Monday, October 31, 2016

PHỞ = KINH TẾ THỊ TRƯỜNG = HOA HẬU = DUY KHÁNH

PHỞ VIỆT NAM * WALL STREET JOURNAL

Tạp chí kinh doanh số 1 của Mỹ viết về sự độc đáo của phở  

Mới đây, tờ tạp chí kinh doanh nổi tiếng của Mỹ - Wall Street Journal đã cho đăng tải một bài viết khen ngợi món phở Việt Nam. Bài viết có những nhận định, so sánh sâu sắc về món ăn nổi tiếng của người Việt.
 


Bằng giọng văn hài hước, dí dỏm và chân thành, phóng viên của tờ Wall Street Journal đã có một bài viết thú vị về phở Việt

Đáp máy bay đến Hà Nội trong một buổi sớm se lạnh, khi cảm giác lâng lâng, say say của máy bay vẫn còn khiến đầu óc “nửa mê nửa tỉnh”, tôi bước vào một quán ăn nhỏ ven đường, tỏa ra mùi hương ngào ngạt, quyến rũ. Tôi đã ở đây rồi, nơi tân cổ giao duyên, nơi Đông Tây gặp gỡ - Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam.





“Ông ăn ngay đi nhé!”, cô phục vụ lấy tay ra hiệu chỉ vào bát phở vừa mới đặt xuống trước mặt tôi. Trông cô nghiêm nghị như một vị tướng chỉ huy cấp dưới, nhưng đó chỉ là sự so sánh hài hước của tôi thôi. Thực ra, cô đang thể hiện sự quan tâm, có lẽ trông tôi không khỏe và cô đang lo lắng cho người khách phương xa.

 

Bát phở đặt trước mặt tôi - món ăn thương hiệu của ẩm thực Việt Nam đây rồi, trông thật giản dị: những sợi phở trắng bơi trong bát nước dùng, rải đều trên mặt là những lát thịt bò thái mỏng. Đi kèm bên cạnh là một đĩa bày rất khéo những thức rau sống, giá đỗ, miếng chanh cắt nhỏ, lát ớt chỉ thiên…

Phở, tôi đã ăn nhiều lần. Đó luôn là món ăn đặc biệt đối với tôi. Kể từ lần đầu tiên được nếm thử hương vị phở ở đất nước quê nhà cách Việt Nam nửa vòng trái đất - nước Mỹ, tôi đã biết mình sẽ không bao giờ có thể quên món ăn này. 
 
Tôi cũng không bao giờ có thể miêu tả hương vị phở, nó quá sâu sắc và phức tạp, chẳng dễ nói bằng lời được. Bởi lẽ, để có tô phở đặt trước mặt tôi đây, người chủ quán đã phải chuẩn bị cầu kỳ từ trước đó nhiều tiếng đồng hồ.

Nguồn gốc của phở thật bí ẩn. Người thì bảo phở là món lai Pháp, người lại bảo nó xuất xứ từ Trung Hoa, có người lại quyết bảo vệ: phở là của Nam Định. Bất kể phở xuất xứ từ đâu, người Việt Nam các bạn vẫn luôn bảo rằng phở là linh hồn ẩm thực của Hà Nội.

Ở thành phố miền Bắc đông đúc này, mặt trời lên là đường phố bắt đầu hối hả, mặt trời lặn là ai về nhà nấy, đến đêm thì không gian được trả lại sự tĩnh lặng. Tôi thường thấy những người bán hàng rong đạp xe xung quanh thành phố với những thúng mủng đựng chanh, ớt, tỏi… Và tôi cũng thường thấy các quán phở có khách từ sáng đến đêm, đó là món ăn mà có lẽ người ta có thể ăn từ ngày này sang ngày khác, từ bữa này sang bữa khác không chán, tôi nghĩ vậy.
Phở là món quà đặc sản của Hà Nội, một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam- Thạch Lam từng viết như vậy hồi thập niên 1940. Điều này vẫn không thay đổi cho tới tận hôm nay. Phở là đặc sản Hà Nội không phải bởi chỉ người Hà Nội mới biết nấu phở mà bởi ở Hà Nội, hương vị phở thơm ngon đặc biệt, một thứ vị riêng có.

 
Hai thúng hai đầu và một dải quang gánh ở giữa nối liền, ai đó đã miêu tả hình ảnh đất nước Việt Nam như vậy. Miền Bắc với Hà Nội ở một đầu quang và miền Nam với thành phố Saigon ở đầu còn lại. Đến với thành phố Saigon , tôi cũng dùng phở và nhận thấy hương vị hai nơi thật khác nhau, phong cách nấu ở hai thành phố này có những khác biệt thú vị.


Tôi muốn kể cho các bạn nghe về trải nghiệm đầu tiên của tôi với phở. Nó bắt đầu từ một nhà hàng ở tận thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Ở những năm 1990, khi đó, phở vẫn còn chưa được nhiều người Mỹ biết tới. Một đầu bếp Mỹ có tên Didi Emmons đã mở quán phở đầu tiên trong bang. Có lần ghé qua ăn thử và quá ấn tượng với món này, cậu sinh viên trẻ là tôi khi đó đã ngay lập tức xin được làm thêm tại cửa hàng.



Tôi đã từng làm việc ở nhiều cửa hàng ăn suốt thời đi học nhưng chưa có món nào gây ấn tượng với tôi như phở. Tôi khâm phục cách người ta sáng tạo ra nước dùng của phở, cách người ta thái và chẻ những cọng hành, cách đập gừng làm sao để miếng gừng vừa đủ độ dập và tiết ra hương thơm không quá nhạt cũng không quá nồng. 


Rồi hằng hà sa số những thứ thảo mộc tinh tế mà người ta dùng để chế vào nồi nước phở. Có những đêm tôi được người chủ quán ở Cambridge giao trông nồi nước dùng, tôi đã say sưa ngắm những bong bóng phập phồng trong nồi nước. Hít hửi hương thơm tỏa ra, tôi tin rằng đây là thứ nước dùng tinh tế nhất trong thế giới của các loại nước dùng.
                              Hương vị phở ở Hà Nội giản dị và cổ điển
 
Nước dùng thanh và trung thành với những gì truyền thống - những lát thịt bò thái mỏng, những cọng hành tươi thái nhỏ và một vài chiếc lá rau thơm…


Những quán phở ngon nổi tiếng ở Hà Nội lại tập trung ở những con phố hẹp và đông đúc nằm trong khu phố cổ. Hàng quán ở đây san sát nhau, người dân “luồn lách” trong dòng xe đông đúc một cách rất “cơ động” bằng những chiếc xe máy nhỏ gọn.

Đường phố thì thế nhưng người dân ở đây vẫn giữ được sự thư thái, thoải mái mỗi khi ngồi xuống ăn quà. Nhiều khách du lịch khi sang Việt Nam không dám ngồi xuống những hàng quán vỉa hè và họ đã tự tước đi quyền thưởng thức sự tinh túy của ẩm thực Hà Nội. Sự tinh tế đó lại nằm ở chính những hàng quán ven đường này.
Phở ở thành phố Saigon có hương vị nồng đượm.
 
Ở đây nước dùng đậm đà, hơi đục chứ không trong và thanh như nước dùng ngoài Hà Nội. Ở đây, phở có nhiều sáng tạo, cải biên thú vị với những nạm, tái, gầu, bò viên… thơm nức, mềm mại. Người yêu phở ở thành phố Saigon vì thế có nhiều lựa chọn “phi truyền thống” hơn. 
Theo tôi, phở có thể được coi là một “thức ăn nhanh” của người Việt. Các nguyên liệu thường được chủ quán bày sẵn ra các khay và chế biến rất nhanh, chỉ vài phút sau khi gọi món, bát phở nóng sốt, thơm lừng đã được đặt ngay trước mặt thực khách. 

Ở Việt Nam có những quán phở mở từ tờ mờ sáng, thậm chí có cả quán mở xuyên đêm. Những nồi nước dùng ở đây to khổng lồ tới mức tôi tưởng tượng mình… có thể bơi trong đó. Chưa tới 2 đô la, du khách đến Việt Nam đã có thể thưởng thức món ẩm thực tinh tế đỉnh cao của Việt Nam - một ưu đãi quá lớn.

Sau khi đã thưởng thức phở ở cả miền Bắc và miền Nam, tôi nhận ra rằng phở ở Hà Nội thanh và truyền thống còn phở ở thành phố Sài Gòn đậm và “tân thời”. Đối với cá nhân tôi, tôi thích phở của thành phố Sài Gòn Hồ  hơn bởi tôi yêu vị ngọt đậm trong tô phở Sài Gòn.

Trước khi bước ra khỏi quán, cô phục vụ thân thiện hỏi tôi: “Ông đã no bụng chưa?”. Tôi chỉ cười. Làm sao có thể no được khi phở Việt Nam ngon đến vậy? Dù đã ăn hết cả tô nhưng tôi vẫn luôn thấy thòm thèm, đúng như người Việt vẫn nói: No bụng đói con mắt. Chắc chắn tôi sẽ còn nhiều lần ăn phở, ngay cả sau khi đã trở về Mỹ. Người Mỹ giờ đây cũng đã có nhiều người “nghiện phở” như tôi. 
 Theo Wall Street Journal

ĐẶNG TẤN HẬU * KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa



Có hai định luật đưa tới sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam là luật nhân quả và tiến trình “thành, trụ, hoại, diệt” tức là bắt đầu, phát triển, bão hòa và suy thoái” mà CSVN đang trên đà suy thoái. Thế giới tây phương tự do biết được hai định luật này nên luôn luôn phát triển; ngược lại, cộng sản không biết quy tắc này nên cứ ôm chặt “thiên đàng cộng sản”, nằm bất động chỉ càng làm cho dân VN càng ngày càng nghèo đói, đất nước càng ngày càng khốn cùng.

Chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân đưa tới sự sụp đổ của Liên Sô vào cuối thập niên 80 và thử ứng dụng và so sánh vào hai quốc gia cộng sản “đổi mới” ngày nay là Trung Cộng và Việt Nam. Lẽ tất nhiên, có nhiều nguyên nhân xa gần đưa tới sự giải thể chế độ độc tài cộng sản tại Đông Âu và Liên Sô, nhưng bài viết này chỉ đề cập đến nguyên nhân chính của sụp đổ XHCN VN là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; phần nào đi theo lối mòn “tái cấu trúc” (Perestroika) của ông Gorbachev.




LỊCH SỬ

Lịch sử Liên Bang Sô Viết có thể tóm lược như sau:

Lénin là người lãnh đạo cộng sản đầu tiên trên thế giới. Ông triệt tiêu tất cả mọi thứ tự do của con người, đặc biệt là tự do đi lại để ngăn chận thông tin về sự tàn ác của cộng sản giết người từ làng này sang làng khác; đó cũng là lý do tại sao TC/CSVN đều sợ thông tin. Ông Lenin chỉ cầm quyền được hai năm thì chết sau 5 năm nội chiến.

Stalin là mật danh của ông Vissarionovich Dzhugashvili, có nghĩa là “bàn tay sắt” chuyên giết người khi ông hoạt động trong bóng tối. Ông Stalin chủ trương thần tượng hóa con người của ông và sẳn sàng hợp tác với ngoại bang để rảnh tay tiêu diệt đồng chí của ông y như CSVN bắt tay với TC để đàn áp sinh viên, học sinh VN lên tiếng bảo vệ tổ quốc.

Khrushev chủ trương “chiến tranh lạnh, chạy đua vũ khí” với Hoa Kỳ, nhưng bị HK tháu cáy nên chi phí chiến tranh quá tải. Ông bị đảo chánh; đây cũng là thời kỳ Liên Xô ra lệnh cho CSVN xâm nhập vào miền nam VN vào năm 1959.

Brejnev bãi bỏ con đường chiến tranh lạnh, an phận ngai vàng, chấp nhận tham nhũng, cho lên chức dựa trên lão làng và cho việc làm dựa trên sự quen biết của cha ông và tệ nạn này đưa tới việc người dân buồn chán, không còn hứng khởi làm việc và trở nên rượu chè gây ra tội ác xã hô.i.

Bộ chính trị gồm tuyệt đại đa số các vị lão thành nên hai ông Andropov và Chernenko lên cầm quyền, nhưng không tới một năm thì đi chầu Mác Lê. Bộ chính trị bắt buộc phải đưa ông Gorbachev lên cầm quyền vì trẻ nhất trong nhóm và kỳ vọng Gorbachev sống lâu hơn hai lão kia.

Gorbachev nhận thấy ngân sách Liên Sô không cân bằng, người dân làm việc không hiệu năng, đời sống kém xa tây phương tự do nên ông đưa ra hai khái niệm “tái cấu trúc” (Perestroika) và “trong sáng” (Glasnost) để cải cách tổ chức làm việc; nhưng ông bị quân đội đảo chánh.

Thời may, chủ tịch Nga Sô (Nga Sô là bang lớn nhất của Liên Sô)

là người yêu chuộng tự do dân chủ. Ông Yetlsin đứng lên chận đứng cuộc đảo chánh của quân đô.i. Ông cứu nguy Gorbachev, giải tán Liên Sô và chấm dứt chế độ cộng sản tại Đông Âu và Nga Sô.



KHÁI NIÊM

“Tái cấu trúc” dịch từ chữ “re-structuring” (Perestroika) là sửa đổi lại “cấu trúc”, nền tảng của tổ chức. Thí dụ, phòng làm việc tối, dụng cụ cũ nên làm việc kém hiệu năng. Do đó, công việc “tái cấu trúc” là sửa đổi phòng làm việc, đặt thêm đèn và cửa sổ để cho phòng ốc có nhiều ánh sáng, sơn lại tường vách với mầu tươi sáng và thay thế dụng cụ cũ để cho “nhân viên làm việc có hiệu quả hơn”. Điều cần biết, sự thay đổi và “hiệu quả” có liên hệ đến tiền đầu tư.

Chúng ta có rất nhiều lý thuyết để giúp cho tổ chức có thể “tái cấu trúc”; thí dụ, lý thuyết dây chuyền, lý thuyết X, Y, lý thuyết Z (zero), lý thuyết kế hoạch (planning), lý thuyết phương pháp (process), lý thuyết chiến lược (Boston strategy), lý thuyết phẩm chất (quality), lý thuyết toàn cầu v.v. Các lý thuyết có thể thuần tâm lý, khoa học, kinh tế, kỹ thuật v.v.

Khái niệm “tái cấu trúc” hoàn toàn không xa lạ đối với xã hội tây phương tự do vì mỗi khi quốc gia hay tổ chức có biến chuyển (crisis) hay thay thế nhân sự cao cấp, các tổ chức đều có sự thay đổi, có “tái cấu trúc” để đạt tới mục đích mong muốn như phí tổn thấp, tiền lời tăng hay khách hàng gia tăng v.v .

Điều kiện làm cho “tái cấu trúc” thành công là sự “tự do” vì tái cấu trúc đi đôi với sáng kiến. Người cộng sản khó có thể đi đến thành công vì lý do tư tưởng (sáng kiến) bị đóng khung bởi điều 6 Hiến Pháp Liên Xô và Điều 4 Hiến Pháp CSVN (đảng cộng sản tự cho có toàn quyền đứng trên quyền lợi quốc gia), bởi độc tài (không cho tự do phát biểu tư tưởng), bởi bất động sản (đất đai là của nhà nước, nghiã là của đảng cộng sản), bởi giáo điều lỗi thời v.v. Do đó, đại hội đảng CSVN lần thứ 8 vào đầu tháng 10, 2013 vừa qua đã bị bế tắc chỉ vì bị giam hãm trong giáo điều, mặc dù tổng bí thư CSVN kêu gọi “doanh nhân nhà nước” thay đổi để hội nhập quốc tế.

Ngược lại, thế giới tự do không bị giam hãm trong bốn bức tường (constraints) nên thấy xa, thấy rộng và khám phá ra lý thuyết mới lạ mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức và nhân loại mà danh từ chuyên môn gọi là “inside the box” (bị giam hãm) và “outside the box” (không bị giam hãm). Tây phương có câu “you think inside the box and will never find a better solution” (lối suy nghĩ cổ điển sẽ không tìm ra giải pháp hay hơn). TRƯỜNG HỢP

Lần lượt, chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân chính đưa tới sụp đổ Liên Sô và thử tìm hiểu về hai quốc gia cộng sản là Trung Cộng và Cộng Sản Việt Nam.









Liên Sô

Brejnev đi theo con đường hưởng thụ. Ông chủ trương “lên chức do lão làng”, có việc làm do sự quen biết, mà tham nhũng và hối lộ là hậu quả tất yếu. CS có danh từ chuyên môn là “push & pull”( đẩy & kéo) tức là hối lộ và ban ân huệ nên người nằm vòng ngoài của “mạng lưới” cộng sản thì kể như “con thầy chùa quét lá đa” y như CSVN ngày nay, con cái của các chóp bu CSVN đứng đầu các tổ chức kinh doanh nhà nước; trong khi sinh viên VN ra trường thất nghiệp dài dài.

Gorbachev là người chịu ảnh hưởng của “cách mạng mùa xuân Prague 1968” nên nhận xét xã hội tây phương phát triển chính nhờ làm việc có hiệu năng, có tư bản để kinh doanh. Ông đưa ra sáng kiến “tái cấu trúc” (Perestroika) tức là đi từ kinh tế “bao cấp” (cộng sản) sang kinh tế “thị trường”, sản xuất theo nhu cầu, thay vì sản xuất miễn cưởng, không biết sản xuất cái gì?

Mục đích của sự thay đổi là (i) thu hút ngoại quốc bỏ vốn đầu tư vào Liên Sô, đặc biệt là LS nắm 55% cổ phiếu và ngoại quốc chỉ có 45% cổ phiếu; tức là LS làm chủ và có toàn quyền quyết định vận mạng của tổ chức thương mại (ii) sản xuất dựa trên nhu cầu, sát với ý muốn của người tiêu thụ (tức là vốn đầu tư phải phù hợp với nhu cầu của thị trường).

Điều đáng để ý, Gorbachev chủ trương kinh tế thị trường, nhưng các tổ chức vẫn phải tôn trọng khuôn khổ, bốn bức tường của chế độ độc tài, độc đảng cộng sản mà ngày nay gọi là “xã hội chủ nghĩa”. Vì thế, danh từ “tái cấu trúc” dưới thời Gorbachev đồng nghĩa với danh từ “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ngày nay.

Gorbachev gặp sự chống đối của quân đội vì ngân sách quốc gia do quân đội chiếm hơn 70% mà ai cũng biết chiến tranh lạnh đã chấm dứt thì không có lý do gì quân đội tiêu xài phí phạm; trong khi quốc gia không có vốn để sản xuất. Không một ai trong bộ chính trị dám đụng đến bộ quốc phòng nên không biết nhu cầu chi tiêu và tiêu xài của bộ quốc phòng như thế nào? Gorbachev và các vị thứ trưởng cũng đành bó tay.

Thời may, vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl làm chết nhiều nhân mạng vì lý do “không trong sáng” và kiểm soát thông tin của đảng cộng sản nên ông Gorbachev đã thừa cơ hội đưa ra khái niệm “trong sáng” (Glasnost) để bắt tất cả tổ chức, kể cả quân đội phải minh bạch hóa việc làm cho ông. Quân đội cảm thấy quyền lợi bị đe dọa nên đưa tới cuộc đảo chánh.

Cùng lúc, người dân hiểu “trong sáng” là tự do phatù biểu, tự do báo chí, nhất là tự do “phê bình” việc làm yếu kém và tham nhũng của các viên chức, đảng viên cộng sản; đồng thời đưa tới tự do đòi độc lập của các quốc gia Đông Âu bị Liên Sô kềm kẹp; nên cuối cùng đưa tới sự giải thể Liên Sô và các đảng cộng sản tại Đông Âu mà ai cũng biết khái niệm cộng sản là “không tưởng”, bạo tàn, là các con vi trùng chuyên giết hại đồng loa.i.

Tóm lại, tái cấu trúc (hay kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) và trong sáng là nguyên nhân chính đưa tới sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Đông Âu và Liên Sô.







Trung Cộng

Đặng Tiểu Bình là người chủ trương “đổi mới”, khoa học hóa nước Tầu, đã thực hiện “tái cấu trúc” từ kinh tế “bao cấp” (cộng sản) sang “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Điểm đáng lưu ý là TC vẫn còn tồn tại; trong khi LS đã bị giải thể. Lần lượt, chúng ta thử phân tích cùng một nguyên nhân, nhưng tại sao kết quả lại không giống nhau?

Trước hết, chúng ta cần hiểu “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì? Kinh tế thị trường là kinh tế sản xuất theo cung cầu, theo nhu cầu của người tiêu thụ. Mục đích của kinh tế thị trường là kiếm lời tối đa; tức là chi tiêu tối thiểu . Có người hiểu là“bóc lột thợ thuyền” với đồng lương thấp. Xin đừng lầm, kinh tế thị trường với kinh tế “tân tư bản” tại các quốc gia tự do có nghiệp đoàn, luật chống độc quyền (anti trust) v.v. nhằm mục đích bảo vệ thợ thuyền v.v.

Kinh tế “xã hội chủ nghĩa” hay “bao cấp” là nền kinh tế chỉ huy độc tài, người dân (thợ, nông dân) làm việc theo lệnh của đảng, chỉ được hưởng hạn chế do đảng cộng sản quyết định nên ít người muốn làm việc vì bị bóc lột và người dân “xếp hàng cả ngày” (xhcn). Do đó, kinh tế thị trường còn gọi là kinh tế tư bản (khai thác tối đa nhân công và kỹ thuật) và kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng còn được gọi là kinh tế cộng sản (bóc lột người làm việc nhưng nói dóc là lo cho người lao động).

Để dễ nhớ, chúng ta hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kinh tế tư bản định hướng cộng sản hay kinh tế bóc lột định hướng bóc lô.t. Đại khái, người dân, người thợ, nông dân bị bóc lột hai lần do tư bản đỏ (cộng sản) và tư bản xanh (tư bản) cùng hợp tác khai thác tối đa; chứng cớ là đảng viên cộng sản càng ngày càng giàu, người dân càng ngày càng trở thành dân oan khiếu kiê.n.

Đó là lý do, một số người dân TC còn mơ tưởng về xã hội chủ nghĩa dưới thời Mao Trạch Đông do Bạc Hy Lai chủ xướng vì người dân chỉ bị đảng cộng sản bóc lột thay vì bị thêm ách, gông cùm của anh tư bản. Nhưng sự đấu đá tranh dành quyền lợi giữa hai phe “giáo điều” của Bạc Hy Lai và “đổi mới” của Tập Cận Bình đưa tới sự chiến thắng của phe đổi mới vì lý do dễ hiểu đảng viên cộng sản đã quen “ăn hối lộ” do nhà nước cấp giấy phép độc quyền kinh doanh.

Hàng năm, TC có hàng trăm ngàn cuộc biểu tình đòi lại đất đai và quyền lợi của người dân, nhưng quân đội, công an đàn áp các cuộc biểu tình của người dân vì quân đội và công an vẫn trung thành tuyệt đối với đảng cộng sản TQ. Thí dụ điển hình là quân đội TC đã tàn sát sinh viên TQ biểu tình đòi tự do tại Thiên An Môn năm 1989. Tại sao quân đội và công an tiếp tục trung thành với đảng cộng sản?

Vì Liên Xô áp dụng “tái cấu trúc”, trong sáng từ trung ương xuống địa phương (top down) nên quân đội bất mãn; còn TC áp dụng từ hạ tầng lên thượng tầng (bottom up) nên quân đội, công an không những có quyền, lại còn được tự do kinh doanh, hưởng thêm quyền lợi; do đó, quân đội và công an dễ gì phản lại đảng cộng sản. Thí dụ, Tuần báo The Economist ra ngày Sept 28-Oct 4, 2013, nơi trang 40 dưới tựa đề “Power and Money” (quyền lực và tiền) đã so sánh các vị dân biểu giàu nhất TC và Hoa Kỳ là ông Zong Qinghou có $18,700 triệu mỹ kim so với ông Issa chỉ có $355 triệu mỹ kim tức là dân biểu TC giàu hơn dân biểu Hoa Kỳ gấp 52 lần mà ai cũng biết TC mới mở cửa “đổi mới” chưa tới một thế hệ (30 năm). Nói theo danh từ cộng sản, viên chức cộng sản ăn hối lộ rất khủng khiếp.

Tập Cận Bình cũng biết được điểm này nên ông tổ chức trong tháng chín vừa qua (tháng vừa rồi), buổi “phê và tự phê” của các viên chức nên nhiều người đã thành khẩn khóc lóc vì họ lo cho sự tăng trưởng kinh tế, làm giàu cho quốc gia mà quên đi quyền lợi của người dân; do đó, họ đã tiêu xài phí phạm, ăn chơi thả cửa và tham nhũng v.v . Họ xin hứa từ nay xin chừa (hiểu ngầm là tiếp tục) không làm giàu cho đất nước và lo cho dân nhiều hơn (ăn hối lộ). Điều cần biết, phát triển kinh tế và lợi ích của dân không hẳn đi nghịch chiều với nhau, ngoại trừ có dụng ý tham những, cướp đất của dân.

Ngoài ra, TC áp dụng “đổi mới” theo sự phân chia từng vùng; thí dụ, vùng tự do buôn bán thường nằm gần bờ biển phía đông như Thượng Hải, Ma Cao, Hong Kong; còn các vùng phía tây vẫn bị tập trung đối xử bất công, nhất là các vùng nổi tiếng chống phá “nhà nước TC” như Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ v.v. là cái gai hằng ngày của chế độ cộng sản ngày nay. Do đó, một nhóm nhỏ nằm phía đông vẫn trung thành với đảng cộng sản vì vừa giàu có, vừa bóc lột nhân công di dân (migrant worker) từ phía tây sang phía đông.

Liên Sô là “hiệp chủng quốc” gồm có nhiều quốc gia, nhưng có cùng chủng tộc di dân từ Bắc Âu xuống phương nam và phương đông của Đông Âu; còn TC là quốc gia có nhiều chủng tộc khác nhau dưới sự cai trị của thiểu số người Hán ở phương bắc nên chính quyền trung ương bắt buộc phải đi theo con đường độc tài dựa trên kinh nghiệm chiều dài của lịch sử TQ. Thí dụ,

Khổng Phu Tử đưa ra khái niệm trật tự dựa trên đạo đức vua tôi, vợ chồng; nhưng ông không được vua chúa TH tin dùng; ngược lại, luật hà khắc được áp dụng dưới các triều đại quân chủ chuyên chế và cộng sản. Phần nhiều các quốc gia có ít nhiều máu TH không phải là người Hán như Tân Gia Ba, Hong Kong v.v hoặc Đài Loan theo thể chế tự do dân chủ vì đồng chủng tộc và có diện tích, dân số ít nên dễ cai trị. Do đó,

TC chỉ có 1 trong 3 con đường lựa chọn: theo chế độ độc tài, theo chế độ “ba phải” (đổi mới), theo chế độ dân chủ (tự do, nhân quyền, dân chủ). Theo độc tài thì đi ngược lại lập luận “độc tài đưa tới sự chống đối toàn dân (y như sự thay đổi của các triều đại vua chúa). Theo ba phải thì không có giải pháp, sớm hay muộn gì cũng sẽ bị lật đổ. Theo dân chủ thì phản ảnh tiếng nói, quyền lợi của nhiều chủng tộc nên tồn tại lâu dài. TC cuối cùng bắt buộc đi theo con đường thứ ba là dân chủ.

Cộng Sản VN

CSVN là đàn em của hai nước LX và TC; tất nhiên không có con đường chọn lựa nào hết, ngoại trừ rập theo khuôn mẩu của hai đàn anh là: áp dụng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tức là kinh tế bóc lột định hướng bóc lột nên không lấy làm lạ các chóp bu CSVN càng ngày càng giàu, dân VN càng ngày càng nghèo do tham nhũng, cướp đất đai, lấy tiền công quỹ, làm tiêu hao tài sản quốc gia (ngân hàng phá sản, Vinashin, Vinaline v.v vỡ nợ), phá hoại môi trường (bauxite) và dâng đất nước VN cho TC.

Có nhiều sự khác biệt giữa TC và CSVN là giới lãnh đạo TC có học so với CSVN trình độ lớp ba và đại đa số người Việt là người Kinh có cùng chủng tộc; so với TC chỉ có người Hán đô hộ đại đa số chủng tộc khác mà CSVN đã có nhiều lần cố tình in trên lá cờ TC thêm ngôi sao tượng trưng cho VN là một thành phần nằm trong TC là Mông Cổ, Tây Tạng, Hồi, Mãn Thanh và VN.

Điển hình vụ lớp ba trường làng của các chóp bu CSVN đi ra nước ngoài làm trò hề mà “Mr. Bean” cũng phải chịu thua với các lời tuyên bố có một không hai trong lịch sử nhân loại là “cu ba ngủ để CSVN thức và CSVN thức để cu ba ngủ” hay “Giăng Mắc ê rô” (phiên âm từ Héro tức là “anh hùng” Giăng Mắc để đọc tên của thủ tướng Pháp Jean-Marc Ayrault). CSVN có cái nhất là “đem chuông đi đánh xứ người” chọc cười thiên hạ. (Coi youtube:http://www.youtube.com/watch?v=1VMb683TeNM).

Dưới chế độ cộng sản, người dân muốn sống thì phải thi hành theo khẩu lệnh của đảng viên cộng sản y như con cừu Pavlov. Dưới chế độ tự do, người dân phải thi hành theo luật đi.nh. Dưới chế độ “đổi mới”, người dân vừa thi hành theo “khẩu lệnh”, vừa thi hành theo luật định là hai điều trái ngược với nhau. Do đó, khôn cũng chết, dại cũng chết; chỉ có tâm hồn “xơ cứng” như loài cầm thú là có thể sống còn trong xã hội CSVN ngày nay.

Như đã thưa, sự tái cấu trúc đòi hỏi tự do, trong sáng thì mới có sáng kiến mới lạ mang đến sự tiến bộ. CSVN không có yếu tố này nên cán bộ báo cáo láo, cấp trên nói láo, cả nước sống trong sự láo; riết rồi cái láo trở thành “thật” nên tất cả sự quyết định đều sai lầm đưa tới tệ hại “sửa rồi sai, sai rồi sửa, càng sửa lại càng sai”, vô phương cứu chữa; chỉ còn con đường duy nhất là dẹp bỏ đảng cộng sản tại VN.


KẾT LUẬN

Sử gia người Nga Andrei Amlrik, tác giả quyển sách với tựa đề “L’Union Soviétique survivra-t-elle en 1984” đã tiên đoán Liên Sô sẽ tan rã vào năm 1984. Quả thật vậy! LX bị giải thể vào cuối thập niên 80. TC cũng sẽ bị tan rã một ngày nào đo,ù khi chất keo “độc tài” hết hiệu nghiệm thì TC cũng sẽ vỡ ra từng mảnh. CSVN càng bi đát hơn vì sự ngu si, ham quyền cố vị của các tầng lớp chóp bu trường làng.

CSVN càng đàn áp người dân, càng tàn phá đất nước, càng bán tài nguyên cho ngoại bang thì sự bùng nổ đòi tự do dân chủ càng lớn mạnh mà sự đổ máu trả thù của người dân đối với các đảng viên cộng sản càng mãnh liệt, càng tàn khốc tại VN. Có câu hỏi liệu VN có Gorbachev hay Yeltsin trong đảng CSVN hay không? Chúng ta có cần chuẩn bị cho hậu CSVN hay không? (nếu có bầu cử dân chủ vì sợ CSVN gian lận lá phiếủ).

Nếu CSVN có Gorbachev hay Yeltsin là điều tốt vì sự thay đổi, tiến bộ sẽ nhanh chóng hơn cho đất nước VN; nhưng nếu không có, cũng không sao vì ngày nay, các cuộc biểu tình, cách mạng dựa trên thông tin “đại chúng”, không nhất thiết có người lãnh đa.o. Thí dụ, biểu tình tại Bắc Phi hay Ai Cập, ngay cả tại VN, vì không có người lãnh đạo biểu tình và cũng không có người chỉ đạo dẹp biều tình vì các viên chức không dám ra mặt ban hành do sợ toà án quốc tế sẽ xử họ về tội diệt chủng khi chế độ suy tàn.

Người Việt trong nước và một số người tị nạn hãi ngoại có rất nhiều kinh nghiệm đối với bầu cử gian lận của VC. Điều đó (bầu cử gian lận) LHQ cần lưu ý khi giám sát bầu cử tại VN. Có thể dùng luật VNCH làm “tham khảo” (reference) để thêm bớt chi tiết vì luật VNCH là luật đã được nhiều luật gia sáng giá soạn thảo gồm có luật tân tiến của Pháp (Napoleon), luật Hồng Đức (VN) và luật nhà Nguyễn ; chắc chắn luật VNCH hay gấp 1,000 lần luật độc tài khát máu của CSVN.

Ông Rainsy, đảng đối lập với đảng cầm quyền của ông Hun Sen ở Cao Miên, đã tổ chức biểu tình vào tháng 9, 2013 chống lại chính phủ cầm quyền đã gian lận bầu cử. Số người biểu tình lên đến cả chục ngàn người tại Nam Vang. Ông Rainsy tuyên bố không tham gia quốc hội của chính phủ Hun Sen và sẽ lập ra nội các song hành với chính quyền hiện tại; tức là quốc gia có hai chính phủ tùy thuộc người dân tuân hành theo chính phủ nào. Đó là đòn chính trị gay go cho Hunsen.Người dân Nam Vang biểu tình và chấp nhận đổ máu nếu không có ủy ban xem xét lại lá phiếu vì họ tin đảng của ông Rainsy chiếm đa số phiếu. Đó là con đường cho tự do dân chủ rất gian nan, chứ không thể xin mà có, chúng ta phải đòi mới được mà đòi bằng chính máu xương của mình. Dân tộc VN có can đảm làm việc này hay không? Ông Đoàn Văn Vươn bị tù vì bắn vào công an bộ đô.i. Ông Đặng Ngọc Viết đã bắn chết cán bộ CSVN khi đất đai bị cưỡng chế bất công v.v.

Khí thế bừng bừng nổi lên khắp nơi, biểu tình đòi công bằng. Người dân VN không còn sợ đảng CSVN nên thủ tướng CSVN phải tăng lương cho quân đội và công an (thay vì cắt giảm) mặc dù kinh tế VN trên đà xuống dốc. Tổng bí thư CSVN phải tổ chức đại hội đảng kỳ 8 đặt trọng tâm trên sự khủng bố, an ninh mặc dù đại hội bị bế tắc, không có giải pháp chính trị vì điều 4 hiến pháp và đất đai nằm trong tay của đảng CSVN tạo ra sự bất công và suy thoái nền kinh tế quốc gia.


Đảng CSVN còn tồn tại vì một số Việt Gian Việt Kiều đã gởi tiền về VN nuôi sống chế độ hơn $11 tỷ mỹ kim trong năm qua, đứng hàng thứ 9 trên thế giới mà người đứng hàng thứ hai là TC dựa theo thống kê của ngân hàng thế giới (World Bank). Đó là lý do tại sao con bệnh CSVN vẫn còn hơi thở cho đến ngày hôm nay mà VGVK có phần nào chịu trách nhiệm trước tổ quốc và đất nước VN.


Đặng Tấn Hậu

12.10.2013

HOA HẬU THẾ GIỚI

Người đẹp Venezuela đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ

Hoa khôi Vénézuela Gabriela Isler, Hoa hậu Hoàn vũ 2013, Matxcơva, Nga, 09/11/2013
Hoa khôi Vénézuela Gabriela Isler, Hoa hậu Hoàn vũ 2013, Matxcơva, Nga, 09/11/2013
REUTERS

Tú Anh
Hoa khôi Venezuela, Gabriela Isler, đã giành được vương miện Hoa hậu Hoàn vũ trong cuộc thi tuyển vào đêm 09/11/2013 tại Matx cơva, Nga. Buổi lễ tuyển lựa Hoa hậu còn được giành để chia sẻ với nạn nhân cơn bão Haiyan ở Philippines và làm nổi dậy vấn đề tranh cãi qua đạo luật kỳ thị giới đồng tính tại Nga được thông qua hồi tháng 6.

Nạn nhân cơn bão Haiyan ở Philippines và tình trạng kỳ thị giới đồng tính không bị bỏ quên trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ lần đầu tiên tổ chức tại Nga.
Tân Hoa hậu Hoàn vũ 2013 là cô Gabriela Isler, xướng ngôn viên đài truyền hình, 25 tuổi, Hoa khôi Venezuela nhận chiếc vương miện bằng kim cương từ tay Hoa khôi năm trước Olivia Culpo, người Mỹ.
Theo AFP, buổi lễ được tổ chức tại Crocus City Hall, một đại thính phòng ở thủ đô nước Nga, được truyền hình trực tiếp đến khắp thế giới và được hàng tỷ người theo dõi.
Hoa hậu nước chủ nhà bị loại ngay vòng đầu đã gây nhiều tiếng la ó trong cử tọa.
Tuy nhiên, hai sự kiện có ý nghĩa được ghi nhận : Một là MC Mỹ giới thiệu chương trình Thomas Robert cùng với Mel B, cựu ca sĩ nhóm Spice Girl đã kêu gọi « cung hiến » đêm sinh hoạt này cho nạn nhân cơn bão lịch sử Haiyan ở Philippines. Cũng Thomas Robert, trước giờ trình diễn đã lên án « chính sách kỳ thị người đồng tính » của Tổng thống Valdimir Putin. Bênh vực người đồng tính là điều nhạy cảm tại Nga, có thể bị án tù, nhưng MC Mỹ không bị công an gây phiền toái, mặc dù ông đề cập vấn đề này hai lần, lần đầu khi mới xuống máy bay và tỏ hy vọng « nước Nga ý thức đang gây đau khổ cho nhiều người ».

Lẽ ra, người giới thiệu chương trình bầu Hoa hậu Hoàn vũ 2013 là MC Mỹ Andy Cohen cũng có lập trường muốn tố cáo đạo luật phân biệt đối xử giới đồng tính tại Nga, nhưng cuối cùng, ông quyết định không đi Nga có lẽ vì bị áp lực.
tags: Hoa hậu - Nga - Theo dòng thời sự - Văn hóa - Venezuela
 http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20131110-nguoi-dep-venezuela-dang-quang-hoa-hau-hoan-vu

SƠN TRUNG * CA SĨ DUY KHÁNH

 
DUY KHÁNH, TÌNH YÊU HUẾ VÀ NỖI ĐAU VIỆT NAM  


Duy Khánh (1936-2003), tên thật Nguyễn Văn Diệp, còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh,quê ở làng An Cư, xã Triệu Phước , huyện Triệu Phong , tỉnh Quảng Trị, thuộc dòng dõi Quận công Nguyễn Văn Tường, Phụ chánh đại thần triều Nguyễn.Sau 1975, ông ở lại Việt Nam. Đến 1988, ông được bảo lãnh sang Hoa Kỳ, tại đây ông tiếp tục ca hát và sáng tác.  Thời gian ở lại Việt Nam, ông đau khổ, thường dùng men rượu để quên sầu. Vì vậy mà sức khoẻ của ông suy kém. Ông mất vào 12 giờ trưa ngày 12 tháng 2 năm 2003 tại bệnh viện Fountain Valley, Quận Cam, California, thọ 68 tuổi.
Ông nổi danh từ thập niên 1960, ban đầu với những bài hát mang âm hưởng dân ca, nhạc  quê hương, về sau ông được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời kỳ đầu ("tứ trụ nhạc vàng"), ba người còn lại là: Nhật Trường, Hùng Cường, Chế Linh.
 Khoảng 1960, tôi được nghe Duy Khánh hát trong một buổi văn nghệ tại Huế. Tôi rất ngạc nhiên về giọng hát ngân  dài và cao vút của Duy Khánh. Ông không những là một ca sĩ thượng thặng mà còn là một nhạc sĩ hữu danh  với hơn 30 ca khúc. Tại Huế có nhiều nhạc sĩ, ca sĩ nhưng theo tôi Duy Khánh là người đậm đà chất Huế nhiều nhất. Thứ nhất là ông có nhiều bản nhạc, một số có chủ đề về Huế, về quê hương miền Trung như Ai ra xứ Huế , Thương về miền Trung, Lối về đất mẹ, Xin anh giữ trọn tình quê... Anh lên rừng núi cao nguyên.Sầu cố đô...
Ngoài chất Huế và miền Trung, những bài ca của ông nồng thắm tình người như
  • Anh về một chiều mưa (1964)
  • Bao giờ em quên (1963)
  • Biết trả lời sao (1965)
  • Chuyện buồn ngày xưa (1962)
  • Đâu bóng người xưa (1961)
  • Đêm bơ vơ
  • Đêm nao trăng sáng (1959)
  • Điệu buồn chia xa
. Và một điểm đặc biệt nữa là nhạc của ông phản ảnh nỗi đau khổ của Việt Nam chiến tranh như các bản: Trên 4 vùng chiến thuật", Xuân này con không về, Đêm tiền đồn, Một Mai Giã Từ Vũ Khí,Tôi Sẽ Về, Mấy Độ Thu Về, Lính nghĩ gì, Người Anh Giới Tuyến...



Trong các bản nhạc của Duy Khánh, bản Huế đẹp, Huế thơ của ông sáng tác năm 1978 đã làm tôi xúc động nhất. Bài này nói lên cảm nghĩ của ông về Huế đẹp và Huế thơ trước 1975, và Huế tàn tạ, héo uá sau 1975. Cảm nghĩ của ông rất thực, và tình cảm của ông rất thiết tha và đau khổ của một con dân Huế, con dân Việt Nam khi sống thực trong chế độ cộng sản vô nhân. Sau 1975, nhiều nhạc sĩ quốc gia sáng tác về hiện tình đất nước, phần lớn là nỗi đau chia ly người yêu, mẹ già và quê hương, nhưng hình như không ai có tính cách hiện thực xã hội như nhạc Duy Khánh. Bản nhạc của ông có thể nói là xấp xỉ với các tác phẩm truyện ký hiện thực của Ngô Tất Tố, Vũ Trong Phụng, Nam Cao, Bùi Hiển...

Trong bản nhạc này, Duy Khánh tỏ ra một người nhận thức tinh tế và có một cảm tình sâu sắc về nỗi đau của một tù nhân sống trong trại tù Việt Nam vi đại dưới ách cộng sản tàn bạo và chuyên chế.

Cái làm cho dân Huế nói riêng và dân Việt Nam nói chung là hình ảnh các ông cộng sản dép râu nón cối, vừa thô lỗ, vừa mọi rợ quê mùa nhưng không kém sắt máu đã ngự trị Huế và miền Nam. Hình ảnh dép râu, nón cối thay thế cho đôi guốc thanh tao và đôi giày lịch sự của xã hội miền Nam là một ấn tượng  vô cùng tàn bạo và phản mỹ quan  trong bức tranh xã hội miền Nam.

Ôi "tiếng dép Trị Thiên não nuột đêm truờng" đã gây kinh hoàng cho Huế đẹp và thơ! Hình ảnh  đã làm cho dân Huế bi thương vì buồn cho đời mình tàn tạ, và thương cho Huế đã mất đi vẻ Huế đẹp và thơ của ngày nào thanh bình, không có bóng dáng cộng sản quê mùa, dã man, tàn bạo....Tiếng dép Trị Thiên đã làm dân Huế kinh hoàng thì cái cái giọng đặc biệt  của Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Bắc Kỳ 75 lại càng gây ra nỗi hãi hùng cho dân Huế và dân miền Nam.

Không riêng Huế mà toàn thể miển Nam vô cùng chán ghét dép râu, mũ tai bèo và nón cối. Đó là biểu tượng của dã man cho nên nhân dân ta có câu:
Đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ/  Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai.

Từ khi có dép râu, mũ tai bèo và nón cối thì xứ Huế không còn nét đẹp và thơ. Tất cả đã mất và tác gkiả đau đớn không biết bao giờ xứ Huế tìm lại cái thiên đường đã mất:
 
Tiếng ai sầu thương ôi xót xa bên dòng Hương,
Chừ xa rồi Huế đẹp của mình ơi !
Cộng sản vào, miền Nam có một thay đổi lớn lao là họ bắt dân miền Nam ăn khoai sắn. Từ thời Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thủận Hóa, dân Huế chưa bao giờ phải ăn độn sắn khoai. Thời Pháp thuộc, nước ta xuất cảng lúa gạo. Sau 1945, cộng sản chiếm thôn quê, bao vây  thành thị, nhưng thành thị vẫn đủ gạo ăn. Huế sản xuất lúa gạo it, phải ăn gạo Saigon chở ra.



Sau 1955, Cộng sản dùng bọn Giải Phóng gây chiến tranh, chúng phá cầu, giật mìn, bắn sẻ, gây trở ngại giao thông . Vì vậy miền Nam thiếu lúa gao, chính phủ miền Nam phải nhập cảng gạo Mỹ, gạo Thái Lan. Còn Cộng sản, TỪ 1945, bao nhiêu  lua gạo chúng xuất cảng lấy tiền bỏ túi. Vì vậy mà lương thực cả nước thiếu thốn. Sau 1975,  cộng sản ra sức bóp cổ nhân dân Miền Nam bằng thuế Nông Nghiệp và các thứ thuế khác. Cộng sản bắt dân đóng thuế  nặng nề vườn cây ăn trái ư? Dân chúng chặt hết vườn cây ăn trái.

Việt cộng đánh thuế nông nghịệp nhiều gấp chục lần chính phủ quốc gia ư? dân chúng không thèm cày cấy nhiều nữa, chỉ làm đủ ăn. Thế là cộng sản thua, quay trở lại chính sách canh tác tự do như thời trước. Từ đó, thóc lúa lại sản xuất nhiều, và cộng sản lại xuất cảng lúa gạo. Không biết thời Tây ra sao, chứ thời này xuất cảng lúa gạo mà dân nhà nông phải khốn đốn, chỉ làm giàu cho bọn tư sản đỏ.
Trong khoảng 1980, dân đói, Cộng sản không nhập cảng lúa gao mà mua bo bo là thức ăn gia súc về cung cấp cho dân.  Khắp nơi dân đói. Ngày trước, dân Huế thường lên chùa Từ Đàm, Bảo Quốc phải qua dốc Nam Giao.

Còn trai gái rủ nhau leo núi hoặc đi ăn bánh bèo thì lên núi Ngự Bình. Huế không có núi cao nhưng có nhiều đồi, nhiều dốc. Dốc Nam Giao, nuí Ngự Bình, Dốc An Cựu, dốc Bến Ngự, dốc Phú Cam, dốc Trường Tiền. Đi thăm người yêu ở Nam giao bằng xe đạp thì phải mắm môi nín thở, đạp thật mạnh để leo dốc. Đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới đến nhà người yêu. Sau 1975, leo dốc Trường Tiền, Nam Giao là nỗi khổ vì bụng đói. Duy Khánh đã nói đúng thực trạng nghèo đói của Huế và Việt Nam:
Đường lên Nam Giao chừ mới thiệt là cao
Bao năm ni dài khoai sắn
tấm thân còm cõi mần răng mà leo cho nổi
Ngự Bình với lại Nam Giao dốc chừ mới thiệt là cao!
Tại Saigòn, dân đói, trẻ con bèn đổi lời nhạc " Tình đất đỏ miền đông " thành nhạc chế:

"Tổ quốc ơi, ăn khoai mì ngán quá.
Từ  giải phóng vô đây
Ta ăn độn dài-dài

Nhà nước ơi! Ăn khoai mì chán quá!
Giặc ngoài Băc vô đây, ta ăn độn hoài hoài"
Và dân chúng cũng truyền miệng những bài ca dao mới:
Ai lên vũ-trụ thì lên
Còn tôi ở lại ghi tên mua mì
 Ai sinh cộng sản làm chi,
Bắt dân ta phải ăn mì, ăn khoai!
Ăn mà khổ thì mặc tất nhiên cũng khổ. Trước 1945, phụ nữ luôn mặc áo dài. Đi chợ, đi bán bún bò, chèo đò cũng bận áo dài. Sau 1945, người dân vùng Việt Minh phải cắt áo dài thành áo cộc cho có vẻ lao động. Không còn ai mặc áo trắng, quần trắng mà phải nhuộn đen hoặc nhuộm nâu cũng là để vô sản hóa và tránh máy bay Pháp  oanh kích. Tại Sài gòn, sau 1975, nhiều bà giáo, cô giáo mặc áo cộc đi dạy theo văn minh  cán bộ Bắc kỳ:
Áo trắng quần đen
Giống như con sen
Là cán bộ miền Bắc"
( Nhưng sau này, cộng sản lại theo vaăn hóa miền Nam, mang áo dài và Âu phục). Tại miền Nam, trước 1975, nhìn chung ai cũng ăn mặc lịch sự. Thời vua chúa cũng như thời Tây, không ai cấm đoán việc ăn mặc của dân chúng.Trước 1975, rất it cán bộ cộng sản đi Nga, Tiệp, Ba Lan. Nếu họ đi nhiều, họ phải biết cách ăn mặc của Sai Gòn cũng chỉ là âu phục mà bên Nga, Tiệp,Ba lan cũng vậy mà thôi. Họ cho rằng họ  là mẫu mực , là đạo đức cách mạng, tác phong cộng sản. Đào Duy Anh sau 1975 vào Sai gon, thấy con trai Sai gon để tóc khác miền Bắc, liền phán rằng thanh niên miền Nam  hư hỏng.

Vì họ ở trong rừng mặc đồ đen, vải dày cộm, khi ra thành thị, thấy dân miền Nam mặc áo mỏng lại hoa hoè, liền cho rằng phụ nữ miền Nam đồi trụy. Bởi họ cho rằng họ đạo đức cách mạng, còn dân Nam đồi trụy, họ hạ lệnh cho công an cầm kéo cắt phụ nữ mang ống quần loe! Rủi thay tên công an nọ gặp phải một anh thư miền Nam, chị ta tức giận, cởi tuột quần úp vào đầu thằng công an. Rốt cuộc cộng sản không dám đả động đến lông chân phụ nữ miền Nam.(Cũng khá khen tạiSaigon còn có những cán bộ tốt, biết tiến thoái, còn ngoài Trung và Bắc hành động như vậy là bị giết hoặc bị tù mọt gông!)
Saigon thì phóng khoáng hơn, còn các tỉnh là một màu tang thương. Con người, y phục, phong thái và quang cảnh cũng đổi khác như lời thơ Ôn Như hầu:
"Phong trần đến cả sơn khê,
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này"
 Duy Khánh đã tả rất đúng, rất thực màu đen và cảnh sắc tàn tạ, nghèo nàn của đất nước từ khi công sản vào chiếm miền Nam:
Đông Ba, Gia Hội quanh quanh đường vô Thành Nội
gió dập mưa vùi. ..Ơ ... ơ ... O ơi o, Xưa lên Kim Long xưa về Vỹ Dạ
Nón lá nghiêng nghiêng o cười thong thả
Áo o thì trắng quá nhìn không ra
Tại răng chừ áo cụt lại là mầu đen?

Cảnh vật u buồn, lòng người càng đau khổ. Cái chính là tâm.Khi tâm u buồn thì cảnh vật sao mà vui cho được như Nguyễn Du đã nói: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?"
 Huế làm sao vui được khi mười nhà thì tám nhà có người đi tù?"Miền Nam làm sao vui được khi quân cộng sản coi ta như chó như trâu? Huế và miền Nam vui sao được khi 90% dân chúng thất nghiệp phải bán bàn ghế, bát chén để ăn dần? Vui sao được khi ta sống trong cảnh lo sợ bị tù, bị giết, bị đói? Vui sao được khi ta phải sợ cảnh con tố cha, vợ đấu chồng, bạn bè vu khống nhau? Vì vậy mà con người Huế, con người miền Nam mất nụ cười, mất bạn bè, mất niềm tin. Đi đâu cũng cũng phải nhìn trườc nhìn sau, và nói năng phải giữ ý, giữ lời.
Người về ăn nói ngược xuôi,hỏi chừ ai biết tin ai
Tiếng cười răng đã im lìm
Đi mô (mà) tất tưởi mắt nhìn ngược xuôi
Bài thơ côi nón mô rồi
Mái tóc thề thốt gọi mời cũng đi mô !

Nói tóm lại, sau 1975, Huế đẹp và Huế thơ không còn nữa. Duy Khánh luyến tiếc, và ông chỉ biết kêu gào như con quốc kêu mùa hạ:
Huế đẹp Huế thơ ơi !
Huế mộng Huế mơ ơi!
Hỏi rằng khi mô chớ chừ mần răng
mà có Huế đẹp Huế thơ ơi
Huế mộng Huế mơ
Duy Khánh là một ca sĩ, một nhạc sĩ, một con người chứa chan tình yêu  quê hương . Nhạc của ông mang tính cách trữ tình nhưng là những lời kết án mạnh mẽ  chế độ cộng sản bạo tàn. Nhạc của ông mang hai tính chất lãng mạn và hiện thực.Rất it nhạc hiện đại mang cả hai tính chất đó như nhạc của Duy Khánh. Về nghệ thuật . Cái đặc sắc của Duy Khánh là giọng ca của Huế  pha lẫn tiếng hò của Huế, của miền Trung. Đó là ưu điểm nhưng cũng là khuyết điểm vì bài ca của ông có nhiều tiếng địa phương cho nên trừ người miền Trung, còn người Bắc và Nam không thể hiểu rõ ý nghĩa của lời ca thắm thiết và sâu sắc của ông.


XIN NGHE BẢN " HUẾ ĐẸP HUẾ MƠ" QUA GIỌNG CA TÁC GIẢ DUY KHÁNH





 

TẠP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM 287

SƠN TRUNG
Chủ biên
Hoa hậu thế giới người Venezuela
số 287
ngày 11 tháng 11 năm 2013


No comments: