Saturday, October 29, 2016

KÝ BÙI MỸ DƯƠNG = QUACH VĨNH THIỆN =VIỆT CỘNG NGỤY TẠO LỊCH SỬ

Thursday, October 24, 2013

BÙI MỸ DƯƠNG * TÌNH THẦY TRÒ

 

TÌNH THẦY TRÒ  
BÙI MỸ DƯƠNG

“ Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, là lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang-mang của buổi tựu trường….Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp, con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần nhưng nay tôi tự nhiên thấy lạ, cảnh vật chung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
Nhà văn Thanh-Tnh đã t li cnh và cm nghĩ ca nhng cô bé, cu bé ln đu tiên đến trường hay bt đu niên hc mi.
Được cho làm kiếp người, ba năm bú mm, bp b nói, bước chân đu tiên đu do cha m thương yêu dy d dn dt vào đi.  Công đc cao dy sao k xiết, nhưng không dng đây, cha m nun con tiến lên cùng chúng bn m mang trí óc, phát trin mi chc năng đ thành người hu dng: đó là đưa con đến trường.
Nhà thơ Chế lan Viên nói lên ni vui sướng của thời học sinh.
                   
Ôi sung sướng là thời gian cắp sách,
Ôi vui tươi là lúc hãy còn thơ
Đời đẹp đẽ như trong một giấc mơ,
Và thắm đượm như một mùa Xuân mới.
Thi thơ ngây mi th đu do cha m cung cp  chng lo lng gì nên đi tươi như gic mơ đp. Hết tui thơ mng, vào đi bao bn phn vi gia-đình, xã-hi và t-quc. Thế h sau ni tiếp thế h trước cùng nhau xây đng môi trường sng
Nhc sĩ Lê Thương ca ngi trách nhim ca tui tr, tui hc trò:
 
Học-sinh là người Tổ-quốc mong cho mai sau,
Học-sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao…

Bà Mnh-T đã ba ln dn nhà đ con được đi hc, vic hc cn thiết và quan trng  nên người ta đánh giá nn văn minh hưng thnh ca tng quc gia là chương trình giáo dc.
Ngày xa xưa khi hc vn chưa được ph cp, nhà vua cn tuyn dng các quan chc trong triu thì m kỳ thi tuyn qua 3 kỳ thi: thi Hương, th Hi, thi Đình ly người tài gii ra giúp vua giúp nước.
 Nguyn công Tr đã đ cao k sĩ là người hc rng tài cao:
                             
Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt,
Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên.
 Thầy đồ mở trường tại tư-gia, đa số là những quan về hưu hay ông tú chỉ đỗ kỳ thi hương. Thầy đem chữ nghĩa thánh-hiền dậy đám học trò trong làng.
Ca dao truyền tụng:
                                        
Chẳng tham ruộng cả, ao liền,
Tham vì cái bút, cái nghiên anh đồ.
Thầy đồ không có lương, cha mẹ học trò tạ ơn thầy là qùa biếu vào những ngày lễ tết như cân đường, hộp bánh v..v..còn trò phải giữ ngày cúng giỗ thầy như cha mẹ.
Vào thời nho học không được trọng dụng nhà thơ Sông Vị , tám khoa chưa khỏi phạm trường qui ( 3 năm mới có khoa thi); nghĩa là trên hơn 20 năm ông chỉ đỗ Tú tài.
Ông đã có thơ tả tâm trạng của thầy đồ :
                                  
Thầy đồ thầy đạc,
Dậy học dậy hành,
Vài quyển sách nát
Dăm thằng trẻ ranh….
Đc Khng T đt mi quan h xã hi đem đo đc và quy phm làm người. Tóm li trường hc là nơi hun luyn hc vn và đo đc đ làm người, làm vic, cùng chung lo vic nước có ích cho xã hi. Vy s m mang trí thc rt cn thiết nên trng tâm ca mt quc-gia là to dng nn giáo dc.
Qua thi Pháp thuc, đ truyn bá tư tưởng và đào to lp người làm vic, người Pháp đã thiết lập trường sở, bỏ Nho học, dùng tiếng Pháp và lấy mẫu tự Latin phiên âm tiếng Việt; chữ Quốc-ngữ hay chữ Việt. Việt ngữ dễ học nên có mấy chục năm mà chúng ta có một nền văn chương phong-phú, đa dạng.
Khi người Pháp rút khỏi đông Dương, chính thể Việt Nam Cộng Hòa của miền Nam đã khai triển theo phương hướng Tây phương và với chủ chương: gi gìn tinh-hoa bn sc dân-tc, đi sng văn-hóa giáo dc phong-phú. Nn giáo dc da theo 3 phương châm được ghi trong hiến pháp: Nhân bn, Dân-tc, Khai-phóng.
Nhân bn : con người có đa v quan trng trong thế-gian, ly con người làm gc, cuc sng con người trong đi làm căn bn, con người là cu cánh.
Dân tc: Truyn thng ca dân-tc trong mi sinh hot liên h ti gia-đình, ngh-nghip và quc-gia; bo tn và phát huy nhng tinh-hoa tt đp ca dân-tc.Bt đu t chương trình Vit, khai trin lòng ái-quc, thương nòi.
Khai-phóng: giáo-dc m rng, tiếp nhn kiến-thc khoa-hc, k-thut tiên-tiến trên thế-gii, tinh-thn dân-ch, xã-hi văn-hóa nhân-loại, thế mạnh của Tây phương.
Mục tiêu giúp học-sinh làm thế nào đối với mình, gia-đình, quốc-gia và xã-hội, cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ-kiện để họ phán đoán và lựa chọn. Giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã-hội, môi trường sống, hiểu biết lịch-sử, văn-chương, thương yêu xứ sở, học tiếng Việt, nhận xét nét đẹp quê-hương, phẩm-hạnh, truyền thống, có tinh thần tự-tin, tự-lực và tự lập.
Dậy học là mang kiến thức giáo-dục đặc biệt, quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí-tuệ, nhân cách cho học sinh. Sự giáo-dục của mỗi cá nhân bắt đầu từ lúc sinh ra và sống suốt cuộc đời. 
Giáo-dục trung học là nâng cao kiến-thức, kỹ-năng nghề-nghiệp cơ bản. Giúp học-trò thăng hoa, sáng-tạo, khích-lệ, tự-do cá nhân, chính kiến, nghệ-thuật, văn thơ, hội họa phát triển tài hoa. Thầy chắp cánh cho những ước mơ, trang bị kiến thức cho chúng ta bước vào đời, giúp họ trở thành người có học, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho dân cho nước. Thầy trò phải có nghĩa vụ với nhau: trò phải tôn kính thầy dẫu sau này thành đạt, quyền cao chức trọng cũng không bỏ rơi lễ-nghĩa. Còn thầy phải có tư cách, mẫu mực để làm gương cho học-trò. Đo thy trò sng mãi vi thi gian, ông cha ta đã đ cao vai trò người thy theo v trí “quân, sư, phụ”. Tôn sư trng đo là truyn thng văn hóa dân tc Vit-Nam, thy cô có công dy d cho mình, đào to căn bn, truyn dy đ chun b tương lai nên mi có câu: “ Không thầy đố mày làm nên”.


 Chuyn ông Carnot xưa làm quan to nhưng vn nh v làng thăm thy hc. Vit Nam có Phm sư Mnh sau khi đ làm quan vẫn v thăm thy (Chu văn An) và nghe li khuyên.
B là thy giáo, khi đi hc rt thích và ngưỡng m thy cô nên tôi đã chn ni nghip nhà. Sau khi hoàn tt bc trung-hc, thi vào trường Đi hc sư-phm Sài-Gòn ban Việt Hán.  Văn chương Vit chu nh hưởng rt sâu đm ca nn văn hc ch Hán. Tht hãnh din khi chúng tôi được th huấn các cụ nghè, cụ tú  của nền văn chương Hán học cuối cùng của triều Nguyễn: cụ nghè Nguyễn sĩ Giác, cụ Tú Vũ huy Chiểu, cụ tú Trần văn Thược.  Các thầy giao thời giữa chữ Hán, chữ Pháp và chữ quốc ngữ như giáo sư Nguyễn khắc Kham, Nghiêm Toản, Nguyễn khắc Hoạch, Thẩm-Quỳnh, Trần trọng San, Nguyễn sĩ Tế, Phan thê Roanh, Nguyễn Huy Bảo.
 Sau ba năm tốt nghiệp ban văn chương, sinh-viên được bổ dụng đến những trường có nhu cầu. Thầy giáo như chúng tôi là chuyên viên đã được đào luyện, đi rao giảng cái đẹp của nền văn chương cổ điển, hiện đại và giúp các mầm non phát triền ngôn ngữ văn-hóa Việt. 

 Tôn chỉ: “ Tiên học lễ, hậu học văn”“ ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
Giáo chức ngoài lương căn bản còn phụ cấp sư-phạm, cuộc sống thoải mái nên vẫn giữ vững tinh-thần, tư-cách mô-phạm từ lối sống, phục-sức, ăn nói và giao tiếp.
Nhiệm sở đầu tiên là trường trung-học Pleiku thuộc tỉnh Gia-Lai thị xã Pleiku ( theo chồng) nơi địa đầu giới tuyến. Tại đây tôi mang kiến thức đã học và được huấn luyện ra truyền dậy cho những thanh niên, thiếu nữ, tuổi trẻ tài năng của đất nước.  
Sau 5 năm trải kinh-nghiệm, về Thủ-đô, ngôi trường mang tên nhà cách mạng chống Pháp Nguyễn thượng Hiền ( thuộc quận Tân-Bình). Học-sinh trung học, tất cả phải qua được những kỳ thi toàn quốc mà tỷ lệ đậu rất khiêm nhường: 30%, 40% .Giai đoạn chót để định hướng tương lai, với tuổi 16,17,18, họ đã ý thức nên rất chăm chỉ.
Học sinh trường công lập hoàn toàn miễn phí vì phải qua kỳ thi tuyển rất khó nên giỏi và kỷ-luật.
Câu châm ngôn xưa: “ Nhân bất học, bất tri lý” “ yêu cho đòn cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”
ý muốn học trò chăm ngoan phải có thưởng phạt. Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn.
Chương trình dậy học ngoài giờ giảng tại lớp thầy trò còn những giờ hội thảo để phát hiện khả-năng của từng người. Tết đến thi đua bích báo, viết báo xuân, đi bán báo, thầy trò hòa đồng vui vẻ. Nghề giáo thú vị và cao quí lúc các em học-sinh chăm chỉ, còn gì vui hơn với người thầy khi học trò trưởng thành và thành đạt. Công việc giảng dậy càng có ý-nghĩa là phụ giúp đào tạo ra những người có ích cho xã-hội. Nhà giáo có nhiệm vụ quan-trọng là chuyển giao tri thức cho thế hệ trẻ, phát hiện khả-năng, biết nhận định đánh giá, phân loại sự tiến bộ  của học-sinh. Tạo sự thân-thiện giữa học-sinh và thầy giáo để thấy trường học là một tổ ấm thứ hai. 
Hạnh-phúc thật đơn giản chỉ là ánh mắt, nụ cười hay một lời cảm ơn.
 Các thầy cô đứng tại chỗ còn học sinh, tuổi trẻ tiếp tục tiến trong bể học mênh mông :
“ hậu sinh khả úy” hay “ con hơn cha là nhà có phúc”. Lớp người trẻ, thanh thiếu niên, vượt xa cha ông  đáng trân trọng.
Năm 1975 nhà tan cửa nát, dân Việt tản mát khắp thế-giới, mọi người phải nỗ làm việc
cho đời sống nơi đất mới. Khi cuộc sống vật chất ổn định nhưng tinh thần chưa vơi những mất mát cô đơn, để khỏa lấp nhóm người tha hương kết hợp thành cộng-đồng. Cộng đồng người Việt được thành lập để nhớ về nguồn cội đất nước. 
Cách đây không lâu đã có trại hè của các trường trung-học  Việt-Nam Cộng-Hòa qui tụ trên 25 trường, thầy trò vui vẻ tìm về dĩ vãng tươi đẹp một thời đã qua.
 Xa quê hương đã gần bốn mươi năm nên những học sinh trung học trẻ nhất cũng vào tuổi năm mươi, sáu mươi họ đã vào đời và thành công cả về sự nghiệp và gia-đình.
                             
Quên làm sao dĩ vãng của xa xưa,
Đó là kỷ-niệm của thời cắp sách.

Trung học Pleiku kết hợp thêm một số trường cùng tỉnh thành Liên trường Phố Núi sinh hoạt hàng năm gặp nhau nối dài tình bạn, giúp đỡ chia vui xẻ buồn.
   Họp Liên trường phố núi Pleiku 7/2013 tại Little Sai Gòn Quận Cam
Nhờ có người hy-sinh đứng ra gánh vác trước tiên có Nguyễn thị Hương, Quách Thưởng, Nguyễn thị Nghĩa…rồi Thu Đào, Minh-Hương, Tô quốc Thắng,  Lê ngọc-Anh, Lê Quí …đã cho tôi gặp và liên lạc lại với bạn đồng nghiệp như quí anh Trần đình Thành, Thái văn Duy, Nguyễn đăng Dự, bạn Vũ thị Bích, Trần nghĩa Chấn, Phan thị Lựu, Nguyễn phước Mỹ… và các học trò thương mến của tôi.  



“ Liên trường Pleiku luôn luôn nhớ ơn thầy cô
Săn sóc học-sinh khi còn ngây thơ nghịch ngợm
Nay thầy cô già, học trò cũng qúa tuổi xuân…”


Cám ơn những buổi họp mặt tại gia của Nguyễn thị Hương, Nguyễn thị Nghĩa cho tình thầy trò bạn bè thêm khắng khít.
Học trò nhớ thầy làm sao thầy nhớ được trò??? Vì tình vì nghĩa vì tinh thần Việt Nam còn thấm nhuần cậu học trò Nguyễn viết Tin tìm thăm. Tay bắt mặt mừng kể những liên hệ  trên vùng đất đỏ và chính anh đã đóng vai học trò ngày xưa đi Tết thầy.
Trường Tân-Bình Nguyễn thượng Hiền là ngôi trường tôi gắn bó và sống với các học sinh từ khi trường mới thành lập (1969) cho đến ngày đất nước tan đàn xẻ nghé.
Các giáo sư của trường đều là những cây đại thụ tập trung tại ngôi trường họ Nguyễn  như quí anh Nguyễn ngọc Xương chủ sự phòng nhân viên, Đặng trần Thường chủ sự phòng khảo thí bộ giáo dục. Anh Nguyễn tiến Thành hiệu trưởng cho biết có 13 thầy cô từng là hiệu trưởng ở nơi khác như quí anh chị: Trần thị Gia, Nguyễn văn Hanh, Văn đức Kim, Nguyễn văn thịnh. Lại xuân Quất, Chu hoài Nhân, Nguyễn văn Thu… Tóm lại ban giảng huấn kinh nghiệm đầy mình vì thế các học-sinh của trường có tỷ-lệ đậu rất cao trong các kỳ thi tú tài 1 và 2. 
                                                      

(Hình ảnh xưa cũ của trường Nguyễn thượng Hiền)
( anh Nguyễn ngọc Xương, Huỳnh văn Hậu, Chu hoài Nhân. chị Nguyễn kim Chi, Nguyễn thị Hà, Bùi Mỹ Dương)



Học-sinh là mầm sống của ngày mai
Un đúc tâm hồn để noi chí lớn.

Bậc trung học, học sinh được dậy nhiều môn như: Quốc văn, sinh ngữ Anh, Pháp,Toán, khoa học, lịch sử, hội họa, ca nhạc, mỗi môn đóng góp vào sự hiểu biết tổng quát, làm căn bản vào đời.
Ra hải ngoại em Hồ văn Xuân Nhi có công tập họp nối lại tình thầy trò, bạn bè trường cũ; với nhu cầu lan rộng khắp nơi nên năm 2010 hội chính thức thành lập. Năm 2010-2012 Hồ văn Xuân-Nhi là hội trưởng, 2013-2014 Bùi anh Tuấn thay phiên chia trách nhiệm và gánh nặng. Tất cả ban đại diện 1 và 2 đều góp công sức cho đại hội, báo chí đặc san, website cho trường, ngoài hội trưởng phải kể thêm các em phụ tá đắc lực: Nguyễn kỳ-Phương &Kim-Thoa, Vũ nguyễn Phương, Bùi phúc-Hoàn, Đỗ việt-Hùng, Nguyễn duy Báu, Đỗ Thảo, Nguyễn đức-Tuấn, Nguyễn Nhiên, Nguyễn hưng Quang, Nguyễn thế-Vũ, Lê đức-Toàn, Ái-Liên, Hương-Xưa, Nguyễn thị Minh-Diệp, Nguyễn văn Cấp….
                      
                       (Ban đại diện và điều hành của hội học-sinh Nguyễn thượng Hiền )
Vinh danh các em học-sinh những thanh niên của thế hệ đóng góp cho Tổ-quốc Việt-Nam những “ anh hùng không tên tuổi”. Các em ở vùng đất mới đã có chỗ vững vàng từ chính trị, y-tế, khoa-học, kỹ-thuật, báo chí, nghệ thuật, kinh-doanh đủ mọi nghành nghề…Xin một lời cám ơn như niềm hãnh diện của nhà giáo.
Vũ thị Ninh giáo sư trường Trưng-Vương khi sang Mỹ chơi được đám học trò đón tiếp nồng hậu cô đã khẳng định : “ kiếp sau vẫn muốn làm cô giáo TV”.
Mặc dầu xa trường, phấn trắng bảng đen trên 40 năm nhưng các em học sinh vẫn tìm thầy cô, mời và đặt vào chỗ danh-dự.
                                
Vẳng đâu đây tiếng cười nói thiết tha,
Lời thầy, bạn thật hiền hòa nhắn nhủ. 
 

 Nguyễn thị Gái, Nguyễn mạnh Hùng, Tuyết-Oanh, mặc dầu sống ở môi trường khác song vẫn giữ được nề nếp con người xưa tôn trọng đạo học.
Vũ Phương & Đức đã tìm kiếm để hai vợ chồng ra mắt bằng những ân tình.
Hồ văn xuân-Nhi nhiều năm qua đã chia xẻ, an ủi khi vui cũng như lúc buồn.
Đặng hữu Minh, Nguyễn văn Cấp mở rộng cánh cửa đón chào như để chung vui sự thành công và hạnh phúc. Những buổi họp mặt có các em: Đặng hữu Minh & Linh, Mai-Hương, Trần ngọc Hoà & Trâm-Anh, Trương hữu Chiến, & Phương-Anh, Nguyễn viết Tin, Ngọc-Nhung & Nguyễn văn Cấp… cơ hội gặp gỡ các học-sinh thương mến ở Houston
Nguyễn thế Vinh, vợ chồng tiếp đón ân cần, cho niềm vui của tuổi già bằng những đĩa DVD gia-đình.
Nguyễn Nhiên, thân thiết thường gặp vì cùng quan điểm chính-trị và yêu thích văn nghệ.
Bùi anh Tuấn, Nguyễn duy Báu, Phạm mai Hương, giúp đường xa gần lại cho cuộc vui Nguyễn thượng Hiền được trọn vẹn.
Kể tượng trưng các em học sinh ngày xưa nói lên tình nghĩa thầy trò.
Nguyễn Tất Hiền có vài giòng nói về ngày thầy cô
Thầy cô ơi! Chúng em vẫn nhớ các người
Đã mang đến những kiến thức trong cuộc đời,
Đã mang đến những đạo đức trong tình người,


Đã mang đến những lý tưởng tuyệt vời,
Cho chúng em từ thuở đầu còn xanh
Cho đến nay tóc bạc vẫn học hành…..



 Nguyễn văn Thông nhận định“Thầy cô đã là con thuyền an toàn chuyên chở chúng em đến bến trong một giai đoạn của cuộc đời”
Tự nhận là học sinh già em Nguyễn duy Báu có bài thơ nói về tình nghĩa thầy trò: 
 
“ Một lần cúi chào là ngàn lời thăm hỏi
Thầy cô ơi! Em xin một ngàn lần cúi chào,
Chắc chắn thầy cô đang bật cười thích thú,
Vậy các người sẽ trẻ lại đến mươi năm…”



Tại nhà Nguyễn văn Cấp 8/2013
Tiểu bang Texas Houston

Phạm thị Cúc Vàng : “ Em là học trò cô niên khóa 69-75; tình cảm em dành cho thầy cô, trường lớp Nguyễn thượng Hiền không bao giờ thay đổi.”
Lê thị Nga “ Chúng tôi học hỏi từ cô không chỉ môn Việt văn mà còn là cách sống, cách suy nghĩ để trưởng thành trong cuộc đời”
Bùi phúc Hoàn: “ Tôi may mắn được học Cô Dương; cô nghiêm khắc nhưng có tác dụng thuận cho tôi khi vào đời”.

 Lê văn Tài : “Em và một số học trò của cô ngày xưa thường họp nhau để ôn lại kỷ-niệm ngày còn



 đi học. Bây giờ đã đầu bạc nhưng nhắc lại kỷ-niệm trường lớp, thầy cô, chúng em như trẻ lại và thời học sinh đã tràn về trong ký-ức . Hãy để qúa khứ sống mãi trong mỗi chúng ta cô nhé!”
Nguyễn văn Cấp : “ Em không ngờ 30 năm trước có duyên được học từ cô qua sách vở, nay lại được học từ cô những kinh nghiệm đời và ý-thức về cuộc sống của chúng ta tại Hoa-Kỳ…”


  Họp mặt tại nhà Đặng hữu Minh 11/2011

Người già thường sống với dĩ-vãng, các em đã cho chúng tôi trở về ngôi trường cũ, học trò xưa, một thời vào đời tươi đẹp. Những buổi hội họp với các em rất vui thoải mái vì chúng ta bây giờ là những người bạn chia xẻ tâm tình về gia-đình, cuộc đời.
Chúng ta đến với nhau bằng tình thân kéo dài trên 40 năm, một giấc mơ đẹp trở về từ  những thanh niên, thiếu nữ Việt, những học trò yêu dấu đã đóng góp vào cuộc đời để mai này có hành trang mang theo.
Cám ơn tất cả các bạn đồng nghiệp, các học sinh mà tôi hân hạnh được gặp trong cõi đời này.  
                        Trân trọng Bùi mỹ Dương  mùa thu  2013

KIM PHƯỢNG * QUÁCH VĨNH THIỆN

Hãy cùng Quách Vĩnh Thiện gìn giữ kho tàng

Posted: 13/10/2013 in Kim Phượng, Tùy Bút / Tản Văn
Thẻ:Quách Vĩnh Thiện
Kim Phượng
 
quach_vinh_thien_1
Lục địa Úc Châu chuyển mình vào xuân. Xuân của đất trời, hoa khoe sắc, tỏa hương ngào ngạt. Tại thành phố Melbourne, trong khuôn viên Đền Thờ Quốc Tổ, Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện, đến từ kinh đô ánh sáng Paris. Sự hiện diện của ông, xuân nơi đây thêm rực rỡ, háo hức hơn.
Xuân của lòng người!

Quách Vĩnh Thiện, ông là ai? Đó là cậu bé 8 tuổi đời, đủ kiên nhẫn, lắp ráp một chiếc xe đạp cho riêng mình. Tuổi lên 9 lên 10, cậu đam mê cả võ thuật lẫn âm nhạc. Do duyên lành, lúc còn là học sinh của trường Petrus Ký, cậu được nghe thuyết giảng về hai chữ “Có – Không”. Vốn đam mê âm nhạc từ bé, nhưng gia đình không cho phép cậu xuất hiện nơi công cộng. Dù bị ngăn cấm, dù bị nhừ đòn, vẫn không ngăn nổi tiếng đàn đang thôi thúc trong lòng chàng trai trẻ. Cậu đã có mặt trong những buổi đại nhạc hội, đệm đàn cho các danh ca một thời như Thái Hằng, Thái Thanh, Thanh Thúy, Cao Thái…Đầu thập niên 60, cậu thành lập ban kích động nhạc Les Fanatiques và nổi tiếng ngay khi chơi bài Apache. Tiếng đàn còn vượt xa hơn, đến tận các Club ở phi trường Tân Sơn Nhất hoặc các rạp hát lớn như Đại Nam, Khải Hoàn, Đa Kao. Hẳn một số người cùng thời, có lẽ vẫn chưa quên.
 
quach_vinh_thien_2
Những ngày huy hoàng, đáng nhớ ấy, tưởng chừng bất tận, nhưng tiếc thay, đành khép lại khi cậu lên đường sang Bordeaux du học. Rời quê hương, xa vòng tay ấp yêu của cha mẹ, tạm dung “sống nhờ đất khách”. Cậu vừa đi học vừa bươn chải kiếm sống. Sinh ngữ là trở ngại lớn trong việc học, lại quá nhiều vất vả trong việc làm thêm, nhưng thấm vào đâu với những đêm xong việc, ra về trong đơn lạnh, dưới buốt giá xứ người. Chừng ấy về thời niên thiếu, đã ảnh hưởng gì đến cuộc đời ông!?
Đó là chuyện về sau.
Mỗi người được sinh ra là một tặng phẩm tinh khôi ban cho đời và theo thời gian…cuộc đời mỗi người một khác.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
*
 
 
Hai câu thơ trên đã ứng thế nào vào vận mệnh đời ông!?
Một Quách Vĩnh Thiện, kỹ sư, sau những năm tháng truân chuyên. Một Quách Vĩnh Thiện, nhạc sĩ, thỏa mãn thú đam mê âm nhạc. Có lẽ chàng thư sinh ngày nào, nhuốm “phong trần” từ lúc rời Việt Nam, sống tha phương, trải qua nhiều dâu bể, lắm đoạn trường. Sống nơi phồn hoa, tráng lệ ấy, không ai “cho thanh cao”, mà tự ở ông và đã giữ hướng đi cho riêng mình.
Cuộc sống đang êm ả, cây đời đã bám rễ sâu nơi đất người, nhưng định mệnh nào, một lần phủi bụi thời gian khi sắp xếp lại chồng sách cũ. Hồi ức bất chợt trở về trong phút giây tình cờ, khi ông đọc đến câu thơ thứ 890, trong tác phẩm Đoạn trường Tân Thanh của Đại thi hào Nguyễn Du:
Sống nhờ đất khách thác chôn quê người*
 
 
Câu thơ 8 chữ đã mãnh liệt khơi lại cả quảng đời đã qua. Ông cảm thân mình, thương vay phận Kiều, nỗi nhớ cố hương, nơi một lần ra đi đã mất lối quay về. Kể từ đó, một sợi dây vô hình, đã buộc chặt đời ông vào nội dung tác phẩm nằm trong cuốn sách cũ kỷ kia.
 
 
Truyện Kiều, nói về thân phận người con gái tài sắc vẹn toàn, sống trong bối cảnh xã hội đầy hệ lụy, muôn đời vẫn làm rung cảm con tim của những ai biết khóc cười trước tình tiết éo le và Quách Vĩnh Thiện, không ngoại lệ. Sự đồng cảm nơi ông bởi trải nghiệm cuộc sống chính mình và Trường ca Kim Vân Kiều ra đời sau 5 năm ròng thực hiện. Mối giao duyên Thơ Nhạc là sự đồng hành của Đại thi hào Nguyễn Du với 3254 câu thơ lục bát và Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện với Trường ca Kim Vân Kiều gồm 77 bài nhạc đủ thể loại, từ nhạc tân thời đến cổ điển, được gói gọn trong 7 CD.
Có thể nói, truyện Kiều của Nguyễn Du trước đây, phần lớn chỉ phổ thông trong nước, qua đọc, ngâm hay dùng làm sách bói. Nhưng qua dòng nhạc của Quách Vĩnh Thiện, Kim Vân Kiều trở thành một tuyệt tác được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến.
 
 
Điều cao quý mà người nghe có thể cảm nhận, tìm thấy, trong dòng nhạc của ông, là sự tôn trọng ông đã dành cho Nguyễn Du. Ông giữ y nguyên, không đánh mất hay thay đổi vị trí lời thơ của người để tìm sự dễ dàng, độc đáo hơn cho dòng nhạc của mình. Và càng cao quý hơn với tâm nguyện bảo tồn, gìn giữ văn hóa nước Việt Nam, cho bây giờ và tiếp nối những thế hệ mai sau. Thế hệ của những người dù không học đến, nhưng có thể biết qua, hiểu được và thuộc lòng ít nhiều về Đoạn Trường Tân Thanh. Ngoài ra, việc làm của Quách Vĩnh Thiện là một minh chứng cho lời nói Học giả Phạm Quỳnh, vẫn còn giá trị cho đến ngày nay: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; Tiếng ta còn, nước ta còn”.
Có lẽ, những hạt mầm “Có – Không” được gieo vào lòng ông ở thời khá trẻ ngày nào, đây là lúc hoa trái thiện tâm đến thời rộ nở. Thấp thoáng đâu đó, Quách Vĩnh Thiện dốc lòng bên phím đàn là Quách Vĩnh Thiện thời thơ ấu khổ công hoàn tất chiếc xe đạp. Một Quách Vĩnh Thiện nuôi dưỡng tâm bằng “Có – Không” thời trẻ cũng là Quách Vĩnh Thiện hôm nay đã cố gắng chuyên chở, nhắc nhở cho chính ông và cho mọi người về “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
*.
 
quach_vinh_thien_3
Hôm nay, lúc 2 giờ chiều ngày 28 tháng 9 năm 2013, trong Đền Thờ Quốc Tổ, có sự đồng cảm, đồng tâm họp lực của số đông người đến tham dự. Điều vinh dự là sự có mặt các vị đại diện Cộng Đồng Úc Châu ở Melbourne. Ngoài sự hiện diện của một số ca sĩ cộng tác cho chương trình thêm phần linh động, ông Kiều Tiến Dũng, một người tuổi đời khá trẻ, so với số tuổi ra đời của tác phẩm, nhưng ông luận về Kiều qua cái nhìn của một nhà Toán học, thật sâu sắc và khi ông nối kết câu thứ nhất với câu thứ 3254 của cụ Nguyễn Du, khiến người nghe cảm phục và đáng suy ngẫm. Chắc rằng, những người có mặt trong buổi chiều nay, sẽ là người cùng đồng hành với Nhạc sĩ Quách Vĩnh Thiện trong việc gìn giữ, chuyên chở, phổ biến di sản thêm sâu rộng và xa hơn nữa. May mắn thay, những hình ảnh ngày đáng nhớ này, đã được một nhiếp ảnh thiện lương Bùi Quốc Hùng ghi lại. Một người làm việc bằng trái tim nhân ái, anh đến và đi trong âm thầm, nhưng đã để lại những hình ảnh quý báu, cho đến muôn đời sau.
 
dang_huong_ban_tho_to_quoc
Trong khung cảnh trang nghiêm, với bài vị, hình ảnh tiền nhân, anh hùng tử sĩ, những vị quá cố có công lao đóng góp, hương trầm nghi ngút, ánh nến lung linh. Một cảm giác chợt đến… hồn thiêng như đã hòa vào, quyện lấy dòng nhạc và mối thương tâm không kềm chế…dòng lệ chợt rơi…Dòng lệ của người tha hương đang sống trên đất khách.
quan_khach_chuong_trinh_quach_vinh_thien
 
Quách Vĩnh Thiện người gìn giữ kho tàng văn học, di sản của nhân loại qua dòng nhạc và chắc chắn rằng, hôm nay sẽ có nhiều người ở thế hệ này và thế hệ mai sau sẽ tiếp
  tục thừa kế di sản của ông, hầu đóng góp vào sự mất còn của nước Việt bằng thiện tâm. Và tôi tự hỏi, những người đã khóc cho thân phận một nàng Kiều của mấy trăm năm trước, có biết ở thời đại này, còn bao nhiêu nàng Kiều vẫn còn lưu lạc xa xứ, để báo đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ cha. Hãy đặt mình vào cương vị nàng Kiều, để biết khóc cười trước vận nước nổi trôi, không trách mệnh trời, tiếp tay với Quách Vĩnh Thiện và làm một điều gì đó trong việc gìn giữ Tiếng Ta và Nước Ta vậy
Kim Phượng
Úc Châu 28.9.2013

--
Quách Vĩnh Thiện
ACTV
Association Culturelle Traditionnelle Vietnamienne
( Hội Văn Hóa Cổ Truyền Việt Nam )

THANH QUANG * VIỆT CỘNG SỬA LỊCH SỬ

 

Việc sửa đổi lịch sử Việt Nam 

của đảng cộng sản

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-10-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Vụ thảm sát hồi Tết Mậu Thân ở Huế: Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích (Wikipedia)
Vụ thảm sát hồi Tết Mậu Thân ở Huế: Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích (Wikipedia)
Screen copy/LIFE
Qua bài tựa đề “Bàn Về Tẩy Não”, nhà văn Trần Trung Đạo cư ngụ tại Hoa Kỳ có nói rằng “ Lịch sử một dân tộc được viết bằng sử quan của đảng CS và được giải thích phù hợp với đường lối, chính sách của đảng CS trong từng thời kỳ chứ không phải là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ thăng trầm, vinh quang và thống khổ của dân tộc”, và “Đảng không chỉ có khả năng thay đổi hiện tại, vẽ ra một tương lai nhưng còn có khả năng thay đổi cả quá khứ của cả dân tộc”. Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Sử gia Trần Gia Phụng từ Toronto, Canada nhận xét về chuyện đảng CSVN “vẽ ra” hay “thay đổi” lịch sử, như sau:
Sửa lại quá khứ một cách trắng trợn
Trần Gia Phụng:  Thưa ông, hai câu viết của nhà văn Trần Trung Đạo mà ông trích dẫn trên đây hoàn toàn đúng với thực tế.  Những người viết sử của đảng CSVN luôn luôn sửa lại quá khứ một cách trắng trợn cho phù hợp với chủ trương đường lối của đảng trong từng giai đoạn, nhằm luôn luôn giành lẽ phải và chính nghĩa về cho đảng CSVN.
Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh là mọi người có thể thay đổi tương lai, nhưng không một ai có thể sửa đổi quá khứ.  Lịch sử là những câu chuyện của con người đã xảy ra trong quá khứ.  Khi con người đã “in dấu” trong quá khứ, thì không thể kéo quá khứ trở lại để tẩy xóa dấu in, tẩy xóa quá khứ.  Cộng sản có thể nhất thời làm nhiễu xạ quá khứ, nhiễu xạ lịch sử nhưng không thể nào thủ tiêu quá khứ, thủ tiêu lịch sử.
Ví dụ cụ thể là mấy chục năm nay, những nhà viết sử CS ra công tô son điểm phấn cho lãnh tụ của họ là Hồ Chí Minh, nào là ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nào là cuộc sống độc thân giản dị, nào là  Hồ Chí Minh được UNESCO vinh danh…
Hồ Chí Minh là một điệp viên CSQT, tranh đấu không phải để giải phóng dân tộc mà để đưa dân tộc vào vòng chủ nghĩa CS, làm tay sai cho CSQT. Hồ Chí Minh vợ con đùm đề, lại còn tàn bạo giết luôn bà Nông Thị Xuân là người đã sinh cho ông ta một người con trai, sao gọi là sống độc thân được?
Sử gia Trần Gia Phụng
Thực tế cho thấy năm 1911, khi đến đất Pháp được hai tháng, Hồ Chí Minh xin vào học trường Thuộc Địa Paris để ra làm quan cho Pháp, đơn xin nhập học còn sờ sờ ra đó.  Vậy là ông ta ra đi để mưu sinh chứ không phải ra đi tìm đường cứu nước.

Hình ảnh Cải cách ruộng đất và Tòa án Nhân Dân của ĐCS Việt Nam. Tài liệu: Franz Faber,1955 Kongress – Verlag Berlin
Hình ảnh Cải cách ruộng đất và Tòa án Nhân Dân của ĐCS Việt Nam. Tài liệu: Franz Faber,1955 Kongress – Verlag Berlin
Hồ Chí Minh là một điệp viên CSQT, tranh đấu không phải để giải phóng dân tộc mà để đưa dân tộc vào vòng chủ nghĩa CS, làm tay sai cho CSQT.  Hồ Chí Minh vợ con đùm đề, lại còn tàn bạo giết luôn bà Nông Thị Xuân là người đã sinh cho ông ta một người con trai, sao gọi là sống độc thân được?  Hồ Chí Minh không bao giờ được UNESCO vinh danh, như mấy vị giáo sư CS ca ngợi.  Ví dụ còn nhiều lắm kể không thể hết thưa ông.
Thanh Quang: Thưa ông, có những biến cố nổi bật trong dòng lịch sử VN như cuộc thảm sát năm Mậu Thân ở Huế, Phong trào Nhân văn Giai Phẩm, Cải cách Ruộng Đất ở miền Bắc trước kia khiến vô số người chết oan. Nếu có ý kiến cho rằng Hà Nội ra sức “xóa sổ” những biến cố này để chạy tội thì ông nghĩ sao về ý kiến như vậy (Vì thực ra, Hà Nội cũng có nhận sai lầm về Cải Cách Ruộng Đất) ?
Trần Gia Phụng:  Thưa ông, trong thực tế, đảng CSVN chỉ xin lỗi một lần năm 1956 sau vụ Cải cách ruộng đất, nhưng đây chỉ là xin lỗi chiếu lệ để thoát tội trước phản ứng mạnh mẽ của dân chúng.  Làm sao mà xin lỗi trên 170,000 người chết oan?  Cũng nên chú ý vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó.  Đảng CS mới cầm quyền ở các thành phố miền Bắc sau năm 1954, chưa ổn định được xã hội, còn lo ngại các thế lực còn lại, và nhất là đảng CS đang kiếm cách tổng tuyển cử với miền Nam sau hiệp định Geneve, nên mới giao cho Võ Nguyên Giáp đứng ra xin lỗi, vì lúc đó ông tướng nầy còn mang những hào quang chiến thắng.  Tôi nói xin lỗi chiếu lệ vì một khi xin lỗi, nghĩa là thấy ra lỗi thì phải hối lỗi, phải cải cách.  Đàng nầy đảng CS đạt được mục đích áp đặt nền nông nghiệp chỉ huy, cướp hết đất đai dân chúng, rồi lùa dân chúng vào hợp tác xã, CS có sửa đổi gì đâu?
Còn vụ Mậu Thân thì CS sửa đổi một cách trắng trợn, mà vụ mới nhất là có một nhà đạo diễn CS làm lại cuốn phim Mậu Thân bị nhiều người đả kích. Tội ác của CS luôn luôn còn đó. “Trăm năm bia đá thì mòn - Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Sử gia Trần Gia Phụng
...Còn vụ Mậu Thân thì CS sửa đổi một cách trắng trợn, mà vụ mới nhất là có một nhà đạo diễn CS làm lại cuốn phim Mậu Thân bị nhiều người đả kích.  Tội ác của CS luôn luôn còn đó.  “Trăm năm bia đá thì mòn / Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
Ngoài ra, CSVN không bao giờ xin lỗi vụ Nhân Văn Gia Phẩm, vụ Mậu Thân Huế.  Để xóa sổ những tội ác trong CCRĐ, Nhân văn Giai phẩm, Mậu Thân Huế, thì CS bóp méo sự thật lịch sử, viết lại có bài bản làm cho người ta lầm tưởng là thật, nhưng dù làm cách gì đi nữa thì cũng không thể xóa được tội ác của CS.
Ví dụ CCRĐ tàn bạo như thế, được các nhà viết sử CS sửa lại là thành công được bao nhiêu hợp tác xã, được bao nhiêu sản lượng thực phẩm . Còn vụ Mậu Thân thì CS sửa đổi một cách trắng trợn, mà vụ mới nhất là có một nhà đạo diễn CS làm lại cuốn phim Mậu Thân bị nhiều người đả kích.  Tội ác của CS luôn luôn còn đó.  “Trăm năm bia đá thì mòn / Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
Ông Hồ Chí Minh
Ông Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu
Thông tin khoa học toàn cầu sẽ chứng minh lại sự thật
Thanh QuangThưa ông, nói chung thì công luận cáo giác rằng nhà cầm quyền CSVN luôn tìm cách xóa sổ những biến cố lịch sử nào gây bất lợi cho họ, dù đó là những sử kiện không thể chối cãi. Ông nhân xét như thế nào về vấn đề này ?
Trần Gia Phụng:  Thưa ông, như tôi đã trình bày ở trên, xóa sổ những biến cố lịch sử gây bất lợi cho họ là chủ trương của CSVN từ xưa tới nay, dù đó là những sử kiện không thể chối cãi.  Chẳng những thế, CS còn xóa bỏ hay chú thích sai cả những hình ảnh mà CS tự cho là bất lợi.  Nhà văn Vũ Thư Hiên trong hồi ký Đêm giữa ban ngày, có kể lại trường hợp hình ảnh phụ thân ông bị xóa sửa vì ông cụ bị quy chụp trong vụ chống đảng CSVN.  Một ví dụ điển hình nhứt là ngày 30-12-1999, CSVN ký hiệp định nhượng ải Nam Quan cho Trung Cộng.  Nếu ai theo dõi sách vở kỹ, thì sẽ thấy các sách địa lý hay lịch sử Việt Nam do CS xuất bản từ sau năm 2000 trở đi, hoàn toàn không còn có chữ Nam Quan nữa.  Cộng sản làm như thế để trẻ em Việt Nam sau nầy sẽ không còn thắc mắc về ải Nam Quan.  Đây là tội phản quốc trắng trợn của đảng CSVN sẽ bị dân tộc Việt chúng ta đời đời lên án.
Dần dần thời gian sẽ xóa đi những lớp bụi giả tạo của CS, sự thật sẽ tái hiện, nhất là trong hoàn cảnh thông tin khoa học toàn cầu tiến bộ như ngày nay. Khi đó, những tuyên truyền, bóp méo chẳng ích lợi gì mà còn bị phản ứng ngược rất mạnh mẽ.
Sử gia Trần Gia Phụng
Thanh Quang: Thưa ông, theo ông thì tại sao nhà cầm quyền CSVN làm như vậy,và những hành động đó có thể ảnh hưởng tới các sử gia về sau như thế nào trong việc viết nên một giai đọan lịch sử cho trung thực?
Trần Gia Phụng: Thưa ông, nhà cầm quyền CS theo châm ngôn “cùng đích biện minh cho phương tiện”, nên họ dùng tất cả các phương tiện, dù láo khoét, để phục vụ cùng đích của họ, là quyền lợi của đảng CS, làm thế nào cho đảng CS luôn luôn nắm phần chính nghĩa và thành công.  Hơn nữa, dưới chế độ độc tài toàn trị, chỉ có tài liệu của đảng CS được lưu truyền, mà không có tài liệu nào khác, nên các nhà viết sử CS múa gậy vườn hoang, vẽ rồng vẽ rắn tùy thích, không ai kiểm soát cả, không ai so sánh.  Đôi khi những nhà viết sử còn bóp méo lịch sử để lập công với lãnh đạo của họ.

Hầu hết các người có ruộng đất đưa ra xử đều bị đánh đến chết
Hầu hết các người có ruộng đất đưa ra xử đều bị đánh đến chết. Ảnh tư liệu
Còn về việc những hành động đó có thể ảnh hưởng tới các sử gia về sau như thế nào, thì thưa với ông, đơn giản chỉ tạm thời làm nhiễu xạ lịch sử, và chỉ một số người ở dưới chế độ độc tài toàn trị tin theo, vì họ không biết gì khác và cũng không thể suy nghĩ hay viết gì khác.  Tuy nhiên, như tôi đã trình bày ở trên, dần dần thời gian sẽ xóa đi những lớp bụi giả tạo của CS, sự thật sẽ tái hiện, nhất là trong hoàn cảnh thông tin khoa học toàn cầu tiến bộ như ngày nay.  Khi đó, những tuyên truyền, bóp méo chẳng ích lợi gì mà còn bị phản ứng ngược rất mạnh mẽ.  Đọc những Trần Độ, Dương Thu Hương, Trần Mạnh Hảo, Bùi Minh Quốc… thì thấy rõ điều nầy.
Thanh Quang: Cảm ơn Sử gia Trần GiaPhụng
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/his-distor-by-communis-10232013073302.html

Khi lịch sử được viết theo ý Đảng

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-10-21
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Thậm chí các vị học giả, trí thức, thanh niên yêu nước ra sức dâng hương, vòng hoa tưởng niệm những người đã hy sinh vì chống phương Bắc xâm lược cũng bị công an ngăn cản, gây khó khăn…Từ Hà Nội, GS Nguyễn Thanh Giang lên tiếng về chuyện “ phớt lờ lịch sử” này:
 000_SAPA990218235100-305.jpg

CT Hồ Chí Minh (thứ 2 từ phải) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (trên, trái) bàn về một chiến dịch quân sự ở Việt Nam vào năm 1950
AFP photo


Tình trạng học sinh VN hiện nay “quay lưng với môn Sử” hẳn là điều không những đáng buồn mà còn tai hại vì, theo nhận xét của TS Sử học Nguyễn Văn Khoan thuộc Hội Khoa học Lịch sử VN, “Không biết lịch sử dân tộc, không biết lịch sử đất nước mình thì tất yếu sẽ không biết được niềm tự hào đất nước, tự hào dân tộc là gì. Học Lịch sử là để học tinh thần yêu nước, mà tinh thần yêu nước là động lực quan trọng nhất để bảo vệ và xây dựng đất nước”.
Nhưng câu hỏi được nêu lên là nếu lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước bị bóp méo hay bị xóa sổ thì sao?

Không thể viết lại quá khứ

Qua bài “Bàn về tẩy não”, blogger Trần Trung Đạo lưu ý rằng “Lịch sử một dân tộc được viết bằng sử quan của đảng CS và được giải thích phù hợp với đường lối, chính sách của đảng CS trong từng thời kỳ chứ không phải là những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ thăng trầm, vinh quang và thống khổ của dân tộc”, và “Đảng không chỉ có khả năng thay đổi hiện tại, vẽ ra một tương lai nhưng còn có khả năng thay đổi cả quá khứ của cả dân tộc”.
Sử gia Trần Gia Phụng từ Toronto, Canada khẳng định rằng hai câu viết này của nhà văn Trần Trung Đạo “hoàn toàn đúng với thực tế”. Theo Sử gia Trần Gia Phụng thì “những người viết sử của đảng CSVN luôn luôn sửa lại quá khứ một cách trắng trợn cho phù hợp với chủ trương đường lối của đảng trong từng giai đoạn, nhằm luôn luôn giành lẽ phải và chính nghĩa về cho đảng CSVN”; và ông nhấn mạnh:
Tôi xin nhấn mạnh là mọi người có thể thay đổi tương lai, nhưng không một ai có thể sửa đổi quá khứ. Lịch sử là những câu chuyện của con người đã xảy ra trong quá khứ. Khi con người đã “in dấu” trong quá khứ, thì không thể kéo quá khứ trở lại để tẩy xóa dấu in, tẩy xóa quá khứ.  Cộng sản có thể nhất thời làm nhiễu xạ quá khứ, nhiễu xạ lịch sử nhưng không thể nào thủ tiêu quá khứ, thủ tiêu lịch sử. Ví dụ cụ thể là mấy chục năm nay, những nhà viết sử CS ra công tô son điểm phấn cho lãnh tụ của họ là Hồ Chí Minh, nào là ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nào là cuộc sống độc thân giản dị, nào là  Hồ Chí Minh được UNESCO vinh danh…

Đảng không chỉ có khả năng thay đổi hiện tại, vẽ ra một tương lai nhưng còn có khả năng thay đổi cả quá khứ của cả dân tộc
- Blogger Trần Trung Đạo
Thực tế cho thấy năm 1911, khi đến đất Pháp được hai tháng, Hồ Chí Minh xin vào học trường Thuộc Địa Paris để ra làm quan cho Pháp, đơn xin nhập học còn sờ sờ ra đó.  Vậy là ông ta ra đi để mưu sinh chứ không phải ra đi tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh là một điệp viên CSQT, tranh đấu không phải để giải phóng dân tộc mà để đưa dân tộc vào vòng chủ nghĩa CS, làm tay sai cho CSQT.  Hồ Chí Minh vợ con đùm đề, lại còn tàn bạo giết luôn bà Nông Thị Xuân là người đã sinh cho ông ta một người con trai, sao gọi là sống độc thân được?  Hồ Chí Minh không bao giờ được UNESCO vinh danh, như mấy vị giáo sư CS ca ngợi. Ví dụ còn nhiều lắm kể không thể hết…
Theo nhà văn Trần Trung Đạo thì “Lịch sử thế giới chỉ riêng từ thế chiến thứ hai cho đến nay có nhiều anh hùng đã đóng góp trí tuệ hay máu xương vào công cuộc bảo vệ tự do cho đất nước họ hay giải phóng dân tộc họ khỏi ách thực dân. Vài trường hợp điển hình như Mahatma Gandhi (Ấn Độ), Winston Churchill (Anh), Charles de Gaulle (Pháp), Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân Quốc), Franklin D. Roosevelt (Mỹ). Nhưng khi họ qua đời, ngoài tang quyến, không có cảnh ‘Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa’ như khi  ông Hồ Chí Minh mất và ‘ôm thật chặt cột nhà khóc cho thỏa nỗi xót thương’ như khi ông Võ Nguyên Giáp vừa qua đời ở Việt Nam. Bởi vì những lãnh đạo thế giới nêu trên là những anh hùng thật, con người thật, có thành công và thất bại, có điểm tốt và điểm xấu và cuộc đời họ được phô bày trước dư luận chứ không phải là sản phẩm do nhà máy tuyên truyền sản xuất trong một xã hội bị bưng bít thông tin”.
Đó là chuyện viết sử “theo sử quan của đảng”. Thế còn chuyện “phớt lờ lịch sử” hay “xóa sổ lịch sử” thì sao?

Im lặng trước những sự kiện trọng đại

Trong thời gian gần đây, công luận trong và ngòai nước cảnh báo về việc hiện ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền VN cùng giới truyền thông nhà nước hầu như im lặng trước những biến cố lịch sử trọng đại, như không còn công khai kỷ niệm ngày Vua Quang Trung đại thắng quân Thanh mà biến ngày đại thắng ấy thành ngày “trẩy hội Xuân” bình thường; thậm chí bia tưởng niệm công lao của Vua Quang Trung ở núi Dũng Quyết (Vinh, Nghệ An) cũng bị đục bỏ.
Rồi họ cũng lờ đi những thời điểm kỷ niệm các bộ đội VN hy sinh trong cuộc chiến đẫm máu chống quân TQ xâm lược tại vùng biên giới Việt-Hoa hồi năm 1979, trong cuộc chiến bảo vệ Hòang Sa chống TQ hồi năm 1974 khiến nhiều chiến sĩ VNCH tử vong, hay trong cuộc hy sinh khiến máu đào nhuộm đỏ biển Đông của hải quân VN ra sức bảo vệ đảo Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988.
002_1338-12-250.jpgLịch sử là những câu chuyện của con người đã xảy ra trong quá khứ. Khi con người đã “in dấu” trong quá khứ, thì không thể kéo quá khứ trở lại để tẩy xóa dấu in, tẩy xóa quá khứ.  
Ông Nguyễn Tất Thành (HCM) tại Pháp
- Sử gia Trần Gia Phụng Pháp năm 1920. AFP photo
Những sự việc ông dẫn ra là sự việc có thật. Và điều đó làm cho nhiều người VN bây giờ rất bất mãn đối với những người lãnh đạo đảng CSVN…Nguy cơ hàng đầu đối với VN bây giờ là nguy cơ bị TQ xâm lấn và đặt ách đô hộ VN –ách đô hộ mềm, tức là thông qua điều lừa gạt gọi là ý thức hệ. Cho nên người dân VN bây giờ nói chung, mà lại càng những người trí thức hay những người từng đi làm cách mạng, mối băn khoăn và âu lo nhất của họ hiện giờ là sự xâm lấn, sự đô hộ của TQ. Nhưng người lãnh đạo đảng CSVN không nhìn thấy điều đó, và vẫn âm mưu xóa nhòa thực tế phũ phàng cùng sự lừa bịp của TQ.
GS Hà Văn Thịnh từ Huế cho rằng:
Đó là do cái chính sách ngọai giao “mềm dẻo, không nên kích động hận thù, xóa bỏ quá khứ, nhìn về tương lai”.v.v… Hiện nay, VN thể hiện quan hệ với TQ, theo tôi nghĩ, nó đi quá xa, bởi vì là bạn hay trên bạn hoặc dưới bạn một chút thì nguyên tắc vẫn là VN phải giữ vững độc lập, tự do. Còn chừng nào mà TQ còn chiếm đất của mình, chiếm biển, chiếm đảo của mình rồi hành hạ ngư dân mình, ngang tàng phách lối mời gọi đấu thầu dầu ở biển Đông v.v…, thì đó không phải là bạn.

Không biết nhận lỗi

Vừa rồi chỉ là một số biến cố lịch sử gần đây nhất bị “bỏ quên”. Còn nếu ngược dòng thời gian, thì người dân Việt hẳn còn nhớ vụ thảm sát Mậu Thân khiến nhà văn Nhã Ca có bài “Giải Khăn Sô Cho Huế” để “cùng nhau chít lại giải khăn sô, đốt lại nén hương nhỏ trong đêm tối mênh mông của chiến tranh và tang tóc, để hồi tưởng về Huế” – biến cố bị giới cầm quyền chối bỏ trách nhiệm; Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm tranh đấu cho tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc khởi xướng đầu năm 1955 đã chính thức bị dập tắt hồi tháng 6 năm 1958 - và từ đó cho tới giờ, giới cầm quyền hòan tòan “xóa sổ” biến cố lịch sử này. Rồi vô số đồng bào bị chết oan trong cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc hồi thập niên 1950 nhưng thân nhân không được dựng bia tưởng niệm…
Sử gia Trần Gia Phụng nhận xét về những biến cố này:
Trong thực tế, đảng CSVN chỉ xin lỗi một lần năm 1956 sau vụ Cải cách ruộng đất, nhưng đây chỉ là xin lỗi chiếu lệ để thoát tội trước phản ứng mạnh mẽ của dân chúng. Làm sao mà xin lỗi trên 170,000 người chết oan?
- Sử gia Trần Gia Phụng
Trong thực tế, đảng CSVN chỉ xin lỗi một lần năm 1956 sau vụ Cải cách ruộng đất, nhưng đây chỉ là xin lỗi chiếu lệ để thoát tội trước phản ứng mạnh mẽ của dân chúng. Làm sao mà xin lỗi trên 170,000 người chết oan? Cũng nên chú ý vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó. Đảng CS mới cầm quyền ở các thành phố miền Bắc sau năm 1954, chưa ổn định được xã hội, còn lo ngại các thế lực còn lại, và nhất là đảng CS đang kiếm cách tổng tuyển cử với miền Nam sau hiệp định Geneve, nên mới giao cho Võ Nguyên Giáp đứng ra xin lỗi, vì lúc đó ông tướng nầy còn mang những hào quang chiến thắng. 
Tôi nói xin lỗi chiếu lệ vì một khi xin lỗi, nghĩa là thấy ra lỗi thì phải hối lỗi, phải cải cách. Đàng nầy đảng CS đạt được mục đích áp đặt nền nông nghiệp chỉ huy, cướp hết đất đai dân chúng, rồi lùa dân chúng vào hợp tác xã, CS có sửa đổi gì đâu? Ngoài ra, CSVN không bao giờ xin lỗi vụ Nhân Văn Gia Phẩm, vụ Mậu Thân Huế. Để xóa sổ những tội ác trong CCRĐ, Nhân văn Giai phẩm, Mậu Thân Huế, thì CS bóp méo sự thật lịch sử, viết lại có bài bản làm cho người ta lầm tưởng là thật, nhưng dù làm cách gì đi nữa thì cũng không thể xóa được tội ác của CS. Ví dụ CCRĐ tàn bạo như thế, được các nhà viết sử CS sửa lại là thành công được bao nhiêu hợp tác xã, được bao nhiêu sản lượng thực phẩm …  Còn vụ Mậu Thân thì CS sửa đổi một cách trắng trợn, mà vụ mới nhất là có một nhà đạo diễn CS làm lại cuốn phim Mậu Thân bị nhiều người đả kích.  Tội ác của CS luôn luôn còn đó. “Trăm năm bia đá thì mòn / Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
Có một biến cố lịch sử nữa liên quan thảm cảnh thuyền nhân VN tại biển Đông cũng bị nhà cầm quyền VN ra sức xóa sổ.  Trong số mấy triệu người dân Việt bỏ nước ra đi tìm tự do sau khi Saigòn thất thủ hồi năm 1975, khỏang nửa triệu người trong số này đã nằm lại vĩnh viễn ở biển cả, rừng sâu núi thẳm hay gởi nắm xương tàn tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á. Nhưng rồi hai tấm bia tại đảo Bidong ở Malaysia và đảo Galang tại Indonesia do Văn Khố Thuyền Nhân VN thiết lập để tưởng niệm thuyền nhân bỏ mình trên đường tìm tự do, để tri ân Cao Ủy Tỵ nạn LHQ cùng các nước sở tại đã cưu mang họ một thời, cũng bị Hà Nội vận động Malaysia và Indonesia “xóa sổ lịch sử”. Một cựu thuyền nhân VN nhận xét:
Chuyện này hết sức vô nhân đạo, vì mồ mả của những ngườiđi tìm tự do không may nằm lại rất đáng kỷ niệm. Nhiều khi gia đình nào cũng đều bị thiệt hại trong chuyến đi: Có người thì con chết, người thì vợ chết, thậm chí có trường hợp chết cả gia đình. Thì chuyện tưởng niệm thuyền nhân là việc nên làm, và là chuyện đương nhiên rồi. Bây giờ Việt Nam không cho tưởng niệm đó là quá vô nhân đạo.”
Đó là chưa kể trại tỵ nạn cũ của thuyền nhân tại Galang cũng bị VN áp lực Jakarta “xóa sổ”, khiến bà Nada Faza Soraya, Chánh Sự Vụ Phòng Thương Mại Batam của Indonesia phản ứng rằng, “địa điểm này hòan tòan có giá trị lịch sử và nhân đạo”.
 

No comments: