như ‘ông từ vào đền’, như người thong thả đi giữa làng. Lại lam lũ như người lướt mướt từ đồng sâu mặn lên, dẫu cho anh đương mũ áo chửng chạc trên đường phố. Khi nào anh cũng là người của các xứ đồng, của cái diều bay, của dây hoa lý, của mưa thưa, mưa bụi giữa mọi công việc làm ăn vất vả sương nắng.”
Nhưng con người thơ ấy vốn giàu đam mê hơn nghị lực, nhiều mơ mộng hơn thực tế lại sống giữa chốn Hà thành phồn hoa với những cuộc vui hát ả đào thâu đêm và bên bàn đèn thuốc phiện suốt sáng.
Tô Hoài kể đi đâu Nguyễn Bính cũng cầm trên tay một hộp sắt tây để lâu lâu lại “ngồi lên, vuốt ve, sắp xếp lại các thứ trong ấy. Đấy là bản thảo những bài thơ của anh và những bức thư tình, một hộp thư tình.
Tờ trắng, tờ xanh, vết tay mồ hôi đã về vệt cả. Bao nhiêu thư của một mối tình, của những mối tình của anh, anh xếp chật cái hộp. Có điều chắc chắn đấy là những cái thư cũ, những người ta ở những đâu đâu ấy đã ‘cho rơi’ anh rồi. Chỉ còn lại những lá thư trong hộp. Cơ chừng, mỗi lúc canh tàn rượu tỉnh, lại lôi những của oan trái giời ơi ấy trong cái hộp gối ra.”
Loanh quanh ở Hà thành và là người thơ thèm sống tới tận cùng nhưng không bao giờ nắm bắt được những giá trị trần thế thực dụng, Nguyễn Bính tiêu pha ngày tháng và những khoản nhuận bút thất thường trong những cuộc vui phóng túng, những chuyến giang hồ vặt với các thi hữu, khi Bắc Ninh, khi Hải Phòng. Túi khi rỗng khi vơi mà tay tiêu pha thì vung lên quá trán.
Khi làm thơ, ông trân trọng từng câu kỹ lưỡng từng chữ bao nhiêu thì trong cuộc đời, ông sống buông thả bấy nhiêu. Lối sống đó hình như không chỉ của riêng ông mà còn chung cho hầu hết một thế hệ văn thi sĩ tiền chiến ở Hà Nội. Những con người trẻ tuổi tài hoa, bồng bềnh với một tâm thức lãng mạn trong hoàn cảnh bế tắc về sinh kế, mịt mù về chính trị với sự bắt đầu có mặt của người Nhật trên một đất nước đã mất từ lâu vào tay người Pháp.
Lưu lạc phương nam
Phải tìm một lối thoát cho đời mình và cho thơ mình. Sau những ngày lang thang ở mạn ngược và những chuyến giang hồ vặt, Nguyễn Bính tìm đường xuôi nam. Có lẽ chuyến đi Sàigòn đầu tiên của ông diễn ra năm “chàng trai còn trẻ mới hai mươi” mà ông đã ghi lại trong bài thơ “Lá thư về bắc”, gửi người anh họ là nhà văn Bùi Hạnh Cẩn – con trai cụ Bùi Trình Khiêm — được in lại trong tập Lỡ bước sang ngang (1940).
Tới năm 1941, ông lại đi Huế với nhà văn Vũ Trọng Can. Gặp nhà thơ Tế Hanh ở Huế, cả ba trình diễn vở kịch thơ Bóng giai nhân ở Hội trường Acceuil, Dòng Chúa Cứu Thế. Ðã không có mặt hoàng đế Bảo Ðại, hoàng hậu Nam Phương và Khâm sứ Pháp như dự kiến, buổi diễn còn bị thất thu về tài chính, và Nguyễn Bính nằm lại cố đô, thấm thía với mưa dầm xứ Huế. Cơn phấn chấn ngày ra đi nay lụi dần và giọng điệu thơ Nguyễn Bính đã bắt đầu chua cay, khinh bạc.
Sau khi về lại Hà Nội, ông cùng Vũ Trọng Can lại làm một chuyến “hành phương nam” khác, lần này có thêm Tô Hoài. Chuyến thứ ba, có lẽ là chuyến sau cùng. Diễn thuyết, viết báo, rồi lang thang ở Sàigòn một thời gian, ba người bạn chia tay người mỗi ngả. Nguyễn Bính về miền tây.
Khoảng năm 1943, ông ở trọ tại khách sạn nghèo Tân Hưng, Mỹ Tho. Tại đó ông gặp một thanh ni ên về sau là nhà-thơ-ca-dao-cung-đình Bảo Ðịnh Giang, người mà thuở đó ông gọi là có “mắt xanh”, đã tiếp đãi ông tận tình. Qua Bảo Ðịnh Giang, ông làm quen và được sự giúp đỡ bởi những người yêu mến thi tài Nguyễn Bính như Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, đặc biệt Bác sĩ Dương tấn Tươi, từng giúp ông 700 đồng, trong khi tiền ăn cơm tháng thuở đó chỉ tốn 3-4 đồng. Năm 1944, Nguyễn Bính được giải nhất truyện ngắn của tạp chí Thanh Niên Ðông Pháp, với tựa đề “Không đất cắm dùi.”
Từ Mỹ Tho, ông xuống Cần Thơ, ở lại nhà của Ðoàn Trọng Khang. Từ Cần Thơ ông qua Rạch Giá, bụi đời ngủ nóp ở đình thờ Nguyễn Trung Trực. Tại đó, ông quen với nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà, về sau là tác giả tập thơ “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” và là soạn giả cải lương nổi tiếng. Kiên Giang nhờ gia đình giúp đỡ, thuê một cái lều của ông chủ sân banh Rạch Giá, rộng đủ chứa một cái nóp nằm ngủ mà ông mô tả là “Ở nhà hẹp mà hồn trùm vũ trụ!” Có lẽ vào thời gian này, bị mật thám để ý vì những bài thơ dán đầy vách lều, Nguyễn Bính bèn đổi tên thành Nguyễn Bính Thuyết.
Ðầu mùa hạ năm 1944, Nguyễn Bính chia tay với Kiên Giang. Ông vào tiệm Công Yên ở Rạch giá hút suốt một đêm rồi đi Hà Tiên, sống những ngày rất đằm thắm với hai văn thi hữu mà ông xem như anh chị của mình, là Ðông Hồ và Mộng Tuyết.
Ðất Hà Tiên giúp Nguyễn Bính làm được nhiều thơ, say sưa bộ truyện Tam Quốc Chí, mộng mơ lãng đãng với thiếu nữ tên Ngọc, cháu của Ðông Hồ, và nhất là khiến ông xa được nàng tiên nâu một thời gian. nhưng rồi những tiếp đãi ân cần đó cũng chẳng giữ chân ông được lâu. May mắn là trong khoảng thời gian này ông kịp sáng tác được truyện thơ Tỳ Bà Truyện, theo thể lục bát, dài 1550 câu, mô phỏng vở tuồng nam hí Tỳ Bà Ký của Cao Minh thời cuối Nguyên đầu Minh của Trung Hoa (thế kỷ 14).
Từ bỏ những ngày tháng mà Mộng Tuyết kể lại là “rất yêu đời, lành mạnh, vui vẻ, sống cuộc đời mẩu mực” ở Hà Tiên, Nguyễn Bính lại về Sàigòn, dù chủ nhân “năn nỉ mãi Bính cũng không ở lại”. Thế là lại lao vào cuộc sống phiêu bạt “bất thường vô định của nhà thơ trác táng đến [có thể] vong khước hình hài” (Mộng Tuyết), Nguyễn Bính khi trọ vùng Chợï Cũ, khi ở Xóm Dừa hay khu Nancy, làm thơ đăng báo và lui tới với các văn nhân thi sĩ thành đô. Thơ ông lại càng thấm đẫm chua cay và chất ngất khinh bạc. Có lúc, ông viết tùy bút dưới bút hiệu Kiều Mộc.Tham gia kháng chiến
Từ những ngày chưa kết thúc Thế Chiến Hai, Nguyễn Bính đã được móc nối bởi một cán bộ Việt Minh trí thức vận, đồng hương với ông. Tiếng hát Tổng Khởi nghĩa Mùa thu vang lên khắp đất nước rồi tiếp đó là tiếng súng của cuộc kháng chiến trường kỳ, từ chợ Rạch Giá, Nguyễn Bính vào bưng biền tham gia đánh giặc. Thơ ông lúc này chuyển hướng, gần như vè, và được ông sử dụng như một thứ vũ khí động viên nhân dân vùng lên đuổi Pháp.
Tại Rạch Giá, ông lập hội Văn hóa Cứu quốc, và làm Phó chủ tịch Tỉnh bộ Việt Minh. Nhà văn Sơn Nam có nhiều dịp gặp ông, kể lại là các công văn ông phê thường kèm theo một bài thơ dưới ký tên Nguyễn Bính. Sau một nhiệm kỳ Phó chủ tịch, Nguyễn Bính chuyển lên công tác ở Ban văn nghệ Khu 8 tại Ðồng Tháp Mười, làm việc chung với Bảo Ðịnh Giang và nhà văn Ðoàn Giỏi...
Sau vài năm, Nguyễn Bính không sống đời bưng biền nữa nhưng vẫn làm thơ kháng chiến và ở lại vùng giải phóng, dù chính quyền Nguyễn Văn Thinh treo giải thưởng ai đem Nguyễn Bính về thành hoặc tự ý nhà thơ về thành sẽ được thưởng 1.000 đồng bạc Ðông Dương, một số tiền rất lớn vào thời đó.
Trong giai đoạn này, ông có một người vợ miền nam, mỹ danh là Hồng Châu, ở bên bờ con kinh xáng Chắc Băng-Thái Bình, cách thị xã Vĩnh Long khoảng ba bốn cây số, trên đường đi Cần Thơ. Bà sanh cho ông một con gái tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu. Ông còn có một đứa con gái khác tên là Hương Mai. Sau năm 1975, Hồng Cầu có thời làm Tổng biên tập Nhà Xuất Bản Vĩnh Long, nay hình như đã nghỉ hưu.Lại về đất bắc
Năm 1954, theo qui định của Hiệp định Genève tạm thời chia đôi đất nước trong chỉ hai năm, trong đoàn quân tập kết ra Bắc có Nguyễn Bính. Ông để lại người vợ và hai con ở trong nam.
Nhà thơ tái ngộ đất bắc sau mười ba năm xa cách, với bối rối ngỡ ngàng. Người thân mừng rỡ gặp lại nhà thơ vì từng nghe đồn ông đã chết mấy năm trước. Ðời sống xã hội thay đổi không như mình mộng tưởng, ông ghi lại các cảm xúc đó trong bài thơ “Tỉnh giấc chiêm bao”, mà cho đến nay vẫn chưa được phép xuất hiện trong các tuyển tập thơ Nguyễn Bính.
Năm 1956, ông chủ trương báo Trăm Hoa. Báo ra được mấy số thì đình bản vì không có đủ tiền tư túc mua giấy để in báo, trong khi các báo văn nghệ chính thức của nhà nước thì được mua giấy bao cấp. Và theo quan điểm của chính quyền thời đó thì Nguyễn Bính “đã cho đăng trên tờ báo này một số bài viết (trong đó có vài bài của anh) còn mang tính mơ hồ trong lập trường tư tưởng.”
Từ sau Trăm Hoa và thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm cho tới năm 1964, tác phẩm của Nguyễn Bính hầu hết được viết ra theo đúng đường lối chính trị và định hướng văn học dành cho văn nghệ sĩ sống dưới chế độù. Tuy thế, bên cạnh những bài thơ, những truyện thơ và mấy vở chèo phải đạo ấy, ông còn có một chuỗi thơ đặc sắc, bày tỏ lòng tha thiết thương nhớ người vợ trong nam và mấy bài thơ nói về những oan khuất, tàn tệ trong cuộc cải cách ruộng đất.
Lụy tình vẫn đeo đuổi người thơ không dứt. Nguyễn Bính ăn ở với nữ thư ký tờ Trăm Hoa, cóù một đứa con trai đặt tên là Hiền. Mẹ nó đi lấy chồng giao con lại; đi đâu cha con cũng quấn quít nhau. Bỗng dưng trong một cơn say, ông lỡ đem con cho một người qua đường, tại ngả sáu Bà Triệu, Hà Nội. Về nhà, quá nửa đêm, tỉnh rượu, mới nhớ ra chuyện, ông hốt hoảng đi tìm khắp nơi nhưng không bao giờ gặp lại người chẳng quen biết ấy.
Tới năm 1958, Nguyễn Bính túng thế ph ải quay về cư trú ở Nam Ðịnh, làm việc tại Ty Văn hóa Thông tin Nam Ðịnh, d ưới sự kềm cặp của “nhà văn” Chu Tấn và quan chức địa phương. Nhà văn Ngọc Giao kể là “(.)Nguyễn Bính cảm thấy mệt mỏi, yếu đau(.) Anh sống với gia đình, coi như an phận. Chị Bính là người hiền hậu, nết na. Chị hằng ngày ra chợ Rồng, thu nhặt từng xu từng hào với mẹt bày quả chanh quả ớt. Chị tháo mồ hôi, phai tàn tuổi trẻ, làm sao cho hằng ngày có đủ rượu, đồ nhắm, bồi dưỡng cho ông chồng thơ.” Ðể lại mùa xuân
Vào những ngày cuối năm Ất Tỵ, cảnh nhà Nguyễn Bính trống trơn trong khi xuân về rộn rịp đất trời; nhà thơ lửng thửng rời đất Vị Hoàng, đi tới một thôn xóm ven đô. Theo lời nhà văn Chu Tấn kể thì: “Nguyễn Bính có một chương trình khác. Cái máu giang hồ vặt lại nổi lên. Anh muốn tạo ra một mùa xuân tha hương nữa. Tha hương đây không phải là nơi cách trở ngàn dặm, mà là một làng ở ngay huyện Lý Nhân, ở đây có một anh bạn yêu thơ, nhà làm thuốc đông y.
Hai vợ chồng ngõ ý mời từ lâu. Nguyễn Bính chọn ngày giáp Tết. Anh xắn cao quần, xông pha đường bùn đất, lặn lội tới chơi. Chủ nhà cảm động đến rơi nước mắt. Cái tết “tha hương” này hẳn là ấm cúng. Ngờ đâu...”
Nguyễn Bính cùng chủ khách lãng đãng nhắm rượi dưới gốc mai, đào. Cứ thế, sáng hôm sau (20.1.1966), đúng sáng ba mươi Tết Bính Ngọ — ông thức dậy ra cầu ao rửa mình. Một cơn gió bấc thổi đến. “Nguyễn Bính, thấy trời đất xoay tròn, anh chỉ kịp kêu một tiếng rồi cả thân mình đổ xấp xuống, mặt úp vào bùn nước, máu mủi rỉ ra. Anh vừa mổ dạ dày tháng trước. Có lẽ anh chết vì bục dạ dày” (Ngọc Giao). Năm ấy Nguyễn Bính 48 tuổi.Ngôi mộ và nhà tưởng niệm
Thời điểm Nguyễn Bính từ giã cuộc đời, theo nhà văn Trần Lê Văn trong một bài tưởng niệm bạn hiền, thì ứng với bốn câu thơ ông để lại cho đời trong bài Nhạc Xuân, được viết vào 27 năm trước, trong tập Hương Cố Nhân:
Năm mới tháng giêng mồng một tết,Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân.
và:
Giờ đây chín vạn bông trời nở,Riêng có tình ta khép lại thôi.
Ngay sau khi Nguyễn Bính qua đời, người ta an táng ông ở nghĩa trang Nam Ðịnh như những người dân bình thường. Ba năm sau, ông được cải táng vào nghĩa địa Tam Ðiệp, cũng như những người dân bình thường khác.
Nhưng rồi thời thế thay đổi. Năm 1986, mở đầu “vận hội đổi mới”. Thơ Nguyễn Bính nhờ thế được tái bản khá đầy đủ, xào đi nấu lại trong nhiều tuyển tập, bán sạch gần cả trăm ngàn cuốn và các nhà phê bình đua nhau ca ngợi ông không tiếc lời. Chợt nhớ ra Nguyễn Bính là một nhà thơ lớn của dân tộc, người ta đưa hài cốt ông về chôn ở cồn đất rìa làng Thiện Vịnh, nằm cạnh ngôi mộ của ông nội ông, vì ngôi nhà cũ của cha mẹ ông bao lâu nay đã thuộc về người khác.
Cuối cùng, chính quyền phải đổi cho người chủ mới ấy một mảnh đất khác để ở, và thêm lần nữa, vào năm 1990, hài cốt Nguyễn Bính được dời, nay an nghỉ ở chính nơi ông cất tiếng khóc chào đời. Theo nhà báo Vũ Hậu Luật kể thì: “Kể từ khi hắt hơi thở cuối cùng đến nay [1990] đã đằng đẵng hai mươi nhăm năm trời, trải qua bốn chặng giang hồ, thi sĩ mới có một nơi yên nghỉ vĩnh hằng. Mộ xây giữa khu đất rộng bốn sào, nằm chính giữa làng Thiện Vịnh.
Xung quanh rợp bóng tre, xoan, ruối và lô nhô vài ba đống rơm. Ngôi mộ đơn sơ hình chữ nhật, có đắp nổi hình ngọn bút với dòng chữ: ‘PHẦN MỘ NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH 1948-1966’. Hoa mười giờ nở đỏ dưới chân mộ chí. Người ta dự định xây dựng tại khu đất này, bên cạnh mộ, nhà lưu niệm trưng bày các di vật và tác phẩm của Nguyễn Bính.”
2. TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN BÍNH
Không kể hàng chục tập thơ tuyển, lớn có nhỏ có, in gần đây từ nam chí bắc, do bởi nhu cầu thưởng ngoạn hoặc thương mại, về mặït chính thức, các tác phẩm của Nguyễn Bính gồm có:
Trước Tháng Tám 1945:- Lỡ bước sang ngang (1940)- Tâm hồn tôi (1940)- Hương cố nhân (1941)- Một nghìn cửa sổ (1941)- Người con gái ở lầu hoa (1942)- Mười hai bến nước (1942)- Mây Tần (1942)- Bóng giai nhân (kịch thơ – 1942)- Tìø bà Truyện (truyện thơ – 1944)
Sau Tháng Tám 1945:- Ông lão mài gươm (1947)- Ðồng Tháp Mười (1955)- Trả ta về (1955)- Gửi người vợ miền Nam (1955)- Trông bóng cờ bay (truyện thơ – 1957)- Nước giếng thơi (tập thơ chọn – 1957)- Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ – 1958)- Tình nghĩa đôi ta (1960)- Ðêm sao sáng (1962)- Cô Son (chèo – 1961)- Người lái đò sông Vỵ (chèo – 1964)
3. BÀI THƠ VẪN BỊ CẤM: “TỈNH GIẤC CHIÊM BAO”
Chín năm đốt đuốc soi rừng,Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân.Cửa xưa mành trúc còn ngăn,Góc tường vẫn đọng trăng xuân thuở nào.Làng xa bản nhỏ đèo cao,Gió bay tà áo chiêm bao nửa chừng.Anh về luyến núi, thương rừng,Nhớ em đêm sáng một vùng Thủ đô.Bồi hồi chuyện cũ năm xưa,Gặp nhau lần cuối... trang thư lệ nhòa.
Thư rằng: “Thôi nhé đôi ta,Tình sao không phụ mà ra phụ tình.Duyên nhau đã dựng Trường đình,Mẹ em đã xé tan tành gối thêu...”Trăng khuya súng núi gươm đèoAnh đi, thư vẫn nằm đeo bên mình.Lửa sàn nét chữ chênh chênh,Nếp thư đến rách chưa lành vết thương.Ðằm đằm hoa sữa lên hương,Chân anh đương bước giữa đường cái đây.Nẻo hồ, song cửa, lá bay,Sáng chưng bóng dáng bao ngày yêu xưa.Trăm năm đã lỡ hẹn hò,Cây đa bến cũ con đò còn không?
Tình cờ gặp giữa phố đông,Em đi ríu rít tay chồng tay con.Nét cười âu yếm môi son,Áo bay nhắc buổi trăng tròn sánh vai...Chín năm bão tối mưa ngày,Nước non để có hôm nay sáng trời.Em đi hạnh phúc hồng tươi,Anh nhìn tận mắt cuộc đời đẹp sao!Sắc hương muôn nẻo tuôn trào,Tiếc mà chi giấc chiêm bao một mình.Anh về viết lại thơ anh,Ðể cho bến mát cây xanh đôi bờ.Cho sông cho núi tự giờ,Chẳng còn lỡ chuyện con đò sang ngang.Lứa đôi những bức thư vàng,Chẳng còn chữ chữ hàng hàng lệ rơi.Chim hồng chim nhạn em ơi,Trên nền gối cưới đời đời yêu nhau.(Báo Trăm Hoa, Hà Nội, số 9.12. 1956)
Nguyen Uoc
Tuesday, September 24, 2013
BBC * LƯU QUANG VŨ
'Chưa ai bằng được Lưu Quang Vũ'
Cập nhật: 09:07 GMT - thứ ba, 24 tháng 9, 2013
Media Player
Tuần diễn các vở chính kịch của
ông Lưu Quang Vũ nhân đợt kỷ niệm 25 ngày mất của ông, từ hôm 09/09 đến
15/09 đã thu hút khán giả một cách bất ngờ, đạo diễn Phạm Thị Thành nói.
Nghệ sỹ nhân dân từng dựng rất nhiều vở của Lưu
Quang Vũ kể lại, "không một buổi nào không đông," và người ta sẵn sàng
ngồi dưới đất, hay cả đứng xem, hoặc xem qua truyền hình từ bên ngoài.
Bà Phạm Thị Thành cho rằng, thành công của kịch
Lưu Quang Vũ là do đề cập đến được bức xúc trong cuộc sống của người
dân, và các vở đều kết thúc có hậu, nhưng đều là do nhân dân đứng lên vì
nhận ra mình không thể bị đối xử tệ.
Và sau 25 năm, "vẫn chưa có ai thay thế được ông
Lưu Quang Vũ," vì không phải ai cũng vừa có tài hoa lại có khả năng làm
việc chăm chỉ như tác giả.
"Trong vòng 10 năm ông ấy viết được hơn 50 vở
kịch, tuy không phải vở nào cũng hay, nhưng hai phần ba trong số đó là
thành công," tiến sỹ nghệ thuật học Phạm Thị Thành nhận xét
LÂM VĂN BÉ * BA THÀNH BA TÀU...
Từ cậu Ba Thành đến chú Ba Tàu
Lâm Văn Bé (Danlambao) - Từ khi Hồ Chí Minh sinh bình khảo được
tung ra bằng Hán Văn năm 2008 và bản dịch Việt ngữ hồi đầu năm 2013,
đảng CS hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Về việc HCM giả hay thật, chắc chắn
có một số đảng viên cùng thời với HCM nhận biết được qua nhân dạng,
nhất là chỉ cần căn cứ vào một yếu tố đơn giản là giọng nói Nghệ An của
HCM, một chú ba Tàu không thế nào giả giọng được. Số đồng chí nầy đa số
đã chết và nếu có ai đó may mắn còn sống sót và nhận biết được sự giả
mạo nầy, có can đảm ghi lại sự giả mạo nầy thì lịch sử sẽ phải được viết
lại khi những tài liệu nầy được tiết lộ và kiểm chứng. Đám hậu duệ của
HCM đang ngự trị trong Bộ Chính trị hiện nay đa số không biết HCM và nếu
có biết những chuyện bí ẩn lạ kỳ, thì vì quyền lợi và run sợ trước đàn
anh Trung Quốc chắc chắn không ai dám hé môi. Việc im lặng của đảng Cộng
Sản trong trạng huống như vậy có thể hiểu được. Nhưng sự im lặng trở
nên có vấn đề khi bản dịch tiếng Việt của Thái Văn đã được phổ biến rộng
rãi trên Internet từ nhiều tháng qua khiến dư luận có nhiều cách giải
thích khác nhau...
*
Cậu Ba Nguyễn Tất Thành
Ngày 4 tháng 6 năm 1911 khi xuống tàu Amiral Latouche-Tréville tại bến
Nhà Rồng Saigon để làm nghề phụ bếp, cậu thanh niên 21 tuổi tên Nguyễn Tất Thành, lấy tên trên tàu là Nguyễn Văn Ba
muốn sang Pháp để tìm kế sinh nhai chớ chẳng phải đi tìm đường cứu nước
như bọn công Sản Đệ Tam quốc tế và Cộng sản VN bịa đặt dựng lên hình
tượng để tôn thờ. Không phải chỉ có Nguyễn Tất Thành mới đi tha phương
cầu thực, mà trước đó, người cha của ông là phó bảng Nguyễn Sinh Sắc,
sau khi bị cách chức tri huyện Bình Khê (Qui Nhơn) vì tội giết người
khi say rượu cũng đã lưu lạc vào Nam hành nghề bốc thuốc, được ông cử
Hoành (cha của Lê Quang Uyển, thống đốc Ngân hàng thời VNCH) cưu mang
cho đến khi mất năm 1929 ở vùng Cao Lãnh (mộ của Nguyễn Sinh Sắc sau này
được CS trùng tu vĩ đại ở tỉnh Đồng Tháp).
Ngày 15 tháng 9 năm 1911, sau khi vừa đến nước Pháp, cậu Nguyễn Tất
Thành đã gởi thơ cho Tổng Thống Pháp và Tổng Trưởng Bộ thuộc địa để xin
vào học Trường Thuộc địa (École Coloniale) nhưng Pháp từ chối vì Thành
chưa học hết bậc Tiểu học và muốn vào học trường nầy phải được Toàn
quyền tuyển chọn tại Đông Dương. Ngoài bức thư xin nhập học với lời lẽ
như: "Tôi muốn trở thành người có ích cho nước Pháp...", Nguyễn Tất Thành còn gởi sau đó một bức thư cho Khâm sứ Pháp tại Huế nhờ chuyển 15 đồng bạc Đông Dương cho cha với "giọng điệu hạ mình đối với người Pháp" (Sophie Quinn-Judge, dịch giả Diên Vỹ & Hoài An, tr. 39) và nhờ người anh tên là Nguyễn Sinh Khâm đang làm việc vặt ở Tòa khâm sứ nhờ xin một lần nữa với Khâm sứ.
Từ 1912 đến 1914, Nguyễn Văn Ba phiêu lưu trên những chuyến tàu viễn
duyên với nghề phụ bếp và khuân vác trên tàu, khi thì dừng chân ở New
York (1912) đi ở mướn, khi đến Boston làm bánh ngọt cho khách sạn Parker
House. Từ 1914 đến 1919, trở lại tên Nguyễn Tất Thành, ông sống ở Luân
Đôn, ban ngày làm phu hốt tuyết, ban đêm làm phụ bếp ở khách sạn
Carlton. Khi trở lại Paris tháng 6 năm năm 1919, Nguyễn Tất Thành làm
quen với các nhà tranh đấu nhân quyền là Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền trong nhóm Người Annam yêu nước (Association des Patriotes annamites). Thành được nhóm Yêu nước giao nhiệm vụ đến Versailles để trao Bản thình nguyện của dân tộc Annam (Revendications du peuple annamite). Lợi dụng dịp nầy, Nguyễn Tất Thành lấy tên của nhóm đổi tên của mình là Nguyễn Ái Quốc và từ đó cái tên nầy đã được sử dụng suốt 30 năm. Sau khi có Nguyễn An Ninh
và Nguyễn Tất Thành gia nhập, nhóm người Annam yêu nước đổi tên là nhóm
Ngũ Long thì Phan Chu Trinh là người lãnh đạo tinh thần, Phan Văn
Trường là người lãnh đạo đích thực, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh
viết bài, Nguyễn Tất Thành cổ động bán báo, in truyền đơn.
LS Nguyễn Văn Chức kể lại lời nói của ông Nguyễn Thế Truyền: Năm
1960, cụ Nguyễn Thế Truyền ra tranh cử tổng thống tại miền Nam Việt
Nam. Tôi có đi theo anh em báo chí đến nghe Cụ nói chuyện.
Khi được hỏi về những tài liệu viết bằng tiếng Pháp tại Paris ký tên
Nguyễn Ái Quốc, nhất là bản Mémorandum gửi Hội Nghị Hòa Bình Versailles
1919, cụ Truyền nói: Nguyễn Tất Thành chưa học hết tiểu học Pháp. Lúc đó
ở Paris, nhóm chúng tôi mướn anh ta đi phân phát những tài liệu đấu
tranh bằng tiếng Pháp do chúng tôi viết. Anh ta đã nhận xằng mình là
Nguyễn Le Patriot và nhận xằng mình là tác giả những tài liệu đó. (HCM, CXXXII).
Năm 1948, lợi dụng khi Nguyễn Thế Truyền bị đày ra Côn Đảo và các thành
viên khác của nhóm đã chết, Nguyễn Ái Quốc đã gom tất cả các bài viết
của nhóm để in thành "Hồ Chí Minh toàn tập" xem như tất cả
bài viết của nhóm là bài viết của mình và 12 "toàn tập" nầy tái bản
nhiều lần được xem như những tác phẩm vĩ đại mà sinh viên học sinh VN
bao thế hệ phải đọc và học.
Chính với cái bản chất gian dối nầy mà Hồ Chí Minh là nhân vật duy nhất
trên thế giới có đến 5 năm sinh khác nhau và 180 tên và biệt hiệu. Trang
mạng Báo Điện Tử Đại Biểu Nhân Dân, trong bài "Tên gọi HCM có tự bao giờ" đã tự hào viết: "HCM
đã dùng trên 180 bút danh, bí danh và mật danh khác nhau. Bí danh HCM
xuất hiện từ năm 1940 dần trở thành chính danh luôn đi liền với tên nước
VNDCCH". Trong số các bí danh trên, HCM đã sử dụng tên Trần Dân Tiên để viết tự truyện đánh bóng mình - Những chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, và dùng tên T. Lan (là Thái Lan, bí danh của Nguyễn Thị Minh Khai) để viết Vừa đi vừa kể chuyện. Hai quyển sách nầy được xem như hai quyển thánh kinh, mà các nhà viết sử trong nước và ngoài nước thường dùng để viết về HCM.
Tiến sĩ Sophie Quinn-Judge trong Ho Chi Minh - The Missing Years 1919- 1949 đã nhận định là những tự truyện nầy gian trá, bịa đặt "tập
hợp những khắc họa mờ ảo với những ngày tháng lộn xộn, thiếu hụt thông
tin, xây dựng những huyền thoại về HCM chứ không phải là cuốn sách có
giá trị lịch sử" (bản dịch, tr.20). Từ nhận định của học giả Sophie
Quinn-Judge, chúng tôi nghĩ rằng người đọc các quyển tài liệu về HCM và
đảng Cộng Sản VN viết bởi đa số các nhà nghiên cứu Tây Phương phải thật
dè dặt vì những người nầy thường dựa vào tài liệu cấp hai cung cấp bởi
tài liệu CS hay thiếu trung thực vì thiên Cộng hay ngây thơ trước những
huyễn hoặc tài tình của CS. Chúng tôi cần nêu tên vài tác giả thuộc loại
nầy: Jean Lacouture, Bernard Fall, Pierre Brocheux, Daniel Hémery,
William J.Duiker...
Từ khi gia nhập đảng Cộng Sản Pháp năm 1920 cho đến tháng 3 năm 1946 trở
thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cuộc đời Hồ Chí Minh chỉ
là những năm tháng học tập, cải tạo tư tưởng dưới sự chỉ đạo của Đệ Tam
Quốc Tế Cộng Sản Liên Sô và Trung Quốc. Với sự nhuộm đỏ chủ nghĩa
Mác-Lê, Hồ Chí Minh đã đem về VN áp dụng những bài học sắt máu bạo tàn
đã được nhồi nhét qua 25 năm trong các trung tâm huấn luyện. Bởi lẽ
Staline là thần tượng của HCM mà Staline là người vô cùng tàn ác, đặc
biệt rất thù ghét cha mẹ, do đó không lạ gì khi cầm quyền, HCM và đồng
bọn đã tàn sát hơn 200.000 người trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất (theo
Nguyễn Văn Canh. Nông dân Bắc Việt những năm 1945-1970 ; tr.202), tàn
phá hệ thống đạo lý gia đình, triệt tiêu trí thức và gây ra cuộc chiến
Nam - Bắc giết hại hàng triệu người.
Giải thích vì sao cậu thanh niên Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Văn
Ba khi xuống tàu sang Pháp để tìm kế sinh nhai rồi lại theo Cộng Sản và
khi cầm quyền thích được xưng tụng là "Bác Hồ", bà Thụy Khuê đã viết: "Phần
lớn những người tham gia chống Pháp, từ Nho học đến Tây học, đều học
giỏi, nổi tiếng, nhưng đã gạt bỏ văn bằng sang một bên để dấn thân. HCM
là một trường hợp đặc biệt, dù con quan nhưng sớm bỏ học, trình độ quốc
ngữ kém, tiếng Pháp sơ sài, ông đã sống cực khổ, làm bồi bếp suốt quãng
đời thanh niên từ 1911 đến 1919 trước khi tới Pháp. Tại Pháp cũng chỉ có
2 năm ở nhà Phan Văn Trường là khá, sau này khi ra Compoint, một khu
nghèo thợ thuyền sống rất cơ cực, có mặc cảm sâu xa đối với bạn đồng
hành, trí thức. Đó là lý do khiến Nguyễn Tất Thành theo CS, mặc dù ông
chưa biết lý thuyết CS như thế nào. Sau nầy, khi lên cầm quyền, việc đầu
tiên ông bắt mọi người phải kính nể gọi ông bằng bác. Đối với trí thức,
ông dành cho họ mọi sự nhục nhằn mà ông đã gánh chịu trong suốt cuộc
đời thanh niên" (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, tr.501).
Mặc dù được CS lừa bịp tôn vinh là cha già dân tộc, không vợ không con
để làm cách mạng, nhưng thực tế Hồ Chí Minh là người vô đạo đức. Hồ Chí
Minh sống chung ít nhất với 7 người đàn bà, không kể những thiếu nữ hộ
lý. Khi ở Paris, lúc Nguyễn Tất Thành làm nghề rửa ảnh, ông sống với một
đảng viên đảng CS Pháp tên là Marie Brière (1921); lúc ở Quảng Châu với tên Lý Thụy, ông kết hôn với Tăng Tuyết Minh (1926); lúc ở Hongkong và Moscou (1930-33), ông sống với Nguyễn Thị Minh Khai (sau đó, năm 1935, Minh Khai kết hôn chính thức với Lê Hồng Phong). Ngoài ra lúc ở Moscou, ông cũng có liên hệ tình cảm với Vera Vasilieva,
cán bộ Nga đặc trách tổ chức Cộng Sản Quốc Tế. Cuối năm 1940, Nguyễn
Tất Thành đổi tên là Hồ Chí Minh về nước lần đầu tiên (1941) đóng ở Pắc
Pó (Cao Bằng), ông sống với 2 nữ cán bộ trẻ là Đỗ Thị Lạc, có một đứa con gái, và Nùng Thị Ngác
(sau ông cho đổi tên là Nùng Thị Trưng, cử làm chánh án Tòa án Nhân dân
tỉnh Cao Bằng). Theo nhiều nguồn tin, Nông Đức Mạnh là con của HCM với
bà Ngác. Năm 1955 khi về Hà Nội, ông sống chung với Nông Thị Xuân
có một con trai là Nguyễn Tất Trung, rồi âm mưu với Bộ Trưởng Công An
Trần Quốc Hoàn giết Nông thị Xuân vì bà Xuân đòi có đám cưới.
Blogger Huỳnh Tâm đã viết về đời sống tình dục của ông như sau: "...Ông
là người say mê mỹ nữ. Mỗi lần si tình một mỹ nữ, ông sáng tạo một bút
hiệu và danh sách bút hiệu cứ thế tăng dần. Danh sách nầy là để giúp ông
tưởng nhớ lại mỗi hương vị ân ái động đào" (Bên trong xác ướp HCM.
Anle20’s blog). Thì ra, số tên và bút hiệu của ông lên đến con số 180
không phải chỉ liên quan đến hoạt động chính trị mà còn liên quan đến
đời sống tình dục của ông.
Chính vì đời sống tình dục và những cuộc tình của ông có nhiều "vấn đề"
khiến ông trở nên yếu hèn trước các đồng chí, nhất là với Lê Duẩn, làm
ngơ cho các đồng chí lộng hành.
Theo Bill Hayton, phóng viên BBC ở VN, tác giả quyển Viet Nam: Rising Dragon
thì: quyền lực thực sự nằm trong tay Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng Cộng
sản, một người theo chủ nghĩa Staline thật tàn bạo Lê Duẩn đã dùng lực
lượng an ninh để kiểm soát hoạt động của các nhà lãnh đạo khác và thi
hành chiến lược chiến tranh toàn diện chống lại Việt Nam Cộng hòa ở miền
Nam Việt Nam. Thắng lợi vào năm 1975 đã đưa ông Lê Duẩn nắm quyền nhưng
với những hậu quả khủng khiếp. Trả thù và quản lý kinh tế yếu kém đã
khiến đất nước bị cô lập và nghèo khó. Cái chết của ông vào năm 1986 đã
mở đường cho một nước Việt Nam mở cửa. (BBC ngày 29/8/2013).
Chú Ba Tàu Hồ Tập Chương
Những tưởng "bác" được yên thân trong cái quan tài pha lê chờ ngày tan rữa, nào ngờ năm 2008, Hồ Tuấn Hùng, Giáo sư Đại học Đài Loan, trong quyển sách của ông tựa là Hồ Chí Minh sinh bình khảo
đã công bố những tin tức "động trời". Theo ông Hùng, Nguyễn Ái Quốc đã
chết năm 1932 ở Liên Sô vì bịnh lao phổi và cái xác nằm trong lăng Ba
Đình là của một người Trung Quốc tên Hồ Tập Chương. Ông giải thích là sau khi Nguyễn Ái Quốc chết, bà Vera Vasilieva người
phụ trách bộ phận Việt Nam Quốc tế Cộng Sản đã đặt kế hoạch 5 năm cho
Hồ Tập Chương, một người Tàu đến từ Đài Loan học tập cải tạo để biến
thành Nguyễn Ái Quốc thay thế Quốc tiếp tục công cuộc xây dựng đảng Cộng
Sản Việt Nam và cầm quyền cho đến khi chết. Trong 342 trang sách, Hồ
Tuấn Hùng đã chứng minh bằng nhiều dữ kiện để phân biệt hai giai đoạn
của cuộc đời Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh thời kỳ 1890-1932 là Nguyễn Ái Quốc người Việt Nam
Hồ Chí Minh thời kỳ 1933-1969 là Hồ Tập Chương người Đài Loan.
Nói cách khác, Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh gồm 2 người nhân thân
khác nhau: nửa đời trước là lãnh tụ cộng sản Việt Nam tên Nguyễn Ái
Quốc, nửa đời sau là nhân sĩ Quốc tế cộng sản Hồ Tập Chương đến từ Đài
Loan.
Ngoài tập tài liệu của Hồ tuấn Hùng, một bài viết khá dài ký tên Huỳnh
Tâm phổ biến trên Internet (Anle20’s blog) trình bày một cách chi tiết
những ngày cuối cùng của Hồ Chí Minh để hỗ trợ cho luận cứ HCM là một
người Trung Quốc..
Theo Huỳnh Tâm, khi HCM trở bịnh nặng, trong tuần lễ cuối tháng 8/1969, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã lần lượt gởi đến Hà Nội 4 phái đoàn y tế trong đó có nhiều danh y như Ngô Gia Bình
(Wu Jiaping), Giám đốc Trung Quốc Học Viện Y khoa, để cứu chữa HCM.
Ngoài ra, còn có một phái đoàn nhân viên tình báo để cướp xác HCM nếu
cần hầu bảo vệ tông tích của HCM và một phái đoàn chuyên viên ướp xác.
Đến khi HCM chết ngày 2 /9/1969, Trung Quốc gởi qua Hà Nội một phái đoàn
hùng hậu chưa từng thấy để dự tang lễ gồm Thủ Tướng Chu Ân Lai, Phó TT Lý Tiên Niệm và nhiều ủy viên cao cấp trong Quân Ủy Trung Ương.
Bởi lẽ khi Hồ Chí Minh chết thì phi cơ Mỹ đang dội bom ác liệt Bắc Việt,
xác Hồ Chí Minh phải được di chuyển nhiều lần và chôn sâu trong các
hang động để tránh bom đạn, do đó khi lăng Ba Đình được xây xong năm
1975, cái xác nằm trong cái quan tài pha lê được đặt trong lăng không
phải là cái xác của HCM đã bị chôn đi chôn lại.
Huỳnh Tâm đã viết: "Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà lãnh đạo đảng
CSVN biết rõ cái xác ướp nầy là ai, tuy nhiên họ phải tạo ra một biểu
tượng nên họ phải trả giá cao. Họ sẵn sàng chi một ngân khoản lớn để bảo
vệ uy tín của đảng cho dù người trong quan tài pha lê là một tên vô
danh tình cờ được nằm vào đó để cho dân tộc VN tung hô muôn năm. Muốn
bảo quản tốt, họ phải trả một chi phí vô cùng đắt giá, để rồi sau đó họ
phải chống đỡ những khó khăn cùng lúc phải khéo lường gạt".
Nhận định về tập tài liệu của Hồ Tuấn Hùng
Bài viết nầy không có mục đích trình bày những luận cứ của tác giả Hồ
Tuấn Hùng khẳng định Nguyễn Ái Quốc đã chết và Hồ Tập Chương đã đóng vai
Hồ Chí Minh từ năm 1933 đến 1969, cũng như không lập lại những phản
biện của một vài tác giả (thí dụ như của ông Phạm Đình Lân rất thuyết
phục) về sự phi lý của xác quyết nầy. Bài viết muốn đặt vài giả thuyết
về sự xuất hiện của tập tài liệu và sự im lặng đáng ngạc nhiên của đảng
Cộng Sản Việt Nam từ lúc xuất hiện tập tài liệu cho đến nay.
Thâm ý của tập tài liệu
Hồ Tuấn Hùng và bác của ông là Hồ Tập Chương là những công dân của nước
Đài Loan, hiểu theo nghĩa chính trị, nhưng là người Hán tộc (người
Hakkan, tiếng Việt thường gọi là người Hẹ) hiểu theo nghĩa chủng tộc.
Người Trung Quốc ở bất cứ nơi đâu, nói bất cứ ngôn ngữ nào, họ vẫn là
người Trung Quốc, trung thành với Trung Quốc. Vào thời điểm người Việt
trong nước và ngoài nước chống đối kịch liệt Trung Quốc xâm chiếm lãnh
thổ lãnh hải và khai thác tài nguyên VN, quyển sách được tung ra là để
nói lên một cách ngạo mạn cho dân VN biết rằng tứ 1933 đến 1969, người
thành lập đảng CSVN, người lãnh tụ cai trị VN là một người Trung Quốc.
Sự im lặng của đảng CSVN
Từ khi quyển sách được tung ra bằng Hán Văn năm 2008 và bản dịch Việt
ngữ hồi đầu năm 2013, đảng CS hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Về việc HCM
giả hay thật, chắc chắn có một số đảng viên cùng thời với HCM nhận biết
được qua nhân dạng, nhất là chỉ cần căn cứ vào một yếu tố đơn giản là
giọng nói Nghệ An của HCM, một chú ba Tàu không thế nào giả giọng được.
Số đồng chí nầy đa số đã chết và nếu có ai đó may mắn còn sống sót và
nhận biết được sự giả mạo nầy, có can đảm ghi lại sự giả mạo nầy thì
lịch sử sẽ phải được viết lại khi những tài liệu nầy được tiết lộ và
kiểm chứng. Đám hậu duệ của HCM đang ngự trị trong bộ Chính trị hiện nay
đa số không biết HCM và nếu có biết những chuyện bí ẩn lạ kỳ, thì vì
quyền lợi và run sợ trước đàn anh Trung Quốc chắc chắn không ai dám hé
môi. Việc im lặng của đảng Cộng Sản trong trạng huống như vậy có thể
hiểu được. Nhưng sự im lặng trở nên có vấn đề khi bản dịch tiếng Việt
của Thái Văn đã được phổ biến rộng rãi trên Internet từ nhiều tháng qua
khiến dư luận có nhiều cách giải thích khác nhau.
Trước tiên là bức thơ ngày 25 tháng 8 năm 2013 của ông Phạm Quế Dương - Đề nghị làm sáng tỏ vụ việc: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hay Đài Loan, phổ biến trên blog Danlambao
ở trong nước, trang mạng có nhiều blogger bị CS xem là phản động. Sau
khi tóm lược ý chính của tập tài liệu của Hồ Tuấn Hùng, ông Dương viết:
"...Thời đại Internet hiện đại, nên sách được loan tải trên mạng rất
rộng rãi. Nhiều người (đến trao đổi với tôi, hầu hết là những người từng
trực tiếp tham gia kháng chiến, là bộ (đội, là cán bộ tuyên huấn... Một
số người phản đối, cho cuốn sách là bịa đặt, đổi trắng, thay đen. Một
số người thì bảo chuyện này cũng đã được nghe từ lâu và tin lời ông tác
giả. Họ dẫn chứng: năm 1957, cụ Hồ Chí Minh về thăm quê ở xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà không ra thắp hương mộ thân mẫu là cụ
Hoàng Thị Loan. Năm 1945, khi bắt đầu làm Chủ tịch nước, bà chị là
Nguyễn Thị Thanh ở quê ra thăm, cụ Hồ tránh mặt, không dám gặp, chỉ cử 2
cán bộ cao cấp tiếp.
Bản thân tôi rất kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự hào đã 45 năm là
Lính Bác Hồ, Bộ đội Bác Hồ. Khi làm Tổng biên tập báo Phòng Không-Không
Quân, ba lần được tiếp xúc với Chủ Tịch khi Chủ Tịch thăm Quân chủng và
trận địa tên lửa, viết bài về Chủ Tịch. Nhiều lần về thăm quê Chủ Tịch
và thắp hương lễ mộ cụ Hoàng Thị Loan, vào Sài Gòn đến Cảng Nhà Rồng
thăm nơi "Bác Hồ đi tìm đường cứu nước", nhiều lần vào lăng viếng Bác.
Kính mong nhà cầm quyền, Đảng và Nhà nước Việt Nam cử giới khoa học
lịch sử làm rõ sự thật vụ việc này. Nếu tác giả bịa đặt thì đưa ra tòa
án quốc tế xét xử, làm rõ sự thật."
Ông Phạm Quế Dương năm nay 90 tuổi, đã tham gia chiến dịch Điện Biên
Phủ, được phong chức đại tá. Ông còn là nhà sử học, nguyên Tổng biện tập
tạp chí Lịch sử Quân đội. Ông bị cầm tù, bị khai trừ ra khỏi đảng vì
chống đường lối của đảng và đã được cơ quan Human Rights Watch trao giải
thưởng Hellman-Hammett dành cho các nhà tranh đấu nhân quyền. Sự lên
tiếng của ông Phạm Quế Dương khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi.
Như bức thơ ông viết, ông đã có tiếp xúc với ông Hồ 3 lần, như vậy ông
có thể nghe ông Hồ nói giọng Nghệ An, nhận biết nhân dạng vì ông đã sống
trong chế độ "bác" đến 45 năm, cớ sao ông còn nói trong thơ một cách ỡm
ờ như có nghi vấn. Phải chăng Hồ Chí Minh thực sự là chú ba Tàu như tài
liệu của Hồ Tấn Hùng, nhưng vì sợ nên ông không dám nói, hay Hồ Chí
Minh thực sự là bác Hồ dân Nghệ An, mà vì ông muốn "quấy rầy" nhà nước
nên chẳng những ông không xác nhận mà còn nói bóng gió tạo hoài nghi
trong dân chúng bởi lẽ hôm nay ông là kẻ thù của chế độ. Ông Phạm Quế
Dương là một trong những người đương thời với Hồ Chí Minh còn sống và đủ
tư cách để xác nhận hay phủ nhận luận cứ của Hồ Tấn Hùng. Chờ xem màn
kịch nầy.
Về phía người dân, người giàu thì bận lo chuyện bốc hốt, người nghèo thì
bận lo bửa đói bửa no, họ không cần biết "Hồ Tàu Khựa" hay "Hồ xứ Nghệ"
bởi Hồ nào thì cũng là hồ ly tinh. Đối với người dân, Trung Quốc là kẻ
thù và chính phủ cũng giống như kẽ thù, do đó người dân đặt câu hỏi phải
chăng chính phủ đã tung ra bản dịch tiếng Việt mà không cần phải lên
tiếng là để ngầm thông báo cho dân chúng biết sự ngạo mạn hung hăng của
Trung Quốc và phải chăng, trước phản ứng chống đối của người dân với
chánh phủ càng lúc càng nhiều, chính phủ muốn cho người dân chửi rủa
"bác» Hồ, không cần biết là Hồ Tàu hay Hồ Việt để cho đảng và chính phủ
yên tâm tiếp tục công trình tham nhũng. Đếm bạc sướng hơn chửi bác, đó
là sách lược mới của đảng.
Kết luận
Kể chuyện cậu Ba Nguyễn Tất Thành và chú Ba Hồ Tập Chương, chúng tôi
muốn nêu lên một thảm kịch của nước Việt Nam đã không may có một Hồ Chí
Minh ít học, thiếu tài, kém đức đã làm cho đất nước VN trở nên điêu linh
lại còn dắt đến VN một chú Ba Tàu thô bạo. Cậu Ba Nguyễn Tất Thành đã
chết nhưng Việt Nam hôm nay lại nổi lên thêm nhiều cậu Ba khác trong bộ
Chính trị mà cậu Ba nguy hiểm nhất, tham nhũng nhất đã và đang hợp tác
với chú Ba Tàu để đưa đất nước đến chỗ diệt vong là cậu Ba Dũng.
No comments:
Post a Comment